SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH : HOÁ HỮU CƠ
Đề tài:
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
CỦA LÁ NGŨ SẮC (Lantana camara L.)
HỌ ROI NGỰA (Verbenaceae).
 Người hướng dẫn Khoa học:
ThS. PHÙNG VĂN TRUNG
 Người thực hiện:
TRẦN THỊ KIM CANG
Năm học 2011-2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH : HOÁ HỮU CƠ
Đề tài:
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
CỦA LÁ NGŨ SẮC (Lantana camara L.)
HỌ ROI NGỰA (Verbenaceae).
 Người hướng dẫn Khoa học:
ThS. PHÙNG VĂN TRUNG
 Người thực hiện:
TRẦN THỊ KIM CANG
Năm học 2011-2012

LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện tại phòng Hóa Học Các Hợp Chất Thiên Nhiên – Viện
Công Nghệ Hóa Học – Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam tại số 1, Mạc Đỉnh
Chi, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh năm học 2011- 2012.
Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới :
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hạnh.
ThS. Phùng Văn Trung.
Người thầy đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn, tận tình chỉ dẫn kỹ
thuật cũng như những kinh nghiệm vô cùng quý báu và đầy tâm huyết trong quá trình
em thực hiện đề tài, luôn động viên và tạo mọi điều thuận lợi để em thực hiện tốt đề tài
này.
Qúy thầy cô ban giám hiệu trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban
chủ nhiệm khoa hóa, cùng tất cả quý thầy cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức
nền tảng vững chắc.
ThS. Phan Nhật Minh, CHV Nguyễn Tấn Phát, CN Nguyễn Trung Kiên, CN Võ
Thị Bé cùng các anh chị cao học viên trường Đại Học Cần Thơ, các anh chị sinh viên
trường Đại Học Lạc Hồng đã giúp em tìm tài liệu, động viên, giúp đỡ, góp ý với em rất
nhiều trong quá trình em thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, con xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ con về mặt
vật chất lẫn tinh thần để con học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... 1
MỤC LỤC............................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................. 1
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC............................................................................ 6
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................... 2
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY NGŨ SẮC ..........................................................................2
1.1.1 KHÁI QUÁT [2]
............................................................................................................2
1.1.2 MÔ TẢ CÂY [3]
............................................................................................................2
1.1.3 PHÂN BỐ SINH THÁI[3,11] ......................................................................................4
1.1.4 Y HỌC DÂN GIAN CỦA NGŨ SẮC.........................................................................4
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÂY NGŨ SẮC..............................................................5
1.2.1. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ..............................................................................................5
1.2.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC ........................................................................................7
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 20
2.1. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT .......................................................................................20
2.2 PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ[6]
.................................................................................20
2.2.1. PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ BẢN MỎNG.................................................................20
2.2.2 PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ CỘT................................................................................21
2.2. PHƯƠNG PHÁP PHỔ...........................................................................................21
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM....................................................................... 24
3.1 NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ .......................................................24
3.1.1 NGUYÊN LIỆU .........................................................................................................24
3.1.2 HÓA CHẤT................................................................................................................24
3.1.3 THIẾT BỊ....................................................................................................................24
3.2. CHIẾT XUẤT CAO...............................................................................................25
3.3. CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ........................................................................................26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ & THẢO LUẬN ................................................... 31
4.1 KẾT QUẢ CHIẾT XUẤT CAO .............................................................................31
4.2 KẾT QUẢ CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ ......................................................................31
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ.......................................................... 56
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................56
5.2 ĐỀ NGHỊ................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................57
TRONG NƯỚC .................................................................................................57
PHỤ LỤC...........................................................................................................60
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
A Analysis.
CHCl3 Chloroform.
13
C NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance.
COSY Correlation Spectroscopy.
d Doublet.
DAD Diot array detector.
dd Doublet of doublet.
DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer.
DMSO Dimethyl sulfoxide.
EtOAc Ethyl acetate.
EtOH Ethanol.
H2SO4 Acid Sulfuric.
HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation.
1
H NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance.
HPLC High Performance Liquid Chromatography.
HSQC Heteronuclear Single Quantum Correlation.
IR Infrared Spectroscopy.
J Coupling constant.
m Multiplet.
MeOH Methanol.
NMR Nuclear Magnetic Resonance.
PĐ Phân Đoạn.
ppm Parts per million.
Rf Retention factor.
s Singlet.
T Technical.
t Triplet.
TLC Thin Layer Chromatography.
UV Ultra Violet.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả sắc ký cột cao áp từ cao EtOAc.
Bảng 4.1: Dữ liệu phổ 1
H-NMR, 13
C-NMR, HMBC và COSY của Lc01.
Bảng 4.2: So sánh dữ liệu phổ 13
C-NMR của Lc01 với tài liệu tham khảo.
Bảng 4.3: Dữ liệu phổ 1
H-NMR, 13
C-NMR và HMBC của Lc02.
Bảng 4.4: So sánh dữ liệu phổ 13
C-NMR của Lc02 với tài liệu tham khảo.
Bảng 4.5: Dữ liệu phổ 1
H-NMR, 13
C-NMR và HMBC của Lc03.
Bảng 4.6: Dữ liệu phổ 13
C-NMR và DEPT của Lc03.
Bảng 4.7: So sánh dữ liệu phổ 13
C-NMR của Lc03 với tài liệu tham khảo.
Bảng 5.1: Tóm tắt các chất cô lập được trong ngũ cao EtOAc.
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cây ngũ sắc.
Hình 1.2: Thân, lá ngũ sắc.
Hình 1.3: Hoa ngũ sắc.
Hình 1.4: Quả ngũ sắc.
Hình 1.5: Bản đồ phân bố cây ngũ sắc trên thế giới.
Hình 3.1: Sắc ký lớp mỏng.
Hình 3.2: Máy cô quay chân không hiệu BUCHI Rotavapor R–200.
Hình 3.3: Máy sắc ký cột điều chế (HPLC).
Hình 3.4: Cột HPLC.
Hình 3.5: Tinh chế Lc01.
Hình 3.6: Tinh chế Lc02.
Hình 3.7: Tinh chế Lc03.
Hình 4.1: Chất Lc01.
Hình 4.2: TLC của Lc01.
Hình 4.3: Chất Lc02.
Hình 4.4: TLC của Lc02.
Hình 4.5: Chất Lc03.
Hình 4.6: TLC của Lc03.
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Quy trình chiết xuất cao EtOH và phân lập các cao từ lá ngũ sắc.
Sơ đồ 3.2: Quy trình phân lập và tinh chế các hợp chất từ cao EtOAc.
Sơ đồ 3.3: Quy trình phân lập và tinh chế phân đoạn E3.
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1a: Phổ 13
C-NMR của Lc01.
Phụ lục 1b: Phổ 13
C-NMR của Lc01.
Phụ lục 1c: Phổ 13
C-NMR của Lc01.
Phụ lục 2a: Phổ 1
H-NMR của Lc01.
Phụ lục 2b: Phổ 1
H-NMR của Lc01.
Phụ lục 2c: Phổ 1
H-NMR của Lc01.
Phụ lục 3a: Phổ HSQC của Lc01.
Phụ lục 3b: Phổ HSQC của Lc01.
Phụ lục 3c: Phổ HSQC của Lc01.
Phụ lục 4a: Phổ HMBC của Lc01.
Phụ lục 4b: Phổ HMBC của Lc01.
Phụ lục 4c: Phổ HMBC của Lc01.
Phụ lục 4d: Phổ HMBC của Lc01.
Phụ lục 5a: Phổ COSY của Lc01.
Phụ lục 5b: Phổ COSY của Lc01.
Phụ lục 6a: Phổ 13
C-NMR của Lc02.
Phụ lục 6b: Phổ 13
C-NMR của Lc02.
Phụ lục 6c : Phổ 13
C-NMR của Lc02.
Phụ lục 7a: Phổ 1
H-NMR của Lc02.
Phụ lục 7b: Phổ 1
H-NMR của Lc02.
Phụ lục 7c: Phổ 1
H-NMR của Lc02.
Phụ lục 8a: Phổ HSQC của Lc02
Phụ lục 8b: Phổ HSQC của Lc02
Phụ lục 8c: Phổ HSQC của Lc02.
Phụ lục 9a: Phổ HMBC của Lc02.
Phụ lục 9b: Phổ HMBC của Lc02.
Phụ lục 9c: Phổ HMBC của Lc02.
Phụ lục 10a: Phổ 13
C-NMR của Lc03.
Phụ lục 10b: Phổ 13
C-NMR của Lc03.
Phụ lục 10c: Phổ 13
C-NMR của Lc03.
Phụ lục 11a: Phổ DEPT của Lc03.
Phụ lục 11b: Phổ DEPT của Lc03.
Phụ lục 12a: Phổ 1
H-NMR của Lc03.
Phụ lục 12b: Phổ 1
H-NMR của Lc03.
Phụ lục 12c: Phổ 1
H-NMR của Lc03.
Phụ lục 13a: Phổ HSQC của Lc03.
Phụ lục 13b: Phổ HSQC của Lc03.
Phụ lục 13c: Phổ HSQC của Lc03.
Phụ lục 14a: Phổ HMBC của Lc03.
Phụ lục 14b: Phổ HMBC của Lc03.
Phụ lục 14c: Phổ HMBC của Lc03.
Phụ lục 14d: Phổ HMBC của Lc03.
Phụ lục 14e: Phổ HMBC của Lc03.
Phụ lục 15a: Phổ COSY của Lc03.
Phụ lục 15b: Phổ COSY của Lc03.
Phụ lục 15c: Phổ COSY của Lc03.
Phụ lục 16: Phổ MS của Lc03.
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và xã hội thì nhu cầu về
chăm sóc sức khỏe của con người cũng ngày một tăng. Nghiên cứu về các phươnng
pháp bảo vệ nâng cao sức khỏe ngày càng nhiều được các nhà khoa học quan tâm.
Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong đời sống con người. Các chất có hoạt tính sinh học được sử dụng làm
thuốc chữa bệnh cho con người, vật nuôi, các thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích
thích, điều hoà sinh trưởng động thực vật và làm nguyên liệu cho công nghiệp thực
phẩm, mỹ phẩm. Hiện nay, các nhà khoa học đang rất quan tâm đến các hợp chất
chống ôxi hoá cũng như các hợp chất có khả năng ức chế tiểu đường, ngăn chặn và
tiêu diệt ung thư cũng như hỗ trợ điều biến quá trình miễn dịch.
Hiện nay khoảng từ 70%-80% các loại thuốc chữa bệnh đang được lưu hành hoặc
đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng có nguồn gốc từ các hợp chất thiên nhiên.
Tuy nhiên, phần lớn các dược phẩm hiện nay đang lưu hành trong nước đều phải nhập
khẩu do khả năng nghiên cứu và cung cấp dược liệu cho ngành công nghiệp hoá dược
nước ta còn rất hạn chế mặc dầu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên của nước ta được
đánh giá là phong phú vào loại bậc nhất thế giới (Theo thống kê gần đây nhất (Phạm
Hoàng Hộ, 1993), Việt Nam hiện nay có 10.585 loài, thuộc 2342 chi, 337 họ, trong đó
có 24 họ có từ 100 loài trở lên). Cho đến nay, mặc dù chúng ta đã có những thành công
nhất định trong việc nghiên cứu tạo ra các sản phẩm thuốc chữa bệnh, nhưng mới chỉ
đáp ứng được chừng vài phần trăm nhu cầu. Rõ ràng những kết quả đó chưa tương
xứng với tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
Cây ngũ sắc ( Lantana camara L.) thuộc họ roi ngựa (Verbenaceae) thường trồng
làm cảnh do hoa có nhiều màu khác nhau, có xuất xứ từ nước ngoài, song phân bố
rộng rãi toàn Việt Nam do khí hậu nước ta ở vùng nhiệt đới. Nhiều công trình nghiên
cứu trong nước và nước ngoài về hoạt tính của loài cây này về loét da, kháng khuẩn,
chữa lành vết thương, tiểu đường ...Do đó, chúng tôi chọn đề tài khảo sát thành phần
hóa học cây ngũ sắc với mục đích làm sáng tỏ thêm về thành phần hóa học của loài
cây này nhằm góp phần làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu ứng dụng vào sản
xuất.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY NGŨ SẮC
1.1.1 KHÁI QUÁT [2]
+ Tên khoa học: Lantana camara L. (Verbenaceae).
+ Họ: roi ngựa (Verbenaceae).
+ Chi: Lantana.
+ Loài: camara.
+ Tên thường gọi là ngũ sắc, trâm ổi, bông ổi, ổi nho, trâm anh, mã anh đơn, nhá
khí mu (Tày)...
+ Tên tiếng Anh: Lantana wild sage, tick berry.
+ Tên tiếng Pháp: bois de sauge, lantanier...
1.1.2 MÔ TẢ CÂY [3]
Ngũ sắc là loài cây nhỏ, cây cao từ 1,5-2 mét, hay có thể hơn một chút, thường
mọc thành bụi và mọc hoang dại nhiều cành ngang, có lông và gai ngắn quặp về phía
dưới.
Thân có gai, cành dài hình vuông có gai ngắn và lông ráp. Lá cây có mùi thơm của
ổi nên còn gọi là trâm ổi, bông ổi hay thơm ổi. Lá hình bầu dục, nhọn, mặt lá xù xì,
mép lá có răng cưa, mặt trên có lông ngắn cứng, mặt dưới lông mềm hơn, mọc đối,
phiến lá dài 3-9 cm, rộng 3-6 cm, cuống lá ngắn.
Hoa có nhiều màu sắc nên được dân gian đặt tên là hoa ngũ sắc, nhiều giống
màu trắng, vàng, vàng cam, tím hay đỏ, nở suốt 4 mùa nên còn gọi là tứ quý hay tứ
thời. Hoa không cuống mọc thành bông dạng hình cầu, hoa có lá bắc hình mũi giáo.
Quả hạch hình cầu nằm trong lá dài, mọc thành từng chùm, non màu xanh khi
chín màu đen.
Hình 1.1: Cây ngũ sắc
Hình 1.2: Thân, lá ngũ sắc
Hình 1.3: Hoa ngũ sắc
Hình 1.4: Quả ngũ sắc
1.1.3 PHÂN BỐ SINH THÁI[3,11]
Ngũ sắc, tên khoa học là Lantana camara L., thuộc họ roi ngựa (Verbenaceae).
Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung, Nam Mỹ. Năm 1600 các
nhà thám hiểm người Hà Lan đã đem vào Hà Lan trồng, từ Brazil đến các quốc gia
khác đã mang hạt giống về trồng ở châu Âu, Vương quốc Anh và Bắc Mỹ. Sau khi
được trồng ở Hawaii như một giống hoa, cây ngũ sắc nhanh chóng lan rộng ra hòn đảo
của Thái Bình Dương, Úc và Nam Á. Theo cách tương tự, từ nó đã nhanh chóng được
mọc ở các khu vực ấm hơn của Nam Phi do chim ăn quả và phân bố hạt. Trong thế kỷ
18 và 19 ngũ sắc nhanh được canh tác một cách thươg mại hóa trên toàn thế giới như
là một cây cảnh vì màu sắc của hoa. Cũng vào thế kỷ mười chín, ngũ sắc được trồng
làm cảnh ở Việt Nam. Đến nay cây đã phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở các bãi đất
trống, đồi núi, ven biển.
Hình 1.5: Bản đồ phân bố cây ngũ sắc trên thế giới
1.1.4 Y HỌC DÂN GIAN CỦA NGŨ SẮC
Theo kinh nghiệm dân gian, ngũ sắc có những công dụng sau:
Lá ngũ sắc chữa táo bón, sốt, làm ra mồ hôi, viêm phế quản, ngày từ 20-30g cây
tươi sắc uống. Dùng ngoài đấp vết thương, trị lỡ loét hoặc cầm máu, dùng lá sắc uống
trị ghẻ lỡ, hoa trị ho lao, kèm ho ra máu, cao huyết áp[2]
, người ta còn dùng lá ngũ sắc
để đắp lên vết thương trị rắn cắn, cho vào nước xông chữa cảm mạo, sốt[3]
.
Toàn cây có thể chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm. Lá tươi là thuốc cầm máu, sát
khuẩn, chữa lành vết thương. Hoa ngũ sắc chữa ho ra máu, cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào
mùa hè, thu. Rễ hoa ngũ sắc kết hợp với các loại vị thuốc khác chữa rắn cắn. Cành, lá
và hoa phơi khô, sắc uống thay chè hằng ngày, mỗi ngày 40g, bài thuốc này có tác
dụng hổ trợ chữa bệnh tiểu đường. Tác dụng chữa bệnh của cây ngũ sắc tùy thuộc vào
bộ phận dùng làm thuốc: rễ cây có vị ngọt đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt. Lá
có tính mát, có tác dụng tiêu viêm sưng, chữa ngứa gãi, rắn cắn. Hoa có vị ngọt, nhạt,
tính mát, có tác dụng cầm máu. Lá, hoa và cành hái về phơi khô để dùng làm thuốc
chữa bệnh. Khi cần có thể dùng cả cành lá tươi[11]
.
Ở nam Trung Quốc, dịch hoa ngũ sắc được dùng để tắm chữa ghẻ. Ở Indonesia,
Philippines lá và hoa ngũ sắc giã đắp các vết đứt, lở loét, sưng tấy. Loài cây này đã
được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới để điều trị một loạt các chứng rối loạn. Ngũ sắc
sử dụng trong dân gian như một biện pháp khắc phục hậu quả đối với bệnh ung thư, lá
và hoa phơi khô uống như trà có thể hổ trợ chữa cúm, sốt và đau dạ dày. Ở Trung và
Nam Mỹ, người ta dùng lá tươi nghiền nát đắp lên chỗ sưng để điều trị vết loét, thủy
đậu và sởi. Ngoài ra, ngũ sắc còn được sử dụng để chữa sốt, lạnh, hen suyễn và cao
huyết áp. Ở Ghana, theo dân gian toàn cây ngũ sắc được dùng để chữa viêm phế quản.
Ở các nước châu Á, lá đã được sử dụng để điều trị vết cắt, loét và như là một loại
thuốc sổ giun[11]
.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÂY NGŨ SẮC
1.2.1. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
1.2.1.1 TRONG NƯỚC
Năm 2007 các tác giả Diệp Thị Mỹ Hạnh và E. Garnier Zarli đã nghiên cứu khả
năng hấp thụ Pb trong đất của cây ngũ sắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều
kiện ô nhiễm đất đến 4x103
mg kg -1
Pb cây Lantana có thể sống và hấp thu Pb. Hấp
thụ Pb trong hệ rễ của Lantana quan trọng lúc đầu, có sự tương quan tốt giữa nồng
độ chì trong đất và lượng chì hấp thụ trong cây Lantana. Nhưng sau đó, Pb được
chuyển lên tích lũy trong thân và lá[1]
.
Năm 2009 các tác giả Nguyễn Văn Đậu, Lê Thị Huyền đã phân lặp được năm
triterpenes trong lá của cây ngũ sắc ở Lâm Thao Phú Thọ. Kết quả trong năm
triterpens đó có β-sitosterol, sitosterol 3-O-β-D-glucopiranozit còn ba triterpen còn lại
là dẫn xuất của axit oleanolic[5]
.
1.2.1.2 NGOÀI NƯỚC
Năm 2008 ở tạp chí International Journal of Applied Research in Natural
Products cho thấy các tác giả ở vùng Trinidad và Tobago là Nayak BS, Raju SS,
Ramsubhag A đã nghiên cứu khả năng chữa lành vết thương bỏng trên chuột. Các tác
giả đã cho chuột hấp thụ một lượng nhất định phần chiết ethanol của bột lá ngũ sắc
khô. Kết quả là sau 19 ngày là vết bỏng trên chuột đã lành lại 87% so với khả năng tự
lành thông thường là 82% qua kết quả phân tích ANOVA. Từ đó các tác giả đã kết
luận lá ngũ sắc có khả năng chữa lành vết thương trên chuột[21]
.
Năm 2008, các tác giả người Ấn Độ là M. Sathish Kumar và S. Maneemegalai đã
đánh giá khả năng diệt ấu trùng của hai loài muỗi Aedes aegypti (tác nhân gây bệnh sốt
vàng da) và Culex quinquefasciatus (tác nhân gây bệnh viêm não nhật bản) từ phần
chiếc ethanol, methanol của lá và hoa ngũ sắc. Ấu trùng của hai loài muỗi này mới nở
sau bảy ngày được hấp thu một lượng chiết nhất định từ lá và hoa của loài cây này.
Sau 24 giờ số lượng ấu trùng chết đi được ghi lại và tính toán tỷ lệ phần trăm tử vong.
Từ kết quả thực nghiệm đó, hai nhà khoa học đã kết luận phần chiết xuất từ lá và hoa
của ngũ sắc có khả năng diệt ấu trùng của hai loài muỗi này[19]
.
Năm 2009, cũng nhóm tác giả người Ấn Độ là Deepak Ganjewala, Silviya Sam,
Kishwar Hayat Khan, nghiên cứu khả năng chống các loại vi khuẩn Bacillus subtillis,
Escherichia coli (gây bệnh dịch tả), Staphylococcusaureus, Pseudomonas aeruginosa.
Kết quả cho thấy chất từ dịch chiết lá trong ethyl acetate là hiệu quả nhất trong việc
chống lại một số vi khuẩn. Chiết xuất trong acetone và chloroform không có thành
phần quan trọng tác dụng ức chế chống lại các vi khuẩn trên[10]
.
Tháng 10 năm 2010, ở tạp International Journal of Plant Physiology and
Biochemistry, các tác giả người Nigeria đã nghiên cứu và kết luận được rằng các chất
trong phần chiết ethanol, ethylacetate của cây ngũ sắc có khả năng ổn định màng tế
bào hồng cầu trong máu ở trâu bò[22]
.
Năm 2010, các tác giả ở Brazil là Erlânio O. Sousa, Aracelio V. Colares,
Fabiola F. G. Rodrigues, Adriana R. Campos, Sidney G. Lima và José Galberto M.
Costa đã nghiên cứu sự thay đổi thành phần hóa học trong tinh dầu của lá ngũ sắc ở
vùng Đông Bắc Brazil do thời điểm thu hái lá khác nhau trong một ngày[12]
.
Năm 2011, ở tạp chí Journal of Pharmacy Research các tác giả người Ấn Độ đã
nghiên cứu các con chuột sau khi bị gây bệnh tiểu đường bằng cách hấp thụ
streptozotocin, sau 21 ngày được hấp thụ một lượng nhất định phần chiết từ quả của
cây ngũ sắc, bằng phương nghiên cứu mô bệnh học ở tế bào gan chuột, phương pháp
phân tích phương sai (ANOVA) có thể kết luận phần chiết từ quả cây ngũ sắc có hoạt
tính chống tiểu đường[26]
.
Năm 2011, nhóm các tác giả cũng người Ấn Độ gồm Jitendra Patel, G.S Kuma,
Deviprasad S.P, Deepika S, Md Shamim Qureshi đã nghiên cứu hoạt tính chống giun
từ phần chiết ethanol của lá ngũ sắc. Bằng chứng thực nghiệm thu được trong mô hình
phòng thí nghiệm có thể chứng minh cho việc các bộ lạc truyền thống cũng đã dùng
loài cây này để chống giun trong việc điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột do giun[16]
.
1.2.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Thành phần hóa học của họ Lantana rất phong phú và đa dạng, cho đến nay
người ta đã cô lập được khoảng gần hai trăm chất hữu cơ từ họ Lantana. Sau đây là
một số chất đã được phân lập từ cây ngũ sắc (Lantana camara .L):
Sesquiterpene[6]
.
Có trong thành phần của tinh dầu, cấu trúc hóa học của các hợp chất tự nhiên
sesquiterpene có thể là mạch hở, 1, 2, 3 hoặc 4 vòng với 80 khung sườn cacbon cơ bản
chính.
H
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11 12
13
14
15
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11 12
13
14
15
Guaian Eudesman
Một số sesquiterpene có trong tinh dầu ngũ sắc [15]
:
Germacrene D β – elemene 1-β-bisabolene
Triterpene[6]
Triterpene (C30H48) được phân bố rộng rãi trong giới động vật và thực vật, hiện
diện ở dạng tự do hoặc glycoside. Cấu trúc hóa học của triterpenes có thể là mạch hở,
3, 4 hoặc 5 vòng với 33 khung sườn cacbon cơ bản chính. Một số triterpen và quy ước
đánh số thứ tự:
30 29 28
252627
Squalan
1
2
3 4 5
24 23
6
7
8
9
10
11
12
13
14
27
15
16
17
18
19 20 21
22
25
26
2930
28
1
2
3 4 5
24 23
6
7
8
9
10
11
12
13
14
27
15
16
17
18
19
20 21
22
25
26
29
30
28
Oleanan Ursan
Một số triterpene trong ngũ sắc[8, 11, 14, 21, 27]
O
COOH
H3C
CH3
H
CH3
H3C CH3
CH3
H
H
CH3
O
O
CH3
CH3
O
COOH
H3C
CH3
H
CH3
H3C CH3
CH3
H
H
CH3
O
O CH3
CH3
Latandene A Latandene B
O
COOH
H3C
CH3
H
CH3
H3C CH3
CH3
H
H
CH3
O
O
CH3
CH3
O
COOH
H3C CH3
H
CH3
H3C CH3
CH3
H
H
CH3
O
O
H3C
CH3
H
Latandene C Latandene D
O
COOH
H3C
CH3
H
CH3
H3C
CH3
H
H
CH3
O
O
CH3
CH3
OH
O
COOH
H3C
CH3
H
CH3
H3C
CH3
H
H
CH3
OH
Icterogenin 24- Hydroxy-3- oxoolean-12-en-28-oic acid
O
COOH
H3C CH3
H
CH3
H3C
CH3
CH3
H
H
CH3
O
COOH
H3C CH3
H
CH3
H3C CH3
CH3
H
H
CH3
OH
Oleanonic acid 22β- hydroxy-3-oxoolean-12-en-28-oic acid
HO
COOH
H3C
CH3
H
CH3
H3C CH3
CH3
H
H
CH3
H
HO
COOH
H3C
CH3
H
CH3
H3C CH3
H
H
CH3
O
H
Oleanolic acid Lantanolic acid
HO
COOH
H3C
CH3
H
CH3
H3C CH3
CH3
H
H
CH3
O
O
CH3
CH3
HO
COOH
H3C
CH3
H
CH3
H3C CH3
CH3
H
H
CH3
O
O
CH3
CH3
22β-angeloyoxy-3β-hydroxyolean-12-en-28-oic acid 22β-dimethylacryloyoxy-3β-hydroxyolean-12-en-28-oic
HO
COOH
H3C
CH3
H
CH3
H3C CH3
H
H
CH3
O
O CH3
O
CH3
HO
COOH
H3C CH3
H
CH3
H3C CH3
H
H
CH3
O
O CH3
CH3
O
Camaric acid Lantanilic acid
O
COOH
H3C
CH3
H
CH3
H3C CH3
H
H
CH3
O
O CH3
O
CH3
H3C HO
COOH
H3C
CH3
H
CH3
CH3
CH3
H
H
CH3
HO
Camarilic acid 3β,24- dihydroxyolean-12-en-18-oic acid
H3C
CH3
CH3 CH3
CH3
H3C
CH3
COOH
H
H
H
HO
H3C
CH3
CH3 CH3
CH3
H3C
CH3
COOH
H
H
H
O
Ursolic acid Ursonic acid
H3C
CH3
CH3 CH3
CH3
H3C
CH3
COOH
H
H
H
HO
HO
O
H3C
CH3
CH3 CH3
CH3
H3C
CH3
COOH
H
H
H
HO
O
H3C
CH3
3β,19α-dihydroxyursan-28-oic acid Lantaiursolic acid
CH3H3C
H CH3
H3C
CH3
H
H
CH3
COOH
O
H
HO
CH3H3C
H CH3
H3C
CH3
H
H
CH3
COOH
O
OAc
HO
Lantic acid Camarinic acid
CH3H3C
H CH3
H3C
CH3
H
H
CH3
COOH
O
O
O
H3C
CH3
H3CO
CH3H3C
H CH3
H3C
CH3
H
H
CH3
COOH
O
H3CO
Camaracinic acid Ursoxy acid
CH3
H3C
CH3
CH3
CH3
H
H
H
COOH
O
CH3
H3C
CH3
CH3
H
H
H
COOH
HO
O
Betulonic acid Lantabetulic acid
O
O
O
CH3
CH3
H
H CH3
H3C
H
H
O
O
CH3
H3C
O
CH3
CH3
H
H CH3
CH3
H
H
O
O
CH3
H3C
H
AcO
HOOC
Euphane lactone A Euphane lactone B
O
CH3
CH3
H
H
CH3
H
H
O
O
CH3
H3C
OH
AcO
OOC
OH
O
HO
HO
OH
OH
Euphane lactone C
Flavonoid[6]
Flavonoid là những hợp chất màu phenol thực vật, tạo nên màu cho rất nhiều rau,
quả, hoa… Phần lớn các flavonoids có màu vàng (do từ flavus là màu vàng); tuy vậy,
một số sắc tố có màu xanh, tím, đỏ không màu cũng được xếp vào nhóm này vì về mặt
hóa học, chúng có cùng khung sườn căn bản.
Flavonoid có cấu trúc cơ bản là 1, 3-diphenylpropan, nghĩa là 2 vòng benzene A
và B nối nhau bằng một dây có 3 cacbon, nên thường được gọi là C6-C3-C6. Cách
đánh số tùy theo C3 đóng hay hở. Nếu dây C3 đóng, thì đánh số bắt đầu từ dị vòng với
dị tố oxi mang số 1 rồi đánh tiếp theo đến vòng A, còn vòng B đánh số phụ. Nêú dây
C3 hở, đánh số chính trên vòng B và đánh số phụ trên vòng A.
O
O
A
B1
2
3
45
6
7
8
1'
2'
3'
4'
5'
6'
OH
O
1
2
3
4
5
6
1'
2'
3'
4'
5'
6'
A
B
Thường các flavonoid có mang một hoặc nhiều nhóm –OH ở vị trí 5 và vị trí 7 trên
nhân A và ở vị trí 3, 4, 5 trên nhân B. Các flavonoids có thể ở dạng ự do hoặc ở dạng
glycoside. Các đường thường gặp nhất là đường D-glucose, D-galactose, L-rhamnose,
L-arabinose, D-xylose, D-apiose và acid uronic.
Các flavonoid thường dễ kết tinh và thường có màu. Flavon thường có màu vàng
nhạt hoặc màu cam, flavonol màu vàng đến vàng nhạt, chalcon có màu vàng đến cam
đỏ.
Một số flavonoid trong cây ngũ sắc[11, 18, 20, 24, 25, 27]
O
OOH
OH
OH
HO
OCH3
O
OOH
OH
OH
H3CO
OCH3
3-methoxyquercetin 3,7-dimethoxyquercetin
O
OOH
OH
H3CO
OCH3
OCH3
O
OOH
HO
OCH3
OH
H3CO
3,7,4’-trimethoxyquercetin Hispidulin
O
OOH
OCH3
H3CO
O
HO
HO
OH
O
OH
Pectolinargenin 7-O-β-D-glucoside
O
OOH
OCH3
H3CO
O
HO
HO
OH
O
OH
OH
Camaraside
Hợp chất thuộc loại quinone[6]
Trong các loài thực vật, có thể gặp các loại quinone như benzoquinone,
naptiquinon, antraquinone… Các naptoquinone, antraquinone thường gặp trong gỗ, vỏ
cây, rễ chúng hiện diện ở trạng thái tự do hoặc kết hợp với đường. Các quinone có tính
kích thích nên một số quinone được sử dụng trong ngành y để trị nhuận trường, một
vài khung hợp chất quinone:
O
O
CH2CH3
O
O
OCH3
OH
Eloides longicollis Plumbagin
O
O
CH2OH
OHOH
O
O
O
Aloe ferox Tectona grandis
Trong rễ cây ngũ sắc có furanonaphthoquinones sau [11]
:
O
OOH
O
O
O
O
OH
Diodantunezone Isodiodantunezone
O
O
O
OH
MeO
O
O
O
OH
MeO
6-methoxydiodantunezone 7-methoxydiodantunezone
O
O
O
OH
MeO
O
O
O
MeO
OH
6-methoxyisodiodantunezone 7-methoxyisodiodantunezone
Hợp chất glycoside [6]
Các glycoside hiện diện trong nhiều họ thực vật và tất cả các bộ phận: lá, vỏ,
hạt… Các glycoside thường là những chất kết tinh có vị đắng.
Glycoside là hợp chất mà cấu trúc hóa học gồm hai phần: phần đường và phần
không đường thường gọi là aglycon. Dưới tác dụng của ezym thực vật, dung dịch acid,
kiềm, glycoside bị phân hủy thành aglycon và phần đường.
Phần đường của glycoside thường phổ biến là D-glucose, D-galactose, L-
rhamnose, L-arabinose, D-xylose, D-apiose, acid glucuronic và một số đường khác
Phần aglycon của glycoside rất rất đa dạng, gồm tất cả các loại hợp chất tự nhiên:
monoterpene, sesquiterpene, diterpene, triterpene, steroid, iridoid, alcaloid, quinonoid,
polyphenol…
Trong cây ngũ sắc có hợp chất glycoside là iridoid glycosides, phenyl ethanoid
glycosides
Iridoid glycoside [11,16]
O
H
HO
COOCH3
O
HO
HO
OH
HOH2C
O
HOH2C
O
H
COOCH3
O
HO
HO
OH
HOH2C
O
HOH2C
H
Theviridoside Genposide
O
COOCH3
O
HO
HO
OH
HOH2C
O
HO
HO
O
COOCH3
O
HO
HO
OH
HOH2C
O
HO
HO
HO
Shanzhside methyl ester Lamiridoside
Phenyl ethanoid glycoside [11,16]
O
O
O
O
O
O
OH
OH
OH
OH
HO
HO
OH
HO
HO
H3C
Verbascoside
O
O
O
O
O
O
OH
OH
OH
OH
OHHO
HO
H3C
OH
OH
Lantanaside
O
O
O
O
O
O
OH
OH
OCH3
OH
H3CO
HO
OH
HO
HO
H3C
Martynoside
O
HO
O
O
O
O
O
OH
OH
OH
HO
HO
OH
HO
HO
H3C
Isoverbascoside
O
O
O
HO
O
OH
OH
OH
OH
HO
HO
Derhamnosylverbascoside
O
O
OH
O
HO
O
OH
OH
O
HO
HO
O
OHHO
HO
Isonuomioside A
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT
Phương pháp chiết siêu âm là phương pháp chiết ngâm dầm (maceration) cổ điển
kết hợp với siêu âm được sử dụng trong đề tài. Phương pháp này không đòi hỏi kỹ
thuật phức tạp, vì thế có thể dễ dàng thực hiện thao tác với một lượng lớn mẫu cây.
Ngâm bột cây (hoặc nguyên liệu được cắt nhỏ) trong bình chứa bằng thủy tinh hoặc
bình thép không rỉ, bình có nắp đậy. Rót dung môi tinh khiết vào bình cho đến xấp xấp
mặt của lớp nguyên liệu. Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong một đêm hoặc một ngày, để
cho dung môi xuyên thấm vào cấu trúc màng tế bào thực vật và hòa tan các hợp chất
tự nhiên. Sau đó, dung dịch chiết được lọc ngang qua một tờ giấy lọc, thu hồi dung
môi sẽ có được cao chiết. Tiếp theo, rót dung môi mới vào bình chứa nguyên liệu và
tiếp tục chiết thêm một số lần nữa cho đến khi chiết kiệt mẫu cây. Trong quá trình
chiết có thể trộn, đảo nguyên liệu để chúng thấm đều với dung môi, tăng hiệu quả khi
chiết.
2.2 PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ[6]
Sắc ký là phương pháp vật lý để tách một hỗn hợp gốm nhiều hợp chất ra
riêng thành đơn chất, dựa vào tính ái lực khác nhau của những loại hợp chất đó đối
với hệ thống (hệ thống gồm hai pha: pha động và pha tĩnh).
2.2.1. PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ BẢN MỎNG
Sắc ký bản mỏng (TLC – thin layer chromatography) hay còn gọi là sắc ký
phẳng (planar chromatography), chủ yếu dựa vào hiện tượng hấp thu, trong đó pha
động là một dung môi hay một hỗn hợp dung môi đi ngang qua một pha tĩnh là một
chất hấp thu trơ (silicagel, Al2O3). Pha tĩnh này được tráng thành một lớp mỏng, đều
phủ lên một nền phẳng như một tấm kiếng, tấm nhôm.
Bình sắc ký: bằng thủy tinh, trong suốt, có nắp đậy.
Pha tĩnh: một lớp mỏng khoảng 0,25 mm của một loại chất hấp thu (silicagel,
Al2O3) được tráng thành một lớp mỏng, đều phủ lên một nền phẳng như một tấm
kiếng, tấm nhôm. Chất hấp thu trên tấm giá đỡ nhờ CaSO4 khan hoặc tinh bột, polyme
hữu cơ.
Mẫu phân tích: thường là hỗn hợp với nhiều hợp chất có độ phân cực khác
nhau, sử dụng khoảng 1μL dung dịch mẫu với nồng độ loãng 2-5%, dùng một vi quản
chấm mẫu thành một điểm gọn trên pha tĩnh, ở vị trí phía cao hơn một chút so với mặt
thoáng của chất lỏng chứa trong bình.
Pha động: dung môi hoặc hỗn hợp hai dung môi, di chuyển chầm chậm trên
tấm bản mỏng và lôi kéo mẫu chất đi theo nó. Dung môi di chuyển đi lên cao nhờ tính
mao quản. Mỗi thành phần của chất mẫu sẽ di chuyển với những vận tốc khác nhau,
phía sau mực của dung môi. Vận tốc di chuyển này tùy thuộc vào lực tương tác tĩnh
điện mà pha tĩnh muốn níu giữ các mẫu chất ở lại pha tĩnh (hiện tượng hấp thu của pha
tĩnh) và tùy thuộc vào độ hòa tan của mẫu chất trong dung môi.
Với chất hấp thu là silicagel hoặc alumin, các hợp chất kém phân cực sẽ di
chuyển nhanh và hợp chất rất phân cực sẽ di chuyển chậm.
2.2.2 PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ CỘT
Sắc ký cột dựa chủ yếu vào hiện tượng hấp thu.
Pha động là chất lỏng, pha tĩnh là các hạt silicagel.
Ở phương pháp sắc ký này, các chất của hỗn hợp sẽ hấp thu hoặc dính lên bề
mặt của pha tĩnh. Các hợp chất khác nhau sẽ có những mức độ hấp thu khác nhau lên
pha tĩnh và chúng cũng phụ thuộc vào tính chất của pha động. Kết quả là trong quá
trình pha động di chuyển chúng sẽ tách nhau ra.
Trong sắc ký cột hấp thu pha rắn thường là những hạt silica gel. Trên bề mặt
những hạt này có mang nhiều nhóm -OH nên đây là những pha tĩnh có tính rất phân
cực. Sự hấp thu xảy ra là do sự tương tác lẫn nhau giữa các phân tử phân cực, do sự
tương tác giữa những phân tử có mang những nhóm phân cực đối với pha rắn là chất
rất phân cực.
2.2. PHƯƠNG PHÁP PHỔ
Sử dụng các phương pháp phổ để có thể xác định được cấu trúc của các chất
hữu cơ.
PHỔ 1
H-NMR[7]
Cho thông tin về các proton 1
H có trong phân tử. Các thông số của phổ 1
H NMR
cho biết độ dịch chuyển hóa học, hình dạng tín hiệu và hằng số tương tác (J) spin-spin
giữa các proton không tương đương nhau sẽ cho các kiểu ghép vân phổ khác nhau,
tích phân cường độ của tín hiệu thể hiện số lượng proton tương ứng với tín hiệu đó.
PHỔ 13
C-NMR
Cho thông tin về độ dịch chuyển hóa học của carbon trong phân tử. Các tín hiệu
phổ 13
C-NMR xuất hiện trong khoảng thang chia độ rộng (0-240 ppm) nên các tín hiệu
tách rõ ràng, mũi đơn dễ quan sát. Mỗi loại carbon trong hợp chất hữu cơ có độ dịch
chuyển hóa học khác nhau. Dựa vào độ dịch chuyển hóa học của carbon trong phổ 13
C-NMR , có thể dự đoán được loại carbon và liên kết của carbon đó[7]
.
Phổ 13
C-NMR DETP cũng là một dạng phổ 13
C-NMR, theo kỹ thuật đo này
người ta thực hiện ba lần ghi phổ khác nhau, lần đầu (DEPT-45) sẽ thu được phổ với
đầy đủ tín hiệu của các carbon. Trong lần đo thứ hai thực hiện ngay sau đó, (DEPT-
135), những carbon metin (-CH<), và methyl (-CH3) cho tín hiệu xuất hiện ở phía trên
(cường độ dương) còn tín hiệu của carbon metylen (-CH2-) cho tín hiệu ở phía dưới
(cường độ âm). Ở lần đo thứ ba (DEPT-90), chỉ có những carbon metin (-CH<) mới
cho tín hiệu phổ[4]
.
PHỔ COSY 1
H -1
H[4]
Phổ Cosy 1
H -1
H, là phổ tương quan proton- proton, dùng thay thế kỹ thuật khử
ghép proton trong phổ một chiều, cho biệt proton nào trong phân tử đã tương tác spin-
spin với nhau.
PHỔ HSQC VÀ HMBC[4]
Khảo sát hạt nhân 1
H ghép cặp với 13
C
Phổ HSQC là phổ hai chiều cho thấy sự tương tác giữa tín hiệu carbon và tín
hiệu proton gắn trực tiếp với nó.
Phổ HMBC cho thấy sự tương tác của các tín hiệu carbon với tín hiệu proton ở
cách nhau hai hoặc ba liên kết
PHỔ KHỐI LƯỢNG (MS)[4]
Phổ khối lượng hay còn gọi là phổ khối là một phương pháp phân tích mà trong
đó hợp chất nghiên cứu trước tiên được hóa hơi trong điều kiện chân không cao, sau
đó được ion hóa và phá thành các mảnh nhờ những va đập điện tử. Cấu tạo của hợp
chất nghiên cứu được xác định thông qua việc nghiên cứu khối lượng và điện tích các
mảnh cùng với xác suất xuất hiện của mảnh đó.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM
3.1 NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ
3.1.1 NGUYÊN LIỆU
Nguyên liệu sử dụng cho đề tài này là phần lá của cây ngũ sắc (Lantana
camara L. Verbenaceae).
Nguyên liệu này được thu hái ở Cần Thơ. Mẫu nguyên liệu lá ngũ sắc được
phơi khô vào tháng 9 năm 2011.
3.1.2 HÓA CHẤT
+ Silica gel 60, MERCK, đường kính hạt 0,06–0,2 mm.
+ Thuốc thử định tính H2SO4 10%/EtOH ( Pha 50ml H2SO4 đậm đặc trong 500 ml
EtOH 95 %).
+ Ethanol 960
(T, Trung Quốc).
+ n-Hexan (T, Trung Quốc).
+ Chloroform (T, Trung Quốc).
+ Ethylacetate (T, Trung Quốc).
+ Methanol (A, Trung Quốc).
3.1.3 THIẾT BỊ
+ Máy siêu âm Elma S 100 H Elmasonic.
+ Bản mỏng silica gel Merck–GF60F254 tráng sẵn, kích thước 20 × 20 cm, độ dày lớp
hấp phụ 0,2 mm của hãng Merck, Germany.
+ Máy soi UV: MINERALIGHT ® LAMP, U.S.A.
+ Bình phun xịt thuốc thử.
+ Bếp điện dùng nướng bản mỏng Blacker®
.
+ Cột cao áp các loại.
+ Máy HPLC cột Natpro_C18 crude sep 141110.
+ Cân điện tử hiệu TANITA KD–200 và PRECISA XB 220ª.
+ Máy cô quay chân không hiệu BUCHI Rotavapor R–200.
+ Tủ sấy.
Hình 3.1: Sắc kí lớp mỏng. Hình 3.2: Máy cô quay chân không
hiệu BUCHI Rotavapor R–200.
3.2. CHIẾT XUẤT CAO
Lá ngũ sắc khô (1kg) được ngâm dầm với ethanol 960
(10lít). Lọc tách bã, cô
quay đuổi dung môi ở áp suất thấp thu được 160g cao ethanol. Đem cao ethanol lắc lần
lượt với các đơn dung môi từ không phân cực đến phân cực: n-hexan, ethyl acetate.
Sau khi lắc với n-hexan, lọc lấy dịch chiết, cô quay loại dung môi thu được cao n-
hexan 28g, phần không tan tiếp tục lắc với ethyl acetate, làm tương tự như trên ta thu
được 11g cao ethyl acetate, phần không tan còn lại là cao methanol 121g.
Hình 3.3: Máy sắc ký cột điều chế
(HPLC)
Hình 3.4: Cột HPLC
Sơ đồ 3.1: Quy trình chiết xuất cao EtOH và phân lập các cao từ lá ngũ sắc
3.3. CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ
3.3.1 CÔ LẬP
Sau khi tiến hành TLC các mẫu cao, chúng tôi nhận thấy cao EtOAc cho nhiều
vết rõ ràng trên bản mỏng. Do đó, chúng tôi lựa chọn cao EtOAC để cô lập các hợp
chất. Tiến hành cô lập bằng phương pháp sắc ký cột hấp thu với máy sắc ký cột HPLC.
+ silica gel 0.06 -0.2 mm.
+ dcột = 40 X 300 mm.
Dùng bơm để bơm dung môi n-hexan ổn định cột. Sau khi ổn định cột, nạp
mẫu cao EtOAc (12g) dạng khô vào cột. Tăng dần độ phân cực của dung môi giải ly.
Lá ngũ sắc khô
(1kg)
Phần không tan
Cao EtOH
(160g)
Bã
Cao n-hexan
(28g)
Cao EtOAc
(11g)
Phần không tan
(121g)
-EtOH 96o
(10 lít).
-Lọc.
-Cô quay đuổi dung môi.
-n-hexan (5 lít).
-Cô quay đuổi dung môi.
-EtOAc (5 lít).
-cô quay đuổi dung môi.
Lấy thể tích mỗi phân đoạn 250ml. Theo dõi cột bằng sắc ký lớp mỏng, hện vết bằng
cách phun dung dịch axit H2SO4 10% trong EtOH và hơ nóng trên bếp điện.
Sơ đồ 3.2: Quy trình phân lập và tinh chế các hợp chất từ cao EtOAc
CAO EtOAc
10 g
- Cho 2g Silica gel vào bình cầu, trộn đều đến
khô. Sau đó nạp vào cartridge 12g.
- Chuẩn bị cột: Nén đầy Silica gel vào cột dcột =
4cm, Hcột= 300 cm.
- Ổn định cột bằng n - Hexan trong 15 phút ở tốc
độ 20 ml/phút.
- Gắn cartridge chứa mẫu vào đầu cột và tiến
hành sắc ký để cho ra 8 phân đoạn chính.
HE
90 : 10
HE
80 : 20
HE
70 : 30
HE
25:75
EtOAc
100%
PĐ E1
44.5mg
EM
85:15
Hệ dung môi
+ HE : n-Hexan_EtOAc
+ EM: EtOAc _MeOH
PĐ E7
1.56g
PĐ E6
415.4mg
PĐ E5
2.04g
PĐ E2
458mg
PĐ E3
2.36g
PĐ E4
1.73g
PĐ E8
810mg
EM
70:30
HE
50 : 50
Lc01
5mg
Kết tinh
Lc02
4mg
Kết tinh
Bảng 3.1: Kết quả sắc ký cột cao áp từ cao EtOAc
Phân đoạn Hệ dung môi Kết quả TLC
1 n-Hexan-Ethylacetate 90:10 Nhiều vết
2 n-Hexan-Ethylacetate 80:20 Nhiều vết, có ba vết chính
3 n-Hexan-Ethylacetate 70:30 Nhiều vết có hai vết chính màu tím
4 n-Hexan-Ethylacetate 50:50 Nhiều vết
5 n-Hexan-Ethylacetate 25:75 Nhiếu vết
6 Ethylacetate 100 Nhiều vết
7 Ethylacetate:methanol 85:15 Có 1 vết chính màu vàng
8 Ethylacetate: methanol70:30 Nhiều vết kéo vệt
3.3.2 TINH CHẾ
3.3.2.1 TINH CHẾ CHẤT Lc01
Tại phân đoạn E2, quan sát thấy có kết tinh dạng hình kim, chúng tôi thực hiện
loại bỏ chất màu bằng EtOAc, kết tinh lại nhiều lần, chúng tôi nhận thấy phần kết tinh
sạch, có dạng hình kim màu trắng, thực hiện chấm bản mỏng với hệ CHCl3-MeOH
(9:1) thì có một vết màu tím với Rf= 0.53. Sau nhiều lần kết tinh và gom lại chúng tôi
thu được 6 mg chất tinh thể hình kim màu trắng. Kí hiệu là: Lc01.
Hình 3.5 Tinh chế Lc01
(a) Trước (b) Sau
3.3.2.2 TINH CHẾ CHẤT Lc02
Tại phân đoạn E7, quan sát thấy có xuất hiện dạng bột vô định hình và chúng tôi
thực hiện loại bỏ chất màu bằng MeOH, kết tinh lại nhiều lần, chúng tôi nhận thấy
phần bột dạng vô định hình màu vàng nhạt, thực hiện chấm bản mỏng với hệ CHCl3-
MeOH ( 9:1) thì có một vết màu vàng với Rf= 0.25. Sau nhiều lần kết tinh và gom lại
chúng tôi thu được 4 mg sạch màu vàng nhạt. Kí hiệu là: Lc02.
Hình 3.6: Tinh chế Lc02
3.3.2.3 TINH CHẾ CHẤT Lc03
Tại phân đoạn E3, chúng tôi quan sát thấy có kết tinh của tinh thể hình kim rất
giống chất Lc01, chúng tôi trích một ít hòa với MeOH, chấm lên bản mỏng, so với
Lc01, giải ly ba lần với hệ CHCl3-MeOH (95:5), thấy vết màu bẩn ở trên, và hai vết
màu tím sát cạnh nhau, vết dưới có Rf trùng với Lc01, còn vết trên đậm hơn có Rf =
0.58. Chúng tôi tiến hành sắc ký điểu chế (HPLC) với hệ MeOH - H2O (94:6).
+ Cột Phenomenex : 10×250 mm.
+ Hạt : 5 µm.
+ Tốc độ dòng: 4 ml/phút.
+ Dung môi sử dụng: metanol, nước.
+ Đầu dò: DAD.
+ Bước sóng: 254 nm.
+ Isocratic.
(a) Trước (b) Sau
Sơ đồ 3.3: Quy trình phân lập và tinh chế phân đoạn E3
Trong phân đoạn E3 này, chúng tôi thu được hai phân đoạn E3a và E3b, trong đó
phân đoạn E3b có dạng tinh thể hình kim, nhanh chống kết tinh và tách ra khỏi phần
dung dịch chưa bay hơi. Nhận thấy hiện tượng này, chúng tôi đã tách riêng phần dung
dịch và phần kết tinh. Kiểm tra bằng sắc ký bản mỏng:
+ Phần dung dịch vẫn cho hai vết màu tím sát gần nhau, giải ly ba lần hệ
CHCl3 – CH3OH (95:5).
+ Phần tinh thể cho một vết màu tím Rf = 0.58, hệ CHCl3 – CH3OH (9:1).
Sau nhiều lần tiến hành như trên chúng tôi đã thu được 7mg kết tinh hình kim, hiện
màu một vết sạch màu tím.
Hình 3.7: Tinh chế Lc03
Phần kết tinh 
Phần dung dịch 
(a)Trước (b) Sau
PĐ E3a
PĐ 3
PĐ E3b
HPLC
Lc03
7mg
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ & THẢO LUẬN
4.1 KẾT QUẢ CHIẾT XUẤT CAO
Từ 1kg nguyên liệu khô thu được 160g cao ethanol thô (24% ẩm độ).
Đem cao EtOH thô lắc lần lượt với các dung môi: n-hexan, EtOAc thu được:
• Cao n-hexan 28g (8.3% ẩm độ).
• Cao EtOAc 11g (10% ẩm độ).
• Cao MeOH 121g (23.5 % ẩm độ).
4.2 KẾT QUẢ CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ
Từ 10g cao EtOAc tiến hành sắc ký cột tách ra thành 8 phân đoạn.
• Tinh chế phân đoạn 2 thu được chất Lc01.
• Tinh chế phân đoạn 7 thu được chất Lc02.
Từ phân đoạn 3 tiến hành sắc ký cột điều chế pha đảo (HPLC). Tinh chế phân
đoạn thu được chất Lc03.
4.2.1 NHẬN DANH CẤU TRÚC CHẤT Lc01
Những đặc tính của Lc01
+ Là tinh thể hình kim màu trắng, kết tinh trong MeOH.
+ Tan tốt trong CHCl3, ít tan trong EtOAc và MeOH.
+ Sắc ký lớp mỏng (TLC) hiện màu bằng dung dịch axit H2SO4 10% trong EtOH:
Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH (9:1) cho vết tròn màu tím có Rf = 0.52.
Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH (95 :5) cho vết tròn màu tím có Rf = 0.15.
Xác định cấu trúc Lc01
Phổ 13
C NMR (bảng 4.1), (Phụ lục 1a, 1b, 1c) cho thấy sự xuất hiện 30 tín
hiệu carbon:
+ Có chín carbon bậc bốn, gồm có một carbon carbonyl đặc trưng của acid
(>C=O) 181.28 ppm, một carbon sp2
143.75 ppm, một carbon acetal (O-C-O)
98.61 ppm, các carbon bậc bốn khác có độ chuyển dịch lần lượt là [46.84,
40.47, 38.59, 35.36, 42, 31.24] ppm.
+ Có bốn carbon bậc ba (>CH-), gồm một carbon sp2
122.72 ppm chứng tỏ
trong khung triterpene này có nối đôi, các carbon bậc ba có độ chuyển dịch lần
lượt là 41.94, 50.64, 42.20 ppm.
+ Sáu carbon của các nhóm methyl (-CH3) [ 33.21, 27.44, 23.92, 23.67, 18.43,
17.73] ppm.
+ Còn lại mười một carbon methylen (-CH2-), trong đó có một carbon nối với
oxi có độ chuyển dịch cao 67.91 ppm, các nhóm carbon khác có độ chuyển dịch
[45.94, 34.89, 34.09, 32.48, 30.84, 29.64, 28.07, 25.53, 23.38, 19.96] ppm.
Phổ 1
H NMR (bảng 3.1) với một số tín hiệu đặc trưng (phụ lục 2b)
+ Ở vùng trường thấp có một proton 5.31 (t, J = 3.3 Hz, 1H ), proton này gắn
trên carbon sp2
có độ chuyển dịch cao nhất so với các proton khác, bên cạnh đó xuất
hiện proton 2.83 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) trên carbon bậc ba (>CH-) là proton đặc
Hình 4.1 Chất Lc01 Hình 4.2 TLC của Lc01
Hệ CHCl3-MeOH ( 9:1)
trưng cho H-18 của khung olean, hai proton 4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1Ha); 3.89 (dd,
J = 8.8, 1.6 Hz, 1Hb) là proton trên carbon methylen kề oxi.
+ Kế tiếp là sự xuất hiện của các proton 2.12 (m), 1.98 (m), 2.14 (m) và vùng
chồng chập của các nhóm methylen (-CH2-) rất khó xác định.
+ Ở vùng trường cao có xuất hiện các proton của sáu nhóm methyl (-CH3) lần
lượt 0.89 (s, 3H), 1.03 (s, 3H), 1.13 (s, 3H), 0.92 (s, 3H), 0.97 (s, 3H), 0.74 (s, 3H).
Từ phổ HSQC (phụ lục 3a) có thể thấy các tín hiệu tương tác đặc trưng giữa
carbon 122.72 ppm và proton 5.31 (t, J = 3.3 Hz, 1H ), giữa carbon 41.94 ppm và
proton 2.83 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H), giữa hai proton 4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1Ha);
3.89 (dd, J = 8.8, 1.6 Hz, 1Hb) và carbon 67.91 ppm.
Qua các tín hiệu đặc trưng trên phổ 13
C NMR, carbon carbonyl (>C=O) 181.28
ppm (C-28), carbon sp2
143.75 ppm (C-13), 122.72 ppm (C-12) và phổ 1
H NMR có
proton 5.31 (t, J = 3.3 Hz, 1H) (H-12), proton 2.83 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) (H-18),
proton của sáu nhóm methyl (-CH3) đều chẻ mũi đơn lần lượt 0.89 (s, 3H), 1.03 (s,
3H), 1.13 (s, 3H), 0.92 (s, 3H), 0.97 (s, 3H), 0.74 (s, 3H) ppm. Có thể khẳng định
Lc01 là một triterpene thuộc khung olean mà cụ thể là dẫn xuất của acid oleanolic.
Ngoài ra trên phổ HMBC (phụ lục 4a), (bảng 4.1) ta thấy carbon acetal (O-C-O)
98.61 ppm có tín hiệu tương tác với các proton của hai nhóm methyl (-CH3)có độ dịch
chuyển hóa học lần lượt là 1.03 (s, 3H), 0.97 (s, 3H) ppm, có thể tạm kết luận carbon
acetal này là C-3 trong khung olean; đồng thời carbon acetal này cũng tương tác với
hai proton trên carbon methylen có 4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1H), 3.89 (dd, J = 8.8,
1.6 Hz, 1H). Từ đó ta có thể khẳng định được carbon acetal (C-3) có cầu nối oxi với
carbon methylen 67.91 ppm, carbon methylen này vẫn còn hai proton nên có thể kết
luận carbon là C-25 trong khung triterpene olean. Các tương tác đặc trưng trên phổ
HMBC của Lc01.
COOH
O
HO
3
25
12
18
Bảng 4.1: Dữ liệu phổ 1
H-NMR, 13
C-NMR, HMBC và COSY của Lc01
(Phụ lục 1a, 1b, 1c, 2a, 2b, 2c, 4a, 4b, 4c, 4d, 5a, 5b)
Vị trí
C/H
1
H-NMR δppm
(số H; dạng mũi; J = Hz)
13
C-
NMR
δppm
Loại
carbon
HMBC
1
H → 13
C
COSY
1
H → 1
H
1
2.12(m, 1Ha)
1.20 (m, 1Hb)
34.89 –CH2–
H1a → C3,5,10
H1b → C4,10
H1b →
H25a
2 1.15 (m, 1H), 1.64 (m, 1H) 28.07 –CH2–
3 98.61 HO-C–O
4 40.47 >C<
5 1.18(m,1H) 50.64 –CH< H5 → C25,4,10,6
6
1.51 (m, 1Ha)
1.70 (m, 1Hb)
19.96 –CH2–
H6a → C8
H6b → C3,5,10
7 1.36 (m, 2H) 30.84 –CH2– H7 → C5,6,9,8
8 38.59 >C<
9 1.68 (m, 1H) 42.20 –CH<
H9 →
C8,10,11,14
H9→ H12
10 35.36 >C<
11
1.66 (m, 1Ha)
1.98 (m, 1Hb)
23.38 –CH2–
H11a → C8,25,10
H11b → C8,9,12
H11b→ H12
12 5.31 (t, J = 3.3 Hz, 1H) 122.72 –CH=
H12 →
C9,18,14,27
H12→ H11b
13 143.75 >C=
14 42.00 >C<
15 2.14 (2H, m) 29.64 –CH2–
16 1.00 (2H, m) 25.53 –CH2–
17 46.84 >CH<
18
2.83 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz,
1H)
41.94 –CH<
H18→
C12,13,17,28
H18→ H19a
H18→ H19b
19
1.14(m, 1Ha)
1.63 (m, 1Hb)
45.94 –CH2–
H19a→C17,16
H19b→C30,20
H19(a,b)→
H18
20 31.24 >C<
21
1.19(m, 1H)
1.31 (m, 1H)
34.09 –CH2–
H21a→C17,16
H21b→C20,19
22
1.56(1H, m)
1.74(1H,m)
32.48 –CH2–
H22a→C17
H22b→C30
23 1.03 (s, 3H) 27.44 –CH3 H23→C3,4,5
24 0.97 (s, 3H) 18.43 –CH3 H24→C2,3,4,5
25
4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz,
1Ha)
3.89 (dd, J = 8.8, 1.6 Hz,
1Hb)
67.91 –CH2–O
H25a→C10
H25b→C3,5,10
H25a→ H2
26 0.74 (s, 3H) 17.73 –CH3 H26→C7,9,14
27 1.13 (s, 3H) 23.92 –CH3 H27→C8,13,14,15
28 181.28 –COOH
29 0.89(s, 3H) 33.21 –CH3 H29→C19,21,22
30 0.92(s,3H) 23.67 –CH3 H30→C19,21,22
Bảng 4.2: So sánh dữ liệu phổ 13
C-NMR của Lc01 với tài liệu tham khảo [9,17]
Vị trí
C
13
C-NMR (ppm)
Lc01 Lantanilic acid Lantanolal
1 34.89 34.53 34.9
2 28.07 29.24 29.5
3 98.61 98.87 98.0
4 40.47 40.25 34.9
5 50.64 50.16 50.4
6 19.96 19.72 19.5
7 30.84 30.95 31.2
8 38.59 38.26 38.5
9 42.2 41.95 41.8
10 35.36 35.04 40.1
11 23.38 23.73 23.7
12 122.72 122.48 123.2
13 143.75 143.02 142.7
14 42.00 41.95 41.8
15 29.64 27.74 26.7
16 25.53 24.11 22.1
17 46.84 50.70 49.2
18 41.94 39.15 40.9
19 45.94 45.78 45.3
20 31.24 30.07 30.6
21 34.09 37.68 27.6
22 32.48 75.30 33.1
23 27.44 27.43 27.2
24 18.43 18.27 18.2
25 67.91 67.68 67.7
26 17.73 17.44 17.5
27 23.92 25.30 24.9
28 181.28 177.98 207.1
29 33.21 33.74 33.0
30 23.67 27.20 23.3
1’ - 166.34 -
2’ - 115.94 -
3’ - 157.10 -
4’ - 20.22 -
5’ - 26.23 -
COOH1
2
3 4 5
24 23
6
7
8
9
10
11
12
13
14
27
15
16
17
18
19 20 21
22
25
26
2930
28
O
HO
O
C
O
C
C
CH3
CH3
H
1'
2'
3'
4'
5'
Lantanilic acid
So sánh phổ 13
C-NMR, Lc01 với Lantanilic acid ta thấy sự khác biệt lớn nhất ở
C-22, C-22 của Lc01 32.48 ppm, C-22 của Lantanilic acid 75.30 ppm, còn lại ở các
proton khác thì có sự chênh lệch không đáng kể.
CHO1
2
3 4 5
24 23
6
7
8
9
10
11
12
13
14
27
15
16
17
18
19 20 21
22
25
26
2930
28
O
HO
Lantanolal
So sánh phổ 13
C-NMR, Lc01 với Lantanolal ta thấy sự khác biệt lớn nhất ở C-28,
C-28 của Lc01 181.28 ppm, C-22 của Lantanolal acid có 207.1 ppm, còn lại ở các
proton khác thì có sự chênh lệch không đáng kể.
Từ các tín hiệu đặc trưng trên, kết hợp so sánh với tài lệu tham khảo cho ta thấy
chất Lc01 có các tín hiệu trùng khớp với triterpen khung oleanan mà cụ thể là acid
oleanolic, có cầu nối oxi từ C-3 qua C-25, cho ta khẳng định rằng chất Lc01 có công
thức cấu tạo là:
COOH1
2
3 4 5
24 23
6
7
8
9
10
11
12
13
14
27
15
16
17
18
19 20 21
22
25
26
2930
28
O
HO
3,25-epoxy-3β-hydroxyolean-12-en-28-oic acid hay Lantanolic acid
4.2.2 NHẬN DANH CẤU TRÚC CHẤT Lc02
Những đặc tính của Lc02
+ Là dạng bột vô định hình màu vàng nhạt, tan tốt trong EtOAc, hỗn hợp MeOH và
CHCl3, ít tan trong MeOH.
+ Sắc ký lớp mỏng (TLC) hiện màu bằng dung dịch axit H2SO4 10% trong EtOH:
Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH (9:1) cho vết tròn màu vàng có Rf = 0.25.
Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH (85 :15) cho vết tròn màu vàng có Rf = 0.41.
Hình 4.3 Chất Lc02 Hình 4.4 TLC của Lc02
Hệ CHCl3-MeOH ( 9:1)
Xác định cấu trúc Lc02
Phổ 13
C NMR (phụ lục 6a, 6b, 6c) cho thấy sự xuất hiện 21 tín hiệu của cacbon:
+ Chín carbon bậc bốn, trong đó có một carbon 182.29 ppm (C-4) là carbon
carbonyl, bốn carbon 162.44, 156.48, 152.39, 132.59 là carbon sp2
nối với oxy, bốn
carbon [163.84, 152.11, 122.74, 105.76] ppm.
+ Bốn carbon bậc ba [128.34, 114.60, 103.34, 94.44] ppm là carbon của vòng
thơm.
+ Sáu carbon [100.24, 77.25, 76.70, 73.17, 69.61, 60.63] ppm là carbon của
phân tử đường.
+ Hai cacbon 60.24, 55.55 ppm là carbon của nhóm methoxy (O-CH3).
Từ dữ liệu phổ13
C-NMR (Phụ lục 6a, 6b, 6c), tính chất vật lý cho phép dự
đoán Lc02 là một flavonoid glycoside, có hai nhóm thế methoxy (-O-CH3).
Phổ 1
H NMR với các tính hiệu đặc trưng (phụ lục 7a, 7b, 7c):
+ Một mũi đơn có độ chuyển dịch rất cao 12.90 (s, 1H) là proton kiềm nối
chứng tỏ có nhóm -OH trên C-5 trên vòng A của flavonoid.
+ Vòng A có tín hiệu của hai mũi đơn của hai proton nhân thơm tại 7.04 (s,
1H), 6.94 (s, 1H) chứng tỏ hai proton này được gắn trên hai carbon còn lại của vòng
thơm, còn ở các vị trí khác các carbon đều được thế.
+ Vòng B có các mũi của bốn proton nhân thơm tại 8.05 (dt, J=9 và J=3), (H-
2′, H-6′) ; 7.14 (dt, J=9 và J=3), (H-3′, H-5′) cho thấy đây là bốn proton có tương tác
ortho đối xứng trên nhân thơm. Do đó, vòng B là vòng thơm có hai nhóm thế ở vị trí 1'
và 4'
.
+ Một proton anomer của đường 5.11 (d, J =7 Hz, 1H) (H-1’’), các proton còn
lại của đường 3.37 (m,1H), 3.34 (m, 1H), 3.20 (ddd, J = 19.4; 8.0, 4.0 Hz,1H), 3.54
(m, 1H), hai proton trên C-6’’ của đường: 3.55 (m, 1Ha), 3.73 (m, 1Hb), cùng với các
proton của nhóm -OH là 5.41 (d, J = 5.2 Hz, 1H), 5.13 (s, 1H), 5.12 (m, J = 2.2 Hz,
1H), 5.07 (d, J = 5.3 Hz, 1H), 4.61 (m, J = 5.6 Hz, 1H).
+ Sáu proton methoxy (-OCH3) với cường độ mạnh 3.87 (s, 3H), 3.77 (s, 3H).
Từ phổ 13
C NMR, kết hợp phổ 1
H NMR có thể khẳng định Lc02 là một flavonoid
glycoside, có hai nhóm thế -O-CH3.
Trên phổ HSQC (phụ lục 8a, 8b) (bảng 4.3)
+ Cho các tương tác giữa pronton nhân thơm của vòng A là proton 7.04 (s,
1H) với carbon 94.44 ppm, giữa pronton 6.94 (s, 1H) với carbon 103.34 ppm.
+ Vòng B proton nhân thơm 8.05 (dt, J=9 và J=3) (H-2′, H-6′) tương tác với
carbon 128.34 ppm (C-2′, C-6′); proton 7.14 (dt, J=9 và J=3) (H-3′, H-5′) tương tác với
carbon 114.60 ppm (C-3′, C-5′).
Trên phổ HMBC (phụ lục 9a, 9c), các proton của vòng B tại 8.05 (dt, J=9 và
J=3, H-2′, H-6′) ; 7.14 (dt, J=9 và J=3, H-3′, H-5′ ) có tương tác với một carbon bậc
bốn 162.44 ppm, đồng thời các proton của nhóm methoxy (O-CH3) 3.87 (s, 3H) cũng
tương tác với carbon này suy ra carbon này là C-4’của vòng B và mang nhóm methoxy
(O-CH3). Ngoài ra trên phổ HMBC có tương tác giữa H-2′, H-6′ với carbon bậc bốn
163.84ppm, giữa H-3’, H-5′ với carbon bậc bốn 122.74 ppm, hai carbon gần các
proton trên chỉ có thể là C-1’ và C-2, C-2 là carbon bậc bốn có 163.84 ppm do gần oxi
hơn, còn lại là C-1’ 122.74 ppm.
Các proton của nhóm methoxy còn lại (O-CH3) tương tác với carbon bậc bốn
132.60 ppm, carbon này lại có tương tác với proton kiềm nối ở C-5 của vòng A, kết
luận carbon này chỉ có thể là C-6 của vòng A nối với nhóm methoxy (-OCH3).
O
O
OCH3
1
2
1'
2'
3'
4'
5'
6'
11
4
OH
H3CO 6
5
Trên phổ HMBC proton 6.94 (s, 1H) có tương tác với các carbon 182.29 ppm
(C-4), 163.84 ppm (C-2), 122.74 ppm (C -1’), nên khẳng định rằng proton này là H-3;
proton 7.04 (s, 1H) chỉ có thể gắn trên C-7 hoặc C-8, trên phổ HMBC proton này có
tương tác với C-6 132.60ppm, C-10 có 105.76 ppm, carbon bậc bốn 156.48 ppm, có
thể kết luận proton 7.04 (s, 1H) gắn trên C-8 do có thể tương tác tới C-10.
Trên phổ HMBC carbon bậc bốn 156.48 ppm có tương tác với proton 5.11 (d, J
=7 Hz, 1H), là proton anomer của đường trên C1
″
100.24 ppm. Kết hợp các số liệu từ
phổ 13
C-NMR, 1
H-NMR, có thể kết luận C-7 gắn với phân tử đường β-glucose do J=7
Hz.
O
O
OCH3
OH
H3CO
2
3
45
6
7
8
10
O
HO
HO
OH
O
HO
1''
6''
1'
Bảng 4.3: Dữ liệu phổ 1
H-NMR, 13
C-NMR và HMBC của Lc02
(Phụ lục 6a, 6b, 6c, 7a, 7b, 7c, 9a, 9b, 9c)
Vị trí
C/H
1
H-NMR δppm
(số H, dạng mũi, J = Hz)
13
C-NMR
δppm
Loại
carbon
HMBC
1
H → 13
C
2 163.84 O-C=
3 6.94 (s, 1H) 103.34 -CH= H3→ C2,4, 1’, 10
4 182.29 >C=O
5 152.39 O-C=
6 132.60 O-C=
7 156.48 O-C=
8 7.04 (s, 1H) 94.44 -CH= H8 → C6, 9, 7, 10
9 152.11 O-C=
10 105.76 >C=
11 3.87 (s, 3H) 55.55 O-CH3 H11 → C4’
12 3.77 (s, 3H) 60.24 O-CH3 H12 → C6
1′ 122.74 >C=
2′ 8.05 (dt, J=9 và J=3, 2H) 128.34 -CH= H2’→ C4’
3′ 7.14 (dt, J=9 và J=3, 2H) 114.60 -CH= H3’ → C1’, 4’
4′ 162.44 O-C=
5′ 7.14 (dt, J=9 và J=3, 2H) 114.60 -CH= H5’ → C1’, 4’
6′ 8.05 (dt, J=9 và J=3, 2H) 128.34 -CH= H6' → C 4’
1″ 5.11 (d, J =7 Hz, 1H) 100.24 O-CH-O H1”→ C 2”,3”,7
2″ 3.37 (m,1H) 73.17 >CH-O H2
″
→ C3
″
3″ 3.34 (m, 1H) 76.70 >CH-O H3
″
→ C2
″
4″
3.20 (ddd, J = 19.4; 8.0,
4.0 Hz,1H)
69.61 >CH-O
5″ 3.54 (m, 1H) 77.25 >CH-O
6″
3.55 (m, 1Ha)
3.73 (m, 1Hb)
60.63 HO-CH2-
Bảng 4.4: So sánh dữ liệu phổ 13
C-NMR của Lc02 với tài liệu tham khảo [13]
Vị trí
C
13
C-NMR (ppm)
Lc02 Pectolinarigenin Pectolinarin
2 163.84 164.2 164.7
3 103.34 103.3 104.2
4 182.29 182.8 183.1
5 152.39 153.1 154.0
6 132.6 131.1 133.8
7 156.48 156.4 157.7
8 94.44 94.1 95.0
9 152.11 152.3 153.1
10 105.76 105.0 107.1
11 55.55 55.3 55.4
12 60.24 60.5 60.8
1′ 122.74 123.3 123.5
2′ 128.34 127.9 128.8
3′ 114.60 114.3 115.2
4′ 162.44 162.5 163.0
5′ 114.60 114.3 115.2
6′ 128.34 127.9 128.8
1″ 100.24 - 102.3
2″ 73.17 - 74.6
3″ 77.25 - 78.4
4″ 69.61 - 71.2
5″ 76.70 - 77.6
6″ 60.63 - 67.5
1′′′ - - 102.4
2′′′ - - 72.0
3′′′ - - 72.8
4′′′ - - 74.0
5′′′ - - 69.8
6′′′ - - 18.5
Pectolinarigenin là flavonoid gần giống như Lc02, nhưng trong flavonoid này
không kèm theo phân tử đường, hầu hết các độ chuyển dịch hóa học của hai flavonoid
này có sự chênh lệch không đáng kể.
OHO
O
OCH3
OH
H3CO
1
2
3
45
6
7
8
1'
2'
3'
4'
5'
6'
9
10
11
12
Pectolinarin là flavonoid có gắn phân tử đường giống như Lc02, nhưng trong
công thức của flavonoid này có đền hai phân từ đường là β-glucose và rhamnose, có sự
chênh lệch ở vị trí gắn thêm phân tử đường β-glucose ở C-6’’, ở Lc02 60.63 ppm,
Pectolinarin 67.5 ppm.
O
O
OCH3
OH
H3CO
1
2
3
45
6
7
8
1'
2'
3'
4'
5'
6'
9
10
O
HO
HO
OH
O
O
H3C O
HO
HO
OH
1''2''
3''
4'' 5''
6''
1'''
2'''3'''
4'''
5'''6'''
11
12
Từ các tín hiệu đã quy kết ở trên, kết hợp so sánh với tài lệu tham khảo cho ta
thấy chất Lc02 có các tín hiệu là flavonoid glycoside, từ đó chúng tôi khẳng định rằng
chất Lc02 có công thức cấu tạo là:
Pectolinarigenin
Pectolinarin
O
O
OCH3
OH
H3CO
1
2
3
45
6
7
8
1'
2'
3'
4'
5'
6'
9
10
O
HO
HO
OH
O
HO
1''2''
3''
4'' 5''
6''
11
12
pectolinarigenin 7-O-β-D-glucoside hay Linaroside
4.2.3 NHẬN DANH CẤU TRÚC CHẤT Lc03
Những đặc tính của Lc03
+ Là tinh thể hình kim màu trắng, kết tinh trong MeOH.
+Tan tốt trong CHCl3, ít tan trong EtOAc và MeOH.
+Sắc ký lớp mỏng (TLC) hiện màu bằng dung dịch axit H2SO4 10% trong EtOH:
Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH (9:1) cho vết tròn màu tím xanh có Rf = 0.58.
Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH (95:5) cho vết tròn màu tím có Rf = 0.19.
Xác định cấu trúc Lc03
Phổ 13
C NMR kết hợp với DEPT (bảng 4.5) cho thấy sự xuất hiện 35 tín hiệu của
carbon:
Hình 4.5 Chất Lc03
Hình 4.6 TLC cùa Lc03
Hệ CHCl3-MeOH (9:1)
+ Có mười một carbon bậc bốn, trong đó có hai carbon 177.50 ppm, 165.35
là carbon carbonyl, đặc trưng carbon của acid (-COOH) và carbon của ester (>C=O),
hai carbon 143.75 ppm và 157.01 ppm là carbon sp2
, một carbon 98.89 ppm là carbon
acetal (O-C-O), còn lại các carbon bậc bốn khác có độ chuyển dịch lần lượt là
[50.79, 42.05, 40.32, 38.37, 35.14, 30.10] ppm.
+ Có sáu carbon bậc ba (>CH-), trong đó có hai carbon 122.61 ppm, carbon
116.05 ppm là carbon sp2
chứng tỏ trong triterpene này có hai nối đôi, một carbon
75.31 ppm là carbon nối với oxi (>CH-O-) còn ba carbon còn lại có độ chuyển dịch
lần lượt là [50.38, 42.03, 39.29] ppm.
+ Tám carbon [33.74, 27.39, 27.26, 26.28, 25.34, 20.24, 18.28, 17.42] ppm là
carbon của nhóm methyl.
+ Còn lại mười nhóm methylen (-CH2-), gồm carbon 67.75 ppm là carbon nối
với oxi, còn lại là các carbon khác có độ chuyển dịch [45.86, 37.80, 34.68, 31.07,
29.40, 27.82, 24.17, 23.79, 19.78] ppm.
Phổ 1
H NMR (bảng 4.5) với một số tín hiệu đặc trưng (phụ lục 12a, b)
+ Ở vùng trường thấp có các proton hiện tín hiệu rõ, gồm hai proton 5.57ppm
(s, 1H ), 5.38 (s, 1H) gắn trên các carbon sp2
, ngoài ra còn có proton kề oxi của nhóm
ester là proton 5.01 (s,1H), bên cạnh đó xuất hiện proton 3.03 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz,
1H) trên carbon bậc ba, proton này đặc trưng cho H-18 của khung olean, hai proton
4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1Ha); 3.90 (dd, J = 8.8, 1.6 Hz, 1Hb) là hai proton gắn trên
carbon methylen kề oxi.
+ Kế tiếp là sự xuất hiện của các proton 2.12 (m), 1.98 (m), 2.14 ( m) và vùng
chồng chập của các nhóm methylen (-CH2-) rất khó xác định.
+ Ở vùng trường cao có xuất hiện các proton [0.78(s, 3H), 0.88 (s, 3H), 0.96 (s,
3H), 1.01(s, 3H), 1.03 (s, 3H), 1.15 (s, 3H)] ppm với tín hiệu có cường độ mạnh, mũi
đơn là proton của sáu nhóm methyl (-CH3). Bên cạnh đó còn hai mũi đơn mạnh 1.85
(s, 3H), 2.13 (s, 3H) của proton các nhóm methyl (-CH3) kề carbon sp2
.
Qua các tín hiệu đặc trưng trên phổ 13-
C NMR (>C=O) carbon 177.50 ppm (C-
28), một carbon sp2
143.05 ppm (C-13), carbon sp2
122.61 ppm (C-12) và phổ 1
H
NMR proton 5.38 (t, J = 3.3 Hz, 1H (H-12), proton 3.03 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) (H-
18), proton của sáu nhóm methyl (-CH3) đều chẻ mũi đơn lần lượt [0.89(s, 3H), 1.03
(s, 3H), 1.13 (s, 3H), 0.92(s, 3H), 0.97 (s, 3H), 0.74 (s, 3H)] ppm. Có thể khẳng định
Lc03 tương tự như Lc01 là một triterpene thuộc khung olean mà cụ thể là dẫn xuất của
acid oleanolic.
Từ phổ HSQC (phụ lục 13a, b, c) có thể thấy các tín hiệu tương tác đặc trưng
giữa carbon sp2
122.61 ppm (C-12) và proton 5.38 (t, J = 3.3 Hz, 1H ) (H-12), carbon
sp2
116.05 và proton 5.57ppm (s, 1H ), giữa carbon 39.29 (C-18) và proton 3.03 (dd,
J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) (H-18), giữa hai proton [4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1Ha); 3.90
(dd, J = 8.8, 1.6 Hz, 1Hb)] và carbon 67.75 ppm, giữa proton 5.01 (s,1H) và carbon
(>CO-) 75.31 ppm.
Ngoài ra trên phổ HMBC ta thấy carbon acetal (O-C-O) 98,89 ppm có tín hiệu
tương tác với các proton của hai nhóm methyl (-CH3) có 1.03 (s, 3H), 0.96 (s, 3H)
ppm, có thể tạm kết luận carbon acetal này là C-3 trong khung olean; đồng thời carbon
acetal này cũng tương tác với hai proton 4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1Ha); 3.90 (dd, J =
8.8, 1.6 Hz, 1Hb). Từ đó ta có thể khẳng định được carbon acetal là C-3, C-3 có cầu
nối oxi với carbon methylen có 67.75 ppm, carbon này vẫn còn hai proton nên có thể
kết luận carbon là C-25 trong khung triterpene olean.
Như đã phân tích ở trên, Lc03 có công thức tương tự như Lc01, là triterpene
thuộc khung olean, có cầu nối oxi từ C-3 qua C-25. Nhưng có sự khác biệt:
Dựa vảo phổ DEPT ta nhận thấy được Lc03 có mười nhóm methilen (-CH2-
) ít hơn Lc01 một nhóm methylen, do đó có một carbon methylen (-CH2-) đã bị thế
bởi một dây ester có năm carbon, trở thành carbon kề oxi (>CO-) 75.31 ppm, proton
trên carbon này là proton 5.01(s, 1H). Ngoài ra trên phổ HMBC, proton 5.01(s, 1H)
của carbon kề oxi này có dấu hiệu tương tác carbon bậc ba 39.29 ppm (C-18), carbon
bậc bốn 30.01(C-20). Nên có thể kết luận carbon gắn với oxi này là C-19 hoặc C-22
Trên phổ COSY, ta thấy proton 3.03 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) (H-18), có tương
tác với hai proton methylen 1.29 (m, 1 Ha) 1.75 (m, 1 Hb), bên cạnh H-18 hai proton
của nhóm methylen, hai proton đó chỉ có thể là hai proton của C-19, từ đó có thể
khẳng định dây ester này thế vào C-22
Proton 5.01 (s, 1H) có tương tác với hai nhóm (-CH3), [20.24 (s, 3H), 27.26(s,
3H)], các proton trên hai nhóm (-CH3) là proton trên carbon nhóm methyl (-CH3) kề
carbon sp2
là các prpton 1.85 (s, 3H), 2.13(s, 3H). Bên cạnh đó Lc03 còn có thêm một
carbon bậc ba 116.05 ppm, một carbon bậc bốn 157.01 ppm, cho thấy giữa hai carbon
này có nối đôi, hai nhóm methyl trên cùng nằm trên carbon bậc bốn. Những tương tác
đặc trưng trên phổ HMBC
O
O
1'
2'
3'
4'
5'
COOH
3 4
24 23
18
20 21
22
25
O
HO
12
Phổ khối lượng ESI-MS của hợp chất Lc03 (phụ lục 16) cho đỉnh ion phân tử tại
m/z: 567,30 [M-H1
]-
(negative) cho phép xác định M = 568.
Bảng 4.5: Dữ liệu phổ 1
H-NMR, 13
C-NMR và HMBC của Lc03
(Phụ lục 10a, 10b, 10c, 12a, 12b, 12c, 14a, 14b, 14c, 14d, 14e)
Vị trí
C/H
1
H-NMR δppm
(số H; dạng mũi; J =
Hz)
13
C-
NMR
δppm
Loại
carbon
HMBC
1
H → 13
C
1
2.17 (m, 1H),1.23 (m,
1H)
34.68 –CH2– H1 → C3,5,10
2
1.26 (m, 1H), 2.16 (m,
1H)
29.40 –CH2–
3 98.89 HO-C–O
4 40.32 >C<
5 1.22 (m,1H) 50.38 –CH<
6 1.53 (m, 2H) 19.78 –CH2–
7
1.42 (m, 1H), 1.37
(m,1H)
31.07 –CH2– H7 → C5,6,9,8
8 38.37 >C<
9 1.68 (m, 1H) 42.03 –CH< H9 → C5,7
10 35.14 >C<
11
1.78 (m, 1H), 2.02 (m,
1H)
23.79 –CH2–
H11a,b →
H12
12 5.38 (t, J = 3.3 Hz, 1H ) 122.61 –CH= H12 → C8,9 H12→ H11a,b
13 143.05 >C=
14 42.05 >C<
15
1.51 (1H, m), 1.20 (m,
1H)
27.82 –CH2–
16
1.98 ( m, 1Ha)
1.89 (m, 1Hb)
24.17 –CH2– H16a→ C15
17 50.79 >CH<
18
3.03 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz,
1H)
39.29 –CH< H18→ C12,13,17
H18→
H19a,b,21b
19
1.29(m, 1Ha)
1.75 (m, 1Hb)
45.86 –CH2–
H19→
C18,30,29,17
H19a,b → H18
20 30.10 >C<
21
1.45 (m, 1Ha)
1.73 (m, 1Hb)
37.80 –CH2–
22 5.01 (s,1H) 75.31 >CH– H22→C20,18,1’
H22→ H19b,
21a
23 1.03 (s, 3H) 27.26 –CH3 H23→C3,4,5
24 0.96 (s, 3H) 18.28 –CH3 H24→C2,3,4,5
25
4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz,
1Ha)
3.90 (dd, J = 8.8, 1.6 Hz,
1Hb)
67.75 –CH2–O
H25a→C10
H25b→C3,5,10
H25(a)→ H1b
26 0.78 (s, 3H) 17.42 –CH3 H26→C7,8,9,14
27 1.15 (s, 3H) 25.34 –CH3 H27→C8,13,14,15
28 177.50 –COOH
29 0.88 (s, 3H) 33.74 –CH3 H29→C19,21,22
30 1.01(s,3H) 26.28 –CH3 H30→C19,21,22
1’ 165.35 –COO–
2’ 5.57 (s, 1H ) 116.05 –CH= H2’→C4’,5’ H2’→ H4’,5’
3’ 157.01 >C=
4’ 2.13 (s, 3H) 20.24 –CH3 H4’→C2’,1,’,3’ H4’→ H22
5’ 1.85 (s, 3H) 27.26 –CH3 H5’→C2’,3’
Bảng 4.6: Dữ liệu phổ 13
C-NMR và DEPT của Lc03
(phụ lục 10a, 10b, 10c, 11a, 11b)
Vị trí C 13
C (ppm) DEPT90 DEPT135 Kết luận
1 34.68 Biến mất Peak âm –CH2–
2 29.40 Biến mất Peak âm –CH2–
3 98.89 Biến mất Biến mất HO-C–O
4 40.32 Biến mất Biến mất >C<
5 50.38 Peak dương Peak dương –CH<
6 19.78 Biến mất Peak âm –CH2–
7 31.07 Biến mất Peak âm –CH2–
8 38.37 Biến mất Biến mất >C<
9 42.03 Peak dương Peak dương –CH<
10 35.14 Biến mất Biến mất >C<
11 23.79 Biến mất Peak âm –CH2–
12 122.61 Peak dương Peak dương –CH=
13 143.05 Biến mất Biến mất >C=
14 42.05 Biến mất Biến mất >C<
15 27.82 Biến mất Peak âm –CH2–
16 24.17 Biến mất Peak âm –CH2–
17 50.79 Biến mất Biến mất >CH<
18 39.29 Peak dương Peak dương –CH<
19 45.86 Biến mất Peak âm –CH2–
20 30.10 Biến mất Biến mất >C<
21 37.80 Biến mất Peak âm –CH2–
22 75.31 Peak dương Peak dương >CH–
23 27.26 Biến mất Peak dương –CH3
24 18.28 Biến mất Peak dương –CH3
25 67.75 Biến mất Peak âm –CH2–O
26 17.42 Biến mất Peak dương –CH3
27 25.34 Biến mất Peak dương –CH3
28 177.50 Biến mất Biến mất –COOH
29 33.74 Biến mất Peak dương –CH3
30 26.28 Biến mất Peak dương –CH3
1’ 165.35 Biến mất Biến mất –COO–
2’ 116.05 Peak dương Peak dương –CH=
3’ 157.01 Biến mất Biến mất >C=
4’ 20.24 Biến mất Peak dương –CH3
5’ 27.26 Biến mất Peak dương –CH3
Bảng 4.7 : So sánh dữ liệu phổ 13
C-NMR của Lc03 với tài liệu tham khảo[17]
Vị trí C
13
C-NMR (ppm)
Lc03
Latanilic
acid
1 34.68 34.53
2 29.40 29.24
3 98.89 98.87
4 40.32 40.25
5 50.38 50.16
6 19.78 19.72
7 31.07 30.95
8 38.37 38.26
9 42.03 41.95
10 35.14 35.04
11 23.79 23.73
12 122.61 122.48
13 143.05 143.02
14 42.05 41.95
15 27.82 27.74
16 24.17 24.11
17 50.79 50.70
18 39.29 39.15
19 45.86 45.78
20 30.10 30.07
21 37.80 37.68
22 75.31 75.30
23 27.26 27.43
24 18.28 18.27
25 67.75 67.68
26 17.42 17.44
27 25.34 25.30
28 177.50 177.98
29 33.74 33.74
30 26.28 27.20
1’
165.35 166.34
2’
116.05 115.94
3’
157.01 157.10
4’
20.24 20.22
5’
27.26 26.23
Từ những dữ liệu phổ trên, kết hợp tính chất vật lý và tài liệu tham khảo,
có thể khẳng định công thức cấu tạo của Lc03 là:
O
O
1'
2'
3'
4'
5'
COOH1
2
3 4 5
24 23
6
7
8
9
10
11
12
13
14
27
15
16
17
18
19 20 21
22
25
26
2930
28
O
HO
22β –dimethylacryloyloxy- 3, 25-epoxy-3β-hydroxyolean-12-en-28-oic acid
hay Lantanilic acid
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Từ cao EtOH, chúng tôi đã tiến hành tách riêng thành 3 loại cao theo độ phân cực
của các hợp chất có trong lá ngũ sắc:
Cao n-hexan 28g (8.3% ẩm độ).
Cao EtOAc 11g (10% ẩm độ).
Cao MeOH 121g (23.5% ẩm độ).
Từ cao EtOAc, đã cô lập, tinh chế và định danh được 3 chất:
Bảng 5.1: Tóm tắt các chât cô lập được trong ngũ cao EtOAc
Ký hiệu
chất
Khối
lượng
Tính chất Rf Tên
Lc01 6 mg
- Tinh thể hinh kim, màu
trắng.
- Kết tinh trong MeOH.
- Kiểm tra bằng TLC cho
một vết tròn màu tím.
0.53
3, 25-epoxy-3β-hydroxyolean-
12-en-28-oic acid hay
Lantanolic acid.
Lc02 4 mg
- Dạng bột, màu vàng
nhạt.
- Kết tinh trong MeOH.
- Kiểm tra bằng TLC cho
một vết tròn màu vàng.
0.25
pectolinarigenin 7-O-β-D-
glucoside hay Linaroside
Lc03 7 mg
- Dạng hình kim, màu
trắng.
- Kết tinh trong MeOH.
- Kiểm tra bằng TLC cho
một vết tròn màu tím.
0.58
22β –dimethylacryloyloxy- 3,
25-epoxy-3β-hydroxyolean-12-
en-28-oic acid
hay Lantanilic acid
5.2 ĐỀ NGHỊ
- Tiếp tục cô lập và tinh chế các phân đoạn còn lại cao EtOAc, cao n-Hexan, cao
MeOH để làm sáng tỏ thêm thành phần hóa học của lá cây ngũ sắc.
- Thử hoạt tính sinh học của các chất đã phân lập được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRONG NƯỚC
1. Diệp Thị Mỹ Hạnh, E. Garnier Zarli, (2007), Lantana camara L., Thực Vật có
khả năng hấp thu Pb trong đất để giải ô nhiễm, tạp chí phát triển Khoa Học và
Công Nghệ, tập 10, số 1.
2. Đỗ Huy Ích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ
Trung Đàm, Phạm Văn Hiền, Vũ ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn
Thị Thu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, (2004), Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật
làm thuốc ở Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, trang 260-
262.
3. GS.TS Đỗ Tất Lợi, (1995), Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam, Nhà xuất
bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội, trang 684, 685.
4. Nguyễn Tiến Công, (2009), Một số phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc phân
tử, trường đại học sư phạm tp. Hồ Chí Minh, trang 47,49, 50, 55.
5. Nguyễn Văn Đậu, Lê Thị Huyền, (2009), Các tritecpen Oleanan từ cây bông ổi
Lantana camara L., tạp chí Hóa Học, tập 47, số 2, trang 144-148.
6. PGS.TS. Nguyễn Kim Phi Phụng, (2007), Các phương pháp tách chiết hợp chất
hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
7. PGS.TS. Nguyễn Kim Phi Phụng, (2005), Phổ NMR sử dụng trong phân tích
hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
NGOÀI NƯỚC
8. Barua AK, Chakrabarti P, Dutta SP, Mukherjee DK, Das BC, (1971),
Tetrahedron, 27:1141.
9. Chung-Liang Chiua, Tzong-Huei Leeb, Yi-Yuan Shaoc and Yueh-Hsiung
Kuoadef, (2008), Three new triterpenes from the roots of Rhus javanica L. var.
roxburghiana, Journal of Asian Natural Products Research, Vol. 10, No. 7, July
2008, 684–688.
10.Deepak Ganjewala, Silviya Sam, Kishwar Hayat Khan, (2008), Biochemical
compositions and antibacterial activities of Lantana camara plants with yellow,
lavender, red and white flowers, EurAsian Journal of BioSciences, 3, pp 69-77.
11.E.L. Ghisalberti, (2000), Lantana camara L. Verbenaceae, Fitoterapia 71 pp
467-486.
12.Erlânio O. Sousa, Aracelio V. Colares, Fabiola F. G. Rodrigues, Adriana R.
Campos, Sidney G. Lima and José Galberto M. Costa, (2010), Effect of
Collection Time on Essential Oil Composition of Lantana camara Linn
(Verbenaceae) Growing in Brazil Northeastern, Records of Natural Products,
vol 4 (1) pp 31-37.
13.Fu-Chiang Juang, Yu-Fang Chen, Fuh-Mei Lin1and Keh-Feng Huang, (2005),
Constituents from the leaves of Lantana camara (IV), J Chin Med 16(2-3): 149-
155.
14.Hart NK, Lamberton JA, Sioumis AA, Suares H., (1976), Aust J Chem, 29:655.
15.Hidayat Hussain, Javid Hussain1, Ahmed Al-Harrasi, And Zabta Khan
Shinwari, December, (2011), Chemistry of some species genus lantana, Special
Issue (Medicinal Plants: Conservation & Sustainable use), Pak. J. Bot, 43: pp
51-62.
16.Jitendra Patel, G.S Kumar, Deviprasad S.P, Deepika S, Md Shamim Qureshi,
(2011), Phytochemical and anthelmintic evaluation of Lantana camara (L.) var.
aculeate leaves against Pheretima posthuma, Journal of Global Trends in
Pharmaceutical Sciences, Vol.2, Issue 1, pp 11-20.
17.Keh-Feng Huang and Kao-Wei Huang, (2004), Constituents from the stems of
Lantana camara (III), J Chin Med 15(2): 109-114.
18.Lai J-S, Chan J-F, Huang K-F, (1998), Chin Pharmaceut J, 50:385.
19.M. Sathish Kumar and S. Maneemegalai, (2008), Evaluation of Larvicidal Effect
of Lantana Camara Linn Against Mosquito Species Aedes aegypti and Culex
quinquefasciatus, Advances in Biological Research, vol 2 (3-4) pp 39-43.
20.Mahato SB, Sahu NP, Roy SK, Sharma OP. (1994), Tetrahedron;50:9439.
21.Nayak BS, Raju SS, Ramsubhag A, 2008, Investigation of wound healing
activity of Lantana camara L. in Sprague dawley rats using a burn wound
model, International Journal of Applied Research in Natural Products, Vol. 1 (1),
pp. 15-19.
22.O. O. Oyedapo, B. A. Akinpelu, K. F. Akinwunmi, M. O. Adeyinka and F. O.
Sipeolu, (2010), Red blood cell membrane stabilizing potentials of extracts of
Lantana camara and its fractions, International Journal of Plant Physiology and
Biochemistry Vol. 2(4), pp. 46-51.
23.Siddiqui BS, Raza SM, Begum S, Siddiqui S, Firdous S., (1995),
Phytochemistry, 38:681.
24.Syah YM, Pennacchio M, Ghisalberti EL., (1998), Fitoterapia, 69:285
25.Taoubi K, Fauvel MT, Gleye J, Moulis C, Fouraste I., (1997), Planta Med,
63:192.
26.T.Venkatachalam, V.Kishor Kumar, P.Kalai Selvi, Avinash O. Maske,
V.Anbarasan, P.Siva Kumar, (2011), Antidiabetic activity of Lantana camara
Linn fruits in normal and streptozotocin-induced diabetic rats, Journal of
Pharmacy Research, vol 4(5), pp 1550-1552.
27.Wollenweber E, Dorr M, Muniappan R, Siems K., (1997), Biochem Syst Ecol,
25:269
PHỤ LỤC
Phụ lục 1a: Phổ 13
C-NMR của Lc01
Phụ lục 1b: Phổ 13
C-NMR của Lc01
Phụ lục 1c: Phổ 13
C-NMR của Lc01
Phụ lục 2a: Phổ 1
H-NMR của Lc01
Phụ lục 2b: Phổ 1
H-NMR của Lc01
Phụ lục 2c: Phổ 1
H-NMR của Lc01
Phụ lục 3a: Phổ HSQC của Lc01
Phụ lục 3b: Phổ HSQC của Lc01
Phụ lục 3c: Phổ HSQC của Lc01
Phụ lục 4a: Phổ HMBC của Lc01
Phụ lục 4b: Phổ HMBC của Lc01
Phụ lục 4c: Phổ HMBC của Lc01
Phụ lục 4d: Phổ HMBC của Lc01
Phụ lục 5a: Phổ COSY của Lc01
Phụ lục 5b: Phổ COSY của Lc01
Phụ lục 6a: Phổ 13
C-NMR của Lc02
Phụ lục 6b: Phổ 13
C-NMR của Lc02
Phụ lục 6c : Phổ 13
C-NMR của Lc02
Phụ lục 7a: Phổ 1
H-NMR của Lc02
Phụ lục 7b: Phổ 1
H-NMR của Lc02
Phụ lục 7c: Phổ 1
H-NMR của Lc02
Phụ lục 8a: Phổ HSQC của Lc02
Phụ lục 8b: Phổ HSQC của Lc02
Phụ lục 8c: Phổ HSQC của Lc02
Phụ lục 9a: Phổ HMBC của Lc02
Phụ lục 9b: Phổ HMBC của Lc02
Phụ lục 9c: Phổ HMBC của Lc02
Phụ lục 10a: Phổ 13
C-NMR của Lc03
Phụ lục 10b: Phổ 13
C-NMR của Lc03
Phụ lục 10c: Phổ 13
C-NMR của Lc03
Phụ lục 11a: Phổ DEPT của Lc03
Phụ lục 11b: Phổ DEPT của Lc03
Phụ lục 12a: Phổ 1
H-NMR của Lc03
Phụ lục 12b: Phổ 1
H-NMR của Lc03
Phụ lục 12c: Phổ 1
H-NMR của Lc03
Phụ lục 13a: Phổ HSQC của Lc03
Phụ lục 13b: Phổ HSQC của Lc03
Phụ lục 13c: Phổ HSQC của Lc03
Phụ lục 14a: Phổ HMBC của Lc03
Phụ lục 14b: Phổ HMBC của Lc03
Phụ lục 14c: Phổ HMBC của Lc03
Phụ lục 14d: Phổ HMBC của Lc03
Phụ lục 14e: Phổ HMBC của Lc03
Phụ lục 15a: Phổ COSY của Lc03
Phụ lục 15b: Phổ COSY của Lc03
Phụ lục 15c : Phổ COSY của Lc03
Phụ lục 16 : Phổ MS của Lc03

More Related Content

What's hot

Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...NOT
 
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binhBai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binhNguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hà
Báo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hàBáo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hà
Báo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hàTon Day
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tímNghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tímljmonking
 
Bài tập ánh sáng phân cực
Bài tập ánh sáng phân cựcBài tập ánh sáng phân cực
Bài tập ánh sáng phân cựcwww. mientayvn.com
 
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus al...
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus al...Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus al...
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus al...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tế
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tếGiáo trình thực vật dược - Bộ y tế
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tếGiaLcTrn2
 
Giáo trình hóa bảo vệ thực vật
Giáo trình hóa bảo vệ thực vậtGiáo trình hóa bảo vệ thực vật
Giáo trình hóa bảo vệ thực vậtThanh Hoa
 
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...NOT
 

What's hot (20)

Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của lá cây bình bát nước annona...
 
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
Khảo sát thành phần hoá học và cao ethyl acetate từ lá muồng hoàng yến cassia...
 
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensisLuận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
Luận án: Thành phần và hoạt tính sinh học loài Tacca vietnamensis
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây lạc tiên
Luận văn: Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây lạc tiênLuận văn: Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây lạc tiên
Luận văn: Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây lạc tiên
 
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binhBai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
 
Ung dung cua sac ky long sac ky trao doi ion
Ung dung cua sac ky long sac ky trao doi ionUng dung cua sac ky long sac ky trao doi ion
Ung dung cua sac ky long sac ky trao doi ion
 
Báo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hà
Báo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hàBáo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hà
Báo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hà
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tímNghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện tượng tán xạ trên hệ phổ kế gamma
Luận văn: Nghiên cứu hiện tượng tán xạ trên hệ phổ kế gammaLuận văn: Nghiên cứu hiện tượng tán xạ trên hệ phổ kế gamma
Luận văn: Nghiên cứu hiện tượng tán xạ trên hệ phổ kế gamma
 
Bài tập ánh sáng phân cực
Bài tập ánh sáng phân cựcBài tập ánh sáng phân cực
Bài tập ánh sáng phân cực
 
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus al...
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus al...Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus al...
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ dâu tằm (morus al...
 
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tế
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tếGiáo trình thực vật dược - Bộ y tế
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tế
 
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đĐề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
Đề tài: Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng, 9đ
 
Đề tài nghiên cứu cấu trúc của phức Mn(II), Pb(II), HAY
Đề tài  nghiên cứu cấu trúc của phức Mn(II), Pb(II), HAYĐề tài  nghiên cứu cấu trúc của phức Mn(II), Pb(II), HAY
Đề tài nghiên cứu cấu trúc của phức Mn(II), Pb(II), HAY
 
Luận văn: Chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật phân lập
Luận văn: Chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật phân lậpLuận văn: Chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật phân lập
Luận văn: Chủng vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh vật phân lập
 
Giáo trình hóa bảo vệ thực vật
Giáo trình hóa bảo vệ thực vậtGiáo trình hóa bảo vệ thực vật
Giáo trình hóa bảo vệ thực vật
 
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn phyllanthus reticulatus poir. họ thầu dầ...
 

Viewers also liked

Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nộiLuận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 

Viewers also liked (13)

Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nộiLuận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 

Similar to Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (verbenaceae)

Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...NOT
 
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đánh giá hàm lượng các kim loại độc trong nước, trầm tích và nghêu ...
Luận văn: Đánh giá hàm lượng các kim loại độc trong nước, trầm tích và nghêu ...Luận văn: Đánh giá hàm lượng các kim loại độc trong nước, trầm tích và nghêu ...
Luận văn: Đánh giá hàm lượng các kim loại độc trong nước, trầm tích và nghêu ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (verbenaceae) (20)

Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá cây ô môi (cassia grandi...
 
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
 
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tía
Khảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tíaKhảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tía
Khảo sát thành phần hóa học của cây hương nhu tía
 
Phương pháp xác định nồng độ 226 ra trong nước
Phương pháp xác định nồng độ 226 ra trong nướcPhương pháp xác định nồng độ 226 ra trong nước
Phương pháp xác định nồng độ 226 ra trong nước
 
Luận văn: Đánh giá hàm lượng các kim loại độc trong nước, trầm tích và nghêu ...
Luận văn: Đánh giá hàm lượng các kim loại độc trong nước, trầm tích và nghêu ...Luận văn: Đánh giá hàm lượng các kim loại độc trong nước, trầm tích và nghêu ...
Luận văn: Đánh giá hàm lượng các kim loại độc trong nước, trầm tích và nghêu ...
 
Đánh giá hàm lượng các kim loại độc trong nước, trầm tích và nghêu
Đánh giá hàm lượng các kim loại độc trong nước, trầm tích và nghêuĐánh giá hàm lượng các kim loại độc trong nước, trầm tích và nghêu
Đánh giá hàm lượng các kim loại độc trong nước, trầm tích và nghêu
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
 
Tính chất quang của hạt gốm từ chứa Mn trong dung môi hữu cơ, 9đ
Tính chất quang của hạt gốm từ chứa Mn trong dung môi hữu cơ, 9đTính chất quang của hạt gốm từ chứa Mn trong dung môi hữu cơ, 9đ
Tính chất quang của hạt gốm từ chứa Mn trong dung môi hữu cơ, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...
Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...
Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...
 
Khuyết tật trong vật liệu lân quang dài CaAl2O4 có các ion đất hiếm
Khuyết tật trong vật liệu lân quang dài CaAl2O4 có các ion đất hiếmKhuyết tật trong vật liệu lân quang dài CaAl2O4 có các ion đất hiếm
Khuyết tật trong vật liệu lân quang dài CaAl2O4 có các ion đất hiếm
 
Vai trò của tâm, bẫy và các khuyết tật trong vật liệu lân quang dài
Vai trò của tâm, bẫy và các khuyết tật trong vật liệu lân quang dàiVai trò của tâm, bẫy và các khuyết tật trong vật liệu lân quang dài
Vai trò của tâm, bẫy và các khuyết tật trong vật liệu lân quang dài
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
 

More from NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namNOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...NOT
 

More from NOT (15)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng de...
 
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
Khảo sát thành phần hóa học quả mướp đắng momordica charantia l.
 
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
Khảo sát thành phần hóa học của trái chuối hột (musa balbisiana colla) họ mus...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
 
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y roccella sinensi...
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Khảo sát thành phần hoá học của lá ngũ sắc (lantana camara l.) họ roi ngựa (verbenaceae)

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH : HOÁ HỮU CƠ Đề tài: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA LÁ NGŨ SẮC (Lantana camara L.) HỌ ROI NGỰA (Verbenaceae).  Người hướng dẫn Khoa học: ThS. PHÙNG VĂN TRUNG  Người thực hiện: TRẦN THỊ KIM CANG Năm học 2011-2012 
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH : HOÁ HỮU CƠ Đề tài: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA LÁ NGŨ SẮC (Lantana camara L.) HỌ ROI NGỰA (Verbenaceae).  Người hướng dẫn Khoa học: ThS. PHÙNG VĂN TRUNG  Người thực hiện: TRẦN THỊ KIM CANG Năm học 2011-2012 
  • 3. LỜI CẢM ƠN Đề tài này được thực hiện tại phòng Hóa Học Các Hợp Chất Thiên Nhiên – Viện Công Nghệ Hóa Học – Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam tại số 1, Mạc Đỉnh Chi, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh năm học 2011- 2012. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hạnh. ThS. Phùng Văn Trung. Người thầy đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn, tận tình chỉ dẫn kỹ thuật cũng như những kinh nghiệm vô cùng quý báu và đầy tâm huyết trong quá trình em thực hiện đề tài, luôn động viên và tạo mọi điều thuận lợi để em thực hiện tốt đề tài này. Qúy thầy cô ban giám hiệu trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa hóa, cùng tất cả quý thầy cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức nền tảng vững chắc. ThS. Phan Nhật Minh, CHV Nguyễn Tấn Phát, CN Nguyễn Trung Kiên, CN Võ Thị Bé cùng các anh chị cao học viên trường Đại Học Cần Thơ, các anh chị sinh viên trường Đại Học Lạc Hồng đã giúp em tìm tài liệu, động viên, giúp đỡ, góp ý với em rất nhiều trong quá trình em thực hiện đề tài này. Cuối cùng, con xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ con về mặt vật chất lẫn tinh thần để con học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
  • 4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... 1 MỤC LỤC............................................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................. 1 DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. 3 DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................. 5 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC............................................................................ 6 LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................... 2 1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY NGŨ SẮC ..........................................................................2 1.1.1 KHÁI QUÁT [2] ............................................................................................................2 1.1.2 MÔ TẢ CÂY [3] ............................................................................................................2 1.1.3 PHÂN BỐ SINH THÁI[3,11] ......................................................................................4 1.1.4 Y HỌC DÂN GIAN CỦA NGŨ SẮC.........................................................................4 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÂY NGŨ SẮC..............................................................5 1.2.1. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ..............................................................................................5 1.2.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC ........................................................................................7 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 20 2.1. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT .......................................................................................20 2.2 PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ[6] .................................................................................20 2.2.1. PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ BẢN MỎNG.................................................................20 2.2.2 PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ CỘT................................................................................21 2.2. PHƯƠNG PHÁP PHỔ...........................................................................................21 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM....................................................................... 24
  • 5. 3.1 NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ .......................................................24 3.1.1 NGUYÊN LIỆU .........................................................................................................24 3.1.2 HÓA CHẤT................................................................................................................24 3.1.3 THIẾT BỊ....................................................................................................................24 3.2. CHIẾT XUẤT CAO...............................................................................................25 3.3. CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ........................................................................................26 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ & THẢO LUẬN ................................................... 31 4.1 KẾT QUẢ CHIẾT XUẤT CAO .............................................................................31 4.2 KẾT QUẢ CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ ......................................................................31 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ.......................................................... 56 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................56 5.2 ĐỀ NGHỊ................................................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................57 TRONG NƯỚC .................................................................................................57 PHỤ LỤC...........................................................................................................60
  • 6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ A Analysis. CHCl3 Chloroform. 13 C NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance. COSY Correlation Spectroscopy. d Doublet. DAD Diot array detector. dd Doublet of doublet. DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer. DMSO Dimethyl sulfoxide. EtOAc Ethyl acetate. EtOH Ethanol. H2SO4 Acid Sulfuric. HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation. 1 H NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance. HPLC High Performance Liquid Chromatography. HSQC Heteronuclear Single Quantum Correlation. IR Infrared Spectroscopy. J Coupling constant.
  • 7. m Multiplet. MeOH Methanol. NMR Nuclear Magnetic Resonance. PĐ Phân Đoạn. ppm Parts per million. Rf Retention factor. s Singlet. T Technical. t Triplet. TLC Thin Layer Chromatography. UV Ultra Violet.
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả sắc ký cột cao áp từ cao EtOAc. Bảng 4.1: Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR, HMBC và COSY của Lc01. Bảng 4.2: So sánh dữ liệu phổ 13 C-NMR của Lc01 với tài liệu tham khảo. Bảng 4.3: Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR và HMBC của Lc02. Bảng 4.4: So sánh dữ liệu phổ 13 C-NMR của Lc02 với tài liệu tham khảo. Bảng 4.5: Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR và HMBC của Lc03. Bảng 4.6: Dữ liệu phổ 13 C-NMR và DEPT của Lc03. Bảng 4.7: So sánh dữ liệu phổ 13 C-NMR của Lc03 với tài liệu tham khảo. Bảng 5.1: Tóm tắt các chất cô lập được trong ngũ cao EtOAc.
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Cây ngũ sắc. Hình 1.2: Thân, lá ngũ sắc. Hình 1.3: Hoa ngũ sắc. Hình 1.4: Quả ngũ sắc. Hình 1.5: Bản đồ phân bố cây ngũ sắc trên thế giới. Hình 3.1: Sắc ký lớp mỏng. Hình 3.2: Máy cô quay chân không hiệu BUCHI Rotavapor R–200. Hình 3.3: Máy sắc ký cột điều chế (HPLC). Hình 3.4: Cột HPLC. Hình 3.5: Tinh chế Lc01. Hình 3.6: Tinh chế Lc02. Hình 3.7: Tinh chế Lc03. Hình 4.1: Chất Lc01. Hình 4.2: TLC của Lc01. Hình 4.3: Chất Lc02. Hình 4.4: TLC của Lc02. Hình 4.5: Chất Lc03. Hình 4.6: TLC của Lc03.
  • 10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Quy trình chiết xuất cao EtOH và phân lập các cao từ lá ngũ sắc. Sơ đồ 3.2: Quy trình phân lập và tinh chế các hợp chất từ cao EtOAc. Sơ đồ 3.3: Quy trình phân lập và tinh chế phân đoạn E3.
  • 11. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1a: Phổ 13 C-NMR của Lc01. Phụ lục 1b: Phổ 13 C-NMR của Lc01. Phụ lục 1c: Phổ 13 C-NMR của Lc01. Phụ lục 2a: Phổ 1 H-NMR của Lc01. Phụ lục 2b: Phổ 1 H-NMR của Lc01. Phụ lục 2c: Phổ 1 H-NMR của Lc01. Phụ lục 3a: Phổ HSQC của Lc01. Phụ lục 3b: Phổ HSQC của Lc01. Phụ lục 3c: Phổ HSQC của Lc01. Phụ lục 4a: Phổ HMBC của Lc01. Phụ lục 4b: Phổ HMBC của Lc01. Phụ lục 4c: Phổ HMBC của Lc01. Phụ lục 4d: Phổ HMBC của Lc01. Phụ lục 5a: Phổ COSY của Lc01. Phụ lục 5b: Phổ COSY của Lc01. Phụ lục 6a: Phổ 13 C-NMR của Lc02. Phụ lục 6b: Phổ 13 C-NMR của Lc02. Phụ lục 6c : Phổ 13 C-NMR của Lc02. Phụ lục 7a: Phổ 1 H-NMR của Lc02. Phụ lục 7b: Phổ 1 H-NMR của Lc02. Phụ lục 7c: Phổ 1 H-NMR của Lc02. Phụ lục 8a: Phổ HSQC của Lc02 Phụ lục 8b: Phổ HSQC của Lc02 Phụ lục 8c: Phổ HSQC của Lc02.
  • 12. Phụ lục 9a: Phổ HMBC của Lc02. Phụ lục 9b: Phổ HMBC của Lc02. Phụ lục 9c: Phổ HMBC của Lc02. Phụ lục 10a: Phổ 13 C-NMR của Lc03. Phụ lục 10b: Phổ 13 C-NMR của Lc03. Phụ lục 10c: Phổ 13 C-NMR của Lc03. Phụ lục 11a: Phổ DEPT của Lc03. Phụ lục 11b: Phổ DEPT của Lc03. Phụ lục 12a: Phổ 1 H-NMR của Lc03. Phụ lục 12b: Phổ 1 H-NMR của Lc03. Phụ lục 12c: Phổ 1 H-NMR của Lc03. Phụ lục 13a: Phổ HSQC của Lc03. Phụ lục 13b: Phổ HSQC của Lc03. Phụ lục 13c: Phổ HSQC của Lc03. Phụ lục 14a: Phổ HMBC của Lc03. Phụ lục 14b: Phổ HMBC của Lc03. Phụ lục 14c: Phổ HMBC của Lc03. Phụ lục 14d: Phổ HMBC của Lc03. Phụ lục 14e: Phổ HMBC của Lc03. Phụ lục 15a: Phổ COSY của Lc03. Phụ lục 15b: Phổ COSY của Lc03. Phụ lục 15c: Phổ COSY của Lc03. Phụ lục 16: Phổ MS của Lc03.
  • 13. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và xã hội thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của con người cũng ngày một tăng. Nghiên cứu về các phươnng pháp bảo vệ nâng cao sức khỏe ngày càng nhiều được các nhà khoa học quan tâm. Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Các chất có hoạt tính sinh học được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho con người, vật nuôi, các thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích, điều hoà sinh trưởng động thực vật và làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. Hiện nay, các nhà khoa học đang rất quan tâm đến các hợp chất chống ôxi hoá cũng như các hợp chất có khả năng ức chế tiểu đường, ngăn chặn và tiêu diệt ung thư cũng như hỗ trợ điều biến quá trình miễn dịch. Hiện nay khoảng từ 70%-80% các loại thuốc chữa bệnh đang được lưu hành hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng có nguồn gốc từ các hợp chất thiên nhiên. Tuy nhiên, phần lớn các dược phẩm hiện nay đang lưu hành trong nước đều phải nhập khẩu do khả năng nghiên cứu và cung cấp dược liệu cho ngành công nghiệp hoá dược nước ta còn rất hạn chế mặc dầu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên của nước ta được đánh giá là phong phú vào loại bậc nhất thế giới (Theo thống kê gần đây nhất (Phạm Hoàng Hộ, 1993), Việt Nam hiện nay có 10.585 loài, thuộc 2342 chi, 337 họ, trong đó có 24 họ có từ 100 loài trở lên). Cho đến nay, mặc dù chúng ta đã có những thành công nhất định trong việc nghiên cứu tạo ra các sản phẩm thuốc chữa bệnh, nhưng mới chỉ đáp ứng được chừng vài phần trăm nhu cầu. Rõ ràng những kết quả đó chưa tương xứng với tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Cây ngũ sắc ( Lantana camara L.) thuộc họ roi ngựa (Verbenaceae) thường trồng làm cảnh do hoa có nhiều màu khác nhau, có xuất xứ từ nước ngoài, song phân bố rộng rãi toàn Việt Nam do khí hậu nước ta ở vùng nhiệt đới. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về hoạt tính của loài cây này về loét da, kháng khuẩn, chữa lành vết thương, tiểu đường ...Do đó, chúng tôi chọn đề tài khảo sát thành phần hóa học cây ngũ sắc với mục đích làm sáng tỏ thêm về thành phần hóa học của loài cây này nhằm góp phần làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất.
  • 14. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY NGŨ SẮC 1.1.1 KHÁI QUÁT [2] + Tên khoa học: Lantana camara L. (Verbenaceae). + Họ: roi ngựa (Verbenaceae). + Chi: Lantana. + Loài: camara. + Tên thường gọi là ngũ sắc, trâm ổi, bông ổi, ổi nho, trâm anh, mã anh đơn, nhá khí mu (Tày)... + Tên tiếng Anh: Lantana wild sage, tick berry. + Tên tiếng Pháp: bois de sauge, lantanier... 1.1.2 MÔ TẢ CÂY [3] Ngũ sắc là loài cây nhỏ, cây cao từ 1,5-2 mét, hay có thể hơn một chút, thường mọc thành bụi và mọc hoang dại nhiều cành ngang, có lông và gai ngắn quặp về phía dưới. Thân có gai, cành dài hình vuông có gai ngắn và lông ráp. Lá cây có mùi thơm của ổi nên còn gọi là trâm ổi, bông ổi hay thơm ổi. Lá hình bầu dục, nhọn, mặt lá xù xì, mép lá có răng cưa, mặt trên có lông ngắn cứng, mặt dưới lông mềm hơn, mọc đối, phiến lá dài 3-9 cm, rộng 3-6 cm, cuống lá ngắn. Hoa có nhiều màu sắc nên được dân gian đặt tên là hoa ngũ sắc, nhiều giống màu trắng, vàng, vàng cam, tím hay đỏ, nở suốt 4 mùa nên còn gọi là tứ quý hay tứ thời. Hoa không cuống mọc thành bông dạng hình cầu, hoa có lá bắc hình mũi giáo. Quả hạch hình cầu nằm trong lá dài, mọc thành từng chùm, non màu xanh khi chín màu đen.
  • 15. Hình 1.1: Cây ngũ sắc Hình 1.2: Thân, lá ngũ sắc Hình 1.3: Hoa ngũ sắc Hình 1.4: Quả ngũ sắc
  • 16. 1.1.3 PHÂN BỐ SINH THÁI[3,11] Ngũ sắc, tên khoa học là Lantana camara L., thuộc họ roi ngựa (Verbenaceae). Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung, Nam Mỹ. Năm 1600 các nhà thám hiểm người Hà Lan đã đem vào Hà Lan trồng, từ Brazil đến các quốc gia khác đã mang hạt giống về trồng ở châu Âu, Vương quốc Anh và Bắc Mỹ. Sau khi được trồng ở Hawaii như một giống hoa, cây ngũ sắc nhanh chóng lan rộng ra hòn đảo của Thái Bình Dương, Úc và Nam Á. Theo cách tương tự, từ nó đã nhanh chóng được mọc ở các khu vực ấm hơn của Nam Phi do chim ăn quả và phân bố hạt. Trong thế kỷ 18 và 19 ngũ sắc nhanh được canh tác một cách thươg mại hóa trên toàn thế giới như là một cây cảnh vì màu sắc của hoa. Cũng vào thế kỷ mười chín, ngũ sắc được trồng làm cảnh ở Việt Nam. Đến nay cây đã phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, ven biển. Hình 1.5: Bản đồ phân bố cây ngũ sắc trên thế giới 1.1.4 Y HỌC DÂN GIAN CỦA NGŨ SẮC Theo kinh nghiệm dân gian, ngũ sắc có những công dụng sau: Lá ngũ sắc chữa táo bón, sốt, làm ra mồ hôi, viêm phế quản, ngày từ 20-30g cây tươi sắc uống. Dùng ngoài đấp vết thương, trị lỡ loét hoặc cầm máu, dùng lá sắc uống trị ghẻ lỡ, hoa trị ho lao, kèm ho ra máu, cao huyết áp[2] , người ta còn dùng lá ngũ sắc để đắp lên vết thương trị rắn cắn, cho vào nước xông chữa cảm mạo, sốt[3] . Toàn cây có thể chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm. Lá tươi là thuốc cầm máu, sát khuẩn, chữa lành vết thương. Hoa ngũ sắc chữa ho ra máu, cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu. Rễ hoa ngũ sắc kết hợp với các loại vị thuốc khác chữa rắn cắn. Cành, lá và hoa phơi khô, sắc uống thay chè hằng ngày, mỗi ngày 40g, bài thuốc này có tác
  • 17. dụng hổ trợ chữa bệnh tiểu đường. Tác dụng chữa bệnh của cây ngũ sắc tùy thuộc vào bộ phận dùng làm thuốc: rễ cây có vị ngọt đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt. Lá có tính mát, có tác dụng tiêu viêm sưng, chữa ngứa gãi, rắn cắn. Hoa có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Lá, hoa và cành hái về phơi khô để dùng làm thuốc chữa bệnh. Khi cần có thể dùng cả cành lá tươi[11] . Ở nam Trung Quốc, dịch hoa ngũ sắc được dùng để tắm chữa ghẻ. Ở Indonesia, Philippines lá và hoa ngũ sắc giã đắp các vết đứt, lở loét, sưng tấy. Loài cây này đã được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới để điều trị một loạt các chứng rối loạn. Ngũ sắc sử dụng trong dân gian như một biện pháp khắc phục hậu quả đối với bệnh ung thư, lá và hoa phơi khô uống như trà có thể hổ trợ chữa cúm, sốt và đau dạ dày. Ở Trung và Nam Mỹ, người ta dùng lá tươi nghiền nát đắp lên chỗ sưng để điều trị vết loét, thủy đậu và sởi. Ngoài ra, ngũ sắc còn được sử dụng để chữa sốt, lạnh, hen suyễn và cao huyết áp. Ở Ghana, theo dân gian toàn cây ngũ sắc được dùng để chữa viêm phế quản. Ở các nước châu Á, lá đã được sử dụng để điều trị vết cắt, loét và như là một loại thuốc sổ giun[11] . 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÂY NGŨ SẮC 1.2.1. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ 1.2.1.1 TRONG NƯỚC Năm 2007 các tác giả Diệp Thị Mỹ Hạnh và E. Garnier Zarli đã nghiên cứu khả năng hấp thụ Pb trong đất của cây ngũ sắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện ô nhiễm đất đến 4x103 mg kg -1 Pb cây Lantana có thể sống và hấp thu Pb. Hấp thụ Pb trong hệ rễ của Lantana quan trọng lúc đầu, có sự tương quan tốt giữa nồng độ chì trong đất và lượng chì hấp thụ trong cây Lantana. Nhưng sau đó, Pb được chuyển lên tích lũy trong thân và lá[1] . Năm 2009 các tác giả Nguyễn Văn Đậu, Lê Thị Huyền đã phân lặp được năm triterpenes trong lá của cây ngũ sắc ở Lâm Thao Phú Thọ. Kết quả trong năm triterpens đó có β-sitosterol, sitosterol 3-O-β-D-glucopiranozit còn ba triterpen còn lại là dẫn xuất của axit oleanolic[5] . 1.2.1.2 NGOÀI NƯỚC
  • 18. Năm 2008 ở tạp chí International Journal of Applied Research in Natural Products cho thấy các tác giả ở vùng Trinidad và Tobago là Nayak BS, Raju SS, Ramsubhag A đã nghiên cứu khả năng chữa lành vết thương bỏng trên chuột. Các tác giả đã cho chuột hấp thụ một lượng nhất định phần chiết ethanol của bột lá ngũ sắc khô. Kết quả là sau 19 ngày là vết bỏng trên chuột đã lành lại 87% so với khả năng tự lành thông thường là 82% qua kết quả phân tích ANOVA. Từ đó các tác giả đã kết luận lá ngũ sắc có khả năng chữa lành vết thương trên chuột[21] . Năm 2008, các tác giả người Ấn Độ là M. Sathish Kumar và S. Maneemegalai đã đánh giá khả năng diệt ấu trùng của hai loài muỗi Aedes aegypti (tác nhân gây bệnh sốt vàng da) và Culex quinquefasciatus (tác nhân gây bệnh viêm não nhật bản) từ phần chiếc ethanol, methanol của lá và hoa ngũ sắc. Ấu trùng của hai loài muỗi này mới nở sau bảy ngày được hấp thu một lượng chiết nhất định từ lá và hoa của loài cây này. Sau 24 giờ số lượng ấu trùng chết đi được ghi lại và tính toán tỷ lệ phần trăm tử vong. Từ kết quả thực nghiệm đó, hai nhà khoa học đã kết luận phần chiết xuất từ lá và hoa của ngũ sắc có khả năng diệt ấu trùng của hai loài muỗi này[19] . Năm 2009, cũng nhóm tác giả người Ấn Độ là Deepak Ganjewala, Silviya Sam, Kishwar Hayat Khan, nghiên cứu khả năng chống các loại vi khuẩn Bacillus subtillis, Escherichia coli (gây bệnh dịch tả), Staphylococcusaureus, Pseudomonas aeruginosa. Kết quả cho thấy chất từ dịch chiết lá trong ethyl acetate là hiệu quả nhất trong việc chống lại một số vi khuẩn. Chiết xuất trong acetone và chloroform không có thành phần quan trọng tác dụng ức chế chống lại các vi khuẩn trên[10] . Tháng 10 năm 2010, ở tạp International Journal of Plant Physiology and Biochemistry, các tác giả người Nigeria đã nghiên cứu và kết luận được rằng các chất trong phần chiết ethanol, ethylacetate của cây ngũ sắc có khả năng ổn định màng tế bào hồng cầu trong máu ở trâu bò[22] . Năm 2010, các tác giả ở Brazil là Erlânio O. Sousa, Aracelio V. Colares, Fabiola F. G. Rodrigues, Adriana R. Campos, Sidney G. Lima và José Galberto M. Costa đã nghiên cứu sự thay đổi thành phần hóa học trong tinh dầu của lá ngũ sắc ở vùng Đông Bắc Brazil do thời điểm thu hái lá khác nhau trong một ngày[12] . Năm 2011, ở tạp chí Journal of Pharmacy Research các tác giả người Ấn Độ đã nghiên cứu các con chuột sau khi bị gây bệnh tiểu đường bằng cách hấp thụ
  • 19. streptozotocin, sau 21 ngày được hấp thụ một lượng nhất định phần chiết từ quả của cây ngũ sắc, bằng phương nghiên cứu mô bệnh học ở tế bào gan chuột, phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) có thể kết luận phần chiết từ quả cây ngũ sắc có hoạt tính chống tiểu đường[26] . Năm 2011, nhóm các tác giả cũng người Ấn Độ gồm Jitendra Patel, G.S Kuma, Deviprasad S.P, Deepika S, Md Shamim Qureshi đã nghiên cứu hoạt tính chống giun từ phần chiết ethanol của lá ngũ sắc. Bằng chứng thực nghiệm thu được trong mô hình phòng thí nghiệm có thể chứng minh cho việc các bộ lạc truyền thống cũng đã dùng loài cây này để chống giun trong việc điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột do giun[16] . 1.2.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC Thành phần hóa học của họ Lantana rất phong phú và đa dạng, cho đến nay người ta đã cô lập được khoảng gần hai trăm chất hữu cơ từ họ Lantana. Sau đây là một số chất đã được phân lập từ cây ngũ sắc (Lantana camara .L): Sesquiterpene[6] . Có trong thành phần của tinh dầu, cấu trúc hóa học của các hợp chất tự nhiên sesquiterpene có thể là mạch hở, 1, 2, 3 hoặc 4 vòng với 80 khung sườn cacbon cơ bản chính. H 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Guaian Eudesman Một số sesquiterpene có trong tinh dầu ngũ sắc [15] : Germacrene D β – elemene 1-β-bisabolene
  • 20. Triterpene[6] Triterpene (C30H48) được phân bố rộng rãi trong giới động vật và thực vật, hiện diện ở dạng tự do hoặc glycoside. Cấu trúc hóa học của triterpenes có thể là mạch hở, 3, 4 hoặc 5 vòng với 33 khung sườn cacbon cơ bản chính. Một số triterpen và quy ước đánh số thứ tự: 30 29 28 252627 Squalan 1 2 3 4 5 24 23 6 7 8 9 10 11 12 13 14 27 15 16 17 18 19 20 21 22 25 26 2930 28 1 2 3 4 5 24 23 6 7 8 9 10 11 12 13 14 27 15 16 17 18 19 20 21 22 25 26 29 30 28 Oleanan Ursan Một số triterpene trong ngũ sắc[8, 11, 14, 21, 27] O COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 CH3 H H CH3 O O CH3 CH3 O COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 CH3 H H CH3 O O CH3 CH3 Latandene A Latandene B
  • 21. O COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 CH3 H H CH3 O O CH3 CH3 O COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 CH3 H H CH3 O O H3C CH3 H Latandene C Latandene D O COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 H H CH3 O O CH3 CH3 OH O COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 H H CH3 OH Icterogenin 24- Hydroxy-3- oxoolean-12-en-28-oic acid O COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 CH3 H H CH3 O COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 CH3 H H CH3 OH Oleanonic acid 22β- hydroxy-3-oxoolean-12-en-28-oic acid
  • 22. HO COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 CH3 H H CH3 H HO COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 H H CH3 O H Oleanolic acid Lantanolic acid HO COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 CH3 H H CH3 O O CH3 CH3 HO COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 CH3 H H CH3 O O CH3 CH3 22β-angeloyoxy-3β-hydroxyolean-12-en-28-oic acid 22β-dimethylacryloyoxy-3β-hydroxyolean-12-en-28-oic HO COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 H H CH3 O O CH3 O CH3 HO COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 H H CH3 O O CH3 CH3 O Camaric acid Lantanilic acid
  • 23. O COOH H3C CH3 H CH3 H3C CH3 H H CH3 O O CH3 O CH3 H3C HO COOH H3C CH3 H CH3 CH3 CH3 H H CH3 HO Camarilic acid 3β,24- dihydroxyolean-12-en-18-oic acid H3C CH3 CH3 CH3 CH3 H3C CH3 COOH H H H HO H3C CH3 CH3 CH3 CH3 H3C CH3 COOH H H H O Ursolic acid Ursonic acid H3C CH3 CH3 CH3 CH3 H3C CH3 COOH H H H HO HO O H3C CH3 CH3 CH3 CH3 H3C CH3 COOH H H H HO O H3C CH3 3β,19α-dihydroxyursan-28-oic acid Lantaiursolic acid
  • 24. CH3H3C H CH3 H3C CH3 H H CH3 COOH O H HO CH3H3C H CH3 H3C CH3 H H CH3 COOH O OAc HO Lantic acid Camarinic acid CH3H3C H CH3 H3C CH3 H H CH3 COOH O O O H3C CH3 H3CO CH3H3C H CH3 H3C CH3 H H CH3 COOH O H3CO Camaracinic acid Ursoxy acid CH3 H3C CH3 CH3 CH3 H H H COOH O CH3 H3C CH3 CH3 H H H COOH HO O Betulonic acid Lantabetulic acid
  • 25. O O O CH3 CH3 H H CH3 H3C H H O O CH3 H3C O CH3 CH3 H H CH3 CH3 H H O O CH3 H3C H AcO HOOC Euphane lactone A Euphane lactone B O CH3 CH3 H H CH3 H H O O CH3 H3C OH AcO OOC OH O HO HO OH OH Euphane lactone C Flavonoid[6] Flavonoid là những hợp chất màu phenol thực vật, tạo nên màu cho rất nhiều rau, quả, hoa… Phần lớn các flavonoids có màu vàng (do từ flavus là màu vàng); tuy vậy, một số sắc tố có màu xanh, tím, đỏ không màu cũng được xếp vào nhóm này vì về mặt hóa học, chúng có cùng khung sườn căn bản. Flavonoid có cấu trúc cơ bản là 1, 3-diphenylpropan, nghĩa là 2 vòng benzene A và B nối nhau bằng một dây có 3 cacbon, nên thường được gọi là C6-C3-C6. Cách đánh số tùy theo C3 đóng hay hở. Nếu dây C3 đóng, thì đánh số bắt đầu từ dị vòng với
  • 26. dị tố oxi mang số 1 rồi đánh tiếp theo đến vòng A, còn vòng B đánh số phụ. Nêú dây C3 hở, đánh số chính trên vòng B và đánh số phụ trên vòng A. O O A B1 2 3 45 6 7 8 1' 2' 3' 4' 5' 6' OH O 1 2 3 4 5 6 1' 2' 3' 4' 5' 6' A B Thường các flavonoid có mang một hoặc nhiều nhóm –OH ở vị trí 5 và vị trí 7 trên nhân A và ở vị trí 3, 4, 5 trên nhân B. Các flavonoids có thể ở dạng ự do hoặc ở dạng glycoside. Các đường thường gặp nhất là đường D-glucose, D-galactose, L-rhamnose, L-arabinose, D-xylose, D-apiose và acid uronic. Các flavonoid thường dễ kết tinh và thường có màu. Flavon thường có màu vàng nhạt hoặc màu cam, flavonol màu vàng đến vàng nhạt, chalcon có màu vàng đến cam đỏ. Một số flavonoid trong cây ngũ sắc[11, 18, 20, 24, 25, 27] O OOH OH OH HO OCH3 O OOH OH OH H3CO OCH3 3-methoxyquercetin 3,7-dimethoxyquercetin
  • 27. O OOH OH H3CO OCH3 OCH3 O OOH HO OCH3 OH H3CO 3,7,4’-trimethoxyquercetin Hispidulin O OOH OCH3 H3CO O HO HO OH O OH Pectolinargenin 7-O-β-D-glucoside O OOH OCH3 H3CO O HO HO OH O OH OH Camaraside Hợp chất thuộc loại quinone[6] Trong các loài thực vật, có thể gặp các loại quinone như benzoquinone, naptiquinon, antraquinone… Các naptoquinone, antraquinone thường gặp trong gỗ, vỏ cây, rễ chúng hiện diện ở trạng thái tự do hoặc kết hợp với đường. Các quinone có tính kích thích nên một số quinone được sử dụng trong ngành y để trị nhuận trường, một vài khung hợp chất quinone:
  • 28. O O CH2CH3 O O OCH3 OH Eloides longicollis Plumbagin O O CH2OH OHOH O O O Aloe ferox Tectona grandis Trong rễ cây ngũ sắc có furanonaphthoquinones sau [11] : O OOH O O O O OH Diodantunezone Isodiodantunezone O O O OH MeO O O O OH MeO 6-methoxydiodantunezone 7-methoxydiodantunezone
  • 29. O O O OH MeO O O O MeO OH 6-methoxyisodiodantunezone 7-methoxyisodiodantunezone Hợp chất glycoside [6] Các glycoside hiện diện trong nhiều họ thực vật và tất cả các bộ phận: lá, vỏ, hạt… Các glycoside thường là những chất kết tinh có vị đắng. Glycoside là hợp chất mà cấu trúc hóa học gồm hai phần: phần đường và phần không đường thường gọi là aglycon. Dưới tác dụng của ezym thực vật, dung dịch acid, kiềm, glycoside bị phân hủy thành aglycon và phần đường. Phần đường của glycoside thường phổ biến là D-glucose, D-galactose, L- rhamnose, L-arabinose, D-xylose, D-apiose, acid glucuronic và một số đường khác Phần aglycon của glycoside rất rất đa dạng, gồm tất cả các loại hợp chất tự nhiên: monoterpene, sesquiterpene, diterpene, triterpene, steroid, iridoid, alcaloid, quinonoid, polyphenol… Trong cây ngũ sắc có hợp chất glycoside là iridoid glycosides, phenyl ethanoid glycosides Iridoid glycoside [11,16] O H HO COOCH3 O HO HO OH HOH2C O HOH2C O H COOCH3 O HO HO OH HOH2C O HOH2C H Theviridoside Genposide
  • 30. O COOCH3 O HO HO OH HOH2C O HO HO O COOCH3 O HO HO OH HOH2C O HO HO HO Shanzhside methyl ester Lamiridoside Phenyl ethanoid glycoside [11,16] O O O O O O OH OH OH OH HO HO OH HO HO H3C Verbascoside O O O O O O OH OH OH OH OHHO HO H3C OH OH Lantanaside O O O O O O OH OH OCH3 OH H3CO HO OH HO HO H3C Martynoside
  • 32. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT Phương pháp chiết siêu âm là phương pháp chiết ngâm dầm (maceration) cổ điển kết hợp với siêu âm được sử dụng trong đề tài. Phương pháp này không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, vì thế có thể dễ dàng thực hiện thao tác với một lượng lớn mẫu cây. Ngâm bột cây (hoặc nguyên liệu được cắt nhỏ) trong bình chứa bằng thủy tinh hoặc bình thép không rỉ, bình có nắp đậy. Rót dung môi tinh khiết vào bình cho đến xấp xấp mặt của lớp nguyên liệu. Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong một đêm hoặc một ngày, để cho dung môi xuyên thấm vào cấu trúc màng tế bào thực vật và hòa tan các hợp chất tự nhiên. Sau đó, dung dịch chiết được lọc ngang qua một tờ giấy lọc, thu hồi dung môi sẽ có được cao chiết. Tiếp theo, rót dung môi mới vào bình chứa nguyên liệu và tiếp tục chiết thêm một số lần nữa cho đến khi chiết kiệt mẫu cây. Trong quá trình chiết có thể trộn, đảo nguyên liệu để chúng thấm đều với dung môi, tăng hiệu quả khi chiết. 2.2 PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ[6] Sắc ký là phương pháp vật lý để tách một hỗn hợp gốm nhiều hợp chất ra riêng thành đơn chất, dựa vào tính ái lực khác nhau của những loại hợp chất đó đối với hệ thống (hệ thống gồm hai pha: pha động và pha tĩnh). 2.2.1. PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ BẢN MỎNG Sắc ký bản mỏng (TLC – thin layer chromatography) hay còn gọi là sắc ký phẳng (planar chromatography), chủ yếu dựa vào hiện tượng hấp thu, trong đó pha động là một dung môi hay một hỗn hợp dung môi đi ngang qua một pha tĩnh là một chất hấp thu trơ (silicagel, Al2O3). Pha tĩnh này được tráng thành một lớp mỏng, đều phủ lên một nền phẳng như một tấm kiếng, tấm nhôm. Bình sắc ký: bằng thủy tinh, trong suốt, có nắp đậy. Pha tĩnh: một lớp mỏng khoảng 0,25 mm của một loại chất hấp thu (silicagel, Al2O3) được tráng thành một lớp mỏng, đều phủ lên một nền phẳng như một tấm kiếng, tấm nhôm. Chất hấp thu trên tấm giá đỡ nhờ CaSO4 khan hoặc tinh bột, polyme hữu cơ.
  • 33. Mẫu phân tích: thường là hỗn hợp với nhiều hợp chất có độ phân cực khác nhau, sử dụng khoảng 1μL dung dịch mẫu với nồng độ loãng 2-5%, dùng một vi quản chấm mẫu thành một điểm gọn trên pha tĩnh, ở vị trí phía cao hơn một chút so với mặt thoáng của chất lỏng chứa trong bình. Pha động: dung môi hoặc hỗn hợp hai dung môi, di chuyển chầm chậm trên tấm bản mỏng và lôi kéo mẫu chất đi theo nó. Dung môi di chuyển đi lên cao nhờ tính mao quản. Mỗi thành phần của chất mẫu sẽ di chuyển với những vận tốc khác nhau, phía sau mực của dung môi. Vận tốc di chuyển này tùy thuộc vào lực tương tác tĩnh điện mà pha tĩnh muốn níu giữ các mẫu chất ở lại pha tĩnh (hiện tượng hấp thu của pha tĩnh) và tùy thuộc vào độ hòa tan của mẫu chất trong dung môi. Với chất hấp thu là silicagel hoặc alumin, các hợp chất kém phân cực sẽ di chuyển nhanh và hợp chất rất phân cực sẽ di chuyển chậm. 2.2.2 PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ CỘT Sắc ký cột dựa chủ yếu vào hiện tượng hấp thu. Pha động là chất lỏng, pha tĩnh là các hạt silicagel. Ở phương pháp sắc ký này, các chất của hỗn hợp sẽ hấp thu hoặc dính lên bề mặt của pha tĩnh. Các hợp chất khác nhau sẽ có những mức độ hấp thu khác nhau lên pha tĩnh và chúng cũng phụ thuộc vào tính chất của pha động. Kết quả là trong quá trình pha động di chuyển chúng sẽ tách nhau ra. Trong sắc ký cột hấp thu pha rắn thường là những hạt silica gel. Trên bề mặt những hạt này có mang nhiều nhóm -OH nên đây là những pha tĩnh có tính rất phân cực. Sự hấp thu xảy ra là do sự tương tác lẫn nhau giữa các phân tử phân cực, do sự tương tác giữa những phân tử có mang những nhóm phân cực đối với pha rắn là chất rất phân cực. 2.2. PHƯƠNG PHÁP PHỔ Sử dụng các phương pháp phổ để có thể xác định được cấu trúc của các chất hữu cơ. PHỔ 1 H-NMR[7]
  • 34. Cho thông tin về các proton 1 H có trong phân tử. Các thông số của phổ 1 H NMR cho biết độ dịch chuyển hóa học, hình dạng tín hiệu và hằng số tương tác (J) spin-spin giữa các proton không tương đương nhau sẽ cho các kiểu ghép vân phổ khác nhau, tích phân cường độ của tín hiệu thể hiện số lượng proton tương ứng với tín hiệu đó. PHỔ 13 C-NMR Cho thông tin về độ dịch chuyển hóa học của carbon trong phân tử. Các tín hiệu phổ 13 C-NMR xuất hiện trong khoảng thang chia độ rộng (0-240 ppm) nên các tín hiệu tách rõ ràng, mũi đơn dễ quan sát. Mỗi loại carbon trong hợp chất hữu cơ có độ dịch chuyển hóa học khác nhau. Dựa vào độ dịch chuyển hóa học của carbon trong phổ 13 C-NMR , có thể dự đoán được loại carbon và liên kết của carbon đó[7] . Phổ 13 C-NMR DETP cũng là một dạng phổ 13 C-NMR, theo kỹ thuật đo này người ta thực hiện ba lần ghi phổ khác nhau, lần đầu (DEPT-45) sẽ thu được phổ với đầy đủ tín hiệu của các carbon. Trong lần đo thứ hai thực hiện ngay sau đó, (DEPT- 135), những carbon metin (-CH<), và methyl (-CH3) cho tín hiệu xuất hiện ở phía trên (cường độ dương) còn tín hiệu của carbon metylen (-CH2-) cho tín hiệu ở phía dưới (cường độ âm). Ở lần đo thứ ba (DEPT-90), chỉ có những carbon metin (-CH<) mới cho tín hiệu phổ[4] . PHỔ COSY 1 H -1 H[4] Phổ Cosy 1 H -1 H, là phổ tương quan proton- proton, dùng thay thế kỹ thuật khử ghép proton trong phổ một chiều, cho biệt proton nào trong phân tử đã tương tác spin- spin với nhau. PHỔ HSQC VÀ HMBC[4] Khảo sát hạt nhân 1 H ghép cặp với 13 C Phổ HSQC là phổ hai chiều cho thấy sự tương tác giữa tín hiệu carbon và tín hiệu proton gắn trực tiếp với nó. Phổ HMBC cho thấy sự tương tác của các tín hiệu carbon với tín hiệu proton ở cách nhau hai hoặc ba liên kết PHỔ KHỐI LƯỢNG (MS)[4]
  • 35. Phổ khối lượng hay còn gọi là phổ khối là một phương pháp phân tích mà trong đó hợp chất nghiên cứu trước tiên được hóa hơi trong điều kiện chân không cao, sau đó được ion hóa và phá thành các mảnh nhờ những va đập điện tử. Cấu tạo của hợp chất nghiên cứu được xác định thông qua việc nghiên cứu khối lượng và điện tích các mảnh cùng với xác suất xuất hiện của mảnh đó.
  • 36. CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 3.1 NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ 3.1.1 NGUYÊN LIỆU Nguyên liệu sử dụng cho đề tài này là phần lá của cây ngũ sắc (Lantana camara L. Verbenaceae). Nguyên liệu này được thu hái ở Cần Thơ. Mẫu nguyên liệu lá ngũ sắc được phơi khô vào tháng 9 năm 2011. 3.1.2 HÓA CHẤT + Silica gel 60, MERCK, đường kính hạt 0,06–0,2 mm. + Thuốc thử định tính H2SO4 10%/EtOH ( Pha 50ml H2SO4 đậm đặc trong 500 ml EtOH 95 %). + Ethanol 960 (T, Trung Quốc). + n-Hexan (T, Trung Quốc). + Chloroform (T, Trung Quốc). + Ethylacetate (T, Trung Quốc). + Methanol (A, Trung Quốc). 3.1.3 THIẾT BỊ + Máy siêu âm Elma S 100 H Elmasonic. + Bản mỏng silica gel Merck–GF60F254 tráng sẵn, kích thước 20 × 20 cm, độ dày lớp hấp phụ 0,2 mm của hãng Merck, Germany. + Máy soi UV: MINERALIGHT ® LAMP, U.S.A. + Bình phun xịt thuốc thử. + Bếp điện dùng nướng bản mỏng Blacker® . + Cột cao áp các loại. + Máy HPLC cột Natpro_C18 crude sep 141110. + Cân điện tử hiệu TANITA KD–200 và PRECISA XB 220ª. + Máy cô quay chân không hiệu BUCHI Rotavapor R–200.
  • 37. + Tủ sấy. Hình 3.1: Sắc kí lớp mỏng. Hình 3.2: Máy cô quay chân không hiệu BUCHI Rotavapor R–200. 3.2. CHIẾT XUẤT CAO Lá ngũ sắc khô (1kg) được ngâm dầm với ethanol 960 (10lít). Lọc tách bã, cô quay đuổi dung môi ở áp suất thấp thu được 160g cao ethanol. Đem cao ethanol lắc lần lượt với các đơn dung môi từ không phân cực đến phân cực: n-hexan, ethyl acetate. Sau khi lắc với n-hexan, lọc lấy dịch chiết, cô quay loại dung môi thu được cao n- hexan 28g, phần không tan tiếp tục lắc với ethyl acetate, làm tương tự như trên ta thu được 11g cao ethyl acetate, phần không tan còn lại là cao methanol 121g. Hình 3.3: Máy sắc ký cột điều chế (HPLC) Hình 3.4: Cột HPLC
  • 38. Sơ đồ 3.1: Quy trình chiết xuất cao EtOH và phân lập các cao từ lá ngũ sắc 3.3. CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ 3.3.1 CÔ LẬP Sau khi tiến hành TLC các mẫu cao, chúng tôi nhận thấy cao EtOAc cho nhiều vết rõ ràng trên bản mỏng. Do đó, chúng tôi lựa chọn cao EtOAC để cô lập các hợp chất. Tiến hành cô lập bằng phương pháp sắc ký cột hấp thu với máy sắc ký cột HPLC. + silica gel 0.06 -0.2 mm. + dcột = 40 X 300 mm. Dùng bơm để bơm dung môi n-hexan ổn định cột. Sau khi ổn định cột, nạp mẫu cao EtOAc (12g) dạng khô vào cột. Tăng dần độ phân cực của dung môi giải ly. Lá ngũ sắc khô (1kg) Phần không tan Cao EtOH (160g) Bã Cao n-hexan (28g) Cao EtOAc (11g) Phần không tan (121g) -EtOH 96o (10 lít). -Lọc. -Cô quay đuổi dung môi. -n-hexan (5 lít). -Cô quay đuổi dung môi. -EtOAc (5 lít). -cô quay đuổi dung môi.
  • 39. Lấy thể tích mỗi phân đoạn 250ml. Theo dõi cột bằng sắc ký lớp mỏng, hện vết bằng cách phun dung dịch axit H2SO4 10% trong EtOH và hơ nóng trên bếp điện. Sơ đồ 3.2: Quy trình phân lập và tinh chế các hợp chất từ cao EtOAc CAO EtOAc 10 g - Cho 2g Silica gel vào bình cầu, trộn đều đến khô. Sau đó nạp vào cartridge 12g. - Chuẩn bị cột: Nén đầy Silica gel vào cột dcột = 4cm, Hcột= 300 cm. - Ổn định cột bằng n - Hexan trong 15 phút ở tốc độ 20 ml/phút. - Gắn cartridge chứa mẫu vào đầu cột và tiến hành sắc ký để cho ra 8 phân đoạn chính. HE 90 : 10 HE 80 : 20 HE 70 : 30 HE 25:75 EtOAc 100% PĐ E1 44.5mg EM 85:15 Hệ dung môi + HE : n-Hexan_EtOAc + EM: EtOAc _MeOH PĐ E7 1.56g PĐ E6 415.4mg PĐ E5 2.04g PĐ E2 458mg PĐ E3 2.36g PĐ E4 1.73g PĐ E8 810mg EM 70:30 HE 50 : 50 Lc01 5mg Kết tinh Lc02 4mg Kết tinh
  • 40. Bảng 3.1: Kết quả sắc ký cột cao áp từ cao EtOAc Phân đoạn Hệ dung môi Kết quả TLC 1 n-Hexan-Ethylacetate 90:10 Nhiều vết 2 n-Hexan-Ethylacetate 80:20 Nhiều vết, có ba vết chính 3 n-Hexan-Ethylacetate 70:30 Nhiều vết có hai vết chính màu tím 4 n-Hexan-Ethylacetate 50:50 Nhiều vết 5 n-Hexan-Ethylacetate 25:75 Nhiếu vết 6 Ethylacetate 100 Nhiều vết 7 Ethylacetate:methanol 85:15 Có 1 vết chính màu vàng 8 Ethylacetate: methanol70:30 Nhiều vết kéo vệt 3.3.2 TINH CHẾ 3.3.2.1 TINH CHẾ CHẤT Lc01 Tại phân đoạn E2, quan sát thấy có kết tinh dạng hình kim, chúng tôi thực hiện loại bỏ chất màu bằng EtOAc, kết tinh lại nhiều lần, chúng tôi nhận thấy phần kết tinh sạch, có dạng hình kim màu trắng, thực hiện chấm bản mỏng với hệ CHCl3-MeOH (9:1) thì có một vết màu tím với Rf= 0.53. Sau nhiều lần kết tinh và gom lại chúng tôi thu được 6 mg chất tinh thể hình kim màu trắng. Kí hiệu là: Lc01. Hình 3.5 Tinh chế Lc01 (a) Trước (b) Sau
  • 41. 3.3.2.2 TINH CHẾ CHẤT Lc02 Tại phân đoạn E7, quan sát thấy có xuất hiện dạng bột vô định hình và chúng tôi thực hiện loại bỏ chất màu bằng MeOH, kết tinh lại nhiều lần, chúng tôi nhận thấy phần bột dạng vô định hình màu vàng nhạt, thực hiện chấm bản mỏng với hệ CHCl3- MeOH ( 9:1) thì có một vết màu vàng với Rf= 0.25. Sau nhiều lần kết tinh và gom lại chúng tôi thu được 4 mg sạch màu vàng nhạt. Kí hiệu là: Lc02. Hình 3.6: Tinh chế Lc02 3.3.2.3 TINH CHẾ CHẤT Lc03 Tại phân đoạn E3, chúng tôi quan sát thấy có kết tinh của tinh thể hình kim rất giống chất Lc01, chúng tôi trích một ít hòa với MeOH, chấm lên bản mỏng, so với Lc01, giải ly ba lần với hệ CHCl3-MeOH (95:5), thấy vết màu bẩn ở trên, và hai vết màu tím sát cạnh nhau, vết dưới có Rf trùng với Lc01, còn vết trên đậm hơn có Rf = 0.58. Chúng tôi tiến hành sắc ký điểu chế (HPLC) với hệ MeOH - H2O (94:6). + Cột Phenomenex : 10×250 mm. + Hạt : 5 µm. + Tốc độ dòng: 4 ml/phút. + Dung môi sử dụng: metanol, nước. + Đầu dò: DAD. + Bước sóng: 254 nm. + Isocratic. (a) Trước (b) Sau
  • 42. Sơ đồ 3.3: Quy trình phân lập và tinh chế phân đoạn E3 Trong phân đoạn E3 này, chúng tôi thu được hai phân đoạn E3a và E3b, trong đó phân đoạn E3b có dạng tinh thể hình kim, nhanh chống kết tinh và tách ra khỏi phần dung dịch chưa bay hơi. Nhận thấy hiện tượng này, chúng tôi đã tách riêng phần dung dịch và phần kết tinh. Kiểm tra bằng sắc ký bản mỏng: + Phần dung dịch vẫn cho hai vết màu tím sát gần nhau, giải ly ba lần hệ CHCl3 – CH3OH (95:5). + Phần tinh thể cho một vết màu tím Rf = 0.58, hệ CHCl3 – CH3OH (9:1). Sau nhiều lần tiến hành như trên chúng tôi đã thu được 7mg kết tinh hình kim, hiện màu một vết sạch màu tím. Hình 3.7: Tinh chế Lc03 Phần kết tinh  Phần dung dịch  (a)Trước (b) Sau PĐ E3a PĐ 3 PĐ E3b HPLC Lc03 7mg
  • 43. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ & THẢO LUẬN 4.1 KẾT QUẢ CHIẾT XUẤT CAO Từ 1kg nguyên liệu khô thu được 160g cao ethanol thô (24% ẩm độ). Đem cao EtOH thô lắc lần lượt với các dung môi: n-hexan, EtOAc thu được: • Cao n-hexan 28g (8.3% ẩm độ). • Cao EtOAc 11g (10% ẩm độ). • Cao MeOH 121g (23.5 % ẩm độ). 4.2 KẾT QUẢ CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ Từ 10g cao EtOAc tiến hành sắc ký cột tách ra thành 8 phân đoạn. • Tinh chế phân đoạn 2 thu được chất Lc01. • Tinh chế phân đoạn 7 thu được chất Lc02. Từ phân đoạn 3 tiến hành sắc ký cột điều chế pha đảo (HPLC). Tinh chế phân đoạn thu được chất Lc03. 4.2.1 NHẬN DANH CẤU TRÚC CHẤT Lc01 Những đặc tính của Lc01 + Là tinh thể hình kim màu trắng, kết tinh trong MeOH. + Tan tốt trong CHCl3, ít tan trong EtOAc và MeOH. + Sắc ký lớp mỏng (TLC) hiện màu bằng dung dịch axit H2SO4 10% trong EtOH: Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH (9:1) cho vết tròn màu tím có Rf = 0.52. Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH (95 :5) cho vết tròn màu tím có Rf = 0.15.
  • 44. Xác định cấu trúc Lc01 Phổ 13 C NMR (bảng 4.1), (Phụ lục 1a, 1b, 1c) cho thấy sự xuất hiện 30 tín hiệu carbon: + Có chín carbon bậc bốn, gồm có một carbon carbonyl đặc trưng của acid (>C=O) 181.28 ppm, một carbon sp2 143.75 ppm, một carbon acetal (O-C-O) 98.61 ppm, các carbon bậc bốn khác có độ chuyển dịch lần lượt là [46.84, 40.47, 38.59, 35.36, 42, 31.24] ppm. + Có bốn carbon bậc ba (>CH-), gồm một carbon sp2 122.72 ppm chứng tỏ trong khung triterpene này có nối đôi, các carbon bậc ba có độ chuyển dịch lần lượt là 41.94, 50.64, 42.20 ppm. + Sáu carbon của các nhóm methyl (-CH3) [ 33.21, 27.44, 23.92, 23.67, 18.43, 17.73] ppm. + Còn lại mười một carbon methylen (-CH2-), trong đó có một carbon nối với oxi có độ chuyển dịch cao 67.91 ppm, các nhóm carbon khác có độ chuyển dịch [45.94, 34.89, 34.09, 32.48, 30.84, 29.64, 28.07, 25.53, 23.38, 19.96] ppm. Phổ 1 H NMR (bảng 3.1) với một số tín hiệu đặc trưng (phụ lục 2b) + Ở vùng trường thấp có một proton 5.31 (t, J = 3.3 Hz, 1H ), proton này gắn trên carbon sp2 có độ chuyển dịch cao nhất so với các proton khác, bên cạnh đó xuất hiện proton 2.83 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) trên carbon bậc ba (>CH-) là proton đặc Hình 4.1 Chất Lc01 Hình 4.2 TLC của Lc01 Hệ CHCl3-MeOH ( 9:1)
  • 45. trưng cho H-18 của khung olean, hai proton 4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1Ha); 3.89 (dd, J = 8.8, 1.6 Hz, 1Hb) là proton trên carbon methylen kề oxi. + Kế tiếp là sự xuất hiện của các proton 2.12 (m), 1.98 (m), 2.14 (m) và vùng chồng chập của các nhóm methylen (-CH2-) rất khó xác định. + Ở vùng trường cao có xuất hiện các proton của sáu nhóm methyl (-CH3) lần lượt 0.89 (s, 3H), 1.03 (s, 3H), 1.13 (s, 3H), 0.92 (s, 3H), 0.97 (s, 3H), 0.74 (s, 3H). Từ phổ HSQC (phụ lục 3a) có thể thấy các tín hiệu tương tác đặc trưng giữa carbon 122.72 ppm và proton 5.31 (t, J = 3.3 Hz, 1H ), giữa carbon 41.94 ppm và proton 2.83 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H), giữa hai proton 4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1Ha); 3.89 (dd, J = 8.8, 1.6 Hz, 1Hb) và carbon 67.91 ppm. Qua các tín hiệu đặc trưng trên phổ 13 C NMR, carbon carbonyl (>C=O) 181.28 ppm (C-28), carbon sp2 143.75 ppm (C-13), 122.72 ppm (C-12) và phổ 1 H NMR có proton 5.31 (t, J = 3.3 Hz, 1H) (H-12), proton 2.83 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) (H-18), proton của sáu nhóm methyl (-CH3) đều chẻ mũi đơn lần lượt 0.89 (s, 3H), 1.03 (s, 3H), 1.13 (s, 3H), 0.92 (s, 3H), 0.97 (s, 3H), 0.74 (s, 3H) ppm. Có thể khẳng định Lc01 là một triterpene thuộc khung olean mà cụ thể là dẫn xuất của acid oleanolic. Ngoài ra trên phổ HMBC (phụ lục 4a), (bảng 4.1) ta thấy carbon acetal (O-C-O) 98.61 ppm có tín hiệu tương tác với các proton của hai nhóm methyl (-CH3)có độ dịch chuyển hóa học lần lượt là 1.03 (s, 3H), 0.97 (s, 3H) ppm, có thể tạm kết luận carbon acetal này là C-3 trong khung olean; đồng thời carbon acetal này cũng tương tác với hai proton trên carbon methylen có 4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1H), 3.89 (dd, J = 8.8, 1.6 Hz, 1H). Từ đó ta có thể khẳng định được carbon acetal (C-3) có cầu nối oxi với carbon methylen 67.91 ppm, carbon methylen này vẫn còn hai proton nên có thể kết luận carbon là C-25 trong khung triterpene olean. Các tương tác đặc trưng trên phổ HMBC của Lc01.
  • 46. COOH O HO 3 25 12 18 Bảng 4.1: Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR, HMBC và COSY của Lc01 (Phụ lục 1a, 1b, 1c, 2a, 2b, 2c, 4a, 4b, 4c, 4d, 5a, 5b) Vị trí C/H 1 H-NMR δppm (số H; dạng mũi; J = Hz) 13 C- NMR δppm Loại carbon HMBC 1 H → 13 C COSY 1 H → 1 H 1 2.12(m, 1Ha) 1.20 (m, 1Hb) 34.89 –CH2– H1a → C3,5,10 H1b → C4,10 H1b → H25a 2 1.15 (m, 1H), 1.64 (m, 1H) 28.07 –CH2– 3 98.61 HO-C–O 4 40.47 >C< 5 1.18(m,1H) 50.64 –CH< H5 → C25,4,10,6 6 1.51 (m, 1Ha) 1.70 (m, 1Hb) 19.96 –CH2– H6a → C8 H6b → C3,5,10 7 1.36 (m, 2H) 30.84 –CH2– H7 → C5,6,9,8 8 38.59 >C< 9 1.68 (m, 1H) 42.20 –CH< H9 → C8,10,11,14 H9→ H12
  • 47. 10 35.36 >C< 11 1.66 (m, 1Ha) 1.98 (m, 1Hb) 23.38 –CH2– H11a → C8,25,10 H11b → C8,9,12 H11b→ H12 12 5.31 (t, J = 3.3 Hz, 1H) 122.72 –CH= H12 → C9,18,14,27 H12→ H11b 13 143.75 >C= 14 42.00 >C< 15 2.14 (2H, m) 29.64 –CH2– 16 1.00 (2H, m) 25.53 –CH2– 17 46.84 >CH< 18 2.83 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) 41.94 –CH< H18→ C12,13,17,28 H18→ H19a H18→ H19b 19 1.14(m, 1Ha) 1.63 (m, 1Hb) 45.94 –CH2– H19a→C17,16 H19b→C30,20 H19(a,b)→ H18 20 31.24 >C< 21 1.19(m, 1H) 1.31 (m, 1H) 34.09 –CH2– H21a→C17,16 H21b→C20,19 22 1.56(1H, m) 1.74(1H,m) 32.48 –CH2– H22a→C17 H22b→C30 23 1.03 (s, 3H) 27.44 –CH3 H23→C3,4,5 24 0.97 (s, 3H) 18.43 –CH3 H24→C2,3,4,5 25 4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1Ha) 3.89 (dd, J = 8.8, 1.6 Hz, 1Hb) 67.91 –CH2–O H25a→C10 H25b→C3,5,10 H25a→ H2 26 0.74 (s, 3H) 17.73 –CH3 H26→C7,9,14 27 1.13 (s, 3H) 23.92 –CH3 H27→C8,13,14,15
  • 48. 28 181.28 –COOH 29 0.89(s, 3H) 33.21 –CH3 H29→C19,21,22 30 0.92(s,3H) 23.67 –CH3 H30→C19,21,22 Bảng 4.2: So sánh dữ liệu phổ 13 C-NMR của Lc01 với tài liệu tham khảo [9,17] Vị trí C 13 C-NMR (ppm) Lc01 Lantanilic acid Lantanolal 1 34.89 34.53 34.9 2 28.07 29.24 29.5 3 98.61 98.87 98.0 4 40.47 40.25 34.9 5 50.64 50.16 50.4 6 19.96 19.72 19.5 7 30.84 30.95 31.2 8 38.59 38.26 38.5 9 42.2 41.95 41.8 10 35.36 35.04 40.1 11 23.38 23.73 23.7 12 122.72 122.48 123.2 13 143.75 143.02 142.7 14 42.00 41.95 41.8 15 29.64 27.74 26.7 16 25.53 24.11 22.1
  • 49. 17 46.84 50.70 49.2 18 41.94 39.15 40.9 19 45.94 45.78 45.3 20 31.24 30.07 30.6 21 34.09 37.68 27.6 22 32.48 75.30 33.1 23 27.44 27.43 27.2 24 18.43 18.27 18.2 25 67.91 67.68 67.7 26 17.73 17.44 17.5 27 23.92 25.30 24.9 28 181.28 177.98 207.1 29 33.21 33.74 33.0 30 23.67 27.20 23.3 1’ - 166.34 - 2’ - 115.94 - 3’ - 157.10 - 4’ - 20.22 - 5’ - 26.23 -
  • 50. COOH1 2 3 4 5 24 23 6 7 8 9 10 11 12 13 14 27 15 16 17 18 19 20 21 22 25 26 2930 28 O HO O C O C C CH3 CH3 H 1' 2' 3' 4' 5' Lantanilic acid So sánh phổ 13 C-NMR, Lc01 với Lantanilic acid ta thấy sự khác biệt lớn nhất ở C-22, C-22 của Lc01 32.48 ppm, C-22 của Lantanilic acid 75.30 ppm, còn lại ở các proton khác thì có sự chênh lệch không đáng kể. CHO1 2 3 4 5 24 23 6 7 8 9 10 11 12 13 14 27 15 16 17 18 19 20 21 22 25 26 2930 28 O HO Lantanolal So sánh phổ 13 C-NMR, Lc01 với Lantanolal ta thấy sự khác biệt lớn nhất ở C-28, C-28 của Lc01 181.28 ppm, C-22 của Lantanolal acid có 207.1 ppm, còn lại ở các proton khác thì có sự chênh lệch không đáng kể. Từ các tín hiệu đặc trưng trên, kết hợp so sánh với tài lệu tham khảo cho ta thấy chất Lc01 có các tín hiệu trùng khớp với triterpen khung oleanan mà cụ thể là acid oleanolic, có cầu nối oxi từ C-3 qua C-25, cho ta khẳng định rằng chất Lc01 có công thức cấu tạo là:
  • 51. COOH1 2 3 4 5 24 23 6 7 8 9 10 11 12 13 14 27 15 16 17 18 19 20 21 22 25 26 2930 28 O HO 3,25-epoxy-3β-hydroxyolean-12-en-28-oic acid hay Lantanolic acid 4.2.2 NHẬN DANH CẤU TRÚC CHẤT Lc02 Những đặc tính của Lc02 + Là dạng bột vô định hình màu vàng nhạt, tan tốt trong EtOAc, hỗn hợp MeOH và CHCl3, ít tan trong MeOH. + Sắc ký lớp mỏng (TLC) hiện màu bằng dung dịch axit H2SO4 10% trong EtOH: Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH (9:1) cho vết tròn màu vàng có Rf = 0.25. Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH (85 :15) cho vết tròn màu vàng có Rf = 0.41. Hình 4.3 Chất Lc02 Hình 4.4 TLC của Lc02 Hệ CHCl3-MeOH ( 9:1)
  • 52. Xác định cấu trúc Lc02 Phổ 13 C NMR (phụ lục 6a, 6b, 6c) cho thấy sự xuất hiện 21 tín hiệu của cacbon: + Chín carbon bậc bốn, trong đó có một carbon 182.29 ppm (C-4) là carbon carbonyl, bốn carbon 162.44, 156.48, 152.39, 132.59 là carbon sp2 nối với oxy, bốn carbon [163.84, 152.11, 122.74, 105.76] ppm. + Bốn carbon bậc ba [128.34, 114.60, 103.34, 94.44] ppm là carbon của vòng thơm. + Sáu carbon [100.24, 77.25, 76.70, 73.17, 69.61, 60.63] ppm là carbon của phân tử đường. + Hai cacbon 60.24, 55.55 ppm là carbon của nhóm methoxy (O-CH3). Từ dữ liệu phổ13 C-NMR (Phụ lục 6a, 6b, 6c), tính chất vật lý cho phép dự đoán Lc02 là một flavonoid glycoside, có hai nhóm thế methoxy (-O-CH3). Phổ 1 H NMR với các tính hiệu đặc trưng (phụ lục 7a, 7b, 7c): + Một mũi đơn có độ chuyển dịch rất cao 12.90 (s, 1H) là proton kiềm nối chứng tỏ có nhóm -OH trên C-5 trên vòng A của flavonoid. + Vòng A có tín hiệu của hai mũi đơn của hai proton nhân thơm tại 7.04 (s, 1H), 6.94 (s, 1H) chứng tỏ hai proton này được gắn trên hai carbon còn lại của vòng thơm, còn ở các vị trí khác các carbon đều được thế. + Vòng B có các mũi của bốn proton nhân thơm tại 8.05 (dt, J=9 và J=3), (H- 2′, H-6′) ; 7.14 (dt, J=9 và J=3), (H-3′, H-5′) cho thấy đây là bốn proton có tương tác ortho đối xứng trên nhân thơm. Do đó, vòng B là vòng thơm có hai nhóm thế ở vị trí 1' và 4' . + Một proton anomer của đường 5.11 (d, J =7 Hz, 1H) (H-1’’), các proton còn lại của đường 3.37 (m,1H), 3.34 (m, 1H), 3.20 (ddd, J = 19.4; 8.0, 4.0 Hz,1H), 3.54 (m, 1H), hai proton trên C-6’’ của đường: 3.55 (m, 1Ha), 3.73 (m, 1Hb), cùng với các proton của nhóm -OH là 5.41 (d, J = 5.2 Hz, 1H), 5.13 (s, 1H), 5.12 (m, J = 2.2 Hz, 1H), 5.07 (d, J = 5.3 Hz, 1H), 4.61 (m, J = 5.6 Hz, 1H). + Sáu proton methoxy (-OCH3) với cường độ mạnh 3.87 (s, 3H), 3.77 (s, 3H).
  • 53. Từ phổ 13 C NMR, kết hợp phổ 1 H NMR có thể khẳng định Lc02 là một flavonoid glycoside, có hai nhóm thế -O-CH3. Trên phổ HSQC (phụ lục 8a, 8b) (bảng 4.3) + Cho các tương tác giữa pronton nhân thơm của vòng A là proton 7.04 (s, 1H) với carbon 94.44 ppm, giữa pronton 6.94 (s, 1H) với carbon 103.34 ppm. + Vòng B proton nhân thơm 8.05 (dt, J=9 và J=3) (H-2′, H-6′) tương tác với carbon 128.34 ppm (C-2′, C-6′); proton 7.14 (dt, J=9 và J=3) (H-3′, H-5′) tương tác với carbon 114.60 ppm (C-3′, C-5′). Trên phổ HMBC (phụ lục 9a, 9c), các proton của vòng B tại 8.05 (dt, J=9 và J=3, H-2′, H-6′) ; 7.14 (dt, J=9 và J=3, H-3′, H-5′ ) có tương tác với một carbon bậc bốn 162.44 ppm, đồng thời các proton của nhóm methoxy (O-CH3) 3.87 (s, 3H) cũng tương tác với carbon này suy ra carbon này là C-4’của vòng B và mang nhóm methoxy (O-CH3). Ngoài ra trên phổ HMBC có tương tác giữa H-2′, H-6′ với carbon bậc bốn 163.84ppm, giữa H-3’, H-5′ với carbon bậc bốn 122.74 ppm, hai carbon gần các proton trên chỉ có thể là C-1’ và C-2, C-2 là carbon bậc bốn có 163.84 ppm do gần oxi hơn, còn lại là C-1’ 122.74 ppm. Các proton của nhóm methoxy còn lại (O-CH3) tương tác với carbon bậc bốn 132.60 ppm, carbon này lại có tương tác với proton kiềm nối ở C-5 của vòng A, kết luận carbon này chỉ có thể là C-6 của vòng A nối với nhóm methoxy (-OCH3). O O OCH3 1 2 1' 2' 3' 4' 5' 6' 11 4 OH H3CO 6 5 Trên phổ HMBC proton 6.94 (s, 1H) có tương tác với các carbon 182.29 ppm (C-4), 163.84 ppm (C-2), 122.74 ppm (C -1’), nên khẳng định rằng proton này là H-3; proton 7.04 (s, 1H) chỉ có thể gắn trên C-7 hoặc C-8, trên phổ HMBC proton này có
  • 54. tương tác với C-6 132.60ppm, C-10 có 105.76 ppm, carbon bậc bốn 156.48 ppm, có thể kết luận proton 7.04 (s, 1H) gắn trên C-8 do có thể tương tác tới C-10. Trên phổ HMBC carbon bậc bốn 156.48 ppm có tương tác với proton 5.11 (d, J =7 Hz, 1H), là proton anomer của đường trên C1 ″ 100.24 ppm. Kết hợp các số liệu từ phổ 13 C-NMR, 1 H-NMR, có thể kết luận C-7 gắn với phân tử đường β-glucose do J=7 Hz. O O OCH3 OH H3CO 2 3 45 6 7 8 10 O HO HO OH O HO 1'' 6'' 1' Bảng 4.3: Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR và HMBC của Lc02 (Phụ lục 6a, 6b, 6c, 7a, 7b, 7c, 9a, 9b, 9c) Vị trí C/H 1 H-NMR δppm (số H, dạng mũi, J = Hz) 13 C-NMR δppm Loại carbon HMBC 1 H → 13 C 2 163.84 O-C= 3 6.94 (s, 1H) 103.34 -CH= H3→ C2,4, 1’, 10 4 182.29 >C=O 5 152.39 O-C= 6 132.60 O-C= 7 156.48 O-C= 8 7.04 (s, 1H) 94.44 -CH= H8 → C6, 9, 7, 10 9 152.11 O-C= 10 105.76 >C= 11 3.87 (s, 3H) 55.55 O-CH3 H11 → C4’
  • 55. 12 3.77 (s, 3H) 60.24 O-CH3 H12 → C6 1′ 122.74 >C= 2′ 8.05 (dt, J=9 và J=3, 2H) 128.34 -CH= H2’→ C4’ 3′ 7.14 (dt, J=9 và J=3, 2H) 114.60 -CH= H3’ → C1’, 4’ 4′ 162.44 O-C= 5′ 7.14 (dt, J=9 và J=3, 2H) 114.60 -CH= H5’ → C1’, 4’ 6′ 8.05 (dt, J=9 và J=3, 2H) 128.34 -CH= H6' → C 4’ 1″ 5.11 (d, J =7 Hz, 1H) 100.24 O-CH-O H1”→ C 2”,3”,7 2″ 3.37 (m,1H) 73.17 >CH-O H2 ″ → C3 ″ 3″ 3.34 (m, 1H) 76.70 >CH-O H3 ″ → C2 ″ 4″ 3.20 (ddd, J = 19.4; 8.0, 4.0 Hz,1H) 69.61 >CH-O 5″ 3.54 (m, 1H) 77.25 >CH-O 6″ 3.55 (m, 1Ha) 3.73 (m, 1Hb) 60.63 HO-CH2- Bảng 4.4: So sánh dữ liệu phổ 13 C-NMR của Lc02 với tài liệu tham khảo [13] Vị trí C 13 C-NMR (ppm) Lc02 Pectolinarigenin Pectolinarin 2 163.84 164.2 164.7 3 103.34 103.3 104.2 4 182.29 182.8 183.1 5 152.39 153.1 154.0 6 132.6 131.1 133.8 7 156.48 156.4 157.7
  • 56. 8 94.44 94.1 95.0 9 152.11 152.3 153.1 10 105.76 105.0 107.1 11 55.55 55.3 55.4 12 60.24 60.5 60.8 1′ 122.74 123.3 123.5 2′ 128.34 127.9 128.8 3′ 114.60 114.3 115.2 4′ 162.44 162.5 163.0 5′ 114.60 114.3 115.2 6′ 128.34 127.9 128.8 1″ 100.24 - 102.3 2″ 73.17 - 74.6 3″ 77.25 - 78.4 4″ 69.61 - 71.2 5″ 76.70 - 77.6 6″ 60.63 - 67.5 1′′′ - - 102.4 2′′′ - - 72.0 3′′′ - - 72.8 4′′′ - - 74.0 5′′′ - - 69.8 6′′′ - - 18.5
  • 57. Pectolinarigenin là flavonoid gần giống như Lc02, nhưng trong flavonoid này không kèm theo phân tử đường, hầu hết các độ chuyển dịch hóa học của hai flavonoid này có sự chênh lệch không đáng kể. OHO O OCH3 OH H3CO 1 2 3 45 6 7 8 1' 2' 3' 4' 5' 6' 9 10 11 12 Pectolinarin là flavonoid có gắn phân tử đường giống như Lc02, nhưng trong công thức của flavonoid này có đền hai phân từ đường là β-glucose và rhamnose, có sự chênh lệch ở vị trí gắn thêm phân tử đường β-glucose ở C-6’’, ở Lc02 60.63 ppm, Pectolinarin 67.5 ppm. O O OCH3 OH H3CO 1 2 3 45 6 7 8 1' 2' 3' 4' 5' 6' 9 10 O HO HO OH O O H3C O HO HO OH 1''2'' 3'' 4'' 5'' 6'' 1''' 2'''3''' 4''' 5'''6''' 11 12 Từ các tín hiệu đã quy kết ở trên, kết hợp so sánh với tài lệu tham khảo cho ta thấy chất Lc02 có các tín hiệu là flavonoid glycoside, từ đó chúng tôi khẳng định rằng chất Lc02 có công thức cấu tạo là: Pectolinarigenin Pectolinarin
  • 58. O O OCH3 OH H3CO 1 2 3 45 6 7 8 1' 2' 3' 4' 5' 6' 9 10 O HO HO OH O HO 1''2'' 3'' 4'' 5'' 6'' 11 12 pectolinarigenin 7-O-β-D-glucoside hay Linaroside 4.2.3 NHẬN DANH CẤU TRÚC CHẤT Lc03 Những đặc tính của Lc03 + Là tinh thể hình kim màu trắng, kết tinh trong MeOH. +Tan tốt trong CHCl3, ít tan trong EtOAc và MeOH. +Sắc ký lớp mỏng (TLC) hiện màu bằng dung dịch axit H2SO4 10% trong EtOH: Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH (9:1) cho vết tròn màu tím xanh có Rf = 0.58. Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH (95:5) cho vết tròn màu tím có Rf = 0.19. Xác định cấu trúc Lc03 Phổ 13 C NMR kết hợp với DEPT (bảng 4.5) cho thấy sự xuất hiện 35 tín hiệu của carbon: Hình 4.5 Chất Lc03 Hình 4.6 TLC cùa Lc03 Hệ CHCl3-MeOH (9:1)
  • 59. + Có mười một carbon bậc bốn, trong đó có hai carbon 177.50 ppm, 165.35 là carbon carbonyl, đặc trưng carbon của acid (-COOH) và carbon của ester (>C=O), hai carbon 143.75 ppm và 157.01 ppm là carbon sp2 , một carbon 98.89 ppm là carbon acetal (O-C-O), còn lại các carbon bậc bốn khác có độ chuyển dịch lần lượt là [50.79, 42.05, 40.32, 38.37, 35.14, 30.10] ppm. + Có sáu carbon bậc ba (>CH-), trong đó có hai carbon 122.61 ppm, carbon 116.05 ppm là carbon sp2 chứng tỏ trong triterpene này có hai nối đôi, một carbon 75.31 ppm là carbon nối với oxi (>CH-O-) còn ba carbon còn lại có độ chuyển dịch lần lượt là [50.38, 42.03, 39.29] ppm. + Tám carbon [33.74, 27.39, 27.26, 26.28, 25.34, 20.24, 18.28, 17.42] ppm là carbon của nhóm methyl. + Còn lại mười nhóm methylen (-CH2-), gồm carbon 67.75 ppm là carbon nối với oxi, còn lại là các carbon khác có độ chuyển dịch [45.86, 37.80, 34.68, 31.07, 29.40, 27.82, 24.17, 23.79, 19.78] ppm. Phổ 1 H NMR (bảng 4.5) với một số tín hiệu đặc trưng (phụ lục 12a, b) + Ở vùng trường thấp có các proton hiện tín hiệu rõ, gồm hai proton 5.57ppm (s, 1H ), 5.38 (s, 1H) gắn trên các carbon sp2 , ngoài ra còn có proton kề oxi của nhóm ester là proton 5.01 (s,1H), bên cạnh đó xuất hiện proton 3.03 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) trên carbon bậc ba, proton này đặc trưng cho H-18 của khung olean, hai proton 4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1Ha); 3.90 (dd, J = 8.8, 1.6 Hz, 1Hb) là hai proton gắn trên carbon methylen kề oxi. + Kế tiếp là sự xuất hiện của các proton 2.12 (m), 1.98 (m), 2.14 ( m) và vùng chồng chập của các nhóm methylen (-CH2-) rất khó xác định. + Ở vùng trường cao có xuất hiện các proton [0.78(s, 3H), 0.88 (s, 3H), 0.96 (s, 3H), 1.01(s, 3H), 1.03 (s, 3H), 1.15 (s, 3H)] ppm với tín hiệu có cường độ mạnh, mũi đơn là proton của sáu nhóm methyl (-CH3). Bên cạnh đó còn hai mũi đơn mạnh 1.85 (s, 3H), 2.13 (s, 3H) của proton các nhóm methyl (-CH3) kề carbon sp2 . Qua các tín hiệu đặc trưng trên phổ 13- C NMR (>C=O) carbon 177.50 ppm (C- 28), một carbon sp2 143.05 ppm (C-13), carbon sp2 122.61 ppm (C-12) và phổ 1 H NMR proton 5.38 (t, J = 3.3 Hz, 1H (H-12), proton 3.03 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) (H-
  • 60. 18), proton của sáu nhóm methyl (-CH3) đều chẻ mũi đơn lần lượt [0.89(s, 3H), 1.03 (s, 3H), 1.13 (s, 3H), 0.92(s, 3H), 0.97 (s, 3H), 0.74 (s, 3H)] ppm. Có thể khẳng định Lc03 tương tự như Lc01 là một triterpene thuộc khung olean mà cụ thể là dẫn xuất của acid oleanolic. Từ phổ HSQC (phụ lục 13a, b, c) có thể thấy các tín hiệu tương tác đặc trưng giữa carbon sp2 122.61 ppm (C-12) và proton 5.38 (t, J = 3.3 Hz, 1H ) (H-12), carbon sp2 116.05 và proton 5.57ppm (s, 1H ), giữa carbon 39.29 (C-18) và proton 3.03 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) (H-18), giữa hai proton [4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1Ha); 3.90 (dd, J = 8.8, 1.6 Hz, 1Hb)] và carbon 67.75 ppm, giữa proton 5.01 (s,1H) và carbon (>CO-) 75.31 ppm. Ngoài ra trên phổ HMBC ta thấy carbon acetal (O-C-O) 98,89 ppm có tín hiệu tương tác với các proton của hai nhóm methyl (-CH3) có 1.03 (s, 3H), 0.96 (s, 3H) ppm, có thể tạm kết luận carbon acetal này là C-3 trong khung olean; đồng thời carbon acetal này cũng tương tác với hai proton 4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1Ha); 3.90 (dd, J = 8.8, 1.6 Hz, 1Hb). Từ đó ta có thể khẳng định được carbon acetal là C-3, C-3 có cầu nối oxi với carbon methylen có 67.75 ppm, carbon này vẫn còn hai proton nên có thể kết luận carbon là C-25 trong khung triterpene olean. Như đã phân tích ở trên, Lc03 có công thức tương tự như Lc01, là triterpene thuộc khung olean, có cầu nối oxi từ C-3 qua C-25. Nhưng có sự khác biệt: Dựa vảo phổ DEPT ta nhận thấy được Lc03 có mười nhóm methilen (-CH2- ) ít hơn Lc01 một nhóm methylen, do đó có một carbon methylen (-CH2-) đã bị thế bởi một dây ester có năm carbon, trở thành carbon kề oxi (>CO-) 75.31 ppm, proton trên carbon này là proton 5.01(s, 1H). Ngoài ra trên phổ HMBC, proton 5.01(s, 1H) của carbon kề oxi này có dấu hiệu tương tác carbon bậc ba 39.29 ppm (C-18), carbon bậc bốn 30.01(C-20). Nên có thể kết luận carbon gắn với oxi này là C-19 hoặc C-22 Trên phổ COSY, ta thấy proton 3.03 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) (H-18), có tương tác với hai proton methylen 1.29 (m, 1 Ha) 1.75 (m, 1 Hb), bên cạnh H-18 hai proton của nhóm methylen, hai proton đó chỉ có thể là hai proton của C-19, từ đó có thể khẳng định dây ester này thế vào C-22 Proton 5.01 (s, 1H) có tương tác với hai nhóm (-CH3), [20.24 (s, 3H), 27.26(s, 3H)], các proton trên hai nhóm (-CH3) là proton trên carbon nhóm methyl (-CH3) kề
  • 61. carbon sp2 là các prpton 1.85 (s, 3H), 2.13(s, 3H). Bên cạnh đó Lc03 còn có thêm một carbon bậc ba 116.05 ppm, một carbon bậc bốn 157.01 ppm, cho thấy giữa hai carbon này có nối đôi, hai nhóm methyl trên cùng nằm trên carbon bậc bốn. Những tương tác đặc trưng trên phổ HMBC O O 1' 2' 3' 4' 5' COOH 3 4 24 23 18 20 21 22 25 O HO 12 Phổ khối lượng ESI-MS của hợp chất Lc03 (phụ lục 16) cho đỉnh ion phân tử tại m/z: 567,30 [M-H1 ]- (negative) cho phép xác định M = 568. Bảng 4.5: Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR và HMBC của Lc03 (Phụ lục 10a, 10b, 10c, 12a, 12b, 12c, 14a, 14b, 14c, 14d, 14e) Vị trí C/H 1 H-NMR δppm (số H; dạng mũi; J = Hz) 13 C- NMR δppm Loại carbon HMBC 1 H → 13 C 1 2.17 (m, 1H),1.23 (m, 1H) 34.68 –CH2– H1 → C3,5,10 2 1.26 (m, 1H), 2.16 (m, 1H) 29.40 –CH2– 3 98.89 HO-C–O 4 40.32 >C< 5 1.22 (m,1H) 50.38 –CH< 6 1.53 (m, 2H) 19.78 –CH2–
  • 62. 7 1.42 (m, 1H), 1.37 (m,1H) 31.07 –CH2– H7 → C5,6,9,8 8 38.37 >C< 9 1.68 (m, 1H) 42.03 –CH< H9 → C5,7 10 35.14 >C< 11 1.78 (m, 1H), 2.02 (m, 1H) 23.79 –CH2– H11a,b → H12 12 5.38 (t, J = 3.3 Hz, 1H ) 122.61 –CH= H12 → C8,9 H12→ H11a,b 13 143.05 >C= 14 42.05 >C< 15 1.51 (1H, m), 1.20 (m, 1H) 27.82 –CH2– 16 1.98 ( m, 1Ha) 1.89 (m, 1Hb) 24.17 –CH2– H16a→ C15 17 50.79 >CH< 18 3.03 (dd, J = 13.5, 4.0 Hz, 1H) 39.29 –CH< H18→ C12,13,17 H18→ H19a,b,21b 19 1.29(m, 1Ha) 1.75 (m, 1Hb) 45.86 –CH2– H19→ C18,30,29,17 H19a,b → H18 20 30.10 >C< 21 1.45 (m, 1Ha) 1.73 (m, 1Hb) 37.80 –CH2– 22 5.01 (s,1H) 75.31 >CH– H22→C20,18,1’ H22→ H19b, 21a 23 1.03 (s, 3H) 27.26 –CH3 H23→C3,4,5 24 0.96 (s, 3H) 18.28 –CH3 H24→C2,3,4,5
  • 63. 25 4.22 (dd, J = 8.8, 2.7 Hz, 1Ha) 3.90 (dd, J = 8.8, 1.6 Hz, 1Hb) 67.75 –CH2–O H25a→C10 H25b→C3,5,10 H25(a)→ H1b 26 0.78 (s, 3H) 17.42 –CH3 H26→C7,8,9,14 27 1.15 (s, 3H) 25.34 –CH3 H27→C8,13,14,15 28 177.50 –COOH 29 0.88 (s, 3H) 33.74 –CH3 H29→C19,21,22 30 1.01(s,3H) 26.28 –CH3 H30→C19,21,22 1’ 165.35 –COO– 2’ 5.57 (s, 1H ) 116.05 –CH= H2’→C4’,5’ H2’→ H4’,5’ 3’ 157.01 >C= 4’ 2.13 (s, 3H) 20.24 –CH3 H4’→C2’,1,’,3’ H4’→ H22 5’ 1.85 (s, 3H) 27.26 –CH3 H5’→C2’,3’ Bảng 4.6: Dữ liệu phổ 13 C-NMR và DEPT của Lc03 (phụ lục 10a, 10b, 10c, 11a, 11b) Vị trí C 13 C (ppm) DEPT90 DEPT135 Kết luận 1 34.68 Biến mất Peak âm –CH2– 2 29.40 Biến mất Peak âm –CH2– 3 98.89 Biến mất Biến mất HO-C–O 4 40.32 Biến mất Biến mất >C< 5 50.38 Peak dương Peak dương –CH< 6 19.78 Biến mất Peak âm –CH2– 7 31.07 Biến mất Peak âm –CH2–
  • 64. 8 38.37 Biến mất Biến mất >C< 9 42.03 Peak dương Peak dương –CH< 10 35.14 Biến mất Biến mất >C< 11 23.79 Biến mất Peak âm –CH2– 12 122.61 Peak dương Peak dương –CH= 13 143.05 Biến mất Biến mất >C= 14 42.05 Biến mất Biến mất >C< 15 27.82 Biến mất Peak âm –CH2– 16 24.17 Biến mất Peak âm –CH2– 17 50.79 Biến mất Biến mất >CH< 18 39.29 Peak dương Peak dương –CH< 19 45.86 Biến mất Peak âm –CH2– 20 30.10 Biến mất Biến mất >C< 21 37.80 Biến mất Peak âm –CH2– 22 75.31 Peak dương Peak dương >CH– 23 27.26 Biến mất Peak dương –CH3 24 18.28 Biến mất Peak dương –CH3 25 67.75 Biến mất Peak âm –CH2–O 26 17.42 Biến mất Peak dương –CH3 27 25.34 Biến mất Peak dương –CH3 28 177.50 Biến mất Biến mất –COOH 29 33.74 Biến mất Peak dương –CH3 30 26.28 Biến mất Peak dương –CH3
  • 65. 1’ 165.35 Biến mất Biến mất –COO– 2’ 116.05 Peak dương Peak dương –CH= 3’ 157.01 Biến mất Biến mất >C= 4’ 20.24 Biến mất Peak dương –CH3 5’ 27.26 Biến mất Peak dương –CH3 Bảng 4.7 : So sánh dữ liệu phổ 13 C-NMR của Lc03 với tài liệu tham khảo[17] Vị trí C 13 C-NMR (ppm) Lc03 Latanilic acid 1 34.68 34.53 2 29.40 29.24 3 98.89 98.87 4 40.32 40.25 5 50.38 50.16 6 19.78 19.72 7 31.07 30.95 8 38.37 38.26 9 42.03 41.95 10 35.14 35.04 11 23.79 23.73 12 122.61 122.48 13 143.05 143.02 14 42.05 41.95
  • 66. 15 27.82 27.74 16 24.17 24.11 17 50.79 50.70 18 39.29 39.15 19 45.86 45.78 20 30.10 30.07 21 37.80 37.68 22 75.31 75.30 23 27.26 27.43 24 18.28 18.27 25 67.75 67.68 26 17.42 17.44 27 25.34 25.30 28 177.50 177.98 29 33.74 33.74 30 26.28 27.20 1’ 165.35 166.34 2’ 116.05 115.94 3’ 157.01 157.10 4’ 20.24 20.22 5’ 27.26 26.23
  • 67. Từ những dữ liệu phổ trên, kết hợp tính chất vật lý và tài liệu tham khảo, có thể khẳng định công thức cấu tạo của Lc03 là: O O 1' 2' 3' 4' 5' COOH1 2 3 4 5 24 23 6 7 8 9 10 11 12 13 14 27 15 16 17 18 19 20 21 22 25 26 2930 28 O HO 22β –dimethylacryloyloxy- 3, 25-epoxy-3β-hydroxyolean-12-en-28-oic acid hay Lantanilic acid
  • 68. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Từ cao EtOH, chúng tôi đã tiến hành tách riêng thành 3 loại cao theo độ phân cực của các hợp chất có trong lá ngũ sắc: Cao n-hexan 28g (8.3% ẩm độ). Cao EtOAc 11g (10% ẩm độ). Cao MeOH 121g (23.5% ẩm độ). Từ cao EtOAc, đã cô lập, tinh chế và định danh được 3 chất: Bảng 5.1: Tóm tắt các chât cô lập được trong ngũ cao EtOAc Ký hiệu chất Khối lượng Tính chất Rf Tên Lc01 6 mg - Tinh thể hinh kim, màu trắng. - Kết tinh trong MeOH. - Kiểm tra bằng TLC cho một vết tròn màu tím. 0.53 3, 25-epoxy-3β-hydroxyolean- 12-en-28-oic acid hay Lantanolic acid. Lc02 4 mg - Dạng bột, màu vàng nhạt. - Kết tinh trong MeOH. - Kiểm tra bằng TLC cho một vết tròn màu vàng. 0.25 pectolinarigenin 7-O-β-D- glucoside hay Linaroside Lc03 7 mg - Dạng hình kim, màu trắng. - Kết tinh trong MeOH. - Kiểm tra bằng TLC cho một vết tròn màu tím. 0.58 22β –dimethylacryloyloxy- 3, 25-epoxy-3β-hydroxyolean-12- en-28-oic acid hay Lantanilic acid
  • 69. 5.2 ĐỀ NGHỊ - Tiếp tục cô lập và tinh chế các phân đoạn còn lại cao EtOAc, cao n-Hexan, cao MeOH để làm sáng tỏ thêm thành phần hóa học của lá cây ngũ sắc. - Thử hoạt tính sinh học của các chất đã phân lập được. TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC 1. Diệp Thị Mỹ Hạnh, E. Garnier Zarli, (2007), Lantana camara L., Thực Vật có khả năng hấp thu Pb trong đất để giải ô nhiễm, tạp chí phát triển Khoa Học và Công Nghệ, tập 10, số 1. 2. Đỗ Huy Ích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiền, Vũ ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Thu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, (2004), Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, trang 260- 262. 3. GS.TS Đỗ Tất Lợi, (1995), Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội, trang 684, 685. 4. Nguyễn Tiến Công, (2009), Một số phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử, trường đại học sư phạm tp. Hồ Chí Minh, trang 47,49, 50, 55. 5. Nguyễn Văn Đậu, Lê Thị Huyền, (2009), Các tritecpen Oleanan từ cây bông ổi Lantana camara L., tạp chí Hóa Học, tập 47, số 2, trang 144-148. 6. PGS.TS. Nguyễn Kim Phi Phụng, (2007), Các phương pháp tách chiết hợp chất hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 7. PGS.TS. Nguyễn Kim Phi Phụng, (2005), Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. NGOÀI NƯỚC 8. Barua AK, Chakrabarti P, Dutta SP, Mukherjee DK, Das BC, (1971), Tetrahedron, 27:1141. 9. Chung-Liang Chiua, Tzong-Huei Leeb, Yi-Yuan Shaoc and Yueh-Hsiung Kuoadef, (2008), Three new triterpenes from the roots of Rhus javanica L. var.
  • 70. roxburghiana, Journal of Asian Natural Products Research, Vol. 10, No. 7, July 2008, 684–688. 10.Deepak Ganjewala, Silviya Sam, Kishwar Hayat Khan, (2008), Biochemical compositions and antibacterial activities of Lantana camara plants with yellow, lavender, red and white flowers, EurAsian Journal of BioSciences, 3, pp 69-77. 11.E.L. Ghisalberti, (2000), Lantana camara L. Verbenaceae, Fitoterapia 71 pp 467-486. 12.Erlânio O. Sousa, Aracelio V. Colares, Fabiola F. G. Rodrigues, Adriana R. Campos, Sidney G. Lima and José Galberto M. Costa, (2010), Effect of Collection Time on Essential Oil Composition of Lantana camara Linn (Verbenaceae) Growing in Brazil Northeastern, Records of Natural Products, vol 4 (1) pp 31-37. 13.Fu-Chiang Juang, Yu-Fang Chen, Fuh-Mei Lin1and Keh-Feng Huang, (2005), Constituents from the leaves of Lantana camara (IV), J Chin Med 16(2-3): 149- 155. 14.Hart NK, Lamberton JA, Sioumis AA, Suares H., (1976), Aust J Chem, 29:655. 15.Hidayat Hussain, Javid Hussain1, Ahmed Al-Harrasi, And Zabta Khan Shinwari, December, (2011), Chemistry of some species genus lantana, Special Issue (Medicinal Plants: Conservation & Sustainable use), Pak. J. Bot, 43: pp 51-62. 16.Jitendra Patel, G.S Kumar, Deviprasad S.P, Deepika S, Md Shamim Qureshi, (2011), Phytochemical and anthelmintic evaluation of Lantana camara (L.) var. aculeate leaves against Pheretima posthuma, Journal of Global Trends in Pharmaceutical Sciences, Vol.2, Issue 1, pp 11-20. 17.Keh-Feng Huang and Kao-Wei Huang, (2004), Constituents from the stems of Lantana camara (III), J Chin Med 15(2): 109-114. 18.Lai J-S, Chan J-F, Huang K-F, (1998), Chin Pharmaceut J, 50:385. 19.M. Sathish Kumar and S. Maneemegalai, (2008), Evaluation of Larvicidal Effect of Lantana Camara Linn Against Mosquito Species Aedes aegypti and Culex quinquefasciatus, Advances in Biological Research, vol 2 (3-4) pp 39-43. 20.Mahato SB, Sahu NP, Roy SK, Sharma OP. (1994), Tetrahedron;50:9439.
  • 71. 21.Nayak BS, Raju SS, Ramsubhag A, 2008, Investigation of wound healing activity of Lantana camara L. in Sprague dawley rats using a burn wound model, International Journal of Applied Research in Natural Products, Vol. 1 (1), pp. 15-19. 22.O. O. Oyedapo, B. A. Akinpelu, K. F. Akinwunmi, M. O. Adeyinka and F. O. Sipeolu, (2010), Red blood cell membrane stabilizing potentials of extracts of Lantana camara and its fractions, International Journal of Plant Physiology and Biochemistry Vol. 2(4), pp. 46-51. 23.Siddiqui BS, Raza SM, Begum S, Siddiqui S, Firdous S., (1995), Phytochemistry, 38:681. 24.Syah YM, Pennacchio M, Ghisalberti EL., (1998), Fitoterapia, 69:285 25.Taoubi K, Fauvel MT, Gleye J, Moulis C, Fouraste I., (1997), Planta Med, 63:192. 26.T.Venkatachalam, V.Kishor Kumar, P.Kalai Selvi, Avinash O. Maske, V.Anbarasan, P.Siva Kumar, (2011), Antidiabetic activity of Lantana camara Linn fruits in normal and streptozotocin-induced diabetic rats, Journal of Pharmacy Research, vol 4(5), pp 1550-1552. 27.Wollenweber E, Dorr M, Muniappan R, Siems K., (1997), Biochem Syst Ecol, 25:269
  • 72. PHỤ LỤC Phụ lục 1a: Phổ 13 C-NMR của Lc01
  • 73. Phụ lục 1b: Phổ 13 C-NMR của Lc01
  • 74. Phụ lục 1c: Phổ 13 C-NMR của Lc01
  • 75. Phụ lục 2a: Phổ 1 H-NMR của Lc01
  • 76. Phụ lục 2b: Phổ 1 H-NMR của Lc01
  • 77. Phụ lục 2c: Phổ 1 H-NMR của Lc01
  • 78. Phụ lục 3a: Phổ HSQC của Lc01
  • 79. Phụ lục 3b: Phổ HSQC của Lc01
  • 80. Phụ lục 3c: Phổ HSQC của Lc01
  • 81. Phụ lục 4a: Phổ HMBC của Lc01
  • 82. Phụ lục 4b: Phổ HMBC của Lc01
  • 83. Phụ lục 4c: Phổ HMBC của Lc01
  • 84. Phụ lục 4d: Phổ HMBC của Lc01
  • 85. Phụ lục 5a: Phổ COSY của Lc01
  • 86. Phụ lục 5b: Phổ COSY của Lc01
  • 87. Phụ lục 6a: Phổ 13 C-NMR của Lc02
  • 88. Phụ lục 6b: Phổ 13 C-NMR của Lc02
  • 89. Phụ lục 6c : Phổ 13 C-NMR của Lc02
  • 90. Phụ lục 7a: Phổ 1 H-NMR của Lc02
  • 91. Phụ lục 7b: Phổ 1 H-NMR của Lc02
  • 92. Phụ lục 7c: Phổ 1 H-NMR của Lc02
  • 93. Phụ lục 8a: Phổ HSQC của Lc02
  • 94. Phụ lục 8b: Phổ HSQC của Lc02
  • 95. Phụ lục 8c: Phổ HSQC của Lc02
  • 96. Phụ lục 9a: Phổ HMBC của Lc02
  • 97. Phụ lục 9b: Phổ HMBC của Lc02
  • 98. Phụ lục 9c: Phổ HMBC của Lc02
  • 99. Phụ lục 10a: Phổ 13 C-NMR của Lc03
  • 100. Phụ lục 10b: Phổ 13 C-NMR của Lc03
  • 101. Phụ lục 10c: Phổ 13 C-NMR của Lc03
  • 102. Phụ lục 11a: Phổ DEPT của Lc03
  • 103. Phụ lục 11b: Phổ DEPT của Lc03
  • 104. Phụ lục 12a: Phổ 1 H-NMR của Lc03
  • 105. Phụ lục 12b: Phổ 1 H-NMR của Lc03
  • 106. Phụ lục 12c: Phổ 1 H-NMR của Lc03
  • 107. Phụ lục 13a: Phổ HSQC của Lc03
  • 108. Phụ lục 13b: Phổ HSQC của Lc03
  • 109. Phụ lục 13c: Phổ HSQC của Lc03
  • 110. Phụ lục 14a: Phổ HMBC của Lc03
  • 111. Phụ lục 14b: Phổ HMBC của Lc03
  • 112. Phụ lục 14c: Phổ HMBC của Lc03
  • 113. Phụ lục 14d: Phổ HMBC của Lc03
  • 114. Phụ lục 14e: Phổ HMBC của Lc03
  • 115. Phụ lục 15a: Phổ COSY của Lc03
  • 116. Phụ lục 15b: Phổ COSY của Lc03
  • 117. Phụ lục 15c : Phổ COSY của Lc03
  • 118. Phụ lục 16 : Phổ MS của Lc03