SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN.......................................................................................6
1.1 Các khái niệm về tính dễ bị tổn thương............................................................6
1.1.1 Khái niệm chung về tính dễ tổn thương .........................................6
1.1.2 Tổn thương do lũ lụt .......................................................................8
1.2 Sự cần thiết của đánh giá tổn thương lũ............................................................9
1.3 Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................10
1.4 Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội.......................................................11
1.4.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên...............................................................11
1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................16
1.5 Tình hình về lũ lụt và những tổn thương do lũ gây ra trong những năm gần
đây trên lưu vực sông Thạch Hãn. ........................................................................18
Chƣơng 2 - CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG
DO LŨ ......................................................................................................................21
2.1 Phương pháp....................................................................................................21
2.2 Xây dựng bản đồ nguy cơ lũ ...........................................................................23
2.2.1 Giới thiệu về mô hình MIKE FLOOD..........................................23
2.2.2 Xây dựng mạng lưới thủy lực cho vùng nghiên cứu ....................24
2.2.3 Mạng thủy lực kết nối 1 chiều và 2 chiều....................................29
2.3 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều.........................33
2.4 Xây dựng bản đồ nguy cơ với các tần suất 1%...............................................39
Chƣơng 3 - ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG DO LŨ GÂY RA TRÊN
HẠ LƢU LƢU VỰC SÔNG THẠCH HÃN TỈNH QUẢNG TRỊ......................45
3.1 Điều tra khả năng chống chịu của cộng đồng.................................................45
3.2 Thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ gây ra vùng hạ lưu lưu vực sông
Bến Hải, Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị.....................................................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60
PHỤ LỤC.................................................................................................................64
2
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Khu vực nghiên cứu ....................................................................................12
Hình 2: Những thiệt hại về kinh tế do lũ lụt gây ra trong những gần đây ...............18
Hình 3. Những thiệt hại về người do lũ lụt gây ra trong những năm gần đây ........19
Hình 4. Các bước xác định tính tổn thương lũ .........................................................22
5. Sơ đồ tính toán thủy lực trên 3 lưu vự ....................26
Hình 6. Mặt cắt điểm hình của sông Cam Lộ...........................................................27
Hình 7. Mặt cắt điểm hình của sông Thạch Hãn......................................................27
8. Phân chia lưu v c gia nhậ ..................28
Hình 9. Giới hạn vùng tính toán 2 chiều .................................................................29
Hình 10. Chia lưới tại khu vực nghiên cứu .............................................................30
Hình 11. Vị trí tương đối các biên trong mô hình 2 chiều ......................................31
12. Sơ 1-2 ch ........................................33
Hình 13. Quá trình mực nước tính toán và thực đo trận lũ 10/2005 .......................34
Hình 14. So sánh vết lũ tính toán và thực đo trên lưu vực sông Bến Hải với trận lũ
tháng 10/2005............................................................................................................35
Hình 15. Quá trình mực nước tính toán và thực đo trận lũ năm 1999 ....................35
Hình 16. Độ sâu ngập lụt cực đại tính toán và khảo sát trận lũ năm 1999...............37
Hình 17. So sánh diện ngập tính toán và diện ngập thống kê năm 1999 ................37
Hình 18. So sánh diện tích ngập thống kê và tính toán theo các xã năm 1999.......38
Hình 19. Tương quan diện ngập tính toán và diện ngập thống kê năm 1999 .........38
Hình 20. Bản đồ độ sâu ngập lụt ứng với tần suất 1% .............................................39
Hình 21. Bản đồ vận tốc đỉnh lũ với tần suất 1%.....................................................40
Hình 22. Bản đồ thời gian ngập với tần suất 1%......................................................41
Hình 23. Bản đồ nguy cơ lũ với tần suất 1%............................................................43
Hình 24. Hình ảnh điều tra vết lũ tại vùng nghiên cứu ...........................................46
Hình 25. Bảng câu hỏi điều tra khả năng chống chịu lũ ..........................................47
Hình 26. Bản đồ thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng ...............................49
Hình 27. Bản đồ sử dụng đất tại vùng nghiên cứu...................................................51
Hình 28. Bản đồ sự lộ diện của các đối tượng trước nguy cơ lũ..............................54
Hình 29. Bản đồ tổn thương do lũ vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn ...............56
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Lựa chọn kết nối trong mô hình MIKE FLOOD .......................................32
Bảng 2 Kết quả thực đo và tính toán độ sâu ngập lụt cực đại lũ năm 1999 .............36
Bảng 3. Trọng số của các yếu tố tạo lên nguy cơ lũ.................................................42
Bảng 4. Định lượng hóa các phương án trả lời của phiếu điều tra...........................48
Bảng 6. Ma trận tính toán sự lộ diện các đối tượng trước lũ....................................53
Bảng 7. Ma trận tính toán mức độ tổn thương do lũ ................................................55
4
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ATNĐ Áp thấp nhiệt đới
HD Hydraulic Dynamic
IPCC Intergovermental Panel on Climate Change (Ban Liên chính phủ
về Biến đổi khí hậu)
ISDR International Strategy for Disaster Reduction ( Chiến lược giảm
nhẹ thiên tai quốc tê)
KTTV Khí tượng thủy văn
NAM NedbØr – AfstrØmning – Model ( Mô hình mưa – dòng chảy)
PCLB&TKCN Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn
SAR Second Assessment Report (Báo cáo đánh giá lần II)
Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
TAR Third Assessment Report (Báo cáo đánh giá lần III)
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
UNDP United Nations Depvelopment Programme ( Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc)
UNESCO United Nations Emducation, Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)
5
MỞ ĐẦU
Lũ lụt ở miền Trung, nói chung và trên lưu vực sông Thạch Hãn, nói riêng là
một trong những tai biến tự nhiên, thường xuyên đe dọa cuộc sống của người dân
và sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Lũ lụt đã để lại hậu quả hết sức nặng nề,
hàng ngàn hộ dân bị ngập lụt, các công trình bị tàn phá, các hoạt động kinh tế - xã
hội bị gián đoạn...
Để tăng cường ứng phó với lũ lụt ngoài các biện pháp công trình (đê kè, hồ
chứa thượng lưu,...) thì các biện pháp phi công trình đóng vai trò rất quan trọng, mà
phần lớn trong số đó có tính dài hạn và bền vững như các biện pháp quy hoạch sử
dụng đất và bố trí dân cư, nâng cao nhận thức của người dân. Mặt khác, ứng phó
nhanh với lũ lụt bằng các biện pháp tức thời như cảnh báo, dự báo vùng ngập, di dời
và sơ tán dân cư đến khu vực an toàn,... đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc hạn chế
những thiệt hại về người và tài sản.
Do vậy, để đánh giá được tính dễ bị tổn thương do lũ lụt gây ra đối với kinh
tế - xã hội thì hướng tiếp cận đa ngành trong công tác quản lý tổng hợp rủi ro thiên
tai là cần thiết để xây dựng các giải pháp nhằm giảm nhẹ tác hại của lũ gây ra. Đây
cũng là lý do dẫn đến sự hình thành luận văn “ Nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng
do lũ lụt hạ lƣu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ
sở khoa học, thực tiễn cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách xác định
chiến lược phát triển bền vững và đảm bảo an ninh xã hội. Bố cục luận văn bao
gồm:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở khoa học để đánh giá tính dễ tổn thương do lũ
Chương 3: Đánh giá tính dễ tổn thương do lũ gây ra hạ lưu lưu vực sông
Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
6
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN
1.1 Các khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng
1.1.1 Khái niệm chung về tính dễ tổn thương
Định nghĩa được tính dễ bị tổn thương sẽ giúp ta biết được cách tốt nhất để
giảm thiểu chúng. Mục đích của việc đánh giá tính dễ bị tổn thương nhằm cung cấp
cho các nhà ra quyết định hay các bên liên quan về những lựa chọn nhằm giảm
thiểu ảnh hưởng của những mối nguy hiểm do lũ lụt [9]. Nghiên cứu tính dễ bị tổn
thương là để đưa ra những hành động chính xác có thể làm giảm thiểu thiệt hại do
thiên tai gây ra. Sự cần thiết của việc phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương đã
được trình bày trong nhiều tài liệu khoa học [ 10, 13 - 16 ] với các khái niệm bao
gồm; tính dễ bị tổn thương tự nhiên, tính dễ tổn thương xã hội và những tổn thương
kinh tế.
Khái niệm về tính dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua.
Đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để
đánh giá tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến
tính dễ bị tổn thương giữa các ngành, lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh cãi
trong các cộng đồng, các hướng nghiên cứu khoa học khác nhau.
Trong ngành khoa học kinh tế - xã hội: Với cách tiếp cận của Ramade (1989)
[21] thì tính dễ bị tổn thương bao gồm cả con người và kinh tế - xã hội, liên quan
đến khuynh hướng hàng hóa, con người, cơ sở hạ tầng, các hoạt động bị thiệt hại,
sức đề kháng của cộng đồng, khi được giới thiệu trong một số nghiên cứu địa lý
vào những năm 1980. Nhưng nghiên cứu đó lại không đề cập đến mặt tự nhiên, mức
độ, tần suất xuất hiện của các hiện tượng thiên tai. Trong nghiên cứu gần đây trong
lĩnh vực này đã giải thích tính dễ bị tổn thương của một hệ thống địa lý, vùng lãnh
thổ là kết quả của các hoạt động, khả năng chống chịu khác nhau xã hội, bối cảnh
kinh tế và công nghệ không đồng nhất [9].
Watts and Bohle (1993) [30] đã xem xét đến bối cảnh xã hội của các mối
7
nguy hiểm và liên hệ tính dễ bị tổn thương xã hội tới khả năng phục hồi, chống chịu
của cộng đồng. . Họ đã cố gắng tìm mọi cách dễ dàng hơn để hiểu và đơn giản hóa
khái niệm đó thông qua các nghiên cứu sâu hơn về nền tảng xã hội.
Tính dễ bị tổn thương được mô tả bởi tổ chức chiến lược giảm nhẹ thiên tai
thế giới (ISDR, 2004) [13] như là các điều kiện xác định bởi các yếu tố vật lý, xã
hội, kinh tế và môi trường hay các quá trình, làm tăng tính nhạy của cộng đồng dưới
tác động của thiên tai.
Trong cách tiếp cận của ngành khoa học xã hội, thì tính dễ bị tổn thương lại
tập trung vào năng lực của con người để đối phó với mối nguy hiểm và kịp thời
khôi phục lại các thiệt hại và những tổn thất. Cách tiếp cận này đòi hỏi ít kiến thức
về hệ thống địa lý vì mục tiêu của nghiên cứu là giải thích các hành vi xã hội.
Ngành khoa học tự nhiên có một điểm khác để giải thích tính dễ bị tổn
thương, họ tập trung vào các hệ thống vật lý để xác định tính dễ bị tổn thương mà
ban đầu ít xét đến những đặc điểm kinh tế - xã hội của hệ thống.
Trong lĩnh vực vật lý, ngành khoa học tự nhiên đã giải thích tính dễ bị tổn
thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Hội đồng quốc tế về biến đổi khí hậu
(IPCC) đã phát triển các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương qua nhiều năm. Năm
1992, họ xác định tính dễ bị tổn thương như mức độ không có khả năng đối phó với
những hậu quả của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Năm 1996, SAR [25] đã xác định tính dễ bị tổn thương như mức độ mà biến
đổi khí hậu có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; không chỉ phụ thuộc vào độ
nhạy của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng với
điều kiện khí hậu mới. Được xem như những tác động còn lại của biến đổi khí hậu
sau khi các biện pháp thích ứng được thực hiện (Downing, 2005) [11]. Định nghĩa
này bao gồm sự lộ diện, tính nhạy, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại các
mối nguy hiểm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
IPCC TAR (2001) [14] đã giải thích khái niệm tính dễ bị tổn thương như
mức độ dễ bị ảnh hưởng của hệ thống hoặc khả năng không thể đối phó được với
8
các tác động của biến đổi khí hậu. Tính dễ bị tổn thương là một hàm đặc trưng của
cường độ, tốc độ biến đổi khí hậu khi hệ thống bị lộ diện, bao gồm cả độ nhạy và
khả năng thích ứng.
Các định nghĩa này đã thể hiện sự phát triển, với định nghĩa của SAR và
TAR đã bao gồm các thành phần xã hội để giải thích tính dễ bị tổn thương. Trong
những năm 1980 và đặc biệt là những năm 1990 thì những nghiên cứu về mối quan
hệ giữa các hoạt động con người và tác động của thiên tai theo chiều hướng tổn
thương kinh tế xã hội đã tăng lên. Các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương đã dần
được cải thiện thể hiện một cái nhìn toàn diện của xã hội, liên quan đến lĩnh vực tự
nhiên và kinh tế xã hội của hệ thống.
1.1.2 Tổn thương do lũ lụt
Trong các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương đề cập ở trên, có những định
nghĩa được đưa ra cho những hiện tượng thiên tai nhất định như: biến đổi khí hậu,
(IPCC, 1992, 1996, 2001) hay các hiểm họa môi trường (ISDR, 2004), nhưng trong
nghiên cứu này tác giả đi sâu vào hướng nghiên cứu tính dễ tổn thương do lũ lụt.
Khái niệm tính dễ bị tổn thương mà tác giả sử dụng dựa trên khái niệm của
UNESCO-ihe “ Tính dễ bị tổn thương là mức độ gây hại có thể được xác định trong
những những điều kiện nhất định thông qua tính nhạy, sự tổn thất và khả năng phục
hồi” [31].
Để tăng cường tính ứng dụng của các nghiên cứu trong thực tế, đặc biệt là
trong chủ động đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ thì Janet Edwards (2007) [15]
đã đưa ra một khái niệm nữa là bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ “là bản đồ cho
biết vị trí các vùng nơi mà con người, môi trường thiên nhiên, của cải gặp rủi ro do
các thảm hoạ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thiệt hại về người,
gây ô nhiễm môi trường”.
Khi định lượng được tính dễ bị tổn thương của một vùng nào đó thì nó sẽ
cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ trong việc ra quyết định nhằm chống lại
các mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra mà xã hội phải hứng chịu.
9
1.2 Sự cần thiết của đánh giá tổn thƣơng lũ
Trong những năm qua việc quản lý lũ bằng các phương án công trình như đê
và hồ chứa, được thiết kế với các trận lũ có tấn suất khác nhau đã chiếm ưu thế. Đây
là cách tiếp cận nhằm giảm thiên tai lũ, nghĩa là giảm xác suất xuất hiện, cường độ
lưu lượng lũ, cũng như giảm diện ngập lụt.
Nhưng trong thời gian gần đây đã có sự phát triển quan trọng đó là chuyển
mục tiêu quản lý thiên tai sang quản lý rủi ro lũ, trong đó rủi ro lũ là những thiệt hại
do lũ lụt gây ra với một tần suất nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Vì
thế, việc đánh giá những thiệt hại, tổn thương lũ cần được nghiên cứu một cách cẩn
trọng trong quản lý rủi ro lũ.Việc đánh giá thiệt hại, tổn thương lũ đang đạt được
những kết quả quan trọng phục vụ cho việc đưa ra các quyết định trong quản lý rủi
ro lũ thông qua các bước sau:;
Đánh giá tổn thương lũ: Các đối tượng trong vùng lũ như nhà ở, cộng đồng,
công trình vv…. bị tổn thương một cách biến động không chỉ theo không gian, thời
gian mà còn phụ thuộc vào khả năng chống chịu của người dân tại đó. Ví dụ, các
cộng đồng phải thường xuyên đối mặt với lũ lụt, họ sẽ phát triển các chiến lược đối
phó với các hiện tượng đó. Còn các cộng đồng không phải đối mặt với các trận lũ
lụt thường bỏ qua việc thích nghi với các nguy cơ lũ, vì thế họ sẽ bị tổn thương lớn
hơn khi phải đối diện với lũ. Do đó, những đánh giá về tổn thương lũ đóng vai trò
quan trọng trong bài toán xác định phương án giảm rủi ro thích hợp, như phát triển
các kế hoạch khẩn cấp và thực hiện các bài tập trong tình huống khẩn cấp.
Bản đồ hóa tổn thương lũ: Bản đồ tổn thương lũ là một phần quan trọng
trong quản lý rủi ro lũ, cung cấp những thông tin về đối tượng, thể hiện một cách
trực quan về những rủi ro tiềm tàng trong vùng có nguy cơ lũ.
Quyết định tối ưu cho các phương án giảm nhẹ lũ: An toàn lũ và giảm thiểu
tổn thương lũ là mục đích của bài toán, do vậy việc lựa chọn các phương án giảm
thiểu tổn thương lũ phải được xác định, và những lợi ích, chi phí cho các lựa chọn
khác phải được định lượng và so sánh. Những bước này nhằm sử dụng chi phí quản
10
lý rủi ro một cách hiệu quả, do vậy những đánh giá thiệt hại, tổn thương lũ là một
yếu tố quan trọng.
Đánh giá tài chính ngay sau lũ được thực hiện khi lũ xảy ra, Cơ quan quản lý
thiên tai và Chính phủ cần đánh giá nhanh những thiệt hại, tổn thương do lũ, để dự
thảo ngân sách và đưa ra các quyết định về bồi thường thiệt hại cho các đối tượng
trong vùng bị lũ lụt.
1.3 Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, thì tính dễ bị tổn thương được các nhà
khoa học tập trung nghiên cứu nhiều trong các lĩnh vực như: kinh tế - xã hội, môi
trường, tự nhiên, thiên tai…Tuy nhiên các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do
ngập lụt thì mới được nghiên cứu trong những năm gần đây theo các cách tiếp cận
khác nhau như:
Trong nghiên cứu của Viet Trinh (2010) [27] về “Đánh giá rủi ro do lũ cho
lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị”, tác giả đã đánh giá rủi ro do lũ dựa trên
bản đồ nguy cơ do lũ và bản đồ tính dễ bị tổn thương, coi tính dễ tổn thương do lũ
là một hàm của bản đồ sử dụng đất và mật độ dân sốchưa xét đến khả năng chống
chịu của cộng đồng. Với cách tiếp cận này, Viet Trinh chỉ dựa trên mật độ giá trị
của các vùng khác nhau trong khu vực nghiên cứu, dựa trên giả thiết tính dễ bị tổn
thương của cộng đồng với cùng các điều kiện kinh tế xã hội là giống nhau.
Với nghiên cứu “ Đánh giá các thống số rủi ro lũ ở vùng ngập lụt sông Đáy,
đồng bằng sông Hồng, Việt Nam” của Mai Dang (2010) [10] thì khái niệm tính dễ
bị tổn thương đã được mở rộng, bao gồm các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong nghiên cứu đó, tác giả đã đánh giá trọng số ảnh hưởng của các yếu tố đến
tính dễ tổn thương lũ như: mật độ dân số, nhận thức của cộng đồng, các công trình
phòng lũ, sự ô nhiễm, sự xói mòn và nhiều yếu tố khác. Trong khi Birkman (2006)
[16] lại đưa thêm các thành phần liên quan đến các tổ chức xã hội để xác định tổn
thương lũ.
Với các cách tiếp cận ở trên, tuy đã sử dụng khía cạnh kinh tế để đánh giá
11
tính dễ bị tổn thương lũ, nhưngchưa tính đến khả năng chống chịu của cộng đồng
cũng như sự hiểu biết, khả năng nhận thức rủi ro, sự chuẩn bị, các công trình và
biện pháp phòng chống lũ vv… Các yếu tố này, thực chất rất quan trọng trong việc
đánh giá các tổn thương do lũ.
Một hướng nghiên cứu khác đánh giá tổn thương lũ dựa vào bản thân cộng
đồng dân cư mà không xét đến sự lộ diện của cộng đồng đó trước nguy cơ lũ.
Nghiên cứu của Conner (2007) [22] đã đưa các biện pháp công trình và phi công
trình vào tính toán chỉ số tổn thương lũ, thể hiện khả năng chống chịu của cộng
đồng dân cư. Sebastian (2010) [24] đã xác định tính tổn thương lũ là sự kết hợp
giữa xác suất tác động (thiệt hại) và khả năng chống chịu. Theo cách tiếp cận này
thì tính tổn thương lũ của các cộng đồng sống ven sông ngang bằng với những cộng
đồng sống ở vùng cao.
Các cách tiếp cận đánh giá tổn thương lũ ở trên chỉ xem tính tổn thương lũ là
một yếu tố trong việc xác định rủi ro lũ và chỉ tập trung vào một mặt nhất định như
kinh tế hay khả năng chống chịu của cộng đồng. Trong nghiên cứu của Villagra’n
de Leo’n JC (2006) [28] và UNESCO – ihe (2007) [31] thì tổn thương lũ được xác
định qua khả năng chống chịu, tính nhạy và sự lộ diện của các đối tượng trước nguy
cơ lũ, và đó cũng là hướng lựa chọn để tiệm cận nghiên cứu của luận văn này. Cơ
sở khoa học của phương pháp của nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết trong
chương 2, đồng thời . áp dụng để đánh giá tổn thương lũ vùng hạ lưu lưu vực sông
Thạch Hãn.
1.4 Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.4.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Thạch Hãn nằm trong phạm vi từ 16 0
18 đến 160
54 vĩ độ Bắc
và 1060
36 đến 1070
18 kinh độ Đông, thuộc tỉnh Quảng Trị; phía Bắc giáp với lưu
vực sông Bến Hải; phía Nam giáp với lưu vực sông Ô Lâu; phía Tây là biên giới
Việt - Lào và phía Đông là Biển Đông, với diện tích là 2.660km2
, chiếm 56% diện
12
tích toàn tỉnh Quảng Trị, nằm trên địa bàn các huyện Triệu Phong, Gio Linh,
Dakrông, Cam Lộ ,thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, (hình 1) [7].
Hình 1. Khu vực nghiên cứu
b. Địa hình và địa mạo
Địa hình lưu vực sông Thạch Hãn bao gồm: vùng cát ven biển, vùng đồng
bằng, vùng núi thấp và đồi, vùng núi cao.
- Vùng cát ven biển chạy dọc từ cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thuỷ theo dạng
cồn cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3 - 4 km, dài đến 35 km, dốc về 2
phía: đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ 6 4 m..
- Vùng đồng bằng là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải đồi thấp và cồn cát
hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có nguồn gốc mài mòn
và bồi tụ.
- Vùng núi thấp và đồi có dạng đồi bát úp liên tục. Độ dốc vùng núi bình
13
quân từ 15 180
, cao độ của dạng địa hình này là 200 – 1000 m, có nhiều thung
lũng lớn.
- Vùng núi cao xen kẽ các cụm đá vôi được hình thành do quá trình tạo sơn
xảy ra vào đầu đại mêzôzôi tạo nên dãy Trường Sơn. Dạng này phân bố phía Tây,
giáp theo biên giới Việt - Lào theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với bậc địa hình từ
1000 - 1700 m với bề mặt bị xâm thực và chia cắt mạnh. Địa hình này thích hợp cho
cây lâm nghiệp và rừng phòng hộ đầu nguồn [6,7].
c. Địa chất và thổ nhưỡng
Phía Nam sông Thạch Hãn là tầng chứa nước có quy mô lớn. Ngoài các
thành tạo hạt mịn nguồn gốc biển lộ ra ở phía Tây Quốc lộ 1A còn có diện lộ của
các thành tạo nguồn gốc sông, sông biển hỗn hợp (amQII-III) có khả năng chứa nước
tốt nhất, diện tích lộ ra khoảng 109,85 km2
. Phía Bắc sông Thạch Hãn tầng chứa
nước phân bố dưới các trầm tích Holocen.
Thổ nhưỡng trên lưu vực sông Thạch Hãn được phân bố theo các vùng bao
gồm: vùng đồng bằng ven biển, vùng gò đồi, vùng đồi núi dãy Trường Sơn.
- Vùng đồng bằng ven biển phân bố dọc bờ biển, địa hình đụn cát có dạng
lượn sóng, độ dốc nghiêng ra biển. Lớp vỏ phong hoá khá dày, thành phần cơ giới
trên 97% là cát. Đất nghèo các nguyên tố vi lượng. Đồng bằng chủ yếu là đất
Bazan, cát khả năng giữ nước kém làm tăng lượng bốc hơi nước trên lưu vực.
- Vùng gò đồi hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng
sông thuộc địa phận huyện Gio Linh, Cam Lộ trên vỏ phong hoá Mazma. Nhiều nơi
hình thành đất trống, đồi trọc. Thực vật chủ yếu là cây dạng lùm bụi, cây có gai. Đất
đai ở những nơi không có cây bị rửa trôi khá mạnh. Đá xuất lên bề mặt tạo lên dòng
chảy mạnh gây ra xói lở.
- Vùng đồi, núi dãy Trường Sơn bị chia cắt mạnh, thực vật nghèo.
+ Tiểu vùng đất bazan Khe Sanh, Hướng Phùng thuộc các xã Tân Hợp, Tân
Độ, Tân Liên, nông trường Khe Sanh, Hướng Phùng có dạng địa hình lượn sóng,
14
chia cắt yếu, đất đai phù hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày.
+ Tiểu vùng đất sa phiến thạch thuộc địa phận Lao Bảo, Lìa: nằm trong vùng
đứt gãy dọc đường 9, giáp khu vực Lao Bảo.
d. Thảm phủ thực vật
Đến năm 1990, nhiều diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên tái sinh do
khoanh nuôi bảo vệ đã xuất hiện. Rừng trồng theo chương trình hỗ trợ của PAM
(Chương trình An toàn lương thực Thế giới) dọc các quốc lộ hoặc tỉnh lộ phát triển
nhanh và có hiệu quả môi trường rõ rệt. Từ các Chương trình Quốc gia 327, 264 và
kế hoạch trồng rừng, trồng cây nhân dân của cấp tỉnh, phát động và đầu tư, đã nâng
cao tỷ lệ che phủ rừng khá nhanh.
Đồng thời với các kế hoạch trồng rừng, trong giai đoạn từ 1995 đến 2005,
thực hiện hạn chế khai thác rừng tự nhiên, tăng cường khoanh nuôi phục hồi rừng tự
nhiên, độ che phủ rừng đã tăng bình quân 1%/năm.
e. Đặc điểm khí tượng thủy văn
Lưu vực sông Thạch Hãn nằm trong vùng mưa lớn Đông Trường Sơn.
Lượng mưa năm đạt 2.000-2.500mm, giảm dần từ hạ lưu lên thượng lưu, từ hữu
ngạn sang tả ngạn, từ Đông Nam lên Tây Bắc. Mùa mưa kéo dài từ tháng VIII đến
XI. Lượng mưa 3 ngày lớn nhất ứng với tần suất 5% từ 900mm ở hữu ngạn giảm
xuống 500mm ở tả ngạn. Mưa lũ lớn trên sông thường do bão và ATNĐ, đôi khi có
sự kết hợp của KKL. Bão đổ bộ vào phía bắc lưu vực (Thanh Hóa-Quảng Bình) vẫn
có thể gây lũ lớn trên sông Thạch Hãn. Đó là do trong quá trình di chuyển men theo
bờ biển lên phía Bắc, bão đã gây mưa lớn trước khi đổ bộ vào đất liền. Mùa lũ dài
trong 4 tháng, từ tháng VIII-XI. Lũ lớn trên báo động 3 thường xảy ra trong tháng
X, XI và tháng IX. Lũ thường xảy ra trong một thời gian ngắn, lũ lên trong vòng 24
đến 60h, lũ trên BĐ 3 kéo dài 15-43h, cường suất nước lên lớn nhất thường là 40-
50cm/h và có khi đạt 105cm/h. Triều ở Cửa Việt không lớn, biên độ triều lên trung
bình là 99cm, lớn nhất là 171cm. Hiện tượng nước dâng do bão và đỉnh lũ cao gặp
triều cường làm ngập lụt thêm trầm trọng.
15
f. Khí hậu
Điều kiện khí hậu ở Quảng Trị khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió
Tây Nam khô nóng, thường có bão và mưa lớn, biến động khí hậu mạnh. Do nằm
trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh
nên lượng bức xạ cao: 70 – 80 kcalo/cm2
/năm. Số giờ nắng trung bình là 1.700 –
1.800 giờ/năm, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 200
C – 250
C. Mùa mưa thường
từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, tổng lượng mưa khoảng 2.000 – 2.700 mm/năm, độ
ẩm trung bình tháng từ 85% - 90%.
Đặc trưng khí hậu ở Quảng Trị là gió Tây Nam khô nóng và bão lớn. Hàng năm
tỉnh chịu từ 40 – 60 ngày khô nóng và nhiều cơn bão gây gió xoáy giặt kèm theo
mưa lớn.
g. Mạng lưới sông ngòi trên lưu vực
Hệ thống sông Thạch Hãn có 37 con sông lớn nhỏ, gồm 17 sông nhánh cấp I
(với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và Cam Lộ), 13 sông nhánh cấp II
và 6 sông nhánh cấp III. Lưu vực sông Thạch Hãn có diện tích là 2660km2
, độ dài
sông chính: 156km, độ cao bình quân lưu vực: 301m, độ dốc bình quân lưu vực:
20,1%, độ rộng trung bình lưu vực: 36,8 km, mật độ lưới sông: 0,92; hệ số uốn
khúc: 3,5.
Do địa hình hẹp, dãy Trường Sơn chạy dọc phía Tây tạo nên độ dốc địa hình
lớn, vừa hình thành nên mạng lưới thủy văn ngắn, khả năng tập trung nước nhanh,
vừa là dạng địa hình đón gió dễ hình thành các hình thế gây mưa lớn cho khu vực,
vì vậy vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn luôn bị uy hiếp bởi các trận lũ lớn, gây
ra nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân.
Mặt khác, trên lưu vực có sự phân hóa giữa đồng bằng và miền núi là rất rõ
rệt, hầu như không có phần trung du và địa hình chuyển tiếp, các dãy núi từ dải
Trường Sơn chạy ra sát biển tiếp nối với các khu vực trũng ven biển. Do vậy, khi
xảy ra lũ lớn thường gây ra ngập lụt trên diện tích đồng bằng rộng lớn. Bên cạnh đó,
do phía đông các huyện Gio Linh, Triệu Phong lại có cồn cát cao chạy song song
16
với bờ biển làm hạn chế đáng kể khả năng thoát lũ khiến cho vấn đề ngập lụt càng
trở nên trầm trọng hơn [7].
1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a, Dân số và dân tộc
Theo Niên giám thông kê tỉnh Quảng Trị năm 2010, dân số trên lưu vực
khoảng 370.000 người. Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa
đồng bằng và miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 139người/km2
, thành
phố Đông Hà 1140 người/km2
, trong khi đó huyện miền núi Đakrông 30người/km2
.
Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, sống tập trung ở đồng bằng ven biển, các
thị trấn. Số còn lại là các dân tộc ít người như người Sách, Thái, Dao, Vân Kiều,
Sào, Pa Cô tập trung chủ yếu ở Đakrông.
b, Văn hóa và giáo dục
So với mặt bằng dân trí chung của cả nước thì trình độ dân trí của Quảng Trị
đang ở mức trung bình, vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp hơn. Các xã trong
vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ. Lực lượng lao động vùng
nông thôn có tới 60% đã qua trình độ văn hoá cấp cơ sở và 20% số lao động có
trình độ văn hoá phổ thông trung học. Ở vùng núi, tình trạng bỏ học còn phổ biến.
Tỷ lệ mù hoặc tái mù chữ còn cao.
Khả năng nhận thức của người dân đối với các hiện tượng thiên tai còn ở
mức hạn chế, họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của mình để đối phó với các hiện
tượng thiên tai.
c, Cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế phát triển trên lưu vực tương đối toàn diện và liên tục. Nông,
lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30.4%, dịch vụ 36,2%, công nghiệp và xây dựng
33,4% tổng sản lượng của tỉnh (số liệu năm 2010). Có tới 70% dân số sống nhờ vào
sản xuất nông nghiệp, 12% sống dựa vào công nghiệp, 5% dựa vào ngư nghiệp, 8%
sống nhờ vào lâm nghiệp còn lại là nhờ dịch vụ buôn bán nhỏ và các ngành khác.
17
d. Cơ sở hạ tầng
Y tế : Mạng lưới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các cộng đồng
dân cư nhất là y tế cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hiện các dịch bệnh. Mỗi
huyện có một bệnh viện với quy mô 80 giường bệnh, công tác y tế đã đóng vai trò
tích cực trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát huy thắng lợi chương trình
sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, ở các xã miền núi, hệ thống y tế còn chưa được
phát triển, nhìn chung mỗi xã có 1 trạm y tế, song do khoảng cách từ các cụm dân
cư tới trạm xá còn xa và do mê tín dị đoan, nên tệ nạn chữa bệnh bằng cúng vái vẫn
còn tồn tại ở một số địa phương.
Giao thông: Hệ thống giao thông ở đây tương đối phát triển, tuy nhiên vẫn
có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Có 3 tuyến quốc lộ
chính đi qua: tuyến đường 1A từ ranh giới Quảng Bình - Quảng Trị đến Thừa Thiên
Huế, tuyến đường 9 từ thị xã Đông Hà đi Lào và cửa Việt (đường 9 đến cửa khẩu
Lao Bảo dài 82km). Tuyến đường 14 từ cầu Đakrông đi sang thượng nguồn sông
Hương. Tuyến đường này cùng với đường mòn Hồ Chí Minh trở thành tuyến đường
Trường Sơn công nghiệp. Đường thuỷ có trục đường theo sông Bến Hải, Sông
Hiếu, sông Thạch Hãn từ biển vào sâu đất liền, tuy nhiên tuyến đường thuỷ này
cũng chỉ cho phép thuyền trọng tải 10 tấn đi lại. Tuyến đường sắt chạy theo hướng
Bắc Nam có ga chính Đông Hà là nơi trung chuyển hàng hoá ra Bắc và vào Nam.
Ngành dịch vụ thương mại, du lịch: Ngành dịch vụ ở đây phát triển đã lâu.
Dịch vụ chủ yếu là buôn bán hàng hoá qua Lào, Thái Lan theo trục đường 9 và phục
vụ sản xuất nông nghiệp như sửa chữa công cụ lao động, cung cấp vật tư và bao tiêu
sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp
Về du lịch, trong vùng có bãi tắm Cửa Việt khá đẹp, nhưng chủ yếu mới chỉ
thu hút được khách địa phương đến trong mùa hè. Các cơ sở vui chơi giải trí, ăn
nghỉ chưa được xây dựng nên cũng chưa thu hút được nhiều khách [3,7].
18
1.5 Tình hình về lũ lụt và những tổn thƣơng do lũ gây ra trong những năm gần
đây trên lƣu vực sông Thạch Hãn.
Quảng Trị là một trong các tỉnh duyên hải Miền Trung có đặc điểm về khí
hậu và địa hình phức tạp. Là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai
thường xảy ra ở Việt Nam nhưng với tấn suất cao hơn, mức độ ác liệt hơn như bão
lũ, ngập lụt. Mùa lũ ở đây đựơc chia làm 3 thời kỳ trong năm.
Lũ tiểu mãn xảy ra vào tháng V, VI hàng năm. Tính chất lũ này nhỏ, tập
trung nhanh, xảy ra trong thời gian ngắn, đỉnh lũ nhọn, lên xuống nhanh, thường
xảy ra trong 2 ngày nên ít ảnh hưởng đến đời sông dân cư, chủ yếu ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Lũ sớm xảy ra vào tháng 6 đến đầu tháng IX hàng năm. Lũ này không có
tính chất thường xuyên nhưng lũ có tổng lượng lớn hơn lũ tiểu mãn, tập trung lũ
nhanh. Thời kỳ xảy ra lũ sớm thường bắt đầu vào thời kỳ triều bắt đầu cao. Do vậy
mực nước lũ cao hơn lũ tiểu mãn. Lũ này ít ảnh hưởng tới dân sinh mà chủ yếu là
ảnh hưởng tới nông nghiệp và thủy sản.
Nguồn Chi cục PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị
Hình 2: Những thiệt hại về kinh tế do lũ lụt gây ra trong những gần đây
19
Nguồn Chi cục PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị
Hình 3. Những thiệt hại về người do lũ lụt gây ra trong những năm gần đây
Lũ chính vụ xảy ra từ trung tuần tháng IX đến cuối tháng XI đầu tháng XII
hàng năm. Đây là thời kỳ mưa lớn trong năm và lũ thời kỳ này có thể xảy ra lũ quét
sườn dốc gây đất đá lở hay ngập lụt ở hạ du. Lũ này thường đi liền với bão gây thiệt
hại lớn cho kinh tế xã hội, gây chết người và hư hỏng công trình, cơ sở hạ tầng. Lũ
kéo dài 5 – 7 ngày, đỉnh lũ cao, tổng lượng lớn. Do đó những tổn thất do lũ lụt gây
ra cho tỉnh Quảng Trị là đáng kể [6,7].
Đặc biệt trong những năm gần đây, do tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh
cùng với việc các trận lũ xuất hiện với cường độ ngày càng lớn làm cho những thiệt
hại về kinh tế - xã hội ngày càng tăng [2,8]. Mức độ thiệt hại do lũ lụt trên địa bản
tỉnh Quảng Trị được thể hiện trên hình 2 và hình 3. Với tình hình phát triển kinh tế
hiện tại thì với các trận lũ lớn thì người dân không thể khống chế hay làm giảm lũ
lụt mà chỉ có thể tránh và chủ động làm giảm mức thiệt hại do lũ gây ra . Do đó các
biện pháp phi công trình như; cảnh báo lũ sớm, chủ động thu hoạch hoa màu khi có
lũ, lập các phương án ứng cứu khẩn cấp, nâng cao nhận thức của người dân về lũ
20
vv…đóng vai trò chủ đạo trong công tác phòng chống lũ lụt trong tỉnh cũng như
trên các lưu vực sông.
Lũ lụt trên địa bản lưu vực sông Thạch Hãn đã ảnh hưởng sâu rộng tới sự
phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Do vậy, để giảm thiểu những tổn thương do lũ
gây ra cần có cách tiếp cận đa ngành trong công tác quản lý tổng hợp rủi ro thiên
tai. Trong đó việc nghiên cứu đánh giá những tổn thương do lũ lụt gây ra có vai trò
quan trọng để đưa ra các biện pháp giảm thiểu những thiệt hại do lũ. Cơ sở khoa
học để đánh giá tổn thương do lũ sẽ được trình bày trong chương 2.
21
Chƣơng 2 - CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƢƠNG DO LŨ
2.1 Phƣơng pháp
Năm 2006, Villagra’n de Leo’n JC [28] đã đưa ra mối quan hệ giữa tính dễ
tổn thương lũ, sự lộ diện, tính nhạy và khả năng chống chịu qua công thức;
Trong khi đó UNESCO – ihe lại đưa ra một cách tính khác;
Tổn thương lũ = Sự lộ diện + Tính nhạy – Khả năng phục hồi (2)
Trong đó, sự lộ diện được hiểu như là các giá trị có mặt tại vị trí lũ lụt có thể
xảy ra. Những giá trị này có thể là hàng hóa, cơ sở hạ tầng, di sản văn hóa, con
người, nông nghiệp…hay sự lộ diện có thể được hiểu là mức độ phơi bày của tài
sản, con người nằm trong vùng nguy cơ lũ. Sự lộ diện phụ thuộc vào tần suất xuất
hiện con lũ, cường độ lũ và giá trị tài sản, con người có mặt tại đó.
Tính nhạy được định nghĩa là các yếu tố tiếp xúc trong hệ thống, ảnh hưởng
đến xác suất bị tổn hại ở những thời điểm nguy hại của lũ lụt. Tính nhạy liên quan
đến các đặc tính của hệ thống, bao gồm bối cảnh xã hội của dạng thiệt hại do lũ.
Đặc biệt là nhận thức và sự chuẩn bị sẵn sàng của người dân trước nguy cơ lũ, các
tổ chức liên quan đến giảm nhẹ thiên tai, các biện pháp bảo vệ cộng đồng trước lũ.
Khả năng phục hồi là khả năng của hệ thống chịu được những nhiễu loạn do
lũ gây ra và duy trì hiệu quả các hoạt động của thành phần kinh tế xã hội, môi
trường, vật lý của hệ thống.
Trong tình hình thực tế, rất khó khăn để đánh giá tính nhạy cảm, khả năng
phục hồi và khả năng đối phó một cách riêng biệt cho các cộng đồng, do
vậy những khía cạnh đó có thể được kết hợp thành khả năng chống chịu, khi đó tổn
thương lũ có thể tính như sau:
(1)
22
Tổn thương = Sự lộ diện – Khả năng chống chịu (3)
Nếu như sự lộ diện thể hiện sự phơi bày của tài sản, con người trước nguy cơ
lũ thì khả năng chống chịu lại đặc trưng cho các biện pháp mà con người sử dụng
trước thiên tai nhằm chống lại những thương tổn do lũ gây ra. Khả năng chống chịu
phụ thuộc vào sự nhận thức của cộng đồng, các biện pháp phòng chống lũ, sự hỗ trợ
của các cơ quan chức năng, công tác cảnh báo lũ, sự phục hồi sau lũ. Dựa trên công
thức (3) tác giả đã xây dựng khung tính toán tính tổn thương lũ (hình 4).
Hình 4. Các bước xác định tính tổn thương lũ
Qua hình 4, để xây dựng được bản đồ tổn thương lũ cần xác định đựơc sự
phơi bày của các đối tượng trước lũ và khả năng chống chịu của cộng đồng. Trong
đó sự phơi bày của các đối tượng trước lũ được thành lập dựa trên bản đồ nguy cơ
lũ và bản đồ sử dụng đất. Ở đây bản đồ nguy cơ lũ được tích hợp dựa trên ba bản
đồ; bản đồ độ sâu ngập, bản đồ thời gian ngập, bản đồ vận tốc đỉnh lũ. Các bản đồ
23
này là kết quả đầu ra của mô hình thủy lực, cụ thể là mô hình thủy lực Mike Flood
đã được sử dụng để xây dụng bản đồ nguy cơ lũ.
2.2 Xây dựng bản đồ nguy cơ lũ
Bản đồ nguy cơ lũ có thể được đánh giá thông qua các chỉ số cơ bản như bản
đồ ngập lụt, thời đoạn lũ, vận tốc lũ, xung lượng lũ (là tích của mực nước lũ và vận
tốc lũ), vật liệu trong dòng lũ (trầm tích, muối, các chất hóa học, nước thải và đất
đá) vv…Trong các yếu tố đó thì độ sâu ngập lụt, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập lụt
đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các thiệt hại về lũ. Sự tích hợp giữa
độ sâu ngập và vận tốc đỉnh lũ thể hiện khả năng phá hủy các đối tượng trên vùng
mà lũ đi qua, ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng như nhà cửa, các công trình,
tính mạng của người dân và sức khỏe của cộng đồng. Thời đoạn lũ hay thời gian
ngập lụt lại ảnh hưởng gián tiếp đến sự phá hủy như làm ngập úng hoa màu, gián
đoạn các hoạt động kinh tế xã hội, gây ô nhiễm, bệnh dịch vv… Để đánh giá được
nguy cơ lũ trong vùng nghiên cứu luận văn đã sử dụng bộ mô hình MIKE FLOOD
để mô phỏng lại các trận lũ trong lịch sử để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình và qua
đó mô phỏng cho trận lũ với tần suất 1% . Dựa trên phương pháp chồng xếp bản đồ
độ sâu ngập, vận tốc lũ, thời gian ngập (kết quả đầu ra của mô hình MIKE FLOOD)
theo trọng số luận văn đã xây dựng bản đồ nguy cơ lũ ứng với tần suất lũ 1%.
2.2.1 Giới thiệu về mô hình MIKE FLOOD
Mô hình MIKE FLOOD được phát triển bởi Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI)
thực chất là phần mềm liên kết giữa mô hình MIKE 11 và MIKE 21 đã được xây
dựng trước đó. Mô hình MIKE FLOOD thực hiện các kết nối giữa mô hình MIKE
11 (tính toán thủy lực mạng sông 1 chiều) với mô hình MIKE 21 (mô phỏng dòng
chảy nước nông 2 chiều theo phương ngang) bằng 4 loại kết nối [1,5]: a) kết nối tiêu
chuẩn: sử dụng khi một nhánh sông một chiều đổ trực tiếp vào vùng ngập 2 chiều;
b) kết nối bên: sử dụng khi một nhánh sông nằm kề vùng ngập, và khi mực nước
trong sông cao hơn cao trình bờ thì sẽ kết nối với ô lưới tương ứng của mô hình 2
24
chiều; c) kết nối công trình (ẩn): sử dụng các dạng liên kết qua công trình; và d) kết
nối khô (zero flow link): là kết nối không cho dòng chảy tràn qua.
Bộ mô hình này có thể tích hợp nhiều mô đun khác nhau, nhưng trong khuôn
khổ luận văn chỉ sử dụng mô đun RR (mô hình mưa-dòng chảy NAM) để tạo dòng
chảy biên đầu vào cho mô hình thủy lực mạng sông (HD) kết hợp với mô hình thủy
lực 2 chiều MIKE 21. Giới thiệu và mô tả chi tiết về mô hình MIKE FLOOD và các
khả năng ứng dụng của mô hình có thể dễ dàng tìm thấy trong các tài liệu và nghiên
cứu gần đây [1,4].
2.2.2 Xây dựng mạng lưới thủy lực cho vùng nghiên cứu
Vùng hạ lưu sông Thạch Hãn có chế độ thủy văn phức tạp, chịu sự chi phối
của cả hệ thống sông Bến Hải (qua sông Cách Hòm) và Ô Lâu (qua sông Vĩnh
Định). Ngoài ra, hiện tượng ngập lụt trong khu vực còn chịu ảnh hưởng bởi mưa nội
đồng do vùng nghiên cứu có dải cát ven biển, các dải cát này chạy dọc từ Cửa Việt
đến bãi biển Mỹ Thuỷ có vai trò như một tuyến đê, do đó vùng đồng bằng phía
trong có dạng thung lũng sâu kẹp giữa các giải đồi thấp và các cồn cát ven dẫn tới
vùng này thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập lụt khi có mưa lớn.
Tuy nhiên, trong mùa mưa lũ đặc biệt trong các trận lũ lớn, chế độ dòng
chảy hạ lưu sông Thạch Hãn lại chịu ảnh hưởng bởi chế độ lũ của hệ thống sông
Bến Hải do có sông Cánh Hòm kết nối giữa 2 hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải.
Thực tế hai đầu sông Cánh Hòm có các cống Xuân Hòa và Mai Xá để điều tiết quá
trình trao đổi dòng chảy giữa hạ lưu 2 hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải nhưng
chủ yếu các cống chỉ hoạt động điều tiết trong mùa hạn nhằm ngăn mặn giữ ngọt
phục vụ nông nghiệp, và mở hoàn toàn trong mùa lũ. Do đó, khi lũ trên sông Thạch
Hãn lớn hơn lũ trên sông Bến Hải, một phần dòng chảy sẽ được chuyển qua sông
Cánh Hòm và ngược lại. Còn sự trao đổi nước giữa lưu vực sông Thạch Hãn và Ô
Lâu thông qua sông Vĩnh Định và đập tràn An Tiêm trên sông Vĩnh Định. Đập tràn
này có nhiệm vụ phân lũ từ sông Thạch Hãn trong mùa lũ chính vụ sang sông Vĩnh
Định để bảo vệ kênh chính Thạch Hãn, không cho lũ hè thu và tiểu mãn từ sông
25
Thạch Hãn đổ vào sông Vĩnh Định để bảo vệ sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng
Nam Thạch Hãn . Vì vậy để có bức tranh tổng thể về hiện tượng ngập lụt vùng hạ
lưu lưu vực sông Thạch Hãn thì mô hình thủy lực được mở rộng để mô phỏng dòng
chảy lũ đồng thời trên cả 3 hệ thống sông: sông Bến Hải, sông Thạ
Ô Lâu [1].
2.2.2.1 Mạng lưới thủy văn và sơ đồ mạng thủy lực 1 chiều (1D)
, tác giả
, chủ
:
-
Lương.
-
.
-
31,8 km. Ngoài ra còn có sông Thác
Ma được tính toán từ trạm thủy văn Hải Sơn đến điểm gia nhập vào sông Ô Lâu với
chiều dài 4.08km.
26
5. Sơ đồ tính toán thủy lực trên 3 lưu vự
27
Hình 6. Mặt cắt điểm hình của sông Cam Lộ
Hình 7. Mặt cắt điểm hình của sông Thạch Hãn
28
- Nối kết giữa hệ thố
16,1 km. Sông Vĩnh Định nối từ cống Việ
ộc xã Triệu An chảy qua các huyện Triệu Phong, Hải Lăng rồi nhập
với hệ thống sông Ô Lâu trước khi đổ ra biể 37,6 km.
ợc thiết lập với 140 mặt cắt, 398 nút tính
toán với sơ đồ rút gọn biểu diễn trong hình 5, mặt cắt điểm trình như trên hình 6-7.
6 biên lưu lượng phía trên bao gồm: Cầu Sa
Lung, Gia Vòng, Cam Tuyền, Dakrông, Hải Sơn, Phò Trạch và 3 biên mực nước ở
phía dưới tại Cửa Tùng, Cửa Việt, Cửa Lác. Căn cứ số liệu quan trắc, trong số các
biên trên duy nhất có Gia Vòng lấy giá trị thực đo lưu lượng, các biên trên còn lại
cũng như các biên gia nhập khu giữa bắt buộc sử dụng tài liệu dòng chảy tính toán
từ mưa bằng mô hình thủy văn NAM (hình 8). Các mô tả về áp dụng mô hình NAM
cho khu vực có thể tham khảo trong một số các công trình nghiên cứu [1,5].
8. ậ
29
Biên dưới là mực nước, khi hiệu chỉnh và kiểm định với các số liệu quá khứ,
sử dụng mực nước thực đo tại trạm Cửa Việt (cách cửa sông 4 km). Với các biên
còn lại mạng thủy lực 1 chiều kéo đến sát cửa và do vậy có thể sử dụng mực nước
thủy triều thiên văn.
2.2.3 Mạng thủy lực kết nối 1 chiều và 2 chiều
a) Thiết lập miền tính hai chiều (2D) trong MIKE 21
Để đảm bảo được thời gian tính toán cho mô hình và miền tính toán 2 chiều
có thể bao quát được các trận lũ có tần suất lớn, đã tiến hành xác định miền tính
toán 2D dựa trên việc mở rộng vùng ngập lụt trên cơ sở bản đồ ngập lụt năm 1999
do UNDP xây dựng vào năm 2004 (hình 9).
Hình 9. Giới hạn vùng tính toán 2 chiều
30
Từ bản đồ số hóa tỷ lệ 1/10.000 đã trích xuất các điểm cao độ được nhập trực
tiếp vào mô hình MIKE 21. Lưới phần tử hữu hạn được sử dụng để rời rạc hóa khu
vực nghiên cứu. Trên khu vực bằng phẳng là đồng ruộng thì kích thước các ô lưới
được chọn với các cạnh tam giác có chiều dài khoảng 150 ~ 200m. Nhằm thể hiện
được ảnh hưởng của các đối tượng là hệ thống đường giao thông, kênh tưới nổi, đê
bối... các ô lưới lân cận, các đối tượng này được chia nhỏ hơn (khoảng 30 ~ 40m)
như minh họa trên hình 10. Tóm lại, toàn bộ vùng nghiên cứu hai chiều được rời rạc
hóa thành 78234 ô lưới với 39772 nút.
Hình 10. Chia lưới tại khu vực nghiên cứu
b) Các biên của miền tính hai chiều
Nguyên nhân ngập lụt vùng ngập lũ là do lượng nước từ thượng nguồn dồn
về trên hệ thống các sông chính (được mô phỏng trong mô hình 1 chiều), do mưa
nội đồng trên bề mặt miền tính 2 chiều (được tính trực tiếp thông qua đưa mưa vào
trong mô hình 2 chiều), ngoài ra lượng nước trên các sông nhánh chảy vào vùng
ngập lũ cũng góp phần đáng kể. Các lượng nước trên các sông nhánh gia nhập vào
vùng ngập lũ được đưa vào trong mô hình tính toán dưới dạng biên lưu lượng của
mô hình 2 chiều, vị trí các biên này được thể hiện trên hình 11.
31
c) Kết nối 1-2 chiều
Việc kết nối giữa mô hình 1 – 2 chiều trong mô hình MIKE FLOOD nhằm
tạo ra sự trao đổi nước trong sông và trên bãi ngập lũ thông qua các liên kết giữa mô
hình MIKE 11 và mô hình MIKE 21. Khi mực nước trong sông lên cao vượt quá
cao trình bờ sông thì dòng chảy tính toán từ mô hình MIKE 11 đóng vai trò là
nguồn cung cấp nước cho mô hình MIKE 21 tại ô lưới liên kết với mô hình 1 chiều
trên sông. Ngược lại, khi mực nước trong sông thấp hơn mực nước trên bãi ngập lũ
thì dòng chảy tính toán từ mô hình MIKE 21 trở thành nguồn cấp nước cho mô hình
MIKE 11.
Hình 11. Vị trí tương đối các biên trong mô hình 2 chiều
Cụ thể, trong mạng thủy lực 1D đã xây dựng ở trên thì việc kết nối với mô
hình MIKE 21 chủ yếu là kết nối bên. Ngoài ra còn có kết nối của các cống, bản
ngầm qua các đường giao thông và đường sắt, các cống này có ảnh hưởng tới việc
thoát lũ trên lưu vực. Các kết nối này được thể hiện trên hình 12 và bảng 1.
32
Bảng 1. Lựa chọn kết nối trong mô hình MIKE FLOOD
Loại kết
nối
Mô đun
kết nối
Tên sông
Bờ sông
kết nối
Số ô lƣới Mike 21 kết nối
trong MikeFlood
Lateral HD only Sa Lung trái 56
Lateral HD only Sa Lung phải 53
Lateral HD only Bến Hải trái 221
Lateral HD only Bến Hải phải 226
Lateral HD only Cánh Hòm trái 150
Lateral HD only Cánh Hòm phải 150
Lateral HD only Cam Lộ trái 134
Lateral HD only Cam Lộ phải 134
Lateral HD only Thạch Hãn trái 303
Lateral HD only Thạch Hãn phải 290
Lateral HD only Vĩnh Định trái 179
Lateral HD only Vĩnh Định phải 179
Lateral HD only Ô Giang trái 58
Lateral HD only Ô Giang phải 58
Lateral HD only Ô Lâu trái 153
Lateral HD only Ô Lâu phải 153
Lateral HD only Thác Ma trái 23
Lateral HD only Thác Ma phải 23
33
12. -
2.3 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều
Mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều đã xây dựng ở trên được hiệu chỉnh và
kiểm định với 2 trận lũ lớn. Các trận lũ được lựa chọn là các trận lũ điển hình, gây
ngập lụt trên diện rộng, và cần có đầy đủ số liệu quan trắc, đặc biệt là các số liệu
mưa quan trắc và tài liệu khảo sát vết lũ cũng như độ sâu và diện ngập lụt. Trận lũ
từ 1h ngày 5/10 đến 23h ngày 13/10/2005 được sử dụng cho hiệu chỉnh, và trận lũ
lịch sử từ 1h ngày 1/11 đến 23h 11/11/1999 sử dụng để kiểm định mô hình. Các số
liệu đầu vào là mưa tại các trạm Gia Vòng (1999, 2005), Thạch Hãn (1999, 2005),
Đông Hà (2005), Cửa Việt (2005), mực nước quan trắc tại trạm Cửa Việt và triều
thiên văn tại cửa sông. Số liệu kiểm chứng là mực nước thực đo tại các trạm Thạch
Hãn (1999, 2005), Đông Hà (1999, 2005), số liệu mực nước lũ sông Bến Hải
(2005), số liệu điều độ sâu ngập lụt và diện tích ngập lụt (1999).
34
a) Hiệu chỉnh
Trận lũ từ ngày 06 đến 09/10/2005 là trận lũ lịch sử, đã gây ngập lụt trên
diện rộ ờ lớn nhất đạt 96mm trong 1 giờ, trong 12 giờ
ạ
-
1,5-4m Kết quả so sánh mực nước tính toán và thực đo tại trạm Thạch Hãn và
Đông Hà biểu diễn trên hình13 với chỉ tiêu Nash đạt loại tốt (trên 90%). Trong khi
so sánh số liệu vết lũ giữa tính toán và thực đo trên hình 14 cho thấy mô hình đã mô
phỏng tương đối tốt mực nước lũ với hệ số tương quan đạt 0.91.
b) Kiểm định
Sử dụng mô hình với bộ thông số đã hiệu chỉnh ở trên để chạy cho trận lũ
tháng 11năm 1999, kết quả tính toán mực nước tại trạm Thạch Hãn và Đông Hà
được so sánh với số liệu quan trắc như trên hình 15. Dễ nhận thấy kết quả mô phỏng
tương đối phù hợp thực đo, đặc biệt là giá trị đỉnh lũ. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ có
sai khác, tuy nhiên mục đích của mô hình kết nối 1-2 chiều là xây dựng bản đồ ngập
lụt ứng với đỉnh lũ nên sai số về thời gian như trên có thể được bỏ qua. Chỉ tiêu
đánh giá sự phù hợp giữa tính toán và thực đo Nash đạt loại tốt (trên 90%).
Thạch Hãn Đông Hà
Hình 13. Quá trình mực nước tính toán và thực đo trận lũ 10/2005
Trạm Thạch Hãn (R2 = 98.65%)
-1
0
1
2
3
4
5
6
10/5/05 10/6/05 10/8/05 10/9/05 10/11/05 10/12/05 10/14/05
Thời gian (h)
Mực nƣớc (m)
Thực
đo
Tính
toán
35
Bên cạnh số liệu quan trắc mực nước đỉnh lũ, số liệu khảo sát về độ sâu ngập
lụt đã được sử dụng để kiểm định mô hình. Số liệu điều tra độ sâu ngập trích xuất
trực tiếp từ bộ số liệu của dự án UNDP thực hiện năm 2004 cho trận lũ lịch sử năm
1999. Đây là bộ số liệu trên nền GIS thể hiện giá trị đo đạc độ sâu ngập lụt tối đa tại
các điểm khảo sát, tuy nhiên giá trị tính toán của mô hình là giá trị độ sâu ngập lụt
trung bình trong từng ô lưới với nền địa hình đã được trung bình hóa cho toàn bộ ô
lưới tính toán. Do vậy, nhằm đảm bảo tính tương thích khi so sánh, số liệu khảo sát
Hình 14. So sánh vết lũ tính toán và thực đo trên lưu vực sông Bến Hải với trận lũ
tháng 10/2005
Thạch Hãn Đông Hà
Hình 15. Quá trình mực nước tính toán và thực đo trận lũ năm 1999
So sánhmực nƣớc tínhtoánvà khảo sát
0
1
2
3
4
5
6
7
8
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10111213141516171819202122232425262728293031323334353637383940
Điểm khảo sát
H(m)
Zkhao sat
Ztinhtoan
Đƣờng tƣơng quan mực nƣớc tính toán và khảo sát
R2
= 0.9121
2
3
4
5
6
7
2 3 4 5 6 7 8
Khảo sát (m)
Tínhtoán(m)
36
được chồng lên bản đồ chia ô lưới tính toán và giá trị so sánh lấy là giá trị trung
bình số học của tất cả các điểm khảo sát có trong ô lưới. Cụ thể, kết quả được biểu
diễn trong bảng 2 và hình 16 cho thấy sự phù hợp khá tốt giữa tính toán và thực đo.
Bảng 2 Kết quả thực đo và tính toán độ sâu ngập lụt cực đại lũ năm 1999
STT
Tọa độ
Thực đo Tính toán Chênh lệch
X Y
1 713404.58 1885572.65 3.05 3.05 -0.01
2 734328.00 1861951.73 3.09 2.93 -0.16
3 721970.62 1871116.54 2.77 2.86 0.09
4 743158.83 1845002.34 2.75 2.83 0.08
5 724820.07 1863752.19 2.55 2.66 0.10
6 715114.78 1884948.23 2.63 2.62 -0.01
7 745398.95 1845072.33 2.27 2.58 0.30
8 747574.07 1850721.74 2.62 2.55 -0.07
9 744418.34 1846832.41 2.50 2.47 -0.03
10 716180.93 1884826.45 2.40 2.41 0.00
11 727048.32 1864717.05 2.15 2.35 0.20
12 717258.41 1883620.02 2.05 2.03 -0.02
13 730815.64 1861403.75 2.13 1.97 -0.16
14 717801.49 1882607.29 1.94 1.93 -0.01
15 733008.69 1865557.13 1.94 1.83 -0.11
16 750568.97 1850070.46 1.25 1.80 0.55
17 722117.10 1877394.67 1.66 1.65 -0.02
18 727424.36 1869370.55 1.50 1.63 0.13
19 720821.67 1879008.19 1.52 1.37 -0.15
20 730069.64 1871115.28 0.95 1.14 0.19
21 724513.34 1882412.87 0.65 0.22 -0.43
37
Nhằm tăng thêm độ tin cậy của mô hình thủy lực kết nối đã xây dựng, tác giả
tiếp tục kiểm định mô hình với số liệu thống kê về diện tích ngập lụt tối đa theo các
đơn vị hành chính, với số liệu do dự án UNDP cung cấp. Phân bố độ sâu ngập lụt
được biểu diễn trong hình 17. Có thể thấy về mặt định tính, phân bố tính toán bằng
mô hình có nhiều nét tương đồng với bản đồ ngập lụt theo số liệu điều tra khảo sát.
So sánh định lượng (hình 18 và 19) cho thấy có tương quan giữa số liệu tính toán
bằng mô hình và bản đồ đã xây dựng trước đây.
Hình 16. Độ sâu ngập lụt cực đại tính toán và khảo sát trận lũ năm 1999
Hình 17. So sánh diện ngập tính toán và diện ngập thống kê năm 1999
So sánh độ sâu ngập tính toán và kết quả điều
tra vết lũ
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21
Số điểm khảo sát
Độsâungập(m)
Thực đo
Tính toán
Đường tương quan độ sâu ngập tính toán và
khảo sát
R2
= 0.9185
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50
Khảo sát (m)
Tínhtoán(m)
38
Thông qua việc hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực với 2 trận lũ lớn
đã thu được, mạng thủy lực cùng các điều kiện về địa hình, bộ thông số độ nhám
đảm bảo độ tin cậy để tính toán mô phỏng lũ thiết kế cũng như với các kích bản
trong các giai đoạn tiếp theo.
Hình 18. So sánh diện tích ngập thống kê và tính toán theo các xã năm 1999
Hình 19. Tương quan diện ngập tính toán và diện ngập thống kê năm 1999
Diện tích ngập thống kê và tính toán
R2=57.3%
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40
Số tứ tự các xã
Diệntích(ha)
Thống kê
Tính toán
Phần trăm diện tích ngập theo thống kê và tính toán
R2= 69.3%
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39
Số thứ tự
Phầntrăm(%)
Thống kê
Tínhtoán
Đường tương quan diện tích ngập thống kê và khảo
sát
R2
= 0.6242
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
0 500 1000 1500 2000 2500
Diện tích ngập thống kê (ha)
Diệntíchngậptínhtoán
(ha)
Đường tương quan phần trăm diện tích ngập thống kê
và tính toán
R2
=0.7602
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 20 40 60 80 100
Thốngkê(%)
Tínhtoán(%)
39
2.4 Xây dựng bản đồ nguy cơ với các tần suất 1%
Dựa trên bộ thông số của mô hình đã được hiệu chỉnh và kiểm định với các
trận lũ lớn năm 2005 và năm 1999 tiến hành xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các
tần suất 1%, với số liệu đầu vào của mô hình được tính từ mưa thiết kế thông qua
mô hình mưa dòng chảy NAM. Các kết quả mô phỏng và xây dựng bản đồ ngập lụt,
vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập lụt được thể hiện trên các hình 20 đến hình 22.
Hình 20. Bản đồ độ sâu ngập lụt ứng với tần suất 1%
40
Trên hình 18 có thể thấy, diện ngập tập trung chủ yếu tại vùng hạ lưu của lưu
vực cụ thể là: vùng tả ngạn sông Hiếu (phía Đông quốc lộ 1A), ngập 3.000ha, ngập
sâu từ 3-4m. Vùng tả ngạn sông Thạch Hãn, từ thành Quảng Trị đến ngã ba sông
Cam Lộ (nằm giữa đường sắt và sông, rộng 1,5-3km), diện ngập là 3.000- 4.000ha,
sâu 1- 2,5m. Vùng hữu ngạn sông Thạch Hãn, từ Cửa Việt ở phía Bắc đến tuyến đê
Hải Lăng ở phía Nam (nằm giữa sông và tuyến kênh N3 - N6), là vùng kinh tế trù
phú nhất của tỉnh Quảng Trị, nhưng trũng nhất: diện tích bị ngập trên 12.000ha, sâu
từ 2-2,5m tại thành cổ Quảng Trị, từ 3-4,0m ở Triệu Long, Triệu Hòa, Triệu Đông
và từ 4-6m ở Triệu Độ và Triệu Đại.
Hình 21. Bản đồ vận tốc đỉnh lũ với tần suất 1%
41
Với vùng tả ngạn sông Cam Lộ và vùng tả ngạn sông Thạch Hãn, khi lũ
xuống thì nước tiêu úng nhanh chóng theo độ dốc mặt ruộng ra sông. Đối với vùng
hữu ngạn sông Thạch Hãn, có 2 đường tiêu thoát ra biển theo 2 nhánh của sông
Vĩnh Định: một hướng ra Cửa Việt, một hướng về phía Phá Tam Giang. Khu vực
ngã 3 sông Cam Lô với sông Thạch Hãn là nơi có vận tốc đỉnh lũ lớn nhất khoảng 1
– 3m/s. Các nơi khác thì vận tốc đỉnh lũ khoảng 0.2 – 0.5 m/s.
Hình 22. Bản đồ thời gian ngập với tần suất 1%
42
Với trận lũ có tấn suất là 1% thì thời gian ngập lụt kéo dài từ 3 – 6 ngày tại
các xã Triệu Đông, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Hòa, Triệu Tài, Triệu Thượng tại
huyện Triệu Phong và các xã Gio Mai, Gio Thành, Gio Quang của huyện Gio Linh.
Các nơi khác thời gian ngập lụt kéo dài từ 1- 3 ngày.
Các mối nguy hiểm trong lũ bao gồm: độ sâu ngập lụt, vận tốc dòng lũ, thời
gian ngập lụt được tích hợp trong bản đồ nguy cơ lũ dựa trên phương pháp chồng
xếp bản đồ theo trọng số. Các trọng số được kế thừa trong nghiên của Mai Dang
(2010) [10] được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3. Trọng số của các yếu tố tạo lên nguy cơ lũ
Cấp độ Độ sâu ngập Thời gian ngập Vận tốc đỉnh lũ
Trọng số 0.0974 0.5695 0.3331
(m) Trọng số (days) Trọng số (m/s) Trọng số
1 0.5 0.0282 1 0.0425 0.0–1.0 0.0286
2 0.5–1.2 0.0596 1–5 0.0853 1.0–2.0 0.0633
3 1.2–2.0 0.1588 5–10 0.2241 2.0–3.8 0.1174
4 2.0–3.0 0.2744 >10 0.6482 3.8–5.8 0.2344
5 >3.0 0.4800 >5.8 0.5563
Trong đó, thời gian ngập lụt có trọng số 0.5695 là nhân tố chủ yếu trong
việc xác định nguy cơ lũ do gây ra ứ đọng nước làm ngập úng hoa màu, chết vật
nuôi và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội. Độ sâu ngập có trọng số là
0.0974, còn vận tốc lũ có trọng số là 0.3332 đóng vai trò quan trọng thứ 2 trong
nguy cơ lũ bởi với vận tốc dòng lũ lớn sẽ quấn trôi các vật liệu như đất đá, cây cối,
nhà cửa, các công trình gây nguy hiểm cho người và thiệt hại lớn về kinh tế. Kết
quả bản đồ nguy cơ lũ được thể hiện trên hình 23.
43
Hình 23. Bản đồ nguy cơ lũ với tần suất 1%
Dựa trên trọng số của phương pháp tích hợp bản đồ, luận văn đã chia mức độ
nguy cơ lũ thành 5 mức theo thứ tự từ: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao. Trên
bản đồ nguy cơ lũ (hình 21) có thể thấy các xã Cam An, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu
Hòa là những nơi có mức nguy cơ lũ cao nhất, bởi đây là những nơi có vận tốc dòng
lũ lớn và có thời gian ngập lụt kéo dài, do đó những nơi này có thể sẽ là nơi nguy
44
hiểm nhất đối với người và của. Tuy nhiên mức độ tổn thương do lũ tại các vùng
này có thể sẽ ở mức thấp nếu như khả năng chống chịu của họ tốt. Để đánh giá được
khả năng chống chịu của cộng đồng thì ngoài việc phân tích các số liệu dân số, kinh
tế, tác giả còn tiến hành điều tra khảo sát thực địa tại vùng nghiên cứu và được
trình bày chi tiết trong chương 3.
45
Chƣơng 3 - ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG DO LŨ GÂY
RA TRÊN HẠ LƢU LƢU VỰC SÔNG THẠCH HÃN TỈNH
QUẢNG TRỊ
3.1 Điều tra khả năng chống chịu của cộng đồng
Khả năng chống chịu hay khả năng thích nghi thể hiện qua các giải pháp mà
con người sử dụng trước, trong hoặc sau thiên tai để đối phó với các hậu quả bất lợi
và là một hàm của các yếu tố xã hội [28]. Để định lượng hóa được khả năng chống
chịu của hệ thống (hay vùng nghiên cứu) luận văn đã tiến hành phân tích số liệu
kinh tế xã hội (mật độ dân số, khu dân cư tập trung, …), ngoài ra tác giả còn tiến
hành khảo sát thực địa và điều tra để từ đó định tính hóa khả năng chống chịu của
các cộng đồng dân trong vùng nguy cơ lũ.
Cuộc điều tra được thực hiện vào đầu tháng 6 năm 2011 tại những vùng chịu
ảnh hưởng nhiều của lũ lụt dựa vào bản đồ nguy cơ lũ được xây dựng cho vùng hạ
lưu lưu vực sông Thạch Hãn trước đó. Phiếu điều tra (hình 25) chứa 11 câu hỏi giải
quyết các vấn đề sau: khả năng nhận thức của người dân với lũ lụt, công tác cảnh
báo lũ, các biện pháp phòng ngừa, khả năng phục hồi của các hộ gia đình sau lũ, sự
hỗ trợ của các cơ quan chức năng đối với các hộ gia đình.
Sự nhận thức của người dân về lũ lụt được thể hiện qua công tác chuẩn bị sẵn
sàng đối phó với lũ và lường trước được những nguy hại mà lũ có thể gây ra. Sự
nhận thức này có được thông qua công tác tuyên truyền của các cơ quan chức năng,
các tổ chức và kinh nghiệm của người dân. Trong đó, kinh nghiệm của người dân
trong vùng nguy cơ lũ đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công trong
công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai. Vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn là nơi
thường xuyên xảy ra lũ lụt do đó sự nhận thức, chuẩn bị đối phó với lũ thường niên
của người dân ở đây là khá tốt, họ chủ động thu hoạch lúa và hoa màu trước khi
mùa lũ đến, trong 32 người được hỏi thì có 24 người cho biết trong gia đình họ có
gác xép để chứa lương thực và đồ dùng khi lũ đến. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau
giữa các cộng đồng dân cư sống vùng ven sông hay vùng trũng nơi thường xuyên
46
xảy ra ngập lụt với cộng đồng dân cư sống ở vùng cao ít bị ảnh hưởng bởi lũ, những
cộng đồng dân cư vùng cao này thường chủ quan hơn trong công tác phòng tránh lũ
lụt.
Hình 24. Hình ảnh điều tra vết lũ tại vùng nghiên cứu
47
Hình 25. Bảng câu hỏi điều tra khả năng chống chịu lũ
48
Bảng 4. Định lượng hóa các phương án trả lời của phiếu điều tra
Nhóm câu hỏi
về xã hội
Nhóm câu hỏi
về kinh tế Tổng
Mức độ
chống chịuCâu
Phiếu
1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4
1 1 1 0 1 1 2 1 0 0 1 2 10 Trung bình
2 0 1 0 1 1 1 0 0 3 3 1 11 cao
3 1 1 0 1 1 0 2 0 1 1 1 9 Trung bình
4 1 1 0 1 1 1 1 0 0 0 2 8 Thấp
5 2 1 0 1 1 0 2 0 1 0 1 9 Trung bình
6 0 1 0 2 0 0 1 1 0 2 0 7 Thấp
7 1 1 1 0 1 1 1 0 0 0 2 8 Thấp
8 2 1 2 0 1 1 1 0 1 1 2 12 Rất cao
9 1 1 0 0 1 2 2 0 1 0 1 9 Trung bình
10 0 1 0 0 1 1 0 1 2 1 0 7 Thấp
11 2 1 1 1 1 1 1 0 0 0 1 9 Trung bình
12 2 1 2 0 1 1 0 0 0 0 1 8 Thấp
13 2 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 8 Thấp
14 1 1 0 1 1 1 2 0 0 0 1 8 Thấp
15 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 1 6 Rất thấp
16 1 1 0 1 1 0 0 0 2 0 1 7 thấp
17 2 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 8 Thấp
18 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp
19 2 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 8 Thấp
20 2 1 0 1 1 1 1 0 1 0 1 9 Trung bình
21 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 7 Thấp
22 1 1 0 0 1 1 1 0 2 3 0 10 Trung bình
23 2 1 0 1 1 1 1 0 0 0 1 8 Thấp
24 2 1 0 1 1 0 1 0 0 0 1 7 Thấp
25 1 1 1 0 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp
26 1 1 0 1 1 0 1 0 1 3 1 10 Trung bình
27 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp
28 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp
29 1 1 0 1 1 0 1 0 0 0 1 6 Rất thấp
30 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp
31 1 1 0 1 1 0 1 0 0 3 1 9 Trung bình
32 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 8 Thấp
49
Hình 26. Bản đồ thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng
Công tác cảnh báo lũ ở địa phương có vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ
rủi ro thiên tai, thể hiện qua thời gian, mức độ chính xác của bản tin dự báo và công
tác tuyên truyền đến người dân trong vùng nguy cơ lũ. Công tác cảnh báo lũ trên điạ
bàn tỉnh Quảng Trị được người dân đánh giá cao, hầu hết mọi người dân đều nhận
50
được cảnh báo khi có lũ qua các phương tiện truyền thông như tivi, đài, loa phát
thanh và thông báo từ các cán bộ tại địa phương. Các biện pháp phòng tránh lũ lụt
trên địa bàn cũng được địa phương rất chú trọng nhằm giảm những thiệt hại do lũ
lụt gây ra. Bao gồm cả biện pháp công trình và phi công trình như; đối với các cơ
quan chức năng thì họ nhận định sớm tình hình lũ lụt trên địa bàn để đưa ra các biện
pháp ứng phó như thông báo cho người dân thu hoạch hoa màu trước thời vụ khi lũ
lụt có thể xảy ra, chủ động các biện pháp ứng phó khẩn cấp khi cần thiết, còn với
người dân thì họ chủ động dự trữ lương thực, đưa thóc lúa, vật nuôi lên vùng cao
để tránh lũ. Các biện pháp công trình như nâng cao nền đường, xây dựng nhà tránh
bão – lũ ở vùng trũng, hỗ trợ người dân xây dựng nhà tránh bão – lũ cũng được địa
phương tiến hành đồng bộ và thường xuyên, góp phần đáng kể vào công tác giảm
nhẹ thiên tai do bão lũ trên địa bàn. Nếu như các công tác cảnh báo lũ, các biện
pháp phòng tránh lũ được thực hiện trước khi lũ lụt xảy ra thì các biện pháp cứu trợ,
hỗ trợ người dân lại được thực hiện trong và sau khi lũ xảy ra.
Khi khảo sátvề sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong khi xảy ra lũ thì
hầu hết người được phỏng vấn đều trả lời sự hỗ trợ chỉ dừng lại ở mức rất ít, nhiều
khi còn chậm trễ, có khi lũ qua đựơc vài ba ngày họ mới nhận được mỳ tôm và đồ
dùng thiết yếu. Còn sau lũ, những hộ gia đình bị thiệt hại đều nhận được sự hỗ trợ
của các cơ quan chức năng, tuy nhiên sự hỗ trợ này theo một số người được phỏng
vấn là chưa hợp lý bởi theo chính sách của địa phương thì những gia đình thuộc hộ
nghèo sẽ được hỗ trợ nhiều hơn những hộ không nghèo, nhưng những hộ nghèo lại
bị thiệt hại do lũ ít hơn do họ có ít cái để mất hơn so với cái hộ gia đình khác. Hầu
hết người dân nằm trong vùng nguy cơ đều sống dựa vào nông nghiệp do đó những
tồn thương do lũ gây ra đối với họ là rất lớn, họ phải mất 4-5 tháng mới khôi phục
lại hoạt động sản xuất như bình thường.
Dựa trên số liệu của đợt điều tra, đã tiến hành phân loại, định lượng hóa các
vấn đề thông qua việc “ gán giá trị” cho các phương án trả lời theo các cấp độ từ
thấp đến cao (bảng 4). Tổng số điểm của mỗi phiếu được định tính hóa theo mức độ
từ rất thấp đến rất cao và được bản đồ hóa theo đơn vị hành chính cấp xã (hình 26).
51
3.2 Thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng do lũ gây ra vùng hạ lƣu lƣu vực
sông Bến Hải, Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị
Trong nghiên cứu này, bản đồ tổn thương lũ được xây dựng dựa trên các bản
đồ: sự lộ diện các đối tượng trước lũ, nguy cơ lũ và sử dụng đất. Từ bản đồ sử dụng
đất được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tinh Quảng Trị năm 2010 với
hơn 70 loại đất khác nhau, tác giả đã phân loại và nhóm thành 6 loại: đất trống, đất
rừng, đất nông nghiệp, đất nhà ở nông thôn, đất ở đô thị và đất công cộng (hình 7).
Hình 27. Bản đồ sử dụng đất tại vùng nghiên cứu
52
Mức độ tổn thương của lũ lụt với các nhóm sử dụng đất cho thấy: nhóm đất
sử dụng các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, nhà chống bão lũ, các
khu hành chính, đường giao thông vv… là những nơi dễ bị tổn thương nhất bởi đây
là nơi tập trung nhiều dân cư đến tránh lũ và là trung tâm của các hoạt động cứu trợ.
Nếu như đường giao thông, nơi tập trung dân cư bị ngập thì người dân sẽ bị cô lập
dẫn đến tổn thương do lũ sẽ tăng lên rất nhiều. Nhóm đất nhà ở đô thị và nông thôn
ít bị tổn thương hơn so với đất công cộng những vẫn ở mức cao và trung bình do
nhà ở của người dân là nơi tập trung tài sản của cả gia đình bao gồm cả lương thực,
vật nuôi và các thiệt bị dân dụng khác và khi bị ngập lụt thì những nhà ở đô thị bị
thiệt hại nhiều hơn những nhà ở nông thôn do họ có nhiều tài sản hơn.
Người dân trong vùng nghiên cứu hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn chủ yếu
làm nông nghiệp và cây lúa là nguồn lương thực, thu nhập chính của người dân. Khi
lúa và hoa màu bị ngập úng sẽ gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống
của người dân. Họ phải đợi đến mùa vụ sau mới khôi phục lại được hoạt động sản
xuất của mình. Tuy nhiên, sức chịu đựng với lũ lụt của lúa và hoa màu lại kém hơn
các cây trông công nghiệp khác, do đó mức độ tổn thương của lúa và hoa màu trong
lũ cao hơn so với cây công nghiệp. Còn những nơi đất trống hay sông ngòi là những
nơi ít bị tổn thương nhất đối với lũ. Dựa trên các nhóm sử dụng đất khác nhau luận
văn đã chia ra mức độ tổn thương cho từng nhóm đất được thể hiện trong bảng 5.
Bảng 5. Tính dễ tổn thương của nhóm sử dụng đất
Nhóm sử dụng đất Tính dễ tổn thương
Đất công cộng Rất cao
Đất ở đô thị Cao
Đất ở nông thôn Trung bình
Đất nông nghiệp Thấp
Đất rừng và cây công nghiệp Rất thấp
Đất trống và sông ngòi Không bị tổn thương
53
Bảng 6. Ma trận tính toán sự lộ diện các đối tượng trước lũ
Giátrịkinhtế-xãhội
Rất cao
(5)
6 7 8 9 10 10 Rất cao
Cao
(4)
5 6 7 8 9 8-9 Cao
Trung
bình (3)
4 5 6 7 8 6-7 Trung bình
Thấp (2) 3 4 5 6 7 4-5 Thấp
Rất
thấp (1)
2 3 4 5 6 2-3 Rất thấp
+
Rất thấp
(1)
Thấp
(2)
Trung
bình (3)
Cao
(4)
Rất cao
(5)
Mức
Mức nguy cơ lũ Độ lộ diện
Mức độ tổn thương của một đối tượng trước lũ tại một vị trí nhất định không
chỉ phụ thuộc vào giá trị của đối tượng tại nơi đó mà còn phụ thuộc vào mức độ
ngập lụt, vận tốc dòng lũ, thời gian ngập lụt, nên việc kết hợp giữa bản đồ sử dụng
đất và bản đồ nguy cơ lũ cho ta bản đồ sự lộ diện thể hiện sự phơi bày của các đối
tượng trước lũ. Phương pháp chồng xếp bản đồ theo ma trận được sử dụng để kết
hợp bản đồ sử dụng đất và bản đồ nguy cơ lũ (bảng 6), bản đồ sự lộ diện của các đối
tượng trước lũ được thể hiện trong hình 28.
Nếu như những nơi tập trung đông dân cư và những vùng có giá trị kinh tế
lớn nằm trong vùng có mức độ nguy cơ lũ cao thì các vùng đó có mức độ lộ diện
cao. Ngược lại, những nơi có mức độ nguy cơ cao nhưng những nơi đó lại là đất
trống hay không có dân cư sinh sống thì mức độ lộ diện hay sự phơi bày trước lũ sẽ
ở mức rất thấp. Trên hình 28, có thể thấy những nơi là đất công cộng hay cụm dân
cư năm trong vùng nguy cơ lũ thì những nơi đó có độ lộ diện cao như các xã: Cam
An, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu Đại, phường Đông Lễ, phường Đông Giang và thị xã
Quảng Trị.
54
Hình 28. Bản đồ sự lộ diện của các đối tượng trước nguy cơ lũ
Mức độ tổn thương của các đối tượng trong vùng nguy cơ lũ sẽ ở mức cao
nhất bằng với độ lộ diện nếu như đối tượng đó không có khả năng chống chịu, tuy
nhiên trong thực tế con người luôn có những biện pháp nhằm giảm những tổn
thương do lũ gây ra. Do đó để thể hiện được mức độ tổn thương của các đối tượng
trong vùng nghiên cứu luận văn đã tiến hành kết hợp bản đồ sự lộ diện lũ với bản đồ
55
khả năng chống chịu của cộng đồng để đưa ra bản đồ tổn thương lũ cho vùng
nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ theo ma trận (bảng 7)
để tính toán tổn thương lũ trong vùng nghiên cứu, tính tổn thương lũ được chia làm
5 mức độ từ rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao.
Bảng 7. Ma trận tính toán mức độ tổn thương do lũ
Độlộdiện
Rất
cao(5)
4 3 2 1 0 4 Rất cao
Cao
(4)
3 2 1 0 - 3 Cao
Trung
bình (3)
2 1 0 - - 2 Trung
bình
Thấp (2) 1 0 - - - 1 Thấp
Rất
thấp(1)
0 - - - - 0 Rất thấp
__
Rất
thấp
(1)
Thấp
(2)
Trung
bình
(3)
Cao
(4)
Rất
cao
(5)
Mức độ
Khả năng chống chịu Tổn thƣơng lũ
Qua ma trận tính toán tổn thương lũ có thể thấy những nơi mà có khả năng
chống chịu ở mức rất cao (mức 5) thì mức độ tổn thương lũ của vùng đó chỉ ở mức
thấp, nhưng những nơi có độ lộ diện rất cao mà khả năng chống chịu ở mức trung
bình (mức 3) thì độ tổn thương lũ cũng chỉ ở mức trung bình (mức 2). Còn những
nơi mà không có khả năng chống chịu hay khả năng chống chịu ở mức rất thấp thì
tổn thương lũ sẽ bằng với độ lộ diện của các đối tượng đó. Qua đó ta thấy, khả năng
chống chịu của cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro do lũ,
những khu vực có mức độ nguy hiểm cao nhưng tổn thương lũ của họ lại chỉ ở mức
trung bình do họ có kinh nghiệm lâu năm trong việc đối phó với thiên tai.
Qua bản đồ tổn thương do lũ (hình 29) có thấy những nơi có sự phát triển
nhanh về kinh tế nhưng lại chủ quan trong công tác phòng tránh thiên tai (khả năng
chống chịu ở mức thấp) thì có mức độ tổn thương do lũ cao như tại thị trấn Cửa
56
Việt, thị trấn Ái Tử, thị xã Quảng Trị, phường Đông Giang (thành phố Đông Hà).
Các xã Cam An, Triệu Đô, Triệu Đại nằm trong vũng trũng nên khi xảy ra ngập lụt
các xã này thường bị cô lập với thời gian ngập lụt là 5 – 6 ngày, do đó mức độ tổn
thương do lũ ở mức cao. Xã Gio Mai trên bản đồ nguy cơ lũ và bản đồ sự lộ diện thì
đây là xã chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt, nhưng trên bản đồ tổn thương lũ thì nơi
này lại có mức tổn thương lại ở mức thấp do họ có khả năng chống chịu với lũ tốt
và họ chủ động trong công tác phòng chống lũ lụt.
Hình 29. Bản đồ tổn thương do lũ vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn
57
Do đó để giảm những tổn thương do lũ gây ra ngoài các biện pháp giảm
thiểu nguy cơ lũ thì các biện pháp phòng tránh đóng vai trò quan trọng. Những
người dân sống trong vùng thường xuyên bị ngập lụt họ phải làm quen với lũ, “sống
chung với lũ” và thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm những tổn thương về
người và của do lũ gây ra.
Bản đồ tính dễ tổn thương lũ được thành lập dựa trên bản đồ nguy cơ lũ có
tần suất 1%, bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010 và khả năng chống chịu của cộng
đồng như hiện tại, do đó có thể thấy được những nơi dễ bị tổn thương khi xuất hiện
lũ tấn suất 1%, từ đó các biện pháp ứng phó ứng phó với lũ như nâng cao công tác
dự báo lũ, khả năng nhận thức của cộng đồng với lũ, tăng cường các hoạt động cứu
trợ khi có lũ…sẽ làm giảm thiểu những rủi ro do lũ gây ra.
58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nghiên cứu tính dễ tổn thương di lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn có vai trò
quan trọng trong công tác quản lý tổng hợp rủi ro do lũ. Hệ thống sông Thạch Hãn
tỉnh Quảng Trị là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Hàng năm trên lưu
vực này xảy ra 3 -4 trận bão với cường suất lớn và lưu vực thường xuyên bị ngập lụt
gây ra những thiệt hại lớn cả về người và của làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh
tế - xã hội của vùng. .
2. Luận văn đã tổng quan được các khái niệm và các phương pháp đánh giá tính
dễ tổn thương do lũ qua các nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ đó, đã lựa chọn
phương pháp tiếp cận đánh giá tổn thương lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn thông
qua xây dựng bản đồ tính dễ tổn thương do lũ.
3. Đã áp dụng thành công mô hình MIKE FLOOD để xây dụng các bản đồ diện
ngập lũ, vận tốc dòng lũ và thời gian ngập lũ. Ap dụng thành công phương pháp
chồng xếp bản đồ theo trọng số để xây dựng nên bản đồ nguy cơ lũ. Vùng có nguy
cơ lũ cao nhất thuộc các xã: Cam An, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu Hòa.
4. Khảo sát thực địa về điều tra khả năng chống chịu của cộng đồng tại 32 điểm
tại hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn cho thấy năng lực chống chịu với lũ của người
dân địa phương khác nhau giữa các vùng. Người dân ở xã Gio Mai có khả năng
chống chịu cao nhất bởi họ có sự nhận thức cao với lũ lụt và chủ động trong các tác
phòng tránh lũ. Tuy nhiên quá trình khảo sát mới chỉ ở dạng đơn giản (32 phiếu
điều tra) và luận văn đánh giá tính dễ tổn thương do lũ mới chỉ dừng lại ở cấp đơn
vị hành chính cấp xã, chưa đi sâu vào đánh giá tổn thương do lũ cho từng đối tượng
cụ thể trong vùng nguy cơ lũ. Trong những nghiên cứu tiếp theo tác giả sẽ tập trung
nghiên cứu sâu hơn về tính dễ tổn thương do lũ của các đối tượng trong vùng nguy
cơ lũ và có những đánh giá khách quan hơn về khả năng chống chịu của cộng đồng
tại vùng nghiên cứu
5. Nghiên cứu đã đánh giá tính dễ tổn thương trong vùng nghiên cứu dựa trên
việc thành lập bản đồ tính dễ tổn thương do lũ. Bản đồ này là sự kết hợp giữa các
bản đồ bản đồ nguy cơ lũ, bản đồ sử dụng đất và bản đồ thể hiện khả năng chống
59
chịu của cộng đồng bằng phương pháp chồng xếp bản đồ theo trọng số. Đây là
hướng nghiên cứu còn khá mới và cho kết quả khả quan. Các xã thuộc vùng trũng
thường bị cô lập khi xảy ra lũ lụt như Cam An, Triệu Độ, Triệu Đại hay các vùng có
sự phát triển nhanh về kinh tế như thị trấn Cửa Việt, thị trấn Ái Tử, thị xã Quảng Trị
mà chủ quan trong công tác phòng tránh lũ bão thì có mức độ tổn thương lũ cao
nhất trong vùng.
6. Qua nghiên cứu đánh giá tính dễ tổn thương do lũ tại hạ lưu sông Thạch Hãn
tỉnh Quảng Trị tác giả đưa ra những kiến nghị sau:
a. Nâng cao năng lực cảnh báo và dự bão lũ lụt tại địa phương bằng cách;
hoàn thiện phương pháp dự báo và cảnh báo lũ, tăng cường hệ thống quan
trăc, phương thức truyền tin trên lưu vực,
b. Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực đối phó với với thiên
tai nói chung và lũ lụt nói riêng cho cán bộ quản lý và cộng đồng dân cư.
c. Nâng cao sự nhận thức của người dân đối với lũ lụt thông qua các hội
thảo, phương tiện truyền thông về các biện pháp phòng tránh thiên tai.
d. Tổ chức các hội thảo để trao đổi kinh nghiệm phòng chống thiên tai giữa
các vùng.
e. Tăng cường các biện pháp công trình và phi công trình phòng tránh lũ
như: xây dựng các bản đồ ngập lụt, bản đồ tổn thương do lũ, xây dựng nhà
tránh lũ, đường tránh lũ…
f. Hệ thống hóa và phân cấp công tác quản lý để đảm bảo các quy hoạch
phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và khu dân
cư trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn phòng,
chống bão, lũ, thiên tai của từng vùng.
g. Cần xây dựng qũy bảo hiểm con người và tài sản trước lũ lụt để các hộ gia
đình nhanh chóng khắc phục các hậu quả do lũ lụt gây ra.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Trần Ngọc Anh, (2011), Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu các sông Bến Hải và
Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ Tập 27, số 1S, tr. 1-8.
2. Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị UBND tỉnh Quảng Trị,( 1998 –
2010), Báo cáo tổng kết công tác PCLB & Giảm nhẹ thiên tai .
3. Nguyễn Tiền Giang, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Anh
Phương, Ngô Chí Tuấn , Nguyễn Đức Hạnh (2009), Đánh giá hiện trạng và dự
báo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tỉnh
Quảng Trị.Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ, T.25 số 1S – 2009, tr 35-45. Hà Nội.
4. Đặng Đình Khá (2009), Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán mức độ
ngập lụt khu vực Bắc Thường Tín, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Vũ Đức Long, Trần Ngọc Anh, Hoàng Thái Bình và Đặng Đình Khá 2010, Giới
thiệu công nghệ dự báo lũ hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn sử dụng mô
hình MIKE 11. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Tập 26, số 3S, 397.
6. Nguyễn Thanh Sơn (2006), Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Quảng
Trị đến 2010 Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ, T.XXII, số 2B PT – 2006, tr. 139-148, Hà Nội
7. Ngô Chí Tuấn, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, (2009), Cân bằng nước hệ
thống lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị bằng mô hình MIKE
BASIN. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ, T.25 số 3S – 2009, tr 535 -541. Hà Nội.
8. UBND tỉnh Quảng Trị (2006) - Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát
triển KT – XH tỉnh Quảng Trị đến năm 2020,.
61
Tiếng Anh
9. Balica Stefania Florina (2007), Development and Application of Flood
Vulnerability Indices for Various Spatial Scales, Master of Science Thesis,
UNESCO-IHE, Institude for water education, 157p.
10.Dang - Nguyen Mai, Mukand S. Babel, Huynh T. Luong (2010), Evaluation of
food risk paramerter in the Day River flood Diversion Area, Red River Delta,
Vietnam. Nartural Hazards and Earth System Sciences, Springer, Accepted: 13
May 2010. DOI 10.1007/s11069-010-9558-x.
11.Downing, T.E. and Patwardhan, A., with Klein, R.J.T., Mukhala, E., Stephen,
L., Winograd, M. and Ziervogel, G. (2005), Assessing Vulnerability for Climate
Adaptation; In Adaptation Policy Frameworks for Climate Change: Developing
Strategies, Policies and Measures. Lim, B., Spanger-Siegfried, E., Burton, I.,
Malone, E. and Huq, S. (Eds). Cambridge University Press, Cambridge.
12.Fuchs S (2009), Susceptibility versus resilience to mountain hazards in Austria
of paradigms of vulnerability revisited. Nartural Hazards and Earth System
Sciences, Vol.9 p. 337 - 352
13.International Strategy for Disaster Reduction, (2004) “Living with Risk: A
global review of disaster reduction initiatives ”, Under-Secretary-General for
Humanitarian Affairs Jan Egeland.
14.IPCC, (2001), Climate change 2001: The scientific basis. Cambridge,
Cambridge University
15.Janet Edwards (2007). Handbook for Vulnerability Mapping. EU Asia ProEco
project.
16.Jorn Birkmann (2006). Approaches to flood vulnerability assessment, first
expert meeting. “Guidelines on flood maping”, United Nations University.
17. Messner F, Meyer V (2006). Flood damage, vulnerability and risk perception
of challenges for food damage research. In: Schanze J, Zeman E, Marsalek J
Luận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông
Luận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông
Luận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông

More Related Content

What's hot

Tailieu.vncty.com phat trien-du_lich_tay_nguyen_den_nam_2020_dap_ung_yeu_ca...
Tailieu.vncty.com   phat trien-du_lich_tay_nguyen_den_nam_2020_dap_ung_yeu_ca...Tailieu.vncty.com   phat trien-du_lich_tay_nguyen_den_nam_2020_dap_ung_yeu_ca...
Tailieu.vncty.com phat trien-du_lich_tay_nguyen_den_nam_2020_dap_ung_yeu_ca...Trần Đức Anh
 
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG nataliej4
 
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất nataliej4
 
đề Cương tt khí tượng hải văn
đề Cương tt khí tượng hải vănđề Cương tt khí tượng hải văn
đề Cương tt khí tượng hải vănSong ty
 
Luan an kiem sat o nhiem moi truong bien
Luan an   kiem sat o nhiem moi truong bienLuan an   kiem sat o nhiem moi truong bien
Luan an kiem sat o nhiem moi truong bienHung Nguyen
 

What's hot (7)

Tailieu.vncty.com phat trien-du_lich_tay_nguyen_den_nam_2020_dap_ung_yeu_ca...
Tailieu.vncty.com   phat trien-du_lich_tay_nguyen_den_nam_2020_dap_ung_yeu_ca...Tailieu.vncty.com   phat trien-du_lich_tay_nguyen_den_nam_2020_dap_ung_yeu_ca...
Tailieu.vncty.com phat trien-du_lich_tay_nguyen_den_nam_2020_dap_ung_yeu_ca...
 
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
 
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
 
đề Cương tt khí tượng hải văn
đề Cương tt khí tượng hải vănđề Cương tt khí tượng hải văn
đề Cương tt khí tượng hải văn
 
Luan an kiem sat o nhiem moi truong bien
Luan an   kiem sat o nhiem moi truong bienLuan an   kiem sat o nhiem moi truong bien
Luan an kiem sat o nhiem moi truong bien
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOTLuận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông

Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
[123doc] xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...
[123doc] xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...jackjohn45
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông (20)

Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
 
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
 
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
 
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà NộiLuận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà GiangLuận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang
 
[123doc] xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...
[123doc] xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...
 
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu, HAY
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu, HAYTái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu, HAY
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu, HAY
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóaPhát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầngLuận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
DTM Bộ | Báo cáo DTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh" 0918755356
 
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
DTM Cấp Bộ | Khu du lịch nghĩ dưỡng Bình Minh 0918755356
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Luận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông

  • 1. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5 Chƣơng 1 – TỔNG QUAN.......................................................................................6 1.1 Các khái niệm về tính dễ bị tổn thương............................................................6 1.1.1 Khái niệm chung về tính dễ tổn thương .........................................6 1.1.2 Tổn thương do lũ lụt .......................................................................8 1.2 Sự cần thiết của đánh giá tổn thương lũ............................................................9 1.3 Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................10 1.4 Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội.......................................................11 1.4.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên...............................................................11 1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................16 1.5 Tình hình về lũ lụt và những tổn thương do lũ gây ra trong những năm gần đây trên lưu vực sông Thạch Hãn. ........................................................................18 Chƣơng 2 - CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO LŨ ......................................................................................................................21 2.1 Phương pháp....................................................................................................21 2.2 Xây dựng bản đồ nguy cơ lũ ...........................................................................23 2.2.1 Giới thiệu về mô hình MIKE FLOOD..........................................23 2.2.2 Xây dựng mạng lưới thủy lực cho vùng nghiên cứu ....................24 2.2.3 Mạng thủy lực kết nối 1 chiều và 2 chiều....................................29 2.3 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều.........................33 2.4 Xây dựng bản đồ nguy cơ với các tần suất 1%...............................................39 Chƣơng 3 - ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG DO LŨ GÂY RA TRÊN HẠ LƢU LƢU VỰC SÔNG THẠCH HÃN TỈNH QUẢNG TRỊ......................45 3.1 Điều tra khả năng chống chịu của cộng đồng.................................................45 3.2 Thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ gây ra vùng hạ lưu lưu vực sông Bến Hải, Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị.....................................................................51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60 PHỤ LỤC.................................................................................................................64
  • 2. 2 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Khu vực nghiên cứu ....................................................................................12 Hình 2: Những thiệt hại về kinh tế do lũ lụt gây ra trong những gần đây ...............18 Hình 3. Những thiệt hại về người do lũ lụt gây ra trong những năm gần đây ........19 Hình 4. Các bước xác định tính tổn thương lũ .........................................................22 5. Sơ đồ tính toán thủy lực trên 3 lưu vự ....................26 Hình 6. Mặt cắt điểm hình của sông Cam Lộ...........................................................27 Hình 7. Mặt cắt điểm hình của sông Thạch Hãn......................................................27 8. Phân chia lưu v c gia nhậ ..................28 Hình 9. Giới hạn vùng tính toán 2 chiều .................................................................29 Hình 10. Chia lưới tại khu vực nghiên cứu .............................................................30 Hình 11. Vị trí tương đối các biên trong mô hình 2 chiều ......................................31 12. Sơ 1-2 ch ........................................33 Hình 13. Quá trình mực nước tính toán và thực đo trận lũ 10/2005 .......................34 Hình 14. So sánh vết lũ tính toán và thực đo trên lưu vực sông Bến Hải với trận lũ tháng 10/2005............................................................................................................35 Hình 15. Quá trình mực nước tính toán và thực đo trận lũ năm 1999 ....................35 Hình 16. Độ sâu ngập lụt cực đại tính toán và khảo sát trận lũ năm 1999...............37 Hình 17. So sánh diện ngập tính toán và diện ngập thống kê năm 1999 ................37 Hình 18. So sánh diện tích ngập thống kê và tính toán theo các xã năm 1999.......38 Hình 19. Tương quan diện ngập tính toán và diện ngập thống kê năm 1999 .........38 Hình 20. Bản đồ độ sâu ngập lụt ứng với tần suất 1% .............................................39 Hình 21. Bản đồ vận tốc đỉnh lũ với tần suất 1%.....................................................40 Hình 22. Bản đồ thời gian ngập với tần suất 1%......................................................41 Hình 23. Bản đồ nguy cơ lũ với tần suất 1%............................................................43 Hình 24. Hình ảnh điều tra vết lũ tại vùng nghiên cứu ...........................................46 Hình 25. Bảng câu hỏi điều tra khả năng chống chịu lũ ..........................................47 Hình 26. Bản đồ thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng ...............................49 Hình 27. Bản đồ sử dụng đất tại vùng nghiên cứu...................................................51 Hình 28. Bản đồ sự lộ diện của các đối tượng trước nguy cơ lũ..............................54 Hình 29. Bản đồ tổn thương do lũ vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn ...............56
  • 3. 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Lựa chọn kết nối trong mô hình MIKE FLOOD .......................................32 Bảng 2 Kết quả thực đo và tính toán độ sâu ngập lụt cực đại lũ năm 1999 .............36 Bảng 3. Trọng số của các yếu tố tạo lên nguy cơ lũ.................................................42 Bảng 4. Định lượng hóa các phương án trả lời của phiếu điều tra...........................48 Bảng 6. Ma trận tính toán sự lộ diện các đối tượng trước lũ....................................53 Bảng 7. Ma trận tính toán mức độ tổn thương do lũ ................................................55
  • 4. 4 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ATNĐ Áp thấp nhiệt đới HD Hydraulic Dynamic IPCC Intergovermental Panel on Climate Change (Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu) ISDR International Strategy for Disaster Reduction ( Chiến lược giảm nhẹ thiên tai quốc tê) KTTV Khí tượng thủy văn NAM NedbØr – AfstrØmning – Model ( Mô hình mưa – dòng chảy) PCLB&TKCN Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn SAR Second Assessment Report (Báo cáo đánh giá lần II) Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TAR Third Assessment Report (Báo cáo đánh giá lần III) TN&MT Tài nguyên và Môi trường UNDP United Nations Depvelopment Programme ( Chương trình Phát triển Liên hợp quốc) UNESCO United Nations Emducation, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)
  • 5. 5 MỞ ĐẦU Lũ lụt ở miền Trung, nói chung và trên lưu vực sông Thạch Hãn, nói riêng là một trong những tai biến tự nhiên, thường xuyên đe dọa cuộc sống của người dân và sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Lũ lụt đã để lại hậu quả hết sức nặng nề, hàng ngàn hộ dân bị ngập lụt, các công trình bị tàn phá, các hoạt động kinh tế - xã hội bị gián đoạn... Để tăng cường ứng phó với lũ lụt ngoài các biện pháp công trình (đê kè, hồ chứa thượng lưu,...) thì các biện pháp phi công trình đóng vai trò rất quan trọng, mà phần lớn trong số đó có tính dài hạn và bền vững như các biện pháp quy hoạch sử dụng đất và bố trí dân cư, nâng cao nhận thức của người dân. Mặt khác, ứng phó nhanh với lũ lụt bằng các biện pháp tức thời như cảnh báo, dự báo vùng ngập, di dời và sơ tán dân cư đến khu vực an toàn,... đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc hạn chế những thiệt hại về người và tài sản. Do vậy, để đánh giá được tính dễ bị tổn thương do lũ lụt gây ra đối với kinh tế - xã hội thì hướng tiếp cận đa ngành trong công tác quản lý tổng hợp rủi ro thiên tai là cần thiết để xây dựng các giải pháp nhằm giảm nhẹ tác hại của lũ gây ra. Đây cũng là lý do dẫn đến sự hình thành luận văn “ Nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng do lũ lụt hạ lƣu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị”. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học, thực tiễn cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách xác định chiến lược phát triển bền vững và đảm bảo an ninh xã hội. Bố cục luận văn bao gồm: Mở đầu Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở khoa học để đánh giá tính dễ tổn thương do lũ Chương 3: Đánh giá tính dễ tổn thương do lũ gây ra hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị. Kết luận Tài liệu tham khảo
  • 6. 6 Chƣơng 1 – TỔNG QUAN 1.1 Các khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng 1.1.1 Khái niệm chung về tính dễ tổn thương Định nghĩa được tính dễ bị tổn thương sẽ giúp ta biết được cách tốt nhất để giảm thiểu chúng. Mục đích của việc đánh giá tính dễ bị tổn thương nhằm cung cấp cho các nhà ra quyết định hay các bên liên quan về những lựa chọn nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của những mối nguy hiểm do lũ lụt [9]. Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương là để đưa ra những hành động chính xác có thể làm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Sự cần thiết của việc phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương đã được trình bày trong nhiều tài liệu khoa học [ 10, 13 - 16 ] với các khái niệm bao gồm; tính dễ bị tổn thương tự nhiên, tính dễ tổn thương xã hội và những tổn thương kinh tế. Khái niệm về tính dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua. Đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để đánh giá tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến tính dễ bị tổn thương giữa các ngành, lĩnh vực nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh cãi trong các cộng đồng, các hướng nghiên cứu khoa học khác nhau. Trong ngành khoa học kinh tế - xã hội: Với cách tiếp cận của Ramade (1989) [21] thì tính dễ bị tổn thương bao gồm cả con người và kinh tế - xã hội, liên quan đến khuynh hướng hàng hóa, con người, cơ sở hạ tầng, các hoạt động bị thiệt hại, sức đề kháng của cộng đồng, khi được giới thiệu trong một số nghiên cứu địa lý vào những năm 1980. Nhưng nghiên cứu đó lại không đề cập đến mặt tự nhiên, mức độ, tần suất xuất hiện của các hiện tượng thiên tai. Trong nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực này đã giải thích tính dễ bị tổn thương của một hệ thống địa lý, vùng lãnh thổ là kết quả của các hoạt động, khả năng chống chịu khác nhau xã hội, bối cảnh kinh tế và công nghệ không đồng nhất [9]. Watts and Bohle (1993) [30] đã xem xét đến bối cảnh xã hội của các mối
  • 7. 7 nguy hiểm và liên hệ tính dễ bị tổn thương xã hội tới khả năng phục hồi, chống chịu của cộng đồng. . Họ đã cố gắng tìm mọi cách dễ dàng hơn để hiểu và đơn giản hóa khái niệm đó thông qua các nghiên cứu sâu hơn về nền tảng xã hội. Tính dễ bị tổn thương được mô tả bởi tổ chức chiến lược giảm nhẹ thiên tai thế giới (ISDR, 2004) [13] như là các điều kiện xác định bởi các yếu tố vật lý, xã hội, kinh tế và môi trường hay các quá trình, làm tăng tính nhạy của cộng đồng dưới tác động của thiên tai. Trong cách tiếp cận của ngành khoa học xã hội, thì tính dễ bị tổn thương lại tập trung vào năng lực của con người để đối phó với mối nguy hiểm và kịp thời khôi phục lại các thiệt hại và những tổn thất. Cách tiếp cận này đòi hỏi ít kiến thức về hệ thống địa lý vì mục tiêu của nghiên cứu là giải thích các hành vi xã hội. Ngành khoa học tự nhiên có một điểm khác để giải thích tính dễ bị tổn thương, họ tập trung vào các hệ thống vật lý để xác định tính dễ bị tổn thương mà ban đầu ít xét đến những đặc điểm kinh tế - xã hội của hệ thống. Trong lĩnh vực vật lý, ngành khoa học tự nhiên đã giải thích tính dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Hội đồng quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC) đã phát triển các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương qua nhiều năm. Năm 1992, họ xác định tính dễ bị tổn thương như mức độ không có khả năng đối phó với những hậu quả của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Năm 1996, SAR [25] đã xác định tính dễ bị tổn thương như mức độ mà biến đổi khí hậu có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới. Được xem như những tác động còn lại của biến đổi khí hậu sau khi các biện pháp thích ứng được thực hiện (Downing, 2005) [11]. Định nghĩa này bao gồm sự lộ diện, tính nhạy, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại các mối nguy hiểm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. IPCC TAR (2001) [14] đã giải thích khái niệm tính dễ bị tổn thương như mức độ dễ bị ảnh hưởng của hệ thống hoặc khả năng không thể đối phó được với
  • 8. 8 các tác động của biến đổi khí hậu. Tính dễ bị tổn thương là một hàm đặc trưng của cường độ, tốc độ biến đổi khí hậu khi hệ thống bị lộ diện, bao gồm cả độ nhạy và khả năng thích ứng. Các định nghĩa này đã thể hiện sự phát triển, với định nghĩa của SAR và TAR đã bao gồm các thành phần xã hội để giải thích tính dễ bị tổn thương. Trong những năm 1980 và đặc biệt là những năm 1990 thì những nghiên cứu về mối quan hệ giữa các hoạt động con người và tác động của thiên tai theo chiều hướng tổn thương kinh tế xã hội đã tăng lên. Các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương đã dần được cải thiện thể hiện một cái nhìn toàn diện của xã hội, liên quan đến lĩnh vực tự nhiên và kinh tế xã hội của hệ thống. 1.1.2 Tổn thương do lũ lụt Trong các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương đề cập ở trên, có những định nghĩa được đưa ra cho những hiện tượng thiên tai nhất định như: biến đổi khí hậu, (IPCC, 1992, 1996, 2001) hay các hiểm họa môi trường (ISDR, 2004), nhưng trong nghiên cứu này tác giả đi sâu vào hướng nghiên cứu tính dễ tổn thương do lũ lụt. Khái niệm tính dễ bị tổn thương mà tác giả sử dụng dựa trên khái niệm của UNESCO-ihe “ Tính dễ bị tổn thương là mức độ gây hại có thể được xác định trong những những điều kiện nhất định thông qua tính nhạy, sự tổn thất và khả năng phục hồi” [31]. Để tăng cường tính ứng dụng của các nghiên cứu trong thực tế, đặc biệt là trong chủ động đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ thì Janet Edwards (2007) [15] đã đưa ra một khái niệm nữa là bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ “là bản đồ cho biết vị trí các vùng nơi mà con người, môi trường thiên nhiên, của cải gặp rủi ro do các thảm hoạ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thiệt hại về người, gây ô nhiễm môi trường”. Khi định lượng được tính dễ bị tổn thương của một vùng nào đó thì nó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ trong việc ra quyết định nhằm chống lại các mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra mà xã hội phải hứng chịu.
  • 9. 9 1.2 Sự cần thiết của đánh giá tổn thƣơng lũ Trong những năm qua việc quản lý lũ bằng các phương án công trình như đê và hồ chứa, được thiết kế với các trận lũ có tấn suất khác nhau đã chiếm ưu thế. Đây là cách tiếp cận nhằm giảm thiên tai lũ, nghĩa là giảm xác suất xuất hiện, cường độ lưu lượng lũ, cũng như giảm diện ngập lụt. Nhưng trong thời gian gần đây đã có sự phát triển quan trọng đó là chuyển mục tiêu quản lý thiên tai sang quản lý rủi ro lũ, trong đó rủi ro lũ là những thiệt hại do lũ lụt gây ra với một tần suất nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Vì thế, việc đánh giá những thiệt hại, tổn thương lũ cần được nghiên cứu một cách cẩn trọng trong quản lý rủi ro lũ.Việc đánh giá thiệt hại, tổn thương lũ đang đạt được những kết quả quan trọng phục vụ cho việc đưa ra các quyết định trong quản lý rủi ro lũ thông qua các bước sau:; Đánh giá tổn thương lũ: Các đối tượng trong vùng lũ như nhà ở, cộng đồng, công trình vv…. bị tổn thương một cách biến động không chỉ theo không gian, thời gian mà còn phụ thuộc vào khả năng chống chịu của người dân tại đó. Ví dụ, các cộng đồng phải thường xuyên đối mặt với lũ lụt, họ sẽ phát triển các chiến lược đối phó với các hiện tượng đó. Còn các cộng đồng không phải đối mặt với các trận lũ lụt thường bỏ qua việc thích nghi với các nguy cơ lũ, vì thế họ sẽ bị tổn thương lớn hơn khi phải đối diện với lũ. Do đó, những đánh giá về tổn thương lũ đóng vai trò quan trọng trong bài toán xác định phương án giảm rủi ro thích hợp, như phát triển các kế hoạch khẩn cấp và thực hiện các bài tập trong tình huống khẩn cấp. Bản đồ hóa tổn thương lũ: Bản đồ tổn thương lũ là một phần quan trọng trong quản lý rủi ro lũ, cung cấp những thông tin về đối tượng, thể hiện một cách trực quan về những rủi ro tiềm tàng trong vùng có nguy cơ lũ. Quyết định tối ưu cho các phương án giảm nhẹ lũ: An toàn lũ và giảm thiểu tổn thương lũ là mục đích của bài toán, do vậy việc lựa chọn các phương án giảm thiểu tổn thương lũ phải được xác định, và những lợi ích, chi phí cho các lựa chọn khác phải được định lượng và so sánh. Những bước này nhằm sử dụng chi phí quản
  • 10. 10 lý rủi ro một cách hiệu quả, do vậy những đánh giá thiệt hại, tổn thương lũ là một yếu tố quan trọng. Đánh giá tài chính ngay sau lũ được thực hiện khi lũ xảy ra, Cơ quan quản lý thiên tai và Chính phủ cần đánh giá nhanh những thiệt hại, tổn thương do lũ, để dự thảo ngân sách và đưa ra các quyết định về bồi thường thiệt hại cho các đối tượng trong vùng bị lũ lụt. 1.3 Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc Trong khoảng 30 năm trở lại đây, thì tính dễ bị tổn thương được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhiều trong các lĩnh vực như: kinh tế - xã hội, môi trường, tự nhiên, thiên tai…Tuy nhiên các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do ngập lụt thì mới được nghiên cứu trong những năm gần đây theo các cách tiếp cận khác nhau như: Trong nghiên cứu của Viet Trinh (2010) [27] về “Đánh giá rủi ro do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị”, tác giả đã đánh giá rủi ro do lũ dựa trên bản đồ nguy cơ do lũ và bản đồ tính dễ bị tổn thương, coi tính dễ tổn thương do lũ là một hàm của bản đồ sử dụng đất và mật độ dân sốchưa xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng. Với cách tiếp cận này, Viet Trinh chỉ dựa trên mật độ giá trị của các vùng khác nhau trong khu vực nghiên cứu, dựa trên giả thiết tính dễ bị tổn thương của cộng đồng với cùng các điều kiện kinh tế xã hội là giống nhau. Với nghiên cứu “ Đánh giá các thống số rủi ro lũ ở vùng ngập lụt sông Đáy, đồng bằng sông Hồng, Việt Nam” của Mai Dang (2010) [10] thì khái niệm tính dễ bị tổn thương đã được mở rộng, bao gồm các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Trong nghiên cứu đó, tác giả đã đánh giá trọng số ảnh hưởng của các yếu tố đến tính dễ tổn thương lũ như: mật độ dân số, nhận thức của cộng đồng, các công trình phòng lũ, sự ô nhiễm, sự xói mòn và nhiều yếu tố khác. Trong khi Birkman (2006) [16] lại đưa thêm các thành phần liên quan đến các tổ chức xã hội để xác định tổn thương lũ. Với các cách tiếp cận ở trên, tuy đã sử dụng khía cạnh kinh tế để đánh giá
  • 11. 11 tính dễ bị tổn thương lũ, nhưngchưa tính đến khả năng chống chịu của cộng đồng cũng như sự hiểu biết, khả năng nhận thức rủi ro, sự chuẩn bị, các công trình và biện pháp phòng chống lũ vv… Các yếu tố này, thực chất rất quan trọng trong việc đánh giá các tổn thương do lũ. Một hướng nghiên cứu khác đánh giá tổn thương lũ dựa vào bản thân cộng đồng dân cư mà không xét đến sự lộ diện của cộng đồng đó trước nguy cơ lũ. Nghiên cứu của Conner (2007) [22] đã đưa các biện pháp công trình và phi công trình vào tính toán chỉ số tổn thương lũ, thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng dân cư. Sebastian (2010) [24] đã xác định tính tổn thương lũ là sự kết hợp giữa xác suất tác động (thiệt hại) và khả năng chống chịu. Theo cách tiếp cận này thì tính tổn thương lũ của các cộng đồng sống ven sông ngang bằng với những cộng đồng sống ở vùng cao. Các cách tiếp cận đánh giá tổn thương lũ ở trên chỉ xem tính tổn thương lũ là một yếu tố trong việc xác định rủi ro lũ và chỉ tập trung vào một mặt nhất định như kinh tế hay khả năng chống chịu của cộng đồng. Trong nghiên cứu của Villagra’n de Leo’n JC (2006) [28] và UNESCO – ihe (2007) [31] thì tổn thương lũ được xác định qua khả năng chống chịu, tính nhạy và sự lộ diện của các đối tượng trước nguy cơ lũ, và đó cũng là hướng lựa chọn để tiệm cận nghiên cứu của luận văn này. Cơ sở khoa học của phương pháp của nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết trong chương 2, đồng thời . áp dụng để đánh giá tổn thương lũ vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn. 1.4 Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.4.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị trí địa lý Lưu vực sông Thạch Hãn nằm trong phạm vi từ 16 0 18 đến 160 54 vĩ độ Bắc và 1060 36 đến 1070 18 kinh độ Đông, thuộc tỉnh Quảng Trị; phía Bắc giáp với lưu vực sông Bến Hải; phía Nam giáp với lưu vực sông Ô Lâu; phía Tây là biên giới Việt - Lào và phía Đông là Biển Đông, với diện tích là 2.660km2 , chiếm 56% diện
  • 12. 12 tích toàn tỉnh Quảng Trị, nằm trên địa bàn các huyện Triệu Phong, Gio Linh, Dakrông, Cam Lộ ,thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, (hình 1) [7]. Hình 1. Khu vực nghiên cứu b. Địa hình và địa mạo Địa hình lưu vực sông Thạch Hãn bao gồm: vùng cát ven biển, vùng đồng bằng, vùng núi thấp và đồi, vùng núi cao. - Vùng cát ven biển chạy dọc từ cửa Tùng đến bãi biển Mỹ Thuỷ theo dạng cồn cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3 - 4 km, dài đến 35 km, dốc về 2 phía: đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát từ 6 4 m.. - Vùng đồng bằng là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải đồi thấp và cồn cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có nguồn gốc mài mòn và bồi tụ. - Vùng núi thấp và đồi có dạng đồi bát úp liên tục. Độ dốc vùng núi bình
  • 13. 13 quân từ 15 180 , cao độ của dạng địa hình này là 200 – 1000 m, có nhiều thung lũng lớn. - Vùng núi cao xen kẽ các cụm đá vôi được hình thành do quá trình tạo sơn xảy ra vào đầu đại mêzôzôi tạo nên dãy Trường Sơn. Dạng này phân bố phía Tây, giáp theo biên giới Việt - Lào theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với bậc địa hình từ 1000 - 1700 m với bề mặt bị xâm thực và chia cắt mạnh. Địa hình này thích hợp cho cây lâm nghiệp và rừng phòng hộ đầu nguồn [6,7]. c. Địa chất và thổ nhưỡng Phía Nam sông Thạch Hãn là tầng chứa nước có quy mô lớn. Ngoài các thành tạo hạt mịn nguồn gốc biển lộ ra ở phía Tây Quốc lộ 1A còn có diện lộ của các thành tạo nguồn gốc sông, sông biển hỗn hợp (amQII-III) có khả năng chứa nước tốt nhất, diện tích lộ ra khoảng 109,85 km2 . Phía Bắc sông Thạch Hãn tầng chứa nước phân bố dưới các trầm tích Holocen. Thổ nhưỡng trên lưu vực sông Thạch Hãn được phân bố theo các vùng bao gồm: vùng đồng bằng ven biển, vùng gò đồi, vùng đồi núi dãy Trường Sơn. - Vùng đồng bằng ven biển phân bố dọc bờ biển, địa hình đụn cát có dạng lượn sóng, độ dốc nghiêng ra biển. Lớp vỏ phong hoá khá dày, thành phần cơ giới trên 97% là cát. Đất nghèo các nguyên tố vi lượng. Đồng bằng chủ yếu là đất Bazan, cát khả năng giữ nước kém làm tăng lượng bốc hơi nước trên lưu vực. - Vùng gò đồi hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng sông thuộc địa phận huyện Gio Linh, Cam Lộ trên vỏ phong hoá Mazma. Nhiều nơi hình thành đất trống, đồi trọc. Thực vật chủ yếu là cây dạng lùm bụi, cây có gai. Đất đai ở những nơi không có cây bị rửa trôi khá mạnh. Đá xuất lên bề mặt tạo lên dòng chảy mạnh gây ra xói lở. - Vùng đồi, núi dãy Trường Sơn bị chia cắt mạnh, thực vật nghèo. + Tiểu vùng đất bazan Khe Sanh, Hướng Phùng thuộc các xã Tân Hợp, Tân Độ, Tân Liên, nông trường Khe Sanh, Hướng Phùng có dạng địa hình lượn sóng,
  • 14. 14 chia cắt yếu, đất đai phù hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày. + Tiểu vùng đất sa phiến thạch thuộc địa phận Lao Bảo, Lìa: nằm trong vùng đứt gãy dọc đường 9, giáp khu vực Lao Bảo. d. Thảm phủ thực vật Đến năm 1990, nhiều diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên tái sinh do khoanh nuôi bảo vệ đã xuất hiện. Rừng trồng theo chương trình hỗ trợ của PAM (Chương trình An toàn lương thực Thế giới) dọc các quốc lộ hoặc tỉnh lộ phát triển nhanh và có hiệu quả môi trường rõ rệt. Từ các Chương trình Quốc gia 327, 264 và kế hoạch trồng rừng, trồng cây nhân dân của cấp tỉnh, phát động và đầu tư, đã nâng cao tỷ lệ che phủ rừng khá nhanh. Đồng thời với các kế hoạch trồng rừng, trong giai đoạn từ 1995 đến 2005, thực hiện hạn chế khai thác rừng tự nhiên, tăng cường khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, độ che phủ rừng đã tăng bình quân 1%/năm. e. Đặc điểm khí tượng thủy văn Lưu vực sông Thạch Hãn nằm trong vùng mưa lớn Đông Trường Sơn. Lượng mưa năm đạt 2.000-2.500mm, giảm dần từ hạ lưu lên thượng lưu, từ hữu ngạn sang tả ngạn, từ Đông Nam lên Tây Bắc. Mùa mưa kéo dài từ tháng VIII đến XI. Lượng mưa 3 ngày lớn nhất ứng với tần suất 5% từ 900mm ở hữu ngạn giảm xuống 500mm ở tả ngạn. Mưa lũ lớn trên sông thường do bão và ATNĐ, đôi khi có sự kết hợp của KKL. Bão đổ bộ vào phía bắc lưu vực (Thanh Hóa-Quảng Bình) vẫn có thể gây lũ lớn trên sông Thạch Hãn. Đó là do trong quá trình di chuyển men theo bờ biển lên phía Bắc, bão đã gây mưa lớn trước khi đổ bộ vào đất liền. Mùa lũ dài trong 4 tháng, từ tháng VIII-XI. Lũ lớn trên báo động 3 thường xảy ra trong tháng X, XI và tháng IX. Lũ thường xảy ra trong một thời gian ngắn, lũ lên trong vòng 24 đến 60h, lũ trên BĐ 3 kéo dài 15-43h, cường suất nước lên lớn nhất thường là 40- 50cm/h và có khi đạt 105cm/h. Triều ở Cửa Việt không lớn, biên độ triều lên trung bình là 99cm, lớn nhất là 171cm. Hiện tượng nước dâng do bão và đỉnh lũ cao gặp triều cường làm ngập lụt thêm trầm trọng.
  • 15. 15 f. Khí hậu Điều kiện khí hậu ở Quảng Trị khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, thường có bão và mưa lớn, biến động khí hậu mạnh. Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh nên lượng bức xạ cao: 70 – 80 kcalo/cm2 /năm. Số giờ nắng trung bình là 1.700 – 1.800 giờ/năm, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 200 C – 250 C. Mùa mưa thường từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, tổng lượng mưa khoảng 2.000 – 2.700 mm/năm, độ ẩm trung bình tháng từ 85% - 90%. Đặc trưng khí hậu ở Quảng Trị là gió Tây Nam khô nóng và bão lớn. Hàng năm tỉnh chịu từ 40 – 60 ngày khô nóng và nhiều cơn bão gây gió xoáy giặt kèm theo mưa lớn. g. Mạng lưới sông ngòi trên lưu vực Hệ thống sông Thạch Hãn có 37 con sông lớn nhỏ, gồm 17 sông nhánh cấp I (với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và Cam Lộ), 13 sông nhánh cấp II và 6 sông nhánh cấp III. Lưu vực sông Thạch Hãn có diện tích là 2660km2 , độ dài sông chính: 156km, độ cao bình quân lưu vực: 301m, độ dốc bình quân lưu vực: 20,1%, độ rộng trung bình lưu vực: 36,8 km, mật độ lưới sông: 0,92; hệ số uốn khúc: 3,5. Do địa hình hẹp, dãy Trường Sơn chạy dọc phía Tây tạo nên độ dốc địa hình lớn, vừa hình thành nên mạng lưới thủy văn ngắn, khả năng tập trung nước nhanh, vừa là dạng địa hình đón gió dễ hình thành các hình thế gây mưa lớn cho khu vực, vì vậy vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn luôn bị uy hiếp bởi các trận lũ lớn, gây ra nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân. Mặt khác, trên lưu vực có sự phân hóa giữa đồng bằng và miền núi là rất rõ rệt, hầu như không có phần trung du và địa hình chuyển tiếp, các dãy núi từ dải Trường Sơn chạy ra sát biển tiếp nối với các khu vực trũng ven biển. Do vậy, khi xảy ra lũ lớn thường gây ra ngập lụt trên diện tích đồng bằng rộng lớn. Bên cạnh đó, do phía đông các huyện Gio Linh, Triệu Phong lại có cồn cát cao chạy song song
  • 16. 16 với bờ biển làm hạn chế đáng kể khả năng thoát lũ khiến cho vấn đề ngập lụt càng trở nên trầm trọng hơn [7]. 1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội a, Dân số và dân tộc Theo Niên giám thông kê tỉnh Quảng Trị năm 2010, dân số trên lưu vực khoảng 370.000 người. Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự khác biệt lớn giữa đồng bằng và miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh: 139người/km2 , thành phố Đông Hà 1140 người/km2 , trong khi đó huyện miền núi Đakrông 30người/km2 . Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, sống tập trung ở đồng bằng ven biển, các thị trấn. Số còn lại là các dân tộc ít người như người Sách, Thái, Dao, Vân Kiều, Sào, Pa Cô tập trung chủ yếu ở Đakrông. b, Văn hóa và giáo dục So với mặt bằng dân trí chung của cả nước thì trình độ dân trí của Quảng Trị đang ở mức trung bình, vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp hơn. Các xã trong vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ. Lực lượng lao động vùng nông thôn có tới 60% đã qua trình độ văn hoá cấp cơ sở và 20% số lao động có trình độ văn hoá phổ thông trung học. Ở vùng núi, tình trạng bỏ học còn phổ biến. Tỷ lệ mù hoặc tái mù chữ còn cao. Khả năng nhận thức của người dân đối với các hiện tượng thiên tai còn ở mức hạn chế, họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của mình để đối phó với các hiện tượng thiên tai. c, Cơ cấu kinh tế Nền kinh tế phát triển trên lưu vực tương đối toàn diện và liên tục. Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30.4%, dịch vụ 36,2%, công nghiệp và xây dựng 33,4% tổng sản lượng của tỉnh (số liệu năm 2010). Có tới 70% dân số sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp, 12% sống dựa vào công nghiệp, 5% dựa vào ngư nghiệp, 8% sống nhờ vào lâm nghiệp còn lại là nhờ dịch vụ buôn bán nhỏ và các ngành khác.
  • 17. 17 d. Cơ sở hạ tầng Y tế : Mạng lưới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các cộng đồng dân cư nhất là y tế cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hiện các dịch bệnh. Mỗi huyện có một bệnh viện với quy mô 80 giường bệnh, công tác y tế đã đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát huy thắng lợi chương trình sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, ở các xã miền núi, hệ thống y tế còn chưa được phát triển, nhìn chung mỗi xã có 1 trạm y tế, song do khoảng cách từ các cụm dân cư tới trạm xá còn xa và do mê tín dị đoan, nên tệ nạn chữa bệnh bằng cúng vái vẫn còn tồn tại ở một số địa phương. Giao thông: Hệ thống giao thông ở đây tương đối phát triển, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Có 3 tuyến quốc lộ chính đi qua: tuyến đường 1A từ ranh giới Quảng Bình - Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, tuyến đường 9 từ thị xã Đông Hà đi Lào và cửa Việt (đường 9 đến cửa khẩu Lao Bảo dài 82km). Tuyến đường 14 từ cầu Đakrông đi sang thượng nguồn sông Hương. Tuyến đường này cùng với đường mòn Hồ Chí Minh trở thành tuyến đường Trường Sơn công nghiệp. Đường thuỷ có trục đường theo sông Bến Hải, Sông Hiếu, sông Thạch Hãn từ biển vào sâu đất liền, tuy nhiên tuyến đường thuỷ này cũng chỉ cho phép thuyền trọng tải 10 tấn đi lại. Tuyến đường sắt chạy theo hướng Bắc Nam có ga chính Đông Hà là nơi trung chuyển hàng hoá ra Bắc và vào Nam. Ngành dịch vụ thương mại, du lịch: Ngành dịch vụ ở đây phát triển đã lâu. Dịch vụ chủ yếu là buôn bán hàng hoá qua Lào, Thái Lan theo trục đường 9 và phục vụ sản xuất nông nghiệp như sửa chữa công cụ lao động, cung cấp vật tư và bao tiêu sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp Về du lịch, trong vùng có bãi tắm Cửa Việt khá đẹp, nhưng chủ yếu mới chỉ thu hút được khách địa phương đến trong mùa hè. Các cơ sở vui chơi giải trí, ăn nghỉ chưa được xây dựng nên cũng chưa thu hút được nhiều khách [3,7].
  • 18. 18 1.5 Tình hình về lũ lụt và những tổn thƣơng do lũ gây ra trong những năm gần đây trên lƣu vực sông Thạch Hãn. Quảng Trị là một trong các tỉnh duyên hải Miền Trung có đặc điểm về khí hậu và địa hình phức tạp. Là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam nhưng với tấn suất cao hơn, mức độ ác liệt hơn như bão lũ, ngập lụt. Mùa lũ ở đây đựơc chia làm 3 thời kỳ trong năm. Lũ tiểu mãn xảy ra vào tháng V, VI hàng năm. Tính chất lũ này nhỏ, tập trung nhanh, xảy ra trong thời gian ngắn, đỉnh lũ nhọn, lên xuống nhanh, thường xảy ra trong 2 ngày nên ít ảnh hưởng đến đời sông dân cư, chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Lũ sớm xảy ra vào tháng 6 đến đầu tháng IX hàng năm. Lũ này không có tính chất thường xuyên nhưng lũ có tổng lượng lớn hơn lũ tiểu mãn, tập trung lũ nhanh. Thời kỳ xảy ra lũ sớm thường bắt đầu vào thời kỳ triều bắt đầu cao. Do vậy mực nước lũ cao hơn lũ tiểu mãn. Lũ này ít ảnh hưởng tới dân sinh mà chủ yếu là ảnh hưởng tới nông nghiệp và thủy sản. Nguồn Chi cục PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị Hình 2: Những thiệt hại về kinh tế do lũ lụt gây ra trong những gần đây
  • 19. 19 Nguồn Chi cục PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị Hình 3. Những thiệt hại về người do lũ lụt gây ra trong những năm gần đây Lũ chính vụ xảy ra từ trung tuần tháng IX đến cuối tháng XI đầu tháng XII hàng năm. Đây là thời kỳ mưa lớn trong năm và lũ thời kỳ này có thể xảy ra lũ quét sườn dốc gây đất đá lở hay ngập lụt ở hạ du. Lũ này thường đi liền với bão gây thiệt hại lớn cho kinh tế xã hội, gây chết người và hư hỏng công trình, cơ sở hạ tầng. Lũ kéo dài 5 – 7 ngày, đỉnh lũ cao, tổng lượng lớn. Do đó những tổn thất do lũ lụt gây ra cho tỉnh Quảng Trị là đáng kể [6,7]. Đặc biệt trong những năm gần đây, do tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh cùng với việc các trận lũ xuất hiện với cường độ ngày càng lớn làm cho những thiệt hại về kinh tế - xã hội ngày càng tăng [2,8]. Mức độ thiệt hại do lũ lụt trên địa bản tỉnh Quảng Trị được thể hiện trên hình 2 và hình 3. Với tình hình phát triển kinh tế hiện tại thì với các trận lũ lớn thì người dân không thể khống chế hay làm giảm lũ lụt mà chỉ có thể tránh và chủ động làm giảm mức thiệt hại do lũ gây ra . Do đó các biện pháp phi công trình như; cảnh báo lũ sớm, chủ động thu hoạch hoa màu khi có lũ, lập các phương án ứng cứu khẩn cấp, nâng cao nhận thức của người dân về lũ
  • 20. 20 vv…đóng vai trò chủ đạo trong công tác phòng chống lũ lụt trong tỉnh cũng như trên các lưu vực sông. Lũ lụt trên địa bản lưu vực sông Thạch Hãn đã ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Do vậy, để giảm thiểu những tổn thương do lũ gây ra cần có cách tiếp cận đa ngành trong công tác quản lý tổng hợp rủi ro thiên tai. Trong đó việc nghiên cứu đánh giá những tổn thương do lũ lụt gây ra có vai trò quan trọng để đưa ra các biện pháp giảm thiểu những thiệt hại do lũ. Cơ sở khoa học để đánh giá tổn thương do lũ sẽ được trình bày trong chương 2.
  • 21. 21 Chƣơng 2 - CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO LŨ 2.1 Phƣơng pháp Năm 2006, Villagra’n de Leo’n JC [28] đã đưa ra mối quan hệ giữa tính dễ tổn thương lũ, sự lộ diện, tính nhạy và khả năng chống chịu qua công thức; Trong khi đó UNESCO – ihe lại đưa ra một cách tính khác; Tổn thương lũ = Sự lộ diện + Tính nhạy – Khả năng phục hồi (2) Trong đó, sự lộ diện được hiểu như là các giá trị có mặt tại vị trí lũ lụt có thể xảy ra. Những giá trị này có thể là hàng hóa, cơ sở hạ tầng, di sản văn hóa, con người, nông nghiệp…hay sự lộ diện có thể được hiểu là mức độ phơi bày của tài sản, con người nằm trong vùng nguy cơ lũ. Sự lộ diện phụ thuộc vào tần suất xuất hiện con lũ, cường độ lũ và giá trị tài sản, con người có mặt tại đó. Tính nhạy được định nghĩa là các yếu tố tiếp xúc trong hệ thống, ảnh hưởng đến xác suất bị tổn hại ở những thời điểm nguy hại của lũ lụt. Tính nhạy liên quan đến các đặc tính của hệ thống, bao gồm bối cảnh xã hội của dạng thiệt hại do lũ. Đặc biệt là nhận thức và sự chuẩn bị sẵn sàng của người dân trước nguy cơ lũ, các tổ chức liên quan đến giảm nhẹ thiên tai, các biện pháp bảo vệ cộng đồng trước lũ. Khả năng phục hồi là khả năng của hệ thống chịu được những nhiễu loạn do lũ gây ra và duy trì hiệu quả các hoạt động của thành phần kinh tế xã hội, môi trường, vật lý của hệ thống. Trong tình hình thực tế, rất khó khăn để đánh giá tính nhạy cảm, khả năng phục hồi và khả năng đối phó một cách riêng biệt cho các cộng đồng, do vậy những khía cạnh đó có thể được kết hợp thành khả năng chống chịu, khi đó tổn thương lũ có thể tính như sau: (1)
  • 22. 22 Tổn thương = Sự lộ diện – Khả năng chống chịu (3) Nếu như sự lộ diện thể hiện sự phơi bày của tài sản, con người trước nguy cơ lũ thì khả năng chống chịu lại đặc trưng cho các biện pháp mà con người sử dụng trước thiên tai nhằm chống lại những thương tổn do lũ gây ra. Khả năng chống chịu phụ thuộc vào sự nhận thức của cộng đồng, các biện pháp phòng chống lũ, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, công tác cảnh báo lũ, sự phục hồi sau lũ. Dựa trên công thức (3) tác giả đã xây dựng khung tính toán tính tổn thương lũ (hình 4). Hình 4. Các bước xác định tính tổn thương lũ Qua hình 4, để xây dựng được bản đồ tổn thương lũ cần xác định đựơc sự phơi bày của các đối tượng trước lũ và khả năng chống chịu của cộng đồng. Trong đó sự phơi bày của các đối tượng trước lũ được thành lập dựa trên bản đồ nguy cơ lũ và bản đồ sử dụng đất. Ở đây bản đồ nguy cơ lũ được tích hợp dựa trên ba bản đồ; bản đồ độ sâu ngập, bản đồ thời gian ngập, bản đồ vận tốc đỉnh lũ. Các bản đồ
  • 23. 23 này là kết quả đầu ra của mô hình thủy lực, cụ thể là mô hình thủy lực Mike Flood đã được sử dụng để xây dụng bản đồ nguy cơ lũ. 2.2 Xây dựng bản đồ nguy cơ lũ Bản đồ nguy cơ lũ có thể được đánh giá thông qua các chỉ số cơ bản như bản đồ ngập lụt, thời đoạn lũ, vận tốc lũ, xung lượng lũ (là tích của mực nước lũ và vận tốc lũ), vật liệu trong dòng lũ (trầm tích, muối, các chất hóa học, nước thải và đất đá) vv…Trong các yếu tố đó thì độ sâu ngập lụt, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập lụt đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các thiệt hại về lũ. Sự tích hợp giữa độ sâu ngập và vận tốc đỉnh lũ thể hiện khả năng phá hủy các đối tượng trên vùng mà lũ đi qua, ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng như nhà cửa, các công trình, tính mạng của người dân và sức khỏe của cộng đồng. Thời đoạn lũ hay thời gian ngập lụt lại ảnh hưởng gián tiếp đến sự phá hủy như làm ngập úng hoa màu, gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội, gây ô nhiễm, bệnh dịch vv… Để đánh giá được nguy cơ lũ trong vùng nghiên cứu luận văn đã sử dụng bộ mô hình MIKE FLOOD để mô phỏng lại các trận lũ trong lịch sử để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình và qua đó mô phỏng cho trận lũ với tần suất 1% . Dựa trên phương pháp chồng xếp bản đồ độ sâu ngập, vận tốc lũ, thời gian ngập (kết quả đầu ra của mô hình MIKE FLOOD) theo trọng số luận văn đã xây dựng bản đồ nguy cơ lũ ứng với tần suất lũ 1%. 2.2.1 Giới thiệu về mô hình MIKE FLOOD Mô hình MIKE FLOOD được phát triển bởi Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) thực chất là phần mềm liên kết giữa mô hình MIKE 11 và MIKE 21 đã được xây dựng trước đó. Mô hình MIKE FLOOD thực hiện các kết nối giữa mô hình MIKE 11 (tính toán thủy lực mạng sông 1 chiều) với mô hình MIKE 21 (mô phỏng dòng chảy nước nông 2 chiều theo phương ngang) bằng 4 loại kết nối [1,5]: a) kết nối tiêu chuẩn: sử dụng khi một nhánh sông một chiều đổ trực tiếp vào vùng ngập 2 chiều; b) kết nối bên: sử dụng khi một nhánh sông nằm kề vùng ngập, và khi mực nước trong sông cao hơn cao trình bờ thì sẽ kết nối với ô lưới tương ứng của mô hình 2
  • 24. 24 chiều; c) kết nối công trình (ẩn): sử dụng các dạng liên kết qua công trình; và d) kết nối khô (zero flow link): là kết nối không cho dòng chảy tràn qua. Bộ mô hình này có thể tích hợp nhiều mô đun khác nhau, nhưng trong khuôn khổ luận văn chỉ sử dụng mô đun RR (mô hình mưa-dòng chảy NAM) để tạo dòng chảy biên đầu vào cho mô hình thủy lực mạng sông (HD) kết hợp với mô hình thủy lực 2 chiều MIKE 21. Giới thiệu và mô tả chi tiết về mô hình MIKE FLOOD và các khả năng ứng dụng của mô hình có thể dễ dàng tìm thấy trong các tài liệu và nghiên cứu gần đây [1,4]. 2.2.2 Xây dựng mạng lưới thủy lực cho vùng nghiên cứu Vùng hạ lưu sông Thạch Hãn có chế độ thủy văn phức tạp, chịu sự chi phối của cả hệ thống sông Bến Hải (qua sông Cách Hòm) và Ô Lâu (qua sông Vĩnh Định). Ngoài ra, hiện tượng ngập lụt trong khu vực còn chịu ảnh hưởng bởi mưa nội đồng do vùng nghiên cứu có dải cát ven biển, các dải cát này chạy dọc từ Cửa Việt đến bãi biển Mỹ Thuỷ có vai trò như một tuyến đê, do đó vùng đồng bằng phía trong có dạng thung lũng sâu kẹp giữa các giải đồi thấp và các cồn cát ven dẫn tới vùng này thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập lụt khi có mưa lớn. Tuy nhiên, trong mùa mưa lũ đặc biệt trong các trận lũ lớn, chế độ dòng chảy hạ lưu sông Thạch Hãn lại chịu ảnh hưởng bởi chế độ lũ của hệ thống sông Bến Hải do có sông Cánh Hòm kết nối giữa 2 hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải. Thực tế hai đầu sông Cánh Hòm có các cống Xuân Hòa và Mai Xá để điều tiết quá trình trao đổi dòng chảy giữa hạ lưu 2 hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải nhưng chủ yếu các cống chỉ hoạt động điều tiết trong mùa hạn nhằm ngăn mặn giữ ngọt phục vụ nông nghiệp, và mở hoàn toàn trong mùa lũ. Do đó, khi lũ trên sông Thạch Hãn lớn hơn lũ trên sông Bến Hải, một phần dòng chảy sẽ được chuyển qua sông Cánh Hòm và ngược lại. Còn sự trao đổi nước giữa lưu vực sông Thạch Hãn và Ô Lâu thông qua sông Vĩnh Định và đập tràn An Tiêm trên sông Vĩnh Định. Đập tràn này có nhiệm vụ phân lũ từ sông Thạch Hãn trong mùa lũ chính vụ sang sông Vĩnh Định để bảo vệ kênh chính Thạch Hãn, không cho lũ hè thu và tiểu mãn từ sông
  • 25. 25 Thạch Hãn đổ vào sông Vĩnh Định để bảo vệ sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng Nam Thạch Hãn . Vì vậy để có bức tranh tổng thể về hiện tượng ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn thì mô hình thủy lực được mở rộng để mô phỏng dòng chảy lũ đồng thời trên cả 3 hệ thống sông: sông Bến Hải, sông Thạ Ô Lâu [1]. 2.2.2.1 Mạng lưới thủy văn và sơ đồ mạng thủy lực 1 chiều (1D) , tác giả , chủ : - Lương. - . - 31,8 km. Ngoài ra còn có sông Thác Ma được tính toán từ trạm thủy văn Hải Sơn đến điểm gia nhập vào sông Ô Lâu với chiều dài 4.08km.
  • 26. 26 5. Sơ đồ tính toán thủy lực trên 3 lưu vự
  • 27. 27 Hình 6. Mặt cắt điểm hình của sông Cam Lộ Hình 7. Mặt cắt điểm hình của sông Thạch Hãn
  • 28. 28 - Nối kết giữa hệ thố 16,1 km. Sông Vĩnh Định nối từ cống Việ ộc xã Triệu An chảy qua các huyện Triệu Phong, Hải Lăng rồi nhập với hệ thống sông Ô Lâu trước khi đổ ra biể 37,6 km. ợc thiết lập với 140 mặt cắt, 398 nút tính toán với sơ đồ rút gọn biểu diễn trong hình 5, mặt cắt điểm trình như trên hình 6-7. 6 biên lưu lượng phía trên bao gồm: Cầu Sa Lung, Gia Vòng, Cam Tuyền, Dakrông, Hải Sơn, Phò Trạch và 3 biên mực nước ở phía dưới tại Cửa Tùng, Cửa Việt, Cửa Lác. Căn cứ số liệu quan trắc, trong số các biên trên duy nhất có Gia Vòng lấy giá trị thực đo lưu lượng, các biên trên còn lại cũng như các biên gia nhập khu giữa bắt buộc sử dụng tài liệu dòng chảy tính toán từ mưa bằng mô hình thủy văn NAM (hình 8). Các mô tả về áp dụng mô hình NAM cho khu vực có thể tham khảo trong một số các công trình nghiên cứu [1,5]. 8. ậ
  • 29. 29 Biên dưới là mực nước, khi hiệu chỉnh và kiểm định với các số liệu quá khứ, sử dụng mực nước thực đo tại trạm Cửa Việt (cách cửa sông 4 km). Với các biên còn lại mạng thủy lực 1 chiều kéo đến sát cửa và do vậy có thể sử dụng mực nước thủy triều thiên văn. 2.2.3 Mạng thủy lực kết nối 1 chiều và 2 chiều a) Thiết lập miền tính hai chiều (2D) trong MIKE 21 Để đảm bảo được thời gian tính toán cho mô hình và miền tính toán 2 chiều có thể bao quát được các trận lũ có tần suất lớn, đã tiến hành xác định miền tính toán 2D dựa trên việc mở rộng vùng ngập lụt trên cơ sở bản đồ ngập lụt năm 1999 do UNDP xây dựng vào năm 2004 (hình 9). Hình 9. Giới hạn vùng tính toán 2 chiều
  • 30. 30 Từ bản đồ số hóa tỷ lệ 1/10.000 đã trích xuất các điểm cao độ được nhập trực tiếp vào mô hình MIKE 21. Lưới phần tử hữu hạn được sử dụng để rời rạc hóa khu vực nghiên cứu. Trên khu vực bằng phẳng là đồng ruộng thì kích thước các ô lưới được chọn với các cạnh tam giác có chiều dài khoảng 150 ~ 200m. Nhằm thể hiện được ảnh hưởng của các đối tượng là hệ thống đường giao thông, kênh tưới nổi, đê bối... các ô lưới lân cận, các đối tượng này được chia nhỏ hơn (khoảng 30 ~ 40m) như minh họa trên hình 10. Tóm lại, toàn bộ vùng nghiên cứu hai chiều được rời rạc hóa thành 78234 ô lưới với 39772 nút. Hình 10. Chia lưới tại khu vực nghiên cứu b) Các biên của miền tính hai chiều Nguyên nhân ngập lụt vùng ngập lũ là do lượng nước từ thượng nguồn dồn về trên hệ thống các sông chính (được mô phỏng trong mô hình 1 chiều), do mưa nội đồng trên bề mặt miền tính 2 chiều (được tính trực tiếp thông qua đưa mưa vào trong mô hình 2 chiều), ngoài ra lượng nước trên các sông nhánh chảy vào vùng ngập lũ cũng góp phần đáng kể. Các lượng nước trên các sông nhánh gia nhập vào vùng ngập lũ được đưa vào trong mô hình tính toán dưới dạng biên lưu lượng của mô hình 2 chiều, vị trí các biên này được thể hiện trên hình 11.
  • 31. 31 c) Kết nối 1-2 chiều Việc kết nối giữa mô hình 1 – 2 chiều trong mô hình MIKE FLOOD nhằm tạo ra sự trao đổi nước trong sông và trên bãi ngập lũ thông qua các liên kết giữa mô hình MIKE 11 và mô hình MIKE 21. Khi mực nước trong sông lên cao vượt quá cao trình bờ sông thì dòng chảy tính toán từ mô hình MIKE 11 đóng vai trò là nguồn cung cấp nước cho mô hình MIKE 21 tại ô lưới liên kết với mô hình 1 chiều trên sông. Ngược lại, khi mực nước trong sông thấp hơn mực nước trên bãi ngập lũ thì dòng chảy tính toán từ mô hình MIKE 21 trở thành nguồn cấp nước cho mô hình MIKE 11. Hình 11. Vị trí tương đối các biên trong mô hình 2 chiều Cụ thể, trong mạng thủy lực 1D đã xây dựng ở trên thì việc kết nối với mô hình MIKE 21 chủ yếu là kết nối bên. Ngoài ra còn có kết nối của các cống, bản ngầm qua các đường giao thông và đường sắt, các cống này có ảnh hưởng tới việc thoát lũ trên lưu vực. Các kết nối này được thể hiện trên hình 12 và bảng 1.
  • 32. 32 Bảng 1. Lựa chọn kết nối trong mô hình MIKE FLOOD Loại kết nối Mô đun kết nối Tên sông Bờ sông kết nối Số ô lƣới Mike 21 kết nối trong MikeFlood Lateral HD only Sa Lung trái 56 Lateral HD only Sa Lung phải 53 Lateral HD only Bến Hải trái 221 Lateral HD only Bến Hải phải 226 Lateral HD only Cánh Hòm trái 150 Lateral HD only Cánh Hòm phải 150 Lateral HD only Cam Lộ trái 134 Lateral HD only Cam Lộ phải 134 Lateral HD only Thạch Hãn trái 303 Lateral HD only Thạch Hãn phải 290 Lateral HD only Vĩnh Định trái 179 Lateral HD only Vĩnh Định phải 179 Lateral HD only Ô Giang trái 58 Lateral HD only Ô Giang phải 58 Lateral HD only Ô Lâu trái 153 Lateral HD only Ô Lâu phải 153 Lateral HD only Thác Ma trái 23 Lateral HD only Thác Ma phải 23
  • 33. 33 12. - 2.3 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều Mô hình thủy lực kết nối 1-2 chiều đã xây dựng ở trên được hiệu chỉnh và kiểm định với 2 trận lũ lớn. Các trận lũ được lựa chọn là các trận lũ điển hình, gây ngập lụt trên diện rộng, và cần có đầy đủ số liệu quan trắc, đặc biệt là các số liệu mưa quan trắc và tài liệu khảo sát vết lũ cũng như độ sâu và diện ngập lụt. Trận lũ từ 1h ngày 5/10 đến 23h ngày 13/10/2005 được sử dụng cho hiệu chỉnh, và trận lũ lịch sử từ 1h ngày 1/11 đến 23h 11/11/1999 sử dụng để kiểm định mô hình. Các số liệu đầu vào là mưa tại các trạm Gia Vòng (1999, 2005), Thạch Hãn (1999, 2005), Đông Hà (2005), Cửa Việt (2005), mực nước quan trắc tại trạm Cửa Việt và triều thiên văn tại cửa sông. Số liệu kiểm chứng là mực nước thực đo tại các trạm Thạch Hãn (1999, 2005), Đông Hà (1999, 2005), số liệu mực nước lũ sông Bến Hải (2005), số liệu điều độ sâu ngập lụt và diện tích ngập lụt (1999).
  • 34. 34 a) Hiệu chỉnh Trận lũ từ ngày 06 đến 09/10/2005 là trận lũ lịch sử, đã gây ngập lụt trên diện rộ ờ lớn nhất đạt 96mm trong 1 giờ, trong 12 giờ ạ - 1,5-4m Kết quả so sánh mực nước tính toán và thực đo tại trạm Thạch Hãn và Đông Hà biểu diễn trên hình13 với chỉ tiêu Nash đạt loại tốt (trên 90%). Trong khi so sánh số liệu vết lũ giữa tính toán và thực đo trên hình 14 cho thấy mô hình đã mô phỏng tương đối tốt mực nước lũ với hệ số tương quan đạt 0.91. b) Kiểm định Sử dụng mô hình với bộ thông số đã hiệu chỉnh ở trên để chạy cho trận lũ tháng 11năm 1999, kết quả tính toán mực nước tại trạm Thạch Hãn và Đông Hà được so sánh với số liệu quan trắc như trên hình 15. Dễ nhận thấy kết quả mô phỏng tương đối phù hợp thực đo, đặc biệt là giá trị đỉnh lũ. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ có sai khác, tuy nhiên mục đích của mô hình kết nối 1-2 chiều là xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với đỉnh lũ nên sai số về thời gian như trên có thể được bỏ qua. Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp giữa tính toán và thực đo Nash đạt loại tốt (trên 90%). Thạch Hãn Đông Hà Hình 13. Quá trình mực nước tính toán và thực đo trận lũ 10/2005 Trạm Thạch Hãn (R2 = 98.65%) -1 0 1 2 3 4 5 6 10/5/05 10/6/05 10/8/05 10/9/05 10/11/05 10/12/05 10/14/05 Thời gian (h) Mực nƣớc (m) Thực đo Tính toán
  • 35. 35 Bên cạnh số liệu quan trắc mực nước đỉnh lũ, số liệu khảo sát về độ sâu ngập lụt đã được sử dụng để kiểm định mô hình. Số liệu điều tra độ sâu ngập trích xuất trực tiếp từ bộ số liệu của dự án UNDP thực hiện năm 2004 cho trận lũ lịch sử năm 1999. Đây là bộ số liệu trên nền GIS thể hiện giá trị đo đạc độ sâu ngập lụt tối đa tại các điểm khảo sát, tuy nhiên giá trị tính toán của mô hình là giá trị độ sâu ngập lụt trung bình trong từng ô lưới với nền địa hình đã được trung bình hóa cho toàn bộ ô lưới tính toán. Do vậy, nhằm đảm bảo tính tương thích khi so sánh, số liệu khảo sát Hình 14. So sánh vết lũ tính toán và thực đo trên lưu vực sông Bến Hải với trận lũ tháng 10/2005 Thạch Hãn Đông Hà Hình 15. Quá trình mực nước tính toán và thực đo trận lũ năm 1999 So sánhmực nƣớc tínhtoánvà khảo sát 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10111213141516171819202122232425262728293031323334353637383940 Điểm khảo sát H(m) Zkhao sat Ztinhtoan Đƣờng tƣơng quan mực nƣớc tính toán và khảo sát R2 = 0.9121 2 3 4 5 6 7 2 3 4 5 6 7 8 Khảo sát (m) Tínhtoán(m)
  • 36. 36 được chồng lên bản đồ chia ô lưới tính toán và giá trị so sánh lấy là giá trị trung bình số học của tất cả các điểm khảo sát có trong ô lưới. Cụ thể, kết quả được biểu diễn trong bảng 2 và hình 16 cho thấy sự phù hợp khá tốt giữa tính toán và thực đo. Bảng 2 Kết quả thực đo và tính toán độ sâu ngập lụt cực đại lũ năm 1999 STT Tọa độ Thực đo Tính toán Chênh lệch X Y 1 713404.58 1885572.65 3.05 3.05 -0.01 2 734328.00 1861951.73 3.09 2.93 -0.16 3 721970.62 1871116.54 2.77 2.86 0.09 4 743158.83 1845002.34 2.75 2.83 0.08 5 724820.07 1863752.19 2.55 2.66 0.10 6 715114.78 1884948.23 2.63 2.62 -0.01 7 745398.95 1845072.33 2.27 2.58 0.30 8 747574.07 1850721.74 2.62 2.55 -0.07 9 744418.34 1846832.41 2.50 2.47 -0.03 10 716180.93 1884826.45 2.40 2.41 0.00 11 727048.32 1864717.05 2.15 2.35 0.20 12 717258.41 1883620.02 2.05 2.03 -0.02 13 730815.64 1861403.75 2.13 1.97 -0.16 14 717801.49 1882607.29 1.94 1.93 -0.01 15 733008.69 1865557.13 1.94 1.83 -0.11 16 750568.97 1850070.46 1.25 1.80 0.55 17 722117.10 1877394.67 1.66 1.65 -0.02 18 727424.36 1869370.55 1.50 1.63 0.13 19 720821.67 1879008.19 1.52 1.37 -0.15 20 730069.64 1871115.28 0.95 1.14 0.19 21 724513.34 1882412.87 0.65 0.22 -0.43
  • 37. 37 Nhằm tăng thêm độ tin cậy của mô hình thủy lực kết nối đã xây dựng, tác giả tiếp tục kiểm định mô hình với số liệu thống kê về diện tích ngập lụt tối đa theo các đơn vị hành chính, với số liệu do dự án UNDP cung cấp. Phân bố độ sâu ngập lụt được biểu diễn trong hình 17. Có thể thấy về mặt định tính, phân bố tính toán bằng mô hình có nhiều nét tương đồng với bản đồ ngập lụt theo số liệu điều tra khảo sát. So sánh định lượng (hình 18 và 19) cho thấy có tương quan giữa số liệu tính toán bằng mô hình và bản đồ đã xây dựng trước đây. Hình 16. Độ sâu ngập lụt cực đại tính toán và khảo sát trận lũ năm 1999 Hình 17. So sánh diện ngập tính toán và diện ngập thống kê năm 1999 So sánh độ sâu ngập tính toán và kết quả điều tra vết lũ 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 Số điểm khảo sát Độsâungập(m) Thực đo Tính toán Đường tương quan độ sâu ngập tính toán và khảo sát R2 = 0.9185 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 Khảo sát (m) Tínhtoán(m)
  • 38. 38 Thông qua việc hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực với 2 trận lũ lớn đã thu được, mạng thủy lực cùng các điều kiện về địa hình, bộ thông số độ nhám đảm bảo độ tin cậy để tính toán mô phỏng lũ thiết kế cũng như với các kích bản trong các giai đoạn tiếp theo. Hình 18. So sánh diện tích ngập thống kê và tính toán theo các xã năm 1999 Hình 19. Tương quan diện ngập tính toán và diện ngập thống kê năm 1999 Diện tích ngập thống kê và tính toán R2=57.3% 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 31 34 37 40 Số tứ tự các xã Diệntích(ha) Thống kê Tính toán Phần trăm diện tích ngập theo thống kê và tính toán R2= 69.3% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 Số thứ tự Phầntrăm(%) Thống kê Tínhtoán Đường tương quan diện tích ngập thống kê và khảo sát R2 = 0.6242 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 0 500 1000 1500 2000 2500 Diện tích ngập thống kê (ha) Diệntíchngậptínhtoán (ha) Đường tương quan phần trăm diện tích ngập thống kê và tính toán R2 =0.7602 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 20 40 60 80 100 Thốngkê(%) Tínhtoán(%)
  • 39. 39 2.4 Xây dựng bản đồ nguy cơ với các tần suất 1% Dựa trên bộ thông số của mô hình đã được hiệu chỉnh và kiểm định với các trận lũ lớn năm 2005 và năm 1999 tiến hành xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các tần suất 1%, với số liệu đầu vào của mô hình được tính từ mưa thiết kế thông qua mô hình mưa dòng chảy NAM. Các kết quả mô phỏng và xây dựng bản đồ ngập lụt, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập lụt được thể hiện trên các hình 20 đến hình 22. Hình 20. Bản đồ độ sâu ngập lụt ứng với tần suất 1%
  • 40. 40 Trên hình 18 có thể thấy, diện ngập tập trung chủ yếu tại vùng hạ lưu của lưu vực cụ thể là: vùng tả ngạn sông Hiếu (phía Đông quốc lộ 1A), ngập 3.000ha, ngập sâu từ 3-4m. Vùng tả ngạn sông Thạch Hãn, từ thành Quảng Trị đến ngã ba sông Cam Lộ (nằm giữa đường sắt và sông, rộng 1,5-3km), diện ngập là 3.000- 4.000ha, sâu 1- 2,5m. Vùng hữu ngạn sông Thạch Hãn, từ Cửa Việt ở phía Bắc đến tuyến đê Hải Lăng ở phía Nam (nằm giữa sông và tuyến kênh N3 - N6), là vùng kinh tế trù phú nhất của tỉnh Quảng Trị, nhưng trũng nhất: diện tích bị ngập trên 12.000ha, sâu từ 2-2,5m tại thành cổ Quảng Trị, từ 3-4,0m ở Triệu Long, Triệu Hòa, Triệu Đông và từ 4-6m ở Triệu Độ và Triệu Đại. Hình 21. Bản đồ vận tốc đỉnh lũ với tần suất 1%
  • 41. 41 Với vùng tả ngạn sông Cam Lộ và vùng tả ngạn sông Thạch Hãn, khi lũ xuống thì nước tiêu úng nhanh chóng theo độ dốc mặt ruộng ra sông. Đối với vùng hữu ngạn sông Thạch Hãn, có 2 đường tiêu thoát ra biển theo 2 nhánh của sông Vĩnh Định: một hướng ra Cửa Việt, một hướng về phía Phá Tam Giang. Khu vực ngã 3 sông Cam Lô với sông Thạch Hãn là nơi có vận tốc đỉnh lũ lớn nhất khoảng 1 – 3m/s. Các nơi khác thì vận tốc đỉnh lũ khoảng 0.2 – 0.5 m/s. Hình 22. Bản đồ thời gian ngập với tần suất 1%
  • 42. 42 Với trận lũ có tấn suất là 1% thì thời gian ngập lụt kéo dài từ 3 – 6 ngày tại các xã Triệu Đông, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Hòa, Triệu Tài, Triệu Thượng tại huyện Triệu Phong và các xã Gio Mai, Gio Thành, Gio Quang của huyện Gio Linh. Các nơi khác thời gian ngập lụt kéo dài từ 1- 3 ngày. Các mối nguy hiểm trong lũ bao gồm: độ sâu ngập lụt, vận tốc dòng lũ, thời gian ngập lụt được tích hợp trong bản đồ nguy cơ lũ dựa trên phương pháp chồng xếp bản đồ theo trọng số. Các trọng số được kế thừa trong nghiên của Mai Dang (2010) [10] được thể hiện trong bảng 3. Bảng 3. Trọng số của các yếu tố tạo lên nguy cơ lũ Cấp độ Độ sâu ngập Thời gian ngập Vận tốc đỉnh lũ Trọng số 0.0974 0.5695 0.3331 (m) Trọng số (days) Trọng số (m/s) Trọng số 1 0.5 0.0282 1 0.0425 0.0–1.0 0.0286 2 0.5–1.2 0.0596 1–5 0.0853 1.0–2.0 0.0633 3 1.2–2.0 0.1588 5–10 0.2241 2.0–3.8 0.1174 4 2.0–3.0 0.2744 >10 0.6482 3.8–5.8 0.2344 5 >3.0 0.4800 >5.8 0.5563 Trong đó, thời gian ngập lụt có trọng số 0.5695 là nhân tố chủ yếu trong việc xác định nguy cơ lũ do gây ra ứ đọng nước làm ngập úng hoa màu, chết vật nuôi và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội. Độ sâu ngập có trọng số là 0.0974, còn vận tốc lũ có trọng số là 0.3332 đóng vai trò quan trọng thứ 2 trong nguy cơ lũ bởi với vận tốc dòng lũ lớn sẽ quấn trôi các vật liệu như đất đá, cây cối, nhà cửa, các công trình gây nguy hiểm cho người và thiệt hại lớn về kinh tế. Kết quả bản đồ nguy cơ lũ được thể hiện trên hình 23.
  • 43. 43 Hình 23. Bản đồ nguy cơ lũ với tần suất 1% Dựa trên trọng số của phương pháp tích hợp bản đồ, luận văn đã chia mức độ nguy cơ lũ thành 5 mức theo thứ tự từ: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao. Trên bản đồ nguy cơ lũ (hình 21) có thể thấy các xã Cam An, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu Hòa là những nơi có mức nguy cơ lũ cao nhất, bởi đây là những nơi có vận tốc dòng lũ lớn và có thời gian ngập lụt kéo dài, do đó những nơi này có thể sẽ là nơi nguy
  • 44. 44 hiểm nhất đối với người và của. Tuy nhiên mức độ tổn thương do lũ tại các vùng này có thể sẽ ở mức thấp nếu như khả năng chống chịu của họ tốt. Để đánh giá được khả năng chống chịu của cộng đồng thì ngoài việc phân tích các số liệu dân số, kinh tế, tác giả còn tiến hành điều tra khảo sát thực địa tại vùng nghiên cứu và được trình bày chi tiết trong chương 3.
  • 45. 45 Chƣơng 3 - ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG DO LŨ GÂY RA TRÊN HẠ LƢU LƢU VỰC SÔNG THẠCH HÃN TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1 Điều tra khả năng chống chịu của cộng đồng Khả năng chống chịu hay khả năng thích nghi thể hiện qua các giải pháp mà con người sử dụng trước, trong hoặc sau thiên tai để đối phó với các hậu quả bất lợi và là một hàm của các yếu tố xã hội [28]. Để định lượng hóa được khả năng chống chịu của hệ thống (hay vùng nghiên cứu) luận văn đã tiến hành phân tích số liệu kinh tế xã hội (mật độ dân số, khu dân cư tập trung, …), ngoài ra tác giả còn tiến hành khảo sát thực địa và điều tra để từ đó định tính hóa khả năng chống chịu của các cộng đồng dân trong vùng nguy cơ lũ. Cuộc điều tra được thực hiện vào đầu tháng 6 năm 2011 tại những vùng chịu ảnh hưởng nhiều của lũ lụt dựa vào bản đồ nguy cơ lũ được xây dựng cho vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn trước đó. Phiếu điều tra (hình 25) chứa 11 câu hỏi giải quyết các vấn đề sau: khả năng nhận thức của người dân với lũ lụt, công tác cảnh báo lũ, các biện pháp phòng ngừa, khả năng phục hồi của các hộ gia đình sau lũ, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng đối với các hộ gia đình. Sự nhận thức của người dân về lũ lụt được thể hiện qua công tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó với lũ và lường trước được những nguy hại mà lũ có thể gây ra. Sự nhận thức này có được thông qua công tác tuyên truyền của các cơ quan chức năng, các tổ chức và kinh nghiệm của người dân. Trong đó, kinh nghiệm của người dân trong vùng nguy cơ lũ đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công trong công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai. Vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn là nơi thường xuyên xảy ra lũ lụt do đó sự nhận thức, chuẩn bị đối phó với lũ thường niên của người dân ở đây là khá tốt, họ chủ động thu hoạch lúa và hoa màu trước khi mùa lũ đến, trong 32 người được hỏi thì có 24 người cho biết trong gia đình họ có gác xép để chứa lương thực và đồ dùng khi lũ đến. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau giữa các cộng đồng dân cư sống vùng ven sông hay vùng trũng nơi thường xuyên
  • 46. 46 xảy ra ngập lụt với cộng đồng dân cư sống ở vùng cao ít bị ảnh hưởng bởi lũ, những cộng đồng dân cư vùng cao này thường chủ quan hơn trong công tác phòng tránh lũ lụt. Hình 24. Hình ảnh điều tra vết lũ tại vùng nghiên cứu
  • 47. 47 Hình 25. Bảng câu hỏi điều tra khả năng chống chịu lũ
  • 48. 48 Bảng 4. Định lượng hóa các phương án trả lời của phiếu điều tra Nhóm câu hỏi về xã hội Nhóm câu hỏi về kinh tế Tổng Mức độ chống chịuCâu Phiếu 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 1 1 1 0 1 1 2 1 0 0 1 2 10 Trung bình 2 0 1 0 1 1 1 0 0 3 3 1 11 cao 3 1 1 0 1 1 0 2 0 1 1 1 9 Trung bình 4 1 1 0 1 1 1 1 0 0 0 2 8 Thấp 5 2 1 0 1 1 0 2 0 1 0 1 9 Trung bình 6 0 1 0 2 0 0 1 1 0 2 0 7 Thấp 7 1 1 1 0 1 1 1 0 0 0 2 8 Thấp 8 2 1 2 0 1 1 1 0 1 1 2 12 Rất cao 9 1 1 0 0 1 2 2 0 1 0 1 9 Trung bình 10 0 1 0 0 1 1 0 1 2 1 0 7 Thấp 11 2 1 1 1 1 1 1 0 0 0 1 9 Trung bình 12 2 1 2 0 1 1 0 0 0 0 1 8 Thấp 13 2 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 8 Thấp 14 1 1 0 1 1 1 2 0 0 0 1 8 Thấp 15 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 1 6 Rất thấp 16 1 1 0 1 1 0 0 0 2 0 1 7 thấp 17 2 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 8 Thấp 18 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp 19 2 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 8 Thấp 20 2 1 0 1 1 1 1 0 1 0 1 9 Trung bình 21 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 7 Thấp 22 1 1 0 0 1 1 1 0 2 3 0 10 Trung bình 23 2 1 0 1 1 1 1 0 0 0 1 8 Thấp 24 2 1 0 1 1 0 1 0 0 0 1 7 Thấp 25 1 1 1 0 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp 26 1 1 0 1 1 0 1 0 1 3 1 10 Trung bình 27 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp 28 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp 29 1 1 0 1 1 0 1 0 0 0 1 6 Rất thấp 30 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp 31 1 1 0 1 1 0 1 0 0 3 1 9 Trung bình 32 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 8 Thấp
  • 49. 49 Hình 26. Bản đồ thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng Công tác cảnh báo lũ ở địa phương có vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thể hiện qua thời gian, mức độ chính xác của bản tin dự báo và công tác tuyên truyền đến người dân trong vùng nguy cơ lũ. Công tác cảnh báo lũ trên điạ bàn tỉnh Quảng Trị được người dân đánh giá cao, hầu hết mọi người dân đều nhận
  • 50. 50 được cảnh báo khi có lũ qua các phương tiện truyền thông như tivi, đài, loa phát thanh và thông báo từ các cán bộ tại địa phương. Các biện pháp phòng tránh lũ lụt trên địa bàn cũng được địa phương rất chú trọng nhằm giảm những thiệt hại do lũ lụt gây ra. Bao gồm cả biện pháp công trình và phi công trình như; đối với các cơ quan chức năng thì họ nhận định sớm tình hình lũ lụt trên địa bàn để đưa ra các biện pháp ứng phó như thông báo cho người dân thu hoạch hoa màu trước thời vụ khi lũ lụt có thể xảy ra, chủ động các biện pháp ứng phó khẩn cấp khi cần thiết, còn với người dân thì họ chủ động dự trữ lương thực, đưa thóc lúa, vật nuôi lên vùng cao để tránh lũ. Các biện pháp công trình như nâng cao nền đường, xây dựng nhà tránh bão – lũ ở vùng trũng, hỗ trợ người dân xây dựng nhà tránh bão – lũ cũng được địa phương tiến hành đồng bộ và thường xuyên, góp phần đáng kể vào công tác giảm nhẹ thiên tai do bão lũ trên địa bàn. Nếu như các công tác cảnh báo lũ, các biện pháp phòng tránh lũ được thực hiện trước khi lũ lụt xảy ra thì các biện pháp cứu trợ, hỗ trợ người dân lại được thực hiện trong và sau khi lũ xảy ra. Khi khảo sátvề sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong khi xảy ra lũ thì hầu hết người được phỏng vấn đều trả lời sự hỗ trợ chỉ dừng lại ở mức rất ít, nhiều khi còn chậm trễ, có khi lũ qua đựơc vài ba ngày họ mới nhận được mỳ tôm và đồ dùng thiết yếu. Còn sau lũ, những hộ gia đình bị thiệt hại đều nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, tuy nhiên sự hỗ trợ này theo một số người được phỏng vấn là chưa hợp lý bởi theo chính sách của địa phương thì những gia đình thuộc hộ nghèo sẽ được hỗ trợ nhiều hơn những hộ không nghèo, nhưng những hộ nghèo lại bị thiệt hại do lũ ít hơn do họ có ít cái để mất hơn so với cái hộ gia đình khác. Hầu hết người dân nằm trong vùng nguy cơ đều sống dựa vào nông nghiệp do đó những tồn thương do lũ gây ra đối với họ là rất lớn, họ phải mất 4-5 tháng mới khôi phục lại hoạt động sản xuất như bình thường. Dựa trên số liệu của đợt điều tra, đã tiến hành phân loại, định lượng hóa các vấn đề thông qua việc “ gán giá trị” cho các phương án trả lời theo các cấp độ từ thấp đến cao (bảng 4). Tổng số điểm của mỗi phiếu được định tính hóa theo mức độ từ rất thấp đến rất cao và được bản đồ hóa theo đơn vị hành chính cấp xã (hình 26).
  • 51. 51 3.2 Thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng do lũ gây ra vùng hạ lƣu lƣu vực sông Bến Hải, Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị Trong nghiên cứu này, bản đồ tổn thương lũ được xây dựng dựa trên các bản đồ: sự lộ diện các đối tượng trước lũ, nguy cơ lũ và sử dụng đất. Từ bản đồ sử dụng đất được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tinh Quảng Trị năm 2010 với hơn 70 loại đất khác nhau, tác giả đã phân loại và nhóm thành 6 loại: đất trống, đất rừng, đất nông nghiệp, đất nhà ở nông thôn, đất ở đô thị và đất công cộng (hình 7). Hình 27. Bản đồ sử dụng đất tại vùng nghiên cứu
  • 52. 52 Mức độ tổn thương của lũ lụt với các nhóm sử dụng đất cho thấy: nhóm đất sử dụng các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, nhà chống bão lũ, các khu hành chính, đường giao thông vv… là những nơi dễ bị tổn thương nhất bởi đây là nơi tập trung nhiều dân cư đến tránh lũ và là trung tâm của các hoạt động cứu trợ. Nếu như đường giao thông, nơi tập trung dân cư bị ngập thì người dân sẽ bị cô lập dẫn đến tổn thương do lũ sẽ tăng lên rất nhiều. Nhóm đất nhà ở đô thị và nông thôn ít bị tổn thương hơn so với đất công cộng những vẫn ở mức cao và trung bình do nhà ở của người dân là nơi tập trung tài sản của cả gia đình bao gồm cả lương thực, vật nuôi và các thiệt bị dân dụng khác và khi bị ngập lụt thì những nhà ở đô thị bị thiệt hại nhiều hơn những nhà ở nông thôn do họ có nhiều tài sản hơn. Người dân trong vùng nghiên cứu hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn chủ yếu làm nông nghiệp và cây lúa là nguồn lương thực, thu nhập chính của người dân. Khi lúa và hoa màu bị ngập úng sẽ gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người dân. Họ phải đợi đến mùa vụ sau mới khôi phục lại được hoạt động sản xuất của mình. Tuy nhiên, sức chịu đựng với lũ lụt của lúa và hoa màu lại kém hơn các cây trông công nghiệp khác, do đó mức độ tổn thương của lúa và hoa màu trong lũ cao hơn so với cây công nghiệp. Còn những nơi đất trống hay sông ngòi là những nơi ít bị tổn thương nhất đối với lũ. Dựa trên các nhóm sử dụng đất khác nhau luận văn đã chia ra mức độ tổn thương cho từng nhóm đất được thể hiện trong bảng 5. Bảng 5. Tính dễ tổn thương của nhóm sử dụng đất Nhóm sử dụng đất Tính dễ tổn thương Đất công cộng Rất cao Đất ở đô thị Cao Đất ở nông thôn Trung bình Đất nông nghiệp Thấp Đất rừng và cây công nghiệp Rất thấp Đất trống và sông ngòi Không bị tổn thương
  • 53. 53 Bảng 6. Ma trận tính toán sự lộ diện các đối tượng trước lũ Giátrịkinhtế-xãhội Rất cao (5) 6 7 8 9 10 10 Rất cao Cao (4) 5 6 7 8 9 8-9 Cao Trung bình (3) 4 5 6 7 8 6-7 Trung bình Thấp (2) 3 4 5 6 7 4-5 Thấp Rất thấp (1) 2 3 4 5 6 2-3 Rất thấp + Rất thấp (1) Thấp (2) Trung bình (3) Cao (4) Rất cao (5) Mức Mức nguy cơ lũ Độ lộ diện Mức độ tổn thương của một đối tượng trước lũ tại một vị trí nhất định không chỉ phụ thuộc vào giá trị của đối tượng tại nơi đó mà còn phụ thuộc vào mức độ ngập lụt, vận tốc dòng lũ, thời gian ngập lụt, nên việc kết hợp giữa bản đồ sử dụng đất và bản đồ nguy cơ lũ cho ta bản đồ sự lộ diện thể hiện sự phơi bày của các đối tượng trước lũ. Phương pháp chồng xếp bản đồ theo ma trận được sử dụng để kết hợp bản đồ sử dụng đất và bản đồ nguy cơ lũ (bảng 6), bản đồ sự lộ diện của các đối tượng trước lũ được thể hiện trong hình 28. Nếu như những nơi tập trung đông dân cư và những vùng có giá trị kinh tế lớn nằm trong vùng có mức độ nguy cơ lũ cao thì các vùng đó có mức độ lộ diện cao. Ngược lại, những nơi có mức độ nguy cơ cao nhưng những nơi đó lại là đất trống hay không có dân cư sinh sống thì mức độ lộ diện hay sự phơi bày trước lũ sẽ ở mức rất thấp. Trên hình 28, có thể thấy những nơi là đất công cộng hay cụm dân cư năm trong vùng nguy cơ lũ thì những nơi đó có độ lộ diện cao như các xã: Cam An, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu Đại, phường Đông Lễ, phường Đông Giang và thị xã Quảng Trị.
  • 54. 54 Hình 28. Bản đồ sự lộ diện của các đối tượng trước nguy cơ lũ Mức độ tổn thương của các đối tượng trong vùng nguy cơ lũ sẽ ở mức cao nhất bằng với độ lộ diện nếu như đối tượng đó không có khả năng chống chịu, tuy nhiên trong thực tế con người luôn có những biện pháp nhằm giảm những tổn thương do lũ gây ra. Do đó để thể hiện được mức độ tổn thương của các đối tượng trong vùng nghiên cứu luận văn đã tiến hành kết hợp bản đồ sự lộ diện lũ với bản đồ
  • 55. 55 khả năng chống chịu của cộng đồng để đưa ra bản đồ tổn thương lũ cho vùng nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ theo ma trận (bảng 7) để tính toán tổn thương lũ trong vùng nghiên cứu, tính tổn thương lũ được chia làm 5 mức độ từ rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao. Bảng 7. Ma trận tính toán mức độ tổn thương do lũ Độlộdiện Rất cao(5) 4 3 2 1 0 4 Rất cao Cao (4) 3 2 1 0 - 3 Cao Trung bình (3) 2 1 0 - - 2 Trung bình Thấp (2) 1 0 - - - 1 Thấp Rất thấp(1) 0 - - - - 0 Rất thấp __ Rất thấp (1) Thấp (2) Trung bình (3) Cao (4) Rất cao (5) Mức độ Khả năng chống chịu Tổn thƣơng lũ Qua ma trận tính toán tổn thương lũ có thể thấy những nơi mà có khả năng chống chịu ở mức rất cao (mức 5) thì mức độ tổn thương lũ của vùng đó chỉ ở mức thấp, nhưng những nơi có độ lộ diện rất cao mà khả năng chống chịu ở mức trung bình (mức 3) thì độ tổn thương lũ cũng chỉ ở mức trung bình (mức 2). Còn những nơi mà không có khả năng chống chịu hay khả năng chống chịu ở mức rất thấp thì tổn thương lũ sẽ bằng với độ lộ diện của các đối tượng đó. Qua đó ta thấy, khả năng chống chịu của cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro do lũ, những khu vực có mức độ nguy hiểm cao nhưng tổn thương lũ của họ lại chỉ ở mức trung bình do họ có kinh nghiệm lâu năm trong việc đối phó với thiên tai. Qua bản đồ tổn thương do lũ (hình 29) có thấy những nơi có sự phát triển nhanh về kinh tế nhưng lại chủ quan trong công tác phòng tránh thiên tai (khả năng chống chịu ở mức thấp) thì có mức độ tổn thương do lũ cao như tại thị trấn Cửa
  • 56. 56 Việt, thị trấn Ái Tử, thị xã Quảng Trị, phường Đông Giang (thành phố Đông Hà). Các xã Cam An, Triệu Đô, Triệu Đại nằm trong vũng trũng nên khi xảy ra ngập lụt các xã này thường bị cô lập với thời gian ngập lụt là 5 – 6 ngày, do đó mức độ tổn thương do lũ ở mức cao. Xã Gio Mai trên bản đồ nguy cơ lũ và bản đồ sự lộ diện thì đây là xã chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt, nhưng trên bản đồ tổn thương lũ thì nơi này lại có mức tổn thương lại ở mức thấp do họ có khả năng chống chịu với lũ tốt và họ chủ động trong công tác phòng chống lũ lụt. Hình 29. Bản đồ tổn thương do lũ vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn
  • 57. 57 Do đó để giảm những tổn thương do lũ gây ra ngoài các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lũ thì các biện pháp phòng tránh đóng vai trò quan trọng. Những người dân sống trong vùng thường xuyên bị ngập lụt họ phải làm quen với lũ, “sống chung với lũ” và thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm những tổn thương về người và của do lũ gây ra. Bản đồ tính dễ tổn thương lũ được thành lập dựa trên bản đồ nguy cơ lũ có tần suất 1%, bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010 và khả năng chống chịu của cộng đồng như hiện tại, do đó có thể thấy được những nơi dễ bị tổn thương khi xuất hiện lũ tấn suất 1%, từ đó các biện pháp ứng phó ứng phó với lũ như nâng cao công tác dự báo lũ, khả năng nhận thức của cộng đồng với lũ, tăng cường các hoạt động cứu trợ khi có lũ…sẽ làm giảm thiểu những rủi ro do lũ gây ra.
  • 58. 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Nghiên cứu tính dễ tổn thương di lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn có vai trò quan trọng trong công tác quản lý tổng hợp rủi ro do lũ. Hệ thống sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Hàng năm trên lưu vực này xảy ra 3 -4 trận bão với cường suất lớn và lưu vực thường xuyên bị ngập lụt gây ra những thiệt hại lớn cả về người và của làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. . 2. Luận văn đã tổng quan được các khái niệm và các phương pháp đánh giá tính dễ tổn thương do lũ qua các nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ đó, đã lựa chọn phương pháp tiếp cận đánh giá tổn thương lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn thông qua xây dựng bản đồ tính dễ tổn thương do lũ. 3. Đã áp dụng thành công mô hình MIKE FLOOD để xây dụng các bản đồ diện ngập lũ, vận tốc dòng lũ và thời gian ngập lũ. Ap dụng thành công phương pháp chồng xếp bản đồ theo trọng số để xây dựng nên bản đồ nguy cơ lũ. Vùng có nguy cơ lũ cao nhất thuộc các xã: Cam An, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu Hòa. 4. Khảo sát thực địa về điều tra khả năng chống chịu của cộng đồng tại 32 điểm tại hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn cho thấy năng lực chống chịu với lũ của người dân địa phương khác nhau giữa các vùng. Người dân ở xã Gio Mai có khả năng chống chịu cao nhất bởi họ có sự nhận thức cao với lũ lụt và chủ động trong các tác phòng tránh lũ. Tuy nhiên quá trình khảo sát mới chỉ ở dạng đơn giản (32 phiếu điều tra) và luận văn đánh giá tính dễ tổn thương do lũ mới chỉ dừng lại ở cấp đơn vị hành chính cấp xã, chưa đi sâu vào đánh giá tổn thương do lũ cho từng đối tượng cụ thể trong vùng nguy cơ lũ. Trong những nghiên cứu tiếp theo tác giả sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn về tính dễ tổn thương do lũ của các đối tượng trong vùng nguy cơ lũ và có những đánh giá khách quan hơn về khả năng chống chịu của cộng đồng tại vùng nghiên cứu 5. Nghiên cứu đã đánh giá tính dễ tổn thương trong vùng nghiên cứu dựa trên việc thành lập bản đồ tính dễ tổn thương do lũ. Bản đồ này là sự kết hợp giữa các bản đồ bản đồ nguy cơ lũ, bản đồ sử dụng đất và bản đồ thể hiện khả năng chống
  • 59. 59 chịu của cộng đồng bằng phương pháp chồng xếp bản đồ theo trọng số. Đây là hướng nghiên cứu còn khá mới và cho kết quả khả quan. Các xã thuộc vùng trũng thường bị cô lập khi xảy ra lũ lụt như Cam An, Triệu Độ, Triệu Đại hay các vùng có sự phát triển nhanh về kinh tế như thị trấn Cửa Việt, thị trấn Ái Tử, thị xã Quảng Trị mà chủ quan trong công tác phòng tránh lũ bão thì có mức độ tổn thương lũ cao nhất trong vùng. 6. Qua nghiên cứu đánh giá tính dễ tổn thương do lũ tại hạ lưu sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị tác giả đưa ra những kiến nghị sau: a. Nâng cao năng lực cảnh báo và dự bão lũ lụt tại địa phương bằng cách; hoàn thiện phương pháp dự báo và cảnh báo lũ, tăng cường hệ thống quan trăc, phương thức truyền tin trên lưu vực, b. Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực đối phó với với thiên tai nói chung và lũ lụt nói riêng cho cán bộ quản lý và cộng đồng dân cư. c. Nâng cao sự nhận thức của người dân đối với lũ lụt thông qua các hội thảo, phương tiện truyền thông về các biện pháp phòng tránh thiên tai. d. Tổ chức các hội thảo để trao đổi kinh nghiệm phòng chống thiên tai giữa các vùng. e. Tăng cường các biện pháp công trình và phi công trình phòng tránh lũ như: xây dựng các bản đồ ngập lụt, bản đồ tổn thương do lũ, xây dựng nhà tránh lũ, đường tránh lũ… f. Hệ thống hóa và phân cấp công tác quản lý để đảm bảo các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và khu dân cư trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống bão, lũ, thiên tai của từng vùng. g. Cần xây dựng qũy bảo hiểm con người và tài sản trước lũ lụt để các hộ gia đình nhanh chóng khắc phục các hậu quả do lũ lụt gây ra.
  • 60. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. Trần Ngọc Anh, (2011), Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu các sông Bến Hải và Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 27, số 1S, tr. 1-8. 2. Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh Quảng Trị UBND tỉnh Quảng Trị,( 1998 – 2010), Báo cáo tổng kết công tác PCLB & Giảm nhẹ thiên tai . 3. Nguyễn Tiền Giang, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Anh Phương, Ngô Chí Tuấn , Nguyễn Đức Hạnh (2009), Đánh giá hiện trạng và dự báo nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tỉnh Quảng Trị.Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.25 số 1S – 2009, tr 35-45. Hà Nội. 4. Đặng Đình Khá (2009), Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán mức độ ngập lụt khu vực Bắc Thường Tín, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Vũ Đức Long, Trần Ngọc Anh, Hoàng Thái Bình và Đặng Đình Khá 2010, Giới thiệu công nghệ dự báo lũ hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn sử dụng mô hình MIKE 11. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 26, số 3S, 397. 6. Nguyễn Thanh Sơn (2006), Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến 2010 Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.XXII, số 2B PT – 2006, tr. 139-148, Hà Nội 7. Ngô Chí Tuấn, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn, (2009), Cân bằng nước hệ thống lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị bằng mô hình MIKE BASIN. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.25 số 3S – 2009, tr 535 -541. Hà Nội. 8. UBND tỉnh Quảng Trị (2006) - Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Quảng Trị đến năm 2020,.
  • 61. 61 Tiếng Anh 9. Balica Stefania Florina (2007), Development and Application of Flood Vulnerability Indices for Various Spatial Scales, Master of Science Thesis, UNESCO-IHE, Institude for water education, 157p. 10.Dang - Nguyen Mai, Mukand S. Babel, Huynh T. Luong (2010), Evaluation of food risk paramerter in the Day River flood Diversion Area, Red River Delta, Vietnam. Nartural Hazards and Earth System Sciences, Springer, Accepted: 13 May 2010. DOI 10.1007/s11069-010-9558-x. 11.Downing, T.E. and Patwardhan, A., with Klein, R.J.T., Mukhala, E., Stephen, L., Winograd, M. and Ziervogel, G. (2005), Assessing Vulnerability for Climate Adaptation; In Adaptation Policy Frameworks for Climate Change: Developing Strategies, Policies and Measures. Lim, B., Spanger-Siegfried, E., Burton, I., Malone, E. and Huq, S. (Eds). Cambridge University Press, Cambridge. 12.Fuchs S (2009), Susceptibility versus resilience to mountain hazards in Austria of paradigms of vulnerability revisited. Nartural Hazards and Earth System Sciences, Vol.9 p. 337 - 352 13.International Strategy for Disaster Reduction, (2004) “Living with Risk: A global review of disaster reduction initiatives ”, Under-Secretary-General for Humanitarian Affairs Jan Egeland. 14.IPCC, (2001), Climate change 2001: The scientific basis. Cambridge, Cambridge University 15.Janet Edwards (2007). Handbook for Vulnerability Mapping. EU Asia ProEco project. 16.Jorn Birkmann (2006). Approaches to flood vulnerability assessment, first expert meeting. “Guidelines on flood maping”, United Nations University. 17. Messner F, Meyer V (2006). Flood damage, vulnerability and risk perception of challenges for food damage research. In: Schanze J, Zeman E, Marsalek J