SlideShare a Scribd company logo
1 of 140
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các kết quả và số liệu nghiên cứu được trình bày
trong luận án hoàn toàn trung thực. Việc tham khảo và
trích dẫn các nguồn tài liệu đều đúng quy định.
Tác giả
Huỳnh Thị Minh Thành
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Quang Khiếu, PGS.TS.
Trần Ngọc Tuyền, những người Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Hóa, Trường Đại học Quy Nhơn; Khoa Hóa
học, Trường Đại học Khoa Học, Đại học Huế; Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư
phạm, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành luận
án này.
Tôi trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Hợp, PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng,
PGS.TS. Võ Viễn, PGS.TS. Nguyễn Hải Phong, PGS.TS. Trần Dương, GS.TS.
Dương Tuấn Quang, PGS.TS. Hoàng Văn Đức, PGS.TS. Võ Văn Tân, PGS.TS.
Nguyễn Văn Dũng đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu hoàn thiện luận án.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia
đình, Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp gần xa đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ để tôi
hoàn thành luận án.
Huế, tháng năm 2019
Tác giả
Huỳnh Thị Minh Thành
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN....................................................................................3
1.1. Giới thiệu vật liệu khung hữu cơ kim loại .........................................................3
1.2. Giới thiệu vật liệu MIL-101(Cr)........................................................................5
1.3. Các phương pháp tổng hợp MIL-101(Cr)..........................................................6
1.3.1. Phương pháp thủy nhiệt..............................................................................6
1.3.2. Phương pháp vi sóng..................................................................................9
1.3.3. Phương pháp chuyển đổi gel khô..............................................................10
1.4. Biến tính vật liệu MIL-101(Cr) .......................................................................10
1.4.1. Phương pháp sol - gel...............................................................................10
1.4.2. Phương pháp lắng đọng nguyên tử ...........................................................13
1.4.3. Phương pháp ngâm tẩm............................................................................16
1.5. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm xúc tác oxy hóa hợp chất hữu cơ .....16
1.5.1. Phản ứng oxi hóa anken ...........................................................................17
1.5.2. Phản ứng oxi hóa cyclohexan...................................................................18
1.5.3. Phản ứng nối các oxit hữu cơ với CO2......................................................20
1.6. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm chất hấp phụ trong dung dịch
nước......................................................................................................................20
1.6.1. Hấp phụ chất hữu cơ trong dung dịch.......................................................21
1.6.2. Hấp phụ kim loại nặng trong dung dịch....................................................23
1.7. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm xúc tác quang phân hủy chất hữu cơ25
1.8. Giới thiệu một số vấn đề nghiên cứu trong hấp phụ.........................................28
1.8.1. Nghiên cứu động học hấp phụ..................................................................28
1.8.2. Nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ................................................................30
iv
1.9. Một số đặc điểm về quá trình oxy hóa Fenton.................................................31
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................34
2.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị...........................................................................34
2.1.1. Hoá chất...................................................................................................34
2.1.2. Dụng cụ và thiết bị...................................................................................34
2.2. Tổng hợp vật liệu............................................................................................34
2.2.1. Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr)................................................................34
2.2.2. Tổng hợp vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) .....................................................35
2.2.3. Tổng hợp Fe3O4/MIL-101(Cr)..................................................................36
2.2.4. Hấp phụ Pb(II) .........................................................................................36
2.2.5. Oxi hóa oct-1-en bằng xúc tác MIL-101(Cr) hoặc Fe2O3/MIL-101(Cr) ....38
2.2.6. Xúc tác quang phân hủy MB trên Fe3O4/MIL-101(Cr) .............................38
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................38
2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X .....................................................................38
2.3.2. Phổ hồng ngoại ........................................................................................39
2.3.3. Phương pháp quang điện tử tia X .............................................................40
2.3.4. Phương pháp tán xạ năng lượng tia X.......................................................41
2.3.5. Hiển vi điện tử quét..................................................................................41
2.3.6. Hiển vi điện tử truyền qua........................................................................42
2.3.7. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ...................................................43
2.3.8. Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ................................44
2.3.9. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ........................................................46
2.3.10. Phổ khuếch tán tán xạ tử ngoại - khả kiến ..............................................46
2.3.11. Phổ tử ngoại - khả kiến...........................................................................48
2.3.12. Phương pháp phân tích nhiệt ..................................................................49
2.3.13. Phương pháp đo từ .................................................................................49
2.3.14. Phương pháp phổ Raman........................................................................50
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................51
3.1. Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr), Fe2O3/MIL-101(Cr) và ứng dụng .................51
3.1.1. Đặc trưng vật liệu.....................................................................................51
3.1.2. Ứng dụng vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) làm chất hấp phụ
Pb(II) trong dung dịch nước...............................................................................60
v
3.1.3. Khả năng xúc tác của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) cho phản ứng
oxy hóa oct-1-en ................................................................................................72
3.2. Tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) và ứng dụng........................................79
3.2.1. Đặc trưng vật liệu.....................................................................................79
3.2.2. Ứng dụng vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) làm xúc tác quang phân hủy thuốc
nhuộm MB.........................................................................................................87
KẾT LUẬN...........................................................................................................98
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...............................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................101
PHỤ LỤC............................................................................................................117
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAS Atomic Absorption Spectrophotometric (Phổ hấp thụ nguyên tử )
ALD Atomic layer deposition (Lắng đọng nguyên tử)
BDC Benzendicarboxylate
BET Brunauer-Emmett-Taller
CD/PVP Colloidal deposition with PVP
CTAB Cetyltrimethylammonium bromide
CUSs Coordinatively unsaturated site (Vị trí liên kết không bão hòa)
DGC Dry gel conversion (Chuyển đổi gel khô)
DPSH Deposition precipitation with sodium hydroxide
DSA Double solvent approach
ED Ethylene diamine
EDX Energy-dispersive X-ray spectroscopy (Phổ tán sắc năng lượng tia X)
FePcS Iron tetrasulfophthalocyanine
FT-IR Fourier transform infrared spectroscopy (Phổ hồng ngoại)
IMP Impregnation
L-H Langmuir-Hinshelwood
MeCpPtMe Methylcyclopentadienyl trimethylplatium
MB Xanh methylen
MIL Matérial Institute Lavoisier
MOFs Metal organic frameworks (Khung hữu cơ kim loại)
PED Protonated ethylenediamine
PVP Polyvinylpyrrolidone
SEM Scanning electron microscopy (Hiển vi điện tử quét)
SUBs Secondary building units (Đơn vị cấu trúc thứ cấp)
TEM Transmission electron microscopy (Hiển vi điện tử truyền qua)
TBHP tert-butyl hydropeoxide
TMAOH Tetramethylammonium hydroxide
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thông số hóa lý của vật liệu MIL-101(Cr) ..............................................8
Bảng 1.2. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) trong các nghiên cứu khác nhau.............9
Bảng 1.3. Tính chất xốp của Au/MIL-101 .............................................................12
Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng cho nghiên cứu ....................................................34
Bảng 2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm...............................................................34
Bảng 2.3. Tỉ lệ Cr(III)/ Fe(III) dùng để biến tính MIL-101(Cr)..............................36
Bảng 3.1. Tính chất xốp của mẫu M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol
Cr(III)/Fe(III) khác nhau........................................................................................56
Bảng 3.2. Bảng so sánh kết quả tính chất xốp của mẫu M9:1 (Fe2O3/MIL-101(Cr))
tổng hợp được với các kết quả đã được công bố.....................................................56
Bảng 3.3. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong mẫu M0 và M9:1
..............................................................................................................................58
Bảng 3.4. Các tham số động học hấp phụ Pb(II) trên vật liệu MIL-101(Cr) và
Fe2O3/MIL-101(Cr) ở các nồng độ Pb(II) khác nhau..............................................65
Bảng 3.5. Các tham số động học hấp phụ Pb(II) của vật liệu MIL-101(Cr) và
Fe2O3/MIL-101(Cr) ở các nhiệt độ khác nhau........................................................66
Bảng 3.6. Các thông số hoạt hóa của quá trình hấp phụ .........................................68
Bảng 3.7. Các tham số nhiệt động học của quá trình hấp phụ Pb(II).......................69
Bảng 3.8. Các thông số đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Freundlich .....................70
Bảng 3.9. So sánh dung lượng hấp phụ Pb(II) của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-
101(Cr) với một số vật liệu khác............................................................................71
Bảng 3.10. Các thông số đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Freundlich ...................90
Bảng 3.11. Các thông số động học biểu kiến của phản ứng phân hủy quang xúc tác
phân hủy MB trên vật liệu Fe3O4/ MIL-101(Cr).....................................................92
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Một số phối tử hữu cơ thường gặp ...........................................................4
Hình 1.2. Các kiểu cấu trúc không gian của MOFs .................................................4
Hình 1.3. Các đơn vị cơ sở và cấu trúc tinh thể của MIL-101(Cr) ...........................6
Hình 1.4. Giản đồ XRD của MIL-101TM (a), MIL-101F- (b), MIL-101 H2O (c) và
H2BDC (*) ..............................................................................................................7
Hình 1.5. Hình ảnh SEM của MIL-101(Cr): a) không có CTAB; b) Cr3+
/CTAB (1:
0,25); c) Cr3+
/CTAB (1: 0,3) ...................................................................................8
Hình 1.6. Phản ứng oxy hóa ancol bằng H2O2với xúc tác Fe3O4@MIL-101...........11
Hình 1.7. Giản đồ XRD và đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của ML-101 và
Fe3O4@MIL-101 ...................................................................................................11
Hình 1.8. Phản ứng oxi hóa 1-phenylethanol..........................................................13
Hình 1.9. Ảnh SEM của Pt@MIL-101 ..................................................................14
Hình 1.10. Phản ứng dehydro hóa R - NO2 bằng Pd@MIL-101 ............................14
Hình 1.11. (a) Giản đồ XRD; (b) Đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của MIL-101 và
Pd@MIL-101 ở 77 K ............................................................................................15
Hình 1.12. Ảnh TEM của MIL-101 và NiO-MIL-101 ...........................................15
Hình 1.13. Sự hình thành các vị trí CUSs từ trime crom trong cấu trúc MIL-101..17
Hình 1.14. Tái sử dụng xúc tác cho quá trình oxi hóa cyclohexen với TBHP .........18
Hình 1.15. Ảnh hưởng tỉ lệ mol cyclohexan/TBHP trong quá trình oxy hóa
cyclohexan với sự có mặt của chất xúc tác MIL-101(Cr) .......................................19
Hình 1.16. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr): (a) ban đầu; (b) sau khi xử lý với 0,5M
TBHP và MeCN ở 80o
C trong 10 giờ; (c) sau quá trình oxy hóa cyclohexan ........19
Hình 1.17. Các cơ chế hấp phụ trên vật liệu MOFs ..............................................21
Hình 1.18. Dung lượng hấp phụ naproxen theo thời gian trên các vật liệu than hoạt
tính, MIL-100(Fe) và MIL-101(Cr) ......................................................................21
Hình 1.19. Dung lượng hấp phụ MO theo thời gian trên các vật liệu than hoạt tính,
MIL-53, MIL-101, ED-MIL-101 và PED-MIL-101...............................................22
Hình 1.20. Sự hình thành liên kết H giữa phenol và HO-MIL-101 . .......................23
Hình 1.21. Số lượng các công bố của MOF trong trong lĩnh vực hấp phụ kim loại
nặng ......................................................................................................................23
Hình 1.22. Dung lượng hấp phụ Pb(II) trên MIL-101, ED-MIL-101(2 mmol) và
ix
ED-MIL-101 (5 mmol) .........................................................................................24
Hình 1.23. Dung lương hấp phụ As(V) theo thời gian trên các vật liệu MIL-88B,
MIL-53(Fe), Cr-MIL-101 và Fe-Cr-MIL-101 .......................................................24
Hình 1.24. Cơ chế quang xúc tác phân hủy MB trên Cd0,8Zn0,2S@MIL-101 ..........26
Hình 1.25. Cơ chế quang xúc tác phân hủy thuốc nhuộm trên MIL-
101/RGO/ZnFe2O4 ................................................................................................27
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt qui trình tổng hợp vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr).................35
Hình 2.2. Sơ đồ tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr)...........................................36
Hình 2.3. Sự nhiễu xạ tia X trên bề mặt tinh thể.....................................................39
Hình 2.4. Sắc ký đồ của một chất...........................................................................43
Hình 2.5. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của P/[V(Po – P)] theo P/Po......................45
Hình 2.6. Sơ đồ bước nhảy của các electron trong phân tử.....................................48
Hình 3.1. Giản đồ XRD của mẫu M0 và các mẫu biến tính với tỉ lệ mol Cr(III)/
Fe(III) khác nhau ...................................................................................................51
Hình 3.2. Giản đồ XRD góc lớn của mẫu M0 và các mẫu biến tính với tỉ lệ mol
Cr(III)/ Fe(III) khác nhau.......................................................................................52
Hình 3.3. Ảnh SEM của mẫu: M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol
Cr(III)/Fe(III) khác nhau........................................................................................53
Hình 3.4. Ảnh TEM của mẫu: M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol Cr(III)/
Fe(III) khác nhau ...................................................................................................54
Hình 3.5. Đường cong hấp phụ-khử hấp phụ N2 ở 77 K của: M0 và các mẫu biến
tính ở các tỉ lệ mol Cr(III)/Fe(III) khác nhau..........................................................55
Hình 3.6. Phổ hồng ngoại của M0 và M9:1............................................................57
Hình 3.7. Phổ tán xạ EDX của các mẫu: a) M0; b) M9:1 .......................................58
Hình 3.8. Phổ XPS của các mẫu M0 và M9:1 ........................................................59
Hình 3.9. Mối quan hệ giữa thời gian và hiệu suất của quá trình hấp phụ Pb(II) lên
các vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)...................................................61
Hình 3.10. Ảnh hưởng của lượng vật liệu đến hiệu suất hấp phụ Pb(II)..................62
Hình 3.11. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ Pb(II) ..................................62
Hình 3.12. Đồ thị phân bố dạng tồn tại của Pb(II) trong nước theo pH ..................63
Hình 3.13. Ảnh hưởng nồng độ Pb(II) và thời gian đến dung lượng hấp phụ của vật
liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) ..............................................................64
x
Hình 3.14. Ảnh hưởng nhiệt độ đến dung lượng hấp phụ Pb(II) của vật liệu MIL-
101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)..............................................................................66
Hình 3.15. a) Đồ thị Arrhenius; b) đồ thị Eyring biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ
đến tốc độ hấp phụ Pb(II) trên MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)......................68
Hình 3.16. Hiệu suất hấp phụ Pb(II) của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sau
khi tái sinh.............................................................................................................71
Hình 3.17. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sau ba lần
tái sinh ..................................................................................................................72
Hình 3.18. Sắc đồ HPLC đối với dung dịch chuẩn axit heptanoic ..........................73
Hình 3.19. Sắc đồ HPLC đối với sản phẩm của phản ứng oxy hóa oct-1-en bằng
H2O2 trên xúc tác Fe2O3/MIL-101(Cr)....................................................................73
Hình 3.20. Ảnh hưởng của lượng xúc tác đến hiệu suất phản ứng..........................74
Hình 3.21. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất phản ứng ..........................................75
Hình 3.22. Ảnh hưởng của tỉ lệ thể tích H2O2/oct-1-en đến hiệu suất phản ứng......76
Hình 3.23. Kết quả oxi hóa oct-1-en ở các điều kiện khác nhau trên xúc tác MIL-
101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)..............................................................................77
Hình 3.24. Hiệu suất tái sử dụng của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)............78
Hình 3.25. Phổ hồng ngoại của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr): a) ban đầu; b)
tái sinh...................................................................................................................78
Hình 3.26. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sau 3 lần
tái sinh..................................................................................................................79
Hình 3.27. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr).......................79
Hình 3.28. Đường cong từ trễ của mẫu vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) ......................80
Hình 3.29. Phổ hồng ngoại của MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr) ....................81
Hình 3.30. (a) Ảnh SEM và (b) TEM của Fe3O4/MIL-101(Cr)...............................82
Hình 3.31. Đường cong hấp phụ - khử hấp phụ N2 ở 77 K của MIL-101(Cr) và
Fe3O4/MIL-101(Cr) ...............................................................................................82
Hình 3.32. Phổ XPS của Fe3O4/MIL-101(Cr).........................................................83
Hình 3.33. Giản đồ phân tích nhiệt TGA - DTA của Fe3O4/MIL-101(Cr) ..............84
Hình 3.34. Phổ Raman của vật liệu MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr)...............85
Hình 3.35. (a) Phổ UV-vis - DR và (b) giản đồ Kubelka - Munk của MIL-101(Cr)
và Fe3O4/MIL-101(Cr)...........................................................................................86
xi
Hình 3.36. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất phân hủy MB ở các điều kiện
khác nhau ..............................................................................................................87
Hình 3.37. (a) Phổ UV-vis và (b) COD của dung dịch ở các thời gian chiếu sáng
khác nhau ..............................................................................................................88
Hình 3.38. Động học quang xúc tác của sự phân hủy MB trên xúc tác Fe3O4/MIL-
101(Cr): trong bóng tối và chiếu sáng....................................................................89
Hình 3.39. Sự phụ thuộc qe vào Ce đối với MB trên xúc tác Fe3O4/ MIL-101(Cr)
theo mô hình Langmuir và Freundlich ...................................................................90
Hình 3.40. Sự phụ thuộc giữa
1
lnC + C
K
và thời gian theo mô hình cải tiến
Langmuir -Hinshelwood ở các nồng độ ban đầu của MB.......................................92
Hình 3.41. Hiệu suất phân hủy quang xúc tác MB khi có mặt của các chất bắt gốc
khác nhau ..............................................................................................................93
Hình 3.42. Sơ đồ phân hủy MB trên xúc tác Fe3O4/MIL-101(Cr) khi chiếu sáng ...96
Hình 3.43. Giản đồ XRD của Fe3O4/MIL-101(Cr) ban đầu và sau 3 lần tái sinh ....97
1
MỞ ĐẦU
Hiện nay vật liệu rắn xốp được xem là có nhiều ứng dụng trong thực tiễn,
trong đó không thể không kể đến zeolit, than hoạt tính…, đã mang tính thương mại,
với các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: hấp phụ, xúc tác, phân tách khí, trao đổi
ion… Các vật liệu này có cấu trúc xốp và bề mặt riêng lớn, chẳng hạn [20]: zeolit
đạt 904 m2
.g-1
, than hoạt tính 1030 m2
.g-1
. Việc nghiên cứu các loại vật liệu này đã
thu hút nhiều nhà khoa học trong suốt các thập kỷ qua. Với sự phát triển không
ngừng của khoa học đã mở ra nhiều nghiên cứu khác nhau, trong đó một loại vật
liệu mới mang nhiều đặc điểm nổi bật hơn zeolit, than hoạt tính hay các vật liệu vi
mao quản khác đó là vật liệu khung hữu cơ kim loại. Đây là loại vật liệu có cấu trúc
xốp và diện tích bề mặt riêng rất lớn (có thể đạt từ 2000 m2
.g-1
đến 6500 m2
.g-1
) [44]
được xây dựng trên bộ khung hữu cơ - kim loại (Metal - Organic Framework, viết
tắt là MOFs).
Năm 1997, lần đầu tiên nhóm nghiên cứu của giáo sư Omar M. Yaghi và
cộng sự đã công bố về vật liệu MOF-5. Loại vật liệu này có cấu trúc khung 3D,
được tạo nên từ sự liên kết của axit 1,4-benzendicarboxylic với cụm ZnO4. Ở Việt
Nam, năm 2008 nhóm nghiên cứu của Phan Thanh Sơn Nam đã công bố tổng hợp
MOF-5, MOF-199 và ứng dụng làm xúc tác cho các phản ứng acyl hóa,
Knoevenagen… Đến nay nghiên cứu về vật liệu MOFs cũng được các nhà khoa học
ở một số trường đại học công bố như: Đại học Khoa học và Tự nhiên - ĐHQG Hà
Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội,
Đại học Huế…
Vật liệu khung hữu cơ kim loại (MOFs) là vật liệu tinh thể rắn xốp, với các
cấu trúc mở rộng trong không gian từ một chiều đến ba chiều, được hình thành từ
việc “lắp ráp” các ion kim loại hoặc các cụm oxit liên kết với các phối tử là cầu nối
hữu cơ [61], [142]. Vật liệu này đã thu hút sự chú ý đáng kể do diện tích bề mặt
riêng lớn, bền nhiệt, đa dạng trong cấu trúc cũng như có cấu trúc trật tự cao, dẫn dến
có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: lưu trữ khí [48], [87], xúc tác [30],
[33], [156], cảm biến [78], [94], dẫn thuốc [56], y sinh học [131]… Đặc biệt, trong
quá trình tổng hợp các tính chất lý và hóa học của MOFs có thể được điều chỉnh
bằng cách kết hợp các nhóm chức năng trên liên kết hữu cơ hoặc trên các vị trí
không bão hòa của kim loại trong khung mạng của MOFs.
2
MIL-101(Cr) (Matérial Institute Lavoisier) là loại vật liệu trong họ MOFs, có
công thức: [Cr3O(F,OH)(H2O)2(bdc)3.nH2O] (bdc = 1,4 - benzendicarboxylate, n ~
2,5), được công bố đầu tiên bởi Férey và cộng sự vào năm 2005 [42], có độ ổn định
cao về nhiệt và hóa học. Các vị trí của Cr(III) trong khung mạng đã tạo nên các tiềm
năng đặc biệt hấp dẫn của MIL-101(Cr) trong nhiều lĩnh vực: hấp phụ khí [29],
[144], [157], xúc tác [27], [52], [98], [97], [99], [113], lưu trữ khí CO2 và H2 [92],
[148]. Đặc biệt, việc biến tính vật liệu MIL-101(Cr) vẫn được quan tâm nghiên cứu
về quy trình tổng hợp và những ứng dụng của nó. Hiện nay thường có hai cách hay
được sử dụng để biến tính vật liệu, đó là: (i) đưa kim loại hoặc oxit kim loại chuyển
tiếp vào vật liệu, (ii) gắn các nhóm chức năng hữu cơ lên bề mặt mao quản. Chính
vì vậy, các tiềm năng ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) khi được gắn một số loại
oxit lên khung của nó vẫn chưa được khai thác nhiều. Các ứng dụng của vật liệu
khung hữu cơ kim loại này về phương diện hấp phụ kim loại nặng, hấp phụ thuốc
nhuộm trong dung dịch, xúc tác cho các phản ứng oxy hóa hợp chất hữu cơ và làm
chất xúc tác quang hóa, cũng hứa hẹn đầy ý nghĩa thực tiễn.
Xuất phát từ những quan điểm đề cập trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt và ứng
dụng”.
Để đạt được mục đích của đề tài, các nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) và biến tính MIL-101(Cr) bằng phương
pháp thủy nhiệt.
- Khảo sát của tỉ lệ mol Cr(III)/Fe(III) đến quá trình biến tính vật liệu MIL-
101(Cr) bằng oxit sắt (Fe2O3/MIL-101(Cr)).
- Xác định một số đặc trưng vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)
bằng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại.
- Nghiên cứu ứng dụng vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr): hấp
phụ ion kim loại nặng Pb(II) trong dung dịch nước; chất xúc tác cho phản ứng oxy
hóa oct-1-en.
- Tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) và ứng dụng làm xúc tác cho phản
ứng quang phân hủy thuốc nhuộm xanh methylen trong dung dịch.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu vật liệu khung hữu cơ kim loại
Trong nhiều thập kỷ qua, loại vật liệu có chứa ion kim loại kết hợp với các
liên kết hữu cơ được các nhà khoa học quan tâm trên cả hai mặt lý thuyết và ứng
dụng. Các hợp chất này được đặt tên khác nhau: khung kim loại hữu cơ, polyme
phối hợp, polyme kim loại hữu cơ hay các chất tương tự zeolit hữu cơ. Đã có nhiều
giải thích về các định nghĩa cho loại vật liệu này. Trong đó, polyme phối hợp là một
trong những thuật ngữ biểu thị sự tồn tại của các nguyên tử kim loại (ion) kết hợp
với các phối tử (thông qua các mối liên kết), nhưng nó không chỉ rõ cấu trúc hay
hình thái học của một chất. Thuật ngữ MOFs (Metal Organic Frameworks) với hàm
ý không những chỉ sự tồn tại của một cấu trúc xốp mà còn có các liên kết mạnh biểu
thị cho độ cứng của toàn bộ khung mạng với hình thái xác định rõ ràng, trong đó
các kết nối của đơn vị cấu trúc có thể được thay đổi trong quá trình tổng hợp. Chính
vì vậy mà thuật ngữ MOFs được sử dụng phổ biến cho đến nay.
MOFs là vật liệu chứa cả mao quản trung bình và vi mao quản, thường được
tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt. Ngoài ra, chúng còn được tổng hợp bằng
các phương pháp khác như: vi sóng, siêu âm, xử lý hóa học và điện hóa. Sự kết hợp
chất hữu cơ và vô cơ có thể hình thành các loại MOFs khác nhau với nhiều đặc tính
độc đáo. Số lượng lớn các công bố về MOFs hằng năm đã cho thấy sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu đến lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Cấu trúc của MOFs được hình thành từ các đơn vị xây dựng thứ cấp
(secondary building units, SBUs) liên kết với nhau qua cầu nối hữu cơ. Các đơn
vị xây dựng thứ cấp này là các cation kim loại hoặc các cụm kim loại kết hợp với
các nguyên tử oxi hoặc nitơ, hoặc các nguyên tử phi kim khác. Một cách tổng
quát, các hợp chất vô cơ dùng trong tổng hợp MOFs thường là muối các kim loại
chuyển tiếp như: nitrat, clorua, sunfat hoặc axetat. Phần hữu cơ đóng vai trò làm
phối tử thường là các muối: axit oxalic, axit fumaric, axit terephthalic, axit
trimesic, byrazine,... (Hình 1.1).
4
axit oxalic axit fumaric axit terephthalic
(H2BDC)
axit trimesic
(H3BTC)
4,4'- bipyridine byrazine
Hình 1.1. Một số phối tử hữu cơ thường gặp [61]
Sự khác biệt chính của MOFs với zeolit, than hoạt tính hay các vật liệu mao
quản trung bình khác đó là có diện tích bề mặt riêng lớn. Trong đó, zeolit được tạo
thành từ các đơn vị thứ cấp là các "mảnh" tứ diện, dựa trên cơ sở của việc liên kết
có giới hạn các đơn vị (phần tử) cấu trúc thứ cấp với nhau. MOFs có khả năng kết
hợp không giới hạn các đơn vị thứ cấp vô cơ, có thể là hai nguyên tử kim loại riêng
biệt hoặc cụm phức tạp hơn, hoặc ít phức tạp hơn hình thành nên khung mạng cấu
trúc xốp 1, 2 hoặc 3 chiều (Hình 1.2).
Hình 1.2. Các kiểu cấu trúc không gian của MOFs [61]
Các phối tử cầu nối
Ion kim loại hoặc
mảnh phối tử kim loại
Cấu trúc polyme 2D
Cấu trúc polyme 3D
Cấu trúc polyme 1D
5
Do có cấu trúc xốp, diện tích bề mặt lớn, tính ổn định và độ hoạt động của
các nhóm chức cao, MOFs là ứng cử viên tốt cho nhiều ứng dụng như: lưu trữ khí,
xúc tác, hấp phụ, dẫn thuốc, cảm biến khí... Chính vì vậy, MOFs được dự đoán
trong tương lai sẽ là loại vật liệu đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực.
1.2. Giới thiệu vật liệu MIL-101(Cr)
Vật liệu MIL-101(Cr) (Matérial Institute Lavoisier) là loại vật liệu trong họ
MOFs, được Férey và các cộng sự [42] tổng hợp đầu tiên vào năm 2005. So với các
loại MOFs khác, MIL-101(Cr) có nhiều đặc tính tốt như: diện tích bề mặt theo
phương pháp BET đạt 4100 m2
.g-1
và Langmuir là 5900 m2
.g-1
, đường kính mao
quản trung bình (29 - 34 Å), thể tích mao quản lớn (2 cm3
.g-1
). Cấu trúc ổn định ở
nhiệt độ cao (lên đến 373K) và với các dung môi hữu cơ khác cũng như khi để trong
khí quyển qua nhiều tháng. Những đặc tính này đã làm cho MIL-101(Cr) trở thành
loại vật liệu hấp dẫn trong những nghiên cứu ứng dụng khác nhau: hấp phụ và lưu
trữ khí [52], [149], xúc tác [75], [113], hấp phụ trong dung dịch nước [25], [136]...
MIL-101(Cr) là một chất rắn xốp, tinh thể có màu xanh nhạt, với công thức:
Cr3O(F,OH)(H2O)2(bdc)3.nH2O] (bdc = 1,4 - benzendicarboxylate, n ~ 2,5). Theo
mô phỏng của Férey và cộng sự [42] MIL-101(Cr) được tổng hợp từ các phân tử
axit terephthalic, crom(III) nitrat, nước và HF. Đầu tiên các nhóm bát diện (hình
tam giác) crom (III) trime (µ3O) liên kết với cầu nối terephthalat tạo thành các siêu
tứ diện (supertetrahedron, ST). Các trime µ3O gồm ba nguyên tử crom ở tâm của
các hình bát diện liên kết với 4 nguyên tử oxi của các nhóm cacboxylat, một nguyên
tử oxi chung của cụm µ3O và một nguyên tử oxi từ phân tử H2O và F-
. Kết quả có
ba tâm đầu cuối (terminal) của mỗi trime µ3O và tỉ lệ F-
/H2O là 1:2. Bốn đỉnh của
siêu tứ diện được chiếm bởi các trime, còn sáu cạnh của nó được cấu trúc bởi cầu
hữu cơ. Các khối siêu tứ diện này sẽ tự xắp xếp, định hình và thuộc kiểu lập phương
(nhóm không gian Fd3m), với chiều dài ô mạng đơn vị a ~ 89 Å hình thành nên cấu
trúc MIL-101(Cr).
Khung cấu trúc MIL-101(Cr) gồm hai lồng mao quản trung bình được gắn
với các phân tử dung môi hoặc các phân tử không tham gia phản ứng. Hai lồng này
có tỷ lệ 2:1, được phân cách bởi 20 và 28 ST, đường kính bên trong tương ứng là:
29 Å và 34 Å. Thể tích mao quản tương ứng với lồng trung bình ≈ 12,7 cm3
.g-1
và
6
lồng lớn ≈20,6 cm3
.g-1
. Lồng trung bình gồm các cửa sổ ngũ giác kích thước ≈ 12
Å, trong khi đó lồng lớn gồm các cửa sổ ngũ giác và lục giác với kích thước ≈ 14,5
Å đến 16 Å [28], [42], [52], [83] (Hình 1.3).
Hình 1.3. Các đơn vị cơ sở và cấu trúc tinh thể của MIL-101(Cr) [42]
1.3. Các phương pháp tổng hợp MIL-101(Cr)
1.3.1. Phương pháp thủy nhiệt
Phương pháp thủy nhiệt được xem là phương pháp truyền thống trong tổng
hợp MOFs. Mục đích của phương pháp này là dựa trên sự hòa tan của các muối vô cơ
trong nước ở nhiệt độ cao; Với ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện, tinh thể có độ bền cao và
có thể kiểm soát hình thái của vật liệu bằng cách thay đổi điều kiện tổng hợp.
Férey và cộng sự [42], cùng với một số nhóm nghiên cứu khác [68], [84],
[88], [130], tổng hợp MIL-101(Cr) từ hỗn hợp muối Cr(NO3)3.9H2O với H2BDC
(axit terephthalic), HF (axit flohydric) và nước trong bình teflon, bằng cách đun
thủy nhiệt ở 493 K trong 8 giờ. Sản phẩm thu được ở dạng tinh thể màu xanh, với
diện tích bề mặt và kích thước mao quản đạt 4100 m2
.g-1
và 2,0 cm3.
g-1
. Tuy nhiên,
sản phẩm rắn thu được vẫn còn lẫn tạp chất của H2BDC chưa phản ứng hết hoặc
được kết tinh cả bên trong lẫn bên ngoài mao quản của MIL-101(Cr). Sự hình thành
các pha tạp chất này thường dẫn đến hiệu suất sản phẩm thấp. Việc loại bỏ các tạp
chất này khó khăn và các bước làm sạch thường yêu cầu rất nghiêm ngặt. Đầu tiên
chất rắn màu xanh lá cây được lọc thông qua một bộ lọc thủy tinh có kích thước lỗ
lớn và sau đó lọc qua giấy lọc cỡ nhỏ để loại bỏ các tinh thể H2BDC lớn, tiếp theo
7
là rửa lần lượt bằng nước, ethanol nóng và DMF (dimethylformamide), cuối cùng
rửa lại bằng dung dịch NH4F [14], [52]. Để làm tăng độ tinh khiết của sản phẩm
MIL-101(Cr), Yang và cộng sự [143] đã hạn chế sự có mặt của axit terephthalic dư
còn sót lại bằng cách bổ sung thêm vào dung dịch tetramethylammonium hydroxyt
(TMAOH) nhằm thúc đẩy việc hòa tan H2BDC mà không sử dụng HF độc hại và có
tính năng ăn mòn cao. Vật liệu được tổng hợp trong môi trường kiềm với phản ứng
giữa Cr(NO3)3.9H2O : H2BDC (tỉ lệ mol/ mol = 1:1) và TMAOH (0,05 mol.L-1
) tại
453 K trong 24 giờ. Sản phẩm MIL-101(Cr) thu được có diện tích bề mặt 3179
m2
.g-1
, hiệu suất phản ứng đạt 88%.
Hình 1.4. Giản đồ XRD của MIL-101TM (a), MIL-101F- (b), MIL-101 H2O (c) và
H2BDC (*) [143].
Huang và cộng sự [53] cũng tổng hợp MIL-101(Cr) với tỉ lệ tương tự, nhưng
thay dung dịch HF bằng CH3COOH, thực hiện phản ứng 473 K, tiếp theo cũng xử lí
chất rắn thu được bằng dung dịch DMF và ethanol. Diện tích bề mặt của vật liệu thu
được đạt 2736 m2
.g-1
và kích thước mao quản là 1,5 cm3
.g-1
. Tuy nhiên, để thu được
diện tích bề mặt lớn hơn, Bromberg [17] cũng tổng hợp MIL-101(Cr) từ
Cr(NO3)3.9H2O và H2BDC mà không có axit và kiềm, ở 491 K trong 18 giờ đã đạt
được diện tích bề mặt của sản phẩm là 3460 m2
.g-1
.
2θ (o
)
Cườngđộ(cps)
8
Như vậy, kích thước của MIL-101(Cr) có thể được kiểm soát trong quá trình
tổng hợp. Cụ thể, Jiang và cộng sự [67] công bố nhóm đã sử dụng nhiều loại axit
monocacboxylic như một chất điều chỉnh (hòa tan) trong hỗn hợp phản ứng giữa
Cr(NO3)3.9H2O : H2BDC : H2O (1:1:168) ở 453 K với hiệu suất đạt 49%. Diện tích bề
mặt quan sát được từ 2646 - 2920 m2
.g-1
; kích thước mao quản 2,33 - 2,95 cm3
.g-1
.
Bảng 1.1. Thông số hóa lý của vật liệu MIL-101(Cr) [67]
Axit cacboxylic Kích thước hạt (nm) BET (m2
.g-1
) V (cm3
.g-1
)
Không 50 2944 2,57
Axit stearic 19 2691 2,95
Axit 4 - methoxybezoic 25 2646 2,68
Axit benzoic 28 2923 2,93
Axit perfluorobenzoic 73 2893 2,33
Axit 4 - nitrobenzoic 36 2692 2,53
Ngoài ra, để kiểm soát hình thái các hạt MIL-101(Cr) ở kích thước nano,
Huang và các cộng sự [17] đã tổng hợp MIL-101(Cr) với sự hiện diện chất hoạt
động bề mặt cetyltrimethylammonium bromide (CTAB) được dùng làm tác nhân để
tạo ra các hạt vật liệu có kích thước nano (120 - 200 nm) và có hình thái khác nhau,
chẳng hạn như: dạng tinh thể hình khối tám mặt (bát giác), dạng hạt nano hình cầu
hoặc dạng hạt nano hình hoa. Ở đây cation chất hoạt động bề mặt này đóng vai trò
quan trọng trong việc kiểm soát hình thái của các hạt nano thu được (Hình 1.5).
Hình 1.5. Hình ảnh SEM của MIL-101(Cr): a) không có CTAB; b) Cr3+
/CTAB (1:
0,25); c) Cr3+
/CTAB (1: 0,3) [67]
Trong quá trình tổng hợp MIL-101(Cr) bằng phương pháp thủy nhiệt, nhiệt
độ thích hợp có ảnh hưởng đến sự kết tinh và tốc độ ngưng tụ của các cụm trime
crom. Theo Hong và cộng sự [52], nhiệt độ thích hợp để tổng hợp MIL-101(Cr) từ
9
473 - 493 K và thời gian thường là 8 giờ, nếu kéo dài thời gian này đến 16 giờ và ở
483 K sẽ xuất hiện pha mới là MIL-53.
1.3.2. Phương pháp vi sóng
Tổng hợp bằng phương pháp vi sóng dựa trên sự tương tác giữa sóng điện từ
và các điện tích chuyển động. Kỹ thuật tổng hợp bằng phương pháp vi sóng dưới
điều kiện thủy nhiệt có thuận lợi như: (1) nhanh chóng kết tinh, (2) có độ chọn lọc
các pha, (3) đường phân bố các hạt hẹp và (4) dễ kiểm soát hình thái học [18], [19].
Một số nhóm nghiên cứu [21], [73] sử dụng phương pháp này để tổng hợp
MIL-101(Cr). Việc tổng hợp MIL-101(Cr) bằng phương pháp vi sóng so với
phương pháp thủy nhiệt đã làm giảm đáng kể kích thước tinh thể, nhiệt độ 210o
C,
thời gian phản ứng chỉ từ 1- 40 phút. Theo phương pháp này, kích thước tinh thể đạt
từ 40 - 90 nm, diện tích bề mặt 3900 m2
.g-1
và thể tích mao quản 2,3 cm3
.g-1
[20].
Bảng 1.2. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) trong các nghiên cứu khác nhau
Phương
pháp
BET
(m2
.g-1
)
Langmuir
(m2
.g-1
)
Thể tích mao
quản (cm3
.g-1
)
Nhóm
nghiên cứu
Tài liệu
tham khảo
Vi sóng 3054 4443 2,01 Shi [158]
Vi sóng 3900 5900 2,30 Jhung [65]
Thủy nhiệt 4100 5900 1,5 -1,9 Fe'
rey [42]
Thủy nhiệt 2800 - 1,37 Llewellyn [92]
Thủy nhiệt 2578 - 1,25 Liu [91]
Các nghiên cứu về vật liệu MIL-101(Cr) cho thấy, nồng độ của các chất
trong dung dịch và pH ảnh hưởng đến kích thước của vật liệu thu được: khi tăng
nồng độ dung dịch và pH thì kích thước tinh thể của sản phẩm thu được giảm. Kích
thước của vật liệu thông thường có thể được điều chỉnh dựa trên tốc độ tạo mầm và
tốc độ phát triển các tinh thể. Cụ thể các tinh thể nhỏ hơn thu được khi tốc độ tạo
mầm tương đối lớn hơn so với tốc độ phát triển các tinh thể. Do đó, khi hàm lượng
nước cao có thể dẫn đến sự giảm đáng kể tốc độ phát triển tinh thể [73]. Một số kết
quả nghiên cứu gần đây khẳng định về điều đó như MIL-101(Cr) [110] và Cu-BTC
[45]. Sự tạo mầm của MOFs là một quá trình xảy ra khá dễ dàng thông qua sự tạo
phức đơn giản hoặc sự trao đổi của các phối tử. Sự hình thành các hạt nhỏ dưới điều
kiện vi sóng đã cho thấy sự gia tăng nhanh của các mầm tinh thể dưới sự chiếu xạ
đồng nhất của vi sóng.
10
1.3.3. Phương pháp chuyển đổi gel khô
Chuyển đổi gel khô (Dry Gel Conversion - DGC) là phương pháp thường
được áp dụng cho tổng hợp các vật liệu vô cơ như zeolit và tạo màng zeolit [76].
Phương pháp DGC có nhiều ưu điểm: (1) giảm thiểu chất thải, (2) giảm dung tích
phản ứng, (3) chuyển đổi hoàn toàn gel thành sản phẩm kết tinh đều đặn với hiệu
suất cao [14]. Gần đây ZIF-8 [125] và MOF -74 [36] cũng được tổng hợp bằng
phương pháp này, trong đó MIL-101(Cr) đã được Ahn và cộng sự [9] tổng hợp theo
phương pháp DGC với điều kiện ban đầu là Cr(NO3)3.9H2O được nghiền thành bột,
sau đó trộn với H2BDC và nghiền lại 15 phút. Hỗn hợp sau khi nghiền lại được đưa
vào bình Teflon, sau đó thêm vào nước và HF, gia nhiệt ở 493K trong 12 giờ. Tổng
hợp MIL-101(Cr) bằng phương pháp DGC thu được diện tích bề mặt 4164 m2
.g-1
chỉ với một lần rửa bằng nước cất. Phân tích hồng ngoại, ảnh SEM và nhiễu xạ tinh thể
XRD cho thấy không có kết tủa H2BDC được hình thành trong quá trình xử lý
bằng DGC.
Theo phương pháp này, có thể giả định rằng H2BDC sau khi nghiền nhỏ vô
định hình sẽ bao quanh các tinh thể muối crom và dưới tác dụng nhiệt độ cao, áp
suất cao đã hòa tan hoàn toàn muối crom và H2BDC. Trong khi đó ở phương pháp
thủy nhiệt có thể sự hòa tan của các chất phản ứng trong nước đôi khi gây ra sự kết
tinh lại của H2BDC.
1.4. Biến tính vật liệu MIL-101(Cr)
1.4.1. Phương pháp sol - gel
Phương pháp sol - gel là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều
nhất trong quá trình biến tính vật liệu MOFs sau khi tổng hợp. Đã có nhiều nhóm
nghiên cứu sử dụng phương pháp này cho việc bổ sung hay gắn các nhóm chức
hoặc ion kim loại có đặc tính đặc biệt lên khung mạng của vật liệu nhằm tăng thêm
hoạt tính cho các loại MOFs. Trong số đó MIL-101(Cr) sau khi tổng hợp đã được
nghiên cứu biến tính bằng phương pháp này để làm tăng hoạt tính xúc tác và hấp
phụ trong dung dịch nước.
Chẳng hạn, Fe3O4@MIL-101 đã được tổng hợp thành công từ một số nhóm
nghiên cứu [43], [114], trong đó 1 mmol FeCl2.4H2O và 2 mmol FeCl3 được thêm
từ từ vào 100 mL dung dịch huyền phù có chứa 0,5 gam MIL-101(Cr). Hỗn hợp
phản ứng được khuấy mạnh trong 1 giờ, có dòng khí N2 đi qua, sau đó thêm từ từ
11
15 mL dung dịch NH3. Khi huyền phù chuyển màu đen, sẽ được lọc và rửa liên tục
với nước cất hai lần cho đến khi pH trở nên trung tính. Sấy khô, thu được sản phẩm
Fe3O4@MIL-101. Diện tích bề mặt theo phương pháp BET của vật liệu sau khi đưa
sắt vào đạt 1439 m2
.g-1
và kích thước lỗ xốp là 0,97 cm3
.g-1
. Tuy nhiên nhóm
nghiên cứu của Naghdi [103] không đi từ hỗn hợp muối sắt Fe2+
và Fe3+
mà đi trực
tiếp từ oxit sắt từ Fe3O4. 50 mg Fe3O4 và 100 mg MIL-101(Cr) được hòa tan với 10
mL nước cất trong erlenmeyer, khuấy trong 12 giờ ở nhiệt độ phòng. Kết tủa được
sấy khô trong 4 giờ ở 100o
C. Sau đó nung kết tủa ở 400o
C trong 4 giờ, thu được sản
phẩm Fe3O4@MIL-101. Diện tích bề mặt theo phương pháp BET đạt 501 m2
.g-1
và
đường kính lỗ xốp là 1,53 nm. Fe3O4@MIL-101 làm chất xúc tác cho phản ứng oxi hóa
các ancol để tạo thành andehit, hiệu suất phản ứng đạt 98%, được trình bày ở Hình 1.6.
Hình 1.6. Phản ứng oxy hóa ancol bằng H2O2với xúc tác Fe3O4@MIL-101 [103]
Thực nghiệm cho thấy cấu trúc MIL-101 vẫn được duy trì khi đưa Fe3O4 vào
và có sự giảm diện tích bề mặt theo phương pháp BET từ 2787 m2
.g-1
xuống
1439 m2
.g-1
(Hình 1.7).
Hình 1.7. Giản đồ XRD và đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của ML-101 và
Fe3O4@MIL-101 [114]
Nhóm nghiên cứu của Hongli Liu [89] đã tổng hợp Au/MIL-101 bằng cách
sử dụng các dung môi khác nhau trong quá trình tạo keo.
2θ (o
)
Cườngđộ(cps)
Áp suất tương đối P/Po
Thểtíchhấpphụ(cm3
.g-1
)
12
Tổng hợp Au/MIL-101 bằng phương pháp kết tủa keo với PVP
(polyvinylpyrrolidon) (ký hiệu mẫu CD/PVP - Colloidal Deposition with PVP). Các
chất keo Au được ổn định bằng PVC. Dung dịch HAuCl4 (197 mg/L) được pha sẵn,
thêm vào đó PVC với tỉ lệ mol PVC/ kim loại là 80:1. Dung dịch thu được, được đặt
trong bồn nước đá và khuấy mạnh trong 1 giờ. Thêm tiếp dung dịch NaBH4 0,1M và
khuấy mạnh để cho hệ phân tán keo màu nâu sẫm. Sau khi có các lớp keo Au:PVP
được hình thành chúng ngay lập tức được đưa vào dung dịch MIL-101. Mẫu
hydrosol Au:PVP được đánh siêu âm trong 20 phút và trong suốt quá trình này thêm
từ từ 4 mL dung dịch MIL-101. Dung dịch huyền phù này được khuấy tiếp ở 0o
C
trong 4 giờ, tiếp theo rửa bằng nước cất. Sản phẩm được sấy khô trong chân không
ở 100o
C trong 2 giờ và sau đó được nung nóng ở 200o
C trong dòng khí H2 với thời
gian 2 giờ để thu được Au/MIL-101 (CD/PVP).
Các mẫu tiếp theo lần lượt được thay thế bằng dung môi hòa tan khác nhau:
dung dịch NaOH, dung dịch glucozơ; và sử dụng phương pháp ngâm tẩm. Kết quả
tính chất xốp của sản phẩm thu được ở Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tính chất xốp của Au/MIL-101 [89]
Mẫu BET (m2
.g-1
)
Thể tích mao
quản (cm3
.g-1
)
Au
(% khối lượng)
MIL-101 2973 1,48
Au/MIL-101(CD/PVP) 2470 1,22 0,48
Au/MIL-101(CD/glucozo) 2550 1,27 0,50
Au/MIL-101(DPSH) 2582 1,29 0,49
Au/MIL-101(IMP) 2310 1,15 0,52
Trong tất cả các loại Au/MIL-101 thì Au/MIL-101(CD/PVP) có hoạt tính
xúc tác cao nhất cho các quá trình oxi hóa các loại ancol, hiệu suất phản ứng đạt
99%. Thậm chí vật liệu cũng có thể làm xúc tác một cách có hiệu quả cho những
phản ứng oxi hóa ở điều kiện môi trường không có nước hoặc bazơ. Hơn nữa chất
xúc tác có thể dễ dàng thu hồi và có thể dễ dàng tái sử dụng nhiều lần mà không
mất đi hoạt tính. Sự phân tán cao của các hạt nano Au và hiệu ứng cho electron lên
các vòng thơm của các hạt nano Au trong các khung lồng lớn của MIL-101 được
xem là yếu tố chính cho hoạt tính xúc tác của Au/MIL-101(CD/PVP). Ví dụ,
13
phản ứng oxi hóa 1-phenylethanol với xúc tác Au/MIL-101(CD/PVP) được trình
bày ở Hình 1.8.
Hình 1.8. Phản ứng oxi hóa 1-phenylethanol [89]
Bằng phương phương pháp sol - gel, nhiều vật liệu biến tính của MIL-101(Cr)
cũng đã được nghiên cứu: Pd/MIL-101 [26], FePcS/MIL-101 [152], ED-MIL-101
(ED: ethylenediamin) [93]. Trong đó, ED-MIL-101 được hình thành từ việc biến tính
các nhóm chức năng trong MIL-101 thông qua liên kết giữa ion trung tâm chưa bão
hòa Cr với nhóm -NH2 trong ethylenediamin, hình thành nên vật liệu khung kim loại
MIL-101 có gắn nhóm chức -NH2.
ED-MIL-101 được tổng hợp bằng cách: 1,0 gam MIL-101 được khử nước ở
423 K bằng máy hút chân không trong 12 giờ để tạo ra các CUS (vị trí liên kết không
bão hòa), sau đó hòa tan trong 75 mL toluene, thêm từ từ 14,97 mol.L-1
dung dịch
ethylenediamin, quá trình này được thực hiện hồi lưu trong 12 giờ. Sản phẩm được
lọc và rửa bằng ethanol, sau đó được làm khô qua đêm ở nhiệt độ phòng. Diện tích bề
mặt theo BET của sản phẩm thu được 1270 m2
.g-1
, thể tích mao quản 0,74 cm3
.g-1
.
Khả năng hấp phụ Pb(II) của ED-MIL-101 gấp 5 lần so với MIL-101, dung lượng
hấp phụ đạt cực đại là 81,09 mg.g-1
.
1.4.2. Phương pháp lắng đọng nguyên tử
Trong những năm gần đây, phương pháp lắng đọng nguyên tử (Atomic Layer
Deposition - ALD) đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhóm nghiên cứu. Đây là
phương pháp mới để tạo ra các vật liệu vi xốp. ALD là phương pháp lắng đọng không
giới hạn được đặc trưng bởi sự tiếp xúc xen kẽ của chất nền với các tiền chất trong giai
đoạn hơi để hình thành oxit, nitrua, sunfua và kim loại quý [100]. Với lợi thế độc đáo về
cấu trúc khung 3 chiều của MOFs thì sự khuếch tán của các tiền chất trên vật liệu này
tương đối thuận lợi. Bằng phương pháp ALD các hạt nguyên tử ở dạng nano có khả năng
phân tán cao, có kích thước đều nhau được gắn vào các lỗ xốp của MOFs [85].
Gần đây, Karen Leus cùng cộng sự [85] công bố đã gắn kết những nguyên tử
Pt vào bên trong lồng của MIL-101, ứng dụng cho xúc tác phản ứng hydro hóa. Các
14
hạt Pt được đưa vào dưới dạng muối methylcyclopentadienyl-trimethylplatinum
(MeCpPtMe3), được coi là tiền chất của Pt. Diện tích bề mặt của Pt@MIL-101 là
3418 m2
.g-1
, thể tích lỗ xốp 1,47 cm3
.g-1
. Vật liệu được dùng làm chất xúc tác cho
phản ứng Parr thực hiện trên các chất phản ứng là oct-1-en, styren, cycloocten và
cyclohexen với dung môi sử dụng ở đây là ethanol và dodecan, ở nhiệt độ phòng. Hiệu
suất chuyển hóa đạt được theo thứ tự tương ứng là: 99%, 97%, 94% và 98%, trong đó
thời gian phản ứng không giống nhau thay đổi từ 30 phút, 3 giờ, 6 giờ và 2 giờ.
Hình 1.9. Ảnh SEM của Pt@MIL-101 [85]
Qihao Yang [145] cũng sử dụng phương pháp lắng đọng nguyên tử để đưa
Pd vào trong lồng MIL-101 bằng phương pháp dung môi kép (DSA- double solvent
approach). Dung dịch Pd(NO3)2 dạng lỏng được bơm từ từ từng giọt vào hệ hexan
có chứa MIL-101 ở trạng thái huyền phù. Với tính ưa nước của MIL-101, dung dịch
Pd(NO3)2 trong nước được hấp phụ dễ dàng vào các lỗ mao quản của MIL-101
được hoạt hóa bằng lực mao dẫn trong suốt quá trình ngâm tẩm. MIL-101 chứa Pd2+
sau đó được khử tại chỗ bằng NH3BH3 để tạo được Pd@MIL-101. Kết quả XRD
của các mẫu thu được đều xuất hiện các pic đặc trung của MIL-101 (Hình 1.11a);
Diện tích bề mặt sau khi đưa Pd2+
vào đạt 1597 m2
.g-1
, đường cong hấp phụ- khử
hấp phụ nitơ đặc trưng cho vật liệu có cấu trúc mao quản trung bình (Hình 1.11b).
Ứng dụng của vật liệu Pd@MIL-101 cho quá trình khử hợp chất R - NO2
(Hình 1.10)
3 3
2
2 2
NH BH , Pd@MIL-101
MeOH/H O(v:v/2:3), RT
R-NO R-NH
Hình 1.10. Phản ứng dehydro hóa R - NO2 bằng Pd@MIL-101 [145]
15
Hình 1.11. (a) Giản đồ XRD; (b) Đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của MIL-101 và
Pd@MIL-101 ở 77K [145]
Nhóm nghiên cứu của M. Jeong [63] cũng công bố đã lắng đọng các phân tử
NiO trên MIL-101 bằng phương pháp này, với tiền chất là bis- cyclopentadienyl
nicken (Ni(Cp)2). Mẫu bột MIL-101 được cho vào trong một hộp đặt vào hệ thống
phản ứng. Lò phản ứng lắng đọng ADL này được duy trì nhiệt ở 150o
C trong suốt
quá trình phản ứng. Ni(Cp)2 hóa hơi ở 60o
C được đưa vào hệ thống phản ứng, mỗi
một vòng phóng hơi Ni(Cp)2 vào hệ thống lắng đọng thì O2 cũng được tuần tự đưa
vào buồng phản ứng trong vòng 270 - 300 giây ở áp suất 150 mmHg. Các hạt NiO
được phân bố vào các khung lồng của MIL-101 tại các cửa sổ nhỏ (~ 22 Å) trong
khi các cửa sổ lớn (~ 32 Å) vẫn tương đối ổn định. Diện tích bề mặt theo phương
pháp BET của NiO-MIL-101 đạt từ 3240 m2
.g-1
đến 3800 m2
.g-1
. Sự có mặt của NiO
làm tăng độ ổn định nhiệt của MIL-101 so với khi không có NiO. Các hạt NiO lắng
đọng trên MIL-101 làm tăng hoạt tính xúc tác cho quá trình oxy hóa CO.
Hình 1.12. Ảnh TEM của MIL-101 và NiO-MIL-101 [63]
Cườngđộ(cps)
2θ (o
) Áp suất tương đối (P/Po)
Thểtíchhấpphụ(cm3
.g-1
)
16
1.4.3. Phương pháp ngâm tẩm
Pt/MIL-101 đã được Huiyan Pan và cộng sự [108] tổng hợp bằng cách, MIL-
101 được ngâm trong dung dịch ethanol có chứa H2PtCl6 và khuấy trong 4 - 6 giờ.
Tiếp theo hỗn hợp được làm bay hơi để loại bỏ ethanol dư thừa. Sau đó sấy ở 373 K
qua đêm. Hỗn hợp này được khử bằng dung dịch natri format ở 368 K trong 2 giờ
và sau đó được rửa nhiều lần bằng nước cất để loại bỏ anion clorua. Cuối cùng mẫu
được sấy khô ở 373 K qua đêm. Diện tích bề mặt của vật liệu đạt được theo BET là
2217 m2
.g-1
, kích thước lỗ xốp 1,6 - 2,1 nm. Thực nghiệm cho thấy không có sự
thay đổi về cấu trúc hình học cũng như kích thước lỗ rỗng.
Cũng bằng phương pháp ngâm tẩm Pt/MIL-101 được nhóm nghiên cứu của
Khajavi [69] tổng hợp từ việc chuẩn bị dung dịch thứ nhất là huyền phù MIL-101
trong ethanol, dung dịch thứ hai chứa axit hexachloroplatinic hòa tan trong nước.
Thêm từ từ dung dịch hai vào dung dịch một và khuấy ở nhiệt độ phòng trong vòng
vài giờ, sau đó thêm fomandehit. Hỗn hợp được siêu âm trong bình cầu đậy kín qua
đêm ở 308 K. Việc xử lý này được thực hiện tiếp tục trong 24 giờ, nhưng nút bình
cầu được mở ra và đặt bình trong tủ hốt, nhiệt độ lúc này là 343 K cho đến khi phần
lớn dung môi bay hơi hết. Sau cùng làm nguội từ từ, lọc và rửa bằng
tetrahydrofuran trong hệ thống soxlet qua đêm và sản phẩm được sấy khô trong
không khí. Diện tích bề mặt của vật liệu theo phương pháp BET là 2180 m2
.g-1
. Vật
liệu được sử dụng làm chất xúc tác cho quá trình oxy hóa hỗn hợp olefin bezonit và
axit linoleic.
1.5. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm xúc tác oxy hóa hợp chất hữu cơ
MIL-101(Cr) đã được biết đến như một xúc tác axit Lewis trong một số các
phản ứng hữu cơ khác nhau [74]. Khung MIL-101(Cr) gồm các mối liên kết của
terephthalat và các trime µ3O bát diện kết hợp với ion kim loại làm cầu nối cho các
phân tử nước. Hwang [58] đã tìm những phân tử H2O có thể loại bỏ bằng nhiệt ở
điều kiện chân không, do đó hình thành các vị trí không bão hòa (CUSs) có tác
dụng xúc tác. Thật vậy, hoạt tính của CUSs trong MIL-101(Cr) được phát hiện cho
phản ứng carboxyl hóa epoxit [150], oxy hóa bezylic của tetralin [75], sunfo hóa
thioethe với H2O2 [58], oxi hóa cyclohexan [97] và oxy hóa anken với ter-butyl
hydropeoxit (TBHP) [99] hoặc O2 [126].
17
Hình 1.13. Sự hình thành các vị trí CUSs từ trime crom trong cấu trúc
MIL-101 [107]
1.5.1. Phản ứng oxi hóa anken
Quá trình oxi hóa các vòng anken thu được các sản phẩm α, β - không bão
hòa của rượu và xeton, là những sản phẩm trung gian quan trọng trong sản xuất hóa
chất tinh khiết. MIL-101(Cr) được sử dụng làm xúc tác cho quá trình oxi hóa tuần
hoàn các anken (cylohexen, α- pinen và limon) [101], chẳng hạn như xúc tác rắn
cho phản ứng oxy hóa anken với sự có mặt của TBHP hoặc phân tử O2.
Clorobenzen và benzen là dung môi thích hợp cho phản ứng này cả về độ
chuyển hóa và tính chọn lọc. Trong trường hợp không có mặt của dung môi, sự
chuyển hóa chất phản ứng và tính chọn lọc giảm đáng kể (sau 10 giờ độ chuyển hóa
của cyclohexen đạt 16% và cyclohexenon 50%). Cần lưu ý cấu trúc khung mạng của
MIL-101 có ái lực cao với phân tử benzen [52], điều này hợp lí để đưa ra giả định rằng
sự cạnh tranh hấp phụ của các phân tử dung môi có thể tạo thuận lợi cho quá trình oxy
hóa bằng cách loại bỏ kịp thời sản phẩm phản ứng từ bề mặt chất xúc tác.
Quá trình oxy hóa của cylohexen trải qua nhiều giai đoạn trung gian với sự
có mặt của oxi phân tử mà không cần sử dụng đến bất kỳ dung môi hữu cơ nào
khác, sản phẩm tạo ra là hỗn hợp một loạt các chất: 2-cyclohexen-1-ol, 2-
cyclohexen-1-one và cyclohexenyl hydroperoxit, cũng có một lượng nhỏ của
cyclohexen epoxit, điều này được các tác giả Dapurkar [34] và Nataliya V.
Maksmchuk [99] phát hiện ra từ các vị trí đơn khác nhau của Cr khi làm xúc tác.
Không giống như zeolit và các silicat kim loại, MOFs sẽ mất hoạt tính nếu
đem nung vì chúng có một phần hữu cơ. Vì lí do này mà MIL-101(Cr) phải được
rửa thật kỹ với methanol và sấy khô trong không khí trước khi sử dụng để loại bỏ
các sản phẩm phụ có thể làm cản trở các vị trí hoạt tính và như vậy làm giảm hoạt
18
tính. MIL-101(Cr) không mất hoạt tính và độ chọn lọc phản ứng ít nhất là 5 lần
chạy xúc tác cho quá trình oxi hóa cylohexen với TBHP (Hình 1.14)
Hình 1.14. Tái sử dụng xúc tác cho quá trình oxi hóa cyclohexen với TBHP
(thanh màu xám đen: độ chuyển hóa cyclohexen; thanh sọc: độ chuyển hóa
cyclohexenol) [99]
1.5.2. Phản ứng oxi hóa cyclohexan
Các quá trình oxy hóa cyclohexan xảy ra tương đối dễ dàng, là một loại phản
ứng rất được quan tâm, bởi vì các sản phẩm của nó: cyclohexanon (K) và
cyclohexanol (A), các K, A được sử dụng như là nguyên liệu của quá trình sản xuất
nylon - 6 và nylon - 6,6 [19], [102]. Trong công nghiệp các quá trình oxy hóa
cyclohexan sử dụng muối coban là chất xúc tác đồng thể để sản xuất hợp chất K - A
với 75 - 80% độ chọn lọc ở 150 - 180o
C và 10 - 20 atm [19]. Nhiều sự nỗ lực đã
được thực hiện nhằm thay thế chất xúc tác đồng thể bằng chất xúc tác dị thể. Tuy
nhiên, các công bố về chất xúc tác rắn chứa kim loại hoạt động không thể sử dụng
nhiều lần do mất hoạt tính xúc tác, lúc này MIL-101(Cr) được tìm ra, là chất xúc tác
cho quá trình oxy hóa cyclohexan với TBHP. Quá trình oxi hóa sử dụng TBHP
trong sự có mặt chất xúc tác MIL-101(Cr) đem lại sản phẩm chính là cyclohexanon
(độ chuyển hóa 75%) cùng với 8% cyclohexanol; sản phẩm phụ là caprolacton và
MIL-101 (Cr) tái sử dụng
Độchuyểnhóa(%)
19
axit adipic. Để độ chuyển hóa của cyclohexanol đạt 86% cần tăng tỉ lệ mol
cyclohexan/TBHP và giảm lượng chất phản ứng xuống còn 23% (Hình 1.15).
Hình 1.15. Ảnh hưởng tỉ lệ mol cyclohexan/TBHP trong quá trình oxy hóa
cyclohexan với sự có mặt của chất xúc tác MIL-101(Cr)
(thanh xám tối: cyclohexan; thanh caro: K-A; thanh sọc: TBHP) [99]
Lọc rửa kiểm tra hoạt tính xúc tác dị thể của MIL-101(Cr) cho thấy, mặc dù
crom chỉ ở lượng vết (0,3 ppm) vẫn xác định được trong dung dịch nước lọc. Xác
định độ ổn định của MIL-101(Cr) qua giản đồ XRD (Hình 1.16) cho thấy cấu trúc
vẫn được duy trì.
Hình 1.16. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr): (a) ban đầu; (b) sau khi xử lý với 0,5M
TBHP và MeCN ở 80o
C trong 10 giờ; (c) sau quá trình oxy hóa cyclohexan [99]
cyclohexan/ TBHP (mol.mol-1
)
Độchuyểnhóa(%)
2θ (o
)
Cườngđộ(cpso
)
20
1.5.3. Phản ứng nối các oxit hữu cơ với CO2
Các cacbonat hữu cơ là những sản phẩm có giá trị được sử dụng làm nguyên
liệu trong sản xuất nhựa polycacbonat và các dung môi chất điện phân cho pin Li,
phụ gia nhiên liệu, thay thế cho các dung môi hữu cơ không độc với môi trường và
hóa chất phản ứng độc hại [123]. Phương pháp phổ biến để sản xuất các cacbonat
vòng là một phản ứng nối của các epoxit tương ứng với CO2. Hiện nay ngành công
nghiệp sử dụng muối amoni bậc 4, ví dụ brom tetraethylammonium, như một chất
xúc tác cho quá trình tổng hợp các hợp chất vòng cacbonat. Tuy nhiên, những
phương pháp này đòi hỏi áp suất cao của CO2 hoặc nhiệt độ phản ứng cao, điều này
làm cho chúng không có lợi về mặt năng lượng và kinh tế. Nhiều hệ xúc tác đã được
nghiên cứu để tổng hợp chất vòng cacbonat như: salen, porphyrin và phức
phthalocyanin của các nhóm kim loại chuyển tiếp chính (Cr, Co, Ni, Cu, Zn); phức
cation, các oxit kim loại, polyoxometalat, titanosilicat và các zeolit [105], [115],
MOF-5 [127]. Tuy nhiên hầu hết các chất xúc tác được biết đến vẫn còn thực hiện ở
áp suất và nhiệt độ cao. Do vậy việc phát hiện các chất rắn mới có tính năng xúc tác
vẫn còn là một thách thức.
Các nghiên cứu của Nataliya V. Maksimchuk [99] cho thấy, sử dụng xúc tác
MIL-101(Cr) cho quá trình tổng hợp propylen và styren cacbonat ở điều kiện tương
đối thấp: 25o
C trong 24 - 48 giờ, độ chuyển hóa 91 - 98% và hiệu suất chọn lọc
cacbonat 90 - 97%.
1.6. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm chất hấp phụ trong dung
dịch nước
Một số loại vật liệu MOFs đã được nghiên cứu để loại bỏ các chất ô nhiễm
khác nhau khỏi môi trường nước vì lí do có độ rỗng lớn và hình dạng các lỗ rỗng
này [158]. Hơn nữa, các kim loại trung tâm, các vị trí liên kết không bão hòa
(CUSs) hoặc vị trí kim loại mở, các nhóm chức năng liên kết, đã được sử dụng
thành công như một tương tác giữa chất hấp phụ và vật liệu MOFs [70]. Những điều
đó đã làm cho MOFs vượt trội so với các chất hấp phụ xốp khác để loại bỏ hợp chất
nguy hại một cách có hiệu quả. Với vật liệu MOFs, tương tác chủ - khách, axit -
bazơ [8], [71], sự hình thành phức π [72], liên kết hydro [47] và các mối liên kết của
vị trí kim loại mở [15], [55], đóng vai trò quan trọng trong hấp phụ.
21
Hình 1.17. Các cơ chế hấp phụ trên vật liệu MOFs [70]
1.6.1. Hấp phụ chất hữu cơ trong dung dịch
Naproxen và axit clofibric cũng được hấp phụ hiệu quả bởi MOFs [50]. So
sánh khả năng hấp phụ của than hoạt tính, MIL-101(Cr) và MIL-100(Fe) cho thấy,
dung lượng hấp phụ naproxen cực đại theo Langmuir đạt 81 mg.g-1
với than hoạt
tính, 115 mg.g-1
với MIL-100(Fe) và 132 mg.g-1
đối với MIL-101(Cr). Cả MIL-
101(Cr) và MIL-100(Fe) đều đạt được sự cân bằng hấp phụ sau 2 giờ, trong khi đó
than hoạt tính phải đến 6 giờ, điều này cho thấy lợi thế hơn về động học khi sử dụng
các chất hấp phụ của MOFs.
Hình 1.18. Dung lượng hấp phụ naproxen theo thời gian trên các vật liệu than hoạt
tính, MIL-100(Fe) và MIL-101(Cr) [50]
Thời gian (giờ)
qt(mg.g-1
)
1. Hấp phụ trên CUSs 2. Tương tác axit - bazơ 3. Tương tác tĩnh điện
5. Sự hình thành phức π
4. Liên kết hydro
22
Các tác giả đã đánh giá khả năng hấp phụ dựa theo phương trình Langmuir,
từ đó cho thấy khả năng hấp phụ do diện tích bề mặt cao theo Langmuir của vật liệu
MOFs và các tương tác mạnh ở pH thấp do có nhiều điện tích dương hơn. Điều này
có nghĩa là khả năng hấp phụ của MIL-101 đối với cả naproxen và axit clofibric cao
hơn so với cacbon hoạt tính, có thể do kích thước lỗ xốp lớn hơn của MIL-101.
Nhóm nghiên cứu của Enamul Haque [49], đã có công bố sử dụng MIL-
101(Cr), MIL-53 và các dạng biến tính của MIL-101(Cr) khi gắn thêm nhóm chức
ethylenediamine (ED-MIL-101 và PED-MIL-101), cùng với than hoạt tính để sử
dụng hấp phụ methyl da cam, cho thấy khả năng hấp phụ các vật liệu này được xắp
xếp theo thứ tự tăng dần: than hoạt tính < MIL-53 < MIL-101 < ED-MIL-101 <
PED-MIL-101 và được trình bày ở Hình 1.19.
Hình 1.19. Dung lượng hấp phụ MO theo thời gian trên các vật liệu than hoạt tính,
MIL-53, MIL-101, ED-MIL-101 và PED-MIL-101 [49].
MIL-101(Cr) còn được sử dụng để hấp phụ phẩm nhuộm xylen da cam (XO)
với dung lượng hấp phụ cực đại đạt 326 mg.g-1
[25]. Sự hấp phụ XO trên MIL-
101(Cr) phù hợp với mô hình động học bậc hai và tuân theo phương trình
Langmuir. Các thông số nhiệt động học như ∆Go
, ∆Ho
, ∆So
được xác định từ thực
nghiệm cho thấy quá trình hấp phụ xảy ra theo chiều tự diễn biến.
Bên cạnh đó, việc đưa thêm nhóm chức vào khung vật liệu MIL-101(Cr)
cũng làm tăng thêm khả năng hấp phụ. Nhóm hydroxyl (-OH) được Biswa Nath và
cộng sự đưa vào khung của MIL-101(Cr) để hấp phụ phenol [12]. Phenol là hợp
chất phân cực, và thường được hấp phụ nhờ liên kết hidro và tương tác axit - bazơ.
Với tính ưa nước của MOFs có thể sử dụng chúng để tách các chất phân cực từ các
Thời gian (giờ)
qt(mg.g-1
)
23
chất không phân cực [13]. So sánh dung lượng hấp phụ phenol của MIL-101(Cr),
than hoạt tính và HO-MIL-101 cho thấy, dung lượng hấp phụ cực đại của MIL-101
là 250 mg.g-1
cao gấp 2,7 lần so với than hoạt tính (91 mg.g-1
). Trong khi đó, HO-
MIL-101 hấp phụ đạt cao nhất là 333 mg.g-1
. Sự có mặt của nhóm -OH cho thấy
tầm quan trọng của liên kết hidro. Sự hấp phụ phenol trên HO-MIL-101 có thể là do
liên kết hidro giữa các nguyên tử hidro của phenolic-OH và nguyên tử oxi của
hydroxyl (-OH) trong HO-MIL-101 (Hình 1.20).
Hình 1.20. Sự hình thành liên kết H giữa phenol và HO-MIL-101 [12].
1.6.2. Hấp phụ kim loại nặng trong dung dịch
Việc loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi dung dịch nước đã trở thành một vấn
đề quan trọng. Gần đây, vật liệu MOFs được xem là loại vật liệu đầy hứa hẹn trong
việc hấp phụ các ion kim loại nặng. Chính vì vậy số lượng các nghiên cứu về ứng
dụng hấp phụ kim loại nặng của MOFs đã tăng nhanh (Hình 1.21).
Hình 1.21. Số lượng các công bố của MOF trong trong lĩnh vực hấp phụ kim loại
nặng [139]
Việc đưa nhóm -NH2 trong ethylendiamin vào khung của MIL-101 [93] thông
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
Năm
Sốlượngấnphẩmcôngbốvớitừ
khóa“vậtliệukhunghữucơkim
loại”
Sốlượngấnphẩmcôngbốvớitừ
khóa“vậtliệukhunghữucơkim
loại+kimloạinặng+hấpphụ”
30
25
20
15
10
5
0
24
qua ion trung tâm chưa bão hòa Cr, hình thành nên vật liệu khung kim loại MIL-101 có
gắn nhóm chức -NH2 (ED-MIL-101) đã làm tăng khả năng hấp phụ Pb(II). Nghiên cứu
cho thấy ED-MIL-101 hấp phụ Pb(II) gấp 5 lần so với MIL-101. Sự hấp phụ Pb(II)
được cho là do các nhóm cacboxyl tự do trong MIL-101 có thể dễ dàng mất đi ion
hydro để hình thành các vị trí liên kết chelat với các ion Pb(II). Tuy nhiên, các nhóm
amino -NH2 được gắn trên bề mặt lỗ rỗng của MIL-101 cũng có khả năng tạo ra các vị
trí liên kết chelat với các ion Pb(II). Do đó, khi đưa nhóm amino -NH2 vào khung MIL-
101 thì khả năng hấp phụ các ion Pb(II) cao hơn hẳn MIL-101.
Hình 1.22. Dung lượng hấp phụ Pb(II) trên MIL-101, ED-MIL-101(2 mmol) và
ED-MIL-101 (5 mmol) [93]
Hình 1.23. Dung lương hấp phụ As(V) theo thời gian trên các vật liệu MIL-88B,
MIL-53(Fe), Cr-MIL-101 và Fe-Cr-MIL-101 [2]
Thời gian (phút)
qt(mg.g-1
)
Thời gian (phút)
qt(mg.g-1
)
25
Đánh giá khả năng hấp phụ As(V) cũng được công bố qua vật liệu Fe-MIL-
101 [2]. Cơ chế của quá trình hấp phụ được giải thích do có tương tác tĩnh điện giữa
cation trung tâm Fe3+
trong khung mạng của vật liệu và anion H2ASO4
-
tạo nên
phức bền. Tuy nhiên, hiệu suất hấp phụ As(V) của vật liệu Fe-MIL-101 không cao
hơn các vật liệu cùng so sánh là MIL- 53(Fe) và MIL-88B .
1.7. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm xúc tác quang phân hủy chất hữu cơ
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vật liệu MOFs được xem như là vật liệu
bán dẫn [32], hoạt động như một chất xúc tác quang trong các phản ứng phân hủy
các chất ô nhiễm hữu cơ. Trong số đó MIL-101(Cr) thu hút nhiều nhóm nghiên cứu
về hoạt tính này. Để nâng cao hoạt tính xúc tác quang của MIL-101(Cr), một số
nhóm nghiên cứu đã tập trung vào việc biến tính MIL-101(Cr) sau khi tổng hợp
bằng cách đưa các nhóm chức, oxit kim loại hay các dẫn xuất vào khung mạng của
MIL-101(Cr).
Yang và cộng sự [147] đã tổng hợp thành công vật liệu biến tính của MIL-
101(Cr) bằng cách đưa các hợp chất xúc tác bán dẫn CdxZn1-xS dạng nano gắn vào
khung của MIL-101(Cr) hình thành vật liệu CdxZn1-xS@MIL-101. Vật liệu này
không những có cấu trúc vi xốp, diện tích bề mặt lớn mà còn có khả năng hấp thụ
ánh sáng tốt. Phổ UV-vis rắn cho thấy vật liệu có khả năng hấp thụ ánh sáng trong
vùng khả kiến tốt hơn so với các hạt nano composites CdxZn1-xS ban đầu. Hiệu suất
quang xúc tác của vật liệu CdxZn1-xS@MIL-101 được đánh giá qua thí nghiệm phân
hủy dung dịch xanh metylen (MB) dưới ánh sáng đèn xenon 300W. Kết quả cho
thấy hiệu suất đạt 99,2 % MB bị khoáng hóa trong vòng 30 phút. Do khả năng hấp
phụ bởi thành phần MIL-101(Cr) và sự phân hủy quang xúc tác của thành phần
CdxZn1-xS cung cấp đã làm tăng hoạt tính quang xúc tác của CdxZn1-xS@MIL-101
(Hình 1.24). Hơn nữa vật liệu có sự ổn định qua các lần tái sử dụng xúc tác.
26
Hình 1.24. Cơ chế quang xúc tác phân hủy MB trên Cd0,8Zn0,2S@MIL-101 [147]
Nghiên cứu của Wang và các cộng sự [136] chỉ ra rằng, MIL-101(Cr) có khả
năng hấp phụ tốt các thuốc nhuộm hữu cơ và Ni(dmH)2 lại có hoạt tính như một
chất xúc tác. Sự kết hợp của hai thành phần này đã tạo nên hợp chất
Ni(dmH)2/MIL-101 có tính xúc tác quang phân hủy thuốc nhuộm Erythrosin B
dưới kích thích của ánh sáng khả kiến. Hay như nhóm nghiên cứu của Ladan
Nirumand [104] đã tổng hợp thành công vật liệu MIL-101(Cr)/RGO/ZnFe2O4 bằng
phương pháp thủy nhiệt. Việc đưa graphene oxit (RGO) kết hợp với khung MIL-
101(Cr) đã làm tăng sự phân tán và độ xốp của vật liệu. Sau đó vật liệu MIL-
101(Cr)/RGO được ghép với một chất bán dẫn có năng lượng thấp như ZnFe2O4
nhằm làm tăng hoạt tính quang xúc tác và khả năng thu hồi xúc tác sau phản ứng
bằng cách sử dụng một nam châm bên ngoài. Hoạt tính quang xúc tác của vật liệu
được đánh giá qua các thí nghiệm phân hủy phẩm nhuộm: công gô đỏ (CR), xanh
metylen (MB), rhodamin B (RhB) và metyl da cam (MO) với sự có mặt của H2O2,
hiệu suất phân hủy tương ứng là: 100%, 96%, 96% và 80%. Các kết quả chỉ ra rằng
vật liệu MIL-101(Cr)/RGO/ZnFe2O4, dưới ánh sáng kích thích cả ZnFe2O4 và MIL-
101(Cr) đều tạo ra cặp electron (e-
) - lỗ trống quang sinh (h+
). Các electron ở vùng
dẫn của ZnFe2O4 dễ dàng nhảy vào vùng dẫn của MIL-101(Cr), đồng thời các
electron ở vùng hóa trị của MIL-101(Cr) dễ dàng chuyển lên vùng hóa trị của
ZnFe2O4. Do đó, e-
và h+
di chuyển theo hướng ngược nhau, đồng thời làm giảm
khả năng tái tổ hợp. Tiếp theo các electron được chuyển sang bề mặt của tấm
27
graphene. Graphene được coi là một chất bán dẫn có band gap bằng không, các
electron được sinh ra từ ZnFe2O4 và MIL-101(Cr) có thể phản ứng với H2O2 hòa tan
để tạo ra gốc hydroxyl, trong khi đó h+
phản ứng với H2O để hình thành gốc 
OH.
Cuối cùng các gốc tự do này sẽ oxy hóa phẩm nhuộm thông qua tương tác tĩnh điện
hoặc tương tác của liên kết π-π, dẫn đến sự mất màu của thuốc nhuộm, tạo sản phẩm
CO2 và H2O (Hình 1.25).
Hình 1.25. Cơ chế quang xúc tác phân hủy thuốc nhuộm trên MIL-
101/RGO/ZnFe2O4 [104]
Như vậy, có thể thấy vật liệu MOFs nói chung và MIL-101(Cr) nói riêng, đều
được tổng hợp chủ yếu bằng phương pháp thủy nhiệt, với ưu điểm dễ thực hiện, có
thể kiểm soát hình thái vật liệu bằng cách thay đổi điều kiện tổng hợp. Chính vì vậy,
trong nghiên cứu này phương pháp thủy nhiệt được sử dụng để tổng hợp vật liệu
MIL-101(Cr) cũng như biến tính MIL-101(Cr).
Qua sự tìm hiểu của chúng tôi, đã có nhiều nghiên cứu tổng hợp và biến tính vật
liệu MIL-101(Cr), nhưng ở Việt Nam, cho đến nay, việc nghiên cứu biến tính và
ứng dụng của loại vật liệu này trong: hấp phụ kim loại nặng; làm xúc tác oxy hóa
hợp chất hữu cơ hay xúc tác quang phân hủy dung dịch thuốc nhuộm vẫn còn hạn
chế. Do đó, những nghiên cứu về tổng hợp và ứng dụng vật liệu biến tính MIL-
101(Cr) trong các lĩnh vực trên vẫn rất cần thiết.
28
1.8. Giới thiệu một số vấn đề nghiên cứu trong hấp phụ
1.8.1. Nghiên cứu động học hấp phụ
Để hiểu rõ về bản chất của quá trình hấp phụ, trong nghiên cứu này chúng tôi
sử dụng các mô hình động học hình thức như: phương trình biểu kiến bậc nhất và
phương trình biểu kiến bậc hai, đã được nhiều tác giả sử dụng và công bố về động
học của quá trình hấp phụ.
+ Phương trình động học biểu kiến bậc nhất (pseudo first order equation) của
Lagergren [80] được biểu diễn dưới dạng:
t
1 e t
dq
= k (q - q )
dt
(1.1)
trong đó, k1 (phút-1
) là hằng số tốc độ của mô hình hấp phụ biểu kiến bậc nhất; qe và
qt (mg.g-1
) lần lượt là dung lượng hấp phụ ở thời điểm cân bằng và thời điểm t, qt
được tính bởi công thức:
o t
t
(C - C ).V
q =
m
(1.2)
Lấy tích phân phương trình (1.1) và áp dụng các điều kiện biên t  0 đến t t
và qt  0 đến qt  qt sẽ thu được phương trình:
e t e 1ln(q - q ) = lnq - k t (1.3)
Phương trình (1.3) là phương trình dạng tuyến tính của mô hình động học
bậc nhất. Biến đổi phương trình này sẽ thu được dạng phi tuyến [31]:
 1-k t
t eq = q 1 - e (1.4)
+ Phương trình động học biểu kiến bậc hai (pseudo second order equation)
được tác giả Ho [51] công bố trong một công trình nghiên cứu về sự hấp phụ kim
loại Pb(II) trên than bùn, phương trình có dạng:
 
2t
2 e t
dq
= k q - q
dt
(1.5)
trong đó, k2 (g.mg-1
.phút-1
) là hằng số tốc độ của mô hình hấp phụ biểu kiến bậc hai;
các đại lượng khác đã được nêu ở trên.
Phân li biến số rồi lấy tích phân phương trình (1.5), kết hợp với điều kiện
biên thu được phương trình có dạng tuyến tính là:
2
t 2 e e
t 1 1
= + t
q k q q
(1.6)
29
Phương trình (1.6) được biểu diễn dưới dạng phi tuyến:
 
2
e 2
t
e 2
q k t
q =
1 + q k t
(1.7)
Trong động học hấp phụ sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến hằng số tốc độ hấp
phụ được mô tả bằng phương trình Arrhenius [106]:
a-E
RT
k = Ae (1.8)
Trong đó, Ea là năng lượng hoạt hóa (J.mol-1
), A là hằng số, R là hằng số khí
(8,314 J.mol-1
.K-1
) và T là nhiệt độ tuyệt đối.
Khi nghiên cứu về động học của quá trình hấp phụ thì các thông số nhiệt
động học hoạt hóa được xem là khá cần thiết để có thể dự đoán xem chất bị hấp phụ
có phụ thuộc vào bề mặt vật liệu, hay có xảy ra theo dạng phức chất hoạt động trước
khi hấp phụ cuối cùng hay không. Các thông số nhiệt động hoạt hóa gồm: enthalpy
(∆H#
), entropy (∆S#
) và năng lượng tự do (∆G#
) được tính theo phương trình Eyring
dạng phi tuyến [106], [118]:
# # #
-ΔG ΔS -ΔH
b bRT R RT
k T k T
k = e = e e
h h
   
   
   
(1.9)
trong đó, kb (1,3807x10-23
J/K) là hằng số Boltzman, h (6,621x10-34
J.s) là hằng số
Planck.
Lấy logarit tự nhiên phương trình (1.9), phương trình Eyring ở dạng tuyến
tính được xác định:
# #
b bk k ΔS ΔH
ln( ) = ln( ) + -
T h R RT
(1.10)
Năng lượng hoạt hóa tự do (∆G#
) được tính theo phương trình sau:
# # #
ΔG =ΔH - TΔS (1.11)
Để xác định quá trình hấp phụ có tự xảy ra hay không, thông số nhiệt động
của quá trình hấp phụ rất cần thiết. Năng lượng tự do Gibbs, ∆Go
của quá trình hấp
phụ, một đại lượng quan trọng để xác định mức độ tự xảy ra của quá trình. Các
tham số nhiệt động ∆So
, ∆Ho
, ∆Go
của hệ được xác định bằng phương trình:
o o o
ΔG =ΔH - TΔS (1.12)
∆Go
của hệ được xác định bằng phương trình Van’t Hoff để xác định xem
quá trình hấp phụ có tự xảy ra về phương diện nhiệt động học hay không
30
o
dΔG = - RTlnK (1.13)
trong đó, T là nhiệt độ (K) và R là hằng số khí (8,314 J.mol-1
.K-1
), Kd là hằng số
cân bằng, theo Romero-Gonzalez và một số nhóm nghiên cứu khác [112], [117],
[124], đã xác định hằng số cân bằng theo phương trình:
e
d
e
q
K =
c
(1.14)
Có thể thay phương trình (1.12) vào (1.13) ta được:
0 0
d
-ΔH ΔS
lnK = +
RT R
(1.15)
Giá trị của ∆Ho
và ∆So
được xác định từ hệ số góc và đoạn cắt trục tung của
đồ thị tuyến tính lnKd theo 1/T.
Các tham số của mô hình hồi qui phi tuyến tính được xác định theo phương
pháp tổng bình phương tối thiểu. Điều này được thực hiện bằng cực tiểu hoá tổng
bình phương sai số (SSES) trên Menu Solver trong Microsoft Excel. Hàm SSES cho
cực tiểu hoá như sau:
N 2
S exp est1
SSE = (y - y ) (1.16)
trong đó, yexp là giá trị thực nghiệm, yest là giá trị ước lượng của mô hình.
Hệ số xác định (R2
) và sai số tương đối trung bình (ARE), được sử dụng để
so sánh các mô hình theo phương trình:
ARE được tính theo biểu thức [37]:
n exp,i est,i
1
exp,i
y - y100
ARE = .
n y
 (1.17)
R2
được xác định theo biểu thức (1.18):
2 s
T
SSE
R = 1 -
SSE
(1.18)
trong đó, SSET là tổng bình phương sai số tổng tương đương với:
N
2
exp mean
1
(y - y )
trong đó, ymean là giá trị trung bình của y.
1.8.2. Nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hai mô hình phổ biến để nghiên cứu
đẳng nhiệt hấp phụ đó là Langmuir và Freundlich.
31
+ Mô hình đẳng nhiệt Langmuir [40], [81] dựa trên giả thiết sự hấp phụ là
đơn lớp, nghĩa là các chất bị hấp phụ hình thành một lớp đơn phân tử và tất cả các
tâm hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ có ái lực như nhau đối với chất bị hấp phụ.
Phương trình đẳng nhiệt Langmuir có dạng tuyến tính:
e m m L e
1 1 1
= +
q q q K C
(1.19)
Có thể chuyển về dạng phi tuyến tính:
m L e
e
L e
q K C
q =
1+K C
(1.20)
Trong đó, qm là dung lượng hấp phụ cực đại (mg.g-1
), qe là dung lượng hấp
phụ tại thời điểm cân bằng (mg.g-1
), Ce là nồng độ chất bị hấp phụ tại thời điểm cân
bằng (mg.L-1
), KL là hằng số hấp phụ Langmuir (L.mg-1
) đặc trưng cho ái lực của
tâm hấp phụ.
+ Mô hình đẳng nhiệt Freundlich [40] dựa trên giả thiết cho rằng bề mặt chất
hấp phụ là không đồng nhất với các tâm hấp phụ khác nhau về số lượng và năng
lượng hấp phụ.
Phương trình đẳng nhiệt Freundlich có dạng:
e F e
1
lnq = lnK + lnC
n
(1.21)
Có thể chuyển về dạng phi tuyến tính:
1/n
e F eq = K C (1.22)
Trong đó, qe là dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg.g-1
), Ce là
nồng độ chất bị hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg.L-1
), KF là hằng số hấp phụ
Freundlich (mg.g-1
), 1/n là hằng số hấp phụ Freundlich, 1/n (n > 1) hệ số đặc trưng
cho tương tác hấp phụ - bị hấp phụ. Giá trị lớn của n có nghĩa bề mặt không đồng
nhất. Với giá trị trong khoảng 1 < n < 10, quá trình hấp phụ xảy ra thuận lợi. Giá trị
n ở giữa 2 và 10 cho biết quá trình hấp phụ rất mạnh và 1 < n < 2 chứng tỏ dung
lượng hấp phụ nhỏ hơn nồng độ cân bằng [38]. Giá trị KF sử dụng để so sánh khả
năng hấp phụ của một hệ đang khảo sát, giá trị KF lớn đồng nghĩa với hệ có khả
năng hấp phụ cao.
1.9. Một số đặc điểm về quá trình oxy hóa Fenton
Hệ tác nhân Fenton đồng thể (Fenton cổ điển) [6], [133], [159] là một hỗn
hợp gồm các ion sắt hóa trị 2 và H2O2, chúng tác dụng với nhau sinh ra các gốc tự
do 
HO, còn Fe2+
bị oxi hóa thành Fe3+
.
32
2 3+
2 2Fe + H O Fe + OH + OH  
 (k = 63 L.mol-1
.s-1
) (1.23)
Những ion Fe2+
mất đi sẽ được tái sinh lại nhờ Fe3+
tác dụng với H2O2 dư
theo phản ứng:
3 2+
2 2 2Fe + H O Fe + O H + H  
 (k < 3.10-3
L.mol-1
.s-1
) (1.24)
Từ những phản ứng trên chứng tỏ tác dụng của sắt đóng vai trò là chất xúc
tác. Quá trình khử Fe3+
thành Fe2+
xảy ra rất chậm, hằng số tốc độ phản ứng rất nhỏ
so với phản ứng (1.23), vì vậy sắt tồn tại sau phản ứng chủ yếu ở dạng Fe3+
.
Gốc 
HO sinh ra có khả năng phản ứng với Fe2+
và H2O2, nhưng quan trọng
nhất là có khả năng phản ứng với nhiều chất hữu cơ tạo thành các gốc hữu cơ có
khả năng phản ứng cao.
2 2 2 2OH + H O H O + O H 
 (1.25)
2 3
OH + Fe OH + Fe   
 (1.26)
2OH + RH H O + R 
 (1.27)
Gốc 
R có thể oxy hóa Fe2+
, khử Fe3+
hoặc dimer hóa theo những phương
trình phản ứng sau:
2 3+
R + Fe Fe + R  
 (1.28)
3 2+
R + Fe Fe + 
 “sản phẩm” (1.29)
R + R 
 “sản phẩm” (1.30)
Gốc 
O2H có thể tác dụng với Fe2+
, Fe3+
theo các phương trình phản ứng sau:
2 3
2 2O H + Fe HO + Fe   
 (1.31)
3 2
2 2O H + Fe H + O + Fe   
 (1.32)
Các yếu tố ảnh hưởng quá trình oxi hóa Fenton
+ Độ pH: Trong phản ứng Fenton, độ phân hủy và nồng độ Fe2+
ảnh hưởng
lớn đến tốc độ phản ứng và hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ. Nguyên nhân là
trong môi trường axit thì sự khử Fe3+
 Fe2+
xảy ra dễ dàng thuận lợi cho quá trình
tạo thành gốc hydroxyl 
HO, trong môi trường pH cao thì Fe3+
 Fe(OH)3 làm giảm
nguồn tạo ra Fe2+
. Nói chung phản ứng Fenton đồng thể xảy ra thuận lợi khi pH < 4.
+ Tỉ lệ Fe2+
: H2O2 và loại ion Fe (Fe2+
hay Fe3+
).
Tốc độ phản ứng tăng khi tăng nồng độ H2O2, đồng thời nồng độ H2O2 lại
phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm cần xử lý, đặc trưng bằng hàm lượng COD.
33
Theo kinh nghiệm, tỉ lệ mol/mol H2O2 : COD thường 0,5 - 1 :1. Tỉ lệ Fe2+
: H2O2
nằm trong khoảng 0,3 - 1 : 10 mol/mol.
Việc sử dụng ion Fe2+
hay Fe3+
không ảnh hưởng gì đến tác dụng xúc tác cho
phản ứng Fenton (dựa vào phản ứng (1.23) và (1.24)). Tuy nhiên, khi sử dụng H2O2
với liều lượng thấp (<10- 15 mg/l H2O2) nên sử dụng Fe2+
sẽ tiết kiệm được
hóa chất.
+ Các anion vô cơ: Một số anion vô cơ thường gặp trong nước thải là những
ion cacbonat (CO3
2-
), bicacbonat (HCO3
-
), clorua (Cl-
) sẽ tóm bắt các gốc hydroxyl

HO làm hao tổn số lượng gốc hydroxyl, giảm mất khả năng phản ứng oxi hóa,...
Những chất tóm bắt này gọi chung là những chất tìm diệt gốc hydroxyl, như phản
ứng sau:
•
HO + Cl Cl + OH  
 (1.33)
Nói chung, các ioncacbonat ( 2
3CO 
), bicacbonat ( 3HCO
), clorua (Cl-
) thường
có ảnh hưởng kìm hãm tốc độ phản ứng nhiều nhất. Để hạn chế các yếu tố ảnh
hưởng trên cần chỉnh pH sang môi trường axit để chuyển cacbonat, bicacbonat sang
cacbonic axit (không phải chất tìm diệt gốc hydroxyl). Ngoài ra, một số anion vô cơ
khác như các gốc sunfat ( 2
4SO 
), nitrat ( 3NO
), photphat ( 3
4PO 
) cũng có thể tạo phức
với Fe3+
làm cho hiệu quả của quá trình Fenton giảm đi, nhưng ảnh hưởng này ở
mức độ thấp.
34
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị
2.1.1. Hoá chất
Tất cả các hóa chất đều ở dạng tinh khiết phân tích PA
Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng cho nghiên cứu
Tên hóa chất Nguồn gốc
Chromium (III) nitrate nonahydrates Cr(NO3)3.9H2O (98%) Hàn quốc
Terephthalic acid (H2BDC) HOOC-(C6H4)-COOH (99%) Merck
Fluorhydric acid HF Trung Quốc
Iron (III) nitrate nonahydrates Fe(NO3)3.9H2O (98%) Hàn quốc
Iron(III) chloride hexahydrate FeCl3.6H2O (98%) Hàn quốc
Iron(II) chloride tetrahydrate FeCl2.4H2O (99%) Hàn quốc
Ethanol (EtOH) C2H5OH Trung Quốc
Ammonium fluoride NH4F Trung Quốc
Sodium hydroxide NaOH Trung Quốc
Hydrochloric acid HCl Trung Quốc
N,N-Dimethylmethanamide (DMF) C3H7NO (98%) Trung Quốc
Methylene blue C16H18N3SCl (1%) Trung Quốc
Oct -1- ene C8H16 (98%) Merck
2.1.2. Dụng cụ và thiết bị
Bảng 2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm
TT TT
1 Cân phân tích 9 Cốc thủy tinh các loại
2 Tủ sấy 10 Bình định mức các loại
3 Máy khấy từ 11 Đũa thủy tinh
4 Máy khấy cơ 12 Cuvet thạch anh
5 Bình teflon 13 Bình cầu 3 cổ
6 Máy ly tâm 14 Ống ly tâm
7 Máy hút chân không 15 Bình tam giác các loại
8 Máy UV-Vis 16 Máy đo pH
2.2. Tổng hợp vật liệu
2.2.1. Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr)
MIL-101(Cr) được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt theo tài liệu [42].
Cho hỗn hợp gồm: axit terephthalic (H2BDC), muối Cr(NO3)3.9H2O và nước cất
vào cốc có dung tích 250 mL, hỗn hợp được khuấy trong 60 phút ở 70 - 80C. Sau
35
đó vừa khuấy vừa cho từ từ từng giọt dung dịch HF trong vòng 15 phút vào hỗn
hợp, khuấy tiếp hỗn hợp trong 30 phút. Tiếp đến chuyển toàn bộ hỗn hợp vào bình
Teflon, đậy kín, cho vào tủ sấy ở 200C trong 8 giờ. Mẫu thu được ở dạng bột màu
xanh, đem ly tâm mẫu lấy phần chất rắn. Tiến hành lọc, rửa phần chất rắn này bằng dung
môi DMF khuấy ở 70 - 80C trong vòng 1 giờ, tiến hành tương tự 2 lần trong dung
môi EtOH, 1 lần trong dung môi NH4F và 2 lần trong nước cất. Sản phẩm thu được
sấy ở 100C trong vòng 12 giờ. Mẫu tổng hợp được ký hiệu: M0
2.2.2. Tổng hợp vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr)
Vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) cũng được tổng hợp theo phương pháp thủy nhiệt
với quy trình tương tự tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) nhưng trong giai đoạn đầu có
thêm vào muối Fe(NO3)3.9H2O có khối lượng thay đổi theo tỉ lệ số mol của Cr(III)/
Fe(III). Sơ đồ tóm tắt của qui trình được trình bày trong Hình 2.1.
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt qui trình tổng hợp vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr)
H2
O + H2
BDC + Cr(NO3
)3
.9H2
O + Fe(NO3
)3
.9H2
O
Hỗn hợp
Khuấy 60 phút, to
= 70o
C
Khuấy hỗn hợp 30 phút
Nhỏ từ từ trong 15 phút
HF
Thủy nhiệt ở 200o
C trong 8 giờ
Tinh chế sản phẩm
Rửa bằng dung dịch DMF
Rửa bằng dung dịch EtOH
Rửa bằng dung dịch NH4
F
Rửa bằng nước cất
Sản phẩm
Đặc trưng vật liệu
XRD SEM TEM IR EDX XPS
36
Quy trình này được sử dụng để tổng hợp tất cả các mẫu Fe2O3/MIL-101(Cr)
theo các tỉ lệ cho trong Bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3. Tỉ lệ Cr(III)/ Fe(III) dùng để biến tính MIL-101(Cr)
Kí hiệu mẫu H2BDC
(mg)
Muối Cr (III)
(mg)
Muối Fe (III)
(mg)
Nước
(ml)
HF
(μl)
M9:1 996 2712 303 37,8 260
M8:2 996 2412 606 37,8 260
M7:3 996 2110 909 37,8 260
M5:5 996 1507 1515 37,8 260
2.2.3. Tổng hợp Fe3O4/MIL-101(Cr)
Cho 0,5 gam MIL-101(Cr) vào 50 mL H2O khuấy trong 1 giờ thu được dung
dịch 1. Hòa tan hỗn hợp gồm: 1 mmol FeCl2.4H2O và 2 mmol FeCl3.6H2O trong 50
mL ethanol thu được dung dịch 2. Tiến hành khuấy cơ dung dịch 1 có dòng khí N2
chạy qua liên tục, đồng thời nhỏ từng giọt dung dịch 2 vào dung dịch 1 trong 60
phút, thêm tiếp 14 mL NH4OH vào, khuấy thêm 30 phút. Sản phẩm thu được đem
ly tâm và rửa bằng nước. Sấy sản phẩm trong chân không ở 60o
C trong 6 giờ thu
được vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) màu đen xám.
Hình 2.2. Sơ đồ tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr)
2.2.4. Hấp phụ Pb(II)
2.2.4.1. Điểm đẳng điện của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)
Xác định điểm đẳng điện của vật liệu theo qui trình được mô tả trong tài liệu
[79]. Cho vào 7 bình tam giác (dung tích 100 mL) 25 mL dung dịch NaCl 0,1M có
giá trị pH ban đầu (pHi) đã được điều chỉnh nằm trong khoảng từ 2 đến 12 bằng
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt
Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...jackjohn45
 
Tio2- graphene
Tio2- grapheneTio2- graphene
Tio2- graphenenhuphung96
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525jackjohn45
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...jackjohn45
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mof 199 và khảo sát hoạt tính xúc tác trên phản ...
 
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAYLuận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
 
Luận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAY
Luận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAYLuận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAY
Luận án: Tổng hợp vật liệu nano hệ ZnO pha tạp Mn, Ce, C, HAY
 
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nanoLuận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
Đề tài: Khả năng hấp phụ của xơ dừa đối với ion Cu2+ trong nước
Đề tài: Khả năng hấp phụ của xơ dừa đối với ion Cu2+ trong nướcĐề tài: Khả năng hấp phụ của xơ dừa đối với ion Cu2+ trong nước
Đề tài: Khả năng hấp phụ của xơ dừa đối với ion Cu2+ trong nước
 
Metal organic framework
Metal organic frameworkMetal organic framework
Metal organic framework
 
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
 
Tio2- graphene
Tio2- grapheneTio2- graphene
Tio2- graphene
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
 
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Đề tài: Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp oxi hóa
Đề tài: Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp oxi hóaĐề tài: Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp oxi hóa
Đề tài: Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp oxi hóa
 
Đề tài: Vật liệu TiO2 dạng cột nano làm điện cực cho pin mặt trời
Đề tài: Vật liệu TiO2 dạng cột nano làm điện cực cho pin mặt trờiĐề tài: Vật liệu TiO2 dạng cột nano làm điện cực cho pin mặt trời
Đề tài: Vật liệu TiO2 dạng cột nano làm điện cực cho pin mặt trời
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
 
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
 
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệtLuận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
 

Similar to Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt

Nghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdf
Nghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdfNghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdf
Nghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdfNuioKila
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu HaiẢnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu HaiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Man_Ebook
 

Similar to Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt (20)

Nghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdf
Nghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdfNghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdf
Nghiên cứu biến tính graphen oxitdạng khử bằng sắt oxit và ứng dụng.pdf
 
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tácNghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
 
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAYLàm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
 
Chuyển hóa phụ phẩm công-nông nghiệp để thu nhận bioethanol
Chuyển hóa phụ phẩm công-nông nghiệp để thu nhận bioethanolChuyển hóa phụ phẩm công-nông nghiệp để thu nhận bioethanol
Chuyển hóa phụ phẩm công-nông nghiệp để thu nhận bioethanol
 
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAYLuận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
 
Ảnh hưởng của polianilin đến tính chất quang điện hóa của titan dioxi
 Ảnh hưởng của polianilin đến tính chất quang điện hóa của titan dioxi Ảnh hưởng của polianilin đến tính chất quang điện hóa của titan dioxi
Ảnh hưởng của polianilin đến tính chất quang điện hóa của titan dioxi
 
Luận án: Biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng trong xúc tác
Luận án: Biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng trong xúc tácLuận án: Biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng trong xúc tác
Luận án: Biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng trong xúc tác
 
Hiệu quả kinh tế đập xà phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu
Hiệu quả kinh tế đập xà phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc LiêuHiệu quả kinh tế đập xà phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu
Hiệu quả kinh tế đập xà phân ranh mặn ngọt tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
 
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu HaiẢnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp và biến tính NiO cấu trúc nano, HAY
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp và biến tính NiO cấu trúc nano, HAYLuận văn: Nghiên cứu tổng hợp và biến tính NiO cấu trúc nano, HAY
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp và biến tính NiO cấu trúc nano, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp và biến tính NiO cấu trúc nano và khảo sát khả ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp và biến tính NiO cấu trúc nano và khảo sát khả ...Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp và biến tính NiO cấu trúc nano và khảo sát khả ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp và biến tính NiO cấu trúc nano và khảo sát khả ...
 
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã tràHấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
 
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biểnLuận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Phân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vật
Phân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vậtPhân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vật
Phân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vật
 
Luận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titan
Luận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titanLuận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titan
Luận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titan
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Luận án: Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt

  • 1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả và số liệu nghiên cứu được trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Việc tham khảo và trích dẫn các nguồn tài liệu đều đúng quy định. Tác giả Huỳnh Thị Minh Thành
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Quang Khiếu, PGS.TS. Trần Ngọc Tuyền, những người Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Hóa, Trường Đại học Quy Nhơn; Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa Học, Đại học Huế; Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành luận án này. Tôi trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Hợp, PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng, PGS.TS. Võ Viễn, PGS.TS. Nguyễn Hải Phong, PGS.TS. Trần Dương, GS.TS. Dương Tuấn Quang, PGS.TS. Hoàng Văn Đức, PGS.TS. Võ Văn Tân, PGS.TS. Nguyễn Văn Dũng đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thiện luận án. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp gần xa đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án. Huế, tháng năm 2019 Tác giả Huỳnh Thị Minh Thành
  • 3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................... viii MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN....................................................................................3 1.1. Giới thiệu vật liệu khung hữu cơ kim loại .........................................................3 1.2. Giới thiệu vật liệu MIL-101(Cr)........................................................................5 1.3. Các phương pháp tổng hợp MIL-101(Cr)..........................................................6 1.3.1. Phương pháp thủy nhiệt..............................................................................6 1.3.2. Phương pháp vi sóng..................................................................................9 1.3.3. Phương pháp chuyển đổi gel khô..............................................................10 1.4. Biến tính vật liệu MIL-101(Cr) .......................................................................10 1.4.1. Phương pháp sol - gel...............................................................................10 1.4.2. Phương pháp lắng đọng nguyên tử ...........................................................13 1.4.3. Phương pháp ngâm tẩm............................................................................16 1.5. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm xúc tác oxy hóa hợp chất hữu cơ .....16 1.5.1. Phản ứng oxi hóa anken ...........................................................................17 1.5.2. Phản ứng oxi hóa cyclohexan...................................................................18 1.5.3. Phản ứng nối các oxit hữu cơ với CO2......................................................20 1.6. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm chất hấp phụ trong dung dịch nước......................................................................................................................20 1.6.1. Hấp phụ chất hữu cơ trong dung dịch.......................................................21 1.6.2. Hấp phụ kim loại nặng trong dung dịch....................................................23 1.7. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm xúc tác quang phân hủy chất hữu cơ25 1.8. Giới thiệu một số vấn đề nghiên cứu trong hấp phụ.........................................28 1.8.1. Nghiên cứu động học hấp phụ..................................................................28 1.8.2. Nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ................................................................30
  • 4. iv 1.9. Một số đặc điểm về quá trình oxy hóa Fenton.................................................31 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................34 2.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị...........................................................................34 2.1.1. Hoá chất...................................................................................................34 2.1.2. Dụng cụ và thiết bị...................................................................................34 2.2. Tổng hợp vật liệu............................................................................................34 2.2.1. Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr)................................................................34 2.2.2. Tổng hợp vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) .....................................................35 2.2.3. Tổng hợp Fe3O4/MIL-101(Cr)..................................................................36 2.2.4. Hấp phụ Pb(II) .........................................................................................36 2.2.5. Oxi hóa oct-1-en bằng xúc tác MIL-101(Cr) hoặc Fe2O3/MIL-101(Cr) ....38 2.2.6. Xúc tác quang phân hủy MB trên Fe3O4/MIL-101(Cr) .............................38 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................38 2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X .....................................................................38 2.3.2. Phổ hồng ngoại ........................................................................................39 2.3.3. Phương pháp quang điện tử tia X .............................................................40 2.3.4. Phương pháp tán xạ năng lượng tia X.......................................................41 2.3.5. Hiển vi điện tử quét..................................................................................41 2.3.6. Hiển vi điện tử truyền qua........................................................................42 2.3.7. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ...................................................43 2.3.8. Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ................................44 2.3.9. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ........................................................46 2.3.10. Phổ khuếch tán tán xạ tử ngoại - khả kiến ..............................................46 2.3.11. Phổ tử ngoại - khả kiến...........................................................................48 2.3.12. Phương pháp phân tích nhiệt ..................................................................49 2.3.13. Phương pháp đo từ .................................................................................49 2.3.14. Phương pháp phổ Raman........................................................................50 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................51 3.1. Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr), Fe2O3/MIL-101(Cr) và ứng dụng .................51 3.1.1. Đặc trưng vật liệu.....................................................................................51 3.1.2. Ứng dụng vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) làm chất hấp phụ Pb(II) trong dung dịch nước...............................................................................60
  • 5. v 3.1.3. Khả năng xúc tác của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) cho phản ứng oxy hóa oct-1-en ................................................................................................72 3.2. Tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) và ứng dụng........................................79 3.2.1. Đặc trưng vật liệu.....................................................................................79 3.2.2. Ứng dụng vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) làm xúc tác quang phân hủy thuốc nhuộm MB.........................................................................................................87 KẾT LUẬN...........................................................................................................98 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...............................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................101 PHỤ LỤC............................................................................................................117
  • 6. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AAS Atomic Absorption Spectrophotometric (Phổ hấp thụ nguyên tử ) ALD Atomic layer deposition (Lắng đọng nguyên tử) BDC Benzendicarboxylate BET Brunauer-Emmett-Taller CD/PVP Colloidal deposition with PVP CTAB Cetyltrimethylammonium bromide CUSs Coordinatively unsaturated site (Vị trí liên kết không bão hòa) DGC Dry gel conversion (Chuyển đổi gel khô) DPSH Deposition precipitation with sodium hydroxide DSA Double solvent approach ED Ethylene diamine EDX Energy-dispersive X-ray spectroscopy (Phổ tán sắc năng lượng tia X) FePcS Iron tetrasulfophthalocyanine FT-IR Fourier transform infrared spectroscopy (Phổ hồng ngoại) IMP Impregnation L-H Langmuir-Hinshelwood MeCpPtMe Methylcyclopentadienyl trimethylplatium MB Xanh methylen MIL Matérial Institute Lavoisier MOFs Metal organic frameworks (Khung hữu cơ kim loại) PED Protonated ethylenediamine PVP Polyvinylpyrrolidone SEM Scanning electron microscopy (Hiển vi điện tử quét) SUBs Secondary building units (Đơn vị cấu trúc thứ cấp) TEM Transmission electron microscopy (Hiển vi điện tử truyền qua) TBHP tert-butyl hydropeoxide TMAOH Tetramethylammonium hydroxide
  • 7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thông số hóa lý của vật liệu MIL-101(Cr) ..............................................8 Bảng 1.2. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) trong các nghiên cứu khác nhau.............9 Bảng 1.3. Tính chất xốp của Au/MIL-101 .............................................................12 Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng cho nghiên cứu ....................................................34 Bảng 2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm...............................................................34 Bảng 2.3. Tỉ lệ Cr(III)/ Fe(III) dùng để biến tính MIL-101(Cr)..............................36 Bảng 3.1. Tính chất xốp của mẫu M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol Cr(III)/Fe(III) khác nhau........................................................................................56 Bảng 3.2. Bảng so sánh kết quả tính chất xốp của mẫu M9:1 (Fe2O3/MIL-101(Cr)) tổng hợp được với các kết quả đã được công bố.....................................................56 Bảng 3.3. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong mẫu M0 và M9:1 ..............................................................................................................................58 Bảng 3.4. Các tham số động học hấp phụ Pb(II) trên vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) ở các nồng độ Pb(II) khác nhau..............................................65 Bảng 3.5. Các tham số động học hấp phụ Pb(II) của vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) ở các nhiệt độ khác nhau........................................................66 Bảng 3.6. Các thông số hoạt hóa của quá trình hấp phụ .........................................68 Bảng 3.7. Các tham số nhiệt động học của quá trình hấp phụ Pb(II).......................69 Bảng 3.8. Các thông số đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Freundlich .....................70 Bảng 3.9. So sánh dung lượng hấp phụ Pb(II) của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL- 101(Cr) với một số vật liệu khác............................................................................71 Bảng 3.10. Các thông số đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Freundlich ...................90 Bảng 3.11. Các thông số động học biểu kiến của phản ứng phân hủy quang xúc tác phân hủy MB trên vật liệu Fe3O4/ MIL-101(Cr).....................................................92
  • 8. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Một số phối tử hữu cơ thường gặp ...........................................................4 Hình 1.2. Các kiểu cấu trúc không gian của MOFs .................................................4 Hình 1.3. Các đơn vị cơ sở và cấu trúc tinh thể của MIL-101(Cr) ...........................6 Hình 1.4. Giản đồ XRD của MIL-101TM (a), MIL-101F- (b), MIL-101 H2O (c) và H2BDC (*) ..............................................................................................................7 Hình 1.5. Hình ảnh SEM của MIL-101(Cr): a) không có CTAB; b) Cr3+ /CTAB (1: 0,25); c) Cr3+ /CTAB (1: 0,3) ...................................................................................8 Hình 1.6. Phản ứng oxy hóa ancol bằng H2O2với xúc tác Fe3O4@MIL-101...........11 Hình 1.7. Giản đồ XRD và đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của ML-101 và Fe3O4@MIL-101 ...................................................................................................11 Hình 1.8. Phản ứng oxi hóa 1-phenylethanol..........................................................13 Hình 1.9. Ảnh SEM của Pt@MIL-101 ..................................................................14 Hình 1.10. Phản ứng dehydro hóa R - NO2 bằng Pd@MIL-101 ............................14 Hình 1.11. (a) Giản đồ XRD; (b) Đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của MIL-101 và Pd@MIL-101 ở 77 K ............................................................................................15 Hình 1.12. Ảnh TEM của MIL-101 và NiO-MIL-101 ...........................................15 Hình 1.13. Sự hình thành các vị trí CUSs từ trime crom trong cấu trúc MIL-101..17 Hình 1.14. Tái sử dụng xúc tác cho quá trình oxi hóa cyclohexen với TBHP .........18 Hình 1.15. Ảnh hưởng tỉ lệ mol cyclohexan/TBHP trong quá trình oxy hóa cyclohexan với sự có mặt của chất xúc tác MIL-101(Cr) .......................................19 Hình 1.16. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr): (a) ban đầu; (b) sau khi xử lý với 0,5M TBHP và MeCN ở 80o C trong 10 giờ; (c) sau quá trình oxy hóa cyclohexan ........19 Hình 1.17. Các cơ chế hấp phụ trên vật liệu MOFs ..............................................21 Hình 1.18. Dung lượng hấp phụ naproxen theo thời gian trên các vật liệu than hoạt tính, MIL-100(Fe) và MIL-101(Cr) ......................................................................21 Hình 1.19. Dung lượng hấp phụ MO theo thời gian trên các vật liệu than hoạt tính, MIL-53, MIL-101, ED-MIL-101 và PED-MIL-101...............................................22 Hình 1.20. Sự hình thành liên kết H giữa phenol và HO-MIL-101 . .......................23 Hình 1.21. Số lượng các công bố của MOF trong trong lĩnh vực hấp phụ kim loại nặng ......................................................................................................................23 Hình 1.22. Dung lượng hấp phụ Pb(II) trên MIL-101, ED-MIL-101(2 mmol) và
  • 9. ix ED-MIL-101 (5 mmol) .........................................................................................24 Hình 1.23. Dung lương hấp phụ As(V) theo thời gian trên các vật liệu MIL-88B, MIL-53(Fe), Cr-MIL-101 và Fe-Cr-MIL-101 .......................................................24 Hình 1.24. Cơ chế quang xúc tác phân hủy MB trên Cd0,8Zn0,2S@MIL-101 ..........26 Hình 1.25. Cơ chế quang xúc tác phân hủy thuốc nhuộm trên MIL- 101/RGO/ZnFe2O4 ................................................................................................27 Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt qui trình tổng hợp vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr).................35 Hình 2.2. Sơ đồ tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr)...........................................36 Hình 2.3. Sự nhiễu xạ tia X trên bề mặt tinh thể.....................................................39 Hình 2.4. Sắc ký đồ của một chất...........................................................................43 Hình 2.5. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của P/[V(Po – P)] theo P/Po......................45 Hình 2.6. Sơ đồ bước nhảy của các electron trong phân tử.....................................48 Hình 3.1. Giản đồ XRD của mẫu M0 và các mẫu biến tính với tỉ lệ mol Cr(III)/ Fe(III) khác nhau ...................................................................................................51 Hình 3.2. Giản đồ XRD góc lớn của mẫu M0 và các mẫu biến tính với tỉ lệ mol Cr(III)/ Fe(III) khác nhau.......................................................................................52 Hình 3.3. Ảnh SEM của mẫu: M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol Cr(III)/Fe(III) khác nhau........................................................................................53 Hình 3.4. Ảnh TEM của mẫu: M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol Cr(III)/ Fe(III) khác nhau ...................................................................................................54 Hình 3.5. Đường cong hấp phụ-khử hấp phụ N2 ở 77 K của: M0 và các mẫu biến tính ở các tỉ lệ mol Cr(III)/Fe(III) khác nhau..........................................................55 Hình 3.6. Phổ hồng ngoại của M0 và M9:1............................................................57 Hình 3.7. Phổ tán xạ EDX của các mẫu: a) M0; b) M9:1 .......................................58 Hình 3.8. Phổ XPS của các mẫu M0 và M9:1 ........................................................59 Hình 3.9. Mối quan hệ giữa thời gian và hiệu suất của quá trình hấp phụ Pb(II) lên các vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)...................................................61 Hình 3.10. Ảnh hưởng của lượng vật liệu đến hiệu suất hấp phụ Pb(II)..................62 Hình 3.11. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ Pb(II) ..................................62 Hình 3.12. Đồ thị phân bố dạng tồn tại của Pb(II) trong nước theo pH ..................63 Hình 3.13. Ảnh hưởng nồng độ Pb(II) và thời gian đến dung lượng hấp phụ của vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) ..............................................................64
  • 10. x Hình 3.14. Ảnh hưởng nhiệt độ đến dung lượng hấp phụ Pb(II) của vật liệu MIL- 101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)..............................................................................66 Hình 3.15. a) Đồ thị Arrhenius; b) đồ thị Eyring biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ hấp phụ Pb(II) trên MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)......................68 Hình 3.16. Hiệu suất hấp phụ Pb(II) của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sau khi tái sinh.............................................................................................................71 Hình 3.17. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sau ba lần tái sinh ..................................................................................................................72 Hình 3.18. Sắc đồ HPLC đối với dung dịch chuẩn axit heptanoic ..........................73 Hình 3.19. Sắc đồ HPLC đối với sản phẩm của phản ứng oxy hóa oct-1-en bằng H2O2 trên xúc tác Fe2O3/MIL-101(Cr)....................................................................73 Hình 3.20. Ảnh hưởng của lượng xúc tác đến hiệu suất phản ứng..........................74 Hình 3.21. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất phản ứng ..........................................75 Hình 3.22. Ảnh hưởng của tỉ lệ thể tích H2O2/oct-1-en đến hiệu suất phản ứng......76 Hình 3.23. Kết quả oxi hóa oct-1-en ở các điều kiện khác nhau trên xúc tác MIL- 101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)..............................................................................77 Hình 3.24. Hiệu suất tái sử dụng của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr)............78 Hình 3.25. Phổ hồng ngoại của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr): a) ban đầu; b) tái sinh...................................................................................................................78 Hình 3.26. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) sau 3 lần tái sinh..................................................................................................................79 Hình 3.27. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr).......................79 Hình 3.28. Đường cong từ trễ của mẫu vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) ......................80 Hình 3.29. Phổ hồng ngoại của MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr) ....................81 Hình 3.30. (a) Ảnh SEM và (b) TEM của Fe3O4/MIL-101(Cr)...............................82 Hình 3.31. Đường cong hấp phụ - khử hấp phụ N2 ở 77 K của MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr) ...............................................................................................82 Hình 3.32. Phổ XPS của Fe3O4/MIL-101(Cr).........................................................83 Hình 3.33. Giản đồ phân tích nhiệt TGA - DTA của Fe3O4/MIL-101(Cr) ..............84 Hình 3.34. Phổ Raman của vật liệu MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr)...............85 Hình 3.35. (a) Phổ UV-vis - DR và (b) giản đồ Kubelka - Munk của MIL-101(Cr) và Fe3O4/MIL-101(Cr)...........................................................................................86
  • 11. xi Hình 3.36. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất phân hủy MB ở các điều kiện khác nhau ..............................................................................................................87 Hình 3.37. (a) Phổ UV-vis và (b) COD của dung dịch ở các thời gian chiếu sáng khác nhau ..............................................................................................................88 Hình 3.38. Động học quang xúc tác của sự phân hủy MB trên xúc tác Fe3O4/MIL- 101(Cr): trong bóng tối và chiếu sáng....................................................................89 Hình 3.39. Sự phụ thuộc qe vào Ce đối với MB trên xúc tác Fe3O4/ MIL-101(Cr) theo mô hình Langmuir và Freundlich ...................................................................90 Hình 3.40. Sự phụ thuộc giữa 1 lnC + C K và thời gian theo mô hình cải tiến Langmuir -Hinshelwood ở các nồng độ ban đầu của MB.......................................92 Hình 3.41. Hiệu suất phân hủy quang xúc tác MB khi có mặt của các chất bắt gốc khác nhau ..............................................................................................................93 Hình 3.42. Sơ đồ phân hủy MB trên xúc tác Fe3O4/MIL-101(Cr) khi chiếu sáng ...96 Hình 3.43. Giản đồ XRD của Fe3O4/MIL-101(Cr) ban đầu và sau 3 lần tái sinh ....97
  • 12. 1 MỞ ĐẦU Hiện nay vật liệu rắn xốp được xem là có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, trong đó không thể không kể đến zeolit, than hoạt tính…, đã mang tính thương mại, với các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: hấp phụ, xúc tác, phân tách khí, trao đổi ion… Các vật liệu này có cấu trúc xốp và bề mặt riêng lớn, chẳng hạn [20]: zeolit đạt 904 m2 .g-1 , than hoạt tính 1030 m2 .g-1 . Việc nghiên cứu các loại vật liệu này đã thu hút nhiều nhà khoa học trong suốt các thập kỷ qua. Với sự phát triển không ngừng của khoa học đã mở ra nhiều nghiên cứu khác nhau, trong đó một loại vật liệu mới mang nhiều đặc điểm nổi bật hơn zeolit, than hoạt tính hay các vật liệu vi mao quản khác đó là vật liệu khung hữu cơ kim loại. Đây là loại vật liệu có cấu trúc xốp và diện tích bề mặt riêng rất lớn (có thể đạt từ 2000 m2 .g-1 đến 6500 m2 .g-1 ) [44] được xây dựng trên bộ khung hữu cơ - kim loại (Metal - Organic Framework, viết tắt là MOFs). Năm 1997, lần đầu tiên nhóm nghiên cứu của giáo sư Omar M. Yaghi và cộng sự đã công bố về vật liệu MOF-5. Loại vật liệu này có cấu trúc khung 3D, được tạo nên từ sự liên kết của axit 1,4-benzendicarboxylic với cụm ZnO4. Ở Việt Nam, năm 2008 nhóm nghiên cứu của Phan Thanh Sơn Nam đã công bố tổng hợp MOF-5, MOF-199 và ứng dụng làm xúc tác cho các phản ứng acyl hóa, Knoevenagen… Đến nay nghiên cứu về vật liệu MOFs cũng được các nhà khoa học ở một số trường đại học công bố như: Đại học Khoa học và Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Huế… Vật liệu khung hữu cơ kim loại (MOFs) là vật liệu tinh thể rắn xốp, với các cấu trúc mở rộng trong không gian từ một chiều đến ba chiều, được hình thành từ việc “lắp ráp” các ion kim loại hoặc các cụm oxit liên kết với các phối tử là cầu nối hữu cơ [61], [142]. Vật liệu này đã thu hút sự chú ý đáng kể do diện tích bề mặt riêng lớn, bền nhiệt, đa dạng trong cấu trúc cũng như có cấu trúc trật tự cao, dẫn dến có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: lưu trữ khí [48], [87], xúc tác [30], [33], [156], cảm biến [78], [94], dẫn thuốc [56], y sinh học [131]… Đặc biệt, trong quá trình tổng hợp các tính chất lý và hóa học của MOFs có thể được điều chỉnh bằng cách kết hợp các nhóm chức năng trên liên kết hữu cơ hoặc trên các vị trí không bão hòa của kim loại trong khung mạng của MOFs.
  • 13. 2 MIL-101(Cr) (Matérial Institute Lavoisier) là loại vật liệu trong họ MOFs, có công thức: [Cr3O(F,OH)(H2O)2(bdc)3.nH2O] (bdc = 1,4 - benzendicarboxylate, n ~ 2,5), được công bố đầu tiên bởi Férey và cộng sự vào năm 2005 [42], có độ ổn định cao về nhiệt và hóa học. Các vị trí của Cr(III) trong khung mạng đã tạo nên các tiềm năng đặc biệt hấp dẫn của MIL-101(Cr) trong nhiều lĩnh vực: hấp phụ khí [29], [144], [157], xúc tác [27], [52], [98], [97], [99], [113], lưu trữ khí CO2 và H2 [92], [148]. Đặc biệt, việc biến tính vật liệu MIL-101(Cr) vẫn được quan tâm nghiên cứu về quy trình tổng hợp và những ứng dụng của nó. Hiện nay thường có hai cách hay được sử dụng để biến tính vật liệu, đó là: (i) đưa kim loại hoặc oxit kim loại chuyển tiếp vào vật liệu, (ii) gắn các nhóm chức năng hữu cơ lên bề mặt mao quản. Chính vì vậy, các tiềm năng ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) khi được gắn một số loại oxit lên khung của nó vẫn chưa được khai thác nhiều. Các ứng dụng của vật liệu khung hữu cơ kim loại này về phương diện hấp phụ kim loại nặng, hấp phụ thuốc nhuộm trong dung dịch, xúc tác cho các phản ứng oxy hóa hợp chất hữu cơ và làm chất xúc tác quang hóa, cũng hứa hẹn đầy ý nghĩa thực tiễn. Xuất phát từ những quan điểm đề cập trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) biến tính bằng oxit sắt và ứng dụng”. Để đạt được mục đích của đề tài, các nội dung nghiên cứu bao gồm: - Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) và biến tính MIL-101(Cr) bằng phương pháp thủy nhiệt. - Khảo sát của tỉ lệ mol Cr(III)/Fe(III) đến quá trình biến tính vật liệu MIL- 101(Cr) bằng oxit sắt (Fe2O3/MIL-101(Cr)). - Xác định một số đặc trưng vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) bằng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại. - Nghiên cứu ứng dụng vật liệu MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr): hấp phụ ion kim loại nặng Pb(II) trong dung dịch nước; chất xúc tác cho phản ứng oxy hóa oct-1-en. - Tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) và ứng dụng làm xúc tác cho phản ứng quang phân hủy thuốc nhuộm xanh methylen trong dung dịch.
  • 14. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu vật liệu khung hữu cơ kim loại Trong nhiều thập kỷ qua, loại vật liệu có chứa ion kim loại kết hợp với các liên kết hữu cơ được các nhà khoa học quan tâm trên cả hai mặt lý thuyết và ứng dụng. Các hợp chất này được đặt tên khác nhau: khung kim loại hữu cơ, polyme phối hợp, polyme kim loại hữu cơ hay các chất tương tự zeolit hữu cơ. Đã có nhiều giải thích về các định nghĩa cho loại vật liệu này. Trong đó, polyme phối hợp là một trong những thuật ngữ biểu thị sự tồn tại của các nguyên tử kim loại (ion) kết hợp với các phối tử (thông qua các mối liên kết), nhưng nó không chỉ rõ cấu trúc hay hình thái học của một chất. Thuật ngữ MOFs (Metal Organic Frameworks) với hàm ý không những chỉ sự tồn tại của một cấu trúc xốp mà còn có các liên kết mạnh biểu thị cho độ cứng của toàn bộ khung mạng với hình thái xác định rõ ràng, trong đó các kết nối của đơn vị cấu trúc có thể được thay đổi trong quá trình tổng hợp. Chính vì vậy mà thuật ngữ MOFs được sử dụng phổ biến cho đến nay. MOFs là vật liệu chứa cả mao quản trung bình và vi mao quản, thường được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt. Ngoài ra, chúng còn được tổng hợp bằng các phương pháp khác như: vi sóng, siêu âm, xử lý hóa học và điện hóa. Sự kết hợp chất hữu cơ và vô cơ có thể hình thành các loại MOFs khác nhau với nhiều đặc tính độc đáo. Số lượng lớn các công bố về MOFs hằng năm đã cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đến lĩnh vực đầy tiềm năng này. Cấu trúc của MOFs được hình thành từ các đơn vị xây dựng thứ cấp (secondary building units, SBUs) liên kết với nhau qua cầu nối hữu cơ. Các đơn vị xây dựng thứ cấp này là các cation kim loại hoặc các cụm kim loại kết hợp với các nguyên tử oxi hoặc nitơ, hoặc các nguyên tử phi kim khác. Một cách tổng quát, các hợp chất vô cơ dùng trong tổng hợp MOFs thường là muối các kim loại chuyển tiếp như: nitrat, clorua, sunfat hoặc axetat. Phần hữu cơ đóng vai trò làm phối tử thường là các muối: axit oxalic, axit fumaric, axit terephthalic, axit trimesic, byrazine,... (Hình 1.1).
  • 15. 4 axit oxalic axit fumaric axit terephthalic (H2BDC) axit trimesic (H3BTC) 4,4'- bipyridine byrazine Hình 1.1. Một số phối tử hữu cơ thường gặp [61] Sự khác biệt chính của MOFs với zeolit, than hoạt tính hay các vật liệu mao quản trung bình khác đó là có diện tích bề mặt riêng lớn. Trong đó, zeolit được tạo thành từ các đơn vị thứ cấp là các "mảnh" tứ diện, dựa trên cơ sở của việc liên kết có giới hạn các đơn vị (phần tử) cấu trúc thứ cấp với nhau. MOFs có khả năng kết hợp không giới hạn các đơn vị thứ cấp vô cơ, có thể là hai nguyên tử kim loại riêng biệt hoặc cụm phức tạp hơn, hoặc ít phức tạp hơn hình thành nên khung mạng cấu trúc xốp 1, 2 hoặc 3 chiều (Hình 1.2). Hình 1.2. Các kiểu cấu trúc không gian của MOFs [61] Các phối tử cầu nối Ion kim loại hoặc mảnh phối tử kim loại Cấu trúc polyme 2D Cấu trúc polyme 3D Cấu trúc polyme 1D
  • 16. 5 Do có cấu trúc xốp, diện tích bề mặt lớn, tính ổn định và độ hoạt động của các nhóm chức cao, MOFs là ứng cử viên tốt cho nhiều ứng dụng như: lưu trữ khí, xúc tác, hấp phụ, dẫn thuốc, cảm biến khí... Chính vì vậy, MOFs được dự đoán trong tương lai sẽ là loại vật liệu đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. 1.2. Giới thiệu vật liệu MIL-101(Cr) Vật liệu MIL-101(Cr) (Matérial Institute Lavoisier) là loại vật liệu trong họ MOFs, được Férey và các cộng sự [42] tổng hợp đầu tiên vào năm 2005. So với các loại MOFs khác, MIL-101(Cr) có nhiều đặc tính tốt như: diện tích bề mặt theo phương pháp BET đạt 4100 m2 .g-1 và Langmuir là 5900 m2 .g-1 , đường kính mao quản trung bình (29 - 34 Å), thể tích mao quản lớn (2 cm3 .g-1 ). Cấu trúc ổn định ở nhiệt độ cao (lên đến 373K) và với các dung môi hữu cơ khác cũng như khi để trong khí quyển qua nhiều tháng. Những đặc tính này đã làm cho MIL-101(Cr) trở thành loại vật liệu hấp dẫn trong những nghiên cứu ứng dụng khác nhau: hấp phụ và lưu trữ khí [52], [149], xúc tác [75], [113], hấp phụ trong dung dịch nước [25], [136]... MIL-101(Cr) là một chất rắn xốp, tinh thể có màu xanh nhạt, với công thức: Cr3O(F,OH)(H2O)2(bdc)3.nH2O] (bdc = 1,4 - benzendicarboxylate, n ~ 2,5). Theo mô phỏng của Férey và cộng sự [42] MIL-101(Cr) được tổng hợp từ các phân tử axit terephthalic, crom(III) nitrat, nước và HF. Đầu tiên các nhóm bát diện (hình tam giác) crom (III) trime (µ3O) liên kết với cầu nối terephthalat tạo thành các siêu tứ diện (supertetrahedron, ST). Các trime µ3O gồm ba nguyên tử crom ở tâm của các hình bát diện liên kết với 4 nguyên tử oxi của các nhóm cacboxylat, một nguyên tử oxi chung của cụm µ3O và một nguyên tử oxi từ phân tử H2O và F- . Kết quả có ba tâm đầu cuối (terminal) của mỗi trime µ3O và tỉ lệ F- /H2O là 1:2. Bốn đỉnh của siêu tứ diện được chiếm bởi các trime, còn sáu cạnh của nó được cấu trúc bởi cầu hữu cơ. Các khối siêu tứ diện này sẽ tự xắp xếp, định hình và thuộc kiểu lập phương (nhóm không gian Fd3m), với chiều dài ô mạng đơn vị a ~ 89 Å hình thành nên cấu trúc MIL-101(Cr). Khung cấu trúc MIL-101(Cr) gồm hai lồng mao quản trung bình được gắn với các phân tử dung môi hoặc các phân tử không tham gia phản ứng. Hai lồng này có tỷ lệ 2:1, được phân cách bởi 20 và 28 ST, đường kính bên trong tương ứng là: 29 Å và 34 Å. Thể tích mao quản tương ứng với lồng trung bình ≈ 12,7 cm3 .g-1 và
  • 17. 6 lồng lớn ≈20,6 cm3 .g-1 . Lồng trung bình gồm các cửa sổ ngũ giác kích thước ≈ 12 Å, trong khi đó lồng lớn gồm các cửa sổ ngũ giác và lục giác với kích thước ≈ 14,5 Å đến 16 Å [28], [42], [52], [83] (Hình 1.3). Hình 1.3. Các đơn vị cơ sở và cấu trúc tinh thể của MIL-101(Cr) [42] 1.3. Các phương pháp tổng hợp MIL-101(Cr) 1.3.1. Phương pháp thủy nhiệt Phương pháp thủy nhiệt được xem là phương pháp truyền thống trong tổng hợp MOFs. Mục đích của phương pháp này là dựa trên sự hòa tan của các muối vô cơ trong nước ở nhiệt độ cao; Với ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện, tinh thể có độ bền cao và có thể kiểm soát hình thái của vật liệu bằng cách thay đổi điều kiện tổng hợp. Férey và cộng sự [42], cùng với một số nhóm nghiên cứu khác [68], [84], [88], [130], tổng hợp MIL-101(Cr) từ hỗn hợp muối Cr(NO3)3.9H2O với H2BDC (axit terephthalic), HF (axit flohydric) và nước trong bình teflon, bằng cách đun thủy nhiệt ở 493 K trong 8 giờ. Sản phẩm thu được ở dạng tinh thể màu xanh, với diện tích bề mặt và kích thước mao quản đạt 4100 m2 .g-1 và 2,0 cm3. g-1 . Tuy nhiên, sản phẩm rắn thu được vẫn còn lẫn tạp chất của H2BDC chưa phản ứng hết hoặc được kết tinh cả bên trong lẫn bên ngoài mao quản của MIL-101(Cr). Sự hình thành các pha tạp chất này thường dẫn đến hiệu suất sản phẩm thấp. Việc loại bỏ các tạp chất này khó khăn và các bước làm sạch thường yêu cầu rất nghiêm ngặt. Đầu tiên chất rắn màu xanh lá cây được lọc thông qua một bộ lọc thủy tinh có kích thước lỗ lớn và sau đó lọc qua giấy lọc cỡ nhỏ để loại bỏ các tinh thể H2BDC lớn, tiếp theo
  • 18. 7 là rửa lần lượt bằng nước, ethanol nóng và DMF (dimethylformamide), cuối cùng rửa lại bằng dung dịch NH4F [14], [52]. Để làm tăng độ tinh khiết của sản phẩm MIL-101(Cr), Yang và cộng sự [143] đã hạn chế sự có mặt của axit terephthalic dư còn sót lại bằng cách bổ sung thêm vào dung dịch tetramethylammonium hydroxyt (TMAOH) nhằm thúc đẩy việc hòa tan H2BDC mà không sử dụng HF độc hại và có tính năng ăn mòn cao. Vật liệu được tổng hợp trong môi trường kiềm với phản ứng giữa Cr(NO3)3.9H2O : H2BDC (tỉ lệ mol/ mol = 1:1) và TMAOH (0,05 mol.L-1 ) tại 453 K trong 24 giờ. Sản phẩm MIL-101(Cr) thu được có diện tích bề mặt 3179 m2 .g-1 , hiệu suất phản ứng đạt 88%. Hình 1.4. Giản đồ XRD của MIL-101TM (a), MIL-101F- (b), MIL-101 H2O (c) và H2BDC (*) [143]. Huang và cộng sự [53] cũng tổng hợp MIL-101(Cr) với tỉ lệ tương tự, nhưng thay dung dịch HF bằng CH3COOH, thực hiện phản ứng 473 K, tiếp theo cũng xử lí chất rắn thu được bằng dung dịch DMF và ethanol. Diện tích bề mặt của vật liệu thu được đạt 2736 m2 .g-1 và kích thước mao quản là 1,5 cm3 .g-1 . Tuy nhiên, để thu được diện tích bề mặt lớn hơn, Bromberg [17] cũng tổng hợp MIL-101(Cr) từ Cr(NO3)3.9H2O và H2BDC mà không có axit và kiềm, ở 491 K trong 18 giờ đã đạt được diện tích bề mặt của sản phẩm là 3460 m2 .g-1 . 2θ (o ) Cườngđộ(cps)
  • 19. 8 Như vậy, kích thước của MIL-101(Cr) có thể được kiểm soát trong quá trình tổng hợp. Cụ thể, Jiang và cộng sự [67] công bố nhóm đã sử dụng nhiều loại axit monocacboxylic như một chất điều chỉnh (hòa tan) trong hỗn hợp phản ứng giữa Cr(NO3)3.9H2O : H2BDC : H2O (1:1:168) ở 453 K với hiệu suất đạt 49%. Diện tích bề mặt quan sát được từ 2646 - 2920 m2 .g-1 ; kích thước mao quản 2,33 - 2,95 cm3 .g-1 . Bảng 1.1. Thông số hóa lý của vật liệu MIL-101(Cr) [67] Axit cacboxylic Kích thước hạt (nm) BET (m2 .g-1 ) V (cm3 .g-1 ) Không 50 2944 2,57 Axit stearic 19 2691 2,95 Axit 4 - methoxybezoic 25 2646 2,68 Axit benzoic 28 2923 2,93 Axit perfluorobenzoic 73 2893 2,33 Axit 4 - nitrobenzoic 36 2692 2,53 Ngoài ra, để kiểm soát hình thái các hạt MIL-101(Cr) ở kích thước nano, Huang và các cộng sự [17] đã tổng hợp MIL-101(Cr) với sự hiện diện chất hoạt động bề mặt cetyltrimethylammonium bromide (CTAB) được dùng làm tác nhân để tạo ra các hạt vật liệu có kích thước nano (120 - 200 nm) và có hình thái khác nhau, chẳng hạn như: dạng tinh thể hình khối tám mặt (bát giác), dạng hạt nano hình cầu hoặc dạng hạt nano hình hoa. Ở đây cation chất hoạt động bề mặt này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hình thái của các hạt nano thu được (Hình 1.5). Hình 1.5. Hình ảnh SEM của MIL-101(Cr): a) không có CTAB; b) Cr3+ /CTAB (1: 0,25); c) Cr3+ /CTAB (1: 0,3) [67] Trong quá trình tổng hợp MIL-101(Cr) bằng phương pháp thủy nhiệt, nhiệt độ thích hợp có ảnh hưởng đến sự kết tinh và tốc độ ngưng tụ của các cụm trime crom. Theo Hong và cộng sự [52], nhiệt độ thích hợp để tổng hợp MIL-101(Cr) từ
  • 20. 9 473 - 493 K và thời gian thường là 8 giờ, nếu kéo dài thời gian này đến 16 giờ và ở 483 K sẽ xuất hiện pha mới là MIL-53. 1.3.2. Phương pháp vi sóng Tổng hợp bằng phương pháp vi sóng dựa trên sự tương tác giữa sóng điện từ và các điện tích chuyển động. Kỹ thuật tổng hợp bằng phương pháp vi sóng dưới điều kiện thủy nhiệt có thuận lợi như: (1) nhanh chóng kết tinh, (2) có độ chọn lọc các pha, (3) đường phân bố các hạt hẹp và (4) dễ kiểm soát hình thái học [18], [19]. Một số nhóm nghiên cứu [21], [73] sử dụng phương pháp này để tổng hợp MIL-101(Cr). Việc tổng hợp MIL-101(Cr) bằng phương pháp vi sóng so với phương pháp thủy nhiệt đã làm giảm đáng kể kích thước tinh thể, nhiệt độ 210o C, thời gian phản ứng chỉ từ 1- 40 phút. Theo phương pháp này, kích thước tinh thể đạt từ 40 - 90 nm, diện tích bề mặt 3900 m2 .g-1 và thể tích mao quản 2,3 cm3 .g-1 [20]. Bảng 1.2. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) trong các nghiên cứu khác nhau Phương pháp BET (m2 .g-1 ) Langmuir (m2 .g-1 ) Thể tích mao quản (cm3 .g-1 ) Nhóm nghiên cứu Tài liệu tham khảo Vi sóng 3054 4443 2,01 Shi [158] Vi sóng 3900 5900 2,30 Jhung [65] Thủy nhiệt 4100 5900 1,5 -1,9 Fe' rey [42] Thủy nhiệt 2800 - 1,37 Llewellyn [92] Thủy nhiệt 2578 - 1,25 Liu [91] Các nghiên cứu về vật liệu MIL-101(Cr) cho thấy, nồng độ của các chất trong dung dịch và pH ảnh hưởng đến kích thước của vật liệu thu được: khi tăng nồng độ dung dịch và pH thì kích thước tinh thể của sản phẩm thu được giảm. Kích thước của vật liệu thông thường có thể được điều chỉnh dựa trên tốc độ tạo mầm và tốc độ phát triển các tinh thể. Cụ thể các tinh thể nhỏ hơn thu được khi tốc độ tạo mầm tương đối lớn hơn so với tốc độ phát triển các tinh thể. Do đó, khi hàm lượng nước cao có thể dẫn đến sự giảm đáng kể tốc độ phát triển tinh thể [73]. Một số kết quả nghiên cứu gần đây khẳng định về điều đó như MIL-101(Cr) [110] và Cu-BTC [45]. Sự tạo mầm của MOFs là một quá trình xảy ra khá dễ dàng thông qua sự tạo phức đơn giản hoặc sự trao đổi của các phối tử. Sự hình thành các hạt nhỏ dưới điều kiện vi sóng đã cho thấy sự gia tăng nhanh của các mầm tinh thể dưới sự chiếu xạ đồng nhất của vi sóng.
  • 21. 10 1.3.3. Phương pháp chuyển đổi gel khô Chuyển đổi gel khô (Dry Gel Conversion - DGC) là phương pháp thường được áp dụng cho tổng hợp các vật liệu vô cơ như zeolit và tạo màng zeolit [76]. Phương pháp DGC có nhiều ưu điểm: (1) giảm thiểu chất thải, (2) giảm dung tích phản ứng, (3) chuyển đổi hoàn toàn gel thành sản phẩm kết tinh đều đặn với hiệu suất cao [14]. Gần đây ZIF-8 [125] và MOF -74 [36] cũng được tổng hợp bằng phương pháp này, trong đó MIL-101(Cr) đã được Ahn và cộng sự [9] tổng hợp theo phương pháp DGC với điều kiện ban đầu là Cr(NO3)3.9H2O được nghiền thành bột, sau đó trộn với H2BDC và nghiền lại 15 phút. Hỗn hợp sau khi nghiền lại được đưa vào bình Teflon, sau đó thêm vào nước và HF, gia nhiệt ở 493K trong 12 giờ. Tổng hợp MIL-101(Cr) bằng phương pháp DGC thu được diện tích bề mặt 4164 m2 .g-1 chỉ với một lần rửa bằng nước cất. Phân tích hồng ngoại, ảnh SEM và nhiễu xạ tinh thể XRD cho thấy không có kết tủa H2BDC được hình thành trong quá trình xử lý bằng DGC. Theo phương pháp này, có thể giả định rằng H2BDC sau khi nghiền nhỏ vô định hình sẽ bao quanh các tinh thể muối crom và dưới tác dụng nhiệt độ cao, áp suất cao đã hòa tan hoàn toàn muối crom và H2BDC. Trong khi đó ở phương pháp thủy nhiệt có thể sự hòa tan của các chất phản ứng trong nước đôi khi gây ra sự kết tinh lại của H2BDC. 1.4. Biến tính vật liệu MIL-101(Cr) 1.4.1. Phương pháp sol - gel Phương pháp sol - gel là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình biến tính vật liệu MOFs sau khi tổng hợp. Đã có nhiều nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp này cho việc bổ sung hay gắn các nhóm chức hoặc ion kim loại có đặc tính đặc biệt lên khung mạng của vật liệu nhằm tăng thêm hoạt tính cho các loại MOFs. Trong số đó MIL-101(Cr) sau khi tổng hợp đã được nghiên cứu biến tính bằng phương pháp này để làm tăng hoạt tính xúc tác và hấp phụ trong dung dịch nước. Chẳng hạn, Fe3O4@MIL-101 đã được tổng hợp thành công từ một số nhóm nghiên cứu [43], [114], trong đó 1 mmol FeCl2.4H2O và 2 mmol FeCl3 được thêm từ từ vào 100 mL dung dịch huyền phù có chứa 0,5 gam MIL-101(Cr). Hỗn hợp phản ứng được khuấy mạnh trong 1 giờ, có dòng khí N2 đi qua, sau đó thêm từ từ
  • 22. 11 15 mL dung dịch NH3. Khi huyền phù chuyển màu đen, sẽ được lọc và rửa liên tục với nước cất hai lần cho đến khi pH trở nên trung tính. Sấy khô, thu được sản phẩm Fe3O4@MIL-101. Diện tích bề mặt theo phương pháp BET của vật liệu sau khi đưa sắt vào đạt 1439 m2 .g-1 và kích thước lỗ xốp là 0,97 cm3 .g-1 . Tuy nhiên nhóm nghiên cứu của Naghdi [103] không đi từ hỗn hợp muối sắt Fe2+ và Fe3+ mà đi trực tiếp từ oxit sắt từ Fe3O4. 50 mg Fe3O4 và 100 mg MIL-101(Cr) được hòa tan với 10 mL nước cất trong erlenmeyer, khuấy trong 12 giờ ở nhiệt độ phòng. Kết tủa được sấy khô trong 4 giờ ở 100o C. Sau đó nung kết tủa ở 400o C trong 4 giờ, thu được sản phẩm Fe3O4@MIL-101. Diện tích bề mặt theo phương pháp BET đạt 501 m2 .g-1 và đường kính lỗ xốp là 1,53 nm. Fe3O4@MIL-101 làm chất xúc tác cho phản ứng oxi hóa các ancol để tạo thành andehit, hiệu suất phản ứng đạt 98%, được trình bày ở Hình 1.6. Hình 1.6. Phản ứng oxy hóa ancol bằng H2O2với xúc tác Fe3O4@MIL-101 [103] Thực nghiệm cho thấy cấu trúc MIL-101 vẫn được duy trì khi đưa Fe3O4 vào và có sự giảm diện tích bề mặt theo phương pháp BET từ 2787 m2 .g-1 xuống 1439 m2 .g-1 (Hình 1.7). Hình 1.7. Giản đồ XRD và đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của ML-101 và Fe3O4@MIL-101 [114] Nhóm nghiên cứu của Hongli Liu [89] đã tổng hợp Au/MIL-101 bằng cách sử dụng các dung môi khác nhau trong quá trình tạo keo. 2θ (o ) Cườngđộ(cps) Áp suất tương đối P/Po Thểtíchhấpphụ(cm3 .g-1 )
  • 23. 12 Tổng hợp Au/MIL-101 bằng phương pháp kết tủa keo với PVP (polyvinylpyrrolidon) (ký hiệu mẫu CD/PVP - Colloidal Deposition with PVP). Các chất keo Au được ổn định bằng PVC. Dung dịch HAuCl4 (197 mg/L) được pha sẵn, thêm vào đó PVC với tỉ lệ mol PVC/ kim loại là 80:1. Dung dịch thu được, được đặt trong bồn nước đá và khuấy mạnh trong 1 giờ. Thêm tiếp dung dịch NaBH4 0,1M và khuấy mạnh để cho hệ phân tán keo màu nâu sẫm. Sau khi có các lớp keo Au:PVP được hình thành chúng ngay lập tức được đưa vào dung dịch MIL-101. Mẫu hydrosol Au:PVP được đánh siêu âm trong 20 phút và trong suốt quá trình này thêm từ từ 4 mL dung dịch MIL-101. Dung dịch huyền phù này được khuấy tiếp ở 0o C trong 4 giờ, tiếp theo rửa bằng nước cất. Sản phẩm được sấy khô trong chân không ở 100o C trong 2 giờ và sau đó được nung nóng ở 200o C trong dòng khí H2 với thời gian 2 giờ để thu được Au/MIL-101 (CD/PVP). Các mẫu tiếp theo lần lượt được thay thế bằng dung môi hòa tan khác nhau: dung dịch NaOH, dung dịch glucozơ; và sử dụng phương pháp ngâm tẩm. Kết quả tính chất xốp của sản phẩm thu được ở Bảng 1.3. Bảng 1.3. Tính chất xốp của Au/MIL-101 [89] Mẫu BET (m2 .g-1 ) Thể tích mao quản (cm3 .g-1 ) Au (% khối lượng) MIL-101 2973 1,48 Au/MIL-101(CD/PVP) 2470 1,22 0,48 Au/MIL-101(CD/glucozo) 2550 1,27 0,50 Au/MIL-101(DPSH) 2582 1,29 0,49 Au/MIL-101(IMP) 2310 1,15 0,52 Trong tất cả các loại Au/MIL-101 thì Au/MIL-101(CD/PVP) có hoạt tính xúc tác cao nhất cho các quá trình oxi hóa các loại ancol, hiệu suất phản ứng đạt 99%. Thậm chí vật liệu cũng có thể làm xúc tác một cách có hiệu quả cho những phản ứng oxi hóa ở điều kiện môi trường không có nước hoặc bazơ. Hơn nữa chất xúc tác có thể dễ dàng thu hồi và có thể dễ dàng tái sử dụng nhiều lần mà không mất đi hoạt tính. Sự phân tán cao của các hạt nano Au và hiệu ứng cho electron lên các vòng thơm của các hạt nano Au trong các khung lồng lớn của MIL-101 được xem là yếu tố chính cho hoạt tính xúc tác của Au/MIL-101(CD/PVP). Ví dụ,
  • 24. 13 phản ứng oxi hóa 1-phenylethanol với xúc tác Au/MIL-101(CD/PVP) được trình bày ở Hình 1.8. Hình 1.8. Phản ứng oxi hóa 1-phenylethanol [89] Bằng phương phương pháp sol - gel, nhiều vật liệu biến tính của MIL-101(Cr) cũng đã được nghiên cứu: Pd/MIL-101 [26], FePcS/MIL-101 [152], ED-MIL-101 (ED: ethylenediamin) [93]. Trong đó, ED-MIL-101 được hình thành từ việc biến tính các nhóm chức năng trong MIL-101 thông qua liên kết giữa ion trung tâm chưa bão hòa Cr với nhóm -NH2 trong ethylenediamin, hình thành nên vật liệu khung kim loại MIL-101 có gắn nhóm chức -NH2. ED-MIL-101 được tổng hợp bằng cách: 1,0 gam MIL-101 được khử nước ở 423 K bằng máy hút chân không trong 12 giờ để tạo ra các CUS (vị trí liên kết không bão hòa), sau đó hòa tan trong 75 mL toluene, thêm từ từ 14,97 mol.L-1 dung dịch ethylenediamin, quá trình này được thực hiện hồi lưu trong 12 giờ. Sản phẩm được lọc và rửa bằng ethanol, sau đó được làm khô qua đêm ở nhiệt độ phòng. Diện tích bề mặt theo BET của sản phẩm thu được 1270 m2 .g-1 , thể tích mao quản 0,74 cm3 .g-1 . Khả năng hấp phụ Pb(II) của ED-MIL-101 gấp 5 lần so với MIL-101, dung lượng hấp phụ đạt cực đại là 81,09 mg.g-1 . 1.4.2. Phương pháp lắng đọng nguyên tử Trong những năm gần đây, phương pháp lắng đọng nguyên tử (Atomic Layer Deposition - ALD) đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhóm nghiên cứu. Đây là phương pháp mới để tạo ra các vật liệu vi xốp. ALD là phương pháp lắng đọng không giới hạn được đặc trưng bởi sự tiếp xúc xen kẽ của chất nền với các tiền chất trong giai đoạn hơi để hình thành oxit, nitrua, sunfua và kim loại quý [100]. Với lợi thế độc đáo về cấu trúc khung 3 chiều của MOFs thì sự khuếch tán của các tiền chất trên vật liệu này tương đối thuận lợi. Bằng phương pháp ALD các hạt nguyên tử ở dạng nano có khả năng phân tán cao, có kích thước đều nhau được gắn vào các lỗ xốp của MOFs [85]. Gần đây, Karen Leus cùng cộng sự [85] công bố đã gắn kết những nguyên tử Pt vào bên trong lồng của MIL-101, ứng dụng cho xúc tác phản ứng hydro hóa. Các
  • 25. 14 hạt Pt được đưa vào dưới dạng muối methylcyclopentadienyl-trimethylplatinum (MeCpPtMe3), được coi là tiền chất của Pt. Diện tích bề mặt của Pt@MIL-101 là 3418 m2 .g-1 , thể tích lỗ xốp 1,47 cm3 .g-1 . Vật liệu được dùng làm chất xúc tác cho phản ứng Parr thực hiện trên các chất phản ứng là oct-1-en, styren, cycloocten và cyclohexen với dung môi sử dụng ở đây là ethanol và dodecan, ở nhiệt độ phòng. Hiệu suất chuyển hóa đạt được theo thứ tự tương ứng là: 99%, 97%, 94% và 98%, trong đó thời gian phản ứng không giống nhau thay đổi từ 30 phút, 3 giờ, 6 giờ và 2 giờ. Hình 1.9. Ảnh SEM của Pt@MIL-101 [85] Qihao Yang [145] cũng sử dụng phương pháp lắng đọng nguyên tử để đưa Pd vào trong lồng MIL-101 bằng phương pháp dung môi kép (DSA- double solvent approach). Dung dịch Pd(NO3)2 dạng lỏng được bơm từ từ từng giọt vào hệ hexan có chứa MIL-101 ở trạng thái huyền phù. Với tính ưa nước của MIL-101, dung dịch Pd(NO3)2 trong nước được hấp phụ dễ dàng vào các lỗ mao quản của MIL-101 được hoạt hóa bằng lực mao dẫn trong suốt quá trình ngâm tẩm. MIL-101 chứa Pd2+ sau đó được khử tại chỗ bằng NH3BH3 để tạo được Pd@MIL-101. Kết quả XRD của các mẫu thu được đều xuất hiện các pic đặc trung của MIL-101 (Hình 1.11a); Diện tích bề mặt sau khi đưa Pd2+ vào đạt 1597 m2 .g-1 , đường cong hấp phụ- khử hấp phụ nitơ đặc trưng cho vật liệu có cấu trúc mao quản trung bình (Hình 1.11b). Ứng dụng của vật liệu Pd@MIL-101 cho quá trình khử hợp chất R - NO2 (Hình 1.10) 3 3 2 2 2 NH BH , Pd@MIL-101 MeOH/H O(v:v/2:3), RT R-NO R-NH Hình 1.10. Phản ứng dehydro hóa R - NO2 bằng Pd@MIL-101 [145]
  • 26. 15 Hình 1.11. (a) Giản đồ XRD; (b) Đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của MIL-101 và Pd@MIL-101 ở 77K [145] Nhóm nghiên cứu của M. Jeong [63] cũng công bố đã lắng đọng các phân tử NiO trên MIL-101 bằng phương pháp này, với tiền chất là bis- cyclopentadienyl nicken (Ni(Cp)2). Mẫu bột MIL-101 được cho vào trong một hộp đặt vào hệ thống phản ứng. Lò phản ứng lắng đọng ADL này được duy trì nhiệt ở 150o C trong suốt quá trình phản ứng. Ni(Cp)2 hóa hơi ở 60o C được đưa vào hệ thống phản ứng, mỗi một vòng phóng hơi Ni(Cp)2 vào hệ thống lắng đọng thì O2 cũng được tuần tự đưa vào buồng phản ứng trong vòng 270 - 300 giây ở áp suất 150 mmHg. Các hạt NiO được phân bố vào các khung lồng của MIL-101 tại các cửa sổ nhỏ (~ 22 Å) trong khi các cửa sổ lớn (~ 32 Å) vẫn tương đối ổn định. Diện tích bề mặt theo phương pháp BET của NiO-MIL-101 đạt từ 3240 m2 .g-1 đến 3800 m2 .g-1 . Sự có mặt của NiO làm tăng độ ổn định nhiệt của MIL-101 so với khi không có NiO. Các hạt NiO lắng đọng trên MIL-101 làm tăng hoạt tính xúc tác cho quá trình oxy hóa CO. Hình 1.12. Ảnh TEM của MIL-101 và NiO-MIL-101 [63] Cườngđộ(cps) 2θ (o ) Áp suất tương đối (P/Po) Thểtíchhấpphụ(cm3 .g-1 )
  • 27. 16 1.4.3. Phương pháp ngâm tẩm Pt/MIL-101 đã được Huiyan Pan và cộng sự [108] tổng hợp bằng cách, MIL- 101 được ngâm trong dung dịch ethanol có chứa H2PtCl6 và khuấy trong 4 - 6 giờ. Tiếp theo hỗn hợp được làm bay hơi để loại bỏ ethanol dư thừa. Sau đó sấy ở 373 K qua đêm. Hỗn hợp này được khử bằng dung dịch natri format ở 368 K trong 2 giờ và sau đó được rửa nhiều lần bằng nước cất để loại bỏ anion clorua. Cuối cùng mẫu được sấy khô ở 373 K qua đêm. Diện tích bề mặt của vật liệu đạt được theo BET là 2217 m2 .g-1 , kích thước lỗ xốp 1,6 - 2,1 nm. Thực nghiệm cho thấy không có sự thay đổi về cấu trúc hình học cũng như kích thước lỗ rỗng. Cũng bằng phương pháp ngâm tẩm Pt/MIL-101 được nhóm nghiên cứu của Khajavi [69] tổng hợp từ việc chuẩn bị dung dịch thứ nhất là huyền phù MIL-101 trong ethanol, dung dịch thứ hai chứa axit hexachloroplatinic hòa tan trong nước. Thêm từ từ dung dịch hai vào dung dịch một và khuấy ở nhiệt độ phòng trong vòng vài giờ, sau đó thêm fomandehit. Hỗn hợp được siêu âm trong bình cầu đậy kín qua đêm ở 308 K. Việc xử lý này được thực hiện tiếp tục trong 24 giờ, nhưng nút bình cầu được mở ra và đặt bình trong tủ hốt, nhiệt độ lúc này là 343 K cho đến khi phần lớn dung môi bay hơi hết. Sau cùng làm nguội từ từ, lọc và rửa bằng tetrahydrofuran trong hệ thống soxlet qua đêm và sản phẩm được sấy khô trong không khí. Diện tích bề mặt của vật liệu theo phương pháp BET là 2180 m2 .g-1 . Vật liệu được sử dụng làm chất xúc tác cho quá trình oxy hóa hỗn hợp olefin bezonit và axit linoleic. 1.5. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm xúc tác oxy hóa hợp chất hữu cơ MIL-101(Cr) đã được biết đến như một xúc tác axit Lewis trong một số các phản ứng hữu cơ khác nhau [74]. Khung MIL-101(Cr) gồm các mối liên kết của terephthalat và các trime µ3O bát diện kết hợp với ion kim loại làm cầu nối cho các phân tử nước. Hwang [58] đã tìm những phân tử H2O có thể loại bỏ bằng nhiệt ở điều kiện chân không, do đó hình thành các vị trí không bão hòa (CUSs) có tác dụng xúc tác. Thật vậy, hoạt tính của CUSs trong MIL-101(Cr) được phát hiện cho phản ứng carboxyl hóa epoxit [150], oxy hóa bezylic của tetralin [75], sunfo hóa thioethe với H2O2 [58], oxi hóa cyclohexan [97] và oxy hóa anken với ter-butyl hydropeoxit (TBHP) [99] hoặc O2 [126].
  • 28. 17 Hình 1.13. Sự hình thành các vị trí CUSs từ trime crom trong cấu trúc MIL-101 [107] 1.5.1. Phản ứng oxi hóa anken Quá trình oxi hóa các vòng anken thu được các sản phẩm α, β - không bão hòa của rượu và xeton, là những sản phẩm trung gian quan trọng trong sản xuất hóa chất tinh khiết. MIL-101(Cr) được sử dụng làm xúc tác cho quá trình oxi hóa tuần hoàn các anken (cylohexen, α- pinen và limon) [101], chẳng hạn như xúc tác rắn cho phản ứng oxy hóa anken với sự có mặt của TBHP hoặc phân tử O2. Clorobenzen và benzen là dung môi thích hợp cho phản ứng này cả về độ chuyển hóa và tính chọn lọc. Trong trường hợp không có mặt của dung môi, sự chuyển hóa chất phản ứng và tính chọn lọc giảm đáng kể (sau 10 giờ độ chuyển hóa của cyclohexen đạt 16% và cyclohexenon 50%). Cần lưu ý cấu trúc khung mạng của MIL-101 có ái lực cao với phân tử benzen [52], điều này hợp lí để đưa ra giả định rằng sự cạnh tranh hấp phụ của các phân tử dung môi có thể tạo thuận lợi cho quá trình oxy hóa bằng cách loại bỏ kịp thời sản phẩm phản ứng từ bề mặt chất xúc tác. Quá trình oxy hóa của cylohexen trải qua nhiều giai đoạn trung gian với sự có mặt của oxi phân tử mà không cần sử dụng đến bất kỳ dung môi hữu cơ nào khác, sản phẩm tạo ra là hỗn hợp một loạt các chất: 2-cyclohexen-1-ol, 2- cyclohexen-1-one và cyclohexenyl hydroperoxit, cũng có một lượng nhỏ của cyclohexen epoxit, điều này được các tác giả Dapurkar [34] và Nataliya V. Maksmchuk [99] phát hiện ra từ các vị trí đơn khác nhau của Cr khi làm xúc tác. Không giống như zeolit và các silicat kim loại, MOFs sẽ mất hoạt tính nếu đem nung vì chúng có một phần hữu cơ. Vì lí do này mà MIL-101(Cr) phải được rửa thật kỹ với methanol và sấy khô trong không khí trước khi sử dụng để loại bỏ các sản phẩm phụ có thể làm cản trở các vị trí hoạt tính và như vậy làm giảm hoạt
  • 29. 18 tính. MIL-101(Cr) không mất hoạt tính và độ chọn lọc phản ứng ít nhất là 5 lần chạy xúc tác cho quá trình oxi hóa cylohexen với TBHP (Hình 1.14) Hình 1.14. Tái sử dụng xúc tác cho quá trình oxi hóa cyclohexen với TBHP (thanh màu xám đen: độ chuyển hóa cyclohexen; thanh sọc: độ chuyển hóa cyclohexenol) [99] 1.5.2. Phản ứng oxi hóa cyclohexan Các quá trình oxy hóa cyclohexan xảy ra tương đối dễ dàng, là một loại phản ứng rất được quan tâm, bởi vì các sản phẩm của nó: cyclohexanon (K) và cyclohexanol (A), các K, A được sử dụng như là nguyên liệu của quá trình sản xuất nylon - 6 và nylon - 6,6 [19], [102]. Trong công nghiệp các quá trình oxy hóa cyclohexan sử dụng muối coban là chất xúc tác đồng thể để sản xuất hợp chất K - A với 75 - 80% độ chọn lọc ở 150 - 180o C và 10 - 20 atm [19]. Nhiều sự nỗ lực đã được thực hiện nhằm thay thế chất xúc tác đồng thể bằng chất xúc tác dị thể. Tuy nhiên, các công bố về chất xúc tác rắn chứa kim loại hoạt động không thể sử dụng nhiều lần do mất hoạt tính xúc tác, lúc này MIL-101(Cr) được tìm ra, là chất xúc tác cho quá trình oxy hóa cyclohexan với TBHP. Quá trình oxi hóa sử dụng TBHP trong sự có mặt chất xúc tác MIL-101(Cr) đem lại sản phẩm chính là cyclohexanon (độ chuyển hóa 75%) cùng với 8% cyclohexanol; sản phẩm phụ là caprolacton và MIL-101 (Cr) tái sử dụng Độchuyểnhóa(%)
  • 30. 19 axit adipic. Để độ chuyển hóa của cyclohexanol đạt 86% cần tăng tỉ lệ mol cyclohexan/TBHP và giảm lượng chất phản ứng xuống còn 23% (Hình 1.15). Hình 1.15. Ảnh hưởng tỉ lệ mol cyclohexan/TBHP trong quá trình oxy hóa cyclohexan với sự có mặt của chất xúc tác MIL-101(Cr) (thanh xám tối: cyclohexan; thanh caro: K-A; thanh sọc: TBHP) [99] Lọc rửa kiểm tra hoạt tính xúc tác dị thể của MIL-101(Cr) cho thấy, mặc dù crom chỉ ở lượng vết (0,3 ppm) vẫn xác định được trong dung dịch nước lọc. Xác định độ ổn định của MIL-101(Cr) qua giản đồ XRD (Hình 1.16) cho thấy cấu trúc vẫn được duy trì. Hình 1.16. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr): (a) ban đầu; (b) sau khi xử lý với 0,5M TBHP và MeCN ở 80o C trong 10 giờ; (c) sau quá trình oxy hóa cyclohexan [99] cyclohexan/ TBHP (mol.mol-1 ) Độchuyểnhóa(%) 2θ (o ) Cườngđộ(cpso )
  • 31. 20 1.5.3. Phản ứng nối các oxit hữu cơ với CO2 Các cacbonat hữu cơ là những sản phẩm có giá trị được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất nhựa polycacbonat và các dung môi chất điện phân cho pin Li, phụ gia nhiên liệu, thay thế cho các dung môi hữu cơ không độc với môi trường và hóa chất phản ứng độc hại [123]. Phương pháp phổ biến để sản xuất các cacbonat vòng là một phản ứng nối của các epoxit tương ứng với CO2. Hiện nay ngành công nghiệp sử dụng muối amoni bậc 4, ví dụ brom tetraethylammonium, như một chất xúc tác cho quá trình tổng hợp các hợp chất vòng cacbonat. Tuy nhiên, những phương pháp này đòi hỏi áp suất cao của CO2 hoặc nhiệt độ phản ứng cao, điều này làm cho chúng không có lợi về mặt năng lượng và kinh tế. Nhiều hệ xúc tác đã được nghiên cứu để tổng hợp chất vòng cacbonat như: salen, porphyrin và phức phthalocyanin của các nhóm kim loại chuyển tiếp chính (Cr, Co, Ni, Cu, Zn); phức cation, các oxit kim loại, polyoxometalat, titanosilicat và các zeolit [105], [115], MOF-5 [127]. Tuy nhiên hầu hết các chất xúc tác được biết đến vẫn còn thực hiện ở áp suất và nhiệt độ cao. Do vậy việc phát hiện các chất rắn mới có tính năng xúc tác vẫn còn là một thách thức. Các nghiên cứu của Nataliya V. Maksimchuk [99] cho thấy, sử dụng xúc tác MIL-101(Cr) cho quá trình tổng hợp propylen và styren cacbonat ở điều kiện tương đối thấp: 25o C trong 24 - 48 giờ, độ chuyển hóa 91 - 98% và hiệu suất chọn lọc cacbonat 90 - 97%. 1.6. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm chất hấp phụ trong dung dịch nước Một số loại vật liệu MOFs đã được nghiên cứu để loại bỏ các chất ô nhiễm khác nhau khỏi môi trường nước vì lí do có độ rỗng lớn và hình dạng các lỗ rỗng này [158]. Hơn nữa, các kim loại trung tâm, các vị trí liên kết không bão hòa (CUSs) hoặc vị trí kim loại mở, các nhóm chức năng liên kết, đã được sử dụng thành công như một tương tác giữa chất hấp phụ và vật liệu MOFs [70]. Những điều đó đã làm cho MOFs vượt trội so với các chất hấp phụ xốp khác để loại bỏ hợp chất nguy hại một cách có hiệu quả. Với vật liệu MOFs, tương tác chủ - khách, axit - bazơ [8], [71], sự hình thành phức π [72], liên kết hydro [47] và các mối liên kết của vị trí kim loại mở [15], [55], đóng vai trò quan trọng trong hấp phụ.
  • 32. 21 Hình 1.17. Các cơ chế hấp phụ trên vật liệu MOFs [70] 1.6.1. Hấp phụ chất hữu cơ trong dung dịch Naproxen và axit clofibric cũng được hấp phụ hiệu quả bởi MOFs [50]. So sánh khả năng hấp phụ của than hoạt tính, MIL-101(Cr) và MIL-100(Fe) cho thấy, dung lượng hấp phụ naproxen cực đại theo Langmuir đạt 81 mg.g-1 với than hoạt tính, 115 mg.g-1 với MIL-100(Fe) và 132 mg.g-1 đối với MIL-101(Cr). Cả MIL- 101(Cr) và MIL-100(Fe) đều đạt được sự cân bằng hấp phụ sau 2 giờ, trong khi đó than hoạt tính phải đến 6 giờ, điều này cho thấy lợi thế hơn về động học khi sử dụng các chất hấp phụ của MOFs. Hình 1.18. Dung lượng hấp phụ naproxen theo thời gian trên các vật liệu than hoạt tính, MIL-100(Fe) và MIL-101(Cr) [50] Thời gian (giờ) qt(mg.g-1 ) 1. Hấp phụ trên CUSs 2. Tương tác axit - bazơ 3. Tương tác tĩnh điện 5. Sự hình thành phức π 4. Liên kết hydro
  • 33. 22 Các tác giả đã đánh giá khả năng hấp phụ dựa theo phương trình Langmuir, từ đó cho thấy khả năng hấp phụ do diện tích bề mặt cao theo Langmuir của vật liệu MOFs và các tương tác mạnh ở pH thấp do có nhiều điện tích dương hơn. Điều này có nghĩa là khả năng hấp phụ của MIL-101 đối với cả naproxen và axit clofibric cao hơn so với cacbon hoạt tính, có thể do kích thước lỗ xốp lớn hơn của MIL-101. Nhóm nghiên cứu của Enamul Haque [49], đã có công bố sử dụng MIL- 101(Cr), MIL-53 và các dạng biến tính của MIL-101(Cr) khi gắn thêm nhóm chức ethylenediamine (ED-MIL-101 và PED-MIL-101), cùng với than hoạt tính để sử dụng hấp phụ methyl da cam, cho thấy khả năng hấp phụ các vật liệu này được xắp xếp theo thứ tự tăng dần: than hoạt tính < MIL-53 < MIL-101 < ED-MIL-101 < PED-MIL-101 và được trình bày ở Hình 1.19. Hình 1.19. Dung lượng hấp phụ MO theo thời gian trên các vật liệu than hoạt tính, MIL-53, MIL-101, ED-MIL-101 và PED-MIL-101 [49]. MIL-101(Cr) còn được sử dụng để hấp phụ phẩm nhuộm xylen da cam (XO) với dung lượng hấp phụ cực đại đạt 326 mg.g-1 [25]. Sự hấp phụ XO trên MIL- 101(Cr) phù hợp với mô hình động học bậc hai và tuân theo phương trình Langmuir. Các thông số nhiệt động học như ∆Go , ∆Ho , ∆So được xác định từ thực nghiệm cho thấy quá trình hấp phụ xảy ra theo chiều tự diễn biến. Bên cạnh đó, việc đưa thêm nhóm chức vào khung vật liệu MIL-101(Cr) cũng làm tăng thêm khả năng hấp phụ. Nhóm hydroxyl (-OH) được Biswa Nath và cộng sự đưa vào khung của MIL-101(Cr) để hấp phụ phenol [12]. Phenol là hợp chất phân cực, và thường được hấp phụ nhờ liên kết hidro và tương tác axit - bazơ. Với tính ưa nước của MOFs có thể sử dụng chúng để tách các chất phân cực từ các Thời gian (giờ) qt(mg.g-1 )
  • 34. 23 chất không phân cực [13]. So sánh dung lượng hấp phụ phenol của MIL-101(Cr), than hoạt tính và HO-MIL-101 cho thấy, dung lượng hấp phụ cực đại của MIL-101 là 250 mg.g-1 cao gấp 2,7 lần so với than hoạt tính (91 mg.g-1 ). Trong khi đó, HO- MIL-101 hấp phụ đạt cao nhất là 333 mg.g-1 . Sự có mặt của nhóm -OH cho thấy tầm quan trọng của liên kết hidro. Sự hấp phụ phenol trên HO-MIL-101 có thể là do liên kết hidro giữa các nguyên tử hidro của phenolic-OH và nguyên tử oxi của hydroxyl (-OH) trong HO-MIL-101 (Hình 1.20). Hình 1.20. Sự hình thành liên kết H giữa phenol và HO-MIL-101 [12]. 1.6.2. Hấp phụ kim loại nặng trong dung dịch Việc loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi dung dịch nước đã trở thành một vấn đề quan trọng. Gần đây, vật liệu MOFs được xem là loại vật liệu đầy hứa hẹn trong việc hấp phụ các ion kim loại nặng. Chính vì vậy số lượng các nghiên cứu về ứng dụng hấp phụ kim loại nặng của MOFs đã tăng nhanh (Hình 1.21). Hình 1.21. Số lượng các công bố của MOF trong trong lĩnh vực hấp phụ kim loại nặng [139] Việc đưa nhóm -NH2 trong ethylendiamin vào khung của MIL-101 [93] thông 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 Năm Sốlượngấnphẩmcôngbốvớitừ khóa“vậtliệukhunghữucơkim loại” Sốlượngấnphẩmcôngbốvớitừ khóa“vậtliệukhunghữucơkim loại+kimloạinặng+hấpphụ” 30 25 20 15 10 5 0
  • 35. 24 qua ion trung tâm chưa bão hòa Cr, hình thành nên vật liệu khung kim loại MIL-101 có gắn nhóm chức -NH2 (ED-MIL-101) đã làm tăng khả năng hấp phụ Pb(II). Nghiên cứu cho thấy ED-MIL-101 hấp phụ Pb(II) gấp 5 lần so với MIL-101. Sự hấp phụ Pb(II) được cho là do các nhóm cacboxyl tự do trong MIL-101 có thể dễ dàng mất đi ion hydro để hình thành các vị trí liên kết chelat với các ion Pb(II). Tuy nhiên, các nhóm amino -NH2 được gắn trên bề mặt lỗ rỗng của MIL-101 cũng có khả năng tạo ra các vị trí liên kết chelat với các ion Pb(II). Do đó, khi đưa nhóm amino -NH2 vào khung MIL- 101 thì khả năng hấp phụ các ion Pb(II) cao hơn hẳn MIL-101. Hình 1.22. Dung lượng hấp phụ Pb(II) trên MIL-101, ED-MIL-101(2 mmol) và ED-MIL-101 (5 mmol) [93] Hình 1.23. Dung lương hấp phụ As(V) theo thời gian trên các vật liệu MIL-88B, MIL-53(Fe), Cr-MIL-101 và Fe-Cr-MIL-101 [2] Thời gian (phút) qt(mg.g-1 ) Thời gian (phút) qt(mg.g-1 )
  • 36. 25 Đánh giá khả năng hấp phụ As(V) cũng được công bố qua vật liệu Fe-MIL- 101 [2]. Cơ chế của quá trình hấp phụ được giải thích do có tương tác tĩnh điện giữa cation trung tâm Fe3+ trong khung mạng của vật liệu và anion H2ASO4 - tạo nên phức bền. Tuy nhiên, hiệu suất hấp phụ As(V) của vật liệu Fe-MIL-101 không cao hơn các vật liệu cùng so sánh là MIL- 53(Fe) và MIL-88B . 1.7. Ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) làm xúc tác quang phân hủy chất hữu cơ Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy vật liệu MOFs được xem như là vật liệu bán dẫn [32], hoạt động như một chất xúc tác quang trong các phản ứng phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ. Trong số đó MIL-101(Cr) thu hút nhiều nhóm nghiên cứu về hoạt tính này. Để nâng cao hoạt tính xúc tác quang của MIL-101(Cr), một số nhóm nghiên cứu đã tập trung vào việc biến tính MIL-101(Cr) sau khi tổng hợp bằng cách đưa các nhóm chức, oxit kim loại hay các dẫn xuất vào khung mạng của MIL-101(Cr). Yang và cộng sự [147] đã tổng hợp thành công vật liệu biến tính của MIL- 101(Cr) bằng cách đưa các hợp chất xúc tác bán dẫn CdxZn1-xS dạng nano gắn vào khung của MIL-101(Cr) hình thành vật liệu CdxZn1-xS@MIL-101. Vật liệu này không những có cấu trúc vi xốp, diện tích bề mặt lớn mà còn có khả năng hấp thụ ánh sáng tốt. Phổ UV-vis rắn cho thấy vật liệu có khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng khả kiến tốt hơn so với các hạt nano composites CdxZn1-xS ban đầu. Hiệu suất quang xúc tác của vật liệu CdxZn1-xS@MIL-101 được đánh giá qua thí nghiệm phân hủy dung dịch xanh metylen (MB) dưới ánh sáng đèn xenon 300W. Kết quả cho thấy hiệu suất đạt 99,2 % MB bị khoáng hóa trong vòng 30 phút. Do khả năng hấp phụ bởi thành phần MIL-101(Cr) và sự phân hủy quang xúc tác của thành phần CdxZn1-xS cung cấp đã làm tăng hoạt tính quang xúc tác của CdxZn1-xS@MIL-101 (Hình 1.24). Hơn nữa vật liệu có sự ổn định qua các lần tái sử dụng xúc tác.
  • 37. 26 Hình 1.24. Cơ chế quang xúc tác phân hủy MB trên Cd0,8Zn0,2S@MIL-101 [147] Nghiên cứu của Wang và các cộng sự [136] chỉ ra rằng, MIL-101(Cr) có khả năng hấp phụ tốt các thuốc nhuộm hữu cơ và Ni(dmH)2 lại có hoạt tính như một chất xúc tác. Sự kết hợp của hai thành phần này đã tạo nên hợp chất Ni(dmH)2/MIL-101 có tính xúc tác quang phân hủy thuốc nhuộm Erythrosin B dưới kích thích của ánh sáng khả kiến. Hay như nhóm nghiên cứu của Ladan Nirumand [104] đã tổng hợp thành công vật liệu MIL-101(Cr)/RGO/ZnFe2O4 bằng phương pháp thủy nhiệt. Việc đưa graphene oxit (RGO) kết hợp với khung MIL- 101(Cr) đã làm tăng sự phân tán và độ xốp của vật liệu. Sau đó vật liệu MIL- 101(Cr)/RGO được ghép với một chất bán dẫn có năng lượng thấp như ZnFe2O4 nhằm làm tăng hoạt tính quang xúc tác và khả năng thu hồi xúc tác sau phản ứng bằng cách sử dụng một nam châm bên ngoài. Hoạt tính quang xúc tác của vật liệu được đánh giá qua các thí nghiệm phân hủy phẩm nhuộm: công gô đỏ (CR), xanh metylen (MB), rhodamin B (RhB) và metyl da cam (MO) với sự có mặt của H2O2, hiệu suất phân hủy tương ứng là: 100%, 96%, 96% và 80%. Các kết quả chỉ ra rằng vật liệu MIL-101(Cr)/RGO/ZnFe2O4, dưới ánh sáng kích thích cả ZnFe2O4 và MIL- 101(Cr) đều tạo ra cặp electron (e- ) - lỗ trống quang sinh (h+ ). Các electron ở vùng dẫn của ZnFe2O4 dễ dàng nhảy vào vùng dẫn của MIL-101(Cr), đồng thời các electron ở vùng hóa trị của MIL-101(Cr) dễ dàng chuyển lên vùng hóa trị của ZnFe2O4. Do đó, e- và h+ di chuyển theo hướng ngược nhau, đồng thời làm giảm khả năng tái tổ hợp. Tiếp theo các electron được chuyển sang bề mặt của tấm
  • 38. 27 graphene. Graphene được coi là một chất bán dẫn có band gap bằng không, các electron được sinh ra từ ZnFe2O4 và MIL-101(Cr) có thể phản ứng với H2O2 hòa tan để tạo ra gốc hydroxyl, trong khi đó h+ phản ứng với H2O để hình thành gốc  OH. Cuối cùng các gốc tự do này sẽ oxy hóa phẩm nhuộm thông qua tương tác tĩnh điện hoặc tương tác của liên kết π-π, dẫn đến sự mất màu của thuốc nhuộm, tạo sản phẩm CO2 và H2O (Hình 1.25). Hình 1.25. Cơ chế quang xúc tác phân hủy thuốc nhuộm trên MIL- 101/RGO/ZnFe2O4 [104] Như vậy, có thể thấy vật liệu MOFs nói chung và MIL-101(Cr) nói riêng, đều được tổng hợp chủ yếu bằng phương pháp thủy nhiệt, với ưu điểm dễ thực hiện, có thể kiểm soát hình thái vật liệu bằng cách thay đổi điều kiện tổng hợp. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này phương pháp thủy nhiệt được sử dụng để tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) cũng như biến tính MIL-101(Cr). Qua sự tìm hiểu của chúng tôi, đã có nhiều nghiên cứu tổng hợp và biến tính vật liệu MIL-101(Cr), nhưng ở Việt Nam, cho đến nay, việc nghiên cứu biến tính và ứng dụng của loại vật liệu này trong: hấp phụ kim loại nặng; làm xúc tác oxy hóa hợp chất hữu cơ hay xúc tác quang phân hủy dung dịch thuốc nhuộm vẫn còn hạn chế. Do đó, những nghiên cứu về tổng hợp và ứng dụng vật liệu biến tính MIL- 101(Cr) trong các lĩnh vực trên vẫn rất cần thiết.
  • 39. 28 1.8. Giới thiệu một số vấn đề nghiên cứu trong hấp phụ 1.8.1. Nghiên cứu động học hấp phụ Để hiểu rõ về bản chất của quá trình hấp phụ, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các mô hình động học hình thức như: phương trình biểu kiến bậc nhất và phương trình biểu kiến bậc hai, đã được nhiều tác giả sử dụng và công bố về động học của quá trình hấp phụ. + Phương trình động học biểu kiến bậc nhất (pseudo first order equation) của Lagergren [80] được biểu diễn dưới dạng: t 1 e t dq = k (q - q ) dt (1.1) trong đó, k1 (phút-1 ) là hằng số tốc độ của mô hình hấp phụ biểu kiến bậc nhất; qe và qt (mg.g-1 ) lần lượt là dung lượng hấp phụ ở thời điểm cân bằng và thời điểm t, qt được tính bởi công thức: o t t (C - C ).V q = m (1.2) Lấy tích phân phương trình (1.1) và áp dụng các điều kiện biên t  0 đến t t và qt  0 đến qt  qt sẽ thu được phương trình: e t e 1ln(q - q ) = lnq - k t (1.3) Phương trình (1.3) là phương trình dạng tuyến tính của mô hình động học bậc nhất. Biến đổi phương trình này sẽ thu được dạng phi tuyến [31]:  1-k t t eq = q 1 - e (1.4) + Phương trình động học biểu kiến bậc hai (pseudo second order equation) được tác giả Ho [51] công bố trong một công trình nghiên cứu về sự hấp phụ kim loại Pb(II) trên than bùn, phương trình có dạng:   2t 2 e t dq = k q - q dt (1.5) trong đó, k2 (g.mg-1 .phút-1 ) là hằng số tốc độ của mô hình hấp phụ biểu kiến bậc hai; các đại lượng khác đã được nêu ở trên. Phân li biến số rồi lấy tích phân phương trình (1.5), kết hợp với điều kiện biên thu được phương trình có dạng tuyến tính là: 2 t 2 e e t 1 1 = + t q k q q (1.6)
  • 40. 29 Phương trình (1.6) được biểu diễn dưới dạng phi tuyến:   2 e 2 t e 2 q k t q = 1 + q k t (1.7) Trong động học hấp phụ sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến hằng số tốc độ hấp phụ được mô tả bằng phương trình Arrhenius [106]: a-E RT k = Ae (1.8) Trong đó, Ea là năng lượng hoạt hóa (J.mol-1 ), A là hằng số, R là hằng số khí (8,314 J.mol-1 .K-1 ) và T là nhiệt độ tuyệt đối. Khi nghiên cứu về động học của quá trình hấp phụ thì các thông số nhiệt động học hoạt hóa được xem là khá cần thiết để có thể dự đoán xem chất bị hấp phụ có phụ thuộc vào bề mặt vật liệu, hay có xảy ra theo dạng phức chất hoạt động trước khi hấp phụ cuối cùng hay không. Các thông số nhiệt động hoạt hóa gồm: enthalpy (∆H# ), entropy (∆S# ) và năng lượng tự do (∆G# ) được tính theo phương trình Eyring dạng phi tuyến [106], [118]: # # # -ΔG ΔS -ΔH b bRT R RT k T k T k = e = e e h h             (1.9) trong đó, kb (1,3807x10-23 J/K) là hằng số Boltzman, h (6,621x10-34 J.s) là hằng số Planck. Lấy logarit tự nhiên phương trình (1.9), phương trình Eyring ở dạng tuyến tính được xác định: # # b bk k ΔS ΔH ln( ) = ln( ) + - T h R RT (1.10) Năng lượng hoạt hóa tự do (∆G# ) được tính theo phương trình sau: # # # ΔG =ΔH - TΔS (1.11) Để xác định quá trình hấp phụ có tự xảy ra hay không, thông số nhiệt động của quá trình hấp phụ rất cần thiết. Năng lượng tự do Gibbs, ∆Go của quá trình hấp phụ, một đại lượng quan trọng để xác định mức độ tự xảy ra của quá trình. Các tham số nhiệt động ∆So , ∆Ho , ∆Go của hệ được xác định bằng phương trình: o o o ΔG =ΔH - TΔS (1.12) ∆Go của hệ được xác định bằng phương trình Van’t Hoff để xác định xem quá trình hấp phụ có tự xảy ra về phương diện nhiệt động học hay không
  • 41. 30 o dΔG = - RTlnK (1.13) trong đó, T là nhiệt độ (K) và R là hằng số khí (8,314 J.mol-1 .K-1 ), Kd là hằng số cân bằng, theo Romero-Gonzalez và một số nhóm nghiên cứu khác [112], [117], [124], đã xác định hằng số cân bằng theo phương trình: e d e q K = c (1.14) Có thể thay phương trình (1.12) vào (1.13) ta được: 0 0 d -ΔH ΔS lnK = + RT R (1.15) Giá trị của ∆Ho và ∆So được xác định từ hệ số góc và đoạn cắt trục tung của đồ thị tuyến tính lnKd theo 1/T. Các tham số của mô hình hồi qui phi tuyến tính được xác định theo phương pháp tổng bình phương tối thiểu. Điều này được thực hiện bằng cực tiểu hoá tổng bình phương sai số (SSES) trên Menu Solver trong Microsoft Excel. Hàm SSES cho cực tiểu hoá như sau: N 2 S exp est1 SSE = (y - y ) (1.16) trong đó, yexp là giá trị thực nghiệm, yest là giá trị ước lượng của mô hình. Hệ số xác định (R2 ) và sai số tương đối trung bình (ARE), được sử dụng để so sánh các mô hình theo phương trình: ARE được tính theo biểu thức [37]: n exp,i est,i 1 exp,i y - y100 ARE = . n y  (1.17) R2 được xác định theo biểu thức (1.18): 2 s T SSE R = 1 - SSE (1.18) trong đó, SSET là tổng bình phương sai số tổng tương đương với: N 2 exp mean 1 (y - y ) trong đó, ymean là giá trị trung bình của y. 1.8.2. Nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng hai mô hình phổ biến để nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ đó là Langmuir và Freundlich.
  • 42. 31 + Mô hình đẳng nhiệt Langmuir [40], [81] dựa trên giả thiết sự hấp phụ là đơn lớp, nghĩa là các chất bị hấp phụ hình thành một lớp đơn phân tử và tất cả các tâm hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ có ái lực như nhau đối với chất bị hấp phụ. Phương trình đẳng nhiệt Langmuir có dạng tuyến tính: e m m L e 1 1 1 = + q q q K C (1.19) Có thể chuyển về dạng phi tuyến tính: m L e e L e q K C q = 1+K C (1.20) Trong đó, qm là dung lượng hấp phụ cực đại (mg.g-1 ), qe là dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg.g-1 ), Ce là nồng độ chất bị hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg.L-1 ), KL là hằng số hấp phụ Langmuir (L.mg-1 ) đặc trưng cho ái lực của tâm hấp phụ. + Mô hình đẳng nhiệt Freundlich [40] dựa trên giả thiết cho rằng bề mặt chất hấp phụ là không đồng nhất với các tâm hấp phụ khác nhau về số lượng và năng lượng hấp phụ. Phương trình đẳng nhiệt Freundlich có dạng: e F e 1 lnq = lnK + lnC n (1.21) Có thể chuyển về dạng phi tuyến tính: 1/n e F eq = K C (1.22) Trong đó, qe là dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg.g-1 ), Ce là nồng độ chất bị hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg.L-1 ), KF là hằng số hấp phụ Freundlich (mg.g-1 ), 1/n là hằng số hấp phụ Freundlich, 1/n (n > 1) hệ số đặc trưng cho tương tác hấp phụ - bị hấp phụ. Giá trị lớn của n có nghĩa bề mặt không đồng nhất. Với giá trị trong khoảng 1 < n < 10, quá trình hấp phụ xảy ra thuận lợi. Giá trị n ở giữa 2 và 10 cho biết quá trình hấp phụ rất mạnh và 1 < n < 2 chứng tỏ dung lượng hấp phụ nhỏ hơn nồng độ cân bằng [38]. Giá trị KF sử dụng để so sánh khả năng hấp phụ của một hệ đang khảo sát, giá trị KF lớn đồng nghĩa với hệ có khả năng hấp phụ cao. 1.9. Một số đặc điểm về quá trình oxy hóa Fenton Hệ tác nhân Fenton đồng thể (Fenton cổ điển) [6], [133], [159] là một hỗn hợp gồm các ion sắt hóa trị 2 và H2O2, chúng tác dụng với nhau sinh ra các gốc tự do  HO, còn Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+ .
  • 43. 32 2 3+ 2 2Fe + H O Fe + OH + OH    (k = 63 L.mol-1 .s-1 ) (1.23) Những ion Fe2+ mất đi sẽ được tái sinh lại nhờ Fe3+ tác dụng với H2O2 dư theo phản ứng: 3 2+ 2 2 2Fe + H O Fe + O H + H    (k < 3.10-3 L.mol-1 .s-1 ) (1.24) Từ những phản ứng trên chứng tỏ tác dụng của sắt đóng vai trò là chất xúc tác. Quá trình khử Fe3+ thành Fe2+ xảy ra rất chậm, hằng số tốc độ phản ứng rất nhỏ so với phản ứng (1.23), vì vậy sắt tồn tại sau phản ứng chủ yếu ở dạng Fe3+ . Gốc  HO sinh ra có khả năng phản ứng với Fe2+ và H2O2, nhưng quan trọng nhất là có khả năng phản ứng với nhiều chất hữu cơ tạo thành các gốc hữu cơ có khả năng phản ứng cao. 2 2 2 2OH + H O H O + O H   (1.25) 2 3 OH + Fe OH + Fe     (1.26) 2OH + RH H O + R   (1.27) Gốc  R có thể oxy hóa Fe2+ , khử Fe3+ hoặc dimer hóa theo những phương trình phản ứng sau: 2 3+ R + Fe Fe + R    (1.28) 3 2+ R + Fe Fe +   “sản phẩm” (1.29) R + R   “sản phẩm” (1.30) Gốc  O2H có thể tác dụng với Fe2+ , Fe3+ theo các phương trình phản ứng sau: 2 3 2 2O H + Fe HO + Fe     (1.31) 3 2 2 2O H + Fe H + O + Fe     (1.32) Các yếu tố ảnh hưởng quá trình oxi hóa Fenton + Độ pH: Trong phản ứng Fenton, độ phân hủy và nồng độ Fe2+ ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng và hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ. Nguyên nhân là trong môi trường axit thì sự khử Fe3+  Fe2+ xảy ra dễ dàng thuận lợi cho quá trình tạo thành gốc hydroxyl  HO, trong môi trường pH cao thì Fe3+  Fe(OH)3 làm giảm nguồn tạo ra Fe2+ . Nói chung phản ứng Fenton đồng thể xảy ra thuận lợi khi pH < 4. + Tỉ lệ Fe2+ : H2O2 và loại ion Fe (Fe2+ hay Fe3+ ). Tốc độ phản ứng tăng khi tăng nồng độ H2O2, đồng thời nồng độ H2O2 lại phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm cần xử lý, đặc trưng bằng hàm lượng COD.
  • 44. 33 Theo kinh nghiệm, tỉ lệ mol/mol H2O2 : COD thường 0,5 - 1 :1. Tỉ lệ Fe2+ : H2O2 nằm trong khoảng 0,3 - 1 : 10 mol/mol. Việc sử dụng ion Fe2+ hay Fe3+ không ảnh hưởng gì đến tác dụng xúc tác cho phản ứng Fenton (dựa vào phản ứng (1.23) và (1.24)). Tuy nhiên, khi sử dụng H2O2 với liều lượng thấp (<10- 15 mg/l H2O2) nên sử dụng Fe2+ sẽ tiết kiệm được hóa chất. + Các anion vô cơ: Một số anion vô cơ thường gặp trong nước thải là những ion cacbonat (CO3 2- ), bicacbonat (HCO3 - ), clorua (Cl- ) sẽ tóm bắt các gốc hydroxyl  HO làm hao tổn số lượng gốc hydroxyl, giảm mất khả năng phản ứng oxi hóa,... Những chất tóm bắt này gọi chung là những chất tìm diệt gốc hydroxyl, như phản ứng sau: • HO + Cl Cl + OH    (1.33) Nói chung, các ioncacbonat ( 2 3CO  ), bicacbonat ( 3HCO ), clorua (Cl- ) thường có ảnh hưởng kìm hãm tốc độ phản ứng nhiều nhất. Để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng trên cần chỉnh pH sang môi trường axit để chuyển cacbonat, bicacbonat sang cacbonic axit (không phải chất tìm diệt gốc hydroxyl). Ngoài ra, một số anion vô cơ khác như các gốc sunfat ( 2 4SO  ), nitrat ( 3NO ), photphat ( 3 4PO  ) cũng có thể tạo phức với Fe3+ làm cho hiệu quả của quá trình Fenton giảm đi, nhưng ảnh hưởng này ở mức độ thấp.
  • 45. 34 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị 2.1.1. Hoá chất Tất cả các hóa chất đều ở dạng tinh khiết phân tích PA Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng cho nghiên cứu Tên hóa chất Nguồn gốc Chromium (III) nitrate nonahydrates Cr(NO3)3.9H2O (98%) Hàn quốc Terephthalic acid (H2BDC) HOOC-(C6H4)-COOH (99%) Merck Fluorhydric acid HF Trung Quốc Iron (III) nitrate nonahydrates Fe(NO3)3.9H2O (98%) Hàn quốc Iron(III) chloride hexahydrate FeCl3.6H2O (98%) Hàn quốc Iron(II) chloride tetrahydrate FeCl2.4H2O (99%) Hàn quốc Ethanol (EtOH) C2H5OH Trung Quốc Ammonium fluoride NH4F Trung Quốc Sodium hydroxide NaOH Trung Quốc Hydrochloric acid HCl Trung Quốc N,N-Dimethylmethanamide (DMF) C3H7NO (98%) Trung Quốc Methylene blue C16H18N3SCl (1%) Trung Quốc Oct -1- ene C8H16 (98%) Merck 2.1.2. Dụng cụ và thiết bị Bảng 2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm TT TT 1 Cân phân tích 9 Cốc thủy tinh các loại 2 Tủ sấy 10 Bình định mức các loại 3 Máy khấy từ 11 Đũa thủy tinh 4 Máy khấy cơ 12 Cuvet thạch anh 5 Bình teflon 13 Bình cầu 3 cổ 6 Máy ly tâm 14 Ống ly tâm 7 Máy hút chân không 15 Bình tam giác các loại 8 Máy UV-Vis 16 Máy đo pH 2.2. Tổng hợp vật liệu 2.2.1. Tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) MIL-101(Cr) được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt theo tài liệu [42]. Cho hỗn hợp gồm: axit terephthalic (H2BDC), muối Cr(NO3)3.9H2O và nước cất vào cốc có dung tích 250 mL, hỗn hợp được khuấy trong 60 phút ở 70 - 80C. Sau
  • 46. 35 đó vừa khuấy vừa cho từ từ từng giọt dung dịch HF trong vòng 15 phút vào hỗn hợp, khuấy tiếp hỗn hợp trong 30 phút. Tiếp đến chuyển toàn bộ hỗn hợp vào bình Teflon, đậy kín, cho vào tủ sấy ở 200C trong 8 giờ. Mẫu thu được ở dạng bột màu xanh, đem ly tâm mẫu lấy phần chất rắn. Tiến hành lọc, rửa phần chất rắn này bằng dung môi DMF khuấy ở 70 - 80C trong vòng 1 giờ, tiến hành tương tự 2 lần trong dung môi EtOH, 1 lần trong dung môi NH4F và 2 lần trong nước cất. Sản phẩm thu được sấy ở 100C trong vòng 12 giờ. Mẫu tổng hợp được ký hiệu: M0 2.2.2. Tổng hợp vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) Vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) cũng được tổng hợp theo phương pháp thủy nhiệt với quy trình tương tự tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) nhưng trong giai đoạn đầu có thêm vào muối Fe(NO3)3.9H2O có khối lượng thay đổi theo tỉ lệ số mol của Cr(III)/ Fe(III). Sơ đồ tóm tắt của qui trình được trình bày trong Hình 2.1. Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt qui trình tổng hợp vật liệu Fe2O3/MIL-101(Cr) H2 O + H2 BDC + Cr(NO3 )3 .9H2 O + Fe(NO3 )3 .9H2 O Hỗn hợp Khuấy 60 phút, to = 70o C Khuấy hỗn hợp 30 phút Nhỏ từ từ trong 15 phút HF Thủy nhiệt ở 200o C trong 8 giờ Tinh chế sản phẩm Rửa bằng dung dịch DMF Rửa bằng dung dịch EtOH Rửa bằng dung dịch NH4 F Rửa bằng nước cất Sản phẩm Đặc trưng vật liệu XRD SEM TEM IR EDX XPS
  • 47. 36 Quy trình này được sử dụng để tổng hợp tất cả các mẫu Fe2O3/MIL-101(Cr) theo các tỉ lệ cho trong Bảng 2.3 dưới đây: Bảng 2.3. Tỉ lệ Cr(III)/ Fe(III) dùng để biến tính MIL-101(Cr) Kí hiệu mẫu H2BDC (mg) Muối Cr (III) (mg) Muối Fe (III) (mg) Nước (ml) HF (μl) M9:1 996 2712 303 37,8 260 M8:2 996 2412 606 37,8 260 M7:3 996 2110 909 37,8 260 M5:5 996 1507 1515 37,8 260 2.2.3. Tổng hợp Fe3O4/MIL-101(Cr) Cho 0,5 gam MIL-101(Cr) vào 50 mL H2O khuấy trong 1 giờ thu được dung dịch 1. Hòa tan hỗn hợp gồm: 1 mmol FeCl2.4H2O và 2 mmol FeCl3.6H2O trong 50 mL ethanol thu được dung dịch 2. Tiến hành khuấy cơ dung dịch 1 có dòng khí N2 chạy qua liên tục, đồng thời nhỏ từng giọt dung dịch 2 vào dung dịch 1 trong 60 phút, thêm tiếp 14 mL NH4OH vào, khuấy thêm 30 phút. Sản phẩm thu được đem ly tâm và rửa bằng nước. Sấy sản phẩm trong chân không ở 60o C trong 6 giờ thu được vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) màu đen xám. Hình 2.2. Sơ đồ tổng hợp vật liệu Fe3O4/MIL-101(Cr) 2.2.4. Hấp phụ Pb(II) 2.2.4.1. Điểm đẳng điện của MIL-101(Cr) và Fe2O3/MIL-101(Cr) Xác định điểm đẳng điện của vật liệu theo qui trình được mô tả trong tài liệu [79]. Cho vào 7 bình tam giác (dung tích 100 mL) 25 mL dung dịch NaCl 0,1M có giá trị pH ban đầu (pHi) đã được điều chỉnh nằm trong khoảng từ 2 đến 12 bằng