SlideShare a Scribd company logo
1 of 51
1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT
HÌNH SỰ
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đất
nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trong quá trình thực hiện Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế-xã hội. Nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng bước đầu đã phát
huy được tính tích cực, thu nhập quốc dân tiếp trên đà tăng trưởng mạnh, cơ cấu
kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, những thành tựu đã được trong thời gian qua còn dưới mức khả
năng phát triển của đất nước, hoạt động kinh tê-xã hội còn nhiều yếu kém, bất cập.
Bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự còn có những diễn biến phức tạp, tội phạm
tiếp tục xuất hiện và xảy ra nhiều trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong
đó tình hình tội che giấu tội phạm đã và đang diễn ra, gây cản trở không nhỏ đến
hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm của các cơ quan tiến
hành tố tụng đã trở thành mối quan tâm, lo ngại của toàn xã hội. Tội che giấu tội
phạm không những xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố
tụng, gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nhằm xử lý
người phạm tội và tội phạm, mà còn có ảnh hưởng xấu, xâm phạm đến trật tự, an
toàn xã hội. Những hành vi che giấu tội phạm đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng cho xã hội, khiến cho các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án hình sự của các
cơ quan tiến hành tố tụng bị cản trở, dẫn tới sai lệch, không đáp ứng được đúng các
thời hạn tố tụng theo quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến việc giữ chuẩn mực
cán cân công lý, làm mất uy tín của Đảng và nhà nước ta.
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong những năm qua cho thấy, một số
không ít những cá nhân trong xã hội không những không làm tròn nghĩa vụ của
công dân, thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm, mà trái lại có hành vi che
3
giấu, chứa chấp, nuôi dưỡng, cung cấp các điều kiện vật chất cho người phạm tội
để họ trốn tránh khỏi sự phát triển của các cơ quan chức năng. Thậm chí, một số
người là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp đã có hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý
người phạm tội, dùng quyền hành khống chế người phát hiện tội phạm, không chịu
cung cấp tài liệu có liên quan đến vụ án hình sự, gây khó khăn cho hoạt động xử lý
người phạm tội. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm cũng đã
đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc, đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu, giải
quyết như: khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội che giấu tội
phạm, tình hình, vướng mắc còn tồn tại và những giải pháp đấu tranh…
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về tội che giấu tội phạm trong
những năm gần đây như Giáo trình luật hình sự Việt Nam của trường đại học Luật
Hà Nội; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của trường đại học Quốc gia Hà Nội;
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm tập X của tác giả Đinh Văn
Quế; Một số bất hợp lý trong các quy định về tội che giấu tội phạm và không tố
giác tội phạm, tạp chí Tòa án nhân dân tháng 10-2005, số 19…
Nhìn chung các bài viết trên đây cũng đã đề cập những vấn đề về Tội che
giấu tội phạm ở khía cạnh Luật hình sự. Tuy nhiên, những công trình trên chưa
nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về lý luận cũng như thực tiễn Tội
che giấu tội phạm. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu tội phạm này là vấn đề cần thiết và
có nhiều ý nghĩa.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở đánh giá, phân tích các quy định về tội che giấu
tội phạm trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam mà trọng tâm là quy định của
4
BLHS năm 1999 cùng với thực tiễn xét xử về Tội che giấu tội phạm, khóa luận
nhằm nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về Tội che giấu tội phạm, trên
cơ sở đó tác giả nêu ra một số ý kiến của cả nhân nhằm hoàn thiện hơn quy định
của pháp luật liên quan đến Tội che giấu tội phạm, nâng cao hiệu quả xử lý tội
phạm này trong thực tiễn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu một cách khái quát quy định của Luật hình sự Việt Nam về Tội
che giấu tội phạm giai đoạn sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến BLHS năm
1999.
- Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội che
giấu tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự về tội che giấu
tội phạm.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng, chống Tội che giấu tội phạm.
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu các vấn đề nêu trên của Tội che giấu
tội phạm dưới góc độ của Luật hình sự, đặc biệt là trên cơ sở của BLHS năm 1999
cùng các văn bản có liên quan đền đề tài khóa luận.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của khóa luận: là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bên cạnh đó, khóa luận cũng kế thừa những
5
vấn đề lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu đưa ra, các tài liệu được công bố
trên các tạp chí, bài báo, tổng kết của các ngành liên quan đến nội dung khóa luận.
- Phương pháp nghiên cứu của khóa luận: là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các
phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh sau đó rút ra kết luận.
5. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận gồm… trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài
liệu tham khảo, Khóa luận có 3 chương:
Chương 1: Khái quát quy định của luật hình sự Việt Nam về tội che giấu tội
phạm giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến BLHS năm 1999.
Chương 2: Tội che giấu tội phạm theo quy định Bộ luật hình sự năm 1999-
Những vấn đề lý luận.
Chương 3: Tội che giấu tội phạm – Những vấn đề thực tiễn
6
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
VỀ TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN SAU CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM NĂM 1945 ĐẾN BLHS NĂM 1999.
1. Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985.
Trong những ngày đầu khi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ra đời sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phải đương đầu
khó khăn và thử thách. Bên cạnh các hoạt động xây dựng bộ máy nhà nước, thì
hoạt động lập pháp cũng được ưu tiên chú trọng.
Khoảng thời gian này, Nhà nước đã ban hành một số các văn bản pháp luật
hình sự quan trọng như Sắc lệnh số 133 ngày 20/1/1953 trừng trị những Tội phạm
xâm hại đến an toàn nhà nước về đối nội và đối ngoại, Sắc lệnh số 267-SL ngày 15-
6-1956 của Nhà nước ta về trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản
của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân và cản trở việc thực hiện chính sách,
kế hoạch Nhà nước…
Để nhằm trừng trị các loại việt gian, phản động, chống chính sách dùng
người Việt trị người Việt của bọn thực dân pháp, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh
số 133-SL ngày 20-1-1953 trừng trị những tội xâm phạm đến an toàn nhà nước về
đối nội và đối ngoại. Trong đó, Điều 14 của Sắc lệnh quy định về tội che giấu phần
tử phản quốc: “Kẻ nào chứa chấp, tìm cách giấu giếm, giúp đỡ các phần tử phản
quốc, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống. Nếu tội trạng nặng, sẽ bị phạt tù từ 10
năm đến chung thân, hoặc sẽ bị xử tử hình”. Tuy Sắc lệnh chưa đề cập đến tội che
giấu tội phạm nói chung, nhưng việc quy định tội che giấu phần tử phản quốc đã
tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống những tội xâm phạm đến an
toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại thời kỳ đó. Với việc ban hành Sắc lệnh số 133-
7
SL ngày 20-1-1953 không những chỉ ra được những quan hệ xã hội cụ thể có tầm
quan trọng đặc biệt đối với sự tồn vong của chính quyền nhân dân bị các hành vi
phạm tội xâm phạm, mà còn lần đầu tiên chính thức ghi nhận về mặt pháp lý tội
che giấu phần tử phản quốc.
Để tăng cường chuyên chính dân chủ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân
dân và Nhà nước dân chủ nhân dân, ngày 30-10-1967, Nhà nước ta đã ban hành
pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, trong đó quy định tội che giấu phần tử
phản cách mạng tại Điều 17: “Kẻ nào biết rõ phần tử phản cách mạng mà chứa
chấp, che giấu, tiếp tế, giúp đỡ cho chúng lẩn trốn hoặc cất giấu tang vật, thủ tiêu
chứng cứ tội phạm của chúng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm”(29, tr 197). So
với quy định trong Sắc lệnh số 133-SL ta thấy được điểm mới của quy định này là
pháp lệnh đã ghi nhận điều kiện về ý thức chủ quan của người phạm tội che giấu
phần tử phản cách mạng là: “biết rõ phần tử phản cách mạng” và bổ sung thêm
một số hình thức che giấu là “cất giấu tang vật, thủ tiêu chứng cứ”. Hình phạt
được áp dụng đối với người phạm tội che giấu phần tử phản cách mạng đã được
giảm hơn so với Sắc lệnh số 133-SL, cụ thể là chỉ bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm.
Tại Điều 19 của pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa được Nhà nước ta ban hành ngày 21-10-1970 đã quy định về tội bao che cho
kẻ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa như sau:
1. Kẻ nào tuy biết là có xảy ra tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, nhưng
lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố tính cản trở việc phát hiện điều tra, xử lý kẻ
phạm tội thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp có hành động đàn áp, trả thù người đấu tranh
phát hiện tội phạm và kẻ phạm tội thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
8
Có thể thấy được trong pháp lệnh này một trong những hình thức của che
giấu tội phạm và bao che đã được Nhà nước ta chính thức ghi nhận và chủ thể của
hành vi che chở phải là chủ thể đặc biệt: người có chức vụ, quyền hạn; tình tiết tăng
nặng định khung hình phạt là: có hành động đàn áp, trả thù người đấu tranh phát
hiện tội phạm và kẻ phạm tội.
Khoảng thời gian từ năm 1978 đến những 1980, 1981, trong khi phải đối phó
với chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch, bọn gian thương đầu cơ, buôn
lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, hoạt động gây rối loạn thị trường khiến
tình hình kinh tế-xã hội của nước ta gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc đấu tranh
chống những hiện tượng tiêu cực trên thị trường là một yêu cầu cấp bách và pháp
lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được
Nhà nước ban hành ngày 30-6-1982 nhằm thiết lập một trật tự mới xã hội chủ
nghĩa, góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định giá cả, bảo đảm đời sống cho người lao
động. Tại Điều 7 của pháp lệnh này quy định về tội bao che người phạm tội:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố tình cản trở việc phát hiện, điều
tra, xử lý người phạm tội ghi trong pháp lệnh này bị phạt tù từ ba tháng đến ba
năm. Trong trường hợp có hành động đàn áp, trả thù người phát hiện hoặc tố giác
tội phạm thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
Nếu vì mục đích thu lợi bất chính mà bao che người phạm tội, thì tùy hành vi
cụ thể, bị coi là cùng phạm tội và bị xử phạt theo các điều 2, 3, 4, 5, 6 pháp lệnh
hoặc bị xử phạt theo pháp lệnh ngày 20-5-1981 trừng trị tội hối lộ.
Tuy chưa quy định cụ thể, rõ ràng nhưng tại điều 19 của pháp lệnh bảo vệ
rừng ngày 06/09/1972 cũng đã ghi nhận việc khen thưởng cho hành động ngăn
chặn và tố giác tội phạm liên quan đến rừng:
9
Tập thể hoặc cá nhân nào có thành tích trong việc nuôi rừng và gây rừng, ngăn
chặn hoặc tố giác các hành động chặt, phá, khai thác rừng trái phép, trong việc
phòng cháy, chữa cháy rừng hoặc có những thành tích khác về bảo vệ rừng thì
được xét khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Những năm tiếp theo của thời kỳ này, khái niệm che giấu tội phạm đã bắt
đầu xuất hiện trong các sách báo pháp lý. Giáo trình hình luật xã hội chủ nghĩa của
trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội đã đề cập tội che giấu tội phạm và đưa ra khái
niệm che giấu tội phạm, cụ thể là: che giấu tội phạm là hành vi của một người,
tuy không có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với kẻ phạm tội, nhưng đã che đậy
cho y bằng cách cho y trốn tránh hoặc giấu giếm những công cụ, phương tiện
phạm tội hay những vật đã có được bằng con đường phạm pháp (30, tr. 188).
2. Tội che giấu tội phạm giai đoạn từ năm 1985 đến trước năm 1999
Ngày 27-6-1985, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa VII, đã thông qua Bộ luật hình sự, có hiệu lực từ ngày 01-01-1986
(Bộ luật hình sự năm 1985).
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, Bộ luật hình sự
năm 1985 đã có quy phạm định nghĩa về khái niệm che giấu tội phạm tại điều 18,
đó là: người nào tuy không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được
thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc
có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà
Bộ luật này quy định.
Việc Bộ luật hình sự năm 1985 chính thức ghi nhận về mặt pháp lý định
nghĩa pháp lý của khái niệm che giấu tội phạm tại điều 18, đánh dấu bước tiến bộ
mới về kỹ thuật lập pháp hình sự của Nhà nước ta trong những giai đoạn trước đây.
10
Lần đầu tiên Bộ luật hình sự nước ta có điều luật quy định cụ thể thế nào là tội che
giấu tội phạm, nhằm định hướng và chỉ rõ nhưng hành vi được coi là che giấu tội
phạm. Thật vậy, việc quy định khái niệm và vấn đề nguyên tắc phải chịu TNHS của
người che giấu tội phạm trong BLHS sẽ là cơ sở cho việc phân biệt với đồng phạm.
Tội che giấu tội phạm được quy định tại điều 246 trong chương X - Các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật, cụ thể là:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong những tội phạm quy định
tại các điều sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù
từ sáu tháng đến năm năm:
- Các Điều từ 72 đến 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia;
Điều 87 (tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ); Điều 94, khoản 2 (tội phá huỷ công
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95, khoản 2 và 3 (tội chế
tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 96, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng
xạ); Điều 97, khoản 2 và 3 (tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền
tệ qua biên giới); Điều 98 (tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá
huỷ tiền tệ);
- Điều 101 (tội giết người); Điều 112, khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 115,
khoản 2 (tội mua bán phụ nữ);
- Điều 129 (tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 132, khoản 2 và 3 (tội trộm
cắp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 133, khoản 2 và 3 (tội tham ô tài sản xã hội chủ
nghĩa); Điều 138, khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội
chủ nghĩa);
- Điều 149, khoản 2 (tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em);
11
- Điều 151 (tội cướp tài sản của công dân); Điều 152 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản của công dân); Điều 156, khoản 2,3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản của công dân);
- Điều 165, khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 166, khoản 2 và 3 (tội buôn bán hoặc
tàng trữ hàng cấm); Điều 167, Khoản 2 và 3 (tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng
giả); Điều 172, khoản 2 và 3 (tội chiếm đoạt tem, phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem,
phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối); Điều 174, khoản 2 và 3 (tội cố ý làm
trái với quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả quan trọng) ;Điều
175, khoản 2,3 và 4 (tội lập quỹ trái phép)
Điều 185a, khoản 2 (tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất
ma túy); Điều 185b (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 185c (tội tàng trữ
trái phép chất ma túy); Điều 185d (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều
185đ (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 185e (tội chiếm đoạt chất ma túy);
Điều 185g (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào
việc sản xuất trái phép ma túy); Điều 185h, khoản 2 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất
ma túy); Điều 185i (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185k (tội
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185m (tội cưỡng bức, lôi kéo
người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185n (tội vi phạm quyết định về
quản lý và sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác);
Điều 202a, khoản 2,3 và 4 (tội mua dâm người chưa thành niên); Điều 202b, khoản
2,3 và 4 (tội dâm ô đối với trẻ em)
Điều 221, khoản 2,3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ); Điều 221a, khoản 2,3 và 4 (tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ);
Điều 224, khoản 2,3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 226, khoản 2,3 và 4
(tội nhận hối lộ); Điều 227, khoản 2,3 và 4 (tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ);
12
Điều 228a, khoản 2,3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với
người khác để trục lợi);
- Điều 245, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam).
2.Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội
phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười năm.
Với sự ra đời của những quy định trên, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp,
nhà nước ta đã xây dựng được cơ sở pháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm
hình sự những hành vi che giấu tội phạm, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm
của công dân cũng như hiệu quả qua công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn còn một số điểm chưa hợp lý nên yêu cầu
đặt ra là cần sửa đổi, bổ sung Tội che giấu tội phạm trong BLHS năm 1985 cho phù
hợp với thực tiễn đất nước đang trong giai đoạn phát triển.
3. Tội che giấu tội phạm trong BLHS năm 1999
Ngày 21-12-1999, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
X tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, thay thế cho Bộ luật
hình sự 1985. Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực ngày 1-7-2000.
Trong Bộ luật hình sự năm 1999, định nghĩa pháp lý của khái niệm che giấu tội
phạm được quy định tại điều 21, tội che giấu tội phạm được quy định tại điều 313.
Kế thừa quy phạm định nghĩa về khái niệm che giấu tội phạm trong Bộ luật
hình sự năm 1985, tại điều 21 Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta quy định:
Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã
che giấu người phạm tội, các dâu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác
13
cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
Quy định của Điều 21 BLHS 1999 là định nghĩa pháp lý của khái niệm che
giấu tội phạm. Qua đó, có thể biết được che giấu tội phạm là hành vi như thế nào,
bao gồm những việc làm ảnh hưởng đến các cơ quan tư pháp ra sao?... Từ đó xác
định được người phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội
phạm hay không?
Trong khoa học pháp lý hình sự, các nhà hình sự học chưa đưa ra khái niệm
tội che giấu tội phạm, nhưng đã đưa ra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Các
tác giả của Giáo trình luật hình sự Việt Nam cho rằng: “Các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan
điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Đây chính là khái niệm tội xâm
phạm hoạt động tư pháp được quy định tại điều 292 Chương XXII - Các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự năm 1999.
Tội che giấu tội phạm là một trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, cho
nên có thể đưa ra khái niệm tội che giấu tội phạm như sau:
Tội che giấu tội phạm là hành vi của người tuy không hứa hẹn trước và
không tham gia vào việc thực hiện tội phạm, nhưng sau khi biết tội phạm được
thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc
có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.
Chỉ che giấu những tội phạm quy định tại Điều 313 BLHS 1999 mới bị
coi là phạm tội che giấu tội phạm.
14
Thêm vào đó, so với quy định tại Điều 246 của Bộ luật hình sự năm 1985 thì
quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự năm 1999 có một số nội dung được sửa đổi,
bổ sung phù hợp với tình hình mới:
Thứ nhất, ngoài những tội phạm đã được liệt kê trong quy định tại Điều 246
Bộ luật hình sự năm 1985 tiếp tục được giữ lại, Bộ luật hình sự năm 1999 bổ sung
một số tội phạm mới có cùng tính chất và một số tội phạm tuy không cùng tính chất
nhưng có mức nguy hiểm cao cho xã hội mà nếu che giấu các tội phạm này thì phải
bị xử lý hình sự. Ví dụ như tội hiếp dâm trẻ em (điều 112), tội cưỡng dâm trẻ em
(điều 114)…
Thứ hai, điều chỉnh mức hình phạt đối với tội này, cụ thể là:
Tại khoản 1 điều này thì tăng mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, so
với quy định tại khoản 1 điều 246 Bộ luật hình sự năm 1985 là 2 năm. Sở dĩ có sự
thay đổi này là vì hình phạt cải tạo không giam giữ quy định tại BLHS 1985 có mức
cao nhất là 2 năm, còn trong BLHS 1999 hình phạt này có mức cao nhất là 3 năm.
Tại khoản 2 điều này thì giảm mức hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, so với
khoản 2 điều 246 Bộ luật hình sự năm 1985 là từ 5 năm đến 10 năm vì xác định đây
là tội phạm nghiêm trọng và cân đối với các mức hình phạt của các tội khác cùng
trong Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên đây là những tìm hiểu và đánh giá sơ lược lịch sử lập pháp của Tôi che
giấu tội phạm từ năm 1945 cho đến nay. Qua đó có thể thấy được quá trình hình
thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và của Tội che giấu
tội phạm nói riêng.
15
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm
1985, Tội che giấu tội phạm chỉ được đề cập qua một số các quy định về tội khác
trong pháp lệnh, chứ không được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Cho tới năm 1985, khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời, Tội che giấu tội
phạm lần đầu tiên được quy định cụ thể tại điều 18 và điều 246 BLHS. Điều này đã
đánh dấu bước tiến mới về kỹ thuật lập pháp hình sự của Nhà nước trong giai đoạn
ấy, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân cũng như hiệu quả của
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Và với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong khi đất nước đang
phát triển nên Nhà nước ta đã cho ban hành BLHS năm 1999 trong đó ghi nhận
Tội che giấu tội phạm tại điều 21 và điều 313 BLHS có một số sửa đổi, bổ sung so
với BLHS năm 1985 để phù hợp với thực tiễn đất nước. Tuy quy định của BLHS
năm 1999 vẫn còn nhiều thiếu sót cần hoàn thiện nhưng bộ luật này có thể coi là
bước tiến bộ quan trọng trong lịch sử lập pháp, phù hợp với thực tiễn của đất nước
ta hiện nay.
16
CHƯƠNG II: TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về tội che giấu tội phạm trong quy định của BLHS 1999.
So với các tội phạm nói chung và các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói
riêng thì người phạm tội đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư
pháp thông qua hành vi che giấu tội phạm.
Theo đó, quy định tại điều 21 Bộ luật hình sự, che giấu tội phạm là không
hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người
phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc
phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.
Hành vi che giấu tội phạm khi được thực hiện cũng giống như hành vi che
giấu của người giúp sức trong vụ án đồng phạm, chỉ khác nhau ở chỗ hành vi
của người giúp sức là hành vi của người có hứa hẹn trước, còn hành vi che giấu
tội phạm thì che giấu không hứa hẹn trước. Người có hành vi che giấu chỉ phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà
Bộ luật hình sự quy định.
Quy định tại điều 313 Bộ luật hình sự về tội che giấu tội phạm thì người có
hành vi che giấu tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu che giấu một
trong các tội quy định tại các điều sau đây:
- Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia
- Điều 93 (tội giết người); Điều 111 các khoản 2,3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112
(tội hiếp dâm trẻ em); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em); Điều 116, các khoản 2
và 3 (tội dâm ô đối với trẻ em); Điều 119, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ).
- Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em);
17
- Điều 133 (tội cướp tài sản); điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản);
Điều 138, các khoản 2,3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 139, các khoản 2,3 và
4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản 2,3 và 4 (tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 143, các khoản 2,3 và 4 (tội hủy hoại hoặc
cố ý làm hư hỏng tài sản).
- Điều 153, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 154, khoản 3 (tội vận chuyển
trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 155, các khoản 2 và 3 (tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều 156, các khoản 2 và 3
(tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 157 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 158, các
khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi,
phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều
160, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 165, các khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái
quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều
166, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 179, các khoản 2 và 3 (tội vi
phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng); Điều
180 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái
giả); Điều 181 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có
giá giả khác); Điều 189, các khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại rừng);
- Điều 193 (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 194 (tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý); Điều 195 (tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản
xuất trái phép chất ma tuý); Điều 196, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng
trái phép chất ma tuý); Điều 197 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
tuý); Điều 198 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 200 (tội
18
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 201, các
khoản 2, 3 và 4 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện
hoặc các chất ma tuý khác);
- Điều 206, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 221 (tội
chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); Điều 230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự); Điều 230a (tội khủng bố); Điều 231 (tội phá huỷ công trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 232, các khoản 2, 3 và 4 (tội
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật
liệu nổ); Điều 236, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ); Điều 238, các khoản
2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép
chất cháy, chất độc);
- Điều 256, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người chưa thành niên);
- Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 279, các khoản 2, 3 và
4 (tội nhận hối lộ); Điều 280, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 281, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282, các khoản 2 và 3 (tội lạm
quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 283, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 284,
các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 289, các khoản 2, 3 và 4
(tội đưa hối lộ); Điều 290, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);
- Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải,
đang bị xét xử);
- Các điều từ Điều 341 đến Điều 344 về các tội phá hoại hoà bình, chống loài
người và tội phạm chiến tranh.
19
2. Dấu hiệu pháp lý của tội che giấu tội phạm
2.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại đến.
Pháp luật hình sự Việt Nam ghi nhận những quan hệ xã hội được coi là
khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được quy định tại điều 8 BLHS
năm 1999 là: "độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa"
Theo quy định của BLHS năm 1999 thì tội che giấu tội phạm được quy
định tại điều 313, thuộc chương XXII các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Tội
này đặc trưng bởi hành vi che giấu tội phạm do người khác đang chuẩn bị, đang
được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà mình biết rõ, hành vi này thể hiện
thái độ thiếu trách nhiệm của người phạm tội đối với lợi ích của Nhà nước, của
xã hội, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.
Việc đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan
chuyên trách: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án mà còn là nhiệm vụ của toàn thể
xã hội và là trách nhiệm của mỗi công dân. Công dân có trách nhiệm giúp đỡ
các cơ quan nhà nước phát hiện, điều tra tội phạm, xử lý người phạm tội. Điều 4
Bộ luật hình sự năm 1999 và điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đều có
quy định về nghĩa vụ của công dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Điều
25 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Các tổ chức, công dân có quyền
và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội, tham gia đấu tranh phòng ngừa
20
và chống tội phạm". Người che giấu tội phạm đã không thực hiện nghĩa vụ công
dân, chẳng những không tố giác tội phạm mà còn có hành vi che giấu tội phạm
và người phạm tội. Hành vi che giấu tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm cho
xã hội, bị coi là tội phạm, vì nó gây khó khăn cho hoạt động điều tra, phát hiện
tội phạm, cản trở việc phát hiện và xử lý người phạm tội và ở chừng mực nhất
định, nó còn khuyến khích, tạo điều kiện cho người phạm tội.
Trong khi, hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp là những hoạt động bảo
vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ chế độ
XHCN cũng như trật tự pháp luật XHCN nói chung của các cơ quan điều tra,
kiểm sát, xét xử và thi hành án. Hoạt động đúng đắn là hoạt động theo đúng các
quy định của pháp luật.
Như vậy, tội che giấu tội phạm xâm hại tới quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ, đó là các hoạt động đúng đắn của các Cơ quan Tư pháp trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Ngoài ra, với việc xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan trên, hành
vi phạm tội này còn xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình
sự bảo vệ như quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu…, ảnh hưởng xấu tới các cơ
quan bảo vệ pháp luật, hạn chế hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng
như các vi phạm pháp luật khác.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những
biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
2.2.1. Hành vi khách quan
21
Hành vi che giấu tội phạm khi được thực hiện cũng giống như hành vi che
giấu của người giúp sức trong vụ án đồng phạm, chỉ khác nhau ở chỗ hành vi
của người giúp sức là hành vi của người có hứa hẹn trước, còn hành vi che giấu
tội phạm thì người che giấu không hứa hẹn trước. Như vậy, trước khi xác định
hành vi che giấu tội phạm thì việc đầu tiên là phải xác định họ có hứa hẹn trước
với người phạm tội hay không, nếu đã có hứa hẹn trước với người phạm tội mà
che giấu người phạm tội, che giấu các dâu vết, tang vật của tội phạm hoặc có
hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội thì không
thuộc trường hợp quy định tại điều 313 Bộ luật hình sự, mà là đồng phạm với
người phạm tội. Ví dụ: H hứa với T là sau khi T cướp được chiếc điện thoại
iPhone 5S của B thì H sẽ cho T mượn xe máy để bỏ trốn.
Đối với hành vi giúp cho người phạm tội thoát khỏi sự trừng phạt của pháp
luật thì dùng từ "che giấu" là phù hợp nhất. Ví dụ một người giấu một con dao
là hung khí gây án, là hành vi giấu nhưng giấu là để che đậy hành vi phạm tội
của người phạm tội mà mình quan tâm.
Để che giấu tội phạm, người phạm tội có thể thực hiện một trong những hành
vi sau đây:
2.2.1.1. Che giấu người phạm tội
Che giấu người phạm tội là biết rõ một người đã thực hiện một tội phạm nhưng
đã chứa chấp, nuôi giấu trong nhà mình, tìm địa điểm cho người phạm tội ẩn náu để
không bị bắt, giúp đỡ người phạm tội bỏ trốn, giúp người phạm tội thay hình đổi
dạng để tránh sự truy tìm, phát hiện của mọi người hoặc có những hành vi khác che
giấu người phạm tội.
Thứ nhất, che giấu người phạm tội là biết rõ một người đã thực hiện một tội
phạm nhưng đã chứa chấp, nuôi giấu trong nhà mình. Sau khi biết người được che
22
giấu đã phạm tội, người che giấu đã có hành vi giấu trong nhà mình, tạo điều kiện
ăn uống, sinh hoạt và bằng mọi cách không cho ai biết là mình đang giấu người
phạm tội ấy trong nhà. Ví dụ: Sau khi biết cháu trai là anh T, 19 tuổi vừa hiếp dâm
cháu bé ở làng bên và bị phát hiện, thì bà G, tức là bà nội của anh T đã cho T ở
trong một căn hầm ngay dưới phòng ngủ nhà mình, ngày ngày phục vụ ăn uống,
sinh hoạt cho anh T, gây khó khăn cho việc truy bắt anh T của cơ quan điều tra.
Thứ hai, che giấu người phạm tội là biết rõ một người đã thực hiện một tội
phạm nhưng đã tìm địa điểm, nơi chốn nào đó cho người phạm tội ẩn náu an toàn
để không bị bắt, giúp đỡ người phạm tội bỏ trốn. Ví dụ: Nguyễn Văn A và Trần Thị
H có quan hệ tình cảm với nhau. Sau khi biết Bùi Văn D có tình cảm với H, do
ghen tuông nên A đã dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực D khiến D chết. Ngay sau
đó, do sợ hãi, A đã đến nhà H và kể toàn bộ sự việc. Nhưng không những không
khuyên A đầu thú mà H đã đưa tiền và thuê xe ô tô chở A đến nhà bà con ở xa của
mình để trốn cho đến khi mọi chuyện lắng xuống. Hành vi của H đã phạm tội che
giấu tội phạm khi đã biết A phạm tội giết người, nhưng lại tạo điều kiện cho A bỏ
trốn, ẩn náu.
Thứ ba, che giấu người phạm tội là biết rõ một người đã thực hiện một tội phạm
nhưng đã giúp người phạm tội thay hình đổi dạng để tránh sự truy tìm, phát hiện
của mọi người hoặc có những hành vi khác che giấu người phạm tội như việc cung
cấp tư trang, quần áo (cho người phạm tội mặc quần áo khác hoàn toàn với phong
cách hàng ngày của người này để người khác khó có thể nghi ngờ hay nhận ra). Ví
dụ: anh Mạc Văn Đ sau khi biết bạn thân của mình là chị Nguyễn Ánh T bị khởi tố
về tội môi giới hối lộ đã đưa chị T đến một tiệm làm tóc của người bà con thân để
cắt kiểu tóc, nhuộm tóc khác, sau đó mua quần áo, mũ nón về cho và bảo chị T mặc
theo phong cách khác, rồi theo anh lên cửa khẩu Móng Cái để sang bên Trung
Quốc nhằm trốn tránh sự trừng trị của pháp luật Việt Nam. Hoặc có thể là hành vi
23
cho mượn hoặc làm giả giấy tờ tùy thân để thuận lợi trong quá trình tẩu thoát đến
nơi khác như: chứng minh nhân dân; bằng lái xe máy, ô tô; hộ chiếu… Ví dụ: Trần
Thị K bị khởi tố về tội buôn bán ma túy nhưng đã bỏ trốn, mẹ ruột của K là bà M
đã nhờ người làm giả chứng minh nhân dân cho K, để K có thể làm thủ tục qua cửa
khẩu một cách trót lọt. Ngoài ra, trong một số vụ án, người che giấu đã hỗ trợ giúp
đỡ với cả tiền và sức phẫu thuật khuôn mặt, hủy dâu vân tay, hay xóa các hình xăm
đặc biệt, các vết bớp trên cơ thể… nhằm giúp người khác không thể nhận ra hình
dáng bên ngoài của người phạm tội được nữa. Ví dụ: Xét vụ án giết người cướp tài
sản tại hiệu vàng thuộc huyện G, trong khi thực hiện hành vi phạm tội của mình là
cướp vàng và giết ông bà chủ tiệm vàng, T đã sơ ý lộ vết xăm hình con rết ở bắp
tay để con gái của chủ tiệm vàng đã chạy trốn được nhìn thấy. Sau khi gây án, T về
kể toàn bộ với anh họ là C, C đã đưa T đến một cửa hàng xăm mình để xóa vết xăm
hình con rết ấy đi…
Tuy nhiên, xét trong trường hợp một người có thể giúp đỡ người phạm tội trong
việc mua, mượn quần áo hay băng bó vết thương cho người đó… nhưng không
nhằm mục đích muốn che giấu tội phạm mà là do tình thân, long thương muốn giúp
đỡ người khác, sau đó khuyên nhủ ra đầu thú hay có thể là tại thời điểm giúp đỡ
người này không biết người được người họ đang giúp đỡ là người phạm tội… thì
hành vi đó không được coi là hành vi che giấu tội phạm.
2.2.1.2. Che giấu các dấu vết của tội phạm
Có thể thấy một tội phạm xảy ra bao giờ cũng để lại các dấu vết, các dấu
vết mà tội phạm để lại có ý nghĩa rất quan trọng cho việc chứng minh tội phạm,
từ dấu vết mà cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra thủ phạm. Các dấu vết của tội
phạm cũng rất phong phú, đa dạng tùy thuộc vào tội phạm xảy ra. Ví dụ: đối với
tội giết người dấu vết để lại hiện trường như vết máu, vân tay, dấu chân,…;trên
thi thể nạn nhân như vết bầm tím trên cổ..; trên thân thể bị can như vết cào
24
cấu,…Nếu các dấu vết này bị tẩy xóa, bị làm thay đổi, làm mất đi sẽ gây khó
khăn cho công tác điều tra truy tìm thủ phạm.
Thông thường, người thực hiện hành vi phạm tội tự mình xóa các dấu vết,
nhưng cũng nhiều trường hợp người phạm tội do không kịp xóa các dấu vết nên
sau khi phạm tội đã nhờ người khác hoặc tuy không được nhờ nhưng người
khác tự mình xóa các dấu vết của tội phạm, nhằm che giấu hành vi phạm tội của
người đã thực hiện tội phạm đó. Hành vi che giấu các dấu vết nói chung khó bị
phát hiện, vì người thực hiện hành vi này thường lợi dụng lúc Cơ quan điều tra
khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám nhà, khám nơi làm việc,
thu giữ vật chứng… để xóa các dấu vết. Ví dụ: Trong cuộc nhậu say của anh A
và người hàng xóm tại nhà anh, hai bên đã xảy ra tranh chấp, anh A đã dùng rìu
đập nhiều nhát vào đầu người hàng xóm khiến người này chết tại chỗ. Mẹ anh A
là bà B, sau khi xuống nhà phát hiện ra người hàng xóm chết đã bảo anh A chở
xác phi tang rồi bỏ trốn, còn mình bà dùng khăn lau hết tất cả các vết máu dính
trên sàn nhà và những vật dụng trong phòng nhằm xóa dấu vết.
Trong trường hợp một người không xóa dấu vết của tội phạm mà chỉ làm
sai lệch các dấu vết đó nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra, khi đó sẽ xét đến
mục đích cuối cùng của hành vi này để khằng định đó có phải là che giấu tội
phạm hay không? Thật vậy, nếu mục đích cuối cùng của hành vi muốn làm sai
lệch dấu vết, nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra là muốn che giấu, bảo vệ
người phạm tội, cản trở việc điều tra, phát hiện ra người đó thì mới coi là che
giấu tội phạm; còn nếu mục đích cuối cùng của hành vi đánh lạc hướng điều tra
này để kéo dài thời gian, phục vụ một mục đích không phải nhằm che giấu, cản
trở việc phát hiện người phạm tội thì không bị coi là che giấu tội phạm.
2.2.1.3. Che giấu tang vật của tội phạm
25
Tang vật của vụ án là công cụ , phương tiện mà người phạm tội dùng vào
việc thực hiện tội phạm. Hiện nay trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng như các
văn bản pháp luật người ta không dùng thuật ngữ "tang vật" nữa. Tuy nhiên, Bộ
luật hình sự năm 1999 vẫn dùng thuật ngữ "tang vật" là đối tượng tác động của
tội che giấu tội phạm hay chính là "vật chứng" của vụ án.
Che giấu tang vật là hành vi cất giấu, hủy hoại hoặc làm biến dạng công
cụ, phương tiện mà người phạm tội dùng vào việc thực hiện tội phạm; trong các
công cụ, phương tiện dùng vào việc thực hiện tội phạm có những loại tiền hoặc
tài sản như: tiền hoặc tài sản bị cáo chiếm đoạt được, các phương tiện giao
thông vận tải mà bị cáo dùng để chuyên chở người phạm tội hoặc chuyên chở
hàng phạm pháp,… Nếu người phạm tội cất giấu, hủy hoại, tiêu thụ thì cần phân
biệt với hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
quy định tại điều 250 Bộ luật hình sự. Nếu hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có nhằm mục đích che giấu tội phạm thì thuộc
trường hợp quy định tại điều 313 Bộ luật hình sự, còn nếu chỉ vì trục lợi bất
chính thì thuộc trường hợp quy định tại điều 250 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, do tính chất của hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có nó cũng gây ra khó khăn cho công tác điều tra, truy
tìm thủ phạm nên trong nhiều trường hợp cũng không dễ phân biệt giữa hành vi
che giấu tội phạm với hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có. Đây là vấn đề lý luận cũng như thực tiễn xét xử ít được đặt ra,
vì thực tiễn xét xử đối với hành vi che giấu tài sản, tiền bạc của người phạm tội
đều bị truy cứu trách nhiệm về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có, rất ít trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu
tội phạm.
26
Ví dụ: A cất giấu một con dao là hung khí mà B sử dụng khi gây án, đồng
thời mua lại số vàng do B cướp được, thì A mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về hai tội: tội che giấu tội phạm và tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có. Trường hợp A biết số vàng do B phạm tội cướp tài sản mà có nhưng vẫn
mua vì ham rẻ thì A chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có, mặc dù hành vi tiêu thụ số vàng (tang vật) có gây
khó khăn cho việc xác định sự thật của vụ án, nhưng không vì thế mà cho rằng
A đã che giấu tội phạm do B thực hiện.
2.2.1.4. Hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội
Khi một người không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực
hiện đã cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Đây là trường hợp
phạm tội phần lớn được quy định tại khoản 2 của điều luật. Tuy nhiên, hành vi
cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội không chỉ đối với người có
chức vụ, quyền hạn mà còn đối với cả những người khác, trong đó có người
thân của người phạm tội. Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội
cũng chính là không muốn cho tội phạm bị phát hiện, xử lý theo pháp luật.
Một số hành vi cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội như: lợi
dụng chức vụ, quyền hạn từ chối cung cấp các tài liệu, sổ sách, giấy tờ có liên
quan đến tội phạm; từ chối cung cấp địa chỉ, nơi ở của người phạm tội đang ẩn
náu mà mình biết rõ; dùng quyền hành để dụ dỗ, mua chuộc, cưỡng ép người
khác không khai báo, không cung cấp tài liệu cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Nếu là mua chuộc, cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai
sự thật thì thuộc trường hợp quy định tại điều 309 Bộ luật hình sự. Ví dụ:
Nguyễn Quang H là giám đốc Công ty xây dựng X, Cơ quan điều tra đã ra quyết
định khởi tố bị can đối với Mạc Thị D là kế toán công ty về tội đưa hối lộ theo
khoản 2 điều 289 BLHS. Cơ quan điều tra đã nhiều lần triệu tập Trịnh Văn B là
27
cán bộ vật tư của công ty để làm rõ một số tình tiết có liên quan đến hành vi đưa
hối lộ của D. Do có quan hệ tình cảm với D, nên với tư cách là giám đốc,
Nguyễn Quang H đã phân công B đi công tác xa, làm cho Cơ quan điều tra rất
khó khăn trong việc chứng minh hành vi đưa hối lộ của Mạc Thị D và hành vi
liên quan của B.
2.2.2. Hậu quả
Hậu quả của hành vi che giấu tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của
cấu thành tội phạm này. Tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội đã thực
hiện hành vi che giấu tội phạm, không phụ thuộc vào kết quả của việc che giấu
đó có kết quả hay không, thì người thực hiện hành vi vẫn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, mức độ trách nhiệm có khác nhau, nếu do hành vi che giấu mà
việc điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm không thực hiện được hoặc phải kéo dài
tốn kém tiền bạc hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác thì người có
hành vi che giấu phải chịu trách nhiệm nặng hơn. Nếu do hành vi che giấu tội
phạm mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng thì người phạm tội sẽ bị phạt nặng hơn trường hợp chưa gây ra hậu quả
trên.
2.2.3. Các dấu hiệu khách quan khác
Hành vi che giấu tội phạm tuy là hành vi gây khó khăn cho cơ quan tiến hành
tố tụng phát hiện và xử lý tội phạm nhưng không phải hành vi che giấu tội phạm
nào cũng là hành vi phạm tội, mà chỉ che giấu một số tội phạm theo quy định
của Bộ luật hình sự mới là hành vi phạm tội. Theo quy định trong BLHS, có
những tội tuy là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố ý
28
nhưng nếu có bị che giấu thì cũng không nguy hiểm đáng kể để buộc người có
hành vi che giấu phải chịu trách nhiệm hình sự.
Mặc dù điều luật quy định rất cụ thể tội phạm mà người phạm tội che giấu,
nhưng thực tiễn xét xử không phải lúc nào cũng nhận biết ngay được, vì có
nhiều trường hợp phải đánh giá các tình tiết của vụ án thì mới xác định được tội
phạm mà người đó (người được che giấu) thực hiện thuộc trường hợp quy định
tại khoản nào của điều luật, trên cơ sở đó mới xác định được hành vi che giấu
tội phạm đó có cấu thành tội phạm hay không. Ví dụ để xác định A có phạm tội
che giấu tội phạm do B thực hiện hay không, thì trước hết phải xác định B phạm
tội gì và được quy định tại khoản nào của điều luật.
Trong một số trường hợp, nếu cơ quan điều tra chỉ khởi tố bị can về tội danh
mà không xác định bị can đó phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản nào
của điều luật, mà đã khởi tố bị can về tội che giấu tội phạm là không đúng. Ví
dụ Cơ quan điều tra khởi tố bị can A về tội trộm cắp tài sản theo điều 138
(không xác định là khoản nào của điều 138) mà đã khởi tố bị can B về tội che
giấu tội phạm là không đúng vì B chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che
giấu tội phạm nếu A phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 2,3,4 điều 138 BLHS.
Đã có không ít trường hợp, cơ quan điều tra khởi tố người phạm tội che giấu
tội phạm nhưng trong quy định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội mà người
phạm tội che giấu không ghi rõ thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của
điều luật nên khi xét xử, Tòa án xác định tội phạm mà người phạm tội đã che
giấu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 313
BLHS nên phải tuyên bố người bị truy tố về tội che giấu tội phạm không phạm
tội.
29
Ngoài tình tiết dẫn chiếu pháp luật (liệt kê các tội phạm mà người phạm tội
che giấu) là tình tiết khách quan khác, nếu thiếu nó thì hành vi che giấu tội
phạm chưa cấu thành tội phạm, đó là "không hứa hẹn trước". Nếu hứa hẹn trước
thì hành vi che giấu tội phạm không cấu thành tội "che giấu tội phạm" mà là
hành vi đồng phạm với người mà mình che giấu. Ví dụ: Trước khi đi trộm cắp,
Lê Đức K ghé qua cửa hàng xe máy của Vũ Văn H nói với H rằng: "Đêm nay,
em với hai thằng bạn thân đến bãi đỗ xe của chung cư A1 xem có được cái nào,
ở đấy nhiều xe mà có một thằng bảo vệ, nếu lấy được cái nào về anh bán giúp
bọn em nhé"; H nhận lời và sau khị trộm được chiếc xe máy CLICK màu trắng,
K và đồng bọn đem đến nhà H nhờ H cất giấu. Hành vi cất giấu tài sản do K và
đồng bọn trộm cắp được không phải là hành vi che giấu tội phạm mà là đồng
phạm với K về tội trộm cắp tài sản với vai trò là giúp sức.
Hành vi không hứa hẹn trước về lý luận, người ta gọi là "không hành động"
nhưng để xác định có đúng là không hứa hẹn trước hay không thì lại phải căn cứ
vào các tình tiết của vụ án để loại trừ hành vi có hứa hẹn trước. Nếu người phạm
tội đã thực hiện xong tội phạm mà hứa hẹn trước khi thực hiện hành vi che giấu
thì cũng không coi là hứa hẹn trước.
2.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, có
khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội khi thực hiện hành vi
của mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Người có năng lực TNHS là
người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển
được hành vi ấy.
30
Luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định như thế nào là người có
năng lực TNHS mà chỉ quy định thông qua độ tuổi chịu TNHS (Điều 12 BLHS)
và tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 13 BLHS).
Theo đó, Điều 12 BLHS năm 1999 quy định về độ tuổi TNHS như sau:
1.Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2.Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là có
năng lực TNHS chưa đầy đủ. Do đó, họ chỉ phải chịu TNHS về những tội phạm
rất nghiệm trọng do cố ý (theo quy định tại khoản 3 điều 8 BLHS là tội có mức
cao nhất của khung hình phạt đến 15 năm tù), hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng
(mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù
chung thân, hoặc tử hình). Và người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu TNHS về
mọi tội phạm. Việc xác định tuổi đối với người chưa thành niên do cơ quan tiến
hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đồng thời tại điều 13 BLHS năm 1999 cũng quy định về tình trạng không có
NLTNHS (Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc
bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình).
Đối chiếu với quy định tại điều 313 BLHS năm 1999 cho thấy với Tội che
giấu tội phạm thì chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn những điều kiện sau:
Một là, họ phải từ đủ 16 tuổi trở lên do tội này luôn là tội nghiêm trọng, vì
mức cao nhất của khung hình phạt theo khoản 1 (khoản có khung hình phạt
nặng nhất) là 5 năm tù.
31
Hai là, họ phải nhận thức được tính nguy hiểm cho XH của hành vi mà mình
thực hiện mà không đòi hỏi phải nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi.
Đối với tội che giấu tội phạm, người có năng lực trách nhiệm hình sự được
hiểu là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi che giấu tội phạm và có khả năng điều khiển hành vi đó.
Tuy nhiên, ở mỗi loại hành vi che giấu đã được trình bày ở trên, có sự khác
nhau nhất định về chủ thể của tội phạm. Cụ thể là:
Đối với loại hành vi che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội
phạm, thì chủ thể của tội che giấu tội phạm là bất kỳ người nào thực hiện một
trong những hành vi đó.
Đối với loại hành vi cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì
thường do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, nhưng cũng có thể có
trường hợp người không có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi này. Ví dụ:
một người không có chức vụ, quyền hạn nhưng đã tìm cách mua chuộc, đe dọa,
không chế người làm chứng, cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm
tội.
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Theo quy định tại điều 313 Bộ luật hình sự năm 1999, người che giấu tội
phạm không có sự hứa hẹn trước với người phạm tội, nhưng sau khi biết tội
phạm đã được thực hiện vẫn cố tình che giấu. Sự không hứa hẹn trước được thể
hiện ở chỗ hành vi che giấu xảy ra sau khi tội phạm đã được thực hiện và là một
tội phạm độc lập, không nằm trong mối quan hệ nhân quả với tội phạm mà
người đó che giấu.
32
Nếu mặt khách quan của tội che giấu tội phạm là mặt bên ngoài, thì mặt chủ
quan lại là mặt bên trong, là hoạt động tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan
của tội che giấu tội phạm gồm ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm
tội. Che giấu tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Điều đó có nghĩa người che
giấu tội phạm biết tội phạm đã được thực hiện, hiểu rõ hành vi che giấu tội
phạm là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn tạo điều kiện cho người phạm tội trốn
tránh sự trừng phạt của pháp luật, gây trở ngại cho việc phát hiện, điều tra, xử lý
người phạm tội. Động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của người phạm tội che
giấu tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Người
phạm tội che giấu tội phạm, cho dù xuất phát từ bất cứ động cơ, mục đích gì
cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên khi quyết định hình phạt, phải
xem động cơ, mục đích phạm tội của người che giấu tội phạm.
Thứ nhất, người phạm tội có thể biết tội phạm đã xảy ra là tội gì, người thực
hiện tội phạm đó là ai, quá trình diễn biến vụ án… nhưng không nhất thiết người
phạm tội phải biết diễn biến chi tiết, cụ thể về hành vi phạm tội, về người phạm
tội, về các tình tiết khác có liên quan đến vụ án, mà chỉ cần biết có tội phạm xảy
ra mà che giấu người phạm tội , cất giấu vật chứng, tiêu hủy hoặc làm biến dạng
dấu vết, vật chứng của vụ án với mục đích nhằm che giấu tội phạm là thỏa mãn
dấu hiệu về chủ quan của tội phạm. Ví dụ: ông H biết con trai là L đêm qua đã
cướp được dây chuyền trị giá 2 cây vàng của bà D là người hàng xóm. Tuy
không biết con mình cướp như thế nào, nhưng sáng sớm vừa gặp được con trai
bảo là vừa cướp được và đưa cho ông thì ông đã đem dây chuyền này gói vào
túi nilong, sau đó chôn sau vườn nhà. Việc không biết rõ được diễn biến vụ
cướp nhưng hành động của ông H cất giấu tang vật nhằm che giấu tội phạm đã
thỏa mãn dấu hiệu chủ quan của tội phạm.
33
Thứ hai, người phạm tội có thể vì động cơ khác nhau, nhưng chỉ có một mục
đích là nhằm che giấu tội phạm. Như vậy, che giấu tội phạm vừa là hành vi, vừa
là mục đích của người phạm tội, cho dù tội phạm đó là tội xâm phạm an ninh
quốc gia hay tội phạm thường. Do đó, người phạm tội nếu không hứa hẹn trước
mà che giấu tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhằm chống chính quyền nhân
dân cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, chứ
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia với
người phạm tội.
3. Đường lối xử lý
3.1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 313 Bộ luật hình sự
Che giấu tội phạm là một tội phạm ít nguy hiểm hơn so với tất cả những tội
phạm mà nó che giấu.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 313 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị
phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm,
là tội phạm nghiêm trọng.
Xét trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết
tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp
dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc được áp dụng hình phạt tù dưới 6
tháng, nhưng không được dưới 3 tháng. Còn nếu người phạm tội che giấu tội xâm
phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và có nhiều tình tiết
tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không
đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 313 Bộ luật
hình sự sẽ phụ thuộc đến tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi che giấu tội
phạm. Tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi che giấu tội phạm phụ thuộc
34
chủ yếu vào người mà người phạm tội che giấu, nếu che giấu người phạm tội xâm
phạm an ninh quốc gia sẽ nghiêm trọng hơn che giấu người phạm tội trộm cắp tài
sản, che giấu người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nguy hiểm hơn che giấu người
phạm tội rất nghiêm trọng.
3.2. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 313 Bộ luật hình sự
Khoản 2 của điều luật quy định một trường hợp phạm tội, đó là: phạm tội trong
trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có
những hành vi khác bao che người phạm tội.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đựơc hiểu là người có chức vụ, quyền hạn có thể
là những lãnh đạo của các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước hay công chức, viên
chức nào khác... đã dùng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình làm ảnh hưởng để
cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng (phát hiện, điều tra
người phạm tội).
Thứ nhất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở việc phát hiện tội phạm là
trường hợp đã biết có tội phạm xảy ra nhưng chưa biết người phạm tội là ai hoặc
tuy đã biết ai là người thực hiện tội phạm nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
của mình để tổ chức, tham gia hoặc trực tiếp thực hiện hành vi cản trở việc phát
hiện tội phạm.
Ví dụ: Giám đốc Bệnh viện huyện A là bà Nguyễn Thị G. Cơ quan điều tra đã
quyết định khởi tố vụ án với bị can là bác sĩ đa khoa Trần Văn D với tội danh buôn
bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh theo điều 157 BLHS. Do Trần
Văn D là con rể của bà Nguyễn Thị G nên khi biết điều này bà G đã cử bác sĩ Trần
Thị L, người liên quan trực tiếp và cũng là người biết rõ và nhận số thuốc phòng,
chữa bệnh giả đi công tác xa. Việc này khiến cho công tác điều tra của các cơ quan
liên quan gặp nhiều khó khăn.
35
Thứ hai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che người phạm tội là đã biết ai là
người phạm tội nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tổ chức, tham
gia hoặc trực tiếp thực hiện hành vi bao che người phạm tội.
Ví dụ: Nguyễn Đức D là chủ tịch huyện đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của
mình xác nhận cho Bùi Anh T phạm tội giết người theo điều 93 BLHS, là con trong
gia đình có bố mẹ ruột là người có công với cách mạng. Do có xác nhận như vậy,
nên Tòa án chỉ phạt Bùi Anh T mười năm năm tù. Sau khi bản án có hiệu lực pháp
luật, thì có đơn tố cáo hành vi bao che của ông D. Cơ quan chức năng đã xác minh
và kết luận Bùi Anh T không phải là con trong gia đình có bố mẹ ruột là người có
công với cách mạng và hành vi bao che người phạm tội của Nguyễn Đức D bị phát
hiện.
Trong nhiều trường hợp, người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền
hạn vừa có hành vi cản trở việc phát hiện tội phạm vừa có những hành vi bao che
người phạm tội, mà không thể tách bạch đâu là hành vi cản trở, còn đâu là hành vi
bao che. Vì vậy, khi áp dụng tình tiết phạm tội này, cơ quan tiến hành tố tụng cần
xác định đầy đủ các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, hành
vi nào là hành vi cản trở việc phát hiện tội phạm, hành vi nào là hành vi bao che
cho người phạm tội. Có thể hành vi cản trở việc điều tra tội phạm đối với người này
lại là hành vi bao che cho người khác hoặc ngược lại.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, người phạm tội bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Thứ ba, xét về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: nếu người phạm tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn của mình cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có hành vi khác bao
che người phạm tội không phải tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt
nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy
36
có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ
luật hình sự phạt dưới hai năm tù. Nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cản
trở việc phát hiện tội phạm hoặc có hành vi khác bao che người phạm tội là tội xâm
phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng và có nhiều tình tiết tăng
nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng
kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.
4. Phân biệt tội che giấu tội phạm với đồng phạm, tội không tố giác tội
phạm
4.1. Phân biệt tội che giấu tội phạm với đồng phạm
Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:
1.Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm.
2.Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những
người đồng phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc
thực hiện tội phạm.
Từ quy định trên cho thấy, hành vi che giấu tội phạm và hành vi giúp sức
trong đồng phạm có một số biểu hiện giống nhau như..che giấu, nuôi dưỡng
người phạm tội, cất giấu tang vật, xóa bỏ dấu vết của tội phạm, những biểu hiện
này xảy ra sau khi tội phạm đã được thực hiện.
Tuy nhiên, hành vi che giấu tội phạm khác hành vi giúp sức trong đồng
phạm ở những điểm sau đây:
37
Thứ nhất, hành vi che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được
thực hiện sau khi tội phạm đã được thực hiện. Người thực hiện tội phạm trước
đó không thể biết được việc tang vật, dấu vết của tội phạm và bản thân mình sẽ
được che giấu hoặc sẽ được bao che để không bị phát hiện, điều tra, xử lý. Điều
đó có nghĩa, hành vi che giấu tội phạm không tác động vảo mặt ý thức chủ quan
đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước đó, không ảnh hưởng đến quá
trình thực hiện hành vi phạm tội của người đó. Trong khi ngược lại, hành vi
giúp sức luôn có mối quan hệ nhân quả với tội phạm do người thực hành thực
hiện.
Thứ hai, người che giấu tội phạm thực hiện hành vi của mình do cố ý, nhưng
lại không cùng cố ý như người thực hiện hành vi giúp sức trong đồng phạm.
Một trong những đặc điểm cơ bản của che giấu tội phạm là không có sự hứa
hẹn, thỏa thuận trước với người phạm tội, cho nên nó không phát sinh ảnh
hưởng gì đến quá trình thực hiện tội phạm của người khác.Tuy nhiên, hành vi
che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi
khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội của người giúp sức
bao giờ cũng có sự hứa hẹn, thỏa thuận trước với người phạm tội. Sự hứa hẹn
trước sẽ che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có
hành vi cản trở phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội của người giúp sức,
chính là sự giúp sức về tinh thần, tạo thêm quyết tâm thực hiện tội phạm của
người thực hành, cho nên người giúp sức phải cùng chịu trách nhiệm hình sự
với người thực hành.
Thứ ba, xét về quyết định hình phạt của tội che giấu tội phạm và đồng phạm
là hoàn toàn khác nhau.
Trong khi điều 313 BLHS 1999 quy định cụ thể, rõ ràng về hình phạt áp
dụng đối với tội che giấu tội phạm từ không giảm giữ đến mức tối đa của khung
38
một là 5 năm tù và ở khung hai là 7 năm ; thì Điều 53 BLHS 1999 quy định về
Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm thì chung chung, không phân
định rõ hính phạt áp dụng cụ thể:
“Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét
đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng
người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người
đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”
4.2. Phân biệt tội che giấu tội phạm với không tố giác tội phạm
Sự khác nhau cơ bản giữa che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm đó
chính là hành vi. Che giấu tội phạm thể hiện qua hành vi tích cực, được người
phạm tội che giấu tội phạm thực hiện dưới hình thức hành động, tức là làm một
việc bị pháp luật hình sự nghiêm cấm theo quy định của Bộ luật hình sự.. hành
vi che giấu tội phạm chỉ xảy ra khi tội phạm đã được thực hiện. Do đó, nó khác
với không tố giác tội phạm là hành vi tiêu cực, được người phạm tội không tố
giác tội phạm thực hiện dưới hình thức không hành động, tức là không làm một
việc mà pháp luật buộc phải làm theo quy định của Bộ luật hình sự.. hành vi
không tố giác tội phạm không chỉ xảy ra khi tội phạm đã được thực hiện mà còn
xuất hiện khi tội phạm đang được chuẩn bị hay đang được thực hiện.
So sánh về mức độ nguy hiểm cho xã hội, tội che giấu tội phạm có mức độ
nguy hiểm cao hơn. Chính vì vậy, khung hình phạt được quy định cho hai tội
cũng có sự khác nhau. Tội che giấu tội phạm, do mức độ nguy hiểm cao hơn nên
điều luật quy định hai khung hình phạt, trong khi ở tội không tố giác tội phạm
chỉ có một khung với mức khởi điểm và tối đa đều thấp hơn. Cụ thể: ở tội che
giấu tội phạm, mức tối đa của khung một là 5 năm tù và ở khung hai là 7 năm
39
tù. Trong khi mức tối đa ở tội không tố giác tội phạm chỉ là 3 năm tù. Ngoài ra,
đối với tội không tố giác tội phạm, điều luật còn quy định trường hợp không
phải chịu TNHS và trường hợp được miễn TNHS hoặc hình phạt.
Có rất nhiều vụ án hình sự trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử có đồng
thời cả hai hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm, vì nhiều khi
trong che giấu bao gồm cả không tố giác vì có không tố giác thì việc che giấu
mới được trót lọt. Trong những trường hợp này, không thể truy cứu trách nhiệm
hình sự về cả hai tội cũng không thể truy cứu về tội không tố giác mà phải truy
cứu trách nhiệm người có hành vi phạm tội về tội che giấu tội phạm mới phù
hợp với tính chất của hành vi phạm tội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua việc nghiên cứu tại điều 313 của Bộ luật hình sự 1999 về Tội che giấu
tội phạm góp phần hiểu rõ thêm những yếu tố cấu thành Tội che giấu tội phạm,
cũng như đường lối xử lý tội phạm này của nhà nước ta.
Khách thể của tội phạm là các hoạt động đúng đắn điều tra, truy tố, xét xử
của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình
sự, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm với hành vi khách quan được thực hiện dưới
hình thức hành động, đó là hành vi che giấu, cản trở việc phát hiện, điều tra tội
phạm và xử lý người phạm tội. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi che giấu đều là
hành vi phạm tội, mà chỉ che giấu những tội được liệt kê tại khoản 1 điều 313
BLHS năm 1999 mới cấu thành tội phạm.
40
Về mặt chủ quan của tội phạm với lỗi thực hiện là lỗi cố ý, người che giấu
tội phạm biết tội phạm đã được thực hiện, hiểu rõ hành vi che giấu tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội. Động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của người phạm tội
che giấu tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Đường lối xử lý: Người phạm tội che giấu tội phạm có thể chịu phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm tùy vào từng
vụ án cụ thể hoặc phạt đến bảy năm trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn
bao che, cản trở việc phát hiện tội phạm.
Khi nghiên cứu Tội che giấu tội phạm thì việc nghiên cứu những yếu tố cấu
thành trên là bắt buộc và quan trọng. Điều này là cơ sở tiền đề cho việc tìm hiểu cụ
thể và sâu sắc hơn về tội phạm này.
41
CHƯƠNG 3: TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM - NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
1. Tình hình tội phạm của tội che giấu tội phạm
Về tình trạng của tội che giấu tội phạm trong những năm gần đây cũng cho
thấy những diễn biến còn tương đối phức tạp. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2009-2013, tình hình tội
che giấu tội phạm đã được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử cụ thể như
sau:
-Năm 2009, số vụ phạm tội che giấu tội phạm được phát hiện, khởi tố, điều
tra gồm 1 vụ và 33 bị can. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm trước chưa
xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 1 vụ và 7 bị cáo về tội che giấu tội phạm.
-Năm 2010, số vụ phạm tội che giấu tội phạm được Tòa án thụ lý là 7 vụ và
11 bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát là 2 vụ và 2 bị cáo. Cộng cả số vụ án, bị can
giải quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 5 vụ và 9 bị cáo về
tội che giấu tội phạm.
-Năm 2011, số vụ phạm tội che giấu tội phạm được phát hiện, khởi tố điều
tra gồm 4 vụ và 47 bị can; trong số đó, Tòa án đã thụ lý 4 vụ và 11 bị cáo; trả hồ sơ
cho Viện kiểm sát là 1 vụ và 4 bị cáo. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm
trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 2 vụ và 5 bị cáo về tội che giấu tội
phạm.
-Năm 2012, số vụ phạm tội che giấu tội phạm được Tòa án thụ lý là 6 vụ, 7
bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát là 1 vụ, 1 bị cáo. Cộng cả số vụ án, bị can giải
quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 5 vụ, 6 bị cáo về tội che
giấu tội phạm.
42
-Năm 2013, số vụ phạm tội che giấu tội phạm được Tòa án thụ lý là 7 vụ, 8
bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 1 vụ, 1 bị cáo. Cộng cả số vụ án, bị can giải
quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 6 vụ, 7 bị cáo về tội
che giấu tội phạm.
(Nguồn số liệu thống kê điều tra, truy tố các năm tù 2009-2013 và xét xử sơ thẩm
các năm từ 2009-2013 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối
cao cung cấp).
Diễn biến của tình hình tội phạm này lại tương đối phức tạp, có chiều hướng tăng
về số lượng các vụ án cũng như bị can, bị cáo phạm tội ở những năm gần đây.
Bảng: Hình phạt áp dụng đối với bị cáo bị xét xử sơ thẩm về Tội che giấu tội phạm
từ năm 2009 đến năm 2013 như sau:
Năm
Số bị cáo đã xét xử và bị áp dụng hình phạt
Cải tạo không
giam giữ
Án treo Từ 3 năm trở
xuống
Từ 3 năm đến 7
năm
2009 2 3 2
2010 5 2
2011 1 4
2012 3 2 1
2013 2 5
(Nguồn: Phòng tổng hợp – Tòa án nhân dân Tối cao)
Theo quy định của BLHS năm 1999, tội che giấu tội phạm có mức hình phạt
cao nhất được áp dụng là đến 7 năm tù. Trong thực tế, khi xét xử các vụ án hình sự
43
có bị cáo phạm tội che giấu tội phạm, hình phạt mà Tòa án xét xử sơ thẩm đã áp
dụng cho những bị cáo phạm tội này trong những năm gần đây là từ 7 năm tù trở
xuống, trong đó tuyên dưới 3 năm tù và hưởng án treo là phổ biến, có 2 bị cáo phạt
cải tạo không giam giữ.
2. Những vướng mắc, tồn tại
2.1. Những vướng mắc, tồn tại trong quá trình áp dụng quy định của pháp
luật về Tội che giấu tội phạm.
Thứ nhất, quy định tại điều 313 của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội che
giấu tội phạm còn có bất cập, mang tính liệt kê khiến điều luật trở nên quá dài và
dàn trải; gây bất lợi về mặt kĩ thuật, dẫn đến không rõ ràng, khó đọc, khó
nhớ,…dẫn đến việc áp dụng và xử lý không công bằng các hành vi che giấu tội
phạm. Tại khoản 1 của điều luật quy định chỉ có 69 tội danh, chiếm khoảng 25,84%
trong tổng số 267 tội danh quy định trong Bộ luật hình sự 1999, thì người thực hiện
hành vi che giấu các tội phạm (chủ yếu phải là tội phạm rất nghiêm trọng) quy định
ở các tội danh đó mới bị coi là tội phạm và xử lý hình sự. Quy định như vậy là chưa
đảm bảo tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa của pháp luật hình sự trong việc
áp dụng biện pháp hình sự để xử lý nghiêm khắc đối với người phạm tội che giấu.
Trên thực tế, không chỉ đối với tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
mà ngay cả đối với một số tội phạm nghiêm trọng có tính chất phức tạp, nguy
hiểm, việc bao che, che giấu, cản trở việc phát hiện, xử lý các tội phạm đó cũng có
thể sẽ gây ra những hậu quả nguy hại, nghiêm trọng. Do vậy, cũng cần thiết phải xử
lý hình sự những hành vi che giấu những tội phạm này mới đảm bảo yêu cầu trấn
áp tội phạm.
Thứ hai, mức hình phạt áp dụng đối với tội che giấu tội phạm được quy định
trong điều luật là còn nhẹ, chỉ phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
44
từ sáu tháng đến năm năm đối với các hành vi che giấu: các tội xâm phạm an ninh
quốc gia; các tội phạm giết người, hiếp dâm, cướp tài sản… chủ yếu phải là tội
phạm quy định từ khoản 2 trở lên; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội
phạm chiến tranh. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở
việc phát hiện tội phạm… thì mới bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Quy định như
vậy là chưa đánh giá hết tính nguy hiểm của loại tội phạm này cũng như bản chất
cố ý chống đối pháp luật, chống các quan công quyền của chủ thể của tội phạm,
chưa tương xứng với mức độ hành vi phạm tội cũng như hậu quả tội phạm gây ra,
nên chưa đủ để răn đe, giáo dục và phòng ngừa.
Thứ ba, tại khoản 1 điều 313 BLHS còn chưa phân hóa hình phạt áp dụng
một cách phù hợp với tính chất, mức độ của tội phạm, ví dụ: che giấu tội phạm
trộm cắp tài sản quy định tại điều 138 của Bộ luật hình sự năm 1999 cả ba khoản
2,3 và 4 là ba loại tội phạm khác nhau theo sự phân loại của BLHS 1999, thì tính
chất, mức độ của các hành vi che giấu đối với ba loại tội phạm này cũng phải khác
nhau nhưng mặc dù vậy mức hình phạt quy định trong khoản 1 của điều 313 lại
không được phân chia ra áp dụng cho tương xứng, hợp lý, đúng người, đúng tội đối
với từng hành vi mà chỉ cùng áp dụng ở một mức hình phạt tù cải tạo không giam
giữ… đến phạt tù đến 5 năm. Và tại khoản 2 điều 313 BLHS thì mức phạt còn nhẹ,
chưa đủ sức mạnh giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm, bởi người không có chức
vụ quyền hạn phạm tội đã cần xử lý nghiêm khắc thì người có chức vụ, quyền hạn
phạm tội che giấu rất nguy hiểm, càng phải nghiêm trị.
Thứ tư, Nhà nước chưa có một cơ chế tốt khuyến khích, động viên mọi
người dân thực hiện đấu tranh tố giác tội phạm và không che giấu tội phạm, không
có sự khen thưởng, khích lệ về vật chất, tinh thần một cách đúng mức đối với người
có tinh thần đấu tranh phát hiện, tố giác tội phạm và không che giấu tội phạm cũng
như không có các biện pháp bảo vệ cần thiết đối với họ tránh bị tội phạm trả thù, đe
45
dọa đến tự do, tính mạng, sức khỏe… do vậy, chưa khuyến khích, đẩy mạnh được ý
thức tự giác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tố giác tội phạm và không che giấu
tội phạm trong nhân dân.
2.2. Những vướng mắc, tồn tại trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội
phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật
Thứ nhất, chất lượng điều tra còn thấp; nhiều vụ án có giải quyết còn kéo
dài, xử lý chưa nghiêm minh. Tỉ lệ các vụ án về tội che giấu tội phạm được phát
hiện, điều tra hàng năm từ năm 2009 đến năm 2013 rất thấp, thường chỉ chiếm một
tỉ lệ rất nhỏ, chỉ tính đến phần nghìn so với tổng số các tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp và phần chục nghìn so với tổng số tội phạm được phát hiện, xử lý
trong một năm. Nhưng còn thấp hơn nhiều đó là số vụ án, tội phạm đã phát hiện,
kết thúc điều tra mà được chuyển sang truy tố, xét xử.
Thứ hai, trong những năm qua, dù được sự quan tâm, chú trọng của Đảng và
Nhà nước về chất lượng cán bộ tư pháp nhưng trình độ nghiệp vụ của một số cán
bộ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vần còn non yếu, chưa đáp ứng kịp thời
với tình hình, do vậy chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án còn thấp, tỉ lệ
đình chỉ trong các vụ án còn cao. Trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung
và tội che giấu tội phạm nói riêng không ít cán bộ còn có tư tưởng coi nhẹ, chưa
đánh giá hết hậu quả và mức độ nghiêm trọng của loại tội này hay có một số cán bộ
còn tiêu cực, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mà bao che tội phạm.
Thứ ba, công tác phối hợp nắm thông tin, tình hình tội phạm, quản lý đối
tượng giữa các ngành còn yếu, còn biểu hiện cục bộ do vậy kết quả đấu tranh còn
hạn chế, tỉ lệ điều tra, khám phá các loại án này chưa cao. Công tác cải tạo và quản
lý các đối tượng đã phạm tội chưa đạt được mục đích, yêu cầu và còn nhiều sơ hở
46
nên chưa có tác dụng răn đe, phòng ngừa, cải tạo họ trở thành người lương thiện,
do vậy vẫn còn tỉ lệ tái phạm trong các tội phạm này.
Thứ tư, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị , phương tiện kỹ thuật,
bổ sung biên chế, nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ cho các cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm còn chưa
được quan tâm, đầu tư đúng mức; đời sống của các cán bộ tư pháp còn quá khó
khăn, chưa động viên, khích lệ được tinh thần của anh em tập trung vào hoàn thành
tốt công việc, do vậy hạn chế nhiều đến kết quả công tác của các cơ quan này…
3. Kiến nghị
3.1. Hoàn thiện quy định của BLHS năm 1999 về Tội che giấu tội phạm
Thứ nhất, Điều 313 BLHS năm 1999 nên quy định theo kiểu liệt kê các điều
luật, các khoản về các tội danh như vậy mà nên quy định lại theo hướng xem xét
các hành vi che giấu loại tội phạm nào theo sự phân loại của BLHS: tội ít nghiêm
trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù), tội nghiêm trọng (mức cao
nhất của khung hình phạt là bảy năm tù), tội rất nghiêm trọng (mức cao nhất của
khung hình phạt là mười lăm năm tù), tội đặc biệt nghiêm trọng (mức cao nhất của
khung hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình) thì bị coi là nguy hiểm, phải ngăn
chặn và xử lý hình sự. Theo quan điểm cá nhân, mọi hành vi che giấu tội phạm
nghiêm trọng đều bị coi là tội phạm, quy định xử lý tại khoản 1 điều 313; đối với
hành vi rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì quy định xử lý hình sự tương
ứng ở các khoản tiếp theo có khung hình phạt cao hơn trong điều luật. Quy định
như vậy, điều luật sẽ trở lên ngắn gọn, đầy đủ hơn, bao hết các trường hợp, dễ dàng
vận dụng, áp dụng rõ ràng.
Thứ hai, do điều luật mới chỉ đưa ra hai khung hình phạt áp dụng cho hai
trường hợp phạm tội ở khoản 1 quy định mức phạt chung là cải tạo không giam giữ
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự

More Related Content

What's hot

Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sựTé Lầu
 
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển,9 ĐIỂM
 
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOTĐề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luật
Luận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luậtLuận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luật
Luận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luật
 
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYLuận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
 
Đề tài: Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự
Đề tài: Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sựĐề tài: Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự
Đề tài: Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự
 
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOTĐề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sự
 
Luận văn: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố
Luận văn: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tốLuận văn: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố
Luận văn: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố
 
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đLuận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
 
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người - Gửi miễn phí qua...
 
Danh Sách 300 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Hợp Đồng, Nhiều Sinh Viên 9 Điểm
Danh Sách 300 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Hợp Đồng, Nhiều Sinh Viên 9 ĐiểmDanh Sách 300 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Hợp Đồng, Nhiều Sinh Viên 9 Điểm
Danh Sách 300 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Hợp Đồng, Nhiều Sinh Viên 9 Điểm
 
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con ngườiLuận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
 
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAYLuận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà NẵngLuận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng
 
Luận văn: Pháp lý về quyền tiếp cận thông tin ở tỉnh Phú Yên, HOT!
Luận văn: Pháp lý về quyền tiếp cận thông tin ở tỉnh Phú Yên, HOT!Luận văn: Pháp lý về quyền tiếp cận thông tin ở tỉnh Phú Yên, HOT!
Luận văn: Pháp lý về quyền tiếp cận thông tin ở tỉnh Phú Yên, HOT!
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
 

Similar to Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự

Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình SựKhóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình SựViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdfTội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdfTieuNgocLy
 
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019PinkHandmade
 
Tài liệu luật hình sự
Tài liệu luật hình sựTài liệu luật hình sự
Tài liệu luật hình sựLinh Nguyen
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Nguyen Trang
 
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...HanaTiti
 

Similar to Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự (20)

Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình SựKhóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
 
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdfTội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
Luận văn: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà NộiLuận văn: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
Luận văn: Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAYLuận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
 
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dânLuận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
 
Luận án: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận án: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAYLuận án: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận án: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
 
Ngăn chặn bắt, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, 9đ
Ngăn chặn bắt, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, 9đNgăn chặn bắt, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, 9đ
Ngăn chặn bắt, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, 9đ
 
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trướcThuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
 
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long AnLuận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
 
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
 
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAYLuận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
 
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAYLuận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự, HAYLuận văn: Tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội sử dụng trái phép tài sản theo luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
 
Tài liệu luật hình sự
Tài liệu luật hình sựTài liệu luật hình sự
Tài liệu luật hình sự
 
Luận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAYLuận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
 
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...
Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thự...
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfSuperJudy1
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 

Recently uploaded (17)

50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 

Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự

  • 1. 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
  • 2. 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình thực hiện Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế-xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng bước đầu đã phát huy được tính tích cực, thu nhập quốc dân tiếp trên đà tăng trưởng mạnh, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, những thành tựu đã được trong thời gian qua còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước, hoạt động kinh tê-xã hội còn nhiều yếu kém, bất cập. Bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự còn có những diễn biến phức tạp, tội phạm tiếp tục xuất hiện và xảy ra nhiều trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó tình hình tội che giấu tội phạm đã và đang diễn ra, gây cản trở không nhỏ đến hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng đã trở thành mối quan tâm, lo ngại của toàn xã hội. Tội che giấu tội phạm không những xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nhằm xử lý người phạm tội và tội phạm, mà còn có ảnh hưởng xấu, xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội. Những hành vi che giấu tội phạm đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, khiến cho các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng bị cản trở, dẫn tới sai lệch, không đáp ứng được đúng các thời hạn tố tụng theo quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến việc giữ chuẩn mực cán cân công lý, làm mất uy tín của Đảng và nhà nước ta. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong những năm qua cho thấy, một số không ít những cá nhân trong xã hội không những không làm tròn nghĩa vụ của công dân, thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm, mà trái lại có hành vi che
  • 3. 3 giấu, chứa chấp, nuôi dưỡng, cung cấp các điều kiện vật chất cho người phạm tội để họ trốn tránh khỏi sự phát triển của các cơ quan chức năng. Thậm chí, một số người là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, dùng quyền hành khống chế người phát hiện tội phạm, không chịu cung cấp tài liệu có liên quan đến vụ án hình sự, gây khó khăn cho hoạt động xử lý người phạm tội. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội che giấu tội phạm cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc, đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu, giải quyết như: khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội che giấu tội phạm, tình hình, vướng mắc còn tồn tại và những giải pháp đấu tranh… 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về tội che giấu tội phạm trong những năm gần đây như Giáo trình luật hình sự Việt Nam của trường đại học Luật Hà Nội; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của trường đại học Quốc gia Hà Nội; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm tập X của tác giả Đinh Văn Quế; Một số bất hợp lý trong các quy định về tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm, tạp chí Tòa án nhân dân tháng 10-2005, số 19… Nhìn chung các bài viết trên đây cũng đã đề cập những vấn đề về Tội che giấu tội phạm ở khía cạnh Luật hình sự. Tuy nhiên, những công trình trên chưa nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về lý luận cũng như thực tiễn Tội che giấu tội phạm. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu tội phạm này là vấn đề cần thiết và có nhiều ý nghĩa. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở đánh giá, phân tích các quy định về tội che giấu tội phạm trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam mà trọng tâm là quy định của
  • 4. 4 BLHS năm 1999 cùng với thực tiễn xét xử về Tội che giấu tội phạm, khóa luận nhằm nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về Tội che giấu tội phạm, trên cơ sở đó tác giả nêu ra một số ý kiến của cả nhân nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật liên quan đến Tội che giấu tội phạm, nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm này trong thực tiễn. - Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu một cách khái quát quy định của Luật hình sự Việt Nam về Tội che giấu tội phạm giai đoạn sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến BLHS năm 1999. - Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội che giấu tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999. - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự về tội che giấu tội phạm. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống Tội che giấu tội phạm. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu các vấn đề nêu trên của Tội che giấu tội phạm dưới góc độ của Luật hình sự, đặc biệt là trên cơ sở của BLHS năm 1999 cùng các văn bản có liên quan đền đề tài khóa luận. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận của khóa luận: là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bên cạnh đó, khóa luận cũng kế thừa những
  • 5. 5 vấn đề lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu đưa ra, các tài liệu được công bố trên các tạp chí, bài báo, tổng kết của các ngành liên quan đến nội dung khóa luận. - Phương pháp nghiên cứu của khóa luận: là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh sau đó rút ra kết luận. 5. Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm… trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận có 3 chương: Chương 1: Khái quát quy định của luật hình sự Việt Nam về tội che giấu tội phạm giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến BLHS năm 1999. Chương 2: Tội che giấu tội phạm theo quy định Bộ luật hình sự năm 1999- Những vấn đề lý luận. Chương 3: Tội che giấu tội phạm – Những vấn đề thực tiễn
  • 6. 6 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN BLHS NĂM 1999. 1. Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985. Trong những ngày đầu khi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phải đương đầu khó khăn và thử thách. Bên cạnh các hoạt động xây dựng bộ máy nhà nước, thì hoạt động lập pháp cũng được ưu tiên chú trọng. Khoảng thời gian này, Nhà nước đã ban hành một số các văn bản pháp luật hình sự quan trọng như Sắc lệnh số 133 ngày 20/1/1953 trừng trị những Tội phạm xâm hại đến an toàn nhà nước về đối nội và đối ngoại, Sắc lệnh số 267-SL ngày 15- 6-1956 của Nhà nước ta về trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân và cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước… Để nhằm trừng trị các loại việt gian, phản động, chống chính sách dùng người Việt trị người Việt của bọn thực dân pháp, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 133-SL ngày 20-1-1953 trừng trị những tội xâm phạm đến an toàn nhà nước về đối nội và đối ngoại. Trong đó, Điều 14 của Sắc lệnh quy định về tội che giấu phần tử phản quốc: “Kẻ nào chứa chấp, tìm cách giấu giếm, giúp đỡ các phần tử phản quốc, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống. Nếu tội trạng nặng, sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc sẽ bị xử tử hình”. Tuy Sắc lệnh chưa đề cập đến tội che giấu tội phạm nói chung, nhưng việc quy định tội che giấu phần tử phản quốc đã tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống những tội xâm phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại thời kỳ đó. Với việc ban hành Sắc lệnh số 133-
  • 7. 7 SL ngày 20-1-1953 không những chỉ ra được những quan hệ xã hội cụ thể có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn vong của chính quyền nhân dân bị các hành vi phạm tội xâm phạm, mà còn lần đầu tiên chính thức ghi nhận về mặt pháp lý tội che giấu phần tử phản quốc. Để tăng cường chuyên chính dân chủ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân và Nhà nước dân chủ nhân dân, ngày 30-10-1967, Nhà nước ta đã ban hành pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, trong đó quy định tội che giấu phần tử phản cách mạng tại Điều 17: “Kẻ nào biết rõ phần tử phản cách mạng mà chứa chấp, che giấu, tiếp tế, giúp đỡ cho chúng lẩn trốn hoặc cất giấu tang vật, thủ tiêu chứng cứ tội phạm của chúng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm”(29, tr 197). So với quy định trong Sắc lệnh số 133-SL ta thấy được điểm mới của quy định này là pháp lệnh đã ghi nhận điều kiện về ý thức chủ quan của người phạm tội che giấu phần tử phản cách mạng là: “biết rõ phần tử phản cách mạng” và bổ sung thêm một số hình thức che giấu là “cất giấu tang vật, thủ tiêu chứng cứ”. Hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội che giấu phần tử phản cách mạng đã được giảm hơn so với Sắc lệnh số 133-SL, cụ thể là chỉ bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm. Tại Điều 19 của pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa được Nhà nước ta ban hành ngày 21-10-1970 đã quy định về tội bao che cho kẻ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa như sau: 1. Kẻ nào tuy biết là có xảy ra tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, nhưng lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố tính cản trở việc phát hiện điều tra, xử lý kẻ phạm tội thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp có hành động đàn áp, trả thù người đấu tranh phát hiện tội phạm và kẻ phạm tội thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
  • 8. 8 Có thể thấy được trong pháp lệnh này một trong những hình thức của che giấu tội phạm và bao che đã được Nhà nước ta chính thức ghi nhận và chủ thể của hành vi che chở phải là chủ thể đặc biệt: người có chức vụ, quyền hạn; tình tiết tăng nặng định khung hình phạt là: có hành động đàn áp, trả thù người đấu tranh phát hiện tội phạm và kẻ phạm tội. Khoảng thời gian từ năm 1978 đến những 1980, 1981, trong khi phải đối phó với chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch, bọn gian thương đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, hoạt động gây rối loạn thị trường khiến tình hình kinh tế-xã hội của nước ta gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trên thị trường là một yêu cầu cấp bách và pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được Nhà nước ban hành ngày 30-6-1982 nhằm thiết lập một trật tự mới xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định giá cả, bảo đảm đời sống cho người lao động. Tại Điều 7 của pháp lệnh này quy định về tội bao che người phạm tội: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố tình cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội ghi trong pháp lệnh này bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Trong trường hợp có hành động đàn áp, trả thù người phát hiện hoặc tố giác tội phạm thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm. Nếu vì mục đích thu lợi bất chính mà bao che người phạm tội, thì tùy hành vi cụ thể, bị coi là cùng phạm tội và bị xử phạt theo các điều 2, 3, 4, 5, 6 pháp lệnh hoặc bị xử phạt theo pháp lệnh ngày 20-5-1981 trừng trị tội hối lộ. Tuy chưa quy định cụ thể, rõ ràng nhưng tại điều 19 của pháp lệnh bảo vệ rừng ngày 06/09/1972 cũng đã ghi nhận việc khen thưởng cho hành động ngăn chặn và tố giác tội phạm liên quan đến rừng:
  • 9. 9 Tập thể hoặc cá nhân nào có thành tích trong việc nuôi rừng và gây rừng, ngăn chặn hoặc tố giác các hành động chặt, phá, khai thác rừng trái phép, trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng hoặc có những thành tích khác về bảo vệ rừng thì được xét khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Những năm tiếp theo của thời kỳ này, khái niệm che giấu tội phạm đã bắt đầu xuất hiện trong các sách báo pháp lý. Giáo trình hình luật xã hội chủ nghĩa của trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội đã đề cập tội che giấu tội phạm và đưa ra khái niệm che giấu tội phạm, cụ thể là: che giấu tội phạm là hành vi của một người, tuy không có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với kẻ phạm tội, nhưng đã che đậy cho y bằng cách cho y trốn tránh hoặc giấu giếm những công cụ, phương tiện phạm tội hay những vật đã có được bằng con đường phạm pháp (30, tr. 188). 2. Tội che giấu tội phạm giai đoạn từ năm 1985 đến trước năm 1999 Ngày 27-6-1985, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, đã thông qua Bộ luật hình sự, có hiệu lực từ ngày 01-01-1986 (Bộ luật hình sự năm 1985). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, Bộ luật hình sự năm 1985 đã có quy phạm định nghĩa về khái niệm che giấu tội phạm tại điều 18, đó là: người nào tuy không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. Việc Bộ luật hình sự năm 1985 chính thức ghi nhận về mặt pháp lý định nghĩa pháp lý của khái niệm che giấu tội phạm tại điều 18, đánh dấu bước tiến bộ mới về kỹ thuật lập pháp hình sự của Nhà nước ta trong những giai đoạn trước đây.
  • 10. 10 Lần đầu tiên Bộ luật hình sự nước ta có điều luật quy định cụ thể thế nào là tội che giấu tội phạm, nhằm định hướng và chỉ rõ nhưng hành vi được coi là che giấu tội phạm. Thật vậy, việc quy định khái niệm và vấn đề nguyên tắc phải chịu TNHS của người che giấu tội phạm trong BLHS sẽ là cơ sở cho việc phân biệt với đồng phạm. Tội che giấu tội phạm được quy định tại điều 246 trong chương X - Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật, cụ thể là: 1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong những tội phạm quy định tại các điều sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm: - Các Điều từ 72 đến 85 về các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; Điều 87 (tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ); Điều 94, khoản 2 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 95, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 96, khoản 2 và 3 (tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ); Điều 97, khoản 2 và 3 (tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 98 (tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ); - Điều 101 (tội giết người); Điều 112, khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 115, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ); - Điều 129 (tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 132, khoản 2 và 3 (tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 133, khoản 2 và 3 (tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa); Điều 138, khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa); - Điều 149, khoản 2 (tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em);
  • 11. 11 - Điều 151 (tội cướp tài sản của công dân); Điều 152 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân); Điều 156, khoản 2,3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân); - Điều 165, khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 166, khoản 2 và 3 (tội buôn bán hoặc tàng trữ hàng cấm); Điều 167, Khoản 2 và 3 (tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả); Điều 172, khoản 2 và 3 (tội chiếm đoạt tem, phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối); Điều 174, khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái với quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả quan trọng) ;Điều 175, khoản 2,3 và 4 (tội lập quỹ trái phép) Điều 185a, khoản 2 (tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy); Điều 185b (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 185c (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 185d (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 185đ (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 185e (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 185g (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép ma túy); Điều 185h, khoản 2 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185i (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185k (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185m (tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 185n (tội vi phạm quyết định về quản lý và sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác); Điều 202a, khoản 2,3 và 4 (tội mua dâm người chưa thành niên); Điều 202b, khoản 2,3 và 4 (tội dâm ô đối với trẻ em) Điều 221, khoản 2,3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 221a, khoản 2,3 và 4 (tội lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 224, khoản 2,3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 226, khoản 2,3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 227, khoản 2,3 và 4 (tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ);
  • 12. 12 Điều 228a, khoản 2,3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi); - Điều 245, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam). 2.Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Với sự ra đời của những quy định trên, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, nhà nước ta đã xây dựng được cơ sở pháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự những hành vi che giấu tội phạm, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân cũng như hiệu quả qua công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn còn một số điểm chưa hợp lý nên yêu cầu đặt ra là cần sửa đổi, bổ sung Tội che giấu tội phạm trong BLHS năm 1985 cho phù hợp với thực tiễn đất nước đang trong giai đoạn phát triển. 3. Tội che giấu tội phạm trong BLHS năm 1999 Ngày 21-12-1999, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, thay thế cho Bộ luật hình sự 1985. Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực ngày 1-7-2000. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, định nghĩa pháp lý của khái niệm che giấu tội phạm được quy định tại điều 21, tội che giấu tội phạm được quy định tại điều 313. Kế thừa quy phạm định nghĩa về khái niệm che giấu tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1985, tại điều 21 Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta quy định: Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dâu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác
  • 13. 13 cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. Quy định của Điều 21 BLHS 1999 là định nghĩa pháp lý của khái niệm che giấu tội phạm. Qua đó, có thể biết được che giấu tội phạm là hành vi như thế nào, bao gồm những việc làm ảnh hưởng đến các cơ quan tư pháp ra sao?... Từ đó xác định được người phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm hay không? Trong khoa học pháp lý hình sự, các nhà hình sự học chưa đưa ra khái niệm tội che giấu tội phạm, nhưng đã đưa ra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Các tác giả của Giáo trình luật hình sự Việt Nam cho rằng: “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Đây chính là khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại điều 292 Chương XXII - Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự năm 1999. Tội che giấu tội phạm là một trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, cho nên có thể đưa ra khái niệm tội che giấu tội phạm như sau: Tội che giấu tội phạm là hành vi của người tuy không hứa hẹn trước và không tham gia vào việc thực hiện tội phạm, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Chỉ che giấu những tội phạm quy định tại Điều 313 BLHS 1999 mới bị coi là phạm tội che giấu tội phạm.
  • 14. 14 Thêm vào đó, so với quy định tại Điều 246 của Bộ luật hình sự năm 1985 thì quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự năm 1999 có một số nội dung được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình mới: Thứ nhất, ngoài những tội phạm đã được liệt kê trong quy định tại Điều 246 Bộ luật hình sự năm 1985 tiếp tục được giữ lại, Bộ luật hình sự năm 1999 bổ sung một số tội phạm mới có cùng tính chất và một số tội phạm tuy không cùng tính chất nhưng có mức nguy hiểm cao cho xã hội mà nếu che giấu các tội phạm này thì phải bị xử lý hình sự. Ví dụ như tội hiếp dâm trẻ em (điều 112), tội cưỡng dâm trẻ em (điều 114)… Thứ hai, điều chỉnh mức hình phạt đối với tội này, cụ thể là: Tại khoản 1 điều này thì tăng mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, so với quy định tại khoản 1 điều 246 Bộ luật hình sự năm 1985 là 2 năm. Sở dĩ có sự thay đổi này là vì hình phạt cải tạo không giam giữ quy định tại BLHS 1985 có mức cao nhất là 2 năm, còn trong BLHS 1999 hình phạt này có mức cao nhất là 3 năm. Tại khoản 2 điều này thì giảm mức hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, so với khoản 2 điều 246 Bộ luật hình sự năm 1985 là từ 5 năm đến 10 năm vì xác định đây là tội phạm nghiêm trọng và cân đối với các mức hình phạt của các tội khác cùng trong Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trên đây là những tìm hiểu và đánh giá sơ lược lịch sử lập pháp của Tôi che giấu tội phạm từ năm 1945 cho đến nay. Qua đó có thể thấy được quá trình hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và của Tội che giấu tội phạm nói riêng.
  • 15. 15 Trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, Tội che giấu tội phạm chỉ được đề cập qua một số các quy định về tội khác trong pháp lệnh, chứ không được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Cho tới năm 1985, khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời, Tội che giấu tội phạm lần đầu tiên được quy định cụ thể tại điều 18 và điều 246 BLHS. Điều này đã đánh dấu bước tiến mới về kỹ thuật lập pháp hình sự của Nhà nước trong giai đoạn ấy, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân cũng như hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Và với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong khi đất nước đang phát triển nên Nhà nước ta đã cho ban hành BLHS năm 1999 trong đó ghi nhận Tội che giấu tội phạm tại điều 21 và điều 313 BLHS có một số sửa đổi, bổ sung so với BLHS năm 1985 để phù hợp với thực tiễn đất nước. Tuy quy định của BLHS năm 1999 vẫn còn nhiều thiếu sót cần hoàn thiện nhưng bộ luật này có thể coi là bước tiến bộ quan trọng trong lịch sử lập pháp, phù hợp với thực tiễn của đất nước ta hiện nay.
  • 16. 16 CHƯƠNG II: TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1. Khái niệm về tội che giấu tội phạm trong quy định của BLHS 1999. So với các tội phạm nói chung và các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng thì người phạm tội đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp thông qua hành vi che giấu tội phạm. Theo đó, quy định tại điều 21 Bộ luật hình sự, che giấu tội phạm là không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Hành vi che giấu tội phạm khi được thực hiện cũng giống như hành vi che giấu của người giúp sức trong vụ án đồng phạm, chỉ khác nhau ở chỗ hành vi của người giúp sức là hành vi của người có hứa hẹn trước, còn hành vi che giấu tội phạm thì che giấu không hứa hẹn trước. Người có hành vi che giấu chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật hình sự quy định. Quy định tại điều 313 Bộ luật hình sự về tội che giấu tội phạm thì người có hành vi che giấu tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu che giấu một trong các tội quy định tại các điều sau đây: - Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia - Điều 93 (tội giết người); Điều 111 các khoản 2,3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em); Điều 116, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với trẻ em); Điều 119, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ). - Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em);
  • 17. 17 - Điều 133 (tội cướp tài sản); điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 138, các khoản 2,3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 139, các khoản 2,3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản 2,3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 143, các khoản 2,3 và 4 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản). - Điều 153, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 154, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 155, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều 156, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 157 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 158, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 160, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 165, các khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 166, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 179, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng); Điều 180 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả); Điều 181 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 189, các khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại rừng); - Điều 193 (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý); Điều 195 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 196, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 197 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 198 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 200 (tội
  • 18. 18 cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 201, các khoản 2, 3 và 4 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác); - Điều 206, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 221 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); Điều 230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 230a (tội khủng bố); Điều 231 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 232, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 236, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ); Điều 238, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc); - Điều 256, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người chưa thành niên); - Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 279, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 280, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 281, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 283, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 284, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 290, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ); - Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử); - Các điều từ Điều 341 đến Điều 344 về các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
  • 19. 19 2. Dấu hiệu pháp lý của tội che giấu tội phạm 2.1. Khách thể của tội phạm Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại đến. Pháp luật hình sự Việt Nam ghi nhận những quan hệ xã hội được coi là khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được quy định tại điều 8 BLHS năm 1999 là: "độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa" Theo quy định của BLHS năm 1999 thì tội che giấu tội phạm được quy định tại điều 313, thuộc chương XXII các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Tội này đặc trưng bởi hành vi che giấu tội phạm do người khác đang chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà mình biết rõ, hành vi này thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm của người phạm tội đối với lợi ích của Nhà nước, của xã hội, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Việc đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án mà còn là nhiệm vụ của toàn thể xã hội và là trách nhiệm của mỗi công dân. Công dân có trách nhiệm giúp đỡ các cơ quan nhà nước phát hiện, điều tra tội phạm, xử lý người phạm tội. Điều 4 Bộ luật hình sự năm 1999 và điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đều có quy định về nghĩa vụ của công dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội, tham gia đấu tranh phòng ngừa
  • 20. 20 và chống tội phạm". Người che giấu tội phạm đã không thực hiện nghĩa vụ công dân, chẳng những không tố giác tội phạm mà còn có hành vi che giấu tội phạm và người phạm tội. Hành vi che giấu tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm, vì nó gây khó khăn cho hoạt động điều tra, phát hiện tội phạm, cản trở việc phát hiện và xử lý người phạm tội và ở chừng mực nhất định, nó còn khuyến khích, tạo điều kiện cho người phạm tội. Trong khi, hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp là những hoạt động bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ chế độ XHCN cũng như trật tự pháp luật XHCN nói chung của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án. Hoạt động đúng đắn là hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật. Như vậy, tội che giấu tội phạm xâm hại tới quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, đó là các hoạt động đúng đắn của các Cơ quan Tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Ngoài ra, với việc xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan trên, hành vi phạm tội này còn xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ như quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu…, ảnh hưởng xấu tới các cơ quan bảo vệ pháp luật, hạn chế hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác. 2.2. Mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. 2.2.1. Hành vi khách quan
  • 21. 21 Hành vi che giấu tội phạm khi được thực hiện cũng giống như hành vi che giấu của người giúp sức trong vụ án đồng phạm, chỉ khác nhau ở chỗ hành vi của người giúp sức là hành vi của người có hứa hẹn trước, còn hành vi che giấu tội phạm thì người che giấu không hứa hẹn trước. Như vậy, trước khi xác định hành vi che giấu tội phạm thì việc đầu tiên là phải xác định họ có hứa hẹn trước với người phạm tội hay không, nếu đã có hứa hẹn trước với người phạm tội mà che giấu người phạm tội, che giấu các dâu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội thì không thuộc trường hợp quy định tại điều 313 Bộ luật hình sự, mà là đồng phạm với người phạm tội. Ví dụ: H hứa với T là sau khi T cướp được chiếc điện thoại iPhone 5S của B thì H sẽ cho T mượn xe máy để bỏ trốn. Đối với hành vi giúp cho người phạm tội thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật thì dùng từ "che giấu" là phù hợp nhất. Ví dụ một người giấu một con dao là hung khí gây án, là hành vi giấu nhưng giấu là để che đậy hành vi phạm tội của người phạm tội mà mình quan tâm. Để che giấu tội phạm, người phạm tội có thể thực hiện một trong những hành vi sau đây: 2.2.1.1. Che giấu người phạm tội Che giấu người phạm tội là biết rõ một người đã thực hiện một tội phạm nhưng đã chứa chấp, nuôi giấu trong nhà mình, tìm địa điểm cho người phạm tội ẩn náu để không bị bắt, giúp đỡ người phạm tội bỏ trốn, giúp người phạm tội thay hình đổi dạng để tránh sự truy tìm, phát hiện của mọi người hoặc có những hành vi khác che giấu người phạm tội. Thứ nhất, che giấu người phạm tội là biết rõ một người đã thực hiện một tội phạm nhưng đã chứa chấp, nuôi giấu trong nhà mình. Sau khi biết người được che
  • 22. 22 giấu đã phạm tội, người che giấu đã có hành vi giấu trong nhà mình, tạo điều kiện ăn uống, sinh hoạt và bằng mọi cách không cho ai biết là mình đang giấu người phạm tội ấy trong nhà. Ví dụ: Sau khi biết cháu trai là anh T, 19 tuổi vừa hiếp dâm cháu bé ở làng bên và bị phát hiện, thì bà G, tức là bà nội của anh T đã cho T ở trong một căn hầm ngay dưới phòng ngủ nhà mình, ngày ngày phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho anh T, gây khó khăn cho việc truy bắt anh T của cơ quan điều tra. Thứ hai, che giấu người phạm tội là biết rõ một người đã thực hiện một tội phạm nhưng đã tìm địa điểm, nơi chốn nào đó cho người phạm tội ẩn náu an toàn để không bị bắt, giúp đỡ người phạm tội bỏ trốn. Ví dụ: Nguyễn Văn A và Trần Thị H có quan hệ tình cảm với nhau. Sau khi biết Bùi Văn D có tình cảm với H, do ghen tuông nên A đã dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực D khiến D chết. Ngay sau đó, do sợ hãi, A đã đến nhà H và kể toàn bộ sự việc. Nhưng không những không khuyên A đầu thú mà H đã đưa tiền và thuê xe ô tô chở A đến nhà bà con ở xa của mình để trốn cho đến khi mọi chuyện lắng xuống. Hành vi của H đã phạm tội che giấu tội phạm khi đã biết A phạm tội giết người, nhưng lại tạo điều kiện cho A bỏ trốn, ẩn náu. Thứ ba, che giấu người phạm tội là biết rõ một người đã thực hiện một tội phạm nhưng đã giúp người phạm tội thay hình đổi dạng để tránh sự truy tìm, phát hiện của mọi người hoặc có những hành vi khác che giấu người phạm tội như việc cung cấp tư trang, quần áo (cho người phạm tội mặc quần áo khác hoàn toàn với phong cách hàng ngày của người này để người khác khó có thể nghi ngờ hay nhận ra). Ví dụ: anh Mạc Văn Đ sau khi biết bạn thân của mình là chị Nguyễn Ánh T bị khởi tố về tội môi giới hối lộ đã đưa chị T đến một tiệm làm tóc của người bà con thân để cắt kiểu tóc, nhuộm tóc khác, sau đó mua quần áo, mũ nón về cho và bảo chị T mặc theo phong cách khác, rồi theo anh lên cửa khẩu Móng Cái để sang bên Trung Quốc nhằm trốn tránh sự trừng trị của pháp luật Việt Nam. Hoặc có thể là hành vi
  • 23. 23 cho mượn hoặc làm giả giấy tờ tùy thân để thuận lợi trong quá trình tẩu thoát đến nơi khác như: chứng minh nhân dân; bằng lái xe máy, ô tô; hộ chiếu… Ví dụ: Trần Thị K bị khởi tố về tội buôn bán ma túy nhưng đã bỏ trốn, mẹ ruột của K là bà M đã nhờ người làm giả chứng minh nhân dân cho K, để K có thể làm thủ tục qua cửa khẩu một cách trót lọt. Ngoài ra, trong một số vụ án, người che giấu đã hỗ trợ giúp đỡ với cả tiền và sức phẫu thuật khuôn mặt, hủy dâu vân tay, hay xóa các hình xăm đặc biệt, các vết bớp trên cơ thể… nhằm giúp người khác không thể nhận ra hình dáng bên ngoài của người phạm tội được nữa. Ví dụ: Xét vụ án giết người cướp tài sản tại hiệu vàng thuộc huyện G, trong khi thực hiện hành vi phạm tội của mình là cướp vàng và giết ông bà chủ tiệm vàng, T đã sơ ý lộ vết xăm hình con rết ở bắp tay để con gái của chủ tiệm vàng đã chạy trốn được nhìn thấy. Sau khi gây án, T về kể toàn bộ với anh họ là C, C đã đưa T đến một cửa hàng xăm mình để xóa vết xăm hình con rết ấy đi… Tuy nhiên, xét trong trường hợp một người có thể giúp đỡ người phạm tội trong việc mua, mượn quần áo hay băng bó vết thương cho người đó… nhưng không nhằm mục đích muốn che giấu tội phạm mà là do tình thân, long thương muốn giúp đỡ người khác, sau đó khuyên nhủ ra đầu thú hay có thể là tại thời điểm giúp đỡ người này không biết người được người họ đang giúp đỡ là người phạm tội… thì hành vi đó không được coi là hành vi che giấu tội phạm. 2.2.1.2. Che giấu các dấu vết của tội phạm Có thể thấy một tội phạm xảy ra bao giờ cũng để lại các dấu vết, các dấu vết mà tội phạm để lại có ý nghĩa rất quan trọng cho việc chứng minh tội phạm, từ dấu vết mà cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra thủ phạm. Các dấu vết của tội phạm cũng rất phong phú, đa dạng tùy thuộc vào tội phạm xảy ra. Ví dụ: đối với tội giết người dấu vết để lại hiện trường như vết máu, vân tay, dấu chân,…;trên thi thể nạn nhân như vết bầm tím trên cổ..; trên thân thể bị can như vết cào
  • 24. 24 cấu,…Nếu các dấu vết này bị tẩy xóa, bị làm thay đổi, làm mất đi sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra truy tìm thủ phạm. Thông thường, người thực hiện hành vi phạm tội tự mình xóa các dấu vết, nhưng cũng nhiều trường hợp người phạm tội do không kịp xóa các dấu vết nên sau khi phạm tội đã nhờ người khác hoặc tuy không được nhờ nhưng người khác tự mình xóa các dấu vết của tội phạm, nhằm che giấu hành vi phạm tội của người đã thực hiện tội phạm đó. Hành vi che giấu các dấu vết nói chung khó bị phát hiện, vì người thực hiện hành vi này thường lợi dụng lúc Cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám nhà, khám nơi làm việc, thu giữ vật chứng… để xóa các dấu vết. Ví dụ: Trong cuộc nhậu say của anh A và người hàng xóm tại nhà anh, hai bên đã xảy ra tranh chấp, anh A đã dùng rìu đập nhiều nhát vào đầu người hàng xóm khiến người này chết tại chỗ. Mẹ anh A là bà B, sau khi xuống nhà phát hiện ra người hàng xóm chết đã bảo anh A chở xác phi tang rồi bỏ trốn, còn mình bà dùng khăn lau hết tất cả các vết máu dính trên sàn nhà và những vật dụng trong phòng nhằm xóa dấu vết. Trong trường hợp một người không xóa dấu vết của tội phạm mà chỉ làm sai lệch các dấu vết đó nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra, khi đó sẽ xét đến mục đích cuối cùng của hành vi này để khằng định đó có phải là che giấu tội phạm hay không? Thật vậy, nếu mục đích cuối cùng của hành vi muốn làm sai lệch dấu vết, nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra là muốn che giấu, bảo vệ người phạm tội, cản trở việc điều tra, phát hiện ra người đó thì mới coi là che giấu tội phạm; còn nếu mục đích cuối cùng của hành vi đánh lạc hướng điều tra này để kéo dài thời gian, phục vụ một mục đích không phải nhằm che giấu, cản trở việc phát hiện người phạm tội thì không bị coi là che giấu tội phạm. 2.2.1.3. Che giấu tang vật của tội phạm
  • 25. 25 Tang vật của vụ án là công cụ , phương tiện mà người phạm tội dùng vào việc thực hiện tội phạm. Hiện nay trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng như các văn bản pháp luật người ta không dùng thuật ngữ "tang vật" nữa. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn dùng thuật ngữ "tang vật" là đối tượng tác động của tội che giấu tội phạm hay chính là "vật chứng" của vụ án. Che giấu tang vật là hành vi cất giấu, hủy hoại hoặc làm biến dạng công cụ, phương tiện mà người phạm tội dùng vào việc thực hiện tội phạm; trong các công cụ, phương tiện dùng vào việc thực hiện tội phạm có những loại tiền hoặc tài sản như: tiền hoặc tài sản bị cáo chiếm đoạt được, các phương tiện giao thông vận tải mà bị cáo dùng để chuyên chở người phạm tội hoặc chuyên chở hàng phạm pháp,… Nếu người phạm tội cất giấu, hủy hoại, tiêu thụ thì cần phân biệt với hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại điều 250 Bộ luật hình sự. Nếu hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhằm mục đích che giấu tội phạm thì thuộc trường hợp quy định tại điều 313 Bộ luật hình sự, còn nếu chỉ vì trục lợi bất chính thì thuộc trường hợp quy định tại điều 250 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, do tính chất của hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nó cũng gây ra khó khăn cho công tác điều tra, truy tìm thủ phạm nên trong nhiều trường hợp cũng không dễ phân biệt giữa hành vi che giấu tội phạm với hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây là vấn đề lý luận cũng như thực tiễn xét xử ít được đặt ra, vì thực tiễn xét xử đối với hành vi che giấu tài sản, tiền bạc của người phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, rất ít trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm.
  • 26. 26 Ví dụ: A cất giấu một con dao là hung khí mà B sử dụng khi gây án, đồng thời mua lại số vàng do B cướp được, thì A mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: tội che giấu tội phạm và tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trường hợp A biết số vàng do B phạm tội cướp tài sản mà có nhưng vẫn mua vì ham rẻ thì A chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, mặc dù hành vi tiêu thụ số vàng (tang vật) có gây khó khăn cho việc xác định sự thật của vụ án, nhưng không vì thế mà cho rằng A đã che giấu tội phạm do B thực hiện. 2.2.1.4. Hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội Khi một người không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Đây là trường hợp phạm tội phần lớn được quy định tại khoản 2 của điều luật. Tuy nhiên, hành vi cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội không chỉ đối với người có chức vụ, quyền hạn mà còn đối với cả những người khác, trong đó có người thân của người phạm tội. Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội cũng chính là không muốn cho tội phạm bị phát hiện, xử lý theo pháp luật. Một số hành vi cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn từ chối cung cấp các tài liệu, sổ sách, giấy tờ có liên quan đến tội phạm; từ chối cung cấp địa chỉ, nơi ở của người phạm tội đang ẩn náu mà mình biết rõ; dùng quyền hành để dụ dỗ, mua chuộc, cưỡng ép người khác không khai báo, không cung cấp tài liệu cho cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu là mua chuộc, cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật thì thuộc trường hợp quy định tại điều 309 Bộ luật hình sự. Ví dụ: Nguyễn Quang H là giám đốc Công ty xây dựng X, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Mạc Thị D là kế toán công ty về tội đưa hối lộ theo khoản 2 điều 289 BLHS. Cơ quan điều tra đã nhiều lần triệu tập Trịnh Văn B là
  • 27. 27 cán bộ vật tư của công ty để làm rõ một số tình tiết có liên quan đến hành vi đưa hối lộ của D. Do có quan hệ tình cảm với D, nên với tư cách là giám đốc, Nguyễn Quang H đã phân công B đi công tác xa, làm cho Cơ quan điều tra rất khó khăn trong việc chứng minh hành vi đưa hối lộ của Mạc Thị D và hành vi liên quan của B. 2.2.2. Hậu quả Hậu quả của hành vi che giấu tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội đã thực hiện hành vi che giấu tội phạm, không phụ thuộc vào kết quả của việc che giấu đó có kết quả hay không, thì người thực hiện hành vi vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, mức độ trách nhiệm có khác nhau, nếu do hành vi che giấu mà việc điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm không thực hiện được hoặc phải kéo dài tốn kém tiền bạc hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác thì người có hành vi che giấu phải chịu trách nhiệm nặng hơn. Nếu do hành vi che giấu tội phạm mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội sẽ bị phạt nặng hơn trường hợp chưa gây ra hậu quả trên. 2.2.3. Các dấu hiệu khách quan khác Hành vi che giấu tội phạm tuy là hành vi gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện và xử lý tội phạm nhưng không phải hành vi che giấu tội phạm nào cũng là hành vi phạm tội, mà chỉ che giấu một số tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự mới là hành vi phạm tội. Theo quy định trong BLHS, có những tội tuy là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố ý
  • 28. 28 nhưng nếu có bị che giấu thì cũng không nguy hiểm đáng kể để buộc người có hành vi che giấu phải chịu trách nhiệm hình sự. Mặc dù điều luật quy định rất cụ thể tội phạm mà người phạm tội che giấu, nhưng thực tiễn xét xử không phải lúc nào cũng nhận biết ngay được, vì có nhiều trường hợp phải đánh giá các tình tiết của vụ án thì mới xác định được tội phạm mà người đó (người được che giấu) thực hiện thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật, trên cơ sở đó mới xác định được hành vi che giấu tội phạm đó có cấu thành tội phạm hay không. Ví dụ để xác định A có phạm tội che giấu tội phạm do B thực hiện hay không, thì trước hết phải xác định B phạm tội gì và được quy định tại khoản nào của điều luật. Trong một số trường hợp, nếu cơ quan điều tra chỉ khởi tố bị can về tội danh mà không xác định bị can đó phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật, mà đã khởi tố bị can về tội che giấu tội phạm là không đúng. Ví dụ Cơ quan điều tra khởi tố bị can A về tội trộm cắp tài sản theo điều 138 (không xác định là khoản nào của điều 138) mà đã khởi tố bị can B về tội che giấu tội phạm là không đúng vì B chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm nếu A phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 2,3,4 điều 138 BLHS. Đã có không ít trường hợp, cơ quan điều tra khởi tố người phạm tội che giấu tội phạm nhưng trong quy định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội mà người phạm tội che giấu không ghi rõ thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật nên khi xét xử, Tòa án xác định tội phạm mà người phạm tội đã che giấu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 313 BLHS nên phải tuyên bố người bị truy tố về tội che giấu tội phạm không phạm tội.
  • 29. 29 Ngoài tình tiết dẫn chiếu pháp luật (liệt kê các tội phạm mà người phạm tội che giấu) là tình tiết khách quan khác, nếu thiếu nó thì hành vi che giấu tội phạm chưa cấu thành tội phạm, đó là "không hứa hẹn trước". Nếu hứa hẹn trước thì hành vi che giấu tội phạm không cấu thành tội "che giấu tội phạm" mà là hành vi đồng phạm với người mà mình che giấu. Ví dụ: Trước khi đi trộm cắp, Lê Đức K ghé qua cửa hàng xe máy của Vũ Văn H nói với H rằng: "Đêm nay, em với hai thằng bạn thân đến bãi đỗ xe của chung cư A1 xem có được cái nào, ở đấy nhiều xe mà có một thằng bảo vệ, nếu lấy được cái nào về anh bán giúp bọn em nhé"; H nhận lời và sau khị trộm được chiếc xe máy CLICK màu trắng, K và đồng bọn đem đến nhà H nhờ H cất giấu. Hành vi cất giấu tài sản do K và đồng bọn trộm cắp được không phải là hành vi che giấu tội phạm mà là đồng phạm với K về tội trộm cắp tài sản với vai trò là giúp sức. Hành vi không hứa hẹn trước về lý luận, người ta gọi là "không hành động" nhưng để xác định có đúng là không hứa hẹn trước hay không thì lại phải căn cứ vào các tình tiết của vụ án để loại trừ hành vi có hứa hẹn trước. Nếu người phạm tội đã thực hiện xong tội phạm mà hứa hẹn trước khi thực hiện hành vi che giấu thì cũng không coi là hứa hẹn trước. 2.3. Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội phạm này phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội khi thực hiện hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.
  • 30. 30 Luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định như thế nào là người có năng lực TNHS mà chỉ quy định thông qua độ tuổi chịu TNHS (Điều 12 BLHS) và tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 13 BLHS). Theo đó, Điều 12 BLHS năm 1999 quy định về độ tuổi TNHS như sau: 1.Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2.Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là có năng lực TNHS chưa đầy đủ. Do đó, họ chỉ phải chịu TNHS về những tội phạm rất nghiệm trọng do cố ý (theo quy định tại khoản 3 điều 8 BLHS là tội có mức cao nhất của khung hình phạt đến 15 năm tù), hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân, hoặc tử hình). Và người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu TNHS về mọi tội phạm. Việc xác định tuổi đối với người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời tại điều 13 BLHS năm 1999 cũng quy định về tình trạng không có NLTNHS (Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình). Đối chiếu với quy định tại điều 313 BLHS năm 1999 cho thấy với Tội che giấu tội phạm thì chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn những điều kiện sau: Một là, họ phải từ đủ 16 tuổi trở lên do tội này luôn là tội nghiêm trọng, vì mức cao nhất của khung hình phạt theo khoản 1 (khoản có khung hình phạt nặng nhất) là 5 năm tù.
  • 31. 31 Hai là, họ phải nhận thức được tính nguy hiểm cho XH của hành vi mà mình thực hiện mà không đòi hỏi phải nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi. Đối với tội che giấu tội phạm, người có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi che giấu tội phạm và có khả năng điều khiển hành vi đó. Tuy nhiên, ở mỗi loại hành vi che giấu đã được trình bày ở trên, có sự khác nhau nhất định về chủ thể của tội phạm. Cụ thể là: Đối với loại hành vi che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm, thì chủ thể của tội che giấu tội phạm là bất kỳ người nào thực hiện một trong những hành vi đó. Đối với loại hành vi cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì thường do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, nhưng cũng có thể có trường hợp người không có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi này. Ví dụ: một người không có chức vụ, quyền hạn nhưng đã tìm cách mua chuộc, đe dọa, không chế người làm chứng, cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. 2.4. Mặt chủ quan của tội phạm Theo quy định tại điều 313 Bộ luật hình sự năm 1999, người che giấu tội phạm không có sự hứa hẹn trước với người phạm tội, nhưng sau khi biết tội phạm đã được thực hiện vẫn cố tình che giấu. Sự không hứa hẹn trước được thể hiện ở chỗ hành vi che giấu xảy ra sau khi tội phạm đã được thực hiện và là một tội phạm độc lập, không nằm trong mối quan hệ nhân quả với tội phạm mà người đó che giấu.
  • 32. 32 Nếu mặt khách quan của tội che giấu tội phạm là mặt bên ngoài, thì mặt chủ quan lại là mặt bên trong, là hoạt động tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội che giấu tội phạm gồm ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội. Che giấu tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Điều đó có nghĩa người che giấu tội phạm biết tội phạm đã được thực hiện, hiểu rõ hành vi che giấu tội phạm là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn tạo điều kiện cho người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, gây trở ngại cho việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của người phạm tội che giấu tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Người phạm tội che giấu tội phạm, cho dù xuất phát từ bất cứ động cơ, mục đích gì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên khi quyết định hình phạt, phải xem động cơ, mục đích phạm tội của người che giấu tội phạm. Thứ nhất, người phạm tội có thể biết tội phạm đã xảy ra là tội gì, người thực hiện tội phạm đó là ai, quá trình diễn biến vụ án… nhưng không nhất thiết người phạm tội phải biết diễn biến chi tiết, cụ thể về hành vi phạm tội, về người phạm tội, về các tình tiết khác có liên quan đến vụ án, mà chỉ cần biết có tội phạm xảy ra mà che giấu người phạm tội , cất giấu vật chứng, tiêu hủy hoặc làm biến dạng dấu vết, vật chứng của vụ án với mục đích nhằm che giấu tội phạm là thỏa mãn dấu hiệu về chủ quan của tội phạm. Ví dụ: ông H biết con trai là L đêm qua đã cướp được dây chuyền trị giá 2 cây vàng của bà D là người hàng xóm. Tuy không biết con mình cướp như thế nào, nhưng sáng sớm vừa gặp được con trai bảo là vừa cướp được và đưa cho ông thì ông đã đem dây chuyền này gói vào túi nilong, sau đó chôn sau vườn nhà. Việc không biết rõ được diễn biến vụ cướp nhưng hành động của ông H cất giấu tang vật nhằm che giấu tội phạm đã thỏa mãn dấu hiệu chủ quan của tội phạm.
  • 33. 33 Thứ hai, người phạm tội có thể vì động cơ khác nhau, nhưng chỉ có một mục đích là nhằm che giấu tội phạm. Như vậy, che giấu tội phạm vừa là hành vi, vừa là mục đích của người phạm tội, cho dù tội phạm đó là tội xâm phạm an ninh quốc gia hay tội phạm thường. Do đó, người phạm tội nếu không hứa hẹn trước mà che giấu tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhằm chống chính quyền nhân dân cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, chứ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia với người phạm tội. 3. Đường lối xử lý 3.1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 313 Bộ luật hình sự Che giấu tội phạm là một tội phạm ít nguy hiểm hơn so với tất cả những tội phạm mà nó che giấu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 313 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng. Xét trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc được áp dụng hình phạt tù dưới 6 tháng, nhưng không được dưới 3 tháng. Còn nếu người phạm tội che giấu tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 313 Bộ luật hình sự sẽ phụ thuộc đến tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi che giấu tội phạm. Tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi che giấu tội phạm phụ thuộc
  • 34. 34 chủ yếu vào người mà người phạm tội che giấu, nếu che giấu người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia sẽ nghiêm trọng hơn che giấu người phạm tội trộm cắp tài sản, che giấu người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nguy hiểm hơn che giấu người phạm tội rất nghiêm trọng. 3.2. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 313 Bộ luật hình sự Khoản 2 của điều luật quy định một trường hợp phạm tội, đó là: phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đựơc hiểu là người có chức vụ, quyền hạn có thể là những lãnh đạo của các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước hay công chức, viên chức nào khác... đã dùng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình làm ảnh hưởng để cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng (phát hiện, điều tra người phạm tội). Thứ nhất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở việc phát hiện tội phạm là trường hợp đã biết có tội phạm xảy ra nhưng chưa biết người phạm tội là ai hoặc tuy đã biết ai là người thực hiện tội phạm nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tổ chức, tham gia hoặc trực tiếp thực hiện hành vi cản trở việc phát hiện tội phạm. Ví dụ: Giám đốc Bệnh viện huyện A là bà Nguyễn Thị G. Cơ quan điều tra đã quyết định khởi tố vụ án với bị can là bác sĩ đa khoa Trần Văn D với tội danh buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh theo điều 157 BLHS. Do Trần Văn D là con rể của bà Nguyễn Thị G nên khi biết điều này bà G đã cử bác sĩ Trần Thị L, người liên quan trực tiếp và cũng là người biết rõ và nhận số thuốc phòng, chữa bệnh giả đi công tác xa. Việc này khiến cho công tác điều tra của các cơ quan liên quan gặp nhiều khó khăn.
  • 35. 35 Thứ hai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che người phạm tội là đã biết ai là người phạm tội nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tổ chức, tham gia hoặc trực tiếp thực hiện hành vi bao che người phạm tội. Ví dụ: Nguyễn Đức D là chủ tịch huyện đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình xác nhận cho Bùi Anh T phạm tội giết người theo điều 93 BLHS, là con trong gia đình có bố mẹ ruột là người có công với cách mạng. Do có xác nhận như vậy, nên Tòa án chỉ phạt Bùi Anh T mười năm năm tù. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, thì có đơn tố cáo hành vi bao che của ông D. Cơ quan chức năng đã xác minh và kết luận Bùi Anh T không phải là con trong gia đình có bố mẹ ruột là người có công với cách mạng và hành vi bao che người phạm tội của Nguyễn Đức D bị phát hiện. Trong nhiều trường hợp, người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn vừa có hành vi cản trở việc phát hiện tội phạm vừa có những hành vi bao che người phạm tội, mà không thể tách bạch đâu là hành vi cản trở, còn đâu là hành vi bao che. Vì vậy, khi áp dụng tình tiết phạm tội này, cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định đầy đủ các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, hành vi nào là hành vi cản trở việc phát hiện tội phạm, hành vi nào là hành vi bao che cho người phạm tội. Có thể hành vi cản trở việc điều tra tội phạm đối với người này lại là hành vi bao che cho người khác hoặc ngược lại. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, người phạm tội bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng. Thứ ba, xét về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: nếu người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có hành vi khác bao che người phạm tội không phải tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy
  • 36. 36 có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới hai năm tù. Nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có hành vi khác bao che người phạm tội là tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù. 4. Phân biệt tội che giấu tội phạm với đồng phạm, tội không tố giác tội phạm 4.1. Phân biệt tội che giấu tội phạm với đồng phạm Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: 1.Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm. 2.Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Từ quy định trên cho thấy, hành vi che giấu tội phạm và hành vi giúp sức trong đồng phạm có một số biểu hiện giống nhau như..che giấu, nuôi dưỡng người phạm tội, cất giấu tang vật, xóa bỏ dấu vết của tội phạm, những biểu hiện này xảy ra sau khi tội phạm đã được thực hiện. Tuy nhiên, hành vi che giấu tội phạm khác hành vi giúp sức trong đồng phạm ở những điểm sau đây:
  • 37. 37 Thứ nhất, hành vi che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện sau khi tội phạm đã được thực hiện. Người thực hiện tội phạm trước đó không thể biết được việc tang vật, dấu vết của tội phạm và bản thân mình sẽ được che giấu hoặc sẽ được bao che để không bị phát hiện, điều tra, xử lý. Điều đó có nghĩa, hành vi che giấu tội phạm không tác động vảo mặt ý thức chủ quan đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước đó, không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hành vi phạm tội của người đó. Trong khi ngược lại, hành vi giúp sức luôn có mối quan hệ nhân quả với tội phạm do người thực hành thực hiện. Thứ hai, người che giấu tội phạm thực hiện hành vi của mình do cố ý, nhưng lại không cùng cố ý như người thực hiện hành vi giúp sức trong đồng phạm. Một trong những đặc điểm cơ bản của che giấu tội phạm là không có sự hứa hẹn, thỏa thuận trước với người phạm tội, cho nên nó không phát sinh ảnh hưởng gì đến quá trình thực hiện tội phạm của người khác.Tuy nhiên, hành vi che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội của người giúp sức bao giờ cũng có sự hứa hẹn, thỏa thuận trước với người phạm tội. Sự hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi cản trở phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội của người giúp sức, chính là sự giúp sức về tinh thần, tạo thêm quyết tâm thực hiện tội phạm của người thực hành, cho nên người giúp sức phải cùng chịu trách nhiệm hình sự với người thực hành. Thứ ba, xét về quyết định hình phạt của tội che giấu tội phạm và đồng phạm là hoàn toàn khác nhau. Trong khi điều 313 BLHS 1999 quy định cụ thể, rõ ràng về hình phạt áp dụng đối với tội che giấu tội phạm từ không giảm giữ đến mức tối đa của khung
  • 38. 38 một là 5 năm tù và ở khung hai là 7 năm ; thì Điều 53 BLHS 1999 quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm thì chung chung, không phân định rõ hính phạt áp dụng cụ thể: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó” 4.2. Phân biệt tội che giấu tội phạm với không tố giác tội phạm Sự khác nhau cơ bản giữa che giấu tội phạm và tội không tố giác tội phạm đó chính là hành vi. Che giấu tội phạm thể hiện qua hành vi tích cực, được người phạm tội che giấu tội phạm thực hiện dưới hình thức hành động, tức là làm một việc bị pháp luật hình sự nghiêm cấm theo quy định của Bộ luật hình sự.. hành vi che giấu tội phạm chỉ xảy ra khi tội phạm đã được thực hiện. Do đó, nó khác với không tố giác tội phạm là hành vi tiêu cực, được người phạm tội không tố giác tội phạm thực hiện dưới hình thức không hành động, tức là không làm một việc mà pháp luật buộc phải làm theo quy định của Bộ luật hình sự.. hành vi không tố giác tội phạm không chỉ xảy ra khi tội phạm đã được thực hiện mà còn xuất hiện khi tội phạm đang được chuẩn bị hay đang được thực hiện. So sánh về mức độ nguy hiểm cho xã hội, tội che giấu tội phạm có mức độ nguy hiểm cao hơn. Chính vì vậy, khung hình phạt được quy định cho hai tội cũng có sự khác nhau. Tội che giấu tội phạm, do mức độ nguy hiểm cao hơn nên điều luật quy định hai khung hình phạt, trong khi ở tội không tố giác tội phạm chỉ có một khung với mức khởi điểm và tối đa đều thấp hơn. Cụ thể: ở tội che giấu tội phạm, mức tối đa của khung một là 5 năm tù và ở khung hai là 7 năm
  • 39. 39 tù. Trong khi mức tối đa ở tội không tố giác tội phạm chỉ là 3 năm tù. Ngoài ra, đối với tội không tố giác tội phạm, điều luật còn quy định trường hợp không phải chịu TNHS và trường hợp được miễn TNHS hoặc hình phạt. Có rất nhiều vụ án hình sự trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử có đồng thời cả hai hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm, vì nhiều khi trong che giấu bao gồm cả không tố giác vì có không tố giác thì việc che giấu mới được trót lọt. Trong những trường hợp này, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội cũng không thể truy cứu về tội không tố giác mà phải truy cứu trách nhiệm người có hành vi phạm tội về tội che giấu tội phạm mới phù hợp với tính chất của hành vi phạm tội. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Qua việc nghiên cứu tại điều 313 của Bộ luật hình sự 1999 về Tội che giấu tội phạm góp phần hiểu rõ thêm những yếu tố cấu thành Tội che giấu tội phạm, cũng như đường lối xử lý tội phạm này của nhà nước ta. Khách thể của tội phạm là các hoạt động đúng đắn điều tra, truy tố, xét xử của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm với hành vi khách quan được thực hiện dưới hình thức hành động, đó là hành vi che giấu, cản trở việc phát hiện, điều tra tội phạm và xử lý người phạm tội. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi che giấu đều là hành vi phạm tội, mà chỉ che giấu những tội được liệt kê tại khoản 1 điều 313 BLHS năm 1999 mới cấu thành tội phạm.
  • 40. 40 Về mặt chủ quan của tội phạm với lỗi thực hiện là lỗi cố ý, người che giấu tội phạm biết tội phạm đã được thực hiện, hiểu rõ hành vi che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của người phạm tội che giấu tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Đường lối xử lý: Người phạm tội che giấu tội phạm có thể chịu phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm tùy vào từng vụ án cụ thể hoặc phạt đến bảy năm trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che, cản trở việc phát hiện tội phạm. Khi nghiên cứu Tội che giấu tội phạm thì việc nghiên cứu những yếu tố cấu thành trên là bắt buộc và quan trọng. Điều này là cơ sở tiền đề cho việc tìm hiểu cụ thể và sâu sắc hơn về tội phạm này.
  • 41. 41 CHƯƠNG 3: TỘI CHE GIẤU TỘI PHẠM - NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN 1. Tình hình tội phạm của tội che giấu tội phạm Về tình trạng của tội che giấu tội phạm trong những năm gần đây cũng cho thấy những diễn biến còn tương đối phức tạp. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2009-2013, tình hình tội che giấu tội phạm đã được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử cụ thể như sau: -Năm 2009, số vụ phạm tội che giấu tội phạm được phát hiện, khởi tố, điều tra gồm 1 vụ và 33 bị can. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 1 vụ và 7 bị cáo về tội che giấu tội phạm. -Năm 2010, số vụ phạm tội che giấu tội phạm được Tòa án thụ lý là 7 vụ và 11 bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát là 2 vụ và 2 bị cáo. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 5 vụ và 9 bị cáo về tội che giấu tội phạm. -Năm 2011, số vụ phạm tội che giấu tội phạm được phát hiện, khởi tố điều tra gồm 4 vụ và 47 bị can; trong số đó, Tòa án đã thụ lý 4 vụ và 11 bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát là 1 vụ và 4 bị cáo. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 2 vụ và 5 bị cáo về tội che giấu tội phạm. -Năm 2012, số vụ phạm tội che giấu tội phạm được Tòa án thụ lý là 6 vụ, 7 bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát là 1 vụ, 1 bị cáo. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 5 vụ, 6 bị cáo về tội che giấu tội phạm.
  • 42. 42 -Năm 2013, số vụ phạm tội che giấu tội phạm được Tòa án thụ lý là 7 vụ, 8 bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 1 vụ, 1 bị cáo. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 6 vụ, 7 bị cáo về tội che giấu tội phạm. (Nguồn số liệu thống kê điều tra, truy tố các năm tù 2009-2013 và xét xử sơ thẩm các năm từ 2009-2013 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao cung cấp). Diễn biến của tình hình tội phạm này lại tương đối phức tạp, có chiều hướng tăng về số lượng các vụ án cũng như bị can, bị cáo phạm tội ở những năm gần đây. Bảng: Hình phạt áp dụng đối với bị cáo bị xét xử sơ thẩm về Tội che giấu tội phạm từ năm 2009 đến năm 2013 như sau: Năm Số bị cáo đã xét xử và bị áp dụng hình phạt Cải tạo không giam giữ Án treo Từ 3 năm trở xuống Từ 3 năm đến 7 năm 2009 2 3 2 2010 5 2 2011 1 4 2012 3 2 1 2013 2 5 (Nguồn: Phòng tổng hợp – Tòa án nhân dân Tối cao) Theo quy định của BLHS năm 1999, tội che giấu tội phạm có mức hình phạt cao nhất được áp dụng là đến 7 năm tù. Trong thực tế, khi xét xử các vụ án hình sự
  • 43. 43 có bị cáo phạm tội che giấu tội phạm, hình phạt mà Tòa án xét xử sơ thẩm đã áp dụng cho những bị cáo phạm tội này trong những năm gần đây là từ 7 năm tù trở xuống, trong đó tuyên dưới 3 năm tù và hưởng án treo là phổ biến, có 2 bị cáo phạt cải tạo không giam giữ. 2. Những vướng mắc, tồn tại 2.1. Những vướng mắc, tồn tại trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật về Tội che giấu tội phạm. Thứ nhất, quy định tại điều 313 của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội che giấu tội phạm còn có bất cập, mang tính liệt kê khiến điều luật trở nên quá dài và dàn trải; gây bất lợi về mặt kĩ thuật, dẫn đến không rõ ràng, khó đọc, khó nhớ,…dẫn đến việc áp dụng và xử lý không công bằng các hành vi che giấu tội phạm. Tại khoản 1 của điều luật quy định chỉ có 69 tội danh, chiếm khoảng 25,84% trong tổng số 267 tội danh quy định trong Bộ luật hình sự 1999, thì người thực hiện hành vi che giấu các tội phạm (chủ yếu phải là tội phạm rất nghiêm trọng) quy định ở các tội danh đó mới bị coi là tội phạm và xử lý hình sự. Quy định như vậy là chưa đảm bảo tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa của pháp luật hình sự trong việc áp dụng biện pháp hình sự để xử lý nghiêm khắc đối với người phạm tội che giấu. Trên thực tế, không chỉ đối với tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng mà ngay cả đối với một số tội phạm nghiêm trọng có tính chất phức tạp, nguy hiểm, việc bao che, che giấu, cản trở việc phát hiện, xử lý các tội phạm đó cũng có thể sẽ gây ra những hậu quả nguy hại, nghiêm trọng. Do vậy, cũng cần thiết phải xử lý hình sự những hành vi che giấu những tội phạm này mới đảm bảo yêu cầu trấn áp tội phạm. Thứ hai, mức hình phạt áp dụng đối với tội che giấu tội phạm được quy định trong điều luật là còn nhẹ, chỉ phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù
  • 44. 44 từ sáu tháng đến năm năm đối với các hành vi che giấu: các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phạm giết người, hiếp dâm, cướp tài sản… chủ yếu phải là tội phạm quy định từ khoản 2 trở lên; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm… thì mới bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Quy định như vậy là chưa đánh giá hết tính nguy hiểm của loại tội phạm này cũng như bản chất cố ý chống đối pháp luật, chống các quan công quyền của chủ thể của tội phạm, chưa tương xứng với mức độ hành vi phạm tội cũng như hậu quả tội phạm gây ra, nên chưa đủ để răn đe, giáo dục và phòng ngừa. Thứ ba, tại khoản 1 điều 313 BLHS còn chưa phân hóa hình phạt áp dụng một cách phù hợp với tính chất, mức độ của tội phạm, ví dụ: che giấu tội phạm trộm cắp tài sản quy định tại điều 138 của Bộ luật hình sự năm 1999 cả ba khoản 2,3 và 4 là ba loại tội phạm khác nhau theo sự phân loại của BLHS 1999, thì tính chất, mức độ của các hành vi che giấu đối với ba loại tội phạm này cũng phải khác nhau nhưng mặc dù vậy mức hình phạt quy định trong khoản 1 của điều 313 lại không được phân chia ra áp dụng cho tương xứng, hợp lý, đúng người, đúng tội đối với từng hành vi mà chỉ cùng áp dụng ở một mức hình phạt tù cải tạo không giam giữ… đến phạt tù đến 5 năm. Và tại khoản 2 điều 313 BLHS thì mức phạt còn nhẹ, chưa đủ sức mạnh giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm, bởi người không có chức vụ quyền hạn phạm tội đã cần xử lý nghiêm khắc thì người có chức vụ, quyền hạn phạm tội che giấu rất nguy hiểm, càng phải nghiêm trị. Thứ tư, Nhà nước chưa có một cơ chế tốt khuyến khích, động viên mọi người dân thực hiện đấu tranh tố giác tội phạm và không che giấu tội phạm, không có sự khen thưởng, khích lệ về vật chất, tinh thần một cách đúng mức đối với người có tinh thần đấu tranh phát hiện, tố giác tội phạm và không che giấu tội phạm cũng như không có các biện pháp bảo vệ cần thiết đối với họ tránh bị tội phạm trả thù, đe
  • 45. 45 dọa đến tự do, tính mạng, sức khỏe… do vậy, chưa khuyến khích, đẩy mạnh được ý thức tự giác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tố giác tội phạm và không che giấu tội phạm trong nhân dân. 2.2. Những vướng mắc, tồn tại trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật Thứ nhất, chất lượng điều tra còn thấp; nhiều vụ án có giải quyết còn kéo dài, xử lý chưa nghiêm minh. Tỉ lệ các vụ án về tội che giấu tội phạm được phát hiện, điều tra hàng năm từ năm 2009 đến năm 2013 rất thấp, thường chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, chỉ tính đến phần nghìn so với tổng số các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và phần chục nghìn so với tổng số tội phạm được phát hiện, xử lý trong một năm. Nhưng còn thấp hơn nhiều đó là số vụ án, tội phạm đã phát hiện, kết thúc điều tra mà được chuyển sang truy tố, xét xử. Thứ hai, trong những năm qua, dù được sự quan tâm, chú trọng của Đảng và Nhà nước về chất lượng cán bộ tư pháp nhưng trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vần còn non yếu, chưa đáp ứng kịp thời với tình hình, do vậy chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án còn thấp, tỉ lệ đình chỉ trong các vụ án còn cao. Trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội che giấu tội phạm nói riêng không ít cán bộ còn có tư tưởng coi nhẹ, chưa đánh giá hết hậu quả và mức độ nghiêm trọng của loại tội này hay có một số cán bộ còn tiêu cực, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mà bao che tội phạm. Thứ ba, công tác phối hợp nắm thông tin, tình hình tội phạm, quản lý đối tượng giữa các ngành còn yếu, còn biểu hiện cục bộ do vậy kết quả đấu tranh còn hạn chế, tỉ lệ điều tra, khám phá các loại án này chưa cao. Công tác cải tạo và quản lý các đối tượng đã phạm tội chưa đạt được mục đích, yêu cầu và còn nhiều sơ hở
  • 46. 46 nên chưa có tác dụng răn đe, phòng ngừa, cải tạo họ trở thành người lương thiện, do vậy vẫn còn tỉ lệ tái phạm trong các tội phạm này. Thứ tư, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị , phương tiện kỹ thuật, bổ sung biên chế, nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ cho các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm còn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức; đời sống của các cán bộ tư pháp còn quá khó khăn, chưa động viên, khích lệ được tinh thần của anh em tập trung vào hoàn thành tốt công việc, do vậy hạn chế nhiều đến kết quả công tác của các cơ quan này… 3. Kiến nghị 3.1. Hoàn thiện quy định của BLHS năm 1999 về Tội che giấu tội phạm Thứ nhất, Điều 313 BLHS năm 1999 nên quy định theo kiểu liệt kê các điều luật, các khoản về các tội danh như vậy mà nên quy định lại theo hướng xem xét các hành vi che giấu loại tội phạm nào theo sự phân loại của BLHS: tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù), tội nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là bảy năm tù), tội rất nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là mười lăm năm tù), tội đặc biệt nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình) thì bị coi là nguy hiểm, phải ngăn chặn và xử lý hình sự. Theo quan điểm cá nhân, mọi hành vi che giấu tội phạm nghiêm trọng đều bị coi là tội phạm, quy định xử lý tại khoản 1 điều 313; đối với hành vi rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì quy định xử lý hình sự tương ứng ở các khoản tiếp theo có khung hình phạt cao hơn trong điều luật. Quy định như vậy, điều luật sẽ trở lên ngắn gọn, đầy đủ hơn, bao hết các trường hợp, dễ dàng vận dụng, áp dụng rõ ràng. Thứ hai, do điều luật mới chỉ đưa ra hai khung hình phạt áp dụng cho hai trường hợp phạm tội ở khoản 1 quy định mức phạt chung là cải tạo không giam giữ