SlideShare a Scribd company logo
1 of 66
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa hệ thống thông tin kinh tế và sự đồng ý của
Giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thanh Thủy và K.S Nguyễn Văn Giáp
em đã thực hiện đề tài: “Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại
Công ty TNHH MTV vận tải đường sắt Hà Nội- Chi nhánh vận tải đường sắt
Hải Phòng”.
Để hoàn thiện khóa luận, em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa
khoa Hệ thống thông tin kinh tế cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã tận
tình hướng dẫn giảng dạy em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện
tại trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên. Em xin đặc
biệt gửi lời cám ơn sâu sắc đến hai thầy cô trực tiếp tận tình hướng dẫn là Th.S
Nguyễn Thị Thanh Thủy và K.S Nguyễn Văn Giáp giúp đỡ, định hướng, chỉ bảo
để em có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện bài khóa luận thật tốt, nhưng do
kiến thức còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình
làm bài không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em kính mong được sự góp ý từ
các thầy cô, cũng như những ý kiến khác từ những phía khác để bài làm của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp do chính
bản thân em thực hiện. Các số liệu sử dụng trong bài khóa luận tốt nghiệp này
đều được thu thập từ Công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội –
Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng. Từ đó lấy cơ sở lý thuyết cũng như làm
chương trình thực nghiệm cho đề tài nghiên cứu của mình là: Xây dựng phân hệ
kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên vận tải đường
sắt Hà Nội – Chi nhánh Hải Phòng.
Nội dung khóa luận không sao chép dưới bất kì hình thức nào nội dung cơ
bản từ khóa luận khác.
Em xin chịu trách nhiệm trước khoa Hệ thống thông tin kinh tế và trường
Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông về lời cam đoan này.
Người cam đoan
Sinh viên
Lê Thu Hiền
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................
MỤC LỤC ....................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH............................... 3
1.1. Lý thuyết chung về kế toán tài sản cố định hữu hình....................................... 3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. ..................................... 3
1.1.2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD.................................................. 4
1.1.3. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ............................................................................ 5
1.1.4. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ........... 5
1.1.5 Thủ tục tăng, giảm TSCĐ......................................................................... 10
1.2. Giới thiệu về Microsoft Excel 2010............................................................... 13
1.2.1. Cấu trúc của một sheet............................................................................. 13
1.2.2 Các kiểu dữ liệu và cách nhập .................................................................. 14
1.2.3. Các loại địa chỉ......................................................................................... 15
1.2.4. Các hàm trong Excel................................................................................ 15
1.3. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà
Nội - Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng....................................................... 17
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 17
1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội .... 20
Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CHI NHÁNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT HẢI PHÒNG... 24
2.1. Khảo sát hiện trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại chi nhánh
vận tải đường sắt Hải Phòng...........................................................................24
2.1.1 Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình .........................24
2.1.2 Hình thức ghi sổ kế toán.....................................................................25
2.1.3. Mô hình hoạt động tăng tài sản cố định .............................................27
2.1.4. Mô hình hoạt động giảm tài sản cố định............................................35
2.2. Phân tích thiết kế hệ thống kế toán tài sản cố định...................................40
2.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng...............................................................40
2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh .............................................41
2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh ................................................41
2.2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng cật nhập danh mục .43
2.2.5. Biểu đồ mức dưới đỉnh cho chức năng hạch toán...............................44
2.2.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng thống kê báo cáo . 45
2.2.7 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng điều chỉnh TSCĐ . 46
Chương 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI - CHI NHÁNH
GA HẢI PHÒNG ..............................................................................................47
3.1 Đặt vấn đề................................................................................................47
3.2 Một số chức năng của chương trình kế toán tài sản cố định ......................48
3.2.1 Chức chức năng chính cho chương trình kế toán TSCĐ. ....................48
3.2.2 Chức năng cập nhật danh mục tài sản cố định ....................................49
3.2.3 Chức năng cập nhật khách hàng nhà cung cấp....................................50
3.2.4.Chức năng cập nhật tài khoản.............................................................51
3.2.5 Chức năng cập nhật phòng ban...........................................................52
3.2.6 Chức năng bảng phát sinh nghiệp vụ chứng từ kế toán tài sản cố định....53
3.2.7. Chức năng ghi nhật ký chung............................................................54
3.2.8. Chức năng khấu hao tài sản cố định ..................................................55
3.2.9. Báo cáo .............................................................................................56
KẾT LUẬN.......................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................60
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty . ....................................................20
Hình 2.1. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung. ...26
Hình 2.2. Mô hình hoạt động tăng tài sản cố định hữu hình.................................1
Hình 2.3. Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình......................................1
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình ghi giảm tài sản cố định. ...........................................35
Hình 2.5. Sơ đồ ghi giảm TSCĐ......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.6. Sơ đồ phân cấp chức năng kế toán tài sản cố định................................1
Hình 2.7. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh ...............................................1
Hình 2.8. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh. .....................................................1
Hình 2.9. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chắc năng cập nhật danh mục..... 1
Hình 2.10. Sơ đồ mức dưới đỉnh cho chức năng hạch toán ..................................1
Hình 2.11. Sơ đồ mức dưới đỉnh của chức năng Thống kê- Báo cáo...................1
Hình 2.12. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng điều chỉnh TSCĐ..... 1
Hình 3.1 Giao diện của chức năng chính cho chương trình kế toán TSCĐ.........48
Hình 3.2 Giao diện chức năng cập nhật danh mục TSCĐ ..................................49
Hình 3.3 Giao diện cập nhật khách hàng nhà cung cấp ......................................50
Hình 3.4 Giao diện cập nhật danh mục tài khoản...............................................51
Hình 3.5 Giao diện cập nhật danh mục phòng ban.............................................52
Hình 3.6 Giao diện chức năng bảng phát sinh nghiệp vụ chứng từ kế toán TSCĐ..53
Hình 3.7 Giao diện chức năng nhật ký chung.....................................................54
Hình 3.8. Giao diện chức năng tính khấu hao TSCĐ..........................................55
Hình 3.9 Sổ cái tài sản cố đinh hữu hình............................................................56
Hình 3.10 Giao diện sổ cái khấu hao tài sản cố định..........................................57
Hình.3.11 Giao diện sổ tài sản cố định hữu hình...............................................58
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình
XDCB Xây dựng cơ bản dở dang
SXKD Sản xuất kinh doanh
DMTK Danh mục tài khoản
KHNCC Khách hàng nhà cung cấp
DN Doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MTV Một thành viên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật
chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất của xã
hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác
động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con
người. Với doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất kinh
doanh. Bởi vậy TSCĐ xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất
và khả năng cạnh tranh của DN. Trong những năm qua việc sử dụng TSCĐ đặc biệt
được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng
quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có.
Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng
hợp lý công suất TSCĐ, kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ. Để kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo nghiên cứu cới mục đích
cung ứng đủ cho người tiêu dùng. Bản báo cáo này bao quát một cách có hệ thống
tổng quan về công ty, đến thực trạng quản lý ‘‘tổ chức công tác kế toán TSCĐ’’
hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà
Nội – Chi nhánh Hải Phòng.
2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu và phân tích về nghiệp vụ kế toán tài sản cố định hữu hình, một vài
thông tin liên quan đến tài sản cố định tại Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng.
- Tìm hiểu về Microsoft Exel 2010.
- Xây dựng được chương trình về kế toán tài sản cố định cho Chi nhánh vận
tải đường sắt Hải Phòng trong quá trình thực tập.
3. Yêu cầu của đề tài
- Khảo sát thực tế kế toán tài sản cố định tại Chi nhánh giao thông vận tải
đường sắt Hải Phòng.
- Xây dựng một chương trình kế toán tài sản cố định đạt những yêu cầu sau :
- Chương trình giúp cho nhân viên kế toán trong việc kế toán tài sản cố định
đầy đủ, chính xác, dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi.
- Chương trình phải sát với thực tế, giao diện gần gũi có tính an toàn và
bảo mật cao.
2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kế toán tài sản
cố định và nắm vững kiến thức cơ bản về Microsoft Excel 2010.
- Xây dựng được chương trình về kế toán tài sản cố định cho một công
ty hoặc doanh nghiệp.
- Tạo tiền đề để khi ra trường có thể theo làm ở các công ty và doanh nghiệp.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần phụ lục, báo cáo khóa luận của em gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về kế toán tài sản cố định hữu hình.
Chương 2 : Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống kế toán tài sản cố định
hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội- Chi nhánh
vận tải đường sắt Hải Phòng.
Chương 3: Xây dựng chương trình kế toán tài sản cố định hữu hình.
Sau thời gian thực tập Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng do thời gian
có ít và phần kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo của em khó tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng góp của Ban
Giám Đốc, các anh chị kế toán và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày….tháng…. năm…..
Sinh viên
Lê Thu Hiền
3
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.1. Lý thuyết chung về kế toán tài sản cố định hữu hình
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
 Khái niệm.
TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm
giữ để dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam).
TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh
doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ.
TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên
cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu, tiền thu
về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với các
khoản lợi nhuận từ đầu tư đó.
 Đặc điểm.
TSCĐ có nhiều chủng loại khác nhau với hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư
và mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung khi tham gia vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh đều có những đặc điểm sau:
- TSCĐ là một trong ba yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế của một
quốc gia nói chung, và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
nói riêng.
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Giá trị của TSCĐ.
Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thông
qua việc doanh nghiệp trích khấu hao. Hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải tích
lũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản
- TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng còn
TSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn
4
do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giá trị của TSCĐ vô hình cũng dịch chuyển dần
dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
1.1.2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD
TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới hoạt
động sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm,
từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN. Trong nền kinh tế thị
trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu. “Sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai?, sản xuất
như thế nào?” là những câu hỏi luôn đặt ra đòi hỏi các chủ DN phải tìm cho được
lời giả thỏa đáng nhất. Muốn vậy DN phải điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường, từ
đó lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù hợp tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Do đó, việc đổi mới TSCĐ trong DN để theo kịp sự phát triển của xã hội là
một vấn đề đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy
trình công nghệ DN mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của DN có uy thế cạnh tranh chiếm lĩnh
thị trường. Như vậy TSCĐ là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản
xuất, có vai trò quyết định tới sự sống còn của DN. TSCĐ thể hiện một cách chính
xác nhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN và sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân. TSCĐ được đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tùy thuộc
vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất
một cách có hiệu quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các DN trong nền
kinh tế thị trường.
Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của TSCĐ khi tham gia vào SXKD,
xuất phát từ thực tế khách quan là cuối cùng với sự phát triển của KH-KT, cùng với
sự phát triển của nền sản xuất xã hội, TSCĐ được trang bị vào các DN ngày càng
nhiều và càng hiện đại, đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ là phải quản lý chặt chẽ cả về
hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật, phải theo dõi kiểm tra việ bảo quản và sử dụng
5
TSCĐ nơi bảo quản và sử dụng để nắm được số lượng TSCĐ và hiện trạng
của TSCĐ.
Về mặt giá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn
lại của TSCĐ, theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ.
1.1.3. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ
Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất
của DN. Tất cả các DNSX thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong
việc mua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn, nhượng bán
TSCĐ không cần dùng theo giá thỏa thuận. Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô
trang bị TSCĐ của DN sau một thời kỳ thường có biến động, để đáp ứng yêu cầu
quản lý, kế toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy
đủ, chính xác kịp thời về số lượng, hiện trạng, và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình
tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc, mua
sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN.
(2) – Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong qua trình sử dụng, tính
toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD.
(3) – Tham gia lập kế hoạch sử chữa và dự toán chi phí sử chữa TSCĐ, phản
ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
và chi phí sửa chữa TSCĐ.
(4) – Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, tham gia
đánh giá lại TSCĐ khi cầm thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng
TSCĐ ở DN.
1.1.4. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ
 Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu
Tổ chức phân loại TSCĐ là căn cứ vào những tiêu thức nhất định để phân
chia TSCĐ thành từng loại, từng nhóm phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán
TSCĐ. Đối với DNSX, việc phân loại đúng đắn TSCĐ là cơ sở để thực hiện chính
xác công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lý sử dụng
TSCĐ thích ứng với vị trí vai trò của từng TSCĐ hiện có trong DN. Từ đó có kế
hoạch chính xác trong việc trang bị, đổi mới từng loại TSCĐ đáp ứng yêu cầu phát
triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN.
6
1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:
Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia thành 2 loại:
- Đối với TSCĐ hữu hình gồm:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất,
cửa hàng, bể chứa, chuồng trại chăn nuôi. Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường,
nhà câu lạc bộ nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng,
nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà
khám bệnh, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà khác.
+ Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác
và các loại máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD. Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ,
sân phơi, sân chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê,
cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật
kiến trúc khác. Máy in cácloại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu; máy
Photocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi, đầu Video,
các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; máy ảnh; thiết bị âm
thanh các loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di
động; thiết bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh, máy làm mát; máy giặt; máy điều hòa
không khí; máy bơm nước; két sắt các loại; bộ bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghế
tiếp khách; bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học; tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc
trưng bày hiện vật; thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại;
thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu; cácloại thiết bị văn phòng khác.
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ô tô, máy kéo, tàu thuyền,… dùng trong
vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước,… thuộc tài sản của DN. Phương tiện
vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện vận tải đường bộ
khác);Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chở
khách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội
địa; tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng
máy các loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác. Phương
tiện vận tải đường không (máy bay). Phương tiện vận tải đường sắt. Phương tiện
vận tải khác.
+ Thiết bị dụng cụ quản lý: Thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh doanh,
quản lý tài chính,…
+ Cây lâu năm, gia súc cơ bản.
7
- Đối với TSCĐ vô hình gồm:
+ Quyền sử dụng đất.
+ Bằng phát minh sáng chế.
+ Phần mềm máy vi tính.
+ Nhãn hiệu hàng hóa.
+ Giấy phép, quyền phát hành.
+ TSCĐ vô hình khác.
Cách phân loại này giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể, cụ thể theo
từng loại, nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại TSCĐ
2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:
TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
- TSCĐ tự có là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo bằng
nguồn vốn của DN, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng hoặc do
nguồn vốn liên doanh.
- TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động (những TSCĐ mà
Dn thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết) và
TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà DN đi thuê dài hạn và được bên thuê chuyển
giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TSCĐ).
3. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành TSCĐ phân loại theo tiêu thức này
bao gồm.
- TSCĐ mua sắm, xâu dựng bằng nguồn nhà nước cấp.
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung.
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh.
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay.
4. Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình trạng sử dụng.
Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm:
- TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế đang được
sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những
TSCĐ mà doanh nghiệp tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
8
- TSCĐ sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐ
mà doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp.
- TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ sử dụng cho các hoạt động phúc lợi công
cộng như: nhà trẻ, nhà văn hóa, câu lạc bộ.
- TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp không sử dụng
do bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mới
công nghệ.
 Nguyên tắc đánh giá TSCĐ
Tài sản cố định hữu hình của đơn vị hành chính sự nghiệp được hình thành từ
nhiều nguồn khác nhau vì vậy việc đán giá nguyên giá trong từng trường hợp cụ thể
là khác nhau. Nguyên giá tài sản cố định được xác định khi có đủ chứng từ phù hợp,
hợp pháp và hợp lệ.
Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ được đánh
giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được đánh giá theo
nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo công thức
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn
 Nguyên giá TSCĐ hữu hình:
Nguyên giá hay giá trị ban đầu của TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lí mà
DN chi ra để có và đưa vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ được xác
định theo từng nguồn hình thành:
- Đối với TSCĐHH mua sắm trực tiếp:
NGTSCĐ = Giá mua - Các khoản + Các khoản thuế + Chi phí (hóa đơn)
giảm trừ (trừ thuế được liên quan hoàn lại)
- Đối với TSCĐHH mua trả chậm:
NGTSCĐ = Tổng số tiền phải trả ngay tại thời điểm mua (giá mua trả tiền
ngay tại thời điểm mua)
- Đối với TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi TSCĐ lấy TSCĐ:
NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc TSCĐ nhận về lợi ích
thu được.
- Đối với TSCĐHH mua nhập khẩu:
9
NGTSCĐ = Giá mua + Thuế + Chi phí - Các khoản (hóa đơn) nhập khẩu liên
quan giảm trừ.
- Đối với TSCĐ biếu tặng hoặc cấp phát:
NGTSCĐ = Giá trị hợp lý + Chi phí trực tiếp (giá trị danh nghĩa) liên quan
khác b) Đối với TSCĐHH do tự chế hoặc do xây dựng cơ bản:
- Nếu TSCĐ do tự chế:
NGTSCĐ = Giá thành sản xuất thực tế + chi phí trực tiếp khác
- Nếu TSCĐ do XDCB:
NGTSCĐ = Giá trị công trình + Chi phí liên quan được quyết toán trực tiếp
- Đối với TSCĐHH do nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc góp vốn cổ phẩn:
NGTSCĐ = Giá thỏa thuận giữa các + Chi phí trực bên góp vốn tiếp khác
 Nguyên giá TSCĐ vô hình:
- Đối với TSCĐ vô hìnhmua riêng biệt: NGTSCĐ = Giá mua – Các khoản + Thuế
+ Chi phí (hóa đơn) giảm trừ (nếu có) liên quan
- Đối với TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi:
NGTSCĐ = Giá mua hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc lợi TSCĐ nhận
về ích thu được
- Đối với TSCĐ hình thành từ việc thanh toán bằng chứng từ liên quan đến
quyền sở hữu vốn:
NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của các loại + Các chi phí chứng từ về quyền sở
hữu vốn trực tiếp khác.
- Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền
sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê một lần cho nhiều
năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc quyền sử dụng nhận góp vốn.
- Đối với TSCĐ vô hình hình thành trong nội bộ doanh nghiệp là toàn bộ chi
phí bình thường, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và
tiêu chuẩn ghi nhận vô hình cho đến khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng . 2.3
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo 2 giá:
10
- Giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán
tiền thuê tối thiểu công với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến
hoạt động tài chính.
- Giá trị hiên tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc cho thuê
tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi
trong hợp đồng thuê hoặc lãi suất đi vay hoặc bên thuê Chi phí trực tiếp phát sinh
liên quan đến hợp đồng thuê tài chính được tính vào nguyên giá của thuê như chi
phí đàm phán, ký hợp đồng.
Nguyên giá TSCĐ trong đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ thay đổi trong các
trường hợp sau:
- Đánh giá lại tài sản cố định.
- Cải tạo, nâng cấp tài sản cố đinh tăng năng lực, kéo dài tuổi thọ TSCĐ.
- Xây dựng thêm hay tháo dỡ một số bộ phận của TSCĐ.
1.1.5 Thủ tục tăng, giảm TSCĐ.
Chứng từ kế toán và kế toán chi tiết TSCĐ:
a, Thủ tục tăng, giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ.
Thủ tục tăng TSCĐ :
- Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu
- Tăng do mua sắm bằng phúc lợi
- Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay
- Tăng do mua sắm bằng phương pháp trả chậm, trả góp
- Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao
- Tăng do tự chế
- Tăng do tài trợ, biếu tặng
- Tăng do nhận vốn góp liên doanh
- Tăng do chuyển từ đơn vị khác đến
- Tăng do nhận lại vốn góp liên doanh
- Tăng do kiểm kê phát hiện thừa
- Tăng do đánh giá tăng TSCĐ
11
Thủ tục giảm TSCĐ:
- Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ: + Phản ánh giá trị của tài sản thanh
lý + Phản ánh số tiền thu về khi thanh lý + Chi phí thanh lý + Kết chuyển thu nhập
khác + Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
- Giảm do chuyển nhượng thành công cụ dụng cụ.
- Giảm do thiếu khi kiểm kê
- Giảm do trả vốn góp
Chứng từ kế toán TSCĐ sử dụng:
- Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01- TSCĐ)
- Hợp đồng khối lượng XDCB hoàn thành( Mẫu số 10- BH)
- Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu số 03- TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ( Mẫu số 05- TSCĐ)
- Bảng tính và phân bổ TSCĐ
- Thẻ TSCĐ( Mẫu số 02- TSCĐ)
– BB giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành( Mẫu số 04- TSCĐ) - Sổ
TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, sổ cái
- Các chứng từ liên quan: Hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế…
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan
b, Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ:
Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ gồm:
- Đánh giá (ghi số liệu) TSCĐ.
- Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở các bộ phận kế toán và các đơn vị bộ phận
quản lý, sử dụng TSCĐ.
Đánh số TSCĐ
Đánh số tài sản cố định là quy định cho mỗi tài sản cố định một số hiệu theo
những nguyên tắcnhất định. Việc đánh số tài sản cố định được tiến hành theo từng
đối tượng ghi tài sản cố định. Mỗi đối tượng ghi tài sản cố định không phân biệt
đang sử dụng hay lưu trữ đều phải có số hiệuriêng và không thay đổi trong suốt thời
gian bảo quản sử dụng tại đơn vị. Số hiệu của những tài sản cố định đã thanh lý
hoặc nhượng bán không sử dụng lại cho những tài sản mớitiếp nhận. Số hiệu tài sản
12
cố định là một tập hợp số bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tựvà nguyên
tắc nhất định để chỉ loại tài sản cố định, nhóm tài sản cố định và đối tượng tài sản
cố định và đốitượng tài sản cố định trong nhóm. Nhờ đánh số tài sản cố định mà
thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việctheo dõi và quản lý, tiện cho
tra cứu khi cần thiết cũng như tăng cường và ràng buộcđược trách nhiệm vật chất
của các bộ phận cá nhân trong khi bảo quản và sử dụngtài sản cố định.
Kế toán chi tiết tài sản cố định ở bộ phận kế toán và các đơn vị, bộ phận
bảo quản, sử dụng
Xác định đối tượng ghi tài sản cố định:
Tài sản cố định của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần phải được
quản lý đơn chiếc. Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán ghi sổ phải theo từng
đối tượng ghi tài sản cố định. Đối tượng ghi tài sản cố định là từng vật kết cấu hoàn
chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và phụ tùng kèm theo. Đối tượng ghi tài sản cố định có
thể là một vật thể riêng biệt về mặt kết cấu có thể thực hiện được những chức năng
độc lập nhất định hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau
không thể tách rời để cùng thực hiện mộthoặc một số chức năng nhất định.
Nội dung kế toán chi tiết tài sản cố định:
- Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến tài sản cố định ở
doanh nghiệp;
- Tổ chức kế toán chi tiết tài sản cố định ở phòng kế toán và tổchức kế toán ở
các đơn vị sử dụng tài sản cố định.
Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của tài sản cố định trong doanh
nghiệp và là căn cứ kế toán để kế toán ghi sổ. Tài sản cố định của doanh nghiệp
được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau. Bởi vậy kế toán chi tiết tài
sản cố định phải phán ánh và kiểm tra tình hình tăng, giảm, hao mòn tài sản cố định
trên phạm vi toàn doanh nghiệp và theo dõit ừng nơi bảo quản, sử dụng. Kế toán chi
tiết phải theo dõi từng đối tượng ghi tài sản cố định theo các chỉ tiêu như:
Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Đồng thời theo dõi về nguồn gốc,
thời gian sử dụng, công suất , số hiệu.
Tổ chức kế toán chi tiết tài sản cố định tại nơi sử dụng, bảo quản: Việc theo
dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắntrách nhiệm sử
dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao tráchnhiệm và hiệu
quản sử dụng tài sản cố định. Tại nơi sử dụng, bảo quản tài sản cố định(các phòng
13
ban, phân xưởng…) sử dụng sổ ‘‘Tài sản cố định theo đơn vị sử dụng” để theo dõi
tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong phạm vi bộ phận quản lý.
Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán: Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở
thẻ và sổ tài sản cố định để hạch toán chi tiết tài sản cố định.Thẻ chi tiết tài sản cố định
được lập một bản và lưu tại phòng kế toán để theo dõi diễn biếnphát sinh trong quá trình
sử dụng. Ở phòng kế toán, kế toán chi tiết tài sản cố định được thựchiện ở thẻ tài sản cố
định (mẫu 02 – TSCĐ/BB) và sổ tài sản cố định
Thẻ tài sản cố định: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định
của doanh nghiệp.Thẻ được thiết kế thành các phần để phán ánh các chỉ tiêu
chungvề tài sản cố định, các chỉ tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị
hao mòn. Thẻ tài sản cố địnhcũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm tài
sản cố định. Căn cứ để ghi thẻ là chứng từ ghi tăng, giảm tài sản cố định. Ngoài ra
để theo dõi việc lập thẻ tài sản cố định doanh nghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ tài
sản cố định.
Sổ tài sản cố định: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao
mòn tài sản cố địnhcủa toàn doanh nghiệp. Mỗi loại tài sản cố định có thể dùng
riêng một loại sổ hoặc một số trang Căn cứ ghi sổ là chứng từ tăng giảm tài sản cố
định và các chứng từ gốc liên quan
1.2. Giới thiệu về Microsoft Excel 2010
Microsoft Excel 2010 là một phần mềm hay một chương trình ứng dụng, mà
khi chạy chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp
ta dễ dàng hơn trong việc thực hiên:
- Tính toán đại số, phân tích dữ liệu
- Lập bảng biểu báo cáo
- Vẽ đồ thị và các sơ đồ
- Tự động hóa các công việc bằng macro
Và nhiều ứng dụng khác giúp ta giải quyết nhiều bài toán khác nhau.
Excel 2010 dùng định dạng tập tin mặc định là .xsml thay cho định dạng
chuẩn trước đâylà .xls
1.2.1. Cấu trúc của một sheet
Trong excel 2010, một workbook là một tệp tài liệu có phần mở rộng là
.xlsx, mà trên đó bạn làm việc và lưu trữ dữ liệu. Vì mỗi workbook có thể chứa
14
nhiều sheet, do vậy bạn có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thong tin lien quan với
nhau chỉ trong một tệp tin (file). Một workbook có chứa nhiều worksheet bên cạnh
hay chart sheet tùy thộc vào bộ nhớ máy tính.
Worksheet: còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ và làm việc với dữ liệu, là loại
tài liệu chính trong tệ tài liệu excel, nó còn được ọi là bảng tính.
- Ô (cell): là giao của cột và hàng, dữ liệu được chứa trong các ô, giữa các ô
có lưới phân cách.
- Con trỏ ô: Là một khung nét đôi, ô chứa con trỏ ô được gọi là ô hiện hành.
- Vùng (Range/Block/ Array/ Reference): gồm nhiều ô lin tiếp nhau theo
dạng hình chữ nhât, mỗi vùng có một địa chỉ gọi là địa chỉ vùng. Địa chỉ vùng
được xác định bởi địa chỉ các ô góc trên bên trái và ô góc dưới bên phải, giữa địa
chỉ của hai ô là dấu (:)
- Gridline: Trong bảng tính có ccs đường lưới dùng để phân cánh giữa các ô.
Mặc nhiên thì các đường lưới này không được in ra. Muốn bật tắt Gridline, vào lệnh
Tools/Options/View, sau đó Click vào mục Gridline để bật tắt đường lưới.
- Chart sheet: Cũng là một sheet trong workbook, nhưng nó chỉ chứa một đồ
thị. Mọt char sheet rất hữu ích khi bạn muốn xem riêng lẻ từng đồ thị.
- Sheet tab: Tên của các sheet sẽ thể hiện trên các tab đặt tại góc trái dưới
của cửa sổ workbook. Để di chuyển từ sheet này sang sheet khác ta chỉ việc nhấp
chuột vào tên sheet cần đến trong thanh sheet tab.
- Ribbon: Excel 2010 thay đổi giao diện người dung từ sử dụng các thanh
thực đơn truyền thống thành cá cụm lệnh dễ dàng truy cập được trình bày ngay trên
màn hình gọi là ribbon.
1.2.2 Các kiểu dữ liệu và cách nhập
Microsoft excel tự động nhận diện kiểu dữ liệu khi bạn nhập dữ liệu vào.
Công việc của bạn cần làm là xác định đúng kiểu dữ liệu để tiện cho việc tính toán
và định dạng.
 Dữ liệu kiểu số
Khi nhập vào các số: 0……9, +, -, *, /, % thì số mặc nhiên được canh lề phải
trong ô Excel sẽ hiểu dữ liệ kiểu số khi bạn nhập dữ liệu kiểu số đúng theo định
dạng của windows.
 Dữ liệu kiểu chuỗi (text)
15
Khi nhập vào bao gồm các ký tự và số. Mặc nhiên kiểu dữ liệu chuỗi sẽ được
canh lề trái trong ô. Nếu muốn nhập chuỗi số có thể nập theo hai cách:
Cách 1: Nhập dấu nháy đơn (‘) trước khi nhập dữ liệu số.
Cách 2: Chọn lệnh Fomat/cells/Number/Text.
Chuỗi xuất hiện trong công thức thì phải được đặt trong dấu ngoặc kép “”.
 Dữ liệu kiểu công thức
Microsoft Excel sẽ hiểu kiểu dữ liệu kiểu công thức khi ta nhập vào bắt đầu bằng
dấu =. Đối với kiểu công thức thì giá trị hiển thị trong ô không phải công thức mà là
kết quả của công thức đó. Công thức được xem như được kết hợp giữa các toán tử
và các toán hạng.
- Các toán tử có thể là: +, -, *, /, <, >, =, >=, <=, <>.
- Các toán hạng có thể là: hằng, hàm, địa chỉ, ô, địa chỉ vùng.
1.2.3. Các loại địa chỉ
 Địa chỉ tương đối
- Qui ước viết: <tên cột><chỉ số hàng>
- Trong quá trình sao chép công thức thì các địa chỉ này sẽ tự động thay đổi
theo hàng, cột để bảo tồn mối quan hệ tương đối.
 Địa chỉ tuyệt đối
- Qui ước viết: $<tên cột>$<chỉ số hàng>
- Khi sao chép công thức thì các địa chỉ loại này sẽ không thay đổi.
 Địa chỉ bán tuyệt đối
- Qui ước viết: cột tuyệt đối: $<tên cột ><chỉ số hàng>, hàng tuyệt đối <tên
cột>$<chỉ số hàng>.
- Khi sao chép công thức thì các địa chỉ này chỉ thay đổi ở thành phần tương
đối còn thành phần tuyệ đối thì không thay đổi.
1.2.4. Các hàm trong Excel
Hàm trong excel được lập trình sẵn dung tính toán hoặc thực hiện một chức
năng nào đó. Việc sử dụng thành thạo các hàm sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được
nhiều thời gian so với tính toán thủ công không dung hàm.
 Cú pháp chung
16
=TÊN HÀM ([Danh sách đối số])
Đa số các hàm của excel đều có đối số nhưng có hàm không có đối số. Nếu
trong hàm có nhiều đối số thì các đối số phải được phân cách bằng ký hiệu phân
cách được quy định trong windows. Đối số của hàm có thể là:
- Các giá trị số
- Địa chỉ ô, địa chỉ vùng
- Một chuỗi ký tự
- Một biểu thức logic
- Một hàm khác
Nhập công thưc trong excel rất đơn giản, muốn nhập công thức vào ô nào
bạn chỉ cần việc nhập dấu = và sau đó là sự kết hợp của các toán tử, các trị số, các
địa chỉ tham chiếu và các hàm.
 Macro
Macro là tính năng cao cấp, có thể thể tang tốc đọ chỉnh sửa hay định dạng
mà bạn có thể thực hiện thường xuyên trong một bảng tính excel. Chúng ghi lại
những hành động bạn đã chọn ở menu để cho một chuỗi hành động có thể thực hiện
chỉ trong một bước.
Ghi một macro
Để ghi một macro:
- Kích tab view trên vùng ribbon
- Kích Macro
- Kích Record Macro
- Nhập tên cho Macro
- Nhập một phím tắt
- Nhập vào mục Description để giải thích mô tả
Thực hiện macro:
- Kích macro
- Kích Stop Recording
 Thực thi macro
17
Để thực thi một macro từ phím tắt, chỉ cần ấn vào phím mà bạn đã chọn để
chạy macro. Hoặc có thể xem tất cả cac macro và thực thi bằng cách:
- Kích macro
- Kích view macro
- Chọn một macro và chọn Run.
1.3. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt
Hà Nội - Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Giai đoạn hình thành và phát triển Công ty TNHH một thành viên vận tải
đường sắt Hà Nội
1. Giai đoạn từ tháng 7/2003 đến 2008:
- Công ty có 18 đơn vị trực thuộc gồm:
+ 02 Xí nghiệp đầu máy: Hà Nội, Đà Nẵng.
+ 02 XN toa xe: Vận dụng toa xe khách Hà Nội, Sửa chữa toa xe Hà Nội.
+ 10 Xí nghiệp Vận tải đường sắt: Yên Lào, Vĩnh Phú, Hà Lạng, Hà Hải, Hà
Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị-Thừa Thiên.
+ 04 Ga cấp I: Hà Nội (gồm cả Ga Long Biên), Vinh, Đồng Hới, Huế.
2. Giai đoạn từ tháng 2008 đến 15/5/2010.
- Năm 2007 Công ty đã tiếp nhận Ga Hoàng Mai về từ Công ty Vận tải hàng
hóa đường sắt (sáp nhập vào XNVTĐS Nghệ Tĩnh);
- Năm 2008 đã chuyển 2 Xí nghiệp đầu máy: Hà Nội, Đà Nẵng sang Liên
hiệp Sức kéo Đường sắt.
- Công ty còn quản lý 16 đơn vị trực thuộc.
3. Giai đoạn từ 16/5/2010 đến 31/3/2014.
- Thực hiện Quyết định số 432/QĐ-ĐS, ngày 22/4/2010 của Tổng công ty về
việc chuyển các XN vận tải và các Ga trực thuộc Công ty Vận tải hàng hóa đường
sắt sang các Công ty khách Hà Nội, Sài Gòn. Công ty KHN đã tiếp nhận:
- 10 ga gồm: Giáp Bát, Bỉm Sơn, Đông Hà, Yên Viên, Đồng Đăng, Tiên
Kiên, Lào Cai, Hải Phòng, Xuân Giao (sáp nhập vào XNVTĐS Yên Lào), Thịnh
Châu (sáp nhập vào XNVTĐS Hà Ninh)
18
- 02 Xí nghiệp Vận tải đường sắt: Hà Quảng, Hà Thái
- Xí nghiệp toa xe Vinh.
- Công ty quản lý 27 đơn vị trực thuộc
4. Giai đoạn từ 01/4/2014 đến ngày 31/12/2014:
a) Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội tiếp nhận 06 đv gồm:
- 03 Xí nghiệp đầu máy: Hà Nội, Yên Viên, Vinh
- Xí nghiệp Vận dụng toa xe hàng Hà Nội;
- Nhà máy xe lửa Gia Lâm;
- Xí nghiệp Cao su đường sắt.
Công ty quản lý 33 đơn vị trực thuộc
b) Căn cứ Quyết định số 1972/QĐ - ĐS ngày 17/12/2014 của Tổng Công ty
ĐSVN. Từ ngày 01/01/2015 Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội chuyển
thành Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội do Tổng Công ty ĐSVN nắm
giữ 100% vốn điều lệ.
Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng hệ thống đường sắt đô thị
và các ngành nghề kinh doanh ngoài lĩnh vực kinh doanh chính theo chấp thuận của
Chủ sở hữu.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm về kinh doanh vận tải
hành khách công cộng, đầu tư, quản lý và điều hành hệ thống vận tải hành khách,
trang thiết bị phương tiện.
- Sửa chữa, hoán cải phương tiện, thiết bị xe chuyên dùng phục vụ Đường sắt
đô thị; quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống kết cầu hạ tầng đường
sắt, phương tiện, thiết bị phụ tùng.
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, chế độ chính sách,
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các Xí nghiệp vận hành tuyến đường
sắt theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức hoạt động của các đơn vị phụ thuộc.
- Tổ chức, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công nhân đáp ứng nhu cầu phát triển ngành.
19
- Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát
triển sản xuất kinh doanh; đồng thời nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách về
vận tải hành khách công cộng trình UBND Thành phố phê duyệt.
UBND thành phố giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì và phối hợp với Giám
đốc các Sở: Tài chính, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Lao
động, Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban quản lý
Đường sắt đô thị Hà Nội và Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan tiến hành tổ
chức tiếp nhận bàn giao: tiền vốn, tài sản, đất đai, lao động, hồ sơ tài liệu cho Công
ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội quản lý điều hành theo quy định của
pháp luật.
Trụ sở chính của Công ty được đặt tại khu Depot phường Phú Lương, quận
Hà Đông, Hà Nội. Trụ sở tạm thời tại số 8 Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du,
quận Hai Bà Trưng.
20
1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành
I. Cơ quan công ty
1. Ban điều hành Công ty
- Hội đồng thành viên Công ty: Hiện tại Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm
Tổng Giám đốc Công ty;
- Kiểm soát viên Công ty;
- Phó Tổng Giám đốc Công ty;
- Kế toán Trưởng.
21
2. Bộ máy giúp việc gồm 8 phòng chuyên môn nghiệp vụ
+ Phòng Đầu máy - Toa xe
+ Phòng Công nghệ Thông tin - Thống kê
+ Phòng Kế hoạch- Đầu tư
+ Phòng Tài chính kế toán
+ Phòng Kinh doanh
+ Phòng An toàn - Bảo vệ an ninh quốc phòng
+ Phòng Tổng hợp
+ Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động
3. Văn phòng Đảng, đoàn thể:
Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của Công ty có thể thay đổi
để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động. Khi thay đổi
cơ cấu tổ chức quản lý Công ty phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
II . Cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc của Công ty sau khi tổ chức sắp xếp lại
gồm 18 đơn vị:
1. 03 Xí nghiệp Đầu máy: Hà Nội, Yên Viên, Vinh;
2. 03 Xí nghiệp Toa xe: SCTX Hà Nội, Toa xe Vinh, VDTXH Hà Nội;
3. 01 Đoàn tiếp viên đường sắt Hà Nội
4. 11 Chi nhánh Vận tải đường sắt: Hà Nội, Đông Anh, Yên Bái, Lào Cai,
Hải Phòng, Bắc Giang, Bỉm Sơn, Vinh, Đồng Hới, Huế, Phía Nam.
 Ngành nghề kinh doanh của công ty
a, Mục tiêu hoạt động
1. Kinh doanh có lãi: bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Công
ty Vận tải đường sắt Hà Nội; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu - Tổng
công ty ĐSVN giao;
2. Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội và
các đơn vị trực thuộc.
3. Phát triển Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội có trình độ công nghệ, quản
lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành, trong đó lấy quản lý, khai
thác kinh doanh vận tải bằng đường sắt gồm: Vận tải hành khách, hành lý và bao
22
gửi, vận tải hàng hóa, vận tải đa phương thức trong nước và Liên vận quốc tế; có sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế; làm nòng cốt để Công ty Vận tải đường sắt
Hà Nội phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả.
b, Ngành, nghề kinh doanh
1. Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Vận tải hành khách đường sắt: Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa
phương thức trong nước và liên vận quốc tế;
- Vận tải hàng hóa đường sắt: Đại lý và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ,
đường thủy, đường hàng không;
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo, đóng mới và sửa chữa các phương tiện,
thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí;
2. Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Các dịch vụ khác liên quan đến việc tổ chức và thực hiện chuyên chở hành
khách, hành lý, bao gửi và hàng hóa đường sắt;
- Cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, kho hàng, bãi
hàng, bãi đỗ xe, ki ốt, các cơ sở hạ tầng phục vụ văn hóa, thể thao;
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa: xếp dỡ, giao nhận hành hóa; Lưu kho, bảo
quản hàng hóa;
- Kinh doanh xăng, dầu, mỡ bôi trơn của ngành đường sắt; Đại lý bảo
hiểm các loại;
- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác; bán phụ tùng và các bộ
phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác;
- Sản xuất, chế tạo phụ tùng, cấu kiện kim loại, container và gia công cơ khí;
- Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn;
- Xuất khẩu vật tư thiết bị chuyên dùng ngành đường sắt;
- Sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm;
- Kinh doanh khách sạn, du lịch (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán
bar, phòng hát karaoke);
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu
động; cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn
uống khác.
23
- Hoạt động thể thao, hoạt động vui chơi và giải trí;
3. Ngành, nghề kinh doanh khác:
- Dịch vụ quảng cáo (không bao gồm quảng cáo thuốc lá);
* Việc đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề có liên quan đến ngành,
nghề kinh doanh chính phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.
4. Các nhiệm vụ, hoạt động khác:
- Tham gia công tác điều hành giao thông đường sắt, ứng phó sự cố, thiên tai
và cứu nạn đường sắt;
- Phối hợp với các Doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và các
doanh nghiệp khác trong việc đảm bảo an toàn giao thông và vận tải đường sắt thông
suốt;
- Liên doanh, liên kết ứng dụng kỹ thuật - công nghệ nâng cao chất lượng,
hiệu quả tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
24
Chương 2.
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CHI NHÁNH
VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT HẢI PHÒNG
2.1. Khảo sát hiện trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại chi
nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng
2.1.1 Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình
Trước hết tài sản cố định được xác định đúng nguyên giá khi nhập về hoặc
khi xây dực cơ bản bàn giao. Đây là bước quan trọng để công ty hạch toán chính
xác tài sản cố định theo đúng giá trị của nó. Sau đó tài sản cố định được quản lý
theo hồ sơ ghi chép cả về số lượng và giá trị. Tài sản cố định không chỉ được theo
dõi trên tổng số mà còn được theo dõi riêng từng loại, không những thế còn được
quản lý theo địa điểm sử dụng, thậm chí giao trực tiếp cho nhóm đội sản xuất. Để
phục vụ tốt cho quá trình kinh doanh công ty luôn sửa chữa những tài sản đã
xuống cấp.
Trong thời gian sử dụng một tài sản cố định hữu hình được trích và trích
khấu hao đưa vào giá thành dựa vào tỷ lệ quy định của công ty, mặt khác lại được
theo dõi xác định mức giá trị hao mòn còn lại thực tế để có kế hoạch đổi mới. Hàng
năm công ty đều tổ chức kiểm kê vào cuối năm, vừa để kiểm tra tài sản cố định vừa
để xử lý trách nhiệm vật chất với trách nhiệm hư hỏng một cách kịp thời.
 Ưu điểm:
- Công việc quản lý trên sổ sách là công việc quen thuộc trong các đơn vị
trong nhiều năm qua.
- Việc quản lý như vậy không dòi hỏi trinh độ chuyên môn về tin học cao và
một số việc thủ công không thể thay thế bằng máy vi tính.
 Nhược điểm:
-Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc quản lý sổ sách trở nên lạc
hậu, không theo kịp thời đại.
- Việc quản lý sổ sách với khối lượng lớn cồng kềnh, dễ bị mối mọt, bị
thất lạc.
- Việc sửa chữa cập nhật mất nhiều thời gian.
- Quản lý thủ công làm giảm hiệu quả quản lý điều hành.
25
- Gây nhiều khó khăn cho ngườ làm công tác kế toán.
 Hình thức kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty.
Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
Hình thức kế toán nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản, sử dụng sổ
nhật ký để ghi chép cho tất cả các loại hoạt động kinh tế tài chính theo thứ tự thời
gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, sau đó sử dụng số liệu ở sổ nhật ký chung
để ghi sổ các loại tài khoản liên quan.
Ưu điểm: thuận lợi cho việc đối chiếu kiểm tra chi tiết theo chũng từ gốc,
tiện cho việc kết chuyển máy vi tính và phân công công tác.
Nhược điểm: Ghi một số nghiệp vụ trùng lặp vì vậy đến cuối tháng phải loại bỏ một
số nghiệp vụ để ghi vào sổ cái.
Điều kiện áp dụng: Thuận tiện cho việc sử dụng máy vi tính, đối chiếu kiểm
tra chi tiết theo chứng từ gốc. Tuy nhiên, hình thức này có nghiệp vụ trùng lặp nên
cần loại bỏ nghiệp vụ trùng lặp rồi mới ghi sang sổ cái.
Quy trình: hàng tháng căn cứ vào chứng từ thanh toán: Hóa đơn GTGT,
phếu thu, phiếu chi. Trước hết ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung
sau đó căn cứ số liệu ở sổ nhật ký chung để vào sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết,
sổ tài khoản 211, 214.
2.1.2 Hình thức ghi sổ kế toán
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ
Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định
khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ
Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ Cái;
- Các sổ,thẻ kế toán chi tiết
26
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Hình 2.1. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung.
 Hàng ngày:
Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết
ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ
Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn
vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung,
các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ
phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản
phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi
đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
27
 Cuối tháng, cuối quý, cuối năm:
Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra
đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ
các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân
đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ
Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại
trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.1.3. Mô hình hoạt động tăng tài sản cố định
Bộ phận
liên quan
Bộ phận sử dụng Kế toán TSCĐ Kế toán liên
quan
Kế toán
trưởng
Lập biên bản
bàn giao
Ký biên bản
bàn giao
Ký biên bản
bàn giao
Ký BB bàn giao
và nhận TSCĐ
Tiếp nhận
BB bàn giao
Ghi sổ kế
toán TSCĐ
Ghi sổ kế toán
liên quan
Lưu chứng từ
Hình 2.2. Mô hình hoạt động tăng tài sản cố định hữu hình
28
29
 Tài khoản sử dụng
- Tài sản cố định hữu hình TK 211 - Tài sản cố định hữu hình: Phản ánh giá
trị hiện có, tình hình tăng giảm các loại TSCĐ hữu hình của đơn vị theo nguyên giá.
Kết cấu và nội dung tài khoản 211 như sau:
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm, do xây dựng cơ bản hoàn
thành bàn giao, do được cấp phát, biếu, tặng
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do sửa
chữa cải tạo, nâng cấp.
- Tăng nguyên giá do đánh giá lại.
Hình 2.3. Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình
30
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do:
- Điều chỉnh cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý
- Tháo bớt một số bộ phận của TSCĐ
- Đánh giá lại, mất mát Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có
ở đơn vị.
TK 211 có các tài khoản cấp 2 sau:
TK 2111 - Nhà cửa vật kiến trúc
TK 2112 - Máy móc thiết bị.
TK 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn
TK 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý.
TK 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
TK 2118 - Tài sản cố định khác
 Phương pháp hạch toán
A. Kế toán các nghiệp vụ tăng TSCĐ
1- Rút dự toán chi hoạt động, chi chương trình, dự án, kinh phí theo đơn đặt
hàng của Nhà nước, quĩ cơ quan mua TSCĐ về dùng ngay.
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 461 Nguồn kinh phí hoạt động
Có TK 462 Nguồn kinh phí dự án
Có TK 465 Nguồn kinh phí theo Đ ĐH của NN
Có các TK 111, 112, 331 Chi vận chuyển
- Nếu phải qua lắp đặt
Nợ TK 241 Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 461 Nguồn kinh phí hoạt động
Có TK 462 Nguồn kinh phí dự án
Có TK 465 Nguồn kinh phí theo ĐĐH của NN
Có các TK 111, 112, 331 Chi vận chuyển
Đồng thời ghi
31
Có TK 008 Dự toán chi hoạt động,
Có TK 009 Dự toán chi chương trình, dự án
- Khi lắp đặt xong, bàn giao TSCĐ vào nơi sử dụng, ghi:
Nợ TK 211
Có TK 241 (2411)
-Tất cả các trường hợp trên đều phải đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã
hình thành TSCĐ và chi cho các hoạt động, ghi:
Nợ TK 661 Chi hoạt động
Nợ TK 662 Chi dự án
Nợ TK 635 Chi theo Đ ĐH của NN
Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
2. Xuất quỹ tiền mặt, hoặc rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc hoặc mua chịu
TSCĐ về dùng ngay cho hoạt động sự nghiệp, cho chương trình, dự án, ghi:
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 111, 112, 331
Đồng thời căn cứ vào nguồn kinh phí dùng mua TSCĐ để kết chuyển ghi
tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 661 Chi hoạt động (bằng nguồn kinh phí hoạt động)
Nợ TK 662 Chi dự án (bằng nguồn kinh phí dự án)
Nợ TK 635 Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Nợ TK 431 Quỹ cơ quan
Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
3- Đối với công trình XDCB đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử
dụng - Căn cứ giá thực tế công trình, ghi:
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 241 XDCB dở dang
-Tùy theo nguồn vốn đầu tư XDCB ở đơn vị kế toán ghi tăng nguồn kinh phí
đã hình thành TSCĐ, hoặc vốn kinh doanh. Nếu giá trị khối lượng XDCB hoàn
thành gồm một phần liên quan đến số kinh phí sự nghiệp cấp cho công tác XDCB
32
đã quyết toán vào năm trước và một phần thuộc kinh phí cấp cho năm báo cáo, kế
toán ghi:
Nợ TK 337 Nguồn kinh phí đã quyết toán chuyển sang năm sau
Nợ TK 661 Chi hoạt động
Nợ TK 441 Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
4- TSCĐ nhận được do cấp trên cấp kinh phí căn cứ vào biên bản giao nhận
TSCĐ đưa vào sử dụng và thông báo ghi thu chi Ngân sách Nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 461 Nguồn kinh phí hoạt động Hoặc:
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 214 Khấu hao
Có TK 461 Nguồn kinh phí hoạt động
Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Nợ TK 661 Chi hoạt động
Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
5- Kiểm kê thừa TSCĐ
+ TSCĐ thừa do để ngoài sổ sách, kế toán căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi
tăng TSCĐ tùy theo trường hợp cụ thể
+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa là tài sản của đơn vị khác thì phải báo cáo cho
đơn vị biết, đồng thời ghi Có TK 002 -Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công
- Tài sản thừa chưa xác định được nguyên nhân, kế toán ghi:
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 331 (3318) Các khoản phải trả
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 331 (3318) Các khoản phải trả
Có TK 111, 112, 334
6- Khi tiếp nhận TSCĐHH từ đơn vị khác chuyển đến, ghi:
33
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 214
Có TK 461 Nguồn kinh phí hoạt động
7- Nếu TSCĐHH được mua về dùng cho hoạt động SXKD bằng quĩ phúc lợi, ghi:
Nợ TK 211
Nợ TK 3113 (Thuế GTGT khấu trừ)
Có các TK 111, 112, 331
Đồng thời:
Nợ TK 431 Các quĩ
Có TK 411 Nguồn vốn kinh doanh
8- TSCĐHH mua nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính trực tiếp, ghi:
Nợ TK 211
Có TK 333 (3337)
Có TK 33312
Có các TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)
9- Khi mua TSCĐHH thuộc quĩ khen thưởng, phúc lợi dùng vào hoạt động văn hóa,
phúc lợi, ghi:
Nợ TK 211
Có các TK 111, 112, 331
Đồng thời: Nợ TK 431 Các quĩ
Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
10- Khi được viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐHH
a/ Trường hợp đơn vị có đủ chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay khi
được tiếp nhận viện trợ, ghi:
Nợ TK 211
Có TK 461
Có TK 462
Đồng thời ghi:
34
Nợ TK 661
Nợ TK 662
Có TK 466
b/ Trường hợp đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay khi
được tiếp nhận viện trợ, ghi:
Nợ TK 211
Có TK 521 – Thu chưa qua Ngân sách (5212- Tiền, hàng viện trợ)
Đồng thời ghi:
Nợ TK 661
Nợ TK 662
Có TK 466
- Khi đơn vị đã có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về TSCĐHH nhận
viện trợ, ghi:
Nợ TK 521 (5212)
Có TK 461, 462
35
2.1.4. Mô hình hoạt động giảm tài sản cố định
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình ghi giảm tài sản cố định.
1- Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình
a/ Khi nhượng bán TSCĐHH do NS cấp hoặc có nguồn gốc Ngân sách:
- Căn cứ vào chứng từ liên quan tới thanh lý, nhượng bán, ghi
Nợ TK 241 Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)
Có TK 211 Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)
- Số thu về bán TSCĐ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 3118.
36
Nợ TK 152 Phụ tùng, phế liệu thu hồi
Có TK 511 Các khoản thu (TK 5118- Thu khác)
- Chi phí nhượng bán, ghi:
Nợ TK 511 Các khoản thu (TK 5118- Thu khác)
Có TK 152 vật liệu, dụng cụ
Có TK 111, 112, 3118, 312
b/ Khi nhượng bán TSCĐHH thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn
vốn vay:
- Ghi giảm TSCĐHH đã nhượng bán
Nợ TK 214 (giá trị hao mòn lũy kế)
Nợ TK 511 (5118) (giá trị còn lại)
Có TK 211 (nguyên giá)
- Số thu về bán, TSCĐ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 3118.
Nợ TK 152 Phụ tùng, phế liệu thu hồi
Có TK 511 Các khoản thu (TK 5118- Thu khác)
Có TK 3331
- Chi phí nhượng bán, ghi:
Nợ TK 511 Các khoản thu (TK 5118- Thu khác)
Nợ TK 3113
Có TK 152 vật liệu, dụng cụ
Có TK 111, 112, 3118, 312 tiền mặt, tiền ngân hàng, phải trả
- Kết chuyển chênh lệch thu chi về nhượng bán TSCĐHH:
+ Nếu có lãi:
Nợ TK 511 (5118) Doanh thu
Có TK 421 (4212)
+ Nếu bị lỗ:
Nợ TK 421 (4212)
37
Có TK 511 (5118)
2- Thanh lý TSCĐHH (tương tự phương pháp kế toán nhượng bán TSCĐHH)
3- TSCĐHH giảm do không đủ tiêu chuẩn TSCĐ chuyển thành công cụ, dụng cụ
a/ Khi nhượng bán TSCĐHH do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc Ngân sách:
Nợ TK 241 Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)
Có TK 211 Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)
b/ Khi nhượng bán TSCĐHH thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn
vốn vay:
Nợ TK 241 Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 631
Nợ TK 643
Có TK 211 Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)
Đồng thời phản ánh giá trị còn lại vào bên Nợ TK 005 Dụng cụ
lâu bền đang sử dụng
4- Trường hợp TSCĐ giảm do cấp trên điều động cho cấp dưới
+ Cấp trên ghi:
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 211 Tài sản cố định hữu hình
+ Cấp dưới nhận TSCĐ, ghi
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 214 Hao mòn TSCĐ
Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
38
5- Trường hợp đánh giá lại TSCĐ
- Trường hợp tăng nguyên giá, ghi
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình (phần nguyên giá tăng)
Có TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Trường hợp giảm nguyên giá, ghi:
Nợ TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 211 Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá giảm)
- Trường hợp giảm giá trị hao mòn, ghi
Nợ TK 214 Hao mòn tài sản cố định (phần hao mòn giảm)
Có TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Trường hợp tăng giá trị hao mòn, ghi:
Nợ TK TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 214 Hao mòn tài sản cố định (phần hao mòn tăng)
6- TSCĐ phát hiện thiếu, mất khi kiểm kê
a/ nếu là TSCĐHH do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc ngân sách
- Trong thời gian chờ xử lý, kế toán ghi giảm sổ TSCĐ:
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 211 Tài sản cố định hữu hình
- Phản ánh giá trị TSCĐ HCSN bị thiếu, mất phải thu hồi
Nợ TK 311 (3118) Các khoản phải thu
Có TK 511 (5118) Các khoản thu
- Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, ghi:
+ Nếu cho phép xóa bỏ số thiệt hại do thiếu hụt
Nợ TK 511 (5118) Các khoản thu
Có TK 311 (3118) Các khoản phải thu
+ Nếu quyết định người chịu trách nhiệm phải bồi thường, số tiền thu được
nộp ngân sách hoặc ghi tăng nguồn kinh phí các loại
39
Nợ TK 511 (5118) Các khoản thu
Có TK 462 Nguồn kinh phí dự án
Có TK 461 Nguồn kinh phí hoạt động
Có TK 333 Các khoản phải nộp Nhà nước
+ Khi thu được tiền hoặc trừ lương viên chức, trừ vào tiền nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 334: Phả trả viên chức
Nợ TK 111, 112 Nợ TK 331 (3318) Các khoản phải trả
Có TK 311 (3118) Các khoản phải thu
b/ Nếu TSCĐ dùng cho bộ phận SXKD, khi giảm TSCĐ, ghi:
- Ghi giảm TSCĐHH:
Nợ TK 311 (3118) Các khoản phải thu (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 Nguyên giá TSCĐ hữu hình
- Phần giá trị còn lại của TSCĐ, căn cứ vào quyết định xử lý để ghi:
Nợ TK 334 Phải trả viên chức
Nợ TK 111, 112
Có TK 311 (3118) Các khoản phải thu.
7- TSCĐ phát hiện thừa khi kiểm kê
a/ nếu là TSCĐHH do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc ngân sách
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 214 Hao mòn TSCĐ
Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
b/ nếu là TSCĐHH đang dùng thuộc nguồn SXKD:
Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Có TK 214 Hao mòn TSCĐ
Có TK 411 Nguồn vốn kinh doanh
- Nếu TSCĐHH phát hiện thừa chưa rõ nguồn gốc, nguyên nhân, ghi:
40
Nợ TK 211 TSCĐHH
Có TK 331 (3318)
2.2. Phân tích thiết kế hệ thống kế toán tài sản cố định tại cơ sở thực tập
2.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng
.
Hình 2.5. Sơ đồ phân cấp chức năng kế toán tài sản cố định.
Điều chỉnh TSCĐ
Điều chỉnh tăng
TSCĐ
Điều chỉnh giảm
TSCĐ
Thống kê- Báo cáo
Báo cáo tình hình sử
dụng TSCĐ
Báo cáo tình hình khấu
hao TSCĐHạch toán giảm
tài sản cố định
Trích khấu hao
Kế toán tại sản cố định
Cập nhật danh mục
Cập nhật danh
mục phòng ban
Cập nhật danh mục
KH- NCC
Cập nhật loại danh
mục loại TSCĐ
Cập nhật danh mục
TSCĐ
Cập nhật danh mục
tài khoản
Hạch toán tăng
tài sản cố định
Hạch toán tài sản
cố định
41
2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
TT danh mục TK
TT phòng ban
TT phòng ban
Thông tin loại TS
Thông tin y/c
khấu hao TSCĐ
TT danh mục TK
TT khấu
hao
Thông tin loại TS
Hình 2.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Kế toán tài
sản cố định
KH- NCC
Nhân viên
Nhân viên
Ban giám đốc
Thông tin KH- NCC
TT danh mục TSCĐ
Thông tin KH- NCC
TT danh mục TSCĐ
Thông tin yêu cầu ghi TSCĐ
Thông tin y/c ghi TSCĐ
TT báo cáo tình hình TSCĐ
TT báo cáo tình hình tính khấu hao
TT y/c báo cáo tình hình tính khấu
hao
TT y/c lấy báo cáo tình hình TSCĐ
42
2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
TT y/c cập nhật DM
TT y/c hạch toán TSCĐ
TT cập nhật DM
Thông kê-
Báo cáo
Hình 2.7. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh.
TT hạch toán TSCĐ
TT y/c ĐC TSCĐ
TT ĐC TSCD
Sổ chứng từ TSCĐ Sổ khấu hao
Cập nhật
danh mục
Hạch toán
TSCĐ
Điều chỉnh
TSCĐ
KH- NCC
KH- NCC Phòng ban
Loại TSCĐ
DM TSCĐ DM TK
Nhân viên
Sổ chứng từ TSCĐ Sổ chi tiết chứng từ Sổ khấu hao
Sổ chi tiết điều chỉnh
Giám đốc
TT y/c báo cáo tình hình sử dụng
TSCĐ
TT y/c báo cáo tính khấu hao
TT y/c báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ
TT y/c báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ
DM TSCĐ
43
2.2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng cật nhập danh mục
Nhân viên
Cập nhật DM
KH- NCC
Cập nhật DM
phòng ban
Cập nhật DM
loại TSCĐ
Cập nhật DM
TSCĐ
Cập nhật DM
tài khoản
KH- NCC
Phòng ban
Loại TSCĐ
DM TSCĐ
DM tài khoản
TT y/c danh mục KH- NCC
TT danh mục KH- NCC
TT y/c danh mục phòng ban
TT danh mục phòng ban
TT y/c loại
TT loại TSCĐ
TT y/c danh mục TSCĐ
TT y/c loại TSCĐ
TT danh mục TK
TT y/c danh mục TK
Hình 2.8. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chắc năng cập nhật danh mục
44
2.2.5. Biểu đồ mức dưới đỉnh cho chức năng hạch toán.
Tính khấu hao
Hạch toán tăng
TSCĐ
Hạch toán
giảm TSCĐ
Nhân viên
DM TSCĐ
TT y/c ghi tăng TSCĐ TT y/c ghi giảm TSCĐ
TT ghi tăng TSCĐ TT ghi giảm TSCĐ
Chi tiết chứng từ
DM tài khoản DM tài khoảnSổ chứng từ TSCĐ
DM TSCĐ
Nhân viên
Sổ chi tiết
khấu hao
TT y/c tính khấu hao
TT khấu hao
Hình 2.9. Sơ đồ mức dưới đỉnh cho chức năng hạch toán
45
2.2.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng thống kê báo cáo
Báo cáo tình
hình sử dụng
TSCĐ
Báo cáo tình
hình tăng
giảm TSCĐ
Báo cáo tình
hình khấu hao
TSCĐ
Ban giám đốc
Sổ chi tiết điều chỉnh Sổ chứng từ TSCĐ
Chi tiết chứng từ
TT y/c báo cáo tình hình sử dụng
TSCĐ
TT báo cáo tình hình sử
dụng TSCĐ
TT yc báo cáo tình hình tăng giảm
TSCĐ
TT báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ
TT báo cáo tình hình khấu hao TSCĐ
TT khấu hao TSCĐ
DM TSCĐ
Sổ chi tiết
khấu hao
DM
TSCĐ
Sổ chứng từ
TSCĐ
Hình 2.10. Sơ đồ mức dưới đỉnh của chức năng Thống kê- Báo cáo
46
2.2.7 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng điều chỉnh TSCĐ
TT điều chỉnh tăng TSCĐ
TT yêu cầu điều chỉnh giảm TSCĐ
TT điều chỉnh giảm TSCĐ
TT yêu cầu điều chỉnh tăng TSCĐ
Hình 2.11. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng điều chỉnh TSCĐ
Nhân viên
Điều chỉnh
tăng TSCĐ
Điều chỉnh
giảm TSCĐ
Sổ chi tiết điều chỉnh
Sổ chi tiết điều chỉnh
47
Chương 3.
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI
- CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
3.1 Đặt vấn đề
Đối với một doanh nghiệp không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải
biết khai thác tối đa có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy một doanh nghiệp
cần taaoj ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ, kết hợp
với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ.
Cùng với chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại hoá, trong một tương lai
không xa, đất nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp và có khả năng chủ động
hơn nữa trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế là một
xu thế khách quan và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó. Nhận thức rõ Kế
toán là một bộ phận của nền kinh tế, là công cụ hội nhập nên việc hoàn thiện hệ
thống kế toán sao cho phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực kế toán Quốc tế đang
là mối quan tâm của Nhà nước và các doanh nghiệp. Trong bất cứ doanh nghiệp
nào, dù là doanh nghiệp thương mại hay sản xuất trực tiếp thì tài sản cố định
(TSCĐ) luôn là một phần tài sản rất quan trọng, quyết định sựtồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.TSCĐ là biểu hiện bằng tiền toàn bộ TS của doanh nghiệp, có giá
trị lớn, thời gian luân chuyển dài, nên đòi hỏi thiết yếu là phải tổ chức tốt công tác
hạch toán TSCĐ để theo dõi, nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ về số lượng và
giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá
trị của doanh nghiệp. Khi TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đóng vai trò quan trọng thì yêu cầu đối với việc quản lý, tổ chức hạch toán
TSCĐ càng cao nhằm góp phần sử dụng hiệu qủa TS hiện có của doanh nghiệp.
Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp có thể nói công tác quản lý kế
toán TSCĐ là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp.
TSCĐ không chỉ là điều kiện cơ bản, là nền tảng trong nghiệp mà nó còn thường
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản, vốn doanh nghiệp, giá trị tái sản ảnh
hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa
học kỹ thuật phát triển như hiện nay.
48
3.2 Một số chức năng của chương trình kế toán tài sản cố định
3.2.1 Chức chức năng chính cho chương trình kế toán TSCĐ.
Hình 3.1 Giao diện của chức năng chính cho chương trình kế toán TSCĐ.
Chức năng chính của chương trình kế toán tài sản cố định là thể hiện cho
chúng ta biết được trong chương trình kế toán TSCĐ có những chức năng gì và các
chức năng này thuộc lĩnh vực nào. Như là trong phần cập nhật có thông tin về
khách hàng, nhà cung cấp, danh mục phòng ban, danh mục tài sản cố định, danh
mục loại TSCĐ.
Các phần nội dung được chia thành các nghiệp vụ phát sinh và các báo
cáo. Trong nghiệp vụ phát sinh gồm có phiếu thu, phiếu chi, bảng khấu hao tài
sản cố định.
49
3.2.2 Chức năng cập nhật danh mục tài sản cố định
Hình 3.2 Giao diện chức năng cập nhật danh mục TSCĐ
50
3.2.3 Chức năng cập nhật khách hàng nhà cung cấp.
Hình 3.3 Giao diện cập nhật khách hàng nhà cung cấp
51
3.2.4.Chức năng cập nhật tài khoản
Hình 3.4 Giao diện cập nhật danh mục tài khoản.
52
3.2.5 Chức năng cập nhật phòng ban
Hình 3.5 Giao diện cập nhật danh mục phòng ban
53
3.2.6 Chức năng bảng phát sinh nghiệp vụ chứng từ kế toán tài sản cố định
Hình 3.6 Giao diện chức năng bảng phát sinh nghiệp vụ chứng từ
kế toán tài sản cố định
Chức năng này phản ánh khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tron kỳ xảy
ra thì kế toán vien sẽ nhập trực tiếp vào bảng này theo từng nội dung kinh tế. Yêu
cầu đối với việc hập dữ liệu này đòi hỏi phải chính xác theo đúng quy định ngày
phát sinh.Từ bảng phát sinh nghiệp vụ này chúng ta có thể truy xuất thông tin dữ
liệu đầu vào dữ liệu đầu ra theo yêu cầu của nhà cung cấp, khách hàng, lãnh đạo.
54
3.2.7. Chức năng ghi nhật ký chung
Hình 3.7 Giao diện chức năng nhật ký chung.
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động
đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian phát sinh và nội dung kinh
tế( định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Đây là cơ sở để hình thành nên sổ chi
tiết, sổ cái, báo cáo.
55
3.2.8. Chức năng khấu hao tài sản cố định
Hình 3.8. Giao diện chức năng tính khấu hao TSCĐ
56
3.2.9. Báo cáo
3.2.9.1 Sổ thống kê sản cố định hữu hình
Hình 3.9 Sổ thống kê tài sản cố đinh hữu hình
57
3.2.9.2 Sổ cái tài khoản khấu hao tài sản cố định
Hình 3.10 Giao diện sổ cái khấu hao tài sản cố định.
58
3.2.9.3 Sổ tài sản cố định hữu hình
Hình.3.11 Giao diện sổ tài sản cố định hữu hình.
59
KẾT LUẬN
 Kết quả đạt được
Là sinh viên khoa hệ thông thông tin quản lý, qua việc nghiên cứu đề tài này
em đã trau rồi được nhiều kiến thức về nghiệp vụ kế toán tài sản cố định hữu hình.
Em sẽ cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn để tạo ra một phần mềm kế toán
hoàn thiện hơn, có thể ứng dụng được trong thực tế.
Phân hệ kế toán tài sản cố định được thiết kế dựa trên yêu cầu cần thiết của
đơn vị cũng như yêu càu của đơn vị kế toán hiện nay, nhằm đáp ứng được nhu cầu
cần thiết của kế toán viện trong quá trình kế toán tài sản cố định hữu hình.
 Hạn chế
Do khả năng hạn chế, kiến thức nhiệp vụ còn thiếu nên chương trình vẫn còn
những điểm cần khắc phục vẫn con nhiều thiếu xót. Rất mong được thầy cô giáo
hướng dẫn đóng góp ý kiến thêm để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
 Hướng phát triển
Qua quá trình tìm hiểu về kế toán tài sản cố định hữu hình và xây dựng chương
trình kế toán tài sản cố định hữu hình tại cơ sở thực tập. Em muốn tìm hiểu thêm
kiến thức về công cụ Microsoft Excel để tìm ra phương pháp hỗ trợ giúp cho việc
kế toán tài sản cố định trở nên đơn giản hiệu quả hơn. Em sẽ cố gắng học hỏi thêm
để có thể hoàn thiện chương trình một cách tốt nhất và đáp ứng phù hợp với yêu cầu
thực tế của công tác kế toán tài sản cố định hữu hình.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản tài
chính- Hà Nội.
[2]. Nguyễn Văn Công (2006), Giáo trình lý thuyết và thực hành kế toán tài
chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
[3]. Ngô Thế Chi; Trương Thị Thủy (2011), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản tài
chính- Hà Nội.
[4]. Đỗ Trọng Danh, Nguyễn Ngọc Vụ, Microsoft Excel 2010, NXB Đại học
Hoa Sen.
[5]. Hồ Ngọc Hà (2006), 207 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài
chính- Hà Nội.
[6]. Trần Quý Liên (2006), Nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản Tài chính- Hà Nội.

More Related Content

What's hot

Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ nataliej4
 
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...Man_Ebook
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy đo gnss rtk thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy đo gnss rtk thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh...ứNg dụng công nghệ tin học và máy đo gnss rtk thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy đo gnss rtk thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tin học hóa công tác quản lý lịch làm việc cho cán bộ nhân viên tại UBND h...
Tin học hóa công tác quản lý lịch làm việc cho cán  bộ nhân viên  tại UBND  h...Tin học hóa công tác quản lý lịch làm việc cho cán  bộ nhân viên  tại UBND  h...
Tin học hóa công tác quản lý lịch làm việc cho cán bộ nhân viên tại UBND h...anh hieu
 
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...BeriDang
 
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULLBáo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULLTuanNguyen520568
 
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên QuangQuản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quanghieu anh
 
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tếBáo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tếducnguyenhuu
 
Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...
Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...
Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...nataliej4
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...nataliej4
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672nataliej4
 
Ho tro giai_toan_bat_dang_thuc
Ho tro giai_toan_bat_dang_thucHo tro giai_toan_bat_dang_thuc
Ho tro giai_toan_bat_dang_thucViet Nam
 

What's hot (18)

Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
 
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp đo rtk thực hiện chỉnh lý bản đồ đị...
 
Tác động của chi ngân sách cho giáo dục THPT tỉnh Bắc Giang
Tác động của chi ngân sách cho giáo dục THPT tỉnh Bắc GiangTác động của chi ngân sách cho giáo dục THPT tỉnh Bắc Giang
Tác động của chi ngân sách cho giáo dục THPT tỉnh Bắc Giang
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy đo gnss rtk thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy đo gnss rtk thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh...ứNg dụng công nghệ tin học và máy đo gnss rtk thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy đo gnss rtk thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh...
 
Hướng dẫn sử dụng SugarCRMCE
Hướng dẫn sử dụng SugarCRMCEHướng dẫn sử dụng SugarCRMCE
Hướng dẫn sử dụng SugarCRMCE
 
Tin học hóa công tác quản lý lịch làm việc cho cán bộ nhân viên tại UBND h...
Tin học hóa công tác quản lý lịch làm việc cho cán  bộ nhân viên  tại UBND  h...Tin học hóa công tác quản lý lịch làm việc cho cán  bộ nhân viên  tại UBND  h...
Tin học hóa công tác quản lý lịch làm việc cho cán bộ nhân viên tại UBND h...
 
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
 
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
 
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULLBáo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
 
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chí...
 
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên QuangQuản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
 
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tếBáo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
 
Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...
Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...
Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
 
Ho tro giai_toan_bat_dang_thuc
Ho tro giai_toan_bat_dang_thucHo tro giai_toan_bat_dang_thuc
Ho tro giai_toan_bat_dang_thuc
 

Similar to Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tải đường sắt Hà Nội-Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng

luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfNguyễn Công Huy
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH FAC
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH FACĐề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH FAC
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH FAClamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...NOT
 
Công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Phú Mỹ
Công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Phú Mỹ Công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Phú Mỹ
Công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Phú Mỹ luanvantrust
 
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Similar to Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tải đường sắt Hà Nội-Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng (20)

luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
 
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đĐề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
Đề tài: Phân hệ kế toán vốn bằng tiền ở Công ty Truyền Thông, 9đ
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH FAC
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH FACĐề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH FAC
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH FAC
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài: Lập bảng cân đồi kế toán tại công ty thiết bị Phụ Tùng, HOT
Đề tài: Lập bảng cân đồi kế toán tại công ty thiết bị Phụ Tùng, HOTĐề tài: Lập bảng cân đồi kế toán tại công ty thiết bị Phụ Tùng, HOT
Đề tài: Lập bảng cân đồi kế toán tại công ty thiết bị Phụ Tùng, HOT
 
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAYĐề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
 
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAYĐề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂMLuận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂM
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hệ thống quản lý tài sản cố định tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Hệ thống quản lý tài sản cố định tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đHệ thống quản lý tài sản cố định tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
Hệ thống quản lý tài sản cố định tại Công ty thức ăn chăn nuôi, 9đ
 
Công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Phú Mỹ
Công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Phú Mỹ Công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Phú Mỹ
Công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Phú Mỹ
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tếLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
 
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
 
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây NinhHoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
 
Đề tài: Kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty Thiết bị Y tế, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty Thiết bị Y tế, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty Thiết bị Y tế, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty Thiết bị Y tế, HAY
 

More from Vũ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
 
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
 
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
 
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà NộiXây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
 

More from Vũ (20)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
 
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
 
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
 
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà NộiXây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
 

Recently uploaded

catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (10)

catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 

Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tải đường sắt Hà Nội-Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng

  • 1. LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa hệ thống thông tin kinh tế và sự đồng ý của Giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thanh Thủy và K.S Nguyễn Văn Giáp em đã thực hiện đề tài: “Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tải đường sắt Hà Nội- Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng”. Để hoàn thiện khóa luận, em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa khoa Hệ thống thông tin kinh tế cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình hướng dẫn giảng dạy em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện tại trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên. Em xin đặc biệt gửi lời cám ơn sâu sắc đến hai thầy cô trực tiếp tận tình hướng dẫn là Th.S Nguyễn Thị Thanh Thủy và K.S Nguyễn Văn Giáp giúp đỡ, định hướng, chỉ bảo để em có thể hoàn thành bài khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện bài khóa luận thật tốt, nhưng do kiến thức còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em kính mong được sự góp ý từ các thầy cô, cũng như những ý kiến khác từ những phía khác để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp do chính bản thân em thực hiện. Các số liệu sử dụng trong bài khóa luận tốt nghiệp này đều được thu thập từ Công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội – Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng. Từ đó lấy cơ sở lý thuyết cũng như làm chương trình thực nghiệm cho đề tài nghiên cứu của mình là: Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội – Chi nhánh Hải Phòng. Nội dung khóa luận không sao chép dưới bất kì hình thức nào nội dung cơ bản từ khóa luận khác. Em xin chịu trách nhiệm trước khoa Hệ thống thông tin kinh tế và trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông về lời cam đoan này. Người cam đoan Sinh viên Lê Thu Hiền
  • 3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ MỤC LỤC .................................................................................................................... DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH............................... 3 1.1. Lý thuyết chung về kế toán tài sản cố định hữu hình....................................... 3 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. ..................................... 3 1.1.2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD.................................................. 4 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ............................................................................ 5 1.1.4. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ........... 5 1.1.5 Thủ tục tăng, giảm TSCĐ......................................................................... 10 1.2. Giới thiệu về Microsoft Excel 2010............................................................... 13 1.2.1. Cấu trúc của một sheet............................................................................. 13 1.2.2 Các kiểu dữ liệu và cách nhập .................................................................. 14 1.2.3. Các loại địa chỉ......................................................................................... 15 1.2.4. Các hàm trong Excel................................................................................ 15 1.3. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội - Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng....................................................... 17 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 17 1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội .... 20 Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CHI NHÁNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT HẢI PHÒNG... 24 2.1. Khảo sát hiện trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng...........................................................................24 2.1.1 Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình .........................24 2.1.2 Hình thức ghi sổ kế toán.....................................................................25 2.1.3. Mô hình hoạt động tăng tài sản cố định .............................................27
  • 4. 2.1.4. Mô hình hoạt động giảm tài sản cố định............................................35 2.2. Phân tích thiết kế hệ thống kế toán tài sản cố định...................................40 2.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng...............................................................40 2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh .............................................41 2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh ................................................41 2.2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng cật nhập danh mục .43 2.2.5. Biểu đồ mức dưới đỉnh cho chức năng hạch toán...............................44 2.2.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng thống kê báo cáo . 45 2.2.7 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng điều chỉnh TSCĐ . 46 Chương 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI - CHI NHÁNH GA HẢI PHÒNG ..............................................................................................47 3.1 Đặt vấn đề................................................................................................47 3.2 Một số chức năng của chương trình kế toán tài sản cố định ......................48 3.2.1 Chức chức năng chính cho chương trình kế toán TSCĐ. ....................48 3.2.2 Chức năng cập nhật danh mục tài sản cố định ....................................49 3.2.3 Chức năng cập nhật khách hàng nhà cung cấp....................................50 3.2.4.Chức năng cập nhật tài khoản.............................................................51 3.2.5 Chức năng cập nhật phòng ban...........................................................52 3.2.6 Chức năng bảng phát sinh nghiệp vụ chứng từ kế toán tài sản cố định....53 3.2.7. Chức năng ghi nhật ký chung............................................................54 3.2.8. Chức năng khấu hao tài sản cố định ..................................................55 3.2.9. Báo cáo .............................................................................................56 KẾT LUẬN.......................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................60
  • 5. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty . ....................................................20 Hình 2.1. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung. ...26 Hình 2.2. Mô hình hoạt động tăng tài sản cố định hữu hình.................................1 Hình 2.3. Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình......................................1 Hình 2.4. Sơ đồ quy trình ghi giảm tài sản cố định. ...........................................35 Hình 2.5. Sơ đồ ghi giảm TSCĐ......................... Error! Bookmark not defined. Hình 2.6. Sơ đồ phân cấp chức năng kế toán tài sản cố định................................1 Hình 2.7. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh ...............................................1 Hình 2.8. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh. .....................................................1 Hình 2.9. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chắc năng cập nhật danh mục..... 1 Hình 2.10. Sơ đồ mức dưới đỉnh cho chức năng hạch toán ..................................1 Hình 2.11. Sơ đồ mức dưới đỉnh của chức năng Thống kê- Báo cáo...................1 Hình 2.12. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng điều chỉnh TSCĐ..... 1 Hình 3.1 Giao diện của chức năng chính cho chương trình kế toán TSCĐ.........48 Hình 3.2 Giao diện chức năng cập nhật danh mục TSCĐ ..................................49 Hình 3.3 Giao diện cập nhật khách hàng nhà cung cấp ......................................50 Hình 3.4 Giao diện cập nhật danh mục tài khoản...............................................51 Hình 3.5 Giao diện cập nhật danh mục phòng ban.............................................52 Hình 3.6 Giao diện chức năng bảng phát sinh nghiệp vụ chứng từ kế toán TSCĐ..53 Hình 3.7 Giao diện chức năng nhật ký chung.....................................................54 Hình 3.8. Giao diện chức năng tính khấu hao TSCĐ..........................................55 Hình 3.9 Sổ cái tài sản cố đinh hữu hình............................................................56 Hình 3.10 Giao diện sổ cái khấu hao tài sản cố định..........................................57 Hình.3.11 Giao diện sổ tài sản cố định hữu hình...............................................58
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình XDCB Xây dựng cơ bản dở dang SXKD Sản xuất kinh doanh DMTK Danh mục tài khoản KHNCC Khách hàng nhà cung cấp DN Doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên
  • 7. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất của xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Với doanh nghiệp, TSCĐ là nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh. Bởi vậy TSCĐ xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của DN. Trong những năm qua việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ, kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ. Để kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy cô giáo nghiên cứu cới mục đích cung ứng đủ cho người tiêu dùng. Bản báo cáo này bao quát một cách có hệ thống tổng quan về công ty, đến thực trạng quản lý ‘‘tổ chức công tác kế toán TSCĐ’’ hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội – Chi nhánh Hải Phòng. 2. Mục đích của đề tài - Tìm hiểu và phân tích về nghiệp vụ kế toán tài sản cố định hữu hình, một vài thông tin liên quan đến tài sản cố định tại Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng. - Tìm hiểu về Microsoft Exel 2010. - Xây dựng được chương trình về kế toán tài sản cố định cho Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng trong quá trình thực tập. 3. Yêu cầu của đề tài - Khảo sát thực tế kế toán tài sản cố định tại Chi nhánh giao thông vận tải đường sắt Hải Phòng. - Xây dựng một chương trình kế toán tài sản cố định đạt những yêu cầu sau : - Chương trình giúp cho nhân viên kế toán trong việc kế toán tài sản cố định đầy đủ, chính xác, dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi. - Chương trình phải sát với thực tế, giao diện gần gũi có tính an toàn và bảo mật cao.
  • 8. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kế toán tài sản cố định và nắm vững kiến thức cơ bản về Microsoft Excel 2010. - Xây dựng được chương trình về kế toán tài sản cố định cho một công ty hoặc doanh nghiệp. - Tạo tiền đề để khi ra trường có thể theo làm ở các công ty và doanh nghiệp. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần phụ lục, báo cáo khóa luận của em gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về kế toán tài sản cố định hữu hình. Chương 2 : Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội- Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng. Chương 3: Xây dựng chương trình kế toán tài sản cố định hữu hình. Sau thời gian thực tập Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng do thời gian có ít và phần kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo của em khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng góp của Ban Giám Đốc, các anh chị kế toán và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày….tháng…. năm….. Sinh viên Lê Thu Hiền
  • 9. 3 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.1. Lý thuyết chung về kế toán tài sản cố định hữu hình 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.  Khái niệm. TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam). TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. TSCĐ thuê tài chính là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu, tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với các khoản lợi nhuận từ đầu tư đó.  Đặc điểm. TSCĐ có nhiều chủng loại khác nhau với hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư và mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những đặc điểm sau: - TSCĐ là một trong ba yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế của một quốc gia nói chung, và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng. - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Giá trị của TSCĐ. Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thông qua việc doanh nghiệp trích khấu hao. Hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải tích lũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản - TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng còn TSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn
  • 10. 4 do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giá trị của TSCĐ vô hình cũng dịch chuyển dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Thời gian sử dụng ước tính trên một năm. - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. 1.1.2. Vai trò của TSCĐ trong quá trình SXKD TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới hoạt động sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN. Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu. “Sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai?, sản xuất như thế nào?” là những câu hỏi luôn đặt ra đòi hỏi các chủ DN phải tìm cho được lời giả thỏa đáng nhất. Muốn vậy DN phải điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù hợp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, việc đổi mới TSCĐ trong DN để theo kịp sự phát triển của xã hội là một vấn đề đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ DN mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của DN có uy thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Như vậy TSCĐ là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, có vai trò quyết định tới sự sống còn của DN. TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. TSCĐ được đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách có hiệu quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các DN trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của TSCĐ khi tham gia vào SXKD, xuất phát từ thực tế khách quan là cuối cùng với sự phát triển của KH-KT, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, TSCĐ được trang bị vào các DN ngày càng nhiều và càng hiện đại, đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ là phải quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật, phải theo dõi kiểm tra việ bảo quản và sử dụng
  • 11. 5 TSCĐ nơi bảo quản và sử dụng để nắm được số lượng TSCĐ và hiện trạng của TSCĐ. Về mặt giá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ. 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của DN. Tất cả các DNSX thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ trong việc mua sắm và đổi mới TSCĐ, có thể thanh lý TSCĐ khi đến hạn, nhượng bán TSCĐ không cần dùng theo giá thỏa thuận. Thực tế đó dẫn đến cơ cấu và quy mô trang bị TSCĐ của DN sau một thời kỳ thường có biến động, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán TSCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) – Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, chính xác kịp thời về số lượng, hiện trạng, và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc, mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN. (2) – Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong qua trình sử dụng, tính toán phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD. (3) – Tham gia lập kế hoạch sử chữa và dự toán chi phí sử chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ. (4) – Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cầm thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở DN. 1.1.4. Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu và nguyên tắc đánh giá TSCĐ  Các cách phân loại TSCĐ chủ yếu Tổ chức phân loại TSCĐ là căn cứ vào những tiêu thức nhất định để phân chia TSCĐ thành từng loại, từng nhóm phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán TSCĐ. Đối với DNSX, việc phân loại đúng đắn TSCĐ là cơ sở để thực hiện chính xác công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ thích ứng với vị trí vai trò của từng TSCĐ hiện có trong DN. Từ đó có kế hoạch chính xác trong việc trang bị, đổi mới từng loại TSCĐ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN.
  • 12. 6 1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia thành 2 loại: - Đối với TSCĐ hữu hình gồm: + Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, bể chứa, chuồng trại chăn nuôi. Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà khám bệnh, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà khác. + Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác và các loại máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD. Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiến trúc khác. Máy in cácloại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu; máy Photocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; máy ảnh; thiết bị âm thanh các loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di động; thiết bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh, máy làm mát; máy giặt; máy điều hòa không khí; máy bơm nước; két sắt các loại; bộ bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghế tiếp khách; bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học; tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật; thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại; thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu; cácloại thiết bị văn phòng khác. + Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ô tô, máy kéo, tàu thuyền,… dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước,… thuộc tài sản của DN. Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện vận tải đường bộ khác);Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chở khách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa; tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy các loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác. Phương tiện vận tải đường không (máy bay). Phương tiện vận tải đường sắt. Phương tiện vận tải khác. + Thiết bị dụng cụ quản lý: Thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý tài chính,… + Cây lâu năm, gia súc cơ bản.
  • 13. 7 - Đối với TSCĐ vô hình gồm: + Quyền sử dụng đất. + Bằng phát minh sáng chế. + Phần mềm máy vi tính. + Nhãn hiệu hàng hóa. + Giấy phép, quyền phát hành. + TSCĐ vô hình khác. Cách phân loại này giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể, cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại TSCĐ 2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. - TSCĐ tự có là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của DN, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng hoặc do nguồn vốn liên doanh. - TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động (những TSCĐ mà Dn thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết) và TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà DN đi thuê dài hạn và được bên thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TSCĐ). 3. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm. - TSCĐ mua sắm, xâu dựng bằng nguồn nhà nước cấp. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay. 4. Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình trạng sử dụng. Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm: - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những TSCĐ mà doanh nghiệp tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
  • 14. 8 - TSCĐ sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp. - TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ sử dụng cho các hoạt động phúc lợi công cộng như: nhà trẻ, nhà văn hóa, câu lạc bộ. - TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp không sử dụng do bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với trình độ đổi mới công nghệ.  Nguyên tắc đánh giá TSCĐ Tài sản cố định hữu hình của đơn vị hành chính sự nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau vì vậy việc đán giá nguyên giá trong từng trường hợp cụ thể là khác nhau. Nguyên giá tài sản cố định được xác định khi có đủ chứng từ phù hợp, hợp pháp và hợp lệ. Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo công thức Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn  Nguyên giá TSCĐ hữu hình: Nguyên giá hay giá trị ban đầu của TSCĐ là toàn bộ các chi phí hợp lí mà DN chi ra để có và đưa vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ được xác định theo từng nguồn hình thành: - Đối với TSCĐHH mua sắm trực tiếp: NGTSCĐ = Giá mua - Các khoản + Các khoản thuế + Chi phí (hóa đơn) giảm trừ (trừ thuế được liên quan hoàn lại) - Đối với TSCĐHH mua trả chậm: NGTSCĐ = Tổng số tiền phải trả ngay tại thời điểm mua (giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua) - Đối với TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi TSCĐ lấy TSCĐ: NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc TSCĐ nhận về lợi ích thu được. - Đối với TSCĐHH mua nhập khẩu:
  • 15. 9 NGTSCĐ = Giá mua + Thuế + Chi phí - Các khoản (hóa đơn) nhập khẩu liên quan giảm trừ. - Đối với TSCĐ biếu tặng hoặc cấp phát: NGTSCĐ = Giá trị hợp lý + Chi phí trực tiếp (giá trị danh nghĩa) liên quan khác b) Đối với TSCĐHH do tự chế hoặc do xây dựng cơ bản: - Nếu TSCĐ do tự chế: NGTSCĐ = Giá thành sản xuất thực tế + chi phí trực tiếp khác - Nếu TSCĐ do XDCB: NGTSCĐ = Giá trị công trình + Chi phí liên quan được quyết toán trực tiếp - Đối với TSCĐHH do nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc góp vốn cổ phẩn: NGTSCĐ = Giá thỏa thuận giữa các + Chi phí trực bên góp vốn tiếp khác  Nguyên giá TSCĐ vô hình: - Đối với TSCĐ vô hìnhmua riêng biệt: NGTSCĐ = Giá mua – Các khoản + Thuế + Chi phí (hóa đơn) giảm trừ (nếu có) liên quan - Đối với TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi: NGTSCĐ = Giá mua hợp lệ của + Chi phí bỏ thêm hoặc lợi TSCĐ nhận về ích thu được - Đối với TSCĐ hình thành từ việc thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn: NGTSCĐ = Giá trị hợp lệ của các loại + Các chi phí chứng từ về quyền sở hữu vốn trực tiếp khác. - Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê một lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc quyền sử dụng nhận góp vốn. - Đối với TSCĐ vô hình hình thành trong nội bộ doanh nghiệp là toàn bộ chi phí bình thường, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận vô hình cho đến khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng . 2.3 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo 2 giá:
  • 16. 10 - Giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu công với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động tài chính. - Giá trị hiên tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc cho thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc lãi suất đi vay hoặc bên thuê Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng thuê tài chính được tính vào nguyên giá của thuê như chi phí đàm phán, ký hợp đồng. Nguyên giá TSCĐ trong đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ thay đổi trong các trường hợp sau: - Đánh giá lại tài sản cố định. - Cải tạo, nâng cấp tài sản cố đinh tăng năng lực, kéo dài tuổi thọ TSCĐ. - Xây dựng thêm hay tháo dỡ một số bộ phận của TSCĐ. 1.1.5 Thủ tục tăng, giảm TSCĐ. Chứng từ kế toán và kế toán chi tiết TSCĐ: a, Thủ tục tăng, giảm TSCĐ theo chế độ quản lý TSCĐ. Thủ tục tăng TSCĐ : - Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu - Tăng do mua sắm bằng phúc lợi - Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay - Tăng do mua sắm bằng phương pháp trả chậm, trả góp - Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao - Tăng do tự chế - Tăng do tài trợ, biếu tặng - Tăng do nhận vốn góp liên doanh - Tăng do chuyển từ đơn vị khác đến - Tăng do nhận lại vốn góp liên doanh - Tăng do kiểm kê phát hiện thừa - Tăng do đánh giá tăng TSCĐ
  • 17. 11 Thủ tục giảm TSCĐ: - Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ: + Phản ánh giá trị của tài sản thanh lý + Phản ánh số tiền thu về khi thanh lý + Chi phí thanh lý + Kết chuyển thu nhập khác + Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. - Giảm do chuyển nhượng thành công cụ dụng cụ. - Giảm do thiếu khi kiểm kê - Giảm do trả vốn góp Chứng từ kế toán TSCĐ sử dụng: - Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu số 01- TSCĐ) - Hợp đồng khối lượng XDCB hoàn thành( Mẫu số 10- BH) - Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu số 03- TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ( Mẫu số 05- TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ TSCĐ - Thẻ TSCĐ( Mẫu số 02- TSCĐ) – BB giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành( Mẫu số 04- TSCĐ) - Sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, sổ cái - Các chứng từ liên quan: Hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế… - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan b, Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ: Nội dung chính của kế toán chi tiết TSCĐ gồm: - Đánh giá (ghi số liệu) TSCĐ. - Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở các bộ phận kế toán và các đơn vị bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ. Đánh số TSCĐ Đánh số tài sản cố định là quy định cho mỗi tài sản cố định một số hiệu theo những nguyên tắcnhất định. Việc đánh số tài sản cố định được tiến hành theo từng đối tượng ghi tài sản cố định. Mỗi đối tượng ghi tài sản cố định không phân biệt đang sử dụng hay lưu trữ đều phải có số hiệuriêng và không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tại đơn vị. Số hiệu của những tài sản cố định đã thanh lý hoặc nhượng bán không sử dụng lại cho những tài sản mớitiếp nhận. Số hiệu tài sản
  • 18. 12 cố định là một tập hợp số bao gồm nhiều chữ số sắp xếp theo một thứ tựvà nguyên tắc nhất định để chỉ loại tài sản cố định, nhóm tài sản cố định và đối tượng tài sản cố định và đốitượng tài sản cố định trong nhóm. Nhờ đánh số tài sản cố định mà thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việctheo dõi và quản lý, tiện cho tra cứu khi cần thiết cũng như tăng cường và ràng buộcđược trách nhiệm vật chất của các bộ phận cá nhân trong khi bảo quản và sử dụngtài sản cố định. Kế toán chi tiết tài sản cố định ở bộ phận kế toán và các đơn vị, bộ phận bảo quản, sử dụng Xác định đối tượng ghi tài sản cố định: Tài sản cố định của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần phải được quản lý đơn chiếc. Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán ghi sổ phải theo từng đối tượng ghi tài sản cố định. Đối tượng ghi tài sản cố định là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và phụ tùng kèm theo. Đối tượng ghi tài sản cố định có thể là một vật thể riêng biệt về mặt kết cấu có thể thực hiện được những chức năng độc lập nhất định hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời để cùng thực hiện mộthoặc một số chức năng nhất định. Nội dung kế toán chi tiết tài sản cố định: - Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến tài sản cố định ở doanh nghiệp; - Tổ chức kế toán chi tiết tài sản cố định ở phòng kế toán và tổchức kế toán ở các đơn vị sử dụng tài sản cố định. Chứng từ ban đầu phản ánh mọi biến động của tài sản cố định trong doanh nghiệp và là căn cứ kế toán để kế toán ghi sổ. Tài sản cố định của doanh nghiệp được sử dụng và bảo quản ở nhiều bộ phận khác nhau. Bởi vậy kế toán chi tiết tài sản cố định phải phán ánh và kiểm tra tình hình tăng, giảm, hao mòn tài sản cố định trên phạm vi toàn doanh nghiệp và theo dõit ừng nơi bảo quản, sử dụng. Kế toán chi tiết phải theo dõi từng đối tượng ghi tài sản cố định theo các chỉ tiêu như: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Đồng thời theo dõi về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất , số hiệu. Tổ chức kế toán chi tiết tài sản cố định tại nơi sử dụng, bảo quản: Việc theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắntrách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao tráchnhiệm và hiệu quản sử dụng tài sản cố định. Tại nơi sử dụng, bảo quản tài sản cố định(các phòng
  • 19. 13 ban, phân xưởng…) sử dụng sổ ‘‘Tài sản cố định theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong phạm vi bộ phận quản lý. Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán: Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ và sổ tài sản cố định để hạch toán chi tiết tài sản cố định.Thẻ chi tiết tài sản cố định được lập một bản và lưu tại phòng kế toán để theo dõi diễn biếnphát sinh trong quá trình sử dụng. Ở phòng kế toán, kế toán chi tiết tài sản cố định được thựchiện ở thẻ tài sản cố định (mẫu 02 – TSCĐ/BB) và sổ tài sản cố định Thẻ tài sản cố định: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định của doanh nghiệp.Thẻ được thiết kế thành các phần để phán ánh các chỉ tiêu chungvề tài sản cố định, các chỉ tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn. Thẻ tài sản cố địnhcũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm tài sản cố định. Căn cứ để ghi thẻ là chứng từ ghi tăng, giảm tài sản cố định. Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ tài sản cố định doanh nghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ tài sản cố định. Sổ tài sản cố định: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn tài sản cố địnhcủa toàn doanh nghiệp. Mỗi loại tài sản cố định có thể dùng riêng một loại sổ hoặc một số trang Căn cứ ghi sổ là chứng từ tăng giảm tài sản cố định và các chứng từ gốc liên quan 1.2. Giới thiệu về Microsoft Excel 2010 Microsoft Excel 2010 là một phần mềm hay một chương trình ứng dụng, mà khi chạy chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ dàng hơn trong việc thực hiên: - Tính toán đại số, phân tích dữ liệu - Lập bảng biểu báo cáo - Vẽ đồ thị và các sơ đồ - Tự động hóa các công việc bằng macro Và nhiều ứng dụng khác giúp ta giải quyết nhiều bài toán khác nhau. Excel 2010 dùng định dạng tập tin mặc định là .xsml thay cho định dạng chuẩn trước đâylà .xls 1.2.1. Cấu trúc của một sheet Trong excel 2010, một workbook là một tệp tài liệu có phần mở rộng là .xlsx, mà trên đó bạn làm việc và lưu trữ dữ liệu. Vì mỗi workbook có thể chứa
  • 20. 14 nhiều sheet, do vậy bạn có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thong tin lien quan với nhau chỉ trong một tệp tin (file). Một workbook có chứa nhiều worksheet bên cạnh hay chart sheet tùy thộc vào bộ nhớ máy tính. Worksheet: còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ và làm việc với dữ liệu, là loại tài liệu chính trong tệ tài liệu excel, nó còn được ọi là bảng tính. - Ô (cell): là giao của cột và hàng, dữ liệu được chứa trong các ô, giữa các ô có lưới phân cách. - Con trỏ ô: Là một khung nét đôi, ô chứa con trỏ ô được gọi là ô hiện hành. - Vùng (Range/Block/ Array/ Reference): gồm nhiều ô lin tiếp nhau theo dạng hình chữ nhât, mỗi vùng có một địa chỉ gọi là địa chỉ vùng. Địa chỉ vùng được xác định bởi địa chỉ các ô góc trên bên trái và ô góc dưới bên phải, giữa địa chỉ của hai ô là dấu (:) - Gridline: Trong bảng tính có ccs đường lưới dùng để phân cánh giữa các ô. Mặc nhiên thì các đường lưới này không được in ra. Muốn bật tắt Gridline, vào lệnh Tools/Options/View, sau đó Click vào mục Gridline để bật tắt đường lưới. - Chart sheet: Cũng là một sheet trong workbook, nhưng nó chỉ chứa một đồ thị. Mọt char sheet rất hữu ích khi bạn muốn xem riêng lẻ từng đồ thị. - Sheet tab: Tên của các sheet sẽ thể hiện trên các tab đặt tại góc trái dưới của cửa sổ workbook. Để di chuyển từ sheet này sang sheet khác ta chỉ việc nhấp chuột vào tên sheet cần đến trong thanh sheet tab. - Ribbon: Excel 2010 thay đổi giao diện người dung từ sử dụng các thanh thực đơn truyền thống thành cá cụm lệnh dễ dàng truy cập được trình bày ngay trên màn hình gọi là ribbon. 1.2.2 Các kiểu dữ liệu và cách nhập Microsoft excel tự động nhận diện kiểu dữ liệu khi bạn nhập dữ liệu vào. Công việc của bạn cần làm là xác định đúng kiểu dữ liệu để tiện cho việc tính toán và định dạng.  Dữ liệu kiểu số Khi nhập vào các số: 0……9, +, -, *, /, % thì số mặc nhiên được canh lề phải trong ô Excel sẽ hiểu dữ liệ kiểu số khi bạn nhập dữ liệu kiểu số đúng theo định dạng của windows.  Dữ liệu kiểu chuỗi (text)
  • 21. 15 Khi nhập vào bao gồm các ký tự và số. Mặc nhiên kiểu dữ liệu chuỗi sẽ được canh lề trái trong ô. Nếu muốn nhập chuỗi số có thể nập theo hai cách: Cách 1: Nhập dấu nháy đơn (‘) trước khi nhập dữ liệu số. Cách 2: Chọn lệnh Fomat/cells/Number/Text. Chuỗi xuất hiện trong công thức thì phải được đặt trong dấu ngoặc kép “”.  Dữ liệu kiểu công thức Microsoft Excel sẽ hiểu kiểu dữ liệu kiểu công thức khi ta nhập vào bắt đầu bằng dấu =. Đối với kiểu công thức thì giá trị hiển thị trong ô không phải công thức mà là kết quả của công thức đó. Công thức được xem như được kết hợp giữa các toán tử và các toán hạng. - Các toán tử có thể là: +, -, *, /, <, >, =, >=, <=, <>. - Các toán hạng có thể là: hằng, hàm, địa chỉ, ô, địa chỉ vùng. 1.2.3. Các loại địa chỉ  Địa chỉ tương đối - Qui ước viết: <tên cột><chỉ số hàng> - Trong quá trình sao chép công thức thì các địa chỉ này sẽ tự động thay đổi theo hàng, cột để bảo tồn mối quan hệ tương đối.  Địa chỉ tuyệt đối - Qui ước viết: $<tên cột>$<chỉ số hàng> - Khi sao chép công thức thì các địa chỉ loại này sẽ không thay đổi.  Địa chỉ bán tuyệt đối - Qui ước viết: cột tuyệt đối: $<tên cột ><chỉ số hàng>, hàng tuyệt đối <tên cột>$<chỉ số hàng>. - Khi sao chép công thức thì các địa chỉ này chỉ thay đổi ở thành phần tương đối còn thành phần tuyệ đối thì không thay đổi. 1.2.4. Các hàm trong Excel Hàm trong excel được lập trình sẵn dung tính toán hoặc thực hiện một chức năng nào đó. Việc sử dụng thành thạo các hàm sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều thời gian so với tính toán thủ công không dung hàm.  Cú pháp chung
  • 22. 16 =TÊN HÀM ([Danh sách đối số]) Đa số các hàm của excel đều có đối số nhưng có hàm không có đối số. Nếu trong hàm có nhiều đối số thì các đối số phải được phân cách bằng ký hiệu phân cách được quy định trong windows. Đối số của hàm có thể là: - Các giá trị số - Địa chỉ ô, địa chỉ vùng - Một chuỗi ký tự - Một biểu thức logic - Một hàm khác Nhập công thưc trong excel rất đơn giản, muốn nhập công thức vào ô nào bạn chỉ cần việc nhập dấu = và sau đó là sự kết hợp của các toán tử, các trị số, các địa chỉ tham chiếu và các hàm.  Macro Macro là tính năng cao cấp, có thể thể tang tốc đọ chỉnh sửa hay định dạng mà bạn có thể thực hiện thường xuyên trong một bảng tính excel. Chúng ghi lại những hành động bạn đã chọn ở menu để cho một chuỗi hành động có thể thực hiện chỉ trong một bước. Ghi một macro Để ghi một macro: - Kích tab view trên vùng ribbon - Kích Macro - Kích Record Macro - Nhập tên cho Macro - Nhập một phím tắt - Nhập vào mục Description để giải thích mô tả Thực hiện macro: - Kích macro - Kích Stop Recording  Thực thi macro
  • 23. 17 Để thực thi một macro từ phím tắt, chỉ cần ấn vào phím mà bạn đã chọn để chạy macro. Hoặc có thể xem tất cả cac macro và thực thi bằng cách: - Kích macro - Kích view macro - Chọn một macro và chọn Run. 1.3. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội - Chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Giai đoạn hình thành và phát triển Công ty TNHH một thành viên vận tải đường sắt Hà Nội 1. Giai đoạn từ tháng 7/2003 đến 2008: - Công ty có 18 đơn vị trực thuộc gồm: + 02 Xí nghiệp đầu máy: Hà Nội, Đà Nẵng. + 02 XN toa xe: Vận dụng toa xe khách Hà Nội, Sửa chữa toa xe Hà Nội. + 10 Xí nghiệp Vận tải đường sắt: Yên Lào, Vĩnh Phú, Hà Lạng, Hà Hải, Hà Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị-Thừa Thiên. + 04 Ga cấp I: Hà Nội (gồm cả Ga Long Biên), Vinh, Đồng Hới, Huế. 2. Giai đoạn từ tháng 2008 đến 15/5/2010. - Năm 2007 Công ty đã tiếp nhận Ga Hoàng Mai về từ Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt (sáp nhập vào XNVTĐS Nghệ Tĩnh); - Năm 2008 đã chuyển 2 Xí nghiệp đầu máy: Hà Nội, Đà Nẵng sang Liên hiệp Sức kéo Đường sắt. - Công ty còn quản lý 16 đơn vị trực thuộc. 3. Giai đoạn từ 16/5/2010 đến 31/3/2014. - Thực hiện Quyết định số 432/QĐ-ĐS, ngày 22/4/2010 của Tổng công ty về việc chuyển các XN vận tải và các Ga trực thuộc Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt sang các Công ty khách Hà Nội, Sài Gòn. Công ty KHN đã tiếp nhận: - 10 ga gồm: Giáp Bát, Bỉm Sơn, Đông Hà, Yên Viên, Đồng Đăng, Tiên Kiên, Lào Cai, Hải Phòng, Xuân Giao (sáp nhập vào XNVTĐS Yên Lào), Thịnh Châu (sáp nhập vào XNVTĐS Hà Ninh)
  • 24. 18 - 02 Xí nghiệp Vận tải đường sắt: Hà Quảng, Hà Thái - Xí nghiệp toa xe Vinh. - Công ty quản lý 27 đơn vị trực thuộc 4. Giai đoạn từ 01/4/2014 đến ngày 31/12/2014: a) Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội tiếp nhận 06 đv gồm: - 03 Xí nghiệp đầu máy: Hà Nội, Yên Viên, Vinh - Xí nghiệp Vận dụng toa xe hàng Hà Nội; - Nhà máy xe lửa Gia Lâm; - Xí nghiệp Cao su đường sắt. Công ty quản lý 33 đơn vị trực thuộc b) Căn cứ Quyết định số 1972/QĐ - ĐS ngày 17/12/2014 của Tổng Công ty ĐSVN. Từ ngày 01/01/2015 Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội chuyển thành Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội do Tổng Công ty ĐSVN nắm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ sau: - Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng hệ thống đường sắt đô thị và các ngành nghề kinh doanh ngoài lĩnh vực kinh doanh chính theo chấp thuận của Chủ sở hữu. - Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm về kinh doanh vận tải hành khách công cộng, đầu tư, quản lý và điều hành hệ thống vận tải hành khách, trang thiết bị phương tiện. - Sửa chữa, hoán cải phương tiện, thiết bị xe chuyên dùng phục vụ Đường sắt đô thị; quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống kết cầu hạ tầng đường sắt, phương tiện, thiết bị phụ tùng. - Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, chế độ chính sách, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các Xí nghiệp vận hành tuyến đường sắt theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức hoạt động của các đơn vị phụ thuộc. - Tổ chức, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân đáp ứng nhu cầu phát triển ngành.
  • 25. 19 - Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh; đồng thời nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách về vận tải hành khách công cộng trình UBND Thành phố phê duyệt. UBND thành phố giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì và phối hợp với Giám đốc các Sở: Tài chính, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan tiến hành tổ chức tiếp nhận bàn giao: tiền vốn, tài sản, đất đai, lao động, hồ sơ tài liệu cho Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội quản lý điều hành theo quy định của pháp luật. Trụ sở chính của Công ty được đặt tại khu Depot phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội. Trụ sở tạm thời tại số 8 Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng.
  • 26. 20 1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Vận tải đường sắt Hà Nội. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành I. Cơ quan công ty 1. Ban điều hành Công ty - Hội đồng thành viên Công ty: Hiện tại Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty; - Kiểm soát viên Công ty; - Phó Tổng Giám đốc Công ty; - Kế toán Trưởng.
  • 27. 21 2. Bộ máy giúp việc gồm 8 phòng chuyên môn nghiệp vụ + Phòng Đầu máy - Toa xe + Phòng Công nghệ Thông tin - Thống kê + Phòng Kế hoạch- Đầu tư + Phòng Tài chính kế toán + Phòng Kinh doanh + Phòng An toàn - Bảo vệ an ninh quốc phòng + Phòng Tổng hợp + Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động 3. Văn phòng Đảng, đoàn thể: Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của Công ty có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động. Khi thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý Công ty phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ. II . Cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc của Công ty sau khi tổ chức sắp xếp lại gồm 18 đơn vị: 1. 03 Xí nghiệp Đầu máy: Hà Nội, Yên Viên, Vinh; 2. 03 Xí nghiệp Toa xe: SCTX Hà Nội, Toa xe Vinh, VDTXH Hà Nội; 3. 01 Đoàn tiếp viên đường sắt Hà Nội 4. 11 Chi nhánh Vận tải đường sắt: Hà Nội, Đông Anh, Yên Bái, Lào Cai, Hải Phòng, Bắc Giang, Bỉm Sơn, Vinh, Đồng Hới, Huế, Phía Nam.  Ngành nghề kinh doanh của công ty a, Mục tiêu hoạt động 1. Kinh doanh có lãi: bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu - Tổng công ty ĐSVN giao; 2. Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội và các đơn vị trực thuộc. 3. Phát triển Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành, trong đó lấy quản lý, khai thác kinh doanh vận tải bằng đường sắt gồm: Vận tải hành khách, hành lý và bao
  • 28. 22 gửi, vận tải hàng hóa, vận tải đa phương thức trong nước và Liên vận quốc tế; có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; làm nòng cốt để Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế có hiệu quả. b, Ngành, nghề kinh doanh 1. Ngành, nghề kinh doanh chính: - Vận tải hành khách đường sắt: Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc tế; - Vận tải hàng hóa đường sắt: Đại lý và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không; - Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo, đóng mới và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí; 2. Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính: - Các dịch vụ khác liên quan đến việc tổ chức và thực hiện chuyên chở hành khách, hành lý, bao gửi và hàng hóa đường sắt; - Cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, kho hàng, bãi hàng, bãi đỗ xe, ki ốt, các cơ sở hạ tầng phục vụ văn hóa, thể thao; - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa: xếp dỡ, giao nhận hành hóa; Lưu kho, bảo quản hàng hóa; - Kinh doanh xăng, dầu, mỡ bôi trơn của ngành đường sắt; Đại lý bảo hiểm các loại; - Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác; bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác; - Sản xuất, chế tạo phụ tùng, cấu kiện kim loại, container và gia công cơ khí; - Sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn; - Xuất khẩu vật tư thiết bị chuyên dùng ngành đường sắt; - Sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm; - Kinh doanh khách sạn, du lịch (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke); - Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác.
  • 29. 23 - Hoạt động thể thao, hoạt động vui chơi và giải trí; 3. Ngành, nghề kinh doanh khác: - Dịch vụ quảng cáo (không bao gồm quảng cáo thuốc lá); * Việc đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. 4. Các nhiệm vụ, hoạt động khác: - Tham gia công tác điều hành giao thông đường sắt, ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt; - Phối hợp với các Doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và các doanh nghiệp khác trong việc đảm bảo an toàn giao thông và vận tải đường sắt thông suốt; - Liên doanh, liên kết ứng dụng kỹ thuật - công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
  • 30. 24 Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CHI NHÁNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT HẢI PHÒNG 2.1. Khảo sát hiện trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại chi nhánh vận tải đường sắt Hải Phòng 2.1.1 Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình Trước hết tài sản cố định được xác định đúng nguyên giá khi nhập về hoặc khi xây dực cơ bản bàn giao. Đây là bước quan trọng để công ty hạch toán chính xác tài sản cố định theo đúng giá trị của nó. Sau đó tài sản cố định được quản lý theo hồ sơ ghi chép cả về số lượng và giá trị. Tài sản cố định không chỉ được theo dõi trên tổng số mà còn được theo dõi riêng từng loại, không những thế còn được quản lý theo địa điểm sử dụng, thậm chí giao trực tiếp cho nhóm đội sản xuất. Để phục vụ tốt cho quá trình kinh doanh công ty luôn sửa chữa những tài sản đã xuống cấp. Trong thời gian sử dụng một tài sản cố định hữu hình được trích và trích khấu hao đưa vào giá thành dựa vào tỷ lệ quy định của công ty, mặt khác lại được theo dõi xác định mức giá trị hao mòn còn lại thực tế để có kế hoạch đổi mới. Hàng năm công ty đều tổ chức kiểm kê vào cuối năm, vừa để kiểm tra tài sản cố định vừa để xử lý trách nhiệm vật chất với trách nhiệm hư hỏng một cách kịp thời.  Ưu điểm: - Công việc quản lý trên sổ sách là công việc quen thuộc trong các đơn vị trong nhiều năm qua. - Việc quản lý như vậy không dòi hỏi trinh độ chuyên môn về tin học cao và một số việc thủ công không thể thay thế bằng máy vi tính.  Nhược điểm: -Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc quản lý sổ sách trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại. - Việc quản lý sổ sách với khối lượng lớn cồng kềnh, dễ bị mối mọt, bị thất lạc. - Việc sửa chữa cập nhật mất nhiều thời gian. - Quản lý thủ công làm giảm hiệu quả quản lý điều hành.
  • 31. 25 - Gây nhiều khó khăn cho ngườ làm công tác kế toán.  Hình thức kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty. Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Hình thức kế toán nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản, sử dụng sổ nhật ký để ghi chép cho tất cả các loại hoạt động kinh tế tài chính theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, sau đó sử dụng số liệu ở sổ nhật ký chung để ghi sổ các loại tài khoản liên quan. Ưu điểm: thuận lợi cho việc đối chiếu kiểm tra chi tiết theo chũng từ gốc, tiện cho việc kết chuyển máy vi tính và phân công công tác. Nhược điểm: Ghi một số nghiệp vụ trùng lặp vì vậy đến cuối tháng phải loại bỏ một số nghiệp vụ để ghi vào sổ cái. Điều kiện áp dụng: Thuận tiện cho việc sử dụng máy vi tính, đối chiếu kiểm tra chi tiết theo chứng từ gốc. Tuy nhiên, hình thức này có nghiệp vụ trùng lặp nên cần loại bỏ nghiệp vụ trùng lặp rồi mới ghi sang sổ cái. Quy trình: hàng tháng căn cứ vào chứng từ thanh toán: Hóa đơn GTGT, phếu thu, phiếu chi. Trước hết ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung sau đó căn cứ số liệu ở sổ nhật ký chung để vào sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, sổ tài khoản 211, 214. 2.1.2 Hình thức ghi sổ kế toán Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung - Sổ Cái; - Các sổ,thẻ kế toán chi tiết
  • 32. 26 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Hình 2.1. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung.  Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
  • 33. 27  Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. 2.1.3. Mô hình hoạt động tăng tài sản cố định Bộ phận liên quan Bộ phận sử dụng Kế toán TSCĐ Kế toán liên quan Kế toán trưởng Lập biên bản bàn giao Ký biên bản bàn giao Ký biên bản bàn giao Ký BB bàn giao và nhận TSCĐ Tiếp nhận BB bàn giao Ghi sổ kế toán TSCĐ Ghi sổ kế toán liên quan Lưu chứng từ Hình 2.2. Mô hình hoạt động tăng tài sản cố định hữu hình
  • 34. 28
  • 35. 29  Tài khoản sử dụng - Tài sản cố định hữu hình TK 211 - Tài sản cố định hữu hình: Phản ánh giá trị hiện có, tình hình tăng giảm các loại TSCĐ hữu hình của đơn vị theo nguyên giá. Kết cấu và nội dung tài khoản 211 như sau: Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm, do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, do được cấp phát, biếu, tặng - Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do sửa chữa cải tạo, nâng cấp. - Tăng nguyên giá do đánh giá lại. Hình 2.3. Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình
  • 36. 30 Bên Có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do: - Điều chỉnh cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý - Tháo bớt một số bộ phận của TSCĐ - Đánh giá lại, mất mát Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị. TK 211 có các tài khoản cấp 2 sau: TK 2111 - Nhà cửa vật kiến trúc TK 2112 - Máy móc thiết bị. TK 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn TK 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý. TK 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm TK 2118 - Tài sản cố định khác  Phương pháp hạch toán A. Kế toán các nghiệp vụ tăng TSCĐ 1- Rút dự toán chi hoạt động, chi chương trình, dự án, kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước, quĩ cơ quan mua TSCĐ về dùng ngay. Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình Có TK 461 Nguồn kinh phí hoạt động Có TK 462 Nguồn kinh phí dự án Có TK 465 Nguồn kinh phí theo Đ ĐH của NN Có các TK 111, 112, 331 Chi vận chuyển - Nếu phải qua lắp đặt Nợ TK 241 Xây dựng cơ bản dở dang Có TK 461 Nguồn kinh phí hoạt động Có TK 462 Nguồn kinh phí dự án Có TK 465 Nguồn kinh phí theo ĐĐH của NN Có các TK 111, 112, 331 Chi vận chuyển Đồng thời ghi
  • 37. 31 Có TK 008 Dự toán chi hoạt động, Có TK 009 Dự toán chi chương trình, dự án - Khi lắp đặt xong, bàn giao TSCĐ vào nơi sử dụng, ghi: Nợ TK 211 Có TK 241 (2411) -Tất cả các trường hợp trên đều phải đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ và chi cho các hoạt động, ghi: Nợ TK 661 Chi hoạt động Nợ TK 662 Chi dự án Nợ TK 635 Chi theo Đ ĐH của NN Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 2. Xuất quỹ tiền mặt, hoặc rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc hoặc mua chịu TSCĐ về dùng ngay cho hoạt động sự nghiệp, cho chương trình, dự án, ghi: Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình Có TK 111, 112, 331 Đồng thời căn cứ vào nguồn kinh phí dùng mua TSCĐ để kết chuyển ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 661 Chi hoạt động (bằng nguồn kinh phí hoạt động) Nợ TK 662 Chi dự án (bằng nguồn kinh phí dự án) Nợ TK 635 Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước Nợ TK 431 Quỹ cơ quan Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 3- Đối với công trình XDCB đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng - Căn cứ giá thực tế công trình, ghi: Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình Có TK 241 XDCB dở dang -Tùy theo nguồn vốn đầu tư XDCB ở đơn vị kế toán ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, hoặc vốn kinh doanh. Nếu giá trị khối lượng XDCB hoàn thành gồm một phần liên quan đến số kinh phí sự nghiệp cấp cho công tác XDCB
  • 38. 32 đã quyết toán vào năm trước và một phần thuộc kinh phí cấp cho năm báo cáo, kế toán ghi: Nợ TK 337 Nguồn kinh phí đã quyết toán chuyển sang năm sau Nợ TK 661 Chi hoạt động Nợ TK 441 Nguồn kinh phí đầu tư XDCB Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 4- TSCĐ nhận được do cấp trên cấp kinh phí căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ đưa vào sử dụng và thông báo ghi thu chi Ngân sách Nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình Có TK 461 Nguồn kinh phí hoạt động Hoặc: Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình Có TK 214 Khấu hao Có TK 461 Nguồn kinh phí hoạt động Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Nợ TK 661 Chi hoạt động Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 5- Kiểm kê thừa TSCĐ + TSCĐ thừa do để ngoài sổ sách, kế toán căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ tùy theo trường hợp cụ thể + Nếu TSCĐ phát hiện thừa là tài sản của đơn vị khác thì phải báo cáo cho đơn vị biết, đồng thời ghi Có TK 002 -Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công - Tài sản thừa chưa xác định được nguyên nhân, kế toán ghi: Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình Có TK 331 (3318) Các khoản phải trả Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi: Nợ TK 331 (3318) Các khoản phải trả Có TK 111, 112, 334 6- Khi tiếp nhận TSCĐHH từ đơn vị khác chuyển đến, ghi:
  • 39. 33 Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình Có TK 214 Có TK 461 Nguồn kinh phí hoạt động 7- Nếu TSCĐHH được mua về dùng cho hoạt động SXKD bằng quĩ phúc lợi, ghi: Nợ TK 211 Nợ TK 3113 (Thuế GTGT khấu trừ) Có các TK 111, 112, 331 Đồng thời: Nợ TK 431 Các quĩ Có TK 411 Nguồn vốn kinh doanh 8- TSCĐHH mua nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính trực tiếp, ghi: Nợ TK 211 Có TK 333 (3337) Có TK 33312 Có các TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán) 9- Khi mua TSCĐHH thuộc quĩ khen thưởng, phúc lợi dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi, ghi: Nợ TK 211 Có các TK 111, 112, 331 Đồng thời: Nợ TK 431 Các quĩ Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 10- Khi được viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐHH a/ Trường hợp đơn vị có đủ chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay khi được tiếp nhận viện trợ, ghi: Nợ TK 211 Có TK 461 Có TK 462 Đồng thời ghi:
  • 40. 34 Nợ TK 661 Nợ TK 662 Có TK 466 b/ Trường hợp đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay khi được tiếp nhận viện trợ, ghi: Nợ TK 211 Có TK 521 – Thu chưa qua Ngân sách (5212- Tiền, hàng viện trợ) Đồng thời ghi: Nợ TK 661 Nợ TK 662 Có TK 466 - Khi đơn vị đã có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về TSCĐHH nhận viện trợ, ghi: Nợ TK 521 (5212) Có TK 461, 462
  • 41. 35 2.1.4. Mô hình hoạt động giảm tài sản cố định Hình 2.4. Sơ đồ quy trình ghi giảm tài sản cố định. 1- Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình a/ Khi nhượng bán TSCĐHH do NS cấp hoặc có nguồn gốc Ngân sách: - Căn cứ vào chứng từ liên quan tới thanh lý, nhượng bán, ghi Nợ TK 241 Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Nợ TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) Có TK 211 Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá) - Số thu về bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 111, 112, 3118.
  • 42. 36 Nợ TK 152 Phụ tùng, phế liệu thu hồi Có TK 511 Các khoản thu (TK 5118- Thu khác) - Chi phí nhượng bán, ghi: Nợ TK 511 Các khoản thu (TK 5118- Thu khác) Có TK 152 vật liệu, dụng cụ Có TK 111, 112, 3118, 312 b/ Khi nhượng bán TSCĐHH thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay: - Ghi giảm TSCĐHH đã nhượng bán Nợ TK 214 (giá trị hao mòn lũy kế) Nợ TK 511 (5118) (giá trị còn lại) Có TK 211 (nguyên giá) - Số thu về bán, TSCĐ, ghi: Nợ TK 111, 112, 3118. Nợ TK 152 Phụ tùng, phế liệu thu hồi Có TK 511 Các khoản thu (TK 5118- Thu khác) Có TK 3331 - Chi phí nhượng bán, ghi: Nợ TK 511 Các khoản thu (TK 5118- Thu khác) Nợ TK 3113 Có TK 152 vật liệu, dụng cụ Có TK 111, 112, 3118, 312 tiền mặt, tiền ngân hàng, phải trả - Kết chuyển chênh lệch thu chi về nhượng bán TSCĐHH: + Nếu có lãi: Nợ TK 511 (5118) Doanh thu Có TK 421 (4212) + Nếu bị lỗ: Nợ TK 421 (4212)
  • 43. 37 Có TK 511 (5118) 2- Thanh lý TSCĐHH (tương tự phương pháp kế toán nhượng bán TSCĐHH) 3- TSCĐHH giảm do không đủ tiêu chuẩn TSCĐ chuyển thành công cụ, dụng cụ a/ Khi nhượng bán TSCĐHH do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc Ngân sách: Nợ TK 241 Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Nợ TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) Có TK 211 Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá) b/ Khi nhượng bán TSCĐHH thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay: Nợ TK 241 Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) Nợ TK 631 Nợ TK 643 Có TK 211 Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá) Đồng thời phản ánh giá trị còn lại vào bên Nợ TK 005 Dụng cụ lâu bền đang sử dụng 4- Trường hợp TSCĐ giảm do cấp trên điều động cho cấp dưới + Cấp trên ghi: Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ Nợ TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Có TK 211 Tài sản cố định hữu hình + Cấp dưới nhận TSCĐ, ghi Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình Có TK 214 Hao mòn TSCĐ Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
  • 44. 38 5- Trường hợp đánh giá lại TSCĐ - Trường hợp tăng nguyên giá, ghi Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình (phần nguyên giá tăng) Có TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - Trường hợp giảm nguyên giá, ghi: Nợ TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 211 Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá giảm) - Trường hợp giảm giá trị hao mòn, ghi Nợ TK 214 Hao mòn tài sản cố định (phần hao mòn giảm) Có TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - Trường hợp tăng giá trị hao mòn, ghi: Nợ TK TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 214 Hao mòn tài sản cố định (phần hao mòn tăng) 6- TSCĐ phát hiện thiếu, mất khi kiểm kê a/ nếu là TSCĐHH do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc ngân sách - Trong thời gian chờ xử lý, kế toán ghi giảm sổ TSCĐ: Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ Nợ TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Có TK 211 Tài sản cố định hữu hình - Phản ánh giá trị TSCĐ HCSN bị thiếu, mất phải thu hồi Nợ TK 311 (3118) Các khoản phải thu Có TK 511 (5118) Các khoản thu - Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, ghi: + Nếu cho phép xóa bỏ số thiệt hại do thiếu hụt Nợ TK 511 (5118) Các khoản thu Có TK 311 (3118) Các khoản phải thu + Nếu quyết định người chịu trách nhiệm phải bồi thường, số tiền thu được nộp ngân sách hoặc ghi tăng nguồn kinh phí các loại
  • 45. 39 Nợ TK 511 (5118) Các khoản thu Có TK 462 Nguồn kinh phí dự án Có TK 461 Nguồn kinh phí hoạt động Có TK 333 Các khoản phải nộp Nhà nước + Khi thu được tiền hoặc trừ lương viên chức, trừ vào tiền nợ phải trả, ghi: Nợ TK 334: Phả trả viên chức Nợ TK 111, 112 Nợ TK 331 (3318) Các khoản phải trả Có TK 311 (3118) Các khoản phải thu b/ Nếu TSCĐ dùng cho bộ phận SXKD, khi giảm TSCĐ, ghi: - Ghi giảm TSCĐHH: Nợ TK 311 (3118) Các khoản phải thu (giá trị còn lại) Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ Có TK 211 Nguyên giá TSCĐ hữu hình - Phần giá trị còn lại của TSCĐ, căn cứ vào quyết định xử lý để ghi: Nợ TK 334 Phải trả viên chức Nợ TK 111, 112 Có TK 311 (3118) Các khoản phải thu. 7- TSCĐ phát hiện thừa khi kiểm kê a/ nếu là TSCĐHH do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc ngân sách Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình Có TK 214 Hao mòn TSCĐ Có TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ b/ nếu là TSCĐHH đang dùng thuộc nguồn SXKD: Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình Có TK 214 Hao mòn TSCĐ Có TK 411 Nguồn vốn kinh doanh - Nếu TSCĐHH phát hiện thừa chưa rõ nguồn gốc, nguyên nhân, ghi:
  • 46. 40 Nợ TK 211 TSCĐHH Có TK 331 (3318) 2.2. Phân tích thiết kế hệ thống kế toán tài sản cố định tại cơ sở thực tập 2.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng . Hình 2.5. Sơ đồ phân cấp chức năng kế toán tài sản cố định. Điều chỉnh TSCĐ Điều chỉnh tăng TSCĐ Điều chỉnh giảm TSCĐ Thống kê- Báo cáo Báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ Báo cáo tình hình khấu hao TSCĐHạch toán giảm tài sản cố định Trích khấu hao Kế toán tại sản cố định Cập nhật danh mục Cập nhật danh mục phòng ban Cập nhật danh mục KH- NCC Cập nhật loại danh mục loại TSCĐ Cập nhật danh mục TSCĐ Cập nhật danh mục tài khoản Hạch toán tăng tài sản cố định Hạch toán tài sản cố định
  • 47. 41 2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh TT danh mục TK TT phòng ban TT phòng ban Thông tin loại TS Thông tin y/c khấu hao TSCĐ TT danh mục TK TT khấu hao Thông tin loại TS Hình 2.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh Kế toán tài sản cố định KH- NCC Nhân viên Nhân viên Ban giám đốc Thông tin KH- NCC TT danh mục TSCĐ Thông tin KH- NCC TT danh mục TSCĐ Thông tin yêu cầu ghi TSCĐ Thông tin y/c ghi TSCĐ TT báo cáo tình hình TSCĐ TT báo cáo tình hình tính khấu hao TT y/c báo cáo tình hình tính khấu hao TT y/c lấy báo cáo tình hình TSCĐ
  • 48. 42 2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh TT y/c cập nhật DM TT y/c hạch toán TSCĐ TT cập nhật DM Thông kê- Báo cáo Hình 2.7. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh. TT hạch toán TSCĐ TT y/c ĐC TSCĐ TT ĐC TSCD Sổ chứng từ TSCĐ Sổ khấu hao Cập nhật danh mục Hạch toán TSCĐ Điều chỉnh TSCĐ KH- NCC KH- NCC Phòng ban Loại TSCĐ DM TSCĐ DM TK Nhân viên Sổ chứng từ TSCĐ Sổ chi tiết chứng từ Sổ khấu hao Sổ chi tiết điều chỉnh Giám đốc TT y/c báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ TT y/c báo cáo tính khấu hao TT y/c báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ TT y/c báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ DM TSCĐ
  • 49. 43 2.2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng cật nhập danh mục Nhân viên Cập nhật DM KH- NCC Cập nhật DM phòng ban Cập nhật DM loại TSCĐ Cập nhật DM TSCĐ Cập nhật DM tài khoản KH- NCC Phòng ban Loại TSCĐ DM TSCĐ DM tài khoản TT y/c danh mục KH- NCC TT danh mục KH- NCC TT y/c danh mục phòng ban TT danh mục phòng ban TT y/c loại TT loại TSCĐ TT y/c danh mục TSCĐ TT y/c loại TSCĐ TT danh mục TK TT y/c danh mục TK Hình 2.8. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chắc năng cập nhật danh mục
  • 50. 44 2.2.5. Biểu đồ mức dưới đỉnh cho chức năng hạch toán. Tính khấu hao Hạch toán tăng TSCĐ Hạch toán giảm TSCĐ Nhân viên DM TSCĐ TT y/c ghi tăng TSCĐ TT y/c ghi giảm TSCĐ TT ghi tăng TSCĐ TT ghi giảm TSCĐ Chi tiết chứng từ DM tài khoản DM tài khoảnSổ chứng từ TSCĐ DM TSCĐ Nhân viên Sổ chi tiết khấu hao TT y/c tính khấu hao TT khấu hao Hình 2.9. Sơ đồ mức dưới đỉnh cho chức năng hạch toán
  • 51. 45 2.2.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng thống kê báo cáo Báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ Báo cáo tình hình khấu hao TSCĐ Ban giám đốc Sổ chi tiết điều chỉnh Sổ chứng từ TSCĐ Chi tiết chứng từ TT y/c báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ TT báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ TT yc báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ TT báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ TT báo cáo tình hình khấu hao TSCĐ TT khấu hao TSCĐ DM TSCĐ Sổ chi tiết khấu hao DM TSCĐ Sổ chứng từ TSCĐ Hình 2.10. Sơ đồ mức dưới đỉnh của chức năng Thống kê- Báo cáo
  • 52. 46 2.2.7 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng điều chỉnh TSCĐ TT điều chỉnh tăng TSCĐ TT yêu cầu điều chỉnh giảm TSCĐ TT điều chỉnh giảm TSCĐ TT yêu cầu điều chỉnh tăng TSCĐ Hình 2.11. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng điều chỉnh TSCĐ Nhân viên Điều chỉnh tăng TSCĐ Điều chỉnh giảm TSCĐ Sổ chi tiết điều chỉnh Sổ chi tiết điều chỉnh
  • 53. 47 Chương 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 3.1 Đặt vấn đề Đối với một doanh nghiệp không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác tối đa có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy một doanh nghiệp cần taaoj ra một chế độ quản lý đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ, kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ. Cùng với chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại hoá, trong một tương lai không xa, đất nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp và có khả năng chủ động hơn nữa trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế là một xu thế khách quan và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó. Nhận thức rõ Kế toán là một bộ phận của nền kinh tế, là công cụ hội nhập nên việc hoàn thiện hệ thống kế toán sao cho phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực kế toán Quốc tế đang là mối quan tâm của Nhà nước và các doanh nghiệp. Trong bất cứ doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp thương mại hay sản xuất trực tiếp thì tài sản cố định (TSCĐ) luôn là một phần tài sản rất quan trọng, quyết định sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp.TSCĐ là biểu hiện bằng tiền toàn bộ TS của doanh nghiệp, có giá trị lớn, thời gian luân chuyển dài, nên đòi hỏi thiết yếu là phải tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ để theo dõi, nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ về số lượng và giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp. Khi TSCĐ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng thì yêu cầu đối với việc quản lý, tổ chức hạch toán TSCĐ càng cao nhằm góp phần sử dụng hiệu qủa TS hiện có của doanh nghiệp. Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp có thể nói công tác quản lý kế toán TSCĐ là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp. TSCĐ không chỉ là điều kiện cơ bản, là nền tảng trong nghiệp mà nó còn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản, vốn doanh nghiệp, giá trị tái sản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay.
  • 54. 48 3.2 Một số chức năng của chương trình kế toán tài sản cố định 3.2.1 Chức chức năng chính cho chương trình kế toán TSCĐ. Hình 3.1 Giao diện của chức năng chính cho chương trình kế toán TSCĐ. Chức năng chính của chương trình kế toán tài sản cố định là thể hiện cho chúng ta biết được trong chương trình kế toán TSCĐ có những chức năng gì và các chức năng này thuộc lĩnh vực nào. Như là trong phần cập nhật có thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, danh mục phòng ban, danh mục tài sản cố định, danh mục loại TSCĐ. Các phần nội dung được chia thành các nghiệp vụ phát sinh và các báo cáo. Trong nghiệp vụ phát sinh gồm có phiếu thu, phiếu chi, bảng khấu hao tài sản cố định.
  • 55. 49 3.2.2 Chức năng cập nhật danh mục tài sản cố định Hình 3.2 Giao diện chức năng cập nhật danh mục TSCĐ
  • 56. 50 3.2.3 Chức năng cập nhật khách hàng nhà cung cấp. Hình 3.3 Giao diện cập nhật khách hàng nhà cung cấp
  • 57. 51 3.2.4.Chức năng cập nhật tài khoản Hình 3.4 Giao diện cập nhật danh mục tài khoản.
  • 58. 52 3.2.5 Chức năng cập nhật phòng ban Hình 3.5 Giao diện cập nhật danh mục phòng ban
  • 59. 53 3.2.6 Chức năng bảng phát sinh nghiệp vụ chứng từ kế toán tài sản cố định Hình 3.6 Giao diện chức năng bảng phát sinh nghiệp vụ chứng từ kế toán tài sản cố định Chức năng này phản ánh khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tron kỳ xảy ra thì kế toán vien sẽ nhập trực tiếp vào bảng này theo từng nội dung kinh tế. Yêu cầu đối với việc hập dữ liệu này đòi hỏi phải chính xác theo đúng quy định ngày phát sinh.Từ bảng phát sinh nghiệp vụ này chúng ta có thể truy xuất thông tin dữ liệu đầu vào dữ liệu đầu ra theo yêu cầu của nhà cung cấp, khách hàng, lãnh đạo.
  • 60. 54 3.2.7. Chức năng ghi nhật ký chung Hình 3.7 Giao diện chức năng nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế( định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Đây là cơ sở để hình thành nên sổ chi tiết, sổ cái, báo cáo.
  • 61. 55 3.2.8. Chức năng khấu hao tài sản cố định Hình 3.8. Giao diện chức năng tính khấu hao TSCĐ
  • 62. 56 3.2.9. Báo cáo 3.2.9.1 Sổ thống kê sản cố định hữu hình Hình 3.9 Sổ thống kê tài sản cố đinh hữu hình
  • 63. 57 3.2.9.2 Sổ cái tài khoản khấu hao tài sản cố định Hình 3.10 Giao diện sổ cái khấu hao tài sản cố định.
  • 64. 58 3.2.9.3 Sổ tài sản cố định hữu hình Hình.3.11 Giao diện sổ tài sản cố định hữu hình.
  • 65. 59 KẾT LUẬN  Kết quả đạt được Là sinh viên khoa hệ thông thông tin quản lý, qua việc nghiên cứu đề tài này em đã trau rồi được nhiều kiến thức về nghiệp vụ kế toán tài sản cố định hữu hình. Em sẽ cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn để tạo ra một phần mềm kế toán hoàn thiện hơn, có thể ứng dụng được trong thực tế. Phân hệ kế toán tài sản cố định được thiết kế dựa trên yêu cầu cần thiết của đơn vị cũng như yêu càu của đơn vị kế toán hiện nay, nhằm đáp ứng được nhu cầu cần thiết của kế toán viện trong quá trình kế toán tài sản cố định hữu hình.  Hạn chế Do khả năng hạn chế, kiến thức nhiệp vụ còn thiếu nên chương trình vẫn còn những điểm cần khắc phục vẫn con nhiều thiếu xót. Rất mong được thầy cô giáo hướng dẫn đóng góp ý kiến thêm để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.  Hướng phát triển Qua quá trình tìm hiểu về kế toán tài sản cố định hữu hình và xây dựng chương trình kế toán tài sản cố định hữu hình tại cơ sở thực tập. Em muốn tìm hiểu thêm kiến thức về công cụ Microsoft Excel để tìm ra phương pháp hỗ trợ giúp cho việc kế toán tài sản cố định trở nên đơn giản hiệu quả hơn. Em sẽ cố gắng học hỏi thêm để có thể hoàn thiện chương trình một cách tốt nhất và đáp ứng phù hợp với yêu cầu thực tế của công tác kế toán tài sản cố định hữu hình.
  • 66. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản tài chính- Hà Nội. [2]. Nguyễn Văn Công (2006), Giáo trình lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. [3]. Ngô Thế Chi; Trương Thị Thủy (2011), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản tài chính- Hà Nội. [4]. Đỗ Trọng Danh, Nguyễn Ngọc Vụ, Microsoft Excel 2010, NXB Đại học Hoa Sen. [5]. Hồ Ngọc Hà (2006), 207 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính- Hà Nội. [6]. Trần Quý Liên (2006), Nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản Tài chính- Hà Nội.