SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGÔ VIỆT KHOA
GI¶M THêI H¹N CHÊP HµNH H×NH PH¹T Tï -
MéT Sè KHÝA C¹NH VÒ H×NH Sù, Tè TôNG H×NH Sù
Vµ THI HµNH ¸N H×NH Sù
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGÔ VIỆT KHOA
GI¶M THêI H¹N CHÊP HµNH H×NH PH¹T Tï -
MéT Sè KHÝA C¹NH VÒ H×NH Sù, Tè TôNG H×NH Sù
Vµ THI HµNH ¸N H×NH Sù
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUÂN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Ngô Việt Khoa
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP
HÀNH HÌNH PHẠT TÙ .............................................................................9
1.1. Một số vấn đề lý luận về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ....... 9
1.1.1. Khái niệm giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ................................ 9
1.1.2. Bản chất pháp lý của chế định giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù.................................................................................................17
1.1.3. Ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù....................20
1.2. Khái quát lịch sử pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù................................................................................................24
1.2.1. Trƣớc năm 1945 .................................................................................24
1.2.2. Giai đoạn 1945 – 1988 .......................................................................25
1.2.3. Từ 1989 đến nay.................................................................................28
1.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong pháp luật hình
sự một số quốc gia ............................................................................30
1.3.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Cộng hòa Pháp ...30
1.3.2. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa...........................................................................31
1.3.3 Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ.......................................................................................33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................35
Chương 2: GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNGError! Bookmark not defined.
2.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của
pháp luật hiện hành..........................Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới góc độ hình sựError! Bookmark no
2.1.2. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới góc độ tố tụng hình sựError! Bookmark
2.1.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt dƣới góc độ thi hành án hình sựError! Bookma
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù....................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Một số kết quả đạt đƣợc.....................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhânError! Bookmark not define
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................Error! Bookmark not defined.
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙError! Bookmark no
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù....................Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về giảm thời hạn chấp hành
hình phạt tù.........................................Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..........Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Một số điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015Error! Bookmark not defined.
3.2. Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù.............................Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan thi hành ánError! Bookmark not def
3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sátError! Bookmark not defined.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa ánError! Bookmark not defined.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngànhError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN....................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................36
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
THAHS Thi hành án hình sự
TTHS Tố tụng hình sự
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp ở
nƣớc ta hiện nay, để công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả
cao thì cùng với việc thực hiện tốt việc áp dụng pháp luật trong các giai đoạn
điều tra, truy tố, xét xử thì các hoạt động thi hành đầy đủ, kịp thời và đúng
pháp luật các hình phạt tại bản án đã có hiệu lực đối với ngƣời phạm tội cũng
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cũng nhƣ trong các giai đoạn khác của hoạt
động tố tụng hình sự, hoạt động thi hành án hình sự cũng đảm bảo các nguyên
tắc cơ bản pháp luật trong đó tiêu biểu nhất là nguyên tắc nhân đạo. Nguyên
tắc đƣợc thể hiện thông qua các chế định về tha miễn đối với hoạt động chấp
hành hình phạt. Đặc trƣng nhất là với hình phạt tù giam. Cụ thể, Nhà nƣớc và
pháp luật không bắt buộc ngƣời phạm tội phải chấp hành toàn bộ thời gian
hình phạt tù đã tuyên tại bản án kết tội. Nhà nƣớc và pháp luật có những cơ
chế là cơ sở cho việc ngƣời đang chấp hành hình phạt tù có thể đƣợc rút ngắn
thời hạn chấp hành hình phạt khi ngƣời đó đảm bảo những điều kiện luật định.
Các quy định là cơ sở pháp lý, đảm bảo cho việc rút ngắn thời hạn chấp hành
hình phạt tù là bộ phận của chế định “giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”.
Là một trong những chế định quan trọng của Luật Thi hành án hình sự
Việt Nam, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thể hiện chính sách nhân đạo
của Nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội, khuyến khích họ phấn đấu cải tạo tốt,
lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục cải tạo, nhanh chóng hòa nhập
cộng đồng, trở thành ngƣời có ích cho xã hội.
Chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có mối quan hệ hữu
cơ chặt chẽ với chế định về chấp hành hình phạt tù. Chế định chấp hành hình
phạt tù - với tƣ cách chế định lớn nhất của Luật Thi hành án hình sự là cơ sở
2
cho các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Việc chấp hành
hình phạt tù đƣợc đảm bảo nghiêm chỉnh, kịp thời, đúng quy định pháp luật sẽ
là những căn cứ đầu tiên cho việc thực hiện xét giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù. Ở chiều ngƣợc lại, các kết quả tích cực của việc giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù sẽ phản ánh hiệu quả giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội mà
hình phạt tù mang lại. Để sự phản ánh đó chân thực, rõ ràng nhất thì việc
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cần đƣợc áp dụng một cách đúng đắn,
chặt chẽ, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm
Tuy nhiên, trong khoa học luật Hình sự Việt Nam hiện hành, chế định
về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù vẫn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu
một cách sâu sắc, đầy đủ, có hệ thống và toàn diện. Đơn cử, dƣới góc độ,
hàng loạt vấn đề cần đƣợc làm sáng tỏ để có quan điểm thống nhất, đầy đủ
nhƣ khái niệm; bản chất pháp lý và hậu quả pháp lý của việc giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù; lịch sự phát triển của chế định này; tổng kết đánh giá
thực tiễn áp dụng chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, những kết
quả đạt đƣợc và tồn tại, hạn chế; giải pháp nâng cao hiệu quả… Ngoài ra,
trong pháp luật thực định (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi
hành án hình sự) hiện hành cũng chƣa ghi nhận khái niệm pháp lý về giảm
thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng nhƣ bản chất pháp lý của giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù, các hƣớng dẫn thực hiện còn chồng chéo, chƣa thống
nhất và rải rác tại nhiều văn bản hƣớng dẫn dƣới luật… nhƣ vậy rõ ràng chƣa
đảm bảo tính khoa học và thể hiện sự hạn chế về trình độ lập pháp. Bên cạnh
đó, thực tiễn áp dụng các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
cũng đã thể hiện một số vƣớng mắc nhất định đòi hòi khoa học luật hình sự
cần có những nghiên cứu giải quyết nhƣ các tiêu chí xếp loại phạm nhân làm
căn cứ giảm án, quan hệ phối hợp giữa Cơ quan thi hành án hình sự và Cơ
quan thi hành án dân sự trong việc theo dõi việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự
của ngƣời đang chấp hành hình phạt tù…
3
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề về
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và sự thể hiện trong các quy định của
pháp luật hiện hành, đồng thời đánh giá việc áp dụng pháp luật trong thực
tiễn từ đó đƣa ra kiến giải lập pháp và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng chế định này không những có ý nghĩa lý luận – thực tiễn và pháp lý
quan trọng mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây cũng là lý do luận
chứng cho việc tôi lựa chọn “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – một số
khía cạnh về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự” làm đề tài luận
án thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Là chế định thể hiện chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự và
nguyên tắc nhân đạo của luật thi hành án hình sự, giảm thời hạn chấp hành
hình phạt tù có quan hệ chặt chẽ mật thiết với chế định chấp hành hình phạt tù
và một số chế định khác của luật thi hành án hình sự, vì vậy chế định này ở
các mức độ khác nhau đã đƣợc một số nhà khoa học trong và ngoài nƣớc
quan tâm nghiên cứu.
Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu của khoa học pháp lý liên
quan tới nội dung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù tiêu biểu nhƣ:
- GS.TSKH Lê Cảm, Chƣơng thứ tám – “Các biện pháp tha miễn trong
luật hình sự” - sách chuyên khảo sau đại học: “Những vấn đề cơ bản trong khoa
học luật hình sự (phần chung)”,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005;
- PGS.TS Nguyễn Ngọc Anh “Hoàn thiện pháp luật về đặc xá ở Việt
Nam”,NXB.Tƣ Pháp, Hà Nội, 2007.
- PGS.TS Trịnh Quốc Toản – “Nghiên cứu hình phạt trong luật hình
sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người”, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2015.
Ngoài ra, còn một số bài đăng của các tác giả khác trên các tạp, báo
4
chuyên ngành nhƣ: Đỗ Văn Chỉnh, “Giảm, miễn chấp hành hình phạt tù –
những thiếu sót cần khắc phục” – Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2001;
GS.TSKH Lê Cảm, “Chế định đặc xá, chế định đại xá và mô hình lý luận
của chúng trong luật hình sự Việt Nam” – Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/2005;
GS.TSKH Lê Cảm, “Khái niệm, các đặc điểm, phân loại và bản chất pháp lý
của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam”, tạp chí Khoa học
pháp lý, số 3/2001; Hoàng Mạnh Thưởng, “Bàn về việc kháng nghị giám
đốc thẩm để hủy quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”, Tạp chí
Kiểm sát, số 12/2006; Nguyễn Đức Mai,“Về việc xét giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù”- Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3/2007.
Tuy nhiên, khái quát tất cả những nghiên cứu trên đây của các tác giả
cho thấy nội dung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong các công
trình này mới chỉ dừng lại ở các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học
pháp lý chuyên ngành với việc giải quyết một phần nội dung tƣơng ứng
hoặc xem xét chế định này nhƣ khối kiến thức cơ bản của một chƣơng, mục
trong các nội dung lớn khác mà chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu,
nghiên cứu có hệ thống, độc lập, có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn chi tiết
về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù với tƣ cách một chế định độc lập
của luật thi hành án hình sự.
Nhƣ vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng
định việc nghiên cứu đề tài “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – một số
khía cạnh về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự” là đòi hỏi
khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới khía cạnh lập pháp hình sự, đối
5
chiếu với việc áp dụng chúng trong thực tiễn, từ đó luận văn tổng kết, đúc rút
kinh nghiệm để đƣa ra những phƣơng hƣớng nhằm hoàn thiện các quy định
về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong luật hình sự Việt Nam đồng
thời đề xuất những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả áp dụng chế định
này trong thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nhƣ trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ
nghiên cứu về chế định giảm thời hạn chấp hành hình dƣới góc độ lý luận và
thực tiễn nhƣ sau:
Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành phát triển của
chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của pháp luật Việt Nam
hiện đại, phân tích khái niệm, bản chất và ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù cũng nhƣ mối quan hệ giữa giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù với chế định thi hành hình phạt tù từ đó kiến nghị hoàn thiện về mặt
lập pháp với các quy định của pháp luật hiện hành về giảm thời hạn chấp hành
hình phạt tù.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm
pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong thực tiễn áp dụng
pháp luật hình sự ở nƣớc ta, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh
những quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và thực tiễn áp dụng
nhằm đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đƣa ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về chế định này của pháp luật
về thi hành án hình sự Việt Nam.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý luận và thực
tiễn về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới góc độ hình sự, tố tụng
hình sự và thi hành án hình sự, cụ thể là: khái niệm về giảm thời hạn chấp
6
hành hình phạt tù; bản chất và hậu quả pháp lý của việc giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù; ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; các
quy phạm thực định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; thực tiễn áp
dụng các quy phạm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù từ đó đề xuất các
kiến nghị, giải pháp về mặt lập pháp cũng nhƣ các biện pháp thực tiễn nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt
tù trong pháp luật Việt Nam.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm thời
hạn chấp hành hình phạt tù dƣới góc độ luật hình sự Việt Nam, luật tố tụng
hình sự, luật thi hành án hình sự, có sự đối chiếu, phân tích giữa nội dung các
quy phạm của Hiến pháp, luật tố tụng dân sự, luật thi hành án dân sự nhằm hỗ
trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu.
Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp
luật thi hành án hình sự Việt Nam về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2015.
4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về đấu tranh
phòng chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật. Nội dung luận văn
cũng quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng chỉ đạo của các Nghị quyết Đại hội Đảng IX,
X, XI và các Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/1/2002, Nghị quyết 49-NQ/TW
ngày 26/5/2005 về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 của Bộ Chính
trị. Luận văn cũng kế thừa và vận dụng những thành tựu của các bộ môn khoa
học pháp lý chuyên ngành nhƣ: lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật; lý luận về Nhà
nƣớc và pháp luật; luật hình sự; tội phạm học; luật tố tụng hình sự; luật thi
hành án hình sự và triết học.
7
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhằm tiếp cận và làm sáng tỏ về mặt
lý luận từng vấn đề tƣơng ứng, tác giả luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp lịch sử; phƣơng pháp phân tích và tổng hợp;
phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; phƣơng pháp diễn dịch; phƣơng pháp quy
nạp; phƣơng pháp thống kê, điều tra xã hội học….
5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ
luật học về chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới cả góc độ
hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự từ đó đã giải quyết nhiều vấn
đề quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn liên quan tới giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù. Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết về mặt lý luận
những vấn đề sau:
5.1. Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận
về chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nhƣ: khái niệm giảm thời
hạn chấp hành hình phạt tù; bản chất và hậu quả pháp lý của việc giảm thời
hạn chấp hành hình phạt tù; ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù; các quy phạm luật thực định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt
tù qua đó đề xuất bổ sung, chi tiết các quy định về giảm thời hạn chấp hành
hình phạt tù.
5.2. Lần đầu hệ thống hóa lịch sử hình thành và phát triển của các
quy phạm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong luật hình sự và thi
hành án hình sự Việt Nam để từ đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá khách
quan và toàn diện.
5.3. Phân tích những căn cứ, điều kiện là cơ sở pháp lý cho việc đƣợc
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của Luật thi hành án hình
sự Việt Nam và các văn bản hƣớng dẫn dƣới luật.
5.4. Nghiên cứu, phân tích những nét cơ bản về thực tiễn áp dụng luật
8
thi hành án hình sự, đƣa ra những đánh giá đúng đắn, giúp chỉ ra những tồn
tại, hạn chế, vƣớng mắc trong thực tiễn và nguyên nhân của tình trạng này.
5.5. Đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại của pháp luật,
xác định phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật trong thực tiễn.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phân Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề chung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt
tù theo pháp luật Việt Nam.
Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giảm
thời hạn chấp hành hình phạt tù và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng các quy định của pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
1.1. Một số vấn đề lý luận về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
1.1.1. Khái niệm giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
Để nắm đƣợc sâu sắc về nội dung của chế định giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù, trƣớc hết cần xuất phát từ việc làm rõ những khái niệm liên
quan. Cụ thể, ngƣời nghiên cứu cần đƣa ra đƣợc câu trả lời cho câu hỏi thế
nào là hình phạt, hình phạt tù cũng nhƣ nội hàm của các khái niệm này.
Dƣới góc độ khoa học pháp lý, đã có nhiều định nghĩa, khái niệm tƣơng
đối đầy đủ về “hình phạt”, trong đó có thể kể tới một số khái niệm đƣợc thừa
nhận phổ biến:
Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế Nhà nƣớc nghiêm khắc
nhất đƣợc quy định trong luật hình sự, do Tòa án áp dụng cho
chính ngƣời đã thực hiện tội phạm nhằm trừng trị và giáo dục họ,
góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ chế
độ và trật tự xã hội cũng nhƣ các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân [16, tr. 29].
Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà
nƣớc đƣợc quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của
Tòa án để tƣớc bỏ hay hạn chế quyền, tự do của ngƣời bị kết án
theo các quy định của pháp luật về hình sự [4, tr.11-12].
Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc của Nhà
nƣớc, đƣợc quy định trong luật hình sự do Tòa án quyết định áp
dụng đối với ngƣời phạm tội và đƣợc thể hiện ở việc tƣớc bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của họ nhằm giáo dục, cải tạo họ trở
10
thành ngƣời có ích cho xã hội, không phạm tội mới, giáo dục mọi
công dân có ý thức tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm [37, tr.48].
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc những nội dung mang tính bản chất
của hình phạt, chỉ ra đƣợc các đặc điểm hình phạt, căn cứ để áp dụng hình
phạt, hậu quả pháp lý của hình phạt và mục đích hƣớng tới của hình phạt.
Dƣới góc độ pháp luật, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009) cũng đã đƣa ra khái niệm về hình phạt, tạo căn cứ pháp lý cho
việc triển khai các quy định khác về hình phạt cũng nhƣ áp dụng hình phạt
trong thực tiễn. Theo đó: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người
phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết
định” [24, Điều 26].
Qua nghiên cứu những khái niệm về nêu trên, có thể rút ra những đặc
điểm cơ bản của hình phạt nhƣ sau:
- Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc của Nhà nƣớc.
- Hình phạt là sự thống nhất giữa trừng trị và cải tạo giáo dục ngƣời
phạm tội.
- Hình phạt gắn liền với tội phạm.
- Hình phạt đƣợc luật hình sự quy định.
- Hình phạt do Tòa án quyết định áp dụng đối với cá nhân ngƣời phạm tội.
Từ các đặc điểm trên, có thể thấy, hình phạt là công cụ Nhà nƣớc bảo
đảm cho luật hình sự thực hiện đƣợc nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội
quan trọng nhất thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chống các
hành vi phạm tội, giáo dục mọi ngƣời có ý thức tôn trọng pháp luật, đấu tranh
phòng, chống tội phạm.
Theo luật hình sự hiện hành, hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình
11
phạt bổ sung. Nếu nhƣ các hình phạt bổ sung chỉ đóng vai trò hỗ trợ nhằm đảm
bảo, tăng cƣờng hiệu quả của việc áp dụng hình phạt thì hình phạt chính đóng
vai trò chủ đạo, thể hiện rõ nét nhất các đặc điểm của hình phạt. Hình phạt
chính theo quan điểm của luật hình sự Việt Nam [24, Điều 28] bao gồm:
- Hình phạt cảnh cáo.
- Hình phạt tiền.
- Hình phạt trục xuất.
- Hình phạt cải tạo không giam giữ.
- Hình phạt tù có thời hạn.
- Hình phạt tù chung thân.
- Hình phạt tử hình.
Qua lịch sử của hình phạt cho thấy, hình phạt tù là một trong những
loại hình phạt phổ biến, truyền thống nhất. Hình phạt tù là loại hình phạt có
lịch sử lâu đời, hiện có mặt trong pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế
giới. Hình phạt tù tƣớc bỏ quyền tự do, cách ly ngƣời phạm tội khỏi đời sống
xã hội, buộc họ phải chấp hành hình phạt trong các cơ sở giam giữ tập trung
do Nhà nƣớc quản lý. Theo tính chất, mức độ nghiêm khắc của hình phạt tù
mà luật hình sự Việt Nam chia hình phạt này thành tù có thời hạn và tù chung
thân. Luật Hình sự Việt Nam năm 1999 có quy định cụ thể về khái niệm đối
với hai loại hình phạt chính này. Theo đó:
Tù có thời hạn là việc buộc ngƣời bị kết án phải chấp hành
hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định [24, Điều 33].
Tù chung thân là hình phạt tù không có thời hạn đƣợc áp
dụng đối với ngƣời phạm tội trong những trƣờng hợp đặc biệt
nghiêm trọng nhƣng chƣa đến mức bị xử phạt tử hình [24, Điều 34].
Theo quan niệm của luật hình sự Việt Nam, thời hạn của hình phạt tù
không phải là bất biến đối với mỗi phạm nhân sau khi lĩnh án. Thời hạn của
12
hình phạt tù dù là tù có thời hạn hay tù chung thân (không có thời hạn) thì
cũng chỉ là mức mà Tòa án tiên lƣợng rằng cần thiết để trừng phạt và giáo dục,
cải tạo ngƣời phạm tội. Trong quá trình ngƣời phạm tội chấp hành hình phạt,
nếu nhận thấy ở ngƣời đó những biểu hiện cho thấy không cần thiết áp dụng
toàn bộ thời hạn tù theo tiên lƣợng ban đầu tại bản án, Tòa án có thể ra quyết
định giảm thời hạn chấp hạn hình phạt tù đối với họ. Hoạt động này của Tòa
án đƣợc pháp luật hiện hành nhìn nhận với tên gọi “giảm thời hạn chấp hành
hình phạt tù”. Đây cũng là nội dung chính mà luận văn tập trung nghiên cứu,
phân tích và làm rõ.
Trong hệ thống pháp luật hình sự cũng nhƣ trong khoa học luật hình sự
Việt Nam, do ít đƣợc quan tâm nghiên cứu nên hiện nay vẫn còn rất ít những
công trình nghiên cứu mang tính chuyên ngành về các biện pháp miễn, giảm
hình phạt nói chung và biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nói
riêng. Chính vì vậy, trong nhận thức về vấn đề này còn chƣa có đƣợc những
tƣ tƣởng, quan điểm mang tính chính thống.
Trong các văn bản hƣớng dẫn luật, trong các ấn phẩm báo chí trƣớc đây
cũng nhƣ trong quan niệm dân gian hay sử dụng những thật ngữ nhƣ “ân xá”,
“ân giảm”, “tha bổng”, “tha trƣớc thời hạn”…. Hiện nay, phổ biến các tác giả
vẫn còn hay sử dụng những thuật ngữ nhƣ “các chế định tha, miễn”; “các biện
pháp tha, miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt”…
Kể từ khi Bộ luật Hình sự đầu tiên đƣợc ban hành năm 1985, các nhà
làm luật đã thống nhất sử dụng thuật ngữ “miễn và giảm hình phạt” (chƣơng
VI) và tới Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì đã có
những quy định rõ ràng về các biện pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt tại
chƣơng VIII: “thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời
hạn chấp hành hình phạt”. Mặc dù vậy, thế nào là các biện pháp miễn, giảm
chấp hành hình phạt cũng nhƣ đặc điểm, vai trò của các biện pháp trên nhƣ
13
thế nào thì vẫn còn là những vấn đề bị bỏ ngỏ. Tới nay, có rất ít các học giả
quan tâm nghiên cứu, đƣa ra đƣợc các khái niệm về những nội dung này. Một
trong số đó, là quan điểm đƣợc thừa nhận phổ biến hiện nay của GS.TSKH Lê
Cảm về các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự. Theo ông, các
biện pháp miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự “là quy phạm (hoặc chế
định) mang tính chất nhân đạo, phản ánh sự khoan hồng của Nhà nước đối
với người phạm tội và được cơ quan tư pháp có thẩm quyền áp dụng chỉ trong
một số trường hợp nhất định khi có đầy đủ các căn cứ và những điều kiện do
pháp luật hình sự quy định” [11, tr.5].
Trên tinh thần thừa nhận các nội dung chung về khái niệm các biện
pháp miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự, PGS.TS Trịnh Quốc Toản đã
đƣa ra khái niệm chuyên sâu hơn về các biện pháp miễn, giảm chấp hình
phạt nhƣ sau:
Các biện pháp miễn, giảm hình phạt với tƣ cách là những thể
thức thực hiện trách nhiệm hình sự, biểu hiện rõ nét tính nhân đạo
sâu sắc của luật hình sự và đƣờng lối khoan hồng trong chấp hành
hình phạt, đƣợc cơ quan chức năng áp dụng khi có đủ các căn cứ và
điều kiện do luật quy định [37, tr.198].
Khái niệm trên đã khái quát và bao hàm đầy đủ cả 04 đặc điểm chung
của các biện pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt là (1) quy phạm (hoặc chế
định) mang tính chất nhân đạo; (2) phản ánh sự khoan hồng của Nhà nƣớc đối
với ngƣời phạm tội; (3) đƣợc các cơ quan tƣ pháp hình sự có thẩm quyền áp
dụng; (4) đƣợc áp dụng khi có đầy đủ các căn cứ và điều kiện do luật hình sự
quy định [37, tr.196].
Từ khái niệm và các đặc điểm trên, có thể nhận thấy, dƣới góc độ thi
hành án hình sự, miễn chấp hành hình phạt và giảm mức chấp hành hình phạt
có mối quan hệ tƣơng đồng về bản chất pháp lý. Mặc dù vậy, giữa miễn chấp
14
hành hình phạt và giảm mức chấp hành hình phạt vẫn có những khác biệt cơ
bản thể hiện đặc thù của hai chế định độc lập. Sự khác biệt thể hiện ở một số
khía cạnh nhƣ sau:
- Ngƣời đƣợc miễn chấp hành hình phạt có thể là ngƣời chƣa chấp hành
hình phạt hoặc đang đƣợc hoãn chấp hành hình phạt, ngƣời đang chấp hành
hình phạt hoặc ngƣời đang đƣợc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt. Ngƣời
đƣợc giảm mức chấp hành hình phạt phải là ngƣời đang chấp hành hình phạt.
- Miễn chấp hành hình phạt làm chấm dứt việc chấp hành hình phạt
trong khi giảm mức chấp hành hình phạt về cơ bản sẽ chỉ làm rút ngắn thời
hạn chấp hành của hình phạt có thời hạn hoặc giảm hết việc chấp hành phần
còn lại của hình phạt không có thời hạn.
Trên tinh thần của Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
GS.TSKH Lê Cảm đã đƣa ra khái niệm về chế định giảm mức hình phạt đã
tuyên: “Giảm mức hình phạt đã được tuyên là rút ngắn thời hạn của loại hình
phạt có thời hạn hoặc miễn việc tiếp tục chấp hành còn lại của loại hình phạt
không có thời hạn đối với người bị kết án” [7, tr.792].
Thông qua khái niệm, GS.TSKH Lê Cảm đã đƣa ra đƣợc những nội
dung mang tính bao quát cao về việc giảm mức hình phạt đã tuyên, tạo cơ sở
tham khảo cho các nhà làm luật cũng nhƣ các nhà nghiên cứu trong quá trình
hoàn thiện chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp giảm mức chấp hành đối
với các hình phạt có thời hạn, PGS.TS Trịnh Quốc Toản đƣa ra khái niệm về
“Giảm thời hạn chấp hành hình phạt”, theo đó:
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt đƣợc hiểu là một thể thức
chấp hành hình phạt mang tính chất nhân đạo sâu sắc thể hiện ở
việc Tòa án quyết định rút ngắn thời hạn việc chấp hành phần hình
phạt còn lại đối với ngƣời bị kết án khi có đầy đủ các căn cứ và điều
kiện quy định [37, tr.247].
15
PGS.TS Trịnh Quốc Toản đã đƣa ra đƣợc khái niệm mang tính học
thuật hoàn chỉnh nhất từ trƣớc đến nay về biện pháp giảm thời hạn chấp hành
hình phạt. Khái niệm thể hiện kết quả nghiên cứu nghiêm túc, đƣa ra cái nhìn
sâu sắc về biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong mối quan hệ
không thể tách rời giữa hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự.
Trên cơ sở tiếp thu những khái niệm về các biện pháp miễn, giảm hình
phạt, khái niệm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt của những nhà nghiên
cứu tiến bối dƣới cả khía cạnh về hình sự, thi hành án hình sự và tố tụng hình
sự, theo quan điểm của ngƣời viết, có thể hiểu:
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một thể thức chấp hành hình
phạt tù thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự và chính sách khoan hồng
trong thi hành án hình sự, được thực hiện thông qua việc Tòa án quyết định
rút ngắn thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án khi có đầy
đủ các căn cứ và điều kiện quy định.
Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc áp dụng đối với
phạm nhân đang thi hành hình phạt tù tại cơ sở giam giữ tập trung, là một bộ
phận của các hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân. Việc áp dụng các quy
định pháp luật của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ làm phát
sinh, thay đổi một số quan hệ pháp luật giữa các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm
quyền với phạm nhƣ cũng nhƣ giữa các cơ quan Nhà nƣớc với nhau.
Việc áp dụng pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù làm
phát sinh quan hệ pháp lý giữa một bên là ngƣời đang chấp hành hình phạt tù
với một bên là Nhà nƣớc (thông qua các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù). Hàng năm, khi tới các đợt giảm án
theo luật định, các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ phải thành lập các hội
đồng đề nghị, hội đồng thẩm định.... Khi một phạm nhân đƣợc đƣa vào diện
xem xét để lập danh sách đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, giữa
16
ngƣời đó và các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trong công tác giảm thời
hạn chấp hành hình phạt tù phát sinh các mối quan hệ pháp luật. Trong mối
quan hệ đó, ngƣời đang chấp hành hình phạt tù có đủ các tiêu chuẩn, điều
kiện sẽ đƣợc hƣởng những quyền lợi và phải thực hiện những nghĩa vụ với
Nhà nƣớc. Tƣơng tự nhƣ vậy, Cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cũng có
những quyền hạn nhất định đối với ngƣời đang chấp hành hình phạt tù đủ
điều kiện để giảm thời hạn chấp hành hình phạt đồng thời có nghĩa vụ thực
hiện những hoạt động theo quy định của pháp luật để tiến hành giảm thời hạn
chấp hành hình phạt.
Việc áp dụng các quy định của pháp luật về giảm thời hạn chấp hành
hình phạt tù làm thay đổi mối quan hệ pháp luật của phạm nhân đang chấp
hành hình phạt tù đối với các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về quản lý thi
hành án hình sự. Khi một ngƣời phải chấp hành hình phạt tù bắt đầu đến thi
hành án tại cơ sở giam giữ, cải tạo tập trung, giữa ngƣời đó và các cơ quan
Nhà nƣớc nhƣ Cơ quan thi hành án hình sự, Viện kiểm sát...phát sinh các mối
quan hệ pháp luật trong thời hạn mà bản án đã tuyên. Đó là những quan hệ
mang tính chất phụ thuộc, bất bình đẳng mà trong đó phạm nhân phải chịu
những hạn chế, bất lợi và tuân theo những yêu cầu về quản lý nhất định của
các cơ quan có thẩm quyền. Những sự hạn chế, ràng buộc hoặc các nghĩa vụ
mà phạm nhân phải thực hiện đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc về chấp hành
hình phạt có thể thay đổi trong quá trình phạm nhân chấp hành hình phạt phụ
thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm khắc của hình phạt cũng nhƣ thái độ, ý
thức chấp hành hình phạt của phạm nhân. Trong quá trình thi hành án, ngƣời
đang chấp hành hình phạt tù có các biểu hiện tốt, thỏa mãn các điều kiện luật
định và đƣợc Tòa án ra quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho họ.
Khi đó, mối quan hệ giữa ngƣời đang chấp hành hình phạt tù với các cơ quan
quản lý giam giữ, cải tạo đã có sự thay đổi trong đó cơ bản nhất là thời hạn
17
giam giữ cải tạo đã đƣợc rút ngắn so với thời hạn mà Tòa án đã tuyên trong
bản án. Bên cạnh đó, các kế hoạch phân loại quản lý, giam giữ tập trung, kế
hoạch giáo dục tái hòa nhập… mà cơ quan quản lý áp dụng với phạm nhân
cũng sẽ thay đổi phụ thuộc vào thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại của họ
sau khi đƣợc Tòa án ra quyết định.
Việc áp dụng các quy định pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù sẽ làm phát sinh các mối quan hệ pháp luật giữa các cơ quan Nhà nƣớc
có thẩm quyền. Hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có sự tham
gia của nhiều cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, trong đó, mỗi cơ quan đóng
một vai trò nhất định, thực hiện những chức năng, nhiệm vụ nhất định. Trong
quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ, các cơ quan có thẩm quyền phải có
sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng pháp luật.
Giữa các cơ quan có thẩm quyền khi đó đã hình thành những mối quan hệ
pháp lý. Các mối quan hệ này đƣợc điều chỉnh bởi các quy định của chế định
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
1.1.2. Bản chất pháp lý của chế định giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một chế định của luật hình sự
nói chung và luật thi hành án hình sự nói riêng. Chế định giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù là bộ phận không thể thiếu trong ngành luật hình sự hoàn
chỉnh của một quốc gia. “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù” trong ngành
luật hình sự Việt Nam là một hệ thống các quy định tạo ra khuôn khổ pháp lý,
giúp xác định quyền năng pháp lý cuả các cơ quan có thẩm quyền trong việc
nhận xét, đánh giá, xây dựng hồ sơ, kiểm tra giám sát và quyết định việc giảm
thời hạn chấp hành hình phạt tù. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt
tù ghi nhận những điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết để phạm nhân đang chấp
hành hình phạt tù có thể trở thành đối tƣợng áp dụng. Bên cạnh đó, Chế định
18
cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, quy chuẩn hành vi
của các cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt khi tiến hành quy
trình của hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là công cụ hỗ trợ hữu
hiệu bên cạnh hình phạt đƣợc Nhà nƣớc sử dụng trong việc giáo dục, cải tạo
ngƣời phạm tội. Nếu nhƣ hình phạt trong đó có hình phạt tù là sự trừng phạt
nghiêm khắc, tƣớc đi nhiều quyền lợi của ngƣời phạm tội thì việc giảm thời
hạn chấp hành hình phạt tù lại mang lại cho chính những con ngƣời từng
phạm tội đó cơ hội để sớm đƣợc trở lại cuộc sống bình thƣờng. Mặc dù làm
ngắn lại thời gian phải cải tạo giam giữ tập trung nhƣng giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù không làm giảm đi tính nghiêm khắc của hình phạt tù. Trái
lại, việc áp dụng hình phạt tù và áp dụng giảm thời hạn chấp hành hình phạt
tù vẫn thể hiện tính nhất quán trong mục đích hƣớng tới là cải tạo, giáo dục
ngƣời phạm tội. Cụ thể, việc Nhà nƣớc phải áp dụng hình phạt tù đối với
ngƣời phạm tội cũng là nhằm đến mục đích quan trọng là giúp cải tạo con
ngƣời lầm lỡ sớm trở lại thành ngƣời có ích. Cùng hƣớng tới mục đích đó
nhƣng khác về cách thức tác động thì biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù là những phần thƣởng xứng đáng góp phần tạo thêm động lực thúc
đẩy ngƣời phạm tội chủ động và nỗ lực hơn trong việc tự cải tạo bản thân.
Nhƣ vậy, chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một phận song
hành không thể thiếu của hình phạt tù, tạo thành cơ chế đồng bộ, góp phần
mang lại hiệu quả cao trong công tác cải tạo, giáo dục phạm nhân.
Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là sự thể chế hóa của
chính sách khoan hồng với ngƣời phạm tội của luật hình sự Việt Nam. Chế
định là sự thể hiện rõ ràng nhất tính nhân văn của hệ thống pháp luật của Nhà
nƣớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là sự biểu hiện của nguyên tắc xử lý trong
chính sách hình sự đƣợc quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999:
19
Khoan hồng đối với ngƣời tự thú, thành khẩn khai báo, tố
giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa
chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại gây ra; Đối với ngƣời bị phạt tù thì
buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động,
học tập để trở thành ngƣời có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến
bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt [24, Điều 3].
Chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là sự kế thừa và phát
huy của truyền thống nhân đạo, vị tha tốt đẹp của ngƣời Việt Nam, “đánh kẻ
chạy đi không đánh ngƣời lại chạy”. Truyền thống nhân đạo từ lâu đã đƣợc
ghi nhận trong các bộ hình luật của các triều đại phong kiến, trong luật tục
của các cộng đồng dân cƣ... Lịch sử ghi nhận nhiều đợt ban hành chiếu chỉ
của nhà vua ân xá đối với ngƣời phạm tội nhân dịp các đợt lễ lớn. Dù tới pháp
luật Việt Nam đã có nhiều thay đổi, phát triển, tiếp thu các học thuyết pháp lý
phƣơng tây, nhƣng tinh thần nhân đạo của dân tộc vẫn luôn đƣợc khẳng định
và ghi nhận rõ nét trong các bộ luật hình sự của Nhà nƣớc ta.
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là hành vi pháp lý tích cực của
Nhà nƣớc đối với những phạm nhân có kết quả chấp hành hình phạt tốt.
Trong mối qua hệ về thi hành án hình sự giữa một bên là phạm nhân, một bên
là Nhà nƣớc mà đại diện là các cơ quan quản lý có thẩm quyền, thái độ, hành
vi của phạm nhân sẽ làm phát sinh những hành vi pháp lý tƣơng ứng. Bên
cạnh những cách xử lý mang lại hậu quả tiêu cực cho những phạm nhân ý
thức chấp hành hình phạt kém nhƣ kiểm điểm, xử lý kỷ luật, hình phạt mới…
thì giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là “phản ứng” tích cực mà Nhà nƣớc
áp dụng cho những phạm nhân có kết quả cải tạo tốt.
Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng là công cụ pháp lý
giúp đánh giá hiệu quả của công tác tổ chức thi hành án phạt tù từ đó giúp cơ
quan quản lý đƣa ra các điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
20
động. Một trong những điều kiện giảm thời hạn chấp hành hình phạt là kết
quả cải tạo của phạm nhân. Theo đó, chỉ phạm nhân có kết quả cải tạo tốt,
chuyển biến tích cực mới trở thành đối tƣợng của hoạt động giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù. Việc chuyển biến tích cực mà thi hành án hình sự yêu
cầu thuộc về mặt tâm lý chủ quan của phạm nhân, vì vậy, sự chuyển biến
đƣợc vật chất hóa thông qua kết quả xếp loại thi đua trong quá trình phạm
nhân chấp hành hình phạt tù. Việc xếp loại cho phạm nhân lại phải dựa trên
các tiêu chuẩn chặt chẽ đƣợc đánh giá thông qua hành động, thái độ cụ thể,
toàn diện của phạm nhân từ việc khắc phục hậu quả hành vi phạm tội, ý thức
lao động, học tập ý thức chấp hành kỷ luật… Dựa trên các điều kiện nhƣ vậy,
phạm nhân cải tạo tốt sẽ đƣợc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, những
phạm nhân thể hiện thái độ ngoan cố, khó cải tạo sẽ không đƣợc rút ngắn thời
hạn của hình phạt tù của mình. Ở góc độ cơ quan quản lý, thông qua đánh giá,
phân tích các số liệu về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, cơ quan quản lý
sẽ có thể đƣa ra đƣợc các biện pháp xử lý phù hợp, nâng cao hiệu quả công
tác. Các số liệu về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nhƣ số lƣợng phạm
nhân đƣợc giảm, số phạm nhân đƣợc lập hồ sơ đề nghị nhƣng Tòa không chấp
nhận, tỷ lệ phạm nhân đƣợc giảm so với toàn bộ phạm nhân, các mức giảm
cao hay thấp, so sánh chỉ số giữa các năm,…từ đó cơ quan quản lý đƣa ra các
biện pháp phù hợp nhƣ rà soát hồ sơ phạm nhân, tăng cƣờng nhân lực, công
cụ kỹ thuật hỗ trợ quản lý giam giữ… hoặc có những khen thƣởng kịp thời
khích lệ đối với các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ.
1.1.3. Ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
Với tƣ cách một biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự của pháp luật
hình sự Việt Nam, giảm thời hạn chấp hành hình phạt đối với ngƣời đang
chấp hành hình phạt tù mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc dƣới các góc độ khác
nhau, cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn.
21
Dƣới góc độ chính sách hình sự, việc quy định và áp dụng chế định
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong thực tiễn đã hiện thực đƣợc tính
nhân văn, nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự. Việc giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù đã khẳng định đƣợc các nguyên tắc xử lý của chính
sách pháp luật hình sự. Cụ thể, công tác giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
đã khẳng định nguyên tắc khoan hồng đối với ngƣời phạm tội – một trong
những nguyên tắc quan trọng của luật hình sự, đƣợc ghi nhận tại Điều 3 Bộ
Luật Hình sự năm 1999. Hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là
sự thể hiện tính ƣu việt của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó,
cùng với việc kiện toàn hệ thống quy định, ngày một nâng cao hiệu quả của
hoạt động, thực hiện đúng trình tự thủ tục luật định, đảm bảo tính dân chủ,
công khai, minh bạch, hạn chế tiêu cực, tranh thủ sự đồng tình của dƣ luận
góp phần tích cực vào chống lại các luận điệu của các thế lực thù địch bôi nhọ,
vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Dƣới góc độ của ngƣời chấp hành hình phạt tù, giảm thời hạn chấp
hành hình phạt là sự động viên, khuyến khích, là động lực rất lớn để họ nỗ lực
phấn đấu, cải tạo. Do đặc điểm ngƣời chấp hành hình phạt tù là họ phải chịu
hình phạt nghiêm khắc, bị cách ly khỏi xã hội và gia đình, phải lao động cải
tạo, bị tƣớc quyền cơ bản và chịu sự quản lý giám sát chăt chẽ. Mong muốn
lớn nhất của đa số ngƣời phải chấp hành hình phạt tù là sớm đƣợc trả tự do,
đƣơc sớm trở lại cuộc sống bình thƣờng. Vì vậy, để đạt đƣợc những mong
muốn đó, ngƣời đang chấp hành hình phạt hƣớng tới để đƣợc hƣởng các biện
pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt phổ biến là “đặc xá” và “giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù”. Trong khi đặc xá chỉ đƣợc áp dụng trong những dịp
trọng đại, với những điều kiện khắt khe cùng với trình tự thủ tục phức tạp thì
giảm thời hạn chấp hành hình phạt là mục tiêu dễ đạt đƣợc hơn với phần lớn
ngƣời đang chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, việc giảm thời hạn chấp hành
22
hình phạt cũng đặt ra nhiều yêu cầu chặt chẽ đối với phạm nhân. Do vậy, khi
một ngƣời đƣợc quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt, ngƣời đó đã
phải trải qua những nỗ lực rèn luyện, tu dƣỡng trong thời gian dài. Khi đó,
quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giống nhƣ một món quà lớn
đối với họ, vừa có giá trị khen thƣờng, ghi nhận những cố gắng cải tạo của họ,
vừa có giá trị động viên, khuyến khích họ tiếp tục phát huy, phấn đấu tốt hơn
cho những đợt giảm án lần sau.
Hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng đóng vai trò tích
cực với gia đình ngƣời phải chấp hành hình phạt tù. Thực tiễn cho thấy, ngƣời
phạm pháp hình sự bị tuyên phạt hình phạt tù có tỷ lệ cao là những ngƣời
đang trong độ tuổi lao động, không ít trƣờng hợp ngƣời phạm tội đóng vai trò
trụ cột trong gia đình. Đặc biệt với nhóm tội phạm kinh tế, sở hữu, bên cạnh
hình phạt tù, ngƣời phạm tội còn thƣờng phải chịu thêm nhiều khoản nghĩa vụ
về tài chính nhƣ bồi thƣờng, hình phạt tiền... Ngƣời phạm tội phải chấp hành
việc cải tạo giam giữ tập trung, cách ly với xã hội không thể trực tiếp thực
hiện các khoản nghĩa vụ trên thực tế gia đình phải thay mặt họ thực hiện.
Nhiều trƣờng hợp, kinh tế gia đình ngƣời phải chấp hành hình phạt lâm vào
cảnh khó khăn, sa sút nghiêm trọng sau khi họ phải đi thụ án. Việc giảm thời
hạn chấp hành hình phạt tù giúp ngƣời đang phải chấp hành hình phạt sớm
đƣợc trở lại đoàn tụ với gia đình. Bên cạnh việc đƣợc đoàn tụ, hàn gắn tình
cảm với gia đình, họ hàng, việc đƣợc mãn hạn tù sớm hơn cũng cho phép
ngƣời phạm tội đƣợc sớm trở lại lao động. Đƣợc sớm lao động, tạo ra của cải
vật chất, ngƣời từng phải chấp hành hình phạt tù sẽ có cơ hội cải thiện tình
trạng kinh tế của gia đình họ, đồng thời trang trải thu xếp các khoản nghĩa vụ
dân sự liên quan tới hình phạt mà họ phải chấp hành.
Bên cạnh những tác động tích cực với bản thân ngƣời phạm tội phải
chấp hành hình phạt tù, hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù còn
23
thể hiện ý nghĩa tích cực đối xã hội. Với việc đƣợc tổ chức thƣờng xuyên
hàng năm, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đã tạo những hiệu ứng dƣ
luận tốt trong đông đảo quần chúng nhân dân. Hầu hết các địa phƣơng đều
có ngƣời phạm pháp hình sự, không ít trong số đó phải chấp hành hình phạt
tù. Khi ngƣời phạm tội đó phải đi chấp hành hình phạt tù, quần chúng nhân
dân đều mong muốn hình phạt sẽ giúp cải tạo giáo dục họ thành ngƣời có ích
cho xã hội. Vì vậy, kết quả giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là sự phản
ánh rõ ràng nhất sự tiến bộ của ngƣời phạm tội, thể hiện tác động tích cực
của các biện pháp giáo dục cải tạo. Cùng với sự tham gia và quan tâm sâu
sắc của các cơ quan truyền thông và dƣ luận xã hội, kết quả giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù sẽ nhanh chóng đƣợc biết đến và ghi nhận, góp phần
củng cố niềm tin của đông đảo các tầng lớp nhân vào hiệu quả của hoạt động
giáo dục ngƣời ngƣời phạm tội. Hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù cũng đã đáp ứng đƣợc yêu cầu, nguyện vọng chung của nhân dân về
sự khoan hồng với ngƣời từng lầm lỡ, phù hợp với truyền thống nhân đạo
vốn có của dân tộc Việt Nam.
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù góp phần giảm gánh nặng cho
ngân sách Nhà nƣớc, giảm áp lực quá tải trong các cơ sở giam giữ, cải tạo tập
trung. Hàng năm, trong điều kiện kinh tế đất nƣớc còn nhiều khó khăn, ngân
sách phải chi những khoản rất lớn cho việc quản lý, nuôi dƣỡng, chăm sóc y
tế, giáo dục, cải tạo cho phạm nhân. Phần lớn các cơ sở giam giữ của Việt
Nam đƣợc xây dựng đã lâu, cũ kỹ, không đảm bảo. Nhiều cơ sở giam giữ cải
tạo đã xuống cấp nghiêm trọng, buồng giam ẩm thấp, hệ thống thoát nƣớc,
chiếu sáng, camera an ninh hƣ hỏng không đƣợc thay mới...gây ảnh hƣởng
tiêu cực tới chất lƣợng cuộc sống của phạm nhân cũng nhƣ tạo ra những thách
thức lớn đối với công tác quản lý. Cùng với đó, tình hình phạm nhân đến chấp
hành hình phạt đang có xu hƣớng gia tăng, ngân sách còn eo hẹp nên kinh phí
24
đầu tƣ việc xây mới, sửa chữa, cải tạo còn rất hạn chế. Chính vì vậy, việc
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ giúp đẩy nhanh lƣu lƣợng phạm nhân
luân chuyển, tiết kiệm cho ngân sách những khoản cho nuôi dƣỡng và phục
vụ công tác quản lý phạm nhân. Đồng thời, với việc hạn chế quá tải các cơ sở
giam giữ, điều kiện giam giữ cũng sẽ đƣợc cải thiện đáng kể.
1.2. Khái quát lịch sử pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù
Lịch sử luật hình Việt Nam từ lâu đã ghi nhận những nội dung mang
tính nhân đạo, thể hiện sự khoan hồng đối với ngƣời phạm tội nhƣng có lý do
có thể xá, miễn một phần hoặc toàn bộ hình phạt cho họ. Theo tiến trình lịch
sự, qua các giai đoạn, các quy định về tha, miễn hình phạt nói chung cũng nhƣ
các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nói riêng có những đặc
trƣng nhất định.
1.2.1. Trước năm 1945
Pháp luật về hình sự của các triều đại phong kiến Việt Nam đã sớm có
những quy định về ân xá, ân giảm đối với ngƣời phạm tội. Tuy nhiên, qua các
biến động lịch sử, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay không còn lại
nhiều những văn bản của các triều đại xƣa về những nội dung này.
Sử liệu còn lại về thời đại Hùng Vƣơng cho thấy, pháp luật tồn tại dƣới
dạng luật tục, tập quản, việc ân xá tù phạm thực hiện chủ yếu qua mệnh lệnh
trực tiếp của các lãnh đạo bộ lạc. Thời này, về cơ bản chƣa có những quy định
pháp luật thành văn.
Các quy định thành văn đầu tiên về các chế định ân giảm đƣợc ghi
nhận tại các bộ hình luật dƣới các triều đại phong kiến. Thời Lý – Trần có
những bộ luật “Hình thƣ” (1042), “Quốc Triều Thông Chế” (1230), “Hoàng
Triều Đại Điển” (1341). Đặc điểm chung của các bộ luật này là các quy
định thể hiện tính nhân đạo còn chƣa đƣợc hệ thống, thể hiện chủ yếu
25
thông qua các lệnh ân xá, thả tù phạm của Nhà vua trong những dịp trọng
đại của đất nƣớc [37, tr.59,61,63]).
Thời Lê, năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ “Quốc triều
hình luật”. Thời Nguyễn, vua Gia Long cũng có ban hành bộ “Hoàng Việt
luật lệ”. Các bộ luật trên đã thể hiện bƣớc tiến mới khi có những quy định về
thi hành hình phạt, trong đó những nội dung về ân giảm. Mặc dù vậy, việc ân
giảm hình phạt thời kỳ này vẫn là tha miễn toàn bộ hình phạt còn lại cho
phạm nhân. Nhìn chung, các quy định ân giảm, xá miễn trong các đạo hình
luật phong kiến Việt Nam còn đơn giản, chƣa có sự thống nhất về tên gọi, thể
hiện chủ yếu qua việc xá tội tha tù trƣớc thời hạn, giảm từ tội nặng xuống tội
nhẹ. Pháp luật thời kỳ này chƣa có những quy định về rút ngắn một phần thời
hạn còn lại của hình phạt tù cho phạm nhân.
Tới thời kỳ thực dân phong kiến, thực dân Pháp chia nƣớc ta thành 3 xứ,
áp dụng ở mỗi xứ một bộ hình luật riêng: Bộ hình luật Bắc kỳ (1918) tại Bắc kỳ;
Hoàng Việt hình luật (1933) tại Trung kỳ, và Hình luật canh cải (1912) tại Nam
kỳ. Trong đó, hai bộ hình luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt hình luật chịu ảnh hƣởng
nhiều của bộ Hình luật canh cải. Các bộ hình luật thời Pháp thuộc có những quy
định những trƣờng hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, phóng thích có điều kiện,
ân xá (grâce), xá miễn (grâce amnistiante)…[37, tr.58 - 60]. Những bộ luật thời
Pháp thuộc ghi nhận lần đầu tiên văn hóa pháp lý phƣơng tây ảnh hƣởng trực
tiếp đến các đạo luật thực định của Việt Nam. Các quy định về ân xá, xá miễn
trong thời kỳ này về cơ bản đã có những dấu ấn mới, thể hiện tiến bộ về kỹ thuật
lập pháp, mặc dù vậy vẫn chƣa có chế định độc lập về việc giảm thời hạn hình
phạt tù đối với phạm nhân.
1.2.2. Giai đoạn 1945 – 1988
Trong giai đoạn này, pháp luật Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn
thiện, phần lớn thời gian còn chƣa có bộ luật hình sự. Thời kỳ này, giảm thời
26
hạn chấp hành hình phạt tù chƣa phải là một chế định độc lập mà đƣợc nhìn
nhận nhƣ một hoạt động của công tác đặc xá.
Nhân dịp Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 02/09 năm 1946, Chủ
tịch Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 148 ngày
10/08/1946. Sắc lệnh đặc xá số 148 có nội dung giảm một phần ba (1/3) hạn
tù cho những ngƣời bị Tòa án quân sự xử phạt, trừ một số tội nhƣ “do thám,
liên lạc hoặc tiếp tế cho quân địch…” hoặc ngƣời là sơ phạm bị Tòa án
thƣờng xử phạt và ngồi tù chƣa quá một phần hai (1/2) thời hạn [20, tr.79].
Đợt đặc xá theo Sắc lệnh đặc xá số 148 là lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật
của nƣớc Việt Nam mới, nội dung giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc
ghi nhận và thực hiện.
Sau đợt đặc xá trên, nội dung giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù tiếp
tục đƣợc ghi nhận tại các đợt đặc xá năm 1947 (theo Sắc lệnh 89.SL), năm
1950 (theo Sắc lệnh 11-SL). Năm 1954, sau khi chiến thắng thực dân Pháp,
đặc xá bao gồm nội dung ân giảm đƣợc thực hiện cùng với việc đại xá thông
qua Thông tƣ 413/TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Năm 1958, nội dung giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc thực
hiện trên cơ sở Thông tƣ 556/TTg ngày 24/12/1958. Trên cơ sở Thông tƣ trên,
liên ngành Công an, Tƣ pháp, Viện Công tố trung ƣơng, Tòa án nhân dân tối
cao ban hành Thông tƣ liên bộ số 73/TTLB ngày 11/08/1959 hƣớng dẫn điều
kiện, thủ tục tha tù trƣớc kỳ hạn. Nội dung mới của văn bản này là thủ tục xét
giảm án qua xét xử của một Hội đồng xét xử gồm Chánh án và hai Hội thẩm
nhân dân hoặc Chánh án và hai Thẩm phán hoặc Chánh án và một Thẩm phán,
một Hội thẩm nhân dân. Việc xét xử có sự tham gia của đại diện Viện Công
tố cùng cấp và không cần sự có mặt của phạm nhân [1, tr.86].
Từ năm 1960 đến năm 1965, việc đặc xá trong đó bao gồm hoạt động
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc thực hiện 05 lần [1, tr.87]. Việc
27
đặc xá đƣợc thực hiện trên cơ sở Quyết định của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội
và Lệnh của Chủ tịch nƣớc.
Năm 1966 việc đặc xá đƣợc thực hiện theo Quyết định số 278-
QĐ/TVQH ngày 15/09/1966 và Lệnh số 80/LCT ngày 26/09/1966. Để triển
khai và hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch đặc xá, liên ngành Công an, Tòa án,
Kiểm sát ban hành Thông tƣ số 415/TT-DX ngày 30/09/1966 [1, tr.88]. Nội
dung Thông tƣ hƣớng dẫn tƣơng đối cụ thể về các nội dung nhƣ:
- Ngƣời đƣợc đề nghị đặc xá là: phạm nhân trƣớc là công nhân viên
chức, bộ đội, nhân dân lao động phạm tội thƣờng trừ phạm nhân lƣu manh
chuyên sống bằng trộm cắp, lừa đảo. Phạm nhân là địa chủ cƣờng hào, phạm
nhân phản cách mạng mức án không quá 05 năm trừ gián điệp, biệt kích, thổ
phỉ, phản động…
- Tiêu chuẩn về thái độ cải tạo: vẫn nhƣ năm 1965 là thật thà ăn năn hối
lỗi, quyết tâm cải tạo, tích cực lao động…..
- Tiêu chuẩn về thời gian: phạm nhân đƣợc xét giảm án phải ở tù từ một
phần năm mức án trở lên; nếu là bị tù chung thân thì phải ở tù từ 05 năm trở lên.
Thông tƣ số 415/TT-ĐX cũng quy định cụ thể thủ tục đề nghị, thủ tục
xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong kỳ đặc xá.
Từ năm 1976 đến năm 1980, việc đặc xá đƣợc thực hiện theo chỉ đạo
của các Nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, đƣợc hƣớng dẫn thực
hiện bằng các Thông tƣ liên ngành của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao [1, tr.90].
Từ năm 1981 đến năm 1988, việc đặc xá bao gồm cả nội dung giảm án
đƣợc chuyển thẩm quyền cho Hội đồng Nhà nƣớc, thực hiện thông qua ban
hành các Nghị quyết. Liên ngành Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân
dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tƣ pháp ban hành Thông tƣ số 01/TTĐX-LB ngày
18/09/1985 hƣớng dẫn thực hiện đặc xá năm 1985. Đây là giai đoạn đánh dấu
28
sự chuyển biến trong quan điểm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Năm 1985, Bộ Luật Hình sự đầu tiên của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ra đời có quan điểm mới. Qua quy định tại Điều 49, Điều 51, Bộ
luật Hình sự năm 1985 coi giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là hoạt động
độc lập với đặc xá.. Mặc dù vậy, do tới năm 1988, Bộ luật Tố tụng Hình sự
mới ra đời, vì vậy từ năm 1985 đến năm 1988, giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù vẫn đƣợc thực hiện nhƣ hoạt động trong các đợt đặc xá.
Qua phân tích pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong
giai đoạn 1945 đến năm 1988 có thể nhận thấy [1, tr.99-110]:
- Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một hoạt động của công tác
đặc xá.
- Nội dung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc quy định tại
nhiều hình thức văn bản pháp luật khác nhau, của nhiều chủ thể có thẩm
quyền khác nhau nhƣ Sắc lệnh, Thông tƣ, Thông lệnh, Nghị quyết, Quyết
định….với mức độ chi tiết khác nhau nhƣng nhìn chung các văn bản càng
ngày càng hoàn thiện, cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ.
- Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc thực hiện cả ở hai
cấp trung ƣơng và cấp tỉnh.
1.2.3. Từ 1989 đến nay
Từ sau năm 1988, với sự ra đời và có hiệu lực của cả hai bộ luật quan
trọng là Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, giảm thời hạn chấp hành
hình phạt tù đƣợc quy định riêng tại các văn bản pháp luật, đƣợc thực hiện
độc lập với hoạt động đặc xá.
Ngày 15/08/1989, liên ngành Bộ Nội vụ (Bộ Công an), Bộ Tƣ pháp,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tƣ
liên ngành số 04/TTLN về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Thông tƣ
liên ngành 04/TTLN đã loại bỏ thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao,
29
Tòa án quân sự tối cao trong việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, theo
đó, từ năm 1989, thẩm quyền giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù chỉ còn
thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu. Cùng với
đó, các Bộ, Ngành cũng ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết liên
quan đến nghiệp vụ ngành dựa trên tinh thần và nội dung Thông tƣ liên
ngành số 04/TTLN. Trong các đợt giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Cơ
quan thi hành án hình sự cũng ban hành các công văn chỉ đạo và hƣớng dẫn
thực hiện pháp luật.
Ngày 21/12/1999, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua Bộ luật
Hình sự 1999 thay thế cho Bộ luật Hình sự năm 1985. Giảm thời hạn chấp
hành hình phạt đƣợc quy định tại Điều 58, 59, trên tinh thần kế thừa và phát
triển nội dung Điều 49, 51 Bộ luật Hình sự năm 1985. Tiếp theo đó, Bộ luật
Tố tụng hình sự mới với quy định về điều kiện, trình tự thủ tục giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù tại Điều 268, 269 cũng đƣợc thông qua năm 2003 thay
thế cho Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988. Mặc dù vậy, Thông tƣ liên ngành
số 04/TTLN vẫn tiếp tục có hiệu lực và là căn cứ hƣớng dẫn hoạt động giảm
thời hạn chấp hành hình phạt tù đến 12/02/2007, khi Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp
ban hành Quyết định số 241/QĐ-BTP, xác định Thông tƣ này hết hiệu lực. Để
lấp khoảng trống pháp lý mà Thông tƣ liên ngành số 04/TTLN để lại, ngay
trong cùng năm 2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
hai văn bản Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 và Nghị quyết
số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 có nội dung hƣớng dẫn thực hiện các
quy định của Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về giảm
thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Năm 2010, đạo luật riêng của hoạt động thi hành án hình sự là Luật Thi
hành án hình sự ra đời với quy định tại Điều 33 ghi nhận giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù nhƣ một hoạt động của phần thi hành hình phạt tù.
30
Trên tinh thần và nội dung của các Bộ luật, Luật liên quan, liên ngành
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao ban hành Thông tƣ liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-
TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 Hƣớng dẫn thi hành các quy định về
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Cho đến nay, cùng với Bộ luật Hình sự
1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật
Thi hành án hình sự năm 2010, Thông tƣ liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-
BQP-TANDTC-VKSNDTC là văn bản quan trọng đƣợc các cơ quan có thẩm
quyền sử dụng trong hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
1.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong pháp luật hình sự
một số quốc gia
1.3.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Cộng
hòa Pháp
Trong luật hình sự của Cộng hòa Pháp, chế định giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù hiện hành (réduction de peine) đƣợc thiết lập theo Luật
ngày 29/12/1979 [37, tr.252]. Các phạm nhân trong khi thực hiện một hoặc
nhiều hình phạt tù giam nếu có đầy đủ bằng chứng về việc ngƣời đó đã có cải
tạo tốt thì có thể giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho họ. Thẩm phán phụ
trách việc thi hành án có thẩm quyền quyết định giảm thời hạn chấp hành hình
phạt cho phạm nhân sau khi có ý kiến của Ủy ban thi hành án. Nếu phạm
nhân bị kết án phạt tù dƣới một năm thì việc giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù sẽ tuyên bố một lần và mức giảm không quá bảy ngày trên một tháng.
Ngƣợc lại, việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ tuyên bố hang năm
nếu thời hạn hình phạt tù là trên một năm, Mỗi năm, phạm nhân đƣợc xét
giảm không quá ba tháng. Trong năm tiếp theo năm ra quyết định giảm thời
hạn chấp hành hình phạt, nếu phạm nhân không cải tạo tót thì Thẩm phán phụ
trách thi hành án hủy bỏ toàn bộ hay một phần quyết định đó sau khi có ý kiến
của Ủy ban thi hành án.
31
Theo Luật số 86-1021 ngày 09/09/1986 về thi hành án (Loi n° 86-1021
du 9 septembre 1986 relative à l'application des peines) sau một năm tù, nếu
phạm nhân tỏ ra có sự cổ gắng đáng kể trong việc tái hòa nhập xã hội, đặc
biệt đã đạt kết quả tốt trong việc học phổ thông, học đại học hoặc học nghề,
cho thấy đã tiếp thu đƣợc những kiến thức mới hoặc đã có sự tiến bộ thực sự
trong việc giáo dục và đào tạo thì có thể đƣợc xét giảm bổ sung. Việc xét
giảm bổ sung do thẩm phán phụ trách việc thi hành án quyết định sau khi
tham khảo ý kiến của Ủy ban thi hành án. Mức giảm trong trƣờng hợp này
không vƣợt quá một tháng cho mỗi năm tù nếu phạm nhân thuộc trƣờng hợp
tái phạm hoặc không vƣợt quá 02 ngày mỗi tháng nếu thời hạn chấp hành
hình phạt còn lại dƣới một năm tù. Nếu phạm nhân không thuộc trƣờng hợp
tái phạm thì mức giảm lần lƣợt là mỗi năm hai tháng và 04 ngày cho mỗi
tháng. So với Luật hình sự Việt Nam, quy định về giảm thời hạn chấp hành
hình phạt tù của Cộng hòa Pháp có một số khác biệt cơ bản nhƣ sau:
- Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù chỉ có thể đƣợc áp dụng
đối với phạm nhân đang thi hành hình phạt tù có thời hạn.
- Thẩm phán không đƣợc quyền quyết định độc lập mà phải dựa trên
việc hỏi ý kiến của Ủy ban thi hành án.
- Mức giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật của Cộng
hòa Pháp đƣợc khống chế theo mức phụ thuộc vào thời gian chấp hành hình
phạt còn lại của phạm nhân thay vì mức cố định nhƣ pháp luật Việt Nam.
- Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có thể bị hủy bỏ một
phần hoặc toàn bộ ngay cả sau khi đã có hiệu lực pháp luật nếu phạm nhân
trong năm sau đó thể hiện việc cải tạo không tốt.
1.3.2. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa
Bộ luật Hình sự nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1979 (sửa
32
đổi mới nhất năm 2011) (中华人民共和国刑法 46 cũng ghi nhận quy định
về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù từ tại Đệ tứ chƣơng: Vận dụng cụ thể
hình phạt (第四章:刑罚的具体运用 , Đệ lục tiết: Giảm hình (第六节:减刑 .
Theo đó, phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù chung thân, hình phạt tù có
thời hạn có thể đƣợc giảm nhẹ hình phạt tù nếu trong thời gian chấp hành án
tuân thủ đúng quy định của trại giam, chịu sự cải tạo, giáo dục, hối cải hoặc
lập công nhƣ: ngăn ngừa ngƣời khác phạm tội, tố giác tội phạm nghiêm trọng,
có pháp minh sang chế hoặc cải tiến kỹ thuật, trong đời sống và sản xuất đã
xả thân cứu ngƣời khác, có những cống hiến khác cho xã hội và Nhà
nƣớc…[46, Điều 78, Điều 80].
Nhằm tránh việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù bị lạm dụng
trái pháp luật, pháp luật Trung Hoa quy định những giới hạn nhất định của
hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Cụ thể, sau khi giảm hình phạt,
thời hạn chịu hình phạt thực tế không đƣợc ít hơn một phần hai thời hạn đã
tuyên trong bản án đối với hình phạt tù có thời hạn, không ít hơn 10 năm đối
với tù chung thân.
Bộ luật Tố tụng hình sự nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1979
(sửa đổi mới nhất năm 2012) (中华人民共和国刑事诉讼法 Đệ tứ phiên
(第四编 执 行), cũng quy định việc ngƣời bị kết án tù có thời hạn hoặc tù
chung thân cho thấy sự ăn năn, hối cải hoặc lập công thì Cơ quan thi hành án
gửi kiến nghị đến Tòa án, đồng thời gửi một bản sao cho Viện kiểm sát. Viện
kiểm sát sẽ có ý kiến đối với trƣờng hợp đƣợc đề nghị bằng văn bản gửi Tòa
án [47, Điều 262]. Trên cơ sở hồ sơ do Cơ quan thi hành án gửi tới và ý kiến
của Viện kiểm sát, Tòa án sẽ ra Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt
tù hay không.
33
Từ quan điểm của nhà làm luật Trung Hoa có thể thấy, cùng là pháp
luật của hệ thống các quốc gia xã hội chủ nghĩa, các quy định về giảm thời
hạn chấp hành hình phạt tù của pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có
rất nhiều điểm tƣơng đồng với pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù của Việt Nam.
1.3.3 Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ
Hệ thống pháp luật Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ bao gồm nhiều cấp, có sự
phân biệt giữa luật liên bang và luật pháp từng bang. Luật pháp liên bang
đƣợc hệ thống dựa trên Bộ chuẩn luật quốc gia (The Code of Laws of the
United States of America) xây dựng theo 50 chủ đề đƣợc đánh số từ 1 đến 50.
Các nội dung về giảm hình phạt cho tù nhân đƣợc quy định tại Chuẩn luật số
18: Tội phạm và thủ tục hình sự (The U.S Code Title 18 -- Crimes and
Criminal Procedure).
Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Tổng thống là ngƣời có quyền ân xá đối với
tù nhân. Việc ân xá bao gồm cả ân giảm cho ngƣời bị tử hình, giảm án cho tù
nhân đang chấp hành hình phạt, tha tù trƣớc thời hạn… Tổng thống có toàn
quyền và không buộc phải đƣa ra lý do, không bị khống chế số lƣợng và
không phụ thuộc vào bất kỳ sự kiện chính trị - xã hội nào. Phạm nhân bị kết
án tù muốn đƣợc xét giảm hình phạt phải có đơn thỉnh nguyện đến Tổng
thống thông gửi qua Văn phòng biện lý đặc trách ân xá (Office of the Pardon
Attorney) thuộc Bộ Tƣ pháp Hoa Kỳ. Đơn thỉnh nguyện đƣợc yêu cầu phải có
hình thức rõ ràng, là bản đánh máy hoặc bản in [49]. Trong đơn, ngƣời làm
đơn phải trình bày rõ những lý do, căn cứ để mình có thể đƣợc xét giảm bản
án đã tuyên. Ngƣời đề nghị có thể gửi kèm các trang bổ sung, tài liệu trả lời
cho bất kỳ câu hỏi liên quan đến yêu cầu. Việc không cung cấp đầy đủ thông
tin, không đúng chính xác theo mẫu đơn yêu cầu có thể bị coi là giả mạo và là
34
căn cứ để từ chối đơn thỉnh nguyện. Nếu có căn cứ chứng minh việc giả mạo
là cố ý, ngƣời thỉnh nguyện có thể bị xử lý hình sự với mức hình phạt tới 05
năm tù và 250.000 USD [48, §§ 1001 và 3571].
Đơn xin ân giảm của một ngƣời bị tuyên hình phạt tù sẽ không đƣợc
chấp nhận nếu ngƣời đó chƣa chính thức chấp hành hình phạt đó. Thỉnh
nguyện xin ân giảm cũng sẽ không đƣợc chấp nhận nếu ngƣời đó đang kháng
án hoặc đang trong quá trình tố tụng của một tòa án khác [49].
Trong nhiệm kỳ của mình, tính tới tháng 9/2016, Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama đã giảm án cho 673 tù nhân, nhiều hơn số của 10 đời Tổng
thống tiền nhiệm cộng lại [50].
Bên cạnh quyền khoan hồng của Tổng thống theo Hiến pháp và pháp
luật liên bang, các bang cũng có những sắc luật riêng về tội phạm và hình sự
trong đó quy định về nội dung giảm hình phạt (Commutation of sentence).
Thẩm quyền giảm hình phạt nhìn chung thuộc về Thống đốc bang. Quyết định
giảm hình phạt cho tù nhân của Thống đốc bang có thể do cá nhân, tổ chức đề
nghị hoặc do cá nhân Thống đốc tự quyết định [1, tr.56].
So với pháp luật Việt Nam, chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt
tù trong hệ thống pháp luật Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có một số khác biệt cơ
bản sau:
- Tổng thống, Thống đốc bang có quyền tự mình quyết định việc giảm
thời hạn chấp hành hình phạt tù.
- Không có quy định về mức giảm hay thời điểm giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù cho phạm nhân.
- Quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt đƣợc trao cho các
cá nhân, tổ chức hoặc chính Tổng thống, Thống đốc bang.
35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Yêu cầu đầu tiên khi tiến hành nghiên cứu về chế định giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù là cần xác định đƣợc khái niệm về “giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù”. Đây là một khái niệm ít đƣợc đề cập chi tiết trong
các công trình nghiên cứu luật học. Bằng việc phân tích, đánh giá, tiếp thu có
chọn lọc từ các khái niệm liên quan, luận văn đã tổng hợp xây dựng đƣợc khái
niệm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Từ khái niệm cơ bản, nội dung
luận văn đã làm rõ đƣợc bản chất pháp lý của chế định giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù. Nội dung luận văn cũng chỉ ra đƣợc ý nghĩa của việc áp
dụng chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Luận văn cũng đã sơ lƣợc đƣợc tiến trình xây dựng và phát triển của
chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù gắn liền với bối cảnh xã hội
của từng giai đoạn lịch sử, từ đó phản ánh đƣợc vai trò quan trọng của chế
định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong luật hình sự. Góp phần
đƣa ra đƣợc cải nhìn đa chiều về chế định, luận văn đã điểm qua về chế định
giảm thời hạn của hình phạt tù tại pháp luật của một số quốc gia trên thế giới,
từ đó nhận xét, đánh giá sự tƣơng đồng, khác biệt so với pháp luật Việt Nam
Nhƣ vậy, Chƣơng I đã đƣa ra đƣợc những nội dung cơ bản mang tính lý
luận về chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, chỉ ra tầm quan trọng
và tính cần thiết của chế định này trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam.
Tuy nhiên, để có đƣợc cái nhìn sâu sắc về các nội dung chi tiết của chế định
giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, luận văn tiếp tục phân tích những quy
định của luật thực định, nghiên cứu tình hình áp dụng trong thực tiễn, chỉ ra
những ƣu điểm cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại cần hoàn thiện.
36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Ngọc Anh (2007), Hoàn thiện pháp luật về đặc xá ở Việt Nam,
NXB Tƣ Pháp, Hà Nội.
2. Bộ Công an (2011), Thông tư số 40/2011/TT-BCA ngày 27/6/2011 quy
định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án
phạt tù cho phạm nhân, Hà Nội.
3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-
TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 về Hướng dẫn thi hành các quy
định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Hà Nội.
4. Lê Cảm (2000), “Hình phạt và biện pháp tƣ pháp trong Luật hình sự Việt
Nam”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (8), tr.11-13.
5. Lê Cảm (2001), “Khái niệm, các đặc điểm, phân loại và bản chất pháp lý
của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa
học pháp lý, (3).
6. Lê Cảm (2005), “Chế định đặc xá, chế định đại xá và mô hình lý
luận của chúng trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân
dân, (5), tr.10-16.
7. Lê Cảm (2005), “Lý luận về các biện pháp tha, miễn trong luật hình sự”,
Chuyên đề trong Thông tin khoa học pháp lý, (07, Viện khoa học pháp lý,
Bộ Tƣ pháp.
8. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần
chung), Sách chuyên khảo sau đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Lê Cảm (2006), “Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con ngƣời
bằng pháp luật trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự (tiếp theo lỳ trƣớc)”, Tạp
chí Tòa án nhân dân, (13), tr.8-17.
37
10. Đỗ Văn Chỉnh (2001), “Giảm, miễn chấp hành hình phạt tù – những
thiếu sót cần khắc phục”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (9), tr.1-3.
11. Nguyễn Hồng Dƣơng, Phan Đại Doãn (1990), Sơ thảo lịch sử bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự xã hội Việt Nam thời Cổ, Trung đại,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập”, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày
02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02/01/2008 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công
tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
16. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt,
NXB CAND, Hà Nội.
17. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số
01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành
hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, Hà Nội.
18. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số
02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành
hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, Hà Nội.
19. Nguyễn Đức Mai (2007), “Về việc xét giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (3), tr.14 - 15.
38
20. Vũ Văn Minh (2014), “Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát việc
hoãn, miễn, tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù”, Tạp chí
Kiểm sát, (18), tr.23-28.
21. Võ Thị Kim Oanh, Nguyễn Quang Vũ (2013), “Giảm thời hạn chấp hành
hình phạt tù đối với phạm nhân”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (04), tr.3-10.
22. Nguyễn Hải Phong (2005), “Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung quy
định về “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù” đƣợc quy định tại Thông
tƣ 04 – 89/TT-LN”, Tạp chí Kiểm sát, (11), tr.33-35.
23. Phùng Tiến Quân (2010), “Bàn về việc sửa đổi một số quy định của Bộ
luật Hình sự về hình phạt và việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt
tù”, Tạp chí Kiểm sát, (22), tr.31-32.
24. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
25. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
26. Quốc hội (2007), Luật Đặc xá, Hà Nội.
27. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội.
28. Quốc hội (2010), Luật Thi hành án hình sự, Hà Nội.
29. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Hà Nội.
30. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
31. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
32. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự 2015 (dự thảo), Hà Nội.
33. Hoàng Mạnh Thƣởng (2006), “Bàn về việc kháng nghị giám đốc thẩm để
hủy quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”, Tạp chí Kiểm sát,
(13), tr.30-32.
34. Lê Thị Thúy (2011), “Cách tính thời hạn chấp hành hình phạt đối với
ngƣời bị kết án tù chung thân lần đầu đƣợc giảm thời hạn chấp hành hình
phạt”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (04), tr.29-32.
39
35. Tòa án nhân dân tối cao, Trƣờng cán bộ Tòa án (2015), Tài liệu tập huấn
nghiệp vụ xét xử và thi hành án hình sự, (bài 9), Hà Nội.
36. Trịnh Quốc Toản (2008), “Hoàn thiện một số biện pháp miễn, giảm hình
phạt trong Bộ luật hình sự năm 1999 đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp”,
Tạp chí Khoa học: Kinh tế - Luật, (3), tr.174-180.
37. Trịnh Quốc Toản (2015), Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt Nam
dưới góc độ bảo vệ quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thanh Loan (2010) “Cần thống nhất cách
tính thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với bị án “Tù chung thân” sau
khi đƣợc giảm án lần đầu”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (16), tr.45-46,49.
39. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2014), “Báo cáo giảm án đợt
30/4-1/5 năm 2014, Hà Nội.
40. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác kiểm
sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2011”, Hà Nội.
41. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác kiểm
sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2012, Hà Nội.
42. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác kiểm
sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2013, Hà Nội.
43. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết công tác kiểm
sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2014, Hà Nội.
44. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Tài liệu tập huấn công tác kiểm
sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, Hà Nội.
45. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm
sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2015, Hà Nội.
II. TÀI LIỆU TIẾNG TRUNG
46. 中华人民共和国刑法 年修订版
40
47. 中华人民共和国刑事诉讼法 年修正
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
48. The U.S Code Title 18 -- Crimes and Criminal Procedure.
49. United of States Department of Justique (2016), “Comumutation
Instructions”, Washington,D.C.
50. White House (2016), “President Obama's Record on Commutations”,
Washington, D.C.

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Đề tài: Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự, HAY
Đề tài: Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự, HAYĐề tài: Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự, HAY
Đề tài: Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sựLuận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
 
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sựLuận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc NinhLuận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Quận 12
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự tại Quảng Bình
Luận văn: Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự tại Quảng BìnhLuận văn: Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự tại Quảng Bình
Luận văn: Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự tại Quảng Bình
 
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩmLuận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
 
Quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án phạt tù
Quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án phạt tùQuyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án phạt tù
Quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án phạt tù
 
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật - Gửi miễn phí...
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật - Gửi miễn phí...Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật - Gửi miễn phí...
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đTranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
 
Luận văn: Chức năng buộc tội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Chức năng buộc tội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sựLuận văn: Chức năng buộc tội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Chức năng buộc tội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
 
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong Luật Tố tụng Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong Luật Tố tụng
 
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 

Similar to Luận văn: Giảm thời hạn về chấp hành hình phạt tù, HOT, HAY

Similar to Luận văn: Giảm thời hạn về chấp hành hình phạt tù, HOT, HAY (20)

Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...
Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...
Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...
 
Luận văn: Định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sựLuận văn: Định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự
 
Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng BìnhÁp dụng án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại TP Đà Nẵng, 9đ - Gửi miễn p...
Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại TP Đà Nẵng, 9đ - Gửi miễn p...Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại TP Đà Nẵng, 9đ - Gửi miễn p...
Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại TP Đà Nẵng, 9đ - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Giảm nhẹ TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt NamHình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam
Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà NẵngLuận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sựLuận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
Luận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạnLuận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
Luận văn: Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
 
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Gò Vấp, Tp HCM
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Gò Vấp, Tp HCMLuận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Gò Vấp, Tp HCM
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Gò Vấp, Tp HCM
 
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luậtLuận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo pháp luật
 
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại quận Gò Vấp
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại quận Gò VấpLuận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại quận Gò Vấp
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại quận Gò Vấp
 
Luận văn: Hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
 
Luận văn Luật Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn Luật Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn Luật Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn Luật Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAYLuận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự, HAY
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt Nam
Luận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt NamLuận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt Nam
Luận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam.docLuận văn thạc sĩ hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 

Luận văn: Giảm thời hạn về chấp hành hình phạt tù, HOT, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ VIỆT KHOA GI¶M THêI H¹N CHÊP HµNH H×NH PH¹T Tï - MéT Sè KHÝA C¹NH VÒ H×NH Sù, Tè TôNG H×NH Sù Vµ THI HµNH ¸N H×NH Sù LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ VIỆT KHOA GI¶M THêI H¹N CHÊP HµNH H×NH PH¹T Tï - MéT Sè KHÝA C¹NH VÒ H×NH Sù, Tè TôNG H×NH Sù Vµ THI HµNH ¸N H×NH Sù Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUÂN HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Ngô Việt Khoa
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ .............................................................................9 1.1. Một số vấn đề lý luận về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ....... 9 1.1.1. Khái niệm giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ................................ 9 1.1.2. Bản chất pháp lý của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.................................................................................................17 1.1.3. Ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù....................20 1.2. Khái quát lịch sử pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù................................................................................................24 1.2.1. Trƣớc năm 1945 .................................................................................24 1.2.2. Giai đoạn 1945 – 1988 .......................................................................25 1.2.3. Từ 1989 đến nay.................................................................................28 1.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong pháp luật hình sự một số quốc gia ............................................................................30 1.3.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Cộng hòa Pháp ...30 1.3.2. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa...........................................................................31 1.3.3 Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.......................................................................................33 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................35
  • 5. Chương 2: GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNGError! Bookmark not defined. 2.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật hiện hành..........................Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới góc độ hình sựError! Bookmark no 2.1.2. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới góc độ tố tụng hình sựError! Bookmark 2.1.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt dƣới góc độ thi hành án hình sựError! Bookma 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù....................Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Một số kết quả đạt đƣợc.....................Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhânError! Bookmark not define KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................Error! Bookmark not defined. Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙError! Bookmark no 3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù....................Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.........................................Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..........Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Một số điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015Error! Bookmark not defined. 3.2. Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.............................Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan thi hành ánError! Bookmark not def 3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sátError! Bookmark not defined. 3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa ánError! Bookmark not defined.
  • 6. 3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngànhError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN....................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................36
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự THAHS Thi hành án hình sự TTHS Tố tụng hình sự
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta hiện nay, để công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao thì cùng với việc thực hiện tốt việc áp dụng pháp luật trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì các hoạt động thi hành đầy đủ, kịp thời và đúng pháp luật các hình phạt tại bản án đã có hiệu lực đối với ngƣời phạm tội cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cũng nhƣ trong các giai đoạn khác của hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động thi hành án hình sự cũng đảm bảo các nguyên tắc cơ bản pháp luật trong đó tiêu biểu nhất là nguyên tắc nhân đạo. Nguyên tắc đƣợc thể hiện thông qua các chế định về tha miễn đối với hoạt động chấp hành hình phạt. Đặc trƣng nhất là với hình phạt tù giam. Cụ thể, Nhà nƣớc và pháp luật không bắt buộc ngƣời phạm tội phải chấp hành toàn bộ thời gian hình phạt tù đã tuyên tại bản án kết tội. Nhà nƣớc và pháp luật có những cơ chế là cơ sở cho việc ngƣời đang chấp hành hình phạt tù có thể đƣợc rút ngắn thời hạn chấp hành hình phạt khi ngƣời đó đảm bảo những điều kiện luật định. Các quy định là cơ sở pháp lý, đảm bảo cho việc rút ngắn thời hạn chấp hành hình phạt tù là bộ phận của chế định “giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”. Là một trong những chế định quan trọng của Luật Thi hành án hình sự Việt Nam, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội, khuyến khích họ phấn đấu cải tạo tốt, lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục cải tạo, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với chế định về chấp hành hình phạt tù. Chế định chấp hành hình phạt tù - với tƣ cách chế định lớn nhất của Luật Thi hành án hình sự là cơ sở
  • 9. 2 cho các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Việc chấp hành hình phạt tù đƣợc đảm bảo nghiêm chỉnh, kịp thời, đúng quy định pháp luật sẽ là những căn cứ đầu tiên cho việc thực hiện xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Ở chiều ngƣợc lại, các kết quả tích cực của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ phản ánh hiệu quả giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội mà hình phạt tù mang lại. Để sự phản ánh đó chân thực, rõ ràng nhất thì việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cần đƣợc áp dụng một cách đúng đắn, chặt chẽ, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Tuy nhiên, trong khoa học luật Hình sự Việt Nam hiện hành, chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù vẫn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, có hệ thống và toàn diện. Đơn cử, dƣới góc độ, hàng loạt vấn đề cần đƣợc làm sáng tỏ để có quan điểm thống nhất, đầy đủ nhƣ khái niệm; bản chất pháp lý và hậu quả pháp lý của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; lịch sự phát triển của chế định này; tổng kết đánh giá thực tiễn áp dụng chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, những kết quả đạt đƣợc và tồn tại, hạn chế; giải pháp nâng cao hiệu quả… Ngoài ra, trong pháp luật thực định (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự) hiện hành cũng chƣa ghi nhận khái niệm pháp lý về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng nhƣ bản chất pháp lý của giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, các hƣớng dẫn thực hiện còn chồng chéo, chƣa thống nhất và rải rác tại nhiều văn bản hƣớng dẫn dƣới luật… nhƣ vậy rõ ràng chƣa đảm bảo tính khoa học và thể hiện sự hạn chế về trình độ lập pháp. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng đã thể hiện một số vƣớng mắc nhất định đòi hòi khoa học luật hình sự cần có những nghiên cứu giải quyết nhƣ các tiêu chí xếp loại phạm nhân làm căn cứ giảm án, quan hệ phối hợp giữa Cơ quan thi hành án hình sự và Cơ quan thi hành án dân sự trong việc theo dõi việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự của ngƣời đang chấp hành hình phạt tù…
  • 10. 3 Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và sự thể hiện trong các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đánh giá việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn từ đó đƣa ra kiến giải lập pháp và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này không những có ý nghĩa lý luận – thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây cũng là lý do luận chứng cho việc tôi lựa chọn “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – một số khía cạnh về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự” làm đề tài luận án thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Là chế định thể hiện chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự và nguyên tắc nhân đạo của luật thi hành án hình sự, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có quan hệ chặt chẽ mật thiết với chế định chấp hành hình phạt tù và một số chế định khác của luật thi hành án hình sự, vì vậy chế định này ở các mức độ khác nhau đã đƣợc một số nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu của khoa học pháp lý liên quan tới nội dung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù tiêu biểu nhƣ: - GS.TSKH Lê Cảm, Chƣơng thứ tám – “Các biện pháp tha miễn trong luật hình sự” - sách chuyên khảo sau đại học: “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung)”,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; - PGS.TS Nguyễn Ngọc Anh “Hoàn thiện pháp luật về đặc xá ở Việt Nam”,NXB.Tƣ Pháp, Hà Nội, 2007. - PGS.TS Trịnh Quốc Toản – “Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. Ngoài ra, còn một số bài đăng của các tác giả khác trên các tạp, báo
  • 11. 4 chuyên ngành nhƣ: Đỗ Văn Chỉnh, “Giảm, miễn chấp hành hình phạt tù – những thiếu sót cần khắc phục” – Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2001; GS.TSKH Lê Cảm, “Chế định đặc xá, chế định đại xá và mô hình lý luận của chúng trong luật hình sự Việt Nam” – Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/2005; GS.TSKH Lê Cảm, “Khái niệm, các đặc điểm, phân loại và bản chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam”, tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2001; Hoàng Mạnh Thưởng, “Bàn về việc kháng nghị giám đốc thẩm để hủy quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”, Tạp chí Kiểm sát, số 12/2006; Nguyễn Đức Mai,“Về việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”- Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3/2007. Tuy nhiên, khái quát tất cả những nghiên cứu trên đây của các tác giả cho thấy nội dung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong các công trình này mới chỉ dừng lại ở các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành với việc giải quyết một phần nội dung tƣơng ứng hoặc xem xét chế định này nhƣ khối kiến thức cơ bản của một chƣơng, mục trong các nội dung lớn khác mà chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu có hệ thống, độc lập, có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn chi tiết về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù với tƣ cách một chế định độc lập của luật thi hành án hình sự. Nhƣ vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – một số khía cạnh về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới khía cạnh lập pháp hình sự, đối
  • 12. 5 chiếu với việc áp dụng chúng trong thực tiễn, từ đó luận văn tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để đƣa ra những phƣơng hƣớng nhằm hoàn thiện các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong luật hình sự Việt Nam đồng thời đề xuất những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trong thực tiễn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nhƣ trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu về chế định giảm thời hạn chấp hành hình dƣới góc độ lý luận và thực tiễn nhƣ sau: Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành phát triển của chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của pháp luật Việt Nam hiện đại, phân tích khái niệm, bản chất và ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng nhƣ mối quan hệ giữa giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù với chế định thi hành hình phạt tù từ đó kiến nghị hoàn thiện về mặt lập pháp với các quy định của pháp luật hiện hành về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nƣớc ta, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh những quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và thực tiễn áp dụng nhằm đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về chế định này của pháp luật về thi hành án hình sự Việt Nam. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý luận và thực tiễn về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới góc độ hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự, cụ thể là: khái niệm về giảm thời hạn chấp
  • 13. 6 hành hình phạt tù; bản chất và hậu quả pháp lý của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; các quy phạm thực định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; thực tiễn áp dụng các quy phạm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp về mặt lập pháp cũng nhƣ các biện pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong pháp luật Việt Nam. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới góc độ luật hình sự Việt Nam, luật tố tụng hình sự, luật thi hành án hình sự, có sự đối chiếu, phân tích giữa nội dung các quy phạm của Hiến pháp, luật tố tụng dân sự, luật thi hành án dân sự nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu. Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2015. 4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về đấu tranh phòng chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật. Nội dung luận văn cũng quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng chỉ đạo của các Nghị quyết Đại hội Đảng IX, X, XI và các Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/1/2002, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị. Luận văn cũng kế thừa và vận dụng những thành tựu của các bộ môn khoa học pháp lý chuyên ngành nhƣ: lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật; lý luận về Nhà nƣớc và pháp luật; luật hình sự; tội phạm học; luật tố tụng hình sự; luật thi hành án hình sự và triết học.
  • 14. 7 Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhằm tiếp cận và làm sáng tỏ về mặt lý luận từng vấn đề tƣơng ứng, tác giả luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp lịch sử; phƣơng pháp phân tích và tổng hợp; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; phƣơng pháp diễn dịch; phƣơng pháp quy nạp; phƣơng pháp thống kê, điều tra xã hội học…. 5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học về chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới cả góc độ hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự từ đó đã giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn liên quan tới giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau: 5.1. Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nhƣ: khái niệm giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; bản chất và hậu quả pháp lý của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; các quy phạm luật thực định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù qua đó đề xuất bổ sung, chi tiết các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. 5.2. Lần đầu hệ thống hóa lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong luật hình sự và thi hành án hình sự Việt Nam để từ đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và toàn diện. 5.3. Phân tích những căn cứ, điều kiện là cơ sở pháp lý cho việc đƣợc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của Luật thi hành án hình sự Việt Nam và các văn bản hƣớng dẫn dƣới luật. 5.4. Nghiên cứu, phân tích những nét cơ bản về thực tiễn áp dụng luật
  • 15. 8 thi hành án hình sự, đƣa ra những đánh giá đúng đắn, giúp chỉ ra những tồn tại, hạn chế, vƣớng mắc trong thực tiễn và nguyên nhân của tình trạng này. 5.5. Đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại của pháp luật, xác định phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phân Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề chung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Việt Nam. Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
  • 16. 9 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ 1.1. Một số vấn đề lý luận về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù 1.1.1. Khái niệm giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù Để nắm đƣợc sâu sắc về nội dung của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, trƣớc hết cần xuất phát từ việc làm rõ những khái niệm liên quan. Cụ thể, ngƣời nghiên cứu cần đƣa ra đƣợc câu trả lời cho câu hỏi thế nào là hình phạt, hình phạt tù cũng nhƣ nội hàm của các khái niệm này. Dƣới góc độ khoa học pháp lý, đã có nhiều định nghĩa, khái niệm tƣơng đối đầy đủ về “hình phạt”, trong đó có thể kể tới một số khái niệm đƣợc thừa nhận phổ biến: Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế Nhà nƣớc nghiêm khắc nhất đƣợc quy định trong luật hình sự, do Tòa án áp dụng cho chính ngƣời đã thực hiện tội phạm nhằm trừng trị và giáo dục họ, góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ chế độ và trật tự xã hội cũng nhƣ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân [16, tr. 29]. Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nƣớc đƣợc quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án để tƣớc bỏ hay hạn chế quyền, tự do của ngƣời bị kết án theo các quy định của pháp luật về hình sự [4, tr.11-12]. Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc của Nhà nƣớc, đƣợc quy định trong luật hình sự do Tòa án quyết định áp dụng đối với ngƣời phạm tội và đƣợc thể hiện ở việc tƣớc bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của họ nhằm giáo dục, cải tạo họ trở
  • 17. 10 thành ngƣời có ích cho xã hội, không phạm tội mới, giáo dục mọi công dân có ý thức tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [37, tr.48]. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc những nội dung mang tính bản chất của hình phạt, chỉ ra đƣợc các đặc điểm hình phạt, căn cứ để áp dụng hình phạt, hậu quả pháp lý của hình phạt và mục đích hƣớng tới của hình phạt. Dƣới góc độ pháp luật, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng đã đƣa ra khái niệm về hình phạt, tạo căn cứ pháp lý cho việc triển khai các quy định khác về hình phạt cũng nhƣ áp dụng hình phạt trong thực tiễn. Theo đó: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định” [24, Điều 26]. Qua nghiên cứu những khái niệm về nêu trên, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của hình phạt nhƣ sau: - Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc của Nhà nƣớc. - Hình phạt là sự thống nhất giữa trừng trị và cải tạo giáo dục ngƣời phạm tội. - Hình phạt gắn liền với tội phạm. - Hình phạt đƣợc luật hình sự quy định. - Hình phạt do Tòa án quyết định áp dụng đối với cá nhân ngƣời phạm tội. Từ các đặc điểm trên, có thể thấy, hình phạt là công cụ Nhà nƣớc bảo đảm cho luật hình sự thực hiện đƣợc nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội quan trọng nhất thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chống các hành vi phạm tội, giáo dục mọi ngƣời có ý thức tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo luật hình sự hiện hành, hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình
  • 18. 11 phạt bổ sung. Nếu nhƣ các hình phạt bổ sung chỉ đóng vai trò hỗ trợ nhằm đảm bảo, tăng cƣờng hiệu quả của việc áp dụng hình phạt thì hình phạt chính đóng vai trò chủ đạo, thể hiện rõ nét nhất các đặc điểm của hình phạt. Hình phạt chính theo quan điểm của luật hình sự Việt Nam [24, Điều 28] bao gồm: - Hình phạt cảnh cáo. - Hình phạt tiền. - Hình phạt trục xuất. - Hình phạt cải tạo không giam giữ. - Hình phạt tù có thời hạn. - Hình phạt tù chung thân. - Hình phạt tử hình. Qua lịch sử của hình phạt cho thấy, hình phạt tù là một trong những loại hình phạt phổ biến, truyền thống nhất. Hình phạt tù là loại hình phạt có lịch sử lâu đời, hiện có mặt trong pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hình phạt tù tƣớc bỏ quyền tự do, cách ly ngƣời phạm tội khỏi đời sống xã hội, buộc họ phải chấp hành hình phạt trong các cơ sở giam giữ tập trung do Nhà nƣớc quản lý. Theo tính chất, mức độ nghiêm khắc của hình phạt tù mà luật hình sự Việt Nam chia hình phạt này thành tù có thời hạn và tù chung thân. Luật Hình sự Việt Nam năm 1999 có quy định cụ thể về khái niệm đối với hai loại hình phạt chính này. Theo đó: Tù có thời hạn là việc buộc ngƣời bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định [24, Điều 33]. Tù chung thân là hình phạt tù không có thời hạn đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội trong những trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng nhƣng chƣa đến mức bị xử phạt tử hình [24, Điều 34]. Theo quan niệm của luật hình sự Việt Nam, thời hạn của hình phạt tù không phải là bất biến đối với mỗi phạm nhân sau khi lĩnh án. Thời hạn của
  • 19. 12 hình phạt tù dù là tù có thời hạn hay tù chung thân (không có thời hạn) thì cũng chỉ là mức mà Tòa án tiên lƣợng rằng cần thiết để trừng phạt và giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội. Trong quá trình ngƣời phạm tội chấp hành hình phạt, nếu nhận thấy ở ngƣời đó những biểu hiện cho thấy không cần thiết áp dụng toàn bộ thời hạn tù theo tiên lƣợng ban đầu tại bản án, Tòa án có thể ra quyết định giảm thời hạn chấp hạn hình phạt tù đối với họ. Hoạt động này của Tòa án đƣợc pháp luật hiện hành nhìn nhận với tên gọi “giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”. Đây cũng là nội dung chính mà luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích và làm rõ. Trong hệ thống pháp luật hình sự cũng nhƣ trong khoa học luật hình sự Việt Nam, do ít đƣợc quan tâm nghiên cứu nên hiện nay vẫn còn rất ít những công trình nghiên cứu mang tính chuyên ngành về các biện pháp miễn, giảm hình phạt nói chung và biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nói riêng. Chính vì vậy, trong nhận thức về vấn đề này còn chƣa có đƣợc những tƣ tƣởng, quan điểm mang tính chính thống. Trong các văn bản hƣớng dẫn luật, trong các ấn phẩm báo chí trƣớc đây cũng nhƣ trong quan niệm dân gian hay sử dụng những thật ngữ nhƣ “ân xá”, “ân giảm”, “tha bổng”, “tha trƣớc thời hạn”…. Hiện nay, phổ biến các tác giả vẫn còn hay sử dụng những thuật ngữ nhƣ “các chế định tha, miễn”; “các biện pháp tha, miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt”… Kể từ khi Bộ luật Hình sự đầu tiên đƣợc ban hành năm 1985, các nhà làm luật đã thống nhất sử dụng thuật ngữ “miễn và giảm hình phạt” (chƣơng VI) và tới Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì đã có những quy định rõ ràng về các biện pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt tại chƣơng VIII: “thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt”. Mặc dù vậy, thế nào là các biện pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt cũng nhƣ đặc điểm, vai trò của các biện pháp trên nhƣ
  • 20. 13 thế nào thì vẫn còn là những vấn đề bị bỏ ngỏ. Tới nay, có rất ít các học giả quan tâm nghiên cứu, đƣa ra đƣợc các khái niệm về những nội dung này. Một trong số đó, là quan điểm đƣợc thừa nhận phổ biến hiện nay của GS.TSKH Lê Cảm về các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự. Theo ông, các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự “là quy phạm (hoặc chế định) mang tính chất nhân đạo, phản ánh sự khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội và được cơ quan tư pháp có thẩm quyền áp dụng chỉ trong một số trường hợp nhất định khi có đầy đủ các căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định” [11, tr.5]. Trên tinh thần thừa nhận các nội dung chung về khái niệm các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự, PGS.TS Trịnh Quốc Toản đã đƣa ra khái niệm chuyên sâu hơn về các biện pháp miễn, giảm chấp hình phạt nhƣ sau: Các biện pháp miễn, giảm hình phạt với tƣ cách là những thể thức thực hiện trách nhiệm hình sự, biểu hiện rõ nét tính nhân đạo sâu sắc của luật hình sự và đƣờng lối khoan hồng trong chấp hành hình phạt, đƣợc cơ quan chức năng áp dụng khi có đủ các căn cứ và điều kiện do luật quy định [37, tr.198]. Khái niệm trên đã khái quát và bao hàm đầy đủ cả 04 đặc điểm chung của các biện pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt là (1) quy phạm (hoặc chế định) mang tính chất nhân đạo; (2) phản ánh sự khoan hồng của Nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội; (3) đƣợc các cơ quan tƣ pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng; (4) đƣợc áp dụng khi có đầy đủ các căn cứ và điều kiện do luật hình sự quy định [37, tr.196]. Từ khái niệm và các đặc điểm trên, có thể nhận thấy, dƣới góc độ thi hành án hình sự, miễn chấp hành hình phạt và giảm mức chấp hành hình phạt có mối quan hệ tƣơng đồng về bản chất pháp lý. Mặc dù vậy, giữa miễn chấp
  • 21. 14 hành hình phạt và giảm mức chấp hành hình phạt vẫn có những khác biệt cơ bản thể hiện đặc thù của hai chế định độc lập. Sự khác biệt thể hiện ở một số khía cạnh nhƣ sau: - Ngƣời đƣợc miễn chấp hành hình phạt có thể là ngƣời chƣa chấp hành hình phạt hoặc đang đƣợc hoãn chấp hành hình phạt, ngƣời đang chấp hành hình phạt hoặc ngƣời đang đƣợc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt. Ngƣời đƣợc giảm mức chấp hành hình phạt phải là ngƣời đang chấp hành hình phạt. - Miễn chấp hành hình phạt làm chấm dứt việc chấp hành hình phạt trong khi giảm mức chấp hành hình phạt về cơ bản sẽ chỉ làm rút ngắn thời hạn chấp hành của hình phạt có thời hạn hoặc giảm hết việc chấp hành phần còn lại của hình phạt không có thời hạn. Trên tinh thần của Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) GS.TSKH Lê Cảm đã đƣa ra khái niệm về chế định giảm mức hình phạt đã tuyên: “Giảm mức hình phạt đã được tuyên là rút ngắn thời hạn của loại hình phạt có thời hạn hoặc miễn việc tiếp tục chấp hành còn lại của loại hình phạt không có thời hạn đối với người bị kết án” [7, tr.792]. Thông qua khái niệm, GS.TSKH Lê Cảm đã đƣa ra đƣợc những nội dung mang tính bao quát cao về việc giảm mức hình phạt đã tuyên, tạo cơ sở tham khảo cho các nhà làm luật cũng nhƣ các nhà nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp giảm mức chấp hành đối với các hình phạt có thời hạn, PGS.TS Trịnh Quốc Toản đƣa ra khái niệm về “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt”, theo đó: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt đƣợc hiểu là một thể thức chấp hành hình phạt mang tính chất nhân đạo sâu sắc thể hiện ở việc Tòa án quyết định rút ngắn thời hạn việc chấp hành phần hình phạt còn lại đối với ngƣời bị kết án khi có đầy đủ các căn cứ và điều kiện quy định [37, tr.247].
  • 22. 15 PGS.TS Trịnh Quốc Toản đã đƣa ra đƣợc khái niệm mang tính học thuật hoàn chỉnh nhất từ trƣớc đến nay về biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Khái niệm thể hiện kết quả nghiên cứu nghiêm túc, đƣa ra cái nhìn sâu sắc về biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong mối quan hệ không thể tách rời giữa hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự. Trên cơ sở tiếp thu những khái niệm về các biện pháp miễn, giảm hình phạt, khái niệm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt của những nhà nghiên cứu tiến bối dƣới cả khía cạnh về hình sự, thi hành án hình sự và tố tụng hình sự, theo quan điểm của ngƣời viết, có thể hiểu: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một thể thức chấp hành hình phạt tù thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự và chính sách khoan hồng trong thi hành án hình sự, được thực hiện thông qua việc Tòa án quyết định rút ngắn thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án khi có đầy đủ các căn cứ và điều kiện quy định. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc áp dụng đối với phạm nhân đang thi hành hình phạt tù tại cơ sở giam giữ tập trung, là một bộ phận của các hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân. Việc áp dụng các quy định pháp luật của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ làm phát sinh, thay đổi một số quan hệ pháp luật giữa các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền với phạm nhƣ cũng nhƣ giữa các cơ quan Nhà nƣớc với nhau. Việc áp dụng pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù làm phát sinh quan hệ pháp lý giữa một bên là ngƣời đang chấp hành hình phạt tù với một bên là Nhà nƣớc (thông qua các cơ quan có thẩm quyền tiến hành giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù). Hàng năm, khi tới các đợt giảm án theo luật định, các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ phải thành lập các hội đồng đề nghị, hội đồng thẩm định.... Khi một phạm nhân đƣợc đƣa vào diện xem xét để lập danh sách đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, giữa
  • 23. 16 ngƣời đó và các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trong công tác giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phát sinh các mối quan hệ pháp luật. Trong mối quan hệ đó, ngƣời đang chấp hành hình phạt tù có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sẽ đƣợc hƣởng những quyền lợi và phải thực hiện những nghĩa vụ với Nhà nƣớc. Tƣơng tự nhƣ vậy, Cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cũng có những quyền hạn nhất định đối với ngƣời đang chấp hành hình phạt tù đủ điều kiện để giảm thời hạn chấp hành hình phạt đồng thời có nghĩa vụ thực hiện những hoạt động theo quy định của pháp luật để tiến hành giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Việc áp dụng các quy định của pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù làm thay đổi mối quan hệ pháp luật của phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù đối với các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về quản lý thi hành án hình sự. Khi một ngƣời phải chấp hành hình phạt tù bắt đầu đến thi hành án tại cơ sở giam giữ, cải tạo tập trung, giữa ngƣời đó và các cơ quan Nhà nƣớc nhƣ Cơ quan thi hành án hình sự, Viện kiểm sát...phát sinh các mối quan hệ pháp luật trong thời hạn mà bản án đã tuyên. Đó là những quan hệ mang tính chất phụ thuộc, bất bình đẳng mà trong đó phạm nhân phải chịu những hạn chế, bất lợi và tuân theo những yêu cầu về quản lý nhất định của các cơ quan có thẩm quyền. Những sự hạn chế, ràng buộc hoặc các nghĩa vụ mà phạm nhân phải thực hiện đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc về chấp hành hình phạt có thể thay đổi trong quá trình phạm nhân chấp hành hình phạt phụ thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm khắc của hình phạt cũng nhƣ thái độ, ý thức chấp hành hình phạt của phạm nhân. Trong quá trình thi hành án, ngƣời đang chấp hành hình phạt tù có các biểu hiện tốt, thỏa mãn các điều kiện luật định và đƣợc Tòa án ra quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho họ. Khi đó, mối quan hệ giữa ngƣời đang chấp hành hình phạt tù với các cơ quan quản lý giam giữ, cải tạo đã có sự thay đổi trong đó cơ bản nhất là thời hạn
  • 24. 17 giam giữ cải tạo đã đƣợc rút ngắn so với thời hạn mà Tòa án đã tuyên trong bản án. Bên cạnh đó, các kế hoạch phân loại quản lý, giam giữ tập trung, kế hoạch giáo dục tái hòa nhập… mà cơ quan quản lý áp dụng với phạm nhân cũng sẽ thay đổi phụ thuộc vào thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại của họ sau khi đƣợc Tòa án ra quyết định. Việc áp dụng các quy định pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ làm phát sinh các mối quan hệ pháp luật giữa các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có sự tham gia của nhiều cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, trong đó, mỗi cơ quan đóng một vai trò nhất định, thực hiện những chức năng, nhiệm vụ nhất định. Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ, các cơ quan có thẩm quyền phải có sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng pháp luật. Giữa các cơ quan có thẩm quyền khi đó đã hình thành những mối quan hệ pháp lý. Các mối quan hệ này đƣợc điều chỉnh bởi các quy định của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. 1.1.2. Bản chất pháp lý của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một chế định của luật hình sự nói chung và luật thi hành án hình sự nói riêng. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là bộ phận không thể thiếu trong ngành luật hình sự hoàn chỉnh của một quốc gia. “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù” trong ngành luật hình sự Việt Nam là một hệ thống các quy định tạo ra khuôn khổ pháp lý, giúp xác định quyền năng pháp lý cuả các cơ quan có thẩm quyền trong việc nhận xét, đánh giá, xây dựng hồ sơ, kiểm tra giám sát và quyết định việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ghi nhận những điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết để phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù có thể trở thành đối tƣợng áp dụng. Bên cạnh đó, Chế định
  • 25. 18 cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, quy chuẩn hành vi của các cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt khi tiến hành quy trình của hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là công cụ hỗ trợ hữu hiệu bên cạnh hình phạt đƣợc Nhà nƣớc sử dụng trong việc giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội. Nếu nhƣ hình phạt trong đó có hình phạt tù là sự trừng phạt nghiêm khắc, tƣớc đi nhiều quyền lợi của ngƣời phạm tội thì việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù lại mang lại cho chính những con ngƣời từng phạm tội đó cơ hội để sớm đƣợc trở lại cuộc sống bình thƣờng. Mặc dù làm ngắn lại thời gian phải cải tạo giam giữ tập trung nhƣng giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù không làm giảm đi tính nghiêm khắc của hình phạt tù. Trái lại, việc áp dụng hình phạt tù và áp dụng giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù vẫn thể hiện tính nhất quán trong mục đích hƣớng tới là cải tạo, giáo dục ngƣời phạm tội. Cụ thể, việc Nhà nƣớc phải áp dụng hình phạt tù đối với ngƣời phạm tội cũng là nhằm đến mục đích quan trọng là giúp cải tạo con ngƣời lầm lỡ sớm trở lại thành ngƣời có ích. Cùng hƣớng tới mục đích đó nhƣng khác về cách thức tác động thì biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là những phần thƣởng xứng đáng góp phần tạo thêm động lực thúc đẩy ngƣời phạm tội chủ động và nỗ lực hơn trong việc tự cải tạo bản thân. Nhƣ vậy, chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một phận song hành không thể thiếu của hình phạt tù, tạo thành cơ chế đồng bộ, góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác cải tạo, giáo dục phạm nhân. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là sự thể chế hóa của chính sách khoan hồng với ngƣời phạm tội của luật hình sự Việt Nam. Chế định là sự thể hiện rõ ràng nhất tính nhân văn của hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là sự biểu hiện của nguyên tắc xử lý trong chính sách hình sự đƣợc quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999:
  • 26. 19 Khoan hồng đối với ngƣời tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại gây ra; Đối với ngƣời bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành ngƣời có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt [24, Điều 3]. Chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là sự kế thừa và phát huy của truyền thống nhân đạo, vị tha tốt đẹp của ngƣời Việt Nam, “đánh kẻ chạy đi không đánh ngƣời lại chạy”. Truyền thống nhân đạo từ lâu đã đƣợc ghi nhận trong các bộ hình luật của các triều đại phong kiến, trong luật tục của các cộng đồng dân cƣ... Lịch sử ghi nhận nhiều đợt ban hành chiếu chỉ của nhà vua ân xá đối với ngƣời phạm tội nhân dịp các đợt lễ lớn. Dù tới pháp luật Việt Nam đã có nhiều thay đổi, phát triển, tiếp thu các học thuyết pháp lý phƣơng tây, nhƣng tinh thần nhân đạo của dân tộc vẫn luôn đƣợc khẳng định và ghi nhận rõ nét trong các bộ luật hình sự của Nhà nƣớc ta. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là hành vi pháp lý tích cực của Nhà nƣớc đối với những phạm nhân có kết quả chấp hành hình phạt tốt. Trong mối qua hệ về thi hành án hình sự giữa một bên là phạm nhân, một bên là Nhà nƣớc mà đại diện là các cơ quan quản lý có thẩm quyền, thái độ, hành vi của phạm nhân sẽ làm phát sinh những hành vi pháp lý tƣơng ứng. Bên cạnh những cách xử lý mang lại hậu quả tiêu cực cho những phạm nhân ý thức chấp hành hình phạt kém nhƣ kiểm điểm, xử lý kỷ luật, hình phạt mới… thì giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là “phản ứng” tích cực mà Nhà nƣớc áp dụng cho những phạm nhân có kết quả cải tạo tốt. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng là công cụ pháp lý giúp đánh giá hiệu quả của công tác tổ chức thi hành án phạt tù từ đó giúp cơ quan quản lý đƣa ra các điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
  • 27. 20 động. Một trong những điều kiện giảm thời hạn chấp hành hình phạt là kết quả cải tạo của phạm nhân. Theo đó, chỉ phạm nhân có kết quả cải tạo tốt, chuyển biến tích cực mới trở thành đối tƣợng của hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Việc chuyển biến tích cực mà thi hành án hình sự yêu cầu thuộc về mặt tâm lý chủ quan của phạm nhân, vì vậy, sự chuyển biến đƣợc vật chất hóa thông qua kết quả xếp loại thi đua trong quá trình phạm nhân chấp hành hình phạt tù. Việc xếp loại cho phạm nhân lại phải dựa trên các tiêu chuẩn chặt chẽ đƣợc đánh giá thông qua hành động, thái độ cụ thể, toàn diện của phạm nhân từ việc khắc phục hậu quả hành vi phạm tội, ý thức lao động, học tập ý thức chấp hành kỷ luật… Dựa trên các điều kiện nhƣ vậy, phạm nhân cải tạo tốt sẽ đƣợc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, những phạm nhân thể hiện thái độ ngoan cố, khó cải tạo sẽ không đƣợc rút ngắn thời hạn của hình phạt tù của mình. Ở góc độ cơ quan quản lý, thông qua đánh giá, phân tích các số liệu về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, cơ quan quản lý sẽ có thể đƣa ra đƣợc các biện pháp xử lý phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác. Các số liệu về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nhƣ số lƣợng phạm nhân đƣợc giảm, số phạm nhân đƣợc lập hồ sơ đề nghị nhƣng Tòa không chấp nhận, tỷ lệ phạm nhân đƣợc giảm so với toàn bộ phạm nhân, các mức giảm cao hay thấp, so sánh chỉ số giữa các năm,…từ đó cơ quan quản lý đƣa ra các biện pháp phù hợp nhƣ rà soát hồ sơ phạm nhân, tăng cƣờng nhân lực, công cụ kỹ thuật hỗ trợ quản lý giam giữ… hoặc có những khen thƣởng kịp thời khích lệ đối với các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ. 1.1.3. Ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù Với tƣ cách một biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự của pháp luật hình sự Việt Nam, giảm thời hạn chấp hành hình phạt đối với ngƣời đang chấp hành hình phạt tù mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc dƣới các góc độ khác nhau, cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn.
  • 28. 21 Dƣới góc độ chính sách hình sự, việc quy định và áp dụng chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong thực tiễn đã hiện thực đƣợc tính nhân văn, nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự. Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đã khẳng định đƣợc các nguyên tắc xử lý của chính sách pháp luật hình sự. Cụ thể, công tác giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đã khẳng định nguyên tắc khoan hồng đối với ngƣời phạm tội – một trong những nguyên tắc quan trọng của luật hình sự, đƣợc ghi nhận tại Điều 3 Bộ Luật Hình sự năm 1999. Hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là sự thể hiện tính ƣu việt của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó, cùng với việc kiện toàn hệ thống quy định, ngày một nâng cao hiệu quả của hoạt động, thực hiện đúng trình tự thủ tục luật định, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, hạn chế tiêu cực, tranh thủ sự đồng tình của dƣ luận góp phần tích cực vào chống lại các luận điệu của các thế lực thù địch bôi nhọ, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Dƣới góc độ của ngƣời chấp hành hình phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt là sự động viên, khuyến khích, là động lực rất lớn để họ nỗ lực phấn đấu, cải tạo. Do đặc điểm ngƣời chấp hành hình phạt tù là họ phải chịu hình phạt nghiêm khắc, bị cách ly khỏi xã hội và gia đình, phải lao động cải tạo, bị tƣớc quyền cơ bản và chịu sự quản lý giám sát chăt chẽ. Mong muốn lớn nhất của đa số ngƣời phải chấp hành hình phạt tù là sớm đƣợc trả tự do, đƣơc sớm trở lại cuộc sống bình thƣờng. Vì vậy, để đạt đƣợc những mong muốn đó, ngƣời đang chấp hành hình phạt hƣớng tới để đƣợc hƣởng các biện pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt phổ biến là “đặc xá” và “giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”. Trong khi đặc xá chỉ đƣợc áp dụng trong những dịp trọng đại, với những điều kiện khắt khe cùng với trình tự thủ tục phức tạp thì giảm thời hạn chấp hành hình phạt là mục tiêu dễ đạt đƣợc hơn với phần lớn ngƣời đang chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, việc giảm thời hạn chấp hành
  • 29. 22 hình phạt cũng đặt ra nhiều yêu cầu chặt chẽ đối với phạm nhân. Do vậy, khi một ngƣời đƣợc quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt, ngƣời đó đã phải trải qua những nỗ lực rèn luyện, tu dƣỡng trong thời gian dài. Khi đó, quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giống nhƣ một món quà lớn đối với họ, vừa có giá trị khen thƣờng, ghi nhận những cố gắng cải tạo của họ, vừa có giá trị động viên, khuyến khích họ tiếp tục phát huy, phấn đấu tốt hơn cho những đợt giảm án lần sau. Hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng đóng vai trò tích cực với gia đình ngƣời phải chấp hành hình phạt tù. Thực tiễn cho thấy, ngƣời phạm pháp hình sự bị tuyên phạt hình phạt tù có tỷ lệ cao là những ngƣời đang trong độ tuổi lao động, không ít trƣờng hợp ngƣời phạm tội đóng vai trò trụ cột trong gia đình. Đặc biệt với nhóm tội phạm kinh tế, sở hữu, bên cạnh hình phạt tù, ngƣời phạm tội còn thƣờng phải chịu thêm nhiều khoản nghĩa vụ về tài chính nhƣ bồi thƣờng, hình phạt tiền... Ngƣời phạm tội phải chấp hành việc cải tạo giam giữ tập trung, cách ly với xã hội không thể trực tiếp thực hiện các khoản nghĩa vụ trên thực tế gia đình phải thay mặt họ thực hiện. Nhiều trƣờng hợp, kinh tế gia đình ngƣời phải chấp hành hình phạt lâm vào cảnh khó khăn, sa sút nghiêm trọng sau khi họ phải đi thụ án. Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giúp ngƣời đang phải chấp hành hình phạt sớm đƣợc trở lại đoàn tụ với gia đình. Bên cạnh việc đƣợc đoàn tụ, hàn gắn tình cảm với gia đình, họ hàng, việc đƣợc mãn hạn tù sớm hơn cũng cho phép ngƣời phạm tội đƣợc sớm trở lại lao động. Đƣợc sớm lao động, tạo ra của cải vật chất, ngƣời từng phải chấp hành hình phạt tù sẽ có cơ hội cải thiện tình trạng kinh tế của gia đình họ, đồng thời trang trải thu xếp các khoản nghĩa vụ dân sự liên quan tới hình phạt mà họ phải chấp hành. Bên cạnh những tác động tích cực với bản thân ngƣời phạm tội phải chấp hành hình phạt tù, hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù còn
  • 30. 23 thể hiện ý nghĩa tích cực đối xã hội. Với việc đƣợc tổ chức thƣờng xuyên hàng năm, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đã tạo những hiệu ứng dƣ luận tốt trong đông đảo quần chúng nhân dân. Hầu hết các địa phƣơng đều có ngƣời phạm pháp hình sự, không ít trong số đó phải chấp hành hình phạt tù. Khi ngƣời phạm tội đó phải đi chấp hành hình phạt tù, quần chúng nhân dân đều mong muốn hình phạt sẽ giúp cải tạo giáo dục họ thành ngƣời có ích cho xã hội. Vì vậy, kết quả giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là sự phản ánh rõ ràng nhất sự tiến bộ của ngƣời phạm tội, thể hiện tác động tích cực của các biện pháp giáo dục cải tạo. Cùng với sự tham gia và quan tâm sâu sắc của các cơ quan truyền thông và dƣ luận xã hội, kết quả giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ nhanh chóng đƣợc biết đến và ghi nhận, góp phần củng cố niềm tin của đông đảo các tầng lớp nhân vào hiệu quả của hoạt động giáo dục ngƣời ngƣời phạm tội. Hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng đã đáp ứng đƣợc yêu cầu, nguyện vọng chung của nhân dân về sự khoan hồng với ngƣời từng lầm lỡ, phù hợp với truyền thống nhân đạo vốn có của dân tộc Việt Nam. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc, giảm áp lực quá tải trong các cơ sở giam giữ, cải tạo tập trung. Hàng năm, trong điều kiện kinh tế đất nƣớc còn nhiều khó khăn, ngân sách phải chi những khoản rất lớn cho việc quản lý, nuôi dƣỡng, chăm sóc y tế, giáo dục, cải tạo cho phạm nhân. Phần lớn các cơ sở giam giữ của Việt Nam đƣợc xây dựng đã lâu, cũ kỹ, không đảm bảo. Nhiều cơ sở giam giữ cải tạo đã xuống cấp nghiêm trọng, buồng giam ẩm thấp, hệ thống thoát nƣớc, chiếu sáng, camera an ninh hƣ hỏng không đƣợc thay mới...gây ảnh hƣởng tiêu cực tới chất lƣợng cuộc sống của phạm nhân cũng nhƣ tạo ra những thách thức lớn đối với công tác quản lý. Cùng với đó, tình hình phạm nhân đến chấp hành hình phạt đang có xu hƣớng gia tăng, ngân sách còn eo hẹp nên kinh phí
  • 31. 24 đầu tƣ việc xây mới, sửa chữa, cải tạo còn rất hạn chế. Chính vì vậy, việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ giúp đẩy nhanh lƣu lƣợng phạm nhân luân chuyển, tiết kiệm cho ngân sách những khoản cho nuôi dƣỡng và phục vụ công tác quản lý phạm nhân. Đồng thời, với việc hạn chế quá tải các cơ sở giam giữ, điều kiện giam giữ cũng sẽ đƣợc cải thiện đáng kể. 1.2. Khái quát lịch sử pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù Lịch sử luật hình Việt Nam từ lâu đã ghi nhận những nội dung mang tính nhân đạo, thể hiện sự khoan hồng đối với ngƣời phạm tội nhƣng có lý do có thể xá, miễn một phần hoặc toàn bộ hình phạt cho họ. Theo tiến trình lịch sự, qua các giai đoạn, các quy định về tha, miễn hình phạt nói chung cũng nhƣ các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nói riêng có những đặc trƣng nhất định. 1.2.1. Trước năm 1945 Pháp luật về hình sự của các triều đại phong kiến Việt Nam đã sớm có những quy định về ân xá, ân giảm đối với ngƣời phạm tội. Tuy nhiên, qua các biến động lịch sử, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay không còn lại nhiều những văn bản của các triều đại xƣa về những nội dung này. Sử liệu còn lại về thời đại Hùng Vƣơng cho thấy, pháp luật tồn tại dƣới dạng luật tục, tập quản, việc ân xá tù phạm thực hiện chủ yếu qua mệnh lệnh trực tiếp của các lãnh đạo bộ lạc. Thời này, về cơ bản chƣa có những quy định pháp luật thành văn. Các quy định thành văn đầu tiên về các chế định ân giảm đƣợc ghi nhận tại các bộ hình luật dƣới các triều đại phong kiến. Thời Lý – Trần có những bộ luật “Hình thƣ” (1042), “Quốc Triều Thông Chế” (1230), “Hoàng Triều Đại Điển” (1341). Đặc điểm chung của các bộ luật này là các quy định thể hiện tính nhân đạo còn chƣa đƣợc hệ thống, thể hiện chủ yếu
  • 32. 25 thông qua các lệnh ân xá, thả tù phạm của Nhà vua trong những dịp trọng đại của đất nƣớc [37, tr.59,61,63]). Thời Lê, năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ “Quốc triều hình luật”. Thời Nguyễn, vua Gia Long cũng có ban hành bộ “Hoàng Việt luật lệ”. Các bộ luật trên đã thể hiện bƣớc tiến mới khi có những quy định về thi hành hình phạt, trong đó những nội dung về ân giảm. Mặc dù vậy, việc ân giảm hình phạt thời kỳ này vẫn là tha miễn toàn bộ hình phạt còn lại cho phạm nhân. Nhìn chung, các quy định ân giảm, xá miễn trong các đạo hình luật phong kiến Việt Nam còn đơn giản, chƣa có sự thống nhất về tên gọi, thể hiện chủ yếu qua việc xá tội tha tù trƣớc thời hạn, giảm từ tội nặng xuống tội nhẹ. Pháp luật thời kỳ này chƣa có những quy định về rút ngắn một phần thời hạn còn lại của hình phạt tù cho phạm nhân. Tới thời kỳ thực dân phong kiến, thực dân Pháp chia nƣớc ta thành 3 xứ, áp dụng ở mỗi xứ một bộ hình luật riêng: Bộ hình luật Bắc kỳ (1918) tại Bắc kỳ; Hoàng Việt hình luật (1933) tại Trung kỳ, và Hình luật canh cải (1912) tại Nam kỳ. Trong đó, hai bộ hình luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt hình luật chịu ảnh hƣởng nhiều của bộ Hình luật canh cải. Các bộ hình luật thời Pháp thuộc có những quy định những trƣờng hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, phóng thích có điều kiện, ân xá (grâce), xá miễn (grâce amnistiante)…[37, tr.58 - 60]. Những bộ luật thời Pháp thuộc ghi nhận lần đầu tiên văn hóa pháp lý phƣơng tây ảnh hƣởng trực tiếp đến các đạo luật thực định của Việt Nam. Các quy định về ân xá, xá miễn trong thời kỳ này về cơ bản đã có những dấu ấn mới, thể hiện tiến bộ về kỹ thuật lập pháp, mặc dù vậy vẫn chƣa có chế định độc lập về việc giảm thời hạn hình phạt tù đối với phạm nhân. 1.2.2. Giai đoạn 1945 – 1988 Trong giai đoạn này, pháp luật Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện, phần lớn thời gian còn chƣa có bộ luật hình sự. Thời kỳ này, giảm thời
  • 33. 26 hạn chấp hành hình phạt tù chƣa phải là một chế định độc lập mà đƣợc nhìn nhận nhƣ một hoạt động của công tác đặc xá. Nhân dịp Cách mạng tháng tám và Quốc khánh 02/09 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 148 ngày 10/08/1946. Sắc lệnh đặc xá số 148 có nội dung giảm một phần ba (1/3) hạn tù cho những ngƣời bị Tòa án quân sự xử phạt, trừ một số tội nhƣ “do thám, liên lạc hoặc tiếp tế cho quân địch…” hoặc ngƣời là sơ phạm bị Tòa án thƣờng xử phạt và ngồi tù chƣa quá một phần hai (1/2) thời hạn [20, tr.79]. Đợt đặc xá theo Sắc lệnh đặc xá số 148 là lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật của nƣớc Việt Nam mới, nội dung giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc ghi nhận và thực hiện. Sau đợt đặc xá trên, nội dung giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù tiếp tục đƣợc ghi nhận tại các đợt đặc xá năm 1947 (theo Sắc lệnh 89.SL), năm 1950 (theo Sắc lệnh 11-SL). Năm 1954, sau khi chiến thắng thực dân Pháp, đặc xá bao gồm nội dung ân giảm đƣợc thực hiện cùng với việc đại xá thông qua Thông tƣ 413/TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tƣớng Chính phủ. Năm 1958, nội dung giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc thực hiện trên cơ sở Thông tƣ 556/TTg ngày 24/12/1958. Trên cơ sở Thông tƣ trên, liên ngành Công an, Tƣ pháp, Viện Công tố trung ƣơng, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tƣ liên bộ số 73/TTLB ngày 11/08/1959 hƣớng dẫn điều kiện, thủ tục tha tù trƣớc kỳ hạn. Nội dung mới của văn bản này là thủ tục xét giảm án qua xét xử của một Hội đồng xét xử gồm Chánh án và hai Hội thẩm nhân dân hoặc Chánh án và hai Thẩm phán hoặc Chánh án và một Thẩm phán, một Hội thẩm nhân dân. Việc xét xử có sự tham gia của đại diện Viện Công tố cùng cấp và không cần sự có mặt của phạm nhân [1, tr.86]. Từ năm 1960 đến năm 1965, việc đặc xá trong đó bao gồm hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc thực hiện 05 lần [1, tr.87]. Việc
  • 34. 27 đặc xá đƣợc thực hiện trên cơ sở Quyết định của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội và Lệnh của Chủ tịch nƣớc. Năm 1966 việc đặc xá đƣợc thực hiện theo Quyết định số 278- QĐ/TVQH ngày 15/09/1966 và Lệnh số 80/LCT ngày 26/09/1966. Để triển khai và hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch đặc xá, liên ngành Công an, Tòa án, Kiểm sát ban hành Thông tƣ số 415/TT-DX ngày 30/09/1966 [1, tr.88]. Nội dung Thông tƣ hƣớng dẫn tƣơng đối cụ thể về các nội dung nhƣ: - Ngƣời đƣợc đề nghị đặc xá là: phạm nhân trƣớc là công nhân viên chức, bộ đội, nhân dân lao động phạm tội thƣờng trừ phạm nhân lƣu manh chuyên sống bằng trộm cắp, lừa đảo. Phạm nhân là địa chủ cƣờng hào, phạm nhân phản cách mạng mức án không quá 05 năm trừ gián điệp, biệt kích, thổ phỉ, phản động… - Tiêu chuẩn về thái độ cải tạo: vẫn nhƣ năm 1965 là thật thà ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo, tích cực lao động….. - Tiêu chuẩn về thời gian: phạm nhân đƣợc xét giảm án phải ở tù từ một phần năm mức án trở lên; nếu là bị tù chung thân thì phải ở tù từ 05 năm trở lên. Thông tƣ số 415/TT-ĐX cũng quy định cụ thể thủ tục đề nghị, thủ tục xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong kỳ đặc xá. Từ năm 1976 đến năm 1980, việc đặc xá đƣợc thực hiện theo chỉ đạo của các Nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, đƣợc hƣớng dẫn thực hiện bằng các Thông tƣ liên ngành của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao [1, tr.90]. Từ năm 1981 đến năm 1988, việc đặc xá bao gồm cả nội dung giảm án đƣợc chuyển thẩm quyền cho Hội đồng Nhà nƣớc, thực hiện thông qua ban hành các Nghị quyết. Liên ngành Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tƣ pháp ban hành Thông tƣ số 01/TTĐX-LB ngày 18/09/1985 hƣớng dẫn thực hiện đặc xá năm 1985. Đây là giai đoạn đánh dấu
  • 35. 28 sự chuyển biến trong quan điểm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Năm 1985, Bộ Luật Hình sự đầu tiên của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời có quan điểm mới. Qua quy định tại Điều 49, Điều 51, Bộ luật Hình sự năm 1985 coi giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là hoạt động độc lập với đặc xá.. Mặc dù vậy, do tới năm 1988, Bộ luật Tố tụng Hình sự mới ra đời, vì vậy từ năm 1985 đến năm 1988, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù vẫn đƣợc thực hiện nhƣ hoạt động trong các đợt đặc xá. Qua phân tích pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong giai đoạn 1945 đến năm 1988 có thể nhận thấy [1, tr.99-110]: - Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một hoạt động của công tác đặc xá. - Nội dung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc quy định tại nhiều hình thức văn bản pháp luật khác nhau, của nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau nhƣ Sắc lệnh, Thông tƣ, Thông lệnh, Nghị quyết, Quyết định….với mức độ chi tiết khác nhau nhƣng nhìn chung các văn bản càng ngày càng hoàn thiện, cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ. - Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc thực hiện cả ở hai cấp trung ƣơng và cấp tỉnh. 1.2.3. Từ 1989 đến nay Từ sau năm 1988, với sự ra đời và có hiệu lực của cả hai bộ luật quan trọng là Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc quy định riêng tại các văn bản pháp luật, đƣợc thực hiện độc lập với hoạt động đặc xá. Ngày 15/08/1989, liên ngành Bộ Nội vụ (Bộ Công an), Bộ Tƣ pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tƣ liên ngành số 04/TTLN về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Thông tƣ liên ngành 04/TTLN đã loại bỏ thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao,
  • 36. 29 Tòa án quân sự tối cao trong việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, theo đó, từ năm 1989, thẩm quyền giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù chỉ còn thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu. Cùng với đó, các Bộ, Ngành cũng ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết liên quan đến nghiệp vụ ngành dựa trên tinh thần và nội dung Thông tƣ liên ngành số 04/TTLN. Trong các đợt giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Cơ quan thi hành án hình sự cũng ban hành các công văn chỉ đạo và hƣớng dẫn thực hiện pháp luật. Ngày 21/12/1999, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua Bộ luật Hình sự 1999 thay thế cho Bộ luật Hình sự năm 1985. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt đƣợc quy định tại Điều 58, 59, trên tinh thần kế thừa và phát triển nội dung Điều 49, 51 Bộ luật Hình sự năm 1985. Tiếp theo đó, Bộ luật Tố tụng hình sự mới với quy định về điều kiện, trình tự thủ tục giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù tại Điều 268, 269 cũng đƣợc thông qua năm 2003 thay thế cho Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988. Mặc dù vậy, Thông tƣ liên ngành số 04/TTLN vẫn tiếp tục có hiệu lực và là căn cứ hƣớng dẫn hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đến 12/02/2007, khi Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp ban hành Quyết định số 241/QĐ-BTP, xác định Thông tƣ này hết hiệu lực. Để lấp khoảng trống pháp lý mà Thông tƣ liên ngành số 04/TTLN để lại, ngay trong cùng năm 2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành hai văn bản Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 và Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 có nội dung hƣớng dẫn thực hiện các quy định của Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Năm 2010, đạo luật riêng của hoạt động thi hành án hình sự là Luật Thi hành án hình sự ra đời với quy định tại Điều 33 ghi nhận giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nhƣ một hoạt động của phần thi hành hình phạt tù.
  • 37. 30 Trên tinh thần và nội dung của các Bộ luật, Luật liên quan, liên ngành Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tƣ liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 Hƣớng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Cho đến nay, cùng với Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật Thi hành án hình sự năm 2010, Thông tƣ liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA- BQP-TANDTC-VKSNDTC là văn bản quan trọng đƣợc các cơ quan có thẩm quyền sử dụng trong hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. 1.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong pháp luật hình sự một số quốc gia 1.3.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Cộng hòa Pháp Trong luật hình sự của Cộng hòa Pháp, chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hiện hành (réduction de peine) đƣợc thiết lập theo Luật ngày 29/12/1979 [37, tr.252]. Các phạm nhân trong khi thực hiện một hoặc nhiều hình phạt tù giam nếu có đầy đủ bằng chứng về việc ngƣời đó đã có cải tạo tốt thì có thể giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho họ. Thẩm phán phụ trách việc thi hành án có thẩm quyền quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho phạm nhân sau khi có ý kiến của Ủy ban thi hành án. Nếu phạm nhân bị kết án phạt tù dƣới một năm thì việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ tuyên bố một lần và mức giảm không quá bảy ngày trên một tháng. Ngƣợc lại, việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ tuyên bố hang năm nếu thời hạn hình phạt tù là trên một năm, Mỗi năm, phạm nhân đƣợc xét giảm không quá ba tháng. Trong năm tiếp theo năm ra quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt, nếu phạm nhân không cải tạo tót thì Thẩm phán phụ trách thi hành án hủy bỏ toàn bộ hay một phần quyết định đó sau khi có ý kiến của Ủy ban thi hành án.
  • 38. 31 Theo Luật số 86-1021 ngày 09/09/1986 về thi hành án (Loi n° 86-1021 du 9 septembre 1986 relative à l'application des peines) sau một năm tù, nếu phạm nhân tỏ ra có sự cổ gắng đáng kể trong việc tái hòa nhập xã hội, đặc biệt đã đạt kết quả tốt trong việc học phổ thông, học đại học hoặc học nghề, cho thấy đã tiếp thu đƣợc những kiến thức mới hoặc đã có sự tiến bộ thực sự trong việc giáo dục và đào tạo thì có thể đƣợc xét giảm bổ sung. Việc xét giảm bổ sung do thẩm phán phụ trách việc thi hành án quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ủy ban thi hành án. Mức giảm trong trƣờng hợp này không vƣợt quá một tháng cho mỗi năm tù nếu phạm nhân thuộc trƣờng hợp tái phạm hoặc không vƣợt quá 02 ngày mỗi tháng nếu thời hạn chấp hành hình phạt còn lại dƣới một năm tù. Nếu phạm nhân không thuộc trƣờng hợp tái phạm thì mức giảm lần lƣợt là mỗi năm hai tháng và 04 ngày cho mỗi tháng. So với Luật hình sự Việt Nam, quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Cộng hòa Pháp có một số khác biệt cơ bản nhƣ sau: - Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù chỉ có thể đƣợc áp dụng đối với phạm nhân đang thi hành hình phạt tù có thời hạn. - Thẩm phán không đƣợc quyền quyết định độc lập mà phải dựa trên việc hỏi ý kiến của Ủy ban thi hành án. - Mức giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật của Cộng hòa Pháp đƣợc khống chế theo mức phụ thuộc vào thời gian chấp hành hình phạt còn lại của phạm nhân thay vì mức cố định nhƣ pháp luật Việt Nam. - Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có thể bị hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ ngay cả sau khi đã có hiệu lực pháp luật nếu phạm nhân trong năm sau đó thể hiện việc cải tạo không tốt. 1.3.2. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Bộ luật Hình sự nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1979 (sửa
  • 39. 32 đổi mới nhất năm 2011) (中华人民共和国刑法 46 cũng ghi nhận quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù từ tại Đệ tứ chƣơng: Vận dụng cụ thể hình phạt (第四章:刑罚的具体运用 , Đệ lục tiết: Giảm hình (第六节:减刑 . Theo đó, phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù chung thân, hình phạt tù có thời hạn có thể đƣợc giảm nhẹ hình phạt tù nếu trong thời gian chấp hành án tuân thủ đúng quy định của trại giam, chịu sự cải tạo, giáo dục, hối cải hoặc lập công nhƣ: ngăn ngừa ngƣời khác phạm tội, tố giác tội phạm nghiêm trọng, có pháp minh sang chế hoặc cải tiến kỹ thuật, trong đời sống và sản xuất đã xả thân cứu ngƣời khác, có những cống hiến khác cho xã hội và Nhà nƣớc…[46, Điều 78, Điều 80]. Nhằm tránh việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù bị lạm dụng trái pháp luật, pháp luật Trung Hoa quy định những giới hạn nhất định của hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Cụ thể, sau khi giảm hình phạt, thời hạn chịu hình phạt thực tế không đƣợc ít hơn một phần hai thời hạn đã tuyên trong bản án đối với hình phạt tù có thời hạn, không ít hơn 10 năm đối với tù chung thân. Bộ luật Tố tụng hình sự nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1979 (sửa đổi mới nhất năm 2012) (中华人民共和国刑事诉讼法 Đệ tứ phiên (第四编 执 行), cũng quy định việc ngƣời bị kết án tù có thời hạn hoặc tù chung thân cho thấy sự ăn năn, hối cải hoặc lập công thì Cơ quan thi hành án gửi kiến nghị đến Tòa án, đồng thời gửi một bản sao cho Viện kiểm sát. Viện kiểm sát sẽ có ý kiến đối với trƣờng hợp đƣợc đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án [47, Điều 262]. Trên cơ sở hồ sơ do Cơ quan thi hành án gửi tới và ý kiến của Viện kiểm sát, Tòa án sẽ ra Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hay không.
  • 40. 33 Từ quan điểm của nhà làm luật Trung Hoa có thể thấy, cùng là pháp luật của hệ thống các quốc gia xã hội chủ nghĩa, các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có rất nhiều điểm tƣơng đồng với pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Việt Nam. 1.3.3 Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Hệ thống pháp luật Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ bao gồm nhiều cấp, có sự phân biệt giữa luật liên bang và luật pháp từng bang. Luật pháp liên bang đƣợc hệ thống dựa trên Bộ chuẩn luật quốc gia (The Code of Laws of the United States of America) xây dựng theo 50 chủ đề đƣợc đánh số từ 1 đến 50. Các nội dung về giảm hình phạt cho tù nhân đƣợc quy định tại Chuẩn luật số 18: Tội phạm và thủ tục hình sự (The U.S Code Title 18 -- Crimes and Criminal Procedure). Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Tổng thống là ngƣời có quyền ân xá đối với tù nhân. Việc ân xá bao gồm cả ân giảm cho ngƣời bị tử hình, giảm án cho tù nhân đang chấp hành hình phạt, tha tù trƣớc thời hạn… Tổng thống có toàn quyền và không buộc phải đƣa ra lý do, không bị khống chế số lƣợng và không phụ thuộc vào bất kỳ sự kiện chính trị - xã hội nào. Phạm nhân bị kết án tù muốn đƣợc xét giảm hình phạt phải có đơn thỉnh nguyện đến Tổng thống thông gửi qua Văn phòng biện lý đặc trách ân xá (Office of the Pardon Attorney) thuộc Bộ Tƣ pháp Hoa Kỳ. Đơn thỉnh nguyện đƣợc yêu cầu phải có hình thức rõ ràng, là bản đánh máy hoặc bản in [49]. Trong đơn, ngƣời làm đơn phải trình bày rõ những lý do, căn cứ để mình có thể đƣợc xét giảm bản án đã tuyên. Ngƣời đề nghị có thể gửi kèm các trang bổ sung, tài liệu trả lời cho bất kỳ câu hỏi liên quan đến yêu cầu. Việc không cung cấp đầy đủ thông tin, không đúng chính xác theo mẫu đơn yêu cầu có thể bị coi là giả mạo và là
  • 41. 34 căn cứ để từ chối đơn thỉnh nguyện. Nếu có căn cứ chứng minh việc giả mạo là cố ý, ngƣời thỉnh nguyện có thể bị xử lý hình sự với mức hình phạt tới 05 năm tù và 250.000 USD [48, §§ 1001 và 3571]. Đơn xin ân giảm của một ngƣời bị tuyên hình phạt tù sẽ không đƣợc chấp nhận nếu ngƣời đó chƣa chính thức chấp hành hình phạt đó. Thỉnh nguyện xin ân giảm cũng sẽ không đƣợc chấp nhận nếu ngƣời đó đang kháng án hoặc đang trong quá trình tố tụng của một tòa án khác [49]. Trong nhiệm kỳ của mình, tính tới tháng 9/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã giảm án cho 673 tù nhân, nhiều hơn số của 10 đời Tổng thống tiền nhiệm cộng lại [50]. Bên cạnh quyền khoan hồng của Tổng thống theo Hiến pháp và pháp luật liên bang, các bang cũng có những sắc luật riêng về tội phạm và hình sự trong đó quy định về nội dung giảm hình phạt (Commutation of sentence). Thẩm quyền giảm hình phạt nhìn chung thuộc về Thống đốc bang. Quyết định giảm hình phạt cho tù nhân của Thống đốc bang có thể do cá nhân, tổ chức đề nghị hoặc do cá nhân Thống đốc tự quyết định [1, tr.56]. So với pháp luật Việt Nam, chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong hệ thống pháp luật Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có một số khác biệt cơ bản sau: - Tổng thống, Thống đốc bang có quyền tự mình quyết định việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. - Không có quy định về mức giảm hay thời điểm giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân. - Quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt đƣợc trao cho các cá nhân, tổ chức hoặc chính Tổng thống, Thống đốc bang.
  • 42. 35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Yêu cầu đầu tiên khi tiến hành nghiên cứu về chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là cần xác định đƣợc khái niệm về “giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”. Đây là một khái niệm ít đƣợc đề cập chi tiết trong các công trình nghiên cứu luật học. Bằng việc phân tích, đánh giá, tiếp thu có chọn lọc từ các khái niệm liên quan, luận văn đã tổng hợp xây dựng đƣợc khái niệm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Từ khái niệm cơ bản, nội dung luận văn đã làm rõ đƣợc bản chất pháp lý của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Nội dung luận văn cũng chỉ ra đƣợc ý nghĩa của việc áp dụng chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Luận văn cũng đã sơ lƣợc đƣợc tiến trình xây dựng và phát triển của chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù gắn liền với bối cảnh xã hội của từng giai đoạn lịch sử, từ đó phản ánh đƣợc vai trò quan trọng của chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong luật hình sự. Góp phần đƣa ra đƣợc cải nhìn đa chiều về chế định, luận văn đã điểm qua về chế định giảm thời hạn của hình phạt tù tại pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, từ đó nhận xét, đánh giá sự tƣơng đồng, khác biệt so với pháp luật Việt Nam Nhƣ vậy, Chƣơng I đã đƣa ra đƣợc những nội dung cơ bản mang tính lý luận về chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, chỉ ra tầm quan trọng và tính cần thiết của chế định này trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, để có đƣợc cái nhìn sâu sắc về các nội dung chi tiết của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, luận văn tiếp tục phân tích những quy định của luật thực định, nghiên cứu tình hình áp dụng trong thực tiễn, chỉ ra những ƣu điểm cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại cần hoàn thiện.
  • 43. 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Ngọc Anh (2007), Hoàn thiện pháp luật về đặc xá ở Việt Nam, NXB Tƣ Pháp, Hà Nội. 2. Bộ Công an (2011), Thông tư số 40/2011/TT-BCA ngày 27/6/2011 quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, Hà Nội. 3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 về Hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Hà Nội. 4. Lê Cảm (2000), “Hình phạt và biện pháp tƣ pháp trong Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (8), tr.11-13. 5. Lê Cảm (2001), “Khái niệm, các đặc điểm, phân loại và bản chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (3). 6. Lê Cảm (2005), “Chế định đặc xá, chế định đại xá và mô hình lý luận của chúng trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (5), tr.10-16. 7. Lê Cảm (2005), “Lý luận về các biện pháp tha, miễn trong luật hình sự”, Chuyên đề trong Thông tin khoa học pháp lý, (07, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp. 8. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), Sách chuyên khảo sau đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Lê Cảm (2006), “Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự (tiếp theo lỳ trƣớc)”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (13), tr.8-17.
  • 44. 37 10. Đỗ Văn Chỉnh (2001), “Giảm, miễn chấp hành hình phạt tù – những thiếu sót cần khắc phục”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (9), tr.1-3. 11. Nguyễn Hồng Dƣơng, Phan Đại Doãn (1990), Sơ thảo lịch sử bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự xã hội Việt Nam thời Cổ, Trung đại, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2008 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 16. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, NXB CAND, Hà Nội. 17. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, Hà Nội. 18. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, Hà Nội. 19. Nguyễn Đức Mai (2007), “Về việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (3), tr.14 - 15.
  • 45. 38 20. Vũ Văn Minh (2014), “Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát việc hoãn, miễn, tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù”, Tạp chí Kiểm sát, (18), tr.23-28. 21. Võ Thị Kim Oanh, Nguyễn Quang Vũ (2013), “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (04), tr.3-10. 22. Nguyễn Hải Phong (2005), “Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung quy định về “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù” đƣợc quy định tại Thông tƣ 04 – 89/TT-LN”, Tạp chí Kiểm sát, (11), tr.33-35. 23. Phùng Tiến Quân (2010), “Bàn về việc sửa đổi một số quy định của Bộ luật Hình sự về hình phạt và việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”, Tạp chí Kiểm sát, (22), tr.31-32. 24. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 25. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội. 26. Quốc hội (2007), Luật Đặc xá, Hà Nội. 27. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội. 28. Quốc hội (2010), Luật Thi hành án hình sự, Hà Nội. 29. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 30. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 31. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 32. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự 2015 (dự thảo), Hà Nội. 33. Hoàng Mạnh Thƣởng (2006), “Bàn về việc kháng nghị giám đốc thẩm để hủy quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”, Tạp chí Kiểm sát, (13), tr.30-32. 34. Lê Thị Thúy (2011), “Cách tính thời hạn chấp hành hình phạt đối với ngƣời bị kết án tù chung thân lần đầu đƣợc giảm thời hạn chấp hành hình phạt”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (04), tr.29-32.
  • 46. 39 35. Tòa án nhân dân tối cao, Trƣờng cán bộ Tòa án (2015), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ xét xử và thi hành án hình sự, (bài 9), Hà Nội. 36. Trịnh Quốc Toản (2008), “Hoàn thiện một số biện pháp miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật hình sự năm 1999 đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp”, Tạp chí Khoa học: Kinh tế - Luật, (3), tr.174-180. 37. Trịnh Quốc Toản (2015), Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thanh Loan (2010) “Cần thống nhất cách tính thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với bị án “Tù chung thân” sau khi đƣợc giảm án lần đầu”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (16), tr.45-46,49. 39. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2014), “Báo cáo giảm án đợt 30/4-1/5 năm 2014, Hà Nội. 40. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2011”, Hà Nội. 41. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2012, Hà Nội. 42. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2013, Hà Nội. 43. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2014, Hà Nội. 44. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Tài liệu tập huấn công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, Hà Nội. 45. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2015, Hà Nội. II. TÀI LIỆU TIẾNG TRUNG 46. 中华人民共和国刑法 年修订版
  • 47. 40 47. 中华人民共和国刑事诉讼法 年修正 II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 48. The U.S Code Title 18 -- Crimes and Criminal Procedure. 49. United of States Department of Justique (2016), “Comumutation Instructions”, Washington,D.C. 50. White House (2016), “President Obama's Record on Commutations”, Washington, D.C.