SlideShare a Scribd company logo
1 of 143
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
VÕ THANH HẢI
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK
HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH DẠY – TỰ
HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” – VẬT
LÍ LỚP 10 NÂNG CAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
TS. PHẠM THẾ DÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
VÕ THANH HẢI
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK
HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH DẠY – TỰ
HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” – VẬT
LÍ LỚP 10 NÂNG CAO
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn
Vật lí
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận
được sự giúp đỡ to lớn của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và các em học
sinh.
Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến ban giám hiệu trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh, phòng Sau đại
học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để học
viên hoàn thành khóa học.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:
TS. Phạm Thế Dân, thầy đã hướng dẫn tận tình, động viên và theo
dõi sát sao với tinh thần trách nhiệm cùng lòng thương mến trong suốt quá trình
tôi thực hiện luận văn này.
TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng khoa Vật lý trường ĐHSP
Tp.Hồ Chí Minh. Cảm ơn thầy đã dành rất nhiều thời gian, công sức và những
lời chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình làm luận văn.
Quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các em học sinh tại trường
THPT chuyên Trần Hưng Đạo, Tp.Phan Thiết đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn
bè, đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành tốt
luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng
chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót, mong các thầy cô cùng các bạn ý
kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ
SỬ DỤNG E-BOOK ĐỂ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH DẠY – TỰ HỌC TRONG DẠY
HỌC VẬT LÍ ................................................................................................................5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................5
1.2. Định hướng đổi mới về phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay.....8
1.3. Cơ sở lý luận của dạy – tự học.............................................................................11
1.4. Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy - tự học trong dạy học vật lí. ..18
1.5. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng e-book trong dạy học vật lý ở trường
THPT hiện nay............................................................................................................32
1.6. Kết luận của chương 1. ........................................................................................35
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ E-BOOK VÀ XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY – TỰ
HỌC CHƯƠNG CHẤT KHÍ – VẬT LÍ LỚP 10 NÂNG CAO VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA E-BOOK ............................................................................................................36
2.1. Phân tích nội dung chương “Chất khí” - Vật lí lớp 10 nâng cao. ........................36
2.2. Thiết kế e-book hỗ trợ quá trình dạy - tự học chương “Chất khí” – Vật lí 10
nâng cao. .....................................................................................................................41
2.3. Xây dựng tiến trình dạy – tự học chương “Chất khí” - Vật lí 10 nâng cao với
sự hỗ trợ của e-book....................................................................................................60
2.4. Kết luận của chương 2. ........................................................................................81
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..........................................................82
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm...........................................................................82
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm...............................................82
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm...............................................................84
3.4. Kết luận của chương 3. ........................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA LUẬN VĂN .....................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................99
PHỤ LỤC..................................................................................................................103
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghệ thông tin : CNTT
Đối chứng : ĐC
Giáo viên : GV
Học sinh : HS
Kiến thức : KT
Kỹ năng : KN
Nhà xuất bản : NXB
Nhiệm vụ : NV
Phương pháp dạy học : PPDH
Sách giáo khoa : SGK
Thành phố Hồ Chí Minh : Tp.HCM
Thực nghiệm : TN
Trung học phổ thông : THPT
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các lớp thực nghiệm và đối chứng …………………………Trang 82
Bảng 3.2: Bảng điều tra về sự cần thiết của e-book……………………Trang 87
Bảng 3.3: Bảng điều tra về nội dung của e-book……………………… Trang 88
Bảng 3.4: Bảng điều tra về bố cục và cách trình bày của e-book……... Trang 88
Bảng 3.5: Bảng điều tra về sự hấp dẫn của e-book…………………….Trang 88
Bảng 3.6: Bảng điều tra sự hỗ trợ của e-book trong dạy và học………. Trang 89
Bảng 3.7: Thống kê các điểm số xi của bài kiểm tra…………………...
Trang 89
Bảng 3.8: Bảng phân bố tần suất……………………………………….Trang 90
Bảng 3.9: Bảng phân bố tần suất tích lũy…….…………………… …..Trang 90
Bảng 3.10: Thống kê điểm của lớp TN và ĐC…………………………Trang 91
Bảng 3.11: Tham số thống kê của lớp TN…………………………….. Trang 92
Bảng 3.12: Tham số thống kê của lớp ĐC…………………………….. Trang 92
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố điểm số của các nhóm TN và ĐC……………….Trang 89
Biểu đồ 3.2: Phân bố tần suất…………………………………………..Trang 90
Biểu đồ 3.3: Phân bố tần suất tích lũy………………………………… Trang 91
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Ba cấp độ của phương pháp e-learning…………………… Trang 5
Hình 1.2: Chu trình dạy – tự học…………………………………….. Trang 17
Hình 1.3: Một số dụng cụ đọc e-book……………………………….. Trang 20
Hình 1.4: Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick………………. Trang 25
Hình 1.5: Cửa sổ làm việc của CourseLab 2.4…………………………Trang 25
Hình 1.6: Cửa sổ làm việc của Macromedia FlashPaper 2.0………….. Trang 26
Hình 1.7: Cửa sổ làm việc của Adobe Photoshop CS4………………...Trang 26
Hình 1.8: Cửa sổ làm việc của Sothink SWF Easy 5.1……………… Trang 27
Hình 1.9: Cửa sổ làm việc của Sothink Glanda 4.2…….……………... Trang 27
Hình 1.10: Cửa sổ làm việc của Macromedia Flash 8.0………………. Trang 28
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt các kiến thức chương “Chất khí”……………. Trang 40
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc của e-book …………………………………. Trang 43
Hình 2.3: Trang “Trang chủ” ………………………………………… Trang 44
Hình 2.4: Trang “Giới thiệu”…………………………………………. Trang 45
Hình 2.5: Trang “Giới thiệu e-book”….………………………………. Trang 46
Hình 2.6: Trang “Giới thiệu tác giả” …………………………………..Trang 47
Hình 2.7: Trang “Nhiệm vụ học tập”…………………………………. Trang 48
Hình 2.8: Trang “Bài học” ……………………………….…………… Trang 48
Hình 2.9: Trang “Kiến thức trọng tâm”……………………………….. Trang 50
Hình 2.10: Trang “Bài tập tự luận”………………………………….....Trang 52
Hình 2.11: Trang “Bài tập trắc nghiệm”……………………………..... Trang 54
Hình 2.12: Trang “Tư liệu vật lý”………………………………….......Trang 55
Hình 2.13: Trang “Lịch sử vật lý”………………………………….......Trang 56
Hình 2.14: Trang “Thí nghiệm vật lý”……………………………….... Trang 57
Hình 2.15: Trang “Ứng dụng vật lý”………………………………….. Trang 58
Hình 2.16: Trang “Vật lý vui”………………………………………….Trang 59
Hình 2.17: Sơ đồ mô phỏng tiến trình khoa học xây dựng kiến thức bài “ Định
luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt”………………………………………………… Trang 73
Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Thế kỉ 21, thế kỉ của sự bùng nổ thông tin và khoa học kĩ thuật, thể hiện là
sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông vào các mặt của đời sống
xã hội. Trong xã hội tri thức, con người là chủ thể kiến tạo nên xã hội, lấy tri
thức xác định vị thế xã hội. Yêu cầu xã hội đặt ra đối với giáo dục phải giải
quyết mâu thuẫn là tri thức phát triển rất nhanh mà thời gian đào tạo có hạn,
giáo dục phải tạo ra con người mới có năng lực đáp ứng thị trường lao động, có
khả năng hoà nhập, cạnh tranh quốc tế.
Trong những năm gần đây, chúng ta chú trọng đặc biệt đến việc áp dụng
CNTT trong dạy học như là một hướng đổi mới PPDH tích cực góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Bộ Giáo dục – Đào tạo đã cụ
thể hóa tinh thần này bằng chỉ thị số 29/2001/CT – BGD&ĐT về việc tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong nghành giáo
dục giai đoạn 2008 – 20012. Một trong bốn mục tiêu đặt ra là “Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc
học, nghành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ
hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất các các
môn học”[3].
Cùng với sự bùng nổ thông tin và sự phát triển đi lên của xã hội, lượng
kiến thức mà mỗi học sinh phải học ngày càng nhiều do đó việc rèn luyện cho
các em phương pháp học tập là cần thiết. Một trong những phương pháp học tập
tích cực nhất là tự học. Chỉ có tự học học sinh mới có lòng say mê học tập, phát
huy hết năng lực sáng tạo của mình. Có nhiều hình thức tự học khác nhau trong
đó có thể sử dụng e-book trong tự học. E-book có những lợi thế mà sách in
thông thường không thể có được đó là: rất gọn nhẹ, có thể điều chỉnh về kích
cỡ, màu sắc và các thao tác cá nhân tùy theo sở thích của người học. Một đặc
điểm nổi bật của e-book là khả năng lưu trữ thông tin, chuyển tải được thông tin
kiến thức đầy đủ thông qua các media. Tuy nhiên trong quá trình dạy học có
những điểm khác biệt giữa học tập theo lớp học có GV giảng dạy và học tập
thông qua e-book.
Trang 2
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, việc áp dụng các phương tiện
trực quan vào quá trình dạy học là cần thiết, đặc biệt là việc sử dụng các thí
nghiệm. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học không phải lúc nào giáo viên cũng
có thể dùng các mô hình, tranh vẽ hay thí nghiệm cho HS sử dụng nhất là các
thí nghiệm phức tạp không thể thực hiện do các điều kiện về thời gian, cơ sở
vật chất. Nhờ sự phát triển của CNTT ứng dụng vào quá trình dạy học, sử dụng
các video ghi lại các quá trình Vật lí (bằng các chức năng quay nhanh, chậm,
làm dừng hình và có thể xem nhiều lần nhờ máy vi tính), cho phép ta quan sát
cẩn thận và có thể nghiên cứu (dưới dạng khảo sát) sâu và rộng hơn, xoá bỏ
ngăn cách giữa nhà trường và tự nhiên gây hứng thú học tập cho học sinh, tiết
kiệm thời gian, giải phóng học sinh khỏi những thao tác không cần thiết.
Về phần mềm dạy học có thể khai thác từ nhiều nguồn. Thực tế ở Việt
Nam các tài liệu hướng dẫn tự học đặc biệt là e-book Vật lí chưa nhiều . Trong
các e-book Vật lí 10 đã có thì chỉ có một số e-book được xây dựng theo
chương trình và SGK cũ, có e-book chưa chú ý tới nội dung luyện tập cho HS,
chưa hướng dẫn HS cách tự học, chưa sát chương trình sách giáo khoa Vật lí 10
nâng cao hiện hành…Vì thế việc nghiên cứu xây dựng một e-book vận dụng
vào dạy học Vật lí nhằm cung cấp cho học sinh một tài liệu hướng dẫn cụ thể,
giúp học sinh tự học ở nhà cũng như khi học trên lớp, học sinh được đặt vào
những tình huống có vấn đề, được tự mình tìm cách giải quyết các vấn đề để
nâng cao hiệu quả học tập là rất cần thiết.
Chính vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Thiết kế và sử
dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy – tự học chương “Chất khí” - Vật lí lớp
10 nâng cao” với mong muốn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi
dưỡng năng lực tự học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, qua đó góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học môn Vật lí ở trường phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một cách thiết kế e-book và thiết kế một e-book đẹp, hấp dẫn, có
nội dung phong phú, phù hợp và dễ sử dụng để hỗ trợ quá trình dạy - tự học
chương “Chất khí ” - Vật lí lớp 10 nâng cao nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
của quá trình dạy học.
Trang 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu.
Quá trình dạy và học chương “Chất khí” – Vật lí 10 nâng cao của giáo
viên và học sinh ở trường Trung học phổ thông.
Xây dựng hệ thống nội dung bài học và bài tập luyện tập chương “Chất
khí” dưới dạng e-book hỗ trợ quá trình tự học của học sinh.
b. Phạm vi nghiên cứu.
Thiết kế e-book và xây dựng phương án sử dụng e-book để hỗ trợ quá
trình dạy – tự học chương “Chất khí ” - Vật lí lớp 10 nâng cao, sau đó tiến hành
thực nghiệm sư phạm tại trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo, Tp. Phan Thiết
– tỉnh Bình Thuận.
4. Giả thuyết khoa học.
- Có thể thiết kế được e-book cho chương “Chất khí” – Vật lí 10 nâng cao với
giao diện đẹp, dễ sử dụng, có nội dung phong phú, hấp dẫn, theo hướng tăng
cường hoạt động tự học của HS và sử dụng e-book này để hỗ trợ quá trình dạy –
tự học sẽ góp phần nâng cao tính tích cực học tập, năng lực tự học và kết quả
học tập môn Vật lí của HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy – tự học vật lí.
- Nghiên cứu thực trạng tự học môn Vật lí của học sinh lớp 10 ở trường THPT.
- Nghiên cứu chương “Chất khí ” sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao.
- Nghiên cứu e-book và cách thiết kế e-book cho phù hợp với mô hình dạy – tự
học.
- Nghiên cứu cách sử dụng e-book hướng dẫn học sinh tự học chương “Chất
khí ” - Vật lí 10 nâng cao.
- Thực nghiệm sư phạm.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
- Phương pháp xây dựng e-book dưới sự hỗ trợ của một số phần mềm tin học
(COURSELAB, MACROMEDIA FLASH, ADOBE PHOTOSHOP).
Trang 4
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị của luận văn, tài liệu tham
khảo, phụ lục thì luận văn được trình bày trong ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng e-book
để hỗ trợ quá trình dạy – tự học trong dạy học Vật lí.
Chương 2: Thiết kế e-book và xây dựng tiến trình dạy – tự học chương
“Chất khí” – Vật lí lớp 10 nâng cao với sự hỗ trợ của e-book.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Trang 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK ĐỂ HỖ TRỢ
QUÁ TRÌNH DẠY – TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
“E-learning là phương pháp học tập được hỗ trợ bằng công nghệ thông tin
và truyền thông (Information and Communication Technology- ICT)”. Như
vậy, e-learning về bản chất chỉ là một phương pháp trong số rất nhiều phương
pháp dạy-học đã tồn tại từ trước đến nay. Điểm khác biệt chính là ở chỗ e-
learning sử dụng tối đa những tiện ích có thể đem lại nhờ sự phát triển mạnh mẽ
của ICT.
Khá nhiều người nghĩ rằng e-learning buộc phải gắn liền với Internet và các
ứng dụng mạng. Trên thực tế, e-learning có rất nhiều hình thức thể hiện khác
nhau, từ cấp độ thấp đến cao, và không nhất thiết phải sử dụng đến mạng
Internet. Về cơ bản, có ba giai đoạn phát triển của công nghệ và phương pháp
đào tạo trực tuyến như sau:
Hình 1.1: Ba cấp độ của phương pháp e-learning
* Cấp độ 1: Phương pháp học CBT (Computer-Based Training) và
WBT (Web-Based Training)
CBT: Là hình thức đào tạo dựa trên máy tính. Các bài học được phân phối
đến học viên thông qua CD-ROM.
WBT: Là hình thức đào tạo dựa trên công nghệ web
Trang 6
Ưu điểm: Đây là một phương pháp áp dụng e-leanring ít tốn kém chi phí
nhất, và không cần phải trang bị các công cụ và các phần mềm hỗ trợ đào tạo
cao cấp.
Hạn chế: Phương pháp học này không đảm bảo được khả năng quản lí
người học truy cập và học theo đúng thời lượng quy định và cũng không thể
theo dõi được tiến trình học của họ. Bên cạnh đó, phương thức này cũng không
hỗ trợ đầy đủ cho người học và giáo viên có một môi trường học tập thực sự
qua mạng (không có sự tương tác) mà chỉ đơn thuần là chia sẻ nội dung các
môn học cho nhiều đối tượng khác nhau.
* Cấp độ 2: Học trực tuyến có giáo viên
Đây là hình thức học tập sử dụng hệ thống quản lý học (LMS). Hệ thống
quản lí học LMS chịu trách nhiệm phát hành nội dung môn học cho người học
khi người học truy cập vào nội dung của bài học.
Ưu điểm: Có sự giao tiếp giữa giáo viên - người học, người học - người
học. Giáo viên có thể trực tiếp trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, chấm điểm đánh giá
người học. Giáo viên có thể đánh giá khả năng của người học, đồng thời có thể
chỉ dẫn người học tham gia các khóa học mức cao hơn.
Hạn chế: Do hệ thống đề ra các chuẩn trong việc xây dựng môn học, do đó,
hệ thống phần mềm quản lí và điều hành cũng phải tương thích tương ứng với
các chuẩn đặt ra (SCORM, AICC). Đồng thời, các phương pháp quản lí và phát
hành môn học cũng như tạo ra các tiện ích hoặc bổ sung các phương pháp tiếp
cận hoặc giảng dạy trong một hệ thống đào tạo trực tuyến cũng được xây dựng
phức tạp hơn và ràng buộc chặt chẽ hơn.
* Cấp độ 3: Học qua lớp học ảo
Đây là hình thức học thông qua mạng Internet/Intranet, sử dụng hệ thống
quản lí học tập (LMS), cũng tương tự như hình thức học trực tuyến có giáo viên
nhưng được phát triển ở mức cao hơn với sự trợ giúp của công nghệ thông tin.
Ưu điểm: Người học có thể học trực tiếp hoặc xem lại các bài giảng và làm
bài tập offline với hình thức giống như đang tham gia lớp học trực tiếp. Đặt
biệt, người học có thể nhìn thấy giáo viên trên màn hình trình duyệt bằng trợ
giúp của hệ thống camera đặt tại máy giáo viên. Người học có thể thực hiện các
Trang 7
hành động như xin phát biểu hoặc có thể đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi thông qua
micro và hệ thống hỗ trợ multimedia có sẳn tại các máy của học viên.
Hạn chế: Thành phần lớp học ảo sẽ tạo ra các kênh giao tiếp và thiết lập các
chuẩn giao tiếp cũng như phát hành nội dung môn học và tạo ra các giờ học
dưới dạng ảo hóa trên mạng Internet. Việc áp dụng một hệ thống đào tạo kiểu
mẫu lớp học ảo đòi hỏi nhà trường hoặc đơn vị tổ chức đào tạo phải được trang
bị một cơ sở hạ tầng tốt và đường truyền kết nối của học viên đối với nhà
trường phải đáp ứng ở mức tương đối và ổn định.
Hiện nay, các phương pháp nặng về hoạt động thuyết giảng, áp đặt của
thầy, nhẹ về hoạt động tích cực của trò đã và đang được thay thế bằng các
phương pháp giáo dục tích cực, dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của
HS, đề cao vai trò tự học của HS, kết hợp với sự hướng dẫn của GV trong đó
HS là chủ thể, GV là tác nhân của quá trình dạy học.
Trong vài năm qua cuộc cách mạng thông tin trên Internet đã khởi xướng
ra nhiều ý tưởng độc đáo. Sách điện tử hay e-book (Electronic Book) là một ý
tưởng còn khá mới mẻ, song đã thu hút được sự quan tâm chú ý của rất nhiều
người, không chỉ bởi tính mới lạ của nó mà còn do e-book có nhiều tính năng,
công dụng cũng như lợi ích độc đáo. Dạy học với sự hỗ trợ của website đòi hỏi
phải có điều kiện đường truyền internet để hỗ trợ học tập trực tuyến. Riêng đối
với e-book dưới dạng gần giống như website nhưng được ghi lên một CD-ROM
giúp người học có thể dùng bất cứ lúc nào mà không cần đường truyền internet
thì chưa được sinh viên cao học khoa vật lý khai thác nhiều và mới chỉ có một
luận văn thạc sỹ thuộc chuyên ngành “Lý luận và phương pháp dạy học môn
Vật lý” khai thác đề tài này, đó là luận văn của học viên Dương Hương Ly do
TS. Phan Gia Anh Vũ hướng dẫn, với nhan đề là: “Thiết kế E-book hỗ trợ dạy
học chương "Dòng điện trong các môi trường "- Vật lí 11 THPT nâng cao theo
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh”.
Đề tài trên đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới PPDH và
định hướng đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học, các biện pháp
nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong giờ học. Nêu bật
Trang 8
vai trò của phương tiện dạy học nói chung và phương tiện trực quan nói riêng
trong dạy học Vật lí.
Chính vì vậy, tác giả tiếp tục khai thác mảng đề tài về e-book nhằm tích
cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh nhưng khác với các luận văn trên là
tác giả sử dụng e-book như một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy-tự học, nâng
cao khả năng tự học và tạo hứng thú học tập cho HS. Bên cạnh đó còn cung cấp
cho HS một hệ thống bài tập phong phú, đa dạng để HS có thể củng cố và nâng
cao kiến thức, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở
trường phổ thông.
1.2. Định hướng đổi mới về phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT
hiện nay.
1.2.1. Những tiền đề cơ bản của sự đổi mới.
1.2.1.1. Chương trình và sách giáo khoa đã có sự đổi mới cơ bản
Môn vật lí ở trường Trung học phổ thông hiện nay nhằm góp phần hoàn
thiện học vấn phổ thông cho HS, đồng thời tạo điều kiện cho HS có thể tiếp tục
học lên các bậc học cao hơn, củng cố và phát triển tiếp tục các năng lực chủ yếu
của HS đã hình thành ở cấp Trung học cơ sở, đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát
triển con người Việt Nam trong thời kì mới. Các năng lực đó là:
– Năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng, phẩm
chất đã được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp.
– Năng lực hợp tác, phối hợp hành động trong học tập và đời sống.
– Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.
– Năng lực tự khẳng định bản thân.
Như vậy, mục tiêu của môn Vật lí hiện nay đặt nặng vào việc hình thành
và rèn luyện cho HS các năng lực cần thiết của người lao động mới (trước đây,
mục tiêu chính của môn Vật lí đặt nặng vào việc cung cấp cho HS các kiến thức
Vật lí có hệ thống). Điều đó đặt ra những yêu cầu về đổi mới SGK và PPDH
một cách phù hợp nhằm thực hiện các mục tiêu trên.
Trang 9
Có thể nói, việc đổi mới nội dung và cách thể hiện nội dung của SGK
mới một mặt đòi hỏi phải đổi mới PPDH Vật lí, mặt khác lại góp phần để giáo
viên thực hiện thành công quá trình đổi mới này.
1.2.1.2. Nhận thức của giáo viên và học sinh đã có sự thay đổi
Hầu hết GV Vật lí đều hiểu được cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung
chương trình và sách giáo khoa, việc đổi mới PPDH là nhân tố quan trọng nhất,
quyết định nhất đến việc nâng cao chất lượng dạy học Vật lí. Một khi chương
trình và SGK đã đổi mới thì việc đổi mới PPDH là một tất yếu.
1.2.1.3. Giáo viên đã được bồi dưỡng về đổi mới PPDH
Trong một số năm gần đây, công tác bồi dưỡng thường xuyên GV đã góp
phần quan trọng tạo nên những thay đổi trong nhận thức của GV về đổi mới
PPDH. Ngoài việc nâng cao nhận thức và trình độ lí luận dạy học cho GV,
chương trình bồi dưỡng thường xuyên còn tăng cường được năng lực thực thi
các phương pháp dạy học tiên tiến và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại
của GV trong thực tiễn dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông.
1.2.1.4. Về đặc điểm tâm sinh lí học sinh
Ngoài khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát
hoá ngày càng được phát triển, HS lứa tuổi này không thích chấp nhận một cách
đơn giản những những áp đặt của GV. Các em thích tranh luận, thích bày tỏ
những ý kiến riêng biệt của cá nhân mình về những vấn đề lí thuyết và thực
tiễn. Đây là một thuận lợi cơ bản trong việc thực hiện đổi mới PPDH Vật lí.
1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT.
1.2.2.1. Định hướng đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
+ Về phương pháp dạy học, GV cần vận dụng mọi phương pháp dạy học hiện
có một cách linh hoạt, đồng thời từng bước vận dụng các PPDH hiện đại như
PPDH hợp tác, PPDH giải quyết vấn đề,...nhằm giúp HS biết cách tự học, biết
cách hợp tác trong tự học; tích cực chủ động, sáng tạo trong việc phát hiện và
giải quyết vấn đề để vừa có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được
các năng lực hành động.
Trang 10
+ Về hình thức tổ chức dạy học, nên áp dụng các hình thức tổ chức dạy học một
cách linh hoạt, phối hợp dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm nhỏ, theo lớp;
phối hợp dạy học ở trong và ngoài lớp, ở nhà trường và ở gia đình.
1.2.2.2. Định hướng đổi mới về thiết bị dạy học
Các thiết bị dạy học vật lí là điều kiện, phương tiện và nguồn tri thức
không thể thiếu được trong quá trình học tập của HS. Thông qua hoạt động với
các thiết bị, HS tiếp cận được với hình ảnh mô phỏng thực tế, rèn luyện các kĩ
năng quan sát, thu thập và xử lí thông tin, hướng tới việc hình thành những
năng lực cần thiết của người lao động mới. Các thiết bị dạy học phải phù hợp
nội dung, phương pháp của chương trình và sách giáo khoa.
1.2.2.3 Định hướng đổi mới về đánh giá kết quả học tập
+ Yêu cầu của việc đánh giá là phải toàn diện, khách quan, chính xác và có tác
dụng điều chỉnh hoạt động dạy học, động viên sự cố gắng học tập của HS.
+ Để tránh việc kiểm tra kiến thức theo kiểu ghi nhớ máy móc và tạo nên sự
thống nhất về đánh giá trong cả nước, sẽ tiến tới việc xây dựng hệ thống chuẩn
về kiến thức và kĩ năng của bộ môn là cơ sở cho việc đánh giá.
+ Các yêu cầu cần được đánh giá phải bao gồm kiến thức, kĩ năng, các phẩm
chất nhân cách khác. Tuy vậy, trước hết nên tập trung vào đánh giá về kiến thức
và kĩ năng bằng cách bố trí hai yêu cầu này trong tất cả các lần kiểm tra:
+ Các bài kiểm tra cần tạo điều kiện để học sinh bộc lộ các năng lực như: năng
lực xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo...
+ Cần kết hợp các loại hình kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm tự luận và trắc
nghiệm khách quan...
Để khắc phục nhược điểm thụ động trong học tập của HS, đồng thời
nâng cao chất lượng học tập, việc đổi mới PPDH là hết sức quan trong và cấp
thiết. Trong đó, ngoài việc vận dụng các PPDH truyền thống thì các PPDH tiên
tiến cũng nên được sử dụng theo hướng tăng cường tính chủ động, tích cực học
tập của HS. Trong quá trình dạy học, GV dựa vào vốn tri thức, kĩ năng và khả
năng học tập của HS, đề ra các bài tập hay nhiệm vụ phù hợp, có nâng cao hơn
so với khả năng hiện có của HS, đòi hỏi HS phải có những cố gắng nhất định
Trang 11
trong học tập, như vậy tư duy của HS được phát triển, tính tích cực học tập của
HS được đề cao.
1.3. Cơ sở lý luận của dạy – tự học.
1.3.1. Khái niệm tự học.
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001, “…tự học là
quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng
thực hành…” [5].
Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ,
sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) và có
khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả
động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách
quan, có chí tiến thủ, không ngại khó ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê
khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi,…) để chiếm lĩnh
một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của
mình”.[32]
GS-TS Chu Hảo, thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường đã trả
lời thẳng vào câu hỏi về kinh nghiệm của riêng ông trong việc tự học: “ Mỗi khi
muốn hiểu sâu đề tài nào, tôi tự yêu cầu mình phải viết một bài về vấn đề đó.
Vậy là tôi phải tìm tài liệu đọc, hỏi han, lắng nghe và phải đào sâu, nắm vững
mới viết ra mạch lạc được. Đó là chưa kể còn phải chuẩn bị các phụ lục tài liệu
cho những chỗ khúc mắc, phức tạp phòng khi cần trình bày có thể bị chất vấn”.
Từ những quan điểm về tự học nêu trên, ta thấy rằng tri thức, kinh
nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy
hiệu quả thông qua hoạt động tự học. Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu
giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo,
tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có
học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực
khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm
chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đă đọc, đă nghe, phải biết cách ghi
chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu
Trang 12
từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện…Đối với học sinh,
tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ,
các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải
có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.3.2. Các hình thức của tự học.
Theo GS – TS Phạm Hữu Tòng, tự học có 3 hình thức:[34]
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận
dụng các kiến thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho
người học, đòi hỏi khả năng tự học rất cao.
- Tự học có hướng dẫn: Có giáo viên ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu
hoặc bằng các phương tiện thông tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với giáo viên một số
tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự
học.
Lâu nay người ta thường quan niệm tự học là khi học ở nhà. Nhưng sự
thực việc tự học có phương pháp phải bắt đầu từ trên lớp học. Không thể tách
rời việc học ở lớp với việc học ở nhà.
Trên lớp học, phải biết chú ý lắng nghe lời thầy giảng, tập trung tư tưởng
theo dõi một cách không thụ động , biết đề xuất những thắc mắc, những chỗ
chưa hiểu được rõ để thầy giải đáp, cùng với người thầy xây dựng bài giảng.
Thầy chú ý phát huy năng lực trí tuệ của trò, trò biết tự phát huy để hưởng ứng.
Trò là chủ thể là thế, trò không phải nhân vật thụ động, tiếp thu máy móc. Kinh
nghiệm của các học sinh giỏi, các sinh viên thủ khoa là ở chỗ này. Nếu nói bí
quyết để học giỏi cũng bắt đầu từ đây. Chúng ta thường thấy có những học sinh,
sinh viên con nhà nghèo về nhà thường phải làm việc giúp đỡ gia đình nhưng
vẫn học giỏi, chính là đã biết cách học như trên , họ đã hiểu bài, thuộc bài ngay
tại lớp. Đã từ lâu, các thầy giáo giảng dạy có kinh nghiệm cũng đã đề ra phương
pháp dạy và học đạt yêu cầu này.
Thời gian tự học ở nhà cũng rất quan trọng, đây là lúc học sinh có nhiều
thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải
đáp, suy nghĩ liên hệ hoặc vận dụng vào thực tế. Đây cũng là cách để tri thức
Trang 13
khắc sâu trong bộ óc, khó bị quên lãng và trở thành hữu ích, là cách học kết hợp
với hành mà Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở. Việc học ở nhà còn phải làm tốt việc
chuẩn bị trước theo yêu cầu của từng bài giảng. Những học sinh xuất sắc
thường phải học theo hướng này. Những em nhà nghèo học giỏi phải tranh thủ
thời gian và cách học này đã giúp các em thành công.
Trong việc đẩy mạnh phương pháp tự học, cũng cần chú ý đến sự tương
trợ, giúp đỡ nhau giữa các HS trong học tập, tức là vấn đề “học thầy không tày
học bạn” như ông cha ta đã từng đúc kết. Đây là một cách phát động quần
chúng HS cùng chung sức với GV và nhà trường để giải quyết vấn đề chất
lượng. HS kém học bạn, hỏi bạn cũng dễ dàng, thoải mái hơn do đó dễ tiến bộ.
HS giỏi giúp đỡ bạn thì tự mình cũng giỏi thêm. Mặt khác tinh thần đoàn kết
trong lớp học cũng được tăng tiến.
Những cách học trên, tưởng như không có gì mới nhưng thực ra vẫn xa lạ
và khó thực hiện với không ít học sinh hiện nay. Thay đổi phương pháp học của
học sinh đòi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết của giáo viên và nhà trường và phải xây
dựng động cơ học tập đúng đắn cho các em, thì học mới say mê.
* Các yếu tố cần để phát triển việc tự học ở học sinh.
Theo tâm lý học, thì các thành phần bên trong thái độ học tập của người
học là nền tảng quan trọng nhất cho việc hình thành và phát triển khả năng tự
học. Chỉ khi nào người học tự ý thức được khả năng tự học, có niềm tin vào bản
thân, thì việc tự học mới trở thành sở thích, đam mê, tự giác mà không cần có
sự thúc giục của yếu tố bên ngoài.
Đối với HS phổ thông, ý thức tự giác trong tự học mới hình thành, nên GV
phải là người biết nhen nhóm, thắp sáng niềm tin, tạo hứng thú, động cơ tự học
và hướng dẫn HS biết cách tổ chức tự học hiệu quả. Tự học không chỉ là việc
chuẩn bị bài ở nhà, mà cả các hoạt động tự học trên lớp. Nhiều giáo viên không
dạy HS cách học và không chú ý rèn luyện và phát triển kĩ năng tự học cho HS.
Theo đó, HS rất thiếu và yếu về các kĩ năng tự học.
Trang 14
Trước hết cần tạo niềm tin, hứng thú và biết cách tổ chức tự học cho HS.
Từ đó, phát triển kỹ năng thực hiện việc tự học của học sinh. Cùng đó là nhóm
giải pháp phát triển khả năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS. Đối
với HS, thông qua tự kiểm tra, các em phát hiện những kiến thức nào đã hiểu rõ,
kiến thức nào còn mơ hồ, thiếu sót, từ đó chủ động khắc phục. Trải qua một
thời gian nhất định, các công việc được lặp đi, lặp lại nhiều lần, với sự hỗ trợ
của GV, dần dần khả năng tự kiểm tra, đánh giá của HS được hình thành và
ngày càng bền vững.
Trong hoạt động dạy học ở trường phổ thông, cần nâng cao chất lượng dạy
học. Đối với GV, phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp
vụ sư phạm. Cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, chuyển từ cách dạy
kiến thức sang dạy học sinh cách học và tự học. Chú trọng bồi dưỡng HS các kĩ
năng tự học cơ bản, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức
của các em.
1.3.3. Mô hình dạy – tự học. [ 20, 32]
1.3.3.1. Chu trình dạy – tự học của Nguyễn Kỳ. [20]
Chu trình dạy – tự học bao gồm chu trình tự học của trò dưới tác động của
chu trình dạy của thầy nhằm biến tri thức kho tàng văn hóa khoa học của nhân
loại thành học vấn riêng của bản thân người học.
♦Chu trình tự học của trò.
Chu trình tự học của trò là một chu trình ba thời: Tự nghiên cứu; Tự thể
hiện; Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Thời một (1): Tự nghiên cứu:
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định
hướng giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối
với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá
nhân.
Thời hai (2): Tự thể hiện
Trang 15
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong
các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban
đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các
bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.
Thời ba (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau
khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của
mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức).
* Chu trình dạy của thầy.
Chu trình dạy của thầy nhằm tác động hợp lý, phù hợp và cộng hưởng với
chu trình tự học của trò, cũng là chu trình ba thời tương ứng với chu trình tự học
ba thời của trò: Hướng dẫn; Tổ chức; Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra.
Thời một (1): Hướng dẫn.
Thầy hướng dẫn cho từng cá nhân học sinh về các tình huống học, về các
vấn đề cần giải quyết, về các nhiệm vụ phải thực hiện trong tập thể học sinh.
Học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi cách xử lý các tình huống , cách giải quyết
vấn đề để tự mình tìm ra kiến thức, chân lý bằng hành động của chính mình, tạo
ra sản phẩm ban đầu.
Thời hai (2) : Tổ chức
Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn: tổ chức các
cuộc tranh luận, hội thảo, trao đổi trò – trò; trò – thầy, sinh hoạt nhóm, đội công
tác trong lớp, các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường nhằm tăng cường
mối quan hệ giao tiếp trò – trò, trò – thầy và sự hợp tác của nhau tìm ra kiến
thức, chân lý.
Thầy là người đạo diễn và dẫn chương trình.
Thời ba (3): Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra.
Thầy là trọng tài, cố vấn kết luận về các cuộc tranh luận đối thoại, trò–trò,
trò–thầy để khẳng định về mặt khoa học kiến thức do người học tự mình tìm ra.
Trang 16
Cuối cùng, thầy là người kiểm tra đánh giá kết quả tự học của trò trên cơ
sở trò tự đánh giá, tự điều chỉnh…
* Tri thức (qua ba thời).
Thời một (1)
Thầy hướng dẫn cho trò tự nghiên cứu, quan hệ trực tiếp với tri thức theo
chiều mũi tên ở tam giác sư phạm và tự tìm ra được một tri thức hay sản phẩm
ban đầu mang tính chất cá nhân, tức là có thể đúng hay sai, khách quan hay chủ
quan, khoa học hay thiếu khoa học.
Thời hai (2)
Sản phẩm ban đầu của học sinh thông qua sự trao đổi, thảo luận, hợp tác
với các bạn trong cộng đồng lớp học trở thành khách quan hơn; tri thức có tính
chất cá nhân ở thời (1) giờ đây đã mang tính chất xã hội ( xã hội lớp học).
Thời ba (3)
Với kết luận cuối cùng của thầy, người học tự kiểm tra điều chỉnh sản
phẩm ban đầu của mình, tri thức người học tự tìm ra giờ đây mới thật sự khách
quan khoa học theo đúng nghĩa của tri thức.
Ta có thể sơ đồ hoá chu trình dạy – tự học như sau:
Trang 17
Hình 1.2. Chu trình dạy – tự học
- Đường tròn bên trong tượng trưng cho nội lực – năng lực tự học.
- Đường tròn giữa tượng trưng cho ngoại lực – tác động dạy của thầy.
- Đường tròn ngoài cùng tượng trưng cho tri thức người học cần chiếm lĩnh.
Các mũi tên đều xuất phát từ cực “thầy”: thầy là người khởi xướng, người dẫn
chương trình tự học của trò:
+ (1): Thầy hướng dẫn cho trò tự nghiên cứu để tìm ra một tri thức có
tính chất cá nhân.
+ (2): Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện, hợp tác với nhau để làm cho sản
phẩm ban đầu của người học được khách quan hơn, tri thức có tính chất xã hội.
+ (3): Thầy là trọng tài cố vấn, kết luận về cuộc đối thoại và hoạt động
của trò, làm cơ sở cho trò tự kiểm tra, tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của
mình, tri thức người học tự tìm ra giờ đây mới có tính chất khoa học.
1.3.3.2. Một số khó khăn và lợi thế của mô hình dạy – tự học.
♦ Một số khó khăn của mô hình dạy – tự học.
(1)
Tự nghiên cứu
Tự kiểm tra
Tự điều chỉnh
(3)
(2)
Tự thể hiện
TỰ HỌC
HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC
TRỌNG TÀI
CỐ VẤN
Tri thức (cá nhân)
Tri thức
(khoa học)
Tri thức (xã hội)
Trang 18
- Mô hình này có giảm thời gian thầy giảng giải, truyền đạt ở trên lớp song
đòi hỏi phải đảm bảo thời gian và điều kiện cho người tự học, tự nghiên cứu và
đối thoại với các bạn và thầy. Mô hình này cũng đòi hỏi một số điều kiện nào
đó như là tài liệu tự học, tổ chức lại không gian lớp học, đổi mới quản lí giáo
dục theo hướng lấy người học làm trung tâm của hệ giáo dục…
- Mô hình dạy – tự học vấp phải tập quán, thói quen cổ hữu lâu đời của
nhà trường dạy học thụ động, truyền thụ một chiều, lấy việc dạy (thầy) làm
trung tâm.
♦ Một số lợi thế của mô hình dạy – tự học.
- Đó là mô hình dạy học “vì người học và bằng năng lực tự học của người
học” của một nhà trường “vì người học, cho người học và của người học”, lấy
người học (việc học) làm gốc, làm trung tâm; Người học tự học, tự nghiên cứu,
hợp tác với các bạn dưới sự hướng dẫn của thầy để tự mình chiếm lĩnh tri thức
bằng hành động của chính mình, do đó có hứng thú và động cơ học, phát triển
được tính tự chủ, chủ động và sáng tạo, phát triển được các mối quan hệ giao
tiếp phong phú trong cộng đồng xã hội lớp học, và dần dần hình thành được
nhân cách con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo.
- Mô hình dạy – tự học có khả năng đạt mục tiêu giáo dục thời kỳ đổi mới
với chất lượng, hiệu quả và quy mô lớn nhất: chất lượng giáo dục đạt trình độ
cao nhất khi quá trình dạy học kết hợp hữu cơ với quá trình tự học làm cho tự
học và dạy học cộng hưởng với nhau. Quy mô phát triển giáo dục lớn nhất khi
có phong trào toàn dân tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp.
Vì mô hình dạy – tự học phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. Do đó,
mô hình dạy – tự học sẽ không ngừng phát triển hoàn chỉnh và chiếm ưu thế ở
nhà trường Việt Nam trong một tương lai không xa. Từ ý nghĩa đó, tác giả đã
mạnh dạn lựa chọn mô hình này vận dụng vào quá trình dạy học nhằm nâng
cao hiệu quả của việc dạy học.
1.4. Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy - tự học trong dạy học
vật lí.
1.4.1.Những vấn đề chung về e-book.
Trang 19
1.4.1.1. Khái niệm e-book.
Theo trang web “http://thuvien.ucoz.com/”, e-book là từ viết tắt của
electronic book (sách điện tử). Giống như e-mail (thư điện tử) e-book chỉ có thể
dùng các công cụ máy tính như máy vi tính, máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân
(palm, pocket pc…) để xem.
Theo trang web “http://svkqt.net/”, Một cuốn e-book là một cuốn sách
điện tử, một cuốn sách ảo, hay đơn giản đó chỉ là một cuốn sách kỹ thuật số có
thể đọc được trên máy vi tính hoặc thiết bị chuyên đọc e-book. E-book có thể
bao gồm các văn bản, hình ảnh minh hoạ, hay có thể chèn âm thanh và video.
Hơn thế nữa e-book còn chứa cả đường "liên kết nóng" (hot link) giúp cho
khách hàng có thể ngay lập tức tới được các website liên quan tới thông tin mà
họ đang xem. E-book có thể là các file kỹ thuật số được copy sang đĩa cứng, đĩa
mềm hoặc CD-ROMs...
Theo trang web “http://vi.wikipedia.org/”, Sách điện tử (tiếng Anh:
electronic book; viết tắt: e-book) là một phương tiện số tương ứng của các loại
sách in thông thường. Loại sách này ngày càng phổ biến do việc dễ dàng phân
phát, chia sẻ trên internet.
Theo trang web “http://tek24h.info/”, e-book là viết tắt của electronic-
book có nghĩa là sách điện tử, là những tài liệu, sách báo, truyện,… được lưu
trữ và thể hiện thông qua một định dạng file nào đó. E-book có rất nhiều định
dạng khác nhau, có thể được đọc thông qua máy tính cá nhân, thiết bị đọc e-
book chuyên dụng hoặc một số thiết bị khác.
Trang 20
Trong đề tài này, tác giả thiết kế e-book đóng vai trò như một cuốn sách
kỹ thuật số có tích hợp văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, flash,
phim thí nghiệm, video. Sách được chép trên một đĩa CD-ROM hoặc chép và
cài thẳng vào máy vi tính. Cuốn sách này có vai trò hỗ trợ cho việc dạy – tự học
của giáo viên và học sinh tại lớp và ở nhà.
1.4.1.2. Một số định dạng của e-book.
Không giống như sách in thông thường, sách điện tử cũng có những
“định dạng” khác nhau. Nói một cách khác là sách có nhiều tập tin mở rộng như
.WORD, .PDF, .PRC, .LIT v.v… Những tập tin này sở dĩ khác nhau là vì chúng
được làm từ những chương trình khác nhau và vì thế, muốn đọc được chúng,
bạn cần phải có những chương trình tương ứng:
1 – DOC ( Document)
Chắc không cần giới thiệu nhiều thì rất nhiều người cũng biết đây là định
dạng được tạo ra bởi phần mềm Microsoft Word ( nằm trong bộ MS Office của
Microsoft). Đây có thể nói là định dạng đơn giản nhất để lưu trữ một e-book.
Định dạng này có thể lưu trữ được chữ, hình ảnh, bảng, đồ thị,…
Hình 1.3: Một số dụng cụ đọc e-book
Trang 21
Định dạng DOC có thể được mở và xem tốt nhất bằng MS Word, nhưng
nếu bạn không có tiền để mua bản quyền bộ MS Office của Microsoft, bạn có
thể sử dụng Writer trong OpenOffice.org là ứng dụng miễn phí, mã nguồn mở
với những tính năng không thua kém gì sản phẩm của Microsoft. Ngoài ra bạn
cũng có thể mở một file doc thông qua các ứng dụng office online như Google
Docs, ThinkFree Office, Zoho Office,…
Từ bản MS Office 2007, Microsoft cung cấp thêm DOCX, sử dụng định
dạng Open XML giúp lưu trữ nội dung tốt hơn và đồng thời giảm kích thước
của tập tin.
2 – PDF ( Portable Document Format)
Một định dạng quen thuộc khác với chúng ta, PDF là viết tắt của
Portable Document Format, định dạng file của hãng Adobe Systems, Inc. dùng
ngôn ngữ mô tả máy in PostScript và có mặt trên hầu hết các nền tảng.
File PDF có thể được tạo ra nhờ phần mềm Adobe Acrobat và được đọc
bởi Acrobat Reader. Giống như Doc, chúng ta cũng có lựa chọn miễn phí để
làm việc với tập tin PDF, đó là bộ sản phẩm Foxit PDF Creator và Reader của
Foxit Software. Bản thân mình đánh giá cao bộ sản phẩm này vì nó nhẹ và tốc
độ mở file nhanh.
Ngoài ra còn một số chương trình khác như Inkscape ( có phiên bản cho
Windows, Mac và Linux), Skim, Apple Preview ( dành cho Mac), KPDF,
Okular ( dành cho Linux),…
3 – CHM ( Compiled HTML Help File)
Giống như tên gọi, đây vốn là định dạng để lưu trữ những tài liệu trợ
giúp dưới dạng HTML được biên soạn và nén lại trong 1 file duy nhất. Đây
Trang 22
cũng là một trong những định dạng phổ biến để làm e-book vì khả năng lưu trữ
và sắp xếp tài liệu tốt, dễ truy cập thông tin. Một số e-book CHM có thể được
mở bằng chính trình duyệt Web, một số khác thì phải sử dụng ứng dụng đọc
CHM để mở.
Trên Windows, để đọc được CHM chúng ta không cần bất cứ phần mềm
nào. Một số ứng dụng khác có thể mở được CHM như xCHM ( có phiên bản
dành cho cả 3 hệ điều hành Windows, Linux và Mac), GNOCHM ( dành cho
Linux), Chmox và CHM Viewer ( dành cho Mac).
Bạn có thể tạo và chỉnh sửa e-book định dạng CHM bằng phần mềm Fly
Help ( bản cũ có tên là Pocket CHM).
Trong Windows Vista và Windows 7, đôi khi chúng ta mở file CHM lên
nhưng không thấy nội dung và thấy các trang đều báo lỗi, bạn hãy click chuột
phải vào file đó, chọn Properties và ấn vào nút Unblock.
4 – PRC ( Mobipocket eBook File )
Định dạng e-book phổ biến và chuyên dụng. PRC có thể được đọc trên
máy tính cá nhân, điện thoại di động, PDA và thiết bị đọc e-book chuyên dụng.
Trên Windows, PRC có thể được đọc bằng Mobilepocket Reader.
Trên Mac, bạn có thể đọc PRC bằng ứng dụng FBReader ( có cả phiên
bản dành cho Windows và Linux).
5 – CBR ( Comic Book RAR Archive ) và CBZ ( Comic Book Zip Archive )
Đây là định dạng nén các file ảnh thành một file duy nhất sử dụng công
nghê nén ZIP ( CBZ ) hoặc RAR ( CBR ), được dùng chủ yếu để lưu trữ truyện
tranh hoặc một số sách ảnh khác. Chính vì thế, chúng ta có thể sử dụng một
Trang 23
phần mềm nén và giải nén để giải nén file CBR và CBZ ra thành các file ảnh
riêng biệt.
Tuy nhiên để hiển thị tốt nhất và để đọc được như đọc một cuốn truyện
tranh thật sự, chúng ta nên sử dụng chương trình đọc riêng như CDisplay ( dành
cho Windows ), Stuff Deluxe ( dành cho Mac và Windows ), Comix ( dành cho
Linux ).
6 – DJVU ( DjVu Image )
Đây cũng là một định dạng nén các file ảnh lại thành một file duy nhất.
DJVU là định dạng e-book của Lizard Tech, được phát triển bởi AT&T, dùng
để lưu trữ các sách tranh ảnh, catalogs, tạp chí,…
DJVU có thể được đọc bởi MacDJView ( trên Mac ), WinDJView ( trên
Windows ) hoặc trình duyệt web có cài plugin LizardTech DJVU.
7 – LIT
Định dạng e-book của Microsoft, sử dụng công nghệ Microsoft
ClearType và được đọc bằng ứng dụng Microsoft Reader.
LIT chủ yếu sử dụng cho các thiết bị đọc e-book của Microsoft.
Trên các hệ điều hành khác như Mac và Linux, định dạng LIT có thể
được đọc bằng ConvertLIT.
Trên đây là một số định dạng e-book phổ biến thường gặp, ngoài ra còn
một số định dạng khác như PDB, PS, RB,…
1.4.1.3. Các yêu cầu thiết kế e-book. [34]
Trang 24
Việc thiết kế e-book phục vụ cho giáo dục đòi hỏi phải đáp ứng những
đặc trưng riêng về mặt nghe, nhìn, tương tác; do đó theo Nguyễn Trọng Thọ
[35] để đáp ứng nhu cầu tự học, chúng ta phải tuân theo đầy đủ các bước của
việc thiết kế dạy học
1. Analysis (phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp):
* Hiểu rõ mục tiêu;
* Các tài nguyên có thể có;
* Đối tượng sử dụng.
2. Design (thiết kế nội dung cơ bản):
* Các chiến lược dạy học;
* Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia);
* Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng.
3. Development (phát triển các quá trình):
* Thiết kế đồ họa;
* Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia);
* Hình thức và nội dung các trang Web;
* Phương tiện thực tế ảo.
4. Implementation (triển khai thực hiện):
Cần tích hợp với chương trình công nghệ thông tin của trường học :
* Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính;
* Thủ tục tiến hành với thầy;
* Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí;
* Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực).
5. Evaluation (lượng giá):
Đánh giá hiệu quả huấn luyện thường sử dụng mô hình bốn bậc do
Donald Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mô hình này, quá trình lượng giá
luôn được tiến hành theo thứ tự vì thông tin của bậc trước sẽ làm nền cho việc
lượng giá ở bậc kế tiếp:
* Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions).
Trang 25
* Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings).
* Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi (Transfers).
* Bậc 4: Kết quả thực tế (Results).
Hình 1.4. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick
1.4.1.4. Các phần mềm tin học thiết kế e- book.
1. CourseLab
Là một trong những công cụ mạnh nhất, dễ sử dụng, là công cụ được dùng
để thiết kế e-learning đòi hỏi một môi trường WYSIWYG (What you see is
what you get – thấy gì được nấy) trong việc tạo ra một môi trường e-learning
mang tính tương tác cao.
Hình 1.5: Cửa sổ làm việc của CourseLab 2.4
Trang 26
2. Macromedia FlashPaper
Macromedia FlashPaper là một phần mềm của hãng Macromedia (nay là
Adobe) dùng để chuyển các định dạng tài liệu văn phòng sang định dạng flash
SWF hoặc PDF. Như vậy, với công cụ này, văn bản được soạn bằng bất kỳ
chương trình nào đều có thể đưa được vào trang web.
Hình 1.6: Cửa sổ làm việc của Macromedia FlashPaper 2.0
3. Adobe Photoshop CS4
Adobe Photoshop CS4 là một phần mềm xử lí ảnh chuyên nghiệp cho
phép người dùng tút sửa ảnh (retouching), ghép ảnh (composing), phục chế ảnh
(restoration), tô màu ảnh (painting)… một cách dễ dàng và hiệu quả. Để tạo e-
book rất cần đến Photoshop vì nhờ nó mà hình ảnh có màu sắc đẹp và phù hợp
hơn.
Hình 1.7: Cửa sổ làm việc của Adobe Photoshop CS4
Trang 27
4. Sothink SWF Easy 6.6
Sothink SWF Easy là phần mềm có thể tạo những file flash với rất nhiều
hiệu ứng đẹp, đồng thời phần mềm này cũng có thể kết hợp những kiểu chữ
động cùng những kiểu hiệu ứng sẽ tạo cho file flash đẹp đến không ngờ. Tuy
nhiên phần mềm rất dễ sử dụng với sự kéo thả chuột dễ dàng để tạo nên những
file flash đẹp nhất.
Hình 1.8: Cửa sổ làm việc của Sothink SWF Easy 5.1
5. Sothink Glanda 4.2
Phần mềm Sothink Glanda giúp tạo ra các banners. Điểm đặc biệt của
phần mềm là nó hỗ trợ nhiều định dạng ảnh như: *.bmp, *.jpg, *.png, *.gif, …
và âm thanh như: mp3, wav, …
Hình 1.9: Cửa sổ làm việc của Sothink Glanda 4.2
Trang 28
6. Macromedia Flash 8
Phần mềm Macromedia Flash có ưu điểm là tạo ra những hình ảnh động
cho tất cả các quá trình cần mô tả; tập tin kết xuất từ Macromedia Flash hiển
thị được trên hầu hết các hệ điều hành máy tính, thiết bị cầm tay, điện thoại và
cả tivi.
Hình 1.10: Cửa sổ làm việc của Macromedia Flash 8
1.4.1.5. Ưu điểm và hạn chế của e-book.
A. Ưu điểm của e-book.
* Đối với người thiết kế.
Là sản phẩm của công nghệ, e-book có nhiều ưu điểm so với sách in giấy
truyền thống như:
+ E-book là một phương tiện vô cùng hữu hiệu, nó bao gồm tất cả ưu
điểm của những phương tiện khác. Nó có thể được coi là một “quyển sách
sống” chứa đựng tất cả các sản phẩm của tác giả với những minh hoạ cụ thể. Ví
dụ: e-book cũng có hình ảnh, âm thanh sống động như truyền hình, tranh ảnh
minh hoạ như trên các tạp chí, ấn phẩm khác. Vì vậy e-book tạo cho người đọc
Trang 29
tâm lý thoải mái, thuận tiện, vui vẻ và từ đó giúp tác giả thu hút thêm nhiều đối
tượng mới tham gia đọc sách của mình.
+ Tác giả rất dễ đưa những thông tin mới nhất của mình vào e-book với
thời gian nhanh hơn nhiều lần so với các phương tiện khác. Nếu như tác giả
muốn thay đổi nội dung trong cuốn sách in thông thường thì chỉ có cách in lại,
do đó sẽ tốn thêm chi phí in ấn, còn e-book có thể sửa đổi nội dung một cách
nhanh chóng.
+ Giữa tác giả và người đọc hầu như không còn khoảng cách về thời
gian, địa lý, các bên có thể tham gia, trao đổi liên tục.
+ Một đặc điểm nổi bật của e-book chính là khả năng lưu trữ của nó. Mỗi
tập tin sách trung bình vào khoảng 300 đến 500Kb. Như vậy, với sức chứa của
1 CD-ROM , bạn có thể lưu trữ đến hơn 2.000 quyển sách. Chỉ một tập tin có
thể lưu trữ được thông tin của những cuốn sách lên tới hàng trăm trang.
+ Chi phí phát hành và in ấn của sách điện tử rất thấp nên mang lại nhiều
thuận lợi về kinh tế cho cả nhà xuất bản và bạn đọc.
* Đối với người sử dụng.
+ Rất gọn nhẹ, có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, và các thao tác cá
nhân hoá tuỳ theo sở thích của người đọc.
+ Dễ dàng chia sẻ: Người đọc chỉ cần gửi e-book cho nhau bằng email
hoặc bằng đĩa mềm hay đĩa CD.
+ Bằng những chức năng của máy vi tính và những chương trình hiện
nay, người đọc sẽ dễ dàng tra cứu thông tin mà họ đang tìm kiếm. Việc tra cứu
thông tin có thể thực hiện ngay trên máy tính cá nhân ở nhà mà không tốn nhiều
thời gian như khi đi tìm những cuốn sách thông thường ở thư viện. Ngoài ra
người đọc có thể tra cứu tài liệu dễ dàng theo nhiều tiêu chí, tìm kiếm toàn văn
với các thông tin mô tả giáo trình.
Trang 30
+ Tài liệu được tổ chức theo trình độ và sắp xếp theo cây thư mục ngành.
Giao diện dễ sử dụng, trình bày thông tin giới thiệu giáo trình chi tiết đầy đủ
theo nội dung giáo trình gốc (nguồn gốc, tác giả, chuyên ngành,… và cả ảnh tác
giả).
+ Nội dung Tài nguyên tổng hợp, phân loại, cung cấp nhiều phần mềm,
sách, hướng dẫn, liên kết hỗ trợ học tập.
+ E-book còn bao gồm cả những video hướng dẫn ( training video) hoặc
những file âm thanh ( audio book hay còn gọi là “sách nghe” ), chính vì vậy e-
book đem đến cho người đọc những trải nghiệm sinh động và hấp dẫn, giúp
người đọc dễ tiếp cận được với thông tin.
Như vậy, với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức
lớn sách điện tử là một sự tuyệt vời cho nhu cầu lưu trữ và đọc sách mọi lúc,
mọi nơi trên những thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính, máy tính bỏ túi
(pocket PC), máy điện thoại,...
B. Hạn chế của e-book.
+ Để đọc e-book, bắt buộc phải có một thiết bị đọc (máy vi tính, máy
trợ giúp kỹ thuật số cá nhân) đang hoạt động. Đồng thời trong thiết bị đó phải
cài đặt phần mềm tương thích với định dạng của e-book.
+ Đọc e-book trên máy tính lâu sẽ có hại cho sức khỏe, đặc biệt là mắt.
1.4.2. Khái niệm e-book dạy học.
E-book dạy học là một cuốn sách kỹ thuật số có tích hợp văn bản, âm
thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, flash, phim thí nghiệm, video, nó đóng vai
trò là phương tiện dạy học để hỗ trợ cho việc dạy và học. Cuốn sách này chứa
đựng các tài liệu liên quan đến chương trình học tập của học sinh và tài liệu
tham khảo cho giáo viên.
1.4.3.Vai trò của e-book dạy học.
1.4.3.1.Vai trò của e-book dạy học trong dạy học.
Trang 31
+ Với e-book đã xây dựng theo một trình tự được lập sẵn theo ý đồ thiết kế
của GV, HS có thể tự học với nhịp độ phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân.
+ Tự học qua e-book nhằm cung cấp sự hướng dẫn cho bất cứ ai muốn học
một chương trình nào đó hoặc xem lại, bổ sung, mở rộng phần kiến thức đã học
ở trường lớp.
+ Việc tự học qua e-book dạy học sẽ giúp người học không bị ràng buộc
vào thời khóa biểu chung, một kế hoạch chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc
một vấn đề, phát hiện ra những khía cạnh xung quanh vấn đề đó và ra sức tìm
tòi học hỏi thêm. Dần dài, cách tự học đó trở thành thói quen, giúp người học
phát triển được tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.
+ Với hệ thống bài học được thiết kế công phu theo ý tưởng đã được định
sẵn, giáo viên hướng dẫn giúp học sinh làm việc trên lớp nhằm phát huy tính
tích cực, tự lực của học sinh.
+ Với hệ thống bài tập, câu hỏi định sẵn được xắp xếp theo ý đồ sư phạm
giúp giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập, và biết cách chuẩn bị bài mới.
1.4.3.2.Vai trò của e-book dạy học trong dạy học vật lý.
Ngoài những vai trò của e-book dạy học đối với dạy học nói chung thì
đối với bộ môn Vật lý nói riêng, e-book còn có thêm những vai trò sau:
+ Một phương pháp dạy học đặc thù riêng của bộ môn Vật lý là “phương
pháp trực quan”, tức là muốn HS hiểu bài một cách chính xác và sâu sắc thì
phải xây dựng các khái niệm, các thuyết, các định luật từ sự quan sát trực tiếp
các hiện tượng. Nhưng trong lớp học không phải lúc nào cũng có điều kiện
quan sát trực tiếp vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy với nguồn tài
liệu dồi dào trong e-book như hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, phim video đã tạo
cho các em có thể quan sát các hiện tượng, từ đó có thể phát huy được hiệu quả
dạy học.
+ Đặc thù riêng của bộ môn Vật lý là môn khoa học thực nghiệm nhưng
với thời gian dạy học trên lớp chỉ có 45 phút thì HS khó có thể nắm bắt hết các
vấn đề liên quan đến thí nghiệm. Với mô hình thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô
phỏng, hoặc các bộ phim thí nghiệm thật đã được quay lại sẽ giúp GV có thể
Trang 32
khai thác sử dụng hỗ trợ cho quá trình dạy học liên quan đến thí nghiệm một
cách tích cực nhất, hiệu quả nhất.
1.5. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng e-book trong dạy học vật lý ở
trường THPT hiện nay.
Trong giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã và
đang được áp dụng rất mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học. Hơn
thế nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giải quyết khó khăn hàng
đầu cho giáo viên và học sinh là: khối lượng kiến thức thì quá nhiều trong khi
thời gian giảng dạy trên lớp lại có hạn. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
chú trọng vào việc bồi dưỡng năng lực tự học của HS và sử dụng tối ưu các
phương tiện dạy học, đặc biệt là ICT đang được nhiều GV và HS quan tâm.
Thực tế, hiện nay hầu hết các GV thường xuyên khai thác internet để giúp ích
cho việc soạn giảng, ứng dụng các phần mềm dạy học vào giảng dạy. Không
chỉ khai thác tốt nguồn tài liệu từ internet, rất nhiều GV, sinh viên,… đã tự
mình thiết kế, xây dựng nhiều website, e-book, blog,… để phục vụ tốt hơn cho
việc dạy học. Tuy nhiên, việc thiết kế e-book để hỗ trợ quá trình dạy học môn
Vật lí ở trường THPT thì chưa được các GV quan tâm.
Ở tỉnh Bình Thuận, trong thời gian qua, được sự quan tâm của UBND
tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, Ngành liên quan, Sở GD&ĐT đã và
đang chủ trì thực hiện 02 đề tài khoa học cấp tỉnh là: “Ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác giảng dạy của giáo viên tại các trường phổ thông” (bộ
môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học THPT phân ban, thời gian thực hiện 36 tháng,
từ tháng 11/2007 đến tháng 11/2010 tổng kinh phí thực hiện: 320.600.000
đồng) và “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Toán, Lịch
sử, Địa lý lớp 10, 11, 12 phân ban tại các trường Trung học phổ thông trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận”. Hiệu quả rõ rệt qua hơn một năm triển khai:
- Từ những khó khăn ban đầu như: trình độ ứng dụng tin học, ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học của đại bộ phận giáo viên tại các trường
THPT còn rất nhiều hạn chế (giáo viên không có điều kiện tự học, tự bồi dưỡng
về tin học các phương tiện thiết bị để hỗ trợ giảng dạy bằng giáo án điện tử tại
các trường còn nhiều thiếu thốn), đến nay 25 trường THPT trong tỉnh đã có 168
Trang 33
giáo viên cốt cán ở 06 bộ môn đã tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về tin học
và kỹ năng thiết kế, biên soạn giáo án điện tử. Nhìn chung đội ngũ này đáp ứng
được các yêu cầu về năng lực chuyên môn và trình độ tin học có khả năng khai
thác các tiện ích về CNTT, sử dụng các phần mềm chuyên dụng vào trong thiết
kế, biên soạn (Vật lý: 29, Hóa học: 31, Sinh học: 25, Toán: 31, Lịch sử: 26, Địa
lý: 26). Lực lượng giáo viên cốt cán đã làm tốt vai trò cốt cán của mình trong
việc truyền đạt các kiến thức về kỹ năng tin học, ứng dụng CNTT, khai thác các
phần mềm dạy học trong thiết kế, soạn giảng cho 986 giáo viên còn lại tại 25
trường THPT.
- Mặt khác, đã có một số giáo viên ở các trường phổ thông (xuất phát từ
sự yêu thích, say mê nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục)
đã chủ động tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, tự trang bị máy tính cá nhân để biên
soạn một số bài giảng điện tử phục vụ cho việc dạy học.
Theo trang Web http://www.binhthuan.gov.vn, tại hội nghị chuyên đề
về ứng dụng CNTT trong giảng dạy vừa được Sở GD-ĐT tỉnh tổ chức, nhiều ý
kiến của các trường cho rằng CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới
phương pháp giảng dạy cũng như quản lý học sinh. Nhiều trường đã triển khai
ứng dụng thành công các chương trình phần mềm phục vụ giáo viên, học sinh,
sinh viên như đăng ký môn học, quản lý điểm, quản lý kế hoạch học tập, đồ
dùng dạy học, thư viện và còn thiết lập website để giao tiếp với phụ huynh học
sinh...
Theo báo cáo, cho đến thời điểm này, các trường đều được nối mạng
internet. Ngành giáo dục đã triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy từ nhiều năm nay, đặc biệt là soạn giảng bằng trình chiếu, sử dụng
máy chiếu và các phần mềm trình diễn biết tích hợp hình ảnh, sơ đồ, âm thanh
và video clip đến nay đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, một số
trường còn ứng dụng các phần mềm quản lý điểm, quản lý học sinh, các ứng
dụng nghiệp vụ khác.
Để có thông tin cụ thể hơn về tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học Vật
lí trung học phổ thông ở tỉnh Bình Thuận, theo kết quả điều tra giáo viên dạy
Vật lí và học sinh tại các trường THPT ở Bình Thuận, đã thu về 27 phiếu tham
Trang 34
khảo ý kiến GV và 98 phiếu tham khảo ý kiến HS, kết quả điều tra sơ bộ cho
thấy:
- Đa số GV đều cho rằng ứng dụng CNTT vào dạy học là cần thiết
(66,67%), những tiết dạy có ứng dụng CNTT làm tăng hứng thú của HS
(96,30%), GV dễ truyền đạt kiến thức (88,89%), vì vậy các GV (77,78%) đồng
ý rằng CNTT đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí.
Tuy nhiên, nhiều GV cũng gặp phải một số khó khăn như kĩ năng sử
dụng CNTT còn hạn chế; nhiều GV chỉ mới dừng lại ở việc biết sử dụng
chương trình Microsoft Word để soạn giáo án dạng text (81,48%), và sử dụng
Powerpoint soạn một số bài giảng điện tử để trình chiếu trên lớp (85,19 %).
Nhìn chung GV ít sử dụng hoặc chưa biết cách khai thác các phần mềm khác
vào dạy học (74,07%) nên cảm thấy việc soạn một bài giảng điện tử thì mất thời
gian và không có hiệu quả, còn một số GV tỏ ra lúng túng không biết cách sử
dụng các thiết bị CNTT (7,41%).
Một khó khăn nữa cũng cần phải kể đến là mặc dù đã được sự quan tâm
tạo điều kiện của lãnh đạo Tỉnh, Sở, Ban Giám hiệu nhưng cơ sở vật chất của
các trường hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của GV, rất ít
trường được trang bị phòng chuyên dụng để thực hiện các tiết dạy có ứng dụng
CNTT nên 70,37% số GV được hỏi trả lời rằng thỉnh thoảng mới thực hiện bài
trình chiếu trên lớp (thường là các tiết hội giảng).
- Về phía HS, thì hầu hết các em cũng cho rằng việc ứng dụng CNTT
vào dạy học hiện nay là rất cần thiết (56,12%), nhưng nhiều em vẫn chưa được
trang bị máy vi tính dùng cho việc học tập (43,87%). Thỉnh thoảng các em mới
được sử dụng máy vi tính khi ở trường, khi học các tiết thực hành tin học
(67,35%), hoặc chủ yếu là ở các tiệm internet, nhưng lại ít khi sử dụng vào việc
học hay tìm kiếm thông tin cho việc học (32,65%), số còn lại sử dụng vì mục
đích khác. Nguyên nhân mà các em cho rằng ít khi sử dụng máy vi tính cho việc
học tập là do khó tìm (34,69%) hay không biết sử dụng các phần mềm Vật lí
(61,22%) [22].
Trang 35
1.6. Kết luận của chương 1.
Trong chương 1 tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý luận của dạy – tự
học từ những định hướng đổi mới PPDH Vật lí ở trường THPT hiện nay. Qua
đó thấy rằng việc tổ chức quá trình dạy – tự học trong dạy học Vật lí có ứng
dụng CNTT là cần thiết, nó góp phần vào việc đổi mới PPDH, đa dạng hóa
phương tiện dạy học và phát triển tính tích cực hoạt động của HS.
E-book là một phương tiện tốt để hỗ trợ quá trình dạy – tự học đối với bộ
môn Vật lí, góp phần nâng cao chất lượng học tập, tăng cường năng lực tự học
của HS, từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá
trình học tập. Tuy nhiên, hiện nay việc thiết kế và sử dụng e-book để hỗ trợ quá
trình dạy – tự học môn Vật lí còn hạn chế nên tác giả mong muốn với đề tài
nghiên cứu của mình sẽ đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu thiết thực của
GV và HS hiện nay.
Trang 36
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ E-BOOK VÀ XÂY DỰNG
TIẾN TRÌNH DẠY – TỰ HỌC CHƯƠNG CHẤT
KHÍ – VẬT LÍ LỚP 10 NÂNG CAO VỚI SỰ HỖ
TRỢ CỦA E-BOOK
2.1. Phân tích nội dung chương “Chất khí” - Vật lí lớp 10 nâng cao.
2.1.1. Vai trò, vị trí của chương.
Vật lí phân tử là một phần của vật lí nghiên cứu tính chất của các vật, các
tính chất đặc thù của tập hợp các trạng thái của vật và nghiên cứu các quá trình
chuyển pha phụ thuộc vào cấu trúc phân tử của các vật, phụ thuộc vào lực
tương tác của các phân tử và tính chất chuyển động nhiệt của các hạt.
Nhiệt học (hoặc ở phạm vi sâu hơn là nhiệt động lực học) nghiên cứu các
tính chất vật lí của hệ vĩ mô (vật thể và trường) trên cơ sở phân tích những
biến đổi năng lượng có thể có của hệ mà không tính tới các cấu trúc vi mô của
chúng. Cơ sở của nhiệt động lực học là ba định luật thực nghiệm, hay còn gọi
là các nguyên lý nhiệt động.
Nghiên cứu vật lí phân tử và nhiệt học tạo một bước chuyển mới trong
hoạt động nhận thức của học sinh. Chất lượng mới của các hiện tượng nhiệt
được giải thích bằng 2 sự kiện: Cấu trúc gián đoạn của vật chất và một số rất
lớn của các hạt tương tác (phân tử, nguyên tử…) . Bởi vậy, việc giải thích các
hiện tượng đòi hỏi phải đưa ra một loạt khái niệm mới: Các đại lượng trung
bình, sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ, nội năng, nhiệt lượng…Ngoài các quy luật
mang tính động học, hệ nhiều hạt còn bị các quy luật khác chi phối, đó là các
quy luật mang tính thống kê. Ngoài phương pháp thống kê, một phương pháp
khác của vật lí học – phương pháp nhiệt động lực học cũng sẽ được áp dụng để
giải thích các hiện tượng nhiệt. Trên cơ sở của phương pháp thống kê, xuất phát
từ cấu trúc gián đoạn của vật chất, dựa vào thuyết động học phân tử để giải
thích hiện tượng. Các hiện tượng đó có thể được giải thích dựa vào các nguyên
lí của nhiệt động lực học. Việc áp dụng tổng hợp các phương pháp nhiệt động
Trang 37
lực học và phương pháp thống kê có ý nghĩa sâu sắc trong dạy học và trong cả
nghiên cứu khoa học.
Có nhiều ý kiến cho rằng trong chương trình vật lí phổ thông, vật lý
phân tử và nhiệt học nên được nghiên cứu song song, điều đó có cơ sở sư phạm.
Tính chất đàn hồi cơ học và tính chất nhiệt của vật thể, kể cả sự biến đổi trạng
thái (sự chuyển pha) của vật chất phụ thuộc vào cấu trúc vật chất và sự tương
tác giữa các hạt. Các hiện tượng vĩ mô này cần được giải thích ngay bằng thuyết
động học phân tử.
Theo cách trình bày truyền thống ở nhiều nước, chương trình vật lí phân
tử và nhiệt học ở trường phổ thông thường bao gồm 3 nhóm vấn đề: Các hiện
tượng nhiệt, các định luật thực nghiệm chất khí, thuyết động học phân tử ; các
nguyên lí của nhiệt động lực học; Tính chất của các chất (rắn, lỏng, khí).
Thuyết động học phân tử là một thuyết điển hình. Qua việc phân tích
đầy đủ thuyết động học phân tử chúng ta hiểu rõ hơn sự hình thành các thuyết
khác.
* Cơ sở kinh nghiệm: thuyết động học phân tử (ban đầu là thuyết cấu tạo
chất) là một trong những thuyết vật lí ra đời sớm nhất, được kế thừa
những quan điểm cổ đại nhất về cấu tạo chất và là kết quả của cuộc đấu tranh
kéo dài nhiều thế kỷ giữa những quan điểm đối lập nhau về bản chất
của nhiệt. Demokritos cho rằng “ vật chất được cấu tạo một cách dán đoạn từ
các hạt”, đối lập với trường phái cho rằng vật chất được cấu tạo một cách liên
tục từ một số chất cơ bản. Giả thiết cho rằng nhiệt có được là do chuyển động
của các hạt vật chất ra đời trước giả thiết về “chất nhiệt” và được các nhà bác
học Húc (Hooke), Bôi-lơ (Boyle), Niu-tơn (Newton), Lô-mô-nô-xốp
(Lomonosov) ủng hộ. Những thành tựu nguyên tử luận trong hoá học đã góp
phần quan trọng đến sự ra đời của thuyết động học phân tử. Sự ra đời của số A-
vô-ga-đrô (Avogadro) cho phép xác định khối lượng của từng nguyên tử.
Nguyên tử từ chỗ là sản phẩm đơn thuần của trí tưởng tượng của con
người đã dần dần trở thành một thực thể vật lí. Đó chính là một trong những
động lực quan trọng quyết định sự ra đời của thuyết động học phân tử.
Trang 38
* Cơ sở thực nghiệm: Những sự kiện thực nghiệm về chất khí có
quan hệ trực tiếp đến sự ra đời của thuyết động học phân tử là các công trình
của Bôi-lơ, Ma-ri-ốt (Mariotte), Gay Luy-xác (Gay-lussac) và Sác-lơ (Charles).
Năm 1834 Cla-pê-rôn (Clapeyron) thâu tóm thành công thức tổng quát PV=RT
biểu diễn phương trình trạng thái chất khí. Sự phát hiện ra chuyển động
Brown cũng như hiện tượng khuyếch tán của Loschmidt cũng là những cơ
sở thực nghiệm quan trọng.
* Các mô hình đầu tiên:
+ Mô hình chất khí của Bôi-lơ là mô hình được đưa ra đầu tiên. Ông cho
rằng chất khí do các hạt vật chất hình cầu rất nhỏ tạo thành và có tính chất đàn
hồi như cao su.
+ Mô hình động học chất khí được Béc-nu-li (Bernoulli) đưa ra năm
1734 cho rằng chất khí được cấu tạo bởi những hạt vật chất chuyển động hỗn
loạn không ngừng. Từ đó, mô hình của ông giải thích được nguyên nhân
gây ra áp suất và giải thích thành công định luật thực nghiệm Bôi-lơ – Ma-
ri-ốt.
* Hạt nhân của thuyết:
+ Tư tưởng cơ bản của thuyết động học phân tử là tư tưởng cơ học của
Niu-tơn. Anh-xtanh (Einstein) cho rằng: “ thuyết động học phân tử là một trong
những thành tựu to lớn nhất của khoa học chịu ảnh hưởng trực tiếp của các quan
điểm cơ học” .
+ Các quan điểm cơ bản của thuyết là:
- Vật chất được cấu tạo gián đoạn từ các hạt rất nhỏ được gọi là phân tử.
- Các phân tử chuyển động hỗn loạn và không ngừng.
- Các phân tử tương tác với nhau bằng các lực hút và lực đẩy
- Chuyển động và tương tác của các phân tử tuân theo các định luật cơ
học của Niu-tơn.
Trong chương trình SGK hiện nay chương “Chất khí” được xem như
chương mở đầu của phần nhiệt học. Nội dung của chương đề cập đến cấu trúc
phân tử cũng như tính chất nhiệt của chất ở trạng thái khí, đó là cấu trúc và
tính chất tương đối đơn giản so với cấu trúc và tính chất ở trạng thái kia.
Trang 39
Tương tác giữa các phân tử trong chất khí rất yếu so với trong chất lỏng
và chất rắn, khác ở chỗ các phân tử khí hầu như không tương tác trừ khi va
chạm, còn các phân tử ở trạng thái ngưng kết có mối liên kết khá mạnh với
nhau làm cho các phân tử không chuyển động tự do mà sắp xếp có trật tự (xa
hoặc gần) trong một cấu trúc. Khó có thể bỏ qua sự khác nhau trong tương tác
phân tử mà trình bày chung một thuyết động học cho mọi trạng thái. Chương
này trình bày thuyết động học phân tử của chất khí trước, sau đó bổ sung một
phần đối với chất lỏng và chất rắn, học tiếp chương sau thì học sinh mới có
khái niệm đầy đủ, ở mức độ phổ thông, về thuyết động học phân tử của vật chất.
Đối với chất khí, có sự liên hệ chặt chẽ giữa cấu trúc phân tử và tính chất
nhiệt. Tuy nhiên, việc này vượt ra khỏi chương trình Vật lí THPT, HS nào ham
thích tìm hiểu có thể đọc trong mục “em có biết” và trong bài đọc thêm.
Chương này chỉ đưa ra câu hỏi, yêu cầu giải thích định tính những định luật về
chất khí bằng thuyết động học phân tử.
Những tính chất của chất khí được khảo sát bằng thực nghiệm. Ba định
luật về chất khí: Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, Gay Luy-xác và Sác-lơ đều được phát hiện
bằng thực nghiệm. Tuy vậy, ở giai đoạn hiện nay chỉ cần biết hai trong ba định
luật là có thể suy ra định luật thứ 3, nên tận dụng trường hợp này để học sinh
làm quen với việc vận dụng suy luận để tìm ra quy luật mới, từ phương trình
trạng thái tìm ra định luật Gay Luy-xác. Cần cho HS thấy rõ cơ sở thực nghiệm
của phương trình trạng thái của chất khí cũng như của phương trình cla-pê-rôn
– Men-đê-lê-ép. Có kỹ năng tính toán và vẽ đồ thị khi vận dụng hai phương
trình này.
2.1.2. Cấu trúc của chương
Chương “Chất khí” gồm 6 bài (từ 44 đến 49) được dạy trong 8 tiết học (
5 tiết lý thuyết, 2 tiết bài tập, 1 tiết kiểm tra).
Với cách tiếp cận vĩ mô, người ta dùng thí nghiệm khảo sát tính chất
nhiệt của chất khí, tìm ra 2 trong 3 định luật, rồi dùng lập luận suy ra phương
trình trạng thái trên cơ sở 2 định luật đó; kết hợp phương trình trạng thái với sự
kiện thực nghiệm “thể tích mol của chất khí ở 00
C và 1 atm là 22,4 lít” suy ra
phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép. Như vậy phương trình Cla-pê-rôn –
Trang 40
Men-đê-lê-ép là kết quả của thực nghiệm, tổng hợp từ 2 sự kiện thực nghiệm.
Với cách tiếp cận này ta có sơ đồ kiến thức như sau:
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt các kiến thức chương “Chất khí”.
(1),(2),(3),(4) là kết quả thực nghiệm. (3) lại có thể suy ra từ (5) tức là từ (1),
(2).
2.1.3. Mục tiêu cần đạt được khi dạy học chương “Chất khí”- Vật lí 10
nâng cao.
*Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng:
Kiến thức Kĩ năng
- Phát biểu được nội dung cơ bản của
thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được các đặc điểm của khí lí
tưởng.
- Nêu được các quá trình đẳng nhiệt,
đẳng tích, đẳng áp là gì và phát biểu
được các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt,
Sác-lơ, Gay Luy-xác.
- Vận dụng được thuyết động học phân
tử để giải thích đặc điểm về hình dạng,
thể tích của các chất ở thể khí, thể
lỏng, thể rắn.
- Vẽ được các đường đẳng nhiệt, đẳng
tích, đẳng áp trong hệ toạ độ (p, V).
- Vận dụng phương trình trạng thái của
khí lý tưởng và phương trình Cla-pê-
Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt:(1)
T không đổi; pV = const
Định luật Sác-lơ: (2)
V không đổi; ons
p
c t
T
=
Định luật Gay Luy-xác: (3)
p không đổi; ons
V
c t
T
=
Điều kiện chuẩn: 00
C ; 1atm. (4)
Thể tích mol = 22,4 lít
Phương trình Cla-pê-rôn-
Men-đê-lê-ép: (6)
pV m
RT
T µ
= ;
R=8,31J/mol.K
Phương trình trạng
thái khí lí tưởng: (5)
ons
pV
c t
T
=
Trang 41
- Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.
- Nêu được các thông số p, V, T xác
định trạng thái của một lượng khí.
- Viết được phương trình trạng thái của
khí lí tưởng.
- Viết được phương trình Cla-pê-rôn –
Men-đê-lê-ép.
rôn – Men-đê-lê-ép để giải được các
bài tập đơn giản.
* Yêu cầu về thái độ:
- Có hứng thú học vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những
đóng góp của Vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà
khoa học.
- Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và
có tinh thần hợp tác trong công việc học tập môn Vật lí, cũng như trong việc áp
dụng các hiểu biết đã đạt được.
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều
kiện sống, học tập cũng như bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.
2.2. Thiết kế e-book hỗ trợ quá trình dạy - tự học chương “Chất khí” – Vật
lí 10 nâng cao.
Toàn bộ e-book được thiết kế bằng COURSELAB 2.4 kết hợp với một
số phần mềm công cụ để chế tác hình ảnh, âm thanh, đoạn phim… Tác giả chọn
sử dụng phần mềm CourseLab là do nó có những ưu điểm nổi bật so với các
phần mềm soạn thảo khác. Cụ thể:
− Môi trường soạn thảo “thấy gì được nấy” dùng để tạo ra và quản lý
các nội dung e-learning tương tác chất lượng cao;
− Không đòi hỏi kỹ năng về HTML hoặc lập trình;
− Mô hình hướng đối tượng cho phép tạo ra các nội dung e-learning ở
nhiều cấp độ phức tạp bằng cách đơn giản như là tập hợp các khối
lắp ghép lại với nhau;
Trang 42
− Xây dựng các tương tác phức tạp của các đối tượng theo kịch bản
chỉ với một cái nhắp chuột;
− Giao diện dựa trên mô hình đối tượng mở (Open Object) cho phép
dễ dàng mở rộng và nâng cấp các thư viện đối tượng và các khuôn
mẫu (template) (kể cả của người sử dụng);
− Có khả năng tạo ra các bài kiểm tra tích hợp vào bài học;
− Các cơ chế nhúng đối với việc hoạt hình hóa các đối tượng;
− Thêm bất kỳ nội dung đa phương tiện nào (Macromedia®
Flash®
,
Shockwave®
, Java®
) và video dưới các định dạng khác nhau;
− Dễ dàng thêm và đồng bộ hóa các tập tin âm thanh;
− Nhập các trình chiếu của PowerPoint®
vào mô-đun học tập (cần
phải cài thêm gói tùy chọn PowerPoint Import);
− Cơ chế sao chụp màn hình dùng để mô phỏng hoạt động của các
phần mềm khác nhau (cần phải cài thêm gói tùy chọn Screen
Capture);
− Ngôn ngữ mô tả hành động đơn giản (Simple intuitive action
description language);
− Truy cập đến các chức năng bổ sung của phần trình bày bài giảng
(Course Player) đối với người dùng chuyên nghiệp thông qua
JavaScript;
− Không yêu cầu Java®
đối với lớp bài giảng [34].
2.2.1. Cấu trúc của e-book.
Trang 43
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc của e-book
2.1.2. Nội dung các trang của e-book.
2.1.2.1. Trang chủ.
a. Hình ảnh.
Giới thiệu E-book
Giới thiệu tác giả
Nhiệm vụ học tập
GIỚI THIỆU
BÀI HỌC
BÀI 44
…
BÀI 48
KIẾN THỨC
TRỌNG TÂM
BÀI 44
…
BÀI 48
BÀI TẬP TỰ
LUẬN
BÀI 44
…
BÀI 48
BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
BÀI 44
…
BÀI 48
TƯ LIỆU
Vật lý vui
Thí nghiệm vật lý
Lịch sử vật lý
Ứng dụng vật lý
E-BOOK TRANG
CHỦ
Trang 44
Hình 2.3: Trang “ Trang chủ”
b. Cách xây dựng.
* Thanh tựa đề (banner): Thiết kế bằng phần mềm Sothink SWF Easy.
* Phim trang chủ: Thiết kế bằng Proshow Producer.
Giới thiệu sơ qua những hình ảnh, ứng dụng của chương có kèm theo lời giới
thiệu của tác giả.
* Nút liên kết: Thiết kế bằng Crystal Button 2007, tạo liên kết bằng chức năng
Action trong CourseLab
* Giao diện chính: Thiết kế bằng CourseLab 2.4
Trong phần trang chủ sẽ có các nút liên kết đến tận từng nội dung : Giới thiệu,
bài học, kiến thức trọng tâm, bài tập, tìm hiểu.
c. Nội dung.
Đây là trang giới thiệu nội dung chính và cho cái nhìn bố cục toàn cảnh “cuốn
sách này”. Trước khi đi vào các trang khác thì người sử dụng có thể đọc một vài
thông tin tóm tắt và lựa chọn mục kiến thức mà mình cần tìm kiếm.
2.1.2.2. Trang “Giới thiệu”.
Trang 45
a. Hình ảnh.
Hình 2.4: Trang “Giới thiệu”
b. Cách xây dựng.
- “Giới thiệu” là trang dùng để giới thiệu về e-book và tác giả.
- Trang này bao gồm 3 Slide nhỏ: Giới thiệu e-book, giới thiệu tác giả, nhiệm
vụ học tập.
* Tạo liên kết cho từng nút bấm đến Frame đầu tiên của mỗi Slide như sau:
+ Click chuột phải vào tên mỗi slide chọn Actions.
+ Ở mục “Event” chọn “on click”, ở mục Action chọn “ GO TO”, sau đó double
click vào GO TO trong cửa sổ Object để chọn Frame và Slide cần đến. Chọn
OK.
- Ở mỗi Slide sẽ có nút bấm hình chữ “X” để quay về trang “Giới thiệu”.
- Thanh tựa đề “Giới thiệu” thiết kế bằng Sothink Glanda.
c. Nội dung.
♦ Giới thiệu e-book.
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đĐề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu họcLuận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
 
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu họcLuận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
 
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Nhiệt độ và sự sống”, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Nhiệt độ và sự sống”, HAYLuận văn: Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Nhiệt độ và sự sống”, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Nhiệt độ và sự sống”, HAY
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại công ty Dược phẩm Hoa Linh, 9đ
Luận văn: Tổ chức kế toán tại công ty Dược phẩm Hoa Linh, 9đLuận văn: Tổ chức kế toán tại công ty Dược phẩm Hoa Linh, 9đ
Luận văn: Tổ chức kế toán tại công ty Dược phẩm Hoa Linh, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâmLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huốngLuận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5
Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5
Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 

Similar to Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...https://www.facebook.com/garmentspace
 
dạy học hệ thức lượng trong tam giác theo các bước khảo sát toán học.pdf
dạy học hệ thức lượng trong tam giác theo các bước khảo sát toán học.pdfdạy học hệ thức lượng trong tam giác theo các bước khảo sát toán học.pdf
dạy học hệ thức lượng trong tam giác theo các bước khảo sát toán học.pdfSngNguyn718617
 
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...Nguyen Thanh Tu Collection
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...Nguyen Thanh Tu Collection
 
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ (20)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnhĐề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
 
Luận án: Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Sinh ...
Luận án: Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Sinh ...Luận án: Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Sinh ...
Luận án: Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Sinh ...
 
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11Đề tài: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11
Đề tài: Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
 
dạy học hệ thức lượng trong tam giác theo các bước khảo sát toán học.pdf
dạy học hệ thức lượng trong tam giác theo các bước khảo sát toán học.pdfdạy học hệ thức lượng trong tam giác theo các bước khảo sát toán học.pdf
dạy học hệ thức lượng trong tam giác theo các bước khảo sát toán học.pdf
 
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
SÁNG KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP QUA CHỦ ĐỀ 6 - THAM GIA X...
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY H...
 
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toánLuận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
 
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
 
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
SÁNG KIẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10 CÁNH...
 
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂMKhóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
 
Khóa luận: Chủ đề Hóa hữu cơ trong chương trình khoa học tự nhiên
Khóa luận: Chủ đề Hóa hữu cơ trong chương trình khoa học tự nhiênKhóa luận: Chủ đề Hóa hữu cơ trong chương trình khoa học tự nhiên
Khóa luận: Chủ đề Hóa hữu cơ trong chương trình khoa học tự nhiên
 
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
 
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đLuận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC T...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ

  • 1. Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THANH HẢI THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH DẠY – TỰ HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” – VẬT LÍ LỚP 10 NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
  • 2. TS. PHẠM THẾ DÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THANH HẢI THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH DẠY – TỰ HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” – VẬT LÍ LỚP 10 NÂNG CAO Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lí Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh. Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh, phòng Sau đại học, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để học viên hoàn thành khóa học. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến: TS. Phạm Thế Dân, thầy đã hướng dẫn tận tình, động viên và theo dõi sát sao với tinh thần trách nhiệm cùng lòng thương mến trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng khoa Vật lý trường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh. Cảm ơn thầy đã dành rất nhiều thời gian, công sức và những lời chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình làm luận văn. Quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các em học sinh tại trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo, Tp.Phan Thiết đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè, đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành tốt luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót, mong các thầy cô cùng các bạn ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK ĐỂ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH DẠY – TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ ................................................................................................................5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................5 1.2. Định hướng đổi mới về phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay.....8 1.3. Cơ sở lý luận của dạy – tự học.............................................................................11 1.4. Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy - tự học trong dạy học vật lí. ..18 1.5. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng e-book trong dạy học vật lý ở trường THPT hiện nay............................................................................................................32 1.6. Kết luận của chương 1. ........................................................................................35 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ E-BOOK VÀ XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY – TỰ HỌC CHƯƠNG CHẤT KHÍ – VẬT LÍ LỚP 10 NÂNG CAO VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA E-BOOK ............................................................................................................36 2.1. Phân tích nội dung chương “Chất khí” - Vật lí lớp 10 nâng cao. ........................36 2.2. Thiết kế e-book hỗ trợ quá trình dạy - tự học chương “Chất khí” – Vật lí 10 nâng cao. .....................................................................................................................41 2.3. Xây dựng tiến trình dạy – tự học chương “Chất khí” - Vật lí 10 nâng cao với sự hỗ trợ của e-book....................................................................................................60 2.4. Kết luận của chương 2. ........................................................................................81 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..........................................................82 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm...........................................................................82 3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm...............................................82 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm...............................................................84 3.4. Kết luận của chương 3. ........................................................................................95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA LUẬN VĂN .....................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................99 PHỤ LỤC..................................................................................................................103
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Công nghệ thông tin : CNTT Đối chứng : ĐC Giáo viên : GV Học sinh : HS Kiến thức : KT Kỹ năng : KN Nhà xuất bản : NXB Nhiệm vụ : NV Phương pháp dạy học : PPDH Sách giáo khoa : SGK Thành phố Hồ Chí Minh : Tp.HCM Thực nghiệm : TN Trung học phổ thông : THPT
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các lớp thực nghiệm và đối chứng …………………………Trang 82 Bảng 3.2: Bảng điều tra về sự cần thiết của e-book……………………Trang 87 Bảng 3.3: Bảng điều tra về nội dung của e-book……………………… Trang 88 Bảng 3.4: Bảng điều tra về bố cục và cách trình bày của e-book……... Trang 88 Bảng 3.5: Bảng điều tra về sự hấp dẫn của e-book…………………….Trang 88 Bảng 3.6: Bảng điều tra sự hỗ trợ của e-book trong dạy và học………. Trang 89 Bảng 3.7: Thống kê các điểm số xi của bài kiểm tra…………………... Trang 89 Bảng 3.8: Bảng phân bố tần suất……………………………………….Trang 90 Bảng 3.9: Bảng phân bố tần suất tích lũy…….…………………… …..Trang 90 Bảng 3.10: Thống kê điểm của lớp TN và ĐC…………………………Trang 91 Bảng 3.11: Tham số thống kê của lớp TN…………………………….. Trang 92 Bảng 3.12: Tham số thống kê của lớp ĐC…………………………….. Trang 92 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố điểm số của các nhóm TN và ĐC……………….Trang 89 Biểu đồ 3.2: Phân bố tần suất…………………………………………..Trang 90 Biểu đồ 3.3: Phân bố tần suất tích lũy………………………………… Trang 91
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Ba cấp độ của phương pháp e-learning…………………… Trang 5 Hình 1.2: Chu trình dạy – tự học…………………………………….. Trang 17 Hình 1.3: Một số dụng cụ đọc e-book……………………………….. Trang 20 Hình 1.4: Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick………………. Trang 25 Hình 1.5: Cửa sổ làm việc của CourseLab 2.4…………………………Trang 25 Hình 1.6: Cửa sổ làm việc của Macromedia FlashPaper 2.0………….. Trang 26 Hình 1.7: Cửa sổ làm việc của Adobe Photoshop CS4………………...Trang 26 Hình 1.8: Cửa sổ làm việc của Sothink SWF Easy 5.1……………… Trang 27 Hình 1.9: Cửa sổ làm việc của Sothink Glanda 4.2…….……………... Trang 27 Hình 1.10: Cửa sổ làm việc của Macromedia Flash 8.0………………. Trang 28 Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt các kiến thức chương “Chất khí”……………. Trang 40 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc của e-book …………………………………. Trang 43 Hình 2.3: Trang “Trang chủ” ………………………………………… Trang 44 Hình 2.4: Trang “Giới thiệu”…………………………………………. Trang 45 Hình 2.5: Trang “Giới thiệu e-book”….………………………………. Trang 46 Hình 2.6: Trang “Giới thiệu tác giả” …………………………………..Trang 47 Hình 2.7: Trang “Nhiệm vụ học tập”…………………………………. Trang 48 Hình 2.8: Trang “Bài học” ……………………………….…………… Trang 48 Hình 2.9: Trang “Kiến thức trọng tâm”……………………………….. Trang 50 Hình 2.10: Trang “Bài tập tự luận”………………………………….....Trang 52 Hình 2.11: Trang “Bài tập trắc nghiệm”……………………………..... Trang 54 Hình 2.12: Trang “Tư liệu vật lý”………………………………….......Trang 55 Hình 2.13: Trang “Lịch sử vật lý”………………………………….......Trang 56 Hình 2.14: Trang “Thí nghiệm vật lý”……………………………….... Trang 57 Hình 2.15: Trang “Ứng dụng vật lý”………………………………….. Trang 58 Hình 2.16: Trang “Vật lý vui”………………………………………….Trang 59 Hình 2.17: Sơ đồ mô phỏng tiến trình khoa học xây dựng kiến thức bài “ Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt”………………………………………………… Trang 73
  • 8. Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Thế kỉ 21, thế kỉ của sự bùng nổ thông tin và khoa học kĩ thuật, thể hiện là sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông vào các mặt của đời sống xã hội. Trong xã hội tri thức, con người là chủ thể kiến tạo nên xã hội, lấy tri thức xác định vị thế xã hội. Yêu cầu xã hội đặt ra đối với giáo dục phải giải quyết mâu thuẫn là tri thức phát triển rất nhanh mà thời gian đào tạo có hạn, giáo dục phải tạo ra con người mới có năng lực đáp ứng thị trường lao động, có khả năng hoà nhập, cạnh tranh quốc tế. Trong những năm gần đây, chúng ta chú trọng đặc biệt đến việc áp dụng CNTT trong dạy học như là một hướng đổi mới PPDH tích cực góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Bộ Giáo dục – Đào tạo đã cụ thể hóa tinh thần này bằng chỉ thị số 29/2001/CT – BGD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong nghành giáo dục giai đoạn 2008 – 20012. Một trong bốn mục tiêu đặt ra là “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, nghành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất các các môn học”[3]. Cùng với sự bùng nổ thông tin và sự phát triển đi lên của xã hội, lượng kiến thức mà mỗi học sinh phải học ngày càng nhiều do đó việc rèn luyện cho các em phương pháp học tập là cần thiết. Một trong những phương pháp học tập tích cực nhất là tự học. Chỉ có tự học học sinh mới có lòng say mê học tập, phát huy hết năng lực sáng tạo của mình. Có nhiều hình thức tự học khác nhau trong đó có thể sử dụng e-book trong tự học. E-book có những lợi thế mà sách in thông thường không thể có được đó là: rất gọn nhẹ, có thể điều chỉnh về kích cỡ, màu sắc và các thao tác cá nhân tùy theo sở thích của người học. Một đặc điểm nổi bật của e-book là khả năng lưu trữ thông tin, chuyển tải được thông tin kiến thức đầy đủ thông qua các media. Tuy nhiên trong quá trình dạy học có những điểm khác biệt giữa học tập theo lớp học có GV giảng dạy và học tập thông qua e-book.
  • 9. Trang 2 Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, việc áp dụng các phương tiện trực quan vào quá trình dạy học là cần thiết, đặc biệt là việc sử dụng các thí nghiệm. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học không phải lúc nào giáo viên cũng có thể dùng các mô hình, tranh vẽ hay thí nghiệm cho HS sử dụng nhất là các thí nghiệm phức tạp không thể thực hiện do các điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất. Nhờ sự phát triển của CNTT ứng dụng vào quá trình dạy học, sử dụng các video ghi lại các quá trình Vật lí (bằng các chức năng quay nhanh, chậm, làm dừng hình và có thể xem nhiều lần nhờ máy vi tính), cho phép ta quan sát cẩn thận và có thể nghiên cứu (dưới dạng khảo sát) sâu và rộng hơn, xoá bỏ ngăn cách giữa nhà trường và tự nhiên gây hứng thú học tập cho học sinh, tiết kiệm thời gian, giải phóng học sinh khỏi những thao tác không cần thiết. Về phần mềm dạy học có thể khai thác từ nhiều nguồn. Thực tế ở Việt Nam các tài liệu hướng dẫn tự học đặc biệt là e-book Vật lí chưa nhiều . Trong các e-book Vật lí 10 đã có thì chỉ có một số e-book được xây dựng theo chương trình và SGK cũ, có e-book chưa chú ý tới nội dung luyện tập cho HS, chưa hướng dẫn HS cách tự học, chưa sát chương trình sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao hiện hành…Vì thế việc nghiên cứu xây dựng một e-book vận dụng vào dạy học Vật lí nhằm cung cấp cho học sinh một tài liệu hướng dẫn cụ thể, giúp học sinh tự học ở nhà cũng như khi học trên lớp, học sinh được đặt vào những tình huống có vấn đề, được tự mình tìm cách giải quyết các vấn đề để nâng cao hiệu quả học tập là rất cần thiết. Chính vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy – tự học chương “Chất khí” - Vật lí lớp 10 nâng cao” với mong muốn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Vật lí ở trường phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất một cách thiết kế e-book và thiết kế một e-book đẹp, hấp dẫn, có nội dung phong phú, phù hợp và dễ sử dụng để hỗ trợ quá trình dạy - tự học chương “Chất khí ” - Vật lí lớp 10 nâng cao nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
  • 10. Trang 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu. Quá trình dạy và học chương “Chất khí” – Vật lí 10 nâng cao của giáo viên và học sinh ở trường Trung học phổ thông. Xây dựng hệ thống nội dung bài học và bài tập luyện tập chương “Chất khí” dưới dạng e-book hỗ trợ quá trình tự học của học sinh. b. Phạm vi nghiên cứu. Thiết kế e-book và xây dựng phương án sử dụng e-book để hỗ trợ quá trình dạy – tự học chương “Chất khí ” - Vật lí lớp 10 nâng cao, sau đó tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo, Tp. Phan Thiết – tỉnh Bình Thuận. 4. Giả thuyết khoa học. - Có thể thiết kế được e-book cho chương “Chất khí” – Vật lí 10 nâng cao với giao diện đẹp, dễ sử dụng, có nội dung phong phú, hấp dẫn, theo hướng tăng cường hoạt động tự học của HS và sử dụng e-book này để hỗ trợ quá trình dạy – tự học sẽ góp phần nâng cao tính tích cực học tập, năng lực tự học và kết quả học tập môn Vật lí của HS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy – tự học vật lí. - Nghiên cứu thực trạng tự học môn Vật lí của học sinh lớp 10 ở trường THPT. - Nghiên cứu chương “Chất khí ” sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao. - Nghiên cứu e-book và cách thiết kế e-book cho phù hợp với mô hình dạy – tự học. - Nghiên cứu cách sử dụng e-book hướng dẫn học sinh tự học chương “Chất khí ” - Vật lí 10 nâng cao. - Thực nghiệm sư phạm. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn. - Phương pháp xây dựng e-book dưới sự hỗ trợ của một số phần mềm tin học (COURSELAB, MACROMEDIA FLASH, ADOBE PHOTOSHOP).
  • 11. Trang 4 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. 7. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị của luận văn, tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn được trình bày trong ba chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng e-book để hỗ trợ quá trình dạy – tự học trong dạy học Vật lí. Chương 2: Thiết kế e-book và xây dựng tiến trình dạy – tự học chương “Chất khí” – Vật lí lớp 10 nâng cao với sự hỗ trợ của e-book. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
  • 12. Trang 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG E-BOOK ĐỂ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH DẠY – TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. “E-learning là phương pháp học tập được hỗ trợ bằng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology- ICT)”. Như vậy, e-learning về bản chất chỉ là một phương pháp trong số rất nhiều phương pháp dạy-học đã tồn tại từ trước đến nay. Điểm khác biệt chính là ở chỗ e- learning sử dụng tối đa những tiện ích có thể đem lại nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ICT. Khá nhiều người nghĩ rằng e-learning buộc phải gắn liền với Internet và các ứng dụng mạng. Trên thực tế, e-learning có rất nhiều hình thức thể hiện khác nhau, từ cấp độ thấp đến cao, và không nhất thiết phải sử dụng đến mạng Internet. Về cơ bản, có ba giai đoạn phát triển của công nghệ và phương pháp đào tạo trực tuyến như sau: Hình 1.1: Ba cấp độ của phương pháp e-learning * Cấp độ 1: Phương pháp học CBT (Computer-Based Training) và WBT (Web-Based Training) CBT: Là hình thức đào tạo dựa trên máy tính. Các bài học được phân phối đến học viên thông qua CD-ROM. WBT: Là hình thức đào tạo dựa trên công nghệ web
  • 13. Trang 6 Ưu điểm: Đây là một phương pháp áp dụng e-leanring ít tốn kém chi phí nhất, và không cần phải trang bị các công cụ và các phần mềm hỗ trợ đào tạo cao cấp. Hạn chế: Phương pháp học này không đảm bảo được khả năng quản lí người học truy cập và học theo đúng thời lượng quy định và cũng không thể theo dõi được tiến trình học của họ. Bên cạnh đó, phương thức này cũng không hỗ trợ đầy đủ cho người học và giáo viên có một môi trường học tập thực sự qua mạng (không có sự tương tác) mà chỉ đơn thuần là chia sẻ nội dung các môn học cho nhiều đối tượng khác nhau. * Cấp độ 2: Học trực tuyến có giáo viên Đây là hình thức học tập sử dụng hệ thống quản lý học (LMS). Hệ thống quản lí học LMS chịu trách nhiệm phát hành nội dung môn học cho người học khi người học truy cập vào nội dung của bài học. Ưu điểm: Có sự giao tiếp giữa giáo viên - người học, người học - người học. Giáo viên có thể trực tiếp trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, chấm điểm đánh giá người học. Giáo viên có thể đánh giá khả năng của người học, đồng thời có thể chỉ dẫn người học tham gia các khóa học mức cao hơn. Hạn chế: Do hệ thống đề ra các chuẩn trong việc xây dựng môn học, do đó, hệ thống phần mềm quản lí và điều hành cũng phải tương thích tương ứng với các chuẩn đặt ra (SCORM, AICC). Đồng thời, các phương pháp quản lí và phát hành môn học cũng như tạo ra các tiện ích hoặc bổ sung các phương pháp tiếp cận hoặc giảng dạy trong một hệ thống đào tạo trực tuyến cũng được xây dựng phức tạp hơn và ràng buộc chặt chẽ hơn. * Cấp độ 3: Học qua lớp học ảo Đây là hình thức học thông qua mạng Internet/Intranet, sử dụng hệ thống quản lí học tập (LMS), cũng tương tự như hình thức học trực tuyến có giáo viên nhưng được phát triển ở mức cao hơn với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. Ưu điểm: Người học có thể học trực tiếp hoặc xem lại các bài giảng và làm bài tập offline với hình thức giống như đang tham gia lớp học trực tiếp. Đặt biệt, người học có thể nhìn thấy giáo viên trên màn hình trình duyệt bằng trợ giúp của hệ thống camera đặt tại máy giáo viên. Người học có thể thực hiện các
  • 14. Trang 7 hành động như xin phát biểu hoặc có thể đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi thông qua micro và hệ thống hỗ trợ multimedia có sẳn tại các máy của học viên. Hạn chế: Thành phần lớp học ảo sẽ tạo ra các kênh giao tiếp và thiết lập các chuẩn giao tiếp cũng như phát hành nội dung môn học và tạo ra các giờ học dưới dạng ảo hóa trên mạng Internet. Việc áp dụng một hệ thống đào tạo kiểu mẫu lớp học ảo đòi hỏi nhà trường hoặc đơn vị tổ chức đào tạo phải được trang bị một cơ sở hạ tầng tốt và đường truyền kết nối của học viên đối với nhà trường phải đáp ứng ở mức tương đối và ổn định. Hiện nay, các phương pháp nặng về hoạt động thuyết giảng, áp đặt của thầy, nhẹ về hoạt động tích cực của trò đã và đang được thay thế bằng các phương pháp giáo dục tích cực, dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của HS, đề cao vai trò tự học của HS, kết hợp với sự hướng dẫn của GV trong đó HS là chủ thể, GV là tác nhân của quá trình dạy học. Trong vài năm qua cuộc cách mạng thông tin trên Internet đã khởi xướng ra nhiều ý tưởng độc đáo. Sách điện tử hay e-book (Electronic Book) là một ý tưởng còn khá mới mẻ, song đã thu hút được sự quan tâm chú ý của rất nhiều người, không chỉ bởi tính mới lạ của nó mà còn do e-book có nhiều tính năng, công dụng cũng như lợi ích độc đáo. Dạy học với sự hỗ trợ của website đòi hỏi phải có điều kiện đường truyền internet để hỗ trợ học tập trực tuyến. Riêng đối với e-book dưới dạng gần giống như website nhưng được ghi lên một CD-ROM giúp người học có thể dùng bất cứ lúc nào mà không cần đường truyền internet thì chưa được sinh viên cao học khoa vật lý khai thác nhiều và mới chỉ có một luận văn thạc sỹ thuộc chuyên ngành “Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý” khai thác đề tài này, đó là luận văn của học viên Dương Hương Ly do TS. Phan Gia Anh Vũ hướng dẫn, với nhan đề là: “Thiết kế E-book hỗ trợ dạy học chương "Dòng điện trong các môi trường "- Vật lí 11 THPT nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh”. Đề tài trên đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới PPDH và định hướng đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học, các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong giờ học. Nêu bật
  • 15. Trang 8 vai trò của phương tiện dạy học nói chung và phương tiện trực quan nói riêng trong dạy học Vật lí. Chính vì vậy, tác giả tiếp tục khai thác mảng đề tài về e-book nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh nhưng khác với các luận văn trên là tác giả sử dụng e-book như một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy-tự học, nâng cao khả năng tự học và tạo hứng thú học tập cho HS. Bên cạnh đó còn cung cấp cho HS một hệ thống bài tập phong phú, đa dạng để HS có thể củng cố và nâng cao kiến thức, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở trường phổ thông. 1.2. Định hướng đổi mới về phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay. 1.2.1. Những tiền đề cơ bản của sự đổi mới. 1.2.1.1. Chương trình và sách giáo khoa đã có sự đổi mới cơ bản Môn vật lí ở trường Trung học phổ thông hiện nay nhằm góp phần hoàn thiện học vấn phổ thông cho HS, đồng thời tạo điều kiện cho HS có thể tiếp tục học lên các bậc học cao hơn, củng cố và phát triển tiếp tục các năng lực chủ yếu của HS đã hình thành ở cấp Trung học cơ sở, đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì mới. Các năng lực đó là: – Năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đã được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp. – Năng lực hợp tác, phối hợp hành động trong học tập và đời sống. – Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. – Năng lực tự khẳng định bản thân. Như vậy, mục tiêu của môn Vật lí hiện nay đặt nặng vào việc hình thành và rèn luyện cho HS các năng lực cần thiết của người lao động mới (trước đây, mục tiêu chính của môn Vật lí đặt nặng vào việc cung cấp cho HS các kiến thức Vật lí có hệ thống). Điều đó đặt ra những yêu cầu về đổi mới SGK và PPDH một cách phù hợp nhằm thực hiện các mục tiêu trên.
  • 16. Trang 9 Có thể nói, việc đổi mới nội dung và cách thể hiện nội dung của SGK mới một mặt đòi hỏi phải đổi mới PPDH Vật lí, mặt khác lại góp phần để giáo viên thực hiện thành công quá trình đổi mới này. 1.2.1.2. Nhận thức của giáo viên và học sinh đã có sự thay đổi Hầu hết GV Vật lí đều hiểu được cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa, việc đổi mới PPDH là nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất đến việc nâng cao chất lượng dạy học Vật lí. Một khi chương trình và SGK đã đổi mới thì việc đổi mới PPDH là một tất yếu. 1.2.1.3. Giáo viên đã được bồi dưỡng về đổi mới PPDH Trong một số năm gần đây, công tác bồi dưỡng thường xuyên GV đã góp phần quan trọng tạo nên những thay đổi trong nhận thức của GV về đổi mới PPDH. Ngoài việc nâng cao nhận thức và trình độ lí luận dạy học cho GV, chương trình bồi dưỡng thường xuyên còn tăng cường được năng lực thực thi các phương pháp dạy học tiên tiến và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại của GV trong thực tiễn dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông. 1.2.1.4. Về đặc điểm tâm sinh lí học sinh Ngoài khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá ngày càng được phát triển, HS lứa tuổi này không thích chấp nhận một cách đơn giản những những áp đặt của GV. Các em thích tranh luận, thích bày tỏ những ý kiến riêng biệt của cá nhân mình về những vấn đề lí thuyết và thực tiễn. Đây là một thuận lợi cơ bản trong việc thực hiện đổi mới PPDH Vật lí. 1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT. 1.2.2.1. Định hướng đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học + Về phương pháp dạy học, GV cần vận dụng mọi phương pháp dạy học hiện có một cách linh hoạt, đồng thời từng bước vận dụng các PPDH hiện đại như PPDH hợp tác, PPDH giải quyết vấn đề,...nhằm giúp HS biết cách tự học, biết cách hợp tác trong tự học; tích cực chủ động, sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để vừa có được những kiến thức cần thiết, vừa rèn luyện được các năng lực hành động.
  • 17. Trang 10 + Về hình thức tổ chức dạy học, nên áp dụng các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, phối hợp dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm nhỏ, theo lớp; phối hợp dạy học ở trong và ngoài lớp, ở nhà trường và ở gia đình. 1.2.2.2. Định hướng đổi mới về thiết bị dạy học Các thiết bị dạy học vật lí là điều kiện, phương tiện và nguồn tri thức không thể thiếu được trong quá trình học tập của HS. Thông qua hoạt động với các thiết bị, HS tiếp cận được với hình ảnh mô phỏng thực tế, rèn luyện các kĩ năng quan sát, thu thập và xử lí thông tin, hướng tới việc hình thành những năng lực cần thiết của người lao động mới. Các thiết bị dạy học phải phù hợp nội dung, phương pháp của chương trình và sách giáo khoa. 1.2.2.3 Định hướng đổi mới về đánh giá kết quả học tập + Yêu cầu của việc đánh giá là phải toàn diện, khách quan, chính xác và có tác dụng điều chỉnh hoạt động dạy học, động viên sự cố gắng học tập của HS. + Để tránh việc kiểm tra kiến thức theo kiểu ghi nhớ máy móc và tạo nên sự thống nhất về đánh giá trong cả nước, sẽ tiến tới việc xây dựng hệ thống chuẩn về kiến thức và kĩ năng của bộ môn là cơ sở cho việc đánh giá. + Các yêu cầu cần được đánh giá phải bao gồm kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất nhân cách khác. Tuy vậy, trước hết nên tập trung vào đánh giá về kiến thức và kĩ năng bằng cách bố trí hai yêu cầu này trong tất cả các lần kiểm tra: + Các bài kiểm tra cần tạo điều kiện để học sinh bộc lộ các năng lực như: năng lực xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo... + Cần kết hợp các loại hình kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan... Để khắc phục nhược điểm thụ động trong học tập của HS, đồng thời nâng cao chất lượng học tập, việc đổi mới PPDH là hết sức quan trong và cấp thiết. Trong đó, ngoài việc vận dụng các PPDH truyền thống thì các PPDH tiên tiến cũng nên được sử dụng theo hướng tăng cường tính chủ động, tích cực học tập của HS. Trong quá trình dạy học, GV dựa vào vốn tri thức, kĩ năng và khả năng học tập của HS, đề ra các bài tập hay nhiệm vụ phù hợp, có nâng cao hơn so với khả năng hiện có của HS, đòi hỏi HS phải có những cố gắng nhất định
  • 18. Trang 11 trong học tập, như vậy tư duy của HS được phát triển, tính tích cực học tập của HS được đề cao. 1.3. Cơ sở lý luận của dạy – tự học. 1.3.1. Khái niệm tự học. Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001, “…tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành…” [5]. Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi,…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”.[32] GS-TS Chu Hảo, thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường đã trả lời thẳng vào câu hỏi về kinh nghiệm của riêng ông trong việc tự học: “ Mỗi khi muốn hiểu sâu đề tài nào, tôi tự yêu cầu mình phải viết một bài về vấn đề đó. Vậy là tôi phải tìm tài liệu đọc, hỏi han, lắng nghe và phải đào sâu, nắm vững mới viết ra mạch lạc được. Đó là chưa kể còn phải chuẩn bị các phụ lục tài liệu cho những chỗ khúc mắc, phức tạp phòng khi cần trình bày có thể bị chất vấn”. Từ những quan điểm về tự học nêu trên, ta thấy rằng tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệu quả thông qua hoạt động tự học. Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đă đọc, đă nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu
  • 19. Trang 12 từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện…Đối với học sinh, tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao. 1.3.2. Các hình thức của tự học. Theo GS – TS Phạm Hữu Tòng, tự học có 3 hình thức:[34] - Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người học, đòi hỏi khả năng tự học rất cao. - Tự học có hướng dẫn: Có giáo viên ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. - Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với giáo viên một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học. Lâu nay người ta thường quan niệm tự học là khi học ở nhà. Nhưng sự thực việc tự học có phương pháp phải bắt đầu từ trên lớp học. Không thể tách rời việc học ở lớp với việc học ở nhà. Trên lớp học, phải biết chú ý lắng nghe lời thầy giảng, tập trung tư tưởng theo dõi một cách không thụ động , biết đề xuất những thắc mắc, những chỗ chưa hiểu được rõ để thầy giải đáp, cùng với người thầy xây dựng bài giảng. Thầy chú ý phát huy năng lực trí tuệ của trò, trò biết tự phát huy để hưởng ứng. Trò là chủ thể là thế, trò không phải nhân vật thụ động, tiếp thu máy móc. Kinh nghiệm của các học sinh giỏi, các sinh viên thủ khoa là ở chỗ này. Nếu nói bí quyết để học giỏi cũng bắt đầu từ đây. Chúng ta thường thấy có những học sinh, sinh viên con nhà nghèo về nhà thường phải làm việc giúp đỡ gia đình nhưng vẫn học giỏi, chính là đã biết cách học như trên , họ đã hiểu bài, thuộc bài ngay tại lớp. Đã từ lâu, các thầy giáo giảng dạy có kinh nghiệm cũng đã đề ra phương pháp dạy và học đạt yêu cầu này. Thời gian tự học ở nhà cũng rất quan trọng, đây là lúc học sinh có nhiều thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải đáp, suy nghĩ liên hệ hoặc vận dụng vào thực tế. Đây cũng là cách để tri thức
  • 20. Trang 13 khắc sâu trong bộ óc, khó bị quên lãng và trở thành hữu ích, là cách học kết hợp với hành mà Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở. Việc học ở nhà còn phải làm tốt việc chuẩn bị trước theo yêu cầu của từng bài giảng. Những học sinh xuất sắc thường phải học theo hướng này. Những em nhà nghèo học giỏi phải tranh thủ thời gian và cách học này đã giúp các em thành công. Trong việc đẩy mạnh phương pháp tự học, cũng cần chú ý đến sự tương trợ, giúp đỡ nhau giữa các HS trong học tập, tức là vấn đề “học thầy không tày học bạn” như ông cha ta đã từng đúc kết. Đây là một cách phát động quần chúng HS cùng chung sức với GV và nhà trường để giải quyết vấn đề chất lượng. HS kém học bạn, hỏi bạn cũng dễ dàng, thoải mái hơn do đó dễ tiến bộ. HS giỏi giúp đỡ bạn thì tự mình cũng giỏi thêm. Mặt khác tinh thần đoàn kết trong lớp học cũng được tăng tiến. Những cách học trên, tưởng như không có gì mới nhưng thực ra vẫn xa lạ và khó thực hiện với không ít học sinh hiện nay. Thay đổi phương pháp học của học sinh đòi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết của giáo viên và nhà trường và phải xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho các em, thì học mới say mê. * Các yếu tố cần để phát triển việc tự học ở học sinh. Theo tâm lý học, thì các thành phần bên trong thái độ học tập của người học là nền tảng quan trọng nhất cho việc hình thành và phát triển khả năng tự học. Chỉ khi nào người học tự ý thức được khả năng tự học, có niềm tin vào bản thân, thì việc tự học mới trở thành sở thích, đam mê, tự giác mà không cần có sự thúc giục của yếu tố bên ngoài. Đối với HS phổ thông, ý thức tự giác trong tự học mới hình thành, nên GV phải là người biết nhen nhóm, thắp sáng niềm tin, tạo hứng thú, động cơ tự học và hướng dẫn HS biết cách tổ chức tự học hiệu quả. Tự học không chỉ là việc chuẩn bị bài ở nhà, mà cả các hoạt động tự học trên lớp. Nhiều giáo viên không dạy HS cách học và không chú ý rèn luyện và phát triển kĩ năng tự học cho HS. Theo đó, HS rất thiếu và yếu về các kĩ năng tự học.
  • 21. Trang 14 Trước hết cần tạo niềm tin, hứng thú và biết cách tổ chức tự học cho HS. Từ đó, phát triển kỹ năng thực hiện việc tự học của học sinh. Cùng đó là nhóm giải pháp phát triển khả năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS. Đối với HS, thông qua tự kiểm tra, các em phát hiện những kiến thức nào đã hiểu rõ, kiến thức nào còn mơ hồ, thiếu sót, từ đó chủ động khắc phục. Trải qua một thời gian nhất định, các công việc được lặp đi, lặp lại nhiều lần, với sự hỗ trợ của GV, dần dần khả năng tự kiểm tra, đánh giá của HS được hình thành và ngày càng bền vững. Trong hoạt động dạy học ở trường phổ thông, cần nâng cao chất lượng dạy học. Đối với GV, phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, chuyển từ cách dạy kiến thức sang dạy học sinh cách học và tự học. Chú trọng bồi dưỡng HS các kĩ năng tự học cơ bản, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức của các em. 1.3.3. Mô hình dạy – tự học. [ 20, 32] 1.3.3.1. Chu trình dạy – tự học của Nguyễn Kỳ. [20] Chu trình dạy – tự học bao gồm chu trình tự học của trò dưới tác động của chu trình dạy của thầy nhằm biến tri thức kho tàng văn hóa khoa học của nhân loại thành học vấn riêng của bản thân người học. ♦Chu trình tự học của trò. Chu trình tự học của trò là một chu trình ba thời: Tự nghiên cứu; Tự thể hiện; Tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Thời một (1): Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân. Thời hai (2): Tự thể hiện
  • 22. Trang 15 Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. Thời ba (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức). * Chu trình dạy của thầy. Chu trình dạy của thầy nhằm tác động hợp lý, phù hợp và cộng hưởng với chu trình tự học của trò, cũng là chu trình ba thời tương ứng với chu trình tự học ba thời của trò: Hướng dẫn; Tổ chức; Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra. Thời một (1): Hướng dẫn. Thầy hướng dẫn cho từng cá nhân học sinh về các tình huống học, về các vấn đề cần giải quyết, về các nhiệm vụ phải thực hiện trong tập thể học sinh. Học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi cách xử lý các tình huống , cách giải quyết vấn đề để tự mình tìm ra kiến thức, chân lý bằng hành động của chính mình, tạo ra sản phẩm ban đầu. Thời hai (2) : Tổ chức Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn: tổ chức các cuộc tranh luận, hội thảo, trao đổi trò – trò; trò – thầy, sinh hoạt nhóm, đội công tác trong lớp, các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường nhằm tăng cường mối quan hệ giao tiếp trò – trò, trò – thầy và sự hợp tác của nhau tìm ra kiến thức, chân lý. Thầy là người đạo diễn và dẫn chương trình. Thời ba (3): Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra. Thầy là trọng tài, cố vấn kết luận về các cuộc tranh luận đối thoại, trò–trò, trò–thầy để khẳng định về mặt khoa học kiến thức do người học tự mình tìm ra.
  • 23. Trang 16 Cuối cùng, thầy là người kiểm tra đánh giá kết quả tự học của trò trên cơ sở trò tự đánh giá, tự điều chỉnh… * Tri thức (qua ba thời). Thời một (1) Thầy hướng dẫn cho trò tự nghiên cứu, quan hệ trực tiếp với tri thức theo chiều mũi tên ở tam giác sư phạm và tự tìm ra được một tri thức hay sản phẩm ban đầu mang tính chất cá nhân, tức là có thể đúng hay sai, khách quan hay chủ quan, khoa học hay thiếu khoa học. Thời hai (2) Sản phẩm ban đầu của học sinh thông qua sự trao đổi, thảo luận, hợp tác với các bạn trong cộng đồng lớp học trở thành khách quan hơn; tri thức có tính chất cá nhân ở thời (1) giờ đây đã mang tính chất xã hội ( xã hội lớp học). Thời ba (3) Với kết luận cuối cùng của thầy, người học tự kiểm tra điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình, tri thức người học tự tìm ra giờ đây mới thật sự khách quan khoa học theo đúng nghĩa của tri thức. Ta có thể sơ đồ hoá chu trình dạy – tự học như sau:
  • 24. Trang 17 Hình 1.2. Chu trình dạy – tự học - Đường tròn bên trong tượng trưng cho nội lực – năng lực tự học. - Đường tròn giữa tượng trưng cho ngoại lực – tác động dạy của thầy. - Đường tròn ngoài cùng tượng trưng cho tri thức người học cần chiếm lĩnh. Các mũi tên đều xuất phát từ cực “thầy”: thầy là người khởi xướng, người dẫn chương trình tự học của trò: + (1): Thầy hướng dẫn cho trò tự nghiên cứu để tìm ra một tri thức có tính chất cá nhân. + (2): Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện, hợp tác với nhau để làm cho sản phẩm ban đầu của người học được khách quan hơn, tri thức có tính chất xã hội. + (3): Thầy là trọng tài cố vấn, kết luận về cuộc đối thoại và hoạt động của trò, làm cơ sở cho trò tự kiểm tra, tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình, tri thức người học tự tìm ra giờ đây mới có tính chất khoa học. 1.3.3.2. Một số khó khăn và lợi thế của mô hình dạy – tự học. ♦ Một số khó khăn của mô hình dạy – tự học. (1) Tự nghiên cứu Tự kiểm tra Tự điều chỉnh (3) (2) Tự thể hiện TỰ HỌC HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TRỌNG TÀI CỐ VẤN Tri thức (cá nhân) Tri thức (khoa học) Tri thức (xã hội)
  • 25. Trang 18 - Mô hình này có giảm thời gian thầy giảng giải, truyền đạt ở trên lớp song đòi hỏi phải đảm bảo thời gian và điều kiện cho người tự học, tự nghiên cứu và đối thoại với các bạn và thầy. Mô hình này cũng đòi hỏi một số điều kiện nào đó như là tài liệu tự học, tổ chức lại không gian lớp học, đổi mới quản lí giáo dục theo hướng lấy người học làm trung tâm của hệ giáo dục… - Mô hình dạy – tự học vấp phải tập quán, thói quen cổ hữu lâu đời của nhà trường dạy học thụ động, truyền thụ một chiều, lấy việc dạy (thầy) làm trung tâm. ♦ Một số lợi thế của mô hình dạy – tự học. - Đó là mô hình dạy học “vì người học và bằng năng lực tự học của người học” của một nhà trường “vì người học, cho người học và của người học”, lấy người học (việc học) làm gốc, làm trung tâm; Người học tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với các bạn dưới sự hướng dẫn của thầy để tự mình chiếm lĩnh tri thức bằng hành động của chính mình, do đó có hứng thú và động cơ học, phát triển được tính tự chủ, chủ động và sáng tạo, phát triển được các mối quan hệ giao tiếp phong phú trong cộng đồng xã hội lớp học, và dần dần hình thành được nhân cách con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo. - Mô hình dạy – tự học có khả năng đạt mục tiêu giáo dục thời kỳ đổi mới với chất lượng, hiệu quả và quy mô lớn nhất: chất lượng giáo dục đạt trình độ cao nhất khi quá trình dạy học kết hợp hữu cơ với quá trình tự học làm cho tự học và dạy học cộng hưởng với nhau. Quy mô phát triển giáo dục lớn nhất khi có phong trào toàn dân tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp. Vì mô hình dạy – tự học phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. Do đó, mô hình dạy – tự học sẽ không ngừng phát triển hoàn chỉnh và chiếm ưu thế ở nhà trường Việt Nam trong một tương lai không xa. Từ ý nghĩa đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn mô hình này vận dụng vào quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học. 1.4. Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy - tự học trong dạy học vật lí. 1.4.1.Những vấn đề chung về e-book.
  • 26. Trang 19 1.4.1.1. Khái niệm e-book. Theo trang web “http://thuvien.ucoz.com/”, e-book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Giống như e-mail (thư điện tử) e-book chỉ có thể dùng các công cụ máy tính như máy vi tính, máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân (palm, pocket pc…) để xem. Theo trang web “http://svkqt.net/”, Một cuốn e-book là một cuốn sách điện tử, một cuốn sách ảo, hay đơn giản đó chỉ là một cuốn sách kỹ thuật số có thể đọc được trên máy vi tính hoặc thiết bị chuyên đọc e-book. E-book có thể bao gồm các văn bản, hình ảnh minh hoạ, hay có thể chèn âm thanh và video. Hơn thế nữa e-book còn chứa cả đường "liên kết nóng" (hot link) giúp cho khách hàng có thể ngay lập tức tới được các website liên quan tới thông tin mà họ đang xem. E-book có thể là các file kỹ thuật số được copy sang đĩa cứng, đĩa mềm hoặc CD-ROMs... Theo trang web “http://vi.wikipedia.org/”, Sách điện tử (tiếng Anh: electronic book; viết tắt: e-book) là một phương tiện số tương ứng của các loại sách in thông thường. Loại sách này ngày càng phổ biến do việc dễ dàng phân phát, chia sẻ trên internet. Theo trang web “http://tek24h.info/”, e-book là viết tắt của electronic- book có nghĩa là sách điện tử, là những tài liệu, sách báo, truyện,… được lưu trữ và thể hiện thông qua một định dạng file nào đó. E-book có rất nhiều định dạng khác nhau, có thể được đọc thông qua máy tính cá nhân, thiết bị đọc e- book chuyên dụng hoặc một số thiết bị khác.
  • 27. Trang 20 Trong đề tài này, tác giả thiết kế e-book đóng vai trò như một cuốn sách kỹ thuật số có tích hợp văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, flash, phim thí nghiệm, video. Sách được chép trên một đĩa CD-ROM hoặc chép và cài thẳng vào máy vi tính. Cuốn sách này có vai trò hỗ trợ cho việc dạy – tự học của giáo viên và học sinh tại lớp và ở nhà. 1.4.1.2. Một số định dạng của e-book. Không giống như sách in thông thường, sách điện tử cũng có những “định dạng” khác nhau. Nói một cách khác là sách có nhiều tập tin mở rộng như .WORD, .PDF, .PRC, .LIT v.v… Những tập tin này sở dĩ khác nhau là vì chúng được làm từ những chương trình khác nhau và vì thế, muốn đọc được chúng, bạn cần phải có những chương trình tương ứng: 1 – DOC ( Document) Chắc không cần giới thiệu nhiều thì rất nhiều người cũng biết đây là định dạng được tạo ra bởi phần mềm Microsoft Word ( nằm trong bộ MS Office của Microsoft). Đây có thể nói là định dạng đơn giản nhất để lưu trữ một e-book. Định dạng này có thể lưu trữ được chữ, hình ảnh, bảng, đồ thị,… Hình 1.3: Một số dụng cụ đọc e-book
  • 28. Trang 21 Định dạng DOC có thể được mở và xem tốt nhất bằng MS Word, nhưng nếu bạn không có tiền để mua bản quyền bộ MS Office của Microsoft, bạn có thể sử dụng Writer trong OpenOffice.org là ứng dụng miễn phí, mã nguồn mở với những tính năng không thua kém gì sản phẩm của Microsoft. Ngoài ra bạn cũng có thể mở một file doc thông qua các ứng dụng office online như Google Docs, ThinkFree Office, Zoho Office,… Từ bản MS Office 2007, Microsoft cung cấp thêm DOCX, sử dụng định dạng Open XML giúp lưu trữ nội dung tốt hơn và đồng thời giảm kích thước của tập tin. 2 – PDF ( Portable Document Format) Một định dạng quen thuộc khác với chúng ta, PDF là viết tắt của Portable Document Format, định dạng file của hãng Adobe Systems, Inc. dùng ngôn ngữ mô tả máy in PostScript và có mặt trên hầu hết các nền tảng. File PDF có thể được tạo ra nhờ phần mềm Adobe Acrobat và được đọc bởi Acrobat Reader. Giống như Doc, chúng ta cũng có lựa chọn miễn phí để làm việc với tập tin PDF, đó là bộ sản phẩm Foxit PDF Creator và Reader của Foxit Software. Bản thân mình đánh giá cao bộ sản phẩm này vì nó nhẹ và tốc độ mở file nhanh. Ngoài ra còn một số chương trình khác như Inkscape ( có phiên bản cho Windows, Mac và Linux), Skim, Apple Preview ( dành cho Mac), KPDF, Okular ( dành cho Linux),… 3 – CHM ( Compiled HTML Help File) Giống như tên gọi, đây vốn là định dạng để lưu trữ những tài liệu trợ giúp dưới dạng HTML được biên soạn và nén lại trong 1 file duy nhất. Đây
  • 29. Trang 22 cũng là một trong những định dạng phổ biến để làm e-book vì khả năng lưu trữ và sắp xếp tài liệu tốt, dễ truy cập thông tin. Một số e-book CHM có thể được mở bằng chính trình duyệt Web, một số khác thì phải sử dụng ứng dụng đọc CHM để mở. Trên Windows, để đọc được CHM chúng ta không cần bất cứ phần mềm nào. Một số ứng dụng khác có thể mở được CHM như xCHM ( có phiên bản dành cho cả 3 hệ điều hành Windows, Linux và Mac), GNOCHM ( dành cho Linux), Chmox và CHM Viewer ( dành cho Mac). Bạn có thể tạo và chỉnh sửa e-book định dạng CHM bằng phần mềm Fly Help ( bản cũ có tên là Pocket CHM). Trong Windows Vista và Windows 7, đôi khi chúng ta mở file CHM lên nhưng không thấy nội dung và thấy các trang đều báo lỗi, bạn hãy click chuột phải vào file đó, chọn Properties và ấn vào nút Unblock. 4 – PRC ( Mobipocket eBook File ) Định dạng e-book phổ biến và chuyên dụng. PRC có thể được đọc trên máy tính cá nhân, điện thoại di động, PDA và thiết bị đọc e-book chuyên dụng. Trên Windows, PRC có thể được đọc bằng Mobilepocket Reader. Trên Mac, bạn có thể đọc PRC bằng ứng dụng FBReader ( có cả phiên bản dành cho Windows và Linux). 5 – CBR ( Comic Book RAR Archive ) và CBZ ( Comic Book Zip Archive ) Đây là định dạng nén các file ảnh thành một file duy nhất sử dụng công nghê nén ZIP ( CBZ ) hoặc RAR ( CBR ), được dùng chủ yếu để lưu trữ truyện tranh hoặc một số sách ảnh khác. Chính vì thế, chúng ta có thể sử dụng một
  • 30. Trang 23 phần mềm nén và giải nén để giải nén file CBR và CBZ ra thành các file ảnh riêng biệt. Tuy nhiên để hiển thị tốt nhất và để đọc được như đọc một cuốn truyện tranh thật sự, chúng ta nên sử dụng chương trình đọc riêng như CDisplay ( dành cho Windows ), Stuff Deluxe ( dành cho Mac và Windows ), Comix ( dành cho Linux ). 6 – DJVU ( DjVu Image ) Đây cũng là một định dạng nén các file ảnh lại thành một file duy nhất. DJVU là định dạng e-book của Lizard Tech, được phát triển bởi AT&T, dùng để lưu trữ các sách tranh ảnh, catalogs, tạp chí,… DJVU có thể được đọc bởi MacDJView ( trên Mac ), WinDJView ( trên Windows ) hoặc trình duyệt web có cài plugin LizardTech DJVU. 7 – LIT Định dạng e-book của Microsoft, sử dụng công nghệ Microsoft ClearType và được đọc bằng ứng dụng Microsoft Reader. LIT chủ yếu sử dụng cho các thiết bị đọc e-book của Microsoft. Trên các hệ điều hành khác như Mac và Linux, định dạng LIT có thể được đọc bằng ConvertLIT. Trên đây là một số định dạng e-book phổ biến thường gặp, ngoài ra còn một số định dạng khác như PDB, PS, RB,… 1.4.1.3. Các yêu cầu thiết kế e-book. [34]
  • 31. Trang 24 Việc thiết kế e-book phục vụ cho giáo dục đòi hỏi phải đáp ứng những đặc trưng riêng về mặt nghe, nhìn, tương tác; do đó theo Nguyễn Trọng Thọ [35] để đáp ứng nhu cầu tự học, chúng ta phải tuân theo đầy đủ các bước của việc thiết kế dạy học 1. Analysis (phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp): * Hiểu rõ mục tiêu; * Các tài nguyên có thể có; * Đối tượng sử dụng. 2. Design (thiết kế nội dung cơ bản): * Các chiến lược dạy học; * Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia); * Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng. 3. Development (phát triển các quá trình): * Thiết kế đồ họa; * Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia); * Hình thức và nội dung các trang Web; * Phương tiện thực tế ảo. 4. Implementation (triển khai thực hiện): Cần tích hợp với chương trình công nghệ thông tin của trường học : * Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính; * Thủ tục tiến hành với thầy; * Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí; * Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực). 5. Evaluation (lượng giá): Đánh giá hiệu quả huấn luyện thường sử dụng mô hình bốn bậc do Donald Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mô hình này, quá trình lượng giá luôn được tiến hành theo thứ tự vì thông tin của bậc trước sẽ làm nền cho việc lượng giá ở bậc kế tiếp: * Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions).
  • 32. Trang 25 * Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings). * Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi (Transfers). * Bậc 4: Kết quả thực tế (Results). Hình 1.4. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick 1.4.1.4. Các phần mềm tin học thiết kế e- book. 1. CourseLab Là một trong những công cụ mạnh nhất, dễ sử dụng, là công cụ được dùng để thiết kế e-learning đòi hỏi một môi trường WYSIWYG (What you see is what you get – thấy gì được nấy) trong việc tạo ra một môi trường e-learning mang tính tương tác cao. Hình 1.5: Cửa sổ làm việc của CourseLab 2.4
  • 33. Trang 26 2. Macromedia FlashPaper Macromedia FlashPaper là một phần mềm của hãng Macromedia (nay là Adobe) dùng để chuyển các định dạng tài liệu văn phòng sang định dạng flash SWF hoặc PDF. Như vậy, với công cụ này, văn bản được soạn bằng bất kỳ chương trình nào đều có thể đưa được vào trang web. Hình 1.6: Cửa sổ làm việc của Macromedia FlashPaper 2.0 3. Adobe Photoshop CS4 Adobe Photoshop CS4 là một phần mềm xử lí ảnh chuyên nghiệp cho phép người dùng tút sửa ảnh (retouching), ghép ảnh (composing), phục chế ảnh (restoration), tô màu ảnh (painting)… một cách dễ dàng và hiệu quả. Để tạo e- book rất cần đến Photoshop vì nhờ nó mà hình ảnh có màu sắc đẹp và phù hợp hơn. Hình 1.7: Cửa sổ làm việc của Adobe Photoshop CS4
  • 34. Trang 27 4. Sothink SWF Easy 6.6 Sothink SWF Easy là phần mềm có thể tạo những file flash với rất nhiều hiệu ứng đẹp, đồng thời phần mềm này cũng có thể kết hợp những kiểu chữ động cùng những kiểu hiệu ứng sẽ tạo cho file flash đẹp đến không ngờ. Tuy nhiên phần mềm rất dễ sử dụng với sự kéo thả chuột dễ dàng để tạo nên những file flash đẹp nhất. Hình 1.8: Cửa sổ làm việc của Sothink SWF Easy 5.1 5. Sothink Glanda 4.2 Phần mềm Sothink Glanda giúp tạo ra các banners. Điểm đặc biệt của phần mềm là nó hỗ trợ nhiều định dạng ảnh như: *.bmp, *.jpg, *.png, *.gif, … và âm thanh như: mp3, wav, … Hình 1.9: Cửa sổ làm việc của Sothink Glanda 4.2
  • 35. Trang 28 6. Macromedia Flash 8 Phần mềm Macromedia Flash có ưu điểm là tạo ra những hình ảnh động cho tất cả các quá trình cần mô tả; tập tin kết xuất từ Macromedia Flash hiển thị được trên hầu hết các hệ điều hành máy tính, thiết bị cầm tay, điện thoại và cả tivi. Hình 1.10: Cửa sổ làm việc của Macromedia Flash 8 1.4.1.5. Ưu điểm và hạn chế của e-book. A. Ưu điểm của e-book. * Đối với người thiết kế. Là sản phẩm của công nghệ, e-book có nhiều ưu điểm so với sách in giấy truyền thống như: + E-book là một phương tiện vô cùng hữu hiệu, nó bao gồm tất cả ưu điểm của những phương tiện khác. Nó có thể được coi là một “quyển sách sống” chứa đựng tất cả các sản phẩm của tác giả với những minh hoạ cụ thể. Ví dụ: e-book cũng có hình ảnh, âm thanh sống động như truyền hình, tranh ảnh minh hoạ như trên các tạp chí, ấn phẩm khác. Vì vậy e-book tạo cho người đọc
  • 36. Trang 29 tâm lý thoải mái, thuận tiện, vui vẻ và từ đó giúp tác giả thu hút thêm nhiều đối tượng mới tham gia đọc sách của mình. + Tác giả rất dễ đưa những thông tin mới nhất của mình vào e-book với thời gian nhanh hơn nhiều lần so với các phương tiện khác. Nếu như tác giả muốn thay đổi nội dung trong cuốn sách in thông thường thì chỉ có cách in lại, do đó sẽ tốn thêm chi phí in ấn, còn e-book có thể sửa đổi nội dung một cách nhanh chóng. + Giữa tác giả và người đọc hầu như không còn khoảng cách về thời gian, địa lý, các bên có thể tham gia, trao đổi liên tục. + Một đặc điểm nổi bật của e-book chính là khả năng lưu trữ của nó. Mỗi tập tin sách trung bình vào khoảng 300 đến 500Kb. Như vậy, với sức chứa của 1 CD-ROM , bạn có thể lưu trữ đến hơn 2.000 quyển sách. Chỉ một tập tin có thể lưu trữ được thông tin của những cuốn sách lên tới hàng trăm trang. + Chi phí phát hành và in ấn của sách điện tử rất thấp nên mang lại nhiều thuận lợi về kinh tế cho cả nhà xuất bản và bạn đọc. * Đối với người sử dụng. + Rất gọn nhẹ, có thể tinh chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, và các thao tác cá nhân hoá tuỳ theo sở thích của người đọc. + Dễ dàng chia sẻ: Người đọc chỉ cần gửi e-book cho nhau bằng email hoặc bằng đĩa mềm hay đĩa CD. + Bằng những chức năng của máy vi tính và những chương trình hiện nay, người đọc sẽ dễ dàng tra cứu thông tin mà họ đang tìm kiếm. Việc tra cứu thông tin có thể thực hiện ngay trên máy tính cá nhân ở nhà mà không tốn nhiều thời gian như khi đi tìm những cuốn sách thông thường ở thư viện. Ngoài ra người đọc có thể tra cứu tài liệu dễ dàng theo nhiều tiêu chí, tìm kiếm toàn văn với các thông tin mô tả giáo trình.
  • 37. Trang 30 + Tài liệu được tổ chức theo trình độ và sắp xếp theo cây thư mục ngành. Giao diện dễ sử dụng, trình bày thông tin giới thiệu giáo trình chi tiết đầy đủ theo nội dung giáo trình gốc (nguồn gốc, tác giả, chuyên ngành,… và cả ảnh tác giả). + Nội dung Tài nguyên tổng hợp, phân loại, cung cấp nhiều phần mềm, sách, hướng dẫn, liên kết hỗ trợ học tập. + E-book còn bao gồm cả những video hướng dẫn ( training video) hoặc những file âm thanh ( audio book hay còn gọi là “sách nghe” ), chính vì vậy e- book đem đến cho người đọc những trải nghiệm sinh động và hấp dẫn, giúp người đọc dễ tiếp cận được với thông tin. Như vậy, với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức lớn sách điện tử là một sự tuyệt vời cho nhu cầu lưu trữ và đọc sách mọi lúc, mọi nơi trên những thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính, máy tính bỏ túi (pocket PC), máy điện thoại,... B. Hạn chế của e-book. + Để đọc e-book, bắt buộc phải có một thiết bị đọc (máy vi tính, máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân) đang hoạt động. Đồng thời trong thiết bị đó phải cài đặt phần mềm tương thích với định dạng của e-book. + Đọc e-book trên máy tính lâu sẽ có hại cho sức khỏe, đặc biệt là mắt. 1.4.2. Khái niệm e-book dạy học. E-book dạy học là một cuốn sách kỹ thuật số có tích hợp văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, flash, phim thí nghiệm, video, nó đóng vai trò là phương tiện dạy học để hỗ trợ cho việc dạy và học. Cuốn sách này chứa đựng các tài liệu liên quan đến chương trình học tập của học sinh và tài liệu tham khảo cho giáo viên. 1.4.3.Vai trò của e-book dạy học. 1.4.3.1.Vai trò của e-book dạy học trong dạy học.
  • 38. Trang 31 + Với e-book đã xây dựng theo một trình tự được lập sẵn theo ý đồ thiết kế của GV, HS có thể tự học với nhịp độ phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân. + Tự học qua e-book nhằm cung cấp sự hướng dẫn cho bất cứ ai muốn học một chương trình nào đó hoặc xem lại, bổ sung, mở rộng phần kiến thức đã học ở trường lớp. + Việc tự học qua e-book dạy học sẽ giúp người học không bị ràng buộc vào thời khóa biểu chung, một kế hoạch chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, phát hiện ra những khía cạnh xung quanh vấn đề đó và ra sức tìm tòi học hỏi thêm. Dần dài, cách tự học đó trở thành thói quen, giúp người học phát triển được tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo. + Với hệ thống bài học được thiết kế công phu theo ý tưởng đã được định sẵn, giáo viên hướng dẫn giúp học sinh làm việc trên lớp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh. + Với hệ thống bài tập, câu hỏi định sẵn được xắp xếp theo ý đồ sư phạm giúp giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập, và biết cách chuẩn bị bài mới. 1.4.3.2.Vai trò của e-book dạy học trong dạy học vật lý. Ngoài những vai trò của e-book dạy học đối với dạy học nói chung thì đối với bộ môn Vật lý nói riêng, e-book còn có thêm những vai trò sau: + Một phương pháp dạy học đặc thù riêng của bộ môn Vật lý là “phương pháp trực quan”, tức là muốn HS hiểu bài một cách chính xác và sâu sắc thì phải xây dựng các khái niệm, các thuyết, các định luật từ sự quan sát trực tiếp các hiện tượng. Nhưng trong lớp học không phải lúc nào cũng có điều kiện quan sát trực tiếp vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy với nguồn tài liệu dồi dào trong e-book như hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, phim video đã tạo cho các em có thể quan sát các hiện tượng, từ đó có thể phát huy được hiệu quả dạy học. + Đặc thù riêng của bộ môn Vật lý là môn khoa học thực nghiệm nhưng với thời gian dạy học trên lớp chỉ có 45 phút thì HS khó có thể nắm bắt hết các vấn đề liên quan đến thí nghiệm. Với mô hình thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, hoặc các bộ phim thí nghiệm thật đã được quay lại sẽ giúp GV có thể
  • 39. Trang 32 khai thác sử dụng hỗ trợ cho quá trình dạy học liên quan đến thí nghiệm một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất. 1.5. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng e-book trong dạy học vật lý ở trường THPT hiện nay. Trong giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã và đang được áp dụng rất mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học. Hơn thế nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giải quyết khó khăn hàng đầu cho giáo viên và học sinh là: khối lượng kiến thức thì quá nhiều trong khi thời gian giảng dạy trên lớp lại có hạn. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học chú trọng vào việc bồi dưỡng năng lực tự học của HS và sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học, đặc biệt là ICT đang được nhiều GV và HS quan tâm. Thực tế, hiện nay hầu hết các GV thường xuyên khai thác internet để giúp ích cho việc soạn giảng, ứng dụng các phần mềm dạy học vào giảng dạy. Không chỉ khai thác tốt nguồn tài liệu từ internet, rất nhiều GV, sinh viên,… đã tự mình thiết kế, xây dựng nhiều website, e-book, blog,… để phục vụ tốt hơn cho việc dạy học. Tuy nhiên, việc thiết kế e-book để hỗ trợ quá trình dạy học môn Vật lí ở trường THPT thì chưa được các GV quan tâm. Ở tỉnh Bình Thuận, trong thời gian qua, được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, Ngành liên quan, Sở GD&ĐT đã và đang chủ trì thực hiện 02 đề tài khoa học cấp tỉnh là: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy của giáo viên tại các trường phổ thông” (bộ môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học THPT phân ban, thời gian thực hiện 36 tháng, từ tháng 11/2007 đến tháng 11/2010 tổng kinh phí thực hiện: 320.600.000 đồng) và “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Toán, Lịch sử, Địa lý lớp 10, 11, 12 phân ban tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”. Hiệu quả rõ rệt qua hơn một năm triển khai: - Từ những khó khăn ban đầu như: trình độ ứng dụng tin học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của đại bộ phận giáo viên tại các trường THPT còn rất nhiều hạn chế (giáo viên không có điều kiện tự học, tự bồi dưỡng về tin học các phương tiện thiết bị để hỗ trợ giảng dạy bằng giáo án điện tử tại các trường còn nhiều thiếu thốn), đến nay 25 trường THPT trong tỉnh đã có 168
  • 40. Trang 33 giáo viên cốt cán ở 06 bộ môn đã tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về tin học và kỹ năng thiết kế, biên soạn giáo án điện tử. Nhìn chung đội ngũ này đáp ứng được các yêu cầu về năng lực chuyên môn và trình độ tin học có khả năng khai thác các tiện ích về CNTT, sử dụng các phần mềm chuyên dụng vào trong thiết kế, biên soạn (Vật lý: 29, Hóa học: 31, Sinh học: 25, Toán: 31, Lịch sử: 26, Địa lý: 26). Lực lượng giáo viên cốt cán đã làm tốt vai trò cốt cán của mình trong việc truyền đạt các kiến thức về kỹ năng tin học, ứng dụng CNTT, khai thác các phần mềm dạy học trong thiết kế, soạn giảng cho 986 giáo viên còn lại tại 25 trường THPT. - Mặt khác, đã có một số giáo viên ở các trường phổ thông (xuất phát từ sự yêu thích, say mê nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục) đã chủ động tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, tự trang bị máy tính cá nhân để biên soạn một số bài giảng điện tử phục vụ cho việc dạy học. Theo trang Web http://www.binhthuan.gov.vn, tại hội nghị chuyên đề về ứng dụng CNTT trong giảng dạy vừa được Sở GD-ĐT tỉnh tổ chức, nhiều ý kiến của các trường cho rằng CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như quản lý học sinh. Nhiều trường đã triển khai ứng dụng thành công các chương trình phần mềm phục vụ giáo viên, học sinh, sinh viên như đăng ký môn học, quản lý điểm, quản lý kế hoạch học tập, đồ dùng dạy học, thư viện và còn thiết lập website để giao tiếp với phụ huynh học sinh... Theo báo cáo, cho đến thời điểm này, các trường đều được nối mạng internet. Ngành giáo dục đã triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy từ nhiều năm nay, đặc biệt là soạn giảng bằng trình chiếu, sử dụng máy chiếu và các phần mềm trình diễn biết tích hợp hình ảnh, sơ đồ, âm thanh và video clip đến nay đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, một số trường còn ứng dụng các phần mềm quản lý điểm, quản lý học sinh, các ứng dụng nghiệp vụ khác. Để có thông tin cụ thể hơn về tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học Vật lí trung học phổ thông ở tỉnh Bình Thuận, theo kết quả điều tra giáo viên dạy Vật lí và học sinh tại các trường THPT ở Bình Thuận, đã thu về 27 phiếu tham
  • 41. Trang 34 khảo ý kiến GV và 98 phiếu tham khảo ý kiến HS, kết quả điều tra sơ bộ cho thấy: - Đa số GV đều cho rằng ứng dụng CNTT vào dạy học là cần thiết (66,67%), những tiết dạy có ứng dụng CNTT làm tăng hứng thú của HS (96,30%), GV dễ truyền đạt kiến thức (88,89%), vì vậy các GV (77,78%) đồng ý rằng CNTT đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí. Tuy nhiên, nhiều GV cũng gặp phải một số khó khăn như kĩ năng sử dụng CNTT còn hạn chế; nhiều GV chỉ mới dừng lại ở việc biết sử dụng chương trình Microsoft Word để soạn giáo án dạng text (81,48%), và sử dụng Powerpoint soạn một số bài giảng điện tử để trình chiếu trên lớp (85,19 %). Nhìn chung GV ít sử dụng hoặc chưa biết cách khai thác các phần mềm khác vào dạy học (74,07%) nên cảm thấy việc soạn một bài giảng điện tử thì mất thời gian và không có hiệu quả, còn một số GV tỏ ra lúng túng không biết cách sử dụng các thiết bị CNTT (7,41%). Một khó khăn nữa cũng cần phải kể đến là mặc dù đã được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Tỉnh, Sở, Ban Giám hiệu nhưng cơ sở vật chất của các trường hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của GV, rất ít trường được trang bị phòng chuyên dụng để thực hiện các tiết dạy có ứng dụng CNTT nên 70,37% số GV được hỏi trả lời rằng thỉnh thoảng mới thực hiện bài trình chiếu trên lớp (thường là các tiết hội giảng). - Về phía HS, thì hầu hết các em cũng cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học hiện nay là rất cần thiết (56,12%), nhưng nhiều em vẫn chưa được trang bị máy vi tính dùng cho việc học tập (43,87%). Thỉnh thoảng các em mới được sử dụng máy vi tính khi ở trường, khi học các tiết thực hành tin học (67,35%), hoặc chủ yếu là ở các tiệm internet, nhưng lại ít khi sử dụng vào việc học hay tìm kiếm thông tin cho việc học (32,65%), số còn lại sử dụng vì mục đích khác. Nguyên nhân mà các em cho rằng ít khi sử dụng máy vi tính cho việc học tập là do khó tìm (34,69%) hay không biết sử dụng các phần mềm Vật lí (61,22%) [22].
  • 42. Trang 35 1.6. Kết luận của chương 1. Trong chương 1 tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý luận của dạy – tự học từ những định hướng đổi mới PPDH Vật lí ở trường THPT hiện nay. Qua đó thấy rằng việc tổ chức quá trình dạy – tự học trong dạy học Vật lí có ứng dụng CNTT là cần thiết, nó góp phần vào việc đổi mới PPDH, đa dạng hóa phương tiện dạy học và phát triển tính tích cực hoạt động của HS. E-book là một phương tiện tốt để hỗ trợ quá trình dạy – tự học đối với bộ môn Vật lí, góp phần nâng cao chất lượng học tập, tăng cường năng lực tự học của HS, từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Tuy nhiên, hiện nay việc thiết kế và sử dụng e-book để hỗ trợ quá trình dạy – tự học môn Vật lí còn hạn chế nên tác giả mong muốn với đề tài nghiên cứu của mình sẽ đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu thiết thực của GV và HS hiện nay.
  • 43. Trang 36 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ E-BOOK VÀ XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY – TỰ HỌC CHƯƠNG CHẤT KHÍ – VẬT LÍ LỚP 10 NÂNG CAO VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA E-BOOK 2.1. Phân tích nội dung chương “Chất khí” - Vật lí lớp 10 nâng cao. 2.1.1. Vai trò, vị trí của chương. Vật lí phân tử là một phần của vật lí nghiên cứu tính chất của các vật, các tính chất đặc thù của tập hợp các trạng thái của vật và nghiên cứu các quá trình chuyển pha phụ thuộc vào cấu trúc phân tử của các vật, phụ thuộc vào lực tương tác của các phân tử và tính chất chuyển động nhiệt của các hạt. Nhiệt học (hoặc ở phạm vi sâu hơn là nhiệt động lực học) nghiên cứu các tính chất vật lí của hệ vĩ mô (vật thể và trường) trên cơ sở phân tích những biến đổi năng lượng có thể có của hệ mà không tính tới các cấu trúc vi mô của chúng. Cơ sở của nhiệt động lực học là ba định luật thực nghiệm, hay còn gọi là các nguyên lý nhiệt động. Nghiên cứu vật lí phân tử và nhiệt học tạo một bước chuyển mới trong hoạt động nhận thức của học sinh. Chất lượng mới của các hiện tượng nhiệt được giải thích bằng 2 sự kiện: Cấu trúc gián đoạn của vật chất và một số rất lớn của các hạt tương tác (phân tử, nguyên tử…) . Bởi vậy, việc giải thích các hiện tượng đòi hỏi phải đưa ra một loạt khái niệm mới: Các đại lượng trung bình, sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ, nội năng, nhiệt lượng…Ngoài các quy luật mang tính động học, hệ nhiều hạt còn bị các quy luật khác chi phối, đó là các quy luật mang tính thống kê. Ngoài phương pháp thống kê, một phương pháp khác của vật lí học – phương pháp nhiệt động lực học cũng sẽ được áp dụng để giải thích các hiện tượng nhiệt. Trên cơ sở của phương pháp thống kê, xuất phát từ cấu trúc gián đoạn của vật chất, dựa vào thuyết động học phân tử để giải thích hiện tượng. Các hiện tượng đó có thể được giải thích dựa vào các nguyên lí của nhiệt động lực học. Việc áp dụng tổng hợp các phương pháp nhiệt động
  • 44. Trang 37 lực học và phương pháp thống kê có ý nghĩa sâu sắc trong dạy học và trong cả nghiên cứu khoa học. Có nhiều ý kiến cho rằng trong chương trình vật lí phổ thông, vật lý phân tử và nhiệt học nên được nghiên cứu song song, điều đó có cơ sở sư phạm. Tính chất đàn hồi cơ học và tính chất nhiệt của vật thể, kể cả sự biến đổi trạng thái (sự chuyển pha) của vật chất phụ thuộc vào cấu trúc vật chất và sự tương tác giữa các hạt. Các hiện tượng vĩ mô này cần được giải thích ngay bằng thuyết động học phân tử. Theo cách trình bày truyền thống ở nhiều nước, chương trình vật lí phân tử và nhiệt học ở trường phổ thông thường bao gồm 3 nhóm vấn đề: Các hiện tượng nhiệt, các định luật thực nghiệm chất khí, thuyết động học phân tử ; các nguyên lí của nhiệt động lực học; Tính chất của các chất (rắn, lỏng, khí). Thuyết động học phân tử là một thuyết điển hình. Qua việc phân tích đầy đủ thuyết động học phân tử chúng ta hiểu rõ hơn sự hình thành các thuyết khác. * Cơ sở kinh nghiệm: thuyết động học phân tử (ban đầu là thuyết cấu tạo chất) là một trong những thuyết vật lí ra đời sớm nhất, được kế thừa những quan điểm cổ đại nhất về cấu tạo chất và là kết quả của cuộc đấu tranh kéo dài nhiều thế kỷ giữa những quan điểm đối lập nhau về bản chất của nhiệt. Demokritos cho rằng “ vật chất được cấu tạo một cách dán đoạn từ các hạt”, đối lập với trường phái cho rằng vật chất được cấu tạo một cách liên tục từ một số chất cơ bản. Giả thiết cho rằng nhiệt có được là do chuyển động của các hạt vật chất ra đời trước giả thiết về “chất nhiệt” và được các nhà bác học Húc (Hooke), Bôi-lơ (Boyle), Niu-tơn (Newton), Lô-mô-nô-xốp (Lomonosov) ủng hộ. Những thành tựu nguyên tử luận trong hoá học đã góp phần quan trọng đến sự ra đời của thuyết động học phân tử. Sự ra đời của số A- vô-ga-đrô (Avogadro) cho phép xác định khối lượng của từng nguyên tử. Nguyên tử từ chỗ là sản phẩm đơn thuần của trí tưởng tượng của con người đã dần dần trở thành một thực thể vật lí. Đó chính là một trong những động lực quan trọng quyết định sự ra đời của thuyết động học phân tử.
  • 45. Trang 38 * Cơ sở thực nghiệm: Những sự kiện thực nghiệm về chất khí có quan hệ trực tiếp đến sự ra đời của thuyết động học phân tử là các công trình của Bôi-lơ, Ma-ri-ốt (Mariotte), Gay Luy-xác (Gay-lussac) và Sác-lơ (Charles). Năm 1834 Cla-pê-rôn (Clapeyron) thâu tóm thành công thức tổng quát PV=RT biểu diễn phương trình trạng thái chất khí. Sự phát hiện ra chuyển động Brown cũng như hiện tượng khuyếch tán của Loschmidt cũng là những cơ sở thực nghiệm quan trọng. * Các mô hình đầu tiên: + Mô hình chất khí của Bôi-lơ là mô hình được đưa ra đầu tiên. Ông cho rằng chất khí do các hạt vật chất hình cầu rất nhỏ tạo thành và có tính chất đàn hồi như cao su. + Mô hình động học chất khí được Béc-nu-li (Bernoulli) đưa ra năm 1734 cho rằng chất khí được cấu tạo bởi những hạt vật chất chuyển động hỗn loạn không ngừng. Từ đó, mô hình của ông giải thích được nguyên nhân gây ra áp suất và giải thích thành công định luật thực nghiệm Bôi-lơ – Ma- ri-ốt. * Hạt nhân của thuyết: + Tư tưởng cơ bản của thuyết động học phân tử là tư tưởng cơ học của Niu-tơn. Anh-xtanh (Einstein) cho rằng: “ thuyết động học phân tử là một trong những thành tựu to lớn nhất của khoa học chịu ảnh hưởng trực tiếp của các quan điểm cơ học” . + Các quan điểm cơ bản của thuyết là: - Vật chất được cấu tạo gián đoạn từ các hạt rất nhỏ được gọi là phân tử. - Các phân tử chuyển động hỗn loạn và không ngừng. - Các phân tử tương tác với nhau bằng các lực hút và lực đẩy - Chuyển động và tương tác của các phân tử tuân theo các định luật cơ học của Niu-tơn. Trong chương trình SGK hiện nay chương “Chất khí” được xem như chương mở đầu của phần nhiệt học. Nội dung của chương đề cập đến cấu trúc phân tử cũng như tính chất nhiệt của chất ở trạng thái khí, đó là cấu trúc và tính chất tương đối đơn giản so với cấu trúc và tính chất ở trạng thái kia.
  • 46. Trang 39 Tương tác giữa các phân tử trong chất khí rất yếu so với trong chất lỏng và chất rắn, khác ở chỗ các phân tử khí hầu như không tương tác trừ khi va chạm, còn các phân tử ở trạng thái ngưng kết có mối liên kết khá mạnh với nhau làm cho các phân tử không chuyển động tự do mà sắp xếp có trật tự (xa hoặc gần) trong một cấu trúc. Khó có thể bỏ qua sự khác nhau trong tương tác phân tử mà trình bày chung một thuyết động học cho mọi trạng thái. Chương này trình bày thuyết động học phân tử của chất khí trước, sau đó bổ sung một phần đối với chất lỏng và chất rắn, học tiếp chương sau thì học sinh mới có khái niệm đầy đủ, ở mức độ phổ thông, về thuyết động học phân tử của vật chất. Đối với chất khí, có sự liên hệ chặt chẽ giữa cấu trúc phân tử và tính chất nhiệt. Tuy nhiên, việc này vượt ra khỏi chương trình Vật lí THPT, HS nào ham thích tìm hiểu có thể đọc trong mục “em có biết” và trong bài đọc thêm. Chương này chỉ đưa ra câu hỏi, yêu cầu giải thích định tính những định luật về chất khí bằng thuyết động học phân tử. Những tính chất của chất khí được khảo sát bằng thực nghiệm. Ba định luật về chất khí: Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, Gay Luy-xác và Sác-lơ đều được phát hiện bằng thực nghiệm. Tuy vậy, ở giai đoạn hiện nay chỉ cần biết hai trong ba định luật là có thể suy ra định luật thứ 3, nên tận dụng trường hợp này để học sinh làm quen với việc vận dụng suy luận để tìm ra quy luật mới, từ phương trình trạng thái tìm ra định luật Gay Luy-xác. Cần cho HS thấy rõ cơ sở thực nghiệm của phương trình trạng thái của chất khí cũng như của phương trình cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép. Có kỹ năng tính toán và vẽ đồ thị khi vận dụng hai phương trình này. 2.1.2. Cấu trúc của chương Chương “Chất khí” gồm 6 bài (từ 44 đến 49) được dạy trong 8 tiết học ( 5 tiết lý thuyết, 2 tiết bài tập, 1 tiết kiểm tra). Với cách tiếp cận vĩ mô, người ta dùng thí nghiệm khảo sát tính chất nhiệt của chất khí, tìm ra 2 trong 3 định luật, rồi dùng lập luận suy ra phương trình trạng thái trên cơ sở 2 định luật đó; kết hợp phương trình trạng thái với sự kiện thực nghiệm “thể tích mol của chất khí ở 00 C và 1 atm là 22,4 lít” suy ra phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép. Như vậy phương trình Cla-pê-rôn –
  • 47. Trang 40 Men-đê-lê-ép là kết quả của thực nghiệm, tổng hợp từ 2 sự kiện thực nghiệm. Với cách tiếp cận này ta có sơ đồ kiến thức như sau: Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt các kiến thức chương “Chất khí”. (1),(2),(3),(4) là kết quả thực nghiệm. (3) lại có thể suy ra từ (5) tức là từ (1), (2). 2.1.3. Mục tiêu cần đạt được khi dạy học chương “Chất khí”- Vật lí 10 nâng cao. *Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng: Kiến thức Kĩ năng - Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. - Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng. - Nêu được các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp là gì và phát biểu được các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, Sác-lơ, Gay Luy-xác. - Vận dụng được thuyết động học phân tử để giải thích đặc điểm về hình dạng, thể tích của các chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn. - Vẽ được các đường đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp trong hệ toạ độ (p, V). - Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng và phương trình Cla-pê- Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ôt:(1) T không đổi; pV = const Định luật Sác-lơ: (2) V không đổi; ons p c t T = Định luật Gay Luy-xác: (3) p không đổi; ons V c t T = Điều kiện chuẩn: 00 C ; 1atm. (4) Thể tích mol = 22,4 lít Phương trình Cla-pê-rôn- Men-đê-lê-ép: (6) pV m RT T µ = ; R=8,31J/mol.K Phương trình trạng thái khí lí tưởng: (5) ons pV c t T =
  • 48. Trang 41 - Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì. - Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí. - Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. - Viết được phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép. rôn – Men-đê-lê-ép để giải được các bài tập đơn giản. * Yêu cầu về thái độ: - Có hứng thú học vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của Vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học. - Có thái độ khách quan, trung thực, có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong công việc học tập môn Vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được. - Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên. 2.2. Thiết kế e-book hỗ trợ quá trình dạy - tự học chương “Chất khí” – Vật lí 10 nâng cao. Toàn bộ e-book được thiết kế bằng COURSELAB 2.4 kết hợp với một số phần mềm công cụ để chế tác hình ảnh, âm thanh, đoạn phim… Tác giả chọn sử dụng phần mềm CourseLab là do nó có những ưu điểm nổi bật so với các phần mềm soạn thảo khác. Cụ thể: − Môi trường soạn thảo “thấy gì được nấy” dùng để tạo ra và quản lý các nội dung e-learning tương tác chất lượng cao; − Không đòi hỏi kỹ năng về HTML hoặc lập trình; − Mô hình hướng đối tượng cho phép tạo ra các nội dung e-learning ở nhiều cấp độ phức tạp bằng cách đơn giản như là tập hợp các khối lắp ghép lại với nhau;
  • 49. Trang 42 − Xây dựng các tương tác phức tạp của các đối tượng theo kịch bản chỉ với một cái nhắp chuột; − Giao diện dựa trên mô hình đối tượng mở (Open Object) cho phép dễ dàng mở rộng và nâng cấp các thư viện đối tượng và các khuôn mẫu (template) (kể cả của người sử dụng); − Có khả năng tạo ra các bài kiểm tra tích hợp vào bài học; − Các cơ chế nhúng đối với việc hoạt hình hóa các đối tượng; − Thêm bất kỳ nội dung đa phương tiện nào (Macromedia® Flash® , Shockwave® , Java® ) và video dưới các định dạng khác nhau; − Dễ dàng thêm và đồng bộ hóa các tập tin âm thanh; − Nhập các trình chiếu của PowerPoint® vào mô-đun học tập (cần phải cài thêm gói tùy chọn PowerPoint Import); − Cơ chế sao chụp màn hình dùng để mô phỏng hoạt động của các phần mềm khác nhau (cần phải cài thêm gói tùy chọn Screen Capture); − Ngôn ngữ mô tả hành động đơn giản (Simple intuitive action description language); − Truy cập đến các chức năng bổ sung của phần trình bày bài giảng (Course Player) đối với người dùng chuyên nghiệp thông qua JavaScript; − Không yêu cầu Java® đối với lớp bài giảng [34]. 2.2.1. Cấu trúc của e-book.
  • 50. Trang 43 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc của e-book 2.1.2. Nội dung các trang của e-book. 2.1.2.1. Trang chủ. a. Hình ảnh. Giới thiệu E-book Giới thiệu tác giả Nhiệm vụ học tập GIỚI THIỆU BÀI HỌC BÀI 44 … BÀI 48 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM BÀI 44 … BÀI 48 BÀI TẬP TỰ LUẬN BÀI 44 … BÀI 48 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BÀI 44 … BÀI 48 TƯ LIỆU Vật lý vui Thí nghiệm vật lý Lịch sử vật lý Ứng dụng vật lý E-BOOK TRANG CHỦ
  • 51. Trang 44 Hình 2.3: Trang “ Trang chủ” b. Cách xây dựng. * Thanh tựa đề (banner): Thiết kế bằng phần mềm Sothink SWF Easy. * Phim trang chủ: Thiết kế bằng Proshow Producer. Giới thiệu sơ qua những hình ảnh, ứng dụng của chương có kèm theo lời giới thiệu của tác giả. * Nút liên kết: Thiết kế bằng Crystal Button 2007, tạo liên kết bằng chức năng Action trong CourseLab * Giao diện chính: Thiết kế bằng CourseLab 2.4 Trong phần trang chủ sẽ có các nút liên kết đến tận từng nội dung : Giới thiệu, bài học, kiến thức trọng tâm, bài tập, tìm hiểu. c. Nội dung. Đây là trang giới thiệu nội dung chính và cho cái nhìn bố cục toàn cảnh “cuốn sách này”. Trước khi đi vào các trang khác thì người sử dụng có thể đọc một vài thông tin tóm tắt và lựa chọn mục kiến thức mà mình cần tìm kiếm. 2.1.2.2. Trang “Giới thiệu”.
  • 52. Trang 45 a. Hình ảnh. Hình 2.4: Trang “Giới thiệu” b. Cách xây dựng. - “Giới thiệu” là trang dùng để giới thiệu về e-book và tác giả. - Trang này bao gồm 3 Slide nhỏ: Giới thiệu e-book, giới thiệu tác giả, nhiệm vụ học tập. * Tạo liên kết cho từng nút bấm đến Frame đầu tiên của mỗi Slide như sau: + Click chuột phải vào tên mỗi slide chọn Actions. + Ở mục “Event” chọn “on click”, ở mục Action chọn “ GO TO”, sau đó double click vào GO TO trong cửa sổ Object để chọn Frame và Slide cần đến. Chọn OK. - Ở mỗi Slide sẽ có nút bấm hình chữ “X” để quay về trang “Giới thiệu”. - Thanh tựa đề “Giới thiệu” thiết kế bằng Sothink Glanda. c. Nội dung. ♦ Giới thiệu e-book.