SlideShare a Scribd company logo
1 of 39
Download to read offline
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53
Hình 3.5: Hình ảnh sản xuất đậu thực tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54
Hình 3.6: Quy trình sản xuất đậu
Đun sôi
Kết tủa
Ép
Bánh đậu phụ
Dịch sữa đậu
Lọc
Sữa đậu
Đậu tương (Đậu nành)
Loại bỏ tạp chất
Ngâm hạt
Đãi vỏ
Xay ướt
Nước chua
Nước,
Na2CO3
3
Nước thải
Chất phá bọt,
Na2CO3
Nước thải
Nước Bã thải: Vỏ đậu,
vụn bột đỗ, …
Bã đậu
Nước thải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
3.2.3 Tình hình sản xuất bún, đậu và hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ làm
nghề sản xuất bún đậu
Các làng nghề đang từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong huyện,
tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, giải quyết các vấn đề xã
hội phức tạp ở khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực
nông thôn theo hướng CNH – HĐH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa
phương, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Theo điều tra thực tế tại làng nghề, làng Viên Tiêu có 121 hộ tham gia sản
xuất bún, đậu, hơn 50 hộ gia đình khác sản xuất nông nghiệp, sản xuất phục vụ
làng nghề như cơ khí sản xuất công cụ làm bún, xay xát gạo, cung cấp than củi,
... và nghề khác. Trong số các hộ tham gia sản xuất nghề bún, đậu có khoảng
57% hộ sản xuất bún và 43% hộ sản xuất đậu. Mỗi hộ có sản xuất với năng suất
khác nhau, căn cứ vào năng suất sản xuất của các hộ ta có thể chia các hộ theo
các nhóm như sau:
Bảng 3.3: Phân loại nhóm hộ sản xuất bún, đậu tại làng nghề
Sản xuất bún Sản xuất đậu
Số hộ
sản xuất
Năng suất
(tạ bún/ngày)
Số hộ
sản xuất
Năng suất
(kg đậu/ngày)
Nhóm 1 (Nhiều) 9 >3 7 >80
Nhóm 2 (Trung bình) 39 2-3 26 60-80
Nhóm 3(Ít) 21 <2 19 <60
Tổng 69 52
( Nguồn: Tổng hợp điều tra)
Hiện nay, ở Viên Tiêu, quy mô sản xuất của các hộ gia đình còn ở mức vừa
và nhỏ, chỉ có một số hộ tìm được thị trường tiêu thụ lớn, ổn định, có đủ điều
kiện phát triển quy mô sản xuất lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
Hình 3.7: Quy mô sản xuất bún, đậu
Cụ thể nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: đối với sản xuất bún, số hộ có quy mô
sản xuất lớn là 9 hộ (chiếm 13%), số hộ có quy mô sản xuất vừa là 39 hộ (chiếm
57%), còn lại là hộ sản xuất với quy mô nhỏ ( chiếm 30%); Đối với sản xuất
đậu, số hộ có quy mô sản xuất lớn là 7 hộ (chiếm 13%), số hộ có quy mô sản
xuất vừa là 26 hộ ( chiếm 50%), còn lại 37% là số hộ có quy mô sản xuất nhỏ.
Nhìn chung, nghề làm bún, đậu là nghề chính đem lại nguồn thu nhập chủ
yếu cho người dân Viên Tiêu. Hoạt động sản xuất của nghề mang tính thời vụ do
nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và nguồn nguyên liệu. Ngoài nghề làm
bún, do quá trình đô thị hóa nhanh nên các ngành nghề khác cũng ngày càng
được mở rộng.
3.2.3.1 Tình hình sản xuất bún và hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ làm nghề
sản xuất bún.
Trước kia Viên Tiêu làm bún bằng thủ công, để làm ra sợi bún người làm
bún phải tuân theo một quy trình khá nghiêm ngặt từ khâu chọn gạo, vo gạo,
ngâm gạo đến xay, giã, nhào bột cho dẻo, tất cả những việc đó người thợ đều
phải làm bằng tay, với cách làm thủ công mỗi gia đình cũng chỉ làm được từ 50-
70kg bún/ngày và cứ khoảng 3 giờ sáng người làng Viên Tiêu lại chở bún bằng
xe đạp tỏa đi các ngả đường để đến các chợ quê, chợ huyện, các thôn làng trong
tỉnh để tiêu thụ bún. Mặc dù vất vả nhưng thu nhập từ nghề làm bún tương đối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
ổn định, vì thế mức sống của đại đa số người dân trong thôn đảm bảo. Đến nay,
việc làm bún đã có nhiều thay đổi do áp dụng máy móc vào sản xuất và nhu cầu
tiêu thụ của người dân cũng khác trước, bún bây giờ được sản xuất để bán cả
sáng và chiều.
Hiện nay, mỗi ngày một hộ gia đình có thể sản xuất trung bình từ 200-
300kg bún, tùy thị trường tiêu thụ tại các thời điểm có thể sản xuất với số lượng
lớn hơn. Giá bán dao động từ 8.000 – 9.000đ/kg. Do có bí quyết cùng với sự
phát triển của công nghệ những sợi bún của làng Viên Tiêu có nét đặc trưng
riêng, bún làm ra rất trong, dẻo và không có hóa chất nên sản phẩm làm ra luôn
luôn tiêu thụ thuận lợi. Trong quy trình chế biến bún, các hộ dân còn tận dụng
các sản phẩm phụ từ quá trình chế biến để chăn nuôi lợn, gà nên doanh thu từ
nghề làm bún cùng với chăn nuôi đã mang lại nguồn thu hàng trăm triệu
đồng/năm cho nhiều hộ gia đình. Toàn thôn hiện nay hầu hết các hộ sản xuất
đều có máy làm bún, tạo việc làm cho hơn 100 lao động có thu nhập từ
100.000-200.000đ/người/ngày. Mỗi ngày trung bình một hộ sản xuất bún có thu
nhập 400.000 – 500.000đ được thể hiện ở bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế của sản xuất bún
Chi phí Thu
Thu
nhập
Gạo
Kg/ngày
Giá
gạo (đ)
Điện
năng tiêu
thụ (kw)
Giá
điện
(đ)
Sản lượng
TB
Kg/ngày/ hộ
Giá
bán
bún (đ)
Nhóm1 181 12.500 80 1.400 400 8.000
825.500Tổng 181x 12.500 + 80 x 1.400 = 2.374.500 400 x 8.000=3.200.000
Nhóm 2 114 12.500 50 1.388 250 8.000
505.600
Tổng 114x 12.500 + 50 x 1.388 = 1.494.400 250 x 8.000=2.000.000
Nhóm 3 68 12.500 30 1.388 150 8.000
308.360
Tổng 68 x 12.500 + 30 x 1.388 = 891.640 150 x 8.000=1.200.000
Bình
quân
1.425.700 1.913.000 487.300
( Nguồn: Tổng hợp phiểu điều tra và điều tra phỏng vấn)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
Chú thích: Nhóm 1 (nhiều): năng suất trên 3 tạ bún/ngày
Nhóm 2 (vừa): năng suất từ 2-3 tạ bún/ngày
Nhóm 3 (ít): năng suất dưới 2 tạ bún/ngày
Đa số các hộ sản xuất bún đều kết hợp chăn nuôi và tận dụng được lượng
nhiên liệu từ việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp Biogas. Do đó,
tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, thu nhập của mỗi hộ từ 300.000 đến
800.000đ/ngày. Một số hộ chăn nuôi ít, không xử lý chất thải chăn nuôi bằng
phương pháp Biogas có sử dụng than trong công đoạn luộc bột. Lượng than tiêu
thụ trung bình 15-16 kg than, làm tăng mức chi phí cho sản xuất lên bình quân là
1.495.000đ, thu nhập bình quân mỗi hộ này khoảng 400.000đ/ngày
Bên cạnh những thuận lợi, quá trình phát triển, duy trì làng nghề để tất cả
mọi người dân trong làng có cuộc sống ổn định, làm giàu từ làng nghề truyền
thống và đảm bảo môi trường cũng gặp những khó khăn, thách thức nhất định.
Sản xuất bún ở Viên Tiêu dần tạo nên một thương hiệu, song thị trường tiêu thụ
hiện nay chưa ổn định, các cơ sở sản xuất trong làng nghề hầu hết có quy mô
nhỏ, việc đưa máy móc vào sản xuất còn ở mức thấp, làng nghề chưa được tiếp
cận với các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển. Đặc biệt việc giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất làng nghề đang là một thách thức lớn
trong phát triển. Bên cạnh đó hiện nay, trên thị trường do ảnh hưởng xấu từ một
số cơ sở sản xuất bún trên cả nước sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất đã
ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng, làm thị trường tiêu thụ có phần chậm lại.
Theo điều tra ta thấy, đối với quy mô sản xuất khác nhau, lượng nguyên
liệu sử dụng đầu vào, lượng chất thải thải ra môi trường khác nhau. Theo điều
tra, nguồn nước sử dụng cho sản xuất chủ yếu lấy từ nước mưa và nước giếng
khoan, hiện tại người dân ở đây chưa được sử dụng nước sạch. Lượng nước sử
dụng cho đầu vào tương đối lớn, việc khai thác nước ngầm cũng tác động không
nhỏ tới mực nước ngầm trong khu vực. Cụ thể:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
Bảng 3.5: Nguyên liệu đầu vào, khối lượng nước sử dụng và
khối lượng nước thải ra
Nhóm hộ
Số hộ
điều tra
Kg gạo
/ngày/hộ
kg bún
/ngày/hộ
m3
nước
/ngày/hộ
m3
nước
thải/ngày/hộ
Nhóm 1(nhiều) 5 181 400 2,56 2,32
Nhóm 2 (Trung bình) 32 114 250 1,6 1,45
Nhóm 3 (Ít) 18 68 150 0,96 0,87
Bình quân/hộ 55 105 231 1,48 1,34
( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Chú thích: Nhóm 1 (nhiều): năng suất trên 3 tạ bún/ngày
Nhóm 2 (vừa): năng suất từ 2-3 tạ bún/ngày
Nhóm 3 (ít): năng suất dưới 2 tạ bún/ngày
Chất thải trong quá trình sản xuất bún chủ yếu ở dạng nước thải với số
lượng tương đối lớn, hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều tạo ra
nước thải. Bình quân mỗi ngày, mỗi hộ sản xuất bún cần sử dụng 1,48 m3
nước
và thải ra môi trường 1,34 m3
nước thải. Không chỉ nhóm hộ 1, sản xuất với quy
mô lớn, tổng lượng thải ra môi trường lớn mà đối với nhóm hộ 3, sản xuất ở
mức ít nhưng số lượng các hộ khá lớn, chiếm 30% các hộ sản xuất bún, tổng
lượng thải ra môi trường của nhóm hộ cũng khá lớn (15,66 m3
nước thải), gây áp
lực đáng kể tới môi trường. Đặc biệt, nhóm hộ 2, sản xuất ở mức trung bình,
tổng lượng nước thải ra môi trường là 46,4 m3
, lượng thải ra lớn, chiếm gần 60%
tổng lượng thải của các hộ sản xuất bún. Theo điều tra thực tế, dây truyền sản
xuất bún đều sử dụng điện để vận hành, hầu như không phát sinh chất thải rắn.
Lượng chất thải rắn phát sinh chỉ là xỉ than được sử dụng trong giai đoạn luộc
bột. Tuy nhiên, hầu như các hộ có chăn nuôi, chất thải chăn nuôi được xử lý
bằng biện pháp Biogas,
3.2.3.2 Tình hình sản xuất đậu và hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ làm nghề
sản xuất đậu.
Đậu phụ là món ăn quen thuộc, hầu như mỗi ngày đều có mặt trong bữa
cơm của mọi gia đình, bất kể sang giàu hay nghèo hèn. Nghề làm đậu luôn có thị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
trường tiêu thụ ổn định quanh năm, lợi nhuận thu được không cao nhưng ổn
định. Vì lợi nhuận mà nhiều cơ sở đã quá lạm dụng thạch cao để làm đậu phụ
săn chắc và tăng năng suất. Những chiếc đậu càng vàng, trông chắc mịn nhưng
khô cứng thì càng nhiều nguy cơ dùng thạch cao - một chất gây ngộ độc cho cơ
thể. Chính những điều này đã gây ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, ảnh
hưởng đến việc sản xuất đậu. Tuy nhiên, đậu phụ Viên Tiêu có đặc điểm khác
biệt với đậu có sử dụng thạch cao, đậu có màu trắng ngà, hạt đậu sau khi ngâm
được tách vỏ nên đậu ở đây mịn, chắc, dẻo, thơm, ngậy.
Nghề làm đầu phụ đã đem lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình trong
thôn. Trung bình, sau khi trừ đi các khoản chi phí nguyên vật liệu mỗi người làm
nghề có thu nhập khoảng 200.000 – 300.000 đồng/ngày.
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của sản xuất đậu
Chi phí Thu
Thu
nhập
Đậu
tương
Kg/ngày
Giá
đậu
tương
(đ)
Than
kg/
ngày
Giá
than
(đ)
Điện
kw/
ngày
Giá
điện
(đ)
Sản lượng
TB
Kg/ngày/
hộ
Giá
bán
đậu
(đ)
Nhóm 1 42,9 18.000 45 4.500 10 1.550 90 18.000
629.800
Tổng 42,9x18.000 + 45x4.500 + 15.500 = 990.200
90 x 18.000 =
1.620.000
Nhóm 2 38 18.000 40 4.500 7 1.550 80 18.000
565.150
Tổng 38x18.000 + 40x4.500 + 10.850 = 874.850
80 x 18.000 =
1.440.000
Nhóm 3 28,6 18.000 28 4.500 5 1.550 60 18.000
431.450
Tổng 28,6x18.000 + 28x4.500 + 7.750 = 648.550
60 x 18.000 =
1.080.000
Bình
quân
837.000 1.380.000 542.000
( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra và điều tra phỏng vấn)
Chú thích: Nhóm 1 (nhiều): năng suất trên 80kg đậu/ngày
Nhóm 2 (vừa): năng suất từ 60-80kg đậu/ngày
Nhóm 3 (ít): năng suất dưới 60kg đậu/ngày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
Hầu hết các hộ sản xuất đậu đều kết hợp chăn nuôi và tận dụng được lượng
nhiên liệu từ việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp Biogas. Do đó,
tiết kiệm được chi phí trong sản xuất. Ngoài ra, có một số hộ sử dụng than trong
sản xuất đã thải ra môi trường một lượng lớn xỉ than và làm tăng chi phí trong
sản xuất. Đối với các hộ này, chi phí cho nguyên nhiên liệu từ 648.550đ đến
990.200đ, thu nhập thuần từ sản xuất đậu bình quân các hộ khoảng 542.000đ.
Theo điều tra, lượng nước sử dụng cho sản xuất đậu không lớn như đối với
các hộ sản xuất bún, nguồn nước sử dụng cho sản xuất chủ yếu lấy từ nước mưa
và nước giếng khoan.
Bảng 3.7: Nguyên liệu đầu vào và khối lượng nước sử dụng làm Đậu
Nhóm hộ
Số hộ
điều tra
Đậu tương
kg/ngày/hộ
Kg đậu/ngày/hộ m3
nước/ngày/hộ
Nhóm 1(nhiều) 5 42,9 90 0,43
Nhóm 2 (Trung bình) 25 38 80 0,38
Nhóm 3 (Ít) 15 28,6 60 0,3
Bình quân/hộ 45 35,4 64 0,36
( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Nhìn vào bảng trên ta thấy: với quy mô sản xuất khác nhau thì nhu cầu sử
dụng nước cho sản xuất cũng khác nhau. Lượng nước sử dụng cho sản xuất bình
quân mỗi hộ là 0,36m3
. Khác với sản xuất bún, công nghệ sản xuất đậu còn đơn
giản, thủ công truyền thống, lượng chất thải rắn lớn, lượng nước thải ra ít, chỉ
một phần được tận dụng cho chăn nuôi hoặc đổ xuống hầm Biogas.
Trong sản xuất đậu, hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng phế thải để chăn
nuôi lợn và có xây hầm Biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi, tận dụng được
nguồn chất đốt trong sản xuất, sinh hoạt. Một số hộ còn sử dụng than trong sản
xuất, lượng xỉ than thải ra hàng ngày tương đối lớn. Trung bình từ 1kg đậu
tương khô, để sản xuất được 2 – 2,3 kg đậu phụ cần tiêu tốn 1- 1,2 kg than,
tương ứng với việc thải bỏ ra 0,3 – 0,4 kg xỉ than.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
Bảng 3.8: Khối lượng phế thải, nước thải trong sản xuất Đậu
Nhóm hộ
Số hộ
điều tra
Bã tinh bột
kg/ngày/hộ
Xỉ than
kg/ngày/hộ
Các phế thải
khác kg/ngày/hộ
(vỏ đậu)
m3
nước
thải/ngày/hộ
Nhóm 1(nhiều) 5 41,8 15 18 0,4
Nhóm 2
(Trung bình)
25 33,5 13,3 14,5 0,34
Nhóm 3 (Ít) 15 25 10 10,9 0,25
Bình quân/hộ 45 31,6 12,4 13,7 0,32
( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra và điều tra phỏng vấn)
Chú thích: Nhóm 1 (nhiều): năng suất trên 80kg đậu/ngày
Nhóm 2 (vừa): năng suất từ 60-80kg đậu/ngày
Nhóm 3 (ít): năng suất dưới 60kg đậu/ngày
Nhìn vào bảng trên ta thấy: lượng phế thải giàu tinh bột có thể tận dụng
trong chăn nuôi khá lớn, bình quân mỗi hộ là 45,3kg/ngày (bã đậu và vỏ đậu).
Nước thải một phần được tận dụng trong chăn nuôi, một phần được để lại tạo
nước đậu chua và một phần thải trực tiếp vào môi trường. Đặc biệt, đối với các
hộ còn sử dụng than trong sản xuất, chủ yếu là các hộ sản xuất thuộc nhóm 3
ngoài chất thải giàu tinh bột còn thải ra một lượng tương đối lớn xỉ than, khoảng
10 kg/ngày/ hộ, lượng xỉ than này thường được đổ ra vườn để trồng cây.
Không những làm giàu từ việc bán bún, đậu mà các sản phẩm thừa từ khâu
sản xuất còn được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi rất hiệu quả. Hàng năm,
ngoài khoản thu nhập từ bún, đậu, người dân còn thu về hơn 1 tỉ đồng từ chăn
nuôi. Chất thải trong chăn nuôi được sử dụng làm nguyên liệu cho hầm khí
Biogas, tạo ra nguồn nhiên liệu phục vụ việc sản xuất bún, đậu. Việc áp dụng
quá trình khép kín trong sản xuất vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tận
dụng hết các nguyên liệu trong sản xuất. Nhờ vậy, thu nhập bình quân của người
dân trong thôn đạt khoảng 15 - 17 triệu đồng/năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
3.3 Hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất bún, đậu Viên Tiêu, xã Tân
Hưng, huyện Tiên Lữ.
3.3.1 Phế thải rắn làng nghề sản xuất bún, đậu
Nguồn phát thải chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất làng nghề, sinh hoạt
và chăn nuôi ngày càng gia tăng, trong khi đó công tác quản lý, xử lý chất thải
rắn chưa đạt tiêu chuẩn. Chất thải rắn ở nông thôn ngày càng nhiều, phần lớn
chưa được tổ chức thu gom, chủ yếu người dân tự xử lý (đốt, ủ làm phân bón, đổ
trong vườn, ngoài ngõ, nơi đất trống và các ao làng, …)
3.3.1.1 Tình hình phát sinh, khối lượng thành phần chất thải rắn
Khi tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại các làng nghề, ngoài
chất thải rắn phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất, phải tính đến việc phát
sinh chất thải rắn trong sinh hoạt và chăn nuôi vì các hoạt động sản xuất của
làng nghề gắn liền với hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi của người dân. Với đặc
điểm là làng nghề chế biến thực phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất hầu như
được tận dụng chăn nuôi, chất thải rắn trong quá trình chăn nuôi như phân động
vật được xử lý để tạo khí đốt hoặc ủ tạo phân bón cho cây.
Theo kết quả điều tra, trong
quá trình sản xuất bún, phế thải rắn
hầu như không có, chủ yếu là nước
thải trong quá trình sản xuất. Trong
quá trình sản xuất đậu, phế thải rắn
chủ yếu là vỏ đậu tương phát sinh
sau khi ngâm, đãi vỏ và bã đậu
phát sinh sau quá trình lọc sữa đậu.
Những phế thải này đều được tận
dụng làm thức ăn chăn nuôi. Cứ 1
kg đậu tương khô có thể sản xuất
được từ 2 -2,2 kg đậu thành phẩm. Hình 3.8: Bã đậu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
Với năng suất trung bình 80kg/ngày đậu phụ được sản xuất cần sử dụng
khoảng 36- 40 kg/ngày đậu tương khô và thải ra 14 - 15 kg vỏ đậu và 32 – 35 kg
bã đậu sau khi nghiền ướt.
Làm bún, đậu là nghề truyền thống của Viên Tiêu. Tuy nhiên, nếu chỉ bám
vào nghề thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Nuôi lợn là một cách vừa để cải thiện thu nhập vừa tận dụng nguồn thải trong quá
trình sản xuất có chứa nhiều tinh bột, vì vậy hầu như nhà nào đã làm bún, đậu thì
đều nuôi lợn. Trung bình một hộ sản xuất nuôi khoảng 6 - 8 con lợn (có gia đình
nuôi 15 - 20 con). Tổng số đầu lợn thường xuyên có trong làng là khoảng 700 -
1000 con. Hàng ngày, đàn lợn khổng lồ ở làng Viên Tiêu thải ra 1 – 1,5 tấn phân.
Lượng phân này được xử lý bằng bể Biogas – do Tổ chức Tầm nhìn thế giới thực
hiện chương trình phát triển vùng Tiên Lữ đầu tư, hỗ trợ người dân.
Phế thải làng nghề thải bỏ chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Lượng rác trong
làng nghề chỉ thu được 75% số hộ gia đình, số hộ còn lại không nộp lệ phí thì
mang rác đổ ra các vùng trũng như ao, hồ, mương. Kết quả điều tra tổng khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của làng nghề là 434,01 kg/ngày, tương
đương 158,41 tấn/năm. Hiện nay, UBND xã đã tổ chức được đội thu gom rác
tuy nhiên việc hoạt động chưa đem lại hiệu quả cao.
Bảng 3.9: Khối lượng RTSH phát sinh tại xã Tân Hưng
T
T
Thôn
Dân số
(người)
Lượng rác bình quân
(kg/ngày/người)
Khối lượng phát sinh
(kg/ngày)
1 Thôn Quyết Thắng 811 0,45 364,95
2 Thôn Viên Tiêu 851 0,51 434,01
3 Thôn Minh Khai 775 0,47 364,25
4 Thôn Tiền Phong 736 0,50 368,00
5 Thôn Quang Trung 803 0,47 377,41
6 Thôn Lê Lợi 754 0,45 339,3
7 Thôn Trần Phú 842 0,52 437,84
8 Toàn xã 5.582 0,48 2.687,33
( Nguồn:Báo cáo của UBND xã Tân Hưng)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
Nhìn vào bảng trên ta thấy: lượng rác phát sinh tại các thôn gần giống nhau,
có thôn Viên Tiêu và thôn Trần Phú cao hơn so với các thôn còn lại do thôn Viên
Tiêu và thôn Trần Phú có hoạt động sản xuất nghề bún, đậu và chế biến nông sản,
dân số cũng đông hơn so với các thôn khác. Lượng rác thải bình quân từ 0,45 –
0,52 kg/ngày/người. Với mức phát thải bình quân này thì toàn xã phát thải khoảng
2,7 tấn/ngày. Đây là một lượng rác thải khá lớn cần được thu gom và xử lý.
Nhìn chung, RTSH ở xã Tân Hưng nói chung, đặc biệt ở 2 thôn có hoạt
động làng nghề nói riêng đang là vấn đề còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong
nhân dân, công tác quản lý cũng chưa được chặt chẽ. Hiện nay xã đang tích cực
đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường là một trong 19 tiêu chí của đề án xây
dựng nông thôn mới.
Thành phần chất thải rắn tại làng Viên Tiêu có thành phần hỗn tạp, tỷ lệ
hữu cơ khá cao trên 70%. Rác hữu cơ được người dân tận dụng một phần cho
chăn nuôi, phần còn lại thải bỏ vào môi trường. Rác vô cơ một phần được tái sử
dụng, hầu hết đổ ra vườn nhà và xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt.
Bảng 3.10: Thành phần chất thải sinh hoạt
TT Thành phần Khối lượng (kg/ngày/hộ) % Khối lượng
I Rác hữu cơ 1,73 70,90
1 Rác thực phẩm (rau, củ, quả, …) 0,45 18,44
2 Cỏ, cây, lá, … 1,03 42,21
3 Gỗ 0,07 2,87
4 Giấy, bìa cát tông 0,18 7,38
II Rác vô cơ 0,68 27,87
1 Kim loại 0,15 6,15
2 Túi nilon 0,32 13,11
3 Các thành phần khác: thủy tinh,
gốm, sứ, gạch vỡ,…
0,21 8,61
III Nhựa 0,03 1,23
Tổng 2,44 100,00
( Nguồn: Báo cáo của UBND xã Tân Hưng)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66
Nhìn vào bảng trên ta thấy thành phần RTSH rất phức tạp nhưng chủ yếu
vẫn là chất hữu cơ (chiếm 70,9%) có thể sử dụng làm phân compost. Tuy biết được
tác hại của túi nilon đối với môi trường nhưng người dân vẫn sử dụng túi nilon
nhiều, đây là một vấn đề đáng quan tâm.
3.3.1.2 Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn tại làng nghề
a/ Về cơ sở vật chất
UBND xã Tân Hưng đã chỉ đạo thành lập các tổ VSMT hoạt động thu gom
RTSH tại các thôn, xóm trong xã, và ký hợp đồng với công ty thị chính Hưng
Yên vận chuyển, xử lý rác thải. Xã đầu tư xe chở rác, trang thiết bị và các vật
dụng cần thiết cho tổ VSMT. Đa số người dân đã ý thức được việc bảo vệ môi
trường nên đã duy trì hoạt động của tổ VSMT với kinh phí đóng góp có sự bàn
bạc và thống nhất trong nhân dân.
Về trang thiết bị thu gom: Theo điều tra cho thấy trang thiết bị phục vụ
công tác thu gom tại xã còn thiếu, được trang bị ủng, gang tay, chổi quét, xẻng;
khẩu trang, quần áo bảo hộ công nhân phải tự trang bị. Xe chở rác do UBND xã
trang bị, có 3 xe (01 xe 7 tấn, 01 xe 5 tấn và 01 xe 02 tấn) kết hợp với xe chở rác
của thôn tự trang bị thu gom rác tại từng thôn.
Về mức lương của công nhân thu gom: các công nhân tham gia vào việc
thu gom do sự vận động của đoàn thể, phụ nữ, các đơn vị, họ không có lương,
cũng không được hưởng chế độ theo quy định của Nhà nước mà chỉ được chi trả
phần lệ phí môi trường do người dân đóng góp. Mức phí môi trường là
3.000đ/người/tháng. Mức phí môi trường ở đây là sự thỏa thuận giữa người dân
với tổ VSMT nên nó phần nào phản ánh được mức sống và khối lượng rác thải
phát sinh của từng hộ dân.
b/ Về khối lượng, tỷ lệ thu gom, tần suất thu gom
Theo điều tra thực tế thì 75% các hộ gia đình trong làng được thu gom rác
bởi công nhân thu gom; trong đó, vẫn có một số hộ gia đình đổ rác không đúng
nơi quy định, đốt rác cùng lá cây quét trong vườn, đổ xuống ao hồ, xác động vật
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67
chết vứt ra sông, lá rau già, hỏng không sử dụng được còn vứt bên lề đường, bờ
ruộng gây ô nhiễm và khó khăn cho người thu gom dẫn đến tỷ lệ thu gom còn
thấp so với lượng phát thải của cả làng.
Kết quả điều tra tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của làng
nghề là 434,01 kg/ngày, tương đương 158,41 tấn/năm. Tuy nhiên chỉ thu gom
rác thải sinh hoạt được từ 75% số hộ dân trong làng. Do đó khối lượng thu gom
được là 283,19 kg/ngày tương đương với tỷ lệ thu gom bình quân là 87%.
Tần suất thu gom: thu gom 2 lần/tuần và quét sạch đường trong xã.
Theo điều tra, một phần không nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của
công nhân thu gom còn chưa tốt; chỉ thu gom rác của các hộ gia đình để ở túi
nilon, xô hoặc bao tải, không quét dọn đường làng, ngõ xóm và rác rơi vãi, không
thu gom rác thường xuyên theo đúng thời gian quy định gây mùi hôi thối,…
3.3.2 Nước thải làng nghề sản xuất bún, đậu
Một đặc điểm chung của các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là các
hộ làm nghề thường chăn nuôi lợn để tận dụng chất thải của quá trình sản xuất.
Nước thải của các khâu vo gạo, bắt bún, làm chín bún, nước ép đậu đều có thể
sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi lợn. Do đặc điểm khu vực sản xuất của làng
nghề nằm đan xen trong khu vực sinh hoạt, chăn nuôi của người dân nên nước
thải trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt, chăn nuôi thường được thải
chung vào cống thải của gia đình hoặc thải trực tiếp xuống ao, mương.
Việc nuôi lợn đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân, làm cuộc sống
khấm khá hơn. Mặc dù vậy, có một thực tế là các chất thải từ quá trình chăn
nuôi lợn như phân, nước tiểu, nước rửa chuồng trại, thức ăn thừa được qua xử lý
bằng phương pháp Biogas hoặc một số nhà ủ để bón cho cây nhãn, cung cấp
nguồn dinh dưỡng tốt cho cây. Cống thoát nước thải của các gia đình hầu như
được xây dựng kiên cố, ngầm dưới đất. Hệ thống thoát nước của cả làng được
xây dựng kiên cố bằng bê tông theo chương trình phát triển vùng Tiên Lữ - tổ
chức Tầm nhìn thế giới đầu tư, hỗ trợ xây dựng. Nước thải từ các bể Biogas,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68
nước thải sinh hoạt, nước thải rửa thiết bị, máy móc được thải chung vào cống
thải của gia đình và đổ vào cống thải chung của cả làng. Một số hộ gia đình có
ao riêng thường đổ thẳng xuống ao, không qua cống thải chung của làng. Theo
điểu tra thực tế cho thấy nước thải của cả làng được đổ vào hai cái ao lớn tiếp
nhận của cả làng, ao tiếp nhận này có rất nhiều bèo, cây khoai nước, … có hiện
tượng phú dưỡng tại ao này, xung quanh ao là nhà dân đã xây dựng bờ kiên cố
bằng gạch.
- Nước thải trong sản xuất bún
Nước sử dụng trong sản xuất bún là rất lớn. Trong mỗi quá trình sản xuất
bún đều cần sử dụng nước, lượng nước đầu vào cao hơn lượng nước thải ra.
Nguyên liệu sử dụng để làm bún hoàn toàn từ gạo, do vậy, tính chất nước thải
bún là giàu các chất hữu cơ, dễ phân hủy sinh học. Trong sản xuất bún, ước tính
cứ 1 kg gạo sản xuất được từ 2 - 2,3 kg bún và tiêu thụ khoảng 14 lít nước. Với
năng suất trung bình 2,5 tạ bún/ngày, mỗi hộ sản xuất trong làng sử dụng
khoảng 1,14 tạ gạo/ngày, tương ứng với việc sử dụng 1,6 m3
nước/ngày và thải
ra 1,45 m3
nước thải/ngày. Trong số đó, chỉ một phần nhỏ dùng cho chăn nuôi,
còn lại hầu hết nước thải đổ vào hệ thống cống trong làng. Cụ thể lượng nước
thải ra ở các công đoạn trong quá trình sản xuất bún như sau:
Bảng 3.11 : Ước tính lượng nước thải từ các công đoạn sản xuất bún
STT Công đoạn sản xuất
Lượng nước sử dụng
đầu vào (lít/2,5 tạ bún)
Lượng nước thải ra
(lit/2,5 tạ bún)
1 Vo gạo 320 320
2 Ngâm gạo 240 200
3 Chắt nước (bột ngâm) 150 110
4 Nén khô 230 180
5 Luộc bột 200 180
6 Đãi bún 460 460
7 Tổng cộng 1.600 1.450
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
Nhìn vào bảng trên nhận thấy giai đoạn vo gạo, đãi bún cần sử dụng nhiều
nước nhất, lượng nước đầu vào và lượng thải ra gần như không có sự chênh lệch
nhau, đều được thải ra môi trường, chiếm 52% lượng nước thải ra trong quá
trình sản xuất.
- Nước thải trong sản xuất đậu
Trong sản xuất đậu, ước tính cứ 1 kg đậu tương khô có thể sản xuất được từ
2 – 2,2 kg đậu thành phẩm và tiêu thụ khoảng 10 lít nước. Với năng suất trung
bình 80kg/ngày đậu phụ được sản xuất cần sử dụng khoảng 32 - 36 kg/ngày đậu
tương khô, tiêu thụ khoảng 363 - 400 lít nước và thải ra 320 - 360 lít nước thải.
Bảng 3.12 Ước tính lượng nước thải từ các công đoạn sản xuất đậu
STT Công đoạn sản xuất
Lượng nước sử dụng
đầu vào (lít/80kg đậu)
Lượng nước thải ra
(lít/80kg đậu)
1 Ngâm đỗ 170 145
2 Đãi đỗ 170 170
3 Xay ướt 35 -
4 Ép đậu - 25
5 Tổng cộng 375 340
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Nhìn vào bảng trên nhận thấy giai đoạn ngâm đỗ và đãi đỗ cần sử dụng
nhiều nước nhất, chiếm 44,73% lượng nước cần sử dụng. Giai đoạn xay ướt chỉ
sử dụng nước đầu vào để tạo sữa đậu và không có nước thải ra. Giai đoạn ép đậu
không cần sử dụng nước giai đoạn đầu vào, chỉ sử dụng khoảng 5 lít nước đậu
chua để tạo kết tủa đậu hoa, nước ép đậu một phần được sử dụng quay vòng tạo
nước đậu chua, một phần thải bỏ.
Ngoài nước thải sản xuất bún, đậu kèm theo đó là nước thải sinh hoạt và
nước thải từ hoạt động chăn nuôi. Một hộ gia đình trung bình có 5 người thì một
ngày thải ra khoảng 1 - 1,2 m3
nước thải sinh hoạt. Đối với các hộ sản xuất kèm
theo chăn nuôi thì lượng nước thải tăng thêm 0,8 m3
nước từ hoạt động chăn
nuôi lợn (rửa chuồng, tắm cho lợn, ...). Như vậy, ước tính lượng nước thải đối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
với các hộ sản xuất bún là 3,25 – 3,5 m3
/ngày/hộ gia đình, đối với các hộ sản
xuất đậu là 2,14 – 2,35 m3
/ngày/hộ gia đình.
- Thực trạng công tác xử lý nước thải
Với nhu cầu nước và lượng nước thải lớn như làng nghề sản xuất bún, đậu
Viên Tiêu, thêm vào đó là đặc điểm của làng nghề hiện nay là sản xuất còn mang
tính tự phát, nhỏ lẻ, vốn ít… nên việc đầu tư các công nghệ cho xử lý môi trường
hầu như chưa có. Do đó 100% nước thải được xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên
mà không qua xử lý.
Viên Tiêu là làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, với các hoạt động có
lượng nước thải lớn nhất là sản xuất bún, đậu, chăn nuôi. Vào thời điểm sản xuất
trung bình mỗi ngày đêm toàn xã thải ra khoảng hơn 360 m3
nước, được tập
trung đổ về qua mương thoát nước chung rồi chảy ra sông và ao làng.
Trước kia nước thải của làng nghề được xả lộ thiên ra cống thoát nước.
Các cống thoát nước từ các gia đình trong ngõ nhỏ đổ ra mương chung của làng
thì không có nắp đậy nên mùi rất khó chịu. Sang năm 2012, được sự đầu tư của
tổ chức Tầm nhìn thế giới, chương trình phát triển vùng Tiên Lữ hỗ trợ xây
dựng các cống thoát nước của cả làng, các cống thoát nước bằng bê tông, đều có
nắp đậy, nước thải không xả lộ thiên nữa. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ gia đình
ở cạnh con mương vẫn xả thẳng nước thải xuống đó gây ô nhiễm môi trường,
nước tại các con mương đen, có mùi hôi thối.
Để đánh giá được chất lượng nước thải sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi tại
các hộ gia đình làm nghề tại làng Viên Tiêu, đã tiến hành lấy mẫu M1: Nước
thải sản xuất đậu trước khi thải xuống rãnh thoát nước chung của gia đình, M2:
Nước thải tại cống thải chung của hộ sản xuất đậu, M3: Nước thải sản xuất bún
trước khi thải xuống rãnh thoát nước, M4: Nước thải tại cống thải chung của hộ
sản xuất bún, M5: Nước thải tại ao chung tiếp nhận của cả làng.
Sau khi lấy mẫu và phân tích mẫu tôi thu được kết quả phân tích các mẫu:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
Bảng 3.13: Bảng số liệu quan trắc, phân tích mẫu nước thải
làng nghề bún, đậu Viên Tiêu
T
T
Thông số
Mẫu
pH
Tổng
chất
rắn lơ
lửng
(TSS)
Nhu
cầu oxy
hóa học
(COD)
Nhu cầu
oxy hóa
sinh học
(BOD5)
Amoni
(N-NH4
+
)
Hàm
lượng
photphat
(P-PO4
3-
)
Coliform
Đơn vị - mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml
1 M1 6,42 22,1 190 156,8 2,735 0,942 15500
2 M2 6,43 102,1 296 157,1 2,073 0,653 5500
3 M3 6,63 83,0 178 165,1 1,839 0,582 7900
4 M4 6,62 83,0 152 144,3 5,982 3,662 5800
5 M5 6,58 56,7 136 74,7 1,596 0,369 6900
6 QCVN
08-2008
cột B1
5,5-9 50 30 15 0,5 0,3 7500
*pH
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, các mẫu nước thải lấy từ cống của các
hộ sản xuất (từ M1 đến M4) đều có pH thấp. Giá trị pH dao động trong khoảng
từ 6,42 – 6,63; có tính chất axit nhẹ. So sánh các mẫu này với QCVN 08 - 2008
cột B1 ta thấy cả 5 mẫu đều đều nằm trong QCCP là 5,5 - 9. Nguyên nhân là do,
ngay trong quy trình sản xuất bún, đậu đã có khâu tách nước chua, làm cho giá
trị pH ở các mẫu này thấp. Hơn nữa, trong nước thải lại có chứa nhiều tinh bột
nên sau một thời gian sẽ lên men làm cho giá trị pH thấp.
* BOD5 và COD
Theo kết quả phân tích, so với QCVN 08-2008 cột B1 thì 100% mẫu nước thải
tại nguồn và mẫu nước thải tại các cống thải tập trung của gia đình và tại nơi
tiếp nhận nguồn thải cuối cùng của làng nghề đã thu thập đều có các giá trị
BOD5 và COD vượt giới hạn cho phép.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72
Hình 3.9: Biểu đồ so sánh hàm lượng BOD5 các mẫu với
QCVN 08 – 2008 cột B1
Hình 3.10: Biểu đồ so sánh hàm lượng COD các mẫu với
QCVN 08 – 2008 cột B1
Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Với các mẫu nước thải lấy tại nguồn (M1 và M3)
so sánh với QCVN 08-2008 nhận thấy hàm lượng BOD5, COD cao hơn nhiều
lần so với tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể: mẫu M1 – mẫu nước thải sản xuất đậu
hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn thải 6,3 lần, mẫu M3 – mẫu nước thải sản xuất
bún vượt tiêu chuẩn thải 5,9 lần; mẫu nước thải sản xuất đậu (mẫu M1) hàm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73
lượng BOD5 vượt tiêu chuẩn thải 10 lần, mẫu nước thải sản xuất bún (mẫu M3)
vượt tiêu chuẩn thải 11 lần. Như vậy có thể thấy rằng, nước thải sản xuất của
làng nghề làm bún, đậu Viên Tiêu chứa lượng chất hữu cơ rất lớn.
Đối với nước mặt, các mẫu M2, M4, M5 là các mẫu lấy tại mương thải chung
của các hộ gia đình và của làng, nơi tập trung và hòa trộn nhiều nước thải nhất tôi
nhận thấy rằng, M2 là mẫu lấy tại điểm hòa trộn nước thải sản xuất đậu, sinh hoạt,
chăn nuôi tại các hộ gia đình, hàm lượng BOD5 là 157,1 mg/l, COD là 296 mg/l;
M4 là mẫu lấy tại điểm hòa trộn nước thải sản xuất bún, sinh hoạt, chăn nuôi tại các
hộ gia đình, hàm lượng BOD5 là 144,3 mg/l, COD là 152 mg/l. Tuy nhiên, sau khi
chảy qua các cống thải và tại ao tiếp nhận nước thải của cả làng tại mẫu M5 hàm
lượng COD và BOD5 giảmdần, giảm 2 lần so với 2 mẫu lấy tại cống thải tập chung
của các hộ gia đình (hàm lượng BOD5 là 74,7 mg/l và hàm lượng COD là 136
mg/l). Nếu so sánh với QCVN 08 - 2008 cột B1 nhận thấy các mẫu nước mặt (từ
M2, M4, M5) đều có BOD5 cao hơn QCCP từ 5 đến 10 lần và COD từ 4,5 đến 10
lần. Nguyên nhân hàm lượng COD, BOD5 tại điểm tiếp nhận cuối cùng giảm do
điểm tiếp nhận là ao, khả năng tự làm sạch của ao tốt.
* Các chất dinh dưỡng
Nhìn vào biểu đồ (hình 3.9) ta thấy rằng, hầu như tất cả các mẫu nước thải
đều vượt quá QCCP, trong mẫu M5 là mẫu thấp nhất có hàm lượng NH4
+
- N
gấp hơn 3 lần và mẫu cao nhất là M4 có hàm lượng NH4
+
- N gấp 12 lần so với
QCCP. Có sự chênh lệch lớn như vậy giữa các điểm có thể giải thích là do lượng
khác nhau của nguồn thải. Tại các ao hồ, lượng nước thải đổ ra khá ít và được
pha loãng nhiều lần, trong khi đó các mẫu lấy ở mương thải chung của hộ gia đình
sản xuất là nơi tập trung không những nước thải sản xuất mà cả một lượng tương
đối lớn phân lợn và nước thải từ các bể tự hoại, bể Biogas của các hộ gia đình đã
làm cho hàm lượng NH4
+
- N tại các điểm này tăng vọt. Nhìn chung, lượng NH4
+
-
N của nước mặt ở đây là rất lớn, nếu so sánh với QCVN 08 - 2008 B1 các mẫu đều
vượt QCCP nhiều lần chứng tỏ trong nước thải sản xuất bún, đậu và chất thải quá
trình chăn nuôi lợn có chứa hàm lượng nitơ dạng NH4
+
- N rấtcao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74
Hình 3.11: Biểu đồ so sánh hàm lượng NH4
+
- N các mẫu với
QCVN 08 – 2008 cột B1
Ngoài ra, nồng độ PO4
3-
- P giữa các mẫu dao động lớn. Các mẫu dao động
từ hàm lượng rất nhỏ 0,339mg/l đến 3,662 mg/l; Mẫu M5 có hàm lượng PO4
3-
- P
rất ít trong khi mẫu M4 lại rất cao. Giải thích cho hiện tượng này là do mẫu M4
lấy ở nhà dân, tại thời điểm lấy mẫu, ngẫu nhiên lấy được lúc hộ sản xuất nhà
chị Bùi Thị Thanh đang dọn rửa chuồng lợn, do ảnh hưởng của phân lợn nên hàm
lượng PO4
3-
- P của mẫu M4 cao hơn hẳn các mẫu còn lại, hàm lượng PO4
3-
- P
cao gấp 12 lần so với QCCP. Còn mẫu M5 lấy tại ao tiếp nhận của cả làng có
hàm lượng PO4
3-
- P cao gấp 1,2 lần so với QCCP.
Hình 3.12: Biểu đồ so sánh hàm lượng PO4
3-
- P các mẫu với
QCVN 08 – 2008 cột B1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75
Như vậy, lượng chất dinh dưỡng qua phân tích tại các mẫu đã lấy ta nhận
thấy đều vượt quá QCCP nhiều lần, tại điểm tiếp nhận cuối cùng, hàm lượng
chất hữu cơ có giảm nhiều so với các mẫu lấy trực tiếp tại các nguồn thải, chứng
tỏ khả năng tự làm sạch của ao tiếp nhận chung của làng rất tốt. Tuy nhiên khả
năng làm sạch của ao là có giới hạn, với mức xả thải như hiện nay đã gây nên
hiện tượng phú dưỡng tại các ao ở đây.
* Coliform
Coliform là một chỉ tiêu thông dụng để đánh giá mức an toàn vệ sinh trong
nước vì số lượng của chúng hiện diện trong mẫu chỉ thị khả năng có sự hiện diện
của vi sinh vật có khả năng gây bệnh. Các mẫu nước thải có hàm lượng chất hữu
cơ càng lớn thì sự xuất hiện vi sinh vật có khả năng gây bệnh càng cao.
Hình 3.13: Biểu đồ so sánh chỉ thị số lượng Coliform các mẫu với
QCVN 08 – 2008 cột B1
Nhìn vào biểu đồ trên ta nhận thấy chỉ tiêu tổng Coliform chưa vượt
QCVN. Đặc biệt có mẫu M1 vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 3 lần, mẫu M3 vượt
tiêu chuẩn cho phép 1,58 lần. Giải thích cho kết quả này ta có thể thấy đây là 2
mẫu nước thải được lấy trực tiếp trong hoạt động sản xuất bún, đậu thải trước
khi thải chung vào cống thải chung của gia đình, điều này chứng tỏ hàm lượng
chất hữu cơ trong nước thải lớn, số lượng vi sinh vật có khả năng gây bệnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76
nhiều. Còn các mẫu khác, chỉ tiêu tổng Coliform thấp hơn so với mẫu M1, M3
do nước thải sản xuất được hòa loãng với các thành phần nước thải khác trong
cống thải chung, hàm lượng chất hữu cơ giảm.
* TSS
Tổng chất rắn lơ lửng là tổng chất rắn trong nước có thể loại bỏ bằng bộ
lọc. Nồng độ tổng chất rắn lơ lửng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống
thủy sinh, TSS cao có thể chặn ánh sáng của thực vật ngập nước, làm giảm quá
trình quang hợp, giảm khả năng tự làm sạch của nước.
Hình 3.14: Biểu đồ so sánh hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS các mẫu
với QCVN 08 – 2008 cột B1
Nhìn vào biểu đồ trên ta nhận thấy hầu hết các mẫu nước thải đều cao hơn
QCVN 08 – 2008 cột B1, đặc biệt mẫu M2 có nồng độ TSS cao nhất, gấp 3,4
lần so với QCVN. Nguyên nhân do mẫu M2 được lấy tại điểm hòa trộn nước
thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, tại thời điểm vừa rửa
chuồng trại chăn nuôi nên lượng chất rắn lơ lửng cao. Các mẫu khác đều vượt
tiêu chuẩn cho phép từ 1,4 đến 2,7 lần. Ta nhận thấy tại điểm tiếp nhận cuối
cùng (mẫu M5), nồng độ TSS giảm dần do có sự lắng đọng khi nước thải đi qua
các cống thoát nước thải. Đặc biệt, mẫu M1 có hàm lượng TSS thấp hơn so với
QCVN 08 – 2008 cột B1, mẫu M1 được lấy tại vị trí nước thải sản xuất đậu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77
trước khi thải vào cống thải chung của gia đình, đây là nước thải được lấy trong
giai đoạn ép đậu.
Từ các so sánh trên có thể kết luận rằng, nước mặt tại Viên Tiêu đang bị ô
nhiễm, mà nguyên nhân chủ yếu là do lượng chất hữu cơ lớn được thải trực tiếp
từ quá trình sản xuất bún, đậu và hoạt động chăn nuôi lợn tận dụng phụ phẩm
của quá trình sản xuất.
3.4 Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề sản xuất bún,
đậu tại xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Sự phát triển của các làng nghề sản xuất bún đậu Viên Tiêu đã tạo việc làm
và tăng thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh
tế địa phương. Tuy nhiên, cùng sự phát triển của làng nghề thì mặt trái là vấn đề
ô nhiễm môi trường đi cùng đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và
loại hình sản phẩm đang là thách thức. Làng nghề bún đậu Viên Tiêu trong quá
trình sản xuất nhu cầu sử dụng nước rất lớn và nước thải có thành phần hữu cơ
cao, vì vậy xử lý nước thải là vấn đề đáng quan tâm. Để giải quyết vấn đề thải
tại làng nghề, địa phương cần phải tiến hành nhanh chóng và triệt để nhiều giải
pháp nhằm khắc phục tình trạng ảnh hưởng đến môi trường.
3.4.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về BVMT làng nghề
Để bảo vệ môi trường làng nghề thì trước hết cần xây dựng và ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa Luật Bảo vệ môi trường và
hướng dẫn về bảo vệ môi trường làng nghề, chính sách về BVMT phù hợp với
đặc thù của làng nghề: Quy chế BVMT làng nghề; quy chuẩn kỹ thuật địa
phương về môi trường; phí bảo vệ môi trường đối với chất thải; hướng dẫn kỹ
thuật áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải.
3.4.2. Tăng cường công tác truyền thông, đào tạo và nâng cao năng lực và ý
thức BVMT làng nghề
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thì việc cần thiết là phải nắm
vững được pháp luật về BVMT. Vì vậy đây là việc hết sức quan trọng, bao gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78
- Tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, tập huấn về quản lý môi trường
làng nghề cho cán bộ các cấp làm công tác quản lý môi trường làng nghề; các
khóa đào tạo, tập huấn về xử lý chất thải và BVMT cho các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong làng nghề.
- Tăng cường phổ biến thông tin cho cộng đồng về BVMT làng nghề, về
mức độ ô nhiễm, tác động, ảnh hưởng tới sức khỏe và kế hoạch, biện pháp xử lý
ô nhiễm, giới thiệu công nghệ thân thiện môi trường, phổ biến các sáng kiến, mô
hình BVMT phù hợp với sản xuất làng nghề.
- Tăng cường giáo dục ý thức cho học sinh trong nhà trường. Phát huy và
nhân rộng các mô hình có sẵn ở địa phương như "Bảo vệ môi trường xanh, sạch,
đẹp", mô hình đăng ký "Không vứt rác, xác động vật gây ô nhiễm môi trường".
Để từng bước khắc phục những tồn tại trong hoạt động bảo vệ môi trường
làng nghề, chính quyền địa phương cần tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân, các hộ sản xuất. Tập trung thanh
kiểm tra, xử phạt nghiêm và đình chỉ sản xuất đối với các cơ sở cố tình không
chấp hành quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường; kịp thời khen thưởng
những cá nhân, tổ chức làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó cần thường xuyên hướng dẫn làng nghề xây dựng quy định về
bảo vệ môi trường dựa trên tính chất sản xuất đặc thù từng thôn. Những quy định
này được đưa vào hương ước của làng và xác định làm tiêu chí để xét tặng, công
nhận gia đình văn hóa, làng văn hóa, đồng thời đánh giá việc chấp hành chính
sách pháp luật của chính quyền địa phương. Qua hoạt động tuyên truyền, các cơ
sở sản xuất, hộ gia đình tích cực đầu tư, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn,
công nghệ thân thiện với môi trường, tích cực thu gom và tái chế chất thải…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79
3.4.3. Áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn vào việc sản xuất bún, đậu của
làng nghề ở Viên Tiêu
* Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường
Làng nghề làm bún, đậu ở Viên Tiêu đã có từ lâu đời nên vì thế mà các
máy móc thiết bị phần nhiều đã cũ kỹ, lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên liệu cũng
như tiêu tốn nhiều nước, các khâu sản xuất hở và cũng thải ra nhiều nước thải
gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy việc đổi mới máy móc thiết bị là một việc làm
cần thiết. Tuy nhiên như đã nói ở trên không phải hộ sản xuất nào cũng có khả
năng thay đổi máy móc thiết bị sản xuất vì số tiền đầu tư không hề nhỏ. Điều
này yêu cầu cần có sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước để từng bước thay đổi bộ mặt
công nghệ của làng nghề nơi đây.
*Xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất
- Xả nước thải vào các hầm biogas hay bể lắng
Vì làng nghề bún đậu Viên Tiêu sử dụng nước rất lớn và nước thải có thành
phần hữu cơ cao nên nước thải của sản xuất thải ngay ra môi trường đã làm ô
nhiễm môi trường nước ao hồ nghiêm trọng. Do vậy, để giảm thiểu lượng nước
thải gây ô nhiễm thải ra môi trường thì các hộ sản xuất cần phải thực hiện ngay
biện pháp xây dựng hầm biogas hay bể lắng, từ đó không trực tiếp xả nước thải
ra môi trường mà thải luôn vào hầm biogas, hoặc qua bể lắng, tạo ra một quy
trình khép kín. Nếu làm được như vậy thì nước thải không được thải ra ngoài,
hạn chế cơ hội phát sinh ruồi muỗi tại những nơi nước thải tồn đọng và giảm
được một lượng rất lớn nước thải gây ô nhiễm. Bên cạnh đó khuyến khích sử
dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, xây dựng hầm bi-ô-ga để kết hợp xử lý
chất thải chăn nuôi và nhà vệ sinh để tạo ra khí ga để phục vụ sản xuất và sinh
hoạt, giúp tiết kiệm được chi phí mua gas hay giảm khí thải khi dùng than hay
rơm củi. Đây là biện pháp hữu hiệu để xử lý triệt để chất thải và tận dụng được
nguồn chất đốt cho sinh hoạt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80
Nếu như các hộ sản xuất không đủ điều kiện để xây dựng lắp đặt và sử
dụng hầm biogas thì việc xây dựng và sử dụng bể lắng là một giải pháp tạm thời.
- Xử lý tập trung bằng hồ sinh học
Nước thải của các hộ sản xuất được thải vào hệ thống rãnh và tới một khu
vực tập trung nước để xử lý theo biện pháp sinh học. Các chất hữu cơ trong
nước thải được sử dụng để các động vật trong hồ như cá, tôm, ...làm thức ăn.
Xử lý nước thải ở hồ sinh học là lợi dụng quá trình tự làm sạch của nguồn
tiếp nhận nước thải. Lượng oxy cho quá trình sinh hóa chủ yếu là do không khí
xâm nhập qua mặt thoáng của hồ và do quá trình quang hợp của thực vật nước.
Hồ sinh học vừa dùng để xử lý nước thải mà còn có thể nuôi trồng thủy sản
nuôi cá, thả bèo, là nơi tích trữ nguồn nước để tưới cho cây trồng, ...Mặc dù
nhiều lợi ích nhưng hồ lại vận hành khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều vốn đầu
tư hay người quản lý thường xuyên.Ở địa phương nghiên cứu có nhiều ao, hồ,
khu ruộng trũng có thể sử dụng mà không cần cải tạo, xây dựng nhiều.
Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên thả bèo kín mặt hồ để đảm bảo cho ánh
sáng xuyên qua. Việc lựa chọn loại cá hay thủy sản khác nuôi trong các bậc của
hồ cần phải có sự hướng dẫn của các chuyên gia nuôi trồng thủy sản. Và rãnh
dẫn nước thải phải được bê tông hóa để tránh thẩm thấu chất ô nhiễm làm ô
nhiễm môi trường đất, có nắp đậy kín để không phát mùi ra ngoài và đảm bảo
không ứ đọng nước thải trong rãnh.
* Ứng dụng vi sinh vật và vi tảo Spirulina đột biến để làm sạch nước thải
làng nghề bún theo định hướng sản xuất chất dẻo sinh học
Xã Tân Hưng cần tổ chức thu gom, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải làng nghề. Nước thải của làng nghề sản xuất bún, đậu luôn trong tình trạng
bị ô nhiễm hữu cơ nặng với nồng độ nitơ, photpho và hàm lượng BOD5, COD,
chất dinh dưỡng trong nước thải rất lớn. Đối với nước thải loại này, việc kết hợp
sử dụng các loài tảo cùng các VSV để xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ được coi
là một giải pháp khá hợp lý, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao do ngoài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81
tác dụng phân giải các hợp chất hữu cơ của các VSV, hàm lượng nitơ và
photpho trong nước thải là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sự sinh trưởng và phát
triền của tảo. Ngoài ra, việc thu hồi sinh khối tảo trong nước thải sau xử lý có
thể thực hiện một cách dễ dàng và thuận tiện bằng cách vớt hay lọc bằng lưới,
góp phần làm giảm giá thành xử lý.
Quy trình xử lý nước thải sản xuất bún tại hệ thống cống chung cuối làng
bún, đậu gồm ba giai đoạn:
-Giai đoạn 1: thu gom nước thải vào bể để lắng 14 tiếng.
-Giai đoạn 2: Sau thời gian lắng 14 tiếng, nước thải được chuyển sang giai
đoạn sục khí trong 16 giờ có bổ sung bùn hoạt tính.
-Giai đoạn 3: Sau 16 giờ sục ở giai đoạn 2 là giai đoạn nuôi chủng tảo lam
Spirulina platensis CNTĐB trong nước thải sản xuất bún, đậu trong 20 ngày.
Hiệu quả xử lý các thông số COD, BOD5, Nito tổng số, Photpho tổng số
của mẫu nước thải sau khi được xử lý bằng bùn hoạt tính và tảo lam Spirulina
platensis CNTĐB đạt hiệu quả cao, cụ thế: hiệu quả xử lý COD đạt 95%, hiệu
quả xử lý BOD5 đạt 92%, hiệu quả xử lý Nito tổng số đạt 91,28%, hiệu quả xử
lý Photpho tổng số đạt 60,84%.
Với phương pháp kết hợp VSV và vi tảo Spirulina trong xử lý nước thải,
giá thành chi phí cho xử lý nước thải sẽ giảm xuống đáng kể nếu chúng ta có thể
nuôi trồng vi tảo lam Spirulina bằng nước thải này và thu sinh khối tảo giàu chất
dẻo sinh học -PHAs làm nguyên liệu cho công nghiệp sau này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82
KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ
Kết luận
1. Hiện trạng sản xuất của làng nghề bún, đậu Viên Tiêu:
Tại làng nghề bún, đậu Viên Tiêu có hơn 70% gia đình làm bún - đậu, mỗi
năm đưa ra thị trường hàng ngàn tấn bún, đậu. Thu nhập bình quân trên
đầu người mỗi năm lên đến gần 20 triệu đồng. Công suất sản xuất trung bình từ
2 - 3 tạ bún/ngày/hộ và 70-80kg đậu/ngày/hộ.
2. Hiện trạng môi trường làng nghề bún, đậu Viên Tiêu:
2.1. Nước thải làng nghề:
Với năng suất trung bình 2,5 tạ bún/ngày sẽ thải ra 1,5 m3
nước thải/ngày.
Nước thải có đặc trưng pH thấp, hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh
học cao. Lượng nước thải từ quá trình sản xuất đậu với năng suất trung bình
80kg/ngày đậu phụ sẽ thải ra 320 - 360 lít nước thải. Như vậy, mỗi hộ gia đình
sản xuất bún, đậu kết hợp chăn nuôi ước tính tổng lượng nước thải của cả hộ là
2,14 – 3,5 m3
/ngày/hộ gia đình.
Hiện nay tại làng nghề bún, đậu Viên Tiêu chưa có biện pháp xử lý nước
thải nào. Chất lượng nước mặt tại làng Viên Tiêu, xã Tân Hưng đang bị ô
nhiễm. So với QCVN 08 - 2008 cột B1, có nhiều thông số đều vượt tiêu chuẩn
cho phép. Tại ao tiếp nhận nước thải làng nghề thải ra giá trị BOD5 gấp 5 lần;
COD gấp 4,5 lần; NH4
+
- N gấp 3 lần và PO4
3-
- P gấp 1,2 lần; TSS cao gấp 1,13
lần so với QCVN 08 - 2008 cột B1; riêng Coliform thấp hơn so với QCVN 08 -
2008 cột B1.
2.2. Phế thải rắn làng nghề:
Chất thải rắn sinh hoạt: trung bình mỗi người dân tại Viên Tiêu thải ra
0,52kg/ngày. Thôn có tổ thu gom rác thải sinh hoạt nhưng chỉ thu gom được từ
75% hộ dân, tỷ lệ thu gom đạt 87%, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83
sinh của làng nghề là 434,01 kg/ngày, khối lượng thu gom được là 283,19
kg/ngày.
Chất thải rắn sản xuất: trong sản xuất đậu chỉ gồm bã đậu và vỏ đậu, sản
xuất bún không có phế thải. Với năng suất trung bình 80kg/ngày đậu phụ sẽ thải
ra 15-16 kg/ngày vỏ đậu và 35 – 40kg/ngày bã đậu sau khi nghiền ướt. Chất thải
rắn này được sử dụng để chăn nuôi hoặc ủ làm phân bón cho cây nhãn.
Chất thải chăn nuôi: tại các hộ sản xuất phần lớn đều nuôi lợn để tận dụng
lượng nước thải giàu tinh bột và bã thải trong sản xuất đậu. Chất thải trong chăn
nuôi được xử lý bằng phương pháp xây hầm Biogas hoặc ủ để bón cho cây.
Như vậy, hiện nay nước mặt tại làng nghề Viên Tiêu đang có dấu hiệu bị ô
nhiễm. Cần có những giải pháp quản lý kết hợp với các giải pháp công nghệ để
xây dựng làng nghề theo hướng phát triển bền vững. Các giải pháp này cần được
tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong đó, giải pháp quy
hoạch không giản sản xuất gắn với bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng.
Đồng thời, năng lực của đội ngũ quản lý và cộng đồng được coi là hạt nhân
chính, quyết định tới sự phát triển bền vững của làng nghề.
Đề nghị
1. Tiến hành mở rộng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức
của người dân về bảo vệ môi trường làng nghề, các chế tài xử phạt vi phạm môi
trường.
2. Đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất của
làng nghề.
3. Hỗ trợ, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu vực
làng nghề. Khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, xây dựng
hầm Biogas để kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi và nhà vệ sinh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Tân Hưng năm 2010,
2011, 2012, 2013
2. Báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012, 2013 của Phòng TN & MT và
Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiên Lữ
3. Bộ công thương (2008). Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam
thời hội nhập, Tạp chí công nghiệp, 25/12/2008
4. Bộ Tài nguyên Môi trường (2006). Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: Điều tra,
khảo sát phục vụ việc xây dựng dự án kiểm soát ô nhiễm các làng nghề 2006.
5. Bộ Tài nguyên Môi trường. 2009. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc
gia 2008: Môi trường làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng.
6. Bộ Tài nguyên Môi trường. 2010. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc
gia 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam
7. Bộ Tài nguyên Môi trường (2012). Chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030
8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Đánh giá hiện trạng các
ngành nghề phi nông nghiệp và định hướng phát triển đến năm 2020
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006). Kỷ yếu Hội thảo bảo
tồn và phát triển làng nghề, trang 12, 13.
10. Bạch Thị Lan Anh (2010). Phát triển bền vững làng nghề truyền thống
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Luận án Tiến sỹ kinh tế ĐH Kinh tế quốc dân.
11. Đặng Kim Chi (2005). Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB
Khoa học và kỹ thuật.
12. Đặng Kim Chi (2005). Tài liệu hướng dẫn áp dụng các biện pháp cải
thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, NXB Khoa học
và kỹ thuật.
13. Luật bảo vệ môi trường 2005.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85
14. TS. Nguyễn Văn Hiến (2012). Phát triển làng nghề theo hướng bền
vững ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Tạp chí Phát triển và
Hội nhập số 4, tháng 5,6/2012, trang 39,40,41
15. Trần Duy Khánh. Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực
hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc
Bộ.Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Luận văn ThS ngành Môi
trường trong phát triển bền vững. Người hướng dẫn: TS. Trần Quốc Trọng.
16. Niên giám thống kê huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên
17. Nguyễn Trung Chính (2010). Phát triển làng nghề Bắc Ninh theo
hướng bền vững. Tạp chí cộng sản, số 7/2010.
18. Nguyễn Xuân Thành và CS (2010). Giáo trình Công nghệ vi sinh vật
trong sản xuất nông nghiệp. NXB KHTN & CN.
19. Nguyễn Xuân Thành và CS (2011). Giáo trình công nghệ sinh học xử
lý môi trường, NXB Lao động – Xã hội.
20. Đỗ Ánh Tuyết (2005). Trung Quốc tăng cường công tác quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường. Tạp chí Du lịch Việt Nam số 12.
21. UBND tỉnh Hưng Yên (2013). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế -
xã hội năm 2013 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014.
22. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên (2012). Báo cáo hiện
trạng môi trường tỉnh năm 2012
23. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên (2013). Báo cáo tổng hợp
hiện trạng môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên năm 2013.
Tài liệu tiếng Anh
24. Vu Hoang Nam, 2008, The role of human capital and social capital in
the transportation of village – based industrial cluster: evidence from Northern
Vietnam, NXB Tokyo.
25. Vietnam Association of craft village (2007), Craft villages look to the
future
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86
Tài liệu internet
26. Hội bảo vệ môi trường Việt Nam, Việt Nam – Môi trường và cuộc sống
[http://www.ebook.edu.vn/?page=1.18&view=1090]
27. http://www.g8.unoronto.ca/envirnment
28. Cụm liên kết xuất khẩu lụa đầu tiên tại Việt Nam – cơ hội cho các SME
làng lụa Vạn Phúc. [http://luavanphuc.com/Bai-viet-ve-lua/Cum-Lien-ket-xuat-khau-
lua-dau-tien-tai-Viet-Nam-Co-hoi-cho-cac-SME-Lang-lua-Van-Phuc]
29. Giới thiệu sáng kiến “ Du lịch bền vững – Xóa đói giảm nghèo” của Tổ
chức Du lịch thế giới [http://www.itdr.org.vn/kinh-nghiem-ptdl/kinh-nghiem-quoc-
te.html]
30. TS. Phạm Tố Oanh ( 2012). Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
làng nghề Việt nam. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
[http://www.vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/skhd42009/Pages/Giải-pháp-giảm-
thiểu-ô-nhiễm-môi-trường-làng-nghề-Việt-Nam.aspx]
31. Thực trạng và giải pháp của vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
truyền thống của Việt Nam. [http://idoc.vn/tai-lieu/thuc-trang-va-giai-phap-cua-van-
de-o-nhiem-moi-truong-tai-cac-lang-nghe-truyen-thong-cua-viet-nam.html]
32. Quảng Nam – Phát triển làng nghề Phước Kiều gắn liền với du lịch
(2011). [http://sotaydulich.com/1-2928-Ban-tin-du-lich-Quang-Nam-Phat-trien-lang-
nghe-Phuoc-Kieu-gan-voi-du-lich]
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87
PHỤ LỤC
Bảng 1: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
(Đơn vị:mm)
Năm
Tháng
2009 2010 2011 2012 2013
Tháng 1 40,0 5,0 95,0 3,6 18,1
Tháng 2 15,0 6,0 9,0 14,9 11,1
Tháng 3 37,0 57,0 7,0 59,1 15,1
Tháng 4 33,0 182,0 39,0 60,6 97,2
Tháng 5 100,0 166,0 80,0 129,9 330,3
Tháng 6 304,0 94,0 87,0 149,4 124,4
Tháng 7 218,0 452,0 95,0 140,6 188,9
Tháng 8 222,0 205,0 177,0 101,2 388,3
Tháng 9 311,0 249,0 68,0 279,2 188,6
Tháng 10 238,0 106,0 36,0 49,6 110,7
Tháng 11 190,0 38,0 3,0 40,2 139,4
Tháng 12 190,0 4,0 3,0 11,2 32,5
Tổng số 1.898,0 1.564,0 699,0 1.039,5 1.644,6
(Nguồn: trạm khí tượng thủy văn Hưng Yên)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88
Bảng 2: Số giờ nắng các tháng trong năm
(Đơn vị: giờ)
Năm
Tháng
2009 2010 2011 2012 2013
Tháng 1 62,0 109,0 31,0 10,6 2,3
Tháng 2 26,0 747,0 83,0 31,5 11,2
Tháng 3 55,0 42,0 45,0 12,2 13,4
Tháng 4 63,0 81,0 46,0 65,8 79,6
Tháng 5 156,0 148,0 137,0 163,0 146,2
Tháng 6 105,0 184,0 159,0 147,0 92,9
Tháng 7 148,0 166,0 215,0 187,1 141,6
Tháng 8 134,0 191,0 129,0 181,1 146,8
Tháng 9 122,0 136,0 140,0 115,7 108,1
Tháng 10 83,0 132,0 121,0 72,5 100,1
Tháng 11 138,0 142,0 90,0 96,2 93,2
Tháng 12 98,0 71,0 80,0 75,8 37,7
Tổng số 1.190,0 1.476,0 1.276,0 1.158,5 973,1
(Nguồn: trạm khí tượng thủy văn Hưng Yên)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89
Bảng 3: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
(Đơn vị: o
C)
Năm
Tháng
2009 2010 2011 2012 2013
Tháng 1 14,6 15,3 17,5 12,4 14,2
Tháng 2 13,2 21,9 20,3 17,3 15,8
Tháng 3 20,5 20,5 21,3 16,6 19,6
Tháng 4 24,0 23,8 23,0 23,1 25,4
Tháng 5 26,8 25,6 28,2 26,5 28,4
Tháng 6 28,0 29,9 30,4 29,1 29,7
Tháng 7 29,0 29,3 30,5 29,5 29,6
Tháng 8 28,5 29,2 28,2 28,7 28,9
Tháng 9 27,5 28,2 28,2 27,0 27,3
Tháng 10 26,0 26,0 24,8 24,0 26,1
Tháng 11 20,9 21,1 21,6 23,3 23,1
Tháng 12 17,9 19,4 21,6 17,0 28,7
Bình quân
năm
23,1 24,2 24,6 22,9 24,7
(Nguồn: trạm khí tượng thủy văn Hưng Yên)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90
Bảng 4: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm
(Đơn vị: %)
Năm
Tháng
2009 2010 2011 2012 2013
Tháng 1 80 77 88 75 91
Tháng 2 76 90 86 88 90
Tháng 3 87 88 84 87 89
Tháng 4 88 89 89 87 86
Tháng 5 83 87 86 83 85
Tháng 6 86 80 79 85 80
Tháng 7 82 85 83 82 82
Tháng 8 87 85 88 85 84
Tháng 9 87 86 86 86 82
Tháng 10 84 82 76 82 81
Tháng 11 80 72 76 72 84
Tháng 12 79 82 76 82
Bình quân
tháng
83 84 83 83 85
(Nguồn: trạm khí tượng thủy văn Hưng Yên).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91
Hình ảnh ô nhiễm môi trường

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfMan_Ebook
 
Gt cong nghe len men
Gt cong nghe len menGt cong nghe len men
Gt cong nghe len men01644356353
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiLuận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lacticứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lacticTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướchuuduyen12
 

What's hot (20)

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
 
Gt cong nghe len men
Gt cong nghe len menGt cong nghe len men
Gt cong nghe len men
 
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía namTiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
 
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnhĐề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
 
4.2.4. thiết kế nhà máy đồ hộp cá
4.2.4. thiết kế nhà máy đồ hộp cá4.2.4. thiết kế nhà máy đồ hộp cá
4.2.4. thiết kế nhà máy đồ hộp cá
 
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh BảoĐề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiLuận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
 
Đề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng tổ dân phố văn hoá ở quận Hồng Bàng, HAY, 9đ
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lacticứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
ứNg dụng của chitosan sản xuất từ chitin thu hồi bằng phương pháp lên men lactic
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
 
Đề tài: Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Đề tài: Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, HOTĐề tài: Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Đề tài: Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình ĐịnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa - Gửi miễn ph...
 
Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.doc
Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.docĐề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.doc
Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.doc
 
quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nước
 
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nhoĐề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
 

Viewers also liked

Báo cáo thảo luận ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên môi trường
Báo cáo thảo luận ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên môi trườngBáo cáo thảo luận ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên môi trường
Báo cáo thảo luận ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên môi trườngCat Love
 
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngThực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngChém Gió Thành Bão
 
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...Thanh Hoa
 
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...Thanh Hoa
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Thanh Hoa
 
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chứcđề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chứcThanh Hoa
 
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...Thanh Hoa
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnThanh Hoa
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thanh Hoa
 
Quy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khôQuy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khôThanh Hoa
 
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt namLuận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt namThanh Hoa
 
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựđề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựThanh Hoa
 
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Thanh Hoa
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Thanh Hoa
 
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...Thanh Hoa
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Thanh Hoa
 
Atiso và các sản phẩm từ atiso
Atiso và các sản phẩm từ atisoAtiso và các sản phẩm từ atiso
Atiso và các sản phẩm từ atisoThanh Hoa
 
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam docLạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam docThanh Hoa
 
Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123
Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123
Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123Thanh Hoa
 
Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...
Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...
Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...Thanh Hoa
 

Viewers also liked (20)

Báo cáo thảo luận ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên môi trường
Báo cáo thảo luận ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên môi trườngBáo cáo thảo luận ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên môi trường
Báo cáo thảo luận ứng dụng gis trong quản lý tài nguyên môi trường
 
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngThực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trường
 
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
Luận văn giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
Hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong vận tải hành khác...
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
 
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chứcđề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
đề Tài hành vi tiêu dùng cá nhân và hành vi tiêu dùng của người đại diện tổ chức
 
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
Chuyên đề hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ ph...
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
 
Quy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khôQuy trình sản xuất bún khô
Quy trình sản xuất bún khô
 
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt namLuận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
Luận văn logistics và phát triển logistics trong vận tải biển tại việt nam
 
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựđề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
đề Tài các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
 
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
 
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...Luận văn tỷ giá hối đoái   mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
Luận văn tỷ giá hối đoái mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải...
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
 
Atiso và các sản phẩm từ atiso
Atiso và các sản phẩm từ atisoAtiso và các sản phẩm từ atiso
Atiso và các sản phẩm từ atiso
 
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam docLạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
 
Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123
Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123
Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của cty xây dựng 123
 
Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...
Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...
Khóa luận sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố ...
 

Similar to đáNh giá thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề bún, đậu viên tiêu, xã tân hưng, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên phần 2

Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Man_Ebook
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamLinh Nguyễn
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoaiKej Ry
 
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...nataliej4
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...
2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...
2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...FOODCROPS
 
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   carotenBáo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta carotenThan Van Bac
 
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3  trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3  trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...nataliej4
 
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bónInnovation Hub
 
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bónInnovation Hub
 
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếDây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019hanhha12
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢP
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢPNGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢP
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢPMinh Đức Nguyễn
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...nataliej4
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Cang Nguyentrong
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Cang Nguyentrong
 
[123doc] bao-cao-do-an-may-can-bot
[123doc]   bao-cao-do-an-may-can-bot[123doc]   bao-cao-do-an-may-can-bot
[123doc] bao-cao-do-an-may-can-botPham Hung
 
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vnCanh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vnVõ Minh Phúc
 
[Sáng kiến cộng đồng] Dự án bùn thải ao nuôi tôm
[Sáng kiến cộng đồng] Dự án bùn thải ao nuôi tôm[Sáng kiến cộng đồng] Dự án bùn thải ao nuôi tôm
[Sáng kiến cộng đồng] Dự án bùn thải ao nuôi tômInnovation Hub
 

Similar to đáNh giá thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề bún, đậu viên tiêu, xã tân hưng, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên phần 2 (20)

Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoai
 
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...
2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...
2017. gs lê văn hòa. sinh lý thực vật trong phát triển nông nghiệp công nghệ ...
 
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   carotenBáo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta caroten
 
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3  trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3  trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
 
Bao cao
Bao caoBao cao
Bao cao
 
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý phế thải cây thanh long làm phân bón
 
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón
 
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếDây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢP
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢPNGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢP
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY CẮT, BĂM CHUỐI LIÊN HỢP
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
 
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
Luan an tien si nn sau hđ nn.18.12
 
[123doc] bao-cao-do-an-may-can-bot
[123doc]   bao-cao-do-an-may-can-bot[123doc]   bao-cao-do-an-may-can-bot
[123doc] bao-cao-do-an-may-can-bot
 
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vnCanh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
 
[Sáng kiến cộng đồng] Dự án bùn thải ao nuôi tôm
[Sáng kiến cộng đồng] Dự án bùn thải ao nuôi tôm[Sáng kiến cộng đồng] Dự án bùn thải ao nuôi tôm
[Sáng kiến cộng đồng] Dự án bùn thải ao nuôi tôm
 

More from Thanh Hoa

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcThanh Hoa
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namThanh Hoa
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhThanh Hoa
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...Thanh Hoa
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thanh Hoa
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThanh Hoa
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThanh Hoa
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhThanh Hoa
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Thanh Hoa
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavThanh Hoa
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingThanh Hoa
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoThanh Hoa
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namThanh Hoa
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Thanh Hoa
 
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptTài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptThanh Hoa
 
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namTác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namThanh Hoa
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnThanh Hoa
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnThanh Hoa
 
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Thanh Hoa
 
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải phápThanh Hoa
 

More from Thanh Hoa (20)

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt nam
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketing
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
 
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung pptTài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
Tài liệu bài giảng qủan trị nguồn nhân lực.pgs ts trần kim dung ppt
 
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namTác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
 
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải phápQuản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt  thực trạng vàgiải pháp
Quản trị nguồn tài trợ tại công ty cổ phần fpt thực trạng vàgiải pháp
 

đáNh giá thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề bún, đậu viên tiêu, xã tân hưng, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên phần 2

  • 1. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Hình 3.5: Hình ảnh sản xuất đậu thực tế
  • 2. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 Hình 3.6: Quy trình sản xuất đậu Đun sôi Kết tủa Ép Bánh đậu phụ Dịch sữa đậu Lọc Sữa đậu Đậu tương (Đậu nành) Loại bỏ tạp chất Ngâm hạt Đãi vỏ Xay ướt Nước chua Nước, Na2CO3 3 Nước thải Chất phá bọt, Na2CO3 Nước thải Nước Bã thải: Vỏ đậu, vụn bột đỗ, … Bã đậu Nước thải
  • 3. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 3.2.3 Tình hình sản xuất bún, đậu và hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ làm nghề sản xuất bún đậu Các làng nghề đang từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong huyện, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp ở khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng CNH – HĐH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Theo điều tra thực tế tại làng nghề, làng Viên Tiêu có 121 hộ tham gia sản xuất bún, đậu, hơn 50 hộ gia đình khác sản xuất nông nghiệp, sản xuất phục vụ làng nghề như cơ khí sản xuất công cụ làm bún, xay xát gạo, cung cấp than củi, ... và nghề khác. Trong số các hộ tham gia sản xuất nghề bún, đậu có khoảng 57% hộ sản xuất bún và 43% hộ sản xuất đậu. Mỗi hộ có sản xuất với năng suất khác nhau, căn cứ vào năng suất sản xuất của các hộ ta có thể chia các hộ theo các nhóm như sau: Bảng 3.3: Phân loại nhóm hộ sản xuất bún, đậu tại làng nghề Sản xuất bún Sản xuất đậu Số hộ sản xuất Năng suất (tạ bún/ngày) Số hộ sản xuất Năng suất (kg đậu/ngày) Nhóm 1 (Nhiều) 9 >3 7 >80 Nhóm 2 (Trung bình) 39 2-3 26 60-80 Nhóm 3(Ít) 21 <2 19 <60 Tổng 69 52 ( Nguồn: Tổng hợp điều tra) Hiện nay, ở Viên Tiêu, quy mô sản xuất của các hộ gia đình còn ở mức vừa và nhỏ, chỉ có một số hộ tìm được thị trường tiêu thụ lớn, ổn định, có đủ điều kiện phát triển quy mô sản xuất lớn.
  • 4. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 Hình 3.7: Quy mô sản xuất bún, đậu Cụ thể nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: đối với sản xuất bún, số hộ có quy mô sản xuất lớn là 9 hộ (chiếm 13%), số hộ có quy mô sản xuất vừa là 39 hộ (chiếm 57%), còn lại là hộ sản xuất với quy mô nhỏ ( chiếm 30%); Đối với sản xuất đậu, số hộ có quy mô sản xuất lớn là 7 hộ (chiếm 13%), số hộ có quy mô sản xuất vừa là 26 hộ ( chiếm 50%), còn lại 37% là số hộ có quy mô sản xuất nhỏ. Nhìn chung, nghề làm bún, đậu là nghề chính đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân Viên Tiêu. Hoạt động sản xuất của nghề mang tính thời vụ do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và nguồn nguyên liệu. Ngoài nghề làm bún, do quá trình đô thị hóa nhanh nên các ngành nghề khác cũng ngày càng được mở rộng. 3.2.3.1 Tình hình sản xuất bún và hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ làm nghề sản xuất bún. Trước kia Viên Tiêu làm bún bằng thủ công, để làm ra sợi bún người làm bún phải tuân theo một quy trình khá nghiêm ngặt từ khâu chọn gạo, vo gạo, ngâm gạo đến xay, giã, nhào bột cho dẻo, tất cả những việc đó người thợ đều phải làm bằng tay, với cách làm thủ công mỗi gia đình cũng chỉ làm được từ 50- 70kg bún/ngày và cứ khoảng 3 giờ sáng người làng Viên Tiêu lại chở bún bằng xe đạp tỏa đi các ngả đường để đến các chợ quê, chợ huyện, các thôn làng trong tỉnh để tiêu thụ bún. Mặc dù vất vả nhưng thu nhập từ nghề làm bún tương đối
  • 5. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 ổn định, vì thế mức sống của đại đa số người dân trong thôn đảm bảo. Đến nay, việc làm bún đã có nhiều thay đổi do áp dụng máy móc vào sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng khác trước, bún bây giờ được sản xuất để bán cả sáng và chiều. Hiện nay, mỗi ngày một hộ gia đình có thể sản xuất trung bình từ 200- 300kg bún, tùy thị trường tiêu thụ tại các thời điểm có thể sản xuất với số lượng lớn hơn. Giá bán dao động từ 8.000 – 9.000đ/kg. Do có bí quyết cùng với sự phát triển của công nghệ những sợi bún của làng Viên Tiêu có nét đặc trưng riêng, bún làm ra rất trong, dẻo và không có hóa chất nên sản phẩm làm ra luôn luôn tiêu thụ thuận lợi. Trong quy trình chế biến bún, các hộ dân còn tận dụng các sản phẩm phụ từ quá trình chế biến để chăn nuôi lợn, gà nên doanh thu từ nghề làm bún cùng với chăn nuôi đã mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm cho nhiều hộ gia đình. Toàn thôn hiện nay hầu hết các hộ sản xuất đều có máy làm bún, tạo việc làm cho hơn 100 lao động có thu nhập từ 100.000-200.000đ/người/ngày. Mỗi ngày trung bình một hộ sản xuất bún có thu nhập 400.000 – 500.000đ được thể hiện ở bảng 3.4 sau: Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế của sản xuất bún Chi phí Thu Thu nhập Gạo Kg/ngày Giá gạo (đ) Điện năng tiêu thụ (kw) Giá điện (đ) Sản lượng TB Kg/ngày/ hộ Giá bán bún (đ) Nhóm1 181 12.500 80 1.400 400 8.000 825.500Tổng 181x 12.500 + 80 x 1.400 = 2.374.500 400 x 8.000=3.200.000 Nhóm 2 114 12.500 50 1.388 250 8.000 505.600 Tổng 114x 12.500 + 50 x 1.388 = 1.494.400 250 x 8.000=2.000.000 Nhóm 3 68 12.500 30 1.388 150 8.000 308.360 Tổng 68 x 12.500 + 30 x 1.388 = 891.640 150 x 8.000=1.200.000 Bình quân 1.425.700 1.913.000 487.300 ( Nguồn: Tổng hợp phiểu điều tra và điều tra phỏng vấn)
  • 6. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Chú thích: Nhóm 1 (nhiều): năng suất trên 3 tạ bún/ngày Nhóm 2 (vừa): năng suất từ 2-3 tạ bún/ngày Nhóm 3 (ít): năng suất dưới 2 tạ bún/ngày Đa số các hộ sản xuất bún đều kết hợp chăn nuôi và tận dụng được lượng nhiên liệu từ việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp Biogas. Do đó, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, thu nhập của mỗi hộ từ 300.000 đến 800.000đ/ngày. Một số hộ chăn nuôi ít, không xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp Biogas có sử dụng than trong công đoạn luộc bột. Lượng than tiêu thụ trung bình 15-16 kg than, làm tăng mức chi phí cho sản xuất lên bình quân là 1.495.000đ, thu nhập bình quân mỗi hộ này khoảng 400.000đ/ngày Bên cạnh những thuận lợi, quá trình phát triển, duy trì làng nghề để tất cả mọi người dân trong làng có cuộc sống ổn định, làm giàu từ làng nghề truyền thống và đảm bảo môi trường cũng gặp những khó khăn, thách thức nhất định. Sản xuất bún ở Viên Tiêu dần tạo nên một thương hiệu, song thị trường tiêu thụ hiện nay chưa ổn định, các cơ sở sản xuất trong làng nghề hầu hết có quy mô nhỏ, việc đưa máy móc vào sản xuất còn ở mức thấp, làng nghề chưa được tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển. Đặc biệt việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất làng nghề đang là một thách thức lớn trong phát triển. Bên cạnh đó hiện nay, trên thị trường do ảnh hưởng xấu từ một số cơ sở sản xuất bún trên cả nước sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất đã ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng, làm thị trường tiêu thụ có phần chậm lại. Theo điều tra ta thấy, đối với quy mô sản xuất khác nhau, lượng nguyên liệu sử dụng đầu vào, lượng chất thải thải ra môi trường khác nhau. Theo điều tra, nguồn nước sử dụng cho sản xuất chủ yếu lấy từ nước mưa và nước giếng khoan, hiện tại người dân ở đây chưa được sử dụng nước sạch. Lượng nước sử dụng cho đầu vào tương đối lớn, việc khai thác nước ngầm cũng tác động không nhỏ tới mực nước ngầm trong khu vực. Cụ thể:
  • 7. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 Bảng 3.5: Nguyên liệu đầu vào, khối lượng nước sử dụng và khối lượng nước thải ra Nhóm hộ Số hộ điều tra Kg gạo /ngày/hộ kg bún /ngày/hộ m3 nước /ngày/hộ m3 nước thải/ngày/hộ Nhóm 1(nhiều) 5 181 400 2,56 2,32 Nhóm 2 (Trung bình) 32 114 250 1,6 1,45 Nhóm 3 (Ít) 18 68 150 0,96 0,87 Bình quân/hộ 55 105 231 1,48 1,34 ( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Chú thích: Nhóm 1 (nhiều): năng suất trên 3 tạ bún/ngày Nhóm 2 (vừa): năng suất từ 2-3 tạ bún/ngày Nhóm 3 (ít): năng suất dưới 2 tạ bún/ngày Chất thải trong quá trình sản xuất bún chủ yếu ở dạng nước thải với số lượng tương đối lớn, hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều tạo ra nước thải. Bình quân mỗi ngày, mỗi hộ sản xuất bún cần sử dụng 1,48 m3 nước và thải ra môi trường 1,34 m3 nước thải. Không chỉ nhóm hộ 1, sản xuất với quy mô lớn, tổng lượng thải ra môi trường lớn mà đối với nhóm hộ 3, sản xuất ở mức ít nhưng số lượng các hộ khá lớn, chiếm 30% các hộ sản xuất bún, tổng lượng thải ra môi trường của nhóm hộ cũng khá lớn (15,66 m3 nước thải), gây áp lực đáng kể tới môi trường. Đặc biệt, nhóm hộ 2, sản xuất ở mức trung bình, tổng lượng nước thải ra môi trường là 46,4 m3 , lượng thải ra lớn, chiếm gần 60% tổng lượng thải của các hộ sản xuất bún. Theo điều tra thực tế, dây truyền sản xuất bún đều sử dụng điện để vận hành, hầu như không phát sinh chất thải rắn. Lượng chất thải rắn phát sinh chỉ là xỉ than được sử dụng trong giai đoạn luộc bột. Tuy nhiên, hầu như các hộ có chăn nuôi, chất thải chăn nuôi được xử lý bằng biện pháp Biogas, 3.2.3.2 Tình hình sản xuất đậu và hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ làm nghề sản xuất đậu. Đậu phụ là món ăn quen thuộc, hầu như mỗi ngày đều có mặt trong bữa cơm của mọi gia đình, bất kể sang giàu hay nghèo hèn. Nghề làm đậu luôn có thị
  • 8. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 trường tiêu thụ ổn định quanh năm, lợi nhuận thu được không cao nhưng ổn định. Vì lợi nhuận mà nhiều cơ sở đã quá lạm dụng thạch cao để làm đậu phụ săn chắc và tăng năng suất. Những chiếc đậu càng vàng, trông chắc mịn nhưng khô cứng thì càng nhiều nguy cơ dùng thạch cao - một chất gây ngộ độc cho cơ thể. Chính những điều này đã gây ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, ảnh hưởng đến việc sản xuất đậu. Tuy nhiên, đậu phụ Viên Tiêu có đặc điểm khác biệt với đậu có sử dụng thạch cao, đậu có màu trắng ngà, hạt đậu sau khi ngâm được tách vỏ nên đậu ở đây mịn, chắc, dẻo, thơm, ngậy. Nghề làm đầu phụ đã đem lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình trong thôn. Trung bình, sau khi trừ đi các khoản chi phí nguyên vật liệu mỗi người làm nghề có thu nhập khoảng 200.000 – 300.000 đồng/ngày. Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của sản xuất đậu Chi phí Thu Thu nhập Đậu tương Kg/ngày Giá đậu tương (đ) Than kg/ ngày Giá than (đ) Điện kw/ ngày Giá điện (đ) Sản lượng TB Kg/ngày/ hộ Giá bán đậu (đ) Nhóm 1 42,9 18.000 45 4.500 10 1.550 90 18.000 629.800 Tổng 42,9x18.000 + 45x4.500 + 15.500 = 990.200 90 x 18.000 = 1.620.000 Nhóm 2 38 18.000 40 4.500 7 1.550 80 18.000 565.150 Tổng 38x18.000 + 40x4.500 + 10.850 = 874.850 80 x 18.000 = 1.440.000 Nhóm 3 28,6 18.000 28 4.500 5 1.550 60 18.000 431.450 Tổng 28,6x18.000 + 28x4.500 + 7.750 = 648.550 60 x 18.000 = 1.080.000 Bình quân 837.000 1.380.000 542.000 ( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra và điều tra phỏng vấn) Chú thích: Nhóm 1 (nhiều): năng suất trên 80kg đậu/ngày Nhóm 2 (vừa): năng suất từ 60-80kg đậu/ngày Nhóm 3 (ít): năng suất dưới 60kg đậu/ngày
  • 9. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 Hầu hết các hộ sản xuất đậu đều kết hợp chăn nuôi và tận dụng được lượng nhiên liệu từ việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp Biogas. Do đó, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất. Ngoài ra, có một số hộ sử dụng than trong sản xuất đã thải ra môi trường một lượng lớn xỉ than và làm tăng chi phí trong sản xuất. Đối với các hộ này, chi phí cho nguyên nhiên liệu từ 648.550đ đến 990.200đ, thu nhập thuần từ sản xuất đậu bình quân các hộ khoảng 542.000đ. Theo điều tra, lượng nước sử dụng cho sản xuất đậu không lớn như đối với các hộ sản xuất bún, nguồn nước sử dụng cho sản xuất chủ yếu lấy từ nước mưa và nước giếng khoan. Bảng 3.7: Nguyên liệu đầu vào và khối lượng nước sử dụng làm Đậu Nhóm hộ Số hộ điều tra Đậu tương kg/ngày/hộ Kg đậu/ngày/hộ m3 nước/ngày/hộ Nhóm 1(nhiều) 5 42,9 90 0,43 Nhóm 2 (Trung bình) 25 38 80 0,38 Nhóm 3 (Ít) 15 28,6 60 0,3 Bình quân/hộ 45 35,4 64 0,36 ( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Nhìn vào bảng trên ta thấy: với quy mô sản xuất khác nhau thì nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất cũng khác nhau. Lượng nước sử dụng cho sản xuất bình quân mỗi hộ là 0,36m3 . Khác với sản xuất bún, công nghệ sản xuất đậu còn đơn giản, thủ công truyền thống, lượng chất thải rắn lớn, lượng nước thải ra ít, chỉ một phần được tận dụng cho chăn nuôi hoặc đổ xuống hầm Biogas. Trong sản xuất đậu, hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng phế thải để chăn nuôi lợn và có xây hầm Biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi, tận dụng được nguồn chất đốt trong sản xuất, sinh hoạt. Một số hộ còn sử dụng than trong sản xuất, lượng xỉ than thải ra hàng ngày tương đối lớn. Trung bình từ 1kg đậu tương khô, để sản xuất được 2 – 2,3 kg đậu phụ cần tiêu tốn 1- 1,2 kg than, tương ứng với việc thải bỏ ra 0,3 – 0,4 kg xỉ than.
  • 10. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Bảng 3.8: Khối lượng phế thải, nước thải trong sản xuất Đậu Nhóm hộ Số hộ điều tra Bã tinh bột kg/ngày/hộ Xỉ than kg/ngày/hộ Các phế thải khác kg/ngày/hộ (vỏ đậu) m3 nước thải/ngày/hộ Nhóm 1(nhiều) 5 41,8 15 18 0,4 Nhóm 2 (Trung bình) 25 33,5 13,3 14,5 0,34 Nhóm 3 (Ít) 15 25 10 10,9 0,25 Bình quân/hộ 45 31,6 12,4 13,7 0,32 ( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra và điều tra phỏng vấn) Chú thích: Nhóm 1 (nhiều): năng suất trên 80kg đậu/ngày Nhóm 2 (vừa): năng suất từ 60-80kg đậu/ngày Nhóm 3 (ít): năng suất dưới 60kg đậu/ngày Nhìn vào bảng trên ta thấy: lượng phế thải giàu tinh bột có thể tận dụng trong chăn nuôi khá lớn, bình quân mỗi hộ là 45,3kg/ngày (bã đậu và vỏ đậu). Nước thải một phần được tận dụng trong chăn nuôi, một phần được để lại tạo nước đậu chua và một phần thải trực tiếp vào môi trường. Đặc biệt, đối với các hộ còn sử dụng than trong sản xuất, chủ yếu là các hộ sản xuất thuộc nhóm 3 ngoài chất thải giàu tinh bột còn thải ra một lượng tương đối lớn xỉ than, khoảng 10 kg/ngày/ hộ, lượng xỉ than này thường được đổ ra vườn để trồng cây. Không những làm giàu từ việc bán bún, đậu mà các sản phẩm thừa từ khâu sản xuất còn được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi rất hiệu quả. Hàng năm, ngoài khoản thu nhập từ bún, đậu, người dân còn thu về hơn 1 tỉ đồng từ chăn nuôi. Chất thải trong chăn nuôi được sử dụng làm nguyên liệu cho hầm khí Biogas, tạo ra nguồn nhiên liệu phục vụ việc sản xuất bún, đậu. Việc áp dụng quá trình khép kín trong sản xuất vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tận dụng hết các nguyên liệu trong sản xuất. Nhờ vậy, thu nhập bình quân của người dân trong thôn đạt khoảng 15 - 17 triệu đồng/năm.
  • 11. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 3.3 Hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất bún, đậu Viên Tiêu, xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ. 3.3.1 Phế thải rắn làng nghề sản xuất bún, đậu Nguồn phát thải chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất làng nghề, sinh hoạt và chăn nuôi ngày càng gia tăng, trong khi đó công tác quản lý, xử lý chất thải rắn chưa đạt tiêu chuẩn. Chất thải rắn ở nông thôn ngày càng nhiều, phần lớn chưa được tổ chức thu gom, chủ yếu người dân tự xử lý (đốt, ủ làm phân bón, đổ trong vườn, ngoài ngõ, nơi đất trống và các ao làng, …) 3.3.1.1 Tình hình phát sinh, khối lượng thành phần chất thải rắn Khi tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại các làng nghề, ngoài chất thải rắn phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất, phải tính đến việc phát sinh chất thải rắn trong sinh hoạt và chăn nuôi vì các hoạt động sản xuất của làng nghề gắn liền với hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi của người dân. Với đặc điểm là làng nghề chế biến thực phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất hầu như được tận dụng chăn nuôi, chất thải rắn trong quá trình chăn nuôi như phân động vật được xử lý để tạo khí đốt hoặc ủ tạo phân bón cho cây. Theo kết quả điều tra, trong quá trình sản xuất bún, phế thải rắn hầu như không có, chủ yếu là nước thải trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất đậu, phế thải rắn chủ yếu là vỏ đậu tương phát sinh sau khi ngâm, đãi vỏ và bã đậu phát sinh sau quá trình lọc sữa đậu. Những phế thải này đều được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi. Cứ 1 kg đậu tương khô có thể sản xuất được từ 2 -2,2 kg đậu thành phẩm. Hình 3.8: Bã đậu
  • 12. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 Với năng suất trung bình 80kg/ngày đậu phụ được sản xuất cần sử dụng khoảng 36- 40 kg/ngày đậu tương khô và thải ra 14 - 15 kg vỏ đậu và 32 – 35 kg bã đậu sau khi nghiền ướt. Làm bún, đậu là nghề truyền thống của Viên Tiêu. Tuy nhiên, nếu chỉ bám vào nghề thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân. Nuôi lợn là một cách vừa để cải thiện thu nhập vừa tận dụng nguồn thải trong quá trình sản xuất có chứa nhiều tinh bột, vì vậy hầu như nhà nào đã làm bún, đậu thì đều nuôi lợn. Trung bình một hộ sản xuất nuôi khoảng 6 - 8 con lợn (có gia đình nuôi 15 - 20 con). Tổng số đầu lợn thường xuyên có trong làng là khoảng 700 - 1000 con. Hàng ngày, đàn lợn khổng lồ ở làng Viên Tiêu thải ra 1 – 1,5 tấn phân. Lượng phân này được xử lý bằng bể Biogas – do Tổ chức Tầm nhìn thế giới thực hiện chương trình phát triển vùng Tiên Lữ đầu tư, hỗ trợ người dân. Phế thải làng nghề thải bỏ chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Lượng rác trong làng nghề chỉ thu được 75% số hộ gia đình, số hộ còn lại không nộp lệ phí thì mang rác đổ ra các vùng trũng như ao, hồ, mương. Kết quả điều tra tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của làng nghề là 434,01 kg/ngày, tương đương 158,41 tấn/năm. Hiện nay, UBND xã đã tổ chức được đội thu gom rác tuy nhiên việc hoạt động chưa đem lại hiệu quả cao. Bảng 3.9: Khối lượng RTSH phát sinh tại xã Tân Hưng T T Thôn Dân số (người) Lượng rác bình quân (kg/ngày/người) Khối lượng phát sinh (kg/ngày) 1 Thôn Quyết Thắng 811 0,45 364,95 2 Thôn Viên Tiêu 851 0,51 434,01 3 Thôn Minh Khai 775 0,47 364,25 4 Thôn Tiền Phong 736 0,50 368,00 5 Thôn Quang Trung 803 0,47 377,41 6 Thôn Lê Lợi 754 0,45 339,3 7 Thôn Trần Phú 842 0,52 437,84 8 Toàn xã 5.582 0,48 2.687,33 ( Nguồn:Báo cáo của UBND xã Tân Hưng)
  • 13. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 Nhìn vào bảng trên ta thấy: lượng rác phát sinh tại các thôn gần giống nhau, có thôn Viên Tiêu và thôn Trần Phú cao hơn so với các thôn còn lại do thôn Viên Tiêu và thôn Trần Phú có hoạt động sản xuất nghề bún, đậu và chế biến nông sản, dân số cũng đông hơn so với các thôn khác. Lượng rác thải bình quân từ 0,45 – 0,52 kg/ngày/người. Với mức phát thải bình quân này thì toàn xã phát thải khoảng 2,7 tấn/ngày. Đây là một lượng rác thải khá lớn cần được thu gom và xử lý. Nhìn chung, RTSH ở xã Tân Hưng nói chung, đặc biệt ở 2 thôn có hoạt động làng nghề nói riêng đang là vấn đề còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong nhân dân, công tác quản lý cũng chưa được chặt chẽ. Hiện nay xã đang tích cực đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường là một trong 19 tiêu chí của đề án xây dựng nông thôn mới. Thành phần chất thải rắn tại làng Viên Tiêu có thành phần hỗn tạp, tỷ lệ hữu cơ khá cao trên 70%. Rác hữu cơ được người dân tận dụng một phần cho chăn nuôi, phần còn lại thải bỏ vào môi trường. Rác vô cơ một phần được tái sử dụng, hầu hết đổ ra vườn nhà và xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt. Bảng 3.10: Thành phần chất thải sinh hoạt TT Thành phần Khối lượng (kg/ngày/hộ) % Khối lượng I Rác hữu cơ 1,73 70,90 1 Rác thực phẩm (rau, củ, quả, …) 0,45 18,44 2 Cỏ, cây, lá, … 1,03 42,21 3 Gỗ 0,07 2,87 4 Giấy, bìa cát tông 0,18 7,38 II Rác vô cơ 0,68 27,87 1 Kim loại 0,15 6,15 2 Túi nilon 0,32 13,11 3 Các thành phần khác: thủy tinh, gốm, sứ, gạch vỡ,… 0,21 8,61 III Nhựa 0,03 1,23 Tổng 2,44 100,00 ( Nguồn: Báo cáo của UBND xã Tân Hưng)
  • 14. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 Nhìn vào bảng trên ta thấy thành phần RTSH rất phức tạp nhưng chủ yếu vẫn là chất hữu cơ (chiếm 70,9%) có thể sử dụng làm phân compost. Tuy biết được tác hại của túi nilon đối với môi trường nhưng người dân vẫn sử dụng túi nilon nhiều, đây là một vấn đề đáng quan tâm. 3.3.1.2 Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn tại làng nghề a/ Về cơ sở vật chất UBND xã Tân Hưng đã chỉ đạo thành lập các tổ VSMT hoạt động thu gom RTSH tại các thôn, xóm trong xã, và ký hợp đồng với công ty thị chính Hưng Yên vận chuyển, xử lý rác thải. Xã đầu tư xe chở rác, trang thiết bị và các vật dụng cần thiết cho tổ VSMT. Đa số người dân đã ý thức được việc bảo vệ môi trường nên đã duy trì hoạt động của tổ VSMT với kinh phí đóng góp có sự bàn bạc và thống nhất trong nhân dân. Về trang thiết bị thu gom: Theo điều tra cho thấy trang thiết bị phục vụ công tác thu gom tại xã còn thiếu, được trang bị ủng, gang tay, chổi quét, xẻng; khẩu trang, quần áo bảo hộ công nhân phải tự trang bị. Xe chở rác do UBND xã trang bị, có 3 xe (01 xe 7 tấn, 01 xe 5 tấn và 01 xe 02 tấn) kết hợp với xe chở rác của thôn tự trang bị thu gom rác tại từng thôn. Về mức lương của công nhân thu gom: các công nhân tham gia vào việc thu gom do sự vận động của đoàn thể, phụ nữ, các đơn vị, họ không có lương, cũng không được hưởng chế độ theo quy định của Nhà nước mà chỉ được chi trả phần lệ phí môi trường do người dân đóng góp. Mức phí môi trường là 3.000đ/người/tháng. Mức phí môi trường ở đây là sự thỏa thuận giữa người dân với tổ VSMT nên nó phần nào phản ánh được mức sống và khối lượng rác thải phát sinh của từng hộ dân. b/ Về khối lượng, tỷ lệ thu gom, tần suất thu gom Theo điều tra thực tế thì 75% các hộ gia đình trong làng được thu gom rác bởi công nhân thu gom; trong đó, vẫn có một số hộ gia đình đổ rác không đúng nơi quy định, đốt rác cùng lá cây quét trong vườn, đổ xuống ao hồ, xác động vật
  • 15. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 chết vứt ra sông, lá rau già, hỏng không sử dụng được còn vứt bên lề đường, bờ ruộng gây ô nhiễm và khó khăn cho người thu gom dẫn đến tỷ lệ thu gom còn thấp so với lượng phát thải của cả làng. Kết quả điều tra tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của làng nghề là 434,01 kg/ngày, tương đương 158,41 tấn/năm. Tuy nhiên chỉ thu gom rác thải sinh hoạt được từ 75% số hộ dân trong làng. Do đó khối lượng thu gom được là 283,19 kg/ngày tương đương với tỷ lệ thu gom bình quân là 87%. Tần suất thu gom: thu gom 2 lần/tuần và quét sạch đường trong xã. Theo điều tra, một phần không nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của công nhân thu gom còn chưa tốt; chỉ thu gom rác của các hộ gia đình để ở túi nilon, xô hoặc bao tải, không quét dọn đường làng, ngõ xóm và rác rơi vãi, không thu gom rác thường xuyên theo đúng thời gian quy định gây mùi hôi thối,… 3.3.2 Nước thải làng nghề sản xuất bún, đậu Một đặc điểm chung của các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là các hộ làm nghề thường chăn nuôi lợn để tận dụng chất thải của quá trình sản xuất. Nước thải của các khâu vo gạo, bắt bún, làm chín bún, nước ép đậu đều có thể sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi lợn. Do đặc điểm khu vực sản xuất của làng nghề nằm đan xen trong khu vực sinh hoạt, chăn nuôi của người dân nên nước thải trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt, chăn nuôi thường được thải chung vào cống thải của gia đình hoặc thải trực tiếp xuống ao, mương. Việc nuôi lợn đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân, làm cuộc sống khấm khá hơn. Mặc dù vậy, có một thực tế là các chất thải từ quá trình chăn nuôi lợn như phân, nước tiểu, nước rửa chuồng trại, thức ăn thừa được qua xử lý bằng phương pháp Biogas hoặc một số nhà ủ để bón cho cây nhãn, cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt cho cây. Cống thoát nước thải của các gia đình hầu như được xây dựng kiên cố, ngầm dưới đất. Hệ thống thoát nước của cả làng được xây dựng kiên cố bằng bê tông theo chương trình phát triển vùng Tiên Lữ - tổ chức Tầm nhìn thế giới đầu tư, hỗ trợ xây dựng. Nước thải từ các bể Biogas,
  • 16. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 nước thải sinh hoạt, nước thải rửa thiết bị, máy móc được thải chung vào cống thải của gia đình và đổ vào cống thải chung của cả làng. Một số hộ gia đình có ao riêng thường đổ thẳng xuống ao, không qua cống thải chung của làng. Theo điểu tra thực tế cho thấy nước thải của cả làng được đổ vào hai cái ao lớn tiếp nhận của cả làng, ao tiếp nhận này có rất nhiều bèo, cây khoai nước, … có hiện tượng phú dưỡng tại ao này, xung quanh ao là nhà dân đã xây dựng bờ kiên cố bằng gạch. - Nước thải trong sản xuất bún Nước sử dụng trong sản xuất bún là rất lớn. Trong mỗi quá trình sản xuất bún đều cần sử dụng nước, lượng nước đầu vào cao hơn lượng nước thải ra. Nguyên liệu sử dụng để làm bún hoàn toàn từ gạo, do vậy, tính chất nước thải bún là giàu các chất hữu cơ, dễ phân hủy sinh học. Trong sản xuất bún, ước tính cứ 1 kg gạo sản xuất được từ 2 - 2,3 kg bún và tiêu thụ khoảng 14 lít nước. Với năng suất trung bình 2,5 tạ bún/ngày, mỗi hộ sản xuất trong làng sử dụng khoảng 1,14 tạ gạo/ngày, tương ứng với việc sử dụng 1,6 m3 nước/ngày và thải ra 1,45 m3 nước thải/ngày. Trong số đó, chỉ một phần nhỏ dùng cho chăn nuôi, còn lại hầu hết nước thải đổ vào hệ thống cống trong làng. Cụ thể lượng nước thải ra ở các công đoạn trong quá trình sản xuất bún như sau: Bảng 3.11 : Ước tính lượng nước thải từ các công đoạn sản xuất bún STT Công đoạn sản xuất Lượng nước sử dụng đầu vào (lít/2,5 tạ bún) Lượng nước thải ra (lit/2,5 tạ bún) 1 Vo gạo 320 320 2 Ngâm gạo 240 200 3 Chắt nước (bột ngâm) 150 110 4 Nén khô 230 180 5 Luộc bột 200 180 6 Đãi bún 460 460 7 Tổng cộng 1.600 1.450 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
  • 17. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 Nhìn vào bảng trên nhận thấy giai đoạn vo gạo, đãi bún cần sử dụng nhiều nước nhất, lượng nước đầu vào và lượng thải ra gần như không có sự chênh lệch nhau, đều được thải ra môi trường, chiếm 52% lượng nước thải ra trong quá trình sản xuất. - Nước thải trong sản xuất đậu Trong sản xuất đậu, ước tính cứ 1 kg đậu tương khô có thể sản xuất được từ 2 – 2,2 kg đậu thành phẩm và tiêu thụ khoảng 10 lít nước. Với năng suất trung bình 80kg/ngày đậu phụ được sản xuất cần sử dụng khoảng 32 - 36 kg/ngày đậu tương khô, tiêu thụ khoảng 363 - 400 lít nước và thải ra 320 - 360 lít nước thải. Bảng 3.12 Ước tính lượng nước thải từ các công đoạn sản xuất đậu STT Công đoạn sản xuất Lượng nước sử dụng đầu vào (lít/80kg đậu) Lượng nước thải ra (lít/80kg đậu) 1 Ngâm đỗ 170 145 2 Đãi đỗ 170 170 3 Xay ướt 35 - 4 Ép đậu - 25 5 Tổng cộng 375 340 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra) Nhìn vào bảng trên nhận thấy giai đoạn ngâm đỗ và đãi đỗ cần sử dụng nhiều nước nhất, chiếm 44,73% lượng nước cần sử dụng. Giai đoạn xay ướt chỉ sử dụng nước đầu vào để tạo sữa đậu và không có nước thải ra. Giai đoạn ép đậu không cần sử dụng nước giai đoạn đầu vào, chỉ sử dụng khoảng 5 lít nước đậu chua để tạo kết tủa đậu hoa, nước ép đậu một phần được sử dụng quay vòng tạo nước đậu chua, một phần thải bỏ. Ngoài nước thải sản xuất bún, đậu kèm theo đó là nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động chăn nuôi. Một hộ gia đình trung bình có 5 người thì một ngày thải ra khoảng 1 - 1,2 m3 nước thải sinh hoạt. Đối với các hộ sản xuất kèm theo chăn nuôi thì lượng nước thải tăng thêm 0,8 m3 nước từ hoạt động chăn nuôi lợn (rửa chuồng, tắm cho lợn, ...). Như vậy, ước tính lượng nước thải đối
  • 18. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 với các hộ sản xuất bún là 3,25 – 3,5 m3 /ngày/hộ gia đình, đối với các hộ sản xuất đậu là 2,14 – 2,35 m3 /ngày/hộ gia đình. - Thực trạng công tác xử lý nước thải Với nhu cầu nước và lượng nước thải lớn như làng nghề sản xuất bún, đậu Viên Tiêu, thêm vào đó là đặc điểm của làng nghề hiện nay là sản xuất còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, vốn ít… nên việc đầu tư các công nghệ cho xử lý môi trường hầu như chưa có. Do đó 100% nước thải được xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý. Viên Tiêu là làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, với các hoạt động có lượng nước thải lớn nhất là sản xuất bún, đậu, chăn nuôi. Vào thời điểm sản xuất trung bình mỗi ngày đêm toàn xã thải ra khoảng hơn 360 m3 nước, được tập trung đổ về qua mương thoát nước chung rồi chảy ra sông và ao làng. Trước kia nước thải của làng nghề được xả lộ thiên ra cống thoát nước. Các cống thoát nước từ các gia đình trong ngõ nhỏ đổ ra mương chung của làng thì không có nắp đậy nên mùi rất khó chịu. Sang năm 2012, được sự đầu tư của tổ chức Tầm nhìn thế giới, chương trình phát triển vùng Tiên Lữ hỗ trợ xây dựng các cống thoát nước của cả làng, các cống thoát nước bằng bê tông, đều có nắp đậy, nước thải không xả lộ thiên nữa. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ gia đình ở cạnh con mương vẫn xả thẳng nước thải xuống đó gây ô nhiễm môi trường, nước tại các con mương đen, có mùi hôi thối. Để đánh giá được chất lượng nước thải sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi tại các hộ gia đình làm nghề tại làng Viên Tiêu, đã tiến hành lấy mẫu M1: Nước thải sản xuất đậu trước khi thải xuống rãnh thoát nước chung của gia đình, M2: Nước thải tại cống thải chung của hộ sản xuất đậu, M3: Nước thải sản xuất bún trước khi thải xuống rãnh thoát nước, M4: Nước thải tại cống thải chung của hộ sản xuất bún, M5: Nước thải tại ao chung tiếp nhận của cả làng. Sau khi lấy mẫu và phân tích mẫu tôi thu được kết quả phân tích các mẫu:
  • 19. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 Bảng 3.13: Bảng số liệu quan trắc, phân tích mẫu nước thải làng nghề bún, đậu Viên Tiêu T T Thông số Mẫu pH Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Nhu cầu oxy hóa học (COD) Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD5) Amoni (N-NH4 + ) Hàm lượng photphat (P-PO4 3- ) Coliform Đơn vị - mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml 1 M1 6,42 22,1 190 156,8 2,735 0,942 15500 2 M2 6,43 102,1 296 157,1 2,073 0,653 5500 3 M3 6,63 83,0 178 165,1 1,839 0,582 7900 4 M4 6,62 83,0 152 144,3 5,982 3,662 5800 5 M5 6,58 56,7 136 74,7 1,596 0,369 6900 6 QCVN 08-2008 cột B1 5,5-9 50 30 15 0,5 0,3 7500 *pH Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, các mẫu nước thải lấy từ cống của các hộ sản xuất (từ M1 đến M4) đều có pH thấp. Giá trị pH dao động trong khoảng từ 6,42 – 6,63; có tính chất axit nhẹ. So sánh các mẫu này với QCVN 08 - 2008 cột B1 ta thấy cả 5 mẫu đều đều nằm trong QCCP là 5,5 - 9. Nguyên nhân là do, ngay trong quy trình sản xuất bún, đậu đã có khâu tách nước chua, làm cho giá trị pH ở các mẫu này thấp. Hơn nữa, trong nước thải lại có chứa nhiều tinh bột nên sau một thời gian sẽ lên men làm cho giá trị pH thấp. * BOD5 và COD Theo kết quả phân tích, so với QCVN 08-2008 cột B1 thì 100% mẫu nước thải tại nguồn và mẫu nước thải tại các cống thải tập trung của gia đình và tại nơi tiếp nhận nguồn thải cuối cùng của làng nghề đã thu thập đều có các giá trị BOD5 và COD vượt giới hạn cho phép.
  • 20. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Hình 3.9: Biểu đồ so sánh hàm lượng BOD5 các mẫu với QCVN 08 – 2008 cột B1 Hình 3.10: Biểu đồ so sánh hàm lượng COD các mẫu với QCVN 08 – 2008 cột B1 Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Với các mẫu nước thải lấy tại nguồn (M1 và M3) so sánh với QCVN 08-2008 nhận thấy hàm lượng BOD5, COD cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể: mẫu M1 – mẫu nước thải sản xuất đậu hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn thải 6,3 lần, mẫu M3 – mẫu nước thải sản xuất bún vượt tiêu chuẩn thải 5,9 lần; mẫu nước thải sản xuất đậu (mẫu M1) hàm
  • 21. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 lượng BOD5 vượt tiêu chuẩn thải 10 lần, mẫu nước thải sản xuất bún (mẫu M3) vượt tiêu chuẩn thải 11 lần. Như vậy có thể thấy rằng, nước thải sản xuất của làng nghề làm bún, đậu Viên Tiêu chứa lượng chất hữu cơ rất lớn. Đối với nước mặt, các mẫu M2, M4, M5 là các mẫu lấy tại mương thải chung của các hộ gia đình và của làng, nơi tập trung và hòa trộn nhiều nước thải nhất tôi nhận thấy rằng, M2 là mẫu lấy tại điểm hòa trộn nước thải sản xuất đậu, sinh hoạt, chăn nuôi tại các hộ gia đình, hàm lượng BOD5 là 157,1 mg/l, COD là 296 mg/l; M4 là mẫu lấy tại điểm hòa trộn nước thải sản xuất bún, sinh hoạt, chăn nuôi tại các hộ gia đình, hàm lượng BOD5 là 144,3 mg/l, COD là 152 mg/l. Tuy nhiên, sau khi chảy qua các cống thải và tại ao tiếp nhận nước thải của cả làng tại mẫu M5 hàm lượng COD và BOD5 giảmdần, giảm 2 lần so với 2 mẫu lấy tại cống thải tập chung của các hộ gia đình (hàm lượng BOD5 là 74,7 mg/l và hàm lượng COD là 136 mg/l). Nếu so sánh với QCVN 08 - 2008 cột B1 nhận thấy các mẫu nước mặt (từ M2, M4, M5) đều có BOD5 cao hơn QCCP từ 5 đến 10 lần và COD từ 4,5 đến 10 lần. Nguyên nhân hàm lượng COD, BOD5 tại điểm tiếp nhận cuối cùng giảm do điểm tiếp nhận là ao, khả năng tự làm sạch của ao tốt. * Các chất dinh dưỡng Nhìn vào biểu đồ (hình 3.9) ta thấy rằng, hầu như tất cả các mẫu nước thải đều vượt quá QCCP, trong mẫu M5 là mẫu thấp nhất có hàm lượng NH4 + - N gấp hơn 3 lần và mẫu cao nhất là M4 có hàm lượng NH4 + - N gấp 12 lần so với QCCP. Có sự chênh lệch lớn như vậy giữa các điểm có thể giải thích là do lượng khác nhau của nguồn thải. Tại các ao hồ, lượng nước thải đổ ra khá ít và được pha loãng nhiều lần, trong khi đó các mẫu lấy ở mương thải chung của hộ gia đình sản xuất là nơi tập trung không những nước thải sản xuất mà cả một lượng tương đối lớn phân lợn và nước thải từ các bể tự hoại, bể Biogas của các hộ gia đình đã làm cho hàm lượng NH4 + - N tại các điểm này tăng vọt. Nhìn chung, lượng NH4 + - N của nước mặt ở đây là rất lớn, nếu so sánh với QCVN 08 - 2008 B1 các mẫu đều vượt QCCP nhiều lần chứng tỏ trong nước thải sản xuất bún, đậu và chất thải quá trình chăn nuôi lợn có chứa hàm lượng nitơ dạng NH4 + - N rấtcao.
  • 22. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 Hình 3.11: Biểu đồ so sánh hàm lượng NH4 + - N các mẫu với QCVN 08 – 2008 cột B1 Ngoài ra, nồng độ PO4 3- - P giữa các mẫu dao động lớn. Các mẫu dao động từ hàm lượng rất nhỏ 0,339mg/l đến 3,662 mg/l; Mẫu M5 có hàm lượng PO4 3- - P rất ít trong khi mẫu M4 lại rất cao. Giải thích cho hiện tượng này là do mẫu M4 lấy ở nhà dân, tại thời điểm lấy mẫu, ngẫu nhiên lấy được lúc hộ sản xuất nhà chị Bùi Thị Thanh đang dọn rửa chuồng lợn, do ảnh hưởng của phân lợn nên hàm lượng PO4 3- - P của mẫu M4 cao hơn hẳn các mẫu còn lại, hàm lượng PO4 3- - P cao gấp 12 lần so với QCCP. Còn mẫu M5 lấy tại ao tiếp nhận của cả làng có hàm lượng PO4 3- - P cao gấp 1,2 lần so với QCCP. Hình 3.12: Biểu đồ so sánh hàm lượng PO4 3- - P các mẫu với QCVN 08 – 2008 cột B1
  • 23. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75 Như vậy, lượng chất dinh dưỡng qua phân tích tại các mẫu đã lấy ta nhận thấy đều vượt quá QCCP nhiều lần, tại điểm tiếp nhận cuối cùng, hàm lượng chất hữu cơ có giảm nhiều so với các mẫu lấy trực tiếp tại các nguồn thải, chứng tỏ khả năng tự làm sạch của ao tiếp nhận chung của làng rất tốt. Tuy nhiên khả năng làm sạch của ao là có giới hạn, với mức xả thải như hiện nay đã gây nên hiện tượng phú dưỡng tại các ao ở đây. * Coliform Coliform là một chỉ tiêu thông dụng để đánh giá mức an toàn vệ sinh trong nước vì số lượng của chúng hiện diện trong mẫu chỉ thị khả năng có sự hiện diện của vi sinh vật có khả năng gây bệnh. Các mẫu nước thải có hàm lượng chất hữu cơ càng lớn thì sự xuất hiện vi sinh vật có khả năng gây bệnh càng cao. Hình 3.13: Biểu đồ so sánh chỉ thị số lượng Coliform các mẫu với QCVN 08 – 2008 cột B1 Nhìn vào biểu đồ trên ta nhận thấy chỉ tiêu tổng Coliform chưa vượt QCVN. Đặc biệt có mẫu M1 vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 3 lần, mẫu M3 vượt tiêu chuẩn cho phép 1,58 lần. Giải thích cho kết quả này ta có thể thấy đây là 2 mẫu nước thải được lấy trực tiếp trong hoạt động sản xuất bún, đậu thải trước khi thải chung vào cống thải chung của gia đình, điều này chứng tỏ hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải lớn, số lượng vi sinh vật có khả năng gây bệnh
  • 24. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 nhiều. Còn các mẫu khác, chỉ tiêu tổng Coliform thấp hơn so với mẫu M1, M3 do nước thải sản xuất được hòa loãng với các thành phần nước thải khác trong cống thải chung, hàm lượng chất hữu cơ giảm. * TSS Tổng chất rắn lơ lửng là tổng chất rắn trong nước có thể loại bỏ bằng bộ lọc. Nồng độ tổng chất rắn lơ lửng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống thủy sinh, TSS cao có thể chặn ánh sáng của thực vật ngập nước, làm giảm quá trình quang hợp, giảm khả năng tự làm sạch của nước. Hình 3.14: Biểu đồ so sánh hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS các mẫu với QCVN 08 – 2008 cột B1 Nhìn vào biểu đồ trên ta nhận thấy hầu hết các mẫu nước thải đều cao hơn QCVN 08 – 2008 cột B1, đặc biệt mẫu M2 có nồng độ TSS cao nhất, gấp 3,4 lần so với QCVN. Nguyên nhân do mẫu M2 được lấy tại điểm hòa trộn nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, tại thời điểm vừa rửa chuồng trại chăn nuôi nên lượng chất rắn lơ lửng cao. Các mẫu khác đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,4 đến 2,7 lần. Ta nhận thấy tại điểm tiếp nhận cuối cùng (mẫu M5), nồng độ TSS giảm dần do có sự lắng đọng khi nước thải đi qua các cống thoát nước thải. Đặc biệt, mẫu M1 có hàm lượng TSS thấp hơn so với QCVN 08 – 2008 cột B1, mẫu M1 được lấy tại vị trí nước thải sản xuất đậu
  • 25. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 trước khi thải vào cống thải chung của gia đình, đây là nước thải được lấy trong giai đoạn ép đậu. Từ các so sánh trên có thể kết luận rằng, nước mặt tại Viên Tiêu đang bị ô nhiễm, mà nguyên nhân chủ yếu là do lượng chất hữu cơ lớn được thải trực tiếp từ quá trình sản xuất bún, đậu và hoạt động chăn nuôi lợn tận dụng phụ phẩm của quá trình sản xuất. 3.4 Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề sản xuất bún, đậu tại xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Sự phát triển của các làng nghề sản xuất bún đậu Viên Tiêu đã tạo việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Tuy nhiên, cùng sự phát triển của làng nghề thì mặt trái là vấn đề ô nhiễm môi trường đi cùng đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm đang là thách thức. Làng nghề bún đậu Viên Tiêu trong quá trình sản xuất nhu cầu sử dụng nước rất lớn và nước thải có thành phần hữu cơ cao, vì vậy xử lý nước thải là vấn đề đáng quan tâm. Để giải quyết vấn đề thải tại làng nghề, địa phương cần phải tiến hành nhanh chóng và triệt để nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ảnh hưởng đến môi trường. 3.4.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về BVMT làng nghề Để bảo vệ môi trường làng nghề thì trước hết cần xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa Luật Bảo vệ môi trường và hướng dẫn về bảo vệ môi trường làng nghề, chính sách về BVMT phù hợp với đặc thù của làng nghề: Quy chế BVMT làng nghề; quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường; phí bảo vệ môi trường đối với chất thải; hướng dẫn kỹ thuật áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải. 3.4.2. Tăng cường công tác truyền thông, đào tạo và nâng cao năng lực và ý thức BVMT làng nghề Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thì việc cần thiết là phải nắm vững được pháp luật về BVMT. Vì vậy đây là việc hết sức quan trọng, bao gồm:
  • 26. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78 - Tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, tập huấn về quản lý môi trường làng nghề cho cán bộ các cấp làm công tác quản lý môi trường làng nghề; các khóa đào tạo, tập huấn về xử lý chất thải và BVMT cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong làng nghề. - Tăng cường phổ biến thông tin cho cộng đồng về BVMT làng nghề, về mức độ ô nhiễm, tác động, ảnh hưởng tới sức khỏe và kế hoạch, biện pháp xử lý ô nhiễm, giới thiệu công nghệ thân thiện môi trường, phổ biến các sáng kiến, mô hình BVMT phù hợp với sản xuất làng nghề. - Tăng cường giáo dục ý thức cho học sinh trong nhà trường. Phát huy và nhân rộng các mô hình có sẵn ở địa phương như "Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp", mô hình đăng ký "Không vứt rác, xác động vật gây ô nhiễm môi trường". Để từng bước khắc phục những tồn tại trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề, chính quyền địa phương cần tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân, các hộ sản xuất. Tập trung thanh kiểm tra, xử phạt nghiêm và đình chỉ sản xuất đối với các cơ sở cố tình không chấp hành quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường; kịp thời khen thưởng những cá nhân, tổ chức làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cần thường xuyên hướng dẫn làng nghề xây dựng quy định về bảo vệ môi trường dựa trên tính chất sản xuất đặc thù từng thôn. Những quy định này được đưa vào hương ước của làng và xác định làm tiêu chí để xét tặng, công nhận gia đình văn hóa, làng văn hóa, đồng thời đánh giá việc chấp hành chính sách pháp luật của chính quyền địa phương. Qua hoạt động tuyên truyền, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tích cực đầu tư, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện với môi trường, tích cực thu gom và tái chế chất thải…
  • 27. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 3.4.3. Áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn vào việc sản xuất bún, đậu của làng nghề ở Viên Tiêu * Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường Làng nghề làm bún, đậu ở Viên Tiêu đã có từ lâu đời nên vì thế mà các máy móc thiết bị phần nhiều đã cũ kỹ, lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên liệu cũng như tiêu tốn nhiều nước, các khâu sản xuất hở và cũng thải ra nhiều nước thải gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy việc đổi mới máy móc thiết bị là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên như đã nói ở trên không phải hộ sản xuất nào cũng có khả năng thay đổi máy móc thiết bị sản xuất vì số tiền đầu tư không hề nhỏ. Điều này yêu cầu cần có sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước để từng bước thay đổi bộ mặt công nghệ của làng nghề nơi đây. *Xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất - Xả nước thải vào các hầm biogas hay bể lắng Vì làng nghề bún đậu Viên Tiêu sử dụng nước rất lớn và nước thải có thành phần hữu cơ cao nên nước thải của sản xuất thải ngay ra môi trường đã làm ô nhiễm môi trường nước ao hồ nghiêm trọng. Do vậy, để giảm thiểu lượng nước thải gây ô nhiễm thải ra môi trường thì các hộ sản xuất cần phải thực hiện ngay biện pháp xây dựng hầm biogas hay bể lắng, từ đó không trực tiếp xả nước thải ra môi trường mà thải luôn vào hầm biogas, hoặc qua bể lắng, tạo ra một quy trình khép kín. Nếu làm được như vậy thì nước thải không được thải ra ngoài, hạn chế cơ hội phát sinh ruồi muỗi tại những nơi nước thải tồn đọng và giảm được một lượng rất lớn nước thải gây ô nhiễm. Bên cạnh đó khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, xây dựng hầm bi-ô-ga để kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi và nhà vệ sinh để tạo ra khí ga để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, giúp tiết kiệm được chi phí mua gas hay giảm khí thải khi dùng than hay rơm củi. Đây là biện pháp hữu hiệu để xử lý triệt để chất thải và tận dụng được nguồn chất đốt cho sinh hoạt.
  • 28. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 Nếu như các hộ sản xuất không đủ điều kiện để xây dựng lắp đặt và sử dụng hầm biogas thì việc xây dựng và sử dụng bể lắng là một giải pháp tạm thời. - Xử lý tập trung bằng hồ sinh học Nước thải của các hộ sản xuất được thải vào hệ thống rãnh và tới một khu vực tập trung nước để xử lý theo biện pháp sinh học. Các chất hữu cơ trong nước thải được sử dụng để các động vật trong hồ như cá, tôm, ...làm thức ăn. Xử lý nước thải ở hồ sinh học là lợi dụng quá trình tự làm sạch của nguồn tiếp nhận nước thải. Lượng oxy cho quá trình sinh hóa chủ yếu là do không khí xâm nhập qua mặt thoáng của hồ và do quá trình quang hợp của thực vật nước. Hồ sinh học vừa dùng để xử lý nước thải mà còn có thể nuôi trồng thủy sản nuôi cá, thả bèo, là nơi tích trữ nguồn nước để tưới cho cây trồng, ...Mặc dù nhiều lợi ích nhưng hồ lại vận hành khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư hay người quản lý thường xuyên.Ở địa phương nghiên cứu có nhiều ao, hồ, khu ruộng trũng có thể sử dụng mà không cần cải tạo, xây dựng nhiều. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên thả bèo kín mặt hồ để đảm bảo cho ánh sáng xuyên qua. Việc lựa chọn loại cá hay thủy sản khác nuôi trong các bậc của hồ cần phải có sự hướng dẫn của các chuyên gia nuôi trồng thủy sản. Và rãnh dẫn nước thải phải được bê tông hóa để tránh thẩm thấu chất ô nhiễm làm ô nhiễm môi trường đất, có nắp đậy kín để không phát mùi ra ngoài và đảm bảo không ứ đọng nước thải trong rãnh. * Ứng dụng vi sinh vật và vi tảo Spirulina đột biến để làm sạch nước thải làng nghề bún theo định hướng sản xuất chất dẻo sinh học Xã Tân Hưng cần tổ chức thu gom, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề. Nước thải của làng nghề sản xuất bún, đậu luôn trong tình trạng bị ô nhiễm hữu cơ nặng với nồng độ nitơ, photpho và hàm lượng BOD5, COD, chất dinh dưỡng trong nước thải rất lớn. Đối với nước thải loại này, việc kết hợp sử dụng các loài tảo cùng các VSV để xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ được coi là một giải pháp khá hợp lý, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao do ngoài
  • 29. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 tác dụng phân giải các hợp chất hữu cơ của các VSV, hàm lượng nitơ và photpho trong nước thải là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triền của tảo. Ngoài ra, việc thu hồi sinh khối tảo trong nước thải sau xử lý có thể thực hiện một cách dễ dàng và thuận tiện bằng cách vớt hay lọc bằng lưới, góp phần làm giảm giá thành xử lý. Quy trình xử lý nước thải sản xuất bún tại hệ thống cống chung cuối làng bún, đậu gồm ba giai đoạn: -Giai đoạn 1: thu gom nước thải vào bể để lắng 14 tiếng. -Giai đoạn 2: Sau thời gian lắng 14 tiếng, nước thải được chuyển sang giai đoạn sục khí trong 16 giờ có bổ sung bùn hoạt tính. -Giai đoạn 3: Sau 16 giờ sục ở giai đoạn 2 là giai đoạn nuôi chủng tảo lam Spirulina platensis CNTĐB trong nước thải sản xuất bún, đậu trong 20 ngày. Hiệu quả xử lý các thông số COD, BOD5, Nito tổng số, Photpho tổng số của mẫu nước thải sau khi được xử lý bằng bùn hoạt tính và tảo lam Spirulina platensis CNTĐB đạt hiệu quả cao, cụ thế: hiệu quả xử lý COD đạt 95%, hiệu quả xử lý BOD5 đạt 92%, hiệu quả xử lý Nito tổng số đạt 91,28%, hiệu quả xử lý Photpho tổng số đạt 60,84%. Với phương pháp kết hợp VSV và vi tảo Spirulina trong xử lý nước thải, giá thành chi phí cho xử lý nước thải sẽ giảm xuống đáng kể nếu chúng ta có thể nuôi trồng vi tảo lam Spirulina bằng nước thải này và thu sinh khối tảo giàu chất dẻo sinh học -PHAs làm nguyên liệu cho công nghiệp sau này.
  • 30. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ Kết luận 1. Hiện trạng sản xuất của làng nghề bún, đậu Viên Tiêu: Tại làng nghề bún, đậu Viên Tiêu có hơn 70% gia đình làm bún - đậu, mỗi năm đưa ra thị trường hàng ngàn tấn bún, đậu. Thu nhập bình quân trên đầu người mỗi năm lên đến gần 20 triệu đồng. Công suất sản xuất trung bình từ 2 - 3 tạ bún/ngày/hộ và 70-80kg đậu/ngày/hộ. 2. Hiện trạng môi trường làng nghề bún, đậu Viên Tiêu: 2.1. Nước thải làng nghề: Với năng suất trung bình 2,5 tạ bún/ngày sẽ thải ra 1,5 m3 nước thải/ngày. Nước thải có đặc trưng pH thấp, hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao. Lượng nước thải từ quá trình sản xuất đậu với năng suất trung bình 80kg/ngày đậu phụ sẽ thải ra 320 - 360 lít nước thải. Như vậy, mỗi hộ gia đình sản xuất bún, đậu kết hợp chăn nuôi ước tính tổng lượng nước thải của cả hộ là 2,14 – 3,5 m3 /ngày/hộ gia đình. Hiện nay tại làng nghề bún, đậu Viên Tiêu chưa có biện pháp xử lý nước thải nào. Chất lượng nước mặt tại làng Viên Tiêu, xã Tân Hưng đang bị ô nhiễm. So với QCVN 08 - 2008 cột B1, có nhiều thông số đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại ao tiếp nhận nước thải làng nghề thải ra giá trị BOD5 gấp 5 lần; COD gấp 4,5 lần; NH4 + - N gấp 3 lần và PO4 3- - P gấp 1,2 lần; TSS cao gấp 1,13 lần so với QCVN 08 - 2008 cột B1; riêng Coliform thấp hơn so với QCVN 08 - 2008 cột B1. 2.2. Phế thải rắn làng nghề: Chất thải rắn sinh hoạt: trung bình mỗi người dân tại Viên Tiêu thải ra 0,52kg/ngày. Thôn có tổ thu gom rác thải sinh hoạt nhưng chỉ thu gom được từ 75% hộ dân, tỷ lệ thu gom đạt 87%, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
  • 31. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83 sinh của làng nghề là 434,01 kg/ngày, khối lượng thu gom được là 283,19 kg/ngày. Chất thải rắn sản xuất: trong sản xuất đậu chỉ gồm bã đậu và vỏ đậu, sản xuất bún không có phế thải. Với năng suất trung bình 80kg/ngày đậu phụ sẽ thải ra 15-16 kg/ngày vỏ đậu và 35 – 40kg/ngày bã đậu sau khi nghiền ướt. Chất thải rắn này được sử dụng để chăn nuôi hoặc ủ làm phân bón cho cây nhãn. Chất thải chăn nuôi: tại các hộ sản xuất phần lớn đều nuôi lợn để tận dụng lượng nước thải giàu tinh bột và bã thải trong sản xuất đậu. Chất thải trong chăn nuôi được xử lý bằng phương pháp xây hầm Biogas hoặc ủ để bón cho cây. Như vậy, hiện nay nước mặt tại làng nghề Viên Tiêu đang có dấu hiệu bị ô nhiễm. Cần có những giải pháp quản lý kết hợp với các giải pháp công nghệ để xây dựng làng nghề theo hướng phát triển bền vững. Các giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong đó, giải pháp quy hoạch không giản sản xuất gắn với bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng. Đồng thời, năng lực của đội ngũ quản lý và cộng đồng được coi là hạt nhân chính, quyết định tới sự phát triển bền vững của làng nghề. Đề nghị 1. Tiến hành mở rộng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường làng nghề, các chế tài xử phạt vi phạm môi trường. 2. Đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất của làng nghề. 3. Hỗ trợ, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu vực làng nghề. Khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, xây dựng hầm Biogas để kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi và nhà vệ sinh.
  • 32. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Tân Hưng năm 2010, 2011, 2012, 2013 2. Báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012, 2013 của Phòng TN & MT và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiên Lữ 3. Bộ công thương (2008). Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam thời hội nhập, Tạp chí công nghiệp, 25/12/2008 4. Bộ Tài nguyên Môi trường (2006). Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ: Điều tra, khảo sát phục vụ việc xây dựng dự án kiểm soát ô nhiễm các làng nghề 2006. 5. Bộ Tài nguyên Môi trường. 2009. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2008: Môi trường làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng. 6. Bộ Tài nguyên Môi trường. 2010. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam 7. Bộ Tài nguyên Môi trường (2012). Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Đánh giá hiện trạng các ngành nghề phi nông nghiệp và định hướng phát triển đến năm 2020 9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006). Kỷ yếu Hội thảo bảo tồn và phát triển làng nghề, trang 12, 13. 10. Bạch Thị Lan Anh (2010). Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Luận án Tiến sỹ kinh tế ĐH Kinh tế quốc dân. 11. Đặng Kim Chi (2005). Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật. 12. Đặng Kim Chi (2005). Tài liệu hướng dẫn áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, NXB Khoa học và kỹ thuật. 13. Luật bảo vệ môi trường 2005.
  • 33. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85 14. TS. Nguyễn Văn Hiến (2012). Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 4, tháng 5,6/2012, trang 39,40,41 15. Trần Duy Khánh. Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ.Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Luận văn ThS ngành Môi trường trong phát triển bền vững. Người hướng dẫn: TS. Trần Quốc Trọng. 16. Niên giám thống kê huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên 17. Nguyễn Trung Chính (2010). Phát triển làng nghề Bắc Ninh theo hướng bền vững. Tạp chí cộng sản, số 7/2010. 18. Nguyễn Xuân Thành và CS (2010). Giáo trình Công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp. NXB KHTN & CN. 19. Nguyễn Xuân Thành và CS (2011). Giáo trình công nghệ sinh học xử lý môi trường, NXB Lao động – Xã hội. 20. Đỗ Ánh Tuyết (2005). Trung Quốc tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Tạp chí Du lịch Việt Nam số 12. 21. UBND tỉnh Hưng Yên (2013). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014. 22. Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên (2012). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh năm 2012 23. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên (2013). Báo cáo tổng hợp hiện trạng môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên năm 2013. Tài liệu tiếng Anh 24. Vu Hoang Nam, 2008, The role of human capital and social capital in the transportation of village – based industrial cluster: evidence from Northern Vietnam, NXB Tokyo. 25. Vietnam Association of craft village (2007), Craft villages look to the future
  • 34. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 Tài liệu internet 26. Hội bảo vệ môi trường Việt Nam, Việt Nam – Môi trường và cuộc sống [http://www.ebook.edu.vn/?page=1.18&view=1090] 27. http://www.g8.unoronto.ca/envirnment 28. Cụm liên kết xuất khẩu lụa đầu tiên tại Việt Nam – cơ hội cho các SME làng lụa Vạn Phúc. [http://luavanphuc.com/Bai-viet-ve-lua/Cum-Lien-ket-xuat-khau- lua-dau-tien-tai-Viet-Nam-Co-hoi-cho-cac-SME-Lang-lua-Van-Phuc] 29. Giới thiệu sáng kiến “ Du lịch bền vững – Xóa đói giảm nghèo” của Tổ chức Du lịch thế giới [http://www.itdr.org.vn/kinh-nghiem-ptdl/kinh-nghiem-quoc- te.html] 30. TS. Phạm Tố Oanh ( 2012). Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề Việt nam. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. [http://www.vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/skhd42009/Pages/Giải-pháp-giảm- thiểu-ô-nhiễm-môi-trường-làng-nghề-Việt-Nam.aspx] 31. Thực trạng và giải pháp của vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống của Việt Nam. [http://idoc.vn/tai-lieu/thuc-trang-va-giai-phap-cua-van- de-o-nhiem-moi-truong-tai-cac-lang-nghe-truyen-thong-cua-viet-nam.html] 32. Quảng Nam – Phát triển làng nghề Phước Kiều gắn liền với du lịch (2011). [http://sotaydulich.com/1-2928-Ban-tin-du-lich-Quang-Nam-Phat-trien-lang- nghe-Phuoc-Kieu-gan-voi-du-lich]
  • 35. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87 PHỤ LỤC Bảng 1: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (Đơn vị:mm) Năm Tháng 2009 2010 2011 2012 2013 Tháng 1 40,0 5,0 95,0 3,6 18,1 Tháng 2 15,0 6,0 9,0 14,9 11,1 Tháng 3 37,0 57,0 7,0 59,1 15,1 Tháng 4 33,0 182,0 39,0 60,6 97,2 Tháng 5 100,0 166,0 80,0 129,9 330,3 Tháng 6 304,0 94,0 87,0 149,4 124,4 Tháng 7 218,0 452,0 95,0 140,6 188,9 Tháng 8 222,0 205,0 177,0 101,2 388,3 Tháng 9 311,0 249,0 68,0 279,2 188,6 Tháng 10 238,0 106,0 36,0 49,6 110,7 Tháng 11 190,0 38,0 3,0 40,2 139,4 Tháng 12 190,0 4,0 3,0 11,2 32,5 Tổng số 1.898,0 1.564,0 699,0 1.039,5 1.644,6 (Nguồn: trạm khí tượng thủy văn Hưng Yên)
  • 36. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 Bảng 2: Số giờ nắng các tháng trong năm (Đơn vị: giờ) Năm Tháng 2009 2010 2011 2012 2013 Tháng 1 62,0 109,0 31,0 10,6 2,3 Tháng 2 26,0 747,0 83,0 31,5 11,2 Tháng 3 55,0 42,0 45,0 12,2 13,4 Tháng 4 63,0 81,0 46,0 65,8 79,6 Tháng 5 156,0 148,0 137,0 163,0 146,2 Tháng 6 105,0 184,0 159,0 147,0 92,9 Tháng 7 148,0 166,0 215,0 187,1 141,6 Tháng 8 134,0 191,0 129,0 181,1 146,8 Tháng 9 122,0 136,0 140,0 115,7 108,1 Tháng 10 83,0 132,0 121,0 72,5 100,1 Tháng 11 138,0 142,0 90,0 96,2 93,2 Tháng 12 98,0 71,0 80,0 75,8 37,7 Tổng số 1.190,0 1.476,0 1.276,0 1.158,5 973,1 (Nguồn: trạm khí tượng thủy văn Hưng Yên)
  • 37. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89 Bảng 3: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (Đơn vị: o C) Năm Tháng 2009 2010 2011 2012 2013 Tháng 1 14,6 15,3 17,5 12,4 14,2 Tháng 2 13,2 21,9 20,3 17,3 15,8 Tháng 3 20,5 20,5 21,3 16,6 19,6 Tháng 4 24,0 23,8 23,0 23,1 25,4 Tháng 5 26,8 25,6 28,2 26,5 28,4 Tháng 6 28,0 29,9 30,4 29,1 29,7 Tháng 7 29,0 29,3 30,5 29,5 29,6 Tháng 8 28,5 29,2 28,2 28,7 28,9 Tháng 9 27,5 28,2 28,2 27,0 27,3 Tháng 10 26,0 26,0 24,8 24,0 26,1 Tháng 11 20,9 21,1 21,6 23,3 23,1 Tháng 12 17,9 19,4 21,6 17,0 28,7 Bình quân năm 23,1 24,2 24,6 22,9 24,7 (Nguồn: trạm khí tượng thủy văn Hưng Yên)
  • 38. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90 Bảng 4: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (Đơn vị: %) Năm Tháng 2009 2010 2011 2012 2013 Tháng 1 80 77 88 75 91 Tháng 2 76 90 86 88 90 Tháng 3 87 88 84 87 89 Tháng 4 88 89 89 87 86 Tháng 5 83 87 86 83 85 Tháng 6 86 80 79 85 80 Tháng 7 82 85 83 82 82 Tháng 8 87 85 88 85 84 Tháng 9 87 86 86 86 82 Tháng 10 84 82 76 82 81 Tháng 11 80 72 76 72 84 Tháng 12 79 82 76 82 Bình quân tháng 83 84 83 83 85 (Nguồn: trạm khí tượng thủy văn Hưng Yên).
  • 39. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91 Hình ảnh ô nhiễm môi trường