SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HOÀNG THỊ ÁNH TUYẾT
QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG,
TỈNH PHÚ THỌ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC HIỆN NAY
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HOÀNG THỊ ÁNH TUYẾT
QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG,
TỈNH PHÚ THỌ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC
HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động
viên, khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý kiến nhiệt tình của các cấp lãnh
đạo, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trường
Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện để học viên hoàn thành chương
trình học tập tại trường và thực hiện đề tài này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – GS. TS. Nguyễn Thị
Mỹ Lộc, người đã tận tình và dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết hướng
dẫn nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo, nhân viên, các
tổ chức đoàn thể, các em học sinh trong trường Trung học phổ thông Đoan Hùng –
tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ để tác giả có những thông tin, số liệu thực tế về vấn đề
nghiên cứu, giúp đánh giá một cách khách quan và rút ra được những kinh nghiệm
thực tiễn vô cùng quý báu cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho luận văn.
Đồng thời, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên
cạnh động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Với sự nỗ lực hết sức của bản thân tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn
với nội dung đầy đủ, sâu sắc, có hướng mở. Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức và
thời gian nghiên cứu, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác
giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô giáo, các anh chị và các
bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Ánh Tuyết
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CB : Cán bộ
CBQL : Cán bộ quản lý
ĐHGD : Đại học giáo dục
ĐHQG : Đại học Quốc gia
ĐHSP : Đại học sư phạm
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
NV : Nhân viên
QLGD : Quản lý giáo dục
STT : Số thứ tự
TDTT : Thể dục thể thao
THPT : Trung học phổ thông
VHNT : Văn hóa nhà trường
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ............................................................. vii
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA
NHÀ TRƢỜNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................5
1.1.1. Nghiên cứu văn hóa nhà trường ........................................................................5
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường .....................................................6
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.............................................................................7
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ...............................................7
1.2.2. Văn hóa, văn hoá tổ chức, văn hóa nhà trường ............................................ 10
1.2.3. Quản lý văn hóa nhà trường............................................................................ 13
1.3. Những vấn đề lýluận về văn hóa nhà trƣờng.................................................. 13
1.3.1. Vai trò của văn hóa nhà trường...................................................................... 13
1.3.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường..................................................... 18
1.3.3. Cấu trúc và biểu hiện của văn hóa nhà trường............................................. 23
1.4. Những vấn đề lýluận về quản lý văn hóa nhà trƣờng................................... 26
1.4.1. Mục đích quản lý văn hóa nhà trường ........................................................... 26
1.4.2. Nội dung quản lý văn hóa nhà trường ........................................................... 28
1.4.3. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lý văn hóa nhà trường............... 34
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lývăn hóa nhà trƣờng ở trƣờng
Trung học phổ thông...................................................................................................... 35
1.5.1. Các yếu tố khách quan..................................................................................... 36
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ......................................................................................... 37
1.6. Các đặc trƣng và yêu cầu của bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay............. 39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌERROR! BOOKMA
2.1. Khái quát đặc điểm tìnhhìnhtrƣờng THPT Đoan HùngError!Bookmarknot defined.
iii
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của nhà trường ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường ........... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường ..................... Error! Bookmark not defined.
2.1.4 . Thực trạng cơ sở vật chất ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.5.Quy mô và chất lượng giáo dục trong 5 năm gần đâyError!Bookmark not defined.
2.2. Giới thiệu khảo sát ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Mục đích khảo sát .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nội dung khảo sát .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phương pháp khảo sát ................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Đối tượng khảo sát ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.3. Kết quả khảo sát ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thực trạng văn hóa nhà trường ở trường THPT Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Thực trạng quản lý văn hóa nhà trường ở trường THPT Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4. Đánh giá thực trạng .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Điểm mạnh ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Điểm yếu ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Thuận lợi ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Khó khăn ........................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ
THỌ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAYERROR! BOOKMARK
NO 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lývăn hóa nhà trƣờng ở
trƣờng THPT Đoan Hùng ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu của văn hóa nhà trườngError! Bookmark not defined.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi .. Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa, chọn lọc, bảo tồn và phát triển hệ thống các
giá trị văn hóa .......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Đảm bảo tính khoa học, phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và
học sinh .................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xóa bỏ,
ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến nhà trường Error! Bookmark not defined.
iv
3.2. Biệnpháp quản lý văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng THPT Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay ........ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học
sinh về vai trò của văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục
hiện nay .................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hàng năm về
quản lý văn hóa nhà trường và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đạt
hiệu quả .................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động
xây dựng văn hóa nhà trường cho đội ngũ giáo viênError!Bookmark not
defined. 3.2.4. Biện pháp 4: Phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh
trong tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng nếp sống văn minh trong
nhà trường ................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.5.Biện pháp 5: Tăng cường quản lý việc thực hiện kỷ cương, nề nếp
dạy và học, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và các hành vi văn hóaError!Bookmark
no 3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng môi trường học tập, cảnh quan sư phạm, khuôn viên nhà
trường xanh - sạch - đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật
chất nhà trường ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường,
chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội trong việc giáo
dục văn hóa nhà trường cho học sinh. .................... Error! Bookmark not defined.
3.2.8. Biện pháp 8: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lý
văn hóa nhà trường .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3 . Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý văn hóa nhà trƣờng .................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Tính cấp thiết và tính khả thi ......................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Những thuậnlợi và khó khănkhi thựchiệncácbiện phápError!Bookmarknot defined
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................43
PHỤ LỤC 1 .............................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng, cơ cấu học sinh trường THPT Đoan HùngError! Bookmarknot defined.
Bảng 2.2. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.Error!Bookmarknot defin
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinhError!Bookmarknot defined.
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọngcủa VHNTError! Bookmarknot
Bảng 2.5. Nhận thức của GV về ảnh hưởng của VHNT đến GVError!Bookmarknot defined
Bảng 2.6. Nhận thức của HS về ảnh hưởng của VHNT đếnHSError!Bookmarknot defined.
Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL, GV về mối quan hệ giữa các thành viên
trong công tác xây dựng VHNT .............. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV, HS về mức độ biểu hiện của các mối
quan hệ giữa các thành viên trong nhà trườngError! Bookmark not
defined. Bảng 2.9. Mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm chuẩn mực, nội quy của
HS nhà trường .......................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.10. Nhận thức của CBQL, GV, HS về các nội dung giáo dục VHNTError! Bookmark not d
Bảng 2.11. Nhận thức của CBQL, GV, HS về các con đường giáo dục VHNTError! Bookmark not d
Bảng 2.12. Thực trạng các con đường hình thành VHNTError! Bookmark not defined.
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ tự hào và niềm tin của các thành viên vào tổ chức
nhà trường ................................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý VHNTError! Bookmark not
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp quản
lý VHNT...............................................................Error!Bookmarknot defined.
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản
lý VHNT...............................................................Error!Bookmarknot defined.
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố cấu thành VHNT................................................................ 18
Sơ đồ 1.2. Các tầng bậc của văn hóa nhà trường................................................. 24
Sơ đồ 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý văn hóa nhà trường................... 35
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức trường THPT Đoan HùngError!Bookmarknot defined.
Hình 1.1. Mô hình tảng băng của Frank Gonzales............................................. 24
vii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào thế kỷ thứ XXI với xu hướng hội nhập quốc tế sâu
rộng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin - truyền thông đang làm thay đổi mọi thứ.
Điều đó mở ra không ít những triển vọng phát triển giáo dục cho các quốc gia và
cho các nhà trường, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ
gìn, phát triển văn hóa nói chung và VHNT nói riêng.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ một
trong những hạn chế trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người ở nước ta trong
5 năm 2011 – 2015 là: “Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành
mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục”, “đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp
đáng lo ngại”, văn kiện cũng chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, trong
đó có nguyên nhân “nhiều cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đúng tầm quan trọng
và chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực này; lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt”. Đồng
thời, văn kiện cũng nêu ra phương hướng, nhiệm vụ về phát triển văn hóa, xây dựng
con người Việt Nam trong những năm tới là: “xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, đạo đức, lối sống”,
“chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và
các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh”.[3]
Các nhà giáo dục trên thế giới cho rằng, để một trường học phát triển bền
vững thì nhà trường đó cần có một môi trường văn hóa khuyến khích tất cả mọi
người làm việc và học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho nhà trường.
Khi có được một nền văn hóa như vậy thì nhà trường sẽ rất dễ dàng đạt được viễn
cảnh, sứ mạng và các mục tiêu đã đặt ra.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, VHNT đã chịu những tác động rất lớn từ
môi trường văn hoá - xã hội theo xu thế phát triển của kinh tế thị trường và toàn cầu
hoá. Trong bối cảnh phát triển nhà trường nước ta hiện nay, văn hóa tổ chức của nhà
trường cần được định hướng để thực sự phát huy ảnh hưởng tích cực của nó đến mọi
thành viên trong tổ chức nhà trường - đặc biệt là thế hệ trẻ đang trưởng thành. Bởi lẽ,
nhà trường là một tổ chức nên VHNT trước hết là văn hóa của một tổ chức hành
1
chính - sư phạm. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, nhà trường phải là tổ
chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra
những chuẩn mực văn hoá cho xã hội.
Trong mỗi nhà trường, văn hóa tồn tại một cách tự nhiên, khách quan. Do
vậy, nhà trường nào cũng có văn hóa của riêng mình. Để tạo lập và phát triển bản
sắc văn hóa riêng ấy, mỗi nhà trường cần nhận thức rõ bản chất văn hóa của trường
mình; đồng thời, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở một nhà trường phải là
việc làm lâu dài, có chủ đích rõ ràng và tiếp nối của các chủ thể quản lý nhà trường
cùng với sự thống nhất, đồng thuận của tập thể sư phạm.
Ở Trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trong nhiều năm qua nhà trường
luôn ý thức và phấn đấu không ngừng cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục,
từng bước hướng tới sự phát triển bền vững. VHNT luôn song hành và có tác động
mạnh mẽ đến sứ mạng và mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã đặt ra. Bên cạnh
những tác động tích cực, thì những yếu tố tiêu cực từ môi trường văn hoá nhà
trường tự phát đang hàng ngày, hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá trình giáo dục
trong nhà trường, đến các thầy cô giáo và các em HS - thế hệ tương lai của đất
nước. Thế nhưng, vấn đề nhận diện VHNT và tìm kiếm các biện pháp quản lý sự
hình thành và phát triển VHNT hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức,
công tác quản lý VHNT chưa được xem xét một cách hệ thống, bài bản.
Với tư cách là CBQL, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý
VHNT trong bối cảnh hiện nay và sự cần thiết phải xây dựng và phát triển một môi
trường VHNT lành mạnh, tích cực, nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường, tạo
động lực cho sự phát triển bền vững. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài:
“Quản lý văn hóa nhà trường ở trường Trung học phổ thông Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý VHNT mang tính khả thi, phù hợp với thực tế
quản lý giáo dục ở Trường THPT Đoan Hùng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng
quản lý nhà trường và chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách người học trong điều
kiện hiện nay.
2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Văn hóa nhà trường ở trường Trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý VHNT ở Trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trongbối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn thời gian khảo sát
Khảo sát và sử dụng số liệu nghiên cứu từ năm 2011 đến nay
4.2. Giới hạn về khách thể khảo sát
Khách thể khảo sát bao gồm 04 CBQL, 62 GV và 285 HS của Trường THPT
Đoan Hùng.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng VHNT và công tác quản lý VHNT ở trường THPT Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào? Những biện pháp nào để quản lý VHNT hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay?
6. Giả thuyết khoa học
Nếu có các biện pháp quản lý VHNT phù hợp với lý luận của khoa học quản
lý giáo dục, quản lý văn hóa và điều kiện thực tế của Trường THPT Đoan Hùng, khi
được áp dụng sẽ tạo nên một môi trường giáo dục tích cực cho cán bộ, GV và HS,
góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Trường THPT Đoan Hùng trong bối
cảnh hiện nay.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào các
nhiệm vụ sau:
7.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý VHNT bậc THPT.
7.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng văn hoá nhà trường và thực trạng quản lý
VHNT ở Trường THPT Đoan Hùng.
7.3. Đề xuất các biện pháp quản lýVHNT ở Trường THPT Đoan Hùng.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệuvề lý
luận có liênquan đếncôngtác quản lý VHNT để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
3
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tác giả sử dụng các phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; quan sát; phương
pháp đàm thoại; nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác quản lý VHNT ở
tường THPT Đoan Hùng; trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu và thực tiễn công tác
quản lý VHNT tại trường THPT Đoan Hùng, phân tích, hệ thống, đánh giá những
ưu điểm và tồn tại, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm.
8.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Vận dụng công thức toán học, thống kê để xử lý, phân tích số liệu thu được
về mặt định tính và định lượng các kết quả khảo sát.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễncủa đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đã làm sáng tỏ lý luận về quản lý VHNT trong các trường THPT.
9.2.Ý nghĩa thực tiễn
Những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học
cho các nhà quản lý giáo dục đặc biệt là Hiệu trưởng trường THPT Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ và các trường THPT có điều kiện tương tự.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý văn hoá nhà trường ở trường
Trung học phổ thông.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý văn hoá nhà trường ở trường Trung
học phổ thông Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý văn hoá nhà trường ở trường Trung học phổ
thông Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu văn hóa nhà trường
Thuật ngữ “văn hóa tổ chức” (organisational culture) xuất hiện lần đầu tiên
trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960. Thuật ngữ tương đương “văn hóa công
ty” (corporate culture) xuất hiện muộn hơn, khoảng thập niên 1970 và trở nên hết
sức phổ biến sau khi tác phẩm văn hóa công ty của Terrence Deal và Atlan Kennedy
được xuất bản tại Mỹ năm 1982. Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị và quy tắc
được các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức chia sẻ với nhau. Các giá trị và
quy tắc này quy định cách thức ứng xử của mọi người với nhau và giữa những
người trong tổ chức với các bên có liên quan nằm ngoài tổ chức [8].
VHNT là văn hóa của một tổ chức. Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ
chức hành chính - sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với cơ cấu, chuẩn mực, quy
tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng cho những con người cụ
thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại
dù ít hay nhiều một nền văn hóa nhất định.
Ở Việt Nam, VHNT là một khái niệm xuất hiện trong nhiều chục năm gần đây,
nhưng nội hàm của nó thì đã được đề cập từ lâu, trong nhiều tình huống của giáo dục
và đào tạo, nhất là ở thời kỳ đổi mới. VHNT đã được các nhà nghiên cứu giáo dục coi
là một yếu tố rất cơ bản của cơ chế phát triển đối với từng nhà trường cũng như của
toàn hệ thống các trường học nói chung, nó làm nền tảng và định hướng cho
sự phát triển và tiến bộ của nhà trường, và là một động lực quan trọng để thực hiện
đổi mới QLGD ở từng nhà trường.
VHNT từ lâu cũng đã được nghiên cứu ở nước ta nhưng là nghiên cứu ở một
số khía cạnh, biểu hiện cụ thể đơn lẻ như văn hóa học đường, văn hóa ứng xử, văn
hóa giao tiếp… trong nhà trường. Có thể kể đến các tác giả: Phạm Minh Hạc với
“Giáo dục giá trị - xây dựng văn hóa học đường”; Phạm Quang Huân: “Văn hóa tổ
chức – hình thái cốt lõi của VHNT”; Đỗ Huy với “Xây dựng môi trường văn hóa ở
nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học”; Nguyễn Thị Kim Ngân: “Văn hóa
5
giao tiếp trong nhà trường”; Phạm Đoan Hùng “Môi trường giáo dục”; Văn Đức
Thanh: “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở”; Trường ĐHSPHN - Viện Nghiên
cứu sư phạm: “Xây dựng văn hóa học đường - Biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục trong nhà trường”...
Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu trên đây chưa phải là những khảo cứu chuyên
sâu về VHNT, nhất là chưa đề cập đến công tác quản lý VHNT ở các trường THPT.
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường
Quản lý VHNT là một nội dung quan trọng của quản lý và lãnh đạo nhà
trường. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước nghiên cứu
vấn đề này. VHNT với tính trọn vẹn như văn hóa của một tổ chức đã được đề cập
đến trong các nghiên cứu gần đây về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.
Chẳng hạn:
- Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục,
Nhà xuất bản ĐHSP. Trong đó, tác giả nghiên cứu theo hướng áp dụng các vấn đề cơ
bản của văn hóa tổ chức vào giáo dục và quản lý giáo dục. Tác giả chỉ ra bộ ba cấu
thành nên văn hóa tổ chức đó là nhận thức – hành vi – thái độ và được xem xét trong
mối quan hệ với các yếu tổ bên trong và với môi trường bên ngoài của tổ chức.[10]
- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Quản lí VHNT, Tài liệu bài giảng chương trình
đào tạo thạc sĩ QLGD, trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội. Trong tài liệu này, tác giả đã hệ
thống lại các vấn đề cơ bản của văn hóa tổ chức cũng như VHNT, từ đó đưa ra những
gợi ý và những hướng vận dụng trong xây dựng VHNT đối với các nhà trường
ở Việt Nam.[14]
- Phạm Quang Huân (2007), “Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của VHNT”,
Kỷ yếu Hội thảo văn hóa học đường, Viện nghiên cứu sư phạm, Trường ĐHSP Hà
Nội. Trong đó tác giả cũng tiếp tục khẳng định, VHNT là văn hóa của một tổ chức.
Tác giả phân tích 7 biểu hiện trong hình thái và cấp độ biểu hiện của VHNT đồng
thời đưa ra 5 lí do để khẳng định tầm quan trọng của VHNT đối với chất lượng giáo
dục: Văn hóa là tài sản lớn của bất kì một tổ chức nào, VHNT tạo động lực làm
việc, VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát, VHNT hạn chế tiêu cực và xung đột, văn
hóa nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường... [9]
Nhìn chung, các nghiên cứunói trêntập trung vào hai hướng cơ bản: thứ nhất,
6
các vấn đề lí thuyết của VHNT (sự hình thành và phát triển của VHNT, cấu trúc,
các cấp độ và biểu hiện của VHNT, vai trò của VHNT, vai trò của Hiệu trưởng
trong xây dựng VHNT...); thứ hai, nghiên cứu và xây dựng các công cụ, đưa ra các
hướng dẫn để vận dụng vào thực tiễn nhằm đánh giá VHNT, định hình VHNT theo
hướng tích cực; thực hiện những nghiên cứu cụ thể về đánh giá VHNT hay xây
dựng các giá trị của trường học văn hóa như những gợi ý hay hướng dẫn để các nhà
trường có thể áp dụng vào điều kiện thực tế của trường mình.
Tuy nhiên, do đặc thù của trường THPT và điều kiện của từng địa phương
cũng như sự quan tâm của các nhà quản lý với công tác xây dựng và phát triển
VHNT, trong những năm qua, quản lý văn hóa ở trường THPT Đoan Hùng chưa
được quan tâm đúng mức. Do đó, hoạt động quản lý này cần phải nghiên cứu để đề
ra những biện pháp hữu hiệu, có tính khả thi cao, góp phần xây dựng một môi
trường giáo dục tích cực nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào giáo dục của nhà trường,
đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1.Quản lý
Quản lý là một trong vô số các hoạt động của con người, nhưng đó là một loại
hình đặc biệt, là lao động siêu lao động, nghĩa là nó lấy các loại hình cụ thể làm đối
tượng để tác động tới nhằm phối kết hợp chúng lại thành một hợp lực, từ đó tạo nên
sức mạnh chung của một tổ chức. Vì vậy, quản lý vừa có những đặc điểm chung, có
quan hệ hữu cơ với các hoạt động cụ thể khác, vừa có tính độc lập tương đối và
mang những đặc trưng riêng của nó.
James Stoner và Stephen Robbins cho rằng: “Quản lý là tiến trình hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ
chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra” [Dẫn theo 26]
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân
công, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả
nhiều hơn, năng suất cao hơn trong việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều
hành, kiểm tra, chỉnh lý… phải có người đứng đầu. Đây là hoạt động để người thủ
7
trưởng phối hợp nỗ lực với các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ
chức đạt được mục tiêu đề ra” [1],[2].
Theo Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là sự tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) tới đối tượng
quản lý – trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của
tổ chức”. Cũng theo đó các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý là
quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch
hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [5].
Hiện nay đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất khái niệm sau: “Quản lý
là quá trình tác động có chủ định, hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý nhằm tạo ra các hoạt động hướng tới đạt mục đích chung của tổ chức dưới
sự tác động của môi trường” [26].
Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể
quản lý; đối tượng quản lý; mục tiêu quản lý; công cụ, phương tiện quản lý; cách
thức quản lý (có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình) và môi trường quản lý.
Những nhân tố đó có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và
tính quy luật quản lý.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội. Bản chất
của hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã
hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát
triển, tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại được kế thừa, bổ sung, hoàn thiện và trên
cơ sở đó không ngừng phát triển.
Khái niệm “Quản lý giáo dục” được các nhà lý luận và quản lý thực tiễn đưa
ra dưới các góc độ khác nhau:
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản
lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này
sang trạng thái khác và dần dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định”. [7, tr.61]
Các nhà quản lý giáo dục thực tiễn còn quan niệm: Quản lý giáo dục theo
nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy
mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ
8
mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế
hệ trẻ mà còn rộng ra cho mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ
cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các
trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ
vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính
chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình
dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng
thái mới về chất” [17, tr 31].
Trong thực tế, QLGD là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ
quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học – giáo dục nhằm làm cho hệ
giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.[13, tr16].
Như vậy, quan niệm về QLGD có thể có những cách diễn đạt khác nhau,
song mỗi cách định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thể QLGD; khách
thể QLGD; mục tiêu QLGD; ngoài ra còn phải kể tới cách thức và công cụ QLGD.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục, là một thiết chế đặc
biệt của xã hội thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội,
đào tạo các công dân cho tương lai. Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục
cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, nó
là tế bào quan trọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung ương đến địa
phương. Quản lý nhà trường là một loại hình đặc thù của quản lý giáo dục và là cấp
độ quản lý giáo dục vi mô.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối
của Đảng trong phạm vi, trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vào vận
hành theo nguyên lý giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS”. Ông cho rằng: “Việc
quản lý nhà trường phổ thông là quản lý đội ngũ GV, quản lý hoạt động dạy học
của đội ngũ GV, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái
khác để dần tiến tới mục đích giáo dục”. [7].
Có thể thấy, quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, kế
9
hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (Ban giám hiệu, các bộ phận chức năng, các
cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cấp trên) nhằm làm cho quá trình giáo dục
nói chung và các hoạt động giáo dục - dạy học cụ thể được tiến hành trong nhà
trường đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của cấp học, bậc học và các
mục tiêu phát triển nhà trường. Trong nhà trường, Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt
động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng là người phụ trách cao
nhất của nhà trường và chịu trách nhiệm về các hoạt động trong nhà trường. Đồng
thời trong nhà trường THPT còn có các phòng, tổ chuyên môn làm việc theo chế độ
tập thể và các hội đồng làm việc theo chế độ tư vấn... để góp ý kiến, tư vấn, trợ giúp
thủ trưởng xem xét, quyết định và thực thi đối với những vấn đề quản lý nhà trường.
1.2.2. Văn hóa, văn hoá tổ chức, văn hóa nhà trường
1.2.2.1. Văn hóa
Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về văn
hóa. Theo định nghĩa của UNESCO, “Văn hóa là một bộ phận không thể tách rời
của cuộc sống và nhận thức – một cách hữu thức cũng như vô thức – của các cá
nhân và các cộng đồng. Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo
trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỉ, các hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố
xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc…”.
Ở Việt Nam, định nghĩa của Trần Ngọc Thêm về văn hóa được coi là khá
đầy đủ và toàn diện: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [20].
Có thể nói, văn hóa là một khái niệm hết sức phong phú, phức tạp, nhiều đặc
trưng song cơ bản vẫn nổi lên bốn đặc trưng sau: tính nhân sinh, tính giá trị, tính hệ
thống và tính lịch sử. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và
phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại
tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn
hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn
hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con
người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện
10
trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như
trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.2.2.2. Văn hóa tổ chức
Nhà trường là một tổ chức với những đặc trưng riêng gắn với chức năng,
nhiệm vụ của mình. VHNT vì vậy có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa tổ chức.
Định nghĩa văn hóa tổ chức được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu.
Theo Shwartz và Davis, “văn hóa tổ chức là lối tư duy và lối làm việc đã
thành thói quen và truyền thống, nó được chia sẻ ở mức độ nhiều hay ít giữa tất cả
các thành viên; những điều đó các thành viên mới phải học và ít nhất phải chấp
nhận một phần để hòa đồng với các thành viên và tổ chức” văn hóa tổ chức được
hình thành khi các thành viên trong nhóm “học được cách thức giải quyết những
vấn đề của thích ứng với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong – những giả
định cơ bản đã vận hành tốt và được xem là có giá trị và vì vậy được dạy cho những
thành viên mới như những cách thức đúng để nhận thức, suy nghĩ và cảm giác trong
khi xem xét các vấn đề” [12].
Khái niệm văn hoá của một tổ chức được Greert Hofstede định nghĩa: “đó là
một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của một tổ chức
tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với các thành viên của tổ
chức khác” [6].
Văn hóa tổ chức là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối
ổn định trong tổ chức; thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau
trong tổ chức và có xu hướng tự lưu truyền trong thời gian dài; phẩm chất riêng biệt của tổ
chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong cùng lĩnh vực. [15]
Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có
khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức
một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian. [14]
Qua những định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng dù phát biểu theo những cách
khác nhau về văn hóa tổ chức nhưng nói chung các tác giả đều nhấn mạnh những chuẩn
mực và giá trị chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc
ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức. Trong thực tế, những giá
trị và chuẩn mực này thường không được truyền đạt chính thức cho
11
những người mới tới với tư cách là một thành viên mới của tổ chức, tuy nhiên
những người này cũng cố gắng và muốn học về văn hóa của tổ chức mà họ mới gia
nhập. Nói cách khác, văn hóa tổ chức gắn liền với những giá trị tư duy của con
người, thể hiện trình độ ứng xử của con người trong các hoạt động quản lý. Văn hóa
tổ chức tạo nên nét riêng biệt của tổ chức đó so với các tổ chức khác.
1.2.2.3. Văn hóa nhà trường
Văn hoá nhà trường có đầy đủ đặc tính của văn hoá tổ chức song nó có
những đặc trưng riêng. Theo Christopher R. Wagner, “VHNT là sự chia sẻ những
kinh nghiệm cả trong và ngoài nhà trường (truyền thống và lễ kỉ niệm), tạo nên
những cảm xúc về cộng đồng, gia đình và thành viên của một nhóm”.
Kent D. Peterson và Terrence E. Deal định nghĩa “VHNT là một dòng chảy
ngầm của những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống và nghi lễ được hình
thành theo thời gian do con người làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề và đối
mặt với các thách thức… định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động của con người
trong nhà trường… tạo cho nhà trường sự khác biệt. Hai tác giả này nhấn mạnh:
“trường học cũng là một nền văn hóa có cá tính độc đáo của riêng mình”. [11]
Định nghĩa của Joan Richardson nhấn mạnh vào sự hình thành của VHNT:
“VHNT là sự tích lũy các giá trị và chuẩn mực của nhiều người. Đó là sự đồng
thuận về những gì quan trọng. Đó là những kì vọng của tập thể chứ không phải
những kì vọng của một cá nhân”.
Các tác giả Urben G.C., Hugies L.W., Noris C.J. đưa ra định nghĩa về
VHNT gắn liền với chất lượng giáo dục: “Một nhà trường tốt có chuẩn chất lượng
cao, có kì vọng cao đối với HS, có môi trường giảng dạy và học tập tốt, hay nói
cách khác là có VHNT tốt”. [ Dẫn theo 16]
Có thể hiểu, VHNT là một hệ thống phức hợp các giá trị, các chuẩn mực xung
quanh chứcnăng đào tạocon người của nhà trường, được chấp nhận tự nguyện, được
cam kết tôn trọngđể theođó mà cácthành viên của nhàtrườngcùng nhau thực thi các
hoạt độngdạy vàhọc, nhằm hoàn thành ngày càng tốt sứ mệnh cao cả của mình. Các
giá trị và chuẩn mực này phải tương đối bền vững, nghĩa là phải qua trải nghiệm và thử
thách của thời gian, phải biến thành niềm tin trong hành động của mọi thành viên, và
trở thành biểu tượng trong từng mặt hoạt động của nhà trường. Do đó,
12
VHNT là sự thể hiện bản sắc tập thể, thông qua đó mà các thành viên của nhà
trường được kết nối với nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung, trách nhiệm chung.
1.2.3. Quản lý văn hóa nhà trường
Quản lý VHNT là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp
quy luật của chủ thể quản lý (Ban giám hiệu, các bộ phận chức năng, các cơ quan
quản lý nhà nước về giáo dục) đến toàn bộ các giá trị, niềm tin và các chuẩn mực xử
sự được hình thành và duy trì trong quá trình dạy và học, xuyên suốt quá trình hình
thành và phát triển của nhà trường... nhằm đảm bảo xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh, tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở HS.
1.3. Những vấn đề lýluận về văn hóa nhà trƣờng
1.3.1. Vai trò của văn hóa nhà trường
1.3.1.1. Tầm quan trọng của văn hóa nhà trường
VHNT có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động diễn ra trong nhà trường đó. Theo
Deal và Peterson, văn hóa ảnh hưởng và định hình đến cách mà GV, HS, cán bộ quản
lý suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Văn hóa là một mạng lưới mạnh mẽ của nghi lễ
và truyền thống, chuẩn mực và giá trị có ảnh hưởng đến tất cả mọi góc cạnh của đời
sống nhà trường. VHNT quyết định đến việc các thành viên trong nhà trường tập trung
chú ý vào cái gì, họ cam kết như thế nào với nhà trường, họ nỗ lực làm việc đến đâu và
mức độ họ đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể, VHNT định hướng sự tập trung của các
thành viên nhà trường vào hành vi hàng ngày và tăng cường sự chú ý vào những gì
quan trọng và có giá trị. Nếu các giá trị và chuẩn mực cơ bản củng cố cho việc học tập,
nhà trường sẽ tập trung vào hoạt động học tập trong nhà trường. VHNT giúp xác định
và xây dựng cam kết của nhà trường đối với các giá trị cốt lõi. Nếu những nghi lễ,
truyền thống, lễ kỉ niệm tạo ra tình cảm cộng đồng, GV, NV, HS và cộng đồng đó sẽ
xác định với nhà trường và cam kết với những giá trị cốt lõi và các mối quan hệ ở đây.
Đồng thời, VHNT tích cực làm tăng động lực làm việc. Khi nhà trường công nhận
những thành quả, giá trị của những nỗ lực và cổ vũ cho những cam kết, NV cảm thấy
có thêm động lực để làm việc chăm chỉ, cải tiến và ủng hộ sự thay đổi. Nếu một nhà
trường có bối cảnh không rõ ràng về mục đích, thiếu một tầm nhìn có khả năng truyền
cảm hứng tới mọi người, ít các buổi lễ mừng thành quả, NV sẽ biểu hiện thiếu năng
lượng trong suốt quá trình làm việc. Ngoài ra, VHNT tích cực
13
góp phần quan trọng cải thiện hiệu quả và năng suất làm việc trong nhà trường. GV
và HS thành công hơn trong một môi trường văn hóa mà ở đó nuôi dưỡng sự nỗ lực
làm việc, cam kết với những giá trị đến cuối cùng, chú ý giải quyết các vấn đề và
tập trung vào việc học tập của tất cả HS.
Craig Jerald cũng cho rằng, một VHNT tích cực có thể nhận ra ngay lập tức
khi ta bước chân vào ngôi trường đó. Biểu hiện của nó là một bầu không khí yên ổn,
trật tự, kỉ luật, thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường bằng một cảm giác thú vị,
sống động về những mục đích mà nhà trường hướng tới. Trong môi trường đó, HS
cảm thấy tự tin và đĩnh đạc, GV nói về công việc của họ với cường độ và tính
chuyên nghiệp. GV, HS đều cảm thấy hạnh phúc, tự tin hơn là áp lực và căng thẳng.
Tất cả mọi người đều biết rõ họ là ai và tại sao họ ở đây. GV – HS đối xử với nhau
bằng sự tôn trọng như những đối tác. Theo Craig Jerald, để VHNT phục vụ hiệu quả
cho kết quả giáo dục, cần phải làm cho nó trở nên tích cực thông qua tầm nhìn và
giá trị của nhà trường, đồng thời phải làm cho nó trở nên mạnh mẽ thông qua tất cả
các mối liên kết trong nhà trường.
Văn hóa có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường thông
qua những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người dạy và người học. Mặt khác,
văn hóa nhà trưởng có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục còn bởi bản thân VHNT
cũng là một phần của chương trình đào tạo trong nhà trường. Khái niệm chương
trình đào tạo được sử dụng ở đây là chương trình đào tạo ẩn (Craig Jerald). Chương
trình đào tạo ẩn được giảng dạy thông qua nhà trường, chứ không phải thông qua
bất cứ một GV nào. Nó là những gì thâm nhập vào người học, nhưng có thể là
những gì không bao giờ được giảng dạy trên lớp. Theo đó, chương trình đào tạo ẩn
được tạo nên bởi sự kết hợp, phối hợp của tất cả các lực lượng trong và ngoài nhà
trường. Nó bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới các phong trào, hoạt động của
người dạy, người học trong nhà trường. Trên thực tế, chương trình đào tạo ẩn được
thể hiện qua các dấu hiệu như: cảnh quan nhà trường, mối quan hệ thầy trò, bè bạn,
các tổ chức đoàn thể, các phong trào, hoạt động... và cả những băng rôn, khẩu hiệu
trong nhà trường. Giữa chương trình đào tạo ẩn và VHNT có sự liên quan chặt chẽ.
Như vậy một nền VHNT tốt cũng chính là một phần của chương trình đào tạo tốt,
có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục trong nhà trường [16].
14
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự ảnh hưởng của VHNT đến chất
lượng giáo dục khi so sánh hai môi trường VHNT: môi trường VHNT tích cực và
môi trường VHNT độc hại. Một môi trường văn hóa tích cực sẽ góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trong nhà trường. Ngược lại, môi trường VHNT có những yếu
tố độc hại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Theo Kent D. Peterson và Terrence E. Deal [11], VHNT tích cực được biểu
hiện qua các tiêu chí cơ bản đó là: sứ mệnh của nhà trường tập trung vào việc học
tập của GV và HS; nhà trường tạo nên cảm giác về sự giàu có của lịch sử; các giá trị
nòng cốt thể hiện sự chia sẻ quyền lực, quyền hạn; nhà trường có hiệu quả công việc
cao và cải tiến thường xuyên tạo nên chất lượng, thành tích; tin tưởng vào tiềm năng
của HS và GV để khuyến khích họ học hỏi và phát triển; đội ngũ GV mạnh về
chuyên môn để sử dụng hiểu biết, kinh nghiệm và các nghiên cứu để cải thiện việc
thực hành thông qua sự chia sẻ và tin tưởng lẫn nhau; cán bộ GV cùng chia sẻ trách
nhiệm về kết quả của HS; nhà trường có mạng lưới văn hóa giúp nuôi dưỡng dòng
chảy của những thông tin tích cực; vai trò lãnh đạo của cán bộ, GV được phát huy
và liên tục cải thiện. Ngoài ra, nhà trường thường xuyên có các nghi thức, nghi lễ
giúp củng cố thêm cho các giá trị văn hóa cốt lõi; có những câu chuyện kỉ niệm sự
thành công và ghi nhận các “anh hùng” có đóng góp to lớn cho nhà trường, có môi
trường vật lí thể hiện cho niềm vui, sự tự hào. Các thành viên trong một nền VHNT
tích cực luôn có ý thức chung về sự kết nỗi giữa các cá nhân, ý thức được chia sẻ
rộng rãi về sự tôn trọng và chăm sóc cho mọi người.
Môi trường văn hóa ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục khi chứa đựng các
yếu tố tiêu cực. Đó có thể là sự thiếu chia sẻ mục đích và tầm nhìn không thống nhất do
dựa trên lợi ích cá nhân; cán bộ GV không tìm thấy ý nghĩa trong công việc, có suy
nghĩ tiêu cực hoặc không có tình cảm với HS; quan niệm về quá khứ của nhà trường
như một câu chuyện của sự thất bại và thua cuộc; chủ nghĩa cá nhân cực đoan ảnh
hưởng lớn; nhà trường chấp nhận những hạn chế tồn tại và tránh sự đổi mới. VHNT
tiêu cực còn biểu hiện ở sự hạn chế của ý thức cộng đồng, tồn tại nhiều suy nghĩ không
tốt về đồng nghiệp và sinh viên; nhà trường có ít truyền thống hoặc các nghi lễ tích cực
giúp phát triển ý thức cộng đồng; mạng lưới văn hóa tạo điều kiện cho sự lan truyền
của những thông tin tiêu cực, sai lệch; vai trò lãnh đạo của Hiệu
15
trưởng trong nhà trường không được phát huy cũng như những hình mẫu có ảnh
hưởng xấu phát triển mạnh trong nhà trường. Ngoài ra, sự phân tán và mâu thuẫn
trong các mối quan hệ của cán bộ, GV nhà trường; sự xuất hiện thường xuyên của
những nghi ngờ và thù hằn cá nhân; cảm xúc thất vọng, chán nản xuất hiện trong
cán bộ GV cũng là những biểu hiện của VHNT tiêu cực.
VHNT ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bởi nó ảnh hưởng đến tất cả các
hoạt động trong nhà trường. Tuy nhiên, để nghiên cứu những ảnh hưởng của VHNT
đến chất lượng giáo dục có thể chỉ thông qua một số tác động cụ thể của VHNT đến
HS, đến GV và đến các mối quan hệ của CBQL, GV, HS trong nhà trường. Theo tác
giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc [14], tác động của VHNT thể hiện cụ thể qua những ảnh
hưởng đến GV, đến HS và đến mối quan hệ giữa GV – HS trong nhà trường.
1.3.1.2. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến học sinh
VHNT có ảnh hưởng trực tiếp đến HS theo học trong nhà trường đó. Ảnh hưởng
ở đây có thể theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực tùy theo thực trạng VHNT.
VHNT tích cực ảnh hưởng đến HS ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho HS.
Môi trường này kích thích được sự chủ động, tạo động lực cho người học, khiến
người học thực sự hứng thú và nỗ lực để đạt được kết quả học tập tốt nhất. Trong
môi trường VHNT tích cực HS cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học; HS được tôn
trọng, được thừa nhận, và cảm thấy mình có giá trị; HS thấy rõ trách nhiệm của
mình; tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với GV, nhóm
bạn và nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất.
Thứ hai, VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập thân thiện với HS.
Trong môi trường nhà trường thân thiện, HS cảm thấy gắn bó với trường, lớp, thích
thú với việc đến trường. Môi trường thân thiện đảm bảo được các yêu cầu cơ bản đó
như an toàn với tất cả HS; cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác
nhau của HS; khuyến khích HS phát biểu/bày tỏ quan điểm cá nhân và xây dựng
mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.
Thứ ba, VHNT góp phần hình thành nên những nét phẩm chất, tính cách
riêng, được đánh giá là phù hợp và có giá trị cho HS của nhà trường. Theo đó, HS ở
các trường khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau được hình thành do quá trình
tiếp nhận các ảnh hưởng từ môi trường nhà trường các em theo học.
Mặt khác, các yếu tố độc hại còn tồntại trongVHNT nếu không được cải thiện
16
sẽ ảnh hưởng xấu đến người học. Trong một môi trường nhà trường nặng về truyền thụ,
giáo điều, áp đặt, HS sẽ trở nên thụ động, thiếu sự tự tin vào bản thân. Môi trường nhà
trường không thân thiện sẽ trở thành những rào cản khiến HS không bộc lộ và phát
triển hết được những khả năng của mình, không thực sự hứng thú, có trách nhiệm tham
gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, lao động… trong nhà trường.
1.3.1.3. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến giáo viên
Vai trò của VHNT đối với GV cũng cần được nhìn nhận từ hai góc độ đối
lập: ảnh hưởng của nền văn hóa tích cực và ảnh hưởng của nền văn hóa tiêu cực hay
độc hại. Trong tổ chức nhà trường, VHNT tích cực sẽ tác động rất lớn đến GV. Tác
động đó thể hiện ở nhiều phương diện:
Thứ nhất, khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi
lẫn nhau giữa các GV. Trong môi trường đó, GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo
luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải; sẵn sàng chia sẻ với nhau
kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn; tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng
giảng dạy; quan tâm đến công việc của nhau và cùng hợp tác với lãnh đạo nhà
trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Thứ hai, tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và
hiệu quả giảng dạy, học tập. Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo
động lực để GV quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời góp
phần cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của trường.
Tuy nhiên cũng có khi trong VHNT tồn tại những yếu tố độc hại hoặc những
yếu tố theo thời gian không còn phù hợp, trở thành sự cảm trở đối với hiệu quả hoạt
động của nhà trường. Đó là khi NV bị phân tán, mục tiêu phục vụ người học bị thay
thế bởi các mục tiêu khác, những cái không phải là giá trị và suy nghĩ tiêu cực tồn
tại trong nhà trường.
1.3.1.4. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến mối quan hệ giữa giáo viên và học
sinh trong nhà trường
Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên VHNT là mối quan hệ giữa
các thành viên trong nhà trường. Mối quan hệ giữa GV và HS trong nhà trường có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục. Trong môi trường VHNT tích cực cho việc học tập,
mối quan hệ giữa GV và HS là mối quan hệ hợp tác, khuyến khích, GV và HS tương
tác tích cực lẫn nhau. Biểu hiện cụ thể ở các đặc điểm đó là: GV đặt ra các mong đợi
cao và rõ ràng với HS; GV tôn trọng HS; GV giao tiếp trung thực, hiểu biết
17
và có sự cảm thông với HS; GV có các khuyến khích tích cực với HS; GV đặt ra các
chuẩn mực hành vi cho HS; GV, HS luôn ở trong bầu không khí hợp tác. Trái lại,
một bầu không khí tiêu cực trong mối quan hệ giữa GV và HS sẽ ảnh hưởng xấu
đến kết quả giáo dục toàn diện. Đó có thể là sự áp đặt, thiếu tôn trọng, thiếu sự công
bằng của GV với HS khiến HS mặc cảm, tự ti, thụ động.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa GV và HS trong nhà trường còn có ảnh hưởng
rất lớn của những yếu tố thuộc về truyền thống văn hóa – giáo dục của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, trong mối quan hệ giữa GV – HS, truyền thống “tôn sư trọng đạo”,
“nhất tự vi sư, bán tự vi sư” rất được đề cao. HS với GV luôn đòi hỏi phải có sự lễ
phép, tôn trọng. Đặc điểm này mang ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục HS, tuy
nhiên cũng có thể có những tác động không như mong muốn nếu khiến cho HS
không dám nói lên những suy nghĩ, cảm xúc thực của mình.
1.3.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường
Qua nhiều cách tiếp cận nội hàm VHNT, các quan niệm khác nhau cho thấy
các yếu tố cấu thành gồm có: Sứ mệnh, giá trị, các ngầm định nền tảng, sự kỳ vọng
(trông đợi), chuẩn mực hành vi, các mối quan hệ, phong cách làm việc, cảnh quan
sư phạm, phong cách lãnh đạo và truyền thông của nhà trường…
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố cấu thành VHNT
Sứ
Truyền
mệnh
Giá trị
thông
Phong cách
Ngầm định
lãnh đạo
nền tảng
Văn hóa
nhà trƣờng
Cảnh quan
Sự
sư phạm
kỳ vọng
Phong cách Chuẩn mực
làm việc
Các mối
hành vi
quan hệ
18
1.3.2.1. Sứ mệnh của nhà trường
Sứ mệnh của nhà trường gắn với mục đíchtồn tại của nhà trường - liênquan đến
các câu hỏi: Nhà trường tồntại để làm gì? Giải quyết vấn đề gì? Thiếu nó sẽ ra sao?...
Ý thức về sứ mệnh của nhà trường là một hợp phần quan trọng trong VHNT.
Nó sẽ phản ánh mối quan hệ của nhà trường với cộng đồng và những gì nhà trường
đề cao. Mục đích của nhà trường được thể hiện thành sứ mệnh (do tự nhận thức),
chức năng, nhiệm vụ (do được trao cho). Sứ mệnh, mục đích lại được cụ thể hóa ở
các chiến lược, mục tiêu, kế hoạch hoạt động được cụ thể hóa ở dạng văn bản.
1.3.2.2. Giá trị
Giá trị là những thứ con người mang theo và coi trọng những gì được thừa
nhận là tích cực, tốt đẹp, thậm chí là hoàn hảo, được coi như là thước đo đúng và
sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách hành xử chung và riêng
của con người trong một tổ chức. Có nhà trường đề cao các giá trị nhân văn, tình
yêu thương giữa những con người trong tập thể. Có nhà trường đề cao tính cộng
đồng trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc. Lại có nhà trường đề cao các giá
trị như sự trung thực, tính thực chất hoặc khả năng đổi mới thường xuyên để nâng
cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục… Tuy nhiên, hệ giá trị phổ quát
được chấp nhận là trên nền tảng các giá trị cơ bản: chân – thiện – mỹ. Giá trị không
hình thành tức thì mà được thử thách, sàng lọc và khi đã hình thành thì nó có tác
dụng lâu bền, được lưu truyền giữa các thế hệ.
Giá trị trong tổ chức nhà trường được phân chia thành 2 loại. Loại thứ nhất là
các giá trị mà nhà trường đã hình thành và vun đắp trong cả quá trình xây dựng và
trưởng thành. Loại thứ hai là những giá trị mới mà CBQL hoặc tập thể GV, HS
mong muốn nhà trường mình có và tạo lập từng bước nhằm đem đến sự phát triển
mới phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Các giá trị được tập hợp với nhau thành hệ thống giá trị. Hệ thống giá trị
trong các trường học được thể hiện và tuyên bố bao gồm: các chiến lược, mục tiêu,
triết lý, giá trị cốt lõi, các bộ quy tắc ứng xử thành văn bản, các cam kết, quy định...
Hệ thống giá trị tuyên bố là nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động của một
nhà trường; chúng được công bố rộng rãi. Những giá trị này cũng có tính hữu hình
vì người ta có thể dễ nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác.
19
Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn, định hướng và là tài liệu đầu tiên diễn tả về
một nhà trường.
Trong bối cảnh hiện đại, giá trị cốt lõi của văn hóa quản lý nói chung và văn hóa
quản lý vận dụng trong nhà trường nói riêng, là coi trọngconngười, kết hợp đức trị và
pháp trị để duy trì sự ổn định, hướng tới sự hài hòa và phát triểnbền vững.
1.3.2.3. Các ngầm định nền tảng
Các ngầm định nền tảng bao gồm niềm tin, niềm tự hào, những suy nghĩ và
trạng thái xúc cảm tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và tạo thành nét
chung trong tập thể nhà trường. Những ngầm định khó thấy này được coi là những
quy ước bất thành văn, có tính đương nhiên và tạo nên một mạch ngầm tinh thần kết
nối các thành viên trong nhà trường và làm nền tảng cho các giá trị suy nghĩ, hành
động của các thành viên trong nhà trường. Niềm tin, do vậy, là "một sự hỗn hợp độc
đáo giữa các thành phần nhận thức, cảm xúc, ý chí, nó có sức mạnh như một sự tất
yếu bên trong quy định hành vi cá nhân". Chính vì vậy, có thể nói là bản chất của
xây dựng VHNT là định hướng tư duy. Tiến trình, nỗ lực xây dựng và thay đổi
VHNT là quá trình để người ta tin rằng nên tư duy thế nào là đúng, là tốt..., rồi trên
cơ sở niềm tin đó, người ta sẽ hành động tương ứng.
1.3.2.4. Sự kỳ vọng (trông đợi)
Sự kỳ vọng hay trông đợi mà các cá nhân có bao gồm kỳ vọng vào bản thân
(khi bước vào môi trường tổ chức), vào người khác (nhất là các nhà quản lý), vào tổ
chức với tư cách tổng thể. Trong đó, có sự hòa trộn giữa trông đợi cho lợi ích của cá
nhân và trông đợi cho lợi ích tổ chức. Khi VHNT lành mạnh và tích cực, các trông
đợi lợi ích của cá nhân chỉ là một phần nhỏ, phụ thuộc vào và thậm chí phải hy sinh
cho lợi ích của nhà trường. Khi VHNT yếu và tiêu cực, điều đó sẽ ngược lại. Nhiều
cá nhân sẽ nhìn nhận tổ chức như một mảnh đất mỡ màu có thể được tận dụng để
gặt hái cho lợi ích cá nhân.
Như vậy, các niềm tin, trông đợi vào con người, vào tổ chức, theo năm tháng
dần trở thành phổ quát và trở thành các giá trị của tổ chức. Do đó, khi người ta nói
trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý là "định hướng giá trị" tức là nói về vai trò tạo
dựng nền tảng hữu hình của văn hóa, tạo dựng kiểu niềm tin và trông đợi cần thiết
làm định hướng cho hành vi.
20
1.3.2.5. Các chuẩn mực hành vi
Chuẩn mực hành vi, trên thực tế là sự cụ thể hóa của giá trị, niềm tin và trông
đợi của các thành viên trong tổ chức, "là cách thức con người ứng xử trong một xã
hội nhất định" (Phạm Thành Nghị, 2009).
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh một điều là chuẩn mực không mang tính chất tuyệt
đối. Nó có thể được hiểu một cách đơn thuần là "trong trường hợp đó thì phải là như
thế". Các chuẩn mực hành vi có thể liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống làm việc,
từ cách tư duy, nhìn nhận vấn đề như ở tổ chức này người ta đi thẳng vào vấn đề, tổ
chức khác tư duy kiểu vòng vèo, lan man, tránh né nói thẳng vào vấn đề; cách gắn sự
kiện với công việc, với các mục tiêu lâu dài, cách cụ thể hóa các mục tiêu, đặc thù qua
các bài hát truyền thống của trường, đến lòng tự trọng, quan hệ liên cá nhân, quan hệ
với cộng đồng và xã hội, và các biểu tượng như logo, phù hiệu…
Trong các chuẩn mực, có chuẩn mực về hình thức và chuẩn mực về nội dung.
Các chuẩn mực về hình thức, hữu hình, dễ hoặc có thể nhìn thấy bằng mắt thường
gồm biểu tượng (logo), khẩu hiệu, phương châm hành động, trang phục của các
thành viên và kiến trúc, cách bày trí nơi làm việc. Chuẩn mực về nội dung chính là
những quy định bằng văn bản của tổ chức về các hành động, hành vi nên làm hay
không được phép làm như nguyên tắc, nội quy của nhà trường.
1.3.2.6. Các mối quan hệ giao tiếp - ứng xử nội bộ và với bên ngoài
Trong nhà trường, quan hệ nhân sự liên quan tới nhiều mối quan hệ đan chéo
như thầy - thầy, nhà quản lý - cán bộ và GV, thầy - trò, trò - trò, nhà trường - cộng
đồng, nhà trường - các cơ quan thẩm quyền địa phương, nhà trường - cơ quan cấp
trên chủ quản,... Các mối quan hệ này được thực hiện thông qua nhiều kênh, trong
đó có kênh giao tiếp chính diễn ra trong đời sống làm việc ở trường. Đó là cách thể
hiện của mỗi thành viên nhà trường trong ứng xử hàng ngày. Tùy theo hệ giá trị
được thừa nhận và những ngầm định nền tảng của mỗi tổ chức nhà trường mà có
những loại hình phong cách ứng xử được lựa chọn phù hợp. Chẳng hạn, mỗi tập thể
sư phạm có một phong cách ứng xử khác nhau: niềm nở, thân mật hay giữ khoảng
cách, nghiêm túc; xuề xòa, vui nhộn, hay công thức, trang trọng; nơi nhiệt tình,
quan tâm nhưng có nơi lạnh nhạt, bàng quan …
Ngoài ra, tổ chức nhà trường còncó mối quan hệ, giao tiếpvới bên ngoài như
21
với các đối tác khác, với chính quyền địa phương, phụ huynh HS, các nhà tài trợ,
hoặc chuyên gia nước ngoài…
1.3.2.7. Phong cách làm việc
Mỗi một tổ chức nhà trường, dù có ý thức hay vô thức, đều hình thành nên
một phong cách làm việc riêng. Tính đặc thù đó được thể hiện qua quy trình giải
quyết công việc hàng ngày và việc tổ chức các nghi thức, nghi lễ trong nhà trường.
Đó là các quy trình, thủ tục, cách thức tổ chức, thực hiện các buổi họp, hội nghị, lễ
hội, các sự kiện … của tổ chức nhà trường đều là những biểu hiện cụ thể của văn
hóa tổ chức, của kiểu làm việc mà tổ chức đang duy trì. Nó thể hiện qua việc bố trí
lịch, kế hoạch tổ chức sinh hoạt, hội họp sao cho hợp lý, tiết kiệm thời gian mà đạt
được hiệu quả cao.
Yếu tố này đặc biệt quan trọng vì nó phản ánh toàn bộ cách tư duy và cách
thức thực thi. Đây là khía cạnh giúp chúng ta đánh giá được mức độ triệt để trong
hành động của một tổ chức, bởi việc thiết kế được một hệ thống các quy trình thủ
tục làm việc đã không hề đơn giản, việc đưa các quyết định đó vào thực tiễn có thể
còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong nỗ lực duy trì một nền nếp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, quy
chế làm việc và hệ thống các quy định, nội quy đóng một vai trò hết sức quan trọng.
1.3.2.8. Môi trường cảnh quan sư phạm
Việc kiến trúc xây dựng và cách bày trí nơi làm việc phản ánh các giá trị và
niềm tin của tổ chức. Do vậy, kiến trúc của các công sở nói chung và trường học nói
riêng cần tạo cảm giác trang trọng, tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến tính thân
thiện của công sở. Nhà trường cần có môi trường cảnh quan xanh – sạch – đẹp và an
toàn cho việc dạy và học. Trong phòng học, nếu có thể được, tùy theo môn học mà
bàn, ghế có thể được bố trí cho phù hợp. Phòng hội đồng, phòng nghỉ cho GV cũng
cần được bố trí ở những vị trí phù hợp.
Tạo dựng một môi trường sư phạm thông qua việc bố trí một cách khoa học
nơi làm việc, tạo cảnh quan nhà trường lịch sự, trang nhã, thẩm mỹ; bố trí các bảng
chỉ dẫn, bảng thông tin, thông báo ở những vị trí thuận tiện, dễ dàng cho Cán bộ,
GV, HS và người ngoài đến liên hệ công tác khi cần tìm hiểu.
22
1.3.2.9. Phong cách lãnh đạo và phương pháp truyền thông
Phong cách lãnh đạo trong nhà trường là một hợp phần quan trọng của
VHNT vì người lãnh đạo, quản lý là hình ảnh, tiếng nói đại diện cho nhà trường.
Phong cách lãnh đạo là sự cụ thể hóa của tư duy lãnh đạo. Các phong cách độc
đoán, dân chủ hay tự do đều có những ưu điểm nhất định, tùy thuộc vào bối cảnh
mà chúng được vận dụng. Tuy nhiên, phong cách dân chủ với những nỗ lực nhằm
tăng quyền tự chủ, khích lệ sáng tạo và cơ hội chịu trách nhiệm đến cùng về quan
điểm và hành động được chứng minh là đảm bảo mang lại cam kết và hứng khởi
trong hành động. Cần xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia
sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội
thể hiện, phát triển các khả năng của mình, xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá thi
đua khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc.
Việc truyền bá, phổ biến thông tin trong nội bộ tổ chức hay từ tổ chức ra bên
ngoài và ngược lại là một trong những dấu hiệu nhận biết quan trọng về văn hoá ở một
nhà trường. Trước hết là sự chia sẻ thông tin trong nội bộ tổ chức có được phổ biến
rộng khắp tới mọi thành viên, ai cần cũng được cung cấp hay chỉ một bộ phận CBQL tự
coi đó là một thứ “đặc quyền”, quản lý các thông tin rất khắt khe, không muốn cho
người khác biết sẽ có nhiều bất lợi cho địa vị của mình. Cách thức truyền thông cũng là
nét văn hoá tổ chức bởi đó là cách thức giao tiếp người – người: ý kiến được truyền đạt
trực tiếp hay gián tiếp, theo hướng một chiều độc đoán “truyền lệnh” hay hai chiều dân
chủ đối thoại, thông qua phương tiện truyền thống hay hiện đại.
1.3.3. Cấu trúc và biểu hiện của văn hóa nhà trường
1.3.3.1. Cấu trúc của hóa nhà trường
Hầu hết các nhà nghiên cứu khi bàn về cấu trúc VHNT đều nhất trí với một
trong hai mô hình cấu trúc sau đây:
Mô hình thứ nhất – Mô hình tảng băng (hai tầng bậc): Mô hình này được đưa
ra bởi Frank Gonzales (1978). Theo ông, văn hóa tổ chức giống như một tảng băng,
có văn hóa biểu hiện ở bề mặt và văn hóa ở chiều sâu. Trong đó, bề mặt văn hóa là
những thành tố dễ nhìn thấy, dễ quan sát được và dễ thay đổi. Bề sâu của văn hóa là
các giá trị, niềm tin và các ý nghĩ của của con người mà chúng ta khó quan sát được
hoặc khó thay đổi (Dẫn theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc [14])
23
Hình 1.1. Mô hình tảng băng của Frank Gonzales
Đây là mô hình nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam sử dụng khi bàn về cấu
trúc của VHNT. Theo mô hình này, VHNT giống như tảng băng, bao gồm phần nổi
và phần chìm:
Sơ đồ 1.2: Các tầng bậc của văn hóa nhà trường
 Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu
Phần nổi  Khung cảnh, cách bài trí lớp học
 Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng
 Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ
 Các hoạt động văn hoá, học tập của trường…
 Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân

 Quyền lực và cách thức ảnh hưởng
 Thương hiệu Phần chìm
 Các giá trị
 Các giả định ngầm…

 Mô hình thứ hai - Mô hình cấu trúc 3 tầng bậc:
Đây là mô hình của văn hóa tổ chức mà Edgar H. Schein đưa ra và được áp dụng
vào VHNT. Theo mô hình này, VHNT bao gồm 3 tầng bậc:
24
- Tầng thứ nhất: Những yếu tố hữu hình – có thể quan sát được.
- Tầng thứ hai: Những giá trị được thể hiện, bao gồm niềm tin, thái độ, cáchứng
xử…
- Tầng thứ ba: Những giả thiết cơ bản – bao gồm những yếu tố liên quan đến
môi trường xung quanh, thực tế của tổ chức, đến hoạt động và mối quan hệ giữa con
người trong tổ chức. [14]
Trong hai mô hình này, mô hình 3 cấp độ của VHNT phản ánh chặt chẽ và đầy đủ
hơn về cấu trúc của VHNT. Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là những giả thiết
cơ bản – tầng thứ ba trong cấu trúc văn hóa. Theo Edgar H. Schein, tầng giả định cơ
bản bề sâu chính là những giả thiết ban đầu, được hỗ trợ bởi một linh cảm hay một giá
trị nào đó, được sử dụng liên tục khi giải quyết một vấn đề, dần dần trở thành hiện thực.
Tầng giả thiết cơ bản bề sâu này sẽ quyết định đến cách giải quyết, nhìn nhận, xem xét
mọi vấn đề của tổ chức, nó chi phối việc lựa chọn phương án nào, giá trị nào. Ngược
lại, nếu giả định là tất cả các thành viên đều năng động và có trách nhiệm, tổ chức sẽ
khuyến khích mọi người làm việc theo cách riêng và theo tốc độ riêng của mỗi người.
Tầng giả định cơ bản này có mối quan hệ chặt chẽ, chi phối đến hai tầng còn lại là
những yếu tố hữu hình và những giá trị được thể hiện.
Tuy nhiên để có thể xác định được tầng giả định trong cấu trúc VHNT đòi hỏi
phải có thời gian dài tìm hiểu, thâm nhập vào thực tế nhà trường.
1.3.3.2. Biểu hiện của văn hóa nhà trường
Do VHNT là tập hợp tất cả những yếu tố làm nên đặc trưng riêng biệt của nhà
trường này so với nhà trường khác và so với các tổ chức khác cho nên các biểu hiện
của VHNT đặc biệt phong phú. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về VHNT, các biểu hiện cụ
thể thường được đề cập đến đó là:
 Sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường

 Các chuẩn mực, giá trị, niềm tin trong nhà trường

 Các truyền thống, nghi thức, nghi lễ của nhà trường

 Lịch sử và những câu chuyện được lưu truyền của nhà trường

 Con người và các mối quan hệ trong nhà trường

 Kiến trúc, hiện vật và các biểu tượng của nhà trường. [11]

Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả PetersonK.D., Deal T.E., Gonzales F.,
25
Jerald C., Richardson J. về các biểu hiện của VHNT, có thể thấy VHNT được biểu
hiện cụ thể thành hai tầng bậc (các yếu tố bề nổi và các yếu tố bề sâu) như sau:
* Các yếu tố bề nổi của VHNT là những yếu tố có thể quan sát được, bao gồm:
- Các yếu tố ngoại cảnh của nhà trường, như: tranh ảnh, khẩu hiệu, cây cảnh,
cây xanh, nơi trưng bày sản phẩm của HS, phòng truyền thống, phòng sinh hoạt tập
thể của GV, phòng sinh hoạt tập thể của HS…
- Sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường.
- Logo, phù hiệu, biểu trưng, bài hát truyền thống của nhà trường.
- Các nghi lễ, nghi thức truyền thống của nhà trường.
- Không khí lớp học.
- Kỉ luật, nề nếp của nhà trường.
- Hoạt động của GV trong nhà trường.
- Hoạt động tập thể của GV, HS nhà trường.
- Những giao tiếp không chính thức giữa các nhóm người trong nhà trường.
- Thái độ, hành động liên quan đến quyền lợi cá nhân của cán bộ GV.
- Thái độ, hành động liên quan đến trách nhiệm của cán bộ, GV.
* Các yếu tố bề sâu của VHNT – là những yếu tố không trực tiếp quan sát được
mà phải trực tiếp trải nghiệm ở trong nhà trường. Các yếu tố bề sâu của VHNT
bao gồm:
- Mong muốn cá nhân của các thành viên nhà trường.
- Nhu cầu cá nhân của các thành viên trong nhà trường.
- Cảm xúc các thành viên khi đến trường.
- Sự phân bổ quyền lực trong nhà trường.
- Các giá trị được coi trọng của nhà trường: sự sáng tạo, đổi mới, sự hợp tác...
- Các giá trị trong mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường: sự chân
thật, sự cởi mở, sự tôn trọng, tin tưởng…
1.4. Những vấn đề lýluận về quản lý văn hóa nhà trƣờng
1.4.1. Mục đích quản lý văn hóa nhà trường
Dưới góc độ tổ chức, VHNT được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một
môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với môi trường bên
ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ
26
hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. VHNT sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở
thành một trung tâm văn hóa, giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng
nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện. Vì
vậy quản lý tốt VHNT giúp tạo động lực làm việc cho GV và HS; hỗ trợ điều phối
và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy
tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà
trường xây dựng lên; giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức, hạn
chế tiêu cực, xung đột; là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo
đà cho sự phát triển bền vững.
Đối với đội ngũ CBQL, GV nhà trường, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá
nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự
hợp tác vì mục tiêu chung. Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy
học, và hơn ai hết, chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách
học trò. Vì vậy, quản lý tốt VHNT sẽ tạo ra bầu không khí tin cậy giúp các cá nhân
tăng cường hợp tác, chia sẻ lẫn nhau trong nhà trường.
Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi.
Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa,
học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn
là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt
đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, VHNT
còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì
trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính
khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã
hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống
mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi
một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử
hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh. Quản lý tốt VHNT giúp HS
có môi trường học tập tốt, thân thiện và nhân ái.
Như vậy, mỗi nhà trường dù có ý thức hay không cũng tạo ra VHNT của mình
trong quá trình tổ chức dạy và học, quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý VHNT một cách
chủ động, với tư cách là một nội dung công tác quản lý nhà trường để thực sự có
27
tác động giáo dục tích cực đến các thành viên trong nhà trường, tác động đến chất
lượng dạy và học… là trách nhiệm của các nhà quản lý.
1.4.2. Nội dung quản lý văn hóa nhà trường
1.4.2.1. Hình thành (xây dựng) văn hóa nhà trường
Để xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cần tính đến nhiều
yếu tố. Trước hết cần xác định thế nào là một nhà trường có chất lượng giáo dục tốt,
trên cơ sở đó xác định các giả thiết cơ bản làm cơ sở cho việc chọn lựa các giá trị,
niềm tin trong nhà trường. Các giá trị, niềm tin sẽ quyết định đến việc xây dựng các
chuẩn mực cũng như việc tổ chức các yếu tố bề mặt của VHNT.
Để làm căn cứ cho việc xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
có thể lấy mô hình một nhà trường thành công làm cơ sở để xác lập các giả định và
giá trị nền tảng của nhà trường. Một nhà trường thành công hiện nay cần đáp ứng
được các tiêu chí cơ bản, đó là dạy học hướng vào HS, lấy HS làm trung tâm;
chương trình học đảm bảo tính học thuật, tính khoa học; GV có phương pháp giảng
dạy tích cực hoá người học, kích thích tự học và được huyến khích trao đổi chia sẻ
kinh nghiệm với nhau. Bên cạnh đó, nhà trường cần thúc đẩy, cổ vũ tinh thần hợp
tác, kỹ năng làm việc nhóm giữa các thành viên; đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển
chuyên môn cho đội ngũ GV (HT có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên
môn cho GV; khuyến khích GV tích cực học hỏi, thường xuyên dự giờ, trao đổi chia
sẻ kinh nghiệm chuyên môn; thiết lập quy trình, công cụ giám sát, đánh giá khen
thưởng hợp lý, nhằm thúc đẩy GV cải thiện, nâng cao chuyên môn). Mặt khác, Hiệu
trưởng cần chia sẻ vai trò lãnh đạo (HT và các GV phải cùng làm việc, cùng hoạt
động với tinh thần hợp tác và cộng tác). Ngoài ra, nhà trường cần nuôi dưỡng năng
lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho CB, GV, HS; xây dựng mối quan hệ
thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng (Nhà trường luôn luôn hỗ trợ cộng đồng,
cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt về giáo dục cho cộng đồng và ngược lại cộng
đồng luôn luôn hỗ trợ lại nhà trường).
Dựa trên cơ sở các yếu tố cấu thành VHNT và các yếu tố ảnh hưởng VHNT,
có thể xác định các nội dung cơ bản của xây dựng VHNT bao gồm:
- Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy
- Niềm tin, các loại thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân
28
- Biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường
- Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên
- Nghi thức và hành vi, đồng phục…
Việc xây dựng VHNT trong bất kỳ trường học nào cũng dựa trên các yếu tố
đó, song cần đặt trọng tâm ở các nội dung cốt lõi của VHNT, đó là các giá trị và các
chuẩn mực văn hóa ứng xử.
Xây dựng một niềm tin và thái độ đúng đắn cho tất cả đội ngũ nhà giáo và
cán bộ trong trường theo triết lý giáo dục chung và riêng của mình. Mỗi trường có
định hướng giáo dục nhân cách HS theo quan điểm giáo dục HS độc lập, mạnh dạn,
tự tin, hay giáo dục HS ngoan ngoãn nề nếp theo một khuôn mẫu, hoặc giáo dục HS
tự chủ trong cuộc sống và cởi mở trong một cộng đồng hoà hợp, điều này sẽ chi
phối đến những yếu tố tiếp sau. Xây dựng thái độ và niềm tin của các thành viên
trong nhà trường tạo ra một động lực phấn đấu và đồng thời cũng là cơ sở của việc
đánh giá chất lượng giáo dục VHNT.
Xây dựng hệ thống chuẩn mực văn hóa chung và riêng của nhà trường là một
việc làm cần thiết, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu giáo dục mang tính bảo
tồn văn hóa dân tộc cũng như nội dung giáo dục văn hóa trong nhà trường. Đồng
thời nó đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trường có văn hóa mà ở đó “trường ra
trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy và trò ra trò” và các hoạt động giáo dục có tính định
hướng văn hóa. Mọi sự vật hiện tượng đi vào đúng bản chất của nó.
Xây dựng các chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ trong
nhà trường. Trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp sau là mối
quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách có văn hóa. Giáo
dục VHNT cho HS cần được đặt trong một môi trường giáo dục văn hóa với các hoạt
động giáo dục có ý nghĩa, mang tính định hướng. Xây dựng hệ thống chuẩn mực
VHNT đóng một vai trò quan trọng và cần thiết được đặt ra trong tương lai sao cho sự
du nhập văn hóa ngoại ở thế hệ trẻ nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình.
Ở đây cũng cần xây dựng và giáo dục phương pháp tiếp nhận văn hóa có chọn lọc cho
các thế hệ mai sau. Bao gồm: Giáo dục đạo đức; giáo dục truyền thống hiếu học và tôn
sư trọng đạo; giáo dục kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử.
Mặt khác, xây dựng VHNT cần hướng vào người học, đó là: Đáp ứng những
29
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM

Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...hieu anh
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...nataliej4
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...HanaTiti
 
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng - Gửi miễn...
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng  - Gửi miễn...Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng  - Gửi miễn...
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...
Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...
Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
Quản lý hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh ...
 
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan PhượngPhát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu họcLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
 
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng - Gửi miễn...
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng  - Gửi miễn...Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng  - Gửi miễn...
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng - Gửi miễn...
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCSLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
 
Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...
Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...
Khóa Luận Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam để phục hoạt độn...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG THỊ ÁNH TUYẾT QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG THỊ ÁNH TUYẾT QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 Ngƣờihƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý kiến nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện để học viên hoàn thành chương trình học tập tại trường và thực hiện đề tài này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, người đã tận tình và dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo, nhân viên, các tổ chức đoàn thể, các em học sinh trong trường Trung học phổ thông Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ để tác giả có những thông tin, số liệu thực tế về vấn đề nghiên cứu, giúp đánh giá một cách khách quan và rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn vô cùng quý báu cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho luận văn. Đồng thời, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Với sự nỗ lực hết sức của bản thân tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn với nội dung đầy đủ, sâu sắc, có hướng mở. Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức và thời gian nghiên cứu, luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Thị Ánh Tuyết i
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CB : Cán bộ CBQL : Cán bộ quản lý ĐHGD : Đại học giáo dục ĐHQG : Đại học Quốc gia ĐHSP : Đại học sư phạm GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh NV : Nhân viên QLGD : Quản lý giáo dục STT : Số thứ tự TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông VHNT : Văn hóa nhà trường ii
  • 5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ............................................................. vii MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG................................5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................5 1.1.1. Nghiên cứu văn hóa nhà trường ........................................................................5 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường .....................................................6 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.............................................................................7 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ...............................................7 1.2.2. Văn hóa, văn hoá tổ chức, văn hóa nhà trường ............................................ 10 1.2.3. Quản lý văn hóa nhà trường............................................................................ 13 1.3. Những vấn đề lýluận về văn hóa nhà trƣờng.................................................. 13 1.3.1. Vai trò của văn hóa nhà trường...................................................................... 13 1.3.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường..................................................... 18 1.3.3. Cấu trúc và biểu hiện của văn hóa nhà trường............................................. 23 1.4. Những vấn đề lýluận về quản lý văn hóa nhà trƣờng................................... 26 1.4.1. Mục đích quản lý văn hóa nhà trường ........................................................... 26 1.4.2. Nội dung quản lý văn hóa nhà trường ........................................................... 28 1.4.3. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lý văn hóa nhà trường............... 34 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lývăn hóa nhà trƣờng ở trƣờng Trung học phổ thông...................................................................................................... 35 1.5.1. Các yếu tố khách quan..................................................................................... 36 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ......................................................................................... 37 1.6. Các đặc trƣng và yêu cầu của bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay............. 39 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌERROR! BOOKMA 2.1. Khái quát đặc điểm tìnhhìnhtrƣờng THPT Đoan HùngError!Bookmarknot defined. iii
  • 6. 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của nhà trường ....... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường ........... Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường ..................... Error! Bookmark not defined. 2.1.4 . Thực trạng cơ sở vật chất ............................. Error! Bookmark not defined. 2.1.5.Quy mô và chất lượng giáo dục trong 5 năm gần đâyError!Bookmark not defined. 2.2. Giới thiệu khảo sát ............................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Mục đích khảo sát .......................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Nội dung khảo sát .......................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Phương pháp khảo sát ................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Đối tượng khảo sát ........................................ Error! Bookmark not defined. 2.3. Kết quả khảo sát ............................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Thực trạng văn hóa nhà trường ở trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Thực trạng quản lý văn hóa nhà trường ở trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .................................................. Error! Bookmark not defined. 2.4. Đánh giá thực trạng .......................................... Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Điểm mạnh ..................................................... Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Điểm yếu ........................................................ Error! Bookmark not defined. 2.4.3. Thuận lợi ........................................................ Error! Bookmark not defined. 2.3.4. Khó khăn ........................................................ Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAYERROR! BOOKMARK NO 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lývăn hóa nhà trƣờng ở trƣờng THPT Đoan Hùng ....................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu của văn hóa nhà trườngError! Bookmark not defined. 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi .. Error! Bookmark not defined. 3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa, chọn lọc, bảo tồn và phát triển hệ thống các giá trị văn hóa .......................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.5. Đảm bảo tính khoa học, phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh .................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xóa bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến nhà trường Error! Bookmark not defined. iv
  • 7. 3.2. Biệnpháp quản lý văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay ........ Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò của văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay .................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hàng năm về quản lý văn hóa nhà trường và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả .................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cho đội ngũ giáo viênError!Bookmark not defined. 3.2.4. Biện pháp 4: Phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh trong tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường ................................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.5.Biện pháp 5: Tăng cường quản lý việc thực hiện kỷ cương, nề nếp dạy và học, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và các hành vi văn hóaError!Bookmark no 3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng môi trường học tập, cảnh quan sư phạm, khuôn viên nhà trường xanh - sạch - đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường ........................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội trong việc giáo dục văn hóa nhà trường cho học sinh. .................... Error! Bookmark not defined. 3.2.8. Biện pháp 8: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lý văn hóa nhà trường .................................................. Error! Bookmark not defined. 3.3 . Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................... Error! Bookmark not defined. 3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý văn hóa nhà trƣờng .................................... Error! Bookmark not defined. 3.4.1. Tính cấp thiết và tính khả thi ......................... Error! Bookmark not defined. 3.4.2. Những thuậnlợi và khó khănkhi thựchiệncácbiện phápError!Bookmarknot defined KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................43 PHỤ LỤC 1 .............................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. v
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng, cơ cấu học sinh trường THPT Đoan HùngError! Bookmarknot defined. Bảng 2.2. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.Error!Bookmarknot defin Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinhError!Bookmarknot defined. Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọngcủa VHNTError! Bookmarknot Bảng 2.5. Nhận thức của GV về ảnh hưởng của VHNT đến GVError!Bookmarknot defined Bảng 2.6. Nhận thức của HS về ảnh hưởng của VHNT đếnHSError!Bookmarknot defined. Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL, GV về mối quan hệ giữa các thành viên trong công tác xây dựng VHNT .............. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV, HS về mức độ biểu hiện của các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trườngError! Bookmark not defined. Bảng 2.9. Mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm chuẩn mực, nội quy của HS nhà trường .......................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.10. Nhận thức của CBQL, GV, HS về các nội dung giáo dục VHNTError! Bookmark not d Bảng 2.11. Nhận thức của CBQL, GV, HS về các con đường giáo dục VHNTError! Bookmark not d Bảng 2.12. Thực trạng các con đường hình thành VHNTError! Bookmark not defined. Bảng 2.13. Đánh giá mức độ tự hào và niềm tin của các thành viên vào tổ chức nhà trường ................................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý VHNTError! Bookmark not vi
  • 9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý VHNT...............................................................Error!Bookmarknot defined. Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý VHNT...............................................................Error!Bookmarknot defined. Sơ đồ 1.1. Các yếu tố cấu thành VHNT................................................................ 18 Sơ đồ 1.2. Các tầng bậc của văn hóa nhà trường................................................. 24 Sơ đồ 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý văn hóa nhà trường................... 35 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức trường THPT Đoan HùngError!Bookmarknot defined. Hình 1.1. Mô hình tảng băng của Frank Gonzales............................................. 24 vii
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đang bước vào thế kỷ thứ XXI với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin - truyền thông đang làm thay đổi mọi thứ. Điều đó mở ra không ít những triển vọng phát triển giáo dục cho các quốc gia và cho các nhà trường, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển văn hóa nói chung và VHNT nói riêng. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ một trong những hạn chế trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người ở nước ta trong 5 năm 2011 – 2015 là: “Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục”, “đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại”, văn kiện cũng chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, trong đó có nguyên nhân “nhiều cấp ủy, chính quyền nhận thức chưa đúng tầm quan trọng và chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực này; lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt”. Đồng thời, văn kiện cũng nêu ra phương hướng, nhiệm vụ về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong những năm tới là: “xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, đạo đức, lối sống”, “chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.[3] Các nhà giáo dục trên thế giới cho rằng, để một trường học phát triển bền vững thì nhà trường đó cần có một môi trường văn hóa khuyến khích tất cả mọi người làm việc và học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho nhà trường. Khi có được một nền văn hóa như vậy thì nhà trường sẽ rất dễ dàng đạt được viễn cảnh, sứ mạng và các mục tiêu đã đặt ra. Ở Việt Nam, trong những năm qua, VHNT đã chịu những tác động rất lớn từ môi trường văn hoá - xã hội theo xu thế phát triển của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá. Trong bối cảnh phát triển nhà trường nước ta hiện nay, văn hóa tổ chức của nhà trường cần được định hướng để thực sự phát huy ảnh hưởng tích cực của nó đến mọi thành viên trong tổ chức nhà trường - đặc biệt là thế hệ trẻ đang trưởng thành. Bởi lẽ, nhà trường là một tổ chức nên VHNT trước hết là văn hóa của một tổ chức hành 1
  • 11. chính - sư phạm. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội. Trong mỗi nhà trường, văn hóa tồn tại một cách tự nhiên, khách quan. Do vậy, nhà trường nào cũng có văn hóa của riêng mình. Để tạo lập và phát triển bản sắc văn hóa riêng ấy, mỗi nhà trường cần nhận thức rõ bản chất văn hóa của trường mình; đồng thời, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở một nhà trường phải là việc làm lâu dài, có chủ đích rõ ràng và tiếp nối của các chủ thể quản lý nhà trường cùng với sự thống nhất, đồng thuận của tập thể sư phạm. Ở Trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trong nhiều năm qua nhà trường luôn ý thức và phấn đấu không ngừng cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước hướng tới sự phát triển bền vững. VHNT luôn song hành và có tác động mạnh mẽ đến sứ mạng và mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã đặt ra. Bên cạnh những tác động tích cực, thì những yếu tố tiêu cực từ môi trường văn hoá nhà trường tự phát đang hàng ngày, hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá trình giáo dục trong nhà trường, đến các thầy cô giáo và các em HS - thế hệ tương lai của đất nước. Thế nhưng, vấn đề nhận diện VHNT và tìm kiếm các biện pháp quản lý sự hình thành và phát triển VHNT hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý VHNT chưa được xem xét một cách hệ thống, bài bản. Với tư cách là CBQL, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý VHNT trong bối cảnh hiện nay và sự cần thiết phải xây dựng và phát triển một môi trường VHNT lành mạnh, tích cực, nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường, tạo động lực cho sự phát triển bền vững. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý văn hóa nhà trường ở trường Trung học phổ thông Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp quản lý VHNT mang tính khả thi, phù hợp với thực tế quản lý giáo dục ở Trường THPT Đoan Hùng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách người học trong điều kiện hiện nay. 2
  • 12. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Văn hóa nhà trường ở trường Trung học phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý VHNT ở Trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trongbối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn thời gian khảo sát Khảo sát và sử dụng số liệu nghiên cứu từ năm 2011 đến nay 4.2. Giới hạn về khách thể khảo sát Khách thể khảo sát bao gồm 04 CBQL, 62 GV và 285 HS của Trường THPT Đoan Hùng. 5. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng VHNT và công tác quản lý VHNT ở trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào? Những biện pháp nào để quản lý VHNT hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay? 6. Giả thuyết khoa học Nếu có các biện pháp quản lý VHNT phù hợp với lý luận của khoa học quản lý giáo dục, quản lý văn hóa và điều kiện thực tế của Trường THPT Đoan Hùng, khi được áp dụng sẽ tạo nên một môi trường giáo dục tích cực cho cán bộ, GV và HS, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Trường THPT Đoan Hùng trong bối cảnh hiện nay. 7. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau: 7.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý VHNT bậc THPT. 7.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng văn hoá nhà trường và thực trạng quản lý VHNT ở Trường THPT Đoan Hùng. 7.3. Đề xuất các biện pháp quản lýVHNT ở Trường THPT Đoan Hùng. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệuvề lý luận có liênquan đếncôngtác quản lý VHNT để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 3
  • 13. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Tác giả sử dụng các phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; quan sát; phương pháp đàm thoại; nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác quản lý VHNT ở tường THPT Đoan Hùng; trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu và thực tiễn công tác quản lý VHNT tại trường THPT Đoan Hùng, phân tích, hệ thống, đánh giá những ưu điểm và tồn tại, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm. 8.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu Vận dụng công thức toán học, thống kê để xử lý, phân tích số liệu thu được về mặt định tính và định lượng các kết quả khảo sát. 9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễncủa đề tài 9.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu đã làm sáng tỏ lý luận về quản lý VHNT trong các trường THPT. 9.2.Ý nghĩa thực tiễn Những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý giáo dục đặc biệt là Hiệu trưởng trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và các trường THPT có điều kiện tương tự. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý văn hoá nhà trường ở trường Trung học phổ thông. Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý văn hoá nhà trường ở trường Trung học phổ thông Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý văn hoá nhà trường ở trường Trung học phổ thông Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 4
  • 14. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu văn hóa nhà trường Thuật ngữ “văn hóa tổ chức” (organisational culture) xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960. Thuật ngữ tương đương “văn hóa công ty” (corporate culture) xuất hiện muộn hơn, khoảng thập niên 1970 và trở nên hết sức phổ biến sau khi tác phẩm văn hóa công ty của Terrence Deal và Atlan Kennedy được xuất bản tại Mỹ năm 1982. Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị và quy tắc được các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức chia sẻ với nhau. Các giá trị và quy tắc này quy định cách thức ứng xử của mọi người với nhau và giữa những người trong tổ chức với các bên có liên quan nằm ngoài tổ chức [8]. VHNT là văn hóa của một tổ chức. Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính - sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng cho những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại dù ít hay nhiều một nền văn hóa nhất định. Ở Việt Nam, VHNT là một khái niệm xuất hiện trong nhiều chục năm gần đây, nhưng nội hàm của nó thì đã được đề cập từ lâu, trong nhiều tình huống của giáo dục và đào tạo, nhất là ở thời kỳ đổi mới. VHNT đã được các nhà nghiên cứu giáo dục coi là một yếu tố rất cơ bản của cơ chế phát triển đối với từng nhà trường cũng như của toàn hệ thống các trường học nói chung, nó làm nền tảng và định hướng cho sự phát triển và tiến bộ của nhà trường, và là một động lực quan trọng để thực hiện đổi mới QLGD ở từng nhà trường. VHNT từ lâu cũng đã được nghiên cứu ở nước ta nhưng là nghiên cứu ở một số khía cạnh, biểu hiện cụ thể đơn lẻ như văn hóa học đường, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp… trong nhà trường. Có thể kể đến các tác giả: Phạm Minh Hạc với “Giáo dục giá trị - xây dựng văn hóa học đường”; Phạm Quang Huân: “Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của VHNT”; Đỗ Huy với “Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học”; Nguyễn Thị Kim Ngân: “Văn hóa 5
  • 15. giao tiếp trong nhà trường”; Phạm Đoan Hùng “Môi trường giáo dục”; Văn Đức Thanh: “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở”; Trường ĐHSPHN - Viện Nghiên cứu sư phạm: “Xây dựng văn hóa học đường - Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường”... Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu trên đây chưa phải là những khảo cứu chuyên sâu về VHNT, nhất là chưa đề cập đến công tác quản lý VHNT ở các trường THPT. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường Quản lý VHNT là một nội dung quan trọng của quản lý và lãnh đạo nhà trường. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước nghiên cứu vấn đề này. VHNT với tính trọn vẹn như văn hóa của một tổ chức đã được đề cập đến trong các nghiên cứu gần đây về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Chẳng hạn: - Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục, Nhà xuất bản ĐHSP. Trong đó, tác giả nghiên cứu theo hướng áp dụng các vấn đề cơ bản của văn hóa tổ chức vào giáo dục và quản lý giáo dục. Tác giả chỉ ra bộ ba cấu thành nên văn hóa tổ chức đó là nhận thức – hành vi – thái độ và được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tổ bên trong và với môi trường bên ngoài của tổ chức.[10] - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Quản lí VHNT, Tài liệu bài giảng chương trình đào tạo thạc sĩ QLGD, trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội. Trong tài liệu này, tác giả đã hệ thống lại các vấn đề cơ bản của văn hóa tổ chức cũng như VHNT, từ đó đưa ra những gợi ý và những hướng vận dụng trong xây dựng VHNT đối với các nhà trường ở Việt Nam.[14] - Phạm Quang Huân (2007), “Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của VHNT”, Kỷ yếu Hội thảo văn hóa học đường, Viện nghiên cứu sư phạm, Trường ĐHSP Hà Nội. Trong đó tác giả cũng tiếp tục khẳng định, VHNT là văn hóa của một tổ chức. Tác giả phân tích 7 biểu hiện trong hình thái và cấp độ biểu hiện của VHNT đồng thời đưa ra 5 lí do để khẳng định tầm quan trọng của VHNT đối với chất lượng giáo dục: Văn hóa là tài sản lớn của bất kì một tổ chức nào, VHNT tạo động lực làm việc, VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát, VHNT hạn chế tiêu cực và xung đột, văn hóa nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường... [9] Nhìn chung, các nghiên cứunói trêntập trung vào hai hướng cơ bản: thứ nhất, 6
  • 16. các vấn đề lí thuyết của VHNT (sự hình thành và phát triển của VHNT, cấu trúc, các cấp độ và biểu hiện của VHNT, vai trò của VHNT, vai trò của Hiệu trưởng trong xây dựng VHNT...); thứ hai, nghiên cứu và xây dựng các công cụ, đưa ra các hướng dẫn để vận dụng vào thực tiễn nhằm đánh giá VHNT, định hình VHNT theo hướng tích cực; thực hiện những nghiên cứu cụ thể về đánh giá VHNT hay xây dựng các giá trị của trường học văn hóa như những gợi ý hay hướng dẫn để các nhà trường có thể áp dụng vào điều kiện thực tế của trường mình. Tuy nhiên, do đặc thù của trường THPT và điều kiện của từng địa phương cũng như sự quan tâm của các nhà quản lý với công tác xây dựng và phát triển VHNT, trong những năm qua, quản lý văn hóa ở trường THPT Đoan Hùng chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, hoạt động quản lý này cần phải nghiên cứu để đề ra những biện pháp hữu hiệu, có tính khả thi cao, góp phần xây dựng một môi trường giáo dục tích cực nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào giáo dục của nhà trường, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1.2.1.1.Quản lý Quản lý là một trong vô số các hoạt động của con người, nhưng đó là một loại hình đặc biệt, là lao động siêu lao động, nghĩa là nó lấy các loại hình cụ thể làm đối tượng để tác động tới nhằm phối kết hợp chúng lại thành một hợp lực, từ đó tạo nên sức mạnh chung của một tổ chức. Vì vậy, quản lý vừa có những đặc điểm chung, có quan hệ hữu cơ với các hoạt động cụ thể khác, vừa có tính độc lập tương đối và mang những đặc trưng riêng của nó. James Stoner và Stephen Robbins cho rằng: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra” [Dẫn theo 26] Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý… phải có người đứng đầu. Đây là hoạt động để người thủ 7
  • 17. trưởng phối hợp nỗ lực với các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra” [1],[2]. Theo Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) tới đối tượng quản lý – trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. Cũng theo đó các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [5]. Hiện nay đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất khái niệm sau: “Quản lý là quá trình tác động có chủ định, hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm tạo ra các hoạt động hướng tới đạt mục đích chung của tổ chức dưới sự tác động của môi trường” [26]. Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản lý; đối tượng quản lý; mục tiêu quản lý; công cụ, phương tiện quản lý; cách thức quản lý (có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình) và môi trường quản lý. Những nhân tố đó có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lý. 1.2.1.2. Quản lý giáo dục Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội. Bản chất của hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại được kế thừa, bổ sung, hoàn thiện và trên cơ sở đó không ngừng phát triển. Khái niệm “Quản lý giáo dục” được các nhà lý luận và quản lý thực tiễn đưa ra dưới các góc độ khác nhau: Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định”. [7, tr.61] Các nhà quản lý giáo dục thực tiễn còn quan niệm: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ 8
  • 18. mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà còn rộng ra cho mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [17, tr 31]. Trong thực tế, QLGD là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học – giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.[13, tr16]. Như vậy, quan niệm về QLGD có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song mỗi cách định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thể QLGD; khách thể QLGD; mục tiêu QLGD; ngoài ra còn phải kể tới cách thức và công cụ QLGD. 1.2.1.3. Quản lý nhà trường Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục, là một thiết chế đặc biệt của xã hội thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai. Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, nó là tế bào quan trọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung ương đến địa phương. Quản lý nhà trường là một loại hình đặc thù của quản lý giáo dục và là cấp độ quản lý giáo dục vi mô. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi, trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vào vận hành theo nguyên lý giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS”. Ông cho rằng: “Việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý đội ngũ GV, quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ GV, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục đích giáo dục”. [7]. Có thể thấy, quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, kế 9
  • 19. hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (Ban giám hiệu, các bộ phận chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cấp trên) nhằm làm cho quá trình giáo dục nói chung và các hoạt động giáo dục - dạy học cụ thể được tiến hành trong nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của cấp học, bậc học và các mục tiêu phát triển nhà trường. Trong nhà trường, Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất của nhà trường và chịu trách nhiệm về các hoạt động trong nhà trường. Đồng thời trong nhà trường THPT còn có các phòng, tổ chuyên môn làm việc theo chế độ tập thể và các hội đồng làm việc theo chế độ tư vấn... để góp ý kiến, tư vấn, trợ giúp thủ trưởng xem xét, quyết định và thực thi đối với những vấn đề quản lý nhà trường. 1.2.2. Văn hóa, văn hoá tổ chức, văn hóa nhà trường 1.2.2.1. Văn hóa Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hóa. Theo định nghĩa của UNESCO, “Văn hóa là một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống và nhận thức – một cách hữu thức cũng như vô thức – của các cá nhân và các cộng đồng. Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỉ, các hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc…”. Ở Việt Nam, định nghĩa của Trần Ngọc Thêm về văn hóa được coi là khá đầy đủ và toàn diện: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [20]. Có thể nói, văn hóa là một khái niệm hết sức phong phú, phức tạp, nhiều đặc trưng song cơ bản vẫn nổi lên bốn đặc trưng sau: tính nhân sinh, tính giá trị, tính hệ thống và tính lịch sử. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện 10
  • 20. trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.2.2.2. Văn hóa tổ chức Nhà trường là một tổ chức với những đặc trưng riêng gắn với chức năng, nhiệm vụ của mình. VHNT vì vậy có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa tổ chức. Định nghĩa văn hóa tổ chức được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu. Theo Shwartz và Davis, “văn hóa tổ chức là lối tư duy và lối làm việc đã thành thói quen và truyền thống, nó được chia sẻ ở mức độ nhiều hay ít giữa tất cả các thành viên; những điều đó các thành viên mới phải học và ít nhất phải chấp nhận một phần để hòa đồng với các thành viên và tổ chức” văn hóa tổ chức được hình thành khi các thành viên trong nhóm “học được cách thức giải quyết những vấn đề của thích ứng với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong – những giả định cơ bản đã vận hành tốt và được xem là có giá trị và vì vậy được dạy cho những thành viên mới như những cách thức đúng để nhận thức, suy nghĩ và cảm giác trong khi xem xét các vấn đề” [12]. Khái niệm văn hoá của một tổ chức được Greert Hofstede định nghĩa: “đó là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác” [6]. Văn hóa tổ chức là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong tổ chức; thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau trong tổ chức và có xu hướng tự lưu truyền trong thời gian dài; phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong cùng lĩnh vực. [15] Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian. [14] Qua những định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng dù phát biểu theo những cách khác nhau về văn hóa tổ chức nhưng nói chung các tác giả đều nhấn mạnh những chuẩn mực và giá trị chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức. Trong thực tế, những giá trị và chuẩn mực này thường không được truyền đạt chính thức cho 11
  • 21. những người mới tới với tư cách là một thành viên mới của tổ chức, tuy nhiên những người này cũng cố gắng và muốn học về văn hóa của tổ chức mà họ mới gia nhập. Nói cách khác, văn hóa tổ chức gắn liền với những giá trị tư duy của con người, thể hiện trình độ ứng xử của con người trong các hoạt động quản lý. Văn hóa tổ chức tạo nên nét riêng biệt của tổ chức đó so với các tổ chức khác. 1.2.2.3. Văn hóa nhà trường Văn hoá nhà trường có đầy đủ đặc tính của văn hoá tổ chức song nó có những đặc trưng riêng. Theo Christopher R. Wagner, “VHNT là sự chia sẻ những kinh nghiệm cả trong và ngoài nhà trường (truyền thống và lễ kỉ niệm), tạo nên những cảm xúc về cộng đồng, gia đình và thành viên của một nhóm”. Kent D. Peterson và Terrence E. Deal định nghĩa “VHNT là một dòng chảy ngầm của những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống và nghi lễ được hình thành theo thời gian do con người làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề và đối mặt với các thách thức… định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động của con người trong nhà trường… tạo cho nhà trường sự khác biệt. Hai tác giả này nhấn mạnh: “trường học cũng là một nền văn hóa có cá tính độc đáo của riêng mình”. [11] Định nghĩa của Joan Richardson nhấn mạnh vào sự hình thành của VHNT: “VHNT là sự tích lũy các giá trị và chuẩn mực của nhiều người. Đó là sự đồng thuận về những gì quan trọng. Đó là những kì vọng của tập thể chứ không phải những kì vọng của một cá nhân”. Các tác giả Urben G.C., Hugies L.W., Noris C.J. đưa ra định nghĩa về VHNT gắn liền với chất lượng giáo dục: “Một nhà trường tốt có chuẩn chất lượng cao, có kì vọng cao đối với HS, có môi trường giảng dạy và học tập tốt, hay nói cách khác là có VHNT tốt”. [ Dẫn theo 16] Có thể hiểu, VHNT là một hệ thống phức hợp các giá trị, các chuẩn mực xung quanh chứcnăng đào tạocon người của nhà trường, được chấp nhận tự nguyện, được cam kết tôn trọngđể theođó mà cácthành viên của nhàtrườngcùng nhau thực thi các hoạt độngdạy vàhọc, nhằm hoàn thành ngày càng tốt sứ mệnh cao cả của mình. Các giá trị và chuẩn mực này phải tương đối bền vững, nghĩa là phải qua trải nghiệm và thử thách của thời gian, phải biến thành niềm tin trong hành động của mọi thành viên, và trở thành biểu tượng trong từng mặt hoạt động của nhà trường. Do đó, 12
  • 22. VHNT là sự thể hiện bản sắc tập thể, thông qua đó mà các thành viên của nhà trường được kết nối với nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung, trách nhiệm chung. 1.2.3. Quản lý văn hóa nhà trường Quản lý VHNT là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (Ban giám hiệu, các bộ phận chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục) đến toàn bộ các giá trị, niềm tin và các chuẩn mực xử sự được hình thành và duy trì trong quá trình dạy và học, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của nhà trường... nhằm đảm bảo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở HS. 1.3. Những vấn đề lýluận về văn hóa nhà trƣờng 1.3.1. Vai trò của văn hóa nhà trường 1.3.1.1. Tầm quan trọng của văn hóa nhà trường VHNT có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động diễn ra trong nhà trường đó. Theo Deal và Peterson, văn hóa ảnh hưởng và định hình đến cách mà GV, HS, cán bộ quản lý suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Văn hóa là một mạng lưới mạnh mẽ của nghi lễ và truyền thống, chuẩn mực và giá trị có ảnh hưởng đến tất cả mọi góc cạnh của đời sống nhà trường. VHNT quyết định đến việc các thành viên trong nhà trường tập trung chú ý vào cái gì, họ cam kết như thế nào với nhà trường, họ nỗ lực làm việc đến đâu và mức độ họ đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể, VHNT định hướng sự tập trung của các thành viên nhà trường vào hành vi hàng ngày và tăng cường sự chú ý vào những gì quan trọng và có giá trị. Nếu các giá trị và chuẩn mực cơ bản củng cố cho việc học tập, nhà trường sẽ tập trung vào hoạt động học tập trong nhà trường. VHNT giúp xác định và xây dựng cam kết của nhà trường đối với các giá trị cốt lõi. Nếu những nghi lễ, truyền thống, lễ kỉ niệm tạo ra tình cảm cộng đồng, GV, NV, HS và cộng đồng đó sẽ xác định với nhà trường và cam kết với những giá trị cốt lõi và các mối quan hệ ở đây. Đồng thời, VHNT tích cực làm tăng động lực làm việc. Khi nhà trường công nhận những thành quả, giá trị của những nỗ lực và cổ vũ cho những cam kết, NV cảm thấy có thêm động lực để làm việc chăm chỉ, cải tiến và ủng hộ sự thay đổi. Nếu một nhà trường có bối cảnh không rõ ràng về mục đích, thiếu một tầm nhìn có khả năng truyền cảm hứng tới mọi người, ít các buổi lễ mừng thành quả, NV sẽ biểu hiện thiếu năng lượng trong suốt quá trình làm việc. Ngoài ra, VHNT tích cực 13
  • 23. góp phần quan trọng cải thiện hiệu quả và năng suất làm việc trong nhà trường. GV và HS thành công hơn trong một môi trường văn hóa mà ở đó nuôi dưỡng sự nỗ lực làm việc, cam kết với những giá trị đến cuối cùng, chú ý giải quyết các vấn đề và tập trung vào việc học tập của tất cả HS. Craig Jerald cũng cho rằng, một VHNT tích cực có thể nhận ra ngay lập tức khi ta bước chân vào ngôi trường đó. Biểu hiện của nó là một bầu không khí yên ổn, trật tự, kỉ luật, thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường bằng một cảm giác thú vị, sống động về những mục đích mà nhà trường hướng tới. Trong môi trường đó, HS cảm thấy tự tin và đĩnh đạc, GV nói về công việc của họ với cường độ và tính chuyên nghiệp. GV, HS đều cảm thấy hạnh phúc, tự tin hơn là áp lực và căng thẳng. Tất cả mọi người đều biết rõ họ là ai và tại sao họ ở đây. GV – HS đối xử với nhau bằng sự tôn trọng như những đối tác. Theo Craig Jerald, để VHNT phục vụ hiệu quả cho kết quả giáo dục, cần phải làm cho nó trở nên tích cực thông qua tầm nhìn và giá trị của nhà trường, đồng thời phải làm cho nó trở nên mạnh mẽ thông qua tất cả các mối liên kết trong nhà trường. Văn hóa có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường thông qua những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người dạy và người học. Mặt khác, văn hóa nhà trưởng có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục còn bởi bản thân VHNT cũng là một phần của chương trình đào tạo trong nhà trường. Khái niệm chương trình đào tạo được sử dụng ở đây là chương trình đào tạo ẩn (Craig Jerald). Chương trình đào tạo ẩn được giảng dạy thông qua nhà trường, chứ không phải thông qua bất cứ một GV nào. Nó là những gì thâm nhập vào người học, nhưng có thể là những gì không bao giờ được giảng dạy trên lớp. Theo đó, chương trình đào tạo ẩn được tạo nên bởi sự kết hợp, phối hợp của tất cả các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Nó bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới các phong trào, hoạt động của người dạy, người học trong nhà trường. Trên thực tế, chương trình đào tạo ẩn được thể hiện qua các dấu hiệu như: cảnh quan nhà trường, mối quan hệ thầy trò, bè bạn, các tổ chức đoàn thể, các phong trào, hoạt động... và cả những băng rôn, khẩu hiệu trong nhà trường. Giữa chương trình đào tạo ẩn và VHNT có sự liên quan chặt chẽ. Như vậy một nền VHNT tốt cũng chính là một phần của chương trình đào tạo tốt, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục trong nhà trường [16]. 14
  • 24. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự ảnh hưởng của VHNT đến chất lượng giáo dục khi so sánh hai môi trường VHNT: môi trường VHNT tích cực và môi trường VHNT độc hại. Một môi trường văn hóa tích cực sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Ngược lại, môi trường VHNT có những yếu tố độc hại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Theo Kent D. Peterson và Terrence E. Deal [11], VHNT tích cực được biểu hiện qua các tiêu chí cơ bản đó là: sứ mệnh của nhà trường tập trung vào việc học tập của GV và HS; nhà trường tạo nên cảm giác về sự giàu có của lịch sử; các giá trị nòng cốt thể hiện sự chia sẻ quyền lực, quyền hạn; nhà trường có hiệu quả công việc cao và cải tiến thường xuyên tạo nên chất lượng, thành tích; tin tưởng vào tiềm năng của HS và GV để khuyến khích họ học hỏi và phát triển; đội ngũ GV mạnh về chuyên môn để sử dụng hiểu biết, kinh nghiệm và các nghiên cứu để cải thiện việc thực hành thông qua sự chia sẻ và tin tưởng lẫn nhau; cán bộ GV cùng chia sẻ trách nhiệm về kết quả của HS; nhà trường có mạng lưới văn hóa giúp nuôi dưỡng dòng chảy của những thông tin tích cực; vai trò lãnh đạo của cán bộ, GV được phát huy và liên tục cải thiện. Ngoài ra, nhà trường thường xuyên có các nghi thức, nghi lễ giúp củng cố thêm cho các giá trị văn hóa cốt lõi; có những câu chuyện kỉ niệm sự thành công và ghi nhận các “anh hùng” có đóng góp to lớn cho nhà trường, có môi trường vật lí thể hiện cho niềm vui, sự tự hào. Các thành viên trong một nền VHNT tích cực luôn có ý thức chung về sự kết nỗi giữa các cá nhân, ý thức được chia sẻ rộng rãi về sự tôn trọng và chăm sóc cho mọi người. Môi trường văn hóa ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục khi chứa đựng các yếu tố tiêu cực. Đó có thể là sự thiếu chia sẻ mục đích và tầm nhìn không thống nhất do dựa trên lợi ích cá nhân; cán bộ GV không tìm thấy ý nghĩa trong công việc, có suy nghĩ tiêu cực hoặc không có tình cảm với HS; quan niệm về quá khứ của nhà trường như một câu chuyện của sự thất bại và thua cuộc; chủ nghĩa cá nhân cực đoan ảnh hưởng lớn; nhà trường chấp nhận những hạn chế tồn tại và tránh sự đổi mới. VHNT tiêu cực còn biểu hiện ở sự hạn chế của ý thức cộng đồng, tồn tại nhiều suy nghĩ không tốt về đồng nghiệp và sinh viên; nhà trường có ít truyền thống hoặc các nghi lễ tích cực giúp phát triển ý thức cộng đồng; mạng lưới văn hóa tạo điều kiện cho sự lan truyền của những thông tin tiêu cực, sai lệch; vai trò lãnh đạo của Hiệu 15
  • 25. trưởng trong nhà trường không được phát huy cũng như những hình mẫu có ảnh hưởng xấu phát triển mạnh trong nhà trường. Ngoài ra, sự phân tán và mâu thuẫn trong các mối quan hệ của cán bộ, GV nhà trường; sự xuất hiện thường xuyên của những nghi ngờ và thù hằn cá nhân; cảm xúc thất vọng, chán nản xuất hiện trong cán bộ GV cũng là những biểu hiện của VHNT tiêu cực. VHNT ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bởi nó ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong nhà trường. Tuy nhiên, để nghiên cứu những ảnh hưởng của VHNT đến chất lượng giáo dục có thể chỉ thông qua một số tác động cụ thể của VHNT đến HS, đến GV và đến các mối quan hệ của CBQL, GV, HS trong nhà trường. Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc [14], tác động của VHNT thể hiện cụ thể qua những ảnh hưởng đến GV, đến HS và đến mối quan hệ giữa GV – HS trong nhà trường. 1.3.1.2. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến học sinh VHNT có ảnh hưởng trực tiếp đến HS theo học trong nhà trường đó. Ảnh hưởng ở đây có thể theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực tùy theo thực trạng VHNT. VHNT tích cực ảnh hưởng đến HS ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho HS. Môi trường này kích thích được sự chủ động, tạo động lực cho người học, khiến người học thực sự hứng thú và nỗ lực để đạt được kết quả học tập tốt nhất. Trong môi trường VHNT tích cực HS cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học; HS được tôn trọng, được thừa nhận, và cảm thấy mình có giá trị; HS thấy rõ trách nhiệm của mình; tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với GV, nhóm bạn và nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất. Thứ hai, VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập thân thiện với HS. Trong môi trường nhà trường thân thiện, HS cảm thấy gắn bó với trường, lớp, thích thú với việc đến trường. Môi trường thân thiện đảm bảo được các yêu cầu cơ bản đó như an toàn với tất cả HS; cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của HS; khuyến khích HS phát biểu/bày tỏ quan điểm cá nhân và xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò. Thứ ba, VHNT góp phần hình thành nên những nét phẩm chất, tính cách riêng, được đánh giá là phù hợp và có giá trị cho HS của nhà trường. Theo đó, HS ở các trường khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau được hình thành do quá trình tiếp nhận các ảnh hưởng từ môi trường nhà trường các em theo học. Mặt khác, các yếu tố độc hại còn tồntại trongVHNT nếu không được cải thiện 16
  • 26. sẽ ảnh hưởng xấu đến người học. Trong một môi trường nhà trường nặng về truyền thụ, giáo điều, áp đặt, HS sẽ trở nên thụ động, thiếu sự tự tin vào bản thân. Môi trường nhà trường không thân thiện sẽ trở thành những rào cản khiến HS không bộc lộ và phát triển hết được những khả năng của mình, không thực sự hứng thú, có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, lao động… trong nhà trường. 1.3.1.3. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến giáo viên Vai trò của VHNT đối với GV cũng cần được nhìn nhận từ hai góc độ đối lập: ảnh hưởng của nền văn hóa tích cực và ảnh hưởng của nền văn hóa tiêu cực hay độc hại. Trong tổ chức nhà trường, VHNT tích cực sẽ tác động rất lớn đến GV. Tác động đó thể hiện ở nhiều phương diện: Thứ nhất, khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các GV. Trong môi trường đó, GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải; sẵn sàng chia sẻ với nhau kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn; tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy; quan tâm đến công việc của nhau và cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thứ hai, tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập. Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để GV quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời góp phần cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của trường. Tuy nhiên cũng có khi trong VHNT tồn tại những yếu tố độc hại hoặc những yếu tố theo thời gian không còn phù hợp, trở thành sự cảm trở đối với hiệu quả hoạt động của nhà trường. Đó là khi NV bị phân tán, mục tiêu phục vụ người học bị thay thế bởi các mục tiêu khác, những cái không phải là giá trị và suy nghĩ tiêu cực tồn tại trong nhà trường. 1.3.1.4. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong nhà trường Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên VHNT là mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường. Mối quan hệ giữa GV và HS trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục. Trong môi trường VHNT tích cực cho việc học tập, mối quan hệ giữa GV và HS là mối quan hệ hợp tác, khuyến khích, GV và HS tương tác tích cực lẫn nhau. Biểu hiện cụ thể ở các đặc điểm đó là: GV đặt ra các mong đợi cao và rõ ràng với HS; GV tôn trọng HS; GV giao tiếp trung thực, hiểu biết 17
  • 27. và có sự cảm thông với HS; GV có các khuyến khích tích cực với HS; GV đặt ra các chuẩn mực hành vi cho HS; GV, HS luôn ở trong bầu không khí hợp tác. Trái lại, một bầu không khí tiêu cực trong mối quan hệ giữa GV và HS sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả giáo dục toàn diện. Đó có thể là sự áp đặt, thiếu tôn trọng, thiếu sự công bằng của GV với HS khiến HS mặc cảm, tự ti, thụ động. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa GV và HS trong nhà trường còn có ảnh hưởng rất lớn của những yếu tố thuộc về truyền thống văn hóa – giáo dục của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, trong mối quan hệ giữa GV – HS, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” rất được đề cao. HS với GV luôn đòi hỏi phải có sự lễ phép, tôn trọng. Đặc điểm này mang ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục HS, tuy nhiên cũng có thể có những tác động không như mong muốn nếu khiến cho HS không dám nói lên những suy nghĩ, cảm xúc thực của mình. 1.3.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường Qua nhiều cách tiếp cận nội hàm VHNT, các quan niệm khác nhau cho thấy các yếu tố cấu thành gồm có: Sứ mệnh, giá trị, các ngầm định nền tảng, sự kỳ vọng (trông đợi), chuẩn mực hành vi, các mối quan hệ, phong cách làm việc, cảnh quan sư phạm, phong cách lãnh đạo và truyền thông của nhà trường… Sơ đồ 1.1. Các yếu tố cấu thành VHNT Sứ Truyền mệnh Giá trị thông Phong cách Ngầm định lãnh đạo nền tảng Văn hóa nhà trƣờng Cảnh quan Sự sư phạm kỳ vọng Phong cách Chuẩn mực làm việc Các mối hành vi quan hệ 18
  • 28. 1.3.2.1. Sứ mệnh của nhà trường Sứ mệnh của nhà trường gắn với mục đíchtồn tại của nhà trường - liênquan đến các câu hỏi: Nhà trường tồntại để làm gì? Giải quyết vấn đề gì? Thiếu nó sẽ ra sao?... Ý thức về sứ mệnh của nhà trường là một hợp phần quan trọng trong VHNT. Nó sẽ phản ánh mối quan hệ của nhà trường với cộng đồng và những gì nhà trường đề cao. Mục đích của nhà trường được thể hiện thành sứ mệnh (do tự nhận thức), chức năng, nhiệm vụ (do được trao cho). Sứ mệnh, mục đích lại được cụ thể hóa ở các chiến lược, mục tiêu, kế hoạch hoạt động được cụ thể hóa ở dạng văn bản. 1.3.2.2. Giá trị Giá trị là những thứ con người mang theo và coi trọng những gì được thừa nhận là tích cực, tốt đẹp, thậm chí là hoàn hảo, được coi như là thước đo đúng và sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách hành xử chung và riêng của con người trong một tổ chức. Có nhà trường đề cao các giá trị nhân văn, tình yêu thương giữa những con người trong tập thể. Có nhà trường đề cao tính cộng đồng trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc. Lại có nhà trường đề cao các giá trị như sự trung thực, tính thực chất hoặc khả năng đổi mới thường xuyên để nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục… Tuy nhiên, hệ giá trị phổ quát được chấp nhận là trên nền tảng các giá trị cơ bản: chân – thiện – mỹ. Giá trị không hình thành tức thì mà được thử thách, sàng lọc và khi đã hình thành thì nó có tác dụng lâu bền, được lưu truyền giữa các thế hệ. Giá trị trong tổ chức nhà trường được phân chia thành 2 loại. Loại thứ nhất là các giá trị mà nhà trường đã hình thành và vun đắp trong cả quá trình xây dựng và trưởng thành. Loại thứ hai là những giá trị mới mà CBQL hoặc tập thể GV, HS mong muốn nhà trường mình có và tạo lập từng bước nhằm đem đến sự phát triển mới phù hợp với yêu cầu của xã hội. Các giá trị được tập hợp với nhau thành hệ thống giá trị. Hệ thống giá trị trong các trường học được thể hiện và tuyên bố bao gồm: các chiến lược, mục tiêu, triết lý, giá trị cốt lõi, các bộ quy tắc ứng xử thành văn bản, các cam kết, quy định... Hệ thống giá trị tuyên bố là nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động của một nhà trường; chúng được công bố rộng rãi. Những giá trị này cũng có tính hữu hình vì người ta có thể dễ nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. 19
  • 29. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn, định hướng và là tài liệu đầu tiên diễn tả về một nhà trường. Trong bối cảnh hiện đại, giá trị cốt lõi của văn hóa quản lý nói chung và văn hóa quản lý vận dụng trong nhà trường nói riêng, là coi trọngconngười, kết hợp đức trị và pháp trị để duy trì sự ổn định, hướng tới sự hài hòa và phát triểnbền vững. 1.3.2.3. Các ngầm định nền tảng Các ngầm định nền tảng bao gồm niềm tin, niềm tự hào, những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và tạo thành nét chung trong tập thể nhà trường. Những ngầm định khó thấy này được coi là những quy ước bất thành văn, có tính đương nhiên và tạo nên một mạch ngầm tinh thần kết nối các thành viên trong nhà trường và làm nền tảng cho các giá trị suy nghĩ, hành động của các thành viên trong nhà trường. Niềm tin, do vậy, là "một sự hỗn hợp độc đáo giữa các thành phần nhận thức, cảm xúc, ý chí, nó có sức mạnh như một sự tất yếu bên trong quy định hành vi cá nhân". Chính vì vậy, có thể nói là bản chất của xây dựng VHNT là định hướng tư duy. Tiến trình, nỗ lực xây dựng và thay đổi VHNT là quá trình để người ta tin rằng nên tư duy thế nào là đúng, là tốt..., rồi trên cơ sở niềm tin đó, người ta sẽ hành động tương ứng. 1.3.2.4. Sự kỳ vọng (trông đợi) Sự kỳ vọng hay trông đợi mà các cá nhân có bao gồm kỳ vọng vào bản thân (khi bước vào môi trường tổ chức), vào người khác (nhất là các nhà quản lý), vào tổ chức với tư cách tổng thể. Trong đó, có sự hòa trộn giữa trông đợi cho lợi ích của cá nhân và trông đợi cho lợi ích tổ chức. Khi VHNT lành mạnh và tích cực, các trông đợi lợi ích của cá nhân chỉ là một phần nhỏ, phụ thuộc vào và thậm chí phải hy sinh cho lợi ích của nhà trường. Khi VHNT yếu và tiêu cực, điều đó sẽ ngược lại. Nhiều cá nhân sẽ nhìn nhận tổ chức như một mảnh đất mỡ màu có thể được tận dụng để gặt hái cho lợi ích cá nhân. Như vậy, các niềm tin, trông đợi vào con người, vào tổ chức, theo năm tháng dần trở thành phổ quát và trở thành các giá trị của tổ chức. Do đó, khi người ta nói trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý là "định hướng giá trị" tức là nói về vai trò tạo dựng nền tảng hữu hình của văn hóa, tạo dựng kiểu niềm tin và trông đợi cần thiết làm định hướng cho hành vi. 20
  • 30. 1.3.2.5. Các chuẩn mực hành vi Chuẩn mực hành vi, trên thực tế là sự cụ thể hóa của giá trị, niềm tin và trông đợi của các thành viên trong tổ chức, "là cách thức con người ứng xử trong một xã hội nhất định" (Phạm Thành Nghị, 2009). Tuy nhiên, cần nhấn mạnh một điều là chuẩn mực không mang tính chất tuyệt đối. Nó có thể được hiểu một cách đơn thuần là "trong trường hợp đó thì phải là như thế". Các chuẩn mực hành vi có thể liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống làm việc, từ cách tư duy, nhìn nhận vấn đề như ở tổ chức này người ta đi thẳng vào vấn đề, tổ chức khác tư duy kiểu vòng vèo, lan man, tránh né nói thẳng vào vấn đề; cách gắn sự kiện với công việc, với các mục tiêu lâu dài, cách cụ thể hóa các mục tiêu, đặc thù qua các bài hát truyền thống của trường, đến lòng tự trọng, quan hệ liên cá nhân, quan hệ với cộng đồng và xã hội, và các biểu tượng như logo, phù hiệu… Trong các chuẩn mực, có chuẩn mực về hình thức và chuẩn mực về nội dung. Các chuẩn mực về hình thức, hữu hình, dễ hoặc có thể nhìn thấy bằng mắt thường gồm biểu tượng (logo), khẩu hiệu, phương châm hành động, trang phục của các thành viên và kiến trúc, cách bày trí nơi làm việc. Chuẩn mực về nội dung chính là những quy định bằng văn bản của tổ chức về các hành động, hành vi nên làm hay không được phép làm như nguyên tắc, nội quy của nhà trường. 1.3.2.6. Các mối quan hệ giao tiếp - ứng xử nội bộ và với bên ngoài Trong nhà trường, quan hệ nhân sự liên quan tới nhiều mối quan hệ đan chéo như thầy - thầy, nhà quản lý - cán bộ và GV, thầy - trò, trò - trò, nhà trường - cộng đồng, nhà trường - các cơ quan thẩm quyền địa phương, nhà trường - cơ quan cấp trên chủ quản,... Các mối quan hệ này được thực hiện thông qua nhiều kênh, trong đó có kênh giao tiếp chính diễn ra trong đời sống làm việc ở trường. Đó là cách thể hiện của mỗi thành viên nhà trường trong ứng xử hàng ngày. Tùy theo hệ giá trị được thừa nhận và những ngầm định nền tảng của mỗi tổ chức nhà trường mà có những loại hình phong cách ứng xử được lựa chọn phù hợp. Chẳng hạn, mỗi tập thể sư phạm có một phong cách ứng xử khác nhau: niềm nở, thân mật hay giữ khoảng cách, nghiêm túc; xuề xòa, vui nhộn, hay công thức, trang trọng; nơi nhiệt tình, quan tâm nhưng có nơi lạnh nhạt, bàng quan … Ngoài ra, tổ chức nhà trường còncó mối quan hệ, giao tiếpvới bên ngoài như 21
  • 31. với các đối tác khác, với chính quyền địa phương, phụ huynh HS, các nhà tài trợ, hoặc chuyên gia nước ngoài… 1.3.2.7. Phong cách làm việc Mỗi một tổ chức nhà trường, dù có ý thức hay vô thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Tính đặc thù đó được thể hiện qua quy trình giải quyết công việc hàng ngày và việc tổ chức các nghi thức, nghi lễ trong nhà trường. Đó là các quy trình, thủ tục, cách thức tổ chức, thực hiện các buổi họp, hội nghị, lễ hội, các sự kiện … của tổ chức nhà trường đều là những biểu hiện cụ thể của văn hóa tổ chức, của kiểu làm việc mà tổ chức đang duy trì. Nó thể hiện qua việc bố trí lịch, kế hoạch tổ chức sinh hoạt, hội họp sao cho hợp lý, tiết kiệm thời gian mà đạt được hiệu quả cao. Yếu tố này đặc biệt quan trọng vì nó phản ánh toàn bộ cách tư duy và cách thức thực thi. Đây là khía cạnh giúp chúng ta đánh giá được mức độ triệt để trong hành động của một tổ chức, bởi việc thiết kế được một hệ thống các quy trình thủ tục làm việc đã không hề đơn giản, việc đưa các quyết định đó vào thực tiễn có thể còn gặp nhiều khó khăn hơn. Trong nỗ lực duy trì một nền nếp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, quy chế làm việc và hệ thống các quy định, nội quy đóng một vai trò hết sức quan trọng. 1.3.2.8. Môi trường cảnh quan sư phạm Việc kiến trúc xây dựng và cách bày trí nơi làm việc phản ánh các giá trị và niềm tin của tổ chức. Do vậy, kiến trúc của các công sở nói chung và trường học nói riêng cần tạo cảm giác trang trọng, tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến tính thân thiện của công sở. Nhà trường cần có môi trường cảnh quan xanh – sạch – đẹp và an toàn cho việc dạy và học. Trong phòng học, nếu có thể được, tùy theo môn học mà bàn, ghế có thể được bố trí cho phù hợp. Phòng hội đồng, phòng nghỉ cho GV cũng cần được bố trí ở những vị trí phù hợp. Tạo dựng một môi trường sư phạm thông qua việc bố trí một cách khoa học nơi làm việc, tạo cảnh quan nhà trường lịch sự, trang nhã, thẩm mỹ; bố trí các bảng chỉ dẫn, bảng thông tin, thông báo ở những vị trí thuận tiện, dễ dàng cho Cán bộ, GV, HS và người ngoài đến liên hệ công tác khi cần tìm hiểu. 22
  • 32. 1.3.2.9. Phong cách lãnh đạo và phương pháp truyền thông Phong cách lãnh đạo trong nhà trường là một hợp phần quan trọng của VHNT vì người lãnh đạo, quản lý là hình ảnh, tiếng nói đại diện cho nhà trường. Phong cách lãnh đạo là sự cụ thể hóa của tư duy lãnh đạo. Các phong cách độc đoán, dân chủ hay tự do đều có những ưu điểm nhất định, tùy thuộc vào bối cảnh mà chúng được vận dụng. Tuy nhiên, phong cách dân chủ với những nỗ lực nhằm tăng quyền tự chủ, khích lệ sáng tạo và cơ hội chịu trách nhiệm đến cùng về quan điểm và hành động được chứng minh là đảm bảo mang lại cam kết và hứng khởi trong hành động. Cần xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình, xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá thi đua khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc. Việc truyền bá, phổ biến thông tin trong nội bộ tổ chức hay từ tổ chức ra bên ngoài và ngược lại là một trong những dấu hiệu nhận biết quan trọng về văn hoá ở một nhà trường. Trước hết là sự chia sẻ thông tin trong nội bộ tổ chức có được phổ biến rộng khắp tới mọi thành viên, ai cần cũng được cung cấp hay chỉ một bộ phận CBQL tự coi đó là một thứ “đặc quyền”, quản lý các thông tin rất khắt khe, không muốn cho người khác biết sẽ có nhiều bất lợi cho địa vị của mình. Cách thức truyền thông cũng là nét văn hoá tổ chức bởi đó là cách thức giao tiếp người – người: ý kiến được truyền đạt trực tiếp hay gián tiếp, theo hướng một chiều độc đoán “truyền lệnh” hay hai chiều dân chủ đối thoại, thông qua phương tiện truyền thống hay hiện đại. 1.3.3. Cấu trúc và biểu hiện của văn hóa nhà trường 1.3.3.1. Cấu trúc của hóa nhà trường Hầu hết các nhà nghiên cứu khi bàn về cấu trúc VHNT đều nhất trí với một trong hai mô hình cấu trúc sau đây: Mô hình thứ nhất – Mô hình tảng băng (hai tầng bậc): Mô hình này được đưa ra bởi Frank Gonzales (1978). Theo ông, văn hóa tổ chức giống như một tảng băng, có văn hóa biểu hiện ở bề mặt và văn hóa ở chiều sâu. Trong đó, bề mặt văn hóa là những thành tố dễ nhìn thấy, dễ quan sát được và dễ thay đổi. Bề sâu của văn hóa là các giá trị, niềm tin và các ý nghĩ của của con người mà chúng ta khó quan sát được hoặc khó thay đổi (Dẫn theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc [14]) 23
  • 33. Hình 1.1. Mô hình tảng băng của Frank Gonzales Đây là mô hình nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam sử dụng khi bàn về cấu trúc của VHNT. Theo mô hình này, VHNT giống như tảng băng, bao gồm phần nổi và phần chìm: Sơ đồ 1.2: Các tầng bậc của văn hóa nhà trường  Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu Phần nổi  Khung cảnh, cách bài trí lớp học  Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng  Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ  Các hoạt động văn hoá, học tập của trường…  Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân   Quyền lực và cách thức ảnh hưởng  Thương hiệu Phần chìm  Các giá trị  Các giả định ngầm…   Mô hình thứ hai - Mô hình cấu trúc 3 tầng bậc: Đây là mô hình của văn hóa tổ chức mà Edgar H. Schein đưa ra và được áp dụng vào VHNT. Theo mô hình này, VHNT bao gồm 3 tầng bậc: 24
  • 34. - Tầng thứ nhất: Những yếu tố hữu hình – có thể quan sát được. - Tầng thứ hai: Những giá trị được thể hiện, bao gồm niềm tin, thái độ, cáchứng xử… - Tầng thứ ba: Những giả thiết cơ bản – bao gồm những yếu tố liên quan đến môi trường xung quanh, thực tế của tổ chức, đến hoạt động và mối quan hệ giữa con người trong tổ chức. [14] Trong hai mô hình này, mô hình 3 cấp độ của VHNT phản ánh chặt chẽ và đầy đủ hơn về cấu trúc của VHNT. Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là những giả thiết cơ bản – tầng thứ ba trong cấu trúc văn hóa. Theo Edgar H. Schein, tầng giả định cơ bản bề sâu chính là những giả thiết ban đầu, được hỗ trợ bởi một linh cảm hay một giá trị nào đó, được sử dụng liên tục khi giải quyết một vấn đề, dần dần trở thành hiện thực. Tầng giả thiết cơ bản bề sâu này sẽ quyết định đến cách giải quyết, nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề của tổ chức, nó chi phối việc lựa chọn phương án nào, giá trị nào. Ngược lại, nếu giả định là tất cả các thành viên đều năng động và có trách nhiệm, tổ chức sẽ khuyến khích mọi người làm việc theo cách riêng và theo tốc độ riêng của mỗi người. Tầng giả định cơ bản này có mối quan hệ chặt chẽ, chi phối đến hai tầng còn lại là những yếu tố hữu hình và những giá trị được thể hiện. Tuy nhiên để có thể xác định được tầng giả định trong cấu trúc VHNT đòi hỏi phải có thời gian dài tìm hiểu, thâm nhập vào thực tế nhà trường. 1.3.3.2. Biểu hiện của văn hóa nhà trường Do VHNT là tập hợp tất cả những yếu tố làm nên đặc trưng riêng biệt của nhà trường này so với nhà trường khác và so với các tổ chức khác cho nên các biểu hiện của VHNT đặc biệt phong phú. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về VHNT, các biểu hiện cụ thể thường được đề cập đến đó là:  Sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường   Các chuẩn mực, giá trị, niềm tin trong nhà trường   Các truyền thống, nghi thức, nghi lễ của nhà trường   Lịch sử và những câu chuyện được lưu truyền của nhà trường   Con người và các mối quan hệ trong nhà trường   Kiến trúc, hiện vật và các biểu tượng của nhà trường. [11]  Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả PetersonK.D., Deal T.E., Gonzales F., 25
  • 35. Jerald C., Richardson J. về các biểu hiện của VHNT, có thể thấy VHNT được biểu hiện cụ thể thành hai tầng bậc (các yếu tố bề nổi và các yếu tố bề sâu) như sau: * Các yếu tố bề nổi của VHNT là những yếu tố có thể quan sát được, bao gồm: - Các yếu tố ngoại cảnh của nhà trường, như: tranh ảnh, khẩu hiệu, cây cảnh, cây xanh, nơi trưng bày sản phẩm của HS, phòng truyền thống, phòng sinh hoạt tập thể của GV, phòng sinh hoạt tập thể của HS… - Sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường. - Logo, phù hiệu, biểu trưng, bài hát truyền thống của nhà trường. - Các nghi lễ, nghi thức truyền thống của nhà trường. - Không khí lớp học. - Kỉ luật, nề nếp của nhà trường. - Hoạt động của GV trong nhà trường. - Hoạt động tập thể của GV, HS nhà trường. - Những giao tiếp không chính thức giữa các nhóm người trong nhà trường. - Thái độ, hành động liên quan đến quyền lợi cá nhân của cán bộ GV. - Thái độ, hành động liên quan đến trách nhiệm của cán bộ, GV. * Các yếu tố bề sâu của VHNT – là những yếu tố không trực tiếp quan sát được mà phải trực tiếp trải nghiệm ở trong nhà trường. Các yếu tố bề sâu của VHNT bao gồm: - Mong muốn cá nhân của các thành viên nhà trường. - Nhu cầu cá nhân của các thành viên trong nhà trường. - Cảm xúc các thành viên khi đến trường. - Sự phân bổ quyền lực trong nhà trường. - Các giá trị được coi trọng của nhà trường: sự sáng tạo, đổi mới, sự hợp tác... - Các giá trị trong mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường: sự chân thật, sự cởi mở, sự tôn trọng, tin tưởng… 1.4. Những vấn đề lýluận về quản lý văn hóa nhà trƣờng 1.4.1. Mục đích quản lý văn hóa nhà trường Dưới góc độ tổ chức, VHNT được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ 26
  • 36. hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. VHNT sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện. Vì vậy quản lý tốt VHNT giúp tạo động lực làm việc cho GV và HS; hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên; giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức, hạn chế tiêu cực, xung đột; là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho sự phát triển bền vững. Đối với đội ngũ CBQL, GV nhà trường, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học, và hơn ai hết, chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò. Vì vậy, quản lý tốt VHNT sẽ tạo ra bầu không khí tin cậy giúp các cá nhân tăng cường hợp tác, chia sẻ lẫn nhau trong nhà trường. Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, VHNT còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh. Quản lý tốt VHNT giúp HS có môi trường học tập tốt, thân thiện và nhân ái. Như vậy, mỗi nhà trường dù có ý thức hay không cũng tạo ra VHNT của mình trong quá trình tổ chức dạy và học, quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý VHNT một cách chủ động, với tư cách là một nội dung công tác quản lý nhà trường để thực sự có 27
  • 37. tác động giáo dục tích cực đến các thành viên trong nhà trường, tác động đến chất lượng dạy và học… là trách nhiệm của các nhà quản lý. 1.4.2. Nội dung quản lý văn hóa nhà trường 1.4.2.1. Hình thành (xây dựng) văn hóa nhà trường Để xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cần tính đến nhiều yếu tố. Trước hết cần xác định thế nào là một nhà trường có chất lượng giáo dục tốt, trên cơ sở đó xác định các giả thiết cơ bản làm cơ sở cho việc chọn lựa các giá trị, niềm tin trong nhà trường. Các giá trị, niềm tin sẽ quyết định đến việc xây dựng các chuẩn mực cũng như việc tổ chức các yếu tố bề mặt của VHNT. Để làm căn cứ cho việc xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục có thể lấy mô hình một nhà trường thành công làm cơ sở để xác lập các giả định và giá trị nền tảng của nhà trường. Một nhà trường thành công hiện nay cần đáp ứng được các tiêu chí cơ bản, đó là dạy học hướng vào HS, lấy HS làm trung tâm; chương trình học đảm bảo tính học thuật, tính khoa học; GV có phương pháp giảng dạy tích cực hoá người học, kích thích tự học và được huyến khích trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Bên cạnh đó, nhà trường cần thúc đẩy, cổ vũ tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm giữa các thành viên; đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV (HT có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn cho GV; khuyến khích GV tích cực học hỏi, thường xuyên dự giờ, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn; thiết lập quy trình, công cụ giám sát, đánh giá khen thưởng hợp lý, nhằm thúc đẩy GV cải thiện, nâng cao chuyên môn). Mặt khác, Hiệu trưởng cần chia sẻ vai trò lãnh đạo (HT và các GV phải cùng làm việc, cùng hoạt động với tinh thần hợp tác và cộng tác). Ngoài ra, nhà trường cần nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho CB, GV, HS; xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ, gần gũi với cộng đồng (Nhà trường luôn luôn hỗ trợ cộng đồng, cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt về giáo dục cho cộng đồng và ngược lại cộng đồng luôn luôn hỗ trợ lại nhà trường). Dựa trên cơ sở các yếu tố cấu thành VHNT và các yếu tố ảnh hưởng VHNT, có thể xác định các nội dung cơ bản của xây dựng VHNT bao gồm: - Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy - Niềm tin, các loại thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân 28
  • 38. - Biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường - Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên - Nghi thức và hành vi, đồng phục… Việc xây dựng VHNT trong bất kỳ trường học nào cũng dựa trên các yếu tố đó, song cần đặt trọng tâm ở các nội dung cốt lõi của VHNT, đó là các giá trị và các chuẩn mực văn hóa ứng xử. Xây dựng một niềm tin và thái độ đúng đắn cho tất cả đội ngũ nhà giáo và cán bộ trong trường theo triết lý giáo dục chung và riêng của mình. Mỗi trường có định hướng giáo dục nhân cách HS theo quan điểm giáo dục HS độc lập, mạnh dạn, tự tin, hay giáo dục HS ngoan ngoãn nề nếp theo một khuôn mẫu, hoặc giáo dục HS tự chủ trong cuộc sống và cởi mở trong một cộng đồng hoà hợp, điều này sẽ chi phối đến những yếu tố tiếp sau. Xây dựng thái độ và niềm tin của các thành viên trong nhà trường tạo ra một động lực phấn đấu và đồng thời cũng là cơ sở của việc đánh giá chất lượng giáo dục VHNT. Xây dựng hệ thống chuẩn mực văn hóa chung và riêng của nhà trường là một việc làm cần thiết, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu giáo dục mang tính bảo tồn văn hóa dân tộc cũng như nội dung giáo dục văn hóa trong nhà trường. Đồng thời nó đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trường có văn hóa mà ở đó “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy và trò ra trò” và các hoạt động giáo dục có tính định hướng văn hóa. Mọi sự vật hiện tượng đi vào đúng bản chất của nó. Xây dựng các chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ trong nhà trường. Trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp sau là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách có văn hóa. Giáo dục VHNT cho HS cần được đặt trong một môi trường giáo dục văn hóa với các hoạt động giáo dục có ý nghĩa, mang tính định hướng. Xây dựng hệ thống chuẩn mực VHNT đóng một vai trò quan trọng và cần thiết được đặt ra trong tương lai sao cho sự du nhập văn hóa ngoại ở thế hệ trẻ nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Ở đây cũng cần xây dựng và giáo dục phương pháp tiếp nhận văn hóa có chọn lọc cho các thế hệ mai sau. Bao gồm: Giáo dục đạo đức; giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo; giáo dục kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử. Mặt khác, xây dựng VHNT cần hướng vào người học, đó là: Đáp ứng những 29