SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất
nước ta đang dần đổi mới và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, vừa
xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Do đó, ngành Hệ
thống thông tin quản lý không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước.
Ngày nay, khi công nghệ đã gắn liền với cuộc sống con người ở mọi lĩnh vực,
mọi ngành nghề. Không ai là không biết đến phạm vi ảnh hưởng cũng như tầm quan
trọng của Microsoft Windows. Những ứng dụng cũng như lợi ích mà nó mang lại cho
chúng ta thật sự rất hữu ích. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều những phần mềm
cũng như những ngôn ngữ lập trình ra đời giúp cho tư duy của chúng ta tăng lên và
đem lại giá trị cao cho đời sống. Trong đó, excel là cách nhanh và tốt nhất để lập trình
cho Microsoft Windows. Khả năng của ngôn ngữ này cho phép những người chuyên
nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình MSWindows nào
khác. Tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại TNG, Thái Nguyên. Công việc phân
tích tình hình tài chính là rất quan trọng, tuy nhiên hiện tại công ty vẫn chưa có một
chương trình tính toán chuyên cho công việc quan trọng này.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng chương trình phân tích
tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần đầu tư và
thương mại TNG, Thái Nguyên”làm đề tài thực tập chuyên ngành.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm, và những ứng dụng mạnh
mẽ của Microsoft excel vào lĩnh vưc kinh tế - xã hội, khoa học – kĩ thuật, giáo dục.
Nắm vững những kiến thức cơ bản về cơ sở lí thuyết về phân tích tình hình tài
chính trong doanh nghiệp. Hiểu rõ được những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống và
phạm vi ảnh hưởng của hệ thống trong kinh tế, xã hội.
Qua đó, xây dựng được một chương trình quản lý tiền lương bằng việc sử dụng
Microsoft và ứng dụng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng chương trình phân
tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần đầu tư và
thương mại TNG, Thái Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những khái niệm cơ bản và những ứng
dụng của Microsoft excel để áp dụng vào việc xây dựng bài toán phân tích tình hình
tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi .
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với kết quả đạt được, đề tài có thể làm công cụ để phát triển tư duy khoa học của
sinh viên ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành tin học kế toán nói riêng.
Ngoài ra, đề tài còn có thể ứng dụng vào thực tiễn khi sử dụng chương trình vào lĩnh
phân tích tài chính.
5. Kết cấu
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính khóa luận của tôi gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi .
Chương 2: Phân tích, thiết kế hệ thống phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm
chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên.
Chương 3: Xây dựng chương trình trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm
chỉ số sinh lợi.
Trong quá trình thực hiện đề tài hực tập chuyên ngành, do những giới hạn nhất
định về tài liệu, kiến thức và thời gian nên tôi không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất
mong các thầy cô thông cảm và góp ý.
Thái Nguyên,ngày 00/00/2016
Sinh viên thực hiện
Triệu Hồng Ánh
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP DỰA TRÊN NHÓM CHỈ SỐ SINH LỢI.
1.1 Tổng quan về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tíchtài chính doanh nghiệp.
Phân tích trong lĩnh vực tự nhiên được hiểu là sự chia nhỏ sự vật hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó như
phân tích các chất hoá học bằng những phản ứng, phân tích các vi sinh vật bằng kính
hiển vi. Còn trong lĩnh vực kinh tế xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tại
bằng những khái niệm trừu tượng. Do đó việc phân tích phải bằng những phương
pháp trừu tượng. Các Mác đã chỉ ra rằng: " Khi phân tích các hình thái kinh tế xã hội
thì không thể sử dụng hoặc kính hiển vi, hoặc những phản ứng hoá học. Lực lượng
của trừu tượng phải thay thế cái này hoặc cái kia".
Phân tích kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết
quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp
liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát
triềncủa các hiện tượng nghiên cứu. Phân tích kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của con người. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất kinh doanh
chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp, công việc
phân tích cũng được tiến hành chỉ là những phép tính cộng trừ giản đơn. Khi nền kinh
tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng
lên. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích
kinh doanh được hình thành và ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập.
Quá trình đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển các bộ môn
khoa học. F Ănghen đã chỉ rõ:
"Nếu một hình thái vận động là do một hình thái vận động khác phát triển lên những
phản ánh của nó, tức là những ngành khoa học khác cũng phải từ ngành này phát
triển ra một ngành khác một cách tất yếu".
( F Ănghen : Phương pháp biện chứng tự nhiên NXB Sự thật 1963 trang 401-402).
Là một môn khoa học độc lập, phân tích kinh doanh có đối tượng nghiên cứu
riêng. Nói chung, lĩnh vực nghiên cứu của phân tích kinh doanh không ngoài các hoạt
động sản xuất kinh doanh như là một hiện tượng kinh tế, xã hội đặc biệt: Để phân chia
tổng hợp và đánh giá các hiện tượng của hoạt động kinh doanh, đối tượng nghiên cứu
của phân tích kinh doanh là những kết quả kinh doanh cụ thể, được thể hiện bằng các
chỉ tiêu kinh tế, với sự tác động của các tác nhân kinh tế.
Kết quả kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thể là kết quả riêng biệt của
từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh như mua hàng, bán hàng,
sản xuất ra hàng hoá, hoặc có thể là kết quả tổng hợp của cả một quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp.
Vậy thế nào là phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ? Và mục đích
của việc phân tích này ra sao ?
Phân tích tài chính là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện
tại của một công ty qua việc tính toán và phân tích những tỷ số khác nhau sử dụng
những số liệu từ các báo cáo tài chính.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm,
phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông
tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và
tiềm lực của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài
chính, quyết định quản lý phù hợp.
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế có liên quan đến việc
hình thành và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Tài chính được biểu hiện dưới
hình thức tiền tệ và có liên quan trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tài chính doanh nghiệp, các nhà kinh tế đã
tìm kiếm khái niệm tài chính trên các vấn đề có tính chất nguyên lý khác nhau của
họ mà thường tập trung vào 5 nguyên tắc sau:
+ Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp
+ Sự bảo đảm có lợi ích cho những người bỏ vốn dưới các hình thức khác
nhau.
+ Khía cạnh thời hạn của các loại vốn.
+ Sự diễn giải các khái niệm về vốn như là tổng giá trị của các loại tài sản dưới
hai dạng vốn trừu tượng và vốn cụ thể.
+ Chỉ ra quá trình thay đổi của vốn trong các trường hợp tăng giảm và thay đổi
cấu trúc của nó.
Phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc
phân tích các báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và
điều hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trên các báo cáo tài chính
đó. Phân tích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến
những gì sẽ và có thể xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để khai thác
triệt để các điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu. Tóm lại, phân tích các
báo cáo tài chính là cần phải làm sao mà thông qua các con số “ biết nói ” trên báo
cáo để có thể giúp người sử dụng chúng hiểu rõ tình hình tài chính của doanh
nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những nhà quản lý doanh
nghiệp đó.
1.1.2 Mục đích của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong
thể tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái
thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các
mục tiêu- biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước,
các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp
đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của mình như các nhà đầu
tư, nhà cho vay, nhà cung cấp.. .Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau. Song nhìn chung, họ đều quan tâm
đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi
nhuận tối đa. Bởi vậy phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đạt được các
mục tiêu sau:
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích
cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết
định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với
những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động kinh tế mà
muốn nghiên cứu các thông tin này.
- Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất
cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh
giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi.
Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên
quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và
rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp.
-Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế,
vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi
các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết thêm
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những
nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển
doanh nghiệp trong tương lai.
Qua đó cho thấy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm
tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá
khứ để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu
trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường
các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo
xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.4 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính.
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính
của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy
hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình
tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng
bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
 Đối với nhà quản trị doanh nghiệp.
Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi là phân tích
tài chính nội bộ. Khác với phân tích tài chính bên ngoài do nhà phân tích ngoài doanh
nghiệp tiến hành. Do đó thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà phân
tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt
nhất. Vì vậy nhà quản trị doanh nghiệp còn phải quan tâm đến nhiều mục tiêu khác
nhau như tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ, hạ chi phí thấp nhất và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp chỉ có
thể đạt được mục tiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ.
Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin nhằm
thực hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành
cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó định hướng các quyết định của ban giám đốc tài chính,
quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần.
 Đối với các nhà đầu tư.
Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng
thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tình
hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp. Các nhà
đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý. Những điều đó
tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.
 Đối với các nhà cho vay.
Mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua việc
phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và
các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được và biết
được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.
Giả sử chúng ta đặt mình vào trường hợp là người cho vay thì điều đầutiên
chúng ta chú ý cũng sẽ là số vốn chủ sở hữu, nếu như ta thấy không chắc chắn khoản
cho vay của mình sẽ đựoc thanh toán thì trong trường hợp doanh nghiệp đó gặp rủi ro
sẽ không có số vốn bảo hiểm cho họ. Đồng thời ta cũng quan tâm đến khả năng sinh
lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay.
 Đối với cơ quan nhà nước và người làm công.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua việc phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp, sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đó đưa ra các quyết
định đầu tư bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước nữa hay không.
Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư... người lao động có nhu cầu thông
tin cơ bản giống họ bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng
hiện tại và tương lai của họ.
Sơ đồ 1: Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng khác nhau.
Đối tượng sử dụng
thông tin
Cần quyết định cho
các mục tiêu
Yếu tố cần dự đoán
cho tương lai
Các câu hỏi trả lời
nhận được từ các
thông tin có dạng
câu hỏi
Nhà quản trị doanh
nghiệp
Điều hành hoạt
động sản xuất kinh
doanh
Lập kế hoạch cho
tương lai.-Đầu tư
dài hạn-Chiến lược
sản phẩm và thị
trường
Chọ phương án nào
sẽ có hiệu quả cao
nhất?
Nên huyđộng
nguồn đầu tư nào?
Nhà đầu tư Có nên đầu tư vào
doanh nghiệp hay
không?
Giá trị đầu tư nào
sẽ thu được trong
tương lai. Các lợi
ích khác có thể thu
được
Năng lực của doanh
nghiệp trong điều
kiện kinh doanh và
huy động vốn như
thế nào?
Nhà cho vay Có nên cho doanh
nghiệp vay vốn
không?
-Doanh nghiệp có
khả năng trả nợ
theo đúng hợp đồng
hay không ?-Các
lợi ích khác đối với
các nhà cho vay
-Tình hình công nợ
của doanh nghiệp.-
Lợi tức có được
chủ yếu từ hoạt
động nào ?-Tình
hình và khả năng
tăng trưởng của
doanh nghiệp.
Cơ quan nhà nước
và người làm công
Các khoản đóng
góp cho nhà
nướcCó nên tiếp
tục hợp đồng hay
không
Hoạt động của
doanh nghiệp có
thích hợp và hợp
pháp không?-
Doanh nghiệp có
thể tăng thêm thu
nhập cho người làm
công không?
- Có thể có biến
động gì về vốn và
thu nhập trong
tương lai ?
Qua sơ đồ trên cho thấy doanh nghiệp là một tế bào của một nền kinh tế nên hoạt
động của chúng phản ánh tình hình phát triển hay suy thoái của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Qua đó sẽ giúp cho các nhà quản lý tài chính ở tầm vĩ mô thấy được thực
trạng của nền kinh tế quốc gia, xây dựng kế hoạch và các chính sách phù hợp nhằm
làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng và tình hình tài chính quốc gia nói
chung ngày càng có sự tăng trưởng.
Kết luận: Phân tích tình hình tài chính có thể ứng dụng theo nhiều chiều khác nhau
như với mục đích tác nghiệp ( chuẩn bị các quyết định nội bộ) và với mục đích thông
tin (trong hoặc ngoài doanh nghiệp ). Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình
tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thấy được thực trạng hoạt động tài chính, từ đó
xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến từng hoạt động kinh doanh.
Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao
chất lượng công tác quản lý kinh doanh /
Qua đó thấy được ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp mà công việc
này ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý,
các tổ chức công cộng. Nhất là, thị trường vốn ngày càng phát triển đã tạo nhiều cơ
hội để phân tích tài chính thực sự có ích và cần thiết trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
1.1.2. Các phương pháp phân tích tình hình tài chính.
1.1.2.1 Phương pháp chung.
Là phương pháp xác định trình tự bước đivà những nguyên tắc cần phải quán
triệt khi tiến hành phân tích một chỉ tiêu kinh tế nào đó.
Với phương pháp này là sự kết hợp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của triết học Mác- LêNin làm cơ sở. Đồng thời phải dựa vào các chủ trương, chính
sách của Đảng trong từng thời kỳ. Phải phân tích đi từ chung đến riêngvà phải đo
lường được sự ảnh hưởng và phân loại ảnh hưởng.
Tất cả các điểm trên phương pháp chung nêu trên chỉ được thực hiện khi kết
hợp nó với việc sử dụng một phương pháp cụ thể. Ngược lại các phương pháp cụ thể
muốn phát huy tác dụng phải quán triệt yêu cầu của phương pháp chung.
1.1.2.2 Các phương pháp cụ thể.
Đó là những phương pháp phải sử dụng những cách thức tính toán nhất định.
Trong phân tích tình hình tài chính, cũng như phạm vi nghiên cứu của luận văn, em
xin được đề cập một số phương pháp sau:
1.1.2.3 Phương pháp so sánh.
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu
hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải
quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh
được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính
chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.
-Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc
để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước ) và có
thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
-Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch.
-Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian.
Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:
+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay
giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng
thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.
+So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với
số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp được hay chưa được.
+So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so
sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của
các khoản mục theo thời gian.
1.1.2.4 Phương pháp cân đối.
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn
tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng.
Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp người
phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính.
Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và tổng
số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong
doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến động về
lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh.
1.1.2.5 Phương pháp phân tích tỷ lệ.
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa
trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính.
Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu
và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc
theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung
cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng
loạt các tỷ lệ như:
+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này
phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.
+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho
việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
nhất của doanh nghiệp.
Kết luận: Các phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích. chúng ta sẽ sử
dụng kết hợp và sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như phương pháp liên
hệ phương pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng để thực hiện
mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất.
1.1.3. Hệ thống tài liệu sử dụng.
1.1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng thể, là bảng tổng hợp - cân đối
tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và
nguồn vốn hiện có của đơn vị ở một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày
cuối cùng của một kỳ báo cáo.
Thực chất của bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình
thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán
cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản , nguồn
vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán,
ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp .
Khi phân tích bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vấn
đề cơ bản sau:
- Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng loại tài sản. Qua đó thấy
được quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty.
- Xem xét cơ cấu có hợp lý không? Cơ cấu vốn có tác động như thế nào đến quá
trình kinh doanh.
- Khái quát xác định mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của
doanh nghiệp.
- Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chi tiêu, các khoản mục.
- Phân tích các chi tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính
1.1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp
và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét và
nghiên cứu các vấn đề cơ ản sau:
- Xem xét sự biến động từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm này với năm
trước. Đặc biệt chú ý đến doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận
thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
- Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí,
kết quả kinh doanh của công ty.
1.1.5 Nhóm chỉ số sinh lợi
- Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng:
Tỷ nhuận
LN trên
tổng
nguồn
vốn
=
Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)
Tổng nguồn vốn bình quân (MS 440BCĐKT)
- Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên Tổng vốn sử dụng:
Tỷ suất
LN từ
KD trên
tổng
VCSH
=
Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD)
Tổng nguồn vốn bình quân (MS 440BCĐKT)
- Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất
LN trên
VCSH
=
Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)
Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)
- Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên Vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất
LN từ
KD trên
VCSH
=
Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD)
Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu::
Tỷ suất
lợi nhuận
trên
doanh
thu
=
Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)
Doanh thu (MS 10+21+31KQHĐKD)
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình
hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN.
Các tỷ suất này càng lớn thì thì DN sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược
lại, cho thấy DN đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro,
đòi hỏi DN phải có biện pháp khắc phục.
1.2 Công cụ hỗ trợ.
1.2.1 Giới thiệu về Microsoft execl.
Microsoft Excel là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft
Office của hãng phần mềm Microsoft được thiết kế để giúp ghi lại, trình bày các thông
tin xử lý dưới dạng bảng, thực hiện tính toán và xây dựng các số liệu thống kê trực
quan có trong bảng từ Excel. Cũng như các chương trình bảng tính Lotus 1-2-
3, Quattro Pro… bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và
cột, việc nhập dữ liệu và lập công thức tính toán trong Excel cũng có những điểm
tương tự, tuy nhiên Excel có nhiều tính năng ưu việt và có giao diện rất thân thiện với
người dùng.
1.2.2 Các hàm trong Microsoft execl.
- Hàm COUNT
Hàm này dùng để đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy
Cú pháp: COUNT(Value1, Value2, …)
Với các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
- Hàm COUNTA
Đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.
Cú pháp: COUNTA(Value1, Value2, …)
Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
- Hàm COUNTIF
Hàm này có chức năng đếm các ô chứa giá trị số theo một điều kiện cho trước.
Cú pháp: COUNTIF(Range, Criteria)
Các tham số:
- Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm.
- Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm.
- Hàm VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])
Trong Đó:
lookup_value: Giá trị dùng để dò tìm
table_array: Bảng giá trị dò, để ở dạng địa chỉ Tuyệt đối (có dấu $ phía trước bằng
cách nhấn F4)
col_index_num: Thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị dò.
range_lookup: Phạm vi tìm kiếm, TRUE tương đương với 1 (dò tìm tương đối),
FALSE tương đương với 0 (dò tìm tuyệt đối)
- Hàm HLOOKUP
Cú Pháp: Hlookup (giá trị đem dò, bảng giá trị dò, số thứ tự hàng cần lấy, phạm vi tìm
kiếm)
Trong Đó:
Bảng giá trị dò: Phải để ở dạng địa chỉ tuyệt đối (bằng cách chọn bảng và nhấn F4),
khi chọn không quét tiêu đề.
Phạm vi tìm kiếm: Nếu là False (0) thực hiện dò tìm chính xác, ngược lại, True (1) là
dò tìm tương đối.
Chương 2.
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DỰA TRÊN NHÓM CHỈ SỐ SINH LỢI
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG, THÁI
NGUYÊN.
2.1 Khái quát về công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên.
2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái nguyên.
 Tên công ty : công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái nguyên
 Địa chỉ : 160 Đường Minh Cầu , Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái
Nguyên
 Điện thoại : : (+84) 280 3858 508
 Website : www.http://tng.vn
* Ngày thành lập.
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (viết tắt là công ty TNG) được thành
lập ngày 22/11/1979, khi đó là Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
.
* Quy trình hình thành và phát triển.
Trên chặng đường 34 năm xây dựng và phát triển, công ty TNG có một số dấu mốc
quan trọng như sau:
Ngày 2/1/2003: Công ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, 100% là vốn của
các cổ đông; từ đó công ty TNG trở thành doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc sở hữu tư
nhân.
Ngày 22-11-2007: Cổ phiếu TNG được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Ghi nhận những thành tựu đó, năm 2009 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã tặng thưởng
Huân chương Lao động hạng Nhì cho công ty và cho cá nhân đồng chí Chủ tịch HĐQT
Nguyễn Văn Thời Huân chương lao động hạng Ba.
Qui mô Công ty: Đến nay TNG có 11 nhà máy may với 181 chuyền may, 2 nhà máy phụ
trợ nhà máy thêu, giặt công nghiệp, sản xuất thùng túi, bao bì carton và nhà máy sản xuất
bông, chần bông. Tổng số lao động là 10600 người. TNG hiện đang sở hữu khối tài sản gần
1.000 tỉ đồng, mỗi năm doanh thu trên 1200 tỉ đồng, được xếp hạng “TOP 500 doanh nghiệp
lớn nhất Việt Nam” và “TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất nghành dệt may Việt Nam”.
Công ty quản trị doanh nghiệp bằng hệ thống ERP kết nối 12 phân hệ phần mềm để quản
lý xuyên suốt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty với thông tin nhanh,
kịp thời, chính xác, để gia tăng thêm hiệu quả bền vững.
- Công ty cổ phần TNG luôn đi đầu trong lĩnh vực quản trị bằng việc áp dụng quản lý theo 9
K bao gồm
 K1: Chỉ tiêu thực hiện doanh số sản xuất
 K2: Chỉ tiêu kiểm soát chất lượng
 K3: Chỉ tiêu tích lũy nguồn tiền lương
 K4: Chỉ tiêu thực hiện giao hàng
 K5: Chỉ tiêu tuyển dụng lao động
 K6: Chỉ tiêu thực hiện doanh thu sản xuất
 K7: Chỉ tiêu thực hiện kết quả đánh giá nhà máy
 K8: Chỉ tiêu rút ngắn số giờ làm việc
 K9: Chỉ tiêu tăng năng suất
* Kết quả kinh doanh
Sản phẩm chủ lực: Áo jkt bông, lông vũ, quần áo dán seam, quần sooc các loại,
váy, hàng trẻ em, quần áo nỷ, dạ, hàng dệt kim
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là doanh nghiệp hoạt động đa
nghành.
 Sản xuất bông tấm.
 Sản xuất túi PE
 Sản xuất thùng carton
 Gia công trần bông.
 Thêu công nghiệp
 Giặt công nghiệp.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Cũng như các công ty khác có phát hành cổ phiếu, hàng quý công ty đều công
bố các báo cáo tài chính lên hệ thông websize của công ty để những nhà đầu tư, khách
hàng( những người quan tâm đến tình hình tài chính của công ty ) có thể theo dõi.
Hình 2.2: Bảng cân đối kế toán
Hình 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 năm 2014
Hình 2.4: Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV năm 2013.
Lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty quý IV năm 2013 là 394330703 đồng.
Lợi nhuận sau thuế quý IV năm 2014 là 14057216474 đồng. Năm 2014 lợi nhuận sau
thuế tăng 10113885771 đồngso với năm 2013.
Nguyên nhân của sự tăng lợi nhuận sau thuế chính là:
- Doanh thu tiêu thụ tăng 48% so với cùng kỳ năm 2013.
- Chi phí tài chính giảm trên 3% do lãi suất ngân hàng thay đổi.
- Về công tác quản trị, các phần mềm quản lý đơn hàng,sản xuất kỹ thuật,chất
lượng…đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng do đó tiết kiệm được thời
gian và chi phí.
- Ngoài ra việc thực hiện tiết kiệm chi phí đồng bộ từ đầu năm đến cuối năm
nên chi phí quản lý của doanh nghiệp cũng giảm trên 1,5%.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh:
Hình 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư và thương mại
TNG- Thái Nguyên
 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý
- Tổng giám đốc của công ty: Là người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt
động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật, công ty và tập thể lao động.
- Giám đốc chi nhánh: là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoat động
của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước pháp luật, chi nhánh công ty và tập thể lao
động
- Công ty có phó giám đốc giúp đỡ việc quản trị, điều hành, giám sát mọi hoạt
động kinh doanh của công ty.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá các hoạt động kinh
doanh đối với các nhà cung cấp nhằm đạt được mục tiêu có nguồn hàng ổn định, chất
lượng tốt, đồng thời tối thiểu hóa chi phí.
Giám đốc
chi nhánh
Tổng giám
đốc
Chủ tịch
HĐQT
Phòng kế
toán
Phòng thiết
kế
Phòng kinh
doanh
Phòng
marketing
Phòng quản
lý
- Phòng kinh doanh: Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động tiếp thị,
tìm kiếm khách hàng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nhằm đạt được mục
tiêu về doanh số, thị phần.
- Phòng quản lý: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, tham mưu
cho giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý.
- Phòng phân tích thiết kế: Có nhiệm vụ phân tích số liệu, xây dựng các kế
hoạch và thiết kế các dự án, ước lượng cầu từng mặt hàng cụ thể của công ty trong dài
hạn và ngắn hạn.
- Phòng maketing: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.
- Đứng đầu công ty là hội đồng quản trị, sau đó đến tổng giám đốc trực tiếp phân
quyền cho phó tổng giám đốc và các phòng ban.
Công ty có cách bố trí các phòng ban riêng biệt có ưu điểm là tạo nên tính độc
lập giữa các phòng ban, hạn chế những tác động gây cản trở do mỗi phòng ban có
những chức năng nhiệt vụ riêng biệt, công việc của từng người riêng biệt khác nhau.
2.2 Phân tích,thiết kế hệ thống.
- Hệ thống là một tập hợp các phần tử có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt
động cho một mục tiêu nào đó.
- Phân tích hệ thống từ hai phương diện:
+ Phân tích hệ thống về mặt chức năng.
+ Phân tích hệ thống về mặt dữ liệu.
- Sử dụng phương pháp phân tích Top - Down (phân tích từ trên xuống).
Kỹ thuật "Phân tích từ trên xuống" là tiến hành sự phân tích chức năng bằng cách đi
dần từ mô tả tổng thể đến những mô tả chi tiết thông qua nhiều mức. Sự dịch chuyển
từ một mức tới một mức tiếp theo thực chất là sự phân dã mỗi chức năng ở mức trên
thành một số chức năng con ở mức dưới. Vậy đây là quá trình triển khai theo một cây
và phương pháp này gọi là phương pháp phân tích có cấu trúc.
2.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng
* Biểu đồ phân cấp chức năng (BDF):là một sơ đồ hình học dùng để mô tả sự phân rã
có thứ bậc các chức năng của hệ thống từ đại thể đến chi tiết. Mỗi nút trong biểu đồ là
một chức năng, các chức năng này có quan hệ bao hàm với nhau và chúng được nối
với nhau bằng các cung để tạo nên một cấu trúc cây.
Biểu đố phân cấp chức năng (BDF) là công cụ khởi đầu do công ty IBM phát triển. Nó
diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng của hệ thống từ đại thể đến chi tiết. Mỗi
chức năng có thể gồm nhiều chức năng con, và mỗi nút trong biểu đồ diễn tả một chức
năng con. Quan hệ duy nhất giữa các chức năng được biểu diễn bới các cung nối liền
các nút quan hệ bao hàm. Như vậy BDF tạo thành cấu trúc cây chức năng. Việc phân
tích liệt kê các chức năng có dạng như sau: nút gốc, là chức năng tổng quát của hệ
thống. Các mức tiếp theo được phân rã (Decomposition) tiếp tục và mức cuối cùng là
chức năng nhỏ nhất không phân rã được nữa.
* Mục đích của biểu đồ phân cấp chức năng
-Xác định phạm vi mà hệ thống cần phân tích
-Tiếp cận logic tới hệ thống mà trong đó các chức năng được làm sáng tỏ để sử dụng
cho các mô hình sau này.
Từ việc phân tích cụ thể các yêu cầu của bài toán, nếu có hệ thống chỉ bao gồm một
chức năng tổng thể và xét tới sự trao đổi thông tin giữa các thực thể với hệ thống và
ngược lại, ta sẽ có mô hình chung của hệ thống vào gọi là biểu đồ luồng luồng dữ liệu
mức đỉnh và mức dưới đỉnh tương ứng với các chi tiết của hệ thống.
Qua phân tích các thông tin đầu vào, thông tin đầu ra và các thông tin cần thiết có liên
quan đến hệ thống, ta có thể xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng như sau:
* Biểu đồ phân cấp chức năng
* Phương thức hoạt động của các chức năng
- Chức năng cập nhập:
Chức năng này có thể thực hiện các yêu cầu sau: Cập nhật các yêu cầu về báo
cáo kết quả kinh doanh trong đó lưu các thông tin : lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế,
lãi cơ bản trên cổ phiếu,... của công ty.
-Chức năng tính chỉ số sinh lợi:
Chức năng này giúp nhân viên có thể tính toán được các chỉ số sinh lợi ROA,
ROE, ROCE, ROTC. Qua kết quả tính được là các chỉ số sẽ giúp người nhân viên
kinh doanh đưa ra được các nhận định về kết quả sinh lợi của doanh nghiệp, từ đó
định ra hướng kinh doanh phát triển cho doanh nghiệp và lập báo cáo kết quả kinh
doanh cho cấp trên.
-Chức năng báo cáo:
Chức năng này cho phép tổng hợp các thông tin, số liệu từ chức năng cập nhập
và tính chỉ số sinh lợi để lập ra bản báo cáo phân tích tình hình tài chính dựa trên
nhóm chỉ số sinh lợi, thể hiện khả năng hoạt động kinh doanh, doanh thu của công ty
cung cấp cho nhà lãnh đạo để đưa ra nhận định phát triển của công ty trong thời gian
tiếp theo.
2.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu(DFD)
* Biểu đồ luồng dữ liệu (DFD-Data Flow Diagram ):Là một sơ đồ hình học nhằm
diễn tả các luồng tài liệu thông qua các chức năng của hệ thống.
* Mục đích của biểu đồ luồng dữ liệu: Chỉ ra cách thông tin chuyển từ một
quá trình hay một chức năng này sang một chức năng khác trong hệ thống.
* Các chú ý khi xây dựng một DFD
Để xây dựng một DFD người ta dựa vào biểu đồ chức năng nghiệp vụ và sơ đồ ngữ
cảnh. Sử dụng BFD để xác định các tiến trình theo từng mức cho DFD. Bởi vì BFD
được thực hiện phân rã thành các mức nên nó dùng để chỉ ra các mức tương ứng trong
DFD. Sử dụng sơ đồ ngữ cảnh để nhận dạng ra được các luồng dữ liệu vào và ra hệ
thống, các tác nhân ngoài của hệ thống. Tuy nhiên đê kiểm tra tính đúng đắn của các
thành phẩm trong một DFD cần phải dựa vào các đặc trưng dưới đây.
* Tiến trình xây dựng một DFD
-Không một tiến trình nào chỉ có cái vào mà không có cái ra. Nếu một đối tượng nào
đó mà chỉ có cái vào thì đó có thể là một tác nhân (đích-thu nhận thông tin).
- Không một tiến trình nào chỉ có cái ra mà không có cái vào. Nếu một đối
tượng nào đó mà chỉ có cái ra thì đó có thể là một tác nhân (nguồn-phát sinh thông
tin).
- Cái vào của một tiến trình phải khác với cái ra của tiến trình đó.
- Tên một tiến trình phải là một mệnh đề chỉ hành động.
Các thành phần của biểu đồ: Mỗi biểu đồ luồng gồm 4 thành phần
Bảng 2.1: Các thành phần của biểu đồ DFD
Tên thành phần Ký hiệu biểu diễn
Chức năng xử lý Hoặc
Luồng dữ liệu (1 chiều, 2 chiều)
Kho dữ liệu
Tác nhân ngoài
* Chức năng xử lý
- Khái niệm: Chức năng xử lý là chức năng biểu đạt các thao tác, nhiệm vụ hay tiến
trình xử lý nào đó. Tính chất quan trọng của chức năng biển đổi thông tin, nó phải làm
thay đổi thông tin dữ liệu vào theo một cách nào đó như tổ chức lại thông tin, bổ sung
thông tin hặc tạo ra thông tin mới.
- Biểu diễn: Đường tròn hay ô van, trong đó có ghi nhãn (tên) của chức năng.
- Nhãn (tên) chức năng: Phải là một động từ, có thêm bổ ngữ nếu cần, cho phép
hiểu một cách vắn tắt chức năng làm gì. Ví dụ: Cập nhật, Báo cáo.
* Luồng dữ liệu
- Khái niệm: Luồng dữ liệu là luồng thông tin vào hay ra của một chức năng xử
lý. Ví dụ: Mọi luồng dữ liệu là phải vào hay ra một chức năng nào đó.
Vậy trong hai đầu vào của một luồng dữ liệu (đầu đi, đầu đến) ít nhất phải có một đầu
dính tới một chức năng.
- Biểu diễn: Bằng mũi tên có hướng, trên đó có ghi tên nhã là tên luồng thông
tin mang theo. Mũi tên chỉ hướng của luồng thông tin.
- Nhãn (tên) luồng dữ liệu: Vì thông tin mang trên luồng nên tên phải là một danh từ
cộng với tính từ nếu cần, cho phép hiểu vắn tắt nội dung của dữ liệu được chuyển
giao.
* Kho dữ liệu
- Khái niệm: Kho dữ liệu là các thông tin cần lưu giữ lại trong một khoảng thời
gian, để sau đó một hay một vài chức năng xử lý hoặc tác nhân trong sử dụng
- Biểu diễn: Kho dữ liệu được biểu diễn bằng cặp đoạn thẳng song song nằm
ngang, kẹp giữa là tên của kho dữ liệu.
- Nhãn (tên) kho dữ liệu: Tên của kho dữ liệu phải là một danh từ cộng với tính từ nếu
cần, cho phép hiển thị vắn tắt nội dung của dữ liệu được lưu giữ.
* Tác nhân ngoài
- Khái niệm: Tác nhân ngoài còn được gọi là đối tác (External Entities), là một người
hay một nhóm hay một tổ chức ở bên ngoài lĩnh vực nghiên cứu của hệ thống nhưng
có một số hình thức tiếp xúc, trao đổi thông tin với hệ thống. Sự có mặt của các nhân
tố bên này trên sơ đồ chỉ ra giới hạn của hệ thống và định rõ mối quan hệ của hệ thống
với thế giới bên ngoài.
- Biểu diễn: Tác nhân ngoài biểu diễn bằng hình chữ nhật có gán nhãn.
-Nhãn (tên) tác nhân ngoài: Được xác định bằng danh từ kèm theo tính từ nếu cần
thiết.
* Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
* Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Biểu đồ luồng mức đỉnh
*Biểu đồ luồng mức dưới đỉnh của chức năng cập nhập
Biểu đồ luồng mức dưới đỉnh của chưc năng cập nhập.
Biểu đồ mức dưới đỉnh của chưc năng báo cáo.
Chương 3.
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
3.1. Nhu cầu ứng dụng tinhọc hóa trong công tác phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp tại công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên.
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG Thái Nguyên là một trong những
công ty lớn có tiềm lực mạnh về kinh tế. Do đó những nhà quản lý công ty họ luôn
mong muốn biết được tiềm lực tài chính của công ty mình như thế nào để họ có thể có
những kế hoạch cũng như những giải pháp phù hợp để có thể đưa chi nhánh phát triển.
TNG là một công ty có lượng nhà đầu tư lớn, không chỉ những nhà đầu tư trực
tiếp vào công ty mà họ còn đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu do công ty phát hành.
Các nhà đầu tư họ luôn mong mỏi biết được với số tiền họ đầu tư vào công ty thì họ sẽ
được bao nhiêu lợi nhuận và nó có được như họ mong muốn hay không?
Từ năm 2007 công ty TNG đã bước đầu đầu tư vào công tác xây dựng hệ thống
giải pháp phần mềm ERP( phần mềm quản trị doanh nghiệp), đặc biệt trong năm 2015
công ty tiếp tục nâng cấp họ thống phần mềm và mở thêm nhiều phân hệ trong hệ
thống phần mềm nữa. Hiện nay công ty có 16 phân hệ trong hệ thống phần mềm ERP.
Tùy nhiên trong 16 phân hệ đó lại không có phần mềm phân tích tài chính doanh
nghiệp
Từ những nhu cầu trên cần thiết xây dựng phần mềm phân tích tài chính doanh
nghiệp.
3.2. Xây dựng chương trình
3.2.1. Giao diện chính của chương trình
Hình 3.1: Giao diện chính của chương trình
Giao diện này dùng để giúp người dùng có thể đến các giao diện chi tiết khác
của chương trình. Từ giao diện chính ta có thể thấy các chức năng trong chương trình.
Chương trình gồm các chức năng chính như: Cập nhật, tìm kiếm, tính chỉ số, phân tích
và báo cáo.
3.2.2. Một số giao diện trong chương trình
Hình 3.2: Giao diện báo cáo kết quả kinh doanh
Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin về báo cáo kết quả kinh doanh
+ Cung cấp cho ta những dữ liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Là cơ sở để lấy dữ liệu thực hiện tính chỉ số sinh lợi.
Hình 3.3: Giao diện bảng báo cáo chỉ số sinh lợi.
Giao diện này có thông báo về các chỉ số sinh lợi của doanh nghiệp, cho ta thấy
một nét tổng quát nhất về khả năng sinh lợi của các nhóm chỉ số : tỷ suất lợi
nhuận trên tổng nguồn vốn, tỷ suất lợi nhuận từ kinh doanh trên vốn chủ sở
hữu,...
Hình 3.4: Giao diện biểu đồ từ bảng báo cáo chỉ số sinh lợi
Giao diện này thể hiện một cách trực quan về các thông số của các nhóm chỉ số
sinh lợi bằng biểu đồ cột ghép, thể hiện sự biến đổi của các nhóm chỉ số qua các
quý.
Hình 3.5 Giao diện bảng phân tích tình hình tài chính.
Giao diện cung cấp về những kết quả phân tích được qua các nhóm chỉ số sinh
lời về khả năng kinh doanh, sinh lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài thực tập tốt chuyên ngành, em đã
nghiên cứu được một số nội dung chính sau:
Một là, đề tài đã hệ thống được một số cơ sở lý thuyết căn bản về ngôn
Microsoft excel. Nêu bật được những khái niệm, thành phần cơ bản, những hàm hay
sử dụng trong lập trình và được ứng dụng rộng rãi vào các chương trình. Qua đó, đánh
giá được những điểm mạnh, điểm yếu của excel. Và sử dụng ngôn ngữ sao cho có
hiệu quả nhất.
Hai là, đề tài đã hệ thống lại những kiến thức cơ bản chúng em được học trong
chương trình. Đặc biệt chú trọng vào các môn học như kế toán, phát triển hệ thống
thông tin kinh tế, giúp em nắm vững được những kiến thức đã học và có cơ hội được
vận dụng vào thực tiễn.
Ba là, xác định rõ phương hướng giải quyết các bài toán về,phân tích các thông
tin đầu ra, đầu vào và các bước tiến hành xây dựng chương trình đồng thời xây dựng
đươc chương trình phân tích tình hình tài chính trong doanh ngiệp.
Qua việc phân tích, đánh giá và xây dựng chương trình thử nghiệm. Em hy vọng
có thể hiểu rõ hơn những kiến thức về phân tích tình hình tài chính và những cách giải
quyết bài toán bằng những ứng dụng Microsoft excel. Từ đó, đưa những bài toán vào
thử nghiệm xây dựng nhiều chương trình khác nhau với Microsoft excel
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, vì vậy chương trình không thể tránh khỏi
những hạn chế và sai xót nhất định.
Thiếu thông tin cần thiết trong quá trình hoàn thành chương trình.
Thiếu hình ảnh bổ xung trong từng giao diện cụ thể.
Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các giao diện
Trong thời gian tới để áp dụng thực tế chương trình cần được hoàn thiện các
chức năng sau:
Thiết lập một cơ sở dữ liệu đầy đủ phục vụ cho chương trình phân tích tình hình
tài chính trong doanh nghiệp.
Bổ sung hình ảnh trong từng giao diện nhập liệu của chương trình.
Sửa đổi giao diện phù hợp với công tác phân tích tình hình tài chính trong doanh
nghiệp.
Để chương trình có thể áp dụng trong thực tế một cách rộng rãi, chương trình cần
thiết bổ xung một số tính năng:
- Cập nhật hồ sơ nhân viên chặt chẽ với số lượng lớn.
- Phân ra nhiều đối tượng quản lý để thuận tiện cho công tác quản lý hơn.
- Quản lý người sử dụng chặt chẽ hơn để tăng tính bảo mật của chương trình.
- Thống kê, báo cáo, tìm kiếm dễ dàng hơn cho người quản lý. Ngoài ra có thể
hoàn thiện chương trình hơn cả về nội dung và hình thức.
- Xây dựng chương trình theo hướng tích hợp đầy đủ các ngôn ngữ để có được
một chương trình quản lý tổng thể nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Ba (2006), Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[2].Thạc Bình Cường (2001), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý, NXB
Đại học Bách Khoa Hà Nội.
[3]. Tô Văn Nam (2006), Giáo trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý,
Nhà xuất bản Giáo dục.
[5]. Huỳnh Bá Học (2004), Giáo trình giáo trình phân tích tình hình tài chính trong
doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhTiểu Yêu
 
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty TNHH Nhân thành
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNguyễn Công Huy
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1Nguyen Phuong Thao
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Dương Hà
 
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"Tuấn Anh
 
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá dự án đầu tư
đáNh giá dự án đầu tưđáNh giá dự án đầu tư
đáNh giá dự án đầu tưPhước Vũ
 
đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...
đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...
đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...lâm Ngọc
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
 
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
 
Dự toán sản xuất kinh doanh
Dự toán sản xuất kinh doanhDự toán sản xuất kinh doanh
Dự toán sản xuất kinh doanh
 
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
Bài giảng: "KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP"
 
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
 
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAYLuận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
 
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
 
đáNh giá dự án đầu tư
đáNh giá dự án đầu tưđáNh giá dự án đầu tư
đáNh giá dự án đầu tư
 
đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...
đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...
đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 

Similar to Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên

Phần1
Phần1Phần1
Phần1Vu Huy
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...chauloan
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1hong Tham
 
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfluan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfNguyễn Công Huy
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...OnTimeVitThu
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakRoyal Scent
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similar to Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên (20)

Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đ
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đĐề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đ
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đ
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào CaiĐề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
Đề tài: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào Cai
 
Đề tài: Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, 9đĐề tài: Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, 9đ
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_6567118047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
 
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfluan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docxĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính công ty, HOT
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 

More from Vũ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
 
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
 
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
 
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
 
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà NộiXây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
 

More from Vũ (20)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
 
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
 
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
 
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
 
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà NộiXây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
 

Recently uploaded

Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 

Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta đang dần đổi mới và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, vừa xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Do đó, ngành Hệ thống thông tin quản lý không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Ngày nay, khi công nghệ đã gắn liền với cuộc sống con người ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Không ai là không biết đến phạm vi ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của Microsoft Windows. Những ứng dụng cũng như lợi ích mà nó mang lại cho chúng ta thật sự rất hữu ích. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều những phần mềm cũng như những ngôn ngữ lập trình ra đời giúp cho tư duy của chúng ta tăng lên và đem lại giá trị cao cho đời sống. Trong đó, excel là cách nhanh và tốt nhất để lập trình cho Microsoft Windows. Khả năng của ngôn ngữ này cho phép những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình MSWindows nào khác. Tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại TNG, Thái Nguyên. Công việc phân tích tình hình tài chính là rất quan trọng, tuy nhiên hiện tại công ty vẫn chưa có một chương trình tính toán chuyên cho công việc quan trọng này. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên”làm đề tài thực tập chuyên ngành. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm, và những ứng dụng mạnh mẽ của Microsoft excel vào lĩnh vưc kinh tế - xã hội, khoa học – kĩ thuật, giáo dục. Nắm vững những kiến thức cơ bản về cơ sở lí thuyết về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Hiểu rõ được những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống và phạm vi ảnh hưởng của hệ thống trong kinh tế, xã hội. Qua đó, xây dựng được một chương trình quản lý tiền lương bằng việc sử dụng Microsoft và ứng dụng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên.
  • 2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những khái niệm cơ bản và những ứng dụng của Microsoft excel để áp dụng vào việc xây dựng bài toán phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi . 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Với kết quả đạt được, đề tài có thể làm công cụ để phát triển tư duy khoa học của sinh viên ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành tin học kế toán nói riêng. Ngoài ra, đề tài còn có thể ứng dụng vào thực tiễn khi sử dụng chương trình vào lĩnh phân tích tài chính. 5. Kết cấu Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính khóa luận của tôi gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi . Chương 2: Phân tích, thiết kế hệ thống phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên. Chương 3: Xây dựng chương trình trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi. Trong quá trình thực hiện đề tài hực tập chuyên ngành, do những giới hạn nhất định về tài liệu, kiến thức và thời gian nên tôi không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong các thầy cô thông cảm và góp ý. Thái Nguyên,ngày 00/00/2016 Sinh viên thực hiện Triệu Hồng Ánh
  • 3. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP DỰA TRÊN NHÓM CHỈ SỐ SINH LỢI. 1.1 Tổng quan về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp. 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tíchtài chính doanh nghiệp. Phân tích trong lĩnh vực tự nhiên được hiểu là sự chia nhỏ sự vật hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó như phân tích các chất hoá học bằng những phản ứng, phân tích các vi sinh vật bằng kính hiển vi. Còn trong lĩnh vực kinh tế xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tại bằng những khái niệm trừu tượng. Do đó việc phân tích phải bằng những phương pháp trừu tượng. Các Mác đã chỉ ra rằng: " Khi phân tích các hình thái kinh tế xã hội thì không thể sử dụng hoặc kính hiển vi, hoặc những phản ứng hoá học. Lực lượng của trừu tượng phải thay thế cái này hoặc cái kia". Phân tích kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triềncủa các hiện tượng nghiên cứu. Phân tích kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp, công việc phân tích cũng được tiến hành chỉ là những phép tính cộng trừ giản đơn. Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích kinh doanh được hình thành và ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập. Quá trình đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển các bộ môn khoa học. F Ănghen đã chỉ rõ: "Nếu một hình thái vận động là do một hình thái vận động khác phát triển lên những phản ánh của nó, tức là những ngành khoa học khác cũng phải từ ngành này phát triển ra một ngành khác một cách tất yếu". ( F Ănghen : Phương pháp biện chứng tự nhiên NXB Sự thật 1963 trang 401-402).
  • 4. Là một môn khoa học độc lập, phân tích kinh doanh có đối tượng nghiên cứu riêng. Nói chung, lĩnh vực nghiên cứu của phân tích kinh doanh không ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh như là một hiện tượng kinh tế, xã hội đặc biệt: Để phân chia tổng hợp và đánh giá các hiện tượng của hoạt động kinh doanh, đối tượng nghiên cứu của phân tích kinh doanh là những kết quả kinh doanh cụ thể, được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, với sự tác động của các tác nhân kinh tế. Kết quả kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thể là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh như mua hàng, bán hàng, sản xuất ra hàng hoá, hoặc có thể là kết quả tổng hợp của cả một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Vậy thế nào là phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ? Và mục đích của việc phân tích này ra sao ? Phân tích tài chính là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của một công ty qua việc tính toán và phân tích những tỷ số khác nhau sử dụng những số liệu từ các báo cáo tài chính. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế có liên quan đến việc hình thành và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Tài chính được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và có liên quan trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tài chính doanh nghiệp, các nhà kinh tế đã tìm kiếm khái niệm tài chính trên các vấn đề có tính chất nguyên lý khác nhau của họ mà thường tập trung vào 5 nguyên tắc sau: + Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp + Sự bảo đảm có lợi ích cho những người bỏ vốn dưới các hình thức khác nhau. + Khía cạnh thời hạn của các loại vốn.
  • 5. + Sự diễn giải các khái niệm về vốn như là tổng giá trị của các loại tài sản dưới hai dạng vốn trừu tượng và vốn cụ thể. + Chỉ ra quá trình thay đổi của vốn trong các trường hợp tăng giảm và thay đổi cấu trúc của nó. Phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích các báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trên các báo cáo tài chính đó. Phân tích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ và có thể xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để khai thác triệt để các điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu. Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính là cần phải làm sao mà thông qua các con số “ biết nói ” trên báo cáo để có thể giúp người sử dụng chúng hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những nhà quản lý doanh nghiệp đó. 1.1.2 Mục đích của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thể tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu- biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của mình như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp.. .Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau. Song nhìn chung, họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Bởi vậy phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu sau: - Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động kinh tế mà muốn nghiên cứu các thông tin này.
  • 6. - Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp. -Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Qua đó cho thấy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.4 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.  Đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ. Khác với phân tích tài chính bên ngoài do nhà phân tích ngoài doanh nghiệp tiến hành. Do đó thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà phân
  • 7. tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt nhất. Vì vậy nhà quản trị doanh nghiệp còn phải quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau như tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, hạ chi phí thấp nhất và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mục tiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin nhằm thực hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó định hướng các quyết định của ban giám đốc tài chính, quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần.  Đối với các nhà đầu tư. Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý. Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.  Đối với các nhà cho vay. Mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Giả sử chúng ta đặt mình vào trường hợp là người cho vay thì điều đầutiên chúng ta chú ý cũng sẽ là số vốn chủ sở hữu, nếu như ta thấy không chắc chắn khoản cho vay của mình sẽ đựoc thanh toán thì trong trường hợp doanh nghiệp đó gặp rủi ro sẽ không có số vốn bảo hiểm cho họ. Đồng thời ta cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay.  Đối với cơ quan nhà nước và người làm công.
  • 8. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước nữa hay không. Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư... người lao động có nhu cầu thông tin cơ bản giống họ bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ. Sơ đồ 1: Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng khác nhau. Đối tượng sử dụng thông tin Cần quyết định cho các mục tiêu Yếu tố cần dự đoán cho tương lai Các câu hỏi trả lời nhận được từ các thông tin có dạng câu hỏi Nhà quản trị doanh nghiệp Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Lập kế hoạch cho tương lai.-Đầu tư dài hạn-Chiến lược sản phẩm và thị trường Chọ phương án nào sẽ có hiệu quả cao nhất? Nên huyđộng nguồn đầu tư nào? Nhà đầu tư Có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không? Giá trị đầu tư nào sẽ thu được trong tương lai. Các lợi ích khác có thể thu được Năng lực của doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh và huy động vốn như thế nào? Nhà cho vay Có nên cho doanh nghiệp vay vốn không? -Doanh nghiệp có khả năng trả nợ theo đúng hợp đồng hay không ?-Các lợi ích khác đối với các nhà cho vay -Tình hình công nợ của doanh nghiệp.- Lợi tức có được chủ yếu từ hoạt động nào ?-Tình hình và khả năng
  • 9. tăng trưởng của doanh nghiệp. Cơ quan nhà nước và người làm công Các khoản đóng góp cho nhà nướcCó nên tiếp tục hợp đồng hay không Hoạt động của doanh nghiệp có thích hợp và hợp pháp không?- Doanh nghiệp có thể tăng thêm thu nhập cho người làm công không? - Có thể có biến động gì về vốn và thu nhập trong tương lai ? Qua sơ đồ trên cho thấy doanh nghiệp là một tế bào của một nền kinh tế nên hoạt động của chúng phản ánh tình hình phát triển hay suy thoái của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Qua đó sẽ giúp cho các nhà quản lý tài chính ở tầm vĩ mô thấy được thực trạng của nền kinh tế quốc gia, xây dựng kế hoạch và các chính sách phù hợp nhằm làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng và tình hình tài chính quốc gia nói chung ngày càng có sự tăng trưởng. Kết luận: Phân tích tình hình tài chính có thể ứng dụng theo nhiều chiều khác nhau như với mục đích tác nghiệp ( chuẩn bị các quyết định nội bộ) và với mục đích thông tin (trong hoặc ngoài doanh nghiệp ). Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thấy được thực trạng hoạt động tài chính, từ đó xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến từng hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh / Qua đó thấy được ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp mà công việc này ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, các tổ chức công cộng. Nhất là, thị trường vốn ngày càng phát triển đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính thực sự có ích và cần thiết trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
  • 10. 1.1.2. Các phương pháp phân tích tình hình tài chính. 1.1.2.1 Phương pháp chung. Là phương pháp xác định trình tự bước đivà những nguyên tắc cần phải quán triệt khi tiến hành phân tích một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Với phương pháp này là sự kết hợp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác- LêNin làm cơ sở. Đồng thời phải dựa vào các chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ. Phải phân tích đi từ chung đến riêngvà phải đo lường được sự ảnh hưởng và phân loại ảnh hưởng. Tất cả các điểm trên phương pháp chung nêu trên chỉ được thực hiện khi kết hợp nó với việc sử dụng một phương pháp cụ thể. Ngược lại các phương pháp cụ thể muốn phát huy tác dụng phải quán triệt yêu cầu của phương pháp chung. 1.1.2.2 Các phương pháp cụ thể. Đó là những phương pháp phải sử dụng những cách thức tính toán nhất định. Trong phân tích tình hình tài chính, cũng như phạm vi nghiên cứu của luận văn, em xin được đề cập một số phương pháp sau: 1.1.2.3 Phương pháp so sánh. So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. -Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước ) và có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. -Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch. -Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian. Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm: + So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp. +So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp được hay chưa được.
  • 11. +So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian. 1.1.2.4 Phương pháp cân đối. Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng. Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp người phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính. Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh. 1.1.2.5 Phương pháp phân tích tỷ lệ. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như: + Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. + Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính. + Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. + Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp. Kết luận: Các phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích. chúng ta sẽ sử dụng kết hợp và sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như phương pháp liên hệ phương pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng để thực hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất.
  • 12. 1.1.3. Hệ thống tài liệu sử dụng. 1.1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng thể, là bảng tổng hợp - cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và nguồn vốn hiện có của đơn vị ở một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của một kỳ báo cáo. Thực chất của bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản , nguồn vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp . Khi phân tích bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: - Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng loại tài sản. Qua đó thấy được quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty. - Xem xét cơ cấu có hợp lý không? Cơ cấu vốn có tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh. - Khái quát xác định mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của doanh nghiệp. - Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chi tiêu, các khoản mục. - Phân tích các chi tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính 1.1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vấn đề cơ ản sau: - Xem xét sự biến động từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm này với năm trước. Đặc biệt chú ý đến doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. - Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của công ty.
  • 13. 1.1.5 Nhóm chỉ số sinh lợi - Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng: Tỷ nhuận LN trên tổng nguồn vốn = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD) Tổng nguồn vốn bình quân (MS 440BCĐKT) - Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên Tổng vốn sử dụng: Tỷ suất LN từ KD trên tổng VCSH = Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD) Tổng nguồn vốn bình quân (MS 440BCĐKT) - Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu: Tỷ suất LN trên VCSH = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD) Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT) - Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên Vốn chủ sở hữu:
  • 14. Tỷ suất LN từ KD trên VCSH = Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD) Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT) - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD) Doanh thu (MS 10+21+31KQHĐKD) Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN. Các tỷ suất này càng lớn thì thì DN sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược lại, cho thấy DN đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro, đòi hỏi DN phải có biện pháp khắc phục. 1.2 Công cụ hỗ trợ. 1.2.1 Giới thiệu về Microsoft execl. Microsoft Excel là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft được thiết kế để giúp ghi lại, trình bày các thông tin xử lý dưới dạng bảng, thực hiện tính toán và xây dựng các số liệu thống kê trực quan có trong bảng từ Excel. Cũng như các chương trình bảng tính Lotus 1-2- 3, Quattro Pro… bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và lập công thức tính toán trong Excel cũng có những điểm tương tự, tuy nhiên Excel có nhiều tính năng ưu việt và có giao diện rất thân thiện với người dùng. 1.2.2 Các hàm trong Microsoft execl.
  • 15. - Hàm COUNT Hàm này dùng để đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy Cú pháp: COUNT(Value1, Value2, …) Với các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu. - Hàm COUNTA Đếm tất cả các ô chứa dữ liệu. Cú pháp: COUNTA(Value1, Value2, …) Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu. - Hàm COUNTIF Hàm này có chức năng đếm các ô chứa giá trị số theo một điều kiện cho trước. Cú pháp: COUNTIF(Range, Criteria) Các tham số: - Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm. - Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm. - Hàm VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup]) Trong Đó: lookup_value: Giá trị dùng để dò tìm table_array: Bảng giá trị dò, để ở dạng địa chỉ Tuyệt đối (có dấu $ phía trước bằng cách nhấn F4) col_index_num: Thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị dò. range_lookup: Phạm vi tìm kiếm, TRUE tương đương với 1 (dò tìm tương đối), FALSE tương đương với 0 (dò tìm tuyệt đối) - Hàm HLOOKUP Cú Pháp: Hlookup (giá trị đem dò, bảng giá trị dò, số thứ tự hàng cần lấy, phạm vi tìm kiếm) Trong Đó:
  • 16. Bảng giá trị dò: Phải để ở dạng địa chỉ tuyệt đối (bằng cách chọn bảng và nhấn F4), khi chọn không quét tiêu đề. Phạm vi tìm kiếm: Nếu là False (0) thực hiện dò tìm chính xác, ngược lại, True (1) là dò tìm tương đối. Chương 2. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DỰA TRÊN NHÓM CHỈ SỐ SINH LỢI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG, THÁI NGUYÊN.
  • 17. 2.1 Khái quát về công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên. 2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái nguyên.  Tên công ty : công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái nguyên  Địa chỉ : 160 Đường Minh Cầu , Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên  Điện thoại : : (+84) 280 3858 508  Website : www.http://tng.vn * Ngày thành lập. Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (viết tắt là công ty TNG) được thành lập ngày 22/11/1979, khi đó là Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước . * Quy trình hình thành và phát triển. Trên chặng đường 34 năm xây dựng và phát triển, công ty TNG có một số dấu mốc quan trọng như sau: Ngày 2/1/2003: Công ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, 100% là vốn của các cổ đông; từ đó công ty TNG trở thành doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc sở hữu tư nhân. Ngày 22-11-2007: Cổ phiếu TNG được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ghi nhận những thành tựu đó, năm 2009 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho công ty và cho cá nhân đồng chí Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời Huân chương lao động hạng Ba. Qui mô Công ty: Đến nay TNG có 11 nhà máy may với 181 chuyền may, 2 nhà máy phụ trợ nhà máy thêu, giặt công nghiệp, sản xuất thùng túi, bao bì carton và nhà máy sản xuất bông, chần bông. Tổng số lao động là 10600 người. TNG hiện đang sở hữu khối tài sản gần 1.000 tỉ đồng, mỗi năm doanh thu trên 1200 tỉ đồng, được xếp hạng “TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” và “TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất nghành dệt may Việt Nam”. Công ty quản trị doanh nghiệp bằng hệ thống ERP kết nối 12 phân hệ phần mềm để quản lý xuyên suốt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty với thông tin nhanh, kịp thời, chính xác, để gia tăng thêm hiệu quả bền vững. - Công ty cổ phần TNG luôn đi đầu trong lĩnh vực quản trị bằng việc áp dụng quản lý theo 9 K bao gồm  K1: Chỉ tiêu thực hiện doanh số sản xuất  K2: Chỉ tiêu kiểm soát chất lượng  K3: Chỉ tiêu tích lũy nguồn tiền lương
  • 18.  K4: Chỉ tiêu thực hiện giao hàng  K5: Chỉ tiêu tuyển dụng lao động  K6: Chỉ tiêu thực hiện doanh thu sản xuất  K7: Chỉ tiêu thực hiện kết quả đánh giá nhà máy  K8: Chỉ tiêu rút ngắn số giờ làm việc  K9: Chỉ tiêu tăng năng suất * Kết quả kinh doanh Sản phẩm chủ lực: Áo jkt bông, lông vũ, quần áo dán seam, quần sooc các loại, váy, hàng trẻ em, quần áo nỷ, dạ, hàng dệt kim Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là doanh nghiệp hoạt động đa nghành.  Sản xuất bông tấm.  Sản xuất túi PE  Sản xuất thùng carton  Gia công trần bông.  Thêu công nghiệp  Giặt công nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cũng như các công ty khác có phát hành cổ phiếu, hàng quý công ty đều công bố các báo cáo tài chính lên hệ thông websize của công ty để những nhà đầu tư, khách hàng( những người quan tâm đến tình hình tài chính của công ty ) có thể theo dõi.
  • 19.
  • 20. Hình 2.2: Bảng cân đối kế toán Hình 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 năm 2014
  • 21. Hình 2.4: Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV năm 2013. Lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty quý IV năm 2013 là 394330703 đồng. Lợi nhuận sau thuế quý IV năm 2014 là 14057216474 đồng. Năm 2014 lợi nhuận sau thuế tăng 10113885771 đồngso với năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng lợi nhuận sau thuế chính là: - Doanh thu tiêu thụ tăng 48% so với cùng kỳ năm 2013. - Chi phí tài chính giảm trên 3% do lãi suất ngân hàng thay đổi. - Về công tác quản trị, các phần mềm quản lý đơn hàng,sản xuất kỹ thuật,chất lượng…đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng do đó tiết kiệm được thời gian và chi phí. - Ngoài ra việc thực hiện tiết kiệm chi phí đồng bộ từ đầu năm đến cuối năm nên chi phí quản lý của doanh nghiệp cũng giảm trên 1,5%. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh:
  • 22. Hình 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG- Thái Nguyên  Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý - Tổng giám đốc của công ty: Là người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật, công ty và tập thể lao động. - Giám đốc chi nhánh: là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoat động của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước pháp luật, chi nhánh công ty và tập thể lao động - Công ty có phó giám đốc giúp đỡ việc quản trị, điều hành, giám sát mọi hoạt động kinh doanh của công ty. - Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá các hoạt động kinh doanh đối với các nhà cung cấp nhằm đạt được mục tiêu có nguồn hàng ổn định, chất lượng tốt, đồng thời tối thiểu hóa chi phí. Giám đốc chi nhánh Tổng giám đốc Chủ tịch HĐQT Phòng kế toán Phòng thiết kế Phòng kinh doanh Phòng marketing Phòng quản lý
  • 23. - Phòng kinh doanh: Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động tiếp thị, tìm kiếm khách hàng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu về doanh số, thị phần. - Phòng quản lý: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, tham mưu cho giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý. - Phòng phân tích thiết kế: Có nhiệm vụ phân tích số liệu, xây dựng các kế hoạch và thiết kế các dự án, ước lượng cầu từng mặt hàng cụ thể của công ty trong dài hạn và ngắn hạn. - Phòng maketing: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. - Đứng đầu công ty là hội đồng quản trị, sau đó đến tổng giám đốc trực tiếp phân quyền cho phó tổng giám đốc và các phòng ban. Công ty có cách bố trí các phòng ban riêng biệt có ưu điểm là tạo nên tính độc lập giữa các phòng ban, hạn chế những tác động gây cản trở do mỗi phòng ban có những chức năng nhiệt vụ riêng biệt, công việc của từng người riêng biệt khác nhau. 2.2 Phân tích,thiết kế hệ thống. - Hệ thống là một tập hợp các phần tử có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động cho một mục tiêu nào đó. - Phân tích hệ thống từ hai phương diện: + Phân tích hệ thống về mặt chức năng. + Phân tích hệ thống về mặt dữ liệu. - Sử dụng phương pháp phân tích Top - Down (phân tích từ trên xuống). Kỹ thuật "Phân tích từ trên xuống" là tiến hành sự phân tích chức năng bằng cách đi dần từ mô tả tổng thể đến những mô tả chi tiết thông qua nhiều mức. Sự dịch chuyển từ một mức tới một mức tiếp theo thực chất là sự phân dã mỗi chức năng ở mức trên thành một số chức năng con ở mức dưới. Vậy đây là quá trình triển khai theo một cây và phương pháp này gọi là phương pháp phân tích có cấu trúc. 2.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng * Biểu đồ phân cấp chức năng (BDF):là một sơ đồ hình học dùng để mô tả sự phân rã có thứ bậc các chức năng của hệ thống từ đại thể đến chi tiết. Mỗi nút trong biểu đồ là
  • 24. một chức năng, các chức năng này có quan hệ bao hàm với nhau và chúng được nối với nhau bằng các cung để tạo nên một cấu trúc cây. Biểu đố phân cấp chức năng (BDF) là công cụ khởi đầu do công ty IBM phát triển. Nó diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng của hệ thống từ đại thể đến chi tiết. Mỗi chức năng có thể gồm nhiều chức năng con, và mỗi nút trong biểu đồ diễn tả một chức năng con. Quan hệ duy nhất giữa các chức năng được biểu diễn bới các cung nối liền các nút quan hệ bao hàm. Như vậy BDF tạo thành cấu trúc cây chức năng. Việc phân tích liệt kê các chức năng có dạng như sau: nút gốc, là chức năng tổng quát của hệ thống. Các mức tiếp theo được phân rã (Decomposition) tiếp tục và mức cuối cùng là chức năng nhỏ nhất không phân rã được nữa. * Mục đích của biểu đồ phân cấp chức năng -Xác định phạm vi mà hệ thống cần phân tích -Tiếp cận logic tới hệ thống mà trong đó các chức năng được làm sáng tỏ để sử dụng cho các mô hình sau này. Từ việc phân tích cụ thể các yêu cầu của bài toán, nếu có hệ thống chỉ bao gồm một chức năng tổng thể và xét tới sự trao đổi thông tin giữa các thực thể với hệ thống và ngược lại, ta sẽ có mô hình chung của hệ thống vào gọi là biểu đồ luồng luồng dữ liệu mức đỉnh và mức dưới đỉnh tương ứng với các chi tiết của hệ thống. Qua phân tích các thông tin đầu vào, thông tin đầu ra và các thông tin cần thiết có liên quan đến hệ thống, ta có thể xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng như sau:
  • 25. * Biểu đồ phân cấp chức năng * Phương thức hoạt động của các chức năng - Chức năng cập nhập: Chức năng này có thể thực hiện các yêu cầu sau: Cập nhật các yêu cầu về báo cáo kết quả kinh doanh trong đó lưu các thông tin : lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế, lãi cơ bản trên cổ phiếu,... của công ty. -Chức năng tính chỉ số sinh lợi: Chức năng này giúp nhân viên có thể tính toán được các chỉ số sinh lợi ROA, ROE, ROCE, ROTC. Qua kết quả tính được là các chỉ số sẽ giúp người nhân viên kinh doanh đưa ra được các nhận định về kết quả sinh lợi của doanh nghiệp, từ đó định ra hướng kinh doanh phát triển cho doanh nghiệp và lập báo cáo kết quả kinh doanh cho cấp trên. -Chức năng báo cáo: Chức năng này cho phép tổng hợp các thông tin, số liệu từ chức năng cập nhập và tính chỉ số sinh lợi để lập ra bản báo cáo phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi, thể hiện khả năng hoạt động kinh doanh, doanh thu của công ty
  • 26. cung cấp cho nhà lãnh đạo để đưa ra nhận định phát triển của công ty trong thời gian tiếp theo. 2.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu(DFD) * Biểu đồ luồng dữ liệu (DFD-Data Flow Diagram ):Là một sơ đồ hình học nhằm diễn tả các luồng tài liệu thông qua các chức năng của hệ thống. * Mục đích của biểu đồ luồng dữ liệu: Chỉ ra cách thông tin chuyển từ một quá trình hay một chức năng này sang một chức năng khác trong hệ thống. * Các chú ý khi xây dựng một DFD Để xây dựng một DFD người ta dựa vào biểu đồ chức năng nghiệp vụ và sơ đồ ngữ cảnh. Sử dụng BFD để xác định các tiến trình theo từng mức cho DFD. Bởi vì BFD được thực hiện phân rã thành các mức nên nó dùng để chỉ ra các mức tương ứng trong DFD. Sử dụng sơ đồ ngữ cảnh để nhận dạng ra được các luồng dữ liệu vào và ra hệ thống, các tác nhân ngoài của hệ thống. Tuy nhiên đê kiểm tra tính đúng đắn của các thành phẩm trong một DFD cần phải dựa vào các đặc trưng dưới đây. * Tiến trình xây dựng một DFD -Không một tiến trình nào chỉ có cái vào mà không có cái ra. Nếu một đối tượng nào đó mà chỉ có cái vào thì đó có thể là một tác nhân (đích-thu nhận thông tin). - Không một tiến trình nào chỉ có cái ra mà không có cái vào. Nếu một đối tượng nào đó mà chỉ có cái ra thì đó có thể là một tác nhân (nguồn-phát sinh thông tin). - Cái vào của một tiến trình phải khác với cái ra của tiến trình đó. - Tên một tiến trình phải là một mệnh đề chỉ hành động. Các thành phần của biểu đồ: Mỗi biểu đồ luồng gồm 4 thành phần Bảng 2.1: Các thành phần của biểu đồ DFD Tên thành phần Ký hiệu biểu diễn Chức năng xử lý Hoặc Luồng dữ liệu (1 chiều, 2 chiều)
  • 27. Kho dữ liệu Tác nhân ngoài * Chức năng xử lý - Khái niệm: Chức năng xử lý là chức năng biểu đạt các thao tác, nhiệm vụ hay tiến trình xử lý nào đó. Tính chất quan trọng của chức năng biển đổi thông tin, nó phải làm thay đổi thông tin dữ liệu vào theo một cách nào đó như tổ chức lại thông tin, bổ sung thông tin hặc tạo ra thông tin mới. - Biểu diễn: Đường tròn hay ô van, trong đó có ghi nhãn (tên) của chức năng. - Nhãn (tên) chức năng: Phải là một động từ, có thêm bổ ngữ nếu cần, cho phép hiểu một cách vắn tắt chức năng làm gì. Ví dụ: Cập nhật, Báo cáo. * Luồng dữ liệu - Khái niệm: Luồng dữ liệu là luồng thông tin vào hay ra của một chức năng xử lý. Ví dụ: Mọi luồng dữ liệu là phải vào hay ra một chức năng nào đó. Vậy trong hai đầu vào của một luồng dữ liệu (đầu đi, đầu đến) ít nhất phải có một đầu dính tới một chức năng. - Biểu diễn: Bằng mũi tên có hướng, trên đó có ghi tên nhã là tên luồng thông tin mang theo. Mũi tên chỉ hướng của luồng thông tin. - Nhãn (tên) luồng dữ liệu: Vì thông tin mang trên luồng nên tên phải là một danh từ cộng với tính từ nếu cần, cho phép hiểu vắn tắt nội dung của dữ liệu được chuyển giao. * Kho dữ liệu - Khái niệm: Kho dữ liệu là các thông tin cần lưu giữ lại trong một khoảng thời gian, để sau đó một hay một vài chức năng xử lý hoặc tác nhân trong sử dụng - Biểu diễn: Kho dữ liệu được biểu diễn bằng cặp đoạn thẳng song song nằm ngang, kẹp giữa là tên của kho dữ liệu. - Nhãn (tên) kho dữ liệu: Tên của kho dữ liệu phải là một danh từ cộng với tính từ nếu cần, cho phép hiển thị vắn tắt nội dung của dữ liệu được lưu giữ.
  • 28. * Tác nhân ngoài - Khái niệm: Tác nhân ngoài còn được gọi là đối tác (External Entities), là một người hay một nhóm hay một tổ chức ở bên ngoài lĩnh vực nghiên cứu của hệ thống nhưng có một số hình thức tiếp xúc, trao đổi thông tin với hệ thống. Sự có mặt của các nhân tố bên này trên sơ đồ chỉ ra giới hạn của hệ thống và định rõ mối quan hệ của hệ thống với thế giới bên ngoài. - Biểu diễn: Tác nhân ngoài biểu diễn bằng hình chữ nhật có gán nhãn. -Nhãn (tên) tác nhân ngoài: Được xác định bằng danh từ kèm theo tính từ nếu cần thiết. * Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh * Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
  • 29. Biểu đồ luồng mức đỉnh *Biểu đồ luồng mức dưới đỉnh của chức năng cập nhập
  • 30. Biểu đồ luồng mức dưới đỉnh của chưc năng cập nhập. Biểu đồ mức dưới đỉnh của chưc năng báo cáo.
  • 31. Chương 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3.1. Nhu cầu ứng dụng tinhọc hóa trong công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên. Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG Thái Nguyên là một trong những công ty lớn có tiềm lực mạnh về kinh tế. Do đó những nhà quản lý công ty họ luôn mong muốn biết được tiềm lực tài chính của công ty mình như thế nào để họ có thể có những kế hoạch cũng như những giải pháp phù hợp để có thể đưa chi nhánh phát triển. TNG là một công ty có lượng nhà đầu tư lớn, không chỉ những nhà đầu tư trực tiếp vào công ty mà họ còn đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu do công ty phát hành. Các nhà đầu tư họ luôn mong mỏi biết được với số tiền họ đầu tư vào công ty thì họ sẽ được bao nhiêu lợi nhuận và nó có được như họ mong muốn hay không? Từ năm 2007 công ty TNG đã bước đầu đầu tư vào công tác xây dựng hệ thống giải pháp phần mềm ERP( phần mềm quản trị doanh nghiệp), đặc biệt trong năm 2015 công ty tiếp tục nâng cấp họ thống phần mềm và mở thêm nhiều phân hệ trong hệ thống phần mềm nữa. Hiện nay công ty có 16 phân hệ trong hệ thống phần mềm ERP. Tùy nhiên trong 16 phân hệ đó lại không có phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp Từ những nhu cầu trên cần thiết xây dựng phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp. 3.2. Xây dựng chương trình 3.2.1. Giao diện chính của chương trình Hình 3.1: Giao diện chính của chương trình
  • 32. Giao diện này dùng để giúp người dùng có thể đến các giao diện chi tiết khác của chương trình. Từ giao diện chính ta có thể thấy các chức năng trong chương trình. Chương trình gồm các chức năng chính như: Cập nhật, tìm kiếm, tính chỉ số, phân tích và báo cáo. 3.2.2. Một số giao diện trong chương trình Hình 3.2: Giao diện báo cáo kết quả kinh doanh Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin về báo cáo kết quả kinh doanh + Cung cấp cho ta những dữ liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. + Là cơ sở để lấy dữ liệu thực hiện tính chỉ số sinh lợi. Hình 3.3: Giao diện bảng báo cáo chỉ số sinh lợi. Giao diện này có thông báo về các chỉ số sinh lợi của doanh nghiệp, cho ta thấy một nét tổng quát nhất về khả năng sinh lợi của các nhóm chỉ số : tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn, tỷ suất lợi nhuận từ kinh doanh trên vốn chủ sở hữu,...
  • 33. Hình 3.4: Giao diện biểu đồ từ bảng báo cáo chỉ số sinh lợi Giao diện này thể hiện một cách trực quan về các thông số của các nhóm chỉ số sinh lợi bằng biểu đồ cột ghép, thể hiện sự biến đổi của các nhóm chỉ số qua các quý. Hình 3.5 Giao diện bảng phân tích tình hình tài chính. Giao diện cung cấp về những kết quả phân tích được qua các nhóm chỉ số sinh lời về khả năng kinh doanh, sinh lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
  • 34. KẾT LUẬN Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài thực tập tốt chuyên ngành, em đã nghiên cứu được một số nội dung chính sau: Một là, đề tài đã hệ thống được một số cơ sở lý thuyết căn bản về ngôn Microsoft excel. Nêu bật được những khái niệm, thành phần cơ bản, những hàm hay sử dụng trong lập trình và được ứng dụng rộng rãi vào các chương trình. Qua đó, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của excel. Và sử dụng ngôn ngữ sao cho có hiệu quả nhất. Hai là, đề tài đã hệ thống lại những kiến thức cơ bản chúng em được học trong chương trình. Đặc biệt chú trọng vào các môn học như kế toán, phát triển hệ thống thông tin kinh tế, giúp em nắm vững được những kiến thức đã học và có cơ hội được vận dụng vào thực tiễn. Ba là, xác định rõ phương hướng giải quyết các bài toán về,phân tích các thông tin đầu ra, đầu vào và các bước tiến hành xây dựng chương trình đồng thời xây dựng đươc chương trình phân tích tình hình tài chính trong doanh ngiệp. Qua việc phân tích, đánh giá và xây dựng chương trình thử nghiệm. Em hy vọng có thể hiểu rõ hơn những kiến thức về phân tích tình hình tài chính và những cách giải quyết bài toán bằng những ứng dụng Microsoft excel. Từ đó, đưa những bài toán vào thử nghiệm xây dựng nhiều chương trình khác nhau với Microsoft excel Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, vì vậy chương trình không thể tránh khỏi những hạn chế và sai xót nhất định. Thiếu thông tin cần thiết trong quá trình hoàn thành chương trình. Thiếu hình ảnh bổ xung trong từng giao diện cụ thể. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các giao diện Trong thời gian tới để áp dụng thực tế chương trình cần được hoàn thiện các chức năng sau: Thiết lập một cơ sở dữ liệu đầy đủ phục vụ cho chương trình phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Bổ sung hình ảnh trong từng giao diện nhập liệu của chương trình.
  • 35. Sửa đổi giao diện phù hợp với công tác phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Để chương trình có thể áp dụng trong thực tế một cách rộng rãi, chương trình cần thiết bổ xung một số tính năng: - Cập nhật hồ sơ nhân viên chặt chẽ với số lượng lớn. - Phân ra nhiều đối tượng quản lý để thuận tiện cho công tác quản lý hơn. - Quản lý người sử dụng chặt chẽ hơn để tăng tính bảo mật của chương trình. - Thống kê, báo cáo, tìm kiếm dễ dàng hơn cho người quản lý. Ngoài ra có thể hoàn thiện chương trình hơn cả về nội dung và hình thức. - Xây dựng chương trình theo hướng tích hợp đầy đủ các ngôn ngữ để có được một chương trình quản lý tổng thể nhất.
  • 36. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Văn Ba (2006), Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2].Thạc Bình Cường (2001), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý, NXB Đại học Bách Khoa Hà Nội. [3]. Tô Văn Nam (2006), Giáo trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý, Nhà xuất bản Giáo dục. [5]. Huỳnh Bá Học (2004), Giáo trình giáo trình phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.