SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHAN THỊ THU THỦY
THỜI HẠN TỐ TỤNG TRƢỚC XÉT XỬ
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHAN THỊ THU THỦY
THỜI HẠN TỐ TỤNG TRƢỚC XÉT XỬ
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí
HÀ NỘI - 2014
3
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn
cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ
trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh
x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña
luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú
c«ng tr×nh nµo kh¸c.
T¸c gi¶ luËn v¨n
Phan ThÞ Thu Thñy
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI HẠN TỐ TỤNG
TRƢỚC XÉT XỬ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM
8
1.1. Khái niệm, đặc điểm thời hạn tố tụng hình sự 8
1.2. Mục đích, ý nghĩa của thời hạn tố tụng hình sự 10
1.3. Phân loại thời hạn trong giai đoạn trước xét xử 13
1.4. Cách tính thời hạn tố tụng trong pháp luật hiện hành 15
1.5. Chế định thời hạn trong tố tụng hình sự của một số nước điển
hình và kinh nghiệm đối với việc đổi mới, hoàn thiện chế định
thời hạn trong luật tố tụng hình sự của nước ta
20
Chương 2: QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM
2003 VỀ THỜI HẠN TỐ TỤNG TRONG GIAI ĐOẠN
TRƢỚC XÉT XỬ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
22
2.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thời hạn
tố tụng
22
2.1.1. Căn cứ để xác định thời hạn 22
2.1.2. Thời hạn tố tụng trong giai đoạn khởi tố 28
2.1.3 Thời hạn tố tụng trong giai đoạn điều tra 29
2.1.4. Thời hạn tố tụng trong giai đoạn truy tố 36
2.1.5. Thời hạn khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại 37
5
2.1.6. Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tam giam 41
2.1.7. Thời hạn áp dụng thủ tục rút gọn 54
2.2. Thực tiễn áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thời
hạn tố tụng giai đoạn trước xét xử
54
2.3. Đánh giá chung về việc áp dụng các quy định của pháp luật
về thời hạn
58
2.4. Nguyên nhân vi phạm các quy định về thời hạn 64
2.4.1. Những bất cập của Bộ luật tố tụng hình 2003 về thời hạn 64
2.4.2. Nguyên nhân thuộc về con người trong bộ máy cơ quan tiến
hành tố tụng, cố ý hoặc vô ý làm sai các quy định về thời hạn
trong tố tụng hình sự
66
2.4.3. Nguyên nhân thuộc về tổ chức bộ máy các cơ quan tiến hành
tố tụng và phương tiện, trang thiết bị trong hoạt động tố tụng
67
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỜI HẠN TỐ TỤNG HÌNH
SỰ GIAI ĐOẠN TRƢỚC XÉT XỬ
71
3.1. Phương châm, định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng về
thời hạn
71
3.2. Một số vấn đề chung liên quan đến việc sửa đổi 73
3.3. Đề xuất đổi mới, hoàn thiện quy định về thời hạn tố tụng 76
3.3.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định thời hạn cụ thể trong một số
điều luật tại Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành
78
3.3.2. Một số kiến nghị về cán bộ tiến hành tố tụng 90
3.3.3. Cải tiến chế độ tiền lương, thu nhập 90
3.3.4. Cải tiến chế độ tuyển dụng 91
3.3.5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng 92
3.3.6. Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp 94
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật Hình sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐT : Cơ quan điều tra
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TTHS : Tố tụng hình sự
VKS : Viện kiểm sát
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 So sánh thời hạn tạm giam với thời hạn điều tra thời hạn
truy tố, thời hạn xét xử theo BLTTHS năm 2003
40
2.2 Thời hạn tạm giam trong các giai đoạn tố tụng 59
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời hạn trong tố tụng hình sự (TTHS) không đơn giản là khoảng thời
gian vật chất được xác định để thực hiện công việc này hay công việc khác,
mà nó còn thể hiện, mang dấu ấn chủ quan của nhà làm luật. Nhà làm luật thể
hiện ý chí của nhân dân thông qua việc xác định những thời hạn cần thiết để
tiến hành các hoạt động tố tụng. Như vậy, thời hạn trong TTHS là một đại lượng
có tính khách quan được xác định thông qua ý thức chủ quan của con người.
Hoạt động TTHS là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan,
tổ chức, cá nhân. Việc tiến hành tố tụng từ khi phát hiện tội phạm đều phải tuân
theo một trình tự, thủ tục nhất định về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự và được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định. Thời hạn
trong TTHS thể hiện khoảng thời gian để thực hiện nhiệm vụ của phát hiện,
chính xác, nhanh chóng và xử l‎ý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội,
không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, đồng thời giáo
dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 đã thể hiện quan điểm
đổi mới về TTHS ở nước ta, phù hợp với xu thế của thời đại là phát huy dân
chủ, bảo vệ các quyền lợi và ích hợp pháp của công dân, bảo vệ chế độ
XHCN, góp phần cùng Bộ luật Hình sự (BLHS), đấu tranh phòng và chống
tội phạm. Hơn 10 năm thực hiện BLTTHS năm 2003, hoạt động tố tụng giải
quyết vụ án hình sự đã có những đóng góp tích cực trong việc đấu tranh xử lý
tội phạm và thành quả chung của công cuộc đổi mới của Nhà nước ta trong
những năm qua. Tuy nhiên, thực tiễn tố tụng giải quyết vụ án hình sự còn cho
9
thấy những bất cập sau về áp dụng thời hạn TTHS: (1) Thời hạn tố tụng giải
quyết vụ án trong các giai đoạn tố tụng còn bị vi phạm nhiều, việc để quá hạn
khởi tố, điều tra, truy tố làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ "Tội
phạm phải được được phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh
kịp thời" [34, Điều 1]; (2) Thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nhất là
các biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam còn bị vi phạm mang tính phổ
biến không những ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết vụ án mà còn vi phạm
quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo gây dư luận không tốt
cho xã hội; (3) Hiện tượng vi phạm thời hạn tố tụng trong quá trình giải quyết
vụ án gây ra những hậu quả tiêu cực về sự nghiêm minh của nền tư pháp XHCN,
lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và công lý.
Hiện tượng vi phạm thời hạn TTHS nói chung và thời hạn TTHS ở
các giai đoạn tố tụng trước xét xử nói riêng do nhiều nguyên nhân thuộc về
các yếu tố khách quan và chủ quan trong đó có nguyên nhân qui định của luật
TTHS về thời hạn chưa phù hợp với thực tế giải quyết vụ án và các điều kiện
kinh tế - xã hội ở nước ta. Trước yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội
phạm trong giai đoạn mới, một số quy định cụ thể về thời hạn của các hoạt
động, của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng như thời hạn của các
giai đoạn tố tụng trong BLTTHS không còn phù hợp cần phải được nghiên
cứu, xem xét khi hoàn thiện BLTTHS. Nghị quyết số 49-NQ/TW có nêu một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 là "Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục
tố tụng tư pháp" [10] với nội dung: "Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan
đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố
tụng tư pháp" [10] phù hợp với quá trình đổi mới công tác lập pháp và chương
trình cải cách hành chính để góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển và bảo vệ
đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
10
Vì vậy, để góp phần thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược
cải cách tư pháp, góp phần đấu tranh xử lý tội phạm có hiệu quả và góp phần
bảo đảm quyền con người trong TTHS, tôi chọn đề tài: "Thời hạn tố tụng
trước xét xử trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề thời hạn tố tụng trước xét xử nói riêng và thời hạn TTHS nói
chung đã được nhiều sách, báo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước đề cập một cách đa dạng, phong phú. Nhưng việc nghiên cứu thời hạn tố
tụng trước xét xử trong luật TTHS Việt Nam mới được nghiên cứu trong đề tài:
- Thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
Luật học, của Đặng Thị Thu Hương, Viện Nhà nước và Pháp luật, 2005.
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đổi mới thủ tục tố tụng
hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Tập
thể tác giả, do TS. Lê Hữu Thể, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC)
làm chủ nhiệm đề tài, 2011.
- Những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003 đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp: Đề tài khoa học cấp Bộ
năm 2007, chủ nhiệm Tiến sĩ Đỗ Văn Đương.
Thời hạn chủ yếu được đề cập khái quát trong một số công trình nghiên
cứu. Sau khi BLTTHS năm 1998 ban hành, thời hạn tố tụng cũng được đề cập
trong một số giáo trình, sách tham khảo do các tác giả khác nhau biện soạn như:
- Phần thứ hai: Trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự của TS. Nguyễn
Văn Huyên (chương VI; VII), TS. Vũ Gia Lâm (chương VIII), TS. Hoàng Thị
Minh Sơn (chương IX), trong sách: Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Tập thể tác giả, do TS. Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên, Nxb Công an nhân dân
Hà Nội, 2009.
Ngoài ra, còn có một số bài đăng trên tạp chí khoa học pháp lý như:
11
- Sửa đổi bổ sung các quy định về thời hạn tố tụng trong Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003, của ThS. Hoàng Anh Tuyên, Tạp chí Kiểm sát, số 8/2012.
- Hoàn thiện thủ tục truy tố trong Bộ luật Tố tụng hình sự, của TS. Đỗ
Văn Đương, Tạp chí Kiểm sát, số 8/2012.
- Một số vướng mắc trong việc áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
và những kiến nghị sửa đổi, của TS. Phạm Minh Tuyên, Tạp chí Tòa án nhân
dân (TAND), tháng 10/2005;
- Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về biện pháp
tạm giam, của PGS.TS Trần Văn Độ - phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
(TANDTC), Chánh án Tòa án Quân sự trung ương.
- Hoàn thiện quy định về tạm giữ tạm giam trong Bộ luật Tố tụng hình
sự Việt Nam, của ThS Hoàng Văn Hạnh, Tạp chí Luật học, số 7/2008.
Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến thời hạn tố tụng
nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát. Tuy nhiên, về phương diện
nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống về thời hạn vẫn chưa được quan
tâm một cách đúng mức mặc dù đây là một quy định có ý nghĩa lớn trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn xung
quanh thời hạn, trực tiếp liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự đòi hỏi
cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích của luận văn
- Làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ
bản về thời hạn tố tụng giai đoạn trước xét xử theo pháp luật TTHS Việt Nam.
- Phân tích những bất cập của các quy định về thời hạn tố tụng giai
đoạn trước xét xử trực tiếp liên quan đến quá trình khởi tố, điều tra, truy tố tội
phạm cả về mặt lý luận và thực tiễn.
- Từ đó, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật, bảo đảm cho việc thực hiện thời hạn tố tụng đúng theo
12
quy định phù hợp với thực tế, đảm bảo chất lượng khởi tố, điều tra, truy tố
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
* Nhiệm vụ của luận văn
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và các quy định trong pháp luật hình
sự Việt Nam về thời hạn tố tụng trước xét xử
- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện thời hạn tố tụng giai
đoạn trước xét xử trong luật TTHS ở nước ta hiện nay.
- Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự một số mô hình tố tụng về vấn
đề thời hạn liên quan đến giai đoạn trước xét xử.
- Phân tích những tồn tại, hạn chế và những vướng mắc của việc áp
dụng thời hạn tố tụng giai đoạn trước xét xử và đề xuất những giải pháp cụ
thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất,
kiến nghị sửa đổi BLTTHS sửa đổi những thời hạn chưa phù hợp với thực tế
thực hiện nhiệm vụ.
4. Cơ sở lý luận
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm;
- Những thành tựu của khoa học luật TTHS của một số nước trong
khu vực và trên thế giới;
- Các nghiên cứu về thời hạn TTHS giai đoạn trước xét xử của các tác
giả trong và ngoài nước.
- BLTTHS năm 2003 hiện hành cũng như các văn bản pháp luật của các
ngành bảo vệ pháp luật hướng dẫn hoạt động điều tra, xử lý các vụ án hình sự.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là làm rõ khái niệm về thời hạn tố
tụng; phân tích, đánh giá qui định của pháp luật TTHS và nghiên cứu thực
tiễn thi hành qui định về thời hạn tố tụng ở Việt Nam theo BLTTHS hiện hành.
13
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu các quy định của
pháp luật về thời hạn TTHS và thực tiễn thi hành để thấy những hạn chế, những
bất cập cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về
Nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những
vấn đề lý luận và thực tiễn được các nhà nghiên cứu đi trước đưa ra, những tài
liệu, công trình đã được công bố trên các tạp chí, bài viết và tài liệu của các
cơ quan từ hoạt động thực tiễn xét xử các vụ án hình sự.
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như:
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, diễn giải, suy luận logic, phương pháp
xã hội học phương pháp hệ thống, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để rút ra
các kết luận khoa học của mình.
Trong quá trình hoàn thành, tác giả luận văn đã sử dụng tổng hợp và
đồng bộ các phương pháp nghiên cứu có độ tin cậy cao của khoa học luật hình
sự và một số ngành khoa học khác. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn đặc biệt coi
trọng các phương pháp điều tra điển hình, so sánh, hệ thống, lịch sử, phân
tích, tổng hợp để làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên cứu của luận văn.
7. Kết quả nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu "Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng
hình sự Việt Nam" nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thời hạn
tố tụng trước xét xử, thực tiễn áp dụng, những bất cập, hạn chế còn tồn tại và
đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả quy định về thời
hạn tố tụng trước xét xử đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định có
liên quan nhằm hoàn thiện vấn đề này trong BLTTHS.
14
Luận văn này có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu
xây dựng BLTTHS về thời hạn TTHS và tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu, giảng dạy môn Luật TTHS. Những kết quả nghiên cứu của luận
văn có thể được vận dụng trong công tác áp dụng pháp luật.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thời hạn tố tụng trước xét xử
trong luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Chương 2: Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thời
hạn tố tụng trong giai đoạn trước xét xử và thực tiễn thi hành.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng hình sự.
15
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI HẠN TỐ TỤNG
TRƢỚC XÉT XỬ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THỜI HẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Theo Từ điển Luật học xác định thời hạn là "khoảng thời gian được xác
định từ thời điểm này đến thời điểm khác" [54, tr. 718]. Thời hạn tố tụng là "thời
gian được pháp luật quy định để tiến hành các hành vi tố tụng" [54, tr. 471].
Về mặt lập pháp, thuật ngữ thời hạn tố tụng đã được quy định trong
các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta ngay từ khi giành được
chính quyền và ngày càng được hoàn thiện trong BLTTHS năm 1988 và năm
2003. Trong pháp luật hiện hành, tuy không khái niệm về thời hạn tố tụng
nhưng có quy định về đơn vị tính thời hạn theo giờ, ngày, tháng, năm và xác
định thời hạn tiến hành các hoạt động tố tụng, thời hạn ban hành các quyết
định tố tụng, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm
giam, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử đối với từng loại tội phạm…
Dưới góc độ giải thích thuật ngữ nêu trong từ điển và từ bản chất pháp
lý của những quy định pháp luật về thời hạn có thể thấy: Thời hạn TTHS là
một loại thời hạn pháp lý, do luật TTHS quy định, là khoảng thời gian được
xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để tiến hành và kết thúc các
hoạt động tố tụng, hành vi và quyết định tố tụng cụ thể.
Từ định nghĩa trên đây, có thể rút ra một số đặc điểm của thời hạn
TTHS như sau:
Thứ nhất, mục đích của thời hạn TTHS là nhằm bảo đảm cho từng
hoạt động trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải được và chỉ được thực
hiện trong khoảng thời gian luật định.
Thứ hai, thời hạn TTHS vừa mang tính khách quan, vừa mang tính
chủ quan. Khách quan vì nó được tính toán trên cơ sở tính chất, mức độ phức
16
tạp của vụ án kế hợp với năng lực của chủ thể tiến hành tố tụng để xác định
khoảng thời gian vật chất cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động tố tụng.
Chủ quan vì việc xác định thời hạn tố tụng được thực hiện bởi con người (nhà
làm luật), đồng thời trong từng giai đoạn cụ thể còn là yêu cầu của nhân dân,
của xã hội đối với quá trình phát hiện và xử lý tội phạm.
Thứ ba, các thời hạn tố tụng có liên quan chặt chẽ và tác động qua lại
lẫn nhau tạo thành sự đồng bộ, thống nhất trong suốt quá trình giải quyết các
vụ án hình sự cũng như ở từng giai đoạn tố tụng. Thời hạn giải quyết vụ án là
khoảng thời gian được xác định từ thời điểm khởi tố vụ án đế khi vụ án được
xét xử xong và bản án có hiệu lực pháp luật. Đây là "cái chung" bao gồm các
thời hạn tố tụng, còn các thời hạn cụ thể: điều tra, truy tố và xét xử là những
"cái riêng". Thời hạn điều tra được bắt đầu từ thời điểm khởi tố vụ án đến khi
kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho VKS. Thời hạn truy tố được bắt
đầu từ thời điểm VKS thụ lý hồ sơ vụ án và kết thúc khi VKS ra quyết định
truy tố (hoặc đình chỉ vụ án) và chuyển hồ sơ cho tòa án. Còn thời hạn xét xử
(bao gồm thời hạn xét xử sơ thẩm và thời hạn xét xử phúc thẩm) được xác
định khi tòa án thụ lý hồ sơ và kết thúc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Về nguyên tắc, các thời hạn này không được vượt quá thời hạn giải quyết vụ
án và việc xác định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử phải căn cứ tính chất đơn
giản hay phức tạp của vụ án, tính chất của loại tội phạm (tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng).
Việc rút gắn thời hạn tiến hành các hoạt động tố tụng sẽ rút ngắn thời hạn giải
quyết vụ án hình sự là nhu cầu khách quan, là đòi hỏi chung của xã hội và cá
nhân trong TTHS.
Thứ tư, việc áp dụng thời hạn tố tụng phải được thể hiện bằng các
quyết định tố tụng, của các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền ban
hành, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, như: Quyết định tạm giữ, Lệnh
tạm giam, bản án…
17
Thứ năm, khi chấm dứt thời hạn tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng
có thẩm quyền phải ban hành các quyết định tương ứng về kết quả hoạt động
tố tụng được tiến hành trong thời hạn được áp dụng, như: Bản kết luận điều
tra, Bản cáo trạng, Quyết định đình chỉ điều tra, Quyết định đình chỉ vụ án…
Thứ sáu, việc vi phạm thời hạn luật định thường đưa đến những hậu
quả pháp lý nghiêm trọng (như vi phạm thời hạn áp dụng biện pháp tạm giam
đối với bị can, bị cáo là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do, dân chủ
của công dân).
1.2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA THỜI HẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Chế định thời hạn có vị trí, vai trò quan trọng trong TTHS. Việc quy
định thời hạn TTHS một cách hợp lý và việc tuân thủ đúng đắn các quy định về
thời hạn là một trong những điều kiện quan trọng góp phần thực hiện có hiệu
quả các nhiệm vụ của TTHS. Điều đó thể hiện rõ trên các phương diện sau:
Thứ nhất, chế định thời hạn TTHS có tác động tích cực đến các cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, bảo đảm đẩy nhanh tiến độ
giải quyết vụ án, nhằm "phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công
minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm".
Bằng việc quy định các thời hạn đối với các hoạt động tố tụng, hành vi
tố tụng (thời hạn kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi
tố; thời hạn tạm giữ; thời hạn điều tra; thời hạn tạm giam để điều tra; thời hạn
quyết định việc truy tố; thời hạn chuẩn bị xét xử; thời hạn tạm giam để chuẩn bị
xét xử; thời hạn xét xử phúc thẩm; thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm; thời
hạn đưa bản án, quyết định ra thi hành; thời hạn điều tra, truy tố, xét xử và thời
hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những vụ án áp dụng theo thủ tục
rút gọn; thời hạn gửi các quyết định tố tụng; thời hạn phê chuẩn các quyết định
tố tụng…). Tính xác định về mặt thời hạn tố tụng vừa có ý nghĩa xác lập quyền
hạn vừa ràng buộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố
tụng tích cực hoạt động phát hiện và xử lý tội phạm trong thời hạn luật định.
18
Thứ hai, chế định thời hạn góp phần bảo đảm quyền tự do, dân chủ
của công dân, quyền con người trong TTHS.
Quá trình giải quyết vụ án hình sự thường liên quan đến việc hạn chế
quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền con người. Việc điều tra, truy tố,
xét xử do đó ngoài việc phải tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp
luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền còn phải bảo đảm tuân thủ thời hạn do
luật định. Tùy thuộc vào đặc điểm của hệ thống chính trị, nguyên tắc tổ chức
bộ máy nhà nước, điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật ở các nước đều có những
quy định giám sát, xử lý các hành vi của nhân viên tư pháp xâm phạm đến các
quyền công dân, trong đó có vi phạm thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn
chặn là nghiêm trọng nhất vì trực tiếp xâm phạm đến quyền tự do của công
dân. Điều đó giải thích vì sao trong luật TTHS của các nước đều quy định rất
cụ thể, chặt chẽ về thời hạn bắt, giam giữ và các thời hạn liên quan đến việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo và người bào chữa.
Thứ ba, chế định thời hạn tố tụng, tạo cơ sở để xã hội theo dõi, kiểm
soát hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước của các cơ quan tiến hành tố
tụng, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh
chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội
phạm, không làm oan cho người vô tội. Bằng việc quy định chặt chẽ các thời
hạn, cho phép Nhà nước và nhân dân, nắm được kết quả đấu tranh phòng,
chống tội phạm và đưa ra những yêu cầu đối với các cơ quan tư pháp trong
việc bảo đảm công lý và công bằng xã hội.
Thứ tư, thời hạn chính là giới hạn, thời gian dành cho các chủ thể của
TTHS thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. BLTTHS với tư
cách là một đạo luật qui định về trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động tố
tụng, ấn định các loại thời hạn để phải thực hiện hoặc kết thúc một hoạt
động tố tụng nào đó và thời hạn cũng là một tiêu chí để xác định trách nhiệm
của các chủ thể TTHS. Thời hạn tác động đến các cơ quan tiến hành tố tụng,
19
vừa xác lập quyền hạn, vừa ràng buộc nâng cao ý thức trách nhiệm của các
chủ thể tiến hành tố tụng: tích cực phát hiện và xử lý tội phạm trong thời
gian luật định, đồng thời là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng kiểm sát
lần nhau.
Thứ năm, thời hạn thể hiện, mang dấu ấn chủ quan của nhà làm luật.
Nhà làm luật thể hiện ý chí của nhân dân thông qua việc xác định những thời
hạn cần thiết để tiến hành các hoạt động tố tụng. Như vậy, thời hạn trong
TTHS là một đại lượng có tính khách quan được xác định thông qua ý thức
chủ quan của các con người. Khách quan là bởi vì đó là khoảng thời gian vật
chất cần thiết để thực hiện hoạt động hay hành vi tố tụng nào đó. Chủ quan là
bởi vì chính con người, thông qua ý thức của mình, cho rằng cần có một lượng
thời gian này hay lượng thời gian khác cho từng hoạt động, hành vi tố tụng.
Hoạt động TTHS là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan,
tổ chức, cá nhân. Việc tiến hành tố tụng từ khi phát hiện tội phạm đều phải
tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và
thi hành án hình sự. Ở mỗi giai đoạn phải đảm bảo trình tự trước, sau và thủ
tục tiến hành một cách chặt chẽ. BLTTHS quy định cụ thể chức năng, nhiệm
vụ quyền hạn của các CQĐT, VKS, tòa án cũng như mối quan hệ giữa các cơ
quan đó với nhau. Mối quan hệ cấp trên - cấp dưới trong một cơ quan tiến
hành tố tụng cũng được xác định cụ thể trong TTHS nhằm đảm bảo việc hoạt
động tố tụng được tiến hành chặt chẽ, đúng pháp luật, không tuỳ tiện, lạm
quyền. BLTTHS chặt quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
những người tiến hành tố tụng: quyền và nghĩa vụ của những người tham gia
tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân.
Thứ sáu, thời hạn trong TTHS thể hiện nhiệm vụ của luật TTHS là
phát hiện, chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi
phạm tội góp phần bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN,
20
đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm. Tính xác định về thời gian, tính bắt buộc cho từng
giai đoạn tố tụng, hoạt động tố tụng (như điều tra, kiểm sát điều tra, xét xử,
các biện pháp ngăn chặn…) trong thời hạn bao hàm ý nghĩa ràng buộc tất cả
các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ pháp luật trên nền tảng pháp chế
và dân chủ, vừa tạo ra quyền để cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đạt hiệu
quả, mục đích của luật tố tụng nào lại không gắn liền với một thời hạn nhất
định để đảm bảo được yêu cầu cả về hai phía: các cơ quan bảo vệ pháp luật
thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của mình và quyền lợi ích hợp
pháp của công dân được đảm bảo. Từ lúc khởi tố vụ án hình sự, thời hạn các
hoạt động tố tụng trong từng giai đoạn tố tụng được quy định một cách tuần
tự, kế tiếp nhau. Nếu vụ án được giải quyết đầy đủ các bước tố tụng từ lúc
khởi tố đến khi xét xử, thì trình tự này được ví như một công trình được nối
tiếp nhau bằng ngày với ngày, tháng với tháng.
1.3. PHÂN LOẠI THỜI HẠN TRONG GIAI ĐOẠN TRƢỚC XÉT XỬ
Các thời hạn trong BLTTHS hiện hành, được quy định rất đa dạng và
cụ thể cho các hoạt động và từng giai đoạn tố tụng. Có thể phân loại các thời
hạn tố tụng theo các căn cứ khác nhau, thành các nhóm như: các thời hạn liên
quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Mỗi nhóm
thời hạn lại bao gồm nhiều thời hạn khác nhau, tùy thuộc vào các hoạt động tố
tụng. Có hai cách phân loại thời hạn tố tụng phổ biến sau:
Thứ nhất, căn cứ vào việc phân chia giai đoạn tố tụng hình sự, thời
hạn trước xét xử có các loại thời hạn sau:
- Thời hạn khởi tố vụ án hình sự;
- Thời hạn điều tra vụ án hình sự;
- Thời hạn truy tố vụ án hình sự;
Các thời hạn liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra; thời hạn giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Điều 103), Thay đối hoặc bổ sung quyết
21
định khởi tố vụ án hình sự (Điều 106); Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên
phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của
Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra (Điều 111); thời hạn chuyển vụ án để điều tra theo thẩm
quyền (Điều 116), thời hạn điều tra (Điều 119), thời hạn tạm giam để điều tra
(Điều 120); Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại (Điều 121),
khởi tố bị can (Điều 126); Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
(Điều 127); kết thúc điều tra (Điều 162).
Các thời hạn liên quan đến hoạt động truy tố: Thời hạn quyết định truy
tố (Điều 166); chuyển vụ án (Điều 174); áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp
ngăn chặn (Điều 177).
Thứ hai, căn cứ vào các biện pháp được áp dụng trong quá trình TTHS
giải quyết vụ án, có các loại thời hạn sau:
- Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra thu thập chứng cứ, có: Luật
TTHS qui định các biện pháp điều tra thu tập chứng cứ. Các biện pháp này về
cơ bản được áp dụng trong thời hạn của giai đoạn điều tra, tuy nhiên đối với
một số thủ tục khi tiến hành áp dụng các biện pháp đó luật còn qui định thời
hạn ở một số thủ tục. Chẳng hạn: Điều 126 BLTTHS 2003 qui định biện pháp
khởi tố bị can thì ở Khoản 4 qui định: Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra
quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định khởi tố và các quyết
định liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn
việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố
bị can, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định
khởi tố bị can và gửi ngay cho CQĐT. Hay trong Điều 141 BLTTHS năm 2003,
thẩm quyền ra lệnh khám xét có quy định: trong trường hợp không thể trì
hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có
quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xong, người ra
lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp…
22
- Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn được qui định tương ứng khi
áp dụng các biện pháp này trong các giai đoạn tố tụng, đồng thời cũng qui
định thời hạn cụ thể khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Chẳng hạn, biện
pháp tạm giam được qui định áp dụng trong giai đoạn điều tra như sau: Thời
hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít
nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá
bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.
Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian
dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện
pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam,
CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam.
1.4. CÁCH TÍNH THỜI HẠN TỐ TỤNG TRONG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Luật TTHS Việt Nam chọn giờ, ngày và tháng là đơn vị tính thời hạn,
không giống các ngành khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
* Thời hạn tính giờ
- Điều 83 khoản 1 BLTTHS quy định sau khi bắt hoặc nhận người bị
bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc khẩn cấp, CQĐT phải lấy lời
khai ngay và trong thời hạn hai mươi bốn giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc
trả tự do cho người bị bắt.
Như vậy, nếu nhận người bị bắt hồi 09 giờ ngày 19/3/2013 thì đến 09
giờ ngày 20/3/2013 CQĐT phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho
người bị bắt.
Ví dụ, nếu CQĐT nhận người bị bắt hồi 8 giờ sáng ngày thứ bảy
22/3/2013 thì đến 8 giờ sáng ngày chủ nhật ngày 23/3/2013 CQĐT ra quyết
định giải quyết trường hợp bắt ngày, mặc dù ngày chủ nhật là ngày nghỉ, không
thể đợi đến 8 giờ ngày thứ hai, vì cách tính đây là tròn hai mươi bốn giờ.
- Điều 86, khoản 3 BLTTHS quy định trong thời hạn 12 giờ, quyết
định tạm giữ phải được gửi cho VKS cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ
23
không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết
định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị
tạm giữ. Thời hạn 12 giờ này được tính kể từ khi người có thẩm quyền quy
định tại khoản 2 Điều 81 BLTTHS, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, ra
quyết định tạm giữ.
- Điều 104, khoản 3 BLTTHS quy định về việc các quyết định khởi tố
của VKS phải gửi đến CQĐT để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố cùng
tài liệu liên quan đến việc khởi tố của CQĐT, đơn vị, cơ quan được giao
nhiệm vụ điều tra phải được gửi đến VKS để kiểm sát việc khởi tố; quyết định
khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới VKS để xem xét, quyết định
việc điều tra; yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho VKS để xem
xét, quyết định việc khởi tố. Thời hạn gửi là hai mươi bốn giờ kể từ khi ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự.
- Điều 141, khoản 2 BLTTHS quy định thẩm quyền ra lệnh khám xét:
Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2
Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn hai mươi
bốn giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn
bản cho VKS cùng cấp.
Cách tính thời hạn theo giờ tại các quy định trên là giờ vật lý được xác
định tròn 60 phút.
Đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Như vậy thời
điểm trước 22 giờ và sau 6 giờ sáng theo BLTTHS không phải là ban đêm.
Điều 131, khoản 3 BLTTHS quy định không hỏi cung vào ban đêm,
trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản,
do đó không được hỏi cung bị can vào thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến
6 giờ ngày hôm sau.
Điều 143, khoản 3 BLTTHS quy định không được khám chỗ ở vào
ban đêm. CQĐT, phải hết sức thận trọng khi quyết định khám chỗ ở trong
24
khoảng 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau trong trường hợp không thể
trì hoãn và phải ghi rõ lý do vào biên bản.
* Thời hạn tính theo ngày
Trong BLTTHS, thời hạn tính theo ngày được quy định tại nhiều
điều luật:
+ Điều 87: Thời hạn tạm giữ
+ Điều 103: Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin bảo về tội phạm và kiến
nghị khởi tố.
+ Điều 111: Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan,
Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của cơ quan Công an
nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra.
+ Điều 128: Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm.
+ Điều 166: Thời hạn quyết định truy tố.
+...
Đại số các thời hạn trong TTHS, như các điều luật viện dẫn ở trên, đều
sử dụng ngày là đại lượng về thời gian.
Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ (12 giờ
đêm) ngày cuối cùng của thời hạn.
Ví dụ, theo Điều 87, khoản 1 BLTTHS quy định thời hạn tạm giữ
không được quá ba ngày, kể từ khi CQĐT nhận người bị bắt. Nếu CQĐT
nhận người bị bắt ngày 19/3/2013 (ngày thứ tư).
* Thời hạn tính theo tháng.
Trong BLTTHS, thời gian tính theo tháng được quy định tại các điều:
+ Điều 119: Thời hạn điều tra.
+ Điều 120: Thời hạn tạm giam để điều tra
+ Điều 261: Hoãn chấp hành hình phạt tù.
+ Điều 262: Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
25
Các tính thời hạn theo tháng thì thời hạn sẽ hết vào ngày trùng của
tháng sau, ví dụ thời hạn điều tra bốn tháng từ ngày 19 tháng 4 sẽ hết vào
ngày 19 tháng 8.
Nếu tháng đó không có ngày trùng, thì thời hạn hết vào ngày cuối
cùng của tháng đó, ví dụ thời hạn tạm giam hai tháng từ ngày 31 tháng 7 sẽ
hết vào ngày 30 tháng 9 (vì tháng 9 không có ngày 31).
Nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo
được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.
Ngày nghỉ của các cơ quan tiền hành tố tụng là các ngày thứ bảy, chủ
nhật và các ngày lễ chính thức được nghỉ làm việc (ngày 01 tháng một Tết
dương lịch, ngày Quốc tế lao động, ngày Quốc khánh…)
* Thời hạn tính theo ngày và tháng
Có một số thời hạn vừa tính theo ngày vừa tính theo tháng, ví dụ Điều
176 BLTTHS quy định thời hạn chuẩn bị xét xử sở thẩm đối với tội phạm rất
nghiêm trọng, trong thời hạn hai tháng kể tử ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm
phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định:
đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; tạm đình chỉ vụ án có thể
quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá ba mươi ngày.
Đối với trường hợp này cần tuân thủ nguyên tắc thời hạn quy định là
ngày phải tính theo ngày, thời hạn quy định là tháng phải tính theo tháng,
không nên quy đổi ba mươi ngày là một tháng, sáu mươi ngày là hai tháng,
bởi vì thời hạn trong TTHS là thời hạn mang tính pháp lý, quy ước như đã
phân tích ở trên.
* Thời hạn tính theo năm
Trong BLTTHS có một quy định thời hạn một năm tạm đình chỉ thi
hành án pháp tù đến một năm.
+ Điều 261, 262: một số trường hợp được hoãn thì hành án phát tù
hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù đến một năm.
26
+ Điều 278: Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo
hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một
năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
+ Điều 295: Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo hướng
không có lợi cho người bị kết án là một năm và trong thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự kể từ ngày VKS được tin báo về tình tiết được phát hiện.
Luật không quy định các tính thời hạn theo năm, có thể vận dụng tính
thời hạn theo tháng trong trường hợp này: Khi tính thời hạn theo năm thì thời
hạn sẽ hết vào ngày trùng của tháng năm sau, ví dụ: 19/4/2013 - 19/4/2014,
nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính
là ngày cuối cùng của thời hạn, ví dụ: 02/9/2013 - 03/9/2013 (vì ngày
02/9/2013 là ngày lễ Quốc khánh).
Cách tính thời hạn trong trường hợp có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua
bưu điện thì thời hạn được tính theo dấu bưu điện nơi gửi. Nếu có đơn hoặc
giấy tờ được gửi qua ban giám thị trại giam, trại giam thời hạn được tính từ
ngày ban giám thị trại tạm giam, trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó. Việc
nhận đơn hoặc giấy tờ được ghi vào sổ, để xác định thời gian.
Đơn vị tính thời hạn tố tụng gồm: thời hạn tính theo giờ: bắt người
trong trường hợp khẩn cấp, những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận
người bị bắt, tạm giữ, thời hạn tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án... (các điều
81, 83, 86, 87 và 104 BLTTHS), thời hạn tính theo ngày: thời hạn tạm giữ,
tạm giam, nhiệm vụ giải quyết tin báo tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi
tố, quyền hạn điều tra của các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động
điều tra, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, đình chỉ điều tra…
(các điều 87, 88, 103, 111, 127 và 164 BLTTHS), tính theo tháng: thời hạn
điều tra, thời hạn tạm giam để điều tra, thời hạn phục hồi để điều tra, điều tra
bổ sung, điều tra lại, thủ tục xem xét bản án tử hình… (các điều 119, 120, 121
và 258 BLTTHS), tính theo năm: thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (khoản 1 Điều 278 và 295).
27
1.5. CHẾ ĐỊNH THỜI HẠN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ
NƢỚC ĐIỂN HÌNH VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN
CHẾ ĐỊNH THỜI HẠN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA NƢỚC TA
- Nghiên cứu chế định thời hạn tố tụng của các nước theo truyền thống
TTHS thẩm vấn cho thấy:
Thứ nhất, pháp luật các nước quy định về thời hạn tạm giữ rất ngắn,
hạn chế việc gia hạn thời hạn tạm giữ. Chỉ gia hạn tạm giữ đối với những
người bị nghi thực hiện tội phạm có tính chất nghiêm trọng, phức tạp. Không
quy định việc gia hạn tạm giữ đối với người vị nghi thực hiện tội phạm ít
nghiêm trọng, hồ sơ, chứng cứ rõ ràng.
Thứ hai, thời hạn kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm của viện
công tố cùng cấp được quy định tương đối ngắn (Cộng hòa Pháp: 10 ngày,
Cộng hòa Liên bang Đức: 1 tuần) kể từ ngày bản án được công bố.
Thứ ba, quy định rõ thời hạn phải trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm
giam khi xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ, tạm giam; thời hạn
giải quyết khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án đã có hiệu lực
pháp luật, thời hạn chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến kháng cáo, kháng nghị
(như thời hạn chuyển hồ sơ của tòa án cấp sơ thẩm cho tòa án cấp phúc thẩm
cũng như thời hạn tòa án cấp phúc thẩm chuyển hồ sơ cho tòa án giám đốc
thẩm, tái thẩm.
Thứ tư, quy định nhiều loại thời hạn kháng cáo để áp dụng đối với
những vụ án nhiều bị cáo mà nơi cư trú khác nhau để họ thực hiện được đầy
đủ quyền kháng cáo của mình, không bị ảnh hưởng do điều kiện khách quan
mang lại.
- Nghiên cứu chế định thời hạn các nước theo truyền thống TTHS
tranh tụng cho thấy:
Thứ nhất, quy định chi tiết, đầy đủ các thời hạn liên quan đến quyền
và lợi ích của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
28
Thứ hai, rút ngắn một số thời hạn tố tụng liên quan đến việc áp dụng
biện pháp tam giam, rút ngắn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
Thứ ba, có quy định thời hạn phải hỏi cung; thời hạn chuyển giao các
tài liệu liên quan đến việc bào chữa; thời hạn sửa bản án, quyết định của tòa
án do lỗi về số học, kỹ thuật hoặc lỗi hành chính khác; thời hạn kháng cáo
trong các trường hợp cụ thể; thời hạn ra quyết định thi hành án tử hình…
Thứ tư, tiêu chí xác lập các loại thời hạn không chỉ căn cứ vào phân
loại tội phạm, mà phải tính đến các tiêu chí khác như điều kiện địa lý nơi xảy
ra tội phạm, khoảng cách giữa nơi ở hoặc nơi làm việc của người tham gia tố
tụng và trụ sở của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ năm, quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn, nếu tính thời hạn
bằng giờ phải tính ngay từ giờ đầu tiên, còn nếu tính thời hạn theo ngày,
tháng hoặc năm thì không bao gồm ngày đầu tiên.
Như vậy, khác với nước ta, các nước theo truyền thống TTHS thẩm
vấn (như Pháp, Đức) hay các nước theo truyền thống tranh tụng như (Anh,
Hoa Kỳ) đều không quy định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
mà chỉ quy định chung: các cơ quan tiến hành tố tụng tích cực thực hiện các
thủ tục một cách có hiệu quả và nhanh nhất nhằm tránh gây sức ép cho việc
thu thập chứng cứ và việc chuẩn bị bào chữa của bị can, bị cáo và luật sư
bào chữa. Pháp luật TTHS các nước này chỉ tập trung quy định các thời hạn
liên quan đến hạn chế các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo, như thời hạn tạm giữ, tam giam, thời hạn tiến hành hỏi
cung đối với bị can, bị cáo, thời hạn chuyển giao tài liệu, chứng cứ liên quan
đến việc bào chữa, thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết
định của tòa án. Trong các loại thời hạn đó, thời hạn tạm giữ, tạm giam được
quy định rất chặt chẽ, cụ thể vì trực tiếp liên quan đến quyền tự do của công
dân, tránh việc áp dụng tùy tiện từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng.
29
Chương 2
QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003
VỀ THỜI HẠN TỐ TỤNG TRONG GIAI ĐOẠN TRƢỚC XÉT XỬ
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
2.1. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ THỜI
HẠN TỐ TỤNG
2.1.1 Căn cứ để xác định thời hạn
Việc xác định thời hạn một giai đoạn tố tụng hoạt động tố tụng mà cụ
thể, hợp ýl là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ đầy đủ những
nguyên tắc cơ bản của TTHS, bởi vì xác định thời hạn là xác định chỉ tiêu về
thời gian cho một hoạt động tố tụng cụ thể, buộc các cơ quan tiến hành tố
tụng trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao phải tuân thủ nghiêm
túc. Nếu việc xác định ấy hợp lý thì chính nó đảm bảo sự phân công quy trình
tố tụng "phân công lao động" phù hợp, khắc phục được tình trạng giam giữ
quá hạn, án tồn đọng chậm thi hành án, là cơ sở, là thước đo thời gian để các
cơ quan tiến hành tố tụng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngược lại, việc
xác định thời hạn không phù hợp là nguyên nhân của những vi phạm "dây
chuyền" vì hoạt động TTHS là những công đoạn kế tiếp nhau về mặt thời gian
giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Để một thời hạn trong TTHS phù hợp thực tiễn, phù hợp với các điều
kiện kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu của TTHS, khi quy định cần căn cứ trên
những cơ sở khoa học. Sau đây là những căn cứ cần được tính đến khi xác
định thời hạn trong TTHS:
* Tính chất nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp của vụ án
Theo quy định của pháp luật thì chỉ những hành vi nào nguy hiểm
đáng kể cho xã hội, xâm phạm đến những quan hệ xã hội được luật Hình sự
bảo vệ thì mới coi là tội phạm. BLHS còn phân biệt tội phạm ít nghiêm trọng,
30
tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng theo tiêu chí mức độ gây nguy hại cho xã hội và mức hình phạt
dự liệu trong BLHS [24, tr. 19]. Việc phân biệt này có ‎ý nghĩa lý luận cũng
như thực tiễn làm cơ sở để xác định những thời hạn tương ứng với tính chất
nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp của vụ án. Đối với một vụ án đã
được khởi tố, mà tính chất của tội phạm nghiêm trọng, có hậu quả gây nguy
hiểm rất lớn cho xã hội, do nhiều người, nhiều băng nhóm thực hiện: phạm tội
dưới hình thức đồng phạm hoặc có tổ chức; xâm phạm nhiều khách thể; thực
hiện nhiều địa bàn khác nhau; độ ẩn của tội phạm cao (ví dụ: các tội xâm
phạm an ninh quốc gia, các tội phạm về tham nhũng…) có đối tượng đã bị
phát hiện, có đối tượng bị nghi vấn hoặc chưa được xác định chính xác, có
chứng cứ thu thập đã rõ, có chứng cứ còn ẩn phải tìm tòi, đòi hỏi CQĐT phải
tiến hành nhiều hoạt động tố tụng, hành vi tố tụng, bằng nhiều biện pháp
nghiệp vụ đa dạng như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người
bị hại, tổ chức đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ, kê biên tài sản, khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, giám định, ủy
thác điều tra.. thì thời hạn điều tra phải dài hơn thời hạn điều tra những tội
phạm ít nghiêm trọng hơn.
Ngay cả thời hạn quy định cho việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố trước khi quyết định khởi tố hoặc khởi tố vụ án
hình sự theo Điều 103 BLTTHS cũng lấy tiêu chí tính chất nghiêm trọng hoặc
ít nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp hoặc kém phức tạp của vụ án
làm căn cứ xác định thời hạn dài hay ngắn. Chẳng hạn, theo Điều 103 khoản 2
BLTTHS, trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT trong phạm vi trách nhiệm của mình
phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định
khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội
phạm hay kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác
31
minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài
hơn, nhưng không quá hai tháng.
Căn cứ tính chất nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp của vụ
án để xác định thời hạn, là căn cứ khoa học dựa trên định tính của sự việc đề
ra định lượng về thời gian để giải quyết sự việc. Có thể nói, căn cứ này tỷ lệ
thuận với độ dài ngắn của thời hạn. Không thể trong một khoảng thời gian
ngắn mà đảm bảo được hiệu quả tố tụng, cũng như không thể đạt được hai
yêu cầu vừa khẩn trương, vừa chính xác đối với những tội phạm rất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án phức tạp.
* Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng
Hoạt động tư pháp là khâu quan trọng nhất của hoạt động áp dụng
pháp luật. Để có thể áp dụng một cách đúng đắn, đầy đủ, nghiêm chỉnh các
quy định của pháp luật hình sự, pháp luật TTHS... một trong những yêu cầu
đầu tiên và mang tính quyết định là trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ
tiến hành tố tụng. Hay nói cách khác, trình độ năng lực chuyên môn của cán
bộ tiến hành tố tụng quyết định phần lớn kết quả hoạt động của các cơ quan
tiến hành tố tụng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, khi mà đội ngũ
điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và những người tiến hành tố tụng khác
đang từng bước nâng cao chất lượng về nghiệp vụ, tiêu chuẩn hóa ở trình độ
cao, đáp ứng yêu cầu khoa học ngày càng phát triển và chính sách hình sự
trong thời kỳ đổi mới thì trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành
tố tụng lại cũng là căn cứ quan trọng để xác định thời hạn.
Trong BLTTHS hiện hành những quy định về thời hạn điều tính toán
đến khả năng thực hiện của con người, chẳng hạn:
Tại Điều 111 khoản 1 BLTTHS quy định quyền hạn của các đơn vị
Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm và lực lượng Cảnh sát biển:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp tội phạm tội quả
tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ
32
án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho VKS có thẩm quyền
trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
- Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố
vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho
CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi
tố vụ án.
Hoặc, thời hạn điều tra bổ sung theo Điều 121 khoản 2 BLTTHS, rõ
ràng là có căn cứ vào mức độ hoàn thành của từng giai đoạn tố tụng để quy
định những thời gian dài ngắn khác nhau.
Trong trường hợp vụ án do VKS trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn
điều tra bổ sung không quá hai tháng tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ vụ án
và yêu cầu điều tra.
- Trường hợp vụ án do Tòa án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn
điều tra bổ sung không quá một tháng.
Mức độ hoàn thành ấy do trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ tiến
hành tố tụng quyết định, cùng với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, phương
tiện nghiệp vụ mà các cơ quan tiến hành tố tụng được Nhà nước trang bị.
Nếu căn cứ thứ nhất (tính chất nghiêm trọng của tội phạm, mức độ
phức tạp của vụ án) mang tính khoa học, thì căn cứ thứ hai (trình độ năng lực
chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng) mang tính thực tiễn, cả hai đều là
những căn cứ chủ yếu để xác định thời hạn.
* Đảm bảo tính dân chủ trong TTHS
Dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội là yêu cầu, là mục tiêu mà
chúng ta đang hướng tới.
Tố tụng hình sự Việt Nam thể hiện các nguyên tắc tiến bộ, một mặt
yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tuân thủ
nghiêm chỉnh pháp luật, mặt khác đòi hỏi phải bảo đảm quyền con người,
33
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong hoạt động tố tụng. Các nguyên
tắc này cùng chi phối cả việc xác định thời hạn trong TTHS. Như vậy bảo
đảm tính dân chủ là một trong những căn cứ để xác định thời hạn.
Thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam, thời hạn kháng cáo bản án hoặc
quyết định sơ thẩm v.v. thể hiện rõ nét việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của bị can, bị cáo.. ví dụ, Điều 83, khoản 1 và Điều 86 khoản 3
BLTTHS quy định sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn
cấp hoặc phạm tội quả tang, CQĐT phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn
24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt… Trong
thời hạn 12giờ (trong BLTTHS năm 1988, thời hạn này là 24 giờ) kể từ khi ra
quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho VKS cùng cấp.
Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra
quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả
lại tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Thời hạn ra quyết định tạm giữ và thời hạn kiểm sát tạm giữ trên đây
bảo đảm quyền lợi của người bị nghi vấn có hành vi phạm tội, bị bắt trong
trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú
hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã.
Bằng những quy định thời hạn chặt chẽ trong tất cả các giai đoạn tố
tụng, pháp luật TTHS đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tránh mọi
biểu hiện tùy tiện trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng
thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, bảo đảm tính dân
chủ trong TTHS.
Việc xác định thời hạn trong pháp luật TTHS rõ ràng cũng căn cứ vào
những đòi hỏi trên. Có thể nhận thấy rằng những quy định về thời hạn trong
BLTTHS năm 2003 chặt chẽ hơn, chính xác hơn, phù hợp hơn. Đặc biệt, để
tăng cường hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong
thời kỳ mới, đồng thời vẫn đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân,
34
BLTTHS năm 2003 đã quy định thủ tục tố tụng rút gọn và thời hạn tiến hành
thủ tục tố tụng rút gọn trong một chương mới (chương XXXIV từ Điều 318
đến Điều 324).
Thủ tục rút gọn trong hoạt động tố tụng không phải là mới ở nước ta.
Tuy nhiên tính cần thiết của việc quy định thủ tục rút gọn trong BLTTHS năm
2003 chính là thực hiện chính sách hình sự trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Điều kiện bảo đảm tính dân chủ và điều kiện thực hiện chính sách
hình sự, mục đích, nhiệm vụ của TTHS từng thời kỳ làm căn cứ xác định thời
hạn tưởng là đối lập nhau, nhưng đó là hai mặt của vấn đề thể hiện bản chất
tốt đẹp của pháp luật XHCN nói chung và ý nghĩa tiến bộ của pháp luật TTHS
nói riêng.
Việc phân loại thời hạn trong TTHS được tiến hành chủ yếu dựa vào
các giai đoạn TTHS. TTHS là một quá trình, trong đó các cơ quan tiến hành
tố tụng giải quyết vụ án hình sự theo một trình tự luật định nhằm phát hiện và
xử lý tội phạm, khôi phục lại các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và để đạt
được mục đích ấy, các cơ quan tiến hành tố tụng cơ những hoạt động tố tụng
khác nhau.
Các giai đoạn hoạt động tố tụng, theo nghĩa hẹp, bao gồm điều tra,
truy tố, xét xử mà chủ thể tiến hành các hoạt động này là CQĐT, VKS, tòa án.
Theo nghĩa rộng, hoạt động TTHS bao gồm cả hành vi khởi tố vụ án
và giai đoạn hành án hình sự, như nội dung của TTHS hiện hành.
Các giai đoạn TTHS được quy định theo một trình tự về thời gian,
trước sau, dài ngắn khác nhau, có thể hoàn thành trong chu kỳ hoặc có thể trở
lại nhiều chu kỳ. Các giai đoạn tố tụng được giới hạn bằng những khoảng thời
gian, hay nói khác đi, có thể phân loại thời hạn theo từng giai đoạn TTHS.
Các thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn phục vụ hoạt động điều tra,
kiểm sát điều tra, xét xử như: tạm giữ, hạn tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm
giam được xếp thành một nhóm riêng để tiện cho việc nghiên cứu.
35
2.1.2. Thời hạn tố tụng trong giai đoạn khởi tố
Tính xác định về thời gian, tính bắt buộc cho từng giai đoạn tố tụng,
hoạt động tố tụng (như điều tra, kiểm sát điều tra, xét xử, các biện pháp ngăn
chặn…) trong thời hạn bao hàm ý nghĩa ràng buộc tất cả các cơ quan tiến
hành tố tụng phải tuân thủ pháp luật trên nền tảng pháp chế và dân chủ, vừa
tạo ra quyền để cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đạt hiệu quả, mục đích
của luật tố tụng nào lại không gắn liền với một thời hạn nhất định để đảm bảo
được yêu cầu cả về hai phía: các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện tốt nhiệm
vụ, chức năng, quyền hạn của mình và quyền lợi ích hợp pháp của công dân
được đảm bảo. Từ lúc khởi tố vụ án hình sự, thời hạn các hoạt động tố tụng
trong từng giai đoạn tố tụng được quy định một cách tuần tự, kế tiếp nhau.
Nếu vụ án được giải quyết đầy đủ các bước tố tụng từ lúc khởi tố đến khi xét
xử, thì trình tự này được ví như một công trình được nối tiếp nhau bằng ngày
với ngày, tháng với tháng.
Ngay từ trước khi khởi tố vụ án hình sự. Luật TTHS có những quy
định thời hạn nhằm đảm bảo yêu cầu phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi
hành vi phạm tội. Điều 103 BLTTHS quy định thời hạn giải quyết tố giác và tin
báo về tội phạm để quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự
là hai mươi ngày đối với sự việc đơn giản, hai tháng đối với vụ việc phức tạp.
Thời hạn quyết tố giác và tin báo về tội phạm là hai mươi ngày kể từ
ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. CQĐT phải
kiểm tra xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ
án hình sự đối với vụ việc đơn giản không đòi hỏi phải mất nhiều thời gian
xác minh hoặc phải tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ tại nhiều địa điểm
khác nhau.
Thời hạn tối đa là hai tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về
tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết
phức tạp hoặc CQĐT phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm khác nhau.
36
Thời hạn giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm có ý nghĩa rất quan
trọng. CQĐT, VKS phải tiến hành ngay việc kiểm tra, xác minh tin báo để đi
đến quyết định hoặc không khởi tố, hoặc khởi tố vụ án hình sự. Thời hạn giải
quyết là thời hạn tối đa, tùy theo tính chất của vụ việc bị tố giác hoặc tin báo,
và tùy theo yêu cầu của công việc kiểm tra, xác minh.
2.1.3. Thời hạn tố tụng trong giai đoạn điều tra
Giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự
của một trong những cơ quan nhà nước có thẩm quyền là: CQĐT, VKS, Tòa
án, đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển
và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và kết thúc
khi cơ quan tiến hành hoạt động điều tra kết luận điều tra vụ án, chuyển hồ sơ
sang VKS hoặc quyết định đình chỉnh vụ án.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự mở đầu một loạt các hoạt động tố
tụng quan trọng của các CQĐT nhằm đạt được kết quả điều tra vụ án, và từ
giai đoạn này các thời hạn cụ thể được TTHS quy định chặt chẽ, buộc các cơ
quan tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện.
Theo Điều 100 BLTTHS về căn cứ khởi tố vụ án hình sự, thì tố giác
của công dân, tin báo của cơ quan, tổ chức, tin báo trên các phương tiện thông
tin đại chúng là một trong những cơ sở xác định dấu hiệu tội phạm. CQĐT,
VKS có nhiệm vụ giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm trong phạm vi
trách nhiệm của mình, để quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án
hình sự, theo Điều 103 bộ luật tố tụng hình.
Thời hạn điều tra vụ án hình sự không được quá bốn tháng kể từ khi
khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Trong trường hợp cần gia hạn điều
tra do tính chất phức tạp của vụ án, trong thời hạn mười ngày trước khi hết hạn
điều tra, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra… (Điều 119
BLTTHS). Thời hạn bốn tháng (Điều 119 BLTTHS) là thời hạn tối đa để kết
thúc điều tra. CQĐT có thể kết luận điều tra, đề nghị truy tố theo Điều 163
37
BLTTHS sớm hơn đối với những vụ án ít nghiêm trọng, rõ ràng, chứng cứ đầy
đủ, mà không chờ đến hết thời hạn bốn tháng, cũng như đối với những vụ án
phức tạp cần phải tiến hành nhiều hoạt động nghiệp vụ điều tra, đòi hỏi nhiều
thời gian, thì trước khi hết hạn điều tra mười ngày, CQĐT phải đề nghị VKS
gia hạn điều tra bằng văn bản. Thời hạn mười ngày này cũng là tối đa để đề
nghị gia hạn.
Trình tự kế tiếp giai đoạn điều tra là giai đoạn kiểm sát điều tra gắn
liền với thời hạn kế tiếp liên quan đến nhiều vấn đề của TTHS.
Trình tự này là trình tự khép kín, chặt chẽ, không có hoạt động tố tụng
nào lại không bị ràng buộc bởi một thời hạn cụ thể, để đặt cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng trong tình trạng có ‎ý thức đề cao tinh thần
trách nhiệm về các hoạt động của mình đảm bảo thời gian quy định mà vẫn
đạt hiệu quả, đồng thời chống tùy tiện và những biểu hiện vi phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.
* Thời hạn gửi quyết định khởi tố vụ án hình sự là hai mươi bốn giờ,
kể từ khi ra quyết định
Thời hạn gửi quyết định khởi tố vụ án hình sự là hai mươi bốn giờ, kể
từ khi ra quyết định được quy định cụ thể như sau:
- Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp
VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, đơn vị Bộ
đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan
khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra và trong trường hợp hội đồng xét xử yêu cầu khởi
tố vụ án. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự,
VKS phải gửi quyết định đó đến CQĐT để tiến hành điều tra.
- Cơ quan điều tra, đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực
lượng Cảnh sát biển và các cơ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân
dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trong quyền hạn
38
của mình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và tối đa là hai mươi bốn giờ
phải gửi quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án
hình sự tới VKS để kiểm sát việc khởi tố.
- Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS
khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên hòa mà phát hiện được tội
phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. Cũng trong thời hạn mười
bốn giờ, yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho VKS để xem xét,
quyết định việc khởi tố.
Các quyết định khởi tố vụ án hình sự không cần VKS phê chuẩn
nhưng TTHS đề ra thời hạn ngắn nhất buộc các cơ quan có thẩm quyền ra
quyết định khởi tố phải gửi ngày quyết định khởi tố vụ án hình sự cho VKS,
để đặt hoạt động tố tụng dưới sự kiểm sát chặt chẽ của VKS.
* Thời hạn điều tra
Thời hạn điều tra được quy định cụ thể cho CQĐT chuyên trách thuộc
lực lượng Cảnh sát nhân dân, lực lượng An ninh nhân dân, Quân đội nhân dân,
cũng như các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.
+ Thời hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực
lượng Cảnh sát biển được quy định tại Điều 111 BLTTHS và các điều 19, 20
21, 22 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự là:
Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang,
chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, tiến hành điều tra (như khám nghiệm hiện trường, khám xét,
lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực
tiếp đến vụ án…) và chuyển hồ sơ cho VKS có thẩm quyền trong thời hạn hai
mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố
vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu (khám người, khám xét, lấy
39
lời khai…) và chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn bảy
ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Như vậy, thời hạn quy định tại Điều 111 khoản 1 BLTTHS dành cho
Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển làm nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có hai loại:
- Thời hạn điều tra (hai mươi ngày) BLTTHS 2003 đã tăng thời hạn
điều tra từ 15 ngày (theo BLTTHS 1988) lên thành 20 ngày để tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ quan trên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là sự thay đổi cần
thiết vì trình độ nghiệp vụ, cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện phục vụ cho
hoạt động điều tra của các cơ quan này hạn chế hơn so với CQĐT chuyên trách.
- Thời hạn điều tra ban đầu (bẩy ngày) sau đó chuyển hồ sơ cho CQĐT
tiếp tục công việc điều tra, tùy theo tính chất mức độ của hành vi phạm tội.
+ Thời hạn điều tra của các cơ quan khác trong lực lượng cảnh sát
nhân dân, lực lượng An ninh nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình (các
cục Cảnh sát của Bộ Công an, các phòng cảnh sát, các cục khác của Bộ Công
an, các phòng khác của lực lượng an ninh nhân dân, đơn vị độc lập cấp trung
đoàn và tương đương trong Quân đội nhân dân dân Việt Nam…) nếu phát
hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm, thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những
hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền trong
thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án, theo Điều 111
khoản 2 BLTTHS và các điều 23, 24, 25 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự.
Thời hạn này cũng là thời hạn điều tra ban đầu, chuyển hồ sơ cho
CQĐT tiếp tục công việc điều tra.
+ Thời hạn điều tra của các CQĐT chuyên trách trong lực lượng cảnh
sát nhân dân, an ninh nhân dân, quân đội nhân dân được quy định cụ thể tại
Điều 119 BLTTHS như sau: Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai
tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm
40
nghiêm trọng, không qua bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc
biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án
thì CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra. Cụ thể:
Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể gia hạn điều tra một lần
không quá hai tháng. Thời hạn điều tra vụ án hình sự tối đa là bốn tháng đối
với tội phạm ít nghiêm trọng.
Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần,
lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng. Thời hạn
điều tra vụ án hình sự tối đa làm tám tháng đối với tội phạm nghiêm trọng.
Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần
mỗi lần không quá bốn tháng. Thời hạn điều tra vụ án hình sự tối đa là mười
hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng.
Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể gia hạn điều tra ba lần
mỗi lần không quá bốn tháng. Khi thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do
tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì viện
trưởng VKSNDTC có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng. Như
vậy, thời hạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có
thể kéo dài hai mươi tháng, do gia hạn.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng VKSNDTC có
quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
Thời hạn đề nghị gia hạn điều tra theo khoản 2 Điều 119 BLTTHS là
mười ngày trước khi hết hạn điều tra. Thời hạn này bảo đảm quyền lợi của bị
can, chống sự tùy tiện của CQĐT giam giữ bị can quá hạn.
Các thời hạn nêu trên là thời hạn tối đa mà pháp luật cho phép. Trong
từng vụ án cụ thể CQĐT phải cố gắng để kết thúc điều tra sớm nhất. Việc cho
phép gia hạn điều tra cần căn cứ vào khối lượng công việc phải thực hiện để
gia hạn với thời gian phù hợp, có thể rút ngắn thời gian gia hạn, không nhất
thiết phải bằng mức bộ luật quy định.
41
Lần đầu tiên việc gửi quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định thay
đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can được BLTTHS năm 2003 quy định cụ
thể. Theo Điều 126 khoản 4 và Điều 127, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra
quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố
bị can, CQĐT phải gửi quyết định cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn.
Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định của CQĐT, VKS
phải quyết định phê chuẩn hoặc ra quyết định hủy bỏ và gửi ngay cho CQĐT.
Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị
khởi tố thì VKS có quyền yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can. Trường
hợp sau khi nhận hồ sơ vụ án và kết luận điều tra mà VKS phát hiện có người
khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án mà chưa bị khởi tố vì VKS ra
quyết định khởi tố bị can và gửi cho CQĐT trong thời hạn 24 giờ để tiến hành
điều tra. Thời hạn này đảm bảo tính chặt chẽ trong hoạt động giữ các cơ quan
tiến hành tố tụng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cơ quan trong thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
* Về việc khám xét
Tại Điều 141, khoản 2 BLTTHS quy định thời hạn phải thông báo
việc khám xét xong cho VKS cùng cấp biết.
Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người có quyền ra lệnh
bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo Điều 81, khoản 2 BLTTHS có
quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ta
lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp.
* Các hoạt động điều tra khác
Các hoạt động điều tra khác như hỏi cung bị can, triệu tập người làm
chứng, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; tổ chức đối chất, nhận
dạng: thu giữ thư tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện; tạm giữ đồ vật, tài liệu
khi khám xét, kê biên tài sản: thực nghiệm điều tra; trưng cầu giám định…
đều được tiến hành trong thời hạn điều tra, sau khi có quyết định khởi tố vụ
42
án. Riêng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết
trên thân thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự.
Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực
hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, đảm bảo việc điều tra được
khách quan toàn diện và đầy đủ. CQĐT có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu
và quyết định của VKS. Nếu CQĐT không nhất trí với những quyết định và
yêu cầu của VKS như:
- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ,
tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác.
- Quyết định không phê chuẩn các quyết định của CQĐT.
- Quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật
của CQĐT.
- Quyết định truy tố bị can, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
- Yêu cầu CQĐT truy nã bị can.
Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành những có quyền kiến nghị với
VKS cấp trên trực tiếp. Thời hạn VKS cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải
quyết và thông báo kết quả giải quyết là hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được
kiến nghị của CQĐT.
Khi kết thúc điều tra, cơ quan phải làm bản kết luận điều tra. Trong thời
hạn hai ngày, kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, CQĐT phải gửi bản kết luận
điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ
điều tra cùng hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp theo Điều 162 khoản 4 BLTTHS.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình
chỉ điều tra của CQĐT, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì
VKS phải trả lại hồ sơ vụ án cho CQĐT để giải quyết theo thẩm quyền: nếu
thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình
chỉ điều tra và yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra (Điều 164 khoản 4 BLTTHS).
43
Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra,
CQĐT phải gửi quyết định này cho VKS cùng cấp (Điều 165 khoản 1 BLTTHS).
2.1.4. Thời hạn tố tụng trong giai đoạn truy tố
Thời hạn điều tra kết thúc kể từ ngày CQĐT có bản kết luận điều tra,
chuyển hồ sơ vụ án sang VKS đề nghị truy tố bị can hoặc đình chỉ điều tra.
Trong trường hợp cơ quan quan điều tra đề nghị truy tố, thì VKS tiếp tục tiến
hành tố tụng, thể hiện bằng một trong những quyết định:
- Truy tố bị can trước tòa án bằng bản cáo trạng.
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
- Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Thời hạn để VKS ra một trong những quyết định trên là hai mươi
ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi
ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể
từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.
Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKS có thể gia hạn, nhưng
không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng,
không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba mươi
ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 166, khoản 1 BLTTHS).
Như vậy, thời hạn để VKS hoàn thành bản cáo trạng truy tố bị can ra
xét xử trước tòa án, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình
chỉ vụ án thường tối đa là ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và
nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, sáu
mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày VKS nhận
được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra của CQĐT.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu
tên, VKS phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng,
quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can.
Cũng trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng
bản cáo trạng, VKS phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến tòa án.
44
Khác với quy định trước đây chỉ có một thời hạn chung đối với tất cả
các loại tội phạm dễ dẫn đến tình trạng kéo dài thời hạn nghiên cứu hồ sơ và
ra các quyết định tố tụng cần thiết, làm chậm quá trình giải quyết vụ án, thời
hạn mà BLTTHS năm 2003 quy định cho VKS kiểm sát điều tra và quyết
định việc truy tố có sự phân biệt cụ thể giữa các loại tội phạm.
Trên cơ sở các quy định về thời hạn điều tra và thời hạn kiểm sát điều
tra, hoạt động của các CQĐT, VKS trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ trở nên nhịp nhàng hơn, có cơ sở khoa học hơn, công khai và dân
chủ hơn rất nhiều. Một mặt, các quy định này là điều kiện về quỹ thời gian
giúp cho cơ quan và người tiến hành tố tụng hoàn thành nhiệm vụ chuyên
môn, mặt khác đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không
bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Nếu không đặt ra thời hạn giải quyết những tin báo, tố giác về tội
phạm thì không thể giải quyết được khâu mấu chốt để xử lý thông tin, đấu
tranh phòng chống tội phạm. Nếu không có những quy định về thời hạn gửi
quyết định khởi tố vụ án hình sự, thời hạn chuyển hồ sơ vụ án hình sự, thời
hạn điều tra ban đầu, thời hạn điều tra, thời hạn kiểm sát điều tra, sẽ dẫn đến
nguy cơ tùy tiện trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, hậu quả là
việc bắt người oan, sai giam quá hạn không đảm bảo được yêu cầu, mục đích
nhiệm vụ của luật TTHS.
2.1.5. Thời hạn khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại
Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại được quy định
tại Điều 121 BLTTHS.
Trong trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 165 của Bộ luật
này thì thời hạn điều tra tiếp không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba
tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục
hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
45
Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án
thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, CQĐT phải có văn bản
đề nghị VKS gia hạn điều tra. Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất
nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng; tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá ba tháng.
Trong trường hợp vụ án do VKS trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn
điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Tòa án trả lại để điều tra bổ
sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. VKS hoặc Tòa án chỉ
được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ
sung tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.
Trong trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra
và gia hạn điều tra theo thủ tục chung (quy định tại Điều 119 BLTTHS). Thời
hạn điều tra được tính từ khi CQĐT nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, CQĐT có quyền áp
dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải
tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, để điều tra bổ sung
không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung.
Điều 97 BLTTHS quy định việc phục hồi thời hạn trong trường hợp
quá hạn có lý do chính đáng. Nếu quá hạn mà có lý do chính đáng thì cơ quan
tiến hành tố tụng phải phục hồi lại thời hạn.
Đơn xin phục hồi thời hạn (như đơn kháng cáo quá hạn của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa, đơn kháng cáo quá hạn
của bị cáo…) gửi đến Tòa án đã sở thẩm hoặc cấp phúc thẩm xem xét. Đơn
xin phục hồi thời hạn trong những trường hợp khác, nếu có lý do chính đáng
gửi cho CQĐT hoặc VKS.
Cơ quan điều tra, VKS hoặc Tòa án xem xét các đơn xin phục hồi thời
hạn cùng thời hạn cùng các lý do quá hạn. Cơ quan tiến hành tố tụng phải
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (16)

Luận văn: Hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ
Luận văn: Hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữLuận văn: Hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ
Luận văn: Hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân sự, HOTLuận văn thạc sĩ: Xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Xét xử sơ thẩm của các Tòa án quân sự, HOT
 
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên, HOT, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên, HOT, 9đLuận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên, HOT, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên, HOT, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm soát, HOT
Luận văn: Kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm soát, HOTLuận văn: Kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm soát, HOT
Luận văn: Kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm soát, HOT
 
Luận văn: Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự tại Quảng Bình
Luận văn: Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự tại Quảng BìnhLuận văn: Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự tại Quảng Bình
Luận văn: Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự tại Quảng Bình
 
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Đề tài: Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sựLuận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Quyền bào chữa của bị cáo là người chưa thành niên
Luận văn: Quyền bào chữa của bị cáo là người chưa thành niênLuận văn: Quyền bào chữa của bị cáo là người chưa thành niên
Luận văn: Quyền bào chữa của bị cáo là người chưa thành niên
 

Similar to Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY

Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng NaiXét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng NaiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY (20)

Luận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt Nam
Luận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt NamLuận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt Nam
Luận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt Nam
 
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAY
Luận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAYLuận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAY
Luận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAY
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT, HAY
 
Luận văn: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tố tụng hình sự và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
Luận văn: Tố tụng hình sự và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụngLuận văn: Tố tụng hình sự và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
Luận văn: Tố tụng hình sự và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
 
Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và áp dụng tố tụng tranh tụng
Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và áp dụng tố tụng tranh tụngMô hình tố tụng hình sự Việt Nam và áp dụng tố tụng tranh tụng
Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và áp dụng tố tụng tranh tụng
 
Luận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOT
Luận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOTLuận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOT
Luận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOT
 
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng NaiXét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
 
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAYLuận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
 
Đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luậ...
Đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luậ...Đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luậ...
Đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luậ...
 
Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docx
Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docxBiện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docx
Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Theo Luật Tố Tụng Hình Sự.docx
 
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THỊ THU THỦY THỜI HẠN TỐ TỤNG TRƢỚC XÉT XỬ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHAN THỊ THU THỦY THỜI HẠN TỐ TỤNG TRƢỚC XÉT XỬ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí HÀ NỘI - 2014
  • 3. 3 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Phan ThÞ Thu Thñy
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI HẠN TỐ TỤNG TRƢỚC XÉT XỬ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm thời hạn tố tụng hình sự 8 1.2. Mục đích, ý nghĩa của thời hạn tố tụng hình sự 10 1.3. Phân loại thời hạn trong giai đoạn trước xét xử 13 1.4. Cách tính thời hạn tố tụng trong pháp luật hiện hành 15 1.5. Chế định thời hạn trong tố tụng hình sự của một số nước điển hình và kinh nghiệm đối với việc đổi mới, hoàn thiện chế định thời hạn trong luật tố tụng hình sự của nước ta 20 Chương 2: QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ THỜI HẠN TỐ TỤNG TRONG GIAI ĐOẠN TRƢỚC XÉT XỬ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 22 2.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thời hạn tố tụng 22 2.1.1. Căn cứ để xác định thời hạn 22 2.1.2. Thời hạn tố tụng trong giai đoạn khởi tố 28 2.1.3 Thời hạn tố tụng trong giai đoạn điều tra 29 2.1.4. Thời hạn tố tụng trong giai đoạn truy tố 36 2.1.5. Thời hạn khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại 37
  • 5. 5 2.1.6. Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tam giam 41 2.1.7. Thời hạn áp dụng thủ tục rút gọn 54 2.2. Thực tiễn áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thời hạn tố tụng giai đoạn trước xét xử 54 2.3. Đánh giá chung về việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn 58 2.4. Nguyên nhân vi phạm các quy định về thời hạn 64 2.4.1. Những bất cập của Bộ luật tố tụng hình 2003 về thời hạn 64 2.4.2. Nguyên nhân thuộc về con người trong bộ máy cơ quan tiến hành tố tụng, cố ý hoặc vô ý làm sai các quy định về thời hạn trong tố tụng hình sự 66 2.4.3. Nguyên nhân thuộc về tổ chức bộ máy các cơ quan tiến hành tố tụng và phương tiện, trang thiết bị trong hoạt động tố tụng 67 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG THỜI HẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ GIAI ĐOẠN TRƢỚC XÉT XỬ 71 3.1. Phương châm, định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng về thời hạn 71 3.2. Một số vấn đề chung liên quan đến việc sửa đổi 73 3.3. Đề xuất đổi mới, hoàn thiện quy định về thời hạn tố tụng 76 3.3.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định thời hạn cụ thể trong một số điều luật tại Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành 78 3.3.2. Một số kiến nghị về cán bộ tiến hành tố tụng 90 3.3.3. Cải tiến chế độ tiền lương, thu nhập 90 3.3.4. Cải tiến chế độ tuyển dụng 91 3.3.5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng 92 3.3.6. Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp 94 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật Hình sự BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TTHS : Tố tụng hình sự VKS : Viện kiểm sát VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 So sánh thời hạn tạm giam với thời hạn điều tra thời hạn truy tố, thời hạn xét xử theo BLTTHS năm 2003 40 2.2 Thời hạn tạm giam trong các giai đoạn tố tụng 59
  • 8. 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời hạn trong tố tụng hình sự (TTHS) không đơn giản là khoảng thời gian vật chất được xác định để thực hiện công việc này hay công việc khác, mà nó còn thể hiện, mang dấu ấn chủ quan của nhà làm luật. Nhà làm luật thể hiện ý chí của nhân dân thông qua việc xác định những thời hạn cần thiết để tiến hành các hoạt động tố tụng. Như vậy, thời hạn trong TTHS là một đại lượng có tính khách quan được xác định thông qua ý thức chủ quan của con người. Hoạt động TTHS là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc tiến hành tố tụng từ khi phát hiện tội phạm đều phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự và được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định. Thời hạn trong TTHS thể hiện khoảng thời gian để thực hiện nhiệm vụ của phát hiện, chính xác, nhanh chóng và xử l‎ý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 đã thể hiện quan điểm đổi mới về TTHS ở nước ta, phù hợp với xu thế của thời đại là phát huy dân chủ, bảo vệ các quyền lợi và ích hợp pháp của công dân, bảo vệ chế độ XHCN, góp phần cùng Bộ luật Hình sự (BLHS), đấu tranh phòng và chống tội phạm. Hơn 10 năm thực hiện BLTTHS năm 2003, hoạt động tố tụng giải quyết vụ án hình sự đã có những đóng góp tích cực trong việc đấu tranh xử lý tội phạm và thành quả chung của công cuộc đổi mới của Nhà nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên, thực tiễn tố tụng giải quyết vụ án hình sự còn cho
  • 9. 9 thấy những bất cập sau về áp dụng thời hạn TTHS: (1) Thời hạn tố tụng giải quyết vụ án trong các giai đoạn tố tụng còn bị vi phạm nhiều, việc để quá hạn khởi tố, điều tra, truy tố làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ "Tội phạm phải được được phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh kịp thời" [34, Điều 1]; (2) Thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nhất là các biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam còn bị vi phạm mang tính phổ biến không những ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết vụ án mà còn vi phạm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo gây dư luận không tốt cho xã hội; (3) Hiện tượng vi phạm thời hạn tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án gây ra những hậu quả tiêu cực về sự nghiêm minh của nền tư pháp XHCN, lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và công lý. Hiện tượng vi phạm thời hạn TTHS nói chung và thời hạn TTHS ở các giai đoạn tố tụng trước xét xử nói riêng do nhiều nguyên nhân thuộc về các yếu tố khách quan và chủ quan trong đó có nguyên nhân qui định của luật TTHS về thời hạn chưa phù hợp với thực tế giải quyết vụ án và các điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta. Trước yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn mới, một số quy định cụ thể về thời hạn của các hoạt động, của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng như thời hạn của các giai đoạn tố tụng trong BLTTHS không còn phù hợp cần phải được nghiên cứu, xem xét khi hoàn thiện BLTTHS. Nghị quyết số 49-NQ/TW có nêu một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là "Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp" [10] với nội dung: "Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp" [10] phù hợp với quá trình đổi mới công tác lập pháp và chương trình cải cách hành chính để góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.
  • 10. 10 Vì vậy, để góp phần thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp, góp phần đấu tranh xử lý tội phạm có hiệu quả và góp phần bảo đảm quyền con người trong TTHS, tôi chọn đề tài: "Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề thời hạn tố tụng trước xét xử nói riêng và thời hạn TTHS nói chung đã được nhiều sách, báo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập một cách đa dạng, phong phú. Nhưng việc nghiên cứu thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật TTHS Việt Nam mới được nghiên cứu trong đề tài: - Thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, của Đặng Thị Thu Hương, Viện Nhà nước và Pháp luật, 2005. - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Tập thể tác giả, do TS. Lê Hữu Thể, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) làm chủ nhiệm đề tài, 2011. - Những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp: Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2007, chủ nhiệm Tiến sĩ Đỗ Văn Đương. Thời hạn chủ yếu được đề cập khái quát trong một số công trình nghiên cứu. Sau khi BLTTHS năm 1998 ban hành, thời hạn tố tụng cũng được đề cập trong một số giáo trình, sách tham khảo do các tác giả khác nhau biện soạn như: - Phần thứ hai: Trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự của TS. Nguyễn Văn Huyên (chương VI; VII), TS. Vũ Gia Lâm (chương VIII), TS. Hoàng Thị Minh Sơn (chương IX), trong sách: Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tập thể tác giả, do TS. Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên, Nxb Công an nhân dân Hà Nội, 2009. Ngoài ra, còn có một số bài đăng trên tạp chí khoa học pháp lý như:
  • 11. 11 - Sửa đổi bổ sung các quy định về thời hạn tố tụng trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, của ThS. Hoàng Anh Tuyên, Tạp chí Kiểm sát, số 8/2012. - Hoàn thiện thủ tục truy tố trong Bộ luật Tố tụng hình sự, của TS. Đỗ Văn Đương, Tạp chí Kiểm sát, số 8/2012. - Một số vướng mắc trong việc áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và những kiến nghị sửa đổi, của TS. Phạm Minh Tuyên, Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND), tháng 10/2005; - Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam, của PGS.TS Trần Văn Độ - phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Chánh án Tòa án Quân sự trung ương. - Hoàn thiện quy định về tạm giữ tạm giam trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, của ThS Hoàng Văn Hạnh, Tạp chí Luật học, số 7/2008. Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến thời hạn tố tụng nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát. Tuy nhiên, về phương diện nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống về thời hạn vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức mặc dù đây là một quy định có ý nghĩa lớn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh thời hạn, trực tiếp liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự đòi hỏi cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài * Mục đích của luận văn - Làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản về thời hạn tố tụng giai đoạn trước xét xử theo pháp luật TTHS Việt Nam. - Phân tích những bất cập của các quy định về thời hạn tố tụng giai đoạn trước xét xử trực tiếp liên quan đến quá trình khởi tố, điều tra, truy tố tội phạm cả về mặt lý luận và thực tiễn. - Từ đó, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật, bảo đảm cho việc thực hiện thời hạn tố tụng đúng theo
  • 12. 12 quy định phù hợp với thực tế, đảm bảo chất lượng khởi tố, điều tra, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. * Nhiệm vụ của luận văn Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và các quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam về thời hạn tố tụng trước xét xử - Khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện thời hạn tố tụng giai đoạn trước xét xử trong luật TTHS ở nước ta hiện nay. - Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự một số mô hình tố tụng về vấn đề thời hạn liên quan đến giai đoạn trước xét xử. - Phân tích những tồn tại, hạn chế và những vướng mắc của việc áp dụng thời hạn tố tụng giai đoạn trước xét xử và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất, kiến nghị sửa đổi BLTTHS sửa đổi những thời hạn chưa phù hợp với thực tế thực hiện nhiệm vụ. 4. Cơ sở lý luận - Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm; - Những thành tựu của khoa học luật TTHS của một số nước trong khu vực và trên thế giới; - Các nghiên cứu về thời hạn TTHS giai đoạn trước xét xử của các tác giả trong và ngoài nước. - BLTTHS năm 2003 hiện hành cũng như các văn bản pháp luật của các ngành bảo vệ pháp luật hướng dẫn hoạt động điều tra, xử lý các vụ án hình sự. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là làm rõ khái niệm về thời hạn tố tụng; phân tích, đánh giá qui định của pháp luật TTHS và nghiên cứu thực tiễn thi hành qui định về thời hạn tố tụng ở Việt Nam theo BLTTHS hiện hành.
  • 13. 13 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về thời hạn TTHS và thực tiễn thi hành để thấy những hạn chế, những bất cập cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về Nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn được các nhà nghiên cứu đi trước đưa ra, những tài liệu, công trình đã được công bố trên các tạp chí, bài viết và tài liệu của các cơ quan từ hoạt động thực tiễn xét xử các vụ án hình sự. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, diễn giải, suy luận logic, phương pháp xã hội học phương pháp hệ thống, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để rút ra các kết luận khoa học của mình. Trong quá trình hoàn thành, tác giả luận văn đã sử dụng tổng hợp và đồng bộ các phương pháp nghiên cứu có độ tin cậy cao của khoa học luật hình sự và một số ngành khoa học khác. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn đặc biệt coi trọng các phương pháp điều tra điển hình, so sánh, hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên cứu của luận văn. 7. Kết quả nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu "Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thời hạn tố tụng trước xét xử, thực tiễn áp dụng, những bất cập, hạn chế còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả quy định về thời hạn tố tụng trước xét xử đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan nhằm hoàn thiện vấn đề này trong BLTTHS.
  • 14. 14 Luận văn này có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu xây dựng BLTTHS về thời hạn TTHS và tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Luật TTHS. Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được vận dụng trong công tác áp dụng pháp luật. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 2: Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thời hạn tố tụng trong giai đoạn trước xét xử và thực tiễn thi hành. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng hình sự.
  • 15. 15 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỜI HẠN TỐ TỤNG TRƢỚC XÉT XỬ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THỜI HẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ Theo Từ điển Luật học xác định thời hạn là "khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác" [54, tr. 718]. Thời hạn tố tụng là "thời gian được pháp luật quy định để tiến hành các hành vi tố tụng" [54, tr. 471]. Về mặt lập pháp, thuật ngữ thời hạn tố tụng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta ngay từ khi giành được chính quyền và ngày càng được hoàn thiện trong BLTTHS năm 1988 và năm 2003. Trong pháp luật hiện hành, tuy không khái niệm về thời hạn tố tụng nhưng có quy định về đơn vị tính thời hạn theo giờ, ngày, tháng, năm và xác định thời hạn tiến hành các hoạt động tố tụng, thời hạn ban hành các quyết định tố tụng, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử đối với từng loại tội phạm… Dưới góc độ giải thích thuật ngữ nêu trong từ điển và từ bản chất pháp lý của những quy định pháp luật về thời hạn có thể thấy: Thời hạn TTHS là một loại thời hạn pháp lý, do luật TTHS quy định, là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để tiến hành và kết thúc các hoạt động tố tụng, hành vi và quyết định tố tụng cụ thể. Từ định nghĩa trên đây, có thể rút ra một số đặc điểm của thời hạn TTHS như sau: Thứ nhất, mục đích của thời hạn TTHS là nhằm bảo đảm cho từng hoạt động trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải được và chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian luật định. Thứ hai, thời hạn TTHS vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Khách quan vì nó được tính toán trên cơ sở tính chất, mức độ phức
  • 16. 16 tạp của vụ án kế hợp với năng lực của chủ thể tiến hành tố tụng để xác định khoảng thời gian vật chất cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động tố tụng. Chủ quan vì việc xác định thời hạn tố tụng được thực hiện bởi con người (nhà làm luật), đồng thời trong từng giai đoạn cụ thể còn là yêu cầu của nhân dân, của xã hội đối với quá trình phát hiện và xử lý tội phạm. Thứ ba, các thời hạn tố tụng có liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau tạo thành sự đồng bộ, thống nhất trong suốt quá trình giải quyết các vụ án hình sự cũng như ở từng giai đoạn tố tụng. Thời hạn giải quyết vụ án là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm khởi tố vụ án đế khi vụ án được xét xử xong và bản án có hiệu lực pháp luật. Đây là "cái chung" bao gồm các thời hạn tố tụng, còn các thời hạn cụ thể: điều tra, truy tố và xét xử là những "cái riêng". Thời hạn điều tra được bắt đầu từ thời điểm khởi tố vụ án đến khi kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho VKS. Thời hạn truy tố được bắt đầu từ thời điểm VKS thụ lý hồ sơ vụ án và kết thúc khi VKS ra quyết định truy tố (hoặc đình chỉ vụ án) và chuyển hồ sơ cho tòa án. Còn thời hạn xét xử (bao gồm thời hạn xét xử sơ thẩm và thời hạn xét xử phúc thẩm) được xác định khi tòa án thụ lý hồ sơ và kết thúc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Về nguyên tắc, các thời hạn này không được vượt quá thời hạn giải quyết vụ án và việc xác định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử phải căn cứ tính chất đơn giản hay phức tạp của vụ án, tính chất của loại tội phạm (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng). Việc rút gắn thời hạn tiến hành các hoạt động tố tụng sẽ rút ngắn thời hạn giải quyết vụ án hình sự là nhu cầu khách quan, là đòi hỏi chung của xã hội và cá nhân trong TTHS. Thứ tư, việc áp dụng thời hạn tố tụng phải được thể hiện bằng các quyết định tố tụng, của các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền ban hành, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, như: Quyết định tạm giữ, Lệnh tạm giam, bản án…
  • 17. 17 Thứ năm, khi chấm dứt thời hạn tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải ban hành các quyết định tương ứng về kết quả hoạt động tố tụng được tiến hành trong thời hạn được áp dụng, như: Bản kết luận điều tra, Bản cáo trạng, Quyết định đình chỉ điều tra, Quyết định đình chỉ vụ án… Thứ sáu, việc vi phạm thời hạn luật định thường đưa đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng (như vi phạm thời hạn áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do, dân chủ của công dân). 1.2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA THỜI HẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ Chế định thời hạn có vị trí, vai trò quan trọng trong TTHS. Việc quy định thời hạn TTHS một cách hợp lý và việc tuân thủ đúng đắn các quy định về thời hạn là một trong những điều kiện quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của TTHS. Điều đó thể hiện rõ trên các phương diện sau: Thứ nhất, chế định thời hạn TTHS có tác động tích cực đến các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, bảo đảm đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, nhằm "phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm". Bằng việc quy định các thời hạn đối với các hoạt động tố tụng, hành vi tố tụng (thời hạn kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thời hạn tạm giữ; thời hạn điều tra; thời hạn tạm giam để điều tra; thời hạn quyết định việc truy tố; thời hạn chuẩn bị xét xử; thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử; thời hạn xét xử phúc thẩm; thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm; thời hạn đưa bản án, quyết định ra thi hành; thời hạn điều tra, truy tố, xét xử và thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những vụ án áp dụng theo thủ tục rút gọn; thời hạn gửi các quyết định tố tụng; thời hạn phê chuẩn các quyết định tố tụng…). Tính xác định về mặt thời hạn tố tụng vừa có ý nghĩa xác lập quyền hạn vừa ràng buộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng tích cực hoạt động phát hiện và xử lý tội phạm trong thời hạn luật định.
  • 18. 18 Thứ hai, chế định thời hạn góp phần bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền con người trong TTHS. Quá trình giải quyết vụ án hình sự thường liên quan đến việc hạn chế quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền con người. Việc điều tra, truy tố, xét xử do đó ngoài việc phải tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền còn phải bảo đảm tuân thủ thời hạn do luật định. Tùy thuộc vào đặc điểm của hệ thống chính trị, nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật ở các nước đều có những quy định giám sát, xử lý các hành vi của nhân viên tư pháp xâm phạm đến các quyền công dân, trong đó có vi phạm thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn là nghiêm trọng nhất vì trực tiếp xâm phạm đến quyền tự do của công dân. Điều đó giải thích vì sao trong luật TTHS của các nước đều quy định rất cụ thể, chặt chẽ về thời hạn bắt, giam giữ và các thời hạn liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo và người bào chữa. Thứ ba, chế định thời hạn tố tụng, tạo cơ sở để xã hội theo dõi, kiểm soát hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước của các cơ quan tiến hành tố tụng, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan cho người vô tội. Bằng việc quy định chặt chẽ các thời hạn, cho phép Nhà nước và nhân dân, nắm được kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm và đưa ra những yêu cầu đối với các cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm công lý và công bằng xã hội. Thứ tư, thời hạn chính là giới hạn, thời gian dành cho các chủ thể của TTHS thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. BLTTHS với tư cách là một đạo luật qui định về trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động tố tụng, ấn định các loại thời hạn để phải thực hiện hoặc kết thúc một hoạt động tố tụng nào đó và thời hạn cũng là một tiêu chí để xác định trách nhiệm của các chủ thể TTHS. Thời hạn tác động đến các cơ quan tiến hành tố tụng,
  • 19. 19 vừa xác lập quyền hạn, vừa ràng buộc nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng: tích cực phát hiện và xử lý tội phạm trong thời gian luật định, đồng thời là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng kiểm sát lần nhau. Thứ năm, thời hạn thể hiện, mang dấu ấn chủ quan của nhà làm luật. Nhà làm luật thể hiện ý chí của nhân dân thông qua việc xác định những thời hạn cần thiết để tiến hành các hoạt động tố tụng. Như vậy, thời hạn trong TTHS là một đại lượng có tính khách quan được xác định thông qua ý thức chủ quan của các con người. Khách quan là bởi vì đó là khoảng thời gian vật chất cần thiết để thực hiện hoạt động hay hành vi tố tụng nào đó. Chủ quan là bởi vì chính con người, thông qua ý thức của mình, cho rằng cần có một lượng thời gian này hay lượng thời gian khác cho từng hoạt động, hành vi tố tụng. Hoạt động TTHS là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc tiến hành tố tụng từ khi phát hiện tội phạm đều phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Ở mỗi giai đoạn phải đảm bảo trình tự trước, sau và thủ tục tiến hành một cách chặt chẽ. BLTTHS quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các CQĐT, VKS, tòa án cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau. Mối quan hệ cấp trên - cấp dưới trong một cơ quan tiến hành tố tụng cũng được xác định cụ thể trong TTHS nhằm đảm bảo việc hoạt động tố tụng được tiến hành chặt chẽ, đúng pháp luật, không tuỳ tiện, lạm quyền. BLTTHS chặt quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng: quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân. Thứ sáu, thời hạn trong TTHS thể hiện nhiệm vụ của luật TTHS là phát hiện, chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội góp phần bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN,
  • 20. 20 đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tính xác định về thời gian, tính bắt buộc cho từng giai đoạn tố tụng, hoạt động tố tụng (như điều tra, kiểm sát điều tra, xét xử, các biện pháp ngăn chặn…) trong thời hạn bao hàm ý nghĩa ràng buộc tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ pháp luật trên nền tảng pháp chế và dân chủ, vừa tạo ra quyền để cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đạt hiệu quả, mục đích của luật tố tụng nào lại không gắn liền với một thời hạn nhất định để đảm bảo được yêu cầu cả về hai phía: các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của mình và quyền lợi ích hợp pháp của công dân được đảm bảo. Từ lúc khởi tố vụ án hình sự, thời hạn các hoạt động tố tụng trong từng giai đoạn tố tụng được quy định một cách tuần tự, kế tiếp nhau. Nếu vụ án được giải quyết đầy đủ các bước tố tụng từ lúc khởi tố đến khi xét xử, thì trình tự này được ví như một công trình được nối tiếp nhau bằng ngày với ngày, tháng với tháng. 1.3. PHÂN LOẠI THỜI HẠN TRONG GIAI ĐOẠN TRƢỚC XÉT XỬ Các thời hạn trong BLTTHS hiện hành, được quy định rất đa dạng và cụ thể cho các hoạt động và từng giai đoạn tố tụng. Có thể phân loại các thời hạn tố tụng theo các căn cứ khác nhau, thành các nhóm như: các thời hạn liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Mỗi nhóm thời hạn lại bao gồm nhiều thời hạn khác nhau, tùy thuộc vào các hoạt động tố tụng. Có hai cách phân loại thời hạn tố tụng phổ biến sau: Thứ nhất, căn cứ vào việc phân chia giai đoạn tố tụng hình sự, thời hạn trước xét xử có các loại thời hạn sau: - Thời hạn khởi tố vụ án hình sự; - Thời hạn điều tra vụ án hình sự; - Thời hạn truy tố vụ án hình sự; Các thời hạn liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra; thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Điều 103), Thay đối hoặc bổ sung quyết
  • 21. 21 định khởi tố vụ án hình sự (Điều 106); Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 111); thời hạn chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền (Điều 116), thời hạn điều tra (Điều 119), thời hạn tạm giam để điều tra (Điều 120); Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại (Điều 121), khởi tố bị can (Điều 126); Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can (Điều 127); kết thúc điều tra (Điều 162). Các thời hạn liên quan đến hoạt động truy tố: Thời hạn quyết định truy tố (Điều 166); chuyển vụ án (Điều 174); áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (Điều 177). Thứ hai, căn cứ vào các biện pháp được áp dụng trong quá trình TTHS giải quyết vụ án, có các loại thời hạn sau: - Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra thu thập chứng cứ, có: Luật TTHS qui định các biện pháp điều tra thu tập chứng cứ. Các biện pháp này về cơ bản được áp dụng trong thời hạn của giai đoạn điều tra, tuy nhiên đối với một số thủ tục khi tiến hành áp dụng các biện pháp đó luật còn qui định thời hạn ở một số thủ tục. Chẳng hạn: Điều 126 BLTTHS 2003 qui định biện pháp khởi tố bị can thì ở Khoản 4 qui định: Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định khởi tố và các quyết định liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho CQĐT. Hay trong Điều 141 BLTTHS năm 2003, thẩm quyền ra lệnh khám xét có quy định: trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp…
  • 22. 22 - Thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn được qui định tương ứng khi áp dụng các biện pháp này trong các giai đoạn tố tụng, đồng thời cũng qui định thời hạn cụ thể khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Chẳng hạn, biện pháp tạm giam được qui định áp dụng trong giai đoạn điều tra như sau: Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam. 1.4. CÁCH TÍNH THỜI HẠN TỐ TỤNG TRONG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH Luật TTHS Việt Nam chọn giờ, ngày và tháng là đơn vị tính thời hạn, không giống các ngành khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. * Thời hạn tính giờ - Điều 83 khoản 1 BLTTHS quy định sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc khẩn cấp, CQĐT phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn hai mươi bốn giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Như vậy, nếu nhận người bị bắt hồi 09 giờ ngày 19/3/2013 thì đến 09 giờ ngày 20/3/2013 CQĐT phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Ví dụ, nếu CQĐT nhận người bị bắt hồi 8 giờ sáng ngày thứ bảy 22/3/2013 thì đến 8 giờ sáng ngày chủ nhật ngày 23/3/2013 CQĐT ra quyết định giải quyết trường hợp bắt ngày, mặc dù ngày chủ nhật là ngày nghỉ, không thể đợi đến 8 giờ ngày thứ hai, vì cách tính đây là tròn hai mươi bốn giờ. - Điều 86, khoản 3 BLTTHS quy định trong thời hạn 12 giờ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho VKS cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ
  • 23. 23 không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Thời hạn 12 giờ này được tính kể từ khi người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 81 BLTTHS, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, ra quyết định tạm giữ. - Điều 104, khoản 3 BLTTHS quy định về việc các quyết định khởi tố của VKS phải gửi đến CQĐT để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố cùng tài liệu liên quan đến việc khởi tố của CQĐT, đơn vị, cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra phải được gửi đến VKS để kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới VKS để xem xét, quyết định việc điều tra; yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho VKS để xem xét, quyết định việc khởi tố. Thời hạn gửi là hai mươi bốn giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. - Điều 141, khoản 2 BLTTHS quy định thẩm quyền ra lệnh khám xét: Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp. Cách tính thời hạn theo giờ tại các quy định trên là giờ vật lý được xác định tròn 60 phút. Đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Như vậy thời điểm trước 22 giờ và sau 6 giờ sáng theo BLTTHS không phải là ban đêm. Điều 131, khoản 3 BLTTHS quy định không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản, do đó không được hỏi cung bị can vào thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau. Điều 143, khoản 3 BLTTHS quy định không được khám chỗ ở vào ban đêm. CQĐT, phải hết sức thận trọng khi quyết định khám chỗ ở trong
  • 24. 24 khoảng 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau trong trường hợp không thể trì hoãn và phải ghi rõ lý do vào biên bản. * Thời hạn tính theo ngày Trong BLTTHS, thời hạn tính theo ngày được quy định tại nhiều điều luật: + Điều 87: Thời hạn tạm giữ + Điều 103: Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin bảo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. + Điều 111: Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. + Điều 128: Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm. + Điều 166: Thời hạn quyết định truy tố. +... Đại số các thời hạn trong TTHS, như các điều luật viện dẫn ở trên, đều sử dụng ngày là đại lượng về thời gian. Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ (12 giờ đêm) ngày cuối cùng của thời hạn. Ví dụ, theo Điều 87, khoản 1 BLTTHS quy định thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi CQĐT nhận người bị bắt. Nếu CQĐT nhận người bị bắt ngày 19/3/2013 (ngày thứ tư). * Thời hạn tính theo tháng. Trong BLTTHS, thời gian tính theo tháng được quy định tại các điều: + Điều 119: Thời hạn điều tra. + Điều 120: Thời hạn tạm giam để điều tra + Điều 261: Hoãn chấp hành hình phạt tù. + Điều 262: Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
  • 25. 25 Các tính thời hạn theo tháng thì thời hạn sẽ hết vào ngày trùng của tháng sau, ví dụ thời hạn điều tra bốn tháng từ ngày 19 tháng 4 sẽ hết vào ngày 19 tháng 8. Nếu tháng đó không có ngày trùng, thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó, ví dụ thời hạn tạm giam hai tháng từ ngày 31 tháng 7 sẽ hết vào ngày 30 tháng 9 (vì tháng 9 không có ngày 31). Nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn. Ngày nghỉ của các cơ quan tiền hành tố tụng là các ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ chính thức được nghỉ làm việc (ngày 01 tháng một Tết dương lịch, ngày Quốc tế lao động, ngày Quốc khánh…) * Thời hạn tính theo ngày và tháng Có một số thời hạn vừa tính theo ngày vừa tính theo tháng, ví dụ Điều 176 BLTTHS quy định thời hạn chuẩn bị xét xử sở thẩm đối với tội phạm rất nghiêm trọng, trong thời hạn hai tháng kể tử ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định: đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; tạm đình chỉ vụ án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá ba mươi ngày. Đối với trường hợp này cần tuân thủ nguyên tắc thời hạn quy định là ngày phải tính theo ngày, thời hạn quy định là tháng phải tính theo tháng, không nên quy đổi ba mươi ngày là một tháng, sáu mươi ngày là hai tháng, bởi vì thời hạn trong TTHS là thời hạn mang tính pháp lý, quy ước như đã phân tích ở trên. * Thời hạn tính theo năm Trong BLTTHS có một quy định thời hạn một năm tạm đình chỉ thi hành án pháp tù đến một năm. + Điều 261, 262: một số trường hợp được hoãn thì hành án phát tù hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù đến một năm.
  • 26. 26 + Điều 278: Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. + Điều 295: Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án là một năm và trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự kể từ ngày VKS được tin báo về tình tiết được phát hiện. Luật không quy định các tính thời hạn theo năm, có thể vận dụng tính thời hạn theo tháng trong trường hợp này: Khi tính thời hạn theo năm thì thời hạn sẽ hết vào ngày trùng của tháng năm sau, ví dụ: 19/4/2013 - 19/4/2014, nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn, ví dụ: 02/9/2013 - 03/9/2013 (vì ngày 02/9/2013 là ngày lễ Quốc khánh). Cách tính thời hạn trong trường hợp có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua bưu điện thì thời hạn được tính theo dấu bưu điện nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua ban giám thị trại giam, trại giam thời hạn được tính từ ngày ban giám thị trại tạm giam, trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó. Việc nhận đơn hoặc giấy tờ được ghi vào sổ, để xác định thời gian. Đơn vị tính thời hạn tố tụng gồm: thời hạn tính theo giờ: bắt người trong trường hợp khẩn cấp, những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt, tạm giữ, thời hạn tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án... (các điều 81, 83, 86, 87 và 104 BLTTHS), thời hạn tính theo ngày: thời hạn tạm giữ, tạm giam, nhiệm vụ giải quyết tin báo tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, quyền hạn điều tra của các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, đình chỉ điều tra… (các điều 87, 88, 103, 111, 127 và 164 BLTTHS), tính theo tháng: thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam để điều tra, thời hạn phục hồi để điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, thủ tục xem xét bản án tử hình… (các điều 119, 120, 121 và 258 BLTTHS), tính theo năm: thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (khoản 1 Điều 278 và 295).
  • 27. 27 1.5. CHẾ ĐỊNH THỜI HẠN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐIỂN HÌNH VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THỜI HẠN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA NƢỚC TA - Nghiên cứu chế định thời hạn tố tụng của các nước theo truyền thống TTHS thẩm vấn cho thấy: Thứ nhất, pháp luật các nước quy định về thời hạn tạm giữ rất ngắn, hạn chế việc gia hạn thời hạn tạm giữ. Chỉ gia hạn tạm giữ đối với những người bị nghi thực hiện tội phạm có tính chất nghiêm trọng, phức tạp. Không quy định việc gia hạn tạm giữ đối với người vị nghi thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng, hồ sơ, chứng cứ rõ ràng. Thứ hai, thời hạn kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm của viện công tố cùng cấp được quy định tương đối ngắn (Cộng hòa Pháp: 10 ngày, Cộng hòa Liên bang Đức: 1 tuần) kể từ ngày bản án được công bố. Thứ ba, quy định rõ thời hạn phải trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam khi xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giữ, tạm giam; thời hạn giải quyết khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật, thời hạn chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến kháng cáo, kháng nghị (như thời hạn chuyển hồ sơ của tòa án cấp sơ thẩm cho tòa án cấp phúc thẩm cũng như thời hạn tòa án cấp phúc thẩm chuyển hồ sơ cho tòa án giám đốc thẩm, tái thẩm. Thứ tư, quy định nhiều loại thời hạn kháng cáo để áp dụng đối với những vụ án nhiều bị cáo mà nơi cư trú khác nhau để họ thực hiện được đầy đủ quyền kháng cáo của mình, không bị ảnh hưởng do điều kiện khách quan mang lại. - Nghiên cứu chế định thời hạn các nước theo truyền thống TTHS tranh tụng cho thấy: Thứ nhất, quy định chi tiết, đầy đủ các thời hạn liên quan đến quyền và lợi ích của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
  • 28. 28 Thứ hai, rút ngắn một số thời hạn tố tụng liên quan đến việc áp dụng biện pháp tam giam, rút ngắn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Thứ ba, có quy định thời hạn phải hỏi cung; thời hạn chuyển giao các tài liệu liên quan đến việc bào chữa; thời hạn sửa bản án, quyết định của tòa án do lỗi về số học, kỹ thuật hoặc lỗi hành chính khác; thời hạn kháng cáo trong các trường hợp cụ thể; thời hạn ra quyết định thi hành án tử hình… Thứ tư, tiêu chí xác lập các loại thời hạn không chỉ căn cứ vào phân loại tội phạm, mà phải tính đến các tiêu chí khác như điều kiện địa lý nơi xảy ra tội phạm, khoảng cách giữa nơi ở hoặc nơi làm việc của người tham gia tố tụng và trụ sở của các cơ quan tiến hành tố tụng. Thứ năm, quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn, nếu tính thời hạn bằng giờ phải tính ngay từ giờ đầu tiên, còn nếu tính thời hạn theo ngày, tháng hoặc năm thì không bao gồm ngày đầu tiên. Như vậy, khác với nước ta, các nước theo truyền thống TTHS thẩm vấn (như Pháp, Đức) hay các nước theo truyền thống tranh tụng như (Anh, Hoa Kỳ) đều không quy định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án mà chỉ quy định chung: các cơ quan tiến hành tố tụng tích cực thực hiện các thủ tục một cách có hiệu quả và nhanh nhất nhằm tránh gây sức ép cho việc thu thập chứng cứ và việc chuẩn bị bào chữa của bị can, bị cáo và luật sư bào chữa. Pháp luật TTHS các nước này chỉ tập trung quy định các thời hạn liên quan đến hạn chế các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, như thời hạn tạm giữ, tam giam, thời hạn tiến hành hỏi cung đối với bị can, bị cáo, thời hạn chuyển giao tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc bào chữa, thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định của tòa án. Trong các loại thời hạn đó, thời hạn tạm giữ, tạm giam được quy định rất chặt chẽ, cụ thể vì trực tiếp liên quan đến quyền tự do của công dân, tránh việc áp dụng tùy tiện từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
  • 29. 29 Chương 2 QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ THỜI HẠN TỐ TỤNG TRONG GIAI ĐOẠN TRƢỚC XÉT XỬ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 2.1. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ THỜI HẠN TỐ TỤNG 2.1.1 Căn cứ để xác định thời hạn Việc xác định thời hạn một giai đoạn tố tụng hoạt động tố tụng mà cụ thể, hợp ýl là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc cơ bản của TTHS, bởi vì xác định thời hạn là xác định chỉ tiêu về thời gian cho một hoạt động tố tụng cụ thể, buộc các cơ quan tiến hành tố tụng trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao phải tuân thủ nghiêm túc. Nếu việc xác định ấy hợp lý thì chính nó đảm bảo sự phân công quy trình tố tụng "phân công lao động" phù hợp, khắc phục được tình trạng giam giữ quá hạn, án tồn đọng chậm thi hành án, là cơ sở, là thước đo thời gian để các cơ quan tiến hành tố tụng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngược lại, việc xác định thời hạn không phù hợp là nguyên nhân của những vi phạm "dây chuyền" vì hoạt động TTHS là những công đoạn kế tiếp nhau về mặt thời gian giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Để một thời hạn trong TTHS phù hợp thực tiễn, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu của TTHS, khi quy định cần căn cứ trên những cơ sở khoa học. Sau đây là những căn cứ cần được tính đến khi xác định thời hạn trong TTHS: * Tính chất nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp của vụ án Theo quy định của pháp luật thì chỉ những hành vi nào nguy hiểm đáng kể cho xã hội, xâm phạm đến những quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ thì mới coi là tội phạm. BLHS còn phân biệt tội phạm ít nghiêm trọng,
  • 30. 30 tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo tiêu chí mức độ gây nguy hại cho xã hội và mức hình phạt dự liệu trong BLHS [24, tr. 19]. Việc phân biệt này có ‎ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn làm cơ sở để xác định những thời hạn tương ứng với tính chất nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp của vụ án. Đối với một vụ án đã được khởi tố, mà tính chất của tội phạm nghiêm trọng, có hậu quả gây nguy hiểm rất lớn cho xã hội, do nhiều người, nhiều băng nhóm thực hiện: phạm tội dưới hình thức đồng phạm hoặc có tổ chức; xâm phạm nhiều khách thể; thực hiện nhiều địa bàn khác nhau; độ ẩn của tội phạm cao (ví dụ: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm về tham nhũng…) có đối tượng đã bị phát hiện, có đối tượng bị nghi vấn hoặc chưa được xác định chính xác, có chứng cứ thu thập đã rõ, có chứng cứ còn ẩn phải tìm tòi, đòi hỏi CQĐT phải tiến hành nhiều hoạt động tố tụng, hành vi tố tụng, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ đa dạng như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, tổ chức đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ, kê biên tài sản, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, giám định, ủy thác điều tra.. thì thời hạn điều tra phải dài hơn thời hạn điều tra những tội phạm ít nghiêm trọng hơn. Ngay cả thời hạn quy định cho việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trước khi quyết định khởi tố hoặc khởi tố vụ án hình sự theo Điều 103 BLTTHS cũng lấy tiêu chí tính chất nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp hoặc kém phức tạp của vụ án làm căn cứ xác định thời hạn dài hay ngắn. Chẳng hạn, theo Điều 103 khoản 2 BLTTHS, trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hay kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác
  • 31. 31 minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng. Căn cứ tính chất nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp của vụ án để xác định thời hạn, là căn cứ khoa học dựa trên định tính của sự việc đề ra định lượng về thời gian để giải quyết sự việc. Có thể nói, căn cứ này tỷ lệ thuận với độ dài ngắn của thời hạn. Không thể trong một khoảng thời gian ngắn mà đảm bảo được hiệu quả tố tụng, cũng như không thể đạt được hai yêu cầu vừa khẩn trương, vừa chính xác đối với những tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án phức tạp. * Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng Hoạt động tư pháp là khâu quan trọng nhất của hoạt động áp dụng pháp luật. Để có thể áp dụng một cách đúng đắn, đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật TTHS... một trong những yêu cầu đầu tiên và mang tính quyết định là trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng. Hay nói cách khác, trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng quyết định phần lớn kết quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, khi mà đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và những người tiến hành tố tụng khác đang từng bước nâng cao chất lượng về nghiệp vụ, tiêu chuẩn hóa ở trình độ cao, đáp ứng yêu cầu khoa học ngày càng phát triển và chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới thì trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng lại cũng là căn cứ quan trọng để xác định thời hạn. Trong BLTTHS hiện hành những quy định về thời hạn điều tính toán đến khả năng thực hiện của con người, chẳng hạn: Tại Điều 111 khoản 1 BLTTHS quy định quyền hạn của các đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm và lực lượng Cảnh sát biển: - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp tội phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ
  • 32. 32 án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho VKS có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. - Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Hoặc, thời hạn điều tra bổ sung theo Điều 121 khoản 2 BLTTHS, rõ ràng là có căn cứ vào mức độ hoàn thành của từng giai đoạn tố tụng để quy định những thời gian dài ngắn khác nhau. Trong trường hợp vụ án do VKS trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra. - Trường hợp vụ án do Tòa án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Mức độ hoàn thành ấy do trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng quyết định, cùng với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện nghiệp vụ mà các cơ quan tiến hành tố tụng được Nhà nước trang bị. Nếu căn cứ thứ nhất (tính chất nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp của vụ án) mang tính khoa học, thì căn cứ thứ hai (trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng) mang tính thực tiễn, cả hai đều là những căn cứ chủ yếu để xác định thời hạn. * Đảm bảo tính dân chủ trong TTHS Dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội là yêu cầu, là mục tiêu mà chúng ta đang hướng tới. Tố tụng hình sự Việt Nam thể hiện các nguyên tắc tiến bộ, một mặt yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, mặt khác đòi hỏi phải bảo đảm quyền con người,
  • 33. 33 quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong hoạt động tố tụng. Các nguyên tắc này cùng chi phối cả việc xác định thời hạn trong TTHS. Như vậy bảo đảm tính dân chủ là một trong những căn cứ để xác định thời hạn. Thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam, thời hạn kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm v.v. thể hiện rõ nét việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.. ví dụ, Điều 83, khoản 1 và Điều 86 khoản 3 BLTTHS quy định sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, CQĐT phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt… Trong thời hạn 12giờ (trong BLTTHS năm 1988, thời hạn này là 24 giờ) kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho VKS cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả lại tự do ngay cho người bị tạm giữ. Thời hạn ra quyết định tạm giữ và thời hạn kiểm sát tạm giữ trên đây bảo đảm quyền lợi của người bị nghi vấn có hành vi phạm tội, bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã. Bằng những quy định thời hạn chặt chẽ trong tất cả các giai đoạn tố tụng, pháp luật TTHS đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tránh mọi biểu hiện tùy tiện trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, bảo đảm tính dân chủ trong TTHS. Việc xác định thời hạn trong pháp luật TTHS rõ ràng cũng căn cứ vào những đòi hỏi trên. Có thể nhận thấy rằng những quy định về thời hạn trong BLTTHS năm 2003 chặt chẽ hơn, chính xác hơn, phù hợp hơn. Đặc biệt, để tăng cường hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong thời kỳ mới, đồng thời vẫn đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân,
  • 34. 34 BLTTHS năm 2003 đã quy định thủ tục tố tụng rút gọn và thời hạn tiến hành thủ tục tố tụng rút gọn trong một chương mới (chương XXXIV từ Điều 318 đến Điều 324). Thủ tục rút gọn trong hoạt động tố tụng không phải là mới ở nước ta. Tuy nhiên tính cần thiết của việc quy định thủ tục rút gọn trong BLTTHS năm 2003 chính là thực hiện chính sách hình sự trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Điều kiện bảo đảm tính dân chủ và điều kiện thực hiện chính sách hình sự, mục đích, nhiệm vụ của TTHS từng thời kỳ làm căn cứ xác định thời hạn tưởng là đối lập nhau, nhưng đó là hai mặt của vấn đề thể hiện bản chất tốt đẹp của pháp luật XHCN nói chung và ý nghĩa tiến bộ của pháp luật TTHS nói riêng. Việc phân loại thời hạn trong TTHS được tiến hành chủ yếu dựa vào các giai đoạn TTHS. TTHS là một quá trình, trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự theo một trình tự luật định nhằm phát hiện và xử lý tội phạm, khôi phục lại các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và để đạt được mục đích ấy, các cơ quan tiến hành tố tụng cơ những hoạt động tố tụng khác nhau. Các giai đoạn hoạt động tố tụng, theo nghĩa hẹp, bao gồm điều tra, truy tố, xét xử mà chủ thể tiến hành các hoạt động này là CQĐT, VKS, tòa án. Theo nghĩa rộng, hoạt động TTHS bao gồm cả hành vi khởi tố vụ án và giai đoạn hành án hình sự, như nội dung của TTHS hiện hành. Các giai đoạn TTHS được quy định theo một trình tự về thời gian, trước sau, dài ngắn khác nhau, có thể hoàn thành trong chu kỳ hoặc có thể trở lại nhiều chu kỳ. Các giai đoạn tố tụng được giới hạn bằng những khoảng thời gian, hay nói khác đi, có thể phân loại thời hạn theo từng giai đoạn TTHS. Các thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn phục vụ hoạt động điều tra, kiểm sát điều tra, xét xử như: tạm giữ, hạn tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giam được xếp thành một nhóm riêng để tiện cho việc nghiên cứu.
  • 35. 35 2.1.2. Thời hạn tố tụng trong giai đoạn khởi tố Tính xác định về thời gian, tính bắt buộc cho từng giai đoạn tố tụng, hoạt động tố tụng (như điều tra, kiểm sát điều tra, xét xử, các biện pháp ngăn chặn…) trong thời hạn bao hàm ý nghĩa ràng buộc tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ pháp luật trên nền tảng pháp chế và dân chủ, vừa tạo ra quyền để cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đạt hiệu quả, mục đích của luật tố tụng nào lại không gắn liền với một thời hạn nhất định để đảm bảo được yêu cầu cả về hai phía: các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của mình và quyền lợi ích hợp pháp của công dân được đảm bảo. Từ lúc khởi tố vụ án hình sự, thời hạn các hoạt động tố tụng trong từng giai đoạn tố tụng được quy định một cách tuần tự, kế tiếp nhau. Nếu vụ án được giải quyết đầy đủ các bước tố tụng từ lúc khởi tố đến khi xét xử, thì trình tự này được ví như một công trình được nối tiếp nhau bằng ngày với ngày, tháng với tháng. Ngay từ trước khi khởi tố vụ án hình sự. Luật TTHS có những quy định thời hạn nhằm đảm bảo yêu cầu phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vi phạm tội. Điều 103 BLTTHS quy định thời hạn giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm để quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự là hai mươi ngày đối với sự việc đơn giản, hai tháng đối với vụ việc phức tạp. Thời hạn quyết tố giác và tin báo về tội phạm là hai mươi ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. CQĐT phải kiểm tra xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc đơn giản không đòi hỏi phải mất nhiều thời gian xác minh hoặc phải tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ tại nhiều địa điểm khác nhau. Thời hạn tối đa là hai tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc CQĐT phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm khác nhau.
  • 36. 36 Thời hạn giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng. CQĐT, VKS phải tiến hành ngay việc kiểm tra, xác minh tin báo để đi đến quyết định hoặc không khởi tố, hoặc khởi tố vụ án hình sự. Thời hạn giải quyết là thời hạn tối đa, tùy theo tính chất của vụ việc bị tố giác hoặc tin báo, và tùy theo yêu cầu của công việc kiểm tra, xác minh. 2.1.3. Thời hạn tố tụng trong giai đoạn điều tra Giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự của một trong những cơ quan nhà nước có thẩm quyền là: CQĐT, VKS, Tòa án, đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và kết thúc khi cơ quan tiến hành hoạt động điều tra kết luận điều tra vụ án, chuyển hồ sơ sang VKS hoặc quyết định đình chỉnh vụ án. Quyết định khởi tố vụ án hình sự mở đầu một loạt các hoạt động tố tụng quan trọng của các CQĐT nhằm đạt được kết quả điều tra vụ án, và từ giai đoạn này các thời hạn cụ thể được TTHS quy định chặt chẽ, buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện. Theo Điều 100 BLTTHS về căn cứ khởi tố vụ án hình sự, thì tố giác của công dân, tin báo của cơ quan, tổ chức, tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những cơ sở xác định dấu hiệu tội phạm. CQĐT, VKS có nhiệm vụ giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm trong phạm vi trách nhiệm của mình, để quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, theo Điều 103 bộ luật tố tụng hình. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không được quá bốn tháng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án, trong thời hạn mười ngày trước khi hết hạn điều tra, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra… (Điều 119 BLTTHS). Thời hạn bốn tháng (Điều 119 BLTTHS) là thời hạn tối đa để kết thúc điều tra. CQĐT có thể kết luận điều tra, đề nghị truy tố theo Điều 163
  • 37. 37 BLTTHS sớm hơn đối với những vụ án ít nghiêm trọng, rõ ràng, chứng cứ đầy đủ, mà không chờ đến hết thời hạn bốn tháng, cũng như đối với những vụ án phức tạp cần phải tiến hành nhiều hoạt động nghiệp vụ điều tra, đòi hỏi nhiều thời gian, thì trước khi hết hạn điều tra mười ngày, CQĐT phải đề nghị VKS gia hạn điều tra bằng văn bản. Thời hạn mười ngày này cũng là tối đa để đề nghị gia hạn. Trình tự kế tiếp giai đoạn điều tra là giai đoạn kiểm sát điều tra gắn liền với thời hạn kế tiếp liên quan đến nhiều vấn đề của TTHS. Trình tự này là trình tự khép kín, chặt chẽ, không có hoạt động tố tụng nào lại không bị ràng buộc bởi một thời hạn cụ thể, để đặt cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong tình trạng có ‎ý thức đề cao tinh thần trách nhiệm về các hoạt động của mình đảm bảo thời gian quy định mà vẫn đạt hiệu quả, đồng thời chống tùy tiện và những biểu hiện vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. * Thời hạn gửi quyết định khởi tố vụ án hình sự là hai mươi bốn giờ, kể từ khi ra quyết định Thời hạn gửi quyết định khởi tố vụ án hình sự là hai mươi bốn giờ, kể từ khi ra quyết định được quy định cụ thể như sau: - Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trong trường hợp hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, VKS phải gửi quyết định đó đến CQĐT để tiến hành điều tra. - Cơ quan điều tra, đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trong quyền hạn
  • 38. 38 của mình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và tối đa là hai mươi bốn giờ phải gửi quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự tới VKS để kiểm sát việc khởi tố. - Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên hòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. Cũng trong thời hạn mười bốn giờ, yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho VKS để xem xét, quyết định việc khởi tố. Các quyết định khởi tố vụ án hình sự không cần VKS phê chuẩn nhưng TTHS đề ra thời hạn ngắn nhất buộc các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố phải gửi ngày quyết định khởi tố vụ án hình sự cho VKS, để đặt hoạt động tố tụng dưới sự kiểm sát chặt chẽ của VKS. * Thời hạn điều tra Thời hạn điều tra được quy định cụ thể cho CQĐT chuyên trách thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân, lực lượng An ninh nhân dân, Quân đội nhân dân, cũng như các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. + Thời hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển được quy định tại Điều 111 BLTTHS và các điều 19, 20 21, 22 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự là: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra (như khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án…) và chuyển hồ sơ cho VKS có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu (khám người, khám xét, lấy
  • 39. 39 lời khai…) và chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Như vậy, thời hạn quy định tại Điều 111 khoản 1 BLTTHS dành cho Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển làm nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có hai loại: - Thời hạn điều tra (hai mươi ngày) BLTTHS 2003 đã tăng thời hạn điều tra từ 15 ngày (theo BLTTHS 1988) lên thành 20 ngày để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là sự thay đổi cần thiết vì trình độ nghiệp vụ, cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện phục vụ cho hoạt động điều tra của các cơ quan này hạn chế hơn so với CQĐT chuyên trách. - Thời hạn điều tra ban đầu (bẩy ngày) sau đó chuyển hồ sơ cho CQĐT tiếp tục công việc điều tra, tùy theo tính chất mức độ của hành vi phạm tội. + Thời hạn điều tra của các cơ quan khác trong lực lượng cảnh sát nhân dân, lực lượng An ninh nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình (các cục Cảnh sát của Bộ Công an, các phòng cảnh sát, các cục khác của Bộ Công an, các phòng khác của lực lượng an ninh nhân dân, đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương trong Quân đội nhân dân dân Việt Nam…) nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm, thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án, theo Điều 111 khoản 2 BLTTHS và các điều 23, 24, 25 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Thời hạn này cũng là thời hạn điều tra ban đầu, chuyển hồ sơ cho CQĐT tiếp tục công việc điều tra. + Thời hạn điều tra của các CQĐT chuyên trách trong lực lượng cảnh sát nhân dân, an ninh nhân dân, quân đội nhân dân được quy định cụ thể tại Điều 119 BLTTHS như sau: Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm
  • 40. 40 nghiêm trọng, không qua bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra. Cụ thể: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng. Thời hạn điều tra vụ án hình sự tối đa là bốn tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng. Thời hạn điều tra vụ án hình sự tối đa làm tám tháng đối với tội phạm nghiêm trọng. Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần mỗi lần không quá bốn tháng. Thời hạn điều tra vụ án hình sự tối đa là mười hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể gia hạn điều tra ba lần mỗi lần không quá bốn tháng. Khi thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì viện trưởng VKSNDTC có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng. Như vậy, thời hạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể kéo dài hai mươi tháng, do gia hạn. Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng VKSNDTC có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng. Thời hạn đề nghị gia hạn điều tra theo khoản 2 Điều 119 BLTTHS là mười ngày trước khi hết hạn điều tra. Thời hạn này bảo đảm quyền lợi của bị can, chống sự tùy tiện của CQĐT giam giữ bị can quá hạn. Các thời hạn nêu trên là thời hạn tối đa mà pháp luật cho phép. Trong từng vụ án cụ thể CQĐT phải cố gắng để kết thúc điều tra sớm nhất. Việc cho phép gia hạn điều tra cần căn cứ vào khối lượng công việc phải thực hiện để gia hạn với thời gian phù hợp, có thể rút ngắn thời gian gia hạn, không nhất thiết phải bằng mức bộ luật quy định.
  • 41. 41 Lần đầu tiên việc gửi quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can được BLTTHS năm 2003 quy định cụ thể. Theo Điều 126 khoản 4 và Điều 127, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định của CQĐT, VKS phải quyết định phê chuẩn hoặc ra quyết định hủy bỏ và gửi ngay cho CQĐT. Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị khởi tố thì VKS có quyền yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can. Trường hợp sau khi nhận hồ sơ vụ án và kết luận điều tra mà VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án mà chưa bị khởi tố vì VKS ra quyết định khởi tố bị can và gửi cho CQĐT trong thời hạn 24 giờ để tiến hành điều tra. Thời hạn này đảm bảo tính chặt chẽ trong hoạt động giữ các cơ quan tiến hành tố tụng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cơ quan trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. * Về việc khám xét Tại Điều 141, khoản 2 BLTTHS quy định thời hạn phải thông báo việc khám xét xong cho VKS cùng cấp biết. Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo Điều 81, khoản 2 BLTTHS có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ta lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp. * Các hoạt động điều tra khác Các hoạt động điều tra khác như hỏi cung bị can, triệu tập người làm chứng, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; tổ chức đối chất, nhận dạng: thu giữ thư tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện; tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét, kê biên tài sản: thực nghiệm điều tra; trưng cầu giám định… đều được tiến hành trong thời hạn điều tra, sau khi có quyết định khởi tố vụ
  • 42. 42 án. Riêng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, đảm bảo việc điều tra được khách quan toàn diện và đầy đủ. CQĐT có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của VKS. Nếu CQĐT không nhất trí với những quyết định và yêu cầu của VKS như: - Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác. - Quyết định không phê chuẩn các quyết định của CQĐT. - Quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT. - Quyết định truy tố bị can, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. - Yêu cầu CQĐT truy nã bị can. Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành những có quyền kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp. Thời hạn VKS cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết là hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của CQĐT. Khi kết thúc điều tra, cơ quan phải làm bản kết luận điều tra. Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, CQĐT phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp theo Điều 162 khoản 4 BLTTHS. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì VKS phải trả lại hồ sơ vụ án cho CQĐT để giải quyết theo thẩm quyền: nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra (Điều 164 khoản 4 BLTTHS).
  • 43. 43 Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, CQĐT phải gửi quyết định này cho VKS cùng cấp (Điều 165 khoản 1 BLTTHS). 2.1.4. Thời hạn tố tụng trong giai đoạn truy tố Thời hạn điều tra kết thúc kể từ ngày CQĐT có bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án sang VKS đề nghị truy tố bị can hoặc đình chỉ điều tra. Trong trường hợp cơ quan quan điều tra đề nghị truy tố, thì VKS tiếp tục tiến hành tố tụng, thể hiện bằng một trong những quyết định: - Truy tố bị can trước tòa án bằng bản cáo trạng. - Trả hồ sơ để điều tra bổ sung. - Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Thời hạn để VKS ra một trong những quyết định trên là hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKS có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 166, khoản 1 BLTTHS). Như vậy, thời hạn để VKS hoàn thành bản cáo trạng truy tố bị can ra xét xử trước tòa án, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thường tối đa là ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, sáu mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày VKS nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra của CQĐT. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu tên, VKS phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Cũng trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, VKS phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến tòa án.
  • 44. 44 Khác với quy định trước đây chỉ có một thời hạn chung đối với tất cả các loại tội phạm dễ dẫn đến tình trạng kéo dài thời hạn nghiên cứu hồ sơ và ra các quyết định tố tụng cần thiết, làm chậm quá trình giải quyết vụ án, thời hạn mà BLTTHS năm 2003 quy định cho VKS kiểm sát điều tra và quyết định việc truy tố có sự phân biệt cụ thể giữa các loại tội phạm. Trên cơ sở các quy định về thời hạn điều tra và thời hạn kiểm sát điều tra, hoạt động của các CQĐT, VKS trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ trở nên nhịp nhàng hơn, có cơ sở khoa học hơn, công khai và dân chủ hơn rất nhiều. Một mặt, các quy định này là điều kiện về quỹ thời gian giúp cho cơ quan và người tiến hành tố tụng hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, mặt khác đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Nếu không đặt ra thời hạn giải quyết những tin báo, tố giác về tội phạm thì không thể giải quyết được khâu mấu chốt để xử lý thông tin, đấu tranh phòng chống tội phạm. Nếu không có những quy định về thời hạn gửi quyết định khởi tố vụ án hình sự, thời hạn chuyển hồ sơ vụ án hình sự, thời hạn điều tra ban đầu, thời hạn điều tra, thời hạn kiểm sát điều tra, sẽ dẫn đến nguy cơ tùy tiện trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, hậu quả là việc bắt người oan, sai giam quá hạn không đảm bảo được yêu cầu, mục đích nhiệm vụ của luật TTHS. 2.1.5. Thời hạn khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại được quy định tại Điều 121 BLTTHS. Trong trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 165 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
  • 45. 45 Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra. Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá ba tháng. Trong trường hợp vụ án do VKS trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Tòa án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. VKS hoặc Tòa án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra. Trong trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra theo thủ tục chung (quy định tại Điều 119 BLTTHS). Thời hạn điều tra được tính từ khi CQĐT nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, CQĐT có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, để điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung. Điều 97 BLTTHS quy định việc phục hồi thời hạn trong trường hợp quá hạn có lý do chính đáng. Nếu quá hạn mà có lý do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi lại thời hạn. Đơn xin phục hồi thời hạn (như đơn kháng cáo quá hạn của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa, đơn kháng cáo quá hạn của bị cáo…) gửi đến Tòa án đã sở thẩm hoặc cấp phúc thẩm xem xét. Đơn xin phục hồi thời hạn trong những trường hợp khác, nếu có lý do chính đáng gửi cho CQĐT hoặc VKS. Cơ quan điều tra, VKS hoặc Tòa án xem xét các đơn xin phục hồi thời hạn cùng thời hạn cùng các lý do quá hạn. Cơ quan tiến hành tố tụng phải