SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
TRẦN THỊ HẢI
TỔNG HỢP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH
GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA MỘT SỐ PHỨC PLATIN(II) CHỨA
AXIT EUGENOXYAXETIC VÀ DẪN XUẤT CỦA QUINOLIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC
Hà Nội - 2019
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
TRẦN THỊ HẢI
TỔNG HỢP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH
GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA MỘT SỐ PHỨC PLATIN(II) CHỨA
AXIT EUGENOXYAXETIC VÀ DẪN XUẤT CỦA QUINOLIN
Chuyên ngành: Hóa vô cơ
Mã số: 8440113
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Chi
Hà Nội – 2019
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Tổng hợp, xác định cấu trúc và đánh
giá hoạt tính gây độc tế bào của một số phức platin(II) chứa axit
eugenoxyaxetic và dẫn xuất của quinolin” là công trình nghiên cứu riêng
của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Chi.
Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn
Trần Thị Hải
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Phòng nghiên cứu 1, bộ
môn Hoá Vô cơ – khoa Hoá học - trường ĐHSP Hà Nội và Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Chi.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cám ơn chân
thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Chi đã tận tình hướng dẫn,
động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn NCS Phạm Văn Thống đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu khoa học tại Phòng nghiên cứu số 1.
Tôi xin cám ơn các thầy, các cô trong bộ môn Hoá Vô cơ - khoa
Hoá học Trường ĐHSP Hà Nội, các em sinh viên K64, K65 đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cám ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã
dành cho tôi sự khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2019
Học viên
Trần Thị Hải
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. 5
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. 6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 7
2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI......................................................................... 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN........................................................................... 9
1.1. TÌNH HÌNH TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT CỦA
PLATIN(II) CHỨA OLEFIN......................................................................... 9
1.1.1. Các phương pháp tổng hợp muối Zeise ................................................. 9
1.1.1.1.Tổng hợp Zeise nhờ phản ứng giữa hợp chất của platin với ancol............ 9
1.1.1.2. Tổng hợp Zeise nhờ phản ứng trực tiếp của platin(II) với etilen ...... 10
1.1.2. Tổng hợp phức chất dạng M[PtCl3(olefin)] ......................................... 10
1.1.3. Tổng hợp phức chất [PtX2(Am)(olefin)] ............................................. 12
1.1.4. Tổng hợp phức chất hai nhân dạng [Pt2Cl2(olefin-1H)2] ..................... 14
1.1.5. Tổng hợp phức chất khép vòng của platin (II) ....................................... 16
1.1.6. Hoạt tính kháng tế bào ung thư của phức chất Pt(II) ........................... 20
1.2. BẢN CHẤT LIÊN KẾT VÀ TÍNH CHẤT PHỔ CỦA CÁC PHỨC
CHẤT PLATIN(II) – OLEFIN..................................................................... 23
1.2.1. Bản chất liên kết platin-olefin ............................................................. 23
1.2.2. Tính chất phổ của phức chất platin (II) chứa olefin và amin ............... 25
1.2.2.1. Phổ hồng ngoại ............................................................................... 25
1.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ............................................................ 27
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2
1.3. TÍNH CHẤT CÁC PHỐI TỬ NGHIÊN CỨU.................................... 28
1.3.1. Tính chất của axit eugenoxyaxetic ...................................................... 28
1.3.2. Tính chất của các amin dùng làm phối tử............................................ 29
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM.................................................................... 30
2.1. TỔNG HỢP CÁC PHỨC CHẤT NGHIÊN CỨU ................................. 31
2.1.1. Tổng hợp các phức chất đầu ............................................................... 31
2.1.1.1. Tổng hợp natri hexacloroplatinat (IV): Na2[PtCl6].6H2O ................ 32
2.1.1.2. Tổng hợp muối Zeise: K[PtCl3(C2H4)].H2O ..................................... 32
2.1.1.3. Tổng hợp axit eugenoxyaxetic .......................................................... 33
2.1.1.4. Tổng hợp phức chất K[PtCl3(Aceug)].2H2O .................................... 33
2.1.1.5. Tổng hợp phức chất [PtCl(Aceug-1H)]2.2H2O ................................ 34
2.1.2. Tổng hợp các phức chất chứa Aceug khép vòng và dẫn xuất của
quinolin ........................................................................................................ 34
2.1.2.1. Tổng hợp phức chất [PtCl(Aceug-1H)(C9H7N)] .............................. 34
2.1.2.2. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C9H6NO)] ............................... 35
2.1.2.3. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C10H8NO)] .............................. 35
2.1.2.4. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C9H4NOCl2)] .......................... 36
2.2. THU HỒI PLATIN................................................................................ 36
2.3. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN PHỨC CHẤT..................................... 36
2.3.1. Xác định hàm lượng nước kết tinh ...................................................... 36
2.3.2. Xác định hàm lượng platin. ................................................................ 37
2.3.3. Phương pháp ESI-MS ......................................................................... 37
2.4. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC CÁC PHỨC CHẤT........... 38
2.4.1. Khảo sát phổ dao động IR................................................................... 38
2.4.2. Khảo sát phổ cộng hưởng từ hạt nhân ................................................. 38
2.5. THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA PHỨC CHẤT................... 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 40
3.1. TỔNG HỢP PHỨC CHẤT ................................................................... 40
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
3
3.1.1. Tổng hợp chất đầu .............................................................................. 40
3.1.2. Tổng hợp phức chất Pt(II) khép vòng chứa Aceug với quinolin và một
số dẫn xuất của nó ........................................................................................ 41
3.2. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC CÁC PHỨC CHẤT ........... 45
3.2.1. Xác định thành phần các phức chất nghiên cứu .................................. 45
3.2.1.1. Phương pháp sắc kí bản mỏng ......................................................... 45
3.2.1.2. Xác định hàm lượng platin và nước kết tinh..................................... 45
3.2.1.3. Phương pháp ESI-MS ...................................................................... 46
3.2.2. Xác định cấu trúc của các phức chất ................................................... 51
3.2.2.1. Phổ hồng ngoại IR ........................................................................... 51
3.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ proton (1
H NMR) .............................................. 55
3.2.2.3. NOESY và cấu trúc không gian của các phức chất .......................... 63
3.3. THĂM DÒ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ CỦA CÁC
PHỨC CHẤT NGHIÊN CỨU...................................................................... 65
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN.......................................................................... 68
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN VĂN...... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 70
PHỤ LỤC
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
4
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu Chú giải Kí hiệu Chú giải
ESI MS
Electrospray Ionization Mass
Eug Eugenol
Spectrometry
IR Phổ hấp thụ hồng ngoại Meug Metyleugenol
NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Aceug Axit eugenoxyaxetic
1H NMR Phổ cộng hưởng từ proton Pip Piperidin
XRD
Phương pháp nhiễu xạ tia X
iso-Preug Isopropyl eugenoxyaxetat
đơn tinh thể
NOESY
Phổ tương quan H-H trong
iso-Preug-1H
isopropyl eugenoxyaxetat-
không gian 1H
ttss tương tác spin-spin Am Amin
Độ chuyển dịch hóa học Saf Safrol
J Hằng số tương tác spin-spin Eug Eugenol
s singlet (vân đơn) Meteug-1H Metyleugeoxyaxetat-1H
d Doublet (vân đôi) Q Quinolin
t triplet (vân ba) QOH 8-hidroxyquinolin
m multipet (vân bội) MeQOH 2-metyl-8-hidroxyquinolin
ov overlap (che lấp) ClQOH 5,7-diclo-8-hidroxyquinolin
MCF7 Dòng tế bào ung thư vú H1 K[PtCl3(Aceug)]
KB Dòng tế bào ung thư biểu mô H2 [PtCl(Aceug-1H)]2
LU Dòng tế bào ung thư phổi H3 [PtCl(Aceug-1H)(C9H7N)]
IC50
Nồng độ ức chế 50% đối
H4 [Pt(Aceug-1H)(C9H6NO)]
tượng thử
Ankeug ankyl eugenoxyaxetat H5 [Pt(Aceug-1H)(C10H8NO)]
Eteug etyl eugenoxyaxetat H6
[Pt(Aceug-1H)
(C9H4NOCl2)]
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư ở người của một số
phức chất Pt(II) có chứa amin và arylolefin .................................................. 23
Bảng 1.2. Tín hiệu 1H NMR của Aceug tự do và một số phức chất khép vòng
của platin(II) chứa axit eugenoxyaxetic ........................................................ 27
Bảng 1.3: Tính chất của các amin làm phối tử .............................................. 29
Bảng 2.1: Một số hóa chất và nguồn gốc xuất xứ ......................................... 30
Bảng 2.2. Các phương pháp phổ được sử dụng để xác định cấu trúc các phức . 38
Bảng 3.1: Một số thí nghiệm khảo sát khi tổng hợp phức chất H6 ................ 43
Bảng 3.2: Điều kiện thích hợp tổng hợp các phức chất nghiên cứu H3 ÷ H6 44
Bảng 3.3: Một số tính chất của các phức chất nghiên cứu H3 ÷ H6 .............. 45
Bảng 3.4: Kết quả phân tích hàm lượng Pt, nước kết tinh của các phức chất 46
Bảng 3.5: Một số ion phát hiện được trên phổ ESI-MS của H3 ÷ H6, m/z (au), % 49
Bảng 3.6: Các vân hấp thụ chính ở vùng nhóm chức của các phức chất ....... 52
H1 ÷ H6 ....................................................................................................... 52
Bảng 3.7: Các vân hấp thụ chính ở vùng dưới 1500 cm-1
của các phức chất H1
÷ H6............................................................................................................. 54
Bảng 3.8. Tín hiệu cộng hưởng của H8, H9, H10 trong Aceug và H2 ÷ H6,
(ppm), J(Hz) ............................................................................................... 58
Bảng 3.9: Tín hiệu của H3, H5, H6, H7a và H7b trong H2 ÷ H6, (ppm),
J
(Hz) .............................................................................................................. 59
Bảng 3.10: Tín hiệu cộng hưởng các proton ở amin trong H3 H6,
(ppm), J
(Hz) .............................................................................................................. 62
Bảng 3.11: Các pic giao (ppm) trên phổ NOESY của phức chất H5………..64
Bảng 3.12: Giá trị IC50 của phức chất nghiên cứu và một số hợp chất khác,
(µg/ml) ......................................................................................................... 66
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Đồng phân đối ảnh của cis-[PtCl2(C2H3R*
)(Am*)] ....................... 13
Hình 1.2: Cơ chế tạo thành phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Eteug-1H)2] ... 16
Hình 1.3. Cơ chế tách hidro của 8-metylquinolin trong phức Pt(II) .............. 20
Hình 1.4: Cơ chế gây độc tính cho các tế bào ung thư của Cisplatin ............. 21
Hình 1.5: Cấu trúc của một số phức chất platin có hoạt tính ức chế tế bào ung
thư cao. ........................................................................................................ 21
Hình 2: Sơ đồ nghiên cứu tổng hợp các phức chất ........................................ 31
Hình 3.1: Sơ đồ tổng hợp phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-1H)2]
(H2).............................................................................................................. 40
Hình 3.2: Sơ đồ phản ứng của phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-
1H)2] (H2)với Quinolin ................................................................................ 42
Hình 3.3: Sơ đồ phản ứng của phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-
1H)2] (H2) với dẫn xuất của Quinolin........................................................... 42
Hình 3.4. Một phần phổ -MS của phức chất H6 ........................................... 48
Hình 3.5. Một phần phổ +MS của phức chất H6........................................... 48
Hình 3.6. Quá trình hình thành phức hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-1H)2] từ phức
chất H3 ......................................................................................................... 50
Hình 3.7: Phổ IR của phức chất [Pt(Aceug-1H)(MeQO)] (H5)...................... 51
Hình 3.8: Một phần phổ 1
H NMR của Aceug ............................................... 56
Hình 3.9: Một phần phổ 1
H NMR của phức chất [Pt(Aceug-1H)(QO] (H4) . 57
Hình 3.10: Một phẩn phổ 1
H NMR của H3 (a) và H4 (b) ............................. 61
Hình 3.11. Một phần phổ NOESY (a) và sự gần nhau trong không gian (--- )
của một số proton không tương đương trong phức chất H5 .......................... 64
Hình 3.12. Cấu trúc của H3 ÷ H6 ................................................................. 65
Hình 3.13: Độc tính của H4, Cisplatin và QOH trên dòng tế bào Lu............. 67
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
7
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bệnh ung thư và sức khỏe cộng đồng là những vấn đề ngày càng
được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo ước tính và
thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì hàng năm trên toàn cầu có
khoảng 9-10 triệu người mắc bệnh ung thư và một nửa trong đó chết vì
căn bệnh này. Theo số liệu tại Hội thảo Quốc gia phòng chống ung thư
năm 2016, số trường hợp mắc ung thư mới ở Việt Nam tăng nhanh từ
68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000
ca vào 2020. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 115.000 người chết vì ung
thư, tương ứng 315 người/ngày [1]. Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm các
giải pháp điều trị ung thư là một vấn đề cấp bách đối với các nhà khoa học.
Cho đến nay đã có ba thế hệ thuốc với hoạt chất là phức chất của
platin(II) được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong việc điều trị nhiều bệnh ung
thư khác nhau ở người với tên thương phẩm là Cisplatin, Cacboplatin và
Oxaliplatin. Tuy nhiên, do nhược điểm của chúng là độc tính cao nên việc
nghiên cứu tìm ra các phức chất mới của platin, đặc biệt là phức chất chứa
phối tử có nguồn gốc thiên nhiên với hi vọng hoạt tính tăng và độc tính giảm
đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới [2], [3].
Ở Việt Nam, cây hương nhu được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi
trong cả nước, tinh dầu hương nhu chứa khoảng 70% eugenol [4] có hoạt tính
sinh học. Một số dẫn xuất của eugenol như metyleugenol, ankyl
eugenoxyaxetat (ankyl là metyl, etyl, n-propyl) đã được biết đến với hoạt tính
sinh học như dẫn dụ ruồi vàng hại cam, kích thích sinh trưởng ở thực
vật…[4]. Gần đây, axit eugenoxyaxetic (Aceug) đã được đưa vào cầu phối trí
của Pt(II) dưới dạng các phức chất mono axit eugenoxyaxetic K[PtCl3(Aceug)]
và hai nhân axit eugenoxyaxetic [Pt2Cl2(Aceug-1H)2]. Các phức chất này đã
bước đầu được nghiên cứu tương tác với các dẫn xuất của quinolin tạo ra
một số phức chất có hoạt tính sinh học tiềm năng [5], [6]. Do vậy trong đề tài
này, chúng tôi chọn một số dẫn xuất khác của quinolin làm đối tượng nghiên
cứu với hai nhân axit eugenoxyaxetic với tên đề tài cụ thể
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
8
là: “ Tổng hợp, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính gây độc tế
bào của một số phức platin(II) chứa axit eugenoxyaxetic và dẫn
xuất của quinolin”.
2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Tổng hợp axit eugenoxyaxetic từ tinh dầu hương nhu.
- Từ platin, axit eugenoxyaxetic và các hóa chất cần thiết tổng
hợp các phức chất mono axit eugenoxyaxetic K[PtCl3(Aceug)] (H1)
và hai nhân axit eugenoxyaxetic [Pt2Cl2(Aceug-1H)2] (H2).
- Nghiên cứu tương tác của H2 với quinolin và một số dẫn
xuất của nó như: 8-hidroxyquinolin, 2-metyl-8-hidroxyquinolin,
5,7-điclo-8-hidroxyquinolin.
- Sử dụng phương pháp hóa lý và vật lý để xác định thành
phần và cấu trúc của các phức chất thu được.
- Thăm dò hoạt tính kháng tế bào ung thư của một số phức chất thu
được.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT CỦA
PLATIN(II) CHỨA OLEFIN
1.1.1. Các phương pháp tổng hợp muối Zeise
Phức chất bền đầu tiên của platin-olefin đã được dược sĩ
William Christopher Zeise người Đan Mạch tổng hợp thành công vào
năm 1827 và có công thức là K[PtCl3(C2H4].H2O, hiện nay được gọi
với tên của ông đó là muối Zeise. Nhưng vì bản chất liên kết và cấu
trúc của hợp chất này phức tạp cho nên nó đã bị quên lãng. Phải đến
năm 1954, nhờ phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể người ta
mới hiểu rõ được bản chất liên kết và cấu trúc của phức chất này.
1.1.1.1.Tổng hợp Zeise nhờ phản ứng giữa hợp chất của platin với ancol
Muối Zeise được dược sĩ Zeise tổng hợp bằng cách đun sôi hỗn hợp
KCl và PtCl4 trong etanol:
KCl + PtCl4 + 2C2H5OH → K[PtCl3(C2H4)].H2O + CH3CHO + 2HCl
Axit Zeise được tổng hợp bằng cách đun sôi 1 phần PtCl4
với 10 phần etanol (theo tỉ lệ khối lượng) [7]:
PtCl4 + 2C2H5OH → H[PtCl3(C2H4)].H2O + CH3CHO +
HCl hoặc khi đun sôi Na2[PtCl6] với etanol:
Na2[PtCl6] + 2C2H5OH → H[PtCl3(C2H4)].H2O + CH3CHO + 2NaCl + HCl
Axit Zeise còn được Brucce A.Ashby và cộng sự tổng hợp
bằng cách đun sôi 1 phần H2[PtCl6] với 95 phần etanol (theo khối
lượng) trong vòng 2 giờ [8]:
H2[PtCl6] + 2C2H5OH → H[PtCl3(C2H4)].H2O + CH3CHO + 3HCl
Bằng một phương pháp khác, muối Zeise còn được tổng
hợp bằng cách đun sôi etanol với Na2[PtCl4] [9], [10]:
Na2[PtCl4] + C2H5OH → Na[PtCl3(C2H4)].H2O + NaCl
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
10
Cho axit Zeise hoặc muối Na[PtCl3(C2H4)].H2O tác dụng với dung dịch
KCl thu được muối Zeise:
H[PtCl3(C2H4)].H2O + KCl → K[PtCl3(C2H4)].H2O + HCl
Na[PtCl3(C2H4)].H2O + KCl → K[PtCl3(C2H4)].H2O + NaCl
1.1.1.2. Tổng hợp Zeise nhờ phản ứng trực tiếp của platin(II) với etilen
Axit Zeise được Karl Birnbuam tổng hợp bằng cách cho
PtCl2 phản ứng trực tiếp với etylen [11]:
PtCl2 + C2H4 + HCl + H2OP=6mmHg
H[PtCl3(C2H4)].H2O
Còn khi sục etilen vào dung dịch K2[PtCl4] chứa HCl 0,01M,
phản ứng diễn ra chậm, nếu sử dụng xúc tác SnCl2 tốc độ phản
ứng tăng 15 lần và cho hiệu suất khoảng 70% [9], [12]:
K2[PtCl4] + C2H4
SnCl3
K[PtCl3(C2H4)] + KCl
Phương pháp tổng hợp này còn được thực hiện trong dung
môi D2O và áp suất cao trong 3 giờ [13].
1.1.2. Tổng hợp phức chất dạng M[PtCl3(olefin)]
Có hai phương pháp để tổng hợp phức chất mono dạng
M[PtCl3 (olefin)]:
* Tổng hợp phức chất M[PtCl3(olefin)] bằng phản ứng của Pt(IV) với
ancol
Theo [14] khi cho PtCl4 phản ứng với ancol amylic, thu được
phức chất mono olefin chứa pent-1-en:
PtCl4 + 2C5H11OH → H[PtCl3(C5H10)].H2O + C4H9CHO + HCl
* Tổng hợp phức chất K[PtCl3(olefin)] bằng phản ứng thế olefin
Khi cho dư olefin vào dung dịch muối Zeise thu được sản phẩm
tương tự muối Zeise. Phản ứng xảy ra rất nhanh trong điều kiện êm dịu:
K[PtCl3(C2H4)] + olefin → K[PtCl3(olefin)] + C2H4↑
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
11
Các tác giả [14], [15] đã tổng hợp được phức chất chứa arylolefin
thiên nhiên bằng cách cho muối Zeise tác dụng với arylolefin như
safrol, metyleugenol với hiệu suất rất cao (khoảng 80 đến 90%).
K[PtCl3(C2H4)] + arylolefin → K[PtCl3(arylolefin)] + C2H4 ↑
Các tác giả [16] đã tổng hợp được phức chất K[PtCl3(Aceug)]
bằng cách cho muối Zeise tác dụng với axit eugenoxyaxetic(Aceug):
K[PtCl3(C2H4)] + Aceug → K[PtCl3(Aceug)] + C2H4↑
Khi thay thế eten trong cầu phối trí của Zeise bằng olefin khác như
safrol (Saf) thu được phức chất K[PtCl3(Saf)] bằng cách: Hòa tan muối
Zeise trong etanol, sau đó cho từ từ safrol đã hòa tan trong etanol (theo tỉ
lệ mol Zeise : safrol là 1 : 1,5) ở nhiệt độ 40 450
C [14], [17], [18]:
K[PtCl3(C2H4)] + Saf → K[PtCl3(Saf)] + C2H4↑
Với metyleugenol (Meug) (Meug là 4-allyl-1,2-
dimetoxibenzen) thu được K[PtCl3(Meug)] [17], [18], [19]:
K[PtCl3(C2H4)] + Meug → K[PtCl3(Meug)] + C2H4↑
Tương tự, tác giả [20] điều chế được K[PtCl3(Meteug)] (Meteug =
metyl eugenoxiacetate) và K[PtCl3(Eteug)] (Eteug = etyleugenoxiacetate).
Để tổng hợp phức M[PtCl3(olefin)] từ phức hai nhân
[PtCl2(olefin)]2. Jonhn R. Joy, Milton Orchin [21] cho 1,3-bis-(dodec-1-
en)-2,4-dicloro-µ-diclorodiplatin hòa tan trong dung dịch axit
clohidric, sau đó cho X-C6H4-C2H3 (X: H, 4-CH3, 3-CH3O, 4-CH3O, 4-
NO2, 3-Cl) vào hỗn hợp sẽ thu được sản phẩm thế dodec-1-en:
[PtCl2(C12H24)]2 + 2HCl → 2H+
+ 2[PtCl3(C12H24)]-
[PtCl3(C12H24)]-
+ X-C6H4-C2H3 → [PtCl3(X-C6H4CH=CH2)]-
+ C12H24
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
12
1.1.3. Tổng hợp phức chất [PtX2(Am)(olefin)]
a) Tổng hợp phức chất trans-[PtCl2(Am)(olefin)]
* Từ muối Zeise hoặc K[PtCl3(olefin)] và amin
Phương trình tổng hợp phức chất trans-[PtCl2(Am)(olefin)] như sau:
K[PtCl3(olefin)] +Am → trans-[PtCl2(olefin)(Am)] + KCl
Năm 1974, các tác giả [22] tổng hợp được phức chất dạng
trans-[PtCl2(olefin)(L)] với L là quinolin và pyriđin.
Gần đây nhóm nghiên cứu về phức chất platin của ĐHSP Hà
Nội đã tổng hợp được phức chất dạng trans-[PtCl2(Am)(olefin)]
với olefin là metyl eugenol, axit eugenoxyaxetic, etyl
eugenoxyaxetat; amin là quinolin, 2-metylquinolin [20], [23], [24].
* Từ phức hai nhân [PtCl2(olefin)]2 và amin.
Partenheimer tổng hợp dãy phức chất trans-
[PtCl2(olefin)(C5H5N)] theo phương trình phản ứng sau [25]:
[PtCl2(olefin)2]2 +2C5H5N C H C l
3 2 trans-[PtCl2(olefin)(C5H5N)]
* Từ phức chất trans-[PtCl2(olefin)(Am)] và olefin khác.
Phương trình phản ứng tổng quát của phản ứng này như sau:
trans-[PtCl2(olefin A)(Am)] +olefinB trans-[PtCl2(olefinB)(Am)]
+olefin A
Stephen S.Hupp và cộng sự đã tổng hợp được dãy phức
chất trans-[PtCl2(RCH=CH2)(p-NH2C6H4Z)] trong dung môi axeton:
trans-[PtCl2(C2H4)(p-NH2C6H4Z)]+olefin→trans-[PtCl2(olefin)(p-
NH2C6H4Z)]+ C2H4↑
b) Tổng hợp phức chất cis-[PtCl2(Am)(olefin)]
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Chi [14], [26] khi cho phức chất
K[PtCl3(Am)] (Am = Piperidin, anilin, o-toluidin) phản ứng với
safrol trong hỗn hợp dung môi etanol-nước đã thu được phức
chất dạng cis-K[PtCl2(safrol)(Am)]:
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
13
K[PtCl3(Am)] + safrol → [PtCl2(Am)(safrol)] + KCl
Bằng phương pháp khá đơn giản khác tác giả Gloria và cộng sự
[27] khi đi từ cis-[PtCl2(C2H4)(Am*
)] (Am*
=PhCH(NH2)CH3) cho tác dụng
với olefin CH2=CHR*
(R*
= (R1)(R2)(RO)C(CH2)n với n = 0 hoặc 1 ; R = H
hoặc Me ; R1 = Ph, But
; R2 = Me, Pri
) theo phương trình phản ứng sau :
Tác giả cho rằng sản phẩm là hỗn hợp của hai đồng phân
đối ảnh, được mô tả trong hình 1.1.
Hình 1.1. Đồng phân đối ảnh của cis-[PtCl2(C2H3R*
)(Am*)]
Tác giả [28] đã điều chế và nghiên cứu một loạt phức chất
cis theo sơ đồ sau :
Am* và R* đã được mô tả ở [27]. Trong công trình tác giả còn
thay olefin CH2=CHR* bằng (Me)(R)C=CHPh (R = But, Et),
(R)(R1)CHOCH=CH2 (R = Me, But ; R1 = Me, Ph)…
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
14
1.1.4. Tổng hợp phức chất hai nhân dạng [Pt2Cl2(olefin-1H)2]
Phức chất [PtCl(Saf-1H)]2 đã được các tác giả [23] tổng hợp tại
khoa Hóa học – trường ĐHSP Hà Nội bằng cách cho K[PtCl3(Saf)] trong
dung môi etanol – nước tỉ lệ 1 : 10 về thể tích hoặc 1 : 2 về thể tích đồng
thời sử dụng tác nhân AgNO3. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
Theo [24], [29] từ phức chất K[PtCl3(Meug)] với Meug là
metyleugenol bằng các tác nhân đimetylamin, AgNO3, NaHCO3, Na2CO3
tác giả đã tổng hợp được phức chất hai nhân [Pt2Cl2(Meug-1H)2], ở đó
Meug thể hiện dung lượng phối trí 2. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ:
Khi thay olefin là safrol (Saf), tác giả [23] cũng tổng hợp được phức
chất khép vòng hai nhân tương tự [24], [29]. Tác giả tiến hành phản ứng của
K[PtCl3(Saf)] trong dung môi etanol-nước tỉ lệ 1 : 10 về thể tích hoặc trong
dung môi etanol-nước tỉ lệ 1 : 2 về thể tích đồng thời sử dụng tác nhân
AgNO3...thu được sản phẩm có công thức [Pt2Cl2(Saf-1H)2] theo sơ đồ:
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
15
Các tác giả [20], [30] đã tổng hợp được phức chất khép vòng hai nhân,
trong đó Pt(II) không chỉ liên kết với nối đôi C=C của olefin mà còn liên kết với
nguyên tử C của vòng benzen. Ở đây đã xảy ra quá trình tách một nguyên tử H
của vòng benzen, liên kết C-H thơm đã được hoạt hóa bởi Pt(II).
Ví dụ với phức K[PtCl3(Ankeug)] (Ank = -CH3, -C2H5, -CH2CH2CH3):
Các tác giả cho rằng chính Pt(II) đã tạo điều kiện thuận lợi
cho phản ứng đeproton hóa. Cơ chế của quá trình tạo phức chất
hai nhân này được được mô tả ở hình 1.2.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
16
Hình 1.2: Cơ chế tạo thành phức chất khép vòng hai nhân
[Pt2Cl2(Eteug-1H)2]
Gần đây, đi từ phức chất K[PtCl3(Eug)] (Eug: eugenol) tác giả [31],
[32] cũng đã tổng hợp được phức chất khép vòng hai nhân có
công thức [Pt2Cl2(Eug-1H)2].
1.1.5. Tổng hợp phức chất khép vòng của platin (II)
a) Tổng hợp phức chất khép vòng của platin (II) chứa arylolefin và
amin
Khi cho phức chất K[PtCl3(Saf)] tác dụng với piperiđin (Pip), tác giả
[14] không thu được phức chất [PtCl2(Saf)(Pip)] (trong đó platin
chỉ phối trí với safrol qua liên kết C=C của nhánh allyl), mà sản
phẩm là [PtCl(Saf-1H)(Pip)] (trong đó safrol tách 1 nguyên tử H và
phối trí với platin qua nối đôi C=C của nhánh allyl và nguyên tử
C5) với hiệu suất rất là thấp, khoảng 20% [13].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
17
Điều đáng chú ý là safrol lúc đầu chỉ có dung lượng phối trí
1 nhưng sản phẩm phản ứng lại có dung lượng phối trí 2.
Khi cho phức chất K[PtCl3(olefin)] với olefin là safrol,
Ankeug, eugenol tác dụng với 8-hiđroxyquinolin, axit quinaldic,
etilendiamin các tác giả [31], [33] thu được sản phẩm phức khép
vòng trong đó amin thể hiện dung lượng phối trí 2.
Đặc biệt, khi cho Aceug tác dụng với muối Zeise trong dung môi
n-butanol ở nhiệt độ 75 ÷ 800
C, các tác giả [20] không thu được K[PtCl3
(Aceug)] mà lại thu được phức chất đơn nhân khép vòng. Trong đó,
phối tử Aceug vừa bị este hóa vừa thể hiện dung lượng phối trí 2.
Theo [20], [23], [24] khi cho các amin (Am): piperidin, piridin,
anilin, đimeylamin, metylamin, đietylamin... tác dụng với phức chất
khép vòng 2 nhân thu được sản phẩm đơn nhân khép vòng. Ví dụ cho
phức chất khép vòng 2 nhân của axit eugenoxyaxetic và
ankyleugenoxyaxetat tác dụng với amin, phản ứng xảy ra theo sơ đồ:
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
18
Với R là : H, CH3, C2H5.
b) Tổng hợp phức chất Pt(II) chứa các phối tử khép vòng khác
Tác giả [34] tổng hợp được một số phức chất phức tạp theo sơ đồ sau:
Các tác giả [35] khi cho các phức chất cation của Pt(II) dạng (1) tác
dụng với KOH trong dung môi metanol, phản ứng trong khoảng 15 phút thì
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
19
thu được sản phẩm dạng (2), hiệu suất của phản ứng đạt tới 78-
80% theo sơ đồ:
(R = H, CH3, C6H5, CH2OH, C(O)Me, CO2Me).
Richard [9] thực hiện phản ứng trao đổi eten, E, trong cầu phối
trí bằng một eten, E*
xảy ra qua giai đoạn trung gian hình thành phức
hoạt động dạng lưỡng tháp tam giác, được mô tả như sau:
Cơ chế của phản ứng ion Zeise ([PtCl3(C2H4)]-
) để tạo ra N-
trans-[PtCl(Ala)-(C2H4)] theo tác giả [36] xảy ra theo 2 giai đoạn:
Trước tiên nhóm amin của aminoaxit ngay lập tức phản ứng
ở vị trí trans để tạo ra sản phẩm (I), tiếp theo do hiệu ứng đóng
vòng mà nhóm cacboxilat sẽ tham gia tạo phức để tạo ra sản
phẩm (II). Tác giả đưa ra cơ chế cho phản ứng này như sau:
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
20
Nếu chất đầu dùng là [PtCl2(C2H4)]2 thì cơ chế xảy ra là:
Tác giả [37] dự kiến cơ chế tách hidro của nhóm metyl trong phản ứng của
phức chất [Pt( -Cl)Cl(PR3)]2 (R = Et, Ph, (p-toluidin) với 8-metylquinolin (mq)
như ở hình 1.3.
Hình 1.3. Cơ chế tách hidro của 8-metylquinolin trong phức Pt(II)
1.1.6. Hoạt tính kháng tế bào ung thư của phức chất Pt(II)
Platin và hợp chất của nó được biết đến với nhiều ứng dụng thực tiễn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
21
như xúc tác, điện cực,… nhưng điều quan trọng hơn cả đó là phức chất
của Pt(II) được sử dụng rộng rãi trong quá trình điều trị hàng loạt bệnh ung
thư. Các nhà khoa học đã chỉ ra cơ chế hoạt động của các thuốc platin
như sau: khi thâm nhập vào tế bào ung thư, một hoặc hai phối tử sẽ “ra đi’’
để Pt(II) liên kết chặt chẽ với nitơ của bazơ Guanin trong ADN tạo liên kết
chéo giữa hai chuỗi ADN hoặc các liên kết ngang giữa các bazơ nitơ gần
nhau, từ đó ngăn cản hoạt động sao chép của ADN (hình 1.4).
Hình 1.4: Cơ chế gây độc tính cho các tế bào ung thư của Cisplatin
Cho đến nay đã có ba thế hệ thuốc với hoạt chất là phức
chất của platin(II) được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong việc
điều trị nhiều bệnh ung thư khác nhau ở người với tên thương
phẩm là Cisplatin, Cacboplatin và Oxaliplatin.
Hình 1.5: Cấu trúc của một số phức chất platin có hoạt tính ức chế
tế bào ung thư cao.
Cis-[Pt(NH3)2Cl2] với tên thương phẩm là Cisplatin hay còn gọi là
Platinol được biết đến với công dụng điều trị ung thư ở nhiều bộ phận khác
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
22
nhau như: buồng trứng, tinh hoàn, cổ, màng tử cung, vòm họng, mũi,
thực quản, dạ dày, bàng quang, phổi, xương... Tuy nhiên, nhược điểm
của Cisplatin là dễ gây thương tổn chức năng thận, thương tổn thính
giác, suy tủy xương, mất nước và gây cảm giác buồn nôn.
Thế hệ thứ hai sau Cisplatin là Cacboplatin cho hiệu quả tương tự
nhưng làm giảm tác dụng phụ độc hại đặc biệt là loại bỏ các hiệu ứng độc
thận, buồn nôn và dễ dàng kiểm soát hơn. Hạn chế của Cacboplatin đó là
chỉ hoạt động trong phạm vi tế bào ung thư như Cisplatin và ức chế tủy
làm cho các tế bào máu và sản lượng tiểu cầu của tủy xương trong cơ thể
giảm, đôi khi thấp hơn 10% so với mức độ sản xuất thông thường.
Oxaliplatin là thế hệ thuốc thứ ba được ứng dụng trong điều trị ung
thư có độc tính ít hơn Cisplatin và Cacboplatin trên tai và thận. Tuy vậy,
Oxaliplatin vẫn còn một số tác dụng phụ như gây nôn, làm giảm nồng độ
kali và bạch cầu trung tính trong máu dẫn đến mệt mỏi khi điều trị kéo dài.
Sau ba thập kỷ thống trị của Cisplatin, Cacboplatin, Oxaliplatin trong
điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, các nhà khoa học cũng như bác sĩ nhận thấy
nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng tới thận, gây rụng tóc, gây buồn nôn và
biếng ăn…. Do đó việc tìm ra các loại thuốc mới ứng dụng trong chữa trị ung
thư với độc tính thấp, hoạt tính cao đang là xu hướng nghiên cứu trên toàn thế
giới. Hiện nay, xuất phát từ các tiền chất là phức chất của platin với nhiều ưu
điểm vượt trội, các nhà khoa học đã và đang tích cực tiến hành tổng hợp các
phức chất mới có chứa phối tử là các hợp chất thiên nhiên với hy vọng sẽ thu
được các sản phẩm như mong muốn để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.
Ở Việt Nam, cây hương nhu cho hàm lượng lớn tinh dầu chứa
olefin thiên nhiên là eugenol có tác dụng để chữa cảm lạnh, chữa vết
thương và chống bệnh thấp khớp. Do vậy, eugenol và dẫn xuất của
nó đã được nghiên cứu đưa vào cầu phối trí của platin(II) với hy
vọng có thể thu được phức chất có hoạt tính sinh học cao.
Trong những năm gần đây, nhóm phức chất của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc, tính chất nhiều loại phức chất
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
23
của Pt(II) mà phối tử là các olefin và amin. Điều đáng chú ý là nhiều phức chất
tổng hợp được đã được các tác giả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư in vitro
trên các dòng tế bào ung thư ở người như: ung thư vú (MCF7), ung thư gan
(Hep-G2), ung thư phổi (Lu), ung thư biểu mô (KB) với kết quả rất khả quan.
Một số kết quả hoạt tính kháng tế bào ung thư ở người của một số phức chất
Pt(II) có chứa amin và arylolefin được thống kê trong bảng 1.1 [6], [38].
Bảng 1.1: Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư ở người của
một số phức chất Pt(II) có chứa amin và arylolefin
Giá trị IC50 ( m/ml)
Phức chất
KB Lu MCF7
[Pt(Saf-1H)(8-OQ) 0,91 0,92 0,87
[PtCl(Meug)(8-OQ)] 0,77 4,52 5,00
[Pt(Eug-1H)(2-MeOQ)] 2,96 2,09 10,75
[Pt(Eteug-1H)(8-OQ)] 0,54 1,14 0,98
[PtCl(Aceug)(C9H6ON)] 2,38 0,99 0,80
Kết quả trên cho thấy, các phức chất của Pt(II) chứa 8-hyđroxyquinolin
và dẫn xuất của nó đều cho sản phẩm có hoạt tính ức chế tế bào ung thư cao,
có khả năng ứng dụng trong y học hiện nay. Do đó, chúng tôi chọn axit
eugenoxyaxetic và dẫn xuất của quinolin làm đối tượng nghiên cứu với hy
vọng thu được các phức chất có hoạt tính sinh học tốt, ít độc và là nguồn
nguyên liệu để sàng lọc phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn.
1.2. BẢN CHẤT LIÊN KẾT VÀ TÍNH CHẤT PHỔ CỦA CÁC PHỨC
CHẤT PLATIN(II) – OLEFIN
1.2.1. Bản chất liên kết platin-olefin
Năm 1827, sau khi tổng hợp được muối Zeise và các phức chất platin-
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
24
olefin đơn giản , có nhiều câu hỏi được đặt ra đó là platin và olefin đã liên
kết với nhau như thế nào? Kiểu cấu trúc nào là phù hợp nhất cho các phức
chất kiểu này? Câu trả lời đúng được đưa ra sau khi Chatt và Duncanson
mở rộng những khái niệm của Dawar dựa trên thuyết obitan phân tử và
tính toán lượng tử cho vấn đề liên kết trong phức chất kim loại cùng với
các chứng cứ về phổ: trên phổ IR của anion Zeise không xuất hiện vân hấp
thụ của nhóm C=C trong etilen điều đó cho thấy, etilen phải phối trí đối
xứng với platin, tức là sự phối trí vẫn bảo toàn tính đối xứng của liên kết
C=C. Cấu trúc của muối Zeise được chỉ ra ở hình 1.6a.
Hình 1.6: Cấu trúc của muối Zeise
a) Mặt phẳng C2H4 vuông góc với hướng liên kết; (b) Độ dài liên kết
Theo [14], Chatt và Duncanson đã giả định phức chất của platin-
olefin không chứa liên kết định chỗ Pt-C mà do 2 thành phần độc lập:
- Obitan phân tử π liên kết của olefin xen phủ với obitan lai hóa dsp2
chưa bị chiếm của platin tạo ra liên kết σ (liên kết cho nhận thuận) (hình 1.7a).
- Platin(II) dùng obitan 5d đã chứa một cặp electron xen phủ với obitan
phân tử π*
phản liên kết trống của olefin tạo liên kết π (liên kết
cho nhận ngược) (hình 1.7b).
Hình1.7 : Liên kết σ (a) và liên kết π (b) giữa Pt-C2H4
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
25
Sự dịch chuyển electron từ obitan π liên kết đến obitan σ của kim loại,
cũng như sự tăng mật độ electron của obitan π*
phản liên kết sẽ làm yếu liên
kết π trong anken. Trong tất cả các trường hợp (trừ anion muối Zeise) người
ta đều thấy có sự tăng rõ rệt độ dài liên kết C=C. Nghiên cứu cũng cho thấy,
liên kết cho nhận ngược quan trọng hơn đối với độ bền của phức chất và
olefin càng cồng kềnh thì liên kết cho nhận ngược này càng bền.
1.2.2. Tính chất phổ của phức chất platin (II) chứa olefin và amin
1.2.2.1. Phổ hồng ngoại
Theo [14], trên phổ IR và Raman của muối Zeise và phức
chất [Pt(C2H4)Cl2]2 cho thấy, vân hấp thụ cường độ yếu ở cùng gần
1520cm-1
là dao động hóa trị của liên kết C=C, giá trị này rất gần
với υCH trong etilen tự do và vân hấp thụ yếu ở vùng gần 400 cm-1
là kiểu dao động hóa trị của liên kết Pt-(C2H4).
Cũng theo [14], khi Pradilla-Sorzanovà Fackler nghiên cứu phổ
IR của phức chất K[Pt(C2H4)Cl3].H2O ở vùng 3500 ÷ 70cm-1
đã chỉ ra
rằng vân hấp thụ ở 491 cm-1
trước đó quy cho dao động kiểu con lắc
của H2O kết tinh lại chính là dao động hóa trị Pt-(C=C).
Hai vân hấp thụ ở vùng 400 ÷ 375 cm-1
và 494 ÷ 467 cm-1
trên phổ IR
của các phức chất kiểu K[Pt(olefin)Cl3] và trans-[PtCl(olefin)L], (với olefin
là: etilen, propilen, trans-2 buten và stiren, L= amoniac, pyriđin và pyriđin
có nhóm thế) được quy kết là dao động hóa trị của liên kết Pt-(C2H4).
Khi nghiên cứu phổ IR của phức chất platin(II) với các phối tử
arylolefin thiên nhiên và amin, các tác giả [15], [16], [29] đã chỉ ra các
dao động đặc trưng của các nhóm nguyên tử trong phức chất như sau:
* Dao động của các nhóm ở vùng nhóm chức (1500 ÷ 4000 cm-1
)
Dao động ở vùng tần số từ 3100 ÷ 3250 cm-1
ứng với dao động hóa
trị của nhóm –NH. Tần số này nhỏ hơn so với N-H ở amin tự do (3300 ÷ 3400
cm-1
). Điều này thể hiện sự tạo phức của amin với nguyên tử platin qua
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
26
nguyên tử nitơ. Amin có bao nhiêu liên kết N-H thì sẽ xuất hiện
bấy nhiêu dao động trong vùng tần số này.
Dao động ở vùng tần số từ 3020 ÷ 3075cm-1
ứng với dao động hóa trị
của nhóm CH không no (CH ở nhánh allyl và trong vòng thơm). Dao động này
thường có cường độ nhỏ, trong một số trường hợp còn không quan sát thấy
do sự che lấp của vân ứng với dao động của nhóm CH no hoặc NH.
Dao động ở vùng tần số 2840 ÷ 3000 cm- 1
ứng với dao động hóa trị
của nhóm CH no. Vân phổ này thường có cường độ mạnh hoặc trung bình.
Trong vùng 1500 ÷ 1620 cm-1
có nhiều vân phổ cường độ từ yếu,
trung bình đến mạnh được quy cho các dao động hóa trị C=C thơm, C-
N và dao động biến dạng NH. Nhưng việc quy kết rạch ròi nguồn gốc
từng vân phổ là rất khó. Tuy vậy, việc không xuất hiện vân dao động ở
tần số khoảng 1620 ÷1670 cm-1
( C=C tự do) chứng tỏ, phối tử arylolefin
đã tham gia tạo phức với platin(II) qua liên kết đôi C=C ở nhánh allyl.
* Dao động của các nhóm ở vùng dưới 1500 cm-1
:
Dao động ở vùng tần số 1420 ÷1460 cm-1
ứng với dao động
biến dạng của nhóm CH2 trong các amin no cũng như olefin.
Dao động hóa trị của liên kết đơn C-C trên phổ IR của các
hợp chất hữu cơ thường không đặc trưng, tần số thay đổi do
tương tác dao động mạnh của mạch cacbon. Dao động của C-C,
C-O được thể hiện bằng một vài vân phổ ở 1000 ÷ 1230 cm-1
.
Dao động biến dạng ngoài mặt phẳng của CH thơm nằm
trong vùng 670÷ 900 cm-1
.Dao động ở vùng 430 ÷ 560 cm-1
thường
đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết Pt-N, Pt-O, Pt-C.
Các vân thuộc vùng 444 ÷ 505 cm- 1
là các vân đặc trưng cho
dao động hóa trị của liên kết Pt-(C=C). Tuy nhiên, trên phổ IR tín
hiệu này yếu, không rõ ràng.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
27
1.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân đã giúp ích rất nhiều
trong việc nghiên cứu cấu trúc các chất. Phương pháp này cũng đã
cung cấp nhiều tư liệu về bản chất của liên kết platin-olefin. Tác giả
[5] đã qui kết tín hiệu proton của Aceug, [PtCl(Aceug-1H)]2 và
[Pt2Cl2(Aceug-1H)2] (H2) khi nghiên cứu phổ cộng hưởng từ hạt
nhân của phức chất khép vòng platin(II) chứa axit eugenoxyaxetic.
Kết quả qui kết các tín hiệu được tổng hợp trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tín hiệu 1
H NMR của Aceug tự do và một số phức chất khép vòng
của platin(II) chứa axit eugenoxyaxetic
Chất
H3 H5 H6 H7a H7b H8a H8b H9 H10cis H10trans OH
6,80 d 6,67 d 6,78 d
4,60 s 3,76 s 3,29 d;
3
J 7,0 5,92 m 5,03 m 5,06 m -
Aceug4
J2,0
3
J 8,0
3
J 8,0
1 6,73 6,76 s
2,78 d; 3,07
5,08 m
3,92 d;
3
J
2
J 16,5
ov 12,0
sov - ov 4,48 s 3,69 s
3JPtH 2JPtH 70
4,31 br
-
2JPtH 73
105
2 5,98 6,58 s
2,93 d;
3,64 3,96 m
3,04 d;
3
J 12,6
- 4,19 s 3,53 s 2J 12,0 3,66 ov 12,0 7
s 3JPtH 88
ov 2JPtH 71 2JPtH 74 br
Chú thích: 1: [PtCl(Aceug-1H)]2; 2: [Pt(Aceug-1H)(C9H6NCOO)]
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
28
Thông qua việc phân tích tỉ mỉ phổ 1
H NMR của Aceug và phức chất
khép vòng của platin(II) chứa axit eugenoxyaxetic các tác giả đã chỉ ra bản
chất liên kết và dấu hiệu tạo phức của Pt(II) với các Aceug [5].
Dựa vào việc so sánh các tín hiệu cộng hưởng proton trong các phức
chất trên đã cho thấy hình dạng, vị trí vân phổ và hằng số tách của chúng khá
giống nhau, do vậy chúng tôi có thể dựa vào các dữ liệu phổ này để qui kết tín
hiệu cộng hưởng proton của Aceug trong các phức chất nghiên cứu.
1.3. TÍNH CHẤT CÁC PHỐI TỬ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Tính chất của axit eugenoxyaxetic
Axit eugenoxyaxetic - một dẫn xuất của eugenol (thành phần chính
của tinh dầu hương nhu) được biết đến là một arylolefin có hoạt tính sinh
học và được sử dụng làm chất bảo quản trong công nghiệp [5].
Công thức phân tử: C12H14O4.
Công thức cấu tạo:
Tên hệ thống: Axit (4-allyl-2-metoxy-phenoxy) axetic.
Tên thông thường: Axit eugenoxyaxetic (được viết tắt là Aceug).
Ở điều kiện thường Aceug là chất rắn, tinh thể hình khối, màu trắng,
nhiệt độ nóng chảy 100-100,50
C, tan rất ít trong nước và tan tốt trong rượu.
Dựa vào những vấn đề đã phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng
Aceug có thể phối trí với Pt(II) qua liên kết C=Canken của nhóm allyl như các
arylolefin khác. Điều này đã được khẳng định trong nghiên cứu của tác giả
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
29
[30], [39] khi tác giả cho muối Zeise tương tác với Aceug trong
dung môi metanol, etanol, propan-1-ol, propan-2-ol, butan-1-ol.
1.3.2. Tính chất của các amin dùng làm phối tử
Cấu tạo và tính chất của các amin dùng làm phối tử được
trình bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Tính chất của các amin làm phối tử
Tên Công thức Tính tan
( Kí hiệu) cấu tạo nước etanol axeton
Quinolin Không Tốt Tốt
(Q)
8-hidroxyquinolin
(QOH)
2-metyl-8-
hidroxylquinolin
(MeQOH)
5,7-diclo-8-
hidroxylquinolin
(ClQOH)
OH
N
OH
Cl N
Tan Tốt Tốt
Không Tốt Tốt
Không Tốt Tốt
Cl
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
30
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số hóa chất và thiết bị
nghiên cứu như sau:
Bảng 2: Một số hóa chất và nguồn gốc xuất xứ
STT Tên hóa chất Nguồn gốc xuất xứ
1 Axeton Công nghiệp, Việt Nam
2 Cloroform Công nghiệp, Trung Quốc
3 Etanol 96o
, propan-1ol Công nghiệp, Trung Quốc
4 Nước cất Phòng thí nghiệm
5 Platin vụn Nga
6 Tinh dầu hương nhu trắng Công nghiệp, Việt Nam
7 Quinolin Sigma – Alrich
8 8-hidroxyquinolin Sigma – Alrich
9 2-metyl-8-hidroxyquinolin Sigma – Alrich
10 5,7-diclo-8-hidroxyquinolin Sigma – Alrich
11 (N2H4)2SO4 Công nghiệp, Việt Nam
12 HCl 36%, H2SO4 98%, HNO3 Công nghiệp, Việt Nam
65%
13 NaCl, KCl, KOH, Na2CO3 Công nghiệp, Việt Nam
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
31
Thiết bị nghiên cứu bao gồm:
- Tủ sấy Memmert - Tủ hốt
- Cân điện tử Sartorius BP 20015 - Bếp điện
- Máy khuấy từ - Lò nung
- Máy lọc hút chân không
- Các dụng cụ khác: cốc, bình cầu, ống đong, pipet, phễu lọc,
bầu lọc, chén thạch anh, cối sứ, chày sứ, nhiệt kế, sinh hàn, con từ…
Các phức chất nghiên cứu được chúng tôi tổng hợp theo sơ đồ sau:
Hình 2: Sơ đồ nghiên cứu tổng hợp các phức chất
2.1. TỔNG HỢP CÁC PHỨC CHẤT NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tổng hợp các phức chất đầu
Các chất đầu gồm Na2PtCl6, K[PtCl3(C2H4)].H2O, axit
eugeunoxyaxetic (Aceug), phức chất mono K[PtCl3(Aceug)].2H2O
(H1) và hai nhân [PtCl(Aceug-1H)]2 (H2) được tổng hợp dựa theo
phương pháp mô tả trong [14], [20].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
32
2.1.1.1. Tổng hợp natri hexacloroplatinat (IV):
Na2[PtCl6].6H2O Phương trình phản ứng:
3Pt + 18HCl + 4HNO3 3H2[PtCl6] + 4NO↑ + 8 H2O
H2[PtCl6] + 2NaClNa2[PtCl6] + 2HCl
Cách tiến hành: Hòa tan 10 gam Pt (đã được cắt vụn thành các
mẩu nhỏ) bằng hỗn hợp gồm 40 ml HCl đặc và 10 ml HNO3 đặc trong
hệ thống sinh hàn. Đun nhẹ hỗn hợp phản ứng đến khi Pt tan hết. Cô
nhẹ dung dịch thu được trên bếp cách thủy để đuổi hết HCl và HNO3.
Dung dịch H2[PtCl6] thu được ở trên được cho phản ứng với dung dịch
NaCl (tỷ lệ 1g H2[PtCl6] : 0,28 g NaCl). Cô nhẹ hỗn hợp phản ứng đến khi bắt đầu
xuất hiện tinh thể. Làm lạnh, lọc thu được những tinh thể dạng bản mỏng, màu da
cam sáng. Rửa tinh thể sản phẩm bằng một lượng nhỏ rượu rồi làm khô trong
không khí. Nước lọc tiếp tục được cô cạn để thu lấy sản phẩm như trên.
Muối Na2[PtCl6] kết tinh với 6 phân tử nước Na2[PtCl6].6H2O, được làm
khô sơ bộ trong bình hút ẩm, sau đó được sấy ở 70 ÷ 80o
C trong 6 giờ, rồi tiếp
tục được sấy ở 110 ÷ 120o
C trong 5 giờ cho đến khối lượng chất không đổi.
Hiệu suất quá trình là 85%.
2.1.1.2. Tổng hợp muối Zeise: K[PtCl3(C2H4)].H2O
Phương trình phản ứng:
Cách tiến hành: Hỗn hợp phản ứng gồm Na2[PtCl6] và rượu etylic 96o
(10 g Na2[PtCl6] : 100 ml C2H5OH) được đun sôi trong bình cầu có gắn hệ thống
sinh hàn trong thời gian 8 ÷ 10h. Lọc tách NaCl ra khỏi dung dịch thu được,
thêm vào dung dịch một lượng dung dịch bão hoà KCl ở nhiệt độ 70 ÷ 80o
C
(1g Na2[PtCl6] : 0,21g KCl). Nếu trong dung dịch còn dư Na2[PtCl6] thì sau khi
thêm KCl, K2[PtCl6] sẽ được sinh ra. Trong trường hợp này cần đun
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
33
nóng hỗn hợp ở 40 ÷ 45o
C khoảng 5 phút, làm lạnh rồi lọc tách kết
tủa K2[PtCl6].
Cho 1 ÷ 2 giọt axit HCl vào dung dịch thu được sau khi lọc ở
trên. Cô nhẹ dung dịch trên bếp cách thuỷ ở nhiệt độ 50 ÷ 55o
C
đến khi bắt đầu xuất hiện tinh thể. Làm lạnh dung dịch thu được
tinh thể muối Zeise màu vàng nhạt, hình kim. Nếu dung dịch còn
lại sánh thì nhỏ thêm từ từ dd KCl bão hòa để thu tiếp muối Zeise.
Hiệu suất quá trình đạt 75%.
2.1.1.3. Tổng hợp axit eugenoxyaxetic
Phương trình phản ứng:
CH3OC6H3(C3H5)OH + ClCH2COOH + Na2CO3
CH3OC6H3(C3H5)OCH2COONa + NaCl + H2O + CO2 (2)
CH3OC6H3(C3H5)OCH2COONa + HCl
CH3OC6H3(C3H5)OCH2COOH + NaCl
Cách tiến hành: Lấy 25 ml tinh dầu hương nhu vào cốc, thêm 8g NaOH
đã hòa tan trong 20ml nước, khuấy đều, được dung dịch (1). Lấy 9,5g axit
monocloaxetic hòa tan trong 20 ml nước, thêm dần Na2CO3, khuấy đếu tới khi
ngừng thoát ra bọt khí, được dung dịch (2). Trộn dung dịch (2) vào dung dịch
(1), đun trên bếp khuấy từ, duy trì nhiệt độ 90 o
C trong 3 giờ. Chuyển
hỗn hợp thu được sang cốc 1000 ml, thêm nước đá và dung dịch HCl
đặc tới môi trường axit được chất rắn màu vàng nhạt, lọc thu kết tủa.
Đem kết tủa này kết tinh lại 3 lần trong nước sau đó kết tinh lại trong
benzen thu được tinh thể Aceug màu trắng, hình kim.
2.1.1.4. Tổng hợp phức chất
K[PtCl3(Aceug)].2H2O Phương trình phản ứng:
K[PtCl3(C2H4)] + Aceug K[PtCl3(Aceug)] + C2H4
Cách tiến hành: Hòa tan bão hòa 0,368g Zeise trong dung môi axeton.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
34
Hòa tan bão hòa 0,355g axit eugenoxyaxetic trong dung môi axeton.
Cho nhanh dung dịch phối tử vào dung dịch muối Zeise, khuấy
nhẹ hỗn hợp phản ứng. Nhiệt độ phản ứng giữ ở 40 450
C trong nồi cách
thủy, ngay lập tức từ dung dịch thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Sau 4h
thì dừng phản ứng, để hỗn hợp phản ứng nguội tới nhiệt độ phòng rồi
làm lạnh. Lọc thu kết tủa, rửa sản phẩm nhiều lần bằng ancol etylic lạnh
và đietyl ete. Sản phẩm được kết tinh lại trong dung môi ancol etylic :
nước = 1 ÷ 1, thu được tinh thể màu vàng, hình trụ.
Kí hiệu sản phẩm là H1. Hiệu suất phản ứng đạt 93 %.
2.1.1.5. Tổng hợp phức chất [PtCl(Aceug-1H)]2.2H2O
Phương trình phản ứng:
2K[PtCl3(Aceug)] [PtCl(Aceug-1H)]2 + 2KCl + 2HCl
Cách tiến hành: Hòa tan H1 (6,04 gam; 10,0 mmol) trong 50 ml
acetone - nước (1 : 1, v/v), lọc lấy dung dịch sạch. Thêm nước cất để đạt tỉ
lệ tỉ lệ thể tích acetone - nước là 1 : 10, dung dịch đục ngay. Khuấy hỗn
hợp ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ, sau đó nâng lên 60 o
C trong khoảng 5
giờ. Để nguội đến nhiệt độ phòng rồi lọc, rửa kết tủa bằng nước, acetone
đến khi nước rửa không màu. Nước lọc tiếp tục khuấy ở 60 o
C, nước rửa
cho bay hết hơi acetone thu được chất bột, rửa chất bột bằng acetone rồi
lọc thu sản phẩm. Sản phẩm thu được dạng bột, màu vàng chanh, tan tốt
trong chloroform, dichlomethane, acetonitrile, DMSO, DMF.
Kí hiệu sản phẩm là H2. Hiệu suất phản ứng đạt 70 %.
2.1.2. Tổng hợp các phức chất chứa Aceug khép vòng và
dẫn xuất của quinolin
2.1.2.1. Tổng hợp phức chất [PtCl(Aceug-
1H)(C9H7N)] Phương trình phản ứng:
[PtCl(Aceug-1H)]2 + 2C9H7N 2[PtCl(Aceug-1H)(C9H7N)]
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
35
Cách tiến hành: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,06 ml quinolin (0,5
mmol) trong 4 ml axeton vào hỗn hợp chứa 188 mg H2 (0,2 mmol) trong 4
ml axeton thấy H2 tan dần. Khuấy ở nhiệt độ phòng, sau 2 giờ lọc thu dung
dịch sạch, cho bay hơi chậm thu được chất rắn màu trắng ngà. Kết tinh lại
sản phẩm trong axeton - etanol theo tỉ lệ 2 : 1 về thể tích, thu được tinh thể
hình khối, màu trắng ngà, rửa tinh thể bằng etanol lạnh. Sản phẩm tan
trong clorofom và axeton, không tan trong nước và etanol.
Kí hiệu sản phẩm là H3. Hiệu suất phản ứng đạt 85 %.
2.1.2.2. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C9H6NO)]
Phương trình phản ứng:
[PtCl(Aceug-1H)]2 + 2HOC9H6N 2[Pt(Aceug-1H)(C9H6NO)] + 2HCl
Cách tiến hành: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 58 mg 8-hidroxiquinolin
(0,4 mmol) hòa tan trong 2 ml axeton vào hỗn hợp chứa 198 mg H2 (0,2
mmol) trong 10 ml hỗn hợp axeton : nước theo tỉ lệ 2 : 3 về thể tích, thấy
H2 tan dần, dung dịch có màu vàng. Khuấy hỗn hợp ở nhiệt độ phòng, sau
30 phút xuất hiện kết tủa vàng tươi. Khuấy thêm 2 giờ, lọc thu kết tủa, rửa
bằng HCl loãng, nước cất. Kết tinh lại sản phẩm trong axeton - etanol theo
tỉ lệ 3 : 2 về thể tích, thu được bột màu vàng. Sản phẩm tan trong axeton và
clorofom, không tan trong nước và etanol.
Kí hiệu sản phẩm là H4. Hiệu suất phản ứng đạt 90%.
2.1.2.3. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C10H8NO)]
Phương trình phản ứng:
[PtCl(Aceug-1H)]2 + 2HOC10H8N 2[Pt(Aceug-1H)(C10H8NO)] + 2HCl
Cách tiến hành: Tiến hành tương tự như tổng hợp H4 bắt
đầu từ 64 mg 2-metyl-8-hidroxiquinolin (0,4 mmol) và 188 mg H2
(0,2 mmol) trong 10 ml hỗn hợp axeton : nước theo tỉ lệ 2 : 3 về
thể tích thu được sản phẩm dạng bột màu vàng tươi. Sản phẩm
tan trong axeton và clorofom, không tan trong nước và etanol.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
36
Kí hiệu sản phẩm là H5. Hiệu suất phản ứng đạt 88%.
2.1.2.4. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C9H4NOCl2)]
Phương trình phản ứng:
[PtCl(Aceug-1H)]2 + 2HOC9H4NCl2→ 2[Pt(Aceug-1H)(C9H4NOCl2)] + 2HCl
Cách tiến hành: Tiến hành tương tự như tổng hợp H4 bắt
đầu từ 85 mg 5,7-diclo-8-hidroxiquinolin (0,4 mmol) và 188 mg H2
(0,2 mmol) trong 10 ml hỗn hợp axeton : nước theo tỉ lệ 2 : 3 về
thể tích thu được sản phẩm dạng bột màu vàng đậm. Sản phẩm
tan trong axeton và clorofom, không tan trong nước và etanol.
Kí hiệu sản phẩm là H6. Hiệu suất phản ứng đạt 92%.
2.2. THU HỒI PLATIN.
Do platin là kim loại quý, giá thành cao nên trong quá trình thí nghiệm
chúng tôi phải thường xuyên thu hồi. Platin được thu hồi theo các cách sau:
- Thu hồi platin bằng hiđrazinsunfat đối với dung dịch nước
rửa có chứa platin chưa tạo phức chất với các phối tử hữu cơ.
- Thu hồi platin bằng cách phân hủy ở nhiệt độ cao từ nước
rửa có chứa platin, từ các phức chất rắn và từ giấy lọc có chứa
hợp chất của platin khi platin đã tạo phức với phối tử hữu cơ.
Cách thu hồi cụ thể đối với từng phương pháp được trình
bày cụ thể trong [14].
2.3. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN PHỨC CHẤT
2.3.1. Xác định hàm lượng nước kết tinh
Tất cả các phức chất nghiên cứu đều được chúng tôi xác định hàm lượng
nước kết tinh bằng phương pháp trọng lượng tại tổ bộ môn Hóa học vô cơ – Khoa
Hóa học – trường Đại Học Sư phạm Hà Nội . Cách tiến hành như sau:
Cân chén đã sấy khô ở nhiệt độ to
= 50 ÷ 55o
C để làm mất nước ẩm, ghi
khối lượng m1. Sau khoảng 2 ÷ 3 giờ, làm nguội chén và mẫu nghiên cứu
trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân. Lặp lại nhiều lần đến khối
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
37
lượng không đổi, ghi khối lượng m2. Tiếp tục sấy mẫu ở nhiệt độ 105o
C trong
khoảng 3 giờ. Làm nguội chén và mẫu nghiên cứu trong bình hút ẩm đến nhiệt
độ phòng và cân. Lặp lại nhiều lần đến khối lượng không đổi, ghi m3.
Hàm lượng H2O kết tinh được tính theo công thức: %H2O
m 2
-m3 % m
2 -m1
Kết quả xác định hàm lượng nước kết tinh được trình bày ở bảng 3.4.
2.3.2. Xác định hàm lượng platin.
Việc xác định lượng Pt được tiến hành theo phương pháp
trọng lượng tại phòng thí nghiệm phức chất, khoa Hóa học,
trường ĐHSP Hà Nội. Cách tiến hành:
Nung chén thạch anh sạch ở 800o
C trong 2 giờ, để nguội lò đến
dưới 100o
C. Lấy chén ra và làm nguội trong bình làm khô đến nhiệt độ
phòng, cân, ghi khối lượng m1. Cho vào chén một lượng mẫu (50 ÷ 100
mg) đã được làm mất nước ẩm, cân, ghi khối lượng m2.
Nhỏ 3 đến 4 giọt dung dịch axit H2SO4 25% cho thấm đều lượng hoá
chất trong chén rồi đun nhẹ trên bếp điện cho đến khi khói trắng bốc lên và
phức chất bị oxy hoá thành màu đen. Để nguội chén, tiếp tục thêm 3 đến 4 giọt
dung dịch axit H2SO4 25% và đun. Lặp lại nhiều lần cho đến khi hoá chất bị oxi
hoá hoàn toàn. Cho chén vào lò nung ở 800o
C trong 2 giờ, để nguội lò đến
dưới 100o
C. Lấy chén ra và tiếp tục làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ
phòng, cân, ghi khối lượng m3. Hàm lượng Pt được tính theo công thức:
%Pt m
3
m
2 100%
m2 m1
Kết quả phân tích hàm lượng platin được trình bày ở bảng 3.4.
2.3.3. Phương pháp ESI-MS
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Phổ ESI-MS của các phức chất từ H3 ÷ H6 được đo trên máy
LC-MSD-Trap-SL tại Viện hóa học thuộc Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam trong dung môi metanol.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
38
Phổ ESI-MS được trình bày ở phần phụ lục.
2.4. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC CÁC PHỨC CHẤT
2.4.1. Khảo sát phổ dao động IR
Phổ hấp thụ hồng ngoại của các phức chất nghiên cứu được
đo tại Viện Hóa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
bằng kỹ thuật tạo mẫu ép viên KBr trong vùng 4000 ÷ 400cm-1
.
Phổ IR của một số phức chất được trình bày ở phụ lục. Các
vân hấp thụ chính trên phổ IR của các phức chất nghiên cứu
được liệt kê ra bảng 3.6 và bảng 3.7.
2.4.2. Khảo sát phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Phổ 1
HNMR của các phức H3 ÷ H6 được ghi trên máy
Brucker AVANCE 500 MHz tại Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phổ 1
HNMR của các phức chất
nghiên cứu được trình bày ở phần phụ lục.
Các chất được ghi phổ chúng tôi thống kê trong bảng 2.2:
Bảng 2.2. Các phương pháp phổ được sử dụng để xác định cấu trúc các phức
Phổ ESI
IR
1
HNMR NOESY
Chất MS
H1 - - -
H2 - - -
H3 -
H4 -
H5
H6 -
Chú thích: ( ) đã đo phổ, (-) chưa đo phổ.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
39
2.5. THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA PHỨC CHẤT
Các phức chất nghiên cứu được thử hoạt tính sinh học tại Phòng thử
nghiệm hoạt tính sinh học - Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên. Các dòng
tế bào ung thư ở người gồm: KB ung thư biểu mô và Lu ung thư phổi.
Phương pháp thử độ độc tế bào là phép thử nhằm sàng lọc,
phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế
bào ung thư ở điều kiện phòng thí nghiệm.
Các dòng tế bào ung thư nghiên cứu được nuôi cấy trong các
môi trường nuôi cấy phù hợp có bổ sung thêm 10% huyết thanh phôi
bò (FBS) và các thành phần cần thiết khác ở điều kiện tiêu chuẩn (5%
CO2; 37o
C; độ ẩm 98%; vô trùng tuyệt đối). Tùy thuộc vào đặc tính
của từng dòng tế bào khác nhau, thời gian cấy chuyển cũng khác
nhau. Tế bào phát triển ở pha lỏng sẽ được sử dụng để thử độc tính.
Giá trị IC50 được tính dựa trên kết quả số liệu phần trăm kìm
hãm sự phát triển của tế bào bằng phần mềm máy tính table curve.
Các mẫu chiết có giá trị IC50 5 g/ml được coi là có hoạt tính.
Kết quả thử khả năng gây độc tế bào ung thư được trình bày
ở phụ lục và liệt kê ở bảng 3.11.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. TỔNG HỢP PHỨC CHẤT
3.1.1. Tổng hợp chất đầu
Từ Pt chúng tôi tổng hợp Na2[PtCl6] và muối Zeise theo
phương pháp mô tả trong các tài liệu [20], [31], hiệu suất các quá
trình cao, ổn định. Axit eugenoxyaxetic (Aceug) được tổng hợp từ
tinh dầu hương nhu theo phương pháp mô tả trong [20].
Phức chất mono K[PtCl3(Aceug)] (H1) được tổng hợp theo tài liệu
[31] đi từ muối Zeise và phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-
1H)2] (H2) được tổng hợp theo tài liệu [5] đi từ H1, một mặt khẳng định
tính ổn định của phương pháp tổng hợp H1 và H2, mặt khác làm chất
đầu để nghiên cứu phản ứng với amin, sơ đồ tổng hợp như sau:
Hình 3.1: Sơ đồ tổng hợp phức chất khép H1, H2 từ muối Zeise
Phức chất mono H1 được tổng hợp bằng phản ứng thế ethylene
trong muối Zeise bằng phối tử olefin Aceug. Phản ứng xảy ra tương đối
dễ dàng do etilen thoát ra từ hỗn hợp phản ứng ở trạng thái khí trong
khi Aceug ở trạng thái rắn. Đối với phản ứng tổng hợp H2, trong điều
kiện dung môi phân cực (axeton-nước) đã tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình tách nguyên tử H của vòng benzen để tạo liên kết Pt - Cthơm
hình thành phức chất hai nhân trung hòa dễ dàng tách ra khỏi dung
dịch phản ứng. Điều kiện tổng hợp H1 và H2 như sau:
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
41
* Tổng hợp H1
- Dung môi: axeton.
- Thời gian: 4 giờ.
- Nhiệt độ: 400
C - 450
C
- Tỉ lệ số mol Zeise : Aceug
=1 : 1 * Tổng hợp H2
- Dung môi: axeton : nước = 1 : 10 (tỉ lệ thể tích)
- Thời gian và nhiệt độ: Khuấy ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ
sau đó nâng nhiệt độ lên 60o
C rồi khuấy trong 5 giờ.
Do H1 và H2 đã được nghiên cứu tính chất và xác định cấu trúc
trong các tài liệu [5], [31]. Vì thế sau khi tổng hợp được hai phức
chất này, chúng tôi chỉ kiểm tra tính chất vật lí và đo phổ hồng ngoại
(IR) để so sánh với kết quả trong [5], [31]. Kết quả cho thấy H1 và H2
có tính chất vật lí và phổ IR tương tự được mô tả trong [5], [31], nói
cách khác chúng có cấu trúc như trong sơ đồ trên.
3.1.2. Tổng hợp phức chất Pt(II) khép vòng chứa Aceug với
quinolin và một số dẫn xuất của nó
Theo [20], [23], [24], khi cho phức chất hai nhân [Pt2Cl2(olefin-
1H)2] tác dụng với amin dung lượng phối trí một thường thu được
sản phẩm amin ở vị trí cis so với liên kết C=C của nhánh allyl, phản
ứng chịu sự ảnh hưởng của hiệu ứng không gian. Ở đây khi cho H2
tác dụng với quinolin, chúng tôi đã thu được phức chất H3 với hiệu
suất 85%, có cấu trúc đúng như quy luật trên, quinolin ở vị trí cis so
với nhánh allyl của Aceug. Phản ứng xảy ra theo phương trình:
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
42
Hình 3.2: Sơ đồ phản ứng của phức chất khép vòng hai nhân
[Pt2Cl2(Aceug-1H)2] (H2) với Quinolin
Khi sử dụng amin là 8-hidroxiquinolin, 2-metyl-8-hidroxiquinolin và
5,7-diclo-8-hydroxiquinolin phản ứng với H2, chúng tôi thu được sản phẩm
H4 ÷ H6 tương ứng theo phương trình phản ứng (hình 3.3). Các amin này
đều chứa dị tử N còn một cặp electron sp2
có khả năng tham gia phối trí
tốt với Pt(II). Ngoài ra, trong mỗi amin còn chứa nhóm OH ở vị trí số 8, do
đó chúng thường có xu hướng tách nguyên tử hidro của nhóm OH để phối
khép vòng với Pt(II) qua nguyên tử N và O tạo thành phức trung hòa khép
vòng 5 cạnh bền, trong đó nguyên tử N ở vị trí cis so với liên kết C=C của
nhánh allyl. Hiện tượng này cũng được quan sát thấy ở các phức chất
tương đồng chứa olefin và 8-hidroxiquinolin [38].
Hình 3.3: Sơ đồ phản ứng của phức chất khép vòng hai nhân
[Pt2Cl2(Aceug-1H)2] (H2) với dẫn xuất của Quinolin
Như vậy bằng phản ứng của quinolin và dẫn xuất của nó với phức chất
hai nhân H2, chúng tôi đã tổng hợp được bốn phức chất H3 ÷ H6 chứa đồng
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
43
thời Aceug và dẫn xuất của quinolin. Quá trình nghiên cứu cho thấy
hiệu suất phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố như dung môi, nhiệt độ
phản ứng, tỉ lệ mol các chất phản ứng. Do vậy chúng tôi đã tiến hành
một số thí nghiệm khảo sát để tìm điều kiện thích hợp tổng hợp các
phức chất nghiên cứu. Một số thí nghiệm khảo sát khi tổng hợp H6
được chỉ ra ở bảng 3.1. Qua đó đã lựa chọn được điều kiện thích
hợp để tổng hợp phức chất H6 với cách tiến hành như trong 2.1.2.4.
Bảng 3.1: Một số thí nghiệm khảo sát khi tổng hợp phức chất H6
STT
Tỉ lệ mol
Dung môi
Thời gian Nhiệt độ Hiện Hiệu suất
H2 : ClOQ (giờ) (0
C) tượng (%)
1 1,0 : 2,0 Axeton 2,0 20-25 Keo -
2 1,0 : 2,0
Axeton – nước
2,0 20-25 Keo -
(1:1)
3 1,0 : 2,0
Axeton – nước
2,0 20-25
Chất rắn
-
(1:2) lẫn keo
4 1,0 : 2,0
Axeton – nước
2,0 20-25
Bột da
92
(2:3) cam
5 1,0 : 2,2
Axeton – nước
5,0 20-25
Bột da
92
(2:3) cam
Qua việc khảo sát các thí nghiệm chúng tôi đã rút ra một số
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tổng hợp các phức chất:
* Ảnh hưởng của dung môi phản ứng
Việc lựa chọn dung môi thực hiện phản ứng trước hết phụ thuộc
vào tính tan của phức chất H2 và phối tử amin ban đầu, ngoài ra còn
quan tâm đến tính tan của sản phẩm tạo thành. Phức chất H2 tan trong
clorofom, ít tan trong etanol, không tan trong nước và axeton. Quinolin
và dẫn xuất của nó tan tốt trong dung môi hữu cơ và thường ít tan
trong nước. Chúng tôi thường lựa chọn phản ứng trong hệ dị thể khi
tổng hợp các phức chất H3 ÷ H6 để có thể loại bỏ chất đầu dư.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
44
* Ảnh hưởng của nhiệt độ
Như đã biết, đối với đa số phản ứng, nhiệt độ cao thì tốc độ phản ứng
tăng. Tuy nhiên khi tiến hành phản ứng ở nhiệt độ cao, các phức chất và các
phối tử dễ bị thủy phân và bị oxi hóa làm cho hỗn hợp phản ứng dễ bị keo. Do
vậy, chúng tôi tiến hành tổng hợp các phức chất ở nhiệt độ phòng.
* Ảnh hưởng của tỉ lệ mol chất phản ứng
Quinolin là chất lỏng, tương đối dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng
nên chúng tôi dùng dư so với phức chất H2 còn 8-hidroxiquinolin và
dẫn xuất là chất rắn, khó bị bay hơi và phân hủy nên chúng tôi dùng
theo đúng tỉ lệ mol khi chúng tham gia phản ứng với phức chất H2
để tránh lãng phí hóa chất đồng thời dễ xử lí sản phẩm hơn.
Như vậy dung môi, nhiệt độ và tỉ lệ mol chất tham gia phản
ứng có vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu suất và độ
sạch của sản phẩm. Qua khảo sát các điều kiện thí nghiệm tổng
hợp các phức chất nghiên cứu, chúng tôi tìm được điều kiện thích
hợp để tổng hợp các phức chất được chỉ ra ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Điều kiện thích hợp tổng hợp các phức chất nghiên cứu H3 ÷ H6
Phức Tỉ lệ mol
Dung môi
Thời gian Nhiệt độ Hiệu suất
chất H2: amin (giờ) (0
C) (%)
H3 1,0 : 2,5 Axeton 2,0 20-25 85
H4 1,0 : 2,0
Axeton – nước
2,0
20-25
90
(2:3)
H5 1,0 : 2,0
Axeton – nước
2,0
20-25
88
(2:3)
H6 1,0 : 2,0
Axeton – nước
2,0
20-25
92
(2:3)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
45
Sau khi tổng hợp được các phức chất, chúng tôi đã kiểm tra tính
tan của chúng trong một số dung môi thông dụng và độ tinh khiết bằng
phương pháp sắc kí bản mỏng. Kết quả được chỉ ra ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Một số tính chất của các phức chất nghiên cứu H3 ÷ H6
Phức Hình
chất dạng
H3 bột
H4 khối
H5 khối
H6 khối
Màu sắc
nước
trắng ngà ít tan
vàng đậm ít tan
vàng đậm ít tan
vàng đậm ít tan
Tính tan trong dung môi (ở 30 o
C)
etanol axeton Cloroform axetonitrin DMSO
tan tan tốt tan tốt tan tốt tan tốt
tan tan tốt tan tốt tan tốt tan tốt
tan tan tốt tan tốt tan tốt tan tốt
tan tan tốt tan tốt tan tốt tan tốt
3.2. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC CÁC PHỨC CHẤT
3.2.1. Xác định thành phần các phức chất nghiên cứu
3.2.1.1. Phương pháp sắc kí bản mỏng
Các phức chất nghiên cứu được sắc ký bản mỏng trong dung môi
axeton hoặc etanol-axeton, được hiện hình bằng đèn UV (WFH-203 B), kết
quả đều cho một vệt tròn duy nhất ở các nồng độ khác nhau của chất. Điều
đó cho thấy, các phức chất nghiên cứu có độ tinh khiết đáng tin cậy.
3.2.1.2. Xác định hàm lượng platin và nước kết tinh
Hàm lượng platin, nước kết tinh được xác định bằng phương
pháp trọng lượng tại khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Kết quả được chỉ ra ở bảng 3.4 cho thấy các phức chất nghiên cứu từ
H3 ÷ H6 đều không chứa nước kết tinh. Kết quả % Pt theo thực nghiệm
phù hợp với kết quả tính toán lí thuyết trong công thức dự kiến.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
46
Bảng 3.4: Kết quả phân tích hàm lượng Pt, nước kết tinh của các phức chất
Hàm lượng % (thực nghiệm/tính)
Phức chất
Pt H2O
[PtCl(C12H13O4)(C9H7N)] (H3)
[Pt(C12H13O4)(C9H6NO)] (H4)
[Pt(C12H13O4)(C10H8NO)] (H5)
[Pt(C12H13O4)(C9H4NOCl2)] (H6)
3.2.1.3. Phương pháp ESI-MS
Trong phương pháp ESI-MS, ion được tạo ra do các phản ứng hóa học
ở dung dịch và ở pha khí sau khi làm bay hơi dung môi. Các
cation và anion được hình thành theo nhiều cách khác nhau:
* Phản ứng axit - bazơ: chất có tính bazơ sẽ nhận proton của dung môi
hoặc của các chất khác tạo ra cation [M+H]+
, chất có tính axit sẽ nhường
proton cho dung môi hoặc cho các chất khác tạo ra anion [M-H]-
Phản ứng cộng hợp:
M + NH4
+
→[M+NH4]+
M + Na+
→ [M+Na]+
M + OH-
→ [M+OH]-
M + K+
→ [M+K]+
Các ion [M+H]+
, [M-H]-
, [M+NH4]+
, [M+Na]+
, [M+K]+
, [M+OH]-
được gọi là các ion giả phân tử.
* Quá trình phân li của các chất điện li trong
dung dịch: MA→M+
+A-
Do hiện tượng đồng vị, một ion ứng với một công thức xác định luôn
tạo ra một vài pic có giá trị m/z chênh lệch nhau một vài đơn vị (gọi là các pic
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
47
đồng vị), chúng hợp thành một cụm pic (ví dụ hình 3.4). Đối với những ion
đơn giản, thường thì ở mỗi cụm pic, pic có cường độ lớn nhất là pic chứa
các đồng vị với hàm lượng tự nhiên lớn hơn so với các đồng vị khác, nên
có thể dùng nó để đặc trưng cho cả cụm pic. Đối với những ion phức tạp
chứa nhiều nguyên tố có nhiều đồng vị với hàm lượng chênh lệch nhau
không nhiều thì khó có thể đoán biết được pic đồng vị nào sẽ có cường độ
lớn nhất. Thí dụ đối với các phức chất chứa Pt, Cl, C, H, O thì sự tổ hợp
các đồng vị 1
H, 16
O với các đồng vị trong bảng dưới đây sẽ sinh ra khá
nhiều pic với cường độ khó tiên đoán được, tức là khó biết được pic nào
sẽ có cường độ lớn nhất trong mỗi cụm pic đồng vị.
Đồng vị 12C 13C 194Pt 195Pt 196Pt 198Pt 35Cl 37Cl
Hàm lượng
98,9 1,1 32,9 33,8 25,3 7,21 75,8 24,2
(%)
Do sự tổ hợp của các đồng vị, những pic có giá trị m/z khác nhau vài
đơn vị trong cùng cụm pic của các ion cũng vẫn ứng với các ion có cùng
thành phần nguyên tố nhưng với các đồng vị khác nhau. Vì vậy khi phân
tích phổ ESI -MS của các phức chất, để đặc trưng cho khối lượng phân tử
chúng tôi sử dụng giá trị Mminvà Mmax (Mmin được tính với các đồng vị 12
C,
1
H, 14
N,194
Pt, 35
Cl, 16
O còn giá trị Mmax được tính với các đồng vị 13
C, 1
H,
14
N,198
Pt, 37
Cl và 16
O) và không những dựa vào những pic có cường độ
lớn nhất trong mỗi cụm pic mà còn sử dụng đồng thời cả các pic lân cận
có cường độ đáng kể. Các pic có m/z nằm trong khoảng Mmin Mmax được
gọi là cụm pic ion phân tử. Để đại diện cho mỗi cụm pic ion chúng tôi sử
dụng giá trị m/z của pic có cường độ lớn nhất trong cụm. Từ giá trị m/z của
các pic ion chúng tôi xác định được khối lượng phân tử phức chất tương
ứng (M), chúng tôi quy ước gọi là pic ion xác định M. Hình 3.4 và 3.5 dẫn ra
một phần phổ -MS của và +MS của phức chất H6 làm ví dụ.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
48
Hình 3.4. Một phần phổ -MS của phức chất H6
Hình 3.5. Một phần phổ +MS của phức chất H6
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
49
Trên phổ -MS của H6 quan sát thấy một cụm pic có cường độ
mạnh với giá trị m/z của pic có cường độ mạnh nhất trong cụm pic là
628 au ứng với ion [Pt(Aceug-1H)(ClQO)-H]-
, ion này được hình thành
do phân tử H6 nhận thêm một ion H+
, từ đó xác định được khối lượng
phân tử của phức chất H6 là 629 au. Tương tự, khối lượng phân tử của
H6 có thể xác định từ cụm pic có cường độ mạnh với giá trị m/z của pic
có cường độ mạnh nhất trong cụm pic là 630 au ứng với ion [Pt(Aceug-
1H)(ClQO)-H]+
, ion này được hình thành do phân tử H6 nhận thêm ion
H+
. Tương tự như vậy, khối lượng phân tử của tất cả các phức chất
nghiên cứu còn lại đều được xác định dựa vào các cụm pic có cường
độ mạnh nhất (100%) trên phổ +MS hoặc -MS của chúng như được chỉ
ra trong bảng 3.5. Ngoài ra, trên phổ +MS của H6 còn quan sát thấy ion
[ClQOH+H]+
chứng tỏ có mặt phối tử ClQO trong cầu phối trí của H6.
Bảng 3.5: Một số ion phát hiện được trên phổ ESI-MS của H3 ÷ H6, m/z (au), %
Phức
Mmin,Mmax
(lí thuyết) +MS -MS M
chất
/M (tính)
H3
(579 585)/
130: [Q+H]+
/100%
937: [2M-2Q+Cl]-
580
580 /100%
H4
(559 563)/ 561: [M+H]+
/100%
559: [M-H]-
/100% 560
560 146: [QOH+H]+
/25%
H5
(573 577)/ 160: [MeQOH+H]+
/100% 573: [M-H]-
/100%
574
574 575: [M+H]+
/10% 608: [M+Cl]-
/80%
H6
(627 635)/ 630: [M+H]+
/100% 628: [M-H]-
/100%
629
629 214: [ClQOH+H]+
/65% 664: [M+Cl]-
/10%
Bảng 3.5 cho thấy, khối lượng phân tử các phức chất nghiên cứu xác
định được từ phổ ESI-MS đều nằm trong khoảng giá trị Mmin Mmax đối với
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
50
mỗi phức chất. Điều này chứng tỏ các phức chất có công thức
phù hợp với công thức dự kiến.
Bảng 3.5 cho thấy, sự ion hoá các phức chất H4 ÷ H6 có quy luật rất rõ ràng
trên cả phổ +MS và -MS. Đó là các phức chất có xu hướng nhận thêm hoặc
mất đi ion H+
để hình thành pic ion [Pt(Aceug-1H)(amin)+H] +
tức [M+H]+
hoặc
[Pt(Aceug-1H)(amin)-H]-
hay [M-H]-
với cường độ 100% trên phổ MS. Với H3,
phức chất này có xu hướng tách ra phối tử Qui để hình thành phức chất hai
nhân [Pt2Cl2(Aceug-1H)2] sau đó nhận thêm ion Cl-
để hình thành ion giả phân
tử [Pt2Cl2(Aceug-1H)2]-
trên phổ -MS. Hiện tượng này cũng được quan sát khi
nhóm tác giả nghiên cứu phổ +/-MS của dãy phức chất khép vòng Pt(II) chứa
eugenol và amin được công bố trong bài báo1
.
Quá trình này được mô tả trong sơ đồ ở hình 3.6.
Hình 3.6. Quá trình hình thành phức hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-1H)2]
từ phức chất H3
1
Truong Thi Cam Mai, Tran Thi Hai, Nguyen Thi Thanh Chi, 2018, Study
on the ESI mass spectra of a series of chelating platinum(II) complexes
containing eugenol, Hnue Journal of science, Natural Sciences, 63(11),
pp. 110-116.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
51
3.2.2. Xác định cấu trúc của các phức chất
3.2.2.1. Phổ hồng ngoại IR
Phổ hồng ngoại IR liên quan đến chuyển động dao động và chuyển
động quay của phân tử. Chúng tôi đã tiến hành đo phổ IR đối với tất cả các
phức chất nghiên cứu. Phổ IR của H5 được trình bày trong hình 3.7 làm ví dụ.
99
98
96
2828.64
3041.20
2891.58cm-1
94
2977.62
92
1627.15 645.03
90
858.81
88 3482.07cm-1
1759.81cm-1
1565.78cm-1
86
1323.48cm-1
1383.85cm-1 1039.40cm-1
84
1494.25cm-1
748.23cm-1
1455.28cm-1
1277.24cm-1
1093.58cm-1
830.46cm-1
82 1428.16cm-1 1155.11cm-1
1254.88cm-1
1189.87cm-1
80
4000 3500 3000 2500 2000 1750 1500 1250 1000 750 500450
cm-1
Hình 3.7: Phổ IR của phức chất [Pt(Aceug-1H)(MeQO)] (H5)
Để tiện cho việc quy kết các tín hiệu của các vân phổ đặc trưng
cho các nhóm nguyên tử trong các phức chất nghiên cứu, chúng tôi
chia vùng phổ phân tích thành hai vùng: vùng nhóm chức (vùng có tần
số 4000 ÷ 1500 cm-1
) và vùng vân ngón tay (vùng có tần số < 1500 cm-1
).
* Phân tích vùng phổ 4000 ÷ 1500 cm-1
của các phức chất nghiên cứu
Các vân hấp thụ của các nhóm chức như OH, CH no, C=C...
thể hiện ở vùng tần số 4000 ÷ 1500 cm-1
. Kết quả quy kết các tín
hiệu được trình bày trong bảng 3.6.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
52
Bảng 3.6: Các vân hấp thụ chính ở vùng nhóm chức của các phức chất
H1÷H6
Phức
OH CH thơm νCHno νC=O νC=C, νC=N
chất*
H1* 3620; 3507 - 2973; 2924 1736 1599; 1515
H2* 3521; 3478 3063 2905; 2826 1704 1567
H3 3336 3002
2968; 2931;
1759
1619; 1578;
2903 1482
H4 3432 3000 2980; 2900 1722
1610; 1578;
1498
H5 3482 3041
2977; 2892;
1760
1627; 1568;
2829 1494
H6 3445 3000 2980; 2842 1723
1615; 1563;
1491
Bảng 3.6 cho thấy, trên phổ IR của các phức chất H3 ÷ H6 đều
xuất hiện vân ở vùng tần số ở 3309 ÷ 3482 cm-1
đặc trưng cho dao động
hóa trị υOH. Đối với phức chất H3 đây là tín hiệu của nhóm COOH của
Aceug còn với phức chất H4 ÷ H6 còn có thể là tín hiệu của nhóm OH
của 8-hydroxiquinolin và dẫn xuất của nó. Như vậy, sự xuất hiện tín
hiệu đặc trưng cho υOH phù hợp với thành phần của chúng chứa nhóm
COOH ỏ phối tử Aceug. Tuy nhiên, dựa vào phổ IR vẫn chưa đủ thông
tin để kết luận 8-hydroxiquinolin và dẫn xuất của nó đã bị tách nguyên
tử hiđro ở nhóm OH khi phối trí với platin(II) trong H4 ÷ H6.
Sự có mặt của các nhân thơm trong phối tử Aceug và dẫn xuất của
quinolin ở các phức chất H3 ÷ H6 được xác nhận bởi các vân có cường độ
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
53
yếu ở vùng 3000 ÷ 3041 cm-1
đặc trưng cho dao động hóa trị của υCH
(thơm) và υCH (anken). Tuy nhiên, không thể quy kết rạch ròi các vân hấp thụ
này vì chúng thường thể hiện với cường độ rất yếu, có tần số khác
nhau ít, lại dễ bị che lấp bởi các vân có cường độ mạnh hoặc trung bình
ở 2980 ÷ 2829 cm-1
đặc trưng cho dao động υCH no (bảng 3.6).
Trên phổ IR của tất cả các phức chất nghiên cứu đều xuất
hiện vân hấp thụ mạnh ở khoảng 1760 ÷ 1720 cm-1
đặc trưng cho
υC=O của Aceug trong các phức chất (bảng 3.6).
Trên phổ IR của các phức chất nghiên cứu thấy xuất hiện
vân hấp thụ với cường độ mạnh và trung bình ở tần số từ 1627 ÷
1482 cm-1
. Vân hấp thụ này có thể là υC=C thơm, υC=C anken, υC=N. Tuy
không quy kết cụ thể các tín hiệu này nhưng rõ ràng sự giảm tần
số so với dao động của C=C tự do ở tần số 1640 cm-1
[28] chứng
tỏ Pt(II) đã phối trí với Aceug qua liên kết đôi C=C của nhánh allyl.
* Phân tích vùng phổ dưới 1500 cm-1
của các phức chất nghiên cứu
Vùng phổ dưới 1500 cm-1
được gọi là vùng vân ngón tay. Kết
quả quy kết các tín hiệu của các vân hấp thụ trong các phức chất
nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.7.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
54
Bảng 3.7: Các vân hấp thụ chính ở vùng dưới 1500 cm-1
của các
phức chất H1÷H6
Phức
δCHno C-C, C-O γCH thơm Pt-O, Pt-C, Pt-N
ν(Pt-
chất* C=C)
H1* 1428
1266; 1121; 1140;
806 - -
1027
H2* 1490 1239; 1147 782 573 500
H3 1462; 1445 1393; 1390; 1257 817; 784 743; 688; 669 504
H4 1463; 1434 1376; 1334; 1275 823; 781 758; 744 477
H5 1455; 1428 1383; 1323; 1277 858; 830 748; 645 -
H6 1450; 1435 1369; 1238; 1153 971; 890 756; 673; 662 492
Bảng 3.7 cho thấy trong các phức chất nghiên cứu H3 ÷ H6 xuất
hiện vân hấp thụ với cường độ mạnh ở 1462 ÷ 1428 cm-1
. Đây là các vân
đặc trưng cho dao động biến dạng của nhóm CH2 và CH3 no [40].
Các vân hấp thụ có cường độ mạnh đặc trưng cho dao động hóa trị
của C-C, C-O, C-N của Aceug và dẫn xuất của quinolin thể hiện ở 1393 ÷
1153 cm-1
. Tuy nhiên không quy kết cụ thể các vân hấp thụ này bởi tần số
đặc trưng cho các liên kết C-C, C-O, C-N khác nhau không nhiều [40].
Trên phổ IR của các phức chất xuất hiện vân phổ ở vùng tần
số ở 971 ÷ 781 cm-1
với cường độ mạnh hoặc trung bình đặc
trưng cho dao động biến dạng ngoài mặt phẳng của nhóm CH
thơm (δCH thơm) cũng là một minh chứng cho sự có mặt của
Aceug và dẫn xuất của quinolin trong các phức chất nghiên cứu.
Dao động hóa trị của liên kết Pt-C5, Pt-N và Pt-O trong các phức chất
nghiên cứu có cường độ nhỏ trên IR nên khó quy kết, chúng thể hiện ở một
vài vân trong vùng 758 ÷ 645 cm-1
. Bên cạnh đó ở phức chất H3 ÷ H6 còn quan
sát thấy vân hấp thụ đặc trưng cho liên kết Pt-(C=C) ở tần số 504 ÷ 477
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
55
cm-1
. Sự xuất hiện các vân hấp thụ này một lần nữa chứng tỏ platin
(II) phối trí với liên kết C=C của nhánh allyl ở tất cả các phức chất.
Qua nghiên cứu phổ IR của các phức chất nghiên cứu cho thấy:
Sự xuất hiện đầy đủ các vân hấp thụ đặc trưng của các
nhóm nguyên tử trong cầu phối trí đã chứng minh sự phù hợp về
thành phần cấu tạo của các phức chất.
Aceug đều phối trí với platin (II) qua liênkết C=C của nhánh allyl.
Để có thêm thông tin rõ ràng hơn về cấu trúc của các phức
chất nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phổ cộng hưởng từ hạt nhân.
3.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ proton (1
H NMR)
Phổ cộng hưởng từ proton 1
H NMR là phương pháp hữu ích
trong việc nghiên cứu cấu trúc phân tử. Nó cung cấp lượng thông tin
nhiều hơn và chi tiết hơn về cấu trúc phân tử mà phổ hồng ngoại IR
không có được. Chúng tôi đã ghi phổ 1
H NMR của các phức tổng hợp
được từ H3 ÷ H6. Khi phân tích phổ 1
H NMR của các phức chất, chúng
tôi căn cứ vào độ chuyển dịch hóa học, hình dạng, cường độ vân phổ,
tương tác spin-spin [40]. Kết quả quy kết các tín hiệu proton trong các
phức chất nghiên cứu được liệt kê ở bảng 3.8 ÷ 3.10.
* Tín hiệu cộng hưởng proton của Aceug trong các phức chất nghiên
cứu
Để tiện qui kết tín hiệu cộng hưởng của các proton, chúng
tôi kí hiệu các proton của Aceug như sau:
Theo [20], [41], [42], [43] thấy rằng tín hiệu của các proton trong
arylolefin ở các phức chất chỉ chứa arylolefin (arylolefin là Meteug, Eteug,
isoPreug) khác nhau không nhiều và cũng thay đổi không đáng kể trong các
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
56
phức chất chứa arylolefin và amin. Hơn nữa, các tín hiệu cộng
hưởng của các proton trong H1 và H2 đã được quy kết trong tài
liệu [20]. Dựa theo đó chúng tôi có thể qui kết các vân phổ của các
proton trong Aceug ở các phức chất nghiên cứu.
* Tín hiệu cộng hưởng proton H8, H9, H10 của nhánh allyl
Như đã trình bày ở mục 1.2.1, liên kết đôi C=C của nhánh allyl liên
kết với platin theo kiểu σ,π- cho/π- nhận nên mật độ electron trên obitan π
liên kết giảm và mật độ electron trên obitan π* phản liên kết tăng. Điều này
sẽ dẫn tới giảm bậc liên kết của các nguyên tử C9 và C10, có nghĩa trạng
thái lai hóa của các nguyên tử cacbon thay đổi, không còn thuần sp2
như
khi ở dạng chưa phối trí. Sự phân bố mật độ electron của nhánh allyl thay
đổi kéo theo sự chắn màn tại chỗ và chắn xa cũng thay đổi. Dưới đây phân
tích một phần phổ 1
H NMR trong phức chất H4 làm ví dụ (hình 3.9).
Hình 3.8: Một phần phổ 1
H NMR của Aceug
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
57
Hình 3.9: Một phần phổ 1
H NMR của phức chất [Pt(Aceug-1H)(QO] (H4)
(Dấu * chỉ tín hiệu vệ tinh do 195
Pt gây tách)
Ở Aceug (chưa phối trí với Pt(II)), tín hiệu của hai proton H8 thể hiện là
một vân đôi ở 3,29 ppm (hình 3.8) nhưng trong H4 hai proton H8 không tương
đương cho hai tín hiệu riêng biệt ở 3,61 ppm quy ước là tín hiệu của H8b và ở
3,31 ppm quy ước là tín hiệu của H8a. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
Aceug là phối tử lớn lại liên kết ba tâm với Pt(II) qua nguyên tử C9 và C10 làm
cho nguyên tử C9 trở thành bất đối (nguyên tử C9 trở thành gần
như là Csp
2
tứ diện). Vì vậy H8a và H8b ở trong mối quan hệ không
gian khác nhau trong cầu phối trí. Độ chuyển dịch hóa học của H8a
nhỏ hơn H8b là do H8a nằm ở vùng chắn của liên kết C=C nên cộng
hưởng ở trường mạnh hơn, còn H8b rơi vào vùng phản chắn của
liên kết C=C nên tín hiệu của nó cộng hưởng ở trường yếu hơn.
Proton H9 tương tác spin-spin với H8a, H8b, H10cis và H10trans
nên theo lí thuyết tín hiệu của nó bị tách thành một vân bội gồm 16 hợp
phần. Tuy nhiên, do sự xen phủ giữa chúng và do hiệu ứng mái nhà làm
cho các vân phổ của ngoài biên có cường độ nhỏ không quan sát thấy,
nên vân phổ của H9 còn lại ít hợp phần hơn và chỉ thấy 5 hợp phần, đây
là vân bội nên không xác định giá trị J (hình 3.9).
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc

More Related Content

Similar to Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc

Th s17.019 hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”
Th s17.019 hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”Th s17.019 hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”
Th s17.019 hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc (20)

Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Hạt Nano Bạc Nhằm Ứng Dụng Tron...
Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Hạt Nano Bạc Nhằm Ứng Dụng Tron...Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Hạt Nano Bạc Nhằm Ứng Dụng Tron...
Chế Tạo Và Nghiên Cứu Tính Chất Quang Của Các Hạt Nano Bạc Nhằm Ứng Dụng Tron...
 
Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...
Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...
Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...
 
Khảo sát quá trình làm giàu và hoạt hóa Bentonite bình thuận bằng tác nhân ax...
Khảo sát quá trình làm giàu và hoạt hóa Bentonite bình thuận bằng tác nhân ax...Khảo sát quá trình làm giàu và hoạt hóa Bentonite bình thuận bằng tác nhân ax...
Khảo sát quá trình làm giàu và hoạt hóa Bentonite bình thuận bằng tác nhân ax...
 
Xây Dựng Bộ Điều Khiển Mờ Thích Nghi Để Cân Bằng Tải Cho Hệ Hai Động Cơ Một C...
Xây Dựng Bộ Điều Khiển Mờ Thích Nghi Để Cân Bằng Tải Cho Hệ Hai Động Cơ Một C...Xây Dựng Bộ Điều Khiển Mờ Thích Nghi Để Cân Bằng Tải Cho Hệ Hai Động Cơ Một C...
Xây Dựng Bộ Điều Khiển Mờ Thích Nghi Để Cân Bằng Tải Cho Hệ Hai Động Cơ Một C...
 
Nghiên Cứu Thành Phần Aglycon Của Loài Thực Vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel...
Nghiên Cứu Thành Phần Aglycon Của Loài Thực Vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel...Nghiên Cứu Thành Phần Aglycon Của Loài Thực Vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel...
Nghiên Cứu Thành Phần Aglycon Của Loài Thực Vật Tri Mẫu (Anemarrhena asphodel...
 
Th s17.019 hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”
Th s17.019 hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”Th s17.019 hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”
Th s17.019 hội thoại trong “dế mèn phiêu lưu ký”
 
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại N...
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại N...Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại N...
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại N...
 
Xác Định Đồng Thời Một Số Kháng Sinh Nhóm Carbapenem Bằng Phương Pháp Điện Di...
Xác Định Đồng Thời Một Số Kháng Sinh Nhóm Carbapenem Bằng Phương Pháp Điện Di...Xác Định Đồng Thời Một Số Kháng Sinh Nhóm Carbapenem Bằng Phương Pháp Điện Di...
Xác Định Đồng Thời Một Số Kháng Sinh Nhóm Carbapenem Bằng Phương Pháp Điện Di...
 
Nghiên Cứu Chế Tạo Và Ứng Dụng Của Hệ Vật Liệu Lai Nano Trên Cơ Sở Mangan Fer...
Nghiên Cứu Chế Tạo Và Ứng Dụng Của Hệ Vật Liệu Lai Nano Trên Cơ Sở Mangan Fer...Nghiên Cứu Chế Tạo Và Ứng Dụng Của Hệ Vật Liệu Lai Nano Trên Cơ Sở Mangan Fer...
Nghiên Cứu Chế Tạo Và Ứng Dụng Của Hệ Vật Liệu Lai Nano Trên Cơ Sở Mangan Fer...
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Đại K...
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Máy Biến Áp Tại Tổng Công...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Máy Biến Áp Tại Tổng Công...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Máy Biến Áp Tại Tổng Công...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Máy Biến Áp Tại Tổng Công...
 
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kiểm toán Trường Đại học Ngoại thương.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kiểm toán Trường Đại học Ngoại thương.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Kiểm toán Trường Đại học Ngoại thương.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kiểm toán Trường Đại học Ngoại thương.doc
 
Luân văn thạc sĩ tổng hợp oxit nano CeO2 bằng phương pháp đốt cháy.doc
Luân văn thạc sĩ tổng hợp oxit nano CeO2 bằng phương pháp đốt cháy.docLuân văn thạc sĩ tổng hợp oxit nano CeO2 bằng phương pháp đốt cháy.doc
Luân văn thạc sĩ tổng hợp oxit nano CeO2 bằng phương pháp đốt cháy.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.docLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường.doc
 
Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Bờ Sông Đồng Tháp, Dùng Phương Pháp Phân Tích Trực Ti...
Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Bờ Sông Đồng Tháp, Dùng Phương Pháp Phân Tích Trực Ti...Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Bờ Sông Đồng Tháp, Dùng Phương Pháp Phân Tích Trực Ti...
Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Bờ Sông Đồng Tháp, Dùng Phương Pháp Phân Tích Trực Ti...
 
Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...
Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...
Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...
 
Cải Thiện Chất Lƣợng Thiết Bị Điều Khiển Gia Nhiệt Bằng Bộ Điều Khiển Mờ Chỉn...
Cải Thiện Chất Lƣợng Thiết Bị Điều Khiển Gia Nhiệt Bằng Bộ Điều Khiển Mờ Chỉn...Cải Thiện Chất Lƣợng Thiết Bị Điều Khiển Gia Nhiệt Bằng Bộ Điều Khiển Mờ Chỉn...
Cải Thiện Chất Lƣợng Thiết Bị Điều Khiển Gia Nhiệt Bằng Bộ Điều Khiển Mờ Chỉn...
 
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
 
Cải cách hành chính tại sở công thương Tỉnh tuyên quang.doc
Cải cách hành chính tại sở công thương Tỉnh tuyên quang.docCải cách hành chính tại sở công thương Tỉnh tuyên quang.doc
Cải cách hành chính tại sở công thương Tỉnh tuyên quang.doc
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 

Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số Phức Platin(Ii) Chứa Axit Eugenoxyaxetic Và Dẫn Xuất Của Quinolin.doc

  • 1. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN THỊ HẢI TỔNG HỢP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA MỘT SỐ PHỨC PLATIN(II) CHỨA AXIT EUGENOXYAXETIC VÀ DẪN XUẤT CỦA QUINOLIN LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC Hà Nội - 2019
  • 2. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN THỊ HẢI TỔNG HỢP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA MỘT SỐ PHỨC PLATIN(II) CHỨA AXIT EUGENOXYAXETIC VÀ DẪN XUẤT CỦA QUINOLIN Chuyên ngành: Hóa vô cơ Mã số: 8440113 LUẬN VĂN THẠC SĨ: HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Chi Hà Nội – 2019
  • 3. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Tổng hợp, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của một số phức platin(II) chứa axit eugenoxyaxetic và dẫn xuất của quinolin” là công trình nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Chi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kì công trình nào khác. Hà Nội, tháng 4 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Thị Hải
  • 4. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Phòng nghiên cứu 1, bộ môn Hoá Vô cơ – khoa Hoá học - trường ĐHSP Hà Nội và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Chi. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Chi đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn NCS Phạm Văn Thống đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu khoa học tại Phòng nghiên cứu số 1. Tôi xin cám ơn các thầy, các cô trong bộ môn Hoá Vô cơ - khoa Hoá học Trường ĐHSP Hà Nội, các em sinh viên K64, K65 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin cám ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã dành cho tôi sự khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2019 Học viên Trần Thị Hải
  • 5. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. 5 DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. 6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 7 2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI......................................................................... 8 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN........................................................................... 9 1.1. TÌNH HÌNH TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT CỦA PLATIN(II) CHỨA OLEFIN......................................................................... 9 1.1.1. Các phương pháp tổng hợp muối Zeise ................................................. 9 1.1.1.1.Tổng hợp Zeise nhờ phản ứng giữa hợp chất của platin với ancol............ 9 1.1.1.2. Tổng hợp Zeise nhờ phản ứng trực tiếp của platin(II) với etilen ...... 10 1.1.2. Tổng hợp phức chất dạng M[PtCl3(olefin)] ......................................... 10 1.1.3. Tổng hợp phức chất [PtX2(Am)(olefin)] ............................................. 12 1.1.4. Tổng hợp phức chất hai nhân dạng [Pt2Cl2(olefin-1H)2] ..................... 14 1.1.5. Tổng hợp phức chất khép vòng của platin (II) ....................................... 16 1.1.6. Hoạt tính kháng tế bào ung thư của phức chất Pt(II) ........................... 20 1.2. BẢN CHẤT LIÊN KẾT VÀ TÍNH CHẤT PHỔ CỦA CÁC PHỨC CHẤT PLATIN(II) – OLEFIN..................................................................... 23 1.2.1. Bản chất liên kết platin-olefin ............................................................. 23 1.2.2. Tính chất phổ của phức chất platin (II) chứa olefin và amin ............... 25 1.2.2.1. Phổ hồng ngoại ............................................................................... 25 1.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ............................................................ 27
  • 6. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2 1.3. TÍNH CHẤT CÁC PHỐI TỬ NGHIÊN CỨU.................................... 28 1.3.1. Tính chất của axit eugenoxyaxetic ...................................................... 28 1.3.2. Tính chất của các amin dùng làm phối tử............................................ 29 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM.................................................................... 30 2.1. TỔNG HỢP CÁC PHỨC CHẤT NGHIÊN CỨU ................................. 31 2.1.1. Tổng hợp các phức chất đầu ............................................................... 31 2.1.1.1. Tổng hợp natri hexacloroplatinat (IV): Na2[PtCl6].6H2O ................ 32 2.1.1.2. Tổng hợp muối Zeise: K[PtCl3(C2H4)].H2O ..................................... 32 2.1.1.3. Tổng hợp axit eugenoxyaxetic .......................................................... 33 2.1.1.4. Tổng hợp phức chất K[PtCl3(Aceug)].2H2O .................................... 33 2.1.1.5. Tổng hợp phức chất [PtCl(Aceug-1H)]2.2H2O ................................ 34 2.1.2. Tổng hợp các phức chất chứa Aceug khép vòng và dẫn xuất của quinolin ........................................................................................................ 34 2.1.2.1. Tổng hợp phức chất [PtCl(Aceug-1H)(C9H7N)] .............................. 34 2.1.2.2. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C9H6NO)] ............................... 35 2.1.2.3. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C10H8NO)] .............................. 35 2.1.2.4. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C9H4NOCl2)] .......................... 36 2.2. THU HỒI PLATIN................................................................................ 36 2.3. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN PHỨC CHẤT..................................... 36 2.3.1. Xác định hàm lượng nước kết tinh ...................................................... 36 2.3.2. Xác định hàm lượng platin. ................................................................ 37 2.3.3. Phương pháp ESI-MS ......................................................................... 37 2.4. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC CÁC PHỨC CHẤT........... 38 2.4.1. Khảo sát phổ dao động IR................................................................... 38 2.4.2. Khảo sát phổ cộng hưởng từ hạt nhân ................................................. 38 2.5. THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA PHỨC CHẤT................... 39 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 40 3.1. TỔNG HỢP PHỨC CHẤT ................................................................... 40
  • 7. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 3 3.1.1. Tổng hợp chất đầu .............................................................................. 40 3.1.2. Tổng hợp phức chất Pt(II) khép vòng chứa Aceug với quinolin và một số dẫn xuất của nó ........................................................................................ 41 3.2. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC CÁC PHỨC CHẤT ........... 45 3.2.1. Xác định thành phần các phức chất nghiên cứu .................................. 45 3.2.1.1. Phương pháp sắc kí bản mỏng ......................................................... 45 3.2.1.2. Xác định hàm lượng platin và nước kết tinh..................................... 45 3.2.1.3. Phương pháp ESI-MS ...................................................................... 46 3.2.2. Xác định cấu trúc của các phức chất ................................................... 51 3.2.2.1. Phổ hồng ngoại IR ........................................................................... 51 3.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ proton (1 H NMR) .............................................. 55 3.2.2.3. NOESY và cấu trúc không gian của các phức chất .......................... 63 3.3. THĂM DÒ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ CỦA CÁC PHỨC CHẤT NGHIÊN CỨU...................................................................... 65 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN.......................................................................... 68 DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN VĂN...... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 70 PHỤ LỤC
  • 8. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 4 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Chú giải Kí hiệu Chú giải ESI MS Electrospray Ionization Mass Eug Eugenol Spectrometry IR Phổ hấp thụ hồng ngoại Meug Metyleugenol NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Aceug Axit eugenoxyaxetic 1H NMR Phổ cộng hưởng từ proton Pip Piperidin XRD Phương pháp nhiễu xạ tia X iso-Preug Isopropyl eugenoxyaxetat đơn tinh thể NOESY Phổ tương quan H-H trong iso-Preug-1H isopropyl eugenoxyaxetat- không gian 1H ttss tương tác spin-spin Am Amin Độ chuyển dịch hóa học Saf Safrol J Hằng số tương tác spin-spin Eug Eugenol s singlet (vân đơn) Meteug-1H Metyleugeoxyaxetat-1H d Doublet (vân đôi) Q Quinolin t triplet (vân ba) QOH 8-hidroxyquinolin m multipet (vân bội) MeQOH 2-metyl-8-hidroxyquinolin ov overlap (che lấp) ClQOH 5,7-diclo-8-hidroxyquinolin MCF7 Dòng tế bào ung thư vú H1 K[PtCl3(Aceug)] KB Dòng tế bào ung thư biểu mô H2 [PtCl(Aceug-1H)]2 LU Dòng tế bào ung thư phổi H3 [PtCl(Aceug-1H)(C9H7N)] IC50 Nồng độ ức chế 50% đối H4 [Pt(Aceug-1H)(C9H6NO)] tượng thử Ankeug ankyl eugenoxyaxetat H5 [Pt(Aceug-1H)(C10H8NO)] Eteug etyl eugenoxyaxetat H6 [Pt(Aceug-1H) (C9H4NOCl2)]
  • 9. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư ở người của một số phức chất Pt(II) có chứa amin và arylolefin .................................................. 23 Bảng 1.2. Tín hiệu 1H NMR của Aceug tự do và một số phức chất khép vòng của platin(II) chứa axit eugenoxyaxetic ........................................................ 27 Bảng 1.3: Tính chất của các amin làm phối tử .............................................. 29 Bảng 2.1: Một số hóa chất và nguồn gốc xuất xứ ......................................... 30 Bảng 2.2. Các phương pháp phổ được sử dụng để xác định cấu trúc các phức . 38 Bảng 3.1: Một số thí nghiệm khảo sát khi tổng hợp phức chất H6 ................ 43 Bảng 3.2: Điều kiện thích hợp tổng hợp các phức chất nghiên cứu H3 ÷ H6 44 Bảng 3.3: Một số tính chất của các phức chất nghiên cứu H3 ÷ H6 .............. 45 Bảng 3.4: Kết quả phân tích hàm lượng Pt, nước kết tinh của các phức chất 46 Bảng 3.5: Một số ion phát hiện được trên phổ ESI-MS của H3 ÷ H6, m/z (au), % 49 Bảng 3.6: Các vân hấp thụ chính ở vùng nhóm chức của các phức chất ....... 52 H1 ÷ H6 ....................................................................................................... 52 Bảng 3.7: Các vân hấp thụ chính ở vùng dưới 1500 cm-1 của các phức chất H1 ÷ H6............................................................................................................. 54 Bảng 3.8. Tín hiệu cộng hưởng của H8, H9, H10 trong Aceug và H2 ÷ H6, (ppm), J(Hz) ............................................................................................... 58 Bảng 3.9: Tín hiệu của H3, H5, H6, H7a và H7b trong H2 ÷ H6, (ppm), J (Hz) .............................................................................................................. 59 Bảng 3.10: Tín hiệu cộng hưởng các proton ở amin trong H3 H6, (ppm), J (Hz) .............................................................................................................. 62 Bảng 3.11: Các pic giao (ppm) trên phổ NOESY của phức chất H5………..64 Bảng 3.12: Giá trị IC50 của phức chất nghiên cứu và một số hợp chất khác, (µg/ml) ......................................................................................................... 66
  • 10. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 6 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Đồng phân đối ảnh của cis-[PtCl2(C2H3R* )(Am*)] ....................... 13 Hình 1.2: Cơ chế tạo thành phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Eteug-1H)2] ... 16 Hình 1.3. Cơ chế tách hidro của 8-metylquinolin trong phức Pt(II) .............. 20 Hình 1.4: Cơ chế gây độc tính cho các tế bào ung thư của Cisplatin ............. 21 Hình 1.5: Cấu trúc của một số phức chất platin có hoạt tính ức chế tế bào ung thư cao. ........................................................................................................ 21 Hình 2: Sơ đồ nghiên cứu tổng hợp các phức chất ........................................ 31 Hình 3.1: Sơ đồ tổng hợp phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-1H)2] (H2).............................................................................................................. 40 Hình 3.2: Sơ đồ phản ứng của phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug- 1H)2] (H2)với Quinolin ................................................................................ 42 Hình 3.3: Sơ đồ phản ứng của phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug- 1H)2] (H2) với dẫn xuất của Quinolin........................................................... 42 Hình 3.4. Một phần phổ -MS của phức chất H6 ........................................... 48 Hình 3.5. Một phần phổ +MS của phức chất H6........................................... 48 Hình 3.6. Quá trình hình thành phức hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-1H)2] từ phức chất H3 ......................................................................................................... 50 Hình 3.7: Phổ IR của phức chất [Pt(Aceug-1H)(MeQO)] (H5)...................... 51 Hình 3.8: Một phần phổ 1 H NMR của Aceug ............................................... 56 Hình 3.9: Một phần phổ 1 H NMR của phức chất [Pt(Aceug-1H)(QO] (H4) . 57 Hình 3.10: Một phẩn phổ 1 H NMR của H3 (a) và H4 (b) ............................. 61 Hình 3.11. Một phần phổ NOESY (a) và sự gần nhau trong không gian (--- ) của một số proton không tương đương trong phức chất H5 .......................... 64 Hình 3.12. Cấu trúc của H3 ÷ H6 ................................................................. 65 Hình 3.13: Độc tính của H4, Cisplatin và QOH trên dòng tế bào Lu............. 67
  • 11. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 7 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bệnh ung thư và sức khỏe cộng đồng là những vấn đề ngày càng được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo ước tính và thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì hàng năm trên toàn cầu có khoảng 9-10 triệu người mắc bệnh ung thư và một nửa trong đó chết vì căn bệnh này. Theo số liệu tại Hội thảo Quốc gia phòng chống ung thư năm 2016, số trường hợp mắc ung thư mới ở Việt Nam tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày [1]. Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp điều trị ung thư là một vấn đề cấp bách đối với các nhà khoa học. Cho đến nay đã có ba thế hệ thuốc với hoạt chất là phức chất của platin(II) được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong việc điều trị nhiều bệnh ung thư khác nhau ở người với tên thương phẩm là Cisplatin, Cacboplatin và Oxaliplatin. Tuy nhiên, do nhược điểm của chúng là độc tính cao nên việc nghiên cứu tìm ra các phức chất mới của platin, đặc biệt là phức chất chứa phối tử có nguồn gốc thiên nhiên với hi vọng hoạt tính tăng và độc tính giảm đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới [2], [3]. Ở Việt Nam, cây hương nhu được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, tinh dầu hương nhu chứa khoảng 70% eugenol [4] có hoạt tính sinh học. Một số dẫn xuất của eugenol như metyleugenol, ankyl eugenoxyaxetat (ankyl là metyl, etyl, n-propyl) đã được biết đến với hoạt tính sinh học như dẫn dụ ruồi vàng hại cam, kích thích sinh trưởng ở thực vật…[4]. Gần đây, axit eugenoxyaxetic (Aceug) đã được đưa vào cầu phối trí của Pt(II) dưới dạng các phức chất mono axit eugenoxyaxetic K[PtCl3(Aceug)] và hai nhân axit eugenoxyaxetic [Pt2Cl2(Aceug-1H)2]. Các phức chất này đã bước đầu được nghiên cứu tương tác với các dẫn xuất của quinolin tạo ra một số phức chất có hoạt tính sinh học tiềm năng [5], [6]. Do vậy trong đề tài này, chúng tôi chọn một số dẫn xuất khác của quinolin làm đối tượng nghiên cứu với hai nhân axit eugenoxyaxetic với tên đề tài cụ thể
  • 12. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 8 là: “ Tổng hợp, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của một số phức platin(II) chứa axit eugenoxyaxetic và dẫn xuất của quinolin”. 2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Tổng hợp axit eugenoxyaxetic từ tinh dầu hương nhu. - Từ platin, axit eugenoxyaxetic và các hóa chất cần thiết tổng hợp các phức chất mono axit eugenoxyaxetic K[PtCl3(Aceug)] (H1) và hai nhân axit eugenoxyaxetic [Pt2Cl2(Aceug-1H)2] (H2). - Nghiên cứu tương tác của H2 với quinolin và một số dẫn xuất của nó như: 8-hidroxyquinolin, 2-metyl-8-hidroxyquinolin, 5,7-điclo-8-hidroxyquinolin. - Sử dụng phương pháp hóa lý và vật lý để xác định thành phần và cấu trúc của các phức chất thu được. - Thăm dò hoạt tính kháng tế bào ung thư của một số phức chất thu được.
  • 13. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 9 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. TÌNH HÌNH TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT CỦA PLATIN(II) CHỨA OLEFIN 1.1.1. Các phương pháp tổng hợp muối Zeise Phức chất bền đầu tiên của platin-olefin đã được dược sĩ William Christopher Zeise người Đan Mạch tổng hợp thành công vào năm 1827 và có công thức là K[PtCl3(C2H4].H2O, hiện nay được gọi với tên của ông đó là muối Zeise. Nhưng vì bản chất liên kết và cấu trúc của hợp chất này phức tạp cho nên nó đã bị quên lãng. Phải đến năm 1954, nhờ phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể người ta mới hiểu rõ được bản chất liên kết và cấu trúc của phức chất này. 1.1.1.1.Tổng hợp Zeise nhờ phản ứng giữa hợp chất của platin với ancol Muối Zeise được dược sĩ Zeise tổng hợp bằng cách đun sôi hỗn hợp KCl và PtCl4 trong etanol: KCl + PtCl4 + 2C2H5OH → K[PtCl3(C2H4)].H2O + CH3CHO + 2HCl Axit Zeise được tổng hợp bằng cách đun sôi 1 phần PtCl4 với 10 phần etanol (theo tỉ lệ khối lượng) [7]: PtCl4 + 2C2H5OH → H[PtCl3(C2H4)].H2O + CH3CHO + HCl hoặc khi đun sôi Na2[PtCl6] với etanol: Na2[PtCl6] + 2C2H5OH → H[PtCl3(C2H4)].H2O + CH3CHO + 2NaCl + HCl Axit Zeise còn được Brucce A.Ashby và cộng sự tổng hợp bằng cách đun sôi 1 phần H2[PtCl6] với 95 phần etanol (theo khối lượng) trong vòng 2 giờ [8]: H2[PtCl6] + 2C2H5OH → H[PtCl3(C2H4)].H2O + CH3CHO + 3HCl Bằng một phương pháp khác, muối Zeise còn được tổng hợp bằng cách đun sôi etanol với Na2[PtCl4] [9], [10]: Na2[PtCl4] + C2H5OH → Na[PtCl3(C2H4)].H2O + NaCl
  • 14. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 10 Cho axit Zeise hoặc muối Na[PtCl3(C2H4)].H2O tác dụng với dung dịch KCl thu được muối Zeise: H[PtCl3(C2H4)].H2O + KCl → K[PtCl3(C2H4)].H2O + HCl Na[PtCl3(C2H4)].H2O + KCl → K[PtCl3(C2H4)].H2O + NaCl 1.1.1.2. Tổng hợp Zeise nhờ phản ứng trực tiếp của platin(II) với etilen Axit Zeise được Karl Birnbuam tổng hợp bằng cách cho PtCl2 phản ứng trực tiếp với etylen [11]: PtCl2 + C2H4 + HCl + H2OP=6mmHg H[PtCl3(C2H4)].H2O Còn khi sục etilen vào dung dịch K2[PtCl4] chứa HCl 0,01M, phản ứng diễn ra chậm, nếu sử dụng xúc tác SnCl2 tốc độ phản ứng tăng 15 lần và cho hiệu suất khoảng 70% [9], [12]: K2[PtCl4] + C2H4 SnCl3 K[PtCl3(C2H4)] + KCl Phương pháp tổng hợp này còn được thực hiện trong dung môi D2O và áp suất cao trong 3 giờ [13]. 1.1.2. Tổng hợp phức chất dạng M[PtCl3(olefin)] Có hai phương pháp để tổng hợp phức chất mono dạng M[PtCl3 (olefin)]: * Tổng hợp phức chất M[PtCl3(olefin)] bằng phản ứng của Pt(IV) với ancol Theo [14] khi cho PtCl4 phản ứng với ancol amylic, thu được phức chất mono olefin chứa pent-1-en: PtCl4 + 2C5H11OH → H[PtCl3(C5H10)].H2O + C4H9CHO + HCl * Tổng hợp phức chất K[PtCl3(olefin)] bằng phản ứng thế olefin Khi cho dư olefin vào dung dịch muối Zeise thu được sản phẩm tương tự muối Zeise. Phản ứng xảy ra rất nhanh trong điều kiện êm dịu: K[PtCl3(C2H4)] + olefin → K[PtCl3(olefin)] + C2H4↑
  • 15. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 11 Các tác giả [14], [15] đã tổng hợp được phức chất chứa arylolefin thiên nhiên bằng cách cho muối Zeise tác dụng với arylolefin như safrol, metyleugenol với hiệu suất rất cao (khoảng 80 đến 90%). K[PtCl3(C2H4)] + arylolefin → K[PtCl3(arylolefin)] + C2H4 ↑ Các tác giả [16] đã tổng hợp được phức chất K[PtCl3(Aceug)] bằng cách cho muối Zeise tác dụng với axit eugenoxyaxetic(Aceug): K[PtCl3(C2H4)] + Aceug → K[PtCl3(Aceug)] + C2H4↑ Khi thay thế eten trong cầu phối trí của Zeise bằng olefin khác như safrol (Saf) thu được phức chất K[PtCl3(Saf)] bằng cách: Hòa tan muối Zeise trong etanol, sau đó cho từ từ safrol đã hòa tan trong etanol (theo tỉ lệ mol Zeise : safrol là 1 : 1,5) ở nhiệt độ 40 450 C [14], [17], [18]: K[PtCl3(C2H4)] + Saf → K[PtCl3(Saf)] + C2H4↑ Với metyleugenol (Meug) (Meug là 4-allyl-1,2- dimetoxibenzen) thu được K[PtCl3(Meug)] [17], [18], [19]: K[PtCl3(C2H4)] + Meug → K[PtCl3(Meug)] + C2H4↑ Tương tự, tác giả [20] điều chế được K[PtCl3(Meteug)] (Meteug = metyl eugenoxiacetate) và K[PtCl3(Eteug)] (Eteug = etyleugenoxiacetate). Để tổng hợp phức M[PtCl3(olefin)] từ phức hai nhân [PtCl2(olefin)]2. Jonhn R. Joy, Milton Orchin [21] cho 1,3-bis-(dodec-1- en)-2,4-dicloro-µ-diclorodiplatin hòa tan trong dung dịch axit clohidric, sau đó cho X-C6H4-C2H3 (X: H, 4-CH3, 3-CH3O, 4-CH3O, 4- NO2, 3-Cl) vào hỗn hợp sẽ thu được sản phẩm thế dodec-1-en: [PtCl2(C12H24)]2 + 2HCl → 2H+ + 2[PtCl3(C12H24)]- [PtCl3(C12H24)]- + X-C6H4-C2H3 → [PtCl3(X-C6H4CH=CH2)]- + C12H24
  • 16. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 12 1.1.3. Tổng hợp phức chất [PtX2(Am)(olefin)] a) Tổng hợp phức chất trans-[PtCl2(Am)(olefin)] * Từ muối Zeise hoặc K[PtCl3(olefin)] và amin Phương trình tổng hợp phức chất trans-[PtCl2(Am)(olefin)] như sau: K[PtCl3(olefin)] +Am → trans-[PtCl2(olefin)(Am)] + KCl Năm 1974, các tác giả [22] tổng hợp được phức chất dạng trans-[PtCl2(olefin)(L)] với L là quinolin và pyriđin. Gần đây nhóm nghiên cứu về phức chất platin của ĐHSP Hà Nội đã tổng hợp được phức chất dạng trans-[PtCl2(Am)(olefin)] với olefin là metyl eugenol, axit eugenoxyaxetic, etyl eugenoxyaxetat; amin là quinolin, 2-metylquinolin [20], [23], [24]. * Từ phức hai nhân [PtCl2(olefin)]2 và amin. Partenheimer tổng hợp dãy phức chất trans- [PtCl2(olefin)(C5H5N)] theo phương trình phản ứng sau [25]: [PtCl2(olefin)2]2 +2C5H5N C H C l 3 2 trans-[PtCl2(olefin)(C5H5N)] * Từ phức chất trans-[PtCl2(olefin)(Am)] và olefin khác. Phương trình phản ứng tổng quát của phản ứng này như sau: trans-[PtCl2(olefin A)(Am)] +olefinB trans-[PtCl2(olefinB)(Am)] +olefin A Stephen S.Hupp và cộng sự đã tổng hợp được dãy phức chất trans-[PtCl2(RCH=CH2)(p-NH2C6H4Z)] trong dung môi axeton: trans-[PtCl2(C2H4)(p-NH2C6H4Z)]+olefin→trans-[PtCl2(olefin)(p- NH2C6H4Z)]+ C2H4↑ b) Tổng hợp phức chất cis-[PtCl2(Am)(olefin)] Tác giả Nguyễn Thị Thanh Chi [14], [26] khi cho phức chất K[PtCl3(Am)] (Am = Piperidin, anilin, o-toluidin) phản ứng với safrol trong hỗn hợp dung môi etanol-nước đã thu được phức chất dạng cis-K[PtCl2(safrol)(Am)]:
  • 17. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 13 K[PtCl3(Am)] + safrol → [PtCl2(Am)(safrol)] + KCl Bằng phương pháp khá đơn giản khác tác giả Gloria và cộng sự [27] khi đi từ cis-[PtCl2(C2H4)(Am* )] (Am* =PhCH(NH2)CH3) cho tác dụng với olefin CH2=CHR* (R* = (R1)(R2)(RO)C(CH2)n với n = 0 hoặc 1 ; R = H hoặc Me ; R1 = Ph, But ; R2 = Me, Pri ) theo phương trình phản ứng sau : Tác giả cho rằng sản phẩm là hỗn hợp của hai đồng phân đối ảnh, được mô tả trong hình 1.1. Hình 1.1. Đồng phân đối ảnh của cis-[PtCl2(C2H3R* )(Am*)] Tác giả [28] đã điều chế và nghiên cứu một loạt phức chất cis theo sơ đồ sau : Am* và R* đã được mô tả ở [27]. Trong công trình tác giả còn thay olefin CH2=CHR* bằng (Me)(R)C=CHPh (R = But, Et), (R)(R1)CHOCH=CH2 (R = Me, But ; R1 = Me, Ph)…
  • 18. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 14 1.1.4. Tổng hợp phức chất hai nhân dạng [Pt2Cl2(olefin-1H)2] Phức chất [PtCl(Saf-1H)]2 đã được các tác giả [23] tổng hợp tại khoa Hóa học – trường ĐHSP Hà Nội bằng cách cho K[PtCl3(Saf)] trong dung môi etanol – nước tỉ lệ 1 : 10 về thể tích hoặc 1 : 2 về thể tích đồng thời sử dụng tác nhân AgNO3. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: Theo [24], [29] từ phức chất K[PtCl3(Meug)] với Meug là metyleugenol bằng các tác nhân đimetylamin, AgNO3, NaHCO3, Na2CO3 tác giả đã tổng hợp được phức chất hai nhân [Pt2Cl2(Meug-1H)2], ở đó Meug thể hiện dung lượng phối trí 2. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ: Khi thay olefin là safrol (Saf), tác giả [23] cũng tổng hợp được phức chất khép vòng hai nhân tương tự [24], [29]. Tác giả tiến hành phản ứng của K[PtCl3(Saf)] trong dung môi etanol-nước tỉ lệ 1 : 10 về thể tích hoặc trong dung môi etanol-nước tỉ lệ 1 : 2 về thể tích đồng thời sử dụng tác nhân AgNO3...thu được sản phẩm có công thức [Pt2Cl2(Saf-1H)2] theo sơ đồ:
  • 19. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 15 Các tác giả [20], [30] đã tổng hợp được phức chất khép vòng hai nhân, trong đó Pt(II) không chỉ liên kết với nối đôi C=C của olefin mà còn liên kết với nguyên tử C của vòng benzen. Ở đây đã xảy ra quá trình tách một nguyên tử H của vòng benzen, liên kết C-H thơm đã được hoạt hóa bởi Pt(II). Ví dụ với phức K[PtCl3(Ankeug)] (Ank = -CH3, -C2H5, -CH2CH2CH3): Các tác giả cho rằng chính Pt(II) đã tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng đeproton hóa. Cơ chế của quá trình tạo phức chất hai nhân này được được mô tả ở hình 1.2.
  • 20. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 16 Hình 1.2: Cơ chế tạo thành phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Eteug-1H)2] Gần đây, đi từ phức chất K[PtCl3(Eug)] (Eug: eugenol) tác giả [31], [32] cũng đã tổng hợp được phức chất khép vòng hai nhân có công thức [Pt2Cl2(Eug-1H)2]. 1.1.5. Tổng hợp phức chất khép vòng của platin (II) a) Tổng hợp phức chất khép vòng của platin (II) chứa arylolefin và amin Khi cho phức chất K[PtCl3(Saf)] tác dụng với piperiđin (Pip), tác giả [14] không thu được phức chất [PtCl2(Saf)(Pip)] (trong đó platin chỉ phối trí với safrol qua liên kết C=C của nhánh allyl), mà sản phẩm là [PtCl(Saf-1H)(Pip)] (trong đó safrol tách 1 nguyên tử H và phối trí với platin qua nối đôi C=C của nhánh allyl và nguyên tử C5) với hiệu suất rất là thấp, khoảng 20% [13].
  • 21. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 17 Điều đáng chú ý là safrol lúc đầu chỉ có dung lượng phối trí 1 nhưng sản phẩm phản ứng lại có dung lượng phối trí 2. Khi cho phức chất K[PtCl3(olefin)] với olefin là safrol, Ankeug, eugenol tác dụng với 8-hiđroxyquinolin, axit quinaldic, etilendiamin các tác giả [31], [33] thu được sản phẩm phức khép vòng trong đó amin thể hiện dung lượng phối trí 2. Đặc biệt, khi cho Aceug tác dụng với muối Zeise trong dung môi n-butanol ở nhiệt độ 75 ÷ 800 C, các tác giả [20] không thu được K[PtCl3 (Aceug)] mà lại thu được phức chất đơn nhân khép vòng. Trong đó, phối tử Aceug vừa bị este hóa vừa thể hiện dung lượng phối trí 2. Theo [20], [23], [24] khi cho các amin (Am): piperidin, piridin, anilin, đimeylamin, metylamin, đietylamin... tác dụng với phức chất khép vòng 2 nhân thu được sản phẩm đơn nhân khép vòng. Ví dụ cho phức chất khép vòng 2 nhân của axit eugenoxyaxetic và ankyleugenoxyaxetat tác dụng với amin, phản ứng xảy ra theo sơ đồ:
  • 22. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 18 Với R là : H, CH3, C2H5. b) Tổng hợp phức chất Pt(II) chứa các phối tử khép vòng khác Tác giả [34] tổng hợp được một số phức chất phức tạp theo sơ đồ sau: Các tác giả [35] khi cho các phức chất cation của Pt(II) dạng (1) tác dụng với KOH trong dung môi metanol, phản ứng trong khoảng 15 phút thì
  • 23. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 19 thu được sản phẩm dạng (2), hiệu suất của phản ứng đạt tới 78- 80% theo sơ đồ: (R = H, CH3, C6H5, CH2OH, C(O)Me, CO2Me). Richard [9] thực hiện phản ứng trao đổi eten, E, trong cầu phối trí bằng một eten, E* xảy ra qua giai đoạn trung gian hình thành phức hoạt động dạng lưỡng tháp tam giác, được mô tả như sau: Cơ chế của phản ứng ion Zeise ([PtCl3(C2H4)]- ) để tạo ra N- trans-[PtCl(Ala)-(C2H4)] theo tác giả [36] xảy ra theo 2 giai đoạn: Trước tiên nhóm amin của aminoaxit ngay lập tức phản ứng ở vị trí trans để tạo ra sản phẩm (I), tiếp theo do hiệu ứng đóng vòng mà nhóm cacboxilat sẽ tham gia tạo phức để tạo ra sản phẩm (II). Tác giả đưa ra cơ chế cho phản ứng này như sau:
  • 24. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 20 Nếu chất đầu dùng là [PtCl2(C2H4)]2 thì cơ chế xảy ra là: Tác giả [37] dự kiến cơ chế tách hidro của nhóm metyl trong phản ứng của phức chất [Pt( -Cl)Cl(PR3)]2 (R = Et, Ph, (p-toluidin) với 8-metylquinolin (mq) như ở hình 1.3. Hình 1.3. Cơ chế tách hidro của 8-metylquinolin trong phức Pt(II) 1.1.6. Hoạt tính kháng tế bào ung thư của phức chất Pt(II) Platin và hợp chất của nó được biết đến với nhiều ứng dụng thực tiễn
  • 25. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 21 như xúc tác, điện cực,… nhưng điều quan trọng hơn cả đó là phức chất của Pt(II) được sử dụng rộng rãi trong quá trình điều trị hàng loạt bệnh ung thư. Các nhà khoa học đã chỉ ra cơ chế hoạt động của các thuốc platin như sau: khi thâm nhập vào tế bào ung thư, một hoặc hai phối tử sẽ “ra đi’’ để Pt(II) liên kết chặt chẽ với nitơ của bazơ Guanin trong ADN tạo liên kết chéo giữa hai chuỗi ADN hoặc các liên kết ngang giữa các bazơ nitơ gần nhau, từ đó ngăn cản hoạt động sao chép của ADN (hình 1.4). Hình 1.4: Cơ chế gây độc tính cho các tế bào ung thư của Cisplatin Cho đến nay đã có ba thế hệ thuốc với hoạt chất là phức chất của platin(II) được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong việc điều trị nhiều bệnh ung thư khác nhau ở người với tên thương phẩm là Cisplatin, Cacboplatin và Oxaliplatin. Hình 1.5: Cấu trúc của một số phức chất platin có hoạt tính ức chế tế bào ung thư cao. Cis-[Pt(NH3)2Cl2] với tên thương phẩm là Cisplatin hay còn gọi là Platinol được biết đến với công dụng điều trị ung thư ở nhiều bộ phận khác
  • 26. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 22 nhau như: buồng trứng, tinh hoàn, cổ, màng tử cung, vòm họng, mũi, thực quản, dạ dày, bàng quang, phổi, xương... Tuy nhiên, nhược điểm của Cisplatin là dễ gây thương tổn chức năng thận, thương tổn thính giác, suy tủy xương, mất nước và gây cảm giác buồn nôn. Thế hệ thứ hai sau Cisplatin là Cacboplatin cho hiệu quả tương tự nhưng làm giảm tác dụng phụ độc hại đặc biệt là loại bỏ các hiệu ứng độc thận, buồn nôn và dễ dàng kiểm soát hơn. Hạn chế của Cacboplatin đó là chỉ hoạt động trong phạm vi tế bào ung thư như Cisplatin và ức chế tủy làm cho các tế bào máu và sản lượng tiểu cầu của tủy xương trong cơ thể giảm, đôi khi thấp hơn 10% so với mức độ sản xuất thông thường. Oxaliplatin là thế hệ thuốc thứ ba được ứng dụng trong điều trị ung thư có độc tính ít hơn Cisplatin và Cacboplatin trên tai và thận. Tuy vậy, Oxaliplatin vẫn còn một số tác dụng phụ như gây nôn, làm giảm nồng độ kali và bạch cầu trung tính trong máu dẫn đến mệt mỏi khi điều trị kéo dài. Sau ba thập kỷ thống trị của Cisplatin, Cacboplatin, Oxaliplatin trong điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, các nhà khoa học cũng như bác sĩ nhận thấy nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng tới thận, gây rụng tóc, gây buồn nôn và biếng ăn…. Do đó việc tìm ra các loại thuốc mới ứng dụng trong chữa trị ung thư với độc tính thấp, hoạt tính cao đang là xu hướng nghiên cứu trên toàn thế giới. Hiện nay, xuất phát từ các tiền chất là phức chất của platin với nhiều ưu điểm vượt trội, các nhà khoa học đã và đang tích cực tiến hành tổng hợp các phức chất mới có chứa phối tử là các hợp chất thiên nhiên với hy vọng sẽ thu được các sản phẩm như mong muốn để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh. Ở Việt Nam, cây hương nhu cho hàm lượng lớn tinh dầu chứa olefin thiên nhiên là eugenol có tác dụng để chữa cảm lạnh, chữa vết thương và chống bệnh thấp khớp. Do vậy, eugenol và dẫn xuất của nó đã được nghiên cứu đưa vào cầu phối trí của platin(II) với hy vọng có thể thu được phức chất có hoạt tính sinh học cao. Trong những năm gần đây, nhóm phức chất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc, tính chất nhiều loại phức chất
  • 27. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 23 của Pt(II) mà phối tử là các olefin và amin. Điều đáng chú ý là nhiều phức chất tổng hợp được đã được các tác giả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư in vitro trên các dòng tế bào ung thư ở người như: ung thư vú (MCF7), ung thư gan (Hep-G2), ung thư phổi (Lu), ung thư biểu mô (KB) với kết quả rất khả quan. Một số kết quả hoạt tính kháng tế bào ung thư ở người của một số phức chất Pt(II) có chứa amin và arylolefin được thống kê trong bảng 1.1 [6], [38]. Bảng 1.1: Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư ở người của một số phức chất Pt(II) có chứa amin và arylolefin Giá trị IC50 ( m/ml) Phức chất KB Lu MCF7 [Pt(Saf-1H)(8-OQ) 0,91 0,92 0,87 [PtCl(Meug)(8-OQ)] 0,77 4,52 5,00 [Pt(Eug-1H)(2-MeOQ)] 2,96 2,09 10,75 [Pt(Eteug-1H)(8-OQ)] 0,54 1,14 0,98 [PtCl(Aceug)(C9H6ON)] 2,38 0,99 0,80 Kết quả trên cho thấy, các phức chất của Pt(II) chứa 8-hyđroxyquinolin và dẫn xuất của nó đều cho sản phẩm có hoạt tính ức chế tế bào ung thư cao, có khả năng ứng dụng trong y học hiện nay. Do đó, chúng tôi chọn axit eugenoxyaxetic và dẫn xuất của quinolin làm đối tượng nghiên cứu với hy vọng thu được các phức chất có hoạt tính sinh học tốt, ít độc và là nguồn nguyên liệu để sàng lọc phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn. 1.2. BẢN CHẤT LIÊN KẾT VÀ TÍNH CHẤT PHỔ CỦA CÁC PHỨC CHẤT PLATIN(II) – OLEFIN 1.2.1. Bản chất liên kết platin-olefin Năm 1827, sau khi tổng hợp được muối Zeise và các phức chất platin-
  • 28. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 24 olefin đơn giản , có nhiều câu hỏi được đặt ra đó là platin và olefin đã liên kết với nhau như thế nào? Kiểu cấu trúc nào là phù hợp nhất cho các phức chất kiểu này? Câu trả lời đúng được đưa ra sau khi Chatt và Duncanson mở rộng những khái niệm của Dawar dựa trên thuyết obitan phân tử và tính toán lượng tử cho vấn đề liên kết trong phức chất kim loại cùng với các chứng cứ về phổ: trên phổ IR của anion Zeise không xuất hiện vân hấp thụ của nhóm C=C trong etilen điều đó cho thấy, etilen phải phối trí đối xứng với platin, tức là sự phối trí vẫn bảo toàn tính đối xứng của liên kết C=C. Cấu trúc của muối Zeise được chỉ ra ở hình 1.6a. Hình 1.6: Cấu trúc của muối Zeise a) Mặt phẳng C2H4 vuông góc với hướng liên kết; (b) Độ dài liên kết Theo [14], Chatt và Duncanson đã giả định phức chất của platin- olefin không chứa liên kết định chỗ Pt-C mà do 2 thành phần độc lập: - Obitan phân tử π liên kết của olefin xen phủ với obitan lai hóa dsp2 chưa bị chiếm của platin tạo ra liên kết σ (liên kết cho nhận thuận) (hình 1.7a). - Platin(II) dùng obitan 5d đã chứa một cặp electron xen phủ với obitan phân tử π* phản liên kết trống của olefin tạo liên kết π (liên kết cho nhận ngược) (hình 1.7b). Hình1.7 : Liên kết σ (a) và liên kết π (b) giữa Pt-C2H4
  • 29. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 25 Sự dịch chuyển electron từ obitan π liên kết đến obitan σ của kim loại, cũng như sự tăng mật độ electron của obitan π* phản liên kết sẽ làm yếu liên kết π trong anken. Trong tất cả các trường hợp (trừ anion muối Zeise) người ta đều thấy có sự tăng rõ rệt độ dài liên kết C=C. Nghiên cứu cũng cho thấy, liên kết cho nhận ngược quan trọng hơn đối với độ bền của phức chất và olefin càng cồng kềnh thì liên kết cho nhận ngược này càng bền. 1.2.2. Tính chất phổ của phức chất platin (II) chứa olefin và amin 1.2.2.1. Phổ hồng ngoại Theo [14], trên phổ IR và Raman của muối Zeise và phức chất [Pt(C2H4)Cl2]2 cho thấy, vân hấp thụ cường độ yếu ở cùng gần 1520cm-1 là dao động hóa trị của liên kết C=C, giá trị này rất gần với υCH trong etilen tự do và vân hấp thụ yếu ở vùng gần 400 cm-1 là kiểu dao động hóa trị của liên kết Pt-(C2H4). Cũng theo [14], khi Pradilla-Sorzanovà Fackler nghiên cứu phổ IR của phức chất K[Pt(C2H4)Cl3].H2O ở vùng 3500 ÷ 70cm-1 đã chỉ ra rằng vân hấp thụ ở 491 cm-1 trước đó quy cho dao động kiểu con lắc của H2O kết tinh lại chính là dao động hóa trị Pt-(C=C). Hai vân hấp thụ ở vùng 400 ÷ 375 cm-1 và 494 ÷ 467 cm-1 trên phổ IR của các phức chất kiểu K[Pt(olefin)Cl3] và trans-[PtCl(olefin)L], (với olefin là: etilen, propilen, trans-2 buten và stiren, L= amoniac, pyriđin và pyriđin có nhóm thế) được quy kết là dao động hóa trị của liên kết Pt-(C2H4). Khi nghiên cứu phổ IR của phức chất platin(II) với các phối tử arylolefin thiên nhiên và amin, các tác giả [15], [16], [29] đã chỉ ra các dao động đặc trưng của các nhóm nguyên tử trong phức chất như sau: * Dao động của các nhóm ở vùng nhóm chức (1500 ÷ 4000 cm-1 ) Dao động ở vùng tần số từ 3100 ÷ 3250 cm-1 ứng với dao động hóa trị của nhóm –NH. Tần số này nhỏ hơn so với N-H ở amin tự do (3300 ÷ 3400 cm-1 ). Điều này thể hiện sự tạo phức của amin với nguyên tử platin qua
  • 30. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 26 nguyên tử nitơ. Amin có bao nhiêu liên kết N-H thì sẽ xuất hiện bấy nhiêu dao động trong vùng tần số này. Dao động ở vùng tần số từ 3020 ÷ 3075cm-1 ứng với dao động hóa trị của nhóm CH không no (CH ở nhánh allyl và trong vòng thơm). Dao động này thường có cường độ nhỏ, trong một số trường hợp còn không quan sát thấy do sự che lấp của vân ứng với dao động của nhóm CH no hoặc NH. Dao động ở vùng tần số 2840 ÷ 3000 cm- 1 ứng với dao động hóa trị của nhóm CH no. Vân phổ này thường có cường độ mạnh hoặc trung bình. Trong vùng 1500 ÷ 1620 cm-1 có nhiều vân phổ cường độ từ yếu, trung bình đến mạnh được quy cho các dao động hóa trị C=C thơm, C- N và dao động biến dạng NH. Nhưng việc quy kết rạch ròi nguồn gốc từng vân phổ là rất khó. Tuy vậy, việc không xuất hiện vân dao động ở tần số khoảng 1620 ÷1670 cm-1 ( C=C tự do) chứng tỏ, phối tử arylolefin đã tham gia tạo phức với platin(II) qua liên kết đôi C=C ở nhánh allyl. * Dao động của các nhóm ở vùng dưới 1500 cm-1 : Dao động ở vùng tần số 1420 ÷1460 cm-1 ứng với dao động biến dạng của nhóm CH2 trong các amin no cũng như olefin. Dao động hóa trị của liên kết đơn C-C trên phổ IR của các hợp chất hữu cơ thường không đặc trưng, tần số thay đổi do tương tác dao động mạnh của mạch cacbon. Dao động của C-C, C-O được thể hiện bằng một vài vân phổ ở 1000 ÷ 1230 cm-1 . Dao động biến dạng ngoài mặt phẳng của CH thơm nằm trong vùng 670÷ 900 cm-1 .Dao động ở vùng 430 ÷ 560 cm-1 thường đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết Pt-N, Pt-O, Pt-C. Các vân thuộc vùng 444 ÷ 505 cm- 1 là các vân đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết Pt-(C=C). Tuy nhiên, trên phổ IR tín hiệu này yếu, không rõ ràng.
  • 31. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 27 1.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân đã giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu cấu trúc các chất. Phương pháp này cũng đã cung cấp nhiều tư liệu về bản chất của liên kết platin-olefin. Tác giả [5] đã qui kết tín hiệu proton của Aceug, [PtCl(Aceug-1H)]2 và [Pt2Cl2(Aceug-1H)2] (H2) khi nghiên cứu phổ cộng hưởng từ hạt nhân của phức chất khép vòng platin(II) chứa axit eugenoxyaxetic. Kết quả qui kết các tín hiệu được tổng hợp trong bảng 1.2. Bảng 1.2. Tín hiệu 1 H NMR của Aceug tự do và một số phức chất khép vòng của platin(II) chứa axit eugenoxyaxetic Chất H3 H5 H6 H7a H7b H8a H8b H9 H10cis H10trans OH 6,80 d 6,67 d 6,78 d 4,60 s 3,76 s 3,29 d; 3 J 7,0 5,92 m 5,03 m 5,06 m - Aceug4 J2,0 3 J 8,0 3 J 8,0 1 6,73 6,76 s 2,78 d; 3,07 5,08 m 3,92 d; 3 J 2 J 16,5 ov 12,0 sov - ov 4,48 s 3,69 s 3JPtH 2JPtH 70 4,31 br - 2JPtH 73 105 2 5,98 6,58 s 2,93 d; 3,64 3,96 m 3,04 d; 3 J 12,6 - 4,19 s 3,53 s 2J 12,0 3,66 ov 12,0 7 s 3JPtH 88 ov 2JPtH 71 2JPtH 74 br Chú thích: 1: [PtCl(Aceug-1H)]2; 2: [Pt(Aceug-1H)(C9H6NCOO)]
  • 32. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 28 Thông qua việc phân tích tỉ mỉ phổ 1 H NMR của Aceug và phức chất khép vòng của platin(II) chứa axit eugenoxyaxetic các tác giả đã chỉ ra bản chất liên kết và dấu hiệu tạo phức của Pt(II) với các Aceug [5]. Dựa vào việc so sánh các tín hiệu cộng hưởng proton trong các phức chất trên đã cho thấy hình dạng, vị trí vân phổ và hằng số tách của chúng khá giống nhau, do vậy chúng tôi có thể dựa vào các dữ liệu phổ này để qui kết tín hiệu cộng hưởng proton của Aceug trong các phức chất nghiên cứu. 1.3. TÍNH CHẤT CÁC PHỐI TỬ NGHIÊN CỨU 1.3.1. Tính chất của axit eugenoxyaxetic Axit eugenoxyaxetic - một dẫn xuất của eugenol (thành phần chính của tinh dầu hương nhu) được biết đến là một arylolefin có hoạt tính sinh học và được sử dụng làm chất bảo quản trong công nghiệp [5]. Công thức phân tử: C12H14O4. Công thức cấu tạo: Tên hệ thống: Axit (4-allyl-2-metoxy-phenoxy) axetic. Tên thông thường: Axit eugenoxyaxetic (được viết tắt là Aceug). Ở điều kiện thường Aceug là chất rắn, tinh thể hình khối, màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 100-100,50 C, tan rất ít trong nước và tan tốt trong rượu. Dựa vào những vấn đề đã phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng Aceug có thể phối trí với Pt(II) qua liên kết C=Canken của nhóm allyl như các arylolefin khác. Điều này đã được khẳng định trong nghiên cứu của tác giả
  • 33. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 29 [30], [39] khi tác giả cho muối Zeise tương tác với Aceug trong dung môi metanol, etanol, propan-1-ol, propan-2-ol, butan-1-ol. 1.3.2. Tính chất của các amin dùng làm phối tử Cấu tạo và tính chất của các amin dùng làm phối tử được trình bày trong bảng 1.3. Bảng 1.3: Tính chất của các amin làm phối tử Tên Công thức Tính tan ( Kí hiệu) cấu tạo nước etanol axeton Quinolin Không Tốt Tốt (Q) 8-hidroxyquinolin (QOH) 2-metyl-8- hidroxylquinolin (MeQOH) 5,7-diclo-8- hidroxylquinolin (ClQOH) OH N OH Cl N Tan Tốt Tốt Không Tốt Tốt Không Tốt Tốt Cl
  • 34. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 30 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số hóa chất và thiết bị nghiên cứu như sau: Bảng 2: Một số hóa chất và nguồn gốc xuất xứ STT Tên hóa chất Nguồn gốc xuất xứ 1 Axeton Công nghiệp, Việt Nam 2 Cloroform Công nghiệp, Trung Quốc 3 Etanol 96o , propan-1ol Công nghiệp, Trung Quốc 4 Nước cất Phòng thí nghiệm 5 Platin vụn Nga 6 Tinh dầu hương nhu trắng Công nghiệp, Việt Nam 7 Quinolin Sigma – Alrich 8 8-hidroxyquinolin Sigma – Alrich 9 2-metyl-8-hidroxyquinolin Sigma – Alrich 10 5,7-diclo-8-hidroxyquinolin Sigma – Alrich 11 (N2H4)2SO4 Công nghiệp, Việt Nam 12 HCl 36%, H2SO4 98%, HNO3 Công nghiệp, Việt Nam 65% 13 NaCl, KCl, KOH, Na2CO3 Công nghiệp, Việt Nam
  • 35. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 31 Thiết bị nghiên cứu bao gồm: - Tủ sấy Memmert - Tủ hốt - Cân điện tử Sartorius BP 20015 - Bếp điện - Máy khuấy từ - Lò nung - Máy lọc hút chân không - Các dụng cụ khác: cốc, bình cầu, ống đong, pipet, phễu lọc, bầu lọc, chén thạch anh, cối sứ, chày sứ, nhiệt kế, sinh hàn, con từ… Các phức chất nghiên cứu được chúng tôi tổng hợp theo sơ đồ sau: Hình 2: Sơ đồ nghiên cứu tổng hợp các phức chất 2.1. TỔNG HỢP CÁC PHỨC CHẤT NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng hợp các phức chất đầu Các chất đầu gồm Na2PtCl6, K[PtCl3(C2H4)].H2O, axit eugeunoxyaxetic (Aceug), phức chất mono K[PtCl3(Aceug)].2H2O (H1) và hai nhân [PtCl(Aceug-1H)]2 (H2) được tổng hợp dựa theo phương pháp mô tả trong [14], [20].
  • 36. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 32 2.1.1.1. Tổng hợp natri hexacloroplatinat (IV): Na2[PtCl6].6H2O Phương trình phản ứng: 3Pt + 18HCl + 4HNO3 3H2[PtCl6] + 4NO↑ + 8 H2O H2[PtCl6] + 2NaClNa2[PtCl6] + 2HCl Cách tiến hành: Hòa tan 10 gam Pt (đã được cắt vụn thành các mẩu nhỏ) bằng hỗn hợp gồm 40 ml HCl đặc và 10 ml HNO3 đặc trong hệ thống sinh hàn. Đun nhẹ hỗn hợp phản ứng đến khi Pt tan hết. Cô nhẹ dung dịch thu được trên bếp cách thủy để đuổi hết HCl và HNO3. Dung dịch H2[PtCl6] thu được ở trên được cho phản ứng với dung dịch NaCl (tỷ lệ 1g H2[PtCl6] : 0,28 g NaCl). Cô nhẹ hỗn hợp phản ứng đến khi bắt đầu xuất hiện tinh thể. Làm lạnh, lọc thu được những tinh thể dạng bản mỏng, màu da cam sáng. Rửa tinh thể sản phẩm bằng một lượng nhỏ rượu rồi làm khô trong không khí. Nước lọc tiếp tục được cô cạn để thu lấy sản phẩm như trên. Muối Na2[PtCl6] kết tinh với 6 phân tử nước Na2[PtCl6].6H2O, được làm khô sơ bộ trong bình hút ẩm, sau đó được sấy ở 70 ÷ 80o C trong 6 giờ, rồi tiếp tục được sấy ở 110 ÷ 120o C trong 5 giờ cho đến khối lượng chất không đổi. Hiệu suất quá trình là 85%. 2.1.1.2. Tổng hợp muối Zeise: K[PtCl3(C2H4)].H2O Phương trình phản ứng: Cách tiến hành: Hỗn hợp phản ứng gồm Na2[PtCl6] và rượu etylic 96o (10 g Na2[PtCl6] : 100 ml C2H5OH) được đun sôi trong bình cầu có gắn hệ thống sinh hàn trong thời gian 8 ÷ 10h. Lọc tách NaCl ra khỏi dung dịch thu được, thêm vào dung dịch một lượng dung dịch bão hoà KCl ở nhiệt độ 70 ÷ 80o C (1g Na2[PtCl6] : 0,21g KCl). Nếu trong dung dịch còn dư Na2[PtCl6] thì sau khi thêm KCl, K2[PtCl6] sẽ được sinh ra. Trong trường hợp này cần đun
  • 37. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 33 nóng hỗn hợp ở 40 ÷ 45o C khoảng 5 phút, làm lạnh rồi lọc tách kết tủa K2[PtCl6]. Cho 1 ÷ 2 giọt axit HCl vào dung dịch thu được sau khi lọc ở trên. Cô nhẹ dung dịch trên bếp cách thuỷ ở nhiệt độ 50 ÷ 55o C đến khi bắt đầu xuất hiện tinh thể. Làm lạnh dung dịch thu được tinh thể muối Zeise màu vàng nhạt, hình kim. Nếu dung dịch còn lại sánh thì nhỏ thêm từ từ dd KCl bão hòa để thu tiếp muối Zeise. Hiệu suất quá trình đạt 75%. 2.1.1.3. Tổng hợp axit eugenoxyaxetic Phương trình phản ứng: CH3OC6H3(C3H5)OH + ClCH2COOH + Na2CO3 CH3OC6H3(C3H5)OCH2COONa + NaCl + H2O + CO2 (2) CH3OC6H3(C3H5)OCH2COONa + HCl CH3OC6H3(C3H5)OCH2COOH + NaCl Cách tiến hành: Lấy 25 ml tinh dầu hương nhu vào cốc, thêm 8g NaOH đã hòa tan trong 20ml nước, khuấy đều, được dung dịch (1). Lấy 9,5g axit monocloaxetic hòa tan trong 20 ml nước, thêm dần Na2CO3, khuấy đếu tới khi ngừng thoát ra bọt khí, được dung dịch (2). Trộn dung dịch (2) vào dung dịch (1), đun trên bếp khuấy từ, duy trì nhiệt độ 90 o C trong 3 giờ. Chuyển hỗn hợp thu được sang cốc 1000 ml, thêm nước đá và dung dịch HCl đặc tới môi trường axit được chất rắn màu vàng nhạt, lọc thu kết tủa. Đem kết tủa này kết tinh lại 3 lần trong nước sau đó kết tinh lại trong benzen thu được tinh thể Aceug màu trắng, hình kim. 2.1.1.4. Tổng hợp phức chất K[PtCl3(Aceug)].2H2O Phương trình phản ứng: K[PtCl3(C2H4)] + Aceug K[PtCl3(Aceug)] + C2H4 Cách tiến hành: Hòa tan bão hòa 0,368g Zeise trong dung môi axeton.
  • 38. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 34 Hòa tan bão hòa 0,355g axit eugenoxyaxetic trong dung môi axeton. Cho nhanh dung dịch phối tử vào dung dịch muối Zeise, khuấy nhẹ hỗn hợp phản ứng. Nhiệt độ phản ứng giữ ở 40 450 C trong nồi cách thủy, ngay lập tức từ dung dịch thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Sau 4h thì dừng phản ứng, để hỗn hợp phản ứng nguội tới nhiệt độ phòng rồi làm lạnh. Lọc thu kết tủa, rửa sản phẩm nhiều lần bằng ancol etylic lạnh và đietyl ete. Sản phẩm được kết tinh lại trong dung môi ancol etylic : nước = 1 ÷ 1, thu được tinh thể màu vàng, hình trụ. Kí hiệu sản phẩm là H1. Hiệu suất phản ứng đạt 93 %. 2.1.1.5. Tổng hợp phức chất [PtCl(Aceug-1H)]2.2H2O Phương trình phản ứng: 2K[PtCl3(Aceug)] [PtCl(Aceug-1H)]2 + 2KCl + 2HCl Cách tiến hành: Hòa tan H1 (6,04 gam; 10,0 mmol) trong 50 ml acetone - nước (1 : 1, v/v), lọc lấy dung dịch sạch. Thêm nước cất để đạt tỉ lệ tỉ lệ thể tích acetone - nước là 1 : 10, dung dịch đục ngay. Khuấy hỗn hợp ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ, sau đó nâng lên 60 o C trong khoảng 5 giờ. Để nguội đến nhiệt độ phòng rồi lọc, rửa kết tủa bằng nước, acetone đến khi nước rửa không màu. Nước lọc tiếp tục khuấy ở 60 o C, nước rửa cho bay hết hơi acetone thu được chất bột, rửa chất bột bằng acetone rồi lọc thu sản phẩm. Sản phẩm thu được dạng bột, màu vàng chanh, tan tốt trong chloroform, dichlomethane, acetonitrile, DMSO, DMF. Kí hiệu sản phẩm là H2. Hiệu suất phản ứng đạt 70 %. 2.1.2. Tổng hợp các phức chất chứa Aceug khép vòng và dẫn xuất của quinolin 2.1.2.1. Tổng hợp phức chất [PtCl(Aceug- 1H)(C9H7N)] Phương trình phản ứng: [PtCl(Aceug-1H)]2 + 2C9H7N 2[PtCl(Aceug-1H)(C9H7N)]
  • 39. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 35 Cách tiến hành: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,06 ml quinolin (0,5 mmol) trong 4 ml axeton vào hỗn hợp chứa 188 mg H2 (0,2 mmol) trong 4 ml axeton thấy H2 tan dần. Khuấy ở nhiệt độ phòng, sau 2 giờ lọc thu dung dịch sạch, cho bay hơi chậm thu được chất rắn màu trắng ngà. Kết tinh lại sản phẩm trong axeton - etanol theo tỉ lệ 2 : 1 về thể tích, thu được tinh thể hình khối, màu trắng ngà, rửa tinh thể bằng etanol lạnh. Sản phẩm tan trong clorofom và axeton, không tan trong nước và etanol. Kí hiệu sản phẩm là H3. Hiệu suất phản ứng đạt 85 %. 2.1.2.2. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C9H6NO)] Phương trình phản ứng: [PtCl(Aceug-1H)]2 + 2HOC9H6N 2[Pt(Aceug-1H)(C9H6NO)] + 2HCl Cách tiến hành: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 58 mg 8-hidroxiquinolin (0,4 mmol) hòa tan trong 2 ml axeton vào hỗn hợp chứa 198 mg H2 (0,2 mmol) trong 10 ml hỗn hợp axeton : nước theo tỉ lệ 2 : 3 về thể tích, thấy H2 tan dần, dung dịch có màu vàng. Khuấy hỗn hợp ở nhiệt độ phòng, sau 30 phút xuất hiện kết tủa vàng tươi. Khuấy thêm 2 giờ, lọc thu kết tủa, rửa bằng HCl loãng, nước cất. Kết tinh lại sản phẩm trong axeton - etanol theo tỉ lệ 3 : 2 về thể tích, thu được bột màu vàng. Sản phẩm tan trong axeton và clorofom, không tan trong nước và etanol. Kí hiệu sản phẩm là H4. Hiệu suất phản ứng đạt 90%. 2.1.2.3. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C10H8NO)] Phương trình phản ứng: [PtCl(Aceug-1H)]2 + 2HOC10H8N 2[Pt(Aceug-1H)(C10H8NO)] + 2HCl Cách tiến hành: Tiến hành tương tự như tổng hợp H4 bắt đầu từ 64 mg 2-metyl-8-hidroxiquinolin (0,4 mmol) và 188 mg H2 (0,2 mmol) trong 10 ml hỗn hợp axeton : nước theo tỉ lệ 2 : 3 về thể tích thu được sản phẩm dạng bột màu vàng tươi. Sản phẩm tan trong axeton và clorofom, không tan trong nước và etanol.
  • 40. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 36 Kí hiệu sản phẩm là H5. Hiệu suất phản ứng đạt 88%. 2.1.2.4. Tổng hợp phức chất [Pt(Aceug-1H)(C9H4NOCl2)] Phương trình phản ứng: [PtCl(Aceug-1H)]2 + 2HOC9H4NCl2→ 2[Pt(Aceug-1H)(C9H4NOCl2)] + 2HCl Cách tiến hành: Tiến hành tương tự như tổng hợp H4 bắt đầu từ 85 mg 5,7-diclo-8-hidroxiquinolin (0,4 mmol) và 188 mg H2 (0,2 mmol) trong 10 ml hỗn hợp axeton : nước theo tỉ lệ 2 : 3 về thể tích thu được sản phẩm dạng bột màu vàng đậm. Sản phẩm tan trong axeton và clorofom, không tan trong nước và etanol. Kí hiệu sản phẩm là H6. Hiệu suất phản ứng đạt 92%. 2.2. THU HỒI PLATIN. Do platin là kim loại quý, giá thành cao nên trong quá trình thí nghiệm chúng tôi phải thường xuyên thu hồi. Platin được thu hồi theo các cách sau: - Thu hồi platin bằng hiđrazinsunfat đối với dung dịch nước rửa có chứa platin chưa tạo phức chất với các phối tử hữu cơ. - Thu hồi platin bằng cách phân hủy ở nhiệt độ cao từ nước rửa có chứa platin, từ các phức chất rắn và từ giấy lọc có chứa hợp chất của platin khi platin đã tạo phức với phối tử hữu cơ. Cách thu hồi cụ thể đối với từng phương pháp được trình bày cụ thể trong [14]. 2.3. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN PHỨC CHẤT 2.3.1. Xác định hàm lượng nước kết tinh Tất cả các phức chất nghiên cứu đều được chúng tôi xác định hàm lượng nước kết tinh bằng phương pháp trọng lượng tại tổ bộ môn Hóa học vô cơ – Khoa Hóa học – trường Đại Học Sư phạm Hà Nội . Cách tiến hành như sau: Cân chén đã sấy khô ở nhiệt độ to = 50 ÷ 55o C để làm mất nước ẩm, ghi khối lượng m1. Sau khoảng 2 ÷ 3 giờ, làm nguội chén và mẫu nghiên cứu trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân. Lặp lại nhiều lần đến khối
  • 41. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 37 lượng không đổi, ghi khối lượng m2. Tiếp tục sấy mẫu ở nhiệt độ 105o C trong khoảng 3 giờ. Làm nguội chén và mẫu nghiên cứu trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân. Lặp lại nhiều lần đến khối lượng không đổi, ghi m3. Hàm lượng H2O kết tinh được tính theo công thức: %H2O m 2 -m3 % m 2 -m1 Kết quả xác định hàm lượng nước kết tinh được trình bày ở bảng 3.4. 2.3.2. Xác định hàm lượng platin. Việc xác định lượng Pt được tiến hành theo phương pháp trọng lượng tại phòng thí nghiệm phức chất, khoa Hóa học, trường ĐHSP Hà Nội. Cách tiến hành: Nung chén thạch anh sạch ở 800o C trong 2 giờ, để nguội lò đến dưới 100o C. Lấy chén ra và làm nguội trong bình làm khô đến nhiệt độ phòng, cân, ghi khối lượng m1. Cho vào chén một lượng mẫu (50 ÷ 100 mg) đã được làm mất nước ẩm, cân, ghi khối lượng m2. Nhỏ 3 đến 4 giọt dung dịch axit H2SO4 25% cho thấm đều lượng hoá chất trong chén rồi đun nhẹ trên bếp điện cho đến khi khói trắng bốc lên và phức chất bị oxy hoá thành màu đen. Để nguội chén, tiếp tục thêm 3 đến 4 giọt dung dịch axit H2SO4 25% và đun. Lặp lại nhiều lần cho đến khi hoá chất bị oxi hoá hoàn toàn. Cho chén vào lò nung ở 800o C trong 2 giờ, để nguội lò đến dưới 100o C. Lấy chén ra và tiếp tục làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng, cân, ghi khối lượng m3. Hàm lượng Pt được tính theo công thức: %Pt m 3 m 2 100% m2 m1 Kết quả phân tích hàm lượng platin được trình bày ở bảng 3.4. 2.3.3. Phương pháp ESI-MS
  • 42. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Phổ ESI-MS của các phức chất từ H3 ÷ H6 được đo trên máy LC-MSD-Trap-SL tại Viện hóa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong dung môi metanol.
  • 43. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 38 Phổ ESI-MS được trình bày ở phần phụ lục. 2.4. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC CÁC PHỨC CHẤT 2.4.1. Khảo sát phổ dao động IR Phổ hấp thụ hồng ngoại của các phức chất nghiên cứu được đo tại Viện Hóa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam bằng kỹ thuật tạo mẫu ép viên KBr trong vùng 4000 ÷ 400cm-1 . Phổ IR của một số phức chất được trình bày ở phụ lục. Các vân hấp thụ chính trên phổ IR của các phức chất nghiên cứu được liệt kê ra bảng 3.6 và bảng 3.7. 2.4.2. Khảo sát phổ cộng hưởng từ hạt nhân Phổ 1 HNMR của các phức H3 ÷ H6 được ghi trên máy Brucker AVANCE 500 MHz tại Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phổ 1 HNMR của các phức chất nghiên cứu được trình bày ở phần phụ lục. Các chất được ghi phổ chúng tôi thống kê trong bảng 2.2: Bảng 2.2. Các phương pháp phổ được sử dụng để xác định cấu trúc các phức Phổ ESI IR 1 HNMR NOESY Chất MS H1 - - - H2 - - - H3 - H4 - H5 H6 - Chú thích: ( ) đã đo phổ, (-) chưa đo phổ.
  • 44. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 39 2.5. THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA PHỨC CHẤT Các phức chất nghiên cứu được thử hoạt tính sinh học tại Phòng thử nghiệm hoạt tính sinh học - Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên. Các dòng tế bào ung thư ở người gồm: KB ung thư biểu mô và Lu ung thư phổi. Phương pháp thử độ độc tế bào là phép thử nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư ở điều kiện phòng thí nghiệm. Các dòng tế bào ung thư nghiên cứu được nuôi cấy trong các môi trường nuôi cấy phù hợp có bổ sung thêm 10% huyết thanh phôi bò (FBS) và các thành phần cần thiết khác ở điều kiện tiêu chuẩn (5% CO2; 37o C; độ ẩm 98%; vô trùng tuyệt đối). Tùy thuộc vào đặc tính của từng dòng tế bào khác nhau, thời gian cấy chuyển cũng khác nhau. Tế bào phát triển ở pha lỏng sẽ được sử dụng để thử độc tính. Giá trị IC50 được tính dựa trên kết quả số liệu phần trăm kìm hãm sự phát triển của tế bào bằng phần mềm máy tính table curve. Các mẫu chiết có giá trị IC50 5 g/ml được coi là có hoạt tính. Kết quả thử khả năng gây độc tế bào ung thư được trình bày ở phụ lục và liệt kê ở bảng 3.11.
  • 45. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 40 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. TỔNG HỢP PHỨC CHẤT 3.1.1. Tổng hợp chất đầu Từ Pt chúng tôi tổng hợp Na2[PtCl6] và muối Zeise theo phương pháp mô tả trong các tài liệu [20], [31], hiệu suất các quá trình cao, ổn định. Axit eugenoxyaxetic (Aceug) được tổng hợp từ tinh dầu hương nhu theo phương pháp mô tả trong [20]. Phức chất mono K[PtCl3(Aceug)] (H1) được tổng hợp theo tài liệu [31] đi từ muối Zeise và phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug- 1H)2] (H2) được tổng hợp theo tài liệu [5] đi từ H1, một mặt khẳng định tính ổn định của phương pháp tổng hợp H1 và H2, mặt khác làm chất đầu để nghiên cứu phản ứng với amin, sơ đồ tổng hợp như sau: Hình 3.1: Sơ đồ tổng hợp phức chất khép H1, H2 từ muối Zeise Phức chất mono H1 được tổng hợp bằng phản ứng thế ethylene trong muối Zeise bằng phối tử olefin Aceug. Phản ứng xảy ra tương đối dễ dàng do etilen thoát ra từ hỗn hợp phản ứng ở trạng thái khí trong khi Aceug ở trạng thái rắn. Đối với phản ứng tổng hợp H2, trong điều kiện dung môi phân cực (axeton-nước) đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tách nguyên tử H của vòng benzen để tạo liên kết Pt - Cthơm hình thành phức chất hai nhân trung hòa dễ dàng tách ra khỏi dung dịch phản ứng. Điều kiện tổng hợp H1 và H2 như sau:
  • 46. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 41 * Tổng hợp H1 - Dung môi: axeton. - Thời gian: 4 giờ. - Nhiệt độ: 400 C - 450 C - Tỉ lệ số mol Zeise : Aceug =1 : 1 * Tổng hợp H2 - Dung môi: axeton : nước = 1 : 10 (tỉ lệ thể tích) - Thời gian và nhiệt độ: Khuấy ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ sau đó nâng nhiệt độ lên 60o C rồi khuấy trong 5 giờ. Do H1 và H2 đã được nghiên cứu tính chất và xác định cấu trúc trong các tài liệu [5], [31]. Vì thế sau khi tổng hợp được hai phức chất này, chúng tôi chỉ kiểm tra tính chất vật lí và đo phổ hồng ngoại (IR) để so sánh với kết quả trong [5], [31]. Kết quả cho thấy H1 và H2 có tính chất vật lí và phổ IR tương tự được mô tả trong [5], [31], nói cách khác chúng có cấu trúc như trong sơ đồ trên. 3.1.2. Tổng hợp phức chất Pt(II) khép vòng chứa Aceug với quinolin và một số dẫn xuất của nó Theo [20], [23], [24], khi cho phức chất hai nhân [Pt2Cl2(olefin- 1H)2] tác dụng với amin dung lượng phối trí một thường thu được sản phẩm amin ở vị trí cis so với liên kết C=C của nhánh allyl, phản ứng chịu sự ảnh hưởng của hiệu ứng không gian. Ở đây khi cho H2 tác dụng với quinolin, chúng tôi đã thu được phức chất H3 với hiệu suất 85%, có cấu trúc đúng như quy luật trên, quinolin ở vị trí cis so với nhánh allyl của Aceug. Phản ứng xảy ra theo phương trình:
  • 47. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 42 Hình 3.2: Sơ đồ phản ứng của phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-1H)2] (H2) với Quinolin Khi sử dụng amin là 8-hidroxiquinolin, 2-metyl-8-hidroxiquinolin và 5,7-diclo-8-hydroxiquinolin phản ứng với H2, chúng tôi thu được sản phẩm H4 ÷ H6 tương ứng theo phương trình phản ứng (hình 3.3). Các amin này đều chứa dị tử N còn một cặp electron sp2 có khả năng tham gia phối trí tốt với Pt(II). Ngoài ra, trong mỗi amin còn chứa nhóm OH ở vị trí số 8, do đó chúng thường có xu hướng tách nguyên tử hidro của nhóm OH để phối khép vòng với Pt(II) qua nguyên tử N và O tạo thành phức trung hòa khép vòng 5 cạnh bền, trong đó nguyên tử N ở vị trí cis so với liên kết C=C của nhánh allyl. Hiện tượng này cũng được quan sát thấy ở các phức chất tương đồng chứa olefin và 8-hidroxiquinolin [38]. Hình 3.3: Sơ đồ phản ứng của phức chất khép vòng hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-1H)2] (H2) với dẫn xuất của Quinolin Như vậy bằng phản ứng của quinolin và dẫn xuất của nó với phức chất hai nhân H2, chúng tôi đã tổng hợp được bốn phức chất H3 ÷ H6 chứa đồng
  • 48. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 43 thời Aceug và dẫn xuất của quinolin. Quá trình nghiên cứu cho thấy hiệu suất phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố như dung môi, nhiệt độ phản ứng, tỉ lệ mol các chất phản ứng. Do vậy chúng tôi đã tiến hành một số thí nghiệm khảo sát để tìm điều kiện thích hợp tổng hợp các phức chất nghiên cứu. Một số thí nghiệm khảo sát khi tổng hợp H6 được chỉ ra ở bảng 3.1. Qua đó đã lựa chọn được điều kiện thích hợp để tổng hợp phức chất H6 với cách tiến hành như trong 2.1.2.4. Bảng 3.1: Một số thí nghiệm khảo sát khi tổng hợp phức chất H6 STT Tỉ lệ mol Dung môi Thời gian Nhiệt độ Hiện Hiệu suất H2 : ClOQ (giờ) (0 C) tượng (%) 1 1,0 : 2,0 Axeton 2,0 20-25 Keo - 2 1,0 : 2,0 Axeton – nước 2,0 20-25 Keo - (1:1) 3 1,0 : 2,0 Axeton – nước 2,0 20-25 Chất rắn - (1:2) lẫn keo 4 1,0 : 2,0 Axeton – nước 2,0 20-25 Bột da 92 (2:3) cam 5 1,0 : 2,2 Axeton – nước 5,0 20-25 Bột da 92 (2:3) cam Qua việc khảo sát các thí nghiệm chúng tôi đã rút ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tổng hợp các phức chất: * Ảnh hưởng của dung môi phản ứng Việc lựa chọn dung môi thực hiện phản ứng trước hết phụ thuộc vào tính tan của phức chất H2 và phối tử amin ban đầu, ngoài ra còn quan tâm đến tính tan của sản phẩm tạo thành. Phức chất H2 tan trong clorofom, ít tan trong etanol, không tan trong nước và axeton. Quinolin và dẫn xuất của nó tan tốt trong dung môi hữu cơ và thường ít tan trong nước. Chúng tôi thường lựa chọn phản ứng trong hệ dị thể khi tổng hợp các phức chất H3 ÷ H6 để có thể loại bỏ chất đầu dư.
  • 49. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 44 * Ảnh hưởng của nhiệt độ Như đã biết, đối với đa số phản ứng, nhiệt độ cao thì tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên khi tiến hành phản ứng ở nhiệt độ cao, các phức chất và các phối tử dễ bị thủy phân và bị oxi hóa làm cho hỗn hợp phản ứng dễ bị keo. Do vậy, chúng tôi tiến hành tổng hợp các phức chất ở nhiệt độ phòng. * Ảnh hưởng của tỉ lệ mol chất phản ứng Quinolin là chất lỏng, tương đối dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng nên chúng tôi dùng dư so với phức chất H2 còn 8-hidroxiquinolin và dẫn xuất là chất rắn, khó bị bay hơi và phân hủy nên chúng tôi dùng theo đúng tỉ lệ mol khi chúng tham gia phản ứng với phức chất H2 để tránh lãng phí hóa chất đồng thời dễ xử lí sản phẩm hơn. Như vậy dung môi, nhiệt độ và tỉ lệ mol chất tham gia phản ứng có vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu suất và độ sạch của sản phẩm. Qua khảo sát các điều kiện thí nghiệm tổng hợp các phức chất nghiên cứu, chúng tôi tìm được điều kiện thích hợp để tổng hợp các phức chất được chỉ ra ở bảng 3.2. Bảng 3.2: Điều kiện thích hợp tổng hợp các phức chất nghiên cứu H3 ÷ H6 Phức Tỉ lệ mol Dung môi Thời gian Nhiệt độ Hiệu suất chất H2: amin (giờ) (0 C) (%) H3 1,0 : 2,5 Axeton 2,0 20-25 85 H4 1,0 : 2,0 Axeton – nước 2,0 20-25 90 (2:3) H5 1,0 : 2,0 Axeton – nước 2,0 20-25 88 (2:3) H6 1,0 : 2,0 Axeton – nước 2,0 20-25 92 (2:3)
  • 50. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 45 Sau khi tổng hợp được các phức chất, chúng tôi đã kiểm tra tính tan của chúng trong một số dung môi thông dụng và độ tinh khiết bằng phương pháp sắc kí bản mỏng. Kết quả được chỉ ra ở bảng 3.3. Bảng 3.3: Một số tính chất của các phức chất nghiên cứu H3 ÷ H6 Phức Hình chất dạng H3 bột H4 khối H5 khối H6 khối Màu sắc nước trắng ngà ít tan vàng đậm ít tan vàng đậm ít tan vàng đậm ít tan Tính tan trong dung môi (ở 30 o C) etanol axeton Cloroform axetonitrin DMSO tan tan tốt tan tốt tan tốt tan tốt tan tan tốt tan tốt tan tốt tan tốt tan tan tốt tan tốt tan tốt tan tốt tan tan tốt tan tốt tan tốt tan tốt 3.2. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, CẤU TRÚC CÁC PHỨC CHẤT 3.2.1. Xác định thành phần các phức chất nghiên cứu 3.2.1.1. Phương pháp sắc kí bản mỏng Các phức chất nghiên cứu được sắc ký bản mỏng trong dung môi axeton hoặc etanol-axeton, được hiện hình bằng đèn UV (WFH-203 B), kết quả đều cho một vệt tròn duy nhất ở các nồng độ khác nhau của chất. Điều đó cho thấy, các phức chất nghiên cứu có độ tinh khiết đáng tin cậy. 3.2.1.2. Xác định hàm lượng platin và nước kết tinh Hàm lượng platin, nước kết tinh được xác định bằng phương pháp trọng lượng tại khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả được chỉ ra ở bảng 3.4 cho thấy các phức chất nghiên cứu từ H3 ÷ H6 đều không chứa nước kết tinh. Kết quả % Pt theo thực nghiệm phù hợp với kết quả tính toán lí thuyết trong công thức dự kiến.
  • 51. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 46 Bảng 3.4: Kết quả phân tích hàm lượng Pt, nước kết tinh của các phức chất Hàm lượng % (thực nghiệm/tính) Phức chất Pt H2O [PtCl(C12H13O4)(C9H7N)] (H3) [Pt(C12H13O4)(C9H6NO)] (H4) [Pt(C12H13O4)(C10H8NO)] (H5) [Pt(C12H13O4)(C9H4NOCl2)] (H6) 3.2.1.3. Phương pháp ESI-MS Trong phương pháp ESI-MS, ion được tạo ra do các phản ứng hóa học ở dung dịch và ở pha khí sau khi làm bay hơi dung môi. Các cation và anion được hình thành theo nhiều cách khác nhau: * Phản ứng axit - bazơ: chất có tính bazơ sẽ nhận proton của dung môi hoặc của các chất khác tạo ra cation [M+H]+ , chất có tính axit sẽ nhường proton cho dung môi hoặc cho các chất khác tạo ra anion [M-H]- Phản ứng cộng hợp: M + NH4 + →[M+NH4]+ M + Na+ → [M+Na]+ M + OH- → [M+OH]- M + K+ → [M+K]+ Các ion [M+H]+ , [M-H]- , [M+NH4]+ , [M+Na]+ , [M+K]+ , [M+OH]- được gọi là các ion giả phân tử. * Quá trình phân li của các chất điện li trong dung dịch: MA→M+ +A- Do hiện tượng đồng vị, một ion ứng với một công thức xác định luôn tạo ra một vài pic có giá trị m/z chênh lệch nhau một vài đơn vị (gọi là các pic
  • 52. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 47 đồng vị), chúng hợp thành một cụm pic (ví dụ hình 3.4). Đối với những ion đơn giản, thường thì ở mỗi cụm pic, pic có cường độ lớn nhất là pic chứa các đồng vị với hàm lượng tự nhiên lớn hơn so với các đồng vị khác, nên có thể dùng nó để đặc trưng cho cả cụm pic. Đối với những ion phức tạp chứa nhiều nguyên tố có nhiều đồng vị với hàm lượng chênh lệch nhau không nhiều thì khó có thể đoán biết được pic đồng vị nào sẽ có cường độ lớn nhất. Thí dụ đối với các phức chất chứa Pt, Cl, C, H, O thì sự tổ hợp các đồng vị 1 H, 16 O với các đồng vị trong bảng dưới đây sẽ sinh ra khá nhiều pic với cường độ khó tiên đoán được, tức là khó biết được pic nào sẽ có cường độ lớn nhất trong mỗi cụm pic đồng vị. Đồng vị 12C 13C 194Pt 195Pt 196Pt 198Pt 35Cl 37Cl Hàm lượng 98,9 1,1 32,9 33,8 25,3 7,21 75,8 24,2 (%) Do sự tổ hợp của các đồng vị, những pic có giá trị m/z khác nhau vài đơn vị trong cùng cụm pic của các ion cũng vẫn ứng với các ion có cùng thành phần nguyên tố nhưng với các đồng vị khác nhau. Vì vậy khi phân tích phổ ESI -MS của các phức chất, để đặc trưng cho khối lượng phân tử chúng tôi sử dụng giá trị Mminvà Mmax (Mmin được tính với các đồng vị 12 C, 1 H, 14 N,194 Pt, 35 Cl, 16 O còn giá trị Mmax được tính với các đồng vị 13 C, 1 H, 14 N,198 Pt, 37 Cl và 16 O) và không những dựa vào những pic có cường độ lớn nhất trong mỗi cụm pic mà còn sử dụng đồng thời cả các pic lân cận có cường độ đáng kể. Các pic có m/z nằm trong khoảng Mmin Mmax được gọi là cụm pic ion phân tử. Để đại diện cho mỗi cụm pic ion chúng tôi sử dụng giá trị m/z của pic có cường độ lớn nhất trong cụm. Từ giá trị m/z của các pic ion chúng tôi xác định được khối lượng phân tử phức chất tương ứng (M), chúng tôi quy ước gọi là pic ion xác định M. Hình 3.4 và 3.5 dẫn ra một phần phổ -MS của và +MS của phức chất H6 làm ví dụ.
  • 53. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 48 Hình 3.4. Một phần phổ -MS của phức chất H6 Hình 3.5. Một phần phổ +MS của phức chất H6
  • 54. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 49 Trên phổ -MS của H6 quan sát thấy một cụm pic có cường độ mạnh với giá trị m/z của pic có cường độ mạnh nhất trong cụm pic là 628 au ứng với ion [Pt(Aceug-1H)(ClQO)-H]- , ion này được hình thành do phân tử H6 nhận thêm một ion H+ , từ đó xác định được khối lượng phân tử của phức chất H6 là 629 au. Tương tự, khối lượng phân tử của H6 có thể xác định từ cụm pic có cường độ mạnh với giá trị m/z của pic có cường độ mạnh nhất trong cụm pic là 630 au ứng với ion [Pt(Aceug- 1H)(ClQO)-H]+ , ion này được hình thành do phân tử H6 nhận thêm ion H+ . Tương tự như vậy, khối lượng phân tử của tất cả các phức chất nghiên cứu còn lại đều được xác định dựa vào các cụm pic có cường độ mạnh nhất (100%) trên phổ +MS hoặc -MS của chúng như được chỉ ra trong bảng 3.5. Ngoài ra, trên phổ +MS của H6 còn quan sát thấy ion [ClQOH+H]+ chứng tỏ có mặt phối tử ClQO trong cầu phối trí của H6. Bảng 3.5: Một số ion phát hiện được trên phổ ESI-MS của H3 ÷ H6, m/z (au), % Phức Mmin,Mmax (lí thuyết) +MS -MS M chất /M (tính) H3 (579 585)/ 130: [Q+H]+ /100% 937: [2M-2Q+Cl]- 580 580 /100% H4 (559 563)/ 561: [M+H]+ /100% 559: [M-H]- /100% 560 560 146: [QOH+H]+ /25% H5 (573 577)/ 160: [MeQOH+H]+ /100% 573: [M-H]- /100% 574 574 575: [M+H]+ /10% 608: [M+Cl]- /80% H6 (627 635)/ 630: [M+H]+ /100% 628: [M-H]- /100% 629 629 214: [ClQOH+H]+ /65% 664: [M+Cl]- /10% Bảng 3.5 cho thấy, khối lượng phân tử các phức chất nghiên cứu xác định được từ phổ ESI-MS đều nằm trong khoảng giá trị Mmin Mmax đối với
  • 55. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 50 mỗi phức chất. Điều này chứng tỏ các phức chất có công thức phù hợp với công thức dự kiến. Bảng 3.5 cho thấy, sự ion hoá các phức chất H4 ÷ H6 có quy luật rất rõ ràng trên cả phổ +MS và -MS. Đó là các phức chất có xu hướng nhận thêm hoặc mất đi ion H+ để hình thành pic ion [Pt(Aceug-1H)(amin)+H] + tức [M+H]+ hoặc [Pt(Aceug-1H)(amin)-H]- hay [M-H]- với cường độ 100% trên phổ MS. Với H3, phức chất này có xu hướng tách ra phối tử Qui để hình thành phức chất hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-1H)2] sau đó nhận thêm ion Cl- để hình thành ion giả phân tử [Pt2Cl2(Aceug-1H)2]- trên phổ -MS. Hiện tượng này cũng được quan sát khi nhóm tác giả nghiên cứu phổ +/-MS của dãy phức chất khép vòng Pt(II) chứa eugenol và amin được công bố trong bài báo1 . Quá trình này được mô tả trong sơ đồ ở hình 3.6. Hình 3.6. Quá trình hình thành phức hai nhân [Pt2Cl2(Aceug-1H)2] từ phức chất H3 1 Truong Thi Cam Mai, Tran Thi Hai, Nguyen Thi Thanh Chi, 2018, Study on the ESI mass spectra of a series of chelating platinum(II) complexes containing eugenol, Hnue Journal of science, Natural Sciences, 63(11), pp. 110-116.
  • 56. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 51 3.2.2. Xác định cấu trúc của các phức chất 3.2.2.1. Phổ hồng ngoại IR Phổ hồng ngoại IR liên quan đến chuyển động dao động và chuyển động quay của phân tử. Chúng tôi đã tiến hành đo phổ IR đối với tất cả các phức chất nghiên cứu. Phổ IR của H5 được trình bày trong hình 3.7 làm ví dụ. 99 98 96 2828.64 3041.20 2891.58cm-1 94 2977.62 92 1627.15 645.03 90 858.81 88 3482.07cm-1 1759.81cm-1 1565.78cm-1 86 1323.48cm-1 1383.85cm-1 1039.40cm-1 84 1494.25cm-1 748.23cm-1 1455.28cm-1 1277.24cm-1 1093.58cm-1 830.46cm-1 82 1428.16cm-1 1155.11cm-1 1254.88cm-1 1189.87cm-1 80 4000 3500 3000 2500 2000 1750 1500 1250 1000 750 500450 cm-1 Hình 3.7: Phổ IR của phức chất [Pt(Aceug-1H)(MeQO)] (H5) Để tiện cho việc quy kết các tín hiệu của các vân phổ đặc trưng cho các nhóm nguyên tử trong các phức chất nghiên cứu, chúng tôi chia vùng phổ phân tích thành hai vùng: vùng nhóm chức (vùng có tần số 4000 ÷ 1500 cm-1 ) và vùng vân ngón tay (vùng có tần số < 1500 cm-1 ). * Phân tích vùng phổ 4000 ÷ 1500 cm-1 của các phức chất nghiên cứu Các vân hấp thụ của các nhóm chức như OH, CH no, C=C... thể hiện ở vùng tần số 4000 ÷ 1500 cm-1 . Kết quả quy kết các tín hiệu được trình bày trong bảng 3.6.
  • 57. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 52 Bảng 3.6: Các vân hấp thụ chính ở vùng nhóm chức của các phức chất H1÷H6 Phức OH CH thơm νCHno νC=O νC=C, νC=N chất* H1* 3620; 3507 - 2973; 2924 1736 1599; 1515 H2* 3521; 3478 3063 2905; 2826 1704 1567 H3 3336 3002 2968; 2931; 1759 1619; 1578; 2903 1482 H4 3432 3000 2980; 2900 1722 1610; 1578; 1498 H5 3482 3041 2977; 2892; 1760 1627; 1568; 2829 1494 H6 3445 3000 2980; 2842 1723 1615; 1563; 1491 Bảng 3.6 cho thấy, trên phổ IR của các phức chất H3 ÷ H6 đều xuất hiện vân ở vùng tần số ở 3309 ÷ 3482 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị υOH. Đối với phức chất H3 đây là tín hiệu của nhóm COOH của Aceug còn với phức chất H4 ÷ H6 còn có thể là tín hiệu của nhóm OH của 8-hydroxiquinolin và dẫn xuất của nó. Như vậy, sự xuất hiện tín hiệu đặc trưng cho υOH phù hợp với thành phần của chúng chứa nhóm COOH ỏ phối tử Aceug. Tuy nhiên, dựa vào phổ IR vẫn chưa đủ thông tin để kết luận 8-hydroxiquinolin và dẫn xuất của nó đã bị tách nguyên tử hiđro ở nhóm OH khi phối trí với platin(II) trong H4 ÷ H6. Sự có mặt của các nhân thơm trong phối tử Aceug và dẫn xuất của quinolin ở các phức chất H3 ÷ H6 được xác nhận bởi các vân có cường độ
  • 58. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 53 yếu ở vùng 3000 ÷ 3041 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của υCH (thơm) và υCH (anken). Tuy nhiên, không thể quy kết rạch ròi các vân hấp thụ này vì chúng thường thể hiện với cường độ rất yếu, có tần số khác nhau ít, lại dễ bị che lấp bởi các vân có cường độ mạnh hoặc trung bình ở 2980 ÷ 2829 cm-1 đặc trưng cho dao động υCH no (bảng 3.6). Trên phổ IR của tất cả các phức chất nghiên cứu đều xuất hiện vân hấp thụ mạnh ở khoảng 1760 ÷ 1720 cm-1 đặc trưng cho υC=O của Aceug trong các phức chất (bảng 3.6). Trên phổ IR của các phức chất nghiên cứu thấy xuất hiện vân hấp thụ với cường độ mạnh và trung bình ở tần số từ 1627 ÷ 1482 cm-1 . Vân hấp thụ này có thể là υC=C thơm, υC=C anken, υC=N. Tuy không quy kết cụ thể các tín hiệu này nhưng rõ ràng sự giảm tần số so với dao động của C=C tự do ở tần số 1640 cm-1 [28] chứng tỏ Pt(II) đã phối trí với Aceug qua liên kết đôi C=C của nhánh allyl. * Phân tích vùng phổ dưới 1500 cm-1 của các phức chất nghiên cứu Vùng phổ dưới 1500 cm-1 được gọi là vùng vân ngón tay. Kết quả quy kết các tín hiệu của các vân hấp thụ trong các phức chất nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.7.
  • 59. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 54 Bảng 3.7: Các vân hấp thụ chính ở vùng dưới 1500 cm-1 của các phức chất H1÷H6 Phức δCHno C-C, C-O γCH thơm Pt-O, Pt-C, Pt-N ν(Pt- chất* C=C) H1* 1428 1266; 1121; 1140; 806 - - 1027 H2* 1490 1239; 1147 782 573 500 H3 1462; 1445 1393; 1390; 1257 817; 784 743; 688; 669 504 H4 1463; 1434 1376; 1334; 1275 823; 781 758; 744 477 H5 1455; 1428 1383; 1323; 1277 858; 830 748; 645 - H6 1450; 1435 1369; 1238; 1153 971; 890 756; 673; 662 492 Bảng 3.7 cho thấy trong các phức chất nghiên cứu H3 ÷ H6 xuất hiện vân hấp thụ với cường độ mạnh ở 1462 ÷ 1428 cm-1 . Đây là các vân đặc trưng cho dao động biến dạng của nhóm CH2 và CH3 no [40]. Các vân hấp thụ có cường độ mạnh đặc trưng cho dao động hóa trị của C-C, C-O, C-N của Aceug và dẫn xuất của quinolin thể hiện ở 1393 ÷ 1153 cm-1 . Tuy nhiên không quy kết cụ thể các vân hấp thụ này bởi tần số đặc trưng cho các liên kết C-C, C-O, C-N khác nhau không nhiều [40]. Trên phổ IR của các phức chất xuất hiện vân phổ ở vùng tần số ở 971 ÷ 781 cm-1 với cường độ mạnh hoặc trung bình đặc trưng cho dao động biến dạng ngoài mặt phẳng của nhóm CH thơm (δCH thơm) cũng là một minh chứng cho sự có mặt của Aceug và dẫn xuất của quinolin trong các phức chất nghiên cứu. Dao động hóa trị của liên kết Pt-C5, Pt-N và Pt-O trong các phức chất nghiên cứu có cường độ nhỏ trên IR nên khó quy kết, chúng thể hiện ở một vài vân trong vùng 758 ÷ 645 cm-1 . Bên cạnh đó ở phức chất H3 ÷ H6 còn quan sát thấy vân hấp thụ đặc trưng cho liên kết Pt-(C=C) ở tần số 504 ÷ 477
  • 60. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 55 cm-1 . Sự xuất hiện các vân hấp thụ này một lần nữa chứng tỏ platin (II) phối trí với liên kết C=C của nhánh allyl ở tất cả các phức chất. Qua nghiên cứu phổ IR của các phức chất nghiên cứu cho thấy: Sự xuất hiện đầy đủ các vân hấp thụ đặc trưng của các nhóm nguyên tử trong cầu phối trí đã chứng minh sự phù hợp về thành phần cấu tạo của các phức chất. Aceug đều phối trí với platin (II) qua liênkết C=C của nhánh allyl. Để có thêm thông tin rõ ràng hơn về cấu trúc của các phức chất nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phổ cộng hưởng từ hạt nhân. 3.2.2.2. Phổ cộng hưởng từ proton (1 H NMR) Phổ cộng hưởng từ proton 1 H NMR là phương pháp hữu ích trong việc nghiên cứu cấu trúc phân tử. Nó cung cấp lượng thông tin nhiều hơn và chi tiết hơn về cấu trúc phân tử mà phổ hồng ngoại IR không có được. Chúng tôi đã ghi phổ 1 H NMR của các phức tổng hợp được từ H3 ÷ H6. Khi phân tích phổ 1 H NMR của các phức chất, chúng tôi căn cứ vào độ chuyển dịch hóa học, hình dạng, cường độ vân phổ, tương tác spin-spin [40]. Kết quả quy kết các tín hiệu proton trong các phức chất nghiên cứu được liệt kê ở bảng 3.8 ÷ 3.10. * Tín hiệu cộng hưởng proton của Aceug trong các phức chất nghiên cứu Để tiện qui kết tín hiệu cộng hưởng của các proton, chúng tôi kí hiệu các proton của Aceug như sau: Theo [20], [41], [42], [43] thấy rằng tín hiệu của các proton trong arylolefin ở các phức chất chỉ chứa arylolefin (arylolefin là Meteug, Eteug, isoPreug) khác nhau không nhiều và cũng thay đổi không đáng kể trong các
  • 61. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 56 phức chất chứa arylolefin và amin. Hơn nữa, các tín hiệu cộng hưởng của các proton trong H1 và H2 đã được quy kết trong tài liệu [20]. Dựa theo đó chúng tôi có thể qui kết các vân phổ của các proton trong Aceug ở các phức chất nghiên cứu. * Tín hiệu cộng hưởng proton H8, H9, H10 của nhánh allyl Như đã trình bày ở mục 1.2.1, liên kết đôi C=C của nhánh allyl liên kết với platin theo kiểu σ,π- cho/π- nhận nên mật độ electron trên obitan π liên kết giảm và mật độ electron trên obitan π* phản liên kết tăng. Điều này sẽ dẫn tới giảm bậc liên kết của các nguyên tử C9 và C10, có nghĩa trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon thay đổi, không còn thuần sp2 như khi ở dạng chưa phối trí. Sự phân bố mật độ electron của nhánh allyl thay đổi kéo theo sự chắn màn tại chỗ và chắn xa cũng thay đổi. Dưới đây phân tích một phần phổ 1 H NMR trong phức chất H4 làm ví dụ (hình 3.9). Hình 3.8: Một phần phổ 1 H NMR của Aceug
  • 62. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 57 Hình 3.9: Một phần phổ 1 H NMR của phức chất [Pt(Aceug-1H)(QO] (H4) (Dấu * chỉ tín hiệu vệ tinh do 195 Pt gây tách) Ở Aceug (chưa phối trí với Pt(II)), tín hiệu của hai proton H8 thể hiện là một vân đôi ở 3,29 ppm (hình 3.8) nhưng trong H4 hai proton H8 không tương đương cho hai tín hiệu riêng biệt ở 3,61 ppm quy ước là tín hiệu của H8b và ở 3,31 ppm quy ước là tín hiệu của H8a. Nguyên nhân của hiện tượng này là do Aceug là phối tử lớn lại liên kết ba tâm với Pt(II) qua nguyên tử C9 và C10 làm cho nguyên tử C9 trở thành bất đối (nguyên tử C9 trở thành gần như là Csp 2 tứ diện). Vì vậy H8a và H8b ở trong mối quan hệ không gian khác nhau trong cầu phối trí. Độ chuyển dịch hóa học của H8a nhỏ hơn H8b là do H8a nằm ở vùng chắn của liên kết C=C nên cộng hưởng ở trường mạnh hơn, còn H8b rơi vào vùng phản chắn của liên kết C=C nên tín hiệu của nó cộng hưởng ở trường yếu hơn. Proton H9 tương tác spin-spin với H8a, H8b, H10cis và H10trans nên theo lí thuyết tín hiệu của nó bị tách thành một vân bội gồm 16 hợp phần. Tuy nhiên, do sự xen phủ giữa chúng và do hiệu ứng mái nhà làm cho các vân phổ của ngoài biên có cường độ nhỏ không quan sát thấy, nên vân phổ của H9 còn lại ít hợp phần hơn và chỉ thấy 5 hợp phần, đây là vân bội nên không xác định giá trị J (hình 3.9).