SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ
THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN
GIẢN - XE ĐUA BẰNG PHẢN LỰC - XE PHẢN
LỰC
WORD VERSION | 2022 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
D Ạ Y H Ọ C T H E O Đ Ị N H
H Ư Ớ N G G I Á O D Ụ C S T E M
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
CHỦ ĐỀ 2: THẾT BỊ MÔ PHỎNG MÁY BẮN ĐÁ
Các tác giả:
1. TS. Phạm Văn Hoằng, Trường THPT Kim Liên, Hà Nội
2. Nguyễn Thị Diệu Linh, Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội
I. PHẦN 1: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Trang bị kiến thức về hàm bậc hai, kỹ năng vẽ đồ thị hàm bậc hai.
- Phối hợp vận dụng các kiến thức của các môn học khác và toán để thực hiện nhiệm vụ
thiết kế thiết bị mô phỏng máy bắn đá.
- HS thấy được ý nghĩa và sự gắn kết các kiến thức của các môn học trong nhà trường
trong khi giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
2. Yêu cầu:
- Đảm bảo tính trải nghiệm của người học trong các giai đoạn:
+ tìm hiểu các kiến thức cần thiết để thiết kế
+ xây dựng bản kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ
+ thực hiện bản kế hoạch để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu
- Đảm bảo tính tự học, hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề của người học
3. Giới thiệu chủ đề
Lứa tuổi học sinh Lớp 10
Mức độ tiếp thu Khá
Vấn đề cần tập
trung
Nguyên lí hoạt động của máy bắn đá liên quan đến nhiều
kiến thức vật lí và toán học như: chuyển động ném xiên, lực
đàn hồi, bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, quỹ đạo
chuyển động của vật.
Bối cảnh thực tế Tuy nhiên, trong dạy học, HS không có cơ hội được tiếp
xúc trực tiếp với máy bắn đá vì chúng khá phức tạp, kích
thước khổng lồ. Do đó, phương án chúng tôi lựa chọn là:
tìm hiểu máy bắn đá thông qua phim ảnh và nghiên cứu
thiết kế, chế tạo mô hình máy bắn đá mini.
Tổ chức bài học
Tên chủ đề Thiết bị mô phỏng máy bắn đá
Tổ chức nhóm 5 học sinh/nhóm
Vật liệu cần thiết
cho mỗi nhóm
Hai mươi chiếc dây chun
Một chiếc nắp chai
Mười một chiếc que dài 40-45cm ( hoặc đũa tre)
Một viên bi,
Lưu ý an toàn
Không gian, cơ sở
vật chất cần thiết
Sân trường hoặc phòng đa năng tập thể dục.
Kế hoạch bài học
Mục tiêu bài học - Vận dụng kiến thức về xác định quỹ đạo chuyển động của
vật bị ném và động lực học chất điểm.
- Xác định vấn đề, thiết kế và tìm giải pháp
- Đánh giá hiệu quả của giải pháp thiết kế
- Nhận diện các hạn chế thiết kế
- Kĩ năng hợp tác nhóm
- Kĩ năng thuyết trình và giao tiếp hiệu quả
Các nội dung kiến
thức liên quan
Toán học: Quỹ đạo chuyển động của vật: đường parabol,
liên quan đến đồ thị của hàm số bậc hai.
Khoa học: Động lực học chất điểm.
+ Lực: Tổng hợp và phân tích lực: Phân tích được lực đàn
hồi của đòn bẩy.
+ Định luật III Newton: khi ta tác dụng vào đòn bẩy một lực
thì đòn bẩy cũng tác dụng trở lại một lực để đẩy quả bóng.
+ Chuyển động của vật bị ném: Quỹ đạo của vật bị ném
xiên, tầm bay cao và tầm bay xa.
Kĩ thuật: Quy trình thiết kế kĩ thuật - Bản vẽ kĩ thuật
Học sinh tiếp cận và
giải quyết vấn đề
như thế nào?
Học sinh vận dụng quy trình thiết kế kĩ thuật gồm 8 bước (3
hoạt động) để giải quyết vấn đề đặt ra:
1. Tìm hiểu thực tiễn, xác định vấn đề
2. Nghiên cứu kiến thức nền
3. Động não – tìm giải pháp
4. Lựa chọn giải pháp khả thi
5. Thiết kế - chế tạo mẫu thử nghiệm
6. Thử nghiệm mẫu thiết kế
7. Báo cáo và thảo luận kết quả
8. Đánh giá và thiết kế lại
II. PHẦN 2: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định mục đích vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn
a. Mục đích của hoạt động
+ GV phải chuyển giao được nhiệm vụ cho HS, giúp HS phát hiện được vấn đề.
+ HS đọc/ nghe/ xem nội dung của tình huống để xác định vấn đề cần giải quyết.
Cụ thể HS sẽ xem các video và clip về máy bắn đá thời xưa, cùng nhau thảo luận xem
nguyên lí hoạt động của máy bắn đá và chế tạo ra máy bắn đá.
b. Nội dung hoạt động
 Máy bắn đá là một trong các loại vũ khí hành trình cổ đại, có sức sát thương
cao và được sử dụng chủ yếu để công thành trong các cuộc chiến tranh cổ đại. Từ đó, mô
phỏng mô hình là thiết kế một mô hình gần giống thiết bị máy bắn đá nhưng sẽ sử dụng
bóng hoặc bi ve để bắn.
 Nguyên lí gì giúp bật được quả bóng. Khi quả bóng bật được ra thì làm cách
nào để đo được khoảng cách bay xa của quả bóng. Mỗi lần bắn được bóng thì bóng có
thể bay xa bao nhiêu mét, làm cách nào để điều chỉnh được tầm bay xa của bóng. Khó
khăn ở đây là thiết bị gần như là cố định, chỉ cần lợi dụng sức bật của đòn bẩy để bật được
bóng, ta khó điều chỉnh được hướng, và tầm bay cao, bay xa của bóng.
 Học sinh tìm hiểu máy bắn đá thông qua phim ảnh và nghiên cứu thiết kế,
chế tạo mô hình máy bắn đá mini.
c. Dự kiến sản phẩm
Các bài báo cáo nghiên cứu tình huống của HS: mỗi HS ghi câu trả lời của mình
vào vở. HS thảo luận nhóm để thống nhất trả lời.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
+Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận.
+ GV gợi ý và hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất.
+ Một số nội dung có thể thảo luận ở đây:
 Tại sao thiết bị lại bật được bóng.
 Khi làm thiết bị thì cần đề ra các nguyên vật liệu gì để bật được bóng.
2. Hoạt động 2: Nghiên cứu lý thuyết
a. Mục đích của hoạt động
Nghiên cứu các kiến thức liên quan để chế tạo ra được thiết bị. Giải thích tại sao
với thiết bị như thế thì lại bắn được bóng.
b. Nội dung hoạt động
Học sinh phải nắm được một số kiến thức nền sau:
Toán học: Quỹ đạo chuyển động của vật: đường parabol, liên quan đến đồ thị của
hàm số bậc hai.
Khoa học: Động lực học chất điểm.
+ Lực: Tổng hợp và phân tích lực: Phân tích được lực đàn hồi của đòn bẩy.
+ Định luật III Newton: khi ta tác dụng vào đòn bẩy một lực thì đòn bẩy cũng tác
dụng trở lại một lực để đẩy quả bóng.
+ Chuyển động của vật bị ném: Quỹ đạo của vật bị ném xiên, tầm bay cao và tầm
bay xa.
Kĩ thuật: Quy trình thiết kế kĩ thuật - Bản vẽ kĩ thuật
* Tài liệu dành cho học sinh
 Tài liệu 1 (Phiếu bài tập): http://thuvienhoclieu.vn/uploads/tvhl-
app/courses/attachments/7600/1532043406-phieu-bai-tap.docx
 Tài liệu 2 (Nghiên cứu lí thuyết): http://thuvienhoclieu.vn/uploads/tvhl-
app/courses/attachments/7600/1532052339-nghien-cuu-li-thuyet.docx
c. Dự kiến sản phẩm
+ HS hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình.
+ Phiếu học tập này do GV thiết kế một số bài toán liên quan đến các kiến thức đã
học.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
+ GV cho các nhóm báo cáo thảo luận dựa trên cơ sở hoàn thành phiếu học tập của
nhóm mình.
+ GV hướng dẫn cho HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các kiến thức
liên quan đến bài học.
3. Hoạt động 3: Đề xuất các giải pháp khả dĩ
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh thảo luận nhóm đề xuất các ý tưởng thiết kế (có tính toán, lí giải); chọn
01 thiết kế để thử nghiệm.
Ghi chép các thông tin cần thiết vào phiếu hoạt động nhóm.
b. Nội dung hoạt động
Từ các vấn đề thực tế HS nghĩ ra các ra các nguyên vật liệu phù hợp để tiến hành
lắp ráp.
c. Dự kiến sản phẩm
Phiếu thảo luận của các nhóm. HS sẽ lên ý tưởng các mô hình thiết kế và đề xuất
ra các nguyên vật liệu cần thiết.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
+ GV chia nhóm HS yêu cầu HS tập hợp các nguyên vật liệu cần thiết.
+ HS tiến hành thử mẫu theo điều phối của giáo viên. Xây dựng và lắp đặt mẫu
thử. Lưu lại quá trình làm việc bằng ghi chép, hình ảnh hoặc video.
Sau đó GV sẽ lựa chọn mô hình thích hợp, tối ưu nhất.
4. Hoạt động 4: Chọn giải pháp tốt nhất
a. Mục đích của hoạt động
Tập hợp các nguyên vật liệu cần thiết. Xây dựng và lắp đặt mẫu thử. Lưu lại quá
trình làm việc bằng ghi chép, hình ảnh hoặc video.
Trong các mô hình trên, mô hình thứ hai đơn giản và tốn ít vật liệu nhưng không
điều chỉnh được các điều kiện, bóng chỉ bay với một khoảng cố định. Mô hình thứ nhất
có thể điều chỉnh được.
b. Nội dung hoạt động
Từ các mô hình đã lắp ráp, chọn ra một mô hình mà tối ưu nhất, tiết kiệm được các
nguyên vật liệu và chi phí lắp đặt.
c. Dự kiến sản phẩm
Bản vẽ và thiết kế mô hình của các nhóm sau khi lựa chọn ra được mẫu thử nghiệm
tối ưu.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
GV chia HS thành các nhóm để vẽ các bản mô hình, tính toán nguyên vật liệu.
5. Hoạt động 5: Chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm
a. Mục đích của hoạt động
HS phải nắm trước các kiến thức nền, chuyển động ném ngang và ném xiên.
b. Nội dung hoạt động
Nguyên liệu cần chuẩn bị: [Minh họa]
Hai mươi chiếc dây chun
Một chiếc nắp chai
Mười một chiếc que dài 40-45cm (hoặc đũa tre)
Một viên bi.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Dùng dây chun buộc hai đầu của bốn que gỗ lại với nhau tạo thành hình
vuông.
Bước 2: Ở hai góc đỉnh một que gỗ hình vuông, buộc dựng đứng một que gỗ khác
lên và đầu phía trên còn lại buộc một que chắn ngang song song với cạnh phía dưới.
Bước 3: Lấy hai que gỗ khác buộc chéo nối với một t đỉnh dựng trên tạo khung ban
đầu cho máy bắn đá.
Bước 4: Đặt một thanh gỗ song song với cạnh trên thân máy rồi dùng dây chun
buộc cố định lại.
Bước 5: Buộc một đầu que gỗ vào chính giữa phía cạnh sau của máy. Sau đó bạn
buộc một chiếc dây chun vào hai đầu của que ngang trên để làm bộ phận đẩy lực khi bắn.
Bước 6: Dùng dùi đục một lỗ ở thân nắp chai rồi đưa vào đầu tay bắn làm phần
đựng đạn.
* Tài liệu dành cho học sinh
 Tài liệu 3: http://thuvienhoclieu.vn/uploads/tvhl-
app/courses/attachments/7600/1532052204-thiet-ke.docx
 Tài liệu 4 (Thiết bị mô phỏng trò chơi ném bóng)
http://thuvienhoclieu.vn/uploads/tvhl-app/courses/attachments/7600/1532071413-
thietbimophongtrochoinembong-1.docx
c. Dự kiến sản phẩm
Bản vẽ thiết kế và chi tiêu lắp đặt nguyên vật liệu.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Cho các nhóm báo và thảo luận.
Giao việc cho các nhóm trước, các nhóm về nhà lắp đặt mô hình của mình trước
và mang sản phẩm đến lớp báo cáo.
6. Hoạt động 6: Thử nghiệm và đánh giá
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh lựa chọn ra sản phẩm tối ưu.
GV đánh giá được kĩ năng làm việc nhóm.
b. Nội dung hoạt động
Học sinh lựa chọn dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo phương án đã
thiết kế/chế tạo thiết bị theo mẫu thử nghiệm đã thiết kế; phân tích số liệu thí nghiệm/thử
nghiệm; rút ra kết luận/phân tích kết quả thử nghiệm.
c. Dự kiến sản phẩm
+ Phiếu đánh giá thái độ làm việc và kĩ năng làm việc nhóm.
+ Mô hình tối ưu nhất.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Các nhóm thử nghiệm mẫu thiết kế của nhóm mình xem mô hình của nhóm mình
hoạt động có tốt không.
7. Hoạt động 7: Chia sẻ và thảo luận
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh phải báo cáo mẫu thiết kế và chia sẻ các vướng mắc khó khăn gặp phải
trong quá trình thiết kế.
b. Nội dung hoạt động
Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh báo cáo kết quả và thảo luận. Các câu hỏi
dự kiến hỏi học sinh:
Làm sao để điều chỉnh mức bắn xa của mô hình?
Làm thế nào để có thể điều chỉnh hướng bắn của máy bắn đá?
Làm thế nào để điều chỉnh vận tốc ban đầu?
Làm thế nào để tăng độ chính xác cho mô hình?
Làm thế nào để bóng vượt qua một độ cao xác đinh?
c. Dự kiến sản phẩm
Dựa trên mô hình của học sinh đã lắp ráp.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Các nhóm lần lượt đứng trước lớp chia sẻ về mô hình của nhóm mình.
8. Hoạt động 8: Điều chỉnh thiết kế
a. Mục đích của hoạt động
GV hỏi và phân tích các vấn đề kĩ thuật của các nhóm. Các mô hình đó hoạt động
đã tốt chưa, nếu chưa tốt thì phải điều chỉnh lại sao cho nó hoàn thiện.
Nếu sản phẩm hoạt động đã tốt rồi thì GV lưu ý với các nhóm về tính thẩm mỹ.
b. Nội dung hoạt động
Trên cơ sở sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá; học sinh
ghi nhận các kết quả và tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm
Mẫu mô hình hoàn thiện hơn của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
+ Học sinh các nhóm báo cáo.
+ GV chấm điểm mẫu mô hình đã hoàn thiện của các nhóm.
+ GV tổng kết buổi học sau một chuỗi các hoạt động.
PHẦN III. CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Tài liệu 1 (Hoạt động 2)
Bài 1: Bật một quả bóng từ một điểm cách mặt đất 3 m với vận tốc ném là
20 /
v m s
 theo phương hợp với phương ngang một góc 0
30 . Tính khoảng
cách từ lúc bật bóng đến lúc bóng chạm đất và vận tốc khi quả bóng chạm
đất. Lấy
2
10 / .
g m s

Bài 2: Bật một quả bóng từ một điểm cách mặt đất 3 m với vận tốc ném là
20 /
v m s
 theo phương hợp với phương ngang một góc 0
30 . Tính tầm xa và
độ cao cực đại của quả bóng đạt được. Lấy
2
10 / .
g m s

Bài 3: Bật một quả bóng từ một hố sâu có độ sâu là  
h m . Hỏi phải đặt bóng
cách vách đất một khoảng L bằng bao nhiêu so với phương ngang để tầm xa
x của bóng trên mặt đất là lớn nhất. Lấy
2
10 / .
g m s
 Tính tầm xa này biết vận
tốc của bóng khi rời khỏi máy là 0.
v
2. Tài liệu 2 (Hoạt động 2)
Một số kiến thức liên quan đến hàm số bậc 2
+ Kiến thức 1: xác định quỹ đạo chuyển động của vật, chính là đồ thị của
hàm số bậc hai (kiến thức nằm trong chương hai: Hàm số -Đại số 10).
Hàm số bậc hai được cho bởi công thức:  
2
ax 0
y bx c a
   
+ TXĐ: D  
+ Đồ thị của hàm số bậc hai là đường parabol.
Đồ thị của hàm số trên có đỉnh là điểm ;
2 4
b
I
a a
 
 
 
 
Trục đối xứng là đường thẳng
2
b
x
a


+ Kiến thức 2: Bài toán thống kê:
Sau khi quả bóng được ném một số lần, các nhóm ghi lại kết quả và ước
lượng được tầm bay cao hoặc tầm bay xa của bóng.
Thiết kế ra bảng số liệu:
Lần thứ 1 2 3 4 …. n
Tầm bay
cao
Tầm bay
xa
Từ bảng dữ liệu trên, ta tìm ra một số số đặc trưng của mẫu số liệu: khoảng
cách bay xa và bay cao trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, kì vọng. Từ
đó đánh giá được chất lượng hoạt động của mô hình. Dựa trên bảng số liệu
với sự tính toán thực tế, để so sánh.
+ Kiến thức 3: bài toán kinh tế: bất phương trình bậc nhất hai ẩn, liên quan
đến tính toán chi phí lắp đặt mô hình sao cho có phương án tối ưu.
Có rất nhiều mô hình lắp máy bắn đá mini, học sinh sẽ tự thảo luận với
nhau mô hình nào sẽ tốn ít chi phí lắp đặt nhất mà vẫn sử dụng nguyên lí
hoạt động của máy bắn đá thời xưa.
+ Kiến thức 4: Giá trị lượng giác của góc nhọn, các công thức lượng giác
cơ bản.
+ Kiến thức 5: động lực học chất điểm: định luật II Newton, chuyển động
của vật ném xiên, tầm bay cao và bay xa của vật, lực đàn hồi của đòn bẩy.
……..
Một số bài toán liên quan đến kiến thức đã học:
Bài 1: Bật một quả bóng từ một điểm cách mặt đất 3 m với vận tốc ném là
20 /
v m s
 theo phương hợp với phương ngang một góc 0
30 . Tính khoảng
cách từ lúc bật bóng đến lúc bóng chạm đất và vận tốc khi quả bóng chạm
đất. Lấy
2
10 / .
g m s

Bài 2: Bật một quả bóng từ một điểm cách mặt đất 3 m với vận tốc ném là
20 /
v m s
 theo phương hợp với phương ngang một góc 0
30 . Tính tầm xa
và độ cao cực đại của quả bóng đạt được. Lấy
2
10 / .
g m s

Bài 3: Bật một quả bóng từ một hố sâu có độ sâu là  
h m . Hỏi phải đặt
bóng cách vách đất một khoảng L bằng bao nhiêu so với phương ngang để
tầm xa xcủa bóng trên mặt đất là lớn nhất. Lấy
2
10 / .
g m s
 Tính tầm xa
này biết vận tốc của bóng khi rời khỏi máy là 0.
v
- Cách thức tổ chức hoạt động: GV cho các nhóm báo cáo thảo luận dựa
trên cơ sở hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình. Hướng dẫn cho HS vận
dụng các kiến thức đã học để giải thích các kiến thức liên quan đến bài học.
3. Tài liệu 3 (Hoạt động 5)
Nguyên liệu cần chuẩn bị: [Minh họa]
Hai mươi chiếc dây chun
Một chiếc nắp chai
Mười một chiếc que dài 40-45cm ( hoặc đũa tre)
Một viên bi,
Các bước tiến hành:
Bước 1: Dùng dây chun buộc hai đầu của bốn que gỗ lại với nhau tạo thành
hình vuông.
Bước 2: Ở hai góc đỉnh một que gỗ hình vuông, buộc dựng đứng một que gỗ
khác lên và đầu phía trên còn lại buộc một que chắn ngang song song với
cạnh phía dưới.
Bước 3: Lấy hai que gỗ khác buộc chéo nối với một t đỉnh dựng trên tạo
khung ban đầu cho máy bắn đá.
Bước 4: Đặt một thanh gỗ song song với cạnh trên thân máy rồi dùng dây
chun buộc cố định lại.
Bước 5: Buộc một đầu que gỗ vào chính giữa phía cạnh sau của máy. Sau đó
bạn buộc một chiếc dây chun vào hai đầu của que ngang trên để làm bộ phận
đẩy lực khi bắn.
Bước 6: Dùng dùi đục một lỗ ở thân nắp chai rồi đưa vào đầu tay bắn làm
phần đựng đạn.
4. Tài liệu 4 (Hoạt động 5)
Những chiếc máy bắn đá hay còn gọi là Sảo Pháo, một trong những vũ khí
lạnh thời xưa. Với kiểu dáng thiết kế đơn giản và không mất nhiều lực khi sử
dụng nhưng những chiếc máy bắn đá là cơn ác mộng trong chiến tranh cổ đại.
Chúng có thể bắn ra những viên đá nặng hàng tạ và đè bẹp mọi mục tiêu.
Trong bài viết này, chuyên mục sẽ hướng dẫn các bạn cách làm máy bắn đá
đồ chơi từ que kem và dây chun hết sức đơn giản.
Cách làm máy bắn đá từ que kem và chun
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Hai mươi chiếc dây chun
Một chiếc nắp chai
Mười một chiếc que dài 20-25cm ( hoặc đũa tre)
Các bước tiến hành:
Bước 1: Dùng dây chun buộc hai đầu của bốn que gỗ lại với nhau tạo thành
hình vuông.
Bước 2: Ở hai góc đỉnh một que gỗ hình vuông, buộc dựng đứng một que gỗ
khác lên và đầu phía trên còn lại buộc một que chắn ngang song song với
cạnh phía dưới.
Bước 3: Lấy hai que gỗ khác buộc chéo nối với một t đỉnh dựng trên tạo
khung ban đầu cho máy bắn đá.
Bước 4: Đặt một thanh gỗ song song với cạnh trên thân máy rồi dùng dây
chun buộc cố định lại.
Bước 5: Buộc một đầu que gỗ vào chính giữa phía cạnh sau của máy. Sau đó
bạn buộc một chiếc dây chun vào hai đầu của que ngang trên để làm bộ phận
đẩy lực khi bắn.
Bước 6: Dùng dùi đục một lỗ ở thân nắp chai rồi đưa vào đầu tay bắn làm
phần đựng đạn.
Như vậy là chuyên mục đã hướng dẫn các bạn cách làm máy bắn đá đồ chơi
bằng những vật liệu rất đơn giản.
Từ mô típ của cây súng bạn có thể sáng tạo ra một cây đại bác với sức công
phá vô cùng mạnh mẽ trong từng phát bắn. Không những thế kiểu dáng mới
lạ làm nó trở nên thu hút khiến bạn không thể bỏ qua. Và chuyên mục “cách
làm đồ chơi” sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách làm khẩu đại bác như thế!
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Giấy màu A4
Nắp chai
Que gỗ nhỏ
Keo dán
Dây chun
Các bước tiến hành:
Bước 1: Từ một đầu của đầu của giấy trắng cuộn lại thành ống giấy, sau đó
đặt lên mép dọc của giấy màu xanh thành ống. Dùng băng dính dán xung
quanh cố định lại.(1:45)
Bước 2: Từ một đầu giấy trắng khác cuộn lại thành ống giấy rồi làm bẹp lại.
Sau đó cắt bớt hai đầu sao cho còn dài 15 cm.(2:09)
Bước 3: Cắt đoạn ống xanh làm ba phần lần lượt dài 15 cm, 10 cm và 5
cm.(2:30)
Bước 4: Gắn đoạn ống xanh dài nhất lên trên ống giấy trắng làm bẹp, phía
dưới đuôi ống giấy trắng lần lượt gắn ống giấy xanh dài thứ hai và gắn ngang
ống giấy xanh còn lại.(2:57)
Bước 5: Lấy một ống giấy trắng khác bẻ gập hai đầu một đoạn lại, đuôi hơi
chếch lên trên. Phết keo lên một đoạn phía trên gắn hai ống lại và tách hai
đầu theo hai hướng rồi gắn trên ống nòng súng xanh phía dưới sau trục ống
bánh xe.(3:35)
Bước 6: Cắt bớt một đầu ống giấy trắng khác rồi bẻ gập lại cho dây chun vào
trong cố định lại và cắt ngắn bỏ phần đầu ống còn lại để được bộ phận lên
nòng súng.(4:00)
Bước 7: Cắt vát một đầu ống giấy trắng khác, sau đó đưa qua ống xe xanh
phía dưới đánh dấu vị trí sao cho chiều dài gần bằng nhau rồi cắt đi. Ta được
phần cò bắn.(4:25)
Bước 8: Làm thủng một lỗ chính giữa nắp chai. Đưa một đầu que tre qua nắp
rồi cho qua ống trục bánh xe rồi cho nắp chai còn lại vào và cắt ngắn bớt que
tre đi.(4:55)
Bước 9: Phết keo lên phía đầu cuối các ống của xe.(5:15)
Thế là một chiếc đại bác vô cùng độc đáo được hoàn thành sau một thời gian
ngắn. Hi vọng khẩu đại bác đồ chơi này sẽ giúp bạn có những giây phút thư
giãn thú vị . Cuối cùng, mời các bạn cùng xem video “Hướng dẫn làm khẩu
đại bác đồ chơi bằng giấy” mà chuyên mục “cách làm đồ chơi” đã tổng hợp
để có thể rõ hơn về cách làm. Chúc các bạn thành công!
STEM TÊN CHỦ ĐỀ: HỆ THỐNG TƯỚI CÂY
1. TÊN CHỦ ĐỀ: HỆ THỐNG TƯỚI CÂY
(Số tiết: 01 – VẬT LÝ Lớp 10)
2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về định luật bảo toàn cơ năng (Bài 26
Vật lí 10) để thiết kế và chế tạo dụng cụ bằng chai nước và dây chuyền trong y
tế với những tiêu chí cụ thể. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm
thực tiễn và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm.
3. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Vận dụng được các kiến thức về cơ năng để chế tạo được hệ thống tưới cây
theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể;
- Vận dụng kiến thức (cách tính tốc độ nhỏ giọt) một cách sáng tạo để giải quyết
các vấn đề tương tự.
b. Kĩ năng:
- Tính toán, vẽ được bản thiết kế đảm bảo các tiêu chí đề ra;
- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế;
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế về sản phẩm của mình, phản biện được các
ý kiến thảo luận;
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;
- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải
quyết nhiệm vụ được giao;
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực
nghiệm.
d. Năng lực:
- Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng của cơ năng;
- Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo dàn tưới cây một cách sáng tạo;
- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân
công thực hiện;
- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh
giá.
4. THIẾT BỊ
- Các thiết bị dạy học: giấy A4, mẫu bản kế hoạch, …
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Hệ thống tưới cây”:
 Các chai nhựa, keo, băng dính;
 Dây chuyền y tế
 Kéo, dao rọc giấy;
 Thước kẻ, bút;
 Giá đỡ
5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
HỆ THỐNG TƯỚI CÂY NHỎ GIỌT
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh nắm vững yêu cầu "Thiết kế và chế tạo Hệ thống tưới cây” (do giáo
viên cung cấp) theo các tiêu chí: lượng nưới tưới cây trong một ngày (60ml/giờ
hoặc 120ml/giờ).
- Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về định luật bảo toàn cơ năng để
thiết kế và thuyết minh thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho
trước để chế tạo và thử nghiệm.
b. Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu về lượng nước cây cần trong một ngày, xác định kiến thức về thế
năng được ứng dụng trong chế tạo hệ thống.
Hình 1 : Hình ảnh minh họa thiết kế
- Xác định nhiệm vụ chế tạo hệ thống tưới cây bằng chai nhựa với các tiêu chí:
 Lượng nước cây cần trong 1 ngày : 350 - 500ml
 Cây khỏe mạnh,trao đổi chất tốt trong điều kiện khí hậu ổn định
 Bình đựng nước treo cách cây 1 – 1,5m
c. Sản phẩm học tập của học sinh
- Mô tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí chế tạo;
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo hệ thống theo các tiêu
chí đã cho.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về một số cây cảnh (mô tả, xem hình ảnh,
video…) với yêu cầu: mô tả đặc điểm, số lượng nước cần tưới cho cây trong một
ngày.
- Tính số giọt nước nhỏ ra trong 1 phút từ hệ thống.
- Học sinh ghi lời mô tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn (nhóm đôi
hoặc 4 học sinh); trình bày và thảo luận chung.
- Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng là định luật bảo toàn cơ năng và giao
nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trong sách giáo khoa để giải thích bằng tính toán
thông qua việc thiết kế, chế tạo hệ thống với các tiêu chí đã cho.
Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ
XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh hình thành kiến thức mới về bảo toàn cơ năng và lượng nước cần thiết
cho cây trong 1 ngày; đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế hệ thống
tưới cây.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức
trọng tâm sau:
 Cơ năng (Vật lí 10 - Bài 26);
 Lượng nước cần cho cây trong 1 ngày ( Sinh
 Tính khối lượng nước sử dụng trong 1 ngày (Toán học …..- Bài …..).
- Học sinh thảo luận về các thiết kế khả dĩ của hệ thống phụ thuộc vào điều kiện
khách quan của từng địa điểm và đưa ra giải pháp có căn cứ.
Gợi ý:
 Điều kiện để tạo giọt nước nhanh chậm?
 Những hình dạng, kích thước nào của chiếc chai có thể giúp có lượng nước phù
hợp?
 Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào?
- Học sinh xây dựng phương án thiết kế hệ thống và chuẩn bị cho buổi trình bày
trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hoàn thành bản
thiết kế (phụ lục đính kèm) và nộp cho giáo viên.
- Yêu cầu:
 Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của chai và
các nguyên vật liệu sử dụng…
 Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh
trong 1 ngày có đủ lượng nước cho cây cần sử dụng bằng tính toán cụ thể.
c. Sản phẩm của học sinh
- Học sinh xác định và ghi được thông tin, kiến thức về định luật bảo toàn cơ
năng.
- Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế
đảm bảo các tiêu chí.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
 Nghiên cứu kiến thức trọng tâm về cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng trong
việc tính tốc độ lưu lượng nước;
 Xây dựng bản thiết kế hệ thống theo yêu cầu;
 Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
 Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin
trên Internet…
 Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt
nhất;
 Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế;
 Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế hệ thống tưới cây của nhóm mình.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
Chứng minh lượng nước chảy trong 1 ngày bằng đúng lượng nước cần theo
công thức, tính toán cụ thể.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận
xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm hệ thống.
c. Sản phẩm của học sinh
Bản thiết kế hệ thống tưới cây sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên đưa ra yêu cầu về:
 Nội dung cần trình bày;
 Thời lượng báo cáo;
 Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
- Học sinh báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.
Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
HỆ THỐNG TƯỚI CÂY
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo hệ thống đảm bảo yêu
cầu đặt ra.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước ( Chai nhựa, chai
thủy tinh, dây chuyền nước y tế, băng dính, kéo, dao rọc giấy, thước kẻ, bút) để
tiến hành chế tạo hệ thống tưới cây theo bản thiết kế.
Hình 2 : Các dụng cụ cần thiết
- Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh bằng
việc tăng, giảm số giọt nước trong 1 phút, quan sát, đánh giá và điều chỉnh nếu
cần.
c. Sản phẩm của học sinh
Mỗi nhóm có một sản phầm là một hệ thống tưới cây đã được hoàn thiện và thử
nghiệm.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
 Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để chế tạo theo bản thiết kế;
 Thử nghiệm, điều chỉnh lượng nước và hoàn thiện sản phẩm.
- Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện sản phầm theo nhóm.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần.
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM HỆ THỐNG TƯỚI CÂY
a. Mục đích của hoạt động
Các nhóm học sinh giới thiệu hệ thống trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm,
thảo luận và định hướng cải tiến sản phầm.
b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:
 Đẹp, gọn nhẹ,tiết kiệm chi phí
 Không ảnh hưởng đến nội thất,mĩ quan trong gia đình
 Khả năng linh hoạt khi di chuyển.
- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
 Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo
viên và các nhóm khác;
 Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;
 Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện
nhiệm vụ thiết kế và chế tạo hệ thống.
c. Sản phẩm của học sinh
Hệ thống tưới cây đã chế tạo được và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phầm trước lớp và tiến hành
thảo luận, chia sẻ.
- Học sinh trình diễn, thử nghiệm để đánh giá khả năngi, sự linh động khi khi di
chuyển.
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức
và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo hệ
thống.
- Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.
CHỦ ĐỀ 3: MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN GIẢN
( Thời lượng 3 tiết Vật Lý 10)
Tác giả: TS. Dương Xuân Quý, Trường ĐHSP Hà Nội
I. PHẦN 1: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Chuyển động li tâm
Bạn đã nhìn thấy hoặc đã thực hiện việc “vẩy rau sống” để tách nước khỏi rau
hay quan sát cách vắt nước từ quần áo trong máy giặt. Bạn cũng có thể đã xem cách
quay để lấy mật ong từ các miếng sáp ong. Đây là những ứng dụng các kiến thức về
chuyển động tròn, lực hướng tâm, lực li tâm và chuyển động li tâm.
Khi một vật chuyển động tròn, vật luôn chịu các lực để tạo ra hợp lực hướng vào
tâm quay gọi là lực hướng tâm. Lực này tạo ra gia tốc hướng tâm cho vật. Xét đối với
tâm quay, vật đứng yên chứng tỏ lực hướng tâm được cân bằng với một lực khác gọi là
lực quán tính li tâm. Khi lực quán tính li tâm đủ lớn sẽ làm mất liên kết giữa vật chuyển
động quay với các vật khác trong hệ. Khi đó vật tiếp tục chuyển động theo quán tính (bị
văng) theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo. Trong trường hợp này, vật chuyển động li
tâm.
Chuyển động li tâm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, khoa học
và kĩ thuật.
Chúng ta có thể khai thác các đặc tính này của chuyển động tròn để có thể chế tạo
các máy quay li tâm đơn giản dùng trong đời sống hàng ngày như: Tách nước khỏi các
bề mặt như quần ảo, rau, quả, tách mật ong khỏi miếng sáp …
Xác định vấn đề
Trong điều kiện trời không có nắng, độ ẩm cao, do không có điện nên phải giặt
quần áo bằng tay. Bạn cần phải chế tạo một thiết bị để làm giảm đáng kể lượng nước
trên quần áo. Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên tắc của chuyển động li tâm. Một
thiết bị như vậy sẽ cần phải giải quyết các nhiệm vụ gì?
II. PHẦN 2: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Nghiên cứu lí thuyết nền (học kiến thức mới)
a. Mục đích của hoạt động
Tổ chức và hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu để rút ra được các kiến thức
của chuyển động tròn.
b. Nội dung hoạt động
Nghiên cứu bài 14 "Lực hướng tâm", sách giáo khoa Vật lí 10; tìm kiếm thông tin
trên Internet với các từ khóa liên quan và trả lời các câu hỏi sau:
1. Lấy các ví dụ về vật chuyển động tròn và trong từng ví dụ, chỉ ra các cách
để làm vật chuyển động tròn (trong khi vật luôn có tính quán tính là có xu hướng
chuyển động thẳng theo hướng của vận tốc
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
_____________________________________________________________
___________________________________________________________________
2. Xác định các đặc điểm của lực tác dụng để gây ra gia tốc hướng tâm?
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
__________________________________________________________
3. Lực li tâm là loại lực gì? có đặc điểm gì?
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
__________________________________________________________
4. Những bộ phận cơ bản của máy quay li tâm trong thiết kế của bạn?
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
_______________________________________________________
5. Những khó khăn trong thiết kế của bạn là gì?
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
_______________________________________________________
* Tài liệu tham khảo
 Phụ lục : Về lực li tâm:
http://stem.truonghocketnoi.edu.vn/backend/data/uploads/37/documents/1532058
366_phu-luc--li-thuyet-luc-li-tam.docx
c. Dự kiến sản phẩm
Bản báo cáo các kiến thức về lực hướng tâm: định nghĩa, đặc điểm của lực hướng tâm,
khái niệm lực quán tính li tâm (lực li tâm), chuyển động li tâm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Học sinh làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi. Hỗ trợ khi học sinh gặp khó
khăn.
Lưu ý về kiến thức: Khi vật chuyển động tròn, hợp lực của các lực cơ học (trọng
lực, phản lực, lực liên kết của dây hoặc lực ma sát nghỉ …. ) tạo nên lực hướng tâm gây
ra gia tốc hướng tâm. Khi tăng tốc độ quay thì lực này có độ lớn tăng dần và khi đạt đến
giới hạn nhất định sẽ thắng được lực liên kết làm vật tách khỏi hệ thống quay và văng ra
theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo. Chuyển động của vật xảy ra trong trường hợp này
gọi là chuyển động li tâm.
2. Hoạt động 2: Đề xuất các giải pháp khả dĩ
a. Mục đích của hoạt động
Định hướng để học sinh thực hiện quy trình thiết kế: xác định các chi tiết, xây dựng
bản vẽ, chỉnh sửa.
b. Nội dung hoạt động
Mô tả các cách bạn có thể sử dụng những vật dụng đơn giản để chế tạo một máy
quay li tâm.
Các bạn có thể thảo luận để hoàn thành bảng
Tên bộ phận Hình vẽ Vật liệu Cách gia công
Tiêu chí mà bạn cần quan tâm để được đánh giá cao: Hình vẽ rõ ràng, hợp lí; vật
liệu đơn giản,
dễ kiếm; gia công đơn giản, thuận tiện bằng các dụng cụ thông thường. Có thể sử
dụng các đồ có sẵn cho việc chế tạo.
c. Dự kiến sản phẩm
Các sơ đồ nguyên tắc của máy quay lồng đứng hoặc lồng ngang bao gồm các bộ
phận: Giá và chân đế cố định, lồng đựng đồ giặt gắn với trục quay, tay quay trực tiếp hoặc
tay quay nối với bộ phận truyền động bằng dây đai và puli (ròng rọc).
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Học sinh tự thiết kế theo nhóm có Gợi ý của giáo viên về sự tương tự với cơ chế
vắt quần áo của máy giặt.
3. Hoạt động 3: Chọn giải pháp tốt nhất
a. Mục đích của hoạt động
Tạo ra nhiệm vụ để học sinh lựa chọn được thiết kế tối ưu, từ đó đưa ra thiết kế
chi tiết cho máy quay li tâm.
b. Nội dung hoạt động
Bước 4: Lựa chọn một giải pháp tốt nhất
Trả lời các câu hỏi sau ra giấy:
1. Liệt kê các nguyên vật liệu bạn chọn sử dụng để chế tạo mẫu thử của máy quay
li tâm
2. Vẽ thiết kế của bạn ra giấy và chú thích tất các các bộ phận, nguyên vật liệu và
kích thước dự kiến tương ứng
3. Mô tả cách vận hành máy quay li tâm theo thiết kế của bạn
4. Mô tả cách thức bạn sẽ sử dụng để kiểm tra máy quay li tâm khác của các
thành viên trong lớp học.
c. Dự kiến sản phẩm
Bản vẽ chi tiết máy quay li tâm đơn giản dùng cho việc vắt quần áo ướt trong đó
mô tả rõ vật liệu chế tạo, kích thước của các chi tiết.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà hoặc ở lớp
Gợi ý cho HS: Máy quay lồng đứng nên tận dụng các thùng, xô nhựa loại to để
chặn nước văng ra ngoài. Chế tạo bằng gỗ các đế để gắn trục quay và lồng chứa đồ (có
cửa) với tay quay. Với máy quay li tâm lồng ngang, chỉ cần tạo giá đỡ trục quay gắn lồng
nằm ngang. Gắn trục quay với tay quay hoặc puli truyền lực từ tay quay qua đai truyền.
4. Hoạt động 4: Chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm
a. Mục đích của hoạt động
Chuẩn bị các điều kiện về vật chất như vật liệu, công cụ gia công, hướng dẫn sử
dụng các công cụ hay nhắc các quy tắc an toàn để học sinh chế tạo máy quay theo thiết
kế đã được điều chỉnh theo góp ý.
b. Nội dung hoạt động
- Gửi thầy cô duyệt mẫu thiết kế máy quay li tâm của bạn để xin ý kiến đóng góp.
- Thu thập các nguyên vật liệu cần thiết và xây dựng phiên bản đầu tiên cho thiết
kế của bạn. Mô tả bằng văn bản cách thức vận hành thiết bị. Nếu có thể, hãy lập hồ sơ
quá trình làm việc của bạn bằng cách chụp ảnh hoặc quay video lại toàn bộ các bước làm.
c. Dự kiến sản phẩm
Máy quay li tâm đơn giản dùng để vắt quần áo ướt hoạt động được.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà hoặc ở xưởng trường.
5. Hoạt động 5: Thử nghiệm và đánh giá
a. Mục đích của hoạt động
Tổ chức buổi thử nghiệm để các nhóm học sinh đánh giá chéo sản phẩm của nhau
b. Nội dung hoạt động
Bước 6: Thử nghiệm và đánh giá
Các nhóm đem sản phẩm đến và thử nghiệm chéo theo bảng. Ghi lại các đánh giá
sản phẩm của nhóm bạn theo các tiêu chí dưới đây. Sau đó gửi lại đánh giá cho nhóm
bạn.
Nhóm
kiểm
tra
Thiết
bị của
nhóm
Về hình thức
Về vật liệu chế
tạo
Độ ổn định
Khả năng văng
nước
1 4
2 3
3 2
4 1
c. Dự kiến sản phẩm
Bản đánh giá sản phẩm của nhóm bạn theo các tiêu chí ở bảng
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Thực hiện tại lớp
6. Hoạt động 6: Chia sẻ và thảo luận
a. Mục đích của hoạt động
Tổ chức buổi báo cáo để học sinh trình bày sản phẩm qua đó có những đóng góp
cho việc hoàn thiện sản phẩm
b. Nội dung hoạt động
Thu thập và lập hồ sơ bao gồm các ghi chép, sơ đồ, tranh ảnh hay video về quá
trình thiết kế, xây dựng và kiểm tra mẫu thử của bạn. Làm một poster hoặc slide ppt chia
sẻ việc mẫu thử của bạn đã hoạt động như thế nào và kết quả thử nghiệm thiết bị của
nhóm mình
c. Dự kiến sản phẩm
Bản giới thiệu máy quay li tâm của nhóm, các ý kiến đóng góp và thảo luận, chia
sẻ.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Báo cáo của đại diện nhóm trước lớp
7. Hoạt động 7: Điều chỉnh thiết kế
a. Mục đích của hoạt động
Tổ chức và tư vấn để học sinh đánh giá, chia sẻ và điều chỉnh sản phẩm
b. Nội dung hoạt động
Bước 8: Đánh giá và điều chỉnh thiết kế
1. Đánh giá khả năng hoạt động của mẫu thử của bạn bằng các trả lời các câu hỏi
trong bảng phía dưới.
Mẫu thử ….
Tốt Trung
bình
Chưa đạt
Phù hợp về kích thước với quần áo cần vắt
Cho phép di chuyển đến lặp đặt lại ở một
vị trí mới
Phù hợp với khả năng tác động của con
người
Yêu cầu khi thực hiện chế tạo
Yêu cầu với vật liệu
Đánh giá khả năng vắt nước từ quần áo
Đưa ra nhận định về độ bền khi sử dụng
2. So sánh kết quả của bạn với các thành viên khác trong lớp. Các mẫu thử có giải
quyết vấn đề theo cách tương tự nhau? Giải thích?
3. Bạn sẽ thay đổi yếu tố nào để làm cho mẫu thử của bạn hoạt động hiệu quả hơn?
c. Dự kiến sản phẩm
Các bản đánh giá khách quan của học sinh, những chia sẻ bộc lộ cảm xúc của học
sinh đối với hoạt động, những điều chỉnh hợp lí cho sản phẩm
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Học sinh làm việc theo nhóm và trình bày tại lớp.
PHẦN III. CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Tài liệu 1
Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá bài học về lực li tâm
1. Nhận biết
Câu 1. Đơn vị đo lực hướng tâm là
A. N B. m/s2
C. Nm D. kg.m
Câu 2. Lực hướng tâm có độ lớn
A. Tỉ lệ với bình phương khối lượng
B. Tỉ lệ với bình phương tốc độ góc
C. Tỉ lệ với bình phương bán kính
D. Tỉ lệ với bình phương thời gian
2. Thông hiểu
Câu 3. Lực hướng tâm là
A. Một loại lực cơ học mới
B. Là hợp lực của các lực, có hướng vào tâm quay
C. Là lực hấp dẫn, có hướng vào tâm quay
D. Là lực đàn hồi, có hướng vào tâm quay
Câu 4. Vật chuyển động li tâm theo hướng
A. Về tâm quay
B. Ra xa tâm quay
C. Tiếp tuyến với quỹ đạo
D. Theo hướng bất kì
3. Vận dụng
Máy giặt lồng ngang thực hiện chức năng vắt quần áo với tốc độ 800
vòng/phút. Giả sử giọt nước bị văng ra ở vị trí cách trục quay 20cm và có thể tích
0,5ml. Sử dụng dữ kiện cho câu 5, câu 6.
Câu 5. Giọt nước văng ra ở vị trí
A. thấp nhất B. cao nhất C. đang đi lên D. đang đi xuống
Câu 6. Lực hướng tâm tác động lên giọt nước khi văng ra là
A. 0,01N B. 0,7N C. 0,002N D. 0,047N
4. Vận dụng cao
Câu 7. Thực tế, máy giặt lồng ngang thường có giá thành cao hơn máy giặt lồng
đứng. Các quảng cáo đều giới thiệu là máy quay lồng ngang có hiệu quả giặt và vắt
cao hơn.
a) Dùng các kiến thức về lực li tâm và chuyển động li tâm để lí giải cho tính hiệu
quả trong việc vắt nước giữa hai loại máy giặt trên.
b) Đưa ra các khuyến cáo cho việc chế tạo các máy quay li tâm đơn giản dùng
trong vắt quần áo hay quay mật ong. Có thể đưa ra các gợi ý điều chỉnh máy
quay mật ong như hình ảnh xem ở phần đầu.
Câu 8. Một tấm vải treo thẳng đứng bị ướt, phần nước trên tấm vải sẽ dồn dần
xuống dưới để tạo thành các giọt nước. Giọt nước tách khỏi tấm vải khi có khối
lượng 40mg. Khi dùng máy quay li tâm và giữ tấm vải cách trục quay 20 cm, muốn
các giọt nước có khối lượng 5mg tách khỏi tấm vải thì máy quay cần có tốc độ tối
thiểu bao nhiều vòng/phút.
Giải bài toán nếu tấm vải được:
a) Quay trong lồng thẳng đứng
b) Quay trong lồng ngang.
Trang 1
CHỦ ĐỀ: XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC
1. TÊN CHỦ ĐỀ: XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC
(Số tiết: 03 – Vật lý lớp 10 – Cơ bản)
2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
+ Xây dựng khái niệm động lượng và định luật bảo toàn động lượng xuất phát từ những hiện
tượng tự nhiên đơn giản và vận dụng kiến thức đã biết về định luật II và III Niu Tơn.
Vận dụng định luật bảo toàn động lượng giải quyết một số vấn đề thực tiễn: va chạm mềm,
chuyển động bằng phản lực…
+ Thiết kế và chế tạo được xe đồ chơi chuyển động được từ những vật liệu đơn giản.
- Địa điểm: Tổ chức tại phòng học.
- Thời gian:
+ Tiết 1 : Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
+ Tiết 2: Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
+ Tiết 3: Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM
XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ
- Môn chủ đạo: Vật lý 10 cơ bản
+ Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
+ Bài 8. CÔNG NGHỆ 11: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật.
3. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
+ Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng.
+ Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.
+ Nêu được một số ví dụ trong thực tế về chuyển động bằng phản lực.
+ Vận dụng được kiến thức về định luật bảo toàn động lượng để giải thích một số hiện
tượng trong thực tế.
b. Kĩ năng:
- Tính toán, vẽ được bản thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế đảm bảo các tiêu
chí đề ra;
- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế;
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo
luận;
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Phát triển phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;
Trang 2
- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ
được giao;
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm.
- Biết ấp dụng kiến thức về tác hại của đua xe trên thực tế, việc tham gia giao thông ATGT và
xử lí rác thải nhựa bảo vệ môi trường.
d. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực thực nghiệm để tìm hiểu kiến thức khoa học về động lượng ,định
luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề: thiết kế và chế tạo xe đua bằng phản lực theo tiêu chí;
- Năng lực hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực
hiện, hoàn thành sản phẩm;
- Năng lực lập kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá;
- Năng lực thuyết trình, phản biện để bảo vệ bản vẽ và sản phẩm;
- Năng lực toán học, khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
4. THIẾT BỊ
- Các thiết bị dạy học: Dụng cụ thí nghiệm, máy chiếu, giấy A0, mẫu bản kế hoạch,…
- Nguyên vật liệu tái chế và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Xe đua chạy bằng phản lực”:
5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
(Hoạt động tại lớp)
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh vận dụng kiến thức về chuyển động bằng phản lực đề tự làm được xe đua bằng phản
lực từ vật liệu tái chế , giúp học sinh giải trí sau giờ học căng thẳng.
b. Nội dung hoạt động
Tổ chức hoạt động thiết kế, và chế tạo xe bong bóng
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một video hướng dẫn thiết kế, lắp ráp đồ chơi xe bong bóng.
Giáo viên chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cần thiết đúng theo video hướng dẫn
Thời gian tổ chức: 45 phút.
* Giao nhiệm vụ:
Hình thức hoạt động: làm việc toàn lớp
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Từ các vật liệu dễ tìm như băng dính, chai nhựa, đũa
tre, bong bóng, 04 bánh xe nhựa (nắp chai),… hãy thiết kế chế tạo đồ chơi xe bong bóng?
* Hướng dẫn phác thảo bản vẽ thiết kế
c. Sản phẩm học tập của học sinh
- Định hướng được một cách định tính về nguyên lí hoạt động của xe đua chạy bằng phản lực
Trang 3
- Xác định được kiến thức cần tìm hiểu để thiết kế, chế tạo và giải thích hoạt động của xe đua
chạy bằng phản lực
d. Cách thức tổ chức
Tổ chức nhóm học tập:
- Giáo viên chia nhóm của lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 9 học sinh. Các nhóm đặt tên
nhóm, phân công nhiệm vụ của các thành viên.
Hình thức hoạt động: làm việc toàn lớp
Câu hỏi định hướng
- Đồ chơi xe bong bóng gồm những bộ phận nào?
- Bộ phận động lực của xe bong bóng được làm như thế nào?
Giáo viên phác thảo bản vẽ phương án thiết kế đồ chơi xe bong bóng.
* Gia công, lắp ráp và thử nghiệm đồ chơi xe bong bóng
Hình thức hoạt động: làm việc nhóm
Yêu cầu đối với xe đua chạy bằng phản lực: chuyển động thẳng về phía trước, đi được càng xa
càng tốt.
Bước 1: Giáo viên các dụng cụ, vật liệu cần thiết để chế tạo xe đua chạy bằng phản lực
cho các nhóm. Học sinh xem video hướng dẫn 1 lần.
Bước 2: Các nhóm tiến hành gia công, lắp ráp đồ chơi xe bong bóng
Các công việc các nhóm cần thực hiện: lắp ráp bộ phận động lực; lắp ráp khung xe;...
Bước 3: Vận hành thử nghiệm đồ chơi xe bong bóng
Thổi bong bóng và đặt xe xuống đất, quan sát quá trình di chuyển của xe. Nếu xe không chuyển
động hay chuyển động bị lệch, di chuyển được đoạn đường quá ngắn thì cần gia công, chế tạo
lại xe.
* Nhận xét đánh giá
Bước 1: Các nhóm nộp lại dụng cụ, vật liệu còn dư cho giáo viên. Giáo viên thụ lại đồ chơi xe
bong bóng từ các nhóm
Bước 2: Nhận xét quá trình làm việc của các nhóm.
Nhận xét chung toàn lớp.
Nhận xét riêng từng nhóm, khen bằng lời nhóm làm tốt, nhắc nhở bằng lời nhóm không hoàn
thành nhiệm vụ.
Trang 4
Tiêu chí Nội dung Điểm
1 Hoạt động theo định luật bảo toàn động lượng 5
2 Sản phẩm có hình thức đẹp, bền chắc. 4
3 Vật liệu tái chế  70% 5
4 Xe hoạt động được 5
5 Xe chạy được xa nhất 3
6 Xe chạy được thẳng nhất 2
5
Trình bày, trả lời được các câu hỏi của các nhóm khác và đặt câu hỏi
phản biện cho các nhóm khác
6
Tổng 30
+ Hoàn thành bản thiết kế theo tiêu chí sau:
Tiêu chí Nội dung Điểm
1 Có bản vẽ mô tả (rõ ràng, khoa học, đẹp) 5
2 Có bản vẽ kĩ thuật (Có các thông số kĩ thuật) 5
3 Trình bày được cấu tạo, mô tả được vai trò của các bộ phận 4
4
Giải thích được rõ ràng nguyên lý hoạt động của xe thông qua kiến thức
bài định luật bảo toàn động lượng.s
5
5 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn. 5
6
Trả lời được các câu hỏi phản biện và tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu
hỏi phản biện cho các nhóm báo cáo
6
Tổng 30
Yêu cầu của bản thiết kế:
+ Bản thiết kế bao gồm bản vẽ mô tả (hình dạng, cấu tạo và dự kiến vật liệu)
+ Bản vẽ kỹ thuật (có các thông số kỹ thuật, nguyên lý hoạt động)
Thống nhất tiến trình dự án:
STT
Nội dung
Thời gian
Ghi chú
1
Đặt vấn đề, giao nhiệm vụ: Chế tạo xe đua chạy
bằng phản lực từ vật liệu tái chế
45’
Hoạt động tại lớp
2
Tìm hiểu kiến thức nền, đề xuất phương án thiết
kế
3 ngày
Học sinh làm việc
theo nhóm tại nhà
3 Trình bày, bảo vệ phương án thiết kế 45’ Hoạt động tại lớp
4
Chế tạo xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu
tái chế theo phương án thiết kế
3 ngày
Học sinh làm việc
theo nhóm tại nhà
5
Trình bày sản phẩm và thảo luận, đánh giá sản
phẩm
45’
Hoạt động tại lớp
Thống nhất tiêu chí đánh giá: Giáo viên cùng với học sinh bàn bạc và thống nhất tiêu chí đánh
giá
Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN
(Hoạt động ở nhà)
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh hình thành kiến thức mới về:
+ khái niệm động lượng và định luật bảo toàn động lượng xuất phát từ những hiện tượng tự
nhiên đơn giản và vận dụng kiến thức đã biết về định luật II và III Niu Tơn.
Trang 5
+ Vận dụng định luật bảo toàn động lượng giải quyết một số vấn đề thực tiễn: va chạm mềm,
chuyển động bằng phản lực…
+ Đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế xe đua chạy bằng phản lực
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh nghiên cứu kiến thức từ sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức:
+ khái niệm động lượng và định luật bảo toàn động lượng xuất phát từ những hiện tượng tự
nhiên đơn giản và vận dụng kiến thức đã biết về định luật II và III Niu Tơn.
+ Vận dụng định luật bảo toàn động lượng giải quyết một số vấn đề thực tiễn: va chạm mềm,
chuyển động bằng phản lực…
- Học sinh hoạt động nhóm đề xuất phương án thiết kế xe đua chạy bằng phản lực
từ vật liệu tái chế;
- Hoàn thành bản vẽ mô tả và bản vẽ kỹ thuật về xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế.
c. Sản phẩm của học sinh
- Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ để hoàn thành bản vẽ mô tả và bản vẽ kỹ
thuật về xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế.
d. Cách thức tổ chức
- Các thành viên trong nhóm đọc và nghiên cứu kiến thức trong sách giáo khoa bài 23 vật lý 10
cơ bản
- Học sinh làm việc theo nhóm:
+ Thảo luận, đề xuất các phương án thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế:
 Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên
Internet…
 Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất;
 Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế;
 Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
 Báo cáo tiến độ làm bản thiết kế của nhóm cho giáo viên qua điện thoại hoặc qua mail;
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
(Hoạt động tại lớp: 45’)
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh trình bày được bản thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế của nhóm
mình và sử dụng các kiến thức nền để giải thích các nguyên lý hoạt động của xe đua mà nhóm
đã lựa chọn.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra theo nhóm.
- Các nhóm còn lại: Thảo luận, trao đổi, đặt câu hỏi và tranh biện về bản thiết kế.
- Giáo viên: gợi ý các phương án khả thi cho nhóm báo cáo.
- Nhóm báo cáo: ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
c. Sản phẩm của học sinh
- Bản thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế sau khi được điều chỉnh và hoàn
thiện (gồm bản vẽ mô tả và bản vẽ kỹ thuật chi tiết).
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên duyệt bản vẽ qua mail trước khi báo cáo.
Trang 6
- Giáo viên đưa ra yêu cầu trình bày bản thiết kế:
 Nội dung cần trình bày.
 Thời lượng báo cáo.
 Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
- Học sinh báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.
Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ
(Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà)
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã được chỉnh sửa, góp ý để chế tạo xe đua chạy bằng phản lực
đảm bảo tiêu chí đặt ra.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh làm việc theo nhóm, trong 3 ngày, sử dụng các nguyên vật liệu tái chế và dụng cụ để
tiến hành chế tạo xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế theo bản thiết kế.
- Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh, quan sát, đánh giá và
điều chỉnh nếu cần. Trong quá trình thực hiện, học sinh có thể trao đổi với giáo viên nếu gặp
khó khăn.
c. Sản phẩm của học sinh
- Mỗi nhóm có một sản phẩm là một xe đua chạy bằng phản lực đã được hoàn thiện và thử
nghiệm.
Trang 7
d. Cách thức tổ chức
- Học sinh tìm kiếm và chuẩn bị các vật liệu dự kiến
- Học sinh chế tạo xe đua chạy bằng phản lực theo bản thiết kế;
- Học sinh thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm, định giá sản phẩm.
- Học sinh chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
(Giáo viên hỗ trợ học sinh nếu cần).
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM
XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ
(Hoạt động tại lớp: 45’)
a. Mục đích của hoạt động
- Các nhóm học sinh giới thiệu xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế trước lớp, chia sẻ
về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phẩm.
b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi mà các nhóm và giáo viên đặt ra.
- Đê xuất phương án cải tiến sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:
- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
 Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và
các nhóm khác;
 Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;
 Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm
vụ thiết kế và chế tạo xe đua chạy bằng phản lực
c. Sản phẩm của học sinh
- xe đua chạy bằng phản lực đã chế tạo được và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
Trang 8
Trang 9
Trang 10
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức cho từng nhóm trình bày sản phẩm và nêu cách hoạt động của sản phẩm. Học sinh thử
nghiệm hoạt động của xe đua chạy bằng phản lực
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm
rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo Xe đua chạy bằng phản lực.
- Giáo viên và các nhóm đánh giá, kết luận và tổng kết.
Trang 11
PHỤ LỤC
BẢN THIẾT KẾ
(Dành cho học sinh)
Nhóm:……………………………………..
Hình ảnh bản thiết kế:
ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN (Theo tiêu chí đã thống nhất)
CHỦ ĐỀ XE PHẢN LỰC
Nhóm giáo viên thực hiện:
1. Tên chủ đề: XE PHẢN LỰC
Số tiết 3 Tiết – Vật Lý 10 ( Cơ Bản)
2. Mô tả chủ đề:
Dự án “Xe Phản lực” là một ý tưởng dạy học theo định hướng STEM cho đối tượng
học sinh lớp 10.
Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới:
Thông qua các hoạt động học sinh nghiên cứu được các kiến về động lượng, định luật
bảo toàn động lượng. phát triển được năng lực thực hành, làm việc nhóm, tư duy sáng
tạo,…chính hoạt động gia công, chế tạo đơn giản này làm học sinh vượt qua rào cản e
ngại khi đối mặt với các nhiệm vụ thực hành.
Để thực hiện dự án này học sinh cần chiếm lĩnh kiến thức các bài học
Vật lý 10: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.
Công nghệ 11: Vẽ, thiết kế mô hình.
Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (Bài 8 – Công nghệ lớp 11);
3. Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng:
a) Kiến thức
+ Hiểu và phát biểu được thế nào là hệ kín, nội lực, ngoại lực.
+ Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất (tính chất vectơ) và đơn vị
xung lượng của lực.
+ Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vectơ động lượng
nêu được đơn vị của động lượng.
+ Phát biểu được định luật II Niu-tơn dạng p
t
F





+ Phát biểu được định nghĩa động lượng và định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô
lập.
b) Kĩ năng
- Biết quan sát (quan sát gì)các hiện tượng và các quá trình vật lí trong tự nhiên, trong
đời sống hằng ngày hoặc trong các thí nghiệm ; biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ
các nguồn khác nhau để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lí.
- Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của vật lí (loai nào?), có kĩ năng lắp ráp và
tiến hành các thí nghiệm vật lí đơn giản.
- Biết phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các
dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình
vật lí, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.
- Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình vật lí,
giải các bài tập vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức
độ phổ thông.
- Sử dụng được các thuật ngữ vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính
xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lí thông tin.
– Vẽ được bản thiết kế xe phản lực.
– Chế tạo được xe phản lực.
– Giải thích được các hiện tượng phát sinh trong quá trình thiết kế.
– Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác;
– Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Phát triển phẩm chất:
– Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm;
– Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học;
– Có ý thức bảo vệ môi trường.
d. Phát triển năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi thiết kế xe sao cho xe chuyển động xa
nhất; chế tạo xe đẹp hiệu suất cao;
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng
phần nhiệm vụ cụ thể.
– Năng lực tự chủ và tự học: học sinh tự nghiên cứu kiến thức nền và vận dụng kiến
thức nền để xây dựng bản thiết kế xe phản lực
4. Thiết bị (dùng trong dạy học và làm sản phẩm)
GV chuẩn bị một số vật liệu:
– Giấy carton; nắp chai; que xiên; ống hút; bong bóng; súng bắn keo; keo silicon; dao
rọc giấy; kéo;
5. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU HỌC TẬP, THIẾT KẾ XE PHẢN LỰC
(Tiết 1 – 45 phút)
A. Mục đích:
Học sinh trình bày được kiến thức về các khái niệm động lượng, xung lượng của lực F.
Biết được hệ cô lập.
Phát biểu được định nghĩa động lượng và định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô
lập.
Tìm hiểu các ví dụ thực tế chuyển động bằng phản lực
Tiếp nhận nhiệm vụ thiết kế “ Xe phản lực”, ghi nhận các tiêu chí đánh giá sản phẩm
này.
B. Nội dung:
– GV tổ chức cho HS xem các clip chuyển động bằng phản lực của con tên lửa, pháo
thăng thiên......
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức qua phiếu học tập.
– Từ các video khám phá kiến thức, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án “ Xe
phản lực” dựa trên kiến thức về động lượng và định luật bảo toàn động lượng, chuyển
động bằng phản lực.
– GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm
của dự án.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
– Bản ghi chép kiến thức mới về động lượng, định luật bảo toàn động lượng, chuyển
động bằng phản lực.
– Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dự
án và các yêu cầu đối với sản phẩm trong dự án.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ
Trên cơ sở GV đã giao nhiệm vụ cho HS về các chuyển động bằng phản lực trong thực
tế, GV đặt câu hỏi để HS trả lời:
Các tên lửa, pháo thăng thiên chuyển động theo nguyên tắc nào?
GV tổng kết bổ sung, chỉ ra được: chuyển động bằng phản lực
Bước 2. HS xem video (video gì) khám phá kiến thức.
GV đặt vấn đề giới thiệu thí nghiệm: chúng ta có thể chế tạo những chiếc xe mô hình
bằng chuyển động bằng phản lực không?
– GV chia HS thành các nhóm từ 6–8 học sinh (Dành thời gian cho các nhóm bầu
nhóm trưởng, thư kí).– GV nêu mục đích và hướng dẫn tiến hành thí nghiệm.
Mục đích: Nghiên cứu thiết kế chiếc xe phản lực theo nguyên tắc chuyển động bằng
phản lực.
GV nguyên vật liệu: Mỗi nhóm HS sẽ nhận được một số vật liệu và dụng cụ sau:
Giấy from; nắp chai; que xiêm; ống hút; bong bóng; súng bắn keo; keo silicon; dao rọc
giấy; kéo; ống nước;…
Bước 3. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập yêu cầu của sản phẩm
GV nêu nhiệm vụ: các nhóm sẽ thực hiện dự án “Xe phản lực”.
Phiếu hướng thiết kế:
+ Xác định kiểu xe, kích thước, thiết kế trục bánh
+ Hoàn thành bản vẽ thiết kế
+ Thiết kế cách đặt bóng bay để xe chuyển động
+ Đo hiệu khoảng cách di chuyển của các lần
– HS làm thí nghiệm theo nhóm, GV quan sát hỗ trợ nếu cần.
– Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thiết kếvà kết luận.
– GV nhận xét, chốt kiến thức: các nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm đều có thể sử
dụng để làm nguồn điện thân thiện với môi trường.
Sản phẩm Xe phản lực cần đạt được các yêu cầu về nguồn điện, công suất của Xe
phản lực, thời gian chiếu sáng Xe phản lực, hình thức, chi phí cụ thể như sau:
Bảng yêu cầu đối với sản phẩm XE PHẢN LỰC
Tiêu chí
Xe phản lực từ vật liệu tái chế.
Xe chuyển động được bằng phản lực.
Xe chuyển động được tối thiểu 1,5m.
Hình thức đẹp, sáng tạo.
Chi phí tiết kiệm.
Bước 4.GV thống nhất kế hoạch triển khai
Hoạt động chính Thời lượng
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án và tìm
hiểu một số kiến thức nền.
Tiết 1
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và
chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo cáo.
1 tuần (HS tự học ở nhà theo
nhóm).
Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế. Tiết 2
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm 1 tuần (HS tự làm ở nhà theo
nhóm).
Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản
phẩm.
Tiết 3
Trong đó, GV nêu rõ nhiệm vụ ở nhà của hoạt động 2:
– Nghiên cứu kiến thức liên quan: động lượng định luật bảo toàn động lượng. Nguyên
tắc chuyển động bằng phản lực.
– Vẽ bản vẽ mạch điện và bản thiết kế sản phẩm để báo cáo trong buổi học kế tiếp.
– Các tiêu chí đánh giá bài trình bày, bản vẽ mạch điện và bản thiết kế sản phẩm được
sử dụng theo Phiếu đánh giá số 2.
Yêu cầu đối với bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm
Yêu cầu
Bản vẽ mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đúng nguyên lí, phù hợp
với các cứ liệu thực nghiệm và đáp ứng được yêu cầu để xe hoạt
động được bằng phản lực.
Bản thiết kế mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đẹp, sáng tạo, khả
thi;
Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của xe;
Trình bày rõ ràng, logic, sinh động.
Tổng điểm
GV cần nhấn mạnh: Khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm học sinh phải vận
dụng kiến thức nền để giải thích, trình bày nguyên lí hoạt động của sản phẩm. Vì vậy, tiêu
chí này có trọng số điểm lớn nhất.
Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ CHUẨN BỊ BẢN THIẾT
KẾ SẢN PHẨM ĐỂ BÁO CÁO
(HS làm việc tại lớp – 1 tiết)
a. Mục đích:
Học sinh tự học được kiến thức liên quan thông qua việc nghiên cứu tài liệu về các
kiến thức động lượng, định luật bảo toàn động lượng, nguyên tắc chuyển động bằng phản
lực từ đó thiết kế và bản vẽ kĩ thuật … từ đó thiết kế và bản vẽ kĩ thuật cho xe.
b. Nội dung:
Học sinh tự học và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên quan, làm
thí nghiệm, vẽ bản thiết kế xe
GV đôn đốc, hỗ trợ tài liệu, giải đáp thắc mắc cho các nhóm khi cần thiết.
c.Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
– Bài ghi của cá nhân về các kiến thức liên quan;
– Bản vẽ bản thiết kế xe phản lực (trình bày trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu
powerpoint);
– Bài thuyết trình về bản vẽ và bản thiết kế.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
– Các thành viên trong nhóm đọc bài 23 trong sách giáo khoa Vật lí lớp 11, bài 8 sách
giáo khoa Công nghệ 11.
Trong đó cần xác định được các kiến thức trọng tâm như sau
+ Hiểu và phát biểu được thế nào là hệ kín, nội lực, ngoại lực.
+ Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất (tính chất vectơ) và đơn vị
xung lượng của lực.
+ Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vectơ động lượng
nêu được đơn vị của động lượng.
+ Phát biểu được định luật II Niu-tơn dạng p
t
F





- Phát biểu được định nghĩa động lượng và định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô
lập.
– HS làm việc nhóm:
● Chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm về kiến thức đã tìm hiểu được. Ghi tóm
tắt lại các kiến thức vào vở cá nhân.
● Vẽ các bản vẽ mạch điện của Xe phản lực, thiết kế sản phẩm, kiểu dáng Xe phản
lực. Trình bày bản thiết kế trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu Powerpoint.
● Chuẩn bị bài trình bày bản thiết kế, giải thích nguyên lí hoạt động của xe phản lực
– GV đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần.
Ví dụ về bản thiết kế của học sinh
Hoạt động 3: TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
XE PHẢN LỰC
(Tiết 2 – 45 phút)
a. Mục đích:
Học sinh trình bày được phương án thiết kế Xe phản lực (bản vẽ mạch điện và bản
thiết kế sản phẩm) và sử dụng các kiến thức nền để giải thích nguyên lí hoạt động của xe
phản lực và phương án thiết kế mà nhóm đã lựa chọn.
b. Nội dung:
– GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế Xe phản lực
– GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu hỏi
làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo
vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế;
– GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào
vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có).
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh cho việc chế
tạo xe phản lực.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm còn
lại chú ý nghe.
Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế
của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp.
Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng HS thảo luận:
Câu hỏi kiến thức nền
KT1. Xe phản lực có cấu tạo như thế nào?
TK2. Các bộ phận của xe được bố trí và gắn kết với nhau như thế nào?
KT3. Xe phản lực hoạt động như thế nào?
KT4. Tốc độ đoạn đường đi của xe và vào những yếu tố nào?
KT5. Có những cách nào làm cho xe chuyển động theo nguyên tắc phản lực? Mỗi
cách đó có ưu nhược điểm gì?
Câu hỏi định hướng thiết kế
TK1. Sử dụng những nguyên liệu gì để chế tạo xe phản lực?
TK2. Sử dụng thiết kế nào?
TK3. Các bộ phận của xe được bố trí và gắn kết với nhau như thế nào?
TK4. Có những cách nào để tăng tốc độ và quãng đường chuyển động của xe? Vì sao?
TK5. Chọn cách lắp ghép có hiệu suất cao nhất.
Bước 3: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn
đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm.
Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo bản
thiết kế.
Hoạt động 4: CHẾ TẠO XE PHẢN LỰC
(HS làm việc ở nhà hoặc trên phòng thí nghiệm – 1 tuần )
a.Mục đích:
Các nhóm HS thực hành, chế tạo được Xe phản lực căn cứ trên bản thiết kế đã chỉnh
sửa.
b.Nội dung:
Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để chế tạo Xe phản lực ngủ, trao
đổi với giáo viên khi gặp khó khăn.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một số Xe phản lực đáp ứng được
các yêu cầu trong Phiếu đánh giá số 1.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến;
Bước 2. HS lắp đặt các thành phần của Xe phản lực theo bản thiết kế;
Bước 3.HS thử nghiệm hoạt động của Xe phản lực, so sánh với các tiêu chí đánh giá
sản phẩm (Phiếu đánh giá số 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và
giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh);
Bước 4. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản
phẩm;
Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm.
Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “XE PHẢN LƯC”
(Tiết 3 – 45 phút)
a.Mục đích:
HS biết giới thiệu về sản phẩm Xe phản lực đáp ứng được các yêu cầu sản phẩm đã
đặt ra; biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải
thích được bằng các kiến thức liên quan; Có ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm.
b.Nội dung:
– Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp;
– Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn.
– Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một chiếc Xe phản lực và bài thuyết
trình giới thiệu sản phẩm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
– Tổ chức cho HS chuẩn bị và trưng bày sản phẩm cùng lúc. Khi các nhóm sẵn sàng,
GV yêu cầu các nhóm cùng đồng thời “bật” Xe phản lực để quan sát đo độ dài đường đi.
– Yêu cầu HS của từng nhóm trình bày, phân tích về hoạt động, giá thành và kiểu dáng
của Xe phản lực.
– GV và hội đồng GV tham gia sẽ bình chọn kiểu dáng Xe phản lực đẹp. Song song
với quá trình trên là theo dõi độ dài đường đi đến khi các Xe phản lực dừng lại, để ghi
nhận theo tiêu chí sản phẩm
– GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo yêu cầu của Phiếu đánh giá số
1.
– Giáo viên đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ cơ chế hoạt động của Xe phản lực,
giải thích các hiện tượng xảy ra khi thiết kế và chuyển động của Xe phản lực sáng, khắc
sâu kiến thức mới của chủ đề và các kiến thức liên quan.
– Khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác.
– GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm
học tập của nhóm. GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi:
+ Các em đã học được những kiến thức và kỹ năng nào trong quá trình triển khai dự
án này?
+ Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi triển khai dự án này?
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
*****
Chủ đề: THIẾT KẾ XE PHẢN LỰC
HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA NHÓM
NHÓM SỐ: 02
Giáo viên hướng dẫn:
Tổ chuyên môn:
XEM VIDEO KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
NHẬN NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
MỘT SỐ GHI CHÚ SAU KHI BÁO CÁO:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ
1 Trưởng nhóm Quản lý, tổ chức chung, phụ
trách bài trình bày trên ppt
2 Thư ký Ghi chép, Lưu trữ hồ sơ học
tập của nhóm
3 Thành viên Phát ngôn viên
4 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập
5 Thành viên Chụp ảnh, ghi hình minh chứng
của nhóm
6 Thành viên Mua vật liệu
Các nhiệm vụ là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ của nhóm. Một
thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Vấn đề/Nhiệm vụ/Dự án cần thực hiện:
Kế hoạch triển khai
TT Hoạt động Sản phẩm
Yêu cầu đánh
giá cơ bản
Thời gian
Người phụ
trách
CÁC YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
CÁC YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm Xe phản lực
Yêu cầu Điểm tối
đa
Điểm đạt
được
Xe phản lực từ vật liệu tái chế. 1
Xe chuyển động được bằng phản lực. 3
Xe chuyển động được tối thiểu 1,5m. 3
Hình thức đẹp, sáng tạo. 1
Chi phí tiết kiệm. 2
Tổng điểm 10
Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm
Yêu cầu Điểm tối
đa
Điểm đạt
được
Bản vẽ mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đúng
nguyên lí, phù hợp với các cứ liệu thực nghiệm và
đáp ứng được yêu cầu để xe hoạt động được bằng
phản lực.
2
Bản thiết kế mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đẹp,
sáng tạo, khả thi;
2
Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của xe; 4
Trình bày rõ ràng, logic, sinh động. 2
Tổng điểm 10
Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm
Yêu cầu Điểm tối
đa
Điểm đạt
được
Bản vẽ mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đúng
nguyên lí, phù hợp với các cứ liệu thực nghiệm và
đáp ứng được yêu cầu để xe hoạt động được bằng
phản lực.
2
Bản thiết kế mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đẹp,
sáng tạo, khả thi;
2
Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của xe; 4
Trình bày rõ ràng, logic, sinh động. 2
Tổng điểm 10
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN
(Thực hiện ở nhà)
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu kiến thức liên quan về:
 hệ kín, nội lực, ngoại lực.
 Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất (tính chất vectơ) và đơn vị
xung lượng của lực.
 Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vectơ động
lượng nêu được đơn vị của động lượng.
 Phát biểu được định luật II Niu-tơn dạng p
t
F





 Phát biểu được định nghĩa động lượng và định luật bảo toàn động lượng đối với hệ
cô lập.
 Chuyển động bằng phản lực
Hướng dẫn thực hiện:
 Phân chia mỗi thành viên trong nhóm tìm hiểu một nội dung trong nhiệm vụ;
 Các thành viên đọc sách giáo khoa về vấn đề được phân công (thuộc các bài 23
trong sách giáo khoa Vật lí lớp 10, bài 8 sách giáo khoa Công nghệ 11) và ghi tóm
tắt lại;
 Chia sẻ với các thành viên trong nhóm về kiến thức tìm hiểu được.
THIẾT KẾ SẢN PHẨM
(Thực hiện khi nhóm làm việc đề xuất giải pháp thiết kế Xe phản lực và báo cáo)
Hướng dẫn:
 Chia sẻ kiến thức nền đã tìm hiểu với các thành viên trong nhóm.
 Thảo luận đề xuất giải pháp Xe phản lực (chọn vật liệu phù hợp).
 Vẽ bản mạch điện và thiết kế sản phẩm, giải thích nguyên lí hoạt động của Xe phản
lực.
Bản vẽ mạch điện:
Bản thiết kế sản phẩm và mô tả nguyên lí hoạt động của Xe phản lực:
Nhận xét, góp ý của giáo viên và các nhóm
NHẬT KÍ THIẾT KẾ XE PHẢN LỰC
(Thực hiện ở nhà)
Ghi lại các hoạt động thiết kế Xe phản lực, các vấn đề gặp phải, nguyên nhân và cách
giải quyết.
GÓP Ý VÀ CHỈNH SỬA SẢN PHẨM
(Thực hiện trong buổi trình bày sản phẩm)
 Ghi lại góp ý, nhận xét của các nhóm và giáo viên về sản phẩm của nhóm khi báo
cáo
 Đưa ra các điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện sản phẩm
SẢN PHẨM VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM
Dán các hình ảnh về sản phẩm Xe phản lực ngủ dùng nguồn điện từ củ quả, hình ảnh
minh hoạ hoạt động nhóm, có thể bao gồm đường link YouTube video mô tả quá trình làm
việc nhóm.

More Related Content

What's hot

Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của EinsteinTóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của EinsteinLam Nguyen
 
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng LongBài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng LongHoàng Như Mộc Miên
 
Giai phuong trinh vi phan bang bien doi laplace
Giai phuong trinh vi phan bang bien doi laplaceGiai phuong trinh vi phan bang bien doi laplace
Giai phuong trinh vi phan bang bien doi laplaceKiếm Hùng
 
Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)
Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)
Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)Lee Ein
 
Bai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phan
Bai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phanBai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phan
Bai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phandiemthic3
 
Xstk 07 12_2015_9914
Xstk 07 12_2015_9914Xstk 07 12_2015_9914
Xstk 07 12_2015_9914Nam Cengroup
 
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lýDạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lýLee Ein
 
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019TiLiu5
 
chuong 3. quan he
chuong 3. quan hechuong 3. quan he
chuong 3. quan hekikihoho
 
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER www. mientayvn.com
 
Kỹ thuật điện tử - bài tập diode
Kỹ thuật điện tử - bài tập diodeKỹ thuật điện tử - bài tập diode
Kỹ thuật điện tử - bài tập diodecanhbao
 
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểNhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểLeeEin
 
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...HanaTiti
 
318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị
318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị
318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trịTín Nguyễn-Trương
 
các phân phối xác xuất thường gặp
các phân phối xác xuất thường gặpcác phân phối xác xuất thường gặp
các phân phối xác xuất thường gặpKhoa Nguyễn
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdfjackjohn45
 
Giáo trình Điện động lực học
Giáo trình Điện động lực họcGiáo trình Điện động lực học
Giáo trình Điện động lực họcVuTienLam
 
Chuong 2 dai so tuyen tinh 2
Chuong 2   dai so tuyen tinh 2Chuong 2   dai so tuyen tinh 2
Chuong 2 dai so tuyen tinh 2Trương Huỳnh
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapLe Hang
 

What's hot (20)

Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của EinsteinTóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
 
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng LongBài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
 
Giai phuong trinh vi phan bang bien doi laplace
Giai phuong trinh vi phan bang bien doi laplaceGiai phuong trinh vi phan bang bien doi laplace
Giai phuong trinh vi phan bang bien doi laplace
 
Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)
Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)
Tài liệu Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý (HCMUP)
 
Bai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phan
Bai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phanBai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phan
Bai tap co loi giai dao hamieng_va_vi_phan
 
Xstk 07 12_2015_9914
Xstk 07 12_2015_9914Xstk 07 12_2015_9914
Xstk 07 12_2015_9914
 
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lýDạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
 
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019
BÀI GIẢNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ - TS. PHẠM QUANG KHOÁI_10435012092019
 
chuong 3. quan he
chuong 3. quan hechuong 3. quan he
chuong 3. quan he
 
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
 
Kỹ thuật điện tử - bài tập diode
Kỹ thuật điện tử - bài tập diodeKỹ thuật điện tử - bài tập diode
Kỹ thuật điện tử - bài tập diode
 
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểNhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
 
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
 
318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị
318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị
318 câu trắc nghiệm kinh tế chính trị
 
các phân phối xác xuất thường gặp
các phân phối xác xuất thường gặpcác phân phối xác xuất thường gặp
các phân phối xác xuất thường gặp
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdf
 
Giáo trình Điện động lực học
Giáo trình Điện động lực họcGiáo trình Điện động lực học
Giáo trình Điện động lực học
 
Chuong 2 dai so tuyen tinh 2
Chuong 2   dai so tuyen tinh 2Chuong 2   dai so tuyen tinh 2
Chuong 2 dai so tuyen tinh 2
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
 
Xác suất
Xác suấtXác suất
Xác suất
 

Similar to CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN GIẢN - XE ĐUA BẰNG PHẢN LỰC - XE PHẢN LỰC.pdf

Mẫu kế hoạch bài dạy - 301
Mẫu kế hoạch bài dạy - 301Mẫu kế hoạch bài dạy - 301
Mẫu kế hoạch bài dạy - 301Thanh Nguyễn
 
Kehoachbaiday nhom3
Kehoachbaiday nhom3Kehoachbaiday nhom3
Kehoachbaiday nhom3Quang Codon
 
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxTopSKKN
 
Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6Vien Luc Van
 
Kehoachbaiday nhom3 (1)
Kehoachbaiday nhom3 (1)Kehoachbaiday nhom3 (1)
Kehoachbaiday nhom3 (1)Quang Codon
 
Thuyet trinh vat li
Thuyet trinh vat liThuyet trinh vat li
Thuyet trinh vat liVo Nghia
 
Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ...
Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ...Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ...
Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ...Nguyễn Ngân
 
Kehoachbaiday yolo
Kehoachbaiday yoloKehoachbaiday yolo
Kehoachbaiday yolochuottuki
 
Kehoachbaiday yolo
Kehoachbaiday yoloKehoachbaiday yolo
Kehoachbaiday yolochuottuki
 
Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyKế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyQuang Codon
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH ĐẤT SÉT GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU KIẾN TH...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH ĐẤT SÉT GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU KIẾN TH...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH ĐẤT SÉT GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU KIẾN TH...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH ĐẤT SÉT GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU KIẾN TH...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bảng mô tả hồ sơ bài dạy
Bảng mô tả hồ sơ bài dạyBảng mô tả hồ sơ bài dạy
Bảng mô tả hồ sơ bài dạyMinh Thai
 
Ke hoach bai day (1) (1)
Ke hoach bai day (1) (1)Ke hoach bai day (1) (1)
Ke hoach bai day (1) (1)TranThiHongHai
 
Bảng Mô Tả Hồ Sơ Bài Dạy - Phạm Thị Hồng Tuyền
Bảng Mô Tả Hồ Sơ Bài Dạy - Phạm Thị Hồng TuyềnBảng Mô Tả Hồ Sơ Bài Dạy - Phạm Thị Hồng Tuyền
Bảng Mô Tả Hồ Sơ Bài Dạy - Phạm Thị Hồng TuyềnThHngTuynPhm
 

Similar to CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN GIẢN - XE ĐUA BẰNG PHẢN LỰC - XE PHẢN LỰC.pdf (20)

Mẫu kế hoạch bài dạy - 301
Mẫu kế hoạch bài dạy - 301Mẫu kế hoạch bài dạy - 301
Mẫu kế hoạch bài dạy - 301
 
Kehoachbaiday nhom3
Kehoachbaiday nhom3Kehoachbaiday nhom3
Kehoachbaiday nhom3
 
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
Bài trình chiếu
Bài trình chiếuBài trình chiếu
Bài trình chiếu
 
Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6
 
Hosobaiday
HosobaidayHosobaiday
Hosobaiday
 
Kehoach baiday_ok
Kehoach baiday_okKehoach baiday_ok
Kehoach baiday_ok
 
Kehoachbaiday nhom3 (1)
Kehoachbaiday nhom3 (1)Kehoachbaiday nhom3 (1)
Kehoachbaiday nhom3 (1)
 
Thuyet trinh vat li
Thuyet trinh vat liThuyet trinh vat li
Thuyet trinh vat li
 
Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ...
Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ...Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ...
Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ...
 
Kehoach baidaychinhthuc
Kehoach baidaychinhthucKehoach baidaychinhthuc
Kehoach baidaychinhthuc
 
Kehoachbaiday yolo
Kehoachbaiday yoloKehoachbaiday yolo
Kehoachbaiday yolo
 
Kehoachbaiday yolo
Kehoachbaiday yoloKehoachbaiday yolo
Kehoachbaiday yolo
 
Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyKế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạy
 
Kehoachbaiday
KehoachbaidayKehoachbaiday
Kehoachbaiday
 
Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyKế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạy
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH ĐẤT SÉT GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU KIẾN TH...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH ĐẤT SÉT GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU KIẾN TH...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH ĐẤT SÉT GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU KIẾN TH...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH ĐẤT SÉT GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU KIẾN TH...
 
Bảng mô tả hồ sơ bài dạy
Bảng mô tả hồ sơ bài dạyBảng mô tả hồ sơ bài dạy
Bảng mô tả hồ sơ bài dạy
 
Ke hoach bai day (1) (1)
Ke hoach bai day (1) (1)Ke hoach bai day (1) (1)
Ke hoach bai day (1) (1)
 
Bảng Mô Tả Hồ Sơ Bài Dạy - Phạm Thị Hồng Tuyền
Bảng Mô Tả Hồ Sơ Bài Dạy - Phạm Thị Hồng TuyềnBảng Mô Tả Hồ Sơ Bài Dạy - Phạm Thị Hồng Tuyền
Bảng Mô Tả Hồ Sơ Bài Dạy - Phạm Thị Hồng Tuyền
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 6, 7 GLOBAL SUCCESS (2...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 6, 7 GLOBAL SUCCESS (2...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 6, 7 GLOBAL SUCCESS (2...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 6, 7 GLOBAL SUCCESS (2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 6, 7 GLOBAL SUCCESS (2...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 6, 7 GLOBAL SUCCESS (2...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 6, 7 GLOBAL SUCCESS (2...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 6, 7 GLOBAL SUCCESS (2...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
 
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN GIẢN - XE ĐUA BẰNG PHẢN LỰC - XE PHẢN LỰC.pdf

  • 1. CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. MÁY BẮN ĐÁ - HỆ THỐNG TƯỚI CÂY - MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN GIẢN - XE ĐUA BẰNG PHẢN LỰC - XE PHẢN LỰC WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM D Ạ Y H Ọ C T H E O Đ Ị N H H Ư Ớ N G G I Á O D Ụ C S T E M Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group
  • 2. CHỦ ĐỀ 2: THẾT BỊ MÔ PHỎNG MÁY BẮN ĐÁ Các tác giả: 1. TS. Phạm Văn Hoằng, Trường THPT Kim Liên, Hà Nội 2. Nguyễn Thị Diệu Linh, Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội I. PHẦN 1: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: - Trang bị kiến thức về hàm bậc hai, kỹ năng vẽ đồ thị hàm bậc hai. - Phối hợp vận dụng các kiến thức của các môn học khác và toán để thực hiện nhiệm vụ thiết kế thiết bị mô phỏng máy bắn đá. - HS thấy được ý nghĩa và sự gắn kết các kiến thức của các môn học trong nhà trường trong khi giải quyết các vấn đề của thực tiễn. 2. Yêu cầu: - Đảm bảo tính trải nghiệm của người học trong các giai đoạn: + tìm hiểu các kiến thức cần thiết để thiết kế + xây dựng bản kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ + thực hiện bản kế hoạch để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu - Đảm bảo tính tự học, hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề của người học 3. Giới thiệu chủ đề Lứa tuổi học sinh Lớp 10 Mức độ tiếp thu Khá Vấn đề cần tập trung Nguyên lí hoạt động của máy bắn đá liên quan đến nhiều kiến thức vật lí và toán học như: chuyển động ném xiên, lực đàn hồi, bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, quỹ đạo chuyển động của vật. Bối cảnh thực tế Tuy nhiên, trong dạy học, HS không có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với máy bắn đá vì chúng khá phức tạp, kích thước khổng lồ. Do đó, phương án chúng tôi lựa chọn là: tìm hiểu máy bắn đá thông qua phim ảnh và nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình máy bắn đá mini. Tổ chức bài học
  • 3. Tên chủ đề Thiết bị mô phỏng máy bắn đá Tổ chức nhóm 5 học sinh/nhóm Vật liệu cần thiết cho mỗi nhóm Hai mươi chiếc dây chun Một chiếc nắp chai Mười một chiếc que dài 40-45cm ( hoặc đũa tre) Một viên bi, Lưu ý an toàn Không gian, cơ sở vật chất cần thiết Sân trường hoặc phòng đa năng tập thể dục. Kế hoạch bài học Mục tiêu bài học - Vận dụng kiến thức về xác định quỹ đạo chuyển động của vật bị ném và động lực học chất điểm. - Xác định vấn đề, thiết kế và tìm giải pháp - Đánh giá hiệu quả của giải pháp thiết kế - Nhận diện các hạn chế thiết kế - Kĩ năng hợp tác nhóm - Kĩ năng thuyết trình và giao tiếp hiệu quả Các nội dung kiến thức liên quan Toán học: Quỹ đạo chuyển động của vật: đường parabol, liên quan đến đồ thị của hàm số bậc hai. Khoa học: Động lực học chất điểm. + Lực: Tổng hợp và phân tích lực: Phân tích được lực đàn hồi của đòn bẩy. + Định luật III Newton: khi ta tác dụng vào đòn bẩy một lực thì đòn bẩy cũng tác dụng trở lại một lực để đẩy quả bóng. + Chuyển động của vật bị ném: Quỹ đạo của vật bị ném xiên, tầm bay cao và tầm bay xa. Kĩ thuật: Quy trình thiết kế kĩ thuật - Bản vẽ kĩ thuật Học sinh tiếp cận và giải quyết vấn đề như thế nào? Học sinh vận dụng quy trình thiết kế kĩ thuật gồm 8 bước (3 hoạt động) để giải quyết vấn đề đặt ra: 1. Tìm hiểu thực tiễn, xác định vấn đề 2. Nghiên cứu kiến thức nền 3. Động não – tìm giải pháp
  • 4. 4. Lựa chọn giải pháp khả thi 5. Thiết kế - chế tạo mẫu thử nghiệm 6. Thử nghiệm mẫu thiết kế 7. Báo cáo và thảo luận kết quả 8. Đánh giá và thiết kế lại II. PHẦN 2: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Xác định mục đích vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn a. Mục đích của hoạt động + GV phải chuyển giao được nhiệm vụ cho HS, giúp HS phát hiện được vấn đề. + HS đọc/ nghe/ xem nội dung của tình huống để xác định vấn đề cần giải quyết. Cụ thể HS sẽ xem các video và clip về máy bắn đá thời xưa, cùng nhau thảo luận xem nguyên lí hoạt động của máy bắn đá và chế tạo ra máy bắn đá. b. Nội dung hoạt động  Máy bắn đá là một trong các loại vũ khí hành trình cổ đại, có sức sát thương cao và được sử dụng chủ yếu để công thành trong các cuộc chiến tranh cổ đại. Từ đó, mô phỏng mô hình là thiết kế một mô hình gần giống thiết bị máy bắn đá nhưng sẽ sử dụng bóng hoặc bi ve để bắn.  Nguyên lí gì giúp bật được quả bóng. Khi quả bóng bật được ra thì làm cách nào để đo được khoảng cách bay xa của quả bóng. Mỗi lần bắn được bóng thì bóng có thể bay xa bao nhiêu mét, làm cách nào để điều chỉnh được tầm bay xa của bóng. Khó khăn ở đây là thiết bị gần như là cố định, chỉ cần lợi dụng sức bật của đòn bẩy để bật được bóng, ta khó điều chỉnh được hướng, và tầm bay cao, bay xa của bóng.  Học sinh tìm hiểu máy bắn đá thông qua phim ảnh và nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình máy bắn đá mini. c. Dự kiến sản phẩm Các bài báo cáo nghiên cứu tình huống của HS: mỗi HS ghi câu trả lời của mình vào vở. HS thảo luận nhóm để thống nhất trả lời. d. Cách thức tổ chức hoạt động +Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận. + GV gợi ý và hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất. + Một số nội dung có thể thảo luận ở đây:  Tại sao thiết bị lại bật được bóng.
  • 5.  Khi làm thiết bị thì cần đề ra các nguyên vật liệu gì để bật được bóng. 2. Hoạt động 2: Nghiên cứu lý thuyết a. Mục đích của hoạt động Nghiên cứu các kiến thức liên quan để chế tạo ra được thiết bị. Giải thích tại sao với thiết bị như thế thì lại bắn được bóng. b. Nội dung hoạt động Học sinh phải nắm được một số kiến thức nền sau: Toán học: Quỹ đạo chuyển động của vật: đường parabol, liên quan đến đồ thị của hàm số bậc hai. Khoa học: Động lực học chất điểm. + Lực: Tổng hợp và phân tích lực: Phân tích được lực đàn hồi của đòn bẩy. + Định luật III Newton: khi ta tác dụng vào đòn bẩy một lực thì đòn bẩy cũng tác dụng trở lại một lực để đẩy quả bóng. + Chuyển động của vật bị ném: Quỹ đạo của vật bị ném xiên, tầm bay cao và tầm bay xa. Kĩ thuật: Quy trình thiết kế kĩ thuật - Bản vẽ kĩ thuật * Tài liệu dành cho học sinh  Tài liệu 1 (Phiếu bài tập): http://thuvienhoclieu.vn/uploads/tvhl- app/courses/attachments/7600/1532043406-phieu-bai-tap.docx  Tài liệu 2 (Nghiên cứu lí thuyết): http://thuvienhoclieu.vn/uploads/tvhl- app/courses/attachments/7600/1532052339-nghien-cuu-li-thuyet.docx c. Dự kiến sản phẩm + HS hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình. + Phiếu học tập này do GV thiết kế một số bài toán liên quan đến các kiến thức đã học. d. Cách thức tổ chức hoạt động + GV cho các nhóm báo cáo thảo luận dựa trên cơ sở hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình. + GV hướng dẫn cho HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các kiến thức liên quan đến bài học. 3. Hoạt động 3: Đề xuất các giải pháp khả dĩ a. Mục đích của hoạt động
  • 6. Học sinh thảo luận nhóm đề xuất các ý tưởng thiết kế (có tính toán, lí giải); chọn 01 thiết kế để thử nghiệm. Ghi chép các thông tin cần thiết vào phiếu hoạt động nhóm. b. Nội dung hoạt động Từ các vấn đề thực tế HS nghĩ ra các ra các nguyên vật liệu phù hợp để tiến hành lắp ráp. c. Dự kiến sản phẩm Phiếu thảo luận của các nhóm. HS sẽ lên ý tưởng các mô hình thiết kế và đề xuất ra các nguyên vật liệu cần thiết. d. Cách thức tổ chức hoạt động + GV chia nhóm HS yêu cầu HS tập hợp các nguyên vật liệu cần thiết. + HS tiến hành thử mẫu theo điều phối của giáo viên. Xây dựng và lắp đặt mẫu thử. Lưu lại quá trình làm việc bằng ghi chép, hình ảnh hoặc video. Sau đó GV sẽ lựa chọn mô hình thích hợp, tối ưu nhất. 4. Hoạt động 4: Chọn giải pháp tốt nhất a. Mục đích của hoạt động Tập hợp các nguyên vật liệu cần thiết. Xây dựng và lắp đặt mẫu thử. Lưu lại quá trình làm việc bằng ghi chép, hình ảnh hoặc video. Trong các mô hình trên, mô hình thứ hai đơn giản và tốn ít vật liệu nhưng không điều chỉnh được các điều kiện, bóng chỉ bay với một khoảng cố định. Mô hình thứ nhất có thể điều chỉnh được. b. Nội dung hoạt động Từ các mô hình đã lắp ráp, chọn ra một mô hình mà tối ưu nhất, tiết kiệm được các nguyên vật liệu và chi phí lắp đặt. c. Dự kiến sản phẩm Bản vẽ và thiết kế mô hình của các nhóm sau khi lựa chọn ra được mẫu thử nghiệm tối ưu. d. Cách thức tổ chức hoạt động GV chia HS thành các nhóm để vẽ các bản mô hình, tính toán nguyên vật liệu. 5. Hoạt động 5: Chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm a. Mục đích của hoạt động HS phải nắm trước các kiến thức nền, chuyển động ném ngang và ném xiên.
  • 7. b. Nội dung hoạt động Nguyên liệu cần chuẩn bị: [Minh họa] Hai mươi chiếc dây chun Một chiếc nắp chai Mười một chiếc que dài 40-45cm (hoặc đũa tre) Một viên bi. Các bước tiến hành: Bước 1: Dùng dây chun buộc hai đầu của bốn que gỗ lại với nhau tạo thành hình vuông. Bước 2: Ở hai góc đỉnh một que gỗ hình vuông, buộc dựng đứng một que gỗ khác lên và đầu phía trên còn lại buộc một que chắn ngang song song với cạnh phía dưới. Bước 3: Lấy hai que gỗ khác buộc chéo nối với một t đỉnh dựng trên tạo khung ban đầu cho máy bắn đá. Bước 4: Đặt một thanh gỗ song song với cạnh trên thân máy rồi dùng dây chun buộc cố định lại. Bước 5: Buộc một đầu que gỗ vào chính giữa phía cạnh sau của máy. Sau đó bạn buộc một chiếc dây chun vào hai đầu của que ngang trên để làm bộ phận đẩy lực khi bắn. Bước 6: Dùng dùi đục một lỗ ở thân nắp chai rồi đưa vào đầu tay bắn làm phần đựng đạn. * Tài liệu dành cho học sinh  Tài liệu 3: http://thuvienhoclieu.vn/uploads/tvhl- app/courses/attachments/7600/1532052204-thiet-ke.docx  Tài liệu 4 (Thiết bị mô phỏng trò chơi ném bóng) http://thuvienhoclieu.vn/uploads/tvhl-app/courses/attachments/7600/1532071413- thietbimophongtrochoinembong-1.docx c. Dự kiến sản phẩm Bản vẽ thiết kế và chi tiêu lắp đặt nguyên vật liệu. d. Cách thức tổ chức hoạt động Cho các nhóm báo và thảo luận. Giao việc cho các nhóm trước, các nhóm về nhà lắp đặt mô hình của mình trước và mang sản phẩm đến lớp báo cáo. 6. Hoạt động 6: Thử nghiệm và đánh giá
  • 8. a. Mục đích của hoạt động Học sinh lựa chọn ra sản phẩm tối ưu. GV đánh giá được kĩ năng làm việc nhóm. b. Nội dung hoạt động Học sinh lựa chọn dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo phương án đã thiết kế/chế tạo thiết bị theo mẫu thử nghiệm đã thiết kế; phân tích số liệu thí nghiệm/thử nghiệm; rút ra kết luận/phân tích kết quả thử nghiệm. c. Dự kiến sản phẩm + Phiếu đánh giá thái độ làm việc và kĩ năng làm việc nhóm. + Mô hình tối ưu nhất. d. Cách thức tổ chức hoạt động Các nhóm thử nghiệm mẫu thiết kế của nhóm mình xem mô hình của nhóm mình hoạt động có tốt không. 7. Hoạt động 7: Chia sẻ và thảo luận a. Mục đích của hoạt động Học sinh phải báo cáo mẫu thiết kế và chia sẻ các vướng mắc khó khăn gặp phải trong quá trình thiết kế. b. Nội dung hoạt động Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh báo cáo kết quả và thảo luận. Các câu hỏi dự kiến hỏi học sinh: Làm sao để điều chỉnh mức bắn xa của mô hình? Làm thế nào để có thể điều chỉnh hướng bắn của máy bắn đá? Làm thế nào để điều chỉnh vận tốc ban đầu? Làm thế nào để tăng độ chính xác cho mô hình? Làm thế nào để bóng vượt qua một độ cao xác đinh? c. Dự kiến sản phẩm Dựa trên mô hình của học sinh đã lắp ráp. d. Cách thức tổ chức hoạt động Các nhóm lần lượt đứng trước lớp chia sẻ về mô hình của nhóm mình. 8. Hoạt động 8: Điều chỉnh thiết kế a. Mục đích của hoạt động
  • 9. GV hỏi và phân tích các vấn đề kĩ thuật của các nhóm. Các mô hình đó hoạt động đã tốt chưa, nếu chưa tốt thì phải điều chỉnh lại sao cho nó hoàn thiện. Nếu sản phẩm hoạt động đã tốt rồi thì GV lưu ý với các nhóm về tính thẩm mỹ. b. Nội dung hoạt động Trên cơ sở sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá; học sinh ghi nhận các kết quả và tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm. c. Dự kiến sản phẩm Mẫu mô hình hoàn thiện hơn của các nhóm. d. Cách thức tổ chức hoạt động + Học sinh các nhóm báo cáo. + GV chấm điểm mẫu mô hình đã hoàn thiện của các nhóm. + GV tổng kết buổi học sau một chuỗi các hoạt động. PHẦN III. CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO 1. Tài liệu 1 (Hoạt động 2) Bài 1: Bật một quả bóng từ một điểm cách mặt đất 3 m với vận tốc ném là 20 / v m s  theo phương hợp với phương ngang một góc 0 30 . Tính khoảng cách từ lúc bật bóng đến lúc bóng chạm đất và vận tốc khi quả bóng chạm đất. Lấy 2 10 / . g m s  Bài 2: Bật một quả bóng từ một điểm cách mặt đất 3 m với vận tốc ném là 20 / v m s  theo phương hợp với phương ngang một góc 0 30 . Tính tầm xa và độ cao cực đại của quả bóng đạt được. Lấy 2 10 / . g m s  Bài 3: Bật một quả bóng từ một hố sâu có độ sâu là   h m . Hỏi phải đặt bóng cách vách đất một khoảng L bằng bao nhiêu so với phương ngang để tầm xa x của bóng trên mặt đất là lớn nhất. Lấy 2 10 / . g m s  Tính tầm xa này biết vận tốc của bóng khi rời khỏi máy là 0. v 2. Tài liệu 2 (Hoạt động 2) Một số kiến thức liên quan đến hàm số bậc 2 + Kiến thức 1: xác định quỹ đạo chuyển động của vật, chính là đồ thị của hàm số bậc hai (kiến thức nằm trong chương hai: Hàm số -Đại số 10). Hàm số bậc hai được cho bởi công thức:   2 ax 0 y bx c a    
  • 10. + TXĐ: D   + Đồ thị của hàm số bậc hai là đường parabol. Đồ thị của hàm số trên có đỉnh là điểm ; 2 4 b I a a         Trục đối xứng là đường thẳng 2 b x a   + Kiến thức 2: Bài toán thống kê: Sau khi quả bóng được ném một số lần, các nhóm ghi lại kết quả và ước lượng được tầm bay cao hoặc tầm bay xa của bóng. Thiết kế ra bảng số liệu: Lần thứ 1 2 3 4 …. n Tầm bay cao Tầm bay xa Từ bảng dữ liệu trên, ta tìm ra một số số đặc trưng của mẫu số liệu: khoảng cách bay xa và bay cao trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, kì vọng. Từ đó đánh giá được chất lượng hoạt động của mô hình. Dựa trên bảng số liệu với sự tính toán thực tế, để so sánh. + Kiến thức 3: bài toán kinh tế: bất phương trình bậc nhất hai ẩn, liên quan đến tính toán chi phí lắp đặt mô hình sao cho có phương án tối ưu. Có rất nhiều mô hình lắp máy bắn đá mini, học sinh sẽ tự thảo luận với nhau mô hình nào sẽ tốn ít chi phí lắp đặt nhất mà vẫn sử dụng nguyên lí hoạt động của máy bắn đá thời xưa. + Kiến thức 4: Giá trị lượng giác của góc nhọn, các công thức lượng giác cơ bản.
  • 11. + Kiến thức 5: động lực học chất điểm: định luật II Newton, chuyển động của vật ném xiên, tầm bay cao và bay xa của vật, lực đàn hồi của đòn bẩy. …….. Một số bài toán liên quan đến kiến thức đã học: Bài 1: Bật một quả bóng từ một điểm cách mặt đất 3 m với vận tốc ném là 20 / v m s  theo phương hợp với phương ngang một góc 0 30 . Tính khoảng cách từ lúc bật bóng đến lúc bóng chạm đất và vận tốc khi quả bóng chạm đất. Lấy 2 10 / . g m s  Bài 2: Bật một quả bóng từ một điểm cách mặt đất 3 m với vận tốc ném là 20 / v m s  theo phương hợp với phương ngang một góc 0 30 . Tính tầm xa và độ cao cực đại của quả bóng đạt được. Lấy 2 10 / . g m s  Bài 3: Bật một quả bóng từ một hố sâu có độ sâu là   h m . Hỏi phải đặt bóng cách vách đất một khoảng L bằng bao nhiêu so với phương ngang để tầm xa xcủa bóng trên mặt đất là lớn nhất. Lấy 2 10 / . g m s  Tính tầm xa này biết vận tốc của bóng khi rời khỏi máy là 0. v - Cách thức tổ chức hoạt động: GV cho các nhóm báo cáo thảo luận dựa trên cơ sở hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình. Hướng dẫn cho HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các kiến thức liên quan đến bài học. 3. Tài liệu 3 (Hoạt động 5) Nguyên liệu cần chuẩn bị: [Minh họa] Hai mươi chiếc dây chun Một chiếc nắp chai Mười một chiếc que dài 40-45cm ( hoặc đũa tre) Một viên bi, Các bước tiến hành: Bước 1: Dùng dây chun buộc hai đầu của bốn que gỗ lại với nhau tạo thành hình vuông.
  • 12. Bước 2: Ở hai góc đỉnh một que gỗ hình vuông, buộc dựng đứng một que gỗ khác lên và đầu phía trên còn lại buộc một que chắn ngang song song với cạnh phía dưới. Bước 3: Lấy hai que gỗ khác buộc chéo nối với một t đỉnh dựng trên tạo khung ban đầu cho máy bắn đá.
  • 13. Bước 4: Đặt một thanh gỗ song song với cạnh trên thân máy rồi dùng dây chun buộc cố định lại. Bước 5: Buộc một đầu que gỗ vào chính giữa phía cạnh sau của máy. Sau đó bạn buộc một chiếc dây chun vào hai đầu của que ngang trên để làm bộ phận đẩy lực khi bắn.
  • 14. Bước 6: Dùng dùi đục một lỗ ở thân nắp chai rồi đưa vào đầu tay bắn làm phần đựng đạn. 4. Tài liệu 4 (Hoạt động 5) Những chiếc máy bắn đá hay còn gọi là Sảo Pháo, một trong những vũ khí lạnh thời xưa. Với kiểu dáng thiết kế đơn giản và không mất nhiều lực khi sử dụng nhưng những chiếc máy bắn đá là cơn ác mộng trong chiến tranh cổ đại. Chúng có thể bắn ra những viên đá nặng hàng tạ và đè bẹp mọi mục tiêu. Trong bài viết này, chuyên mục sẽ hướng dẫn các bạn cách làm máy bắn đá đồ chơi từ que kem và dây chun hết sức đơn giản.
  • 15. Cách làm máy bắn đá từ que kem và chun Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hai mươi chiếc dây chun Một chiếc nắp chai Mười một chiếc que dài 20-25cm ( hoặc đũa tre) Các bước tiến hành: Bước 1: Dùng dây chun buộc hai đầu của bốn que gỗ lại với nhau tạo thành hình vuông.
  • 16. Bước 2: Ở hai góc đỉnh một que gỗ hình vuông, buộc dựng đứng một que gỗ khác lên và đầu phía trên còn lại buộc một que chắn ngang song song với cạnh phía dưới. Bước 3: Lấy hai que gỗ khác buộc chéo nối với một t đỉnh dựng trên tạo khung ban đầu cho máy bắn đá. Bước 4: Đặt một thanh gỗ song song với cạnh trên thân máy rồi dùng dây chun buộc cố định lại. Bước 5: Buộc một đầu que gỗ vào chính giữa phía cạnh sau của máy. Sau đó bạn buộc một chiếc dây chun vào hai đầu của que ngang trên để làm bộ phận đẩy lực khi bắn.
  • 17. Bước 6: Dùng dùi đục một lỗ ở thân nắp chai rồi đưa vào đầu tay bắn làm phần đựng đạn. Như vậy là chuyên mục đã hướng dẫn các bạn cách làm máy bắn đá đồ chơi bằng những vật liệu rất đơn giản. Từ mô típ của cây súng bạn có thể sáng tạo ra một cây đại bác với sức công phá vô cùng mạnh mẽ trong từng phát bắn. Không những thế kiểu dáng mới lạ làm nó trở nên thu hút khiến bạn không thể bỏ qua. Và chuyên mục “cách làm đồ chơi” sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách làm khẩu đại bác như thế! Nguyên liệu cần chuẩn bị:
  • 18. Giấy màu A4 Nắp chai Que gỗ nhỏ Keo dán Dây chun Các bước tiến hành: Bước 1: Từ một đầu của đầu của giấy trắng cuộn lại thành ống giấy, sau đó đặt lên mép dọc của giấy màu xanh thành ống. Dùng băng dính dán xung quanh cố định lại.(1:45) Bước 2: Từ một đầu giấy trắng khác cuộn lại thành ống giấy rồi làm bẹp lại. Sau đó cắt bớt hai đầu sao cho còn dài 15 cm.(2:09)
  • 19. Bước 3: Cắt đoạn ống xanh làm ba phần lần lượt dài 15 cm, 10 cm và 5 cm.(2:30) Bước 4: Gắn đoạn ống xanh dài nhất lên trên ống giấy trắng làm bẹp, phía dưới đuôi ống giấy trắng lần lượt gắn ống giấy xanh dài thứ hai và gắn ngang ống giấy xanh còn lại.(2:57) Bước 5: Lấy một ống giấy trắng khác bẻ gập hai đầu một đoạn lại, đuôi hơi chếch lên trên. Phết keo lên một đoạn phía trên gắn hai ống lại và tách hai đầu theo hai hướng rồi gắn trên ống nòng súng xanh phía dưới sau trục ống bánh xe.(3:35)
  • 20. Bước 6: Cắt bớt một đầu ống giấy trắng khác rồi bẻ gập lại cho dây chun vào trong cố định lại và cắt ngắn bỏ phần đầu ống còn lại để được bộ phận lên nòng súng.(4:00) Bước 7: Cắt vát một đầu ống giấy trắng khác, sau đó đưa qua ống xe xanh phía dưới đánh dấu vị trí sao cho chiều dài gần bằng nhau rồi cắt đi. Ta được phần cò bắn.(4:25)
  • 21. Bước 8: Làm thủng một lỗ chính giữa nắp chai. Đưa một đầu que tre qua nắp rồi cho qua ống trục bánh xe rồi cho nắp chai còn lại vào và cắt ngắn bớt que tre đi.(4:55) Bước 9: Phết keo lên phía đầu cuối các ống của xe.(5:15)
  • 22. Thế là một chiếc đại bác vô cùng độc đáo được hoàn thành sau một thời gian ngắn. Hi vọng khẩu đại bác đồ chơi này sẽ giúp bạn có những giây phút thư giãn thú vị . Cuối cùng, mời các bạn cùng xem video “Hướng dẫn làm khẩu đại bác đồ chơi bằng giấy” mà chuyên mục “cách làm đồ chơi” đã tổng hợp để có thể rõ hơn về cách làm. Chúc các bạn thành công!
  • 23. STEM TÊN CHỦ ĐỀ: HỆ THỐNG TƯỚI CÂY 1. TÊN CHỦ ĐỀ: HỆ THỐNG TƯỚI CÂY (Số tiết: 01 – VẬT LÝ Lớp 10) 2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về định luật bảo toàn cơ năng (Bài 26 Vật lí 10) để thiết kế và chế tạo dụng cụ bằng chai nước và dây chuyền trong y tế với những tiêu chí cụ thể. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm thực tiễn và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm. 3. MỤC TIÊU a. Kiến thức: - Vận dụng được các kiến thức về cơ năng để chế tạo được hệ thống tưới cây theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể;
  • 24. - Vận dụng kiến thức (cách tính tốc độ nhỏ giọt) một cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề tương tự. b. Kĩ năng: - Tính toán, vẽ được bản thiết kế đảm bảo các tiêu chí đề ra; - Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế; - Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế về sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận; - Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm. c. Phẩm chất: - Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học; - Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao; - Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp; - Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm. d. Năng lực: - Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng của cơ năng; - Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo dàn tưới cây một cách sáng tạo; - Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện; - Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá. 4. THIẾT BỊ - Các thiết bị dạy học: giấy A4, mẫu bản kế hoạch, … - Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Hệ thống tưới cây”:  Các chai nhựa, keo, băng dính;  Dây chuyền y tế
  • 25.  Kéo, dao rọc giấy;  Thước kẻ, bút;  Giá đỡ 5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG TƯỚI CÂY NHỎ GIỌT a. Mục đích của hoạt động - Học sinh nắm vững yêu cầu "Thiết kế và chế tạo Hệ thống tưới cây” (do giáo viên cung cấp) theo các tiêu chí: lượng nưới tưới cây trong một ngày (60ml/giờ hoặc 120ml/giờ). - Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về định luật bảo toàn cơ năng để thiết kế và thuyết minh thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử nghiệm. b. Nội dung hoạt động - Tìm hiểu về lượng nước cây cần trong một ngày, xác định kiến thức về thế năng được ứng dụng trong chế tạo hệ thống.
  • 26. Hình 1 : Hình ảnh minh họa thiết kế - Xác định nhiệm vụ chế tạo hệ thống tưới cây bằng chai nhựa với các tiêu chí:  Lượng nước cây cần trong 1 ngày : 350 - 500ml
  • 27.  Cây khỏe mạnh,trao đổi chất tốt trong điều kiện khí hậu ổn định  Bình đựng nước treo cách cây 1 – 1,5m c. Sản phẩm học tập của học sinh - Mô tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí chế tạo; - Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo hệ thống theo các tiêu chí đã cho. d. Cách thức tổ chức - Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về một số cây cảnh (mô tả, xem hình ảnh, video…) với yêu cầu: mô tả đặc điểm, số lượng nước cần tưới cho cây trong một ngày. - Tính số giọt nước nhỏ ra trong 1 phút từ hệ thống. - Học sinh ghi lời mô tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn (nhóm đôi hoặc 4 học sinh); trình bày và thảo luận chung. - Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng là định luật bảo toàn cơ năng và giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trong sách giáo khoa để giải thích bằng tính toán thông qua việc thiết kế, chế tạo hệ thống với các tiêu chí đã cho. Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ a. Mục đích của hoạt động Học sinh hình thành kiến thức mới về bảo toàn cơ năng và lượng nước cần thiết cho cây trong 1 ngày; đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế hệ thống tưới cây. b. Nội dung hoạt động - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm sau:  Cơ năng (Vật lí 10 - Bài 26);
  • 28.  Lượng nước cần cho cây trong 1 ngày ( Sinh  Tính khối lượng nước sử dụng trong 1 ngày (Toán học …..- Bài …..). - Học sinh thảo luận về các thiết kế khả dĩ của hệ thống phụ thuộc vào điều kiện khách quan của từng địa điểm và đưa ra giải pháp có căn cứ. Gợi ý:  Điều kiện để tạo giọt nước nhanh chậm?  Những hình dạng, kích thước nào của chiếc chai có thể giúp có lượng nước phù hợp?  Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào? - Học sinh xây dựng phương án thiết kế hệ thống và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hoàn thành bản thiết kế (phụ lục đính kèm) và nộp cho giáo viên. - Yêu cầu:  Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của chai và các nguyên vật liệu sử dụng…  Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh trong 1 ngày có đủ lượng nước cho cây cần sử dụng bằng tính toán cụ thể. c. Sản phẩm của học sinh - Học sinh xác định và ghi được thông tin, kiến thức về định luật bảo toàn cơ năng. - Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế đảm bảo các tiêu chí. d. Cách thức tổ chức - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:  Nghiên cứu kiến thức trọng tâm về cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng trong việc tính tốc độ lưu lượng nước;
  • 29.  Xây dựng bản thiết kế hệ thống theo yêu cầu;  Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:  Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet…  Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất;  Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế;  Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ a. Mục đích của hoạt động Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế hệ thống tưới cây của nhóm mình. b. Nội dung hoạt động - Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh lượng nước chảy trong 1 ngày bằng đúng lượng nước cần theo công thức, tính toán cụ thể. - Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần. - Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm hệ thống. c. Sản phẩm của học sinh Bản thiết kế hệ thống tưới cây sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện. d. Cách thức tổ chức - Giáo viên đưa ra yêu cầu về:  Nội dung cần trình bày;
  • 30.  Thời lượng báo cáo;  Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận. - Học sinh báo cáo, thảo luận. - Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh. Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG TƯỚI CÂY a. Mục đích của hoạt động - Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo hệ thống đảm bảo yêu cầu đặt ra. - Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần. b. Nội dung hoạt động - Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước ( Chai nhựa, chai thủy tinh, dây chuyền nước y tế, băng dính, kéo, dao rọc giấy, thước kẻ, bút) để tiến hành chế tạo hệ thống tưới cây theo bản thiết kế.
  • 31. Hình 2 : Các dụng cụ cần thiết - Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh bằng việc tăng, giảm số giọt nước trong 1 phút, quan sát, đánh giá và điều chỉnh nếu cần. c. Sản phẩm của học sinh Mỗi nhóm có một sản phầm là một hệ thống tưới cây đã được hoàn thiện và thử nghiệm.
  • 32. d. Cách thức tổ chức - Giáo viên giao nhiệm vụ:  Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để chế tạo theo bản thiết kế;  Thử nghiệm, điều chỉnh lượng nước và hoàn thiện sản phẩm. - Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện sản phầm theo nhóm. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần. Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM HỆ THỐNG TƯỚI CÂY a. Mục đích của hoạt động Các nhóm học sinh giới thiệu hệ thống trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phầm. b. Nội dung hoạt động - Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp. - Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:  Đẹp, gọn nhẹ,tiết kiệm chi phí  Không ảnh hưởng đến nội thất,mĩ quan trong gia đình  Khả năng linh hoạt khi di chuyển. - Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.  Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và các nhóm khác;  Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;  Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo hệ thống. c. Sản phẩm của học sinh Hệ thống tưới cây đã chế tạo được và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
  • 33. d. Cách thức tổ chức - Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phầm trước lớp và tiến hành thảo luận, chia sẻ. - Học sinh trình diễn, thử nghiệm để đánh giá khả năngi, sự linh động khi khi di chuyển. - Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo hệ thống. - Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.
  • 34. CHỦ ĐỀ 3: MÁY QUAY LI TÂM ĐƠN GIẢN ( Thời lượng 3 tiết Vật Lý 10) Tác giả: TS. Dương Xuân Quý, Trường ĐHSP Hà Nội I. PHẦN 1: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Chuyển động li tâm Bạn đã nhìn thấy hoặc đã thực hiện việc “vẩy rau sống” để tách nước khỏi rau hay quan sát cách vắt nước từ quần áo trong máy giặt. Bạn cũng có thể đã xem cách quay để lấy mật ong từ các miếng sáp ong. Đây là những ứng dụng các kiến thức về chuyển động tròn, lực hướng tâm, lực li tâm và chuyển động li tâm. Khi một vật chuyển động tròn, vật luôn chịu các lực để tạo ra hợp lực hướng vào tâm quay gọi là lực hướng tâm. Lực này tạo ra gia tốc hướng tâm cho vật. Xét đối với tâm quay, vật đứng yên chứng tỏ lực hướng tâm được cân bằng với một lực khác gọi là lực quán tính li tâm. Khi lực quán tính li tâm đủ lớn sẽ làm mất liên kết giữa vật chuyển động quay với các vật khác trong hệ. Khi đó vật tiếp tục chuyển động theo quán tính (bị văng) theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo. Trong trường hợp này, vật chuyển động li tâm. Chuyển động li tâm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, khoa học và kĩ thuật. Chúng ta có thể khai thác các đặc tính này của chuyển động tròn để có thể chế tạo các máy quay li tâm đơn giản dùng trong đời sống hàng ngày như: Tách nước khỏi các bề mặt như quần ảo, rau, quả, tách mật ong khỏi miếng sáp … Xác định vấn đề Trong điều kiện trời không có nắng, độ ẩm cao, do không có điện nên phải giặt quần áo bằng tay. Bạn cần phải chế tạo một thiết bị để làm giảm đáng kể lượng nước trên quần áo. Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên tắc của chuyển động li tâm. Một thiết bị như vậy sẽ cần phải giải quyết các nhiệm vụ gì?
  • 35. II. PHẦN 2: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Nghiên cứu lí thuyết nền (học kiến thức mới) a. Mục đích của hoạt động Tổ chức và hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu để rút ra được các kiến thức của chuyển động tròn. b. Nội dung hoạt động Nghiên cứu bài 14 "Lực hướng tâm", sách giáo khoa Vật lí 10; tìm kiếm thông tin trên Internet với các từ khóa liên quan và trả lời các câu hỏi sau: 1. Lấy các ví dụ về vật chuyển động tròn và trong từng ví dụ, chỉ ra các cách để làm vật chuyển động tròn (trong khi vật luôn có tính quán tính là có xu hướng chuyển động thẳng theo hướng của vận tốc ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ _____________________________________________________________ ___________________________________________________________________ 2. Xác định các đặc điểm của lực tác dụng để gây ra gia tốc hướng tâm? ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ __________________________________________________________ 3. Lực li tâm là loại lực gì? có đặc điểm gì? ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________
  • 36. ______________________________________________________________________ __________________________________________________________ 4. Những bộ phận cơ bản của máy quay li tâm trong thiết kế của bạn? ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ _______________________________________________________ 5. Những khó khăn trong thiết kế của bạn là gì? ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ _______________________________________________________ * Tài liệu tham khảo  Phụ lục : Về lực li tâm: http://stem.truonghocketnoi.edu.vn/backend/data/uploads/37/documents/1532058 366_phu-luc--li-thuyet-luc-li-tam.docx c. Dự kiến sản phẩm Bản báo cáo các kiến thức về lực hướng tâm: định nghĩa, đặc điểm của lực hướng tâm, khái niệm lực quán tính li tâm (lực li tâm), chuyển động li tâm. d. Cách thức tổ chức hoạt động Học sinh làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi. Hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn. Lưu ý về kiến thức: Khi vật chuyển động tròn, hợp lực của các lực cơ học (trọng lực, phản lực, lực liên kết của dây hoặc lực ma sát nghỉ …. ) tạo nên lực hướng tâm gây ra gia tốc hướng tâm. Khi tăng tốc độ quay thì lực này có độ lớn tăng dần và khi đạt đến
  • 37. giới hạn nhất định sẽ thắng được lực liên kết làm vật tách khỏi hệ thống quay và văng ra theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo. Chuyển động của vật xảy ra trong trường hợp này gọi là chuyển động li tâm. 2. Hoạt động 2: Đề xuất các giải pháp khả dĩ a. Mục đích của hoạt động Định hướng để học sinh thực hiện quy trình thiết kế: xác định các chi tiết, xây dựng bản vẽ, chỉnh sửa. b. Nội dung hoạt động Mô tả các cách bạn có thể sử dụng những vật dụng đơn giản để chế tạo một máy quay li tâm. Các bạn có thể thảo luận để hoàn thành bảng Tên bộ phận Hình vẽ Vật liệu Cách gia công Tiêu chí mà bạn cần quan tâm để được đánh giá cao: Hình vẽ rõ ràng, hợp lí; vật liệu đơn giản, dễ kiếm; gia công đơn giản, thuận tiện bằng các dụng cụ thông thường. Có thể sử dụng các đồ có sẵn cho việc chế tạo. c. Dự kiến sản phẩm Các sơ đồ nguyên tắc của máy quay lồng đứng hoặc lồng ngang bao gồm các bộ phận: Giá và chân đế cố định, lồng đựng đồ giặt gắn với trục quay, tay quay trực tiếp hoặc tay quay nối với bộ phận truyền động bằng dây đai và puli (ròng rọc).
  • 38. d. Cách thức tổ chức hoạt động Học sinh tự thiết kế theo nhóm có Gợi ý của giáo viên về sự tương tự với cơ chế vắt quần áo của máy giặt. 3. Hoạt động 3: Chọn giải pháp tốt nhất a. Mục đích của hoạt động Tạo ra nhiệm vụ để học sinh lựa chọn được thiết kế tối ưu, từ đó đưa ra thiết kế chi tiết cho máy quay li tâm. b. Nội dung hoạt động Bước 4: Lựa chọn một giải pháp tốt nhất Trả lời các câu hỏi sau ra giấy: 1. Liệt kê các nguyên vật liệu bạn chọn sử dụng để chế tạo mẫu thử của máy quay li tâm 2. Vẽ thiết kế của bạn ra giấy và chú thích tất các các bộ phận, nguyên vật liệu và kích thước dự kiến tương ứng 3. Mô tả cách vận hành máy quay li tâm theo thiết kế của bạn 4. Mô tả cách thức bạn sẽ sử dụng để kiểm tra máy quay li tâm khác của các thành viên trong lớp học. c. Dự kiến sản phẩm
  • 39. Bản vẽ chi tiết máy quay li tâm đơn giản dùng cho việc vắt quần áo ướt trong đó mô tả rõ vật liệu chế tạo, kích thước của các chi tiết. d. Cách thức tổ chức hoạt động Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà hoặc ở lớp Gợi ý cho HS: Máy quay lồng đứng nên tận dụng các thùng, xô nhựa loại to để chặn nước văng ra ngoài. Chế tạo bằng gỗ các đế để gắn trục quay và lồng chứa đồ (có cửa) với tay quay. Với máy quay li tâm lồng ngang, chỉ cần tạo giá đỡ trục quay gắn lồng nằm ngang. Gắn trục quay với tay quay hoặc puli truyền lực từ tay quay qua đai truyền. 4. Hoạt động 4: Chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm a. Mục đích của hoạt động Chuẩn bị các điều kiện về vật chất như vật liệu, công cụ gia công, hướng dẫn sử dụng các công cụ hay nhắc các quy tắc an toàn để học sinh chế tạo máy quay theo thiết kế đã được điều chỉnh theo góp ý. b. Nội dung hoạt động - Gửi thầy cô duyệt mẫu thiết kế máy quay li tâm của bạn để xin ý kiến đóng góp. - Thu thập các nguyên vật liệu cần thiết và xây dựng phiên bản đầu tiên cho thiết kế của bạn. Mô tả bằng văn bản cách thức vận hành thiết bị. Nếu có thể, hãy lập hồ sơ quá trình làm việc của bạn bằng cách chụp ảnh hoặc quay video lại toàn bộ các bước làm. c. Dự kiến sản phẩm Máy quay li tâm đơn giản dùng để vắt quần áo ướt hoạt động được. d. Cách thức tổ chức hoạt động Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà hoặc ở xưởng trường. 5. Hoạt động 5: Thử nghiệm và đánh giá a. Mục đích của hoạt động Tổ chức buổi thử nghiệm để các nhóm học sinh đánh giá chéo sản phẩm của nhau b. Nội dung hoạt động
  • 40. Bước 6: Thử nghiệm và đánh giá Các nhóm đem sản phẩm đến và thử nghiệm chéo theo bảng. Ghi lại các đánh giá sản phẩm của nhóm bạn theo các tiêu chí dưới đây. Sau đó gửi lại đánh giá cho nhóm bạn. Nhóm kiểm tra Thiết bị của nhóm Về hình thức Về vật liệu chế tạo Độ ổn định Khả năng văng nước 1 4 2 3 3 2 4 1 c. Dự kiến sản phẩm Bản đánh giá sản phẩm của nhóm bạn theo các tiêu chí ở bảng d. Cách thức tổ chức hoạt động
  • 41. Thực hiện tại lớp 6. Hoạt động 6: Chia sẻ và thảo luận a. Mục đích của hoạt động Tổ chức buổi báo cáo để học sinh trình bày sản phẩm qua đó có những đóng góp cho việc hoàn thiện sản phẩm b. Nội dung hoạt động Thu thập và lập hồ sơ bao gồm các ghi chép, sơ đồ, tranh ảnh hay video về quá trình thiết kế, xây dựng và kiểm tra mẫu thử của bạn. Làm một poster hoặc slide ppt chia sẻ việc mẫu thử của bạn đã hoạt động như thế nào và kết quả thử nghiệm thiết bị của nhóm mình c. Dự kiến sản phẩm Bản giới thiệu máy quay li tâm của nhóm, các ý kiến đóng góp và thảo luận, chia sẻ. d. Cách thức tổ chức hoạt động Báo cáo của đại diện nhóm trước lớp 7. Hoạt động 7: Điều chỉnh thiết kế a. Mục đích của hoạt động Tổ chức và tư vấn để học sinh đánh giá, chia sẻ và điều chỉnh sản phẩm b. Nội dung hoạt động Bước 8: Đánh giá và điều chỉnh thiết kế 1. Đánh giá khả năng hoạt động của mẫu thử của bạn bằng các trả lời các câu hỏi trong bảng phía dưới. Mẫu thử …. Tốt Trung bình Chưa đạt Phù hợp về kích thước với quần áo cần vắt
  • 42. Cho phép di chuyển đến lặp đặt lại ở một vị trí mới Phù hợp với khả năng tác động của con người Yêu cầu khi thực hiện chế tạo Yêu cầu với vật liệu Đánh giá khả năng vắt nước từ quần áo Đưa ra nhận định về độ bền khi sử dụng 2. So sánh kết quả của bạn với các thành viên khác trong lớp. Các mẫu thử có giải quyết vấn đề theo cách tương tự nhau? Giải thích? 3. Bạn sẽ thay đổi yếu tố nào để làm cho mẫu thử của bạn hoạt động hiệu quả hơn? c. Dự kiến sản phẩm Các bản đánh giá khách quan của học sinh, những chia sẻ bộc lộ cảm xúc của học sinh đối với hoạt động, những điều chỉnh hợp lí cho sản phẩm d. Cách thức tổ chức hoạt động Học sinh làm việc theo nhóm và trình bày tại lớp.
  • 43. PHẦN III. CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO 1. Tài liệu 1 Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá bài học về lực li tâm 1. Nhận biết Câu 1. Đơn vị đo lực hướng tâm là A. N B. m/s2 C. Nm D. kg.m Câu 2. Lực hướng tâm có độ lớn A. Tỉ lệ với bình phương khối lượng B. Tỉ lệ với bình phương tốc độ góc C. Tỉ lệ với bình phương bán kính D. Tỉ lệ với bình phương thời gian 2. Thông hiểu Câu 3. Lực hướng tâm là A. Một loại lực cơ học mới B. Là hợp lực của các lực, có hướng vào tâm quay C. Là lực hấp dẫn, có hướng vào tâm quay D. Là lực đàn hồi, có hướng vào tâm quay Câu 4. Vật chuyển động li tâm theo hướng A. Về tâm quay B. Ra xa tâm quay C. Tiếp tuyến với quỹ đạo D. Theo hướng bất kì 3. Vận dụng Máy giặt lồng ngang thực hiện chức năng vắt quần áo với tốc độ 800 vòng/phút. Giả sử giọt nước bị văng ra ở vị trí cách trục quay 20cm và có thể tích 0,5ml. Sử dụng dữ kiện cho câu 5, câu 6. Câu 5. Giọt nước văng ra ở vị trí
  • 44. A. thấp nhất B. cao nhất C. đang đi lên D. đang đi xuống Câu 6. Lực hướng tâm tác động lên giọt nước khi văng ra là A. 0,01N B. 0,7N C. 0,002N D. 0,047N 4. Vận dụng cao Câu 7. Thực tế, máy giặt lồng ngang thường có giá thành cao hơn máy giặt lồng đứng. Các quảng cáo đều giới thiệu là máy quay lồng ngang có hiệu quả giặt và vắt cao hơn. a) Dùng các kiến thức về lực li tâm và chuyển động li tâm để lí giải cho tính hiệu quả trong việc vắt nước giữa hai loại máy giặt trên. b) Đưa ra các khuyến cáo cho việc chế tạo các máy quay li tâm đơn giản dùng trong vắt quần áo hay quay mật ong. Có thể đưa ra các gợi ý điều chỉnh máy quay mật ong như hình ảnh xem ở phần đầu. Câu 8. Một tấm vải treo thẳng đứng bị ướt, phần nước trên tấm vải sẽ dồn dần xuống dưới để tạo thành các giọt nước. Giọt nước tách khỏi tấm vải khi có khối lượng 40mg. Khi dùng máy quay li tâm và giữ tấm vải cách trục quay 20 cm, muốn các giọt nước có khối lượng 5mg tách khỏi tấm vải thì máy quay cần có tốc độ tối thiểu bao nhiều vòng/phút. Giải bài toán nếu tấm vải được: a) Quay trong lồng thẳng đứng b) Quay trong lồng ngang.
  • 45.
  • 46. Trang 1 CHỦ ĐỀ: XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC 1. TÊN CHỦ ĐỀ: XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC (Số tiết: 03 – Vật lý lớp 10 – Cơ bản) 2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ + Xây dựng khái niệm động lượng và định luật bảo toàn động lượng xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên đơn giản và vận dụng kiến thức đã biết về định luật II và III Niu Tơn. Vận dụng định luật bảo toàn động lượng giải quyết một số vấn đề thực tiễn: va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực… + Thiết kế và chế tạo được xe đồ chơi chuyển động được từ những vật liệu đơn giản. - Địa điểm: Tổ chức tại phòng học. - Thời gian: + Tiết 1 : Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ + Tiết 2: Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ + Tiết 3: Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ - Môn chủ đạo: Vật lý 10 cơ bản + Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng + Bài 8. CÔNG NGHỆ 11: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật. 3. MỤC TIÊU a. Kiến thức: + Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng. + Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật. + Nêu được một số ví dụ trong thực tế về chuyển động bằng phản lực. + Vận dụng được kiến thức về định luật bảo toàn động lượng để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. b. Kĩ năng: - Tính toán, vẽ được bản thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế đảm bảo các tiêu chí đề ra; - Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế; - Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận; - Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm. c. Phát triển phẩm chất: - Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;
  • 47. Trang 2 - Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao; - Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp; - Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm. - Biết ấp dụng kiến thức về tác hại của đua xe trên thực tế, việc tham gia giao thông ATGT và xử lí rác thải nhựa bảo vệ môi trường. d. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực thực nghiệm để tìm hiểu kiến thức khoa học về động lượng ,định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật. - Năng lực giải quyết vấn đề: thiết kế và chế tạo xe đua bằng phản lực theo tiêu chí; - Năng lực hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện, hoàn thành sản phẩm; - Năng lực lập kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá; - Năng lực thuyết trình, phản biện để bảo vệ bản vẽ và sản phẩm; - Năng lực toán học, khoa học, kỹ thuật, công nghệ. 4. THIẾT BỊ - Các thiết bị dạy học: Dụng cụ thí nghiệm, máy chiếu, giấy A0, mẫu bản kế hoạch,… - Nguyên vật liệu tái chế và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Xe đua chạy bằng phản lực”: 5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (Hoạt động tại lớp) a. Mục đích của hoạt động Học sinh vận dụng kiến thức về chuyển động bằng phản lực đề tự làm được xe đua bằng phản lực từ vật liệu tái chế , giúp học sinh giải trí sau giờ học căng thẳng. b. Nội dung hoạt động Tổ chức hoạt động thiết kế, và chế tạo xe bong bóng * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một video hướng dẫn thiết kế, lắp ráp đồ chơi xe bong bóng. Giáo viên chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cần thiết đúng theo video hướng dẫn Thời gian tổ chức: 45 phút. * Giao nhiệm vụ: Hình thức hoạt động: làm việc toàn lớp Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Từ các vật liệu dễ tìm như băng dính, chai nhựa, đũa tre, bong bóng, 04 bánh xe nhựa (nắp chai),… hãy thiết kế chế tạo đồ chơi xe bong bóng? * Hướng dẫn phác thảo bản vẽ thiết kế c. Sản phẩm học tập của học sinh - Định hướng được một cách định tính về nguyên lí hoạt động của xe đua chạy bằng phản lực
  • 48. Trang 3 - Xác định được kiến thức cần tìm hiểu để thiết kế, chế tạo và giải thích hoạt động của xe đua chạy bằng phản lực d. Cách thức tổ chức Tổ chức nhóm học tập: - Giáo viên chia nhóm của lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 9 học sinh. Các nhóm đặt tên nhóm, phân công nhiệm vụ của các thành viên. Hình thức hoạt động: làm việc toàn lớp Câu hỏi định hướng - Đồ chơi xe bong bóng gồm những bộ phận nào? - Bộ phận động lực của xe bong bóng được làm như thế nào? Giáo viên phác thảo bản vẽ phương án thiết kế đồ chơi xe bong bóng. * Gia công, lắp ráp và thử nghiệm đồ chơi xe bong bóng Hình thức hoạt động: làm việc nhóm Yêu cầu đối với xe đua chạy bằng phản lực: chuyển động thẳng về phía trước, đi được càng xa càng tốt. Bước 1: Giáo viên các dụng cụ, vật liệu cần thiết để chế tạo xe đua chạy bằng phản lực cho các nhóm. Học sinh xem video hướng dẫn 1 lần. Bước 2: Các nhóm tiến hành gia công, lắp ráp đồ chơi xe bong bóng Các công việc các nhóm cần thực hiện: lắp ráp bộ phận động lực; lắp ráp khung xe;... Bước 3: Vận hành thử nghiệm đồ chơi xe bong bóng Thổi bong bóng và đặt xe xuống đất, quan sát quá trình di chuyển của xe. Nếu xe không chuyển động hay chuyển động bị lệch, di chuyển được đoạn đường quá ngắn thì cần gia công, chế tạo lại xe. * Nhận xét đánh giá Bước 1: Các nhóm nộp lại dụng cụ, vật liệu còn dư cho giáo viên. Giáo viên thụ lại đồ chơi xe bong bóng từ các nhóm Bước 2: Nhận xét quá trình làm việc của các nhóm. Nhận xét chung toàn lớp. Nhận xét riêng từng nhóm, khen bằng lời nhóm làm tốt, nhắc nhở bằng lời nhóm không hoàn thành nhiệm vụ.
  • 49. Trang 4 Tiêu chí Nội dung Điểm 1 Hoạt động theo định luật bảo toàn động lượng 5 2 Sản phẩm có hình thức đẹp, bền chắc. 4 3 Vật liệu tái chế  70% 5 4 Xe hoạt động được 5 5 Xe chạy được xa nhất 3 6 Xe chạy được thẳng nhất 2 5 Trình bày, trả lời được các câu hỏi của các nhóm khác và đặt câu hỏi phản biện cho các nhóm khác 6 Tổng 30 + Hoàn thành bản thiết kế theo tiêu chí sau: Tiêu chí Nội dung Điểm 1 Có bản vẽ mô tả (rõ ràng, khoa học, đẹp) 5 2 Có bản vẽ kĩ thuật (Có các thông số kĩ thuật) 5 3 Trình bày được cấu tạo, mô tả được vai trò của các bộ phận 4 4 Giải thích được rõ ràng nguyên lý hoạt động của xe thông qua kiến thức bài định luật bảo toàn động lượng.s 5 5 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn. 5 6 Trả lời được các câu hỏi phản biện và tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho các nhóm báo cáo 6 Tổng 30 Yêu cầu của bản thiết kế: + Bản thiết kế bao gồm bản vẽ mô tả (hình dạng, cấu tạo và dự kiến vật liệu) + Bản vẽ kỹ thuật (có các thông số kỹ thuật, nguyên lý hoạt động) Thống nhất tiến trình dự án: STT Nội dung Thời gian Ghi chú 1 Đặt vấn đề, giao nhiệm vụ: Chế tạo xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế 45’ Hoạt động tại lớp 2 Tìm hiểu kiến thức nền, đề xuất phương án thiết kế 3 ngày Học sinh làm việc theo nhóm tại nhà 3 Trình bày, bảo vệ phương án thiết kế 45’ Hoạt động tại lớp 4 Chế tạo xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế theo phương án thiết kế 3 ngày Học sinh làm việc theo nhóm tại nhà 5 Trình bày sản phẩm và thảo luận, đánh giá sản phẩm 45’ Hoạt động tại lớp Thống nhất tiêu chí đánh giá: Giáo viên cùng với học sinh bàn bạc và thống nhất tiêu chí đánh giá Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN (Hoạt động ở nhà) a. Mục đích của hoạt động - Học sinh hình thành kiến thức mới về: + khái niệm động lượng và định luật bảo toàn động lượng xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên đơn giản và vận dụng kiến thức đã biết về định luật II và III Niu Tơn.
  • 50. Trang 5 + Vận dụng định luật bảo toàn động lượng giải quyết một số vấn đề thực tiễn: va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực… + Đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế xe đua chạy bằng phản lực b. Nội dung hoạt động - Học sinh nghiên cứu kiến thức từ sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức: + khái niệm động lượng và định luật bảo toàn động lượng xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên đơn giản và vận dụng kiến thức đã biết về định luật II và III Niu Tơn. + Vận dụng định luật bảo toàn động lượng giải quyết một số vấn đề thực tiễn: va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực… - Học sinh hoạt động nhóm đề xuất phương án thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế; - Hoàn thành bản vẽ mô tả và bản vẽ kỹ thuật về xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế. c. Sản phẩm của học sinh - Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ để hoàn thành bản vẽ mô tả và bản vẽ kỹ thuật về xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế. d. Cách thức tổ chức - Các thành viên trong nhóm đọc và nghiên cứu kiến thức trong sách giáo khoa bài 23 vật lý 10 cơ bản - Học sinh làm việc theo nhóm: + Thảo luận, đề xuất các phương án thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế:  Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet…  Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất;  Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế;  Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.  Báo cáo tiến độ làm bản thiết kế của nhóm cho giáo viên qua điện thoại hoặc qua mail; Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ (Hoạt động tại lớp: 45’) a. Mục đích của hoạt động - Học sinh trình bày được bản thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế của nhóm mình và sử dụng các kiến thức nền để giải thích các nguyên lý hoạt động của xe đua mà nhóm đã lựa chọn. b. Nội dung hoạt động - Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra theo nhóm. - Các nhóm còn lại: Thảo luận, trao đổi, đặt câu hỏi và tranh biện về bản thiết kế. - Giáo viên: gợi ý các phương án khả thi cho nhóm báo cáo. - Nhóm báo cáo: ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần. c. Sản phẩm của học sinh - Bản thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện (gồm bản vẽ mô tả và bản vẽ kỹ thuật chi tiết). d. Cách thức tổ chức - Giáo viên duyệt bản vẽ qua mail trước khi báo cáo.
  • 51. Trang 6 - Giáo viên đưa ra yêu cầu trình bày bản thiết kế:  Nội dung cần trình bày.  Thời lượng báo cáo.  Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận. - Học sinh báo cáo, thảo luận. - Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh. Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ (Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà) a. Mục đích của hoạt động - Học sinh dựa vào bản thiết kế đã được chỉnh sửa, góp ý để chế tạo xe đua chạy bằng phản lực đảm bảo tiêu chí đặt ra. - Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần. b. Nội dung hoạt động - Học sinh làm việc theo nhóm, trong 3 ngày, sử dụng các nguyên vật liệu tái chế và dụng cụ để tiến hành chế tạo xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế theo bản thiết kế. - Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh, quan sát, đánh giá và điều chỉnh nếu cần. Trong quá trình thực hiện, học sinh có thể trao đổi với giáo viên nếu gặp khó khăn. c. Sản phẩm của học sinh - Mỗi nhóm có một sản phẩm là một xe đua chạy bằng phản lực đã được hoàn thiện và thử nghiệm.
  • 52. Trang 7 d. Cách thức tổ chức - Học sinh tìm kiếm và chuẩn bị các vật liệu dự kiến - Học sinh chế tạo xe đua chạy bằng phản lực theo bản thiết kế; - Học sinh thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm, định giá sản phẩm. - Học sinh chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. (Giáo viên hỗ trợ học sinh nếu cần). Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ (Hoạt động tại lớp: 45’) a. Mục đích của hoạt động - Các nhóm học sinh giới thiệu xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phẩm. b. Nội dung hoạt động - Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp. - Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi mà các nhóm và giáo viên đặt ra. - Đê xuất phương án cải tiến sản phẩm. - Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra: - Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.  Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và các nhóm khác;  Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;  Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo xe đua chạy bằng phản lực c. Sản phẩm của học sinh - xe đua chạy bằng phản lực đã chế tạo được và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
  • 55. Trang 10 d. Cách thức tổ chức - Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm. - Tổ chức cho từng nhóm trình bày sản phẩm và nêu cách hoạt động của sản phẩm. Học sinh thử nghiệm hoạt động của xe đua chạy bằng phản lực - Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo Xe đua chạy bằng phản lực. - Giáo viên và các nhóm đánh giá, kết luận và tổng kết.
  • 56. Trang 11 PHỤ LỤC BẢN THIẾT KẾ (Dành cho học sinh) Nhóm:…………………………………….. Hình ảnh bản thiết kế: ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN (Theo tiêu chí đã thống nhất)
  • 57. CHỦ ĐỀ XE PHẢN LỰC Nhóm giáo viên thực hiện: 1. Tên chủ đề: XE PHẢN LỰC Số tiết 3 Tiết – Vật Lý 10 ( Cơ Bản) 2. Mô tả chủ đề: Dự án “Xe Phản lực” là một ý tưởng dạy học theo định hướng STEM cho đối tượng học sinh lớp 10. Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới: Thông qua các hoạt động học sinh nghiên cứu được các kiến về động lượng, định luật bảo toàn động lượng. phát triển được năng lực thực hành, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo,…chính hoạt động gia công, chế tạo đơn giản này làm học sinh vượt qua rào cản e ngại khi đối mặt với các nhiệm vụ thực hành. Để thực hiện dự án này học sinh cần chiếm lĩnh kiến thức các bài học Vật lý 10: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng. Công nghệ 11: Vẽ, thiết kế mô hình. Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (Bài 8 – Công nghệ lớp 11); 3. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng: a) Kiến thức + Hiểu và phát biểu được thế nào là hệ kín, nội lực, ngoại lực. + Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất (tính chất vectơ) và đơn vị xung lượng của lực. + Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vectơ động lượng nêu được đơn vị của động lượng. + Phát biểu được định luật II Niu-tơn dạng p t F      + Phát biểu được định nghĩa động lượng và định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập.
  • 58. b) Kĩ năng - Biết quan sát (quan sát gì)các hiện tượng và các quá trình vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hằng ngày hoặc trong các thí nghiệm ; biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lí. - Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của vật lí (loai nào?), có kĩ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lí đơn giản. - Biết phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lí, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra. - Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình vật lí, giải các bài tập vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông. - Sử dụng được các thuật ngữ vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lí thông tin. – Vẽ được bản thiết kế xe phản lực. – Chế tạo được xe phản lực. – Giải thích được các hiện tượng phát sinh trong quá trình thiết kế. – Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác; – Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. c. Phát triển phẩm chất: – Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm; – Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học; – Có ý thức bảo vệ môi trường. d. Phát triển năng lực chung – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi thiết kế xe sao cho xe chuyển động xa nhất; chế tạo xe đẹp hiệu suất cao; – Năng lực giao tiếp và hợp tác: thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể.
  • 59. – Năng lực tự chủ và tự học: học sinh tự nghiên cứu kiến thức nền và vận dụng kiến thức nền để xây dựng bản thiết kế xe phản lực 4. Thiết bị (dùng trong dạy học và làm sản phẩm) GV chuẩn bị một số vật liệu: – Giấy carton; nắp chai; que xiên; ống hút; bong bóng; súng bắn keo; keo silicon; dao rọc giấy; kéo; 5. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU HỌC TẬP, THIẾT KẾ XE PHẢN LỰC (Tiết 1 – 45 phút) A. Mục đích: Học sinh trình bày được kiến thức về các khái niệm động lượng, xung lượng của lực F. Biết được hệ cô lập.
  • 60. Phát biểu được định nghĩa động lượng và định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập. Tìm hiểu các ví dụ thực tế chuyển động bằng phản lực Tiếp nhận nhiệm vụ thiết kế “ Xe phản lực”, ghi nhận các tiêu chí đánh giá sản phẩm này. B. Nội dung: – GV tổ chức cho HS xem các clip chuyển động bằng phản lực của con tên lửa, pháo thăng thiên...... - GV tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức qua phiếu học tập. – Từ các video khám phá kiến thức, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án “ Xe phản lực” dựa trên kiến thức về động lượng và định luật bảo toàn động lượng, chuyển động bằng phản lực. – GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau: – Bản ghi chép kiến thức mới về động lượng, định luật bảo toàn động lượng, chuyển động bằng phản lực. – Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dự án và các yêu cầu đối với sản phẩm trong dự án. D. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ Trên cơ sở GV đã giao nhiệm vụ cho HS về các chuyển động bằng phản lực trong thực tế, GV đặt câu hỏi để HS trả lời: Các tên lửa, pháo thăng thiên chuyển động theo nguyên tắc nào? GV tổng kết bổ sung, chỉ ra được: chuyển động bằng phản lực Bước 2. HS xem video (video gì) khám phá kiến thức.
  • 61. GV đặt vấn đề giới thiệu thí nghiệm: chúng ta có thể chế tạo những chiếc xe mô hình bằng chuyển động bằng phản lực không? – GV chia HS thành các nhóm từ 6–8 học sinh (Dành thời gian cho các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí).– GV nêu mục đích và hướng dẫn tiến hành thí nghiệm. Mục đích: Nghiên cứu thiết kế chiếc xe phản lực theo nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. GV nguyên vật liệu: Mỗi nhóm HS sẽ nhận được một số vật liệu và dụng cụ sau: Giấy from; nắp chai; que xiêm; ống hút; bong bóng; súng bắn keo; keo silicon; dao rọc giấy; kéo; ống nước;… Bước 3. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập yêu cầu của sản phẩm GV nêu nhiệm vụ: các nhóm sẽ thực hiện dự án “Xe phản lực”. Phiếu hướng thiết kế: + Xác định kiểu xe, kích thước, thiết kế trục bánh + Hoàn thành bản vẽ thiết kế + Thiết kế cách đặt bóng bay để xe chuyển động + Đo hiệu khoảng cách di chuyển của các lần – HS làm thí nghiệm theo nhóm, GV quan sát hỗ trợ nếu cần. – Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thiết kếvà kết luận. – GV nhận xét, chốt kiến thức: các nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm đều có thể sử dụng để làm nguồn điện thân thiện với môi trường. Sản phẩm Xe phản lực cần đạt được các yêu cầu về nguồn điện, công suất của Xe phản lực, thời gian chiếu sáng Xe phản lực, hình thức, chi phí cụ thể như sau: Bảng yêu cầu đối với sản phẩm XE PHẢN LỰC Tiêu chí Xe phản lực từ vật liệu tái chế. Xe chuyển động được bằng phản lực.
  • 62. Xe chuyển động được tối thiểu 1,5m. Hình thức đẹp, sáng tạo. Chi phí tiết kiệm. Bước 4.GV thống nhất kế hoạch triển khai Hoạt động chính Thời lượng Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án và tìm hiểu một số kiến thức nền. Tiết 1 Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo cáo. 1 tuần (HS tự học ở nhà theo nhóm). Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế. Tiết 2 Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm 1 tuần (HS tự làm ở nhà theo nhóm). Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phẩm. Tiết 3 Trong đó, GV nêu rõ nhiệm vụ ở nhà của hoạt động 2: – Nghiên cứu kiến thức liên quan: động lượng định luật bảo toàn động lượng. Nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. – Vẽ bản vẽ mạch điện và bản thiết kế sản phẩm để báo cáo trong buổi học kế tiếp. – Các tiêu chí đánh giá bài trình bày, bản vẽ mạch điện và bản thiết kế sản phẩm được sử dụng theo Phiếu đánh giá số 2. Yêu cầu đối với bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm Yêu cầu Bản vẽ mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đúng nguyên lí, phù hợp
  • 63. với các cứ liệu thực nghiệm và đáp ứng được yêu cầu để xe hoạt động được bằng phản lực. Bản thiết kế mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đẹp, sáng tạo, khả thi; Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của xe; Trình bày rõ ràng, logic, sinh động. Tổng điểm GV cần nhấn mạnh: Khi báo cáo phương án thiết kế sản phẩm học sinh phải vận dụng kiến thức nền để giải thích, trình bày nguyên lí hoạt động của sản phẩm. Vì vậy, tiêu chí này có trọng số điểm lớn nhất. Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN VÀ CHUẨN BỊ BẢN THIẾT KẾ SẢN PHẨM ĐỂ BÁO CÁO (HS làm việc tại lớp – 1 tiết) a. Mục đích: Học sinh tự học được kiến thức liên quan thông qua việc nghiên cứu tài liệu về các kiến thức động lượng, định luật bảo toàn động lượng, nguyên tắc chuyển động bằng phản lực từ đó thiết kế và bản vẽ kĩ thuật … từ đó thiết kế và bản vẽ kĩ thuật cho xe. b. Nội dung: Học sinh tự học và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên quan, làm thí nghiệm, vẽ bản thiết kế xe GV đôn đốc, hỗ trợ tài liệu, giải đáp thắc mắc cho các nhóm khi cần thiết. c.Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
  • 64. – Bài ghi của cá nhân về các kiến thức liên quan; – Bản vẽ bản thiết kế xe phản lực (trình bày trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu powerpoint); – Bài thuyết trình về bản vẽ và bản thiết kế. d. Cách thức tổ chức hoạt động: – Các thành viên trong nhóm đọc bài 23 trong sách giáo khoa Vật lí lớp 11, bài 8 sách giáo khoa Công nghệ 11. Trong đó cần xác định được các kiến thức trọng tâm như sau + Hiểu và phát biểu được thế nào là hệ kín, nội lực, ngoại lực. + Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất (tính chất vectơ) và đơn vị xung lượng của lực. + Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vectơ động lượng nêu được đơn vị của động lượng. + Phát biểu được định luật II Niu-tơn dạng p t F      - Phát biểu được định nghĩa động lượng và định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập. – HS làm việc nhóm: ● Chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm về kiến thức đã tìm hiểu được. Ghi tóm tắt lại các kiến thức vào vở cá nhân. ● Vẽ các bản vẽ mạch điện của Xe phản lực, thiết kế sản phẩm, kiểu dáng Xe phản lực. Trình bày bản thiết kế trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu Powerpoint. ● Chuẩn bị bài trình bày bản thiết kế, giải thích nguyên lí hoạt động của xe phản lực – GV đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần. Ví dụ về bản thiết kế của học sinh
  • 65.
  • 66.
  • 67.
  • 68. Hoạt động 3: TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ XE PHẢN LỰC (Tiết 2 – 45 phút) a. Mục đích: Học sinh trình bày được phương án thiết kế Xe phản lực (bản vẽ mạch điện và bản thiết kế sản phẩm) và sử dụng các kiến thức nền để giải thích nguyên lí hoạt động của xe phản lực và phương án thiết kế mà nhóm đã lựa chọn. b. Nội dung: – GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế Xe phản lực
  • 69. – GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế; – GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có). c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh cho việc chế tạo xe phản lực. d. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm còn lại chú ý nghe. Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp. Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng HS thảo luận: Câu hỏi kiến thức nền KT1. Xe phản lực có cấu tạo như thế nào? TK2. Các bộ phận của xe được bố trí và gắn kết với nhau như thế nào? KT3. Xe phản lực hoạt động như thế nào? KT4. Tốc độ đoạn đường đi của xe và vào những yếu tố nào? KT5. Có những cách nào làm cho xe chuyển động theo nguyên tắc phản lực? Mỗi cách đó có ưu nhược điểm gì? Câu hỏi định hướng thiết kế TK1. Sử dụng những nguyên liệu gì để chế tạo xe phản lực? TK2. Sử dụng thiết kế nào? TK3. Các bộ phận của xe được bố trí và gắn kết với nhau như thế nào? TK4. Có những cách nào để tăng tốc độ và quãng đường chuyển động của xe? Vì sao? TK5. Chọn cách lắp ghép có hiệu suất cao nhất.
  • 70. Bước 3: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm. Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế. Hoạt động 4: CHẾ TẠO XE PHẢN LỰC (HS làm việc ở nhà hoặc trên phòng thí nghiệm – 1 tuần ) a.Mục đích: Các nhóm HS thực hành, chế tạo được Xe phản lực căn cứ trên bản thiết kế đã chỉnh sửa. b.Nội dung: Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để chế tạo Xe phản lực ngủ, trao đổi với giáo viên khi gặp khó khăn. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một số Xe phản lực đáp ứng được các yêu cầu trong Phiếu đánh giá số 1. d. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1. HS tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến; Bước 2. HS lắp đặt các thành phần của Xe phản lực theo bản thiết kế; Bước 3.HS thử nghiệm hoạt động của Xe phản lực, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (Phiếu đánh giá số 1). HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh); Bước 4. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản phẩm; Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
  • 71. GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm. Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “XE PHẢN LƯC” (Tiết 3 – 45 phút) a.Mục đích: HS biết giới thiệu về sản phẩm Xe phản lực đáp ứng được các yêu cầu sản phẩm đã đặt ra; biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích được bằng các kiến thức liên quan; Có ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm. b.Nội dung: – Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp; – Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn. – Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một chiếc Xe phản lực và bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm. d. Cách thức tổ chức hoạt động:
  • 72. – Tổ chức cho HS chuẩn bị và trưng bày sản phẩm cùng lúc. Khi các nhóm sẵn sàng, GV yêu cầu các nhóm cùng đồng thời “bật” Xe phản lực để quan sát đo độ dài đường đi. – Yêu cầu HS của từng nhóm trình bày, phân tích về hoạt động, giá thành và kiểu dáng của Xe phản lực. – GV và hội đồng GV tham gia sẽ bình chọn kiểu dáng Xe phản lực đẹp. Song song với quá trình trên là theo dõi độ dài đường đi đến khi các Xe phản lực dừng lại, để ghi nhận theo tiêu chí sản phẩm – GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo yêu cầu của Phiếu đánh giá số 1. – Giáo viên đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ cơ chế hoạt động của Xe phản lực, giải thích các hiện tượng xảy ra khi thiết kế và chuyển động của Xe phản lực sáng, khắc sâu kiến thức mới của chủ đề và các kiến thức liên quan. – Khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác. – GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm học tập của nhóm. GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi: + Các em đã học được những kiến thức và kỹ năng nào trong quá trình triển khai dự án này? + Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi triển khai dự án này?
  • 73. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI ***** Chủ đề: THIẾT KẾ XE PHẢN LỰC HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA NHÓM NHÓM SỐ: 02 Giáo viên hướng dẫn: Tổ chuyên môn:
  • 74. XEM VIDEO KHÁM PHÁ KIẾN THỨC NHẬN NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. MỘT SỐ GHI CHÚ SAU KHI BÁO CÁO: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO THÀNH VIÊN CỦA NHÓM TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ 1 Trưởng nhóm Quản lý, tổ chức chung, phụ trách bài trình bày trên ppt 2 Thư ký Ghi chép, Lưu trữ hồ sơ học tập của nhóm 3 Thành viên Phát ngôn viên 4 Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập 5 Thành viên Chụp ảnh, ghi hình minh chứng của nhóm 6 Thành viên Mua vật liệu Các nhiệm vụ là dự kiến, có thể thay đổi theo thực tế triển khai nhiệm vụ của nhóm. Một thành viên có thể đảm nhận nhiều công việc.
  • 75. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Vấn đề/Nhiệm vụ/Dự án cần thực hiện: Kế hoạch triển khai TT Hoạt động Sản phẩm Yêu cầu đánh giá cơ bản Thời gian Người phụ trách
  • 76. CÁC YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ CÁC YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm Xe phản lực Yêu cầu Điểm tối đa Điểm đạt được Xe phản lực từ vật liệu tái chế. 1 Xe chuyển động được bằng phản lực. 3 Xe chuyển động được tối thiểu 1,5m. 3 Hình thức đẹp, sáng tạo. 1 Chi phí tiết kiệm. 2 Tổng điểm 10 Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm Yêu cầu Điểm tối đa Điểm đạt được Bản vẽ mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đúng nguyên lí, phù hợp với các cứ liệu thực nghiệm và đáp ứng được yêu cầu để xe hoạt động được bằng phản lực. 2 Bản thiết kế mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đẹp, sáng tạo, khả thi; 2
  • 77. Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của xe; 4 Trình bày rõ ràng, logic, sinh động. 2 Tổng điểm 10 Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm Yêu cầu Điểm tối đa Điểm đạt được Bản vẽ mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đúng nguyên lí, phù hợp với các cứ liệu thực nghiệm và đáp ứng được yêu cầu để xe hoạt động được bằng phản lực. 2 Bản thiết kế mô hình của xe được vẽ rõ ràng, đẹp, sáng tạo, khả thi; 2 Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của xe; 4 Trình bày rõ ràng, logic, sinh động. 2 Tổng điểm 10
  • 78. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN (Thực hiện ở nhà) Nhiệm vụ: Nghiên cứu kiến thức liên quan về:  hệ kín, nội lực, ngoại lực.  Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất (tính chất vectơ) và đơn vị xung lượng của lực.  Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vectơ động lượng nêu được đơn vị của động lượng.  Phát biểu được định luật II Niu-tơn dạng p t F       Phát biểu được định nghĩa động lượng và định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập.  Chuyển động bằng phản lực Hướng dẫn thực hiện:  Phân chia mỗi thành viên trong nhóm tìm hiểu một nội dung trong nhiệm vụ;  Các thành viên đọc sách giáo khoa về vấn đề được phân công (thuộc các bài 23 trong sách giáo khoa Vật lí lớp 10, bài 8 sách giáo khoa Công nghệ 11) và ghi tóm tắt lại;  Chia sẻ với các thành viên trong nhóm về kiến thức tìm hiểu được.
  • 79. THIẾT KẾ SẢN PHẨM (Thực hiện khi nhóm làm việc đề xuất giải pháp thiết kế Xe phản lực và báo cáo) Hướng dẫn:  Chia sẻ kiến thức nền đã tìm hiểu với các thành viên trong nhóm.  Thảo luận đề xuất giải pháp Xe phản lực (chọn vật liệu phù hợp).  Vẽ bản mạch điện và thiết kế sản phẩm, giải thích nguyên lí hoạt động của Xe phản lực. Bản vẽ mạch điện: Bản thiết kế sản phẩm và mô tả nguyên lí hoạt động của Xe phản lực: Nhận xét, góp ý của giáo viên và các nhóm
  • 80. NHẬT KÍ THIẾT KẾ XE PHẢN LỰC (Thực hiện ở nhà) Ghi lại các hoạt động thiết kế Xe phản lực, các vấn đề gặp phải, nguyên nhân và cách giải quyết. GÓP Ý VÀ CHỈNH SỬA SẢN PHẨM (Thực hiện trong buổi trình bày sản phẩm)  Ghi lại góp ý, nhận xét của các nhóm và giáo viên về sản phẩm của nhóm khi báo cáo  Đưa ra các điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện sản phẩm SẢN PHẨM VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM
  • 81. Dán các hình ảnh về sản phẩm Xe phản lực ngủ dùng nguồn điện từ củ quả, hình ảnh minh hoạ hoạt động nhóm, có thể bao gồm đường link YouTube video mô tả quá trình làm việc nhóm.