SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGHÀNH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA
TAN G7 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG NGUYÊN TẠI
HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn 1: ThS. Trần Thu Phương
Giáo viên hướng dẫn 2: ThS. Nguyễn Thu Hằng
Lớp : Tin học kinh tế - K12A
Sinh viên thực hiện : Nông Thu Hiền
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2016
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
Chương 1...............................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ CẦU VÀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7..............................................3
1.1.Những vấn đề cơ bản về cầu........................................................................................3
1.1.1.Cầu và các khái niệm liên quan..............................................................................3
1.1.2.Cầu cá nhân và cầu thị trường...............................................................................4
1.1.3.Các yếu tố tác động đến lượng cầu .......................................................................4
1.2.Giới thiệu về sản phẩm cà phê hòa tan G7...................................................................6
1.3.Giới thiệu Microsoft Excel.............................................................................................7
1.3.1.Excel là gì ?............................................................................................................7
1.3.2.Các thành phần của Excel......................................................................................7
Chương 2.............................................................................................................................10
KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA
CÔNG TY TRUNG NGUYÊN...............................................................................................10
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Trung Nguyên.............................................................10
Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của tập đoàn Trung Nguyên......................................................10
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Trung Nguyên.............................................11
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty cổ phần Trung Nguyên................12
2.2. Tình hình tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội năm 2014 và năm 2015
..........................................................................................................................................12
2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty
cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội......................................................................13
2.3.1.Nhân tố khách quan.............................................................................................13
2.3.2.Các nhân tố chủ quan..........................................................................................15
2.3.3.Các doanh nghiệp cạnh tranh trong nghành cà phê và cường độ cạnh tranh của
các doanh nghiệp..........................................................................................................16
2.4.Phân tích cầu..............................................................................................................17
2.4.1.Khái niệm và sự cần thiết của phân tích cầu........................................................17
2.4.2.Các phương pháp phân tích cầu..........................................................................17
2.5.Dự báo cầu.................................................................................................................20
2.5.1.Khái niệm về dự báo, dự báo cầu .......................................................................20
2.5.2.Sự cần thiết của dự báo cầu................................................................................20
2.5.3.Các phương pháp dự báo cầu.............................................................................21
Phương pháp hồi quy tuyến tính..................................................................................22
Hình 2.4. Lưu đồ thuật toán phương pháp hồi quy tuyến tính..............................................24
Phương pháp điều hòa mũ............................................................................................25
Hình 2.5. Lưu đồ thuật toán phương pháp san bằng mũ......................................................26
Phương pháp trung bình động giản đơn.......................................................................27
Hình 2.6. Lưu đồ thuật toán phương pháp Trung bình động giản đơn.................................29
2.5.4. Quy trình dự báo.................................................................................................29
2.5.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu cà phê hòa tan G7 Trung Nguyên......................31
2.5.6.Một số kết luận rút ra ...........................................................................................32
2.5.7.Tăng cường hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm..................................................................33
2.6.Dự báo cầu về sản lượng cà phê G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn
Hà Nội năm 2016..............................................................................................................34
2.7.Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên địa bàn Hà Nội trong thời
gian tới..............................................................................................................................34
Chương 3.............................................................................................................................37
CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7
CỦA TRUNG NGUYÊN........................................................................................................37
3.1. Mô tả bài toán............................................................................................................37
3.2. Giải quyết bài toán.....................................................................................................37
KẾT LUẬN............................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................41
.............................................................................................................................................42
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
Chương 1...............................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ CẦU VÀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7..............................................3
Chương 2.............................................................................................................................10
KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA
CÔNG TY TRUNG NGUYÊN...............................................................................................10
Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của tập đoàn Trung Nguyên......................................................10
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Trung Nguyên.............................................11
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty cổ phần Trung Nguyên................12
Hình 2.4. Lưu đồ thuật toán phương pháp hồi quy tuyến tính..............................................24
Hình 2.5. Lưu đồ thuật toán phương pháp san bằng mũ......................................................26
Hình 2.6. Lưu đồ thuật toán phương pháp Trung bình động giản đơn.................................29
Chương 3.............................................................................................................................37
CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7
CỦA TRUNG NGUYÊN........................................................................................................37
KẾT LUẬN............................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................41
.............................................................................................................................................42
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay hàng ngoại ngập tràn trên thị trường Việt Nam, cà phê cũng không nằm
ngoài số đó. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil
nhưng chúng ta xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô. Trước Nescafe là hãng chiếm thị phần
lớn nhất trên thị trường cà phê hòa tan với 55,95% thị phần, Vinacafe chiếm 38,45%
thị phần, số còn lại chia nhỏ cho các nhãn hiệu cà phê nhập khác. Thế nhưng sau khi
G7 nhập cuộc thì cục diện đã có sự thay đổi rất lớn: Nescafe chỉ chiếm 39% thị phần,
Vinacafe chỉ chiến 31% thị phần, G7 leo lên đến 27% thị phần. Tuy bước đầu gặp
được nhiều thành công nhưng G7 cần phải vươn xa hơn nữa, đưa thương hiệu G7 của
Trung Nguyên trở thành một thương hiệu cà phê hòa tan nổi tiếng không những ở
trong nước mà được cả thế giới biết đến. Trong đó tìm hiểu rõ được các nhân tố tác
động đến lượng tiêu thụ cafe là một nhân tố quan trọng quyết định thành bại của
thương hiệu cafe hòa tan G7 của Trung Nguyên.
Qua học tập và nghiên cứu một số tài liệu, em đã chọn đề tài “Phân tích dự báo
cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên tại Hà
Nội”.
2. Mục tiêu
Nghiên cứu vấn đề này giúp em hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về cầu và
ước lượng cầu cũng như các nhân tố tác động đến cầu. Trên cơ sở đó nghiên cứu và
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu và dự báo cầu về cà phê hòa tan G7 của
Trung Nguyên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Cầu về cà phê hòa tan G7 của công ty cổ
phần Trung Nguyên
- Phạm vi nghiên cứu là trên địa bàn Hà Nội
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề xuất các phương án đánh giá mức độ ổn định và biến dạng của cầu
- Đề xuất các phương án xác định sự thay đổi chuyển dịch của cầu
1
- Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá độ ổn định và các yếu tố phù hợp với cầu
- Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để định hướng các thiết kế, các trạng thái
có thể xảy ra.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu : thu thập số liệu thứ cấp
Nghiên cứu dựa vào khai thác về số liệu mức thu nhập dân cư của người Hà
Nội và mức tiêu thụ cà phê G7 trên địa bàn Hà Nội. Từ hai bộ số liệu này đưa ra
kết luận nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích dữ liệu
Sử dụng mô hình kinh tế lượng: Các công cụ kinh tế lượng trước hết sử dụng
được để phân tích tình hình tiêu thụ cà phê G7.
Phương pháp tổng hợp thống kê: Được sử dụng để khai thác số liệu điều tra
mức tiêu thụ cà phê G7 ở thành phố Hà Nội.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu kết luận tài liệu tham khảo đề tài của em gồn 3 chương
Chương 1 : Tổng quan về cầu và sản phẩm cà phê hòa tan G7
Chương 2 : Khảo sát, phân tích và dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7
của công ty Trung Nguyên.
Chương 3 : Chương trình thực nghiệm dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan
G7 của Trung Nguyên.
Do thời gian thực tập còn ít và trình độ của bản thân em còn hạn chế, nên bài
báo cáo của em không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Em mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để em hoàn thiện tốt hơn.
Em rất biết ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Thu Phương và cô Nguyễn
Thu Hằng cùng các thầy, cô giáo trong khoa để em hoàn thành đề tài này.
2
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ CẦU VÀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7
1.1. Những vấn đề cơ bản về cầu
1.1.1. Cầu và các khái niệm liên quan
 Nhu cầu
Nhu cầu tiêu dùng là sự mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người trong
việc tiêu dùng sản phẩm và trong các hoạt động diễn ra hàng ngày.
 Cầu
Cầu phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả
năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn xác định (khi các yếu tố khác
là không đổi).
 Lượng cầu
Lượng cầu là lượng hàng hóa hay dich vụ mà người mua mong muốn và có khả
năng mua trong một giai đoạn nhất định, tại một mức giá xác định trong điều kiện các
yếu tố khác là không đổi.
Cầu là tập hợp lượng cầu ở các mức giá khác nhau.
 Biểu cầu
Biểu cầu là một bảng mô tả mỗi quan hệ giữa số lượng hàng hóa mà người mua có
khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong thời gian nhất định(các
yếu tố khác không đổi).
 Luật cầu
Giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi, khi giá của hàng hóa hay dịch vụ
tăng lên sẽ làm cho lượng cầu của hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại.
3
 Đường cầu
Đường cầu của hàng hóa thông thường là một đường dốc thể hiện mỗi quan hệ tỷ
lệ nghịch giữa giá và lượng cầu, khi giá tăng thì lượng cầu giảm và khi giá giảm thì
lượng cầu tăng, đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cầu.
 Hàm cầu
Hàm cầu cho biết lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả
năng mua tại các mức giá khác nhau khi các yếu tố khác không đổi.
1.1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường
- Cầu hàng hóa của cá nhân là cầu về hàng hóa của từng cá nhân
- Cầu thị trường là tổng hợp tất cả các cầu cá nhân
1.1.3. Các yếu tố tác động đến lượng cầu
 Giá cả của bản thân
Giá cả bản thân hàng hóa là nhân tố quan trọng quyết định đến cầu hàng hóa đó.
Đối với hàng hóa thông thường, khi giá của bản thân hàng hóa tăng sẽ làm cho cầu
hàng hóa giảm và ngược lại.
 Thu nhập của người tiêu dùng(I)
Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng mua gì
và bao nhiêu đối với người tiêu dùng. Do vậy mà thu nhập là yếu tố cơ bản để xác
định cầu.
Đối với hàng hóa thông thường và hàng hóa cao cấp khi thu thập tăng sẽ làm cho
cầu và hàng hóa tăng và ngược lại.
Đối với hàng hóa thứ cấp thì thu nhập tăng sẽ làm cho cầu và hàng hóa giảm.
Mức độ nhạy cảm của thay đổi về lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập của
người mua thay đổi gọi là độ co dãn của cầu theo thu nhập.
4
 Giá cả của hàng hóa liên quan.
Lượng cầu không chỉ chịu tác động từ gía cả chính hàng hóa đó mà còn tùy giá cả
hàng hóa khác. Giả định các yếu tố khác là không thay đổi.
Lượng cầu về một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng thay thế của
nó hạ xuống.
Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm khi giá của những mặt hàng bổ sung tăng lên.
Mức độ nhạy cảm khi thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả các mặt
hàng khác thay đổi, gọi là độ co dãn của nhu cầu theo giá cả.
 Thị hiếu của người tiêu dùng
Giả định các yếu tố khác không đổi, khi người tiêu dùng thay đổi sở thích của
mình đối với một mặt hàng nào đó thì lượng cầu của hàng hóa đó cũng thay đổi theo.
 Số lượng người tiêu dùng (N)
Số lượng người tiêu dùng hay quy mô thị trường là một trong những nhân tố quan
trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng. Thị trường tiềm năng càng nhiều người tiêu
dùng thì lượng cầu càng lớn.
 Kỳ vọng về giá cả của hàng hóa trong tương lai
Kỳ vọng là mong đợi về sự thay đổi giá cả của hàng hóa, giá của các tố sản xuất,
chính sách thuế...đều có ảnh hưởng đến cầu của hàng hóa và dịch vụ
Đó là những dự đoán, dự báo trong tương lai và người tiêu dùng tin tưởng vào
những dự đoán, dự báo đó. Nếu dự báo rằng giá của hàng hóa đó trong tương lai tăng
thì sẽ làm cầu hiện tại hàng hóa đó tăng vì người tiêu dùng tránh mua hàng hóa đó cao
trong tương lai và ngược lại.
 Dân số
5
Dân số hay số lượng người mua cũng ảnh hưởng tới cầu hàng hóa hay dịch vụ. Số
lượng người mua sẽ tăng làm cầu hàng hóa hay dịch vụ tăng và ngược lại.
 Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố tác động đến cầu đã nói trên thì còn có một số yếu tố khác như:
Thời tiết đối với hàng hóa mang tính thời vụ như quần áo mùa đông, mùa hè...
Quảng cáo sẽ làm người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty từ đó sẽ làm cho
nhu cầu về hàng hóa đó tăng và lượng cầu tăng, quảng cáo là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định đến lượng tiêu thụ hàng hóa.
1.2. Giới thiệu về sản phẩm cà phê hòa tan G7
- G7 là sản phẩm cà phê hòa tan duy nhất được chọn phục vụ các nguyên thủ
quốc gia tại ASEM 5. Thích hợp khi uống với đá. Cà phê hòa tan G7 hội tụ
những yếu tố đặc biệt nhất thế giới: Nguyên liệu tốt nhất, công nghệ sản xuất
hiện đại, bí quyết Phương Đông độc đáo.
- G7 Cappuccino Chocolate được chắt lọc tinh túy từ những hạt cà phê ngon nhất
Buôn Ma Thuột kết hợp kem và các nguyên liệu cao cấp khác, cộng với bí
quyết độc đáo của Trung Nguyên, mang đến những người đam mê cà phê một
loại cà phê hòa tan G7 Cappuccino Chocolate được pha chế theo phong cách Ý.
- G7 sản phẩm của cà phê Trung Nguyên, một thương hiệu cà phê nổi tiếng của
Việt Nam. Cà phê hòa tan G7 đã góp phần đáng kể trong việc phân chia lại thị
phần ngành. Trung Nguyên cũng đang xây dựng nhà máy giá trị hàng trục triệu
USD để phát triển tiếp dòng sản phẩm này
- G7 không chỉ là một sản phẩm, một thương hiệu cà phê hòa tan mà G7 còn là
một minh chứng cho một khát vọng lớn, một lối tư duy đột phá, sự sẵn sàng đối
đầu và cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu đến từ các công ty đa quốc gia
bằng chính tinh thần quật khởi và sự thông minh và mưu trí của người Việt
mới. Sản phẩm cà phê hòa tan G7 chính là sự hội tụ của những gì tốt nhất, đặc
biệt nhất của thế giới. Cà phê được thu mua từ những vùng nguyên liệu tốt
6
nhất, công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới kết hợp với những bí quyết
pha chế huyền bí Phương Đông. Công nghệ hiện đại và duy nhất chỉ có trong
quá trình sản xuất ra G7 đó là khả năng chiết xuất độc đáo chỉ lấy những phần
tinh túy nhất chỉ có trong từng hạt cà phê để cho ra đời sản phẩm cà phê hòa
tan với hương vi khác biệt, đậm đặc và đầy quyến rũ. Chính những đặc biệt
trên và đang tạo nên sự khác biệt riêng cho cà phê hòa tan G7 mà không một
sản phẩm nào trên thị trường có được.
1.3. Giới thiệu Microsoft Excel
1.3.1. Excel là gì ?
Microsoft Excel là một phần mềm hay là một chương trình ứng dụng, mà khi
chạy chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta
dễ dàng hơn trong việc thực hiện:
- Tính toán đại số, phân tích dữ liệu
- Lập bảng biểu báo cáo, tổ chức danh sách
- Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau
- Vẽ đồ thị và các sơ đồ
- Tự động hóa các công việc bằng các macro
Và nhiều ứng dụng khác để giúp chúng ta có thể phân tích nhiều loại hình bài toán
khác nhau.
Excel 2007 dùng định dạng tập tin mặc định là “.XLSX” (dựa trên chuẩn XML
giúp việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng được dễ dàng hơn) thay cho định
dạng chuẩn trước đây là “.XLS”.
1.3.2. Các thành phần của Excel
Workbook: Trong Excel, một workbook là một tập tin mà trên đó bạn làm việc
(tính toán, vẽ đồ thị, …) và lưu trữ dữ liệu. Vì mỗi workbook có thể chứa nhiều sheet
(bảng tính), do vậy bạn có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thông tin có liên quan với
nhau chỉ trong một tập tin (file). Một workbook chứa rất nhiều worksheet hay chart
sheet tùy thuộc vào bộ nhớ máy tính của bạn.
7
Worksheet: Còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ và làm việc với dữ liệu, nó còn
được gọi là bảng tính. Một worksheet chứa nhiều ô (cell), các ô được tổ chức thành các
cột và các dòng. Worksheet được chứa trong workbook. Một Worksheet chứa được
16,384 cột và 1,048,576 dòng (phiên bản cũ chỉ chứa được 256 cột và 65,536 dòng).
Chart sheet: Cũng là một sheet trong workbook, nhưng nó chỉ chứa một đồ thị.
Một chart sheet rất hữu ích khi bạn muốn xem riêng lẻ từng đồ thị. Sheet tabs: Tên của
các sheet sẽ thể hiện trên các tab đặt tại góc trái dưới của cửa sổ workbook. Để di
chuyển từ sheet này sang sheet khác ta chỉ việc nhấp chuột vào tên sheet cần đến trong
thanh sheet tab.
Nút lệnh Office chứa các lệnh rất thường hay sử dụng như tạo tập tin mới, mở tập
tin, lưu tập tin, … và danh mục các tập tin đã mở trước đó. Nút lệnh Office giống như
thực đơn File của các phiên bản trước.
Chúng ta có thể chế biến thành các lệnh truy cập nhanh chứa các lệnh mà ta hay sử
dụng nhất. Nhấn vào để mở danh mục các lệnh và vào các lệnh cần cho hiện lên
thanh lệnh truy cập nhanh. Nếu các nút lệnh ở đây còn quá ít bạn có thể nhấn chọn
More Commands… để mở cửa sổ điều chế thanh lệnh truy cập nhanh.
Ribbon: Excel 2010 thay đổi giao diện người dùng từ việc sử dụng các thanh thực
đơn truyền thống thành các cụm lệnh dễ dàng truy cập được trình bày ngay trên màn
hình gọi là Ribbon. Có các nhóm Ribbon chính: Home, Insert, Page Layout, Formulas,
Data, Reviews, View, Developer, Add-Ins.
Home: Là nơi chứa các nút lệnh được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm
việc như: cắt, dán, sao chép, định dạng tài liệu, các kiểu mẫu có sẵn, chèn hay xóa
dòng hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm, lọc dữ liệu,…
Insert: Chèn các loại đối tượng vào bảng tính như: bảng biểu, vẽ sơ đồ, đồ thị, ký
hiệu, …
Page Layout: Chứa các nút lệnh về việc hiển thị bảng tính và thiết lập in ấn.
Formulas: Chèn công thức, đặt tên vùng (range), công cụ kiểm tra theo dõi công
thức, điều khiển việc tính toán của Excel.
8
Data: Các nút lệnh thao đối với dữ liệu trong và ngoài Excel, các danh sách, phân
tích dữ liệu,…
Review: Các nút lệnh kiễm lỗi chính tả, hỗ trợ dịch từ, thêm chú thích vào các ô,
các thiết lập bảo vệ bảng tính.
View: Thiết lập các chế độ hiển thị của bảng tính như: phóng to, thu nhỏ, chia
màn hình, …
Developer: Tab này mặc định được ẩn vì nó chỉ hữu dụng cho các lập trình viên,
những người có hiểu biết về VBA. Để mở nhóm này nhấn vào nút Office >Excel
Options>Popular>Chọn Show Developer tab in the Ribbon.
Add-Ins: Tab này chỉ xuất hiện khi Excel mở một tập tin có sử dụng các tiện ích
bổ sung, các hàm bổ sung.
Sử dụng thực đơn ngữ cảnh (shortcut menu)
Khi muốn thực hiện một thao tác nào đó trên đối tượng (ô, vùng, bảng biểu, đồ thị,
hình vẽ…) trong bảng tính, bạn hãy nhấp phải chuột lên đối tượng đó. Lập tức một
thanh thực đơn hiện ra chứa các lệnh thông dụng có thể hiệu chỉnh hay áp dụng cho
đối tượng mà bạn chọn
9
Chương 2.
KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA
TAN G7 CỦA CÔNG TY TRUNG NGUYÊN
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Trung Nguyên
Trung Nguyên là một tập đoàn của Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chủ đạo
là sản xuất và phân phối cà phê đã chế biến. Hiện tập đoàn này có 6 thành viên, đó là:
Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, Công
ty trách nhiệm hữu hạn cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
G7, Công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và Công ty liên doanh Vietnam Global
Gateway.
Ra đời và giữa năm 1996 – Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của
Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà
phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Hiện nay Trung
Nguyên đang thực hiện các mục tiêu thống trị thị trường nội địa và chinh phục thị
trường thế giới: dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, đầu tư về nganh và phát
triển hệ thống nhượng quyền trong và thế giới.
 Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của tập đoàn Trung Nguyên
10
Công ty cổ phần Trung Nguyên
Công ty
cổ phần
thương
mại và
dịch vụ
G7
Công ty
liên
doanh
Vietnam
Global
Gatway
Công ty
cổ phần cà
phê hòa
tan Trung
Nguyên
Công ty
truyền
thông bán
lẻ Nam
Việt
Công ty
TNHH
cà phê
Trung
Nguyên
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Trung Nguyên
11
Giám đốc
Phó giám
đốc
Phòng
kinh
doanh
Phòng
truyền
thông
Phòng
hành
chính
Phòng
quản lý
dự ánQuản lý nhân sựKế toán tổng hợp Quan hệ công chúngThương hiệuHoạt động xã hội Quản lý chất lượngTriển khai hệ thống Tư vấn dịch vụSales
Chăm sóc
khách hàng
Hội đồng
quản trị
Tổng giám
đốc
HT kiểm tra
nội bộ
Các phòng
chuyên môn
Kế toán
trưởng
Phó tổng
giám đốc
Ban kiểm
soát
Ban cố vấn
Bộ máy
giúp việc
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty cổ phần Trung Nguyên.
2.2. Tình hình tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội năm 2014 và
năm 2015
Năm 2003 cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ra đời làm thay đổi thị phần cà
phê hòa tan trên thị trường Việt Nam. Tuy vẫn giữ vị trí “anh cả” trên thị trường cà
phê hòa tan nhưng thị phần của Nescafe cũng giảm đáng kể, thay vào đó là sự vươn
lên của cà phê hòa tan G7.
Theo thống kê, lượng tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội ngày
càng tăng qua các năm.
Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 1,7 triệu tấn với mức tăng trung
bình mỗi năm khoảng 30,1% về khối lượng, 30,9% giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, các quán cà phê rất phổ biến ở Việt Nam có mức thu nhập nội địa ngày càng
tăng, riêng năm 2014 là 96.000 kg cà phê.
Trung Nguyên cũng đẩy mạnh công tác nhượng quyền ở Nhật Bản, Thái Lan,
Campuchia, Malaysia, Singapore và Trung Quốc bên cạnh các cửa hàng bán cà phê
đầu tiên được phát triển ở Đức, New York (Mỹ) có từ năm 2006. Cà phê hòa tan G7
của Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và rất được ưa chuộng tại
Trunh Quốc. Với đường hướng đúng đắn đưa thương hiệu Trung Nguyên phát triển
nhanh chóng cùng chất lượng sản phẩm vượt trội, ông Đặng Lê Nguyên Vũ lọt vào
bảng xếp hạng triệu phú do tạp chí Forbes bình chọn vào năm 2014 với tổng tài sản
hơn 100 triệu đôla.
12
Đặc biệt, không gian quán cà phê là một dấu ấn riêng của Trung Nguyên. Theo
một nghiên cứu thị trường năm 2012, hơn 17 triệu người uống cà phê Việt Nam đã
mua cà phê Trung Nguyên, với giá trị hơn 11 triệu đô la (64,71%).
Với bước tiến và sự chủ động trong đường hướng kinh doanh, ông Vũ cho biết
mục tiêu đưa công ty lên sàn giao dịch chứng khoán quốc tế và xây dựng một “đế chế
cà phê” trong 10 năm tới. Điều này hoàn toàn có thể khi báo cáo năm 2012, doanh số
của Trung Nguyên đứng đầu với doanh thu đạt 200 triệu đô la. Dự kiến đến năm 2016,
con số này sẽ chạm mốc 1 tỷ đô la với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của công ty vẫn tiếp
tục được duy trì ở mức 37%. Riêng năm 2015, mục tiêu của Trung Nguyên là mở
thêm 200 quán cà phê.
Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đã ký thoả thuận hợp tác chiến lược với Global
Hotel Managmeent Group để mở rộng chuỗi cửa hàng cà phê cao cấp và phân phối cà
phê chất lượng cao tại khu vực Trung Đông và Châu Phi. Được thành lập vào năm
1996, các mặt hàng cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên rất đa dạng như dòng sản
phẩm cà phê G7 là sản phẩm cà phê hoà tan phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam và
có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị trên toàn thế giới. Trong năm 2015, cà phê hoà tan
G7 đã đáp ứng được những yêu cầu kiểm toán của Walmart và sẽ được đưa vào hệ
thống các cửa hàng của Walmart tại Chile, Brazil, Mexico, và Trung Quốc. Trung
Nguyên cũng sản xuất cà phê hạt đặc biệt là "Legend". Sản phẩm hiện đang có mặt tại
gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm có Singapore, Malaysia, Thailand, Canada, Hà
Lan, Nhật, Anh, Đức và Philpine.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm cà phê hòa tan G7
của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội
2.3.1. Nhân tố khách quan
 Tình hình kinh tế Việt Nam
Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng đến việc hình thành và hoàn
thiện môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp, đồng thời
ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
13
Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ là cho thu nhập của các tầng lớp dân cư
tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng. Các doanh nghiệp coi đây là một cơ
hội tốt để đẩy mạnh tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng để thu được lợi
nhuận. Đây chính là một trong số những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiêu
thụ sản phẩm cà phê G7 của công ty Trung Nguyên.
 Các nhân tố về chính trị pháp luật
Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, ổn định sẽ tạo
ra một mô trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp
tham gia cạnh tranh lành mạnh. Các nhân tố chính trị pháp luật có tác động đến cơ
hội và đe dọa cả ngành cà phê việt Nam cụ thể là: Cà phê được nhà nước bảo hộ về
quyền lợi và thương hiệu, hỗ trợ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện xuất khẩu ra
nước ngoài, bên cạnh đó nhà nước thành lập hiệp hội cà phê để điều hành và phát
triển cà phê với mục đích quán triệt đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, bảo
vệ lẫn nhau tránh các hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường xâm phạm lợi ích
của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho cà phê Việt Nam trên thị trường. Đối với
sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty Trung Nguyên, thì hệ thống chính trị pháp
luật của Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và tiêu thụ sản
phẩm.
 Nhân tố khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ sẽ tác động đến khả năng cạnh tranh hay khả năng tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp. Khoa học sẽ ảnh hưởng đến hai yếu tố là giá cả và chất
lượng hàng hóa. Khoa học công nghệ hiện tại sẽ tạo ra hàng hóa và dịch vụ có chất
lượng tốt, tiết kiệm được nhiều chi phí trong quá trình sản xuất, nên giá thành hàng
hóa sản phẩm sẽ có sức cạnh tranh hơn. Công ty cà phê Trung Nguyên có hai nhà máy
sản xuất lớn và tổng diện tích 80 000m2 bao gồm cả kho lưu trữ và cơ quan sản xuất
rất thuận lợi cho việc đưa nguyên liệu từ nơi bảo quản tới địa điểm sản xuất. Trung
Nguyên sử dụng trang thiết bị hiện đại với 2 nhà máy sản xuất cho tổng công suất là
13 000 tấn/năm. Vì vậy giá cà phê G7 rẻ hơn các sản phẩm cà phê hòa tan của các
công ty khác.
14
2.3.2. Các nhân tố chủ quan
 Giá bán sản phẩm
Một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu dùng hàng hóa và
dịch vụ của doanh nghiệp là giá cả và dịch vụ. Khi giá cả hàng hóa tăng, khả năng
mua của người tiêu dung giảm do đó mức độ tiêu thụ hàng hóa giảm, khi gia tăng lên
thì ngược lại. So với các loại sản phẩm cà phê hòa tan khác như Nescafe và Vinacafe
thì G7 có giá rẻ hơn một đến hai nghìn đồng. Trong những dịp lễ tết G7 giảm giá để
tăng khả năng tiêu thụ vì vậy mà lượng tiêu thụ G7 trong những dịp tết thì tăng mạnh.
 Chất lượng sản phẩm
Ngày nay khi cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì con người ngày
càng quan tâm đến chất lượng của sản phẩm, thành phẩm và công dụng của sản phẩm.
Vì vậy, chất lượng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ G7. Người
tiêu dùng luôn muốn mua những sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe cho con
người. Sản phẩm G7 của Trung Nguyên được người tiêu dùng ngày càng tin tưởng ở
chất lượng. Từ năm 2009 đến nay, với nhiều hình thức quảng cáo khác nhau người
tiêu dùng cả nước đều biết đến sản phẩm G7. Đặc biệt là người tiêu dùng Hà Nội thì
quá quen với sản phẩm này. Chính vì thế mà sản lượng tiêu thụ không ngừng tăng
trong những năm qua.
 Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm
Hoạt động quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm, cung cấp cho khách hàng những
thông tin cần thiết và cô đọng, để khách hàng có thể so sánh với các sản phẩm khác để
đưa ra lựa chọn. Ngay từ khi G7 mới ra đời thì Trung Nguyên đã đầu tư rất nhiều vào
hoạt động quảng cáo, tuyên truyền sản phẩm. Hiện nây cho dù sản phẩm G7 đã chở
nên quá quen thuộc với mọi người nhưng Trunh Nguyên vẫn tăng cường quảng cáo và
giới thiệu về chất lượng của sản phẩm. Không chỉ thông qua các hoạt động quảng cáo
trên truyền hình, báo chí Trung Nguyên còn đầu tư nhiều vào các pano, apphich ở
khắp thành phố Hà Nội. Chính vì thế không thể không khẳng định rằng nhờ các hoạt
động quảng cáo mà G7 có sức tiêu thụ ngày càng mạnh
15
 Việc tổ chức bán hàng
Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy
kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cao hay thấp. Các công tác tổ chức
bán hàng bao gồm như: hình thức bán hàng, hình thức thanh toán, dịch vụ kém sau
bán hàng… Trung Nguyên có mạng lưới phân bố rộng khắp cả nước với đầy đủ các
đại lý và nhà phân phối lớn, hàng bán lẻ, cửa hàng chuyển nhượng quyền đảm bảo sản
phẩm của trung Nguyên được đưa đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng.
Hiện nay Trung Nguyên đã có mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả
nước và 8 quán ở nước. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ
thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7 Mart trên toàn quốc.
Riêng Hà Nội có gần 100 quán cà phê nhượng quyền thương mại và hơn 100 siêu thị
mini G7 Mart và có mặt ở khắp các cửa hàng lớn nhỏ trên cả nước. điều này tạo điều
kiện thuận lợi cho người Hà Nội có thể mua sản phẩm G7 ở bất kỳ nơi nào.
2.3.3. Các doanh nghiệp cạnh tranh trong nghành cà phê và cường độ cạnh
tranh của các doanh nghiệp
Số lượng các doanh nghiệp đối thủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong nghành. Càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì cơ
hội đến với các doanh nghiệp sẽ ít đi, lợi nhuận mang lại cho từng doanh nghiệp sẽ ít
đi. Thị trường cà phê Việt Nam hiện nay nổi tiếng với ba thương hiệu lớn là Trung
Nguyên, Nescafe và Vinacafe. Các doanh nghiệp này liên tục có các hoạt động nhằm
tạo ra dấu ấn riêng cho thương hiệu, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm nhằm tranh thủ
sự trung thành của khách hàng, qua đó xây dựng được vị thế vững vàng. Vị thế cạnh
tranh của Trung Nguyên mạnh. Trong nghành cà phê hiện nay, Trung Nguyên được
coi là giữ vị trí thống lĩnh.
Trong cơn sốt về thành công của nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên xem chừng đã
bão hòa với dư luận thì bất ngờ tháng 11 năm 2003 Trung Nguyên cho ra đời sản
phẩm cà phê hòa tan G7, chính thức tuyên chuến với ông lớn Nescafe đang chiếm
50% thị trường cà phê hòa tan với phương châm đánh bại các đại gia nước ngoài tại
16
Việt Nam trước khi ra thế giới. Và Trung Nguyên đã làm thay đổi cục diện thị trường
cà phê hòa tan trong thời gian ngắn.
2.4. Phân tích cầu
2.4.1. Khái niệm và sự cần thiết của phân tích cầu
 Khái niệm
- Phân tích là hoạt động phân nhỏ, tách nhỏ chủ thể cần nghiên cứu. Chủ thể
cần nghiên cứu thông qua phân tích sẽ giúp người nghiên cứu biết được:
bản chất, các chủ thể mỗi quan hệ hữu cơ với chủ thể, sự tồn tại, sự phát
triển của chủ thể đó chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào, mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đó.
- Phân tích cầu là việc nghiên cứu mỗi quan hệ phụ thuộc của lượng cầu
theo một hay nhiều biến khác nhằm phục vụ cho việc ước lượng và dự báo
giá trị trung bình của lượng cầu với giá trị đã biết của biến độc lập.
 Sự cần thiết của phân tích cầu
Như vậy, phân tích cầu là một giai đoạn trong nghiên cứu cầu. Giúp người phân
tích hiểu được bản chất của cầu, các vấn đề liên quan đến cầu, các yếu tố ảnh hưởng
tới cầu. Vậy cầu có liên quan trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm nào có cầu
càng lớn thì khả năng tiêu thụ càng cao. Do vậy, để tiêu thụ được nhiều sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ đòi hỏi doanh nghiệp phải biết người tiêu dùng có cầu về sản phẩm
gì. Từ đó có những kế hoạch, chính sách, giải pháp nhằm: sản xuất, kinh doanh những
sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Để làm được công việc trên, phân
tích cầu là một hoạt động không thể thiếu.
2.4.2. Các phương pháp phân tích cầu
 Có rất nhiều phương pháp phân tích cầu có thể đưa ra một số phương pháp sau:
- Phân tích theo thời gian: Chỉ sự biến động của cầu theo biến số thời gian,
chính những phương pháp này giúp doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh kịp
thời.
17
- Phân tích chi tiết: Mọi kết quả của phân tích cầu đều có thể được phân tích chi
tiết theo nhiều hướng khac nhau.
- Phân tích so sánh: Là việc đối chiếu các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế đã được
ước lượng hóa có cùng nội dụng, tính chất tương tự để xác định mức độ biến
động của các chỉ tiêu
- Phân tích hồi quy chỉ sự phụ thuộc của cầu về mặt hàng vào các biến số độc
lập theo mô hình hồi quy. Dựa trên mô hình đưa ra những tổng hợp, kết luận.
2.4.3. Phân tích cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần
Trung Nguyên qua điều tra khảo sát khách hàng
Lập phiếu thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của
Trung Nguyên. Phiếu điều tra có những nội dung sau:
18
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA KHÁCH HÀNG
Phần I : Phần thông tin khách hàng
Họ tên : - Điện thoại :
Nghề nghiệp : - Mail :
Phần II : Phần thông tin đánh giá của khách hàng
1, Anh (chị) thích loại sản phẩm cà phê hòa tan nào ?
a. G7 b. Nescafe c. Sản phẩm cà phê khác
2, Tại sao anh (chị) lựa chọn sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ?
a. Giá cả hợp lý b. Chất lượng tốt c. Uy tín của công ty
3, Anh (chị) thích uống cà phê G7 vào thời điểm nào trong ngày ?
a. Sáng b. Trưa c. Tối
4, Anh (chị) thường uống cà phê ở đâu ?
a. Nơi làm việc b. Tại nhà c. Nơi khác
5, Bao lâu anh (chị) uống cà phê G7 một lần ?
a. Một ngày một lần b. Hai ngày một lần c. Phương án khác
6, Trong tương lai anh (chị) mong muốn Trung Nguyên sẽ ?
a. Giảm giá b. Nâng cao chất lượng c. Cải tiến mẫu sản phẩm
7, Một tháng gia đình anh thường chi tiêu bao nhiêu cho việc sử dụng cà phê G7 ?
a. Dưới 30.000 đ b. Từ 30.000 – 60.000 đ c. Trên 60.000 đ
Sử dụng phương pháp điều tra này để phân tích cầu có ưu điểm là biết rõ được thái
độ của người Hà Nội đối với sản phẩm cà phê G7 nhưng những số liệu thống kê phân
tích thì không được chính xác.
19
2.5. Dự báo cầu
2.5.1. Khái niệm về dự báo, dự báo cầu
 Dự báo là một khoa học nghệ thuật tiên đoán những sự việc xảy ra trong tương
lai, trên cơ sở phân tích khoa học và các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến
hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại
để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một
số mô hình toán học.
Dự báo có thể là một dự doán chủ quan hoặc trực giác về tương lai. Nhưng để cho
dự báo chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo.
Ngày nay, dự báo là một nhu cầu không thể thiếu của mọi hoạt động kinh tế - xã
hội, khoa học – kỹ thuật, tất cả các nghành khoa học quan tâm nghiên cứu.
 Dự báo cầu là giai đoạn cuối cùng trong quá trình nghiên cứu cầu, là việc tính
toán cầu trong tương lai dựa vào những giả thiết nhất định về xu hướng vận
động, biến đổi của cầu. Ước lượng cầu là công cụ rất tốt để phân tích định
lượng về cầu, đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để dự báo cầu.
2.5.2. Sự cần thiết của dự báo cầu.
Phục vụ việc lập kế hoạch, kinh doanh là những định hướng mà doanh nghiệp đề
ra để có thể đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thực hiện ước lượng
và dự báo cầu tốt, doanh nghiệp có đủ cơ sở để tiến hành lập kế hoạch kinh doanh đặc
biệt là kế hoạch giá và các chiến lược kích cầu...
Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp: trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp
luôn phải đối đầu với rủi ro, dự báo được xu thế biến động của các nhân tố tác động
thì doanh nghiệp có thể chủ động phòng tránh rủi ro.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh: giúp doanh nghiệp có hương án tốt để thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm của mình với những kế hoạch lập ra, công ty có thể chủ động hơn
trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu được những chi phí, rủi ro không đáng có, hạ
giá thành, nâng cao lợi nhuận.
20
2.5.3. Các phương pháp dự báo cầu
 Dự báo theo chuỗi thời gian
Mỗi chuỗi thời gian đơn giản là một chuỗi các quan sát của một biến được sắp xếp
theo trật tự thời gian.
Mô hình chuỗi thời gian sử dụng chuỗi thời gian trong quá khứ của biến quan
trọng để dự đoán các giá trị tương lai.
 Dự đoán bằng phương pháp định tính
Các phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những nhân tố nhân quả, dựa
theo doanh số của từng sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt và dựa trên những ý kiến về
các khả năng có liên hệ của những nhân tố nhân quả này trong tương lai (Những
phương pháp này có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ những khảo sát ý
kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết về các sự kiện tương lai).
Ưu điểm : Dễ dàng thực hiện, không đòi hỏi kiến thức về các mô hình toán hoặc
kinh tế lượng, thường được chấp nhận
Nhược điểm: Mang tính chủ quan rất cao, không chuẩn, mất nhiều năm để trở thành
người có khả năng phán đoán đúng. Không có phương pháp hệ thống để đánh giá và cải
thiện mức độ chính xác.
 Phương pháp dự báo định lượng
Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có
liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định
lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo
lường các giai đoạn theo từng chuỗi .
Ưu điểm:
Kết quả dự báo hoàn toàn khách quan
Có phương pháp đo lường độ chính xác dự báo
Tốn ít thời gian để tìm ra kết quả dự báo
Nhược điểm:
Chỉ dự báo tốt trong thời gian ngắn và trung hạn
21
Không có phương pháp nào có thể đưa đầy đủ những yếu tố bên ngoài có tác động
đến kết quả dự báo vào mô hình.
Nếu mô hình được đánh giá là tốt thì sai số dự báo phải tương đối nhỏ
Tiêu chí Công thức tính
1. Sai số trung bình
ME =
2. Sai số trung bình tuyệt đối
MAE =
3. Sai số phần trăm trung bình
MPE = x 100%
4. Sai số phần trăm trung bình tuyệt đối
MAPE = x 100%
5. Sai số bình phương trung bình
MSE =
6. Sai số bình phương trung bình chuẩn RMSE =
 Phương pháp hồi quy tuyến tính
Nhiệm vụ đầu tiên của phân tích hồi quy tương quan là xây dựng mô hình hồi
quy và xác định tính chất cũng như hình thức của mối liên hệ (loại mô hình).
Mô hình dự đoán theo phương trình hồi quy: tbay .ˆ +=
Trong đó:
t : Trị số của tiêu thức gây ảnh hưởng (nguyên nhân) (biến độc lập).
yˆ : Trị số điều chỉnh của tiêu thức chịu ảnh hưởng (kết quả) (biến phụ thuộc)
theo quan hệ với t.
a: Hệ số tự do (hệ số chặn), là điểm xuất phát của đường hồi quy lý thuyết, nêu
lên ảnh hưởng của các nhân tố khác (tiêu thức nguyên nhân khác) ngoài t tới sự biến
động của y.
b: Hệ số hồi quy (hệ số góc,độ dốc), phản ánh ảnh hưởng trực tiếp của tiêu
thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả. Mỗi khi tăng lên 1 đơn vị thì y sẽ thay đổi
22
trung bình b đơn vị. b nói lên chiều hướng của mối liên hệ:b>0:Mối liên hệ thuận;
b<0: Mối liên hệ nghịch.
+ Cách xác định tham số: a, b phải được xác định sao cho đường hồi quy lý
thuyết mô tả gần đúng nhất mối liên hệ thực tế. Khoảng cách từ điểm thực tế đến điểm
thuộc đường hồi quy lý thuyết nhỏ nhất sẽ là tốt nhất.
Từ phương trìnhh trên bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hoặc thông
qua việc đặt thứ tự thời gian (t) trong dãy số để tính các tham số a, b. Nếu đặt thứ tự
thời gian t sao cho ∑t # 0 ta có công thức tính tham số như sau:
22
..
tt
tyty
a
−
−
= tayb .−=
Nếu đặt thứ tự thời gian t sao cho ∑t = 0 ta có:
y
n
y
a ==
∑
2
t
yt
b
∑=
23
+ Lưu đồ thuật toán hồi quy tuyến tính
Hình 2.4. Lưu đồ thuật toán phương pháp hồi quy tuyến tính
24
Bắt đầu
Nhập số quan sát n
Nhập giá trị x, y tương ứng
(∑t # 0)
Xuất ra:
Dự báo
Khoảng dự báo
Sai số dự báo
Sai số chuẩn
Nhập giá trị ,
Nhập tầm xa của dự đoán L
Kết thúc
 Phương pháp điều hòa mũ
Điều hòa mũ đưa ra các dự báo cho giai đoạn trước và thêm vào đó một lượng
điều chỉnh để có được lượng dự báo cho giai đoạn kế tiếp. Sự điều chỉnh này là một
tỷ lệ nào đó của sai số dự báo ở giai đoạn trước và được tính bằng cách nhân số dự
báo của giai đoạn trước với hệ số nằm giữa 0 và 1. Hệ số này gọi là hệ số điều hòa.
Công thức tính như sau: Ft = Ft-1+ α (At-1−Ft-1)
Trong đó : Ft: Dự báo cho giai đoạn thứ t, giai đoạn kế tiếp.
Ft-1: Dự báo cho giai đoạn thứ t-1, giai đoạn trước.
At-1: Số liệu thực tế của giai đoạn thứ t-1
25
+ Lưu đồ thuật toán phương pháp san bằng mũ
Hình 2.5. Lưu đồ thuật toán phương pháp san bằng mũ
26
Bắt đầu
Nhập số liệu thực tế
Nhập hệ số san bằng mũ
ME =
MAE =
MPE = x 100%
MAPE = x 100%
MSE =
RMSE =
Xuất ra:
Giá trị dự báo
Sai số trung bình ME
Sai số trung bình tuyệt đối MAE
Phần trăm sai số trung bình MPE
Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình MAPE
Sai số bình phương MSE
Sai số bình phương trung bình chuẩn RMSE
Kết thúc
 Phương pháp trung bình động giản đơn
Phương pháp trung bình động đơn giản là phương pháp đưa ra dự báo cho giai
đoạn tiếp theo dựa trên cơ sở kết quả trung bình của các kỳ trước đó thay đổi (trượt)
trong một giới hạn thời gian nhất định.
Công thức:
Trong đó:
Ft : là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t
: là nhu cầu thực tế của giai đoạn t-i;
n: số giai đoạn quan sát.
27
+ Lưu đồ thuật toán phương pháp Trung bình động giản đơn
28
Bắt đầu
Nhập số liệu thực tế thời kỳ trước
Nhập số giai đoạn quan sát n
ME =
MAE =
MPE = x 100%
MAPE = x 100%
MSE =
RMSE =
Xuất ra:
Giá trị dự báo
Sai số trung bình ME
Sai số trung bình tuyệt đối MAE
Phần trăm sai số trung bình MPE
Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình MAPE
Sai số bình phương MSE
Sai số bình phương trung bình chuẩn RMSE
Kết thúc
Hình 2.6. Lưu đồ thuật toán phương pháp Trung bình động giản đơn
2.5.4. Quy trình dự báo
Quy trình dự báo được chia thành 9 bước. Các bước này bắt đầu và kết thúc với
sự trao đổi (communication), hợp tác (cooperation) và cộng tác (collaboration) giữa
những người sử dụng và những người làm dự báo
Bước 1: Xác định mục tiêu
- Các mục tiêu liên quan đến các quyết định cần đến dự báo phải được nói rõ. Nếu
quyết định vẫn không thay đổi bất kể có dự báo hay không thì mọi nỗ lực thực hiện dự
báo cũng vô ích.
- Nếu người sử dụng và người làm dự báo có cơ hội thảo luận các mục tiêu và kết quả
dự báo sẽ được sử dụng như thế nào, thì kết quả dự báo sẽ có ý nghĩa quan trọng.
Bước 2: Xác định dự báo cái gì
Khi các mục tiêu tổng quát đã rõ ta phải xác định chính xác là dự báo cái gì
(cần có sự trao đổi)
Bước 3: Xác định khía cạnh thời gian
Có 2 loại khía cạnh thời gian cần xem xét:
Thứ nhất: Độ dài dự báo, cần lưu ý:
+ Đối với dự báo theo năm: từ 1 đến 5 năm
+ Đối với dự báo quý: từ 1 hoặc 2 năm
+ Đối với dự báo tháng: từ 12 đến 18 tháng
Thứ hai: Người sử dụng và người làm dự báo phải thống nhất tính cấp thiết của
dự báo
Bước 4: Xem xét dữ liệu
Dữ liệu cần để dự báo có thể từ 2 nguồn:
+ Nguồn thông tin sơ cấp:
29
Thu thập qua các cuộc khảo sát, chọn mẫu hoặc các số liệu ghi chép các biến số
trong doanh nghiệp.
Các phương pháp thu thập: phỏng vấn trực tiếp, gửi thư, điện thoại.
+ Nguồn thông tin thứ cấp:
Bên trong: nội bộ công ty, sổ sách kế toán
Bên ngoài: sách báo, tạp chí, internet, các tài liệu thống kê,…
- Cần phải lưu ý dạng dữ liệu sẵn có ( thời gian, đơn vị tính,…)
- Dữ liệu thường được tổng hợp theo cả biến và thời gian, nhưng tốt nhất là thu thập
dữ liệu chưa được tổng hợp
- Cần trao đổi giữa người sử dụng và người làm dự báo
Bước 5: Lựa chọn mô hình
Để chọn một phương pháp dự báo thích hợp người làm dự báo phải:
+ Xác định bản chất của vấn đề dự báo
+ Bản chất của dữ liệu đang xem xét
+ Mô tả các khả năng và hạn chế của các phương pháp dự báo tiềm năng
+ Xây dựng các tiêu chí để ra quyết định lựa chọn
+ Một nhân tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình dự báo là nhận dạng
và hiểu được bản chất số liệu lịch sử.
Bước 6: Đánh giá mô hình
- Đối với các phương pháp định tính thì bước này ít phù hợp hơn so với
phương pháp định lượng
- Đối với các phương pháp định lượng, cần phải đánh giá mức độ phù hợp của
mô hình (trong phạm vi mẫu dữ liệu)
- Đánh giá mức độ chính xác của dự báo (ngoài phạm vi mẫu dữ liệu)
- Nếu mô hình không phù hợp, quay lại bước 5
Bước 7: Chuẩn bị dự báo
30
- Nếu có thể nên sử dụng hơn một phương pháp dự báo, và nên là những loại
phương pháp khác nhau (ví dụ mô hình hồi quy và san mũ Holt, thay vì cả 2 mô hình
hồi quy khác nhau)
- Các phương pháp được chọn nên được sử dụng để chuẩn bị cho một số các dự
báo (ví vụ trường hợp xấu nhất, tốt nhất và có thể nhất)
Bước 8: Trình bày kết quả dự báo
- Kết quả dự báo phải được trình bày rõ ràng cho ban quản lý sao cho họ hiểu
các con số được tính toán như thế nào và chỉ ra sự tin cậy trong kết quả dự báo
- Người dự báo phải có khả năng trao đổi các kết quả dự báo theo ngôn ngữ mà
các nhà quản lý hiểu được
- Trình bày cả ở dạng viết và dạng nói
- Bảng biểu phải ngắn gọn, rõ ràng
- Chỉ cần trình bày các quan sát và dự báo gần đây thôi
- Chuỗi dữ liệu dài có thể được trình bày dưới dạng đồ thị
- Trình bày thuyết trình nên theo cùng hình thức và cùng mức độ với phần trình
bày viết
Bước 9: Theo dõi kết quả dự báo
- Lệch giữa giá trị dự báo và giá trị thực phải được thảo luận một cách tích cực,
khách quan và cởi mở
- Mục tiêu của việc thảo luận là để hiểu tại sao có các sai số, để xác định độ lớn
của sai số
- Trao đổi và hợp tác giữa người sử dụng và người làm dự báo có vai trò rất
quan trọng trong việc xây dựng và duy trì quy trình dự báo thành công.
2.5.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu cà phê hòa tan G7 Trung Nguyên
 Giá của cà phê hòa tan G7
Giá cà phê hòa tan G7 là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng cà phê hòa tan
G7 tiêu thụ trên thị trường. Trong thời gian qua tình hình giá cà phê hòa tan G7 không
31
biến động mạnh, dao động trong mức từ 25 – 50 nghìn đồng. Cà phê G7 hòa tan 3
in1(50 gói x 16 gram) giá dao động trong mức 100 – 110 nghìn đồng.
 Thu nhập bình quân hộ gia đình
Theo số liệu của tổng cục thống kê: Nếu chia hộ gia đình thành năm nhóm dựa vào
thu nhập thì nhóm thứ năm có thu nhập cao nhất uống cà phê nhiều gấp 18 lần so với
hộ gia đình có thu nhập thấp nhất.
 Dân số và thành phần dân cư
Hà Nội là một trong những thành phố đông dân nhất Việt Nam, vì lượng tiêu thụ
cà phê cao hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Thói quen uống cà phê cũng
liên quan mật thiết tới nghề nghiệp và thành phần dân cư. Ở Hà Nội thì tầng lớp người
về hưu uống cà phê nhiều nhất chiếm 19,8%, còn sinh viên thì ít nhất chiếm khoảng
8% người uống. Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ cà phê.
 Giá của hàng hóa liên quan: Giá của Nescafe của hãng Nestle
Trước khi G7 của Trung Nguyên gia nhập thị trường thì cà phê hòa tan Nescafe là
hàng chiếm thị phần lớn nhất trị trường cà phê hòa tan, sau đó là Vinacafe nhưng sau
khi có sự gia nhập của cà phê hòa tan G7 thì cục diện có sự thay đổi, thị phần của
Nescafe và Vinacafe đã nhường lại một phần đáng kể cho cà phê hòa tan G7 của
Trung Nguyên. Sau đó là cuộc chạy đua giữa các hãng bằng các chiến lược và các
chương trình khuyến mại dành cho khách hàng, các chiến lược giá. Thực tế thì giá của
Nescafe luôn cao hơn giá của cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên.
Ngoài ra còn một số nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ cà phê hòa tan G7 như
thói quen tiêu dùng, quỹ thời gian của người tiêu dùng, tình hình kinh tế xã hội …
2.5.6. Một số kết luận rút ra
Từ việc sử dụng phương pháp ước lượng cầu để nghiên cứu tình hình tiêu thụ
sản phẩm cà phê G7 của công ty Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội ta có thể rút ra
một số kết luận sau :
32
Giá bán một hộp cà phê G7 ảnh hưởng nhiều nhất đến lượng tiêu thụ G7 trên địa
bàn Hà Nội. Dựa vào số liệu thu thập được ta thấy giá cà phê G7 không tăng giá quá
nhiều thường tăng từ 500đ đến 1000đ. Vào dịp tết Trung Nguyên thường giảm 1000đ
trên mỗi gói cà phê G7 bán ra, thì lượng tiêu thụ tăng đáng kể. Khi G7 tăng lên 1000đ
trên mỗi hộp bán ra thì lượng tiêu thụ giảm đi hoặc tăng lên không nhiều.
G7 và Nescafe là hai mặt hàng thay thế cho nhau. Nescafe được coi là đối thủ
cạnh tranh số một của G7. Đây là hai ông lớn trong là cà phê, bất kỳ một chiến lược
nào của đối thủ cũng được hai bên quan tâm. Vì vậy việc Nescafe tăng giảm giá ảnh
hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ cà phê G7.
Ngoài những yếu tố như giá một hộp cà phê hòa tan G7, giá một hộp cà phê hòa
tan Nescafe thì thu nhập người dân Hà Nội và dân số Hà Nội cũng ảnh hưởng tới
lượng tiêu thụ G7 trên địa bàn Hà Nội
Việc sử dụng phương pháp ước lượng để phân tích cầu về sản phẩm cà phê G7 của
công ty cà phê Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội có vai trò rất quan trọng trong
nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm G7. Nghiên cứu việc tiêu thụ sản phẩm G7
theo từng địa bàn dân cư để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu về sản
phẩm G7 và mức độ ảnh hưởng như thế nào để công ty có thể đưa ra các giải pháp để
thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm G7 trên địa bàn Hà Nội như giảm giá bán hay có các hình
thức khuyến mại…
2.5.7. Tăng cường hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
Để nâng cao được mức tiêu thụ thì trước hết phải làm thế nào để người tiêu
dùng biết đến sản phẩm của mình, làm cho sản phẩm của mình đi vào đời sống hàng
ngày của người dân.
Lợi thế của cà phê hòa tan G7 là mang đậm hương vị cà phê Việt Nam chính vì
thế nó dễ đi vào đời sống người dân Việt Nam và thế giới có thể thưởng thức được
hương vị đặc trưng của Việt Nam. Khi ra nhập thị trường G7 đã phá vỡ giấc mơ thôn
tính thị trường Việt của Nescafe, bên cạnh đó là cuộc cạnh tranh trong từng câu chữ
truyền thống. Khởi đầu, G7 “Giúp suy nghĩ mạnh hơn”, Nescafe đưa ra “Giúp suy
33
nghĩ mạnh hơn”, phản công G7 “Vị cà phê cực mạnh”, đáp lại, Nescafe “Bạn đã đủ
mạnh để thử”, để cuối cùng G7 “Mạnh chưa đủ, phải đủ gu”.
Bên cạnh đó công ty cũng có thể áp dụng các hình thức trưng bày gồm đóng
bao gói nhỏ, giới thiệu mẫu mã sản phẩm đến tận hộ gia đình, thiết lập các mô hình
cửa hàng khác nhau tai các thị trường khác nhau, biểu diễn quảng cáo tại các khu công
công mua sắm, tăng cường khuyến mại. Có thể bán cà phê tại các điểm bán xăng dầu
và các cửa hàng tiện ích, quán cà phê di động trên xe tải nhỏ, khuyến khích các bên
xúc tiến tiêu dùng trong nước…
2.6. Dự báo cầu về sản lượng cà phê G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên
trên địa bàn Hà Nội năm 2016
Dự đoán cầu về cà phê G7 theo chuỗi thời gian
Dạng hàm ước lượng : Qt = a + bt
Với Qt là sản lượng theo tháng
Qua thông kê tính toán và dự báo ta thấy sản lượng cà phê hòa tan G7 của
Trung Nguyên ngày càng tăng, điều này có nghĩa là nhu cầu của người tiêu dùng Hà
Nội về cà phê hòa tan G7 ngày càng tăng khoảng 2019 hộp mỗi tháng. Dự báo đến
năm 2016 sản lượng bán cà phê G7 trên địa bàn Hà Nội đạt khoảng 250000 hộp tăng
khảng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cuộc sống hiện đại và gấp gáp như ngày
nay việc nhu cầu sử dụng cà phê hòa tan nhanh chóng và thuận tiện ngày càng tăng,
với những nỗ lực và chính sách đúng đắn thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cà phê hòa
tan G7 chắc chắn ngày càng tăng.
2.7. Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên địa bàn Hà
Nội trong thời gian tới
 Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào nghành
kinh tế ngày càng nhiều và phức tạp. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu dùng
có cơ hội chọn nhiều sản phẩm khác theo nhu cầu riêng. Do vậy để tiêu thụ được sản
phẩm của mình thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau trên nhiều phương diện.
34
Thêm vào đó đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người đối
với hàng hóa cũng được người người tiêu dùng quan tân nhiều. Chính vì vậy nâng cao
chất lượng sản phẩm chính là phương pháp cạnh trạnh hiệu quả nhất, quyết định sự
sống còn của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần Trung Nguyên sản phẩm cà phê
hòa tan G7 phải cạnh tranh với cà phê hòa tan Nescafe, Vinacafe…đây đều là những
hang đã có tiếng trên thị trường Việt Nam, chính vì vậy công ty cần phải không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để khẳng định thương hiệu, đạt được những
mục tiêu đã đặt ra.
Thứ nhất, công ty chủ động được nguồn cung, khắc phục được những nguyên nhân
là cho chất lượng cà phê thấp như tình trạng trộm cắp tại các rẫy, cải thiện tình trạng
thu hoạch lẫn trái xanh, tình trạng phơi sấy không đúng kỹ thuật cũng như tình trạng
cạnh tranh mua, cạnh tranh bán bất kể chất lượng cà phê tốt hay xấu như hiện nay.
Thứ hai, công ty cần phải đầu tư vào công nghệ sản xuất, các dây truyền sản xuất
hiện đại từ khâu xay ra đến khâu chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất
lượng quốc tế mà không làm mất đi hương vị cà phê đặc trưng của người Việt Nam.
Thứ ba, công ty cần có một đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề có kỹ năng nghiệp
vụ cao, vì chất lượng sản phẩn phụ thuộc một phần không nhỏ vào yếu tố này, muốn
như vậy thì công ty cần phải tổ chức tốt công tác xét tuyển, đào tạo, cũng như phải có
các chế độ lương hưởng ưu đãi hợp lý đối với người lao động.
 Tăng cường và hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường
Việc nghiên cứu thị trường có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định đúng
đắn phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường
thì doanh nghiệp có thể sản xuất ra được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị
hiếu của người tiêu dùng.
Các phân tích về tình hình tiêu thụ cà phê của công ty cổ phần Trung Nguyên trên
địa bàn Hà Nội trong năm vừa qua cho thấy, mặc dù lượng tiêu thụ các tháng đều tăng
nhưng mức độ tăng chưa cao. Vì vậy công ty cần có đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị
trường thu thập các thông tin về : mạng lưới phân phối, chất lượng sản phẩm… Các
35
thông tin sẽ được phản ánh kịp thời về bộ phận chức năng để kịp thời hoàn thiện sản
phẩm. Ngày nay khi cuộc sỗng ngày càng bận rộn, quỹ thời gian thưởng thức một ly
cà phê phin cũng không dễ dàng, người ta tìm đến cà phê hòa tan, với đối tượng tiêu
thụ chính là sinh viên, cán bộ, những người kinh doanh. Nắm bắt được điều này công
ty sẽ có được những chiến lược thúc đẩy tiêu thụ hiệu quả.
36
Chương 3.
CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ
HÒA TAN G7 CỦA TRUNG NGUYÊN
3.1. Mô tả bài toán
Trên thị trường Hà Nội có rất nhiều loại cà phê nói chung và cà phê hòa tan G7
nói riêng. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazin. Trước yêu
cầu phát triển kinh tế đặc biệt là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cà phê
hòa tan G7 phải có những giải pháp mới phù hợp để có thể phát triển sản lượng và
chất lượng cà phê. Một trong những công việc cấp thiết của các giải pháp là việc phân
tích và dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội.
Chính vì có nhiều các yếu tố tác động đến cầu cà phê hòa tan G7 như vậy dẫn
đến việc có sai số trong việc dự báo nếu áp dụng với một vài yếu tố trong việc dự
báo.Với bộ dữ liệu thu thập được cùng với việc có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc
dự báo cầu sản phẩm cà phê thì việc áp dụng mô hình dự báo theo phương trung bình
động là phù hợp với điều kiện hiện nay trong việc dự báo cầu sản phẩm cà phê hòa
tan G7 trên thị trường Hà Nội.
Qua quá trình thu thập và tiền xử lý dữ liệu, Yêu cầu đặt ra là phân tích và dự
báo sản phẩm cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội trong tháng 4 năm 2016.
3.2. Giải quyết bài toán
Bước 1. Thu thập và tổ chức dữ liệu
Dựa vào số liệu thu thập được sản lượng cà phê hòa tan G7 của công ty cổ
phần Trung Nguyên tại Hà Nội niên vụ năm 2015-2016 qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.1. Bảng số liệu thống kê sản lượng cà phê G7
37
Thời gian Sản lượng cà phê
G7
(triệu tấn)
Thời gian Sản lượng cà phê
G7
(triệu tấn)
01/2015 23.2 09/2015 29.2
02/2015 24.5 10/2015 29.3
03/2015 25.8 11/2015 29.5
04/2015 26 12/2015 29.6
05/2015 27.3 01/2016 29.8
06/2015 28.4 02/2016 30.2
07/2015 28.8 03/2016 30.6
08/2015 29
Bước 2. Lựa chọn phương pháp
Dựa vào bảng số liệu đầu vào, hệ thống tiến hành phân tích và thể hiện dữ liệu
ở dạng biểu đồ để thể hiện tính xu hướng của dữ liệu
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện xu hướng của dữ liệu
38
Với bộ dữ liệu thu thập được về sản lượng cà phê trên địa bàn Hà Nội niên vụ
2015-2016 cho thấy sản lượng cà phê đều có xu hướng tăng với tỷ lệ tương đối ổn
định. Do đó với bộ dữ liệu trên phù hợp áp dụng phương pháp phân tích và dự báo
phổ biến và phù hợp hiện nay là: Phương pháp trung bình động.
Bước 3. Áp dụng phương pháp dự báo
Phương pháp trung bình động
Dựa vào sản lượng cà phê thực tế qua các tháng từ 1/2015 đến 3/2016, chúng ta sử
dụng phương pháp dự báo trung bình động để đưa ra được giá trị dự báo sản lượng cà
phê cho các tháng từ 2/2015 đến 4/2016. Cụ thể:
Bảng 3.2. Bảng kết quả dự báo sản lượng cà phê bằng phương pháp trung bình
động
Kết quả bảng trên cho thấy sản lượng dự báo so với sản lượng thực tế tương
đối gần nhau. Điều này khẳng định là phương pháp dự báo trung bình động cho kết
quả dự báo tương đối chính xác.
Nhận xét:
Trên cơ sở áp dụng phương pháp trung bình động. Chương trình đã đưa ra được
một số tiêu chí như sai số trung bình tuyệt đối, Hệ số R square như trong bảng:
39
Phương pháp
Tiêu chí
Phương pháp trung bình động
Sản lượng cà phê niên vụ
năm 2015-2016
30.2
Sai số trung bình tuyệt đối 0.3
Hệ số xác định R2
0.95
Dựa vào bảng số liệu trên dự báo sản lượng cà phê G7 tháng 4/2016 và giá trị
dự báo là 30.2 triệu bao, sai số trung bình tuyệt đối là 0.3. Điều này cho thấy phương
pháp trung bình động đảm bảo độ chính xác và tin cậy cao
KẾT LUẬN
 Ưu điểm
40
- Nghiên cứu khái quát về phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế
- Nghiên cứu khái quát về thu thập, xử lý và tổ chức dữ liệu
- Nghiên cứu một số phương pháp phân tích dự báo: hồi quy tuyến tính, san bằng
mũ, trung bình động…
 Nhược điểm
- Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều thiếu sót
- Việc tìm hiểu còn hạn chế chưa phát huy được hết tính năng hay công cụ trợ
giúp để hoàn thiện.
 Hướng phát triển
Trong đợt thực tập tới em sẽ xây dựng và hoàn thiện thêm đề tài của em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Võ Đức Hoàng Vũ (2008), Bài giảng Phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế,
Khoa Kinh tế phát triển – Trường đại học Kinh tế TP.HCM.
41
[2] Phùng Thanh Bình – Nguyễn Trọng Hoài(2009), Bài giảng Phân tích dữ
liệu và dự báo kinh tế, Khoa Kinh tế phát triển – Trường đại học Kinh tế
TP.HCM.
[3] Bộ GD & ĐT (2008), Kinh tế học Vi mô, NXB Giáo dục.
[4] PGS.TS Nguyễn Văn Dần (2009), Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Lao động
xã hội.
[5] Ngô Đình Giao (2006), Kinh tế học Vi mô, NXB Giáo dục.
................................................................................................................................
42
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2
43

More Related Content

What's hot

Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPTVăn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPTThùy Linh
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh ĐôHạt Mít
 
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đôtieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đôtrietav
 
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyenChien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyenRoyal Scent
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhbesstuan
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemLong Hoang Van
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)希夢 坂井
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhLe Nguyen Truong Giang
 
Ngành giải khát nước không cồn Việt Nam
Ngành giải khát nước không cồn Việt NamNgành giải khát nước không cồn Việt Nam
Ngành giải khát nước không cồn Việt NamDuy, Vo Hoang
 
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAYĐề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhap Tran
 

What's hot (20)

Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPTVăn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đôtieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
 
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyenChien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
Chien-luoc-marketing-mix-cua-cafe-trung-nguyen
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiem
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
 
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOTChính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
 
Ngành giải khát nước không cồn Việt Nam
Ngành giải khát nước không cồn Việt NamNgành giải khát nước không cồn Việt Nam
Ngành giải khát nước không cồn Việt Nam
 
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAYĐề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
 
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAYĐề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
Đề tài: Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn FPT, HAY
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
 
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
 

Similar to Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên tại Hà Nội

Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 
Du bao cau ve ca phe g7
Du bao cau ve ca phe g7Du bao cau ve ca phe g7
Du bao cau ve ca phe g7AmieNguyen5
 
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...jackjohn45
 
Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...
Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...
Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèo
Khóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèoKhóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèo
Khóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docNguyễn Công Huy
 
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phân Phối Sản Phẩm Của C...
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phân Phối Sản Phẩm Của C...Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phân Phối Sản Phẩm Của C...
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phân Phối Sản Phẩm Của C...sividocz
 
Phân tích chiến lược sản phẩm Omachi
Phân tích chiến lược sản phẩm Omachi Phân tích chiến lược sản phẩm Omachi
Phân tích chiến lược sản phẩm Omachi TranKimNgan10
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ p...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ p...Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ p...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ p...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
 Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ... Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...hieu anh
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...nataliej4
 

Similar to Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên tại Hà Nội (20)

Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 
Du bao cau ve ca phe g7
Du bao cau ve ca phe g7Du bao cau ve ca phe g7
Du bao cau ve ca phe g7
 
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
 
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
 
Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...
Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...
Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu ThắmĐề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
 
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAYĐề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
 
Khóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèo
Khóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèoKhóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèo
Khóa luận Phát triển thị trường nông sản xuất khẩu theo dự án giảm nghèo
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
 
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phân Phối Sản Phẩm Của C...
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phân Phối Sản Phẩm Của C...Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phân Phối Sản Phẩm Của C...
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Phân Phối Sản Phẩm Của C...
 
Phân tích chiến lược sản phẩm Omachi
Phân tích chiến lược sản phẩm Omachi Phân tích chiến lược sản phẩm Omachi
Phân tích chiến lược sản phẩm Omachi
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ p...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ p...Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ p...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ p...
 
Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
 Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ... Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
Phân tích tình hình tiêu thụ bia của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn ...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ bia công ty bia Sài Gòn, 9 ĐIỂM!
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
 

More from Vũ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
 
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
 
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
 
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
 
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà NộiXây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
 

More from Vũ (20)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
 
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
 
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
 
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
 
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà NộiXây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
 

Recently uploaded

Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (10)

Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 

Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên tại Hà Nội

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGHÀNH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG NGUYÊN TẠI HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn 1: ThS. Trần Thu Phương Giáo viên hướng dẫn 2: ThS. Nguyễn Thu Hằng Lớp : Tin học kinh tế - K12A Sinh viên thực hiện : Nông Thu Hiền Thái Nguyên, tháng 03 năm 2016
  • 2. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 Chương 1...............................................................................................................................3 TỔNG QUAN VỀ CẦU VÀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7..............................................3 1.1.Những vấn đề cơ bản về cầu........................................................................................3 1.1.1.Cầu và các khái niệm liên quan..............................................................................3 1.1.2.Cầu cá nhân và cầu thị trường...............................................................................4 1.1.3.Các yếu tố tác động đến lượng cầu .......................................................................4 1.2.Giới thiệu về sản phẩm cà phê hòa tan G7...................................................................6 1.3.Giới thiệu Microsoft Excel.............................................................................................7 1.3.1.Excel là gì ?............................................................................................................7 1.3.2.Các thành phần của Excel......................................................................................7 Chương 2.............................................................................................................................10 KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA CÔNG TY TRUNG NGUYÊN...............................................................................................10 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Trung Nguyên.............................................................10 Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của tập đoàn Trung Nguyên......................................................10 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Trung Nguyên.............................................11 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty cổ phần Trung Nguyên................12 2.2. Tình hình tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội năm 2014 và năm 2015 ..........................................................................................................................................12 2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội......................................................................13 2.3.1.Nhân tố khách quan.............................................................................................13 2.3.2.Các nhân tố chủ quan..........................................................................................15 2.3.3.Các doanh nghiệp cạnh tranh trong nghành cà phê và cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp..........................................................................................................16 2.4.Phân tích cầu..............................................................................................................17 2.4.1.Khái niệm và sự cần thiết của phân tích cầu........................................................17
  • 3. 2.4.2.Các phương pháp phân tích cầu..........................................................................17 2.5.Dự báo cầu.................................................................................................................20 2.5.1.Khái niệm về dự báo, dự báo cầu .......................................................................20 2.5.2.Sự cần thiết của dự báo cầu................................................................................20 2.5.3.Các phương pháp dự báo cầu.............................................................................21 Phương pháp hồi quy tuyến tính..................................................................................22 Hình 2.4. Lưu đồ thuật toán phương pháp hồi quy tuyến tính..............................................24 Phương pháp điều hòa mũ............................................................................................25 Hình 2.5. Lưu đồ thuật toán phương pháp san bằng mũ......................................................26 Phương pháp trung bình động giản đơn.......................................................................27 Hình 2.6. Lưu đồ thuật toán phương pháp Trung bình động giản đơn.................................29 2.5.4. Quy trình dự báo.................................................................................................29 2.5.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu cà phê hòa tan G7 Trung Nguyên......................31 2.5.6.Một số kết luận rút ra ...........................................................................................32 2.5.7.Tăng cường hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm..................................................................33 2.6.Dự báo cầu về sản lượng cà phê G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội năm 2016..............................................................................................................34 2.7.Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới..............................................................................................................................34 Chương 3.............................................................................................................................37 CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA TRUNG NGUYÊN........................................................................................................37 3.1. Mô tả bài toán............................................................................................................37 3.2. Giải quyết bài toán.....................................................................................................37 KẾT LUẬN............................................................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................41 .............................................................................................................................................42
  • 4. DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 Chương 1...............................................................................................................................3 TỔNG QUAN VỀ CẦU VÀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7..............................................3 Chương 2.............................................................................................................................10 KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA CÔNG TY TRUNG NGUYÊN...............................................................................................10 Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của tập đoàn Trung Nguyên......................................................10 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Trung Nguyên.............................................11 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty cổ phần Trung Nguyên................12 Hình 2.4. Lưu đồ thuật toán phương pháp hồi quy tuyến tính..............................................24 Hình 2.5. Lưu đồ thuật toán phương pháp san bằng mũ......................................................26 Hình 2.6. Lưu đồ thuật toán phương pháp Trung bình động giản đơn.................................29 Chương 3.............................................................................................................................37 CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA TRUNG NGUYÊN........................................................................................................37 KẾT LUẬN............................................................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................41 .............................................................................................................................................42
  • 5. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay hàng ngoại ngập tràn trên thị trường Việt Nam, cà phê cũng không nằm ngoài số đó. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil nhưng chúng ta xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô. Trước Nescafe là hãng chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường cà phê hòa tan với 55,95% thị phần, Vinacafe chiếm 38,45% thị phần, số còn lại chia nhỏ cho các nhãn hiệu cà phê nhập khác. Thế nhưng sau khi G7 nhập cuộc thì cục diện đã có sự thay đổi rất lớn: Nescafe chỉ chiếm 39% thị phần, Vinacafe chỉ chiến 31% thị phần, G7 leo lên đến 27% thị phần. Tuy bước đầu gặp được nhiều thành công nhưng G7 cần phải vươn xa hơn nữa, đưa thương hiệu G7 của Trung Nguyên trở thành một thương hiệu cà phê hòa tan nổi tiếng không những ở trong nước mà được cả thế giới biết đến. Trong đó tìm hiểu rõ được các nhân tố tác động đến lượng tiêu thụ cafe là một nhân tố quan trọng quyết định thành bại của thương hiệu cafe hòa tan G7 của Trung Nguyên. Qua học tập và nghiên cứu một số tài liệu, em đã chọn đề tài “Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên tại Hà Nội”. 2. Mục tiêu Nghiên cứu vấn đề này giúp em hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về cầu và ước lượng cầu cũng như các nhân tố tác động đến cầu. Trên cơ sở đó nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu và dự báo cầu về cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Cầu về cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên - Phạm vi nghiên cứu là trên địa bàn Hà Nội 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Đề xuất các phương án đánh giá mức độ ổn định và biến dạng của cầu - Đề xuất các phương án xác định sự thay đổi chuyển dịch của cầu 1
  • 6. - Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá độ ổn định và các yếu tố phù hợp với cầu - Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để định hướng các thiết kế, các trạng thái có thể xảy ra. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu : thu thập số liệu thứ cấp Nghiên cứu dựa vào khai thác về số liệu mức thu nhập dân cư của người Hà Nội và mức tiêu thụ cà phê G7 trên địa bàn Hà Nội. Từ hai bộ số liệu này đưa ra kết luận nghiên cứu. - Phương pháp phân tích dữ liệu Sử dụng mô hình kinh tế lượng: Các công cụ kinh tế lượng trước hết sử dụng được để phân tích tình hình tiêu thụ cà phê G7. Phương pháp tổng hợp thống kê: Được sử dụng để khai thác số liệu điều tra mức tiêu thụ cà phê G7 ở thành phố Hà Nội. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu kết luận tài liệu tham khảo đề tài của em gồn 3 chương Chương 1 : Tổng quan về cầu và sản phẩm cà phê hòa tan G7 Chương 2 : Khảo sát, phân tích và dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty Trung Nguyên. Chương 3 : Chương trình thực nghiệm dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên. Do thời gian thực tập còn ít và trình độ của bản thân em còn hạn chế, nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để em hoàn thiện tốt hơn. Em rất biết ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Thu Phương và cô Nguyễn Thu Hằng cùng các thầy, cô giáo trong khoa để em hoàn thành đề tài này. 2
  • 7. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CẦU VÀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 1.1. Những vấn đề cơ bản về cầu 1.1.1. Cầu và các khái niệm liên quan  Nhu cầu Nhu cầu tiêu dùng là sự mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người trong việc tiêu dùng sản phẩm và trong các hoạt động diễn ra hàng ngày.  Cầu Cầu phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn xác định (khi các yếu tố khác là không đổi).  Lượng cầu Lượng cầu là lượng hàng hóa hay dich vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua trong một giai đoạn nhất định, tại một mức giá xác định trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi. Cầu là tập hợp lượng cầu ở các mức giá khác nhau.  Biểu cầu Biểu cầu là một bảng mô tả mỗi quan hệ giữa số lượng hàng hóa mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong thời gian nhất định(các yếu tố khác không đổi).  Luật cầu Giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi, khi giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu của hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại. 3
  • 8.  Đường cầu Đường cầu của hàng hóa thông thường là một đường dốc thể hiện mỗi quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu, khi giá tăng thì lượng cầu giảm và khi giá giảm thì lượng cầu tăng, đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cầu.  Hàm cầu Hàm cầu cho biết lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau khi các yếu tố khác không đổi. 1.1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường - Cầu hàng hóa của cá nhân là cầu về hàng hóa của từng cá nhân - Cầu thị trường là tổng hợp tất cả các cầu cá nhân 1.1.3. Các yếu tố tác động đến lượng cầu  Giá cả của bản thân Giá cả bản thân hàng hóa là nhân tố quan trọng quyết định đến cầu hàng hóa đó. Đối với hàng hóa thông thường, khi giá của bản thân hàng hóa tăng sẽ làm cho cầu hàng hóa giảm và ngược lại.  Thu nhập của người tiêu dùng(I) Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng mua gì và bao nhiêu đối với người tiêu dùng. Do vậy mà thu nhập là yếu tố cơ bản để xác định cầu. Đối với hàng hóa thông thường và hàng hóa cao cấp khi thu thập tăng sẽ làm cho cầu và hàng hóa tăng và ngược lại. Đối với hàng hóa thứ cấp thì thu nhập tăng sẽ làm cho cầu và hàng hóa giảm. Mức độ nhạy cảm của thay đổi về lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập của người mua thay đổi gọi là độ co dãn của cầu theo thu nhập. 4
  • 9.  Giá cả của hàng hóa liên quan. Lượng cầu không chỉ chịu tác động từ gía cả chính hàng hóa đó mà còn tùy giá cả hàng hóa khác. Giả định các yếu tố khác là không thay đổi. Lượng cầu về một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng thay thế của nó hạ xuống. Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm khi giá của những mặt hàng bổ sung tăng lên. Mức độ nhạy cảm khi thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả các mặt hàng khác thay đổi, gọi là độ co dãn của nhu cầu theo giá cả.  Thị hiếu của người tiêu dùng Giả định các yếu tố khác không đổi, khi người tiêu dùng thay đổi sở thích của mình đối với một mặt hàng nào đó thì lượng cầu của hàng hóa đó cũng thay đổi theo.  Số lượng người tiêu dùng (N) Số lượng người tiêu dùng hay quy mô thị trường là một trong những nhân tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng. Thị trường tiềm năng càng nhiều người tiêu dùng thì lượng cầu càng lớn.  Kỳ vọng về giá cả của hàng hóa trong tương lai Kỳ vọng là mong đợi về sự thay đổi giá cả của hàng hóa, giá của các tố sản xuất, chính sách thuế...đều có ảnh hưởng đến cầu của hàng hóa và dịch vụ Đó là những dự đoán, dự báo trong tương lai và người tiêu dùng tin tưởng vào những dự đoán, dự báo đó. Nếu dự báo rằng giá của hàng hóa đó trong tương lai tăng thì sẽ làm cầu hiện tại hàng hóa đó tăng vì người tiêu dùng tránh mua hàng hóa đó cao trong tương lai và ngược lại.  Dân số 5
  • 10. Dân số hay số lượng người mua cũng ảnh hưởng tới cầu hàng hóa hay dịch vụ. Số lượng người mua sẽ tăng làm cầu hàng hóa hay dịch vụ tăng và ngược lại.  Các yếu tố khác Ngoài các yếu tố tác động đến cầu đã nói trên thì còn có một số yếu tố khác như: Thời tiết đối với hàng hóa mang tính thời vụ như quần áo mùa đông, mùa hè... Quảng cáo sẽ làm người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty từ đó sẽ làm cho nhu cầu về hàng hóa đó tăng và lượng cầu tăng, quảng cáo là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lượng tiêu thụ hàng hóa. 1.2. Giới thiệu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 - G7 là sản phẩm cà phê hòa tan duy nhất được chọn phục vụ các nguyên thủ quốc gia tại ASEM 5. Thích hợp khi uống với đá. Cà phê hòa tan G7 hội tụ những yếu tố đặc biệt nhất thế giới: Nguyên liệu tốt nhất, công nghệ sản xuất hiện đại, bí quyết Phương Đông độc đáo. - G7 Cappuccino Chocolate được chắt lọc tinh túy từ những hạt cà phê ngon nhất Buôn Ma Thuột kết hợp kem và các nguyên liệu cao cấp khác, cộng với bí quyết độc đáo của Trung Nguyên, mang đến những người đam mê cà phê một loại cà phê hòa tan G7 Cappuccino Chocolate được pha chế theo phong cách Ý. - G7 sản phẩm của cà phê Trung Nguyên, một thương hiệu cà phê nổi tiếng của Việt Nam. Cà phê hòa tan G7 đã góp phần đáng kể trong việc phân chia lại thị phần ngành. Trung Nguyên cũng đang xây dựng nhà máy giá trị hàng trục triệu USD để phát triển tiếp dòng sản phẩm này - G7 không chỉ là một sản phẩm, một thương hiệu cà phê hòa tan mà G7 còn là một minh chứng cho một khát vọng lớn, một lối tư duy đột phá, sự sẵn sàng đối đầu và cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu đến từ các công ty đa quốc gia bằng chính tinh thần quật khởi và sự thông minh và mưu trí của người Việt mới. Sản phẩm cà phê hòa tan G7 chính là sự hội tụ của những gì tốt nhất, đặc biệt nhất của thế giới. Cà phê được thu mua từ những vùng nguyên liệu tốt 6
  • 11. nhất, công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới kết hợp với những bí quyết pha chế huyền bí Phương Đông. Công nghệ hiện đại và duy nhất chỉ có trong quá trình sản xuất ra G7 đó là khả năng chiết xuất độc đáo chỉ lấy những phần tinh túy nhất chỉ có trong từng hạt cà phê để cho ra đời sản phẩm cà phê hòa tan với hương vi khác biệt, đậm đặc và đầy quyến rũ. Chính những đặc biệt trên và đang tạo nên sự khác biệt riêng cho cà phê hòa tan G7 mà không một sản phẩm nào trên thị trường có được. 1.3. Giới thiệu Microsoft Excel 1.3.1. Excel là gì ? Microsoft Excel là một phần mềm hay là một chương trình ứng dụng, mà khi chạy chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ dàng hơn trong việc thực hiện: - Tính toán đại số, phân tích dữ liệu - Lập bảng biểu báo cáo, tổ chức danh sách - Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau - Vẽ đồ thị và các sơ đồ - Tự động hóa các công việc bằng các macro Và nhiều ứng dụng khác để giúp chúng ta có thể phân tích nhiều loại hình bài toán khác nhau. Excel 2007 dùng định dạng tập tin mặc định là “.XLSX” (dựa trên chuẩn XML giúp việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng được dễ dàng hơn) thay cho định dạng chuẩn trước đây là “.XLS”. 1.3.2. Các thành phần của Excel Workbook: Trong Excel, một workbook là một tập tin mà trên đó bạn làm việc (tính toán, vẽ đồ thị, …) và lưu trữ dữ liệu. Vì mỗi workbook có thể chứa nhiều sheet (bảng tính), do vậy bạn có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thông tin có liên quan với nhau chỉ trong một tập tin (file). Một workbook chứa rất nhiều worksheet hay chart sheet tùy thuộc vào bộ nhớ máy tính của bạn. 7
  • 12. Worksheet: Còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ và làm việc với dữ liệu, nó còn được gọi là bảng tính. Một worksheet chứa nhiều ô (cell), các ô được tổ chức thành các cột và các dòng. Worksheet được chứa trong workbook. Một Worksheet chứa được 16,384 cột và 1,048,576 dòng (phiên bản cũ chỉ chứa được 256 cột và 65,536 dòng). Chart sheet: Cũng là một sheet trong workbook, nhưng nó chỉ chứa một đồ thị. Một chart sheet rất hữu ích khi bạn muốn xem riêng lẻ từng đồ thị. Sheet tabs: Tên của các sheet sẽ thể hiện trên các tab đặt tại góc trái dưới của cửa sổ workbook. Để di chuyển từ sheet này sang sheet khác ta chỉ việc nhấp chuột vào tên sheet cần đến trong thanh sheet tab. Nút lệnh Office chứa các lệnh rất thường hay sử dụng như tạo tập tin mới, mở tập tin, lưu tập tin, … và danh mục các tập tin đã mở trước đó. Nút lệnh Office giống như thực đơn File của các phiên bản trước. Chúng ta có thể chế biến thành các lệnh truy cập nhanh chứa các lệnh mà ta hay sử dụng nhất. Nhấn vào để mở danh mục các lệnh và vào các lệnh cần cho hiện lên thanh lệnh truy cập nhanh. Nếu các nút lệnh ở đây còn quá ít bạn có thể nhấn chọn More Commands… để mở cửa sổ điều chế thanh lệnh truy cập nhanh. Ribbon: Excel 2010 thay đổi giao diện người dùng từ việc sử dụng các thanh thực đơn truyền thống thành các cụm lệnh dễ dàng truy cập được trình bày ngay trên màn hình gọi là Ribbon. Có các nhóm Ribbon chính: Home, Insert, Page Layout, Formulas, Data, Reviews, View, Developer, Add-Ins. Home: Là nơi chứa các nút lệnh được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm việc như: cắt, dán, sao chép, định dạng tài liệu, các kiểu mẫu có sẵn, chèn hay xóa dòng hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm, lọc dữ liệu,… Insert: Chèn các loại đối tượng vào bảng tính như: bảng biểu, vẽ sơ đồ, đồ thị, ký hiệu, … Page Layout: Chứa các nút lệnh về việc hiển thị bảng tính và thiết lập in ấn. Formulas: Chèn công thức, đặt tên vùng (range), công cụ kiểm tra theo dõi công thức, điều khiển việc tính toán của Excel. 8
  • 13. Data: Các nút lệnh thao đối với dữ liệu trong và ngoài Excel, các danh sách, phân tích dữ liệu,… Review: Các nút lệnh kiễm lỗi chính tả, hỗ trợ dịch từ, thêm chú thích vào các ô, các thiết lập bảo vệ bảng tính. View: Thiết lập các chế độ hiển thị của bảng tính như: phóng to, thu nhỏ, chia màn hình, … Developer: Tab này mặc định được ẩn vì nó chỉ hữu dụng cho các lập trình viên, những người có hiểu biết về VBA. Để mở nhóm này nhấn vào nút Office >Excel Options>Popular>Chọn Show Developer tab in the Ribbon. Add-Ins: Tab này chỉ xuất hiện khi Excel mở một tập tin có sử dụng các tiện ích bổ sung, các hàm bổ sung. Sử dụng thực đơn ngữ cảnh (shortcut menu) Khi muốn thực hiện một thao tác nào đó trên đối tượng (ô, vùng, bảng biểu, đồ thị, hình vẽ…) trong bảng tính, bạn hãy nhấp phải chuột lên đối tượng đó. Lập tức một thanh thực đơn hiện ra chứa các lệnh thông dụng có thể hiệu chỉnh hay áp dụng cho đối tượng mà bạn chọn 9
  • 14. Chương 2. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA CÔNG TY TRUNG NGUYÊN 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Trung Nguyên Trung Nguyên là một tập đoàn của Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là sản xuất và phân phối cà phê đã chế biến. Hiện tập đoàn này có 6 thành viên, đó là: Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, Công ty trách nhiệm hữu hạn cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, Công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và Công ty liên doanh Vietnam Global Gateway. Ra đời và giữa năm 1996 – Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Hiện nay Trung Nguyên đang thực hiện các mục tiêu thống trị thị trường nội địa và chinh phục thị trường thế giới: dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, đầu tư về nganh và phát triển hệ thống nhượng quyền trong và thế giới.  Sơ đồ tổ chức Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của tập đoàn Trung Nguyên 10 Công ty cổ phần Trung Nguyên Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 Công ty liên doanh Vietnam Global Gatway Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên Công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên
  • 15. Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Trung Nguyên 11 Giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh Phòng truyền thông Phòng hành chính Phòng quản lý dự ánQuản lý nhân sựKế toán tổng hợp Quan hệ công chúngThương hiệuHoạt động xã hội Quản lý chất lượngTriển khai hệ thống Tư vấn dịch vụSales Chăm sóc khách hàng Hội đồng quản trị Tổng giám đốc HT kiểm tra nội bộ Các phòng chuyên môn Kế toán trưởng Phó tổng giám đốc Ban kiểm soát Ban cố vấn Bộ máy giúp việc
  • 16. Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty cổ phần Trung Nguyên. 2.2. Tình hình tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội năm 2014 và năm 2015 Năm 2003 cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ra đời làm thay đổi thị phần cà phê hòa tan trên thị trường Việt Nam. Tuy vẫn giữ vị trí “anh cả” trên thị trường cà phê hòa tan nhưng thị phần của Nescafe cũng giảm đáng kể, thay vào đó là sự vươn lên của cà phê hòa tan G7. Theo thống kê, lượng tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội ngày càng tăng qua các năm. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 1,7 triệu tấn với mức tăng trung bình mỗi năm khoảng 30,1% về khối lượng, 30,9% giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, các quán cà phê rất phổ biến ở Việt Nam có mức thu nhập nội địa ngày càng tăng, riêng năm 2014 là 96.000 kg cà phê. Trung Nguyên cũng đẩy mạnh công tác nhượng quyền ở Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Singapore và Trung Quốc bên cạnh các cửa hàng bán cà phê đầu tiên được phát triển ở Đức, New York (Mỹ) có từ năm 2006. Cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và rất được ưa chuộng tại Trunh Quốc. Với đường hướng đúng đắn đưa thương hiệu Trung Nguyên phát triển nhanh chóng cùng chất lượng sản phẩm vượt trội, ông Đặng Lê Nguyên Vũ lọt vào bảng xếp hạng triệu phú do tạp chí Forbes bình chọn vào năm 2014 với tổng tài sản hơn 100 triệu đôla. 12
  • 17. Đặc biệt, không gian quán cà phê là một dấu ấn riêng của Trung Nguyên. Theo một nghiên cứu thị trường năm 2012, hơn 17 triệu người uống cà phê Việt Nam đã mua cà phê Trung Nguyên, với giá trị hơn 11 triệu đô la (64,71%). Với bước tiến và sự chủ động trong đường hướng kinh doanh, ông Vũ cho biết mục tiêu đưa công ty lên sàn giao dịch chứng khoán quốc tế và xây dựng một “đế chế cà phê” trong 10 năm tới. Điều này hoàn toàn có thể khi báo cáo năm 2012, doanh số của Trung Nguyên đứng đầu với doanh thu đạt 200 triệu đô la. Dự kiến đến năm 2016, con số này sẽ chạm mốc 1 tỷ đô la với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của công ty vẫn tiếp tục được duy trì ở mức 37%. Riêng năm 2015, mục tiêu của Trung Nguyên là mở thêm 200 quán cà phê. Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đã ký thoả thuận hợp tác chiến lược với Global Hotel Managmeent Group để mở rộng chuỗi cửa hàng cà phê cao cấp và phân phối cà phê chất lượng cao tại khu vực Trung Đông và Châu Phi. Được thành lập vào năm 1996, các mặt hàng cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên rất đa dạng như dòng sản phẩm cà phê G7 là sản phẩm cà phê hoà tan phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam và có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị trên toàn thế giới. Trong năm 2015, cà phê hoà tan G7 đã đáp ứng được những yêu cầu kiểm toán của Walmart và sẽ được đưa vào hệ thống các cửa hàng của Walmart tại Chile, Brazil, Mexico, và Trung Quốc. Trung Nguyên cũng sản xuất cà phê hạt đặc biệt là "Legend". Sản phẩm hiện đang có mặt tại gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm có Singapore, Malaysia, Thailand, Canada, Hà Lan, Nhật, Anh, Đức và Philpine. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội 2.3.1. Nhân tố khách quan  Tình hình kinh tế Việt Nam Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của người tiêu dùng. 13
  • 18. Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ là cho thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng. Các doanh nghiệp coi đây là một cơ hội tốt để đẩy mạnh tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng để thu được lợi nhuận. Đây chính là một trong số những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm cà phê G7 của công ty Trung Nguyên.  Các nhân tố về chính trị pháp luật Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, ổn định sẽ tạo ra một mô trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh. Các nhân tố chính trị pháp luật có tác động đến cơ hội và đe dọa cả ngành cà phê việt Nam cụ thể là: Cà phê được nhà nước bảo hộ về quyền lợi và thương hiệu, hỗ trợ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài, bên cạnh đó nhà nước thành lập hiệp hội cà phê để điều hành và phát triển cà phê với mục đích quán triệt đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, bảo vệ lẫn nhau tránh các hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho cà phê Việt Nam trên thị trường. Đối với sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty Trung Nguyên, thì hệ thống chính trị pháp luật của Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.  Nhân tố khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ sẽ tác động đến khả năng cạnh tranh hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khoa học sẽ ảnh hưởng đến hai yếu tố là giá cả và chất lượng hàng hóa. Khoa học công nghệ hiện tại sẽ tạo ra hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt, tiết kiệm được nhiều chi phí trong quá trình sản xuất, nên giá thành hàng hóa sản phẩm sẽ có sức cạnh tranh hơn. Công ty cà phê Trung Nguyên có hai nhà máy sản xuất lớn và tổng diện tích 80 000m2 bao gồm cả kho lưu trữ và cơ quan sản xuất rất thuận lợi cho việc đưa nguyên liệu từ nơi bảo quản tới địa điểm sản xuất. Trung Nguyên sử dụng trang thiết bị hiện đại với 2 nhà máy sản xuất cho tổng công suất là 13 000 tấn/năm. Vì vậy giá cà phê G7 rẻ hơn các sản phẩm cà phê hòa tan của các công ty khác. 14
  • 19. 2.3.2. Các nhân tố chủ quan  Giá bán sản phẩm Một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp là giá cả và dịch vụ. Khi giá cả hàng hóa tăng, khả năng mua của người tiêu dung giảm do đó mức độ tiêu thụ hàng hóa giảm, khi gia tăng lên thì ngược lại. So với các loại sản phẩm cà phê hòa tan khác như Nescafe và Vinacafe thì G7 có giá rẻ hơn một đến hai nghìn đồng. Trong những dịp lễ tết G7 giảm giá để tăng khả năng tiêu thụ vì vậy mà lượng tiêu thụ G7 trong những dịp tết thì tăng mạnh.  Chất lượng sản phẩm Ngày nay khi cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì con người ngày càng quan tâm đến chất lượng của sản phẩm, thành phẩm và công dụng của sản phẩm. Vì vậy, chất lượng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ G7. Người tiêu dùng luôn muốn mua những sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe cho con người. Sản phẩm G7 của Trung Nguyên được người tiêu dùng ngày càng tin tưởng ở chất lượng. Từ năm 2009 đến nay, với nhiều hình thức quảng cáo khác nhau người tiêu dùng cả nước đều biết đến sản phẩm G7. Đặc biệt là người tiêu dùng Hà Nội thì quá quen với sản phẩm này. Chính vì thế mà sản lượng tiêu thụ không ngừng tăng trong những năm qua.  Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm Hoạt động quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm, cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, để khách hàng có thể so sánh với các sản phẩm khác để đưa ra lựa chọn. Ngay từ khi G7 mới ra đời thì Trung Nguyên đã đầu tư rất nhiều vào hoạt động quảng cáo, tuyên truyền sản phẩm. Hiện nây cho dù sản phẩm G7 đã chở nên quá quen thuộc với mọi người nhưng Trunh Nguyên vẫn tăng cường quảng cáo và giới thiệu về chất lượng của sản phẩm. Không chỉ thông qua các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, báo chí Trung Nguyên còn đầu tư nhiều vào các pano, apphich ở khắp thành phố Hà Nội. Chính vì thế không thể không khẳng định rằng nhờ các hoạt động quảng cáo mà G7 có sức tiêu thụ ngày càng mạnh 15
  • 20.  Việc tổ chức bán hàng Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cao hay thấp. Các công tác tổ chức bán hàng bao gồm như: hình thức bán hàng, hình thức thanh toán, dịch vụ kém sau bán hàng… Trung Nguyên có mạng lưới phân bố rộng khắp cả nước với đầy đủ các đại lý và nhà phân phối lớn, hàng bán lẻ, cửa hàng chuyển nhượng quyền đảm bảo sản phẩm của trung Nguyên được đưa đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Hiện nay Trung Nguyên đã có mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7 Mart trên toàn quốc. Riêng Hà Nội có gần 100 quán cà phê nhượng quyền thương mại và hơn 100 siêu thị mini G7 Mart và có mặt ở khắp các cửa hàng lớn nhỏ trên cả nước. điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người Hà Nội có thể mua sản phẩm G7 ở bất kỳ nơi nào. 2.3.3. Các doanh nghiệp cạnh tranh trong nghành cà phê và cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Số lượng các doanh nghiệp đối thủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong nghành. Càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì cơ hội đến với các doanh nghiệp sẽ ít đi, lợi nhuận mang lại cho từng doanh nghiệp sẽ ít đi. Thị trường cà phê Việt Nam hiện nay nổi tiếng với ba thương hiệu lớn là Trung Nguyên, Nescafe và Vinacafe. Các doanh nghiệp này liên tục có các hoạt động nhằm tạo ra dấu ấn riêng cho thương hiệu, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm nhằm tranh thủ sự trung thành của khách hàng, qua đó xây dựng được vị thế vững vàng. Vị thế cạnh tranh của Trung Nguyên mạnh. Trong nghành cà phê hiện nay, Trung Nguyên được coi là giữ vị trí thống lĩnh. Trong cơn sốt về thành công của nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên xem chừng đã bão hòa với dư luận thì bất ngờ tháng 11 năm 2003 Trung Nguyên cho ra đời sản phẩm cà phê hòa tan G7, chính thức tuyên chuến với ông lớn Nescafe đang chiếm 50% thị trường cà phê hòa tan với phương châm đánh bại các đại gia nước ngoài tại 16
  • 21. Việt Nam trước khi ra thế giới. Và Trung Nguyên đã làm thay đổi cục diện thị trường cà phê hòa tan trong thời gian ngắn. 2.4. Phân tích cầu 2.4.1. Khái niệm và sự cần thiết của phân tích cầu  Khái niệm - Phân tích là hoạt động phân nhỏ, tách nhỏ chủ thể cần nghiên cứu. Chủ thể cần nghiên cứu thông qua phân tích sẽ giúp người nghiên cứu biết được: bản chất, các chủ thể mỗi quan hệ hữu cơ với chủ thể, sự tồn tại, sự phát triển của chủ thể đó chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. - Phân tích cầu là việc nghiên cứu mỗi quan hệ phụ thuộc của lượng cầu theo một hay nhiều biến khác nhằm phục vụ cho việc ước lượng và dự báo giá trị trung bình của lượng cầu với giá trị đã biết của biến độc lập.  Sự cần thiết của phân tích cầu Như vậy, phân tích cầu là một giai đoạn trong nghiên cứu cầu. Giúp người phân tích hiểu được bản chất của cầu, các vấn đề liên quan đến cầu, các yếu tố ảnh hưởng tới cầu. Vậy cầu có liên quan trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm nào có cầu càng lớn thì khả năng tiêu thụ càng cao. Do vậy, để tiêu thụ được nhiều sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đòi hỏi doanh nghiệp phải biết người tiêu dùng có cầu về sản phẩm gì. Từ đó có những kế hoạch, chính sách, giải pháp nhằm: sản xuất, kinh doanh những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Để làm được công việc trên, phân tích cầu là một hoạt động không thể thiếu. 2.4.2. Các phương pháp phân tích cầu  Có rất nhiều phương pháp phân tích cầu có thể đưa ra một số phương pháp sau: - Phân tích theo thời gian: Chỉ sự biến động của cầu theo biến số thời gian, chính những phương pháp này giúp doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh kịp thời. 17
  • 22. - Phân tích chi tiết: Mọi kết quả của phân tích cầu đều có thể được phân tích chi tiết theo nhiều hướng khac nhau. - Phân tích so sánh: Là việc đối chiếu các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế đã được ước lượng hóa có cùng nội dụng, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu - Phân tích hồi quy chỉ sự phụ thuộc của cầu về mặt hàng vào các biến số độc lập theo mô hình hồi quy. Dựa trên mô hình đưa ra những tổng hợp, kết luận. 2.4.3. Phân tích cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên qua điều tra khảo sát khách hàng Lập phiếu thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên. Phiếu điều tra có những nội dung sau: 18
  • 23. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA KHÁCH HÀNG Phần I : Phần thông tin khách hàng Họ tên : - Điện thoại : Nghề nghiệp : - Mail : Phần II : Phần thông tin đánh giá của khách hàng 1, Anh (chị) thích loại sản phẩm cà phê hòa tan nào ? a. G7 b. Nescafe c. Sản phẩm cà phê khác 2, Tại sao anh (chị) lựa chọn sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ? a. Giá cả hợp lý b. Chất lượng tốt c. Uy tín của công ty 3, Anh (chị) thích uống cà phê G7 vào thời điểm nào trong ngày ? a. Sáng b. Trưa c. Tối 4, Anh (chị) thường uống cà phê ở đâu ? a. Nơi làm việc b. Tại nhà c. Nơi khác 5, Bao lâu anh (chị) uống cà phê G7 một lần ? a. Một ngày một lần b. Hai ngày một lần c. Phương án khác 6, Trong tương lai anh (chị) mong muốn Trung Nguyên sẽ ? a. Giảm giá b. Nâng cao chất lượng c. Cải tiến mẫu sản phẩm 7, Một tháng gia đình anh thường chi tiêu bao nhiêu cho việc sử dụng cà phê G7 ? a. Dưới 30.000 đ b. Từ 30.000 – 60.000 đ c. Trên 60.000 đ Sử dụng phương pháp điều tra này để phân tích cầu có ưu điểm là biết rõ được thái độ của người Hà Nội đối với sản phẩm cà phê G7 nhưng những số liệu thống kê phân tích thì không được chính xác. 19
  • 24. 2.5. Dự báo cầu 2.5.1. Khái niệm về dự báo, dự báo cầu  Dự báo là một khoa học nghệ thuật tiên đoán những sự việc xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học và các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học. Dự báo có thể là một dự doán chủ quan hoặc trực giác về tương lai. Nhưng để cho dự báo chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo. Ngày nay, dự báo là một nhu cầu không thể thiếu của mọi hoạt động kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật, tất cả các nghành khoa học quan tâm nghiên cứu.  Dự báo cầu là giai đoạn cuối cùng trong quá trình nghiên cứu cầu, là việc tính toán cầu trong tương lai dựa vào những giả thiết nhất định về xu hướng vận động, biến đổi của cầu. Ước lượng cầu là công cụ rất tốt để phân tích định lượng về cầu, đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để dự báo cầu. 2.5.2. Sự cần thiết của dự báo cầu. Phục vụ việc lập kế hoạch, kinh doanh là những định hướng mà doanh nghiệp đề ra để có thể đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thực hiện ước lượng và dự báo cầu tốt, doanh nghiệp có đủ cơ sở để tiến hành lập kế hoạch kinh doanh đặc biệt là kế hoạch giá và các chiến lược kích cầu... Giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp: trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải đối đầu với rủi ro, dự báo được xu thế biến động của các nhân tố tác động thì doanh nghiệp có thể chủ động phòng tránh rủi ro. Nâng cao hiệu quả kinh doanh: giúp doanh nghiệp có hương án tốt để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của mình với những kế hoạch lập ra, công ty có thể chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu được những chi phí, rủi ro không đáng có, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận. 20
  • 25. 2.5.3. Các phương pháp dự báo cầu  Dự báo theo chuỗi thời gian Mỗi chuỗi thời gian đơn giản là một chuỗi các quan sát của một biến được sắp xếp theo trật tự thời gian. Mô hình chuỗi thời gian sử dụng chuỗi thời gian trong quá khứ của biến quan trọng để dự đoán các giá trị tương lai.  Dự đoán bằng phương pháp định tính Các phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những nhân tố nhân quả, dựa theo doanh số của từng sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt và dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những nhân tố nhân quả này trong tương lai (Những phương pháp này có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ những khảo sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết về các sự kiện tương lai). Ưu điểm : Dễ dàng thực hiện, không đòi hỏi kiến thức về các mô hình toán hoặc kinh tế lượng, thường được chấp nhận Nhược điểm: Mang tính chủ quan rất cao, không chuẩn, mất nhiều năm để trở thành người có khả năng phán đoán đúng. Không có phương pháp hệ thống để đánh giá và cải thiện mức độ chính xác.  Phương pháp dự báo định lượng Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi . Ưu điểm: Kết quả dự báo hoàn toàn khách quan Có phương pháp đo lường độ chính xác dự báo Tốn ít thời gian để tìm ra kết quả dự báo Nhược điểm: Chỉ dự báo tốt trong thời gian ngắn và trung hạn 21
  • 26. Không có phương pháp nào có thể đưa đầy đủ những yếu tố bên ngoài có tác động đến kết quả dự báo vào mô hình. Nếu mô hình được đánh giá là tốt thì sai số dự báo phải tương đối nhỏ Tiêu chí Công thức tính 1. Sai số trung bình ME = 2. Sai số trung bình tuyệt đối MAE = 3. Sai số phần trăm trung bình MPE = x 100% 4. Sai số phần trăm trung bình tuyệt đối MAPE = x 100% 5. Sai số bình phương trung bình MSE = 6. Sai số bình phương trung bình chuẩn RMSE =  Phương pháp hồi quy tuyến tính Nhiệm vụ đầu tiên của phân tích hồi quy tương quan là xây dựng mô hình hồi quy và xác định tính chất cũng như hình thức của mối liên hệ (loại mô hình). Mô hình dự đoán theo phương trình hồi quy: tbay .ˆ += Trong đó: t : Trị số của tiêu thức gây ảnh hưởng (nguyên nhân) (biến độc lập). yˆ : Trị số điều chỉnh của tiêu thức chịu ảnh hưởng (kết quả) (biến phụ thuộc) theo quan hệ với t. a: Hệ số tự do (hệ số chặn), là điểm xuất phát của đường hồi quy lý thuyết, nêu lên ảnh hưởng của các nhân tố khác (tiêu thức nguyên nhân khác) ngoài t tới sự biến động của y. b: Hệ số hồi quy (hệ số góc,độ dốc), phản ánh ảnh hưởng trực tiếp của tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả. Mỗi khi tăng lên 1 đơn vị thì y sẽ thay đổi 22
  • 27. trung bình b đơn vị. b nói lên chiều hướng của mối liên hệ:b>0:Mối liên hệ thuận; b<0: Mối liên hệ nghịch. + Cách xác định tham số: a, b phải được xác định sao cho đường hồi quy lý thuyết mô tả gần đúng nhất mối liên hệ thực tế. Khoảng cách từ điểm thực tế đến điểm thuộc đường hồi quy lý thuyết nhỏ nhất sẽ là tốt nhất. Từ phương trìnhh trên bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hoặc thông qua việc đặt thứ tự thời gian (t) trong dãy số để tính các tham số a, b. Nếu đặt thứ tự thời gian t sao cho ∑t # 0 ta có công thức tính tham số như sau: 22 .. tt tyty a − − = tayb .−= Nếu đặt thứ tự thời gian t sao cho ∑t = 0 ta có: y n y a == ∑ 2 t yt b ∑= 23
  • 28. + Lưu đồ thuật toán hồi quy tuyến tính Hình 2.4. Lưu đồ thuật toán phương pháp hồi quy tuyến tính 24 Bắt đầu Nhập số quan sát n Nhập giá trị x, y tương ứng (∑t # 0) Xuất ra: Dự báo Khoảng dự báo Sai số dự báo Sai số chuẩn Nhập giá trị , Nhập tầm xa của dự đoán L Kết thúc
  • 29.  Phương pháp điều hòa mũ Điều hòa mũ đưa ra các dự báo cho giai đoạn trước và thêm vào đó một lượng điều chỉnh để có được lượng dự báo cho giai đoạn kế tiếp. Sự điều chỉnh này là một tỷ lệ nào đó của sai số dự báo ở giai đoạn trước và được tính bằng cách nhân số dự báo của giai đoạn trước với hệ số nằm giữa 0 và 1. Hệ số này gọi là hệ số điều hòa. Công thức tính như sau: Ft = Ft-1+ α (At-1−Ft-1) Trong đó : Ft: Dự báo cho giai đoạn thứ t, giai đoạn kế tiếp. Ft-1: Dự báo cho giai đoạn thứ t-1, giai đoạn trước. At-1: Số liệu thực tế của giai đoạn thứ t-1 25
  • 30. + Lưu đồ thuật toán phương pháp san bằng mũ Hình 2.5. Lưu đồ thuật toán phương pháp san bằng mũ 26 Bắt đầu Nhập số liệu thực tế Nhập hệ số san bằng mũ ME = MAE = MPE = x 100% MAPE = x 100% MSE = RMSE = Xuất ra: Giá trị dự báo Sai số trung bình ME Sai số trung bình tuyệt đối MAE Phần trăm sai số trung bình MPE Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình MAPE Sai số bình phương MSE Sai số bình phương trung bình chuẩn RMSE Kết thúc
  • 31.  Phương pháp trung bình động giản đơn Phương pháp trung bình động đơn giản là phương pháp đưa ra dự báo cho giai đoạn tiếp theo dựa trên cơ sở kết quả trung bình của các kỳ trước đó thay đổi (trượt) trong một giới hạn thời gian nhất định. Công thức: Trong đó: Ft : là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t : là nhu cầu thực tế của giai đoạn t-i; n: số giai đoạn quan sát. 27
  • 32. + Lưu đồ thuật toán phương pháp Trung bình động giản đơn 28 Bắt đầu Nhập số liệu thực tế thời kỳ trước Nhập số giai đoạn quan sát n ME = MAE = MPE = x 100% MAPE = x 100% MSE = RMSE = Xuất ra: Giá trị dự báo Sai số trung bình ME Sai số trung bình tuyệt đối MAE Phần trăm sai số trung bình MPE Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình MAPE Sai số bình phương MSE Sai số bình phương trung bình chuẩn RMSE Kết thúc
  • 33. Hình 2.6. Lưu đồ thuật toán phương pháp Trung bình động giản đơn 2.5.4. Quy trình dự báo Quy trình dự báo được chia thành 9 bước. Các bước này bắt đầu và kết thúc với sự trao đổi (communication), hợp tác (cooperation) và cộng tác (collaboration) giữa những người sử dụng và những người làm dự báo Bước 1: Xác định mục tiêu - Các mục tiêu liên quan đến các quyết định cần đến dự báo phải được nói rõ. Nếu quyết định vẫn không thay đổi bất kể có dự báo hay không thì mọi nỗ lực thực hiện dự báo cũng vô ích. - Nếu người sử dụng và người làm dự báo có cơ hội thảo luận các mục tiêu và kết quả dự báo sẽ được sử dụng như thế nào, thì kết quả dự báo sẽ có ý nghĩa quan trọng. Bước 2: Xác định dự báo cái gì Khi các mục tiêu tổng quát đã rõ ta phải xác định chính xác là dự báo cái gì (cần có sự trao đổi) Bước 3: Xác định khía cạnh thời gian Có 2 loại khía cạnh thời gian cần xem xét: Thứ nhất: Độ dài dự báo, cần lưu ý: + Đối với dự báo theo năm: từ 1 đến 5 năm + Đối với dự báo quý: từ 1 hoặc 2 năm + Đối với dự báo tháng: từ 12 đến 18 tháng Thứ hai: Người sử dụng và người làm dự báo phải thống nhất tính cấp thiết của dự báo Bước 4: Xem xét dữ liệu Dữ liệu cần để dự báo có thể từ 2 nguồn: + Nguồn thông tin sơ cấp: 29
  • 34. Thu thập qua các cuộc khảo sát, chọn mẫu hoặc các số liệu ghi chép các biến số trong doanh nghiệp. Các phương pháp thu thập: phỏng vấn trực tiếp, gửi thư, điện thoại. + Nguồn thông tin thứ cấp: Bên trong: nội bộ công ty, sổ sách kế toán Bên ngoài: sách báo, tạp chí, internet, các tài liệu thống kê,… - Cần phải lưu ý dạng dữ liệu sẵn có ( thời gian, đơn vị tính,…) - Dữ liệu thường được tổng hợp theo cả biến và thời gian, nhưng tốt nhất là thu thập dữ liệu chưa được tổng hợp - Cần trao đổi giữa người sử dụng và người làm dự báo Bước 5: Lựa chọn mô hình Để chọn một phương pháp dự báo thích hợp người làm dự báo phải: + Xác định bản chất của vấn đề dự báo + Bản chất của dữ liệu đang xem xét + Mô tả các khả năng và hạn chế của các phương pháp dự báo tiềm năng + Xây dựng các tiêu chí để ra quyết định lựa chọn + Một nhân tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình dự báo là nhận dạng và hiểu được bản chất số liệu lịch sử. Bước 6: Đánh giá mô hình - Đối với các phương pháp định tính thì bước này ít phù hợp hơn so với phương pháp định lượng - Đối với các phương pháp định lượng, cần phải đánh giá mức độ phù hợp của mô hình (trong phạm vi mẫu dữ liệu) - Đánh giá mức độ chính xác của dự báo (ngoài phạm vi mẫu dữ liệu) - Nếu mô hình không phù hợp, quay lại bước 5 Bước 7: Chuẩn bị dự báo 30
  • 35. - Nếu có thể nên sử dụng hơn một phương pháp dự báo, và nên là những loại phương pháp khác nhau (ví dụ mô hình hồi quy và san mũ Holt, thay vì cả 2 mô hình hồi quy khác nhau) - Các phương pháp được chọn nên được sử dụng để chuẩn bị cho một số các dự báo (ví vụ trường hợp xấu nhất, tốt nhất và có thể nhất) Bước 8: Trình bày kết quả dự báo - Kết quả dự báo phải được trình bày rõ ràng cho ban quản lý sao cho họ hiểu các con số được tính toán như thế nào và chỉ ra sự tin cậy trong kết quả dự báo - Người dự báo phải có khả năng trao đổi các kết quả dự báo theo ngôn ngữ mà các nhà quản lý hiểu được - Trình bày cả ở dạng viết và dạng nói - Bảng biểu phải ngắn gọn, rõ ràng - Chỉ cần trình bày các quan sát và dự báo gần đây thôi - Chuỗi dữ liệu dài có thể được trình bày dưới dạng đồ thị - Trình bày thuyết trình nên theo cùng hình thức và cùng mức độ với phần trình bày viết Bước 9: Theo dõi kết quả dự báo - Lệch giữa giá trị dự báo và giá trị thực phải được thảo luận một cách tích cực, khách quan và cởi mở - Mục tiêu của việc thảo luận là để hiểu tại sao có các sai số, để xác định độ lớn của sai số - Trao đổi và hợp tác giữa người sử dụng và người làm dự báo có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì quy trình dự báo thành công. 2.5.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu cà phê hòa tan G7 Trung Nguyên  Giá của cà phê hòa tan G7 Giá cà phê hòa tan G7 là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng cà phê hòa tan G7 tiêu thụ trên thị trường. Trong thời gian qua tình hình giá cà phê hòa tan G7 không 31
  • 36. biến động mạnh, dao động trong mức từ 25 – 50 nghìn đồng. Cà phê G7 hòa tan 3 in1(50 gói x 16 gram) giá dao động trong mức 100 – 110 nghìn đồng.  Thu nhập bình quân hộ gia đình Theo số liệu của tổng cục thống kê: Nếu chia hộ gia đình thành năm nhóm dựa vào thu nhập thì nhóm thứ năm có thu nhập cao nhất uống cà phê nhiều gấp 18 lần so với hộ gia đình có thu nhập thấp nhất.  Dân số và thành phần dân cư Hà Nội là một trong những thành phố đông dân nhất Việt Nam, vì lượng tiêu thụ cà phê cao hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Thói quen uống cà phê cũng liên quan mật thiết tới nghề nghiệp và thành phần dân cư. Ở Hà Nội thì tầng lớp người về hưu uống cà phê nhiều nhất chiếm 19,8%, còn sinh viên thì ít nhất chiếm khoảng 8% người uống. Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ cà phê.  Giá của hàng hóa liên quan: Giá của Nescafe của hãng Nestle Trước khi G7 của Trung Nguyên gia nhập thị trường thì cà phê hòa tan Nescafe là hàng chiếm thị phần lớn nhất trị trường cà phê hòa tan, sau đó là Vinacafe nhưng sau khi có sự gia nhập của cà phê hòa tan G7 thì cục diện có sự thay đổi, thị phần của Nescafe và Vinacafe đã nhường lại một phần đáng kể cho cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên. Sau đó là cuộc chạy đua giữa các hãng bằng các chiến lược và các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng, các chiến lược giá. Thực tế thì giá của Nescafe luôn cao hơn giá của cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên. Ngoài ra còn một số nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ cà phê hòa tan G7 như thói quen tiêu dùng, quỹ thời gian của người tiêu dùng, tình hình kinh tế xã hội … 2.5.6. Một số kết luận rút ra Từ việc sử dụng phương pháp ước lượng cầu để nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê G7 của công ty Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội ta có thể rút ra một số kết luận sau : 32
  • 37. Giá bán một hộp cà phê G7 ảnh hưởng nhiều nhất đến lượng tiêu thụ G7 trên địa bàn Hà Nội. Dựa vào số liệu thu thập được ta thấy giá cà phê G7 không tăng giá quá nhiều thường tăng từ 500đ đến 1000đ. Vào dịp tết Trung Nguyên thường giảm 1000đ trên mỗi gói cà phê G7 bán ra, thì lượng tiêu thụ tăng đáng kể. Khi G7 tăng lên 1000đ trên mỗi hộp bán ra thì lượng tiêu thụ giảm đi hoặc tăng lên không nhiều. G7 và Nescafe là hai mặt hàng thay thế cho nhau. Nescafe được coi là đối thủ cạnh tranh số một của G7. Đây là hai ông lớn trong là cà phê, bất kỳ một chiến lược nào của đối thủ cũng được hai bên quan tâm. Vì vậy việc Nescafe tăng giảm giá ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ cà phê G7. Ngoài những yếu tố như giá một hộp cà phê hòa tan G7, giá một hộp cà phê hòa tan Nescafe thì thu nhập người dân Hà Nội và dân số Hà Nội cũng ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ G7 trên địa bàn Hà Nội Việc sử dụng phương pháp ước lượng để phân tích cầu về sản phẩm cà phê G7 của công ty cà phê Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm G7. Nghiên cứu việc tiêu thụ sản phẩm G7 theo từng địa bàn dân cư để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu về sản phẩm G7 và mức độ ảnh hưởng như thế nào để công ty có thể đưa ra các giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm G7 trên địa bàn Hà Nội như giảm giá bán hay có các hình thức khuyến mại… 2.5.7. Tăng cường hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Để nâng cao được mức tiêu thụ thì trước hết phải làm thế nào để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình, làm cho sản phẩm của mình đi vào đời sống hàng ngày của người dân. Lợi thế của cà phê hòa tan G7 là mang đậm hương vị cà phê Việt Nam chính vì thế nó dễ đi vào đời sống người dân Việt Nam và thế giới có thể thưởng thức được hương vị đặc trưng của Việt Nam. Khi ra nhập thị trường G7 đã phá vỡ giấc mơ thôn tính thị trường Việt của Nescafe, bên cạnh đó là cuộc cạnh tranh trong từng câu chữ truyền thống. Khởi đầu, G7 “Giúp suy nghĩ mạnh hơn”, Nescafe đưa ra “Giúp suy 33
  • 38. nghĩ mạnh hơn”, phản công G7 “Vị cà phê cực mạnh”, đáp lại, Nescafe “Bạn đã đủ mạnh để thử”, để cuối cùng G7 “Mạnh chưa đủ, phải đủ gu”. Bên cạnh đó công ty cũng có thể áp dụng các hình thức trưng bày gồm đóng bao gói nhỏ, giới thiệu mẫu mã sản phẩm đến tận hộ gia đình, thiết lập các mô hình cửa hàng khác nhau tai các thị trường khác nhau, biểu diễn quảng cáo tại các khu công công mua sắm, tăng cường khuyến mại. Có thể bán cà phê tại các điểm bán xăng dầu và các cửa hàng tiện ích, quán cà phê di động trên xe tải nhỏ, khuyến khích các bên xúc tiến tiêu dùng trong nước… 2.6. Dự báo cầu về sản lượng cà phê G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội năm 2016 Dự đoán cầu về cà phê G7 theo chuỗi thời gian Dạng hàm ước lượng : Qt = a + bt Với Qt là sản lượng theo tháng Qua thông kê tính toán và dự báo ta thấy sản lượng cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ngày càng tăng, điều này có nghĩa là nhu cầu của người tiêu dùng Hà Nội về cà phê hòa tan G7 ngày càng tăng khoảng 2019 hộp mỗi tháng. Dự báo đến năm 2016 sản lượng bán cà phê G7 trên địa bàn Hà Nội đạt khoảng 250000 hộp tăng khảng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cuộc sống hiện đại và gấp gáp như ngày nay việc nhu cầu sử dụng cà phê hòa tan nhanh chóng và thuận tiện ngày càng tăng, với những nỗ lực và chính sách đúng đắn thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cà phê hòa tan G7 chắc chắn ngày càng tăng. 2.7. Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới  Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào nghành kinh tế ngày càng nhiều và phức tạp. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu dùng có cơ hội chọn nhiều sản phẩm khác theo nhu cầu riêng. Do vậy để tiêu thụ được sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau trên nhiều phương diện. 34
  • 39. Thêm vào đó đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người đối với hàng hóa cũng được người người tiêu dùng quan tân nhiều. Chính vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm chính là phương pháp cạnh trạnh hiệu quả nhất, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần Trung Nguyên sản phẩm cà phê hòa tan G7 phải cạnh tranh với cà phê hòa tan Nescafe, Vinacafe…đây đều là những hang đã có tiếng trên thị trường Việt Nam, chính vì vậy công ty cần phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để khẳng định thương hiệu, đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Thứ nhất, công ty chủ động được nguồn cung, khắc phục được những nguyên nhân là cho chất lượng cà phê thấp như tình trạng trộm cắp tại các rẫy, cải thiện tình trạng thu hoạch lẫn trái xanh, tình trạng phơi sấy không đúng kỹ thuật cũng như tình trạng cạnh tranh mua, cạnh tranh bán bất kể chất lượng cà phê tốt hay xấu như hiện nay. Thứ hai, công ty cần phải đầu tư vào công nghệ sản xuất, các dây truyền sản xuất hiện đại từ khâu xay ra đến khâu chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng quốc tế mà không làm mất đi hương vị cà phê đặc trưng của người Việt Nam. Thứ ba, công ty cần có một đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề có kỹ năng nghiệp vụ cao, vì chất lượng sản phẩn phụ thuộc một phần không nhỏ vào yếu tố này, muốn như vậy thì công ty cần phải tổ chức tốt công tác xét tuyển, đào tạo, cũng như phải có các chế độ lương hưởng ưu đãi hợp lý đối với người lao động.  Tăng cường và hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường Việc nghiên cứu thị trường có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định đúng đắn phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường thì doanh nghiệp có thể sản xuất ra được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Các phân tích về tình hình tiêu thụ cà phê của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội trong năm vừa qua cho thấy, mặc dù lượng tiêu thụ các tháng đều tăng nhưng mức độ tăng chưa cao. Vì vậy công ty cần có đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường thu thập các thông tin về : mạng lưới phân phối, chất lượng sản phẩm… Các 35
  • 40. thông tin sẽ được phản ánh kịp thời về bộ phận chức năng để kịp thời hoàn thiện sản phẩm. Ngày nay khi cuộc sỗng ngày càng bận rộn, quỹ thời gian thưởng thức một ly cà phê phin cũng không dễ dàng, người ta tìm đến cà phê hòa tan, với đối tượng tiêu thụ chính là sinh viên, cán bộ, những người kinh doanh. Nắm bắt được điều này công ty sẽ có được những chiến lược thúc đẩy tiêu thụ hiệu quả. 36
  • 41. Chương 3. CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA TRUNG NGUYÊN 3.1. Mô tả bài toán Trên thị trường Hà Nội có rất nhiều loại cà phê nói chung và cà phê hòa tan G7 nói riêng. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazin. Trước yêu cầu phát triển kinh tế đặc biệt là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cà phê hòa tan G7 phải có những giải pháp mới phù hợp để có thể phát triển sản lượng và chất lượng cà phê. Một trong những công việc cấp thiết của các giải pháp là việc phân tích và dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội. Chính vì có nhiều các yếu tố tác động đến cầu cà phê hòa tan G7 như vậy dẫn đến việc có sai số trong việc dự báo nếu áp dụng với một vài yếu tố trong việc dự báo.Với bộ dữ liệu thu thập được cùng với việc có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc dự báo cầu sản phẩm cà phê thì việc áp dụng mô hình dự báo theo phương trung bình động là phù hợp với điều kiện hiện nay trong việc dự báo cầu sản phẩm cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội. Qua quá trình thu thập và tiền xử lý dữ liệu, Yêu cầu đặt ra là phân tích và dự báo sản phẩm cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội trong tháng 4 năm 2016. 3.2. Giải quyết bài toán Bước 1. Thu thập và tổ chức dữ liệu Dựa vào số liệu thu thập được sản lượng cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên tại Hà Nội niên vụ năm 2015-2016 qua bảng số liệu sau: Bảng 3.1. Bảng số liệu thống kê sản lượng cà phê G7 37
  • 42. Thời gian Sản lượng cà phê G7 (triệu tấn) Thời gian Sản lượng cà phê G7 (triệu tấn) 01/2015 23.2 09/2015 29.2 02/2015 24.5 10/2015 29.3 03/2015 25.8 11/2015 29.5 04/2015 26 12/2015 29.6 05/2015 27.3 01/2016 29.8 06/2015 28.4 02/2016 30.2 07/2015 28.8 03/2016 30.6 08/2015 29 Bước 2. Lựa chọn phương pháp Dựa vào bảng số liệu đầu vào, hệ thống tiến hành phân tích và thể hiện dữ liệu ở dạng biểu đồ để thể hiện tính xu hướng của dữ liệu Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện xu hướng của dữ liệu 38
  • 43. Với bộ dữ liệu thu thập được về sản lượng cà phê trên địa bàn Hà Nội niên vụ 2015-2016 cho thấy sản lượng cà phê đều có xu hướng tăng với tỷ lệ tương đối ổn định. Do đó với bộ dữ liệu trên phù hợp áp dụng phương pháp phân tích và dự báo phổ biến và phù hợp hiện nay là: Phương pháp trung bình động. Bước 3. Áp dụng phương pháp dự báo Phương pháp trung bình động Dựa vào sản lượng cà phê thực tế qua các tháng từ 1/2015 đến 3/2016, chúng ta sử dụng phương pháp dự báo trung bình động để đưa ra được giá trị dự báo sản lượng cà phê cho các tháng từ 2/2015 đến 4/2016. Cụ thể: Bảng 3.2. Bảng kết quả dự báo sản lượng cà phê bằng phương pháp trung bình động Kết quả bảng trên cho thấy sản lượng dự báo so với sản lượng thực tế tương đối gần nhau. Điều này khẳng định là phương pháp dự báo trung bình động cho kết quả dự báo tương đối chính xác. Nhận xét: Trên cơ sở áp dụng phương pháp trung bình động. Chương trình đã đưa ra được một số tiêu chí như sai số trung bình tuyệt đối, Hệ số R square như trong bảng: 39
  • 44. Phương pháp Tiêu chí Phương pháp trung bình động Sản lượng cà phê niên vụ năm 2015-2016 30.2 Sai số trung bình tuyệt đối 0.3 Hệ số xác định R2 0.95 Dựa vào bảng số liệu trên dự báo sản lượng cà phê G7 tháng 4/2016 và giá trị dự báo là 30.2 triệu bao, sai số trung bình tuyệt đối là 0.3. Điều này cho thấy phương pháp trung bình động đảm bảo độ chính xác và tin cậy cao KẾT LUẬN  Ưu điểm 40
  • 45. - Nghiên cứu khái quát về phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế - Nghiên cứu khái quát về thu thập, xử lý và tổ chức dữ liệu - Nghiên cứu một số phương pháp phân tích dự báo: hồi quy tuyến tính, san bằng mũ, trung bình động…  Nhược điểm - Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều thiếu sót - Việc tìm hiểu còn hạn chế chưa phát huy được hết tính năng hay công cụ trợ giúp để hoàn thiện.  Hướng phát triển Trong đợt thực tập tới em sẽ xây dựng và hoàn thiện thêm đề tài của em. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Võ Đức Hoàng Vũ (2008), Bài giảng Phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế, Khoa Kinh tế phát triển – Trường đại học Kinh tế TP.HCM. 41
  • 46. [2] Phùng Thanh Bình – Nguyễn Trọng Hoài(2009), Bài giảng Phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế, Khoa Kinh tế phát triển – Trường đại học Kinh tế TP.HCM. [3] Bộ GD & ĐT (2008), Kinh tế học Vi mô, NXB Giáo dục. [4] PGS.TS Nguyễn Văn Dần (2009), Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Lao động xã hội. [5] Ngô Đình Giao (2006), Kinh tế học Vi mô, NXB Giáo dục. ................................................................................................................................ 42
  • 47. ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2 43