SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Thị Mai
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.................. 5
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI....................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm và các đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài................ 5
1.1.2. Những tác dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài : ............................... 8
1.2. CƠ CẤU KINH TẾ, PHÂN LOẠI CƠ CẤU KINH TẾ & CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ........................................................................ 14
1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế ................................................................. 14
1.2.2. Phân loại cơ cấu kinh tế................................................................... 15
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.............................................................. 16
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ..... 19
1.3.1. Tác động đến cơ cấu ngành, khu vực thông qua cơ cấu đầu tư........... 19
1.3.2.Tác động đến cơ cấu công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ..... 19
1.3.3.Tác động đến cơ cấu lao động........................................................... 20
1.3.4.Tác động đến cơ cấu xuất khẩu ......................................................... 21
1.3.5. Tác động đến cơ sở hạ tầng.............................................................. 21
1.3.6. Tác động đến cơ cấu thành phần kinh tế. .......................................... 22
TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................ 23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA............................................................. 24
2.1. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM....................................................................................... 24
2.1.1. Tổng quan về dòng vốn FDI tại Việt Nam ........................................ 24
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
iii
2.1.2. Các đặc điểm chủ yếu của FDI hiện nay tại Việt Nam...................... 25
2.1.3. Đóng góp của FDI........................................................................... 29
2.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. ................................. 38
2.2.1. Phân tích tổng quát.......................................................................... 38
2.2.2. Đánh giá mức độ tác động của FDI.................................................. 44
2.3. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG FDI .................................. 45
2.3.1.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế ở Việt Nam.......................... 45
2.3.2. Một số nguyên nhân ........................................................................ 47
TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................ 49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG
TÍCH CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN TỚI............................... 50
3.1. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA VIỆT NAM
TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. ......................................... 50
3.1.1. Căn cứ xác định phương hướng, giải pháp........................................ 50
3.1.2.Phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.......................... 52
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC CẦN HOÀN THIỆN TRONG GIAI
ĐOẠN MỚI. ............................................................................................ 53
3.2.1. Giải pháp tăng cường huy động FDI................................................. 53
3.2.2. Điều chỉnh cơ cấu FDI trong thu hút FDI.......................................... 59
3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng FDI....................................................... 59
3.2.4. Tiếp thu và sử dụng Công nghệ mới................................................. 60
3.2.5. Nâng cao tỷ lệ dự án thực hiện......................................................... 60
3.2.6. Tăng cường quản lý các dự án FDI................................................... 60
KẾT LUẬN.............................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 64
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH-HDH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ĐTNN Đầu tư trực tiếp
ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI Foreign direct investment
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đăng ký 2000 – 2014 (triệu
USD)........................................................................................................ 25
Bảng 2.2. FDI vào Việt Nam theo ngành lĩnh vực ...................................... 26
Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2013 ............. 28
Bảng 2.4. Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế (%) .............. 30
Bảng 2.5. FDI vào Việt Nam theo ngành lĩnh vực ...................................... 31
Bảng 2.6. Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI(1.000 người..... 32
Bảng 2.7. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ...................................................... 33
Bảng 2.8: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam và của khu vực có FDI trong
thời gian qua............................................................................................. 35
Bảng 2.9. Nộp ngân sách Nhà nước........................................................... 36
Bảng 2.10. Mức đóng góp vào NSNN từ các thành phần kinh tế................. 36
Bảng 2.11. Cơ cấu giai đoạn từ 2005-2013 (%).......................................... 38
Bảng 2.12. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa
phương (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2014).................... 39
Bảng 2.13 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo............................................. 43
thành phần kinh tế 2005-2013 (%)............................................................. 43
Bảng 2.14. Bảng vốn FDI và tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn.................... 44
Bảng 2.15. Bảng tốc độ tăng trưởng........................................................... 44
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ cấu vốn đầu tư quốc tế............................................................ 6
Hình 1.2. Cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển ........................ 10
Hình 1.3. Quan hệ biện chứng giữa đầu tư và tăng trưởng Kinh tế .............. 11
Hình 2.1. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2014.................. 41
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Một quốc gia, khi nói đến nguyên nhân phát triển thì không thể không
nói đến đầu tư và các nguồn vốn, trong đó nguồn vốn trong nước là chủ yếu
và nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng.
Ngày nay, chúng ta nhận thấy vai trò to lớn của vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế, xã hội. Để có thể tăng trưởng cần phải đầu tư. Nhưng do điều kiện
xuất phát của các nước đi sau nên việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế
thường chậm, vì vậy thu hút vốn nước ngoài là cách tạo tích luỹ vốn nhanh
mà các nước đi sau có thể làm được. Trong xu thế liên kết, hội nhập, phân
công lao động quốc tế, đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước
ngoài nói riêng ngày càng có ý nghĩa quan trọng, nó trở thành xu hướng của
thời đại, được nhiều quốc gia sử dụng như một chính sách lâu dài.
Thực tế tại Việt Nam cho thấy, tác động của FDI đến nền kinh tế là rất
lớn, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Để huy động được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ cho
chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải giải
quyết rất nhiều các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, em chọn đề tài:
“Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở Việt Nam.” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
FDI là vấn đề quan trọng và có tính thời sự vì vậy đã có rất nhiều tác giả
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở đây, tôi xin đơn cử một số công
trình tiêu biểu:
- Tống Quốc Đạt (2005) với đề tài luận án tiến sĩ “ Cơ cấu FDI theo
ngành kinh tế ở Việt Nam” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
2
FDI, nghiên cứu và phân tích một số mô hình về động thái cơ cấu ngành kinh
tế. Tác giả đánh giá thực trạng FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam và xác
định một số quan điểm, giải pháp chủ yếu thu hút FDI theo ngành kinh tế.
- Đỗ Hoàng Long (2008) với đề tài luận án tiến sĩ “Tác động của toàn
cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI vào Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu tác
động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI trên Thế giới và vào
Việt Nam. Nghiên cứu xu hướng vận động của dòng FDI toàn cầu và một số
giải pháp đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam.
- Hoàng Thị Bích Loan (2008) với đề tài “Thu hút FDI của các công ty
xuyên quốc gia vào Việt Nam”. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng FDI của các
TNCS vào nền kinh tế Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, triển vọng,
phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển thu hút FDI của các công ty
TNCS vào Việt Nam.
- Phan Hữu Thắng (2008) với sách chuyên khảo “ 20 năm đầu tư trực
tiếp nước ngoài – nhìn lại và hướng tới”. Những nghiên cứu, đánh giá tổng
quan về tình hình chung cũng như đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể qua
20 năm FDI tại Việt Nam: Nhìn lại quá trình hình thành và hoàn thiện pháp
luật về đầu tư nước ngoài FDI và sự phát triển của Việt Nam, dòng vốn FDI
vào các tỉnh thành, sự lựa chọn cần thiết cho thị trường tài chính Việt Nam,
dòng vốn FDI thời kỳ hậu gia nhập WTO.
- Phạm Ngọc Anh (2009) với đề tài” Sử dụng công cụ tài chính trong
thu hút FDI tại Việt Nam”. Tác giả đã đi sâu vào phân tích những công cụ tài
chính linh hoạt nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi kích thích tăng cường
dòng FDI vào Việt Nam trong những bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới.
- Phùng Xuân Nhạ (2007) với sách chuyên khảo “Các hình thức đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” đã trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc lựa chọn các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, các
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
3
hình thức FDI theo Luật đầu tư ở nước ta và thực trạng các hình thức FDI ở
Việt Nam cùng với các đề xuất, kiến nghị chính sách về FDI.
- Phùng Xuân Nhạ (2010) với sách chuyên khảo về đề tài “Điều chỉnh
chính sách đầu tư FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”.
Tác giả đã đưa ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn cũng như chính sách
FDI ở Việt Nam. Đánh giá về sự thay đổi, điều chỉnh chính sách FDI ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Tác giả cũng đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh chính sách FDI của Việt
Nam trong giai đoạn hậu WTO…
- Nguyễn Chiến Thắng (2013) với sách chuyên khảo “Phân cấp thu hút
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong bối cảnh mới.
Những nghiên cứu trên và các nghiên cứu của một số tác giả khác đã đề
cập tới những vấn đề như: Cơ sở của FDI, các chính sách và biện pháp thu hút
FDI, thực tiễn về tác động của FDI đối với quá trình đổi mới kinh tế.
3. Mục đích đề tài
Đề tài được lựa chọn nhằm nghiên cứu các lý thuyết về đầu tư – những
luận điểm cực kỳ quan trọng lý giải tại sao hoạt động đầu tư cần thiết cho một
quốc gia, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài được đề cập như một xu
hướng mang tính quy luật trong nền kinh tế mở. Trên cơ sở đó phân tích, đánh
giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua, hệ
thống những kết quả đạt được, trong đó rất quan trọng là tác động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài lên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam,
vạch ra những trở ngại khó khăn còn vướng mắc, từ đó đề ra những giải pháp
hữu hiệu để khắc phục những cản ngại này, đồng thời định ra một hướng đi
mới hiệu quả hơn cho hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là
thu hút theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
4
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về đầu tư trực tiếp nước ngoài,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và từ đó phân tích tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu sự tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo ngành, thành phần và
vùng kinh tế nhưng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tác động của FDI đến
CDCCKT theo ngành ở Việt Nam.
- Không gian nghiên cứu: nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, có so sánh với một số quốc gia
khác trên thế giới.
- Thời gian nghiên cứu: luận văn tiến hành nghiên cứu trên cơ sở số liệu
thực tiên được sử dụng trong giai đoạn 2001 – 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:
- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp so sánh phân tích, tổng hợp và suy luận logic.
- Phương pháp đồ thị và bảng thống kê để tổng hợp.
- Phương pháp định tính.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài viết bao gồm 3 chương
như sau:
Chương1: Những vấn đề cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của Đầu tư trực tiếp nước ngoài
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Mộtsố giảiphápnhằm tăng cường tác động tích cực của
Đầu tưtrựctiếp nướcngoàiđếnchuyểndịchcơcấu kinhtếtrong giaiđoạntới.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI
VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm và các đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm
Đầu tư là những phương thức tiến hành đầu tư vốn , tài sản ở nước ngoài
để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận và những mục
tiêu kinh tế xã hội nhất định.
Căn cứ vào quan hệ quản lý, người ta phân hoạt động đầu tư thành hai
loại: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Căn cứ vào nguồn gốc đầu tư người
ta phân thành 2 loại: vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Trong
vốn đầu tư nước ngoài được phân thành 2 loại:
- Đầutư gián tiếp:là việc nhà đầutư mua cổ phần của các công ty tại nước
tiếp nhận đầu tư, song không tham gia vào việc điều hành quản lý công ty.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là sự đầu tư của các tổ chức (phần lớn là
các công ty đa quốc gia) hoặc cá nhân nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài)
đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào nước tiếp nhận để thực hiện
hoạn động sản xuất kinh doanh nhằm thu lời. Đây là loại hình di chuyển vốn
quốc tế trong đó nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp sở hữu, điều hành việc sử
dụng vốn. Nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp lượng vốn tối thiểu tuỳ theo
quy định của mỗi nước. Theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ (IMF), nhà đầu tư
nước ngoài đóng góp từ 10% vốn đầu tư trở lên được coi là FDI.
Sự ra đời của đầu tư trực tiếp nước ngoài là hệ quả tất yếu của quá trình
phân công lao động quốc tế. Luồng vốn sẽ di chuyển từ nơi có lợi nhuận thấp
sang nơi có lợi nhuận cao hơn. Nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài được
xem xét như một hoạt động kinh doanh ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tế
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
6
và kèm theo sự di chuyển vốn là sự di chuyển công nghệ, phương pháp quản
lý và các yếu tố khác.
Các hình thức chủ yếu của đầu tư nước ngoài được thể hiện qua sơ đồ
Hình 1.1. Cơ cấu vốn đầu tư quốc tế
Theo Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài có
thể được hiểu như là việc các tổ chức, các cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa
vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào được Chính phủ Việt
Nam chấp nhận để hợp tác hoặc tự mình tổ chức các hoạt động sản xuất kinh
doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
1.1.1.2. Các đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Chủ đầu tư tự quyết định toàn bộ về hoạt động đầu tư, hoạt động sản
xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi trong hoạt động kinh doanh.
Các doanh nghiệp FDI tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh không có
ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
- Chủ đầu tư nước ngoài tiến hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên
doanh tuỳ theo tỷ lệ vốn góp của mình.
Vốn đầu tư quốc tế
Đầu tư của tư
nhân
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của
Chính phủ nước ngoài và các tổ chức
Đầu
tư
trực
tiếp
Đầu
tư
gián
tiếp
Tín
dụng
thương
mại
Hỗ
trợ
dự án
Hỗ
trợ
phi
dự án
Tín
dụng
thương
mại
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
7
- Thông qua hình thức này , nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý…là những mục tiêu mà
các hình thức đầu khác không thể đáp ứng được.
- Nguồn vốn không chỉ bao gồm vốn đầu tư pháp định ban đầu mà còn
bao gồm cả vốn vay trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
Vì vậy, ta có thểnóirằng FDIlà mộthìnhthức mang tínhkhả thi và hiệu quả
kinh tế cao, không có ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần.
Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, Đầu tư trực tiếp nước ngoài
có 4 hình thức sau:
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều
bên để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ
sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên mà
không thành lập một pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải được
đại diện có thẩm quền của các bên ký kết.
+ Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt
Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên (Bên nước
ngoài và bên Việt Nam). Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, các
bên liên doanh được phân chia lợi nhuận, rủi ro theo tỷ lệ vốn góp của mỗi
bên vào phần vốn pháp định của liên doanh.
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp hoàn toàn sở
hữu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài do họ thành lập và quản lý. Nó là
một pháp nhân của Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO: Đây là các hình thức đầu
tư đặc biệt thường áp dụng cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự ra
đời của các phương thức này nhằm tạo thêm nguồn vốn, xúc tiến nhanh việc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
8
phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời san sẻ gánh nặng đầu tư cơ sở hạ tầng từ
ngân sách Nhà nước.
1.1.2. Những tác dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài :
- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển:
Ở một nước nền kinh tế phát triển chậm, tiết kiệm không đủ để đáp ứng
đầu tư. Nếu hạn chế mức đầu tư ở mức tiết kiệm cho phép thì nền kinh tế sẽ
phát triển chậm. Vì vậy, để có thể cất cánh nhanh cần phải đảm bảo một tỷ lệ
đầu tư cao. Khoảng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bằng
vnguồn vốn nước ngoài. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong
nước, đổi mới công nghệ kỹ thuật, tăng năng suất lao động… từ đó tạo tiền đề
để tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển của xã hội. Việc thu hút vốn
FDI có thể giải quyết được khó khăn về khả năng tích luỹ vốn thấp và bù đắp
các khoản thiếu hụt ngoại tệ trong cán cân thanh toán, góp phần làm tăng khả
năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu
một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động
ngoại tệ phục vụ cho FDI.
- Chuyển giao công nghệ và nguồn lực kinh doanh :
Vai trò của FDI mang lại cho các nước đang phát triển là chuyển giao
công nghệ và nguồn lực kinh doanh. Công nghệ và nguồn lực kinh doanh
thông qua ĐTNN đựoc chuyển giao không giới hạn.
Sự chuyển giao có 3 loại:
- Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp: là hình thái chuyển giao đa
quốc gia với công ty con tại nước ngoài tức doanh nghiệp FDI. Để hoạt động
có hiệu quả tại nước ngoài, các công ty đa quốc gia tích cực chuyển giao công
nghệ và năng lực kinh doanh cho xí nghiệo con (chuyển giao máy móc, quy
trình quản lý, đào tạo nhân công tại địa phương). Đối với nước tiếp nhận FDI,
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
9
để tăng hiệu quả tiếp nhận tốt nhất là không ngừng cải thiện, tăng cường cung
cấp ra thị trường các nguồn lực cần thiết.
- Chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp bản
xứ hoạt động cùng ngành: Người quản lý bản xứ làm việc trong doanh nghiệp
FDI sau khi học hỏi được nhiều kinh nghiệm có thể mở doanh nghiệp riêng
cạnh tranh lại với công ty FDI. Đối với doanh nghiệp FDI thì đây là một sự
tổn thất nhưng đối với nước nhận FDI thì đây là một hiện tượng tốt vì công
nghệ được lan truyền sang toàn bộ xã hội góp phần tăng cường nội lực.
- Chuyển giao hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp
FDI chuyển giao công nghệ và năng lực sản xuất kinh doanh sang các doanh
nghiệp bản xứ sản xuất sản phẩm trung gian (sản xuất phụ tùng linh kiện)
cung cấp cho doanh nghiệp FDI. Hoặc trong trường hợp các doanh nghiệp
bản xứ dùng sản phẩm của các doanh nghiệp FDI để sản xuất ra thành phẩm
cuối cùng nhằm cung cấp ra thị trường. Trong cả hai trường hợp trên, công
nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp sang doanh
nghiệp bảnxứ và đâylà hiệu quả lan toả lớn nhất, quan trọng nhất nên các nước
phát triển đặc biệt quan tâm và đưa ra các chính sách làm tăng hiệu quả này.
- Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Theo mô hình Harrod- Domar:
g= s/k.
g: tỷ lệ tăng trưởng GDP, s : tỷ lệ tiết kiệm trong GDP, k: hệ số ICOR.
Hệ số này cho biết vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của sự
tăng trưởng. Mô hình cho thấy để có tăng trưởng kinh tế cao, thì hoặc là phải
tăng tỷ lệ tích luỹ hoặc là phải duy trì ICOR thấp, hoặc kết hợp cả hai. Với
các nước đang phát triển thì tỷ lệ tích luỹ từ bên trong rất hạn chế, trong lúc
nhu cầu về vốn để phát triển cao bên cạnh đó là hiệu quả đầu tư thấp, cho nên
bắt buộc phải dựa vào từ tích luỹ từ bên ngoài.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
10
Ở các nước nghèo (đang phát triển), tính trạng thiếu vốn đầu tư là tình
trạng diễn ra phổ biến. Đây là nguyên nhân chính, làm cho các nước nghèo
không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.
Nguồn: P.A.Samuelson&W.D.Nordhaus: Kinh tế học- NXB CTQG 1997(tập 2 trang 655)
Hình 1.2. Cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển
Nguyên nhân cơ bản của sự trì trệ là thiếu vốn. Vì vậy giải pháp cho vấn
đề này là mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
có ý nghĩa sống còn đối với các nước đang phát triển.
Ngày nay các nhà kinh tế đưa ra mô hình nói lên mối quan hệ giữa đầu
tư và tăng trưởng kinh tế như sau:
Tiết kiệm thấp
Đầu tư thấp
Năng suất lao động thấpThu nhập thấp
Tốc độ tích lũy vốn thấp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
11
Hình 1.3. Quan hệ biện chứng giữa đầu tư và tăng trưởng Kinh tế
Nguồn: P.A.Samuelson&W.D.Nordhaus: Kinh tế học- NXB CTQG 1997(tập
2 trang 655)
Rõ ràng là để tăng trưởng kinh tế, trong khi tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế
còn thấp, các nước đang phát triển phải thu hút được FDI. Khai thác và sử
dụng có hiệu quả vốn FDI là điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế nhanh
và bền vững.
FDI góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và đưa nền kinh tế tham gia vào phân công lao động quốc tế một cách
mạnh mẽ. Mặc dù tỷ trọng vốn FDI trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội
không lớn nhưng lượng vốn FDI thường tập trung vào một số lĩnh vực trọng
điểm có tỷ suất lợi nhuận cao. Ở những nền kinh tế bắt đầu công nghiệp hoá,
vốn FDI thường tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Sự hoạt động của
khu vực FDI cho phép cung cấp các sản phẩm dịch vụ có tiêu chuẩn quốc tế,
đưa nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chính sách thu
hút FDI vào các lĩnh vực ngành nghề hợp lý sẽ góp phần tích cực trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Ở Thái Lan 90% lượng vốn FDI được tập trung vào công nghiệp nên
đã thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước phát triển một cách nhanh chóng.
Đầu tư tăng
Sản lượng đầu ra tăng
Tăng trưởng kinh tế
Tích lũy tăng
Thu nhập tăng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
12
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
FDI góp phần giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp thông qua sự
thu hút lao động vào các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động trong
các doanh nghiệp FDI là đội ngũ có trình độ cao trong quản lý và chuyên
môn. Động thái này có tác động tích cực đến trình độ chung của lao động
trong nước.
- Tăng xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu nhờ có FDI cũng ngày càng được mở rộng, những mặt
hàng có hàm lượng chất xám cao, sử dụng công nghệ hiện đại như: dầu khí,
điện tử, ôtô, xe máy... Xuất khẩu nhờ đó tăng cả về lượng và chất.
- Thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế
Đây là một chỉ tiêu không thể lượng hoá được. Mở cửa tiếp nhận FDI là
nước tiếp nhận quyết định tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế, thương mại
quốc tế, tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế. Các
quốc gia tiếp nhận FDI phải chấp nhận và sẵn sàng tận dụng những cơ hội
cũng như thử thách khi tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh nội bộ ngành kinh tế và năng lực
cạnh tranh quốc gia
Khi các doanh nghiệp FDI có mặt, các khu vực kinh tế khác phải tự hoàn
thiện mình để có thể tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp FDI với những
thế mạnh về vốn và công nghệ, kinh nghiệm thương mại quốc tế là những đối
thủ rất mạnh trong nền kinh tế, các thành phần kinh tế khác phải nhanh chóng
hoàn thiện mình để có thể tồn tại và đứng vững trên mảnh đất của chính mình.
Hàng hoá được sản xuất ra từ khu vực FDI là những hàng hoá thường đã
đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy đó là cơ hội tốt để hàng hoá trong
nước đi ra thị trường quốc tế.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
13
Với những ưu điểm và thế mạnh của FDI, mọi quốc gia đều tranh thủ
nguồn vốn này cho công cuộc phát triển kinh tế của mình.
Những hạn chế trong FDI
Bên cạnh những tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế, các
nước tiếp nhận có thể phải chịu những tác động xấu do những mặt trái của
FDI đem lại.
- Chi phí của việc thu hút FDI:
Để có thể thu hút được đầu tư các nước nước tiếp nhận thường phải áp
dụng những ưu đãi cho các nhà đầu tư: giảm thuế, miễn thuế, bảo hộ thuế
quan (trong một số lĩnh vực). Vì vậy, lợi ích nhà đầu tư vượt lợi ích nước chủ
nhà nhận được.
Mặc dù FDI bổ sung vốn đầu tư cho các nước nhận đầu tư, song về lâu
dài lại giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa. Bởi vì các chủ đầu tư nước ngoài
thường có thế mạnh về lợi thế công nghệ vì vậy họ thường tăng tỷ lệ đầu tư
vào các ngành có tính cạnh tranh cao và dẫn tới vị trí độc quyền. Điều này có
thể dẫn đến phá sản hàng loạt doanh nghiệp trong nước.
- Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế:
Hoạt động đầu tư nước ngoài có thể làm thâm hụt cán cân thanh toán của
nước tiếp nhận đầu tư vì lượng ngoại tệ chuyển về nước dưới dạng lợi nhuận,
lãi suất, công nghệ nhập khẩu, chi phí quản lý lớn hơn số tiền mà họ chuyển
vào trong thời gian đầu dưới hình thức vốn đầu tư.
Mặc dù các nước đang phát triển khuyến khích các công ty nước ngoài
đầu tư đê xuất khẩu nhưng thực tế các chủ đầu tư nước ngoài lại tìm mọi cách
để tiêu thụ ở thị trường trong nước. Thêm vào đó, nhiều quốc gia đã cho phép
cổ phần hoá các doanh nghiệp FDI, vì vậy trong nhiều trường hợp vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài lại nhỏ hơn số lượng vốn họ huy động từ nội địa. Mặt
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
14
khác lượng ngoại tệ cho nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu và giấy phép sử
dụng công nghệ lại rất lớn do các nước đang phát triển thiếu các yếu tố này.
- Công nghệ không phù hợp với các nước đang phát triển:
Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ lạc hậu
vào các nước tiếp nhận đầu tư. Hầu hết công nghệ chuyển giao vào các nước
đang phát triển là công nghệ từ các nước phương Tây. Đặc điểm của những
công nghệ này là sử dụng nhiều vốn, ít lao động, ít sử dụng nguyên liệu địa
phương và gây ô nhiễm môi trường...
- Các nhà đầu tư thường định giá cao hơn mặt bằng chung cho các nhân
tố đầu vào:
Các chủ đầu tư thường tính giá cao cho các nguyên liệu, máy móc đầu
mà họ nhập để thực hiện đầu tư. Điều này gây ra chi phí sản xuất cao tại các
nước chủ nhà. Điều này còn giúp các chủ đầu tư trốn thuế, che giấu lợi nhuận.
Việc tính giá cao xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình độ kiểm soát,
quản lý, chuyên môn yếu hoặc chính sách của nhà nước còn nhiều khe hở...
1.2. CƠ CẤU KINH TẾ, PHÂN LOẠI CƠ CẤU KINH TẾ & CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ
1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Khái niệm cơ cấu được sử dụng biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối
quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện
như những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ
thống nhất định.
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của
nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, những tương tác
qua lại cả về mặt số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều
kiện cụ thể, chúng vận động và hướng vào mục tiêu nhất định.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
15
Để có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu kinh tế ta phải xuất phát ở nhiều cách
tiếp cận và bản chất chủ yếu của cơ cấu kinh tế.
+ Tổngthểcác nhómngành, các yếutố cấuthànhhệ thống kinh tế quốc gia.
+ Số lượng và tỷ trọng các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thống
kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.
+ Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu
tố… hướng vào các mục tiêu xác định.
1.2.2. Phân loại cơ cấu kinh tế
1.2.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành lên nền kinh
tế và các mối quan hệ tác động giữa chúng.
Chỉ tiêu đánh giá: Tỷ trọng của từng ngành so với tổng thể các ngành
của nền kinh tế.
Cơ cấu phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của
nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tại các nước đang
phát triển, cơ cấu ngành thay đổi mạnh mẽ để đưa nền sản xuất phù hợp với
tình hình thế giới và khu vực. Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia
người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành:
+ Nhóm ngành Nông nghiệp: Bao gồm các ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp.
+ Nhóm ngành Công nghiệp: Bao gồm các ngành Công nghiệp & Xây dựng.
+ Nhóm ngành Dịch vụ: Bao gồm các ngành thương mại, tài chính ngân
hàng, y tế, bưu điện.
1.2.2.2. Cơ cấu lãnh thổ
Nếu cơ cấu kinh tế hình thành từ sự phân công lao động xã hội và
chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu lãnh thổ được hình thành từ việc bố trí
theo không gian địa lý. Từng vùng trong mỗi quốc gia lại có những đặc điểm
về vị trí địa lý, thời tiết khác nhau nên cần phải bố trí sản xuất khác nhau. Xu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
16
hướng phát triển kinh tế lãnh thổ là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên
với một vài ngành và gắn liền với sự hình thành phân bố dân cư phù hợp với
điều kiện của từng vùng, lãnh thổ. Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ phải
đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế, các
thành phần kinh tế theo lãnh thổ và trên phạm vi cả nước, phù hợp với đặc
điểm tự nhiên ngành kinh tế xã hội phong tục tập quán của mỗi vùng, nhằm
khai thác triệt để thế mạnh của vùng đó.
1.2.2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế
Chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Một quốc
gia càng có nhiều hình thức sở hữu kinh tế thì càng có nhiều thành phần kinh
tế. Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với
chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất…Cơ
cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế
và cơ cấu lãnh thổ.
Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế: là cơ cấu ngành kinh tế, cơ
cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong
đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất.
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.3.1. Khái niệm
Sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác để phù
hợp hơn với môi trường phát triển được coi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu đưa tính khách quan thông qua những nhận thức chủ
quan của con người. Trong quá trình chuyển dịch đã hình thành các khái niệm:
- Điều chỉnh cơ cấu: Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay
đổi một số mặt, một số yếu tố cơ cấu, làm cho nó thích ứng với điều kiện
khách quan từng thời kỳ không tạo ra sự thay đổi đột biến.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
17
- Cải tổ cơ cấu: đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay đổi
một số mặt bản chất so với thực trạng cơ cấu ban đầu, nhanh chóng tạo ra sự
đột biến.
1.2.3.2. Xu hướng vận động
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội
Với mục tiêu độc lập, tự chủ trong quá trình quản lý phát triển kinh tế,
bảo đảm và duy trì nền sản xuất trong nước, nhiều nước trên thế giới đã thực
hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng nội.
Mô hình chuyển dịch cơ cấu hướng nội là chính sách có tính chất đóng
cửa nhiều hơn. Nó khuyến khích theo hướng sản xuất cho thị trường trong
nước, nhấn mạnh việc thay thế nhập khẩu, tự túc về luơng thực, hàng hoá.
Chiến lược chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng nội là chiến lược
phù hợp trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định. Chính sách
này thúc đẩy phát huy nội lực của quốc gia. Cùng với chính sách này, Chính
phủ còn áp dụng các biểu thuế nhập khẩu, quota, biều thuế xuất khẩu nhằm
tạo nguồn thu và lam giảm sức hút xuất khẩu của nền kinh tế.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội sẽ đem
lại một nền công nghiệp vơi sự mở rộng về chiều rộng nhằm đáp ứng tất cả
các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng cho nền kinh tế.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội là thực
hiện công nghiệp thay thế xuất khẩu hay tạo ra hàng rào bảo hộ mậu dịch. Vì
vậy, ít tạo sức ép về cạnh tranh hơn, làm cho cơ cấu mang tính chủ quan, ít
nhạy bén, đông cứng.
- Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng ngoại:
Mô hình hướng ngoại là mô hình với chính sách chuyển dịch cơ cấu đưa
nền kinh tế mở cửa nhiều hơn, tham gia vào phân công lao động quốc tế.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
18
Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng ngoại có ý nghĩa quan trọng đối
với thuế quan và các hình thức bảo hộ mậu dịch, chính sách tỷ giá hối đoái và
quản lý vĩ mô trong nước. Vấn đề mở cửa có liên quan đến nhập khẩu, xuất
khẩu hoặc tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán. Việc quyết định hướng
ngoại ở mức độ nào thì cũng có những tác động quan trọng đến đời sống kinh
tế xã hội.
Ưu điểm của sự mở cửa là nó thúc đẩy quá trình đổi mới và tăng năng
suất lao động nhanh, tạo ra khả năng thích nghi của nền kinh tế, tác động tốt
đến quá trinh phát triển dài hạn, có tác dụng tốt đối với GDP.
Nhược điểm: chiến lược kinh tế mở cửa sẽ đem lại cho Chính phủ nước
đó ít khả năng hành động theo ý mình hơn, có tác dụng xấu với Công nghiệp
trong nước.
- Chuyển dịch cơ cấu hỗn hợp
Mô hình này được xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình hướng nội với
các yếu tố của mô hình hướng ngoại. Lấy hai yếu tố là thị trường trong nước
và ngoài nước là những trọng tâm để phát triển.
Thực tế cho thấy, Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đã rất thành công
cho đến những thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Với hàng rào bảo hộ cao bằng thuế
nhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan, các nước có thể bán sản phẩm trên
thị trường nội địa và không bị áp lực cạnh tranh từ phía hàng hoá nhập khẩu.
Với thời gian, các doanh nghiệp có thể cải tiến công nghệ sản xuất, hoàn thiện
quá trình quản lý, tích tụ tư bản,v..v… Từ đó, nâng cao chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm, tạo lập vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Định hướng
phát triển này luôn gắn với việc tạo ra một thị trường cạnh tranh nội bộ thông
quan việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Khi thế giới bước sang thời kỳ quốc tế hoá nền sản xuất, tiến trình
chuyển dịch cơ cấu giữa các quốc gia diễn ra với nhịp độ ngày càng cao, đi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
19
đôi với các cam kết mở cửa thị trường thị định hướng CNH thay thế nhập
khẩu không còn phát huy tác dụng nữa. Và vì vậy, các nước đều chuyển sang
thực thi chính sách CNH chủ yếu hướng xuất khẩu.
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.3.1. Tác động đến cơ cấu ngành, khu vực thông qua cơ cấu đầu tư
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là tổng thể những mối quan hệ giữa các
yếu tố cấu thành nền kinh tế. Ba yếu tố cơ bản cấu thành cơ cấu kinh tế là cơ
cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Ba yếu
tố này liên kết chặt chẽ với nhau trong đó cơ cấu ngành quyết định vì nó phát
triển theo quan hệ cung cầu của thị trường.
Cơ cấu đầu tư của luồng vốn FDI thể hiện quan điểm của các nhà đầu tư
nước ngoài về các lĩnh vực trong nền kinh tế và từ đó tác động vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quốc gia tiếp nhận đầu tư. Một cơ cấu
FDI phù hợp sẽ có tác động đến cơ cấu kinh tế phù hợp và qua đó góp phần
tạo nên sự phát triển. Đối với một nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu
của Công nghiệp hoá thì luồng vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào ngành Công
nghiệp vì ngành này sẽ có lợi nhuận cao hơn các ngành khác, mặt khác khi
đầu tư vào Công nghiệp, các doanh nghiệp nước ngoài cũng được hưởng
những ưu đãi về thuế quan, đất đai, thu nhập…
1.3.2.Tác động đến cơ cấu công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ
Đối với một đất nước đang phát triển, hoạt động chuyển giao công nghệ
thông qua các dự án FDI góp phần nâng cao một cách rõ rệt trình độ công
nghệ sản xuất so với thời kỳ trước. Các ngành thường tiếp thu được công
nghệ mới, hiện đại trên thế giới như: Bưu chính Viễn thông, điện tử, lắp ráp,
sản xuất xe hơi, thăm dò khai thác dầu khí… Hầu hết các trang thiết bị được
đưa vào các xí nghiệp FDI tương đối đồng bộ, hiện đại hơn công nghệ trong
nước. Hoạt động chuyển giao công nghệ trong đầu tư nước ngoài đã tạo ra
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
20
nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, hình thức, mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đồng thời
cũng hạn chế nhập khẩu các loại hàng hoá trước đây không sản xuất được.
Bên cạnh đó, tác động của việc các doanh nghiệp FDI đầu tư công nghệ
mới hiện đại hơn công nghệ trong nước đã tạo động lực cho các doanh nghiệp
trong nước thay đổi công nghệ phù hợp hơn. Tạo điều kiện cho trình độ công
nghệ trong nước phát triển thêm một bước.
1.3.3.Tác động đến cơ cấu lao động
Hoạt động đầu tư đã tạo ra một số lượng lớn việc làm trực tiếp và gián
tiếp có thu nhập cao, đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việc
nâng cao năng lực cho lao động.
Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI thường làm việc với
cường độ cao, kỷ luật làm việc nghiêm khắc…đúng với yêu cầu lao động
trong nền sản xuất hiện đại. Trong một số lĩnh vực còn đòi hỏi lao động có
trình độ cao về tay nghề, học vấn và ngoại ngữ. Các nhân viên trong doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tiếp thu được công nghệ quản lý hiện đại,
nâng cao trình độ chuyên môn, có điều kiện cập nhật kiến thức, phương tiện,
công cụ mới trong quản lý kinh tế, có điều kiện làm quen và tự rèn luyện tác
phong công nghiệp, sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị công nghiệp
hiện đại.
Sự hấp dẫn về thu nhập, cùng với những đòi hỏi cao về trình độ là những
yếu tố tạo nên cơ chế buộc người lao động có ý thức tu dưỡng, rèn luyện,
nâng cao trình độ tay nghề để được tuyển chọn vào làm việc tại các doanh
nghiệp này.
Sự phản ứng dây chuyền, sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI và doanh
nghiệp trong nước trên thị trường lao động là nhân tố thúc đẩy lực lượng lao
động phát triển và chuyển dịch theo hướng: tập trung nhiều hơn lao động vào
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
21
sản xuất Công nghiệp & Dịch vụ, giảm bớt số lượng và tỷ trọng trong lao
động nông nghiệp.
1.3.4.Tác động đến cơ cấu xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu là tổng hợp các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một
quốc gia.
Trước khi có FDI, các nước thường xuất khẩu các sản phẩm truyền
thống, dựa vào lợi thế so sánh. Các sản phẩm xuất khẩu này thường ở dạng
thô, sơ chế và không có hàm lượng kỹ thuật cao trong đó, vì vậy giá trị xuất
khẩu thường thấp.
Việc mở cửa thu hút FDI đã mở ra một cánh cửa mới cho thị trường
trong nước. Ngoài việc, giá trị các mặt hàng xuất khẩu truyền thống được
nâng lên do áp dụng công nghệ mới trong quá trình sản xuất thì việc mở rộng
các mặt hàng xuất khẩu mới sẽ đem lại một lượng ngoại tệ lớn cho quốc gia.
Cơ cấu xuất khẩu được mở rộng dựa trên việc khai thác những tiềm năng
mới của quốc gia mà trước đây chưa phát hiện ra hoặc có thể là chưa đủ điều
kiện để làm.
1.3.5. Tác động đến cơ sở hạ tầng
Quá trình tiếp nhận FDI đã tạo cơ hội để nhiều nước đang phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện về
nước…ở các nước này, mức thu nhập tính theo bình quân đầu người rất thấp,
do đó tích luỹ cũng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt. Trong khi
đó các nước này lại cần một lượng vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết
yếu nhằm phát triển kinh tế. Bởi vậy sẽ xuất hiện khoảng cách lớn giữa nhu
cầu đầu tư và tích luỹ vốn. Cho nên các nước đang phát triển muốn tăng
cường xây dựng cơ sở hạ tầng thì phải biết tạo môi trường thuận lợi thu hút
vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có thông qua các quan hệ kinh tế đối ngoại mới có
thể cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
22
hiện có, hiện đại hoá công nghệ truyền thống. Nhờ đó mà xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho nền kinh.
1.3.6. Tác động đến cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế là tỷ trọng đóng góp của các ngành trong nền
kinh tế. Các thành phần kinh tế cùng với những thế mạnh của riêng mình
ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của mình thông qua sự đóng góp giá trị
sản xuất của mình trong nền kinh tế bằng cả con số tương đối và tuyệt đối.
Thành phần FDI tham gia nền kinh tế và cũng càng ngày càng nâng cao
tỷ lệ đóng góp của mình trong giá trị sản xuất toàn xã hội. Chính sự tham gia
này đã tạo ra một đối trọng mới trong cơ cấu thành phần kinh tế.
Thành phần FDI cùng với những yếu tố về công nghệ , vốn đã tạo ra một
năng suất mới cao hơn nhiều so với năng suất cũ của các thành phần kinh tế.
Chính yếu tố này đã tạo ra một sự chuyển biến lớn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của toàn xã hội.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong điều kiện ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế - xã
hội đang diễn ra ngày càng sôi động. Nền kinh tế quốc gia là một bộ phận nền
kinh tế khu vực và thế giới. Các nền kinh tế đều mở cửa ra bên ngoài, đẩy
mạnh các quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập với quốc tế và khu vực là tất
yếu và bắt buộc. Đối với các nước nghèo (đang phát triển) thì phải đầu tư để
tạo ra một cú “huých” đối với nền kinh tế nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi cái
vòng “luẩn quẩn” của sự nghèo đói. Vì vậy, FDI có vai trò quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, nơi mà nhu
cầu về vốn lớn hơn rất nhiều so với khả năng huy động vốn. Với tư cách là
một bộ phận của vốn đầu tư phát triển, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế thông qua cơ cấu đầu tư. FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển, chuyển
giao công nghệ, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
FDI cũng góp phần nâng khả năng cạnh tranh trong nội bộ nền kinh tế cũng
như khả năng canh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế. FDI lại không trở thành gánh nặng về nợ trong tương lai. Với vị trí và vai
trò quan trọng như vây, FDI hầu hết được các nước đang phát triển thu hút và
sử dụng một cách có định hướng phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát
triển của mình.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
24
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM.
2.1.1. Tổng quan về dòng vốn FDI tại Việt Nam
Trong gần 30 năm đổi mới, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đóng
góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Đây được
coi là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư xã hội, có tác động
lan tỏa tới nhiều khu vực của nền kinh tế. Tính từ năm 1988 đến ngày 31-12-
2014, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký ở Việt Nam đạt 230
tỷ USD, vốn thực hiện đạt 130 tỷ USD, chiếm 56,5% vốn đăng ký. Kể từ năm
1991 - khi làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam đến
nay – nguồn vốn FDI có nhiều biến động theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn
1988-1997, tốc độ thu hút vốn FDI tăng khá nhanh, bình quân hàng năm vốn
đăng ký tăng 50%, vốn thực hiện tăng 45%. Kết quả là, tổng vốn đăng ký đạt
35,6 tỷ USD, vốn thực hiện là 13,37 tỷ USD (chiếm 37,5% vốn đăng ký). Sau
đó FDI giảm dần trong giai đoạn 1998-2004, với tổng vốn đăng ký đạt 23,88
tỷ USD, vốn thực hiện là 17,84 tỷ USD, chiếm 75% vốn đăng ký. Từ năm
2005-2008, hoạt động FDI tăng trở lại. Vốn đăng ký trong năm 2005 là 6,839
tỷ USD, năm 2006 là 12 tỷ USD, năm 2007 là 21,347 tỷ USD và 68 tỷ USD
năm 2008. Tổng vốn đăng ký đạt 111,918 tỷ USD, vốn thực hiện là 26,934 tỷ
USD chiếm 24% vốn đăng ký, gấp 4,68 vốn đăng ký và 1,5 lần vốn thực hiện
so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến hết tháng 10 năm
2014, vốn FDI sau khi đạt đỉnh điểm năm 2008 đã giảm trong những năm gần
đây, tuy nhiên vốn thực hiện bình quân hàng năm vẫn ổn định ở mức 10 – 11
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
25
tỷ USD. Năm 2014 ước đạt khoảng 12,5 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2013.
Tổng vốn đăng ký đạt 97 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 52,2 tỷ USD chiếm
53,8% vốn đăng ký. Nguồn FDI vào Việt Nam từ các nước và vùng lãnh thổ
châu Á như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông, Đức,
Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Canada, Ô-xtrây-li-a. Cho đến nay, FDI trải rộng khắp cả
nước, không còn địa phương “trắng” FDI.
Bảng 2.1. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đăng ký 2000 –
2014 (triệu USD)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
FDI 2.012 2.503 1.621 1.950 2.222 6.839 12.000 21.347
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
FDI 68.000 21.480 18.595 14.696 13.013 14.272 20.230
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
2.1.2. Các đặc điểm chủ yếu của FDI hiện nay tại Việt Nam
- Lượng vốn FDI không ổn định: có thể khái quát dòng vốn FDI vào
Việt Nam qua 3 giai đoạn. Từ 2000-2004 vốn FDI tăng giảm không ổn định,
giai đoạn 2005-2008 lượng vốn tăng dần và đạt tới đỉnh điểm năm 2008 sau
đó giảm dần từ năm 2009 -2013 và đang có dấu hiệu phục hồi ở năm 2014.
- Các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp,
dịch vụ mà ít quan tâm tới lĩnh vực nông nghiệp
Đến nay cả nước có khoảng 17.768 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số
vốn đăng ký trên 252.715,96 triệu USD. Trong đó lĩnh vực Công nghiệp -
Xây dựng chiếm khoảng 61,6% số dự án và khoảng 65,7% số vốn đăng ký,
lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ tương ứng là: 35,4% và 32,8%, còn lại là lĩnh
vực nông lâm ngư nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
26
Bảng 2.2. FDI vào Việt Nam theo ngành lĩnh vực
(tính tới ngày 20/11/2014 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Chuyên ngành Số dự án TVĐT
Nông, lâm nghiệp 528 3.721,75
Công nghiệp và xây
dựng
10.951 165.957,26
Dịch vụ 6.289 83.036,95
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Việt Nam là một đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Lĩnh vực công nghiệp là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu
nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực đối với nền sản xuất lạc hậu.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến giảm tỷ trọng sản xuất
nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Nhưng để có thể phát triển
bền vững trong hiện tại và tương lai thì chúng ta cần phải có một nền Nông
nghiệp hiện đại, áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật. Muốn được như vậy
thì cần phải tập trung đầu tư một cách có chọn lọc vào lĩnh vực Nông nghiệp.
- Công nghệ thường lạc hậu hơn công nghệ của các nước chuyển
giao, điều này sẽ đẩy các nước tiếp nhận chuyển giao trở thành bãi rác
công nghệ
Các nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng đặt lợi nhuận và thời gian thu
hồi vốn làm mục tiêu hàng đầu . Nhũng thiết bị công nghệ mà họ đưa vào sử
dụng tại các dự án có thể đã đến lúc cần thay thế tại nước họ, nhưng vì đi
cùng với những thiết bị, công nghệ này thường là một lượng vốn nhất định
nên các nhà đầu tư nước ngoài thường vẫn chuyển giao những công nghệ này.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
27
Chuyển giao công nghệ là hình thức thuận lợi để các nhà đầu tư có thể
bán những công nghệ đã lạc hậu nếu như nước tiếp nhận công nghệ không
thẩm định kỹ công nghệ nhập.
Bên cạnh đó ngoài tính chất hiện đại chung của công nghệ thì tại mỗi
nước lại có những điều kiện sản xuất khác nhau (Ví dụ tại các nước nhiệt đới,
độ ẩm trong không khí rất cao, ảnh hưởng không tốt đến máy móc). Vì vậy,
cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng để có
thể đưa thêm các tính năng phù hợp với điều kiện môi trường hơn.
Thực tế, những thiết bị, công nghệ của nước ngoài chuyển vào thực hiện
dự án đầu tư tại Việt Nam lâu nay chưa phải là những loại thuộc thế hệ hiện
đại nhất. Vì vậy, việc chuyển giao công nghệ sẽ có thể đẩy các nước nhận
chuyển giao công nghệ trở thành bãi rác công nghệ.
- FDI tập trung tại các vùng có cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn
Hiện nay FDI có mặt trên 64 tỉnh/thành trên cả nước. Tuy nhiên lại có sự
phân bố khác nhau giữa các vùng. Miền Nam luôn thu hút được sự quan tâm
của các nhà đầu tư do điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt, môi trường kinh
doanh thuận lợi.Miền Bắc tuy đã có những nỗ lực nhằm thu hút FDI nhưng
chỉ tăng về quy mô còn tỷ trọng thì vẫn thấp hơn Miền Nam.
Quan sát 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
28
Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2013
(tính tới ngày 20/11/2013 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
TT Địa phương
Số dự
án
Tổng vốn đầu tư
đăng ký
(Triệu USD)
Vốn điều lệ
(Triệu USD)
1 TP Hồ Chí Minh 5,191
37,982.45
13,635.33
2
Bà Rịa-Vũng
Tàu
303
26,721.24
7,541.77
3 Hà Nội 3,013
23,465.19
8,140.56
4 Đồng Nai 1,241
21,597.23
8,230.84
5 Bình Dương 2,508
19,961.01
7,114.53
6 Hải Phòng 441
10,966.97
3,385.67
7 Hà Tĩnh 59
10,653.86
3,686.91
8 Thanh Hóa 55
10,275.09
2,937.16
9 Bắc Ninh 548
7,462.65 1,309.62
10 Thái Nguyên 75
6,909.28
368.37
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Mối tương quan trong khu vực:
Ổn định chính trị, xã hội và viễn cảnh hội nhập kinh tế khu vực là động
cơ đưa dòng chảy tư bản của thế giới về châu Á. Gần 30% vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đổ về châu Á trong năm 2013.
Trong lúc châu Âu đang mất khả năng cạnh tranh, Trung Quốc, Hàn
Quốc và nhất là Đông Nam Á, trở thành những địa bàn hoạt động lý tưởng.
Trên đây là nhận định của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát
triển (UNCTAD).
Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới trong năm qua đã tăng
thêm 9% so với tài khóa 2012, đạt 1.450 tỉ USD. Vào lúc mà cả Liên hiệp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
29
châu Âu lẫn Bắc Mỹ chỉ giành được 250 tỉ USD của số vốn đầu tư nói trên,
thì phần đổ vào châu Á là 426 tỉ USD. Châu lục này chiếm đến gần 30% tổng
số FDI của toàn cầu.
Đầu tư vào Việt Nam đang có xu hướng phục hồi trở lại do những tác
động tích cực của các chính sách mà Chính phủ đã đưa ra nhằm thu hút đầu
tư quay trở lại Việt Nam. Việt Nam đang khu vực kinh tế đang có những
chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng trở nên năng động hơn. Tích cực thu hút
và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ĐTTT nước ngoài là điều kiện để Việt
Nam tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
tham gia vào phân công lao động quốc tế.
2.1.3. Đóng góp của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan
trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện khai thác các lợi
thế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản
lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc
làm và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng trưởng kinh tế:
FDI đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với lượng vốn
thực hiện trên 2 tỷ mỗi năm. FDI đã tích cực tạo nguồn vốn cho phát triển. Để
có thể thấy được mối tương quan giữa vốn FDI, vốn khu vực nhà nước và vốn
khu vực ngoài quốc doanh. Ta có:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
30
Bảng 2.4. Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị %)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Sơ bộ
2013
Kinh tế Nhà nước 47,1 45,7 37,2 33,9 40,5 38,1 37,0 40,3 40,4
Kinh tế ngoài nhà
nước
38,0 38,1 38,5 35,2 33,9 36,1 38,5 38,1 37,6
Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài
14,9 16,2 24,3 30,9 25,6 25,8 24,5 21,6 22,0
Nguồn: Tổng cục thống kê
Khu vực FDI có tỷ lệ đóng góp trong GDP tăng dần . Năm 1992 đóng
góp của khu vực FDI vào GDP là 2% thì năm 1996 đã tăng 7,4%, năm 2000
là 12,7% và năm 2001 là 13,1% năm 2002 là 13,9%, năm 2005 là 14,9%, năm
2006 là 16,2%, năm 2007 là 24,3%, đỉnh điểm năm 2008 là 30,9%.
Từ năm 2005 đến năm 2014, hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài trải
qua 3 trạng thái khác nhau:
1) Từ năm 2005 đến năm 2008 là giai đoạn tăng trưởng nhanh
Năm 2005 vốn FDI chiếm 14,9% sang đến năm 2008 thì vốn FDI vươn
lên đến 30,9 %, tăng gấp 2 lần trong 4 năm. Đây được coi là bước ngoặt trong
làn sóng FDI.
2) Từ năm 2009 – 2012 là giai đoạn suy thoái. Tỷ trọng vốn FDI giảm
dần còn 25,6% năm 2009 và tiếp tục giảm còn 21,6%.
3) Năm 2013: tỷ trọng vốn FDI chiếm 22%, tăng 0,4 % so với năm 2012.
Tác động của FDI là góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội của
nước ta, như tăng năng suất lao động xã hội, cân bằng cán cân thanh toán
quốc tế, hình thành các định chế tiền tệ, tín dụng dần đáp ứng các chuẩn mực
quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều vào thu ngân sách và cải thiện môi trường
sống của xã hội.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
31
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong một nền kinh tế, tác động của cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế.
Trong thời gian qua tại Việt Nam, Cơ cấu FDI đã thay đổi theo hướng
tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và đã đóng góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệo và dịch vụ trong
nền kinh tế , chuyển dịch cơ cấu theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bảng 2.5. FDI vào Việt Nam theo ngành lĩnh vực (tính tới ngày 20/11/2003 -
chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản
Công nghiệp và xây
dựng
Dịch vụ
2005 19,30 38,13 42,57
2006 18,73 38,58 42,69
2007 18,66 38,51 42,83
2008 20,41 37,08 42,51
2009 19,17 37,39 43,44
2010 18,89 38,23 42,88
2011 20,08 37,90 42,02
2012 19,67 38,63 41,70
Sơ bộ 2013 18,38 38,31 43,31
Nguồn: Tổng cục thống kê
- Việc làm:
Tạo việc làm cũng là đóng góp quan trọng của khu vực FDI. Lao động
làm việc trong các DN FDI tại thời điểm 31-12-2013 là trên 3,2 triệu người,
gấp gần 8 lần năm 2000. Đó là con số có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh mỗi
năm nước ta tới hơn 1 triệu lao động được bổ sung. Trong điều kiện dư thừa
lao động ở nước ta, việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đang
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
32
là một trách nhiệm nặng nề và là sức ép đối với toàn xã hội, thì đây thực sự là
một kết quả nổi bật trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bảng 2.6. Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI(1.000 người
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Sơ bộ
2013
Tổng số
(Nghìn
người) 1.112,8 1.322,0 1.562,2 1.694,4 1.524,6 1.726,5 1.700,1 1.703,3 1.785,7
Nguồn: Tổng cục thống kê
Khi bước vào nền kinh tế thị trường, chúng ta chưa có nhiều nhà doanh
nghiệp giỏi, nhiều thợ kỹ thuật cao đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn
quốc tế. Từ khi các dự án đầu tư nước ngoài bắt đầu hoạt động, các nhà đầu tư
nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi, đồng thời áp dụng
phương thức quản lý tiên tiến. Đây chính là điều kiện tốt để các doanh nghiệp
Việt Nam tiếp cận học hỏi và nâng cao trình độ. Mặt khác, để liên doanh có
thể hoạt động tốt, nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản
lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án.
Như vậy, thông qua việc thu hút và tạo ra thu nhập ổn định cho một
lượng lớn lao động trong xã hội, ĐTTTNN đã góp phần đào tạo và nâng cao
tay nghề cho người lao động Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội
theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ
về cả số lượng, tỷ trong, chất lượng, góp phần giảm các tệ nạn xã hội, tăng sự
ổn định chính trị- xã hội của cả nước cũng như từng địa phương.
- Xuất khẩu
Thông quan FDI, tình hình xuất khẩu được cải thiện rõ rệt. Tổng giá trị
xuất khẩu tăng lên, xuất hiện thêm mặt hàng xuất khẩu mới. Để có thể thấy rõ
hơn ta xét
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
33
Bảng 2.7. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Sơ bộ
2013
Dầu thô (Nghìn tấn) 17.967 16.442 15.062 13.752 13.373 8.072 8.240 9.251 8.405
Than đá (Nghìn tấn) 17.988 29.308 32.072 19.358 24.992 19.876 17.163 15.219 12.802
Hàng điện tử, máy
tính và linh kiện
(Triệu USD)
1.427 1.808 2.165 2.640 2.763 3.590 4.662 7.849 10.601
Giày, dép (Triệu
USD)
3.039 3.596 4.000 4.770 4.071 5.123 6.549 7.264 8.401
Hàng dệt, may (Triệu
USD)
4.772 5.855 7.732 9.121 9.066 11.210 13.212 14.416 17.933
Hàng sơn mài, mỹ
nghệ (Triệu USD)
90 120 218 386 1.296 14 .. .. ..
Hàng rau, hoa, quả
(Triệu USD)
2356 259 306 407 439 460 623 827 1.073
Hạt tiêu (Nghìn tấn) 110 115 83 90 134 117 124 117 133
Cà phê (Nghìn tấn) 913 981 1.232 1.061 1.183 1.218 1.260 1.736 1.300
Cao su (Nghìn tấn) 554 704 716 659 731 779 818 1.024 1.074
Gạo (Nghìn tấn) 5.255 4.642 4.580 4.745 5.969 6.893 7.116 8.017 6.587
Hạt điều nhân (Nghìn
tấn)
109 128 155 161 176 190 178 222 261
Lạc nhân (Nghìn tấn) 55 14 37 14 .. .. .. .. ..
Chè (Nghìn tấn) 92 105 116 105 135 137 135 147 141
Gỗ và sản phẩm gỗ
(Triệu USD)
1.561 1.943 2.385 2.767 2.989 3.445 3.961 4.666 5.591
Hàng thủy sản (Triệu
USD)
2.733 3.358 3.763 4.510 4.255 5.017 6.112 6.089 6.712
Nguồn: Tổng cục thống kê
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
34
Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng từ 27% năm 1995 lên 47%
năm 2000 và 57,2% năm 2005, sau đó giảm xuống còn 54,1% năm 2010,
chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu năm 2014. Đóng góp của khu vực FDI vào
xuất khẩu của Việt Nam diễn ra theo xu hướng ngược với thế giới. Tỷ trọng
khu vực FDI thế giới trong tổng xuất khẩu năm 2000 là 44,5% giảm xuống
còn 26,2% năm 2008, trong cùng thời kỳ tỷ trọng này của Việt Nam tăng từ
47% lên 56%.
Xét năm 2014, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô)
trong 12 tháng năm nay đạt 101,59 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm
2013 và chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong
12 tháng đạt 94,41 tỷ USD tăng 16,7% so với cùng kỳ 2013.
Việc xuất khẩu tăng cao của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã chứng
tỏ các doanh nghiệp của khu vực này, một mặt đã phát huy lợi thế về vốn, về
trình độ kỹ thuật - công nghệ, quản lý, tay nghề người lao động, quảng cáo
tiếp thị… mặt khác đã tận dụng được cơ hội tốt hơn để đẩy mạnh xuất khẩu
khi các nước thực hiện cam kết cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu, khi giá cả
thế giới tăng lên.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình mở cửa hội nhập của nền
kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, nó là một trong những phương thức
đưa hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách có
lợi nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua quá trình đầu tư đã trở thành
cầu nối giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới.
Hoạt động đầu tư nước ngoài giúp Việt Nam mở rộng thị trường hàng
hoá xuất khẩu. Đối với các hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp FDI, vô
hình chung các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam thành bạn hàng của Việt Nam. Sự ra đời và hoạt động của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã làm cho thị trường hàng hoá
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
35
của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Từ các thị trường truyền thống
Đông Âu, thị trường đựoc mở rộng sang Tây Âu, Bắc mỹ, các nước NICs.
Bảng 2.8: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam và của khu vực có FDI trong thời
gian qua.
Năm
Xuất khẩu
của Việt Nam
(triệu USD)
Tốc độ
tăng trưởng
(%)
Xuất khẩu khu
vực FDI (triệu
USD)
So với cả nước
(%)
2005 32.447 22,5 18.554 57,2
2006 39.826 22,7 23.061 57,9
2007 48.561 21,9 27.775 57,2
2008 62.685 29,1 34.523 55,1
2009 57.096 -8,9 30.372 53,2
2010 72.236 26,5 39.152 54,2
2011 96.906 34,2 55.124 56,9
2012 114.529 18,2 72.252 63,1
2013 132.032 15,1 88160 66,8
Nguồn:Cụcđầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy, các doanh nghiệp FDI đang đóng một vai trò quan trọng trong
sản xuất và xuất khẩu hàng hoá ở nước ta. Kết quả đáng khích lệ đó một phần
do nỗ lực của doanh nghiệp, một phần do chính sách của nhà nước ngày càng
thông thoáng khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất,
xuất khẩu. Tuy nhiên phải thấy rằng nếu không kể xuất khẩu dầu khí thì tỷ
trọng xuất khẩu qua các dự án FDI so với tổng kim ngạch còn khá bé, chứng
tỏ các nhà đầu tư vẫn tập trung vào sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
36
nhiều hơn là hướng ra xuất khẩu. Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế
chính sách khuyến khích đầu tư, chú trọng phát triển năng lực xuất khẩu của
nền kinh tế.
- Ngân sách
Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho Ngân sách Nhà nuớc
của các quốc gia. Các nguồn thu này từ các khoản như : cho thuê đất, mặt
nước, mặt biển hay từ các loại thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập
khẩu. ở các nước đang phát triển, do thu hút được vốn FDI nên mức đóng góp
của các dự án vào ngân sách nhà nước ngày càng có xu hướng tăng lên.
Bảng 2.9. Nộp ngân sách Nhà nước
(Đơn vị : Triệu USD)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Sơ bộ
2012
Nộp
NSNN
228.287 279.472 315.915 430.549 454.786 588.428 721.804 743.190
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài có xu hướng tăng dần theo các năm.
Bảng 2.10. Mức đóng góp vào NSNN từ các thành phần kinh tế
(Đơn vị %)
Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Sơ bộ
2012
Thu từ doanh nghiệp
Nhà nước
17,12 16,58 15,94 16,68 18,48 19,06 17,51 19,32
Thu từ doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước
ngoài
8,36 9,25 9,94 10,21 11,17 11,03 10,68 11,16
Thu từ khu vực công,
thương nghiệp, dịch vụ
ngoài quốc doanh
7,42 7,90 9,87 10,11 10,53 11,90 11,71 12,60
Thu xổ số kiến thiết .. 2,20 .. .. .. .. .. ..
Các khoản thu khác 5,11 2,45 1,80 2,09 2,49 2,48 2,67 2,10
Thu từ dầu thô 29,16 29,82 24,37 20,81 13,44 11,76 15,27 18,85
Nguồn: Tổng cục thống kê
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
37
- Công nghệ
Chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ thông qua dự án
ĐTNN đã tạo điều kiện để Việt Nam thu hút công nghệ kỹ thuật tiên tiến,
nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế: Trong thời gian qua, nhiều
công nghệ mới, hiện đại đã được du nhập vào Việt Nam thông quan các dự án
ĐTNN , nhất là trong lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử tin học,
ôtô xe máy…Các công nghệ này đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong
sự phát triển của một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Chuyển giao
công nghệ đã góp phần tích cực và là yếu tố quan trọng tạo ra sự tăng trưởng
nhanh và góp phần nâng cao một cách rõ rệt và nhanh chóng trình độ công
nghệ của sản xuất trong nước.
Trong ngành công nghiệp và xây dựng, các doanh nghiệp FDI đã góp
phần nâng cao năng lực của nền kinh tế với nhiều công nghệ mới, hiện đại,
tạo ra bước ngoặt quan trọng trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn. Một số
ngành đã tiếp thu công nghệ tiên tiến, tiếp cận với trình độ công nghệ hiện đại
của khu vực và trên thế giới như viễn thông, thăm dò khai thác, xây dựng cơ
sở hạ tầng, công nghệ tin học, công nghệ sinh học...
Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, thiết bị sản xuất đã được
nâng cao đổi mới. Các thiết bị được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI
thường là những công nghệ hiện đại, có tính đồng bộ cao, tự động hoá,
chuyên môn hóa, điều này trái ngược vớinhững công nghệ lạc hậu trong nước.
Vì vậy đây là động lực để các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại thì phải
cải tiến, trang bị công nghệ mới. Chính yếu tố này đã thúc đẩy trình độ công
nghệ trong đất nước phát triển thêm một bước. Thực tế này hoàn toàn đúng
với Việt Nam hiện nay.
Hoạt động công nghệ cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và
đa dạng hoá sản phẩm, nhanh chóng tạo ra các sản phẩm cao có chất lượng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
38
2.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.
2.2.1. Phân tích tổng quát
- Cơ cấu ngành
Xét 3 khu vực lớn: Nông lâm nghiệp - thuỷ sản, Công nghiệp xây dựng và
Dịch vụ thì cơ cấukinh tế đãchuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng củakhu vực
Nông lâm nghiệp - thuỷ sản, tăng tỷ trọng khu Công nghiệp - xây dựng.
Bảng 2.11. Cơ cấu giai đoạn từ 2005-2013
(Đơn vị %)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Sơ bộ
2013
Nông, lâm
nghiệp và thuỷ
sản 19,30 18,73 18,66 20,41 19,17 18,89 20,08 19,67 18,38
Công nghiệp và
xây dựng 38,13 38,58 38,51 37,08 37,39 38,23 37,90 38,63 38,31
Dịch vụ 42,57 42,69 42,83 42,51 43,44 42,88 42,02 41,70 43,31
Nguồn:Tổng cục thống kê
Tỷ trọng khu vực Nông lâm nghiệp và thuỷ sản đã giảm từ 19,30% năm
2005 xuống còn 18,38% năm 2013.
Tỷ trọng của khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 38,13% năm
2005 lên 38,31% năm 2013.
Tỷ trọng Dịch vụ tăng từ 42,57% năm 2005 lên đến 43,31% năm 2013.
- Cơ cấu vùng:
Với mong muốn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm
chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng kinh tế nên Chính phủ đã có những chính
sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế khó
khăn. Tuy vậy, các cấp độ ưu đãi chưa tương ứng với mức độ chênh lệch về
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
39
điều kiện giữa các vùng. Do đó, vốn nước ngoài vẫn được tập trung chủ yếu
vào một số địa bàn thuân lợi về kết cấu hạ tầng, điều kiện an ninh xã hội.
Bảng 2.12. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2014)
TT Địa phương
Tổng vốn đầu tư đăng ký
(Triệu USD)
1 TP Hồ Chí Minh 37,982.45
2 Bà Rịa-Vũng Tàu 26,721.24
3 Hà Nội 23,465.19
4 Đồng Nai 21,597.23
5 Bình Dương 19,961.01
6 Hải Phòng 10,966.97
7 Hà Tĩnh 10,653.86
8 Thanh Hóa 10,275.09
9 Bắc Ninh 7,462.65
10 Thái Nguyên 6,909.28
11 Hải Dương 6,488.35
12 Quảng Ninh 5,194.86
13 Quảng Nam 5,090.36
Chỉ tính trên 13 địa bàn đã có 192.768,54 triệu USD, chiếm 76,9% tổng số cả nước
Nguồn:Cụcđầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đến nay phần lớn các tỉnh, thành phố đều có hoạt động đầu tư nước
ngoài. Tuy nhiên, trừ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa, vốn
đầu tư tập trung vào 3 vùng kinh tế trọng điểm – nơi có nhiều điều kiện thuận
lợi. Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam với trung tâm là Tp. HCM, Vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung với trung tâm là Đà Nẵng, Vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc với trung tâm là Hà Nội.
- Cơ cấu Công nghệ
Các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) tuỳ theo vị thế, điều
kiện lịch sử cụ thể và trình độ phát triển của mình đều có cách thức riêng phát
triển theo con đường rút ngắn. Hai trong số nhiều con đường phát triển là:
Thứ nhất, du nhập kỹ thuật – công nghệ trung gian từ các nước phát triển để
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
40
xây dựng những ngành công nghiệp của mình như. Thứ hai là thông qua việc
chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Tuỳ từng
điều kiện cụ thể mà một quốc gia có thể lựa chọn một trong hai, hoặc cả hai
con đường.
Đối với Việt Nam, nền công nghệ trong nước và chuyển giao công nghệ
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là sự lựa chọn cả hai con
đường phát triển.
- Cơ cấu xuất khẩu
Sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu dưới tác động của vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài được thể hiện ở Nhóm sản phẩm chủ lực. Đóng góp vào mức xuất
khẩu của năm 2014, có 10 nhóm hàng chủ lực: điện thoại các loại và linh
kiện; hàng dệt may; điện tử, máy tính và linh kiện; giày dép; hàng thủy sản;
máy móc, thiết bị, dụng cụ; dầu thô; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải
và phụ tùng; cà phê.
Chi tiết các mặt hàng và giá trị kim ngạch năm 2014 như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
41
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 2.1. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2014
- Cơ cấu thành phần kinh tế
Nhìn tổng thể, trong giai đoạn 2005-2013, với việc tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp tư nhân phát triển: xóa bỏ mô hình hợp tác xã trong nông
nghiệp, công nhận quyền sử dụng đất đai tư nhân, gỡ bỏ cơ chế quản lý giá
đối với nhiều mặt hàng; và với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, rất
nhiều hạn chế đối với khu vực kinh tế tư nhân đã được dỡ bỏ. Một số doanh
nghiệp nhà nước đã được chuyển giao sang khu vực tư nhân, và nhiều doanh
nghiệp khác đã tiếp nhận vốn tư nhân và đa dạng hóa thành phần sở hữu. Các
nhà lãnh đạo cũng đã mở cửa đất nước để đón nhận thương mại quốc tế và
đầu tư nước ngoài, và bước đầu tự do hoá khu vực tài chính. Khu vực kinh tế
nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm từ 37,62% năm
2005 xuống còn 32,2% năm 2013. Trong khi đó, tỷ trọng trong GDP của khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh (bao gồm kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
42
tế cá thể và kinh tế hỗn hợp) đã tăng từ 47,22% năm 2005 lên 49,34% năm
2012 và giảm xuống còn 48,25% năm 2013. Cùng với việc hội nhập kinh tế
Thế giới WTO năm 2007, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài ngày càng thể hiện rõ ràng là một bộ phận cấu thành của nền kinh
tế Việt Nam. Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài đã tăng từ 15,16% năm 2005 lên 19,55% năm 2013. Năm 2013, khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 19,55% hay 1,32 điểm phần
trăm tốc độ tăng trưởng GDP.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
43
Bảng 2.13 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế 2005-2013
(Đơn vị %)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Sơ bộ
2013
Cơ cấu
GDP (
giá hiện
hành)
100 100 100 100 100 100 100 100 100
Kinh tế
Nhà nước
37,62 36,69 35,35 35,07 34,72 33,46 32,68 32,57 32,20
Kinh tế
ngoài
Nhà nước
47,22 47,24 47,69 47,50 47,97 48,85 49,27 49,34 48,25
Khu vực
có vốn
đầu tư
nước
ngoài
15,16 16,07 16,96 17,43 17,31 17,69 18,05 18,09 19,55
Nhịp độ
tăng GDP
(giá so
sánh)
7,55 6,98 7,13 5,66 5,40 6,42 6,24 5,25 5,42
Kinh tế
Nhà nước
7,37 6,17 5,91 4,36 3,99 4,64 4,46 5,68 4,84
Kinh tế
ngoài
Nhà nước
6,03 5,29 6,03 5,82 6,63 7,08 7,44 4,91 5,35
Khu vực
có vốn
đầu tư
nước
ngoài
13,22 14,33 13,04 7,85 4,81 8,07 6,30 5,38 6,70
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
44
2.2.2. Đánh giá mức độ tác động của FDI
Để đánh giá mức độ tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
chúng ta sử dụng phương pháp so sánh. Đây là một cách tính khái quát, chưa
thật chính xác vì chỉ đơn thuần về mặt lượng, còn tác động về chất thì lớn hơn
nhưng không tính được.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành
Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành
đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của
ngành công nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng
nhanh, tuy nhiên tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều.
- Tăng trưởng kinh tế
Bảng 2.14. Bảng vốn FDI và tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn
Năm 2005 2008 2010 2011 2012
Sơ bộ
2013
Vốn FDI thực hiện
(triệu USD)
51.102 190.670 214.506 226.891 218.573 240.099
Tỷ trọng trong tổng
vốn đầu tư toàn xã hội
(%)
14,9 30,9 25,8 24,5 21,6 22,0
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư.
Bảng 2.15. Bảng tốc độ tăng trưởng
(Đơn vị %)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Sơ bộ
2013
Tốc độ tăng
trưởng có FDI
7,55 6,98 7,13 5,66 5,40 6,42 6,24 5,25 5,42
Tốc độ tăng
trưởng không có
FDI
5,66 5,28 5,91 5,52 6,08 6,23 5,23 5,15
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng có FDI cao hơn tốc độ tăng trưởng
không có FDI. Qua đó cho thấy, FDI đóng góp không nhỏ vào việc tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02
45
- Tác động đến cơ cấu Công nghệ
Việt Nam là một nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, công nghệ đang càng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu của đất nước.
ĐTNN tác động mạnh đến cơ cấu công nghệ ở những lý do sau:
1) Doanh nghiệp ĐTNN đến Việt Nam để tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh mang theo công nghệ (chuyển giao công nghệ), hệ thống quản lý.
Chính quá trình này đã tạo ra cho nền công nghệ sản xuất trong nước phát
triển vượt bậc.
2) Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp ĐTNN, các doanh nghiệp
trong nước cũng phải tiến hành đổi mới công nghệ để có thể cạnh tranh trên
thị trường. Công nghệ được đổi mới trong toàn nền kinh tế.
- Tác động đến cơ cấu lao động
Hiện nay hệ thống doanh nghiệp có vốn ĐTNN đang sử dụng 739.000
lao động trực tiếp và khoảng hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Đây là một lực
lượng lao động lớn, việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp ĐTNN đã
phần nào giải quyết bớt tình trạng thất nghiệp. Mặt khác, lực lượng lao động
trong ĐTNN thường là những cán bộ quản lý giỏi, công nhân, thợ kỹ thuật
lành nghề thông qua quá trình tuyển chọn trực tiếp hoặc đào tạo và chủ yếu là
lao động trong lĩnh vực Công nghiệp, Dịch vụ.
Cơ cấu lao động được thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng
tăng lên, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp ngày càng giảm đi.
2.3. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG FDI
2.3.1.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế ở Việt Nam
Mặt tích cực:
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

More Related Content

What's hot

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀPhát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀQuý Phi Hoà
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...NOT
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankHải Finiks Huỳnh
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớiNghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớiLuanvan84
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMvietlod.com
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân độiLuận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thư...
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại VietcombankĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
 
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀPhát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớiNghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính Marekting
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính MarektingKhóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính Marekting
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh - ĐH Tài Chính Marekting
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty VinacominLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
 

Similar to Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưPhong Olympia
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracomPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracomhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...nataliej4
 
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...hanhha12
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.ssuser499fca
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfNuioKila
 
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...d d
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (20)

Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng YênThu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
 
Đề tài tình hình tài chính công ty đầu tư hạ tầng Intracom, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty đầu tư hạ tầng Intracom, ĐIỂM 8, HAYĐề tài tình hình tài chính công ty đầu tư hạ tầng Intracom, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty đầu tư hạ tầng Intracom, ĐIỂM 8, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracomPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
 
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
 
B0201
B0201B0201
B0201
 
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
 
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học C...
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
 
20551
2055120551
20551
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
 
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
 
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt NamBộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNGNÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Thị Mai
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................... iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC HÌNH................................................................................... vi LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.................. 5 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI....................................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm và các đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài................ 5 1.1.2. Những tác dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài : ............................... 8 1.2. CƠ CẤU KINH TẾ, PHÂN LOẠI CƠ CẤU KINH TẾ & CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ........................................................................ 14 1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế ................................................................. 14 1.2.2. Phân loại cơ cấu kinh tế................................................................... 15 1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.............................................................. 16 1.3. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ..... 19 1.3.1. Tác động đến cơ cấu ngành, khu vực thông qua cơ cấu đầu tư........... 19 1.3.2.Tác động đến cơ cấu công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ..... 19 1.3.3.Tác động đến cơ cấu lao động........................................................... 20 1.3.4.Tác động đến cơ cấu xuất khẩu ......................................................... 21 1.3.5. Tác động đến cơ sở hạ tầng.............................................................. 21 1.3.6. Tác động đến cơ cấu thành phần kinh tế. .......................................... 22 TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................ 23 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA............................................................. 24 2.1. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM....................................................................................... 24 2.1.1. Tổng quan về dòng vốn FDI tại Việt Nam ........................................ 24
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 iii 2.1.2. Các đặc điểm chủ yếu của FDI hiện nay tại Việt Nam...................... 25 2.1.3. Đóng góp của FDI........................................................................... 29 2.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. ................................. 38 2.2.1. Phân tích tổng quát.......................................................................... 38 2.2.2. Đánh giá mức độ tác động của FDI.................................................. 44 2.3. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG FDI .................................. 45 2.3.1.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế ở Việt Nam.......................... 45 2.3.2. Một số nguyên nhân ........................................................................ 47 TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................ 49 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN TỚI............................... 50 3.1. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. ......................................... 50 3.1.1. Căn cứ xác định phương hướng, giải pháp........................................ 50 3.1.2.Phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.......................... 52 3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC CẦN HOÀN THIỆN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI. ............................................................................................ 53 3.2.1. Giải pháp tăng cường huy động FDI................................................. 53 3.2.2. Điều chỉnh cơ cấu FDI trong thu hút FDI.......................................... 59 3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng FDI....................................................... 59 3.2.4. Tiếp thu và sử dụng Công nghệ mới................................................. 60 3.2.5. Nâng cao tỷ lệ dự án thực hiện......................................................... 60 3.2.6. Tăng cường quản lý các dự án FDI................................................... 60 KẾT LUẬN.............................................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 64
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNH-HDH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐTNN Đầu tư trực tiếp ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Foreign direct investment GDP Tổng sản phẩm quốc nội
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đăng ký 2000 – 2014 (triệu USD)........................................................................................................ 25 Bảng 2.2. FDI vào Việt Nam theo ngành lĩnh vực ...................................... 26 Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2013 ............. 28 Bảng 2.4. Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế (%) .............. 30 Bảng 2.5. FDI vào Việt Nam theo ngành lĩnh vực ...................................... 31 Bảng 2.6. Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI(1.000 người..... 32 Bảng 2.7. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ...................................................... 33 Bảng 2.8: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam và của khu vực có FDI trong thời gian qua............................................................................................. 35 Bảng 2.9. Nộp ngân sách Nhà nước........................................................... 36 Bảng 2.10. Mức đóng góp vào NSNN từ các thành phần kinh tế................. 36 Bảng 2.11. Cơ cấu giai đoạn từ 2005-2013 (%).......................................... 38 Bảng 2.12. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2014).................... 39 Bảng 2.13 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo............................................. 43 thành phần kinh tế 2005-2013 (%)............................................................. 43 Bảng 2.14. Bảng vốn FDI và tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn.................... 44 Bảng 2.15. Bảng tốc độ tăng trưởng........................................................... 44
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cơ cấu vốn đầu tư quốc tế............................................................ 6 Hình 1.2. Cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển ........................ 10 Hình 1.3. Quan hệ biện chứng giữa đầu tư và tăng trưởng Kinh tế .............. 11 Hình 2.1. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2014.................. 41
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Một quốc gia, khi nói đến nguyên nhân phát triển thì không thể không nói đến đầu tư và các nguồn vốn, trong đó nguồn vốn trong nước là chủ yếu và nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng. Ngày nay, chúng ta nhận thấy vai trò to lớn của vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội. Để có thể tăng trưởng cần phải đầu tư. Nhưng do điều kiện xuất phát của các nước đi sau nên việc tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế thường chậm, vì vậy thu hút vốn nước ngoài là cách tạo tích luỹ vốn nhanh mà các nước đi sau có thể làm được. Trong xu thế liên kết, hội nhập, phân công lao động quốc tế, đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng ngày càng có ý nghĩa quan trọng, nó trở thành xu hướng của thời đại, được nhiều quốc gia sử dụng như một chính sách lâu dài. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, tác động của FDI đến nền kinh tế là rất lớn, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để huy động được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải giải quyết rất nhiều các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, em chọn đề tài: “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu FDI là vấn đề quan trọng và có tính thời sự vì vậy đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở đây, tôi xin đơn cử một số công trình tiêu biểu: - Tống Quốc Đạt (2005) với đề tài luận án tiến sĩ “ Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 2 FDI, nghiên cứu và phân tích một số mô hình về động thái cơ cấu ngành kinh tế. Tác giả đánh giá thực trạng FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam và xác định một số quan điểm, giải pháp chủ yếu thu hút FDI theo ngành kinh tế. - Đỗ Hoàng Long (2008) với đề tài luận án tiến sĩ “Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI vào Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI trên Thế giới và vào Việt Nam. Nghiên cứu xu hướng vận động của dòng FDI toàn cầu và một số giải pháp đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam. - Hoàng Thị Bích Loan (2008) với đề tài “Thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam”. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng FDI của các TNCS vào nền kinh tế Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, triển vọng, phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển thu hút FDI của các công ty TNCS vào Việt Nam. - Phan Hữu Thắng (2008) với sách chuyên khảo “ 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài – nhìn lại và hướng tới”. Những nghiên cứu, đánh giá tổng quan về tình hình chung cũng như đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể qua 20 năm FDI tại Việt Nam: Nhìn lại quá trình hình thành và hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngoài FDI và sự phát triển của Việt Nam, dòng vốn FDI vào các tỉnh thành, sự lựa chọn cần thiết cho thị trường tài chính Việt Nam, dòng vốn FDI thời kỳ hậu gia nhập WTO. - Phạm Ngọc Anh (2009) với đề tài” Sử dụng công cụ tài chính trong thu hút FDI tại Việt Nam”. Tác giả đã đi sâu vào phân tích những công cụ tài chính linh hoạt nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi kích thích tăng cường dòng FDI vào Việt Nam trong những bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới. - Phùng Xuân Nhạ (2007) với sách chuyên khảo “Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” đã trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, các
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 3 hình thức FDI theo Luật đầu tư ở nước ta và thực trạng các hình thức FDI ở Việt Nam cùng với các đề xuất, kiến nghị chính sách về FDI. - Phùng Xuân Nhạ (2010) với sách chuyên khảo về đề tài “Điều chỉnh chính sách đầu tư FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả đã đưa ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn cũng như chính sách FDI ở Việt Nam. Đánh giá về sự thay đổi, điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh chính sách FDI của Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO… - Nguyễn Chiến Thắng (2013) với sách chuyên khảo “Phân cấp thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong bối cảnh mới. Những nghiên cứu trên và các nghiên cứu của một số tác giả khác đã đề cập tới những vấn đề như: Cơ sở của FDI, các chính sách và biện pháp thu hút FDI, thực tiễn về tác động của FDI đối với quá trình đổi mới kinh tế. 3. Mục đích đề tài Đề tài được lựa chọn nhằm nghiên cứu các lý thuyết về đầu tư – những luận điểm cực kỳ quan trọng lý giải tại sao hoạt động đầu tư cần thiết cho một quốc gia, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài được đề cập như một xu hướng mang tính quy luật trong nền kinh tế mở. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua, hệ thống những kết quả đạt được, trong đó rất quan trọng là tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam, vạch ra những trở ngại khó khăn còn vướng mắc, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục những cản ngại này, đồng thời định ra một hướng đi mới hiệu quả hơn cho hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là thu hút theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và từ đó phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.  Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo ngành, thành phần và vùng kinh tế nhưng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tác động của FDI đến CDCCKT theo ngành ở Việt Nam. - Không gian nghiên cứu: nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, có so sánh với một số quốc gia khác trên thế giới. - Thời gian nghiên cứu: luận văn tiến hành nghiên cứu trên cơ sở số liệu thực tiên được sử dụng trong giai đoạn 2001 – 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: - Phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp so sánh phân tích, tổng hợp và suy luận logic. - Phương pháp đồ thị và bảng thống kê để tổng hợp. - Phương pháp định tính. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài viết bao gồm 3 chương như sau: Chương1: Những vấn đề cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Mộtsố giảiphápnhằm tăng cường tác động tích cực của Đầu tưtrựctiếp nướcngoàiđếnchuyểndịchcơcấu kinhtếtrong giaiđoạntới.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Khái niệm và các đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1. Khái niệm Đầu tư là những phương thức tiến hành đầu tư vốn , tài sản ở nước ngoài để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Căn cứ vào quan hệ quản lý, người ta phân hoạt động đầu tư thành hai loại: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Căn cứ vào nguồn gốc đầu tư người ta phân thành 2 loại: vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Trong vốn đầu tư nước ngoài được phân thành 2 loại: - Đầutư gián tiếp:là việc nhà đầutư mua cổ phần của các công ty tại nước tiếp nhận đầu tư, song không tham gia vào việc điều hành quản lý công ty. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là sự đầu tư của các tổ chức (phần lớn là các công ty đa quốc gia) hoặc cá nhân nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài) đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào nước tiếp nhận để thực hiện hoạn động sản xuất kinh doanh nhằm thu lời. Đây là loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp sở hữu, điều hành việc sử dụng vốn. Nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp lượng vốn tối thiểu tuỳ theo quy định của mỗi nước. Theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ (IMF), nhà đầu tư nước ngoài đóng góp từ 10% vốn đầu tư trở lên được coi là FDI. Sự ra đời của đầu tư trực tiếp nước ngoài là hệ quả tất yếu của quá trình phân công lao động quốc tế. Luồng vốn sẽ di chuyển từ nơi có lợi nhuận thấp sang nơi có lợi nhuận cao hơn. Nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem xét như một hoạt động kinh doanh ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tế
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 6 và kèm theo sự di chuyển vốn là sự di chuyển công nghệ, phương pháp quản lý và các yếu tố khác. Các hình thức chủ yếu của đầu tư nước ngoài được thể hiện qua sơ đồ Hình 1.1. Cơ cấu vốn đầu tư quốc tế Theo Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được hiểu như là việc các tổ chức, các cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác hoặc tự mình tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. 1.1.1.2. Các đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài - Chủ đầu tư tự quyết định toàn bộ về hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp FDI tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh không có ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. - Chủ đầu tư nước ngoài tiến hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ vốn góp của mình. Vốn đầu tư quốc tế Đầu tư của tư nhân Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ nước ngoài và các tổ chức Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp Tín dụng thương mại Hỗ trợ dự án Hỗ trợ phi dự án Tín dụng thương mại
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 7 - Thông qua hình thức này , nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý…là những mục tiêu mà các hình thức đầu khác không thể đáp ứng được. - Nguồn vốn không chỉ bao gồm vốn đầu tư pháp định ban đầu mà còn bao gồm cả vốn vay trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. Vì vậy, ta có thểnóirằng FDIlà mộthìnhthức mang tínhkhả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần. Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, Đầu tư trực tiếp nước ngoài có 4 hình thức sau: + Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên mà không thành lập một pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải được đại diện có thẩm quền của các bên ký kết. + Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên (Bên nước ngoài và bên Việt Nam). Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, các bên liên doanh được phân chia lợi nhuận, rủi ro theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên vào phần vốn pháp định của liên doanh. + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp hoàn toàn sở hữu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài do họ thành lập và quản lý. Nó là một pháp nhân của Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. + Đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO: Đây là các hình thức đầu tư đặc biệt thường áp dụng cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự ra đời của các phương thức này nhằm tạo thêm nguồn vốn, xúc tiến nhanh việc
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 8 phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời san sẻ gánh nặng đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách Nhà nước. 1.1.2. Những tác dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài : - Bổ sung nguồn vốn cho phát triển: Ở một nước nền kinh tế phát triển chậm, tiết kiệm không đủ để đáp ứng đầu tư. Nếu hạn chế mức đầu tư ở mức tiết kiệm cho phép thì nền kinh tế sẽ phát triển chậm. Vì vậy, để có thể cất cánh nhanh cần phải đảm bảo một tỷ lệ đầu tư cao. Khoảng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bằng vnguồn vốn nước ngoài. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ kỹ thuật, tăng năng suất lao động… từ đó tạo tiền đề để tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển của xã hội. Việc thu hút vốn FDI có thể giải quyết được khó khăn về khả năng tích luỹ vốn thấp và bù đắp các khoản thiếu hụt ngoại tệ trong cán cân thanh toán, góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động ngoại tệ phục vụ cho FDI. - Chuyển giao công nghệ và nguồn lực kinh doanh : Vai trò của FDI mang lại cho các nước đang phát triển là chuyển giao công nghệ và nguồn lực kinh doanh. Công nghệ và nguồn lực kinh doanh thông qua ĐTNN đựoc chuyển giao không giới hạn. Sự chuyển giao có 3 loại: - Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp: là hình thái chuyển giao đa quốc gia với công ty con tại nước ngoài tức doanh nghiệp FDI. Để hoạt động có hiệu quả tại nước ngoài, các công ty đa quốc gia tích cực chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh cho xí nghiệo con (chuyển giao máy móc, quy trình quản lý, đào tạo nhân công tại địa phương). Đối với nước tiếp nhận FDI,
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 9 để tăng hiệu quả tiếp nhận tốt nhất là không ngừng cải thiện, tăng cường cung cấp ra thị trường các nguồn lực cần thiết. - Chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp bản xứ hoạt động cùng ngành: Người quản lý bản xứ làm việc trong doanh nghiệp FDI sau khi học hỏi được nhiều kinh nghiệm có thể mở doanh nghiệp riêng cạnh tranh lại với công ty FDI. Đối với doanh nghiệp FDI thì đây là một sự tổn thất nhưng đối với nước nhận FDI thì đây là một hiện tượng tốt vì công nghệ được lan truyền sang toàn bộ xã hội góp phần tăng cường nội lực. - Chuyển giao hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ và năng lực sản xuất kinh doanh sang các doanh nghiệp bản xứ sản xuất sản phẩm trung gian (sản xuất phụ tùng linh kiện) cung cấp cho doanh nghiệp FDI. Hoặc trong trường hợp các doanh nghiệp bản xứ dùng sản phẩm của các doanh nghiệp FDI để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng nhằm cung cấp ra thị trường. Trong cả hai trường hợp trên, công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp sang doanh nghiệp bảnxứ và đâylà hiệu quả lan toả lớn nhất, quan trọng nhất nên các nước phát triển đặc biệt quan tâm và đưa ra các chính sách làm tăng hiệu quả này. - Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Theo mô hình Harrod- Domar: g= s/k. g: tỷ lệ tăng trưởng GDP, s : tỷ lệ tiết kiệm trong GDP, k: hệ số ICOR. Hệ số này cho biết vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của sự tăng trưởng. Mô hình cho thấy để có tăng trưởng kinh tế cao, thì hoặc là phải tăng tỷ lệ tích luỹ hoặc là phải duy trì ICOR thấp, hoặc kết hợp cả hai. Với các nước đang phát triển thì tỷ lệ tích luỹ từ bên trong rất hạn chế, trong lúc nhu cầu về vốn để phát triển cao bên cạnh đó là hiệu quả đầu tư thấp, cho nên bắt buộc phải dựa vào từ tích luỹ từ bên ngoài.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 10 Ở các nước nghèo (đang phát triển), tính trạng thiếu vốn đầu tư là tình trạng diễn ra phổ biến. Đây là nguyên nhân chính, làm cho các nước nghèo không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Nguồn: P.A.Samuelson&W.D.Nordhaus: Kinh tế học- NXB CTQG 1997(tập 2 trang 655) Hình 1.2. Cái vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển Nguyên nhân cơ bản của sự trì trệ là thiếu vốn. Vì vậy giải pháp cho vấn đề này là mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa sống còn đối với các nước đang phát triển. Ngày nay các nhà kinh tế đưa ra mô hình nói lên mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế như sau: Tiết kiệm thấp Đầu tư thấp Năng suất lao động thấpThu nhập thấp Tốc độ tích lũy vốn thấp
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 11 Hình 1.3. Quan hệ biện chứng giữa đầu tư và tăng trưởng Kinh tế Nguồn: P.A.Samuelson&W.D.Nordhaus: Kinh tế học- NXB CTQG 1997(tập 2 trang 655) Rõ ràng là để tăng trưởng kinh tế, trong khi tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, các nước đang phát triển phải thu hút được FDI. Khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn FDI là điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế nhanh và bền vững. FDI góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đưa nền kinh tế tham gia vào phân công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ. Mặc dù tỷ trọng vốn FDI trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội không lớn nhưng lượng vốn FDI thường tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm có tỷ suất lợi nhuận cao. Ở những nền kinh tế bắt đầu công nghiệp hoá, vốn FDI thường tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Sự hoạt động của khu vực FDI cho phép cung cấp các sản phẩm dịch vụ có tiêu chuẩn quốc tế, đưa nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chính sách thu hút FDI vào các lĩnh vực ngành nghề hợp lý sẽ góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ở Thái Lan 90% lượng vốn FDI được tập trung vào công nghiệp nên đã thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước phát triển một cách nhanh chóng. Đầu tư tăng Sản lượng đầu ra tăng Tăng trưởng kinh tế Tích lũy tăng Thu nhập tăng
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 12 - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực FDI góp phần giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp thông qua sự thu hút lao động vào các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp FDI là đội ngũ có trình độ cao trong quản lý và chuyên môn. Động thái này có tác động tích cực đến trình độ chung của lao động trong nước. - Tăng xuất khẩu Cơ cấu xuất khẩu nhờ có FDI cũng ngày càng được mở rộng, những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao, sử dụng công nghệ hiện đại như: dầu khí, điện tử, ôtô, xe máy... Xuất khẩu nhờ đó tăng cả về lượng và chất. - Thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế Đây là một chỉ tiêu không thể lượng hoá được. Mở cửa tiếp nhận FDI là nước tiếp nhận quyết định tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế, tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế. Các quốc gia tiếp nhận FDI phải chấp nhận và sẵn sàng tận dụng những cơ hội cũng như thử thách khi tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới. - Nâng cao khả năng cạnh tranh nội bộ ngành kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia Khi các doanh nghiệp FDI có mặt, các khu vực kinh tế khác phải tự hoàn thiện mình để có thể tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp FDI với những thế mạnh về vốn và công nghệ, kinh nghiệm thương mại quốc tế là những đối thủ rất mạnh trong nền kinh tế, các thành phần kinh tế khác phải nhanh chóng hoàn thiện mình để có thể tồn tại và đứng vững trên mảnh đất của chính mình. Hàng hoá được sản xuất ra từ khu vực FDI là những hàng hoá thường đã đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy đó là cơ hội tốt để hàng hoá trong nước đi ra thị trường quốc tế.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 13 Với những ưu điểm và thế mạnh của FDI, mọi quốc gia đều tranh thủ nguồn vốn này cho công cuộc phát triển kinh tế của mình. Những hạn chế trong FDI Bên cạnh những tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế, các nước tiếp nhận có thể phải chịu những tác động xấu do những mặt trái của FDI đem lại. - Chi phí của việc thu hút FDI: Để có thể thu hút được đầu tư các nước nước tiếp nhận thường phải áp dụng những ưu đãi cho các nhà đầu tư: giảm thuế, miễn thuế, bảo hộ thuế quan (trong một số lĩnh vực). Vì vậy, lợi ích nhà đầu tư vượt lợi ích nước chủ nhà nhận được. Mặc dù FDI bổ sung vốn đầu tư cho các nước nhận đầu tư, song về lâu dài lại giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa. Bởi vì các chủ đầu tư nước ngoài thường có thế mạnh về lợi thế công nghệ vì vậy họ thường tăng tỷ lệ đầu tư vào các ngành có tính cạnh tranh cao và dẫn tới vị trí độc quyền. Điều này có thể dẫn đến phá sản hàng loạt doanh nghiệp trong nước. - Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế: Hoạt động đầu tư nước ngoài có thể làm thâm hụt cán cân thanh toán của nước tiếp nhận đầu tư vì lượng ngoại tệ chuyển về nước dưới dạng lợi nhuận, lãi suất, công nghệ nhập khẩu, chi phí quản lý lớn hơn số tiền mà họ chuyển vào trong thời gian đầu dưới hình thức vốn đầu tư. Mặc dù các nước đang phát triển khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư đê xuất khẩu nhưng thực tế các chủ đầu tư nước ngoài lại tìm mọi cách để tiêu thụ ở thị trường trong nước. Thêm vào đó, nhiều quốc gia đã cho phép cổ phần hoá các doanh nghiệp FDI, vì vậy trong nhiều trường hợp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại nhỏ hơn số lượng vốn họ huy động từ nội địa. Mặt
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 14 khác lượng ngoại tệ cho nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu và giấy phép sử dụng công nghệ lại rất lớn do các nước đang phát triển thiếu các yếu tố này. - Công nghệ không phù hợp với các nước đang phát triển: Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ lạc hậu vào các nước tiếp nhận đầu tư. Hầu hết công nghệ chuyển giao vào các nước đang phát triển là công nghệ từ các nước phương Tây. Đặc điểm của những công nghệ này là sử dụng nhiều vốn, ít lao động, ít sử dụng nguyên liệu địa phương và gây ô nhiễm môi trường... - Các nhà đầu tư thường định giá cao hơn mặt bằng chung cho các nhân tố đầu vào: Các chủ đầu tư thường tính giá cao cho các nguyên liệu, máy móc đầu mà họ nhập để thực hiện đầu tư. Điều này gây ra chi phí sản xuất cao tại các nước chủ nhà. Điều này còn giúp các chủ đầu tư trốn thuế, che giấu lợi nhuận. Việc tính giá cao xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình độ kiểm soát, quản lý, chuyên môn yếu hoặc chính sách của nhà nước còn nhiều khe hở... 1.2. CƠ CẤU KINH TẾ, PHÂN LOẠI CƠ CẤU KINH TẾ & CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế Khái niệm cơ cấu được sử dụng biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện như những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về mặt số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện cụ thể, chúng vận động và hướng vào mục tiêu nhất định.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 15 Để có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu kinh tế ta phải xuất phát ở nhiều cách tiếp cận và bản chất chủ yếu của cơ cấu kinh tế. + Tổngthểcác nhómngành, các yếutố cấuthànhhệ thống kinh tế quốc gia. + Số lượng và tỷ trọng các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước. + Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố… hướng vào các mục tiêu xác định. 1.2.2. Phân loại cơ cấu kinh tế 1.2.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành lên nền kinh tế và các mối quan hệ tác động giữa chúng. Chỉ tiêu đánh giá: Tỷ trọng của từng ngành so với tổng thể các ngành của nền kinh tế. Cơ cấu phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tại các nước đang phát triển, cơ cấu ngành thay đổi mạnh mẽ để đưa nền sản xuất phù hợp với tình hình thế giới và khu vực. Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành: + Nhóm ngành Nông nghiệp: Bao gồm các ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp. + Nhóm ngành Công nghiệp: Bao gồm các ngành Công nghiệp & Xây dựng. + Nhóm ngành Dịch vụ: Bao gồm các ngành thương mại, tài chính ngân hàng, y tế, bưu điện. 1.2.2.2. Cơ cấu lãnh thổ Nếu cơ cấu kinh tế hình thành từ sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu lãnh thổ được hình thành từ việc bố trí theo không gian địa lý. Từng vùng trong mỗi quốc gia lại có những đặc điểm về vị trí địa lý, thời tiết khác nhau nên cần phải bố trí sản xuất khác nhau. Xu
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 16 hướng phát triển kinh tế lãnh thổ là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên với một vài ngành và gắn liền với sự hình thành phân bố dân cư phù hợp với điều kiện của từng vùng, lãnh thổ. Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế theo lãnh thổ và trên phạm vi cả nước, phù hợp với đặc điểm tự nhiên ngành kinh tế xã hội phong tục tập quán của mỗi vùng, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của vùng đó. 1.2.2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế Chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Một quốc gia càng có nhiều hình thức sở hữu kinh tế thì càng có nhiều thành phần kinh tế. Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất…Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế: là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất. 1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2.3.1. Khái niệm Sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác để phù hợp hơn với môi trường phát triển được coi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu đưa tính khách quan thông qua những nhận thức chủ quan của con người. Trong quá trình chuyển dịch đã hình thành các khái niệm: - Điều chỉnh cơ cấu: Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay đổi một số mặt, một số yếu tố cơ cấu, làm cho nó thích ứng với điều kiện khách quan từng thời kỳ không tạo ra sự thay đổi đột biến.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 17 - Cải tổ cơ cấu: đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay đổi một số mặt bản chất so với thực trạng cơ cấu ban đầu, nhanh chóng tạo ra sự đột biến. 1.2.3.2. Xu hướng vận động - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội Với mục tiêu độc lập, tự chủ trong quá trình quản lý phát triển kinh tế, bảo đảm và duy trì nền sản xuất trong nước, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng nội. Mô hình chuyển dịch cơ cấu hướng nội là chính sách có tính chất đóng cửa nhiều hơn. Nó khuyến khích theo hướng sản xuất cho thị trường trong nước, nhấn mạnh việc thay thế nhập khẩu, tự túc về luơng thực, hàng hoá. Chiến lược chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng nội là chiến lược phù hợp trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định. Chính sách này thúc đẩy phát huy nội lực của quốc gia. Cùng với chính sách này, Chính phủ còn áp dụng các biểu thuế nhập khẩu, quota, biều thuế xuất khẩu nhằm tạo nguồn thu và lam giảm sức hút xuất khẩu của nền kinh tế. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội sẽ đem lại một nền công nghiệp vơi sự mở rộng về chiều rộng nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng cho nền kinh tế. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội là thực hiện công nghiệp thay thế xuất khẩu hay tạo ra hàng rào bảo hộ mậu dịch. Vì vậy, ít tạo sức ép về cạnh tranh hơn, làm cho cơ cấu mang tính chủ quan, ít nhạy bén, đông cứng. - Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng ngoại: Mô hình hướng ngoại là mô hình với chính sách chuyển dịch cơ cấu đưa nền kinh tế mở cửa nhiều hơn, tham gia vào phân công lao động quốc tế.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 18 Chuyển dịch cơ cấu theo mô hình hướng ngoại có ý nghĩa quan trọng đối với thuế quan và các hình thức bảo hộ mậu dịch, chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý vĩ mô trong nước. Vấn đề mở cửa có liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu hoặc tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán. Việc quyết định hướng ngoại ở mức độ nào thì cũng có những tác động quan trọng đến đời sống kinh tế xã hội. Ưu điểm của sự mở cửa là nó thúc đẩy quá trình đổi mới và tăng năng suất lao động nhanh, tạo ra khả năng thích nghi của nền kinh tế, tác động tốt đến quá trinh phát triển dài hạn, có tác dụng tốt đối với GDP. Nhược điểm: chiến lược kinh tế mở cửa sẽ đem lại cho Chính phủ nước đó ít khả năng hành động theo ý mình hơn, có tác dụng xấu với Công nghiệp trong nước. - Chuyển dịch cơ cấu hỗn hợp Mô hình này được xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình hướng nội với các yếu tố của mô hình hướng ngoại. Lấy hai yếu tố là thị trường trong nước và ngoài nước là những trọng tâm để phát triển. Thực tế cho thấy, Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đã rất thành công cho đến những thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Với hàng rào bảo hộ cao bằng thuế nhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan, các nước có thể bán sản phẩm trên thị trường nội địa và không bị áp lực cạnh tranh từ phía hàng hoá nhập khẩu. Với thời gian, các doanh nghiệp có thể cải tiến công nghệ sản xuất, hoàn thiện quá trình quản lý, tích tụ tư bản,v..v… Từ đó, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo lập vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Định hướng phát triển này luôn gắn với việc tạo ra một thị trường cạnh tranh nội bộ thông quan việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Khi thế giới bước sang thời kỳ quốc tế hoá nền sản xuất, tiến trình chuyển dịch cơ cấu giữa các quốc gia diễn ra với nhịp độ ngày càng cao, đi
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 19 đôi với các cam kết mở cửa thị trường thị định hướng CNH thay thế nhập khẩu không còn phát huy tác dụng nữa. Và vì vậy, các nước đều chuyển sang thực thi chính sách CNH chủ yếu hướng xuất khẩu. 1.3. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.3.1. Tác động đến cơ cấu ngành, khu vực thông qua cơ cấu đầu tư Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là tổng thể những mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế. Ba yếu tố cơ bản cấu thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Ba yếu tố này liên kết chặt chẽ với nhau trong đó cơ cấu ngành quyết định vì nó phát triển theo quan hệ cung cầu của thị trường. Cơ cấu đầu tư của luồng vốn FDI thể hiện quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài về các lĩnh vực trong nền kinh tế và từ đó tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quốc gia tiếp nhận đầu tư. Một cơ cấu FDI phù hợp sẽ có tác động đến cơ cấu kinh tế phù hợp và qua đó góp phần tạo nên sự phát triển. Đối với một nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu của Công nghiệp hoá thì luồng vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào ngành Công nghiệp vì ngành này sẽ có lợi nhuận cao hơn các ngành khác, mặt khác khi đầu tư vào Công nghiệp, các doanh nghiệp nước ngoài cũng được hưởng những ưu đãi về thuế quan, đất đai, thu nhập… 1.3.2.Tác động đến cơ cấu công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ Đối với một đất nước đang phát triển, hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI góp phần nâng cao một cách rõ rệt trình độ công nghệ sản xuất so với thời kỳ trước. Các ngành thường tiếp thu được công nghệ mới, hiện đại trên thế giới như: Bưu chính Viễn thông, điện tử, lắp ráp, sản xuất xe hơi, thăm dò khai thác dầu khí… Hầu hết các trang thiết bị được đưa vào các xí nghiệp FDI tương đối đồng bộ, hiện đại hơn công nghệ trong nước. Hoạt động chuyển giao công nghệ trong đầu tư nước ngoài đã tạo ra
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 20 nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, hình thức, mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đồng thời cũng hạn chế nhập khẩu các loại hàng hoá trước đây không sản xuất được. Bên cạnh đó, tác động của việc các doanh nghiệp FDI đầu tư công nghệ mới hiện đại hơn công nghệ trong nước đã tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước thay đổi công nghệ phù hợp hơn. Tạo điều kiện cho trình độ công nghệ trong nước phát triển thêm một bước. 1.3.3.Tác động đến cơ cấu lao động Hoạt động đầu tư đã tạo ra một số lượng lớn việc làm trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao, đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho lao động. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI thường làm việc với cường độ cao, kỷ luật làm việc nghiêm khắc…đúng với yêu cầu lao động trong nền sản xuất hiện đại. Trong một số lĩnh vực còn đòi hỏi lao động có trình độ cao về tay nghề, học vấn và ngoại ngữ. Các nhân viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tiếp thu được công nghệ quản lý hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn, có điều kiện cập nhật kiến thức, phương tiện, công cụ mới trong quản lý kinh tế, có điều kiện làm quen và tự rèn luyện tác phong công nghiệp, sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị công nghiệp hiện đại. Sự hấp dẫn về thu nhập, cùng với những đòi hỏi cao về trình độ là những yếu tố tạo nên cơ chế buộc người lao động có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ tay nghề để được tuyển chọn vào làm việc tại các doanh nghiệp này. Sự phản ứng dây chuyền, sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước trên thị trường lao động là nhân tố thúc đẩy lực lượng lao động phát triển và chuyển dịch theo hướng: tập trung nhiều hơn lao động vào
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 21 sản xuất Công nghiệp & Dịch vụ, giảm bớt số lượng và tỷ trọng trong lao động nông nghiệp. 1.3.4.Tác động đến cơ cấu xuất khẩu Cơ cấu xuất khẩu là tổng hợp các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một quốc gia. Trước khi có FDI, các nước thường xuất khẩu các sản phẩm truyền thống, dựa vào lợi thế so sánh. Các sản phẩm xuất khẩu này thường ở dạng thô, sơ chế và không có hàm lượng kỹ thuật cao trong đó, vì vậy giá trị xuất khẩu thường thấp. Việc mở cửa thu hút FDI đã mở ra một cánh cửa mới cho thị trường trong nước. Ngoài việc, giá trị các mặt hàng xuất khẩu truyền thống được nâng lên do áp dụng công nghệ mới trong quá trình sản xuất thì việc mở rộng các mặt hàng xuất khẩu mới sẽ đem lại một lượng ngoại tệ lớn cho quốc gia. Cơ cấu xuất khẩu được mở rộng dựa trên việc khai thác những tiềm năng mới của quốc gia mà trước đây chưa phát hiện ra hoặc có thể là chưa đủ điều kiện để làm. 1.3.5. Tác động đến cơ sở hạ tầng Quá trình tiếp nhận FDI đã tạo cơ hội để nhiều nước đang phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện về nước…ở các nước này, mức thu nhập tính theo bình quân đầu người rất thấp, do đó tích luỹ cũng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt. Trong khi đó các nước này lại cần một lượng vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu nhằm phát triển kinh tế. Bởi vậy sẽ xuất hiện khoảng cách lớn giữa nhu cầu đầu tư và tích luỹ vốn. Cho nên các nước đang phát triển muốn tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thì phải biết tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có thông qua các quan hệ kinh tế đối ngoại mới có thể cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 22 hiện có, hiện đại hoá công nghệ truyền thống. Nhờ đó mà xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho nền kinh. 1.3.6. Tác động đến cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế là tỷ trọng đóng góp của các ngành trong nền kinh tế. Các thành phần kinh tế cùng với những thế mạnh của riêng mình ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của mình thông qua sự đóng góp giá trị sản xuất của mình trong nền kinh tế bằng cả con số tương đối và tuyệt đối. Thành phần FDI tham gia nền kinh tế và cũng càng ngày càng nâng cao tỷ lệ đóng góp của mình trong giá trị sản xuất toàn xã hội. Chính sự tham gia này đã tạo ra một đối trọng mới trong cơ cấu thành phần kinh tế. Thành phần FDI cùng với những yếu tố về công nghệ , vốn đã tạo ra một năng suất mới cao hơn nhiều so với năng suất cũ của các thành phần kinh tế. Chính yếu tố này đã tạo ra một sự chuyển biến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xã hội.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 23 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong điều kiện ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế - xã hội đang diễn ra ngày càng sôi động. Nền kinh tế quốc gia là một bộ phận nền kinh tế khu vực và thế giới. Các nền kinh tế đều mở cửa ra bên ngoài, đẩy mạnh các quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập với quốc tế và khu vực là tất yếu và bắt buộc. Đối với các nước nghèo (đang phát triển) thì phải đầu tư để tạo ra một cú “huých” đối với nền kinh tế nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi cái vòng “luẩn quẩn” của sự nghèo đói. Vì vậy, FDI có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, nơi mà nhu cầu về vốn lớn hơn rất nhiều so với khả năng huy động vốn. Với tư cách là một bộ phận của vốn đầu tư phát triển, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua cơ cấu đầu tư. FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển, chuyển giao công nghệ, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. FDI cũng góp phần nâng khả năng cạnh tranh trong nội bộ nền kinh tế cũng như khả năng canh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. FDI lại không trở thành gánh nặng về nợ trong tương lai. Với vị trí và vai trò quan trọng như vây, FDI hầu hết được các nước đang phát triển thu hút và sử dụng một cách có định hướng phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển của mình.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 24 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 2.1. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 2.1.1. Tổng quan về dòng vốn FDI tại Việt Nam Trong gần 30 năm đổi mới, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Đây được coi là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư xã hội, có tác động lan tỏa tới nhiều khu vực của nền kinh tế. Tính từ năm 1988 đến ngày 31-12- 2014, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký ở Việt Nam đạt 230 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 130 tỷ USD, chiếm 56,5% vốn đăng ký. Kể từ năm 1991 - khi làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam đến nay – nguồn vốn FDI có nhiều biến động theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn 1988-1997, tốc độ thu hút vốn FDI tăng khá nhanh, bình quân hàng năm vốn đăng ký tăng 50%, vốn thực hiện tăng 45%. Kết quả là, tổng vốn đăng ký đạt 35,6 tỷ USD, vốn thực hiện là 13,37 tỷ USD (chiếm 37,5% vốn đăng ký). Sau đó FDI giảm dần trong giai đoạn 1998-2004, với tổng vốn đăng ký đạt 23,88 tỷ USD, vốn thực hiện là 17,84 tỷ USD, chiếm 75% vốn đăng ký. Từ năm 2005-2008, hoạt động FDI tăng trở lại. Vốn đăng ký trong năm 2005 là 6,839 tỷ USD, năm 2006 là 12 tỷ USD, năm 2007 là 21,347 tỷ USD và 68 tỷ USD năm 2008. Tổng vốn đăng ký đạt 111,918 tỷ USD, vốn thực hiện là 26,934 tỷ USD chiếm 24% vốn đăng ký, gấp 4,68 vốn đăng ký và 1,5 lần vốn thực hiện so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến hết tháng 10 năm 2014, vốn FDI sau khi đạt đỉnh điểm năm 2008 đã giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên vốn thực hiện bình quân hàng năm vẫn ổn định ở mức 10 – 11
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 25 tỷ USD. Năm 2014 ước đạt khoảng 12,5 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2013. Tổng vốn đăng ký đạt 97 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 52,2 tỷ USD chiếm 53,8% vốn đăng ký. Nguồn FDI vào Việt Nam từ các nước và vùng lãnh thổ châu Á như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông, Đức, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Canada, Ô-xtrây-li-a. Cho đến nay, FDI trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” FDI. Bảng 2.1. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đăng ký 2000 – 2014 (triệu USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 FDI 2.012 2.503 1.621 1.950 2.222 6.839 12.000 21.347 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 FDI 68.000 21.480 18.595 14.696 13.013 14.272 20.230 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư 2.1.2. Các đặc điểm chủ yếu của FDI hiện nay tại Việt Nam - Lượng vốn FDI không ổn định: có thể khái quát dòng vốn FDI vào Việt Nam qua 3 giai đoạn. Từ 2000-2004 vốn FDI tăng giảm không ổn định, giai đoạn 2005-2008 lượng vốn tăng dần và đạt tới đỉnh điểm năm 2008 sau đó giảm dần từ năm 2009 -2013 và đang có dấu hiệu phục hồi ở năm 2014. - Các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ mà ít quan tâm tới lĩnh vực nông nghiệp Đến nay cả nước có khoảng 17.768 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký trên 252.715,96 triệu USD. Trong đó lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm khoảng 61,6% số dự án và khoảng 65,7% số vốn đăng ký, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ tương ứng là: 35,4% và 32,8%, còn lại là lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 26 Bảng 2.2. FDI vào Việt Nam theo ngành lĩnh vực (tính tới ngày 20/11/2014 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Chuyên ngành Số dự án TVĐT Nông, lâm nghiệp 528 3.721,75 Công nghiệp và xây dựng 10.951 165.957,26 Dịch vụ 6.289 83.036,95 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam là một đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lĩnh vực công nghiệp là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực đối với nền sản xuất lạc hậu. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Nhưng để có thể phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai thì chúng ta cần phải có một nền Nông nghiệp hiện đại, áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật. Muốn được như vậy thì cần phải tập trung đầu tư một cách có chọn lọc vào lĩnh vực Nông nghiệp. - Công nghệ thường lạc hậu hơn công nghệ của các nước chuyển giao, điều này sẽ đẩy các nước tiếp nhận chuyển giao trở thành bãi rác công nghệ Các nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng đặt lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn làm mục tiêu hàng đầu . Nhũng thiết bị công nghệ mà họ đưa vào sử dụng tại các dự án có thể đã đến lúc cần thay thế tại nước họ, nhưng vì đi cùng với những thiết bị, công nghệ này thường là một lượng vốn nhất định nên các nhà đầu tư nước ngoài thường vẫn chuyển giao những công nghệ này.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 27 Chuyển giao công nghệ là hình thức thuận lợi để các nhà đầu tư có thể bán những công nghệ đã lạc hậu nếu như nước tiếp nhận công nghệ không thẩm định kỹ công nghệ nhập. Bên cạnh đó ngoài tính chất hiện đại chung của công nghệ thì tại mỗi nước lại có những điều kiện sản xuất khác nhau (Ví dụ tại các nước nhiệt đới, độ ẩm trong không khí rất cao, ảnh hưởng không tốt đến máy móc). Vì vậy, cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng để có thể đưa thêm các tính năng phù hợp với điều kiện môi trường hơn. Thực tế, những thiết bị, công nghệ của nước ngoài chuyển vào thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam lâu nay chưa phải là những loại thuộc thế hệ hiện đại nhất. Vì vậy, việc chuyển giao công nghệ sẽ có thể đẩy các nước nhận chuyển giao công nghệ trở thành bãi rác công nghệ. - FDI tập trung tại các vùng có cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn Hiện nay FDI có mặt trên 64 tỉnh/thành trên cả nước. Tuy nhiên lại có sự phân bố khác nhau giữa các vùng. Miền Nam luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư do điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt, môi trường kinh doanh thuận lợi.Miền Bắc tuy đã có những nỗ lực nhằm thu hút FDI nhưng chỉ tăng về quy mô còn tỷ trọng thì vẫn thấp hơn Miền Nam. Quan sát 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất:
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 28 Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương 1988-2013 (tính tới ngày 20/11/2013 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD) Vốn điều lệ (Triệu USD) 1 TP Hồ Chí Minh 5,191 37,982.45 13,635.33 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 303 26,721.24 7,541.77 3 Hà Nội 3,013 23,465.19 8,140.56 4 Đồng Nai 1,241 21,597.23 8,230.84 5 Bình Dương 2,508 19,961.01 7,114.53 6 Hải Phòng 441 10,966.97 3,385.67 7 Hà Tĩnh 59 10,653.86 3,686.91 8 Thanh Hóa 55 10,275.09 2,937.16 9 Bắc Ninh 548 7,462.65 1,309.62 10 Thái Nguyên 75 6,909.28 368.37 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Mối tương quan trong khu vực: Ổn định chính trị, xã hội và viễn cảnh hội nhập kinh tế khu vực là động cơ đưa dòng chảy tư bản của thế giới về châu Á. Gần 30% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đổ về châu Á trong năm 2013. Trong lúc châu Âu đang mất khả năng cạnh tranh, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhất là Đông Nam Á, trở thành những địa bàn hoạt động lý tưởng. Trên đây là nhận định của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới trong năm qua đã tăng thêm 9% so với tài khóa 2012, đạt 1.450 tỉ USD. Vào lúc mà cả Liên hiệp
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 29 châu Âu lẫn Bắc Mỹ chỉ giành được 250 tỉ USD của số vốn đầu tư nói trên, thì phần đổ vào châu Á là 426 tỉ USD. Châu lục này chiếm đến gần 30% tổng số FDI của toàn cầu. Đầu tư vào Việt Nam đang có xu hướng phục hồi trở lại do những tác động tích cực của các chính sách mà Chính phủ đã đưa ra nhằm thu hút đầu tư quay trở lại Việt Nam. Việt Nam đang khu vực kinh tế đang có những chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng trở nên năng động hơn. Tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ĐTTT nước ngoài là điều kiện để Việt Nam tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tham gia vào phân công lao động quốc tế. 2.1.3. Đóng góp của FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện khai thác các lợi thế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Tăng trưởng kinh tế: FDI đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với lượng vốn thực hiện trên 2 tỷ mỗi năm. FDI đã tích cực tạo nguồn vốn cho phát triển. Để có thể thấy được mối tương quan giữa vốn FDI, vốn khu vực nhà nước và vốn khu vực ngoài quốc doanh. Ta có:
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 30 Bảng 2.4. Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị %) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Kinh tế Nhà nước 47,1 45,7 37,2 33,9 40,5 38,1 37,0 40,3 40,4 Kinh tế ngoài nhà nước 38,0 38,1 38,5 35,2 33,9 36,1 38,5 38,1 37,6 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 14,9 16,2 24,3 30,9 25,6 25,8 24,5 21,6 22,0 Nguồn: Tổng cục thống kê Khu vực FDI có tỷ lệ đóng góp trong GDP tăng dần . Năm 1992 đóng góp của khu vực FDI vào GDP là 2% thì năm 1996 đã tăng 7,4%, năm 2000 là 12,7% và năm 2001 là 13,1% năm 2002 là 13,9%, năm 2005 là 14,9%, năm 2006 là 16,2%, năm 2007 là 24,3%, đỉnh điểm năm 2008 là 30,9%. Từ năm 2005 đến năm 2014, hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài trải qua 3 trạng thái khác nhau: 1) Từ năm 2005 đến năm 2008 là giai đoạn tăng trưởng nhanh Năm 2005 vốn FDI chiếm 14,9% sang đến năm 2008 thì vốn FDI vươn lên đến 30,9 %, tăng gấp 2 lần trong 4 năm. Đây được coi là bước ngoặt trong làn sóng FDI. 2) Từ năm 2009 – 2012 là giai đoạn suy thoái. Tỷ trọng vốn FDI giảm dần còn 25,6% năm 2009 và tiếp tục giảm còn 21,6%. 3) Năm 2013: tỷ trọng vốn FDI chiếm 22%, tăng 0,4 % so với năm 2012. Tác động của FDI là góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội của nước ta, như tăng năng suất lao động xã hội, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, hình thành các định chế tiền tệ, tín dụng dần đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều vào thu ngân sách và cải thiện môi trường sống của xã hội.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 31 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong một nền kinh tế, tác động của cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong thời gian qua tại Việt Nam, Cơ cấu FDI đã thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và đã đóng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệo và dịch vụ trong nền kinh tế , chuyển dịch cơ cấu theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bảng 2.5. FDI vào Việt Nam theo ngành lĩnh vực (tính tới ngày 20/11/2003 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2005 19,30 38,13 42,57 2006 18,73 38,58 42,69 2007 18,66 38,51 42,83 2008 20,41 37,08 42,51 2009 19,17 37,39 43,44 2010 18,89 38,23 42,88 2011 20,08 37,90 42,02 2012 19,67 38,63 41,70 Sơ bộ 2013 18,38 38,31 43,31 Nguồn: Tổng cục thống kê - Việc làm: Tạo việc làm cũng là đóng góp quan trọng của khu vực FDI. Lao động làm việc trong các DN FDI tại thời điểm 31-12-2013 là trên 3,2 triệu người, gấp gần 8 lần năm 2000. Đó là con số có nhiều ý nghĩa trong bối cảnh mỗi năm nước ta tới hơn 1 triệu lao động được bổ sung. Trong điều kiện dư thừa lao động ở nước ta, việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đang
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 32 là một trách nhiệm nặng nề và là sức ép đối với toàn xã hội, thì đây thực sự là một kết quả nổi bật trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bảng 2.6. Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI(1.000 người Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Tổng số (Nghìn người) 1.112,8 1.322,0 1.562,2 1.694,4 1.524,6 1.726,5 1.700,1 1.703,3 1.785,7 Nguồn: Tổng cục thống kê Khi bước vào nền kinh tế thị trường, chúng ta chưa có nhiều nhà doanh nghiệp giỏi, nhiều thợ kỹ thuật cao đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ khi các dự án đầu tư nước ngoài bắt đầu hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi, đồng thời áp dụng phương thức quản lý tiên tiến. Đây chính là điều kiện tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận học hỏi và nâng cao trình độ. Mặt khác, để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án. Như vậy, thông qua việc thu hút và tạo ra thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động trong xã hội, ĐTTTNN đã góp phần đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ về cả số lượng, tỷ trong, chất lượng, góp phần giảm các tệ nạn xã hội, tăng sự ổn định chính trị- xã hội của cả nước cũng như từng địa phương. - Xuất khẩu Thông quan FDI, tình hình xuất khẩu được cải thiện rõ rệt. Tổng giá trị xuất khẩu tăng lên, xuất hiện thêm mặt hàng xuất khẩu mới. Để có thể thấy rõ hơn ta xét
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 33 Bảng 2.7. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Dầu thô (Nghìn tấn) 17.967 16.442 15.062 13.752 13.373 8.072 8.240 9.251 8.405 Than đá (Nghìn tấn) 17.988 29.308 32.072 19.358 24.992 19.876 17.163 15.219 12.802 Hàng điện tử, máy tính và linh kiện (Triệu USD) 1.427 1.808 2.165 2.640 2.763 3.590 4.662 7.849 10.601 Giày, dép (Triệu USD) 3.039 3.596 4.000 4.770 4.071 5.123 6.549 7.264 8.401 Hàng dệt, may (Triệu USD) 4.772 5.855 7.732 9.121 9.066 11.210 13.212 14.416 17.933 Hàng sơn mài, mỹ nghệ (Triệu USD) 90 120 218 386 1.296 14 .. .. .. Hàng rau, hoa, quả (Triệu USD) 2356 259 306 407 439 460 623 827 1.073 Hạt tiêu (Nghìn tấn) 110 115 83 90 134 117 124 117 133 Cà phê (Nghìn tấn) 913 981 1.232 1.061 1.183 1.218 1.260 1.736 1.300 Cao su (Nghìn tấn) 554 704 716 659 731 779 818 1.024 1.074 Gạo (Nghìn tấn) 5.255 4.642 4.580 4.745 5.969 6.893 7.116 8.017 6.587 Hạt điều nhân (Nghìn tấn) 109 128 155 161 176 190 178 222 261 Lạc nhân (Nghìn tấn) 55 14 37 14 .. .. .. .. .. Chè (Nghìn tấn) 92 105 116 105 135 137 135 147 141 Gỗ và sản phẩm gỗ (Triệu USD) 1.561 1.943 2.385 2.767 2.989 3.445 3.961 4.666 5.591 Hàng thủy sản (Triệu USD) 2.733 3.358 3.763 4.510 4.255 5.017 6.112 6.089 6.712 Nguồn: Tổng cục thống kê
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 34 Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng từ 27% năm 1995 lên 47% năm 2000 và 57,2% năm 2005, sau đó giảm xuống còn 54,1% năm 2010, chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu năm 2014. Đóng góp của khu vực FDI vào xuất khẩu của Việt Nam diễn ra theo xu hướng ngược với thế giới. Tỷ trọng khu vực FDI thế giới trong tổng xuất khẩu năm 2000 là 44,5% giảm xuống còn 26,2% năm 2008, trong cùng thời kỳ tỷ trọng này của Việt Nam tăng từ 47% lên 56%. Xét năm 2014, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong 12 tháng năm nay đạt 101,59 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 12 tháng đạt 94,41 tỷ USD tăng 16,7% so với cùng kỳ 2013. Việc xuất khẩu tăng cao của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã chứng tỏ các doanh nghiệp của khu vực này, một mặt đã phát huy lợi thế về vốn, về trình độ kỹ thuật - công nghệ, quản lý, tay nghề người lao động, quảng cáo tiếp thị… mặt khác đã tận dụng được cơ hội tốt hơn để đẩy mạnh xuất khẩu khi các nước thực hiện cam kết cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu, khi giá cả thế giới tăng lên. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, nó là một trong những phương thức đưa hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua quá trình đầu tư đã trở thành cầu nối giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Hoạt động đầu tư nước ngoài giúp Việt Nam mở rộng thị trường hàng hoá xuất khẩu. Đối với các hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp FDI, vô hình chung các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam. Sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã làm cho thị trường hàng hoá
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 35 của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Từ các thị trường truyền thống Đông Âu, thị trường đựoc mở rộng sang Tây Âu, Bắc mỹ, các nước NICs. Bảng 2.8: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam và của khu vực có FDI trong thời gian qua. Năm Xuất khẩu của Việt Nam (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Xuất khẩu khu vực FDI (triệu USD) So với cả nước (%) 2005 32.447 22,5 18.554 57,2 2006 39.826 22,7 23.061 57,9 2007 48.561 21,9 27.775 57,2 2008 62.685 29,1 34.523 55,1 2009 57.096 -8,9 30.372 53,2 2010 72.236 26,5 39.152 54,2 2011 96.906 34,2 55.124 56,9 2012 114.529 18,2 72.252 63,1 2013 132.032 15,1 88160 66,8 Nguồn:Cụcđầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy, các doanh nghiệp FDI đang đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu hàng hoá ở nước ta. Kết quả đáng khích lệ đó một phần do nỗ lực của doanh nghiệp, một phần do chính sách của nhà nước ngày càng thông thoáng khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên phải thấy rằng nếu không kể xuất khẩu dầu khí thì tỷ trọng xuất khẩu qua các dự án FDI so với tổng kim ngạch còn khá bé, chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn tập trung vào sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 36 nhiều hơn là hướng ra xuất khẩu. Chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, chú trọng phát triển năng lực xuất khẩu của nền kinh tế. - Ngân sách Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho Ngân sách Nhà nuớc của các quốc gia. Các nguồn thu này từ các khoản như : cho thuê đất, mặt nước, mặt biển hay từ các loại thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu. ở các nước đang phát triển, do thu hút được vốn FDI nên mức đóng góp của các dự án vào ngân sách nhà nước ngày càng có xu hướng tăng lên. Bảng 2.9. Nộp ngân sách Nhà nước (Đơn vị : Triệu USD) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Sơ bộ 2012 Nộp NSNN 228.287 279.472 315.915 430.549 454.786 588.428 721.804 743.190 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng dần theo các năm. Bảng 2.10. Mức đóng góp vào NSNN từ các thành phần kinh tế (Đơn vị %) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Sơ bộ 2012 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 17,12 16,58 15,94 16,68 18,48 19,06 17,51 19,32 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 8,36 9,25 9,94 10,21 11,17 11,03 10,68 11,16 Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 7,42 7,90 9,87 10,11 10,53 11,90 11,71 12,60 Thu xổ số kiến thiết .. 2,20 .. .. .. .. .. .. Các khoản thu khác 5,11 2,45 1,80 2,09 2,49 2,48 2,67 2,10 Thu từ dầu thô 29,16 29,82 24,37 20,81 13,44 11,76 15,27 18,85 Nguồn: Tổng cục thống kê
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 37 - Công nghệ Chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ thông qua dự án ĐTNN đã tạo điều kiện để Việt Nam thu hút công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế: Trong thời gian qua, nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được du nhập vào Việt Nam thông quan các dự án ĐTNN , nhất là trong lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử tin học, ôtô xe máy…Các công nghệ này đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Chuyển giao công nghệ đã góp phần tích cực và là yếu tố quan trọng tạo ra sự tăng trưởng nhanh và góp phần nâng cao một cách rõ rệt và nhanh chóng trình độ công nghệ của sản xuất trong nước. Trong ngành công nghiệp và xây dựng, các doanh nghiệp FDI đã góp phần nâng cao năng lực của nền kinh tế với nhiều công nghệ mới, hiện đại, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn. Một số ngành đã tiếp thu công nghệ tiên tiến, tiếp cận với trình độ công nghệ hiện đại của khu vực và trên thế giới như viễn thông, thăm dò khai thác, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ tin học, công nghệ sinh học... Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, thiết bị sản xuất đã được nâng cao đổi mới. Các thiết bị được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường là những công nghệ hiện đại, có tính đồng bộ cao, tự động hoá, chuyên môn hóa, điều này trái ngược vớinhững công nghệ lạc hậu trong nước. Vì vậy đây là động lực để các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại thì phải cải tiến, trang bị công nghệ mới. Chính yếu tố này đã thúc đẩy trình độ công nghệ trong đất nước phát triển thêm một bước. Thực tế này hoàn toàn đúng với Việt Nam hiện nay. Hoạt động công nghệ cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm, nhanh chóng tạo ra các sản phẩm cao có chất lượng.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 38 2.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. 2.2.1. Phân tích tổng quát - Cơ cấu ngành Xét 3 khu vực lớn: Nông lâm nghiệp - thuỷ sản, Công nghiệp xây dựng và Dịch vụ thì cơ cấukinh tế đãchuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng củakhu vực Nông lâm nghiệp - thuỷ sản, tăng tỷ trọng khu Công nghiệp - xây dựng. Bảng 2.11. Cơ cấu giai đoạn từ 2005-2013 (Đơn vị %) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 19,30 18,73 18,66 20,41 19,17 18,89 20,08 19,67 18,38 Công nghiệp và xây dựng 38,13 38,58 38,51 37,08 37,39 38,23 37,90 38,63 38,31 Dịch vụ 42,57 42,69 42,83 42,51 43,44 42,88 42,02 41,70 43,31 Nguồn:Tổng cục thống kê Tỷ trọng khu vực Nông lâm nghiệp và thuỷ sản đã giảm từ 19,30% năm 2005 xuống còn 18,38% năm 2013. Tỷ trọng của khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 38,13% năm 2005 lên 38,31% năm 2013. Tỷ trọng Dịch vụ tăng từ 42,57% năm 2005 lên đến 43,31% năm 2013. - Cơ cấu vùng: Với mong muốn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng kinh tế nên Chính phủ đã có những chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy vậy, các cấp độ ưu đãi chưa tương ứng với mức độ chênh lệch về
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 39 điều kiện giữa các vùng. Do đó, vốn nước ngoài vẫn được tập trung chủ yếu vào một số địa bàn thuân lợi về kết cấu hạ tầng, điều kiện an ninh xã hội. Bảng 2.12. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2014) TT Địa phương Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD) 1 TP Hồ Chí Minh 37,982.45 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 26,721.24 3 Hà Nội 23,465.19 4 Đồng Nai 21,597.23 5 Bình Dương 19,961.01 6 Hải Phòng 10,966.97 7 Hà Tĩnh 10,653.86 8 Thanh Hóa 10,275.09 9 Bắc Ninh 7,462.65 10 Thái Nguyên 6,909.28 11 Hải Dương 6,488.35 12 Quảng Ninh 5,194.86 13 Quảng Nam 5,090.36 Chỉ tính trên 13 địa bàn đã có 192.768,54 triệu USD, chiếm 76,9% tổng số cả nước Nguồn:Cụcđầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đến nay phần lớn các tỉnh, thành phố đều có hoạt động đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trừ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa, vốn đầu tư tập trung vào 3 vùng kinh tế trọng điểm – nơi có nhiều điều kiện thuận lợi. Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam với trung tâm là Tp. HCM, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với trung tâm là Đà Nẵng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với trung tâm là Hà Nội. - Cơ cấu Công nghệ Các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) tuỳ theo vị thế, điều kiện lịch sử cụ thể và trình độ phát triển của mình đều có cách thức riêng phát triển theo con đường rút ngắn. Hai trong số nhiều con đường phát triển là: Thứ nhất, du nhập kỹ thuật – công nghệ trung gian từ các nước phát triển để
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 40 xây dựng những ngành công nghiệp của mình như. Thứ hai là thông qua việc chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà một quốc gia có thể lựa chọn một trong hai, hoặc cả hai con đường. Đối với Việt Nam, nền công nghệ trong nước và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là sự lựa chọn cả hai con đường phát triển. - Cơ cấu xuất khẩu Sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu dưới tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện ở Nhóm sản phẩm chủ lực. Đóng góp vào mức xuất khẩu của năm 2014, có 10 nhóm hàng chủ lực: điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; điện tử, máy tính và linh kiện; giày dép; hàng thủy sản; máy móc, thiết bị, dụng cụ; dầu thô; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; cà phê. Chi tiết các mặt hàng và giá trị kim ngạch năm 2014 như sau:
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 41 Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 2.1. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2014 - Cơ cấu thành phần kinh tế Nhìn tổng thể, trong giai đoạn 2005-2013, với việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển: xóa bỏ mô hình hợp tác xã trong nông nghiệp, công nhận quyền sử dụng đất đai tư nhân, gỡ bỏ cơ chế quản lý giá đối với nhiều mặt hàng; và với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, rất nhiều hạn chế đối với khu vực kinh tế tư nhân đã được dỡ bỏ. Một số doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển giao sang khu vực tư nhân, và nhiều doanh nghiệp khác đã tiếp nhận vốn tư nhân và đa dạng hóa thành phần sở hữu. Các nhà lãnh đạo cũng đã mở cửa đất nước để đón nhận thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài, và bước đầu tự do hoá khu vực tài chính. Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm từ 37,62% năm 2005 xuống còn 32,2% năm 2013. Trong khi đó, tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (bao gồm kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 42 tế cá thể và kinh tế hỗn hợp) đã tăng từ 47,22% năm 2005 lên 49,34% năm 2012 và giảm xuống còn 48,25% năm 2013. Cùng với việc hội nhập kinh tế Thế giới WTO năm 2007, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện rõ ràng là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng từ 15,16% năm 2005 lên 19,55% năm 2013. Năm 2013, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 19,55% hay 1,32 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 43 Bảng 2.13 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế 2005-2013 (Đơn vị %) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Cơ cấu GDP ( giá hiện hành) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Kinh tế Nhà nước 37,62 36,69 35,35 35,07 34,72 33,46 32,68 32,57 32,20 Kinh tế ngoài Nhà nước 47,22 47,24 47,69 47,50 47,97 48,85 49,27 49,34 48,25 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 15,16 16,07 16,96 17,43 17,31 17,69 18,05 18,09 19,55 Nhịp độ tăng GDP (giá so sánh) 7,55 6,98 7,13 5,66 5,40 6,42 6,24 5,25 5,42 Kinh tế Nhà nước 7,37 6,17 5,91 4,36 3,99 4,64 4,46 5,68 4,84 Kinh tế ngoài Nhà nước 6,03 5,29 6,03 5,82 6,63 7,08 7,44 4,91 5,35 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 13,22 14,33 13,04 7,85 4,81 8,07 6,30 5,38 6,70 Nguồn: Tổng cục Thống kê
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 44 2.2.2. Đánh giá mức độ tác động của FDI Để đánh giá mức độ tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chúng ta sử dụng phương pháp so sánh. Đây là một cách tính khái quát, chưa thật chính xác vì chỉ đơn thuần về mặt lượng, còn tác động về chất thì lớn hơn nhưng không tính được. - Chuyển dịch cơ cấu ngành Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, tuy nhiên tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều. - Tăng trưởng kinh tế Bảng 2.14. Bảng vốn FDI và tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn Năm 2005 2008 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Vốn FDI thực hiện (triệu USD) 51.102 190.670 214.506 226.891 218.573 240.099 Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%) 14,9 30,9 25,8 24,5 21,6 22,0 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư. Bảng 2.15. Bảng tốc độ tăng trưởng (Đơn vị %) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 Tốc độ tăng trưởng có FDI 7,55 6,98 7,13 5,66 5,40 6,42 6,24 5,25 5,42 Tốc độ tăng trưởng không có FDI 5,66 5,28 5,91 5,52 6,08 6,23 5,23 5,15 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng có FDI cao hơn tốc độ tăng trưởng không có FDI. Qua đó cho thấy, FDI đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trần Thị Mai Lớp: CQ49/18.02 45 - Tác động đến cơ cấu Công nghệ Việt Nam là một nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công nghệ đang càng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu của đất nước. ĐTNN tác động mạnh đến cơ cấu công nghệ ở những lý do sau: 1) Doanh nghiệp ĐTNN đến Việt Nam để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mang theo công nghệ (chuyển giao công nghệ), hệ thống quản lý. Chính quá trình này đã tạo ra cho nền công nghệ sản xuất trong nước phát triển vượt bậc. 2) Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp ĐTNN, các doanh nghiệp trong nước cũng phải tiến hành đổi mới công nghệ để có thể cạnh tranh trên thị trường. Công nghệ được đổi mới trong toàn nền kinh tế. - Tác động đến cơ cấu lao động Hiện nay hệ thống doanh nghiệp có vốn ĐTNN đang sử dụng 739.000 lao động trực tiếp và khoảng hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Đây là một lực lượng lao động lớn, việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp ĐTNN đã phần nào giải quyết bớt tình trạng thất nghiệp. Mặt khác, lực lượng lao động trong ĐTNN thường là những cán bộ quản lý giỏi, công nhân, thợ kỹ thuật lành nghề thông qua quá trình tuyển chọn trực tiếp hoặc đào tạo và chủ yếu là lao động trong lĩnh vực Công nghiệp, Dịch vụ. Cơ cấu lao động được thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp ngày càng giảm đi. 2.3. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG FDI 2.3.1.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế ở Việt Nam Mặt tích cực: