SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
Download to read offline
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÙI ANH KIỆT
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT LƢU VỰC
SÔNG LẠI GIANG, TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
Đà Nẵng - Năm 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÙI ANH KIỆT
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT LƢU VỰC
SÔNG LẠI GIANG, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Võ Ngọc Dƣơng
Đà Nẵng - Năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Bùi Anh Kiệt
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu: ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu:....................................................................................... 2
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu:........................................................... 2
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:............................................................................. 3
7. Cấu trúc luận văn:............................................................................................ 3
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH
HÌNH NGẬP LỤT LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG ..................................................4
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................. 4
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ...........................................................................4
1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn...................................................................6
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên..............................................................................9
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................... 10
1.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế.......................................................................10
1.2.2. Cơ sở hạ tầng...........................................................................................14
1.3. Tổng quan về lưu vực sông Lại Giang.......................................................... 15
1.3.1. Đặc điểm khí tượng thủy văn lưu vực sông Lại Giang ...........................15
1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội lưu vực sông Lại Giang....................................17
1.3.3. Tình hình ngập lụt ở lưu vực sông Lại Giang .........................................17
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT..............20
2.1. Tổng quan chung ........................................................................................ 20
2.1.1. Khái niệm về bản đồ ngập lụt..................................................................20
2.1.2. Các phương pháp xây dựng bản đồ ngập lụt...........................................20
2.1.3. Tổng quan về các mô hình thuỷ văn, thuỷ lực ........................................21
2.2. Giới thiệu mô hình MIKE SHE.................................................................... 23
2.2.1. Tổng quan về mô hình MIKE SHE.........................................................23
2.2.2. Kết quả tính toán mô hình MIKE SHE cho lưu vực sông Lại Giang .....24
2.3. Cơ sở lý thuyết mô hình thủy lực ................................................................. 27
2.3.1. Cơ sở lý thuyết MIKE FLOOD...............................................................27
iii
2.3.2. Cơ sở lý thuyết MIKE 11 ........................................................................30
2.3.3. Cơ sở lý thuyết MIKE 21 ........................................................................32
2.4. Giới thiệu quy trình xây dựng bản đồ ngập lụt kết hợp công cụ GIS .............. 33
2.4.1. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý (GIS)..............................................34
2.4.2. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu .............................................................34
2.4.3. Xây dựng bản đồ ngập lụt bằng công nghệ GIS .....................................35
CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU......36
3.1. Xây dựng mô hình thủy lực ......................................................................... 36
3.1.1. Xây dựng mô hình thủy lực 1 chiều........................................................36
3.1.2. Xây dựng mô hình thủy lực 2 chiều........................................................38
3.1.3. Thiết lập mô hình mô phỏng MIKE FLOOD..........................................40
3.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình................................................................. 41
3.2.1. Hiệu chỉnh mô hình.................................................................................42
3.2.2. Kiểm định mô hình..................................................................................43
3.3. Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các trường hợp........................................ 44
3.3.1. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,1%...................................46
3.3.2. Mô phỏng kịch bản ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,5%...............48
3.3.3. Mô phỏng kịch bản ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 1%..................50
3.3.4. Mô phỏng các kịch bản biến đổi khí hậu tương ứng với các giai đoạn
tương lai 2016-2035 với kịch bản phát thải RCP4.5.....................................................52
3.3.5. Mô phỏng các kịch bản biến đổi khí hậu tương ứng với các giai đoạn
tương lai 2016-2035 với kịch bản phát thải RCP8.5.....................................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................67
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN .............................................................................................70
iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Học viên: Bùi Anh Kiệt. Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02. Khóa: 2016-2018. Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN.
Tóm tắt: Việc nghiên cứu lũ lụt do mưa lũ gây ra ở lưu vực sông Lại
Giang là rất cần thiết. Để đánh giá tác động do lũ lụt, nghiên cứu được thực hiện
bằng cách mô phỏng ngập lụt trên sông Lại Giang ứng với các tần suất lũ, từ đó
sử dụng phần mềm ArcGis xây dựng bản đồ ngập lụt. Kết quả nghiên cứu đã thể
hiện được khu vực bị ngập, diện tích ngập, chiều sâu ngập tại khu vực nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho chính quyền địa phương và cơ quan quản
lý thiên tai trên địa bàn tỉnh những thông tin cần thiết để chủ động đối phó cũng
như giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt trên lưu vực sông Lại Giang.
Từ Khoá: Ngập lụt; Sông Lại Giang; tần suất; Mike-Flood
BUILD A MAP OF THE FLOODED LAI GIANG RIVER BASIN, BINH
DINH PROVINCE
Abstract: The research on floods caused by heavy rain in a Lai Giang
river is an important issue that needs to be identified. To access the effects of
floods, the study was conducted by using ArcGis software - to simulate for flood
frequencies, and then building flood maps. The study obtained has been
indicated for flood area, inundation area, and the depth distribution of flood
backwater. The results of these initial analyses are used to provide for Local
Government and Provincial Disaster Management Authority, to actively respond
to flood disasters, as well as preventing and minimizing flood risk from Lai
Giang River basin.
Từ Khoá: flood; Lai Giang River; frequency; Mike-Flood
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
DHI : Viện thủy lực Đan Mạch
MIKE SHE : Mô hình mưa – dòng chảy (DHI)
MIKE 11 : Mô hình thủy lực 1 chiều thuộc bộ mô hình MIKE
MIKE 21 : Mô hình thủy lực 1 chiều thuộc bộ mô hình MIKE
MIKE FLOOD: Mô hình thủy lực 1 chiều thuộc bộ mô hình MIKE
R : Hệ số tương quan
R2 : Hệ số NASH
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các đặc trưng nhiệt độ của khu vực nghiên cứu.................................. 6
Bảng 1.2. Các đặc trưng độ ẩm không khí trung bình của khu vực nghiên cứu .. 6
Bảng 1.3. Số giờ nắng bình quân ngày các tháng trong năm............................... 6
Bảng 1.4 . Vận tốc gió bình quân các tháng trong năm ....................................... 7
Bảng 1.5. Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche Zpic (mm)..................................... 7
Bảng 1.6. Lượng bốc hơi mặt nước Znc (mm)...................................................... 7
Bảng 1.7. Dân số trung bình tỉnh theo đơn vị huyện .......................................... 11
Bảng 1.8. Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng dân số phân theo thành
thị , nông thôn...................................................................................................... 11
Bảng 3.1. Các chỉ số của mô hình MIKE 11 sau khi hiệu chỉnh ........................ 42
Bảng 3.2. Bộ thông số về hệ số nhám Maning (n) .............................................. 43
Bảng 3.3. Các chỉ số của mô hình MIKE 11 sau khi kiểm định.......................... 43
Bảng 3.4. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ 0.1% .................................... 47
Bảng 3.5. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ 0.5% .................................... 49
Bảng 3.6. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ 1% ....................................... 51
Bảng 3.7. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ kịch bản RCP4.5 ................. 55
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp tình hình ngập khi có biến đổi khí hậu, kịch bản
RCP4.5 ................................................................................................................ 56
Bảng 3.9. Thống kê diện tích ngập ứng với kịch bản RCP8.5............................ 61
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp tình hình ngập khi có biến đổi khí hậu, kịch bản phát
thải RCP8.5 ........................................................................................................ 62
vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định ....................................................... 5
Hình 1-2. Bản đồ phân bố sông ngòi và trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định9
Hình 1-3. Bản đồ lưu vực sông Lại Giang.......................................................... 15
Hình 2-1. Minh họa phương pháp sử dụng trong luận văn ................................ 21
Hình 2-2: Các ứng dụng trong kết nối tiêu chuẩn.............................................. 28
Hình 2-3: Một ứng dụng trong kết nối bên ........................................................ 29
Hình 2-4: Một ví dụ trong kết nối công trình..................................................... 29
Hình 2-5. Lưới tính toán trên một đoạn kênh ..................................................... 32
Hình 3-1: Sơ đồ mạng lưới sông tính toán trong MIKE11................................. 36
Hình 3-2: Mặt cắt tại vị trí đầu sông Kim Sơn sông trong MIKE11 .................. 37
Hình 3-3: Thiết lập bài toán mô phỏng thủy lực Hydrodynamic........................ 38
Hình 3-4: Lưới tính toán lưu vực Lại Giang....................................................... 39
Hình 3-5: Mô phỏng 2 chiều vùng bãi lưu vực sông Lại Giang trong mô hình 2
chiều .................................................................................................................... 39
Hình 3-6: Thiết lập hệ số nhám trong Mike21.................................................... 40
Hình 3-7: Thiết lập kết nối mô hình Mike Flood ................................................ 40
Hình 3-8: Sơ đồ kết nối Mike 11 và Mike 21 FM................................................ 41
Hình 3-9: Sơ đồ chi tiết kết nối bên .................................................................... 41
Hình 3-10: So sánh đường mực nước tại trạm Bồng Sơn đợt lũ tháng 11/1999 42
Hình 3-11: So sánh đường mực nước tại trạm Bồng Sơn đợt lũ năm 2007 ....... 44
Hình 3-12. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0,1% ............................................ 46
Hình 3-13. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0,1% ............................................ 46
Hình 3-14. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0,5% ............................................ 48
Hình 3-15. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0,5% ............................................ 48
Hình 3-16. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 1% ............................................... 50
Hình 3-17. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 1% ............................................... 50
viii
Hình 3-18. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0.1% ............................................ 52
Hình 3-19. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0.1% ............................................ 52
Hình 3-20. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0.5% ............................................ 53
Hình 3-21. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0.5% ............................................ 53
Hình 3-22. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 1% ............................................... 54
Hình 3-23. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 1% ............................................... 54
Hình 3-24. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0.1% ............................................ 57
Hình 3-25. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0.1% ............................................ 58
Hình 3-26. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0.5% ............................................ 58
Hình 3-27. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0.5% ............................................ 59
Hình 3-28. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 1% ............................................... 59
Hình 3-29. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 1% ............................................... 60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Lũ lụt luôn là mối đe dọa hàng đầu và đã gây ra nhiều thiệt hại về con
người và của cải vật chất. Nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến khó
lường thì tác động của thiên tai lũ lụt tới sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng
khốc liệt hơn. Do đó nhằm phát triển bền vừng và có kế hoạch thích ứng chủ
động với biến đổi khí hậu thì bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, công
tác phòng chống thiên tai đặc biệt là lũ lụt cũng hết sức quan trọng.
Là sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, sông Lại Giang có diện tích lưu
vực là 1.466 km2
, dài 73 km. Sông gồm hai nhánh sông lớn chính là sông An
Lão và sông Kim Sơn. Sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện An
Lão và Ba Tơ, chảy theo hướng Bắc – Nam đến Lại Khánh thì nhập với sông
Kim Sơn thành sông Lại Giang, chảy theo hướng Tây Nam, Đông Bắc rồi đổ ra
biển. Sông Kim Sơn bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện Hoài Ân, chảy theo
hướng Tây Nam – Đông Bắc đến Lại Khánh nhập với sông An Lão thành sông
Lại Giang. Dòng chảy sông Lại Giang có vai trò quan trọng đến hoạt động kinh
tế - xã hội của huyện Hoài Ân, An Lão, Hoài Nhơn. Trong đó đặc biệt là thị trấn
Bồng Sơn, là thị trấn cơ sở để hình thành thị xã Bồng Sơn trong tương lai gần.
Khu vực miền Trung nói chung và Bình Định nói riêng có khí hậu nhiệt
đới gió mùa, tổng lượng mưa trung bình năm lớn, dao động từ 1.750 - 2.400
mm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, tập trung từ tháng
9 đến tháng 12. Đồng thời khu vực này có địa hình tương đối phức tạp. Đặc
trưng cho khu vực địa hình đồng bằng ven biển Trung – Trung bộ, địa hình khu
vực ngắn dốc, phía Tây giáp núi cao, phía Đông là đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
Địa hình ảnh hưởng đến dòng sông ngắn, dốc, làm tăng tốc độ dòng chảy dẫn
đến thời gian tập trung lũ nhanh. Ngoài ra việc chặt phá rừng diễn biến ngày
càng phức tạp và hoạt động kinh tế xã hội của con người làm ảnh hưởng dòng
chảy trên sông. Những nguyên nhân trên đã làm cho lũ lụt trên địa bàn tỉnh Bình
Định diễn biến ngày càng phức tạp gây thiệt hại ngày càng gia tăng. Trong đó
điển hình là các trận lũ sau: Trận lũ năm 1987 đã làm trôi 664 ngôi nhà, 3.081
ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 513 trường học, nhà trẻ, mẫu giáo bị trôi hoàn toàn,
thiệt hại nặng nề về nông lâm ngư nghiệp, tổng thiệt hại ước tính 18 tỉ đồng
(thống kê của Ban chỉ huy PCLB Nghĩa Bình). Trận lũ năm 1999 đã làm 22
người chết, 630 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, tổng thiệt hại ước tính 228 tỉ đồng.
Đợt mƣa lũ lịch sử từ ngày 14 - 18/11/2013 đã gây thiệt hại nặng nề: 19 người
chết, 14 người bị thương; hơn 101.900 nhà bị ngập nước với 510.00 người bị
ảnh hưởng, trong đó 292 nhà sập, 418 nhà bị hư hỏng nặng; cơ sở hạ tầng giao
2
thông, thủy lợi, đê điều bị tàn phá, Quốc lộ 1A, QL 19 bị ngập nước và đứt vỡ
nhiều đoạn; hệ thống điện, cấp nước, cơ sở kinh tế, văn hóa -xã hội đều bị thiệt
hại nghiêm trọng. Thiệt hại vật chất 2.125 tỷ đồng. Đợt lũ năm 2016 gây ngập
lụt trầm trọng nhất trong thời gian qua, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân và các
công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục... trên địa bàn tỉnh (11/11
huyện, thị xã, thành phố ngậ -1.5, có nơi trên 1.5m).
Do tính chất nghiêm trọng của lũ lụt trên lưu vực các sông tỉnh Bình Định
nói chung và lưu vực sông Lại Giang nói riêng, đồng thời quy hoạch phòng
chống lũ cho lưu vực sông Lại Giang chưa được xây dựng nên việc cần thiết
hiện nay là phải xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đưa ra các phương
án ứng phó, cứu hộ nhân dân trong mùa mưa bão. Đây là lý do để tác giả chọn
đề tài: “Xây dựng bản đồ ngập lụt lƣu vực sông Lại Giang, tỉnh Bình Định”.
Kết quả nghiên cứu cung cấp cho chính quyền địa phương và cơ quan
quản lý thiên tai trên địa bàn tỉnh những thông tin cần thiết để chủ động đối phó
cũng như giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt trên lưu vực sông Lại Giang.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Ứng dụng bộ phần mềm MIKE (DHI) và công nghệ GIS để mô phỏng
ngập lụt lưu vực sông Lại Giang.
- Xây dựng bản đồ ngập lụt trên sông Lại Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: sông Lại Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: vùng ven sông Lại Giang đến cửa An Dũ, huyện
Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Mô phỏng ngập lụt trên sông Lại Giang ứng với các tần suất lũ.
- Xây dựng bản đồ ngập lụt với các tần suất tương ứng.
5. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Cách tiếp cận:
- Thu thập và phân tích các trận lũ lịch sử, đặc điểm lũ và các giải pháp
quản lý lưu vực sông Lại Giang.
- Khảo sát, thu thập các số liệu về các mặt cắt trên sông, các công trình
trên sông (đập dâng, đê kè..), dữ liệu về địa hình…
- Thu thập các tài liệu về lý thuyết cũng như các giải pháp xử lý, các mô
hình thủy lực để tham khảo, chọn lọc, từ đó xây dựng mô hình thủy lực cho lưu
vực sông Lại Giang.
- Hiện trạng và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
và lưu vực sông Lại Giang.
3
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tài liệu;
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan;
- Phương pháp mô hình hóa;
- Phương pháp thống kê khách quan;
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra được các kết quả sau: Xây dựng được bản đồ
ngập lụt, trong đó cung cấp thông tin cơ bản: khu vực bị ngập, diện tích ngập,
chiều sâu ngập.
7. Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm phần Mở đầu, 03 chương và Kết luận và Kiến nghị
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu và tình hình ngập lụt ở lưu
vực sông Lại Giang
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết xây dựng bản đồ ngập lụt
Chƣơng 3: Xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị.
4
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH
HÌNH HÌNH NGẬP LỤT LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Bình Định là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh
trải dài 110 km theo hướng Bắc – Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là
55km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp 02 tỉnh Gia Lai, Kon Tum,
phía Đông giáp biển Đông. Giới hạn bởi hệ toạ độ địa lý như sau:
Cực Bắc : 140
42′ 10″ độ vĩ bắc, 1080
55′ 4″ độ kinh Đông.
Cực Nam : 130
39′ 10″ độ vĩ bắc, 1080
54′ 00″ độ kinh Đông.
Cực Đông : 130
36′ 33″ độ vĩ bắc, 1090
21′ 00″ độ kinh Đông.
Cực Tây : 140
25′ 00″ độ vĩ bắc, 1080
37′ 30″ độ kinh Đông.
Diện tích tự nhiên: 6.025 km2
, tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 01 thành
phố loại I trực thuộc tỉnh (thành phố Quy Nhơn), 01 thị xã (An Nhơn), 03 huyện
miền núi (An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh), 02 huyện trung du (Hoài Ân, Tây
Sơn) và 04 huyện đồng bằng (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và Tuy Phước).
Dân số trong toàn tỉnh tính đến 31/12/2016 là 1,52 triệu người, phân bố ở
126 xã, 21 phường và 12 thị trấn. Số dân cư sống ở thành thị chiếm 31%. Còn
lại 69% sống ở nông thôn.
Mật độ bình quân 251 người/ km2
.
Đại bộ phận dân cư sống bằng nghề nông – lâm – ngư nghiệp. Một bộ
phận hoạt động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai thác
chế biến lâm sản, thủy sản, xây dựng, thương nghiệp dịch vụ y tế, giáo dục
v.v…
5
Hình 1-1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định
b. Đặc điểm địa hình
Bình Định là tỉnh nằm gọn bên sườn phía đông dãy Trường Sơn, có địa
hình dốc và bị chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng
bằng xen kẽ nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo
thành.
Từ Tây Nguyên xuống đồng bằng của Bình Định địa hình hạ thấp đột
ngột đáng kể. Các cao nguyên ở phía tây có cao độ từ 500m đến 700m xuống
đồng bằng Bình Định chỉ có cao trình 20m đến 30m, vùng ven biển cao trình 2m
6
đến 3m; hình thành hai bậc địa hình cao thấp nằm kế tiếp nhau và không có khu
đệm chuyển tiếp. Toàn vùng Bình Định được chia thành 3 dạng địa hình: địa
hình núi trung bình và núi thấp, vùng gò đồi ở trung du, đồng bằng và ven biển.
1.1.2. Điều kiện khí tƣợng, thủy văn
Bình Định thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình 27,20
C.
Lượng mưa trung bình hàng năm trong 5 năm gần đây là 1845,2 mm. Mùa mưa
(từ tháng 9 đến tháng 12) tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mùa mưa trùng
với mùa bão nên thường gây ra lũ lụt. Ngược lại mùa nắng kéo dài nên gây hạn
hán ở nhiều nơi. Độ ẩm trung bình là 78%.
a. Khí tƣợng
- Nhiệt độ không khí (To
C):
Nhiệt độ không khí bình quân, cao nhất, thấp nhất các tháng trong năm
ghi ở bảng sau.
Bảng 1.1. Các đặc trưng nhiệt độ của khu vực nghiên cứu
Tháng
Nhiệt độ bình quân
( C
T o
)
Nhiệt độ cao nhất
( Tmax)
Nhiệt độ thấp nhất
(Tmin)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
23,1
23,9
25,4
27,3
28,9
29,7
29,8
29,8
28,4
26,8
25,4
23,7
33,0
35,4
38,3
36,6
39,7
40,9
42,1
40,9
39,0
37,3
32,9
31,5
15,2
15,7
16,4
19,4
19,1
21,7
20,6
20,7
20,5
17,9
15,0
16,1
Năm 26,9 42,1 15,0
- Độ ẩm không khí, (u%):
Bảng 1.2. Các đặc trưng độ ẩm không khí trung bình của khu vực nghiên cứu
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
u (%) 84 82 83 83 80 74 71 71 78 83 84 83 80
- Số giờ nắng, n (giờ/ ngày):
Bảng 1.3. Số giờ nắng bình quân ngày các tháng trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
n ( giờ/
ngày)
5,3 7,2 8,2 8,8 8,9 8,0 8,7 7,6 6,7 5,8 4,2 4,2 7,0
7
- Vận tốc gió, v ( m/s):
Bảng 1.4 . Vận tốc gió bình quân các tháng trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
v (m/s) 2,3 2,0 2,2 2,0 1,7 2,0 1,8 2,0 1,5 2,2 2,8 2,7 2,1
Vận tốc gió mạnh theo các hướng theo tần xuất Pi (%).
Trị số VP ( m/s)
Pi (%)
2 4 10 Ghi chú
Hướng
(B), Bắc
(ĐB), Đông -Bắc
(Đ), Đông
(ĐN), Đông Nam
(N), Nam
(TN), Tây – Nam.
(T), Tây
(TB), Tây- Bắc
26,5
20,7
16,8
16,2
25,1
14,6
44,1
41,8
23,6
18,8
14,3
15,1
21,0
12,9
37,0
33,1
19,8
16,2
11,1
13,5
15,8
10,6
28,0
23,1
- Lượng bốc hơi và tổn thất bốc hơi mặt nước, Z (mm):
Bảng 1.5. Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche Zpic (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Zpic
(mm)
68,4 63,4 80,4 81,2 96,2 109,3 117,8 124,8 78,5 67,8 64,8 69,8 1022,3
Bảng 1.6. Lượng bốc hơi mặt nước Znc (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Kh.c 1,27 1,20 1,10 1,08 1,20 1,32 1,28 1,37 1,42 1,34 1,31 1,25 1,26
Zn.c 86,8 75,9 88,4 87,9 114,5 143,9 150,3 170,8 111,4 91,0 85,0 87,2 1293
- Mưa:
Lượng mưa trung bình năm trong vùng vào khoảng 1700 ÷ 1800 mm,
phân bố thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từtháng
1 đến tháng 8. Trong mùa mưa, cường độ mưa lớn thường tập trung vào tháng
10 và tháng 11, thường gây lũ lụt. Mùa khô kéo dài khoảng 8 tháng, lượng mưa
chỉ chiếm 20% - 30% cả năm, bốc hơi lớn, thường gây ra hạn hán thiếu nước
nghiêm trọng.
8
- Tình hình gió, bão trong vùng
* Gió:
Vùng lãnh thổ Bình Định chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính, gió
mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ có thời gian thịnh hành tương ứng là tháng 1
và tháng 7 hàng năm.
Vận tốc gió trung bình là 2,1 m/s, trung bình tháng lớn nhất là 2,8 m/s và
nhỏ nhất là 1,5 m/s.
* Bão:
Là một loại hình thời tiết nguy hiểm thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng
về người và tài sản. Thời gian bão xuất hiện tập trung chủ yếu trong 3 tháng, từ
tháng 9 đến tháng 11, trong đó bão trong tháng 10 chiếm đến 40%, tháng 11
chiếm khoảng 20% trong tổng số các cơn bão đổ bộ vào từ tháng 6 đến tháng 12.
b. Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi của tỉnh Bình Định bao gồm có 4 con sông chính là
sông Lại Giang, sông Kôn, sông La Tinh, sông Hà Thanh. Các sông đều bắt
nguồn từ vùng núi cao của sườn phía đông dãy Trường Sơn. Ở thượng lưu có
nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời
gian truyền lũ ngắn. Ở đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông có nhiều luồng
lạch, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh
mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ, việc xây dựng
các công trình hạ tầng không có quy hoạch gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu
thoát lũ.
9
Hình 1-2. Bản đồ phân bố sông ngòi và trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 6.025 km2
có thể chia thành 11 nhóm đất
với 30 loại đất khác nhau trong đó quan trọng nhất là nhóm đất phù sa có
khoảng trên 70 nghìn ha phân bố dọc theo lưu vực các sông. Đây là nhóm đất
canh tác nông nghiệp tốt nhất thích hợp với trồng cây lương thực và cây công
nghiệp ngắn ngày. Diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn chiếm tới 34% tổng
diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là một tiềm năng lớn cần được đầu tư khai thác.
b. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, Bình Định hiện có 394.025,44 ha
đất lâm nghiệp có rừng trong đó rừng tự nhiên là: 216.346,73 ha, rừng trồng là
134.306,62 ha. Rừng hiện nay còn tập trung chủ yếu ở những vùng xa đường
giao thông nên chỉ có ý nghĩa lớn về phòng hộ và bảo vệ môi trường. Xét theo
mục đích kinh tế thì rừng sản xuất có 655 nghìn ha, rừng phòng hộ có 128 nghìn
10
ha. Rừng Bình Định có hơn 40 loài cây có giá trị dược liệu phân bố hầu khắp ở
các huyện như: ngũ gia bì, sa nhân, thiên niên kiện, bách bộ, thổ phục linh,
hoàng đằng, thiên môn, phong kỷ, kim ngân. Vùng trung du ven biển có cây dừa
trám, đặc biệt cây mai gừng có giá trị dược liệu cao nhưng chủ yếu phân bố ở
vài vùng đất hẹp tại huyện Vĩnh Thạnh. Cây sa nhân cũng có giá trị xuất khẩu
cao.
c. Tài nguyên khoáng sản :
Tài nguyên khoáng sản ở Bình Định khá đa dạng đáng chú ý nhất là đá
granít có trữ lượng khoảng 500 triệu m3
với nhiều màu sắc đỏ, đen, vàng... là vật
liệu xây dựng cao cấp được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng; sa
khoáng titan tập trung ở mỏ Đề Gi (Phù Cát) trữ lượng khoảng 15 triệu m3
; cát
trắng ở Hoài Nhơn trữ lượng khoảng 90.000 m3
. Nhiều nguồn nước khoáng
được đánh giá có chất lượng cao đã và đang được đưa vào khai thác sản xuất
nước giải khát chữa bệnh. Toàn tỉnh có 4 nguồn nước khoáng là Vân Hội, Chánh
Thắng (Phù Cát), Bình Quang (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ (Quy Nhơn) riêng nguồn
nước khoáng nóng Hội Vân đảm bảo các tiêu chuẩn chữa bệnh và có thể xây
dựng nhà máy điện địa nhiệt. Ngoài ra còn có các khoáng sản khác như cao lanh
đất sét và đặc biệt là các quặng vàng ở Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn.
d. Tài nguyên du lịch
Bình Định có nhiều vùng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng
cảnh biển hài hoà hấp dẫn như bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, biển
Kỳ Co, Bãi Dài, Vĩnh Hội, Tân Thanh… là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất
phong phú để phát triển du lịch. Bình Định có một quần thể di tích với những
tên gọi đã trở nên quen thuộc như tháp Dương Long, Cảnh Tiên, Bánh Ít, Bình
Lâm, Tháp Đôi.
Về vị trí địa lý có thể hình dung Bình Định như một tâm điểm nối với các
vùng du lịch của cả miền như Nha Trang, Plâyku, Hội An, Đà Nẵng, Huế,...
đồng thời cũng là điểm nút giao thông nối với quốc lộ 19 - ngã ba Đông Dương,
đường Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho tỉnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch
núi và cao nguyên, phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Chính vì vậy
trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam trong tương lai, Bình Định
được xác định là có một vị trí quan trọng của vùng du lịch Nam Trung Bộ là một
mắt xích quan trọng hệ thống các tuyến điểm du lịch quốc gia.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế
a. Dân số và lực lƣợng lao động
11
Dân số trung bình toàn tỉnh trong 3 năm gần đây thể hiện theo bảng 1.8.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh vào loại trung bình, khoảng 8,2/00 mỗi năm,
trong đó tỷ lệ sinh 15,9/00, tỷ lệ chết 7,70/00. Tỷ lệ tăng dân số cơ học hầu như
không đáng kể, coi như bằng 0. Bảng 1.9 biểu thị tỷ lệ tăng dân số 3 năm gần
đây của tỉnh, cụ thể như sau :
Bảng 1.7. Dân số trung bình tỉnh theo đơn vị huyện
ĐVT: 1.000 người
TT
Năm
Huyện
2014 2015 2016
Mật độ
dân số
( người/
km2
)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Thành phố Quy Nhơn
Huyện An Lão
Huyện Hoài Ân
Huyện Hoài Nhơn
Huyện Phù Mỹ
Huyện Phù Cát
Huyện Vĩnh Thạnh
Huyện Tây Sơn
Huyện An Nhơn
Huyện Tuy Phước
Huyện Vân Canh
285,5
24,7
86
209,5
172,5
191,6
28,5
125,6
182,1
183,4
25,1
286,7
24,7
86,3
210,3
173
192,2
28,6
126
182,9
184,3
25,2
287,3
24,8
86,6
210,8
173,6
192,8
28,7
126,4
183,6
184,7
25,3
1004,5
35,6
115
500,7
312,2
283,1
40
182,7
752,5
839,5
31,5
TOÀN TỈNH 1514,5 1520,2 1524,6 251,1
( Nguồn cục thống kê Bình Định năm 2016)
Bảng 1.8. Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng dân số phân theo thành
thị , nông thôn
ĐVT: 0
/00
TT
Năm
Hạng mục 2014 2015 2016
1
2
3
Tỷ lệ sinh
- Thành thị.
- Nông thôn.
Tỷ lệ chết
- Thành thị.
- Nông thôn
Tỷ lệ tăng tự nhiên
- Thành thị.
- Nông thôn
16
15,5
17,6
7,8
7,6
8,0
8,2
7,9
9,6
15,9
15,4
17,6
7,7
7,4
7,9
8,2
8,0
9,7
15,9
15,4
17,5
7,6
7,3
8,0
8,3
8,1
9,5
( Nguồn cục thống kê Bình Định)
12
b. Y tế
Số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh năm 2017 có 186 cơ sở. Trong đó, số lượng
bệnh viện 22 cơ sở; phòng khám đa khoa khu vực 05 cơ sở; trạm y tế xã,
phường, thị trấn 159 cơ sở. Phân theo cấp quản lý, trong tổng số 186 cơ sở có 03
cơ sở do cấp Bộ quản lý, 183 cơ sở do địa phương quản lý.
Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho hoạt động y tế và chăm sóc sức
khỏe nhân dân, hệ thống cơ sở và trang thiết bị khám chữa bệnh ngày càng được
đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế tăng cường cho tuyến
dưới ngày càng được chú trọng, hoạt động y tế tuyến xã ngày càng được cải
thiện về nhân lực và phương tiện làm việc.
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế đạt 60,4%, tăng
0,7% so với cùng kỳ năm trước.
c. Giáo dục, đào tạo
Năm 2017, toàn tỉnh có 446 trường học phổ thông. Trong đó, trường tiểu
học có 243 trường, trường trung học cơ sở có 146 trường; trường trung học phổ
thông có 50 trường, trường phổ thông cơ sở có 4 trường, trường trung học có 3,
xấp xỉ cùng kỳ.
Số lớp học phổ thông có 8.469 lớp, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Trong đó,
số lớp ở bậc tiểu học có 4.454 lớp, giảm 1,2%; số lớp ở bậc trung học cơ sở có
2.674 lớp, tăng 0,8%; số lớp học ở bậc trung học phổ thông có 1.341 lớp, tăng
1,4%.
Số học sinh phổ thông năm 2016 có 265.825 học sinh, giảm 1,9% so với
năm trước. Trong đó, bậc tiểu học có 119.614 học sinh, giảm 4,2%; bậc trung
học cơ sở có 92.653 học sinh, giảm 0,8%; bậc trung học phổ thông có 53.558
học sinh, tăng 1,5%.
Số giáo viên phổ thông có 14.075 người, giảm 0,8% so cùng kỳ. Trong
đó, số giáo viên tiểu học có 6.286 người, giảm 0,8%; số giáo viên trung học cơ
sở có 5.087 người, giảm 1,5%; số giáo viên trung học phổ thông có 2.702 người,
tăng 0,4% so với cùng kỳ.
Năm 2016 số học sinh trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn có 1.402 học
sinh, giảm 12,4% so với năm học trước. Trong khi đó, số sinh viên đại học, cao
đẳng có 23.247 sinh viên, giảm 9,5% so với cùng kỳ.
Số giảng viên các trường đại học, cao đẳng năm 2016 có 706 người, giảm
15,6%; giảng viên các trường trung cấp chuyên nghiệp có 69 người, giảm 2,8%
so với cùng kỳ.
13
d. Tình trạng kinh tế
Hiện trạng kinh tế tỉnh Bình Định nhìn chung có xu hướng phát triển, năm
sau tăng hơn năm trước, khối sản xuất nông nghiệp tăng chậm và không đều so
với khối công nghiệp và xây dựng cơ bản, thương nghiệp, dịch vụ và các ngành
khác.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 (theo giá so sánh
2010) ước tính đạt 21.490,2 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó:
Nông nghiệp: toàn tỉnh có 103.016 ha đất trồng cây hàng năm, trong đó
đất trồng lúa là 55.371 ha, sản lượng cả năm là 638.900 tấn, giảm 18.307,7 tấn (-
2,8%), do diện tích gieo trồng giảm. Giá trị sản sản xuất ngành nông nghiệp đạt
13.645,7 tỷ đồng, tăng 3,7 % so với cùng kỳ
Lâm nghiệp: với 394.025,44 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó rừng sản
xuất chiếm 168.030,42 ha, rừng phòng hộ và đặc dụng là 225.995,02 ha. Sản
lượng gỗ khai thác toàn tỉnh năm 2016 đạt 723.752 m3
, tăng 6,4% (+43.552 m3
)
so với cùng kỳ. Trong sản lượng khai thác, gỗ nguyên liệu giấy chiếm chủ yếu,
đạt 723.255 m3
(+44.694 m3
), tăng 6,6%, Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt
835,2 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ
Thuỷ sản : sản lượng thủy sản năm 2016 trên địa bàn tỉnh ước đạt 221.980
tấn, tăng 4,7% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng cá đạt 173.226 tấn, tăng 5,1%;
sản lượng tôm đạt 8.105 tấn, tăng 3%; thủy sản khác đạt 40.649 tấn, tăng 3,2%
so với cùng kỳSản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 ước tính đạt 9.969 tấn,
tăng 2,4% (+237 tấn) so với cùng kỳ, tôm các loại thu hoạch đạt 6.112 tấn, tăng
3,4%. ; Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt 7.009,3 tỷ đồng, tăng 4,5% so với
cùng kỳ.
Chăn nuôi: theo kết quả điều tra chăn nuôi tháng 10/2016 số lượng gia
súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh là: đàn trâu 21.139 con; đàn bò 301.713 con. đàn
lợn 851.069 con, trong đó lợn nái 170.940 con, lợn thịt 678.804 con, gia cầm:
6.974.200 con…
- Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 (theo giá so sánh 2010) đạt
34.746,7 tỷ đồng, tăng 9,27% so với cùng kỳ. Trong đó: doanh nghiệp ngoài
Nhà nước đạt 21.477,7 tỷ đồng, tăng trưởng 7,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 6.209,6 tỷ đồng, tăng trưởng 19,08%; cơ sở cá thể đạt 6.150,3 tỷ
đồng, tăng trưởng 9,42%; doanh nghiệp Nhà nước đạt 909,1 tỷ đồng, giảm
10,89%.
14
Phân theo ngành kinh tế, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 33.389,5 tỷ
đồng, tăng trưởng 9,79%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt
210,1 tỷ đồng, tăng trưởng 15,94%; công nghiệp khai khoáng đạt 436,7 tỷ đồng,
giảm 7,65%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện đạt 710,5 tỷ đồng, giảm
2,73% so với cùng kỳ.
- Xây dựng cơ bản và các ngành kinh tế khác
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt
13.776,1 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ
Khu vực dịch vụ ước đạt 19.486,9 tỷ đồng, tăng 8,52% so với cùng kỳ
1.2.2. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông:
Hệ thống đường giao thông thuỷ bộ tương đối phát triển. Mạng lưới
đường bộ, ngoài quốc lộ 1A và quốc lộ 19, các đường giao thông liên tỉnh, liên
huyện, liên xã khá thuận lợi. Đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua khu vực cùng
với cảng biển Quy Nhơn và cảng hàng không Phù Cát là ưu thế nổi bậc so bới
các địa phương khác trong cả nước.
b. Bƣu chính viễn thông:
Mạng lưới bưu điện phát triển rộng rãi, từ thành phố, thị trấn, huyện lỵ
đến tận xã. Có 1 cơ sở thông tin trực thuộc Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông
Việt Nam, 13 công ty và bưu điện huyện, 70 bưu cục khu vực, và 127 trạm bưu
điện xã. Có 37 tổng đài điện thoại tự động các loại với dung lượng 32.812 số, 11
máy thu phát vô tuyến điện liên hợp, 66 thiết bị vi ba….Doanh thu hàng năm:
60,36 tỷ đồng.
c. Thƣơng nghiệp:
Doanh thu trong lĩnh vực thương nghiệp hàng năm là 3.714,79 tỷ đồng,
trong đó, lĩnh vực kinh tế nhà nước là 496,37 tỷ, kinh tế tập thể 98,87 tỷ, kinh tế
tư nhân 3.098,83 tỷ, kinh tế nhiều thành phần 30,72 tỷ đồng.
d. Hoạt động du lịch và các dịch vụ khác:
Tổng mức doanh thu hàng năm khoảng 26,12 tỷ đồng. Có 18 khách sạn
với 438 buồng, 980 giường. Hệ số sử dụng buồng 38,2%.
e. Cung cấp điện nƣớc:
Thành phố Quy Nhơn và hầu hết các thị trấn huyện lỵ; Các xã nằm gần
trung tâm đã được cung cấp lưới điện 220V. Điện năng tự sản xuất hàng năm
phục vụ cho các nhu cầu trong tỉnh là 26,74 triệu KWh, chưa kể điện năng được
cung cấp từ mạng lưới điện Quốc Gia.
Nước máy sản xuất hàng năm khoảng 5,7 triệu m3
, nước máy tiêu thụ
khoảng 3,65 triệu m3
. Tại các nông thôn vùng xa trung tâm nông dân chủ yếu sử
15
dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước sông suối tự nhiên.
1.3. Tổng quan về lƣu vực sông Lại Giang
Sông Lại Giang là con sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, có diện tích
lưu vực là 1.466 km2
, dài 85km. Sông bắt nguồn từ miền núi Tây Bắc huyện An
Lão có độ cao từ 400 - 825 m, độ cao trung bình của lưu vực là 300 m, độ dốc
bình quân của lưu vực nhỏ hơn 0,25. Sông gồm hai nhánh sông lớn chính là
sông An Lão và sông Kim Sơn.
Hình 1-3. Bản đồ lưu vực sông Lại Giang
1.3.1. Đặc điểm khí tƣợng thủy văn lƣu vực sông Lại Giang
a. Vùng khí hậu của lƣu vực
Lưu vực Lại Giang có khí hậu thuộc vùng I.1, I.2 và III.1
Vùng I: Khí hậu vùng núi phía Tây Bắc của tỉnh bao gồm huyện An Lão,
Vĩnh Thạnh, các xã phía Tây huyện Hoài Ân và các xã vùng núi phía Tây huyện
Hoài Nhơn. Vùng này có:
-
- Nhiệt độ trung bình năm dưới 260
C
- Mô đun -95 l/s.km2
.
16
Vùng này được chia thành hai tiểu vùng khí hậu: I.1 và I.2.
Vùng III: Khí hậu vùng đồng bằng ven biển của tỉnh. Vùng này có:
- Tổng lượng mưa năm dưới 1.700-2.200mm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 260C
- Mô đun dòng chảy năm -60 l/s.km2
.
Vùng này được chia thành hai tiểu vùng khí hậu: III.1 và III.2.
b. Mƣa tại lƣu vực sông Lại Giang
Trạm
Mưa trung
bình năm
Năm mưa lớn
nhất
Năm xuất
hiện
Năm mưa
nhỏ nhất
Năm xuất
hiện
Bồng Sơn 2.180 3.492 1998 1.219 1982
Hoài Nhơn 2.026 3.490 1981 1.014 1982
Hoài Ân 2.222 3.422 1998 1.541 1982
An Hòa 3.033 4.907 1998 1.663 1982
Tháng
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Bồng Sơn 62 27 27 32 108 105 67 97 266 624 534 229 2.180
Hoài Nhơn 60 27 26 28 103 92 64 116 275 570 463 202 2.026
Hoài Ân 56 24 30 39 118 115 67 107 263 606 565 233 2.222
An Hòa 122 48 44 55 174 152 116 139 324 724 755 380 3.033
c. Dòng chảy năm lƣu vực sông Lại Giang
Tại An Hòa có diện tích lưu vực Flv=383 km2
năm 1982 cho thấy lưu lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm
Q0=30,19 m3
/s tương ứng với mô số dòng chảy M=78,83 l/s.km2
và tổng lượng
dòng chảy năm W0=952,1 triệu m3
.
Tính đến cửa biển An Dũ có Flv=1.466 km2, Q0=67,18 m3/s, M=45,83
l/s.km2
và tổng lượng dòng chảy W0=2,18 tỷ m3
/năm.
Vị trí Flv (km2
) X0 (mm) Q0 (m3
/s)
M0
(1/s.km2
)
W0
(106
m3
)
An Hòa 383,0 2.803 30,19 78,82 952
Đập Lại Giang 694,0 2.449 38,40 55,09 1.211
Đập Bồng Sơn 1.300,0 2.328 59,57 45,83 1.879
Toàn lưu vực 1.466,0 2.328 67,18 45,83 2.119
17
1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội lƣu vực sông Lại Giang
a. Đặc điểm dân số
Huyện
Toàn bộ Trong lưu vực
Diện
tích
(km2
)
Dân số (người) Diện
tích
(km2
)
Dân số (người)
Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ
An Lão 697,1 24.791 12.225 12.566 434,3 24.108 11.884 12.224
Hoài Nhơn 420,88 210.547 102.069 108.478 214,27 119.478 58.442 61.036
Hoài Ân 753,22 86.332 42.746 43.586 753,22 86.332 42.746 43.586
Ba Tơ 1,132 96,41
Tổng 3,003 321.67 157,040 164,630 1,498 229.918 113.072 116.846
Tỷ lệ 100 48,82 51,18 100 49,18 50,82
b. Tình hình sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp
Huyện
Tổng diện tích (ha)
Đất
nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất
nuôi
trồng
thủy
sản
Đất
chuyên
dùng
Đất ở
Toàn bộ
Trong
lƣu vực
An Lão 68.241,7 42.188,4 6.821,7 34.302,2 791,4 203,1
Hoài Nhơn 39.657,7 19.920,6 8.124,2 9.246,2 85,6 1.563,6 901,0
Hoài Ân 71.274,2 71.274,2 8.776,9 59.937,7 1.897,1 662,5
Tổng cộng 179.173,6 133.313,2 23.722,8 103.486,1 85,6 4.252,1 1.766,6
Cơ cấu (%) 100 17,79 77,63 0,06 3,19 1,33
Ngành kinh tế An Lão Hoài Ân Hoài Nhơn Tổng
Tỷ lệ
(%)
Nông nghiệp 339.066 2.427.036 2.544.203 5.310.305 43,81
Lâm nghiệp 65.690 114.549 188.407 368.646 3,04
Thủy sản 1.590 3.367.844 10.674 3.380.108 27,89
Công nghiệp, xây dựng 24.964 2.839.601 196.428 3.060.993 25,26
Tổng 431.310 8.749.030 2.939.712 12.120.052 100
1.3.3. Tình hình ngập lụt ở lƣu vực sông Lại Giang
a. Hệ thống thủy lợi trong lƣu vực
Trên lưu vực hiện có 35 hồ chứa lớn nhỏ với tổng dung tích hữu ích là
52,52 triệu m3 với năng lực tưới là 3.948 ha (hiện tưới được 3.356 ha đạt 85%);
41 đập dâng, 13 đập tạm với năng lực tưới thiết kế là 4.274 ha (hiện tưới được
3.561 ha đạt 83,3%); 62 trạm bơm với 113 tổ máy, năng lực tưới thiết kế là
3.508 ha (hiện tưới được 2.800 ha đạt 79,8%)
b. Đặc điểm lũ lƣu vực
18
Hè thu.
gây thiệt
Đông xuân.
c. Tình hình thiên tai
Lưu vực sông An Lão (đến t - 4 trận
lũ mỗi năm trong đó lũ sớm chiếm khoảng 4%, lũ muộn chiếm khoảng 9%, còn
lũ chính vụ chiếm khoảng 87%.
19
d. Tình hình thiệt hại do lũ trên lƣu vực
TT Chỉ tiêu
Huyện
Hoài Ân Hoài Nhơn An Lão
1 Số người chết 1 người 1 người 0
2 Nhà cửa bị sập, cuốn trôi, tốc mái 17 cái 25 132 cái
3 Nhà bị ngập 4.525 cái 291 390 cái
4 Cây trồng bị thiệt hại 123 ha 711 ha 336 ha
5 Các công trình thủy lợi bị hư hỏng
Kênh mương
36.500
m3
/45200m
13.800 m 3.000 m
Đập: - Tạm
- Kiên cố
128 cái
3 cái
Kè (sạt lở)
Bờ sông (sạt lở)
Trạm bơm
2.830 m3
14.600 m3
6
6 Các công trình giao thông bị hư hỏng
17 tuyến đường và vị trí: 13.978 m 10.814 m3
21.156 m
Cống thoát lũ 38 cái 25 cái
7 Các công trình công cộng 8 cơ sở
Tổng thiệt hại (ƣớc tính) 36 tỷ 8,5 tỷ 34,5 tỷ
20
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT
2.1. Tổng quan chung
2.1.1. Khái niệm về bản đồ ngập lụt
Bản đồ nguy ngập lụt là loại bản đồ chuyên đề trên đó thể hiện vùng ngập
lụt ở hạ du ở một thời điểm nhất định. Bản đồ ngập lụt thể hiện vùng có nguy cơ
bị ngập tương ứng với các trận lũ khác nhau.
2.1.2. Các phƣơng pháp xây dựng bản đồ ngập lụt
Hiện nay có ba phương pháp thường được ứng dụng để xây dựng bản đồ
ngập lụt, đó là:
- Phương pháp truyền thống: xây dựng bản đồ ngập lụt dựa vào điều tra
thủy văn và địa hình.
- Xây dựng bản đồ ngập lụt dựa vào điều tra trận lũ lớn thực tế đã xảy ra.
- Xây dựng bản đồ ngập lụt dựa vào việc mô phỏng, tính toán các mô hình
thủy văn, thủy lực.
Mỗi một phương pháp trên đây đều có các ưu nhược điểm riêng trong
việc xây dựng và tính toán diện tích ngập lụt. Bản đồ ngập lụt xây dựng theo
phương pháp truyền thống chỉ thể hiện lại hiện trạng ngập lụt, chưa mang tính
dự báo nhưng nó vẫn mang ý nghĩa to lớn về nhiều mặt trong công tác chỉ huy
phòng chống lũ lụt cũng như làm cơ sở để đánh giá, so sánh các nghiên cứu tiếp
theo. Tuy vậy phương pháp này tốn công, mất nhiều thời gian, không đáp ứng
nhu cầu thực tế và có những điểm người nghiên cứu không thể đo đạc hoặc
không thu thập được số liệu đo đạc.
Việc xây dựng bản đồ ngập lụt dựa vào số liệu điều tra, thu thập từ nhiều
trận lũ đã xảy ra là đáng tin cậy nhất, tuy nhiên dữ liệu và thông tin điều tra cho
các trận lũ lớn là rất ít lại không có tính dự báo trong tương lai, do vậy hạn chế
nhiều ưu điểm và tính ứng dụng của bản đồ ngập lụt trong thực tế.
Sử dụng công cụ mô phỏng, mô hình hóa bằng các mô hình thủy văn,
thủy lực là rất cần thiết và có hiệu quả hơn rất nhiều và cũng là cách tiếp cận
hiện đại và đang được sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây cả trên thế giới
và ở Việt Nam trong sự kết hợp với cả các lợi thế của phương pháp truyền
thống.
21
Mặc khác, với sự phát triển của máy tính và các hệ thống thông tin, cơ sở
dữ liệu, ngày càng có nhiều ứng dụng phát triển dựa trên nền hệ thông tin địa lý
(GIS), mà xây dựng bản đồ ngập lụt là một trong những ứng dụng quan trọng,
mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong thực tiễn công tác phòng chống lụt bão và
giảm nhẹ thiên tai.
Do vậy luận văn này sẽ tập trung giới thiệu và sử dụng mô hình thủy lực,
sau đó kết hợp sử dụng phần mềm ArcGis để xây dựng bản đồ ngập lụt.
Hình 2-1. Minh họa phương pháp sử dụng trong luận văn
Trong luận văn học viên có tính kế thừa các số liệu thủy văn từ mô hình
Mike She được tính toán trong luận văn “Đánh giá tác động của hồ chứa nước
Đồng Mít và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dòng chảy sông Lại Giang,
Bình Định” của Võ Hoàng Hiệp thực hiện, để làm biên đầu vào trong các tính
toán trong mô hình thủy lực.
2.1.3. Tổng quan về các mô hình thuỷ văn, thuỷ lực
a. Các mô hình thuỷ văn
• Mô hình Ltank: do PGS.TS Nguyễn Văn Lai đề xuất năm 1986 và ThS
Nghiêm Tiến Lam chuyển về giao diện máy vi tính trên ngôn ngữ VisualBasic,
là một phiên bản cải tiến từ mô hình Tank gốc của tác giả Sugawara (1956). Mô
hình toán mưa rào dòng chảy dựa trên quá trình trao đổi lượng ẩm giữa các tầng
mặt, ngầm lưu vực, và bốc hơi ứng dụng tốt cho lưu vực vừa và nhỏ.
• Mô hình Hec-HMS: là mô hình mưa dòng chảy của Trung tâm Thuỷ văn
kỹ thuật quân đội Hoa Kỳ được phát triển từ mô hình HEC-1, mô hình có những
cải tiến đáng kể cả về kỹ thuật tính toán và khoa học thuỷ văn thích hợp với các
22
lưu vực sông vừa và nhỏ. Là dạng mô hình tính toán thuỷ văn được dùng để tính
dòng chảy từ số liệu đo mưa trên lưu vực. Trong đó các thành phần mô tả lưu
vực sông gồm các công trình thuỷ lợi, các nhánh sông.
Kết quả của Hec-HMS được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, biểu bảng tường
minh rất thuận tiện cho người sử dụng. Ngoài ra, chương trình có thể liên kết với
cơ sở dữ liệu dạng DSS của mô hình thuỷ lực Hec-RAS.
• Mô hình NAM: được xây dựng 1982 tại khoa thuỷ văn viện kỹ
thuỷ động lực và thuỷ lực thuộc đại học kỹ thuật Đan Mạch. Mô hình dựa trên
nguyên tắc các bể chứa theo chiều thẳng đứng và hồ chứa tuyến tính. Mô hình
tính quá trình mưa - dòng chảy theo cách tính liên tục hàm lượng ẩm trong năm
bể chứa riêng biệt tương tác lẫn nhau. Các mô hình thuỷ văn trên đây cho kết
quả là các quá trình dòng chảy tại các điểm khống chế (cửa ra lưu vực) vì vậy tự
thân chúng đứng độc lập chưa đủ khả năng để đưa ra các thông tin về diện tích
và mức độ ngập lụt mà phải kết hợp với một số các công cụ khác như GIS, hoặc
là biên cho các mô hình thủy động lực 1-2 chiều khác.
• Mô hình đường đơn vị (UHM): Được sử dụng để thay thế cho mô hình
NAM để mô phỏng lũ lụt ở các khu vực, nơi không có hồ sơ dòng chảy lũ.
b. Các mô hình thuỷ lực
• Mô hình Hec-RAS: do Trung tâm Thủy văn kỹ thuật quân đội Hoa Kỳ
xây dựng được áp dụng để tính toán thủy lực cho hệ thống sông. Phiên bản mới
hiện nay đã được bổ sung thêm modul tính vận chuyển bùn cát và tải khuếch
tán. Mô hình HEC-RAS được xây dựng để tính toán dòng chảy trong hệ thống
sông có sự tương tác 2 chiều giữa dòng chảy trong sông và dòng chảy vùng
đồng bằng lũ. Khi mực nước trong sông dâng cao, nước sẽ tràn qua bãi gây ngập
vùng đồng bằng, khi mực nước trong sông hạ thấp nước sẽ chảy lại vào trong
sông.
-
-
23
• Họ mô hình MIKE: do Viện thủy lực Đan mạch (DHI) xây dựng được
tích hợp rất nhiều các công cụ mạnh, có thể giải quyết các bài toán cơ bản trong
lĩnh vực tài nguyên nước.
- MIKE 11: là mô hình một chiều trên kênh hở, bãi ven sông, vùng ngập
lũ, trên sông kênh có kết hợp mô phỏng các ô ruộng mà kết quả thủy lực trong
các ô ruộng là "giả 2 chiều".
- ộng lực học dòng chảy 2 chiều trên vùng
ngập lũ đã được ứng dụng tính toán rộng rãi tại Việt Nam và trên phạm vi toàn
thế giới. Mô ộng lực học mô phỏng mực
nước và dòng chảy trên sông, vùng cửa sông, vịnh và ven biển. Mô hình mô
phỏng dòng chảy không ổn định hai chiều ngang đối với một lớp dòng chảy.
- MIKE-Flood được sử dụng khi cần có sự mô tả hai chiều ở một số khu
vực (MIKE 21) và tại những nơi cần kết hợp mô hình một chiều (MIKE 11).
Trường hợp cần kết nối một chiều và hai chiều là khi cần có một mô hình vận
tốc chi tiết cục bộ (MIKE 21) trong khi sự thay đổi dòng chảy của sông được
điều tiết bởi các công trình phức tạp (cửa van, cống điều tiết, các công trình thúy
lợi đặc biệt...) mô phỏng theo mô hình MIKE 11. Khi đó mô hình một chiều
MIKE 11 có thể cung cấp điều kiện biên cho mô hình MIKE 21 (và ngược lại).
- MIKE 11-GIS sử dụng để xây dựng bản đồ ngập lụt cho vùng hạ lưu
sông. MIKE 11-GIS là bộ công cụ mạnh trong trình bày và biểu diễn về mặt
không gian và thích hợp công nghệ mô hình bãi ngập và sông của MIKE 11
cùng với khả năng phân tích không gian của hệ thống thông tin địa lý trên môi
trường ArcGIS.
MIKE 11-GIS có thể mô phỏng diện ngập lớn nhất, nhỏ nhất hay diễn
biến từ lúc nước lên cho tới lúc nước xuống trong một trận lũ. Độ chính xác của
kết quả tính từ mô hình và thời gian tính toán phụ thuộc rất nhiều vào độ chính
xác của DEM. Nó cho biết diện ngập và độ sâu tương ứng từng vùng nhưng
không xác định được hướng dòng chảy trên đó.
Do trong khu vực nghiên cứu dữ liệu địa hình, địa hình lòng sông chưa
có. Trong khi đó diện tích mô tả ngập lụt lớn, vì vậy trong luận văn này học viên
sử dụng mô hình MIKE-FFLOOD trong bộ mô hình MIKE để mô phỏng quá
trình ngập lụt lưu vực sông Lại Giang, tỉnh Bình Định.
2.2. Giới thiệu mô hình MIKE SHE
2.2.1. Tổng quan về mô hình MIKE SHE
Mô hình toán vật lý thông số phân bổ mô phỏng hệ thống tổng hợp dòng
chảy mặt- dòng chảy ngầm lưu vực sông. Mô phỏng biến đổi về lượng và chất
24
hệ thống tài nguyên nước. Bao gồm dòng chảy trong lòng dẫn, dòng chảy tràn
bề mặt, dòng chảy ngầm tầng không áp, dòng chảy ngầm tầng có áp, dòng chảy
tầng ngầm chuyển tiếp giữa tầng có áp và tầng không áp, bốc thoát hơi từ tầng
thảm phủ, truyền chất, vận chuyển bùn cát
2.2.2. Kết quả tính toán mô hình MIKE SHE cho lƣu vực sông Lại
Giang1
a. Từ các dữ liệu độ cao, dữ liệu sử dụng đất, mạng lưới sông ngòi được
kế thừa từ dự án “Xây dựng bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống
bão mạnh, siêu bão tỉnh Bình Định”.
Số liệu khí tượng thủy văn:
- Số liệu mưa: Số liệu mưa bình quân ngày được dùng trong tính toán,
trong đó có 10 trạm mưa: An Hòa, Hoài Ân, Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Vĩnh Kim,
Vĩnh Sơn, Phù Mỹ, Ba Tơ, Đức Phổ, Sa Huỳnh. Các trạm đo mưa này có số liệu
tương đối đủ dài, sử dụng số liệu đo mưa tại các trạm này từ năm 1995 đến năm
2014 đưa vào mô hình MIKE SHE để tính toán dòng chảy đến.
- Số liệu lưu lượng trung bình ngày của trạm An Hòa trên sông An Lão,
số liệu từ năm 1995 đến năm 2009.
b. Kết quả hiệu chỉnh:
Với cơ sở dữ liệu hiện có, mô hình được chạy trong vòng 8 năm, từ năm
1995 đến 2002. Dữ liệu dòng chảy tại trạm An Hòa được sử dụng để hiệu chỉnh.
Kết quả hiệu chỉnh được thể hiện như sau:
Bảng 2.2. Các chỉ số của mô hình MIKE SHE sau khi hiệu chỉnh
Thông số
Trạm
Hiệu chỉnh (1996-2002)
MAE RMSE R
R2 (hệ số
NASH)
Lưu lượng
(m3
/s)
An Hòa 20.2837 38.0119 0.9076 0.8157
1
Võ Hoàng Hiệp, (2017), “Đánh giá tác động của hồ chứa nước Đồng Mít và ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến dòng chảy sông Lại Giang, Bình Định”. Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐHBK Đà Nẵng
25
c. Kiểm định mô hình
Tương tự quá trình hiệu chỉnh, quá trình kiểm định mô hình cũng được
chạy trong 8 năm từ 2002 đến 2009.
Kết quả so sánh được thể hiện như sau:
Bảng 2.3. Các chỉ số của mô hình MIKE SHE sau khi kiểm định
Thông số Trạm
Kiểm định (2003-2009)
MAE RMSE R
R2 (hệ số
NASH)
Lưu lượng
(m3
/s)
An Hòa 20.0169 37.9525 0.8977 0.7850
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1/1/1996 1/1/1997 1/1/1998 1/1/1999 1/1/2000 1/1/2001 1/1/2002
Q Thực đo Q Mô phỏng
ĐƯỜNG QUÁ TRÌNH DÒNG CHẢY TẠI TRẠM AN HÒA GIAI ĐOẠN
HIỆU CHỈNH
TỪ NĂM 1996 ĐẾN 2002
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1/1/2003 1/1/2004 1/1/2005 1/1/2006 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2009
Q Thực đo Q Kiểm định
ĐƯỜNG QUÁ TRÌNH DÒNG CHẢY TẠI TRẠM AN HÒA GIAI ĐOẠN KIỂM
ĐỊNH
26
Nhận xét kết quả hiệu chỉnh và kiểm định:
Thông qua so sánh quá trình dòng chảy ta thấy không có sự sai khác nhiều
giữa giá trị thực đo và mô phỏng. Đồng thời các chỉ số thống kê như hệ số tương
quan (R) hệ số Nash sutcliffe (R2) đạt khá cao (hệ số Nash bằng 0,82 ở quá trình
hiệu chỉnh và 0,78 ở giai đoạn kiểm định), điều này một lần nữa thể hiện mức độ
tin cậy của ứng dụng mô hình phân bố MIKE-SHE cho mô phỏng dòng chảy lưu
vực.
Qua đó nhận thấy kết quả tính toán (Q~t) trong Luận văn “Đánh giá tác
động của hồ chứa nước Đồng Mít và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dòng
chảy sông Lại Giang, Bình Định” có kết quả tốt để sử dụng làm số liệu đầu vào
để tiến hành thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình Xây dựng bản đồ ngập
lụt ở lưu vực sông Lại Giang.
Trong luận văn học viên tiếp tục sử dụng phần mềm MIKE SHE, kế thừa bộ
thông số tính toán để trích xuất lưu lượng theo giờ.
27
2.3. Cơ sở lý thuyết mô hình thủy lực
Mô hình được lựa chọn tính toán lũ cho lưu vực sông Lại Giang là mô hình
MIKE FLOOD. MIKE FLOOD kết hợp với mô hình một chiều MIKE 11 - mô
tả dòng chảy một chiều trong sông và mô hình hai chiều MIKE 21 - mô phỏng
dòng chảy hai chiều ngang bãi tràn. Mô hình MIKE FLOOD có thể thể hiện
được mức độ ngập lụt theo hướng và vận tốc dòng chảy lũ trong vùng ngập lụt.
2.3.1. Cơ sở lý thuyết MIKE FLOOD
Mặc dù mô hình MIKE 11 và MIKE 21 có những ưu điểm vượt trội trong
việc mô phỏng dòng chảy 1 chiều trong mạng lưới sông phức tạp (MIKE 11) và
có thể mô phỏng 2 chiều của dòng chảy tràn trên bề mặt đồng ruộng (MIKE 21).
Tuy nhiên nếu xét riêng lẻ chúng vẫn còn một số hạn chế trong việc mô
phỏng ngập lụt. Đối với MIKE 11, sẽ rất khó khăn để mô phỏng dòng chảy tràn
nếu không biết trước một số khu chứa và hướng chảy, không mô tả được trường
vận tốc trên mặt ruộng hoặc khu chứa, còn trong MIKE 21, nếu muốn vừa tính
toán dòng tràn trên bề mặt ruộng, vừa muốn nghiên cứu dòng chảy chủ lưu trong
các kênh dẫn thì cần phải thu nhỏ bước lưới đến mức có thể thể hiện được sự
thay đổi của địa hình trong lòng dẫn mà hệ quả của nó là thời gian tính toán tăng
lên theo cấp số nhân.
Để kết hợp các ưu điểm của cả mô hình 1 và 2 chiều, đồng thời khắc phục
được các nhược điểm của chúng, MIKE FLOOD cho phép kết nối 2 mô hình
MIKE 11 và MIKE 21 trong quá trình tính toán, tăng bước lưới của mô hình
(nghĩa là giảm thời gian tính toán) nhưng vẫn mô phỏng được cả dòng chảy
trong lòng dẫn và trên mặt ruộng hoặc ô chứa.
Lưu lượng thoát ra từ biên của MIKE 11 sẽ tham gia vào trong MIKE 21-
FM với dạng biên lưu lượng dạng điểm tại bước thời gian 1
2
n . Lưu lượng từ
MIKE 11 tác động đến phương trình liên tục với dạng phương trình động lượng
trong MIKE 21. MIKE 11 cần biên mực nước từ MIKE 21 tại bước thời gian
1
n để tính toán từ bước n đến n+1 trong MIKE 21. Để cung cấp một lưu lượng
cho MIKE 21 tại bước thời gian 1
2
n , biên ảo được thiết lập với một lưu lượng
1
2
n
Q và sau đó chương trình sẽ tính lại biên mực nước và lưu lượng tại vị trí kết
nối ở bước thời gian n.
1
2
2
. .
. .
n
n
n
Q
Q
H
g A
t x AC R
(2-5)
28
Trong MIKE FLOOD có 4 loại kết nối sau đây giữa mô hình 1 chiều
(MIKE 11) và 2 chiều (MIKE 21): Kết nối tiêu chuẩn, kết nối bên, kết nối, kết
nối công trình, kết nối khô.
a. Kết nối tiêu chuẩn
Trong kết nối này, thì một hoặc nhiều ô lưới của MIKE 21 sẽ được liên kết
với một đầu của phân đoạn sông trong MIKE 11. Loại kết nối này rất thuận tiện
cho việc nối một lưới chi tiết của MIKE21 với một hệ thống mạng lưới sông lớn
hơn trong MIKE 11, hoặc nối các công trình trong mô hình MIKE 21. Các cách
áp dụng có thể của nó được chỉ ra trong hình 2.2 dưới đây.
Hình 2-2: Các ứng dụng trong kết nối tiêu chuẩn
b. Kết nối bên
Kết nối bên cho phép một chuỗi các ô lưới trong MIKE 21 có thể liên kết
vào hai bên của một đoạn sông, một mặt cắt trong đoạn sông hoặc toàn bộ một
nhánh sông trong MIKE 11. Dòng chảy khi chảy qua kết nối bên được tính toán
bằng cách sử dụng các phương trình của các công trình hoặc các bảng quan hệ
Q-H. Loại kết nối này đặc biệt hữu ích trong việc tính toán dòng chảy tràn từ
trong kênh dẫn ra khu ruộng hoặc bãi, nơi mà dòng chảy tràn qua bờ đê bối sẽ
được tính bằng công thức đập tràn đỉnh rộng. Một ví dụ của loại kết nối này
được minh họa trong hình 2.3
29
Hình 2-3: Một ứng dụng trong kết nối bên
c. Kết nối công trình (ẩn)
Kết nối công trình là nét mới đầu tiên trong một loạt các cải tiến dự định
trong MIKE FLOOD. Kết nối công trình lấy thành phần dòng chảy từ một công
trình trong MIKE 11 và đưa chúng trực tiếp vào trong phương trình động lượng
của MIKE 21. Quá trình này là ẩn hoàn toàn và vì thế không ảnh hưởng đến các
bước thời gian trong MIKE 21. Ví dụ về loại kết nối này được minh họa trong
hình 2.4
Hình 2-4: Một ví dụ trong kết nối công trình
d. Kết nối khô (zero flow link)
Một ô lưới MIKE 21 được gán là kết nối khô theo chiều x sẽ không có
dòng chảy chảy qua phía bên phải của ô lưới đó. Tương tự, một kết nối khô theo
chiều y sẽ không có dòng chảy chảy qua phía trên của nó. Các kết nối khô này
được phát triển để bổ sung cho các kết nối bên. Để chắc chắn rằng dòng chảy
tràn trong MIKE 21 không cắt ngang từ bờ này sang bờ kia của sông mà không
30
liên kết với MIKE 11, các kết nối khô này được đưa vào để đóng các dòng trong
MIKE 21. Một cách khác để sử dụng kết nối khô là gán cho các ô lưới là đất
cao, mà tùy thuộc vào độ phân giải của lưới tính có thể chưa mô tả được. Kết nối
khô cũng được sử dụng để mô tả các dải phân cách hẹp trong đồng ruộng ví dụ
như đê bối, đường, ... và khi đó thay vì sử dụng một chuỗi các ô lưới được định
nghĩa là đất cao thì nên sử dụng chuỗi các kết nối khô.
Sử dụng các kết nối trên đây ta có thể dễ dàng liên kết hai mạng lưới tính
trong mô hình 1 chiều và 2 chiều với nhau. Khi chạy mô hình, để coupling
chúng, MIKE FLOOD cung cấp 3 kiểu coupling sau đây tùy thuộc vào mục đích
sử dụng mô hình:
- Coupling động lực: các kết nối sẽ chỉ chuyển các thông tin và thủy động
lực (cần thiết cho các tính toán trong MIKE 11 và MIKE 21)
- Coupling truyền tải chất: các kết nối chỉ truyền các thông tin liên quan
đến các quá trình vận tải và khuyếch tán (cần thiết cho các tính toán trong MIKE
11 và MIKE 21)
- Coupling cả động lực và truyền tải chất.
Các lựa chọn này sẽ được người sử dụng dễ dàng lựa chọn thông qua các
hộp thoại trong mô hình.
2.3.2. Cơ sở lý thuyết MIKE 11
MIKE 11 là mô hình mô phỏng quá trình động lực học dòng chảy một
chiều trên kênh hở, bãi ven sông, vùng ngập lụt. MIKE 11 có thể mô phỏng một
hệ thống sông rạch phức tạp với chiều dài hàng trăm km và tính toán dòng chảy,
chất lượng nước, vận chuyển bùn cát trong một thời gian dài. MIKE 11 có khả
năng tính toán với dòng chảy thay đổi gấp, dòng chảy ảnh hưởng của thủy triều,
sóng lũ, dòng chảy có lòng dẫn dốc, sự thay đổi mặt cắt ngang sông, … Tuy
nhiên, vì là mô hình 1 chiều nên không mô phỏng chính xác được các yếu tố
hình thái sông trên mặt bằng như đoạn sông cong, hệ số nhám thay đổi …, các
yếu tố thủy lực chỉ là giá trị trung bình trên mặt cắt ngang, chưa tính được dòng
chảy tràn bờ, xói bồi lòng dẫn cũng chỉ xem xét trung bình, không tính được xói
bồi ngang sông.
Hệ phương trình sử dụng trong mô hình là hệ phương trình Saint - Venant
theo không gian một chiều, với mục đích tìm quy luật diễn biến của mực nước
và lưu lượng dọc theo chiều dài sông theo thời gian. Hệ phương trình gồm
phương trình liên tục và phương trình động lượng.
31
a. Hệ phƣơng trình
Phương trình liên tục (bảo toàn khối lượng):
q
x
Q
t
h
B (2-1)
Phương trình động lượng (bảo toàn động lượng):
0
2
2
R
AC
Q
Q
g
x
h
gA
A
Q
x
t
Q
(2-2)
Trong đó:
- Q: lưu lượng dòng chảy (m3
/s).
- A: diện tích mặt cắt ướt (m2
).
- R: bán kính thủy lực (m).
- C: hệ số Chezy (C = 6
1
1
R
n
) ( /
m s ).
(hệ số Manning M =1/n, C = M 6
1
R )
- B: bề rộng mặt thoáng (m).
- n: hệ số nhám
- q: lưu lượng dòng nhập bên (m3
/s/m).
- h: độ sâu dòng chảy (m).
- : hệ số hiệu chỉnh động năng.
b. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên
- Điều kiện ban đầu: là giá trị lưu lượng và mực nước tại tất cả các mặt cắt
ở thời điểm bắt đầu tính toán t = 0.
- Điều kiện biên: giá trị lưu lượng hay mực nước tại các vị trí biên. Giá trị
biên có thể là giá trị hằng số hoặc là chuỗi dữ liệu dao động theo thời gian.
c. Thuật toán
Hệ phương trình Saint – Venant được giải bằng phương pháp sai phân hữu
hạn theo sơ đồ ẩn của Abbott – Ionescu. Lưới tính bao gồm các nút tính Q và h
xen kẽ, lưu lượng Q và mực nước h được tính lần lượt tại mỗi bước thời gian
như ở hình 4.1, khoảng cách giữa các nút tính h có thể khác nhau, vị trí các nút
tính h đuợc lấy trùng với các mặt cắt trên mạng lưới kênh.
32
h h h h
Q Q Q
Hình 2-5. Lưới tính toán trên một đoạn kênh
Phương trình liên tục (2-1) được sai phân theo sơ đồ trung tâm theo không
gian (x), và sai phân tiến theo thời gian (t). Phương trình động lượng (2-2) được
sai phân tại điểm j, bước thời gian 1
2
n .
Kết hợp phương trình sai phân của phương trình động lượng và phương
trình liên tục ta thu được hệ phương trình theo Q và h dưới dạng 5 đường chéo.
Cùng với các điều kiện ban đầu và điều kiện biên, phương trình trên được giải
để tìm ra các giá trị Q và h tại mỗi nút tính.
2.3.3. Cơ sở lý thuyết MIKE 21
Mô hình MIKE 21-FM là mô hình thủy động lực học 2 chiều mô phỏng
mực nước, dòng chảy trong sông, tràn bờ, cửa sông. Mô hình này giải hệ
phương trình Saint – Venant (phương trình liên tục và động lượng theo 2 hướng)
với lưới tự do bao phủ toàn bộ khu vực nghiên cứu. Mô hình MIKE 21-FM cho
phép mô phỏng chi tiết các đặc trưng thủy lực và hình thái 2 chiều nên có thể
tính dòng chảy tràn bờ, dòng chảy trên đồng, xói bồi ngang sông.
a. Hệ phƣơng trình cơ bản
Phương trình liên tục:
q
x
Q
t
h
B (2-3)
Phương trình động lượng:
2 2
2
1
a sx bx
o o o o
xy
xx
xx xy s
o
p
hu hu huv h gh
fvh gh
t x y x x x
S
S
hT hT hu S
x y x y
(2-4a)
2 2
2
1
sy by
a
o o o o
yx yy
yx yy s
o
p
hv hv huv h gh
fuh gh
t y x y y y
S S
hT hT hv S
x y x y
(2-4b)
Trong đó:
- h: độ sâu dòng chảy (m).
- v
u, : vận tốc ở độ sâu trung bình theo phương x, y (m/s).
33
- d
hu udz
d
hv vdz
- S: lưu lượng nguồn (m3
/s/m3
).
- : cao độ mực nước (m).
- ρo: khối lượng riêng tham chiếu của nước (kg/m3
).
- ρ: khối lượng riêng của nước (kg/m3
).
- τsx, τsy: ứng suất ma sát bề mặt theo hai phương x, y (N/m2
).
- τbx, τby: ứng suất ma sát đáy theo hai phương x, y (N/m2
).
- f: thông số Coriolis (rad/s).
- g: gia tốc trọng trường (m/s2
).
- Sxy, Sxx, Syy: ứng suất tán xạ sóng (N/m).
- d: biến động của độ sâu theo thời gian (m).
- Txx, Txy, Tyy: được tính như sau (m2
/s2
):
- A: hệ số nhớt rối thep phương ngang (m2
/s).
b. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên:
- Điều kiện ban đầu: là giá trị lưu lượng và mực nước tại tất cả các vị trí ở
thời điểm bắt đầu tính toán t = 0.
- Điều kiện biên: là giá trị lưu lượng hay mực nước tại các vị trí biên. Giá
trị biên có thể là hằng số hoặc là dao động lưu lượng hay mực nước theo thời
gian.
c.Thuật toán trong mô hình MIKE 21 - FM:
Để giải hệ phương trình trên, người ta đã sử dụng phương pháp ADI
(Alternating Direction Implicit) để sai phân hoá theo lưới không gian - thời gian.
Hệ phương trình theo từng phương và tại mỗi điểm trong lưới được giải theo
phương pháp DS (Double Sweep).
2.4. Giới thiệu quy trình xây dựng bản đồ ngập lụt kết hợp công cụ
GIS
Các quá trình mô phỏng bằng mô hình thủy văn và thủy lực trên đây mới
chỉ cho chúng ta bức tranh về diện ngập, trường vận tốc, độ sâu ngập dưới dạng
các hình ảnh, số liệu. Với số liệu thô này mới chỉ xây dựng được các bản đồ giấy
thể hiện lại các vùng ngập lụt xảy ra mà chưa thể có các dạng thông tin hữu ích
cần thiết. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và hệ
thông tin địa lý thì những số liệu, dữ liệu trên lại là một phần không thể thiếu, là
34
cơ sở dữ liệu để các công cụ GIS tiến hành tính toán, phân tích và triết xuất ra các
dạng dữ liệu cần thiết để xây dựng bản đồ ngập lụt.
2.4.1. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Hệ thống thông tin địa lý - Geographic Information System (GIS) là một
nhánh của công nghệ thông tin, đã hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước
và phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. GIS được sử dụng nhằm xử lý
đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản đồ) gắn với các thông tin thuộc tính,
phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt động theo lãnh thổ. Có nhiều
định nghĩa về GIS, nhưng nói chung đã thống nhất quan niệm chung: GIS là một
hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi
để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục
đích nghiên cứu, quản lý nhất định. Xét dưới góc độ là công cụ, GIS dùng để thu
thập, lưu trữ, biến đổi, hiển thị các thông tin không gian nhằm thực hiện các mục
đích cụ thể. Xét dưới góc độ là phần mềm, GIS làm việc với các thông tin không
gian, phi không gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng. Có thể
nói các chức năng phân tích không gian đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS. Xét
dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu như là một
công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ để biến chúng thành các thông tin trợ giúp
quyết định phục vụ các nhà quản lý. Xét dưới góc độ hệ thống, GIS là hệ thống
gồm các hợp phần: Phần cứng, Phần mềm, Cơ sở dữ liệu và Cơ sở tri thức
chuyên gia.
2.4.2. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu
Các dữ liệu về lưu vực sông nghiên cứu được thu thập, số hoá từ các phần
mềm khác nhau như MicroStation, Mapinfow, Arcinfor, ArcGIS, sau đó được
quản lý thống nhất và lưu lại dưới dạng định dạng shape file trong ArcMap.
Chuẩn bị, phân tích và đánh giá các thông số cho mô hình, vấn đề chuẩn
bị dữ liệu và thông số đầu vào cho các mô hình là một trong vấn đề lớn nhất, đòi
hỏi tốn nhiều thời gian và khá phức tạp.
Trong trường hợp liên kết với mô hình thuỷ văn - thuỷ lực, GIS là một
hợp phần quan trọng không thể thiếu được. Vai trò của công cụ GIS thể hiện ở:
- Tổng hợp và chọn lọc tài liệu như là đầu vào cần thiết cho mô hình thuỷ
văn, thuỷ lực đặc biệt trong đó là việc phân tích các đặc trưng thuỷ văn bề mặt
của lưu vực.
- Phân tích, hình dung và đánh giá diện tích và mức độ ngập lụt sử dụng
các kết quả tính toán từ mô hình nêu trên.
35
2.4.3. Xây dựng bản đồ ngập lụt bằng công nghệ GIS
Sau khi đã có các bản đồ độ sâu ngập lụt tính từ MIKE, tiến hành chồng
chập các bản đồ độ sâu ngập lụt để thu được bản đồ độ ngập sâu lớn nhất Hdepth max
ứng với các trận lũ tính toán. Kết hợp bản đồ Hdepth max với bản đồ DEM ta sẽ thu
được bản đồ ngập lụt cho lưu vực sông Lại Giang.
36
CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
Như đã trình bày về phương pháp luận của việc xây dựng bản đồ ngập lụt
như trên, các bước cụ thể cho việc xây dựng bản đồ ngập lụt được thực hiện qua
các bước sau:
3.1. Xây dựng mô hình thủy lực
3.1.1. Xây dựng mô hình thủy lực 1 chiều
Để đánh giá khả năng ảnh hưởng ngập lụt do lũ lụt trên sông Lại Giang
ứng với các tần suất lưu lượng khác nhau, học viên xây dựng sơ đồ mạng lưới
sông Lại Giang như sau:
Hình 3-1: Sơ đồ mạng lưới sông tính toán trong MIKE11
Phạm vi tính toán thủy lự : hệ thống sông Lại Giang, sông Kim
Sơn, hạ lưu hồ Vạn Hội.
- Mặt cắt: Được thừa hưởng từ các dự án trước cũng như bổ sung từ
DEM. Tổng số chiều dài 60,9 Km; với tổng số mặt cắt là 72. Trong đó:
+ Sông Kim Sơn với chiều dài L=17,1 km có 18 mặt cắt.
+ Hạ lưu hồ Vạn Hội với chiều dài L=10,8 km có 21 mặt cắt.
Biên Q(t) Kim Sơn
Biên Q(t) Lại Giang
Biên hạ lưu
Biên Q(t) Vạn Hội
37
+ Sông Lại Giang với chiều dài L=33 km có 33 mặt cắt.
Hình 3-2: Mặt cắt tại vị trí đầu sông Kim Sơn sông trong MIKE11
- Các số liệu biên mô hình:
ợng lưu: Q(t) lưu lượng trên sông Kim Sơn, Lại Giang và
từ hồ Vạn Hội2
+ Biên hạ lưu: Biên mực nước triều Quy Nhơn.
- 2
Võ Hoàng Hiệp, (2017), “Đánh giá tác động của hồ chứa nước Đồng Mít và ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến dòng chảy sông Lại Giang, Bình Định”. Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐHBK Đà Nẵng
38
Hình 3-3: Thiết lập bài toán mô phỏng thủy lực Hydrodynamic
3.1.2. Xây dựng mô hình thủy lực 2 chiều
a. Lƣới tính toán 2D
Lưới tính toán 2D thiết lập cho lưu vực sông Lại Giang thể hiện hình 3.4,
phạm vi giới hạn vùng đồng bằng hạ lưu sông Lại Giang tới cửa biển An Dũ.
Mô hình Dem: 25x25m được kế thừa từ dự án “Xây dựng bản đồ ngập lụt
do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão tỉnh Bình Định”
Phạm vi mô phỏng: Vùng hạ lưu sông Lại Giang đến các xã nằm cửa
sông.
Các thông số trong mô hình:
- Số phần tử (Element in file): 3.645;
- Số nút (Notes in file): 2.157;
- Góc nhỏ nhất 260
;
- Diện tích nhỏ nhất: 1.029m2
39
Hình 3-4: Lưới tính toán lưu vực Lại Giang
b. Biên
Giá trị dòng chảy tại khu vực thượng lưu sẽ được lấy từ mô hình MIKE
11 khi được kết nối trong mô hình MIKE FLOOD. Các giá trị đó thể hiện là sự
trao đổi giữa hai mô hình MIKE 11 và MIKE 21.
Hình 3-5: Mô phỏng 2 chiều vùng bãi lưu vực sông Lại Giang trong mô hình 2
chiều
40
Hình 3-6: Thiết lập hệ số nhám trong Mike21
3.1.3. Thiết lập mô hình mô phỏng MIKE FLOOD
MIKE FLOOD là mô hình kết nối giữa mô hình thuỷ lực 1 chiều MIKE
11 và mô hình thuỷ lực 2 chiều MIKE 21FM. Sau khi đã thiết lập mô hình thuỷ
lực 1 chiều và 2 chiều, ta xác định các vị trí kết nối và sử dụng MIKE FLOOD
để kết nối lại thành một mô hình duy nhất mô phỏng ngập lụt hạ du lưu vực
sông Lại Giang:
- Kết nối mô hình thuỷ lực 1 chiều và 2 chiều trong mô hình Mike Flood
- Kết nối được sử dụng để thiết lập mô phỏng MIKE FLOOD là kết nối
bên. Mô hình thiết lập có 137 kết nối bên dọc theo đường bờ sông Kim Sơn, 42
điểm kết nối trên nhánh hồ Vạn Hội, 292 điểm kết nối nhánh Lại Giang tiếp giáp
với đất liền (hình 3.7).
Hình 3-7: Thiết lập kết nối mô hình Mike Flood
41
Hình 3-8: Sơ đồ kết nối Mike 11 và Mike 21 FM
Hình 3-9: Sơ đồ chi tiết kết nối bên
3.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
Để xác định các thông số cho mô hình thủy lực như hệ số nhám lòng sông
cần thiết phải tiến hành hiệu chỉnh và kiểm định mô hình tính cho trận lũ trong
thực tế. Qua thực tế và phân tích tác giả chọn mô phỏng trận lũ năm 1999 (từ
ngày 27/11/1999 đến 8/12/1999) và trận lũ năm 2007 (từ ngày 28/10/2007 đến
ngày 08/11/2007) để kiểm định mô hình. Trong luận văn học viên chỉ thực hiện
kiểm định và hiệu chỉnh các thông số trong Mike 11. Để hiệu chỉnh và kiểm
Bathymetry [m]
Above 350
325 - 350
300 - 325
275 - 300
250 - 275
225 - 250
200 - 225
175 - 200
150 - 175
125 - 150
100 - 125
75 - 100
50 - 75
25 - 50
0 - 25
Below 0
Undefined Value
920000 925000 930000 935000 940000
[m]
1589000
1590000
1591000
1592000
1593000
1594000
1595000
1596000
1597000
1598000
1599000
1600000
1601000
1602000
1603000
1604000
1605000
1606000
1607000
1608000
1609000
1610000
[m]
Bathymetry [m]
Above 350
325 - 350
300 - 325
275 - 300
250 - 275
225 - 250
200 - 225
175 - 200
150 - 175
125 - 150
100 - 125
75 - 100
50 - 75
25 - 50
0 - 25
Below 0
Undefined Value
931500 932000 932500 933000 933500 934000 934500 935000 935500
[m]
1598200
1598400
1598600
1598800
1599000
1599200
1599400
1599600
1599800
1600000
1600200
[m]
42
định thông số mô hình học viên tiến hành so sánh giữa kết quá tính toán và thực
đo mực nước tại trạm Bồng Sơn.
3.2.1. Hiệu chỉnh mô hình
a. Số liệu tính toán
- Biên lưu lượng: Được kế thừa tính toán từ luận văn như trên đã trình
bày.
- Mực nước thực đo: trạm Bồng Sơn năm 1999
- Thời gian mô phỏng: Thời gian tính toán theo trận lũ năm 1999, từ ngày
27/11 đến ngày 08/12/1999 với bước thời gian mô phỏng là 5 giây.
b. Kết quả tính toán:
Để kiểm tra tính chính xác của kết quả tính toán, trong nghiên cứu này sử
dụng chỉ tiêu R, NASH để đánh giá sai số của mô hình.
Sau quá trình hiệu chỉnh các thông số tính toán của mô hình, so sánh mực
nước tại trạm Bồng Sơn, ứng với lý trình 73.000m trên sông Lại Giang được thể
hiện như sau.
Bảng 3.1. Các chỉ số của mô hình MIKE 11 sau khi hiệu chỉnh
Thông số Trạm
Hiệu chỉnh (1999)
RMSE R
R2 (hệ số
NASH)
Mực nước
(m)
Bồng Sơn 0,658 0,957 0,812
Đường quá trình lưu lượng tính toán và thực đo:
Hình 3-10: So sánh đường mực nước tại trạm Bồng Sơn đợt lũ tháng 11/1999
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Mực
nước
(m)
Mực nước thực đo (m) Mực nước mô phỏng (m)
43
Nhận xét: So sánh mực nước mô phỏng với thực đo tại trạm Bồng Sơn
nhận thấy thời gian xuất hiện đỉnh lũ khá phù hợp. Tuy nhiên kết quả tính toán
đỉnh lũ tính toán tại trạm Bồng Sơn còn chênh lệch nhau (tại trạm Bồng Sơn tính
toán 8,43m so với kết quả đo đạc thực tế là 8,71m). Kết quả mô phỏng theo chỉ
tiêu Nash là 0,812 đạt loại khá, kết quả này cho thấy kết quả mô phỏng bằng mô
hình có độ chính xác tốt, bộ thông số về độ nhám Maning (n) sẽ được sử dụng
để kiểm định trong giai đoạn tiếp theo.
Bảng 3.2. Bộ thông số về hệ số nhám Maning (n)
STT Sông Lý trình Độ nhám
1
Kim Sơn 45.000 0,035
Kim Sơn 62.100 0,035
2
Lại Giang 54.000 0,040
Lại Giang 87.000 0,040
3
Hạ lưu Vạn Hội 6.000 0,030
Hạ lưu Vạn Hội 168.000 0,030
3.2.2. Kiểm định mô hình
a. Số liệu tính toán:
- Biên lưu lượng: Được kế thừa tính toán từ Luận văn như trên đã trình
bày.
- Mực nước thực đo: trạm Bồng Sơn năm 2007
- Thời gian mô phỏng: Thời gian tính toán theo trận lũ năm 2007, từ ngày
01/11 đến 08/11 với bước thời gian mô phỏng là 5 giây.
b. Kết quả tính toán: Sau quá trình hiệu chỉnh các thông số tính toán,
kiểm định trận lũ năm 2007, so sánh mực nước tại trạm Bồng Sơn, kết quả được
thể hiện được thể hiện như sau:
Bảng 3.3. Các chỉ số của mô hình MIKE 11 sau khi kiểm định
Thông số Trạm
Kiểm định (2007)
RMSE R
R2 (hệ số
NASH)
Mực nước
(m)
Bồng Sơn 0,59 0,97 0,88
44
Hình 3-11: So sánh đường mực nước tại trạm Bồng Sơn đợt lũ năm 2007
Nhận xét: So sánh mực nước mô phỏng với thực đo tại trạm Bồng Sơn
nhận thấy thời gian xuất hiện đỉnh lũ khá phù hợp. Tuy nhiên kết quả tính toán
đỉnh lũ tính toán tại trạm Bồng Sơn còn chênh lệch nhau. (tại trạm Bồng Sơn
tính toán 8,6m so với đo đạc là 9,04m). Kết quả mô phỏng theo chỉ tiêu hệ số
tương quan R, Nash là 0,769 đạt loại khá.
Với các kết quả đạt được trong quả trình kiểm định chứng tỏ các thông số
thiết lập của mô hình là phù hợp để tiến hành mô phỏng ngập lụt trên sông Lại
Giang.
3.3. Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các trƣờng hợp
Sử dụng bộ thông số đã xác định ở phần trên để tiến hành tính toán mô
phỏng các kịch bản ngập lụt. Trong khuôn khổ luận văn học viên xây dựng 9
kịch bản tương ứng với tần suất lũ 0,1%, 0,5%, 1% khi chưa xét đến biến đổi khí
hậu và khi xét đến có biến đổi khí hậu với các kịch bản RCP4.5, RCP8.5.
Việc mô phỏng ngập lụt ứng với nhiều kịch bản tình huống lũ lụt khác
nhau để xác định được diện tích ngập, chiều sâu ngập cho khu dân cư, trục giao
thông, vùng đất sản xuất, công trình cơ sở hạ tầng... do lũ lụt trên sông Lại
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11/1/2007
1:00
11/1/2007
7:00
11/1/2007
13:00
11/1/2007
19:00
11/2/2007
1:00
11/2/2007
7:00
11/2/2007
13:00
11/2/2007
19:00
11/3/2007
1:00
11/3/2007
7:00
11/3/2007
13:00
11/3/2007
19:00
11/4/2007
1:00
11/4/2007
7:00
11/4/2007
13:00
11/4/2007
19:00
11/5/2007
1:00
11/5/2007
7:00
11/5/2007
13:00
11/5/2007
19:00
11/6/2007
1:00
11/6/2007
7:00
11/6/2007
13:00
11/6/2007
19:00
11/7/2007
1:00
11/7/2007
7:00
11/7/2007
13:00
11/7/2007
19:00
11/8/2007
1:00
11/8/2007
7:00
11/8/2007
13:00
11/8/2007
19:00
Mực
nước
(m)
Mực nước thực đo (m) Mực nước mô phỏng (m)
45
Giang. Sau đó sử dụng phần mềm Arc Gis 10.5 để xây dựng bản đồ ngập lụt cho
từng kịch bản cụ thể.
Cụ thể các bản đồ ngập lụt ứng với các kịch bản mô phỏng lũ lụt sông Lại
Giang như sau:
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,1% (KB1)
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,5% (KB2)
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 1,0% (KB3)
Xây dựng bản đồ ngập lụt do biến đổi khí hậu tương ứng với giai đoạn
tương lai 2016-2035, với kịch bản phát thải là RCP4.5
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,1% (KB4)
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,5% (KB5)
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 1,0% (KB6)
Xây dựng bản đồ ngập lụt do biến đổi khí hậu tương ứng với giai đoạn
tương lai 2016-2035, với kịch bản phát thải là RCP8.5
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,1% (KB7)
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,5% (KB8)
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 1,0% (KB9)
46
3.3.1. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lƣu lƣợng 0,1%
Hình 3-12. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0,1%
Hình 3-13. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0,1%
47
Bảng 3.4. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ 0.1%
TT
Mức
ngập
(m)
Diện
tích
ngập
(ha)
Huyện Hoài Ân Huyện Hoài Nhơn
Ân
Hảo
Tây
Ân
Hảo
Đông
Ân
Mỹ
Ân
Tín
Ân
Thạnh
Bồng
Sơn
Hoài
Hải
Hoài
Thanh
Hoài
Hƣơng
Hoài
Tân
Hoài
Xuân
Hoài
Mỹ
Hoài
Đức
1 <0,5 1.788,8 18,4 3,0 216,7 63,3 198,1 125,8 28,7 2,0 94,7 44,7 257,5 436,6 299,3
2 0.5 - 1 1.799,7 18,5 3,0 218,1 63,7 199,4 126,6 28,9 1,6 95,3 45,0 259,1 439,4 301,2
3 1 - 2 1.574,3 16,2 2,6 190,8 55,7 174,4 110,8 25,3 1,0 83,4 39,3 226,7 384,4 263,5
4 2 - 3 393,7 4,1 0,7 47,7 13,9 43,6 27,7 6,3 0,3 20,9 9,8 56,7 96,1 65,9
5 >3 67,4 0,7 0,1 8,2 2,4 7,5 4,7 1,1 0,0 3,6 1,7 9,7 16,5 11,3
Tổng 5.623,9 58,0 9,4 681,5 199,0 623,0 395,6 90,2 4,9 297,9 140,5 809,7 1373,0 941,2
Nhận xét: Khi xảy ra lũ tần suất 0,1% thì các xã Ân Hảo Tây, xã Ân Hảo
Đông, xã Ân Tín, xã Ân Thạnh, xã Ân Mỹ thuộc huyện Hoài Ân; thị trấn Bồng
Sơn, xã Hoài Xuân, xã Hoài Tân, xã Hoài Hương, xã Hoài Đức, xã Hoài Mỹ, xã
Hoài Hải, xã Hoài Tân thuộc huyện Hoài Nhơn là các xã, thị trấn sẽ bị ngập lụt.
- Sản xuất nông nghiệp: 2.228 ha diện tích đất lúa, 391ha đất sản xuất cây
hằng năm của người dân bị ngập.
Như vậy qua xem xét bản đồ ngập lụt khi xảy ra lũ với tần suất 0,1% thì
diện tích ngập sâu từ 1m trở xuống khá lớn 3.588 ha trong tổng số diện tích bị
ngập lụt là 5.624 ha.
48
3.3.2. Mô phỏng kịch bản ngập lụt ứng với tần suất lƣu lƣợng 0,5%
Hình 3-14. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0,5%
Hình 3-15. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0,5%
49
Bảng 3.5. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ 0.5%
Mức
ngập
(m)
Tổng
(ha)
Huyện Hoài Ân Huyện Hoài Nhơn
Ân
Hảo
Tây
Ân
Hảo
Đông
Ân
Mỹ
Ân
Tín
Ân
Thạnh
Bồng
Sơn
Hoài
Hải
Hoài
Thanh
Hoài
Hƣơng
Hoài
Tân
Hoài
Xuân
Hoài
Mỹ
Hoài
Đức
<0,5 1.723,6 1,0 17,1 207,6 48,7 189,5 114,7 29,3 0,0 98,7 42,4 241,9 440,7 292,0
0.5- 1 1.760,5 0,8 17,4 212,0 49,8 193,6 117,2 29,9 0,0 100,9 43,3 247,2 450,2 298,3
1_2 1.484,7 0,6 14,7 178,8 42,0 163,3 98,8 25,3 0,0 85,1 36,5 208,4 379,7 251,6
2_3 308,8 0,0 3,0 37,0 9,4 33,8 20,5 5,2 0,0 17,6 8,2 43,2 78,6 52,1
>3 25,1 0,0 0,3 3,2 0,0 2,9 1,8 0,5 0,0 1,5 0,0 3,7 6,8 4,5
Tổng 5.302,7 2,4 52,5 638,6 149,9 583,2 352,9 90,2 0,0 303,8 130,3 744,5 1355,9 898,6
Nhận xét: Qua phân tích bản đồ ngập lụt, cũng như bản đồ sử dụng đất
ứng với tần suất lũ 0,5% thì có 5/15 xã thuộc huyện Hoài Ân bao gồm Ân Hảo
Tây, Ân Hảo Đông, Ân Tín, Ân Thạnh, Ân Mỹ; 8/17 xã, thị trấn thuộc huyện
Hoài Nhơn bao gồm thị trấn Bồng Sơn, xã Hoài Xuân, xã Hoài Hương, xã Hoài
Đức, xã Hoài Mỹ, xã Hoài Hải, xã Hoài Tân, xã Hoài Thanh là các xã, thị trấn bị
ngập lụt, nhiều khu vực có chiều sâu ngập >3m.
- Nông nghiệp: 2.060 ha diện tích đất lúa, 369 ha đất sản xuất cây hằng
năm sẽ bị ngập.
Như vậy khi xảy ra lũ với tần suất 0,5% sẽ có diện tích bị ngập lụt là
5.303 ha. Và các khu dân cư đông đúc nằm ven sông, năm ở cửa sông sẽ là nơi
bị ảnh hưởng nặng nề do ngập lụt với chiều sâu ngập khá lớn (>3m).
50
3.3.3. Mô phỏng kịch bản ngập lụt ứng với tần suất lƣu lƣợng 1%
Hình 3-16. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 1%
Hình 3-17. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 1%
51
Bảng 3.6. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ 1%
Mức
ngập
(m)
Tổng
(ha)
Huyện Hoài Ân Huyện Hoài Nhơn
Ân
Hảo
Tây
Ân
Hảo
Đông
Ân
Mỹ
Ân
Tín
Ân
Thạnh
Bồng
Sơn
Hoài
Hải
Hoài
Hƣơng
Hoài
Tân
Hoài
Xuân
Hoài
Mỹ
Hoài
Đức
<0,5 1.822,3 0,9 18,8 229,3 53,8 209,4 126,7 8,6 109,6 43,8 255,5 459,4 306,6
0.5- 1 1.741,1 0,8 18,0 219,0 51,4 200,0 121,0 8,3 104,7 41,9 244,1 438,9 292,9
1_2 1.263,9 0,6 13,1 159,0 37,3 145,2 87,9 6,0 76,0 30,4 177,2 318,6 212,6
2_3 238,7 0,1 2,6 30,0 7,0 27,4 16,6 1,1 14,3 5,7 33,4 60,1 40,1
>3 10,0 0,0 0,0 1,3 0,3 1,2 0,7 0,0 0,6 0,2 1,4 2,6 1,7
Tổng 5.076,0 2,4 52,5 638,6 149,9 583,2 352,9 24,1 305,2 122,1 711,7 1279,7 853,9
Nhận xét: Khi xảy ra lũ 1% thì có thì có 5/15 xã thuộc huyện Hoài Ân
bao gồm Ân Hảo Tây, Ân Hảo Đông, Ân Tín, Ân Thạnh, Ân Mỹ; 6/17 xã, thị
trấn thuộc huyện Hoài Nhơn bao gồm thị trấn Bồng Sơn, xã Hoài Xuân, xã Hoài
Hương, xã Hoài Đức, xã Hoài Mỹ, xã Hoài Hải là các xã, thị trấn bị ngập lụt
nhiều khu vực.
- Về nông nghiệp: 2.005 ha diện tích đất lúa và 356 ha đất sản xuất cây
hằng năm của người dân bị ngập.
Như vậy khi xảy ra lũ với tần suất 1% sẽ có diện tích bị ngập lụt là 5.076
ha.
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si

More Related Content

What's hot

Ct02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ctCt02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ctMinh Hòa Lê
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...nataliej4
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...nataliej4
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam anh hieu
 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...KhoTi1
 

What's hot (18)

Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà GiangTác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
 
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
 
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAYLuận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
 
Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Quận Tân Bình
Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Quận Tân BìnhPháp luật thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Quận Tân Bình
Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Quận Tân Bình
 
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng TàuLuận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
 
Ct02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ctCt02008 nguyen thihauk2ct
Ct02008 nguyen thihauk2ct
 
Đề tài: Hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà
Đề tài: Hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông ĐàĐề tài: Hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà
Đề tài: Hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAY
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAYĐề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAY
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại xã Mai Đình, HAY
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
 
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOT
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOTLuận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOT
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOT
 
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây HồĐề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG TRÀ KHÚC ĐOẠN TỪ HẠ LƯU ĐẬP THẠCH ...
 

Similar to [123doc] xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si

Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...nataliej4
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA NƯỚC ĐỊNH BÌNH.pdf
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA NƯỚC ĐỊNH BÌNH.pdfỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA NƯỚC ĐỊNH BÌNH.pdf
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA NƯỚC ĐỊNH BÌNH.pdfHanaTiti
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúaẢnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúaDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to [123doc] xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si (20)

Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
 
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
 
Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...
Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...
Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
 
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nướcLuận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA NƯỚC ĐỊNH BÌNH.pdf
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA NƯỚC ĐỊNH BÌNH.pdfỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA NƯỚC ĐỊNH BÌNH.pdf
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN HỒ CHỨA NƯỚC ĐỊNH BÌNH.pdf
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảy
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảyLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảy
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảy
 
Luận án: Xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới, HAY
Luận án: Xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới, HAYLuận án: Xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới, HAY
Luận án: Xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới, HAY
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
 
Luận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông
Luận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sôngLuận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông
Luận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông
 
Đề tài: Tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, HOT
Đề tài: Tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, HOTĐề tài: Tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, HOT
Đề tài: Tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, HOT
 
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đLuận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
 
Đề tài: Mô hình CLIM đánh giả khả năng chịu tải sông Thị Vải, 9đ
Đề tài: Mô hình CLIM đánh giả khả năng chịu tải sông Thị Vải, 9đĐề tài: Mô hình CLIM đánh giả khả năng chịu tải sông Thị Vải, 9đ
Đề tài: Mô hình CLIM đánh giả khả năng chịu tải sông Thị Vải, 9đ
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...
 
Đề tài: Tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, HOT
Đề tài: Tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, HOTĐề tài: Tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, HOT
Đề tài: Tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, HOT
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúaẢnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

[123doc] xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-luan-van-thac-si

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÙI ANH KIỆT XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY Đà Nẵng - Năm 2018
  • 2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÙI ANH KIỆT XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy Mã số: 60.58.02.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Võ Ngọc Dƣơng Đà Nẵng - Năm 2018
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Bùi Anh Kiệt
  • 4. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu: ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.................................................................... 2 4. Nội dung nghiên cứu:....................................................................................... 2 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu:........................................................... 2 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:............................................................................. 3 7. Cấu trúc luận văn:............................................................................................ 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH HÌNH NGẬP LỤT LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG ..................................................4 1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................. 4 1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ...........................................................................4 1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn...................................................................6 1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên..............................................................................9 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................... 10 1.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế.......................................................................10 1.2.2. Cơ sở hạ tầng...........................................................................................14 1.3. Tổng quan về lưu vực sông Lại Giang.......................................................... 15 1.3.1. Đặc điểm khí tượng thủy văn lưu vực sông Lại Giang ...........................15 1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội lưu vực sông Lại Giang....................................17 1.3.3. Tình hình ngập lụt ở lưu vực sông Lại Giang .........................................17 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT..............20 2.1. Tổng quan chung ........................................................................................ 20 2.1.1. Khái niệm về bản đồ ngập lụt..................................................................20 2.1.2. Các phương pháp xây dựng bản đồ ngập lụt...........................................20 2.1.3. Tổng quan về các mô hình thuỷ văn, thuỷ lực ........................................21 2.2. Giới thiệu mô hình MIKE SHE.................................................................... 23 2.2.1. Tổng quan về mô hình MIKE SHE.........................................................23 2.2.2. Kết quả tính toán mô hình MIKE SHE cho lưu vực sông Lại Giang .....24 2.3. Cơ sở lý thuyết mô hình thủy lực ................................................................. 27 2.3.1. Cơ sở lý thuyết MIKE FLOOD...............................................................27
  • 5. iii 2.3.2. Cơ sở lý thuyết MIKE 11 ........................................................................30 2.3.3. Cơ sở lý thuyết MIKE 21 ........................................................................32 2.4. Giới thiệu quy trình xây dựng bản đồ ngập lụt kết hợp công cụ GIS .............. 33 2.4.1. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý (GIS)..............................................34 2.4.2. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu .............................................................34 2.4.3. Xây dựng bản đồ ngập lụt bằng công nghệ GIS .....................................35 CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU......36 3.1. Xây dựng mô hình thủy lực ......................................................................... 36 3.1.1. Xây dựng mô hình thủy lực 1 chiều........................................................36 3.1.2. Xây dựng mô hình thủy lực 2 chiều........................................................38 3.1.3. Thiết lập mô hình mô phỏng MIKE FLOOD..........................................40 3.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình................................................................. 41 3.2.1. Hiệu chỉnh mô hình.................................................................................42 3.2.2. Kiểm định mô hình..................................................................................43 3.3. Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các trường hợp........................................ 44 3.3.1. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,1%...................................46 3.3.2. Mô phỏng kịch bản ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,5%...............48 3.3.3. Mô phỏng kịch bản ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 1%..................50 3.3.4. Mô phỏng các kịch bản biến đổi khí hậu tương ứng với các giai đoạn tương lai 2016-2035 với kịch bản phát thải RCP4.5.....................................................52 3.3.5. Mô phỏng các kịch bản biến đổi khí hậu tương ứng với các giai đoạn tương lai 2016-2035 với kịch bản phát thải RCP8.5.....................................................57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................67 PHỤ LỤC TÍNH TOÁN .............................................................................................70
  • 6. iv TÓM TẮT LUẬN VĂN Học viên: Bùi Anh Kiệt. Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy Mã số: 60.58.02.02. Khóa: 2016-2018. Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN. Tóm tắt: Việc nghiên cứu lũ lụt do mưa lũ gây ra ở lưu vực sông Lại Giang là rất cần thiết. Để đánh giá tác động do lũ lụt, nghiên cứu được thực hiện bằng cách mô phỏng ngập lụt trên sông Lại Giang ứng với các tần suất lũ, từ đó sử dụng phần mềm ArcGis xây dựng bản đồ ngập lụt. Kết quả nghiên cứu đã thể hiện được khu vực bị ngập, diện tích ngập, chiều sâu ngập tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho chính quyền địa phương và cơ quan quản lý thiên tai trên địa bàn tỉnh những thông tin cần thiết để chủ động đối phó cũng như giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt trên lưu vực sông Lại Giang. Từ Khoá: Ngập lụt; Sông Lại Giang; tần suất; Mike-Flood BUILD A MAP OF THE FLOODED LAI GIANG RIVER BASIN, BINH DINH PROVINCE Abstract: The research on floods caused by heavy rain in a Lai Giang river is an important issue that needs to be identified. To access the effects of floods, the study was conducted by using ArcGis software - to simulate for flood frequencies, and then building flood maps. The study obtained has been indicated for flood area, inundation area, and the depth distribution of flood backwater. The results of these initial analyses are used to provide for Local Government and Provincial Disaster Management Authority, to actively respond to flood disasters, as well as preventing and minimizing flood risk from Lai Giang River basin. Từ Khoá: flood; Lai Giang River; frequency; Mike-Flood
  • 7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu DHI : Viện thủy lực Đan Mạch MIKE SHE : Mô hình mưa – dòng chảy (DHI) MIKE 11 : Mô hình thủy lực 1 chiều thuộc bộ mô hình MIKE MIKE 21 : Mô hình thủy lực 1 chiều thuộc bộ mô hình MIKE MIKE FLOOD: Mô hình thủy lực 1 chiều thuộc bộ mô hình MIKE R : Hệ số tương quan R2 : Hệ số NASH
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các đặc trưng nhiệt độ của khu vực nghiên cứu.................................. 6 Bảng 1.2. Các đặc trưng độ ẩm không khí trung bình của khu vực nghiên cứu .. 6 Bảng 1.3. Số giờ nắng bình quân ngày các tháng trong năm............................... 6 Bảng 1.4 . Vận tốc gió bình quân các tháng trong năm ....................................... 7 Bảng 1.5. Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche Zpic (mm)..................................... 7 Bảng 1.6. Lượng bốc hơi mặt nước Znc (mm)...................................................... 7 Bảng 1.7. Dân số trung bình tỉnh theo đơn vị huyện .......................................... 11 Bảng 1.8. Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng dân số phân theo thành thị , nông thôn...................................................................................................... 11 Bảng 3.1. Các chỉ số của mô hình MIKE 11 sau khi hiệu chỉnh ........................ 42 Bảng 3.2. Bộ thông số về hệ số nhám Maning (n) .............................................. 43 Bảng 3.3. Các chỉ số của mô hình MIKE 11 sau khi kiểm định.......................... 43 Bảng 3.4. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ 0.1% .................................... 47 Bảng 3.5. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ 0.5% .................................... 49 Bảng 3.6. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ 1% ....................................... 51 Bảng 3.7. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ kịch bản RCP4.5 ................. 55 Bảng 3.8. Bảng tổng hợp tình hình ngập khi có biến đổi khí hậu, kịch bản RCP4.5 ................................................................................................................ 56 Bảng 3.9. Thống kê diện tích ngập ứng với kịch bản RCP8.5............................ 61 Bảng 3.10. Bảng tổng hợp tình hình ngập khi có biến đổi khí hậu, kịch bản phát thải RCP8.5 ........................................................................................................ 62
  • 9. vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1-1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định ....................................................... 5 Hình 1-2. Bản đồ phân bố sông ngòi và trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định9 Hình 1-3. Bản đồ lưu vực sông Lại Giang.......................................................... 15 Hình 2-1. Minh họa phương pháp sử dụng trong luận văn ................................ 21 Hình 2-2: Các ứng dụng trong kết nối tiêu chuẩn.............................................. 28 Hình 2-3: Một ứng dụng trong kết nối bên ........................................................ 29 Hình 2-4: Một ví dụ trong kết nối công trình..................................................... 29 Hình 2-5. Lưới tính toán trên một đoạn kênh ..................................................... 32 Hình 3-1: Sơ đồ mạng lưới sông tính toán trong MIKE11................................. 36 Hình 3-2: Mặt cắt tại vị trí đầu sông Kim Sơn sông trong MIKE11 .................. 37 Hình 3-3: Thiết lập bài toán mô phỏng thủy lực Hydrodynamic........................ 38 Hình 3-4: Lưới tính toán lưu vực Lại Giang....................................................... 39 Hình 3-5: Mô phỏng 2 chiều vùng bãi lưu vực sông Lại Giang trong mô hình 2 chiều .................................................................................................................... 39 Hình 3-6: Thiết lập hệ số nhám trong Mike21.................................................... 40 Hình 3-7: Thiết lập kết nối mô hình Mike Flood ................................................ 40 Hình 3-8: Sơ đồ kết nối Mike 11 và Mike 21 FM................................................ 41 Hình 3-9: Sơ đồ chi tiết kết nối bên .................................................................... 41 Hình 3-10: So sánh đường mực nước tại trạm Bồng Sơn đợt lũ tháng 11/1999 42 Hình 3-11: So sánh đường mực nước tại trạm Bồng Sơn đợt lũ năm 2007 ....... 44 Hình 3-12. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0,1% ............................................ 46 Hình 3-13. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0,1% ............................................ 46 Hình 3-14. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0,5% ............................................ 48 Hình 3-15. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0,5% ............................................ 48 Hình 3-16. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 1% ............................................... 50 Hình 3-17. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 1% ............................................... 50
  • 10. viii Hình 3-18. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0.1% ............................................ 52 Hình 3-19. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0.1% ............................................ 52 Hình 3-20. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0.5% ............................................ 53 Hình 3-21. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0.5% ............................................ 53 Hình 3-22. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 1% ............................................... 54 Hình 3-23. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 1% ............................................... 54 Hình 3-24. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0.1% ............................................ 57 Hình 3-25. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0.1% ............................................ 58 Hình 3-26. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0.5% ............................................ 58 Hình 3-27. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0.5% ............................................ 59 Hình 3-28. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 1% ............................................... 59 Hình 3-29. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 1% ............................................... 60
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Lũ lụt luôn là mối đe dọa hàng đầu và đã gây ra nhiều thiệt hại về con người và của cải vật chất. Nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến khó lường thì tác động của thiên tai lũ lụt tới sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng khốc liệt hơn. Do đó nhằm phát triển bền vừng và có kế hoạch thích ứng chủ động với biến đổi khí hậu thì bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, công tác phòng chống thiên tai đặc biệt là lũ lụt cũng hết sức quan trọng. Là sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, sông Lại Giang có diện tích lưu vực là 1.466 km2 , dài 73 km. Sông gồm hai nhánh sông lớn chính là sông An Lão và sông Kim Sơn. Sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện An Lão và Ba Tơ, chảy theo hướng Bắc – Nam đến Lại Khánh thì nhập với sông Kim Sơn thành sông Lại Giang, chảy theo hướng Tây Nam, Đông Bắc rồi đổ ra biển. Sông Kim Sơn bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện Hoài Ân, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc đến Lại Khánh nhập với sông An Lão thành sông Lại Giang. Dòng chảy sông Lại Giang có vai trò quan trọng đến hoạt động kinh tế - xã hội của huyện Hoài Ân, An Lão, Hoài Nhơn. Trong đó đặc biệt là thị trấn Bồng Sơn, là thị trấn cơ sở để hình thành thị xã Bồng Sơn trong tương lai gần. Khu vực miền Trung nói chung và Bình Định nói riêng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tổng lượng mưa trung bình năm lớn, dao động từ 1.750 - 2.400 mm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, tập trung từ tháng 9 đến tháng 12. Đồng thời khu vực này có địa hình tương đối phức tạp. Đặc trưng cho khu vực địa hình đồng bằng ven biển Trung – Trung bộ, địa hình khu vực ngắn dốc, phía Tây giáp núi cao, phía Đông là đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Địa hình ảnh hưởng đến dòng sông ngắn, dốc, làm tăng tốc độ dòng chảy dẫn đến thời gian tập trung lũ nhanh. Ngoài ra việc chặt phá rừng diễn biến ngày càng phức tạp và hoạt động kinh tế xã hội của con người làm ảnh hưởng dòng chảy trên sông. Những nguyên nhân trên đã làm cho lũ lụt trên địa bàn tỉnh Bình Định diễn biến ngày càng phức tạp gây thiệt hại ngày càng gia tăng. Trong đó điển hình là các trận lũ sau: Trận lũ năm 1987 đã làm trôi 664 ngôi nhà, 3.081 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 513 trường học, nhà trẻ, mẫu giáo bị trôi hoàn toàn, thiệt hại nặng nề về nông lâm ngư nghiệp, tổng thiệt hại ước tính 18 tỉ đồng (thống kê của Ban chỉ huy PCLB Nghĩa Bình). Trận lũ năm 1999 đã làm 22 người chết, 630 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, tổng thiệt hại ước tính 228 tỉ đồng. Đợt mƣa lũ lịch sử từ ngày 14 - 18/11/2013 đã gây thiệt hại nặng nề: 19 người chết, 14 người bị thương; hơn 101.900 nhà bị ngập nước với 510.00 người bị ảnh hưởng, trong đó 292 nhà sập, 418 nhà bị hư hỏng nặng; cơ sở hạ tầng giao
  • 12. 2 thông, thủy lợi, đê điều bị tàn phá, Quốc lộ 1A, QL 19 bị ngập nước và đứt vỡ nhiều đoạn; hệ thống điện, cấp nước, cơ sở kinh tế, văn hóa -xã hội đều bị thiệt hại nghiêm trọng. Thiệt hại vật chất 2.125 tỷ đồng. Đợt lũ năm 2016 gây ngập lụt trầm trọng nhất trong thời gian qua, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân và các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục... trên địa bàn tỉnh (11/11 huyện, thị xã, thành phố ngậ -1.5, có nơi trên 1.5m). Do tính chất nghiêm trọng của lũ lụt trên lưu vực các sông tỉnh Bình Định nói chung và lưu vực sông Lại Giang nói riêng, đồng thời quy hoạch phòng chống lũ cho lưu vực sông Lại Giang chưa được xây dựng nên việc cần thiết hiện nay là phải xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đưa ra các phương án ứng phó, cứu hộ nhân dân trong mùa mưa bão. Đây là lý do để tác giả chọn đề tài: “Xây dựng bản đồ ngập lụt lƣu vực sông Lại Giang, tỉnh Bình Định”. Kết quả nghiên cứu cung cấp cho chính quyền địa phương và cơ quan quản lý thiên tai trên địa bàn tỉnh những thông tin cần thiết để chủ động đối phó cũng như giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt trên lưu vực sông Lại Giang. 2. Mục đích nghiên cứu: - Ứng dụng bộ phần mềm MIKE (DHI) và công nghệ GIS để mô phỏng ngập lụt lưu vực sông Lại Giang. - Xây dựng bản đồ ngập lụt trên sông Lại Giang. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: sông Lại Giang. - Phạm vi nghiên cứu: vùng ven sông Lại Giang đến cửa An Dũ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. 4. Nội dung nghiên cứu: - Mô phỏng ngập lụt trên sông Lại Giang ứng với các tần suất lũ. - Xây dựng bản đồ ngập lụt với các tần suất tương ứng. 5. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu: 5.1. Cách tiếp cận: - Thu thập và phân tích các trận lũ lịch sử, đặc điểm lũ và các giải pháp quản lý lưu vực sông Lại Giang. - Khảo sát, thu thập các số liệu về các mặt cắt trên sông, các công trình trên sông (đập dâng, đê kè..), dữ liệu về địa hình… - Thu thập các tài liệu về lý thuyết cũng như các giải pháp xử lý, các mô hình thủy lực để tham khảo, chọn lọc, từ đó xây dựng mô hình thủy lực cho lưu vực sông Lại Giang. - Hiện trạng và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định và lưu vực sông Lại Giang.
  • 13. 3 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích tài liệu; - Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan; - Phương pháp mô hình hóa; - Phương pháp thống kê khách quan; 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra được các kết quả sau: Xây dựng được bản đồ ngập lụt, trong đó cung cấp thông tin cơ bản: khu vực bị ngập, diện tích ngập, chiều sâu ngập. 7. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm phần Mở đầu, 03 chương và Kết luận và Kiến nghị Mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu và tình hình ngập lụt ở lưu vực sông Lại Giang Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết xây dựng bản đồ ngập lụt Chƣơng 3: Xây dựng bản đồ ngập lụt khu vực nghiên cứu Kết luận và kiến nghị.
  • 14. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH HÌNH NGẬP LỤT LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG 1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu 1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị trí địa lý Bình Định là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc – Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp 02 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Giới hạn bởi hệ toạ độ địa lý như sau: Cực Bắc : 140 42′ 10″ độ vĩ bắc, 1080 55′ 4″ độ kinh Đông. Cực Nam : 130 39′ 10″ độ vĩ bắc, 1080 54′ 00″ độ kinh Đông. Cực Đông : 130 36′ 33″ độ vĩ bắc, 1090 21′ 00″ độ kinh Đông. Cực Tây : 140 25′ 00″ độ vĩ bắc, 1080 37′ 30″ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên: 6.025 km2 , tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố loại I trực thuộc tỉnh (thành phố Quy Nhơn), 01 thị xã (An Nhơn), 03 huyện miền núi (An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh), 02 huyện trung du (Hoài Ân, Tây Sơn) và 04 huyện đồng bằng (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và Tuy Phước). Dân số trong toàn tỉnh tính đến 31/12/2016 là 1,52 triệu người, phân bố ở 126 xã, 21 phường và 12 thị trấn. Số dân cư sống ở thành thị chiếm 31%. Còn lại 69% sống ở nông thôn. Mật độ bình quân 251 người/ km2 . Đại bộ phận dân cư sống bằng nghề nông – lâm – ngư nghiệp. Một bộ phận hoạt động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai thác chế biến lâm sản, thủy sản, xây dựng, thương nghiệp dịch vụ y tế, giáo dục v.v…
  • 15. 5 Hình 1-1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định b. Đặc điểm địa hình Bình Định là tỉnh nằm gọn bên sườn phía đông dãy Trường Sơn, có địa hình dốc và bị chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo thành. Từ Tây Nguyên xuống đồng bằng của Bình Định địa hình hạ thấp đột ngột đáng kể. Các cao nguyên ở phía tây có cao độ từ 500m đến 700m xuống đồng bằng Bình Định chỉ có cao trình 20m đến 30m, vùng ven biển cao trình 2m
  • 16. 6 đến 3m; hình thành hai bậc địa hình cao thấp nằm kế tiếp nhau và không có khu đệm chuyển tiếp. Toàn vùng Bình Định được chia thành 3 dạng địa hình: địa hình núi trung bình và núi thấp, vùng gò đồi ở trung du, đồng bằng và ven biển. 1.1.2. Điều kiện khí tƣợng, thủy văn Bình Định thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình 27,20 C. Lượng mưa trung bình hàng năm trong 5 năm gần đây là 1845,2 mm. Mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường gây ra lũ lụt. Ngược lại mùa nắng kéo dài nên gây hạn hán ở nhiều nơi. Độ ẩm trung bình là 78%. a. Khí tƣợng - Nhiệt độ không khí (To C): Nhiệt độ không khí bình quân, cao nhất, thấp nhất các tháng trong năm ghi ở bảng sau. Bảng 1.1. Các đặc trưng nhiệt độ của khu vực nghiên cứu Tháng Nhiệt độ bình quân ( C T o ) Nhiệt độ cao nhất ( Tmax) Nhiệt độ thấp nhất (Tmin) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 23,1 23,9 25,4 27,3 28,9 29,7 29,8 29,8 28,4 26,8 25,4 23,7 33,0 35,4 38,3 36,6 39,7 40,9 42,1 40,9 39,0 37,3 32,9 31,5 15,2 15,7 16,4 19,4 19,1 21,7 20,6 20,7 20,5 17,9 15,0 16,1 Năm 26,9 42,1 15,0 - Độ ẩm không khí, (u%): Bảng 1.2. Các đặc trưng độ ẩm không khí trung bình của khu vực nghiên cứu Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm u (%) 84 82 83 83 80 74 71 71 78 83 84 83 80 - Số giờ nắng, n (giờ/ ngày): Bảng 1.3. Số giờ nắng bình quân ngày các tháng trong năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm n ( giờ/ ngày) 5,3 7,2 8,2 8,8 8,9 8,0 8,7 7,6 6,7 5,8 4,2 4,2 7,0
  • 17. 7 - Vận tốc gió, v ( m/s): Bảng 1.4 . Vận tốc gió bình quân các tháng trong năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm v (m/s) 2,3 2,0 2,2 2,0 1,7 2,0 1,8 2,0 1,5 2,2 2,8 2,7 2,1 Vận tốc gió mạnh theo các hướng theo tần xuất Pi (%). Trị số VP ( m/s) Pi (%) 2 4 10 Ghi chú Hướng (B), Bắc (ĐB), Đông -Bắc (Đ), Đông (ĐN), Đông Nam (N), Nam (TN), Tây – Nam. (T), Tây (TB), Tây- Bắc 26,5 20,7 16,8 16,2 25,1 14,6 44,1 41,8 23,6 18,8 14,3 15,1 21,0 12,9 37,0 33,1 19,8 16,2 11,1 13,5 15,8 10,6 28,0 23,1 - Lượng bốc hơi và tổn thất bốc hơi mặt nước, Z (mm): Bảng 1.5. Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche Zpic (mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Zpic (mm) 68,4 63,4 80,4 81,2 96,2 109,3 117,8 124,8 78,5 67,8 64,8 69,8 1022,3 Bảng 1.6. Lượng bốc hơi mặt nước Znc (mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Kh.c 1,27 1,20 1,10 1,08 1,20 1,32 1,28 1,37 1,42 1,34 1,31 1,25 1,26 Zn.c 86,8 75,9 88,4 87,9 114,5 143,9 150,3 170,8 111,4 91,0 85,0 87,2 1293 - Mưa: Lượng mưa trung bình năm trong vùng vào khoảng 1700 ÷ 1800 mm, phân bố thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từtháng 1 đến tháng 8. Trong mùa mưa, cường độ mưa lớn thường tập trung vào tháng 10 và tháng 11, thường gây lũ lụt. Mùa khô kéo dài khoảng 8 tháng, lượng mưa chỉ chiếm 20% - 30% cả năm, bốc hơi lớn, thường gây ra hạn hán thiếu nước nghiêm trọng.
  • 18. 8 - Tình hình gió, bão trong vùng * Gió: Vùng lãnh thổ Bình Định chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính, gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ có thời gian thịnh hành tương ứng là tháng 1 và tháng 7 hàng năm. Vận tốc gió trung bình là 2,1 m/s, trung bình tháng lớn nhất là 2,8 m/s và nhỏ nhất là 1,5 m/s. * Bão: Là một loại hình thời tiết nguy hiểm thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thời gian bão xuất hiện tập trung chủ yếu trong 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 11, trong đó bão trong tháng 10 chiếm đến 40%, tháng 11 chiếm khoảng 20% trong tổng số các cơn bão đổ bộ vào từ tháng 6 đến tháng 12. b. Thủy văn Mạng lưới sông ngòi của tỉnh Bình Định bao gồm có 4 con sông chính là sông Lại Giang, sông Kôn, sông La Tinh, sông Hà Thanh. Các sông đều bắt nguồn từ vùng núi cao của sườn phía đông dãy Trường Sơn. Ở thượng lưu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn. Ở đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông có nhiều luồng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ, việc xây dựng các công trình hạ tầng không có quy hoạch gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu thoát lũ.
  • 19. 9 Hình 1-2. Bản đồ phân bố sông ngòi và trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định 1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 6.025 km2 có thể chia thành 11 nhóm đất với 30 loại đất khác nhau trong đó quan trọng nhất là nhóm đất phù sa có khoảng trên 70 nghìn ha phân bố dọc theo lưu vực các sông. Đây là nhóm đất canh tác nông nghiệp tốt nhất thích hợp với trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn chiếm tới 34% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là một tiềm năng lớn cần được đầu tư khai thác. b. Tài nguyên rừng Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, Bình Định hiện có 394.025,44 ha đất lâm nghiệp có rừng trong đó rừng tự nhiên là: 216.346,73 ha, rừng trồng là 134.306,62 ha. Rừng hiện nay còn tập trung chủ yếu ở những vùng xa đường giao thông nên chỉ có ý nghĩa lớn về phòng hộ và bảo vệ môi trường. Xét theo mục đích kinh tế thì rừng sản xuất có 655 nghìn ha, rừng phòng hộ có 128 nghìn
  • 20. 10 ha. Rừng Bình Định có hơn 40 loài cây có giá trị dược liệu phân bố hầu khắp ở các huyện như: ngũ gia bì, sa nhân, thiên niên kiện, bách bộ, thổ phục linh, hoàng đằng, thiên môn, phong kỷ, kim ngân. Vùng trung du ven biển có cây dừa trám, đặc biệt cây mai gừng có giá trị dược liệu cao nhưng chủ yếu phân bố ở vài vùng đất hẹp tại huyện Vĩnh Thạnh. Cây sa nhân cũng có giá trị xuất khẩu cao. c. Tài nguyên khoáng sản : Tài nguyên khoáng sản ở Bình Định khá đa dạng đáng chú ý nhất là đá granít có trữ lượng khoảng 500 triệu m3 với nhiều màu sắc đỏ, đen, vàng... là vật liệu xây dựng cao cấp được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng; sa khoáng titan tập trung ở mỏ Đề Gi (Phù Cát) trữ lượng khoảng 15 triệu m3 ; cát trắng ở Hoài Nhơn trữ lượng khoảng 90.000 m3 . Nhiều nguồn nước khoáng được đánh giá có chất lượng cao đã và đang được đưa vào khai thác sản xuất nước giải khát chữa bệnh. Toàn tỉnh có 4 nguồn nước khoáng là Vân Hội, Chánh Thắng (Phù Cát), Bình Quang (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ (Quy Nhơn) riêng nguồn nước khoáng nóng Hội Vân đảm bảo các tiêu chuẩn chữa bệnh và có thể xây dựng nhà máy điện địa nhiệt. Ngoài ra còn có các khoáng sản khác như cao lanh đất sét và đặc biệt là các quặng vàng ở Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn. d. Tài nguyên du lịch Bình Định có nhiều vùng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hoà hấp dẫn như bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, biển Kỳ Co, Bãi Dài, Vĩnh Hội, Tân Thanh… là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú để phát triển du lịch. Bình Định có một quần thể di tích với những tên gọi đã trở nên quen thuộc như tháp Dương Long, Cảnh Tiên, Bánh Ít, Bình Lâm, Tháp Đôi. Về vị trí địa lý có thể hình dung Bình Định như một tâm điểm nối với các vùng du lịch của cả miền như Nha Trang, Plâyku, Hội An, Đà Nẵng, Huế,... đồng thời cũng là điểm nút giao thông nối với quốc lộ 19 - ngã ba Đông Dương, đường Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho tỉnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch núi và cao nguyên, phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Chính vì vậy trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam trong tương lai, Bình Định được xác định là có một vị trí quan trọng của vùng du lịch Nam Trung Bộ là một mắt xích quan trọng hệ thống các tuyến điểm du lịch quốc gia. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 1.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế a. Dân số và lực lƣợng lao động
  • 21. 11 Dân số trung bình toàn tỉnh trong 3 năm gần đây thể hiện theo bảng 1.8. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh vào loại trung bình, khoảng 8,2/00 mỗi năm, trong đó tỷ lệ sinh 15,9/00, tỷ lệ chết 7,70/00. Tỷ lệ tăng dân số cơ học hầu như không đáng kể, coi như bằng 0. Bảng 1.9 biểu thị tỷ lệ tăng dân số 3 năm gần đây của tỉnh, cụ thể như sau : Bảng 1.7. Dân số trung bình tỉnh theo đơn vị huyện ĐVT: 1.000 người TT Năm Huyện 2014 2015 2016 Mật độ dân số ( người/ km2 ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Thành phố Quy Nhơn Huyện An Lão Huyện Hoài Ân Huyện Hoài Nhơn Huyện Phù Mỹ Huyện Phù Cát Huyện Vĩnh Thạnh Huyện Tây Sơn Huyện An Nhơn Huyện Tuy Phước Huyện Vân Canh 285,5 24,7 86 209,5 172,5 191,6 28,5 125,6 182,1 183,4 25,1 286,7 24,7 86,3 210,3 173 192,2 28,6 126 182,9 184,3 25,2 287,3 24,8 86,6 210,8 173,6 192,8 28,7 126,4 183,6 184,7 25,3 1004,5 35,6 115 500,7 312,2 283,1 40 182,7 752,5 839,5 31,5 TOÀN TỈNH 1514,5 1520,2 1524,6 251,1 ( Nguồn cục thống kê Bình Định năm 2016) Bảng 1.8. Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng dân số phân theo thành thị , nông thôn ĐVT: 0 /00 TT Năm Hạng mục 2014 2015 2016 1 2 3 Tỷ lệ sinh - Thành thị. - Nông thôn. Tỷ lệ chết - Thành thị. - Nông thôn Tỷ lệ tăng tự nhiên - Thành thị. - Nông thôn 16 15,5 17,6 7,8 7,6 8,0 8,2 7,9 9,6 15,9 15,4 17,6 7,7 7,4 7,9 8,2 8,0 9,7 15,9 15,4 17,5 7,6 7,3 8,0 8,3 8,1 9,5 ( Nguồn cục thống kê Bình Định)
  • 22. 12 b. Y tế Số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh năm 2017 có 186 cơ sở. Trong đó, số lượng bệnh viện 22 cơ sở; phòng khám đa khoa khu vực 05 cơ sở; trạm y tế xã, phường, thị trấn 159 cơ sở. Phân theo cấp quản lý, trong tổng số 186 cơ sở có 03 cơ sở do cấp Bộ quản lý, 183 cơ sở do địa phương quản lý. Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, hệ thống cơ sở và trang thiết bị khám chữa bệnh ngày càng được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế tăng cường cho tuyến dưới ngày càng được chú trọng, hoạt động y tế tuyến xã ngày càng được cải thiện về nhân lực và phương tiện làm việc. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế đạt 60,4%, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. c. Giáo dục, đào tạo Năm 2017, toàn tỉnh có 446 trường học phổ thông. Trong đó, trường tiểu học có 243 trường, trường trung học cơ sở có 146 trường; trường trung học phổ thông có 50 trường, trường phổ thông cơ sở có 4 trường, trường trung học có 3, xấp xỉ cùng kỳ. Số lớp học phổ thông có 8.469 lớp, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Trong đó, số lớp ở bậc tiểu học có 4.454 lớp, giảm 1,2%; số lớp ở bậc trung học cơ sở có 2.674 lớp, tăng 0,8%; số lớp học ở bậc trung học phổ thông có 1.341 lớp, tăng 1,4%. Số học sinh phổ thông năm 2016 có 265.825 học sinh, giảm 1,9% so với năm trước. Trong đó, bậc tiểu học có 119.614 học sinh, giảm 4,2%; bậc trung học cơ sở có 92.653 học sinh, giảm 0,8%; bậc trung học phổ thông có 53.558 học sinh, tăng 1,5%. Số giáo viên phổ thông có 14.075 người, giảm 0,8% so cùng kỳ. Trong đó, số giáo viên tiểu học có 6.286 người, giảm 0,8%; số giáo viên trung học cơ sở có 5.087 người, giảm 1,5%; số giáo viên trung học phổ thông có 2.702 người, tăng 0,4% so với cùng kỳ. Năm 2016 số học sinh trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn có 1.402 học sinh, giảm 12,4% so với năm học trước. Trong khi đó, số sinh viên đại học, cao đẳng có 23.247 sinh viên, giảm 9,5% so với cùng kỳ. Số giảng viên các trường đại học, cao đẳng năm 2016 có 706 người, giảm 15,6%; giảng viên các trường trung cấp chuyên nghiệp có 69 người, giảm 2,8% so với cùng kỳ.
  • 23. 13 d. Tình trạng kinh tế Hiện trạng kinh tế tỉnh Bình Định nhìn chung có xu hướng phát triển, năm sau tăng hơn năm trước, khối sản xuất nông nghiệp tăng chậm và không đều so với khối công nghiệp và xây dựng cơ bản, thương nghiệp, dịch vụ và các ngành khác. - Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 21.490,2 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó: Nông nghiệp: toàn tỉnh có 103.016 ha đất trồng cây hàng năm, trong đó đất trồng lúa là 55.371 ha, sản lượng cả năm là 638.900 tấn, giảm 18.307,7 tấn (- 2,8%), do diện tích gieo trồng giảm. Giá trị sản sản xuất ngành nông nghiệp đạt 13.645,7 tỷ đồng, tăng 3,7 % so với cùng kỳ Lâm nghiệp: với 394.025,44 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó rừng sản xuất chiếm 168.030,42 ha, rừng phòng hộ và đặc dụng là 225.995,02 ha. Sản lượng gỗ khai thác toàn tỉnh năm 2016 đạt 723.752 m3 , tăng 6,4% (+43.552 m3 ) so với cùng kỳ. Trong sản lượng khai thác, gỗ nguyên liệu giấy chiếm chủ yếu, đạt 723.255 m3 (+44.694 m3 ), tăng 6,6%, Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 835,2 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ Thuỷ sản : sản lượng thủy sản năm 2016 trên địa bàn tỉnh ước đạt 221.980 tấn, tăng 4,7% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng cá đạt 173.226 tấn, tăng 5,1%; sản lượng tôm đạt 8.105 tấn, tăng 3%; thủy sản khác đạt 40.649 tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳSản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2016 ước tính đạt 9.969 tấn, tăng 2,4% (+237 tấn) so với cùng kỳ, tôm các loại thu hoạch đạt 6.112 tấn, tăng 3,4%. ; Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt 7.009,3 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ. Chăn nuôi: theo kết quả điều tra chăn nuôi tháng 10/2016 số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh là: đàn trâu 21.139 con; đàn bò 301.713 con. đàn lợn 851.069 con, trong đó lợn nái 170.940 con, lợn thịt 678.804 con, gia cầm: 6.974.200 con… - Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 (theo giá so sánh 2010) đạt 34.746,7 tỷ đồng, tăng 9,27% so với cùng kỳ. Trong đó: doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 21.477,7 tỷ đồng, tăng trưởng 7,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.209,6 tỷ đồng, tăng trưởng 19,08%; cơ sở cá thể đạt 6.150,3 tỷ đồng, tăng trưởng 9,42%; doanh nghiệp Nhà nước đạt 909,1 tỷ đồng, giảm 10,89%.
  • 24. 14 Phân theo ngành kinh tế, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 33.389,5 tỷ đồng, tăng trưởng 9,79%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 210,1 tỷ đồng, tăng trưởng 15,94%; công nghiệp khai khoáng đạt 436,7 tỷ đồng, giảm 7,65%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện đạt 710,5 tỷ đồng, giảm 2,73% so với cùng kỳ. - Xây dựng cơ bản và các ngành kinh tế khác Giá trị sản xuất xây dựng năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 13.776,1 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ Khu vực dịch vụ ước đạt 19.486,9 tỷ đồng, tăng 8,52% so với cùng kỳ 1.2.2. Cơ sở hạ tầng a. Giao thông: Hệ thống đường giao thông thuỷ bộ tương đối phát triển. Mạng lưới đường bộ, ngoài quốc lộ 1A và quốc lộ 19, các đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã khá thuận lợi. Đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua khu vực cùng với cảng biển Quy Nhơn và cảng hàng không Phù Cát là ưu thế nổi bậc so bới các địa phương khác trong cả nước. b. Bƣu chính viễn thông: Mạng lưới bưu điện phát triển rộng rãi, từ thành phố, thị trấn, huyện lỵ đến tận xã. Có 1 cơ sở thông tin trực thuộc Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, 13 công ty và bưu điện huyện, 70 bưu cục khu vực, và 127 trạm bưu điện xã. Có 37 tổng đài điện thoại tự động các loại với dung lượng 32.812 số, 11 máy thu phát vô tuyến điện liên hợp, 66 thiết bị vi ba….Doanh thu hàng năm: 60,36 tỷ đồng. c. Thƣơng nghiệp: Doanh thu trong lĩnh vực thương nghiệp hàng năm là 3.714,79 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực kinh tế nhà nước là 496,37 tỷ, kinh tế tập thể 98,87 tỷ, kinh tế tư nhân 3.098,83 tỷ, kinh tế nhiều thành phần 30,72 tỷ đồng. d. Hoạt động du lịch và các dịch vụ khác: Tổng mức doanh thu hàng năm khoảng 26,12 tỷ đồng. Có 18 khách sạn với 438 buồng, 980 giường. Hệ số sử dụng buồng 38,2%. e. Cung cấp điện nƣớc: Thành phố Quy Nhơn và hầu hết các thị trấn huyện lỵ; Các xã nằm gần trung tâm đã được cung cấp lưới điện 220V. Điện năng tự sản xuất hàng năm phục vụ cho các nhu cầu trong tỉnh là 26,74 triệu KWh, chưa kể điện năng được cung cấp từ mạng lưới điện Quốc Gia. Nước máy sản xuất hàng năm khoảng 5,7 triệu m3 , nước máy tiêu thụ khoảng 3,65 triệu m3 . Tại các nông thôn vùng xa trung tâm nông dân chủ yếu sử
  • 25. 15 dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước sông suối tự nhiên. 1.3. Tổng quan về lƣu vực sông Lại Giang Sông Lại Giang là con sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, có diện tích lưu vực là 1.466 km2 , dài 85km. Sông bắt nguồn từ miền núi Tây Bắc huyện An Lão có độ cao từ 400 - 825 m, độ cao trung bình của lưu vực là 300 m, độ dốc bình quân của lưu vực nhỏ hơn 0,25. Sông gồm hai nhánh sông lớn chính là sông An Lão và sông Kim Sơn. Hình 1-3. Bản đồ lưu vực sông Lại Giang 1.3.1. Đặc điểm khí tƣợng thủy văn lƣu vực sông Lại Giang a. Vùng khí hậu của lƣu vực Lưu vực Lại Giang có khí hậu thuộc vùng I.1, I.2 và III.1 Vùng I: Khí hậu vùng núi phía Tây Bắc của tỉnh bao gồm huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, các xã phía Tây huyện Hoài Ân và các xã vùng núi phía Tây huyện Hoài Nhơn. Vùng này có: - - Nhiệt độ trung bình năm dưới 260 C - Mô đun -95 l/s.km2 .
  • 26. 16 Vùng này được chia thành hai tiểu vùng khí hậu: I.1 và I.2. Vùng III: Khí hậu vùng đồng bằng ven biển của tỉnh. Vùng này có: - Tổng lượng mưa năm dưới 1.700-2.200mm. - Nhiệt độ trung bình năm trên 260C - Mô đun dòng chảy năm -60 l/s.km2 . Vùng này được chia thành hai tiểu vùng khí hậu: III.1 và III.2. b. Mƣa tại lƣu vực sông Lại Giang Trạm Mưa trung bình năm Năm mưa lớn nhất Năm xuất hiện Năm mưa nhỏ nhất Năm xuất hiện Bồng Sơn 2.180 3.492 1998 1.219 1982 Hoài Nhơn 2.026 3.490 1981 1.014 1982 Hoài Ân 2.222 3.422 1998 1.541 1982 An Hòa 3.033 4.907 1998 1.663 1982 Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Bồng Sơn 62 27 27 32 108 105 67 97 266 624 534 229 2.180 Hoài Nhơn 60 27 26 28 103 92 64 116 275 570 463 202 2.026 Hoài Ân 56 24 30 39 118 115 67 107 263 606 565 233 2.222 An Hòa 122 48 44 55 174 152 116 139 324 724 755 380 3.033 c. Dòng chảy năm lƣu vực sông Lại Giang Tại An Hòa có diện tích lưu vực Flv=383 km2 năm 1982 cho thấy lưu lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm Q0=30,19 m3 /s tương ứng với mô số dòng chảy M=78,83 l/s.km2 và tổng lượng dòng chảy năm W0=952,1 triệu m3 . Tính đến cửa biển An Dũ có Flv=1.466 km2, Q0=67,18 m3/s, M=45,83 l/s.km2 và tổng lượng dòng chảy W0=2,18 tỷ m3 /năm. Vị trí Flv (km2 ) X0 (mm) Q0 (m3 /s) M0 (1/s.km2 ) W0 (106 m3 ) An Hòa 383,0 2.803 30,19 78,82 952 Đập Lại Giang 694,0 2.449 38,40 55,09 1.211 Đập Bồng Sơn 1.300,0 2.328 59,57 45,83 1.879 Toàn lưu vực 1.466,0 2.328 67,18 45,83 2.119
  • 27. 17 1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội lƣu vực sông Lại Giang a. Đặc điểm dân số Huyện Toàn bộ Trong lưu vực Diện tích (km2 ) Dân số (người) Diện tích (km2 ) Dân số (người) Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ An Lão 697,1 24.791 12.225 12.566 434,3 24.108 11.884 12.224 Hoài Nhơn 420,88 210.547 102.069 108.478 214,27 119.478 58.442 61.036 Hoài Ân 753,22 86.332 42.746 43.586 753,22 86.332 42.746 43.586 Ba Tơ 1,132 96,41 Tổng 3,003 321.67 157,040 164,630 1,498 229.918 113.072 116.846 Tỷ lệ 100 48,82 51,18 100 49,18 50,82 b. Tình hình sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp Huyện Tổng diện tích (ha) Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất chuyên dùng Đất ở Toàn bộ Trong lƣu vực An Lão 68.241,7 42.188,4 6.821,7 34.302,2 791,4 203,1 Hoài Nhơn 39.657,7 19.920,6 8.124,2 9.246,2 85,6 1.563,6 901,0 Hoài Ân 71.274,2 71.274,2 8.776,9 59.937,7 1.897,1 662,5 Tổng cộng 179.173,6 133.313,2 23.722,8 103.486,1 85,6 4.252,1 1.766,6 Cơ cấu (%) 100 17,79 77,63 0,06 3,19 1,33 Ngành kinh tế An Lão Hoài Ân Hoài Nhơn Tổng Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 339.066 2.427.036 2.544.203 5.310.305 43,81 Lâm nghiệp 65.690 114.549 188.407 368.646 3,04 Thủy sản 1.590 3.367.844 10.674 3.380.108 27,89 Công nghiệp, xây dựng 24.964 2.839.601 196.428 3.060.993 25,26 Tổng 431.310 8.749.030 2.939.712 12.120.052 100 1.3.3. Tình hình ngập lụt ở lƣu vực sông Lại Giang a. Hệ thống thủy lợi trong lƣu vực Trên lưu vực hiện có 35 hồ chứa lớn nhỏ với tổng dung tích hữu ích là 52,52 triệu m3 với năng lực tưới là 3.948 ha (hiện tưới được 3.356 ha đạt 85%); 41 đập dâng, 13 đập tạm với năng lực tưới thiết kế là 4.274 ha (hiện tưới được 3.561 ha đạt 83,3%); 62 trạm bơm với 113 tổ máy, năng lực tưới thiết kế là 3.508 ha (hiện tưới được 2.800 ha đạt 79,8%) b. Đặc điểm lũ lƣu vực
  • 28. 18 Hè thu. gây thiệt Đông xuân. c. Tình hình thiên tai Lưu vực sông An Lão (đến t - 4 trận lũ mỗi năm trong đó lũ sớm chiếm khoảng 4%, lũ muộn chiếm khoảng 9%, còn lũ chính vụ chiếm khoảng 87%.
  • 29. 19 d. Tình hình thiệt hại do lũ trên lƣu vực TT Chỉ tiêu Huyện Hoài Ân Hoài Nhơn An Lão 1 Số người chết 1 người 1 người 0 2 Nhà cửa bị sập, cuốn trôi, tốc mái 17 cái 25 132 cái 3 Nhà bị ngập 4.525 cái 291 390 cái 4 Cây trồng bị thiệt hại 123 ha 711 ha 336 ha 5 Các công trình thủy lợi bị hư hỏng Kênh mương 36.500 m3 /45200m 13.800 m 3.000 m Đập: - Tạm - Kiên cố 128 cái 3 cái Kè (sạt lở) Bờ sông (sạt lở) Trạm bơm 2.830 m3 14.600 m3 6 6 Các công trình giao thông bị hư hỏng 17 tuyến đường và vị trí: 13.978 m 10.814 m3 21.156 m Cống thoát lũ 38 cái 25 cái 7 Các công trình công cộng 8 cơ sở Tổng thiệt hại (ƣớc tính) 36 tỷ 8,5 tỷ 34,5 tỷ
  • 30. 20 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT 2.1. Tổng quan chung 2.1.1. Khái niệm về bản đồ ngập lụt Bản đồ nguy ngập lụt là loại bản đồ chuyên đề trên đó thể hiện vùng ngập lụt ở hạ du ở một thời điểm nhất định. Bản đồ ngập lụt thể hiện vùng có nguy cơ bị ngập tương ứng với các trận lũ khác nhau. 2.1.2. Các phƣơng pháp xây dựng bản đồ ngập lụt Hiện nay có ba phương pháp thường được ứng dụng để xây dựng bản đồ ngập lụt, đó là: - Phương pháp truyền thống: xây dựng bản đồ ngập lụt dựa vào điều tra thủy văn và địa hình. - Xây dựng bản đồ ngập lụt dựa vào điều tra trận lũ lớn thực tế đã xảy ra. - Xây dựng bản đồ ngập lụt dựa vào việc mô phỏng, tính toán các mô hình thủy văn, thủy lực. Mỗi một phương pháp trên đây đều có các ưu nhược điểm riêng trong việc xây dựng và tính toán diện tích ngập lụt. Bản đồ ngập lụt xây dựng theo phương pháp truyền thống chỉ thể hiện lại hiện trạng ngập lụt, chưa mang tính dự báo nhưng nó vẫn mang ý nghĩa to lớn về nhiều mặt trong công tác chỉ huy phòng chống lũ lụt cũng như làm cơ sở để đánh giá, so sánh các nghiên cứu tiếp theo. Tuy vậy phương pháp này tốn công, mất nhiều thời gian, không đáp ứng nhu cầu thực tế và có những điểm người nghiên cứu không thể đo đạc hoặc không thu thập được số liệu đo đạc. Việc xây dựng bản đồ ngập lụt dựa vào số liệu điều tra, thu thập từ nhiều trận lũ đã xảy ra là đáng tin cậy nhất, tuy nhiên dữ liệu và thông tin điều tra cho các trận lũ lớn là rất ít lại không có tính dự báo trong tương lai, do vậy hạn chế nhiều ưu điểm và tính ứng dụng của bản đồ ngập lụt trong thực tế. Sử dụng công cụ mô phỏng, mô hình hóa bằng các mô hình thủy văn, thủy lực là rất cần thiết và có hiệu quả hơn rất nhiều và cũng là cách tiếp cận hiện đại và đang được sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây cả trên thế giới và ở Việt Nam trong sự kết hợp với cả các lợi thế của phương pháp truyền thống.
  • 31. 21 Mặc khác, với sự phát triển của máy tính và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, ngày càng có nhiều ứng dụng phát triển dựa trên nền hệ thông tin địa lý (GIS), mà xây dựng bản đồ ngập lụt là một trong những ứng dụng quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong thực tiễn công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Do vậy luận văn này sẽ tập trung giới thiệu và sử dụng mô hình thủy lực, sau đó kết hợp sử dụng phần mềm ArcGis để xây dựng bản đồ ngập lụt. Hình 2-1. Minh họa phương pháp sử dụng trong luận văn Trong luận văn học viên có tính kế thừa các số liệu thủy văn từ mô hình Mike She được tính toán trong luận văn “Đánh giá tác động của hồ chứa nước Đồng Mít và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dòng chảy sông Lại Giang, Bình Định” của Võ Hoàng Hiệp thực hiện, để làm biên đầu vào trong các tính toán trong mô hình thủy lực. 2.1.3. Tổng quan về các mô hình thuỷ văn, thuỷ lực a. Các mô hình thuỷ văn • Mô hình Ltank: do PGS.TS Nguyễn Văn Lai đề xuất năm 1986 và ThS Nghiêm Tiến Lam chuyển về giao diện máy vi tính trên ngôn ngữ VisualBasic, là một phiên bản cải tiến từ mô hình Tank gốc của tác giả Sugawara (1956). Mô hình toán mưa rào dòng chảy dựa trên quá trình trao đổi lượng ẩm giữa các tầng mặt, ngầm lưu vực, và bốc hơi ứng dụng tốt cho lưu vực vừa và nhỏ. • Mô hình Hec-HMS: là mô hình mưa dòng chảy của Trung tâm Thuỷ văn kỹ thuật quân đội Hoa Kỳ được phát triển từ mô hình HEC-1, mô hình có những cải tiến đáng kể cả về kỹ thuật tính toán và khoa học thuỷ văn thích hợp với các
  • 32. 22 lưu vực sông vừa và nhỏ. Là dạng mô hình tính toán thuỷ văn được dùng để tính dòng chảy từ số liệu đo mưa trên lưu vực. Trong đó các thành phần mô tả lưu vực sông gồm các công trình thuỷ lợi, các nhánh sông. Kết quả của Hec-HMS được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, biểu bảng tường minh rất thuận tiện cho người sử dụng. Ngoài ra, chương trình có thể liên kết với cơ sở dữ liệu dạng DSS của mô hình thuỷ lực Hec-RAS. • Mô hình NAM: được xây dựng 1982 tại khoa thuỷ văn viện kỹ thuỷ động lực và thuỷ lực thuộc đại học kỹ thuật Đan Mạch. Mô hình dựa trên nguyên tắc các bể chứa theo chiều thẳng đứng và hồ chứa tuyến tính. Mô hình tính quá trình mưa - dòng chảy theo cách tính liên tục hàm lượng ẩm trong năm bể chứa riêng biệt tương tác lẫn nhau. Các mô hình thuỷ văn trên đây cho kết quả là các quá trình dòng chảy tại các điểm khống chế (cửa ra lưu vực) vì vậy tự thân chúng đứng độc lập chưa đủ khả năng để đưa ra các thông tin về diện tích và mức độ ngập lụt mà phải kết hợp với một số các công cụ khác như GIS, hoặc là biên cho các mô hình thủy động lực 1-2 chiều khác. • Mô hình đường đơn vị (UHM): Được sử dụng để thay thế cho mô hình NAM để mô phỏng lũ lụt ở các khu vực, nơi không có hồ sơ dòng chảy lũ. b. Các mô hình thuỷ lực • Mô hình Hec-RAS: do Trung tâm Thủy văn kỹ thuật quân đội Hoa Kỳ xây dựng được áp dụng để tính toán thủy lực cho hệ thống sông. Phiên bản mới hiện nay đã được bổ sung thêm modul tính vận chuyển bùn cát và tải khuếch tán. Mô hình HEC-RAS được xây dựng để tính toán dòng chảy trong hệ thống sông có sự tương tác 2 chiều giữa dòng chảy trong sông và dòng chảy vùng đồng bằng lũ. Khi mực nước trong sông dâng cao, nước sẽ tràn qua bãi gây ngập vùng đồng bằng, khi mực nước trong sông hạ thấp nước sẽ chảy lại vào trong sông. - -
  • 33. 23 • Họ mô hình MIKE: do Viện thủy lực Đan mạch (DHI) xây dựng được tích hợp rất nhiều các công cụ mạnh, có thể giải quyết các bài toán cơ bản trong lĩnh vực tài nguyên nước. - MIKE 11: là mô hình một chiều trên kênh hở, bãi ven sông, vùng ngập lũ, trên sông kênh có kết hợp mô phỏng các ô ruộng mà kết quả thủy lực trong các ô ruộng là "giả 2 chiều". - ộng lực học dòng chảy 2 chiều trên vùng ngập lũ đã được ứng dụng tính toán rộng rãi tại Việt Nam và trên phạm vi toàn thế giới. Mô ộng lực học mô phỏng mực nước và dòng chảy trên sông, vùng cửa sông, vịnh và ven biển. Mô hình mô phỏng dòng chảy không ổn định hai chiều ngang đối với một lớp dòng chảy. - MIKE-Flood được sử dụng khi cần có sự mô tả hai chiều ở một số khu vực (MIKE 21) và tại những nơi cần kết hợp mô hình một chiều (MIKE 11). Trường hợp cần kết nối một chiều và hai chiều là khi cần có một mô hình vận tốc chi tiết cục bộ (MIKE 21) trong khi sự thay đổi dòng chảy của sông được điều tiết bởi các công trình phức tạp (cửa van, cống điều tiết, các công trình thúy lợi đặc biệt...) mô phỏng theo mô hình MIKE 11. Khi đó mô hình một chiều MIKE 11 có thể cung cấp điều kiện biên cho mô hình MIKE 21 (và ngược lại). - MIKE 11-GIS sử dụng để xây dựng bản đồ ngập lụt cho vùng hạ lưu sông. MIKE 11-GIS là bộ công cụ mạnh trong trình bày và biểu diễn về mặt không gian và thích hợp công nghệ mô hình bãi ngập và sông của MIKE 11 cùng với khả năng phân tích không gian của hệ thống thông tin địa lý trên môi trường ArcGIS. MIKE 11-GIS có thể mô phỏng diện ngập lớn nhất, nhỏ nhất hay diễn biến từ lúc nước lên cho tới lúc nước xuống trong một trận lũ. Độ chính xác của kết quả tính từ mô hình và thời gian tính toán phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của DEM. Nó cho biết diện ngập và độ sâu tương ứng từng vùng nhưng không xác định được hướng dòng chảy trên đó. Do trong khu vực nghiên cứu dữ liệu địa hình, địa hình lòng sông chưa có. Trong khi đó diện tích mô tả ngập lụt lớn, vì vậy trong luận văn này học viên sử dụng mô hình MIKE-FFLOOD trong bộ mô hình MIKE để mô phỏng quá trình ngập lụt lưu vực sông Lại Giang, tỉnh Bình Định. 2.2. Giới thiệu mô hình MIKE SHE 2.2.1. Tổng quan về mô hình MIKE SHE Mô hình toán vật lý thông số phân bổ mô phỏng hệ thống tổng hợp dòng chảy mặt- dòng chảy ngầm lưu vực sông. Mô phỏng biến đổi về lượng và chất
  • 34. 24 hệ thống tài nguyên nước. Bao gồm dòng chảy trong lòng dẫn, dòng chảy tràn bề mặt, dòng chảy ngầm tầng không áp, dòng chảy ngầm tầng có áp, dòng chảy tầng ngầm chuyển tiếp giữa tầng có áp và tầng không áp, bốc thoát hơi từ tầng thảm phủ, truyền chất, vận chuyển bùn cát 2.2.2. Kết quả tính toán mô hình MIKE SHE cho lƣu vực sông Lại Giang1 a. Từ các dữ liệu độ cao, dữ liệu sử dụng đất, mạng lưới sông ngòi được kế thừa từ dự án “Xây dựng bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão tỉnh Bình Định”. Số liệu khí tượng thủy văn: - Số liệu mưa: Số liệu mưa bình quân ngày được dùng trong tính toán, trong đó có 10 trạm mưa: An Hòa, Hoài Ân, Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn, Phù Mỹ, Ba Tơ, Đức Phổ, Sa Huỳnh. Các trạm đo mưa này có số liệu tương đối đủ dài, sử dụng số liệu đo mưa tại các trạm này từ năm 1995 đến năm 2014 đưa vào mô hình MIKE SHE để tính toán dòng chảy đến. - Số liệu lưu lượng trung bình ngày của trạm An Hòa trên sông An Lão, số liệu từ năm 1995 đến năm 2009. b. Kết quả hiệu chỉnh: Với cơ sở dữ liệu hiện có, mô hình được chạy trong vòng 8 năm, từ năm 1995 đến 2002. Dữ liệu dòng chảy tại trạm An Hòa được sử dụng để hiệu chỉnh. Kết quả hiệu chỉnh được thể hiện như sau: Bảng 2.2. Các chỉ số của mô hình MIKE SHE sau khi hiệu chỉnh Thông số Trạm Hiệu chỉnh (1996-2002) MAE RMSE R R2 (hệ số NASH) Lưu lượng (m3 /s) An Hòa 20.2837 38.0119 0.9076 0.8157 1 Võ Hoàng Hiệp, (2017), “Đánh giá tác động của hồ chứa nước Đồng Mít và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dòng chảy sông Lại Giang, Bình Định”. Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐHBK Đà Nẵng
  • 35. 25 c. Kiểm định mô hình Tương tự quá trình hiệu chỉnh, quá trình kiểm định mô hình cũng được chạy trong 8 năm từ 2002 đến 2009. Kết quả so sánh được thể hiện như sau: Bảng 2.3. Các chỉ số của mô hình MIKE SHE sau khi kiểm định Thông số Trạm Kiểm định (2003-2009) MAE RMSE R R2 (hệ số NASH) Lưu lượng (m3 /s) An Hòa 20.0169 37.9525 0.8977 0.7850 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1/1/1996 1/1/1997 1/1/1998 1/1/1999 1/1/2000 1/1/2001 1/1/2002 Q Thực đo Q Mô phỏng ĐƯỜNG QUÁ TRÌNH DÒNG CHẢY TẠI TRẠM AN HÒA GIAI ĐOẠN HIỆU CHỈNH TỪ NĂM 1996 ĐẾN 2002 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1/1/2003 1/1/2004 1/1/2005 1/1/2006 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2009 Q Thực đo Q Kiểm định ĐƯỜNG QUÁ TRÌNH DÒNG CHẢY TẠI TRẠM AN HÒA GIAI ĐOẠN KIỂM ĐỊNH
  • 36. 26 Nhận xét kết quả hiệu chỉnh và kiểm định: Thông qua so sánh quá trình dòng chảy ta thấy không có sự sai khác nhiều giữa giá trị thực đo và mô phỏng. Đồng thời các chỉ số thống kê như hệ số tương quan (R) hệ số Nash sutcliffe (R2) đạt khá cao (hệ số Nash bằng 0,82 ở quá trình hiệu chỉnh và 0,78 ở giai đoạn kiểm định), điều này một lần nữa thể hiện mức độ tin cậy của ứng dụng mô hình phân bố MIKE-SHE cho mô phỏng dòng chảy lưu vực. Qua đó nhận thấy kết quả tính toán (Q~t) trong Luận văn “Đánh giá tác động của hồ chứa nước Đồng Mít và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dòng chảy sông Lại Giang, Bình Định” có kết quả tốt để sử dụng làm số liệu đầu vào để tiến hành thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình Xây dựng bản đồ ngập lụt ở lưu vực sông Lại Giang. Trong luận văn học viên tiếp tục sử dụng phần mềm MIKE SHE, kế thừa bộ thông số tính toán để trích xuất lưu lượng theo giờ.
  • 37. 27 2.3. Cơ sở lý thuyết mô hình thủy lực Mô hình được lựa chọn tính toán lũ cho lưu vực sông Lại Giang là mô hình MIKE FLOOD. MIKE FLOOD kết hợp với mô hình một chiều MIKE 11 - mô tả dòng chảy một chiều trong sông và mô hình hai chiều MIKE 21 - mô phỏng dòng chảy hai chiều ngang bãi tràn. Mô hình MIKE FLOOD có thể thể hiện được mức độ ngập lụt theo hướng và vận tốc dòng chảy lũ trong vùng ngập lụt. 2.3.1. Cơ sở lý thuyết MIKE FLOOD Mặc dù mô hình MIKE 11 và MIKE 21 có những ưu điểm vượt trội trong việc mô phỏng dòng chảy 1 chiều trong mạng lưới sông phức tạp (MIKE 11) và có thể mô phỏng 2 chiều của dòng chảy tràn trên bề mặt đồng ruộng (MIKE 21). Tuy nhiên nếu xét riêng lẻ chúng vẫn còn một số hạn chế trong việc mô phỏng ngập lụt. Đối với MIKE 11, sẽ rất khó khăn để mô phỏng dòng chảy tràn nếu không biết trước một số khu chứa và hướng chảy, không mô tả được trường vận tốc trên mặt ruộng hoặc khu chứa, còn trong MIKE 21, nếu muốn vừa tính toán dòng tràn trên bề mặt ruộng, vừa muốn nghiên cứu dòng chảy chủ lưu trong các kênh dẫn thì cần phải thu nhỏ bước lưới đến mức có thể thể hiện được sự thay đổi của địa hình trong lòng dẫn mà hệ quả của nó là thời gian tính toán tăng lên theo cấp số nhân. Để kết hợp các ưu điểm của cả mô hình 1 và 2 chiều, đồng thời khắc phục được các nhược điểm của chúng, MIKE FLOOD cho phép kết nối 2 mô hình MIKE 11 và MIKE 21 trong quá trình tính toán, tăng bước lưới của mô hình (nghĩa là giảm thời gian tính toán) nhưng vẫn mô phỏng được cả dòng chảy trong lòng dẫn và trên mặt ruộng hoặc ô chứa. Lưu lượng thoát ra từ biên của MIKE 11 sẽ tham gia vào trong MIKE 21- FM với dạng biên lưu lượng dạng điểm tại bước thời gian 1 2 n . Lưu lượng từ MIKE 11 tác động đến phương trình liên tục với dạng phương trình động lượng trong MIKE 21. MIKE 11 cần biên mực nước từ MIKE 21 tại bước thời gian 1 n để tính toán từ bước n đến n+1 trong MIKE 21. Để cung cấp một lưu lượng cho MIKE 21 tại bước thời gian 1 2 n , biên ảo được thiết lập với một lưu lượng 1 2 n Q và sau đó chương trình sẽ tính lại biên mực nước và lưu lượng tại vị trí kết nối ở bước thời gian n. 1 2 2 . . . . n n n Q Q H g A t x AC R (2-5)
  • 38. 28 Trong MIKE FLOOD có 4 loại kết nối sau đây giữa mô hình 1 chiều (MIKE 11) và 2 chiều (MIKE 21): Kết nối tiêu chuẩn, kết nối bên, kết nối, kết nối công trình, kết nối khô. a. Kết nối tiêu chuẩn Trong kết nối này, thì một hoặc nhiều ô lưới của MIKE 21 sẽ được liên kết với một đầu của phân đoạn sông trong MIKE 11. Loại kết nối này rất thuận tiện cho việc nối một lưới chi tiết của MIKE21 với một hệ thống mạng lưới sông lớn hơn trong MIKE 11, hoặc nối các công trình trong mô hình MIKE 21. Các cách áp dụng có thể của nó được chỉ ra trong hình 2.2 dưới đây. Hình 2-2: Các ứng dụng trong kết nối tiêu chuẩn b. Kết nối bên Kết nối bên cho phép một chuỗi các ô lưới trong MIKE 21 có thể liên kết vào hai bên của một đoạn sông, một mặt cắt trong đoạn sông hoặc toàn bộ một nhánh sông trong MIKE 11. Dòng chảy khi chảy qua kết nối bên được tính toán bằng cách sử dụng các phương trình của các công trình hoặc các bảng quan hệ Q-H. Loại kết nối này đặc biệt hữu ích trong việc tính toán dòng chảy tràn từ trong kênh dẫn ra khu ruộng hoặc bãi, nơi mà dòng chảy tràn qua bờ đê bối sẽ được tính bằng công thức đập tràn đỉnh rộng. Một ví dụ của loại kết nối này được minh họa trong hình 2.3
  • 39. 29 Hình 2-3: Một ứng dụng trong kết nối bên c. Kết nối công trình (ẩn) Kết nối công trình là nét mới đầu tiên trong một loạt các cải tiến dự định trong MIKE FLOOD. Kết nối công trình lấy thành phần dòng chảy từ một công trình trong MIKE 11 và đưa chúng trực tiếp vào trong phương trình động lượng của MIKE 21. Quá trình này là ẩn hoàn toàn và vì thế không ảnh hưởng đến các bước thời gian trong MIKE 21. Ví dụ về loại kết nối này được minh họa trong hình 2.4 Hình 2-4: Một ví dụ trong kết nối công trình d. Kết nối khô (zero flow link) Một ô lưới MIKE 21 được gán là kết nối khô theo chiều x sẽ không có dòng chảy chảy qua phía bên phải của ô lưới đó. Tương tự, một kết nối khô theo chiều y sẽ không có dòng chảy chảy qua phía trên của nó. Các kết nối khô này được phát triển để bổ sung cho các kết nối bên. Để chắc chắn rằng dòng chảy tràn trong MIKE 21 không cắt ngang từ bờ này sang bờ kia của sông mà không
  • 40. 30 liên kết với MIKE 11, các kết nối khô này được đưa vào để đóng các dòng trong MIKE 21. Một cách khác để sử dụng kết nối khô là gán cho các ô lưới là đất cao, mà tùy thuộc vào độ phân giải của lưới tính có thể chưa mô tả được. Kết nối khô cũng được sử dụng để mô tả các dải phân cách hẹp trong đồng ruộng ví dụ như đê bối, đường, ... và khi đó thay vì sử dụng một chuỗi các ô lưới được định nghĩa là đất cao thì nên sử dụng chuỗi các kết nối khô. Sử dụng các kết nối trên đây ta có thể dễ dàng liên kết hai mạng lưới tính trong mô hình 1 chiều và 2 chiều với nhau. Khi chạy mô hình, để coupling chúng, MIKE FLOOD cung cấp 3 kiểu coupling sau đây tùy thuộc vào mục đích sử dụng mô hình: - Coupling động lực: các kết nối sẽ chỉ chuyển các thông tin và thủy động lực (cần thiết cho các tính toán trong MIKE 11 và MIKE 21) - Coupling truyền tải chất: các kết nối chỉ truyền các thông tin liên quan đến các quá trình vận tải và khuyếch tán (cần thiết cho các tính toán trong MIKE 11 và MIKE 21) - Coupling cả động lực và truyền tải chất. Các lựa chọn này sẽ được người sử dụng dễ dàng lựa chọn thông qua các hộp thoại trong mô hình. 2.3.2. Cơ sở lý thuyết MIKE 11 MIKE 11 là mô hình mô phỏng quá trình động lực học dòng chảy một chiều trên kênh hở, bãi ven sông, vùng ngập lụt. MIKE 11 có thể mô phỏng một hệ thống sông rạch phức tạp với chiều dài hàng trăm km và tính toán dòng chảy, chất lượng nước, vận chuyển bùn cát trong một thời gian dài. MIKE 11 có khả năng tính toán với dòng chảy thay đổi gấp, dòng chảy ảnh hưởng của thủy triều, sóng lũ, dòng chảy có lòng dẫn dốc, sự thay đổi mặt cắt ngang sông, … Tuy nhiên, vì là mô hình 1 chiều nên không mô phỏng chính xác được các yếu tố hình thái sông trên mặt bằng như đoạn sông cong, hệ số nhám thay đổi …, các yếu tố thủy lực chỉ là giá trị trung bình trên mặt cắt ngang, chưa tính được dòng chảy tràn bờ, xói bồi lòng dẫn cũng chỉ xem xét trung bình, không tính được xói bồi ngang sông. Hệ phương trình sử dụng trong mô hình là hệ phương trình Saint - Venant theo không gian một chiều, với mục đích tìm quy luật diễn biến của mực nước và lưu lượng dọc theo chiều dài sông theo thời gian. Hệ phương trình gồm phương trình liên tục và phương trình động lượng.
  • 41. 31 a. Hệ phƣơng trình Phương trình liên tục (bảo toàn khối lượng): q x Q t h B (2-1) Phương trình động lượng (bảo toàn động lượng): 0 2 2 R AC Q Q g x h gA A Q x t Q (2-2) Trong đó: - Q: lưu lượng dòng chảy (m3 /s). - A: diện tích mặt cắt ướt (m2 ). - R: bán kính thủy lực (m). - C: hệ số Chezy (C = 6 1 1 R n ) ( / m s ). (hệ số Manning M =1/n, C = M 6 1 R ) - B: bề rộng mặt thoáng (m). - n: hệ số nhám - q: lưu lượng dòng nhập bên (m3 /s/m). - h: độ sâu dòng chảy (m). - : hệ số hiệu chỉnh động năng. b. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên - Điều kiện ban đầu: là giá trị lưu lượng và mực nước tại tất cả các mặt cắt ở thời điểm bắt đầu tính toán t = 0. - Điều kiện biên: giá trị lưu lượng hay mực nước tại các vị trí biên. Giá trị biên có thể là giá trị hằng số hoặc là chuỗi dữ liệu dao động theo thời gian. c. Thuật toán Hệ phương trình Saint – Venant được giải bằng phương pháp sai phân hữu hạn theo sơ đồ ẩn của Abbott – Ionescu. Lưới tính bao gồm các nút tính Q và h xen kẽ, lưu lượng Q và mực nước h được tính lần lượt tại mỗi bước thời gian như ở hình 4.1, khoảng cách giữa các nút tính h có thể khác nhau, vị trí các nút tính h đuợc lấy trùng với các mặt cắt trên mạng lưới kênh.
  • 42. 32 h h h h Q Q Q Hình 2-5. Lưới tính toán trên một đoạn kênh Phương trình liên tục (2-1) được sai phân theo sơ đồ trung tâm theo không gian (x), và sai phân tiến theo thời gian (t). Phương trình động lượng (2-2) được sai phân tại điểm j, bước thời gian 1 2 n . Kết hợp phương trình sai phân của phương trình động lượng và phương trình liên tục ta thu được hệ phương trình theo Q và h dưới dạng 5 đường chéo. Cùng với các điều kiện ban đầu và điều kiện biên, phương trình trên được giải để tìm ra các giá trị Q và h tại mỗi nút tính. 2.3.3. Cơ sở lý thuyết MIKE 21 Mô hình MIKE 21-FM là mô hình thủy động lực học 2 chiều mô phỏng mực nước, dòng chảy trong sông, tràn bờ, cửa sông. Mô hình này giải hệ phương trình Saint – Venant (phương trình liên tục và động lượng theo 2 hướng) với lưới tự do bao phủ toàn bộ khu vực nghiên cứu. Mô hình MIKE 21-FM cho phép mô phỏng chi tiết các đặc trưng thủy lực và hình thái 2 chiều nên có thể tính dòng chảy tràn bờ, dòng chảy trên đồng, xói bồi ngang sông. a. Hệ phƣơng trình cơ bản Phương trình liên tục: q x Q t h B (2-3) Phương trình động lượng: 2 2 2 1 a sx bx o o o o xy xx xx xy s o p hu hu huv h gh fvh gh t x y x x x S S hT hT hu S x y x y (2-4a) 2 2 2 1 sy by a o o o o yx yy yx yy s o p hv hv huv h gh fuh gh t y x y y y S S hT hT hv S x y x y (2-4b) Trong đó: - h: độ sâu dòng chảy (m). - v u, : vận tốc ở độ sâu trung bình theo phương x, y (m/s).
  • 43. 33 - d hu udz d hv vdz - S: lưu lượng nguồn (m3 /s/m3 ). - : cao độ mực nước (m). - ρo: khối lượng riêng tham chiếu của nước (kg/m3 ). - ρ: khối lượng riêng của nước (kg/m3 ). - τsx, τsy: ứng suất ma sát bề mặt theo hai phương x, y (N/m2 ). - τbx, τby: ứng suất ma sát đáy theo hai phương x, y (N/m2 ). - f: thông số Coriolis (rad/s). - g: gia tốc trọng trường (m/s2 ). - Sxy, Sxx, Syy: ứng suất tán xạ sóng (N/m). - d: biến động của độ sâu theo thời gian (m). - Txx, Txy, Tyy: được tính như sau (m2 /s2 ): - A: hệ số nhớt rối thep phương ngang (m2 /s). b. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên: - Điều kiện ban đầu: là giá trị lưu lượng và mực nước tại tất cả các vị trí ở thời điểm bắt đầu tính toán t = 0. - Điều kiện biên: là giá trị lưu lượng hay mực nước tại các vị trí biên. Giá trị biên có thể là hằng số hoặc là dao động lưu lượng hay mực nước theo thời gian. c.Thuật toán trong mô hình MIKE 21 - FM: Để giải hệ phương trình trên, người ta đã sử dụng phương pháp ADI (Alternating Direction Implicit) để sai phân hoá theo lưới không gian - thời gian. Hệ phương trình theo từng phương và tại mỗi điểm trong lưới được giải theo phương pháp DS (Double Sweep). 2.4. Giới thiệu quy trình xây dựng bản đồ ngập lụt kết hợp công cụ GIS Các quá trình mô phỏng bằng mô hình thủy văn và thủy lực trên đây mới chỉ cho chúng ta bức tranh về diện ngập, trường vận tốc, độ sâu ngập dưới dạng các hình ảnh, số liệu. Với số liệu thô này mới chỉ xây dựng được các bản đồ giấy thể hiện lại các vùng ngập lụt xảy ra mà chưa thể có các dạng thông tin hữu ích cần thiết. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và hệ thông tin địa lý thì những số liệu, dữ liệu trên lại là một phần không thể thiếu, là
  • 44. 34 cơ sở dữ liệu để các công cụ GIS tiến hành tính toán, phân tích và triết xuất ra các dạng dữ liệu cần thiết để xây dựng bản đồ ngập lụt. 2.4.1. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý (GIS) Hệ thống thông tin địa lý - Geographic Information System (GIS) là một nhánh của công nghệ thông tin, đã hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước và phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. GIS được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản đồ) gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt động theo lãnh thổ. Có nhiều định nghĩa về GIS, nhưng nói chung đã thống nhất quan niệm chung: GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản lý nhất định. Xét dưới góc độ là công cụ, GIS dùng để thu thập, lưu trữ, biến đổi, hiển thị các thông tin không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể. Xét dưới góc độ là phần mềm, GIS làm việc với các thông tin không gian, phi không gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng. Có thể nói các chức năng phân tích không gian đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS. Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ để biến chúng thành các thông tin trợ giúp quyết định phục vụ các nhà quản lý. Xét dưới góc độ hệ thống, GIS là hệ thống gồm các hợp phần: Phần cứng, Phần mềm, Cơ sở dữ liệu và Cơ sở tri thức chuyên gia. 2.4.2. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu Các dữ liệu về lưu vực sông nghiên cứu được thu thập, số hoá từ các phần mềm khác nhau như MicroStation, Mapinfow, Arcinfor, ArcGIS, sau đó được quản lý thống nhất và lưu lại dưới dạng định dạng shape file trong ArcMap. Chuẩn bị, phân tích và đánh giá các thông số cho mô hình, vấn đề chuẩn bị dữ liệu và thông số đầu vào cho các mô hình là một trong vấn đề lớn nhất, đòi hỏi tốn nhiều thời gian và khá phức tạp. Trong trường hợp liên kết với mô hình thuỷ văn - thuỷ lực, GIS là một hợp phần quan trọng không thể thiếu được. Vai trò của công cụ GIS thể hiện ở: - Tổng hợp và chọn lọc tài liệu như là đầu vào cần thiết cho mô hình thuỷ văn, thuỷ lực đặc biệt trong đó là việc phân tích các đặc trưng thuỷ văn bề mặt của lưu vực. - Phân tích, hình dung và đánh giá diện tích và mức độ ngập lụt sử dụng các kết quả tính toán từ mô hình nêu trên.
  • 45. 35 2.4.3. Xây dựng bản đồ ngập lụt bằng công nghệ GIS Sau khi đã có các bản đồ độ sâu ngập lụt tính từ MIKE, tiến hành chồng chập các bản đồ độ sâu ngập lụt để thu được bản đồ độ ngập sâu lớn nhất Hdepth max ứng với các trận lũ tính toán. Kết hợp bản đồ Hdepth max với bản đồ DEM ta sẽ thu được bản đồ ngập lụt cho lưu vực sông Lại Giang.
  • 46. 36 CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU Như đã trình bày về phương pháp luận của việc xây dựng bản đồ ngập lụt như trên, các bước cụ thể cho việc xây dựng bản đồ ngập lụt được thực hiện qua các bước sau: 3.1. Xây dựng mô hình thủy lực 3.1.1. Xây dựng mô hình thủy lực 1 chiều Để đánh giá khả năng ảnh hưởng ngập lụt do lũ lụt trên sông Lại Giang ứng với các tần suất lưu lượng khác nhau, học viên xây dựng sơ đồ mạng lưới sông Lại Giang như sau: Hình 3-1: Sơ đồ mạng lưới sông tính toán trong MIKE11 Phạm vi tính toán thủy lự : hệ thống sông Lại Giang, sông Kim Sơn, hạ lưu hồ Vạn Hội. - Mặt cắt: Được thừa hưởng từ các dự án trước cũng như bổ sung từ DEM. Tổng số chiều dài 60,9 Km; với tổng số mặt cắt là 72. Trong đó: + Sông Kim Sơn với chiều dài L=17,1 km có 18 mặt cắt. + Hạ lưu hồ Vạn Hội với chiều dài L=10,8 km có 21 mặt cắt. Biên Q(t) Kim Sơn Biên Q(t) Lại Giang Biên hạ lưu Biên Q(t) Vạn Hội
  • 47. 37 + Sông Lại Giang với chiều dài L=33 km có 33 mặt cắt. Hình 3-2: Mặt cắt tại vị trí đầu sông Kim Sơn sông trong MIKE11 - Các số liệu biên mô hình: ợng lưu: Q(t) lưu lượng trên sông Kim Sơn, Lại Giang và từ hồ Vạn Hội2 + Biên hạ lưu: Biên mực nước triều Quy Nhơn. - 2 Võ Hoàng Hiệp, (2017), “Đánh giá tác động của hồ chứa nước Đồng Mít và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dòng chảy sông Lại Giang, Bình Định”. Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐHBK Đà Nẵng
  • 48. 38 Hình 3-3: Thiết lập bài toán mô phỏng thủy lực Hydrodynamic 3.1.2. Xây dựng mô hình thủy lực 2 chiều a. Lƣới tính toán 2D Lưới tính toán 2D thiết lập cho lưu vực sông Lại Giang thể hiện hình 3.4, phạm vi giới hạn vùng đồng bằng hạ lưu sông Lại Giang tới cửa biển An Dũ. Mô hình Dem: 25x25m được kế thừa từ dự án “Xây dựng bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão tỉnh Bình Định” Phạm vi mô phỏng: Vùng hạ lưu sông Lại Giang đến các xã nằm cửa sông. Các thông số trong mô hình: - Số phần tử (Element in file): 3.645; - Số nút (Notes in file): 2.157; - Góc nhỏ nhất 260 ; - Diện tích nhỏ nhất: 1.029m2
  • 49. 39 Hình 3-4: Lưới tính toán lưu vực Lại Giang b. Biên Giá trị dòng chảy tại khu vực thượng lưu sẽ được lấy từ mô hình MIKE 11 khi được kết nối trong mô hình MIKE FLOOD. Các giá trị đó thể hiện là sự trao đổi giữa hai mô hình MIKE 11 và MIKE 21. Hình 3-5: Mô phỏng 2 chiều vùng bãi lưu vực sông Lại Giang trong mô hình 2 chiều
  • 50. 40 Hình 3-6: Thiết lập hệ số nhám trong Mike21 3.1.3. Thiết lập mô hình mô phỏng MIKE FLOOD MIKE FLOOD là mô hình kết nối giữa mô hình thuỷ lực 1 chiều MIKE 11 và mô hình thuỷ lực 2 chiều MIKE 21FM. Sau khi đã thiết lập mô hình thuỷ lực 1 chiều và 2 chiều, ta xác định các vị trí kết nối và sử dụng MIKE FLOOD để kết nối lại thành một mô hình duy nhất mô phỏng ngập lụt hạ du lưu vực sông Lại Giang: - Kết nối mô hình thuỷ lực 1 chiều và 2 chiều trong mô hình Mike Flood - Kết nối được sử dụng để thiết lập mô phỏng MIKE FLOOD là kết nối bên. Mô hình thiết lập có 137 kết nối bên dọc theo đường bờ sông Kim Sơn, 42 điểm kết nối trên nhánh hồ Vạn Hội, 292 điểm kết nối nhánh Lại Giang tiếp giáp với đất liền (hình 3.7). Hình 3-7: Thiết lập kết nối mô hình Mike Flood
  • 51. 41 Hình 3-8: Sơ đồ kết nối Mike 11 và Mike 21 FM Hình 3-9: Sơ đồ chi tiết kết nối bên 3.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình Để xác định các thông số cho mô hình thủy lực như hệ số nhám lòng sông cần thiết phải tiến hành hiệu chỉnh và kiểm định mô hình tính cho trận lũ trong thực tế. Qua thực tế và phân tích tác giả chọn mô phỏng trận lũ năm 1999 (từ ngày 27/11/1999 đến 8/12/1999) và trận lũ năm 2007 (từ ngày 28/10/2007 đến ngày 08/11/2007) để kiểm định mô hình. Trong luận văn học viên chỉ thực hiện kiểm định và hiệu chỉnh các thông số trong Mike 11. Để hiệu chỉnh và kiểm Bathymetry [m] Above 350 325 - 350 300 - 325 275 - 300 250 - 275 225 - 250 200 - 225 175 - 200 150 - 175 125 - 150 100 - 125 75 - 100 50 - 75 25 - 50 0 - 25 Below 0 Undefined Value 920000 925000 930000 935000 940000 [m] 1589000 1590000 1591000 1592000 1593000 1594000 1595000 1596000 1597000 1598000 1599000 1600000 1601000 1602000 1603000 1604000 1605000 1606000 1607000 1608000 1609000 1610000 [m] Bathymetry [m] Above 350 325 - 350 300 - 325 275 - 300 250 - 275 225 - 250 200 - 225 175 - 200 150 - 175 125 - 150 100 - 125 75 - 100 50 - 75 25 - 50 0 - 25 Below 0 Undefined Value 931500 932000 932500 933000 933500 934000 934500 935000 935500 [m] 1598200 1598400 1598600 1598800 1599000 1599200 1599400 1599600 1599800 1600000 1600200 [m]
  • 52. 42 định thông số mô hình học viên tiến hành so sánh giữa kết quá tính toán và thực đo mực nước tại trạm Bồng Sơn. 3.2.1. Hiệu chỉnh mô hình a. Số liệu tính toán - Biên lưu lượng: Được kế thừa tính toán từ luận văn như trên đã trình bày. - Mực nước thực đo: trạm Bồng Sơn năm 1999 - Thời gian mô phỏng: Thời gian tính toán theo trận lũ năm 1999, từ ngày 27/11 đến ngày 08/12/1999 với bước thời gian mô phỏng là 5 giây. b. Kết quả tính toán: Để kiểm tra tính chính xác của kết quả tính toán, trong nghiên cứu này sử dụng chỉ tiêu R, NASH để đánh giá sai số của mô hình. Sau quá trình hiệu chỉnh các thông số tính toán của mô hình, so sánh mực nước tại trạm Bồng Sơn, ứng với lý trình 73.000m trên sông Lại Giang được thể hiện như sau. Bảng 3.1. Các chỉ số của mô hình MIKE 11 sau khi hiệu chỉnh Thông số Trạm Hiệu chỉnh (1999) RMSE R R2 (hệ số NASH) Mực nước (m) Bồng Sơn 0,658 0,957 0,812 Đường quá trình lưu lượng tính toán và thực đo: Hình 3-10: So sánh đường mực nước tại trạm Bồng Sơn đợt lũ tháng 11/1999 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mực nước (m) Mực nước thực đo (m) Mực nước mô phỏng (m)
  • 53. 43 Nhận xét: So sánh mực nước mô phỏng với thực đo tại trạm Bồng Sơn nhận thấy thời gian xuất hiện đỉnh lũ khá phù hợp. Tuy nhiên kết quả tính toán đỉnh lũ tính toán tại trạm Bồng Sơn còn chênh lệch nhau (tại trạm Bồng Sơn tính toán 8,43m so với kết quả đo đạc thực tế là 8,71m). Kết quả mô phỏng theo chỉ tiêu Nash là 0,812 đạt loại khá, kết quả này cho thấy kết quả mô phỏng bằng mô hình có độ chính xác tốt, bộ thông số về độ nhám Maning (n) sẽ được sử dụng để kiểm định trong giai đoạn tiếp theo. Bảng 3.2. Bộ thông số về hệ số nhám Maning (n) STT Sông Lý trình Độ nhám 1 Kim Sơn 45.000 0,035 Kim Sơn 62.100 0,035 2 Lại Giang 54.000 0,040 Lại Giang 87.000 0,040 3 Hạ lưu Vạn Hội 6.000 0,030 Hạ lưu Vạn Hội 168.000 0,030 3.2.2. Kiểm định mô hình a. Số liệu tính toán: - Biên lưu lượng: Được kế thừa tính toán từ Luận văn như trên đã trình bày. - Mực nước thực đo: trạm Bồng Sơn năm 2007 - Thời gian mô phỏng: Thời gian tính toán theo trận lũ năm 2007, từ ngày 01/11 đến 08/11 với bước thời gian mô phỏng là 5 giây. b. Kết quả tính toán: Sau quá trình hiệu chỉnh các thông số tính toán, kiểm định trận lũ năm 2007, so sánh mực nước tại trạm Bồng Sơn, kết quả được thể hiện được thể hiện như sau: Bảng 3.3. Các chỉ số của mô hình MIKE 11 sau khi kiểm định Thông số Trạm Kiểm định (2007) RMSE R R2 (hệ số NASH) Mực nước (m) Bồng Sơn 0,59 0,97 0,88
  • 54. 44 Hình 3-11: So sánh đường mực nước tại trạm Bồng Sơn đợt lũ năm 2007 Nhận xét: So sánh mực nước mô phỏng với thực đo tại trạm Bồng Sơn nhận thấy thời gian xuất hiện đỉnh lũ khá phù hợp. Tuy nhiên kết quả tính toán đỉnh lũ tính toán tại trạm Bồng Sơn còn chênh lệch nhau. (tại trạm Bồng Sơn tính toán 8,6m so với đo đạc là 9,04m). Kết quả mô phỏng theo chỉ tiêu hệ số tương quan R, Nash là 0,769 đạt loại khá. Với các kết quả đạt được trong quả trình kiểm định chứng tỏ các thông số thiết lập của mô hình là phù hợp để tiến hành mô phỏng ngập lụt trên sông Lại Giang. 3.3. Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các trƣờng hợp Sử dụng bộ thông số đã xác định ở phần trên để tiến hành tính toán mô phỏng các kịch bản ngập lụt. Trong khuôn khổ luận văn học viên xây dựng 9 kịch bản tương ứng với tần suất lũ 0,1%, 0,5%, 1% khi chưa xét đến biến đổi khí hậu và khi xét đến có biến đổi khí hậu với các kịch bản RCP4.5, RCP8.5. Việc mô phỏng ngập lụt ứng với nhiều kịch bản tình huống lũ lụt khác nhau để xác định được diện tích ngập, chiều sâu ngập cho khu dân cư, trục giao thông, vùng đất sản xuất, công trình cơ sở hạ tầng... do lũ lụt trên sông Lại 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11/1/2007 1:00 11/1/2007 7:00 11/1/2007 13:00 11/1/2007 19:00 11/2/2007 1:00 11/2/2007 7:00 11/2/2007 13:00 11/2/2007 19:00 11/3/2007 1:00 11/3/2007 7:00 11/3/2007 13:00 11/3/2007 19:00 11/4/2007 1:00 11/4/2007 7:00 11/4/2007 13:00 11/4/2007 19:00 11/5/2007 1:00 11/5/2007 7:00 11/5/2007 13:00 11/5/2007 19:00 11/6/2007 1:00 11/6/2007 7:00 11/6/2007 13:00 11/6/2007 19:00 11/7/2007 1:00 11/7/2007 7:00 11/7/2007 13:00 11/7/2007 19:00 11/8/2007 1:00 11/8/2007 7:00 11/8/2007 13:00 11/8/2007 19:00 Mực nước (m) Mực nước thực đo (m) Mực nước mô phỏng (m)
  • 55. 45 Giang. Sau đó sử dụng phần mềm Arc Gis 10.5 để xây dựng bản đồ ngập lụt cho từng kịch bản cụ thể. Cụ thể các bản đồ ngập lụt ứng với các kịch bản mô phỏng lũ lụt sông Lại Giang như sau: - Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,1% (KB1) - Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,5% (KB2) - Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 1,0% (KB3) Xây dựng bản đồ ngập lụt do biến đổi khí hậu tương ứng với giai đoạn tương lai 2016-2035, với kịch bản phát thải là RCP4.5 - Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,1% (KB4) - Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,5% (KB5) - Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 1,0% (KB6) Xây dựng bản đồ ngập lụt do biến đổi khí hậu tương ứng với giai đoạn tương lai 2016-2035, với kịch bản phát thải là RCP8.5 - Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,1% (KB7) - Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 0,5% (KB8) - Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lưu lượng 1,0% (KB9)
  • 56. 46 3.3.1. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất lƣu lƣợng 0,1% Hình 3-12. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0,1% Hình 3-13. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0,1%
  • 57. 47 Bảng 3.4. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ 0.1% TT Mức ngập (m) Diện tích ngập (ha) Huyện Hoài Ân Huyện Hoài Nhơn Ân Hảo Tây Ân Hảo Đông Ân Mỹ Ân Tín Ân Thạnh Bồng Sơn Hoài Hải Hoài Thanh Hoài Hƣơng Hoài Tân Hoài Xuân Hoài Mỹ Hoài Đức 1 <0,5 1.788,8 18,4 3,0 216,7 63,3 198,1 125,8 28,7 2,0 94,7 44,7 257,5 436,6 299,3 2 0.5 - 1 1.799,7 18,5 3,0 218,1 63,7 199,4 126,6 28,9 1,6 95,3 45,0 259,1 439,4 301,2 3 1 - 2 1.574,3 16,2 2,6 190,8 55,7 174,4 110,8 25,3 1,0 83,4 39,3 226,7 384,4 263,5 4 2 - 3 393,7 4,1 0,7 47,7 13,9 43,6 27,7 6,3 0,3 20,9 9,8 56,7 96,1 65,9 5 >3 67,4 0,7 0,1 8,2 2,4 7,5 4,7 1,1 0,0 3,6 1,7 9,7 16,5 11,3 Tổng 5.623,9 58,0 9,4 681,5 199,0 623,0 395,6 90,2 4,9 297,9 140,5 809,7 1373,0 941,2 Nhận xét: Khi xảy ra lũ tần suất 0,1% thì các xã Ân Hảo Tây, xã Ân Hảo Đông, xã Ân Tín, xã Ân Thạnh, xã Ân Mỹ thuộc huyện Hoài Ân; thị trấn Bồng Sơn, xã Hoài Xuân, xã Hoài Tân, xã Hoài Hương, xã Hoài Đức, xã Hoài Mỹ, xã Hoài Hải, xã Hoài Tân thuộc huyện Hoài Nhơn là các xã, thị trấn sẽ bị ngập lụt. - Sản xuất nông nghiệp: 2.228 ha diện tích đất lúa, 391ha đất sản xuất cây hằng năm của người dân bị ngập. Như vậy qua xem xét bản đồ ngập lụt khi xảy ra lũ với tần suất 0,1% thì diện tích ngập sâu từ 1m trở xuống khá lớn 3.588 ha trong tổng số diện tích bị ngập lụt là 5.624 ha.
  • 58. 48 3.3.2. Mô phỏng kịch bản ngập lụt ứng với tần suất lƣu lƣợng 0,5% Hình 3-14. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 0,5% Hình 3-15. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 0,5%
  • 59. 49 Bảng 3.5. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ 0.5% Mức ngập (m) Tổng (ha) Huyện Hoài Ân Huyện Hoài Nhơn Ân Hảo Tây Ân Hảo Đông Ân Mỹ Ân Tín Ân Thạnh Bồng Sơn Hoài Hải Hoài Thanh Hoài Hƣơng Hoài Tân Hoài Xuân Hoài Mỹ Hoài Đức <0,5 1.723,6 1,0 17,1 207,6 48,7 189,5 114,7 29,3 0,0 98,7 42,4 241,9 440,7 292,0 0.5- 1 1.760,5 0,8 17,4 212,0 49,8 193,6 117,2 29,9 0,0 100,9 43,3 247,2 450,2 298,3 1_2 1.484,7 0,6 14,7 178,8 42,0 163,3 98,8 25,3 0,0 85,1 36,5 208,4 379,7 251,6 2_3 308,8 0,0 3,0 37,0 9,4 33,8 20,5 5,2 0,0 17,6 8,2 43,2 78,6 52,1 >3 25,1 0,0 0,3 3,2 0,0 2,9 1,8 0,5 0,0 1,5 0,0 3,7 6,8 4,5 Tổng 5.302,7 2,4 52,5 638,6 149,9 583,2 352,9 90,2 0,0 303,8 130,3 744,5 1355,9 898,6 Nhận xét: Qua phân tích bản đồ ngập lụt, cũng như bản đồ sử dụng đất ứng với tần suất lũ 0,5% thì có 5/15 xã thuộc huyện Hoài Ân bao gồm Ân Hảo Tây, Ân Hảo Đông, Ân Tín, Ân Thạnh, Ân Mỹ; 8/17 xã, thị trấn thuộc huyện Hoài Nhơn bao gồm thị trấn Bồng Sơn, xã Hoài Xuân, xã Hoài Hương, xã Hoài Đức, xã Hoài Mỹ, xã Hoài Hải, xã Hoài Tân, xã Hoài Thanh là các xã, thị trấn bị ngập lụt, nhiều khu vực có chiều sâu ngập >3m. - Nông nghiệp: 2.060 ha diện tích đất lúa, 369 ha đất sản xuất cây hằng năm sẽ bị ngập. Như vậy khi xảy ra lũ với tần suất 0,5% sẽ có diện tích bị ngập lụt là 5.303 ha. Và các khu dân cư đông đúc nằm ven sông, năm ở cửa sông sẽ là nơi bị ảnh hưởng nặng nề do ngập lụt với chiều sâu ngập khá lớn (>3m).
  • 60. 50 3.3.3. Mô phỏng kịch bản ngập lụt ứng với tần suất lƣu lƣợng 1% Hình 3-16. Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 1% Hình 3-17. Bản đồ thiệt hại ứng với tần suất 1%
  • 61. 51 Bảng 3.6. Thống kê diện tích ngập với tần suất lũ 1% Mức ngập (m) Tổng (ha) Huyện Hoài Ân Huyện Hoài Nhơn Ân Hảo Tây Ân Hảo Đông Ân Mỹ Ân Tín Ân Thạnh Bồng Sơn Hoài Hải Hoài Hƣơng Hoài Tân Hoài Xuân Hoài Mỹ Hoài Đức <0,5 1.822,3 0,9 18,8 229,3 53,8 209,4 126,7 8,6 109,6 43,8 255,5 459,4 306,6 0.5- 1 1.741,1 0,8 18,0 219,0 51,4 200,0 121,0 8,3 104,7 41,9 244,1 438,9 292,9 1_2 1.263,9 0,6 13,1 159,0 37,3 145,2 87,9 6,0 76,0 30,4 177,2 318,6 212,6 2_3 238,7 0,1 2,6 30,0 7,0 27,4 16,6 1,1 14,3 5,7 33,4 60,1 40,1 >3 10,0 0,0 0,0 1,3 0,3 1,2 0,7 0,0 0,6 0,2 1,4 2,6 1,7 Tổng 5.076,0 2,4 52,5 638,6 149,9 583,2 352,9 24,1 305,2 122,1 711,7 1279,7 853,9 Nhận xét: Khi xảy ra lũ 1% thì có thì có 5/15 xã thuộc huyện Hoài Ân bao gồm Ân Hảo Tây, Ân Hảo Đông, Ân Tín, Ân Thạnh, Ân Mỹ; 6/17 xã, thị trấn thuộc huyện Hoài Nhơn bao gồm thị trấn Bồng Sơn, xã Hoài Xuân, xã Hoài Hương, xã Hoài Đức, xã Hoài Mỹ, xã Hoài Hải là các xã, thị trấn bị ngập lụt nhiều khu vực. - Về nông nghiệp: 2.005 ha diện tích đất lúa và 356 ha đất sản xuất cây hằng năm của người dân bị ngập. Như vậy khi xảy ra lũ với tần suất 1% sẽ có diện tích bị ngập lụt là 5.076 ha.