SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ việc
nghiên cứu nghiêm túc tình hình thực tế của nơi thực tập.
Tác giả chuyên đề
Phạm Thị Hiền
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOT Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
BTO Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
BT Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao
CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CTCP Công ty cổ phần
CTLD Công ty liên doanh
DN Doanh nghiệp
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp
KCN Khu công nghiệp
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
QL Quản lý
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy Ban nhân dân
USD Đồng Đô la Mỹ
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng số Tên bảng Trang
2.1
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) theo
thành phần kinh tế 2005-2010
27
2.2 Cơ cấu ngành công nghiệp thời kỳ 2005-2010 28
2.3
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên
từ năm 2005-2010
33
2.4
Danh mục dự án FDI lớn vào công nghiệp tỉnh Hưng
Yên từ 2005 - 2010 35
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02
MỤC LỤC
Chương 1 :
NGUỒN VỐN FDIĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNHCÔNG NGHIỆP.........1
1.1. Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )........................1
1.1.1. Khái niệmcơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................1
1.1.2. Các hình thức đầu tưFDIchủ yếu...........................................................2
1.1.2.1. Hợp đồng hợp táckinhdoanh................................................................2
1.1.2.2. Doanhnghiệp liên doanh.......................................................................3
1.1.2.3. Doanhnghiệp 100% vốn nướcngoài ......................................................4
1.1.2.4. Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh– Chuyển giao (BOT)........................4
1.1.1.5. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO) .........................4
1.1.1.6. Hợp đồng Xâydựng – Chuyển giao (BT).................................................4
1.2. Vai trò của FDIcho sự phát triển chung của nềnkinh tế.............................5
1.2.1. Đối với nước chủ đầu tư ..........................................................................5
1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư..................................................................7
1.3. Vai trò của FDI đối vớisự phát triển ngành công nghiệp...........................11
1.3.1. Vai trò của FDI đối vớikinh tế ViệtNam...............................................11
1.3.2. Vai trò của FDI đối với phát triển công nghiệp.......................................13
1.4.Bàihọc kinhnghiệmvề thuhút vốnFDIvào ngànhcôngnghiệpcủamộtsố
địa phương khác trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên...................13
1.4.1. Kinh nghiệm thu hútFDI vào Đà Nẵng.................................................13
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02
1.4.2. Những cơ chế chínhsách ưu đãi riêng của tỉnh Đồng Nai .......................14
1.4.3. Chínhsáchcải thiện môi trường đầu tưcủa Bà Rịa Vũng Tàu................16
1.4.4. Kinh nghiệm thu hútFDIcủa TP.HCM.................................................17
1.4.5. Bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên..........................................................18
Chương 2 :THỰC TRẠNGTHUHÚT FDIĐỐIVỚINGÀNHCÔNG
NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2005 – 2010..................................20
2.1.Pháttriểncôngnghiệpvà vấnđề thuhút vốnFDIvào cácngànhnghềkinh
tế của tỉnh Hưng Yên......................................................................................20
2.1.1. Tổng quan về công nghiệp tỉnh Hưng Yên..............................................20
2.1.2. Hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hưng Yên....................22
2.2.Thựctrạngthuhút FDItrongcôngnghiệpcủatỉnhHưng Yêngiaiđoạn
2005 – 2010. ...................................................................................................26
2..2.1. Quymô và nhịp độ thu hútvốn FDIvào công nghiệp trong thời gian qua .26
2.1.2. FDI theodựán đầu tư............................................................................28
2.3.Nhântố ảnhhưởngđếnthuhútFDIvào ngànhcôngnghiệpcủatỉnhHưng
Yên................................................................................................................31
2.3.1. Chính sáchđấtđai, tạomặtbằng sản xuấtkinhdoanh.............................31
2.3.2. Chính sáchđào tạo, khoa học công nghệ.................................................31
2.3.3. Chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến đầu tư.............................................32
2.3.4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính....................................................32
2.4.Đánhgiátổngquanvề thuhútFDIvào côngnghiệpcủatỉnhHưng Yên
trong giai đoạn 2005 – 2010............................................................................33
2.4.1. Kết quả đạt được...................................................................................33
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02
2.4.2. Những hạnchế chủ yếu.........................................................................34
2.4.3. Nguyên nhân.........................................................................................35
Chương 3 :GIẢI PHÁP TĂNGCƯỜNG THUHÚT FDIVÀO NGÀNH
CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN .............................................................38
3.1.Mục tiêuđịnhhướngpháttriểncôngnghiệpHưng Yêntừnayđếnnăm
2020...............................................................................................................38
3.1.1. Quan điểm thu hútFDI vào công nghiệp của tỉnh Hưng Yên..................38
3.1.1.1. Phát triển công nghiệp bền vững ..........................................................38
3.1.1.2. Phát triển công nghiệp dựa trên việckhai thác lợi thế so sánh của tỉnh ...38
3.1.1.3. Phát triển theo xu hướng mở cửa, hội nhập của quốc gia và thế giới.......38
3.1.2. Mục tiêu thu hútFDI vào công nghiệp tỉnh Hưng Yên............................39
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển ..............................................................................39
3.1.2.2. Mục tiêu vận động thời kỳ2010 -2020..................................................40
3.2. Giải pháp tăng cường thu hút FDI............................................................41
3.2.1. Tiếptục điềuchỉnh, bổ sungquyhoạchpháttriểnngànhlĩnhvực và
chuẩn bị đầu tư..............................................................................................41
3.2.2.Tăng cường hoạt động đối ngoại để đẩy mạnhcông tác xúc tiến đầu tư ...41
3.2.3. Cải thiện môi trường đầu tư ..................................................................42
3.2.3.1. Đẩymạnh tuyên truyền về công tácphát triển kinh tếđối ngoại. .............42
3.2.3.2. Tiếp tụcđẩymạnh cải cách thủ tục hành chính. ....................................43
3.2.3.3. Tập trung làm tốt công tácđền bù, giải phóng mặtbằng cho cácdựán. ..43
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02
3.2.3.4.Đẩynhanhtiếnđộxâydựngđượchệthống hạ tầngmộtcáchđồngbộ,
chấtlượng tốtđáp ứng nhu cầu của cácnhà đầu tư. .........................................43
3.2.3.5.Cókếhoạchđàotạobồidưỡngnguồnnhânlựcphụcvụhoạtđộngxúc
tiến đầu tư......................................................................................................44
3.2.3.6.Tăngcườngpháttriểncácngànhdịchvụphụtrợđápứngnhucầuphát
triển...............................................................................................................44
3.2.3.7. Đảm bảo an ninh, trật tự cho các dự án vàođầu tư, làm ăn trong tỉnh.....45
3.2.4. Tăng cường công tác quản lýNhà nước về thu hút đầu tư ......................45
Kết luận.........................................................................................................47
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đang diễn ra trên quy mô toàn cầu
với khối lượng và nhịp độ chu chuyển ngày càng lớn. Bên cạnh việc phát huy
nguồn lực trong nước, tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một
sự thông minh để rút ngắn thời gian tích lũy vốn ban đầu, tạo nên tiền đề vững
chắc cho phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Chính
vì lẽ đó mà FDI được coi như “chiếc chìa khóa vàng” để mở ra cánh cửa thịnh
vượng cho các quốc gia.
Sau khi tham gia tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam có nhiều
thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài kết hợp với nguồn tài nguyên thiên
nhiên, đội ngũ lao động trong nước để xây dựng phát triển nền kinh tế. Xu hướng
hiện nay là phải xúc tiến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiến đến
sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực trong nước nhằm đẩy
mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những năm gần đây tỉnh
Hưng Yên đã đạt được một số kết quả ban đầu trong việc tăng cường thu hút và
nâng cao hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên những kết quả đó vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng, chưa tận dụng hết ưu thế của mình để thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội
nhằm phát triển thành một khu vực phát triển về công nghiệp. Do đó việc tìm
hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được tìm ra
những hạn chế khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên là điều vô cùng cần thiết. Xuất
phát từ những điều trên em xin chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm
tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành công nghiệp
tỉnh Hưng Yên ”. Nội dung của đề tài này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận
gồm các phần sau đây:
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02
- Chương I: Nguồn vốn FDI đối với phát triển ngành công nghiệp.
- Chương II: Thực trạng thu hútFDI đối với ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2005 đến nay.
- Chương III: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên.
Do còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ lý luận cũng như thực tiễn,
bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy giáo, cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phan Tiến Nam - giáo viên trực tiếp
hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa Tài chính quốc tế và các cô chú, anh chị
trongphòngTổnghợp và thôngtin – Bộ Kế hoạchvà Đầutư, Thành phố Hà Nội đã
giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề của mình.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.021
Chương 1
NGUỒN VỐN FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1.1. Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI )
1.1.1. Khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa với quy mô và tốc độ ngày càng
lớn đã tạo ra một nền kinh tế sôi động mà ở đó tính phụ thuộc giữa các nước, các
quốc gia ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công
nghệ và cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng thông tin đã thúc đẩy
mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các
quốc gia.
Đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư để Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH -
HĐH) của các nước phát triển rất lớn. Mặt khác ở các nước phát triển dồi dào
vốn và công nghệ, họ muốn tìm kiếm những nơi thuận lợi, chi phí thấp để hạ giá
thành sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Chính điều đó đã tạo nên một
sự thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt phổ biến nhất vẫn là hình
thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư toàn bộ hay phần lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền
điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau:
- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư, họ tự quyết định
đầu tư, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu
quả cao.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.022
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp hoạt
động theo tỷ lệ góp vốn của mình.
- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp nhận
được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản lý là mục tiêu mà
các hình thức khác không giải quyết được.
- Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của hoạt động nó
còn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng
như đầu tư từ lợi nhuận thu được.
1.1.2. Các hình thức đầu tư FDI chủ yếu
Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức được áp dụng là:
1.1.2.1. Hợp đồng hợp tác kinhdoanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều bên
quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành
đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập tư cách pháp nhân.
Hình thức này có đặc điểm:
- Không ra đời một pháp nhân mới.
- Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp
đồng nội dụng chính phản ánh trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên với nhau.
- Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với tính
chất mục tiêu kinh doanh và được cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn.
- Hợp đồng phải do đại diện của các bên có thẩm quyền kí. Trong quá
trình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư các pháp nhân của mình.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.023
1.1.2.2. Doanhnghiệp liên doanh
Theo khoản 2 điều 2 Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quy
định doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa
chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài
hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc
các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp
đồng liên doanh.
Hình thức này có đặc điểm:
- Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Các bên chịu trách nhiệm về phần
vốn của mình.
- Phần góp vốn của bên hoặc các bên nước ngoài không hạn chế mức tối
đa nhưng tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động
không giảm vốn pháp định.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quản
trị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các
bên nhưng ít nhất phải là hai người. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những
vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí.
- Các bên tham gia liên doanhphânchia lợi nhuận và phânchia rủi ro theo tỷ
lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa các bên.
- Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được
kéo dài nhưng không quá 20 năm.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.024
1.1.2.3. Doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài
Theo điều 26 Nghị định 12/1997/NĐ-CP quy định: Doanh nghiệp 100%
vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
kinh doanh. “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt
Nam. Thời gian hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép”.
1.1.2.4. Hợp đồng Xâydựng – Kinhdoanh– Chuyển giao(BOT)
Theo điều 12 khoản 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồng
Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao là văn bản kí giữa cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công
trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài
chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà Việt Nam”.
1.1.1.5. Hợp đồng Xâydựng - Chuyển giao- Kinhdoanh (BTO)
Đây là hình thức được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đẩu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng
xong công trình nhà đầu tư tiến hành chuyển giao cho nước nhận đầu tư toàn bộ
công trình. Chính phủ nước nhận đầu tư sẽ chuyển giao quyền kinh doanh công
trình này cho nhà đầu tư trong một thời gian nhất định để họ thu hồi được vốn
đầu tư và có được lợi nhuận hợp lý.
1.1.1.6. Hợp đồng Xâydựng – Chuyển giao(BT)
Theo khoản 13 điều 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồng
xây dựng chuyển giao là hợp đồng kí kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi
xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.025
Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện
các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
1.2. Vai trò của FDIcho sự phát triển chung của nền kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một đặc trưng nổi bật của nền kinh tế thế
giới hiện đại, một yếu tố quan trọng thúc đẩy toàn quá trình toàn cầu hoá. Trên
phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, khó có một lợi ích nào không đòi hỏi
chi phí. FDI mang lại lợi ích và rủi ro cho cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận
đầu tư. Tác động của FDI được thể hiện:
1.2.1. Đốivới nước chủ đầu tư
FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng
sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Phần lớn các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các nước về thực chất hoạt động như
là chi nhánh của các công ty mẹ ở chính quốc. Thông qua việc xây dựng các nhà
máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (nhất là
các địa bàn có giá trị “đầu cầu” để thâm nhập, mở rộng các thị trường có triển
vọng), các chủ đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, phụ tùng của
công ty mẹ ở nước ngoài, đồng thời còn là biện pháp thâm nhập thị trường hữu
hiệu tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước, cũng như có thể thông
qua ảnh hưởng về kinh tế để tác động chi phối đời sống chính trị nước chủ nhà.
Nói cách khác, FDI tạo khả năng cho các nước chủ đầu tư kiểm soát và
thâm nhập vững chắc thị trường của bên nước nhận đầu tư hoặc từ đó mở rộng
triển vọng thị trường cho họ.
Thông qua FDI các nước chủ đầu tư khai thác những lợi thế so sánh của
nơi tiếp nhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá nhân công,
vận chuyển, các chi phí sản xuất khác và thuế), nâng cao sức cạnh tranh quốc tế,
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.026
rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như
lợi nhuận của vốn đầu tư đồng thời giảm bớt rủi ro đầu ra so với nếu chỉ tập
trung vào thị trường trong nước.
Trong thời gian qua, các nước tư bản phát triển và những nước công
nghiệp mới đã chuyển những ngành sử dụng nhiều lao động sang các nước đang
phát triển để giảm chi phí sản xuất. Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở
các nước sở tại cũng giúp cho các chủ đầu tư giảm chi phí vận chuyển hàng hoá,
tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp thị…
FDI giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng
công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo thuyết chu kỳ sống của sản
phẩm, thông qua FDI, các chủ đầu tư đã di chuyển một bộ phận sản xuất công
nghiệp phần là máy móc ở giai đoạn lão hoá hoặc có nguy cơ bị khấu hao vô
hình nhanh (trong xu hướng phát triển và đổi mới công nghệ sản phẩm ngày
càng rút ngắn) sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài
thêm chu kỳ sống của sản phẩm, hoặc để khấu hao mau, cũng như để tăng sản
xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn và tăng thêm lợi nhuận.
FDI giúp các nước chủ đầu tư xây dựng được thị trường cung cấp nguyên
vật liệu ổn định với giá cả phải chăng. Nhiều nước nhận đầu tư có tài nguyên dồi
dào, nhưng do hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tài
nguyên chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Thông qua việc
đầu tư khai thác tài nguyên (nhất là dầu thô), các nước chủ đầu tưổn định được
nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành sản xuất ở nước mình.
Việc đầu tư ra nước ngoài còn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của nước
đầu tư. Do việc chuyển một phần lợi nhuận về nước nên nó có ảnh hưởng tích
cực, do lưu động vốn ra bên ngoài nên nó có ảnh hưởng tiêu cực, tạm thời.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.027
Trong năm có đầu tư ra nước ngoài, chi tiêu bên ngoài của nước đầu tư
tăng lên và gây ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán. Vì vậy nó
khiến cho một số ngành trong nước không được đầu tư đầy đủ. Sự thâm hụt này
dần dần được giảm bớt nhờ việc xuất khẩu tư bản và thiết bị, phụ tùng, máy
móc… sau đó là dòng lợi nhuận tư bản khổng lồ đổ về nước. Các chuyên gia ước
tính thời gian hoàn vốn cho một dòng tư bản trung bình từ 5 đến 10 năm.
Một yếu tố ảnh hưởng khác nữa là việc xuất khẩu tư bản có nguy cơ tạo ra
thất nghiệp ở nước đầu tư. Các nhà đầu tư tư bản đầu tư ra nước ngoài nhằm sử
dụng lao độngkhông lành nghề, giá rẻ ở các nước đang phát triển, cho nên nó làm
tăng thất nghiệp cơ cấu trong số lao động không lành nghề ở nước đầu tư. Thêm
vào đó nước chủ nhà lại có thể xuất khẩu sang nước đầu tư hoặc thay cho việc
nhập khẩu trước đây từ nước đầu tư càng làm cho nguy cơ thất nghiệp thêm trầm
trọng. Mặt khác, do sản xuất và việc làm tại nước chủ nhà tăng lên mà nhập khẩu
của họ cũng tăng, tất nhiên trong đó có nhập khẩu từ nước đầu tư. Điều đó lại có
tác độnglàm tăng việc làm cho côngnhân lành nghề, các bộ kỹ thuật, cán bộ quản
lý. Bởi vậy mà FDI đã làm thay đổi cơ cấu việc làm trong các nước đầu tư.
Như vậy, tác động của FDI đốivới nước chủ đầu tư là rất lớn. Tuy nhiên,
nếu việc đầu tư ra nước ngoài quá nhiều có thể làm giảm nguồn vốn cần thiết
cho đầu tư phát triển trong nước với những hậu quả dễ thấy của nó. Mặt khác,
nếu không nắm vững và xử lý tốt các thông tin thị trường và luật pháp của nước
sở tại, thì chủ đầu tư có thể gặp rủi ro trong quá trình đầu tư với mức độ lớn.
1.2.2. Đốivới nước tiếp nhận đầu tư
Thứ nhất, FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu
hụt về vốn ngoại tệ của các nước đang phát triển. Hầu hết các nước đang phát
triển và ngay cả các nước kém phát triển đều rơi vào tình trạng: thu nhập thấp
dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy mà đầu tư thấp…Tình trạng luẩn quẩn này chính là
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.028
điểm nút khó khăn nhất mà các nước phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng
trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước rơi vào tình trạng nghèo đói bởi lẽ không
tìm và tạo ra được điểm đột phá. Trở ngại lớn nhất cho các nước đang phát triển
đó là vốn đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong
nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động… từ đó tạo tiền đề
để tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, để tạo vốn
cho nền kinh tế một cách nhanh chóng thì chỉ có một hướng đi nhanh nhất là thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, mà đặc biệt là nguồn vốn FDI. Nó không chỉ bổ sung
sự thiếu hụt về vốn mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ. Bởi vì FDI góp phần làm tăng
khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của các nước đang phát
triển, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt
động dịch vụ cho FDI.
Thứ hai, lợi ích quan trọng mà FDI mang lại là công nghệ kỹ thuật hiện
đại, kinh nghiệm chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến của các nước đi trước.
Về lâu dài đây chính là lợi ích quan trọng nhất của các nước nhận đầu tư. FDI có
thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật cho các nước đang phát triển như là góp phần
tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thay đổi cấu thành của sản phẩm và xuất
khẩu, thúc đẩy phát triển nghề mới, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi có hàm
lượng công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng lớn trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, chuyển dịch nhanh ở các nước đang phát triển. FDI đem lại kinh
nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cao cho các nước đang
phát triển, mang lại cho họ những phương thức sản xuất hiện đại, thúc đẩy quá
trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho quá trình phát triển như đào tạo kỹ sư,
công nhân kỹ thuật cao, cán bộ quản lý…Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước
thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình độ kỹ thuật công nghệ của mình, chẳng
hạn như đầu những năm 60, Hàn Quốc còn là nước kém phát triển về ngành công
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.029
nghiệp lắp ráp ô tô, nhưng nhờ tiếp nhận công nghệ của Mỹ, Nhật và một số
nước khác mà năm 1993 họ đã trở thành nước sản xuất ôtô đứng thứ 7 thế giới.
Thứ ba, FDI mang lại lợi ích về tạo công ăn việc làm. Thực ra đây là một
tác động kép, tạo công ăn việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho
người lao động, cũng có nghĩa là tăng thêm tích luỹ và đầu tư cho đất nước.
Thứ tư, chính sách thu hút FDI vào các ngành nghề, các lĩnh vực nằm
trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đã làm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng tích cực.
Thứnăm, hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một
nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước cho các nước đang phát triển từ các
khoản cho thuê đất, mặt nước, các loại thuế như thuế doanh thu, thuế nhập khẩu…
Bên cạnh các mặt tích cực của FDI, chúng ta cũng cần xét đến một số mặt
tiêu cực của FDI gây ra cho các nước đang phát triển, và Việt Nam cũng phải
chịu những mặt tiêu cực này khi thu hút nguồn vốn FDI.
- Đầu tiên là chi phí của việc thu hút FDI. Để tiếp nhận FDI các nước nhận
đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như là : giảm thuế, miễn
thuế trong một thời gian dài…hoặc tiền thuê đất, nhà xưởng và một số dịch vụ
trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước.
- Hai là, các nhàđầutư thườngtínhgiá cao hơnmặtbằngquốc tế cho các yếu
tố đầuvào, điềunày làm cho chiphí sảnxuấtcao ở các nước chủđầutưvà nước chủ
nhà phải mua hàng hoá do nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn.
- Ba là, đôi khi có một số nhà đầu tư thường lợi dụng để chuyển giao các
công nghệ và kỹ thuật lạc hậu vào nước nhận đầu tư. Việc này gây ra nhiều thiệt
hại cho các nước nhận đầu tư.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0210
* Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc đó, do đó nước nhận
đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỉ lệ góp phần trong các xí nghiệp liên
doanh, và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận.
* Nguy cơ gây tổn hại đến môi trường, bởi vì các nước đầu tư đã biến các
nước nhận đầu tư thành các “bãi thải công nghiệp”. Các nước đi đầu tư thường
chuyển giao các công nghệ hạng 2,3 thậm chí thấp hơn cho các nước chủ nhà
thông qua hình thức liên doanh hoặc bán bản quyền. Hơn nữa, do trình độ yếu
kém của các nước chủ nhà nên công nghệ thường được đánh giá cao hơn thực tế.
Mặc dù những thiết bị công nghệ đó có khi còn cao hơn những thiết bị và công
nghệ ở trong nước nhưng nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp của các nước
phát triển là rất rõ ràng trong tương lai.
* Khi công nghệ chuyển giao lạc hậu thì rõ ràng là chất lượng sản phẩm
kém, chi phí sản xuất cao và không cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trường
thế giới. Điều này cũng gây thiệt hại rất lớn cho các nước tiếp nhận đầu tư.
- Bốn là, các nhà ĐTNN lợi dụng FDI để can thiệp bất lợi vào nền chính
trị của nước chủ nhà, hoạt động tình báo, gây rối loạn an ninh chính trị. Không
phải nhà đầu tư nào cũng đầu tư để thu lợi nhuận. Trong số họ không ít cá nhân,
tổ chức dưới danh nghĩa tiến hành hợp tác kinh doanh nhưng thực tế lại thực
hiện các mục tiêu chính trị. Trong thế giới đa cực và sự phát triển của các cuộc
cách mạng khoa học công nghệ, các hoạt động tình báo diễn ra ngày càng nhiều
với mức độ ngày càng tinh vi hơn, đòi hỏi các quốc gia phải luôn luôn tỉnh táo
trong quan hệ đối ngoại.
- Năm là, ngoài một số tác động tiêu cực trên còn có một số hạn chế do
FDI mang lại như: Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thu hút một số lượng lớn lao
động có trình độ tay nghề cao, các cán bộ chuyên môn trẻ có năng lực, đồng thời
với quy mô công ty lớn, nhiều vốn đã và đang gây khó khăn cho các doanh
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0211
nghiệp nhỏ. Mặt khác, các doanh nghiệp nước ngoài lại lạm dụng quá đáng sức
lao động của công nhân, tạo chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớn dân cư đã
dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, và nó cũng là nguyên nhân
gây nên các tệ nạn và các xung đột xã hội.
1.3. Vai trò của FDIđối với sự phát triển ngành công nghiệp
1.3.1. Vaitrò của FDIđối với kinh tế Việt Nam
Thực tế cho thấy, sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra
bước chuyển biến mới, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của
nước ta. Điều này được thể hiện qua việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho vốn
đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đồng thời tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu.
Nếu giai đoạn 1996-2000 tổng giá trị doanh thu mới đạt 27,09 tỷ USD (trong đó
giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh
thu), thì trong thời kỳ 2001-2005 con số này đã tăng lên 77,4 tỷ USD (trong đó
giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh
thu) tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm trước.
Trong giai đoạn 2005- 2010 tổng giá trị doanh thu đạt mức kỷ lục trên 110
tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 45,1 tỷ USD, chiếm
41% tổng doanh thu). Với những đóng góp đáng kể này, có thể nói, khu vực
ĐTNN là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế năng động nhất, là "đòn bẩy" hữu
hiệu, kích thích mạnh mẽ các thành phần kinh tế khác phát triển theo.
Cùng với sự phát triển trên, mức đóng góp của khu vực ĐTNN vào ngân
sách nhà nước ngày càng tăng. Trong 5 năm 2001-2005, khu vực này đóng góp
hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Từ năm 2005 – 2010 khu vực này đã
nộp ngân sách trên 9,2 tỷ USD, bằng 2,6 lần thời kỳ 2001-2005.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0212
Ngoài ra, khu vực này còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ
phận dân cư, tính từ năm 1988 đến cuối năm 2010 đã có trên 1,46 triệu lao động
trực tiếp (chưa kể số lao động gián tiếp khác) làm việc trong khu vực dịch vụ mà
theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc
làm cho khoảng từ 2-3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các
doanh nghiệp ĐTNN cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối
năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm
trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 và đặc biệt, đến
hết năm 2010 đã tăng tới mức 12% so với cuối năm 2005.
Khu vực FDI hiện đang góp 100% sản lượng một số sản phẩm công
nghiệp như dầu khí, ôtô, máy giặt, máy điều hòa, tủ lạnh, điện tử; 60% cán thép;
28% ximăng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 25% thực phẩm đồ uống.
Từ những mặt tích cực nêu trên có thể khẳng định, vai trò và những đóng
góp tích cực của ĐTNN là rất quan trọng, là một trong những kênh quan trọng
thu hút vốn cho đầu tư phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, góp phần giải
quyết việc làm và đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Những thành
tựu này là cơ sở vững chắc, giảm bớt những tác động tiêu cực và thách thức khi
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Hơn nữa, trong xu thế hiện nay, các tập đoàn kinh tế lớn đã và đang có
những điều chỉnh về chiến lược đầu tư dài hạn, chuyển dịch nguồn vốn đầu tư
tập trung ở một địa bàn sang các nước khác nhằm giảm bớt rủi ro. Do đó, đây
cũng sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường thu hút ĐTNN trong thời gian tới.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0213
1.3.2. Vaitrò của FDIđối với phát triển công nghiệp
Từ những đóng góp quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
nền kinh tế chung của Việt Nam, ta có thể nhận thấy rõ vai trò to lớn của FDI đối
với sự phát triển ngành công nghiệp, thể hiện ở:
- FDI giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế nói chung, mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện
tại và tạo ra năng lực sản xuất mới trong một số lĩnh vực, thúc đẩy xuất khẩu,
giải quyết việc làm.
- FDI giúp các doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp tiếp nhận
thành tựu phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó rút ngắn khoảng cách so
với thế giới. Từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.
- FDI giúp sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà trước đây
không thể thực hiện do thiếu vốn. Từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất trong
ngành công nghiệp có thể tận dụng hết các nguồn lực để phát triển sản xuất.
- FDI tạo điều kiện cho chúng ta học tập kinh nghiệp quản lý kinh doanh
trong điều kiện kinh tế thị trường của các nước tiên tiến.
1.4. Bài học kinh nghiệm về thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp của
một số địa phương khác trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên
1.4.1. Kinh nghiệm thu hút FDIvào Đà Nẵng
Đà Nẵng được xác định là vị trí chiến lược quan trọng của nước ta, là trung
tâm kinh tế, văn hoácủamiền Trung. Là tỉnhcó nhữngyếu tố địa - kinh tế thuận lợi,
nó đang là địa điểm thu hút FDI mạnh ở nước ta.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0214
ĐàNẵng nay đãkhác trước, nhờ côngcuộcđổimới, đặc biệtlà đổimớitư duy
kinh tế từ Đảngvà Nhà nước đến từng doanh nhân, từng người lao động. Đà Nẵng
đang hội đủ những yếu tố thiên thời- địa lợi. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2004
ĐàNẵng được nânglên cấp thành phố quốcgia, trở thành 1 trong 5 thành phố trung
tâm củacảnước. TheokếtquảĐTNNthờigian qua, trong số 66 dự án ĐTNN cùng
vớigần 400 triệu USD hiện vẫn cònhiệu lực trên địabàn thànhphố, thì hơn một nửa
được cấp giấy phép trong 4 năm gần đây.
Đểtăng cườngthuhút đầutư vào tỉnh, ngày 10/3/2004. Chủ tịch UBND TP.
ĐàNẵng đãbanhành 2 văn bảnquantrọng. Đó làquyếtđịnh số 50/2004/QĐ-UB về
những chính sách ưu đãi nhằm thu hút ĐTNN và quyết định 51/2004/QĐ-UB về
những chínhsáchkhuyếnkhíchđầu tư trong nước trên địa bàn thành phố. Suy cho
cùngthì chínhsáchưuđãihay khuyến khích đầu tư ở một địa bàn tựu chung là chế
độ thuêđất, muađấtđai, sangnhượngquyềnsửdụngđất, là các loạithuế suấtđốivới
các loạihìnhhoạtđộngsảnxuấtkinh doanhcủacác chủđầu tư… về mặt này thì Đà
Nẵng tạo điều kiện hấp dẫn nhất, với thời gian sớm nhất với chi phí thấp nhất.
Đà Nẵng khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực sau: Ưu tiên phát triển những
ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, như công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm
máy tính, công nghiệp hướng vào sản xuất hàng xuất khẩu với quy mô vừa và nhỏ.
Kết hợp vớinhững đổimớichungcủaViệt Nam, ĐàNẵng đangtập trung vào
xây dựng, pháttriểncơ sở hạ tầng, đẩynhanh cảicáchhànhchínhđể“ trảithảm” mời
đóncác nhàđầutư. Trongtươnglaikhôngxa, Đà Nẵng sẽ là thành phố vì hoà bình
và phát triển thịnh vượng.
1.4.2. Nhữngcơchếchínhsáchưuđãiriêngcủa tỉnhĐồngNai
Là tỉnh có những lợi thế về địa lý, nằm trong khu vực trung tâm phía Nam,
cách TP.HCM 25 km. Kết cấu hạ tầng khá thuận lợi cho việc phát triển cả công
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0215
nghiệp lẫn nông nghiệp. Tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản, nguồn nhân lực dồi
dào, có trình độ văn hoá khá cao, tác phong công nghiệp.
Từ những chủ trương chính sách của Nhà nước và những tiềm năng, lợi thế
củađịa phương, tỉnhđãchọnquyhoạch phát triển KCN là mô hình phát triển trọng
điểm kinh tế củađịa phương. Đâycũnglàgiải pháp quantrọng để thu hút mạnh vốn
đầutư nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển để từng bước hội
nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
Mộtsố chínhsáchưuđãiriêng khi pháttriển côngnghiệp ĐồngNai:
- Thực hiện ưu đãiđặc biệt(miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ đầu
tư xây dựngcơ hạtầng…)đốivới các dựánđầu tưvào xã nghèo, cácvùng miền núi,
vùng sâuvùng xa, vùng đồngbào dântộcthiểusố, cácngànhnghềkhuyến khíchtrên
địa bàn tỉnh, cụ thể:
+ Các dựán đầutư vào địa bàn thuộc danh mục 16 xã nghèo không phân biệt
ngành nghề, được miễn tiền thuê đất.
+ Các dự án đầu tư vào khu (cụm) công nghiệp tại các huyện: Tân Phú, Định
Quán, Xuân Lộc, LongKhánh:được miễnphí sửdụnghạtầng trong5 năm, kể từ khi
bắtđầusảnxuất kinh doanh,nếucác khu(cụm)côngnghiệp đó có đầu tư thu phí hạ
tầng. Ngoài ra, nếu dự án đầu tư ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề đặc biệt
khuyến khíchđầutưvà danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư (theo nghị định
số 24/2000/NĐCP ngày 31/7/2000 của chính phủ quy định chi tiết thực hiện Luật
đầu tư nước ngoài) được miễn tiền thuê đất, các dự án đầu tư thuộc các ngành
nghề còn lại được miễn tiền thuê đất trong thời gian 15 năm kể từ khi ký hợp
đồng thuê đất.
- Các doanhnghiệp thuêđất đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của doanh
nghiệp (không kinh doanh được miễn tiền thuê đất trong thời hạn thuê đất).
- Các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm (khu) công nghiệp đã được UBND
tỉnh quy hoạch trên địa bàn tỉnh, được tỉnh tính mức thuế thu nhập doanh nghiệp
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0216
tương tự như các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp đã được chính phủ
phê duyệt.
Thành quả đạt được của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua tương đối toàn
diện, tạo ra bước chuyển biến rõ nét về kinh tế, xã hội. Với điều kiện vị trí thuận
lợi, tiềm năng phong phú và đa dạng tỉnh Đồng Nai phấn đấu đạt được những
thành tựu mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
1.4.3. Chính sáchcải thiện môi trường đầu tư của Bà Rịa Vũng Tàu
Trong giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã huy động gần
72.260 tỉ đồng vốn đầu tư, và tốc độ tăng bình quân là 25-27%/ năm. Đây là một
kết quả xuất sắc và có tác động lớn đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội của
tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ này UBND tỉnh đã đề ra một giải pháp cải thiện môi
trường đầu tư.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch đồng thời công bố công khai quy hoạch
nhằm định hướng thu hút đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực phù hợp với tiềm
năng, lợi thế phát triển, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
Công tác quy hoạch vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng để tăng
cường thu hút đầu tư. Từ đó, xác định các tiềm năng, lợi thế, các khó khăn và
thách thức, các yếu tố phát triển, các lĩnh vực cần tập trung thu hút đầu tư.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đồng thời huy động
thêm các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội đồng bộ theo hướng hiện đại để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư.
- Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư
thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư.
- Áp dụng một số chính sáchưu đãi và khuyến khích đầu tư phù hợp với
quy hoạch chung của pháp luật và tính chất đặc thù của địa phương.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0217
- Bảo đảm an ninh trật tự và ổn định xã hội, tạo điều kiện cho các nhà đầu
tư tiển khai dự án.
Đây được coi là giải pháp quan trọng trong tổng thể các giải pháp nhằm
thu hút đầu tư. Các cơ quan phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh, trật
tự và ổn định xã hội cho các nhà đầu tư, bảo vệ tài sản, vốn đầu tư trong quá
trình đầu tư xây dựng và đưa dự án hoạt động.
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư.
Giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, thông tin về quy hoạch, về
chủ trương định hướng phát triển, thông tin về cơ chế chính sách thương mại của
chính phủ và của địa phương.
- Xây dựng, giáo dục tinh thần, thái độ trọng thị đối với các nhà đầu tư,
quan tâm giải quyết các khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư, tăng cường gặp
gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt kịp thông tin về khó khăn của doanh
nghiệp để có biện pháp hỗ trợ giải quyết.
1.4.4. Kinh nghiệm thu hút FDI của TP.HCM
Để có được thành quả là dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn FDI, TP Hồ
Chí Minh đã có những nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện môi trường đầu tư.
Trước hết, thành phố cũng bắt đầu cuộc chạy đua với các địa phương trải thảm
đỏ đón các nhà đầu tư. Thành phố lựa chọn các ngành nghề phù hợp với quy
hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên những ngành dịch vụ cao cấp, những
ngành công nghệ cao sử dụng ít lao động; công bố quy hoạch ngành nghề, quy
hoạch quỹ sử dụng đất; hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm, đơn giản các
thủ tục đăng ký và triển khai các dự án đầu tư.
Thành phố còn hợp đồng với các hãng thông tấn lớn trên thế giới để giới
thiệu các dự án, chính sách ưu đãi… đến các nhà đầu tư quốc tế. Sau hội chợ là
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0218
kế hoạch mời các nhà đầu tư vào TP Hồ Chí Minh tham quan, giới thiệu các cơ
hội và tiềm năng đầu tư vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, giới thiệu tiềm
năng du lịch...
Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các dự án công nghệ sinh
học, công nghệ cao, công nghệ vật liệu mới, các dự án thâm dụng chất xám… tại
TPHCM sẽ được cấp giấy phép nhanh nhất, hưởng giá thuê đất thấp nhất, thuế
thu nhập doanh nghiệp thấp nhất. Song song đó, thành phố cũng kêu gọi đầu tư
vào các dịch vụ ngân hàng, tài chính, du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo
hiểm… Những dự án vào khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ được cấp giấy phép
trong 5 ngày. Từ 1-9 Sở Kế hoạch - Đầu tư sẽ áp dụng quy trình cấp phép một
cửa tại chỗ, hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép. TP cũng công bố chương trình 7 sẵn
sàng hỗ trợ nhà đầu tư trên các lĩnh vực: Sẵn sàng đất, viễn thông, cung ứng lao
động, hạ tầng điện nước, thông tin…
Thành phố trở nên chuyên nghiệp hơn trong mời gọi đầu tư, quảng bá hình
ảnh. Với những hoạt động này, chúng ta có quyền hy vọng một dòng chảy đầu tư
mới, mạnh hơn sẽ đổ về TP Hố Chí Minh trong thời gian tới.
1.4.5. Bàihọc rút ra cho tỉnh Hưng Yên
Qua quá trình phát triển tạo nên những kinh nghiệm cho tỉnh, bên cạnh đó
việc học tập các giải pháp mà các địa phương đã sử dụng và được coi là phù hợp
với tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh. Hưng Yên đã rút ra những bài học sau:
- Bài học về giải pháp cải thiện môi trường đầu tư
+ Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành và lĩnh
vực đầu tư.
+ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đây là vấn đề có tính chất rất
quan trọng , tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà đầu tư.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0219
+ Đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư vào KCN,
cụm công nghiệp.
+ Có các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư.
+ Nâng cao hiệu quả các dịch vụ hiện có làm sao để cạnh tranh với các địa
phương trong cả nước….
- Bài học về việc sử dụng Ngân sách: đây là vấn đề rất quan trọng, có tính
đột phá, Ngân sách của tỉnh nên:
+ Cùng với ngân sách trung ương để dành cho việc đầu tư hạ tầng quan
trọng như cảng, sân bay, đường quốc lộ chính, điện nước, viễn thông, sớm hoàn
chỉnh cơ sở vật chất hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp…
+ Bố trí ngân sách cho công tác bồi thường, giải phóng và san lấp mặt bằng
các dự án đặc thù.
+ Tập trung đầu tư vào Quỹ Xúc tiến Đầu tư, quỹ này phục vụ cho các công
tác đầu tư.
- Xác định đối tác phù hợp, hiệu quả để xúc tiến vận động, đa dạng hoá các
hình thức Xúc tiến đầu tư.
+ Xác định các đối tác chiến lược, mang tính thường xuyên, lâu dài cần xúc
tiến đầu tư, xác định cụ thể cho các loại chương trình, dự án.
+ Xác định các hình thức xúc tiến tập trung, hình thức phân tán.
- Phân nhóm và xác định các dự án để có giải pháp xúc tiến và vận động
đầu tư có hiệu quả.
Trên đây chỉ là những bài học được rút ra rất tóm tắt từ những kinh nghiệm
của các địaphương trongcả nước đã thành công trong công tác kêu gọi và thu hút
vốn đầutư trực tiếp nước ngoài, và cũng chính từ kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0220
Chương 2
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG
NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
2.1. Phát triển công nghiệp và vấn đề thu hút vốn FDI vào các ngành nghề
kinh tế của tỉnh Hưng Yên.
2.1.1. Tổng quan về công nghiệp tỉnh Hưng Yên.
Trong 5 năm qua, nền kinh tế của tỉnh phát triển khá nhanh và đúng hướng,
bước đầu tạo nên thế và lực cao hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt
17,68% /năm, cao hơn mức bình quân của cả nước. Cơ cấu của tỉnh chuyển dịch
theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP từ 27,5% năm
2005 lên 34,8 % năm 2010, tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm xuống một cách
rõ rệt. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,3 triệu đồng/ năm, năm 2010
đạt 20 triệu đồng/ năm.
Riêng lĩnh vực công nghiệp có sự phát triển nhanh chóng, giá trị sản xuất
tăng bình quân năm 27%. Năm 2010 nhiều sản phẩm chủ lực đã hoàn thành vượt
mức chỉ tiêu đề ra và tăng gấp nhiều lần so với năm 2005 như Bia 60 triệu lít
tăng gấp 2 lần; đường kính 251.000 tấn, tăng gấp 1,7 lần, xi măng 5,2 triệu tấn,
tăng gấp 3,7 lần…
Theo thống kê của tỉnh ta có bảng số liệu sau về cơ cấu giá trị sản xuất công
nghiệp của tỉnh trong những năm qua:
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0221
Bảng 2.1 : Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) theo thành phần
kinh tế 2005-2010 (đơn vị: %)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
GTSXCN (tỉ đồng) 2694,4 3425,3 4500,3 5820 6008,8 6254
GTSXCN (%) 100 100 100 100 100 100
GTSXCN Quốc doanh 29,78 38,6 43,14 45,21 45,83 41,7
GTSXCN NQD 45,21 41,98 40,69 38,77 38,09 37,45
GTSXCN có vốn ĐTNN 24,99 19,43 16,18 16,02 16,08 20,86
(Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2005 - 2010 tỉnh Hưng Yên)
Theo số liệu trên ta thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong những
năm qua đang tăng lên. Trong đó GTSX công nghiệp của thành phần kinh tế
quốc doanh chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên, nhưng những năm
gần đây thì có xu hướng chững lại, do đó chúng ta càng phải xem lại những biện
pháp khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó thành phần kinh tế có vốn ĐTNN có
tăng lên, nên chúng ta cần phát huy và giữ vững kết quả đạt được này.
Về cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp của tỉnh tập trung vào 3 ngành
công nghiệp là công nghiệp chế biến, công nghiệp dệt may da giầy và công
nghiệp cơ khí.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0222
Bảng 2.2:Cơ cấu ngành công nghiệp thời kỳ 2005-2010 (đơnvị:%)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
CN chế biến 84,55 84,48 83,16 84,6 84,36 84,12
CN dệt may 8,30 8,03 8,92 7,21 7,02 6,96
CN Cơ khí 1,9 2,12 2,24 2,38 2,19 2,24
CNSX VLXD 2,9 3,05 3,28 3,21 3,48 3,59
SX Điện nước 0,8 0,86 0,89 1,01 1,28 1,38
Tiểu thủ CN 1,55 1,46 1,51 1,59 1,67 1,71
(Nguồn: Niên giám thống kê Hưng Yên 2005 – 2010)
Ngoài ra với hàng ngàn ha đất tự nhiên có thể đáp ứng nhu cầu đất và rất
thuận lợi cho việc lựa chọn địa điểm phù hợp để quy hoạch các khu công nghiệp
(KCN). Để khai thác những tiềm năng và thế mạnh của địa phương, Hưng Yên
đã xây dựng thành công các KCN tập trung để hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài.
2.1.2. Hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hưng Yên
Năm 2010, các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh đã khẳng định được lợi thế
về thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiệu
quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong năm, Ban quản lý các khu công
nghiệp tỉnh đã tiếp nhận đầu tư 17 dự án mới, nâng tổng số dự án trong các KCN
còn hiệu lực đến thời điểm này lên 158 dự án. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 926
triệu USD và 7.655 tỷ đồng. Trong số 17 dự án tiếp nhận mới vào các KCN thì
có tới 13 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tổng vốn đăng ký là 158,8
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0223
triệu USD, gấp trên 2 lần về số dự án và trên 9 lần về tổng số vốn đầu tư đăng
ký; 4 dựán có vốnđầu tư trongnước, tổngvốn đăngký 298 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần
về số dự án và bằng 140% so với cả năm 2009. Một số dự án cấp mới tiêu biểu
như: Dự án Nhà máy Sews - Components Việt Nam của Công ty TNHH Sews-
Components Việt Nam tại KCN Thăng Long II. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất
các linh kiện điện và điện tử cho ô tô và mô tô. Tổng vốn đầu tư đăng ký:
1.124.800 triệu đồng (tương đương với 60,8 triệu USD). Dự án Nhà máy Musashi
Auto Parts Việt Nam của Công ty TNHH Musashi Auto Parts Việt Nam tại KCN
Thăng Long II, tổng vốn đầu tư đăng ký: 627 tỷ đồng (tương đương với 33 triệu
USD). Dự án Nhà máy Denyo Việt Nam của Công ty TNHH Denyo Việt
Nam tại KCN Thăng Long II, tổng vốn đầu tư đăng ký 462.500 triệu đồng (tương
đương với 25 triệu USD)…
Bên cạnh lợi thế hạ tầng đồng bộ, thủ tục đầu tư nhanh gọn tạo sự hấp dẫn
trong thu hút đầu tư thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của các dự án trong KCN
cũng có chiều hướng tăng ổn định. Ước tính, giá trị sản xuất công nghiệp trong
các KCN trên địa bàn đạt khoảng 10.400 tỷ đồng và 223 triệu USD, tăng hơn
40%. Giá trị xuất khẩu ước đạt 476 tỷ đồng và 80 triệu USD, tăng 54% so với
năm trước. Giá trị nhập khẩu ước đạt 2.424 tỷ đồng, tăng 140% và trên 102 triệu
USD, tăng 40% so với năm trước. Nguyên nhân chính của việc giá trị nhập khẩu
tăng mạnh là do nhiều dự án còn đang trong quá trình đầu tư nên nhập khẩu máy
móc thiết bị tạo tài sản cố định. Một số dự án trong khu công nghiệp tập trung
hoạt động hiệu quả với mức tăng trưởng hàng năm từ 20% - 30%/năm và có 8
nhà đầu tư tiếp tục nắm bắt cơ hội thị trường, tăng vốn đầu tư như: Công ty Cổ
phần Thép Việt ý (KCN Phố Nối A) đăng ký tăng thêm là 619 tỷ đồng vốn đầu
tư; nâng tổng vốn pháp định đến thời điểm này khoảng 896 tỷ đồng; Công ty
TNHH Hamaden Việt Nam tại (KCN Thăng Long II) đăng ký tăng thêm là 13
triệu USD…
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0224
Hiện nay tỉnh Hưng Yên có 6 khu công nghiệp bao gồm KCN Như quỳnh
A, KCN Như Quỳnh B, KCN Phố Nối A,B KCN Minh Đức và khu công nghiệp
thị xã Hưng Yên:
+ Khu công nghiệp Như Quỳnh A: Diện tích quy hoạch là 50 Ha. Số dự án
đã được cấp phép: 23 dự án (5 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 18 dự án đầu tư
trong nước. Tổng số vốn đầu tư của các dự án: Các dự án đầu tư trong nước 767
tỷ đồng, các dự án đầu tư nước ngoài 55,4 triệu USD. Số dự án đã đi vào hoạt
động 14 dự án, số dự án đang xây dựng nhà xưởng 9 dự án, tổng số vốn đầu tư
thực hiện 530 tỷ đồng, diện tích đã cho thuê 45 ha, chiếm 92% tổng diện tích.
+ Khu công nghiệp Như Quỳnh B: Diện tích quy hoạch 45 ha. Số dự án đã
được cấp phép là 3 dự án, với tổng số vốn đầu tư 125 tỷ đồng. Số dự án đã đi vào
hoạt động 2 dự án, còn lại 1 dự án đang xây dựng nhà xưởng. Diện tích đã cho
thuê 6,5 ha.
+ Khu công nghiệp Phố Nối A: Diện tích quy hoạch năm 1998 là 100 ha,
hiện nay chưa có quyết định phê duyệt KCN; tháng 12/2002 đã có Công ty cổ
phần xây dựng và phát triển đầu tư Hoà Phát làm chủ đầu tư lập dự án để trình
Thủ tướng Chính Phủ với quy mô 390 ha, ngày 4/4/2003 Chính Phủ đã có công
văn số 386/CP-CN đồng ý cho điều chỉnh quy mô diện tích đất khu công nghiệp
này từ 100 ha lên 390 ha và giao cho UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các ngành
chức năng tiếp tục hoàn chỉnh các bước tiếp theo. Số dự án đã được cấp phép 35
dự án (6 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 29 dự án có vốn đầu tư trong
nước). Tổng số vốn đầu tư: Các dự án đầu tư nước ngoài 25,8 triệu USD, các dự
án có vốn đầu tư trong nước 1.270 tỷ đồng. Số dự án đã đi vào hoạt động sản
xuất là 5 dự án; các dự án còn lại đang làm thủ, san lấp và xây dựng nhà
xưởng. Diện tích đất đã cho thuê 131 ha, chiếm 33,6% tổng diện tích.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0225
+ Khu công nghiệp Phố Nối B: Tỉnh Hưng Yên đã có qui hoạch KCN này
với qui mô 225 ha, trong đó Tổng công ty Dệt may Việt Nam làm chủ đầu tư xây
dựng khu công nghiệp dệt may với quy mô 95 ha. Phần còn lại tỉnh đã đồng ý
cho Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. Hiện nay KCN dệt
may đã được Chính Phủ phê duyệt; phần còn lại của KCN Phố Nối B đang trình
duyệt tiếp. Số dự án đã cấp phép 41 dự án, với tổng vốn đầu tư của các dự án
nước ngoài là 13,1 triệu USD, các dự án đầu tư trong nước 950 tỷ đồng. Số dự án
đã đi vào hoạt động 9 dự án với tổng số vốn thực hiện là 400 tỷ đồng.
+ Khu công nghiệp Minh Đức: Tỉnh đang lập qui hoạch KCN này với tổng
diện tích dự kiến 200 ha. Số dự án đã được cấp phép là 18 dự án với tổng vốn
đầu tư 754 tỷ đồng. Số dự án đã đi vào hoạt động 3 dự án. Số diện tích đất đã
cho thuê 34 ha, chiếm 17% tổng diện tích.
+ Khu công nghiệp thị xã Hưng Yên: Tỉnh đã có qui hoạch KCN này với
tổng diện tích đất quy hoạch là 60 ha.
Ban QL thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các chủ đầu tư. Các dự án đầu tư
vào KCN đều được triển khai nhanh, sử dụng đất hiệu quả đã tạo điều kiện thuận
lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá
triển khai dự án và hoạt động SXKD của các doanh nghiệp.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Hưng Yên, Ban Quản lý các
KCN tỉnh Hưng Yên đã chủ trì, lập đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát
triển các KCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2020. Hiện nay, đề án Quy
hoạch phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên đã được Thủ tướng Chính Phủ ra
Quyết định điều chỉnh bổ sung vào danh mục các KCN Việt Nam ưu tiên thành
lập mới thêm 05 khu với tổng diện tích 680 ha và điều chỉnh KCN Vĩnh Khúc từ
200ha lên 380ha, nâng tổng số khu KCN được Chính phủ cho phép thành lập
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là 10 khu với tổng diện tích là 2.330 ha.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0226
Nhìn chung, số dự án đầu tư vào công nghiệp Hưng Yên, đặc biệt là vào
các KCN có xu hướng ngày càng tăng phản ánh môi trường đầu tư ở Hưng Yên
có những cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua.
2.2. Thực trạng thu hút FDI trong công nghiệp của tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2005 – 2010.
2..2.1.Quymôvà nhịpđộthu hútvốnFDIvàocôngnghiệptrongthờigianqua
Với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành trong hoạt động thu hút FDI
trong thời gian qua, Hưng Yên đã đạt được những kết quả những kết quả đáng
khích lệ trong lĩnh vực này điều này được thể hiện trước hết qua quy mô vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh.
Theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, đến hết tháng 1.2011,
tỉnh Hưng Yên thu hút được 19 dự án FDI, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn
tỉnh đến thời điểm này là 176 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,27 tỷ USD.
Nhìn chung, các dự án đều có tiến độ giải ngân vượt tiến độ cam kết. Giá trị sản
xuất của khối công nghiệp này ước đạt 6.106 tỷ đồng. Các dự án FDI giải quyết
việc làm và thu nhập ổn định cho trên 2,5 vạn lao động. Điều này thể hiện lòng
tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư trên địa bàn tỉnh đồng thời
cũng cho thấy Hưng Yên cũng là một địa bàn có nhiều tiềm năng và hấp dẫn đối
với các nhà đầu tư nước ngoài. Tình hình thu hút vốn FDI của Hưng Yên được
thể hiện trong bảng sau:
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0227
Bảng 2.3:Tìnhhìnhđầutưtrực tiếpnướcngoàitạiHưng Yêntừnăm2005-2010
Đơn vị:Nghìn USD.
(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên)
Theo bảng trên ta thấy nhìn chung FDI vào công nghiệp Hưng Yên đang
tăng đều, tuy có vài năm gần đây có dấu hiệu giảm sút nhưng có thể nói tỉ lệ đầu
tư vào công nghiệp khá cao. Như vậy ta thấy việc Hưng Yên tích cực cải thiện
môi trường đầu tư và có những chính sách đầu tư đang phát huy hiệu quả của
nó. Tuy nhiên, so với số dự án và số vốn đầu tư của cả nước và của các địa
phương khác thì con số này là còn hạn chế, nhưng với tốc độ tăng này thì ta có
quyền hy vọng trong những năm tới, khi mà chính quyền và người dân có một
cách nhìn khác về việc thu hút FDI và khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, mở
rộng hơn nữa với thế giới thì con số FDI vào Hưng Yên sẽ tiếp tục tăng nhanh.
Thời gian
Dự án FDI
Số lượng Vốn đầu tư
Năm 2005 12 23.000
Năm 2006 27 231.236
Năm 2007 32 192.181
Năm 2008 45 242,007
Năm 2009 30 150,158
Năm 2010 35 331.633
Tổng 176 1.270.215
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0228
2.1.2. FDI theo dự án đầu tư.
Trong những năm qua, các dự án đầu tư FDI vào công nghiệp Hưng Yên
thực hiện theo các hình thức đầu tư như: Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước
ngoài và hợp đồng hợp tác kinh tế. Trong đó:
- Dự án Liên doanh chiếm 81,82% tổng số các dự án FDI.
- Dự án 100% vốn nước ngoài chiếm 14,88% tổng số các dự án FDI.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 3,3% tổng số các dự án FDI.
Trang bên trình bầy danh mục các dự án cụ thể có vốn FDI lớn vào công
nghiệp tỉnh Hưng Yên (2005-2010):
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0229
Bảng 2.4 : Danh mục dự án FDI lớn vào công nghiệp tỉnh Hưng Yên từ 2005 - 2010
(Đơn vị tính: 1000 USD)
TT Tên dự án
Tổng vốn
đầu tư
Vốn điều
lệ
Tỷ lệ vốn
nước ngoài
Trụ sở công ty Nước đầu tư
1 Cty TNHH điện tử Canon Việt Nam 128,568,000 25,000,000 100 Khu B, KCN Khố Nối A, Hưng Yên Nhật Bản
2 Cty TNHH Sews Component Việt Nam 60,500,000 20,000,000 100 Lô D2-D3, KCN Thăng Long, H.Yên Mỹ, Hưng Yên Nhật Bản
3 Cty TNHH Khu Công Nghiệp Thăng Long II 51,000,000 15,000,000 60 KCN Thăng Long II, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên Nhật Bản
4 Cty Cổ phần Hyundai Aluminum Vina 38,683,000 12,683,000 100 Khu B, KCN Phố Nối A, Hưng Yên Hàn Quốc
5 Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh 38,000,000 13,895,971 100 Lạc Đạo,huyện Văn Lâm, Hưng Yên Nhật Bản
6 Cty TNHH Pulppy Corelex Việt Nam 38,000,000 10,000,000 100 KCN Hưng Yên Hồng Kông
7 Cty CP Hyundai Aluminum Vina 37,500,000 12,000,000 100 KCN Hưng Yên Hàn Quốc
8 Cty TNNH Musashi Auto Parts Việt Nam 33,000,000 12,000,000 100 Lô G-1,KCN Thăng Long II,Yên Mỹ,Hưng Yên Nhật Bản
9 Chi nhánh CTLD sứ Vinax 25,700,000 9,277,500 40 Đường 4B, Khu B, KCN Phố Nối A, Hưng Yên Nhật Bản
10 Cty TNHH Denyo Việt Nam 25,000,000 25,000,000 100 Lô đất A-3,KCN Thăng longII,Yên Mỹ,Hưng Yên Nhật Bản
11 Cty TNHH dệt và nhuộm Hưng Yên 22,205,000 16,000,000 100 KCN Dệt may Phố Nối, Yên Mỹ, Hưng Yên Italia
12 CTLD Sản xuất & Lắp ráp Ô tô Việt san 20,600,000 14,250,000 39 Thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào,Hưng Yên Hàn Quốc
13
CTLD chế tạo phụ tùng xe máy Lifan-
TongSheng
17,000,000 3,000,000 85 Trưng Trắc,huyện Văn Lâm, Hưng Yên Trung Quốc
14 Cty TNHH Tae Yang Việt Nam 16,250,000 3,400,000 100 KCN Phố Nối A, h. Văn Lâm, Hưng yên Hàn Quốc
15 Cty TNHH Shindengen Việt Nam 16,000,000 16,000,000 100 KCN Thăng Long II, Hưng Yên Nhật Bản
16 Công ty TNHH phụ tùng ôtô Kesda Việt Nam 16,000,000 5,000,000 100 Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên Trung Quốc
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0230
(Nguồn: Bộ Kế Hoạch Đầu Tư – Năm 2010)
17
Cty TNHH Liên doanh ga Việt Nhật Miền
Bắc
13,000,000 - 100 LôD1, KCN Thăng Long2, Yên Mỹ, Hưng Yên Nhật Bản
18 Cty TNHH Dây và Cáp điện Nexans Lioa 13,000,000 10,000,000 60 Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên Pháp
19 Cty TNHH Thái Thông Hưng Yên 11,000,000 3,300,000 100 Tân Tiến, H. Văn Giang, T. Hưng Yên TrungQuốc
20 CTY TNHH KIDO HÀ NỘI 11,000,000 4,550,000 100 Đường D1, khu D, KCN Phố Nối A, h Văn Lâm, HY Hàn Quốc
21 Công ty TNHH Ochiai Việt Nam 10,000,000 10,000,000 100 Lô đất C8,KCN Thăng Long II, Yên Mỹ, Hưng Yên Nhật Bản
22 Cty TNHH Mikasa Việt Nam 10,000,000 10,000,000 100 KCN Thăng Long2, Hưng Yên Nhật Bản
23 Cty TNHH Thương mại và SX An Lệ 10,000,000 2,245,000 100 Chính Nghĩa, Kim Động, Hưng Yên. Trung Quốc
24 Công ty TNHH Morita Việt Nam 10,000,000 3,000,000 100 Minh Đức,h Mỹ Hào, Hưng Yên Nhật Bản
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0231
Theo bảng trên ta thấy trong 24 dự án lớn ( tổng vốn đầu tư trên 10 triệu
USD ) được đầu tư từ nguồn FDI vào Hưng Yên trong giai đoạn 2005 – 2010
đều tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế tạo là 23 dự án, tổng số vốn
đầu tư là 621,006 triệu USD, chỉ duy nhất một dự án xây dựng và phát triển cơ
sở hạ tầng và các công trình có liên quan đến việc khai thác khu công nghiệp của
Cty TNHH Khu Công Nghiệp Thăng Long II là thuộc ngành xây dựng với số
vốn đầu tư là 51 triệu USD.
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh
Hưng Yên.
Cùng với cả nước, trong những năm qua Hưng Yên cũng đã tích cực chủ
động trong hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư nhằm
thu hút nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp, bổ sung vốn cho đầu tư phát triển
của tỉnh. Nhìn chung, môi trường đầu tư của tỉnh đã được cải thiện theo hướng
thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư muốn thực hiện đầu tư vào công
nghiệp tại Hưng Yên.
2.3.1. Chínhsách đất đai, tạomặtbằng sản xuấtkinhdoanh
Trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Hiện
nay tỉnh đã tiến hành quy hoạch 6 KCN hoạt động theo quy chế tập trung trong
đó, có 3 KCN: Phố Nối A, Phố Nối B và Thăng Long II đã hoạt động còn lại các
khu khác đang tiếp tục hoàn thiện.
2.3.2. Chínhsách đào tạo, khoa học công nghệ
Để hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động, tỉnh đã khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư cho các dự án đào tạo nghề. Các dự án đào tạo nghề
đã đặc biệt khuyến khích và tạo điều kiện về mọi mặt như: Mặt bằng, tín dụng,
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0232
thủ tục…các trường, trung tâm dạy nghề công lập của tỉnh cũng đã được đầu tư
đã được xây dựng mới và mở rộng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
2.3.3. Chínhsách hỗ trợ thông tin, xúc tiến đầu tư.
Tỉnh thực hiện chủ trương công khai hóa các thông tin về quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các thông tin về chính sách pháp luật của nhà nước
để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và công dân có thể dễ dàng tiếp cận, tạo
thuận lợi cho các nhà đầu tư, giảm bớt thủ tục, giai đoạn không cần thiết trong
quá trình tiến hành đầu tư.
Tỉnh cũng đang thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và
Đầu tư, hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong tỉnh đang từng bước hoàn thiện
sẵn sàng cung cấp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Lãnh đạo tỉnh cũng đã có
các chương trình xúc tiến đầu tư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài ở trong và
ngoài nước. Lãnh đạo cũng thường xuyên gặp gỡ các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài trên địa bàn tỉnh để nắm bắt tình hình cũng như những khó khăn vướng
mắc trong quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời,
tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
2.3.4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận dự án đầu tư, biết được các
nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào những địa phương có môi trường đầu tư
thuận lợi nên tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan phải tính giảm các thủ
tục hành chính khi tiếp nhận các dự án đầu tư ngay từ khi tái lập tỉnh. Tỉnh
thường xuyên rà soát, cải các thủ tục hành chính cho phù hợp nhiệm vụ chuyên
môn, tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho các thủ tục cấp phép đầu tư.
Việc tiếp nhận, thẩm định cấp phép được thực hiện theo đúng phân cấp và ủy
quyền Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thủ tục hành chính và quản lý đầu tư thực hiện
theo cơ chế “một cửa”. Để làm tốt vấn đề này, tỉnh giao cho sở kế hoạch là cơ
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0233
quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện tiếp nhận các dự án đầu tư vào các khu
vực nằm ngoài KCN, phối hợp với các Sở, ngành chức năng khác như: Sở Xây
dựng, Sở Tài chính và các sở quản lý ngành kinh tế kỹ thuật trong việc thẩm
định các dự án đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép hoặc chấp thuận
dự án đầu tư, chỉ đạo địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng. Đối với
các dự án đầu tư trong KCN, Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh là cơ
quan đầu mối cấp phép đầu tư và quản lý các dự án đầu tư vào các KCN hoạt
động theo quy chế KCN tập trung.
Ngoài ra tỉnh còn thực hiện các chính sách hỗ trợ và ưu đãi, tạo điều kiện
cho vay vốn để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.
2.4. Đánh giá tổng quan về thu hút FDI vào công nghiệp của tỉnh Hưng Yên
trong giai đoạn 2005 – 2010
2.4.1. Kếtquả đạt được
Với những điều kiện thuận lợi của tỉnh Hưng Yên và những chính sách ưu
đãi đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài nói riêng giai đoạn từ năm 2005-2010 Hưng Yên đã thu hút được
176 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 1,27 tỷ USD. Có thể nói đây là một sự
đóng góp lớn và quan trọng đối với tỉnh, bởi vì: 176 dự án này đã có những đóng
góp rất tích cực vào quá trình phát triển ngành công nghiệp nói riêng và phát
triển kinh tế xã hội nói chung của tỉnh: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt
13,17%, giá trị sản xuất của nghành công nghiệp trên điạ bàn hàng năm tăng bình
quân 27,48%, đóng góp trên 37% trong ngân sách của tỉnh, tạo việc lạm thường
xuyên và thu nhập ổn định cho khoảng trên 2,5 vạn lao động mỗi năm, tạo ra
động lực cạnh tranh giữa các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy mạnh mẽ sự
phát triển của khu vực sản xuất trong nước. Sự phát triển kinh tế của khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài cùng với các KCN của Hưng Yên đã góp phần cải thiện
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0234
chất lượng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp.
Giai đoạn từ năm 2005-2010 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã cấp phép cho
569 dự án trong đó có 176 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy tổng số dự
án FDI chiếm 30,95%, có thể nói đây là một con số không nhỏ.
2.4.2. Những hạn chế chủ yếu
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thu hút đầu tư nước ngoài còn
một số tồn tại, yếu kém, chủ yếu trên các mặt sau:
- Đầu tư FDI có xu hướng tăng chậm: Là thời kỳ có số lượng dự án lớn
hơn giai đoạn 2000 - 2005, nhưng đều là những dự án nhỏ và chủ yếu trên các
lĩnh vực: chế biến, dệt may, da giầy…
- Công tác quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư còn bị buông lỏng trên
một số lĩnh vực.
+ Kiểm tra sau cấp phép đầu tư chưa thường xuyên liên tục.
+ Thực hiện chính sách thu hút đầu tư cho các dự án đã đầu tư vào Hưng
Yên chưa đầy đủ, nhất là hỗ trợ hạ tầng cho các khu cụm công nghiệp tập trung.
+ Công tác kiểm tra thực hiện dự án sau cấp phép đầu tư chưa kịp thời để
xử lý những vướng mắc cho nhà đầu tư, đồng thời xử lý những nhà đầu tư vi
phạm quy chế.
+ Kiểm tra vi phạm môi trường, thiết kế quy hoạch của nhà đầu tư.
+ Phối hợp xử lý của các ngành, các cấp chưa đồng bộ.
- Chưa vận động được các dự án lớn vào để đầu tư thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội, đồng thời kéo các dự án khác vào đầu tư.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0235
Hầu hết các dự án vào đầu tư vào sản xuất công nghiệp đều chưa có quy mô lớn,
các dự án vào các Khu công nghiệp còn nhỏ bé, lại vào chậm, do đó các Khu
công nghiệp hiện có chưa lấp đầy.
- Tiến độ triển khai các dự án còn chậm và còn nhiều trường hợp các dự
án còn vi phạm Giấy phép đầu tư.
2.4.3. Nguyên nhân
* Về nguyên nhân chủ quan:
- Đối với tỉnh:
+ Tư tưởng, nhận thức về thu hút nguồn ngoại lực tác động tới khai thác
nội lực chưa đầy đủ, thậm chí có lúc có nơi chưa quan tâm đúng mức. Có những
quan điểm, suy nghĩ lệch lạc về việc thu hút đầu tư từ bên ngoài dẫn tới sự ủng
hộ nhân tố đầu tư mới bị hạn chế, có lúc mất thời cơ, nhiều nhà đầu tư cảm thấy
môi trường đầu tư thiếu thông thoáng.
+ Trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với công tác thu hút đầu tư thực
hiện chưa đầy đủ, một số ngành còn bị kêu ca về thủ tục đầu tư. Đặc biệt, cán bộ
cấp phòng chuyên môn ở một số Sở, ban, ngành và địa phương.
+ Trong lãnh đạo và chỉ đạo còn thiếu tập trung đồng bộ, chưa ưu tiên cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, nên chưa tạo ra một sự đột phá
mới trong việc thu hút đầu tư.
+ Cơ chếchínhsáchthiếunhấtquán và thiếu ổn định trong một thời gian dài.
+ Cân đối ngân sách không đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Vốn đối ứng
cho một số công trình bố trí chưa đủ. Vốn đối ứng cho công tác vận động, xúc
tiến đầu tư còn hạn chế.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0236
+ Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, cắm mốc định vị, xác định giá
đất, thực hiện chính sách tái định cư làm quá chậm cũng ảnh hưởng đến tiến độ
dự án.
+ Bộ máy làm công tác xúc tiến đầu tư đang yếu kém, cần vươn lên để làm
tốt nhiệm vụ.
- Đối với nhà đầu tư:
+ Một số nhà đầu tư làm hồ sơ dự án đầu tư quá đơn giản, hiểu biết về luật
đầu tư chưa đầy đủ, còn nôn nóng trong quá trình đầu tư nên có lúc không chấp
hành đúng quy trình đầu tư.
+ Nhiều nhà đầu tư không có đủ vốn hoặc vốn ít, chủ yếu dựa vào vốn huy
động các cổ đông. Một số nhà đầu tư dự án đã được cấp phép mới đi vận động
nguồn vốn nước ngoài nên rất khó khăn cho quá trình triển khai dự án.
+ Một số ít nhà đầu tư có tư tưởng “giữ đất” và lợi dụng dự án để huy
động vốn, kinh doanh không đúng pháp luật…
* Về nguyên nhân khách quan:
+ Thị trường tiêu thụ trong tỉnh nhìn chung còn hạn hẹp, nên các nhà đầu
tư chưa mạnh dạn đầu tư vào Hưng Yên.
+ Chi phí đầu tư cao, nhất là các chi phí vận tải và các dịch vụ khác, nên
các nhà đầu tư phải cân nhắc trên nhiều mặt khác mới có thể đầu tư được.
+ Các dịch vụ chưa phát triển, nên chưa có điều kiện tận dụng được các cơ
sở hạ tầng có tính chất dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các dự án.
+ Hưng Yên là tỉnh không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. Môi trường
đầu tư còn hạn chế, lãi suất đầu tư cao nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0237
+ Hạ tầng cơ sở vật chất còn chưa đồng bộ, chưa đủ tạo thuận lợi cho nhà
đầu tư như sân bay, cảng, điện nước, vốn. Đặc biệt, hạ tầng tại khu công nghiệp
quá yếu kém, tỉnh chưa huy động được nguồn vốn để xây dựng đồng bộ hạ tầng
khu công nghiệp nên kém hấp dẫn thu hút được nhà đầu tư lớn.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các địa phương cũng là yếu tố quan trọng,
khi sức cạnh tranh, các điều kiện của tỉnh chưa đồng bộ.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật của tỉnh ta còn thiếu và yếu, chưa có
thể đáp ứng đủ cho yêu cầu hiện đại hoá trong quá trình quản lý, sản xuất, kinh
doanh của nhà đầu tư nước ngoài.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0238
Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG
NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN
3.1. Mục tiêu định hướng phát triển công nghiệp Hưng Yên từ nay đến năm 2020
3.1.1. Quanđiểm thu hút FDI vào công nghiệp của tỉnh Hưng Yên
3.1.1.1. Pháttriển công nghiệp bền vững
Phát triển công nghiệp nói chung và việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
nói riêng phải đảm bảo nền kinh tế độc lập, tự chủ, giữ vững quốc phòng, an
ninh; phát triển thu hút nguồn lực từ bên ngoài lồng ghép với nguồn lực bên
trong; tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách để quản lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn, làm cho kinh tế đối ngoại phát triển liên tục, ổn định và bền vững.
Ngoài ra, tỉnh còn có chủ trương phát triển công nghiệp kết hợp với bảo vệ môi
trường, tách các KCN ra khỏi thành thị, quy hoạch theo từng cụm trọng điểm
trong tỉnh.
3.1.1.2. Phát triển công nghiệp dựa trên việc khai thác lợi thế so sánh của tỉnh
Khai thác các thế mạnh của Hưng Yên về vị trí địa lý và tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên lao động, tham gia vào tiến trình phân công và hợp tác quốc tế.
Trước mắt, trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, trong giai đoạn đầu
cần sử dụng nguồn vốn nước ngoài để tạo ra các đột phá về tăng trưởng kinh tế,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, phát triển khoa học công nghệ,
tăng xuất khẩu từ nay đến năm 2020.
3.1.1.3. Pháttriển theo xu hướng mởcửa, hội nhập của quốc gia và thế giới
Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, phát triển
công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế đối ngoại nói chung nhằm phát huy
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0239
nội lực, tranh thủ ngoại lực. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi và các cơ chế chính
sách phát huy lợi thế của tỉnh. Trong điều kiện cạnh tranh đầu tư ngày càng gay
gắt và quyết liệt tỉnh cần vận dụng cao nhất cơ chế chính sách của trung ương,
vận dụng một cách linh hoạt, chủ động tạo các giải pháp thu hút đầu tư nước
ngoài thích hợp. Tranh thủ phát triển kinh tế đối ngoại trong điều kiện quan hệ
đầu tư và thương mại của các nước đang dành ưu đãi cho Việt Nam.
3.1.2. Mục tiêu thu hút FDI vào công nghiệp tỉnh Hưng Yên
3.1.2.1. Mụctiêu phát triển
Tỉnh Hưng Yên xác định giai đoạn 2011 – 2015 tốc độ tăng trưởng GDP
đạt bình quân trên 12,5%/ năm và giai đoạn 2016 – 2020 đạt từ 12 – 13,2%/
năm. GDP bình quân đầu người năm 2015 dự kiến đạt trên 43,6 triệu đồng và
đến năm 2020 dự kiến sẽ đạt trên 105 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế năm 2015 sẽ là
dịch vụ 33% - công nghiệp, xây dựng 50% - nông nghiệp thuỷ sản 17,5% và đến
năm 2020 sẽ đạt cơ cấu dịch vụ 37,8 – 39,2% - công nghiệp, xây dựng 50 - 51%
- nông nghiệp thuỷ sản 10,5 – 11,2%.
Tạo nguồn lực mới để thúc đẩy tốc độ phát triển theo quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2010-2020 đã được phê
duyệt. Tỉnh đang thực hiện kế hoạch phát triển các ngành phụ trợ để giúp cho
công nghiệp phát triển, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo kỹ thuật và công
nhân đáp ứng cho ngành công nghiệp đang có tốc độ phát triển khá.
Đưa côngtác vận động, thu hút và quản lý sử dụng các nguồn vốn đi vào nề
nếp, có hiệu quả và đảm bảo tính phát triển nhanh và bền vững.Tiếp tục đổi mới cơ
chế chính sách để phát huy hiệu quả những dự án đã đầu tư từ nguồn vốn FDI,
ODA… đẩy mạnh cảicáchhành chínhtrong côngtác chuẩn bịđầu tư và xây dựng,
tạo điều kiện môi trường thông thoáng để các dự án đầu tư nước ngoài vào Hưng
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0240
Yên nhanh và hiệu quả hơn, gắn cơ chế thu hút, huy động và tăng cường quản lý
nhằm sử dụng hiệu quả cao các nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào Hưng Yên.
Phấn đấu đưa Hưng Yên thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm
2020. Phát triển kinh tế đối ngoại huy động các tiềm năng trong tỉnh, kết hợp với
nguồn lực từ bên ngoài để phát triển phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, giải quyết các vấn đề xã hội tiếp tục giữ
vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, không ngừng nâng cao đời sống
của nhân dân.
3.1.2.2. Mụctiêu vận động thời kỳ 2010 - 2020
Theo thống kê của Sở kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên, trong giai đoạn từ
năm 2005-2010, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là 176 dự án, với tổng số
vốn đầu tư là 1,27 tỷ USD. Hưng Yên phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP giai
đoạn 2011-2015 đạt bình quân trên 12,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 12 -
13,2%/năm, nhờ vào sự tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp và xây dựng
cơ bản. Mặt khác theo dự báo và tính toàn ban đầu thì tổng vốn đầu tư xã hội cần
thiết vào năm 2020 khoảng 5,2 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư từ khu vực nhà nước
chiếm từ 12-14%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 72-74%, đầu tư các doanh
nghiệp nước ngoài chiếm từ 8-12%. Tuy nhiên nếu muốn xác định mục tiêu thu
hút FDI đến năm 2020 là rất khó vì thực tế dù một nước nào hay tỉnh nào thì khả
năng thu hút FDI đều phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận dự án. Hay nói cách
khác mục tiêu thu hút FDI của Hưng Yên đến năm 2020 sẽ phụ thuộc vào khả
năng tiếp nhận dự án của năm 2020.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0241
3.2. Giải pháp tăng cường thu hút FDI
3.2.1. Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực và
chuẩn bị đầu tư
Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực để có căn cứ
xây dựng các báo cáo kinh tế kỹ thuật có tính khả thi cao, từ đó có cơ sở cho các
nhà đầu tư nghiên cứu cơ hội đầu tư vào Hưng Yên. Rà soát đánh giá lại các loại
tài nguyên khoáng sản, nguồn lực có thể hợp tác đầu tư, chuẩn bị cho nhà đầu tư
vào nghiên cứu các dự án đầu tư.
3.2.2. Tăng cường hoạt động đối ngoạiđể đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư
- Trong quá trình vận động, xúc tiến đầu tư, phải nghiên cứu kỹ các nhà
đầu tư, các đốitác mạnh có tầm cỡ quốc tế, quốc gia để thu hút các dự án lớn vào
Hưng Yên tránh tình trạng thu hút đầu tư các dự án nhỏ lẻ, hiệu quả thấp.
- Tăng cường hợp tác với các tổng công ty mạnh của cả nước, các công ty
đa quốc gia nhằm vận động các tổng công ty và công ty đầu tư vào Hưng Yên.
-Tiếp tục quan hệ với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh, thành phố lớn trong nước để học tập và lôi kéo các công ty mạnh của các
tỉnh mở rộng đầu tư vào Hưng Yên, có chính sách khuyến khích con em Hưng
Yên về đầu tư tại tỉnh.
- Tăng cường quan hệ với các, Bộ, Ban, ngành trung ương (gồm các cơ
quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể) trong đó ưu tiên tập trung mở rộng
quan hệ hợp tác chương trình xúc tiến vận động đầu tư qua các Vụ quan hệ quốc
tế hoặc các ban quan hệ của các bộ ban ngành trung ương.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và Đại sứ quán các nước để
tích cực vận động, xúc tiến các dự án đầu tư vào Hưng Yên.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...NguyenQuang195
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải pháp
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải phápLuận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải pháp
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh thực trạng và giải pháp
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
 
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài,  9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài,  9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAYĐề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái NguyênLuận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu...
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trungĐầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc
 

Similar to Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên

Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...hieu anh
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracomPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracomhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưPhong Olympia
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên (20)

Đề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đ
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đĐề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đ
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn FDI vào các tỉnh ĐB sông Hồng, 9đ
 
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tếTác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tác động của đầu tư nước ngoài đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
 
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt NamLuận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
 
Đề tài tình hình tài chính công ty đầu tư hạ tầng Intracom, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty đầu tư hạ tầng Intracom, ĐIỂM 8, HAYĐề tài tình hình tài chính công ty đầu tư hạ tầng Intracom, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty đầu tư hạ tầng Intracom, ĐIỂM 8, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracomPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
 
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tưTác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư
 
Đề tài giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
 
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt NamBộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
 
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOT
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOTĐề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOT
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOT
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
La0254
La0254La0254
La0254
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp tại Hưng Yên

  • 1. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ việc nghiên cứu nghiêm túc tình hình thực tế của nơi thực tập. Tác giả chuyên đề Phạm Thị Hiền
  • 2. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOT Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BTO Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh BT Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CTCP Công ty cổ phần CTLD Công ty liên doanh DN Doanh nghiệp ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp KCN Khu công nghiệp ODA Hỗ trợ phát triển chính thức QL Quản lý SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy Ban nhân dân USD Đồng Đô la Mỹ
  • 3. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng số Tên bảng Trang 2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) theo thành phần kinh tế 2005-2010 27 2.2 Cơ cấu ngành công nghiệp thời kỳ 2005-2010 28 2.3 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên từ năm 2005-2010 33 2.4 Danh mục dự án FDI lớn vào công nghiệp tỉnh Hưng Yên từ 2005 - 2010 35
  • 4. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02 MỤC LỤC Chương 1 : NGUỒN VỐN FDIĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNHCÔNG NGHIỆP.........1 1.1. Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )........................1 1.1.1. Khái niệmcơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................1 1.1.2. Các hình thức đầu tưFDIchủ yếu...........................................................2 1.1.2.1. Hợp đồng hợp táckinhdoanh................................................................2 1.1.2.2. Doanhnghiệp liên doanh.......................................................................3 1.1.2.3. Doanhnghiệp 100% vốn nướcngoài ......................................................4 1.1.2.4. Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh– Chuyển giao (BOT)........................4 1.1.1.5. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO) .........................4 1.1.1.6. Hợp đồng Xâydựng – Chuyển giao (BT).................................................4 1.2. Vai trò của FDIcho sự phát triển chung của nềnkinh tế.............................5 1.2.1. Đối với nước chủ đầu tư ..........................................................................5 1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư..................................................................7 1.3. Vai trò của FDI đối vớisự phát triển ngành công nghiệp...........................11 1.3.1. Vai trò của FDI đối vớikinh tế ViệtNam...............................................11 1.3.2. Vai trò của FDI đối với phát triển công nghiệp.......................................13 1.4.Bàihọc kinhnghiệmvề thuhút vốnFDIvào ngànhcôngnghiệpcủamộtsố địa phương khác trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên...................13 1.4.1. Kinh nghiệm thu hútFDI vào Đà Nẵng.................................................13
  • 5. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02 1.4.2. Những cơ chế chínhsách ưu đãi riêng của tỉnh Đồng Nai .......................14 1.4.3. Chínhsáchcải thiện môi trường đầu tưcủa Bà Rịa Vũng Tàu................16 1.4.4. Kinh nghiệm thu hútFDIcủa TP.HCM.................................................17 1.4.5. Bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên..........................................................18 Chương 2 :THỰC TRẠNGTHUHÚT FDIĐỐIVỚINGÀNHCÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2005 – 2010..................................20 2.1.Pháttriểncôngnghiệpvà vấnđề thuhút vốnFDIvào cácngànhnghềkinh tế của tỉnh Hưng Yên......................................................................................20 2.1.1. Tổng quan về công nghiệp tỉnh Hưng Yên..............................................20 2.1.2. Hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hưng Yên....................22 2.2.Thựctrạngthuhút FDItrongcôngnghiệpcủatỉnhHưng Yêngiaiđoạn 2005 – 2010. ...................................................................................................26 2..2.1. Quymô và nhịp độ thu hútvốn FDIvào công nghiệp trong thời gian qua .26 2.1.2. FDI theodựán đầu tư............................................................................28 2.3.Nhântố ảnhhưởngđếnthuhútFDIvào ngànhcôngnghiệpcủatỉnhHưng Yên................................................................................................................31 2.3.1. Chính sáchđấtđai, tạomặtbằng sản xuấtkinhdoanh.............................31 2.3.2. Chính sáchđào tạo, khoa học công nghệ.................................................31 2.3.3. Chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến đầu tư.............................................32 2.3.4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính....................................................32 2.4.Đánhgiátổngquanvề thuhútFDIvào côngnghiệpcủatỉnhHưng Yên trong giai đoạn 2005 – 2010............................................................................33 2.4.1. Kết quả đạt được...................................................................................33
  • 6. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02 2.4.2. Những hạnchế chủ yếu.........................................................................34 2.4.3. Nguyên nhân.........................................................................................35 Chương 3 :GIẢI PHÁP TĂNGCƯỜNG THUHÚT FDIVÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN .............................................................38 3.1.Mục tiêuđịnhhướngpháttriểncôngnghiệpHưng Yêntừnayđếnnăm 2020...............................................................................................................38 3.1.1. Quan điểm thu hútFDI vào công nghiệp của tỉnh Hưng Yên..................38 3.1.1.1. Phát triển công nghiệp bền vững ..........................................................38 3.1.1.2. Phát triển công nghiệp dựa trên việckhai thác lợi thế so sánh của tỉnh ...38 3.1.1.3. Phát triển theo xu hướng mở cửa, hội nhập của quốc gia và thế giới.......38 3.1.2. Mục tiêu thu hútFDI vào công nghiệp tỉnh Hưng Yên............................39 3.1.2.1. Mục tiêu phát triển ..............................................................................39 3.1.2.2. Mục tiêu vận động thời kỳ2010 -2020..................................................40 3.2. Giải pháp tăng cường thu hút FDI............................................................41 3.2.1. Tiếptục điềuchỉnh, bổ sungquyhoạchpháttriểnngànhlĩnhvực và chuẩn bị đầu tư..............................................................................................41 3.2.2.Tăng cường hoạt động đối ngoại để đẩy mạnhcông tác xúc tiến đầu tư ...41 3.2.3. Cải thiện môi trường đầu tư ..................................................................42 3.2.3.1. Đẩymạnh tuyên truyền về công tácphát triển kinh tếđối ngoại. .............42 3.2.3.2. Tiếp tụcđẩymạnh cải cách thủ tục hành chính. ....................................43 3.2.3.3. Tập trung làm tốt công tácđền bù, giải phóng mặtbằng cho cácdựán. ..43
  • 7. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02 3.2.3.4.Đẩynhanhtiếnđộxâydựngđượchệthống hạ tầngmộtcáchđồngbộ, chấtlượng tốtđáp ứng nhu cầu của cácnhà đầu tư. .........................................43 3.2.3.5.Cókếhoạchđàotạobồidưỡngnguồnnhânlựcphụcvụhoạtđộngxúc tiến đầu tư......................................................................................................44 3.2.3.6.Tăngcườngpháttriểncácngànhdịchvụphụtrợđápứngnhucầuphát triển...............................................................................................................44 3.2.3.7. Đảm bảo an ninh, trật tự cho các dự án vàođầu tư, làm ăn trong tỉnh.....45 3.2.4. Tăng cường công tác quản lýNhà nước về thu hút đầu tư ......................45 Kết luận.........................................................................................................47
  • 8. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02 LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đang diễn ra trên quy mô toàn cầu với khối lượng và nhịp độ chu chuyển ngày càng lớn. Bên cạnh việc phát huy nguồn lực trong nước, tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một sự thông minh để rút ngắn thời gian tích lũy vốn ban đầu, tạo nên tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Chính vì lẽ đó mà FDI được coi như “chiếc chìa khóa vàng” để mở ra cánh cửa thịnh vượng cho các quốc gia. Sau khi tham gia tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam có nhiều thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài kết hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên, đội ngũ lao động trong nước để xây dựng phát triển nền kinh tế. Xu hướng hiện nay là phải xúc tiến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiến đến sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực trong nước nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những năm gần đây tỉnh Hưng Yên đã đạt được một số kết quả ban đầu trong việc tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên những kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tận dụng hết ưu thế của mình để thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nhằm phát triển thành một khu vực phát triển về công nghiệp. Do đó việc tìm hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được tìm ra những hạn chế khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên là điều vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những điều trên em xin chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên ”. Nội dung của đề tài này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm các phần sau đây:
  • 9. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.02 - Chương I: Nguồn vốn FDI đối với phát triển ngành công nghiệp. - Chương II: Thực trạng thu hútFDI đối với ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 đến nay. - Chương III: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp tỉnh Hưng Yên. Do còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ lý luận cũng như thực tiễn, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phan Tiến Nam - giáo viên trực tiếp hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa Tài chính quốc tế và các cô chú, anh chị trongphòngTổnghợp và thôngtin – Bộ Kế hoạchvà Đầutư, Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề của mình.
  • 10. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.021 Chương 1 NGUỒN VỐN FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI ) 1.1.1. Khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa với quy mô và tốc độ ngày càng lớn đã tạo ra một nền kinh tế sôi động mà ở đó tính phụ thuộc giữa các nước, các quốc gia ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng thông tin đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia. Đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư để Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH - HĐH) của các nước phát triển rất lớn. Mặt khác ở các nước phát triển dồi dào vốn và công nghệ, họ muốn tìm kiếm những nơi thuận lợi, chi phí thấp để hạ giá thành sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Chính điều đó đã tạo nên một sự thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt phổ biến nhất vẫn là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau: - Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư, họ tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả cao.
  • 11. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.022 - Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp hoạt động theo tỷ lệ góp vốn của mình. - Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản lý là mục tiêu mà các hình thức khác không giải quyết được. - Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của hoạt động nó còn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như đầu tư từ lợi nhuận thu được. 1.1.2. Các hình thức đầu tư FDI chủ yếu Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức được áp dụng là: 1.1.2.1. Hợp đồng hợp tác kinhdoanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập tư cách pháp nhân. Hình thức này có đặc điểm: - Không ra đời một pháp nhân mới. - Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp đồng nội dụng chính phản ánh trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên với nhau. - Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với tính chất mục tiêu kinh doanh và được cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn. - Hợp đồng phải do đại diện của các bên có thẩm quyền kí. Trong quá trình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư các pháp nhân của mình.
  • 12. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.023 1.1.2.2. Doanhnghiệp liên doanh Theo khoản 2 điều 2 Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quy định doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Hình thức này có đặc điểm: - Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của mình. - Phần góp vốn của bên hoặc các bên nước ngoài không hạn chế mức tối đa nhưng tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động không giảm vốn pháp định. - Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quản trị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng ít nhất phải là hai người. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí. - Các bên tham gia liên doanhphânchia lợi nhuận và phânchia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa các bên. - Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được kéo dài nhưng không quá 20 năm.
  • 13. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.024 1.1.2.3. Doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài Theo điều 26 Nghị định 12/1997/NĐ-CP quy định: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép”. 1.1.2.4. Hợp đồng Xâydựng – Kinhdoanh– Chuyển giao(BOT) Theo điều 12 khoản 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao là văn bản kí giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà Việt Nam”. 1.1.1.5. Hợp đồng Xâydựng - Chuyển giao- Kinhdoanh (BTO) Đây là hình thức được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đẩu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư tiến hành chuyển giao cho nước nhận đầu tư toàn bộ công trình. Chính phủ nước nhận đầu tư sẽ chuyển giao quyền kinh doanh công trình này cho nhà đầu tư trong một thời gian nhất định để họ thu hồi được vốn đầu tư và có được lợi nhuận hợp lý. 1.1.1.6. Hợp đồng Xâydựng – Chuyển giao(BT) Theo khoản 13 điều 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồng xây dựng chuyển giao là hợp đồng kí kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt
  • 14. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.025 Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. 1.2. Vai trò của FDIcho sự phát triển chung của nền kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một đặc trưng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện đại, một yếu tố quan trọng thúc đẩy toàn quá trình toàn cầu hoá. Trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, khó có một lợi ích nào không đòi hỏi chi phí. FDI mang lại lợi ích và rủi ro cho cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Tác động của FDI được thể hiện: 1.2.1. Đốivới nước chủ đầu tư FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các nước về thực chất hoạt động như là chi nhánh của các công ty mẹ ở chính quốc. Thông qua việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (nhất là các địa bàn có giá trị “đầu cầu” để thâm nhập, mở rộng các thị trường có triển vọng), các chủ đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, phụ tùng của công ty mẹ ở nước ngoài, đồng thời còn là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước, cũng như có thể thông qua ảnh hưởng về kinh tế để tác động chi phối đời sống chính trị nước chủ nhà. Nói cách khác, FDI tạo khả năng cho các nước chủ đầu tư kiểm soát và thâm nhập vững chắc thị trường của bên nước nhận đầu tư hoặc từ đó mở rộng triển vọng thị trường cho họ. Thông qua FDI các nước chủ đầu tư khai thác những lợi thế so sánh của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá nhân công, vận chuyển, các chi phí sản xuất khác và thuế), nâng cao sức cạnh tranh quốc tế,
  • 15. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.026 rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của vốn đầu tư đồng thời giảm bớt rủi ro đầu ra so với nếu chỉ tập trung vào thị trường trong nước. Trong thời gian qua, các nước tư bản phát triển và những nước công nghiệp mới đã chuyển những ngành sử dụng nhiều lao động sang các nước đang phát triển để giảm chi phí sản xuất. Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các nước sở tại cũng giúp cho các chủ đầu tư giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp thị… FDI giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, thông qua FDI, các chủ đầu tư đã di chuyển một bộ phận sản xuất công nghiệp phần là máy móc ở giai đoạn lão hoá hoặc có nguy cơ bị khấu hao vô hình nhanh (trong xu hướng phát triển và đổi mới công nghệ sản phẩm ngày càng rút ngắn) sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm, hoặc để khấu hao mau, cũng như để tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn và tăng thêm lợi nhuận. FDI giúp các nước chủ đầu tư xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định với giá cả phải chăng. Nhiều nước nhận đầu tư có tài nguyên dồi dào, nhưng do hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tài nguyên chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Thông qua việc đầu tư khai thác tài nguyên (nhất là dầu thô), các nước chủ đầu tưổn định được nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành sản xuất ở nước mình. Việc đầu tư ra nước ngoài còn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của nước đầu tư. Do việc chuyển một phần lợi nhuận về nước nên nó có ảnh hưởng tích cực, do lưu động vốn ra bên ngoài nên nó có ảnh hưởng tiêu cực, tạm thời.
  • 16. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.027 Trong năm có đầu tư ra nước ngoài, chi tiêu bên ngoài của nước đầu tư tăng lên và gây ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán. Vì vậy nó khiến cho một số ngành trong nước không được đầu tư đầy đủ. Sự thâm hụt này dần dần được giảm bớt nhờ việc xuất khẩu tư bản và thiết bị, phụ tùng, máy móc… sau đó là dòng lợi nhuận tư bản khổng lồ đổ về nước. Các chuyên gia ước tính thời gian hoàn vốn cho một dòng tư bản trung bình từ 5 đến 10 năm. Một yếu tố ảnh hưởng khác nữa là việc xuất khẩu tư bản có nguy cơ tạo ra thất nghiệp ở nước đầu tư. Các nhà đầu tư tư bản đầu tư ra nước ngoài nhằm sử dụng lao độngkhông lành nghề, giá rẻ ở các nước đang phát triển, cho nên nó làm tăng thất nghiệp cơ cấu trong số lao động không lành nghề ở nước đầu tư. Thêm vào đó nước chủ nhà lại có thể xuất khẩu sang nước đầu tư hoặc thay cho việc nhập khẩu trước đây từ nước đầu tư càng làm cho nguy cơ thất nghiệp thêm trầm trọng. Mặt khác, do sản xuất và việc làm tại nước chủ nhà tăng lên mà nhập khẩu của họ cũng tăng, tất nhiên trong đó có nhập khẩu từ nước đầu tư. Điều đó lại có tác độnglàm tăng việc làm cho côngnhân lành nghề, các bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý. Bởi vậy mà FDI đã làm thay đổi cơ cấu việc làm trong các nước đầu tư. Như vậy, tác động của FDI đốivới nước chủ đầu tư là rất lớn. Tuy nhiên, nếu việc đầu tư ra nước ngoài quá nhiều có thể làm giảm nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển trong nước với những hậu quả dễ thấy của nó. Mặt khác, nếu không nắm vững và xử lý tốt các thông tin thị trường và luật pháp của nước sở tại, thì chủ đầu tư có thể gặp rủi ro trong quá trình đầu tư với mức độ lớn. 1.2.2. Đốivới nước tiếp nhận đầu tư Thứ nhất, FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước đang phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển và ngay cả các nước kém phát triển đều rơi vào tình trạng: thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy mà đầu tư thấp…Tình trạng luẩn quẩn này chính là
  • 17. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.028 điểm nút khó khăn nhất mà các nước phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước rơi vào tình trạng nghèo đói bởi lẽ không tìm và tạo ra được điểm đột phá. Trở ngại lớn nhất cho các nước đang phát triển đó là vốn đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động… từ đó tạo tiền đề để tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, để tạo vốn cho nền kinh tế một cách nhanh chóng thì chỉ có một hướng đi nhanh nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mà đặc biệt là nguồn vốn FDI. Nó không chỉ bổ sung sự thiếu hụt về vốn mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ. Bởi vì FDI góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của các nước đang phát triển, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ cho FDI. Thứ hai, lợi ích quan trọng mà FDI mang lại là công nghệ kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến của các nước đi trước. Về lâu dài đây chính là lợi ích quan trọng nhất của các nước nhận đầu tư. FDI có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật cho các nước đang phát triển như là góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thay đổi cấu thành của sản phẩm và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển nghề mới, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi có hàm lượng công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng lớn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch nhanh ở các nước đang phát triển. FDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cao cho các nước đang phát triển, mang lại cho họ những phương thức sản xuất hiện đại, thúc đẩy quá trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho quá trình phát triển như đào tạo kỹ sư, công nhân kỹ thuật cao, cán bộ quản lý…Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình độ kỹ thuật công nghệ của mình, chẳng hạn như đầu những năm 60, Hàn Quốc còn là nước kém phát triển về ngành công
  • 18. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.029 nghiệp lắp ráp ô tô, nhưng nhờ tiếp nhận công nghệ của Mỹ, Nhật và một số nước khác mà năm 1993 họ đã trở thành nước sản xuất ôtô đứng thứ 7 thế giới. Thứ ba, FDI mang lại lợi ích về tạo công ăn việc làm. Thực ra đây là một tác động kép, tạo công ăn việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao động, cũng có nghĩa là tăng thêm tích luỹ và đầu tư cho đất nước. Thứ tư, chính sách thu hút FDI vào các ngành nghề, các lĩnh vực nằm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng tích cực. Thứnăm, hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước cho các nước đang phát triển từ các khoản cho thuê đất, mặt nước, các loại thuế như thuế doanh thu, thuế nhập khẩu… Bên cạnh các mặt tích cực của FDI, chúng ta cũng cần xét đến một số mặt tiêu cực của FDI gây ra cho các nước đang phát triển, và Việt Nam cũng phải chịu những mặt tiêu cực này khi thu hút nguồn vốn FDI. - Đầu tiên là chi phí của việc thu hút FDI. Để tiếp nhận FDI các nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như là : giảm thuế, miễn thuế trong một thời gian dài…hoặc tiền thuê đất, nhà xưởng và một số dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. - Hai là, các nhàđầutư thườngtínhgiá cao hơnmặtbằngquốc tế cho các yếu tố đầuvào, điềunày làm cho chiphí sảnxuấtcao ở các nước chủđầutưvà nước chủ nhà phải mua hàng hoá do nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn. - Ba là, đôi khi có một số nhà đầu tư thường lợi dụng để chuyển giao các công nghệ và kỹ thuật lạc hậu vào nước nhận đầu tư. Việc này gây ra nhiều thiệt hại cho các nước nhận đầu tư.
  • 19. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0210 * Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc đó, do đó nước nhận đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỉ lệ góp phần trong các xí nghiệp liên doanh, và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận. * Nguy cơ gây tổn hại đến môi trường, bởi vì các nước đầu tư đã biến các nước nhận đầu tư thành các “bãi thải công nghiệp”. Các nước đi đầu tư thường chuyển giao các công nghệ hạng 2,3 thậm chí thấp hơn cho các nước chủ nhà thông qua hình thức liên doanh hoặc bán bản quyền. Hơn nữa, do trình độ yếu kém của các nước chủ nhà nên công nghệ thường được đánh giá cao hơn thực tế. Mặc dù những thiết bị công nghệ đó có khi còn cao hơn những thiết bị và công nghệ ở trong nước nhưng nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp của các nước phát triển là rất rõ ràng trong tương lai. * Khi công nghệ chuyển giao lạc hậu thì rõ ràng là chất lượng sản phẩm kém, chi phí sản xuất cao và không cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trường thế giới. Điều này cũng gây thiệt hại rất lớn cho các nước tiếp nhận đầu tư. - Bốn là, các nhà ĐTNN lợi dụng FDI để can thiệp bất lợi vào nền chính trị của nước chủ nhà, hoạt động tình báo, gây rối loạn an ninh chính trị. Không phải nhà đầu tư nào cũng đầu tư để thu lợi nhuận. Trong số họ không ít cá nhân, tổ chức dưới danh nghĩa tiến hành hợp tác kinh doanh nhưng thực tế lại thực hiện các mục tiêu chính trị. Trong thế giới đa cực và sự phát triển của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các hoạt động tình báo diễn ra ngày càng nhiều với mức độ ngày càng tinh vi hơn, đòi hỏi các quốc gia phải luôn luôn tỉnh táo trong quan hệ đối ngoại. - Năm là, ngoài một số tác động tiêu cực trên còn có một số hạn chế do FDI mang lại như: Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thu hút một số lượng lớn lao động có trình độ tay nghề cao, các cán bộ chuyên môn trẻ có năng lực, đồng thời với quy mô công ty lớn, nhiều vốn đã và đang gây khó khăn cho các doanh
  • 20. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0211 nghiệp nhỏ. Mặt khác, các doanh nghiệp nước ngoài lại lạm dụng quá đáng sức lao động của công nhân, tạo chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớn dân cư đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, và nó cũng là nguyên nhân gây nên các tệ nạn và các xung đột xã hội. 1.3. Vai trò của FDIđối với sự phát triển ngành công nghiệp 1.3.1. Vaitrò của FDIđối với kinh tế Việt Nam Thực tế cho thấy, sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra bước chuyển biến mới, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Điều này được thể hiện qua việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu. Nếu giai đoạn 1996-2000 tổng giá trị doanh thu mới đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu), thì trong thời kỳ 2001-2005 con số này đã tăng lên 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu) tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2005- 2010 tổng giá trị doanh thu đạt mức kỷ lục trên 110 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 45,1 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu). Với những đóng góp đáng kể này, có thể nói, khu vực ĐTNN là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế năng động nhất, là "đòn bẩy" hữu hiệu, kích thích mạnh mẽ các thành phần kinh tế khác phát triển theo. Cùng với sự phát triển trên, mức đóng góp của khu vực ĐTNN vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Trong 5 năm 2001-2005, khu vực này đóng góp hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Từ năm 2005 – 2010 khu vực này đã nộp ngân sách trên 9,2 tỷ USD, bằng 2,6 lần thời kỳ 2001-2005.
  • 21. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0212 Ngoài ra, khu vực này còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ năm 1988 đến cuối năm 2010 đã có trên 1,46 triệu lao động trực tiếp (chưa kể số lao động gián tiếp khác) làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2-3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ĐTNN cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 và đặc biệt, đến hết năm 2010 đã tăng tới mức 12% so với cuối năm 2005. Khu vực FDI hiện đang góp 100% sản lượng một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ôtô, máy giặt, máy điều hòa, tủ lạnh, điện tử; 60% cán thép; 28% ximăng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 25% thực phẩm đồ uống. Từ những mặt tích cực nêu trên có thể khẳng định, vai trò và những đóng góp tích cực của ĐTNN là rất quan trọng, là một trong những kênh quan trọng thu hút vốn cho đầu tư phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm và đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Những thành tựu này là cơ sở vững chắc, giảm bớt những tác động tiêu cực và thách thức khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, trong xu thế hiện nay, các tập đoàn kinh tế lớn đã và đang có những điều chỉnh về chiến lược đầu tư dài hạn, chuyển dịch nguồn vốn đầu tư tập trung ở một địa bàn sang các nước khác nhằm giảm bớt rủi ro. Do đó, đây cũng sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường thu hút ĐTNN trong thời gian tới.
  • 22. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0213 1.3.2. Vaitrò của FDIđối với phát triển công nghiệp Từ những đóng góp quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế chung của Việt Nam, ta có thể nhận thấy rõ vai trò to lớn của FDI đối với sự phát triển ngành công nghiệp, thể hiện ở: - FDI giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế nói chung, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện tại và tạo ra năng lực sản xuất mới trong một số lĩnh vực, thúc đẩy xuất khẩu, giải quyết việc làm. - FDI giúp các doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp tiếp nhận thành tựu phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó rút ngắn khoảng cách so với thế giới. Từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - FDI giúp sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà trước đây không thể thực hiện do thiếu vốn. Từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp có thể tận dụng hết các nguồn lực để phát triển sản xuất. - FDI tạo điều kiện cho chúng ta học tập kinh nghiệp quản lý kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường của các nước tiên tiến. 1.4. Bài học kinh nghiệm về thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp của một số địa phương khác trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Hưng Yên 1.4.1. Kinh nghiệm thu hút FDIvào Đà Nẵng Đà Nẵng được xác định là vị trí chiến lược quan trọng của nước ta, là trung tâm kinh tế, văn hoácủamiền Trung. Là tỉnhcó nhữngyếu tố địa - kinh tế thuận lợi, nó đang là địa điểm thu hút FDI mạnh ở nước ta.
  • 23. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0214 ĐàNẵng nay đãkhác trước, nhờ côngcuộcđổimới, đặc biệtlà đổimớitư duy kinh tế từ Đảngvà Nhà nước đến từng doanh nhân, từng người lao động. Đà Nẵng đang hội đủ những yếu tố thiên thời- địa lợi. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2004 ĐàNẵng được nânglên cấp thành phố quốcgia, trở thành 1 trong 5 thành phố trung tâm củacảnước. TheokếtquảĐTNNthờigian qua, trong số 66 dự án ĐTNN cùng vớigần 400 triệu USD hiện vẫn cònhiệu lực trên địabàn thànhphố, thì hơn một nửa được cấp giấy phép trong 4 năm gần đây. Đểtăng cườngthuhút đầutư vào tỉnh, ngày 10/3/2004. Chủ tịch UBND TP. ĐàNẵng đãbanhành 2 văn bảnquantrọng. Đó làquyếtđịnh số 50/2004/QĐ-UB về những chính sách ưu đãi nhằm thu hút ĐTNN và quyết định 51/2004/QĐ-UB về những chínhsáchkhuyếnkhíchđầu tư trong nước trên địa bàn thành phố. Suy cho cùngthì chínhsáchưuđãihay khuyến khích đầu tư ở một địa bàn tựu chung là chế độ thuêđất, muađấtđai, sangnhượngquyềnsửdụngđất, là các loạithuế suấtđốivới các loạihìnhhoạtđộngsảnxuấtkinh doanhcủacác chủđầu tư… về mặt này thì Đà Nẵng tạo điều kiện hấp dẫn nhất, với thời gian sớm nhất với chi phí thấp nhất. Đà Nẵng khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực sau: Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, như công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm máy tính, công nghiệp hướng vào sản xuất hàng xuất khẩu với quy mô vừa và nhỏ. Kết hợp vớinhững đổimớichungcủaViệt Nam, ĐàNẵng đangtập trung vào xây dựng, pháttriểncơ sở hạ tầng, đẩynhanh cảicáchhànhchínhđể“ trảithảm” mời đóncác nhàđầutư. Trongtươnglaikhôngxa, Đà Nẵng sẽ là thành phố vì hoà bình và phát triển thịnh vượng. 1.4.2. Nhữngcơchếchínhsáchưuđãiriêngcủa tỉnhĐồngNai Là tỉnh có những lợi thế về địa lý, nằm trong khu vực trung tâm phía Nam, cách TP.HCM 25 km. Kết cấu hạ tầng khá thuận lợi cho việc phát triển cả công
  • 24. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0215 nghiệp lẫn nông nghiệp. Tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hoá khá cao, tác phong công nghiệp. Từ những chủ trương chính sách của Nhà nước và những tiềm năng, lợi thế củađịa phương, tỉnhđãchọnquyhoạch phát triển KCN là mô hình phát triển trọng điểm kinh tế củađịa phương. Đâycũnglàgiải pháp quantrọng để thu hút mạnh vốn đầutư nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển để từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Mộtsố chínhsáchưuđãiriêng khi pháttriển côngnghiệp ĐồngNai: - Thực hiện ưu đãiđặc biệt(miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ đầu tư xây dựngcơ hạtầng…)đốivới các dựánđầu tưvào xã nghèo, cácvùng miền núi, vùng sâuvùng xa, vùng đồngbào dântộcthiểusố, cácngànhnghềkhuyến khíchtrên địa bàn tỉnh, cụ thể: + Các dựán đầutư vào địa bàn thuộc danh mục 16 xã nghèo không phân biệt ngành nghề, được miễn tiền thuê đất. + Các dự án đầu tư vào khu (cụm) công nghiệp tại các huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, LongKhánh:được miễnphí sửdụnghạtầng trong5 năm, kể từ khi bắtđầusảnxuất kinh doanh,nếucác khu(cụm)côngnghiệp đó có đầu tư thu phí hạ tầng. Ngoài ra, nếu dự án đầu tư ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề đặc biệt khuyến khíchđầutưvà danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư (theo nghị định số 24/2000/NĐCP ngày 31/7/2000 của chính phủ quy định chi tiết thực hiện Luật đầu tư nước ngoài) được miễn tiền thuê đất, các dự án đầu tư thuộc các ngành nghề còn lại được miễn tiền thuê đất trong thời gian 15 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất. - Các doanhnghiệp thuêđất đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp (không kinh doanh được miễn tiền thuê đất trong thời hạn thuê đất). - Các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm (khu) công nghiệp đã được UBND tỉnh quy hoạch trên địa bàn tỉnh, được tỉnh tính mức thuế thu nhập doanh nghiệp
  • 25. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0216 tương tự như các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp đã được chính phủ phê duyệt. Thành quả đạt được của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua tương đối toàn diện, tạo ra bước chuyển biến rõ nét về kinh tế, xã hội. Với điều kiện vị trí thuận lợi, tiềm năng phong phú và đa dạng tỉnh Đồng Nai phấn đấu đạt được những thành tựu mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. 1.4.3. Chính sáchcải thiện môi trường đầu tư của Bà Rịa Vũng Tàu Trong giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã huy động gần 72.260 tỉ đồng vốn đầu tư, và tốc độ tăng bình quân là 25-27%/ năm. Đây là một kết quả xuất sắc và có tác động lớn đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ này UBND tỉnh đã đề ra một giải pháp cải thiện môi trường đầu tư. - Thực hiện tốt công tác quy hoạch đồng thời công bố công khai quy hoạch nhằm định hướng thu hút đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Công tác quy hoạch vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng để tăng cường thu hút đầu tư. Từ đó, xác định các tiềm năng, lợi thế, các khó khăn và thách thức, các yếu tố phát triển, các lĩnh vực cần tập trung thu hút đầu tư. - Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ theo hướng hiện đại để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư. - Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư. - Áp dụng một số chính sáchưu đãi và khuyến khích đầu tư phù hợp với quy hoạch chung của pháp luật và tính chất đặc thù của địa phương.
  • 26. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0217 - Bảo đảm an ninh trật tự và ổn định xã hội, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiển khai dự án. Đây được coi là giải pháp quan trọng trong tổng thể các giải pháp nhằm thu hút đầu tư. Các cơ quan phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh, trật tự và ổn định xã hội cho các nhà đầu tư, bảo vệ tài sản, vốn đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng và đưa dự án hoạt động. - Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, thông tin về quy hoạch, về chủ trương định hướng phát triển, thông tin về cơ chế chính sách thương mại của chính phủ và của địa phương. - Xây dựng, giáo dục tinh thần, thái độ trọng thị đối với các nhà đầu tư, quan tâm giải quyết các khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư, tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt kịp thông tin về khó khăn của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ giải quyết. 1.4.4. Kinh nghiệm thu hút FDI của TP.HCM Để có được thành quả là dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn FDI, TP Hồ Chí Minh đã có những nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Trước hết, thành phố cũng bắt đầu cuộc chạy đua với các địa phương trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư. Thành phố lựa chọn các ngành nghề phù hợp với quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên những ngành dịch vụ cao cấp, những ngành công nghệ cao sử dụng ít lao động; công bố quy hoạch ngành nghề, quy hoạch quỹ sử dụng đất; hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm, đơn giản các thủ tục đăng ký và triển khai các dự án đầu tư. Thành phố còn hợp đồng với các hãng thông tấn lớn trên thế giới để giới thiệu các dự án, chính sách ưu đãi… đến các nhà đầu tư quốc tế. Sau hội chợ là
  • 27. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0218 kế hoạch mời các nhà đầu tư vào TP Hồ Chí Minh tham quan, giới thiệu các cơ hội và tiềm năng đầu tư vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, giới thiệu tiềm năng du lịch... Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các dự án công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ vật liệu mới, các dự án thâm dụng chất xám… tại TPHCM sẽ được cấp giấy phép nhanh nhất, hưởng giá thuê đất thấp nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất. Song song đó, thành phố cũng kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ ngân hàng, tài chính, du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm… Những dự án vào khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ được cấp giấy phép trong 5 ngày. Từ 1-9 Sở Kế hoạch - Đầu tư sẽ áp dụng quy trình cấp phép một cửa tại chỗ, hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép. TP cũng công bố chương trình 7 sẵn sàng hỗ trợ nhà đầu tư trên các lĩnh vực: Sẵn sàng đất, viễn thông, cung ứng lao động, hạ tầng điện nước, thông tin… Thành phố trở nên chuyên nghiệp hơn trong mời gọi đầu tư, quảng bá hình ảnh. Với những hoạt động này, chúng ta có quyền hy vọng một dòng chảy đầu tư mới, mạnh hơn sẽ đổ về TP Hố Chí Minh trong thời gian tới. 1.4.5. Bàihọc rút ra cho tỉnh Hưng Yên Qua quá trình phát triển tạo nên những kinh nghiệm cho tỉnh, bên cạnh đó việc học tập các giải pháp mà các địa phương đã sử dụng và được coi là phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh. Hưng Yên đã rút ra những bài học sau: - Bài học về giải pháp cải thiện môi trường đầu tư + Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực đầu tư. + Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đây là vấn đề có tính chất rất quan trọng , tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà đầu tư.
  • 28. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0219 + Đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư vào KCN, cụm công nghiệp. + Có các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư. + Nâng cao hiệu quả các dịch vụ hiện có làm sao để cạnh tranh với các địa phương trong cả nước…. - Bài học về việc sử dụng Ngân sách: đây là vấn đề rất quan trọng, có tính đột phá, Ngân sách của tỉnh nên: + Cùng với ngân sách trung ương để dành cho việc đầu tư hạ tầng quan trọng như cảng, sân bay, đường quốc lộ chính, điện nước, viễn thông, sớm hoàn chỉnh cơ sở vật chất hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp… + Bố trí ngân sách cho công tác bồi thường, giải phóng và san lấp mặt bằng các dự án đặc thù. + Tập trung đầu tư vào Quỹ Xúc tiến Đầu tư, quỹ này phục vụ cho các công tác đầu tư. - Xác định đối tác phù hợp, hiệu quả để xúc tiến vận động, đa dạng hoá các hình thức Xúc tiến đầu tư. + Xác định các đối tác chiến lược, mang tính thường xuyên, lâu dài cần xúc tiến đầu tư, xác định cụ thể cho các loại chương trình, dự án. + Xác định các hình thức xúc tiến tập trung, hình thức phân tán. - Phân nhóm và xác định các dự án để có giải pháp xúc tiến và vận động đầu tư có hiệu quả. Trên đây chỉ là những bài học được rút ra rất tóm tắt từ những kinh nghiệm của các địaphương trongcả nước đã thành công trong công tác kêu gọi và thu hút vốn đầutư trực tiếp nước ngoài, và cũng chính từ kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên.
  • 29. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0220 Chương 2 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 2.1. Phát triển công nghiệp và vấn đề thu hút vốn FDI vào các ngành nghề kinh tế của tỉnh Hưng Yên. 2.1.1. Tổng quan về công nghiệp tỉnh Hưng Yên. Trong 5 năm qua, nền kinh tế của tỉnh phát triển khá nhanh và đúng hướng, bước đầu tạo nên thế và lực cao hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,68% /năm, cao hơn mức bình quân của cả nước. Cơ cấu của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP từ 27,5% năm 2005 lên 34,8 % năm 2010, tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm xuống một cách rõ rệt. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,3 triệu đồng/ năm, năm 2010 đạt 20 triệu đồng/ năm. Riêng lĩnh vực công nghiệp có sự phát triển nhanh chóng, giá trị sản xuất tăng bình quân năm 27%. Năm 2010 nhiều sản phẩm chủ lực đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra và tăng gấp nhiều lần so với năm 2005 như Bia 60 triệu lít tăng gấp 2 lần; đường kính 251.000 tấn, tăng gấp 1,7 lần, xi măng 5,2 triệu tấn, tăng gấp 3,7 lần… Theo thống kê của tỉnh ta có bảng số liệu sau về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong những năm qua:
  • 30. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0221 Bảng 2.1 : Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) theo thành phần kinh tế 2005-2010 (đơn vị: %) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GTSXCN (tỉ đồng) 2694,4 3425,3 4500,3 5820 6008,8 6254 GTSXCN (%) 100 100 100 100 100 100 GTSXCN Quốc doanh 29,78 38,6 43,14 45,21 45,83 41,7 GTSXCN NQD 45,21 41,98 40,69 38,77 38,09 37,45 GTSXCN có vốn ĐTNN 24,99 19,43 16,18 16,02 16,08 20,86 (Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2005 - 2010 tỉnh Hưng Yên) Theo số liệu trên ta thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong những năm qua đang tăng lên. Trong đó GTSX công nghiệp của thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên, nhưng những năm gần đây thì có xu hướng chững lại, do đó chúng ta càng phải xem lại những biện pháp khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó thành phần kinh tế có vốn ĐTNN có tăng lên, nên chúng ta cần phát huy và giữ vững kết quả đạt được này. Về cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp của tỉnh tập trung vào 3 ngành công nghiệp là công nghiệp chế biến, công nghiệp dệt may da giầy và công nghiệp cơ khí.
  • 31. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0222 Bảng 2.2:Cơ cấu ngành công nghiệp thời kỳ 2005-2010 (đơnvị:%) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 CN chế biến 84,55 84,48 83,16 84,6 84,36 84,12 CN dệt may 8,30 8,03 8,92 7,21 7,02 6,96 CN Cơ khí 1,9 2,12 2,24 2,38 2,19 2,24 CNSX VLXD 2,9 3,05 3,28 3,21 3,48 3,59 SX Điện nước 0,8 0,86 0,89 1,01 1,28 1,38 Tiểu thủ CN 1,55 1,46 1,51 1,59 1,67 1,71 (Nguồn: Niên giám thống kê Hưng Yên 2005 – 2010) Ngoài ra với hàng ngàn ha đất tự nhiên có thể đáp ứng nhu cầu đất và rất thuận lợi cho việc lựa chọn địa điểm phù hợp để quy hoạch các khu công nghiệp (KCN). Để khai thác những tiềm năng và thế mạnh của địa phương, Hưng Yên đã xây dựng thành công các KCN tập trung để hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. 2.1.2. Hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hưng Yên Năm 2010, các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh đã khẳng định được lợi thế về thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong năm, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã tiếp nhận đầu tư 17 dự án mới, nâng tổng số dự án trong các KCN còn hiệu lực đến thời điểm này lên 158 dự án. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 926 triệu USD và 7.655 tỷ đồng. Trong số 17 dự án tiếp nhận mới vào các KCN thì có tới 13 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tổng vốn đăng ký là 158,8
  • 32. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0223 triệu USD, gấp trên 2 lần về số dự án và trên 9 lần về tổng số vốn đầu tư đăng ký; 4 dựán có vốnđầu tư trongnước, tổngvốn đăngký 298 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần về số dự án và bằng 140% so với cả năm 2009. Một số dự án cấp mới tiêu biểu như: Dự án Nhà máy Sews - Components Việt Nam của Công ty TNHH Sews- Components Việt Nam tại KCN Thăng Long II. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất các linh kiện điện và điện tử cho ô tô và mô tô. Tổng vốn đầu tư đăng ký: 1.124.800 triệu đồng (tương đương với 60,8 triệu USD). Dự án Nhà máy Musashi Auto Parts Việt Nam của Công ty TNHH Musashi Auto Parts Việt Nam tại KCN Thăng Long II, tổng vốn đầu tư đăng ký: 627 tỷ đồng (tương đương với 33 triệu USD). Dự án Nhà máy Denyo Việt Nam của Công ty TNHH Denyo Việt Nam tại KCN Thăng Long II, tổng vốn đầu tư đăng ký 462.500 triệu đồng (tương đương với 25 triệu USD)… Bên cạnh lợi thế hạ tầng đồng bộ, thủ tục đầu tư nhanh gọn tạo sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của các dự án trong KCN cũng có chiều hướng tăng ổn định. Ước tính, giá trị sản xuất công nghiệp trong các KCN trên địa bàn đạt khoảng 10.400 tỷ đồng và 223 triệu USD, tăng hơn 40%. Giá trị xuất khẩu ước đạt 476 tỷ đồng và 80 triệu USD, tăng 54% so với năm trước. Giá trị nhập khẩu ước đạt 2.424 tỷ đồng, tăng 140% và trên 102 triệu USD, tăng 40% so với năm trước. Nguyên nhân chính của việc giá trị nhập khẩu tăng mạnh là do nhiều dự án còn đang trong quá trình đầu tư nên nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định. Một số dự án trong khu công nghiệp tập trung hoạt động hiệu quả với mức tăng trưởng hàng năm từ 20% - 30%/năm và có 8 nhà đầu tư tiếp tục nắm bắt cơ hội thị trường, tăng vốn đầu tư như: Công ty Cổ phần Thép Việt ý (KCN Phố Nối A) đăng ký tăng thêm là 619 tỷ đồng vốn đầu tư; nâng tổng vốn pháp định đến thời điểm này khoảng 896 tỷ đồng; Công ty TNHH Hamaden Việt Nam tại (KCN Thăng Long II) đăng ký tăng thêm là 13 triệu USD…
  • 33. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0224 Hiện nay tỉnh Hưng Yên có 6 khu công nghiệp bao gồm KCN Như quỳnh A, KCN Như Quỳnh B, KCN Phố Nối A,B KCN Minh Đức và khu công nghiệp thị xã Hưng Yên: + Khu công nghiệp Như Quỳnh A: Diện tích quy hoạch là 50 Ha. Số dự án đã được cấp phép: 23 dự án (5 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 18 dự án đầu tư trong nước. Tổng số vốn đầu tư của các dự án: Các dự án đầu tư trong nước 767 tỷ đồng, các dự án đầu tư nước ngoài 55,4 triệu USD. Số dự án đã đi vào hoạt động 14 dự án, số dự án đang xây dựng nhà xưởng 9 dự án, tổng số vốn đầu tư thực hiện 530 tỷ đồng, diện tích đã cho thuê 45 ha, chiếm 92% tổng diện tích. + Khu công nghiệp Như Quỳnh B: Diện tích quy hoạch 45 ha. Số dự án đã được cấp phép là 3 dự án, với tổng số vốn đầu tư 125 tỷ đồng. Số dự án đã đi vào hoạt động 2 dự án, còn lại 1 dự án đang xây dựng nhà xưởng. Diện tích đã cho thuê 6,5 ha. + Khu công nghiệp Phố Nối A: Diện tích quy hoạch năm 1998 là 100 ha, hiện nay chưa có quyết định phê duyệt KCN; tháng 12/2002 đã có Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đầu tư Hoà Phát làm chủ đầu tư lập dự án để trình Thủ tướng Chính Phủ với quy mô 390 ha, ngày 4/4/2003 Chính Phủ đã có công văn số 386/CP-CN đồng ý cho điều chỉnh quy mô diện tích đất khu công nghiệp này từ 100 ha lên 390 ha và giao cho UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục hoàn chỉnh các bước tiếp theo. Số dự án đã được cấp phép 35 dự án (6 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, 29 dự án có vốn đầu tư trong nước). Tổng số vốn đầu tư: Các dự án đầu tư nước ngoài 25,8 triệu USD, các dự án có vốn đầu tư trong nước 1.270 tỷ đồng. Số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất là 5 dự án; các dự án còn lại đang làm thủ, san lấp và xây dựng nhà xưởng. Diện tích đất đã cho thuê 131 ha, chiếm 33,6% tổng diện tích.
  • 34. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0225 + Khu công nghiệp Phố Nối B: Tỉnh Hưng Yên đã có qui hoạch KCN này với qui mô 225 ha, trong đó Tổng công ty Dệt may Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng khu công nghiệp dệt may với quy mô 95 ha. Phần còn lại tỉnh đã đồng ý cho Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. Hiện nay KCN dệt may đã được Chính Phủ phê duyệt; phần còn lại của KCN Phố Nối B đang trình duyệt tiếp. Số dự án đã cấp phép 41 dự án, với tổng vốn đầu tư của các dự án nước ngoài là 13,1 triệu USD, các dự án đầu tư trong nước 950 tỷ đồng. Số dự án đã đi vào hoạt động 9 dự án với tổng số vốn thực hiện là 400 tỷ đồng. + Khu công nghiệp Minh Đức: Tỉnh đang lập qui hoạch KCN này với tổng diện tích dự kiến 200 ha. Số dự án đã được cấp phép là 18 dự án với tổng vốn đầu tư 754 tỷ đồng. Số dự án đã đi vào hoạt động 3 dự án. Số diện tích đất đã cho thuê 34 ha, chiếm 17% tổng diện tích. + Khu công nghiệp thị xã Hưng Yên: Tỉnh đã có qui hoạch KCN này với tổng diện tích đất quy hoạch là 60 ha. Ban QL thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các chủ đầu tư. Các dự án đầu tư vào KCN đều được triển khai nhanh, sử dụng đất hiệu quả đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá triển khai dự án và hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Hưng Yên, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên đã chủ trì, lập đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2020. Hiện nay, đề án Quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên đã được Thủ tướng Chính Phủ ra Quyết định điều chỉnh bổ sung vào danh mục các KCN Việt Nam ưu tiên thành lập mới thêm 05 khu với tổng diện tích 680 ha và điều chỉnh KCN Vĩnh Khúc từ 200ha lên 380ha, nâng tổng số khu KCN được Chính phủ cho phép thành lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là 10 khu với tổng diện tích là 2.330 ha.
  • 35. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0226 Nhìn chung, số dự án đầu tư vào công nghiệp Hưng Yên, đặc biệt là vào các KCN có xu hướng ngày càng tăng phản ánh môi trường đầu tư ở Hưng Yên có những cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua. 2.2. Thực trạng thu hút FDI trong công nghiệp của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 – 2010. 2..2.1.Quymôvà nhịpđộthu hútvốnFDIvàocôngnghiệptrongthờigianqua Với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành trong hoạt động thu hút FDI trong thời gian qua, Hưng Yên đã đạt được những kết quả những kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực này điều này được thể hiện trước hết qua quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, đến hết tháng 1.2011, tỉnh Hưng Yên thu hút được 19 dự án FDI, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này là 176 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,27 tỷ USD. Nhìn chung, các dự án đều có tiến độ giải ngân vượt tiến độ cam kết. Giá trị sản xuất của khối công nghiệp này ước đạt 6.106 tỷ đồng. Các dự án FDI giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho trên 2,5 vạn lao động. Điều này thể hiện lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư trên địa bàn tỉnh đồng thời cũng cho thấy Hưng Yên cũng là một địa bàn có nhiều tiềm năng và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tình hình thu hút vốn FDI của Hưng Yên được thể hiện trong bảng sau:
  • 36. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0227 Bảng 2.3:Tìnhhìnhđầutưtrực tiếpnướcngoàitạiHưng Yêntừnăm2005-2010 Đơn vị:Nghìn USD. (Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên) Theo bảng trên ta thấy nhìn chung FDI vào công nghiệp Hưng Yên đang tăng đều, tuy có vài năm gần đây có dấu hiệu giảm sút nhưng có thể nói tỉ lệ đầu tư vào công nghiệp khá cao. Như vậy ta thấy việc Hưng Yên tích cực cải thiện môi trường đầu tư và có những chính sách đầu tư đang phát huy hiệu quả của nó. Tuy nhiên, so với số dự án và số vốn đầu tư của cả nước và của các địa phương khác thì con số này là còn hạn chế, nhưng với tốc độ tăng này thì ta có quyền hy vọng trong những năm tới, khi mà chính quyền và người dân có một cách nhìn khác về việc thu hút FDI và khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, mở rộng hơn nữa với thế giới thì con số FDI vào Hưng Yên sẽ tiếp tục tăng nhanh. Thời gian Dự án FDI Số lượng Vốn đầu tư Năm 2005 12 23.000 Năm 2006 27 231.236 Năm 2007 32 192.181 Năm 2008 45 242,007 Năm 2009 30 150,158 Năm 2010 35 331.633 Tổng 176 1.270.215
  • 37. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0228 2.1.2. FDI theo dự án đầu tư. Trong những năm qua, các dự án đầu tư FDI vào công nghiệp Hưng Yên thực hiện theo các hình thức đầu tư như: Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh tế. Trong đó: - Dự án Liên doanh chiếm 81,82% tổng số các dự án FDI. - Dự án 100% vốn nước ngoài chiếm 14,88% tổng số các dự án FDI. - Hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 3,3% tổng số các dự án FDI. Trang bên trình bầy danh mục các dự án cụ thể có vốn FDI lớn vào công nghiệp tỉnh Hưng Yên (2005-2010):
  • 38. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0229 Bảng 2.4 : Danh mục dự án FDI lớn vào công nghiệp tỉnh Hưng Yên từ 2005 - 2010 (Đơn vị tính: 1000 USD) TT Tên dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ Tỷ lệ vốn nước ngoài Trụ sở công ty Nước đầu tư 1 Cty TNHH điện tử Canon Việt Nam 128,568,000 25,000,000 100 Khu B, KCN Khố Nối A, Hưng Yên Nhật Bản 2 Cty TNHH Sews Component Việt Nam 60,500,000 20,000,000 100 Lô D2-D3, KCN Thăng Long, H.Yên Mỹ, Hưng Yên Nhật Bản 3 Cty TNHH Khu Công Nghiệp Thăng Long II 51,000,000 15,000,000 60 KCN Thăng Long II, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên Nhật Bản 4 Cty Cổ phần Hyundai Aluminum Vina 38,683,000 12,683,000 100 Khu B, KCN Phố Nối A, Hưng Yên Hàn Quốc 5 Nhà máy sản xuất sứ vệ sinh 38,000,000 13,895,971 100 Lạc Đạo,huyện Văn Lâm, Hưng Yên Nhật Bản 6 Cty TNHH Pulppy Corelex Việt Nam 38,000,000 10,000,000 100 KCN Hưng Yên Hồng Kông 7 Cty CP Hyundai Aluminum Vina 37,500,000 12,000,000 100 KCN Hưng Yên Hàn Quốc 8 Cty TNNH Musashi Auto Parts Việt Nam 33,000,000 12,000,000 100 Lô G-1,KCN Thăng Long II,Yên Mỹ,Hưng Yên Nhật Bản 9 Chi nhánh CTLD sứ Vinax 25,700,000 9,277,500 40 Đường 4B, Khu B, KCN Phố Nối A, Hưng Yên Nhật Bản 10 Cty TNHH Denyo Việt Nam 25,000,000 25,000,000 100 Lô đất A-3,KCN Thăng longII,Yên Mỹ,Hưng Yên Nhật Bản 11 Cty TNHH dệt và nhuộm Hưng Yên 22,205,000 16,000,000 100 KCN Dệt may Phố Nối, Yên Mỹ, Hưng Yên Italia 12 CTLD Sản xuất & Lắp ráp Ô tô Việt san 20,600,000 14,250,000 39 Thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào,Hưng Yên Hàn Quốc 13 CTLD chế tạo phụ tùng xe máy Lifan- TongSheng 17,000,000 3,000,000 85 Trưng Trắc,huyện Văn Lâm, Hưng Yên Trung Quốc 14 Cty TNHH Tae Yang Việt Nam 16,250,000 3,400,000 100 KCN Phố Nối A, h. Văn Lâm, Hưng yên Hàn Quốc 15 Cty TNHH Shindengen Việt Nam 16,000,000 16,000,000 100 KCN Thăng Long II, Hưng Yên Nhật Bản 16 Công ty TNHH phụ tùng ôtô Kesda Việt Nam 16,000,000 5,000,000 100 Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên Trung Quốc
  • 39. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0230 (Nguồn: Bộ Kế Hoạch Đầu Tư – Năm 2010) 17 Cty TNHH Liên doanh ga Việt Nhật Miền Bắc 13,000,000 - 100 LôD1, KCN Thăng Long2, Yên Mỹ, Hưng Yên Nhật Bản 18 Cty TNHH Dây và Cáp điện Nexans Lioa 13,000,000 10,000,000 60 Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên Pháp 19 Cty TNHH Thái Thông Hưng Yên 11,000,000 3,300,000 100 Tân Tiến, H. Văn Giang, T. Hưng Yên TrungQuốc 20 CTY TNHH KIDO HÀ NỘI 11,000,000 4,550,000 100 Đường D1, khu D, KCN Phố Nối A, h Văn Lâm, HY Hàn Quốc 21 Công ty TNHH Ochiai Việt Nam 10,000,000 10,000,000 100 Lô đất C8,KCN Thăng Long II, Yên Mỹ, Hưng Yên Nhật Bản 22 Cty TNHH Mikasa Việt Nam 10,000,000 10,000,000 100 KCN Thăng Long2, Hưng Yên Nhật Bản 23 Cty TNHH Thương mại và SX An Lệ 10,000,000 2,245,000 100 Chính Nghĩa, Kim Động, Hưng Yên. Trung Quốc 24 Công ty TNHH Morita Việt Nam 10,000,000 3,000,000 100 Minh Đức,h Mỹ Hào, Hưng Yên Nhật Bản
  • 40. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0231 Theo bảng trên ta thấy trong 24 dự án lớn ( tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD ) được đầu tư từ nguồn FDI vào Hưng Yên trong giai đoạn 2005 – 2010 đều tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế tạo là 23 dự án, tổng số vốn đầu tư là 621,006 triệu USD, chỉ duy nhất một dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và các công trình có liên quan đến việc khai thác khu công nghiệp của Cty TNHH Khu Công Nghiệp Thăng Long II là thuộc ngành xây dựng với số vốn đầu tư là 51 triệu USD. 2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Cùng với cả nước, trong những năm qua Hưng Yên cũng đã tích cực chủ động trong hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp, bổ sung vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh. Nhìn chung, môi trường đầu tư của tỉnh đã được cải thiện theo hướng thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư muốn thực hiện đầu tư vào công nghiệp tại Hưng Yên. 2.3.1. Chínhsách đất đai, tạomặtbằng sản xuấtkinhdoanh Trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Hiện nay tỉnh đã tiến hành quy hoạch 6 KCN hoạt động theo quy chế tập trung trong đó, có 3 KCN: Phố Nối A, Phố Nối B và Thăng Long II đã hoạt động còn lại các khu khác đang tiếp tục hoàn thiện. 2.3.2. Chínhsách đào tạo, khoa học công nghệ Để hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động, tỉnh đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho các dự án đào tạo nghề. Các dự án đào tạo nghề đã đặc biệt khuyến khích và tạo điều kiện về mọi mặt như: Mặt bằng, tín dụng,
  • 41. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0232 thủ tục…các trường, trung tâm dạy nghề công lập của tỉnh cũng đã được đầu tư đã được xây dựng mới và mở rộng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 2.3.3. Chínhsách hỗ trợ thông tin, xúc tiến đầu tư. Tỉnh thực hiện chủ trương công khai hóa các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các thông tin về chính sách pháp luật của nhà nước để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và công dân có thể dễ dàng tiếp cận, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, giảm bớt thủ tục, giai đoạn không cần thiết trong quá trình tiến hành đầu tư. Tỉnh cũng đang thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong tỉnh đang từng bước hoàn thiện sẵn sàng cung cấp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Lãnh đạo tỉnh cũng đã có các chương trình xúc tiến đầu tư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài ở trong và ngoài nước. Lãnh đạo cũng thường xuyên gặp gỡ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh để nắm bắt tình hình cũng như những khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. 2.3.4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính Cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận dự án đầu tư, biết được các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào những địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi nên tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan phải tính giảm các thủ tục hành chính khi tiếp nhận các dự án đầu tư ngay từ khi tái lập tỉnh. Tỉnh thường xuyên rà soát, cải các thủ tục hành chính cho phù hợp nhiệm vụ chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho các thủ tục cấp phép đầu tư. Việc tiếp nhận, thẩm định cấp phép được thực hiện theo đúng phân cấp và ủy quyền Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thủ tục hành chính và quản lý đầu tư thực hiện theo cơ chế “một cửa”. Để làm tốt vấn đề này, tỉnh giao cho sở kế hoạch là cơ
  • 42. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0233 quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện tiếp nhận các dự án đầu tư vào các khu vực nằm ngoài KCN, phối hợp với các Sở, ngành chức năng khác như: Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các sở quản lý ngành kinh tế kỹ thuật trong việc thẩm định các dự án đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép hoặc chấp thuận dự án đầu tư, chỉ đạo địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng. Đối với các dự án đầu tư trong KCN, Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh là cơ quan đầu mối cấp phép đầu tư và quản lý các dự án đầu tư vào các KCN hoạt động theo quy chế KCN tập trung. Ngoài ra tỉnh còn thực hiện các chính sách hỗ trợ và ưu đãi, tạo điều kiện cho vay vốn để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp. 2.4. Đánh giá tổng quan về thu hút FDI vào công nghiệp của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2005 – 2010 2.4.1. Kếtquả đạt được Với những điều kiện thuận lợi của tỉnh Hưng Yên và những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng giai đoạn từ năm 2005-2010 Hưng Yên đã thu hút được 176 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 1,27 tỷ USD. Có thể nói đây là một sự đóng góp lớn và quan trọng đối với tỉnh, bởi vì: 176 dự án này đã có những đóng góp rất tích cực vào quá trình phát triển ngành công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung của tỉnh: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 13,17%, giá trị sản xuất của nghành công nghiệp trên điạ bàn hàng năm tăng bình quân 27,48%, đóng góp trên 37% trong ngân sách của tỉnh, tạo việc lạm thường xuyên và thu nhập ổn định cho khoảng trên 2,5 vạn lao động mỗi năm, tạo ra động lực cạnh tranh giữa các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khu vực sản xuất trong nước. Sự phát triển kinh tế của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cùng với các KCN của Hưng Yên đã góp phần cải thiện
  • 43. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0234 chất lượng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Giai đoạn từ năm 2005-2010 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã cấp phép cho 569 dự án trong đó có 176 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy tổng số dự án FDI chiếm 30,95%, có thể nói đây là một con số không nhỏ. 2.4.2. Những hạn chế chủ yếu Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thu hút đầu tư nước ngoài còn một số tồn tại, yếu kém, chủ yếu trên các mặt sau: - Đầu tư FDI có xu hướng tăng chậm: Là thời kỳ có số lượng dự án lớn hơn giai đoạn 2000 - 2005, nhưng đều là những dự án nhỏ và chủ yếu trên các lĩnh vực: chế biến, dệt may, da giầy… - Công tác quản lý nhà nước đối với thu hút đầu tư còn bị buông lỏng trên một số lĩnh vực. + Kiểm tra sau cấp phép đầu tư chưa thường xuyên liên tục. + Thực hiện chính sách thu hút đầu tư cho các dự án đã đầu tư vào Hưng Yên chưa đầy đủ, nhất là hỗ trợ hạ tầng cho các khu cụm công nghiệp tập trung. + Công tác kiểm tra thực hiện dự án sau cấp phép đầu tư chưa kịp thời để xử lý những vướng mắc cho nhà đầu tư, đồng thời xử lý những nhà đầu tư vi phạm quy chế. + Kiểm tra vi phạm môi trường, thiết kế quy hoạch của nhà đầu tư. + Phối hợp xử lý của các ngành, các cấp chưa đồng bộ. - Chưa vận động được các dự án lớn vào để đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời kéo các dự án khác vào đầu tư.
  • 44. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0235 Hầu hết các dự án vào đầu tư vào sản xuất công nghiệp đều chưa có quy mô lớn, các dự án vào các Khu công nghiệp còn nhỏ bé, lại vào chậm, do đó các Khu công nghiệp hiện có chưa lấp đầy. - Tiến độ triển khai các dự án còn chậm và còn nhiều trường hợp các dự án còn vi phạm Giấy phép đầu tư. 2.4.3. Nguyên nhân * Về nguyên nhân chủ quan: - Đối với tỉnh: + Tư tưởng, nhận thức về thu hút nguồn ngoại lực tác động tới khai thác nội lực chưa đầy đủ, thậm chí có lúc có nơi chưa quan tâm đúng mức. Có những quan điểm, suy nghĩ lệch lạc về việc thu hút đầu tư từ bên ngoài dẫn tới sự ủng hộ nhân tố đầu tư mới bị hạn chế, có lúc mất thời cơ, nhiều nhà đầu tư cảm thấy môi trường đầu tư thiếu thông thoáng. + Trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với công tác thu hút đầu tư thực hiện chưa đầy đủ, một số ngành còn bị kêu ca về thủ tục đầu tư. Đặc biệt, cán bộ cấp phòng chuyên môn ở một số Sở, ban, ngành và địa phương. + Trong lãnh đạo và chỉ đạo còn thiếu tập trung đồng bộ, chưa ưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, nên chưa tạo ra một sự đột phá mới trong việc thu hút đầu tư. + Cơ chếchínhsáchthiếunhấtquán và thiếu ổn định trong một thời gian dài. + Cân đối ngân sách không đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Vốn đối ứng cho một số công trình bố trí chưa đủ. Vốn đối ứng cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư còn hạn chế.
  • 45. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0236 + Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, cắm mốc định vị, xác định giá đất, thực hiện chính sách tái định cư làm quá chậm cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án. + Bộ máy làm công tác xúc tiến đầu tư đang yếu kém, cần vươn lên để làm tốt nhiệm vụ. - Đối với nhà đầu tư: + Một số nhà đầu tư làm hồ sơ dự án đầu tư quá đơn giản, hiểu biết về luật đầu tư chưa đầy đủ, còn nôn nóng trong quá trình đầu tư nên có lúc không chấp hành đúng quy trình đầu tư. + Nhiều nhà đầu tư không có đủ vốn hoặc vốn ít, chủ yếu dựa vào vốn huy động các cổ đông. Một số nhà đầu tư dự án đã được cấp phép mới đi vận động nguồn vốn nước ngoài nên rất khó khăn cho quá trình triển khai dự án. + Một số ít nhà đầu tư có tư tưởng “giữ đất” và lợi dụng dự án để huy động vốn, kinh doanh không đúng pháp luật… * Về nguyên nhân khách quan: + Thị trường tiêu thụ trong tỉnh nhìn chung còn hạn hẹp, nên các nhà đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư vào Hưng Yên. + Chi phí đầu tư cao, nhất là các chi phí vận tải và các dịch vụ khác, nên các nhà đầu tư phải cân nhắc trên nhiều mặt khác mới có thể đầu tư được. + Các dịch vụ chưa phát triển, nên chưa có điều kiện tận dụng được các cơ sở hạ tầng có tính chất dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các dự án. + Hưng Yên là tỉnh không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. Môi trường đầu tư còn hạn chế, lãi suất đầu tư cao nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
  • 46. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0237 + Hạ tầng cơ sở vật chất còn chưa đồng bộ, chưa đủ tạo thuận lợi cho nhà đầu tư như sân bay, cảng, điện nước, vốn. Đặc biệt, hạ tầng tại khu công nghiệp quá yếu kém, tỉnh chưa huy động được nguồn vốn để xây dựng đồng bộ hạ tầng khu công nghiệp nên kém hấp dẫn thu hút được nhà đầu tư lớn. + Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các địa phương cũng là yếu tố quan trọng, khi sức cạnh tranh, các điều kiện của tỉnh chưa đồng bộ. + Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật của tỉnh ta còn thiếu và yếu, chưa có thể đáp ứng đủ cho yêu cầu hiện đại hoá trong quá trình quản lý, sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài.
  • 47. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0238 Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN 3.1. Mục tiêu định hướng phát triển công nghiệp Hưng Yên từ nay đến năm 2020 3.1.1. Quanđiểm thu hút FDI vào công nghiệp của tỉnh Hưng Yên 3.1.1.1. Pháttriển công nghiệp bền vững Phát triển công nghiệp nói chung và việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói riêng phải đảm bảo nền kinh tế độc lập, tự chủ, giữ vững quốc phòng, an ninh; phát triển thu hút nguồn lực từ bên ngoài lồng ghép với nguồn lực bên trong; tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, làm cho kinh tế đối ngoại phát triển liên tục, ổn định và bền vững. Ngoài ra, tỉnh còn có chủ trương phát triển công nghiệp kết hợp với bảo vệ môi trường, tách các KCN ra khỏi thành thị, quy hoạch theo từng cụm trọng điểm trong tỉnh. 3.1.1.2. Phát triển công nghiệp dựa trên việc khai thác lợi thế so sánh của tỉnh Khai thác các thế mạnh của Hưng Yên về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lao động, tham gia vào tiến trình phân công và hợp tác quốc tế. Trước mắt, trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, trong giai đoạn đầu cần sử dụng nguồn vốn nước ngoài để tạo ra các đột phá về tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, phát triển khoa học công nghệ, tăng xuất khẩu từ nay đến năm 2020. 3.1.1.3. Pháttriển theo xu hướng mởcửa, hội nhập của quốc gia và thế giới Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế đối ngoại nói chung nhằm phát huy
  • 48. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0239 nội lực, tranh thủ ngoại lực. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi và các cơ chế chính sách phát huy lợi thế của tỉnh. Trong điều kiện cạnh tranh đầu tư ngày càng gay gắt và quyết liệt tỉnh cần vận dụng cao nhất cơ chế chính sách của trung ương, vận dụng một cách linh hoạt, chủ động tạo các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài thích hợp. Tranh thủ phát triển kinh tế đối ngoại trong điều kiện quan hệ đầu tư và thương mại của các nước đang dành ưu đãi cho Việt Nam. 3.1.2. Mục tiêu thu hút FDI vào công nghiệp tỉnh Hưng Yên 3.1.2.1. Mụctiêu phát triển Tỉnh Hưng Yên xác định giai đoạn 2011 – 2015 tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân trên 12,5%/ năm và giai đoạn 2016 – 2020 đạt từ 12 – 13,2%/ năm. GDP bình quân đầu người năm 2015 dự kiến đạt trên 43,6 triệu đồng và đến năm 2020 dự kiến sẽ đạt trên 105 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế năm 2015 sẽ là dịch vụ 33% - công nghiệp, xây dựng 50% - nông nghiệp thuỷ sản 17,5% và đến năm 2020 sẽ đạt cơ cấu dịch vụ 37,8 – 39,2% - công nghiệp, xây dựng 50 - 51% - nông nghiệp thuỷ sản 10,5 – 11,2%. Tạo nguồn lực mới để thúc đẩy tốc độ phát triển theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2010-2020 đã được phê duyệt. Tỉnh đang thực hiện kế hoạch phát triển các ngành phụ trợ để giúp cho công nghiệp phát triển, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo kỹ thuật và công nhân đáp ứng cho ngành công nghiệp đang có tốc độ phát triển khá. Đưa côngtác vận động, thu hút và quản lý sử dụng các nguồn vốn đi vào nề nếp, có hiệu quả và đảm bảo tính phát triển nhanh và bền vững.Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách để phát huy hiệu quả những dự án đã đầu tư từ nguồn vốn FDI, ODA… đẩy mạnh cảicáchhành chínhtrong côngtác chuẩn bịđầu tư và xây dựng, tạo điều kiện môi trường thông thoáng để các dự án đầu tư nước ngoài vào Hưng
  • 49. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0240 Yên nhanh và hiệu quả hơn, gắn cơ chế thu hút, huy động và tăng cường quản lý nhằm sử dụng hiệu quả cao các nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào Hưng Yên. Phấn đấu đưa Hưng Yên thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020. Phát triển kinh tế đối ngoại huy động các tiềm năng trong tỉnh, kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài để phát triển phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, giải quyết các vấn đề xã hội tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. 3.1.2.2. Mụctiêu vận động thời kỳ 2010 - 2020 Theo thống kê của Sở kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên, trong giai đoạn từ năm 2005-2010, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là 176 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 1,27 tỷ USD. Hưng Yên phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 đạt bình quân trên 12,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 12 - 13,2%/năm, nhờ vào sự tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản. Mặt khác theo dự báo và tính toàn ban đầu thì tổng vốn đầu tư xã hội cần thiết vào năm 2020 khoảng 5,2 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư từ khu vực nhà nước chiếm từ 12-14%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 72-74%, đầu tư các doanh nghiệp nước ngoài chiếm từ 8-12%. Tuy nhiên nếu muốn xác định mục tiêu thu hút FDI đến năm 2020 là rất khó vì thực tế dù một nước nào hay tỉnh nào thì khả năng thu hút FDI đều phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận dự án. Hay nói cách khác mục tiêu thu hút FDI của Hưng Yên đến năm 2020 sẽ phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận dự án của năm 2020.
  • 50. Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính SV: Phạm Thị Hiền Lớp: CQ45/08.0241 3.2. Giải pháp tăng cường thu hút FDI 3.2.1. Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực và chuẩn bị đầu tư Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực để có căn cứ xây dựng các báo cáo kinh tế kỹ thuật có tính khả thi cao, từ đó có cơ sở cho các nhà đầu tư nghiên cứu cơ hội đầu tư vào Hưng Yên. Rà soát đánh giá lại các loại tài nguyên khoáng sản, nguồn lực có thể hợp tác đầu tư, chuẩn bị cho nhà đầu tư vào nghiên cứu các dự án đầu tư. 3.2.2. Tăng cường hoạt động đối ngoạiđể đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư - Trong quá trình vận động, xúc tiến đầu tư, phải nghiên cứu kỹ các nhà đầu tư, các đốitác mạnh có tầm cỡ quốc tế, quốc gia để thu hút các dự án lớn vào Hưng Yên tránh tình trạng thu hút đầu tư các dự án nhỏ lẻ, hiệu quả thấp. - Tăng cường hợp tác với các tổng công ty mạnh của cả nước, các công ty đa quốc gia nhằm vận động các tổng công ty và công ty đầu tư vào Hưng Yên. -Tiếp tục quan hệ với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố lớn trong nước để học tập và lôi kéo các công ty mạnh của các tỉnh mở rộng đầu tư vào Hưng Yên, có chính sách khuyến khích con em Hưng Yên về đầu tư tại tỉnh. - Tăng cường quan hệ với các, Bộ, Ban, ngành trung ương (gồm các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể) trong đó ưu tiên tập trung mở rộng quan hệ hợp tác chương trình xúc tiến vận động đầu tư qua các Vụ quan hệ quốc tế hoặc các ban quan hệ của các bộ ban ngành trung ương. - Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và Đại sứ quán các nước để tích cực vận động, xúc tiến các dự án đầu tư vào Hưng Yên.