SlideShare a Scribd company logo
1 of 51
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................ 6
1.1. Những vấn đề lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ...................................... 6
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 6
1.1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng........................................................................................... 6
1.1.1.2. Khái niệm tôn giáo ............................................................................................... 6
1.1.1.3. Khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ....................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.................................. 7
1.2. Nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo............................................................. 10
1.2.1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản quy phạm pháp luật.. 10
1.2.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua các quy định cụ thể về hoạt động tôn
giáo 15
1.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo....................... 23
1.3.1. Bảo đảm về chính trị............................................................................................. 23
1.3.2. Bảo đảm về tư tưởng............................................................................................. 25
1.3.3. Bảo đảm về kinh tế, văn hóa, xã hội..................................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................................. 32
2.1. Thực trạng pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay... 32
2.1.1. Tổng quan.............................................................................................................. 32
2.1.2. Pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo thời kỳ đổi mới ...................................... 34
2.2. Thực trạng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam ...................................... 38
2.2.1. Những thành tựu ................................................................................................... 38
2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay.................................................................................................................. 41
2.2.2.1. Về công nhận tổ chức tôn giáo ................................................................... 42
2.2.2.2. Về việc mở trường đào tạo chức sắc............................................................... 45
2.2.2.3. Sinh hoạt tôn giáo của tín đồ........................................................................... 46
2.2.2.4. Về in ấn xuất bản ........................................................................................ 47
2.2.2.5. Về hoạt động quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo ............................ 48
2.2.2.6. Về khiếu nại, tố cáo .................................................................................... 49
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................................. 51
3.1. Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về tôn giáo
......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Những thành tựu trong việc thực hiện pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay........................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Những hạn chế ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Những giải pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt
Nam hiện nay.................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Giải pháp về nhận thức ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật ................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2.1. Giải pháp nâng cao vai trò của Hiến pháp trong việc đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo.......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2.2. Xây dựng Luật về tín ngưỡng, tôn giáo...... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN..................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................ Error! Bookmark not defined.
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
MỞ ĐẦU
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con
người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong một số văn bản
chính trị - pháp lý của Liên hợp quốc bao gồm các văn bản mang tính chất Tuyên
ngôn như Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên ngôn thế giới về nhân
quyền năm 1948, Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966.
Bất kỳ ai cũng được tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không theo một
tôn giáo nào. Theo đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo trong khuôn khổ của pháp luật
hiện hành là quyền tự do của mỗi người. Nhà nước Việt Nam thừa nhận và đảm
bảo cho mọi công dân có hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng về
nghĩa vụ và quyền lợi; không có sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Các tôn giáo được nhà nước thừa nhận đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi người
cần ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, đồng thời
chống lại những phần tử lợi dụng tôn giáo chống lại giai cấp công nhân, lợi ích
dân tộc. Nhà nước chủ trương tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không
tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, bảo đảm mọi sinh hoạt tôn giáo bình thường
trong khuôn khổ pháp luật, nghiêm cấm những âm mưu lợi dụng tôn giáo vì mục
đích ngoài tôn giáo.
Trước yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo; trước sự phục
hồi, phát triển nhanh chóng, phức tạp của các tôn giáo và âm mưu lợi dụng tôn
giáo, nhân quyền chống phá nước ta; trong khi đó pháp luật về tôn giáo đã bộc lộ
những bất cập, yếu kém, thiếu tính đồng bộ, tính thống nhất, nhiều vấn đề phát
sinh trong hoạt động tôn giáo chưa được pháp luật bổ sung, điều chỉnh; chưa đáp
ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới... Những
thiếu sót đó là một trong những nguyên nhân gây ra sự lúng túng, thiếu thống nhất
khi xử lý đối với hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật, làm hạn chế hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng dựa trên quan
điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng,
tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tư tưởng nhất
quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
tôn giáo của nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo vệ và phát triển quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được ưu tiên trong chính sách của Đảng và Nhà
nước, trở thành một trong những vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của các cấp, các
ngành và cộng đồng quốc tế.
Tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,
tôn giáo tham gia thực hiện nhiều chức năng đối với xã hội vừa mang những ưu
điểm và hạn chế; để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những mặt
tích cực, hạn chế những tiêu cực, nhà nước cần phải quản lý hoạt động tôn giáo,
đảm bảo cho những hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp sự phát triển chung của xã
hội. Thời gian qua, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cho thấy,
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn một số tồn tại như hiện tượng hạn chế, thu
hẹp, thậm chí vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; trong quản lý có nơi còn
nóng vội, giản đơn khi giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo dẫn đến vi phạm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, làm giảm lòng tin trong bộ phận
quần chúng có đạo về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; có nơi lại thụ
động, buông lỏng quản lý dẫn tới kỷ cương pháp luật không được giữ nghiêm; việc
kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
còn chưa kịp thời, chặt chẽ và kiên quyết. Nguyên nhân của tình trạng trên còn
nhiều, nhưng chủ yếu là do trong bộ máy nhà nước và ở ngoài xã hội chưa nhận
thức đầy đủ, toàn diện về ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò của quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, chưa ý thức được sự cần thiết phải tôn trọng và bảo đảm thực
hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được pháp luật quy định.
Cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà
nước tiếp tục hoạch định và hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật trên cơ sở
kế thừa những thành tựu nghiên cứu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên các
lĩnh vực khác nhau; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước, đấu tranh chống lại các thế lực lợi dụng tôn giáo, góp phần giữ
vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội.
Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
văn gồm 3 chương,
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Những vấn đề lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông, tín ngưỡng nghĩa là lòng tin và sự ngưỡng
mộ một tôn giáo hay một chủ nghĩa nào đó. Nhìn chung, đa số các nhà nghiên cứu
đều cho rằng: tín ngưỡng có hai nghĩa. Nghĩa rộng, tín ngưỡng phản ánh niềm tin
và sự ngưỡng mộ, sùng kính của con người về một chủ thuyết, một lực lượng nào đó.
Tín ngưỡng tôn giáo chỉ là một dạng của tín ngưỡng nói chung. Theo nghĩa hẹp, tín
ngưỡng là đức tin, niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, là một bộ phận cấu thành chủ yếu
của tôn giáo. Cơ sở của tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào
những cái “siêu nhiên” (hay nói gọn lại là “cái thiêng”) - cái đối lập với cái “trần tục”,
cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được.
Cũng bàn về khái niệm tín ngưỡng, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ cho rằng “Tín
ngưỡng chỉ là niềm tin, đức tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng của con người vào cái
gì đó mà người ta cho là siêu phàm, là cao cả và đẹp đẽ”
Theo tác giả Phương Anh thì “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng vọng về
một lực lượng tiên thiên, tuyệt đối hay thần thánh nào đó. Lực lượng đó có ảnh hưởng
đến hành vi của người tin theo, hoặc có thể chi phối đến hành vi nhưng ở một giới
hạn nhất định”
Từ những nhận định như trên, có thể định nghĩa khái niệm “tín ngưỡng” một
cách khái quát như sau: Tín ngưỡng là niềm tin, là sự ngưỡng mộ vào các đấng siêu
nhiên hay những người được cho là thần thánh ở thế giới siêu thực, có sức mạnh tác
động vào đời sống hiện tại của con người nên được tôn thờ.
1.1.1.2. Khái niệm tôn giáo
Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn trong sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn
giáo ở Việt Nam, xuất bản năm 1998 cho rằng: “Tôn giáo là thế giới siêu nhiên vô
hình được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại hư ảo giữa con người và
thế giới đó nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế, cũng như ở thế giới bên kia trong
những hoàn cảnh lịch sử, địa lý khác nhau, của từng cộng đồng tôn giáo hay xã hội
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
khác nhau”. Năm 1997, trong một nghiên cứu, Phó Giáo sư Nguyễn Văn Kiệm cho
rằng là một tôn giáo phải hội đủ các điều kiện như: “Một niềm tin vào đấng siêu
nhiên có vai trò quyết định đối với vận mệnh của con người trong cuộc sống hiện tại
cũng như cuộc sống bên kia; một hệ thống lễ nghi đôi khi đơn giản, đôi khi phức tạp,
cầu kỳ nhằm giúp tín đồ thường xuyên gắn bó với niềm tin; một tổ chức nhân sự ít
nhiều quy mô về hệ thống điều hành việc hành đạo của tín đồ; hệ thống luân lý đạo
đức cho người tu hành, đây là thành tố được coi là quan trọng nhất”.
Trong các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn giáo
ở nước ta chưa có bất cứ một văn bản nào giải thích khái niệm, kể cả trong Pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh trực tiếp lĩnh
vực tôn giáo, phần giải thích từ ngữ, khái niệm tôn giáo vẫn bị bỏ ngỏ; do việc giải
thích khái niệm tôn giáo khá phức tạp, thậm chí khó có thể thống nhất, nhưng để có
một khái niệm làm công cụ cho việc nghiên cứu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
theo pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng tôi sử dụng khái niệm tôn giáo theo
nghĩa: “Tôn giáo là tín ngưỡng của những người cùng chung một tổ chức, có hệ
thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và được Nhà nước công nhận”.
1.1.1.3. Khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Ở Việt Nam, quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được
Nhà nước ta ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên, nó thể hiện bản chất của nhà
nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, tôn trọng quyền công dân, quyền con người.
Tư tưởng ấy nó vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình lập pháp ở nước ta qua
bốn bản Hiến pháp. Tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo
bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Điều 1, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy
định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không
ai được xâm phạm quyền tự do ấy”.Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được
hiểu là một trong những quyền cơ bản của công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh bản chất của chế độ chính trị - xã
hội và trình độ phát triển của xã hội, thường xuyên biến đổi, phát triển về nội dung và
hình thức cùng với sự biến đổi và phát triển không ngừng của chính trị - xã hội chủ
nghĩa, chế độ nhân dân lao động làm chủ bản thân mình và của xã hội trong xu thế hội
nhập và đổi mới của đất nước ta và có một số đặc điểm về quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam như sau:
Một là, nội dung điều chỉnh của pháp luật về tôn giáo liên quan đến những
quyền tự do căn bản của con người như tự do truyền đạo, tự do thể hiện niềm tin
tôn giáo, liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh, trật tự; vì vậy
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tôn giáo, phải xác định rành mạnh,
cụ thể chức năng, thẩm quyền của các cấp, các ngành trong nhiệm vụ quản lý các hoạt
động tôn giáo.
Xét trên bình diện lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì pháp luật về tôn
giáo cũng cần phải có những chế định, quy phạm đầy đủ và toàn diện để điều chỉnh,
phản ánh toàn bộ các hoạt động, các mối quan hệ xã hội có liên quan đến lĩnh vực tôn
giáo kể cả những vấn đề phức tạp mới nảy sinh trong hoạt động tôn giáo của các tôn
giáo ở nước ta và những tác động mới của các tôn giáo từ nước ngoài vào Việt Nam
những năm gần đây. Pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay phân chia các ngành
luật theo từng lĩnh vực như hình sự, dân sự, hành chính,... và trong các ngành luật đó
đều có chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo, do đó việc thể
hiện tính toàn diện của pháp luật về tôn giáo sẽ phức tạp hơn vì phải phân tán các chế
định, các quy phạm pháp luật trong từng luật theo lĩnh vực riêng. Điều này cũng cần
phải hoàn thiện trong quá trình xây dựng pháp luật để có thể đưa tất cả các quy
phạm điều chỉnh liên quan đến hoạt động tôn giáo vào luật chuyên ngành như xây
dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Hai là, pháp luật về tôn giáo bắt buộc hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn
khổ pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động thuần túy tôn giáo; đối với
các hoạt động thuần túy tôn giáo, pháp luật không can thiệp, điều chỉnh, nhưng về
nguyên tắc nhà nước đều quy định: không được lợi dụng hoạt động tôn giáo để tiến
hành các hoạt động chống lại đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước; làm
phương hại đến an ninh quốc gia; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc tuyên truyền
mê tín dị đoan.
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Trong pháp luật về tôn giáo đòi hỏi việc xây dựng các chế định và quy phạm
pháp luật phải hết sức chặt chẽ trên cơ sở xác định cụ thể các quan hệ xã hội, các
hành vi liên quan đến lĩnh vực tôn giáo cần phải được nhà nước quản lý, điều chỉnh
bằng pháp luật. Trên cơ sở đó để xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực
này không được trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn với nhau. Lĩnh vực tôn giáo là
lĩnh vực hoạt động liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, nên pháp luật điều
chỉnh vấn đề này nằm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như luật đất đai, hình sự,
dân sự,... Vì vậy đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật về tôn giáo là vô cùng cần thiết.
Ba là, pháp luật về tôn giáo của nước ta còn điều chỉnh hoạt động tôn giáo ở
Việt Nam có yếu tố nước ngoài; do đặc điểm mối quan hệ quốc tế của các tôn giáo ở
Việt Nam nên pháp luật về tôn giáo phải tôn trọng các hoạt động này, trên cơ sở
tuân thủ nguyên tắc đảm bảo độc lập, chủ quyền đất nước và phù hợp với chủ trương
của nhà nước về hợp tác quốc tế.
Tôn giáo là một lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng vào mục
đích chính trị. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập, giao lưu quốc tế hiện nay, nhiều tổ
chức, cá nhân tôn giáo vào Việt Nam làm ăn, sinh sống thì những quy định về tôn giáo
lại càng phải phù hợp với những Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc
gia nhập trong đó có Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị.
Bốn là, đặc điểm của đối tượng quản lý: Đối tượng của quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo gồm chức sắc, chức việc, tín đồ, nhà tu hành và các tổ chức tôn
giáo; hiện nay, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng trên 24 triệu tín đồ, 83.000 chức
sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25 ngàn cơ sở thờ tự.
+ Đặc điểm của tín đồ: Tín đồ các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật về nghĩa
vụ và quyền lợi như mọi công dân khác; đa số đồng bào tín đồ các tôn giáo có lòng
yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới,
đồng bào tín đồ các tôn giáo là một lực lượng quan trọng góp phần xây dựng đất nước,
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng bào tín
đồ các tôn giáo là công dân và là thành viên của một tổ chức tôn giáo với niềm tin tín
ngưỡng, tôn giáo sâu sắc; cùng với việc thực hiện nghĩa vụ công dân với Nhà nước,
họ còn thực hiện nghĩa vụ của một tín đồ đối với tổ chức tôn giáo.
+ Đặc điểm của nhà tu hành, chức sắc: Nhà tu hành, trước hết là tín đồ thuộc
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
một tổ chức tôn giáo nhất định, bởi vậy họ cũng có những đặc điểm chung của một
tín đồ; hiện nay lực lượng nhà tu hành, chức sắc các tôn giáo khá đông đảo; đa số
được tổ chức tôn giáo đào tạo cơ bản, phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy
cử. Nhà tu hành, chức sắc có vị trí, vai trò ảnh hưởng sâu sắc trong đồng bào tín đồ và
thường xuyên gần gũi tín đồ, có uy tín trong đồng bào tín đồ; Họ đại diện ở mức độ
khác nhau cho các tổ chức giáo hội trong quan hệ nội bộ, trong quan hệ xã hội.
+ Đặc điểm của tổ chức tôn giáo: Hệ thống tổ chức, bộ máy của tổ chức tôn giáo
được quy định trong hiến chương, điều lệ, các quy định của tổ chức và được nhà nước
thừa nhận. Tổ chức tôn giáo điều hành hoạt động tôn giáo; đại diện cho cộng đồng tín
đồ trong quan hệ với nhà nước và các tổ chức khác có liên quan khi giải quyết công
việc tôn giáo. Trong mối quan hệ với nhà nước và dân tộc, các tổ chức tôn giáo được
nhà nước công nhận đều thể hiện đường hướng hành đạo gắn bó với tổ quốc, đồng
hành cùng dân tộc. Đa số các tổ chức tôn giáo có mối liên hệ đồng đạo với tổ chức tôn
giáo nước ngoài, tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý các hoạt động quan hệ
quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo.
1.2. Nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1.2.1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản quy phạm pháp
luật
Tôn giáo được xem như là một nguồn của những ý niệm, tư tưởng về quyền
con người; quan niệm về bình đẳng, bắc ái, lòng bao dung, sự vị tha, … đều là những
giá trị cốt lõi trong hệ thống giá trị của các tôn giáo.
Cách tiếp cận dựa trên quyền và quyền tự do tôn giáo là một phương pháp
luận về nhận thức và hành động thực tiễn lấy quyền con người làm tiêu chí, điểm xuất
phát và mục đích của mọi quá trình chính sách và chương trình; cách tiếp cận dựa
trên quyền giúp xác định rõ chủ thể quyền nắm giữ và chủ thể nghĩa vụ phải tôn trọng,
bảo đảm và thực thi. Như vậy, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong phát triển là
một khung khái niệm chỉ quá trình phát triển của con người dựa trên những tiêu
chuẩn quốc tế về quyền con người và nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
Quyền tự do tôn giáo - tiếp cận từ góc độ quyền con người, chỉ ra trước hết các cá
nhân và tất cả mọi người nói chung đều là chủ thể của quyền được bày tỏ và theo,
cũng như không theo một tôn giáo hay tín ngưỡng nào đó; đồng thời, từ góc độ quyền
con người, cho thấy trách nhiệm và nghĩa vụ đối với việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi
quyền này trước hết thuộc về nhà nước; nhà nước có trách nhiệm nội luật hóa các quy
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
định của pháp luật quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo khi tham gia điều ước
quốc tế; nhà nước có nghĩa vụ thực thi tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo và
thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Mối quan hệ giữa tôn giáo và quyền con người: Quyền con người có mối liên
hệ mật thiết với tôn giáo không phải chỉ vì tôn giáo là nguồn hình thành của quyền
con người mà còn bởi vì tôn giáo chính là một sự hiện hữu của quyền và tự do cơ
bản của con người dạng thức biểu đạt, theo và thực hành một hệ thống giá trị và
niềm tin về tín ngưỡng, tôn giáo nhất định. Mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở
nhận thức luận hay bản thể luận, mà nó đã được chuẩn hóa thành những nguyên tắc
của hệ thống pháp luật quốc tế hiện đại, đặc biệt là trong luật nhân quyền quốc tế và
thống nhất dưới dạng thức quyền tự do tôn giáo.
Khung pháp lý quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện
trong các văn kiện quốc tế và quốc gia, bao gồm: Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên
ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và
Chính trị, Công ước quốc tế về quyền của người bản xứ, Hiến pháp năm 2013, Bộ
luật hình sự, Bộ luật dân sự, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo,…
Điều 18 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 đã khẳng
định: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền này
bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo và niềm tin, cũng như quyền tự do biểu hiện
tôn giáo hay niềm tin của mình, một mình hay cùng chung nhau, ở nơi công cộng hay
ở nơi riêng tư, bằng thuyết giảng, tục lệ, thờ cúng và làm các nghi lễ”. Công ước quốc
tế về quyền Dân sự - Chính trị đã tái khẳng định nguyên tắc mọi người đều có quyền
tự do, bình đẳng theo hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo (khoản 1, điều 18) và
quyền không bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn
giáo hoặc tín ngưỡng (khoản 2, điều 18) và nhấn mạnh nghĩa vụ của các quốc gia
thành viên trong việc tôn trọng và bảo đảm việc thực hiện hóa quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Đặc biệt là điều 18 (khoản 3) của công ước đã đề cập đến những giới hạn
của việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Những giới hạn
chỉ ra cho thấy việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi công dân
phải trong khuôn khổ của hiến định và luật định cũng như truyền thống văn hóa, bản
sắc dân tộc. Về khía cạnh này có thể thấy sự cần thiết đặc biệt của công tác tuyên
truyền, phổ biến và giáo dục về pháp luật quốc tế và quốc gia liên quan đến tự do tín
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
ngưỡng, tôn giáo nói riêng, cũng như về quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung.
Việc đưa quy định về giới hạn luật định đối với tự do tín ngưỡng, tôn giáo vào thành
một chuẩn mực pháp lý quốc tế đã đủ cho thấy tầm quan trọng của giới hạn tự do và
quyền cũng như tính nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân trong khi thực hiện tự do
của mình mà không làm ảnh hưởng đến tự do của người khác, cũng như lợi ích
chung của cộng đồng, xã hội và dân tộc.
Quyền con người luôn bao chứa nghĩa vụ của chủ thể mang quyền ấy đối với
sự tôn trọng quyền của người khác, quyền và lợi ích của cộng đồng; quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo cũng vậy, luôn chỉ ra nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc thực
hiện quyền ấy của mỗi cá nhân. Tính giới hạn của các quyền, nghĩa vụ là việc thực
hiện quyền hay tự do của mỗi người phải trên cơ sở của việc tuân thủ các chuẩn mực
của pháp luật và đạo đức mà xã hội ấy cho phép, cũng là một trong những đặc trưng
cơ bản của quyền và pháp luật quốc tế và quốc gia quy định. Điều 29 của Tuyên
ngôn Thế giới về nhân quyền nhấn mạnh “1. Cá nhân phải có những bổn phận đối với
cộng đồng, chỉ trong đó nhân cách của mình mới có thể phát triển tự do và đầy đủ; 2.
Trong việc thực hiện các quyền và hưởng thụ các tự do của mình, mọi người chỉ bị
giới hạn bằng luật pháp nào nhằm bảo đảm thừa nhận và tôn trọng các quyền và các tự
do của người khác và nhằm thỏa mãn những yêu cầu đúng đắn của đạo đức, trật tự
công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Công ước quốc tế về quyền
dân sự và chính trị tại khoản 2, điều 18, khoản 2 điều 21, 22 quy định cụ thể về nghĩa
vụ, trách nhiệm của cá nhân đối với người khác và cộng đồng trong khi thực hiện quyền
của mình.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được bảo đảm tương đối đầy
đủ trong pháp luật, chính sách và thực tiễn ở nước ta. Việt Nam là một quốc gia
thành viên của nhiều công ước quốc tế quan trọng về quyền con người, đáng chú ý là
hai Công ước quốc tế năm 1966 (Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính
trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế - xã hội và văn hóa). Việt Nam đã nội
luật hóa những quy định liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vào trong
pháp luật quốc gia.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con
người được Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc ghi
nhận. Nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại lâu dài cùng với sự phát triển của xã hội
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
loài người chừng nào những nguồn gốc làm phát sinh ra nó chưa giải quyết được. Suốt
quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn
khẳng định và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là một quyền cơ bản
của công dân. Hiến pháp năm 1946 quy định “Công dân Việt Nam có quyền tự do
tín ngưỡng” (Điều 10). Quyền tự do tín ngưỡng đã được tách thành một điều riêng với
nội dung được quy định rõ tại Điều 26 Hiến pháp năm 1959: “Công dân nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào”. Hiến pháp năm 1980, tại Điều 68 quy định “Công dân có quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo
để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Hiến pháp năm 1992 bổ sung
thêm 3 quy định mới là “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”, “Những nơi thờ
tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ” và “Không ai được xâm phạm
tự do tín ngưỡng, tôn giáo” những quy định mới này khẳng định chính sách đúng đắn
của Đảng và Nhà nước ta về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp năm 2013 đã có
những sửa đổi rất quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không
chỉ là của “công dân” Việt Nam mà là của “mọi người”, ghi nhận quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, được Nhà nước tôn
trọng và đảm bảo, bổ sung nguyên tắc về việc hạn chế quyền con người trong các
trường hợp nhất định, theo đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người,
nên quy định hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được quy định bằng luật.
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội; bên cạnh các quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
biệt, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được cụ thể hóa trong nhiều bộ luật, luật
quan trọng khác của Nhà nước như; Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật
dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật bầu cử đại biểu quốc hội, Luật tổ chức chính
phủ, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật giáo dục, Luật đất đai,…
Dưới góc độ của pháp luật về dân sự, thì các tổ chức tôn giáo, tín đồ các tôn
giáo cũng là các loại chủ thể của pháp luật dân sự. Luật dân sự điều chỉnh rất nhiều
khía cạnh của các chủ thể, từ địa vị pháp lý, quan hệ tài sản, về thừa kế đến quan hệ
hợp đồng về tài sản. Đối với cá nhân là tín đồ các tôn giáo, Điều 47 Bộ luật dân sự
năm 2005 quy định “1. Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào; 2. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Tổ chức, cá nhân tôn giáo cũng là chủ thể của pháp luật về hình sự. Trong
đấu tranh phòng chống tội phạm, để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
công dân, khoản 1 điều 129 Bộ Luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm
2009) quy định “1. Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp,
quyền lập hội phù hợp với lợi ích của nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử
phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không
giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”. Bảo vệ chính sách đại
đoàn kết toàn dân tộc, điểm c khoản 1 điều 87 Bộ luật quy định “người nào có một
trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười lăm năm: gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn
giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội”. Bên
cạnh việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo vệ chính sách đoàn kết toàn
dân tộc, Bộ luật còn quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan: “1. Người nào dùng bói
toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; 2.
Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười năm; 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến
ba mươi triệu đồng”.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, có
hiệu lực năm 2001 quy định nhiều vấn đề liên quan đến việc kết hôn như nguyên tắc kết
hôn, điều kiện kết hôn, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. theo đó, khoản 2 điều 2 quy
định nguyên tắc kết hôn “ 2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các
tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Về đăng
ký kết hôn, điều 11 của Luật quy định việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, mọi nghi thức kết hôn không theo quy định
của luật đều không có giá trị pháp lý và không được pháp luật bảo hộ.
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Trong lĩnh vực đất đai, Luật đất đai điều chỉnh những quan hệ xã hội hình
thành trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý, sử dụng đất. Tổ chức tôn giáo là một chủ thể
sử dụng đất được Luật đất đai điều chỉnh. Điều 99 Luật đất đai năm 2003 quy định
“1. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh
đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ
sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và
quỹ đất của địa phương, quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.
Tổ chức, cá nhân tôn giáo là chủ thể của pháp luật hành chính. Pháp luật
hành chính quy định những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý nhà nước,
xác định quy chế pháp lý của chủ thể quản lý nhà nước, quy định các vấn đề cụ thể của
quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực tôn giáo
nói riêng. Theo đó, pháp luật hành chính điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền với tổ chức, cá nhân tôn giáo. Và các cơ quan nhà nước có quyền
đặt ra các quy định hành chính để tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện, mặt khác có
quyền xử lý vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm. Để tạo điều kiện thuận lợi
về mọi mặt trong công tác tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo, hướng dẫn các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành
chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số
01/2013/TT-BNV, ngày 25/03/2013 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu
về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Tố tụng hình sự tiến hành theo
nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc nam,
nữ, tín ngưỡng, tôn giáo,... bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật”.
1.2.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua các quy định cụ thể về hoạt động tôn
giáo
Cùng với việc khẳng định trong Hiến pháp, trong các bộ luật, Nhà nước Việt
Nam còn ban hành các Nghị định, pháp lệnh nhằm thể chế hóa đường lối, chủ
trương, chính sách đảm bảo cho công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
và các tôn giáo được bình đẳng trước pháp luật.
Nghị định 69/NĐ-CP, Nghị định 26/1999/NĐ-CP quy định cụ thể: “Nhà
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý
do tín ngưỡng, tôn giáo; công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình
đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện
mọi nghĩa vụ công dân”. Nghị định cũng quy định rõ: “Mọi hành vi vi phạm quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân,
phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc
và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật”.
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời năm 2004 quy định rất rõ những chính
sách cụ thể:
- Đối với hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và hoạt động tôn
giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc: Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ
đức tin, thực hành các lễ hội, lễ nghi và học tập giáo lý tôn giáo; tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thực hiện
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
công dân; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đúng pháp luật.
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo sẽ bị đình chỉ nếu: xâm phạm an ninh quốc gia,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; tác động xấu đến đoàn
kết nhân dân, đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; có hành vi vi phạm pháp luật
nghiêm trọng khác.
- Đối với tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo: Các tổ chức
tôn giáo có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, có Hiến
chương, Điều lệ, Đạo quy phù hợp với pháp luật, có cơ cấu tổ chức hợp lý và bộ máy
nhân sự đảm bảo tốt về hai mặt đạo và đời, được xem xét và để được phép hoạt động.
Sau này Pháp lệnh và Nghị định số 22/NĐ- CP, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP đã quy
định rõ hai bước đăng ký và công nhận đối với tổ chức tôn giáo.
- Đối với các hoạt động về tổ chức: Các tổ chức tôn giáo hợp pháp về tổ
chức, được tiến hành các hoạt động như tổ chức đại hội, hội nghị, mở trường đào
tạo chức sắc, phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm và thuyên chuyển
chức sắc,….
- Đối với việc tôn giáo tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Các chức
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
sắc, nhà tu hành được hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội như mọi công dân. Việc tổ
chức lao động, sản xuất làm dịch vụ để tự túc của chức sắc, nhà tu hành theo đúng
chính sách pháp luật của Nhà nước được khuyến khích. Các hoạt động từ thiện nhân
đạo được khuyến khích.
- Đối với tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo: Tài sản hợp pháp thuộc
cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Đất có các công trình tôn giáo, tín
ngưỡng sử dụng được phép hoạt động, sử dụng lâu dài. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn
giáo được quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá
nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cơ sở là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh được bảo đảm bình thường như các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác; việc
quản lý, sử dụng, cải tạo, nâng cấp thực hiện theo pháp luật
Việc xuất bản, in, phát hành kinh, sách, báo, tạp chí,… về tín ngưỡng, tôn giáo;
kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tín ngưỡng, tôn giáo; sản xuất đồ
dùng phục vụ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện theo pháp luật.
- Đối với hoạt động xã hội của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức
sắc: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dạy
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khỏe người nghèo, người
tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS; hỗ trợ phát triển cơ sở giáo dục mầm non, tham gia
các hoạt động từ thiện nhân đạo. Chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân được
khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo.
- Đối với hoạt động quốc tế của tôn giáo: Nhà nước tôn trọng mối quan hệ
quốc tế của các tôn giáo. Quan hệ quốc tế của các tôn giáo phải tôn trọng chủ quyền,
pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thông lệ quốc tế. Những
quan hệ với tư cách cá nhân được thực hiện bình thường như mọi công dân. Những
quan hệ với tư cách thành viên hoặc có mối quan hệ về cơ cấu tổ chức của các tôn
giáo quốc tế thì phải được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam liên quan với luật pháp
quốc tế: tại điều 38, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định: “Trong trường hợp
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy
định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước
quốc tế”.
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Những nội dung cơ bản của các tôn giáo trước pháp luật nói trên đã được
thực thi nghiêm túc trong đời sống thực tiễn ở Việt Nam. Trên thực tế, những năm
qua, Đảng, Nhà nước ta luôn tạo điều kiện cho các hoạt động tôn giáo được diễn ra
thuận lợi. Các tôn giáo được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Nhà
nước luôn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn
giáo của mọi người dân, đảm bảo bình đẳng giữa các công dân không phân biệt tôn
giáo, tín ngưỡng trong thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Tín đồ
của các tôn giáo đã được nhà nước công nhận được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tại gia
đình và các cơ sở thờ tự hợp pháp. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn
giáo, khi vi phạm luật pháp của Nhà nước đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận luôn được đối xử công
bằng, bình đẳng trước pháp luật. Các chức sắc tôn giáo được tự do truyền đạo,
giảng đạo theo quy định, được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên
chuyển, được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ theo hiến chương, điều lệ của tôn
giáo và quy định của pháp luật. Một số tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đã có trường
đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo. Số lượng chức sắc, nhà tu hành tôn giáo được
đào tạo trong và ngoài nước không ngừng gia tăng qua các năm; hầu hết các tôn giáo
đều được xuất bản các ấn phẩm tôn giáo như sách, báo, băng, đĩa phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt đạo. Cơ sở thờ tự của các tôn giáo được Nhà nước bảo hộ, được trùng tu,
sửa chữa, xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của nhân dân, phù
hợp với điều kiện của đất nước và đúng quy định của pháp luật. Các tôn giáo đều được
nhà nước tạo điều kiện thuận lợi mở rộng giao lưu quốc tế.
Phạm vi điều chỉnh pháp luật về tôn giáo: Việc xác định phạm vi điều chỉnh
pháp luật về tôn giáo là cần thiết vì đây là cơ sở của việc hình thành nội dung pháp luật
về tôn giáo. Mục đích điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh pháp luật về tôn giáo phụ
thuộc vào đối tượng mà nó điều chỉnh, đó là các nhóm quan hệ chủ yếu sau:
Nhóm quan hệ thứ nhất: điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa Nhà nước và
các tổ chức, cá nhân tôn giáo.
Đây là nhóm quan hệ cơ bản nhất được pháp luật về tôn giáo điều chỉnh.
Nhà nước là người nắm quyền lực, có quyền đặt ra các quy định buộc các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật phải tuân theo, có quyền kiểm tra, giám sát và xử lý vi
phạm khi có các hành vi vi phạm xảy ra. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo được Nhà nước
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
bảo hộ khi hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật và bị xử lý khi có hành vi vượt khỏi
hành lang pháp lý quy định. Cụ thể:
Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc
không theo một tôn giáo nào của công dân. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc
không có tín ngưỡng tôn giáo cũng như có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn
trọng lẫn nhau; bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền công dân và có
trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân.
Đối với chức sắc, nhà tu hành, Nhà nước bảo đảm cho họ được thực hiện các
chức trách, chức vụ tôn giáo, được hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội, được khen
thưởng khi có những đóng góp cho đất nước và xã hội.
Các tổ chức tôn giáo khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, được
nhân danh mình tham gia các quan hệ xã hội, được thực hiện các hoạt động tôn giáo
theo quy định của pháp luật như được tổ chức hội nghị, đại hội, phong chức, phong
phẩm, bầu cử, suy cử, thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng, in ấn, xuất bản
kinh sách, đồ dùng việc đạo... và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các hoạt động
này.
Nhà nước khuyến khích các hoạt động của tổ chức, cá nhân tôn giáo vì lợi ích
của Tổ quốc và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tôn giáo tham
gia vào quá trình xã hội hóa các mặt của đời sống xã hội như giáo dục, y tế, từ thiện
nhân đạo.
Bên cạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, khuyến
khích, tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo hoạt động, Nhà nước cũng yêu cầu các tổ
chức, cá nhân tôn giáo thực hiện một số nghĩa vụ nhất định như: không được lợi
dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất
nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật,
chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây
rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản
của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị
đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Chức sắc, nhà tu hành có nghĩa vụ động viên tín đồ thực hiện các nghĩa vụ công
dân; chịu trách nhiệm về các hoạt động tôn giáo thuộc phạm vi quyền hạn của mình.
Tổ chức tôn giáo phải đăng ký, được sự chấp thuận, công nhận của cơ quan nhà
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
nước có thẩm quyền đối với một số hoạt động như: Đăng ký chương trình hoạt động
tôn giáo hành năm, hoạt động của hội đoàn, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành
tập thể khác của tôn giáo, nhận người vào tu, phong chức, phong phẩm, thuyên
chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; thành lập, chia, tách, hợp
nhất các tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức hội nghị, đại hội, thành lập trường đào tạo
những người chuyên hoạt động tôn giáo, các cuộc lễ của tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở
tôn giáo và công nhận tổ chức tôn giáo.
Ngoài ra còn có một số hoạt động khác do tổ chức tôn giáo thực hiện phải
tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành như:
Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình tôn giáo phải thực hiện theo quy
định của pháp luật về xây dựng. Khi thay đổi mục đích sử dụng các công trình thuộc
cơ sở tôn giáo phải có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Việc quản lý, sử dụng, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng,
tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của
pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật có liên quan.
Đất xây dựng nơi thờ tự và các công trình tôn giáo, đất canh tác để sinh lợi nuôi
sống chức sắc, nhà tu hành được Nhà nước giao cho các tổ chức tôn giáo theo quy
định của pháp luật đất đai. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước giao đất được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, được Nhà nước bảo hộ khi quyền sử dụng đất hợp
pháp bị xâm hại; có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích được giao.
Về việc giải quyết vấn đề nơi thờ tự và những tài sản khác của tôn giáo do lịch
sử để lại: nhà, đất và các tài sản khác của tôn giáo mà Nhà nước trưng thu, trưng mua
hoặc tổ chức, cá nhân tôn giáo đã hiến tặng cho chính quyền, tổ chức đoàn thể thì
không đặt vấn đề trả lại; các trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật
đất đai, pháp luật dân sự, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
và Chỉ thị 1940/CT-TTg, ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên
quan đến tôn giáo.
Việc xuất bản, in, phát hành các loại kinh, sách, báo, tạp chí và các xuất bản
phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo; kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm về
tín ngưỡng, tôn giáo; sản xuất đồ dùng phục vụ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được
thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Việc chiêu sinh của trường đào tạo
tôn giáo phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, tự nguyện của thí sinh và điều lệ
hoạt động của trường đã được phê duyệt. Nội dung giảng dạy không được trái pháp
luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước. Môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật
Việt Nam là các môn học chính khóa trong chương trình đào tạo.
Đối với hoạt động tài chính, tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài
sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức,
cá nhân nước ngoài. Việc tổ chức quyên góp phải công khai, rõ ràng mục đích sử dụng
và trước khi quyên góp phải thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tổ chức quyên góp.
Nhóm quan hệ thứ hai: điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong nội bộ tổ chức tôn
giáo.
Trong hoạt động tôn giáo, các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong cùng một tổ chức
đôi khi làm phát sinh quan hệ. Đây là những quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ tổ
chức tôn giáo. Về nguyên tắc, Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ của tổ
chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo có toàn quyền quyết định công việc nội bộ của mình.
Tuy nhiên, tổ chức tôn giáo cũng là một tổ chức xã hội, chịu sự điều chỉnh của Nhà
nước, cá nhân tôn giáo không chỉ là một tín đồ mà họ còn là công dân của Nhà nước,
vì vậy họ không thể thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước cần phải điều
chỉnh để đảm bảo cho lợi ích chung của toàn xã hội. Đặc biệt trong những trường
hợp cần thiết, những mối quan hệ xã hội này có ảnh hưởng đến yêu cầu quản lý
chung của Nhà nước, Nhà nước buộc phải can thiệp để đảm bảo sự ổn định xã hội (ví
dụ mâu thuẫn nội bộ tổ chức tôn giáo).
Nhóm quan hệ thứ ba: điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các tổ chức tôn
giáo với nhau, giữa tổ chức tôn giáo với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp và các tổ chức khác.
Hoạt động tôn giáo ngoài làm phát sinh mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân tôn
giáo với Nhà nước, giữa cá nhân trong cùng một tổ chức tôn giáo còn phát sinh mối
quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo với nhau, giữa các tổ chức tôn giáo với các tổ
chức khác được Nhà nước thừa nhận. Các mối quan hệ xã hội này là các mối quan hệ
bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử. Điều 70 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001) cũng khẳng định “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật” và Điều 1
pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo một lần nữa lại nhắc lại nguyên tắc đó. Khi các tổ
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân cũng là thời điểm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ nhất định, được tham gia các quan hệ xã hội theo quy định của
pháp luật và được pháp luật bảo hộ.
Nhóm quan hệ thứ tư: điều chỉnh các quan hệ phát sinh có yếu tố nước ngoài.
Ở nước ta các tôn giáo lớn đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo
nước ngoài, đặc biệt là giáo hội Công Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo,... Xuất phát từ chính
sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, Việt
Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia, xác lập mối quan hệ với
các tổ chức quốc tế có liên quan đến tôn giáo trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ
quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có
lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế. Với tinh thần đó,
các tổ chức, cá nhân tôn giáo được ra nước ngoài học tập, chữa bệnh, thăm thân, dự
hội nghị, hội thảo theo quy định của pháp luật. Mặt khác, pháp luật về tôn giáo cũng có
các quy định cho phép tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam để thăm,
dự hội nghị, giúp đỡ tổ chức tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam. Khi vào Việt Nam các
tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về xuất,
nhập cảnh và pháp luật khác có liên quan. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân tôn giáo
nước ngoài và quốc tế vào Việt Nam để hoạt động truyền đạo, lập tổ chức tôn giáo
mới hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo ở Việt Nam.
Người nước ngoài khi vào Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; được
mang theo xuất bản phẩm tôn giáo và các đồ dùng tôn giáo khác để phục vụ nhu
cầu của bản thân theo quy định của pháp luật Việt Nam; được tạo điều kiện sinh
hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo như tín đồ tôn giáo Việt Nam; được mời chức sắc
tôn giáo là người Việt Nam để thực hiện các lễ nghi tôn giáo cho mình; tôn trọng quy
định của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.
Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, pháp luật quy định các tổ chức, cá nhân tôn giáo
mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam hoặc triển khai chủ trương của tổ
chức tôn giáo nước ngoài ở Việt Nam; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước
ngoài giảng đạo tại cơ sở tôn giáo của Việt Nam phải được sự chấp thuận của Ban
Tôn giáo Chính phủ. Hoạt động viện trợ của cá nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài
hoặc có liên quan đến tôn giáo nước ngoài phải thực hiện theo chế độ quản lý viện trợ
của Việt Nam và thông qua các cơ quan được Chính phủ Việt Nam giao phụ trách quản
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
lý công tác viện trợ.
Pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam biểu hiện sự tương quan phù hợp giữa qui
định của pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế, xã hội và tình hình phát triển của
các tôn giáo ở nước ta, cụ thể: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đại đa số tín đồ các
tôn giáo đều là nhân dân lao động, có tinh thần yêu nước và có nhiều đóng góp cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thời gian gần đây các tôn giáo ở nước ta phát
triển mạnh, gia tăng cả về số lượng tín đồ và số lượng các tổ chức tôn giáo, điều này
làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự của đất nước; Đảng và
Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của nhân dân, các tôn giáo hợp pháp và hoạt động phù hợp với đạo đức, truyền
thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc được Nhà nước bảo hộ, Nhà nước xử lý
nghiêm minh các trường hợp lợi dụng tôn giáo chống lại độc lập, chủ quyền của đất
nước; pháp luật về hoạt động tôn giáo phải phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà
nước, bảo đảm yêu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế.
1.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1.3.1. Bảo đảm về chính trị
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bằng việc đề ra đường lối, chủ trương,
bằng công tác cán bộ và được thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; và chỉ khi
đường lối, chính sách của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật thì nó mới trở thành
phương tiện của Nhà nước, có sức mạnh cưỡng chế buộc các cơ quan, tổ chức phải thi
hành.
Để thực hiện sự lãnh đạo của mình, Đảng cần phải xây dựng một hệ thống tư
tưởng thật sự khoa học; một tổ chức chặt chẽ, quản lý có chất lượng cao; nâng cao các
yêu cầu đối với việc lựa chọn và phân công cán bộ, tăng cường các biện pháp trong
công tác giáo dục chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân;
kiên quyết khắc phục sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong cán
bộ, đảng viên.
Pháp luật nói chung và pháp luật về tôn giáo nói riêng chính là sự phản ánh, cụ
thể hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm cho sự lãnh đạo
của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội. Vì vậy, để pháp luật
về tôn giáo ngày càng hoàn thiện, Đảng cần đề ra các chủ trương, chính sách về tôn
giáo thật sự đúng đắn, sáng suốt.
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc,
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời
hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
có quyền ứng cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân, đại biểu Quốc hội theo quy định của
pháp luật. Như vậy, quyền công dân nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
nói riêng được bảo đảm bằng thể chế chính trị của nền dân chủ. Việc thể chế hóa
đường lối, chính sách của Đảng về tôn giáo, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được
thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội; là phương tiện để nhà nước quản lý về
tôn giáo đồng thời là phương tiện để tổ chức, cá nhân tôn giáo được hoạt động bình
đẳng, ổn định và được pháp luật bảo hộ. Đảng ta là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội. Điều 4, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên
phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và
của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Nhà nước là trung tâm
của quyền lực và là trụ cột của hệ thống chính trị mang tính nhân dân sâu sắc, và chỉ
khi đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật thì nó
mới trở thành phương tiện của nhà nước, có sức mạnh cưỡng chế buộc các cơ quan, tổ
chức phải thi hành; qua đó, mọi người dân có cơ hội nắm bắt cụ thể đường lối chủ
trương của Đảng, mặt khác cũng là cơ sở để Đảng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước theo
Điều 8 Hiến pháp năm 2013 “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức
phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân,
lắng nghe ý kiến và chịu giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.
Thực tế cho thấy, những năm qua chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo
đã được quan tâm và có nhiều thay đổi, có những bước đột phá lớn đáp ứng kịp thời
tình hình thực tiễn. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo đã được thể
chế hóa thành pháp luật và đi vào cuộc sống. Đời sống của đồng bào có tín ngưỡng,
tôn giáo đã thay đổi một cách rõ rệt “phần xác ấm no”, “phần hồn thong dong”, làm
cho họ ngày càng yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trong hoạt động bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ
quan nhà nước cần quan hệ chặt chẽ với các tổ chức xã hội, đặc biệt là những thành
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc các cấp, phát huy truyền thống
đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân,
tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ
lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm
chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật. Sự phát triển toàn diện của nền dân chủ đòi
hỏi sự tham gia đông đảo của công dân vào công việc của nhà nước. Hoạt động kiểm
tra, giám sát của các tổ chức xã hội và công dân đối với hoạt động của cơ quan nhà
nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước cũng là điều kiện bảo đảm về
chính trị cho việc thực hiện các quyền công dân nói chung và quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo nói riêng.
1.3.2. Bảo đảm về tư tưởng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết lương giáo,
đoàn kết dân tộc, chủ trương giải quyết hài hòa giữa lợi ích của bộ phận với toàn thể,
giữa cá nhân với xã hội. Một mặt, Người chủ trương triệt để tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thể chế hóa quyền đó thông qua hệ thống
pháp luật của nhà nước, yêu cầu cơ quan nhà nước và công dân thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của pháp luật và mặt khác, Chính phủ phải có trách nhiệm thường
xuyên chăm lo đời sống mọi mặt của đồng bào có đạo; với tinh thần đoàn kết lương
giáo, hòa hợp dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được đông đảo chức sắc, tín
đồ các tôn giáo hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cứu nước, kiến quốc, từ đó xóa dần
những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và âm mưu chia rẽ tôn giáo của một số
thế lực; Người cho rằng, đoàn kết lương giáo là đoàn kết lâu dài và toàn diện, là vấn
đề chiến lược; với thái độ chân tình, cởi mở, bao dung và luôn thấu hiểu nỗi trăn trở,
suy tư của đồng bào; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ sau những di sản tư
tưởng quý báu, trong đó có tư tưởng về tín ngưỡng, tôn giáo; những lời di huấn, các
bài viết, những cử chỉ, hành động cũng như phong cách ứng xử của Người đối với
các tôn giáo nói chung và đối với tín đồ, giáo sĩ, nhà tu hành của đạo Công Giáo nói
riêng là những bài học quý báu. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc và
tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng là nội dung cơ
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo.
Công tác tôn giáo phải được làm thường xuyên, phải được nghiên cứu sâu sắc tình
hình thực tế, hiểu rõ phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
dân; việc thực hiện khoa học, chặt chẽ, có chất lượng cao, nâng cao năng lực cán bộ,
tăng cường các biện pháp giáo dục chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng đối với cán
bộ, đảng viên; Quan tâm quần chúng tín đồ, tôn trọng và thực hiện đầy đủ quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng cương quyết xử lý những phần tử lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo vi phạm pháp luật. Vì vậy công tác tôn giáo không chỉ góp phần giữ gìn ổn
định chính trị, xã hội mà cần phải biết phát hiện, phát huy những yếu tố có ý nghĩa
về văn hóa, đạo đức trong công tác tôn giáo, động viên được người có đạo tham gia
các phong trào cách mạng, tham gia vào quá trình xây dựng đời sống mới, góp phần
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.3.3. Bảo đảm về kinh tế, văn hóa, xã hội
1.3.3.1. Bảo đảm về kinh tế
Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
là trung tâm, phải đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ
và cải thiện môi trường... coi đó là tiền đề vật chất để thực hiện và bảo đảm quyền
con người nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Mục đích của
chính sách kinh tế nhà nước là phát triển dân sinh, dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng
lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy xây dựng
cơ sở vật chất, kỹ thuật, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, khoa học kỹ thuật và giao
lưu với thị trường thế giới. Trong các quyền về kinh tế, quyền được kinh doanh là
một quyền lớn của công dân trong nền kinh tế thị trường; khi một nền kinh tế phát
triển, ổn định là điều kiện quan trọng, đời sống nhân dân sẽ có nhiều thuận lợi, việc
đó sẽ ảnh hưởng tới việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đối với nước
ta, bằng đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta ngày càng tạo ra những điều kiện
cần thiết để thực hiện các quyền được pháp luật thừa nhận. Đó chính là những tiền
đề, điều kiện bảo đảm về kinh tế để mọi công dân thực hiện tốt các quyền công dân
của mình trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
1.3.3.2. Bảo đảm về văn hóa
Đề cương Văn hóa năm 1943 của Đảng đề ra chiến lược phát triển nền văn hóa
Việt Nam theo hướng dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa, đặt nền tảng cho
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
chính sách văn hóa; bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực văn hóa thể
hiện sâu sắc khi Đảng xác định trách nhiệm của mình trong việc nâng cao trình độ
thẩm mỹ, năng lực sáng tạo và hưởng thụ thành quả văn hóa của nhân dân, nền văn
hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có tiếp thu tinh
hoa văn hóa của nhân loại; tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng, có
nội dung nhân đạo, dân chủ tiến bộ và luôn hướng tới xây dựng con người phát
triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý
thức cộng đồng, lối sống văn hóa, hài hòa trong từng gia đình, cộng đồng xã hội;
đảm bảo quyền tự do sáng tạo của cá nhân, khuyến khích, hỗ trợ lao động sáng tạo,
đánh giá cao giá trị tinh thần và giá trị thực tiễn của sản phẩm sáng tạo,... nền văn hóa
như vậy sẽ góp phần bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
1.3.3.3. Bảo đảm về xã hội
Xã hội ta là xã hội vì con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống làm mục tiêu
phục vụ và thực hiện các chính sách xã hội theo quan điểm phát huy nhân tố con người,
bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng
trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa
đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và
cộng đồng xã hội. Kết hợp sự trợ giúp của nhà nước với việc phát triển các quỹ từ thiện
xã hội, quỹ đền ơn đáp nghĩa, nhằm giúp đỡ có hiệu quả người được hưởng chính
sách xã hội, nạn nhân chiến tranh, thiên tai, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
những người tàn tật và người già không nơi nương tựa,... là những điều kiện, biện
pháp thực hiện nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện trên
thực tế, góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công
chức, viên chức và nhân dân. Quá trình nhận thức về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của Đảng, Nhà nước phát triển phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn cách
mạng Việt Nam nhằm thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên đất nước
Việt Nam và thực hiện tốt các quyền con người do pháp luật quốc tế quy định.
1.3.3.4. Bảo đảm về pháp lý
Tất cả mọi người đều có quyền sống (trừ trường hợp bị Tòa án tuyên phạt tử
hình theo quy định của pháp luật), tất cả mọi người đều có quyền được đối xử bình
đẳng, không bị phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
hoặc nguồn gốc xã hội; Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy
lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng,
tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau. Mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Tòa án, không phân biệt dân tộc, nam
nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp; mọi cơ
quan, tổ chức đều bình đẳng, không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu
và những vấn đề khác; các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng
dân sự, Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam nữ,
dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; nghiêm trị những người chủ
mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm
tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp,
cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai
báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa
hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Để bảo vệ dân tộc, bảo vệ lợi ích cộng đồng, bảo vệ
công dân, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để
phá hoại hòa bình, độc lập, kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, chia rẽ
nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại
đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành
vi vi phạm pháp luật khác.
Ở góc độ Hiến pháp, quyền con người cần được long trọng công bố trong Hiến
pháp; trong bản Hiến pháp cần thể hiện rõ cam kết của nhà nước, các cơ quan nhà
nước, công chức, viên chức nhà nước về bảo đảm, bảo vệ quyền con người; quyền
con người không thể được đảm bảo, bảo vệ trong một quốc gia mà quyền lực công cộng
bị giới hạn, không được kiểm soát. Giới hạn quyền lực công chính là quyền con người;
quyền lực công phải bị giới hạn, được giới hạn để đảm bảo, bảo vệ quyền con người.
Một khi quyền lực không bị giới hạn sẽ dẫn đến tình trạng độc đoán, chuyên quyền,
lạm quyền, xâm phạm các quyền con người, quyền công dân. Bởi vậy, bên cạnh
việc khẳng định quyền con người, cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người từ phía
nhà nước, Hiến pháp phải tạo ra được cơ chế kiểm soát việc tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước theo những nguyên tắc tiến bộ đã được thừa nhận chung trên thế
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
giới .
Sau Hiến pháp, các luật trong từng lĩnh vực cần thể hiện rõ yêu cầu bảo đảm,
bảo vệ quyền con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; cần đặc biệt chú ý: khi
soạn thảo các văn bản luật, các cơ quan quản lý nhà nước (các Bộ, Chính phủ) thường
nghiêng về góc độ muốn tạo thuận lợi cho mình trong hoạt động quản lý, không loại trừ
cả trường hợp về bảo vệ lợi ích của ngành, của nhóm mà họ đã đưa ra các quy định
hạn chế, ngăn cản người dân tiếp cận các quyền của mình. Để hạn chế nguy cơ này,
trong ban soạn thảo cần thu hút các chuyên gia từ nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau;
trong quá trình soạn thảo cần tham vấn chuyên gia; các dự thảo cần đăng tải công khai
để người dân đề đạt, thể hiện ý kiến của mình; các dự thảo luật cần được thẩm tra kỹ tại
các ủy ban của Quốc hội và tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Các đại biểu
Quốc hội có ý thức trách nhiệm cao trước cử tri, trước nhân dân cần cân nhắc chu đáo,
thận trọng khi biểu quyết thông qua luật.
Trong khuôn khổ pháp lý về bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo đã hình thành nhưng quá trình xây dựng và hoàn thiện các thể chế
vẫn cần được tiếp tục. Luật bầu cử cần được sửa đổi để cử tri thực hiện được quyền tự
do lựa chọn đại biểu xứng đáng, để họ có thể thực hiện quyền bãi nhiệm những đại
biểu không hoàn thành nhiệm vụ; cần tiếp tục và soạn thảo và thông qua luật tiếp cận
thông tin để đảm bảo quyền được thông tin của mọi người trong xã hội; luật trưng
cầu dân ý cũng là một đạo luật cần thiết để các công dân trực tiếp thực hiện được
quyền phúc quyết, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; luật tín
ngưỡng, tôn giáo cũng vô cùng quan trọng để mọi người hưởng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Để các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013 được thi hành
hiệu quả trong thực tiễn và đi vào cuộc sống, cần luật hóa các quy định này. Liên
quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cần hoàn thiện pháp luật về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và xây dựng, thông qua luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được Hiến pháp trao cho tất cả mọi
người được làm gì để đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của mình và đòi hỏi nhà
nước, xã hội phải làm gì để bảo đảm cho họ được hưởng thực sự và sử dụng đúng đắn
các quyền ấy. Trong toàn bộ những bảo đảm về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà
nhà nước và xã hội xây dựng thì bảo đảm về pháp lý là quan trọng nhất, nó phản ánh
bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Trong khoa học pháp lý thường có hai khái niệm “cơ chế pháp lý” và “bảo
đảm pháp lý”. Tuy nhiên, nội dung khái niệm “bảo đảm pháp lý” rộng hơn nội dung
khái niệm “cơ chế pháp lý”, những quy định pháp luật nội dung và những quy định
pháp luật hình thức về việc bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi
người; chủ thể pháp luật mang quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể tham gia vào quá
trình bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động của chủ thể pháp luật đó
theo thủ tục, trình tự pháp luật quy định nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Bảo đảm pháp lý quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một khái niệm pháp lý,
nhưng nội dung của nó khá rộng, bao quát gần như toàn bộ đời sống pháp luật của nhà
nước và xã hội, trong đó tư tưởng chính trị - pháp lý, văn hóa pháp lý và cách thức
tổ chức bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không
chỉ được tôn trọng trong nhận thức, mà còn được thực hiện hóa trên thực tế. Nó
được xem như là toàn bộ những tiền đề, điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi do
nhà nước, xã hội tạo ra trên cơ sở pháp luật để công dân được hưởng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo một cách thực sự, đầy đủ và sử dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo một cách đúng đắn trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là tiền đề về tư tưởng, chính trị, pháp
luật, tổ chức thực hiện của bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan quản lý nhà nước
về tôn giáo nói riêng nhằm bảo đảm và thực hiện để công dân được hưởng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo. Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của công dân được xem ở hai phương diện khác nhau: Phương diện thứ nhất đó là
chế độ pháp lý chính trị, trong đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại cùng với
các quyền và nghĩa vụ khác của công dân và được tổ chức thực hiện; Phương diện thứ
hai là cơ chế hoạt động của các cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện quyền công dân.
Bảo đảm pháp lý mang tính ý thức, tư tưởng gồm những quan điểm, tư tưởng
của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Hồ Chí Minh về giải phóng con người và các biện
pháp chủ yếu nhằm đem lại cho con người một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc;
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, hội nhập quốc tế; ý thức pháp luật của cán bộ,
công chức và nhân dân về quyền con người, quyền tự to tín ngưỡng, tôn giáo.
Đảm bảo pháp lý về phương diện pháp luật thực định gồm pháp luật nội dung và
pháp luật hình thức, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở nhu cầu
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
khách quan của xã hội Việt Nam hoặc các công ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã
ký kết hay tham gia. Pháp luật nội dung xác lập quyền, nghĩa vụ công dân, Nhà nước,
các tổ chức kinh tế và các tổ chức chính trị - xã hội trong các lĩnh vực xã hội. Còn
pháp luật hình thức quy định trình tự, thủ tục, hình thức thực hiện các quyền và nghĩa
vụ ấy.
Đảm bảo về mặt tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực tôn
giáo gồm cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, cơ cấu tổ chức các cơ quan
chuyên trách những vấn đề kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, xã hội; thể hiện
trên ba lĩnh vực xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật
nhằm bảo đảm cho các quyền công dân nói chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
nói riêng được thực hiện trên thực tế; hoạt động của các cơ quan nhà nước trong
trường hợp họ tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể liên quan tới việc thực hiện
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Như vậy, tất cả các quy định của pháp luật thực hiện
về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà
nước nhằm bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và ý thức pháp luật
của công dân nói chung, của cán bộ và công chức nói riêng. Pháp luật tạo ra cơ sở pháp
lý bảo đảm cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp
luật về tín ngưỡng, tôn giáo gồm pháp luật nội dung và pháp luật hình thức, do nhà
nước ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở nhu cầu khách quan của xã hội Việt
Nam hoặc các công ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
Pháp luật nội dung xác lập quyền, nghĩa vụ của công dân, nhà nước, các tổ chức kinh
tế xã hội và tổ chức chính trị xã hội trong lĩnh vực xã hội; còn pháp luật hình thức quy
định trình tự, thủ tục, hình thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ ấy. Để bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ quy định
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo mà còn ấn định trách nhiệm giải quyết, nghiêm cấm
mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx

More Related Content

Similar to Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx

Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx (20)

Luận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáoLuận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về tôn giáo, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về tôn giáo, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về tôn giáo, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về tôn giáo, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đ
Luận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đLuận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đ
Luận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HAY
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HAYLuận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HAY
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt NamLuận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HOT
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HOTLuận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HOT
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HOT
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docxLuận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
 
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh HoáLuận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
 
Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Tự Do Tín Ngưỡng, Tôn Giáo.doc
Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Tự Do Tín Ngưỡng, Tôn Giáo.docPháp Luật Việt Nam Về Quyền Tự Do Tín Ngưỡng, Tôn Giáo.doc
Pháp Luật Việt Nam Về Quyền Tự Do Tín Ngưỡng, Tôn Giáo.doc
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
Lịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
Lịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáoLịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
Lịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
 
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư phápXây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, HAYLuận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, HAY
 
Đề tài: Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
Đề tài: Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xửĐề tài: Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
Đề tài: Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
 
Luận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOT
Luận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOTLuận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOT
Luận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, HOT
 
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOTLuận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
 
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂMLuận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người, 9 ĐIỂM
 
Khóa luận - Bảo đảm quyền tự do lập hội theo hiến pháp 2013.doc
Khóa luận - Bảo đảm quyền tự do lập hội theo hiến pháp 2013.docKhóa luận - Bảo đảm quyền tự do lập hội theo hiến pháp 2013.doc
Khóa luận - Bảo đảm quyền tự do lập hội theo hiến pháp 2013.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................ 6 1.1. Những vấn đề lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ...................................... 6 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 6 1.1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng........................................................................................... 6 1.1.1.2. Khái niệm tôn giáo ............................................................................................... 6 1.1.1.3. Khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ....................................................... 7 1.1.2. Đặc điểm của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.................................. 7 1.2. Nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo............................................................. 10 1.2.1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản quy phạm pháp luật.. 10 1.2.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua các quy định cụ thể về hoạt động tôn giáo 15 1.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo....................... 23 1.3.1. Bảo đảm về chính trị............................................................................................. 23 1.3.2. Bảo đảm về tư tưởng............................................................................................. 25 1.3.3. Bảo đảm về kinh tế, văn hóa, xã hội..................................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................................. 32 2.1. Thực trạng pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay... 32 2.1.1. Tổng quan.............................................................................................................. 32 2.1.2. Pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo thời kỳ đổi mới ...................................... 34 2.2. Thực trạng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam ...................................... 38 2.2.1. Những thành tựu ................................................................................................... 38 2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.................................................................................................................. 41 2.2.2.1. Về công nhận tổ chức tôn giáo ................................................................... 42 2.2.2.2. Về việc mở trường đào tạo chức sắc............................................................... 45 2.2.2.3. Sinh hoạt tôn giáo của tín đồ........................................................................... 46 2.2.2.4. Về in ấn xuất bản ........................................................................................ 47 2.2.2.5. Về hoạt động quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo ............................ 48 2.2.2.6. Về khiếu nại, tố cáo .................................................................................... 49
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................................. 51 3.1. Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về tôn giáo ......................................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Những thành tựu trong việc thực hiện pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay........................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Những hạn chế ...................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Những giải pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.................................................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Giải pháp về nhận thức ......................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật ................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2.1. Giải pháp nâng cao vai trò của Hiến pháp trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.......................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2.2. Xây dựng Luật về tín ngưỡng, tôn giáo...... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN..................................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................ Error! Bookmark not defined.
  • 3. 3 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com MỞ ĐẦU Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong một số văn bản chính trị - pháp lý của Liên hợp quốc bao gồm các văn bản mang tính chất Tuyên ngôn như Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966. Bất kỳ ai cũng được tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không theo một tôn giáo nào. Theo đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành là quyền tự do của mỗi người. Nhà nước Việt Nam thừa nhận và đảm bảo cho mọi công dân có hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi; không có sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo được nhà nước thừa nhận đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi người cần ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, đồng thời chống lại những phần tử lợi dụng tôn giáo chống lại giai cấp công nhân, lợi ích dân tộc. Nhà nước chủ trương tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, bảo đảm mọi sinh hoạt tôn giáo bình thường trong khuôn khổ pháp luật, nghiêm cấm những âm mưu lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo. Trước yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo; trước sự phục hồi, phát triển nhanh chóng, phức tạp của các tôn giáo và âm mưu lợi dụng tôn giáo, nhân quyền chống phá nước ta; trong khi đó pháp luật về tôn giáo đã bộc lộ những bất cập, yếu kém, thiếu tính đồng bộ, tính thống nhất, nhiều vấn đề phát sinh trong hoạt động tôn giáo chưa được pháp luật bổ sung, điều chỉnh; chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới... Những thiếu sót đó là một trong những nguyên nhân gây ra sự lúng túng, thiếu thống nhất khi xử lý đối với hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật, làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,
  • 4. 4 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com tôn giáo của nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo vệ và phát triển quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được ưu tiên trong chính sách của Đảng và Nhà nước, trở thành một trong những vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và cộng đồng quốc tế. Tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo tham gia thực hiện nhiều chức năng đối với xã hội vừa mang những ưu điểm và hạn chế; để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực, nhà nước cần phải quản lý hoạt động tôn giáo, đảm bảo cho những hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp sự phát triển chung của xã hội. Thời gian qua, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cho thấy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn một số tồn tại như hiện tượng hạn chế, thu hẹp, thậm chí vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; trong quản lý có nơi còn nóng vội, giản đơn khi giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo dẫn đến vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, làm giảm lòng tin trong bộ phận quần chúng có đạo về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; có nơi lại thụ động, buông lỏng quản lý dẫn tới kỷ cương pháp luật không được giữ nghiêm; việc kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn chưa kịp thời, chặt chẽ và kiên quyết. Nguyên nhân của tình trạng trên còn nhiều, nhưng chủ yếu là do trong bộ máy nhà nước và ở ngoài xã hội chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện về ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chưa ý thức được sự cần thiết phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được pháp luật quy định. Cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước tiếp tục hoạch định và hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên các lĩnh vực khác nhau; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đấu tranh chống lại các thế lực lợi dụng tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội. Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
  • 5. 5 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com văn gồm 3 chương, CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
  • 6. 6 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Những vấn đề lý luận về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông, tín ngưỡng nghĩa là lòng tin và sự ngưỡng mộ một tôn giáo hay một chủ nghĩa nào đó. Nhìn chung, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng: tín ngưỡng có hai nghĩa. Nghĩa rộng, tín ngưỡng phản ánh niềm tin và sự ngưỡng mộ, sùng kính của con người về một chủ thuyết, một lực lượng nào đó. Tín ngưỡng tôn giáo chỉ là một dạng của tín ngưỡng nói chung. Theo nghĩa hẹp, tín ngưỡng là đức tin, niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, là một bộ phận cấu thành chủ yếu của tôn giáo. Cơ sở của tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái “siêu nhiên” (hay nói gọn lại là “cái thiêng”) - cái đối lập với cái “trần tục”, cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được. Cũng bàn về khái niệm tín ngưỡng, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ cho rằng “Tín ngưỡng chỉ là niềm tin, đức tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng của con người vào cái gì đó mà người ta cho là siêu phàm, là cao cả và đẹp đẽ” Theo tác giả Phương Anh thì “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng vọng về một lực lượng tiên thiên, tuyệt đối hay thần thánh nào đó. Lực lượng đó có ảnh hưởng đến hành vi của người tin theo, hoặc có thể chi phối đến hành vi nhưng ở một giới hạn nhất định” Từ những nhận định như trên, có thể định nghĩa khái niệm “tín ngưỡng” một cách khái quát như sau: Tín ngưỡng là niềm tin, là sự ngưỡng mộ vào các đấng siêu nhiên hay những người được cho là thần thánh ở thế giới siêu thực, có sức mạnh tác động vào đời sống hiện tại của con người nên được tôn thờ. 1.1.1.2. Khái niệm tôn giáo Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn trong sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, xuất bản năm 1998 cho rằng: “Tôn giáo là thế giới siêu nhiên vô hình được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại hư ảo giữa con người và thế giới đó nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế, cũng như ở thế giới bên kia trong những hoàn cảnh lịch sử, địa lý khác nhau, của từng cộng đồng tôn giáo hay xã hội
  • 7. 7 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com khác nhau”. Năm 1997, trong một nghiên cứu, Phó Giáo sư Nguyễn Văn Kiệm cho rằng là một tôn giáo phải hội đủ các điều kiện như: “Một niềm tin vào đấng siêu nhiên có vai trò quyết định đối với vận mệnh của con người trong cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống bên kia; một hệ thống lễ nghi đôi khi đơn giản, đôi khi phức tạp, cầu kỳ nhằm giúp tín đồ thường xuyên gắn bó với niềm tin; một tổ chức nhân sự ít nhiều quy mô về hệ thống điều hành việc hành đạo của tín đồ; hệ thống luân lý đạo đức cho người tu hành, đây là thành tố được coi là quan trọng nhất”. Trong các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn giáo ở nước ta chưa có bất cứ một văn bản nào giải thích khái niệm, kể cả trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tôn giáo, phần giải thích từ ngữ, khái niệm tôn giáo vẫn bị bỏ ngỏ; do việc giải thích khái niệm tôn giáo khá phức tạp, thậm chí khó có thể thống nhất, nhưng để có một khái niệm làm công cụ cho việc nghiên cứu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng tôi sử dụng khái niệm tôn giáo theo nghĩa: “Tôn giáo là tín ngưỡng của những người cùng chung một tổ chức, có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và được Nhà nước công nhận”. 1.1.1.3. Khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Ở Việt Nam, quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được Nhà nước ta ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên, nó thể hiện bản chất của nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, tôn trọng quyền công dân, quyền con người. Tư tưởng ấy nó vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình lập pháp ở nước ta qua bốn bản Hiến pháp. Tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Điều 1, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy”.Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được hiểu là một trong những quyền cơ bản của công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
  • 8. 8 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh bản chất của chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển của xã hội, thường xuyên biến đổi, phát triển về nội dung và hình thức cùng với sự biến đổi và phát triển không ngừng của chính trị - xã hội chủ nghĩa, chế độ nhân dân lao động làm chủ bản thân mình và của xã hội trong xu thế hội nhập và đổi mới của đất nước ta và có một số đặc điểm về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam như sau: Một là, nội dung điều chỉnh của pháp luật về tôn giáo liên quan đến những quyền tự do căn bản của con người như tự do truyền đạo, tự do thể hiện niềm tin tôn giáo, liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh, trật tự; vì vậy trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tôn giáo, phải xác định rành mạnh, cụ thể chức năng, thẩm quyền của các cấp, các ngành trong nhiệm vụ quản lý các hoạt động tôn giáo. Xét trên bình diện lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì pháp luật về tôn giáo cũng cần phải có những chế định, quy phạm đầy đủ và toàn diện để điều chỉnh, phản ánh toàn bộ các hoạt động, các mối quan hệ xã hội có liên quan đến lĩnh vực tôn giáo kể cả những vấn đề phức tạp mới nảy sinh trong hoạt động tôn giáo của các tôn giáo ở nước ta và những tác động mới của các tôn giáo từ nước ngoài vào Việt Nam những năm gần đây. Pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay phân chia các ngành luật theo từng lĩnh vực như hình sự, dân sự, hành chính,... và trong các ngành luật đó đều có chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo, do đó việc thể hiện tính toàn diện của pháp luật về tôn giáo sẽ phức tạp hơn vì phải phân tán các chế định, các quy phạm pháp luật trong từng luật theo lĩnh vực riêng. Điều này cũng cần phải hoàn thiện trong quá trình xây dựng pháp luật để có thể đưa tất cả các quy phạm điều chỉnh liên quan đến hoạt động tôn giáo vào luật chuyên ngành như xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Hai là, pháp luật về tôn giáo bắt buộc hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động thuần túy tôn giáo; đối với các hoạt động thuần túy tôn giáo, pháp luật không can thiệp, điều chỉnh, nhưng về nguyên tắc nhà nước đều quy định: không được lợi dụng hoạt động tôn giáo để tiến hành các hoạt động chống lại đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước; làm phương hại đến an ninh quốc gia; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc tuyên truyền mê tín dị đoan.
  • 9. 9 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Trong pháp luật về tôn giáo đòi hỏi việc xây dựng các chế định và quy phạm pháp luật phải hết sức chặt chẽ trên cơ sở xác định cụ thể các quan hệ xã hội, các hành vi liên quan đến lĩnh vực tôn giáo cần phải được nhà nước quản lý, điều chỉnh bằng pháp luật. Trên cơ sở đó để xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này không được trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn với nhau. Lĩnh vực tôn giáo là lĩnh vực hoạt động liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, nên pháp luật điều chỉnh vấn đề này nằm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như luật đất đai, hình sự, dân sự,... Vì vậy đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật về tôn giáo là vô cùng cần thiết. Ba là, pháp luật về tôn giáo của nước ta còn điều chỉnh hoạt động tôn giáo ở Việt Nam có yếu tố nước ngoài; do đặc điểm mối quan hệ quốc tế của các tôn giáo ở Việt Nam nên pháp luật về tôn giáo phải tôn trọng các hoạt động này, trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc đảm bảo độc lập, chủ quyền đất nước và phù hợp với chủ trương của nhà nước về hợp tác quốc tế. Tôn giáo là một lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng vào mục đích chính trị. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập, giao lưu quốc tế hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân tôn giáo vào Việt Nam làm ăn, sinh sống thì những quy định về tôn giáo lại càng phải phù hợp với những Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập trong đó có Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Bốn là, đặc điểm của đối tượng quản lý: Đối tượng của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo gồm chức sắc, chức việc, tín đồ, nhà tu hành và các tổ chức tôn giáo; hiện nay, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng trên 24 triệu tín đồ, 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25 ngàn cơ sở thờ tự. + Đặc điểm của tín đồ: Tín đồ các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật về nghĩa vụ và quyền lợi như mọi công dân khác; đa số đồng bào tín đồ các tôn giáo có lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới, đồng bào tín đồ các tôn giáo là một lực lượng quan trọng góp phần xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng bào tín đồ các tôn giáo là công dân và là thành viên của một tổ chức tôn giáo với niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo sâu sắc; cùng với việc thực hiện nghĩa vụ công dân với Nhà nước, họ còn thực hiện nghĩa vụ của một tín đồ đối với tổ chức tôn giáo. + Đặc điểm của nhà tu hành, chức sắc: Nhà tu hành, trước hết là tín đồ thuộc
  • 10. 10 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com một tổ chức tôn giáo nhất định, bởi vậy họ cũng có những đặc điểm chung của một tín đồ; hiện nay lực lượng nhà tu hành, chức sắc các tôn giáo khá đông đảo; đa số được tổ chức tôn giáo đào tạo cơ bản, phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử. Nhà tu hành, chức sắc có vị trí, vai trò ảnh hưởng sâu sắc trong đồng bào tín đồ và thường xuyên gần gũi tín đồ, có uy tín trong đồng bào tín đồ; Họ đại diện ở mức độ khác nhau cho các tổ chức giáo hội trong quan hệ nội bộ, trong quan hệ xã hội. + Đặc điểm của tổ chức tôn giáo: Hệ thống tổ chức, bộ máy của tổ chức tôn giáo được quy định trong hiến chương, điều lệ, các quy định của tổ chức và được nhà nước thừa nhận. Tổ chức tôn giáo điều hành hoạt động tôn giáo; đại diện cho cộng đồng tín đồ trong quan hệ với nhà nước và các tổ chức khác có liên quan khi giải quyết công việc tôn giáo. Trong mối quan hệ với nhà nước và dân tộc, các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận đều thể hiện đường hướng hành đạo gắn bó với tổ quốc, đồng hành cùng dân tộc. Đa số các tổ chức tôn giáo có mối liên hệ đồng đạo với tổ chức tôn giáo nước ngoài, tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý các hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo. 1.2. Nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 1.2.1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản quy phạm pháp luật Tôn giáo được xem như là một nguồn của những ý niệm, tư tưởng về quyền con người; quan niệm về bình đẳng, bắc ái, lòng bao dung, sự vị tha, … đều là những giá trị cốt lõi trong hệ thống giá trị của các tôn giáo. Cách tiếp cận dựa trên quyền và quyền tự do tôn giáo là một phương pháp luận về nhận thức và hành động thực tiễn lấy quyền con người làm tiêu chí, điểm xuất phát và mục đích của mọi quá trình chính sách và chương trình; cách tiếp cận dựa trên quyền giúp xác định rõ chủ thể quyền nắm giữ và chủ thể nghĩa vụ phải tôn trọng, bảo đảm và thực thi. Như vậy, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong phát triển là một khung khái niệm chỉ quá trình phát triển của con người dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người và nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Quyền tự do tôn giáo - tiếp cận từ góc độ quyền con người, chỉ ra trước hết các cá nhân và tất cả mọi người nói chung đều là chủ thể của quyền được bày tỏ và theo, cũng như không theo một tôn giáo hay tín ngưỡng nào đó; đồng thời, từ góc độ quyền con người, cho thấy trách nhiệm và nghĩa vụ đối với việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền này trước hết thuộc về nhà nước; nhà nước có trách nhiệm nội luật hóa các quy
  • 11. 11 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com định của pháp luật quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo khi tham gia điều ước quốc tế; nhà nước có nghĩa vụ thực thi tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo và thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Mối quan hệ giữa tôn giáo và quyền con người: Quyền con người có mối liên hệ mật thiết với tôn giáo không phải chỉ vì tôn giáo là nguồn hình thành của quyền con người mà còn bởi vì tôn giáo chính là một sự hiện hữu của quyền và tự do cơ bản của con người dạng thức biểu đạt, theo và thực hành một hệ thống giá trị và niềm tin về tín ngưỡng, tôn giáo nhất định. Mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở nhận thức luận hay bản thể luận, mà nó đã được chuẩn hóa thành những nguyên tắc của hệ thống pháp luật quốc tế hiện đại, đặc biệt là trong luật nhân quyền quốc tế và thống nhất dưới dạng thức quyền tự do tôn giáo. Khung pháp lý quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện trong các văn kiện quốc tế và quốc gia, bao gồm: Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, Công ước quốc tế về quyền của người bản xứ, Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo,… Điều 18 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo và niềm tin, cũng như quyền tự do biểu hiện tôn giáo hay niềm tin của mình, một mình hay cùng chung nhau, ở nơi công cộng hay ở nơi riêng tư, bằng thuyết giảng, tục lệ, thờ cúng và làm các nghi lễ”. Công ước quốc tế về quyền Dân sự - Chính trị đã tái khẳng định nguyên tắc mọi người đều có quyền tự do, bình đẳng theo hay không theo tín ngưỡng, tôn giáo (khoản 1, điều 18) và quyền không bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng (khoản 2, điều 18) và nhấn mạnh nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc tôn trọng và bảo đảm việc thực hiện hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt là điều 18 (khoản 3) của công ước đã đề cập đến những giới hạn của việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Những giới hạn chỉ ra cho thấy việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi công dân phải trong khuôn khổ của hiến định và luật định cũng như truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc. Về khía cạnh này có thể thấy sự cần thiết đặc biệt của công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về pháp luật quốc tế và quốc gia liên quan đến tự do tín
  • 12. 12 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com ngưỡng, tôn giáo nói riêng, cũng như về quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung. Việc đưa quy định về giới hạn luật định đối với tự do tín ngưỡng, tôn giáo vào thành một chuẩn mực pháp lý quốc tế đã đủ cho thấy tầm quan trọng của giới hạn tự do và quyền cũng như tính nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân trong khi thực hiện tự do của mình mà không làm ảnh hưởng đến tự do của người khác, cũng như lợi ích chung của cộng đồng, xã hội và dân tộc. Quyền con người luôn bao chứa nghĩa vụ của chủ thể mang quyền ấy đối với sự tôn trọng quyền của người khác, quyền và lợi ích của cộng đồng; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng vậy, luôn chỉ ra nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc thực hiện quyền ấy của mỗi cá nhân. Tính giới hạn của các quyền, nghĩa vụ là việc thực hiện quyền hay tự do của mỗi người phải trên cơ sở của việc tuân thủ các chuẩn mực của pháp luật và đạo đức mà xã hội ấy cho phép, cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của quyền và pháp luật quốc tế và quốc gia quy định. Điều 29 của Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền nhấn mạnh “1. Cá nhân phải có những bổn phận đối với cộng đồng, chỉ trong đó nhân cách của mình mới có thể phát triển tự do và đầy đủ; 2. Trong việc thực hiện các quyền và hưởng thụ các tự do của mình, mọi người chỉ bị giới hạn bằng luật pháp nào nhằm bảo đảm thừa nhận và tôn trọng các quyền và các tự do của người khác và nhằm thỏa mãn những yêu cầu đúng đắn của đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị tại khoản 2, điều 18, khoản 2 điều 21, 22 quy định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân đối với người khác và cộng đồng trong khi thực hiện quyền của mình. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được bảo đảm tương đối đầy đủ trong pháp luật, chính sách và thực tiễn ở nước ta. Việt Nam là một quốc gia thành viên của nhiều công ước quốc tế quan trọng về quyền con người, đáng chú ý là hai Công ước quốc tế năm 1966 (Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế - xã hội và văn hóa). Việt Nam đã nội luật hóa những quy định liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vào trong pháp luật quốc gia. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người được Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc ghi nhận. Nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại lâu dài cùng với sự phát triển của xã hội
  • 13. 13 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com loài người chừng nào những nguồn gốc làm phát sinh ra nó chưa giải quyết được. Suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn khẳng định và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, coi đó là một quyền cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 1946 quy định “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng” (Điều 10). Quyền tự do tín ngưỡng đã được tách thành một điều riêng với nội dung được quy định rõ tại Điều 26 Hiến pháp năm 1959: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Hiến pháp năm 1980, tại Điều 68 quy định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Hiến pháp năm 1992 bổ sung thêm 3 quy định mới là “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”, “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ” và “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo” những quy định mới này khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi rất quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là của “công dân” Việt Nam mà là của “mọi người”, ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, được Nhà nước tôn trọng và đảm bảo, bổ sung nguyên tắc về việc hạn chế quyền con người trong các trường hợp nhất định, theo đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người, nên quy định hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được quy định bằng luật. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội; bên cạnh các quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được cụ thể hóa trong nhiều bộ luật, luật quan trọng khác của Nhà nước như; Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật bầu cử đại biểu quốc hội, Luật tổ chức chính phủ, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật giáo dục, Luật đất đai,… Dưới góc độ của pháp luật về dân sự, thì các tổ chức tôn giáo, tín đồ các tôn giáo cũng là các loại chủ thể của pháp luật dân sự. Luật dân sự điều chỉnh rất nhiều khía cạnh của các chủ thể, từ địa vị pháp lý, quan hệ tài sản, về thừa kế đến quan hệ hợp đồng về tài sản. Đối với cá nhân là tín đồ các tôn giáo, Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “1. Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; 2. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo
  • 14. 14 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Tổ chức, cá nhân tôn giáo cũng là chủ thể của pháp luật về hình sự. Trong đấu tranh phòng chống tội phạm, để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, khoản 1 điều 129 Bộ Luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “1. Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”. Bảo vệ chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, điểm c khoản 1 điều 87 Bộ luật quy định “người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm: gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội”. Bên cạnh việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo vệ chính sách đoàn kết toàn dân tộc, Bộ luật còn quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan: “1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; 2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm; 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”. Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, có hiệu lực năm 2001 quy định nhiều vấn đề liên quan đến việc kết hôn như nguyên tắc kết hôn, điều kiện kết hôn, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. theo đó, khoản 2 điều 2 quy định nguyên tắc kết hôn “ 2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Về đăng ký kết hôn, điều 11 của Luật quy định việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, mọi nghi thức kết hôn không theo quy định của luật đều không có giá trị pháp lý và không được pháp luật bảo hộ.
  • 15. 15 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Trong lĩnh vực đất đai, Luật đất đai điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý, sử dụng đất. Tổ chức tôn giáo là một chủ thể sử dụng đất được Luật đất đai điều chỉnh. Điều 99 Luật đất đai năm 2003 quy định “1. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và quỹ đất của địa phương, quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo. Tổ chức, cá nhân tôn giáo là chủ thể của pháp luật hành chính. Pháp luật hành chính quy định những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý nhà nước, xác định quy chế pháp lý của chủ thể quản lý nhà nước, quy định các vấn đề cụ thể của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực tôn giáo nói riêng. Theo đó, pháp luật hành chính điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức, cá nhân tôn giáo. Và các cơ quan nhà nước có quyền đặt ra các quy định hành chính để tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện, mặt khác có quyền xử lý vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm. Để tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt trong công tác tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 01/2013/TT-BNV, ngày 25/03/2013 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc nam, nữ, tín ngưỡng, tôn giáo,... bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật”. 1.2.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua các quy định cụ thể về hoạt động tôn giáo Cùng với việc khẳng định trong Hiến pháp, trong các bộ luật, Nhà nước Việt Nam còn ban hành các Nghị định, pháp lệnh nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách đảm bảo cho công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các tôn giáo được bình đẳng trước pháp luật. Nghị định 69/NĐ-CP, Nghị định 26/1999/NĐ-CP quy định cụ thể: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
  • 16. 16 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân”. Nghị định cũng quy định rõ: “Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật”. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời năm 2004 quy định rất rõ những chính sách cụ thể: - Đối với hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc: Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các lễ hội, lễ nghi và học tập giáo lý tôn giáo; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đúng pháp luật. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo sẽ bị đình chỉ nếu: xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác. - Đối với tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo: Các tổ chức tôn giáo có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, có Hiến chương, Điều lệ, Đạo quy phù hợp với pháp luật, có cơ cấu tổ chức hợp lý và bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về hai mặt đạo và đời, được xem xét và để được phép hoạt động. Sau này Pháp lệnh và Nghị định số 22/NĐ- CP, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP đã quy định rõ hai bước đăng ký và công nhận đối với tổ chức tôn giáo. - Đối với các hoạt động về tổ chức: Các tổ chức tôn giáo hợp pháp về tổ chức, được tiến hành các hoạt động như tổ chức đại hội, hội nghị, mở trường đào tạo chức sắc, phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm và thuyên chuyển chức sắc,…. - Đối với việc tôn giáo tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Các chức
  • 17. 17 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com sắc, nhà tu hành được hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội như mọi công dân. Việc tổ chức lao động, sản xuất làm dịch vụ để tự túc của chức sắc, nhà tu hành theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước được khuyến khích. Các hoạt động từ thiện nhân đạo được khuyến khích. - Đối với tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo: Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Đất có các công trình tôn giáo, tín ngưỡng sử dụng được phép hoạt động, sử dụng lâu dài. Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cơ sở là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được bảo đảm bình thường như các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khác; việc quản lý, sử dụng, cải tạo, nâng cấp thực hiện theo pháp luật Việc xuất bản, in, phát hành kinh, sách, báo, tạp chí,… về tín ngưỡng, tôn giáo; kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tín ngưỡng, tôn giáo; sản xuất đồ dùng phục vụ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện theo pháp luật. - Đối với hoạt động xã hội của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khỏe người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS; hỗ trợ phát triển cơ sở giáo dục mầm non, tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo. Chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân được khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo. - Đối với hoạt động quốc tế của tôn giáo: Nhà nước tôn trọng mối quan hệ quốc tế của các tôn giáo. Quan hệ quốc tế của các tôn giáo phải tôn trọng chủ quyền, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thông lệ quốc tế. Những quan hệ với tư cách cá nhân được thực hiện bình thường như mọi công dân. Những quan hệ với tư cách thành viên hoặc có mối quan hệ về cơ cấu tổ chức của các tôn giáo quốc tế thì phải được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam liên quan với luật pháp quốc tế: tại điều 38, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế”.
  • 18. 18 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Những nội dung cơ bản của các tôn giáo trước pháp luật nói trên đã được thực thi nghiêm túc trong đời sống thực tiễn ở Việt Nam. Trên thực tế, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn tạo điều kiện cho các hoạt động tôn giáo được diễn ra thuận lợi. Các tôn giáo được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Nhà nước luôn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, đảm bảo bình đẳng giữa các công dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng trong thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Tín đồ của các tôn giáo đã được nhà nước công nhận được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tại gia đình và các cơ sở thờ tự hợp pháp. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, khi vi phạm luật pháp của Nhà nước đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận luôn được đối xử công bằng, bình đẳng trước pháp luật. Các chức sắc tôn giáo được tự do truyền đạo, giảng đạo theo quy định, được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển, được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ theo hiến chương, điều lệ của tôn giáo và quy định của pháp luật. Một số tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đã có trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo. Số lượng chức sắc, nhà tu hành tôn giáo được đào tạo trong và ngoài nước không ngừng gia tăng qua các năm; hầu hết các tôn giáo đều được xuất bản các ấn phẩm tôn giáo như sách, báo, băng, đĩa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đạo. Cơ sở thờ tự của các tôn giáo được Nhà nước bảo hộ, được trùng tu, sửa chữa, xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng của nhân dân, phù hợp với điều kiện của đất nước và đúng quy định của pháp luật. Các tôn giáo đều được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi mở rộng giao lưu quốc tế. Phạm vi điều chỉnh pháp luật về tôn giáo: Việc xác định phạm vi điều chỉnh pháp luật về tôn giáo là cần thiết vì đây là cơ sở của việc hình thành nội dung pháp luật về tôn giáo. Mục đích điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh pháp luật về tôn giáo phụ thuộc vào đối tượng mà nó điều chỉnh, đó là các nhóm quan hệ chủ yếu sau: Nhóm quan hệ thứ nhất: điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân tôn giáo. Đây là nhóm quan hệ cơ bản nhất được pháp luật về tôn giáo điều chỉnh. Nhà nước là người nắm quyền lực, có quyền đặt ra các quy định buộc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải tuân theo, có quyền kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm khi có các hành vi vi phạm xảy ra. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo được Nhà nước
  • 19. 19 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com bảo hộ khi hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật và bị xử lý khi có hành vi vượt khỏi hành lang pháp lý quy định. Cụ thể: Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáo cũng như có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau; bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân. Đối với chức sắc, nhà tu hành, Nhà nước bảo đảm cho họ được thực hiện các chức trách, chức vụ tôn giáo, được hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội, được khen thưởng khi có những đóng góp cho đất nước và xã hội. Các tổ chức tôn giáo khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, được nhân danh mình tham gia các quan hệ xã hội, được thực hiện các hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật như được tổ chức hội nghị, đại hội, phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử, thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng, in ấn, xuất bản kinh sách, đồ dùng việc đạo... và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các hoạt động này. Nhà nước khuyến khích các hoạt động của tổ chức, cá nhân tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia vào quá trình xã hội hóa các mặt của đời sống xã hội như giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo. Bên cạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo hoạt động, Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện một số nghĩa vụ nhất định như: không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Chức sắc, nhà tu hành có nghĩa vụ động viên tín đồ thực hiện các nghĩa vụ công dân; chịu trách nhiệm về các hoạt động tôn giáo thuộc phạm vi quyền hạn của mình. Tổ chức tôn giáo phải đăng ký, được sự chấp thuận, công nhận của cơ quan nhà
  • 20. 20 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com nước có thẩm quyền đối với một số hoạt động như: Đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hành năm, hoạt động của hội đoàn, dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo, nhận người vào tu, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; thành lập, chia, tách, hợp nhất các tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức hội nghị, đại hội, thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, các cuộc lễ của tôn giáo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo và công nhận tổ chức tôn giáo. Ngoài ra còn có một số hoạt động khác do tổ chức tôn giáo thực hiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành như: Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng công trình tôn giáo phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. Khi thay đổi mục đích sử dụng các công trình thuộc cơ sở tôn giáo phải có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc quản lý, sử dụng, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật có liên quan. Đất xây dựng nơi thờ tự và các công trình tôn giáo, đất canh tác để sinh lợi nuôi sống chức sắc, nhà tu hành được Nhà nước giao cho các tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật đất đai. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước giao đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được Nhà nước bảo hộ khi quyền sử dụng đất hợp pháp bị xâm hại; có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích được giao. Về việc giải quyết vấn đề nơi thờ tự và những tài sản khác của tôn giáo do lịch sử để lại: nhà, đất và các tài sản khác của tôn giáo mà Nhà nước trưng thu, trưng mua hoặc tổ chức, cá nhân tôn giáo đã hiến tặng cho chính quyền, tổ chức đoàn thể thì không đặt vấn đề trả lại; các trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật dân sự, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chỉ thị 1940/CT-TTg, ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Việc xuất bản, in, phát hành các loại kinh, sách, báo, tạp chí và các xuất bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo; kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm về tín ngưỡng, tôn giáo; sản xuất đồ dùng phục vụ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải
  • 21. 21 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Việc chiêu sinh của trường đào tạo tôn giáo phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, tự nguyện của thí sinh và điều lệ hoạt động của trường đã được phê duyệt. Nội dung giảng dạy không được trái pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước. Môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là các môn học chính khóa trong chương trình đào tạo. Đối với hoạt động tài chính, tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Việc tổ chức quyên góp phải công khai, rõ ràng mục đích sử dụng và trước khi quyên góp phải thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tổ chức quyên góp. Nhóm quan hệ thứ hai: điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong nội bộ tổ chức tôn giáo. Trong hoạt động tôn giáo, các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong cùng một tổ chức đôi khi làm phát sinh quan hệ. Đây là những quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ tổ chức tôn giáo. Về nguyên tắc, Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo có toàn quyền quyết định công việc nội bộ của mình. Tuy nhiên, tổ chức tôn giáo cũng là một tổ chức xã hội, chịu sự điều chỉnh của Nhà nước, cá nhân tôn giáo không chỉ là một tín đồ mà họ còn là công dân của Nhà nước, vì vậy họ không thể thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước cần phải điều chỉnh để đảm bảo cho lợi ích chung của toàn xã hội. Đặc biệt trong những trường hợp cần thiết, những mối quan hệ xã hội này có ảnh hưởng đến yêu cầu quản lý chung của Nhà nước, Nhà nước buộc phải can thiệp để đảm bảo sự ổn định xã hội (ví dụ mâu thuẫn nội bộ tổ chức tôn giáo). Nhóm quan hệ thứ ba: điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các tổ chức tôn giáo với nhau, giữa tổ chức tôn giáo với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. Hoạt động tôn giáo ngoài làm phát sinh mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân tôn giáo với Nhà nước, giữa cá nhân trong cùng một tổ chức tôn giáo còn phát sinh mối quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo với nhau, giữa các tổ chức tôn giáo với các tổ chức khác được Nhà nước thừa nhận. Các mối quan hệ xã hội này là các mối quan hệ bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử. Điều 70 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng khẳng định “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật” và Điều 1 pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo một lần nữa lại nhắc lại nguyên tắc đó. Khi các tổ
  • 22. 22 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân cũng là thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định, được tham gia các quan hệ xã hội theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Nhóm quan hệ thứ tư: điều chỉnh các quan hệ phát sinh có yếu tố nước ngoài. Ở nước ta các tôn giáo lớn đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài, đặc biệt là giáo hội Công Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo,... Xuất phát từ chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia, xác lập mối quan hệ với các tổ chức quốc tế có liên quan đến tôn giáo trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế. Với tinh thần đó, các tổ chức, cá nhân tôn giáo được ra nước ngoài học tập, chữa bệnh, thăm thân, dự hội nghị, hội thảo theo quy định của pháp luật. Mặt khác, pháp luật về tôn giáo cũng có các quy định cho phép tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam để thăm, dự hội nghị, giúp đỡ tổ chức tôn giáo hợp pháp ở Việt Nam. Khi vào Việt Nam các tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về xuất, nhập cảnh và pháp luật khác có liên quan. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài và quốc tế vào Việt Nam để hoạt động truyền đạo, lập tổ chức tôn giáo mới hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo ở Việt Nam. Người nước ngoài khi vào Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; được mang theo xuất bản phẩm tôn giáo và các đồ dùng tôn giáo khác để phục vụ nhu cầu của bản thân theo quy định của pháp luật Việt Nam; được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo như tín đồ tôn giáo Việt Nam; được mời chức sắc tôn giáo là người Việt Nam để thực hiện các lễ nghi tôn giáo cho mình; tôn trọng quy định của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, pháp luật quy định các tổ chức, cá nhân tôn giáo mời tổ chức, người nước ngoài vào Việt Nam hoặc triển khai chủ trương của tổ chức tôn giáo nước ngoài ở Việt Nam; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo tại cơ sở tôn giáo của Việt Nam phải được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ. Hoạt động viện trợ của cá nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài hoặc có liên quan đến tôn giáo nước ngoài phải thực hiện theo chế độ quản lý viện trợ của Việt Nam và thông qua các cơ quan được Chính phủ Việt Nam giao phụ trách quản
  • 23. 23 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com lý công tác viện trợ. Pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam biểu hiện sự tương quan phù hợp giữa qui định của pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế, xã hội và tình hình phát triển của các tôn giáo ở nước ta, cụ thể: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đại đa số tín đồ các tôn giáo đều là nhân dân lao động, có tinh thần yêu nước và có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thời gian gần đây các tôn giáo ở nước ta phát triển mạnh, gia tăng cả về số lượng tín đồ và số lượng các tổ chức tôn giáo, điều này làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự của đất nước; Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, các tôn giáo hợp pháp và hoạt động phù hợp với đạo đức, truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc được Nhà nước bảo hộ, Nhà nước xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng tôn giáo chống lại độc lập, chủ quyền của đất nước; pháp luật về hoạt động tôn giáo phải phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nước, bảo đảm yêu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế. 1.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 1.3.1. Bảo đảm về chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bằng việc đề ra đường lối, chủ trương, bằng công tác cán bộ và được thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; và chỉ khi đường lối, chính sách của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật thì nó mới trở thành phương tiện của Nhà nước, có sức mạnh cưỡng chế buộc các cơ quan, tổ chức phải thi hành. Để thực hiện sự lãnh đạo của mình, Đảng cần phải xây dựng một hệ thống tư tưởng thật sự khoa học; một tổ chức chặt chẽ, quản lý có chất lượng cao; nâng cao các yêu cầu đối với việc lựa chọn và phân công cán bộ, tăng cường các biện pháp trong công tác giáo dục chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân; kiên quyết khắc phục sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Pháp luật nói chung và pháp luật về tôn giáo nói riêng chính là sự phản ánh, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội. Vì vậy, để pháp luật về tôn giáo ngày càng hoàn thiện, Đảng cần đề ra các chủ trương, chính sách về tôn giáo thật sự đúng đắn, sáng suốt. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc,
  • 24. 24 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân, đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật. Như vậy, quyền công dân nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng được bảo đảm bằng thể chế chính trị của nền dân chủ. Việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về tôn giáo, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội; là phương tiện để nhà nước quản lý về tôn giáo đồng thời là phương tiện để tổ chức, cá nhân tôn giáo được hoạt động bình đẳng, ổn định và được pháp luật bảo hộ. Đảng ta là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều 4, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Nhà nước là trung tâm của quyền lực và là trụ cột của hệ thống chính trị mang tính nhân dân sâu sắc, và chỉ khi đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật thì nó mới trở thành phương tiện của nhà nước, có sức mạnh cưỡng chế buộc các cơ quan, tổ chức phải thi hành; qua đó, mọi người dân có cơ hội nắm bắt cụ thể đường lối chủ trương của Đảng, mặt khác cũng là cơ sở để Đảng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước theo Điều 8 Hiến pháp năm 2013 “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Thực tế cho thấy, những năm qua chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo đã được quan tâm và có nhiều thay đổi, có những bước đột phá lớn đáp ứng kịp thời tình hình thực tiễn. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo đã được thể chế hóa thành pháp luật và đi vào cuộc sống. Đời sống của đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo đã thay đổi một cách rõ rệt “phần xác ấm no”, “phần hồn thong dong”, làm cho họ ngày càng yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong hoạt động bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ quan nhà nước cần quan hệ chặt chẽ với các tổ chức xã hội, đặc biệt là những thành
  • 25. 25 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc các cấp, phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật. Sự phát triển toàn diện của nền dân chủ đòi hỏi sự tham gia đông đảo của công dân vào công việc của nhà nước. Hoạt động kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội và công dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước cũng là điều kiện bảo đảm về chính trị cho việc thực hiện các quyền công dân nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. 1.3.2. Bảo đảm về tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc, chủ trương giải quyết hài hòa giữa lợi ích của bộ phận với toàn thể, giữa cá nhân với xã hội. Một mặt, Người chủ trương triệt để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thể chế hóa quyền đó thông qua hệ thống pháp luật của nhà nước, yêu cầu cơ quan nhà nước và công dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và mặt khác, Chính phủ phải có trách nhiệm thường xuyên chăm lo đời sống mọi mặt của đồng bào có đạo; với tinh thần đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cứu nước, kiến quốc, từ đó xóa dần những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và âm mưu chia rẽ tôn giáo của một số thế lực; Người cho rằng, đoàn kết lương giáo là đoàn kết lâu dài và toàn diện, là vấn đề chiến lược; với thái độ chân tình, cởi mở, bao dung và luôn thấu hiểu nỗi trăn trở, suy tư của đồng bào; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ sau những di sản tư tưởng quý báu, trong đó có tư tưởng về tín ngưỡng, tôn giáo; những lời di huấn, các bài viết, những cử chỉ, hành động cũng như phong cách ứng xử của Người đối với các tôn giáo nói chung và đối với tín đồ, giáo sĩ, nhà tu hành của đạo Công Giáo nói riêng là những bài học quý báu. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc và tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng là nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Công tác tôn giáo phải được làm thường xuyên, phải được nghiên cứu sâu sắc tình hình thực tế, hiểu rõ phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
  • 26. 26 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com dân; việc thực hiện khoa học, chặt chẽ, có chất lượng cao, nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường các biện pháp giáo dục chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên; Quan tâm quần chúng tín đồ, tôn trọng và thực hiện đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng cương quyết xử lý những phần tử lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật. Vì vậy công tác tôn giáo không chỉ góp phần giữ gìn ổn định chính trị, xã hội mà cần phải biết phát hiện, phát huy những yếu tố có ý nghĩa về văn hóa, đạo đức trong công tác tôn giáo, động viên được người có đạo tham gia các phong trào cách mạng, tham gia vào quá trình xây dựng đời sống mới, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 1.3.3. Bảo đảm về kinh tế, văn hóa, xã hội 1.3.3.1. Bảo đảm về kinh tế Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, phải đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường... coi đó là tiền đề vật chất để thực hiện và bảo đảm quyền con người nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Mục đích của chính sách kinh tế nhà nước là phát triển dân sinh, dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, khoa học kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới. Trong các quyền về kinh tế, quyền được kinh doanh là một quyền lớn của công dân trong nền kinh tế thị trường; khi một nền kinh tế phát triển, ổn định là điều kiện quan trọng, đời sống nhân dân sẽ có nhiều thuận lợi, việc đó sẽ ảnh hưởng tới việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đối với nước ta, bằng đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta ngày càng tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền được pháp luật thừa nhận. Đó chính là những tiền đề, điều kiện bảo đảm về kinh tế để mọi công dân thực hiện tốt các quyền công dân của mình trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 1.3.3.2. Bảo đảm về văn hóa Đề cương Văn hóa năm 1943 của Đảng đề ra chiến lược phát triển nền văn hóa Việt Nam theo hướng dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa, đặt nền tảng cho
  • 27. 27 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com chính sách văn hóa; bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực văn hóa thể hiện sâu sắc khi Đảng xác định trách nhiệm của mình trong việc nâng cao trình độ thẩm mỹ, năng lực sáng tạo và hưởng thụ thành quả văn hóa của nhân dân, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ tiến bộ và luôn hướng tới xây dựng con người phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lối sống văn hóa, hài hòa trong từng gia đình, cộng đồng xã hội; đảm bảo quyền tự do sáng tạo của cá nhân, khuyến khích, hỗ trợ lao động sáng tạo, đánh giá cao giá trị tinh thần và giá trị thực tiễn của sản phẩm sáng tạo,... nền văn hóa như vậy sẽ góp phần bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 1.3.3.3. Bảo đảm về xã hội Xã hội ta là xã hội vì con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống làm mục tiêu phục vụ và thực hiện các chính sách xã hội theo quan điểm phát huy nhân tố con người, bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội. Kết hợp sự trợ giúp của nhà nước với việc phát triển các quỹ từ thiện xã hội, quỹ đền ơn đáp nghĩa, nhằm giúp đỡ có hiệu quả người được hưởng chính sách xã hội, nạn nhân chiến tranh, thiên tai, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người tàn tật và người già không nơi nương tựa,... là những điều kiện, biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện trên thực tế, góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Quá trình nhận thức về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước phát triển phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn cách mạng Việt Nam nhằm thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên đất nước Việt Nam và thực hiện tốt các quyền con người do pháp luật quốc tế quy định. 1.3.3.4. Bảo đảm về pháp lý Tất cả mọi người đều có quyền sống (trừ trường hợp bị Tòa án tuyên phạt tử hình theo quy định của pháp luật), tất cả mọi người đều có quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo
  • 28. 28 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com hoặc nguồn gốc xã hội; Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Tòa án, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp; mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng, không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác; các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; nghiêm trị những người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Để bảo vệ dân tộc, bảo vệ lợi ích cộng đồng, bảo vệ công dân, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Ở góc độ Hiến pháp, quyền con người cần được long trọng công bố trong Hiến pháp; trong bản Hiến pháp cần thể hiện rõ cam kết của nhà nước, các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức nhà nước về bảo đảm, bảo vệ quyền con người; quyền con người không thể được đảm bảo, bảo vệ trong một quốc gia mà quyền lực công cộng bị giới hạn, không được kiểm soát. Giới hạn quyền lực công chính là quyền con người; quyền lực công phải bị giới hạn, được giới hạn để đảm bảo, bảo vệ quyền con người. Một khi quyền lực không bị giới hạn sẽ dẫn đến tình trạng độc đoán, chuyên quyền, lạm quyền, xâm phạm các quyền con người, quyền công dân. Bởi vậy, bên cạnh việc khẳng định quyền con người, cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người từ phía nhà nước, Hiến pháp phải tạo ra được cơ chế kiểm soát việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo những nguyên tắc tiến bộ đã được thừa nhận chung trên thế
  • 29. 29 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com giới . Sau Hiến pháp, các luật trong từng lĩnh vực cần thể hiện rõ yêu cầu bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; cần đặc biệt chú ý: khi soạn thảo các văn bản luật, các cơ quan quản lý nhà nước (các Bộ, Chính phủ) thường nghiêng về góc độ muốn tạo thuận lợi cho mình trong hoạt động quản lý, không loại trừ cả trường hợp về bảo vệ lợi ích của ngành, của nhóm mà họ đã đưa ra các quy định hạn chế, ngăn cản người dân tiếp cận các quyền của mình. Để hạn chế nguy cơ này, trong ban soạn thảo cần thu hút các chuyên gia từ nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau; trong quá trình soạn thảo cần tham vấn chuyên gia; các dự thảo cần đăng tải công khai để người dân đề đạt, thể hiện ý kiến của mình; các dự thảo luật cần được thẩm tra kỹ tại các ủy ban của Quốc hội và tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội có ý thức trách nhiệm cao trước cử tri, trước nhân dân cần cân nhắc chu đáo, thận trọng khi biểu quyết thông qua luật. Trong khuôn khổ pháp lý về bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã hình thành nhưng quá trình xây dựng và hoàn thiện các thể chế vẫn cần được tiếp tục. Luật bầu cử cần được sửa đổi để cử tri thực hiện được quyền tự do lựa chọn đại biểu xứng đáng, để họ có thể thực hiện quyền bãi nhiệm những đại biểu không hoàn thành nhiệm vụ; cần tiếp tục và soạn thảo và thông qua luật tiếp cận thông tin để đảm bảo quyền được thông tin của mọi người trong xã hội; luật trưng cầu dân ý cũng là một đạo luật cần thiết để các công dân trực tiếp thực hiện được quyền phúc quyết, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; luật tín ngưỡng, tôn giáo cũng vô cùng quan trọng để mọi người hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Để các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013 được thi hành hiệu quả trong thực tiễn và đi vào cuộc sống, cần luật hóa các quy định này. Liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cần hoàn thiện pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và xây dựng, thông qua luật tín ngưỡng, tôn giáo. Các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được Hiến pháp trao cho tất cả mọi người được làm gì để đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của mình và đòi hỏi nhà nước, xã hội phải làm gì để bảo đảm cho họ được hưởng thực sự và sử dụng đúng đắn các quyền ấy. Trong toàn bộ những bảo đảm về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà nhà nước và xã hội xây dựng thì bảo đảm về pháp lý là quan trọng nhất, nó phản ánh bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
  • 30. 30 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Trong khoa học pháp lý thường có hai khái niệm “cơ chế pháp lý” và “bảo đảm pháp lý”. Tuy nhiên, nội dung khái niệm “bảo đảm pháp lý” rộng hơn nội dung khái niệm “cơ chế pháp lý”, những quy định pháp luật nội dung và những quy định pháp luật hình thức về việc bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chủ thể pháp luật mang quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể tham gia vào quá trình bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động của chủ thể pháp luật đó theo thủ tục, trình tự pháp luật quy định nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bảo đảm pháp lý quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một khái niệm pháp lý, nhưng nội dung của nó khá rộng, bao quát gần như toàn bộ đời sống pháp luật của nhà nước và xã hội, trong đó tư tưởng chính trị - pháp lý, văn hóa pháp lý và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được tôn trọng trong nhận thức, mà còn được thực hiện hóa trên thực tế. Nó được xem như là toàn bộ những tiền đề, điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi do nhà nước, xã hội tạo ra trên cơ sở pháp luật để công dân được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách thực sự, đầy đủ và sử dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đúng đắn trong các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là tiền đề về tư tưởng, chính trị, pháp luật, tổ chức thực hiện của bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng nhằm bảo đảm và thực hiện để công dân được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được xem ở hai phương diện khác nhau: Phương diện thứ nhất đó là chế độ pháp lý chính trị, trong đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại cùng với các quyền và nghĩa vụ khác của công dân và được tổ chức thực hiện; Phương diện thứ hai là cơ chế hoạt động của các cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện quyền công dân. Bảo đảm pháp lý mang tính ý thức, tư tưởng gồm những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Hồ Chí Minh về giải phóng con người và các biện pháp chủ yếu nhằm đem lại cho con người một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, hội nhập quốc tế; ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân về quyền con người, quyền tự to tín ngưỡng, tôn giáo. Đảm bảo pháp lý về phương diện pháp luật thực định gồm pháp luật nội dung và pháp luật hình thức, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở nhu cầu
  • 31. 31 Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com khách quan của xã hội Việt Nam hoặc các công ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã ký kết hay tham gia. Pháp luật nội dung xác lập quyền, nghĩa vụ công dân, Nhà nước, các tổ chức kinh tế và các tổ chức chính trị - xã hội trong các lĩnh vực xã hội. Còn pháp luật hình thức quy định trình tự, thủ tục, hình thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ ấy. Đảm bảo về mặt tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo gồm cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên trách những vấn đề kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, xã hội; thể hiện trên ba lĩnh vực xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật nhằm bảo đảm cho các quyền công dân nói chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng được thực hiện trên thực tế; hoạt động của các cơ quan nhà nước trong trường hợp họ tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể liên quan tới việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Như vậy, tất cả các quy định của pháp luật thực hiện về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và ý thức pháp luật của công dân nói chung, của cán bộ và công chức nói riêng. Pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý bảo đảm cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo gồm pháp luật nội dung và pháp luật hình thức, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở nhu cầu khách quan của xã hội Việt Nam hoặc các công ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Pháp luật nội dung xác lập quyền, nghĩa vụ của công dân, nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và tổ chức chính trị xã hội trong lĩnh vực xã hội; còn pháp luật hình thức quy định trình tự, thủ tục, hình thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ ấy. Để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ quy định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo mà còn ấn định trách nhiệm giải quyết, nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.