SlideShare a Scribd company logo
1 of 193
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯƠNG THỊ HẠNH
QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Hà Mạnh Khoa
2. TS. Nguyễn Duy Thụy
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu
được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
TRƯƠNG THỊ HẠNH
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tiến sỹ, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp,
gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời
cảm ơn chân thành tới:
PGS.TS. Hà Mạnh Khoa và TS. Nguyễn Duy Thụy đã tận tình hướng dẫn, động
viên cũng như giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi
để tôi tham gia khoá đào tạo tiến sỹ năm 2015 - 2018 tại Học viện Khoa học xã hội.
Các thầy cô giáo, các nhà khoa học của Học viện đã tạo điều kiện thuận lợi,
chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành liên quan trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thu thập tài liệu, điền dã tại địa phương.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
TRƯƠNG THỊ HẠNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DTTS DTTS
HTX Hợp tác xã
KT-XH Kinh tế, xã hội
TCQLĐĐ Tổng cục quản lý đất đai
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
VNCH Việt Nam Cộng hòa
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tình hình giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và nhóm hộ ở tỉnh Đắk Lắk 65
Bảng 3.2. Giao rừng theo nhóm hộ gia đình ở buôn Chàm B, xã Cư Đrăm huyện
Krông Bông năm 2001............................................................................................. 66
Bảng 3.3. Thống kê kết quả sản xuất lâm trường thời kì 1990 - 1996 của tỉnh Đắk
Lắk.............................................................................................................................76
Bảng 3.4. Bảng so sánh cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước từ năm 1995 đến 1999 79
Bảng 4.1. Thống kê diện tích giao rừng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2013......................95
Bảng 4.2. Biểu đồ về cơ cấu sử dụng quỹ đất của tỉnh Đắk Lắk năm 2015 ...........107
Bảng 4.3. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Đắk
Lắk năm 2015 so với năm 2010 và 2005 ...............................................................113
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................8
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................8
1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về chính sách quản lý và sử dụng đất đai ........ 8
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về chính sách quản lý và sử dụng đất đai ở Tây
Nguyên và Đắk Lắk .................................................................................................................13
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước và những vấn đề luận án
cần giải quyết...........................................................................................................................27
1.2.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu .............................................................................27
1.2.2. Những nội dung luận án kế thừa.....................................................................28
1.2.3. Những vấn luận án tiếp tục giải quyết ..........................................................29
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CƠ CHẾ, THỰC
TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 1975
ĐẾN NĂM 1986.......................................................................................................30
2.1. Khái quát tỉnh Đắk Lắk..................................................................................... 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................30
2.1.2. Dân cư .............................................................................................................31
2.2. Cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk trước năm
1975...........................................................................................................................32
2.2.1. Trong xã hội truyền thống ..............................................................................32
2.2.2. Dưới thời thực dân Pháp ................................................................................34
2.2.3. Dưới thời đế quốc Mỹ và Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ( 1954- 1975) ...36
2.3. Cơ chế và thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 1986....41
2.3.1. Cơ chế quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ...........................................................41
2.3.2. Thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk.....................................................45
2.4. Thực trạng sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk .......................................................48
Tiểu kết chương 2......................................................................................................54
CHƯƠNG 3. SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2003...........56
3.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển đổi cơ chế quản lý và việc sử dụng đất
đai .............................................................................................................................56
3.2. Sự chuyển đổi cơ chế và thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk.................... 59
3.2.1. Cơ chế quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ..........................................................59
3.2.2. Thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ....................................................68
3.3. Thực trạng sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk .......................................................74
3.3.1. Sử dụng đất nông nghiệp ................................................................................76
3.3.2. Sử dụng đất lâm nghiệp ..................................................................................80
3.3.3. Sử dụng đất khu dân cư...................................................................................81
3.3.4. Sử dụng đất đô thị .......................................................................................... 81
3.3.5. Sử dụng đất chuyên dùng ...............................................................................81
3.3.6. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá...........................................................83
Tiểu kết chương 3......................................................................................................83
CHƯƠNG 4. SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2015...........85
4.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển đổi cơ chế quản lý và việc sử dụng đất
đai .............................................................................................................................85
4.2. Sự chuyển đổi cơ chế và thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk .................88
4.2.1. Cơ chế quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ..........................................................88
4.2.2. Thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ....................................................96
4.3. Thực trạng sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ....................................................105
4.3.1. Sử dụng nhóm đất nông nghiệp ....................................................................107
4.3.2. Sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp ............................................................113
Tiểu kết chương 4.............................................................................................................119
CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ, VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
Ở TỈNH ĐẮK LẮK VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ..............................................120
5.1. Nhận xét về quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk.......120
5.1.1. Thành tựu................................................................................................................120
5.1.2. Hạn chế...................................................................................................................125
5.2. Nhận xét về việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk............................................129
5.2.1. Thành tựu.....................................................................................................................129
5.2.2. Hạn chế...................................................................................................................132
5.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế .......................................................136
5.3.1. Nguyên nhân thành tựu..........................................................................................136
5.3.2. Nguyên nhân hạn chế.............................................................................................137
5.4. Một số khuyến nghị về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk
Lắk..........................................................................................................................139
5.4.1. Đối với cơ chế quản lý đất đai ......................................................................139
5.4.2. Đối với sử dụng đất đai...............................................................................................143
Tiểu kết chương 5 ..................................................................................................................146
KẾT LUẬN............................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .................150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................151
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 166
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có vị trí rất quan trọng đối với bất kì một quốc gia nào:“Đất đai là
tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” [149].
Cùng với lịch sử phát triển đất nước, cơ chế quản lý đất đai cũng dần được hoàn
thiện. Nội dung cơ bản của cơ chế quản lý đất đai được thể hiện trong hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này từ những văn bản dưới luật, những văn bản
chỉ quy định tạm thời đến Nhà nước ban hành Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993,
Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013. Tùy vào mỗi giai đoạn, Nhà nước ban hành
những chủ trương, chính sách để phù hợp với xu thế phát triển và yếu tố đặc thù của
một số địa phương.
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, là địa bàn chiến
lược về KT - XH, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái quan trọng của cả nước,
là nơi cư trú của nhiều thành phần dân tộc. Thế mạnh của Đắk Lắk được khẳng định là
đất đai. Tuy nhiên, đất đai là một dạng tài nguyên đặc biệt, bị giới hạn về diện tích, cố
định về mặt không gian nên con người không thể dịch chuyển, làm tăng hay giảm diện
tích đất theo ý muốn.
Trước năm 1975, tỉnh Đắk Lắk là địa bàn cư trú chủ yếu của một số đồng bào
DTTS tại chỗ. Các DTTS tại chỗ ở Đắk Lắk mới chỉ có ý thức sở hữu chung của buôn
làng về đất đai và quản lý, sử dụng đất theo luật tục, đứng đầu là chủ buôn làng/chủ đất.
Từ sau ngày miền Nam giải phóng (1975), Đảng và Nhà nước đã triển khai
nhiều chủ trương, chính sách nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh vùng Tây Nguyên
nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Công tác di dân xây dựng vùng kinh tế mới từ các
địa bàn khác nhau đến Đắk Lắk đã làm cho dân số tăng lên rất nhiều lần; Hàng loạt
nông, lâm trường quốc doanh quy mô lớn được thành lập; Việc thực hiện định canh,
định cư cho người dân tại chỗ được đẩy mạnh. Phong trào trồng cây công nghiệp và
phát triển thủy điện được tiến hành. Cùng với đó là việc ban hành Luật Đất đai nhằm
trao quyền cho người sử dụng đất, sở hữu toàn dân về đất đai được công bố,… đất đai
2
đã thay đổi hình thức, chủ thể sở hữu và biến đổi cả về số lượng lẫn chất lượng một
cách căn bản.
Đến năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đề ra đường lối đổi
mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế. Đắk Lắk là tỉnh
có tiềm năng to lớn về đất đai, nền kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo và đổi mới
về cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai đóng vai trò quan trọng. Đất đai trong giai đoạn
từ sau năm 1986 không còn là tư liệu sản xuất thuần túy mà trở thành một thứ hàng hóa
có giá trị cao được trao đổi trên thị trường. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải vừa quản lý
chặt chẽ, sử dụng hợp lý đất đai vừa phải quản lý và sử dụng phù hợp với yêu cầu phát
triển KT-XH trong bối cảnh mới mà cụ thể là hướng việc quản lý và sử dụng đất đai
gắn với với mục tiêu CNH, HĐH đất nước, đáp ứng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN trong bối cảnh mới.
Những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và việc triển khai ở tỉnh Đắk
Lắk góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Trong quá trình thực hiện, chúng ta đã chủ quan, nóng vội để khai thác tiềm
năng thế mạnh đất đai mà chưa chú ý đến đặc thù KT-XH của địa bàn, nhất là đối với
tập quán quản lý, sử dụng đất rừng truyền thống của các dân tộc tại chỗ. Mặt khác, việc
khai hoang, sử dụng đất chưa tính đến quy hoạch lâu dài và kỹ thuật canh tác nên đất
bạc màu, lượng đất bazan thoái hóa ngày càng cao, đất đai trở nên khan hiếm và trở
thành vấn đề gay gắt trong những thập niên gần đây. Sự gay gắt biểu hiện ở tình trạng
tranh chấp đất giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể và tập
thể,… Tình trạng lấn chiếm, mua bán, sang nhượng trái phép, sử dụng sai mục đích,
thiếu đất canh tác ở một bộ phận lớn người dân các DTTS, sử dụng đất không theo quy
hoạch,... Những mâu thuẫn và bất cập đó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển KT-
XH, ổn định an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội mà còn là kẻ hở để các thế lực phản
động lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc và kích động chống phá cách mạng, chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc, sự kiện năm 2001 và 2004 diễn ra ở Đắk Lắk đã nói lên điều đó.
Khi sự phát triển KT-XH đòi hỏi phải chuyển đổi cơ chế quản lý và việc sử
dụng đất là khi xã hội đứng trước những bước chuyển đổi lớn có tính đột phá. Vì thế,
việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai là một việc có
3
tầm quan trọng và có giá trị thực tiễn trong bối cảnh phát triển của địa phương nói riêng
và cả nước nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đồng thời nhận thực được sâu sắc về tầm quan trọng
của cơ chế quản lý và sử dụng đất đai theo hướng bền vững, đúng pháp luật; sử dụng
hiệu quả không lãng phí, đúng mục đích góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế;
đảm bảo yêu cầu xây dựng khối đoàn kết các dân tộc và yêu cầu giải quyết mối quan
hệ giữa lịch sử và phát triển; đảm bảo công bằng xã hội trong sử dụng đất trên địa bàn
có nhiều chủ nhân sinh sống; phục vụ quá trình CNH, HĐH đất nước, đáp ứng nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN;… nên chúng tôi chọn vấn đề: “Quá trình
chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm
2015” làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình chuyển đổi cơ chế và thực trạng quản lý, việc sử dụng đất đai
tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015, trên cơ sở đó rút ra nhận xét về sự chuyển
đổi cơ chế, thực trạng quản lý, việc sử dụng đất đai; nguyên nhân thành công, hạn chế
và một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất, thúc đẩy KT-
XH phát triển và giữ gìn an ninh, chính trị trên địa bàn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi cơ chế, thực trạng
quản lý và việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk trước năm 1975;
- Phân tích cơ chế quản lý, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất đai tỉnh Đắk
Lắk từ năm 1975 đến năm 2015 qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986;
+ Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2003;
+ Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2015.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đánh giá sự chuyển đổi về cơ chế quản
lý đất đai và những thành tựu, hạn chế trong cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng
đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015; nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế và đưa ra một số khuyến nghị.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình chuyển đổi cơ chế quản lí và việc sử
dụng đất đai tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Được xác định từ năm 1975 đến năm 2015 và chia làm 3
giai đoạn:
- Giai đoạn 1975 - 1986: Đây là giai đoạn mà cơ chế quản lý và việc sử dụng
đất đai theo cơ chế quan liêu bao cấp;
- Giai đoạn 1986 - 2003: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng xác
định mục tiêu tiến hành đổi mới toàn diện đất nước và năm 1987 Luật Đất đai ban
hành nên có sự thay đổi về cơ chế kinh tế cũng như thay đổi về cơ chế quản lý và việc
sử dụng đất đai.
- Giai đoạn 2004 - 2015: Luật Đất đai 2003 cũng được ban hành và có hiệu lực
từ năm 2004 và ngày 1/1/2004 tỉnh nên cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai tỉnh
Đắk Lắk có sự thay đổi. Năm 2004 tỉnh Đắk Lắk đã được tách ra thành 2 tỉnh Đắk
Lắk và Đắk Nông nên có thay đổi về địa giới hành chính.
Về mặt không gian: Phạm vi không gian nghiên cứu trong đề tài là tỉnh Đắk
Lắk. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2003 theo phạm vi, địa giới hành chính của tỉnh
Đắk trước đây (bao gồm tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông hiện nay) và từ năm 2004
đến năm 2015 theo phạm vi của tỉnh Đắk Lắk khi đã tách tỉnh (không bao gồm tỉnh
Đắk Nông hiện nay)1
.
Về mặt nội dung: Nghiên cứu những yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi
cơ chế quản lý đất đai tỉnh Đắk Lắk; Cơ chế quản lý và thực trạng quản lý, việc sử
dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; nhận xét kết quả, nguyên nhân của những kết
quả và đưa ra một số khuyến nghị về cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất
đai ở tỉnh Đắk Lắk.
1
Theo nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Đắk Lắk được chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông.
5
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án là phương pháp lịch sử,
phươngpháplogicvàsự kếthợpgiữahaiphươngphápnày.
Sử dụng phương pháp lịch sử trong đề tài là để tái dựng lại một cách toàn diện hệ thống
về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai ở Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015 theo đúng tiến
trìnhlịchsử,thờigianvàkhônggian.
Phươngpháplogicsử dụngtrongđềtàilàđểxemxét,nghiêncứucácsự kiện,thờiđiểm,
kết quả… về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất diễn ra trong không gian nghiên cứu dưới dạng
tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử phát
triển. Hơn nữa, sử dụng phương pháp logic còn nhằm để lý giải, khái quát, đánh giá và đưa ra
những nhận thức khách quan về quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai và
chiều hướng phát triển của không gian nghiên cứu trong một thời gian nhất định; trên cơ sở đó
nhận xét, đánh giá cơ chế, thực trạng quản lý, sử dụng đất ở tỉnh Đắk Lắk một cách khách quan
để tìm ra cái tất yếu và quy luật vốn có để làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân dẫn
đến những thành tựu, hạn chế đó và đưa ra một số khuyến nghị từ quá trình chuyển đổi cơ chế
quảnlývàviệc sửdụngđấtởtỉnhĐắkLắktronggiaiđoạn1975đến2015.
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đồng đại, lịch đại,
sosánhvàphươngphápliênngành.
Ngoài ra, các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn, điền dã, khảo sát cũng được
áp dụng trong việc thu thập thông tin, kiểm chứng, đối chiếu với những gì chúng tôi đã tiếp cận
quatàiliệuthànhvănđểlàmrõhơncácvấnđềtrong luậnán.
4.3.Nguồntàiliệu
Tàiliệuđượckhaitháctrongđềtàichủ yếu gồmcác nguồnsau:
- Văn kiện của các kỳĐại hội Đại biểu Đảng toàn quốc; Nghị quyết các Hội nghị Trung
ương; Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ; Văn bản pháp luật của Quốc hội về Luật Đất đai và
6
chỉ đạo thực thi; Văn kiện và Nghị quyết của Đảng bộ và các văn bản pháp quy ở địa phương
Đắk Lắk có liên quan đến cơ chế, thực trạng quản lý và sử dụng đất đai. Nguồn tài liệu này đề
cập những chủ trương, định hướng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và những biện
phápthựcthicủa cáccấpchínhquyềnđịaphươngliênquanđếnluậnán.
- Các báo cáo, đánh giá thực hiện quản lý, sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk của UBND tỉnh,
Trung tâm Lưu trữ tỉnh Đắk Lắk, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Nông nghiệp & Phát triển
nôngthôn,ChicụcLâmnghiệp,CụcThốngkêtỉnh ĐắkLắkvàcác ban,ngànhliênquan.
- Các công trình nghiên cứu, các đề tài cấp bộ, cấp Nhà nước và các luận văn, luận án
liênquanđếnđềtài.
-Nguồntàiliệutừ các chuyếnkhảosát,điềndãcủa nghiêncứusinh.
5.Đónggópmớivềkhoahọc củaluậnán
- Luận án là công trình nghiên cứu khoa học tổng hợp một cách hệ thống những chủ
trương,chínhsáchcủaĐảngvàNhànướcvề quátrìnhchuyểnđổicơchếquản lý đấtđaitrênđịa
bàn tỉnh Đắk Lắk từ sau khi đất nước thống nhất đến năm 2015 và sự áp dụng vào thực tiễn địa
phương
-Luậnánluậngiảivềnhữngnhântốtácđộngđếncơ chếquảnlývàviệcsử dụngđấtđai
ởtỉnhĐắkLắkqua3thờikì1975-1986;1986-2003;2004 -2015;
- Luận án làm rõ cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất đai tỉnh Đắk Lắk từ năm
1975 đến năm 2015, đánh giá khách quan nguyên nhân dẫn đến những thành công cũng như
nhữnghạnchế,bấtcậpcơchếvàthựctiễn thựchiện;
- Từ việc đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ
chế quản lý và thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở Đắk Lắk, luận án đưa ra một số nhận xét,
khuyến nghị, gợi mở một số vấn đề tiếp tục bổ sung, phát triển chủ trương, giải pháp cụ thể để
thực hiện có hiệu quả hơn về cơ chế và thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk trong
thờigiantới;
- Kết quả của luận án góp phần phục dựng lại quá trình vận hành cơ chế quản lý và việc
sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk, góp phần sinh động hơn bức tranh lịch sử địa phương trong
chặngđườngquá độlên Chủnghĩaxã hội,đápứng yêucầuchungcủa CNH,HĐHđấtnướcvới
tínhđặcthùcủatỉnhĐắk Lắk.
- Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về cơ chế quản lý và
việcsửdụngđấtđaiởnhữngđạiphươngcóđiềukiệntựnhiên,xãhộitươngđồngvớitỉnhĐắkLắk.
7
6.Ýnghĩalýluậnvàthựctiễncủaluậnán
Ý nghĩa lý luận:
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, luận án cung cấp thêm cơ sở lý luận
và những luận cứ khoa học về cơ chế quản lý, sử dụng đất đai nói chung và cơ chế, thực
trạng quản lý, sử dụng đất đai đối với địa bàn cụ thể nói riêng cũng như góp phần vào việc
nghiên cứu, bổ sung lý luận về lịch sử cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án góp phần tạo ra một cách nhìn toàn diện, khoa học và thực tiễn hơn về cơ
chế và thực trạng quản lý, sử dụng đất nói chung và quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk nói riêng.
- Bên cạnh đó, bằng việc phân tích, đánh giá một cách có hệ thống các quy định của
pháp luật hiện hành về cơ chế, thực trạng quản lý, sử dụng đất, luận án có khả năng đóng
góp những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật trong lĩnh vực này.
- Đồng thời, luận án còn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa
học liên ngành, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên và các cơ quan quản lý nhà
nước, cơ quan có thẩm quyền về quản lý và sử dụng đất.
7. Cơ cấu của luận án
Cơ cấu luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
được chia làm 5 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk và cơ chế, thực trạng quản lý, sử dụng đất đai
ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 1986.
Chương 3. Cơ chế và thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm
1986 đến năm 2003.
Chương 4. Cơ chế và thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm
2004 đến năm 2015.
Chương 5. Nhận xét về cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk và một
số khuyến nghị.
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.Những công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Vấn đề cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai trên thực tế cả nước nói chung và
ở các địa phương nói riêng là một nội dung được các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài
nước quan tâm, nghiên cứu, thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các bài
viết trên các tạp chí và hội thảo quốc tế, sách chuyên khảo, tham khảo có giá trị cao
dưới nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Tuy nhiên, luận án nghiên cứu về địa bàn một
tỉnh cụ thể nên tác giả chỉ chọn lọc một số công trình liên quan trực tiếp đến luận án và
xếp thành những nhóm công trình sau:
1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về chính sách quản lý và việc sử
dụng đất đai
Cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai được nhiều tác giả hay tổ chức nước ngoài
và trong nước nghiên cứu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án nên
chúng tôi đưa ra một số công trình của các tác giả nước ngoài nghiên cứu mang tính lý
luận chung về chính sách quản lý và sử dụng đất đai của Ngân hàng Thế giới World
bank. Cụ thể, năm 2003, World bank đã có công trình Land policy - “Chính sách về đất
đai” và năm 2004 với công trình nghiên cứu Local land use policy and investment
incentives - “Chính sách sử dụng đất của địa phương và sự khuyến khích đầu tư” và
Land policies for growth and poperty reduction - “Những chính sách đất đai cho phát
triển và xoá giảm đói nghèo”, được đăng trên website: http://www.worldbank.org
/urban/housing/diamond.pdf. Đây là những nghiên cứu đưa ra chính sách quản lý, sử
dụng đất đai, cảnh báo về những quy định, phương thức quản lý và sử dụng đất của
chính quyền địa phương có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ và kiểu mẫu phát triển đô thị,
cũng như sức ép của các quy định pháp luật đối với các nhà hoạch định chính sách có
thể làm thay đổi những tác động được mong đợi trong cơ chế quản lý và việc sử dụng
đất đai. Mối liên hệ giữa chính sách quản lý đất đai, khuynh hướng sử dụng đất ảnh
hưởng đến phát triển và nghèo đói của các nước đang phát triển, các giải pháp khuyến
nghị nhằm xóa giảm đói nghèo, thúc đẩy phát triển bền vững.
9
Có thể tóm tắt một số kinh nghiệm chính được các nhà nghiên cứu nước ngoài
đưa ra như sau: Người sử dụng đất sẽ đầu tư vào đất đai gia tăng nếu các quyền của họ
về đất được chia nhỏ và tăng lên; Việc cải thiện hệ thống thông tin về đất đai là việc
phải làm thường xuyên, ngay cả các quốc gia có thị trường đất phát triển cũng phải trả
giá cho việc thiếu thông tin; Cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai đòi hỏi phải được
kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ để có quy hoạch sử dụng phù hợp, mang lại
hiệu quả cao; Nâng cao vai trò của các cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất, đăng ký
đất, lập hồ sơ, bản đồ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ ,…; Sự phối hợp giữa các cơ quan
quản lý đất, giữa Nhà nước và các tổ chức quản lý đất cần phải nhịp nhàng. Các chính
sách quản lý và sử dụng đất, xây dựng phát triển công trình, đô thị, tín dụng tài chính
đều được phát huy nhằm tối đa việc phát triển thị trường bất động sản. Công tác quy
hoạch và quản lý quy hoạch được tiến hành có sự tham gia phối hợp của nhiều phía,
phối hợp giữa các cấp và chính quyền địa phương, được điều chỉnh kịp thời trong quản
lý, sử dụng đất. Cần có sự phối hợp của các cơ quan tư pháp như: Tòa án, viện kiểm sát
trong quản lý đất, trong kiểm tra thực thi luật, các quyết định quản lý của cơ quan hành
pháp tại địa phương,…
Trên thực tế, mỗi quốc gia có sự khác biệt về văn hoá và xã hội, cũng như trình
độ phát triển kinh tế, khoa học nên quan niệm về đất đai, cơ chế, thực trạng quản lý và
sử dụng đất cũng khác nhau. Nhưng, những nghiên của các tác giả nước ngoài về đất
đai có giá trị khoa học cao và là tư liệu quý để tôi tham khảo, học tập kinh nghiệm về
cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai cho Việt Nam nói chung và Tây Nguyên, Đắk Lắk
nói riêng.
Bên cạnh một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như trên, ở
Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chính sách quản lý và sử dụng đất đai được
nhiều người quan tâm:
Cuốn sách của tác giả Lâm Quang Huyên (2002), Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội đã trình bày có hệ thống các sử liệu về toàn bộ cách mạng ruộng
đất ở Việt Nam (Bắc và Nam) trong 30 năm (1945 - 1975), một cuộc cách mạng ruộng
đất triệt để do lãnh đạo. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho chúng ta thấy cách giải quyết
vấn đề ruộng đất trên thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung
Quốc, Cu Ba,… và một số nước tư bản chủ nghĩa như Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, lãnh
10
thổ Đài Loan, Cộng hòa Ấn Độ, Philippin,… Đây là tài liệu giúp tôi có những cơ sở lý
luận chung, những kinh nghiệm của một số nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa
trên thế giới cũng như kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử
để góp phần thực hiện luận án.
Cuốn sách của các tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Quản lý nhà nước về
đất đai, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội và tác giả Nguyễn Đình Bồng (2012), Quản lý đất
đai ở Việt Nam (1945 - 2010), Nxb chính trị Quốc gia đã cung cấp những kiến thức cơ
bản về quá trình phát triển của công tác quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam qua các
thời kỳ từ phong kiến và Pháp thuộc cho đến năm 2010, đặc biệt là giai đoạn 1987 -
2010; chỉ rõ phương pháp, nội dung và công cụ quản lý nhà nước về đất đai.
Tuy hai cuốn sách đã đề cập đến vấn đề quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam,
nhưng nội dung cơ bản theo luật đất đai năm 2003, trong khi đó, bối cảnh hiện nay khi
mà luật đất đai 2013 đã được thực thi, cần có những nghiên cứu thực tiễn trong điều
kiện mới ở một địa phương cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế, đây là những tư
liệu giúp tôi có cái nhìn hệ thống về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai trước năm
2013, sau đó đối chiếu với luật đất đai mới 2013 để thấy sự khác nhau, sự chuyển đổi
về cơ chế quản lý, sử dụng đất đai ở nước ta.
Cuốn sách của các tác giả thuộc Hội Khoa học đất Việt Nam, Tổng cục Quản lý
đất đai, Bộ Tài nguyên & Môi trường do Nguyễn Đình Bồng làm chủ biên (2004), Mô
hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội đã tập trung phân tích hệ thống pháp luật đất đai trên thế
giới; quy hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất,… ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức,
Thụy Điển, Australia, Nga,… Mặc dầu cơ chế, thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ở
mỗi nước có nguồn gốc hình thành, phát triển, đặc điểm riêng phù hợp với mỗi nước,
nên không có một mô hình được cho là hoàn chỉnh của nước này mà có thể áp dụng
nguyên bản với nước khác. Tuy nhiên, cuốn sách này được trình bày theo hướng tiếp
cận các thành phần chủ yếu của hệ thống quản lý, sử dụng đất đai với kinh nghiệm của
các nước được đánh giá cao về mô hình quản lý đất đai một số nước trên thế giới.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập, việc tham khảo mô hình nước
ngoài, vận dụng phù hợp vào thực tiễn trong nước là việc làm cần thiết. Tôi rất quan
11
tâm đến việc xem xét, công nhận các mô hình quản lý, sử dụng đất, từ đó tìm ra những
cách giải quyết tốt về nhu cầu đất đai tại Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng.
Bên cạnh các tài liệu bằng sách đã xuất bản còn có hệ thống các đề tài cấp bộ,
các công trình là luận án tiến sĩ, luận văn cao học nghiên cứu về đất đai ở một số địa
phương, vùng miền cụ thể như:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn (2006),
Đánh giá thực trạng và những giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất
đai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, lưu tại Thư viện Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã hệ thống hóa những đặc trưng cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai,
làm rõ những quan hệ trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên; xây dựng và đánh giá quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện
Đồng Hỷ bằng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, từ đó đề xuất biện pháp quản lý thích hợp
nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp huyện.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Phạm Hữu Nghị (2000), Những
quy định về chuyển quyền sử dụng đất", lưu tại Thư viện Viện nghiên cứu địa chính -
Tổng cục Địa chính và một số đề tài khoa học cấp Bộ do Viện nghiên cứu Địa chính
thực hiện viết về các vấn đề cụ thể như: thị trường bất động sản, công tác giải phóng mặt
bằng, công tác cấp giấy CNQSDĐ, công tác quy hoạch đất nông, lâm trường, công tác
đo đạc lập bản đồ địa chính,… là những tài liệu mang tính cơ sở lý luận chung để chúng
tôi tham khảo.
Luận án Tiến sỹ Kinh tế của Trần Thế Ngọc (1997) Chiến lược quản lý đất đai
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, Mã số: 5.02.05, Tp. Hồ Chí Minh nghiên cứu
chủ yếu về công tác lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay và hướng phát triển quản lý và sử dụng đất cho những năm
tiếp theo; Với thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế - chính trị
của cả nước. Nơi đây thu hút nhiều nguồn dân lao động tự do nhập cư, sau đó có một
bộ phận tìm cách nhập khẩu lại thành phố. Nó cũng có nét gần tương đồng với Tây
Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng khi nguồn dân di cư tự do vào sinh sống lập
nghiệp ngày một tăng lên gây nên những xáo trộn trong việc quản lý, sử dụng đất cho
nên chúng ta cần nghiên cứu, tham khảo và tìm giải pháp phát triển, làm giảm áp lực
dân số hạn chế những ảnh hưởng đến quản lý đất đai.
12
Luận án tiến sỹ Luật học của Nguyễn Quang Tuyến (2003) Địa vị pháp lý người
sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai, lưu tại Thư viện
Trường Đại học Thương mại nghiên cứu về các quy định của pháp luật, địa vị của
người sử dụng đất, ảnh hưởng đến các giao dịch về đất đai cũng như việc quản lý và
thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản và hoàn thiện pháp luật đất đai.
Một số luận văn chuyên ngành Quản lý đất đai của các tác giả Ngô Văn Thanh
(2012), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn,
tỉnh Bình Định”, trường Đại học Đà Nẵng và hai Luận văn Thạc sỹ lưu tại thư viện
Trường Đại học Thương Mại của Nguyễn Hữu Hoan (2014), Quản lý nhà nước đối với
quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội và Nguyễn Đức Quý
(2014), Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
đều tập trung nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trên các địa bàn khác
nhau. Các tác giả đã chỉ rõ được thực trạng quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá được
những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó làm cơ sở cho định
hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đất đai tại địa phương. Tuy các
luận văn trên nghiên cứu về những địa bàn khác nhau nhưng từ những phân tích của
các tác giả giúp chúng tôi có cái nhìn tư duy về quản lý và sử dụng đất đai giữa các
vùng miền để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt và đưa ra những giải pháp thiết
thực hơn cho quản lý và sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu.
Luận văn thạc sỹ kinh tế của Phan Thị Thanh Tâm, trường Đại học Kinh tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện năm 2014 về Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An lý giải tầm quan trọng của
việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ từ đó làm rõ ý nghĩa của việc cấp
giấy CNQSDĐ. Việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận sẽ giúp các cơ quan quản lý
thu thập thông tin, giúp nhà nước quản lý được QSDĐ với các đối tượng khác nhau hạn
chế tranh chấp, kiện tụng, hỗ trợ các giao dịch về đất đai. Tác giả phân tích, đánh giá
tình hình công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Diễn
Châu và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đăng ký đất đai và cấp giấy
chứng nhận trên địa bàn huyện Diễn Châu. Đây là một tài liệu quý để chúng tôi tham
khảo và tìm những giải pháp hữu hiệu cho việc việc cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk.
13
Luận văn thạc sỹ ngành Quản lý đất đai của Đào Thị Thuý Mai, Trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội, thực hiện năm 2012 về Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên đã làm rõ
hơn cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác cấp giấy CNQSDĐ, tình hình đăng ký
đất đai, cấp giấy CNQSDĐ của một số nước trên thế giới. Tác giả đã đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai thông qua kết quả
đánh giá thực trạng cấp giấy CNQSDĐ. Xác định những thuận lợi và khó khăn của
công tác này trên địa bàn thành phố Hưng Yên.
Những công trình nghiên cứu về cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đai mà
chúng tôi tiếp cận được, ngoài việc xây dựng luận cứ khoa học, đã cung cấp thông tin một
cách tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý, việc sử dụng đất; đồng
thời, các công trình nàycũng là hướng gợi mở các vấn đề cho tôi tiếp tục nghiên cứu.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về chính sách quản lý và sử dụng đất đai
ở Tây Nguyên và Đắk Lắk
1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Trong lịch sử hình thành và phát triển, vùng đất Tây Nguyên nói chung, Đắk
Lắk nói riêng đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm và những đổi thay lớn lao. Trước
thế kỉ XV, Tây Nguyên hầu như tách biệt, khép kín với bên ngoài, nhưng cũng có một
thời kì dài sau đó chịu ảnh hưởng của phong kiến Chăm, Khơ Me, triều Nguyễn và tiếp
đến lại chịu sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Vì thế, việc nghiên
cứu, tìm hiểu sâu về vùng đất này trước đây chưa được nhiều và sâu sắc như những
vùng miền khác của đất nước.
Trong thời kì thực dân Pháp cai trị Việt Nam, đã có những phát hiện điều tra
khảo sát thực địa và nhiều công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên ngành như
khảo cổ học, dân tộc học, địa lí lịch sử của các nhà khoa học và những sĩ quan trong
quân đội thực dân về vùng đất và con người Tây Nguyên nhằm mục đích phục vụ cho
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Để thực hiện âm mưu xâm
lược nước ta, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với việc truyền bá Công giáo làm
đội quân tiền phong, người Pháp chú ý đến việc nghiên cứu Tây Nguyên. Phần lớn
những nghiên cứu về Tây Nguyên thời kỳ này là nghiên cứu dạng mô tả, phân tích với
mục đích giúp họ hiểu hơn về tự nhiên, văn hóa, KT-XH và con người Tây Nguyên.
14
Tác giả Piere Dourisboure, một nhà truyền giáo đã sống 35 năm ở Tây Nguyên,
viết cuốn sách năm 1929 với tựa đề: Le Sauvages Bahnas (Cochinchine Orientale)
souvenirs d’un missionnaire, Missions étrangères, Paris - Ba Na hoang dã (Nam Đông
Dương) - Kỷ niệm về chuyến truyền giáo - Truyền giáo nước ngoài. Qua nhiều lần đổi
tên2
, đến năm 2008, nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản chính thức lấy tên Dân Làng Hồ.
Đây là cuốn sách viết về buổi đầu gian khó trong hành trình truyền giáo lên cao nguyên
của các giáo sĩ phương Tây, nhưng đã cho người đọc hiểu biết liên quan đến các cộng
đồng người tại chỗ Tây Nguyên mà ngày nay không phải muốn là còn có thể tìm thấy,
khi các làng buôn ngày càng được hiện đại hóa. Trong cuốn sách này có liên quan đến
tộc người Ê đê và M’nông, đây là hai tộc người có dân số đông nhất so với các DTTS
khác tại Đắk Lắk hiện nay. Nhiều người từng biết dân tộc Ê Đê và M’nông có truyền
thống quản lý và sử dụng rừng, đất rừng theo phong tục tập quán và luật tục của họ. Họ
có những quy định cụ thể từ việc chọn rừng làm rẫy, cách phát rẫy, đốt rẫy đều được
quy định cụ thể do ai đảm nhiệm và thực hiện vào thời gian nào thì hợp lý. Trong quá
trình sử dụng đất làm nương rẫy, có một số loại cây to không được chặt phá, một số địa
điểm như rừng đầu nguồn không được khai thác,… Đất đai, rừng núi tuy là của chung
buôn làng nhưng không phải mọi người sử dụng một cách tùy tiện, theo ý thích của
mình. Từ việc quản lý, sử dụng đất đai đều có những quy định cụ thể như đối với đất
được canh tác và đất không được canh tác. Nếu vi phạm sẽ bị buôn làng xử phạt và mọi
người trong buôn đều tuân thủ theo. Đây là những qui định bất thành văn nhưng cũng
là sức mạnh “pháp lý” của cộng đồng trước đây. Đây là một trog những cuốn hồi kí
sớm ghi chép lại rõ ràng phong tục tập quán trong canh tác của các dân tộc tại chỗ Tây
Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng như dân tộc Ê đê và M’nông mà tôi sẽ sử
dụng làm tư liệu cho phần quản lý, sử dụng đất đai truyền thống ở Đắk Lắk.
Cuốn sách của H.Bernard (1907), Les populations Moi du Darlac - Những cư
dân Mọi ở Đắk Lắk, Bullentin d’Ecole Francaises d`Extrème Orient, công trình này đã
mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng thể về cư dân các tộc người thiểu số ở Đắk
Lắk nói chung và tộc người Ê đê nói riêng. Đây là một trong những yếu tố tác động đến
2
Gần 40 năm sau ngày tác giả qua đời, năm 1929, cuốn hồi ký đặc sắc được xuất bản tại Paris, thủ đô nước
Pháp. Bản dịch của một người ẩn danh được in tại Sài Gòn năm 1972 là ấn bản đầu tiên ở Việt Nam được
mang tên Dân Làng Hồ. Sau đó, dựa trên văn bản này, có ít nhất hai lần sách được “tái bản” không chính
thức, lần lượt dưới các tên gọi Truyền giáo Tây Nguyên (bản copy cuốn in năm 1972) và Lửa thiêng Tây
Nguyên (nhóm Alpha - 2007).
15
quản lý, sử dụng đất hiện nay ở Đắk Lắk khi mà bên cạnh cơ chế quản lý đất đai quan
phương thì trên địa bàn còn tồn tại quản lý đất đai phi quan phương thể hiện ở sự lồng
ghép giữa Luật Đất đai hiện nay và Luật tục tại các DTTS tại chỗ Đắk Lắk trong xử lý
các vụ tranh chấp, lấn chiếm, kiện tụng về đất đai.
Những thập niên tiếp theo, một số công trình sưu tầm và nghiên cứu phản ánh
những vấn đề cụ thể về địa lý, văn hóa, xã hội tộc người được công bố như:
“Monographie de province du Darlac, Extrême - Orient” (Chuyên khảo về tỉnh Đắk
Lắk, Viễn Đông), Hanoi, của Mus P, xuất bản năm1931 và công trình “L’habitation
Rhade” (Nhà ở của Ra Đê) của M.Ner nghiên cứu về nhà ở, kiến trúc của người Ê đê,
công bố trên Tạp chí Cahiers de l’Ecole Fracaise d’Etrême- Orient, Supplément 2, Hà
Nội, năm 1942. Trong các công trình này có đề cập đến vấn đề nhà ở, từ mảnh đất để
cất nhà đến nguyên vật liệu làm nhà được lấy từ rừng. Đấy là một trong những quy tắc
buôn làng đề ra để bảo vệ rừng, liên quan đến quản lý rừng và đất rừng của người Ê Đê
tại tỉnh Đắk Lắk.
Từ những năm 1920, người Pháp đã quan tâm đến luật tục của các dân tộc Tây
Nguyên. Người đầu tiên sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp luật tục của người Ê đê là
Léopold Sabatier, Công sứ Pháp ở Darlac, công bố bộ sưu tập luật tục bằng chữ Ê đê là
“Palapre du Sermen au Darlac” (Luật tục người Ê Đê ở Đắk Lắk), Bulletin de la
Société, de Etudes Indochinois, Hanoi, 1927. Đến năm 1940, ông Dominique
Antomarchi dịch công trình này qua tiếng Pháp và được in trên tạp chí Trường Viễn
Đông Bác Cổ. Sau năm 1975, nhà dân tộc học Nguyễn Hữu Thấu căn cứ vào bản Pháp
ngữ, công bố bản dịch tiếng Việt, dưới dạng tài liệu nghiên cứu; năm 1996, sách được
in chính thức, sau khi đã có sự bổ sung về nội dung. Luật tục Ê đê gồm 11 chương và
236 điều, trong đó cuốn sách đã dành trọn chương XI gồm 8 điều đã khái quát rất rõ
những quy định và cấm kị trong việc sử dụng, quản lí đất đai, trong đó có đất rừng của
người Ê đê. Những quy định từ việc chọn rẫy, cách phát rẫy, đốt rẫy cho đến những
quy định về đất ở, đất nghĩa địa, đất canh tác và đất cấm canh tác. Nếu ai vi phạm vào
những điều cấm kị ấy thì bị trừng phạt;…
Giai đoạn sau có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến quản
lý, sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đắk Lắk.
16
Trước hết, phải kể đến các công trình của Georges Condominas, người đã trở
nên nổi tiếng với hai tác phẩm về người M’nông Gar: Chúng tôi ăn rừng đá - thần Gôo
và Cái xa lạ là cái hàng ngày. Chúng tôi ăn rừng đá - thần Gôo (Nous avons mangé la
Forêt de la Pierre Génie Gôo) được xuất bản đầu tiên vào năm 1957, sau đó được tái
bản nhiều lần vào các năm 1974, 1982... Năm 2003, nhà xuất bản Thế giới và Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam ấn hành bằng tiếng Việt do Trần Thị Lan Anh, Phan Ngọc Hà,
Trịnh Thu Hồng, Nguyễn Thu Phương dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính. Nội dung chính
của cuốn sách là các ghi chép hết sức cụ thể, chi tiết về không gian địa lý, không gian
xã hội và không gian văn hoá của người Mnông Gar ở làng Sar Luk, xã Krông Nô,
huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Trong cuốn sách tác giả dùng chữ “Ăn rừng” ở đây là một
động từ dùng để mô tả hoạt động làm nương rẫy, tương tác với rừng của của người
M’nông Gar, đó là một nét văn hóa trong ứng xử với rừng, cách khai thác nhưng vẫn
bảo vệ được rừng và vốn đất rừng của người M’nông trước đây.
Trong các công trình viết về tộc người Ê đê, tác phẩm Le cerf au sud du
Vietnam - Người Ra Đê ở Nam Việt Nam, Báo cáo sơ bộ của J. D. Donoghe (1963)
trình bày một cách toàn diện về tộc người Ê Đê trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã
hội. Jacques Dournes là một trong những nhà dân tộc học người Pháp, ông sống ở Tây
Nguyên gần suốt ba mươi năm, am hiểu sâu sắc hàng chục các tộc người thiểu số ở
đây, nói thành thạo ngôn ngữ của họ và đã viết hàng chục công trình có thể coi thuộc
số những công trình nghiên cứu cơ bản nhất về Tây Nguyên cho đến nay. Mùa Xuân
năm 1950, với bút danh Dam Bo, ông đã giới thiệu công trình nghiên cứu về Các dân
tộc miền núi Nam Đông Dương trên tạp chí Pháp Á. Tiếp đó, Jacques Dournes cho ra
đời một số công trình như: Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Gia rai Đông
Dương”; “Lần theo vết chân những người trên Cao nguyên ở Việt Nam và cuốn sách
cuối cùng của ông “Rừng, Đàn bà, Điên loạn”. Những công trình này không chỉ giới
thiệu về Tây Nguyên nói chung mà còn giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về các dân tộc
tại chỗ Đắk Lắk như người Gia Rai, Ê đê và M’nông trong tất cả chiều sâu lịch sử - văn
hóa của họ. Trong cuốn sách cuối cùng ông viết về Tây Nguyên Rừng, đàn bà, điên
loạn ông đã viết về hiện thực đời sống người Gia Rai, một tộc người thiểu số sinh sống
ở tỉnh Gia Rai và huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk. Theo quan sát và nhận thức của ông,
đối với người Gia Rai nói riêng, các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên nói chung, rừng là
17
một thực tại kép, nước đôi, lưỡng nghĩa. Con người nơi đây sống trong rừng, cùng với
rừng, hòa (tan) với rừng. “Nền văn minh Gia Rai là một nền văn minh thảo mộc”. Rẫy
và làng là một phần cắt ra từ rừng, lấy đi của rừng bằng rìu và lửa: Không hề lãng phí
và cũng chẳng tàn phá, đúng vừa để sinh tồn, bên cạnh và cùng các giống loài khác,
động vật và thực vật”. Rừng có tầm quan trọng như vậy nên từ xa xưa người Gia Rai
nói riêng, các dân tộc tại chỗ Đắk Lắk nói chung đã hình nên một phương cách quản lý,
bảo vệ rừng. Đây là những nguồn tư liệu quý để chúng tôi xem xét, so sánh với phương
thức quản lý hiện nay để thấy được những biến đổi trong việc quản lý, sử dụng đất đai
và từ đó chúng ta có hành động đúng trên vùng đất này, ở bất cứ lĩnh vực nào, trong bất
cứ thời gian và hoàn cảnh nào.
Giai đoạn 1954 - 1975, để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, Mỹ tăng cường
nghiên cứu, tìm hiểu về dân tộc học, văn hóa, xã hội Tây Nguyên. Một số công trình về
các dân tộc ở Tây Nguyên đã được xuất bản. Đáng chú ý là các công trình của
G.Hickey (1966): Minority Groups in the Republic of Vietnam, US. Headquartes,
Departmen of the Army (Những nhóm tộc người chính ở Việt Nam Cộng hoà); tướng
Westmoreland (1967) chủ biên. Sau năm 1975, G.Hickey còn công bố công trình Tự
do trên miền rừng, nguyên bản Free in the the forest. Ethnohistory of the Vietnamese
Central Highlans 1954 - 1976, New Haven and London Yale University Press, 1982
(Nguyễn Tấn Đắc dịch ra tiếng Việt). Những công trình này đã giới thiệu cho chúng ta
biết về các tộc người chính ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng như Gia Rai, Ê
Đê, M’nông, … và những sinh hoạt đời sống hàng ngày của họ gắn với núi rừng Tây
Nguyên. Cách họ khai thác những nguyên vật liệu từ rừng phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống tự cung tự cấp và gìn giữ môi trường, rừng núi, đất đai cho các thế hệ con cháu
sau này có đất để dựng buôn làng, canh tác, có cái ăn từ rừng để sinh sống,…
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về Tây Nguyên nói
chung, Đắk Lắk nói riêng đã trải qua một thời gian dài. Từ đó đến nay, trên vùng đất
này đã có nhiều yếu tố tác động mạnh mẽ đến toàn bộ cuộc sống và con người. Bên
cạnh đó, một số cuốn sách với mục đích phục vụ cho mưu đồ xâm lược, khai thác nên
trong quá trình sử dụng làm tư liệu tôi đã có những chọn lọc để tham. Nhiều sự kiện đã
được soi sáng dưới những góc nhìn mới, do đó có thể được nhìn nhận và giải thích theo
những cách mới, sáng rõ và chân xác hơn. Một số nhận định, ước thuyết của các tác giả
18
đã bị vượt qua, hoặc được đính chính lại, một số hiểu biết mới được bổ sung, do những
nghiên cứu mới trong suốt thời gian từ đó đến nay. Những công trình này không tập
trung nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề chuyển đổi cơ chế quản lí và sử dụng đất đai ở
Đắk Lắk nhưng ít nhiều cho cung cấp nguồn tư liệu để giúp tôi thấy được các tộc người
tại chỗ Đắk Lắk họ đã có những luật tục, quy tắc trong vấn đề quản lý và sử dụng đất
đai truyền thống. Đó sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho tôi tiếp cận nghiên cứu và so sánh
giữa quá khứ - hiện tại.
1.1.2.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Trước năm 1975, có một số công trình của các nhà khoa học nghiên cứu về Tây
Nguyên, trong đó liên quan đến vấn đề sở hữu, quản lí và sử dụng đất rừng của người
dân các dân tộc Tây Nguyên. Có một số công trình như: Paul Nur (1966), Sơ lược về
chính sách Thượng vụ trong lịch sử Việt Nam, Xuất bản tại Sài gòn; Bộ phát triển sắc
tộc (1974), Thành quả công tác kiến điền Thượng, Sở Kiến điền ấn hành, tài liệu Trung
tâm Dân tộc học và Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, kí
hiệu: BV - 087;… Tác giả của những cuốn sách này đã giới thiệu một số chính sách về
quản lý, sử dụng đất đai của các dân tộc Tây Nguyên và Đắk Lắk, những thành tựu đạt
được đối với công tác kiến điền đối với các dân tộc Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk
nói riêng. Đây là những tư liệu để tôi tiếp cận và xem xét những kinh nghiệm đối với
quản lý và sử dụng đất ở địa bàn mang nhiều tính đặc thù như tỉnh Đắk Lắk.
Từ năm 1975 về sau, những vấn đề về đất và người Tây Nguyên nói chung đã
được nhiều tác giả nghiên cứu. Nhiều công trình đã xuất bản đề cập tới các khía cạnh,
góc độ khác nhau của vùng Tây Nguyên như: Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1982), Đại
cương về các dân tộc Ê Đê, M’nông ở Dak Lak, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Trung
tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2002) Một số vấn đề phát triển kinh tế, xã hội
buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;... Đây là những công
trình nghiên cứu làm cơ sở ban đầu để tìm hiểu về văn hoá, KT-XH của các dân tộc tại
chỗ Tây Nguyên trong sự phát triển chung của địa phương. Nó được xem như là nền
tảng đầu tiên cho những nghiên cứu sâu hơn về từng dân tộc, và từng mặt phong phú và
hết sức đa dạng trong đời sống của các dân tộc có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn
hóa đặc sắc này. Một số nội dung của các tác phẩm này có liên quan đến luận án và có
thể được tham khảo như đời sống kinh tế, tập quán sinh hoạt, đời sống văn hóa xã hội
19
của tộc người Ê đê, M’nông. Trong đề tài luận án tôi sẽ sử dụng tư liệu này để tìm hiểu
về quản lý và sử dụng đất truyền thống của các tộc người tại chỗ Đắk Lắk.
Từ những năm 1980 đến nay, vấn đề đất đai ở vùng đất Tây Nguyên nói chung,
Đắk Lắk nói riêng - nơi mảnh đất có nhiều chủ nhân sinh sống ngày càng diễn biến
phức tạp và gây ra những mâu thuẫn. Vì vậy, ngày càng có nhiều tác giả chú tâm
nghiên cứu.
Cuốn sách của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1989), Một số vấn đề phát
triển kinh tế xã hội Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội là một cuốn sách tổng
hợp những kết quả nghiên cứu của chương trình Tây Nguyên II với tựa đề Điều tra cơ
bản kinh tế xã hội Tây Nguyên (mã số 48C) với nhiều báo cáo tham luận của nhiều nhà
nghiên cứu được trình bày trong các cuộc hội thảo. Nội dung của cuốn sách đã đưa ra
những lo ngại và khuyến cáo hậu quả khó lường của tình trạng di dân và tăng dân số cơ
học đối với việc phá rừng, tác động tiêu cực tới đời sống và văn hóa của các tộc người
tại chỗ. Những ưu và nhược điểm của hệ thống sở hữu đất đai cổ truyền của các dân tộc
tại chỗ, việc sử dụng đất lãng phí của nông, lâm trường và lo ngại về việc bảo tồn văn
hóa truyền thống và phát triển xã hội ở các cộng đồng dân cư tại chỗ.
Cuốn sách Vấn đề phát triển kinh tế, xã hội các DTTS ở Đắk Lắk (1990) do Ủy
ban Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đắk Lắk nghiên
cứu và ấn hành đã bước đầu nghiên cứu về những điều kiện KT-XH của các DTTS
Đắk Lắk như sở hữu đất đai, công tác định canh định cư, phát triển kinh tế gia đình,
một số vấn đề về văn hóa xã hội, giáo dục và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là cơ sở
để chúng tôi tham khảo để góp phần xác định những quy tắc, chuẩn mực quản lý, sử
dụng đất đai trong xã hội cổ truyền của người Ê đê, M’nông và một số yếu tố tác động
đến quản lý và sử dụng đất đai hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Cuốn sách của Vũ Đình Lợi - Bùi Minh Đạo - Vũ Thị Hồng (2000), Sở hữu và
sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên, Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội đã đề cập đến
những vấn đề cấp bách cần được giải quyết và vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai ở các
tỉnh Tây Nguyên. Tác động của những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà
nước và một số yếu tố khác như vấn đề di cư,... đến sở hữu và sử dụng đất đai đối với
các tỉnh Tây Nguyên, nhất là đối với các đồng bào DTTS. Những mâu thuẫn giữa một
bên là sở hữu và sử dụng cộng đồng truyền thống của các dân tộc tại chỗ và một bên là
20
luật đất đai mới dẫn đến một số hệ lụy kéo theo liên quan đến vấn đề đất đai cũng như
ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc. Từ thực tế đó, các tác giả cũng đưa ra những
kiến nghị và giải pháp để góp phần giải quyết những mâu thuẫn cũng như đưa Tây
Nguyên đi theo hướng phát triển bền vững. Đáng chú ý là lời cảnh báo mạnh mẽ đã
được nêu ra nhưng không được lưu ý đúng mức và gần đây một phần đã trở thành hiện
thực: “Sẽ là không quá sớm khi đưa ra lời cảnh báo rằng nếu không kịp thời có giải
pháp khắc phục những khiếm khuyết của quá trình khai thác và sử dụng đất đai thì ‘vấn
đề dân tộc’ sẽ rất có thể phát sinh trong thực tế nay mai ở Tây Nguyên, chí ít là mất ổn
định, nghiêm trọng là máu lại đổ, với sự can thiệp vừa kín đáo, vừa trắng trợn của kẻ
thù dưới chiêu bài bảo vệ người dân tộc, bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Một khi vấn đề
dân tộc và tôn giáo quyện vào nhau thì nguy cơ tới thật khó lường”.
Cuốn sách Một số vấn đề phát triển kinh tế, xã hội buôn làng các dân tộc Tây
Nguyên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2002 do Ngô Đức Thịnh và Võ Quang
Trọng tổ chức bản thảo và biên tập, cuốn sách này đã tập hợp nhiều bài viết của một số
nhà nghiên cứu khoa học về Tây Nguyên một số nhà quản lý các tỉnh Gia Lai, Kon
Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Nội dung cuốn sách tái hiện về luật tục, hương ước và quản
lý cộng đồng đối với một số lĩnh vực ở một số dân tộc Tây Nguyên; những vấn đề phát
triển KT-XH của buôn, làng. Điều mà tôi quan tâm trong cuốn sách này là một số bài
viết liên quan đến vấn đề đất đai ở Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk:
- Tác giả Ngô Đức Thịnh với bài viết dưới tựa đề “Buôn làng, luật tục và vấn đề
quản lý cộng đồng của các tộc người Tây Nguyên hiện nay” nói về một số dân tộc tại
chỗ Tây Nguyên, trong đó tác giả nói đến sở hữu công cộng của buôn làng về rừng và
đất rừng mà mỗi người dân chỉ có quyền chiếm dụng trong thời hạn canh tác và thể
hiện qua luật tục Ê đê,… Từ bài viết này cho tôi thấy cách thức quản lý và sử dụng
rừng, đất rừng của một số đồng bào DTTS như Ê đê, M’nông tỉnh Đắk Lắk trước đây.
Đó là cơ sở để tôi xem xét dưới tác động của những yếu tố mới thì việc quản lý, sử
dụng đất đai hiện nay đã có những thay đổi như thế nào so với xã hội truyền thống và
chúng ta cần có những điều chỉnh như thế nào để dung hòa giữa luật tục và luật pháp
về giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai;
- Tác giả Phan Đăng Nhật với “Vai trò của buôn - plei trong việc phát triển Tây
Nguyên với việc quản lý tài nguyên và việc điều hành bằng luật tục”. Từ tài liệu này và
21
trên cơ sở thực tiễn tôi nhận thấy vấn đề quản lý và sử dụng đất đai của nông, lâm
trường hiện nay ở Đắk Lắk là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu và điều
chỉnh. Giải quyết thấu đáo vấn đề đất đai giữa một số nông, lâm trường và một số hộ
đồng bào DTTS trên địa bàn sẽ góp thêm những kinh nghiệm thực tiễn để Nhà nước
tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh về cơ chế quản lý, sử dụng đất đai ở một tỉnh có nhiều đặc
thù như Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung;
- Bài viết “Vấn đề đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên” của tác giả Đặng Nghiêm
Vạn đã cho tôi thấy việc thực hiện quyền sở hữu và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên diễn
ra như thế nào. Bài viết này tác giả chỉ trình bày những nét lớn, chú trọng đến giải
pháp, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong đó có tác giả và của một số nhà
quản lý theo 2 giai đoạn 1975 - 1990 và 1990 - 2001 với mục đích đưa ra những kiến
nghị tháo gỡ cho vấn đề đất đai ở Tây Nguyên. Tác giả khẳng định về nguyên tắc đất
đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý là không sai, nhưng việc thực
hiện lại có nhiều khiếm khuyết, thiếu sót, lớn nhất là không tính đến thực tiễn xã hội và
con người Tây Nguyên, thiên về lợi ích các quốc doanh, các cư dân mới đến, vô hình
chung, do sự thiếu hiểu biết, coi nhẹ lợi ích của các dân tộc tại chỗ. Mặc dù tài liệu
chưa cụ thể hóa chính sách về quản lý và sử dụng đất đai ở Đắk Lắk, tuy nhiên đã nói
lên quan điểm cốt lõi, chính sách chung của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất. Tôi
sẽ sử dụng những luận điểm về quan điểm, chủ trương, chính sách chung của Nhà nước
để đưa vào nghiên cứu vấn đề đất đai ở Đắk Lắk;
- Tác giả Vương Xuân Tình với “Tái lập quản lý cộng đồng về đất đai ở các
buôn làng Tây Nguyên” (Trong bối cảnh thực hiện Luật Đất đai 1993) đã chỉ ra trong
lịch sử các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, chưa bao giờ vấn đề đất đai lại đặt ra nóng
bỏng như vậy. Tình trạng mất đất, mua bán đất, tranh chấp đất đai, thiếu đất canh tác
đang diễn ra ngày càng phổ biến, từ đó kéo theo hàng loạt những tác động tiêu cực như
phá rừng, suy thoái môi trường và xung đột sắc tộc. Đấy là hệ quả của những chính
sách đất đai của Nhà nước, của các yếu tố lịch sử, của đặc điểm phát triển KT-XH Tây
Nguyên,… Trong đó, tính không phù hợp của chính sách đất đai của Nhà nước với
truyền thống sở hữu cộng đồng của các dân tộc tại chỗ được xem như vấn đề xuyên
suốt. Qua đó, tác giả đưa ra kiến nghị cần có sự điều chỉnh chính sách đất đai để phù
hợp với tình hình thực tế ở Tây Nguyên bằng cách công nhận và tái lập sự quản lý cộng
22
đồng về đất đai. Tuy nhiên, theo tác giả, trong bối cảnh mới, việc xác định khái niệm
cộng đồng cũng phải linh hoạt để phù hợp với sự quản lý của Nhà nước, với xu thế dân
cư, dân tộc đang xen cài ở Tây Nguyên. Đây là một việc làm cần thiết vì Tây Nguyên
là địa bàn có nhiều dân tộc cư trú. Giữa các dân tộc có những quan niệm khác nhau.
Trên cơ sở của bàn viết này, tôi sẽ liên hệ giữa vùng Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk
trong vấn đề quản lý đất đai;
- Tác giả Đỗ Hồng Kỳ với bài viết “Một số hiện tượng về đất đai và vấn đề công
giáo ở vùng người Ê đê, M’nông cư trú trên địa bàn tỉnh Đak Lak” đề cập đến quan
niệm của đồng bào về đất đai, rừng núi, sông suối thông qua Luật tục Ê Đê, M’nông.
Trong bài viết này, tác giả đã mạnh dạn nói rằng: “chúng ta chưa thật sự bám chắc vào
thực tế, chưa tìm hiểu sâu về thế giới quan, nhân sinh quan của đồng bào để đưa ra
những biện pháp cách thức làm việc phù hợp”. Tác giả luận giải Luật tục Ê Đê,
M’nông và nhiều luật tục khác nữa được hình thành trên nền tảng xã hội truyền thống
với những phong tục tập quán mang tính đặc thù. Luật pháp Nhà nước được xây dựng
trên nền tảng hiện đại, phải đảm bảo tính phổ quát nên có những điều không phù hợp
với phong tục người đồng bào, nếu cứ áp dụng máy móc, không linh hoạt với tình hình
thực tế sẽ phản tác dụng, có khi gây tác hại khó mà lường hết được và tác giả đã đưa ra
một số dẫn chứng về sự tranh chấp đất đai giữa đồng bào DTTS và Lâm trường trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Như vậy, Cuốn sách Một số vấn đề phát triển kinh tế, xã hội buôn làng các dân
tộc Tây Nguyên đã tập hợp các bài viết của các tác giả nói về cơ chế, thực trạng quản lý
đất đai ở Tây Nguyên trong xã hội truyền thống cũng như khi có Luật Đất đai 1993.
Đây là một tài liệu quý để tôi có cái nhìn tổng quát về lịch sử phát triển của cơ chế
quản lý đất đai trên địa bàn Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Công ty Tư vấn Đào tạo & Phát triển Đông Dương
(2006) đồng xuất bản Cuốn sách Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã dành 34 trang thông qua một số chủ đề (từ trang 175 đến
trang 207) đã giới thiệu về tỉnh Đắk Lắk mới sau khi chia cắt thành 2 tỉnh Đắk Lắk và
Đắk Nông theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cuốn sách này tập hợp nhiều bài viết của các tác
giả làm công tác quản lý các ban, ngành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nội dung những bài
23
viết này cho chúng ta nhìn thấy tổng thể về tài nguyên và con người Đắk Lắk, trong đó
có bài viết của tác giả Nguyễn Văn Sinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển
Nông thôn tỉnh Đắk Lắk dưới tựa đề “Yêu cầu cấp thiết chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp” đã xác định hướng chuyển dịch nhanh cơ cấu nông nghiệp liên quan đến vấn
đề giao đất, cho thuê đất, giao rừng để giữ gìn môi trường sinh thái” - bài viết này chỉ
dừng lại ở định hướng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà chưa đưa
ra giải pháp cụ thể. Trên cơ sở của bài viết này, tôi sẽ nghiên cứu và đưa ra những giải
pháp để đảm bảo vấn đề giao đất, cho thuê đất, giao rừng cho người dân ở tỉnh Đắk
Lắk phát huy được hiệu quả.
Nguyễn Văn Tiệp (2010), “Phân tích tác động của di dân đến sự suy giảm tài
nguyên môi trường ở Tây Nguyên", trong cuốn sách Hiện đại và động thái của truyền
thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, Quyển 1, Nxb Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh; Nguyễn Duy Thụy (2016), Di cư của người DTTS đến Tây Nguyên
từ năm 1975 đến năm 2015, Nxb Khoa học xã hội,… Trong các cuốn sách này tôi sẽ
kế thừa và tìm hiểu yếu tố di dân đã tác động như thế nào đến quản lý và sử dụng đất
đai ở Đắk Lắk. Chính di dân với số lượng lớn theo kế hoạch nhà nước và di dân tự do
đã có tác động mạnh mẽ tới quản lý và sử dụng đất đai tỉnh Đắk Lắk bởi vì dân di cư
đến đây khai thác đất canh tác, lấn chiếm đất rừng, mua bán, tranh chấp đất đai đối với
các DTTS tại chỗ gây áp lực cho quản lý, sử dụng đất.
Năm 2011, Nguyễn Văn Tiệp (chủ biên) đã xuất bản cuốn sách Một số vấn đề
kinh tế, xã hội và quan hệ dân tộc ở tỉnh Đăk Lăk nói lên những tác động về mặt tích
cực cũng như tiêu cực của ba chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước như phát triển
Nông, lâm trường quốc doanh, di dân kinh tế mới, định canh định cư cho các hộ đồng
bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được thì cũng nảy sinh và
tiềm ẩn những nguy cơ, trong đó có vấn đề quản lí và sử dụng đất rừng giữa người
Kinh kinh tế mới hay nông, lâm trường quốc doanh với đồng bào DTTC về quản lí và
sử dụng đất đai làm ảnh hưởng tới mối đại đoàn kết dân tộc;
Vũ Văn Phúc (chủ biên) (2014) trong cuốn sách “Quản lý, sử dụng hiệu quả đất
đai gắn với xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh Tây Nguyên”, Nxb Chính trị Quốc gia -
Sự thật, Hà Nội được biên soạn trên cơ sở các tham luận tại Hội thảo khoa học của Đề
tài khoa học cấp Nhà nước KX.04 - 09/11.15: “Sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai
24
trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong cuốn sách này,
được chia làm 3 phần: Phần 1, các tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận, những tư
tưởng, quan điểm của Đảng và những chính sách, pháp luật Nhà nước về quản lý, sử
dụng đất đai. Trong phần 2,3 của cuốn sách, các tác giả tập trung giới thiệu thực trạng
quản lý, sử dụng đất đai gắn với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên, nêu ra các bất
cập, thách thức trong vấn đề này và đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai nói chung cũng như quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên. Đây là một trong
những tư liệu cần thiết để tôi tiếp cận về một số bài học kinh nghiệm về quản lý, sử
dụng đất trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
Đối với tỉnh Đắk Lắk, trong cuốn sách “Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai gắn
với xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh Tây nguyên” nêu trên, vấn đề quản lý, sử dụng
đất đai được một số ban, ngành và tác giả quan tâm như: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk
Lắk với bài viết “Công tác tuyên truyền góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất gắn
với nông thôn mới ở Đắk Lắk”; tác giả Vũ Văn Đông với bài viết “Sử dụng hiệu quả
đất đai với xây dựng nông thôn mới đối với kinh tế trang trại tại tỉnh Đắk Lắk”; Sở Tài
nguyên & Môi trường Đắk Lắk với bài viết “Sử dụng hiệu quả đất đai gắn với xây
dựng nông thôn mới ở Đắk Lắk”,… Các bài viết này đã cho chúng tôi một cái nhìn
tổng quan về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của một số tổ chức
trong nước và cộng đồng DTTS tại tỉnh Đắk Lắk.
Năm 2016, Phạm Thế Trịnh đã xuất bản cuốn sách Sử dụng tài nguyên đất ở
Đắk Lắk, hiện trạng và tiềm năng, Nxb Nông nghiệp với nội dung liên quan đến các
nhóm đất và đặc điểm sử dụng các nhóm đất ở Đắk Lắk; hiện trạng sử dụng đất nông
nghiệp và tiềm năng, định hướng sử dụng trong tương lai. Đây là một cuốn sách thiên
về phân tích đặc tính của đất hơn là thực trạng sử dụng và nội dung sách đề cập đến sử
dụng đất trong những năm gần đây. Tôi sẽ dựa trên nguồn tư liệu này để bổ sung một
số số liệu cho hiện trạng sử dụng đất hiện nay ở Đắk Lắk.
Ngoài các công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách như các công trình
trên, liên quan đến cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai ở Tây Nguyên và Đắk Lắk
còn có hệ thống các đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ do các nhà nghiên cứu ở các Viện
nghiên cứu thực hiện như: Khổng Diễn (1999), Di dân tự phát của các DTTS miền núi
25
phía Bắc vào Tây Nguyên, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ, Hà Nội; Đặng Nguyên Anh
(2014), Dân số và di dân trong phát triển bền vững Tây Nguyên - Chương trình Tây
Nguyên III, Hà Nội, 12/2014 có đề cập đến những tác động của di dân, di dân tự do của
người Kinh và các người dân một số DTTS miền núi phía Bắc như người Tày, Nùng,
Thái, Mường vào Tây Nguyên và có một lực lượng lớn đến cư trú tại địa bàn tỉnh Đắk
Lắk. Những cư dân đến đây chủ yếu là làm nông nghiệp, do thiếu đất đai canh tác nên
một bộ phận lớn dân cư đã xâm chiếm đất rừng để canh tác, điều này ảnh hưởng đến
quản lý đất đai ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.
Báo cáo kết quả đề tài trọng điểm cấp bộ: Thực trạng đất đai ở Tây Nguyên và
những kiến nghị, giải pháp, Cơ quan chủ trì Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2005;
Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra Nghiên cứu điểm về quyền sử dụng đất của người
vùng cao và dân tộc ít người tại tỉnh Đăk Lăk thuộc dự án Sáng kiến khu vực về tăng
cường đối thoại chính sách về quyền của người dân vùng cao và dân tộc ít người (RAS
04/001) năm 2006 của Ủy ban Dân tộc học - Hai đề tài này đã tập trung làm rõ thực
trạng đất đai và một số mâu thuẫn nổi cộm liên quan đến sử dụng đất đai ở các đối
tượng dân tộc tại chỗ như thiếu đất sản xuất, phân hóa đất sản xuất, hiệu quả sử dụng
đất, tranh chấp đất đai chủ yếu tồn tại ở 4 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông và Lâm
Đồng. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị giải pháp làm cơ sở khoa học để Đảng và
Nhà nước có những chủ trương, chính sách ổn định KT-XH và sử dụng hợp lí, bền
vững nguồn tài nguyên đất rừng ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.
Trong giai đoạn 2011 đến năm 2015, với Chương trình Khoa học & Công nghệ
trọng điểm cấp nhà nước “Khoa học & Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội
vùng Tây Nguyên” (gọi tắt là Chương trình Tây Nguyên III) cũng đã diễn ra nhiều đề
tài bàn về vấn đề đất đai nói chung ở Tây Nguyên, trong đó có đề tài “Vấn đề sử dụng
và quản lý đất đai ở Tây Nguyên” do tác giả Vũ Tuấn Anh làm chủ nhiệm. Đề tài nêu
lên những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong thể chế quản lý đất đai ở Tây Nguyên: (i)
đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với đất đai cho phù hợp với sự vận hành
của nền kinh tế thị trường; (ii) tái cơ cấu hệ thống chiếm hữu và quản lý đất đai, sắp
xếp lại các công ty nông lâm nghiệp nhà nước, giao quyền sử dụng đất cho người trực
canh; (iii) phát huy tính tích cực của truyền thống chiếm hữu và quản lý cộng đồng đối
với rừng, đất và nước; (iv) giải quyết tình hình thiếu đất sản xuất của nhân dân, đặc biệt
26
của đồng bào các DTTS tại chỗ, theo cách thức bền vững lâu dài;… nguồn tài liệu này
giúp ích cho luận án trong việc rút ra những kinh nghiệm về việc sử dụng đất đai
đối với các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk.
Luận án của Phạm Ngọc Đại (2017), Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực
hiện chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015, chuyên ngành Lịch sử , Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã đề cập đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng
tranh chấp và khiếu kiện đất đai ngày càng nhiều và kéo dài ở tỉnh Đắk Lắk giữa
các cộng đồng tại chỗ với nông - lâm trường, với chính quyền địa phương, giữa cá
nhân người DTTS với cá nhân người dân tộc Kinh; tình trạng nông, lâm trường dựa
vào quyền sở hữu toàn dân, trưng dụng đất sản xuất hưu canh thuộc quyền quản lý
của các DTTS tại chỗ; quá trình công nhân hóa, rồi lại đưa đồng bào ra khỏi nông
lâm trường, cũng như quá trình hợp tác hóa nông nghiệp rồi lại giải thể HTX nông
nghiệp dẫn đến người dân mất đi phần đất rẫy hưu canh hoặc đất ruộng nước quan
trọng vốn có của mình; sự phát triển của hàng chục dự án thủy điện, dự án nông,
lâm nghiệp trên khắp Đắk Lắk đã ảnh hưởng đến đất đai của người dân,…
Một số bài Tạp chí của các tác giả: Đặng Nghiêm Vạn (1975), Vài ý kiến về
vấn đề nương rẫy trong thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, tạp chí Dân tộc học
số 1; Phan An (1983), Quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai của Tây Nguyên
trong lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6; Nguyễn Văn Nhật (1994), Chính
sách ruộng đất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Tây Nguyên, Tạp chí Nghiên
cứu Lịch sử (số 5 (276)); Nguyễn Duy Thụy (2010), Vài nét về thực trạng quản lí
và sử dụng ruộng đất ở Đăk Lăk từ năm 1986 đến năm 2000, Tạp chí Lịch sử Đảng,
số 4;... Nội dung của những bài báo này có liên quan đến vấn đề quản lý, việc sử
dụng đất đai ở Tây Nguyên và Đắk Lắk; vấn đề canh tác đất nương rẫy của đồng
bào các DTTS; quyền chiếm hữu, sở hữu và sử dụng đất đai; một số chính sách về
đất đai trong lịch sử,… và những vấn đề này cho đến hiện nay vẫn còn tác động đến
cơ chế và việc sử dụng đất đai hiện tại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở nội
dung của những bài báo này, luận án sẽ có những nhìn nhận và rút ra những kinh
nghiệm góp phần cho việc quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk hợp lý hơn, hiệu
quả hơn.
27
Báo cáo của Lưu Đức Hồng (1990), chuyên gia phân vùng, quy hoạch của
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tại Hội thảo quốc gia “Xác định các vấn đề ưu tiên cho
sử dụng đất lâu bền ở Việt Nam” với báo cáo “Những vấn đề kinh tế, xã hội với
hướng sử dụng đất liên tục ở Tây Nguyên” đã phân tích tình hình sử dụng đất Tây
Nguyên trong thời kỳ từ 1976 đến 1988. Tác giả nhận xét rằng bên cạnh những
thành tựu đạt được về việc khai hoang, mở rộng diện tích, phát triển sản xuất, đặc
biệt là một số loại cây hàng hóa quy mô lớn, thì “khuyết điểm bao trùm là sử dụng
quỹ đất lãng phí, kém hiệu quả, hiện tượng toàn dân phá rừng chưa được ngăn chặn.
Mất rừng làm cho cân bằng sinh thái biến đổi theo chiều hướng xấu không những
đối với Tây Nguyên mà cả Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Sự mất mát
là to lớn và hậu quả lâu dài, việc khắc phục nó sẽ tốn kém nhiều hơn là kết quả thu
được”. Đối với sở hữu và sử dụng đất, tác giả nhận xét rằng trong khi “các cộng
đồng dân cư tại chỗ có ý thức bảo vệ mạnh đất của mình”, thì cộng đồng những
người mới đến thiếu vốn, thiếu cả kinh nghiệm canh tác trên đất dốc lại “coi đất là
tài sản quốc gia, là tài nguyên vô tận nên đã khai thác đất, rừng theo phương thức
quảng canh, bóc lột đất tối đa mà không cải tạo, bảo vệ làm cho đất kiệt quệ”. Các
nông lâm trường quốc doanh “được nhà nước ưu tiên nhất, nhưng cũng lại là các cơ
sở sử dụng đất lãng phí nhất, kém hiệu quả nhất và góp phần to lớn nhất vào tăng
quỹ đất trống đồi trọc ở Tây Nguyên”;
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, đề tài cấp bộ, cấp Nhà nước, luận án,
luận văn, các bài báo đăng trên các tạp chí hay bài viết trong các hội thảo trên, do mục
đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã có những cách tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp
góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề đất đai tỉnh Đắk Lắk trong một thời kỳ lịch sử nhất
định. Đó là nguồn tài liệu đáng quý giúp tôi có được những số liệu và thông tin cần
thiết để kế thừa và phát triển trong luận án của mình.
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước và những vấn đề
luận án cần giải quyết
1.2.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên, có thể rút ra một số khái quát
như sau:
28
Thứ nhất, qua các công trình đã công bố mà chúng tôi tiếp cận được, có thể
thấy lĩnh vực nghiên cứu mang tính chất lý luận về cơ chế quản lý, sử dụng đất đã
thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả, với nhiều công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước.
Thứ hai, nguồn tài liệu khá phong phú về số lượng và nội dung tập trung phản
ánh phần lớn vào việc trình bày hiện trạng, những thành tựu, hạn chế trong quản lý, sử
dụng đất dưới dạng viết lịch sử hay tài liệu chuyên khảo. Tuy nhiên phần nhiều mang
tính chất liệt kê mô tả mà chưa tập trung vào sự phân tích, so sánh, đánh giá...không
mang tính tổng hợp một cách có hệ thống.
Thứ ba, các công trình mà tác giả tiếp cận được chỉ dừng lại ở thực trạng quản
lý, sử dụng đất đai mà chưa tập trung nghiên cứu về sự chuyển đổi cơ chế quản lý và sử
dụng đất.
Thứ tư, các công trình tiếp cận không chỉ về lĩnh vực đất đai trong mối quan hệ
tổng hòa là chủ yếu, tuy nhiên, về lĩnh vực chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai…kết quả
còn rất khiêm tốn và vẫn chưa được đề cập đến nhiều.
Trước những nguồn tài liệu thu thập được chứng tỏ lĩnh vực đất đai rất được
quan tâm vì nó không chỉ có giá trị khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn để định
hướng phát triển cho mục tiêu CNH, HĐH đất nước, giúp ổn định tình hình an ninh,
chính trị và phát triển kinh tế. Các công trình nói trên, ở mức độ khác nhau, ở thời điểm
khác nhau đã giúp chúng tôi có một số tư liệu cần thiết để có thể hình thành sự hiểu
biết chung, là những gợi mở quý giá có tác dụng tham khảo bổ ích, bổ sung cho quá
trình thực hiện luận án.
1.2.2. Những nội dung luận án kế thừa
Là một công trình nghiên cứu khoa học, trước hết tôi dựa vào những công trình
đã công bố của các tác giả, các nhà khoa học đi trước và các tài liệu gốc để nghiên cứu
các vấn đề đặt ra của luận án, cụ thể có những nội dung kế thừa như sau:
Một là, về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lí, địa hình đất đai, khí hậu là những
vấn đề đã được các nhà khoa học khảo sát nghiên cứu trong nhiều năm qua và kết quả
đã được thừa nhận.
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai

More Related Content

What's hot

đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏngLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...nataliej4
 
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÓI MÒN ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP H...
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÓI MÒN ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP H...XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÓI MÒN ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP H...
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÓI MÒN ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP H...anh hieu
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Đề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAYĐề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOTLuận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở HuếLuận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn ĐônĐánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
 
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAOĐề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOTLuận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏngLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
 
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
 
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
 
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũLuận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanhLuận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
 
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAYCông tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
 
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÓI MÒN ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP H...
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÓI MÒN ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP H...XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÓI MÒN ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP H...
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ XÓI MÒN ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP H...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 

Similar to Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai

Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk NôngLuận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk NôngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...TieuNgocLy
 
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai (20)

Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng NaiLuận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
 
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếuLuận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
 
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
 
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
 
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nayLuận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
 
Luận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAY
Luận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAYLuận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAY
Luận án: Chọn dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp, HAY
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk NôngLuận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
Luận văn: Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái Đắk Nông
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk NôngLuận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
 
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
 
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
 
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG THỊ HẠNH QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 92 29 013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Hà Mạnh Khoa 2. TS. Nguyễn Duy Thụy HÀ NỘI - 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN ÁN TRƯƠNG THỊ HẠNH
  • 3. LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tiến sỹ, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: PGS.TS. Hà Mạnh Khoa và TS. Nguyễn Duy Thụy đã tận tình hướng dẫn, động viên cũng như giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham gia khoá đào tạo tiến sỹ năm 2015 - 2018 tại Học viện Khoa học xã hội. Các thầy cô giáo, các nhà khoa học của Học viện đã tạo điều kiện thuận lợi, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành liên quan trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu, điền dã tại địa phương. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN ÁN TRƯƠNG THỊ HẠNH
  • 4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTTS DTTS HTX Hợp tác xã KT-XH Kinh tế, xã hội TCQLĐĐ Tổng cục quản lý đất đai TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài VNCH Việt Nam Cộng hòa
  • 5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tình hình giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và nhóm hộ ở tỉnh Đắk Lắk 65 Bảng 3.2. Giao rừng theo nhóm hộ gia đình ở buôn Chàm B, xã Cư Đrăm huyện Krông Bông năm 2001............................................................................................. 66 Bảng 3.3. Thống kê kết quả sản xuất lâm trường thời kì 1990 - 1996 của tỉnh Đắk Lắk.............................................................................................................................76 Bảng 3.4. Bảng so sánh cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước từ năm 1995 đến 1999 79 Bảng 4.1. Thống kê diện tích giao rừng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2013......................95 Bảng 4.2. Biểu đồ về cơ cấu sử dụng quỹ đất của tỉnh Đắk Lắk năm 2015 ...........107 Bảng 4.3. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2015 so với năm 2010 và 2005 ...............................................................113
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................8 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................8 1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về chính sách quản lý và sử dụng đất đai ........ 8 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về chính sách quản lý và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên và Đắk Lắk .................................................................................................................13 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước và những vấn đề luận án cần giải quyết...........................................................................................................................27 1.2.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu .............................................................................27 1.2.2. Những nội dung luận án kế thừa.....................................................................28 1.2.3. Những vấn luận án tiếp tục giải quyết ..........................................................29 CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CƠ CHẾ, THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1986.......................................................................................................30 2.1. Khái quát tỉnh Đắk Lắk..................................................................................... 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................30 2.1.2. Dân cư .............................................................................................................31 2.2. Cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk trước năm 1975...........................................................................................................................32 2.2.1. Trong xã hội truyền thống ..............................................................................32 2.2.2. Dưới thời thực dân Pháp ................................................................................34 2.2.3. Dưới thời đế quốc Mỹ và Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ( 1954- 1975) ...36 2.3. Cơ chế và thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 1986....41 2.3.1. Cơ chế quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ...........................................................41 2.3.2. Thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk.....................................................45 2.4. Thực trạng sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk .......................................................48 Tiểu kết chương 2......................................................................................................54
  • 7. CHƯƠNG 3. SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2003...........56 3.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển đổi cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai .............................................................................................................................56 3.2. Sự chuyển đổi cơ chế và thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk.................... 59 3.2.1. Cơ chế quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ..........................................................59 3.2.2. Thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ....................................................68 3.3. Thực trạng sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk .......................................................74 3.3.1. Sử dụng đất nông nghiệp ................................................................................76 3.3.2. Sử dụng đất lâm nghiệp ..................................................................................80 3.3.3. Sử dụng đất khu dân cư...................................................................................81 3.3.4. Sử dụng đất đô thị .......................................................................................... 81 3.3.5. Sử dụng đất chuyên dùng ...............................................................................81 3.3.6. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá...........................................................83 Tiểu kết chương 3......................................................................................................83 CHƯƠNG 4. SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2015...........85 4.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển đổi cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai .............................................................................................................................85 4.2. Sự chuyển đổi cơ chế và thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk .................88 4.2.1. Cơ chế quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ..........................................................88 4.2.2. Thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ....................................................96 4.3. Thực trạng sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ....................................................105 4.3.1. Sử dụng nhóm đất nông nghiệp ....................................................................107 4.3.2. Sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp ............................................................113 Tiểu kết chương 4.............................................................................................................119 CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ, VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ..............................................120 5.1. Nhận xét về quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk.......120 5.1.1. Thành tựu................................................................................................................120
  • 8. 5.1.2. Hạn chế...................................................................................................................125 5.2. Nhận xét về việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk............................................129 5.2.1. Thành tựu.....................................................................................................................129 5.2.2. Hạn chế...................................................................................................................132 5.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế .......................................................136 5.3.1. Nguyên nhân thành tựu..........................................................................................136 5.3.2. Nguyên nhân hạn chế.............................................................................................137 5.4. Một số khuyến nghị về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk..........................................................................................................................139 5.4.1. Đối với cơ chế quản lý đất đai ......................................................................139 5.4.2. Đối với sử dụng đất đai...............................................................................................143 Tiểu kết chương 5 ..................................................................................................................146 KẾT LUẬN............................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .................150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................151 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 166
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai có vị trí rất quan trọng đối với bất kì một quốc gia nào:“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” [149]. Cùng với lịch sử phát triển đất nước, cơ chế quản lý đất đai cũng dần được hoàn thiện. Nội dung cơ bản của cơ chế quản lý đất đai được thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này từ những văn bản dưới luật, những văn bản chỉ quy định tạm thời đến Nhà nước ban hành Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013. Tùy vào mỗi giai đoạn, Nhà nước ban hành những chủ trương, chính sách để phù hợp với xu thế phát triển và yếu tố đặc thù của một số địa phương. Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, là địa bàn chiến lược về KT - XH, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái quan trọng của cả nước, là nơi cư trú của nhiều thành phần dân tộc. Thế mạnh của Đắk Lắk được khẳng định là đất đai. Tuy nhiên, đất đai là một dạng tài nguyên đặc biệt, bị giới hạn về diện tích, cố định về mặt không gian nên con người không thể dịch chuyển, làm tăng hay giảm diện tích đất theo ý muốn. Trước năm 1975, tỉnh Đắk Lắk là địa bàn cư trú chủ yếu của một số đồng bào DTTS tại chỗ. Các DTTS tại chỗ ở Đắk Lắk mới chỉ có ý thức sở hữu chung của buôn làng về đất đai và quản lý, sử dụng đất theo luật tục, đứng đầu là chủ buôn làng/chủ đất. Từ sau ngày miền Nam giải phóng (1975), Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Công tác di dân xây dựng vùng kinh tế mới từ các địa bàn khác nhau đến Đắk Lắk đã làm cho dân số tăng lên rất nhiều lần; Hàng loạt nông, lâm trường quốc doanh quy mô lớn được thành lập; Việc thực hiện định canh, định cư cho người dân tại chỗ được đẩy mạnh. Phong trào trồng cây công nghiệp và phát triển thủy điện được tiến hành. Cùng với đó là việc ban hành Luật Đất đai nhằm trao quyền cho người sử dụng đất, sở hữu toàn dân về đất đai được công bố,… đất đai
  • 10. 2 đã thay đổi hình thức, chủ thể sở hữu và biến đổi cả về số lượng lẫn chất lượng một cách căn bản. Đến năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế. Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng to lớn về đất đai, nền kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo và đổi mới về cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai đóng vai trò quan trọng. Đất đai trong giai đoạn từ sau năm 1986 không còn là tư liệu sản xuất thuần túy mà trở thành một thứ hàng hóa có giá trị cao được trao đổi trên thị trường. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải vừa quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý đất đai vừa phải quản lý và sử dụng phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trong bối cảnh mới mà cụ thể là hướng việc quản lý và sử dụng đất đai gắn với với mục tiêu CNH, HĐH đất nước, đáp ứng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh mới. Những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và việc triển khai ở tỉnh Đắk Lắk góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH và cải thiện đời sống cho nhân dân. Trong quá trình thực hiện, chúng ta đã chủ quan, nóng vội để khai thác tiềm năng thế mạnh đất đai mà chưa chú ý đến đặc thù KT-XH của địa bàn, nhất là đối với tập quán quản lý, sử dụng đất rừng truyền thống của các dân tộc tại chỗ. Mặt khác, việc khai hoang, sử dụng đất chưa tính đến quy hoạch lâu dài và kỹ thuật canh tác nên đất bạc màu, lượng đất bazan thoái hóa ngày càng cao, đất đai trở nên khan hiếm và trở thành vấn đề gay gắt trong những thập niên gần đây. Sự gay gắt biểu hiện ở tình trạng tranh chấp đất giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể và tập thể,… Tình trạng lấn chiếm, mua bán, sang nhượng trái phép, sử dụng sai mục đích, thiếu đất canh tác ở một bộ phận lớn người dân các DTTS, sử dụng đất không theo quy hoạch,... Những mâu thuẫn và bất cập đó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển KT- XH, ổn định an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội mà còn là kẻ hở để các thế lực phản động lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc và kích động chống phá cách mạng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, sự kiện năm 2001 và 2004 diễn ra ở Đắk Lắk đã nói lên điều đó. Khi sự phát triển KT-XH đòi hỏi phải chuyển đổi cơ chế quản lý và việc sử dụng đất là khi xã hội đứng trước những bước chuyển đổi lớn có tính đột phá. Vì thế, việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai là một việc có
  • 11. 3 tầm quan trọng và có giá trị thực tiễn trong bối cảnh phát triển của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ thực tiễn trên, đồng thời nhận thực được sâu sắc về tầm quan trọng của cơ chế quản lý và sử dụng đất đai theo hướng bền vững, đúng pháp luật; sử dụng hiệu quả không lãng phí, đúng mục đích góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế; đảm bảo yêu cầu xây dựng khối đoàn kết các dân tộc và yêu cầu giải quyết mối quan hệ giữa lịch sử và phát triển; đảm bảo công bằng xã hội trong sử dụng đất trên địa bàn có nhiều chủ nhân sinh sống; phục vụ quá trình CNH, HĐH đất nước, đáp ứng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;… nên chúng tôi chọn vấn đề: “Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015” làm luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình chuyển đổi cơ chế và thực trạng quản lý, việc sử dụng đất đai tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015, trên cơ sở đó rút ra nhận xét về sự chuyển đổi cơ chế, thực trạng quản lý, việc sử dụng đất đai; nguyên nhân thành công, hạn chế và một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất, thúc đẩy KT- XH phát triển và giữ gìn an ninh, chính trị trên địa bàn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk trước năm 1975; - Phân tích cơ chế quản lý, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất đai tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015 qua 3 giai đoạn: + Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986; + Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2003; + Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2015. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đánh giá sự chuyển đổi về cơ chế quản lý đất đai và những thành tựu, hạn chế trong cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015; nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và đưa ra một số khuyến nghị.
  • 12. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình chuyển đổi cơ chế quản lí và việc sử dụng đất đai tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: Được xác định từ năm 1975 đến năm 2015 và chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1975 - 1986: Đây là giai đoạn mà cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai theo cơ chế quan liêu bao cấp; - Giai đoạn 1986 - 2003: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng xác định mục tiêu tiến hành đổi mới toàn diện đất nước và năm 1987 Luật Đất đai ban hành nên có sự thay đổi về cơ chế kinh tế cũng như thay đổi về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai. - Giai đoạn 2004 - 2015: Luật Đất đai 2003 cũng được ban hành và có hiệu lực từ năm 2004 và ngày 1/1/2004 tỉnh nên cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai tỉnh Đắk Lắk có sự thay đổi. Năm 2004 tỉnh Đắk Lắk đã được tách ra thành 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nên có thay đổi về địa giới hành chính. Về mặt không gian: Phạm vi không gian nghiên cứu trong đề tài là tỉnh Đắk Lắk. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2003 theo phạm vi, địa giới hành chính của tỉnh Đắk trước đây (bao gồm tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông hiện nay) và từ năm 2004 đến năm 2015 theo phạm vi của tỉnh Đắk Lắk khi đã tách tỉnh (không bao gồm tỉnh Đắk Nông hiện nay)1 . Về mặt nội dung: Nghiên cứu những yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai tỉnh Đắk Lắk; Cơ chế quản lý và thực trạng quản lý, việc sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; nhận xét kết quả, nguyên nhân của những kết quả và đưa ra một số khuyến nghị về cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk. 1 Theo nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đắk Lắk được chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông.
  • 13. 5 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án là phương pháp lịch sử, phươngpháplogicvàsự kếthợpgiữahaiphươngphápnày. Sử dụng phương pháp lịch sử trong đề tài là để tái dựng lại một cách toàn diện hệ thống về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai ở Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015 theo đúng tiến trìnhlịchsử,thờigianvàkhônggian. Phươngpháplogicsử dụngtrongđềtàilàđểxemxét,nghiêncứucácsự kiện,thờiđiểm, kết quả… về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất diễn ra trong không gian nghiên cứu dưới dạng tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử phát triển. Hơn nữa, sử dụng phương pháp logic còn nhằm để lý giải, khái quát, đánh giá và đưa ra những nhận thức khách quan về quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai và chiều hướng phát triển của không gian nghiên cứu trong một thời gian nhất định; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá cơ chế, thực trạng quản lý, sử dụng đất ở tỉnh Đắk Lắk một cách khách quan để tìm ra cái tất yếu và quy luật vốn có để làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những thành tựu, hạn chế đó và đưa ra một số khuyến nghị từ quá trình chuyển đổi cơ chế quảnlývàviệc sửdụngđấtởtỉnhĐắkLắktronggiaiđoạn1975đến2015. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đồng đại, lịch đại, sosánhvàphươngphápliênngành. Ngoài ra, các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn, điền dã, khảo sát cũng được áp dụng trong việc thu thập thông tin, kiểm chứng, đối chiếu với những gì chúng tôi đã tiếp cận quatàiliệuthànhvănđểlàmrõhơncácvấnđềtrong luậnán. 4.3.Nguồntàiliệu Tàiliệuđượckhaitháctrongđềtàichủ yếu gồmcác nguồnsau: - Văn kiện của các kỳĐại hội Đại biểu Đảng toàn quốc; Nghị quyết các Hội nghị Trung ương; Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ; Văn bản pháp luật của Quốc hội về Luật Đất đai và
  • 14. 6 chỉ đạo thực thi; Văn kiện và Nghị quyết của Đảng bộ và các văn bản pháp quy ở địa phương Đắk Lắk có liên quan đến cơ chế, thực trạng quản lý và sử dụng đất đai. Nguồn tài liệu này đề cập những chủ trương, định hướng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và những biện phápthựcthicủa cáccấpchínhquyềnđịaphươngliênquanđếnluậnán. - Các báo cáo, đánh giá thực hiện quản lý, sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk của UBND tỉnh, Trung tâm Lưu trữ tỉnh Đắk Lắk, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Nông nghiệp & Phát triển nôngthôn,ChicụcLâmnghiệp,CụcThốngkêtỉnh ĐắkLắkvàcác ban,ngànhliênquan. - Các công trình nghiên cứu, các đề tài cấp bộ, cấp Nhà nước và các luận văn, luận án liênquanđếnđềtài. -Nguồntàiliệutừ các chuyếnkhảosát,điềndãcủa nghiêncứusinh. 5.Đónggópmớivềkhoahọc củaluậnán - Luận án là công trình nghiên cứu khoa học tổng hợp một cách hệ thống những chủ trương,chínhsáchcủaĐảngvàNhànướcvề quátrìnhchuyểnđổicơchếquản lý đấtđaitrênđịa bàn tỉnh Đắk Lắk từ sau khi đất nước thống nhất đến năm 2015 và sự áp dụng vào thực tiễn địa phương -Luậnánluậngiảivềnhữngnhântốtácđộngđếncơ chếquảnlývàviệcsử dụngđấtđai ởtỉnhĐắkLắkqua3thờikì1975-1986;1986-2003;2004 -2015; - Luận án làm rõ cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất đai tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015, đánh giá khách quan nguyên nhân dẫn đến những thành công cũng như nhữnghạnchế,bấtcậpcơchếvàthựctiễn thựchiện; - Từ việc đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý và thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở Đắk Lắk, luận án đưa ra một số nhận xét, khuyến nghị, gợi mở một số vấn đề tiếp tục bổ sung, phát triển chủ trương, giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả hơn về cơ chế và thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk trong thờigiantới; - Kết quả của luận án góp phần phục dựng lại quá trình vận hành cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk, góp phần sinh động hơn bức tranh lịch sử địa phương trong chặngđườngquá độlên Chủnghĩaxã hội,đápứng yêucầuchungcủa CNH,HĐHđấtnướcvới tínhđặcthùcủatỉnhĐắk Lắk. - Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về cơ chế quản lý và việcsửdụngđấtđaiởnhữngđạiphươngcóđiềukiệntựnhiên,xãhộitươngđồngvớitỉnhĐắkLắk.
  • 15. 7 6.Ýnghĩalýluậnvàthựctiễncủaluậnán Ý nghĩa lý luận: Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, luận án cung cấp thêm cơ sở lý luận và những luận cứ khoa học về cơ chế quản lý, sử dụng đất đai nói chung và cơ chế, thực trạng quản lý, sử dụng đất đai đối với địa bàn cụ thể nói riêng cũng như góp phần vào việc nghiên cứu, bổ sung lý luận về lịch sử cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai. Ý nghĩa thực tiễn: - Luận án góp phần tạo ra một cách nhìn toàn diện, khoa học và thực tiễn hơn về cơ chế và thực trạng quản lý, sử dụng đất nói chung và quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. - Bên cạnh đó, bằng việc phân tích, đánh giá một cách có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế, thực trạng quản lý, sử dụng đất, luận án có khả năng đóng góp những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. - Đồng thời, luận án còn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học liên ngành, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên và các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền về quản lý và sử dụng đất. 7. Cơ cấu của luận án Cơ cấu luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung được chia làm 5 chương. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk và cơ chế, thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 1986. Chương 3. Cơ chế và thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1986 đến năm 2003. Chương 4. Cơ chế và thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 2004 đến năm 2015. Chương 5. Nhận xét về cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk và một số khuyến nghị.
  • 16. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.Những công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Vấn đề cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai trên thực tế cả nước nói chung và ở các địa phương nói riêng là một nội dung được các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu, thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết trên các tạp chí và hội thảo quốc tế, sách chuyên khảo, tham khảo có giá trị cao dưới nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Tuy nhiên, luận án nghiên cứu về địa bàn một tỉnh cụ thể nên tác giả chỉ chọn lọc một số công trình liên quan trực tiếp đến luận án và xếp thành những nhóm công trình sau: 1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về chính sách quản lý và việc sử dụng đất đai Cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai được nhiều tác giả hay tổ chức nước ngoài và trong nước nghiên cứu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án nên chúng tôi đưa ra một số công trình của các tác giả nước ngoài nghiên cứu mang tính lý luận chung về chính sách quản lý và sử dụng đất đai của Ngân hàng Thế giới World bank. Cụ thể, năm 2003, World bank đã có công trình Land policy - “Chính sách về đất đai” và năm 2004 với công trình nghiên cứu Local land use policy and investment incentives - “Chính sách sử dụng đất của địa phương và sự khuyến khích đầu tư” và Land policies for growth and poperty reduction - “Những chính sách đất đai cho phát triển và xoá giảm đói nghèo”, được đăng trên website: http://www.worldbank.org /urban/housing/diamond.pdf. Đây là những nghiên cứu đưa ra chính sách quản lý, sử dụng đất đai, cảnh báo về những quy định, phương thức quản lý và sử dụng đất của chính quyền địa phương có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ và kiểu mẫu phát triển đô thị, cũng như sức ép của các quy định pháp luật đối với các nhà hoạch định chính sách có thể làm thay đổi những tác động được mong đợi trong cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai. Mối liên hệ giữa chính sách quản lý đất đai, khuynh hướng sử dụng đất ảnh hưởng đến phát triển và nghèo đói của các nước đang phát triển, các giải pháp khuyến nghị nhằm xóa giảm đói nghèo, thúc đẩy phát triển bền vững.
  • 17. 9 Có thể tóm tắt một số kinh nghiệm chính được các nhà nghiên cứu nước ngoài đưa ra như sau: Người sử dụng đất sẽ đầu tư vào đất đai gia tăng nếu các quyền của họ về đất được chia nhỏ và tăng lên; Việc cải thiện hệ thống thông tin về đất đai là việc phải làm thường xuyên, ngay cả các quốc gia có thị trường đất phát triển cũng phải trả giá cho việc thiếu thông tin; Cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai đòi hỏi phải được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ để có quy hoạch sử dụng phù hợp, mang lại hiệu quả cao; Nâng cao vai trò của các cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất, đăng ký đất, lập hồ sơ, bản đồ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ ,…; Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý đất, giữa Nhà nước và các tổ chức quản lý đất cần phải nhịp nhàng. Các chính sách quản lý và sử dụng đất, xây dựng phát triển công trình, đô thị, tín dụng tài chính đều được phát huy nhằm tối đa việc phát triển thị trường bất động sản. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được tiến hành có sự tham gia phối hợp của nhiều phía, phối hợp giữa các cấp và chính quyền địa phương, được điều chỉnh kịp thời trong quản lý, sử dụng đất. Cần có sự phối hợp của các cơ quan tư pháp như: Tòa án, viện kiểm sát trong quản lý đất, trong kiểm tra thực thi luật, các quyết định quản lý của cơ quan hành pháp tại địa phương,… Trên thực tế, mỗi quốc gia có sự khác biệt về văn hoá và xã hội, cũng như trình độ phát triển kinh tế, khoa học nên quan niệm về đất đai, cơ chế, thực trạng quản lý và sử dụng đất cũng khác nhau. Nhưng, những nghiên của các tác giả nước ngoài về đất đai có giá trị khoa học cao và là tư liệu quý để tôi tham khảo, học tập kinh nghiệm về cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai cho Việt Nam nói chung và Tây Nguyên, Đắk Lắk nói riêng. Bên cạnh một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như trên, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chính sách quản lý và sử dụng đất đai được nhiều người quan tâm: Cuốn sách của tác giả Lâm Quang Huyên (2002), Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội đã trình bày có hệ thống các sử liệu về toàn bộ cách mạng ruộng đất ở Việt Nam (Bắc và Nam) trong 30 năm (1945 - 1975), một cuộc cách mạng ruộng đất triệt để do lãnh đạo. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho chúng ta thấy cách giải quyết vấn đề ruộng đất trên thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, Cu Ba,… và một số nước tư bản chủ nghĩa như Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, lãnh
  • 18. 10 thổ Đài Loan, Cộng hòa Ấn Độ, Philippin,… Đây là tài liệu giúp tôi có những cơ sở lý luận chung, những kinh nghiệm của một số nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên thế giới cũng như kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử để góp phần thực hiện luận án. Cuốn sách của các tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Quản lý nhà nước về đất đai, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội và tác giả Nguyễn Đình Bồng (2012), Quản lý đất đai ở Việt Nam (1945 - 2010), Nxb chính trị Quốc gia đã cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của công tác quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ từ phong kiến và Pháp thuộc cho đến năm 2010, đặc biệt là giai đoạn 1987 - 2010; chỉ rõ phương pháp, nội dung và công cụ quản lý nhà nước về đất đai. Tuy hai cuốn sách đã đề cập đến vấn đề quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam, nhưng nội dung cơ bản theo luật đất đai năm 2003, trong khi đó, bối cảnh hiện nay khi mà luật đất đai 2013 đã được thực thi, cần có những nghiên cứu thực tiễn trong điều kiện mới ở một địa phương cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế, đây là những tư liệu giúp tôi có cái nhìn hệ thống về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai trước năm 2013, sau đó đối chiếu với luật đất đai mới 2013 để thấy sự khác nhau, sự chuyển đổi về cơ chế quản lý, sử dụng đất đai ở nước ta. Cuốn sách của các tác giả thuộc Hội Khoa học đất Việt Nam, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên & Môi trường do Nguyễn Đình Bồng làm chủ biên (2004), Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội đã tập trung phân tích hệ thống pháp luật đất đai trên thế giới; quy hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất,… ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Thụy Điển, Australia, Nga,… Mặc dầu cơ chế, thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ở mỗi nước có nguồn gốc hình thành, phát triển, đặc điểm riêng phù hợp với mỗi nước, nên không có một mô hình được cho là hoàn chỉnh của nước này mà có thể áp dụng nguyên bản với nước khác. Tuy nhiên, cuốn sách này được trình bày theo hướng tiếp cận các thành phần chủ yếu của hệ thống quản lý, sử dụng đất đai với kinh nghiệm của các nước được đánh giá cao về mô hình quản lý đất đai một số nước trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập, việc tham khảo mô hình nước ngoài, vận dụng phù hợp vào thực tiễn trong nước là việc làm cần thiết. Tôi rất quan
  • 19. 11 tâm đến việc xem xét, công nhận các mô hình quản lý, sử dụng đất, từ đó tìm ra những cách giải quyết tốt về nhu cầu đất đai tại Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Bên cạnh các tài liệu bằng sách đã xuất bản còn có hệ thống các đề tài cấp bộ, các công trình là luận án tiến sĩ, luận văn cao học nghiên cứu về đất đai ở một số địa phương, vùng miền cụ thể như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn (2006), Đánh giá thực trạng và những giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, lưu tại Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã hệ thống hóa những đặc trưng cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai, làm rõ những quan hệ trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; xây dựng và đánh giá quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Đồng Hỷ bằng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, từ đó đề xuất biện pháp quản lý thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp huyện. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Phạm Hữu Nghị (2000), Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất", lưu tại Thư viện Viện nghiên cứu địa chính - Tổng cục Địa chính và một số đề tài khoa học cấp Bộ do Viện nghiên cứu Địa chính thực hiện viết về các vấn đề cụ thể như: thị trường bất động sản, công tác giải phóng mặt bằng, công tác cấp giấy CNQSDĐ, công tác quy hoạch đất nông, lâm trường, công tác đo đạc lập bản đồ địa chính,… là những tài liệu mang tính cơ sở lý luận chung để chúng tôi tham khảo. Luận án Tiến sỹ Kinh tế của Trần Thế Ngọc (1997) Chiến lược quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, Mã số: 5.02.05, Tp. Hồ Chí Minh nghiên cứu chủ yếu về công tác lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay và hướng phát triển quản lý và sử dụng đất cho những năm tiếp theo; Với thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước. Nơi đây thu hút nhiều nguồn dân lao động tự do nhập cư, sau đó có một bộ phận tìm cách nhập khẩu lại thành phố. Nó cũng có nét gần tương đồng với Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng khi nguồn dân di cư tự do vào sinh sống lập nghiệp ngày một tăng lên gây nên những xáo trộn trong việc quản lý, sử dụng đất cho nên chúng ta cần nghiên cứu, tham khảo và tìm giải pháp phát triển, làm giảm áp lực dân số hạn chế những ảnh hưởng đến quản lý đất đai.
  • 20. 12 Luận án tiến sỹ Luật học của Nguyễn Quang Tuyến (2003) Địa vị pháp lý người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai, lưu tại Thư viện Trường Đại học Thương mại nghiên cứu về các quy định của pháp luật, địa vị của người sử dụng đất, ảnh hưởng đến các giao dịch về đất đai cũng như việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản và hoàn thiện pháp luật đất đai. Một số luận văn chuyên ngành Quản lý đất đai của các tác giả Ngô Văn Thanh (2012), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định”, trường Đại học Đà Nẵng và hai Luận văn Thạc sỹ lưu tại thư viện Trường Đại học Thương Mại của Nguyễn Hữu Hoan (2014), Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội và Nguyễn Đức Quý (2014), Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đều tập trung nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trên các địa bàn khác nhau. Các tác giả đã chỉ rõ được thực trạng quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá được những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó làm cơ sở cho định hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đất đai tại địa phương. Tuy các luận văn trên nghiên cứu về những địa bàn khác nhau nhưng từ những phân tích của các tác giả giúp chúng tôi có cái nhìn tư duy về quản lý và sử dụng đất đai giữa các vùng miền để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt và đưa ra những giải pháp thiết thực hơn cho quản lý và sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Phan Thị Thanh Tâm, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện năm 2014 về Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An lý giải tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ từ đó làm rõ ý nghĩa của việc cấp giấy CNQSDĐ. Việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận sẽ giúp các cơ quan quản lý thu thập thông tin, giúp nhà nước quản lý được QSDĐ với các đối tượng khác nhau hạn chế tranh chấp, kiện tụng, hỗ trợ các giao dịch về đất đai. Tác giả phân tích, đánh giá tình hình công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Diễn Châu và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Diễn Châu. Đây là một tài liệu quý để chúng tôi tham khảo và tìm những giải pháp hữu hiệu cho việc việc cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  • 21. 13 Luận văn thạc sỹ ngành Quản lý đất đai của Đào Thị Thuý Mai, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, thực hiện năm 2012 về Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên đã làm rõ hơn cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác cấp giấy CNQSDĐ, tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy CNQSDĐ của một số nước trên thế giới. Tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai thông qua kết quả đánh giá thực trạng cấp giấy CNQSDĐ. Xác định những thuận lợi và khó khăn của công tác này trên địa bàn thành phố Hưng Yên. Những công trình nghiên cứu về cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đai mà chúng tôi tiếp cận được, ngoài việc xây dựng luận cứ khoa học, đã cung cấp thông tin một cách tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý, việc sử dụng đất; đồng thời, các công trình nàycũng là hướng gợi mở các vấn đề cho tôi tiếp tục nghiên cứu. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về chính sách quản lý và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên và Đắk Lắk 1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Trong lịch sử hình thành và phát triển, vùng đất Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm và những đổi thay lớn lao. Trước thế kỉ XV, Tây Nguyên hầu như tách biệt, khép kín với bên ngoài, nhưng cũng có một thời kì dài sau đó chịu ảnh hưởng của phong kiến Chăm, Khơ Me, triều Nguyễn và tiếp đến lại chịu sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu về vùng đất này trước đây chưa được nhiều và sâu sắc như những vùng miền khác của đất nước. Trong thời kì thực dân Pháp cai trị Việt Nam, đã có những phát hiện điều tra khảo sát thực địa và nhiều công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên ngành như khảo cổ học, dân tộc học, địa lí lịch sử của các nhà khoa học và những sĩ quan trong quân đội thực dân về vùng đất và con người Tây Nguyên nhằm mục đích phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Để thực hiện âm mưu xâm lược nước ta, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với việc truyền bá Công giáo làm đội quân tiền phong, người Pháp chú ý đến việc nghiên cứu Tây Nguyên. Phần lớn những nghiên cứu về Tây Nguyên thời kỳ này là nghiên cứu dạng mô tả, phân tích với mục đích giúp họ hiểu hơn về tự nhiên, văn hóa, KT-XH và con người Tây Nguyên.
  • 22. 14 Tác giả Piere Dourisboure, một nhà truyền giáo đã sống 35 năm ở Tây Nguyên, viết cuốn sách năm 1929 với tựa đề: Le Sauvages Bahnas (Cochinchine Orientale) souvenirs d’un missionnaire, Missions étrangères, Paris - Ba Na hoang dã (Nam Đông Dương) - Kỷ niệm về chuyến truyền giáo - Truyền giáo nước ngoài. Qua nhiều lần đổi tên2 , đến năm 2008, nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản chính thức lấy tên Dân Làng Hồ. Đây là cuốn sách viết về buổi đầu gian khó trong hành trình truyền giáo lên cao nguyên của các giáo sĩ phương Tây, nhưng đã cho người đọc hiểu biết liên quan đến các cộng đồng người tại chỗ Tây Nguyên mà ngày nay không phải muốn là còn có thể tìm thấy, khi các làng buôn ngày càng được hiện đại hóa. Trong cuốn sách này có liên quan đến tộc người Ê đê và M’nông, đây là hai tộc người có dân số đông nhất so với các DTTS khác tại Đắk Lắk hiện nay. Nhiều người từng biết dân tộc Ê Đê và M’nông có truyền thống quản lý và sử dụng rừng, đất rừng theo phong tục tập quán và luật tục của họ. Họ có những quy định cụ thể từ việc chọn rừng làm rẫy, cách phát rẫy, đốt rẫy đều được quy định cụ thể do ai đảm nhiệm và thực hiện vào thời gian nào thì hợp lý. Trong quá trình sử dụng đất làm nương rẫy, có một số loại cây to không được chặt phá, một số địa điểm như rừng đầu nguồn không được khai thác,… Đất đai, rừng núi tuy là của chung buôn làng nhưng không phải mọi người sử dụng một cách tùy tiện, theo ý thích của mình. Từ việc quản lý, sử dụng đất đai đều có những quy định cụ thể như đối với đất được canh tác và đất không được canh tác. Nếu vi phạm sẽ bị buôn làng xử phạt và mọi người trong buôn đều tuân thủ theo. Đây là những qui định bất thành văn nhưng cũng là sức mạnh “pháp lý” của cộng đồng trước đây. Đây là một trog những cuốn hồi kí sớm ghi chép lại rõ ràng phong tục tập quán trong canh tác của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng như dân tộc Ê đê và M’nông mà tôi sẽ sử dụng làm tư liệu cho phần quản lý, sử dụng đất đai truyền thống ở Đắk Lắk. Cuốn sách của H.Bernard (1907), Les populations Moi du Darlac - Những cư dân Mọi ở Đắk Lắk, Bullentin d’Ecole Francaises d`Extrème Orient, công trình này đã mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng thể về cư dân các tộc người thiểu số ở Đắk Lắk nói chung và tộc người Ê đê nói riêng. Đây là một trong những yếu tố tác động đến 2 Gần 40 năm sau ngày tác giả qua đời, năm 1929, cuốn hồi ký đặc sắc được xuất bản tại Paris, thủ đô nước Pháp. Bản dịch của một người ẩn danh được in tại Sài Gòn năm 1972 là ấn bản đầu tiên ở Việt Nam được mang tên Dân Làng Hồ. Sau đó, dựa trên văn bản này, có ít nhất hai lần sách được “tái bản” không chính thức, lần lượt dưới các tên gọi Truyền giáo Tây Nguyên (bản copy cuốn in năm 1972) và Lửa thiêng Tây Nguyên (nhóm Alpha - 2007).
  • 23. 15 quản lý, sử dụng đất hiện nay ở Đắk Lắk khi mà bên cạnh cơ chế quản lý đất đai quan phương thì trên địa bàn còn tồn tại quản lý đất đai phi quan phương thể hiện ở sự lồng ghép giữa Luật Đất đai hiện nay và Luật tục tại các DTTS tại chỗ Đắk Lắk trong xử lý các vụ tranh chấp, lấn chiếm, kiện tụng về đất đai. Những thập niên tiếp theo, một số công trình sưu tầm và nghiên cứu phản ánh những vấn đề cụ thể về địa lý, văn hóa, xã hội tộc người được công bố như: “Monographie de province du Darlac, Extrême - Orient” (Chuyên khảo về tỉnh Đắk Lắk, Viễn Đông), Hanoi, của Mus P, xuất bản năm1931 và công trình “L’habitation Rhade” (Nhà ở của Ra Đê) của M.Ner nghiên cứu về nhà ở, kiến trúc của người Ê đê, công bố trên Tạp chí Cahiers de l’Ecole Fracaise d’Etrême- Orient, Supplément 2, Hà Nội, năm 1942. Trong các công trình này có đề cập đến vấn đề nhà ở, từ mảnh đất để cất nhà đến nguyên vật liệu làm nhà được lấy từ rừng. Đấy là một trong những quy tắc buôn làng đề ra để bảo vệ rừng, liên quan đến quản lý rừng và đất rừng của người Ê Đê tại tỉnh Đắk Lắk. Từ những năm 1920, người Pháp đã quan tâm đến luật tục của các dân tộc Tây Nguyên. Người đầu tiên sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp luật tục của người Ê đê là Léopold Sabatier, Công sứ Pháp ở Darlac, công bố bộ sưu tập luật tục bằng chữ Ê đê là “Palapre du Sermen au Darlac” (Luật tục người Ê Đê ở Đắk Lắk), Bulletin de la Société, de Etudes Indochinois, Hanoi, 1927. Đến năm 1940, ông Dominique Antomarchi dịch công trình này qua tiếng Pháp và được in trên tạp chí Trường Viễn Đông Bác Cổ. Sau năm 1975, nhà dân tộc học Nguyễn Hữu Thấu căn cứ vào bản Pháp ngữ, công bố bản dịch tiếng Việt, dưới dạng tài liệu nghiên cứu; năm 1996, sách được in chính thức, sau khi đã có sự bổ sung về nội dung. Luật tục Ê đê gồm 11 chương và 236 điều, trong đó cuốn sách đã dành trọn chương XI gồm 8 điều đã khái quát rất rõ những quy định và cấm kị trong việc sử dụng, quản lí đất đai, trong đó có đất rừng của người Ê đê. Những quy định từ việc chọn rẫy, cách phát rẫy, đốt rẫy cho đến những quy định về đất ở, đất nghĩa địa, đất canh tác và đất cấm canh tác. Nếu ai vi phạm vào những điều cấm kị ấy thì bị trừng phạt;… Giai đoạn sau có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến quản lý, sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đắk Lắk.
  • 24. 16 Trước hết, phải kể đến các công trình của Georges Condominas, người đã trở nên nổi tiếng với hai tác phẩm về người M’nông Gar: Chúng tôi ăn rừng đá - thần Gôo và Cái xa lạ là cái hàng ngày. Chúng tôi ăn rừng đá - thần Gôo (Nous avons mangé la Forêt de la Pierre Génie Gôo) được xuất bản đầu tiên vào năm 1957, sau đó được tái bản nhiều lần vào các năm 1974, 1982... Năm 2003, nhà xuất bản Thế giới và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ấn hành bằng tiếng Việt do Trần Thị Lan Anh, Phan Ngọc Hà, Trịnh Thu Hồng, Nguyễn Thu Phương dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính. Nội dung chính của cuốn sách là các ghi chép hết sức cụ thể, chi tiết về không gian địa lý, không gian xã hội và không gian văn hoá của người Mnông Gar ở làng Sar Luk, xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Trong cuốn sách tác giả dùng chữ “Ăn rừng” ở đây là một động từ dùng để mô tả hoạt động làm nương rẫy, tương tác với rừng của của người M’nông Gar, đó là một nét văn hóa trong ứng xử với rừng, cách khai thác nhưng vẫn bảo vệ được rừng và vốn đất rừng của người M’nông trước đây. Trong các công trình viết về tộc người Ê đê, tác phẩm Le cerf au sud du Vietnam - Người Ra Đê ở Nam Việt Nam, Báo cáo sơ bộ của J. D. Donoghe (1963) trình bày một cách toàn diện về tộc người Ê Đê trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội. Jacques Dournes là một trong những nhà dân tộc học người Pháp, ông sống ở Tây Nguyên gần suốt ba mươi năm, am hiểu sâu sắc hàng chục các tộc người thiểu số ở đây, nói thành thạo ngôn ngữ của họ và đã viết hàng chục công trình có thể coi thuộc số những công trình nghiên cứu cơ bản nhất về Tây Nguyên cho đến nay. Mùa Xuân năm 1950, với bút danh Dam Bo, ông đã giới thiệu công trình nghiên cứu về Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương trên tạp chí Pháp Á. Tiếp đó, Jacques Dournes cho ra đời một số công trình như: Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Gia rai Đông Dương”; “Lần theo vết chân những người trên Cao nguyên ở Việt Nam và cuốn sách cuối cùng của ông “Rừng, Đàn bà, Điên loạn”. Những công trình này không chỉ giới thiệu về Tây Nguyên nói chung mà còn giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về các dân tộc tại chỗ Đắk Lắk như người Gia Rai, Ê đê và M’nông trong tất cả chiều sâu lịch sử - văn hóa của họ. Trong cuốn sách cuối cùng ông viết về Tây Nguyên Rừng, đàn bà, điên loạn ông đã viết về hiện thực đời sống người Gia Rai, một tộc người thiểu số sinh sống ở tỉnh Gia Rai và huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk. Theo quan sát và nhận thức của ông, đối với người Gia Rai nói riêng, các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên nói chung, rừng là
  • 25. 17 một thực tại kép, nước đôi, lưỡng nghĩa. Con người nơi đây sống trong rừng, cùng với rừng, hòa (tan) với rừng. “Nền văn minh Gia Rai là một nền văn minh thảo mộc”. Rẫy và làng là một phần cắt ra từ rừng, lấy đi của rừng bằng rìu và lửa: Không hề lãng phí và cũng chẳng tàn phá, đúng vừa để sinh tồn, bên cạnh và cùng các giống loài khác, động vật và thực vật”. Rừng có tầm quan trọng như vậy nên từ xa xưa người Gia Rai nói riêng, các dân tộc tại chỗ Đắk Lắk nói chung đã hình nên một phương cách quản lý, bảo vệ rừng. Đây là những nguồn tư liệu quý để chúng tôi xem xét, so sánh với phương thức quản lý hiện nay để thấy được những biến đổi trong việc quản lý, sử dụng đất đai và từ đó chúng ta có hành động đúng trên vùng đất này, ở bất cứ lĩnh vực nào, trong bất cứ thời gian và hoàn cảnh nào. Giai đoạn 1954 - 1975, để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, Mỹ tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu về dân tộc học, văn hóa, xã hội Tây Nguyên. Một số công trình về các dân tộc ở Tây Nguyên đã được xuất bản. Đáng chú ý là các công trình của G.Hickey (1966): Minority Groups in the Republic of Vietnam, US. Headquartes, Departmen of the Army (Những nhóm tộc người chính ở Việt Nam Cộng hoà); tướng Westmoreland (1967) chủ biên. Sau năm 1975, G.Hickey còn công bố công trình Tự do trên miền rừng, nguyên bản Free in the the forest. Ethnohistory of the Vietnamese Central Highlans 1954 - 1976, New Haven and London Yale University Press, 1982 (Nguyễn Tấn Đắc dịch ra tiếng Việt). Những công trình này đã giới thiệu cho chúng ta biết về các tộc người chính ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng như Gia Rai, Ê Đê, M’nông, … và những sinh hoạt đời sống hàng ngày của họ gắn với núi rừng Tây Nguyên. Cách họ khai thác những nguyên vật liệu từ rừng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống tự cung tự cấp và gìn giữ môi trường, rừng núi, đất đai cho các thế hệ con cháu sau này có đất để dựng buôn làng, canh tác, có cái ăn từ rừng để sinh sống,… Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã trải qua một thời gian dài. Từ đó đến nay, trên vùng đất này đã có nhiều yếu tố tác động mạnh mẽ đến toàn bộ cuộc sống và con người. Bên cạnh đó, một số cuốn sách với mục đích phục vụ cho mưu đồ xâm lược, khai thác nên trong quá trình sử dụng làm tư liệu tôi đã có những chọn lọc để tham. Nhiều sự kiện đã được soi sáng dưới những góc nhìn mới, do đó có thể được nhìn nhận và giải thích theo những cách mới, sáng rõ và chân xác hơn. Một số nhận định, ước thuyết của các tác giả
  • 26. 18 đã bị vượt qua, hoặc được đính chính lại, một số hiểu biết mới được bổ sung, do những nghiên cứu mới trong suốt thời gian từ đó đến nay. Những công trình này không tập trung nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề chuyển đổi cơ chế quản lí và sử dụng đất đai ở Đắk Lắk nhưng ít nhiều cho cung cấp nguồn tư liệu để giúp tôi thấy được các tộc người tại chỗ Đắk Lắk họ đã có những luật tục, quy tắc trong vấn đề quản lý và sử dụng đất đai truyền thống. Đó sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho tôi tiếp cận nghiên cứu và so sánh giữa quá khứ - hiện tại. 1.1.2.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Trước năm 1975, có một số công trình của các nhà khoa học nghiên cứu về Tây Nguyên, trong đó liên quan đến vấn đề sở hữu, quản lí và sử dụng đất rừng của người dân các dân tộc Tây Nguyên. Có một số công trình như: Paul Nur (1966), Sơ lược về chính sách Thượng vụ trong lịch sử Việt Nam, Xuất bản tại Sài gòn; Bộ phát triển sắc tộc (1974), Thành quả công tác kiến điền Thượng, Sở Kiến điền ấn hành, tài liệu Trung tâm Dân tộc học và Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, kí hiệu: BV - 087;… Tác giả của những cuốn sách này đã giới thiệu một số chính sách về quản lý, sử dụng đất đai của các dân tộc Tây Nguyên và Đắk Lắk, những thành tựu đạt được đối với công tác kiến điền đối với các dân tộc Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Đây là những tư liệu để tôi tiếp cận và xem xét những kinh nghiệm đối với quản lý và sử dụng đất ở địa bàn mang nhiều tính đặc thù như tỉnh Đắk Lắk. Từ năm 1975 về sau, những vấn đề về đất và người Tây Nguyên nói chung đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Nhiều công trình đã xuất bản đề cập tới các khía cạnh, góc độ khác nhau của vùng Tây Nguyên như: Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1982), Đại cương về các dân tộc Ê Đê, M’nông ở Dak Lak, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2002) Một số vấn đề phát triển kinh tế, xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;... Đây là những công trình nghiên cứu làm cơ sở ban đầu để tìm hiểu về văn hoá, KT-XH của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên trong sự phát triển chung của địa phương. Nó được xem như là nền tảng đầu tiên cho những nghiên cứu sâu hơn về từng dân tộc, và từng mặt phong phú và hết sức đa dạng trong đời sống của các dân tộc có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa đặc sắc này. Một số nội dung của các tác phẩm này có liên quan đến luận án và có thể được tham khảo như đời sống kinh tế, tập quán sinh hoạt, đời sống văn hóa xã hội
  • 27. 19 của tộc người Ê đê, M’nông. Trong đề tài luận án tôi sẽ sử dụng tư liệu này để tìm hiểu về quản lý và sử dụng đất truyền thống của các tộc người tại chỗ Đắk Lắk. Từ những năm 1980 đến nay, vấn đề đất đai ở vùng đất Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng - nơi mảnh đất có nhiều chủ nhân sinh sống ngày càng diễn biến phức tạp và gây ra những mâu thuẫn. Vì vậy, ngày càng có nhiều tác giả chú tâm nghiên cứu. Cuốn sách của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1989), Một số vấn đề phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội là một cuốn sách tổng hợp những kết quả nghiên cứu của chương trình Tây Nguyên II với tựa đề Điều tra cơ bản kinh tế xã hội Tây Nguyên (mã số 48C) với nhiều báo cáo tham luận của nhiều nhà nghiên cứu được trình bày trong các cuộc hội thảo. Nội dung của cuốn sách đã đưa ra những lo ngại và khuyến cáo hậu quả khó lường của tình trạng di dân và tăng dân số cơ học đối với việc phá rừng, tác động tiêu cực tới đời sống và văn hóa của các tộc người tại chỗ. Những ưu và nhược điểm của hệ thống sở hữu đất đai cổ truyền của các dân tộc tại chỗ, việc sử dụng đất lãng phí của nông, lâm trường và lo ngại về việc bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển xã hội ở các cộng đồng dân cư tại chỗ. Cuốn sách Vấn đề phát triển kinh tế, xã hội các DTTS ở Đắk Lắk (1990) do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đắk Lắk nghiên cứu và ấn hành đã bước đầu nghiên cứu về những điều kiện KT-XH của các DTTS Đắk Lắk như sở hữu đất đai, công tác định canh định cư, phát triển kinh tế gia đình, một số vấn đề về văn hóa xã hội, giáo dục và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là cơ sở để chúng tôi tham khảo để góp phần xác định những quy tắc, chuẩn mực quản lý, sử dụng đất đai trong xã hội cổ truyền của người Ê đê, M’nông và một số yếu tố tác động đến quản lý và sử dụng đất đai hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Cuốn sách của Vũ Đình Lợi - Bùi Minh Đạo - Vũ Thị Hồng (2000), Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên, Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội đã đề cập đến những vấn đề cấp bách cần được giải quyết và vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên. Tác động của những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và một số yếu tố khác như vấn đề di cư,... đến sở hữu và sử dụng đất đai đối với các tỉnh Tây Nguyên, nhất là đối với các đồng bào DTTS. Những mâu thuẫn giữa một bên là sở hữu và sử dụng cộng đồng truyền thống của các dân tộc tại chỗ và một bên là
  • 28. 20 luật đất đai mới dẫn đến một số hệ lụy kéo theo liên quan đến vấn đề đất đai cũng như ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc. Từ thực tế đó, các tác giả cũng đưa ra những kiến nghị và giải pháp để góp phần giải quyết những mâu thuẫn cũng như đưa Tây Nguyên đi theo hướng phát triển bền vững. Đáng chú ý là lời cảnh báo mạnh mẽ đã được nêu ra nhưng không được lưu ý đúng mức và gần đây một phần đã trở thành hiện thực: “Sẽ là không quá sớm khi đưa ra lời cảnh báo rằng nếu không kịp thời có giải pháp khắc phục những khiếm khuyết của quá trình khai thác và sử dụng đất đai thì ‘vấn đề dân tộc’ sẽ rất có thể phát sinh trong thực tế nay mai ở Tây Nguyên, chí ít là mất ổn định, nghiêm trọng là máu lại đổ, với sự can thiệp vừa kín đáo, vừa trắng trợn của kẻ thù dưới chiêu bài bảo vệ người dân tộc, bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Một khi vấn đề dân tộc và tôn giáo quyện vào nhau thì nguy cơ tới thật khó lường”. Cuốn sách Một số vấn đề phát triển kinh tế, xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2002 do Ngô Đức Thịnh và Võ Quang Trọng tổ chức bản thảo và biên tập, cuốn sách này đã tập hợp nhiều bài viết của một số nhà nghiên cứu khoa học về Tây Nguyên một số nhà quản lý các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Nội dung cuốn sách tái hiện về luật tục, hương ước và quản lý cộng đồng đối với một số lĩnh vực ở một số dân tộc Tây Nguyên; những vấn đề phát triển KT-XH của buôn, làng. Điều mà tôi quan tâm trong cuốn sách này là một số bài viết liên quan đến vấn đề đất đai ở Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk: - Tác giả Ngô Đức Thịnh với bài viết dưới tựa đề “Buôn làng, luật tục và vấn đề quản lý cộng đồng của các tộc người Tây Nguyên hiện nay” nói về một số dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, trong đó tác giả nói đến sở hữu công cộng của buôn làng về rừng và đất rừng mà mỗi người dân chỉ có quyền chiếm dụng trong thời hạn canh tác và thể hiện qua luật tục Ê đê,… Từ bài viết này cho tôi thấy cách thức quản lý và sử dụng rừng, đất rừng của một số đồng bào DTTS như Ê đê, M’nông tỉnh Đắk Lắk trước đây. Đó là cơ sở để tôi xem xét dưới tác động của những yếu tố mới thì việc quản lý, sử dụng đất đai hiện nay đã có những thay đổi như thế nào so với xã hội truyền thống và chúng ta cần có những điều chỉnh như thế nào để dung hòa giữa luật tục và luật pháp về giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai; - Tác giả Phan Đăng Nhật với “Vai trò của buôn - plei trong việc phát triển Tây Nguyên với việc quản lý tài nguyên và việc điều hành bằng luật tục”. Từ tài liệu này và
  • 29. 21 trên cơ sở thực tiễn tôi nhận thấy vấn đề quản lý và sử dụng đất đai của nông, lâm trường hiện nay ở Đắk Lắk là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu và điều chỉnh. Giải quyết thấu đáo vấn đề đất đai giữa một số nông, lâm trường và một số hộ đồng bào DTTS trên địa bàn sẽ góp thêm những kinh nghiệm thực tiễn để Nhà nước tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh về cơ chế quản lý, sử dụng đất đai ở một tỉnh có nhiều đặc thù như Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung; - Bài viết “Vấn đề đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên” của tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã cho tôi thấy việc thực hiện quyền sở hữu và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên diễn ra như thế nào. Bài viết này tác giả chỉ trình bày những nét lớn, chú trọng đến giải pháp, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong đó có tác giả và của một số nhà quản lý theo 2 giai đoạn 1975 - 1990 và 1990 - 2001 với mục đích đưa ra những kiến nghị tháo gỡ cho vấn đề đất đai ở Tây Nguyên. Tác giả khẳng định về nguyên tắc đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý là không sai, nhưng việc thực hiện lại có nhiều khiếm khuyết, thiếu sót, lớn nhất là không tính đến thực tiễn xã hội và con người Tây Nguyên, thiên về lợi ích các quốc doanh, các cư dân mới đến, vô hình chung, do sự thiếu hiểu biết, coi nhẹ lợi ích của các dân tộc tại chỗ. Mặc dù tài liệu chưa cụ thể hóa chính sách về quản lý và sử dụng đất đai ở Đắk Lắk, tuy nhiên đã nói lên quan điểm cốt lõi, chính sách chung của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất. Tôi sẽ sử dụng những luận điểm về quan điểm, chủ trương, chính sách chung của Nhà nước để đưa vào nghiên cứu vấn đề đất đai ở Đắk Lắk; - Tác giả Vương Xuân Tình với “Tái lập quản lý cộng đồng về đất đai ở các buôn làng Tây Nguyên” (Trong bối cảnh thực hiện Luật Đất đai 1993) đã chỉ ra trong lịch sử các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, chưa bao giờ vấn đề đất đai lại đặt ra nóng bỏng như vậy. Tình trạng mất đất, mua bán đất, tranh chấp đất đai, thiếu đất canh tác đang diễn ra ngày càng phổ biến, từ đó kéo theo hàng loạt những tác động tiêu cực như phá rừng, suy thoái môi trường và xung đột sắc tộc. Đấy là hệ quả của những chính sách đất đai của Nhà nước, của các yếu tố lịch sử, của đặc điểm phát triển KT-XH Tây Nguyên,… Trong đó, tính không phù hợp của chính sách đất đai của Nhà nước với truyền thống sở hữu cộng đồng của các dân tộc tại chỗ được xem như vấn đề xuyên suốt. Qua đó, tác giả đưa ra kiến nghị cần có sự điều chỉnh chính sách đất đai để phù hợp với tình hình thực tế ở Tây Nguyên bằng cách công nhận và tái lập sự quản lý cộng
  • 30. 22 đồng về đất đai. Tuy nhiên, theo tác giả, trong bối cảnh mới, việc xác định khái niệm cộng đồng cũng phải linh hoạt để phù hợp với sự quản lý của Nhà nước, với xu thế dân cư, dân tộc đang xen cài ở Tây Nguyên. Đây là một việc làm cần thiết vì Tây Nguyên là địa bàn có nhiều dân tộc cư trú. Giữa các dân tộc có những quan niệm khác nhau. Trên cơ sở của bàn viết này, tôi sẽ liên hệ giữa vùng Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk trong vấn đề quản lý đất đai; - Tác giả Đỗ Hồng Kỳ với bài viết “Một số hiện tượng về đất đai và vấn đề công giáo ở vùng người Ê đê, M’nông cư trú trên địa bàn tỉnh Đak Lak” đề cập đến quan niệm của đồng bào về đất đai, rừng núi, sông suối thông qua Luật tục Ê Đê, M’nông. Trong bài viết này, tác giả đã mạnh dạn nói rằng: “chúng ta chưa thật sự bám chắc vào thực tế, chưa tìm hiểu sâu về thế giới quan, nhân sinh quan của đồng bào để đưa ra những biện pháp cách thức làm việc phù hợp”. Tác giả luận giải Luật tục Ê Đê, M’nông và nhiều luật tục khác nữa được hình thành trên nền tảng xã hội truyền thống với những phong tục tập quán mang tính đặc thù. Luật pháp Nhà nước được xây dựng trên nền tảng hiện đại, phải đảm bảo tính phổ quát nên có những điều không phù hợp với phong tục người đồng bào, nếu cứ áp dụng máy móc, không linh hoạt với tình hình thực tế sẽ phản tác dụng, có khi gây tác hại khó mà lường hết được và tác giả đã đưa ra một số dẫn chứng về sự tranh chấp đất đai giữa đồng bào DTTS và Lâm trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Như vậy, Cuốn sách Một số vấn đề phát triển kinh tế, xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên đã tập hợp các bài viết của các tác giả nói về cơ chế, thực trạng quản lý đất đai ở Tây Nguyên trong xã hội truyền thống cũng như khi có Luật Đất đai 1993. Đây là một tài liệu quý để tôi có cái nhìn tổng quát về lịch sử phát triển của cơ chế quản lý đất đai trên địa bàn Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Công ty Tư vấn Đào tạo & Phát triển Đông Dương (2006) đồng xuất bản Cuốn sách Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã dành 34 trang thông qua một số chủ đề (từ trang 175 đến trang 207) đã giới thiệu về tỉnh Đắk Lắk mới sau khi chia cắt thành 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cuốn sách này tập hợp nhiều bài viết của các tác giả làm công tác quản lý các ban, ngành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nội dung những bài
  • 31. 23 viết này cho chúng ta nhìn thấy tổng thể về tài nguyên và con người Đắk Lắk, trong đó có bài viết của tác giả Nguyễn Văn Sinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk dưới tựa đề “Yêu cầu cấp thiết chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp” đã xác định hướng chuyển dịch nhanh cơ cấu nông nghiệp liên quan đến vấn đề giao đất, cho thuê đất, giao rừng để giữ gìn môi trường sinh thái” - bài viết này chỉ dừng lại ở định hướng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà chưa đưa ra giải pháp cụ thể. Trên cơ sở của bài viết này, tôi sẽ nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để đảm bảo vấn đề giao đất, cho thuê đất, giao rừng cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk phát huy được hiệu quả. Nguyễn Văn Tiệp (2010), “Phân tích tác động của di dân đến sự suy giảm tài nguyên môi trường ở Tây Nguyên", trong cuốn sách Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, Quyển 1, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; Nguyễn Duy Thụy (2016), Di cư của người DTTS đến Tây Nguyên từ năm 1975 đến năm 2015, Nxb Khoa học xã hội,… Trong các cuốn sách này tôi sẽ kế thừa và tìm hiểu yếu tố di dân đã tác động như thế nào đến quản lý và sử dụng đất đai ở Đắk Lắk. Chính di dân với số lượng lớn theo kế hoạch nhà nước và di dân tự do đã có tác động mạnh mẽ tới quản lý và sử dụng đất đai tỉnh Đắk Lắk bởi vì dân di cư đến đây khai thác đất canh tác, lấn chiếm đất rừng, mua bán, tranh chấp đất đai đối với các DTTS tại chỗ gây áp lực cho quản lý, sử dụng đất. Năm 2011, Nguyễn Văn Tiệp (chủ biên) đã xuất bản cuốn sách Một số vấn đề kinh tế, xã hội và quan hệ dân tộc ở tỉnh Đăk Lăk nói lên những tác động về mặt tích cực cũng như tiêu cực của ba chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước như phát triển Nông, lâm trường quốc doanh, di dân kinh tế mới, định canh định cư cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được thì cũng nảy sinh và tiềm ẩn những nguy cơ, trong đó có vấn đề quản lí và sử dụng đất rừng giữa người Kinh kinh tế mới hay nông, lâm trường quốc doanh với đồng bào DTTC về quản lí và sử dụng đất đai làm ảnh hưởng tới mối đại đoàn kết dân tộc; Vũ Văn Phúc (chủ biên) (2014) trong cuốn sách “Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai gắn với xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh Tây Nguyên”, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội được biên soạn trên cơ sở các tham luận tại Hội thảo khoa học của Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04 - 09/11.15: “Sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai
  • 32. 24 trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong cuốn sách này, được chia làm 3 phần: Phần 1, các tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận, những tư tưởng, quan điểm của Đảng và những chính sách, pháp luật Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai. Trong phần 2,3 của cuốn sách, các tác giả tập trung giới thiệu thực trạng quản lý, sử dụng đất đai gắn với xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên, nêu ra các bất cập, thách thức trong vấn đề này và đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai nói chung cũng như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên. Đây là một trong những tư liệu cần thiết để tôi tiếp cận về một số bài học kinh nghiệm về quản lý, sử dụng đất trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Đối với tỉnh Đắk Lắk, trong cuốn sách “Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai gắn với xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh Tây nguyên” nêu trên, vấn đề quản lý, sử dụng đất đai được một số ban, ngành và tác giả quan tâm như: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk với bài viết “Công tác tuyên truyền góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất gắn với nông thôn mới ở Đắk Lắk”; tác giả Vũ Văn Đông với bài viết “Sử dụng hiệu quả đất đai với xây dựng nông thôn mới đối với kinh tế trang trại tại tỉnh Đắk Lắk”; Sở Tài nguyên & Môi trường Đắk Lắk với bài viết “Sử dụng hiệu quả đất đai gắn với xây dựng nông thôn mới ở Đắk Lắk”,… Các bài viết này đã cho chúng tôi một cái nhìn tổng quan về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của một số tổ chức trong nước và cộng đồng DTTS tại tỉnh Đắk Lắk. Năm 2016, Phạm Thế Trịnh đã xuất bản cuốn sách Sử dụng tài nguyên đất ở Đắk Lắk, hiện trạng và tiềm năng, Nxb Nông nghiệp với nội dung liên quan đến các nhóm đất và đặc điểm sử dụng các nhóm đất ở Đắk Lắk; hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng, định hướng sử dụng trong tương lai. Đây là một cuốn sách thiên về phân tích đặc tính của đất hơn là thực trạng sử dụng và nội dung sách đề cập đến sử dụng đất trong những năm gần đây. Tôi sẽ dựa trên nguồn tư liệu này để bổ sung một số số liệu cho hiện trạng sử dụng đất hiện nay ở Đắk Lắk. Ngoài các công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách như các công trình trên, liên quan đến cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai ở Tây Nguyên và Đắk Lắk còn có hệ thống các đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ do các nhà nghiên cứu ở các Viện nghiên cứu thực hiện như: Khổng Diễn (1999), Di dân tự phát của các DTTS miền núi
  • 33. 25 phía Bắc vào Tây Nguyên, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ, Hà Nội; Đặng Nguyên Anh (2014), Dân số và di dân trong phát triển bền vững Tây Nguyên - Chương trình Tây Nguyên III, Hà Nội, 12/2014 có đề cập đến những tác động của di dân, di dân tự do của người Kinh và các người dân một số DTTS miền núi phía Bắc như người Tày, Nùng, Thái, Mường vào Tây Nguyên và có một lực lượng lớn đến cư trú tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Những cư dân đến đây chủ yếu là làm nông nghiệp, do thiếu đất đai canh tác nên một bộ phận lớn dân cư đã xâm chiếm đất rừng để canh tác, điều này ảnh hưởng đến quản lý đất đai ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Báo cáo kết quả đề tài trọng điểm cấp bộ: Thực trạng đất đai ở Tây Nguyên và những kiến nghị, giải pháp, Cơ quan chủ trì Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2005; Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra Nghiên cứu điểm về quyền sử dụng đất của người vùng cao và dân tộc ít người tại tỉnh Đăk Lăk thuộc dự án Sáng kiến khu vực về tăng cường đối thoại chính sách về quyền của người dân vùng cao và dân tộc ít người (RAS 04/001) năm 2006 của Ủy ban Dân tộc học - Hai đề tài này đã tập trung làm rõ thực trạng đất đai và một số mâu thuẫn nổi cộm liên quan đến sử dụng đất đai ở các đối tượng dân tộc tại chỗ như thiếu đất sản xuất, phân hóa đất sản xuất, hiệu quả sử dụng đất, tranh chấp đất đai chủ yếu tồn tại ở 4 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị giải pháp làm cơ sở khoa học để Đảng và Nhà nước có những chủ trương, chính sách ổn định KT-XH và sử dụng hợp lí, bền vững nguồn tài nguyên đất rừng ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Trong giai đoạn 2011 đến năm 2015, với Chương trình Khoa học & Công nghệ trọng điểm cấp nhà nước “Khoa học & Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên” (gọi tắt là Chương trình Tây Nguyên III) cũng đã diễn ra nhiều đề tài bàn về vấn đề đất đai nói chung ở Tây Nguyên, trong đó có đề tài “Vấn đề sử dụng và quản lý đất đai ở Tây Nguyên” do tác giả Vũ Tuấn Anh làm chủ nhiệm. Đề tài nêu lên những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong thể chế quản lý đất đai ở Tây Nguyên: (i) đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với đất đai cho phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường; (ii) tái cơ cấu hệ thống chiếm hữu và quản lý đất đai, sắp xếp lại các công ty nông lâm nghiệp nhà nước, giao quyền sử dụng đất cho người trực canh; (iii) phát huy tính tích cực của truyền thống chiếm hữu và quản lý cộng đồng đối với rừng, đất và nước; (iv) giải quyết tình hình thiếu đất sản xuất của nhân dân, đặc biệt
  • 34. 26 của đồng bào các DTTS tại chỗ, theo cách thức bền vững lâu dài;… nguồn tài liệu này giúp ích cho luận án trong việc rút ra những kinh nghiệm về việc sử dụng đất đai đối với các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk. Luận án của Phạm Ngọc Đại (2017), Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015, chuyên ngành Lịch sử , Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã đề cập đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp và khiếu kiện đất đai ngày càng nhiều và kéo dài ở tỉnh Đắk Lắk giữa các cộng đồng tại chỗ với nông - lâm trường, với chính quyền địa phương, giữa cá nhân người DTTS với cá nhân người dân tộc Kinh; tình trạng nông, lâm trường dựa vào quyền sở hữu toàn dân, trưng dụng đất sản xuất hưu canh thuộc quyền quản lý của các DTTS tại chỗ; quá trình công nhân hóa, rồi lại đưa đồng bào ra khỏi nông lâm trường, cũng như quá trình hợp tác hóa nông nghiệp rồi lại giải thể HTX nông nghiệp dẫn đến người dân mất đi phần đất rẫy hưu canh hoặc đất ruộng nước quan trọng vốn có của mình; sự phát triển của hàng chục dự án thủy điện, dự án nông, lâm nghiệp trên khắp Đắk Lắk đã ảnh hưởng đến đất đai của người dân,… Một số bài Tạp chí của các tác giả: Đặng Nghiêm Vạn (1975), Vài ý kiến về vấn đề nương rẫy trong thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, tạp chí Dân tộc học số 1; Phan An (1983), Quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai của Tây Nguyên trong lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6; Nguyễn Văn Nhật (1994), Chính sách ruộng đất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Tây Nguyên, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (số 5 (276)); Nguyễn Duy Thụy (2010), Vài nét về thực trạng quản lí và sử dụng ruộng đất ở Đăk Lăk từ năm 1986 đến năm 2000, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4;... Nội dung của những bài báo này có liên quan đến vấn đề quản lý, việc sử dụng đất đai ở Tây Nguyên và Đắk Lắk; vấn đề canh tác đất nương rẫy của đồng bào các DTTS; quyền chiếm hữu, sở hữu và sử dụng đất đai; một số chính sách về đất đai trong lịch sử,… và những vấn đề này cho đến hiện nay vẫn còn tác động đến cơ chế và việc sử dụng đất đai hiện tại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở nội dung của những bài báo này, luận án sẽ có những nhìn nhận và rút ra những kinh nghiệm góp phần cho việc quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk hợp lý hơn, hiệu quả hơn.
  • 35. 27 Báo cáo của Lưu Đức Hồng (1990), chuyên gia phân vùng, quy hoạch của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tại Hội thảo quốc gia “Xác định các vấn đề ưu tiên cho sử dụng đất lâu bền ở Việt Nam” với báo cáo “Những vấn đề kinh tế, xã hội với hướng sử dụng đất liên tục ở Tây Nguyên” đã phân tích tình hình sử dụng đất Tây Nguyên trong thời kỳ từ 1976 đến 1988. Tác giả nhận xét rằng bên cạnh những thành tựu đạt được về việc khai hoang, mở rộng diện tích, phát triển sản xuất, đặc biệt là một số loại cây hàng hóa quy mô lớn, thì “khuyết điểm bao trùm là sử dụng quỹ đất lãng phí, kém hiệu quả, hiện tượng toàn dân phá rừng chưa được ngăn chặn. Mất rừng làm cho cân bằng sinh thái biến đổi theo chiều hướng xấu không những đối với Tây Nguyên mà cả Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Sự mất mát là to lớn và hậu quả lâu dài, việc khắc phục nó sẽ tốn kém nhiều hơn là kết quả thu được”. Đối với sở hữu và sử dụng đất, tác giả nhận xét rằng trong khi “các cộng đồng dân cư tại chỗ có ý thức bảo vệ mạnh đất của mình”, thì cộng đồng những người mới đến thiếu vốn, thiếu cả kinh nghiệm canh tác trên đất dốc lại “coi đất là tài sản quốc gia, là tài nguyên vô tận nên đã khai thác đất, rừng theo phương thức quảng canh, bóc lột đất tối đa mà không cải tạo, bảo vệ làm cho đất kiệt quệ”. Các nông lâm trường quốc doanh “được nhà nước ưu tiên nhất, nhưng cũng lại là các cơ sở sử dụng đất lãng phí nhất, kém hiệu quả nhất và góp phần to lớn nhất vào tăng quỹ đất trống đồi trọc ở Tây Nguyên”; Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, đề tài cấp bộ, cấp Nhà nước, luận án, luận văn, các bài báo đăng trên các tạp chí hay bài viết trong các hội thảo trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã có những cách tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề đất đai tỉnh Đắk Lắk trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Đó là nguồn tài liệu đáng quý giúp tôi có được những số liệu và thông tin cần thiết để kế thừa và phát triển trong luận án của mình. 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước và những vấn đề luận án cần giải quyết 1.2.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên, có thể rút ra một số khái quát như sau:
  • 36. 28 Thứ nhất, qua các công trình đã công bố mà chúng tôi tiếp cận được, có thể thấy lĩnh vực nghiên cứu mang tính chất lý luận về cơ chế quản lý, sử dụng đất đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả, với nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Thứ hai, nguồn tài liệu khá phong phú về số lượng và nội dung tập trung phản ánh phần lớn vào việc trình bày hiện trạng, những thành tựu, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất dưới dạng viết lịch sử hay tài liệu chuyên khảo. Tuy nhiên phần nhiều mang tính chất liệt kê mô tả mà chưa tập trung vào sự phân tích, so sánh, đánh giá...không mang tính tổng hợp một cách có hệ thống. Thứ ba, các công trình mà tác giả tiếp cận được chỉ dừng lại ở thực trạng quản lý, sử dụng đất đai mà chưa tập trung nghiên cứu về sự chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất. Thứ tư, các công trình tiếp cận không chỉ về lĩnh vực đất đai trong mối quan hệ tổng hòa là chủ yếu, tuy nhiên, về lĩnh vực chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai…kết quả còn rất khiêm tốn và vẫn chưa được đề cập đến nhiều. Trước những nguồn tài liệu thu thập được chứng tỏ lĩnh vực đất đai rất được quan tâm vì nó không chỉ có giá trị khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn để định hướng phát triển cho mục tiêu CNH, HĐH đất nước, giúp ổn định tình hình an ninh, chính trị và phát triển kinh tế. Các công trình nói trên, ở mức độ khác nhau, ở thời điểm khác nhau đã giúp chúng tôi có một số tư liệu cần thiết để có thể hình thành sự hiểu biết chung, là những gợi mở quý giá có tác dụng tham khảo bổ ích, bổ sung cho quá trình thực hiện luận án. 1.2.2. Những nội dung luận án kế thừa Là một công trình nghiên cứu khoa học, trước hết tôi dựa vào những công trình đã công bố của các tác giả, các nhà khoa học đi trước và các tài liệu gốc để nghiên cứu các vấn đề đặt ra của luận án, cụ thể có những nội dung kế thừa như sau: Một là, về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lí, địa hình đất đai, khí hậu là những vấn đề đã được các nhà khoa học khảo sát nghiên cứu trong nhiều năm qua và kết quả đã được thừa nhận.