SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp tôi được:
Các Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thuỷ lợi trên địa
bàn thành phố Hà Nội đã cho phép tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu các số
liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ và chất lượng
yêu cầu.
Bên cạnh đó có sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, của thầy cô
và các bạn học viên thuộc chuyên ngành Kinh tế - Tài nguyên thiên nhiên
và Môi trường - trường Đại học Thuỷ lợi. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng.
Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước những sự giúp đỡ quý
báu trên!
Hà Nội, tháng 12/2010
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................6
Tính cấp thiết.....................................................................................................................6
Mục tiêu của đề tài ............................................................................................................7
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................................7
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu........................................................................8
Thu thập số liệu và thông tin.........................................................................................8
Phân tích và đề xuất giải pháp.......................................................................................9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...............................................................................................11
1.1. Thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu ................................................................11
1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu, các kịch bản có thể xảy ra.....................................11
1.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thuỷ lợi...................................................14
1.1.3. Ảnh hưởng của thuỷ lợi đến biến đổi khí hậu...................................................15
1.2. Công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi....................................................16
1.2.1. Một số khái niệm...............................................................................................16
1.2.2. Đặc điểm của công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ......................17
CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................................................19
2.1. Nội dung quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi...................................................19
2.1.1. Quản lý nhà nước ..............................................................................................19
2.1.2. Quản lý khai thác phục vụ sản xuất ..................................................................20
2.2. Bộ máy quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi......................................................24
2.2.1. Nguyên tắc chung..............................................................................................24
2.2.2. Mô hình và cơ cấu bộ máy quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.....................25
2.3. Một số kinh nghiệm về quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi.............................28
2.3.1. Quản lý và khai thác dự án tưới Colombia, miền nam nước Mỹ......................28
2.3.2. Quản lý và khai thác tưới ở Trung Quốc...........................................................29
2.3.3. Nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................................31
2.4. Xu hướng quản lý, khai thai thác công trình thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí
hậu. ..................................................................................................................................33
2.4.1. Phân cấp cho cơ sở............................................................................................33
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
3
2.4.2. Huy động dân tham gia ở các khâu...................................................................33
2.4.3. Thành lập các Hội dùng nước thay các Hợp tác xã dịch vụ thuỷ nông.............34
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ..........................................................................35
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................................35
3.2. Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi ...................................................................38
3.2.1. Hiện trạng công trình tưới.................................................................................38
3.2.2. Hiện trạng công trình tiêu .................................................................................41
3.3. Mô hình quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi tại Hà Nội...................................44
3.3.1. Bộ máy nhà nước về công tác thuỷ lợi..............................................................45
3.3.2. Các đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi...............................46
3.4. Đánh giá về công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi hiện nay hiện nay ở Hà
Nội...................................................................................................................................52
3.4.1. Kết quả đạt được ...............................................................................................52
3.4.2. Những tồn tại chính...........................................................................................53
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.................................................................................60
4.1. Quan điểm và yêu cầu đối với công tác tổ chức, quản lý công trình thuỷ lợi trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu..................................................60
4.1.1. Quan điểm.........................................................................................................60
4.1.2. Yêu cầu..............................................................................................................60
4.2. Giải pháp chung........................................................................................................61
4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách............................................................................61
4.2.2. Cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi .................................................63
4.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ............................64
4.3. Một số đề xuất cụ thể................................................................................................64
4.3.1. Phân cấp công trình thuỷ lợi .............................................................................64
4.3.2. Thành lập và phát triển Hội dùng nước.............................................................71
4.3.3. Hoàn thiện chính sách thuỷ lợi đối với các công trình thuỷ lợi và hệ thống kênh
nội đồng.......................................................................................................................74
4.3.4. Về vấn đề thuỷ lợi phí.......................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................82
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp hậu quả của trận mưa bất thường cuối tháng 10/2008 đối với công
trình thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội........................................................................................15
Bảng 1.2. Đặc trưng mực nước sông Hồng tại Hà Nội thấp nhất qua các thời kỳ từ năm
1956 đến năm 2010..............................................................................................................15
Bảng 2.1. Chi phí thường xuyên tính theo chi phí tưới tiêu ................................................21
Bảng 2.2. Chi phí thường xuyên tính theo giá trị tài sản cố định ........................................22
Bảng 3.1. Cơ cấu ngành tính theo GDP...............................................................................36
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng GDP .....................................................................................37
Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích tưới tiêu của công trình thuỷ lợi...........................................43
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sản xuất chính năm 2009 của các Công ty Đầu tư phát triển thuỷ
lợi trên địa bàn Hà Nội.........................................................................................................46
Bảng 3.5. Kết quả sản xuất năm 2009 của một số Tổ hợp tác dùng nước...........................50
Bảng 3.6. Sự tham gia của người dân trong thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình thuỷ
lợi.........................................................................................................................................56
Bảng 3.7. Ý kiến của người dân về chất lượng quản lý công trình .....................................57
Bảng 4.1. So sánh đặc trưng cơ bản của Hội dùng nước và Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ
hiện nay................................................................................................................................72
Bảng 4.2. Tình hình thu nộp thuỷ lợi phí trong thời gian trước đây....................................77
Bảng 4.3. Ý kiến của người dân về mức thu thuỷ lợi phí....................................................78
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
5
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Một số hình ảnh về úng ngập tại Hà Nội năm 2008 ............................................14
Hình 1.2. Một số hình ảnh về hạn hán trong vụ xuân 2010.................................................14
Hình 2.1. Cơ cấu Vụ Cải tạo đất, Hội Quản lý tưới.............................................................28
Hình 3.1. So sách giữa các nguồn thu..................................................................................48
Hình 3.2. So sách tỷ trọng giữa chi phí sửa chữa thường xuyên và tổng các khoản chi phí
khác......................................................................................................................................49
Hình 3.3. So sánh thu – chi đối với hoạt động tưới tiêu ......................................................51
Hình 3.4. Mô hình quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tại địa bàn Hà Nội ......................52
Hình 3.4. Biểu đồ sự tham gia của người dân trong thiết kế, thi công và nghiệm thu công
trình thuỷ lợi ........................................................................................................................56
Hình 3.5. Tỷ lệ các ý kiến của người dân về chất lượng quản lý công trình .......................57
Hình 4.1. Đề xuất về sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác khi phân cấp công
trình thuỷ lợi ........................................................................................................................71
Hình 4.2. Tình hình thu nộp thuỷ lợi phí trong thời gian trước đây....................................78
Hình 4.3. Tỷ lệ các ý kiến của người dân về mức thu thuỷ lợi phí......................................79
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
6
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
Các hiểm họa khí hậu và thiên tai đang ngày càng tăng về tần suất và mức
độ nghiêm trọng trên toàn thế giới. Những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, gia
tăng mực nước biển và các hiện tượng cực đoan khác luôn gây khó khăn cho
đời sống, có tác động trầm trọng hơn đến bộ phận dân cư. Thiệt hại thường
xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông, công
nghiệp, du lịch và do vậy ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra còn là
những chi phí xã hội về dịch bệnh, mất chỗ ở và thất nghiệp.
Hà Nội không tránh khỏi tác động của các hiểm họa thiên tai này, đặc biệt
là hạn hán, lũ lụt. Có thể nhận thấy khả năng dễ bị tổn thương của Hà Nội
trước úng lụt qua đợt mưa to bất thường vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm
2008. Mực nước của các hồ chứa vượt quá mức lũ thiết kế, mưa lớn đã gây
ngập úng trên diện rộng và làm thiệt hại 54.356 ha hoa màu vụ đông, 9.407 ha
đất nuôi trồng thủy sản và 2.718 ha lúa mùa muộn. Gần 100.000 hộ dân bị
ảnh hưởng trực tiếp của ngập úng, đồng thời toàn bộ cư dân thành phố bị tác
động gián tiếp qua việc đình trệ giao thông. Ngoài ra, từ năm 2004 đến nay
mực nước sông Hồng vào vụ xuân thường xuyên duy trì thấp, chỉ có vài đợt
xả từ hồ Hoà Bình có thể duy trì mực nước trên +2,0 m tại Hà Nội, còn lại
đều thấp hơn và có những thời điểm chỉ còn thấp dưới +1,0 m (ngày
27/2/2010, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã xuống thấp đến mức lịch sử là
+0,1 m).
Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm phòng chống
thiên tai, khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra,
bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, các công trình thủy lợi
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
7
trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng không tránh khỏi tác động của biến đổi
khí hậu. Trong trận mưa bất thường nêu trên, máy bơm của 112 trạm bơm
(tương đương 9,6% tổng số trạm bơm thuộc thành phố Hà Nội) phải di dời,
55 trạm bơm phải sửa chữa, 32 km kênh tưới tiêu bị sạt lở hoặc bồi lấp, hơn
200 hạng mục công trình thủy công bị hư hỏng. Một trong những nguyên
nhân đó là do công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi chưa tốt, chưa
mang lại hiệu quả cao.
Để hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ tốt phát triển nông nghiệp và dân
sinh xã hội chúng ta cần “Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác
hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện
biến đổi khí hậu”. Từ đó chúng ta có những biện pháp kỹ thuật, đồng thời
giải quyết những khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường với sự tham gia tích
cực, trực tiếp của cơ quan liên quan.
Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận trong công tác quản lý và khai thác
công trình thuỷ lợi.
- Đánh giá thực trạng quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số định hướng, chính sách nhằm hoàn thiện công tác quản lý
và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành
phố Hà Nội (công trình thuỷ lợi trong bản luận văn này chỉ mang nghĩa là
các công trình thuỷ nông).
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
8
Phạm vi nghiên cứu về:
- Nội dung: Công tác quản lý và khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi.
- Không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội (tập trung tại khu vực ngoại
thành, thuộc vùng phục vụ của 5 công ty TNHH một thành viên Đầu tư
phát triển thuỷ lợi: Sông Nhuệ, Sông Đáy, Sông Tích, Mê Linh, Hà Nội).
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu và thông tin
Trên cơ sở các tài liệu: báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; dự
toán thu chi của các công ty Thủy lợi; các Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,
Quy hoạch Thuỷ lợi và phỏng vấn trực tiếp một số người dân tại các xã Đại
Áng (Thanh Trì), thị trấn Trâu Quỳ, xã Thuỵ Lâm (Gia Lâm), phường
Thượng Thanh (Long Biên), thu thập các số liệu và thông tin ở các cấp như:
Cấp Thành phố:
- Diện tích đất nông nghiệp
- Diện tích tưới
- Diện tích tiêu
Cấp Quận, huyện:
- Tình hình đất đai và sử dụng
- Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước tưới
- Tình hình tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Tình hình quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi của huyện
- Tình hình huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý
và sử dụng các công trình thuỷ lợi
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
9
Cấp công ty:
- Công trình thuỷ lợi: trạm bơm tưới, trạm bơm tiêu, trạm bơm kết hợp
tưới tiêu kết hợp, hồ chứa nước
- Diện tích tưới
- Diện tích tiêu
- Kinh phí thuỷ lợi phí được cấp bù hàng năm
- Kinh phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên
- Kinh phí đầu tư để sửa chữa hàng năm
- Kinh phí nhà nước hỗ trợ hàng năm
Cấp cộng đồng:
- Những thông tin liên quan đến sự tham gia của cộng đồng trong thiết
kế, xây dựng, quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi
- Tình hình tham gia xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế công trình
- Tình hình tham gia thi công , giám sát thi công
- Tình hình tham gia quản lý vận hành công trình
Phân tích và đề xuất giải pháp
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả: mô tả những đặc tính cơ bản
của hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi
khí hậu.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh: so sánh tìm ra mối quan hệ
giữa các sự vật hiện tượng để tính toán các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối và so
sánh để thấy sự khác biệt các chỉ tiêu theo thời gian hoặc là không gian, từ đó
đánh giá mức độ thành công của đề xuất dự kiến.
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
10
Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu của các tác giả đã nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến đề tài, rút ra những vấn đề chung có thể đề xuất cho địa bàn
nghiên cứu.
Phương pháp phân tích của đề tài là chỉ rõ các hạn chế trong trong công tác
quản lý và khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý hệ
thống công trình.
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu
1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu, các kịch bản có thể xảy ra
Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là
những biến đổi về môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng
có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ
sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc
đến sức khỏe và phúc lợi con người (Theo công ước chung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu).
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung;
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển.
Biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
12
trên toàn thế giới. Những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, gia tăng mực nước biển
và các hiện tượng cực đoan khác luôn gây khó khăn cho đời sống, có tác động
trầm trọng hơn đến bộ phận dân cư. Thiệt hại thường xảy ra trên diện rộng,
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, du lịch và do
vậy ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, ngoài ra còn là những chi phí xã hội
về dịch bệnh, mất chỗ ở và thất nghiệp:
- Giao thông cũng bị ảnh hưởng đáng kể: lũ lụt và ngập úng có thể gây ra
tình trạng tắc nghẽn giao thông, phá hỏng đường xá, vỉa hè, cầu cống…
Các phương tiện giao thông cũng có thể bị hư hỏng nếu xảy ra lũ lụt.
- Ngành năng lượng cũng có thể bị ảnh hưởng: một số trạm biến áp có
thể bị ngập phải ngừng hoạt động khi xảy ra ngập úng. Khi có hạn hán
nghiêm trọng, một số nhà máy thuỷ điện chỉ có thể vận hành với công
suất tối thiểu làm thiếu điện cho sản xuất cũng như sinh hoạt.
- Các trường học, bệnh viện và cơ sở dịnh vụ công cộng cũng dễ bị ảnh
hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Quy chuẩn xây dựng cũng
cần được sửa đổi để thích ứng với mưa to, gió bão, động đất…
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng
của nhiều thiên tai do thời tiết hơn như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 nóng và ẩm. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 lạnh và khô. Mùa mưa bão từ tháng 6 đến tháng 12. Hạn hán xảy ra
trong các tháng khác nhau ở các vùng khác nhau. Miền Bắc, cao nguyên
Trung Bộ, và miền Nam từ tháng 11 đến tháng 4; Bắc Trung Bộ, và Trung Bộ
từ tháng 6 đến tháng 7; Nam Trung Bộ từ tháng 3 đến tháng 8.
Các số liệu ghi nhận xu hướng tăng nhiệt độ ở cả 3 miền, với mức tăng từ
0,5 đến 1°C trong vòng 1 thế kỷ qua. Cùng với tăng nhiệt độ, lượng mưa
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
13
trung bình năm tăng không đáng kể, nhưng tần suất cũng như lượng mưa
tháng thay đổi. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi
dẫn tới các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên. Trong 50 năm
qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7 o
C, mực nước biển dâng 20
cm. Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt
hạn hán đã diễn ra khốc liệt hơn trước.
Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo những xu hướng sau:
Hạn hán tăng cả về tần suất và cường độ; Mùa lạnh thu hẹp; Bão tăng về tần
suất, nhất là vào cuối năm.
Theo các mô hình dự báo biến đổi khí hậu, với các kịch bản khác nhau dựa
trên các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu ở 3 mức: mức thấp, trung
bình và cao, trong đó Việt Nam ưu tiên và lấy kịch bản trung bình làm định
hướng. Kết quả dự báo đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở nước ta sẽ tăng
cao từ 1,2 đến 2,5°C, mực nước biển dâng tương ứng từ 38 đến 55 cm. Nhiệt
độ sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và cao nguyên Trung
Bộ. Trong mùa mưa, lượng mưa sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Bắc Trung Bộ
và Nam Trung Bộ. Vào nửa sau thế kỷ XXI, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ
chịu ảnh hưởng trực tiếp và khốc liệt do nước biển dâng.
Thông qua phân tích Ma trận Địa hình và đặc điểm rủi ro những tác động
của biến đổi khí hậu đối với thành phố Hà Nội đã được xác định bao gồm lũ
lụt, ngập úng và hạn hán. (Theo Chương 3 cuốn “Cẩm nang về giảm thiểu các
khả năng dễ bị tổn thương trước các thảm họa – Ngân hàng thế giới, tháng
2/2009)
Một số hình ảnh về tác động của biến đổi khí hậu đối với Hà Nội:
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
14
Hình 1.1. Một số hình ảnh về úng ngập tại Hà Nội năm 2008
Hình 1.2. Một số hình ảnh về hạn hán trong vụ xuân 2010
1.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thuỷ lợi
Trước các biến đổi khí hậu, thuỷ lợi bị tác động:
- Công trình thuỷ lợi bị tổn thương trước tác động trực tiếp của thiên tai
(sạt lở, hư hỏng…).
- Thay đổi mục tiêu, nhiệm vụ và tiêu chuẩn thiết kế. Chế độ mưa thay
đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
15
khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mẫu thuẫn trong sử dụng
nước.
Bảng 1.1. Tổng hợp hậu quả của trận mưa bất thường cuối tháng 10/2008 đối
với công trình thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội
TT Loại công trình Tình hình sự cố
1 Hồ chứa
Hồ Đồng Mô bị vỡ quai thi công, cống lấy nước bị phá huỷ
phải xây lại; tràn hồ Miễu bị sụt sạt đường tràn phía hạ lưu;
đập hồ Quan Sơn bị sạt mái ngoài đập dài 180m, rộng 0,4m
2 Trạm bơm
112 trạm bơm phải di dời động cơ
55 trạm bơm phải thay thế động cơ do bị ngập nước
3 Kênh mương 32 km kênh tưới, tiêu bị sạt lở hoặc bồi lấp
(Nguồn: Báo cáo Tổng hợp hậu quả của trận mưa cuối tháng 10/2008 đối với
công trình thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội – Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội)
Bảng 1.2. Đặc trưng mực nước sông Hồng tại Hà Nội thấp nhất qua các thời
kỳ từ năm 1956 đến năm 2010
Tháng I II III IV
H min (1956 – 1987) (m) 2,10 1,92 1,57 1,67
Năm 1963 1956 1956 1958
H min (1988 – 2010) (m) 0,94 0,10 0,40 1,16
Năm 2010 2010 2010 2007
(Nguồn: Tổng hợp tình hình khí tượng, thuỷ văn – Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội)
1.1.3. Ảnh hưởng của thuỷ lợi đến biến đổi khí hậu
Trong từ điển tiếng Việt có ghi: “Thuỷ lợi là việc lợi dụng tác dụng của
nước và chống lại tác hại của nó”. (Theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản
Đà Nẵng, năm 1998). Công trình thuỷ lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
16
nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống tác hại của nước gây ra, bảo
vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm
bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các
loại. (Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi - Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, năm 2001)
Như trên đã trình bày, tác động của biến đổi khí hậu đối với thành phố Hà
Nội đã được xác định bao gồm lũ lụt, ngập úng và hạn hán. Vì vậy, “công
trình thủy lợi là công cụ hiệu quả nhất để ứng phó với biến đổi khí hậu tại Hà
Nội”.
1.2. Công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi
1.2.1. Một số khái niệm
Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt
lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân
bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường
ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.
Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan
trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
Quản lý công trình thuỷ lợi là quá trình điều hành hệ thống công trình thuỷ
lợi theo một cơ chế phù hợp, bao gồm công tác kế hoạch hoá, điều hành bộ
máy, quản lý vận hành, duy tu công trình, quản lý tài sản và tài chính.
Khai thác công trình thuỷ lợi là quá trình sử dụng công trình thuỷ lợi vào
phục vụ điều hoà nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội.
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
17
Quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có quan hệ mật thiết với nhau:
quản lý tốt là điều kiện để khai thác tốt. Khai thác tốt góp phần hoàn thiện
hơn nữa công tác quản lý công trình thuỷ lợi.
Một hệ thống công trình thuỷ lợi sau khi xây dựng xong cần thiết lập một
hệ thống quản lý để khai thác phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và phục
vụ cho sự phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội. Hệ thống quản lý là tập hợp và
phối hợp theo không gian và thời gian của tất cả các yếu tố như: hệ thống
công trình, trang thiết bị, con người và các yếu tố chính trị - xã hội… mục tiêu
để phục vụ tốt ba nhiệm vụ đó là: (i) quản lý công trình, (ii) quản lý nước và
(iii) quản lý sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Đặc điểm của công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi
Do đặc điểm của công trình cũng như mục đích sử dụng, vì vậy công tác
quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có một số đặc điểm khác biệt so với
quản lý và khai thác ở các ngành khác. Cụ thể là:
Một là, khai thác công trình thuỷ lợi là hoạt động mang tính công ích, vừa
mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Khi các đơn vị sản xuất sử dụng
công trình thủy lợi phục vụ sản xuất kinh doanh (ví dụ: khai thác du lịch, cấp
nước công nghiệp…) thì hoạt động đó đơn thuần mang tính kinh tế và đòi hỏi
đơn vị quản lý công trình thuỷ lợi phải hạch toán, lấy mục tiêu hiệu quả kinh
tế để quyết định phạm vi, quy mô sản xuất. Khi tưới, tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp, dân sinh thì hoạt động đó lại mang tính dịch vụ xã hội, cung cấp
hàng hoá công cộng cho xã hội, hoạt động mang tính công ích. Khi xảy ra hạn
hán, lũ lụt, hoạt động khai thác công trình thuỷ lợi gần như hoàn toàn vì mục
tiêu chính trị - xã hội, các cấp chính quyền can thiệp vào việc điều hành sản
xuất của đơn vị quản lý công trình.
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
18
Hai là, hệ thống công trình thuỷ lợi có giá trị lớn tuy nhiên vốn lưu động ít,
lại quay vòng chậm. Để có kinh phí hoạt động, có những lúc các đơn vị quản
lý công trình phải vay ngân hàng và trả một khoản lãi vay khá lớn.
Ba là, sản phẩm của công tác khai thác công trình thuỷ lợi là hàng hoá đặc
biệt có tính chất đặc thù riêng biệt. Sản phẩm là khối lượng nước tưới, tiêu
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cho
sinh hoạt. Hiện nay đang sử dụng đơn vị diện tích tưới tiêu để tính toán xác
định số lượng của sản phẩm, nhưng đơn vị diện tích lại không phản ánh đúng
hao phí nhân công, vật liệu để sản xuất ra sản phẩm và không phản ánh đúng
số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm của người bán cũng như người mua
nên gây khó khăn cho cả người mua và người bán.
Bốn là, lao động của các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bị
phân bố dàn trải và mang tính chất thời vụ. Công trình trải rộng khắp nên lực
lượng công nhân phải trải rộng theo để vận hành hệ thống. Công trình thuỷ lợi
phục vụ nông nghiệp là chính nên nó mang đặc thù phụ thuộc vào thời vụ sản
xuất nông nghiệp.
Năm là, công trình thuỷ lợi phục vụ cho nhiều đối tượng. Trước kia, công
trình chủ yếu chỉ phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, hiện nay phục vụ cung
cấp nước cho công nghiệp, tiêu cho khu công nghiệp và khu dân cư...
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
19
CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Nội dung quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi
Quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có hai lĩnh vực: quản lý nhà nước
và quản lý khai thác phục vụ sản xuất kinh doanh.
2.1.1. Quản lý nhà nước
Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, quản lý nhà nước về
công trình thuỷ lợi gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy
trình, quy phạm, tiêu chuẩn về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Quyết định việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi, dự
án đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi và kế hoạch tài chính
cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp
tác dùng nước; giám sát chất lượng thi công; tổ chức nghiệm thu, bàn
giao công trình;
- Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm
vi bảo vệ công trình thủy lợi;
- Phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi; quyết định biện pháp
xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ
đạo việc điều hòa, phân phối nước của công trình thủy lợi trong trường
hợp xảy ra hạn hán, ưu tiên nước cho sinh hoạt;
- Tổ chức việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
20
việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức bộ máy tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Tổ chức thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi.
2.1.2. Quản lý khai thác phục vụ sản xuất
Quản lý khai thác phục vụ sản xuất gồm: (i) Quản lý tài sản, (ii) Lập kế
hoạch, (iii) Quản lý tưới tiêu, (iv) Quản lý duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công
trình, (v) Quản lý tài chính.
Quản lý tài sản: đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi có trách nhiệm
quản lý, bảo vệ, khai thác tốt tài sản để phục vụ cho nhiệm vụ tưới tiêu đáp
ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của dân sinh, kinh tế.
Lập kế hoạch: công tác kế hoạch của đơn vị quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngắn hạn cũng như dài hạn của
khu vực phục vụ, phải có kế hoạch nhiều năm và kế hoạch từng năm. Các cấp
quản lý, đơn vị quản lý khai thác phải có kế hoạch tưới, tiêu, đáp ứng với nhu
cầu thực tế của sản xuất nông nghiệp và nhu cầu của dân sinh kinh tế, đô thị.
Các kế hoạch của đơn vị quản lý phải được các ngành liên quan nghiên cứu,
đóng góp và thống nhất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi quyết
định đưa ra thực hiện.
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
21
Quản lý tưới, tiêu: từng vụ, tuỳ theo từng địa phương xã, thôn, các hộ dùng
nước có nhu cầu sử dụng tưới, tiêu cho cây trồng. Các trạm thuỷ nông tập hợp
báo cáo thời gian cần thiết tưới, tiêu để có kế hoạch đề xuất với đơn vị quản
lý khai thác công trình thuỷ lợi. Sau đó, các trạm thuỷ nông sẽ phối hợp với
các hợp tác xã dùng nước, các hội dùng nước để thực hiện nhiệm vụ tưới, tiêu
nước cho cây trồng và cho nhu cầu dùng nước. Các hợp tác xã dùng nước, các
hộ dùng nước căn cứ vào kế hoạch tưới và khối lượng tưới, tiêu thực tế để thu
thuỷ lợi phí nội đồng. Thành phố cũng căn cứ vào kế hoạch tưới, tiêu để cấp
bù kinh phí tưới, tiêu.
Quản lý duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thuỷ lợi: để công trình
thuỷ lợi bảo đảm khả năng vận hành theo yêu cầu thiết kế, thì công tác duy tu,
bảo dưỡng thường xuyên công trình, theo quy đinh của Nghị định
143/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thì: "Doanh nghiệp nhà
nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước trực tiếp quản
lý , khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng
thường xuyên công trình thuỷ lợi".
Mức chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai
thác công trình thuỷ lợi được tính theo khung chi phí thường xuyên trên tổng
chi phí hoạt động tưới tiêu hoặc tính theo giá trị tài sản cố định:
Bảng 2.1. Chi phí thường xuyên tính theo chi phí tưới tiêu
Loại hệ thống công trình
Tỷ lệ so với tổng chi phí tưới tiêu
(%)
Tưới tiêu tự chảy (hồ, cống, đập, kênh, rạch) 25-30
Tưới tiêu bằng bơm điện 20-25
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
22
Loại hệ thống công trình
Tỷ lệ so với tổng chi phí tưới tiêu
(%)
Tưới tiêu tự chảy kết hợp trạm bơm điện 23-28
(Nguồn: Quyết định 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn).
Đối với Công ty Thuỷ lợi có tài sản cố định đã được đánh giá lại phù hợp
với thực tế hoặc các hệ thống công trình xây dựng cơ bản mới đưa vào sử
dụng có giá trị sát với giá thực tế hiện nay thì tính kinh phí sửa chữa thường
xuyên theo phần trăm giá trị tài sản cố định của hệ thống.
Bảng 2.2. Chi phí thường xuyên tính theo giá trị tài sản cố định
Loại hệ thống
công trình
Vùng đồng
bằng
Vùng trung
du
Miền núi
Vùng ven
biển
Hệ thống tự chảy (hồ,
đạp, cống, kênh, rạch)
0,4-1,0 0.45-1.0 0.55-1.2 0.5-1.2
Tưới tiêu bằng bơm
điện
0.5-1.0 0.6-1.2 0.7-1.3 0.6-1.3
Tưới tiêu tự chảy kết
hợp bơm điện
0.45-01.05 0.55-1.15 0.65-1.25 0.55-1.25
(Nguồn: Quyết định 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn).
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
23
Quản lý tài chính: bao gồm quản lý nguồn thu và quản lý các khoản chi
trong hoạt động quản lý khai thác. Hàng năm, căn cứ vào quy định và hướng
dẫn của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính, các
đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi lập dự toán thu chi tài chính
(trong đó gồm cả kế hoạch trợ cấp) báo cáo cơ quan quyết định thành lập
doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp.
Nguồn thu của đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm:
- Doanh thu từ dịch vụ tưới, tiêu: chủ yếu là khoản thu từ cấp bù thuỷ lợi
phí được cấp.
- Kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp công trình
thuỷ lợi như: nuôi bắt thuỷ sản, cho thuê âu thuyền, kinh doanh du lịch,
phát điện, cấp nước cho công nghiệp, cấp nước cho khu công nghiệp,
tiêu cho khu công nghiệp, hoặc các hoạt động kinh doanh khác.
- Kinh phí thu từ các khoản cấp bù, hỗ trợ của nhà nước theo quy định.
- Doanh thu khác như khoản nợ khó đòi đã xoá nợ nay lại thu được,
khoản thu thanh lý, nhượng bán tài sản, liên doanh liên kết, cho thuê tài
chính và các khoản thu khác...
- Nguồn cấp phát các khoản hỗ trợ tài chính của đơn vị quản lý khai thác
công trình thuỷ lợi được chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định cấp
từ ngân sách địa phương.
Các khoản chi của đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm:
- Tiền lương và phụ cấp lương;
- Các khoản nộp theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Khấu hao cơ bản;
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
24
- Nguyên vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình;
- Sửa chữa lớn tài sản cố định;
- Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;
- Chi phí tiền điện bơm nước tưới, tiêu;
- Chi trả tạo nguồn;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí cho công tác thu thuỷ lợi phí;
- Chi phí cho hoạt động kinh doanh, khai thác tổng hợp;
- Chi phí cho hoạt động khác bao gồm các chi phí cho việc thu hồi các
khoản nợ khó đòi đã được xoá nợ, chi phí thanh lý tài sản...
2.2. Bộ máy quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi
2.2.1. Nguyên tắc chung
Để công trình thuỷ lợi phát huy tác dụng, điều kiện tiên quyết là phải tổ
chức bộ máy quản lý và khai thác phù hợp. Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo
vệ công trình thuỷ lợi, bộ máy quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phải đáp
ứng các yêu cầu sau:
- Việc quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phải bảo đảm tính hệ thống,
không chia cắt theo địa giới hành chính. Thiết lập bộ máy quản lý, khai
thác công trình thuỷ lợi phải bảo đảm tính thống nhất giữa quản lý theo
ngành với quản lý theo địa phương, phát huy vai trò lãnh đạo của chính
quyền các cấp.
- Mô hình, cơ cấu quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi phải căn cứ vào
qui mô và phạm vi phục vụ để bảo đảm công tác quản lý vận hành hệ
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
25
thống an toàn và hiệu quả. Các công trình thuỷ lợi do nhà nước đầu tư xây
dựng thì nhà nước có thẩm quyền quyết định loại hình doanh nghiệp phù
hợp để trực tiếp khai thác và bảo vệ.
- Mỗi hệ thống công trình thuỷ lợi sau khi được xây dựng phải được một tổ
chức hoặc cá nhân trực tiếp quản lý.
2.2.2. Mô hình và cơ cấu bộ máy quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
Hiện nay các hệ thống công trình thuỷ lợi được hai cấp quản lý, đó là cấp
các công ty Thuỷ lợi (doanh nghiệp nhà nước) và tổ chức thuỷ nông cơ sở
(thông qua các tổ chức Hợp tác xã dùng nước, Hội dùng nước, tổ đội thuỷ
nông ...)
Các công ty Thuỷ lợi: Nhà nước thành lập các công ty Thuỷ lợi để quản lý
các công trình thuỷ lợi, khai thác, bảo vệ các công trình. Các công ty hoạt
động công ích tuỳ theo quy mô mà tổ chức thành công ty hay xí nghiệp cho
phù hợp. Đối với các hệ thống công trình lớn, phục vụ tưới tiêu cho nhiều tỉnh
thì tổ chức thành lập công ty Thuỷ lợi liên tỉnh. Công ty này có thể trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và PTNT hay trực thuộc tỉnh do Bộ uỷ quyền. Các hệ thống
thuỷ nông có quy mô vừa, phục vụ tưới tiêu cho nhiều huyện và chỉ nằm
trong phạm vi một tỉnh thì thành lập công ty Thuỷ lợi tỉnh. Còn các hệ thống
công trình nhỏ, phục vụ tưới, tiêu nằm gọn trong một huyện, thì thành lập xí
nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi. Ngoài ra các hệ thống công trình thuỷ lợi
liên tỉnh phải thành lập Hội đồng quản lý hệ thống, Hội đồng quản lý hệ thống
thành viên gồm đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các tỉnh, thành
phố, doanh nghiệp thuỷ nông, các ngành có liên quan. Hội đồng tham mưu
cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định các chủ trương, chính sách, kế
hoạch khai thác và giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp khai thác
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
26
công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước nhằm điều hoà lợi ích giữa các
tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ hệ thống.
Tổ chức thuỷ nông cơ sở: Các công trình thuỷ lợi nằm trên địa bàn các xã,
thôn phục vụ tưới tiêu trực tiếp cho từng thôn, xã thì thành lập tổ chức thuỷ
nông cơ sở để quản lý, phân phối nước đến đến từng hộ nông dân và thu thuỷ
lợi phí nội đồng. Tổ chức thuỷ nông cơ sở có nhiều hình thức tổ chức và hoạt
động khác nhau như hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ (làm nhiều công việc mà
trong đó có công việc dịch vụ thủy lợi), hợp tác xã dịch vụ chuyên khâu thuỷ
lợi, đội thuỷ nông, ban thuỷ nông, hội tưới, hội dùng nước...
Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi:
- Cấp bộ: Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ
đối với các công ty Thuỷ lợi.
- Cấp tỉnh, thành phố: quản lý về mặt nhà nước đối với sở Nông nghiệp và
PTNT, các công ty Thuỷ lợi.
- Cấp sở: Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý về mặt nhà nước, về chuyên
môn đối với cấc công ty khai thác các công trình thuỷ lợi. Tham mưu cho
cấp sở là các Chi cục Thuỷ lợi hoặc phòng Thuỷ lợi.
- Cấp huyện: Quản lý về mặt lãnh thổ, về mặt phối hợp chỉ đạo sản xuất, về
mặt bảo vệ công trình đối với các công ty Thuỷ lợi.
- Cấp xã: Các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp được UBND các xã giao
quản lý, khai thác các đầu mối trạm bơm nhỏ, hệ thống kênh mương nội
đồng. Hoạt động của các HTX DVNN bao gồm các dịch vụ cho sản xuất
nông nghiệp như: dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, dịch vụ tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ làm đất, dịch vụ điện, dịch vụ thuỷ lợi,
dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ bảo vệ ruộng đồng, khuyến nông...
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
27
Từ khi thực hiện Luật Hợp tác xã (năm 1997) các Hợp tác xã đã tự hạch
toán thu, chi, trích khấu hao tu bổ máy móc, nhà trạm, kênh mương. Nhìn
chung, trong những năm qua, công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đã
phát huy hiệu quả tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Một số mô hình quản lý và khai thác của công ty Thuỷ lợi được tổ chức
theo cơ cấu trực tuyến, cơ cấu chức năng, hay cơ cấu trực tuyến chức năng.
- Cơ cấu trực tuyến: Tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến là mọi công
việc đều được giao cho từng đơn vị với một cấp trên trực tiếp. Tổ chức
theo hình thức này có ưu điểm là quyền hạn và trách nhiệm được phân
định rõ ràng , chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát thuận lợi, thu thập, xử lý thông
tin nhanh chóng, nhưng nhược điểm của mô hình này là người quản lý
phải giỏi toàn diện không phụ thuộc vào các chuyên gia.
- Cơ cấu chức năng: Mô hình này thiết lập bộ máy có các bộ phận chức
năng, các bộ phận này được giao chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Ưu điểm
của mô hình này là phát huy được sự đóng góp của các bộ phận chuyên
môn, các chuyên gia vào công tác lãnh đạo nên giảm bớt công việc cho các
lãnh đạo. Nhược điểm của mô hình này là dễ phát sinh sự can thiệp của bộ
phận chức năng đối với đơn vị trực tuyến, dễ sinh tình trạng thiếu trách
nhiệm và khó phối hợp khi giải quyết công việc.
- Cơ cấu phối hợp trực tuyến chức năng: Mô hình này là sự kết hợp giữa
trực tuyến và chức năng, bộ máy quản lý có quản lý có bộ phận chức năng
nhưng không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Ưu điểm của mô
hình này là vừa phát huy được khả năng đóng góp của bộ phận chuyên
môn, nhưng đồng thời vừa bảo đảm sự chỉ huy của hệ thống trực tuyến.
Nhược điểm của mô hình này là dễ phát sinh những phức tạp trong việc
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
28
phối hợp các bộ phận chức năng, chỉ đạo quá tập trung hạn chế sử dụng
chuyên môn.
Mỗi một mô hình đều có những ưu và nhược điểm nhất định, vấn đề quan
trọng là phải lựa chọn được mô hình quản lý và khai thác phù hợp.
2.3. Một số kinh nghiệm về quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi
2.3.1. Quản lý và khai thác dự án tưới Colombia, miền nam nước Mỹ
Dự án tưới Colombia là dự án xây dựng hồ chứa đa mục tiêu, quy mô lớn
trên sông Colombia thuộc bang Washington, nước Mỹ. Dự án khởi công vào
năm 1933 và bắt đầu đưa vào khai thác và sử dụng năm 1951. Diện tích tưới
nước của hệ thống vào khoảng 230.000 ha, với 7.000 chủ đất.
Vụ Cải tạo đất là cơ quan quản lý tưới Quốc gia trực tiếp quản lý dự án, do
hiệu quả sử dụng không cao, đến năm 1969 Vụ Cải tạo đất đã thay đổi mô
hình quản lý và khai thác tưới bằng cách chuyển giao một phần quản lý tưới
xuống ba địa hạt do người nông dân trực tiếp tham gia quản lý. Mô hình được
minh hoạ như sơ đồ dưới đây:
Hình 2.1. Cơ cấu Vụ Cải tạo đất, Hội Quản lý tưới
Vụ Cải tạo đất
(Cơ quan quản lý tưới Quốc Gia)
Hội Quản lý
tưới Địa hạt
Số 1
Hội Quản lý
tưới Địa hạt
Số 2
Hội Quản lý
tưới Địa hạt
Số 3
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
29
Hội mua nước của Vụ Cải tạo đất và sau đó bán lại cho các thành viên
của mình. Vụ Cải tạo đất vẫn tiếp tục quản lý vận hành một số phương tiện
chung và giữ nguyên quyền sở hữu về mặt hình thức đối với tất cả các tài sản,
còn quyền vận hành và duy tu, bảo dưỡng các tài sản cũng như quyền lựa
chọn mức lợi tức từ việc cung cấp dịch vụ tưới thuộc về các địa hạt nói trên.
Dự án Colombia khá thành công, hiệu quả hoạt động của dự án đã được cải
thiện đáng kể: người sử dụng đã tự thay đổi công nghệ và cơ cấu cây trồng để
tiết kiệm nước, chất lượng dịch vụ đã được cải thiện rõ rệt, bảo đảm sự công
bằng việc phân phối nước giữa các địa hạt. Trung bình chi phí vận hành của
các hạt sau khi chuyển đổi chỉ băng 78% so với lúc chưa chuyển đổi, nhờ đó
tăng thêm thu nhập cho các hộ nông dân dùng nước. Theo ước tính khoản thu
nhập tăng thêm nhờ giảm giá nước xấp xỉ 15% thu nhập trung bình. Hơn nữa
bộ máy của Vụ Cải tạo đất giảm đáng kể vì vụ chỉ còn coi như người bán
buôn thay như người bán lẻ trong giai đoạn chưa chuyển đổi.
2.3.2. Quản lý và khai thác tưới ở Trung Quốc
Đầu những năm 80, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu chủ trương cải tổ lại hệ
thống quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi để giảm bớt các xung đột về tài
nguyên nước và tiến tới thực hiện tự chủ về tài chính cũng như tăng cường
quản lý ở địa phương. Một loạt các mô hình dùng nước ra đời, có những mô
hình thành công đó là: (i) mô hình quản lý có sự phối hợp giữa Nhà nước và
hội dùng nước; (ii) mô hình đấu thầu quản lý.
Mô hình quản lý có sự phối hợp giữa Nhà nước và hộ dùng nước: Được áp
dụng lần đầu ở Trung Quốc ở một dự án do WB tài trợ từ những năm 1980,
sau đó áp dụng phổ biến ở các tỉnh Huibei, Gánu, Shangdong. Theo mô hình
này, Sở Thuỷ lợi thành lập Ban quản lý công trình đầu mối và kênh chính
thực hiện nhiệm vụ quản lý trong phạm vi từ công trình đầu mối đến cống đầu
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
30
kênh cấp I. Các Chi cục Thuỷ lợi địa hạt thành lập các Ban Quản lý kênh
nhánh làm nhiệm vụ quản lý kênh cấp I và cấp II. Từ kênh cấp 3 trở xuống
giao cho người sử dụng nước qua hội dùng nước , gọi là “WUA” trực tiếp
quản lý, tu sửa và thu thuỷ lợi phí. Các WUA được thành lập theo các tuyến
kênh cấp 3 và thường tưới cho 1 xã có diện tích tưới khoảng từ 350 ha đến
650 ha. WUA do các hộ dùng nước trong tuyến kênh thành lập, hoạt động
theo điều lệ của hội. Để quản lý điều hành WUA, các hội viên bầu ra một Ban
quản lý gồm 1 chủ tịch và từ 1 đến 2 phó chủ tịch và một số cán bộ chuyên
môn nghiệp vụ khác như kế toán, thủ quỹ, kỹ thuật... Ở mỗi nhóm hộ trong
một khu vực sản xuất (thường từ 50 đến 100 hộ) thành lập một tổ phân phối
nước có một tổ trưởng và từ 2 đến 3 nhân viên giúp việc để dẫn nước phân
phối đến từng hộ nông dân, lập kế hoạch tu sửa kênh nội đồng, thu thuỷ lợi
phí từ các hộ nông dân nộp lên Ban Quản lý kênh nhánh.
Mô hình đấu thầu quản lý được áp dụng ở khu tưới Jingui, xây dựng từ
năm 1932, lấy nước tưới từ sông Jinghe, diện tích tưới là 42.667 ha. Khu tưới
Jingui có 25 kênh chính và kênh cấp 2 với tổng chiều dài 3.804 km, 536 kênh
cấp 3 có chiều dài 1.392 km. Đấu thầu quản lý thực chất là đấu giá “3 quyền”
của các kênh nhánh, có nghĩa là Ban quản lý khu tưới chuyển giao quyền
pháp nhân, quyền sử dụng và quyền quản lý các kênh nhánh cho tổ chức hoặc
cá nhân theo phương thức cạnh tranh công khai, công bằng. Đối tượng dự
thầu là tất cả những người dùng nước được hội đồng của các thôn, xã hưởng
lợi đề cử. Người dự thầu phải xây dựng kế hoạch chi tiết về quản lý, bảo
dưỡng và phục hồi hoạt động của kênh mương, đồng thời xác định chắc chắn
về ngân sách chi cho sửa chữa phục hồi kênh mương. Ban quản lý khu tưới sẽ
đánh giá, xác định mức giá nước và các cam kết của người dự thầu, thông báo
công khai trước công chúng để người dân dễ kiểm soát. Quản lý độc lập, tự
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
31
chịu trách nhiệm về lỗ lãi là một ưu điểm của phương thức này, nhờ đó đã tạo
nên sự năng động trong công tác quản lý, vận hành, tu sửa công trình, tối đa
hoá việc phân phối nước, tối đa hoá hoạt động khôi phục bảo vệ công trình để
tăng diện tích tưới, giảm các mối liên kết trung gian để giảm chi phí cấp nước,
nâng cao chất lượng dịch vụ và làm tăng lợi nhuận cho khu tưới.
2.3.3. Nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.3.1. Mô hình quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp có diện tích tưới hàng năm khoảng 200.000 ha. Hoạt động của
các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở đây gần như hoàn toàn theo
cơ chế thị trường trên nguyên tắc “đấu giá cạnh tranh”.
Các hộ nông dân trong vùng hưởng lợi tổ chức đại hội những người dùng
nước. Đại hội thảo luận quy chế quản lý, vận hành và tu sửa công trình, đồng
thời bầu ra Ban quản lý tưới. Ban quản lý tưới đại diện cho quyền lợi của các
hộ dân trong vùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm xem xét, lựa chọn cá nhân
nhận khoán theo nguyên tắc “đấu giá mức thu thuỷ lợi phí”. Tổ chức, cá nhân
nào có đủ năng lực và chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý, vận hành
công trình, cung cấp nước tưới đầy đủ theo yêu cầu của các tập đoàn viên và
có mức thu thuỷ lợi phí thấp nhấp sẽ được chọn để giao khoán. Ban quản lý
tưới tiêu sẽ ký hợp đồng giao khoán với tổ chức, cá nhân nhận khoán; chịu
trách nhiệm kiểm tra, giám sát công việc tưới tiêu và tu sửa công trình của
người nhận khoán theo các quy định đã được ký kết trong hợp đồng mà đại
hội đã thông qua.
2.3.3.2. Mô hình quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở An Giang
An Giang là một tỉnh nông nghiệp, diện tích trồng lúa trên 200.000 ha. Hệ
thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp là các trục kênh rạch tạo nguồn
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
32
nước tưới và các trạm bơm bơm nước vào các khu canh tác của từng hộ. Công
ty khai thác công trình thuỷ lợi An Giang được giao quản lý các trục kênh
chính, các công trình điều tiết và một số trạm bơm lớn phục vụ tưới cho
khoảng 10.000 ha (chỉ khoảng 5% diện tích sản xuất của toàn tỉnh). Số diện
tích còn lại do các trạm bơm nhỏ phục vụ. Các trạm bơm này đã được UBND
tỉnh giao lại cho UBND các xã, trị trấn quản lý. Để quản lý, khai thác tốt các
trạm bơm này, UBND tỉnh An Giang đã cho áp dụng hình thức “hiệp thương
khai thác sử dụng đường nước”. Tổ chức, cá nhân tham dự hiệp thương làm
hồ sơ gửi đến UBND xã, thị trấn nơi tổ chức hiệp thương, hồ sơ gồm thuyết
minh cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị quản lý, phương hướng kế hoạch
quản lý khai thác công trình, mức thuỷ lợi phí phải thu. UBND xã, thị trấn
thông báo thời gian, địa điểm tổ chức hiệp thương. Đúng ngày tổ chức hiệp
thương, UBND xã mời tất cả các hộ dùng nước chung trong hệ thống và các
tổ chức, cá nhân đang ký hiệp thương đến dự và xét chọn. Nguyên tắc lựa
chọn là các hộ dùng nước nghiên cứu kỹ từng hồ sơ để lựa chọn người quản
lý, khai thác trên cơ sở cân nhắc phương án, kế hoạch quản lý và mức thu
thuỷ lợi phí sau đó bỏ phiếu kín lựa chọn. Mục đích của việc hiệp thương khai
thác sử dụng đường nước là nhằm đảm bảo lợi ích của người quản lý và người
sử dụng với chi phí thấp nhất mà mang lại hiệu quả cao nhất.
(Nguồn: Quản lý thuỷ nông trong nền kinh tế thị trường – TS. Đoàn Thế
Lợi, năm 2004)
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
33
2.4. Xu hướng quản lý, khai thai thác công trình thuỷ lợi trong điều kiện
biến đổi khí hậu.
Với mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi để
ứng phó với tình hình lũ lụt và hạn hán trong điều kiện biến đổi khí hậu, công
tác đổi mới quản lý và khai thác đang là vấn đề được quan tâm. Kinh nghiệm
quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ở một số nơi như sau:
2.4.1. Phân cấp cho cơ sở
Công trình thuỷ lợi đầu mối có lớn, có quy mô nhưng hoạt động của nó
chưa chắc đã có hiệu quả vì hoạt động của nó phụ thuộc rất nhiều vào mạng
lưới các công trình kênh, cống đến mặt ruộng. Công trình cấp nhỏ hoàn thiện
tính đồng bộ của hệ thống. Công trình càng nhỏ càng sát đến người dân, sát
đến lợi ích trực tiếp của người dân. Xu hướng hiện nay và trong thời gian tới
thì những công trình đầu mối sẽ do nhà nước đầu tư và quản lý, nhưng những
công trình nhỏ, sát với người dùng nước thì sẽ giao cho người dân trực tiếp
đầu tư và quản lý, điều hành. Xu thế này hiện nay có rất nhiều nước thực hiện
vì nó có một hiệu quả rất lớn đó là để cho người dân tham gia đầu tư quản lý,
do đó huy động được nguồn lực to lớn trong dân và thường là những công
trình do dân đầu tư và quản lý thì hiệu quả thường là cao và bền vững.
2.4.2. Huy động dân tham gia ở các khâu
Công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất của người dân, do vậy người dân
cũng chính là người hiểu nhất, gần gũi nhất công trình thuỷ lợi và cũng là
người mong muốn công trình thuỷ lợi hoạt động có hiệu quả nhất, góp phần
giúp cho người dân có đầy đủ nước để sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy
việc huy động người dân đóng góp công sức ở tất cả các khâu trong hiện nay
là việc cần được phát huy.
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
34
Người dân tham gia ở tất cả các khâu từ khâu thiết kế cho đến khâu vận
hành, sửa chữa. Càng gần cơ sở, càng gần người dân thì sự tham gia, đóng
góp của người dân càng tăng.
2.4.3. Thành lập các Hội dùng nước thay các Hợp tác xã dịch vụ thuỷ nông
Hội dùng nước là một tổ chức cộng đồng gồm các hộ nông dân sử dụng
nước tưới, tiêu tự nguyện kết hợp cùng nhau để thực hiện trách nhiệm quản
lý, vận hành, phân phối nước nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho mỗi thành
viên của Hội. Thành lập các Hội dùng nước để hạn chế các các khó khăn của
các công ty Thuỷ lợi.
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
35
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Thành phố Hà Nội sau khi hợp nhất có tổng diện tích tự nhiên là 334.852
ha. Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp
với 8 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa
Bình, Hưng Yên và Hà Nam.
Đặc điểm địa hình: Địa hình thành phố Hà Nội biến đổi khá phức tạp, cao
độ biến đổi dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, có đủ các dạng địa hình
gồm cả núi cao, đồi núi thấp và đồng bằng.
Dân cư và lao động: Thành phố Hà Nội sau khi hợp nhất vào tháng 8 năm
2008 có 6.350.000 dân và đến tháng 4 năm 2009, con số tăng lên tới
6.450.000 dân. Dân số thành thị ngày càng tăng, dân số nông thôn ngày càng
giảm. Do không gian đô thị ngày càng mở rộng và cơ cấu kinh tế chuyển đổi
theo hướng công nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển nên tỷ lệ dân số ngoại
thành so với dân số toàn thành phố ngày càng giảm đi.
Đặc điểm khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm
của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông
lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức
xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa
khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu
Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài
từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2 °C. Từ
tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình
15,2 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố
có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
36
biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi
lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất,
2,7 °C. Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục khiến 18 cư dân Hà Nội
thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng.
(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki)
Cơ cấu phát triển kinh tế: Tổng quy mô GDP của Hà Nội năm 2008 đạt
trên 178,5 nghìn tỷ đồng, tương đương với 10,77 tỷ USD, chiếm hơn một nửa
tổng GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 12,1% cả nước. Nếu xét theo thứ tự
về quy mô GDP theo tỉnh, thành cả nước, Thủ đô Hà Nội đứng vị trí thứ hai
và bằng 61,5% tổng GDP của địa phương đứng đầu là thành phố Hồ Chí
Minh. Cơ cấu kinh tế theo ngành của Hà Nội có sự dịch chuyển khá nhanh
theo hướng tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp giảm, công nghiệp và dịch
vụ tăng.
Bảng 3.1. Cơ cấu ngành tính theo GDP
Đơn vị: %
Cơ cấu
Năm
2000 2006 2007 2008 2009
Tổng GDP 100 100 100 100 100
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 10,4 6,9 6,4 6,5 6,5
Công nghiệp, xây dựng 36,5 40,8 41,5 41,6 41,4
Dịch vụ 53,1 52,3 52,1 51,9 52,1
(Nguồn: Niên giám thống kê 2009 Hà Nội)
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
37
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng GDP
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2001-2005 2006 2008 2001-2008
Tốc độ tăng trưởng 11,0 12,2 10,6 11,3
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4,1 1,3 1,6 2,3
Công nghiệp, xây dựng 13,4 17,2 11,9 14,2
Dịch vụ 10,7 10,3 10,9 10,6
(Nguồn: Quy hoạch phát triển Kinh tế xã hội Hà Nội)
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: toàn thành phố Hà Nội có tổng diện
tích tự nhiên là 334.852,2 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 156.695 ha chiếm
46,8% so với diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp rất ít chỉ có 24.051,9 ha
chiếm 7%, đất phi nông nghiệp 131.245,2 ha chiếm 39% so với diện tích đất
tự nhiên. Đất canh tác là 141.089,4 ha và đang có xu hướng giảm dần do phát
triển các khu đô thị, công nghiệp, làng nghề... Diện tích lúa cả năm hiện nay
xấp xỉ 206.000 ha, sản lượng hơn 1,17 triệu tấn, diện tích màu là hơn 32.000
ha, sản lượng hơn 160 nghìn tấn, diện tích rau và các loại cây công nghiệp và
rau là hơn 73.000 ha, sản lượng hơn 550 nghìn tấn. Bước đầu hình thành được
những vùng sản xuất, tạo ra một phong cách sản xuất thích ứng với cơ chế thị
trường cho người nông dân. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch
theo hướng tăng nhanh các cây con có khả năng phát triển để sản xuất hàng
hoá và cho giá trị kinh tế cao. Một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã
được hình thành tại Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm. Một số công nghệ cao đã
được áp dụng trong nhân giống như công nghệ cấy mô tế bào, công nghệ nhà
lưới.
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
38
Phương hướng phát triển nông nghiệp Đất nông nghiệp sẽ giảm từ 156.695
ha hiện nay xuống còn 117.238 ha vào năm 2030. Đất lâm nghiệp hầu như
không có biến động vẫn ở mức 23.000 ha. Trong những năm tới phát triển
nông nghiệp về chiều sâu và đẩy mạnh chăn nuôi, thủy sản. Mở rộng diện tích
nuôi cá nước ngọt, chăn nuôi trâu bò thịt và gia cầm, với điều kiện không làm
tổn hại đến môi trường sinh thái, có thể đóng góp vào tăng trưởng GDP nông
nghiệp bình quân hàng năm khoảng 1,5- 1,9%. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào trồng trọt,
chăn nuôi có thể đóng góp vào tăng trưởng trung bình hàng năm trên 2,1-
2,3%.
3.2. Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi thành phố Hà Nội có thể chia thành 3 khu vực rõ rệt là
vùng Hữu Đáy (sông Tích - Thanh Hà), Tả Đáy (hệ thống sông Nhuệ) và Bắc
Hà Nội.
3.2.1. Hiện trạng công trình tưới
3.2.1.1. Nguồn nước
Địa hình thành phố Hà Nội có đầy đủ cả khu vực miền núi, bán sơn địa và
đồng bằng. Đối với vùng bán sơn địa - miền núi tập trung ở khu vực hữu sông
Tích, sông Bùi, khu vực phía Tây và Bắc huyện Sóc Sơn chỉ có thể dùng
nguồn nước tại chỗ, nhưng trữ lượng rất hạn chế. Biện pháp công trình chủ
yếu là hồ chứa để điều tiết lại dòng chảy phục vụ tưới. Ở các khu vực không
có đủ điều kiện làm hồ chứa thì phát triển đập dâng. Nói chung loại công trình
hồ chứa và đập dâng chủ yếu ở các khu miền núi của các huyện Ba Vì, Sơn
Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và Sóc Sơn.
Đối với vùng đồng bằng chủ yếu dùng nguồn nước sông ngoài, trong đó
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
39
sông Hồng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Biện pháp công trình cho khu vực đồng
bằng chủ yếu là bơm bằng động lực. Một vài khu thuỷ lợi còn thiếu nguồn
nước do chưa có biện pháp công trình đáp ứng đủ, như khu thuỷ lợi sông Tích,
vùng đầu nguồn sông Đáy từ Ba Thá đến Hát Môn. Hơn nữa một số công trình
chuyển đổi mục đích cũng đòi hỏi phải có biện pháp công trình tưới thay thế
như hồ Đồng Mô, suối Hai… hàng năm khu vực thượng nguồn sông Tích, sông
Đáy cạn kiệt, phải tiếp nguồn từ sông Đà qua trạm bơm Trung Hà và từ sông
Hồng qua các trạm bơm Phù Sa và Đan Hoài. Khu vực cuối sông Nhuệ thiếu
nước do hệ thống sông trục bồi lắng, cống Liên Mạc không đủ công suất.
Nguồn nước tưới của Hà Nội có những đặc điểm sau:
- Có đoạn sông không có nguồn sinh thuỷ, nước thải từ công nghiệp, đô thị,
nông nghiệp làm cho chất lượng nước không đảm bảo, có nơi bị ô nhiễm
nghiêm trọng như sông Nhuệ, thượng nguồn sông Đáy.
- Như trên đã trình bày, từ năm 2004 đến nay mực nước sông Hồng vào vụ
xuân thường xuyên duy trì thấp, chỉ có vài đợt xả từ hồ Hoà Bình có thể duy
trì mực nước trên +2 m tại Hà Nội, còn lại đều thấp hơn và có những thời
điểm chỉ còn thấp +1 m. Với mực nước đó các công trình thuỷ lợi lấy nước từ
sông Hồng (chiếm gần 80% diện tích tưới của toàn thành phố) không lấy
được nước hoặc công suất giảm mạnh. Giải pháp tình thế giải quyết vẫn đề
này là nhiều địa phương đã trang bị các máy bơm dã chiến để tiếp nguồn, tăng
đầu nước cho các công trình lấy nước.
- Vấn đề bổ sung nguồn nước ở các khu vực đầu nguồn là rất cấp bách để
cấp nước cho nông nghiệp và các ngành kinh tế, để thay thế nguồn cho các
công trình chuyển đổi nhiệm vụ, cải thiện môi trường và chất lượng nước của
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
40
sông Đáy, Tích, Nhuệ. Đồng thời từng bước làm sống lại dòng sông Đáy
trong mùa kiệt chủ yếu từ đập Đáy đến Ba Thá.
- Chất lượng nước tưới có nhiều vấn đề, đặc biệt khi mà các trục lấy nước
chính của thành phố như sông Tích, Đáy, Nhuệ, Ngũ Huyện Khê, Cầu Bây
đều là các trục dẫn nước tưới tiêu kết hợp. Trong điều kiện kinh tế - xã hội
hiện tại thì việc tách, xử lý nước thải một cách triệt để được coi là không khả
thi. Do đó chất lượng nước tưới, cấp nước cho các ngành trên địa bàn thành
phố là vấn đề hết sức nan giải.
3.2.1.2. Công trình đầu mối
Từ vùng núi, bán sơn địa đến vùng đồng bằng đã có hàng loạt công trình
được xây dựng qua nhiều giai đoạn. Tổng cộng hiện nay Hà Nội có 921 công
trình tưới bằng tự chảy và động lực. Các công trình tưới đa số đã có thời gian
sử dụng đã hơn 20  30 năm, có công trình đã xây dựng 40 năm. Chỉ có một
số ít công trình mới xây dựng bổ sung vào các năm gần đây.
Hiện tại các công trình tưới trên địa bàn thành phố có công suất thiết kế
175.911 ha, thực tế tưới đảm bảo cho 127.839 ha đạt 73% yêu cầu, chủ yếu là
đảm bảo cho diện tích canh tác, còn các diện tích trồng cây ăn quả ở các khu
vực gò đồi, các diện tích canh tác nhỏ lẻ phân tán chưa chủ động được tưới.
Về chỉ tiêu thiết kế: hầu hết các công trình khi thiết kế đều chọn hệ số tưới
nhỏ (từ 0,8 đến 1,2 l/s/ha). Đến nay do có nhiều tiến bộ của ngành sinh học đã
cho ra đời nhiều loại giống lúa thấp cây, nhu cầu nước lại nhiều hơn các giống
lúa cũ, mặt khác do nhu cầu thâm canh tăng vụ đòi hỏi nước cấp đủ khung
thời vụ tốt nhất (khoảng 15 ngày), nên hệ số tưới cũ không còn phù hợp nữa.
Nhiều hồ chứa như Đồng Mô, Suối Hai, Đồng Sương, Văn Sơn, Tân Xã,
Tuy Lai, Quan Sơn, Đồng Quan trước đây được thiết kế với chỉ nhiệm vụ cấp
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
41
nước cho nông nghiệp. Hiện nay, các công trình này được chuyển đổi một
phần sang làm các nhiệm vụ du lịch, vui chơi, giải trí vì vậy khả năng tưới bị
giảm, cần phải tìm công trình khác để thay thế.
3.2.1.3. Kênh mương
Hệ thống kênh mương bồi lắng làm giảm khả năng chuyển tải và trữ nước.
Kênh tưới còn nhiều chỗ bị sạt lở chưa được kiên cố hoá. Các hệ thống lấy
nước lớn như Cẩm Đình - Hiệp Thuận, Sông Nhuệ, Long Tửu không đảm bảo
cấp nguồn do mực nước sông Hồng xuống thấp, sông trục như sông Đáy chưa
được cải tạo để dẫn nước, sông Nhuệ bị bồi lắng mạnh (bồi 0,5-1,0 m so với
thiết kế).
Kênh mương bị bồi lắng, sạt lở nhiều, đến nay mới có khoảng 20% kênh
mương được xây bê tông, nhiều cống đầu kênh cấp II không có cửa, điều tiết
nước khó khăn, hệ số sử dụng nước trong hệ thống kênh mương thấp thường
chỉ đạt 0,5 - 0,6.
Yếu tố kênh mương nội đồng là yếu tố chủ chốt trong khâu điều tiết nước
tưới, nhiều nơi công trình đầu mối tốt nhưng kênh mương không hoàn chỉnh
nên hiệu quả tưới không được là bao.
3.2.2. Hiện trạng công trình tiêu
3.2.2.1. Hướng và hình thức tiêu
Với đặc điểm địa hình Hà Nội có hai hình thức tiêu thoát nước:
- Tiêu thoát nước ở vùng núi bán sơn địa với hình thức tự chảy là chính.
- Tiêu thoát nước ở các khu vực đồng bằng chủ yếu bằng bơm. Các công
trình này có thể bơm trực tiếp ra sông Đáy, sông Hồng, sông Cầu, sông
Đuống hoặc bơm trực tiếp vào các trục tiêu nội đồng như sông Nhuệ, sông
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
42
Tích, sông Mỹ Hà, sông Cà Lồ, sông Ngũ huyện Khê. Ngoài ra còn có hàng
loạt các cống dưới đê sông Đáy, sông Tích, sông Hoàng Long ... cũng tiêu
thoát nước ra các sông trục bằng tự chảy khi có điều kiện.
3.2.2.2. Công trình đầu mối
Toàn thành phố có 209.028 ha diện tích cần tiêu, với 723 công trình đầu
mối tiêu, có tổng diện tích thiết kế là 237.245 ha, tuy nhiên toàn bộ hệ thống
tiêu ứng với năm có tần suất mưa và mực nước 10% chỉ đạt 60 - 70%. Hệ
thống công trình tiêu trong hệ thống còn các tồn tại:
- Hệ số tiêu bình quân mới đạt khoảng 5 đến 6 l/s/ha, thậm chí có khu vực
chỉ đạt khoảng 4 l/s/ha như khu vực Sóc Sơn.
- Một số khu vực trước đây tiêu tự chảy nhưng khả năng tiêu ngày càng hạn
chế, chưa chủ động tiêu vì chủ yếu phụ thuộc vào mực nước sông ngoài và
sông nội đồng như các các khu vực trên Hà Đông - hệ thống sông Nhuệ, khu
vực Đông Anh tiêu ra sông Ngũ Huyện Khê, khu vực Gia Lâm - Long Biên
tiêu ra sông Cầu Bây và các vùng nhỏ cục bộ khác.
- Một số khu vực chưa được đầu tư công trình chủ động cho tiêu như các
khu vực phân chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức.
- Hệ thống sông trục bị bồi lắng, giảm khả năng tiêu thoát như các trục
sông Tích, Nhuệ, Ngũ Huyện Khê….
- Nhiều công trình đầu mối tiêu: trạm bơm, cống tiêu được xây dựng từ lâu,
xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo năng lực tiêu thoát cũng như an toàn
phòng chống lũ bão.
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
43
Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích tưới tiêu của công trình thuỷ lợi
TT
Nguồn
tưới, hướng
tiêu
Diện tích tưới (ha) Diện tích tiêu (ha)
Thiết
kế
Thực
tế
Yêu
Cầu
Cấp 2
Thiết
kế
Thực
tế
Yêu
Cầu
Cấp 2,
hỗ trợ
1
Khu vực
Hữu Đáy
56568 40616 67671 8435 65406 51355 65780 0
Đà 2765 2765 6430 0 0 0 0 0
Hồng 7492 7492 7492 6556 0 0 0 0
Tích 5522 5215 5515 0 39988 31275 39588 0
Đáy 4336 3841 3746 95 25249 19911 25249 0
Nội đồng 36454 21303 44488 1784 169 169 943 0
2
Khu vực
Tả Đáy
69756 53052 49720 2066 127309 80346 98291 13764
Hồng 14620 10853 11085 900 13706 8599 13643 0
Nhuệ 45855 33727 33639 0 68270 48691 58915 1267
Nội đồng 8394 7442 3966 1166 16768 2545 2434 12497
Đáy 887 1030 1030 0 28565 20511 23299 0
3
Khu vực
Bắc Hà Nội
49588 35198 40359 895 44530 35838 47541 0
Hồng 17155 7581 7581 0 4000 3056 4000 0
Cà Lồ 2807 2203 2203 0 13219 10735 16230 0
Đuống 2540 1666 1666 0 2516 2241 2516 0
B H Hải 1030 1030 1030 0 8527 6450 8527 0
N H Khê 3149 3104 3104 0 9560 8258 9560 0
Cầu 1484 598 598 0 6708 5098 6708 0
Nội đồng 21423 19016 24177 895 0 0 0 0
Tổng 175911 128866 157751 11396 237245 167538 211612 13764
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp diện tích tưới, tiêu - Chi cục Thủy lợi Hà Nội)
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
44
3.3. Mô hình quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi tại Hà Nội
Trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị, tổ chức quản lý và khai thác công
trình thuỷ lợi lúc đó là một bộ máy phục vụ cho quyền lợi bọn địa chủ tư bản,
trong một hệ thống có một chủ người Pháp cùng một số kỹ thuật viên và công
nhân trông coi hệ thống.
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp hầu hết các hệ thống công trình
thuỷ lợi bị bọn giặc Pháp bắn phá, bộ máy tổ chức cũng không hình thành, chỉ
bố trí một số cán bộ trông coi hệ thống.
Khi hoà bình lập lại (sau năm 1954) đất nước bước vào thời kỳ khôi phục
các hệ thống công trình thuỷ lợi, thuỷ lợi của Hà Nội được giao cho một số
cán bộ phụ trách các hệ thống kiểu bao cấp. Sau đó ít năm, dưới sự chỉ đạo
của Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT), Hà Nội đã nghiên cứu
thành lập các Ban quản trị nông giang ở các hệ thống để cho công tác quản lý,
khai thác đi vào nền nếp hơn. Từ năm 1963, Chính phủ đã ban hành “Điều lệ
quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ nông” trong đó công tác tổ chức
quản lý đã được đặt vai ở vị trí quan trọng, tiến bộ đáng kể, bộ máy quản lý ở
các hệ thống được tăng cường hơn. Phương pháp quản lý đã được cải tiến dần
nhờ đó mà đã phát huy hiệu ích công trình phục vụ đắc lực cho sản xuất nông
nghiệp phát triển. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, chúng ta biết rằng hệ
thống thuỷ nông là cơ sở vật chất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nhưng
trong hệ thống có phần thuộc sở hữu tập thể, việc xác định trách nhiệm giữa
hai khu vực đó còn chưa nêu rõ nên chưa thực hiện tốt được chế độ hợp đồng
để quy định trách nhiệm giữa cơ quan quản lý và hợp tác xã nông nghiệp, hộ
nông dân nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
Đến năm 1970, công tác tổ chức quản lý công trình đã thực hiện theo Nghị
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
45
định 141-CP của Chính phủ và Thông tư 13-TL của Bộ Thuỷ lợi quy định về
tổ chức quản lý hệ thống thuỷ nông (tháng 8/1970). Sau khi đất nước Việt
Nam thống nhất (từ 1976) trở đi, cùng với các địa phương khác, Hà Nội đã
nhiều lần củng cố, tăng cường, đổi mới các bộ máy tổ chức quản lý các công
trình thuỷ lợi cho phù hợp với tình hình phát triển của Thủ đô, chuyển đổi
sang cơ chế thị trường, quản lý khai thác các hệ thống công trình thuỷ lợi
được điều hành bởi các Công ty Thuỷ lợi, là doanh nghiệp Nhà nước, theo
chế độ hạch toán kinh tế.
Cũng như một số ngành hoặc lĩnh vực sản xuất khác, công tác quản lý khai
thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội được quản lý theo
ngành gồm bộ máy quản lý nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp và
các đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác hệ thống công trình. Cụ thể
như sau:
3.3.1. Bộ máy nhà nước về công tác thuỷ lợi
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ
ban nhân dân Thành phố, có nhiệm vụ phụ trách các vấn đề về nông nghiệp,
đồng thời công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thuỷ lợi trên địa bàn.
Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, có
nhiệm vụ tham mưu cho Sở về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ
lợi (hiện nay theo biên chế Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội có 16 người).
Phòng Kinh tế trực thuộc Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã là cơ
quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân về công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi cấp huyện (hiện nay theo biên chế,
mỗi phòng Kinh tế có từ 1 đến 2 người phụ trách về thuỷ lợi).
Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ theo thẩm quyền và điều kiện cụ thể của
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
46
địa phương quy định nội dung công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thuỷ lợi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên và bố trí cán
bộ phụ trách công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
3.3.2. Các đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi
3.3.2.1. Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm 05 Công ty TNHH Một thành viên Đầu
tư phát triển thuỷ lợi: Hà Nội, Sông Nhuệ, Sông Đáy, Sông Tích, Mê Linh.
Ngoài Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thuỷ lợi Mê Linh chỉ
phục vụ công tác tưới tiêu cho một huyện nên có số lượng CBCNV ít còn các
Công ty khác có từ 500 đến 700 CBCNV. Hiện nay, các Công ty đều trực
thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Về cơ bản các Công ty Đầu tư phát triển thuỷ lợi trực tiếp quản lý vận hệ
thống kênh mương cấp I, cấp II, các trạm bơm tưới, tiêu lớn phục vụ sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn các huyện ngoại thành. Đây là các đơn vị quan
trọng, có ảnh hưởng mạnh nhất đối với hoạt động quản lý, khai thác công
trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sản xuất chính năm 2009 của các Công ty Đầu tư
phát triển thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội
T
T
Chỉ tiêu
Đ
V
Tổng
cộng
Hà Nội
Sông
Nhuệ
Sông
Đáy
Sông
Tích
Mê
Linh
1
Diện tích phục vụ
tưới tiêu
ha 283.270 36.384 115.742 70.780 46.280 14.084
Vụ Xuân ha 113.650 16.554 45.447 27.686 18.410 5.553
Vụ Mùa ha 114.191 16.450 45.386 29.124 17.670 5.561
Vụ Đông ha 55.429 3.380 24.909 13.970 10.200 2.970
2 Tổng số lao động ng 3.194 622 1.064 792 626 90
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
47
T
T
Chỉ tiêu
Đ
V
Tổng
cộng
Hà Nội
Sông
Nhuệ
Sông
Đáy
Sông
Tích
Mê
Linh
3 Doanh thu
Tr.
đ
256.482 45.798 75.802 69.883 51.761 13.238
Cấp bù do miễn
thu thuỷ lợi phí
Tr.đ 171.503 26.089 55.471 47.270 32.865 9.808
Cấp bù chênh lệch
thu - chi
Tr.đ 54.556 19.189 4.667 22.324 8.146 230
Thu thuỷ lợi phí Tr.đ 15.484 520 14.964 0 0 0
Doanh thu khai
thác tổng hợp
Tr.đ 14.939 0 700 289 10.750 3.200
4 Chi phí
Tr.
đ
256.482 45.798 75.802 69.883 51.761 13.238
Lương Tr.đ 89.685 17.767 30.674 22.047 16.795 2.402
Phụ cấp ca 3 Tr.đ 4.664 797 1.561 1.503 641 162
Phụ cấp thêm giờ Tr.đ 10.721 2.132 3.680 2.646 1.975 288
Phụ cấp độc hại Tr.đ 1.376 69 283 586 342 96
BHXH, BHYT Tr.đ 17.050 3.375 5.809 4.189 3.221 456
Ăn giữa ca Tr.đ 9.984 1.941 3.320 2.471 1.972 280
Khấu hao TSCĐ Tr.đ 13.536 2.613 3.863 3.457 1.903 1.700
Tiền điện bơm
nước tưới tiêu
Tr.đ 40.755 6.500 12.155 12.141 7.256 2.703
Trả tạo nguồn Tr.đ 11.941 3.014 8.571 356
Nguyên nhiên vật
liệu, công cụ
Tr.đ 4.251 210 1.600 1.200 1.043 198
Bảo hộ lao động,
khám sức khoẻ
Tr.đ 1.278 249 425 317 251 36
Đào tạo, học tập Tr.đ 532 104 177 132 104 15
PCLB, bảo vệ
công trình
Tr.đ 1.794 355 613 441 337 48
Thuế môn bài, Tr.đ 602 152 250 50 100 50
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
48
T
T
Chỉ tiêu
Đ
V
Tổng
cộng
Hà Nội
Sông
Nhuệ
Sông
Đáy
Sông
Tích
Mê
Linh
thuế nhà đất
Sửa chữa thường
xuyên
Tr.đ 19.734 3.928 6.441 5.961 2.625 779
Quản lý doanh
nghiệp
Tr.đ 13.755 2.592 4.251 3.934 2.464 514
Chi phí cho khai
thác tổng hợp
Tr.đ 14.824 0 700 237 10.732 3.155
(Nguồn: Tình hình hoạt động sản xuất năm 2009 của các Công ty Đầu tư phát
triển thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội).
Một số nhận xét:
- Nguồn thu của các Công ty phụ thuộc vào Ngân sách nhà nước cấp;
Hình 3.1. So sách giữa các nguồn thu
171.503; 67%
54.556; 21%
15.484; 6%
14.939; 6%
Cấp bù do miễn thu thuỷ lợi phí
(Tr.đ)
Cấp bù do chênh lệch thu - chi
(Tr.đ)
Thu thuỷ lợi phí (Tr.đ)
Doanh thu khai thác tổng hợp
(Tr.đ)
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
49
- Chi phí sửa chữa thường xuyên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các chi
phí.
Hình 3.2. So sách tỷ trọng giữa chi phí sửa chữa thường xuyên và tổng các
khoản chi phí khác
19.734; 8%
236.748; 92%
Sửa chữa thường xuyên (Tr.đ)
Các chi phí khác (Tr.đ)
3.3.2.2. Tổ chức hợp tác dùng nước
Tổ chức hợp tác dùng nước bao gồm các Hợp tác xã nông nghiệp có dịch
vụ thuỷ lợi, Hợp tác xã chuyên khâu thuỷ lợi, các tổ dùng nước… do Uỷ ban
nhân dân cấp huyện thành lập. Các Tổ hợp tác dùng nước trực tiếp quản lý hệ
thống kênh mương cấp III và các trạm bơm tưới, tiêu nhỏ phục vụ sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn một đến hai xã thuộc huyện; chịu trách nhiệm quản
lý, vận hành, tu sửa công trình trên địa bàn của họ, phân phối nước đến từng
hộ nông dân.
Trong thời kỳ bao cấp, các tổ chức hợp tác dùng nước có vai trò cực kỳ
quan trọng và đã đóng góp to lớn trong việc xây dựng và quản lý các công
trình thuỷ lợi nhỏ. Từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị
trường mô hình tổ chức hợp tác dùng nước theo cơ chế cũ đã bộc lộ nhiều bất
Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ
Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT
50
cập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả tưới tiêu, đặc biệt từ khi hợp tác xã
nông nghiệp kiểu cũ bị tan rã, ruộng đất được giao khoán cho nông dân. Bất
cập lớn nhất là chưa có một cơ chế phân công rõ ràng trách nhiệm và quyền
hạn.
Qua kết quả khảo sát ở một số Tổ hợp tác dùng nước trên địa bàn cho thấy
tổng chi phí cho công tác quản lý, tu sửa công trình hầu hết đều nhỏ hơn tổng
thu. Điều đó cho thấy các Tổ hợp tác dùng nước đã sử dụng nguồn thu từ
công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi để bù đắp cho các hoạt động
khác. Nhìn chung mô hình tổ hợp tác dùng nước là các hợp tác xã chuyên
khâu thuỷ lợi sẽ sử dụng nguồn thu hiệu quả hơn, từ đó công tác quản lý tưới
tiêu tốt hơn.
Bảng 3.5. Kết quả sản xuất năm 2009 của một số Tổ hợp tác dùng nước
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Tổ hợp tác dùng
nước
Loại hình
Tổng thu từ
tưới tiêu
Tổng chi
cho tưới
tiêu
Chênh lệch
thu chi
1
HTX Đại Áng
(Thanh Trì)
HTX Nông
nghiệp
150 141 9
2
HTX Tây Tựu 1
(Từ Liêm)
HTX Nông
nghiệp
143 138 5
3
HTX Tây Tựu 2
(Từ Liêm)
HTX Nông
nghiệp
187 169 18
4
HTX Tây Tựu 3
(Từ Liêm)
HTX
chuyên khâu
thuỷ lợi
167 165 2
5 HTX Minh Phú 1 HTX 180 180 0
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNguyễn Công Huy
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
 
Luận văn: Phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi Hải Phòng, HAY
Luận văn: Phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi Hải Phòng, HAYLuận văn: Phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi Hải Phòng, HAY
Luận văn: Phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
 
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái họcGiáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
 
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOTLuận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú YênLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước TP Tuy Hòa – Phú Yên
 
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa họcĐề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Đề tài: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amon...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đKiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 
Đề tài: Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị ở Hà Nội, HAYĐề tài: Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị ở Hà Nội, HAY
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 

Similar to Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội

Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.ssuser499fca
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội (20)

Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng...
 
Luận văn: Hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng, HOT, 9đ
Luận văn: Hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng, HOT, 9đLuận văn: Hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng, HOT, 9đ
Luận văn: Hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng, HOT, 9đ
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
 
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đTác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậuLuận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Luận văn: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
 
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biểnĐề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
 
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đLuận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Thụ Crom Trong Nước Bằng Cây Cỏ Voi.doc
Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Thụ Crom Trong Nước Bằng Cây Cỏ Voi.docNghiên Cứu Khả Năng Hấp Thụ Crom Trong Nước Bằng Cây Cỏ Voi.doc
Nghiên Cứu Khả Năng Hấp Thụ Crom Trong Nước Bằng Cây Cỏ Voi.doc
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Quang Minh, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Quang Minh, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Quang Minh, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Quang Minh, RẤT HAY
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội

  • 1. Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp tôi được: Các Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cho phép tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu các số liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu. Bên cạnh đó có sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, của thầy cô và các bạn học viên thuộc chuyên ngành Kinh tế - Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường - trường Đại học Thuỷ lợi. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng. Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước những sự giúp đỡ quý báu trên! Hà Nội, tháng 12/2010
  • 2. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................6 Tính cấp thiết.....................................................................................................................6 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................................7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................................7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu........................................................................8 Thu thập số liệu và thông tin.........................................................................................8 Phân tích và đề xuất giải pháp.......................................................................................9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...............................................................................................11 1.1. Thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu ................................................................11 1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu, các kịch bản có thể xảy ra.....................................11 1.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thuỷ lợi...................................................14 1.1.3. Ảnh hưởng của thuỷ lợi đến biến đổi khí hậu...................................................15 1.2. Công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi....................................................16 1.2.1. Một số khái niệm...............................................................................................16 1.2.2. Đặc điểm của công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ......................17 CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................................................19 2.1. Nội dung quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi...................................................19 2.1.1. Quản lý nhà nước ..............................................................................................19 2.1.2. Quản lý khai thác phục vụ sản xuất ..................................................................20 2.2. Bộ máy quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi......................................................24 2.2.1. Nguyên tắc chung..............................................................................................24 2.2.2. Mô hình và cơ cấu bộ máy quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.....................25 2.3. Một số kinh nghiệm về quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi.............................28 2.3.1. Quản lý và khai thác dự án tưới Colombia, miền nam nước Mỹ......................28 2.3.2. Quản lý và khai thác tưới ở Trung Quốc...........................................................29 2.3.3. Nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................................31 2.4. Xu hướng quản lý, khai thai thác công trình thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu. ..................................................................................................................................33 2.4.1. Phân cấp cho cơ sở............................................................................................33
  • 3. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 3 2.4.2. Huy động dân tham gia ở các khâu...................................................................33 2.4.3. Thành lập các Hội dùng nước thay các Hợp tác xã dịch vụ thuỷ nông.............34 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ..........................................................................35 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................................35 3.2. Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi ...................................................................38 3.2.1. Hiện trạng công trình tưới.................................................................................38 3.2.2. Hiện trạng công trình tiêu .................................................................................41 3.3. Mô hình quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi tại Hà Nội...................................44 3.3.1. Bộ máy nhà nước về công tác thuỷ lợi..............................................................45 3.3.2. Các đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi...............................46 3.4. Đánh giá về công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi hiện nay hiện nay ở Hà Nội...................................................................................................................................52 3.4.1. Kết quả đạt được ...............................................................................................52 3.4.2. Những tồn tại chính...........................................................................................53 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.................................................................................60 4.1. Quan điểm và yêu cầu đối với công tác tổ chức, quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu..................................................60 4.1.1. Quan điểm.........................................................................................................60 4.1.2. Yêu cầu..............................................................................................................60 4.2. Giải pháp chung........................................................................................................61 4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách............................................................................61 4.2.2. Cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi .................................................63 4.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ............................64 4.3. Một số đề xuất cụ thể................................................................................................64 4.3.1. Phân cấp công trình thuỷ lợi .............................................................................64 4.3.2. Thành lập và phát triển Hội dùng nước.............................................................71 4.3.3. Hoàn thiện chính sách thuỷ lợi đối với các công trình thuỷ lợi và hệ thống kênh nội đồng.......................................................................................................................74 4.3.4. Về vấn đề thuỷ lợi phí.......................................................................................76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................82
  • 4. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp hậu quả của trận mưa bất thường cuối tháng 10/2008 đối với công trình thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội........................................................................................15 Bảng 1.2. Đặc trưng mực nước sông Hồng tại Hà Nội thấp nhất qua các thời kỳ từ năm 1956 đến năm 2010..............................................................................................................15 Bảng 2.1. Chi phí thường xuyên tính theo chi phí tưới tiêu ................................................21 Bảng 2.2. Chi phí thường xuyên tính theo giá trị tài sản cố định ........................................22 Bảng 3.1. Cơ cấu ngành tính theo GDP...............................................................................36 Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng GDP .....................................................................................37 Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích tưới tiêu của công trình thuỷ lợi...........................................43 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sản xuất chính năm 2009 của các Công ty Đầu tư phát triển thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội.........................................................................................................46 Bảng 3.5. Kết quả sản xuất năm 2009 của một số Tổ hợp tác dùng nước...........................50 Bảng 3.6. Sự tham gia của người dân trong thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình thuỷ lợi.........................................................................................................................................56 Bảng 3.7. Ý kiến của người dân về chất lượng quản lý công trình .....................................57 Bảng 4.1. So sánh đặc trưng cơ bản của Hội dùng nước và Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ hiện nay................................................................................................................................72 Bảng 4.2. Tình hình thu nộp thuỷ lợi phí trong thời gian trước đây....................................77 Bảng 4.3. Ý kiến của người dân về mức thu thuỷ lợi phí....................................................78
  • 5. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 5 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Một số hình ảnh về úng ngập tại Hà Nội năm 2008 ............................................14 Hình 1.2. Một số hình ảnh về hạn hán trong vụ xuân 2010.................................................14 Hình 2.1. Cơ cấu Vụ Cải tạo đất, Hội Quản lý tưới.............................................................28 Hình 3.1. So sách giữa các nguồn thu..................................................................................48 Hình 3.2. So sách tỷ trọng giữa chi phí sửa chữa thường xuyên và tổng các khoản chi phí khác......................................................................................................................................49 Hình 3.3. So sánh thu – chi đối với hoạt động tưới tiêu ......................................................51 Hình 3.4. Mô hình quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tại địa bàn Hà Nội ......................52 Hình 3.4. Biểu đồ sự tham gia của người dân trong thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình thuỷ lợi ........................................................................................................................56 Hình 3.5. Tỷ lệ các ý kiến của người dân về chất lượng quản lý công trình .......................57 Hình 4.1. Đề xuất về sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác khi phân cấp công trình thuỷ lợi ........................................................................................................................71 Hình 4.2. Tình hình thu nộp thuỷ lợi phí trong thời gian trước đây....................................78 Hình 4.3. Tỷ lệ các ý kiến của người dân về mức thu thuỷ lợi phí......................................79
  • 6. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 6 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết Các hiểm họa khí hậu và thiên tai đang ngày càng tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trên toàn thế giới. Những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, gia tăng mực nước biển và các hiện tượng cực đoan khác luôn gây khó khăn cho đời sống, có tác động trầm trọng hơn đến bộ phận dân cư. Thiệt hại thường xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, du lịch và do vậy ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra còn là những chi phí xã hội về dịch bệnh, mất chỗ ở và thất nghiệp. Hà Nội không tránh khỏi tác động của các hiểm họa thiên tai này, đặc biệt là hạn hán, lũ lụt. Có thể nhận thấy khả năng dễ bị tổn thương của Hà Nội trước úng lụt qua đợt mưa to bất thường vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008. Mực nước của các hồ chứa vượt quá mức lũ thiết kế, mưa lớn đã gây ngập úng trên diện rộng và làm thiệt hại 54.356 ha hoa màu vụ đông, 9.407 ha đất nuôi trồng thủy sản và 2.718 ha lúa mùa muộn. Gần 100.000 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của ngập úng, đồng thời toàn bộ cư dân thành phố bị tác động gián tiếp qua việc đình trệ giao thông. Ngoài ra, từ năm 2004 đến nay mực nước sông Hồng vào vụ xuân thường xuyên duy trì thấp, chỉ có vài đợt xả từ hồ Hoà Bình có thể duy trì mực nước trên +2,0 m tại Hà Nội, còn lại đều thấp hơn và có những thời điểm chỉ còn thấp dưới +1,0 m (ngày 27/2/2010, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã xuống thấp đến mức lịch sử là +0,1 m). Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm phòng chống thiên tai, khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, các công trình thủy lợi
  • 7. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 7 trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng không tránh khỏi tác động của biến đổi khí hậu. Trong trận mưa bất thường nêu trên, máy bơm của 112 trạm bơm (tương đương 9,6% tổng số trạm bơm thuộc thành phố Hà Nội) phải di dời, 55 trạm bơm phải sửa chữa, 32 km kênh tưới tiêu bị sạt lở hoặc bồi lấp, hơn 200 hạng mục công trình thủy công bị hư hỏng. Một trong những nguyên nhân đó là do công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả cao. Để hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ tốt phát triển nông nghiệp và dân sinh xã hội chúng ta cần “Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu”. Từ đó chúng ta có những biện pháp kỹ thuật, đồng thời giải quyết những khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường với sự tham gia tích cực, trực tiếp của cơ quan liên quan. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận trong công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi. - Đánh giá thực trạng quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số định hướng, chính sách nhằm hoàn thiện công tác quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội (công trình thuỷ lợi trong bản luận văn này chỉ mang nghĩa là các công trình thuỷ nông).
  • 8. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 8 Phạm vi nghiên cứu về: - Nội dung: Công tác quản lý và khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi. - Không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội (tập trung tại khu vực ngoại thành, thuộc vùng phục vụ của 5 công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thuỷ lợi: Sông Nhuệ, Sông Đáy, Sông Tích, Mê Linh, Hà Nội). Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu và thông tin Trên cơ sở các tài liệu: báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; dự toán thu chi của các công ty Thủy lợi; các Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch Thuỷ lợi và phỏng vấn trực tiếp một số người dân tại các xã Đại Áng (Thanh Trì), thị trấn Trâu Quỳ, xã Thuỵ Lâm (Gia Lâm), phường Thượng Thanh (Long Biên), thu thập các số liệu và thông tin ở các cấp như: Cấp Thành phố: - Diện tích đất nông nghiệp - Diện tích tưới - Diện tích tiêu Cấp Quận, huyện: - Tình hình đất đai và sử dụng - Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước tưới - Tình hình tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp - Tình hình quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi của huyện - Tình hình huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi
  • 9. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 9 Cấp công ty: - Công trình thuỷ lợi: trạm bơm tưới, trạm bơm tiêu, trạm bơm kết hợp tưới tiêu kết hợp, hồ chứa nước - Diện tích tưới - Diện tích tiêu - Kinh phí thuỷ lợi phí được cấp bù hàng năm - Kinh phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên - Kinh phí đầu tư để sửa chữa hàng năm - Kinh phí nhà nước hỗ trợ hàng năm Cấp cộng đồng: - Những thông tin liên quan đến sự tham gia của cộng đồng trong thiết kế, xây dựng, quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi - Tình hình tham gia xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế công trình - Tình hình tham gia thi công , giám sát thi công - Tình hình tham gia quản lý vận hành công trình Phân tích và đề xuất giải pháp Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả: mô tả những đặc tính cơ bản của hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh: so sánh tìm ra mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng để tính toán các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối và so sánh để thấy sự khác biệt các chỉ tiêu theo thời gian hoặc là không gian, từ đó đánh giá mức độ thành công của đề xuất dự kiến.
  • 10. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 10 Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu của các tác giả đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài, rút ra những vấn đề chung có thể đề xuất cho địa bàn nghiên cứu. Phương pháp phân tích của đề tài là chỉ rõ các hạn chế trong trong công tác quản lý và khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý hệ thống công trình.
  • 11. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 11 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu 1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu, các kịch bản có thể xảy ra Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi về môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi con người (Theo công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu). Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung; - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển. Biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng
  • 12. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 12 trên toàn thế giới. Những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, gia tăng mực nước biển và các hiện tượng cực đoan khác luôn gây khó khăn cho đời sống, có tác động trầm trọng hơn đến bộ phận dân cư. Thiệt hại thường xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, du lịch và do vậy ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, ngoài ra còn là những chi phí xã hội về dịch bệnh, mất chỗ ở và thất nghiệp: - Giao thông cũng bị ảnh hưởng đáng kể: lũ lụt và ngập úng có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, phá hỏng đường xá, vỉa hè, cầu cống… Các phương tiện giao thông cũng có thể bị hư hỏng nếu xảy ra lũ lụt. - Ngành năng lượng cũng có thể bị ảnh hưởng: một số trạm biến áp có thể bị ngập phải ngừng hoạt động khi xảy ra ngập úng. Khi có hạn hán nghiêm trọng, một số nhà máy thuỷ điện chỉ có thể vận hành với công suất tối thiểu làm thiếu điện cho sản xuất cũng như sinh hoạt. - Các trường học, bệnh viện và cơ sở dịnh vụ công cộng cũng dễ bị ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Quy chuẩn xây dựng cũng cần được sửa đổi để thích ứng với mưa to, gió bão, động đất… Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai do thời tiết hơn như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 nóng và ẩm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 lạnh và khô. Mùa mưa bão từ tháng 6 đến tháng 12. Hạn hán xảy ra trong các tháng khác nhau ở các vùng khác nhau. Miền Bắc, cao nguyên Trung Bộ, và miền Nam từ tháng 11 đến tháng 4; Bắc Trung Bộ, và Trung Bộ từ tháng 6 đến tháng 7; Nam Trung Bộ từ tháng 3 đến tháng 8. Các số liệu ghi nhận xu hướng tăng nhiệt độ ở cả 3 miền, với mức tăng từ 0,5 đến 1°C trong vòng 1 thế kỷ qua. Cùng với tăng nhiệt độ, lượng mưa
  • 13. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 13 trung bình năm tăng không đáng kể, nhưng tần suất cũng như lượng mưa tháng thay đổi. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dẫn tới các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7 o C, mực nước biển dâng 20 cm. Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán đã diễn ra khốc liệt hơn trước. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo những xu hướng sau: Hạn hán tăng cả về tần suất và cường độ; Mùa lạnh thu hẹp; Bão tăng về tần suất, nhất là vào cuối năm. Theo các mô hình dự báo biến đổi khí hậu, với các kịch bản khác nhau dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu ở 3 mức: mức thấp, trung bình và cao, trong đó Việt Nam ưu tiên và lấy kịch bản trung bình làm định hướng. Kết quả dự báo đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở nước ta sẽ tăng cao từ 1,2 đến 2,5°C, mực nước biển dâng tương ứng từ 38 đến 55 cm. Nhiệt độ sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và cao nguyên Trung Bộ. Trong mùa mưa, lượng mưa sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Vào nửa sau thế kỷ XXI, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và khốc liệt do nước biển dâng. Thông qua phân tích Ma trận Địa hình và đặc điểm rủi ro những tác động của biến đổi khí hậu đối với thành phố Hà Nội đã được xác định bao gồm lũ lụt, ngập úng và hạn hán. (Theo Chương 3 cuốn “Cẩm nang về giảm thiểu các khả năng dễ bị tổn thương trước các thảm họa – Ngân hàng thế giới, tháng 2/2009) Một số hình ảnh về tác động của biến đổi khí hậu đối với Hà Nội:
  • 14. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 14 Hình 1.1. Một số hình ảnh về úng ngập tại Hà Nội năm 2008 Hình 1.2. Một số hình ảnh về hạn hán trong vụ xuân 2010 1.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thuỷ lợi Trước các biến đổi khí hậu, thuỷ lợi bị tác động: - Công trình thuỷ lợi bị tổn thương trước tác động trực tiếp của thiên tai (sạt lở, hư hỏng…). - Thay đổi mục tiêu, nhiệm vụ và tiêu chuẩn thiết kế. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa
  • 15. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 15 khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mẫu thuẫn trong sử dụng nước. Bảng 1.1. Tổng hợp hậu quả của trận mưa bất thường cuối tháng 10/2008 đối với công trình thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội TT Loại công trình Tình hình sự cố 1 Hồ chứa Hồ Đồng Mô bị vỡ quai thi công, cống lấy nước bị phá huỷ phải xây lại; tràn hồ Miễu bị sụt sạt đường tràn phía hạ lưu; đập hồ Quan Sơn bị sạt mái ngoài đập dài 180m, rộng 0,4m 2 Trạm bơm 112 trạm bơm phải di dời động cơ 55 trạm bơm phải thay thế động cơ do bị ngập nước 3 Kênh mương 32 km kênh tưới, tiêu bị sạt lở hoặc bồi lấp (Nguồn: Báo cáo Tổng hợp hậu quả của trận mưa cuối tháng 10/2008 đối với công trình thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội – Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội) Bảng 1.2. Đặc trưng mực nước sông Hồng tại Hà Nội thấp nhất qua các thời kỳ từ năm 1956 đến năm 2010 Tháng I II III IV H min (1956 – 1987) (m) 2,10 1,92 1,57 1,67 Năm 1963 1956 1956 1958 H min (1988 – 2010) (m) 0,94 0,10 0,40 1,16 Năm 2010 2010 2010 2007 (Nguồn: Tổng hợp tình hình khí tượng, thuỷ văn – Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội) 1.1.3. Ảnh hưởng của thuỷ lợi đến biến đổi khí hậu Trong từ điển tiếng Việt có ghi: “Thuỷ lợi là việc lợi dụng tác dụng của nước và chống lại tác hại của nó”. (Theo Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 1998). Công trình thuỷ lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng
  • 16. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 16 nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống tác hại của nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại. (Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi - Uỷ ban thường vụ Quốc hội, năm 2001) Như trên đã trình bày, tác động của biến đổi khí hậu đối với thành phố Hà Nội đã được xác định bao gồm lũ lụt, ngập úng và hạn hán. Vì vậy, “công trình thủy lợi là công cụ hiệu quả nhất để ứng phó với biến đổi khí hậu tại Hà Nội”. 1.2. Công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi 1.2.1. Một số khái niệm Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại. Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định. Quản lý công trình thuỷ lợi là quá trình điều hành hệ thống công trình thuỷ lợi theo một cơ chế phù hợp, bao gồm công tác kế hoạch hoá, điều hành bộ máy, quản lý vận hành, duy tu công trình, quản lý tài sản và tài chính. Khai thác công trình thuỷ lợi là quá trình sử dụng công trình thuỷ lợi vào phục vụ điều hoà nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội.
  • 17. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 17 Quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có quan hệ mật thiết với nhau: quản lý tốt là điều kiện để khai thác tốt. Khai thác tốt góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý công trình thuỷ lợi. Một hệ thống công trình thuỷ lợi sau khi xây dựng xong cần thiết lập một hệ thống quản lý để khai thác phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho sự phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội. Hệ thống quản lý là tập hợp và phối hợp theo không gian và thời gian của tất cả các yếu tố như: hệ thống công trình, trang thiết bị, con người và các yếu tố chính trị - xã hội… mục tiêu để phục vụ tốt ba nhiệm vụ đó là: (i) quản lý công trình, (ii) quản lý nước và (iii) quản lý sản xuất kinh doanh. 1.2.2. Đặc điểm của công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi Do đặc điểm của công trình cũng như mục đích sử dụng, vì vậy công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có một số đặc điểm khác biệt so với quản lý và khai thác ở các ngành khác. Cụ thể là: Một là, khai thác công trình thuỷ lợi là hoạt động mang tính công ích, vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Khi các đơn vị sản xuất sử dụng công trình thủy lợi phục vụ sản xuất kinh doanh (ví dụ: khai thác du lịch, cấp nước công nghiệp…) thì hoạt động đó đơn thuần mang tính kinh tế và đòi hỏi đơn vị quản lý công trình thuỷ lợi phải hạch toán, lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế để quyết định phạm vi, quy mô sản xuất. Khi tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh thì hoạt động đó lại mang tính dịch vụ xã hội, cung cấp hàng hoá công cộng cho xã hội, hoạt động mang tính công ích. Khi xảy ra hạn hán, lũ lụt, hoạt động khai thác công trình thuỷ lợi gần như hoàn toàn vì mục tiêu chính trị - xã hội, các cấp chính quyền can thiệp vào việc điều hành sản xuất của đơn vị quản lý công trình.
  • 18. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 18 Hai là, hệ thống công trình thuỷ lợi có giá trị lớn tuy nhiên vốn lưu động ít, lại quay vòng chậm. Để có kinh phí hoạt động, có những lúc các đơn vị quản lý công trình phải vay ngân hàng và trả một khoản lãi vay khá lớn. Ba là, sản phẩm của công tác khai thác công trình thuỷ lợi là hàng hoá đặc biệt có tính chất đặc thù riêng biệt. Sản phẩm là khối lượng nước tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cho sinh hoạt. Hiện nay đang sử dụng đơn vị diện tích tưới tiêu để tính toán xác định số lượng của sản phẩm, nhưng đơn vị diện tích lại không phản ánh đúng hao phí nhân công, vật liệu để sản xuất ra sản phẩm và không phản ánh đúng số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm của người bán cũng như người mua nên gây khó khăn cho cả người mua và người bán. Bốn là, lao động của các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bị phân bố dàn trải và mang tính chất thời vụ. Công trình trải rộng khắp nên lực lượng công nhân phải trải rộng theo để vận hành hệ thống. Công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp là chính nên nó mang đặc thù phụ thuộc vào thời vụ sản xuất nông nghiệp. Năm là, công trình thuỷ lợi phục vụ cho nhiều đối tượng. Trước kia, công trình chủ yếu chỉ phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, hiện nay phục vụ cung cấp nước cho công nghiệp, tiêu cho khu công nghiệp và khu dân cư...
  • 19. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 19 CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Nội dung quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi Quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có hai lĩnh vực: quản lý nhà nước và quản lý khai thác phục vụ sản xuất kinh doanh. 2.1.1. Quản lý nhà nước Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, quản lý nhà nước về công trình thuỷ lợi gồm: - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; - Quyết định việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi, dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước; giám sát chất lượng thi công; tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; - Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; - Phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi; quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ đạo việc điều hòa, phân phối nước của công trình thủy lợi trong trường hợp xảy ra hạn hán, ưu tiên nước cho sinh hoạt; - Tổ chức việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào
  • 20. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 20 việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức bộ máy tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; - Tổ chức thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. 2.1.2. Quản lý khai thác phục vụ sản xuất Quản lý khai thác phục vụ sản xuất gồm: (i) Quản lý tài sản, (ii) Lập kế hoạch, (iii) Quản lý tưới tiêu, (iv) Quản lý duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, (v) Quản lý tài chính. Quản lý tài sản: đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, khai thác tốt tài sản để phục vụ cho nhiệm vụ tưới tiêu đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của dân sinh, kinh tế. Lập kế hoạch: công tác kế hoạch của đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngắn hạn cũng như dài hạn của khu vực phục vụ, phải có kế hoạch nhiều năm và kế hoạch từng năm. Các cấp quản lý, đơn vị quản lý khai thác phải có kế hoạch tưới, tiêu, đáp ứng với nhu cầu thực tế của sản xuất nông nghiệp và nhu cầu của dân sinh kinh tế, đô thị. Các kế hoạch của đơn vị quản lý phải được các ngành liên quan nghiên cứu, đóng góp và thống nhất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi quyết định đưa ra thực hiện.
  • 21. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 21 Quản lý tưới, tiêu: từng vụ, tuỳ theo từng địa phương xã, thôn, các hộ dùng nước có nhu cầu sử dụng tưới, tiêu cho cây trồng. Các trạm thuỷ nông tập hợp báo cáo thời gian cần thiết tưới, tiêu để có kế hoạch đề xuất với đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Sau đó, các trạm thuỷ nông sẽ phối hợp với các hợp tác xã dùng nước, các hội dùng nước để thực hiện nhiệm vụ tưới, tiêu nước cho cây trồng và cho nhu cầu dùng nước. Các hợp tác xã dùng nước, các hộ dùng nước căn cứ vào kế hoạch tưới và khối lượng tưới, tiêu thực tế để thu thuỷ lợi phí nội đồng. Thành phố cũng căn cứ vào kế hoạch tưới, tiêu để cấp bù kinh phí tưới, tiêu. Quản lý duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thuỷ lợi: để công trình thuỷ lợi bảo đảm khả năng vận hành theo yêu cầu thiết kế, thì công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên công trình, theo quy đinh của Nghị định 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thì: "Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước trực tiếp quản lý , khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng thường xuyên công trình thuỷ lợi". Mức chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi được tính theo khung chi phí thường xuyên trên tổng chi phí hoạt động tưới tiêu hoặc tính theo giá trị tài sản cố định: Bảng 2.1. Chi phí thường xuyên tính theo chi phí tưới tiêu Loại hệ thống công trình Tỷ lệ so với tổng chi phí tưới tiêu (%) Tưới tiêu tự chảy (hồ, cống, đập, kênh, rạch) 25-30 Tưới tiêu bằng bơm điện 20-25
  • 22. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 22 Loại hệ thống công trình Tỷ lệ so với tổng chi phí tưới tiêu (%) Tưới tiêu tự chảy kết hợp trạm bơm điện 23-28 (Nguồn: Quyết định 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Đối với Công ty Thuỷ lợi có tài sản cố định đã được đánh giá lại phù hợp với thực tế hoặc các hệ thống công trình xây dựng cơ bản mới đưa vào sử dụng có giá trị sát với giá thực tế hiện nay thì tính kinh phí sửa chữa thường xuyên theo phần trăm giá trị tài sản cố định của hệ thống. Bảng 2.2. Chi phí thường xuyên tính theo giá trị tài sản cố định Loại hệ thống công trình Vùng đồng bằng Vùng trung du Miền núi Vùng ven biển Hệ thống tự chảy (hồ, đạp, cống, kênh, rạch) 0,4-1,0 0.45-1.0 0.55-1.2 0.5-1.2 Tưới tiêu bằng bơm điện 0.5-1.0 0.6-1.2 0.7-1.3 0.6-1.3 Tưới tiêu tự chảy kết hợp bơm điện 0.45-01.05 0.55-1.15 0.65-1.25 0.55-1.25 (Nguồn: Quyết định 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
  • 23. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 23 Quản lý tài chính: bao gồm quản lý nguồn thu và quản lý các khoản chi trong hoạt động quản lý khai thác. Hàng năm, căn cứ vào quy định và hướng dẫn của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính, các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi lập dự toán thu chi tài chính (trong đó gồm cả kế hoạch trợ cấp) báo cáo cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp. Nguồn thu của đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm: - Doanh thu từ dịch vụ tưới, tiêu: chủ yếu là khoản thu từ cấp bù thuỷ lợi phí được cấp. - Kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi như: nuôi bắt thuỷ sản, cho thuê âu thuyền, kinh doanh du lịch, phát điện, cấp nước cho công nghiệp, cấp nước cho khu công nghiệp, tiêu cho khu công nghiệp, hoặc các hoạt động kinh doanh khác. - Kinh phí thu từ các khoản cấp bù, hỗ trợ của nhà nước theo quy định. - Doanh thu khác như khoản nợ khó đòi đã xoá nợ nay lại thu được, khoản thu thanh lý, nhượng bán tài sản, liên doanh liên kết, cho thuê tài chính và các khoản thu khác... - Nguồn cấp phát các khoản hỗ trợ tài chính của đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi được chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định cấp từ ngân sách địa phương. Các khoản chi của đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm: - Tiền lương và phụ cấp lương; - Các khoản nộp theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; - Khấu hao cơ bản;
  • 24. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 24 - Nguyên vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình; - Sửa chữa lớn tài sản cố định; - Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; - Chi phí tiền điện bơm nước tưới, tiêu; - Chi trả tạo nguồn; - Chi phí quản lý doanh nghiệp; - Chi phí cho công tác thu thuỷ lợi phí; - Chi phí cho hoạt động kinh doanh, khai thác tổng hợp; - Chi phí cho hoạt động khác bao gồm các chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ khó đòi đã được xoá nợ, chi phí thanh lý tài sản... 2.2. Bộ máy quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi 2.2.1. Nguyên tắc chung Để công trình thuỷ lợi phát huy tác dụng, điều kiện tiên quyết là phải tổ chức bộ máy quản lý và khai thác phù hợp. Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, bộ máy quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Việc quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phải bảo đảm tính hệ thống, không chia cắt theo địa giới hành chính. Thiết lập bộ máy quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phải bảo đảm tính thống nhất giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương, phát huy vai trò lãnh đạo của chính quyền các cấp. - Mô hình, cơ cấu quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi phải căn cứ vào qui mô và phạm vi phục vụ để bảo đảm công tác quản lý vận hành hệ
  • 25. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 25 thống an toàn và hiệu quả. Các công trình thuỷ lợi do nhà nước đầu tư xây dựng thì nhà nước có thẩm quyền quyết định loại hình doanh nghiệp phù hợp để trực tiếp khai thác và bảo vệ. - Mỗi hệ thống công trình thuỷ lợi sau khi được xây dựng phải được một tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp quản lý. 2.2.2. Mô hình và cơ cấu bộ máy quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Hiện nay các hệ thống công trình thuỷ lợi được hai cấp quản lý, đó là cấp các công ty Thuỷ lợi (doanh nghiệp nhà nước) và tổ chức thuỷ nông cơ sở (thông qua các tổ chức Hợp tác xã dùng nước, Hội dùng nước, tổ đội thuỷ nông ...) Các công ty Thuỷ lợi: Nhà nước thành lập các công ty Thuỷ lợi để quản lý các công trình thuỷ lợi, khai thác, bảo vệ các công trình. Các công ty hoạt động công ích tuỳ theo quy mô mà tổ chức thành công ty hay xí nghiệp cho phù hợp. Đối với các hệ thống công trình lớn, phục vụ tưới tiêu cho nhiều tỉnh thì tổ chức thành lập công ty Thuỷ lợi liên tỉnh. Công ty này có thể trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT hay trực thuộc tỉnh do Bộ uỷ quyền. Các hệ thống thuỷ nông có quy mô vừa, phục vụ tưới tiêu cho nhiều huyện và chỉ nằm trong phạm vi một tỉnh thì thành lập công ty Thuỷ lợi tỉnh. Còn các hệ thống công trình nhỏ, phục vụ tưới, tiêu nằm gọn trong một huyện, thì thành lập xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi. Ngoài ra các hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh phải thành lập Hội đồng quản lý hệ thống, Hội đồng quản lý hệ thống thành viên gồm đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp thuỷ nông, các ngành có liên quan. Hội đồng tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định các chủ trương, chính sách, kế hoạch khai thác và giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp khai thác
  • 26. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 26 công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước nhằm điều hoà lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ hệ thống. Tổ chức thuỷ nông cơ sở: Các công trình thuỷ lợi nằm trên địa bàn các xã, thôn phục vụ tưới tiêu trực tiếp cho từng thôn, xã thì thành lập tổ chức thuỷ nông cơ sở để quản lý, phân phối nước đến đến từng hộ nông dân và thu thuỷ lợi phí nội đồng. Tổ chức thuỷ nông cơ sở có nhiều hình thức tổ chức và hoạt động khác nhau như hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ (làm nhiều công việc mà trong đó có công việc dịch vụ thủy lợi), hợp tác xã dịch vụ chuyên khâu thuỷ lợi, đội thuỷ nông, ban thuỷ nông, hội tưới, hội dùng nước... Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi: - Cấp bộ: Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ đối với các công ty Thuỷ lợi. - Cấp tỉnh, thành phố: quản lý về mặt nhà nước đối với sở Nông nghiệp và PTNT, các công ty Thuỷ lợi. - Cấp sở: Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý về mặt nhà nước, về chuyên môn đối với cấc công ty khai thác các công trình thuỷ lợi. Tham mưu cho cấp sở là các Chi cục Thuỷ lợi hoặc phòng Thuỷ lợi. - Cấp huyện: Quản lý về mặt lãnh thổ, về mặt phối hợp chỉ đạo sản xuất, về mặt bảo vệ công trình đối với các công ty Thuỷ lợi. - Cấp xã: Các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp được UBND các xã giao quản lý, khai thác các đầu mối trạm bơm nhỏ, hệ thống kênh mương nội đồng. Hoạt động của các HTX DVNN bao gồm các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như: dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ làm đất, dịch vụ điện, dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ bảo vệ ruộng đồng, khuyến nông...
  • 27. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 27 Từ khi thực hiện Luật Hợp tác xã (năm 1997) các Hợp tác xã đã tự hạch toán thu, chi, trích khấu hao tu bổ máy móc, nhà trạm, kênh mương. Nhìn chung, trong những năm qua, công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đã phát huy hiệu quả tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Một số mô hình quản lý và khai thác của công ty Thuỷ lợi được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến, cơ cấu chức năng, hay cơ cấu trực tuyến chức năng. - Cơ cấu trực tuyến: Tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến là mọi công việc đều được giao cho từng đơn vị với một cấp trên trực tiếp. Tổ chức theo hình thức này có ưu điểm là quyền hạn và trách nhiệm được phân định rõ ràng , chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát thuận lợi, thu thập, xử lý thông tin nhanh chóng, nhưng nhược điểm của mô hình này là người quản lý phải giỏi toàn diện không phụ thuộc vào các chuyên gia. - Cơ cấu chức năng: Mô hình này thiết lập bộ máy có các bộ phận chức năng, các bộ phận này được giao chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Ưu điểm của mô hình này là phát huy được sự đóng góp của các bộ phận chuyên môn, các chuyên gia vào công tác lãnh đạo nên giảm bớt công việc cho các lãnh đạo. Nhược điểm của mô hình này là dễ phát sinh sự can thiệp của bộ phận chức năng đối với đơn vị trực tuyến, dễ sinh tình trạng thiếu trách nhiệm và khó phối hợp khi giải quyết công việc. - Cơ cấu phối hợp trực tuyến chức năng: Mô hình này là sự kết hợp giữa trực tuyến và chức năng, bộ máy quản lý có quản lý có bộ phận chức năng nhưng không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Ưu điểm của mô hình này là vừa phát huy được khả năng đóng góp của bộ phận chuyên môn, nhưng đồng thời vừa bảo đảm sự chỉ huy của hệ thống trực tuyến. Nhược điểm của mô hình này là dễ phát sinh những phức tạp trong việc
  • 28. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 28 phối hợp các bộ phận chức năng, chỉ đạo quá tập trung hạn chế sử dụng chuyên môn. Mỗi một mô hình đều có những ưu và nhược điểm nhất định, vấn đề quan trọng là phải lựa chọn được mô hình quản lý và khai thác phù hợp. 2.3. Một số kinh nghiệm về quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi 2.3.1. Quản lý và khai thác dự án tưới Colombia, miền nam nước Mỹ Dự án tưới Colombia là dự án xây dựng hồ chứa đa mục tiêu, quy mô lớn trên sông Colombia thuộc bang Washington, nước Mỹ. Dự án khởi công vào năm 1933 và bắt đầu đưa vào khai thác và sử dụng năm 1951. Diện tích tưới nước của hệ thống vào khoảng 230.000 ha, với 7.000 chủ đất. Vụ Cải tạo đất là cơ quan quản lý tưới Quốc gia trực tiếp quản lý dự án, do hiệu quả sử dụng không cao, đến năm 1969 Vụ Cải tạo đất đã thay đổi mô hình quản lý và khai thác tưới bằng cách chuyển giao một phần quản lý tưới xuống ba địa hạt do người nông dân trực tiếp tham gia quản lý. Mô hình được minh hoạ như sơ đồ dưới đây: Hình 2.1. Cơ cấu Vụ Cải tạo đất, Hội Quản lý tưới Vụ Cải tạo đất (Cơ quan quản lý tưới Quốc Gia) Hội Quản lý tưới Địa hạt Số 1 Hội Quản lý tưới Địa hạt Số 2 Hội Quản lý tưới Địa hạt Số 3
  • 29. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 29 Hội mua nước của Vụ Cải tạo đất và sau đó bán lại cho các thành viên của mình. Vụ Cải tạo đất vẫn tiếp tục quản lý vận hành một số phương tiện chung và giữ nguyên quyền sở hữu về mặt hình thức đối với tất cả các tài sản, còn quyền vận hành và duy tu, bảo dưỡng các tài sản cũng như quyền lựa chọn mức lợi tức từ việc cung cấp dịch vụ tưới thuộc về các địa hạt nói trên. Dự án Colombia khá thành công, hiệu quả hoạt động của dự án đã được cải thiện đáng kể: người sử dụng đã tự thay đổi công nghệ và cơ cấu cây trồng để tiết kiệm nước, chất lượng dịch vụ đã được cải thiện rõ rệt, bảo đảm sự công bằng việc phân phối nước giữa các địa hạt. Trung bình chi phí vận hành của các hạt sau khi chuyển đổi chỉ băng 78% so với lúc chưa chuyển đổi, nhờ đó tăng thêm thu nhập cho các hộ nông dân dùng nước. Theo ước tính khoản thu nhập tăng thêm nhờ giảm giá nước xấp xỉ 15% thu nhập trung bình. Hơn nữa bộ máy của Vụ Cải tạo đất giảm đáng kể vì vụ chỉ còn coi như người bán buôn thay như người bán lẻ trong giai đoạn chưa chuyển đổi. 2.3.2. Quản lý và khai thác tưới ở Trung Quốc Đầu những năm 80, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu chủ trương cải tổ lại hệ thống quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi để giảm bớt các xung đột về tài nguyên nước và tiến tới thực hiện tự chủ về tài chính cũng như tăng cường quản lý ở địa phương. Một loạt các mô hình dùng nước ra đời, có những mô hình thành công đó là: (i) mô hình quản lý có sự phối hợp giữa Nhà nước và hội dùng nước; (ii) mô hình đấu thầu quản lý. Mô hình quản lý có sự phối hợp giữa Nhà nước và hộ dùng nước: Được áp dụng lần đầu ở Trung Quốc ở một dự án do WB tài trợ từ những năm 1980, sau đó áp dụng phổ biến ở các tỉnh Huibei, Gánu, Shangdong. Theo mô hình này, Sở Thuỷ lợi thành lập Ban quản lý công trình đầu mối và kênh chính thực hiện nhiệm vụ quản lý trong phạm vi từ công trình đầu mối đến cống đầu
  • 30. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 30 kênh cấp I. Các Chi cục Thuỷ lợi địa hạt thành lập các Ban Quản lý kênh nhánh làm nhiệm vụ quản lý kênh cấp I và cấp II. Từ kênh cấp 3 trở xuống giao cho người sử dụng nước qua hội dùng nước , gọi là “WUA” trực tiếp quản lý, tu sửa và thu thuỷ lợi phí. Các WUA được thành lập theo các tuyến kênh cấp 3 và thường tưới cho 1 xã có diện tích tưới khoảng từ 350 ha đến 650 ha. WUA do các hộ dùng nước trong tuyến kênh thành lập, hoạt động theo điều lệ của hội. Để quản lý điều hành WUA, các hội viên bầu ra một Ban quản lý gồm 1 chủ tịch và từ 1 đến 2 phó chủ tịch và một số cán bộ chuyên môn nghiệp vụ khác như kế toán, thủ quỹ, kỹ thuật... Ở mỗi nhóm hộ trong một khu vực sản xuất (thường từ 50 đến 100 hộ) thành lập một tổ phân phối nước có một tổ trưởng và từ 2 đến 3 nhân viên giúp việc để dẫn nước phân phối đến từng hộ nông dân, lập kế hoạch tu sửa kênh nội đồng, thu thuỷ lợi phí từ các hộ nông dân nộp lên Ban Quản lý kênh nhánh. Mô hình đấu thầu quản lý được áp dụng ở khu tưới Jingui, xây dựng từ năm 1932, lấy nước tưới từ sông Jinghe, diện tích tưới là 42.667 ha. Khu tưới Jingui có 25 kênh chính và kênh cấp 2 với tổng chiều dài 3.804 km, 536 kênh cấp 3 có chiều dài 1.392 km. Đấu thầu quản lý thực chất là đấu giá “3 quyền” của các kênh nhánh, có nghĩa là Ban quản lý khu tưới chuyển giao quyền pháp nhân, quyền sử dụng và quyền quản lý các kênh nhánh cho tổ chức hoặc cá nhân theo phương thức cạnh tranh công khai, công bằng. Đối tượng dự thầu là tất cả những người dùng nước được hội đồng của các thôn, xã hưởng lợi đề cử. Người dự thầu phải xây dựng kế hoạch chi tiết về quản lý, bảo dưỡng và phục hồi hoạt động của kênh mương, đồng thời xác định chắc chắn về ngân sách chi cho sửa chữa phục hồi kênh mương. Ban quản lý khu tưới sẽ đánh giá, xác định mức giá nước và các cam kết của người dự thầu, thông báo công khai trước công chúng để người dân dễ kiểm soát. Quản lý độc lập, tự
  • 31. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 31 chịu trách nhiệm về lỗ lãi là một ưu điểm của phương thức này, nhờ đó đã tạo nên sự năng động trong công tác quản lý, vận hành, tu sửa công trình, tối đa hoá việc phân phối nước, tối đa hoá hoạt động khôi phục bảo vệ công trình để tăng diện tích tưới, giảm các mối liên kết trung gian để giảm chi phí cấp nước, nâng cao chất lượng dịch vụ và làm tăng lợi nhuận cho khu tưới. 2.3.3. Nghiên cứu ở Việt Nam 2.3.3.1. Mô hình quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở tỉnh Đồng Tháp Đồng Tháp có diện tích tưới hàng năm khoảng 200.000 ha. Hoạt động của các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở đây gần như hoàn toàn theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc “đấu giá cạnh tranh”. Các hộ nông dân trong vùng hưởng lợi tổ chức đại hội những người dùng nước. Đại hội thảo luận quy chế quản lý, vận hành và tu sửa công trình, đồng thời bầu ra Ban quản lý tưới. Ban quản lý tưới đại diện cho quyền lợi của các hộ dân trong vùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm xem xét, lựa chọn cá nhân nhận khoán theo nguyên tắc “đấu giá mức thu thuỷ lợi phí”. Tổ chức, cá nhân nào có đủ năng lực và chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý, vận hành công trình, cung cấp nước tưới đầy đủ theo yêu cầu của các tập đoàn viên và có mức thu thuỷ lợi phí thấp nhấp sẽ được chọn để giao khoán. Ban quản lý tưới tiêu sẽ ký hợp đồng giao khoán với tổ chức, cá nhân nhận khoán; chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát công việc tưới tiêu và tu sửa công trình của người nhận khoán theo các quy định đã được ký kết trong hợp đồng mà đại hội đã thông qua. 2.3.3.2. Mô hình quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở An Giang An Giang là một tỉnh nông nghiệp, diện tích trồng lúa trên 200.000 ha. Hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp là các trục kênh rạch tạo nguồn
  • 32. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 32 nước tưới và các trạm bơm bơm nước vào các khu canh tác của từng hộ. Công ty khai thác công trình thuỷ lợi An Giang được giao quản lý các trục kênh chính, các công trình điều tiết và một số trạm bơm lớn phục vụ tưới cho khoảng 10.000 ha (chỉ khoảng 5% diện tích sản xuất của toàn tỉnh). Số diện tích còn lại do các trạm bơm nhỏ phục vụ. Các trạm bơm này đã được UBND tỉnh giao lại cho UBND các xã, trị trấn quản lý. Để quản lý, khai thác tốt các trạm bơm này, UBND tỉnh An Giang đã cho áp dụng hình thức “hiệp thương khai thác sử dụng đường nước”. Tổ chức, cá nhân tham dự hiệp thương làm hồ sơ gửi đến UBND xã, thị trấn nơi tổ chức hiệp thương, hồ sơ gồm thuyết minh cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị quản lý, phương hướng kế hoạch quản lý khai thác công trình, mức thuỷ lợi phí phải thu. UBND xã, thị trấn thông báo thời gian, địa điểm tổ chức hiệp thương. Đúng ngày tổ chức hiệp thương, UBND xã mời tất cả các hộ dùng nước chung trong hệ thống và các tổ chức, cá nhân đang ký hiệp thương đến dự và xét chọn. Nguyên tắc lựa chọn là các hộ dùng nước nghiên cứu kỹ từng hồ sơ để lựa chọn người quản lý, khai thác trên cơ sở cân nhắc phương án, kế hoạch quản lý và mức thu thuỷ lợi phí sau đó bỏ phiếu kín lựa chọn. Mục đích của việc hiệp thương khai thác sử dụng đường nước là nhằm đảm bảo lợi ích của người quản lý và người sử dụng với chi phí thấp nhất mà mang lại hiệu quả cao nhất. (Nguồn: Quản lý thuỷ nông trong nền kinh tế thị trường – TS. Đoàn Thế Lợi, năm 2004)
  • 33. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 33 2.4. Xu hướng quản lý, khai thai thác công trình thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu. Với mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả sử dụng công trình thuỷ lợi để ứng phó với tình hình lũ lụt và hạn hán trong điều kiện biến đổi khí hậu, công tác đổi mới quản lý và khai thác đang là vấn đề được quan tâm. Kinh nghiệm quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ở một số nơi như sau: 2.4.1. Phân cấp cho cơ sở Công trình thuỷ lợi đầu mối có lớn, có quy mô nhưng hoạt động của nó chưa chắc đã có hiệu quả vì hoạt động của nó phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới các công trình kênh, cống đến mặt ruộng. Công trình cấp nhỏ hoàn thiện tính đồng bộ của hệ thống. Công trình càng nhỏ càng sát đến người dân, sát đến lợi ích trực tiếp của người dân. Xu hướng hiện nay và trong thời gian tới thì những công trình đầu mối sẽ do nhà nước đầu tư và quản lý, nhưng những công trình nhỏ, sát với người dùng nước thì sẽ giao cho người dân trực tiếp đầu tư và quản lý, điều hành. Xu thế này hiện nay có rất nhiều nước thực hiện vì nó có một hiệu quả rất lớn đó là để cho người dân tham gia đầu tư quản lý, do đó huy động được nguồn lực to lớn trong dân và thường là những công trình do dân đầu tư và quản lý thì hiệu quả thường là cao và bền vững. 2.4.2. Huy động dân tham gia ở các khâu Công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất của người dân, do vậy người dân cũng chính là người hiểu nhất, gần gũi nhất công trình thuỷ lợi và cũng là người mong muốn công trình thuỷ lợi hoạt động có hiệu quả nhất, góp phần giúp cho người dân có đầy đủ nước để sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy việc huy động người dân đóng góp công sức ở tất cả các khâu trong hiện nay là việc cần được phát huy.
  • 34. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 34 Người dân tham gia ở tất cả các khâu từ khâu thiết kế cho đến khâu vận hành, sửa chữa. Càng gần cơ sở, càng gần người dân thì sự tham gia, đóng góp của người dân càng tăng. 2.4.3. Thành lập các Hội dùng nước thay các Hợp tác xã dịch vụ thuỷ nông Hội dùng nước là một tổ chức cộng đồng gồm các hộ nông dân sử dụng nước tưới, tiêu tự nguyện kết hợp cùng nhau để thực hiện trách nhiệm quản lý, vận hành, phân phối nước nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho mỗi thành viên của Hội. Thành lập các Hội dùng nước để hạn chế các các khó khăn của các công ty Thuỷ lợi.
  • 35. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 35 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Thành phố Hà Nội sau khi hợp nhất có tổng diện tích tự nhiên là 334.852 ha. Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hưng Yên và Hà Nam. Đặc điểm địa hình: Địa hình thành phố Hà Nội biến đổi khá phức tạp, cao độ biến đổi dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, có đủ các dạng địa hình gồm cả núi cao, đồi núi thấp và đồng bằng. Dân cư và lao động: Thành phố Hà Nội sau khi hợp nhất vào tháng 8 năm 2008 có 6.350.000 dân và đến tháng 4 năm 2009, con số tăng lên tới 6.450.000 dân. Dân số thành thị ngày càng tăng, dân số nông thôn ngày càng giảm. Do không gian đô thị ngày càng mở rộng và cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển nên tỷ lệ dân số ngoại thành so với dân số toàn thành phố ngày càng giảm đi. Đặc điểm khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những
  • 36. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 36 biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C. Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng. (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki) Cơ cấu phát triển kinh tế: Tổng quy mô GDP của Hà Nội năm 2008 đạt trên 178,5 nghìn tỷ đồng, tương đương với 10,77 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 12,1% cả nước. Nếu xét theo thứ tự về quy mô GDP theo tỉnh, thành cả nước, Thủ đô Hà Nội đứng vị trí thứ hai và bằng 61,5% tổng GDP của địa phương đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu kinh tế theo ngành của Hà Nội có sự dịch chuyển khá nhanh theo hướng tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng. Bảng 3.1. Cơ cấu ngành tính theo GDP Đơn vị: % Cơ cấu Năm 2000 2006 2007 2008 2009 Tổng GDP 100 100 100 100 100 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 10,4 6,9 6,4 6,5 6,5 Công nghiệp, xây dựng 36,5 40,8 41,5 41,6 41,4 Dịch vụ 53,1 52,3 52,1 51,9 52,1 (Nguồn: Niên giám thống kê 2009 Hà Nội)
  • 37. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 37 Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng GDP Đơn vị: % Chỉ tiêu 2001-2005 2006 2008 2001-2008 Tốc độ tăng trưởng 11,0 12,2 10,6 11,3 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4,1 1,3 1,6 2,3 Công nghiệp, xây dựng 13,4 17,2 11,9 14,2 Dịch vụ 10,7 10,3 10,9 10,6 (Nguồn: Quy hoạch phát triển Kinh tế xã hội Hà Nội) Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: toàn thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 334.852,2 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 156.695 ha chiếm 46,8% so với diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp rất ít chỉ có 24.051,9 ha chiếm 7%, đất phi nông nghiệp 131.245,2 ha chiếm 39% so với diện tích đất tự nhiên. Đất canh tác là 141.089,4 ha và đang có xu hướng giảm dần do phát triển các khu đô thị, công nghiệp, làng nghề... Diện tích lúa cả năm hiện nay xấp xỉ 206.000 ha, sản lượng hơn 1,17 triệu tấn, diện tích màu là hơn 32.000 ha, sản lượng hơn 160 nghìn tấn, diện tích rau và các loại cây công nghiệp và rau là hơn 73.000 ha, sản lượng hơn 550 nghìn tấn. Bước đầu hình thành được những vùng sản xuất, tạo ra một phong cách sản xuất thích ứng với cơ chế thị trường cho người nông dân. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh các cây con có khả năng phát triển để sản xuất hàng hoá và cho giá trị kinh tế cao. Một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã được hình thành tại Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm. Một số công nghệ cao đã được áp dụng trong nhân giống như công nghệ cấy mô tế bào, công nghệ nhà lưới.
  • 38. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 38 Phương hướng phát triển nông nghiệp Đất nông nghiệp sẽ giảm từ 156.695 ha hiện nay xuống còn 117.238 ha vào năm 2030. Đất lâm nghiệp hầu như không có biến động vẫn ở mức 23.000 ha. Trong những năm tới phát triển nông nghiệp về chiều sâu và đẩy mạnh chăn nuôi, thủy sản. Mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt, chăn nuôi trâu bò thịt và gia cầm, với điều kiện không làm tổn hại đến môi trường sinh thái, có thể đóng góp vào tăng trưởng GDP nông nghiệp bình quân hàng năm khoảng 1,5- 1,9%. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào trồng trọt, chăn nuôi có thể đóng góp vào tăng trưởng trung bình hàng năm trên 2,1- 2,3%. 3.2. Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi Hệ thống thuỷ lợi thành phố Hà Nội có thể chia thành 3 khu vực rõ rệt là vùng Hữu Đáy (sông Tích - Thanh Hà), Tả Đáy (hệ thống sông Nhuệ) và Bắc Hà Nội. 3.2.1. Hiện trạng công trình tưới 3.2.1.1. Nguồn nước Địa hình thành phố Hà Nội có đầy đủ cả khu vực miền núi, bán sơn địa và đồng bằng. Đối với vùng bán sơn địa - miền núi tập trung ở khu vực hữu sông Tích, sông Bùi, khu vực phía Tây và Bắc huyện Sóc Sơn chỉ có thể dùng nguồn nước tại chỗ, nhưng trữ lượng rất hạn chế. Biện pháp công trình chủ yếu là hồ chứa để điều tiết lại dòng chảy phục vụ tưới. Ở các khu vực không có đủ điều kiện làm hồ chứa thì phát triển đập dâng. Nói chung loại công trình hồ chứa và đập dâng chủ yếu ở các khu miền núi của các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và Sóc Sơn. Đối với vùng đồng bằng chủ yếu dùng nguồn nước sông ngoài, trong đó
  • 39. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 39 sông Hồng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Biện pháp công trình cho khu vực đồng bằng chủ yếu là bơm bằng động lực. Một vài khu thuỷ lợi còn thiếu nguồn nước do chưa có biện pháp công trình đáp ứng đủ, như khu thuỷ lợi sông Tích, vùng đầu nguồn sông Đáy từ Ba Thá đến Hát Môn. Hơn nữa một số công trình chuyển đổi mục đích cũng đòi hỏi phải có biện pháp công trình tưới thay thế như hồ Đồng Mô, suối Hai… hàng năm khu vực thượng nguồn sông Tích, sông Đáy cạn kiệt, phải tiếp nguồn từ sông Đà qua trạm bơm Trung Hà và từ sông Hồng qua các trạm bơm Phù Sa và Đan Hoài. Khu vực cuối sông Nhuệ thiếu nước do hệ thống sông trục bồi lắng, cống Liên Mạc không đủ công suất. Nguồn nước tưới của Hà Nội có những đặc điểm sau: - Có đoạn sông không có nguồn sinh thuỷ, nước thải từ công nghiệp, đô thị, nông nghiệp làm cho chất lượng nước không đảm bảo, có nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng như sông Nhuệ, thượng nguồn sông Đáy. - Như trên đã trình bày, từ năm 2004 đến nay mực nước sông Hồng vào vụ xuân thường xuyên duy trì thấp, chỉ có vài đợt xả từ hồ Hoà Bình có thể duy trì mực nước trên +2 m tại Hà Nội, còn lại đều thấp hơn và có những thời điểm chỉ còn thấp +1 m. Với mực nước đó các công trình thuỷ lợi lấy nước từ sông Hồng (chiếm gần 80% diện tích tưới của toàn thành phố) không lấy được nước hoặc công suất giảm mạnh. Giải pháp tình thế giải quyết vẫn đề này là nhiều địa phương đã trang bị các máy bơm dã chiến để tiếp nguồn, tăng đầu nước cho các công trình lấy nước. - Vấn đề bổ sung nguồn nước ở các khu vực đầu nguồn là rất cấp bách để cấp nước cho nông nghiệp và các ngành kinh tế, để thay thế nguồn cho các công trình chuyển đổi nhiệm vụ, cải thiện môi trường và chất lượng nước của
  • 40. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 40 sông Đáy, Tích, Nhuệ. Đồng thời từng bước làm sống lại dòng sông Đáy trong mùa kiệt chủ yếu từ đập Đáy đến Ba Thá. - Chất lượng nước tưới có nhiều vấn đề, đặc biệt khi mà các trục lấy nước chính của thành phố như sông Tích, Đáy, Nhuệ, Ngũ Huyện Khê, Cầu Bây đều là các trục dẫn nước tưới tiêu kết hợp. Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại thì việc tách, xử lý nước thải một cách triệt để được coi là không khả thi. Do đó chất lượng nước tưới, cấp nước cho các ngành trên địa bàn thành phố là vấn đề hết sức nan giải. 3.2.1.2. Công trình đầu mối Từ vùng núi, bán sơn địa đến vùng đồng bằng đã có hàng loạt công trình được xây dựng qua nhiều giai đoạn. Tổng cộng hiện nay Hà Nội có 921 công trình tưới bằng tự chảy và động lực. Các công trình tưới đa số đã có thời gian sử dụng đã hơn 20  30 năm, có công trình đã xây dựng 40 năm. Chỉ có một số ít công trình mới xây dựng bổ sung vào các năm gần đây. Hiện tại các công trình tưới trên địa bàn thành phố có công suất thiết kế 175.911 ha, thực tế tưới đảm bảo cho 127.839 ha đạt 73% yêu cầu, chủ yếu là đảm bảo cho diện tích canh tác, còn các diện tích trồng cây ăn quả ở các khu vực gò đồi, các diện tích canh tác nhỏ lẻ phân tán chưa chủ động được tưới. Về chỉ tiêu thiết kế: hầu hết các công trình khi thiết kế đều chọn hệ số tưới nhỏ (từ 0,8 đến 1,2 l/s/ha). Đến nay do có nhiều tiến bộ của ngành sinh học đã cho ra đời nhiều loại giống lúa thấp cây, nhu cầu nước lại nhiều hơn các giống lúa cũ, mặt khác do nhu cầu thâm canh tăng vụ đòi hỏi nước cấp đủ khung thời vụ tốt nhất (khoảng 15 ngày), nên hệ số tưới cũ không còn phù hợp nữa. Nhiều hồ chứa như Đồng Mô, Suối Hai, Đồng Sương, Văn Sơn, Tân Xã, Tuy Lai, Quan Sơn, Đồng Quan trước đây được thiết kế với chỉ nhiệm vụ cấp
  • 41. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 41 nước cho nông nghiệp. Hiện nay, các công trình này được chuyển đổi một phần sang làm các nhiệm vụ du lịch, vui chơi, giải trí vì vậy khả năng tưới bị giảm, cần phải tìm công trình khác để thay thế. 3.2.1.3. Kênh mương Hệ thống kênh mương bồi lắng làm giảm khả năng chuyển tải và trữ nước. Kênh tưới còn nhiều chỗ bị sạt lở chưa được kiên cố hoá. Các hệ thống lấy nước lớn như Cẩm Đình - Hiệp Thuận, Sông Nhuệ, Long Tửu không đảm bảo cấp nguồn do mực nước sông Hồng xuống thấp, sông trục như sông Đáy chưa được cải tạo để dẫn nước, sông Nhuệ bị bồi lắng mạnh (bồi 0,5-1,0 m so với thiết kế). Kênh mương bị bồi lắng, sạt lở nhiều, đến nay mới có khoảng 20% kênh mương được xây bê tông, nhiều cống đầu kênh cấp II không có cửa, điều tiết nước khó khăn, hệ số sử dụng nước trong hệ thống kênh mương thấp thường chỉ đạt 0,5 - 0,6. Yếu tố kênh mương nội đồng là yếu tố chủ chốt trong khâu điều tiết nước tưới, nhiều nơi công trình đầu mối tốt nhưng kênh mương không hoàn chỉnh nên hiệu quả tưới không được là bao. 3.2.2. Hiện trạng công trình tiêu 3.2.2.1. Hướng và hình thức tiêu Với đặc điểm địa hình Hà Nội có hai hình thức tiêu thoát nước: - Tiêu thoát nước ở vùng núi bán sơn địa với hình thức tự chảy là chính. - Tiêu thoát nước ở các khu vực đồng bằng chủ yếu bằng bơm. Các công trình này có thể bơm trực tiếp ra sông Đáy, sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống hoặc bơm trực tiếp vào các trục tiêu nội đồng như sông Nhuệ, sông
  • 42. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 42 Tích, sông Mỹ Hà, sông Cà Lồ, sông Ngũ huyện Khê. Ngoài ra còn có hàng loạt các cống dưới đê sông Đáy, sông Tích, sông Hoàng Long ... cũng tiêu thoát nước ra các sông trục bằng tự chảy khi có điều kiện. 3.2.2.2. Công trình đầu mối Toàn thành phố có 209.028 ha diện tích cần tiêu, với 723 công trình đầu mối tiêu, có tổng diện tích thiết kế là 237.245 ha, tuy nhiên toàn bộ hệ thống tiêu ứng với năm có tần suất mưa và mực nước 10% chỉ đạt 60 - 70%. Hệ thống công trình tiêu trong hệ thống còn các tồn tại: - Hệ số tiêu bình quân mới đạt khoảng 5 đến 6 l/s/ha, thậm chí có khu vực chỉ đạt khoảng 4 l/s/ha như khu vực Sóc Sơn. - Một số khu vực trước đây tiêu tự chảy nhưng khả năng tiêu ngày càng hạn chế, chưa chủ động tiêu vì chủ yếu phụ thuộc vào mực nước sông ngoài và sông nội đồng như các các khu vực trên Hà Đông - hệ thống sông Nhuệ, khu vực Đông Anh tiêu ra sông Ngũ Huyện Khê, khu vực Gia Lâm - Long Biên tiêu ra sông Cầu Bây và các vùng nhỏ cục bộ khác. - Một số khu vực chưa được đầu tư công trình chủ động cho tiêu như các khu vực phân chậm lũ Chương Mỹ - Mỹ Đức. - Hệ thống sông trục bị bồi lắng, giảm khả năng tiêu thoát như các trục sông Tích, Nhuệ, Ngũ Huyện Khê…. - Nhiều công trình đầu mối tiêu: trạm bơm, cống tiêu được xây dựng từ lâu, xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo năng lực tiêu thoát cũng như an toàn phòng chống lũ bão.
  • 43. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 43 Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích tưới tiêu của công trình thuỷ lợi TT Nguồn tưới, hướng tiêu Diện tích tưới (ha) Diện tích tiêu (ha) Thiết kế Thực tế Yêu Cầu Cấp 2 Thiết kế Thực tế Yêu Cầu Cấp 2, hỗ trợ 1 Khu vực Hữu Đáy 56568 40616 67671 8435 65406 51355 65780 0 Đà 2765 2765 6430 0 0 0 0 0 Hồng 7492 7492 7492 6556 0 0 0 0 Tích 5522 5215 5515 0 39988 31275 39588 0 Đáy 4336 3841 3746 95 25249 19911 25249 0 Nội đồng 36454 21303 44488 1784 169 169 943 0 2 Khu vực Tả Đáy 69756 53052 49720 2066 127309 80346 98291 13764 Hồng 14620 10853 11085 900 13706 8599 13643 0 Nhuệ 45855 33727 33639 0 68270 48691 58915 1267 Nội đồng 8394 7442 3966 1166 16768 2545 2434 12497 Đáy 887 1030 1030 0 28565 20511 23299 0 3 Khu vực Bắc Hà Nội 49588 35198 40359 895 44530 35838 47541 0 Hồng 17155 7581 7581 0 4000 3056 4000 0 Cà Lồ 2807 2203 2203 0 13219 10735 16230 0 Đuống 2540 1666 1666 0 2516 2241 2516 0 B H Hải 1030 1030 1030 0 8527 6450 8527 0 N H Khê 3149 3104 3104 0 9560 8258 9560 0 Cầu 1484 598 598 0 6708 5098 6708 0 Nội đồng 21423 19016 24177 895 0 0 0 0 Tổng 175911 128866 157751 11396 237245 167538 211612 13764 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp diện tích tưới, tiêu - Chi cục Thủy lợi Hà Nội)
  • 44. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 44 3.3. Mô hình quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi tại Hà Nội Trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị, tổ chức quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi lúc đó là một bộ máy phục vụ cho quyền lợi bọn địa chủ tư bản, trong một hệ thống có một chủ người Pháp cùng một số kỹ thuật viên và công nhân trông coi hệ thống. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp hầu hết các hệ thống công trình thuỷ lợi bị bọn giặc Pháp bắn phá, bộ máy tổ chức cũng không hình thành, chỉ bố trí một số cán bộ trông coi hệ thống. Khi hoà bình lập lại (sau năm 1954) đất nước bước vào thời kỳ khôi phục các hệ thống công trình thuỷ lợi, thuỷ lợi của Hà Nội được giao cho một số cán bộ phụ trách các hệ thống kiểu bao cấp. Sau đó ít năm, dưới sự chỉ đạo của Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT), Hà Nội đã nghiên cứu thành lập các Ban quản trị nông giang ở các hệ thống để cho công tác quản lý, khai thác đi vào nền nếp hơn. Từ năm 1963, Chính phủ đã ban hành “Điều lệ quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ nông” trong đó công tác tổ chức quản lý đã được đặt vai ở vị trí quan trọng, tiến bộ đáng kể, bộ máy quản lý ở các hệ thống được tăng cường hơn. Phương pháp quản lý đã được cải tiến dần nhờ đó mà đã phát huy hiệu ích công trình phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, chúng ta biết rằng hệ thống thuỷ nông là cơ sở vật chất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nhưng trong hệ thống có phần thuộc sở hữu tập thể, việc xác định trách nhiệm giữa hai khu vực đó còn chưa nêu rõ nên chưa thực hiện tốt được chế độ hợp đồng để quy định trách nhiệm giữa cơ quan quản lý và hợp tác xã nông nghiệp, hộ nông dân nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Đến năm 1970, công tác tổ chức quản lý công trình đã thực hiện theo Nghị
  • 45. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 45 định 141-CP của Chính phủ và Thông tư 13-TL của Bộ Thuỷ lợi quy định về tổ chức quản lý hệ thống thuỷ nông (tháng 8/1970). Sau khi đất nước Việt Nam thống nhất (từ 1976) trở đi, cùng với các địa phương khác, Hà Nội đã nhiều lần củng cố, tăng cường, đổi mới các bộ máy tổ chức quản lý các công trình thuỷ lợi cho phù hợp với tình hình phát triển của Thủ đô, chuyển đổi sang cơ chế thị trường, quản lý khai thác các hệ thống công trình thuỷ lợi được điều hành bởi các Công ty Thuỷ lợi, là doanh nghiệp Nhà nước, theo chế độ hạch toán kinh tế. Cũng như một số ngành hoặc lĩnh vực sản xuất khác, công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội được quản lý theo ngành gồm bộ máy quản lý nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp và các đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác hệ thống công trình. Cụ thể như sau: 3.3.1. Bộ máy nhà nước về công tác thuỷ lợi Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố, có nhiệm vụ phụ trách các vấn đề về nông nghiệp, đồng thời công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thuỷ lợi trên địa bàn. Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, có nhiệm vụ tham mưu cho Sở về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi (hiện nay theo biên chế Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội có 16 người). Phòng Kinh tế trực thuộc Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi cấp huyện (hiện nay theo biên chế, mỗi phòng Kinh tế có từ 1 đến 2 người phụ trách về thuỷ lợi). Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ theo thẩm quyền và điều kiện cụ thể của
  • 46. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 46 địa phương quy định nội dung công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên và bố trí cán bộ phụ trách công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. 3.3.2. Các đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi 3.3.2.1. Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm 05 Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thuỷ lợi: Hà Nội, Sông Nhuệ, Sông Đáy, Sông Tích, Mê Linh. Ngoài Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thuỷ lợi Mê Linh chỉ phục vụ công tác tưới tiêu cho một huyện nên có số lượng CBCNV ít còn các Công ty khác có từ 500 đến 700 CBCNV. Hiện nay, các Công ty đều trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Về cơ bản các Công ty Đầu tư phát triển thuỷ lợi trực tiếp quản lý vận hệ thống kênh mương cấp I, cấp II, các trạm bơm tưới, tiêu lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các huyện ngoại thành. Đây là các đơn vị quan trọng, có ảnh hưởng mạnh nhất đối với hoạt động quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sản xuất chính năm 2009 của các Công ty Đầu tư phát triển thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội T T Chỉ tiêu Đ V Tổng cộng Hà Nội Sông Nhuệ Sông Đáy Sông Tích Mê Linh 1 Diện tích phục vụ tưới tiêu ha 283.270 36.384 115.742 70.780 46.280 14.084 Vụ Xuân ha 113.650 16.554 45.447 27.686 18.410 5.553 Vụ Mùa ha 114.191 16.450 45.386 29.124 17.670 5.561 Vụ Đông ha 55.429 3.380 24.909 13.970 10.200 2.970 2 Tổng số lao động ng 3.194 622 1.064 792 626 90
  • 47. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 47 T T Chỉ tiêu Đ V Tổng cộng Hà Nội Sông Nhuệ Sông Đáy Sông Tích Mê Linh 3 Doanh thu Tr. đ 256.482 45.798 75.802 69.883 51.761 13.238 Cấp bù do miễn thu thuỷ lợi phí Tr.đ 171.503 26.089 55.471 47.270 32.865 9.808 Cấp bù chênh lệch thu - chi Tr.đ 54.556 19.189 4.667 22.324 8.146 230 Thu thuỷ lợi phí Tr.đ 15.484 520 14.964 0 0 0 Doanh thu khai thác tổng hợp Tr.đ 14.939 0 700 289 10.750 3.200 4 Chi phí Tr. đ 256.482 45.798 75.802 69.883 51.761 13.238 Lương Tr.đ 89.685 17.767 30.674 22.047 16.795 2.402 Phụ cấp ca 3 Tr.đ 4.664 797 1.561 1.503 641 162 Phụ cấp thêm giờ Tr.đ 10.721 2.132 3.680 2.646 1.975 288 Phụ cấp độc hại Tr.đ 1.376 69 283 586 342 96 BHXH, BHYT Tr.đ 17.050 3.375 5.809 4.189 3.221 456 Ăn giữa ca Tr.đ 9.984 1.941 3.320 2.471 1.972 280 Khấu hao TSCĐ Tr.đ 13.536 2.613 3.863 3.457 1.903 1.700 Tiền điện bơm nước tưới tiêu Tr.đ 40.755 6.500 12.155 12.141 7.256 2.703 Trả tạo nguồn Tr.đ 11.941 3.014 8.571 356 Nguyên nhiên vật liệu, công cụ Tr.đ 4.251 210 1.600 1.200 1.043 198 Bảo hộ lao động, khám sức khoẻ Tr.đ 1.278 249 425 317 251 36 Đào tạo, học tập Tr.đ 532 104 177 132 104 15 PCLB, bảo vệ công trình Tr.đ 1.794 355 613 441 337 48 Thuế môn bài, Tr.đ 602 152 250 50 100 50
  • 48. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 48 T T Chỉ tiêu Đ V Tổng cộng Hà Nội Sông Nhuệ Sông Đáy Sông Tích Mê Linh thuế nhà đất Sửa chữa thường xuyên Tr.đ 19.734 3.928 6.441 5.961 2.625 779 Quản lý doanh nghiệp Tr.đ 13.755 2.592 4.251 3.934 2.464 514 Chi phí cho khai thác tổng hợp Tr.đ 14.824 0 700 237 10.732 3.155 (Nguồn: Tình hình hoạt động sản xuất năm 2009 của các Công ty Đầu tư phát triển thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội). Một số nhận xét: - Nguồn thu của các Công ty phụ thuộc vào Ngân sách nhà nước cấp; Hình 3.1. So sách giữa các nguồn thu 171.503; 67% 54.556; 21% 15.484; 6% 14.939; 6% Cấp bù do miễn thu thuỷ lợi phí (Tr.đ) Cấp bù do chênh lệch thu - chi (Tr.đ) Thu thuỷ lợi phí (Tr.đ) Doanh thu khai thác tổng hợp (Tr.đ)
  • 49. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 49 - Chi phí sửa chữa thường xuyên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các chi phí. Hình 3.2. So sách tỷ trọng giữa chi phí sửa chữa thường xuyên và tổng các khoản chi phí khác 19.734; 8% 236.748; 92% Sửa chữa thường xuyên (Tr.đ) Các chi phí khác (Tr.đ) 3.3.2.2. Tổ chức hợp tác dùng nước Tổ chức hợp tác dùng nước bao gồm các Hợp tác xã nông nghiệp có dịch vụ thuỷ lợi, Hợp tác xã chuyên khâu thuỷ lợi, các tổ dùng nước… do Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập. Các Tổ hợp tác dùng nước trực tiếp quản lý hệ thống kênh mương cấp III và các trạm bơm tưới, tiêu nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn một đến hai xã thuộc huyện; chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, tu sửa công trình trên địa bàn của họ, phân phối nước đến từng hộ nông dân. Trong thời kỳ bao cấp, các tổ chức hợp tác dùng nước có vai trò cực kỳ quan trọng và đã đóng góp to lớn trong việc xây dựng và quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ. Từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường mô hình tổ chức hợp tác dùng nước theo cơ chế cũ đã bộc lộ nhiều bất
  • 50. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 50 cập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả tưới tiêu, đặc biệt từ khi hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ bị tan rã, ruộng đất được giao khoán cho nông dân. Bất cập lớn nhất là chưa có một cơ chế phân công rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn. Qua kết quả khảo sát ở một số Tổ hợp tác dùng nước trên địa bàn cho thấy tổng chi phí cho công tác quản lý, tu sửa công trình hầu hết đều nhỏ hơn tổng thu. Điều đó cho thấy các Tổ hợp tác dùng nước đã sử dụng nguồn thu từ công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi để bù đắp cho các hoạt động khác. Nhìn chung mô hình tổ hợp tác dùng nước là các hợp tác xã chuyên khâu thuỷ lợi sẽ sử dụng nguồn thu hiệu quả hơn, từ đó công tác quản lý tưới tiêu tốt hơn. Bảng 3.5. Kết quả sản xuất năm 2009 của một số Tổ hợp tác dùng nước Đơn vị tính: triệu đồng TT Tổ hợp tác dùng nước Loại hình Tổng thu từ tưới tiêu Tổng chi cho tưới tiêu Chênh lệch thu chi 1 HTX Đại Áng (Thanh Trì) HTX Nông nghiệp 150 141 9 2 HTX Tây Tựu 1 (Từ Liêm) HTX Nông nghiệp 143 138 5 3 HTX Tây Tựu 2 (Từ Liêm) HTX Nông nghiệp 187 169 18 4 HTX Tây Tựu 3 (Từ Liêm) HTX chuyên khâu thuỷ lợi 167 165 2 5 HTX Minh Phú 1 HTX 180 180 0