SlideShare a Scribd company logo
1 of 161
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY LŨ - LỤT VÀ PHÂN
TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, TRÁNH
LŨ - LỤT Ở TỈNH ĐỒNG THÁP THUỘC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trịnh Hoàng Ngạn
Sinh viên thực hiện : Đặng Thủy Tiên
MSSV : 1411090095
Lớp : 14DMT01
TP. Hồ Chí Minh, 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY LŨ - LỤT VÀ PHÂN
TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, TRÁNH
LŨ - LỤT Ở TỈNH ĐỒNG THÁP THUỘC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trịnh Hoàng Ngạn
Sinh viên thực hiện : Đặng Thủy Tiên
MSSV : 1411090095
Lớp : 14DMT01
TP. Hồ Chí Minh, 2018
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG ĐBSCL VÀ TỈNH ĐỒNG
THÁP LIÊN QUAN TỚI TÌNH TRẠNG LŨ, LỤT .................................................10
1.1 Tóm tắt về lưu vực sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long .................10
1.1.1 Lưu vực sông Mekong...................................................................................10
1.1.2 Ủy hội sông Mekong Quốc tế MRC..............................................................13
1.2 Phụ lưu Tonle Sap và Châu thổ sông Mekong................................................17
1.2.1 Sông Tonle Sap và Biển Hồ (Great Lake) ....................................................17
1.2.2 Cơ chế điều tiết tự nhiên của Biển Hồ .........................................................18
1.2.3 Châu thổ sông Mekong:................................................................................21
1.3 Đồng bằng sông Cửu Long................................................................................22
1.3.1 Điều kiện tự nhiên.........................................................................................22
1.3.2 Vùng ngập lũ ĐBSCL ...................................................................................32
1.3.3 Điều kiện KTXH vùng ĐBSCL .....................................................................33
1.4 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp liên quan tới ngập, lụt....................34
1.4.1 Vị trí địa lý....................................................................................................34
1.4.2 Địa hình và địa mạo:....................................................................................36
1.4.3 Địa chất, thổ nhưỡng....................................................................................38
1.4.4 Đặc điểm khí tượng của tỉnh Đồng Tháp:....................................................40
1.4.4 Đặc điểm thủy văn và hệ thống sông kênh, rạch của tỉnh Đồng Tháp.........43
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LŨ, LỤT....................................44
2.1 Một số khái niệm và thuật ngữ về lũ, lụt .........................................................44
2.1.1 Khái niệm về lũ, lụt, úng, ngập.....................................................................44
ii
2.1.2 Một số thuật ngữ thông dụng về lũ, lụt.........................................................45
2.1.3 Tiêu chuẩn thiết kế: ......................................................................................46
2.2 Tổng quan nghiên cứu phòng tránh lũ, lụt......................................................47
2.2.1 Cơ sở khoa học nghiên cứu thủy văn công trình..........................................47
2.2.2 Các phương pháp tính toán..........................................................................48
2.2.4 Phân tích các đặc trưng thủy văn và mưa....................................................52
2.3 Tình hình lũ, lụt trên Thế giới ..........................................................................55
2.3.1. Tổng quan và nguyên nhân..........................................................................55
2.3.2. Lũ lụt ở Trung Quốc:...................................................................................56
2.3.3 Trận lũ, lụt ở Ấn Độ: ....................................................................................57
2.3.4 Lũ lụt ở Châu Âu: .........................................................................................57
2.3.5 Cập nhật tình trạng ngập nước đô thị ở Mỹ: ...............................................57
2.3.6 Cập nhật tình trạng ngập nước đô thị ở Pháp năm 2016: ...........................58
2.3.7 Lũ, lụt ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan, năm 2011...........................................59
2.4. Tình hình lũ, lụt ở Việt Nam............................................................................60
2.4.1 Tổng quan.....................................................................................................60
2.4.2 Lũ trên lưu vực sông Hồng và trận lụt lịch sử ở Thủ đô Hà Nội năm 2008 62
2.4.3 Lũ trên các hệ thống sông miền Trung và lụt ở Cố đô Huế .........................63
2.4.4 Lũ, lụt ở Đà Nẵng.........................................................................................63
2.4.5 Lũ trên các hệ thống sông ............................................................................63
2.5 Tìm hiểu lịch sử, phân tích nguyên nhân và đặc điểm lũ, lụt ở ĐBSCL ......64
2.5.1 Tổng quan về lịch sử lũ, lụt ở ĐBSCL..........................................................64
2.5.2 Nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ, lụt ở ĐBSCL .............................................70
2.5.3 Các đặc điểm lũ, lụt tại ĐBSCL ...................................................................75
iii
2.5.4 Tác động của lũ ĐBSCL...............................................................................79
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG
TRÁNH LŨ, LỤT Ở ĐBSCL VÀ TỈNH ĐỒNG THÁP...........................................83
3.1 Phân tích hiện trạng các giải pháp kiểm soát lũ, lụt ở ĐBSCL.....................83
3.1.1 Vai trò của ĐBSCL.......................................................................................83
3.1.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi vùng ĐBSCL: .........................................84
3.1.3 Các giải pháp công nghệ đã thực hiện.........................................................86
3.2 Phân tích hiện trạng các giải pháp kiểm soát lũ, lụt ở Đồng Tháp...............92
3.2.1 Đặc điểm hệ thống kênh rạch tỉnh Đồng Tháp ............................................92
3.2.2 Diễn biến lũ, lụt tỉnh Đồng Tháp: ................................................................96
3.2.3 Phân tích rủi ro môi trường hiện trạng các giải pháp lũ ở Đồng Tháp.....105
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THỦY LỢI NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, TRÁNH LŨ, LỤT CHO TỈNH ĐỒNG
THÁP...........................................................................................................................118
4.1 Quy hoạch thủy lợi tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 .....118
4.1.1 Nguyên tắc:.................................................................................................118
4.1.2. Các phương án bố trí công trình Thủy lợi.................................................125
4.2 Cơ sở khoa học điều chỉnh quy hoạch thủy lợi tỉnh Đồng Tháp.................126
4.2.1 Vì sao phải điều chỉnh quy hoạch Thủy lợi kiểm soát lũ tỉnh Đồng Tháp .126
4.2.2 Cơ sở khoa học điều chỉnh quy hoạch Thủy lợi kiểm soát lũ tỉnh Đồng
Tháp.....................................................................................................................127
4.3 Đề xuất điều chỉnh quy hoạch kiểm soát lũ cho ĐBSCL và Đồng Tháp ....137
4.3.1 Đề xuất điều chỉnh quy hoạch thủy lợi kiểm soát lũ vùng ĐBSCL ............137
4.3.2 Điều chỉnh quy hoạch Thủy lợi kiểm soát lũ ở Đồng Tháp: ......................140
4.3.3 Các khuyên cáo trên quan điểm bảo vệ môi trường...................................142
iv
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................145
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................148
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTSMK Châu thổ sông Mekong
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐTM Đồng Tháp Mười
HLVSMK Hạ lưu vực sông Mekong
KTXH Kinh tế xã hội
LVSMK Lưu vực sông Mekong
MRC Mekong River Commission (Ủy hội sông Mekong)
MSL Mực nước biển trung bình
TBNN Trung bình nhiều năm
TGLX Tứ giác Long Xuyên
TLVSMK Thượng lưu vực sông Mekong
VCT Vàm Cỏ Tây
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân bố diện tích lưu vực sông Mekong theo từng nước.........................10
Bảng 1.2: Địa hình lòng hồ của Biển Hồ ..................................................................17
Bảng 1.3: Cân bằng nước Biển Hồ cho 2 giai đoạn đại biểu....................................20
Bảng 1.4: Lưu lượng trung bình tháng tại trạm thủy văn Pakse và Kratie ...............28
Bảng 1.5: Lưu lượng trung bình tại Tân Châu - Châu Đốc ......................................29
Bảng 1.6: Diện tích - Dân số - Đơn vị hành chính của các huyện thị năm 2009......35
Bảng 1.7: Phân bố diện tích theo cao độ...................................................................37
Bảng 1.8: Diện tích các loại đất ở tỉnh Đồng Tháp...................................................39
Bảng 1.9: So sánh đặc trưng cơ bản khí hậu vùng nghiên cứu với tiêu chuẩn nhiệt
đới..............................................................................................................................41
Bảng 2.1: Mực nước (Hmax) và lưu lượng đỉnh lũ (Qmax) tại Tân Châu, Châu Đốc..78
Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng đê, bờ bao vùng lũ ĐBSCL.....................................85
Bảng 3.2: Đặc điểm chính của hệ thống sông, kênh, rạch khu kẹp giữa hai sông ..95
Bảng 3.3: Thời gian duy trì lũ theo các cấp mực nước (ngày)..................................97
Bảng 3.4: Lưu lượng bình quân ngày lớn nhất tràn vào vùng ĐTM (m3
/s)............100
Bảng 3.5: Mực nước và thời gian xuất hiện đỉnh lũ một số trạm nội đồng ............101
Bảng 3.6: Thời gian (ngày) duy trì cấp mực nước lũ (cm) vùng ĐTM ..................102
Bảng 3.7: Mực nước bình quân tháng qua các thời đoạn (Đơn vị: m) ...................103
Bảng 3.8: Lưu lượng bình quân tháng (1996 - 2007) .............................................103
Bảng 3.9: Mực nước và lưu lượng bình quân ngày lớn nhất (m3
/s) một số năm ...104
vii
Bảng 3.10: Lũ đến ĐBSCL theo các tuyến và tỷ lệ của chúng...............................106
Bảng 3.11: Mực nước và lưu lượng lớn nhất ở Tân Châu và Châu Đốc ................107
Bảng 3.12: Phân phối lưu lượng lớn nhất vào ĐTM...............................................108
Bảng 3.13: Mực nước (cm) bình quân tháng nhiều năm ........................................111
Bảng 3.14: Mực nước (cm) bình quân tháng giai đoạn 2005 – 2009 .....................111
Bảng 3.15: Thông số kỹ thuật của kênh Cái Cỏ - Long Khốt ................................114
Bảng 4.1: Vùng kiểm soát lũ có thời gian...............................................................119
Bảng 4.2: Vùng kiểm soát lũ cả năm. .....................................................................119
Bảng 4.3: Dự kiến bố trí các ô bao trong các tiểu vùng..........................................123
viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Lưu vực sông Mekong và các tiểu lưu vực...............................................13
Hình 1.2: Lưu vực các sông nhánh của vùng hạ lưu vực sông Mekong ..................15
Hình 1.3: Phụ lưu Tonle Sap và Biển Hồ thuộc Campuchia ....................................19
Hình 1.4: Biểu đồ cân bằng nước Biển Hồ cho 2 giai đoạn đại biểu, năm 1998 và
2000...........................................................................................................................21
Hình 1.5: Châu thổ sông Mekong ............................................................................22
Hình 1.6: Các đơn vị hành chính của Đồng bằng sông Cửu Long ..........................23
Hình 1.7: Mạng lưới sông, kênh, rạch ở ĐBSCL .....................................................27
Hình 1.8 : Chế độ nước sông Mekong tại trạm Phnom Penh, Campuchia ...............28
Hình 1.9: Vùng ngập lũ ĐBSCL năm 2000..............................................................33
Hình 1.10: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp ........................................................35
Hình 1.11: Bản đồ địa hình tỉnh Đồng Tháp.............................................................37
Hình 1.12: Bản đồ phân bố lượng mưa vùng ĐBSCL..............................................43
Hình 2.1: Cảnh ngập lụt ở Trung Quốc.....................................................................56
Hình 2.2 : Cảnh ngập lụt ở Ấn Độ, 1970 ..................................................................57
Hình 2.3: Cảnh ngập lụt ở Hà Lan, 1953 ..................................................................57
Hình 2.4: Cảnh ngập, lụt trong thành phố New Orleans, Hoa Kỳ............................58
Hình 2.5: Dưới chân tháp Effene là biển nước mênh mông .....................................58
Hình 2.6: Sân bay Đôn Mường bị ngập với chiều sâu nước tới 1,5 m .....................59
ix
Hình 2.7: Đường phố Hà Nội trong trận lụt tháng 11/2008......................................62
Hình 2.8: Nước ngập trên đường phố Đà Nẵng........................................................64
Hình 2.9: Phân vùng độ sâu ngập lụt ở ĐBSCL trong trận lũ năm 2000 .................74
Hình 3.1: Bản đồ hiện trạng công trình thủy lợi vùng ĐBSCL, năm 2017 ..............84
Hình 3.2: Hiện trạng hệ thống đê bao, bờ bao chống lũ ở ĐBSCL, 2017 ..............88
Hình 3.3: Hiện trạng kỹ thuật và phương pháp thi công đê bao ở Đồng Tháp.......110
Hình 3.4. Hình ảnh xói lở cù lao Long Khánh.......................................................114
Hình 3.5: Mực nước phía thượng lưu cao hơn nhiều so với mực nước ở hạ lưu....115
Hình 4.1. Mô hình phát triển vùng ngập lũ trung bình, kiểm soát lũ tháng VIII....121
Hình 4.2. Mô hình phát triển vùng ngập lũ nông, kiểm soát lũ triệt để..................121
Hình 4.3. Mô hình kiểm soát lũ triệt để khu dân cư tập trung ................................122
Hình 4.4. Mô hình kiểm soát lũ triệt để cho vườn cây ăn quả................................122
Hình 4.5: Hình ảnh vùng ngập lũ trong 2 trận lũ xảy ra năm 2000 và 2011 ..........126
Hình 4.6: Lụt Chùa Cầu ở Hội An ..........................................................................131
Hình 4.7: Quá trình phát triển Luật về sông ngòi ở Nhật Bản................................134
Hình 4.8: Dự án kiểm soát lũ biên giới Bắc Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp ...............139
LỜI CAM ĐOAN
Người thực hiện đề tài xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được hình
thành và phát triển từ những quan điểm của chính người thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. Trịnh Hoàng Ngạn. Các số liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực và
các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Người thực hiện đề tài cam đoan
sẽ chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân Ban Giám Hiệu Trường Đại học Công Nghệ
TP.HCM. Cảm ơn quý thầy cô giáo, các giảng viên giảng dạy ngành Kỹ thuật Môi
trường về những kiến thức và giúp đỡ chân tình đã dành cho tôi trong bốn năm học
tập tại trường.
Tôi xin chân thành cám ơn thầy TS. Trịnh Hoàng Ngạn, người đã hướng dẫn
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn thầy đã tận tình chỉ bảo, hỗ trợ và động
viên tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, con xin nói lời biết ơn sâu sắc đối với Ba Mẹ đã chăm sóc, nuôi
dạy con thành người và luôn động viên tinh thần cho con yên tâm học tập.
Do thời gian thực hiện luận văn có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế đồng
thời không gian nghiên cứu của đề tài khá rộng nên luận văn chắc chắn không tránh
khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để luận văn thêm
hoàn chỉnh.
Tác giả luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đồ Án Tốt Nghiệp
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
ĐBSCL là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekông trước khi chảy ra
biển, là vùng đất thấp và được xem là vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL
là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á (ĐNA) và
Thế Giới; là vùng đất quan trọng cho sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và trái
cây nhiệt đới lớn nhất cả nước. Nhìn chung, ĐBSCL có tiềm năng phát triển đa dạng,
là một trong những vùng kinh tế trọng điểm quan trọng bậc nhất về an ninh lương
thực của cả nước. Tuy nhiên đây cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro, hạn chế cho phát
triển bền vững, như lũ, lụt, thiếu nước ngọt, chua phèn, đất nhiễm mặn, lún đất v.v...
Trong đó Lũ – lụt ở ĐBSCL là một trong các hạn chế chính tác động đến điều kiện
sinh sống và sản xuất của người dân, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, y tế, giáo dục
và đặc biệt là sức khỏe cộng đồng dân cư vùng ĐBSCL nói chung và của tỉnh Đồng
Tháp nói riêng.
Lịch sử lũ, lụt ở ĐBSCL trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy các trận lũ lịch sử với
tần suất 3% đã xuất hiện trong các năm 1961, 1966, 2000 và nhiều trận lũ lớn theo
chu kỳ thủy văn xảy ra vào các năm: 1978, 1981, 1984, 1994, 1996, 2001, 2002 và
2011 cũng gây thiệt hại đáng kể cho vùng.
Trong 8 tỉnh bị ảnh hưởng của lũ thì Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn, cùng với An
Giang, Kiên Giang và Long An là những nơi hứng chịu trực tiếp của lũ từ thượng
nguồn đổ về.
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh, thành thuộc ĐBSCL với diện tích tự nhiên
337.400 ha, chiếm 8,3% diện tích tự nhiên của khu vực. Đồng Tháp có các đặc điểm
tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, khí hậu nóng ẩm quanh năm, đất đai
có tiềm năng khai thác lớn. Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp còn có những thuận lợi riêng
mà nhiều tỉnh trong vùng không có được, đó là: (a) nằm dọc sông Tiền, sông Hậu nên
Đồ Án Tốt Nghiệp
2
có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm, (b) Hàng năm vào mùa lũ được một lượng
phù sa đáng kể bồi đắp làm tăng độ phì của đất, sự ngập lũ hành năm tạo điều kiện
vệ sinh đồng ruộng, các loại sâu keo, gặm nhấm phá hoại cây trồng cũng bị hạn chế,
(c) Có nguồn thủy sản nước ngọt tự nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng (d) Cách
xa biển nên không bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn, (e) Với hệ thống giao thông
thủy thuận tiện, có điều kiện phát triển tổng hợp và đa dạng. Trong đó nông nghiệp
là ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuy nhiên Đồng Tháp cũng có những hạn chế và thách thức cho phát triển bền
vững. Nổi cộm nhất là tình trạng lũ, lụt hàng năm. Đặc biệt trận lũ lịch sử năm 2000
đã gây thiệt hại to lớn cho con người và tài sản của nhân dân trong tỉnh. Ngoài ra với
diện tích lớn đất phèn hoạt động trong tỉnh (vùng Đồng Tháp Mười) cũng đòi hỏi
lượng nước tưới rất lớn cho cây trồng và vật nuôi, chưa kể đến hiện tượng sụt lún do
khai thác nước ngầm quá mức và tình trạng xói lở bờ sông Tiền đang là nguy cơ mất
đất do đói phù sa từ thượng nguồn kết hợp với việc khai thác cát mãnh liệt từ phía
Cambodia, nội vùng ĐBSCL và chính ngay tại tỉnh Đồng Tháp.
Là người con sinh ra tại tỉnh Đồng Tháp, tôi mong muốn đóng góp công sức nhỏ
bé của minh cho cộng đồng dân cư trong tỉnh bằng việc đề xuất đề tài đồ án tốt nghiệp
có tên gọi là: “Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải
pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long”. Với mục tiêu phân tích tác động của lũ, lụt đối với tỉnh Đồng Tháp nói riêng
và ĐBSCL nói chung, thông qua việc đánh giá hiệu quả các giải pháp phòng tránh lũ,
lụt của tỉnh đã thực hiện. Đồng thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho quy hoạch thủy
lợi nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của lũ, lụt trên địa bàn tỉnh. Trước bối cảnh
phát triển của các nước thượng lưu và biến đổi khí hậu thì đề tài này đáp ứng được
nhu cầu nghiên cứu khoa học của tỉnh nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ, lụt gây ra cũng
như thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai. Do
đó kết quả nghiên cứu này rất cần thiết và cấp bách cho tỉnh Đồng Tháp nói riêng và
vùng ĐBSCL nói chung.
Đồ Án Tốt Nghiệp
3
Tình hình nghiên cứu:
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ngày nay, các nghiên cứu, thống kê đã đưa ra những con số về sự gia tăng đến
mức chóng mặt những thiệt hại do lũ, lụt gây ra. Nếu như đầu thế kỷ 20, trung bình
mỗi năm trên thế giới, thiệt hại do ngập lụt vào khoảng 100 triệu USD, thì đến nửa
sau của thế kỷ con số này đã vượt quá 1 tỷ, trong mười năm trở lại đây là trên 10 tỷ
USD.
Lũ, lụt là một trong những loại thiên tai gây nhiều thiệt hại nhất cho loài người,
từ cổ chí kim, khắp nơi trên thế giới đã phải chịu những thảm họa khốc liệt do lũ, lụt
gây nên. Sau những thảm họa do ngập lụt trong thế kỷ 20, một số công trình lớn được
xây dựng nhằm bảo vệ người dân và tài sản trong vùng ngập lũ.
Nguyên nhân chính gây lũ, lụt được tóm lược như sau:
- Vị trí nơi ven sông, biển, có địa hình cốt nền thấp, bằng phẳng;
- Do biến đổi khí hậu dẫn tới tình trạng mưa cực đoan, NBD cao đột ngột;
- Do lũ thượng nguồn đổ về hoặc do triều cường, sóng thần v.v…
Các trận lũ lớn tái diễn liên tục tại nhiều nơi trên thế giới đã dẫn đến sự ra đời của
nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của ngập lụt, bao gồm các giải pháp công
trình và phi công trình. Giải pháp công trình trong phòng chống lũ, lụt là sử dụng các
loại hình công trình để làm thay đổi đặc tính lũ và môi trường tự nhiên, nhằm đạt đến
mục tiêu ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại do lũ, lụt gây ra. Có 5 biện pháp công trình
cơ bản là: Chỉnh trị sông, đắp đê, xây dựng công trình phân lũ, xây dựng hồ chứa lũ
và chậm lũ, xây dựng các công trình xử lý đất đai. Ngoài ra còn có một số loại công
trình kiêm dụng khác như: Đê bối, đập ngăn lũ cục bộ, đê bao khu dân cư, khu tôn
cao tránh lũ, đê vây sản xuất (có trạm bơm đi kèm).
Khoa học nghiên cứu thủy văn nói chung và lũ, lụt nói riêng đã phát triển từ đầu
thế kỷ 20, nhất là giai đoạn thập niên 70, do tác động của sự phát triển KTXH và công
nghệ thông tin đã hỗ trợ tìm kiếm lời giải cho những bài toán thủy văn, thủy lực chứa
Đồ Án Tốt Nghiệp
4
nhiều thành phần rất phức tạp. Đặc biệt trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế
kỷ 21, với sự trợ giúp của công nghệ GIS (Geography Informatic System – Hệ thống
thông tin địa lý), các phần mềm tính toán thủy văn cũng được bổ sung, nâng cấp mạnh
mẽ và mang tính tổng hợp. Trong đó những phần mềm có sự bổ sung, nâng cấp như:
SWMM, MIKE v.v phục vụ tính toán thủy văn, thủy lực cho các lưu vực có điều kiện
biên đặc thù khác nhau bao gồm các yếu tố tác động chủ đạo đến dòng chảy đô thị
như: sự biến đổi về mặt đệm do quá trình đô thị hóa, đặc điểm mưa, lũ, thuỷ triều.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam là một trong số các quốc gia đang phát triển phải thường xuyên đối mặt
với các cơn lũ, lụt nghiêm trọng nhất trên thế giới. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, hướng ra biển Đông, một trong 5 trung tâm phát sinh bão/áp thấp nhiệt đới
nhiều nhất trên Thế giới. Theo số liệu thống kê của Cục Đê điều và Phòng chống lụt
bão, Bộ NN&PTNT, từ năm 1954 - 2010, trong tổng số gần 800 cơn bão hoạt động
ở biển Đông thì có 290 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp
đến thời tiết nước ta, gây ra các trận lũ, lụt hàng năm trên các hệ thống sông suối từ
Bắc chí Nam.
Nguyên nhân chính gây lũ, lụt ở Việt Nam cũng có những nét tương đồng như
các nước trên Thế giới. Đó là sự kết hợp các nguyên nhân chủ quan và khách quan,
nhưng ở Việt Nam nguyên nhân chủ quan do con người tạo ra nổi trội hơn so với
nguyên nhân khách quan. Lũ, lụt ở Việt Nam chủ yếu được tạo ra bởi mưa gió
mùa, bão nhiệt đới và triều cường. Tại các lưu vực sông lớn của Việt Nam như
sông Mekong, sông Hồng, sông Mã, Đồng Nai, hệ thống các lưu vực sông miền
Trung, Tây Nguyên v.v thường xuyên xảy ra lũ, lụt.
Để ứng phó với lũ, lụt, chúng ta đã áp dụng các giải pháp công trình và phi công
trình kết hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau. Bên cạnh các biện pháp công trình như:
Chỉnh trị sông, đắp đê, xây dựng công trình phân lũ, xây dựng hồ chứa lũ và chậm
lũ, xây dựng các công trình xử lý đất đai, cần có các biện pháp phi công trình như:
Quản lý đất đai vùng ngập lụt; dự báo, cảnh báo lũ; thông qua cứu tế, khôi phục
và bảo hiểm lũ để chia sẻ tổn thất do lũ; lập kế hoạch dự phòng tổn thất do lũ…
Đồ Án Tốt Nghiệp
5
Trong thời gian qua, chính quyền từ trung ương đến địa phương đã và đang triển khai
các biện pháp phòng, chống lũ, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực.
Các Bộ NN&PTNT, Bộ TNMT, Xây dựng đã lập các quy hoạch sống chung an
toàn với lũ, lụt cho lưu vực các hệ thống sông Hồng, hệ thống miền Trung (từ Thanh
Hóa đến Phú Yên) và các tỉnh ĐBSCL. Đây là dự án đầu tư lớn của Chính phủ trong
việc chủ động phòng chống thiên tai lũ, lụt.
Liên quan tới lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường, chúng ta đã có 2 luật quan
trọng được Quốc hội thông qua. Đó là Luật tài nguyên nước số No.17/2012 - QH13,
có hiệu lực ngày 21/6/2012 và Luật bảo vệ Môi trường số No.55/2014 - QH13, có
hiệu lực ngày 23/6/2014.
Các dự án, chương trình nghiên cứu về tài nguyên nước và môi trường ở Việt Nam
nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng đã có từ lâu, nhưng phải đến cuối thập kỷ 90
của thế kỷ 20 mới đi sâu và nhanh chóng hội nhập Quốc tế. Có thể liệt kê một số
nghiên cứu điển hình, như: Mekong Delta Master Plan 1993 (Quy hoạch tổng thể
ĐBSCL 1993) do Tư vấn NEDECO của Hà Lan soạn thảo; các quy hoạch Thủy lợi
của Bộ NN&PTNT 2005, Quy hoạch Thủy lợi ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
được Chính phủ duyệt vào năm 2012 và gần đây là Mekong Delta Plan 2013 (Kế
hoạch ĐBSCL 2013) do Chính phủ 2 nước Hà Lan và Việt Nam cùng nghiên cứu với
tầm nhìn tới 2100 v.v…
Nhiều dự án nghiên cứu về quản lý tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông
Mekong và ĐBSCL được Ủy hội Mekong Quốc tế MRC tiến hành trong nhiều năm
qua đã là cơ sở dữ liệu quý cho các nhà khoa học Việt Nam tham khảo và áp dụng
cho các nghiên cứu trong nước. Trong đó phải kể đến Chương trình Môi trường (Long
Term Envieronment Program, MRC) bao gồm kế hoạch thực hiện nhiều hợp phần
quy mô lưu vực kết nối giữa con người và hệ sinh thái vùng, lưu vực.
Các chương trình và dự án cụ thể như: Flood and salt water intrusion in the Mekong
Delta (Lũ và Xâm nhập mặn ở ĐBSCL) do 2 Chính phủ Úc (AuSaid) kết hợp với
Đức (GIZ) tài trợ trong 2 năm 2011 - 2012.
Đồ Án Tốt Nghiệp
6
Nhiều hội thảo Quốc tế và trong nước liên quan tới chủ đề quản lý tài nguyên nước
tổng hợp và môi trường vùng ĐBSCL được tổ chức vào những năm gần đây, như:
World Delta 2013 Dialogues, tổ chức tại TP.HCM, do Mỹ tài trợ; MEKONG
ENVIRONMENT SYMPOSIUM 2013 (Diễn đàn môi trường Mekong 2013) do
Chính phủ Đức tài trợ qua Chương trình WISDOM (Water - related Information
System for the sustainable development of the Mekong Delta) v.v…
Các nghiên cứu của 2 đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT là Viện Khoa học Thủy Lợi
miền Nam và Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam về lũ, hạn, xâm nhập mặn và xói
lở bờ sông, ven biển được thực hiện trong nhiều năm qua. Đặc biệt là trận lũ lịch sử
năm 2000 và sự kiện đại hạn-mặn xảy ra năm 2016 được Chính phủ Việt Nam đặc
biệt quan tâm v.v…
Khoa học thủy văn công trình được chú ý nghiên cứu từ thập niên 90 của thế kỷ
20 do nhu cầu tính toán và thực tiễn đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học,
chuyên gia trong và ngoài nước tham gia. Mặc dù vậy, bộ môn khoa học thủy văn
vẫn còn rất mới mẻ và phát triển chậm so với sự bùng nổ đô thị trong tiến trình công
nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Trong đó đáng chú ý là các nghiên
cứu về mưa và các mô hình mưa (thời đoạn mưa giờ) và ảnh hưởng triều cho các lưu
vực sông Hồng, Mekong và các lưu vực khác. Ngoài ra đã cũng đã áp dụng các bộ
mô hình như SWMM, HYDROLOGIST, VRSAP, KOD, Mike 11, Mike 21 v.v... để
tính toán phục vụ quy hoạch, thiết kế giảm nguy cơ lũ, lụt ở một số lưu vực thông
qua việc áp dụng thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong các lưu vực khác
nhau hoặc các đề tài nghiên cứu khoa học. Một số phương pháp tính toán của nhiều
tác giả tại các khu vực thuộc Châu Á và trên Thế giới cũng được giới thiệu và áp dụng
trong các nghiên cứu thủy văn của Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và đánh giá hiệu quả giải pháp phòng tránh
lũ, lụt ở vùng ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời đề xuất giải giáp điều
Đồ Án Tốt Nghiệp
7
chỉnh quy hoạch lũ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực cho các vấn đề về môi
trường ở ĐBSCL khi phát sinh lũ.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng sống chung với lũ và thích ứng với biến đổi
khí hậu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu, thu thập tài liệu về lũ, lụt ở ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp.
- Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân hình thành lũ, lụt ở ĐBSCL và tỉnh Đồng
Tháp.
- Phân tích ảnh hưởng của lũ, lụt đến môi trường khu vực ĐBSCL và tỉnh Đồng
Tháp
- Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý môi trường, xác định các vấn đề môi
trường đặc trưng vùng lũ ở khu vực ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp.
- Đề xuất điều chỉnh quy hoạch thủy lợi tỉnh Đồng Tháp nhằm nhằm hạn chế và
giảm thiểu các vấn đề môi trường đặc trưng của vùng lũ ở Đồng Tháp.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập số liệu thông tin cần thiết liên quan tới đề tài
- Phân tích thống kê và phân tích tổng hợp
- Kết hợp lý thuyết và thực tiễn,
- Nghiên cứu lịch sử lũ, lụt ở ĐBSCL
- Nghiên cứu chế độ thủy văn, thủy lực mùa lũ ở ĐBSCL và LVSMK
- Tương quan thủy văn
- Thừa kế có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đây
- Tham vấn, trao đổi với giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia khác trong và
ngoài nước.
Đồ Án Tốt Nghiệp
8
Dự kiến kết quả nghiên cứu:
- Xây dựng kho tư liệu đã thu thập
- Xây dựng tổng quát các nguyên nhân gây ra lũ, lụt ở ĐBSCL nói chung và
tỉnh Đồng Tháp nói riêng
- Nhận xét về hiệu quả các giải pháp phòng tránh lũ đã được thực hiện ở ĐBSCL
và tỉnh Đồng Tháp
Đề xuất bổ sung quy hoạch và kiến nghị biện pháp giảm thiểu thiệt hại do lũ, lụt
ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của ĐATN là các yếu tố gây lũ, lụt ở Đồng Tháp
nói riêng và ĐBSCL nói chung.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
5.2.1 Phạm vi thời gian
ĐATN được tiến hành từ 5/2018. Đối với các số liệu đánh giá diễn biến lũ,
lụt tại Đồng Tháp và ĐBSCL được phân tích trong thời gian 1961 đến năm 2018.
5.2.2 Phạm vi không gian
Phạm vi không gian của nghiên cứu là tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng ĐBSCL.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học
ĐATN đã đánh giá mộ các tương đối đầy đủ và toàn diện về nguyên nhân,
diễn biến, tác động của lũ, lụt tới các lĩnh vực, khu vực và đề xuất các giải pháp
điều chỉnh quy hoạch nhằm hạn chế và giảm thiểu các vấn đề môi trường đặc
trưng của vùng lũ ở Đồng Tháp.
Đồ Án Tốt Nghiệp
9
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của ĐATN có thể sử dụng như cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc
hoạch định những chính sách liên quan đến lũ, lụt và cho các hoạt động quản lý,
chủ động sống chung với lũ, thích ứng BĐKH của chính quyền và cộng đồng địa
phương.
7. Kết cấu của Đồ án: gồm có 4 chương
- Chương 1: Đặc điểm tự nhiên vùng ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp liên quan tới
tình trạng lũ, lụt.
- Chương 2: Tổng quan nghiên cứu về lũ, lụt.
- Chương 3: Phân tích hiện trạng các giải pháp phòng tránh lũ, lụt ở ĐBSCL và
tỉnh Đồng Tháp.
- Chương 4: Đề xuất điều chỉnh quy hoạch thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả
phòng, tránh lũ, lụt cho tỉnh Đồng Tháp.
Đồ Án Tốt Nghiệp
10
CHƯƠNG 1 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG ĐBSCL VÀ TỈNH ĐỒNG
THÁP LIÊN QUAN TỚI TÌNH TRẠNG LŨ, LỤT
1.1 Tóm tắt về lưu vực sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long
1.1.1 Lưu vực sông Mekong
Với chiều dài 4.880 km, Mekong là con sông lớn thứ 12 trên thế giới về diện
tích, thứ sáu về lượng nước (500 tỷ m3
), bắt nguồn từ vùng núi Tây Tạng ở độ cao
5.000 m so với mực nước biển trung bình (MSL), chảy qua địa phận 6 nước: Trung
Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Bảng 1.1 mô tả phân bố
diện tích và tỷ lệ đóng góp dòng chảy vào lưu vực sông Mekong (LVSMK).
Bảng 1.1 Phân bố diện tích lưu vực sông Mekong theo từng nước
No Tên nước Diện tích
(km2
)
Tỷ lệ diện
tích
(%)
Tỷ lệ đóng góp tổng
lượng dòng chảy (%), lưu
lượng trung bình
(m3/giây)
1 Việt Nam 72.000 9 11/1.660
2 Campuchia 155.000 20 18 /2.860
3 Lào 213.000 26 35 /5.270
4 Thái Lan 184.000 23 18 /2.560
5 Myanma 24.000 3 2 / 300
6 Trung Quốc 147.000 19 16 / 2.410
Tổng cộng 795.000 100 100 /15.060
Nguồn: Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC)
LVSMK rộng 795.000 km2
, chia thành hai phần: thượng lưu vực sông Mekong
(TLVSMK) bao gồm diện tích lưu vực nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc và
Myanma (171.000 km2
) và hạ lưu vực sông Mekong (HLVSMK) là diện tích lưu vực
(624.000 km2
) của bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Phần
HLVSMK bắt đầu từ vùng Tam giác vàng thuộc biên giới 3 nước Thái Lan, Myanma
Đồ Án Tốt Nghiệp
11
và Lào, ở độ cao 500 m MSL, chiếm khoảng 77% tổng diện tích toàn LVSMK (Hình
1.1).
TLVSMK có chiều dài 2.680 km là vùng núi cao hiểm trở, lòng sông lắm thác
ghềnh, thuộc cao nguyên Tây Tạng (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) tuyết phủ quanh
năm, vào mùa khô, tuyết tan duy trì dòng chảy xuống hạ lưu. TLVSMK chịu ảnh
hưởng của khí hậu ôn đới, một phần nhỏ chịu ảnh hưởng cận nhiệt đới gió mùa, lượng
mưa trung bình năm chỉ đạt 1000 – 1700 mm. HLVSMK có chiều dài 2.200 km gồm
phần trung lưu từ Chiang Saen tới Kratie (Campuchia) chiếm khoảng 57% tổng diện
tích lưu vực, là vùng sinh lũ chủ yếu của lưu vực. Qua khỏi Kratie, sông Mekong tiếp
tục chảy vào vùng châu thổ sông Mekong (CTSMK) bao gồm diện tích đồng bằng
của Việt Nam gọi là ĐBSCL, còn lại là diện tích phần châu thổ thuộc Campuchia.
HLVSMK khí hậu chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa riêng biệt.
Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 và mùa khô dài hơn, trong những tháng còn
lại. Lượng mưa phân phối không đều trên lưu vực, lớn nhất tới 3.000 - 4.000 mm
ở vùng núi dọc theo dãy Trường Sơn thuộc Lào, Campuchia và Tây Nguyên của
Việt Nam, trong khi vùng cao nguyên Korat của Thái Lan và lưu vực Biển Hồ
lượng mưa chỉ có 1.000 – 1.600 mm.
LVSMK được chia thành 6 vùng địa lý tự nhiên như sau: Vùng núi cao phía
Bắc (IV), vùng núi cao phía Đông (II), Cao nguyên Korat (III), vùng núi cao phía
Nam (V), vùng đồng bằng (I) và lưu vực sông Lang Cang của Trung Quốc (VI).
Đồ Án Tốt Nghiệp
12
Nguồn: Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC)
Hình 1.1: Lưu vực sông Mekong và các tiểu lưu vực
Các lưu vực sông nhánh của hạ lưu vực sông Mekong
HLVSMK có 128 sông nhánh lớn, nhỏ đổ vào dòng chính Mekong. Trong đó
một số nhánh sông lớn tập trung ở Đông Bắc Thái Lan (Kok Ingnan, Nam Mun, Nam
Chi), ở Lào (Nam Theum, Nam Ou, Xebang Phai, Xebang Hieng), phía Tây Bắc
Campuchia có sông Tonle Sap, một nhánh của sông Mekong, vùng Đông Bắc
Campuchia và Tây Nguyên của Việt Nam cùng chung hệ thống các sông nhánh (Se
Kông, Se San và Srepok). Hình 1.2 mô tả mạng lưới sông vùng HLVSMK.
Dòng chảy sông Mekong do tuyết tan và mưa sinh ra, nhưng phân bố không
đều trên lưu vực. Tổng lượng nước trung bình năm tại của sông khoảng 475 tỷ m3
.
Đồ Án Tốt Nghiệp
13
Trong đó tổng lượng nước trung bình năm tại Chiang Sean là 76,5 tỷ m3
. Lưu lượng
trung bình nhiều năm khoảng 15.000 m3
/s (hiện nay chỉ còn 14.500 m3
/s). Lưu lượng
đo được tại trạm Kratie, lớn nhất tới 75.700 m3
/s (1939) và nhỏ nhất chỉ có 1.230 m3
(tháng 4 năm 1960). Các nhánh sông phía Tây Trường Sơn đóng góp 70% tổng lượng.
Biển Hồ và Tonle Sap là hồ điều tiết tự nhiên cắt 20% đỉnh lũ và bổ sung 16% nước
cho vùng hạ lưu trong mùa kiệt.
So sánh với các con sông lớn khác, lưu lượng dòng chảy trên sông Mekong
từng năm có thể dự đoán được. Giữa những năm lũ cao và lũ thấp, lưu lượng dòng
chảy rất ít thay đổi. Mặc dù hình thái mưa không thay đổi kể từ năm 1950, vào mùa
khô nước chảy vào sông nhiều hơn và vào mùa mưa nước chảy vào ít hơn. Điều có thể
giải thích ở đây là do những tác động của con người thông qua việc xây dựng các đập
cho tưới tiêu và thủy điện. Chúng trữ lại làm giảm lưu lượng nước đổ vào sông trong
mùa mưa, và xả nước trong mùa khô để tưới tiêu hoặc phát điện.
1.1.2 Ủy hội sông Mekong Quốc tế MRC
1.1.2.1 Lịch sử hình thành:
Ủy ban phối hợp khảo sát hạ lưu vực sông Mekong (HLVSMK), gọi tắt là Ủy
ban sông Mekong (Mekong River Committee - MRC) gồm Thái Lan, Lào,
Campuchia và Việt Nam, ra đời năm 1957, do Liên Hợp Quốc bảo trợ, đánh dấu
bước ngoặt cho sự hợp tác chia sẻ tài nguyên trong lưu vực. Tuy nhiên sự hợp tác
lưu vực bị tác động do những biến cố chính trị xảy ra vào thập kỷ 70 – 80 của thế
kỷ 20, MRC chỉ còn 3 nước Thái Lan, Lào và Việt Nam Cộng hòa, được gọi là
Ủy ban lâm thời sông Mekong (Interim Mekong River Committee). Những năm
giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20, trong xu thế hội nhập để phát triển, sự hợp tác trong
lưu vực đã và đang trở nên nhu cầu cấp bách thúc đẩy sự ra đời hặc nâng cấp các
tổ chức ban đầu thành Ủy hội sông Mekong Quốc tế (Mekong River Commission
– MRC).
Đồ Án Tốt Nghiệp
14
Nguồn: Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC)
Hình 1.2: Lưu vực các sông nhánh của vùng hạ lưu vực sông Mekong
Ủy hội sông Mekong Quốc tế (Mekong River Commission - MRC) là sự kế thừa
Ủy ban sông Mekong, trên cơ sở “Hiệp định hợp tác phát triển bền vững
HLVSMK”, được ký ngày 5/4/1995 tại Thái Lan, gồm 4 nước HLVSMK.
Đồ Án Tốt Nghiệp
15
1.1.2.2 Hiệp định Mekong 1995:
Hiệp định gồm sáu chương, 42 điều. Trong đó, Chương I: Mở đầu; Chương II:
Ðịnh nghĩa và các thuật ngữ; Chương III: Mục tiêu và các nguyên tắc hợp tác, gồm
mười điều quy định lĩnh vực, đối tượng, phạm vi và các nguyên tắc hợp tác; Chương
IV: Khuôn khổ về thể chế, gồm 23 điều quy định cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động
của tổ chức hợp tác (MRC); Chương V: Giải quyết khác biệt và bất đồng, gồm hai
điều hướng dẫn về cơ chế giải quyết bất đồng nảy sinh giữa các nước khi thực hiện
và Chương VI: Ðiều khoản cuối cùng.
Theo Hiệp định, nguyên tắc cơ bản trong hợp tác giữa các quốc gia thành viên
MRC là đồng thuận, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ. Các vấn đề liên quan
hợp tác Mekong luôn được xem xét và giải quyết bằng các quá trình tư vấn rộng rãi
ở nhiều cấp. Nguyên tắc sử dụng nước công bằng và hợp lý của quốc tế cũng được
áp dụng.
Hiệp định Mekong 1995 và sự ra đời của MRC đã ghi nhận những nhận thức
mới của cả bốn quốc gia thành viên trước những biến đổi về chính trị, kinh tế và xã
hội trong khu vực. Trong khuôn khổ hợp tác mới, MRC đã đưa các quốc gia ven sông
nói chung và Việt Nam nói riêng vào một trang mới trong hợp tác khai thác, phát
triển, quản lý và bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan khác trong khu vực
sông Mekong. Hiệp định là căn cứ pháp lý quan trọng, quy định các nguyên tắc cơ
bản và khung hợp tác chung cho các quốc gia thành viên trong lĩnh vực khai thác và
bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan khác trong vùng hạ lưu sông Mekong,
nhằm đạt được phát triển bền vững, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển kinh
tế và các chương trình trọng điểm các quốc gia thành viên trong vùng hạ lưu sông
Mekong, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ và thực
hiện các Công ước quốc tế khác liên quan quản lý, khai thác, phát triển tài nguyên và
bảo vệ môi trường.
Trong các khuôn khổ hợp tác vùng hiện nay trong lưu vực sông Mekong, MRC
là tổ chức có lịch sử hợp tác lâu dài nhất, có mạng lưới giám sát, hỗ trợ kỹ thuật ổn
định, bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan, đồng thời là tổ chức có
Đồ Án Tốt Nghiệp
16
chức năng xây dựng các khung pháp lý vùng, bao gồm những quy chế có tính ràng
buộc cao đối với các quốc gia thành viên về chia sẻ công bằng, hợp lý tài nguyên
nước và cùng nhau bảo vệ môi trường sinh thái lưu vực sông bên cạnh chức năng
thúc đẩy các dự án phát triển chung.
Trong những năm qua, MRC đã đạt được những thành quả nổi bật: Xây dựng
khung pháp lý sử dụng tài nguyên nước và tăng cường đối thoại về phát triển tài
nguyên nước trong vùng, đặc biệt thúc đẩy quá trình quy hoạch toàn lưu vực có tính
điều phối thông qua quản lý tổng hợp tài nguyên nước; nghiên cứu thủy sản và đa
dạng sinh học thủy sinh, đưa ra hỗ trợ quyết định môi trường; mở rộng và tăng cường
mạng giám sát, xây dựng cơ sở dữ liệu, thúc đẩy quản lý và giảm nhẹ tác động của lũ
lụt và hạn hán; giúp các quốc gia thành viên mở rộng các cơ hội thương mại quốc tế
thông qua phương tiện giao thông thủy an toàn, hiệu quả hơn và các khuôn khổ pháp
lý cho giao thông thủy xuyên biên giới, xác định sự cân bằng giữa các cơ hội và nguy
cơ của các dự án thủy điện đang được kiến nghị, khởi động quá trình giúp đỡ người
dân trong lưu vực để thích ứng với biến đổi khí hậu; mở rộng hợp tác giữa MRC với
các đối tác khu vực, vùng và quốc tế, bao gồm, các đối tác đối thoại (Trung Quốc và
Myanmar) và các đối tác phát triển khác. MRC đang bước vào năm cuối cùng của Kế
hoạch chiến lược giai đoạn 2016 - 2020 và chuẩn bị xây dựng Kế hoạch chiến lược
giai đoạn năm năm tiếp theo, từ 2021 - 2025.
Ðối với Việt Nam, Hiệp định Mekong 1995 là cơ sở pháp lý quan trọng (và
cho tới nay là duy nhất về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực
sông Mekong) để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đối với vùng ĐBSCL và Tây
Nguyên. Việt Nam luôn gương mẫu, thực hiện nghiêm túc Hiệp định Mekong, tích
cực tham gia giải quyết các mâu thuẫn trong Ủy hội, đóng góp tích cực nhất cho các
chương trình hoạt động của Ủy hội cả về kinh phí, chuyên gia và thông tin số liệu.
Hiệp định Mekong 1995 còn có ý nghĩa quan trọng trong tăng cường quan hệ hữu
nghị và hợp tác giữa các quốc gia trong lưu vực sông Mekong và các quốc gia khác
trong khu vực.
Đồ Án Tốt Nghiệp
17
1.2 Phụ lưu Tonle Sap và Châu thổ sông Mekong
1.2.1 Sông Tonle Sap và Biển Hồ (Great Lake)
Tonle Sap là một nhánh lớn của sông Mekong, bắt nguồn từ tỉnh Battam Bang,
chảy theo hướng Đông – Bắc và Tây – Nam gặp sông Mekong tại Phnom Penh. Lưu
vực sông Tonle Sap rộng khoảng 8,0 triệu ha, có nhiều sông nhánh đổ vào. Tonle Sap
hợp lưu với sông Mekong ở Chaktomuk. Lưu vực Tonle Sap không có núi cao, xu
thế dốc dần từ hai bên về lòng sông vào Biển Hồ, rồi dốc dần theo hướng dòng chảy
từ Đông – Bắc xuống Tây – Nam. Bảng 1.2 mô tả quan hệ địa hình của Biển Hồ.
Bảng 1.2: Địa hình lòng hồ của Biển Hồ
Nguồn: Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC)
Sông Mekong tiếp nhận nước từ chi lưu chính Tonle Sap tại Phnom Penh. Dòng
chảy trên sông Tonle Sap được cung cấp nước bởi các nhánh sông chảy vào Biển Hồ
ở phía tây Campuchia. Dòng chảy này chuyển hướng trong mùa lũ khi một phần nước
lũ của sông Mekong chảy theo sông Tonle Sap đi vào khu vực trữ nước tự nhiên tạo
ra được gọi là Biển Hồ. Ngay phía dưới hợp lưu của sông Mekong và sông Tonle
Sap, sông Mekong được chia thành 2 nhánh chảy xuống ĐBSCL là sông Tiền và sông
Hậu. Qua sông Vàm Nao có sự phân phối lại dòng chảy từ sông Tiền sang sông Hậu.
Hình 1.4 mô tả hình dạng Biển Hồ và sông Mekong.
Biển Hồ có dạng lòng chảo nông, đáy phẳng, dung tích chứa của hồ rất lớn. Ở
độ sâu 11,0 m, Biển Hồ chứa trên 84 tỷ m3
với diện tích mặt thoáng là 14.000 km2
.
Biển Hồ liên thông trực tiếp với sông Mekong qua sông Tonle Sap và vùng ngập lũ
bờ phải sông Mekong. Do đó, chế độ thủy văn của Biển Hồ có mối quan hệ chặt chẽ
Cao độ
(m)
Diện tích
(km2
)
Dung tích
(triệu m3
)
Cao độ
(m)
Diện tích
(km2
)
Dung tích
(triệu m3
)
0,5 0 0 4,0 5.828 12.022
0,6 21 1 5,0 7.218 18.545
0,8 666 70 6,0 8.518 26.413
1,0 1.379 274 7,0 9.690 35.517
1,2 1.874 600 8,0 10.935 45.830
1,4 2.125 999 9,0 12.198 57.397
1,6 2.325 1.444 10,0 13.352 70.172
2,0 3.611 2.631 11,0 14.330 84.013
3,0 4.671 6.772 12,0 15.243 98.800
Đồ Án Tốt Nghiệp
18
với dòng chảy của sông Mekong. Bảng 1.2 trên đây cho thấy Biển Hồ có cao độ phổ
biến từ 4,0 - 10,0 m MSL. Diện tích vùng giữa đường Quốc lộ số 5 và Quốc lộ số 6
của Campuchia rộng 1,3 triệu ha.
1.2.2 Cơ chế điều tiết tự nhiên của Biển Hồ
Biển Hồ nằm ở thung lũng của Tonle Sap, phân chia sông ra hai khu vực thượng
và hạ lưu. Đây là vựa cá của Campuchia và là hồ chứa điều tiết tự nhiên (nước ngọt)
lớn nhất Châu Á.
Nguồn: Ủy hội sông Mekong Quốc tế MRC
Khi sông Mekong chảy đến Thủ đô Phnom Penh thì chia thành 2 nhánh:
Mekong và Bassac chảy xuống Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông. Cũng tại Phnom Penh,
sông Mekong tiếp nhận sự gia nhập của Biển Hồ ở bờ phải thông qua nhánh sông
Tonle Sap. Khu vực sông Mekong chia nhánh và tiếp nhập sông Tonle Sap được gọi
là ngã tư Chaktomuk.
Vào cuối mùa khô, dòng chảy sông Mekong ở mực nước thấp nhất và toàn bộ
dòng chảy nằm trong lòng dẫn sông. Biển Hồ cũng ở mực nước thấp nhất tương ứng
với chiều sâu không quá 1,0 m. Khi mùa mưa nhiệt đới bắt đầu, mực nước sông dâng
lên và làm ngập các khu đất trũng xung quanh. Dòng chảy đến cục bộ từ các sông
nhánh của Tonle Sap cũng bắt đầu đổ vào lòng hồ. Khi mực nước sông tại Phnom
Penh tiếp tục tăng lên thì dòng chảy sông Tonle Sap được trữ lại. Dòng chảy đến từ
Hình 1.3: Phụ lưu Tonle Sap và Biển Hồ thuộc Campuchia
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
$
Kratie
Kho Khel
Tan Chau
Chau Doc
NeakLuong
Phnom Penh Port
Prek Kadam
Stung Treng
Kompong Cham
$
Kampong Luong
Vung ngap lu
Song, suoi
Ranh gioi luu vuc
$ Tram thuy van
40 0 40 80
Kilometers
Đồ Án Tốt Nghiệp
19
sông Mekong chảy ngược vào Biển Hồ kết hợp với lưu lượng các nhánh sông sẽ tích
đầy hồ cho đến cao độ trên dưới 10 m, diện tích mặt hồ tăng từ 3.000 km2
lên tới
16.000 km2
, tương ứng dung tích khoảng 75 - 80 tỷ m3
nước.
Dòng chảy ngược vào Biển Hồ tiếp diễn trong nhiều tháng cho đến khi mùa khô
bắt đầu, quá trình điều tiết tự nhiên sẽ vận hành ngược lại. Khi mực nước sông
Mekong ở Phnom Penh thấp hơn so với Biển Hồ, nước dự trữ trong lòng hồ sẽ chảy
từ hồ xuôi về Phnom Penh, tiếp nước bổ sung cho dòng chảy cơ bản sông Mekong về
ĐBSCL của Việt Nam. Dòng tiếp nước bổ sung của hồ tiếp tục cho đến cuối mùa khô
khi mà mực nước hồ thấp hơn mực nước xung quanh (1,0 m). Chu trình ấy lại xảy ra
trong mùa mùa kế tiếp. Hình 1.4 và Bảng 1.3 mô tả cơ chế điều tiết của Biển Hồ theo
2 giai đoạn tiêu biểu cho 2 mùa trong năm (Nguồn: Ủy hội Mekong MRC).
Biển Hồ và vùng ngập lũ hai bờ sông Mekong đóng vai trò vô cùng quan trọng
cho cả Campuchia và Việt Nam. Về mùa lũ nơi đây là một hồ chứa có dung tích
phòng lũ lớn ( cắt 20% lưu lượng đỉnh lũ), làm chậm và giảm nhẹ lũ cho ĐBSCL. Về
mùa khô, lượng nước cấp hồ bổ sung khoảng 16% dòng chảy Mekong cho vùng hạ
lưu.
Đồ Án Tốt Nghiệp
20
Hình 1.4: Biểu đồ cân bằng nước Biển Hồ cho 2 giai đoạn tiêu biểu 1998 và 2000.
Nguồn: MRC, Water Utilization Program, Start up Project (2004), Overview
of hydrology of the Mekong Basin, 11/2004 [87]; MRC (2003), Consolidation of
Bảng 1.3: Cân bằng nước Biển Hồ cho 2 giai đoạn đại biểu.
Tonle
Sap
Chảy
tràn
Tonle
Sap
Chảy
tràn
Jun-98 -0,27 0,54 -0,33 0,01 0,21 Jun-00 -0,27 0,98 9,33 0,03 0,25
Jul-98 -0,24 1,67 6,55 0,02 0,28 Jul-00 -0,24 3,50 20,34 3,03 0,49
Aug-98 -0,21 2,99 7,05 0,09 0,49 Aug-00 -0,21 3,65 9,98 3,86 0,46
Sep-98 -0,16 4,42 8,57 0,30 0,77 Sep-00 -0,17 5,80 5,26 8,54 0,55
Oct-98 -0,19 7,70 -11,63 0,38 0,26 Oct-00 -0,19 9,80 -20,59 -1,28 0,85
Nov-98 -0,22 3,40 -13,35 0,23 0,34 Nov-00 -0,22 3,92 -23,53 -1,67 0,04
Dec-98 -0,25 1,84 -12,27 0,15 0,00 Dec-00 -0,25 1,18 -19,99 0,08 0,00
Jan-99 -0,32 0,50 -9,68 0,08 0,00 Jan-01 -0,32 0,37 -15,20 0,10 0,03
Feb-99 -0,39 0,17 -5,04 0,03 0,00 Feb-01 -0,39 0,13 -9,75 0,02 0,00
Mar-99 -0,46 0,07 -1,88 0,02 0,00 Mar-01 -0,46 0,53 -6,76 0,02 0,19
Apr-99 -0,40 0,31 -0,75 0,02 0,19 Apr-01 -0,40 0,18 -2,99 0,02 0,02
May-99 -0,30 1,77 0,42 0,02 0,30 May-01 -0,30 0,62 -1,39 0,02 0,29
Tổng ra -2,84 -54,59 Tổng ra -3,41 -100,20 -2,94
% Ra 4,95 95,05 % Ra 3,20 94,04 2,76
Tổng vào 23,07 22,17 1,32 2,33 Tổng vào 30,68 44,92 15,72 3,17
% Vào 47,18 45,35 2,696 4,77 % Vào 32,47 47,54 16,64 3,36
Ghi chú: Chu kỳ tính toán thời đoạn 1998-1999 tính từ 1/7/1998 - 30/4/1999
Dòng
nhánh
Mê Công
Mưa
Tháng Tháng
Bốc
hơi
Dòng
nhánh
Bốc
hơi
Mê Công
Mưa
Cânbằngtổnglượngcủa BiểnHồ năm1998
-15
-10
-5
0
5
10
15
Jul-98
Aug-98
Sep-98
Oct-98
Nov-98
Dec-98
Jan-99
Feb-99
Mar-99
Apr-99
Tỷ
m3
Bốc hơi Dòngnhánh Tonle Sap Chảytràn Mưa trênhồ
Cânbằngtổnglượngcủa BiểnHồ năm2000
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0
5
10
15
20
25
30
Jun-00
Jul-00
Aug-00
Sep-00
Oct-00
Nov-00
Dec-00
Jan-01
Feb-01
Mar-01
Apr-01
May-01
Tỷ
m3
Bốc Hơi Dòngnhánh Tonle Sap Chảytràn Mưa trênhồ
Đồ Án Tốt Nghiệp
21
hydro-meteorological roles of Tonle Sap lake and its vicintives, Phase III (basinwide),
CTi Engineering International Co. Ltd. DHI, May 2004
1.2.3 Châu thổ sông Mekong:
CTSMK là một tam giác có đỉnh là Phnom Penh, đáy là biển Đông và vịnh Thái
Lan. Đây là vùng đất thấp, bằng phẳng và được xem là vùng đất ngập nước lớn nhất
của lưu vực. Lưu lượng trung bình của sông Mekong tại Kratie, Campuchia là 15.060
m3
/s (14.500 m3
/s). Chế độ thủy văn hàng năm theo mùa, mùa lũ gió mùa Tây Nam
(từ tháng 5 đến tháng 10), khi đó trầm tích sông được vận chuyển theo 2 nhánh chính
là Bassac (sông Hậu) và sông Mekong (sông Tiền) vào đồng bằng và vùng ven biển
qua một số cửa sông. Hình 1.5 mô tả mạng lưới sông vùng CTSMK.
Là một đồng bằng trẻ, CTSMK được hình thành khoảng 3 - 5 nghìn năm trước,
muộn hơn gần một thế kỷ so với các đồng bằng lớn khác ở Châu Á, do phù sa sông
Mekong tương tác với thủy triều biển Đông và vịnh Thái Lan xen lẫn tiến trình biển
tiến, biển thoái. CTSMK hiện nay đang phải đối mặt với thách thức lớn về tính bền
vững của nó khi trở nên dễ bị tổn thương do hậu quả can thiệp bởi con người cho nhu
cầu phát triển kinh tê - xã hội của các nước trong LVSMK cũng như sự cạnh tranh
địa chính trị trong khu vực.
Đồ Án Tốt Nghiệp
22
Nguồn: Ủy hội sông Mekong Quốc tế MRC
Hình 1.5: Châu thổ sông Mekong
1.3 Đồng bằng sông Cửu Long
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển,
phía Tây có đường biên giới giáp Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông
Nam Bộ - vùng kinh tế lớn Việt Nam hiện nay. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối
bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông
thủy. ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính, là vùng có lợi thế về tài nguyên đất đai, sông
ngòi, biển và thềm lục địa cũng như điều kiện khí hậu thuận lợi. Nếu chưa kể hải đảo,
thì tổng diện tích đất đai của cả vùng là 3,9 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả
nước, trong đó loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30%. Vùng ĐBSCL có đường
bờ biển dài hơn 700 km, khoảng 360.000 km2
là khu đặc quyền kinh tế, phía Đông
Đồ Án Tốt Nghiệp
23
giáp biển Đông, phía Nam giáp Thái Bình Dương và phía Tây – Nam giáp vịnh Thái
Lan, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi
trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hình
1.6 mô tả các đơn vị hành chính của ĐBSCL.
Nguồn: Ủy ban sông Mekong Việt Nam (VNMC)
Hình 1.6: Các đơn vị hành chính của Đồng bằng sông Cửu Long
Đồ Án Tốt Nghiệp
24
1.3.1.1 Địa hình, địa mạo
Ngoài trừ một vài khu vực có đá lộ thiên ở vùng tứ giác Long Xuyên, ĐBSCL
có địa hình bằng phẳng, chỉ có dọc theo biên giới phía Bắc với Campuchia cao độ
mặt đất đạt khoảng 1,5 m MSL. Cao độ trung bình của ĐBSCL xấp xỉ 0,8 m MSL
(MNBTB). Tuy nhiên, một số khác biệt cục bộ về mặt địa hình cũng gây ảnh hưởng
đáng kể đến các điều kiện tiêu thoát nước. Bắt đầu từ Campuchia sông Mekong, sông
Tonle Sap, sông Tiền và sông Hậu chảy ở giữa các dải đê tự nhiên với các khu trũng
cặp song song bên cạnh. Các khu trũng này như những vùng chứa nước lũ rộng lớn
và thường được nối với sông chính bằng các kênh nhỏ. Vào thời kỳ lũ lớn, một số nơi
trên thượng lưu của đồng bằng sông Mekong từ phía dưới Kong Pong Cham đến phía
trên Cần Thơ bị ngập sâu có chỗ đến 4,5 m. Tác động qua lại giữa bồi tích của sông
và biển đã hình thành nên một dải đất hơi cao ở ven biển, nơi đây mặt đất ngập lũ ít
hơn. Hiện tượng xói mòn đang xảy ra dọc theo bờ biển Đông, trong khi đó quá trình
bồi tích đang tiếp tục mở rộng thêm bán đảo Cà Mau về phía Nam và phía Tây.
1.3.1.2 Địa chất và thổ nhưỡng
ĐBSCL được tạo thành do trầm tích sông ngòi và khoáng sinh phèn được hình
thành trong các lớp trầm tích đầm lầy. Việc tiêu thủy lớp khoáng sinh phèn này tạo
nên các vùng đất phèn rộng lớn. Ở gần sông, trầm tích khoáng sinh phèn bị chồng
phủ - bồi các loại trầm tích sông. Nhìn chung, đất đai ở ĐBSCL có phù sa cấu trúc
nặng và thiếu lân. Các loại đất này phù hợp nhất cho việc canh tác lúa. Muốn canh
tác các loại cây trồng cạn, cần phải làm đất kỹ hơn để cải thiện khả năng phát triển
của bộ rễ, đặt biệt khi trồng luân canh với lúa.
Tổng diện tích ĐBSCL, không kể hải đảo, khoảng 3,9 triệu ha. Trong đó khoảng
2,46 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và 0.38
triệu ha đất lâm nghiệp, nhưng chỉ có 0,2 triệu ha thực sự trồng rừng. Diện tích còn
lại bao gồm đất thổ cư (0,2 triệu ha), đất chưa canh tác (0,4 triệu ha), sông rạch (0,2
triệu ha) và đất chuyên dụng hoặc chưa phân loại (0,25 triệu ha). Tiềm năng mỏ rộng
đất nông nghiệp xấp xỉ 0,2 triệu ha. Quá trình kiến tạo của ĐBSCL vẫn tiếp tục diễn
Đồ Án Tốt Nghiệp
25
ra ở các cửa sông, mũi Cà Mau và Hà Tiên, trong khi vùng bờ biển dọc theo biển
Đông đang bị xói mòn.
1.3.1.3 Khí hậu
ĐBSCL thuộc khu vực ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có
2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng XI và mùa khô kéo dài từ tháng
XII đến tháng IV. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoáng 1.800 - 2.000 mm,
dao động từ 2.400 mm ở phía Tây ĐBSCL đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600
mm ở vùng phía Đông. Lượng mưa phân bố không đều, vào mùa mưa chiếm 91 -
94% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa trung bình dưới 50 mm, lượng bốc
hơi trung bình năm là 1500 - 1600 mm.
Dưới bức xạ cuả mặt trời lớn, cường độ bốc hơi xảy ra mãnh kiệt. Khí hậu ổn
định, nhiệt độ trung bình 28o
C, chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ
2.226 – 2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai do khí hậu gây ra. Bốc hơi trung bình tháng cũng
như năm cho thấy sự khác nhau giữa các vùng và giữa các mùa khá lớn. Trị số bốc
hơi (ống Piche) cao nhất trong tháng III (2,0 - 5,5 m/ngày) và thấp nhất vào tháng X
(1,8 - 2 mm/ngày) ở hầu hết ĐBSCL.
Độ ẩm tương đối có trị số cao nhất trong tháng VIII - X thay đổi từ 84 - 90%,
độ thấp nhất vào thời kỳ tháng III - V (65 - 80%). Độ ẩm không khí trung bình năm
thay đổi từ 74 - 85%. Những tháng mùa khô có lượng bốc hơi cao trên 170 - 180
(tháng III và IV). Điều đó tác động sâu sắc đến đất và cây cỏ, nhất là đất xám và đất
phèn khi bị khô nước.
Có hai hướng gió thịnh hành, vào mùa khô có gió Đông Bắc, mùa mưa gió Tây
Nam là chính. Gió làm tăng quá trình bốc hơi mặt đất. Trong mùa khô gió thịnh hành
theo hướng Đông - Bắc, tốc độ gió từ 3 - 5 m/s đôi khi đạt tới 10 m/s trong tháng III
và tháng XI - XII gây xói lở vùng bờ biển. Gió Tây - Nam thịnh hành trong mùa mưa,
nhìn chung có tốc độ thấp. Vào mùa mưa, bão ít xuất hiện nhưng những năm gần đây
(1997, 1998) đã có trường hợp tràn qua vùng bờ biển của ĐBSCL gây thiệt hại đáng
kể về người và tài sản.
Đồ Án Tốt Nghiệp
26
1.3.1.4 Thủy văn và tài nguyên nước mặt
Chế độ dòng chảy ở ĐBSCL chịu ảnh hưởng mạnh của dòng chảy sông Mekong,
thủy triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội đồng. Do chịu ảnh hưởng của sông
Mekong và chế độ mưa phân mùa nên chế độ dòng chảy có 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ mực
nước trên sông rạch dâng cao gây ngập lụt, ngập úng. Mùa kiệt mực nước trên kênh
rạch xuống thấp, gây khó khăn cho việc khai thác nước tưới.
Nguồn nước được lấy từ 2 nguồn chính là từ sông Mekong và nước mưa. Sông
Mekong chảy qua vùng ĐBSCL hàng năm đem lại lượng nước bình quân khoảng 460
tỷ m3
và vận chuyển khoảng 150 – 160 triệu tấn phù sa. Việc ĐBSCL hàng năm bị
ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 – 4 tháng tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng, một
mặt làm hạn chế đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống dân
cư nhưng mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất trồng trọt.
Các đặc điểm nổi bật nhất về chế độ thủy văn tự nhiên ở ĐBSCL, được mô tả
trong Hình 1.7 và Hình 1.8. Cả chế độ mưa và lưu lượng trong sông đều thay đổi rõ
rệt theo mùa, được đặc trưng bằng các giai đoạn luân phiên với các giá trị rất cao và
rất thấp về lượng mưa và lưu lượng trong sông. Mỗi giai đoạn kéo dài khoảng nửa
năm, giai đoạn thừa xen kẽ với giai đoạn thiếu nước.
Sông Mekong chảy đến Phnom Penh có chi lưu quan trọng là sông Tonle Sap
nối với Biển Hồ, vừa có tác dụng điều tiết trong mùa lũ vừa cấp nước cho hạ du trong
mùa kiệt. Dòng chảy trên sông Tonle Sap do các nhánh sông chảy vào Biển Hồ ở phía
Tây Campuchia cung cấp. Dòng chảy này chuyển hướng trong mùa lũ khi một phần
nước lũ của sông Mekong chảy theo sông Tonle Sap đi vào khu vực trữ nước tự nhiên
đo Biển Hồ tạo ra. Ngay phía dưới hợp lưu của sông Mekong và sông Tonle Sap,
sông Mekong chia thành hai nhánh chính vào Việt Nam là sông Tiền (còn có tên là
Mekong,) và sông Hậu (còn có tên là Bassac). Qua sông Vàm Nao có sự phân phối
lại dòng chảy từ sông Tiền sang sông Hậu. Xuôi về phía hạ lưu, tại Vĩnh Long, sông
Tiền (đoạn từ Vĩnh Long trở ra biển có tên là Cổ Chiên) phân nhánh tạo thành 6 cửa,
trong khi sông Hậu có 3 cửa đổ ra biển.
Đồ Án Tốt Nghiệp
27
Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
Hình 1.7 : Mạng lưới sông, kênh, rạch ở ĐBSCL
Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm cỏ Tây bắt nguồn từ Campuchia, ở độ cao 150 m
(MSL) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài 220 km, diện tích lưu
vực là 12.900 km2
, tiêu nước cho vùng nằm ngay phía Bắc sông Tiền. Hai sông gặp
nhau ở Nhật Ninh, cách bờ biển 36 km cùng đổ ra cửa Xoài Rạp. Sông Vàm Cỏ nhiều
nước trong mùa mưa, nhưng ít nước trong mùa khô, do vậy thủy triều có thể xâm
nhập ngược dòng rất xa về thượng lưu. Mặc dù sông Vàm Cỏ không nằm trong lưu
vực sông Mekong nhưng sông Vàm Cỏ Tây vẫn được nằm trong nghiên cứu quy
hoạch sử dụng đất và nước vì có nhiều kênh mương nối với sông Tiền. Trong mùa
khô, Sông Vàm Cỏ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn nhiều hơn so với sông Tiền và sông
Hậu do lưu lượng nước nội tại nhỏ.
Đồ Án Tốt Nghiệp
28
Hệ thống kênh đào chằng chịt là đặc điểm cuả ĐBSCL. Các kênh nối giữa sông
Tiền và sông Vàm Cỏ nhằm đưa nước ngọt trong mùa khô và phù sa trong mùa lũ
cho vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và hệ thống kênh từ sông Hậu nối với biển Tây
nhầm cung cấp nước ngọt trong mùa khô và thoát nước trong mùa mưa cho vùng tứ
giác Long Xuyên (TGLX) và bán đảo Cà Mau (BĐCM).
Nguồn: Quy hoạch tổng thể ĐBSCL (Mekong Delta Master Plan, VIE 87/031), 1993
Hình 1.8 : Chế độ nước sông Mekong tại trạm Phnom Penh, Campuchia
Bảng 1.4: Lưu lượng trung bình tháng tại trạm thủy văn Pakse (Lào) và Kratie
(Campuchia) m3
/s
STT Tháng Trạm Pakse Trạm Kratie
1 I 2.826 3.622
2 II 2.152 2.622
3 III 1.787 2.137
4 IV 1.734 2.067 1.734 2.067
5 V 2.823 3.584 2.823 3.584
6 VI 8.906 11.031 8.906 11.031
Đồ Án Tốt Nghiệp
29
7 VII 16.981 22.968 16.981 22.968
8 VIII 27.231 36.587 27.231 36.587
9 IX 27.551 38.671 27.551 38.671
10 X 16.79 23.931 16.79 23.931
11 XI 8.33 11.685 8.33 11.685
12 XII 4.379 6.059 4.379 6.059
13 Trung bình 10.124 13.747 10.124 13.747
Nguồn: Ủy hội Mekong MRC
Bảng 1.5: Lưu lượng trung bình tại Tân Châu - Châu Đốc (m3
/s)
Tháng Tân Châu Châu Đốc TC+CĐ Vàm Nao Mỹ Thuận Cần Thơ
1 6.339 1.364 7.703 2.528 3.811 3.892
2 4.113 772 4.885 1.631 2.482 2.403
3 2.572 483 3.055 1.078 1.494 1.561
4 2.190 389 2.579 900 1.290 1.289
5 3.371 573 3.844 1.325 2.046 1.898
6 7.209 1.440 8.649 2.725 4.484 4.165
7 12.389 2.846 15.235 4.824 7.565 7.670
8 18.449 4.856 23.305 7.102 11.347 11.958
9 20.142 5.855 25.997 8.355 12.848 13.149
10 19.214 5.755 24.969 7.773 12.356 12.613
Đồ Án Tốt Nghiệp
30
11 15.093 4.060 19.154 5.852 9.241 9.912
12 10.225 2.511 12.736 3.956 6.269 6.467
Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
Lưu lượng của hệ thống sông Mekong chỉ đáp ứng yêu cầu nước tưới của ĐBSCL
trong thời kỳ đầu mùa khô và hạn Bà Chằn trong mùa mưa. Trong thời kỳ từ tháng II
đến tháng V lưu lượng sông Mekong xuống thấp, kiệt nhất vào tháng IV.
Lượng bùn cát sông Mekong có trị số trung bình mùa khô là 300 g/m3
, mùa lũ đạt
tới 700 - 800 m3
/m. Tổng lượng bùn cát hàng năm bồi lắng cho đồng bằng và đổ ra
biển ước tính vào khoảng 100 – 160 triệu tấn phụ thuộc vào cách tính và tác giả.
Úng, ngập: Tình trạng ngập lũ ở phía Bắc ĐBSCL còn trầm trọng thêm do mưa lớn
nội đồng, ở phía Nam, lượng mưa lớn cũng dẫn đến ngập úng trên nhiều vùng đất
nằm ở ngoài khu vực bị ngập lũ do nước sông. Tình trạng này hay xảy ra ở phần Tây
Nam của ĐBSCL, nơi có điều kiện tiêu thoát kém. Các khu vực có điều kiện tiêu
thoát tự nhiên thuận lợi thường ít bị ngập như các dải đất cao ven sông và các khu
vực dễ tiêu bằng thủy triều. Trong các khu vực trũng tiêu thoát kém, thời gian ngập
luôn kéo dài đến tận tháng XII hoặc tháng I. Lượng mưa đầu mùa thường được giữ
lại trong đất, vào tháng VI hoặc tháng VII, khả năng trữ nước bị bão hòa và mực nước
ngầm dâng đến tầng rễ cây, mưa thêm nữa dẫn đến sự bão hòa tầng rễ cây (úng) và
sau đó là ngập. Nhiều vùng rộng lớn vẫn luôn bị úng và ngập trong mùa mưa. Chỉ
những khu đất có khả năng tiêu thoát tốt hơn, do tự nhiên hoặc do con người tác động,
mới thoát khỏi tình trạng này. Vào cuối mùa mưa khi lượng bốc hơi nước lớn hơn
lượng mưa, đất đai lại trở nên khô ráo, độ ẩm của đất giảm và mực nước ngầm tụt
xuống.
Một vấn đề khác nữa là tình trạng ngập lụt do thủy triều thường xảy ra ở vùng ven
biển và các cửa sông chính. Vào thời kỳ triều xuân tháng XII, tháng I có mực nước
biển cao nhất.
Thủy triều và xâm nhập mặn: Một đặc điểm quan trọng khác nữa của chế độ thủy
văn ở ĐBSCL là dao động thủy triều của các vùng biển xung quanh. Biển Đông có
Đồ Án Tốt Nghiệp
31
chế độ bán nhật triều chiếm ưu thế với biên độ triều dao động từ 2,5 - 3,0 m. Thủy
triều ở vịnh Thái Lan lại dạng nhật triều với biên độ dao động chỉ khoảng 0,4 - 1,2
m. Thủy triều biển Đông có tác động đáng kể đối với mực nước trong sông và kênh
rạch ở các vùng ven biển cũng như trong các dọc theo dòng chính sông Mekong lên
đến Campuchia. Điều này cũng tạo khả năng tưới tiêu bằng triều mặc dù diện tích
được tưới tự chảy ở ĐBSCL còn rất hạn chế (khoảng 10%). Hơn nữa, mực nước còn
bị ảnh hưởng bởi chu kỳ dao động mực nước biển hàng năm vào khoảng vài decimet,
mực nước xuống thấp vào tháng VII và cao nhất vào tháng XII, tháng I.
Triều biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày có 2 đỉnh và 2
chân, với biên độ dao động đỉnh chân lớn nhất từ 3,5 - 4,0 m. Ngoài ra thủy triều biển
Đông còn có chu kỳ tháng, năm và nhiều năm. Trong mỗi tháng có 2 chu kỳ triều,
nghĩa là có 2 thời kỳ mức nước cao và biên độ lớn (triều cường) và 2 thời kỳ mức
nước thấp biên độ nhỏ (triều kém). Trong năm mức nước thấp nhất vào thời kỳ tháng
VI, VII và cao nhất vào thời kỳ tháng XI, XII. Chu kỳ nhiều năm của sóng triều
khoảng 18,6 năm, nhưng sự biến thiên trong chu kỳ nhiều năm không lớn.
Thủy triều vịnh Thái Lan (biển Tây) có dạng nhật triều không đều, hàng ngày
có một đỉnh cao và nhọn, phần chân thì bị kéo dài và đẩy lên cao bởi một đỉnh thấp
thứ hai, biên độ khoảng 0,8 - 1,0 m. Sự giao động của chu kỳ nửa tháng và năm của
triều biển Tây cũng nhỏ hơn rõ rệt so với triều biển Đông. Do vậy, ảnh hưởng của
triều biển Tây đối với ĐBSCL yếu, chỉ lan truyền trên các sông, kênh nhỏ phía Tây
như hệ thống sông Cái Lớn - Cái Bé và một số kênh trục ra vịnh Rạch Giá...
Hệ thống sông, ngòi, kênh rạch dày đặc ở ĐBSCL đã tạo nên sự ảnh hưởng
mạnh mẽ của dòng chảy sông Mekong và thủy triều vào sâu trong nội đồng. Sự xâm
nhập mạnh mẽ của thủy triều đã kéo theo sự xâm nhập của mặn, làm ảnh hưởng cho
1,7 triệu ha ở vùng ven biển và các sông lớn.
Chua phèn: Thời kỳ từ tháng V đến tháng VII khi các chất acid từ trong đất bị nước
mưa đầu mùa rửa trôi đưa vào kênh. Nước kênh bị chua làm hạn chế việc sử dụng
nước tưới hoặc sinh hoạt. Kinh nghiệm từ trước đến nay cho thấy rằng: nhìn chung
có thể cải thiện nước trong kênh bằng cách tiêu thoát nhanh nước chu đầu mùa mưa.
Đồ Án Tốt Nghiệp
32
Quá trình cải tạo đất phèn có thể tốt hơn nếu chúng ta rửa đất nhiều lần trong mùa
mưa. Tuy nhiên, để làm việc này có hệ thống công trình đồng bộ và quản lý vận hành
hợp lý. Mặc khác lại phải sử dụng lượng nước vốn rất hạn chế trong mùa kiệt.
Các hệ sinh thái tự nhiên: Sông Mekong đã tạo ra nhiều dạng sinh thái tự nhiên,
thay đổi từ các bãi thủy triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng (ĐB)
ven biển, các vùng cửa sông cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than
bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ sâu trong nội địa. Có 3
hệ sinh thái tự nhiên trong vùng ẩm ướt gồm: (i) Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven
biển; (ii) Các đầm lầy và hệ sinh thái rừng tràm trong các vùng trũng và (iii) Hệ sinh
thái cửa sông. Mỗi hệ sinh thái có giá trị và chức năng thiết yếu riêng, thường là
không thể đánh giá trực tiếp được về mặt kinh tế. Tất cả các hệ sinh thái này đều rất
nhạy cảm về mặt môi trường.
1.3.2 Vùng ngập lũ ĐBSCL
Phạm vi vùng ngập lũ ĐBSCL được xác định là toàn bộ phần đất liền của các
tỉnh ĐBSCL: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang,
Hậu Giang, TP Cần Thơ và phần diện tích nhỏ của Bến Tre, không kể các đảo nằm
rải rác ở biển Tây thuộc Kiên Giang. Vùng ngập lũ có diện tích tự nhiên là 2.007.670
ha, dân số năm 2013 là 10.385.482 người, tương ứng với 49,35% và 58,13% so với
ĐBSCL. Vùng ngập lũ được chia thành 4 khu vực: Đồng Tháp Mười (ĐTM) gồm các
tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang; Vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) có các
tỉnh An Giang, Kiên Giang, một huyện của Cần Thơ; Vùng Tây Sông Hậu (TSH) bao
gồm Cần Thơ, Hậu Giang; Vùng giữa có phần diện tích các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Vĩnh Long và diện tích nhỏ phía Tây – Bắc tỉnh Bến Tre (Hình 1.9). Trong các
tỉnh bị ngập lũ thì Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Long An là các tỉnh đầu
nguồn đón lũ từ phía Campuchia đổ về, bị ngập sâu nhất, có nơi tới 4,0 m và thời gian
ngập dài nhất (từ 4 - 6 tháng). Trong vùng ngập lũ cũng chia ra 3 mức ngập: nông
(0,5 - 1,0 m), trung bình (1,0 - 2,0 m) và sâu (> 2,0 m) (Hình 1.9).
Đồ Án Tốt Nghiệp
33
Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
Hình 1.9: Vùng ngập lũ ĐBSCL năm 2000
Hình 1.9 mô tả vùng ngập lũ của ĐBSCL. Trong đó tỉnh Đồng Tháp thuộc khu
vực ĐTM, nằm ở 2 bờ trái và phải của sông Tiền. Đây là nơi đón lũ sớm nhất và thời
gian bị ngập lâu nhất.
1.3.3 Điều kiện KTXH vùng ĐBSCL
Các ngành kinh tế chủ yếu:
- Cây lúa - cây trồng chủ lực, là sản phẩm chuyên môn hóa cao nhất vùng.
Sản lượng lúa cả vùng năm 2015 đạt 25,7 triệu tấn, chiếm 52,66% sản lượng cả
nước, với nhịp độ tăng trưởng hàng năm khoảng 3,2%. Hằng năm lúa gạo của
vùng ĐBSCL góp phần lớn vào việc cung ứng nhu cầu trong nước và chiếm tới
90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
- Sau lúa là nuôi trồng và khai thác thủy sản. Với 8/13 tỉnh giáp biển, lại
có 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, vùng ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để
nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ cũng như nước ngọt.
- Sản lượng thủy sản vùng năm 2015 đạt khoảng 25,2 triệu tấn, chiếm
56% sản lượng cả nước, trong đó thủy sản khai thác chiếm 33,33%. Nhịp độ tăng
Đồ Án Tốt Nghiệp
34
trưởng sản lượng thủy sản hằng năm khoảng 9,25%/năm (cả nước khoảng
8,35%/năm). Đến 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta đã chạm mức
7 tỷ USD.
- Nguồn thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL tập trung chủ yếu ở vùng lũ. Đây
là vùng có điều kiện rất thuận lợi cho tôm cá phát triển do mùa nước nổi kéo dài.
- Một lợi thế nữa trong sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL là chăn
nuôi gia súc và gia cầm. Các loại vật nuôi chính là bò (gồm cả bò lấy thịt và bò
sữa) và gia cầm. Gia cầm ở vùng ĐBSCL rất phát triển, chủ yếu là gà và vịt. Số
vịt được nuôi ở khu vực này chiếm đến 80% số vịt được nuôi ở toàn miền Nam
và trên 50% cả nước.
- Ngoài lợi thế về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, cây
ăn trái và nông sản khác được xem là thế mạnh của vùng ĐBSCL như bưởi năm
roi, xoài cát, quýt đường, vú sữa, mía đường, đậu phộng, thơm, dừa và các loại
rau đậu phục vụ cho ngành sản xuất trong nước, tiêu dùng và cho xuất khẩu đã
được các thị trường Thế Giới chú ý nhiều hơn trong thời gian gần đây.
- Trong những năm gần đây kinh tế ĐBSCL có những khởi sắc đáng kể
(tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 12,1%; Khu vực I: 5,9%,
khu vực II: 18,2%, khu vực III: 15,6%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tích cực (giảm dần tỉ trọng ở khu vực I và tăng ở khu vực II và III). Đời sống
người dân ngày được nâng cao.
Nền kinh tế chính của vùng ngập lũ ĐBSCL là nông nghiệp, nhìn chung
vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, việc sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên, đời sống nhân dân không đồng đều giữa các vùng. Các vùng sâu,
vùng xa phát triển còn ở mức thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
1.4 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp liên quan tới ngập, lụt
1.4.1 Vị trí địa lý
Đồng Tháp là một tỉnh đầu nguồn thuộc ĐBSCL có tọa độ địa lý: 100
07’
- 100
58’
Vĩ độ Bắc, 1050
11’
- 1050
56’
Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Campuchia, có chung
đường biên giới dài khoảng 48 km; Phía Đông - Bắc giáp tỉnh Long An; Phía Đông -
Đồ Án Tốt Nghiệp
35
Nam giáp 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long; Phía Tây và Tây Nam giáp 2 tỉnh An
Giang và Cần Thơ.Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 328.300 ha, sông Mekong với 2
nhánh Tiền và Hậu chia cắt tỉnh Đồng Tháp thành hai phần.
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp
Hình 1.10: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Bảng 1.6: Diện tích - Dân số - Đơn vị hành chính của các huyện thị năm 2009
Tên Thành phố/
Thị xã/ Huyện
Đơn vị trực
thuộc
Diện tích
(km2
)
Dân số
(Người)
Mật độ dân số
(người/km2
)
TP. Cao Lãnh 8 phường, 7 xã 107 161.950 1.514
TP. Sa Đéc 6 phường, 3 xã 60 103.667 2.545
TX. Hồng Ngự 3 phường, 4 xã 12 77.959 639
H. Cao Lãnh 17 xã và 1 thị trấn 491 200.757 409
Đồ Án Tốt Nghiệp
36
H. Châu Thành 11 xã và 1 thị trấn 246 151.411 615
H. Hồng Ngự 11 xã 320 144.295 687
H. Lai Vung 11 xã và 1 thị trấn 238 159.974 672
H. Huyện Lấp Vò 12 xã và 1 thị trấn 246 180.223 733
H. Tam Nông 11 xã và 1 thị trấn 474 104.932 221
H. Tân Hồng 8 xã và 1 thị trấn 311 91.534 294
H. Thanh Bình 12 xã và 1 thị trấn 341 154.580 453
H. Tháp Mười 12 xã và 1 thị trấn 528 136.424 258
Toàn Tỉnh
17 phường, 119
xã và 8 thị trấn
3.374 1.667.707 495
* Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp - năm 2009.
1.4.2 Địa hình và địa mạo:
Địa hình của tỉnh Đồng Tháp có hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam, nghĩa là cao
ở vùng biên giới và vùng ven sông Tiền thấp dần về phía trung tâm ĐTM. Theo bản
đồ cấy điểm 1/25.000 của Bộ Thủy Lợi thành lập năm 1984 theo hệ bình chuẩn cao
độ Mũi Nai (chuyển sang Hệ Hòn dấu), vùng này có địa hình bằng phẳng, cao độ phổ
biến từ 1,00 ÷ 2,00 m, cao nhất 4,10 m, thấp nhất 0,77 m. Vùng kẹp giữa hai sông có
địa hình lòng máng, cao ở ven sông Tiền, sông Hậu thấp vào giữa. Cao độ phổ biến
0,90 ÷ 1,30 m, cao nhất 1,67 m, thấp nhất 0,67 m. Dạng địa mạo không có gì đặc biệt
trừ một số gò cao vùng Sa Rài giáp biên giới Việt Nam - Campuchia và hệ thống
kênh rạch, đường giao thông và các khu dân cư chia cắt khu vực thành nhiều ô, vùng
nhỏ hơn (Hình 11 và Bảng 1.7).
Đồ Án Tốt Nghiệp
37
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp
Hình 1.11: Bản đồ địa hình tỉnh Đồng Tháp
Bảng 1.7: Phân bố diện tích theo cao độ
No Cao độ (m) Diện tích (ha) Diện tích cộng dồn (ha) Tỷ lệ (%)
1 1,00 - 1,50 255.906 255.906 75,84
2 1,50 - 2,00 27.927 283.830 8,28
3 2,00 - 2,50 16.809 300.642 4,98
4 2,50 - 3,00 5.080 305.722 1,51
5 3,00 - 3,50 4.000 309.722 1,19
6 3,50 - 4,00 1.162 310.880 0,34
Đồ Án Tốt Nghiệp
38
7 > 4,00 158 311.042 0,05
8 Sông rạch 26.366 337.400 7,81
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp
1.4.3 Địa chất, thổ nhưỡng
Đặc điểm cấu tạo địa chất: Địa chất tỉnh Đồng Tháp mang đặc điểm cấu trúc
chung của ĐBSCL, được tạo thành bởi trầm tích bở rời Kanozoi với chiều dày khá
lớn. Theo tài liệu của Liên đoàn địa chất Miền Nam, Đồng Tháp có lớp đá gốc cách
mặt đất 100 ÷ 1000 m. Riêng vùng phía Bắc của tỉnh (vùng gò, đồi Sa Rài) là thềm
phù sa cổ, phần còn lại là lớp trầm tích được bồi tích bởi phù sa trẻ sông, biển thuộc
dạng mềm yếu.
Địa chất công trình: Theo tài liệu khảo sát địa chất dọc theo các tuyến kênh
trục thuộc tỉnh Đồng Tháp:
(a) Lớp 1: dày từ 1,3 m ÷ 2,5 m phân bố phổ biến trên lớp mặt, thành phần chủ
yếu là sét, á sét hoặc á cát màu xám nâu, xám đen chứa nhiều tạp chất hữu cơ đã phân
hủy hoặc bán phân hủy, trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy.
(b) Lớp 2: phân bố cục bộ ở các khu trũng, (Mỹ Hòa, Mỹ Hiệp, Láng Biển và
Châu Thành) không liên tục, thành phần gồm sét lẫn bụi màu nâu chứa tàn tích thực
vật, trạng thái bở rời hoặc dẽo chảy.
(c) Lớp 3: Phân bố phổ biến trong vùng, nằm dưới lớp 1, lớp 2. Thành phần hạt
gồm sét lẫn bụi, hoặc á sét lẫn bụi, sét loang lỗ, xám vàng, xám trắng, trạng thái cứng đến
dẻo chảy. Nhìn chung, địa chất công trình là nền địa chất công trình yếu.
Địa chất thủy văn: Địa chất thủy văn có bốn tầng chứa nước ngầm, tên gọi theo
các giai đoạn trầm tích tính từ trên mặt xuống nền đá gốc như sau: Upper Pleistocene,
Lower Pleistocene, Pliocene và Miocene. Tầng chứa nước Pleistocene là nguồn cung
cấp nước sinh hoạt quan trọng cho nông thôn trong vùng, trong đó: (a) Tầng chứa
nước Upper Pleistocece có bề dày khoảng 128 m, sản lượng nước trung bình đạt 1,0
l/s.m (lít/giây.mét); (b) Tầng chứa nước Lower Pleistocene, ở độ sâu từ 40 ÷128 m,
sản lượng nước trung bình đạt 0,9 ÷ 1,5 l/s.m.
Đồ Án Tốt Nghiệp
39
Tầng Pliocene có độ sâu từ 175 ÷ 400 m, lưu lượng nước đạt từ 0,1 ÷ 1,5 l/s.m.
Chất lượng nước tốt, trữ lượng lớn đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp.
Tầng Miocene có độ sâu lớn hơn 400 m, chất lượng nước rất tốt, lưu lượng đạt 0,2 ÷
0,8 l/s.m, công suất khai thác đạt 20 ÷ 80 m3
/h, trữ lượng lớn đáp ứng yêu cầu khai
thác phục vụ cho dân sinh, công nghiệp
Thổ nhưỡng: Theo bản đồ đất tỉnh Đồng Tháp, tỷ lệ 1/100.000 do Phân viện
Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp biên hội từ bản đồ đất 1/50.000 của các chương
trình 60 - 02, 60 B và các bản đồ đất tỉ lệ 1/5.000 ÷ 1/10.000 của các nông trường,
trong phạm vi tỉnh có 6 nhóm đất chính, bao gồm 14 đơn vị phân loại đất, như Bảng
1.8 sau đây:
Bảng 1.8: Diện tích các loại đất ở tỉnh Đồng Tháp
Ký
Hiệu
Tên
Việt Nam
Diện tích
( Ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 337.400 100
A. Các loại Đất 306.076 93,76
I. Đất phù sa: 191.769 59,06
Pb 1. Phù sa được bồi 26.579 8,19
P 2. Phù sa chưa phân dị 19.118 5,89
Pf 3. Phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 124.055 38,21
Pg 4. Phù sa Glay 8.398 2,59
Ps 5. Phù sa trên nền phèn 13.619 4,19
II. Đất phèn: 84.382 25,99
Sp1 6. Đất phèn tiềm tàng nông 3.183 0,98
Sp2 7. Đất phèn tiềm tàng sâu 8.912 2,74
Sj1 8. Đất phèn hoạt động nông 15.391 4,74
Sj2 9. Đất phèn hoạt động sâu 44.015 13,56
Sd 10. Đ.phèn có lớp sườn tích lũ trên mặt 12.881 3,97
Đồ Án Tốt Nghiệp
40
III. Đất xám: 28.155 8,67
X 11. Đất xám trên nền phù sa cổ 15.787 4,86
Xb 12. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ 2.851 0,88
Xf 13. Đất xám có tầng loang lổ đỏ, vàng 9.517 2,93
IV. Đất cát:
Cz 14. Đất cát giồng 120 0,04
B. Đất thuộc Sông, Rạch 26.359 6,24
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp
Đặc điểm của các loại đất chính như sau: Đất phù sa chiếm 35% tổng diện
tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ven sông Tiền sông Hậu, có nguồn nước tưới dồi
dào, rất thích hợp cho đa dạng hóa cây trồng. Đất phèn chiếm 34%, nhưng trong đó
chỉ có 21% (23.359 ha) là đất phèn nặng (tầng phèn nông) hiện được sử dụng trồng
tràm, đại bộ phận diện tích là phèn nhẹ (tầng phèn sâu) hiện được sử dụng trồng lúa
và cho năng suất khá cao, nhưng mức độ đa dạng hóa cây trồng trên loại đất này hạn
chế hơn nhiều so với đất phù sa. Đất líp chiếm khoảng 17% tổng diện tích tự nhiên,
trong đó có khoảng 30% là đất thổ cư, diện tích còn lại được sử dụng trồng cây lâu
năm, chủ yếu là cây ăn quả. Đất xám chiếm khoảng 8% diện tự nhiên, tuy độ phì
không cao nhưng khá thích hợp với phát triển các loại rau - màu.
1.4.4 Đặc điểm khí tượng của tỉnh Đồng Tháp:
Trạm quan trắc các yếu tố khí tượng: Trong phạm vi tỉnh có trạm Cao Lãnh
đã tiến hành quan trắc nhiều năm và khá đầy đủ các yếu tố khí tượng. Ngoài ra, còn
có mạng lưới trạm khí tượng ở vùng lân cận như Cần Thơ, Châu Đốc, Mỹ Tho... có
nhiều năm tài liệu quan trắc, có thể dùng để tham khảo.
Trạm quan trắc mực nước: quan trắc nhiều năm có các trạm Tân Châu, Hưng
Thạnh, Cao Lãnh. Các trạm quan trắc ngắn hạn hơn, thiết lập trong thời kỳ từ 1977 -
1985 và liên tục quan trắc cho đến nay gồm có: Sa Đéc, Vĩnh Thạnh (Lấp Vò), Hồng
Ngự, An Long, Phong Mỹ, Tràm Chim, Mỹ An. Ngoài ra, còn có những quan trắc
mang tính chất chuyên dùng khác phục vụ các mục tiêu nghiên cứu trong khuôn khổ
phạm vi các dự án và chương trình nghiên cứu ở vùng ĐTM.
Đồ Án Tốt Nghiệp
41
Trạm quan trắc về lưu lượng: có trạm ở Tân Châu ở phía thượng lưu, Mỹ
Thuận ở phía hạ lưu. Ngoài ra còn có tài liệu của các đợt đo lưu lượng trên các tuyến,
điểm khác trong phạm vi tỉnh Đồng Tháp và vùng ĐTM phục vụ cho nghiên cứu ở
vùng dự án.
Đặc điểm khí tượng của tỉnh Đồng Tháp được mô tả trong Bảng 1.9 và Hình
1.12.
Bảng 1.9: So sánh đặc trưng cơ bản khí hậu vùng nghiên cứu với tiêu chuẩn
nhiệt đới.
Đặc trưng khí hậu Tiêu chuẩn nhiệt
đới
Tỉnh Đồng Tháp
Tổng nhiệt độ năm 7500  95000
C 9700  100000
C
Nhiệt độ trung bình năm Trên 210
C 26,5  26,80
C
Số tháng có nhiệt độ <
200
C
< 4 tháng Không có tháng nào
Nhiệt độ tháng lạnh nhất > 18 0
C > 25 0
C
Biên độ nhiệt độ năm 1  6 0
C 2,9  3,4 0
C
Lượng mưa năm 800  1800 mm 1700  2300 mm
a. Đặc điểm mưa năm, phân bố mưa theo mùa
Lượng mưa năm tương đối ổn định qua các năm, hầu hết biến đổi từ 1.100 ÷
1.600 mm. Lượng mưa trung bình năm tại Hồng Ngự 1.219 mm, Cao Lãnh 1.356
mm, Hưng Thạnh 1.522 mm, Sa Đéc 1.414 mm, Thạnh Hưng 1.243 mm. Nói chung,
lượng mưa giảm dần từ phía Tây – Nam lên phía Đông – Bắc.
Lượng mưa phân bố rất không đều trong năm, lượng mưa trong mùa mưa
chiếm khoảng 80 ÷ 90% tổng lượng mưa năm, trong các tháng mùa mưa, lượng
mưa bình quân tháng vượt quá 100 mm, các tháng VIII, IX và X vượt quá 250 mm,
tạo ra sự úng ngập.
Lượng mưa mùa khô chủ yếu tập trung vào các tháng chuyển tiếp tháng XII,
IV chiếm khoảng 80 ÷ 90% lượng mưa mùa khô, trung bình tháng 15 ÷ 60 mm.
Đồ Án Tốt Nghiệp
42
b. Lượng mưa ngày, mưa trận
Khu vực tỉnh Đồng Tháp nói chung, lượng mưa ngày không lớn, đa số < 50
mm. Trung bình mỗi năm có khoảng 3 ÷ 4 ngày mưa lớn hơn 50 mm, số ngày mưa
lớn 100 mm rất ít khi xảy ra, khoảng 3 ÷ 5 năm mới xảy ra 1 lần và thường xuất hiện
vào tháng IX ÷ X, đôi khi xảy ra vào tháng VI.
Những trận mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày rất ít khi xảy ra, thường mưa
rào vào buổi chiều trong ngày. Nhóm mưa 1 – 3 – 5 ngày Max thường xuất hiện
ngày đầu có lượng mưa lớn nhất, nhỏ dần vào các ngày tiếp theo.
c. Số ngày mưa
Trung bình mỗi năm có khoảng (108 ÷ 122) ngày mưa, mùa mưa trung bình
(12 ÷ 20) ngày mưa trong tháng, mùa khô trung bình (3 ÷ 4) ngày (tháng XII, IV),
tháng I, II, III chỉ trên dưới 1 ngày. Tháng IX, X có số ngày mưa nhiều nhất (16 ÷
20) ngày. Tháng II có số ngày mưa ít nhất, dưới 1 ngày.
d. Chế độ mưa và tình hình úng, hạn
Các tháng trong mùa mưa, mưa đều có khả năng gây úng, nhưng với mức độ
khác nhau. Các năm đều có khả năng xảy ra mưa ngày lớn hơn 50 mm, mưa 3 ngày
max lớn hơn 75 mm, mưa 5 ngày max lớn hơn 100 mm. Trong đó, khả năng xảy ra
các đợt mưa úng vào tháng X là thường xuyên, tháng V ÷ VII ít khả năng xảy ra nhất.
Tuy lượng mưa lớn, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong trong mùa
mưa, đó là yếu tố chính gây nên hạn trong mùa mưa. Vào các tháng đầu mùa mưa
(tháng V ÷ VIII) thường có những đợt không mưa hoặc mưa nhỏ liên tục kéo dài hạn
gây trong vụ HT (hạn Bà Chằng). Tuy hạn không nghiêm trọng, nhưng ảnh hưởng
đến năng suất cây trồng, nhất là các vùng xa nguồn nước ngọt.
Đồ Án Tốt Nghiệp
43
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp
Hình 1.12: Bản đồ phân bố lượng mưa vùng ĐBSCL
1.4.4 Đặc điểm thủy văn và hệ thống sông kênh, rạch của tỉnh Đồng Tháp
Nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mekong, chế độ thủy văn tỉnh Đồng Tháp cũng
như vùng ĐBSCL, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Tiền, sông Hậu, thủy
triều Biển Đông, chế độ mưa nội vùng. Ngoài ra, hệ thống sông Vàm Cỏ cũng có
những ảnh hưởng nhất định (Hệ thống sông, kênh, rạch xem chi tiết trong Chương
3).
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long
Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...
Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...
Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...Man_Ebook
 
ỨNg dụng mạng nơron để giải bài toán động học ngược cho tay máy
ỨNg dụng mạng nơron để giải bài toán động học ngược cho tay máyỨNg dụng mạng nơron để giải bài toán động học ngược cho tay máy
ỨNg dụng mạng nơron để giải bài toán động học ngược cho tay máyMan_Ebook
 
Bao cao thuc tap nghành điều khiển tự động k44ddk
Bao cao thuc tap  nghành điều khiển tự động k44ddkBao cao thuc tap  nghành điều khiển tự động k44ddk
Bao cao thuc tap nghành điều khiển tự động k44ddkhoangtrong58
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...nataliej4
 
Thực tập kiểm thử phần mềm
Thực tập kiểm thử phần mềmThực tập kiểm thử phần mềm
Thực tập kiểm thử phần mềmNguyễn Anh
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...jackjohn45
 
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...Man_Ebook
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, HOT
Luận văn: Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, HOTLuận văn: Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, HOT
Luận văn: Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, HOT
 
Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...
Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...
Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...
 
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đQuản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
 
ỨNg dụng mạng nơron để giải bài toán động học ngược cho tay máy
ỨNg dụng mạng nơron để giải bài toán động học ngược cho tay máyỨNg dụng mạng nơron để giải bài toán động học ngược cho tay máy
ỨNg dụng mạng nơron để giải bài toán động học ngược cho tay máy
 
Bao cao thuc tap nghành điều khiển tự động k44ddk
Bao cao thuc tap  nghành điều khiển tự động k44ddkBao cao thuc tap  nghành điều khiển tự động k44ddk
Bao cao thuc tap nghành điều khiển tự động k44ddk
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
 
Thực tập kiểm thử phần mềm
Thực tập kiểm thử phần mềmThực tập kiểm thử phần mềm
Thực tập kiểm thử phần mềm
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
 
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu họcLuận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát trạm trộn bê tông, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát trạm trộn bê tông, HAYĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát trạm trộn bê tông, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển giám sát trạm trộn bê tông, HAY
 
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
 
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực mô hình hóa toán học các bài toán thực tiễn cho ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực mô hình hóa toán học các bài toán thực tiễn cho ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực mô hình hóa toán học các bài toán thực tiễn cho ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực mô hình hóa toán học các bài toán thực tiễn cho ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ đại học Thái NGuyên, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ đại học Thái NGuyên, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ đại học Thái NGuyên, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ đại học Thái NGuyên, 9 ĐIỂM
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Luận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng AnhLuận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Luận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
 

Similar to Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long

đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...KhoTi1
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long (20)

Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà NộiLuận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
 
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đLuận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đ
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đLuận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đ
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đ
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đLuận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
 
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha TrangNghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Luận văn: Quá trình hình thành và phát triển làng xã ven sông Hàn
Luận văn: Quá trình hình thành và phát triển làng xã ven sông HànLuận văn: Quá trình hình thành và phát triển làng xã ven sông Hàn
Luận văn: Quá trình hình thành và phát triển làng xã ven sông Hàn
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóaPhát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường ở quận 8
 
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đTác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh đồng tháp thuộc vùng đồng bằng sông cửu long

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY LŨ - LỤT VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, TRÁNH LŨ - LỤT Ở TỈNH ĐỒNG THÁP THUỘC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : TS. Trịnh Hoàng Ngạn Sinh viên thực hiện : Đặng Thủy Tiên MSSV : 1411090095 Lớp : 14DMT01 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY LŨ - LỤT VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, TRÁNH LŨ - LỤT Ở TỈNH ĐỒNG THÁP THUỘC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : TS. Trịnh Hoàng Ngạn Sinh viên thực hiện : Đặng Thủy Tiên MSSV : 1411090095 Lớp : 14DMT01 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  • 3. i MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG ĐBSCL VÀ TỈNH ĐỒNG THÁP LIÊN QUAN TỚI TÌNH TRẠNG LŨ, LỤT .................................................10 1.1 Tóm tắt về lưu vực sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long .................10 1.1.1 Lưu vực sông Mekong...................................................................................10 1.1.2 Ủy hội sông Mekong Quốc tế MRC..............................................................13 1.2 Phụ lưu Tonle Sap và Châu thổ sông Mekong................................................17 1.2.1 Sông Tonle Sap và Biển Hồ (Great Lake) ....................................................17 1.2.2 Cơ chế điều tiết tự nhiên của Biển Hồ .........................................................18 1.2.3 Châu thổ sông Mekong:................................................................................21 1.3 Đồng bằng sông Cửu Long................................................................................22 1.3.1 Điều kiện tự nhiên.........................................................................................22 1.3.2 Vùng ngập lũ ĐBSCL ...................................................................................32 1.3.3 Điều kiện KTXH vùng ĐBSCL .....................................................................33 1.4 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp liên quan tới ngập, lụt....................34 1.4.1 Vị trí địa lý....................................................................................................34 1.4.2 Địa hình và địa mạo:....................................................................................36 1.4.3 Địa chất, thổ nhưỡng....................................................................................38 1.4.4 Đặc điểm khí tượng của tỉnh Đồng Tháp:....................................................40 1.4.4 Đặc điểm thủy văn và hệ thống sông kênh, rạch của tỉnh Đồng Tháp.........43 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LŨ, LỤT....................................44 2.1 Một số khái niệm và thuật ngữ về lũ, lụt .........................................................44 2.1.1 Khái niệm về lũ, lụt, úng, ngập.....................................................................44
  • 4. ii 2.1.2 Một số thuật ngữ thông dụng về lũ, lụt.........................................................45 2.1.3 Tiêu chuẩn thiết kế: ......................................................................................46 2.2 Tổng quan nghiên cứu phòng tránh lũ, lụt......................................................47 2.2.1 Cơ sở khoa học nghiên cứu thủy văn công trình..........................................47 2.2.2 Các phương pháp tính toán..........................................................................48 2.2.4 Phân tích các đặc trưng thủy văn và mưa....................................................52 2.3 Tình hình lũ, lụt trên Thế giới ..........................................................................55 2.3.1. Tổng quan và nguyên nhân..........................................................................55 2.3.2. Lũ lụt ở Trung Quốc:...................................................................................56 2.3.3 Trận lũ, lụt ở Ấn Độ: ....................................................................................57 2.3.4 Lũ lụt ở Châu Âu: .........................................................................................57 2.3.5 Cập nhật tình trạng ngập nước đô thị ở Mỹ: ...............................................57 2.3.6 Cập nhật tình trạng ngập nước đô thị ở Pháp năm 2016: ...........................58 2.3.7 Lũ, lụt ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan, năm 2011...........................................59 2.4. Tình hình lũ, lụt ở Việt Nam............................................................................60 2.4.1 Tổng quan.....................................................................................................60 2.4.2 Lũ trên lưu vực sông Hồng và trận lụt lịch sử ở Thủ đô Hà Nội năm 2008 62 2.4.3 Lũ trên các hệ thống sông miền Trung và lụt ở Cố đô Huế .........................63 2.4.4 Lũ, lụt ở Đà Nẵng.........................................................................................63 2.4.5 Lũ trên các hệ thống sông ............................................................................63 2.5 Tìm hiểu lịch sử, phân tích nguyên nhân và đặc điểm lũ, lụt ở ĐBSCL ......64 2.5.1 Tổng quan về lịch sử lũ, lụt ở ĐBSCL..........................................................64 2.5.2 Nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ, lụt ở ĐBSCL .............................................70 2.5.3 Các đặc điểm lũ, lụt tại ĐBSCL ...................................................................75
  • 5. iii 2.5.4 Tác động của lũ ĐBSCL...............................................................................79 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH LŨ, LỤT Ở ĐBSCL VÀ TỈNH ĐỒNG THÁP...........................................83 3.1 Phân tích hiện trạng các giải pháp kiểm soát lũ, lụt ở ĐBSCL.....................83 3.1.1 Vai trò của ĐBSCL.......................................................................................83 3.1.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi vùng ĐBSCL: .........................................84 3.1.3 Các giải pháp công nghệ đã thực hiện.........................................................86 3.2 Phân tích hiện trạng các giải pháp kiểm soát lũ, lụt ở Đồng Tháp...............92 3.2.1 Đặc điểm hệ thống kênh rạch tỉnh Đồng Tháp ............................................92 3.2.2 Diễn biến lũ, lụt tỉnh Đồng Tháp: ................................................................96 3.2.3 Phân tích rủi ro môi trường hiện trạng các giải pháp lũ ở Đồng Tháp.....105 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THỦY LỢI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG, TRÁNH LŨ, LỤT CHO TỈNH ĐỒNG THÁP...........................................................................................................................118 4.1 Quy hoạch thủy lợi tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 .....118 4.1.1 Nguyên tắc:.................................................................................................118 4.1.2. Các phương án bố trí công trình Thủy lợi.................................................125 4.2 Cơ sở khoa học điều chỉnh quy hoạch thủy lợi tỉnh Đồng Tháp.................126 4.2.1 Vì sao phải điều chỉnh quy hoạch Thủy lợi kiểm soát lũ tỉnh Đồng Tháp .126 4.2.2 Cơ sở khoa học điều chỉnh quy hoạch Thủy lợi kiểm soát lũ tỉnh Đồng Tháp.....................................................................................................................127 4.3 Đề xuất điều chỉnh quy hoạch kiểm soát lũ cho ĐBSCL và Đồng Tháp ....137 4.3.1 Đề xuất điều chỉnh quy hoạch thủy lợi kiểm soát lũ vùng ĐBSCL ............137 4.3.2 Điều chỉnh quy hoạch Thủy lợi kiểm soát lũ ở Đồng Tháp: ......................140 4.3.3 Các khuyên cáo trên quan điểm bảo vệ môi trường...................................142
  • 6. iv KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................145 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................148
  • 7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTSMK Châu thổ sông Mekong ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐTM Đồng Tháp Mười HLVSMK Hạ lưu vực sông Mekong KTXH Kinh tế xã hội LVSMK Lưu vực sông Mekong MRC Mekong River Commission (Ủy hội sông Mekong) MSL Mực nước biển trung bình TBNN Trung bình nhiều năm TGLX Tứ giác Long Xuyên TLVSMK Thượng lưu vực sông Mekong VCT Vàm Cỏ Tây
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Phân bố diện tích lưu vực sông Mekong theo từng nước.........................10 Bảng 1.2: Địa hình lòng hồ của Biển Hồ ..................................................................17 Bảng 1.3: Cân bằng nước Biển Hồ cho 2 giai đoạn đại biểu....................................20 Bảng 1.4: Lưu lượng trung bình tháng tại trạm thủy văn Pakse và Kratie ...............28 Bảng 1.5: Lưu lượng trung bình tại Tân Châu - Châu Đốc ......................................29 Bảng 1.6: Diện tích - Dân số - Đơn vị hành chính của các huyện thị năm 2009......35 Bảng 1.7: Phân bố diện tích theo cao độ...................................................................37 Bảng 1.8: Diện tích các loại đất ở tỉnh Đồng Tháp...................................................39 Bảng 1.9: So sánh đặc trưng cơ bản khí hậu vùng nghiên cứu với tiêu chuẩn nhiệt đới..............................................................................................................................41 Bảng 2.1: Mực nước (Hmax) và lưu lượng đỉnh lũ (Qmax) tại Tân Châu, Châu Đốc..78 Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng đê, bờ bao vùng lũ ĐBSCL.....................................85 Bảng 3.2: Đặc điểm chính của hệ thống sông, kênh, rạch khu kẹp giữa hai sông ..95 Bảng 3.3: Thời gian duy trì lũ theo các cấp mực nước (ngày)..................................97 Bảng 3.4: Lưu lượng bình quân ngày lớn nhất tràn vào vùng ĐTM (m3 /s)............100 Bảng 3.5: Mực nước và thời gian xuất hiện đỉnh lũ một số trạm nội đồng ............101 Bảng 3.6: Thời gian (ngày) duy trì cấp mực nước lũ (cm) vùng ĐTM ..................102 Bảng 3.7: Mực nước bình quân tháng qua các thời đoạn (Đơn vị: m) ...................103 Bảng 3.8: Lưu lượng bình quân tháng (1996 - 2007) .............................................103 Bảng 3.9: Mực nước và lưu lượng bình quân ngày lớn nhất (m3 /s) một số năm ...104
  • 9. vii Bảng 3.10: Lũ đến ĐBSCL theo các tuyến và tỷ lệ của chúng...............................106 Bảng 3.11: Mực nước và lưu lượng lớn nhất ở Tân Châu và Châu Đốc ................107 Bảng 3.12: Phân phối lưu lượng lớn nhất vào ĐTM...............................................108 Bảng 3.13: Mực nước (cm) bình quân tháng nhiều năm ........................................111 Bảng 3.14: Mực nước (cm) bình quân tháng giai đoạn 2005 – 2009 .....................111 Bảng 3.15: Thông số kỹ thuật của kênh Cái Cỏ - Long Khốt ................................114 Bảng 4.1: Vùng kiểm soát lũ có thời gian...............................................................119 Bảng 4.2: Vùng kiểm soát lũ cả năm. .....................................................................119 Bảng 4.3: Dự kiến bố trí các ô bao trong các tiểu vùng..........................................123
  • 10. viii DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Lưu vực sông Mekong và các tiểu lưu vực...............................................13 Hình 1.2: Lưu vực các sông nhánh của vùng hạ lưu vực sông Mekong ..................15 Hình 1.3: Phụ lưu Tonle Sap và Biển Hồ thuộc Campuchia ....................................19 Hình 1.4: Biểu đồ cân bằng nước Biển Hồ cho 2 giai đoạn đại biểu, năm 1998 và 2000...........................................................................................................................21 Hình 1.5: Châu thổ sông Mekong ............................................................................22 Hình 1.6: Các đơn vị hành chính của Đồng bằng sông Cửu Long ..........................23 Hình 1.7: Mạng lưới sông, kênh, rạch ở ĐBSCL .....................................................27 Hình 1.8 : Chế độ nước sông Mekong tại trạm Phnom Penh, Campuchia ...............28 Hình 1.9: Vùng ngập lũ ĐBSCL năm 2000..............................................................33 Hình 1.10: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp ........................................................35 Hình 1.11: Bản đồ địa hình tỉnh Đồng Tháp.............................................................37 Hình 1.12: Bản đồ phân bố lượng mưa vùng ĐBSCL..............................................43 Hình 2.1: Cảnh ngập lụt ở Trung Quốc.....................................................................56 Hình 2.2 : Cảnh ngập lụt ở Ấn Độ, 1970 ..................................................................57 Hình 2.3: Cảnh ngập lụt ở Hà Lan, 1953 ..................................................................57 Hình 2.4: Cảnh ngập, lụt trong thành phố New Orleans, Hoa Kỳ............................58 Hình 2.5: Dưới chân tháp Effene là biển nước mênh mông .....................................58 Hình 2.6: Sân bay Đôn Mường bị ngập với chiều sâu nước tới 1,5 m .....................59
  • 11. ix Hình 2.7: Đường phố Hà Nội trong trận lụt tháng 11/2008......................................62 Hình 2.8: Nước ngập trên đường phố Đà Nẵng........................................................64 Hình 2.9: Phân vùng độ sâu ngập lụt ở ĐBSCL trong trận lũ năm 2000 .................74 Hình 3.1: Bản đồ hiện trạng công trình thủy lợi vùng ĐBSCL, năm 2017 ..............84 Hình 3.2: Hiện trạng hệ thống đê bao, bờ bao chống lũ ở ĐBSCL, 2017 ..............88 Hình 3.3: Hiện trạng kỹ thuật và phương pháp thi công đê bao ở Đồng Tháp.......110 Hình 3.4. Hình ảnh xói lở cù lao Long Khánh.......................................................114 Hình 3.5: Mực nước phía thượng lưu cao hơn nhiều so với mực nước ở hạ lưu....115 Hình 4.1. Mô hình phát triển vùng ngập lũ trung bình, kiểm soát lũ tháng VIII....121 Hình 4.2. Mô hình phát triển vùng ngập lũ nông, kiểm soát lũ triệt để..................121 Hình 4.3. Mô hình kiểm soát lũ triệt để khu dân cư tập trung ................................122 Hình 4.4. Mô hình kiểm soát lũ triệt để cho vườn cây ăn quả................................122 Hình 4.5: Hình ảnh vùng ngập lũ trong 2 trận lũ xảy ra năm 2000 và 2011 ..........126 Hình 4.6: Lụt Chùa Cầu ở Hội An ..........................................................................131 Hình 4.7: Quá trình phát triển Luật về sông ngòi ở Nhật Bản................................134 Hình 4.8: Dự án kiểm soát lũ biên giới Bắc Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp ...............139
  • 12. LỜI CAM ĐOAN Người thực hiện đề tài xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính người thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Hoàng Ngạn. Các số liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Người thực hiện đề tài cam đoan sẽ chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 13. LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân Ban Giám Hiệu Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM. Cảm ơn quý thầy cô giáo, các giảng viên giảng dạy ngành Kỹ thuật Môi trường về những kiến thức và giúp đỡ chân tình đã dành cho tôi trong bốn năm học tập tại trường. Tôi xin chân thành cám ơn thầy TS. Trịnh Hoàng Ngạn, người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn thầy đã tận tình chỉ bảo, hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, con xin nói lời biết ơn sâu sắc đối với Ba Mẹ đã chăm sóc, nuôi dạy con thành người và luôn động viên tinh thần cho con yên tâm học tập. Do thời gian thực hiện luận văn có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế đồng thời không gian nghiên cứu của đề tài khá rộng nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để luận văn thêm hoàn chỉnh. Tác giả luận văn (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 14. Đồ Án Tốt Nghiệp 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ĐBSCL là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekông trước khi chảy ra biển, là vùng đất thấp và được xem là vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á (ĐNA) và Thế Giới; là vùng đất quan trọng cho sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và trái cây nhiệt đới lớn nhất cả nước. Nhìn chung, ĐBSCL có tiềm năng phát triển đa dạng, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm quan trọng bậc nhất về an ninh lương thực của cả nước. Tuy nhiên đây cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro, hạn chế cho phát triển bền vững, như lũ, lụt, thiếu nước ngọt, chua phèn, đất nhiễm mặn, lún đất v.v... Trong đó Lũ – lụt ở ĐBSCL là một trong các hạn chế chính tác động đến điều kiện sinh sống và sản xuất của người dân, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, y tế, giáo dục và đặc biệt là sức khỏe cộng đồng dân cư vùng ĐBSCL nói chung và của tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Lịch sử lũ, lụt ở ĐBSCL trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy các trận lũ lịch sử với tần suất 3% đã xuất hiện trong các năm 1961, 1966, 2000 và nhiều trận lũ lớn theo chu kỳ thủy văn xảy ra vào các năm: 1978, 1981, 1984, 1994, 1996, 2001, 2002 và 2011 cũng gây thiệt hại đáng kể cho vùng. Trong 8 tỉnh bị ảnh hưởng của lũ thì Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn, cùng với An Giang, Kiên Giang và Long An là những nơi hứng chịu trực tiếp của lũ từ thượng nguồn đổ về. Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh, thành thuộc ĐBSCL với diện tích tự nhiên 337.400 ha, chiếm 8,3% diện tích tự nhiên của khu vực. Đồng Tháp có các đặc điểm tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, khí hậu nóng ẩm quanh năm, đất đai có tiềm năng khai thác lớn. Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp còn có những thuận lợi riêng mà nhiều tỉnh trong vùng không có được, đó là: (a) nằm dọc sông Tiền, sông Hậu nên
  • 15. Đồ Án Tốt Nghiệp 2 có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm, (b) Hàng năm vào mùa lũ được một lượng phù sa đáng kể bồi đắp làm tăng độ phì của đất, sự ngập lũ hành năm tạo điều kiện vệ sinh đồng ruộng, các loại sâu keo, gặm nhấm phá hoại cây trồng cũng bị hạn chế, (c) Có nguồn thủy sản nước ngọt tự nhiên phong phú, hệ sinh thái đa dạng (d) Cách xa biển nên không bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn, (e) Với hệ thống giao thông thủy thuận tiện, có điều kiện phát triển tổng hợp và đa dạng. Trong đó nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên Đồng Tháp cũng có những hạn chế và thách thức cho phát triển bền vững. Nổi cộm nhất là tình trạng lũ, lụt hàng năm. Đặc biệt trận lũ lịch sử năm 2000 đã gây thiệt hại to lớn cho con người và tài sản của nhân dân trong tỉnh. Ngoài ra với diện tích lớn đất phèn hoạt động trong tỉnh (vùng Đồng Tháp Mười) cũng đòi hỏi lượng nước tưới rất lớn cho cây trồng và vật nuôi, chưa kể đến hiện tượng sụt lún do khai thác nước ngầm quá mức và tình trạng xói lở bờ sông Tiền đang là nguy cơ mất đất do đói phù sa từ thượng nguồn kết hợp với việc khai thác cát mãnh liệt từ phía Cambodia, nội vùng ĐBSCL và chính ngay tại tỉnh Đồng Tháp. Là người con sinh ra tại tỉnh Đồng Tháp, tôi mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của minh cho cộng đồng dân cư trong tỉnh bằng việc đề xuất đề tài đồ án tốt nghiệp có tên gọi là: “Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và phân tích hiện trạng các giải pháp phòng, tránh lũ – lụt ở tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”. Với mục tiêu phân tích tác động của lũ, lụt đối với tỉnh Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung, thông qua việc đánh giá hiệu quả các giải pháp phòng tránh lũ, lụt của tỉnh đã thực hiện. Đồng thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho quy hoạch thủy lợi nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của lũ, lụt trên địa bàn tỉnh. Trước bối cảnh phát triển của các nước thượng lưu và biến đổi khí hậu thì đề tài này đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu khoa học của tỉnh nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ, lụt gây ra cũng như thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai. Do đó kết quả nghiên cứu này rất cần thiết và cấp bách cho tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.
  • 16. Đồ Án Tốt Nghiệp 3 Tình hình nghiên cứu: Tình hình nghiên cứu ngoài nước Ngày nay, các nghiên cứu, thống kê đã đưa ra những con số về sự gia tăng đến mức chóng mặt những thiệt hại do lũ, lụt gây ra. Nếu như đầu thế kỷ 20, trung bình mỗi năm trên thế giới, thiệt hại do ngập lụt vào khoảng 100 triệu USD, thì đến nửa sau của thế kỷ con số này đã vượt quá 1 tỷ, trong mười năm trở lại đây là trên 10 tỷ USD. Lũ, lụt là một trong những loại thiên tai gây nhiều thiệt hại nhất cho loài người, từ cổ chí kim, khắp nơi trên thế giới đã phải chịu những thảm họa khốc liệt do lũ, lụt gây nên. Sau những thảm họa do ngập lụt trong thế kỷ 20, một số công trình lớn được xây dựng nhằm bảo vệ người dân và tài sản trong vùng ngập lũ. Nguyên nhân chính gây lũ, lụt được tóm lược như sau: - Vị trí nơi ven sông, biển, có địa hình cốt nền thấp, bằng phẳng; - Do biến đổi khí hậu dẫn tới tình trạng mưa cực đoan, NBD cao đột ngột; - Do lũ thượng nguồn đổ về hoặc do triều cường, sóng thần v.v… Các trận lũ lớn tái diễn liên tục tại nhiều nơi trên thế giới đã dẫn đến sự ra đời của nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của ngập lụt, bao gồm các giải pháp công trình và phi công trình. Giải pháp công trình trong phòng chống lũ, lụt là sử dụng các loại hình công trình để làm thay đổi đặc tính lũ và môi trường tự nhiên, nhằm đạt đến mục tiêu ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại do lũ, lụt gây ra. Có 5 biện pháp công trình cơ bản là: Chỉnh trị sông, đắp đê, xây dựng công trình phân lũ, xây dựng hồ chứa lũ và chậm lũ, xây dựng các công trình xử lý đất đai. Ngoài ra còn có một số loại công trình kiêm dụng khác như: Đê bối, đập ngăn lũ cục bộ, đê bao khu dân cư, khu tôn cao tránh lũ, đê vây sản xuất (có trạm bơm đi kèm). Khoa học nghiên cứu thủy văn nói chung và lũ, lụt nói riêng đã phát triển từ đầu thế kỷ 20, nhất là giai đoạn thập niên 70, do tác động của sự phát triển KTXH và công nghệ thông tin đã hỗ trợ tìm kiếm lời giải cho những bài toán thủy văn, thủy lực chứa
  • 17. Đồ Án Tốt Nghiệp 4 nhiều thành phần rất phức tạp. Đặc biệt trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, với sự trợ giúp của công nghệ GIS (Geography Informatic System – Hệ thống thông tin địa lý), các phần mềm tính toán thủy văn cũng được bổ sung, nâng cấp mạnh mẽ và mang tính tổng hợp. Trong đó những phần mềm có sự bổ sung, nâng cấp như: SWMM, MIKE v.v phục vụ tính toán thủy văn, thủy lực cho các lưu vực có điều kiện biên đặc thù khác nhau bao gồm các yếu tố tác động chủ đạo đến dòng chảy đô thị như: sự biến đổi về mặt đệm do quá trình đô thị hóa, đặc điểm mưa, lũ, thuỷ triều. Tình hình nghiên cứu trong nước Việt Nam là một trong số các quốc gia đang phát triển phải thường xuyên đối mặt với các cơn lũ, lụt nghiêm trọng nhất trên thế giới. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hướng ra biển Đông, một trong 5 trung tâm phát sinh bão/áp thấp nhiệt đới nhiều nhất trên Thế giới. Theo số liệu thống kê của Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, Bộ NN&PTNT, từ năm 1954 - 2010, trong tổng số gần 800 cơn bão hoạt động ở biển Đông thì có 290 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết nước ta, gây ra các trận lũ, lụt hàng năm trên các hệ thống sông suối từ Bắc chí Nam. Nguyên nhân chính gây lũ, lụt ở Việt Nam cũng có những nét tương đồng như các nước trên Thế giới. Đó là sự kết hợp các nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng ở Việt Nam nguyên nhân chủ quan do con người tạo ra nổi trội hơn so với nguyên nhân khách quan. Lũ, lụt ở Việt Nam chủ yếu được tạo ra bởi mưa gió mùa, bão nhiệt đới và triều cường. Tại các lưu vực sông lớn của Việt Nam như sông Mekong, sông Hồng, sông Mã, Đồng Nai, hệ thống các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên v.v thường xuyên xảy ra lũ, lụt. Để ứng phó với lũ, lụt, chúng ta đã áp dụng các giải pháp công trình và phi công trình kết hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau. Bên cạnh các biện pháp công trình như: Chỉnh trị sông, đắp đê, xây dựng công trình phân lũ, xây dựng hồ chứa lũ và chậm lũ, xây dựng các công trình xử lý đất đai, cần có các biện pháp phi công trình như: Quản lý đất đai vùng ngập lụt; dự báo, cảnh báo lũ; thông qua cứu tế, khôi phục và bảo hiểm lũ để chia sẻ tổn thất do lũ; lập kế hoạch dự phòng tổn thất do lũ…
  • 18. Đồ Án Tốt Nghiệp 5 Trong thời gian qua, chính quyền từ trung ương đến địa phương đã và đang triển khai các biện pháp phòng, chống lũ, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Các Bộ NN&PTNT, Bộ TNMT, Xây dựng đã lập các quy hoạch sống chung an toàn với lũ, lụt cho lưu vực các hệ thống sông Hồng, hệ thống miền Trung (từ Thanh Hóa đến Phú Yên) và các tỉnh ĐBSCL. Đây là dự án đầu tư lớn của Chính phủ trong việc chủ động phòng chống thiên tai lũ, lụt. Liên quan tới lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường, chúng ta đã có 2 luật quan trọng được Quốc hội thông qua. Đó là Luật tài nguyên nước số No.17/2012 - QH13, có hiệu lực ngày 21/6/2012 và Luật bảo vệ Môi trường số No.55/2014 - QH13, có hiệu lực ngày 23/6/2014. Các dự án, chương trình nghiên cứu về tài nguyên nước và môi trường ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng đã có từ lâu, nhưng phải đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 mới đi sâu và nhanh chóng hội nhập Quốc tế. Có thể liệt kê một số nghiên cứu điển hình, như: Mekong Delta Master Plan 1993 (Quy hoạch tổng thể ĐBSCL 1993) do Tư vấn NEDECO của Hà Lan soạn thảo; các quy hoạch Thủy lợi của Bộ NN&PTNT 2005, Quy hoạch Thủy lợi ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được Chính phủ duyệt vào năm 2012 và gần đây là Mekong Delta Plan 2013 (Kế hoạch ĐBSCL 2013) do Chính phủ 2 nước Hà Lan và Việt Nam cùng nghiên cứu với tầm nhìn tới 2100 v.v… Nhiều dự án nghiên cứu về quản lý tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông Mekong và ĐBSCL được Ủy hội Mekong Quốc tế MRC tiến hành trong nhiều năm qua đã là cơ sở dữ liệu quý cho các nhà khoa học Việt Nam tham khảo và áp dụng cho các nghiên cứu trong nước. Trong đó phải kể đến Chương trình Môi trường (Long Term Envieronment Program, MRC) bao gồm kế hoạch thực hiện nhiều hợp phần quy mô lưu vực kết nối giữa con người và hệ sinh thái vùng, lưu vực. Các chương trình và dự án cụ thể như: Flood and salt water intrusion in the Mekong Delta (Lũ và Xâm nhập mặn ở ĐBSCL) do 2 Chính phủ Úc (AuSaid) kết hợp với Đức (GIZ) tài trợ trong 2 năm 2011 - 2012.
  • 19. Đồ Án Tốt Nghiệp 6 Nhiều hội thảo Quốc tế và trong nước liên quan tới chủ đề quản lý tài nguyên nước tổng hợp và môi trường vùng ĐBSCL được tổ chức vào những năm gần đây, như: World Delta 2013 Dialogues, tổ chức tại TP.HCM, do Mỹ tài trợ; MEKONG ENVIRONMENT SYMPOSIUM 2013 (Diễn đàn môi trường Mekong 2013) do Chính phủ Đức tài trợ qua Chương trình WISDOM (Water - related Information System for the sustainable development of the Mekong Delta) v.v… Các nghiên cứu của 2 đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT là Viện Khoa học Thủy Lợi miền Nam và Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam về lũ, hạn, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông, ven biển được thực hiện trong nhiều năm qua. Đặc biệt là trận lũ lịch sử năm 2000 và sự kiện đại hạn-mặn xảy ra năm 2016 được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm v.v… Khoa học thủy văn công trình được chú ý nghiên cứu từ thập niên 90 của thế kỷ 20 do nhu cầu tính toán và thực tiễn đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước tham gia. Mặc dù vậy, bộ môn khoa học thủy văn vẫn còn rất mới mẻ và phát triển chậm so với sự bùng nổ đô thị trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước ta hiện nay. Trong đó đáng chú ý là các nghiên cứu về mưa và các mô hình mưa (thời đoạn mưa giờ) và ảnh hưởng triều cho các lưu vực sông Hồng, Mekong và các lưu vực khác. Ngoài ra đã cũng đã áp dụng các bộ mô hình như SWMM, HYDROLOGIST, VRSAP, KOD, Mike 11, Mike 21 v.v... để tính toán phục vụ quy hoạch, thiết kế giảm nguy cơ lũ, lụt ở một số lưu vực thông qua việc áp dụng thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong các lưu vực khác nhau hoặc các đề tài nghiên cứu khoa học. Một số phương pháp tính toán của nhiều tác giả tại các khu vực thuộc Châu Á và trên Thế giới cũng được giới thiệu và áp dụng trong các nghiên cứu thủy văn của Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu nguyên nhân gây lũ – lụt và đánh giá hiệu quả giải pháp phòng tránh lũ, lụt ở vùng ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời đề xuất giải giáp điều
  • 20. Đồ Án Tốt Nghiệp 7 chỉnh quy hoạch lũ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực cho các vấn đề về môi trường ở ĐBSCL khi phát sinh lũ. - Nâng cao nhận thức cộng đồng sống chung với lũ và thích ứng với biến đổi khí hậu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu, thu thập tài liệu về lũ, lụt ở ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp. - Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân hình thành lũ, lụt ở ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp. - Phân tích ảnh hưởng của lũ, lụt đến môi trường khu vực ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp - Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý môi trường, xác định các vấn đề môi trường đặc trưng vùng lũ ở khu vực ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp. - Đề xuất điều chỉnh quy hoạch thủy lợi tỉnh Đồng Tháp nhằm nhằm hạn chế và giảm thiểu các vấn đề môi trường đặc trưng của vùng lũ ở Đồng Tháp. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu thông tin cần thiết liên quan tới đề tài - Phân tích thống kê và phân tích tổng hợp - Kết hợp lý thuyết và thực tiễn, - Nghiên cứu lịch sử lũ, lụt ở ĐBSCL - Nghiên cứu chế độ thủy văn, thủy lực mùa lũ ở ĐBSCL và LVSMK - Tương quan thủy văn - Thừa kế có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đây - Tham vấn, trao đổi với giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia khác trong và ngoài nước.
  • 21. Đồ Án Tốt Nghiệp 8 Dự kiến kết quả nghiên cứu: - Xây dựng kho tư liệu đã thu thập - Xây dựng tổng quát các nguyên nhân gây ra lũ, lụt ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng - Nhận xét về hiệu quả các giải pháp phòng tránh lũ đã được thực hiện ở ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp Đề xuất bổ sung quy hoạch và kiến nghị biện pháp giảm thiểu thiệt hại do lũ, lụt ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của ĐATN là các yếu tố gây lũ, lụt ở Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung. 5.2 Phạm vi nghiên cứu 5.2.1 Phạm vi thời gian ĐATN được tiến hành từ 5/2018. Đối với các số liệu đánh giá diễn biến lũ, lụt tại Đồng Tháp và ĐBSCL được phân tích trong thời gian 1961 đến năm 2018. 5.2.2 Phạm vi không gian Phạm vi không gian của nghiên cứu là tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng ĐBSCL. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1 Ý nghĩa khoa học ĐATN đã đánh giá mộ các tương đối đầy đủ và toàn diện về nguyên nhân, diễn biến, tác động của lũ, lụt tới các lĩnh vực, khu vực và đề xuất các giải pháp điều chỉnh quy hoạch nhằm hạn chế và giảm thiểu các vấn đề môi trường đặc trưng của vùng lũ ở Đồng Tháp.
  • 22. Đồ Án Tốt Nghiệp 9 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của ĐATN có thể sử dụng như cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định những chính sách liên quan đến lũ, lụt và cho các hoạt động quản lý, chủ động sống chung với lũ, thích ứng BĐKH của chính quyền và cộng đồng địa phương. 7. Kết cấu của Đồ án: gồm có 4 chương - Chương 1: Đặc điểm tự nhiên vùng ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp liên quan tới tình trạng lũ, lụt. - Chương 2: Tổng quan nghiên cứu về lũ, lụt. - Chương 3: Phân tích hiện trạng các giải pháp phòng tránh lũ, lụt ở ĐBSCL và tỉnh Đồng Tháp. - Chương 4: Đề xuất điều chỉnh quy hoạch thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả phòng, tránh lũ, lụt cho tỉnh Đồng Tháp.
  • 23. Đồ Án Tốt Nghiệp 10 CHƯƠNG 1 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG ĐBSCL VÀ TỈNH ĐỒNG THÁP LIÊN QUAN TỚI TÌNH TRẠNG LŨ, LỤT 1.1 Tóm tắt về lưu vực sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long 1.1.1 Lưu vực sông Mekong Với chiều dài 4.880 km, Mekong là con sông lớn thứ 12 trên thế giới về diện tích, thứ sáu về lượng nước (500 tỷ m3 ), bắt nguồn từ vùng núi Tây Tạng ở độ cao 5.000 m so với mực nước biển trung bình (MSL), chảy qua địa phận 6 nước: Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Bảng 1.1 mô tả phân bố diện tích và tỷ lệ đóng góp dòng chảy vào lưu vực sông Mekong (LVSMK). Bảng 1.1 Phân bố diện tích lưu vực sông Mekong theo từng nước No Tên nước Diện tích (km2 ) Tỷ lệ diện tích (%) Tỷ lệ đóng góp tổng lượng dòng chảy (%), lưu lượng trung bình (m3/giây) 1 Việt Nam 72.000 9 11/1.660 2 Campuchia 155.000 20 18 /2.860 3 Lào 213.000 26 35 /5.270 4 Thái Lan 184.000 23 18 /2.560 5 Myanma 24.000 3 2 / 300 6 Trung Quốc 147.000 19 16 / 2.410 Tổng cộng 795.000 100 100 /15.060 Nguồn: Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC) LVSMK rộng 795.000 km2 , chia thành hai phần: thượng lưu vực sông Mekong (TLVSMK) bao gồm diện tích lưu vực nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc và Myanma (171.000 km2 ) và hạ lưu vực sông Mekong (HLVSMK) là diện tích lưu vực (624.000 km2 ) của bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Phần HLVSMK bắt đầu từ vùng Tam giác vàng thuộc biên giới 3 nước Thái Lan, Myanma
  • 24. Đồ Án Tốt Nghiệp 11 và Lào, ở độ cao 500 m MSL, chiếm khoảng 77% tổng diện tích toàn LVSMK (Hình 1.1). TLVSMK có chiều dài 2.680 km là vùng núi cao hiểm trở, lòng sông lắm thác ghềnh, thuộc cao nguyên Tây Tạng (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) tuyết phủ quanh năm, vào mùa khô, tuyết tan duy trì dòng chảy xuống hạ lưu. TLVSMK chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới, một phần nhỏ chịu ảnh hưởng cận nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình năm chỉ đạt 1000 – 1700 mm. HLVSMK có chiều dài 2.200 km gồm phần trung lưu từ Chiang Saen tới Kratie (Campuchia) chiếm khoảng 57% tổng diện tích lưu vực, là vùng sinh lũ chủ yếu của lưu vực. Qua khỏi Kratie, sông Mekong tiếp tục chảy vào vùng châu thổ sông Mekong (CTSMK) bao gồm diện tích đồng bằng của Việt Nam gọi là ĐBSCL, còn lại là diện tích phần châu thổ thuộc Campuchia. HLVSMK khí hậu chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa riêng biệt. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 và mùa khô dài hơn, trong những tháng còn lại. Lượng mưa phân phối không đều trên lưu vực, lớn nhất tới 3.000 - 4.000 mm ở vùng núi dọc theo dãy Trường Sơn thuộc Lào, Campuchia và Tây Nguyên của Việt Nam, trong khi vùng cao nguyên Korat của Thái Lan và lưu vực Biển Hồ lượng mưa chỉ có 1.000 – 1.600 mm. LVSMK được chia thành 6 vùng địa lý tự nhiên như sau: Vùng núi cao phía Bắc (IV), vùng núi cao phía Đông (II), Cao nguyên Korat (III), vùng núi cao phía Nam (V), vùng đồng bằng (I) và lưu vực sông Lang Cang của Trung Quốc (VI).
  • 25. Đồ Án Tốt Nghiệp 12 Nguồn: Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC) Hình 1.1: Lưu vực sông Mekong và các tiểu lưu vực Các lưu vực sông nhánh của hạ lưu vực sông Mekong HLVSMK có 128 sông nhánh lớn, nhỏ đổ vào dòng chính Mekong. Trong đó một số nhánh sông lớn tập trung ở Đông Bắc Thái Lan (Kok Ingnan, Nam Mun, Nam Chi), ở Lào (Nam Theum, Nam Ou, Xebang Phai, Xebang Hieng), phía Tây Bắc Campuchia có sông Tonle Sap, một nhánh của sông Mekong, vùng Đông Bắc Campuchia và Tây Nguyên của Việt Nam cùng chung hệ thống các sông nhánh (Se Kông, Se San và Srepok). Hình 1.2 mô tả mạng lưới sông vùng HLVSMK. Dòng chảy sông Mekong do tuyết tan và mưa sinh ra, nhưng phân bố không đều trên lưu vực. Tổng lượng nước trung bình năm tại của sông khoảng 475 tỷ m3 .
  • 26. Đồ Án Tốt Nghiệp 13 Trong đó tổng lượng nước trung bình năm tại Chiang Sean là 76,5 tỷ m3 . Lưu lượng trung bình nhiều năm khoảng 15.000 m3 /s (hiện nay chỉ còn 14.500 m3 /s). Lưu lượng đo được tại trạm Kratie, lớn nhất tới 75.700 m3 /s (1939) và nhỏ nhất chỉ có 1.230 m3 (tháng 4 năm 1960). Các nhánh sông phía Tây Trường Sơn đóng góp 70% tổng lượng. Biển Hồ và Tonle Sap là hồ điều tiết tự nhiên cắt 20% đỉnh lũ và bổ sung 16% nước cho vùng hạ lưu trong mùa kiệt. So sánh với các con sông lớn khác, lưu lượng dòng chảy trên sông Mekong từng năm có thể dự đoán được. Giữa những năm lũ cao và lũ thấp, lưu lượng dòng chảy rất ít thay đổi. Mặc dù hình thái mưa không thay đổi kể từ năm 1950, vào mùa khô nước chảy vào sông nhiều hơn và vào mùa mưa nước chảy vào ít hơn. Điều có thể giải thích ở đây là do những tác động của con người thông qua việc xây dựng các đập cho tưới tiêu và thủy điện. Chúng trữ lại làm giảm lưu lượng nước đổ vào sông trong mùa mưa, và xả nước trong mùa khô để tưới tiêu hoặc phát điện. 1.1.2 Ủy hội sông Mekong Quốc tế MRC 1.1.2.1 Lịch sử hình thành: Ủy ban phối hợp khảo sát hạ lưu vực sông Mekong (HLVSMK), gọi tắt là Ủy ban sông Mekong (Mekong River Committee - MRC) gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, ra đời năm 1957, do Liên Hợp Quốc bảo trợ, đánh dấu bước ngoặt cho sự hợp tác chia sẻ tài nguyên trong lưu vực. Tuy nhiên sự hợp tác lưu vực bị tác động do những biến cố chính trị xảy ra vào thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ 20, MRC chỉ còn 3 nước Thái Lan, Lào và Việt Nam Cộng hòa, được gọi là Ủy ban lâm thời sông Mekong (Interim Mekong River Committee). Những năm giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20, trong xu thế hội nhập để phát triển, sự hợp tác trong lưu vực đã và đang trở nên nhu cầu cấp bách thúc đẩy sự ra đời hặc nâng cấp các tổ chức ban đầu thành Ủy hội sông Mekong Quốc tế (Mekong River Commission – MRC).
  • 27. Đồ Án Tốt Nghiệp 14 Nguồn: Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC) Hình 1.2: Lưu vực các sông nhánh của vùng hạ lưu vực sông Mekong Ủy hội sông Mekong Quốc tế (Mekong River Commission - MRC) là sự kế thừa Ủy ban sông Mekong, trên cơ sở “Hiệp định hợp tác phát triển bền vững HLVSMK”, được ký ngày 5/4/1995 tại Thái Lan, gồm 4 nước HLVSMK.
  • 28. Đồ Án Tốt Nghiệp 15 1.1.2.2 Hiệp định Mekong 1995: Hiệp định gồm sáu chương, 42 điều. Trong đó, Chương I: Mở đầu; Chương II: Ðịnh nghĩa và các thuật ngữ; Chương III: Mục tiêu và các nguyên tắc hợp tác, gồm mười điều quy định lĩnh vực, đối tượng, phạm vi và các nguyên tắc hợp tác; Chương IV: Khuôn khổ về thể chế, gồm 23 điều quy định cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chức hợp tác (MRC); Chương V: Giải quyết khác biệt và bất đồng, gồm hai điều hướng dẫn về cơ chế giải quyết bất đồng nảy sinh giữa các nước khi thực hiện và Chương VI: Ðiều khoản cuối cùng. Theo Hiệp định, nguyên tắc cơ bản trong hợp tác giữa các quốc gia thành viên MRC là đồng thuận, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ. Các vấn đề liên quan hợp tác Mekong luôn được xem xét và giải quyết bằng các quá trình tư vấn rộng rãi ở nhiều cấp. Nguyên tắc sử dụng nước công bằng và hợp lý của quốc tế cũng được áp dụng. Hiệp định Mekong 1995 và sự ra đời của MRC đã ghi nhận những nhận thức mới của cả bốn quốc gia thành viên trước những biến đổi về chính trị, kinh tế và xã hội trong khu vực. Trong khuôn khổ hợp tác mới, MRC đã đưa các quốc gia ven sông nói chung và Việt Nam nói riêng vào một trang mới trong hợp tác khai thác, phát triển, quản lý và bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan khác trong khu vực sông Mekong. Hiệp định là căn cứ pháp lý quan trọng, quy định các nguyên tắc cơ bản và khung hợp tác chung cho các quốc gia thành viên trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên liên quan khác trong vùng hạ lưu sông Mekong, nhằm đạt được phát triển bền vững, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế và các chương trình trọng điểm các quốc gia thành viên trong vùng hạ lưu sông Mekong, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ và thực hiện các Công ước quốc tế khác liên quan quản lý, khai thác, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong các khuôn khổ hợp tác vùng hiện nay trong lưu vực sông Mekong, MRC là tổ chức có lịch sử hợp tác lâu dài nhất, có mạng lưới giám sát, hỗ trợ kỹ thuật ổn định, bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan, đồng thời là tổ chức có
  • 29. Đồ Án Tốt Nghiệp 16 chức năng xây dựng các khung pháp lý vùng, bao gồm những quy chế có tính ràng buộc cao đối với các quốc gia thành viên về chia sẻ công bằng, hợp lý tài nguyên nước và cùng nhau bảo vệ môi trường sinh thái lưu vực sông bên cạnh chức năng thúc đẩy các dự án phát triển chung. Trong những năm qua, MRC đã đạt được những thành quả nổi bật: Xây dựng khung pháp lý sử dụng tài nguyên nước và tăng cường đối thoại về phát triển tài nguyên nước trong vùng, đặc biệt thúc đẩy quá trình quy hoạch toàn lưu vực có tính điều phối thông qua quản lý tổng hợp tài nguyên nước; nghiên cứu thủy sản và đa dạng sinh học thủy sinh, đưa ra hỗ trợ quyết định môi trường; mở rộng và tăng cường mạng giám sát, xây dựng cơ sở dữ liệu, thúc đẩy quản lý và giảm nhẹ tác động của lũ lụt và hạn hán; giúp các quốc gia thành viên mở rộng các cơ hội thương mại quốc tế thông qua phương tiện giao thông thủy an toàn, hiệu quả hơn và các khuôn khổ pháp lý cho giao thông thủy xuyên biên giới, xác định sự cân bằng giữa các cơ hội và nguy cơ của các dự án thủy điện đang được kiến nghị, khởi động quá trình giúp đỡ người dân trong lưu vực để thích ứng với biến đổi khí hậu; mở rộng hợp tác giữa MRC với các đối tác khu vực, vùng và quốc tế, bao gồm, các đối tác đối thoại (Trung Quốc và Myanmar) và các đối tác phát triển khác. MRC đang bước vào năm cuối cùng của Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2016 - 2020 và chuẩn bị xây dựng Kế hoạch chiến lược giai đoạn năm năm tiếp theo, từ 2021 - 2025. Ðối với Việt Nam, Hiệp định Mekong 1995 là cơ sở pháp lý quan trọng (và cho tới nay là duy nhất về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực sông Mekong) để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đối với vùng ĐBSCL và Tây Nguyên. Việt Nam luôn gương mẫu, thực hiện nghiêm túc Hiệp định Mekong, tích cực tham gia giải quyết các mâu thuẫn trong Ủy hội, đóng góp tích cực nhất cho các chương trình hoạt động của Ủy hội cả về kinh phí, chuyên gia và thông tin số liệu. Hiệp định Mekong 1995 còn có ý nghĩa quan trọng trong tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trong lưu vực sông Mekong và các quốc gia khác trong khu vực.
  • 30. Đồ Án Tốt Nghiệp 17 1.2 Phụ lưu Tonle Sap và Châu thổ sông Mekong 1.2.1 Sông Tonle Sap và Biển Hồ (Great Lake) Tonle Sap là một nhánh lớn của sông Mekong, bắt nguồn từ tỉnh Battam Bang, chảy theo hướng Đông – Bắc và Tây – Nam gặp sông Mekong tại Phnom Penh. Lưu vực sông Tonle Sap rộng khoảng 8,0 triệu ha, có nhiều sông nhánh đổ vào. Tonle Sap hợp lưu với sông Mekong ở Chaktomuk. Lưu vực Tonle Sap không có núi cao, xu thế dốc dần từ hai bên về lòng sông vào Biển Hồ, rồi dốc dần theo hướng dòng chảy từ Đông – Bắc xuống Tây – Nam. Bảng 1.2 mô tả quan hệ địa hình của Biển Hồ. Bảng 1.2: Địa hình lòng hồ của Biển Hồ Nguồn: Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC) Sông Mekong tiếp nhận nước từ chi lưu chính Tonle Sap tại Phnom Penh. Dòng chảy trên sông Tonle Sap được cung cấp nước bởi các nhánh sông chảy vào Biển Hồ ở phía tây Campuchia. Dòng chảy này chuyển hướng trong mùa lũ khi một phần nước lũ của sông Mekong chảy theo sông Tonle Sap đi vào khu vực trữ nước tự nhiên tạo ra được gọi là Biển Hồ. Ngay phía dưới hợp lưu của sông Mekong và sông Tonle Sap, sông Mekong được chia thành 2 nhánh chảy xuống ĐBSCL là sông Tiền và sông Hậu. Qua sông Vàm Nao có sự phân phối lại dòng chảy từ sông Tiền sang sông Hậu. Hình 1.4 mô tả hình dạng Biển Hồ và sông Mekong. Biển Hồ có dạng lòng chảo nông, đáy phẳng, dung tích chứa của hồ rất lớn. Ở độ sâu 11,0 m, Biển Hồ chứa trên 84 tỷ m3 với diện tích mặt thoáng là 14.000 km2 . Biển Hồ liên thông trực tiếp với sông Mekong qua sông Tonle Sap và vùng ngập lũ bờ phải sông Mekong. Do đó, chế độ thủy văn của Biển Hồ có mối quan hệ chặt chẽ Cao độ (m) Diện tích (km2 ) Dung tích (triệu m3 ) Cao độ (m) Diện tích (km2 ) Dung tích (triệu m3 ) 0,5 0 0 4,0 5.828 12.022 0,6 21 1 5,0 7.218 18.545 0,8 666 70 6,0 8.518 26.413 1,0 1.379 274 7,0 9.690 35.517 1,2 1.874 600 8,0 10.935 45.830 1,4 2.125 999 9,0 12.198 57.397 1,6 2.325 1.444 10,0 13.352 70.172 2,0 3.611 2.631 11,0 14.330 84.013 3,0 4.671 6.772 12,0 15.243 98.800
  • 31. Đồ Án Tốt Nghiệp 18 với dòng chảy của sông Mekong. Bảng 1.2 trên đây cho thấy Biển Hồ có cao độ phổ biến từ 4,0 - 10,0 m MSL. Diện tích vùng giữa đường Quốc lộ số 5 và Quốc lộ số 6 của Campuchia rộng 1,3 triệu ha. 1.2.2 Cơ chế điều tiết tự nhiên của Biển Hồ Biển Hồ nằm ở thung lũng của Tonle Sap, phân chia sông ra hai khu vực thượng và hạ lưu. Đây là vựa cá của Campuchia và là hồ chứa điều tiết tự nhiên (nước ngọt) lớn nhất Châu Á. Nguồn: Ủy hội sông Mekong Quốc tế MRC Khi sông Mekong chảy đến Thủ đô Phnom Penh thì chia thành 2 nhánh: Mekong và Bassac chảy xuống Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông. Cũng tại Phnom Penh, sông Mekong tiếp nhận sự gia nhập của Biển Hồ ở bờ phải thông qua nhánh sông Tonle Sap. Khu vực sông Mekong chia nhánh và tiếp nhập sông Tonle Sap được gọi là ngã tư Chaktomuk. Vào cuối mùa khô, dòng chảy sông Mekong ở mực nước thấp nhất và toàn bộ dòng chảy nằm trong lòng dẫn sông. Biển Hồ cũng ở mực nước thấp nhất tương ứng với chiều sâu không quá 1,0 m. Khi mùa mưa nhiệt đới bắt đầu, mực nước sông dâng lên và làm ngập các khu đất trũng xung quanh. Dòng chảy đến cục bộ từ các sông nhánh của Tonle Sap cũng bắt đầu đổ vào lòng hồ. Khi mực nước sông tại Phnom Penh tiếp tục tăng lên thì dòng chảy sông Tonle Sap được trữ lại. Dòng chảy đến từ Hình 1.3: Phụ lưu Tonle Sap và Biển Hồ thuộc Campuchia $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ $ Kratie Kho Khel Tan Chau Chau Doc NeakLuong Phnom Penh Port Prek Kadam Stung Treng Kompong Cham $ Kampong Luong Vung ngap lu Song, suoi Ranh gioi luu vuc $ Tram thuy van 40 0 40 80 Kilometers
  • 32. Đồ Án Tốt Nghiệp 19 sông Mekong chảy ngược vào Biển Hồ kết hợp với lưu lượng các nhánh sông sẽ tích đầy hồ cho đến cao độ trên dưới 10 m, diện tích mặt hồ tăng từ 3.000 km2 lên tới 16.000 km2 , tương ứng dung tích khoảng 75 - 80 tỷ m3 nước. Dòng chảy ngược vào Biển Hồ tiếp diễn trong nhiều tháng cho đến khi mùa khô bắt đầu, quá trình điều tiết tự nhiên sẽ vận hành ngược lại. Khi mực nước sông Mekong ở Phnom Penh thấp hơn so với Biển Hồ, nước dự trữ trong lòng hồ sẽ chảy từ hồ xuôi về Phnom Penh, tiếp nước bổ sung cho dòng chảy cơ bản sông Mekong về ĐBSCL của Việt Nam. Dòng tiếp nước bổ sung của hồ tiếp tục cho đến cuối mùa khô khi mà mực nước hồ thấp hơn mực nước xung quanh (1,0 m). Chu trình ấy lại xảy ra trong mùa mùa kế tiếp. Hình 1.4 và Bảng 1.3 mô tả cơ chế điều tiết của Biển Hồ theo 2 giai đoạn tiêu biểu cho 2 mùa trong năm (Nguồn: Ủy hội Mekong MRC). Biển Hồ và vùng ngập lũ hai bờ sông Mekong đóng vai trò vô cùng quan trọng cho cả Campuchia và Việt Nam. Về mùa lũ nơi đây là một hồ chứa có dung tích phòng lũ lớn ( cắt 20% lưu lượng đỉnh lũ), làm chậm và giảm nhẹ lũ cho ĐBSCL. Về mùa khô, lượng nước cấp hồ bổ sung khoảng 16% dòng chảy Mekong cho vùng hạ lưu.
  • 33. Đồ Án Tốt Nghiệp 20 Hình 1.4: Biểu đồ cân bằng nước Biển Hồ cho 2 giai đoạn tiêu biểu 1998 và 2000. Nguồn: MRC, Water Utilization Program, Start up Project (2004), Overview of hydrology of the Mekong Basin, 11/2004 [87]; MRC (2003), Consolidation of Bảng 1.3: Cân bằng nước Biển Hồ cho 2 giai đoạn đại biểu. Tonle Sap Chảy tràn Tonle Sap Chảy tràn Jun-98 -0,27 0,54 -0,33 0,01 0,21 Jun-00 -0,27 0,98 9,33 0,03 0,25 Jul-98 -0,24 1,67 6,55 0,02 0,28 Jul-00 -0,24 3,50 20,34 3,03 0,49 Aug-98 -0,21 2,99 7,05 0,09 0,49 Aug-00 -0,21 3,65 9,98 3,86 0,46 Sep-98 -0,16 4,42 8,57 0,30 0,77 Sep-00 -0,17 5,80 5,26 8,54 0,55 Oct-98 -0,19 7,70 -11,63 0,38 0,26 Oct-00 -0,19 9,80 -20,59 -1,28 0,85 Nov-98 -0,22 3,40 -13,35 0,23 0,34 Nov-00 -0,22 3,92 -23,53 -1,67 0,04 Dec-98 -0,25 1,84 -12,27 0,15 0,00 Dec-00 -0,25 1,18 -19,99 0,08 0,00 Jan-99 -0,32 0,50 -9,68 0,08 0,00 Jan-01 -0,32 0,37 -15,20 0,10 0,03 Feb-99 -0,39 0,17 -5,04 0,03 0,00 Feb-01 -0,39 0,13 -9,75 0,02 0,00 Mar-99 -0,46 0,07 -1,88 0,02 0,00 Mar-01 -0,46 0,53 -6,76 0,02 0,19 Apr-99 -0,40 0,31 -0,75 0,02 0,19 Apr-01 -0,40 0,18 -2,99 0,02 0,02 May-99 -0,30 1,77 0,42 0,02 0,30 May-01 -0,30 0,62 -1,39 0,02 0,29 Tổng ra -2,84 -54,59 Tổng ra -3,41 -100,20 -2,94 % Ra 4,95 95,05 % Ra 3,20 94,04 2,76 Tổng vào 23,07 22,17 1,32 2,33 Tổng vào 30,68 44,92 15,72 3,17 % Vào 47,18 45,35 2,696 4,77 % Vào 32,47 47,54 16,64 3,36 Ghi chú: Chu kỳ tính toán thời đoạn 1998-1999 tính từ 1/7/1998 - 30/4/1999 Dòng nhánh Mê Công Mưa Tháng Tháng Bốc hơi Dòng nhánh Bốc hơi Mê Công Mưa Cânbằngtổnglượngcủa BiểnHồ năm1998 -15 -10 -5 0 5 10 15 Jul-98 Aug-98 Sep-98 Oct-98 Nov-98 Dec-98 Jan-99 Feb-99 Mar-99 Apr-99 Tỷ m3 Bốc hơi Dòngnhánh Tonle Sap Chảytràn Mưa trênhồ Cânbằngtổnglượngcủa BiểnHồ năm2000 -30 -25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 30 Jun-00 Jul-00 Aug-00 Sep-00 Oct-00 Nov-00 Dec-00 Jan-01 Feb-01 Mar-01 Apr-01 May-01 Tỷ m3 Bốc Hơi Dòngnhánh Tonle Sap Chảytràn Mưa trênhồ
  • 34. Đồ Án Tốt Nghiệp 21 hydro-meteorological roles of Tonle Sap lake and its vicintives, Phase III (basinwide), CTi Engineering International Co. Ltd. DHI, May 2004 1.2.3 Châu thổ sông Mekong: CTSMK là một tam giác có đỉnh là Phnom Penh, đáy là biển Đông và vịnh Thái Lan. Đây là vùng đất thấp, bằng phẳng và được xem là vùng đất ngập nước lớn nhất của lưu vực. Lưu lượng trung bình của sông Mekong tại Kratie, Campuchia là 15.060 m3 /s (14.500 m3 /s). Chế độ thủy văn hàng năm theo mùa, mùa lũ gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10), khi đó trầm tích sông được vận chuyển theo 2 nhánh chính là Bassac (sông Hậu) và sông Mekong (sông Tiền) vào đồng bằng và vùng ven biển qua một số cửa sông. Hình 1.5 mô tả mạng lưới sông vùng CTSMK. Là một đồng bằng trẻ, CTSMK được hình thành khoảng 3 - 5 nghìn năm trước, muộn hơn gần một thế kỷ so với các đồng bằng lớn khác ở Châu Á, do phù sa sông Mekong tương tác với thủy triều biển Đông và vịnh Thái Lan xen lẫn tiến trình biển tiến, biển thoái. CTSMK hiện nay đang phải đối mặt với thách thức lớn về tính bền vững của nó khi trở nên dễ bị tổn thương do hậu quả can thiệp bởi con người cho nhu cầu phát triển kinh tê - xã hội của các nước trong LVSMK cũng như sự cạnh tranh địa chính trị trong khu vực.
  • 35. Đồ Án Tốt Nghiệp 22 Nguồn: Ủy hội sông Mekong Quốc tế MRC Hình 1.5: Châu thổ sông Mekong 1.3 Đồng bằng sông Cửu Long 1.3.1 Điều kiện tự nhiên ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển, phía Tây có đường biên giới giáp Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế lớn Việt Nam hiện nay. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy. ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính, là vùng có lợi thế về tài nguyên đất đai, sông ngòi, biển và thềm lục địa cũng như điều kiện khí hậu thuận lợi. Nếu chưa kể hải đảo, thì tổng diện tích đất đai của cả vùng là 3,9 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, trong đó loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30%. Vùng ĐBSCL có đường bờ biển dài hơn 700 km, khoảng 360.000 km2 là khu đặc quyền kinh tế, phía Đông
  • 36. Đồ Án Tốt Nghiệp 23 giáp biển Đông, phía Nam giáp Thái Bình Dương và phía Tây – Nam giáp vịnh Thái Lan, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hình 1.6 mô tả các đơn vị hành chính của ĐBSCL. Nguồn: Ủy ban sông Mekong Việt Nam (VNMC) Hình 1.6: Các đơn vị hành chính của Đồng bằng sông Cửu Long
  • 37. Đồ Án Tốt Nghiệp 24 1.3.1.1 Địa hình, địa mạo Ngoài trừ một vài khu vực có đá lộ thiên ở vùng tứ giác Long Xuyên, ĐBSCL có địa hình bằng phẳng, chỉ có dọc theo biên giới phía Bắc với Campuchia cao độ mặt đất đạt khoảng 1,5 m MSL. Cao độ trung bình của ĐBSCL xấp xỉ 0,8 m MSL (MNBTB). Tuy nhiên, một số khác biệt cục bộ về mặt địa hình cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến các điều kiện tiêu thoát nước. Bắt đầu từ Campuchia sông Mekong, sông Tonle Sap, sông Tiền và sông Hậu chảy ở giữa các dải đê tự nhiên với các khu trũng cặp song song bên cạnh. Các khu trũng này như những vùng chứa nước lũ rộng lớn và thường được nối với sông chính bằng các kênh nhỏ. Vào thời kỳ lũ lớn, một số nơi trên thượng lưu của đồng bằng sông Mekong từ phía dưới Kong Pong Cham đến phía trên Cần Thơ bị ngập sâu có chỗ đến 4,5 m. Tác động qua lại giữa bồi tích của sông và biển đã hình thành nên một dải đất hơi cao ở ven biển, nơi đây mặt đất ngập lũ ít hơn. Hiện tượng xói mòn đang xảy ra dọc theo bờ biển Đông, trong khi đó quá trình bồi tích đang tiếp tục mở rộng thêm bán đảo Cà Mau về phía Nam và phía Tây. 1.3.1.2 Địa chất và thổ nhưỡng ĐBSCL được tạo thành do trầm tích sông ngòi và khoáng sinh phèn được hình thành trong các lớp trầm tích đầm lầy. Việc tiêu thủy lớp khoáng sinh phèn này tạo nên các vùng đất phèn rộng lớn. Ở gần sông, trầm tích khoáng sinh phèn bị chồng phủ - bồi các loại trầm tích sông. Nhìn chung, đất đai ở ĐBSCL có phù sa cấu trúc nặng và thiếu lân. Các loại đất này phù hợp nhất cho việc canh tác lúa. Muốn canh tác các loại cây trồng cạn, cần phải làm đất kỹ hơn để cải thiện khả năng phát triển của bộ rễ, đặt biệt khi trồng luân canh với lúa. Tổng diện tích ĐBSCL, không kể hải đảo, khoảng 3,9 triệu ha. Trong đó khoảng 2,46 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và 0.38 triệu ha đất lâm nghiệp, nhưng chỉ có 0,2 triệu ha thực sự trồng rừng. Diện tích còn lại bao gồm đất thổ cư (0,2 triệu ha), đất chưa canh tác (0,4 triệu ha), sông rạch (0,2 triệu ha) và đất chuyên dụng hoặc chưa phân loại (0,25 triệu ha). Tiềm năng mỏ rộng đất nông nghiệp xấp xỉ 0,2 triệu ha. Quá trình kiến tạo của ĐBSCL vẫn tiếp tục diễn
  • 38. Đồ Án Tốt Nghiệp 25 ra ở các cửa sông, mũi Cà Mau và Hà Tiên, trong khi vùng bờ biển dọc theo biển Đông đang bị xói mòn. 1.3.1.3 Khí hậu ĐBSCL thuộc khu vực ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng XI và mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoáng 1.800 - 2.000 mm, dao động từ 2.400 mm ở phía Tây ĐBSCL đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Lượng mưa phân bố không đều, vào mùa mưa chiếm 91 - 94% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa trung bình dưới 50 mm, lượng bốc hơi trung bình năm là 1500 - 1600 mm. Dưới bức xạ cuả mặt trời lớn, cường độ bốc hơi xảy ra mãnh kiệt. Khí hậu ổn định, nhiệt độ trung bình 28o C, chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226 – 2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai do khí hậu gây ra. Bốc hơi trung bình tháng cũng như năm cho thấy sự khác nhau giữa các vùng và giữa các mùa khá lớn. Trị số bốc hơi (ống Piche) cao nhất trong tháng III (2,0 - 5,5 m/ngày) và thấp nhất vào tháng X (1,8 - 2 mm/ngày) ở hầu hết ĐBSCL. Độ ẩm tương đối có trị số cao nhất trong tháng VIII - X thay đổi từ 84 - 90%, độ thấp nhất vào thời kỳ tháng III - V (65 - 80%). Độ ẩm không khí trung bình năm thay đổi từ 74 - 85%. Những tháng mùa khô có lượng bốc hơi cao trên 170 - 180 (tháng III và IV). Điều đó tác động sâu sắc đến đất và cây cỏ, nhất là đất xám và đất phèn khi bị khô nước. Có hai hướng gió thịnh hành, vào mùa khô có gió Đông Bắc, mùa mưa gió Tây Nam là chính. Gió làm tăng quá trình bốc hơi mặt đất. Trong mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông - Bắc, tốc độ gió từ 3 - 5 m/s đôi khi đạt tới 10 m/s trong tháng III và tháng XI - XII gây xói lở vùng bờ biển. Gió Tây - Nam thịnh hành trong mùa mưa, nhìn chung có tốc độ thấp. Vào mùa mưa, bão ít xuất hiện nhưng những năm gần đây (1997, 1998) đã có trường hợp tràn qua vùng bờ biển của ĐBSCL gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản.
  • 39. Đồ Án Tốt Nghiệp 26 1.3.1.4 Thủy văn và tài nguyên nước mặt Chế độ dòng chảy ở ĐBSCL chịu ảnh hưởng mạnh của dòng chảy sông Mekong, thủy triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội đồng. Do chịu ảnh hưởng của sông Mekong và chế độ mưa phân mùa nên chế độ dòng chảy có 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ mực nước trên sông rạch dâng cao gây ngập lụt, ngập úng. Mùa kiệt mực nước trên kênh rạch xuống thấp, gây khó khăn cho việc khai thác nước tưới. Nguồn nước được lấy từ 2 nguồn chính là từ sông Mekong và nước mưa. Sông Mekong chảy qua vùng ĐBSCL hàng năm đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 – 160 triệu tấn phù sa. Việc ĐBSCL hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 – 4 tháng tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng, một mặt làm hạn chế đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống dân cư nhưng mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất trồng trọt. Các đặc điểm nổi bật nhất về chế độ thủy văn tự nhiên ở ĐBSCL, được mô tả trong Hình 1.7 và Hình 1.8. Cả chế độ mưa và lưu lượng trong sông đều thay đổi rõ rệt theo mùa, được đặc trưng bằng các giai đoạn luân phiên với các giá trị rất cao và rất thấp về lượng mưa và lưu lượng trong sông. Mỗi giai đoạn kéo dài khoảng nửa năm, giai đoạn thừa xen kẽ với giai đoạn thiếu nước. Sông Mekong chảy đến Phnom Penh có chi lưu quan trọng là sông Tonle Sap nối với Biển Hồ, vừa có tác dụng điều tiết trong mùa lũ vừa cấp nước cho hạ du trong mùa kiệt. Dòng chảy trên sông Tonle Sap do các nhánh sông chảy vào Biển Hồ ở phía Tây Campuchia cung cấp. Dòng chảy này chuyển hướng trong mùa lũ khi một phần nước lũ của sông Mekong chảy theo sông Tonle Sap đi vào khu vực trữ nước tự nhiên đo Biển Hồ tạo ra. Ngay phía dưới hợp lưu của sông Mekong và sông Tonle Sap, sông Mekong chia thành hai nhánh chính vào Việt Nam là sông Tiền (còn có tên là Mekong,) và sông Hậu (còn có tên là Bassac). Qua sông Vàm Nao có sự phân phối lại dòng chảy từ sông Tiền sang sông Hậu. Xuôi về phía hạ lưu, tại Vĩnh Long, sông Tiền (đoạn từ Vĩnh Long trở ra biển có tên là Cổ Chiên) phân nhánh tạo thành 6 cửa, trong khi sông Hậu có 3 cửa đổ ra biển.
  • 40. Đồ Án Tốt Nghiệp 27 Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam Hình 1.7 : Mạng lưới sông, kênh, rạch ở ĐBSCL Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm cỏ Tây bắt nguồn từ Campuchia, ở độ cao 150 m (MSL) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài 220 km, diện tích lưu vực là 12.900 km2 , tiêu nước cho vùng nằm ngay phía Bắc sông Tiền. Hai sông gặp nhau ở Nhật Ninh, cách bờ biển 36 km cùng đổ ra cửa Xoài Rạp. Sông Vàm Cỏ nhiều nước trong mùa mưa, nhưng ít nước trong mùa khô, do vậy thủy triều có thể xâm nhập ngược dòng rất xa về thượng lưu. Mặc dù sông Vàm Cỏ không nằm trong lưu vực sông Mekong nhưng sông Vàm Cỏ Tây vẫn được nằm trong nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất và nước vì có nhiều kênh mương nối với sông Tiền. Trong mùa khô, Sông Vàm Cỏ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn nhiều hơn so với sông Tiền và sông Hậu do lưu lượng nước nội tại nhỏ.
  • 41. Đồ Án Tốt Nghiệp 28 Hệ thống kênh đào chằng chịt là đặc điểm cuả ĐBSCL. Các kênh nối giữa sông Tiền và sông Vàm Cỏ nhằm đưa nước ngọt trong mùa khô và phù sa trong mùa lũ cho vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và hệ thống kênh từ sông Hậu nối với biển Tây nhầm cung cấp nước ngọt trong mùa khô và thoát nước trong mùa mưa cho vùng tứ giác Long Xuyên (TGLX) và bán đảo Cà Mau (BĐCM). Nguồn: Quy hoạch tổng thể ĐBSCL (Mekong Delta Master Plan, VIE 87/031), 1993 Hình 1.8 : Chế độ nước sông Mekong tại trạm Phnom Penh, Campuchia Bảng 1.4: Lưu lượng trung bình tháng tại trạm thủy văn Pakse (Lào) và Kratie (Campuchia) m3 /s STT Tháng Trạm Pakse Trạm Kratie 1 I 2.826 3.622 2 II 2.152 2.622 3 III 1.787 2.137 4 IV 1.734 2.067 1.734 2.067 5 V 2.823 3.584 2.823 3.584 6 VI 8.906 11.031 8.906 11.031
  • 42. Đồ Án Tốt Nghiệp 29 7 VII 16.981 22.968 16.981 22.968 8 VIII 27.231 36.587 27.231 36.587 9 IX 27.551 38.671 27.551 38.671 10 X 16.79 23.931 16.79 23.931 11 XI 8.33 11.685 8.33 11.685 12 XII 4.379 6.059 4.379 6.059 13 Trung bình 10.124 13.747 10.124 13.747 Nguồn: Ủy hội Mekong MRC Bảng 1.5: Lưu lượng trung bình tại Tân Châu - Châu Đốc (m3 /s) Tháng Tân Châu Châu Đốc TC+CĐ Vàm Nao Mỹ Thuận Cần Thơ 1 6.339 1.364 7.703 2.528 3.811 3.892 2 4.113 772 4.885 1.631 2.482 2.403 3 2.572 483 3.055 1.078 1.494 1.561 4 2.190 389 2.579 900 1.290 1.289 5 3.371 573 3.844 1.325 2.046 1.898 6 7.209 1.440 8.649 2.725 4.484 4.165 7 12.389 2.846 15.235 4.824 7.565 7.670 8 18.449 4.856 23.305 7.102 11.347 11.958 9 20.142 5.855 25.997 8.355 12.848 13.149 10 19.214 5.755 24.969 7.773 12.356 12.613
  • 43. Đồ Án Tốt Nghiệp 30 11 15.093 4.060 19.154 5.852 9.241 9.912 12 10.225 2.511 12.736 3.956 6.269 6.467 Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam Lưu lượng của hệ thống sông Mekong chỉ đáp ứng yêu cầu nước tưới của ĐBSCL trong thời kỳ đầu mùa khô và hạn Bà Chằn trong mùa mưa. Trong thời kỳ từ tháng II đến tháng V lưu lượng sông Mekong xuống thấp, kiệt nhất vào tháng IV. Lượng bùn cát sông Mekong có trị số trung bình mùa khô là 300 g/m3 , mùa lũ đạt tới 700 - 800 m3 /m. Tổng lượng bùn cát hàng năm bồi lắng cho đồng bằng và đổ ra biển ước tính vào khoảng 100 – 160 triệu tấn phụ thuộc vào cách tính và tác giả. Úng, ngập: Tình trạng ngập lũ ở phía Bắc ĐBSCL còn trầm trọng thêm do mưa lớn nội đồng, ở phía Nam, lượng mưa lớn cũng dẫn đến ngập úng trên nhiều vùng đất nằm ở ngoài khu vực bị ngập lũ do nước sông. Tình trạng này hay xảy ra ở phần Tây Nam của ĐBSCL, nơi có điều kiện tiêu thoát kém. Các khu vực có điều kiện tiêu thoát tự nhiên thuận lợi thường ít bị ngập như các dải đất cao ven sông và các khu vực dễ tiêu bằng thủy triều. Trong các khu vực trũng tiêu thoát kém, thời gian ngập luôn kéo dài đến tận tháng XII hoặc tháng I. Lượng mưa đầu mùa thường được giữ lại trong đất, vào tháng VI hoặc tháng VII, khả năng trữ nước bị bão hòa và mực nước ngầm dâng đến tầng rễ cây, mưa thêm nữa dẫn đến sự bão hòa tầng rễ cây (úng) và sau đó là ngập. Nhiều vùng rộng lớn vẫn luôn bị úng và ngập trong mùa mưa. Chỉ những khu đất có khả năng tiêu thoát tốt hơn, do tự nhiên hoặc do con người tác động, mới thoát khỏi tình trạng này. Vào cuối mùa mưa khi lượng bốc hơi nước lớn hơn lượng mưa, đất đai lại trở nên khô ráo, độ ẩm của đất giảm và mực nước ngầm tụt xuống. Một vấn đề khác nữa là tình trạng ngập lụt do thủy triều thường xảy ra ở vùng ven biển và các cửa sông chính. Vào thời kỳ triều xuân tháng XII, tháng I có mực nước biển cao nhất. Thủy triều và xâm nhập mặn: Một đặc điểm quan trọng khác nữa của chế độ thủy văn ở ĐBSCL là dao động thủy triều của các vùng biển xung quanh. Biển Đông có
  • 44. Đồ Án Tốt Nghiệp 31 chế độ bán nhật triều chiếm ưu thế với biên độ triều dao động từ 2,5 - 3,0 m. Thủy triều ở vịnh Thái Lan lại dạng nhật triều với biên độ dao động chỉ khoảng 0,4 - 1,2 m. Thủy triều biển Đông có tác động đáng kể đối với mực nước trong sông và kênh rạch ở các vùng ven biển cũng như trong các dọc theo dòng chính sông Mekong lên đến Campuchia. Điều này cũng tạo khả năng tưới tiêu bằng triều mặc dù diện tích được tưới tự chảy ở ĐBSCL còn rất hạn chế (khoảng 10%). Hơn nữa, mực nước còn bị ảnh hưởng bởi chu kỳ dao động mực nước biển hàng năm vào khoảng vài decimet, mực nước xuống thấp vào tháng VII và cao nhất vào tháng XII, tháng I. Triều biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày có 2 đỉnh và 2 chân, với biên độ dao động đỉnh chân lớn nhất từ 3,5 - 4,0 m. Ngoài ra thủy triều biển Đông còn có chu kỳ tháng, năm và nhiều năm. Trong mỗi tháng có 2 chu kỳ triều, nghĩa là có 2 thời kỳ mức nước cao và biên độ lớn (triều cường) và 2 thời kỳ mức nước thấp biên độ nhỏ (triều kém). Trong năm mức nước thấp nhất vào thời kỳ tháng VI, VII và cao nhất vào thời kỳ tháng XI, XII. Chu kỳ nhiều năm của sóng triều khoảng 18,6 năm, nhưng sự biến thiên trong chu kỳ nhiều năm không lớn. Thủy triều vịnh Thái Lan (biển Tây) có dạng nhật triều không đều, hàng ngày có một đỉnh cao và nhọn, phần chân thì bị kéo dài và đẩy lên cao bởi một đỉnh thấp thứ hai, biên độ khoảng 0,8 - 1,0 m. Sự giao động của chu kỳ nửa tháng và năm của triều biển Tây cũng nhỏ hơn rõ rệt so với triều biển Đông. Do vậy, ảnh hưởng của triều biển Tây đối với ĐBSCL yếu, chỉ lan truyền trên các sông, kênh nhỏ phía Tây như hệ thống sông Cái Lớn - Cái Bé và một số kênh trục ra vịnh Rạch Giá... Hệ thống sông, ngòi, kênh rạch dày đặc ở ĐBSCL đã tạo nên sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng chảy sông Mekong và thủy triều vào sâu trong nội đồng. Sự xâm nhập mạnh mẽ của thủy triều đã kéo theo sự xâm nhập của mặn, làm ảnh hưởng cho 1,7 triệu ha ở vùng ven biển và các sông lớn. Chua phèn: Thời kỳ từ tháng V đến tháng VII khi các chất acid từ trong đất bị nước mưa đầu mùa rửa trôi đưa vào kênh. Nước kênh bị chua làm hạn chế việc sử dụng nước tưới hoặc sinh hoạt. Kinh nghiệm từ trước đến nay cho thấy rằng: nhìn chung có thể cải thiện nước trong kênh bằng cách tiêu thoát nhanh nước chu đầu mùa mưa.
  • 45. Đồ Án Tốt Nghiệp 32 Quá trình cải tạo đất phèn có thể tốt hơn nếu chúng ta rửa đất nhiều lần trong mùa mưa. Tuy nhiên, để làm việc này có hệ thống công trình đồng bộ và quản lý vận hành hợp lý. Mặc khác lại phải sử dụng lượng nước vốn rất hạn chế trong mùa kiệt. Các hệ sinh thái tự nhiên: Sông Mekong đã tạo ra nhiều dạng sinh thái tự nhiên, thay đổi từ các bãi thủy triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng (ĐB) ven biển, các vùng cửa sông cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ sâu trong nội địa. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên trong vùng ẩm ướt gồm: (i) Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển; (ii) Các đầm lầy và hệ sinh thái rừng tràm trong các vùng trũng và (iii) Hệ sinh thái cửa sông. Mỗi hệ sinh thái có giá trị và chức năng thiết yếu riêng, thường là không thể đánh giá trực tiếp được về mặt kinh tế. Tất cả các hệ sinh thái này đều rất nhạy cảm về mặt môi trường. 1.3.2 Vùng ngập lũ ĐBSCL Phạm vi vùng ngập lũ ĐBSCL được xác định là toàn bộ phần đất liền của các tỉnh ĐBSCL: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, TP Cần Thơ và phần diện tích nhỏ của Bến Tre, không kể các đảo nằm rải rác ở biển Tây thuộc Kiên Giang. Vùng ngập lũ có diện tích tự nhiên là 2.007.670 ha, dân số năm 2013 là 10.385.482 người, tương ứng với 49,35% và 58,13% so với ĐBSCL. Vùng ngập lũ được chia thành 4 khu vực: Đồng Tháp Mười (ĐTM) gồm các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang; Vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) có các tỉnh An Giang, Kiên Giang, một huyện của Cần Thơ; Vùng Tây Sông Hậu (TSH) bao gồm Cần Thơ, Hậu Giang; Vùng giữa có phần diện tích các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và diện tích nhỏ phía Tây – Bắc tỉnh Bến Tre (Hình 1.9). Trong các tỉnh bị ngập lũ thì Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Long An là các tỉnh đầu nguồn đón lũ từ phía Campuchia đổ về, bị ngập sâu nhất, có nơi tới 4,0 m và thời gian ngập dài nhất (từ 4 - 6 tháng). Trong vùng ngập lũ cũng chia ra 3 mức ngập: nông (0,5 - 1,0 m), trung bình (1,0 - 2,0 m) và sâu (> 2,0 m) (Hình 1.9).
  • 46. Đồ Án Tốt Nghiệp 33 Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam Hình 1.9: Vùng ngập lũ ĐBSCL năm 2000 Hình 1.9 mô tả vùng ngập lũ của ĐBSCL. Trong đó tỉnh Đồng Tháp thuộc khu vực ĐTM, nằm ở 2 bờ trái và phải của sông Tiền. Đây là nơi đón lũ sớm nhất và thời gian bị ngập lâu nhất. 1.3.3 Điều kiện KTXH vùng ĐBSCL Các ngành kinh tế chủ yếu: - Cây lúa - cây trồng chủ lực, là sản phẩm chuyên môn hóa cao nhất vùng. Sản lượng lúa cả vùng năm 2015 đạt 25,7 triệu tấn, chiếm 52,66% sản lượng cả nước, với nhịp độ tăng trưởng hàng năm khoảng 3,2%. Hằng năm lúa gạo của vùng ĐBSCL góp phần lớn vào việc cung ứng nhu cầu trong nước và chiếm tới 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. - Sau lúa là nuôi trồng và khai thác thủy sản. Với 8/13 tỉnh giáp biển, lại có 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, vùng ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ cũng như nước ngọt. - Sản lượng thủy sản vùng năm 2015 đạt khoảng 25,2 triệu tấn, chiếm 56% sản lượng cả nước, trong đó thủy sản khai thác chiếm 33,33%. Nhịp độ tăng
  • 47. Đồ Án Tốt Nghiệp 34 trưởng sản lượng thủy sản hằng năm khoảng 9,25%/năm (cả nước khoảng 8,35%/năm). Đến 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta đã chạm mức 7 tỷ USD. - Nguồn thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL tập trung chủ yếu ở vùng lũ. Đây là vùng có điều kiện rất thuận lợi cho tôm cá phát triển do mùa nước nổi kéo dài. - Một lợi thế nữa trong sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL là chăn nuôi gia súc và gia cầm. Các loại vật nuôi chính là bò (gồm cả bò lấy thịt và bò sữa) và gia cầm. Gia cầm ở vùng ĐBSCL rất phát triển, chủ yếu là gà và vịt. Số vịt được nuôi ở khu vực này chiếm đến 80% số vịt được nuôi ở toàn miền Nam và trên 50% cả nước. - Ngoài lợi thế về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, cây ăn trái và nông sản khác được xem là thế mạnh của vùng ĐBSCL như bưởi năm roi, xoài cát, quýt đường, vú sữa, mía đường, đậu phộng, thơm, dừa và các loại rau đậu phục vụ cho ngành sản xuất trong nước, tiêu dùng và cho xuất khẩu đã được các thị trường Thế Giới chú ý nhiều hơn trong thời gian gần đây. - Trong những năm gần đây kinh tế ĐBSCL có những khởi sắc đáng kể (tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 12,1%; Khu vực I: 5,9%, khu vực II: 18,2%, khu vực III: 15,6%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (giảm dần tỉ trọng ở khu vực I và tăng ở khu vực II và III). Đời sống người dân ngày được nâng cao. Nền kinh tế chính của vùng ngập lũ ĐBSCL là nông nghiệp, nhìn chung vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, việc sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đời sống nhân dân không đồng đều giữa các vùng. Các vùng sâu, vùng xa phát triển còn ở mức thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. 1.4 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp liên quan tới ngập, lụt 1.4.1 Vị trí địa lý Đồng Tháp là một tỉnh đầu nguồn thuộc ĐBSCL có tọa độ địa lý: 100 07’ - 100 58’ Vĩ độ Bắc, 1050 11’ - 1050 56’ Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Campuchia, có chung đường biên giới dài khoảng 48 km; Phía Đông - Bắc giáp tỉnh Long An; Phía Đông -
  • 48. Đồ Án Tốt Nghiệp 35 Nam giáp 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long; Phía Tây và Tây Nam giáp 2 tỉnh An Giang và Cần Thơ.Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 328.300 ha, sông Mekong với 2 nhánh Tiền và Hậu chia cắt tỉnh Đồng Tháp thành hai phần. Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp Hình 1.10: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp Bảng 1.6: Diện tích - Dân số - Đơn vị hành chính của các huyện thị năm 2009 Tên Thành phố/ Thị xã/ Huyện Đơn vị trực thuộc Diện tích (km2 ) Dân số (Người) Mật độ dân số (người/km2 ) TP. Cao Lãnh 8 phường, 7 xã 107 161.950 1.514 TP. Sa Đéc 6 phường, 3 xã 60 103.667 2.545 TX. Hồng Ngự 3 phường, 4 xã 12 77.959 639 H. Cao Lãnh 17 xã và 1 thị trấn 491 200.757 409
  • 49. Đồ Án Tốt Nghiệp 36 H. Châu Thành 11 xã và 1 thị trấn 246 151.411 615 H. Hồng Ngự 11 xã 320 144.295 687 H. Lai Vung 11 xã và 1 thị trấn 238 159.974 672 H. Huyện Lấp Vò 12 xã và 1 thị trấn 246 180.223 733 H. Tam Nông 11 xã và 1 thị trấn 474 104.932 221 H. Tân Hồng 8 xã và 1 thị trấn 311 91.534 294 H. Thanh Bình 12 xã và 1 thị trấn 341 154.580 453 H. Tháp Mười 12 xã và 1 thị trấn 528 136.424 258 Toàn Tỉnh 17 phường, 119 xã và 8 thị trấn 3.374 1.667.707 495 * Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp - năm 2009. 1.4.2 Địa hình và địa mạo: Địa hình của tỉnh Đồng Tháp có hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam, nghĩa là cao ở vùng biên giới và vùng ven sông Tiền thấp dần về phía trung tâm ĐTM. Theo bản đồ cấy điểm 1/25.000 của Bộ Thủy Lợi thành lập năm 1984 theo hệ bình chuẩn cao độ Mũi Nai (chuyển sang Hệ Hòn dấu), vùng này có địa hình bằng phẳng, cao độ phổ biến từ 1,00 ÷ 2,00 m, cao nhất 4,10 m, thấp nhất 0,77 m. Vùng kẹp giữa hai sông có địa hình lòng máng, cao ở ven sông Tiền, sông Hậu thấp vào giữa. Cao độ phổ biến 0,90 ÷ 1,30 m, cao nhất 1,67 m, thấp nhất 0,67 m. Dạng địa mạo không có gì đặc biệt trừ một số gò cao vùng Sa Rài giáp biên giới Việt Nam - Campuchia và hệ thống kênh rạch, đường giao thông và các khu dân cư chia cắt khu vực thành nhiều ô, vùng nhỏ hơn (Hình 11 và Bảng 1.7).
  • 50. Đồ Án Tốt Nghiệp 37 Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp Hình 1.11: Bản đồ địa hình tỉnh Đồng Tháp Bảng 1.7: Phân bố diện tích theo cao độ No Cao độ (m) Diện tích (ha) Diện tích cộng dồn (ha) Tỷ lệ (%) 1 1,00 - 1,50 255.906 255.906 75,84 2 1,50 - 2,00 27.927 283.830 8,28 3 2,00 - 2,50 16.809 300.642 4,98 4 2,50 - 3,00 5.080 305.722 1,51 5 3,00 - 3,50 4.000 309.722 1,19 6 3,50 - 4,00 1.162 310.880 0,34
  • 51. Đồ Án Tốt Nghiệp 38 7 > 4,00 158 311.042 0,05 8 Sông rạch 26.366 337.400 7,81 Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp 1.4.3 Địa chất, thổ nhưỡng Đặc điểm cấu tạo địa chất: Địa chất tỉnh Đồng Tháp mang đặc điểm cấu trúc chung của ĐBSCL, được tạo thành bởi trầm tích bở rời Kanozoi với chiều dày khá lớn. Theo tài liệu của Liên đoàn địa chất Miền Nam, Đồng Tháp có lớp đá gốc cách mặt đất 100 ÷ 1000 m. Riêng vùng phía Bắc của tỉnh (vùng gò, đồi Sa Rài) là thềm phù sa cổ, phần còn lại là lớp trầm tích được bồi tích bởi phù sa trẻ sông, biển thuộc dạng mềm yếu. Địa chất công trình: Theo tài liệu khảo sát địa chất dọc theo các tuyến kênh trục thuộc tỉnh Đồng Tháp: (a) Lớp 1: dày từ 1,3 m ÷ 2,5 m phân bố phổ biến trên lớp mặt, thành phần chủ yếu là sét, á sét hoặc á cát màu xám nâu, xám đen chứa nhiều tạp chất hữu cơ đã phân hủy hoặc bán phân hủy, trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy. (b) Lớp 2: phân bố cục bộ ở các khu trũng, (Mỹ Hòa, Mỹ Hiệp, Láng Biển và Châu Thành) không liên tục, thành phần gồm sét lẫn bụi màu nâu chứa tàn tích thực vật, trạng thái bở rời hoặc dẽo chảy. (c) Lớp 3: Phân bố phổ biến trong vùng, nằm dưới lớp 1, lớp 2. Thành phần hạt gồm sét lẫn bụi, hoặc á sét lẫn bụi, sét loang lỗ, xám vàng, xám trắng, trạng thái cứng đến dẻo chảy. Nhìn chung, địa chất công trình là nền địa chất công trình yếu. Địa chất thủy văn: Địa chất thủy văn có bốn tầng chứa nước ngầm, tên gọi theo các giai đoạn trầm tích tính từ trên mặt xuống nền đá gốc như sau: Upper Pleistocene, Lower Pleistocene, Pliocene và Miocene. Tầng chứa nước Pleistocene là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng cho nông thôn trong vùng, trong đó: (a) Tầng chứa nước Upper Pleistocece có bề dày khoảng 128 m, sản lượng nước trung bình đạt 1,0 l/s.m (lít/giây.mét); (b) Tầng chứa nước Lower Pleistocene, ở độ sâu từ 40 ÷128 m, sản lượng nước trung bình đạt 0,9 ÷ 1,5 l/s.m.
  • 52. Đồ Án Tốt Nghiệp 39 Tầng Pliocene có độ sâu từ 175 ÷ 400 m, lưu lượng nước đạt từ 0,1 ÷ 1,5 l/s.m. Chất lượng nước tốt, trữ lượng lớn đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp. Tầng Miocene có độ sâu lớn hơn 400 m, chất lượng nước rất tốt, lưu lượng đạt 0,2 ÷ 0,8 l/s.m, công suất khai thác đạt 20 ÷ 80 m3 /h, trữ lượng lớn đáp ứng yêu cầu khai thác phục vụ cho dân sinh, công nghiệp Thổ nhưỡng: Theo bản đồ đất tỉnh Đồng Tháp, tỷ lệ 1/100.000 do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp biên hội từ bản đồ đất 1/50.000 của các chương trình 60 - 02, 60 B và các bản đồ đất tỉ lệ 1/5.000 ÷ 1/10.000 của các nông trường, trong phạm vi tỉnh có 6 nhóm đất chính, bao gồm 14 đơn vị phân loại đất, như Bảng 1.8 sau đây: Bảng 1.8: Diện tích các loại đất ở tỉnh Đồng Tháp Ký Hiệu Tên Việt Nam Diện tích ( Ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 337.400 100 A. Các loại Đất 306.076 93,76 I. Đất phù sa: 191.769 59,06 Pb 1. Phù sa được bồi 26.579 8,19 P 2. Phù sa chưa phân dị 19.118 5,89 Pf 3. Phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 124.055 38,21 Pg 4. Phù sa Glay 8.398 2,59 Ps 5. Phù sa trên nền phèn 13.619 4,19 II. Đất phèn: 84.382 25,99 Sp1 6. Đất phèn tiềm tàng nông 3.183 0,98 Sp2 7. Đất phèn tiềm tàng sâu 8.912 2,74 Sj1 8. Đất phèn hoạt động nông 15.391 4,74 Sj2 9. Đất phèn hoạt động sâu 44.015 13,56 Sd 10. Đ.phèn có lớp sườn tích lũ trên mặt 12.881 3,97
  • 53. Đồ Án Tốt Nghiệp 40 III. Đất xám: 28.155 8,67 X 11. Đất xám trên nền phù sa cổ 15.787 4,86 Xb 12. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ 2.851 0,88 Xf 13. Đất xám có tầng loang lổ đỏ, vàng 9.517 2,93 IV. Đất cát: Cz 14. Đất cát giồng 120 0,04 B. Đất thuộc Sông, Rạch 26.359 6,24 Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp Đặc điểm của các loại đất chính như sau: Đất phù sa chiếm 35% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ven sông Tiền sông Hậu, có nguồn nước tưới dồi dào, rất thích hợp cho đa dạng hóa cây trồng. Đất phèn chiếm 34%, nhưng trong đó chỉ có 21% (23.359 ha) là đất phèn nặng (tầng phèn nông) hiện được sử dụng trồng tràm, đại bộ phận diện tích là phèn nhẹ (tầng phèn sâu) hiện được sử dụng trồng lúa và cho năng suất khá cao, nhưng mức độ đa dạng hóa cây trồng trên loại đất này hạn chế hơn nhiều so với đất phù sa. Đất líp chiếm khoảng 17% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có khoảng 30% là đất thổ cư, diện tích còn lại được sử dụng trồng cây lâu năm, chủ yếu là cây ăn quả. Đất xám chiếm khoảng 8% diện tự nhiên, tuy độ phì không cao nhưng khá thích hợp với phát triển các loại rau - màu. 1.4.4 Đặc điểm khí tượng của tỉnh Đồng Tháp: Trạm quan trắc các yếu tố khí tượng: Trong phạm vi tỉnh có trạm Cao Lãnh đã tiến hành quan trắc nhiều năm và khá đầy đủ các yếu tố khí tượng. Ngoài ra, còn có mạng lưới trạm khí tượng ở vùng lân cận như Cần Thơ, Châu Đốc, Mỹ Tho... có nhiều năm tài liệu quan trắc, có thể dùng để tham khảo. Trạm quan trắc mực nước: quan trắc nhiều năm có các trạm Tân Châu, Hưng Thạnh, Cao Lãnh. Các trạm quan trắc ngắn hạn hơn, thiết lập trong thời kỳ từ 1977 - 1985 và liên tục quan trắc cho đến nay gồm có: Sa Đéc, Vĩnh Thạnh (Lấp Vò), Hồng Ngự, An Long, Phong Mỹ, Tràm Chim, Mỹ An. Ngoài ra, còn có những quan trắc mang tính chất chuyên dùng khác phục vụ các mục tiêu nghiên cứu trong khuôn khổ phạm vi các dự án và chương trình nghiên cứu ở vùng ĐTM.
  • 54. Đồ Án Tốt Nghiệp 41 Trạm quan trắc về lưu lượng: có trạm ở Tân Châu ở phía thượng lưu, Mỹ Thuận ở phía hạ lưu. Ngoài ra còn có tài liệu của các đợt đo lưu lượng trên các tuyến, điểm khác trong phạm vi tỉnh Đồng Tháp và vùng ĐTM phục vụ cho nghiên cứu ở vùng dự án. Đặc điểm khí tượng của tỉnh Đồng Tháp được mô tả trong Bảng 1.9 và Hình 1.12. Bảng 1.9: So sánh đặc trưng cơ bản khí hậu vùng nghiên cứu với tiêu chuẩn nhiệt đới. Đặc trưng khí hậu Tiêu chuẩn nhiệt đới Tỉnh Đồng Tháp Tổng nhiệt độ năm 7500  95000 C 9700  100000 C Nhiệt độ trung bình năm Trên 210 C 26,5  26,80 C Số tháng có nhiệt độ < 200 C < 4 tháng Không có tháng nào Nhiệt độ tháng lạnh nhất > 18 0 C > 25 0 C Biên độ nhiệt độ năm 1  6 0 C 2,9  3,4 0 C Lượng mưa năm 800  1800 mm 1700  2300 mm a. Đặc điểm mưa năm, phân bố mưa theo mùa Lượng mưa năm tương đối ổn định qua các năm, hầu hết biến đổi từ 1.100 ÷ 1.600 mm. Lượng mưa trung bình năm tại Hồng Ngự 1.219 mm, Cao Lãnh 1.356 mm, Hưng Thạnh 1.522 mm, Sa Đéc 1.414 mm, Thạnh Hưng 1.243 mm. Nói chung, lượng mưa giảm dần từ phía Tây – Nam lên phía Đông – Bắc. Lượng mưa phân bố rất không đều trong năm, lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 80 ÷ 90% tổng lượng mưa năm, trong các tháng mùa mưa, lượng mưa bình quân tháng vượt quá 100 mm, các tháng VIII, IX và X vượt quá 250 mm, tạo ra sự úng ngập. Lượng mưa mùa khô chủ yếu tập trung vào các tháng chuyển tiếp tháng XII, IV chiếm khoảng 80 ÷ 90% lượng mưa mùa khô, trung bình tháng 15 ÷ 60 mm.
  • 55. Đồ Án Tốt Nghiệp 42 b. Lượng mưa ngày, mưa trận Khu vực tỉnh Đồng Tháp nói chung, lượng mưa ngày không lớn, đa số < 50 mm. Trung bình mỗi năm có khoảng 3 ÷ 4 ngày mưa lớn hơn 50 mm, số ngày mưa lớn 100 mm rất ít khi xảy ra, khoảng 3 ÷ 5 năm mới xảy ra 1 lần và thường xuất hiện vào tháng IX ÷ X, đôi khi xảy ra vào tháng VI. Những trận mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày rất ít khi xảy ra, thường mưa rào vào buổi chiều trong ngày. Nhóm mưa 1 – 3 – 5 ngày Max thường xuất hiện ngày đầu có lượng mưa lớn nhất, nhỏ dần vào các ngày tiếp theo. c. Số ngày mưa Trung bình mỗi năm có khoảng (108 ÷ 122) ngày mưa, mùa mưa trung bình (12 ÷ 20) ngày mưa trong tháng, mùa khô trung bình (3 ÷ 4) ngày (tháng XII, IV), tháng I, II, III chỉ trên dưới 1 ngày. Tháng IX, X có số ngày mưa nhiều nhất (16 ÷ 20) ngày. Tháng II có số ngày mưa ít nhất, dưới 1 ngày. d. Chế độ mưa và tình hình úng, hạn Các tháng trong mùa mưa, mưa đều có khả năng gây úng, nhưng với mức độ khác nhau. Các năm đều có khả năng xảy ra mưa ngày lớn hơn 50 mm, mưa 3 ngày max lớn hơn 75 mm, mưa 5 ngày max lớn hơn 100 mm. Trong đó, khả năng xảy ra các đợt mưa úng vào tháng X là thường xuyên, tháng V ÷ VII ít khả năng xảy ra nhất. Tuy lượng mưa lớn, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong trong mùa mưa, đó là yếu tố chính gây nên hạn trong mùa mưa. Vào các tháng đầu mùa mưa (tháng V ÷ VIII) thường có những đợt không mưa hoặc mưa nhỏ liên tục kéo dài hạn gây trong vụ HT (hạn Bà Chằng). Tuy hạn không nghiêm trọng, nhưng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, nhất là các vùng xa nguồn nước ngọt.
  • 56. Đồ Án Tốt Nghiệp 43 Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp Hình 1.12: Bản đồ phân bố lượng mưa vùng ĐBSCL 1.4.4 Đặc điểm thủy văn và hệ thống sông kênh, rạch của tỉnh Đồng Tháp Nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mekong, chế độ thủy văn tỉnh Đồng Tháp cũng như vùng ĐBSCL, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Tiền, sông Hậu, thủy triều Biển Đông, chế độ mưa nội vùng. Ngoài ra, hệ thống sông Vàm Cỏ cũng có những ảnh hưởng nhất định (Hệ thống sông, kênh, rạch xem chi tiết trong Chương 3).