SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆNGIOLINH,TỈNHQUẢNGTRỊ
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
Huế, tháng 05 năm 2022
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT ii
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận
được sự giúp đỡ, ủng hộ tận tình của tất cả mọi người.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy, Cô giáo trường
Đại học Kinh tế Huế, Khoa Kinh tế và Phát triển đã tận tình dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt 4 năm
học tập tại trường.
Đặc biệt em còn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy
PGS.TS Trần Văn Hòa; người đã hướng dẫn tận tình em trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Trong suốt thời gian thực tập, em nhận được sự giúp đỡ và
chỉ bảo tận tình của cô chú, anh chị phòng Tài chính - Kế
hoạch huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Em xin gửi đến Quý
Thầy Cô cùng các cô chú, anh, chị ở phòng Tài chính - Kế
hoạch huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị lời chúc dồi dào sức
khỏe, sự thành đạt và thành công trong công tác sắp tới.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã
luôn ủng hộ, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, do
đó bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
iii
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô giúp em hoàn
thiện mình hơn trong lĩnh vực chuyên môn.
Em xin chân thành cảmơn!
Huế, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn ThịNgân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
iv
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ .....................................................................x
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................xi
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
ĐẦU TƯ NHẲM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ..................................................3
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................3
1.1.1 Quan niệm về vốn đầu tư ............................................................................3
1.1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư ...........................................................................3
1.1.1.2. Phân loại vốn đầu tư theo nguồn vốn...................................................3
1.1.1.3. Đặc điểm của vốn đầu tư......................................................................8
1.1.1.4. Vai trò của vốn đầu tư đến tăng trưởng, phát triển kinh tế -
xã hội ..................................................................................................................10
1.1.2 Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội .......................................12
1.1.2.1. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư...............................................12
1.1.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả và hiệu quả huy
động vốn đầu tư..................................................................................................15
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................................16
1.2.1 Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư một số nước trên thế giới ..................16
1.2.2 Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư trong nước .........................................17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
v
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
1.2.3 Bài học kinh nghiệm .................................................................................18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 .........................19
2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ KIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KT – XH CỦA
HUYỆN GIO LINH...................................................................................................19
2.1.1 Vị trí địa lý tự nhiên ..................................................................................19
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên..............................................20
2.1.2.1. Địa hình ..............................................................................................20
2.1.2.2. Khí hậu thời tiết..................................................................................21
2.1.2.3. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất ..........................................21
2.1.2.4. Tài nguyên rừng .................................................................................22
2.1.2.5. Tài nguyên biển..................................................................................22
2.1.2.6. Tài nguyên nước.................................................................................23
2.1.2.7. Tài nguyên khoáng sản.......................................................................24
2.1.3 Đặc điểm về kinh tế - xã hội .....................................................................24
2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế.................................................................................24
2.1.3.2. Dân số và lao động .............................................................................29
2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông..............................................30
2.1.3.4. Văn hóa – xã hội.................................................................................31
2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH GIAI ĐOẠN 2010 –
2012 ..........................................................................................................................32
2.2.1 Khái quát về huy động vốn đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn
2010 - 2012 ............................................................................................................32
2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tình hình sử dụng vốn đầu tư theo
từng ngành..............................................................................................................33
2.2.2.1. Cơ cấu theo nguồn vốn.......................................................................33
2.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành............................................................41
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
vi
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
2.2.3 Đánh giá hiệu quả huy động vốn đầu tư trên địa bàn huyện Gio
Linh giai đoạn 2010 – 2012 ...................................................................................44
2.2.4 Ảnh hưởng của vốn đầu tư đến sự phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn huyện Gio Linh giai đoạn 2010 - 2012 ..............................................45
2.2.4.1. Vốn đầu tư ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
huyện ..................................................................................................................45
2.2.4.2. Tăng thu ngân sách.............................................................................46
2.2.4.3. Đóng góp trong việc giải quyết việc làm cho người lao
động ....................................................................................................................49
2.2.4.4. Cải thiện cơ cở hạ tầng .......................................................................49
2.2.4.5. Phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn và tích cực trong
việc xóa đói giảm nghèo.....................................................................................50
2.2.5 Đánh giá những thành công và hạn chế trong công tác huy
động vốn đầu tư trên địa bàn huyện Gio Linh giai đoạn 2010 – 2012...................51
2.2.5.1. Những thành công trong công tác huy động vốn đầu tư ....................51
2.2.5.2. Những hạn chế trong công tác huy động vốn đầu tư trên
địa bàn huyện......................................................................................................52
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY
ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN GIO LINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2015, TẦM NHÌN ĐẾN
2020 ...............................................................................................................................55
3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ..................................................................55
3.1.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội........................................55
3.1.2 Nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn huyện Gio Linh .....................................58
3.1.3 Quan điểm huy động vốn ..........................................................................59
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN GIO LINH .........................................................................................59
3.2.1 Giải pháp chung về huy động vốn đầu tư..................................................60
3.2.1.1. Giải pháp về chính sách thu hút và huy động vốn đầu tư...................60
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
vii
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
3.2.1.2. Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của cáccơ
quan quản lý hành chính nhà nước, nâng cao năng lực quản lý điều
hành ....................................................................................................................60
3.2.1.3. Giải pháp về môi trường đầu tư..........................................................61
3.2.1.4. Giải pháp về quy hoạch phát triển......................................................62
3.2.1.5. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư .................63
3.2.1.6. Giải pháp xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng .....................................64
3.2.1.7. Giải pháp về nhân lực.........................................................................65
3.2.2 Giải pháp cụ thể đối với từng nguồn vốn..................................................66
3.2.2.1. Đối với nguồn vốn trong nước ...........................................................66
3.2.2.2. Đối với nguồn vốn nước ngoài:..........................................................71
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................74
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................74
2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................77
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
viii
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
VĐT Vốn đầu tư
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Viện trợ phát triển chính thức
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
NGO Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ
NS Ngân sách
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
ĐNA Đông Nam Á
WB Ngân hàng thế giới
GTSX Giá trị sản xuất
UBND Ủy ban nhân dân
TDTT Thể dục thể thao
KT – XH Kinh tế - xã hội
TW Trung Ương
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
HTX Hợp tác xã
GO Giá trị sản xuất
Tr.đ Triệu đồng
NSĐP Ngân sách địa phương
NSTW Ngân sách trung ương
BT Xây dựng và chuyển giao
BOT Xây dựng –Khai thác và chuyển giao
BO Xây dựng và khai thác
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
TDND Tín dụng nhân dân
CBCC Cán bộ công chức
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
ix
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Quy mô và nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện..........................................25
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế huyện Gio Linh huyện .............................................................26
Bảng 3: Tổng hợp một số chỉ tiêu dân số của huyện qua.............................................29
Bảng 4: Tình hình lao động địa phương........................................................................30
Bảng 5: Tình hình huy động VĐT trên địa bàn huyện Gio Linh..................................32
Bảng 6: VĐT từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Gio Linh ..............................34
Bảng 7: Cơ cấu VĐT doanh nghiệp nhà nước theo từng lĩnh vực trên địa bàn
huyện Gio Linh..............................................................................................................36
Bảng 8: VĐT tín dụng trên địa bàn huyện Gio Linh.....................................................38
Bảng 9: Cơ cấu VĐT nước ngoài theo lĩnh vực trên địa bàn huyện Gio Linh..............40
Bảng 10: Cơ cấu VĐT theo ngành kinh tế trên địa bàn huyện Gio Linh......................42
Bảng 11: Tỷ lệ VĐT so với GO của huyện Gio Linh qua............................................44
Bảng 12: Cơ cấu kinh tế của huyện Gio Linh qua .......................................................45
Bảng 13: Thu ngân sách trên địa bàn huyện Gio Linh qua ...........................................48
Bảng 14: Lao động địa phương đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời
điểm 31/12 hằng năm ....................................................................................................49
Bảng 15: Chỉ tiêu về hộ nghèo của huyện Gio Linh qua 3 năm 2010-2012 .................51
Bảng 16: Phương án tăng trưởng kinh tế huyện Gio Linh từ năm 2013 - 2015
và đến năm 2020............................................................................................................57
Bảng 17: Phương án cơ cấu kinh tế của huyện 2013 – 2015 và đến năm 2020............57
Bảng 18: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh
thời kỳ 2013 – 2020.......................................................................................................58
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
x
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: VĐT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư qua 3 năm 2010 – 2012......37
Sơ đồ 1: Vòng luẩn quẩn của các nước nghèo .........................................................................10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
xi
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: “ Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế
- xã hội huyện Gio Linh, tỉnh QuảngTrị”
1. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế -
xã hội.
- Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư địa bàn huyện Gio Linh trong giai
2010 – 2012 để tìm ra những nguyên nhân và hạn chế còn tồn tại trong công tác huy
động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
- Từ đó, đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư có hiệu quả nhằm đáp ứng
nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Gio Linh trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích kinhtế
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
3. Kết quả đạt được
- Về mặt lý luận: Đề tài đã khái quát được những vấn đề cơ bản về vốn đầu tư,
vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế; sự cần thiết huy động
vốn đầu tư, một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả và hiệu quả huy động vốn đầu tư và
kinh nghiệm huy động vốn đầu tư của một số quốc gia trên thế giới và địa phương trong
nước.
- Về mặt nội dung: Bằng số liệu thứ cấp, đề tài đi sâu phân tích tình hình huy
động vốn đầu tư trên địa bàn huyện Gio Linh trong 3 năm 2010 – 2012 thấy được những
kết quả huy động vốn và hiệu quả của nó. Phân tích những tác động của vốn đầu tư đến
phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 3 năm. Đánh giá những thành công và tồn tại
còn gặp phải trong công tác huy động. Qua đó, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao khả năng huy động vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai
đoạn 2013- 2015 và tầm nhìn đến 2020.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
1
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vốn là yếu
tố đóng vai trò rất quan trọng. Đầu tư và tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù kinh tế để thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuynhiên, nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội là
vấn đề quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia; đặc biệt là các quốc gia đang phát triển
hiện nay. Vấn đề cần được giải quyết đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong nền
kinh tế thị trường hiện nay là huy động vốn phát triển như thế nào để đáp ứng nhu cầu đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Gio Linh nói riêng. Nhằm
tạo ra động lực thúc đẩy cao nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân;
đưa huyện Gio Linh phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Gio Linh là một trong những huyện còn kém phát triển so với các huyện khác trong
tỉnh, tuy nhiên tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua có dấu hiệu khởi
sắc. Là một huyện có rất nhiều tiềm năng, ưu thế phát triển kinh tế để khai thác có hiệu quả
các nguồn lực, huyện cần lượng vốn đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu. Tăng tốc xâydựng đồng
bộ kết cấu hạ tầng, thực hiện chuyển dịch theo hướng hiện đại nhằm phát triển nhanh kinh tế -
xã hội đòi hỏi rất nhiều vốn. Tuy nhiên, nguồn huy động vốn của huyện trong thời gian qua
chưa ổn định, còn thấp so với điều kiện, tiềm năng và nhu cầu đầu tư của huyện. Trên thực tế,
huyện đã huy động được số lượng vốn lớn trong và ngoài nước, cũng như sử dụng một cách
có hiệu quả. Do còn nhiều hạn chế và tồn tại còn gặp phải trong công tác huyđộng vốn đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội nên vốn đầu tư cần để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của huyện cònthấp.
Vì vậy, để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì huyện cần có những định
hướng, những giải pháp thích hợp trong việc huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội,
nhằm khắc phục tình trạng thiếu vốn của huyện trong thời gian tới.
Để đóng góp phần công sức nhỏ bé của mình trong việc đề xuất một số giải pháp huy
động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở phân tích những cơ sở lý luận và
đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian vừa qua
nên em quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển
kinh tế - xã hội huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài khóa luận tốt nghiệpcủa mình.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
2
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư cho phát
triển kinh tế - xã hội.
- Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư địa bàn huyện Gio Linh trong giai
2010 – 2012 để tìm ra những nguyên nhân và hạn chế còn tồn tại trong công tác huy
động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
- Từ đó, đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư có hiệu quả nhằm đáp
ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Gio Linh trong thời
gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng huy động vốn đầu tư
phát triển kinh tế xã hội của huyện và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động
vốn đầu tư có hiệu quả; bao gồm các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn
vốn doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn huy động từ dân cư, vốn hỗ trợ đầu
tư nước ngoài và các nguồn vốn khác.
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian: Nghiên cứu các nguồn vốn đã được huy động đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2010 – 2012, định hướng và các giải pháp tăng cường
huy động vốn trong thời gian tới.
+ Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
3
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẲM
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Quan niệm về vốn đầu tư
1.1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư
Vốn là điều kiện hàng đầu đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một
quốc gia, là một nhân tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội; nhất là các quốc gia đang phát triển có nhu cầu vốn đầu tư cao,
đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Ngoài ra, vốn còn là điều kiện không thể
thiếu trong việc tạo ra cơ hội việc làm rất lớn cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho người dân.
“Vốn đầu tư là phần tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh –
dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào
sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra
tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt cho
mỗi gia đình”(Giáo trình Kinh tế đầu tư, Đại học kinh tế quốc dân)
1.1.1.2. Phân loại vốn đầu tư theo nguồn vốn
a. Phân theo chức năng sử dụng:
Vốn đầu tư gồm có 4 dạng:
- Tiền mặt các loại
- Hiện vật hữu hình (nhà xưởng, tài nguyên thiên nhiên, máy móc thiết bị, mặt
đất…)
- Tài sản vô hình (sức lao động, công nghệ, bằng phát minh sáng chế,…)
- Các dạng đặc biệt khác (vàng bạc, đá quý…)
Nguồn lực trên phải nằm trong một dự án đầu tư thì mới được gọi là nguồn vốn
đầu tư. Nếu không chúng chỉ mới là nguồn lực tích lũy và dự trữ dưới dạng tiềm năng.
Nói cách khác, vốn đầu tư phải là nguồn lực trong trạng thái “động”.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
4
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
b. Phân theo nguồn vốn:
Nguồn vốn đầu tư phát triển của xã hội được huy động từ nguồn vốn trong nước
và nguồn vốn nước ngoài; bao gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín
dụng (tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng), các nguồn vốn khác (vốn đầu tư của
doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư). Nguồn vốn ngoài nước gồm có: vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), nguồn vốn vay, viện trợ chính thức (ODA) và các nguồn vốn khác.
 Nguồn vốn trong nước
Nguồn vốn đầu tư trong nước thể hiện nội lực sức mạnh của một quốc gia.
Nguồn vốn này có đặc điểm là ổn định, tính bền vững, chi phí thấp, giảm thiểu được
những rủi ro và hậu quả xấu đối với nền kinh tế do những tác động từ bên ngoài.
Nguồn vốn trong nước được hình thành từ các nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế.
Nguồn vốn trong nước là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định chi phối mọi hoạt
động đầu tư phát triển trong nước. Trong lịch sử phát triển các nước và trên phương
diện lý luận chung, bất kỳ nước nào cũng phải sử dụng lực lượng nội bộ là chính. Sự
chi viện bổ sung từ bên ngoài chỉ là tạm thời, chỉ bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư
trong nước có hiệu quả mới nâng cao được vai trò của nó và thực hiện được các mục
tiêu quan trọng đề ra của quốc gia.
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Vốn ngân sách nhà nước (NSNN): là số
chênh lệch dương giữa các khoản thu mang tính chất không hoàn lại (chủ yếu là thuế)
với tổng chi tiêu dùng của ngân sách. Tiết kiệm ở khâu tài chính này sẽ hình thành nên
nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Như vậy, vốn đầu tư của nhà nước là một phần tiết
kiệm chi tiêu dùng thường xuyên của NSNN để chi cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn
phụ thuộc vào khả năng tập trung thu nhập quốc dân vào NSNN và quy mô chi tiêu
dùng thường xuyên của NSNN.
Một quan hệ thường thấy trong cân đối ngân sách quốc gia là bội thu hoặc bội
chi ngân sách. Nếu bội thu ngân sách thì Nhà nước có nguồn tiết kiệm một phần hình
thành nên vốn đầu tư phát triển. Vì vậy, muốn có tiết kiệm từ ngân sách nhà nước thì
tốc độ tăng chi đầu tư phát triển phải lớn hơn tốc độ tăng chi thường xuyên. Nhưng
thực tế ở các nước đang phát triển thì tiết kiệm của Chính phủ không phải là nguồn
đầu tư chủ yếu, vì thu ngân sách nhà nước của các nước này thường hạn chế mà nhu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
5
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
cầu chi tiêu thường xuyên cao hơn; nên Nhà nước chỉ tập trung đầu tư ở những lĩnh
vực vần thiết.
Mục tiêu huy động vốn NSNN phải dành khoảng từ 20 – 25 % tổng chi NS cho
đầu tư phát triển hằng năm. Đầu tư từ NSNN là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ
khối lượng đầu tư. Nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận
lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư của mội thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế
hoạch, chính sách và pháp luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số
lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, đảm bảo theo đúng định hướng của chiến
lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Với vai trò là công cụ thúc đẩy tăng
trưởng, ổn định điều điều tiết vĩ mô, vốn tư NSNN đã được nhận thức và vận dụng
khác nhau tuỳ thuộc quan niệm của mỗi quốc gia.
- Nguồn vốn tín dụng nhà nước: Vốn tín dụng nhà nước là hình thức vay nợ
của Nhà nước thông qua kho bạc Nhà nước, được thực hiện chủ yếu bằng cách phát
hành trái phiếu Chính phủ, do Bộ Tài chính phát hành.
Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu của của ngân sách nhà nước lớn, nhưng
nguồn thu lại không thể đáp ứng được. Để thỏa mãn thu cầu này, Chính phủ thường
cân đối NS bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ. Cũng có thể Chính phủ tiến hành
dự án nào đó, nhưng không muốn sử dụng vốn NSNN thì dự án này có thể được thực
hiện bằng vốn vay dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ.
Ở nước ta hiện nay, trái phiếu Chính phủ có các hình thức sau đây:
+ Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu ngắn hạn dưới một năm, được phát hành
với mục đích để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước và tạo thêm công cụ
của thị trường tiền tệ.
+ Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu có thời hạn một năm trở lên, được phát
hành nhằm mục đích huy động vốn theo kế hoạch ngân sách nhà nước hằng năm đã
được Quốc hội phê duyệt.
+ Trái phiếu đầu tư: là trái phiếu Chính phủ có thời hạn một năm trở lên
Tín dụng nhà nước có thể tác động đến vốn đầu tư phát triển lên hai mặt: Chính
phủ vay ngắn hạn tạo điều kiện cân đối ngân sách đảm bảo kế hoạch đầu tư phát triển kinh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
6
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
tế và phát hành trái phiếu để đầu tư cho một số dự án nào đó. Tuy lãi suất chưa cao nhưng
có sự đảm bảo của Nhà nước nên sẽ dễ huy động hơn so với những nguồn khác.
- Nguồn vốn đầu tư khu vực dân doanh:
+ Hầu hết các quốc gia đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước (doanh nghiệp nhà
nước) để đảm những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn của quốc gia, thực hiện kinh
doanh những lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân không đủ sức, đủ vốn và không muốn
thực hiện vì lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn thấp, hiệu quả kinh tế thấp như lĩnh
vực cở sở hạ tầng, thủy lợi, năng lượng, công nghệ cao, dịch vụ công cộng,…
Nguồn hình thành vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước từ nguồn ngân sách
nhà nước cấp cho các doanh nghiệp nhà nước lúc mới hinh thành doanh nghiệp; nguồn
vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu (đối với các doanh nghiệp nhà
nước đã thực hiện cổ phần hóa), tiền khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận sau thuế giữ
lại đầu tư,…
+ Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,…): một phần lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp được chia cho các cổ đông, một phần được giữ lại để tái đầu tư. Khoản lợi
nhuận không chia này là khoản tiết kiệm của doanh nghiệp hình thành nên nguồn vốn
đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn sử dụng thêm cả phần vốn
khấu hao tài sản cố định. Doanh nghiệp cũng có thể vay tín dụng ngân hàng hoặc phát
hành cổ phiếu và trái phiếu để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất. Hiện nay, nguồn
vốn từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng lên do sự ra đồi ngày càng
nhiều của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và sự phát triển với tốc độ tương đối nhanh.
+ Nguồn vốn từ dân cư: hình thành từ tiết kiệm của dân cư, nó phụ thuộc vào
mức thu nhập và chi tiêu của mỗi hộ gia đình. Tiết kiệm chỉ tồn tại khi mức thu nhập
phải lớn hơn mức chi tiêu. Quy mô tiết kiệm trong khu vực dân cư chịu ảnh hưởng bởi
các nhân tố trực tiếp như: trình độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người,
chính sách thuế, chính sách an sinh xã hội, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô,…Đối với
nước ta hiện nay, do thu nhập của dân cư còn thấp đặc biệt là dân cư ở nông thôn dẫn
đến mức tiết kiệm trong dân còn rất thấp, là một vấn đề khó khăn trong huy động vốn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
7
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
đầu tư. Tuy nhiên, với xu hướng nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển thì vốn
từ dân tư sẽ ngày càng tăng.
 Nguồn vốn nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp một nguồn vốn quan trọng của toàn
xã hội, góp phàn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyển giao công nghệ trên toàn thế giới.
Ở nước ta hiện nay, vấn đề thu hút và huy động vốn đầu tư nước ngoài, sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn này để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện
sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa là hết sức quan trọng và cần thiết. Nguồn
vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các nguồn vốn chủ yếu sau:
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là những khoản đầu tư do tổ chức và
cá nhân người nước ngoài đưa vào một nước để sản xuất kinh doanh hoặc để góp vốn
liên doanh với các tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại nước
đó. Đây là nguồn vốn cực kỳ quan trọng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện
cho nước sở tại có thể thu hút kỹ thuật công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý kinh
doanh của các nước ngoài đầu tư vào. Hiện nay, với nhiều chính sách thu hút, FDI
ngày càng tăng lên, tạo nên công ăn việc làm, hình thành nhiều ngành nghề mới, tạo
nguồn thu lớn cho thu nhập quốc dân, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hạn
chế, số vốn còn thấp. Lý do của hạn chế trên là do chính sách ưu đãi đầu tư chưa được
xác định rõ ràng, các biện pháp đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Thủ tục hành chính còn rườm rà; hệ thống thuế còn phức tạp, chồng chéo gây trở ngại
trong việc huy động vốn đầu tư.
- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO): Vào thời gian trước, viện trợ
của các tổ chức phi Chính phủ đến các nước kém phát triển chủ yếu cho các nhu cầu
như: lương thực, thuốc men,… cho các quốc gia bị thiên tai, địch họa…Nhưng thời
gian gần đây, tính chất của các khoản viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ đã có sự
thay đổi về chính sách, chuyển dần từ viện trợ nhân đạo sang hỗ trợ phát triển các
công trình hạ tầng có quy mô nhỏ và vừa.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
8
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
- Viện trợ phát triển chính thức (ODA): Đây là nguồn tài trợ phát triển do cơ
quan chính thức (chính quyền hay địa phương) của một nước hay một tổ chức quốc tế
viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đâỷ sự phát triển kinh tế - xã hội của
các nước này. Nguồn vốn ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại, các khoản cho vay
với điều kiện ưu đãi về lãi suất, khối lượng vốn vay và thời hạn thanh toán, nhằm hỗ
trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ các chương trình dự án.
Nguồn vốn tuy có ưu điểm về chi phí sử dụng, nhưng các nước nhận viện trợ
thường xuyên phải đối mặt với những gánh nặng nợ quốc gia trong tương lai, chấp
nhận những điều kiện ràng buộc và khắt khe về thủ tục chuyển giao vốn, đôi khi còn
cả về điều kiện chính trị. Với những ràng buộc về chính trị không phải nước nào cũng
có thể nhận được viện trợ. Các khoản nước ngoài dành cho Việt Nam là nguồn thu
quan trọng của NSNN được chính phủ thống nhất quản lý và sử dụng cho những mực
tiêu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
1.1.1.3. Đặc điểm của vốn đầu tư
Vốn đầu tư có đặc điểm được phân tích như sau:
Thứ nhất, vốn đầu tư phải được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, điều
này có nghĩa là vốn phải đại diện cho một đại lượng giá trị có thực của tài sản ( tài sản
vô hình và tài sản hữu hình).
Thứ hai, vốn là tiền nhưng không phải mọi đồng tiền đều là vốn. Đồng tiền chỉ
là vốn dưới dạng tiềm năng, khi nào chúng được dùng vào đầu tư kinh doanh thì chúng
mới biến thành vốn. Tiền là phương tiện trao đổi, lưu thông hàng hóa còn vốn là để
sinh lời, tiền luôn chu chuyển và tuần hoàn. Quá trình đầu tư là một quá trình vận động
của vốn đầu tư.
Thứ ba, vốn luôn có chủ sở hữu nhất định, chủ sở hữu vốn có quyền sử dụng và
các quyết định về vốn.
Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường vốn cũng được coi là một loại hàng hóa đặc
biệt. Vốn cũng được xem như là một loại hàng hóa vì nó cũng có giá trị sử dụng và giá
trị như các hàng hóa khác. Trong đó, giá trị sử dụng vốn là tính sinh lời. Nhưng vốn là
hàng hóa đặc biệt khác với các loại hàng hóa khác, đó là: Người bán vốn không bị mất
đi quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng vốn mà thôi. Người mua nhận được quyền
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
9
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
sử dụng vốn trong một thời gian nhất định và phải trả cho người bán vốn một tỷ lệ nhất
định trên số vốn đó, gọi là là lãi suất. Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn.
Việc mua bán quyền sử dụng vốn được diễn ra trên thị trường tài chính. Các
hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức
giao dịch và các công cụ tài chính nhất định diễn ra trên thị trường tài chính, là nơi
tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn. Thị trường tài chính bao gồm hai bộ phận:
+ Thị trường tiền tệ: Là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt động mua
bán quyền sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông
qua hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.
+ Thị trường vốn: Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng nguồn
vốn dài hạn. Thị trường vốn cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn của
Chính phủ và chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các
cá nhân. Người sở hữu vốn bán quyền sử dụng vốn của mình chỉ khi nào người sở hữu
nhận được lợi tức kỳ vọng. Đây là một nguyên lý có tính chất nguyên tắc để thu hút,
huy động vốn trong cơ chế thị trường.
Thứ năm, đồng vốn có giá trị về mặt thời gian. Ở thời điểm khác nhau thì giá trị
của vốn cũng khác nhau. Giá trị tiền tệ theo thời gian, đồng tiền càng trải dài theo thời
gian thì chúng càng bị mất giá trị và độ rủi ro càng cao. Do đặc điểm trên nên trong
khi phân tích và tính toán hiệu quả đầu tư thì cần phải hiện tại hóa hoặc tương lai hóa
giá trị của vốn.
Thứ sáu, vốn cần được tập trung và tích tụ. Tích tụ vốn là việc tăng số vốn cá
biệt của các cá biệt từng doanh nghiệp, từng hộ sản xuất. Tập trung vốn là làm tăng
quy mô vốn đơn vị toàn xã hội. Có tích tụ vốn mới có tập trung vốn. Từ những khoản
vốn tích tụ cá biệt được tập trung thành nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội.
Đối với các nước đang phát triển hiện nay nhu cầu vốn rất lớn tuy nhiên
khả năng để đáp ứng nhu cầu đó còn hạn chế. Đối với nền kinh tế Việt Nam hiện
nay thì thiếu vốn trở thành căn bệnh kinh niên. Vì vậy, cần phải tăng cường huy
động vốn, thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được huy động, hướng chúng
vào đầu tư phát triển kinh tế.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
10
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
Tốc độ tích lũy vốn
thấp
1.1.1.4. Vai trò của vốn đầu tư đến tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội
Vốn đầu tư có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia, nhất là các nước
đang phát triển như Việt Nam thì vốn đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đấ nước. Vai trò này được thể hiện qua một số
tác động chính của VĐT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
a. Vốn đầu tư giải quyết tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển nền kinh
tế quốc dân
Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn diễn ra ở hầu hết các nước đang và kém
phát triển. Đối với các nước nghèo và nước đang phát triển thì luôn vào lâm vào tình
trạng thiếu vốn. Theo Paul A Samuelson thì các hoạt động sản xuất và đầu tư ở các
nước này luôn lâm vào tình trạng một vòng luẩn quẩn:
Sơ đồ 1: Vòng luẩn quẩn của các nước nghèo
Vì vậy, để phá vỡ vòng luẩn quẩn trên cần phải tập trung huy động vốn nhằm
giải quyết tình trạng thiếu vốn, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Tuy nhiên, việc huy động vốn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Tích lũy nội
bộ của các quốc gia kém phát triển còn thấp, trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư không
ngừng tăng lên. Tăng trưởng và phát triển cần phải có vốn đầu tư. Trên thực tế thì khi
tốc độ tăng trưởng cao thì tốc độ tăng của vốn cũng lớn, tỷ lệ đầu tư càng lớn. Trong
nền kinh tế hội nhập hiện nay, nhu cầu vốn ngày càng tăng trong khi đó tích lũy nội
bộ thấp, vấn đề đặt ra là các giải pháp huy động vốn thế nào đó để đảm bảo đáp ứng
nhu cầu đó. Thu hút và huy động vốn đầu tư được xem là biện pháp tốt nhất để làm
giảm tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế quốc dân.
Năng suất thấp
Thu nhập bình quân
thấp
Tiết kiệm và đầu tư
thấp
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
11
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
b. Vốn đầu tư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
Trước đây, nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, năng
suất lao động thấp. Nhưng hiện nay, nước ta đang hướng đến nền kinh tế phát triển
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp. Trong từng ngành kinh tế, nhờ có vốn đầu tư mà đã có những
chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu
quả và gắn với sản xuất thị trường. Cơ cấu kinh tế vùng cũng có những bước điều
chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, các vùng kinh tế trọng điểm,
các khu công nghiệp, khu kinh tế và các cùng sản xuất chuyên môn hóa cây trồng, vật
nuôi đang phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Do đó, để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh thì vai trò
của VĐT là rất quan trọng và cần thiết.
c. Vốn đầu tư góp phần trao đổi nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm
mới cho nền kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân
Vốn đầu tư giải quyết việc làm tại các nước tiếp nhận đầu tư: hoạt động đầu tư góp
phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở những quốc gia này.
Việc huy động nguồn vốn nước ngoài và đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tạo nên sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên
áp lực cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp
này phải đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó còn tạo
điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước. Sự ra đời của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, nâng cao
thu nhập và từ đó cải thiện đời sống cho người dân. Vốn đầu tư phát triển tạo nhiều cơ sở
kinh doanh mới, trực tiếp thu hút một số lượng lao động lớn tham gia. Vốn đầu tư giúp giải
quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế - xã hội như thất nghiệp, lạm phát, cải thiện môi
trường sống của xã hội.
Lao động là nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Do hạn
chế về tài chính nên doanh nghiệp phải tuyển dụng ở địa phương, đồng thời chi phí
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
12
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
thuê lao động nước ngoài cao hơn so với lao động trong nước, doanh nghiệp tổ chức
đào tạo cho các lao động của địa phương; không chỉ đào tạo cho các lao động địa
phương mà còn nâng cao năng lực, kỹ năng, trình độ quản lý cho cán bộ quản trị
doanh nghiệp.
d. Vốn đầu tư thúc đẩy đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất
nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hóa doanh nghiệp
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Vốn
đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường công nghệ của nước
ta hiện nay. Như chúng ta biết có hai con đường để có công nghệ: một là nghiên
cứu phát minh ra công nghệ, hai là: nhập công nghệ từ nước ngoài vào. Dù có tự
nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài vào thì cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư.
Một phương án đổi mới công nghệ không gắn liền với nguồn vốn đầu tư là một
phương án không khả thi.
Đối với từng doanh nghiệp, vốn đầu tư thúc đẩy quá trình đổi mới máy móc,
mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm; từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp so với đối
thủ. Vốn đầu tư là điều kiện hàng đầu của doanh nghiệp trong việc đổi mới công
nghệ, máy móc. Nhờ có vốn đầu tư doanh nghiệp mới có thể mua sắm thiết bị,
máy móc, hiện đại hóa doanh nghiệp. Nhờ có vốn đầu tư phát triển trong doanh
nghiệp doanh nghiệp có cơ hội phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực kinh
doanh và khả năng chiếm lĩnh thị trường.
1.1.2 Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội là hoạt động hướng tới việc
khai thác, thu hút các nguồn vốn đưa vào sử dụng trong quá trình đầu tư nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng và địa phương; bao gồm
khai thác các nguồn vốn từ tiết kiệm trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết bởi một số lý do sau:
- Thứ nhất, vốnđầutư gópphầnthúcđẩytăngtrưởngvà chuyểndịchcơcấukinhtế.
- Thứ hai, vốn đầu tư góp phần tăng cường khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
13
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
- Bên cạnh đó, vốn đầu tư còn tạo ra công ăn việc làm, khai thác hiệu quả các
nguồn tài nguyên và tăng thu ngân sách.
Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển, các chủ thể phải có nguồn
lực tài chính nhất định, chức năng huy động nguồn tài chính hay còn gọi là chức năng
huy động vốn thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế.
Chức năng huy động vốn được thực hiện trên cơ sở tương tác chủ yếu
- Chủ thể cần vốn
- Các nhà đầu tư
- Hệ thống tài chính bao gồm thị trường tài chính và định chế tài chính
- Môi trường tài chính và kinh tế
Cần thấy rằng, sự huy động nguồn lực chỉ đặt ra khi các chủ thể không đủ khả năng
tự tài trợ và do vậy họ cần phải huy động các nguồn lực được cung cấp từ hệ thống tài
chính. Huy động vốn phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, quan hệ cung cầu vốn. Thựchiện
chức năng này yêu cầu các chủ thể phải thiết lập các chính sách huy động có hiệu quả trên
cơ sở phân tích các yếu tố như tính toán nhu cầu và quy mô vốn cần huy động, lựa chọn
công cụ tàichính.
Yêu cầu đặt ra cho chính sách huy động vốn:
+ Về thời gian: Huy động vốn phải đáp ứng kip thời nhu cầu vốn để giảm thiểu
tổn thất do thiếu hụt vốn gây ra.
+ Về kinh tế: Chi phí chấp nhận được và có tính cạnh tranh.
+ Về mặt pháp lý: Mỗi chủ thể phải biết vận dụng các phương pháp sao cho
thích hợp với khuôn khổ pháp luật cho phép. Chẳng hạn, trong khu vực công thuế là
nguồn thu chủ yếu cân đối NS.
Đối với khu vực tư, tùy theo loại hình doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức
huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay vay nợ từ các định chế tài
chính, còn đối với các cá nhân và hộ gia đình khi cần vốn thì có thể vay từ ngân hàng.
Nói chung, tính hiệu quả huy động vốn phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của hệ
thống tài chính và khuôn khổ pháp lý ràng buộc cơ chế vận hành của cơ chế tài chính.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
14
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
Với nền kinh tế như Việt Nam hiện nay, việc có vốn đang là một nhu cầu cấp
thiết. Để trở thành một nước phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Con
đường ngắn nhất chỉ có thể là làm cách nào để huy động được vốn đầu tư nhằm cung
cấp cho nền kinh tế. Trước đây khi còn thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung
nhà nước nắm toàn quyền quản lý cũng như kiểm soát thì việc huy động vốn là rất khó
khăn. Chủ yếu huy động vốn qua các kênh ở trong nước hoặc không thì cũng là những
viện trợ không hoàn laị của các chính phủ các nước khác tài trợ cho Việt Nam, hoặc
kênh huy động khác là vay nợ nước ngoài nhưng nguồn vốn này đã bộc lộ hạn chế lớn
đó là việc nợ nước ngoài quá nhiều. Khi nhà nước đổi mới cơ chế kinh tế năm 1986 từ
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì việc huy
động vốn trở nên dễ dàng hơn. Đã có hàng trăm các doanh nghiệp nước ngoài đã đến
Việt Nam đầu tư phát triển kinh tế. Có thể nói Việt nam rất vui mừng khi được đón
tiếp và hoan nghênh các nhà đầu tư. Một lý do rất đơn giản cho việc đó là vì Việt Nam
rất coi trọng những nguồn vốn này. Có vốn đầu tư để phát triển Việt Nam sẽ nhanh
chóng dùng nó để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và từ đó có cơ sở để phát
triển kinh tế nhanh chóng sánh vai với khu vực và trên thế giới. Như vậy vốn có thể
coi như một yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển của một đất nước.
Như đã phân tích, vốn đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế, không
những nó tạo ra những của cải vật chất cho nền kinh tế mà còn đưa đất nước phát triển
theo hướng ổn định, cân đối giữa các ngành nghề. Do vậy, để phát triển kinh tế ta phải
có vốn đầu tư, vậy vốn đầu tư lấy từ đâu ra và bằng cách nào? Muốn có nguồn vốn đầu
tư ta cần phải huy động. Mặt khác mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi thành lập,
không phải lúc nào cũng có đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những
tình huống thiếu vốn thì họ phải huy động để đáp ứng nhu cầu này. Vì vậy, để có thể
huy động được số vốn mà mình mong muốn thi các doanh nghiệp hay một vùng lãnh
thổ phải có các chiến lược huy động phù hợp với tình huống cụ thể, từng thời kỳ…
Nói tóm lại, hoạt động huy động vốn là rất quan trọng cho sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội, nó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát
triển kinh tế hòa nhập với kinh tế thế giới.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
15
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
đầu tư
1.1.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả và hiệu quả huy động vốn
a. Chỉ tiêu về kết quả huy động vốn đầu tư
- Tổng VĐT huy động thực hiện trong kỳ là tổng vốn đầu tư mà các nhà đầu tư
thực hiện công cuộc đầu tư hay đăng ký đầu tư theo các giấy phép đầu tư đã được phê
duyệt của cấp thẩm quyền.
- Tốc độ tăng trưởng của VĐT phản ánh mức độ tăng vốn đầu tư qua các thời
kỳ.
- Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư, phản ánh tỷ trọng của từng nguồn vốn đầu tư
trong tổng số, biểu hiện mối quan hệ giữa vốn nhà nước và khu vực doanh nghiệp, dân
cư; mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong và nước ngoài.
b. Chỉ tiêu hiệu quả huy động vốn đầu tư
- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động VĐT : Vốn đầu tư được huy động so với
GDP thời kỳ đó (VĐT/GDP). Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng của vốn đầu tư
so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ VĐT so với GDP càng cao phản ánh
mức độ huy động VĐT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế càng lớn
Ngoài ra, bài còn sử dụng các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của VĐT phát
triển đối với:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành: So sánh mối quan hệ giữa cơ cấu đầu
tư và sự thay đổi cơ cấu kinh tế các ngành trong một giai đoạn nhất định.
- Giải quyết việc làm cho người lao động: Đánh giá thông qua tác động của
hoạt động đầu tư của xã hội trong việc tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
- Tăng thu ngân sách: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trong việc
làm tăng thu ngân sách trên địa bàn.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng: Đánh giá tác động của VĐT thông qua các hoạt
động đầu tư và các dự án đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
- Đánh giá tác động của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế vùng khó khăn
thông qua đánh giá tác động của VĐT đến đời sống, thu nhập của người dân vùng khó
khăn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
16
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư một số nước trên thế giới
 Kinh nghiệm huy động vốn của những quốc gia Đông Nam Á
Kinh nghiệm của những quốc gia ĐNA cho thấy một trong những nguyên nhân
quan trọng để tạo nên sự thành công trong sự phát triển công nghiệp ở các nước này là
họ đã đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng
và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đầu tư (một phần của GDP) của Đông á đã tăng
mạnh trong khoảng một phần tư cuối thế kỷ trước. Mức vốn đầu tư cao hơn các khu
vực đang phát triển khác nay còn lại khoảng hơn 50%.
Phần đầu tư tư nhân ở Đông Á trong GDP nhiều hơn 2/3 so với khu vực đang
phát triển khác. Đầu tư tư nhân được khuyến khích bởi một môi trường kinh tế vĩ mô
nhìn chung là tích cực và do Nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tư liệu sản xuất nhập
khẩu không bị đánh thuế cao cũng góp phần khuyến khích đầu tư trong nước.
Điều đặc biệt là lãi suất trả cho các dự án đầu tư của ngân hàng thế giới (WB)
vào các nước ĐNA cao hơn so với các nước khác, vì các nước ĐNA muốn khuyến
khích các dự án đầu tư vào nước mình. Chẳng hạn: trong giai đoạn 1974 – 1992 lãi
suất trung bình là 18 % ở các nước ĐNA còn ở các nước chỉ khoảng 16%.
Nói chung các nước ĐNA đều luôn giảm tối đa mức chi tiêu NS bằng nhiều
biện pháp đồng bộ: khích lệ truyền thống tiết kiệm của người dân Á Đông, thường
xuyên tuyên truyền tiết kiệm trong dân cư.
Đặc biệt họ đã đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục. Trên thực tế thì hoạt động tập
trung và tích tụ vốn của các nước ĐNA được trợ giúp bởi một lượng tiền gửi tiết kiệm
tăng rất nhanh và một phần nguồn vốn đâu tư nước ngoài vào. Buổi đầu phát triển kinh
tế Đài Loan, thu nhập thấp, số tiền tiết kiệm lại càng thấp. Trong thập niên 1950, mức
tiết kiệm (so sánh với mức sản xuất của toàn dân) còn chưa tới 10 %, mức đầu tư là
40% phải nhờ viện trợ Mỹ tiếp vốn. Muốn đột phá vòng luẩn quẩn của các quốc gia
lạc hậu thu nhập thấp, tiết kiệm ít, trưởng thành chậm, để đạt được mục tiêu tự lực
trưởng thành.
 Kinh nghiệm huy động vốn của Trung Quốc
Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa vào khoảng 20 năm cuối thế
kỷ XX và đã giành những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Có được những kết
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
17
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
quả đó là do Trung Quốc đã đổi mới và thực hiện chính sách thu hút, huy động và sử
dụng vốn đầu tư có hiệu quả.
Đối với ngân sách nhà nước, Trung Quốc tập trung đầu tư cho các công trình
trọng điểm bao gồm: các công trình không sinh lời mang tính phúc lợi công cộng, các
công trình kết cấu hạ tầng, các dự án công nghiệp trọng điểm, công nghệ kĩ thuật mới;
cùng với các chương trình này, cải cách giáo dục và đào tạo đã nâng cao đáng kể chất
lượng nguồn nhân lực.
Ngoài vốn ngân sách nhà nước, Trung Quốc đã tích cực huy động vốn trong
qua nhiều kênh khác nhau; hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn với nhiều
mô hình, xí nghiệp; cải cách cơ chế, chính sách đầu tư, trao quyền tực chủ cho các
doanh nghiệp nhà nước.
Việc huy động vốn đầu tư nước ngoài được đặc biệt chú trọng với những chính
sách ưu đãi và thông thoáng. Những năm gần đây, trọng tâm của yêu cầu về vốn FDI,
coi trọng huy động của các công ty xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã
khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vùng khó khăn. Đến nay, Trung Quốc đã
thông qua hàng loạt các biện pháp thúc đẩy sản xuất, khuyến khích các nhà sản xuất
đầu tư ra nước ngoài.
1.2.2 Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư trong nước
 Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Đà Nẵng
Mỗi địa phương đều đạt được những thành công và kinh nghiệm trong phát
triển kinh tế – xã hội. Đối với công tác huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế – xã
hội, Đà Năng đã làm tốt và đạt được những thành công và những kinh nghiệm quý giá:
Thứ nhất: Đà Nẵng đã nâng cao công tác quy hoạch, bao gồm quy hoạch tổng
thể và quy hoạch chi tiết,…
Thứ hai: Đà Nẵng đã biết khai thác tốt lợi thế về mặt vị trí địa lý, đây có thể lợi
thế quan trọng của tỉnh để huy động, đa dạng các nguồn vốn đầu tư và sử dụng các
công cụ tài chính để huy động.
Thứ ba: Tỉnh tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi để khai thác huy
động nguồn vốn đầu tư. Tỉnh tập trung đầu tư phát triển cơ cở hạ tầng, hệ thống giao
thông thủy bộ phát triển khá là tiền đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế – xã hội.
Thứ tư: Đối với các nguồn vốn nước ngoài, Đà Nẵng mở rộng tự do đầu tư,
tăng cường xúc tiến đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng nhằm thu hút đầu tư
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
18
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
nước ngoài. Ban hành các chính sách ưu đãi FDI thông thoáng, dễ tiếp cận, tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tự lựa chọn
hình thức, đối tác, ngành nghề và địa điểm đầu tư…
1.2.3 Bài học kinh nghiệm
Qua kinh nghiệm huy động vốn của địa phương trong nước và quốc gia trên thế
giới, ta thấy:
Kinh nghiệm huy động vốn từ các nước rất đa dạng không theo một khuôn mẫu nhất
định trước nào. Điểm chung có thể rút ra từ các nước thành công trong chính sách này đều
tuân thủ những quy luật kinh tế cơ bản, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của nước mình và
tính đến một cách cặn kẽ điều kiện tự nhiên, đặc điểm của dân tộc.
Kinh nghiệm ở một số nước còn cho thấy quỹ đầu tư là một định chế tài chính
trung gian tương đối thích hợp để huy động và sử dụng nguồn vốn lớn. Nó góp phần
vào giải quyết bài toán khó về huy động vốn trong nước, tích lũy trong nước chỉ được
cải thiện nhờ chính sách lãi suất mà còn nhờ tiết kiệm của chính phủ. Việc hạn chế
phần chi tiêu này góp phần tích cực trở lại với vấn đề vốn trong nước. Một chính phủ
gọn nhẹ với những nguyên tắc chi tiêu một cách hợp lý có ý nghĩa thực sự đối với tích
lũy cho nội bộ nền kinh tế quốc dân.
Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển của các nước ĐNA cho thấy các
nước đều coi trọng nguồn vốn đầu tư trong nước. Để thu hút và huy động nguồn vốn
trong nước cần có những biện pháp tích cực để khuyến khích tiết kiệm như: điều chỉnh
lãi suất hợp lý, mở rộng mạng lưới huy động vốn để khai thác những khoản tiết kiệm
trong dân cư, các công cụ huy động vốn ngày càng phát triển đa dạng để đáp ứng nhu
cầu của người gửi tiền. Hầu hết các nước đều có chính sách khuyến khích các thành
phần kinh tế phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp.
Đối với nguồn vốn nước ngoài, các nước coi trọng nguồn vốn này không
kém phần quan trọng trong nguồn vốn huy động, là nguồn vốn có thể phá vỡ vòng
luẩn quẩn thiếu vốn của các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, có thể sử dụng công cụ
thuế như một công cụ hấp dẫn để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
19
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN GIO LINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ KIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KT – XH CỦA HUYỆN GIO LINH
2.1.1 Vị trí địa lý tự nhiên
Gio Linh là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích đất tự
nhiên 47.298,7ha (chiếm 9,96% diện tích toàn tỉnh); dân số trung bình năm 2009 là
72.499 người (chiếm 12,1% dân số toàn tỉnh); mật độ dân số 153 người/km2
(toàn tỉnh
là 133 người/km2
). Toàn huyện có 21 đơn vị hành chính: 19 xã và 02 thị trấn, trong đó
thị trấn Gio Linh là trung tâm huyện lỵ.
Huyện Gio Linh nằm trên tọa độ địa lý từ 16o
9 đến 17o
vĩ Bắc, 106o
đến
107o
kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh.
- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà.
- Phía Tây giáp huyện Hướng Hóa và Đakrông.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và
đường thuỷ. Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc
lộ 1A, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, tuyến đường sắt Bắc - Nam; đặc biệt, huyện
nằm cuối tuyến đường xuyên Á thông ra biển Đông bằng cảng Cửa Việt, là một điểm
nút quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông – Tây, cho phép huyện
Gio Linh mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, cả nước cũng như
hội nhập khu vực và quốc tế. Mạng lưới Tỉnh lộ trên địa bàn huyện có mật độ khá lớn,
cùng với việc xây dựng tuyến đường cơ động ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt và hai cầu
Cửa Tùng, Cửa Việt đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông hàng hoá, liên kết
phát triển giữa huyện Gio Linh với các địa phương khác trong tỉnh.
Gio Linh tiếp giáp với thành phố Đông Hà - vùng trung tâm động lực phát triển
chính của tỉnh, là lợi thế lớn của huyện khi chịu tác động tích cực từ hiệu ứng lan tỏa
quá trình phát triển của thành phố Đông Hà ra các vùng lân cận. Cùng với sự phát triển
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
20
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
đi lên của tỉnh, trên địa bàn Gio Linh đã hình thành các vùng trọng điểm kinh tế lớn
của tỉnh như khu công nghiệp Quán Ngang, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt và đang
được tập trung đầu tư về kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư. Hệ thống các cơ sở hạ tầng
khác như mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, các kết cấu hạ tầng xã
hội không ngừng được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển
kinh tế - xã hội huyện.
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế hơn hẳn so với một số huyện trong tỉnh
đã và đang tạo ra cho Gio Linh một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng
giao lưu, hợp tác kinh tế trong tỉnh và cả nước; tăng cường liên kết, hội nhập với các
nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
trong thời gian tới.
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Nét đặc trưng của địa hình Gio Linh là dốc nghiêng từ Tây sang Đông; 67,18%
diện tích lãnh thổ là đồi núi, 26,7% diện tích là đồng bằng và 6,12% diện tích là bãi cát
và cồn cát ven biển. Đặc trưng địa hình của huyện đã kiến tạo nên 03 vùng địa lý khá
rõ rệt là: vùng biển, vùng đồng bằng, vùng gò đồi và miền núi.
- Vùng gò đồi và miền núi: có diện tích tự nhiên 31.02 ha, là dạng địa hình đặc thù
của vùng trung du chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng phía Đông và vùng núi phía Tây.
- Vùng đồng bằng của huyện có diện tích tự nhiên 13.106ha được bồi đắp phù
sa từ hệ thống sông Bến Hải, sông Cửa Việt; có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ
cao tuyệt đối từ 25-30m; đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất
lúa của huyện.
- Vùng ven biển có diện tích tự nhiên 3.170 ha, chủ yếu là các cồn cát, đụn cát
phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối bằng phẳng với các dãi cát thấp lượn sóng
xen kẻ một số cồn cát dạng đồi thoải.
Đặc điểm địa hình trên tạo cho Gio Linh có thể hình thành và phát triển 3 tiểu
vùng kinh tế khá rõ nét, đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có điều kiện
để phát triển đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi phong phú; hình thành các vùng
chuyên canh với các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
21
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
bởi nhiều đồi núi, sông suối, đầm, ao hồ, bãi cát và cồn cát xen kẻ nhau nên việc kiên
cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nội đồng, tổ chức sản xuất theo hướng cơ
giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với vùng
đồi núi và cát ven biển.
2.1.2.2. Khí hậu thời tiết
Huyện Gio Linh chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình.
Mùa hè gió Tây Nam khô nóng; mùa đông gió Đông Bắc ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình
hàng năm khoảng 24-250
C; nhiệt độ các tháng cao nhất (tháng 5, 6,7) khoảng 350
C, có
năm lên tới 400
C; tháng thấp nhất (tháng 1,2) khoảng 180
C, có khi xuống 8-90
C; biên
độ nhiệt chênh lệch khá lớn. Huyện chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió
mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 3 đến tháng
8, tốc độ gió bình quân từ 2-3m/s, có khi lên tới 7-8 m/s; gió khô, nóng, bốc hơi mạnh
gây khô hạn kéo dài. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tốc
độ gió đạt 4-6m/s, trong mùa mưa bão có thể lên tới 30-40m/s, gió kèm theo mưa lớn
gây lũ lụt ngập úng ở nhiều vùng. Bão thường xuất hiện từ tháng 9-11 hàng năm; năm
nhiều nhất có 4 cơn bão, tốc độ gió trong bão 20m/s, có khi lên tới 40m/s. Bão có
cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn kết hợp với nước biển dâng cao gây lũ lụt lớn
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Lượng mưa trung bình hàng năm 2.500 - 2.700mm, cao hơn mức trung bình cả
nước. Chế độ mưa ở Gio Linh có chung đặc điểm với cả tỉnh, biến động rất mạnh theo
các mùa. Điều kiện khí hậu, thời tiết đặc thù cho phép huyện Gio Linh phát triển nền
nông nghiệp đa dạng phù hợp với các mùa vụ. Tuy vậy, vẫn có những yếu tố bất lợi
như khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến sản xuất và đời
sống của người dân.
2.1.2.3. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất
- Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 47.298,6ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 28.593,01ha chiếm 60,45% diện tích đất tự nhiên, tăng
1.140,3ha so với năm 2005.
+ Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện năm 2009 là
4.864,81ha chiếm 10,29 % đất tự nhiên, giảm 250,29ha so với năm 2000. Đất ở tăng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
22
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
30,95ha so với năm 2005 và tăng 45,95ha so với năm 2000; trong lúc đó các loại đất
chuyên dùng khác như đất nghĩa trang, nghĩa địa giảm so với trước.
+ Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng còn 13.840,87ha chiếm
29,26% tổng diện tích tự nhiên, giảm 6.426,39ha so với năm 2000; trong đó: đất bằng
4.671,02ha, chiếm 33,75% diện tích đất chưa sử dụng; đất đồi núi còn 9.169,85ha,
chiếm 66,25% diện tích đất chưa sử dụng.
Quá trình khai thác và sử dụng đã làm biến đổi mục đích sử dụng đất theo
hướng tăng diện tích đất nông nghiệp.Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng vẫn
còn nhiều, cần có giải pháp thích hợp để khai thác nhằm tăng hệ số sử dụng đất
trong giai đoạn tới.
2.1.2.4. Tài nguyên rừng
Toàn huyện có 17.053,35ha rừng, chiếm 32,5% diện tích tự nhiên, trong đó:
Rừng tự nhiên có diện tích 5.220,95 ha, rừng trồng có diện tích 11.832,35ha với tổng
trữ lượng 3,2 triệu m3.
.
Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, toàn bộ rừng tự nhiên của huyện Gio Linh
đều là rừng gỗ với 2 kiểu: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở độ cao dưới 700
mét và rừng kín thường xanh á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 700 mét.
Rừng trồng nhìn chung chất lượng khá, tăng trưởng ở các lập địa tuy có chênh
lệch đáng kể nhưng đều ở mức độ trung bình so với toàn tỉnh. Chủng loại cây trồng
ngày càng đa dạng hơn, ngoài các giống cây như thông, keo lá tràm, bạch đàn, đã có
nhiều giống cây trồng được đưa vào khảo nghiệm và trồng rộng rãi xen với các loại
cây khác như huỷnh, sao đen, sến trung, keo tai tượng, keo lai…đáp ứng được yêu cầu
sản xuất. Tuy vậy, rừng trồng hiện tại có cơ cấu cây trồng chưa phong phú, đa số được
trồng với cấu trúc đơn giản, một tầng đều tuổi, độ tàn che thường thấp (dưới 0,5) nên
chưa đáp ứng được yêu cầu về tác dụng nhiều mặt của rừng, cả về kinh tế lẫn môi
trường sinh thái.
2.1.2.5. Tài nguyên biển
Bờ biển Gio Linh dài 15km với 2 cửa lệch lớn là Cửa Tùng và Cửa Việt. Ngư
trường Gio Linh là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản quý: các loại tôm hùm, cua, cá
hồng, cá mú, cá thu, cá nục, cá ngừ, mực ống, mực nang. Trữ lượng cho phép khai
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
23
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
thác hàng năm trên địa phận của vùng ven biển Gio Linh khoảng 7.000 - 8.000 tấn. Ở
2 cửa lệch Cửa Tùng và Cửa Việt có hệ thống bến đậu thuận lợi cho tàu thuyền vào ra
cũng như tránh trú bão; đồng thời có điều kiện để phát triển cảng cá và dịch vụ hậu cần
cho nghề cá. Đặc biệt, việc mở rộng Cảng Cửa Việt sẽ tạo cho Gio Linh có ưu thế nổi
bật trong phát triển kinh tế nói chung và thủy sản nói riêng. Bên cạnh tài nguyên biển,
Gio Linh còn có 1.997,92ha mặt nước chuyên dùng có khả năng phát triển nuôi trồng
thủy sản nước ngọt ở các vùng hồ, đập thủy lợi lớn nhỏ ở Tây Gio Linh, sông Cánh
Hòm, sông Cụt, đập hói Đông Gio Linh, Trung Hải, Gio Mỹ, Gio Mai. Vùng cát ven
biển còn có khả năng nuôi tôm trên cát cho hiệu quả cao. Đây là thế mạnh nổi bật có ý
nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện; là lợi thế để
Gio Linh phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản trở thành
ngành mũi nhọn trong những năm tới.
Bờ biển Gio Linh là dải cát trắng, bằng phẳng tạo thành những bãi tắm đẹp;
trong đó, Cửa Việt có thể trở thành khu du lịch - dịch vụ biển đầy tiềm năng với các
loại hình như tắm biển, nghỉ dưỡng, nghỉ mát. Khu du lịch - dịch vụ Cửa Việt gắn với
khu du lịch Cửa Tùng và đảo Cồn Cỏ tạo thành một tam giác du lịch biển trọng điểm
của tỉnh trong chiến lược phát triển tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.
2.1.2.6. Tài nguyên nước
Với lượng mưa hàng năm lên đến 2.500mm sẽ cho tổng trữ lượng nước mặt
trên 1,2 tỷ m3
/năm. Trên địa bàn huyện còn có 3 con sông chính là: sông Bến Hải,
sông Hiếu và sông Cánh Hòm đem lại nguồn tài nguyên nước khá lớn.
Sông Bến Hải nằm phía Bắc huyện, có chiều dài 59km; Sông Hiếu nằm về phía
Nam huyện có chiều dài khoảng 45km, phần chảy qua địa phận huyện Gio Linh có độ
dài trên 8 km. Hai con sông này đều bị nhiễm mặn, do đó, việc sử dụng nguồn nước
mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn.
Đông Gio Linh, từ thôn Xuân Hòa xã Trung Hải qua xã Gio Mỹ, xã Gio Thành
đến thôn Mai Xá, xã Gio Mai với chiều dài 23,6km, chiều rộng trung bình 45m, diện
tích lưu vực 143 km2
đã được ngọt hóa. Đây là hệ thống sông quan trọng cung cấp
nước tưới cho vùng Đông Gio Linh; thường xuyên được bổ sung từ nguồn nước mưa
tích tụ và nước xả từ các hồ chứa ở Tây Gio Linh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
24
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
Ngoài hệ thống sông, còn có một số hồ thuỷ lợi như: Hà Thượng, Kinh Môn,
Trúc Kinh, các hồ nhỏ như: An Trung, Hoàng Hà, Nhĩ Thượng, Nhĩ Hạ... cung cấp
một phần đáng kể nguồn nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
2.1.2.7. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện, than bùn phân bố chủ yếu ở các vùng cát sẩm thấp và ven
biển thuộc xã Gio Quang, có trữ lượng khoảng 40.000 tấn, nhiệt lượng đạt 2.300-
3.500kcal/kg khai thác dùng làm chất đốt và sản xuất phân bón.
Titan phân bổ ở vùng cát ven biển Trung Giang, Gio Mỹ có trữ lượng khoảng
3.000 - 5.000 tấn/năm. Silic cát phân bổ ở bờ biển Bắc Cửa Việt, Gio Thành, Gio Mỹ,
Trung Giang, Gio Hải. Loại silic cát có độ hạt mịn 0,1- 1mm, thành phần SiO2 > 99%
dùng để sản xuất thủy tinh cao cấp có trữ lượng trên 1 triệu tấn.
Các loại khoáng sản khác: đất sét sản xuất gạch ngói ở vùng Đông Gio Linh;
đá ong, đá chẻ được phân bổ ở vùng đồi Tây Gio Linh, cát sạn phân bổ dọc sông Bến
Hải và các xã Linh Thượng, Vĩnh Trường đáp ứng được yêu cầu cung cấp vật liệu xây
dựng trong và ngoài huyện.
Nhìn chung Gio Linh là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về số lượng
chủng loại, trữ lượng không lớn, phân bố tại các vùng khá nhạy cảm về môi trường
nên cần cân nhắc trong các hoạt động khai thác khoáng sản.
2.1.3 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế
Gio Linh là huyện ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, có đường Quốc lộ 1A,
đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đi qua, là điểm cuối tuyến
đường xuyên Á thông ra biển Đông bằng cảng Cửa Việt, một điểm nút quan trọng
trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông - Tây. Với vị trí địa lý khá thuận lợi,
huyện có tiềm năng lớn để phát triển toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực.
Cùng với hướng phát triển đi lên của tỉnh trong sự nghiệp đổi mới, nền kinh
tế của huyện đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; đời sống nhân dân từng bước
được cải thiện và nâng cao.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
25
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
a. Quy mô và nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện Gio Linh trong 3 năm
2010 - 2012
Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 607.879 triệu đồng; trong đó ngành nông - lâm -
thủy sản vẫn chiếm giá trị cao đạt 340.643,2 triệu đồng, công nghiệp - xây dựng đạt
112.808,49 triệu, dịch vụ đạt 154.427,4 triệu đồng. Năm 2011, giá trị sản xuất tăng
lên 31.790 triệu đồng, tăng 5,23 % so với năm 2010. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đến
năm 2012 tăng 12,56 %. Và tăng bình quân từ năm 2010 đến 2012 là 5,93 %.
Bảng 1: Quy mô và nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện
trong 3 năm 2010 – 2012
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
+/- % +/- %
Tổng GTSX
(GO)
( giá CĐ 1994)
607.879 639.669 720.000 31.790 5,23 80.331 12,56
+ Nông – lâm
– ngư nghiệp
340.643,2 339.646 350.000 - 997,2 - 0,29 10.354 3,05
+ Công nghiệp
- xây dựng
112.808,5 123.434 140.000 10.624,5 9,42 16.566 13,42
+ Dịch vụ -
thương mại
154.427,4 176.589 230.000 22.160,6 14,35 53.411 30,25
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh qua các năm)
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Gio Linh trong 3 năm 2010 – 2012
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp,
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng. Tỷ trọng khu vực kinh tế nông, lâm, ngư
nghiệp giảm từ 59,08% năm 2010 xuống 57,86% vào năm 2010, đến năm 2012, tỷ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
26
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
trọng nông – lâm – ngư chỉ chiếm 53,13%. Đến năm 2012, trong khu vực Thương mại
- dịch vụ, du lịch đạt tỷ trọng 32,81%, khu vực công nghiệp đạt 14,06%. Nhìn chung,
cơ cấu kinh tế huyện hiện nay phản ảnh thực trạng nền kinh tế chủ yếu là sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp
hoá còn chậm.
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế huyện Gio Linh huyện qua 3 năm 2010 -2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
( tr.đ)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
( tr.đ)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
( tr.đ)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng GTSX
(giá hiện hành)
1.019.085 100,00 1.112.192 100,00 1.280.000 100,00
Nông - lâm – ngư 602.118 59,08 643.485 57,86 680.000 53,13
Công nghiệp - xây
dựng
107.439 10,54 122.709 11,03 180.000 14,06
Dịch vụ - thương mại 309.528 30,37 346.024 31,11 420.000 32,81
(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Gio Linh qua các năm)
Cơ cấu vùng kinh tế đã được hình thành khá rõ nét trên cơ sở định hướng phát
triển các tiểu vùng lãnh thổ; vùng đồi núi tập trung phát triển trồng rừng, trồng cây
công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi; vùng đồng bằng tập trung
phát triển trồng lúa, cây hoa màu và nuôi thuỷ sản, phát triển mạng lưới dịch vụ, công
nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; vùng ven biển tập trung phát triển đánh bắt
và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản ven biển, phát triển dịch vụ du lịch và
kinh tế tổng hợp nông lâm ngư nghiệp. Các trọng điểm kinh tế bước đầu được hình
thành tại các vùng mang đặc trưng phát triển kinh tế tổng hợp như: vùng thị trấn Gio
Linh, chợ Kêng, thị tứ Nam Đông, Quán Ngang, thị trấn Cửa Việt...
c. Hiện trạng phát triển từng ngành
 Nông – lâm – ngư: Là ngành kinh tế chủ đạo của huyện, góp phần quan
trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời
sống nhân dân.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
27
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
Năm 2011, giá trị sản xuất nông – lâm – ngư đạt 339.646 triệu đồng, giảm 0,29
% so với cùng kỳ; nhưng đến năm 2012, tăng 3,05 % so với năm 2011. Xét về cơ cấu,
ngành nông – lâm – ngư chiếm tỷ trọng lớn; tuy nhiên, tỷ trọng ngành nông -lâm – ngư
có xu hướng giảm qua các năm, đến năm 2012, tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư giảm
còn 53,13%. Về nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm lương thực có hạt với
tống sản lượng năm 2012 đạt 34,1 nghìn tấn; tổng sản lượng cao su mủ khô đạt 1.100
tấn năm 2012. Mặc dù phát triển chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn nhưng chăn nuôi
theo hướng sản xuất hàng hóa với các mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại, phương
thức nuôi công nghiệp đang có chiều hướng phát triển; các tiến bộ về giống được ứng
dụng đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổng sản lượng thủy sản huyện Gio
Linh năm 2010 đạt 8.839 tấn, chiếm 34,77% tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh.
Nhờ tốc độ tăng giá trị sản xuất qua các năm không những thay đổi bộ mặt kinh
tế huyện mà đời sống nhân dân trong huyện ổn định và được nâng cao. Cơ cấu ngành
nghề nông thôn có những thay đổi đáng kể: giảm tình trạng thuần nông, các ngành
nghề ngày càng đa dạng, các hoạt động dịch vụ tại chỗ gia tăng. Quá trình thay đổi đó
kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp
và tăng dần lao động phi nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư đáng kể,
góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người
dân nông thôn. Huyện cần thu hút và huy động vốn đầu tư hơn nữa để nhằm tăng
GTSX, tăng thu ngân sách huyện, cải thiện đời sống của nhân dân.
 Công nghiệp – xây dựng: Những năm gần đây ngành công nghiệp xây dựng;
đặc biệt ngành điện lạnh, điện máy, điện tử, viễn thông có bước phát triển khá. Các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như đan lát ở thôn Phước Thị (xã Gio
Mỹ), thôn Lan Đình (xã Gio Phong), nghề chằm nón ở thôn Xuân Tây, thôn Hải Tân
(xã Linh Hải), sản xuất bún, bánh ở thôn Hải Ba (xã Linh Hải), hấp sấy cá và chế biến
nước mắm tại xã Gio Hải, Gio Việt, thị trấn Cửa Việt, thêu ren ở Trung Sơn, Gio An...
tiếp tục được duy trì và phát triển. Một số ngành nghề mới du nhập và phát triển khá
phù hợp với điều kiện địa phương như đan lưới, chế biến nước mắm.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt được những kết quả đáng
khích lệ; năm 2012, GTSX ngành công nghiệp – xây dựng đạt 140.000 triệu đồng,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa
28
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT
chiếm tỷ trọng 14,06%. Tốc độ tăng GTSX của ngành công nghiệp – xây dựng năm
2012 so với cùng kỳ là 13,42 %. Có những chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng
khá cao, tạo ra những tiền đề cơ bản cho bước phát triển ở các giai đoạn sau. Toàn
huyện có 750 cơ sở tiểu thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho khoảng
1.210 lao động. Các sản phẩm công nghiệp của huyện chủ yếu là chế biến thuỷ hải sản
đông lạnh, đá lạnh phục vụ chế biến thuỷ hải sản, sơ chế mủ cao su, titan... Các cơ sở
sản xuất chủ yếu vẫn là các tổ hộ gia đình, cá thể với các ngành nghề chế biến hàng
lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí, dịch vụ điện, cưa
xẻ, chế biến gỗ, may mặc, khai thác cát sạn... Đã quy hoạch xây dựng khu công nghiệp
Quán Ngang tại xã Gio Quang với diện tích 205 ha, trong đó: Giai đoạn 1 đang xây
dựng các kết cấu hạ tầng trên quy mô 139 ha với tổng mức đầu tư 156,55 tỷ đồng.
Hiện đã có một số nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp đang triển khai xây dựng như
nhà máy bia Hà Nội - Quảng Trị, nhà máy chế biến hoàn nguyên ilmenit, nhà máy
khai thác và chế biến Titan. Đây chính là điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp của
huyện phát triển trong tương lai, nhất là những ngành công nghiệp phụ trợ.
Hoạt động xây dựng trong những năm qua có bước phát triển khá, đến nay trên
địa bàn có 22 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đáp ứng được một
phần công tác xây lắp trên địa bàn huyện. Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản năm
2010 đạt 174,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, năng lực hoạt động xây lắp còn yếu, quy mô nhỏ,
chưa phát huy được thế mạnh trong đấu thầu cạnh tranh xây dựng các công trình trong
huyện và trong tỉnh. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng, nhất là quy
hoạch chi tiết xây dựng các đô thị, các điểm dân cư tập trung chưa được quan tâm và
tập trung đầu tư đúng mức.
 Dịch vụ - thương mại: Ngành thương mại, dịch vụ phát triển ngày càng đa
dạng với nhiều hình thức và ngành nghề khác nhau, góp phần phục vụ ngày càng tốt
hơn nhu cầu sản xuất và đời sống, đồng thời tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
làm tăng thêm giá trị sản xuất xã hội. Năm 2012, GTSX ngành dịch vụ - thương mại
đạt 230.000 triệu đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành là 30,25 % so với cùng kỳ.
Tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại trong cơ cấu kinh tế chiếm 32,81% năm 2012.
Năm 2010 toàn huyện có 2.510 cơ sở thương mại, dịch vụ với 3.160 lao động,
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị

More Related Content

Similar to Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị

luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị (20)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
 
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docxMối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Chia Sẻ Kiến Thức Của Nhân Viên Trong Công ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Chia Sẻ Kiến Thức Của Nhân Viên Trong Công ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Chia Sẻ Kiến Thức Của Nhân Viên Trong Công ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Chia Sẻ Kiến Thức Của Nhân Viên Trong Công ...
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa b...
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa b...Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa b...
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa b...
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lýLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thời Gian Lưu Trú Của Khách Hàng Tại Khách Sạn Dmz H...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thời Gian Lưu Trú Của Khách Hàng Tại Khách Sạn Dmz H...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thời Gian Lưu Trú Của Khách Hàng Tại Khách Sạn Dmz H...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thời Gian Lưu Trú Của Khách Hàng Tại Khách Sạn Dmz H...
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
 
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái NguyênTăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp tại Thái Nguyên
 
Khóa luận: Quản lý vốn Ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Khóa luận: Quản lý vốn Ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bảnKhóa luận: Quản lý vốn Ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Khóa luận: Quản lý vốn Ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
 
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Vịnh Hạ Long Giai Đoạ...
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ... Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 

Recently uploaded (17)

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 

Khóa Luận Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Huy Động Vốn Đầu Tư Nhằm Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆNGIOLINH,TỈNHQUẢNGTRỊ NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM Huế, tháng 05 năm 2022
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT ii Lời Cảm Ơn Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ tận tình của tất cả mọi người. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Kinh tế và Phát triển đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt 4 năm học tập tại trường. Đặc biệt em còn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Trần Văn Hòa; người đã hướng dẫn tận tình em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Trong suốt thời gian thực tập, em nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô chú, anh chị phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Em xin gửi đến Quý Thầy Cô cùng các cô chú, anh, chị ở phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị lời chúc dồi dào sức khỏe, sự thành đạt và thành công trong công tác sắp tới. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, do đó bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa iii SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô giúp em hoàn thiện mình hơn trong lĩnh vực chuyên môn. Em xin chân thành cảmơn! Huế, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn ThịNgân
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa iv SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ .....................................................................x TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................xi PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẲM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ..................................................3 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................3 1.1.1 Quan niệm về vốn đầu tư ............................................................................3 1.1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư ...........................................................................3 1.1.1.2. Phân loại vốn đầu tư theo nguồn vốn...................................................3 1.1.1.3. Đặc điểm của vốn đầu tư......................................................................8 1.1.1.4. Vai trò của vốn đầu tư đến tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................................................................10 1.1.2 Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội .......................................12 1.1.2.1. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư...............................................12 1.1.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả và hiệu quả huy động vốn đầu tư..................................................................................................15 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................................16 1.2.1 Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư một số nước trên thế giới ..................16 1.2.2 Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư trong nước .........................................17
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa v SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT 1.2.3 Bài học kinh nghiệm .................................................................................18 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 .........................19 2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ KIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KT – XH CỦA HUYỆN GIO LINH...................................................................................................19 2.1.1 Vị trí địa lý tự nhiên ..................................................................................19 2.1.2 Đặc điểm tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên..............................................20 2.1.2.1. Địa hình ..............................................................................................20 2.1.2.2. Khí hậu thời tiết..................................................................................21 2.1.2.3. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất ..........................................21 2.1.2.4. Tài nguyên rừng .................................................................................22 2.1.2.5. Tài nguyên biển..................................................................................22 2.1.2.6. Tài nguyên nước.................................................................................23 2.1.2.7. Tài nguyên khoáng sản.......................................................................24 2.1.3 Đặc điểm về kinh tế - xã hội .....................................................................24 2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế.................................................................................24 2.1.3.2. Dân số và lao động .............................................................................29 2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông..............................................30 2.1.3.4. Văn hóa – xã hội.................................................................................31 2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 ..........................................................................................................................32 2.2.1 Khái quát về huy động vốn đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 - 2012 ............................................................................................................32 2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tình hình sử dụng vốn đầu tư theo từng ngành..............................................................................................................33 2.2.2.1. Cơ cấu theo nguồn vốn.......................................................................33 2.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành............................................................41
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa vi SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT 2.2.3 Đánh giá hiệu quả huy động vốn đầu tư trên địa bàn huyện Gio Linh giai đoạn 2010 – 2012 ...................................................................................44 2.2.4 Ảnh hưởng của vốn đầu tư đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Gio Linh giai đoạn 2010 - 2012 ..............................................45 2.2.4.1. Vốn đầu tư ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện ..................................................................................................................45 2.2.4.2. Tăng thu ngân sách.............................................................................46 2.2.4.3. Đóng góp trong việc giải quyết việc làm cho người lao động ....................................................................................................................49 2.2.4.4. Cải thiện cơ cở hạ tầng .......................................................................49 2.2.4.5. Phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn và tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo.....................................................................................50 2.2.5 Đánh giá những thành công và hạn chế trong công tác huy động vốn đầu tư trên địa bàn huyện Gio Linh giai đoạn 2010 – 2012...................51 2.2.5.1. Những thành công trong công tác huy động vốn đầu tư ....................51 2.2.5.2. Những hạn chế trong công tác huy động vốn đầu tư trên địa bàn huyện......................................................................................................52 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2015, TẦM NHÌN ĐẾN 2020 ...............................................................................................................................55 3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ..................................................................55 3.1.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội........................................55 3.1.2 Nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn huyện Gio Linh .....................................58 3.1.3 Quan điểm huy động vốn ..........................................................................59 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH .........................................................................................59 3.2.1 Giải pháp chung về huy động vốn đầu tư..................................................60 3.2.1.1. Giải pháp về chính sách thu hút và huy động vốn đầu tư...................60
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa vii SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT 3.2.1.2. Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của cáccơ quan quản lý hành chính nhà nước, nâng cao năng lực quản lý điều hành ....................................................................................................................60 3.2.1.3. Giải pháp về môi trường đầu tư..........................................................61 3.2.1.4. Giải pháp về quy hoạch phát triển......................................................62 3.2.1.5. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư .................63 3.2.1.6. Giải pháp xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng .....................................64 3.2.1.7. Giải pháp về nhân lực.........................................................................65 3.2.2 Giải pháp cụ thể đối với từng nguồn vốn..................................................66 3.2.2.1. Đối với nguồn vốn trong nước ...........................................................66 3.2.2.2. Đối với nguồn vốn nước ngoài:..........................................................71 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................74 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................74 2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................77
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa viii SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa VĐT Vốn đầu tư NSNN Ngân sách nhà nước ODA Viện trợ phát triển chính thức FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài NGO Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ NS Ngân sách GDP Tổng sản phẩm quốc nội ĐNA Đông Nam Á WB Ngân hàng thế giới GTSX Giá trị sản xuất UBND Ủy ban nhân dân TDTT Thể dục thể thao KT – XH Kinh tế - xã hội TW Trung Ương TNHH Trách nhiệm hữu hạn DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh HTX Hợp tác xã GO Giá trị sản xuất Tr.đ Triệu đồng NSĐP Ngân sách địa phương NSTW Ngân sách trung ương BT Xây dựng và chuyển giao BOT Xây dựng –Khai thác và chuyển giao BO Xây dựng và khai thác SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TDND Tín dụng nhân dân CBCC Cán bộ công chức
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa ix SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Quy mô và nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện..........................................25 Bảng 2: Cơ cấu kinh tế huyện Gio Linh huyện .............................................................26 Bảng 3: Tổng hợp một số chỉ tiêu dân số của huyện qua.............................................29 Bảng 4: Tình hình lao động địa phương........................................................................30 Bảng 5: Tình hình huy động VĐT trên địa bàn huyện Gio Linh..................................32 Bảng 6: VĐT từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Gio Linh ..............................34 Bảng 7: Cơ cấu VĐT doanh nghiệp nhà nước theo từng lĩnh vực trên địa bàn huyện Gio Linh..............................................................................................................36 Bảng 8: VĐT tín dụng trên địa bàn huyện Gio Linh.....................................................38 Bảng 9: Cơ cấu VĐT nước ngoài theo lĩnh vực trên địa bàn huyện Gio Linh..............40 Bảng 10: Cơ cấu VĐT theo ngành kinh tế trên địa bàn huyện Gio Linh......................42 Bảng 11: Tỷ lệ VĐT so với GO của huyện Gio Linh qua............................................44 Bảng 12: Cơ cấu kinh tế của huyện Gio Linh qua .......................................................45 Bảng 13: Thu ngân sách trên địa bàn huyện Gio Linh qua ...........................................48 Bảng 14: Lao động địa phương đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời điểm 31/12 hằng năm ....................................................................................................49 Bảng 15: Chỉ tiêu về hộ nghèo của huyện Gio Linh qua 3 năm 2010-2012 .................51 Bảng 16: Phương án tăng trưởng kinh tế huyện Gio Linh từ năm 2013 - 2015 và đến năm 2020............................................................................................................57 Bảng 17: Phương án cơ cấu kinh tế của huyện 2013 – 2015 và đến năm 2020............57 Bảng 18: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gio Linh thời kỳ 2013 – 2020.......................................................................................................58
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa x SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: VĐT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư qua 3 năm 2010 – 2012......37 Sơ đồ 1: Vòng luẩn quẩn của các nước nghèo .........................................................................10
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa xi SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên đề tài: “ Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội huyện Gio Linh, tỉnh QuảngTrị” 1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. - Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư địa bàn huyện Gio Linh trong giai 2010 – 2012 để tìm ra những nguyên nhân và hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. - Từ đó, đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Gio Linh trong thời gian tới. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân tích kinhtế - Phương pháp so sánh - Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 3. Kết quả đạt được - Về mặt lý luận: Đề tài đã khái quát được những vấn đề cơ bản về vốn đầu tư, vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế; sự cần thiết huy động vốn đầu tư, một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả và hiệu quả huy động vốn đầu tư và kinh nghiệm huy động vốn đầu tư của một số quốc gia trên thế giới và địa phương trong nước. - Về mặt nội dung: Bằng số liệu thứ cấp, đề tài đi sâu phân tích tình hình huy động vốn đầu tư trên địa bàn huyện Gio Linh trong 3 năm 2010 – 2012 thấy được những kết quả huy động vốn và hiệu quả của nó. Phân tích những tác động của vốn đầu tư đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 3 năm. Đánh giá những thành công và tồn tại còn gặp phải trong công tác huy động. Qua đó, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn nhằm phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn 2013- 2015 và tầm nhìn đến 2020.
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 1 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của đề tài Trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vốn là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Đầu tư và tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù kinh tế để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuynhiên, nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia; đặc biệt là các quốc gia đang phát triển hiện nay. Vấn đề cần được giải quyết đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện nay là huy động vốn phát triển như thế nào để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Gio Linh nói riêng. Nhằm tạo ra động lực thúc đẩy cao nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; đưa huyện Gio Linh phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Gio Linh là một trong những huyện còn kém phát triển so với các huyện khác trong tỉnh, tuy nhiên tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua có dấu hiệu khởi sắc. Là một huyện có rất nhiều tiềm năng, ưu thế phát triển kinh tế để khai thác có hiệu quả các nguồn lực, huyện cần lượng vốn đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu. Tăng tốc xâydựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, thực hiện chuyển dịch theo hướng hiện đại nhằm phát triển nhanh kinh tế - xã hội đòi hỏi rất nhiều vốn. Tuy nhiên, nguồn huy động vốn của huyện trong thời gian qua chưa ổn định, còn thấp so với điều kiện, tiềm năng và nhu cầu đầu tư của huyện. Trên thực tế, huyện đã huy động được số lượng vốn lớn trong và ngoài nước, cũng như sử dụng một cách có hiệu quả. Do còn nhiều hạn chế và tồn tại còn gặp phải trong công tác huyđộng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nên vốn đầu tư cần để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện cònthấp. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì huyện cần có những định hướng, những giải pháp thích hợp trong việc huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhằm khắc phục tình trạng thiếu vốn của huyện trong thời gian tới. Để đóng góp phần công sức nhỏ bé của mình trong việc đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở phân tích những cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian vừa qua nên em quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài khóa luận tốt nghiệpcủa mình.
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 2 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. - Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư địa bàn huyện Gio Linh trong giai 2010 – 2012 để tìm ra những nguyên nhân và hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. - Từ đó, đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Gio Linh trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của huyện và các giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư có hiệu quả; bao gồm các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn huy động từ dân cư, vốn hỗ trợ đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn khác. 4. Phạm vi nghiên cứu + Về thời gian: Nghiên cứu các nguồn vốn đã được huy động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2010 – 2012, định hướng và các giải pháp tăng cường huy động vốn trong thời gian tới. + Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế - Phương pháp so sánh - Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 3 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NHẲM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Quan niệm về vốn đầu tư 1.1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư Vốn là điều kiện hàng đầu đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia, là một nhân tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; nhất là các quốc gia đang phát triển có nhu cầu vốn đầu tư cao, đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Ngoài ra, vốn còn là điều kiện không thể thiếu trong việc tạo ra cơ hội việc làm rất lớn cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. “Vốn đầu tư là phần tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh – dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt cho mỗi gia đình”(Giáo trình Kinh tế đầu tư, Đại học kinh tế quốc dân) 1.1.1.2. Phân loại vốn đầu tư theo nguồn vốn a. Phân theo chức năng sử dụng: Vốn đầu tư gồm có 4 dạng: - Tiền mặt các loại - Hiện vật hữu hình (nhà xưởng, tài nguyên thiên nhiên, máy móc thiết bị, mặt đất…) - Tài sản vô hình (sức lao động, công nghệ, bằng phát minh sáng chế,…) - Các dạng đặc biệt khác (vàng bạc, đá quý…) Nguồn lực trên phải nằm trong một dự án đầu tư thì mới được gọi là nguồn vốn đầu tư. Nếu không chúng chỉ mới là nguồn lực tích lũy và dự trữ dưới dạng tiềm năng. Nói cách khác, vốn đầu tư phải là nguồn lực trong trạng thái “động”.
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 4 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT b. Phân theo nguồn vốn: Nguồn vốn đầu tư phát triển của xã hội được huy động từ nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài; bao gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng (tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng), các nguồn vốn khác (vốn đầu tư của doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư). Nguồn vốn ngoài nước gồm có: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn vay, viện trợ chính thức (ODA) và các nguồn vốn khác.  Nguồn vốn trong nước Nguồn vốn đầu tư trong nước thể hiện nội lực sức mạnh của một quốc gia. Nguồn vốn này có đặc điểm là ổn định, tính bền vững, chi phí thấp, giảm thiểu được những rủi ro và hậu quả xấu đối với nền kinh tế do những tác động từ bên ngoài. Nguồn vốn trong nước được hình thành từ các nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế. Nguồn vốn trong nước là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định chi phối mọi hoạt động đầu tư phát triển trong nước. Trong lịch sử phát triển các nước và trên phương diện lý luận chung, bất kỳ nước nào cũng phải sử dụng lực lượng nội bộ là chính. Sự chi viện bổ sung từ bên ngoài chỉ là tạm thời, chỉ bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước có hiệu quả mới nâng cao được vai trò của nó và thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra của quốc gia. - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Vốn ngân sách nhà nước (NSNN): là số chênh lệch dương giữa các khoản thu mang tính chất không hoàn lại (chủ yếu là thuế) với tổng chi tiêu dùng của ngân sách. Tiết kiệm ở khâu tài chính này sẽ hình thành nên nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Như vậy, vốn đầu tư của nhà nước là một phần tiết kiệm chi tiêu dùng thường xuyên của NSNN để chi cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn phụ thuộc vào khả năng tập trung thu nhập quốc dân vào NSNN và quy mô chi tiêu dùng thường xuyên của NSNN. Một quan hệ thường thấy trong cân đối ngân sách quốc gia là bội thu hoặc bội chi ngân sách. Nếu bội thu ngân sách thì Nhà nước có nguồn tiết kiệm một phần hình thành nên vốn đầu tư phát triển. Vì vậy, muốn có tiết kiệm từ ngân sách nhà nước thì tốc độ tăng chi đầu tư phát triển phải lớn hơn tốc độ tăng chi thường xuyên. Nhưng thực tế ở các nước đang phát triển thì tiết kiệm của Chính phủ không phải là nguồn đầu tư chủ yếu, vì thu ngân sách nhà nước của các nước này thường hạn chế mà nhu
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 5 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT cầu chi tiêu thường xuyên cao hơn; nên Nhà nước chỉ tập trung đầu tư ở những lĩnh vực vần thiết. Mục tiêu huy động vốn NSNN phải dành khoảng từ 20 – 25 % tổng chi NS cho đầu tư phát triển hằng năm. Đầu tư từ NSNN là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng đầu tư. Nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư của mội thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạch, chính sách và pháp luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, đảm bảo theo đúng định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Với vai trò là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định điều điều tiết vĩ mô, vốn tư NSNN đã được nhận thức và vận dụng khác nhau tuỳ thuộc quan niệm của mỗi quốc gia. - Nguồn vốn tín dụng nhà nước: Vốn tín dụng nhà nước là hình thức vay nợ của Nhà nước thông qua kho bạc Nhà nước, được thực hiện chủ yếu bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, do Bộ Tài chính phát hành. Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu của của ngân sách nhà nước lớn, nhưng nguồn thu lại không thể đáp ứng được. Để thỏa mãn thu cầu này, Chính phủ thường cân đối NS bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ. Cũng có thể Chính phủ tiến hành dự án nào đó, nhưng không muốn sử dụng vốn NSNN thì dự án này có thể được thực hiện bằng vốn vay dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ. Ở nước ta hiện nay, trái phiếu Chính phủ có các hình thức sau đây: + Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu ngắn hạn dưới một năm, được phát hành với mục đích để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước và tạo thêm công cụ của thị trường tiền tệ. + Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu có thời hạn một năm trở lên, được phát hành nhằm mục đích huy động vốn theo kế hoạch ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội phê duyệt. + Trái phiếu đầu tư: là trái phiếu Chính phủ có thời hạn một năm trở lên Tín dụng nhà nước có thể tác động đến vốn đầu tư phát triển lên hai mặt: Chính phủ vay ngắn hạn tạo điều kiện cân đối ngân sách đảm bảo kế hoạch đầu tư phát triển kinh
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 6 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT tế và phát hành trái phiếu để đầu tư cho một số dự án nào đó. Tuy lãi suất chưa cao nhưng có sự đảm bảo của Nhà nước nên sẽ dễ huy động hơn so với những nguồn khác. - Nguồn vốn đầu tư khu vực dân doanh: + Hầu hết các quốc gia đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) để đảm những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn của quốc gia, thực hiện kinh doanh những lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân không đủ sức, đủ vốn và không muốn thực hiện vì lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn thấp, hiệu quả kinh tế thấp như lĩnh vực cở sở hạ tầng, thủy lợi, năng lượng, công nghệ cao, dịch vụ công cộng,… Nguồn hình thành vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các doanh nghiệp nhà nước lúc mới hinh thành doanh nghiệp; nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu (đối với các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa), tiền khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận sau thuế giữ lại đầu tư,… + Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,…): một phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được chia cho các cổ đông, một phần được giữ lại để tái đầu tư. Khoản lợi nhuận không chia này là khoản tiết kiệm của doanh nghiệp hình thành nên nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn sử dụng thêm cả phần vốn khấu hao tài sản cố định. Doanh nghiệp cũng có thể vay tín dụng ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu và trái phiếu để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất. Hiện nay, nguồn vốn từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng lên do sự ra đồi ngày càng nhiều của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và sự phát triển với tốc độ tương đối nhanh. + Nguồn vốn từ dân cư: hình thành từ tiết kiệm của dân cư, nó phụ thuộc vào mức thu nhập và chi tiêu của mỗi hộ gia đình. Tiết kiệm chỉ tồn tại khi mức thu nhập phải lớn hơn mức chi tiêu. Quy mô tiết kiệm trong khu vực dân cư chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố trực tiếp như: trình độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách thuế, chính sách an sinh xã hội, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô,…Đối với nước ta hiện nay, do thu nhập của dân cư còn thấp đặc biệt là dân cư ở nông thôn dẫn đến mức tiết kiệm trong dân còn rất thấp, là một vấn đề khó khăn trong huy động vốn
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 7 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT đầu tư. Tuy nhiên, với xu hướng nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển thì vốn từ dân tư sẽ ngày càng tăng.  Nguồn vốn nước ngoài Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp một nguồn vốn quan trọng của toàn xã hội, góp phàn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyển giao công nghệ trên toàn thế giới. Ở nước ta hiện nay, vấn đề thu hút và huy động vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa là hết sức quan trọng và cần thiết. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các nguồn vốn chủ yếu sau: - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là những khoản đầu tư do tổ chức và cá nhân người nước ngoài đưa vào một nước để sản xuất kinh doanh hoặc để góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại nước đó. Đây là nguồn vốn cực kỳ quan trọng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện cho nước sở tại có thể thu hút kỹ thuật công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các nước ngoài đầu tư vào. Hiện nay, với nhiều chính sách thu hút, FDI ngày càng tăng lên, tạo nên công ăn việc làm, hình thành nhiều ngành nghề mới, tạo nguồn thu lớn cho thu nhập quốc dân, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hạn chế, số vốn còn thấp. Lý do của hạn chế trên là do chính sách ưu đãi đầu tư chưa được xác định rõ ràng, các biện pháp đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Thủ tục hành chính còn rườm rà; hệ thống thuế còn phức tạp, chồng chéo gây trở ngại trong việc huy động vốn đầu tư. - Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO): Vào thời gian trước, viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ đến các nước kém phát triển chủ yếu cho các nhu cầu như: lương thực, thuốc men,… cho các quốc gia bị thiên tai, địch họa…Nhưng thời gian gần đây, tính chất của các khoản viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ đã có sự thay đổi về chính sách, chuyển dần từ viện trợ nhân đạo sang hỗ trợ phát triển các công trình hạ tầng có quy mô nhỏ và vừa.
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 8 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT - Viện trợ phát triển chính thức (ODA): Đây là nguồn tài trợ phát triển do cơ quan chính thức (chính quyền hay địa phương) của một nước hay một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đâỷ sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước này. Nguồn vốn ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại, các khoản cho vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất, khối lượng vốn vay và thời hạn thanh toán, nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ các chương trình dự án. Nguồn vốn tuy có ưu điểm về chi phí sử dụng, nhưng các nước nhận viện trợ thường xuyên phải đối mặt với những gánh nặng nợ quốc gia trong tương lai, chấp nhận những điều kiện ràng buộc và khắt khe về thủ tục chuyển giao vốn, đôi khi còn cả về điều kiện chính trị. Với những ràng buộc về chính trị không phải nước nào cũng có thể nhận được viện trợ. Các khoản nước ngoài dành cho Việt Nam là nguồn thu quan trọng của NSNN được chính phủ thống nhất quản lý và sử dụng cho những mực tiêu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 1.1.1.3. Đặc điểm của vốn đầu tư Vốn đầu tư có đặc điểm được phân tích như sau: Thứ nhất, vốn đầu tư phải được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, điều này có nghĩa là vốn phải đại diện cho một đại lượng giá trị có thực của tài sản ( tài sản vô hình và tài sản hữu hình). Thứ hai, vốn là tiền nhưng không phải mọi đồng tiền đều là vốn. Đồng tiền chỉ là vốn dưới dạng tiềm năng, khi nào chúng được dùng vào đầu tư kinh doanh thì chúng mới biến thành vốn. Tiền là phương tiện trao đổi, lưu thông hàng hóa còn vốn là để sinh lời, tiền luôn chu chuyển và tuần hoàn. Quá trình đầu tư là một quá trình vận động của vốn đầu tư. Thứ ba, vốn luôn có chủ sở hữu nhất định, chủ sở hữu vốn có quyền sử dụng và các quyết định về vốn. Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường vốn cũng được coi là một loại hàng hóa đặc biệt. Vốn cũng được xem như là một loại hàng hóa vì nó cũng có giá trị sử dụng và giá trị như các hàng hóa khác. Trong đó, giá trị sử dụng vốn là tính sinh lời. Nhưng vốn là hàng hóa đặc biệt khác với các loại hàng hóa khác, đó là: Người bán vốn không bị mất đi quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng vốn mà thôi. Người mua nhận được quyền
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 9 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT sử dụng vốn trong một thời gian nhất định và phải trả cho người bán vốn một tỷ lệ nhất định trên số vốn đó, gọi là là lãi suất. Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn. Việc mua bán quyền sử dụng vốn được diễn ra trên thị trường tài chính. Các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và các công cụ tài chính nhất định diễn ra trên thị trường tài chính, là nơi tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn. Thị trường tài chính bao gồm hai bộ phận: + Thị trường tiền tệ: Là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. + Thị trường vốn: Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng nguồn vốn dài hạn. Thị trường vốn cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn của Chính phủ và chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân. Người sở hữu vốn bán quyền sử dụng vốn của mình chỉ khi nào người sở hữu nhận được lợi tức kỳ vọng. Đây là một nguyên lý có tính chất nguyên tắc để thu hút, huy động vốn trong cơ chế thị trường. Thứ năm, đồng vốn có giá trị về mặt thời gian. Ở thời điểm khác nhau thì giá trị của vốn cũng khác nhau. Giá trị tiền tệ theo thời gian, đồng tiền càng trải dài theo thời gian thì chúng càng bị mất giá trị và độ rủi ro càng cao. Do đặc điểm trên nên trong khi phân tích và tính toán hiệu quả đầu tư thì cần phải hiện tại hóa hoặc tương lai hóa giá trị của vốn. Thứ sáu, vốn cần được tập trung và tích tụ. Tích tụ vốn là việc tăng số vốn cá biệt của các cá biệt từng doanh nghiệp, từng hộ sản xuất. Tập trung vốn là làm tăng quy mô vốn đơn vị toàn xã hội. Có tích tụ vốn mới có tập trung vốn. Từ những khoản vốn tích tụ cá biệt được tập trung thành nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội. Đối với các nước đang phát triển hiện nay nhu cầu vốn rất lớn tuy nhiên khả năng để đáp ứng nhu cầu đó còn hạn chế. Đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì thiếu vốn trở thành căn bệnh kinh niên. Vì vậy, cần phải tăng cường huy động vốn, thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được huy động, hướng chúng vào đầu tư phát triển kinh tế.
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 10 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT Tốc độ tích lũy vốn thấp 1.1.1.4. Vai trò của vốn đầu tư đến tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội Vốn đầu tư có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam thì vốn đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đấ nước. Vai trò này được thể hiện qua một số tác động chính của VĐT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. a. Vốn đầu tư giải quyết tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn diễn ra ở hầu hết các nước đang và kém phát triển. Đối với các nước nghèo và nước đang phát triển thì luôn vào lâm vào tình trạng thiếu vốn. Theo Paul A Samuelson thì các hoạt động sản xuất và đầu tư ở các nước này luôn lâm vào tình trạng một vòng luẩn quẩn: Sơ đồ 1: Vòng luẩn quẩn của các nước nghèo Vì vậy, để phá vỡ vòng luẩn quẩn trên cần phải tập trung huy động vốn nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn, đáp ứng nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, việc huy động vốn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Tích lũy nội bộ của các quốc gia kém phát triển còn thấp, trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư không ngừng tăng lên. Tăng trưởng và phát triển cần phải có vốn đầu tư. Trên thực tế thì khi tốc độ tăng trưởng cao thì tốc độ tăng của vốn cũng lớn, tỷ lệ đầu tư càng lớn. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, nhu cầu vốn ngày càng tăng trong khi đó tích lũy nội bộ thấp, vấn đề đặt ra là các giải pháp huy động vốn thế nào đó để đảm bảo đáp ứng nhu cầu đó. Thu hút và huy động vốn đầu tư được xem là biện pháp tốt nhất để làm giảm tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế quốc dân. Năng suất thấp Thu nhập bình quân thấp Tiết kiệm và đầu tư thấp
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 11 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT b. Vốn đầu tư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trước đây, nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp. Nhưng hiện nay, nước ta đang hướng đến nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong từng ngành kinh tế, nhờ có vốn đầu tư mà đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả và gắn với sản xuất thị trường. Cơ cấu kinh tế vùng cũng có những bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu kinh tế và các cùng sản xuất chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi đang phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh thì vai trò của VĐT là rất quan trọng và cần thiết. c. Vốn đầu tư góp phần trao đổi nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân Vốn đầu tư giải quyết việc làm tại các nước tiếp nhận đầu tư: hoạt động đầu tư góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở những quốc gia này. Việc huy động nguồn vốn nước ngoài và đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nên sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên áp lực cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp này phải đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước. Sự ra đời của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập và từ đó cải thiện đời sống cho người dân. Vốn đầu tư phát triển tạo nhiều cơ sở kinh doanh mới, trực tiếp thu hút một số lượng lao động lớn tham gia. Vốn đầu tư giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế - xã hội như thất nghiệp, lạm phát, cải thiện môi trường sống của xã hội. Lao động là nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Do hạn chế về tài chính nên doanh nghiệp phải tuyển dụng ở địa phương, đồng thời chi phí
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 12 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT thuê lao động nước ngoài cao hơn so với lao động trong nước, doanh nghiệp tổ chức đào tạo cho các lao động của địa phương; không chỉ đào tạo cho các lao động địa phương mà còn nâng cao năng lực, kỹ năng, trình độ quản lý cho cán bộ quản trị doanh nghiệp. d. Vốn đầu tư thúc đẩy đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hóa doanh nghiệp Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường công nghệ của nước ta hiện nay. Như chúng ta biết có hai con đường để có công nghệ: một là nghiên cứu phát minh ra công nghệ, hai là: nhập công nghệ từ nước ngoài vào. Dù có tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài vào thì cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Một phương án đổi mới công nghệ không gắn liền với nguồn vốn đầu tư là một phương án không khả thi. Đối với từng doanh nghiệp, vốn đầu tư thúc đẩy quá trình đổi mới máy móc, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp so với đối thủ. Vốn đầu tư là điều kiện hàng đầu của doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, máy móc. Nhờ có vốn đầu tư doanh nghiệp mới có thể mua sắm thiết bị, máy móc, hiện đại hóa doanh nghiệp. Nhờ có vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp doanh nghiệp có cơ hội phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực kinh doanh và khả năng chiếm lĩnh thị trường. 1.1.2 Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu tư Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội là hoạt động hướng tới việc khai thác, thu hút các nguồn vốn đưa vào sử dụng trong quá trình đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng và địa phương; bao gồm khai thác các nguồn vốn từ tiết kiệm trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết bởi một số lý do sau: - Thứ nhất, vốnđầutư gópphầnthúcđẩytăngtrưởngvà chuyểndịchcơcấukinhtế. - Thứ hai, vốn đầu tư góp phần tăng cường khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 13 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT - Bên cạnh đó, vốn đầu tư còn tạo ra công ăn việc làm, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên và tăng thu ngân sách. Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển, các chủ thể phải có nguồn lực tài chính nhất định, chức năng huy động nguồn tài chính hay còn gọi là chức năng huy động vốn thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Chức năng huy động vốn được thực hiện trên cơ sở tương tác chủ yếu - Chủ thể cần vốn - Các nhà đầu tư - Hệ thống tài chính bao gồm thị trường tài chính và định chế tài chính - Môi trường tài chính và kinh tế Cần thấy rằng, sự huy động nguồn lực chỉ đặt ra khi các chủ thể không đủ khả năng tự tài trợ và do vậy họ cần phải huy động các nguồn lực được cung cấp từ hệ thống tài chính. Huy động vốn phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, quan hệ cung cầu vốn. Thựchiện chức năng này yêu cầu các chủ thể phải thiết lập các chính sách huy động có hiệu quả trên cơ sở phân tích các yếu tố như tính toán nhu cầu và quy mô vốn cần huy động, lựa chọn công cụ tàichính. Yêu cầu đặt ra cho chính sách huy động vốn: + Về thời gian: Huy động vốn phải đáp ứng kip thời nhu cầu vốn để giảm thiểu tổn thất do thiếu hụt vốn gây ra. + Về kinh tế: Chi phí chấp nhận được và có tính cạnh tranh. + Về mặt pháp lý: Mỗi chủ thể phải biết vận dụng các phương pháp sao cho thích hợp với khuôn khổ pháp luật cho phép. Chẳng hạn, trong khu vực công thuế là nguồn thu chủ yếu cân đối NS. Đối với khu vực tư, tùy theo loại hình doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay vay nợ từ các định chế tài chính, còn đối với các cá nhân và hộ gia đình khi cần vốn thì có thể vay từ ngân hàng. Nói chung, tính hiệu quả huy động vốn phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của hệ thống tài chính và khuôn khổ pháp lý ràng buộc cơ chế vận hành của cơ chế tài chính.
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 14 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT Với nền kinh tế như Việt Nam hiện nay, việc có vốn đang là một nhu cầu cấp thiết. Để trở thành một nước phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Con đường ngắn nhất chỉ có thể là làm cách nào để huy động được vốn đầu tư nhằm cung cấp cho nền kinh tế. Trước đây khi còn thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung nhà nước nắm toàn quyền quản lý cũng như kiểm soát thì việc huy động vốn là rất khó khăn. Chủ yếu huy động vốn qua các kênh ở trong nước hoặc không thì cũng là những viện trợ không hoàn laị của các chính phủ các nước khác tài trợ cho Việt Nam, hoặc kênh huy động khác là vay nợ nước ngoài nhưng nguồn vốn này đã bộc lộ hạn chế lớn đó là việc nợ nước ngoài quá nhiều. Khi nhà nước đổi mới cơ chế kinh tế năm 1986 từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì việc huy động vốn trở nên dễ dàng hơn. Đã có hàng trăm các doanh nghiệp nước ngoài đã đến Việt Nam đầu tư phát triển kinh tế. Có thể nói Việt nam rất vui mừng khi được đón tiếp và hoan nghênh các nhà đầu tư. Một lý do rất đơn giản cho việc đó là vì Việt Nam rất coi trọng những nguồn vốn này. Có vốn đầu tư để phát triển Việt Nam sẽ nhanh chóng dùng nó để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và từ đó có cơ sở để phát triển kinh tế nhanh chóng sánh vai với khu vực và trên thế giới. Như vậy vốn có thể coi như một yếu tố không thể thiếu được đối với sự phát triển của một đất nước. Như đã phân tích, vốn đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế, không những nó tạo ra những của cải vật chất cho nền kinh tế mà còn đưa đất nước phát triển theo hướng ổn định, cân đối giữa các ngành nghề. Do vậy, để phát triển kinh tế ta phải có vốn đầu tư, vậy vốn đầu tư lấy từ đâu ra và bằng cách nào? Muốn có nguồn vốn đầu tư ta cần phải huy động. Mặt khác mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi thành lập, không phải lúc nào cũng có đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những tình huống thiếu vốn thì họ phải huy động để đáp ứng nhu cầu này. Vì vậy, để có thể huy động được số vốn mà mình mong muốn thi các doanh nghiệp hay một vùng lãnh thổ phải có các chiến lược huy động phù hợp với tình huống cụ thể, từng thời kỳ… Nói tóm lại, hoạt động huy động vốn là rất quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế hòa nhập với kinh tế thế giới.
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 15 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT đầu tư 1.1.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả và hiệu quả huy động vốn a. Chỉ tiêu về kết quả huy động vốn đầu tư - Tổng VĐT huy động thực hiện trong kỳ là tổng vốn đầu tư mà các nhà đầu tư thực hiện công cuộc đầu tư hay đăng ký đầu tư theo các giấy phép đầu tư đã được phê duyệt của cấp thẩm quyền. - Tốc độ tăng trưởng của VĐT phản ánh mức độ tăng vốn đầu tư qua các thời kỳ. - Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư, phản ánh tỷ trọng của từng nguồn vốn đầu tư trong tổng số, biểu hiện mối quan hệ giữa vốn nhà nước và khu vực doanh nghiệp, dân cư; mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong và nước ngoài. b. Chỉ tiêu hiệu quả huy động vốn đầu tư - Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động VĐT : Vốn đầu tư được huy động so với GDP thời kỳ đó (VĐT/GDP). Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng của vốn đầu tư so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ VĐT so với GDP càng cao phản ánh mức độ huy động VĐT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế càng lớn Ngoài ra, bài còn sử dụng các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của VĐT phát triển đối với: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành: So sánh mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và sự thay đổi cơ cấu kinh tế các ngành trong một giai đoạn nhất định. - Giải quyết việc làm cho người lao động: Đánh giá thông qua tác động của hoạt động đầu tư của xã hội trong việc tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. - Tăng thu ngân sách: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đầu tư trong việc làm tăng thu ngân sách trên địa bàn. - Cải thiện cơ sở hạ tầng: Đánh giá tác động của VĐT thông qua các hoạt động đầu tư và các dự án đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. - Đánh giá tác động của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế vùng khó khăn thông qua đánh giá tác động của VĐT đến đời sống, thu nhập của người dân vùng khó khăn.
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 16 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1 Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư một số nước trên thế giới  Kinh nghiệm huy động vốn của những quốc gia Đông Nam Á Kinh nghiệm của những quốc gia ĐNA cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng để tạo nên sự thành công trong sự phát triển công nghiệp ở các nước này là họ đã đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn trong lĩnh vực công nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đầu tư (một phần của GDP) của Đông á đã tăng mạnh trong khoảng một phần tư cuối thế kỷ trước. Mức vốn đầu tư cao hơn các khu vực đang phát triển khác nay còn lại khoảng hơn 50%. Phần đầu tư tư nhân ở Đông Á trong GDP nhiều hơn 2/3 so với khu vực đang phát triển khác. Đầu tư tư nhân được khuyến khích bởi một môi trường kinh tế vĩ mô nhìn chung là tích cực và do Nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tư liệu sản xuất nhập khẩu không bị đánh thuế cao cũng góp phần khuyến khích đầu tư trong nước. Điều đặc biệt là lãi suất trả cho các dự án đầu tư của ngân hàng thế giới (WB) vào các nước ĐNA cao hơn so với các nước khác, vì các nước ĐNA muốn khuyến khích các dự án đầu tư vào nước mình. Chẳng hạn: trong giai đoạn 1974 – 1992 lãi suất trung bình là 18 % ở các nước ĐNA còn ở các nước chỉ khoảng 16%. Nói chung các nước ĐNA đều luôn giảm tối đa mức chi tiêu NS bằng nhiều biện pháp đồng bộ: khích lệ truyền thống tiết kiệm của người dân Á Đông, thường xuyên tuyên truyền tiết kiệm trong dân cư. Đặc biệt họ đã đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục. Trên thực tế thì hoạt động tập trung và tích tụ vốn của các nước ĐNA được trợ giúp bởi một lượng tiền gửi tiết kiệm tăng rất nhanh và một phần nguồn vốn đâu tư nước ngoài vào. Buổi đầu phát triển kinh tế Đài Loan, thu nhập thấp, số tiền tiết kiệm lại càng thấp. Trong thập niên 1950, mức tiết kiệm (so sánh với mức sản xuất của toàn dân) còn chưa tới 10 %, mức đầu tư là 40% phải nhờ viện trợ Mỹ tiếp vốn. Muốn đột phá vòng luẩn quẩn của các quốc gia lạc hậu thu nhập thấp, tiết kiệm ít, trưởng thành chậm, để đạt được mục tiêu tự lực trưởng thành.  Kinh nghiệm huy động vốn của Trung Quốc Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa vào khoảng 20 năm cuối thế kỷ XX và đã giành những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Có được những kết
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 17 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT quả đó là do Trung Quốc đã đổi mới và thực hiện chính sách thu hút, huy động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả. Đối với ngân sách nhà nước, Trung Quốc tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm bao gồm: các công trình không sinh lời mang tính phúc lợi công cộng, các công trình kết cấu hạ tầng, các dự án công nghiệp trọng điểm, công nghệ kĩ thuật mới; cùng với các chương trình này, cải cách giáo dục và đào tạo đã nâng cao đáng kể chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài vốn ngân sách nhà nước, Trung Quốc đã tích cực huy động vốn trong qua nhiều kênh khác nhau; hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn với nhiều mô hình, xí nghiệp; cải cách cơ chế, chính sách đầu tư, trao quyền tực chủ cho các doanh nghiệp nhà nước. Việc huy động vốn đầu tư nước ngoài được đặc biệt chú trọng với những chính sách ưu đãi và thông thoáng. Những năm gần đây, trọng tâm của yêu cầu về vốn FDI, coi trọng huy động của các công ty xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vùng khó khăn. Đến nay, Trung Quốc đã thông qua hàng loạt các biện pháp thúc đẩy sản xuất, khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư ra nước ngoài. 1.2.2 Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư trong nước  Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Đà Nẵng Mỗi địa phương đều đạt được những thành công và kinh nghiệm trong phát triển kinh tế – xã hội. Đối với công tác huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội, Đà Năng đã làm tốt và đạt được những thành công và những kinh nghiệm quý giá: Thứ nhất: Đà Nẵng đã nâng cao công tác quy hoạch, bao gồm quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết,… Thứ hai: Đà Nẵng đã biết khai thác tốt lợi thế về mặt vị trí địa lý, đây có thể lợi thế quan trọng của tỉnh để huy động, đa dạng các nguồn vốn đầu tư và sử dụng các công cụ tài chính để huy động. Thứ ba: Tỉnh tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi để khai thác huy động nguồn vốn đầu tư. Tỉnh tập trung đầu tư phát triển cơ cở hạ tầng, hệ thống giao thông thủy bộ phát triển khá là tiền đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế – xã hội. Thứ tư: Đối với các nguồn vốn nước ngoài, Đà Nẵng mở rộng tự do đầu tư, tăng cường xúc tiến đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng nhằm thu hút đầu tư
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 18 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT nước ngoài. Ban hành các chính sách ưu đãi FDI thông thoáng, dễ tiếp cận, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tự lựa chọn hình thức, đối tác, ngành nghề và địa điểm đầu tư… 1.2.3 Bài học kinh nghiệm Qua kinh nghiệm huy động vốn của địa phương trong nước và quốc gia trên thế giới, ta thấy: Kinh nghiệm huy động vốn từ các nước rất đa dạng không theo một khuôn mẫu nhất định trước nào. Điểm chung có thể rút ra từ các nước thành công trong chính sách này đều tuân thủ những quy luật kinh tế cơ bản, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của nước mình và tính đến một cách cặn kẽ điều kiện tự nhiên, đặc điểm của dân tộc. Kinh nghiệm ở một số nước còn cho thấy quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian tương đối thích hợp để huy động và sử dụng nguồn vốn lớn. Nó góp phần vào giải quyết bài toán khó về huy động vốn trong nước, tích lũy trong nước chỉ được cải thiện nhờ chính sách lãi suất mà còn nhờ tiết kiệm của chính phủ. Việc hạn chế phần chi tiêu này góp phần tích cực trở lại với vấn đề vốn trong nước. Một chính phủ gọn nhẹ với những nguyên tắc chi tiêu một cách hợp lý có ý nghĩa thực sự đối với tích lũy cho nội bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển của các nước ĐNA cho thấy các nước đều coi trọng nguồn vốn đầu tư trong nước. Để thu hút và huy động nguồn vốn trong nước cần có những biện pháp tích cực để khuyến khích tiết kiệm như: điều chỉnh lãi suất hợp lý, mở rộng mạng lưới huy động vốn để khai thác những khoản tiết kiệm trong dân cư, các công cụ huy động vốn ngày càng phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền. Hầu hết các nước đều có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn nước ngoài, các nước coi trọng nguồn vốn này không kém phần quan trọng trong nguồn vốn huy động, là nguồn vốn có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn thiếu vốn của các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, có thể sử dụng công cụ thuế như một công cụ hấp dẫn để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài.
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 19 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ KIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KT – XH CỦA HUYỆN GIO LINH 2.1.1 Vị trí địa lý tự nhiên Gio Linh là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích đất tự nhiên 47.298,7ha (chiếm 9,96% diện tích toàn tỉnh); dân số trung bình năm 2009 là 72.499 người (chiếm 12,1% dân số toàn tỉnh); mật độ dân số 153 người/km2 (toàn tỉnh là 133 người/km2 ). Toàn huyện có 21 đơn vị hành chính: 19 xã và 02 thị trấn, trong đó thị trấn Gio Linh là trung tâm huyện lỵ. Huyện Gio Linh nằm trên tọa độ địa lý từ 16o 9 đến 17o vĩ Bắc, 106o đến 107o kinh Đông. - Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh. - Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà. - Phía Tây giáp huyện Hướng Hóa và Đakrông. - Phía Đông giáp biển Đông. Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, tuyến đường sắt Bắc - Nam; đặc biệt, huyện nằm cuối tuyến đường xuyên Á thông ra biển Đông bằng cảng Cửa Việt, là một điểm nút quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông – Tây, cho phép huyện Gio Linh mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, cả nước cũng như hội nhập khu vực và quốc tế. Mạng lưới Tỉnh lộ trên địa bàn huyện có mật độ khá lớn, cùng với việc xây dựng tuyến đường cơ động ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt và hai cầu Cửa Tùng, Cửa Việt đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông hàng hoá, liên kết phát triển giữa huyện Gio Linh với các địa phương khác trong tỉnh. Gio Linh tiếp giáp với thành phố Đông Hà - vùng trung tâm động lực phát triển chính của tỉnh, là lợi thế lớn của huyện khi chịu tác động tích cực từ hiệu ứng lan tỏa quá trình phát triển của thành phố Đông Hà ra các vùng lân cận. Cùng với sự phát triển
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 20 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT đi lên của tỉnh, trên địa bàn Gio Linh đã hình thành các vùng trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như khu công nghiệp Quán Ngang, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt và đang được tập trung đầu tư về kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư. Hệ thống các cơ sở hạ tầng khác như mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, các kết cấu hạ tầng xã hội không ngừng được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện. Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế hơn hẳn so với một số huyện trong tỉnh đã và đang tạo ra cho Gio Linh một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong tỉnh và cả nước; tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. 2.1.2 Đặc điểm tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên 2.1.2.1. Địa hình Nét đặc trưng của địa hình Gio Linh là dốc nghiêng từ Tây sang Đông; 67,18% diện tích lãnh thổ là đồi núi, 26,7% diện tích là đồng bằng và 6,12% diện tích là bãi cát và cồn cát ven biển. Đặc trưng địa hình của huyện đã kiến tạo nên 03 vùng địa lý khá rõ rệt là: vùng biển, vùng đồng bằng, vùng gò đồi và miền núi. - Vùng gò đồi và miền núi: có diện tích tự nhiên 31.02 ha, là dạng địa hình đặc thù của vùng trung du chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng phía Đông và vùng núi phía Tây. - Vùng đồng bằng của huyện có diện tích tự nhiên 13.106ha được bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Bến Hải, sông Cửa Việt; có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30m; đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa của huyện. - Vùng ven biển có diện tích tự nhiên 3.170 ha, chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối bằng phẳng với các dãi cát thấp lượn sóng xen kẻ một số cồn cát dạng đồi thoải. Đặc điểm địa hình trên tạo cho Gio Linh có thể hình thành và phát triển 3 tiểu vùng kinh tế khá rõ nét, đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có điều kiện để phát triển đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi phong phú; hình thành các vùng chuyên canh với các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 21 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT bởi nhiều đồi núi, sông suối, đầm, ao hồ, bãi cát và cồn cát xen kẻ nhau nên việc kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nội đồng, tổ chức sản xuất theo hướng cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với vùng đồi núi và cát ven biển. 2.1.2.2. Khí hậu thời tiết Huyện Gio Linh chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình. Mùa hè gió Tây Nam khô nóng; mùa đông gió Đông Bắc ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24-250 C; nhiệt độ các tháng cao nhất (tháng 5, 6,7) khoảng 350 C, có năm lên tới 400 C; tháng thấp nhất (tháng 1,2) khoảng 180 C, có khi xuống 8-90 C; biên độ nhiệt chênh lệch khá lớn. Huyện chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-3m/s, có khi lên tới 7-8 m/s; gió khô, nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tốc độ gió đạt 4-6m/s, trong mùa mưa bão có thể lên tới 30-40m/s, gió kèm theo mưa lớn gây lũ lụt ngập úng ở nhiều vùng. Bão thường xuất hiện từ tháng 9-11 hàng năm; năm nhiều nhất có 4 cơn bão, tốc độ gió trong bão 20m/s, có khi lên tới 40m/s. Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn kết hợp với nước biển dâng cao gây lũ lụt lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.500 - 2.700mm, cao hơn mức trung bình cả nước. Chế độ mưa ở Gio Linh có chung đặc điểm với cả tỉnh, biến động rất mạnh theo các mùa. Điều kiện khí hậu, thời tiết đặc thù cho phép huyện Gio Linh phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với các mùa vụ. Tuy vậy, vẫn có những yếu tố bất lợi như khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. 2.1.2.3. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất - Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 47.298,6ha, trong đó: + Đất nông nghiệp: 28.593,01ha chiếm 60,45% diện tích đất tự nhiên, tăng 1.140,3ha so với năm 2005. + Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện năm 2009 là 4.864,81ha chiếm 10,29 % đất tự nhiên, giảm 250,29ha so với năm 2000. Đất ở tăng
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 22 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT 30,95ha so với năm 2005 và tăng 45,95ha so với năm 2000; trong lúc đó các loại đất chuyên dùng khác như đất nghĩa trang, nghĩa địa giảm so với trước. + Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng còn 13.840,87ha chiếm 29,26% tổng diện tích tự nhiên, giảm 6.426,39ha so với năm 2000; trong đó: đất bằng 4.671,02ha, chiếm 33,75% diện tích đất chưa sử dụng; đất đồi núi còn 9.169,85ha, chiếm 66,25% diện tích đất chưa sử dụng. Quá trình khai thác và sử dụng đã làm biến đổi mục đích sử dụng đất theo hướng tăng diện tích đất nông nghiệp.Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều, cần có giải pháp thích hợp để khai thác nhằm tăng hệ số sử dụng đất trong giai đoạn tới. 2.1.2.4. Tài nguyên rừng Toàn huyện có 17.053,35ha rừng, chiếm 32,5% diện tích tự nhiên, trong đó: Rừng tự nhiên có diện tích 5.220,95 ha, rừng trồng có diện tích 11.832,35ha với tổng trữ lượng 3,2 triệu m3. . Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, toàn bộ rừng tự nhiên của huyện Gio Linh đều là rừng gỗ với 2 kiểu: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở độ cao dưới 700 mét và rừng kín thường xanh á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 700 mét. Rừng trồng nhìn chung chất lượng khá, tăng trưởng ở các lập địa tuy có chênh lệch đáng kể nhưng đều ở mức độ trung bình so với toàn tỉnh. Chủng loại cây trồng ngày càng đa dạng hơn, ngoài các giống cây như thông, keo lá tràm, bạch đàn, đã có nhiều giống cây trồng được đưa vào khảo nghiệm và trồng rộng rãi xen với các loại cây khác như huỷnh, sao đen, sến trung, keo tai tượng, keo lai…đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Tuy vậy, rừng trồng hiện tại có cơ cấu cây trồng chưa phong phú, đa số được trồng với cấu trúc đơn giản, một tầng đều tuổi, độ tàn che thường thấp (dưới 0,5) nên chưa đáp ứng được yêu cầu về tác dụng nhiều mặt của rừng, cả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái. 2.1.2.5. Tài nguyên biển Bờ biển Gio Linh dài 15km với 2 cửa lệch lớn là Cửa Tùng và Cửa Việt. Ngư trường Gio Linh là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản quý: các loại tôm hùm, cua, cá hồng, cá mú, cá thu, cá nục, cá ngừ, mực ống, mực nang. Trữ lượng cho phép khai
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 23 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT thác hàng năm trên địa phận của vùng ven biển Gio Linh khoảng 7.000 - 8.000 tấn. Ở 2 cửa lệch Cửa Tùng và Cửa Việt có hệ thống bến đậu thuận lợi cho tàu thuyền vào ra cũng như tránh trú bão; đồng thời có điều kiện để phát triển cảng cá và dịch vụ hậu cần cho nghề cá. Đặc biệt, việc mở rộng Cảng Cửa Việt sẽ tạo cho Gio Linh có ưu thế nổi bật trong phát triển kinh tế nói chung và thủy sản nói riêng. Bên cạnh tài nguyên biển, Gio Linh còn có 1.997,92ha mặt nước chuyên dùng có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các vùng hồ, đập thủy lợi lớn nhỏ ở Tây Gio Linh, sông Cánh Hòm, sông Cụt, đập hói Đông Gio Linh, Trung Hải, Gio Mỹ, Gio Mai. Vùng cát ven biển còn có khả năng nuôi tôm trên cát cho hiệu quả cao. Đây là thế mạnh nổi bật có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện; là lợi thế để Gio Linh phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản trở thành ngành mũi nhọn trong những năm tới. Bờ biển Gio Linh là dải cát trắng, bằng phẳng tạo thành những bãi tắm đẹp; trong đó, Cửa Việt có thể trở thành khu du lịch - dịch vụ biển đầy tiềm năng với các loại hình như tắm biển, nghỉ dưỡng, nghỉ mát. Khu du lịch - dịch vụ Cửa Việt gắn với khu du lịch Cửa Tùng và đảo Cồn Cỏ tạo thành một tam giác du lịch biển trọng điểm của tỉnh trong chiến lược phát triển tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. 2.1.2.6. Tài nguyên nước Với lượng mưa hàng năm lên đến 2.500mm sẽ cho tổng trữ lượng nước mặt trên 1,2 tỷ m3 /năm. Trên địa bàn huyện còn có 3 con sông chính là: sông Bến Hải, sông Hiếu và sông Cánh Hòm đem lại nguồn tài nguyên nước khá lớn. Sông Bến Hải nằm phía Bắc huyện, có chiều dài 59km; Sông Hiếu nằm về phía Nam huyện có chiều dài khoảng 45km, phần chảy qua địa phận huyện Gio Linh có độ dài trên 8 km. Hai con sông này đều bị nhiễm mặn, do đó, việc sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn. Đông Gio Linh, từ thôn Xuân Hòa xã Trung Hải qua xã Gio Mỹ, xã Gio Thành đến thôn Mai Xá, xã Gio Mai với chiều dài 23,6km, chiều rộng trung bình 45m, diện tích lưu vực 143 km2 đã được ngọt hóa. Đây là hệ thống sông quan trọng cung cấp nước tưới cho vùng Đông Gio Linh; thường xuyên được bổ sung từ nguồn nước mưa tích tụ và nước xả từ các hồ chứa ở Tây Gio Linh.
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 24 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT Ngoài hệ thống sông, còn có một số hồ thuỷ lợi như: Hà Thượng, Kinh Môn, Trúc Kinh, các hồ nhỏ như: An Trung, Hoàng Hà, Nhĩ Thượng, Nhĩ Hạ... cung cấp một phần đáng kể nguồn nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân. 2.1.2.7. Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn huyện, than bùn phân bố chủ yếu ở các vùng cát sẩm thấp và ven biển thuộc xã Gio Quang, có trữ lượng khoảng 40.000 tấn, nhiệt lượng đạt 2.300- 3.500kcal/kg khai thác dùng làm chất đốt và sản xuất phân bón. Titan phân bổ ở vùng cát ven biển Trung Giang, Gio Mỹ có trữ lượng khoảng 3.000 - 5.000 tấn/năm. Silic cát phân bổ ở bờ biển Bắc Cửa Việt, Gio Thành, Gio Mỹ, Trung Giang, Gio Hải. Loại silic cát có độ hạt mịn 0,1- 1mm, thành phần SiO2 > 99% dùng để sản xuất thủy tinh cao cấp có trữ lượng trên 1 triệu tấn. Các loại khoáng sản khác: đất sét sản xuất gạch ngói ở vùng Đông Gio Linh; đá ong, đá chẻ được phân bổ ở vùng đồi Tây Gio Linh, cát sạn phân bổ dọc sông Bến Hải và các xã Linh Thượng, Vĩnh Trường đáp ứng được yêu cầu cung cấp vật liệu xây dựng trong và ngoài huyện. Nhìn chung Gio Linh là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về số lượng chủng loại, trữ lượng không lớn, phân bố tại các vùng khá nhạy cảm về môi trường nên cần cân nhắc trong các hoạt động khai thác khoáng sản. 2.1.3 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế Gio Linh là huyện ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, có đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đi qua, là điểm cuối tuyến đường xuyên Á thông ra biển Đông bằng cảng Cửa Việt, một điểm nút quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông - Tây. Với vị trí địa lý khá thuận lợi, huyện có tiềm năng lớn để phát triển toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Cùng với hướng phát triển đi lên của tỉnh trong sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 25 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT a. Quy mô và nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện Gio Linh trong 3 năm 2010 - 2012 Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 607.879 triệu đồng; trong đó ngành nông - lâm - thủy sản vẫn chiếm giá trị cao đạt 340.643,2 triệu đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 112.808,49 triệu, dịch vụ đạt 154.427,4 triệu đồng. Năm 2011, giá trị sản xuất tăng lên 31.790 triệu đồng, tăng 5,23 % so với năm 2010. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đến năm 2012 tăng 12,56 %. Và tăng bình quân từ năm 2010 đến 2012 là 5,93 %. Bảng 1: Quy mô và nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong 3 năm 2010 – 2012 (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % Tổng GTSX (GO) ( giá CĐ 1994) 607.879 639.669 720.000 31.790 5,23 80.331 12,56 + Nông – lâm – ngư nghiệp 340.643,2 339.646 350.000 - 997,2 - 0,29 10.354 3,05 + Công nghiệp - xây dựng 112.808,5 123.434 140.000 10.624,5 9,42 16.566 13,42 + Dịch vụ - thương mại 154.427,4 176.589 230.000 22.160,6 14,35 53.411 30,25 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gio Linh qua các năm) b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Gio Linh trong 3 năm 2010 – 2012 Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng. Tỷ trọng khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 59,08% năm 2010 xuống 57,86% vào năm 2010, đến năm 2012, tỷ
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 26 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT trọng nông – lâm – ngư chỉ chiếm 53,13%. Đến năm 2012, trong khu vực Thương mại - dịch vụ, du lịch đạt tỷ trọng 32,81%, khu vực công nghiệp đạt 14,06%. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế huyện hiện nay phản ảnh thực trạng nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hoá còn chậm. Bảng 2: Cơ cấu kinh tế huyện Gio Linh huyện qua 3 năm 2010 -2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị ( tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng GTSX (giá hiện hành) 1.019.085 100,00 1.112.192 100,00 1.280.000 100,00 Nông - lâm – ngư 602.118 59,08 643.485 57,86 680.000 53,13 Công nghiệp - xây dựng 107.439 10,54 122.709 11,03 180.000 14,06 Dịch vụ - thương mại 309.528 30,37 346.024 31,11 420.000 32,81 (Nguồn: Niên giám thông kê huyện Gio Linh qua các năm) Cơ cấu vùng kinh tế đã được hình thành khá rõ nét trên cơ sở định hướng phát triển các tiểu vùng lãnh thổ; vùng đồi núi tập trung phát triển trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi; vùng đồng bằng tập trung phát triển trồng lúa, cây hoa màu và nuôi thuỷ sản, phát triển mạng lưới dịch vụ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; vùng ven biển tập trung phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản ven biển, phát triển dịch vụ du lịch và kinh tế tổng hợp nông lâm ngư nghiệp. Các trọng điểm kinh tế bước đầu được hình thành tại các vùng mang đặc trưng phát triển kinh tế tổng hợp như: vùng thị trấn Gio Linh, chợ Kêng, thị tứ Nam Đông, Quán Ngang, thị trấn Cửa Việt... c. Hiện trạng phát triển từng ngành  Nông – lâm – ngư: Là ngành kinh tế chủ đạo của huyện, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân.
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 27 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT Năm 2011, giá trị sản xuất nông – lâm – ngư đạt 339.646 triệu đồng, giảm 0,29 % so với cùng kỳ; nhưng đến năm 2012, tăng 3,05 % so với năm 2011. Xét về cơ cấu, ngành nông – lâm – ngư chiếm tỷ trọng lớn; tuy nhiên, tỷ trọng ngành nông -lâm – ngư có xu hướng giảm qua các năm, đến năm 2012, tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư giảm còn 53,13%. Về nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm lương thực có hạt với tống sản lượng năm 2012 đạt 34,1 nghìn tấn; tổng sản lượng cao su mủ khô đạt 1.100 tấn năm 2012. Mặc dù phát triển chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn nhưng chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa với các mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại, phương thức nuôi công nghiệp đang có chiều hướng phát triển; các tiến bộ về giống được ứng dụng đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổng sản lượng thủy sản huyện Gio Linh năm 2010 đạt 8.839 tấn, chiếm 34,77% tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh. Nhờ tốc độ tăng giá trị sản xuất qua các năm không những thay đổi bộ mặt kinh tế huyện mà đời sống nhân dân trong huyện ổn định và được nâng cao. Cơ cấu ngành nghề nông thôn có những thay đổi đáng kể: giảm tình trạng thuần nông, các ngành nghề ngày càng đa dạng, các hoạt động dịch vụ tại chỗ gia tăng. Quá trình thay đổi đó kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp và tăng dần lao động phi nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư đáng kể, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Huyện cần thu hút và huy động vốn đầu tư hơn nữa để nhằm tăng GTSX, tăng thu ngân sách huyện, cải thiện đời sống của nhân dân.  Công nghiệp – xây dựng: Những năm gần đây ngành công nghiệp xây dựng; đặc biệt ngành điện lạnh, điện máy, điện tử, viễn thông có bước phát triển khá. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như đan lát ở thôn Phước Thị (xã Gio Mỹ), thôn Lan Đình (xã Gio Phong), nghề chằm nón ở thôn Xuân Tây, thôn Hải Tân (xã Linh Hải), sản xuất bún, bánh ở thôn Hải Ba (xã Linh Hải), hấp sấy cá và chế biến nước mắm tại xã Gio Hải, Gio Việt, thị trấn Cửa Việt, thêu ren ở Trung Sơn, Gio An... tiếp tục được duy trì và phát triển. Một số ngành nghề mới du nhập và phát triển khá phù hợp với điều kiện địa phương như đan lưới, chế biến nước mắm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt được những kết quả đáng khích lệ; năm 2012, GTSX ngành công nghiệp – xây dựng đạt 140.000 triệu đồng,
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 28 SVTH: Nguyễn Thị Ngân – K 43A KH – ĐT chiếm tỷ trọng 14,06%. Tốc độ tăng GTSX của ngành công nghiệp – xây dựng năm 2012 so với cùng kỳ là 13,42 %. Có những chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng khá cao, tạo ra những tiền đề cơ bản cho bước phát triển ở các giai đoạn sau. Toàn huyện có 750 cơ sở tiểu thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 1.210 lao động. Các sản phẩm công nghiệp của huyện chủ yếu là chế biến thuỷ hải sản đông lạnh, đá lạnh phục vụ chế biến thuỷ hải sản, sơ chế mủ cao su, titan... Các cơ sở sản xuất chủ yếu vẫn là các tổ hộ gia đình, cá thể với các ngành nghề chế biến hàng lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí, dịch vụ điện, cưa xẻ, chế biến gỗ, may mặc, khai thác cát sạn... Đã quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Quán Ngang tại xã Gio Quang với diện tích 205 ha, trong đó: Giai đoạn 1 đang xây dựng các kết cấu hạ tầng trên quy mô 139 ha với tổng mức đầu tư 156,55 tỷ đồng. Hiện đã có một số nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp đang triển khai xây dựng như nhà máy bia Hà Nội - Quảng Trị, nhà máy chế biến hoàn nguyên ilmenit, nhà máy khai thác và chế biến Titan. Đây chính là điều kiện để thúc đẩy ngành công nghiệp của huyện phát triển trong tương lai, nhất là những ngành công nghiệp phụ trợ. Hoạt động xây dựng trong những năm qua có bước phát triển khá, đến nay trên địa bàn có 22 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đáp ứng được một phần công tác xây lắp trên địa bàn huyện. Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 đạt 174,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, năng lực hoạt động xây lắp còn yếu, quy mô nhỏ, chưa phát huy được thế mạnh trong đấu thầu cạnh tranh xây dựng các công trình trong huyện và trong tỉnh. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch chi tiết xây dựng các đô thị, các điểm dân cư tập trung chưa được quan tâm và tập trung đầu tư đúng mức.  Dịch vụ - thương mại: Ngành thương mại, dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng với nhiều hình thức và ngành nghề khác nhau, góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống, đồng thời tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản xuất xã hội. Năm 2012, GTSX ngành dịch vụ - thương mại đạt 230.000 triệu đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành là 30,25 % so với cùng kỳ. Tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại trong cơ cấu kinh tế chiếm 32,81% năm 2012. Năm 2010 toàn huyện có 2.510 cơ sở thương mại, dịch vụ với 3.160 lao động,