SlideShare a Scribd company logo
1 of 48
1
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin cam đoan: Nghiên cứu với đề tài “Khảo sát và đánh giá khả năng ứng dụng
M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn” là công trình nghiên cứu của
nhóm chúng tôi, không sao chép của bất cứ ai. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình
nghiên cứu của mình.
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu khoa học này, chúng em đã nhận
được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, các anh chị và bạn bè. Với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc, chúng em xin cảm ơn chân thành tới: Cô Võ Thúy Linh-Giảng viên đã trực tiếp
hướng dẫn. Nếu không có sự hướng dẫn, dạy bảo của Cô, chúng em nghĩ bài nghiên cứu của
chúng em rất khó hoàn thành. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn Cô.
Chúng em xin chuyển đến toàn thể quý Thầy Cô Trường Đại học Sài Gòn, các Thầy Cô
trong Khoa Ngoại Ngữ lòng biết ơn sâu sắc nhất, đã dồn hết tâm huyết để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng em. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức và thời gian có hạn
nên chắc chắn bài nghiên cứu của chúng em không tránh khỏi sai sót. Kính mong quý Thầy Cô
trong hội đồng đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu của chúng em được hoàn thiện tốt hơn. Sau
cùng, chúng em xin chúc quý Thầy Cô trong Khoa Ngoại Ngữ và Cô sức khỏe dồi dào, luôn giữ
vững nhiệt huyết, niềm tin để tiếp tục sứ mệnh cao đẹp của nghề giáo là truyền đạt kiến thức cho
thế hệ mai sau.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, tháng 05 năm 2017
Nhóm nghiên cứu
2
Mục lục
Bản tóm tắt ............................................................................................................................................................. 3
Danh mục viết tắt ................................................................................................................................................... 6
Mở đầu ................................................................................................................................................................... 7
Chương I: Tổng quan M-learning .......................................................................................................................... 10
1.1. Định nghĩa M-learning.................................................................................................................................... 10
1.2. Đặc điểm M-learning....................................................................................................................................... 12
1.3. Tình hình sử dụng M-learning trên thế giới .................................................................................................... 13
1.4. Triển vọng M-learning tại Việt Nam............................................................................................................... 14
1.5. Những công trình nghiên cứu trước đây về M-learning.................................................................................. 15
Chương II: Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................................... 17
2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.................................................................................................................. 17
2.2. phương pháp nghiên cứu định lượng............................................................................................................... 18
2.3. thiết kế chương trình khảo sát ......................................................................................................................... 19
2.4. Tiến trình khảo sát sinh viên Sư phạm Anh .................................................................................................... 19
2.5. tiến trình khảo sát giảng viên tiếng Anh.......................................................................................................... 20
2.6 tiến trình phỏng vấn chuyên gia CNTT và quản trị mạng................................................................................ 21
Chương III: Kết quả nghiên cứu............................................................................................................................. 23
3.1. Kết quả khảo sát sinh viên............................................................................................................................... 23
3.2. Kết quả khảo sát giảng viên ............................................................................................................................ 33
3.3. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ........................................................................................................................ 43
Chương IV: Kết luận và kiến nghị ......................................................................................................................... 45
4.1. Kết luận ........................................................................................................................................................... 45
4.2. Hạn chế............................................................................................................................................................ 45
4.3. Kiến nghị......................................................................................................................................................... 46
3
BẢN TÓM TẮT
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG M-LEARNING TRONG SINH VIÊN
SƯ PHẠM ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Mã số: SV2016-19
1.Vấn đề nghiên cứu (vấn đề, tính cấp thiết)
Tình hình học tập ngoại ngữ của sinh viên nói chung và Đại học Sài Gòn nói riêng còn theo
lối mòn lý thuyết, thời lượng cũng như thời gian luyện tập và trau dồi của sinh viên chưa được
đáp ứng. Một trong những lý do dẫn đến vấn đề trên là phương tiện tiếp cận bài học một cách
thuận tiện còn hạn chế. Bên cạnh đó, phương pháp dạy học truyền thống hiện tại chưa phát huy
được tính chủ động của sinh viên trong mọi thời điểm phù hợp với đặc thù của ngành ngôn ngữ vì
sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên ngoài giờ học chưa cao. Trước thực trạng này, việc
hướng đến một phương pháp học ngoại ngữ mới, linh hoạt và phù hợp dành cho sinh viên sao cho
đáp ứng được nhu cầu học luyện mọi lúc mọi nơi được đặt ra. Qua quan sát, học tập qua các thiết
bị di động (M-learning) là một phương pháp được cho là phù hợp với việc học tiếng Anh vì đặc
điểm gọn nhẹ, luôn được mang theo bên cạnh người dùng của chúng như điện thoại di động, máy
tính bảng, Ipad… Xu hướng xây dựng các nguồn tài nguyên học tập có thể sử dụng trên các thiết
bị thông minh này nổi lên như một giải pháp hứa hẹn mang đến kết quả tốt bởi sinh viên là đối
tượng nhạy bén với công nghệ hiện đại, chỉ một vài chạm nhẹ trên màn hình điện thoại các bạn đã
có thể học thêm nhiều kiến thức một các tiện lợi và hiệu quả. Trong khi nhiều trường đại học trên
thế giới đã triển khai E-learning và M-learning ở mức độ sâu rộng thì tại Việt Nam, M-learning
vẫn chưa được phổ biến ở hầu hết các trường đại học. Vì vậy, việc triển khai học tập di động
dành cho sinh viên Trường ĐHSG có thể là một tiềm năng cho việc chủ động học tập mọi lúc mọi
nơi. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về học tập di động vẫn chưa từng được thực hiện tại
Trường ĐHSG, hiểu được sự hữu ích từ học tập di động đối với việc học tập của người học và
tình hình cũng như phương pháp học ngoại ngữ của sinh viên tại Trường, nhóm tác giả thực hiện
đề tài “Khảo sát, đánh giá khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh Trường
Đại học Sài Gòn” với mục đích tìm hiểu về M-learning, sự nhận biết và thái độ của sinh viên
Trường ĐHSG đối với việc học tiếng Anh qua các thiết bị di động, để từ đó đề xuất phương pháp
học tập mới giúp sinh viên chủ động hơn trong học tập.
2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu
4
Tìm hiểu về M-learning, sự nhận biết và thái độ của sinh viên Trường ĐHSG đối với việc
học tiếng Anh qua các thiết bị di động, để từ đó đề xuất phương pháp học tập mới giúp sinh viên
chủ động hơn trong học tập.
3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu (nêu rõ từng nội dung gắn với các mục tiêu cụ thể)
Chương 1: Cơ sở lí luận
• Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên chuyên Anh hệ Đại học Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại
học Sài Gòn
• Lịch sử về khởi nguồn của M-learning
• Các khái niệm cơ bản và các cơ sở lý luận về M-learning
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu
• Thiết kế bảng hỏi về thái độ và sự nhận biết của sinh viên đối với M-learning.
• Tiến hành khảo sát thái độ và sự nhận biết của sinh viên về M-learning qua bảng hỏi.
Chương 3: Phân tích số liệu
- Thu thập và phân tích số liệu bảng hỏi;
- Phân tích thái độ sinh viên về M-learning
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Tổng quan về nhận thức và thái độ của sinh viên về M-learning;
- Đánh giá sự nhận biết, mức độ quan tâm và thái độ của sinh viên với M-learning
- Đề xuất thiết kế hệ thống M-learning dành cho sinh viên chuyên Anh tại Trường ĐHSG.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý luận: phân tích và chọn lọc các công trình nghiên cứu về M-learning để tổng hợp
các thuyết khoa học phù hợp làm cơ sở lý luận cho đề tài.
+ Khảo sát: khảo sát bằng bảng hỏi đối với 120 sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh trong
tổng số 448 sinh viên Đại học chính quy Khoa Ngoại Ngữ Trường ĐHSG của trường trong cả
5
bốn năm học (sinh viên viên năm nhất, sinh viên năm hai, sinh viên năm ba và sinh viên năm tư
năm học 2016-2017) để tham gia thực hiện bảng hỏi. Việc khảo sát qua bảng hỏi nhằm ghi nhận
và đánh giá được sự nhận biết và thái độ của sinh viên về học tập di động dành cho việc học tiếng
Anh trước khi phương pháp này được áp dụng tại Trường.
+Khảo sát thái độ của giáo viên bằng việc quan sát các trang thiết bị như mạng Internet, wifi,
thiết bị di động của sinh viên thường dùng trong đó có dùng smart phone hay không, kết nối
mạng như thế nào nhằm đánh giá điều kiện cần thiết cho việc áp dụng M-learning đạt hiệu quả tốt
nhất.
+ Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu: phương pháp định lượng; định tính.
6
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Ý nghĩa
1 ĐHSG Đại học Sài Gòn
2 ĐTDĐ Điện thoại di động
3 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc (United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization)
4 M-learning Mobile learning
5 E-learning Electronic-learning
6 GSMA Hiệp hội thông tin di động toàn cầu (Global
System for Mobile Association)
7 PC Máy tính cá nhân (Personal Computer)
8 THPT Trung học phổ thông
7
MỞ ĐẦU
Việc thông thạo tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của mỗi cá nhân ngày càng trở nên cấp
thiết để đáp ứng nhu cầu giao tiếp và phục vụ công tác nhiều lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu.
Chúng ta làm bất cứ một ngành nghề nào nếu muốn phát triển cao thì đều cần phải đạt được trình
độ ngoại ngữ nhất định. Vì thế, việc học tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng với tất cả chúng
ta và phổ biến ở cả thành thị và nông thôn. Chính vì vậy, trung tâm Anh ngữ mọc lên ngày càng
nhiều và đa dạng, có thể kể đến như Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS), Hội đồng Anh (British
Council), Ngoại ngữ Thần Đồng, Ngoại ngữ Không Gian v.v...Và cũng không khó để chúng ta
bắt gặp hình ảnh các vị phụ huynh hàng ngày chen chân trong dòng xe cộ đông đúc lúc tan tầm
hay cuối tuần để đưa đón con em đi học tại các trung tâm ngoại ngữ cũng như ở các lớp học thêm
tại nhà giáo viên. Có thể nói, việc học ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh gần như trở thành một
“trào lưu” của người dân, đặc biệt ở thành thị. Tuy ngày càng có nhiều người học tiếng Anh
nhưng thông thạo tiếng Anh thì không phải ai cũng có thể làm được, học sinh có thể đi học tiếng
Anh ở trung tâm Anh ngữ hay học thêm nhưng lại không biết cách viết một bài văn tiếng Anh
như thế nào, ngại giao tiếp với người bản xứ, hoặc thậm chí còn có học sinh “mất gốc” tiếng
Anh… Vì vậy, việc học tiếng Anh một cách hiệu quả vẫn còn là một bài toán khó của một bộ
phận lớn người học hiện nay. Nguyên nhân bởi đối tượng người học ngày nay rất đa dạng về độ
tuổi, trình độ và công việc bao gồm sinh viên, nhân viên văn phòng, nội trợ, công nhân, thiếu nhi,
thanh thiếu niên, thanh niên, trung niên, người già… Mỗi đối tượng người học lại gặp một số khó
khăn nhất định trong việc học và nguyên nhân chủ yếu dễ dẫn đến tình trạng học không hiệu quả
là hạn chế về thời gian. Chẳng hạn, sinh viên thường bận rộn với việc học tập tại trường và làm
thêm bên ngoài để trang trải cuộc sống nên không có nhiều thời gian để học tiếng Anh. Trong khi
nhân viên văn phòng gần như bận rộn cả ngày với công việc hành chính một ngày 8 tiếng, người
nội trợ thường bận rộn với việc chăm sóc nhà cửa, công nhân cũng vô cùng tất bật với việc làm
có khi tăng ca lên đến 12 giờ mỗi ngày nên cũng không thể dành nhiều thời gian cho việc học
ngoại ngữ. Bên cạnh đó, thiếu nhi và thanh thiếu niên còn ngồi trên ghế trường phổ thông cũng
hết sức bận rộn và mệt mỏi với những tiết học đầy căng thẳng chính khóa và các lớp học thêm
những môn học khác như Toán, Lí, Hóa… nên dễ cảm thấy đuối sức khi học tiếng Anh. Đối với
những người lớn tuổi thì trí nhớ và sự năng động giảm sút lại chính là những trở ngại lớn nhất
trên con đường chinh phục ngoại ngữ. Bên cạnh đó, sự đa dạng về trình độ người học cũng cần
được chú ý: người mới bắt đầu, sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Đây cũng là một khó khăn trong việc
dạy và học ngoại ngữ, trình độ người học đa dạng nên giáo viên không thể áp dụng cùng một
phương pháp, một trình độ nào đó đối với cả lớp, nhưng nếu đối với mỗi học sinh, giáo viên lại
áp dụng một cách dạy khác nhau thì sẽ không đủ thời gian, và giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn
8
trong việc thiết kế bài giảng cũng như bài tập. Điều này gây ra tình trạng nếu dạy ở mức quá thấp
thì những học sinh giỏi không được học những kiến thức mới, những kiến thức nâng cao, những
cách làm hay đối với một dạng bài tập nào đó cũng như không phát triển được các kĩ năng kiến
thức…Trong khi nếu dạy ở một mức độ cao hơn thì những học sinh yếu lại không thể theo kịp.
Qua những lí do vừa kể trên, ta có thể thấy các đối tượng đều gặp khó khăn trong việc học ngoại
ngữ, người thì bận rộn với công việc chính, người thì khả năng học tập giảm sút. Hầu hết người
học không có thời gian tham gia các lớp học để được sự hỗ trợ của giáo viên, đọc sách hoặc mang
theo các công cụ cồng kềnh hỗ trợ học luyện tiếng Anh. Trong khi đó, việc học tiếng Anh cần có
thời gian và công cụ ôn luyện đều đặn các kỹ năng thì mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, phương
pháp dạy tiếng Anh tại lớp chưa thật sự đáp ứng yêu cầu đối với các đối tượng người học bận rộn
như thế và tình hình học tiếng Anh mà không được tiếp cận với bài học thường xuyên thì mục
đích trau dồi ngoại ngữ không đạt được.
Đối tượng người học chưa thật sự phát huy kỹ năng ngôn ngữ mà tác giả muốn nhấn
mạnh ở đây là sinh viên chuyên Anh Trường Đại học Sài Gòn. Số lượng sinh viên chuyên Anh
chính quy vào khoảng hơn 1650 sinh viên, hơn 600 sinh viên Sư phạm Anh và hơn 1050 sinh
viên Ngôn ngữ Anh (theo số liệu báo cáo của Phòng Công tác Sinh viên Trường tháng 12/2016).
Đây là những học sinh xuất sắc vì để có thể đặt chân vào ngưỡng cửa đại học, họ đã trải qua các
kì thi cam go là tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào đại học. Từ thực tiễn khoa học
ngày càng phát triển, đồng thời các quốc gia trên thế giới đã áp dụng rộng rãi các thiết bị di động
vào việc học, nền giáo dục Việt Nam đang hướng đến sử dụng M-learning trong quá trình giảng
dạy.
Chính vì vậy nhóm nghiên cứu tham khảo các tài liệu về M-learning, thực hiện một cuộc
khảo sát bước đầu về M-learning tại Trường Đại học Sài Gòn và cụ thể là dành cho các sinh viên
chuyên Anh. Tuy nhiên, qua quan sát từ điểm số các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đặc biệt là phát
âm tiếng Anh, kết quả sinh viên đạt được ở các kỹ năng chưa cao (từ điểm thi các học kỳ gần
nhất của sinh viên), hầu hết trung bình các sinh viên chỉ đạt các điểm từ 5 đến 6.5 (76%), điểm
khá giỏi từ 7 đến 9 điểm chỉ đạt vào khoảng 24 %. Điểm số như trên chưa thật sự đạt yêu cầu đối
với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Phương pháp học và luyện các kỹ năng tiếng Anh của sinh
viên cần phải điều chỉnh và thay đổi để đảm bảo chất lượng học tập. Chính vì vậy, một phương
pháp dạy và học tiếng Anh mới sao cho người học dễ dàng tiếp cận và luyện học tiếng Anh trực
tiếp và mọi lúc mọi nơi trên một loại công cụ gọn nhẹ mà có thể tích hợp nguồn tài nguyên từ dễ
đến khó trên đó để giúp các dạng đối tượng người học chủ động và quyết định thời gian, kiến
thức yêu thích cần được đề xuất. Cụ thể, công trình nghiên cứu này bàn bạc về khả năng để tiếp
cận và sử dụng một phương thức dạy và học mới dựa trên các thiết bị di động và hệ thống mạng
không dây (điện thoại thông minh) của sinh viên chuyên Anh Trường Đại học Sài Gòn.
9
1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu mà nhóm tác giả hướng đến là khả năng ứng dụng M-learning trong
sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên Sư phạm Anh Khoa Ngoại Ngữ
Trường Đại học Sài Gòn
- Tổng hợp một số cơ sở lý luận về M-learning
- Đánh giá các điều kiện, khả năng ứng dụng M-learning của sinh viên ngành Sư phạm Anh
Trường ĐHSG
- Đề xuất ứng dụng hệ thống học tập di động dành cho sinh viên Trường ĐHSG.
3. Câu hỏi nghiên cứu: Công trình nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi:
1. Thái độ của sinh viên Sư phạm Anh, giảng viên tiếng Anh và chuyên gia công nghệ thông
tin và quản trị mạng tại Trường Đại học Sài Gòn đối với việc học tập qua các thiết bị di
động (M-learning) như thế nào?
2. Khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn là
khả thi hay không?
4. Ý nghĩa đề tài:
Công trình nghiên cứu này được thực hiện nhằm nghiên cứu khả năng ứng dụng M-learning
trong sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn và từ đó nhân rộng ra các khoa, ngành
khác của Trường.
10
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN M-LEARNING
Giữa thời phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin , các thiết bị điện tử ngày càng
phát triển vượt bậc. Trong đó, các thiết bị điện tử di động như laptop, máy tính bảng, Ipad, Ipod,
và các loại điện thoại di động, điện thoại thông minh (smart phones) đang chiếm ưu thế và trở nên
rất thịnh hành. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc - UNNESCO (2013)
thống kê, những quốc gia phát triển có tới 4 trên 5 người sở hữu và sử dụng điện thoại di động.
Tuy nhiên, nó đang tăng với tốc độ rất nhanh ở các nước đang phát triển. Cụ thể, GSMA (2012)
dự đoán vào năm 2017 khoảng nửa số dân ở các nước đang phát triển sẽ có ít nhất một thuê bao
di động được kích hoạt cho một cá nhân. Các chuyên gia cũng dự đoán rằng, máy tính bảng – một
loại thiết bị di động, sẽ có doanh số bán tương đương với doanh số bán máy tính cá nhân (PCs)
vào đầu năm 2016 (NPD, 2012). Điều này cho thấy, thiết bị di động đang ngày càng phổ biến.
Theo thống kê của Tổ chức Liên minh Viễn thông quốc tế năm 2015, có xấp xỉ 8,5 tỷ thuê bao di
động và khoảng 92 phần trăm dân số thế giới đang được sử dụng. Tức là cho đến thời điểm hiện
tại, điện thoại di động đang được sử dụng với số lượng khổng lồ trên thế giới.
Vậy thiết bị di động là gì và hiểu khái niệm thiết bị di động như thế nào mới là chính xác?
Về định nghĩa thiết bị di động, do công nghệ di động luôn phát triển không ngừng nên theo
UNESCO (2013), thiết bị di động không nhất thiết phải là những cái tên cụ thể như đã được nêu
trên, mà chúng được gọi chung là những thiết bị điện tử cá nhân có thể xách tay, có kết nối
Internet, có khả năng đa phương tiện và có thể thao tác nhiều việc một cách dễ dàng, nhất là
những việc liên quan tới giao tiếp. Các thiết bị này được thiết kế với kích cỡ nhỏ gọn và đa tính
năng hiện đại có khả năng hỗ trợ người học luyện tiếng Anh trực tiếp mọi lúc mọi nơi. Chính vì
sự phổ biến và tiện lợi này, thiết bị di động được xem xét để đưa vào hỗ trợ việc học tập. Từ đó,
một mô hình học tập mới - học tập trên thiết bị di động (M-learning) xuất hiện.
1.1. Định nghĩa M-learning
M-learning có thể được hiểu theo nhiều cách. Ally (2009) nói rằng học tập trên các thiết bị
di động hay còn gọi là mobile learning (M-learning) là việc sử dụng các thiết bị di động để đưa
thông tin và hỗ trợ các tài liệu học tập cũng như giao tiếp giữa các sinh viên với nhau, người
hướng dẫn hoặc các cơ sở đào tạo. Theo quan điểm Trần Trung và Nguyễn Viết Dũng (2016), M-
learning là hình thức học tập có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Người học được tạo cơ hội học tập
thông qua các thiết bị di động như điện thoại di động, PDA (Personal Digital Assistants), pocket
PC….
11
Nhờ vào công nghệ hiện đại, các kiến thức, kỹ năng tiếng Anh sẽ được cung cấp rất phong
phú ngay trên các thiết bị cầm tay, đặc biệt là điện thoại di động sẽ có khả năng được người học
hướng đến bởi điện thoại di động ngày nay đã trở thành “vật bất ly thân” của hầu hết mỗi người.
UNESCO (2013) cũng đã viết rằng việc học tập trên các thiết bị di động (M-learning) bao gồm
việc sử dụng công nghệ di động kết hợp với công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để học tập
mọi lúc mọi nơi.
Tổ chức này cũng cho biết, M-learning có thể được hiểu theo nhiều cách: người học có thể
sử dụng các thiết bị di động để tiếp cận với các nguồn thông tin giáo dục (lấy tài liệu học tập từ
trang web nhà trường, nhận bài tập về nhà và nộp bài tập cho giáo viên không cần phải gặp trực
tiếp), kết nối với người học khác (làm việc nhóm, trao đổi, bàn bạc, thảo luận bài học với bạn bè
ngay trên thiết bị di động; tăng tính cạnh tranh lành mạnh, làm tăng hứng thú học tập thông qua
việc thi đua xem ai được điểm cao hơn trong các bài kiểm tra nhanh, trò chơi học tập thú vị trên
các ứng dụng di động) hoặc tự xây dựng nội dung học tập trong và ngoài lớp (một số ứng dụng
trên thiết bị di động cho phép học sinh tự tạo bài học, làm bài tập và ôn tập như ứng dụng
Quizlet.com). Mobile learning cũng bao gồm việc hỗ trợ những mục tiêu giáo dục lớn hơn như
xây dựng hệ thống quản lí trường học hiệu quả và giúp việc liên hệ giữa nhà trường và gia đình
học sinh trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn (báo kết quả học tập, nhắc nhở lịch kiểm tra, nhắc nhở đóng
học phí và các thông báo khác qua điện thoại cho phụ huynh) . Chữ “M” trong M-learning, ngoài
cách hiểu “mobile”, tức là học tập với sự giúp đỡ của thiết bị di động, chú trọng vào thiết bị
(Sharples và cộng sự, 2002), còn có thể được hiểu như “mobility”, tức nhấn mạnh vào sự di động,
linh hoạt, thuận lợi cho người học (O’Malley và cộng sự, 2003). Nghĩa là M-learning là việc học
tập có thể được thực hiện mọi lúc mọi nơi, không nhất thiết phải diễn ra tại một địa điểm hay thời
gian cụ thể. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng M-learning là “hậu duệ” của E-learning (Yiannis
Laouris và cộng sự, 2009). Pinkwart và cộng sự (2003) định nghĩa E-learning là việc học tập
được hỗ trợ bởi công cụ điện tử ( digital “electronic” tools) và truyền thông (media), và M-
learning chính là hình thức E-learning sử dụng các thiết bị di động và đường truyền không dây.
Tuy nhiên, theo Nguyễn Danh Nam (2010), E-learning nhiều khi lại đòi hỏi cần có sự kết nối
Internet mà không phải lúc nào người học cũng có thể dễ dàng tiếp cận được, cụ thể, người học
không thể tận dụng thời gian trong lúc rảnh rỗi như: khi ở trên xe buýt, dạo chơi ở công viên, lúc
đi tham quan,...để học tập, do đó những thiết bị học tập di động với khả năng gắn liền với người
sử dụng các ứng dụng của công nghệ không dây như: Wi-Fi, Bluetooth,…và các hệ thống kết nối
viễn thông toàn cầu như GPS, GSM, GPRS, 3G, CDMA,…cùng các vệ tinh thu phát sóng trên
khắp thế giới trở nên rất cần thiết. Chính vì thế, một hình thức học tập mới, xu hướng mới của các
mô hình học tập từ xa, đó là M-learning được ra đời với nhiều đặc điểm vượt trội được thế giới
nhiệt tình hưởng ứng.
12
1.2. Đặc điểm M-learning
Bàn về đặc điểm, M-learning có những đặc điểm của E-learning. Theo thông tin từ Đại học
Thái Nguyên, E-learning có những đặc điểm như sau: việc học tập được tiến hành dựa trên việc
sử dụng các công nghệ Web và Internet (Horton); việc học tập, đào tạo được thực hiện dựa trên
công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc), việc học tập được truyền tải hoặc
hỗ trợ qua công nghệ điện tử (Sun Microsystems, Inc). Ngoài ra, M-learning còn có những đặc
điểm riêng. Theo Ally (2011), những đặc điểm đó bao gồm: kết nối được với web và thông tin
mạng; tiếp cận được với những tài liệu và nguồn thông tin trực tuyến hiện hữu khi cần; cho phép
học tập mọi lúc mọi nơi; cho phép người học tự tạo nội dung thông tin, kiến thức; tạo khả năng
học tập và đào tạo tức thời; sự tiện lợi của thiết bị cho phép người dùng có thể mang theo và sử
dụng trên đường đi làm, đi du lịch, trong thời gian rảnh rỗi hay ở chỗ làm; không bị giới hạn bởi
địa điểm học tập; học và giao tiếp ở mọi nơi; kết nối với nhiều người ở nhiều hoàn cảnh khác
nhau; kết nối giữa các nền văn hóa và khắp nơi trên thế giới; mang việc học tới những người chỉ
có thể tiếp cận với giáo dục thông qua thiết bị di động.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các thiết bị
không dây, điện thoại di động hay máy tính bảng…đang trở nên đa dạng và phong phú hơn bởi
những sự tiện lợi mà chúng mang lại cho người sử dụng (gọn gàng, dễ dàng thao tác…). Với
những ưu điểm vượt trội không thể phủ nhận của chúng, nhiều hình thức học tập trên các thiết bị
này cũng được ra đời nhưng đáng chú ý nhất là M-learning.
M-learning (học tập qua các thiết bị di động) đã mang lại nhiều thuận tiện cho người học
khi tham gia vào các khóa học cũng như tiếp cận các nguồn tài liệu liên quan, phù hợp với thời
gian, mục tiêu và trình độ của người tham gia. Nội dung được thiết kế và cung cấp trên M-
learning rất đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi, ngành nghề (văn bản, ứng dụng, âm thanh,
video…). Các khóa học và bài dạy trên M-learning cũng được thiết kế sinh động; các thông tin và
tài liệu học tập được cập nhật liên tục theo đời sống hiện đại góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học.
Hình thức học này cho phép người học có thể truy cập và sử dụng dịch vụ học trực tuyến
trên thiết bị di động của mình bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Không những thế, người dùng còn
có thể chủ động kiểm soát tốc độ học tập của mình để phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức,
trình độ và linh hoạt về mặt thời gian học. Qua đó, người học cũng có thái độ tích cực và thoải
mái hơn trong việc tiếp cận với nguồn tri thức hiện đại để củng cố, nâng cao sự hiểu biết của bản
thân. Các thiết bị điện tử ít cồng kềnh dễ vận chuyển khi người học muốn thay đổi môi trường
học tập. Không những thế, M-learning tạo cơ hội hoạt động theo nhóm hay ghi chép các điều
quan trọng trực tiếp thông qua điện thoại di động. M-learning thật sự đã tiết kiệm nhiều thời gian
13
cho người học bởi màn hình cảm ứng cho phép người học di chuyển trang web liên kết dễ dàng
hơn so với những thiết bị khác.
Bên cạnh những ích lợi dành cho người học, M-learning còn mang lại những lợi ích lớn
đối với người tham gia giảng dạy trên nó. Khi sử dụng M-learning, họ có thể theo dõi thông tin
các khóa học mọi lúc mọi nơi, giải đáp các yêu cầu của học viên một cách nhanh chóng, theo dõi
và củng cố thêm kiến thức cho các khóa học cũng như dễ dàng theo dõi các bài kiểm tra đánh giá
và xuất kết quả kiểm tra trong thời gian ngắn nhất.
Như vậy, việc khai thác và ứng dụng M-learning vào việc học tiếng Anh cho sinh viên Sư
phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn rất có tính khả thi vì người học có thể học, làm bài tập, chỉnh
sửa và tự kiểm tra kết quả trực tuyến dễ dàng ở bất cứ nơi đâu. Từ những ưu điểm và sự tiện lợi
nói trên, việc áp dụng hình thức học tập M-learning sẽ mang lại hiệu quả cao trong học tập cũng
như nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà.
1.3. Tình hình sử dụng M-learning trên thế giới
Tuy thiết bị điện tử không đảm bảo về khả năng lưu trữ các thông tin, năng lượng pin cùng
sức khoẻ mắt, người dùng sẽ cảm thấy mỏi mắt khi học tập trên màn hình nhỏ của điện thoại suốt
nhiều giờ, nhưng nhờ những đặc điểm nổi bật và tính thực tiễn cao của M-learning đã khiến cách
học này trở nên khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Nói chính xác, M-leanring đã và đang được
ứng dụng vào học tập dưới các hình thức như đào tạo từ xa, Podcasting, tự học của sinh
viên….Theo nghiên cứu dự đoán về thị trường M-learning thế giới của Ambient Insight năm
2012-2017, thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của M-learning đạt tới 5.3 tỷ đô-la vào năm
2012, tỉ lệ tăng hàng năm trong giai đoạn năm năm là 18.2% và doanh số này sẽ tăng hơn gấp đôi,
đạt 12.2 tỷ đô-la vào năm 2017. Theo Walker (2006), các dự án học tập trên thiết bị di động đã
xuất hiện rộng rãi khắp Châu Âu. Tại đây họ đã dùng PDA và máy tính bảng trong lớp học thông
qua điện thoại di động để hỗ trợ việc học tập giữa trường học và viện bảo tàng, cho những đợt
thực tập và du lịch. Hiện tại, Nhật Bản, Đài Loan và một số nước Nam Phi là những quốc gia đi
đầu trong việc ứng dụng M-learning vào giáo dục; tiếp theo, Hàn Quốc và Trung Quốc là những
nước có nhiều tiềm năng để sử dụng hình thức dạy học này; Úc, Canada, Ấn Độ cũng đang bắt
đầu với các thử nghiệm về M-learning (Trần Trung và Nguyễn Viết Dũng, 2016). Ý kiến này
giống với những gì giáo sư Scott Motlik ( 2008) nhận xét về nền giáo dục châu Á. Giáo sư Motlik
cho rằng Châu Á phù hợp với M-learning hơn vì điện thoại di động rất phổ biến và phát triển ở
Châu Á: Trung Quốc là quốc gia có thị trường tiêu thụ ĐTDĐ lớn nhất toàn thế giới. Tương tự ở
Hàn Quốc năm 2007, cứ 100 người thì đã có trên 80 thuê bao ĐTDĐ được kích hoạt và sử dụng.
Châu Á hiện đang dẫn đầu thế giới về thị trường tiêu dùng ĐTDĐ, và số lượng sử dụng điện thoại
di động vẫn không ngừng tăng thêm, đạt trên 45% vào năm 2010. Không chỉ thịnh hành tại các
14
nước tiêu biểu Châu Á, sự phát triển của ĐTDĐ còn lan rộng một cách mạnh mẽ sang những
nước như Malaysia, Thái Lan và Philipin với hơn 50 thuê bao trên 100 dân số. Do đó, M-learning
đã trở thành một khái niệm rất quen thuộc tại những quốc gia này. Theo pda.vietbao.vn, M-
learning thậm chí đã được đưa vào ứng dụng tại nhiều trường học ở khu vực châu Á. Cụ thể, ở
Bangkok Thái Lan, hơn 90% các sinh viên tại Viện Công nghệ của King Mongkut sở hữu ĐTDĐ,
và các sinh viên tại đây đã dùng ĐTDĐ để thực hiện bài thi bằng cách gửi tin nhắn SMS đến một
số điện thoại được nhà trường qui định để trả lời các câu hỏi hiện trên màn hình máy chiếu. Bên
cạnh đó, tại Nhật Bản, ĐTDĐ cũng được sử dụng rộng rãi trong việc giảng dạy môn tiếng Anh.
Theo số liệu từ những cuộc khảo sát đã được tiến hành tại quốc gia này, ĐTDĐ ở Nhật đã vượt
qua máy tính bàn với tỷ lệ 5-1 về mức độ phổ biến được yêu thích, và trong khi chỉ có 43% học
sinh Nhật dùng máy tính để gửi email thì có tới 99% dùng ĐTDĐ để trao đổi email. Khảo sát còn
cho thấy các bài học về từ vựng tiếng Anh khi được thiết lập trên ĐTDĐ nhận được phản ứng rất
tích cực từ học sinh. 71% học sinh thích tiếp nhận bài học trên ĐTDĐ hơn trên máy tính bàn;
93% nhận thấy hiệu quả của ĐTDĐ trong giảng dạy; 89% muốn tiếp tục dùng ĐTDĐ để phục vụ
mục đích học tập. Kết quả học tập với sự hỗ trợ của ĐTDĐ cũng rất khả quan: trung bình học
sinh nhớ được 5-6 từ tiếng Anh khi dùng biện pháp SMS, trong khi học bằng máy tính bàn, họ
chỉ nhớ được 3 từ. Gần đây, ở Philipin, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy được sự phổ biến của
việc ứng dụng ĐTDĐ trong giáo dục. Họ lí giải rằng, do chi phí dùng ĐTDĐ giảm và các chức
năng tăng lên nên hầu hết sinh viên, học sinh ở Philipin đều có ĐTDĐ. Trường Đại học Mở của
Philipin (Philippines Open University) đã chính thức tổ chức những khóa học di động thông qua
SMS ở môn tiếng Anh, Toán học và một số môn khoa học. Hiện tại, những khóa học ngoại khóa
bằng SMS cũng đang được thảo luận để tiến hành. 80% các sinh viên ủng hộ cách học qua SMS
mới mẻ này và tận 81% sinh viên nói “họ sẽ chọn cách học qua SMS” dù biết rằng chi phí một tin
nhắn SMS trong khóa học ngoại khóa đắt hơn một tin nhắn SMS thông thường. Sử dụng ĐTDĐ
để hỗ trợ học tập cũng không phải là điều quá mới mẻ ở châu Phi. Chỉ có ít hơn 11% dân số Nam
Phi dùng điện thoại cố định; trong khi đó, có gần 90% dân số nước này sử dụng ĐTDĐ. Một
nghiên cứu ở quốc gia này còn cho thấy rằng phải mất từ 3 đến 18 ngày thì tất cả các sinh viên
mới nhận được thông tin nếu không dùng SMS. Hơn nữa, việc dùng SMS đã giúp tiết kiệm 20 lần
thời gian chuyển thông tin đến người học so với khi sử dụng dịch vụ bưu chính. Tại Kenya, việc
dùng ĐTDĐ để gửi SMS học tập cũng đã được thực hiện từ trước năm 2005. Tóm lại, M-learning
đang và nhiều khả năng trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới trong tương lai. Sức ảnh hưởng
của M-learning không chỉ nằm ở một quốc gia hay một khu vực mà là toàn thế giới.
1.4. Triển vọng M-learning tại Việt Nam
Tại Việt Nam, triển vọng ứng dụng các thiết bị di động ngày càng mạnh. M-learning có
nhiều lợi thế hơn so với việc học tập trên máy tính truyền thống vì nó có chi phí thấp hơn, ít cồng
15
kềnh hơn, và ít tạo ra giới hạn về không gian, thời gian học tập. Theo số liệu của Trần Trung,
Nguyễn Viết Dũng (2016) tìm được, hiện tại, nhiều địa điểm làm việc di động đã xuất hiện trên
các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,…; số lượng điện thoại di
động tăng nhanh gấp 3 lần số lượng máy vi tính và khoảng 70% số ĐTDĐ này có khả năng kết
nối Internet; số PDAs và điện thoại thông minh cũng tăng nhanh về số lượng (số lượng bán nhiều
hơn máy vi tính); số lượng công ty phát triển các phần mềm trên ĐTDĐ mọc lên nhiều hơn; hệ
thống viễn thông phát triển nhanh, giá thành sử dụng giảm. Hơn nữa, E-learning đang phát triển
rất mạnh. Đây là tiền đề thuận lợi để phát triển M-learning.
1.5. Những công trình nghiên cứu trƣớc đây về M-learning
Nhận thấy được tiềm năng của M-learning, trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên
cứu đã dành sự quan tâm đặc biệt cho phương pháp khá mới mẻ này. Kết quả là nhiều đề tài
nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực M-learning đã được tiến hành và thu được kết quả khả quan.
Năm 2007, tại Áo, Denk đã nghiên cứu về những thách thức và tiềm năng của M-learning.
Anh cho biết, khó khăn lớn nhất mà M-learning phải đối mặt đó là sự gián đoạn trong thời gian
học tập gây ra bởi các yếu tố môi trường và vấn đề kỹ thuật dẫn tới sự thiếu tập trung và sau đó là
hiệu quả học tập kém. Thiếu hỗ trợ về tài chính hay những phiền phức xảy ra khi điện thoại được
cho phép sử dụng ở trường học như: mất trộm, chuông điện thoại reo, dùng điện thoại vì mục
đích cá nhân trong giờ học, dùng điện thoại để gian lận trong thi cử cũng là những vấn đề lớn gây
cản trở việc ứng dụng M-learning vào thực tế. Tuy nhiên, bên cạnh những rào cản, M-learning
chứng minh tiềm năng ứng dụng của mình thông qua những lợi ích vượt trội mà nó mang lại.
Những lợi ích đó là: tạo ra sự linh hoạt trong học tập vì thiết bị di động cho phép học tập diễn ra
mọi lúc, mọi nơi; tăng đáng kể sự tương tác giữa nguời học với nhau và với giáo viên thông qua
thiết bị di động; cho phép người học làm chủ, kiểm soát việc học tập của mình, ít phụ thuộc hơn
vào giáo viên; khiến việc học trở nên bớt nặng nề so với học tập trên lớp… và nhiều lợi ít khác
nữa.
Kukulska-hulme (2009, vương quốc Anh) nghiên cứu về đóng góp của M-learning và tìm
hiểu xem liệu M-learning có làm thay đổi cách dạy học ngôn ngữ hiện nay hay không. Trong đề
tài nghiên cứu của mình, Kukulska-hulme đã tập trung trình bày giá trị của M-learning thông qua
những dự án dạy học M-learning thành công trong phạm vi trong lẫn ngoài lớp học, trong những
chuyến thực tập của sinh viên đại học, hỗ trợ học sinh tìm hiểu về môi trường sống hay tham
quan học tập ở bảo tàng…Về phương diện ngôn ngữ, M-learning có thể hỗ trợ học tập thông qua
tin nhắn, Podcasting, blog. Giáo viên dùng điện thoại di động để theo dõi tiến độ học từ vựng của
học sinh, học sinh trao đổi nghĩa của từ vựng với nhau và với giáo viên ngay trên điện thoại. Tóm
lại, M-learning giúp học sinh, sinh viên có thể học ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi.
16
Trịnh Thị Phương Thảo (2011, Việt Nam) đã nghiên cứu về việc ứng dụng M-learning,
cụ thể là ứng dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) vào dạy học Toán ở trường THPT, đồng thời đưa
ra một số nguyên tắc trong việc lựa chọn nội dung và hình thức dạy học môn học này trên ĐTDĐ.
Theo Cô, trước nhu cầu tiếp thu và vận dụng đầy đủ khối lượng kiến thức ngày càng lớn trên lớp
cộng với sự phổ biến, các chức năng hiện đại của ĐTDĐ, đặc biệt là khả năng kết nối với mạng
không dây và trình độ sử dụng tốt những ứng dụng công nghệ hiện đại của học sinh THPT ngày
nay, việc ứng dụng ĐTDĐ vào việc dạy và học Toán trở nên cần thiết và khả quan. Cách học này
cho phép học sinh THPT tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú đồng thời giúp các em học tập
cũng như phát triển khả năng tự học một cách tích cực. Cô cũng viết rằng việc ứng dụng phương
pháp này phải đáp ứng được những yêu cầu về nội dung và hình thức. Nội dung dạy học trên
ĐTDĐ phải phù hợp với mục tiêu, nội dung và chương trình dạy học môn toán ở trường THPT và
đồng thời có thể số hóa chuyển thành Wab dành cho ĐTDĐ sao cho: thông tin, nhất là các ký
hiệu, hình vẽ toán học phải được hiển thị rõ; dung lượng và các hiệu ứng nhỏ gọn; giao diện thân
thiện phù hợp với học sinh THPT. Bên cạnh đó, việc dạy trên ĐTDĐ sẽ được tiến hành dưới 3
hình thức chủ yếu: giáo dục từ xa, Podcasting và hỗ trợ tự học.
Trịnh Thị Phương Thảo (2013, Việt Nam) tiếp tục nghiên cứu một khía cạnh khác của M-
learning: việc khai thác M-learning trong đào tạo tín chỉ. Trong bài nghiên cứu của mình, Trịnh
Thị Phương Thảo (2013) đã chỉ ra M-learning mang lại nhiều lợi ích đối với đào tạo tín chỉ, nhất
là đối với việc tự học - yếu tố quyết định sự thành công của việc đào tạo tín chỉ. Đồng thời, các
hướng khai thác M-learning trong hình thức đào tạo này cũng được trình bày.
Không thể phủ nhận rằng nhiều phương diện và khía cạnh của M-learning đã được nghiên
cứu và tìm hiểu: từ khái quát như tiềm năng, thách thức của M-learning tới cụ thể hơn là cách ứng
dụng M-learning vào dạy và học những chương trình, môn học cụ thể ở đại học, THPT….Tuy
nhiên, chưa có công trình nào chính thức được nghiên cứu về nhận thức, điều kiện kĩ thuật để ứng
dụng M-learning trong trường học. Từ cơ sở lí luận liên quan và thực tiễn nghiên cứu, nhóm tác
giả thực hiện khảo sát và đánh giá khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh
Trường Đại học Sài Gòn. Đề tài này có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích và là nền tảng
cho những đề tài nghiên cứu khác về việc ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh
Trường Đại học Sài Gòn trong tương lai.
17
CHƢƠNG II
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, thiết kế chương trình khảo sát đã được tiến hành và phương pháp
định lượng đã được sử dụng để thu thập dữ liệu trước và sau khi tiến hành khảo sát và kết quả của
bảng hỏi. Phương pháp định lượng được định nghĩa là sự điều tra những vấn đề xã hội và con
người dựa trên sự kiểm chứng lý thuyết bao gồm những biến số, được đo lường bởi số liệu và
được phân tích bởi quá trình thống kê để xác định tính chính xác của những giả thuyết đặt ra ban
đầu. Vì thế, nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành với phương pháp định lượng để kiểm soát
những biến số. Điều này có nghĩa rằng loại nghiên cứu này dùng để nghiên cứu và đo lường
những ảnh hưởng trong những nhóm. Mặt khác, sự đo lường còn biểu thị sự đánh giá những ảnh
hưởng của nghiên cứu bằng ngôn ngữ khảo sát. Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp định
tính cũng đồng thời được sử dụng. Phương pháp định tính là "nghiên cứu sử dụng những phương
pháp như quan sát người tham gia khảo sát hoặc nghiên cứu điểm- những phương pháp cho ra kết
quả là 1 bài báo cáo về lí thuyết và thực tiễn mang tính tường thuật, mô tả, đã được sử dụng để
thu thập và mô tả dữ liệu của 9 danh mục khi quan sát lớp học trong một chương trình khảo sát.
Theo Mertens, những người tham gia khảo sát được chia làm 2 nhóm: nhóm thử nghiệm và nhóm
được kiểm soát để kiểm chứng lí thuyết. Trong nghiên cứu đó, biến số độc lập là những bài hát
nhạc Pop, khả năng phát âm của học sinh là biến số phụ thuộc. Kết quả của thí nghiệm dạy học
được cho là đáng tin hơn của 9 tuần thí nghiệm vì thời gian quy định cung cấp nhiều cơ hội học
tập để những học sinh tham gia khảo sát cải thiện khả năng phát âm.
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận
nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.
Trong nghiên cứu định tính, nhà nghiên cứu sử dụng theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết,
phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diễn giải, giải thích, điều đó đồng
nghĩa là nhà nghiên cứu dựa vào các lý thuyết để xây dựng cho mình một hướng nghiên cứu phù
hợp với điều kiện.
Nghiên cứu định tính là một trong những nghiên cứu đòi hỏi nhà nghiên cứu khả năng quan
sát và chọn mẫu cho phù hợp để hình thành nên đề tài, phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu
sử dụng các biện pháp mang tính chủ quan nhằm tìm cách miêu tả và phân tích đặc điểm của
nhóm đối tượng từ quan điểm của nhà nghiên cứu.
18
Dữ liệu trong nghiên cứu định tính thường phổ biến hơn dưới dạng chữ (miêu tả tính chất,
đặc điểm…) hơn là dạng số (mô tả các giá trị đo lường hoặc thứ nguyên…).
Phương pháp định tính cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nghiên cứu có
thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và
phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho
phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng:
Nghiên cứu định luợng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong
lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
Trong nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự
nhiên thực chứng luận, phương pháp nghiên cứu định luợng có thể chứng minh được trong thực
tế và theo chủ nghĩa khách quan, do là phương pháp chủ yếu sử dụng con số và tính khách quan
cao nên phương pháp định lượng có độ trung thực cao.
Các hình thức nghiên cứu định lượng:
- Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến.
- Nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế nghiên cứu trong đó các dữ liệu được thu thập
trong cùng một thời điểm.
- Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo
thời gian.
– Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể.
– Nghiên cứu so sánh là thiết kế nghiên cứu trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm.
Đối với nghiên định lượng nhà nghiên cứu phải:
- Phỏng vấn sâu:
+ Phỏng vấn không cấu trúc.
+ Phỏng vấn bán cấu trúc.
+ Phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.
- Thảo luận nhóm:
19
+ Thảo luận tập trung.
+ Thảo luận không chính thức.
- Quan sát tham dự:
Theo ông Nguyễn Văn Duy (2010), nghiên cứu định lượng bổ sung cho tính chính xác của
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định tính làm rõ hơn ý nghĩa của nghiên cứu định luợng.
Trong một nghiên cứu toàn diện cần phải có sự phối hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu
này để đưa lại kết quả tối đa. Chỉ có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu định lượng và
định tính gắn với thực tiễn xã hội mới có hiệu quả trong khoa học. Phương pháp nghiên cứu định
tính có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng bằng cách xác định đề tài sao cho phù hợp với
phương pháp nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu định lượng vừa có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định
tính bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần
nghiên cứu sâu vừa có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong
các nghiên cứu định lượng.
2.3. Thiết kế chƣơng trình khảo sát
Nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài với công cụ khảo sát là bảng hỏi và phỏng vấn. Phương
pháp định lượng được dùng để thu thập số liệu từ bảng hỏi. Các bảng hỏi được dùng để khảo sát
ý kiến, thái độ của sinh viên Sư phạm Anh và giáo viên tiếng Anh Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại
học Sài Gòn. Phương pháp định tính được dùng để thu thập dữ liệu là thông tin từ các cuộc phỏng
vấn chuyên gia công nghệ thông tin và quản trị mạng về các đánh giá, nhận xét của họ đối với cơ
sở vật chất, điều kiện kĩ thuật trang bị cho hệ thống M-learning được ứng dụng tại trường. Việc
khảo sát được thực hiện trong vòng 1 tháng, bao gồm chuẩn bị, thiết kế câu hỏi, bảng hỏi, hẹn
lịch khảo sát và phỏng vấn.
Với đề tài và thời lượng khảo sát như trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành việc khảo sát
và phỏng vấn với các bước công việc cụ thể như sau:
2.4. Tiến trình khảo sát sinh viên Sƣ phạm Anh:
Nhóm nghiên cứu thiết kế cấu trúc bảng hỏi gồm 10 câu hỏi về M-learning dưới dạng
trắc nghiệm (phụ lục) được viết theo dạng statement để khảo sát của sinh viên đối với việc ứng
dụng M-learning vào việc học tiếng Anh trong Trường Đại học Sài Gòn. Mỗi câu hỏi có 5 đáp án
tương ứng với 5 mức độ (hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không ý kiến, không đồng ý, hoàn toàn
không ý). Các câu hỏi của bảng hỏi nhắm đến việc thăm dò ý kiến về phương tiện, thiết bị di
động sinh viên dùng có đủ điều kiện để tham gia hệ thống M-learning. Bảng hỏi dùng để khảo sát
20
sự nhận biết, hiểu biết của sinh viên với chương trình học tập M-learning và thái độ liệu sinh viên
có hứng thú nếu M-learning được ứng dụng tại Trường Đại học Sài Gòn trong việc học tiếng Anh
hay không.
Sau khi thiết kế xong các câu hỏi phù hợp với đề tài nghiên cứu cho bảng hỏi sinh viên,
nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài đã khảo sát ngẫu nhiên đối với 120 trong số sinh viên chuyên
ngành Sư phạm tiếng Anh của trường trong cả bốn năm học (sinh viên viên năm nhất, sinh viên
năm hai, sinh viên năm ba và sinh viên năm tư năm học 2016-2017). Cách lựa chọn như sau: các
tiêu chí chọn là chọn cùng độ tuổi từng năm, cùng trình độ dựa vào thông tin danh sách lớp từ
phòng Đào tạo, mỗi giai đoạn chọn 30 sinh viên để đảm bảo sự đồng đều về số lượng, trình độ,
độ tuổi để có cơ sở đánh giá chung nhất và khách quan nhất.
Tiến trình khảo sát đối với sinh viên được tiến hành với các bước cụ thể như sau:
 Bước 1, chọn ngẫu nhiên các lớp thuộc khối ngành Sư phạm tiếng Anh để làm cuộc khảo sát
dành cho sinh viên.
 Bước 2, đến những lớp đã chọn và xin phép Thầy/ Cô để vào lớp học và giới thiệu về nhóm
nghiên cứu.
 Bước 3, phát phiếu khảo sát các sinh viên của lớp.
 Bước 4, hướng dẫn các sinh viên cần khoanh tròn câu trả lời thích hợp nhất ứng với 10 câu
hỏi trắc nghiệm của bảng hỏi.
 Bước 5, thu lại tất cả những phiếu khảo sát đã được phát ra ngay sau khi các sinh viên đã
hoàn thành đầy đủ tất cả các câu hỏi.
 Bước 6, kiểm tra phiếu khảo sát và đếm lại số lượng các phiếu đảm bảo thu lại đầy đủ tất cả
các phiếu khảo sát theo đúng số lượng đã phát cho các sinh viên trong lớp.
 Bước 7, gửi lời chào và cảm ơn đến thầy cô giảng viên và các sinh viên của các lớp đã giúp
đỡ và hợp tác để buổi khảo sát được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi và thành công.
Thời gian trung bình để tiến hành việc khảo sát ở mỗi lớp của sinh viên ngành học Sư
phạm tiếng Anh được chọn là 10 phút.
Việc khảo sát và thu hồi ý kiến của các sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh được
lựa chọn ngẫu nhiên được thực hiện và hoàn thành trong vòng 1 tuần với tổng số sinh viên theo
yêu cầu là 120 sinh viên.
2.5. Tiến trình khảo sát giảng viên tiếng Anh
Bằng việc thiết kế 10 câu hỏi dạng statement cho bảng hỏi phù hợp cho đề tài nghiên cứu
dành cho việc khảo sát 15 giảng viên trong khoa (được khoa chỉ định). Số giảng viên này là
21
giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên, không bao gồm trợ giảng và chuyên viên
văn phòng khoa (phụ lục). Các câu hỏi được lập ra để thu thập ý kiến, thái độ cũng như nhận xét
của các giảng viên đối với việc ứng dụng M-learning đúng cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm
tiếng Anh của Trường Đại học Sài Gòn; sự sẵn sàng hưởng ứng và hỗ trợ về bài giảng, cung cấp
tài liệu lên hệ thống, sự đánh giá của họ về hướng tiếp cận M-learning đối với việc học tập của
sinh viên Khoa Ngoại Ngữ.
Nhóm khảo sát bằng bảng hỏi 15 giảng viên Khoa Ngoại Ngữ trong khối ngành Sư phạm
tiếng Anh Trường Đại học Sài Gòn để lấy ý kiến cho đề tài.
Quá trình chuẩn bị và tiến hành khảo sát các giảng viên Sư phạm tiếng Anh được thực
hiện với các bước cụ thể như sau:
 Bước 1, nhóm nghiên cứu đến văn phòng Khoa Ngoại Ngữ để hẹn lịch cho buổi khảo sát.
 Bước 2, các thành viên cùng nhau sắp xếp, chuẩn bị cho buổi khảo sát các giảng viên chuyên
ngành Sư phạm tiếng Anh. Bốn thành viên của nhóm đều phải chuẩn bị cho công việc khảo
sát lấy ý kiến giảng viên.
 Bước 3, giới thiệu sơ lược về nhóm, các thành viên trong nhóm, về đề tài nghiên cứu cũng
như lí do của buổi khảo sát.
 Bước 4, phát bảng hỏi cho các giảng viên của ngành Sư phạm tiếng Anh.
 Bước 5, cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các giảng viên.
Việc khảo sát ý kiến của các giảng viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh Khoa Ngoại Ngữ
của Trường Đại học Sài Gòn cũng được thực hiện và hoàn thành trong vòng 10 phút.
2.6. Tiến trình phỏng vấn chuyên gia CNTT và quản trị mạng
Trước hết, nhóm nghiên cứu cùng thảo luận thiết kế 5 câu hỏi phỏng vấn dành cho 5
chuyên gia gồm cán bộ quản lý và chuyên viên kĩ thuật đang công tác đúng lĩnh vực về quản trị
công nghệ thông tin, quản lý mạng và các kỹ thuật liên quan tại trường. (phụ lục). 5 câu hỏi
phỏng vấn này tập trung vào điều kiện để triển khai M-learning vào Trường Đại học Sài Gòn như
cơ sở vật chất, điều kiện kĩ thuật , đội ngũ quản lí hệ thống…nhằm chủ yếu để ghi nhận sự đánh
giá của họ về cơ sở vật chất như mạng Internet, hệ thống Wifi trong trường, đội ngũ kỹ thuật
chuyên môn để quản lý, xử lý các vấn đề về kỹ thuật khi hệ thống M-learning được lắp đặt, thái
độ của họ đối với hệ thống M-learning, sự đánh giá về khả năng ứng dụng của hệ thống M-
learning trong điều kiện về các cơ sở hạ tầng của Trường hiện tại.
Sau khi có được lịch hẹn cụ thể (ngày và giờ phỏng vấn), các thành viên cùng nhau sắp xếp,
chuẩn bị cho buổi phỏng vấn 5 chuyên gia Công nghệ thông tin. Bốn thành viên của nhóm đều
phải chuẩn bị và thuộc các câu hỏi đã thiết kế và cùng bàn bạc phân công 2 người thay phiên
22
nhau đặt câu hỏi phỏng vấn và 2 người ghi chép. Để tiến hành phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đề tài
thực hiện công tác chuẩn bị và tiến hành phỏng vấn với các bước như sau:
 Bước 1, đại diện nhóm liên hệ trung tâm Công nghệ thông tin của Trường Đại học Sài Gòn
để xin phép hẹn lịch phỏng vấn.
 Bước 2, các thành viên trong nhóm cùng đến trung tâm Công nghệ thông tin của trường và
thực hiện công việc phỏng vấn 5 chuyên gia Công nghệ thông tin cùng một lúc.
 Bước 3, đặt câu hỏi phỏng vấn cho 5 chuyên gia Công nghệ thông tin, ghi chép thông tin.
 Bước 4, cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các chuyên gia Công nghệ thông tin của Trường Đại
học Sài Gòn.
Việc phỏng vấn ý kiến của 5 chuyên gia Công nghệ thông tin của Trường Đại học Sài
Gòn được thực hiện và hoàn thành trong vòng 1 ngày theo đúng kế hoạch và mục tiêu đã đề ra.
Sau khi hoàn thành xong tất cả việc khảo sát cũng như thu hồi đầy đủ ý kiến, thái độ của
các đối tượng cần được nghiên cứu cho đề tài (bằng bảng hỏi đối với các với giảng viên ngành Sư
phạm tiếng Anh của Khoa Ngoại Ngữ và các sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh, phỏng
vấn lấy ý kiến đối với các chuyên gia Công nghê thông tin của Trường Đại học Sài Gòn cho đề
tài nghiên cứu khoa học “Khảo sát và đánh giá khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư
phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn”), nhóm nghiên cứu bắt đầu thu thập và tổng hợp số liệu. Sau
khi tổng hợp xong, các thành viên trong nhóm cùng nhau vẽ biểu đồ, phân tích những số liệu, dữ
liệu các kết quả của việc khảo sát. Việc phân tích này được tiến hành bằng cách nhận xét, đánh
giá, cũng như phân tích từng câu trả lời và ý kiến của cả ba đối tượng đã khảo sát và phỏng vấn.
Từ những kết quả của việc phân tích và tổng hợp có được, nhóm khảo sát đề tài có thể suy ra
được tính khả thi của việc ứng dụng M-learning vào việc học tiếng Anh cho các sinh viên chuyên
ngành Sư phạm tiếng Anh của Trường Đại học Sài Gòn.
23
CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả khảo sát sinh viên
Hình 1
Dựa vào biểu đồ, hơn một nửa số lượng sinh viên (53,3%) hoàn toàn đồng ý, 49 sinh viên
(40.8%) đồng ý với việc họ đang sử dụng điện thoại thông minh hoặc thiết bị di động. Bên cạnh
đó, có 3 sinh viên không đồng ý (2,5% ) và 2 sinh viên hoàn toàn không đồng ý (1,7%) với việc
sử dụng điên thoại thông minh và thiết bị di động cũng như có 2 sinh viên không có ý kiến về
việc này (1,7%). Số liệu cho thấy hầu hết sinh viên chuyên Anh Trường Đại học Sài Gòn sử dụng
thiết bị di động thông minh đồng nghĩa với việc khẳng định điều kiện về thiết bị di động có khả
năng kết nối với hệ thống M-learning của sinh viên chuyên Anh Trường ĐHSG luôn được đáp
ứng.
Bạn đang sở hữu và sử dụng ít nhất 1 thiết bị di động
24
Hình 2
Ở câu hỏi này, ta có thể thấy số lượng sinh viên có điện thoại di động kết nối được với
Internet hoặc mạng không dây chiếm đa số với tỉ lệ sinh viên hoàn toàn đồng ý và đồng ý lần lượt
là 43,3% (52 sinh viên) và 37,5% (45 sinh viên). Tuy nhiên, số lượng sinh viên không đồng ý
cũng chiếm tỉ lệ khá lớn 14,2% (17 sinh viên). Số lượng sinh viên hoàn toàn không đồng ý là 3
sinh viên (2,5%). Trong khi đó, có 3 sinh viên không ý kiến. Như vậy, khả năng sử dụng điện
thoại thông minh ở mỗi sinh viên là khác nhau nên sinh viên không lưu tâm hay không có nhu
cầu dùng mạng di động. Qua số liệu trên, ta thấy rằng đa số điện thoại di dộng của sinh viên có
thể kết nối Internet hoặc mạng không dây, điều này cho thấy việc ứng dụng M-learning tại
Trường Đại học Sài Gòn là hoàn toàn khả thi.
Điện thoại di động của bạn có thể kết nối Internet / mạng không dây
25
Hình 3
Số liệu cho thấy rằng, trong câu hỏi này, đa số các sinh viên đều đã ít nhất 1 lần kết nối
Internet vì mục đích học tập trên chiếc điện thoại của mình. Số lượng sinh viên hoàn toàn đồng ý
và đồng ý lần lượt là 61 sinh viên (50,8%) và 31 sinh viên (25,8%). Tuy nhiên, tổng số sinh viên
chưa học tập qua điện thoại di động vẫn còn khá nhiều với số lượng sinh viên không đồng ý là 14
sinh viên (13,3%) và hoàn toàn không đồng ý là 4 sinh viên (3,3%). Bên cạnh đó, số sinh viên
không ý kiến là 8 sinh viên (6,7%). Dựa vào số liệu trên, ta thấy đa số sinh viên đã sử dụng điện
thoại di dộng để học tập, dù chưa từng được học tập trên hệ thống M-learning chính thức. Vì vậy
việc tiếp cận với hệ thống M-learning đối với sinh viên Sư phạm Anh trong tương lai không phải
là thách thức.
Bạn đã từng sử dụng điện thoại di động của mình kết nối Internet cho mục
đích học tập
26
Hình 4
Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy một nửa số lượng sinh viên đã nghe nói đến M-learning
với số lượng sinh viên hoàn toàn đồng ý là 19 sinh viên (15,8%), đồng ý là 41 sinh viên (34,2%).
Tuy nhiên, số lượng sinh viên chưa nghe nói đến M-learning vẫn rất lớn. Ở mục không đồng ý và
hoàn toàn không đồng ý, lần lượt có đến 24 sinh viên (20%) và 14 sinh viên (11,7%) lựa chọn.
Trong khi đó, có 22 sinh viên (18,3%) không có ý kiến về việc họ đã nghe nói đến M-learning.
Những số liệu trên cho ta thấy M-learning vẫn còn là một khái niệm không hoàn toàn xa lạ với rất
nhiều sinh viên, mà cụ thể là một nửa sinh viên tham gia cuộc khảo sát này. Đây cũng là một
thuận lợi trong việc triển khai M-learning tại Trường Đại học Sài Gòn.
Bạn đã từng nghe nói đén việc học qua điện thoại di động (M-learning)
27
Hình 5
Ở câu hỏi này, ta có thể thấy gần ¾ số lượng sinh viên tán thành với ý kiến cho rằng việc
học tập qua điện thoại di động rất thú vị với 20% (24 sinh viên) hoàn toàn đồng ý và 54,2% (65
sinh viên) đồng ý. Tuy nhiên, cũng có đến 15% (18 sinh viên) và 5,8% (7 sinh viên) lần lượt trả
lời rằng họ không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này. Trong khi đó, 5% (6 sinh
viên) không có ý kiến trong câu hỏi này. Từ số liệu trên, ta thấy hầu hết sinh viên đã hứng thú với
M-learning. Xu hướng ứng dụng M-learning là rất triển vọng.
Tôi nghĩ rằng học tập qua điện thoại di động rất thú vị
28
Hình 6
Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy đa số sinh viên cho rằng M-learning là một cách tiếp cận
học tập mới với 19 sinh viên (15,8%) hoàn toàn đồng ý và 64 sinh viên (53,3%) đồng ý. Bên cạnh
đó, có 3 sinh viên (2,5%) không đồng ý và 4 sinh viên (3,3%) hoàn toàn không đồng ý với nhận
định M-learning là một cách tiếp cận học tập mới. Trong khi đó, có đến 30 sinh viên (25%)
không có ý kiến về vấn đề này. Số liệu trên cho thấy hơn nửa sinh viên tin rằng M-learning là một
cách tiếp cận học tập mới. Từ đó, việc ứng dụng M-learning tại Trường rất có khả năng vì đối với
sinh viên hướng tiếp cận học tập này có thể được mong đợi để thí điểm tại Trường.
29
Hình 7
Ở câu hỏi này, ta có thể thấy số lượng sinh viên hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng M-
learning có thể hỗ trợ việc học tập của họ là 16 sinh viên (13,3%), đồng ý là 57 sinh viên (47,5%).
Trong khi đó, có đến 41 sinh viên không có ý kiến về việc này (34,2%). Bên cạnh đó, có 2 sinh
viên (1,7%) không đồng ý và 4 sinh viên (3,3%) hoàn toàn không đồng ý. Dựa vào số liệu trên, ta
thấy hơn một nửa số lượng sinh viên cho rằng M-learning có thể hỗ trợ việc học tập của họ, trong
khi số sinh viên không có ý kiến vẫn còn khá nhiều. Điều này có ý nghĩa rằng bên cạnh số sinh
viên nhìn nhận tích cực về M-learning, vẫn còn có một số ít chưa hiểu rõ tác dụng M-learning lên
việc học tập của chính họ. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên vẫn tin M-learning có thể hỗ trợ sinh
viên học tập. Chính vì vậy, xu hướng ứng dụng M-learning tại Trường cần được hướng đến.
30
Hình 8
Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy có 15 sinh viên (12,5%) trả lời rằng họ hoàn toàn đồng ý
và 50 sinh viên (41,7%) trả lời rằng họ đồng ý với ý kiến M-learning thuận tiện và phù hợp với
việc học của họ. Tuy nhiên, cũng có đến 5 sinh viên (4,2%) không đồng ý và 6 sinh viên (5%)
hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này. Trong khi đó, số lượng sinh viên không có ý kiến về vấn
đề này lên đến 44 sinh viên (36,7%). Số liệu trên cho thấy vẫn còn rất nhiều sinh viên không biết
đến sự thuận tiện cũng như sự phù hợp của M-learning đối với việc học. Điều này cũng là một
động lực thúc đẩy việc ứng dụng M-leaning dành cho sinh viên Sư phạm Anh để họ có cơ hội
tiếp cận M-learning sớm hơn.
M-learning thuận tiện và phù hợp với việc học của tôi
31
Hình 9
Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy có 10% (12 sinh viên) và 44,2% (53 sinh viên) lần lượt trả
lời hoàn toàn đồng ý và đồng ý cho câu hỏi “M-learning có giúp tôi học tập một cách thoải mái?”.
Tuy nhiên, vẫn với câu hỏi này, có 2,5% (3 sinh viên) trả lời rằng họ không đồng ý và 6,7% (8
sinh viên) trả lời rằng họ hoàn toàn không đồng ý. Trong khi đó, có đến 36,7% (44 sinh viên)
không có ý kiến về vấn đề này. Số liệu trên cho thấy dù đa số sinh viên tán thành ý kiến M-
learning giúp họ học một cách thoải mái hơn, song vẫn có rất nhiều sinh viên không biết đến lợi
ích của M-learning đối với việc học tập. Điều này có thể xuất phát từ việc một bộ phận sinh viên
chưa biết nhiều về M-learning. Vì vậy, việc triển khai hệ thống M-learning dành cho sinh viên Sư
phạm Anh càng nên được xúc tiến để sinh viên tiếp cận với những ưu việt của phương thức học
tập này.
M-learning giúp tôi học tập một cách thoải mái
32
Hình 10
Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy hơn một nửa số lượng sinh viên tham gia khảo sát mong
muốn được tiếp cận M-learning, cụ thể có 24 sinh viên (20%) hoàn toàn đồng ý và 62 sinh viên
(51,7%) đồng ý với ý kiến này. Tuy nhiên, vẫn có 4 sinh viên (3,3%) trả lời rằng họ không đồng
ý và 8 sinh viên (6,7%) trả lời rằng họ hoàn toàn không đồng ý với đề nghị này. Trong khi đó, ta
có thể thấy rõ ở những câu hỏi trên về M-leaning, số lượng sinh viên không có ý kiến là khá
nhiều (hơn 20%), nhưng ở câu hỏi này, số sinh viên không có ý kiến đã giảm rõ rệt xuống 18,3%
(22 sinh viên). Điều này cho thấy dù vẫn còn một số sinh viên không biết nhiều về M-learning,
họ vẫn mong muốn được tiếp cận phương pháp học tập này. Đây là một trong những thuận lợi
trong việc triển khai hệ thống M-learning tại Trường Đại học Sài Gòn.
Tóm lại, sau cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy các điều kiện để triển khai hệ
thống M-learning, thái độ ủng hộ của sinh viên Sư phạm Anh là rất khả thi. Hầu hết sinh viên đều
đang sở hữu sử dụng diện thoại thông minh có kết nối Internet hoặc mạng không dây. Đây là sự
thỏa mãn về điều kiện vật chất, phương tiện sử dụng trong sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên háo
hức và tin tưởng M-learning thuận tiện và hỗ trợ học tập tốt cho họ. Họ mong muốn được tiếp cận
phương thức học tập mới này. Vì vậy,việc triển khai ứng dụng M-learning dành cho sinh viên Sư
phạm Anh là hoàn toàn khả thi.
Tôi muốn tiếp cận M-learning
33
3.2. Kết quả khảo sát giảng viên
Thầy/ Cô đang sở hữu và sử dụng thiết bị di dộng thông minh có kết nối Internet, mạng
không dây (điện thoại di động, iPad, iPod, laptop…)
Hình 11
Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy có đến 60% ( Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý và 33,3% (5
Thầy/Cô) đồng ý với việc họ đang sử dụng thiết bị di dộng thông minh có kết nối Internet, mạng
không dây (điện thoại di động, iPad, iPod, laptop…). Tuy nhiên, cũng có 6,7% (1 Thầy/Cô)
không có ý kiến về vấn đề này. Điều này đồng nghĩa với việc điều kiện về phương tiện sử dụng
M-learning trong giáo viên được triển khai tại Khoa Ngoại Ngữ là hoàn toàn khả thi.
34
Thầy/ Cô đã từng nghe nói đến việc học tập di động (M-learning):
Hình 12
Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy tất cả các Thầy, Cô đều nghe nói đến việc học tập di động
(M-learning) với 40% (6 Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý và 60% (9 Thầy/Cô) đồng ý với việc này.
Không có Thầy/Cô nào không đồng ý hoặc không có ý kiến về vấn đề này. Đây là thuận lợi bước
đầu của việc triển khai ứng dụng M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn.
35
Thầy/ Cô đã từng sử dụng thiết bị di động để hỗ trợ dạy học cho sinh viên:
Hình 13
Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy, hơn một nửa số lượng Thầy/Cô đã từng sử dụng thiết bị di
động để hỗ trợ dạy học cho sinh viên với 26,7% (4 Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý và 46,7% (7
Thầy/Cô) đồng ý với việc này. Trong khi đó, có 2 Thầy/Cô (13,3%) không có ý kiến và 2
Thầy/Cô (13,3% ) không đồng ý với việc sử dụng thiết bị di động để hỗ trợ dạy học cho sinh
viên. Không có Thầy/Cô nào hoàn toàn không đồng ý. Ta thấy đa số các Thầy/Cô đều sử dụng
thiết bị di động trong dạy học, tuy nhiên, vẫn có Thầy/Cô không sử dụng hoặc không có ý kiến
(có thể là không biết mình có sử dụng hay chưa). Đây có thể nói là một trong những thuận lợi đối
với việc triển khai M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn, nhưng cần phải
khuyến khích các Thầy/Cô sử dụng thiết bị di động hỗ trợ giảng dạy nhiều hơn nữa để có thể tối
ưu hóa điều kiện ứng dụng M-learning.
36
Theo Thầy/Cô, M-learning là cách tiếp cận học tập mới dành cho người học:
Hình 14
Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy tất cả các Thầy, Cô đều đồng ý với ý kiến cho rằng M-
leanring là cách tiếp cận học tập mới dành cho người học với 46,7% (7 Thầy/Cô) hoàn toàn đồng
ý và 53,3% (8 Thầy/Cô) đồng ý với nhận định này. Các tỉ lệ này thể hiện sự thuận lợi với việc
triển khai M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn bởi vì các Thầy, Cô sẽ có thể
mong muốn sinh viên của khoa được tiếp cận với cách học tập mới này.
37
Theo Thầy/Cô, M-learning thuận tiện và phù hợp để hỗ trợ việc học tiếng Anh của người
học đa dạng về độ tuổi, trình độ, sở thích, nghề nghiệp…
Hình 15
Ở câu hỏi này, ta có thể thấy hầu hết các Thầy, Cô đồng ý với nhận định M-learning thuận
tiện và phù hợp để hỗ trợ việc học tiếng Anh của người học đa dạng về độ tuổi, trình độ, sở thích,
nghề nghiệp… với số lượng Thầy/Cô hoàn toàn đồng ý là 1 Thầy/Cô (6,7%) và đồng ý là 13
Thầy/Cô (86,7%). Trong khi đó, có 1 Thầy/Cô (6,7%) không có ý kiến trong việc này. Không có
Thầy/Cô nào không đồng ý với quan điểm trên. Từ số liệu trên, ta thấy rằng hầu hết giảng viên
tán thành sự thuận tiện ưu việt của M-learning đối với đa dạng người học cũng như sinh viên ở
nhiều cấp độ. Nói cách khác, từ nhận thức, giảng viên khoa ghi nhận tác dụng của M-learning đối
với việc học của sinh viên, đặc biệt sinh viên tại khoa.
38
Theo Thầy/Cô, M-learning thuận tiện và phù hợp để hỗ trợ việc học tiếng Anh của sinh
viên Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn:
Hình 16
Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy 100% Các Thầy, Cô (15 Thầy, Cô) đồng ý với ý kiến cho
rằng M-learning thuận tiện và phù hợp để hỗ trợ việc học tiếng Anh của sinh viên Khoa Ngoại
Ngữ Trường Đại học Sài Gòn. Không có Thầy/Cô nào không đồng ý hoặc không có ý kiến. Qua
đó, ta có thể thấy điều kiện để ứng dụng M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài
Gòn là hoàn toàn khả thi với sự tin tưởng và ủng hộ của giảng viên.
39
Theo Thầy/Cô, M-learning có thể hỗ trợ tốt việc học tiếng Anh của sinh viên:
Hình 17
Biểu đồ thể hiện 86,7% (13 Thầy/Cô) đồng ý và 6,7% (1 Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý rằng
M-learning có thể hỗ trợ tốt việc học tiếng Anh của sinh viên, trong khi đó có 1 Thầy/Cô (6,7%)
không có ý kiến về việc này. Không có Thầy/Cô nào không đồng ý với ý kiến này. Dựa vào số
liệu trên, ta thấy hầu hết các giảng viên cho rằng M-learning có thể hỗ trợ tốt việc học tiếng Anh
của sinh viên. Do đó, khả năng M-learning được giảng viên tại Khoa tin tưởng ủng hộ để vận
hành là rất cao bởi nó có thể hỗ trợ việc học tập mọi lúc mọi nơi của sinh viên.
40
Theo Thầy/Cô, M-learning có thể hỗ trợ tốt việc dạy tiếng Anh của giáo viên:
Hình 18
Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy hầu hết các Thầy, Cô tham gia khảo sát đồng ý với ý kiến
cho rằng M-learning có thể hỗ trợ tốt việc dạy của giáo viên với 86,% (13 Thầy/Cô) đồng ý. Tuy
nhiên, có 13,3% (2 Thầy/Cô) không có ý kiến về việc này. Ta có thể thấy, đa số các Thầy/Cô cho
rằng M-learning có thể hỗ trợ tốt việc dạy tiếng Anh của họ. Tuy nhiên, một số ít giảng viên
không có ý kiến về việc này. Số liệu chỉ ra rằng hầu hết giảng viên tin vào sự hỗ trợ của M-
learning đối với việc giảng dạy nói chung, cũng như ủng hộ sự xuất hiện của M-learning dành
cho sinh viên trong Khoa thời điểm hiện tại.
41
Thầy/Cô sẵn sàng cung cấp, truyền tải các bài giảng, tài liệu học tập lên hệ thống để phục
vụ học tập cho sinh viên nếu M-learning được triển khai tại Khoa.
Hình 19
Ở câu hỏi này, ta có thể thấy có 26,7% (4 Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý và 73,3% (11
Thầy/Cô) đồng ý với việc sẽ cung cấp, truyền tải các bài giảng, tài liệu học tập lên hệ thống M-
learning nếu nó được triển khai tại Khoa. Điều này cho thấy nếu M-learning được triển khai tại
Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn, sẽ có rất nhiều bải giảng, tài liệu học tập được đăng
tải, sinh viên có thể thoải mái học tập trên hệ thống, điều này rất thuận tiện cho cả việc học của
sinh viên và việc dạy của giáo viên.
42
Thầy/Cô mong muốn sinh viên Khoa Ngoại Ngữ sớm được tiếp cận với ứng dụng M-
learning:
Hình 20
Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy 100% các Thầy, Cô mong muốn ứng dụng M-learning
được triển khai tại Khoa với 33,3% (5 Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý và 66,7% (10 Thầy/Cô) đồng ý
với việc này. Qua đó, ta có thể thấy việc triển khai ứng dụng M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ
Trường Đại học Sài Gòn nhận được rất nhiều sự ủng hộ của không chỉ sinh viên mà còn của
giảng viên Khoa Ngoại Ngữ, điều này đồng nghĩa điều kiện để triển khai M-learning tại Khoa là
hoàn toàn khả thi.
Tóm lại, sau khi khảo sát các Thầy, Cô của Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn,
nhóm nghiên cứu nhận thấy các Thầy, Cô rất ủng hộ việc triển khai ứng dụng M-learning tại
Khoa. Việc triển khai ứng dụng M-learning qua thái độ nhận thức của giảng viên tiếng Anh tại
Khoa là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, cần phải giới thiệu rõ ràng, kĩ càng hơn về M-learning để
các Thầy, Cô có thể nắm rõ và thao tác tốt với M-learning khi nó được ứng dụng tại Khoa để
mang lại hiệu quả giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên cao nhất.
43
3.3. Kết quả phỏng vấn chuyên gia
1. Theo Thầy/Cô, học tiếng Anh thông qua các thiết bị di động (M-learning) có nên được
định hướng tại Trường Đại học Sài Gòn? Tại sao?
 “Có. Vì việc học tiếng Anh trong sinh viên tại trường còn nhiều hạn chế nên việc định
hướng này rất tốt.”
2. Theo Thầy/Cô, điều kiện để triển khai ứng dụng M-learning để hỗ trợ học tập cho sinh
viên nói chung và sinh viên Sư phạm Anh nói riêng là gì?
 “Về hệ thống Wifi, Trường sẽ triển khai tối đa. Ở cơ sở chính và các cơ sở khác, tại
một số khu vực, sinh viên tập trung lại đó và có thể dùng Wifi miễn phí (khoảng 100-
150 bạn có thể dùng Wifi tốt), chứ không phủ sóng toàn trường. Nhà trường sẽ cung
cấp Wifi cho kí túc xá (băng thông tốt về đêm) để các bạn truy cập vào giờ nghỉ
ngơi…”
3. Theo Thầy/Cô, loại thiết bị di dộng nào thích hợp cho sinh viên sử dụng để hỗ trợ học tập
qua hệ thống M-learning?
 “Điện thoại di động.”
4. Theo Thầy/Cô, hệ thống wifi có thể hỗ trợ học tập qua hệ thống M-learning?
 “Hệ thống Wifi của Trường hiện tại có kế hoạch triển khai theo từng khu vực, các loại
công cụ có khả năng hỗ trợ vận hành hệ thống M-learning tốt, đội ngũ chuyên viên kĩ
thuật đủ trình độ để quản lí và hỗ trợ xử lí kĩ thuật cho hệ thống. Nhìn chung về cơ sở
hạ tầng và điều kiện kĩ thuật của Trường có thể triển khai hệ thống M-learning để phục
vụ học tập cho sinh viên trường nói chung và sinh viên Khoa Ngoại Ngữ nói riêng.”
5. Ý kiến của Thầy/Cô như thế nào về khả năng ứng dụng M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ
dành cho sinh viên Sư phạm Anh trong thời gian tới?
 “Khả năng ứng dụng M-learning tại trường, mà đặc biệt là ứng dụng dành cho sinh
viên Khoa Ngoại Ngữ là khả thi với điều kiện Wifi sẽ được phủ sóng theo khu vực tại
các cơ sở của trường trong tương lai. Vì vậy, ứng dụng M-learning tại Khoa Ngoại
Ngữ là khả thi và được ủng hộ. Trường sẵn sàng hỗ trợ máy chủ của Trường để nhóm
nghiên cứu đăng bài học lên và tiến hành thực nghiệm, nếu kết quả thực nghiệm tốt, họ
sẽ hỗ trợ triển khai hệ thống này ở quy mô lớn hơn.”
44
CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ những kết quả của cuộc khảo sát sinh viên, giảng viên và phỏng vấn chuyên gia công
nghệ thông tin và quản trị mạng về khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh,
ta có thể thấy:
Đối với sinh viên, các bạn sinh viên có thái độ tích cực với M-learning, các bạn mong muốn
sớm được tiếp cận với M-learning - cách thức học tập mới dựa trên hệ thống mạng không dây
ngay trên chiếc điện thoại di động của mình, bởi nó mang lại những lợi ích cũng như sự tiện lợi
tối ưu cho nhu cầu học tập của sinh viên.
Đối với giảng viên, các Thầy/Cô cũng rất ủng hộ mong muốn sinh viên Sư phạm Anh nói
riêng và sinh viên của Khoa nói chung sớm được tiếp cận với M-learning và họ sẵn sàng cung
cấp những bài giảng, tài liệu học tập lên hệ thống M-learning nếu hệ thống này được triển khai tại
Khoa.
Đối với chuyên gia công nghệ thông tin, các Thầy/Cô cũng rất ủng hộ việc triển khai hệ
thống M-learning tại Trường, họ đánh giá điều kiện về cơ sở hạ tầng của Trường có khả năng sẵn
sàng hỗ trợ hệ thống này nếu được tiến hành thực nghiệm hoặc vận hành chính thức.
Nhìn chung các chuyên gia có ý kiến tương tự là ủng hộ việc ứng dụng hệ thống M-
learning toàn trường.
Tóm lại, hầu hết sinh viên, giảng viên, chuyên gia tham gia cuộc khảo sát và phỏng vấn
đều đồng ý, ủng hộ việc triển khai hệ thống M-learning tại Trường Đại học Sài Gòn, cụ thể là ở
Khoa Ngoại Ngữ dành cho sinh viên Sư phạm Anh. Từ những kết quả trên cùng với những điều
kiện về thiết bị di động, hệ thống mạng không dây, ta có thể khẳng định khả năng ứng dụng M-
learning trong sinh viên chuyên Anh Trường Đại học Sài Gòn là hoàn toàn khả thi.
45
CHƢƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Từ kết quả đề tài, các câu hỏi nghiên cứu đều tìm được câu trả lời thỏa đáng. Khả năng ứng
dụng M-learning dành cho sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn là rất cao. M-
learning là một trong những hình thức học tiếng Anh hiệu quả cùng tính chất linh động khiến
người học có nhiều hứng thú trong việc tiếp cận tiếng Anh hơn cùng với tiềm năng phát triển cao.
Bởi người học hiện có thể dễ dàng có cho mình một chiếc điện thoại hay thiết bị điện tử. M-
learning là sự chọn lựa trong phương pháp dạy và học hiện đại, bắt kịp với thời đại phát triển
công nghệ. Tuy M-learning được ra đời thông qua sự phát triển của công nghệ mà tiền đề là E-
learning nhưng vẫn được xem là cách học còn khá mới mẻ đối với người học và dạy ở Việt Nam,
còn nhiều người chưa được biết hình thức học này cũng bởi người dạy chưa nắm rõ cũng như
chưa triển khai M-learning để áp dụng rộng rãi. Đặc trưng ưu việt của M-learning là hướng tiếp
cận qua hệ thống mạng không dây, sự kết nối kết hợp giao tiếp và tương tác trong dạy và học sẽ
diễn ra ngay trên các thiết bị di động để thực hiện học tập một cách chủ động. Điều này cho phép
người dạy tổ chức các hoạt động hợp tác học tập hướng vào người học một cách thuận lợi giúp họ
hình thành động lực tự học một cách độc lập. Có như vậy, việc cải thiện khả năng sử dụng tiếng
Anh trong đời sống hằng ngày có thể được thấy rõ ràng. Cơ sở hạ tầng, điều kiện về kỹ thuật để
lắp đặt hệ thống này đã được các chuyên gia ủng hộ; các bạn sinh viên có thái độ tích cực với M-
learning, các bạn mong muốn sớm được tiếp cận với M-learning - cách thức học tập mới dựa trên
hệ thống mạng không dây (điện thoại di động) của chính mình, bởi lẽ nó mang lại những lợi ích
cũng như sự tiện lợi cho các bạn.
Bài nghiên cứu này chỉ nghiên cứu dựa trên tính thực tiễn của M-learning trong môi trường
học tiếng Anh của Trường Đại học Sài Gòn đối với sinh viên Khoa Ngoại Ngữ vì nghiên cứu là ở
Khoa, không phải toàn Trường, và dành cho sinh viên Sư phạm Anh không dành cho sinh viên
toàn Khoa, toàn Trường. Vậy nên, cách học cho những bạn chuyên ngữ cái nhìn mới, phương
pháp dạy và học linh hoạt, thuận tiện để từ đó có thể đạt kết quả như mong muốn dễ dàng hơn.
Mặt khác, việc học tập chủ động góp phần cho sinh viên Việt Nam ngày càng năng động, thuyết
phục các nhà tuyển dụng một cách dễ dàng trong thời kì đất nước đang phát triển.
4.2. Hạn chế:
46
Đề tài còn có những hạn chế như chưa khảo sát các chương trình ứng dụng có tiềm năng lớn
cho việc cải thiện tiếng Anh qua thiết bị di động bởi mỗi thiết bị là một cơ hội tiếp cận khác nhau,
đồng thời nghiên cứu chưa mở rộng phạm vi khảo sát ngoài trường.
4.3. Kiến nghị:
Từ kết quả công trình này, nhóm tác giả mong muốn nhiều nghiên cứu sau sẽ được đầu tư
đa dạng, phong phú hơn về phương pháp dạy và học, đặc biệt là ứng dụng M-learning vào thực tế
giáo dục Việt Nam hiện nay. Đồng thời các nghiên cứu được mở rộng hơn với mục đích làm mới
cách học và dạy nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong thời đại hội nhập càng được đề xuất.
47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Augier M. (2013). Mobile learning self-study. From chtl.hkbu.edu.hk - January 8th, 2014.
2. Behera S. K. (2013). E- and M-learning: a comparative study. International Journal on New
Trends in Education and Their Implications 4(3), ISSN 1309-6249, 65-78.
3. Bowman, R. L., & Bowman, V.E. (1998). Life on the electronic frontier: The application of
technology to group work. Journal for Specialists in Group Work, 23, 428-445).
4. Brown, A. & Campione, J. (1996). Psychological theory and design of innovative learning
environments: On procedures, principles, and systems. In: Schauble, L., Glaser, R. (Eds.),
Innovations in learning: New environments for education, Lawrence Erlbaum Associates,
Mahwah, NJ. Pp. 289-325.
5. Buedding, H. and Schroer, F. (2009). Knowledge to Go: Using mobile technologies for mobile
learning inside and outside university and school. International Journal of Mobile Learning and
Organisation, 3(1), 1-14.
6.Hamilton, M.L., and S. Pinnegar. 1998. Conclusion: The value and promise of self-study. In
Reconceptualizing teaching practice: Self-study in teacher education, ed. M.L. Hamilton, 235–46.
London: Falmer Press. Hamilton, M.L., and S. Pinnegar. 1998. Conclusion: The value and
promise of self-study. In Reconceptualizing teaching practice: Self-study in teacher education, ed.
M.L. Hamilton, 235–46. London: Falmer Press.
7. Haag J. (2011). From eLearning to mLearning: The Effectiveness of Mobile Course Delivery.
Interservice/Industry Training, Simulation, and Education Conference (I/ITSEC). 2011 Paper No.
11053, 11-13.
8. International Telecommunication Union. (2015). http://www.broadbandcom
mission.org/Documents/reports/
9. Jimmy D. Clark, M.Ed. (2007). Learning and Teaching in the Mobile Learning Environment of
the Twenty-First Century. Instructional Design Specialist Austin Community College, Austin,
Texas
10. Joi L. M., Dickson-Deane C.. Galyen K. (2011). E-learning, online learning, and distance
learning environments: Are they the same?. Internet and Higher Education 14, 129–135.
11. Karayan, S. S., & Crowe, J. A. (1997). Student perspectives of electronic discussion groups.
The Journal, 24, 69"71.
48
12. Khaddage, F., Lanham, E. and Zhow, W. (2009). A Mobile Learning Model for Universities:
Re-blending the current learning environment. International Journal of Interactive Mobile
Technologies, 3(1), 18-23.
13. Lam, P., Wong, K., Cheng R., Ho, E. and Yuen, S. (2011). Changes in Students‟ Mobile
Learning Readiness- Comparison of survey data collected over a nine-month period. In
Proceedings of the Global Learn Asia Pacific (Global learn 2011), 28 March, Melbourne,
Australia, 180-189.
14. Naismith, L., Lonsdale, P., Vavoula, G. and Sharples, M. (2004). Literature Review in Mobile
Technologies and Learning. Futurelab Series, University of Birmingham. Available at:
<https://lra.le.ac.uk/jspui/> [accessed January, 2013].
15. Palloff, R., & Pratt, K. (2001). Lessons from the cyberspace classroom: The realities of online
teaching. San Francisco, CA: Jossey-Bass.
16. Pollara P. (2011). Mobile learning in higher education: A glimpse and a comparison of
student and faculty readiness, attitudes and perceptions. Ph.D Thesis.
17. Pask, G. (1975). Minds and media in education and entertainment: Some theoretical
comments illustrated by the design and operation of a system for exteriorizing and manipulating
individual theses. In R. Trappl & G. Pask (Eds.). Progress in cybernetics and systems research
(Vol. 4, pp. 38"50). London: Hemisphere Publishing Corporation.
18. Sharples, M. (2006). Big issues in Mobile learning. Report. Nottingham: Kaleidoscope
Research.
19. Traxler, J. (2009) Learning in a mobile age. International Journal of Mobile and Blended
Learning, 1(1), 1-12.
20. Trinh Thi Phuong Thao (2014). Exploitation of applications on mobile phones to support
grade 12 students in high schools in mathematics self-study. The Vietnam institute of educational
sciences. Ph.D Thesis.

More Related Content

What's hot

Thiết kế tài liệu dạy học nội dung đọc mở rộng môn tiếng việt lớp 2 theo định...
Thiết kế tài liệu dạy học nội dung đọc mở rộng môn tiếng việt lớp 2 theo định...Thiết kế tài liệu dạy học nội dung đọc mở rộng môn tiếng việt lớp 2 theo định...
Thiết kế tài liệu dạy học nội dung đọc mở rộng môn tiếng việt lớp 2 theo định...Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Xây dựng kế hoạch truyền thông
Xây dựng kế hoạch truyền thôngXây dựng kế hoạch truyền thông
Xây dựng kế hoạch truyền thôngMinh Phạm Nhật
 
Giai phuong trinh bang excell
Giai phuong trinh bang excellGiai phuong trinh bang excell
Giai phuong trinh bang excelltrioby2
 
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Sản Phẩm Trà Sữa Thương Hiệu DING TEA Của Giới T...
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Sản Phẩm Trà Sữa Thương Hiệu DING TEA Của Giới T...Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Sản Phẩm Trà Sữa Thương Hiệu DING TEA Của Giới T...
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Sản Phẩm Trà Sữa Thương Hiệu DING TEA Của Giới T...nataliej4
 
Truyền thông và lập kế hoạch truyền thông
Truyền thông và lập kế hoạch truyền thôngTruyền thông và lập kế hoạch truyền thông
Truyền thông và lập kế hoạch truyền thôngMinh Vu
 
Structural Equation Modeling (SEM) with AMOS
Structural Equation Modeling (SEM) with AMOSStructural Equation Modeling (SEM) with AMOS
Structural Equation Modeling (SEM) with AMOSNam N.N Tran M.Eng, PMP
 
Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minh
Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minhKhảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minh
Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minhjackjohn45
 
Bài tập cá nhân PR - Bùi Thị Quỳnh Dương
Bài tập cá nhân PR - Bùi Thị Quỳnh DươngBài tập cá nhân PR - Bùi Thị Quỳnh Dương
Bài tập cá nhân PR - Bùi Thị Quỳnh DươngBui Thi Quynh Duong
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănnataliej4
 
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...Hee Young Shin
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...LE Van Huy
 
Gioi thieu nvivo 10
Gioi thieu nvivo 10Gioi thieu nvivo 10
Gioi thieu nvivo 10Phap Tran
 
CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN G...
CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN G...CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN G...
CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN G...Nguyen Thanh Tu Collection
 
United Nations 2020 - Reducing food waste challenge
United Nations 2020 - Reducing food waste challengeUnited Nations 2020 - Reducing food waste challenge
United Nations 2020 - Reducing food waste challengePhuong Anh Vu
 
Chuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptx
Chuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptxChuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptx
Chuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptxYnNhiV14
 

What's hot (20)

Thiết kế tài liệu dạy học nội dung đọc mở rộng môn tiếng việt lớp 2 theo định...
Thiết kế tài liệu dạy học nội dung đọc mở rộng môn tiếng việt lớp 2 theo định...Thiết kế tài liệu dạy học nội dung đọc mở rộng môn tiếng việt lớp 2 theo định...
Thiết kế tài liệu dạy học nội dung đọc mở rộng môn tiếng việt lớp 2 theo định...
 
Xây dựng kế hoạch truyền thông
Xây dựng kế hoạch truyền thôngXây dựng kế hoạch truyền thông
Xây dựng kế hoạch truyền thông
 
Giai phuong trinh bang excell
Giai phuong trinh bang excellGiai phuong trinh bang excell
Giai phuong trinh bang excell
 
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viênLuận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
 
Chuong 2 PR
Chuong 2 PRChuong 2 PR
Chuong 2 PR
 
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
 
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Sản Phẩm Trà Sữa Thương Hiệu DING TEA Của Giới T...
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Sản Phẩm Trà Sữa Thương Hiệu DING TEA Của Giới T...Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Sản Phẩm Trà Sữa Thương Hiệu DING TEA Của Giới T...
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Sản Phẩm Trà Sữa Thương Hiệu DING TEA Của Giới T...
 
Truyền thông và lập kế hoạch truyền thông
Truyền thông và lập kế hoạch truyền thôngTruyền thông và lập kế hoạch truyền thông
Truyền thông và lập kế hoạch truyền thông
 
Structural Equation Modeling (SEM) with AMOS
Structural Equation Modeling (SEM) with AMOSStructural Equation Modeling (SEM) with AMOS
Structural Equation Modeling (SEM) with AMOS
 
Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minh
Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minhKhảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minh
Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minh
 
Bài tập cá nhân PR - Bùi Thị Quỳnh Dương
Bài tập cá nhân PR - Bùi Thị Quỳnh DươngBài tập cá nhân PR - Bùi Thị Quỳnh Dương
Bài tập cá nhân PR - Bùi Thị Quỳnh Dương
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
 
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
 
Vietnamese alcohol drinking behavior
Vietnamese alcohol drinking behaviorVietnamese alcohol drinking behavior
Vietnamese alcohol drinking behavior
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
Phương pháp nghiên cứu khoa học - Business Research Methods - Lê Văn Huy - Le...
 
Gioi thieu nvivo 10
Gioi thieu nvivo 10Gioi thieu nvivo 10
Gioi thieu nvivo 10
 
CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN G...
CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN G...CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN G...
CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN G...
 
United Nations 2020 - Reducing food waste challenge
United Nations 2020 - Reducing food waste challengeUnited Nations 2020 - Reducing food waste challenge
United Nations 2020 - Reducing food waste challenge
 
Chuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptx
Chuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptxChuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptx
Chuong 2 - Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan.pptx
 
Chuong 3 pr
Chuong 3 prChuong 3 pr
Chuong 3 pr
 

Similar to Đánh giá khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...anh hieu
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfMột số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfNuioKila
 
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16
Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16
Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16DinhBaoChau
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangLenam711.tk@gmail.com
 
Tailieu.vncty.com thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_gia
Tailieu.vncty.com   thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_giaTailieu.vncty.com   thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_gia
Tailieu.vncty.com thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_giaTrần Đức Anh
 
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ...
SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ...SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ...
SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ...NuioKila
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCphamtoan47
 
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anhSáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anhnataliej4
 
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuHoai Bao
 

Similar to Đánh giá khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm (20)

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
 
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
 
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfMột số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
 
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...
 
Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16
Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16
Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16
 
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạmLuận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm
 
Tiểu Luận Thực Trạng Vấn Đề Thi Cử Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay.doc
Tiểu Luận Thực Trạng Vấn Đề Thi Cử Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay.docTiểu Luận Thực Trạng Vấn Đề Thi Cử Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay.doc
Tiểu Luận Thực Trạng Vấn Đề Thi Cử Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay.doc
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
 
Tailieu.vncty.com thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_gia
Tailieu.vncty.com   thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_giaTailieu.vncty.com   thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_gia
Tailieu.vncty.com thi trac-nghiem_co_ho_tro_cua_he_chuyen_gia
 
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
 
SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ...
SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ...SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ...
SỰ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ...
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
 
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anhSáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 7 học tốt từ vựng tiếng anh
 
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuu
 
Kỹ năng tự học của sinh viên ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Nội vụ Hà...
Kỹ năng tự học của sinh viên ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Nội vụ Hà...Kỹ năng tự học của sinh viên ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Nội vụ Hà...
Kỹ năng tự học của sinh viên ngành Quản trị nhân lực trường Đại học Nội vụ Hà...
 
Tài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAY
Tài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAYTài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAY
Tài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Đánh giá khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm

  • 1. 1 Lời cảm ơn Chúng tôi xin cam đoan: Nghiên cứu với đề tài “Khảo sát và đánh giá khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn” là công trình nghiên cứu của nhóm chúng tôi, không sao chép của bất cứ ai. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu khoa học này, chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, các anh chị và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, chúng em xin cảm ơn chân thành tới: Cô Võ Thúy Linh-Giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn. Nếu không có sự hướng dẫn, dạy bảo của Cô, chúng em nghĩ bài nghiên cứu của chúng em rất khó hoàn thành. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn Cô. Chúng em xin chuyển đến toàn thể quý Thầy Cô Trường Đại học Sài Gòn, các Thầy Cô trong Khoa Ngoại Ngữ lòng biết ơn sâu sắc nhất, đã dồn hết tâm huyết để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn bài nghiên cứu của chúng em không tránh khỏi sai sót. Kính mong quý Thầy Cô trong hội đồng đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu của chúng em được hoàn thiện tốt hơn. Sau cùng, chúng em xin chúc quý Thầy Cô trong Khoa Ngoại Ngữ và Cô sức khỏe dồi dào, luôn giữ vững nhiệt huyết, niềm tin để tiếp tục sứ mệnh cao đẹp của nghề giáo là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Chúng em xin chân thành cảm ơn! TP. HCM, tháng 05 năm 2017 Nhóm nghiên cứu
  • 2. 2 Mục lục Bản tóm tắt ............................................................................................................................................................. 3 Danh mục viết tắt ................................................................................................................................................... 6 Mở đầu ................................................................................................................................................................... 7 Chương I: Tổng quan M-learning .......................................................................................................................... 10 1.1. Định nghĩa M-learning.................................................................................................................................... 10 1.2. Đặc điểm M-learning....................................................................................................................................... 12 1.3. Tình hình sử dụng M-learning trên thế giới .................................................................................................... 13 1.4. Triển vọng M-learning tại Việt Nam............................................................................................................... 14 1.5. Những công trình nghiên cứu trước đây về M-learning.................................................................................. 15 Chương II: Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................................... 17 2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.................................................................................................................. 17 2.2. phương pháp nghiên cứu định lượng............................................................................................................... 18 2.3. thiết kế chương trình khảo sát ......................................................................................................................... 19 2.4. Tiến trình khảo sát sinh viên Sư phạm Anh .................................................................................................... 19 2.5. tiến trình khảo sát giảng viên tiếng Anh.......................................................................................................... 20 2.6 tiến trình phỏng vấn chuyên gia CNTT và quản trị mạng................................................................................ 21 Chương III: Kết quả nghiên cứu............................................................................................................................. 23 3.1. Kết quả khảo sát sinh viên............................................................................................................................... 23 3.2. Kết quả khảo sát giảng viên ............................................................................................................................ 33 3.3. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ........................................................................................................................ 43 Chương IV: Kết luận và kiến nghị ......................................................................................................................... 45 4.1. Kết luận ........................................................................................................................................................... 45 4.2. Hạn chế............................................................................................................................................................ 45 4.3. Kiến nghị......................................................................................................................................................... 46
  • 3. 3 BẢN TÓM TẮT KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG M-LEARNING TRONG SINH VIÊN SƯ PHẠM ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Mã số: SV2016-19 1.Vấn đề nghiên cứu (vấn đề, tính cấp thiết) Tình hình học tập ngoại ngữ của sinh viên nói chung và Đại học Sài Gòn nói riêng còn theo lối mòn lý thuyết, thời lượng cũng như thời gian luyện tập và trau dồi của sinh viên chưa được đáp ứng. Một trong những lý do dẫn đến vấn đề trên là phương tiện tiếp cận bài học một cách thuận tiện còn hạn chế. Bên cạnh đó, phương pháp dạy học truyền thống hiện tại chưa phát huy được tính chủ động của sinh viên trong mọi thời điểm phù hợp với đặc thù của ngành ngôn ngữ vì sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên ngoài giờ học chưa cao. Trước thực trạng này, việc hướng đến một phương pháp học ngoại ngữ mới, linh hoạt và phù hợp dành cho sinh viên sao cho đáp ứng được nhu cầu học luyện mọi lúc mọi nơi được đặt ra. Qua quan sát, học tập qua các thiết bị di động (M-learning) là một phương pháp được cho là phù hợp với việc học tiếng Anh vì đặc điểm gọn nhẹ, luôn được mang theo bên cạnh người dùng của chúng như điện thoại di động, máy tính bảng, Ipad… Xu hướng xây dựng các nguồn tài nguyên học tập có thể sử dụng trên các thiết bị thông minh này nổi lên như một giải pháp hứa hẹn mang đến kết quả tốt bởi sinh viên là đối tượng nhạy bén với công nghệ hiện đại, chỉ một vài chạm nhẹ trên màn hình điện thoại các bạn đã có thể học thêm nhiều kiến thức một các tiện lợi và hiệu quả. Trong khi nhiều trường đại học trên thế giới đã triển khai E-learning và M-learning ở mức độ sâu rộng thì tại Việt Nam, M-learning vẫn chưa được phổ biến ở hầu hết các trường đại học. Vì vậy, việc triển khai học tập di động dành cho sinh viên Trường ĐHSG có thể là một tiềm năng cho việc chủ động học tập mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về học tập di động vẫn chưa từng được thực hiện tại Trường ĐHSG, hiểu được sự hữu ích từ học tập di động đối với việc học tập của người học và tình hình cũng như phương pháp học ngoại ngữ của sinh viên tại Trường, nhóm tác giả thực hiện đề tài “Khảo sát, đánh giá khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn” với mục đích tìm hiểu về M-learning, sự nhận biết và thái độ của sinh viên Trường ĐHSG đối với việc học tiếng Anh qua các thiết bị di động, để từ đó đề xuất phương pháp học tập mới giúp sinh viên chủ động hơn trong học tập. 2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu
  • 4. 4 Tìm hiểu về M-learning, sự nhận biết và thái độ của sinh viên Trường ĐHSG đối với việc học tiếng Anh qua các thiết bị di động, để từ đó đề xuất phương pháp học tập mới giúp sinh viên chủ động hơn trong học tập. 3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu (nêu rõ từng nội dung gắn với các mục tiêu cụ thể) Chương 1: Cơ sở lí luận • Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên chuyên Anh hệ Đại học Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn • Lịch sử về khởi nguồn của M-learning • Các khái niệm cơ bản và các cơ sở lý luận về M-learning Chương 2: Tổ chức nghiên cứu • Thiết kế bảng hỏi về thái độ và sự nhận biết của sinh viên đối với M-learning. • Tiến hành khảo sát thái độ và sự nhận biết của sinh viên về M-learning qua bảng hỏi. Chương 3: Phân tích số liệu - Thu thập và phân tích số liệu bảng hỏi; - Phân tích thái độ sinh viên về M-learning Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Tổng quan về nhận thức và thái độ của sinh viên về M-learning; - Đánh giá sự nhận biết, mức độ quan tâm và thái độ của sinh viên với M-learning - Đề xuất thiết kế hệ thống M-learning dành cho sinh viên chuyên Anh tại Trường ĐHSG. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu + Nghiên cứu lý luận: phân tích và chọn lọc các công trình nghiên cứu về M-learning để tổng hợp các thuyết khoa học phù hợp làm cơ sở lý luận cho đề tài. + Khảo sát: khảo sát bằng bảng hỏi đối với 120 sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh trong tổng số 448 sinh viên Đại học chính quy Khoa Ngoại Ngữ Trường ĐHSG của trường trong cả
  • 5. 5 bốn năm học (sinh viên viên năm nhất, sinh viên năm hai, sinh viên năm ba và sinh viên năm tư năm học 2016-2017) để tham gia thực hiện bảng hỏi. Việc khảo sát qua bảng hỏi nhằm ghi nhận và đánh giá được sự nhận biết và thái độ của sinh viên về học tập di động dành cho việc học tiếng Anh trước khi phương pháp này được áp dụng tại Trường. +Khảo sát thái độ của giáo viên bằng việc quan sát các trang thiết bị như mạng Internet, wifi, thiết bị di động của sinh viên thường dùng trong đó có dùng smart phone hay không, kết nối mạng như thế nào nhằm đánh giá điều kiện cần thiết cho việc áp dụng M-learning đạt hiệu quả tốt nhất. + Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu: phương pháp định lượng; định tính.
  • 6. 6 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 ĐHSG Đại học Sài Gòn 2 ĐTDĐ Điện thoại di động 3 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) 4 M-learning Mobile learning 5 E-learning Electronic-learning 6 GSMA Hiệp hội thông tin di động toàn cầu (Global System for Mobile Association) 7 PC Máy tính cá nhân (Personal Computer) 8 THPT Trung học phổ thông
  • 7. 7 MỞ ĐẦU Việc thông thạo tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của mỗi cá nhân ngày càng trở nên cấp thiết để đáp ứng nhu cầu giao tiếp và phục vụ công tác nhiều lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta làm bất cứ một ngành nghề nào nếu muốn phát triển cao thì đều cần phải đạt được trình độ ngoại ngữ nhất định. Vì thế, việc học tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng với tất cả chúng ta và phổ biến ở cả thành thị và nông thôn. Chính vì vậy, trung tâm Anh ngữ mọc lên ngày càng nhiều và đa dạng, có thể kể đến như Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS), Hội đồng Anh (British Council), Ngoại ngữ Thần Đồng, Ngoại ngữ Không Gian v.v...Và cũng không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh các vị phụ huynh hàng ngày chen chân trong dòng xe cộ đông đúc lúc tan tầm hay cuối tuần để đưa đón con em đi học tại các trung tâm ngoại ngữ cũng như ở các lớp học thêm tại nhà giáo viên. Có thể nói, việc học ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh gần như trở thành một “trào lưu” của người dân, đặc biệt ở thành thị. Tuy ngày càng có nhiều người học tiếng Anh nhưng thông thạo tiếng Anh thì không phải ai cũng có thể làm được, học sinh có thể đi học tiếng Anh ở trung tâm Anh ngữ hay học thêm nhưng lại không biết cách viết một bài văn tiếng Anh như thế nào, ngại giao tiếp với người bản xứ, hoặc thậm chí còn có học sinh “mất gốc” tiếng Anh… Vì vậy, việc học tiếng Anh một cách hiệu quả vẫn còn là một bài toán khó của một bộ phận lớn người học hiện nay. Nguyên nhân bởi đối tượng người học ngày nay rất đa dạng về độ tuổi, trình độ và công việc bao gồm sinh viên, nhân viên văn phòng, nội trợ, công nhân, thiếu nhi, thanh thiếu niên, thanh niên, trung niên, người già… Mỗi đối tượng người học lại gặp một số khó khăn nhất định trong việc học và nguyên nhân chủ yếu dễ dẫn đến tình trạng học không hiệu quả là hạn chế về thời gian. Chẳng hạn, sinh viên thường bận rộn với việc học tập tại trường và làm thêm bên ngoài để trang trải cuộc sống nên không có nhiều thời gian để học tiếng Anh. Trong khi nhân viên văn phòng gần như bận rộn cả ngày với công việc hành chính một ngày 8 tiếng, người nội trợ thường bận rộn với việc chăm sóc nhà cửa, công nhân cũng vô cùng tất bật với việc làm có khi tăng ca lên đến 12 giờ mỗi ngày nên cũng không thể dành nhiều thời gian cho việc học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, thiếu nhi và thanh thiếu niên còn ngồi trên ghế trường phổ thông cũng hết sức bận rộn và mệt mỏi với những tiết học đầy căng thẳng chính khóa và các lớp học thêm những môn học khác như Toán, Lí, Hóa… nên dễ cảm thấy đuối sức khi học tiếng Anh. Đối với những người lớn tuổi thì trí nhớ và sự năng động giảm sút lại chính là những trở ngại lớn nhất trên con đường chinh phục ngoại ngữ. Bên cạnh đó, sự đa dạng về trình độ người học cũng cần được chú ý: người mới bắt đầu, sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Đây cũng là một khó khăn trong việc dạy và học ngoại ngữ, trình độ người học đa dạng nên giáo viên không thể áp dụng cùng một phương pháp, một trình độ nào đó đối với cả lớp, nhưng nếu đối với mỗi học sinh, giáo viên lại áp dụng một cách dạy khác nhau thì sẽ không đủ thời gian, và giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn
  • 8. 8 trong việc thiết kế bài giảng cũng như bài tập. Điều này gây ra tình trạng nếu dạy ở mức quá thấp thì những học sinh giỏi không được học những kiến thức mới, những kiến thức nâng cao, những cách làm hay đối với một dạng bài tập nào đó cũng như không phát triển được các kĩ năng kiến thức…Trong khi nếu dạy ở một mức độ cao hơn thì những học sinh yếu lại không thể theo kịp. Qua những lí do vừa kể trên, ta có thể thấy các đối tượng đều gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ, người thì bận rộn với công việc chính, người thì khả năng học tập giảm sút. Hầu hết người học không có thời gian tham gia các lớp học để được sự hỗ trợ của giáo viên, đọc sách hoặc mang theo các công cụ cồng kềnh hỗ trợ học luyện tiếng Anh. Trong khi đó, việc học tiếng Anh cần có thời gian và công cụ ôn luyện đều đặn các kỹ năng thì mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp dạy tiếng Anh tại lớp chưa thật sự đáp ứng yêu cầu đối với các đối tượng người học bận rộn như thế và tình hình học tiếng Anh mà không được tiếp cận với bài học thường xuyên thì mục đích trau dồi ngoại ngữ không đạt được. Đối tượng người học chưa thật sự phát huy kỹ năng ngôn ngữ mà tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là sinh viên chuyên Anh Trường Đại học Sài Gòn. Số lượng sinh viên chuyên Anh chính quy vào khoảng hơn 1650 sinh viên, hơn 600 sinh viên Sư phạm Anh và hơn 1050 sinh viên Ngôn ngữ Anh (theo số liệu báo cáo của Phòng Công tác Sinh viên Trường tháng 12/2016). Đây là những học sinh xuất sắc vì để có thể đặt chân vào ngưỡng cửa đại học, họ đã trải qua các kì thi cam go là tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào đại học. Từ thực tiễn khoa học ngày càng phát triển, đồng thời các quốc gia trên thế giới đã áp dụng rộng rãi các thiết bị di động vào việc học, nền giáo dục Việt Nam đang hướng đến sử dụng M-learning trong quá trình giảng dạy. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu tham khảo các tài liệu về M-learning, thực hiện một cuộc khảo sát bước đầu về M-learning tại Trường Đại học Sài Gòn và cụ thể là dành cho các sinh viên chuyên Anh. Tuy nhiên, qua quan sát từ điểm số các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đặc biệt là phát âm tiếng Anh, kết quả sinh viên đạt được ở các kỹ năng chưa cao (từ điểm thi các học kỳ gần nhất của sinh viên), hầu hết trung bình các sinh viên chỉ đạt các điểm từ 5 đến 6.5 (76%), điểm khá giỏi từ 7 đến 9 điểm chỉ đạt vào khoảng 24 %. Điểm số như trên chưa thật sự đạt yêu cầu đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Phương pháp học và luyện các kỹ năng tiếng Anh của sinh viên cần phải điều chỉnh và thay đổi để đảm bảo chất lượng học tập. Chính vì vậy, một phương pháp dạy và học tiếng Anh mới sao cho người học dễ dàng tiếp cận và luyện học tiếng Anh trực tiếp và mọi lúc mọi nơi trên một loại công cụ gọn nhẹ mà có thể tích hợp nguồn tài nguyên từ dễ đến khó trên đó để giúp các dạng đối tượng người học chủ động và quyết định thời gian, kiến thức yêu thích cần được đề xuất. Cụ thể, công trình nghiên cứu này bàn bạc về khả năng để tiếp cận và sử dụng một phương thức dạy và học mới dựa trên các thiết bị di động và hệ thống mạng không dây (điện thoại thông minh) của sinh viên chuyên Anh Trường Đại học Sài Gòn.
  • 9. 9 1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu mà nhóm tác giả hướng đến là khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên Sư phạm Anh Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn - Tổng hợp một số cơ sở lý luận về M-learning - Đánh giá các điều kiện, khả năng ứng dụng M-learning của sinh viên ngành Sư phạm Anh Trường ĐHSG - Đề xuất ứng dụng hệ thống học tập di động dành cho sinh viên Trường ĐHSG. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Công trình nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi: 1. Thái độ của sinh viên Sư phạm Anh, giảng viên tiếng Anh và chuyên gia công nghệ thông tin và quản trị mạng tại Trường Đại học Sài Gòn đối với việc học tập qua các thiết bị di động (M-learning) như thế nào? 2. Khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn là khả thi hay không? 4. Ý nghĩa đề tài: Công trình nghiên cứu này được thực hiện nhằm nghiên cứu khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn và từ đó nhân rộng ra các khoa, ngành khác của Trường.
  • 10. 10 CHƢƠNG I TỔNG QUAN M-LEARNING Giữa thời phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin , các thiết bị điện tử ngày càng phát triển vượt bậc. Trong đó, các thiết bị điện tử di động như laptop, máy tính bảng, Ipad, Ipod, và các loại điện thoại di động, điện thoại thông minh (smart phones) đang chiếm ưu thế và trở nên rất thịnh hành. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc - UNNESCO (2013) thống kê, những quốc gia phát triển có tới 4 trên 5 người sở hữu và sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, nó đang tăng với tốc độ rất nhanh ở các nước đang phát triển. Cụ thể, GSMA (2012) dự đoán vào năm 2017 khoảng nửa số dân ở các nước đang phát triển sẽ có ít nhất một thuê bao di động được kích hoạt cho một cá nhân. Các chuyên gia cũng dự đoán rằng, máy tính bảng – một loại thiết bị di động, sẽ có doanh số bán tương đương với doanh số bán máy tính cá nhân (PCs) vào đầu năm 2016 (NPD, 2012). Điều này cho thấy, thiết bị di động đang ngày càng phổ biến. Theo thống kê của Tổ chức Liên minh Viễn thông quốc tế năm 2015, có xấp xỉ 8,5 tỷ thuê bao di động và khoảng 92 phần trăm dân số thế giới đang được sử dụng. Tức là cho đến thời điểm hiện tại, điện thoại di động đang được sử dụng với số lượng khổng lồ trên thế giới. Vậy thiết bị di động là gì và hiểu khái niệm thiết bị di động như thế nào mới là chính xác? Về định nghĩa thiết bị di động, do công nghệ di động luôn phát triển không ngừng nên theo UNESCO (2013), thiết bị di động không nhất thiết phải là những cái tên cụ thể như đã được nêu trên, mà chúng được gọi chung là những thiết bị điện tử cá nhân có thể xách tay, có kết nối Internet, có khả năng đa phương tiện và có thể thao tác nhiều việc một cách dễ dàng, nhất là những việc liên quan tới giao tiếp. Các thiết bị này được thiết kế với kích cỡ nhỏ gọn và đa tính năng hiện đại có khả năng hỗ trợ người học luyện tiếng Anh trực tiếp mọi lúc mọi nơi. Chính vì sự phổ biến và tiện lợi này, thiết bị di động được xem xét để đưa vào hỗ trợ việc học tập. Từ đó, một mô hình học tập mới - học tập trên thiết bị di động (M-learning) xuất hiện. 1.1. Định nghĩa M-learning M-learning có thể được hiểu theo nhiều cách. Ally (2009) nói rằng học tập trên các thiết bị di động hay còn gọi là mobile learning (M-learning) là việc sử dụng các thiết bị di động để đưa thông tin và hỗ trợ các tài liệu học tập cũng như giao tiếp giữa các sinh viên với nhau, người hướng dẫn hoặc các cơ sở đào tạo. Theo quan điểm Trần Trung và Nguyễn Viết Dũng (2016), M- learning là hình thức học tập có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Người học được tạo cơ hội học tập thông qua các thiết bị di động như điện thoại di động, PDA (Personal Digital Assistants), pocket PC….
  • 11. 11 Nhờ vào công nghệ hiện đại, các kiến thức, kỹ năng tiếng Anh sẽ được cung cấp rất phong phú ngay trên các thiết bị cầm tay, đặc biệt là điện thoại di động sẽ có khả năng được người học hướng đến bởi điện thoại di động ngày nay đã trở thành “vật bất ly thân” của hầu hết mỗi người. UNESCO (2013) cũng đã viết rằng việc học tập trên các thiết bị di động (M-learning) bao gồm việc sử dụng công nghệ di động kết hợp với công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để học tập mọi lúc mọi nơi. Tổ chức này cũng cho biết, M-learning có thể được hiểu theo nhiều cách: người học có thể sử dụng các thiết bị di động để tiếp cận với các nguồn thông tin giáo dục (lấy tài liệu học tập từ trang web nhà trường, nhận bài tập về nhà và nộp bài tập cho giáo viên không cần phải gặp trực tiếp), kết nối với người học khác (làm việc nhóm, trao đổi, bàn bạc, thảo luận bài học với bạn bè ngay trên thiết bị di động; tăng tính cạnh tranh lành mạnh, làm tăng hứng thú học tập thông qua việc thi đua xem ai được điểm cao hơn trong các bài kiểm tra nhanh, trò chơi học tập thú vị trên các ứng dụng di động) hoặc tự xây dựng nội dung học tập trong và ngoài lớp (một số ứng dụng trên thiết bị di động cho phép học sinh tự tạo bài học, làm bài tập và ôn tập như ứng dụng Quizlet.com). Mobile learning cũng bao gồm việc hỗ trợ những mục tiêu giáo dục lớn hơn như xây dựng hệ thống quản lí trường học hiệu quả và giúp việc liên hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn (báo kết quả học tập, nhắc nhở lịch kiểm tra, nhắc nhở đóng học phí và các thông báo khác qua điện thoại cho phụ huynh) . Chữ “M” trong M-learning, ngoài cách hiểu “mobile”, tức là học tập với sự giúp đỡ của thiết bị di động, chú trọng vào thiết bị (Sharples và cộng sự, 2002), còn có thể được hiểu như “mobility”, tức nhấn mạnh vào sự di động, linh hoạt, thuận lợi cho người học (O’Malley và cộng sự, 2003). Nghĩa là M-learning là việc học tập có thể được thực hiện mọi lúc mọi nơi, không nhất thiết phải diễn ra tại một địa điểm hay thời gian cụ thể. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng M-learning là “hậu duệ” của E-learning (Yiannis Laouris và cộng sự, 2009). Pinkwart và cộng sự (2003) định nghĩa E-learning là việc học tập được hỗ trợ bởi công cụ điện tử ( digital “electronic” tools) và truyền thông (media), và M- learning chính là hình thức E-learning sử dụng các thiết bị di động và đường truyền không dây. Tuy nhiên, theo Nguyễn Danh Nam (2010), E-learning nhiều khi lại đòi hỏi cần có sự kết nối Internet mà không phải lúc nào người học cũng có thể dễ dàng tiếp cận được, cụ thể, người học không thể tận dụng thời gian trong lúc rảnh rỗi như: khi ở trên xe buýt, dạo chơi ở công viên, lúc đi tham quan,...để học tập, do đó những thiết bị học tập di động với khả năng gắn liền với người sử dụng các ứng dụng của công nghệ không dây như: Wi-Fi, Bluetooth,…và các hệ thống kết nối viễn thông toàn cầu như GPS, GSM, GPRS, 3G, CDMA,…cùng các vệ tinh thu phát sóng trên khắp thế giới trở nên rất cần thiết. Chính vì thế, một hình thức học tập mới, xu hướng mới của các mô hình học tập từ xa, đó là M-learning được ra đời với nhiều đặc điểm vượt trội được thế giới nhiệt tình hưởng ứng.
  • 12. 12 1.2. Đặc điểm M-learning Bàn về đặc điểm, M-learning có những đặc điểm của E-learning. Theo thông tin từ Đại học Thái Nguyên, E-learning có những đặc điểm như sau: việc học tập được tiến hành dựa trên việc sử dụng các công nghệ Web và Internet (Horton); việc học tập, đào tạo được thực hiện dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc), việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử (Sun Microsystems, Inc). Ngoài ra, M-learning còn có những đặc điểm riêng. Theo Ally (2011), những đặc điểm đó bao gồm: kết nối được với web và thông tin mạng; tiếp cận được với những tài liệu và nguồn thông tin trực tuyến hiện hữu khi cần; cho phép học tập mọi lúc mọi nơi; cho phép người học tự tạo nội dung thông tin, kiến thức; tạo khả năng học tập và đào tạo tức thời; sự tiện lợi của thiết bị cho phép người dùng có thể mang theo và sử dụng trên đường đi làm, đi du lịch, trong thời gian rảnh rỗi hay ở chỗ làm; không bị giới hạn bởi địa điểm học tập; học và giao tiếp ở mọi nơi; kết nối với nhiều người ở nhiều hoàn cảnh khác nhau; kết nối giữa các nền văn hóa và khắp nơi trên thế giới; mang việc học tới những người chỉ có thể tiếp cận với giáo dục thông qua thiết bị di động. Khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các thiết bị không dây, điện thoại di động hay máy tính bảng…đang trở nên đa dạng và phong phú hơn bởi những sự tiện lợi mà chúng mang lại cho người sử dụng (gọn gàng, dễ dàng thao tác…). Với những ưu điểm vượt trội không thể phủ nhận của chúng, nhiều hình thức học tập trên các thiết bị này cũng được ra đời nhưng đáng chú ý nhất là M-learning. M-learning (học tập qua các thiết bị di động) đã mang lại nhiều thuận tiện cho người học khi tham gia vào các khóa học cũng như tiếp cận các nguồn tài liệu liên quan, phù hợp với thời gian, mục tiêu và trình độ của người tham gia. Nội dung được thiết kế và cung cấp trên M- learning rất đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi, ngành nghề (văn bản, ứng dụng, âm thanh, video…). Các khóa học và bài dạy trên M-learning cũng được thiết kế sinh động; các thông tin và tài liệu học tập được cập nhật liên tục theo đời sống hiện đại góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Hình thức học này cho phép người học có thể truy cập và sử dụng dịch vụ học trực tuyến trên thiết bị di động của mình bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Không những thế, người dùng còn có thể chủ động kiểm soát tốc độ học tập của mình để phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức, trình độ và linh hoạt về mặt thời gian học. Qua đó, người học cũng có thái độ tích cực và thoải mái hơn trong việc tiếp cận với nguồn tri thức hiện đại để củng cố, nâng cao sự hiểu biết của bản thân. Các thiết bị điện tử ít cồng kềnh dễ vận chuyển khi người học muốn thay đổi môi trường học tập. Không những thế, M-learning tạo cơ hội hoạt động theo nhóm hay ghi chép các điều quan trọng trực tiếp thông qua điện thoại di động. M-learning thật sự đã tiết kiệm nhiều thời gian
  • 13. 13 cho người học bởi màn hình cảm ứng cho phép người học di chuyển trang web liên kết dễ dàng hơn so với những thiết bị khác. Bên cạnh những ích lợi dành cho người học, M-learning còn mang lại những lợi ích lớn đối với người tham gia giảng dạy trên nó. Khi sử dụng M-learning, họ có thể theo dõi thông tin các khóa học mọi lúc mọi nơi, giải đáp các yêu cầu của học viên một cách nhanh chóng, theo dõi và củng cố thêm kiến thức cho các khóa học cũng như dễ dàng theo dõi các bài kiểm tra đánh giá và xuất kết quả kiểm tra trong thời gian ngắn nhất. Như vậy, việc khai thác và ứng dụng M-learning vào việc học tiếng Anh cho sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn rất có tính khả thi vì người học có thể học, làm bài tập, chỉnh sửa và tự kiểm tra kết quả trực tuyến dễ dàng ở bất cứ nơi đâu. Từ những ưu điểm và sự tiện lợi nói trên, việc áp dụng hình thức học tập M-learning sẽ mang lại hiệu quả cao trong học tập cũng như nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà. 1.3. Tình hình sử dụng M-learning trên thế giới Tuy thiết bị điện tử không đảm bảo về khả năng lưu trữ các thông tin, năng lượng pin cùng sức khoẻ mắt, người dùng sẽ cảm thấy mỏi mắt khi học tập trên màn hình nhỏ của điện thoại suốt nhiều giờ, nhưng nhờ những đặc điểm nổi bật và tính thực tiễn cao của M-learning đã khiến cách học này trở nên khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Nói chính xác, M-leanring đã và đang được ứng dụng vào học tập dưới các hình thức như đào tạo từ xa, Podcasting, tự học của sinh viên….Theo nghiên cứu dự đoán về thị trường M-learning thế giới của Ambient Insight năm 2012-2017, thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của M-learning đạt tới 5.3 tỷ đô-la vào năm 2012, tỉ lệ tăng hàng năm trong giai đoạn năm năm là 18.2% và doanh số này sẽ tăng hơn gấp đôi, đạt 12.2 tỷ đô-la vào năm 2017. Theo Walker (2006), các dự án học tập trên thiết bị di động đã xuất hiện rộng rãi khắp Châu Âu. Tại đây họ đã dùng PDA và máy tính bảng trong lớp học thông qua điện thoại di động để hỗ trợ việc học tập giữa trường học và viện bảo tàng, cho những đợt thực tập và du lịch. Hiện tại, Nhật Bản, Đài Loan và một số nước Nam Phi là những quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng M-learning vào giáo dục; tiếp theo, Hàn Quốc và Trung Quốc là những nước có nhiều tiềm năng để sử dụng hình thức dạy học này; Úc, Canada, Ấn Độ cũng đang bắt đầu với các thử nghiệm về M-learning (Trần Trung và Nguyễn Viết Dũng, 2016). Ý kiến này giống với những gì giáo sư Scott Motlik ( 2008) nhận xét về nền giáo dục châu Á. Giáo sư Motlik cho rằng Châu Á phù hợp với M-learning hơn vì điện thoại di động rất phổ biến và phát triển ở Châu Á: Trung Quốc là quốc gia có thị trường tiêu thụ ĐTDĐ lớn nhất toàn thế giới. Tương tự ở Hàn Quốc năm 2007, cứ 100 người thì đã có trên 80 thuê bao ĐTDĐ được kích hoạt và sử dụng. Châu Á hiện đang dẫn đầu thế giới về thị trường tiêu dùng ĐTDĐ, và số lượng sử dụng điện thoại di động vẫn không ngừng tăng thêm, đạt trên 45% vào năm 2010. Không chỉ thịnh hành tại các
  • 14. 14 nước tiêu biểu Châu Á, sự phát triển của ĐTDĐ còn lan rộng một cách mạnh mẽ sang những nước như Malaysia, Thái Lan và Philipin với hơn 50 thuê bao trên 100 dân số. Do đó, M-learning đã trở thành một khái niệm rất quen thuộc tại những quốc gia này. Theo pda.vietbao.vn, M- learning thậm chí đã được đưa vào ứng dụng tại nhiều trường học ở khu vực châu Á. Cụ thể, ở Bangkok Thái Lan, hơn 90% các sinh viên tại Viện Công nghệ của King Mongkut sở hữu ĐTDĐ, và các sinh viên tại đây đã dùng ĐTDĐ để thực hiện bài thi bằng cách gửi tin nhắn SMS đến một số điện thoại được nhà trường qui định để trả lời các câu hỏi hiện trên màn hình máy chiếu. Bên cạnh đó, tại Nhật Bản, ĐTDĐ cũng được sử dụng rộng rãi trong việc giảng dạy môn tiếng Anh. Theo số liệu từ những cuộc khảo sát đã được tiến hành tại quốc gia này, ĐTDĐ ở Nhật đã vượt qua máy tính bàn với tỷ lệ 5-1 về mức độ phổ biến được yêu thích, và trong khi chỉ có 43% học sinh Nhật dùng máy tính để gửi email thì có tới 99% dùng ĐTDĐ để trao đổi email. Khảo sát còn cho thấy các bài học về từ vựng tiếng Anh khi được thiết lập trên ĐTDĐ nhận được phản ứng rất tích cực từ học sinh. 71% học sinh thích tiếp nhận bài học trên ĐTDĐ hơn trên máy tính bàn; 93% nhận thấy hiệu quả của ĐTDĐ trong giảng dạy; 89% muốn tiếp tục dùng ĐTDĐ để phục vụ mục đích học tập. Kết quả học tập với sự hỗ trợ của ĐTDĐ cũng rất khả quan: trung bình học sinh nhớ được 5-6 từ tiếng Anh khi dùng biện pháp SMS, trong khi học bằng máy tính bàn, họ chỉ nhớ được 3 từ. Gần đây, ở Philipin, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy được sự phổ biến của việc ứng dụng ĐTDĐ trong giáo dục. Họ lí giải rằng, do chi phí dùng ĐTDĐ giảm và các chức năng tăng lên nên hầu hết sinh viên, học sinh ở Philipin đều có ĐTDĐ. Trường Đại học Mở của Philipin (Philippines Open University) đã chính thức tổ chức những khóa học di động thông qua SMS ở môn tiếng Anh, Toán học và một số môn khoa học. Hiện tại, những khóa học ngoại khóa bằng SMS cũng đang được thảo luận để tiến hành. 80% các sinh viên ủng hộ cách học qua SMS mới mẻ này và tận 81% sinh viên nói “họ sẽ chọn cách học qua SMS” dù biết rằng chi phí một tin nhắn SMS trong khóa học ngoại khóa đắt hơn một tin nhắn SMS thông thường. Sử dụng ĐTDĐ để hỗ trợ học tập cũng không phải là điều quá mới mẻ ở châu Phi. Chỉ có ít hơn 11% dân số Nam Phi dùng điện thoại cố định; trong khi đó, có gần 90% dân số nước này sử dụng ĐTDĐ. Một nghiên cứu ở quốc gia này còn cho thấy rằng phải mất từ 3 đến 18 ngày thì tất cả các sinh viên mới nhận được thông tin nếu không dùng SMS. Hơn nữa, việc dùng SMS đã giúp tiết kiệm 20 lần thời gian chuyển thông tin đến người học so với khi sử dụng dịch vụ bưu chính. Tại Kenya, việc dùng ĐTDĐ để gửi SMS học tập cũng đã được thực hiện từ trước năm 2005. Tóm lại, M-learning đang và nhiều khả năng trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới trong tương lai. Sức ảnh hưởng của M-learning không chỉ nằm ở một quốc gia hay một khu vực mà là toàn thế giới. 1.4. Triển vọng M-learning tại Việt Nam Tại Việt Nam, triển vọng ứng dụng các thiết bị di động ngày càng mạnh. M-learning có nhiều lợi thế hơn so với việc học tập trên máy tính truyền thống vì nó có chi phí thấp hơn, ít cồng
  • 15. 15 kềnh hơn, và ít tạo ra giới hạn về không gian, thời gian học tập. Theo số liệu của Trần Trung, Nguyễn Viết Dũng (2016) tìm được, hiện tại, nhiều địa điểm làm việc di động đã xuất hiện trên các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,…; số lượng điện thoại di động tăng nhanh gấp 3 lần số lượng máy vi tính và khoảng 70% số ĐTDĐ này có khả năng kết nối Internet; số PDAs và điện thoại thông minh cũng tăng nhanh về số lượng (số lượng bán nhiều hơn máy vi tính); số lượng công ty phát triển các phần mềm trên ĐTDĐ mọc lên nhiều hơn; hệ thống viễn thông phát triển nhanh, giá thành sử dụng giảm. Hơn nữa, E-learning đang phát triển rất mạnh. Đây là tiền đề thuận lợi để phát triển M-learning. 1.5. Những công trình nghiên cứu trƣớc đây về M-learning Nhận thấy được tiềm năng của M-learning, trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm đặc biệt cho phương pháp khá mới mẻ này. Kết quả là nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực M-learning đã được tiến hành và thu được kết quả khả quan. Năm 2007, tại Áo, Denk đã nghiên cứu về những thách thức và tiềm năng của M-learning. Anh cho biết, khó khăn lớn nhất mà M-learning phải đối mặt đó là sự gián đoạn trong thời gian học tập gây ra bởi các yếu tố môi trường và vấn đề kỹ thuật dẫn tới sự thiếu tập trung và sau đó là hiệu quả học tập kém. Thiếu hỗ trợ về tài chính hay những phiền phức xảy ra khi điện thoại được cho phép sử dụng ở trường học như: mất trộm, chuông điện thoại reo, dùng điện thoại vì mục đích cá nhân trong giờ học, dùng điện thoại để gian lận trong thi cử cũng là những vấn đề lớn gây cản trở việc ứng dụng M-learning vào thực tế. Tuy nhiên, bên cạnh những rào cản, M-learning chứng minh tiềm năng ứng dụng của mình thông qua những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Những lợi ích đó là: tạo ra sự linh hoạt trong học tập vì thiết bị di động cho phép học tập diễn ra mọi lúc, mọi nơi; tăng đáng kể sự tương tác giữa nguời học với nhau và với giáo viên thông qua thiết bị di động; cho phép người học làm chủ, kiểm soát việc học tập của mình, ít phụ thuộc hơn vào giáo viên; khiến việc học trở nên bớt nặng nề so với học tập trên lớp… và nhiều lợi ít khác nữa. Kukulska-hulme (2009, vương quốc Anh) nghiên cứu về đóng góp của M-learning và tìm hiểu xem liệu M-learning có làm thay đổi cách dạy học ngôn ngữ hiện nay hay không. Trong đề tài nghiên cứu của mình, Kukulska-hulme đã tập trung trình bày giá trị của M-learning thông qua những dự án dạy học M-learning thành công trong phạm vi trong lẫn ngoài lớp học, trong những chuyến thực tập của sinh viên đại học, hỗ trợ học sinh tìm hiểu về môi trường sống hay tham quan học tập ở bảo tàng…Về phương diện ngôn ngữ, M-learning có thể hỗ trợ học tập thông qua tin nhắn, Podcasting, blog. Giáo viên dùng điện thoại di động để theo dõi tiến độ học từ vựng của học sinh, học sinh trao đổi nghĩa của từ vựng với nhau và với giáo viên ngay trên điện thoại. Tóm lại, M-learning giúp học sinh, sinh viên có thể học ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi.
  • 16. 16 Trịnh Thị Phương Thảo (2011, Việt Nam) đã nghiên cứu về việc ứng dụng M-learning, cụ thể là ứng dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) vào dạy học Toán ở trường THPT, đồng thời đưa ra một số nguyên tắc trong việc lựa chọn nội dung và hình thức dạy học môn học này trên ĐTDĐ. Theo Cô, trước nhu cầu tiếp thu và vận dụng đầy đủ khối lượng kiến thức ngày càng lớn trên lớp cộng với sự phổ biến, các chức năng hiện đại của ĐTDĐ, đặc biệt là khả năng kết nối với mạng không dây và trình độ sử dụng tốt những ứng dụng công nghệ hiện đại của học sinh THPT ngày nay, việc ứng dụng ĐTDĐ vào việc dạy và học Toán trở nên cần thiết và khả quan. Cách học này cho phép học sinh THPT tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú đồng thời giúp các em học tập cũng như phát triển khả năng tự học một cách tích cực. Cô cũng viết rằng việc ứng dụng phương pháp này phải đáp ứng được những yêu cầu về nội dung và hình thức. Nội dung dạy học trên ĐTDĐ phải phù hợp với mục tiêu, nội dung và chương trình dạy học môn toán ở trường THPT và đồng thời có thể số hóa chuyển thành Wab dành cho ĐTDĐ sao cho: thông tin, nhất là các ký hiệu, hình vẽ toán học phải được hiển thị rõ; dung lượng và các hiệu ứng nhỏ gọn; giao diện thân thiện phù hợp với học sinh THPT. Bên cạnh đó, việc dạy trên ĐTDĐ sẽ được tiến hành dưới 3 hình thức chủ yếu: giáo dục từ xa, Podcasting và hỗ trợ tự học. Trịnh Thị Phương Thảo (2013, Việt Nam) tiếp tục nghiên cứu một khía cạnh khác của M- learning: việc khai thác M-learning trong đào tạo tín chỉ. Trong bài nghiên cứu của mình, Trịnh Thị Phương Thảo (2013) đã chỉ ra M-learning mang lại nhiều lợi ích đối với đào tạo tín chỉ, nhất là đối với việc tự học - yếu tố quyết định sự thành công của việc đào tạo tín chỉ. Đồng thời, các hướng khai thác M-learning trong hình thức đào tạo này cũng được trình bày. Không thể phủ nhận rằng nhiều phương diện và khía cạnh của M-learning đã được nghiên cứu và tìm hiểu: từ khái quát như tiềm năng, thách thức của M-learning tới cụ thể hơn là cách ứng dụng M-learning vào dạy và học những chương trình, môn học cụ thể ở đại học, THPT….Tuy nhiên, chưa có công trình nào chính thức được nghiên cứu về nhận thức, điều kiện kĩ thuật để ứng dụng M-learning trong trường học. Từ cơ sở lí luận liên quan và thực tiễn nghiên cứu, nhóm tác giả thực hiện khảo sát và đánh giá khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn. Đề tài này có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích và là nền tảng cho những đề tài nghiên cứu khác về việc ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn trong tương lai.
  • 17. 17 CHƢƠNG II PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, thiết kế chương trình khảo sát đã được tiến hành và phương pháp định lượng đã được sử dụng để thu thập dữ liệu trước và sau khi tiến hành khảo sát và kết quả của bảng hỏi. Phương pháp định lượng được định nghĩa là sự điều tra những vấn đề xã hội và con người dựa trên sự kiểm chứng lý thuyết bao gồm những biến số, được đo lường bởi số liệu và được phân tích bởi quá trình thống kê để xác định tính chính xác của những giả thuyết đặt ra ban đầu. Vì thế, nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành với phương pháp định lượng để kiểm soát những biến số. Điều này có nghĩa rằng loại nghiên cứu này dùng để nghiên cứu và đo lường những ảnh hưởng trong những nhóm. Mặt khác, sự đo lường còn biểu thị sự đánh giá những ảnh hưởng của nghiên cứu bằng ngôn ngữ khảo sát. Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp định tính cũng đồng thời được sử dụng. Phương pháp định tính là "nghiên cứu sử dụng những phương pháp như quan sát người tham gia khảo sát hoặc nghiên cứu điểm- những phương pháp cho ra kết quả là 1 bài báo cáo về lí thuyết và thực tiễn mang tính tường thuật, mô tả, đã được sử dụng để thu thập và mô tả dữ liệu của 9 danh mục khi quan sát lớp học trong một chương trình khảo sát. Theo Mertens, những người tham gia khảo sát được chia làm 2 nhóm: nhóm thử nghiệm và nhóm được kiểm soát để kiểm chứng lí thuyết. Trong nghiên cứu đó, biến số độc lập là những bài hát nhạc Pop, khả năng phát âm của học sinh là biến số phụ thuộc. Kết quả của thí nghiệm dạy học được cho là đáng tin hơn của 9 tuần thí nghiệm vì thời gian quy định cung cấp nhiều cơ hội học tập để những học sinh tham gia khảo sát cải thiện khả năng phát âm. 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học. Trong nghiên cứu định tính, nhà nghiên cứu sử dụng theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diễn giải, giải thích, điều đó đồng nghĩa là nhà nghiên cứu dựa vào các lý thuyết để xây dựng cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện. Nghiên cứu định tính là một trong những nghiên cứu đòi hỏi nhà nghiên cứu khả năng quan sát và chọn mẫu cho phù hợp để hình thành nên đề tài, phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu sử dụng các biện pháp mang tính chủ quan nhằm tìm cách miêu tả và phân tích đặc điểm của nhóm đối tượng từ quan điểm của nhà nghiên cứu.
  • 18. 18 Dữ liệu trong nghiên cứu định tính thường phổ biến hơn dưới dạng chữ (miêu tả tính chất, đặc điểm…) hơn là dạng số (mô tả các giá trị đo lường hoặc thứ nguyên…). Phương pháp định tính cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: Nghiên cứu định luợng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Trong nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp nghiên cứu định luợng có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan, do là phương pháp chủ yếu sử dụng con số và tính khách quan cao nên phương pháp định lượng có độ trung thực cao. Các hình thức nghiên cứu định lượng: - Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến. - Nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế nghiên cứu trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm. - Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian. – Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể. – Nghiên cứu so sánh là thiết kế nghiên cứu trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm. Đối với nghiên định lượng nhà nghiên cứu phải: - Phỏng vấn sâu: + Phỏng vấn không cấu trúc. + Phỏng vấn bán cấu trúc. + Phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống. - Thảo luận nhóm:
  • 19. 19 + Thảo luận tập trung. + Thảo luận không chính thức. - Quan sát tham dự: Theo ông Nguyễn Văn Duy (2010), nghiên cứu định lượng bổ sung cho tính chính xác của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định tính làm rõ hơn ý nghĩa của nghiên cứu định luợng. Trong một nghiên cứu toàn diện cần phải có sự phối hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu này để đưa lại kết quả tối đa. Chỉ có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu định lượng và định tính gắn với thực tiễn xã hội mới có hiệu quả trong khoa học. Phương pháp nghiên cứu định tính có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng bằng cách xác định đề tài sao cho phù hợp với phương pháp nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu định lượng vừa có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu vừa có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các nghiên cứu định lượng. 2.3. Thiết kế chƣơng trình khảo sát Nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài với công cụ khảo sát là bảng hỏi và phỏng vấn. Phương pháp định lượng được dùng để thu thập số liệu từ bảng hỏi. Các bảng hỏi được dùng để khảo sát ý kiến, thái độ của sinh viên Sư phạm Anh và giáo viên tiếng Anh Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn. Phương pháp định tính được dùng để thu thập dữ liệu là thông tin từ các cuộc phỏng vấn chuyên gia công nghệ thông tin và quản trị mạng về các đánh giá, nhận xét của họ đối với cơ sở vật chất, điều kiện kĩ thuật trang bị cho hệ thống M-learning được ứng dụng tại trường. Việc khảo sát được thực hiện trong vòng 1 tháng, bao gồm chuẩn bị, thiết kế câu hỏi, bảng hỏi, hẹn lịch khảo sát và phỏng vấn. Với đề tài và thời lượng khảo sát như trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành việc khảo sát và phỏng vấn với các bước công việc cụ thể như sau: 2.4. Tiến trình khảo sát sinh viên Sƣ phạm Anh: Nhóm nghiên cứu thiết kế cấu trúc bảng hỏi gồm 10 câu hỏi về M-learning dưới dạng trắc nghiệm (phụ lục) được viết theo dạng statement để khảo sát của sinh viên đối với việc ứng dụng M-learning vào việc học tiếng Anh trong Trường Đại học Sài Gòn. Mỗi câu hỏi có 5 đáp án tương ứng với 5 mức độ (hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không ý kiến, không đồng ý, hoàn toàn không ý). Các câu hỏi của bảng hỏi nhắm đến việc thăm dò ý kiến về phương tiện, thiết bị di động sinh viên dùng có đủ điều kiện để tham gia hệ thống M-learning. Bảng hỏi dùng để khảo sát
  • 20. 20 sự nhận biết, hiểu biết của sinh viên với chương trình học tập M-learning và thái độ liệu sinh viên có hứng thú nếu M-learning được ứng dụng tại Trường Đại học Sài Gòn trong việc học tiếng Anh hay không. Sau khi thiết kế xong các câu hỏi phù hợp với đề tài nghiên cứu cho bảng hỏi sinh viên, nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài đã khảo sát ngẫu nhiên đối với 120 trong số sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh của trường trong cả bốn năm học (sinh viên viên năm nhất, sinh viên năm hai, sinh viên năm ba và sinh viên năm tư năm học 2016-2017). Cách lựa chọn như sau: các tiêu chí chọn là chọn cùng độ tuổi từng năm, cùng trình độ dựa vào thông tin danh sách lớp từ phòng Đào tạo, mỗi giai đoạn chọn 30 sinh viên để đảm bảo sự đồng đều về số lượng, trình độ, độ tuổi để có cơ sở đánh giá chung nhất và khách quan nhất. Tiến trình khảo sát đối với sinh viên được tiến hành với các bước cụ thể như sau:  Bước 1, chọn ngẫu nhiên các lớp thuộc khối ngành Sư phạm tiếng Anh để làm cuộc khảo sát dành cho sinh viên.  Bước 2, đến những lớp đã chọn và xin phép Thầy/ Cô để vào lớp học và giới thiệu về nhóm nghiên cứu.  Bước 3, phát phiếu khảo sát các sinh viên của lớp.  Bước 4, hướng dẫn các sinh viên cần khoanh tròn câu trả lời thích hợp nhất ứng với 10 câu hỏi trắc nghiệm của bảng hỏi.  Bước 5, thu lại tất cả những phiếu khảo sát đã được phát ra ngay sau khi các sinh viên đã hoàn thành đầy đủ tất cả các câu hỏi.  Bước 6, kiểm tra phiếu khảo sát và đếm lại số lượng các phiếu đảm bảo thu lại đầy đủ tất cả các phiếu khảo sát theo đúng số lượng đã phát cho các sinh viên trong lớp.  Bước 7, gửi lời chào và cảm ơn đến thầy cô giảng viên và các sinh viên của các lớp đã giúp đỡ và hợp tác để buổi khảo sát được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi và thành công. Thời gian trung bình để tiến hành việc khảo sát ở mỗi lớp của sinh viên ngành học Sư phạm tiếng Anh được chọn là 10 phút. Việc khảo sát và thu hồi ý kiến của các sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh được lựa chọn ngẫu nhiên được thực hiện và hoàn thành trong vòng 1 tuần với tổng số sinh viên theo yêu cầu là 120 sinh viên. 2.5. Tiến trình khảo sát giảng viên tiếng Anh Bằng việc thiết kế 10 câu hỏi dạng statement cho bảng hỏi phù hợp cho đề tài nghiên cứu dành cho việc khảo sát 15 giảng viên trong khoa (được khoa chỉ định). Số giảng viên này là
  • 21. 21 giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên, không bao gồm trợ giảng và chuyên viên văn phòng khoa (phụ lục). Các câu hỏi được lập ra để thu thập ý kiến, thái độ cũng như nhận xét của các giảng viên đối với việc ứng dụng M-learning đúng cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh của Trường Đại học Sài Gòn; sự sẵn sàng hưởng ứng và hỗ trợ về bài giảng, cung cấp tài liệu lên hệ thống, sự đánh giá của họ về hướng tiếp cận M-learning đối với việc học tập của sinh viên Khoa Ngoại Ngữ. Nhóm khảo sát bằng bảng hỏi 15 giảng viên Khoa Ngoại Ngữ trong khối ngành Sư phạm tiếng Anh Trường Đại học Sài Gòn để lấy ý kiến cho đề tài. Quá trình chuẩn bị và tiến hành khảo sát các giảng viên Sư phạm tiếng Anh được thực hiện với các bước cụ thể như sau:  Bước 1, nhóm nghiên cứu đến văn phòng Khoa Ngoại Ngữ để hẹn lịch cho buổi khảo sát.  Bước 2, các thành viên cùng nhau sắp xếp, chuẩn bị cho buổi khảo sát các giảng viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh. Bốn thành viên của nhóm đều phải chuẩn bị cho công việc khảo sát lấy ý kiến giảng viên.  Bước 3, giới thiệu sơ lược về nhóm, các thành viên trong nhóm, về đề tài nghiên cứu cũng như lí do của buổi khảo sát.  Bước 4, phát bảng hỏi cho các giảng viên của ngành Sư phạm tiếng Anh.  Bước 5, cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các giảng viên. Việc khảo sát ý kiến của các giảng viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh Khoa Ngoại Ngữ của Trường Đại học Sài Gòn cũng được thực hiện và hoàn thành trong vòng 10 phút. 2.6. Tiến trình phỏng vấn chuyên gia CNTT và quản trị mạng Trước hết, nhóm nghiên cứu cùng thảo luận thiết kế 5 câu hỏi phỏng vấn dành cho 5 chuyên gia gồm cán bộ quản lý và chuyên viên kĩ thuật đang công tác đúng lĩnh vực về quản trị công nghệ thông tin, quản lý mạng và các kỹ thuật liên quan tại trường. (phụ lục). 5 câu hỏi phỏng vấn này tập trung vào điều kiện để triển khai M-learning vào Trường Đại học Sài Gòn như cơ sở vật chất, điều kiện kĩ thuật , đội ngũ quản lí hệ thống…nhằm chủ yếu để ghi nhận sự đánh giá của họ về cơ sở vật chất như mạng Internet, hệ thống Wifi trong trường, đội ngũ kỹ thuật chuyên môn để quản lý, xử lý các vấn đề về kỹ thuật khi hệ thống M-learning được lắp đặt, thái độ của họ đối với hệ thống M-learning, sự đánh giá về khả năng ứng dụng của hệ thống M- learning trong điều kiện về các cơ sở hạ tầng của Trường hiện tại. Sau khi có được lịch hẹn cụ thể (ngày và giờ phỏng vấn), các thành viên cùng nhau sắp xếp, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn 5 chuyên gia Công nghệ thông tin. Bốn thành viên của nhóm đều phải chuẩn bị và thuộc các câu hỏi đã thiết kế và cùng bàn bạc phân công 2 người thay phiên
  • 22. 22 nhau đặt câu hỏi phỏng vấn và 2 người ghi chép. Để tiến hành phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đề tài thực hiện công tác chuẩn bị và tiến hành phỏng vấn với các bước như sau:  Bước 1, đại diện nhóm liên hệ trung tâm Công nghệ thông tin của Trường Đại học Sài Gòn để xin phép hẹn lịch phỏng vấn.  Bước 2, các thành viên trong nhóm cùng đến trung tâm Công nghệ thông tin của trường và thực hiện công việc phỏng vấn 5 chuyên gia Công nghệ thông tin cùng một lúc.  Bước 3, đặt câu hỏi phỏng vấn cho 5 chuyên gia Công nghệ thông tin, ghi chép thông tin.  Bước 4, cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các chuyên gia Công nghệ thông tin của Trường Đại học Sài Gòn. Việc phỏng vấn ý kiến của 5 chuyên gia Công nghệ thông tin của Trường Đại học Sài Gòn được thực hiện và hoàn thành trong vòng 1 ngày theo đúng kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Sau khi hoàn thành xong tất cả việc khảo sát cũng như thu hồi đầy đủ ý kiến, thái độ của các đối tượng cần được nghiên cứu cho đề tài (bằng bảng hỏi đối với các với giảng viên ngành Sư phạm tiếng Anh của Khoa Ngoại Ngữ và các sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh, phỏng vấn lấy ý kiến đối với các chuyên gia Công nghê thông tin của Trường Đại học Sài Gòn cho đề tài nghiên cứu khoa học “Khảo sát và đánh giá khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn”), nhóm nghiên cứu bắt đầu thu thập và tổng hợp số liệu. Sau khi tổng hợp xong, các thành viên trong nhóm cùng nhau vẽ biểu đồ, phân tích những số liệu, dữ liệu các kết quả của việc khảo sát. Việc phân tích này được tiến hành bằng cách nhận xét, đánh giá, cũng như phân tích từng câu trả lời và ý kiến của cả ba đối tượng đã khảo sát và phỏng vấn. Từ những kết quả của việc phân tích và tổng hợp có được, nhóm khảo sát đề tài có thể suy ra được tính khả thi của việc ứng dụng M-learning vào việc học tiếng Anh cho các sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh của Trường Đại học Sài Gòn.
  • 23. 23 CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả khảo sát sinh viên Hình 1 Dựa vào biểu đồ, hơn một nửa số lượng sinh viên (53,3%) hoàn toàn đồng ý, 49 sinh viên (40.8%) đồng ý với việc họ đang sử dụng điện thoại thông minh hoặc thiết bị di động. Bên cạnh đó, có 3 sinh viên không đồng ý (2,5% ) và 2 sinh viên hoàn toàn không đồng ý (1,7%) với việc sử dụng điên thoại thông minh và thiết bị di động cũng như có 2 sinh viên không có ý kiến về việc này (1,7%). Số liệu cho thấy hầu hết sinh viên chuyên Anh Trường Đại học Sài Gòn sử dụng thiết bị di động thông minh đồng nghĩa với việc khẳng định điều kiện về thiết bị di động có khả năng kết nối với hệ thống M-learning của sinh viên chuyên Anh Trường ĐHSG luôn được đáp ứng. Bạn đang sở hữu và sử dụng ít nhất 1 thiết bị di động
  • 24. 24 Hình 2 Ở câu hỏi này, ta có thể thấy số lượng sinh viên có điện thoại di động kết nối được với Internet hoặc mạng không dây chiếm đa số với tỉ lệ sinh viên hoàn toàn đồng ý và đồng ý lần lượt là 43,3% (52 sinh viên) và 37,5% (45 sinh viên). Tuy nhiên, số lượng sinh viên không đồng ý cũng chiếm tỉ lệ khá lớn 14,2% (17 sinh viên). Số lượng sinh viên hoàn toàn không đồng ý là 3 sinh viên (2,5%). Trong khi đó, có 3 sinh viên không ý kiến. Như vậy, khả năng sử dụng điện thoại thông minh ở mỗi sinh viên là khác nhau nên sinh viên không lưu tâm hay không có nhu cầu dùng mạng di động. Qua số liệu trên, ta thấy rằng đa số điện thoại di dộng của sinh viên có thể kết nối Internet hoặc mạng không dây, điều này cho thấy việc ứng dụng M-learning tại Trường Đại học Sài Gòn là hoàn toàn khả thi. Điện thoại di động của bạn có thể kết nối Internet / mạng không dây
  • 25. 25 Hình 3 Số liệu cho thấy rằng, trong câu hỏi này, đa số các sinh viên đều đã ít nhất 1 lần kết nối Internet vì mục đích học tập trên chiếc điện thoại của mình. Số lượng sinh viên hoàn toàn đồng ý và đồng ý lần lượt là 61 sinh viên (50,8%) và 31 sinh viên (25,8%). Tuy nhiên, tổng số sinh viên chưa học tập qua điện thoại di động vẫn còn khá nhiều với số lượng sinh viên không đồng ý là 14 sinh viên (13,3%) và hoàn toàn không đồng ý là 4 sinh viên (3,3%). Bên cạnh đó, số sinh viên không ý kiến là 8 sinh viên (6,7%). Dựa vào số liệu trên, ta thấy đa số sinh viên đã sử dụng điện thoại di dộng để học tập, dù chưa từng được học tập trên hệ thống M-learning chính thức. Vì vậy việc tiếp cận với hệ thống M-learning đối với sinh viên Sư phạm Anh trong tương lai không phải là thách thức. Bạn đã từng sử dụng điện thoại di động của mình kết nối Internet cho mục đích học tập
  • 26. 26 Hình 4 Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy một nửa số lượng sinh viên đã nghe nói đến M-learning với số lượng sinh viên hoàn toàn đồng ý là 19 sinh viên (15,8%), đồng ý là 41 sinh viên (34,2%). Tuy nhiên, số lượng sinh viên chưa nghe nói đến M-learning vẫn rất lớn. Ở mục không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý, lần lượt có đến 24 sinh viên (20%) và 14 sinh viên (11,7%) lựa chọn. Trong khi đó, có 22 sinh viên (18,3%) không có ý kiến về việc họ đã nghe nói đến M-learning. Những số liệu trên cho ta thấy M-learning vẫn còn là một khái niệm không hoàn toàn xa lạ với rất nhiều sinh viên, mà cụ thể là một nửa sinh viên tham gia cuộc khảo sát này. Đây cũng là một thuận lợi trong việc triển khai M-learning tại Trường Đại học Sài Gòn. Bạn đã từng nghe nói đén việc học qua điện thoại di động (M-learning)
  • 27. 27 Hình 5 Ở câu hỏi này, ta có thể thấy gần ¾ số lượng sinh viên tán thành với ý kiến cho rằng việc học tập qua điện thoại di động rất thú vị với 20% (24 sinh viên) hoàn toàn đồng ý và 54,2% (65 sinh viên) đồng ý. Tuy nhiên, cũng có đến 15% (18 sinh viên) và 5,8% (7 sinh viên) lần lượt trả lời rằng họ không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này. Trong khi đó, 5% (6 sinh viên) không có ý kiến trong câu hỏi này. Từ số liệu trên, ta thấy hầu hết sinh viên đã hứng thú với M-learning. Xu hướng ứng dụng M-learning là rất triển vọng. Tôi nghĩ rằng học tập qua điện thoại di động rất thú vị
  • 28. 28 Hình 6 Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy đa số sinh viên cho rằng M-learning là một cách tiếp cận học tập mới với 19 sinh viên (15,8%) hoàn toàn đồng ý và 64 sinh viên (53,3%) đồng ý. Bên cạnh đó, có 3 sinh viên (2,5%) không đồng ý và 4 sinh viên (3,3%) hoàn toàn không đồng ý với nhận định M-learning là một cách tiếp cận học tập mới. Trong khi đó, có đến 30 sinh viên (25%) không có ý kiến về vấn đề này. Số liệu trên cho thấy hơn nửa sinh viên tin rằng M-learning là một cách tiếp cận học tập mới. Từ đó, việc ứng dụng M-learning tại Trường rất có khả năng vì đối với sinh viên hướng tiếp cận học tập này có thể được mong đợi để thí điểm tại Trường.
  • 29. 29 Hình 7 Ở câu hỏi này, ta có thể thấy số lượng sinh viên hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng M- learning có thể hỗ trợ việc học tập của họ là 16 sinh viên (13,3%), đồng ý là 57 sinh viên (47,5%). Trong khi đó, có đến 41 sinh viên không có ý kiến về việc này (34,2%). Bên cạnh đó, có 2 sinh viên (1,7%) không đồng ý và 4 sinh viên (3,3%) hoàn toàn không đồng ý. Dựa vào số liệu trên, ta thấy hơn một nửa số lượng sinh viên cho rằng M-learning có thể hỗ trợ việc học tập của họ, trong khi số sinh viên không có ý kiến vẫn còn khá nhiều. Điều này có ý nghĩa rằng bên cạnh số sinh viên nhìn nhận tích cực về M-learning, vẫn còn có một số ít chưa hiểu rõ tác dụng M-learning lên việc học tập của chính họ. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên vẫn tin M-learning có thể hỗ trợ sinh viên học tập. Chính vì vậy, xu hướng ứng dụng M-learning tại Trường cần được hướng đến.
  • 30. 30 Hình 8 Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy có 15 sinh viên (12,5%) trả lời rằng họ hoàn toàn đồng ý và 50 sinh viên (41,7%) trả lời rằng họ đồng ý với ý kiến M-learning thuận tiện và phù hợp với việc học của họ. Tuy nhiên, cũng có đến 5 sinh viên (4,2%) không đồng ý và 6 sinh viên (5%) hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này. Trong khi đó, số lượng sinh viên không có ý kiến về vấn đề này lên đến 44 sinh viên (36,7%). Số liệu trên cho thấy vẫn còn rất nhiều sinh viên không biết đến sự thuận tiện cũng như sự phù hợp của M-learning đối với việc học. Điều này cũng là một động lực thúc đẩy việc ứng dụng M-leaning dành cho sinh viên Sư phạm Anh để họ có cơ hội tiếp cận M-learning sớm hơn. M-learning thuận tiện và phù hợp với việc học của tôi
  • 31. 31 Hình 9 Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy có 10% (12 sinh viên) và 44,2% (53 sinh viên) lần lượt trả lời hoàn toàn đồng ý và đồng ý cho câu hỏi “M-learning có giúp tôi học tập một cách thoải mái?”. Tuy nhiên, vẫn với câu hỏi này, có 2,5% (3 sinh viên) trả lời rằng họ không đồng ý và 6,7% (8 sinh viên) trả lời rằng họ hoàn toàn không đồng ý. Trong khi đó, có đến 36,7% (44 sinh viên) không có ý kiến về vấn đề này. Số liệu trên cho thấy dù đa số sinh viên tán thành ý kiến M- learning giúp họ học một cách thoải mái hơn, song vẫn có rất nhiều sinh viên không biết đến lợi ích của M-learning đối với việc học tập. Điều này có thể xuất phát từ việc một bộ phận sinh viên chưa biết nhiều về M-learning. Vì vậy, việc triển khai hệ thống M-learning dành cho sinh viên Sư phạm Anh càng nên được xúc tiến để sinh viên tiếp cận với những ưu việt của phương thức học tập này. M-learning giúp tôi học tập một cách thoải mái
  • 32. 32 Hình 10 Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy hơn một nửa số lượng sinh viên tham gia khảo sát mong muốn được tiếp cận M-learning, cụ thể có 24 sinh viên (20%) hoàn toàn đồng ý và 62 sinh viên (51,7%) đồng ý với ý kiến này. Tuy nhiên, vẫn có 4 sinh viên (3,3%) trả lời rằng họ không đồng ý và 8 sinh viên (6,7%) trả lời rằng họ hoàn toàn không đồng ý với đề nghị này. Trong khi đó, ta có thể thấy rõ ở những câu hỏi trên về M-leaning, số lượng sinh viên không có ý kiến là khá nhiều (hơn 20%), nhưng ở câu hỏi này, số sinh viên không có ý kiến đã giảm rõ rệt xuống 18,3% (22 sinh viên). Điều này cho thấy dù vẫn còn một số sinh viên không biết nhiều về M-learning, họ vẫn mong muốn được tiếp cận phương pháp học tập này. Đây là một trong những thuận lợi trong việc triển khai hệ thống M-learning tại Trường Đại học Sài Gòn. Tóm lại, sau cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy các điều kiện để triển khai hệ thống M-learning, thái độ ủng hộ của sinh viên Sư phạm Anh là rất khả thi. Hầu hết sinh viên đều đang sở hữu sử dụng diện thoại thông minh có kết nối Internet hoặc mạng không dây. Đây là sự thỏa mãn về điều kiện vật chất, phương tiện sử dụng trong sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên háo hức và tin tưởng M-learning thuận tiện và hỗ trợ học tập tốt cho họ. Họ mong muốn được tiếp cận phương thức học tập mới này. Vì vậy,việc triển khai ứng dụng M-learning dành cho sinh viên Sư phạm Anh là hoàn toàn khả thi. Tôi muốn tiếp cận M-learning
  • 33. 33 3.2. Kết quả khảo sát giảng viên Thầy/ Cô đang sở hữu và sử dụng thiết bị di dộng thông minh có kết nối Internet, mạng không dây (điện thoại di động, iPad, iPod, laptop…) Hình 11 Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy có đến 60% ( Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý và 33,3% (5 Thầy/Cô) đồng ý với việc họ đang sử dụng thiết bị di dộng thông minh có kết nối Internet, mạng không dây (điện thoại di động, iPad, iPod, laptop…). Tuy nhiên, cũng có 6,7% (1 Thầy/Cô) không có ý kiến về vấn đề này. Điều này đồng nghĩa với việc điều kiện về phương tiện sử dụng M-learning trong giáo viên được triển khai tại Khoa Ngoại Ngữ là hoàn toàn khả thi.
  • 34. 34 Thầy/ Cô đã từng nghe nói đến việc học tập di động (M-learning): Hình 12 Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy tất cả các Thầy, Cô đều nghe nói đến việc học tập di động (M-learning) với 40% (6 Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý và 60% (9 Thầy/Cô) đồng ý với việc này. Không có Thầy/Cô nào không đồng ý hoặc không có ý kiến về vấn đề này. Đây là thuận lợi bước đầu của việc triển khai ứng dụng M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn.
  • 35. 35 Thầy/ Cô đã từng sử dụng thiết bị di động để hỗ trợ dạy học cho sinh viên: Hình 13 Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy, hơn một nửa số lượng Thầy/Cô đã từng sử dụng thiết bị di động để hỗ trợ dạy học cho sinh viên với 26,7% (4 Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý và 46,7% (7 Thầy/Cô) đồng ý với việc này. Trong khi đó, có 2 Thầy/Cô (13,3%) không có ý kiến và 2 Thầy/Cô (13,3% ) không đồng ý với việc sử dụng thiết bị di động để hỗ trợ dạy học cho sinh viên. Không có Thầy/Cô nào hoàn toàn không đồng ý. Ta thấy đa số các Thầy/Cô đều sử dụng thiết bị di động trong dạy học, tuy nhiên, vẫn có Thầy/Cô không sử dụng hoặc không có ý kiến (có thể là không biết mình có sử dụng hay chưa). Đây có thể nói là một trong những thuận lợi đối với việc triển khai M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn, nhưng cần phải khuyến khích các Thầy/Cô sử dụng thiết bị di động hỗ trợ giảng dạy nhiều hơn nữa để có thể tối ưu hóa điều kiện ứng dụng M-learning.
  • 36. 36 Theo Thầy/Cô, M-learning là cách tiếp cận học tập mới dành cho người học: Hình 14 Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy tất cả các Thầy, Cô đều đồng ý với ý kiến cho rằng M- leanring là cách tiếp cận học tập mới dành cho người học với 46,7% (7 Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý và 53,3% (8 Thầy/Cô) đồng ý với nhận định này. Các tỉ lệ này thể hiện sự thuận lợi với việc triển khai M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn bởi vì các Thầy, Cô sẽ có thể mong muốn sinh viên của khoa được tiếp cận với cách học tập mới này.
  • 37. 37 Theo Thầy/Cô, M-learning thuận tiện và phù hợp để hỗ trợ việc học tiếng Anh của người học đa dạng về độ tuổi, trình độ, sở thích, nghề nghiệp… Hình 15 Ở câu hỏi này, ta có thể thấy hầu hết các Thầy, Cô đồng ý với nhận định M-learning thuận tiện và phù hợp để hỗ trợ việc học tiếng Anh của người học đa dạng về độ tuổi, trình độ, sở thích, nghề nghiệp… với số lượng Thầy/Cô hoàn toàn đồng ý là 1 Thầy/Cô (6,7%) và đồng ý là 13 Thầy/Cô (86,7%). Trong khi đó, có 1 Thầy/Cô (6,7%) không có ý kiến trong việc này. Không có Thầy/Cô nào không đồng ý với quan điểm trên. Từ số liệu trên, ta thấy rằng hầu hết giảng viên tán thành sự thuận tiện ưu việt của M-learning đối với đa dạng người học cũng như sinh viên ở nhiều cấp độ. Nói cách khác, từ nhận thức, giảng viên khoa ghi nhận tác dụng của M-learning đối với việc học của sinh viên, đặc biệt sinh viên tại khoa.
  • 38. 38 Theo Thầy/Cô, M-learning thuận tiện và phù hợp để hỗ trợ việc học tiếng Anh của sinh viên Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn: Hình 16 Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy 100% Các Thầy, Cô (15 Thầy, Cô) đồng ý với ý kiến cho rằng M-learning thuận tiện và phù hợp để hỗ trợ việc học tiếng Anh của sinh viên Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn. Không có Thầy/Cô nào không đồng ý hoặc không có ý kiến. Qua đó, ta có thể thấy điều kiện để ứng dụng M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn là hoàn toàn khả thi với sự tin tưởng và ủng hộ của giảng viên.
  • 39. 39 Theo Thầy/Cô, M-learning có thể hỗ trợ tốt việc học tiếng Anh của sinh viên: Hình 17 Biểu đồ thể hiện 86,7% (13 Thầy/Cô) đồng ý và 6,7% (1 Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý rằng M-learning có thể hỗ trợ tốt việc học tiếng Anh của sinh viên, trong khi đó có 1 Thầy/Cô (6,7%) không có ý kiến về việc này. Không có Thầy/Cô nào không đồng ý với ý kiến này. Dựa vào số liệu trên, ta thấy hầu hết các giảng viên cho rằng M-learning có thể hỗ trợ tốt việc học tiếng Anh của sinh viên. Do đó, khả năng M-learning được giảng viên tại Khoa tin tưởng ủng hộ để vận hành là rất cao bởi nó có thể hỗ trợ việc học tập mọi lúc mọi nơi của sinh viên.
  • 40. 40 Theo Thầy/Cô, M-learning có thể hỗ trợ tốt việc dạy tiếng Anh của giáo viên: Hình 18 Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy hầu hết các Thầy, Cô tham gia khảo sát đồng ý với ý kiến cho rằng M-learning có thể hỗ trợ tốt việc dạy của giáo viên với 86,% (13 Thầy/Cô) đồng ý. Tuy nhiên, có 13,3% (2 Thầy/Cô) không có ý kiến về việc này. Ta có thể thấy, đa số các Thầy/Cô cho rằng M-learning có thể hỗ trợ tốt việc dạy tiếng Anh của họ. Tuy nhiên, một số ít giảng viên không có ý kiến về việc này. Số liệu chỉ ra rằng hầu hết giảng viên tin vào sự hỗ trợ của M- learning đối với việc giảng dạy nói chung, cũng như ủng hộ sự xuất hiện của M-learning dành cho sinh viên trong Khoa thời điểm hiện tại.
  • 41. 41 Thầy/Cô sẵn sàng cung cấp, truyền tải các bài giảng, tài liệu học tập lên hệ thống để phục vụ học tập cho sinh viên nếu M-learning được triển khai tại Khoa. Hình 19 Ở câu hỏi này, ta có thể thấy có 26,7% (4 Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý và 73,3% (11 Thầy/Cô) đồng ý với việc sẽ cung cấp, truyền tải các bài giảng, tài liệu học tập lên hệ thống M- learning nếu nó được triển khai tại Khoa. Điều này cho thấy nếu M-learning được triển khai tại Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn, sẽ có rất nhiều bải giảng, tài liệu học tập được đăng tải, sinh viên có thể thoải mái học tập trên hệ thống, điều này rất thuận tiện cho cả việc học của sinh viên và việc dạy của giáo viên.
  • 42. 42 Thầy/Cô mong muốn sinh viên Khoa Ngoại Ngữ sớm được tiếp cận với ứng dụng M- learning: Hình 20 Dựa vào biểu đồ, ta có thể thấy 100% các Thầy, Cô mong muốn ứng dụng M-learning được triển khai tại Khoa với 33,3% (5 Thầy/Cô) hoàn toàn đồng ý và 66,7% (10 Thầy/Cô) đồng ý với việc này. Qua đó, ta có thể thấy việc triển khai ứng dụng M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn nhận được rất nhiều sự ủng hộ của không chỉ sinh viên mà còn của giảng viên Khoa Ngoại Ngữ, điều này đồng nghĩa điều kiện để triển khai M-learning tại Khoa là hoàn toàn khả thi. Tóm lại, sau khi khảo sát các Thầy, Cô của Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Sài Gòn, nhóm nghiên cứu nhận thấy các Thầy, Cô rất ủng hộ việc triển khai ứng dụng M-learning tại Khoa. Việc triển khai ứng dụng M-learning qua thái độ nhận thức của giảng viên tiếng Anh tại Khoa là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, cần phải giới thiệu rõ ràng, kĩ càng hơn về M-learning để các Thầy, Cô có thể nắm rõ và thao tác tốt với M-learning khi nó được ứng dụng tại Khoa để mang lại hiệu quả giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên cao nhất.
  • 43. 43 3.3. Kết quả phỏng vấn chuyên gia 1. Theo Thầy/Cô, học tiếng Anh thông qua các thiết bị di động (M-learning) có nên được định hướng tại Trường Đại học Sài Gòn? Tại sao?  “Có. Vì việc học tiếng Anh trong sinh viên tại trường còn nhiều hạn chế nên việc định hướng này rất tốt.” 2. Theo Thầy/Cô, điều kiện để triển khai ứng dụng M-learning để hỗ trợ học tập cho sinh viên nói chung và sinh viên Sư phạm Anh nói riêng là gì?  “Về hệ thống Wifi, Trường sẽ triển khai tối đa. Ở cơ sở chính và các cơ sở khác, tại một số khu vực, sinh viên tập trung lại đó và có thể dùng Wifi miễn phí (khoảng 100- 150 bạn có thể dùng Wifi tốt), chứ không phủ sóng toàn trường. Nhà trường sẽ cung cấp Wifi cho kí túc xá (băng thông tốt về đêm) để các bạn truy cập vào giờ nghỉ ngơi…” 3. Theo Thầy/Cô, loại thiết bị di dộng nào thích hợp cho sinh viên sử dụng để hỗ trợ học tập qua hệ thống M-learning?  “Điện thoại di động.” 4. Theo Thầy/Cô, hệ thống wifi có thể hỗ trợ học tập qua hệ thống M-learning?  “Hệ thống Wifi của Trường hiện tại có kế hoạch triển khai theo từng khu vực, các loại công cụ có khả năng hỗ trợ vận hành hệ thống M-learning tốt, đội ngũ chuyên viên kĩ thuật đủ trình độ để quản lí và hỗ trợ xử lí kĩ thuật cho hệ thống. Nhìn chung về cơ sở hạ tầng và điều kiện kĩ thuật của Trường có thể triển khai hệ thống M-learning để phục vụ học tập cho sinh viên trường nói chung và sinh viên Khoa Ngoại Ngữ nói riêng.” 5. Ý kiến của Thầy/Cô như thế nào về khả năng ứng dụng M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ dành cho sinh viên Sư phạm Anh trong thời gian tới?  “Khả năng ứng dụng M-learning tại trường, mà đặc biệt là ứng dụng dành cho sinh viên Khoa Ngoại Ngữ là khả thi với điều kiện Wifi sẽ được phủ sóng theo khu vực tại các cơ sở của trường trong tương lai. Vì vậy, ứng dụng M-learning tại Khoa Ngoại Ngữ là khả thi và được ủng hộ. Trường sẵn sàng hỗ trợ máy chủ của Trường để nhóm nghiên cứu đăng bài học lên và tiến hành thực nghiệm, nếu kết quả thực nghiệm tốt, họ sẽ hỗ trợ triển khai hệ thống này ở quy mô lớn hơn.”
  • 44. 44 CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ những kết quả của cuộc khảo sát sinh viên, giảng viên và phỏng vấn chuyên gia công nghệ thông tin và quản trị mạng về khả năng ứng dụng M-learning trong sinh viên Sư phạm Anh, ta có thể thấy: Đối với sinh viên, các bạn sinh viên có thái độ tích cực với M-learning, các bạn mong muốn sớm được tiếp cận với M-learning - cách thức học tập mới dựa trên hệ thống mạng không dây ngay trên chiếc điện thoại di động của mình, bởi nó mang lại những lợi ích cũng như sự tiện lợi tối ưu cho nhu cầu học tập của sinh viên. Đối với giảng viên, các Thầy/Cô cũng rất ủng hộ mong muốn sinh viên Sư phạm Anh nói riêng và sinh viên của Khoa nói chung sớm được tiếp cận với M-learning và họ sẵn sàng cung cấp những bài giảng, tài liệu học tập lên hệ thống M-learning nếu hệ thống này được triển khai tại Khoa. Đối với chuyên gia công nghệ thông tin, các Thầy/Cô cũng rất ủng hộ việc triển khai hệ thống M-learning tại Trường, họ đánh giá điều kiện về cơ sở hạ tầng của Trường có khả năng sẵn sàng hỗ trợ hệ thống này nếu được tiến hành thực nghiệm hoặc vận hành chính thức. Nhìn chung các chuyên gia có ý kiến tương tự là ủng hộ việc ứng dụng hệ thống M- learning toàn trường. Tóm lại, hầu hết sinh viên, giảng viên, chuyên gia tham gia cuộc khảo sát và phỏng vấn đều đồng ý, ủng hộ việc triển khai hệ thống M-learning tại Trường Đại học Sài Gòn, cụ thể là ở Khoa Ngoại Ngữ dành cho sinh viên Sư phạm Anh. Từ những kết quả trên cùng với những điều kiện về thiết bị di động, hệ thống mạng không dây, ta có thể khẳng định khả năng ứng dụng M- learning trong sinh viên chuyên Anh Trường Đại học Sài Gòn là hoàn toàn khả thi.
  • 45. 45 CHƢƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Từ kết quả đề tài, các câu hỏi nghiên cứu đều tìm được câu trả lời thỏa đáng. Khả năng ứng dụng M-learning dành cho sinh viên Sư phạm Anh Trường Đại học Sài Gòn là rất cao. M- learning là một trong những hình thức học tiếng Anh hiệu quả cùng tính chất linh động khiến người học có nhiều hứng thú trong việc tiếp cận tiếng Anh hơn cùng với tiềm năng phát triển cao. Bởi người học hiện có thể dễ dàng có cho mình một chiếc điện thoại hay thiết bị điện tử. M- learning là sự chọn lựa trong phương pháp dạy và học hiện đại, bắt kịp với thời đại phát triển công nghệ. Tuy M-learning được ra đời thông qua sự phát triển của công nghệ mà tiền đề là E- learning nhưng vẫn được xem là cách học còn khá mới mẻ đối với người học và dạy ở Việt Nam, còn nhiều người chưa được biết hình thức học này cũng bởi người dạy chưa nắm rõ cũng như chưa triển khai M-learning để áp dụng rộng rãi. Đặc trưng ưu việt của M-learning là hướng tiếp cận qua hệ thống mạng không dây, sự kết nối kết hợp giao tiếp và tương tác trong dạy và học sẽ diễn ra ngay trên các thiết bị di động để thực hiện học tập một cách chủ động. Điều này cho phép người dạy tổ chức các hoạt động hợp tác học tập hướng vào người học một cách thuận lợi giúp họ hình thành động lực tự học một cách độc lập. Có như vậy, việc cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh trong đời sống hằng ngày có thể được thấy rõ ràng. Cơ sở hạ tầng, điều kiện về kỹ thuật để lắp đặt hệ thống này đã được các chuyên gia ủng hộ; các bạn sinh viên có thái độ tích cực với M- learning, các bạn mong muốn sớm được tiếp cận với M-learning - cách thức học tập mới dựa trên hệ thống mạng không dây (điện thoại di động) của chính mình, bởi lẽ nó mang lại những lợi ích cũng như sự tiện lợi cho các bạn. Bài nghiên cứu này chỉ nghiên cứu dựa trên tính thực tiễn của M-learning trong môi trường học tiếng Anh của Trường Đại học Sài Gòn đối với sinh viên Khoa Ngoại Ngữ vì nghiên cứu là ở Khoa, không phải toàn Trường, và dành cho sinh viên Sư phạm Anh không dành cho sinh viên toàn Khoa, toàn Trường. Vậy nên, cách học cho những bạn chuyên ngữ cái nhìn mới, phương pháp dạy và học linh hoạt, thuận tiện để từ đó có thể đạt kết quả như mong muốn dễ dàng hơn. Mặt khác, việc học tập chủ động góp phần cho sinh viên Việt Nam ngày càng năng động, thuyết phục các nhà tuyển dụng một cách dễ dàng trong thời kì đất nước đang phát triển. 4.2. Hạn chế:
  • 46. 46 Đề tài còn có những hạn chế như chưa khảo sát các chương trình ứng dụng có tiềm năng lớn cho việc cải thiện tiếng Anh qua thiết bị di động bởi mỗi thiết bị là một cơ hội tiếp cận khác nhau, đồng thời nghiên cứu chưa mở rộng phạm vi khảo sát ngoài trường. 4.3. Kiến nghị: Từ kết quả công trình này, nhóm tác giả mong muốn nhiều nghiên cứu sau sẽ được đầu tư đa dạng, phong phú hơn về phương pháp dạy và học, đặc biệt là ứng dụng M-learning vào thực tế giáo dục Việt Nam hiện nay. Đồng thời các nghiên cứu được mở rộng hơn với mục đích làm mới cách học và dạy nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong thời đại hội nhập càng được đề xuất.
  • 47. 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Augier M. (2013). Mobile learning self-study. From chtl.hkbu.edu.hk - January 8th, 2014. 2. Behera S. K. (2013). E- and M-learning: a comparative study. International Journal on New Trends in Education and Their Implications 4(3), ISSN 1309-6249, 65-78. 3. Bowman, R. L., & Bowman, V.E. (1998). Life on the electronic frontier: The application of technology to group work. Journal for Specialists in Group Work, 23, 428-445). 4. Brown, A. & Campione, J. (1996). Psychological theory and design of innovative learning environments: On procedures, principles, and systems. In: Schauble, L., Glaser, R. (Eds.), Innovations in learning: New environments for education, Lawrence Erlbaum Associates, Mahwah, NJ. Pp. 289-325. 5. Buedding, H. and Schroer, F. (2009). Knowledge to Go: Using mobile technologies for mobile learning inside and outside university and school. International Journal of Mobile Learning and Organisation, 3(1), 1-14. 6.Hamilton, M.L., and S. Pinnegar. 1998. Conclusion: The value and promise of self-study. In Reconceptualizing teaching practice: Self-study in teacher education, ed. M.L. Hamilton, 235–46. London: Falmer Press. Hamilton, M.L., and S. Pinnegar. 1998. Conclusion: The value and promise of self-study. In Reconceptualizing teaching practice: Self-study in teacher education, ed. M.L. Hamilton, 235–46. London: Falmer Press. 7. Haag J. (2011). From eLearning to mLearning: The Effectiveness of Mobile Course Delivery. Interservice/Industry Training, Simulation, and Education Conference (I/ITSEC). 2011 Paper No. 11053, 11-13. 8. International Telecommunication Union. (2015). http://www.broadbandcom mission.org/Documents/reports/ 9. Jimmy D. Clark, M.Ed. (2007). Learning and Teaching in the Mobile Learning Environment of the Twenty-First Century. Instructional Design Specialist Austin Community College, Austin, Texas 10. Joi L. M., Dickson-Deane C.. Galyen K. (2011). E-learning, online learning, and distance learning environments: Are they the same?. Internet and Higher Education 14, 129–135. 11. Karayan, S. S., & Crowe, J. A. (1997). Student perspectives of electronic discussion groups. The Journal, 24, 69"71.
  • 48. 48 12. Khaddage, F., Lanham, E. and Zhow, W. (2009). A Mobile Learning Model for Universities: Re-blending the current learning environment. International Journal of Interactive Mobile Technologies, 3(1), 18-23. 13. Lam, P., Wong, K., Cheng R., Ho, E. and Yuen, S. (2011). Changes in Students‟ Mobile Learning Readiness- Comparison of survey data collected over a nine-month period. In Proceedings of the Global Learn Asia Pacific (Global learn 2011), 28 March, Melbourne, Australia, 180-189. 14. Naismith, L., Lonsdale, P., Vavoula, G. and Sharples, M. (2004). Literature Review in Mobile Technologies and Learning. Futurelab Series, University of Birmingham. Available at: <https://lra.le.ac.uk/jspui/> [accessed January, 2013]. 15. Palloff, R., & Pratt, K. (2001). Lessons from the cyberspace classroom: The realities of online teaching. San Francisco, CA: Jossey-Bass. 16. Pollara P. (2011). Mobile learning in higher education: A glimpse and a comparison of student and faculty readiness, attitudes and perceptions. Ph.D Thesis. 17. Pask, G. (1975). Minds and media in education and entertainment: Some theoretical comments illustrated by the design and operation of a system for exteriorizing and manipulating individual theses. In R. Trappl & G. Pask (Eds.). Progress in cybernetics and systems research (Vol. 4, pp. 38"50). London: Hemisphere Publishing Corporation. 18. Sharples, M. (2006). Big issues in Mobile learning. Report. Nottingham: Kaleidoscope Research. 19. Traxler, J. (2009) Learning in a mobile age. International Journal of Mobile and Blended Learning, 1(1), 1-12. 20. Trinh Thi Phuong Thao (2014). Exploitation of applications on mobile phones to support grade 12 students in high schools in mathematics self-study. The Vietnam institute of educational sciences. Ph.D Thesis.