SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN -
NGHỆ AN
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Lời cảm ơn
Khóa luận tốt nghiệp là một phần quan trọng trong kết quả học tập
của tôi. Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nổ lực của bản thân,
tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và
bạn bè.
Tôi xin cảm ơn các thầy - cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã
tận tình truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý giá cho tôi trong
suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt là thầy Trương ấn Quân - người
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này với
tất cả lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
Đồng thời tôi xin cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh,
các chị trong phòng Tài chính - kế hoạch huyện Hưng Nguyên đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại phòng.
Sau cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn là
nguồn động viên ý nghĩa nhất để tôi vươn lên trong học tập và bước
những bước đi vững vàng hơn trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2013
Sinh viên: Lưu Thị Vân Anh
Lớp: K43B KH - ĐT
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
ii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................................................................i
MỤC LỤC...........................................................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...............................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................................................................vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU..................................................................................................................................viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................2
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................................3
1.6. Cấu trúc luận văn..............................................................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU
TƯ VỐN XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG
NGUỒN VỐN NSNN...................................................................................................................................................4
1.1. Vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư........................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................................................................4
1.1.2. Phân loại vốn............................................................................................................................................4
1.1.3. Vai trò của vốn ngân sách trong phát triển giao thông nông thôn.......................6
1.1.4. Quản lý nguồn VĐT xây dựng hạ tầng GTNT từ ngân sách nhà nước............7
1.2. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn bằng nguồn vốn NSNN...................8
1.2.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.........................8
1.2.2. Đặc điểm, vai trò của đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT.................................................9
1.2.3. Chức năng của đầu tư xây dựng hạ tầng Giao Thông Nông Thôn....................15
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng quản lý vốn NSNN vào đầu tư xây
dựng hạ tầng giao thông nông thôn......................................................................................................16
SVTH: Lưu Thị Vân Anh iii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
1.2.5. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn bằng nguồn vốn NSNN.....20
1.2.6. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ở một số địa phương và
dự án..........................................................................................................................................................................21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NSNN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ
TẦNG GTNT HUYỆN HƯNG NGUYÊN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 .......24
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nguyên, tỉnh Nghệ An.......................24
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan............................................24
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.................................................................................................................28
2.2. Một số kết quả về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện
Hưng Nguyên.............................................................................................................................................................30
2.3. Thực trạng huy động vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT
.............................................................................................................................................................................................34
2.3.1. Tình hình huy động vốn NSNN đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT......................34
2.3.2. Tình hình chi NSNN trên địa bàn huyện Hưng Nguyên cho xây dựng
hạ tầng GTNT giai đoạn 2008 - 2012................................................................................................37
2.4. Thực trạng hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN huyện Hưng Nguyên giai
đoạn 2008 - 2012....................................................................................................................................................38
2.4.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển huyện Hưng Nguyên giai đoạn 2008 - 201238
2.5. Chất lượng quản lý vốn đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
quản lý vốn đầu tư.................................................................................................................................................42
2.5.1. Chất lượng quản lý vốn đầu tư.................................................................................................42
2.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý vốn đầu tư trên địa bàn
huyện Hưng Nguyên.......................................................................................................................................43
2.5.3. ánh giá tình hình quản lý nguồn vốn NSNN cho xây dựng hạ tầng GTNT
46
3.2. Tồn tại và nguyên nhân.............................................................................................................................57
3.2.1. Tồn tại.......................................................................................................................................................57
3.2.2. Nguyên nhân..........................................................................................................................................59
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG
GTNT HUYỆN HƯNG NGUYÊN...................................................................................................................61
3.1. Mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Hưng Nguyên đến
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
iv
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
năm 2020 .....................................................................................................................................................................61
3.1.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................................................61
3.1.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................................61
3.2. Phương hướng phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020 ...................................62
3.2.1. Quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn...................................................................62
3.2.2. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm....................................................................63
3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý VĐT xây dựng hạ tầng
GTNT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên................................................................................................64
3.3.1. Nâng cao chất lượng kế hoạch hóa VĐT............................................................................65
3.3.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng........................................................................65
3.3.3. Nâng cao chất lượng của công tác tư vấn trong lập báo cáo đầu tư, lập
dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư............................................................................................65
3.3.4. Về công tác lựa chọn nhà thầu và tổ chức thầu, chỉ định thầu ............................66
3.3.5. Về quản lí thi công xây dựng công trình...........................................................................67
3.3.5. Tăng cường công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ làm công tác quản lí
đầu tư, quản lí tài chính đầu tư................................................................................................................68
3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn đầu tư
trong XDCB.........................................................................................................................................................69
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................70
1. Kết Luận..................................................................................................................................................................70
2. Kiến nghị.................................................................................................................................................................71
2.1. Kiến nghị với nhà nước......................................................................................................................71
2.2. Kiến nghị với UBND tỉnh và các nghành chức năng của tỉnh.................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
v
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GTNT Giao thông nông thôn
CSHT Cơ sở hạ tầng
KT - XH Kinh tế - xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
VĐT Vốn đầu tư
NSNN Ngân sách nhà nước
GDTX Giáo dục thường xuyên
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
BTXM Bê tông xi măng
BTN Bê tông nhựa
TN NHỰA Thấm nhập nhựa
TDTT Thể dục thể thao
ATGT An toàn giao thông
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
vi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ lệ phần trăm loại mặt đường đường huyện.................................................................31
Biểu đồ 2: Tỷ lệ phần trăm loại mặt đường đường xã.........................................................................32
Biểu đồ 3: Tỷ lệ phần trăm về chất lượng đường huyện.....................................................................33
Bểu đồ 4: Tỷ lệ cơ cấu VĐT GTNT 2008 - 2012..................................................................................36
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
vii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Phân loại chiều dài đường và mặt đường..................................................................................31
Bảng 2: Tình trạng mặt đường (đường huyện)..........................................................................................33
Bảng 3: Vốn Ngân Sách Nhà Nước cho GTNT........................................................................................35
Bảng 4: Cơ cấu VĐT Giao Thông Nông Thôn giai đoạn 2008 - 2012....................................36
Bảng 5: Chi NS cho GTNT huyện, tỉnh........................................................................................................38
Bảng 6: Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng mới........................................................................................................39
Bảng 7: Vốn đầu tư bảo trì và sửa chửa GTNT 2008- 2012...........................................................40
Bảng 8: Vốn đầu tư cho GTNT từ trong dân giai đoạn 2008 - 2012.........................................41
Bảng 9: Các xã nhận hỗ trợ xi măng làm đường GTNT.....................................................................41
Bảng 10: Kiểm định thang đo Likert bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.........................47
Bảng 11: Mô tả mức độ đồng ý về "công tác lập quy hoạch".........................................................48
Bảng 12: Mô tả mức độ đồng ý về "công tác thẩm định"..................................................................50
Bảng 13: Mô tả mức độ đồng ý về "công tác đấu thầu"......................................................................50
Bảng 14: Mô tả mức độ đồng ý trong "công tác thanh toán vốn".................................................51
Bảng 15: Mô tả mức độ đồng ý với các chính sách kinh tế.............................................................52
Bảng 16: Kết quả kiểm định về "Công tác lập quy hoạch"...............................................................53
Bảng 18: Kết quả kiểm định về "Công tác đấu thầu"............................................................................54
Bảng 19: Kiểm định về công tác thanh toán vốn đầu tư ....................................................................55
SVTH: Lưu Thị Vân Anh viii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn là một hoạt động đầu tư vô cùng
quan trọng, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát trển kinh tế xã hội, là
tiền đề cơ bản để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Quản lý đầu tư
xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức
tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế
chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở
nước ta hiện nay.
Huyện Hưng Nguyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nghệ An, thuộc vùng Bắc
Trung Bộ, là một trong những huyện nằm phụ cận Thành Phố Vinh và cách trung tâm
thành phố khoảng 5 km nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu
hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật... Với các dự án đầu tư ngày càng nhiều,
những năm trở lại đây Hưng Nguyên đang theo đà phát triển cùng toàn tỉnh và kinh tế
huyện nhà đang không ngừng đi lên.
Nhận thấy chất lượng quản lý nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Hưng
Nguyên còn có nhiều bất cập nên trong quá trình thực tập và tìm hiểu tôi quyết định
chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN cho đầu tư xây dựng hạ tầng
giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hưng Nguyên - Nghệ An" nhằm tìm ra
những giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng quản lý.
 Mục tiêunghiên cứu

 Mục tiêu chung
Nhằm cải thiện chất lượng quản lý vốn ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng
GTNT, từ đó nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN đối với các công trình GTNT ở
trên điạ bàn.
 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung nhất thuộc lĩnh vực hoạt động đầu tư và
quản lý vốn đầu tư.
- Phân tích thực trạng quản lý vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
GTNT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
ix
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý vốn NSNN.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN.
 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu.
+ Số liệu sơ cấp: Điều tra các đối tượng liên quan đến hoạt động đầu tư các công
trình xây dựng CSHT nông thôn trong giai đoạn 2008 - 2012 có sử dụng vốn NSNN.
- Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến về chất lượng
quản lý vốn ngân sách trên địa bàn huyện.
- Phỏng vấn ngẫu nhiên 40 cán bộ trong UBND huyện Hưng Nguyên, 60 người
dân trên địa bàn xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên. Tổng số mẫu đều tra là 100 mẫu.
Các đối tượng này được chọn ngẫu nhiên.
+ Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu chất lượng quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây
dựng hạ tầng GTNT giai đoạn 2008 - 2012.
 Phương pháp phân tích số lệu
- Phương pháp thống kê toán học nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến
việc nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN về đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- sử dụng công cụ phân tích thống kê SPSS 16.0 để tổng hợp ý kiến, kiểm định
thang đo chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB và rút ra kết luận.
 Dữ liệuphục vụ cho nghiên cứu
Các nguồn số liệu thu thập từ các giáo trình, sách báo, tạp chí có liên quan. Các
báo cáo tổng kết từ UBND, phòng Tài chính - kế hoạch, phòng Công thương. Số liệu
thu thập qua điều tra phỏng vấn các cán bộ trong UBND huyện Hưng Nguyên - những
người có liên quan đến công tác xây dựng và quản lý vốn ngân sách trong đầu tư xây
dựng hạ tầng GTNT và người dân sống trên địa bàn huyện để biết được thực trạng và
những hạn chế trong công tác quản lý nguồn vốn ngân sách.
 Kết quả đạt được
Khóa luận đã trình bày được thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông nông: Số km
đường huyện, đường xã, trình trạng mặt đường...
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
x
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Điều tra công tác quản lý nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Hưng
Nguyên: Công tác đấu thầu, công tác thẩm định, thanh tra, lập dự toán, thiết kế kỹ
thuật, công tác thanh quyết toán, giải phóng mặt bằng...

Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý nguồn vốn ngân sách trên địa
bàn huyện Hưng Nguyên.
 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, khóa luận đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng quản lý nguồn vốn ngân sách cho các cơ quan và nâng cao khả năng
nhận thức của người dân trong việc đóng góp xây dựng hạ tầng GTNT trên địa bàn
huyện Hưng Nguyên - Nghệ An
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
xi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay, việc phát triển đồng bộ các
lĩnh vực kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo, trong đó việc
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là vấn đề then chốt. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao,
nhà nước ta, các tổ chức quốc tế cũng như nguồn vốn huy động từ nội bộ nền kinh tế
tỉnh Nghệ An, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện Hưng Nguyên đã có sự đổi
mới, tạo tiền đề cho kinh tế xã hội không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh
những điểm mạnh đạt được từ việc sử dụng vốn NSNN thì còn có nhiều hạn chế dẫn
đến nguồn NSNN thất thoát ít nhiều. Huyện Hưng Nguyên là huyện có nền kinh tế còn
thấp, đầu tư còn dàn trải làm giảm hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Từ đó, đặt ra yêu
cầu cần phải sử dụng nguồn vốn ngân sách một cách hiệu quả, đây là vấn đề khó khăn
và phức tạp.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, công việc đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
và nhà nước về phát triển đất nước, đặc biệt được sự hỗ trợ về nguồn vốn NSNN và
nguồn huy động từ nội bộ nền kinh tế của huyện Hưng Nguyên, công tác đầu tư xây
dựng hạ tầng GTNT thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp phần làm cho diện mạo
của huyện Hưng Nguyên ngày một đổi mới. Bên cạnh những kết quả đạt được của việc
sử dụng vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, còn có những tồn đọng và hạn chế
như: Đầu tư manh mún, dàn trải... Dẫn đến kém hiệu quả và làm thất thoát nguồn vốn
ngân sách của nhà nước.
Hiện nay, chất lượng quản lý nguồn vốn NSNN cho đầu tư xây dựng hạ tầng
GTNT ngày càng được quan tâm, nhưng khối lượng vốn đầu tư được huy động còn rất
hạn hẹp so với nhu cầu vốn đầu tư. Mặt khác, tình trạng thất thoát, lãng phí trong hoạt
động đầu tư XDCB còn diễn ra khá phổ biến làm cho vốn đầu tư sử dụng đạt hiệu quả
thấp. Đây là một vấn đề ngày càng trở nên bức xúc và là điều đáng lo ngại.
Từ những cơ sở trên đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu
tư XD hạ tầng GTNT từ NSNN, đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn không thể
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
giải quyết triệt để ngày một ngày hai. Vì vậy, để góp phần làm sáng tỏ hơn về cơ sở lý
luận cũng như hoàn thiện hơn việc quản lý ngân sách cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao
thông nông thôn, em đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN cho
đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hưng Nguyên,
Nghệ An” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
Nhằm cải thiện chất lượng quản lý vốn ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng
GTNT, từ đó nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN đối với các công trình GTNT ở
trên điạ bàn.
 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung nhất thuộc lĩnh vực hoạt động đầu tư và
quản lý vốn đầu tư.
- Phân tích thực trạng quản lý vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
GTNT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý vốn NSNN.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá tình hình giao thông nông thôn và việc quản lý vốn ngân sách để xây
dựng hạ tầng giao thông nông thôn của huyện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: Điều tra các đối tượng liên quan đến hoạt động đầu tư các công
trình xây dựng CSHT nông thôn trong giai đoạn 2008 - 2012 có sử dụng vốn NSNN.
Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến về chất lượng quản lý
vốn ngân sách trên địa bàn huyện.
Phỏng vấn ngẫu nhiên 40 cán bộ trong UBND huyện Hưng Nguyên, 60 người dân
trên địa bàn xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên. Tổng số mẫu đều tra là 100 mẫu. Các
đối tượng này được chọn ngẫu nhiên.
- Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu chất lượng quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây
dựng hạ tầng GTNT giai đoạn 2008 - 2012.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
 Phương pháp phân tích số lệu
- Phương pháp thống kê toán học nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến
việc nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN về đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- sử dụng công cụ phân tích thống kê SPSS 16.0 để tổng hợp ý kiến, kiểm định
thang đo chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB và rút ra kết luận.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vốn của NSNN cho đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu, đánh giá chất lượng quản lý vốn NSNN do huyện Hưng
Nguyên đầu tư vào xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn giai đoạn 2008-2012.
+ Về không gian: Các công trình xây dựng đường xá trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.
+ Về thời gian: Giai đoạn: 2008 - 2012.
1.6. Cấu trúc luận văn
Tên đề tài: "Nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN cho đầu tư xây dựng hạ
tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hưng Nguyên- Nghệ An”
Ngoài mục đíchnghiên cứu, kết luận và kiến nghị thì kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về đầu tư và quản lý đầu tư vốn xây dựng hạ
tầng GTNT bằng nguồn vốn NSNN.
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT huyện
Hưng Nguyên - Nghệ An giai đoạn 2008 - 2012.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN cho
đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT huyện Hưng Nguyên.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
VỐN XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG
NGUỒN VỐN NSNN
1.1. Vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư
1.1.1. Khái niệm
Vốn đầu tư: Là số vốn được sử dụng để thực hiện mục đích đầu tư đã dự định, là
yếu tố tiền đề của mọi quá trình đầu tư.
 Vốn đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau:
Vốn được biểu hiện bằng giá trị của nguồn tài sản. Có nghĩa là vốn phải đại diện
cho một lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định. Do vậy, nếu ở đâu không xác định
được đúng chủ sở hữu vốn, thì ở đó vệc sử dụng vốn sẽ lãng phí kém hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là hàng hóa đặc biệt. Vốn là hàng hóa
vì: cũng như những hàng hóa khác, nó có giá trị và giá trị sử dụng.
Vốn có giá trị về mặt thời gian. Ở tại các thời địểm khác nhau thì giá trị của các
đồng vốn cũng khác nhau. Đồng tiền càng dàn trải theo thời gian, thì nó càng bị mất
giá, độ rủi ro càng lớn.
Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ sức để đầu tư cho
một dự án kinh doanh.
1.1.2. Phân loại vốn
NSNN là toàn bộ khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước.
1.1.2.1. Phân loại vốn theo nguồn vốn
 Nguồn vốn trong nước
 Nguồn vốn trong dân

Nguồn vốn huy động bằng sự đóng góp của người dân địa phương được sử dụng
để nâng cấp các tuyến đường xã, thôn và đường giao thông nội đồng (người dân có thể
đóng góp bằng tiền của, nguyên vật liệu sẵn có địa phương, ngày công lao động...).
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
 Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước
Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương) chủ yếu là dành cho
nâng cấp các tuyến đường huyện, cho xây dựng đường vào các vùng căn cứ các mạng, các
vùng kinh tế quá khó khăn, cho các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao. Bằng nguồn vốn ngân
sách Nhà nước để hỗ trợ vật tư, kỹ thuật như: Các máy làm đường, xi măng, sắt thép, nhựa
đường… Ngoài các dự án của ngành giao thông vận tải, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
cho phát triển GTNT còn gắn với các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho xã
đặc biệt khó khăn, chương trình xóa đói giảm nghèo…
 Nguồn vốn địa phương
Là nguồn vốn đầu tư cho phát triển GTNT được lấy từ ngân sách của địa phương.
Hàng năm, ngân sách địa phương dành một phần cho đầu tư phát triển giao thông nông
thôn có thể thông qua hỗ trợ các dự án, cấp kinh phí cho xây dựng mới hoặc bảo
dưỡng những đoạn đường thuộc địa phương mình quản lý. Tuy nhiên nguồn vốn này
thường không nhiều và không thể đáp ứng theo yêu cầu phát triển.
 Nguồn vốn nước ngoài
Nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ phát triển GTNT chủ yếu ODA. Do đặc điểm của
nguồn vốn ODA chủ yếu sử dụng để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển, GTNT là một mục tiêu mà các nhà tài trợ luôn ưu tiên nâng cấp và hoàn thiện
với tiêu chí phục vụ cho xóa đói giảm nghèo trên diện rộng. Nguồn vốn này được hỗ
trợ thông qua ngân sách nhà nước, hỗ trợ thông qua các chương trình và hỗ trợ thông
qua các dự án.
1.1.2.2. Phân loại vốn theo tính chất chu chuyển
 Vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, đó chính là số vốn doanh
nghiệp đầu tư mua sắm, trang bị cơ sở vật chất. Tài sản cố định thường được sử dụng
nhiều lần, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và chỉ tăng lên khi có xây dựng cơ bản
mới hoặc mua sắm. Qua quá trình sử dụng, tài sản cố định hao mòn dần dưới hai dạng
là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình chủ yếu do tiến bộ khoa
học công nghệ mới và năng suất lao động xã hội tăng lên quyết định. Hao mòn hữu
hình phụ thuộc vào mức độ sử dụng khẩn trương tài sản cố định và các điều kiện ảnh
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
hưởng tới độ bền lâu của tài sản cố định như chế độ quản lý sử dụng, bảo dưỡng, điều
kiện môi trường... Những chỉ dẫn trên đưa ra tới một góc nhìn về đặc tính chuyển đổi
thành tiền chậm chạp của tài sản cố định. Tuy thế, các tài sản cố định có giá trị cao có
thể có giá trị thế chấp đối với ngân hàng khi vay vốn.
 Vốn lưu động
Vốn lưu động và biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Đó là
số vốn doanh nghiệp đầu tư để dự trữ vật tư, để chi phí cho quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, chi phí cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Hoàn toàn khách quan
không như vốn cố định, vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh
doanh, chuyển qua nhiều hình thái giá trị khác nhau như tiền tệ, đối tượng lao động,
sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và trở lại hình thái tiền tệ ban đầu sau
khi tiêu thụ sản phẩm. Như vậy vốn lưu động chu chuyển nhanh hơn vốn cố định, quá
trình vận động của Vốn lưu động thể hiện dưới hai hình thái:
- Hình thái hiện vật: Đó là toàn bộ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm, thành phẩm.
- Hình thái giá trị: Là toàn bộ giá trị bằng tiền của nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm, giá trị tăng thêm do việc sử dụng lao động sống trong quá trình sản
xuất và những chi phí bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông.
1.1.3. Vai trò của vốn ngân sách trong phát triển giao thông nông thôn
Trong bất kỳ một nghành nghề hay một lĩnh vực nào thì vốn NSNN cũng đều
đóng một vai trrò rất quan trọng đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng
GTNT là một lĩnh vực đòi hỏi một lượng vốn rất lớn do đó đây là lĩnh vực mà tư nhân
rất hạn chế tham gia đầu tư. Vì vậy nguồn vốn nhà nước càng có một vị trí đặc biệt
trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng GTNT.
Trước hết vốn NSNN đóng vai trò nền tảng, quyết định đến sự hình thành hệ
thống hạ tầng GTNT. Đây là nhiệm vụ nền tảng của bất cứ quốc gia nào xuất phát từ
nhiệm vụ và vai trò của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cộng. Hơn nữa
chỉ có nhà nước mới có đầy đủ về mặt pháp lý và vốn để có thể đảm đương vai trò
chính trong lĩnh vực này.
Thứ hai, vốn đầu tư từ NSNN đóng vai trò chủ đạo để thu hút các nguồn vốn
khác thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng GTNT.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Thứ ba, NSNN đóng vai trò điều phối trong việc hình thành hệ thống hạ tầng GTNT
một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. NSNN sẽ tập trung đầu tư vào các dự án trọng
điểm tạo điều kiện giao lưu giữa các vùng và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Thứ tư, vốn NSNN khi đầu tư vào phát triển hạ tầng GTNT sẽ là công cụ kích
cầu rất hiệu quả, bằng chứng là các công trình GTNT ảnh hưởng trực tiếp đến các
nghành sản xuất khác như thép, sắt... Từ đó tăng đóng góp vào GDP và tạo thêm việc
làm cho xã hội, nâng cao thu nhập cho một bộ phận người lao động.
Như vậy, vốn đầu tư từ NSNN vào phát triển hạ tầng GTNT đóng vai trò cực kỳ
quan trọng trong sự phát triển của đất nước.
1.1.4. Quản lý nguồn VĐT xây dựng hạ tầng GTNT từ ngân sách nhà nước
Theo nguyên tắc, nguồn vốn NSNN phải được nhà nước quản lý chăt chẽ từ khâu
giao kế hoạch cho đến khi đầu tư. Do vậy nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT
cũng được quản lý chặt chẽ.
Công tác lập kế hoạch đầu tư: Bộ kế hoạch đầu tư tổng hợp kế hoạch VĐT từ
ngân sách của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế hướng dẫn các nghành
lĩnh vực cần tập trung đầu tư, những cơ chế áp dụng trong kỳ kế hoạch. Sở kế hoạch
đầu tư phải xác định cụ thể danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư của các dự án sử
dụng nguồn vốn NSNN. Nhà nước quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đầu tư
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu nghành vùng.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua báo cáo đầu tư,
dự án đầu tư và thẩm duyệt dự án đầu tư, thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thi,
báo cáo thiết kế kỹ thuật và quyết định đầu tư.
Giai đoạn thực hiện đầu tư: Được nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua việc phê
duyệt quyết định đấu thầu, kết quả đấu thầu, giám sát quá trình thực hiện đầu tư, phê
duyệt quyết toán đầu tư.
Giai đoạn kết thúc đầu tư: Nhà nước quản lý thông qua việc nghiệm thu bàn giao
công trình (công trình hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ
thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng).
Nhà nước quản lý chặt chẽ VĐT từ NSNN trên cơ sở tính toán tổng mức thu,
mức chi ngân sách xác định.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
1.2. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn bằng nguồn vốn NSNN
1.2.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
 Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất -
kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất - kỹ
thuật được tạo lập, phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ thống
sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế, xã hội ở
khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cơ sở hạ tầng nông thôn có thể bao gồm những hệ thống cấu trúc, thiết bị và
công trình chủ yếu sau:
 Hệ thống và các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, phòng chống thiên tai, bảo vệ
và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường trong nông nghiệp nông thôn như: Đê điều,
kè đập, cầu cống và kênh mương thuỷ lợi, các trạm bơm…

 Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong nông thôn: Cầu cống,
đường xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu
đi lại của dân cư.

 Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin liên lạc…
Những công trình xử lý, khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho dân cư

nông thôn.

 Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu…
Mà chủ yếu là những công trình chợ búa và tụ điểm giao lưu buôn bán.
 Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuyển giao công nghệ kỹ thuật; trạm
trại sản xuất và cung ứng giao giống vật nuôi cây trồng.

 Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một bộ phận của cơ sở hạ tầng nông
nghiệp, bao gồm cơ sở hạ tầng đường sông, đường mòn, đường đất phục vụ sự đi lại
trong nội bộ nông thôn nhằm phát triển sản xuất và phục vụ giao lưu kinh tế văn hóa
xã hội của các làng xã, thôn xóm. Hệ thống này nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ
giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại.

Trong quá trình nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cần phân biệt rõ
với hệ thống giao thông nông thôn.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Hệ thống giao thông nông thôn bao gồm: Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn,
phương tiện vận tải và người sử dụng. Như vậy, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
chỉ là một bộ phận của hệ thống giao thông nông thôn. Giao thông nông thôn không
chỉ là sự di chuyển của người dân nông thôn và hàng hóa của họ, mà còn là các
phương tiện để cung cấp đầu vào sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ cho khu vực nông thôn
của các thành phần kinh tế quốc doanh và tư nhân. Đối tượng hưởng trực tiếp của hệ
thống giao thông nông thôn sau khi xây dựng mới, nâng cấp là người dân nông thôn,
bao gồm các nhóm người có nhu cầu và ưu tiên đi lại khác nhau như nông dân, doanh
nhân, người không có ruộng đất, cán bộ công nhân viên của các đơn vị phục vụ công
cộng làm việc ở nông thôn.
 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn bao gồm:

 Mạng lưới đường giao thông nông thôn: Đuờng huyện, đường xã và đường thôn
xóm, cầu cống, phà trên tuyến.
Đường sông và các công trình trên bờ.

Các cơ sở hạ tầng giao thông ở mức độ thấp (các tuyến đường mòn, đường đất và
các cầu cống không cho xe cơ giới đi lại mà chỉ cho phép người đi bộ, xe đạp, xe máy…
đi lại). Các đường mòn và các đường nhỏ cho người đi bộ, xe đạp, xe thồ, xe súc vật kéo,
xe máy và đôi khi cho xe lớn hơn, có tốc độ thấp đi lại là một phần mạng lưới giao thông,
giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa đi lại của người dân.

1.2.2. Đặc điểm, vai trò của đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT

1.2.2.1. Đặc điểm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn

Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn gắn liền với mọi hệ thống kinh tế - xã hội, cơ
sở giao thông nông thôn là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn.

So với hệ thống kinh tế - xã hội khác cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn có
những đặc điểm sau:

Tính hệ thống, đồng bộ
Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một hệ thống cấu trúc phức tạp phân bố
trên toàn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh hưởng cao,
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
thấp khác nhau tới sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nông thôn, của vùng và
của làng, xã. Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ gắn kết với nhau trong quá trình
khai thác và sử dụng.
Do vậy việc quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn,
phối hợp kết hợp giữa các bộ phận trong một hệ thống đồng bộ, sẽ giảm tối đa chi phí
và tăng tối đa công dụng của các cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cả trong xây dựng
lẫn trong quá trình vận hành, sử dụng.
Tính chất đồng bộ, hợp lý trong việc phối kết hợp các yếu tố hạ tầng giao thông
không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa về xã hội và nhân văn. Các công
trình giao thông thường là công trình lớn, chiếm chỗ trong không gian. Tính hợp lý của
các công trình này đem lại sự thay đổi lớn trong cảnh quan và có tác động tích cực đến
các sinh hoạt của cư dân trong địa bàn.
 Tính định hướng gắn với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đặc trưng này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống giao
thông nông thôn: Đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, mở đường cho các hoạt động
kinh tế, xã hội phát triển… Đặc điểm này đòi hỏi trong phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn phải chú trọng những vấn đề chủ yếu:
Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của toàn bộ nông thôn, của vùng hay của
làng, xã cần được hình thành và phát triển trước một bước và phù hợp với các hoạt
động kinh tế - xã hội. Dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để quyết định
việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Đến lượt mình, sự phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông về quy mô, chất lượng lại thể hiện định hướng phát triển kinh tế -
xã hội và tạo tiền đề vật chất cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện tốt chiến lược ưu tiên trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của
toàn bộ nông thôn, toàn vùng, từng địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ vừa
quán triệt tốt đặc điểm về tính tiên phong trong định hướng, vừa giảm nhẹ nhu cầu huy
động vốn đầu tư do chỉ tập trung vào những công trình ưu tiên.
Tính địa phương, tính vùng và khu vực
Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như địa lý, địa hình, trình độ phát triển… Do địa bàn nông thôn rộng, dân
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
cư phân bố không đều và điều kiện sản xuất nông nghiệp vừa đa dạng, phức tạp lại vừa
khác biệt lớn giữa các địa phương, các vùng sinh thái. Vì thế, hệ thống cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn mang tính vùng và địa phương rõ nét. Điều này thể hiện trong cả
quá trình tạo lập, xây dựng cũng như trong tổ chức quản lý, sử dụng chúng. Yêu cầu
này đặt ra trong việc xác định phân bố hệ thống giao thông nông thôn, thiết kế, đầu tư
và sử dụng nguyên vật liệu, vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, vừa phải phù
hợp với đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng vùng lãnh thổ.
Tính xã hội và tính công cộng cao
Tính xã hội và công cộng cao của các công trình giao thông ở nông thôn thể hiện
trong xây dựng và trong sử dụng. Trong sử dụng, hầu hết các công trình đều được sử
dụng nhằm phục vụ việc đi lại, buôn bán giao lưu của tất cả người dân, tất cả các cơ sở
kinh tế, dịch vụ. Trong xây dựng, mỗi loại công trình khác nhau có những nguồn vốn
khác nhau từ tất cả các thành phần, các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Để việc
xây dựng, quản lý, sử dụng các hệ thống đường nông thôn có kết quả cần lưu ý:
Đảm bảo hài hòa giữa nghĩa vụ trong xây dựng và quyền lợi trong sử dụng đối
với các tuyến đường cụ thể. Nguyên tắc cơ bản là gắn quyền lợi và nghĩa vụ.
Thực hiện tốt việc phân cấp trong xây dựng và quản lý sử dụng công trình cho
từng cấp chính quyền, từng đối tượng cụ thể khuyến khích việc phát triển sử dụng có
hiệu quả cơ sở hạ tầng.

1.2.2.2. Vai trò của đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn

 Tạo điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế và tăng lợi ích xã hội cho nhân
dân trong khu vực có mạng lưới giao thông

Tác động kinh tế của cơ sở hạ tầng giao thông gắn với sự phát triển sản xuất nông
nghiệp được thể hiện cụ thể bằng việc nâng cao sản lượng cây trồng, mở rộng diện tích
canh tác và nâng cao thu nhập của người nông dân.

Nhờ đường xá đi lại thuận tiện người nông dân có điều kiện tiếp xúc và mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, quay vòng vốn nhanh để tái sản xuất kịp
thời vụ, nhờ vậy họ càng thêm hăng hái đẩy mạnh sản xuất.

Mặt khác, khi có đường giao thông tốt các vùng sản xuất nông nghiệp thuận tiện,
các lái buôn mang ôtô đến mua nông sản ngay tại cánh đồng hay trang trại lúc mùa vụ.
Điều này làm cho nông dân yên tâm về khâu tiêu thụ, cũng như nông sản đảm bảo
được chất lượng từ nơi thu hoạch đến nơi chế biến.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
 Về mặt xã hội
Chúng ta thấy rằng, về mặt kinh tế đường xá nông thôn có tác động tới sản xuất,
sẩn phẩm và thu nhập của nông dân, thì mặt xã hội nó lại là yếu tố và phương tiện đầu
tiên góp phần nâng cao văn hoá, sức khoẻ và mở mang dân trí cho cộng đồng dân cư
đông đảo sống ngoài khu vực thành thị.
Về y tế
Đường xá tốt tạo cho người dân thường xuyên đi khám, chữa bệnh và lui tới các
trung tâm dịch vụ cũng như dễ dàng tiếp xúc, chấp nhận các tiến bộ y học như: Bảo vệ
sức khoẻ, phòng tránh các bệnh xã hội. Và đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp kế
hoạch hoá gia đình, giảm mức độ tăng dân số, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em và
bảo vệ sức khoẻ cho nguời già…
Về giáo dục
Hệ thống đường xá được mở rộng sẽ khuyến khích các trẻ em tới lớp, làm giảm
tỷ lệ thất học ở trẻ em nông thôn. Với phần lớn giáo viên sống ở thị xã, thị trấn, đường
giao thông thuận tiện có tác dụng thu hút họ tới dạy ở các trường làng; tránh cho họ sự
ngại ngần khi phải đi lại khó khăn và tạo điều kiện ban đầu để họ yên tâm làm việc.
 Tác động mạnh và tích cực đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn

Thông qua việc đảm bảo các điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy
sản xuất phát triển, thì các nhân tố và điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn
cũng đồng thời tác động tới quá trình làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế ở
khu vực này.

Trước hết, việc mở rộng hệ thống giao thông không chỉ tạo điều kiện cho việc
thâm canh mở rộng diện tích và tăng năng suất sản lượng cây trồng mà còn dẫn tới quá
trình đa dạng hoá nền nông nghiệp, với những thay đổi rất lớn về cơ cấu sử dụng đất
đai, mùa vụ, cơ cấu về các loại cây trồng cũng như cơ cấu lao động và sự phân bố các
nguồn lực khác trong nông nghiệp, nông thôn.

Tại phần lớn các nước nông nghiệp lạc hậu hoặc trong giai đoạn đầu quá độ công
nông nghiệp, những thay đổi này thường diễn ra theo xu hướng thâm canh cao các loại
cây lương thực, mở rộng canh tác cây công nghiệp, thực phẩm và phát triển ngành
chăn nuôi. Trong điều kiện có sự tác động của thị trường nói chung "Các loại cây
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
trồng và vật nuôi có giá trị cao hơn đã thay thế cho loại cây có giá trị thấp hơn". Đây
cũng là thực tế diễn ra trên nhiều vùng nông thôn, nông nghiệp nước ta hiện nay.
Hai là, tác động mạnh mẽ đến các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác
ngoài nông nghiệp ở nông thôn như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây
dựng… Đường xá và các công trình công cộng vươn tới đâu thì các lĩnh vực này hoạt
động tới đó. Do vậy, nguồn vốn lao động đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp cũng như
thu nhập từ các hoạt động này ngày càng tăng. Mặt khác, bản thân các hệ thống và các
công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn cũng đòi hỏi phải đầu tư ngày càng nhiều để đảm
bảo cho việc duy trì, vận hành và tái tạo chúng. Tất cả các tác động đó dẫn tới sự thay đổi
đáng kể trong cơ cấu kinh tế của một vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp.
Trong đó, sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá thể hiện rõ nét và phổ biến.
Ba là, cơ sở hạ tầng giao thông là tiền đề và điều kiện cho quá trình phân bố lại dân
cư, lao động và lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và các ngành khác ở nông thôn cũng
như trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò này thể hiện rõ nét ở trong vùng khai hoang, xây
dựng kinh tế mới, những vùng nông thôn đang được đô thị hoá hoặc sự chuyển dịch của
lao động và nguồn vốn từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp.
 Tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường nông thôn và thúc đẩy sản xuất
Trong khi đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết cho sản xuất cũng như lưu
thông trong tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn thì các yếu tố hạ
tầng giao thông cũng đồng thời là mở rộng thị trường hàng hoá và tăng cường quan hệ
giao lưu trong khu vực này.
Sự phát triển của giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp
phát triển, làm tăng đáng kể khối lượng hàng hoá và khả năng trao đổi. Điều đó cho
thấy những tác động có tính lan toả của cơ sở hạ tầng đóng vai trò tích cực. Những tác
động và ảnh hưởng của các yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông không chỉ thể hiện vai trò
cầu nối giữa các giai đoạn và nền tảng cho sản xuất, mà còn góp phần làm chuyển hoá
và thay đổi tính chất nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển sản
xuất kinh doanh hàng hoá và kinh tế thị trường. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở những nước có nền nông nghiệp lạc
hậu và đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân nông thôn
Trước hết có thể nhìn nhận và đánh giá sự đảm bảo của các yếu tố và điều kiện
cơ sở hạ tầng giao thông cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản trong đời sống xã
hội nông thôn như:
Góp phần thúc đẩy hoạt động văn hoá xã hội, tôn tạo và phát triển những công
trình và giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao dân trí đời sống tinh thần của dân cư
nông thôn.
Đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ công cộng như giao lưu
đi lại, thông tin liên lạc… Và các loại hàng hoá khác.
Cung cấp cho dân cư nông thôn nguồn nước sạch sinh hoạt và đảm bảo tốt hơn
các điều kiện vệ sinh môi trường.
Việc giải quyết những vấn đề trên và những tiến bộ trong đời sống văn hóa - xã
hội ở nông thôn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng và khả năng phát triển các yếu tố cơ
sở hạ tầng giao thông nói chung và cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng. Sự mở rộng
mạng lưới giao thông, cải tạo hệ thống điện nước sinh hoạt… Cho dân cư có thể làm
thay đổi và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân trong mỗi cộng đồng
dân cư nông thôn.
Nói cách khác, sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn sẽ góp phần
quan trọng vào việc cải thiện điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, làm tăng phúc lợi
xã hội và chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Từ đó, tạo khả năng giảm bớt
chênh lệch, khác biệt về thu nhập và hưởng thụ vật chất, văn hoá giữa các tầng lớp, các
nhóm dân cư trong nông thôn cũng như giữa nông thôn và thành thị.
Tóm lại, vai trò của các yếu tố và điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn
nói riêng và ở Việt Nam nói chung là hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự
tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nền kinh tế, xã hội của khu vực này. Vai trò
và ý nghĩa của chúng càng thể hiện đầy đủ, sâu sắc trong điều kiện công nghiệp hoá -
hiện đại hoá chuyển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ sản xuất nhỏ sang sản
xuất hàng hoá và kinh tế thị trường. Vì vậy, việc chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn là vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước cùng các
cấp chính quyền
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
1.2.2.3. Các bước của quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT
Nếu như việc huy động vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng GTNT là một vấn
đề khó khăn thì việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn ấy như thế nào cũng là một bài toán
khó đối với các cơ quan chức năng. Do vậy cần xem xét chu trình quản lý cấp phát
vốn thuộc ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn.
(1): Chính Phủ giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư hàng năm.
(2): UBND tỉnh bố trí chi tiết cho từng dự án gửi Bộ tài chính.
(3): UBND tỉnh thông báo kế hoạch vốn cho UBND huyện và Sở tài chính.
(4): UBND huyện thông báo kế hoạch vốn cho UBND xã và phòng tài chính.
(5): UBND xã thông báo cho chủ đầu tư và phòng tài chính của xã.
(6): Chủ đầu tư mở tài khoản để giao dịch thanh toán vốn đầu tư với kho bạc nhà
nước ở địa phương.
(7): Kho bạc nhà nước tại địa phương lập kế hoạch cho vốn đầu tư gửi phòng tài
chính (huyện, xã).
(8): Phòng tài chính chuyển tiền theo mức đã duyệt.
(9): Chủ đầu tư thanh toán vốn đầu tư với kho bạc Nhà nước.
1.2.3. Chức năng của đầu tư xây dựng hạ tầng Giao Thông Nông Thôn
Đối với Việt Nam, là một nước với phần lớn dân số làm nghề nông, để đạt được
mục tiêu "Đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp có trình độ khoa học công
nghệ tiên tiến" thì nhất thiết phải có sự đầu tư vào nông nghiệp mà nhất là phát triển cơ
sở hạ tầng và trên hết là cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Trong các Đại hội đại
biểu toàn quốc cũng như các hội nghị phát triển nông nghiệp nông thôn, đều đã nhận
định đầu tư phát triển CSHT giao thông ở nông thôn là vô cùng cần thiết trong điều
kiện hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Giao thông là mạch máu của tổ
chức kinh tế, giao thông tốt thì mọi việc đều dễ dàng…"- trích Chủ tịch Hồ Chí Minh
với sự nghiệp giao thông vận tải.
Trong điều kiện nông nghiệp nước ta hiện nay, các CSHT GTNT còn rất lạc hậu,
số xã chưa có đường đến trung tâm xã vẫn còn tại hầu hết các tỉnh thành, chất lượng
đường kém, chủ yếu là đường đất và đường cấp phối. Về lý luận cũng như
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đầu tư xây dựng, nâng cấp giao thông
nông thôn cần thiết phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Cơ sở hạ tầng
GTNT phát triển sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu
vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp, nông thôn.
Những vùng có cơ sở hạ tầng đảm bảo, đặc biệt là mạng lưới giao thông sẽ là nhân tố
thu hút nguồn lao động, hạ giá thành trong sản xuất và mở rộng thị trường nông thôn.
Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tốt sẽ giúp giảm giá thành sản xuất, giảm rủi
ro, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các ngành
liên quan trực tiếp đến nông nghiệp - khu vực phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
Cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn tốt sẽ tăng khả năng giao lưu hàng hoá, thị
trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ nông dân tăng gia sản xuất, làm
thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân tăng, đời sống nông dân
được nâng lên, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện tổ chức đời sống xã hội trên điạ bàn,
tạo một cuộc sống tốt hơn cho nông dân, nhờ đó mà giảm được dòng di dân tự do từ
nông thôn ra thành thị, giảm bớt gánh nặng cho thành thị…
Nói tóm lại, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là nhân tố đặc biệt
quan trọng, là khâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và để thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Vì
vậy, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cấu trúc nền kinh tế thế
giới thay đổi đã đặt ra nhu cầu: Cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo điều kiện
thuận lợi cho các ngành, các vùng phát triển.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng quản lý vốn NSNN vào đầu tư xây
dựng hạ tầng giao thông nông thôn
1.2.4.1. Công tác lập kế hoạch chung
Kế hoạch là công cụ để định hướng phát triển KT - XH. Các mục tiêu, chỉ tiêu là
định hướng chung, là cái đích cần hướng tới, nó không cứng nhắc mà lại rất linh hoạt
trong từng bối cảnh kinh tế khác nhau. "Kế hoạch đưa ra hệ thống mục tiêu phát triển
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
kinh tế vĩ mô về kinh tế xã hội, xây dựng các dự án, chương trình, tìm các giải pháp,
phương án thực hiện, dự báo khả năng, phương hướng phát triển..."
Thông qua kế hoạch đề ra, các cơ quan sẽ thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình
hình thực hiện các tiến độ kế hoạch, để nhằm phát hiện những sai sót kịp thời đưa ra
những điều chỉnh để giảm thất thoát, lãng phí.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở hình thành hành lang pháp lý. Là định
hướng, khung chuẩn cho các cơ quan cấp dưới, các thành phần kinh tế cùng phấn đấu.
1.2.4.2. Về công tác lập các dự án đầu tư
Các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN được lập hàng năm phải đảm bảo đúng đối
tượng dự án đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án đầu tư được lập
với chất lượng cao sẽ góp phần tăng cường quản lý VĐT xây dựng hạ tầng GTNT.
Chất lượng công tác lập dự án đầu tư được thể hiện ngay từ chủ trương đầu tư:
Đặc điểm đầu tư, quy mô đầu tư, theo đúng quy hoạch nghành, vùng lãnh thổ. Làm tốt
công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư, không những đem lại nguồn
lợi lớn cho xã hội mà còn giúp cho công tác quy hoạch, hoạch định chiến lược đầu tư
ngày càng được nâng cao về chất lượng.
1.2.4.3. Về quyết định đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư
Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là điều kiện
tiên quyết để được thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa mà chủ đầu tư được phép
thanh toán cho dự án trong niên độ năm kế hoạch. Vì vậy quyết định đầu tư chuẩn xác và
thực hiện tốt công tác xây dựng thông báo kế hoạch VĐT điều đó đồng nghĩa với việc
quyết định đầu tư và bố trí VĐT cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát
triển và đảm bảo được tiến độ theo quy định giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng
cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:
Bố trí tập trung danh mục các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm, luôn
giám sát tiến độ thi công của dự án được phê duyệt.
Không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện đầu tư hay chưa đủ điều kiện
thanh toán.

Kế hoạch luôn theo sát mục tiêu định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
1.2.4.4. Về công tác đấu thầu, chọn thầu và nghiệm thu công trình
Hình thức đấu thầu là hình thức tiến bộ trong lựa chọn nhà thầu. Trong thực tế,
đã và đang diễn ra nhiều tiêu cực gây thất thoát lãng phí. Vì vậy, thực hiện nghiêm túc
luật đấu thầu sẽ làm giảm bớt thất thoát, lãng phí trong xây dựng, góp phần nâng cao
quản lý VĐT.
Nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt sau khi làm xong khối lượng
công trình khuất, những kết cấu công trình chịu lực những bộ phận hay hạng mục công
trình hoặc toàn bộ công trình. Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây
dựng do chủ đầu tư thực hiện với sự tham gia của các tổ chức tư vấn, thiết kế, xây lắp,
cung ứng thiết bị và cơ quan giám định chất lượng theo phân cấp.
Các cơ quan chức năng liên quan đến công tác quản lý và nghiệm thu chất lượng
công trình xây dựng phải thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ xây dựng.
Công tác nghiệm thu được coi trọng đúng mức và thực hiện đúng quy trình, đảm bảo
cho nguồn vốn đầu tư bỏ ra mang lại hiệu quả cao trong suốt thời gian sử dụng.
1.2.4.5. Về công tác thanh toán vốn đầu tư
Căn cứ vào quy định của Chính Phủ, của Bộ tài chính, các cơ quan chức năng
tiến hành hướng dẫn quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cụ thể, quy định về đối
tượng được tạm ứng, quy trình kiểm soát tạm ứng vốn, thanh toán khối lượng xây lắp,
thiết bị, chi phí khác và quy trình kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành.
Trong công tác thanh toán VĐT xây dựng hạ tầng GTNT phải luôn đảm bảo thực
hiện đúng quy trình và quy định về quản lý vốn đầu tư. Công tác kiểm soát vốn đầu tư
XDCB từ NSNN được thực hiện theo thông tư số 27/2007/TT - BTC ngày 03/04/2007
của Bộ tài chính về quy trình kiểm soát thanh toán VĐT của hệ thống kho bạc nhà
nước. Trên cơ sở, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng định mức và đơn giá do nhà nước
quy định đảm bảo điều kiện cấp phát thanh toán. Thực hiện tốt quy trình kiểm soát,
thanh toán đảm bảo đúng trình tự, đúng nội quy và quy định cụ thể trách nhiệm của
mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong việc kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng cơ bản.
Công tác thanh toán vốn đầu tư thực hiện đúng quy trình sẽ tránh được tình trạng ách
tắc trong quá trình giải ngân làm cho khối lượng VĐT được chu chuyển nhanh và sớm
phát huy được hiệu quả.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
1.2.4.6. Về công tác báo cáo kết toán, thanh tra
Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý
VĐT xây dựng hạ tầng GTNT từ NSNN. Khi dự án đầu tư hoàn thành để giao cho đơn
vị sử dụng quản lý nhằm bảo toàn vốn và phát huy hiểu quả vốn đầu tư.
Do vậy, toàn bộ vốn đầu tư xây dựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi dự
án hoàn thành được nghiệm thu và báo cáo quyết toán được thẩm tra và phê duyệt. Kết
quả của khâu thẩm tra chính xác trước khi phê duyệt có tác dụng ngăn chặn thất thoát
lãng phí vốn đầu tư. Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản một dự án, một
công trình được tổng hợp đánh giá phân tích từ các khoản chi lập dự án công trình, lập
kế hoạch, chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đưa dự án vào sử dụng và phải đảm
bảo thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 33/2007/TT - B C ngày 09 tháng 04 năm
2007 của Bộ tài chính về hướng dẫn quyết toán VĐT dự án hoàn thành.
Công tác thẩm định báo cáo quyết toán là khâu quyết định cuối cùng trước khi dự
án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nó có tác dụng phản ánh chính xác, kịp thời
đầy đủ giá trị thực một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước. Nó đánh giá được chất
lượng của dự án và là cơ sở tính toán VĐT từ NSNN bỏ ra trong một thời gian dài của
quá trình xây dựng.
Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐT xây dựng hạ tầng GTNT là một lĩnh
vực vô cùng khó khăn và phức tạp, phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của
quá trình đầu tư một dự án, phát hiện và sử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thoát
lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư như: Loại bỏ những khối lượng phát
sinh chưa được duyệt, sai chế độ quy định, sai giá định mức, không đúng chủng loại
vật liệu, danh mục thiết bị đã được duyệt... Vậy để hạn chế tối đa thất thoát lãng phí
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT thì các cơ quan chức năng có trách
nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công tác này. Công tác thanh tra, kiểm
tra VĐT xây dựng dựng ngày càng nâng cao về chất lượng, đội ngũ cán bộ thanh tra
được đào tạo chuyên sâu, cơ bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT. Do đó
đã phát hiện được hầu hết các gian lận, thất thoát trong lĩnh vực này.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
1.2.4.7. Lập và quản lý dự toán công trình
Công tác lập và quản lý dự toán công trình thực chất là quản lý giá trong hoạt
động đầu tư. Vì vậy đây là một trong những khâu "nhạy cảm" của hoạt động đầu tư.
Trong tỷ lệ giữa mức vốn thực hiện so với dự toán được duyệt không có sự thay đổi
quá lớn hoặc tăng đột biến, nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp phải điều chỉnh
dự toán nhiều lần trong quá trình thi công như: Thiết kế sai dẫn đến phải phá bỏ khối
lượng đã làm sai để làm lại theo thiết kế điều chỉnh hoặc bổ sung, tính toán khối lượng
sai quy phạm, quy chuẩn, hay sử dụng sai định mức kinh tế kỹ thuật... Do vậy, dự toán
luôn phải điều chỉnh cho phù hợp với mức vốn thực hiện thực tế.
1.2.4.8. Các nhân tố về cơ chế chính sách
Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý
VĐT. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: Chính
sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư... Và các chính sách làm
công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hoặc vi mô.
Các chính sách kinh tế tác động đến việc quản lý VĐT góp phần tạo ra một cơ
cấu kinh tế hợp lý hay không hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát trển theo chiều
hướng tích cực hay tiêu cực, VĐT được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp.... Các chính
sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một số cơ cấu đầu tư nhất
định, là cơ sở để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hay không cũng như tác động làm
giảm hoặc tăng thất thoát VĐT được sử dụng có hiệu quả hoặc kém hiệu quả.
1.2.5. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn bằng nguồn vốn NSNN
1.2.5.1. Đầu tư và xây dựng mới
ây là nội dung chủ yếu của đầu tư phát triển hạ tầng GTNT và nó chiếm một tỷ
trọng vốn lớn trong tổng số vốn nhà nước đầu tư cho phát triển hạ hạ tầng GTNT.
Đầu tư và xây dựng mới nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh
tế và nhu cầu đi lại của người dân.
1.2.5.2. Đầu tư nâng cấp và duy tư bảo dưỡng GTNT.
Xuất phát từ thực trạng GTNT của nước ta sau nhiều năm sử dụng, các công trình
đã bị hỏng nhiều nhưng vẫn còn có thể sử dụng được nên cần một lượng vốn nhất định
để duy trì hoạt động của hệ thống hạ tầng GTNT.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Đây là một giải pháp tốt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam để có
thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống GTNT nhưng vẫn tiếp kiệm được các
nguồn lực, điều này là rất quan trọng trong tình trạng thiếu vốn nhưng vẫn còn có quá
nhiều mục tiêu đầu tư cấp bách khác.
1.2.6. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ở một số địa phương và
dự án
1.2.6.1. Một số kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư của một số địa phương trong nước
Đà Nẵng là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về
thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh
vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội cụ thể:
Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý VĐT
và xây dựng của trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các
công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của
UBND thành phố Đà Nẵng là hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư
và xây dựng: Từ xin chủ trương đầu tư, chọn địa điểm đầu tư, lập và phê duyệt quy
hoạch tổng thể mặt bằng, lập dự án đầu tư, thanh toán chi phí lập dự án, thẩm định phê
duyệt dự án, lập thiết kế tổng dự toán, bố trí và đăng ký VĐT… Gắn với các bước theo
trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ
thể trong hệ thống quản lý, vận hành VĐT và xây dựng. Việc cụ thể hóa quá trình quản
lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của Đà Nẵng trong
khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy nhà nước.
Đền bù, giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án
đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của trung ương cũng như
các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở
khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước với công tác đền bù, giải phóng mặt
bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:
UBND thành phố đã ban hành được các quy định về đền bù thiệt hại khi nhà
nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng phạm vi, nguyên tắc,
phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định là đền
bù theo nguyên tắc: "Nhà nước và nhân dân cùng làm", định chế này được HĐND
thành phố ban hành nghị quyết riêng.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND thành phố Đà Nẵng rất coi
trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân
chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải
phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực
hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được áp dụng.

 Trong công tác cải cách hành chính cũng như đền bù, giải phóng mặt bằng thì vai trò
của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các
trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đốivới sự quan tâm của nhà nước,
mặt khác gia tăng áp lực về bộ máy quản lý, bắt buộc công chức không ngừng trau dồi chuyên
môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng nhu cầu công việc.
Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế liên quan đến VĐT XDCB của nhà
nước ở thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần
gương mẫu, "dám làm", "dám chịu trách nhiệm", đây là điểm cần đúc kết thành bài
học kinh nghiệm quản lý của nhà nước.

1.2.6.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư ở tỉnh Nghệ An

Trong những năm qua, ngành giao thông Nghệ An triển khai rất nhiều dự án, nhằm
mục tiêu cải thiện hạ tầng giao thông, như dự án đường Tây Nghệ An, cải tạo nâng cấp
Quốc lộ 1 đoạn Diễn Châu - Quán Hành, Quốc lộ 1- Thị xã Thái Hòa, Đại lộ Vinh - Cửa
Lò và xây dựng Khu Di tích lịch sử Truông Bồn... Các công trình, dự án của ngành triển
khai trong điều kiện Nghị quyết 11 ra đời thắt chặt đầu tư công nguồn vốn từ ngân sách bị
cắt giảm, nên ngành đã có những chủ trương phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đối với những dự án không trọng điểm, Sở GTVT Nghệ An đã chỉ đạo giảm tiến
độ, có vốn đến đâu bố trí đến đó. Khi có nguồn vốn thì chỉ đạo thi công dứt điểm từng
đoạn; không thi công dàn trải mà tập trung các trọng điểm, các nút giao thông… Đồng
thời chỉ đạo các đơn vị thi công xây dựng các phương án bảo đảm giao thông cho mọi
loại phương tiện trong thời gian giản tiến độ thi công, nhất là trong mùa mưa lũ.

Đối với dự án Quốc lộ 1 - Thái Hòa, ngành GTVT Nghệ An xác định đây là công
trình trọng điểm nối hành lang Đông Tây không chỉ của Nghệ An mà cả vùng Bắc
Trung bộ nhằm phát triển kinh tế vùng Tây Nghệ An, tuyến đường hoàn thành sẽ rút
ngắn quãng đường xuất hàng hóa qua cảng Đông Hồi - Nghi Sơn hàng chục km.
Ngành đã lựa chọn nhà thầu có tiềm lực, đó là Công ty 36 thuộc Bộ Quốc phòng. Điều
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
đáng nói là trong khoảng khối lượng 270 tỷ đồng hoàn thành, chủ đầu tư đang nợ nhà
thầu khoảng 120 tỷ đồng. Đây là dự án thể hiện cao độ tinh thần "nhà thầu đồng hành
cùng chủ dự án". Nhà thầu cùng với chủ đầu tư tháo gỡ những vướng mắc về vốn,
cùng chạy vốn. Đây cũng là một cách làm mới trong việc phối hợp giữa chủ đầu tư và
nhà thầu để tháo gỡ khó khăn về vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công.
Dự án Đại lộ Vinh - Cửa Lò, một trong những công trình trọng điểm với phương
thức khai thác quỹ đất để xây dựng công trình trong thời điểm giá nhà, đất xuyên đáy
nên không thể thu hút được các nhà đầu tư. Để tháo gỡ khó khăn, ngành đã tham mưu
cho các cơ quan chức năng đưa vào nghị quyết của hội đồng nhân dân cơ chế vay vốn.
Khi đường được đưa vào sử dụng quỹ đất trong phạm vi quy hoạch sẽ đưa vào khai
thác, nguồn thu từ quỹ đất này sẽ được đầu tư cho các gói còn lại. Trong điều kiện khó
khăn đầu tư, khai thác theo kiểu "cuốn chiếu" được xem là phương án "khôn ngoan".
Bằng cách làm linh hoạt này, ngành đã tháo gỡ được những khó khăn, giúp cho tiến độ
các công trình trọng điểm được bảo đảm. Đạt được kết quả đó, ngành cũng đã nỗ lực,
chia sẻ khó khăn của nhà thầu, phát huy thế mạnh tổng hợp của nhà thầu. Chủ đầu tư
tích cực đeo bám, tranh thủ nguồn vốn, có thể nói đó là những kinh nghiệm tháo gỡ
khó khăn cho các dự án giao thông trên địa bàn hiện nay
1.2.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra
- Cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan có chức năng, kiểm tra giám sát lẫn
nhau trong quá trình quản lý vốn.
- Có sự giúp đỡ của Chính phủ tới địa phương. Không chỉ dừng ở việc cung cấp
nguồn vốn mà các địa phượng cần có sự giúp đỡ về cách thức quản lý và sử dụng vốn
hiệu quả.
- Việc cấp phát vốn phải công khai, minh bạch tới từng người dân để họ tham gia
kiểm soát việc thực hiện các công trình có liên quan đến cuộc sống của họ. Nếu làm
được tốt điều này thì hiệu quả sử dụng vốn là rất lớn, giảm thiểu tình trạng thất thoát
vốn đầu tư.
- Các dự án phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể, hạch toán chính xác, tránh việc cấp
vốn quá nhiều hoặc quá ít.
- Công tác quyết toán vốn đầu tư phải được thực hiện hàng năm và có quy trình
kiểm tra phiếu đánh giá thanh toán vốn đầu tư.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NSNN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG HẠ TẦNG GTNT HUYỆN HƯNG NGUYÊN NGHỆ AN GIAI
ĐOẠN 2008 - 2012
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nguyên, tỉnh Nghệ An
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan
- Vị trí địa lý
Huyện Hưng Nguyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nghệ An, thuộc Vùng Bắc
Trung Bộ, toạ độ địa lý từ 180
35' đến 18o
47’
vĩ độ bắc và 105o
35’
đến 105o
40’
độ
Kinh Đông, có diện tích tự nhiên là 165,3km2
, chiếm 0,97% diện tích toàn tỉnh. Hưng
Nguyên hiện có 22 xã và 1 thị trấn.
Các phía của Hưng Nguyên giáp với:
Phía Bắc giáp với huyện Nghi Lộc

Phía Nam giáp với huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh)

Phía Đông giáp với thành phố Vinh

Phía Tây giáp với huyện Nam Đàn
Là một trong những huyện nằm phụ cận Thành phố Vinh và cách trung tâm thành
phố khoảng 5 km nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá,
công nghệ, lao động kỹ thuật...
Hưng Nguyên nằm trên trục đường chính là quốc lộ 46 đi Nam Đàn, đường tỉnh
lộ 558 nối với đường ven sông Lam đi thành phố Vinh và đi các huyện phía Tây và
quốc lộ 1A đi qua (đoạn tránh Thành phố Vinh), có một số bến sông nhỏ và mạng lưới
đường sông thuận lợi, cùng với hệ thống đường huyện lộ như đường Nguyễn Văn Trỗi
đi đến 3 xã Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam và Hưng Trung là nơi xa nhất của huyện,
các đường xã cũng rất thuận lợi, là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện
của Hưng Nguyên với các xã khác trong huyện.
- Địa hình địa mạo
Hưng Nguyên là huyện đồng bằng thấp, trũng, thấp dần từ Tây sang Đông. Cao
độ trung bình từ 1,5 - 2m, nơi cao nhất 3m, thấp nhất 0,6m. Tuy là huyện đồng bằng
nhưng Hưng Nguyên vẫn có núi, sông. Đó là núi Thành (còn gọi là Hùng Sơn, Đồng
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Trụ, Tuyên Nghĩa), núi Nhón (Nhuyến Sơn), núi Lưỡi Hái (Đại Hải), núi Mượu, núi
chùa Khê. Vùng đồi núi gồm các xã Hưng Tây, Hưng Yên, Hưng Đạo. Vùng thấp
trũng, gồm các xã: Hưng Thịnh, Hưng Lợi, Hưng Phúc, Hưng Yên Nam, Hưng trung
và một xã ở hoàn toàn ngoài đê là Hưng Nhân.
Nhìn chung địa hình Hưng nguyên thấp, trũng với diện tích ruộng nước chiếm tới
65% quỹ đất, còn lại là đồi núi và đất mầu rất ít. Vì vậy mùa mưa, úng lụt thường đe
dọa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là đối với cư dân vùng
ngoài đê Tả Lam.
- Tài nguyên khí hậu
Hưng Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có chung đặc điểm
của khí hậu miền Bắc Trung Bộ.
Trong năm có hai mùa rõ rệt và sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm
lớn, đặc biệt có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nóng nhất là từ tháng 4 đến
tháng 9 (trung bình từ 230
C đến 32 0
C), tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt
đối 400
C do gió Tây nam gây nắng nóng và mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
(trung bình từ 18o
C đến 19o
C) có lúc thấp nhất 6o
C do gió Đông bắc mang không khí
lạnh gây mưa, gió rét. Số giờ nắng trong năm trung bình 1.650 giờ, độ bức xạ mặt trời
74,6 KCaL/cm2
.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng1.500-1.900 mm/năm (lớn
nhất 2.500 ly, nhỏ nhất là 1.100 ly). Trong từng năm lượng mưa phân bố không đều, chủ
yếu tập trung vào 3 tháng 8, 9,10. Mùa mưa thường kèm theo gió bão, chiếm gần 85%
lượng mưa cả năm thường gây ngập úng. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 3 chỉ
chiếm khoảng 10% lưọng mưa cả năm, thường gây khô hạn vào vụ Đông Xuân.
Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%, cao nhất trên 89% (từ tháng 12 năm
trước đến tháng 2 năm sau), thấp nhất dưới 60% (từ tháng 6 đến tháng 10). Lượng bốc
hơi bình quân năm 943 mm, lượng bốc hơi trung bình của các tháng nóng là 140 mm,
lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 61 mm.
Chế độ gió: Có hai hướng gió chính.
Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió về thường mang
theo giá rét, mưa phùn.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
25
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Gió Phơn Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 có lúc gây khô hạn.
Hàng năm phải chịu ảnh hưởng từ 3 – 5 cơn bão, gây lũ lụt, sạt lở đê, kênh.
Nghiên cứu yếu tố khí hậu Hưng Nguyên có thể thấy rằng:
Nhìn chung, khí hậu Hưng Nguyên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, vật
nuôi, đặc biệt đối với các loại cây công nghiệp (mía, lạc). Mặc dù có thuận lợi cho phát
triển một nền nông nghiệp đa dạng nhưng vẫn có những yếu tố bất lợi do không xác định
được mùa mưa bão rõ rệt nên gây ra quá trình lũ lụt, úng lụt (hàng năm có trên 1000ha
diện tích lúa bị ngập lụt) và tạo ra mất cân đối nước cục bộ tại một số vùng nhất là dân cư
vùng ngoài đê làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và đời sống dân cư.
- Điều kiện khí hậu thủy văn và nguồn nước
 Nguồn nước mặt
Hưng Nguyên nằm trong vùng châu thổ sông Lam nên về mặt địa chất thủy văn
mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Lam, chính vì vậy nguồn nước cung cấp
chính của huyện liên quan đến nước của sông Lam. Nguồn nước sông Lam chảy qua
cống huyện Nam Đàn vào kênh Thấp là nguồn cấp nước cho các trạm bơm điện và cấp
cho nhà máy nước thành phố Vinh.
Nguồn nước cung cấp của huyện Hưng Nguyên chủ yếu do 4 con sông chính và
kênh đào chảy qua với tổng chiều dài 76 km, sông Lam chảy qua 10 xã, từ Hưng Lĩnh
đến Hưng Lợi dài 25 km; Kênh đào Hoàng Cần dài 21 km, được chia thành 2 nhánh
qua vùng Giữa huyện đổ vào sông Vinh. Kênh Gai dài 21 km, từ cầu Đước xã Hưng
Chính qua Hưng Tây, Hưng Yên Bắc đến Hưng Trung. Sông Vinh dài 9,5 km từ Hưng
Chính qua Hưng Thịnh đến cống ba ra Bến Thủy. Các sông ở Hưng Nguyên với gần
1.300 ha mặt nước, nên lượng nước mặt khá lớn ước khoảng 2 tỷ m3
/năm.
Nguồn nước ngầm:
Mực nước ngầm cao từ 3 - 5 m, chất lượng nước khá tốt, đảm bảo nhu cầu sinh
hoạt cho sinh hoạt của người dân.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn thì: Nhìn chung, nguồn nước (tính cả
nguồn nước ngầm) của huyện khai thác tương đối dễ dàng, đủ cung cấp cho nhu cầu
sinh hoạt và sản xuất, tuy nhiên đối với nguồn nước sinh hoạt cần phải được xử lý tốt
hơn mới sử dụng được.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
26
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân
Sông Lam: Nước có thể dùng cho sản xuất công nông nghiệp, và sinh hoạt, sông
Lam có ý nghĩa rất lớn về giao thông thủy, đặc biệt là một số vị trí có thể xây dựng các
bến sông, khả năng các loại tàu vận chuyển hàng hóa, trọng tải trung bình (800 - 1.000
tấn) có thể ra vào được.
Các sông khác: Hiện tại và tương lai, nguồn nước cho công nghiệp, nông nghiệp,
sinh hoạt chủ yếu là do những con sông này cung cấp. Các khảo sát bước đầu đã chỉ ra
rằng trên những con sông này có thể xây dựng thêm được các công trình phục vụ cấp
nước cho sinh hoạt, công nghiệp.
- Tài nguyên khoáng sản
Hưng Nguyên có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là mỏ Măng gan,
Sắt ở Núi Thành và khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Hiện tại đất sét, cát, sỏi, đá trữ
lượng lớn, đặc biệt loại đá ryôlít chất lượng cao, ước khoảng trên 18 triệu m3
. Phân bố
tài nguyên chủ yếu tập trung tại các vùng Hưng Đạo, Hưng Tây, Hưng Yên, Hưng
Lam, Hưng Phú, Hưng Tiến, Hưng Thắng, Hưng Châu và Hưng Lĩnh.
- Tài nguyên đất
Gắn liền với sự phân bố tự nhiên, địa hình vùng đồng bằng nên đất đai ở Hưng
Nguyên tương đối thuần nhất, không phức tạp. Trong tổng số 16.544,37 ha đất tự
nhiên, trừ 1.304,67 ha đất sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, toàn bộ diện
tích còn lại 15.225,15 ha, gồm các loại như sau:
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm 8.790 ha, chiếm 53,18% diệntíchtự nhiên.
+ Đất phù sa được bồi hàng năm 751 ha, chiếm 4,54% diện tích tự nhiên.
+ ất phù sa lầy úng 1.109 ha, chiếm 6,7% diện tích tự nhiên.
+ Đất phù sa cổ 85 ha, chiếm 0,51% diện tích tự nhiên.
+ Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước 280 ha, chiếm 1,7% diện tích tự nhiên.
+ Đất dốc tụ 42 ha, chiếm 0,25% diện tích tự nhiên.
+ Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá cát kết 100 ha, chiếm 0,6% diện tích tự nhiên.
+ Đất feralit xói mòn trơ sỏi đá 1.050 ha, chiếm 6,4% diện tích tự nhiên.
+ Các loại đất khác 4.322,82 ha, chiếm 26,12% diện tích tự nhiên.
SVTH: Lưu Thị Vân Anh
27
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...luanvantrust
 
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
 
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
 
Khóa luận: Phân tích chất lượng đội ngũ quản lý tại Công ty, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phân tích chất lượng đội ngũ quản lý tại Công ty, 9 ĐIỂMKhóa luận: Phân tích chất lượng đội ngũ quản lý tại Công ty, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phân tích chất lượng đội ngũ quản lý tại Công ty, 9 ĐIỂM
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
 
BÀI MẪU Khóa luân cho vay tiêu dùng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luân cho vay tiêu dùng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luân cho vay tiêu dùng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luân cho vay tiêu dùng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hiệu Quả Công Tác Huy Động Vốn Tại Vietcombank
Luận Văn Thạc Sĩ Hiệu Quả Công Tác Huy Động Vốn Tại VietcombankLuận Văn Thạc Sĩ Hiệu Quả Công Tác Huy Động Vốn Tại Vietcombank
Luận Văn Thạc Sĩ Hiệu Quả Công Tác Huy Động Vốn Tại Vietcombank
 
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty xây dựngLuận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
 
Khóa Luận Hiệu Quả Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Đại Học Kinh Tế.docx
Khóa Luận Hiệu Quả Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Đại Học Kinh Tế.docxKhóa Luận Hiệu Quả Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Đại Học Kinh Tế.docx
Khóa Luận Hiệu Quả Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Đại Học Kinh Tế.docx
 
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo công chức cấp xã, HAY
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo công chức cấp xã, HAYBÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo công chức cấp xã, HAY
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo công chức cấp xã, HAY
 
Khóa luận: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương, HAY
Khóa luận: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương, HAYKhóa luận: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương, HAY
Khóa luận: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương, HAY
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêmPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêmPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 2 từ liêm
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH 3-2 Từ Liêm, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH 3-2 Từ Liêm, ĐIỂM 8Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH 3-2 Từ Liêm, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH 3-2 Từ Liêm, ĐIỂM 8
 
Khóa luận: Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng nhà máy
Khóa luận: Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng nhà máyKhóa luận: Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng nhà máy
Khóa luận: Nghiên cứu tác động môi trường của dự án xây dựng nhà máy
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 

BÀI MẪU Khóa luận quản lý ngân sách nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN - NGHỆ AN
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Lời cảm ơn Khóa luận tốt nghiệp là một phần quan trọng trong kết quả học tập của tôi. Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin cảm ơn các thầy - cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý giá cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt là thầy Trương ấn Quân - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này với tất cả lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm. Đồng thời tôi xin cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh, các chị trong phòng Tài chính - kế hoạch huyện Hưng Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại phòng. Sau cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn là nguồn động viên ý nghĩa nhất để tôi vươn lên trong học tập và bước những bước đi vững vàng hơn trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2013 Sinh viên: Lưu Thị Vân Anh Lớp: K43B KH - ĐT SVTH: Lưu Thị Vân Anh ii
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................................................................i MỤC LỤC...........................................................................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...............................................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................................................................vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU..................................................................................................................................viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................................2 1.3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................2 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................................3 1.6. Cấu trúc luận văn..............................................................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VỐN XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NSNN...................................................................................................................................................4 1.1. Vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư........................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm...................................................................................................................................................4 1.1.2. Phân loại vốn............................................................................................................................................4 1.1.3. Vai trò của vốn ngân sách trong phát triển giao thông nông thôn.......................6 1.1.4. Quản lý nguồn VĐT xây dựng hạ tầng GTNT từ ngân sách nhà nước............7 1.2. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn bằng nguồn vốn NSNN...................8 1.2.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.........................8 1.2.2. Đặc điểm, vai trò của đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT.................................................9 1.2.3. Chức năng của đầu tư xây dựng hạ tầng Giao Thông Nông Thôn....................15 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng quản lý vốn NSNN vào đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn......................................................................................................16 SVTH: Lưu Thị Vân Anh iii
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 1.2.5. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn bằng nguồn vốn NSNN.....20 1.2.6. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ở một số địa phương và dự án..........................................................................................................................................................................21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NSNN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GTNT HUYỆN HƯNG NGUYÊN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 .......24 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nguyên, tỉnh Nghệ An.......................24 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan............................................24 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.................................................................................................................28 2.2. Một số kết quả về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.............................................................................................................................................................30 2.3. Thực trạng huy động vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT .............................................................................................................................................................................................34 2.3.1. Tình hình huy động vốn NSNN đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT......................34 2.3.2. Tình hình chi NSNN trên địa bàn huyện Hưng Nguyên cho xây dựng hạ tầng GTNT giai đoạn 2008 - 2012................................................................................................37 2.4. Thực trạng hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN huyện Hưng Nguyên giai đoạn 2008 - 2012....................................................................................................................................................38 2.4.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển huyện Hưng Nguyên giai đoạn 2008 - 201238 2.5. Chất lượng quản lý vốn đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý vốn đầu tư.................................................................................................................................................42 2.5.1. Chất lượng quản lý vốn đầu tư.................................................................................................42 2.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý vốn đầu tư trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.......................................................................................................................................43 2.5.3. ánh giá tình hình quản lý nguồn vốn NSNN cho xây dựng hạ tầng GTNT 46 3.2. Tồn tại và nguyên nhân.............................................................................................................................57 3.2.1. Tồn tại.......................................................................................................................................................57 3.2.2. Nguyên nhân..........................................................................................................................................59 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GTNT HUYỆN HƯNG NGUYÊN...................................................................................................................61 3.1. Mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Hưng Nguyên đến
  • 5. SVTH: Lưu Thị Vân Anh iv
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân năm 2020 .....................................................................................................................................................................61 3.1.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................................................61 3.1.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................................61 3.2. Phương hướng phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020 ...................................62 3.2.1. Quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn...................................................................62 3.2.2. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm....................................................................63 3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý VĐT xây dựng hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên................................................................................................64 3.3.1. Nâng cao chất lượng kế hoạch hóa VĐT............................................................................65 3.3.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng........................................................................65 3.3.3. Nâng cao chất lượng của công tác tư vấn trong lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư............................................................................................65 3.3.4. Về công tác lựa chọn nhà thầu và tổ chức thầu, chỉ định thầu ............................66 3.3.5. Về quản lí thi công xây dựng công trình...........................................................................67 3.3.5. Tăng cường công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ làm công tác quản lí đầu tư, quản lí tài chính đầu tư................................................................................................................68 3.3.6. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng vốn đầu tư trong XDCB.........................................................................................................................................................69 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................70 1. Kết Luận..................................................................................................................................................................70 2. Kiến nghị.................................................................................................................................................................71 2.1. Kiến nghị với nhà nước......................................................................................................................71 2.2. Kiến nghị với UBND tỉnh và các nghành chức năng của tỉnh.................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SVTH: Lưu Thị Vân Anh v
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GTNT Giao thông nông thôn CSHT Cơ sở hạ tầng KT - XH Kinh tế - xã hội UBND Ủy ban nhân dân VĐT Vốn đầu tư NSNN Ngân sách nhà nước GDTX Giáo dục thường xuyên THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa BTXM Bê tông xi măng BTN Bê tông nhựa TN NHỰA Thấm nhập nhựa TDTT Thể dục thể thao ATGT An toàn giao thông SVTH: Lưu Thị Vân Anh vi
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tỷ lệ phần trăm loại mặt đường đường huyện.................................................................31 Biểu đồ 2: Tỷ lệ phần trăm loại mặt đường đường xã.........................................................................32 Biểu đồ 3: Tỷ lệ phần trăm về chất lượng đường huyện.....................................................................33 Bểu đồ 4: Tỷ lệ cơ cấu VĐT GTNT 2008 - 2012..................................................................................36 SVTH: Lưu Thị Vân Anh vii
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Phân loại chiều dài đường và mặt đường..................................................................................31 Bảng 2: Tình trạng mặt đường (đường huyện)..........................................................................................33 Bảng 3: Vốn Ngân Sách Nhà Nước cho GTNT........................................................................................35 Bảng 4: Cơ cấu VĐT Giao Thông Nông Thôn giai đoạn 2008 - 2012....................................36 Bảng 5: Chi NS cho GTNT huyện, tỉnh........................................................................................................38 Bảng 6: Tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng mới........................................................................................................39 Bảng 7: Vốn đầu tư bảo trì và sửa chửa GTNT 2008- 2012...........................................................40 Bảng 8: Vốn đầu tư cho GTNT từ trong dân giai đoạn 2008 - 2012.........................................41 Bảng 9: Các xã nhận hỗ trợ xi măng làm đường GTNT.....................................................................41 Bảng 10: Kiểm định thang đo Likert bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.........................47 Bảng 11: Mô tả mức độ đồng ý về "công tác lập quy hoạch".........................................................48 Bảng 12: Mô tả mức độ đồng ý về "công tác thẩm định"..................................................................50 Bảng 13: Mô tả mức độ đồng ý về "công tác đấu thầu"......................................................................50 Bảng 14: Mô tả mức độ đồng ý trong "công tác thanh toán vốn".................................................51 Bảng 15: Mô tả mức độ đồng ý với các chính sách kinh tế.............................................................52 Bảng 16: Kết quả kiểm định về "Công tác lập quy hoạch"...............................................................53 Bảng 18: Kết quả kiểm định về "Công tác đấu thầu"............................................................................54 Bảng 19: Kiểm định về công tác thanh toán vốn đầu tư ....................................................................55 SVTH: Lưu Thị Vân Anh viii
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát trển kinh tế xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay. Huyện Hưng Nguyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nghệ An, thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là một trong những huyện nằm phụ cận Thành Phố Vinh và cách trung tâm thành phố khoảng 5 km nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật... Với các dự án đầu tư ngày càng nhiều, những năm trở lại đây Hưng Nguyên đang theo đà phát triển cùng toàn tỉnh và kinh tế huyện nhà đang không ngừng đi lên. Nhận thấy chất lượng quản lý nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Hưng Nguyên còn có nhiều bất cập nên trong quá trình thực tập và tìm hiểu tôi quyết định chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hưng Nguyên - Nghệ An" nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng quản lý.  Mục tiêunghiên cứu   Mục tiêu chung Nhằm cải thiện chất lượng quản lý vốn ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng GTNT, từ đó nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN đối với các công trình GTNT ở trên điạ bàn.  Mục tiêu cụ thể  - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung nhất thuộc lĩnh vực hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư. - Phân tích thực trạng quản lý vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. SVTH: Lưu Thị Vân Anh ix
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý vốn NSNN. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN.  Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu. + Số liệu sơ cấp: Điều tra các đối tượng liên quan đến hoạt động đầu tư các công trình xây dựng CSHT nông thôn trong giai đoạn 2008 - 2012 có sử dụng vốn NSNN. - Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến về chất lượng quản lý vốn ngân sách trên địa bàn huyện. - Phỏng vấn ngẫu nhiên 40 cán bộ trong UBND huyện Hưng Nguyên, 60 người dân trên địa bàn xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên. Tổng số mẫu đều tra là 100 mẫu. Các đối tượng này được chọn ngẫu nhiên. + Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu chất lượng quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT giai đoạn 2008 - 2012.  Phương pháp phân tích số lệu - Phương pháp thống kê toán học nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN về đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT. - Phương pháp phân tích, so sánh. - sử dụng công cụ phân tích thống kê SPSS 16.0 để tổng hợp ý kiến, kiểm định thang đo chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB và rút ra kết luận.  Dữ liệuphục vụ cho nghiên cứu Các nguồn số liệu thu thập từ các giáo trình, sách báo, tạp chí có liên quan. Các báo cáo tổng kết từ UBND, phòng Tài chính - kế hoạch, phòng Công thương. Số liệu thu thập qua điều tra phỏng vấn các cán bộ trong UBND huyện Hưng Nguyên - những người có liên quan đến công tác xây dựng và quản lý vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT và người dân sống trên địa bàn huyện để biết được thực trạng và những hạn chế trong công tác quản lý nguồn vốn ngân sách.  Kết quả đạt được Khóa luận đã trình bày được thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông nông: Số km đường huyện, đường xã, trình trạng mặt đường... SVTH: Lưu Thị Vân Anh x
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Điều tra công tác quản lý nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Hưng Nguyên: Công tác đấu thầu, công tác thẩm định, thanh tra, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, công tác thanh quyết toán, giải phóng mặt bằng...  Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.  Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, khóa luận đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn ngân sách cho các cơ quan và nâng cao khả năng nhận thức của người dân trong việc đóng góp xây dựng hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên - Nghệ An SVTH: Lưu Thị Vân Anh xi
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay, việc phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo, trong đó việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là vấn đề then chốt. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, nhà nước ta, các tổ chức quốc tế cũng như nguồn vốn huy động từ nội bộ nền kinh tế tỉnh Nghệ An, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện Hưng Nguyên đã có sự đổi mới, tạo tiền đề cho kinh tế xã hội không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh đạt được từ việc sử dụng vốn NSNN thì còn có nhiều hạn chế dẫn đến nguồn NSNN thất thoát ít nhiều. Huyện Hưng Nguyên là huyện có nền kinh tế còn thấp, đầu tư còn dàn trải làm giảm hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Từ đó, đặt ra yêu cầu cần phải sử dụng nguồn vốn ngân sách một cách hiệu quả, đây là vấn đề khó khăn và phức tạp. Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, công việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước về phát triển đất nước, đặc biệt được sự hỗ trợ về nguồn vốn NSNN và nguồn huy động từ nội bộ nền kinh tế của huyện Hưng Nguyên, công tác đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp phần làm cho diện mạo của huyện Hưng Nguyên ngày một đổi mới. Bên cạnh những kết quả đạt được của việc sử dụng vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, còn có những tồn đọng và hạn chế như: Đầu tư manh mún, dàn trải... Dẫn đến kém hiệu quả và làm thất thoát nguồn vốn ngân sách của nhà nước. Hiện nay, chất lượng quản lý nguồn vốn NSNN cho đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT ngày càng được quan tâm, nhưng khối lượng vốn đầu tư được huy động còn rất hạn hẹp so với nhu cầu vốn đầu tư. Mặt khác, tình trạng thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư XDCB còn diễn ra khá phổ biến làm cho vốn đầu tư sử dụng đạt hiệu quả thấp. Đây là một vấn đề ngày càng trở nên bức xúc và là điều đáng lo ngại. Từ những cơ sở trên đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tư XD hạ tầng GTNT từ NSNN, đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn không thể SVTH: Lưu Thị Vân Anh 1
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân giải quyết triệt để ngày một ngày hai. Vì vậy, để góp phần làm sáng tỏ hơn về cơ sở lý luận cũng như hoàn thiện hơn việc quản lý ngân sách cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, em đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, Nghệ An” để làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung Nhằm cải thiện chất lượng quản lý vốn ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng GTNT, từ đó nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN đối với các công trình GTNT ở trên điạ bàn.  Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung nhất thuộc lĩnh vực hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư. - Phân tích thực trạng quản lý vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý vốn NSNN. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN. 1.3. Nội dung nghiên cứu Đánh giá tình hình giao thông nông thôn và việc quản lý vốn ngân sách để xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn của huyện. 1.4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: Điều tra các đối tượng liên quan đến hoạt động đầu tư các công trình xây dựng CSHT nông thôn trong giai đoạn 2008 - 2012 có sử dụng vốn NSNN. Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến về chất lượng quản lý vốn ngân sách trên địa bàn huyện. Phỏng vấn ngẫu nhiên 40 cán bộ trong UBND huyện Hưng Nguyên, 60 người dân trên địa bàn xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên. Tổng số mẫu đều tra là 100 mẫu. Các đối tượng này được chọn ngẫu nhiên. - Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu chất lượng quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT giai đoạn 2008 - 2012. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 2
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân  Phương pháp phân tích số lệu - Phương pháp thống kê toán học nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN về đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT. - Phương pháp phân tích, so sánh. - sử dụng công cụ phân tích thống kê SPSS 16.0 để tổng hợp ý kiến, kiểm định thang đo chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB và rút ra kết luận. 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vốn của NSNN cho đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Nghiên cứu, đánh giá chất lượng quản lý vốn NSNN do huyện Hưng Nguyên đầu tư vào xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn giai đoạn 2008-2012. + Về không gian: Các công trình xây dựng đường xá trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. + Về thời gian: Giai đoạn: 2008 - 2012. 1.6. Cấu trúc luận văn Tên đề tài: "Nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hưng Nguyên- Nghệ An” Ngoài mục đíchnghiên cứu, kết luận và kiến nghị thì kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về đầu tư và quản lý đầu tư vốn xây dựng hạ tầng GTNT bằng nguồn vốn NSNN. Chương 2: Thực trạng quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT huyện Hưng Nguyên - Nghệ An giai đoạn 2008 - 2012. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN cho đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT huyện Hưng Nguyên. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 3
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VỐN XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGUỒN VỐN NSNN 1.1. Vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư 1.1.1. Khái niệm Vốn đầu tư: Là số vốn được sử dụng để thực hiện mục đích đầu tư đã dự định, là yếu tố tiền đề của mọi quá trình đầu tư.  Vốn đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau: Vốn được biểu hiện bằng giá trị của nguồn tài sản. Có nghĩa là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định. Do vậy, nếu ở đâu không xác định được đúng chủ sở hữu vốn, thì ở đó vệc sử dụng vốn sẽ lãng phí kém hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là hàng hóa đặc biệt. Vốn là hàng hóa vì: cũng như những hàng hóa khác, nó có giá trị và giá trị sử dụng. Vốn có giá trị về mặt thời gian. Ở tại các thời địểm khác nhau thì giá trị của các đồng vốn cũng khác nhau. Đồng tiền càng dàn trải theo thời gian, thì nó càng bị mất giá, độ rủi ro càng lớn. Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh. 1.1.2. Phân loại vốn NSNN là toàn bộ khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. 1.1.2.1. Phân loại vốn theo nguồn vốn  Nguồn vốn trong nước  Nguồn vốn trong dân  Nguồn vốn huy động bằng sự đóng góp của người dân địa phương được sử dụng để nâng cấp các tuyến đường xã, thôn và đường giao thông nội đồng (người dân có thể đóng góp bằng tiền của, nguyên vật liệu sẵn có địa phương, ngày công lao động...). SVTH: Lưu Thị Vân Anh 4
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân  Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương) chủ yếu là dành cho nâng cấp các tuyến đường huyện, cho xây dựng đường vào các vùng căn cứ các mạng, các vùng kinh tế quá khó khăn, cho các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao. Bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ vật tư, kỹ thuật như: Các máy làm đường, xi măng, sắt thép, nhựa đường… Ngoài các dự án của ngành giao thông vận tải, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho phát triển GTNT còn gắn với các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho xã đặc biệt khó khăn, chương trình xóa đói giảm nghèo…  Nguồn vốn địa phương Là nguồn vốn đầu tư cho phát triển GTNT được lấy từ ngân sách của địa phương. Hàng năm, ngân sách địa phương dành một phần cho đầu tư phát triển giao thông nông thôn có thể thông qua hỗ trợ các dự án, cấp kinh phí cho xây dựng mới hoặc bảo dưỡng những đoạn đường thuộc địa phương mình quản lý. Tuy nhiên nguồn vốn này thường không nhiều và không thể đáp ứng theo yêu cầu phát triển.  Nguồn vốn nước ngoài Nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ phát triển GTNT chủ yếu ODA. Do đặc điểm của nguồn vốn ODA chủ yếu sử dụng để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển, GTNT là một mục tiêu mà các nhà tài trợ luôn ưu tiên nâng cấp và hoàn thiện với tiêu chí phục vụ cho xóa đói giảm nghèo trên diện rộng. Nguồn vốn này được hỗ trợ thông qua ngân sách nhà nước, hỗ trợ thông qua các chương trình và hỗ trợ thông qua các dự án. 1.1.2.2. Phân loại vốn theo tính chất chu chuyển  Vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, đó chính là số vốn doanh nghiệp đầu tư mua sắm, trang bị cơ sở vật chất. Tài sản cố định thường được sử dụng nhiều lần, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và chỉ tăng lên khi có xây dựng cơ bản mới hoặc mua sắm. Qua quá trình sử dụng, tài sản cố định hao mòn dần dưới hai dạng là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình chủ yếu do tiến bộ khoa học công nghệ mới và năng suất lao động xã hội tăng lên quyết định. Hao mòn hữu hình phụ thuộc vào mức độ sử dụng khẩn trương tài sản cố định và các điều kiện ảnh SVTH: Lưu Thị Vân Anh 5
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân hưởng tới độ bền lâu của tài sản cố định như chế độ quản lý sử dụng, bảo dưỡng, điều kiện môi trường... Những chỉ dẫn trên đưa ra tới một góc nhìn về đặc tính chuyển đổi thành tiền chậm chạp của tài sản cố định. Tuy thế, các tài sản cố định có giá trị cao có thể có giá trị thế chấp đối với ngân hàng khi vay vốn.  Vốn lưu động Vốn lưu động và biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Đó là số vốn doanh nghiệp đầu tư để dự trữ vật tư, để chi phí cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chi phí cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Hoàn toàn khách quan không như vốn cố định, vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh, chuyển qua nhiều hình thái giá trị khác nhau như tiền tệ, đối tượng lao động, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và trở lại hình thái tiền tệ ban đầu sau khi tiêu thụ sản phẩm. Như vậy vốn lưu động chu chuyển nhanh hơn vốn cố định, quá trình vận động của Vốn lưu động thể hiện dưới hai hình thái: - Hình thái hiện vật: Đó là toàn bộ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. - Hình thái giá trị: Là toàn bộ giá trị bằng tiền của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giá trị tăng thêm do việc sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất và những chi phí bằng tiền trong lĩnh vực lưu thông. 1.1.3. Vai trò của vốn ngân sách trong phát triển giao thông nông thôn Trong bất kỳ một nghành nghề hay một lĩnh vực nào thì vốn NSNN cũng đều đóng một vai trrò rất quan trọng đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng GTNT là một lĩnh vực đòi hỏi một lượng vốn rất lớn do đó đây là lĩnh vực mà tư nhân rất hạn chế tham gia đầu tư. Vì vậy nguồn vốn nhà nước càng có một vị trí đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng GTNT. Trước hết vốn NSNN đóng vai trò nền tảng, quyết định đến sự hình thành hệ thống hạ tầng GTNT. Đây là nhiệm vụ nền tảng của bất cứ quốc gia nào xuất phát từ nhiệm vụ và vai trò của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cộng. Hơn nữa chỉ có nhà nước mới có đầy đủ về mặt pháp lý và vốn để có thể đảm đương vai trò chính trong lĩnh vực này. Thứ hai, vốn đầu tư từ NSNN đóng vai trò chủ đạo để thu hút các nguồn vốn khác thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng GTNT. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 6
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Thứ ba, NSNN đóng vai trò điều phối trong việc hình thành hệ thống hạ tầng GTNT một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. NSNN sẽ tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm tạo điều kiện giao lưu giữa các vùng và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Thứ tư, vốn NSNN khi đầu tư vào phát triển hạ tầng GTNT sẽ là công cụ kích cầu rất hiệu quả, bằng chứng là các công trình GTNT ảnh hưởng trực tiếp đến các nghành sản xuất khác như thép, sắt... Từ đó tăng đóng góp vào GDP và tạo thêm việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập cho một bộ phận người lao động. Như vậy, vốn đầu tư từ NSNN vào phát triển hạ tầng GTNT đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của đất nước. 1.1.4. Quản lý nguồn VĐT xây dựng hạ tầng GTNT từ ngân sách nhà nước Theo nguyên tắc, nguồn vốn NSNN phải được nhà nước quản lý chăt chẽ từ khâu giao kế hoạch cho đến khi đầu tư. Do vậy nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT cũng được quản lý chặt chẽ. Công tác lập kế hoạch đầu tư: Bộ kế hoạch đầu tư tổng hợp kế hoạch VĐT từ ngân sách của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế hướng dẫn các nghành lĩnh vực cần tập trung đầu tư, những cơ chế áp dụng trong kỳ kế hoạch. Sở kế hoạch đầu tư phải xác định cụ thể danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư của các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN. Nhà nước quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu nghành vùng. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và thẩm duyệt dự án đầu tư, thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo thiết kế kỹ thuật và quyết định đầu tư. Giai đoạn thực hiện đầu tư: Được nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua việc phê duyệt quyết định đấu thầu, kết quả đấu thầu, giám sát quá trình thực hiện đầu tư, phê duyệt quyết toán đầu tư. Giai đoạn kết thúc đầu tư: Nhà nước quản lý thông qua việc nghiệm thu bàn giao công trình (công trình hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng). Nhà nước quản lý chặt chẽ VĐT từ NSNN trên cơ sở tính toán tổng mức thu, mức chi ngân sách xác định. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 7
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 1.2. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn bằng nguồn vốn NSNN 1.2.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn  Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và công trình vật chất - kỹ thuật được tạo lập, phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp.  Cơ sở hạ tầng nông thôn có thể bao gồm những hệ thống cấu trúc, thiết bị và công trình chủ yếu sau:  Hệ thống và các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, phòng chống thiên tai, bảo vệ và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường trong nông nghiệp nông thôn như: Đê điều, kè đập, cầu cống và kênh mương thuỷ lợi, các trạm bơm…   Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong nông thôn: Cầu cống, đường xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu đi lại của dân cư.   Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin liên lạc… Những công trình xử lý, khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho dân cư  nông thôn.   Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu… Mà chủ yếu là những công trình chợ búa và tụ điểm giao lưu buôn bán.  Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuyển giao công nghệ kỹ thuật; trạm trại sản xuất và cung ứng giao giống vật nuôi cây trồng.   Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một bộ phận của cơ sở hạ tầng nông nghiệp, bao gồm cơ sở hạ tầng đường sông, đường mòn, đường đất phục vụ sự đi lại trong nội bộ nông thôn nhằm phát triển sản xuất và phục vụ giao lưu kinh tế văn hóa xã hội của các làng xã, thôn xóm. Hệ thống này nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại.  Trong quá trình nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cần phân biệt rõ với hệ thống giao thông nông thôn. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 8
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Hệ thống giao thông nông thôn bao gồm: Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, phương tiện vận tải và người sử dụng. Như vậy, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn chỉ là một bộ phận của hệ thống giao thông nông thôn. Giao thông nông thôn không chỉ là sự di chuyển của người dân nông thôn và hàng hóa của họ, mà còn là các phương tiện để cung cấp đầu vào sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ cho khu vực nông thôn của các thành phần kinh tế quốc doanh và tư nhân. Đối tượng hưởng trực tiếp của hệ thống giao thông nông thôn sau khi xây dựng mới, nâng cấp là người dân nông thôn, bao gồm các nhóm người có nhu cầu và ưu tiên đi lại khác nhau như nông dân, doanh nhân, người không có ruộng đất, cán bộ công nhân viên của các đơn vị phục vụ công cộng làm việc ở nông thôn.  Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn bao gồm:   Mạng lưới đường giao thông nông thôn: Đuờng huyện, đường xã và đường thôn xóm, cầu cống, phà trên tuyến. Đường sông và các công trình trên bờ.  Các cơ sở hạ tầng giao thông ở mức độ thấp (các tuyến đường mòn, đường đất và các cầu cống không cho xe cơ giới đi lại mà chỉ cho phép người đi bộ, xe đạp, xe máy… đi lại). Các đường mòn và các đường nhỏ cho người đi bộ, xe đạp, xe thồ, xe súc vật kéo, xe máy và đôi khi cho xe lớn hơn, có tốc độ thấp đi lại là một phần mạng lưới giao thông, giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa đi lại của người dân.  1.2.2. Đặc điểm, vai trò của đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT  1.2.2.1. Đặc điểm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn  Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn gắn liền với mọi hệ thống kinh tế - xã hội, cơ sở giao thông nông thôn là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nông thôn.  So với hệ thống kinh tế - xã hội khác cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn có những đặc điểm sau:  Tính hệ thống, đồng bộ Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một hệ thống cấu trúc phức tạp phân bố trên toàn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh hưởng cao, SVTH: Lưu Thị Vân Anh 9
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân thấp khác nhau tới sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nông thôn, của vùng và của làng, xã. Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ gắn kết với nhau trong quá trình khai thác và sử dụng. Do vậy việc quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, phối hợp kết hợp giữa các bộ phận trong một hệ thống đồng bộ, sẽ giảm tối đa chi phí và tăng tối đa công dụng của các cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cả trong xây dựng lẫn trong quá trình vận hành, sử dụng. Tính chất đồng bộ, hợp lý trong việc phối kết hợp các yếu tố hạ tầng giao thông không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa về xã hội và nhân văn. Các công trình giao thông thường là công trình lớn, chiếm chỗ trong không gian. Tính hợp lý của các công trình này đem lại sự thay đổi lớn trong cảnh quan và có tác động tích cực đến các sinh hoạt của cư dân trong địa bàn.  Tính định hướng gắn với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Đặc trưng này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống giao thông nông thôn: Đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, mở đường cho các hoạt động kinh tế, xã hội phát triển… Đặc điểm này đòi hỏi trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phải chú trọng những vấn đề chủ yếu: Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của toàn bộ nông thôn, của vùng hay của làng, xã cần được hình thành và phát triển trước một bước và phù hợp với các hoạt động kinh tế - xã hội. Dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để quyết định việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Đến lượt mình, sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông về quy mô, chất lượng lại thể hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội và tạo tiền đề vật chất cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt chiến lược ưu tiên trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của toàn bộ nông thôn, toàn vùng, từng địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ vừa quán triệt tốt đặc điểm về tính tiên phong trong định hướng, vừa giảm nhẹ nhu cầu huy động vốn đầu tư do chỉ tập trung vào những công trình ưu tiên. Tính địa phương, tính vùng và khu vực Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa lý, địa hình, trình độ phát triển… Do địa bàn nông thôn rộng, dân SVTH: Lưu Thị Vân Anh 10
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân cư phân bố không đều và điều kiện sản xuất nông nghiệp vừa đa dạng, phức tạp lại vừa khác biệt lớn giữa các địa phương, các vùng sinh thái. Vì thế, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn mang tính vùng và địa phương rõ nét. Điều này thể hiện trong cả quá trình tạo lập, xây dựng cũng như trong tổ chức quản lý, sử dụng chúng. Yêu cầu này đặt ra trong việc xác định phân bố hệ thống giao thông nông thôn, thiết kế, đầu tư và sử dụng nguyên vật liệu, vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, vừa phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng vùng lãnh thổ. Tính xã hội và tính công cộng cao Tính xã hội và công cộng cao của các công trình giao thông ở nông thôn thể hiện trong xây dựng và trong sử dụng. Trong sử dụng, hầu hết các công trình đều được sử dụng nhằm phục vụ việc đi lại, buôn bán giao lưu của tất cả người dân, tất cả các cơ sở kinh tế, dịch vụ. Trong xây dựng, mỗi loại công trình khác nhau có những nguồn vốn khác nhau từ tất cả các thành phần, các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Để việc xây dựng, quản lý, sử dụng các hệ thống đường nông thôn có kết quả cần lưu ý: Đảm bảo hài hòa giữa nghĩa vụ trong xây dựng và quyền lợi trong sử dụng đối với các tuyến đường cụ thể. Nguyên tắc cơ bản là gắn quyền lợi và nghĩa vụ. Thực hiện tốt việc phân cấp trong xây dựng và quản lý sử dụng công trình cho từng cấp chính quyền, từng đối tượng cụ thể khuyến khích việc phát triển sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng.  1.2.2.2. Vai trò của đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn   Tạo điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế và tăng lợi ích xã hội cho nhân dân trong khu vực có mạng lưới giao thông  Tác động kinh tế của cơ sở hạ tầng giao thông gắn với sự phát triển sản xuất nông nghiệp được thể hiện cụ thể bằng việc nâng cao sản lượng cây trồng, mở rộng diện tích canh tác và nâng cao thu nhập của người nông dân.  Nhờ đường xá đi lại thuận tiện người nông dân có điều kiện tiếp xúc và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, quay vòng vốn nhanh để tái sản xuất kịp thời vụ, nhờ vậy họ càng thêm hăng hái đẩy mạnh sản xuất.  Mặt khác, khi có đường giao thông tốt các vùng sản xuất nông nghiệp thuận tiện, các lái buôn mang ôtô đến mua nông sản ngay tại cánh đồng hay trang trại lúc mùa vụ. Điều này làm cho nông dân yên tâm về khâu tiêu thụ, cũng như nông sản đảm bảo được chất lượng từ nơi thu hoạch đến nơi chế biến. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 11
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân  Về mặt xã hội Chúng ta thấy rằng, về mặt kinh tế đường xá nông thôn có tác động tới sản xuất, sẩn phẩm và thu nhập của nông dân, thì mặt xã hội nó lại là yếu tố và phương tiện đầu tiên góp phần nâng cao văn hoá, sức khoẻ và mở mang dân trí cho cộng đồng dân cư đông đảo sống ngoài khu vực thành thị. Về y tế Đường xá tốt tạo cho người dân thường xuyên đi khám, chữa bệnh và lui tới các trung tâm dịch vụ cũng như dễ dàng tiếp xúc, chấp nhận các tiến bộ y học như: Bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh các bệnh xã hội. Và đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, giảm mức độ tăng dân số, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em và bảo vệ sức khoẻ cho nguời già… Về giáo dục Hệ thống đường xá được mở rộng sẽ khuyến khích các trẻ em tới lớp, làm giảm tỷ lệ thất học ở trẻ em nông thôn. Với phần lớn giáo viên sống ở thị xã, thị trấn, đường giao thông thuận tiện có tác dụng thu hút họ tới dạy ở các trường làng; tránh cho họ sự ngại ngần khi phải đi lại khó khăn và tạo điều kiện ban đầu để họ yên tâm làm việc.  Tác động mạnh và tích cực đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn  Thông qua việc đảm bảo các điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển, thì các nhân tố và điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn cũng đồng thời tác động tới quá trình làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế ở khu vực này.  Trước hết, việc mở rộng hệ thống giao thông không chỉ tạo điều kiện cho việc thâm canh mở rộng diện tích và tăng năng suất sản lượng cây trồng mà còn dẫn tới quá trình đa dạng hoá nền nông nghiệp, với những thay đổi rất lớn về cơ cấu sử dụng đất đai, mùa vụ, cơ cấu về các loại cây trồng cũng như cơ cấu lao động và sự phân bố các nguồn lực khác trong nông nghiệp, nông thôn.  Tại phần lớn các nước nông nghiệp lạc hậu hoặc trong giai đoạn đầu quá độ công nông nghiệp, những thay đổi này thường diễn ra theo xu hướng thâm canh cao các loại cây lương thực, mở rộng canh tác cây công nghiệp, thực phẩm và phát triển ngành chăn nuôi. Trong điều kiện có sự tác động của thị trường nói chung "Các loại cây SVTH: Lưu Thị Vân Anh 12
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân trồng và vật nuôi có giá trị cao hơn đã thay thế cho loại cây có giá trị thấp hơn". Đây cũng là thực tế diễn ra trên nhiều vùng nông thôn, nông nghiệp nước ta hiện nay. Hai là, tác động mạnh mẽ đến các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ngoài nông nghiệp ở nông thôn như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng… Đường xá và các công trình công cộng vươn tới đâu thì các lĩnh vực này hoạt động tới đó. Do vậy, nguồn vốn lao động đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp cũng như thu nhập từ các hoạt động này ngày càng tăng. Mặt khác, bản thân các hệ thống và các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn cũng đòi hỏi phải đầu tư ngày càng nhiều để đảm bảo cho việc duy trì, vận hành và tái tạo chúng. Tất cả các tác động đó dẫn tới sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế của một vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp. Trong đó, sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá thể hiện rõ nét và phổ biến. Ba là, cơ sở hạ tầng giao thông là tiền đề và điều kiện cho quá trình phân bố lại dân cư, lao động và lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và các ngành khác ở nông thôn cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò này thể hiện rõ nét ở trong vùng khai hoang, xây dựng kinh tế mới, những vùng nông thôn đang được đô thị hoá hoặc sự chuyển dịch của lao động và nguồn vốn từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp.  Tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường nông thôn và thúc đẩy sản xuất Trong khi đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết cho sản xuất cũng như lưu thông trong tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn thì các yếu tố hạ tầng giao thông cũng đồng thời là mở rộng thị trường hàng hoá và tăng cường quan hệ giao lưu trong khu vực này. Sự phát triển của giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp phát triển, làm tăng đáng kể khối lượng hàng hoá và khả năng trao đổi. Điều đó cho thấy những tác động có tính lan toả của cơ sở hạ tầng đóng vai trò tích cực. Những tác động và ảnh hưởng của các yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông không chỉ thể hiện vai trò cầu nối giữa các giai đoạn và nền tảng cho sản xuất, mà còn góp phần làm chuyển hoá và thay đổi tính chất nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá và kinh tế thị trường. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở những nước có nền nông nghiệp lạc hậu và đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 13
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân nông thôn Trước hết có thể nhìn nhận và đánh giá sự đảm bảo của các yếu tố và điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản trong đời sống xã hội nông thôn như: Góp phần thúc đẩy hoạt động văn hoá xã hội, tôn tạo và phát triển những công trình và giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao dân trí đời sống tinh thần của dân cư nông thôn. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ công cộng như giao lưu đi lại, thông tin liên lạc… Và các loại hàng hoá khác. Cung cấp cho dân cư nông thôn nguồn nước sạch sinh hoạt và đảm bảo tốt hơn các điều kiện vệ sinh môi trường. Việc giải quyết những vấn đề trên và những tiến bộ trong đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng và khả năng phát triển các yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông nói chung và cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng. Sự mở rộng mạng lưới giao thông, cải tạo hệ thống điện nước sinh hoạt… Cho dân cư có thể làm thay đổi và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân trong mỗi cộng đồng dân cư nông thôn. Nói cách khác, sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, làm tăng phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Từ đó, tạo khả năng giảm bớt chênh lệch, khác biệt về thu nhập và hưởng thụ vật chất, văn hoá giữa các tầng lớp, các nhóm dân cư trong nông thôn cũng như giữa nông thôn và thành thị. Tóm lại, vai trò của các yếu tố và điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn nói riêng và ở Việt Nam nói chung là hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nền kinh tế, xã hội của khu vực này. Vai trò và ý nghĩa của chúng càng thể hiện đầy đủ, sâu sắc trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá chuyển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hoá và kinh tế thị trường. Vì vậy, việc chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước cùng các cấp chính quyền SVTH: Lưu Thị Vân Anh 14
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 1.2.2.3. Các bước của quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT Nếu như việc huy động vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng GTNT là một vấn đề khó khăn thì việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn ấy như thế nào cũng là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng. Do vậy cần xem xét chu trình quản lý cấp phát vốn thuộc ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. (1): Chính Phủ giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư hàng năm. (2): UBND tỉnh bố trí chi tiết cho từng dự án gửi Bộ tài chính. (3): UBND tỉnh thông báo kế hoạch vốn cho UBND huyện và Sở tài chính. (4): UBND huyện thông báo kế hoạch vốn cho UBND xã và phòng tài chính. (5): UBND xã thông báo cho chủ đầu tư và phòng tài chính của xã. (6): Chủ đầu tư mở tài khoản để giao dịch thanh toán vốn đầu tư với kho bạc nhà nước ở địa phương. (7): Kho bạc nhà nước tại địa phương lập kế hoạch cho vốn đầu tư gửi phòng tài chính (huyện, xã). (8): Phòng tài chính chuyển tiền theo mức đã duyệt. (9): Chủ đầu tư thanh toán vốn đầu tư với kho bạc Nhà nước. 1.2.3. Chức năng của đầu tư xây dựng hạ tầng Giao Thông Nông Thôn Đối với Việt Nam, là một nước với phần lớn dân số làm nghề nông, để đạt được mục tiêu "Đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến" thì nhất thiết phải có sự đầu tư vào nông nghiệp mà nhất là phát triển cơ sở hạ tầng và trên hết là cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Trong các Đại hội đại biểu toàn quốc cũng như các hội nghị phát triển nông nghiệp nông thôn, đều đã nhận định đầu tư phát triển CSHT giao thông ở nông thôn là vô cùng cần thiết trong điều kiện hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Giao thông là mạch máu của tổ chức kinh tế, giao thông tốt thì mọi việc đều dễ dàng…"- trích Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giao thông vận tải. Trong điều kiện nông nghiệp nước ta hiện nay, các CSHT GTNT còn rất lạc hậu, số xã chưa có đường đến trung tâm xã vẫn còn tại hầu hết các tỉnh thành, chất lượng đường kém, chủ yếu là đường đất và đường cấp phối. Về lý luận cũng như SVTH: Lưu Thị Vân Anh 15
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đầu tư xây dựng, nâng cấp giao thông nông thôn cần thiết phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Cơ sở hạ tầng GTNT phát triển sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp, nông thôn. Những vùng có cơ sở hạ tầng đảm bảo, đặc biệt là mạng lưới giao thông sẽ là nhân tố thu hút nguồn lao động, hạ giá thành trong sản xuất và mở rộng thị trường nông thôn. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tốt sẽ giúp giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các ngành liên quan trực tiếp đến nông nghiệp - khu vực phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn tốt sẽ tăng khả năng giao lưu hàng hoá, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ nông dân tăng gia sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân tăng, đời sống nông dân được nâng lên, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện tổ chức đời sống xã hội trên điạ bàn, tạo một cuộc sống tốt hơn cho nông dân, nhờ đó mà giảm được dòng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, giảm bớt gánh nặng cho thành thị… Nói tóm lại, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là nhân tố đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và để thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Vì vậy, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cấu trúc nền kinh tế thế giới thay đổi đã đặt ra nhu cầu: Cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các vùng phát triển. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng quản lý vốn NSNN vào đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn 1.2.4.1. Công tác lập kế hoạch chung Kế hoạch là công cụ để định hướng phát triển KT - XH. Các mục tiêu, chỉ tiêu là định hướng chung, là cái đích cần hướng tới, nó không cứng nhắc mà lại rất linh hoạt trong từng bối cảnh kinh tế khác nhau. "Kế hoạch đưa ra hệ thống mục tiêu phát triển SVTH: Lưu Thị Vân Anh 16
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân kinh tế vĩ mô về kinh tế xã hội, xây dựng các dự án, chương trình, tìm các giải pháp, phương án thực hiện, dự báo khả năng, phương hướng phát triển..." Thông qua kế hoạch đề ra, các cơ quan sẽ thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các tiến độ kế hoạch, để nhằm phát hiện những sai sót kịp thời đưa ra những điều chỉnh để giảm thất thoát, lãng phí. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở hình thành hành lang pháp lý. Là định hướng, khung chuẩn cho các cơ quan cấp dưới, các thành phần kinh tế cùng phấn đấu. 1.2.4.2. Về công tác lập các dự án đầu tư Các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN được lập hàng năm phải đảm bảo đúng đối tượng dự án đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án đầu tư được lập với chất lượng cao sẽ góp phần tăng cường quản lý VĐT xây dựng hạ tầng GTNT. Chất lượng công tác lập dự án đầu tư được thể hiện ngay từ chủ trương đầu tư: Đặc điểm đầu tư, quy mô đầu tư, theo đúng quy hoạch nghành, vùng lãnh thổ. Làm tốt công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư, không những đem lại nguồn lợi lớn cho xã hội mà còn giúp cho công tác quy hoạch, hoạch định chiến lược đầu tư ngày càng được nâng cao về chất lượng. 1.2.4.3. Về quyết định đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là điều kiện tiên quyết để được thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa mà chủ đầu tư được phép thanh toán cho dự án trong niên độ năm kế hoạch. Vì vậy quyết định đầu tư chuẩn xác và thực hiện tốt công tác xây dựng thông báo kế hoạch VĐT điều đó đồng nghĩa với việc quyết định đầu tư và bố trí VĐT cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển và đảm bảo được tiến độ theo quy định giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cụ thể như sau: Bố trí tập trung danh mục các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm, luôn giám sát tiến độ thi công của dự án được phê duyệt. Không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện đầu tư hay chưa đủ điều kiện thanh toán.  Kế hoạch luôn theo sát mục tiêu định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 17
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 1.2.4.4. Về công tác đấu thầu, chọn thầu và nghiệm thu công trình Hình thức đấu thầu là hình thức tiến bộ trong lựa chọn nhà thầu. Trong thực tế, đã và đang diễn ra nhiều tiêu cực gây thất thoát lãng phí. Vì vậy, thực hiện nghiêm túc luật đấu thầu sẽ làm giảm bớt thất thoát, lãng phí trong xây dựng, góp phần nâng cao quản lý VĐT. Nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt sau khi làm xong khối lượng công trình khuất, những kết cấu công trình chịu lực những bộ phận hay hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình. Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây dựng do chủ đầu tư thực hiện với sự tham gia của các tổ chức tư vấn, thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị và cơ quan giám định chất lượng theo phân cấp. Các cơ quan chức năng liên quan đến công tác quản lý và nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng phải thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ xây dựng. Công tác nghiệm thu được coi trọng đúng mức và thực hiện đúng quy trình, đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư bỏ ra mang lại hiệu quả cao trong suốt thời gian sử dụng. 1.2.4.5. Về công tác thanh toán vốn đầu tư Căn cứ vào quy định của Chính Phủ, của Bộ tài chính, các cơ quan chức năng tiến hành hướng dẫn quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cụ thể, quy định về đối tượng được tạm ứng, quy trình kiểm soát tạm ứng vốn, thanh toán khối lượng xây lắp, thiết bị, chi phí khác và quy trình kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành. Trong công tác thanh toán VĐT xây dựng hạ tầng GTNT phải luôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình và quy định về quản lý vốn đầu tư. Công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện theo thông tư số 27/2007/TT - BTC ngày 03/04/2007 của Bộ tài chính về quy trình kiểm soát thanh toán VĐT của hệ thống kho bạc nhà nước. Trên cơ sở, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng định mức và đơn giá do nhà nước quy định đảm bảo điều kiện cấp phát thanh toán. Thực hiện tốt quy trình kiểm soát, thanh toán đảm bảo đúng trình tự, đúng nội quy và quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong việc kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng cơ bản. Công tác thanh toán vốn đầu tư thực hiện đúng quy trình sẽ tránh được tình trạng ách tắc trong quá trình giải ngân làm cho khối lượng VĐT được chu chuyển nhanh và sớm phát huy được hiệu quả. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 18
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 1.2.4.6. Về công tác báo cáo kết toán, thanh tra Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý VĐT xây dựng hạ tầng GTNT từ NSNN. Khi dự án đầu tư hoàn thành để giao cho đơn vị sử dụng quản lý nhằm bảo toàn vốn và phát huy hiểu quả vốn đầu tư. Do vậy, toàn bộ vốn đầu tư xây dựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành được nghiệm thu và báo cáo quyết toán được thẩm tra và phê duyệt. Kết quả của khâu thẩm tra chính xác trước khi phê duyệt có tác dụng ngăn chặn thất thoát lãng phí vốn đầu tư. Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản một dự án, một công trình được tổng hợp đánh giá phân tích từ các khoản chi lập dự án công trình, lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đưa dự án vào sử dụng và phải đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 33/2007/TT - B C ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Bộ tài chính về hướng dẫn quyết toán VĐT dự án hoàn thành. Công tác thẩm định báo cáo quyết toán là khâu quyết định cuối cùng trước khi dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nó có tác dụng phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ giá trị thực một tài sản hữu hình thuộc sở hữu nhà nước. Nó đánh giá được chất lượng của dự án và là cơ sở tính toán VĐT từ NSNN bỏ ra trong một thời gian dài của quá trình xây dựng. Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐT xây dựng hạ tầng GTNT là một lĩnh vực vô cùng khó khăn và phức tạp, phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư một dự án, phát hiện và sử lý kịp thời các hiện tượng gây thất thoát lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư như: Loại bỏ những khối lượng phát sinh chưa được duyệt, sai chế độ quy định, sai giá định mức, không đúng chủng loại vật liệu, danh mục thiết bị đã được duyệt... Vậy để hạn chế tối đa thất thoát lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công tác này. Công tác thanh tra, kiểm tra VĐT xây dựng dựng ngày càng nâng cao về chất lượng, đội ngũ cán bộ thanh tra được đào tạo chuyên sâu, cơ bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng GTNT. Do đó đã phát hiện được hầu hết các gian lận, thất thoát trong lĩnh vực này. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 19
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 1.2.4.7. Lập và quản lý dự toán công trình Công tác lập và quản lý dự toán công trình thực chất là quản lý giá trong hoạt động đầu tư. Vì vậy đây là một trong những khâu "nhạy cảm" của hoạt động đầu tư. Trong tỷ lệ giữa mức vốn thực hiện so với dự toán được duyệt không có sự thay đổi quá lớn hoặc tăng đột biến, nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp phải điều chỉnh dự toán nhiều lần trong quá trình thi công như: Thiết kế sai dẫn đến phải phá bỏ khối lượng đã làm sai để làm lại theo thiết kế điều chỉnh hoặc bổ sung, tính toán khối lượng sai quy phạm, quy chuẩn, hay sử dụng sai định mức kinh tế kỹ thuật... Do vậy, dự toán luôn phải điều chỉnh cho phù hợp với mức vốn thực hiện thực tế. 1.2.4.8. Các nhân tố về cơ chế chính sách Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý VĐT. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: Chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư... Và các chính sách làm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hoặc vi mô. Các chính sách kinh tế tác động đến việc quản lý VĐT góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý hay không hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát trển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, VĐT được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp.... Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một số cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoặc tăng thất thoát VĐT được sử dụng có hiệu quả hoặc kém hiệu quả. 1.2.5. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn bằng nguồn vốn NSNN 1.2.5.1. Đầu tư và xây dựng mới ây là nội dung chủ yếu của đầu tư phát triển hạ tầng GTNT và nó chiếm một tỷ trọng vốn lớn trong tổng số vốn nhà nước đầu tư cho phát triển hạ hạ tầng GTNT. Đầu tư và xây dựng mới nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và nhu cầu đi lại của người dân. 1.2.5.2. Đầu tư nâng cấp và duy tư bảo dưỡng GTNT. Xuất phát từ thực trạng GTNT của nước ta sau nhiều năm sử dụng, các công trình đã bị hỏng nhiều nhưng vẫn còn có thể sử dụng được nên cần một lượng vốn nhất định để duy trì hoạt động của hệ thống hạ tầng GTNT. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 20
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Đây là một giải pháp tốt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống GTNT nhưng vẫn tiếp kiệm được các nguồn lực, điều này là rất quan trọng trong tình trạng thiếu vốn nhưng vẫn còn có quá nhiều mục tiêu đầu tư cấp bách khác. 1.2.6. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ở một số địa phương và dự án 1.2.6.1. Một số kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư của một số địa phương trong nước Đà Nẵng là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội cụ thể: Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý VĐT và xây dựng của trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của UBND thành phố Đà Nẵng là hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: Từ xin chủ trương đầu tư, chọn địa điểm đầu tư, lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng, lập dự án đầu tư, thanh toán chi phí lập dự án, thẩm định phê duyệt dự án, lập thiết kế tổng dự toán, bố trí và đăng ký VĐT… Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành VĐT và xây dựng. Việc cụ thể hóa quá trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy nhà nước. Đền bù, giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của trung ương cũng như các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố: UBND thành phố đã ban hành được các quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định là đền bù theo nguyên tắc: "Nhà nước và nhân dân cùng làm", định chế này được HĐND thành phố ban hành nghị quyết riêng. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 21
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được áp dụng.   Trong công tác cải cách hành chính cũng như đền bù, giải phóng mặt bằng thì vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đốivới sự quan tâm của nhà nước, mặt khác gia tăng áp lực về bộ máy quản lý, bắt buộc công chức không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng nhu cầu công việc. Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế liên quan đến VĐT XDCB của nhà nước ở thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu, "dám làm", "dám chịu trách nhiệm", đây là điểm cần đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của nhà nước.  1.2.6.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư ở tỉnh Nghệ An  Trong những năm qua, ngành giao thông Nghệ An triển khai rất nhiều dự án, nhằm mục tiêu cải thiện hạ tầng giao thông, như dự án đường Tây Nghệ An, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Diễn Châu - Quán Hành, Quốc lộ 1- Thị xã Thái Hòa, Đại lộ Vinh - Cửa Lò và xây dựng Khu Di tích lịch sử Truông Bồn... Các công trình, dự án của ngành triển khai trong điều kiện Nghị quyết 11 ra đời thắt chặt đầu tư công nguồn vốn từ ngân sách bị cắt giảm, nên ngành đã có những chủ trương phù hợp với tình hình thực tiễn.  Đối với những dự án không trọng điểm, Sở GTVT Nghệ An đã chỉ đạo giảm tiến độ, có vốn đến đâu bố trí đến đó. Khi có nguồn vốn thì chỉ đạo thi công dứt điểm từng đoạn; không thi công dàn trải mà tập trung các trọng điểm, các nút giao thông… Đồng thời chỉ đạo các đơn vị thi công xây dựng các phương án bảo đảm giao thông cho mọi loại phương tiện trong thời gian giản tiến độ thi công, nhất là trong mùa mưa lũ.  Đối với dự án Quốc lộ 1 - Thái Hòa, ngành GTVT Nghệ An xác định đây là công trình trọng điểm nối hành lang Đông Tây không chỉ của Nghệ An mà cả vùng Bắc Trung bộ nhằm phát triển kinh tế vùng Tây Nghệ An, tuyến đường hoàn thành sẽ rút ngắn quãng đường xuất hàng hóa qua cảng Đông Hồi - Nghi Sơn hàng chục km. Ngành đã lựa chọn nhà thầu có tiềm lực, đó là Công ty 36 thuộc Bộ Quốc phòng. Điều SVTH: Lưu Thị Vân Anh 22
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân đáng nói là trong khoảng khối lượng 270 tỷ đồng hoàn thành, chủ đầu tư đang nợ nhà thầu khoảng 120 tỷ đồng. Đây là dự án thể hiện cao độ tinh thần "nhà thầu đồng hành cùng chủ dự án". Nhà thầu cùng với chủ đầu tư tháo gỡ những vướng mắc về vốn, cùng chạy vốn. Đây cũng là một cách làm mới trong việc phối hợp giữa chủ đầu tư và nhà thầu để tháo gỡ khó khăn về vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công. Dự án Đại lộ Vinh - Cửa Lò, một trong những công trình trọng điểm với phương thức khai thác quỹ đất để xây dựng công trình trong thời điểm giá nhà, đất xuyên đáy nên không thể thu hút được các nhà đầu tư. Để tháo gỡ khó khăn, ngành đã tham mưu cho các cơ quan chức năng đưa vào nghị quyết của hội đồng nhân dân cơ chế vay vốn. Khi đường được đưa vào sử dụng quỹ đất trong phạm vi quy hoạch sẽ đưa vào khai thác, nguồn thu từ quỹ đất này sẽ được đầu tư cho các gói còn lại. Trong điều kiện khó khăn đầu tư, khai thác theo kiểu "cuốn chiếu" được xem là phương án "khôn ngoan". Bằng cách làm linh hoạt này, ngành đã tháo gỡ được những khó khăn, giúp cho tiến độ các công trình trọng điểm được bảo đảm. Đạt được kết quả đó, ngành cũng đã nỗ lực, chia sẻ khó khăn của nhà thầu, phát huy thế mạnh tổng hợp của nhà thầu. Chủ đầu tư tích cực đeo bám, tranh thủ nguồn vốn, có thể nói đó là những kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn cho các dự án giao thông trên địa bàn hiện nay 1.2.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra - Cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan có chức năng, kiểm tra giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lý vốn. - Có sự giúp đỡ của Chính phủ tới địa phương. Không chỉ dừng ở việc cung cấp nguồn vốn mà các địa phượng cần có sự giúp đỡ về cách thức quản lý và sử dụng vốn hiệu quả. - Việc cấp phát vốn phải công khai, minh bạch tới từng người dân để họ tham gia kiểm soát việc thực hiện các công trình có liên quan đến cuộc sống của họ. Nếu làm được tốt điều này thì hiệu quả sử dụng vốn là rất lớn, giảm thiểu tình trạng thất thoát vốn đầu tư. - Các dự án phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể, hạch toán chính xác, tránh việc cấp vốn quá nhiều hoặc quá ít. - Công tác quyết toán vốn đầu tư phải được thực hiện hàng năm và có quy trình kiểm tra phiếu đánh giá thanh toán vốn đầu tư. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 23
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NSNN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GTNT HUYỆN HƯNG NGUYÊN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nguyên, tỉnh Nghệ An 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan - Vị trí địa lý Huyện Hưng Nguyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nghệ An, thuộc Vùng Bắc Trung Bộ, toạ độ địa lý từ 180 35' đến 18o 47’ vĩ độ bắc và 105o 35’ đến 105o 40’ độ Kinh Đông, có diện tích tự nhiên là 165,3km2 , chiếm 0,97% diện tích toàn tỉnh. Hưng Nguyên hiện có 22 xã và 1 thị trấn. Các phía của Hưng Nguyên giáp với: Phía Bắc giáp với huyện Nghi Lộc  Phía Nam giáp với huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh)  Phía Đông giáp với thành phố Vinh  Phía Tây giáp với huyện Nam Đàn Là một trong những huyện nằm phụ cận Thành phố Vinh và cách trung tâm thành phố khoảng 5 km nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật... Hưng Nguyên nằm trên trục đường chính là quốc lộ 46 đi Nam Đàn, đường tỉnh lộ 558 nối với đường ven sông Lam đi thành phố Vinh và đi các huyện phía Tây và quốc lộ 1A đi qua (đoạn tránh Thành phố Vinh), có một số bến sông nhỏ và mạng lưới đường sông thuận lợi, cùng với hệ thống đường huyện lộ như đường Nguyễn Văn Trỗi đi đến 3 xã Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam và Hưng Trung là nơi xa nhất của huyện, các đường xã cũng rất thuận lợi, là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Hưng Nguyên với các xã khác trong huyện. - Địa hình địa mạo Hưng Nguyên là huyện đồng bằng thấp, trũng, thấp dần từ Tây sang Đông. Cao độ trung bình từ 1,5 - 2m, nơi cao nhất 3m, thấp nhất 0,6m. Tuy là huyện đồng bằng nhưng Hưng Nguyên vẫn có núi, sông. Đó là núi Thành (còn gọi là Hùng Sơn, Đồng SVTH: Lưu Thị Vân Anh 24
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Trụ, Tuyên Nghĩa), núi Nhón (Nhuyến Sơn), núi Lưỡi Hái (Đại Hải), núi Mượu, núi chùa Khê. Vùng đồi núi gồm các xã Hưng Tây, Hưng Yên, Hưng Đạo. Vùng thấp trũng, gồm các xã: Hưng Thịnh, Hưng Lợi, Hưng Phúc, Hưng Yên Nam, Hưng trung và một xã ở hoàn toàn ngoài đê là Hưng Nhân. Nhìn chung địa hình Hưng nguyên thấp, trũng với diện tích ruộng nước chiếm tới 65% quỹ đất, còn lại là đồi núi và đất mầu rất ít. Vì vậy mùa mưa, úng lụt thường đe dọa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là đối với cư dân vùng ngoài đê Tả Lam. - Tài nguyên khí hậu Hưng Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có chung đặc điểm của khí hậu miền Bắc Trung Bộ. Trong năm có hai mùa rõ rệt và sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm lớn, đặc biệt có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nóng nhất là từ tháng 4 đến tháng 9 (trung bình từ 230 C đến 32 0 C), tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối 400 C do gió Tây nam gây nắng nóng và mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (trung bình từ 18o C đến 19o C) có lúc thấp nhất 6o C do gió Đông bắc mang không khí lạnh gây mưa, gió rét. Số giờ nắng trong năm trung bình 1.650 giờ, độ bức xạ mặt trời 74,6 KCaL/cm2 . Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng1.500-1.900 mm/năm (lớn nhất 2.500 ly, nhỏ nhất là 1.100 ly). Trong từng năm lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào 3 tháng 8, 9,10. Mùa mưa thường kèm theo gió bão, chiếm gần 85% lượng mưa cả năm thường gây ngập úng. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 3 chỉ chiếm khoảng 10% lưọng mưa cả năm, thường gây khô hạn vào vụ Đông Xuân. Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%, cao nhất trên 89% (từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau), thấp nhất dưới 60% (từ tháng 6 đến tháng 10). Lượng bốc hơi bình quân năm 943 mm, lượng bốc hơi trung bình của các tháng nóng là 140 mm, lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 61 mm. Chế độ gió: Có hai hướng gió chính. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió về thường mang theo giá rét, mưa phùn. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 25
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Gió Phơn Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9 có lúc gây khô hạn. Hàng năm phải chịu ảnh hưởng từ 3 – 5 cơn bão, gây lũ lụt, sạt lở đê, kênh. Nghiên cứu yếu tố khí hậu Hưng Nguyên có thể thấy rằng: Nhìn chung, khí hậu Hưng Nguyên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt đối với các loại cây công nghiệp (mía, lạc). Mặc dù có thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng nhưng vẫn có những yếu tố bất lợi do không xác định được mùa mưa bão rõ rệt nên gây ra quá trình lũ lụt, úng lụt (hàng năm có trên 1000ha diện tích lúa bị ngập lụt) và tạo ra mất cân đối nước cục bộ tại một số vùng nhất là dân cư vùng ngoài đê làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và đời sống dân cư. - Điều kiện khí hậu thủy văn và nguồn nước  Nguồn nước mặt Hưng Nguyên nằm trong vùng châu thổ sông Lam nên về mặt địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Lam, chính vì vậy nguồn nước cung cấp chính của huyện liên quan đến nước của sông Lam. Nguồn nước sông Lam chảy qua cống huyện Nam Đàn vào kênh Thấp là nguồn cấp nước cho các trạm bơm điện và cấp cho nhà máy nước thành phố Vinh. Nguồn nước cung cấp của huyện Hưng Nguyên chủ yếu do 4 con sông chính và kênh đào chảy qua với tổng chiều dài 76 km, sông Lam chảy qua 10 xã, từ Hưng Lĩnh đến Hưng Lợi dài 25 km; Kênh đào Hoàng Cần dài 21 km, được chia thành 2 nhánh qua vùng Giữa huyện đổ vào sông Vinh. Kênh Gai dài 21 km, từ cầu Đước xã Hưng Chính qua Hưng Tây, Hưng Yên Bắc đến Hưng Trung. Sông Vinh dài 9,5 km từ Hưng Chính qua Hưng Thịnh đến cống ba ra Bến Thủy. Các sông ở Hưng Nguyên với gần 1.300 ha mặt nước, nên lượng nước mặt khá lớn ước khoảng 2 tỷ m3 /năm. Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm cao từ 3 - 5 m, chất lượng nước khá tốt, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho sinh hoạt của người dân. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn thì: Nhìn chung, nguồn nước (tính cả nguồn nước ngầm) của huyện khai thác tương đối dễ dàng, đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, tuy nhiên đối với nguồn nước sinh hoạt cần phải được xử lý tốt hơn mới sử dụng được. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 26
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Sông Lam: Nước có thể dùng cho sản xuất công nông nghiệp, và sinh hoạt, sông Lam có ý nghĩa rất lớn về giao thông thủy, đặc biệt là một số vị trí có thể xây dựng các bến sông, khả năng các loại tàu vận chuyển hàng hóa, trọng tải trung bình (800 - 1.000 tấn) có thể ra vào được. Các sông khác: Hiện tại và tương lai, nguồn nước cho công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt chủ yếu là do những con sông này cung cấp. Các khảo sát bước đầu đã chỉ ra rằng trên những con sông này có thể xây dựng thêm được các công trình phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp. - Tài nguyên khoáng sản Hưng Nguyên có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là mỏ Măng gan, Sắt ở Núi Thành và khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Hiện tại đất sét, cát, sỏi, đá trữ lượng lớn, đặc biệt loại đá ryôlít chất lượng cao, ước khoảng trên 18 triệu m3 . Phân bố tài nguyên chủ yếu tập trung tại các vùng Hưng Đạo, Hưng Tây, Hưng Yên, Hưng Lam, Hưng Phú, Hưng Tiến, Hưng Thắng, Hưng Châu và Hưng Lĩnh. - Tài nguyên đất Gắn liền với sự phân bố tự nhiên, địa hình vùng đồng bằng nên đất đai ở Hưng Nguyên tương đối thuần nhất, không phức tạp. Trong tổng số 16.544,37 ha đất tự nhiên, trừ 1.304,67 ha đất sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, toàn bộ diện tích còn lại 15.225,15 ha, gồm các loại như sau: + Đất phù sa không được bồi hàng năm 8.790 ha, chiếm 53,18% diệntíchtự nhiên. + Đất phù sa được bồi hàng năm 751 ha, chiếm 4,54% diện tích tự nhiên. + ất phù sa lầy úng 1.109 ha, chiếm 6,7% diện tích tự nhiên. + Đất phù sa cổ 85 ha, chiếm 0,51% diện tích tự nhiên. + Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước 280 ha, chiếm 1,7% diện tích tự nhiên. + Đất dốc tụ 42 ha, chiếm 0,25% diện tích tự nhiên. + Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá cát kết 100 ha, chiếm 0,6% diện tích tự nhiên. + Đất feralit xói mòn trơ sỏi đá 1.050 ha, chiếm 6,4% diện tích tự nhiên. + Các loại đất khác 4.322,82 ha, chiếm 26,12% diện tích tự nhiên. SVTH: Lưu Thị Vân Anh 27