SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN HÙNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 8340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VÕ QUANG TRỌNG
Đắk Lắk, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ “Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được công bố trong công trình hoàn toàn trung
thực. Trong công trình nghiên cứu này mọi sự tham khảo, trích dẫn đều được chú
thích thỏa đáng.
Tôi xin cam đoan những lời trên đây là đúng sự thật và xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm về lời cam đoan của mình./.
Đắk Lắk, tháng 11 năm 2019
Học viên Cao học
Nguyễn Văn Hùng
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...........................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................4
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.............................................................8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.....................................................................10
7. Kết cấu nội dung của luận văn......................................................................................10
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO
TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN..................................................11
1.1. Các khái niệm liên quan..............................................................................................11
1.1.1. Văn hóa ...........................................................................................................11
1.1.2. Di sản văn hóa.................................................................................................13
1.1.3. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên..................................................................15
1.1.4. Bảo tồn và phát huy.........................................................................................18
1.2. Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.............................................19
1.2.1. Vai trò của chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.................19
1.3. Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên............................21
1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách......................................................................21
1.3.2. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên ......................................................................................................................22
1.3.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên ......................................................................................................................23
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên...............................................................................................................26
1.3.5. Yêu cầu và hình thức tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên ...................................................................................................27
1.3.6. Phương pháp tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên ......................................................................................................................30
Tiểu kết chương 1...............................................................................................................31
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA
CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.................32
2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.................32
2.1.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk ..............................................................................32
2.1.2. Khái quát về không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ....37
2.2. Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk...............................................................................................................................41
2.2.1. Đánh giá thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk.................................................................................................47
Tiểu kết chương 2.............................................................................................................71
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK..............................................................................................................73
3.1. Dự báo xu thế xã hội và những khó khăn, thách thức đặt ra đối với việc thực hiện
chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng trong tình hình mới .........................................73
3.1.1. Sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế .........................................73
3.1.2. Sự tác động của các xu hướng thực hành tôn giáo, tín ngưỡng......................74
3.1.3. Sự tác động của các chủ trương, chính sách của Nhà nước............................75
3.1.4. Sự ảnh hưởng của chủ thể văn hóa .................................................................76
3.2. Quan điểm và định hướng về chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk....................................................................................................77
3.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên...............................................................................................................77
3.2.2. Định hướng và mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .........................................................79
3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................................81
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản, thể chế có liên quan về chính sách bảo tồn
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh..................................................81
3.3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách bảo tồn văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh ........................................................82
3.3.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa trong triển khai thực hiện chính
sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh.............................84
3.3.4. Tăng cường hỗ trợ từ ngân sách, huy động nguồn lực tài chính và vật chất để
bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh .....85
3.3.5. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho người
dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh...................................................................86
3.3.6. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể về kết quả thực hiện chính sách bảo tồn
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh..................................................87
3.4. Một số khuyến nghị.....................................................................................................88
3.4.1. Đối với cơ quan trung ương ............................................................................88
Tiểu kết chương 3...............................................................................................................89
KẾT LUẬN .......................................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................93
PHỤ LỤC...............................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
CT Chỉ thị
DTTS Dân tộc thiểu số
HĐND Hội đồng nhân dân
Nxb Nhà xuất bản
NQ Nghị quyết
PVS Phỏng vấn sâu
TP Thành phố
Tr Trang
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Liên hợp quốc
VHCC Văn hóa cồng chiêng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cồng chiêng Tây Nguyên chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại.
Không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà cồng
chiêng còn là biểu tượng cho sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng như: giá trị
biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc
người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị
sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá trị
tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử. Cồng chiêng được sử dụng
trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Cồng chiêng được xem là ngôn ngữ
giao tiếp của con người với thần linh và thế giới siêu nhiên. Từ khi sinh ra, trong
lễ hội “thổi tai”, tiếng cồng chiêng đem đến cho đứa bé những tín hiệu đầu tiên
của văn hoá dân tộc. Khi trưởng thành, cồng chiêng còn sử dụng trong đám cưới,
làm nhà mới, làm rẫy… và cuối cùng tiếng cồng chiêng tiễn đưa người chết ra
mồ và cả khi làm lễ bỏ mả kết thúc nghi lễ vòng đời người.
Chính vì giá trị sâu sắc, độc đáo của nó trong đời sống, năm 2005, Không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di
sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” và trở thành “Di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại” năm 2007. Từ đó đến nay, phong trào học tập và
biểu diễn cồng chiêng ngày càng trở nên sôi nổi và lan tỏa rộng khắp các tỉnh
Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, góp phần làm cho đời sống
tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh thêm sống động, bên cạnh
đó nó còn tạo sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Trong những
năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các đề án bảo tồn cồng chiêng, tổ chức nhiều
hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng. Tuy nhiên, hiện nay
trong bối cảnh giao lưu, tiếp biến văn hóa với nhiều loại hình văn hóa khác nhau,
tác động của đô thị hóa, của nền kinh tế thị trường, của tôn giáo mới,… văn hóa
2
cồng chiêng Tây Nguyên cũng giống như các loại hình nghệ thuật dân tộc khác
luôn chịu sự tác động mạnh mẽ. Phong trào "cải biên, cải tiến" cồng chiêng làm
mất bản sắc Tây Nguyên, nạn "chảy máu cồng chiêng" diễn ra khá phổ biến, số
lượng nghệ nhân đang giảm mạnh, không gian văn hóa cồng chiêng ngày càng bị
thu hẹp. Đặc biệt, lối sống của giới trẻ bị cuốn theo trào lưu hiện đại, xa rời gốc rễ
không còn tha thiết với các loại nhạc cụ truyền thống, các trường ca, sử thi của
cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên trở nên phổ biến. Trước thực trạng đó, vấn đề
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng là cần thiết hơn bao giờ hết.
Chính vì vậy, việc triển khai đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn Đắk Lắk” là cấp thiết, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn. Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực hiện chính
sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đồng thời đánh giá thực trạng,
kết quả của việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng, trên cơ sở đó
góp phần đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách bảo tồn văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về Không gian VHCC Tây Nguyên và thực hiện chính sách bảo
tồn văn hóa nói chung, bảo tồn VHCC Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay vẫn
đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa
học trong và ngoài nước.
2.1. Những nghiên cứu về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Nghiên cứu về cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung đã có
nhiều công trình của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đề cập đến. Trong
công trình Miền đất huyền ảo nghiên cứu về các dân tộc miền núi Nam Đông
Dương, DamBo đã lột tả toàn cảnh bức tranh về quan niệm tín ngưỡng của các
cư dân tại chỗ Tây Nguyên, trong đó, tác giả đã đề cập đến cồng chiêng như là
giá trị đặc sắc, len lỏi trong mọi ngóc ngách, lễ hội, đời sống tinh thần của các
3
dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong cuốn Nhạc khí dân tộc ở Gia Lai (1993),
Đào Huy Quyền đã mô tả một cách khái quát về cồng chiêng của các dân tộc ở
Gia Lai. Cuốn kỷ yếu Nghệ thuật cồng chiêng, (1996) của Sở Văn hóa Thông tin
Gia Lai – Kon Tum là sự tổng hợp về các bài viết của nhiều tác giả, trong tuyển
tập này có mô tả về cấu tạo, môi trường diễn tấu, giải pháp bảo tồn cồng chiêng
của các dân tộc ở Gia Lai và Kon Tum. Các tác giả Lê Huy, Minh Hiếu (1997)
trong cuốn Nhạc khí các dân tộc Việt Nam cũng đề đề cập sơ lược về cồng
chiêng nhưng chỉ ở mức độ chung chung chứ chưa có những miêu tả cụ thể.
Ngoài ra, các tác giả Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Tri Nguyên, Võ Hoàng Lan
(2006) trong cuốn Các nhạc cụ gõ bằng đồng, những giá trị văn hóa đã quan
tâm, nghiên cứu và có những mô tả khá chi tiết về cồng chiêng của các dân tộc
tại chỗ Tây Nguyên.
Tác giả Nguyễn Ngọc Hòa (2002), trong công trình Văn hóa Ê-đê – Truyền
thống và biến đổi, đã tập trung phân tích sự biến đổi văn hóa của người Ê-đê ở
Đắk Lắk trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong đó, tác giả đã đề
cập đến sự biến đổi VHCC, nạn “chảy máu cồng chiêng” khi cho rằng “thần
chiêng không còn hiện hữu trong ngôi nhà dài như một giá trị tình thần mà thay
vào đó là các tiện nghi hiện đại”, tình trạng mua bán, trao đổi cồng chiêng trong
giai đoạn này diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này cũng
được xác định là do tín ngưỡng truyền thống thay đổi, người dân tộc tại chỗ theo
các tôn giáo mới, sự tác động của kinh tế thị trường, của không gian diễn
xướng,... dẫn đến sự hiện hữu của cồng chiêng mất đi ý nghĩa vốn có.
Trong những nghiên cứu của Tô Đông Hải về người Mnông ở Đắk Lắk
được xuất bản vào năm 2003 và 2009 đó là Nghi lễ và âm nhạc trong nghi lễ của
người Mnông (Bu Nong) và cuốn Nghi lễ truyền thống của người Bu Nong
(Mnông) khi nghiên cứu về hệ thống nghi lễ, lễ hội của người Mnông đã đề cập
đến cồng chiêng như là linh hồn của nghi lễ, là hình thức giao tiếp với thần linh
nhằm kết nối với thần linh. Theo ông, âm nhạc (cồng chiêng) không thể thiếu
4
trong các nghi lễ này. Điều này đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của VHCC trong
đời sống của tộc người Mnông.
Ngô Đức Thịnh (2007), trong công trình Những mảng màu văn hóa Tây
Nguyên đã góp phần phác họa những nét đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên. Độc
giả sẽ thấy hình ảnh của vùng văn hóa Tây Nguyên, thế giới quan bản địa, cồng
chiêng, trang phục các tộc người, ký họa dân tộc Ê-đê, đặc trưng của folklore Ê-
đê, nếp nhà cổ truyền và văn hóa dân gian Mnông. Bên cạnh đó, tác giả cũng
quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các tộc người ở
Tây Nguyên là hết sức cần thiết trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội vùng.
Năm 2009, trong công trình Cồng chiêng trong đời sống của người Xơ
Đăng Xơ Teng, A. Tuấn là một trong số ít ỏi tác giả quan tâm sâu đến văn hóa
cồng chiêng, đã làm rõ nguồn gốc, vị trí, vai trò của cồng chiêng trong đời sống
của người Xơ Đăng, Xơ Teng ở Kon Tum. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra thực
trạng sinh hoạt cồng chiêng, và cho rằng trước sự biến đổi kinh tế - xã hội, cồng
chiêng ngày càng bị mai một, đó là sự suy giảm về số lượng, các bài chiêng cổ,
môi trường diễn xướng,... Vì vậy, việc đặt ra một số vấn đề về bảo tồn, phát huy
giá trị của cồng chiêng trong đời sống của tộc người này trước khi nó biến mất
trong lòng giới trẻ là nhiệm vụ cấp bách. Đây là một trong những nghiên cứu
chuyên sâu về cồng chiêng, có giá trị tham khảo tốt đối với chúng tôi trong
nghiên cứu đề tài này.
Tác giả Đỗ Hồng Kỳ (2012), Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát
triển bền vững khi đề cập đến các di sản văn hóa tiêu biểu ở Tây Nguyên đã đi
sâu phân tích về không gian VHCC, bàn về nguồn gốc, xuất xứ của công chiêng
và ý nghĩa của nó trong đời sống tâm linh, trong sinh hoạt của các dân tộc thiểu
số tại chỗ Tây Nguyên.
Bên cạnh những nghiên cứu trên, Linh Nga Niê Kdam (2012) với tác phẩm
Văn hóa Tây Nguyên giàu và đẹp hay Nguyễn Ngọc Thanh (2018), Đặc trưng
văn hóa vùng Tây Nguyên đã bàn về bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên và
5
tất nhiên các tác giả cũng không bỏ qua những bàn luận, phân tích về không gian
VHCC Tây Nguyên và ý nghĩa, tầm quan trọng của nó trong đời sống các DTTS
tại chỗ Tây Nguyên.
Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã quan tâm đến văn hóa cổ truyền và
VHCC Tây Nguyên như là một nét đặc sắc trong văn hóa của các tộc người nơi
đây. Những tài liệu trên giúp chúng tôi có những hiểu ban đầu về văn hóa cồng
chiêng và ý nghĩa nó trong đời sống các tộc người.
2.2. Những nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên
Chính sách bảo tồn văn hóa là một trong những chính sách lớn trong hệ
thống chính sách ở nước ta. Vì vậy, nó cũng là một trong những đề tài thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Trên thực tế, đã có nhiều công trình
nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý luận về bảo tồn văn hóa trong đó đặc biệt lưu ý
đến VHCC Tây Nguyên. Nhiều cuốn sách, nhiều đề tài khoa học, nhiều bài viết,
nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa dưới nhiều góc độ khác nhau đã được công bố.
Năm 2007, Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội xuất bản cuốn Bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, trong tác phẩm có đề cập đến
việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Không gian VHCC Tây
Nguyên – một trong những Di sản được UNESSCO công nhận nhà Di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tiếp đó năm 2008, cuốn Bảo vệ không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể
của nhân loại của nhiều tác giả ra mắt bạn đọc. Đây là các công trình tập hợp
nhiều bài viết đề cập đến những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể về bảo tồn,
phát huy văn hóa phi vật thể nói chung và không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên nói riêng.
Trương Bi, Bùi Minh Vũ (2009), Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân
tộc Ê-đê, Mnông, trên cơ sở đặc trưng văn hóa của người Ê-đê, Mnông trên địa
6
bàn tỉnh Đắk Lắk, các tác giả đã cho thấy việc cần thiết phải bảo tồn, phát huy di
sản văn hóa của dân tộc Ê-đê, Mnông đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể
Không gian VHCC Tây Nguyên – đã được UNESCO công nhận là Di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hải Yến (2011), Giữ gìn và phát huy
giá trị văn hoá của dân tộc Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay và tác giả Mã
Thị Hạnh (2016), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Mnông ở huyện
Lắk hiện nay, hai tác giả này đã có những nghiên cứu chuyên sâu về công tác giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hóa của hai tộc người thiểu số tại chỗ trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, giá trị VHCC là một trong những giá trị văn hóa đặc sắc
của người Ê-đê, Mnông cũng được đề cập khá chi tiết, cụ thể về thực trạng số
lượng, nghệ nhân và công tác bảo tồn, phát huy VHCC trong thời gian qua.
Năm 2016, tác giả Phạm Ngọc Đại trong công trình Bảo tồn, phát huy giá
trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk và một số vấn đề nảy sinh
quan tâm sâu sắc đến VHCC – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong
công trình, tác giả bàn về công tác bảo tồn, phát huy giá trị VHCC qua các chính
sách cụ thể như: ban hành đề án Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng
các giai đoạn 2007 – 2010; 2012 – 2015; 2016 – 2020; tổ chức các lớp truyền
dạy đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ;
tổ chức các cuộc thi liên hoan VHCC, dân ca, dân vũ, tham gia lễ hội cà phê
Buôn Ma Thuột theo định kỳ; gắn âm nhạc cồng chiêng với du lịch, vinh danh
các nghệ nhân dân gian,... Tác giả cũng đã đề cập đến một số vấn đề nảy sinh từ
công tác bảo tồn cồng chiêng như các nghệ nhân đa số tuổi đã cao, lớp trẻ không
mấy mặn mà với loại hình nghệ thuật này, số lượng cồng chiêng giảm,... những
nguyên nhân này đã ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị VHCC ở
tỉnh Đắk Lắk.
Năm 2016, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên phối hợp với Cơ quan
đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo “Bảo
7
tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng
Tây Nguyên”. Hội thảo đã nhận được nhiều bài tham luận liên quan đến thực
trạng văn hóa và vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Tây Nguyên.
Các tác giả như Trương Quốc Bình, H’Lim, Bùi Minh Đạo, … đã quan tâm đến
các chính sách bảo tồn văn hóa và đưa ra một số vấn đề tồn tại, hạn chế trong
việc thực hiện chính sách này đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát
huy văn hóa các DTTS nói chung và VHCC nói riêng.
Mới đây nhất, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hiền (2017) “Quản lý nhà
nước về di sản VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là một trong
những nghiên cứu chuyên sâu về VHCC. Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận quản lý nhà nước về di sản VHCC Tây Nguyên, thông qua việc nghiên cứu,
phân tích, đánh giá thực trạng, từ cơ sở đó góp phần đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản VHCC Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. Kết
quả nghiên cứu đề tài đã góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản VHCC
Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
Từ việc điểm qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy, VHCC và thực
hiện chính sách VHCC là một trong những chủ đề được quan tâm nghiên cứu. Tuy
nhiên, về thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đắk
Lắk nói riêng chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu, nhất là trong giai đoạn phát
triển hiện nay. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước, việc
nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là cần thiết nhằm góp phần khỏa lấp một phần khoảng
trống đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
8
- Tìm hiểu những vấn đề chung về thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng
chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, phân tích kết quả đạt được, chỉ ra những hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tổ chức thực hiện chính sách bảo
tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2005, thời điểm
không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác
văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đến nay.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các hoạt động thực hiện chính sách bảo tồn
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước về văn hóa, di sản văn
hóa phi vật thể nói chung, di sản VHCC Tây Nguyên nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để giải quyết những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp tương
thích các phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:
9
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để thực hiện luận văn này, chúng tôi
phải tìm hiểu, sử dụng các công trình nghiên cứu đi trước, các bài viết, sách báo,
luận văn, luận án và các tài liệu thứ cấp tại địa phương về thực hiện chính sách
bảo tồn VHCC Tây Nguyên. Cụ thể, thu thập các tài liệu thứ cấp tại Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Buôn Ma Thuột;
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lắk để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện
chính sách bảo tồn VHCC trên địa bàn. Đây là một trong những giải pháp quan
trọng được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Để thu thập thêm những số liệu tại
địa bàn, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của các nhà
quản lý (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin, cán bộ
phụ trách Văn hóa – xã hội xã) và chủ thể văn hóa là người Ê-đê, Mnông trên địa
bàn tỉnh. Cụ thể, chúng tôi tiến hành làm việc với Phòng Văn hóa và Thông tin
tp. Buôn Ma Thuột và Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lắk, phỏng vấn sâu
cán bộ lãnh đạo và cán bộ phụ trách mảng di sản của Phòng. Tại Thành phố
Buôn Ma Thuột, làm việc trực tiếp với xã Cư Êbur, buôn Ea Bông (địa bàn có
đội chiêng truyền thống chuyên đi biểu diễn ở các hoạt động trong và ngoài
nước) và phỏng vấn sâu 5 trường hợp là nghệ nhân cồng chiêng. Tại huyện Lắk,
làm việc với xã Đắk Phơi và buôn Jiê Yuk (địa bàn VHCC còn hoạt động mạnh)
và phỏng vấn 3 nghệ nhân trong đội chiêng của buôn. Phương pháp này nhằm bổ
sung, đưa thêm những chứng cứ xác thực cho những đánh giá của các cấp có
thẩm quyền về thành tựu và hạn chế của chính sách bảo tồn VHCC.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp quan sát không tham dự
để quan sát biểu hiện, thái độ, đánh giá của nhà quản lý, chủ thể văn hóa là người
Ê-đê, Mnông về công tác bảo tồn VHCC trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Là một trong những phương pháp chủ
đạo, được sử dụng thường xuyên trong quá trình thực hiện đề tài luận văn nhằm
tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê, các báo cáo từ tài liệu thứ cấp, tài
10
liệu thực địa về VHCC.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập, phỏng vấn sâu và tiếp thu ý kiến của
các chuyên gia, các nhà nghiên cứu am hiểu về chủ đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Đề tài góp phần tổng hợp và hệ thống hóa lý luận cơ bản về thực hiện chính
sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn VHCC
Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk nhằm tìm ra những thành tựu, hạn chế để trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bảo tồn VHCC Tây
Nguyên.
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà
quản lý địa phương, đội ngũ cán bộ trong công tác văn hóa trong việc nghiên cứu
và hoàn thiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk.
7. Kết cấu nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của đề tài được kết cấu gồm 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
11
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Văn hóa
Cho đến nay có hàng trăm định nghĩa về văn hóa, nhưng cho dù số lượng định
nghĩa có bao nhiêu thì chúng vẫn xoay quanh một số khuynh hướng nhất định.
Thông thường có hai xu hướng định nghĩa về văn hóa: một là loại định nghĩa mô tả
liệt kê các thành tố của văn hóa và thứ hai, loại định nghĩa nêu đặc trưng của văn
hóa.
Định nghĩa của nhà Nhân học xã hội người Anh E.B. Taylor là một trong
những người đầu tiên đưa ra định nghĩa khá chuẩn mực về văn hóa: “Văn hóa là
một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập
quán cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên
của xã hội đã đạt được” [8, tr.10].
UNESCO định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như
là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm
của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn
học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị,
truyền thống và đức tin” [41].
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn hóa bao gồm cả văn hóa văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần, là toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
[23].
12
Từ những quan niệm về văn hóa, chúng ta thấy văn hóa có mặt trong toàn
bộ đời sống của xã hội loài người. Mọi sự sáng tạo có giá trị của con người đều
là văn hóa. Tuy nhiên cũng cần phải khu biệt khái niệm để công việc nghiên cứu
văn hóa tránh sự trùng lặp với nhiều ngành khoa học khác. Văn hóa, theo cách
hiểu thông thường nhất, chính là bộ mặt tinh thần và vật chất của xã hội. Văn
hóa làm nên diện mạo của dân tộc này so với dân tộc khác. Văn hóa phản ánh
mọi mặt đời sống của một dân tộc.
Theo chúng tôi, văn hoá là khái niệm dùng để chỉ sự phản ánh tổng thể
những năng lực bản chất người trong tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng
thể các hệ thống giá trị (cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần) do con người sáng
tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử xã hội của mình.
Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh
thần. Do vậy, con người cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và
sản xuất tinh thần. Từ đó, văn hóa như một hệ thống thường được chia làm hai
dạng: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể:
Văn hoá vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được thể
hiện trong các của cải vật chất do xã hội tạo ra, bao gồm: các tư liệu sản xuất
(trước hết là công cụ lao động) và tư liệu tiêu dùng của xã hội. Nó được hiểu như
là những giá trị vật chất phát triển của xã hội tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát
triển khác nhau. Có thể gọi văn hoá vật chất là văn hoá sản xuất, văn hoá của
môi trường sản xuất, của điều kiện sản xuất và của người lao động.
Văn hóa tinh thần bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sáng tạo
tinh thần của con người. Bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy
được” của văn hoá được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một quá trình
tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng. Những di sản văn hoá tạm gọi là phi vật thể
(intangible) này theo UNESCO bao gồm tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ
thuật, lễ hội, phong tục, tập quán, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương,…
13
Như vậy, văn hóa có nhiều khái niệm khác nhau dưới các góc độ khác
nhau. Từ những quan niệm đó, ta nhận thấy:
Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất, tinh thần do con người
sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, mang tính chất chân, thiện,
mỹ và phục vụ cho sự sinh tồn, phát triển của con người, xã hội loài người.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa là toàn bộ các giá trị tinh thần do con người sáng
tạo, tích lũy trong quá trình lịch sử xã hội.
Bản sắc văn hóa:
Theo Từ điển tiếng Việt: “Bản sắc là màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc
điểm chính”.
Bản sắc văn hóa được thể hiện trên lĩnh vực của đời sống và ý thức của
cộng đồng. Bản sắc văn hóa của Việt Nam được thể hiện qua lòng yêu nước, tinh
thần đoàn kết, tính tự cường dân tộc, sự gắn kết cộng đồng, gia đình, làng xã,
lòng nhân ái, bao dung, coi trọng đạo lý, cần cù trong lao động sáng tạo đã tạo
nên bản sắc văn hóa riêng của người Việt Nam.
Bản sắc văn hóa là cội nguồn, gốc rễ của một cộng đồng văn hóa trong lịch
sử của sự hình thành, tồn tại và phát triển, cái đặc trưng riêng đó chính là sự khác
biệt giữa dân tộc này và dân tộc khác.
Với cách hiểu này, VHCC Tây Nguyên là một trong những bản sắc văn hóa
của các DTTS tại chỗ Tây Nguyên.
1.1.2. Di sản văn hóa
Theo nghĩa Hán Việt, di sản văn hóa là những tài sản văn hóa có giá trị của
quá khứ tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại, dịch
chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Di sản văn hóa
được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên.
Trong từ điển Tiếng Việt, di sản văn hóa được định nghĩa như sau: “Giá trị
tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia, một dân tộc để lại.
14
Như vậy di sản văn hóa là những sản phẩm do con người tạo ra. Tuy nhiên,
không phải bất cứ sản phẩm nào do con người tạo ra đều là di sản văn hóa”.
Theo điều 1 của Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/6/2001 quy định:
Di sản văn hóa: “bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ
thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [28, tr.
1].
Di sản văn hóa vật thể: “Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia” [28, tr.2].
Tại điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa số
28/2001/QH10 được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
18/6/2009 quy định:
Di sản văn hóa phi vật thể: Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần
gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng
được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác [29, tr.1].
Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, sản phẩm tinh thần có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng
con đường truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ lưu
truyền khác như: Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
truyện kể dân gian, lối sống nếp sống, lễ hội, nghề thủ công truyền thống, y học
cổ truyền về văn hóa ẩm thực và các bí quyết của làng nghề truyền thống, trang
phục truyền thống và những tri thức dân gian khác.
15
Di sản văn hóa vật thể là cái hữu hình, dưới dạng vật chất, là văn minh của
nhân loại cái làm nên di sản văn hóa vật thể bằng các vật liệu khác nhau không
có khả năng trường tồn theo thời gian [29, tr.2].
Ở Việt Nam, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn bó mật thiết có tác
động lẫn nhau cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Di sản văn hóa phi vật
thể là cốt lõi tinh thần của di sản văn hóa vật thể. Di sản văn hóa vật thể là biểu
hiện vật chất của di sản văn hóa phi vật thể.
Di sản văn hóa mang tính lịch sử, tính thời đại của một nền văn minh và kĩ
thuật tạo ra nó, thể hiện nền văn hóa của một quốc gia hay một dân tộc. Có tính
truyền thống được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phát triển sáng tạo
mới trên nền di tích cũ. Di sản văn hóa tồn tại theo thời gian do đó dễ bị ảnh
hưởng bởi có sự tác động lẫn nhau, dễ bị hư, bị phá hủy, bị mai một do tác động
của con người của thời tiết và các vấn đề khác .
Vì vậy, bảo tồn di sản văn hóa nhằm đảm bảo khôi phục, tôn tạo các di sản
văn hóa để phục vụ cho hoạt động xã hội phát triển lâu dài, phát huy di sản là
phát triển theo chiều hướng tiến bộ làm cho cái hay, cái đẹp được phát triển từ
thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều điều đó xuất phát từ nhu
cầu thực tế của con người muốn tạo ra nhiều sản phẩm được nhiều người biết
đến phát huy di sản văn hóa là phục vụ sự tiến bộ của xã hội, giáo dục truyền
thống yêu nước giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm cầu nối cộng đồng các dân
tộc trên thế giới dựa vào giá trị có sẵn của di sản để tôn vinh vẻ đẹp và phát triển
các giá trị văn hóa.
1.1.3. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình
tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có
hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để
đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng
càng cao. Cũng như các dân tộc Tây Nguyên khác: Cồng Chiêng được xem là nhạc
16
cụ linh thiêng nên thời kỳ đầu, chinh Ê-đê sử dụng để kết nối giữa con người và
thần linh, về sau mới được sử dụng trong các lễ hội dân gian.
Trong cuốn Nhạc khí dân tộc Việt (2001), định nghĩa: Cồng, Chiêng là
loại nhạc khí tự thân vang gõ phổ biến tại Việt Nam, đồng thời ở một số nước
khác ở châu Á cũng có. Cồng, Chiêng làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng
thiếc, với tỷ lệ các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi
phồng lên, chung quanh có gờ gọi là thành. Cồng luôn luôn có núm ở giữa,
Chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng không
có núm gọi là Chiêng bằng [38].
Nếu Từ điển Bách khoa Việt Nam coi “cồng” là tên chung và Từ điển
Văn hóa cổ truyền Việt Nam coi “chiêng” là tên chung cho hai dạng có núm và
không núm, thì tài liệu trên đã cố gắng tách biệt rạch ròi hai dạng đó gắn với việc
định danh cụ thể: Cồng luôn luôn có núm ở giữa, Chiêng có hai loại: Chiêng có
núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng không có núm gọi là Chiêng bằng”.
Theo đó, người ta hoàn toàn có thể gọi cồng là “chiêng núm” và ngược lại, gọi
chiêng núm là “cồng” [Dẫn theo 21, tr.15].
Dân gian không có từ “cồng chiêng”. Mỗi tộc người có cách gọi riêng
của mình về loại nhạc khí này. Đây là loại nhạc khí có hình thù thô phác, cấu tạo
đơn giản (dạng phiến mỏng, hình tròn, chất liệu đồng, có thành ở vành ngoài, có
núm hoặc không có núm ở giữa), với nhiều kích cỡ khác nhau, khi không sử
dụng tồn tại ở dạng đơn lẻ [Dẫn theo 21, tr.15].
Người Gia rai gọi là “chinh”, “chêng”, trong đó “chêng” là loại có núm...
Nếu “tròn 1 bộ 16 cái” thì gọi là “Chinh chêng” [Dẫn theo 21, tr.15].
Người Ê-đê không phân biệt có núm, không có núm họ đều gọi là “chinh”
hay còn có tên gọi khác là Ching Knăh. Ching Ê-đê: Được gọi là nhạc cụ thuộc bộ
gõ định âm vì khi diễn tấu phát ra cao độ, tiết tấu, trường độ và âm sắc. Đó là những
thuộc tính của âm thanh có tính nhạc [Dẫn theo 21, tr. 15].
17
Người Mnông gọi loại có núm là “goong”, loại không núm là “cheeng”.
Theo đó, cách gọi “chêng” của người Mnông, căn cứ hình thù, ngược lại với
người Gia Rai, (đối với người Gia rai, “chênh” có núm) [Dẫn theo 21, tr.16].
Ngoài ra, các tộc người Tây Nguyên tương đối phổ biến cách gọi mỗi chiếc
cồng (hoặc chiêng) theo tên riêng hoặc theo thứ bậc trong gia đình, như chiêng
chồng chiêng vợ (bộ chiêng Tha của người Brâu), chiêng mẹ chiêng chị chiêng em
[Dẫn theo 21, tr.15].
Như vậy, trong dân gian, rất ít tộc người sử dụng từ ghép để gọi tên loại
nhạc khí trên, đa số họ chỉ dùng từ đơn. Có tộc người, theo tên gọi, người ta
phân biệt hình thù có núm hay không núm, có tộc người chỉ dùng một tên, không
phân biệt hình thù và có tộc người thì dùng tới hai cái tên cho một dạng hình thù.
Từ điển Văn hóa dân gian của các tác giả Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh
Thảo, Nguyên Vũ có định nghĩa liên quan đến cồng chiêng:
- Chinh chiêng – Tên gọi bộ chiêng, cồng nhạc cụ của người Ba Na (Tây
Nguyên). Một bộ chinh chiêng hoàn chỉnh thường gồm 5 chiếc có núm và 8
chiếc chiêng bằng không có núm. Chinh chiêng chỉ được phép dùng trong các
nghi lễ lớn, trọng thể của làng như lễ đâm trâu, bỏ mả, cúng bến nước, lên nhà
mới, cưới [Dẫn theo 21, tr.16].
- Cồng (cũng gọi: chiêng) – Nhạc cụ thuộc bộ gõ, nguồn gốc phương Đông,
làm bằng đồng, kích thước lớn hình lòng chảo, treo trên một cái giá gỗ, dùng dùi của
trống lớn để gõ. Cồng Tây Nguyên gồm 20 chiếc, đường kính 25-30 cm trở lên đến
hơn 1m, có thể tạo thành những âm điệu phong phú, độc đáo [Dẫn theo 21, tr.16].
Như vậy, cồng chiêng là loại nhạc khí gõ của đồng bào dân tộc ít người
trong cả nước. Nhiều buôn làng, bản mường có số lượng cồng chiêng rất lớn
(hàng ngàn bộ). Cồng chiêng được sử dụng trong các lễ hội lớn nhỏ: cầu mưa,
đâm trâu, đám tang, bỏ mả. Cồng chiêng quy tụ quanh mình nhiều loại hình nghệ
thuật dân gian: nhảy múa, ca hát, tạo hình. Cồng chiêng không riêng gì ở Việt
Nam mà địa bàn phân bố rất rộng trong cả vùng Đông Nam Á.
18
VHCC Tây Nguyên đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác
văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 25-11-2005. Sau Nhã
nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ
hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới. Cồng chiêng gắn bó mật
thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn
con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh
hoạt hàng ngày của họ. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi
chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực
của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền
lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20
con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh
ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi
rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng
do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây
Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng. Tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên hùng
vĩ đã hàng ngàn đời nay, nghệ thuật cồng chiêng ở đây đã phát triển đến một
trình độ cao vì thế mà cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú.
1.1.4. Bảo tồn và phát huy, chính sách bảo tồn
Theo Từ điển tiếng Việt: “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi” [33].
Bảo tồn văn hóa là giữ lại, duy trì lại và lưu truyền văn hóa truyền thống
những nhân tố tích cực, hợp lý, những giá trị nhân bản, tạo cơ sở cho sự tồn tại
của các sự vật, hiện tượng đã có và cho sự ra đời, phát triển của cái mới, cái tiến
bộ trong đời sống cộng đồng.
Bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hóa
Bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hóa là một quá trình thống nhất
biện chứng giữa chọn lọc và kế thừa, giữa tiếp thu và phê phán, giữa bảo tồn và
phát huy, giữa cải tạo và xây dựng... đối với các giá trị, văn hóa truyền thống để
xây dựng và phát triển cái mới, cái tiến bộ. Bảo tồn văn hóa có vai trò thúc đẩy
19
sự phát triển của văn hóa và phát triển văn hóa tạo điều kiện cho bảo tồn văn
hóa, khi nhắc đến phát triển văn hóa ta sẽ nghĩ ngay đến bảo tồn văn hóa.
Bảo tồn và phát huy
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa là phải biết chọn lọc những nhân tố tích
cực, yếu tố hợp lý làm cơ sở, tiền đề cho sự phát triển cái đã có, cho sự ra đời
của cái mới, cái tiến bộ hơn.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Chính sách là sách lược chính trị cụ thể nhằm
đạt một mục đích nhất định” [33].
Chính sách bảo tồn di sản văn hóa
Chính sách bảo tồn di sản văn hóa là một bộ phận nằm trong hệ thống chính
sách của Việt Nam. Chính sách bảo tồn di sản văn hóa có những đặc điểm chung
của chính sách công. Về mặt quản lý nhà nước thì chính sách là những định
hướng của nhà nước đối với các vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống nhằm
quản lý và đẩy mạnh sự phát triển của xã hội. Chính sách bảo tồn di sản văn hóa
là những định hướng của nhà nước có mục tiêu, giải pháp về bảo tồn di sản văn
hóa.
1.2. Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
1.2.1. Vai trò của chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có chính sách phù hợp tích cực đến sự
phát triển văn hóa xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc. Các chính sách bảo tồn di sản văn hóa thể hiện tinh thần dân tộc và tính
nhân văn để giáo dục cho thế hệ trẻ về phong tục, tập quán, tín ngưỡng - tôn
giáo, đời sống tinh thần, truyền thống tốt đẹp và lịch sử hào hùng của dân tộc.
Việc thực hiện chính sách bảo tồn VHCC có vai trò sau đây:
- Định hướng hoạt động VHCC Tây Nguyên: Việc định hướng hoạt động
của di sản VHCC Tây Nguyên là hết sức cần thiết và quan trọng nhằm giữ gìn và
phát huy truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh
Đắk Lắk nói riêng.
20
Di sản VHCC Tây Nguyên có chức năng văn hóa, xã hội và biểu tượng
bởi vì đối với các tộc người Tây Nguyên, cồng chiêng là một vật thiêng. Là một
vật thiêng nên âm thanh cồng chiêng cũng mang tính thiêng và con người đã sử
dụng nó như một ngôn ngữ thông qua đó họ “đối thoại” với tổ tiên và thần linh.
Do đó, chức năng bao trùm của cồng chiêng là chức năng nghi lễ.
- Điều chỉnh hoạt động VHCC Tây Nguyên: Di sản VHCC Tây Nguyên
là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, của Tây
Nguyên và ở Đắk Lắk nói riêng, là cốt lõi của bản sắc văn hóa, là cơ sở để sáng
tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hóa trong cộng đồng các dân tộc.
Việc điều chỉnh nhằm hướng các hoạt động của di sản VHCC Tây
Nguyên đi vào chiều sâu, tránh được tình trạng phân tán không hiệu quả. Trong
thời gian qua, hoạt động di sản VHCC Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đắk Lắk
nói riêng chưa được quy hoạch phát triển theo định hướng cụ thể.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho di sản VHCC Tây Nguyên phát huy giá trị:
Việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho di sản VHCC phát huy được giá trị trên hết là hệ
thống quản lý, chính sách và điều hành. Từ việc xây dựng và ban hành các chính
sách về di sản VHCC nói riêng từ trung ương đến địa phương để nghiên cứu
thành lập các hội đồng chuyên môn đảm bảo trình độ chuyên môn cao, am hiểu
về chính sách qua đó thẩm định các đề án, dự án đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ chế phản biện, phản hồi trong việc xây dựng
và thực hiện chính sách về hỗ trợ, tạo điều kiện cho di sản VHCC phát huy được giá
trị.
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHCC Tây Nguyên: Di sản VHCC
Tây Nguyên nói riêng có các giá trị vật chất (là loại nhạc khí quý có giá trị cao
tính bằng vật chất); giá trị biểu thị (sự giàu sang và uy quyền); giá trị tinh thần
(nhạc cụ thiêng của gia đình, cộng đồng); giá trị cố kết cộng đồng (thể hiện ở
tính tập thể, khả năng tập hợp và sức hút mạnh đối với các thành viên cộng đồng
trong những sinh hoạt và hoạt động tập thể, có tác dụng rèn luyện ý thức tổ chức,
21
kỉ luật và năng lực phối hợp tập thể cao chặt chẽ và chính xác; giá trị lịch sử (là
bằng chứng của một truyền thống có lịch sử lâu đời).
Đặc biệt, sự đa dạng của di sản VHCC Tây Nguyên còn tiềm ẩn những
điểm tựa cho việc lần tìm nguồn gốc của loại nhạc khí này cũng như sự phân chia
những vùng VHCC có đặc trưng khác nhau. Ngoài ra còn có thể những giá trị
khác mà chúng ta chưa phát hiện của loại nhạc khí đặc biệt này. Những điều trên
cho thấy không phải ngẫu nhiên mà trong tất cả các nhạc khí ở Việt Nam, chỉ
riêng cồng chiêng mới tạo nên một loại hình văn hóa riêng được gọi là di sản
VHCC Tây Nguyên. Do đó, bảo tồn là tất yếu và có vai trò đặc biệt quan trọng
trong đời sống văn hóa của tộc người nói riêng và nền văn hóa Việt Nam nói
chung.
1.3. Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách
Thực hiện chính sách có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau như “Thực
hiện chính sách là sự phản ánh một quá trình thay đổi phức tạp mà các quyết
định của Nhà nước được chuyển thành các chương trình, thủ tục, các quy định
hoặc các hoạt động nhằm đạt được những cải thiện xã hội” [Dẫn theo 30, tr.22].
Hay một quan niệm khác “Thực hiện chính sách bao gồm tất cả các hoạt
động được thiết kế để thi hành các chính sách công đã được thông qua bởi cơ
quan lập pháp. Vì các chính sách công có những tác động mong muốn hoặc có
chủ định nên chúng phải được chuyển thành các chương trình và các dự án mà
sau đó được thực hiện để đạt được một tập hợp các mục tiêu hoặc mục đích”
[Dẫn theo 30, tr.22 - 23].
Theo các định nghĩa trên, thực hiện chính sách không đơn giản chỉ là sự tổ
chức thực hiện các giải pháp chính sách cụ thể mà bao gồm: ban hành các văn
bản chi tiết, quy định các biện pháp, các thủ tục thực hiện chính sách, thiết lập
các chương trình, dự án để thực hiện chính sách công và tổ chức thực hiện các
22
chương trình, dự án đó. Từ đó có thể hiểu: “Thực hiện chính sách là quá trình
đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn
bản, chương trình, dự án thực hiện và tổ chức thực hiện chúng nhằm thực hiện
hóa mục tiêu của chính sách” [Dẫn theo 30, tr.23].
1.3.2. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên
Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí chủ thể chính
sách thành hiện thực, là bước đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách.
Hoạch định được chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng nhưng thực
hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn. Có chính sách đúng nếu không được
thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không có ý nghĩa mà còn
ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách (uy tín của
Nhà nước). Do đó, việc thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên có ý
nghĩa vô cùng quan trọng [Dẫn theo 30, tr.23 – 25]:
- Thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên nhằm từng bước thực
hiện mục tiêu chính sách và mục tiêu chung: Mục tiêu chính sách có liên quan
đến nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội theo những cấp độ khác nhau nên
không thể cùng một lúc giải quyết tất cả vấn đề có liên quan và cũng không thể
đốt cháy giai đoạn của mỗi quá trình. Mục tiêu chính sách chỉ có thể đạt được
thông qua thực hiện chính sách đồng thời giữa các mục tiêu chính sách có quan
hệ chặt chẽ, ảnh hưởng rất lớn đến nhau và đến mục tiêu chung.
- Thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên nhằm khẳng định tính
đúng đắn của chính sách: chỉ thông qua thực hiện chính sách mới có thể thực
hiện được chính sách này có đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống hay không bởi
việc phân tích, đánh giá một chính sách chỉ có cơ sở đầy đủ, sức thuyết phục sau
khi chính sách được tổ chức thực hiện. Việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc
sống là một quá trình phức tạp đầy biến động, chịu sự tác động của nhiều yếu tố
giúp các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách có kinh nghiệm để đề ra
23
được các giải pháp hữu hiệu trong thực hiện chính sách nói chung và chính sách
bảo tồn VHCC nói riêng. Bên cạnh đó, việc nhận thấy những mâu thuẫn cần
được giải quyết bằng chính sách đã cho thấy tính đúng đắn hay không của vấn đề
chính sách.
- Thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên nhằm giúp cho chính
sách ngày càng hoàn thiện: Chính sách được quy hoạch bởi một tập thể nên
không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của ý chí chủ quan. Do ảnh hưởng của ý chí
chủ quan và sự vận động, phát triển của môi trường nên giữa chính sách, thực tế
xã hội và môi trường trong giai đoạn tổ chức thực hiện chắc chắn có khoảng
cách cần được lấp đầy bằng những điều chỉnh về chính sách hay các biện pháp tổ
chức thực hiện chính sách. Những điều chỉnh, bổ sung về mục tiêu hay biện pháp
chính sách trong quá trình thực hiện chính là hoạt động hoàn chỉnh chính sách
đang có và góp phần đúc rút kinh nghiệm cho hoạch định các chính sách tiếp
theo.
1.3.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên
Chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên cũng giống như những chính sách
khác trong hệ thống chính trị, nó bao gồm 7 bước sau [18, tr.33-37]:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực hiện chính sách là quá
trình phức tạp, diễn ra trong thời gian dài, do đó phải có kế hoạch. Kế hoạch này
bao gồm:
- Kế hoạch về tổ chức, điều hành: hệ thống các cơ quan tham gia, đội ngũ
nhân sự, cơ chế thực hiện;
- Kế hoạch cung cấp nguồn lực: tài chính, trang thiết bị;
- Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện;
- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách;
- Dự kiến về quy chế, nội dung tổ chức và thực thi chính sách.
24
Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách.
Sau khi bản kế hoạch triển khai thực hiện được thông qua, các cơ quan nhà
nước tiến hành triển khai theo kế hoạch. Việc đầu tiên cần làm trong quá trình
này là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Đây là
một hoạt động quan trọng có ý nghĩa lớn đối với các cơ quan nhà nước và đối
tượng thực hiện chính sách. Phổ biến tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các
nhà quản lý, chính quyền địa phương và người dân với tư cách là chủ thể văn
hóa hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ của chính sách, về tính đúng đắn của chính
sách,… để họ tự giác thực hiện đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm trong
thực thi chính sách.
Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Bước tiếp theo sau bước tuyên truyền, phổ biến chính sách là phân công,
phối hợp với cơ quan đơn vị tổ chức thực hiện chính sách theo kế hoạch được
phê duyệt. Chính sách được thực hiện trên phạm vi rộng lớn vì thế số lượng cá
nhân và tổ chức tham gia thực hiện chính sách là rất lớn. Số lượng tham gia bao
gồm các đối tượng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy tổ
chức thực hiện của Nhà nước. Không chỉ có vậy, các hoạt động thực hiện mục
tiêu chính sách diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian, thời
gian, chúng đan xen nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm theo quy luật. Bởi vậy, muốn
tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần tiến hành phân công, phối hợp giữa
các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia
thực hiện chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính
sách.
Bước 4: Duy trì chính sách
Đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi
trường thực tế. Để duy trì được chính sách đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực
của nhiều yếu tố như: Nhà nước và người tổ chức thực hiện chính sách phải tạo
điều kiện và môi trường để chính sách được thực hiện tốt. Đối với người chấp
25
hành chính sách phải có trách nhiệm tham gia tích cực vào thực hiện chính sách.
Nếu các hoạt động này được tiến hành đồng bộ thì việc duy trì chính sách là việc
làm không khó.
Bước 5: Điều chỉnh chính sách
Đây là bước cần thiết, thường xuyên diễn ra trong quá trình tổ chức thực
hiện chính sách. Nó được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc điều chỉnh này phải đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu ban đầu của
chính sách, chỉ điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu. Hoạt động
này phải hết sức cẩn thận và chính xác, không làm biến dạng chính sách ban đầu.
Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Bất cứ việc triển khai nào cũng phải kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo các
chính sách được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Các cơ
quan nhà nước thực hiện việc kiểm tra này và nếu tiến hành thường xuyên thì
giúp nhà quản lý nắm vững được tình hình thực hiện chính sách từ đó đưa ra
những kết luận chính xác về chính sách. Công tác kiểm tra cũng giúp cho các đối
tượng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điều chỉnh, bổ sung hoàn
thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách.
Bước 7: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm
Bước này được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong
quá trình này, có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính
sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đó là
quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của
các đối tượng thực hiện chính sách.
Đối tượng được xem xét, đánh giá, tổng kết về chỉ đạo điều hành là các cơ
quan nhà nước trung ương đến cơ sở. Cơ sở đánh giá, tổng kết công tác chỉ đạo,
điều hành là kế hoạch được giao, nội quy, quy chế được xây dựng ở bước 1.
Với các đối tượng tham gia thực hiện chính sách bao gồm: đối tượng thụ
hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách. Thước đo để đánh giá các đối
26
tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành
những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian, thời
gian.
Trong 7 bước trên, bước xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách là
quan trọng nhất vì đây là bước đầu tiên làm cơ sở cho các bước tiếp theo. Lập kế
hoạch chuẩn xác, đúng đắn thì chính sách sẽ được triển khai thuận lợi hơn và ngược
lại.
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bao gồm các yếu tố khách
quan và chủ quan sau:
- Yếu tố khách quan:
Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố gắn liền với mỗi chính sách, nó có
tác động trực tiếp đến hoạch định và thực hiện chính sách. Nếu vấn đề chính sách
đơn giản liên quan đến ít đối tượng thì thực hiện chính sách sẽ dễ dàng và đơn
giản hơn; ngược lại, nếu vấn đề chính sách liên quan đến nhiều đối tượng thì thực
hiện sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Như vậy, tính chất của vấn đề có ảnh hưởng
khách quan của việc tổ chức thực hiện chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay
khó khăn.
Môi trường thực hiện chính sách là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng… điều này nói lên rằng một
môi trường ổn định ít biến đổi về chính trị sẽ đưa tới sự ổn định về hệ thống
chính sách và thực hiện thuận lợi. Nếu các bộ phận của môi trường ổn định thì
nó sẽ tạo cho các hoạt động thực hiện dễ dàng.
Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách là sự thể hiện thống
nhất hay không về mặt lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục
27
tiêu chính sách. Nếu mối quan hệ này có mâu thuẫn thì sẽ ảnh hưởng đến công
tác tổ chức thực hiện.
- Yếu tố chủ quan:
Thực thi đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách,
các bước này được coi là nguyên lý khoa học được đúc kết từ thực tiễn cuộc
sống, việc tuân thủ quy trình là một nguyên tắc quản lý.
Năng lực thực hiện chính sách của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý
nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện
chính sách công. Năng lực thực hiện của cán bộ, công chức là các tiêu chí về đạo
đức, công cụ, năng lực nếu thiếu các điều kiện này thì việc thực hiện sẽ không
hiệu quả. Còn nếu cán bộ, công chức có năng lực và kết hợp với các yếu tố khác
thuận lợi sẽ mang lại một kết quả thực sự.
Điều kiện vật chất cần cho việc thực hiện chính sách là yếu tố ngày càng có
vị trí quan trọng để cùng yếu tố nhân sự và các yếu tố khác thực hiện thắng lợi
chính sách công. Các điều kiện vật chất này là trang thiết bị nhà nước đầu tư cho
quá trình quản lý và khi thực hiện chính sách thì họ dùng để tuyên truyền, phổ
biến các chính sách.
Sự đồng tình, ủng hộ của đối tượng chính sách là nhân tố có vai trò đặc biệt
quan trọng quyết định sự thành bại của chính sách. Các chính sách là những vấn đề
lớn lao, do đó cần có sự đóng góp sức người, sức của trong suốt quá trình thực hiện.
Như vậy, trong hai yếu tố dẫn đến quá trình thực hiện chính sách thì yếu tố
chủ quan là quan trọng hơn, nó quyết định sự thành bại của chính sách, vì trong
yếu tố này chứa đựng các nhân tố quan trọng, chẳng hạn như nhân sự và sự ủng
hộ của các đối tượng chính sách là hai nhân tố cần cho việc thực hiện chính sách.
1.3.5. Yêu cầu và hình thức tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn
hóa cồng chiêng Tây Nguyên
- Yêu cầu: Cũng giống như các chính sách khác, để đảm bảo thực hiện
chính sách cần các yêu cầu sau [18, tr.37 – 38]:
28
Bảo đảm được mục tiêu chính sách. Thực hiện chính sách là những hoạt
động cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước với các đối tượng chính sách nhằm
đạt được những mục tiêu trực tiếp, ứng với mỗi mục tiêu trực tiếp này là những
chương trình, dự án cụ thể. Kết quả thực hiện chính sách theo quá trình hoạt
động trong từng thời kỳ được lượng hóa bằng những thước đo cụ thể. Tổng hợp
kết quả thực hiện mục tiêu của các chương trình, dự án và các hoạt động thực
hiện khác thành mục tiêu của chính sách. Muốn thực hiện thành công các mục
tiêu của chính sách, Nhà nước phải xác định mục tiêu của từng chính sách thật
cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. Đồng thời, các cơ quan chuyên trách phải triển khai
được mục tiêu chính sách thành những kế hoạch, chương trình cụ thể.
Bảo đảm tính hệ thống trong thực hiện chính sách. Tổ chức thực hiện chính
sách là một bộ phận cấu thành trong chu trình chính sách, nó kết hợp chặt chẽ với
các bộ phận khác trong chu trình tạo nên một hệ thống nhất. Ngay trong quá trình
tổ chức thực hiện cũng bao gồm nhiều bước hợp thành một hệ thống. Nội dung
tính hệ thống bao gồm: Hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách; hệ thống
trong tổ chức bộ máy thực hiện chính sách; hệ thống trong điều hành phối hợp,
thực hiện; hệ thống trong sử dụng công cụ chính sách với các công cụ quản lý
khác của nhà nước.
Đảm bảo yêu cầu khoa học và pháp lý trong tổ chức thực hiện chính sách.
Tính khoa học thể hiện trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách là việc phối
hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút các nguồn lực
hướng mạnh vào việc thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các chương
trình, dự án để thực hiện có hiệu quả một chính sách. Vì vậy, tính khoa học của
quá trình tổ chức thực hiện chính sách phải thể hiện được sức sống để tồn tại
trong thực tế như: Mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu
phát triển của địa phương trong từng thời kỳ; các biện pháp thực hiện mục tiêu
chính sách phải tương ứng với trình độ nhận thức và tài nguyên của vùng hay địa
phương. Tính pháp lý được thể hiện trong tổ chức thực hiện chính sách là việc
29
chấp hành các chế định về thực hiện chính sách như: Trách nhiệm, quyền hạn
của các tổ chức, cá nhân được giao thực hiện chính sách, thủ tục giải quyết các
mối quan hệ trong thực hiện chính sách…
Bảo đảm hài hòa lợi ích cho các đối tượng được thụ hưởng. Trong xã hội
thường tồn tại nhiều nhóm lợi ích, các nhóm lợi ích lại biến động theo không
gian và thời gian. Tùy theo tính chất của mỗi chế độ xã hội, mà các nhóm lợi ích
sẽ được thụ hưởng khác nhau. Nhà nước thường bảo vệ và chuyển lợi ích đến
các đối tượng thụ hưởng trong xã hội bằng chính sách. Để công cụ này phát huy
tác dụng, cần phải có sự hưởng ứng thực hiện một cách tự giác trên cơ sở lòng
tin của dân chúng vào chính sách của nhà nước. Có được kết quả đó hay không
chỉ khi chính sách thực sự mang lại lợi ích cho mỗi đối tượng thực hiện và toàn
xã hội.
- Hình thức
Hình thức tổ chức thực hiện từ trên xuống: trước khi tiến hành triển khai,
Nhà nước chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện về vật chất, kỹ
thuật và nhân sự thực hiện chính sách. Trong quá trình thực hiện chính sách, Nhà
nước chủ động kiểm tra, đôn đốc bằng các phương tiện kỹ thuật hiện có hay
bằng đội ngũ cán bộ, công chức của mình. Khi có phát hiện những sai lệch về
nội dung chính sách, Nhà nước kịp thời điểu chỉnh, bổ sung hoặc kiến nghị với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung làm cho hoạt động thực
hiện chính sách diễn ra đúng như định hướng.
Hình thức tổ chức thực hiện chính sách từ dưới lên: Hình thức thực hiện
này ngược với hình thức từ trên xuống. Để thực hiện theo hình thức này, chính
quyền địa phương các cấp, các tổ chức thực hiện triển khai chính sách dựa vào
cuộc sống sau khi được ban hành nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương
theo định hướng.
Hình thức hỗn hợp trong thực hiện chính sách: Đó là hình thức kết hợp
giữa tổ chức thực hiện chính sách từ trên xuống và hình thức tổ chức thực hiện
30
từ dưới lên nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của hai
hình thức trên. Để tạo ra sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện chính sách cần chú
ý nội dung kết nối giữa cấp hoạch định và cấp thực hiện.
1.3.6. Phương pháp tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên
- Phương pháp kinh tế: Là cách thức tác động lên các đối tượng tham gia
thực hiện chính sách bằng các lợi ích vật chất. Đây là phương pháp liên quan
trực tiếp đến lợi ích của các nhóm đối tượng chính sách, nên có tác dụng rất
mạnh so với các phương pháp khác.
- Phương pháp giáo dục, thuyết phục: Đây là phương pháp tác động lên đối
tượng và quá trình chính sách bằng lý tưởng, niềm tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc,… để họ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc
tham gia thực hiện chính sách. Ý thức đầy đủ về mục tiêu chính sách sẽ giúp cho
các đối tượng tham gia một cách tự nguyện vào việc thực hiện mục tiêu chung.
- Phương pháp kết hợp: Là phương pháp tác động lên đối tượng và quá trình
chính sách bằng tổng thể các yếu tố để triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả.
Đây là phương pháp được xây dựng bằng cách kết hợp các phương pháp trên theo
một trật tự, quy mô nhất định. Về mặt nguyên tắc, phương pháp kết hợp không có
cấu trúc nhất định. Tùy theo điều kiện cụ thể, nhà quản lý kết hợp các phương
pháp trên cho phù hợp với yêu cầu tổ chức thực hiện chính sách.
31
Tiểu kết chương 1
Với những nội dung đã trình bày ở trên, chúng tôi đã hệ thống hóa cơ sở lý
luận cơ bản về văn hóa nói chung, VHCC nói riêng, về chính sách và thực hiện
chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên. Cụ thể, chúng tôi đã trình bày hệ thống
khái niềm về văn hóa, di sản văn hóa, bảo tồn văn hóa, bảo tồn và phát huy, khái
niệm cồng chiêng Tây Nguyên, khái niệm chính sách và thực hiện chính sách.
Chương này, chúng tôi cũng đã làm rõ vai trò, nội dung của chính sách bảo
tồn VHCC, cách thức tổ chức thực hiện chính sách, các bước của quy trình tổ
chức thực hiện. Ý nghĩa, yêu cầu, hình thức, phương pháp và các yếu tố ảnh
hưởng đến thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả mới chỉ nêu và phân tích được một
số cơ sở lý luận, khung khổ lý thuyết cơ bản có liên quan trực tiếp đến đề tài
luận văn. Tuy vậy, tất cả những nội dung này giúp chúng tôi có những nắm bắt
ban đầu về vấn đề nghiên cứu, là cơ sở để triển khai những nội dung ở các
chương tiếp theo.
32
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG
CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk và di sản văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên
2.1.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị
xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã,
20 phường và 12 thị trấn [2, tr.146].
- Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý: tỉnh Đắk Lắk hiện nay có vị trí địa lý từ 110
44’ đến 130
32’ (vĩ
độ Bắc); từ kinh độ 1070
23’ đến 1090
06’ (kinh độ Đông). Phía Bắc giáp tỉnh Gia
Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Đôn giáp tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Moldolkiri (Campuchia), có đường biên giới
chung dài 73 km. Diện tích tự nhiên 13.125 km2
, chiếm 27,6% diện tích vùng Tây
Nguyên [2, tr.146].
Địa hình: Đắk Lắk là tỉnh có địa hình tương đối phức tạp bao gồm địa hình
vùng núi cao nằm ở phía Đông Nam của tỉnh với diện tích gần bằng ¼ diện tích tự
nhiên của toàn tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với cao nguyên
Lâm Viên, Di Linh tỉnh Lâm Đồng; địa hình vùng núi thấp và trung bình về phía
Tây Bắc của tỉnh, gồm một số ngọn núi cao trung bình 600 đến 700 mét theo
hướng Bắc - Tây Bắc, Nam - Đông Nam; địa hình cao nguyên chiếm phần lớn
diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống
Tây Nam1
; địa hình bán bình nguyên và địa hình vùng đồng bằng, trũng giữa núi ở
vị trí phía Nam của tỉnh
1
Với ba cao nguyên lớn như Cao nguyên Buôn Ma Thuột; Cao nguyên Basalte Đắk Nông, Đắk Mil nằm ở phía
Nam và Tây Nam của tỉnh; Cao nguyên phi Basalte M’Đrăk (cao nguyên Khánh Dương) nằm ở phía Đông thành
phố Buôn Ma Thuột.
33
Khí hậu: chia thành hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng
4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, cũng có khi vào tháng 4 và chấm dứt vào
tháng 10 hay tháng 11. Khí hậu Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên rất thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông - lâm nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng, phong phú. Tuy
nhiên, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt nên về mùa mưa do lượng mưa lớn
tập trung thường gây lũ quét, úng cục bộ.
- Tài nguyên thiên nhiên:
Đất đai: theo kết quả điều tra, chỉnh lý bổ sung bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk của
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp năm 2005, toàn tỉnh có 8 nhóm đất, với
23 đơn vị bản đồ2
. Nguồn tài nguyên đất của Đắk Lắk khá đa dạng với sự góp mặt
hầu hết của các nhóm đất có ở Việt Nam, trong đó nhóm đất bazan có 345.001 ha
đất hình thành trên đá bazan, chiếm 26% diện tích toàn tỉnh, chiếm 27% tổng diện
tích đất bazan vùng Tây Nguyên (Tây Nguyên có 1,3 triệu ha đất bazan) và chiếm
khoảng 14% quỹ đất bazan toàn quốc (toàn quốc có 2,4 triệu ha đất bazan); là một
trong những tỉnh có diện tích đất bazan lớn nhất Việt Nam, là loại đất phù hợp với
nhiều loại cây công nghiệp dài ngày, trong đó cây cà phê Robusta cho năng suất
cao và phẩm chất tốt.
Rừng: Đắk Lắk là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về rừng với gần
1,14 triệu ha đất nông, lâm nghiệp, trong đó, 507.247ha có rừng, độ che phủ của
rừng (tính cả cây cao su là 39,3%). Tỉnh có Vườn quốc gia Yok Đôn rộng trên
115.500ha là khu vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có 4
khu rừng đặc dụng: Vườn quốc gia Čư Yang Sin (huyện Krông Bông, huyện Lắk;
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka (huyện Lắk); Rừng lịch sử văn hóa môi trường
hồ Lắk (huyện Lắk); Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar) mỗi khu có
diện tích từ 20 đến 60ha [2, tr.148].
34
Nước: trong hai hệ thống sông chính trên địa bàn Đắk Lắk, lớn nhất là hệ
thống sông Sêrêpôk, chảy theo hướng Tây Bắc đổ vào sông Mê Kông với tổng
diện tích lưu vực là 14.420 km2
, chạy qua địa bàn tỉnh 341 km, gồm hai nhánh
chính là sông Krông Ana và Krông Nô. Hệ thống lưu vực sông Ba có diện tích lưu
vực 13.900km2
nằm về phía Đông Bắc tỉnh và có hai phụ lưu chính chảy trong
phạm vi của tỉnh là sông Krông Hin và sông Krông Năng. Hai sông này bắt nguồn
từ dãy núi cao và chảy qua các vùng có lượng mưa lớn.[2, tr.148].
Khoáng sản: Đắk Lắk là tỉnh nhiều khoáng sản có giá trị cao trong lòng đất
như cao lanh, vàng, chì, than bùn, đất sét,… Quặng Bôxít dự đoán với trữ lượng
lớn, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. Sét
cao lanh có trữ lượng lớn phân bố ở M’Đrăk và Buôn Ma Thuột. Sét gạch ngói
ước tính trên 50 triệu tấn phân bố ở Krông Na, Buôn Ma Thuột và nhiều nơi khác
trong tỉnh. Các khoáng sản khác như vàng ở Ea Kar, chì ở Ea H’leo, phốt pho ở
Buôn Đôn, than bùn ở Chu Đăng, đá ốp lát, đá, cát xây dựng,… có trữ lượng
không lớn phân bố nhiều nơi trong tỉnh. Nguồn nước khoáng tập trung ở Đắk Mil
rất lớn [2, tr.148].
- Điều kiện kinh tế
Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông
sản, lâm sản. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
của Việt Nam năm 2017, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 31/63 tỉnh thành. Đắk Lắk
là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích
182.343 ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40%
sản lượng cả nước [2, tr.154].
Năm 2016, cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): nông - lâm - thủy sản đạt
44,81%; công nghiệp - xây dựng đạt 14,48%; dịch vụ đạt 38,68% [2, tr.154].
Ngành nông, lâm, thủy sản là ngành phát triển khá, góp phần chủ yếu duy trì tốc
độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh [2, tr.158].
35
- Điều kiện xã hội
Dân số và dân cư: Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh
Đắk Lắk đạt 1.869.322 người, mật độ dân số đạt 135 người/km². Trong đó dân
số sống tại thành thị đạt 462.013 người, chiếm 24,7% dân số toàn tỉnh, dân số
sống tại nông thôn đạt 1.407.309 người, chiếm 75,3% dân số. Dân số nam đạt
942.578 người, trong khi đó nữ đạt 926.744 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số
phân theo địa phương tăng 0,75 ‰ [7]..
Toàn tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng chung sống, tỷ lệ đồng bào dân
tộc tiểu số chiếm 30% tổng dân số, trong đó có 4 dân tộc thiểu số tại chỗ Ê-
đê, Mnông, Gia rai, Xơ đăng. Dân tộc Ê-đê gần 300.000 người thuộc hệ ngôn
ngữ Nam Đảo (Malayo – Polynesien), gồm các nhóm: Kpạ, Adham, M’dhur,
Bih, Blô, K’tul, K’rung, Ê Ban, H’wing,… Dân tộc Mnông trên 40.000 người
thuộc hệ ngôn ngữ Môn - Khơme, gồm các nhóm: Gar, Noong, Bu Nơr,
Chinh, Kuênh, Prâng, Prenh, Rlăm, Bu Đâng, Biăt, Dip, Rơ Ông,…
Về tôn giáo: Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến
ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đắk Lắk có 13 tôn giáo khác nhau chiếm
450.728 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo, Tin Lành, Phật giáo sau
đến đạo Cao Đài và các tôn giáo khác [21, tr.42].
Về giáo dục: Hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng tương
đối hoàn chỉnh. Tính đến năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk có 1.003
trường học ở cấp phổ thông, trong đó có 54 trường Trung học phổ thông, có
232 trường Trung học cơ sở, cấp Tiểu học có 424 trường và Mẫu giáo có 293
trường [2, tr.162].
Về y tế: Hệ thống khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh từng bước được
củng cố, chất lượng từng bước được nâng cao. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về
y tế đạt 70,1%; tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 22,34%,…[2, tr.164].
Về hệ thống giao thông: Tỉnh Đắk Lắk có 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài
460 km, có quốc lộ 14, quốc lộ 27, quốc lộ 26 nối với quốc lộ 1A tại thị trấn
36
Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, tỉnh có sân bay Buôn Ma Thuột với
các tuyến bay đi lại từ Buôn Ma Thuột đến các thành phố lớn như Thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh [2, tr.150].
- Điều kiện văn hóa
Là địa bàn cư trú của 47 dân tộc, trong đó có 46 DTTS tạo nên đặc trưng
văn hóa Đắk Lắk với nhiều nét đan xen, đặc sắc. Vì thế, Đắk Lắk với một hiện
thực văn hóa dân gian vô cùng sống động, phong phú, đa dạng của các dân tộc
sống trên cao nguyên này. Các nền văn hóa dân gian ấy thống nhất trong sự đa
dạng và đa dạng trong sự thống nhất, tạo thành một bức tranh văn hóa dân gian
Đắk Lắk với những mảng màu khác nhau, nhưng lại kết hợp khá hài hòa tạo nên
một nét độc đáo, tinh tế của một phong cách Đắk Lắk.
Bên cạnh nền văn hóa cộng đồng là nền VHCC khá độc đáo của các DTTS
tại chỗ, với sự hội nhập của dàn chiêng K'nah (Ê-đê), Goong la, Goong pế,
Goong lú (Mnông), Arap (Xơ đăng, Gia rai) và các dàn chiêng Vân Kiều,
Mường, Thái... rộn rã trầm hùng, ngân vang, tạo thành một bản hợp xướng giàu
âm điệu của núi rừng Tây Nguyên [3]. Đặc biệt, ở Đắk Lắk, cồng chiêng của các
dân tộc Tây Nguyên đã được thiêng hóa. Nó là công cụ duy nhất để con người
thông tin với các vị thần linh trong trời đất, là âm nhạc không thể thiếu được
trong đời sống cộng đồng, trong sinh hoạt văn hóa, trong nghi lễ và lễ hội của
các buôn làng.
Lễ hội cũng là một đặc trưng văn hóa Đắk Lắk, các nghi lễ nông nghiệp (ăn
cơm mới, cúng hồn lúa, cầu mưa, cúng bến nước, ăn trâu - mừng được mùa...),
nghi lễ vòng đời người (đặt tên, thổi lỗ tai, trưởng thành, cúng sức khỏe, kết
nghĩa anh em, lễ cưới, lễ bỏ mả...) khá độc đáo và sinh động của các DTTS tại
chỗ. Lễ hội mùa xuân của các dân tộc thiểu số phía Bắc như Tày, Nùng,
Hmông,… đó là những lễ hội vô cùng quan trọng trong đời sống cộng đồng của
mỗi dân tộc. Nó mang trong mình sức sống và ước mơ lý tưởng mang ý nghĩa
tâm linh độc đáo [3].
37
Trong quá trình giao lưu, tiếp biến, giao thoa văn hóa, các DTTS tại chỗ
Đắk Lắk cùng các DTTS phía Bắc và văn hóa người Việt vẫn giữ được những
nét đặc trưng văn hóa riêng của mình, gia nhập vào cái chung của văn hóa Đắk
Lắk, tạo cho vùng đất này có một nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc.
2.1.2. Khái quát về không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk
- Không gian cồng chiêng:
Không gian VHCC Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai,
Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc
sắc này là 12 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asian) và
Nam đảo (Austronesian) sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của Việt Nam,
các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn – Tây Nguyên như: Bana, Xơ đăng,
Mnông, Cơho, Rơmăm, Ê-đê, Gia rai,... Âm nhạc cồng chiêng gắn với các hệ
thống nghi lễ (nghi lễ vòng đời và nghi lễ nông nghiệp), gắn với các lễ hội của
các DTTS tại chỗ, gắn với không gian nương rẫy, không gian rừng, không gian
nhà dài mẫu hệ Ê-đê, Mnông,… Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng
theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của dân tộc mình, nhất là vào dịp lễ
hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới và cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc
sống của người Tây Nguyên, nó là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để
diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng
ngày của họ. Trải qua bao năm tháng cồng chiêng đã trở thành nền văn hóa đặc
trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên [21, tr.44].
- Cấu tạo, loại hình và đặc điểm:
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc
đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng thì không có núm. Nhạc cụ này có nhiều
kích cỡ, đường kính dao động từ 20cm đến 60cm, loại cực đại lên tới 90cm hoặc
đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ bao
gồm từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc [21, tr.43].
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ
Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải PhòngĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk LắkĐề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
 
Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer, HAY
Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer, HAYÂm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer, HAY
Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
 
Luận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk LắkLuận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcPhát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
 
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng GiaĐề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
 
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động nghệ thuật ở huyện Cư kuin, Đắk Lắk, 9đ
 

Similar to Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ

luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
ChiMaiHoang2
 

Similar to Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ (20)

Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAYĐề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
 
Đề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đ
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
 
Luận văn quản lý lễ hội trên địa bàn huyện tiên lãng, thành phố hải phòng 547...
Luận văn quản lý lễ hội trên địa bàn huyện tiên lãng, thành phố hải phòng 547...Luận văn quản lý lễ hội trên địa bàn huyện tiên lãng, thành phố hải phòng 547...
Luận văn quản lý lễ hội trên địa bàn huyện tiên lãng, thành phố hải phòng 547...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Đền Gắm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Đền GắmLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Đền Gắm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Đền Gắm
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAYĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh, HAY
 
Đề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đ
Đề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đĐề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đ
Đề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu, HAY
Luận văn: Tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu, HAYLuận văn: Tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu, HAY
Luận văn: Tìm hiểu nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu tại Hải Phòng, HAYLuận văn: Nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu tại Hải Phòng, HAY
Luận văn: Nghiên cứu lễ hội Xa Mã Rước Kiệu tại Hải Phòng, HAY
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAYĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh BìnhĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh Bình
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOTĐề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
 
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
luận văn thạc sĩ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
 
Luận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOTLuận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOT
 
Luận văn: Quản lý lễ hội Đền Nghè tại tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý lễ hội Đền Nghè tại tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đLuận văn: Quản lý lễ hội Đền Nghè tại tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý lễ hội Đền Nghè tại tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nayLuận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
Luận văn: Nghề trồng cà phê ở Đắk Lắk từ đầu thế kỉ XX đến nay
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 

Luận văn: Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN HÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VÕ QUANG TRỌNG Đắk Lắk, năm 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sĩ “Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được công bố trong công trình hoàn toàn trung thực. Trong công trình nghiên cứu này mọi sự tham khảo, trích dẫn đều được chú thích thỏa đáng. Tôi xin cam đoan những lời trên đây là đúng sự thật và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình./. Đắk Lắk, tháng 11 năm 2019 Học viên Cao học Nguyễn Văn Hùng
  • 3. MỤC LỤC MỤC LỤC ...........................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................4 MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................8 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.............................................................8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.....................................................................10 7. Kết cấu nội dung của luận văn......................................................................................10 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN..................................................11 1.1. Các khái niệm liên quan..............................................................................................11 1.1.1. Văn hóa ...........................................................................................................11 1.1.2. Di sản văn hóa.................................................................................................13 1.1.3. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên..................................................................15 1.1.4. Bảo tồn và phát huy.........................................................................................18 1.2. Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.............................................19 1.2.1. Vai trò của chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.................19 1.3. Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên............................21 1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách......................................................................21 1.3.2. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ......................................................................................................................22 1.3.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ......................................................................................................................23 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên...............................................................................................................26 1.3.5. Yêu cầu và hình thức tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ...................................................................................................27
  • 4. 1.3.6. Phương pháp tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ......................................................................................................................30 Tiểu kết chương 1...............................................................................................................31 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.................32 2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.................32 2.1.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk ..............................................................................32 2.1.2. Khái quát về không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ....37 2.2. Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk...............................................................................................................................41 2.2.1. Đánh giá thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.................................................................................................47 Tiểu kết chương 2.............................................................................................................71 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK..............................................................................................................73 3.1. Dự báo xu thế xã hội và những khó khăn, thách thức đặt ra đối với việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng trong tình hình mới .........................................73 3.1.1. Sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế .........................................73 3.1.2. Sự tác động của các xu hướng thực hành tôn giáo, tín ngưỡng......................74 3.1.3. Sự tác động của các chủ trương, chính sách của Nhà nước............................75 3.1.4. Sự ảnh hưởng của chủ thể văn hóa .................................................................76 3.2. Quan điểm và định hướng về chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk....................................................................................................77 3.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên...............................................................................................................77 3.2.2. Định hướng và mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .........................................................79 3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................................81
  • 5. 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản, thể chế có liên quan về chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh..................................................81 3.3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh ........................................................82 3.3.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa trong triển khai thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh.............................84 3.3.4. Tăng cường hỗ trợ từ ngân sách, huy động nguồn lực tài chính và vật chất để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh .....85 3.3.5. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho người dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh...................................................................86 3.3.6. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể về kết quả thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh..................................................87 3.4. Một số khuyến nghị.....................................................................................................88 3.4.1. Đối với cơ quan trung ương ............................................................................88 Tiểu kết chương 3...............................................................................................................89 KẾT LUẬN .......................................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................93 PHỤ LỤC...............................................................................................................................
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CT Chỉ thị DTTS Dân tộc thiểu số HĐND Hội đồng nhân dân Nxb Nhà xuất bản NQ Nghị quyết PVS Phỏng vấn sâu TP Thành phố Tr Trang UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Liên hợp quốc VHCC Văn hóa cồng chiêng
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cồng chiêng Tây Nguyên chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. Không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà cồng chiêng còn là biểu tượng cho sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng như: giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá trị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử. Cồng chiêng được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Cồng chiêng được xem là ngôn ngữ giao tiếp của con người với thần linh và thế giới siêu nhiên. Từ khi sinh ra, trong lễ hội “thổi tai”, tiếng cồng chiêng đem đến cho đứa bé những tín hiệu đầu tiên của văn hoá dân tộc. Khi trưởng thành, cồng chiêng còn sử dụng trong đám cưới, làm nhà mới, làm rẫy… và cuối cùng tiếng cồng chiêng tiễn đưa người chết ra mồ và cả khi làm lễ bỏ mả kết thúc nghi lễ vòng đời người. Chính vì giá trị sâu sắc, độc đáo của nó trong đời sống, năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” và trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” năm 2007. Từ đó đến nay, phong trào học tập và biểu diễn cồng chiêng ngày càng trở nên sôi nổi và lan tỏa rộng khắp các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, góp phần làm cho đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh thêm sống động, bên cạnh đó nó còn tạo sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các đề án bảo tồn cồng chiêng, tổ chức nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng. Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh giao lưu, tiếp biến văn hóa với nhiều loại hình văn hóa khác nhau, tác động của đô thị hóa, của nền kinh tế thị trường, của tôn giáo mới,… văn hóa
  • 8. 2 cồng chiêng Tây Nguyên cũng giống như các loại hình nghệ thuật dân tộc khác luôn chịu sự tác động mạnh mẽ. Phong trào "cải biên, cải tiến" cồng chiêng làm mất bản sắc Tây Nguyên, nạn "chảy máu cồng chiêng" diễn ra khá phổ biến, số lượng nghệ nhân đang giảm mạnh, không gian văn hóa cồng chiêng ngày càng bị thu hẹp. Đặc biệt, lối sống của giới trẻ bị cuốn theo trào lưu hiện đại, xa rời gốc rễ không còn tha thiết với các loại nhạc cụ truyền thống, các trường ca, sử thi của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên trở nên phổ biến. Trước thực trạng đó, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng là cần thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, việc triển khai đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn Đắk Lắk” là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đồng thời đánh giá thực trạng, kết quả của việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng, trên cơ sở đó góp phần đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về Không gian VHCC Tây Nguyên và thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa nói chung, bảo tồn VHCC Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay vẫn đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước. 2.1. Những nghiên cứu về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Nghiên cứu về cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung đã có nhiều công trình của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đề cập đến. Trong công trình Miền đất huyền ảo nghiên cứu về các dân tộc miền núi Nam Đông Dương, DamBo đã lột tả toàn cảnh bức tranh về quan niệm tín ngưỡng của các cư dân tại chỗ Tây Nguyên, trong đó, tác giả đã đề cập đến cồng chiêng như là giá trị đặc sắc, len lỏi trong mọi ngóc ngách, lễ hội, đời sống tinh thần của các
  • 9. 3 dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong cuốn Nhạc khí dân tộc ở Gia Lai (1993), Đào Huy Quyền đã mô tả một cách khái quát về cồng chiêng của các dân tộc ở Gia Lai. Cuốn kỷ yếu Nghệ thuật cồng chiêng, (1996) của Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai – Kon Tum là sự tổng hợp về các bài viết của nhiều tác giả, trong tuyển tập này có mô tả về cấu tạo, môi trường diễn tấu, giải pháp bảo tồn cồng chiêng của các dân tộc ở Gia Lai và Kon Tum. Các tác giả Lê Huy, Minh Hiếu (1997) trong cuốn Nhạc khí các dân tộc Việt Nam cũng đề đề cập sơ lược về cồng chiêng nhưng chỉ ở mức độ chung chung chứ chưa có những miêu tả cụ thể. Ngoài ra, các tác giả Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Tri Nguyên, Võ Hoàng Lan (2006) trong cuốn Các nhạc cụ gõ bằng đồng, những giá trị văn hóa đã quan tâm, nghiên cứu và có những mô tả khá chi tiết về cồng chiêng của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Tác giả Nguyễn Ngọc Hòa (2002), trong công trình Văn hóa Ê-đê – Truyền thống và biến đổi, đã tập trung phân tích sự biến đổi văn hóa của người Ê-đê ở Đắk Lắk trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong đó, tác giả đã đề cập đến sự biến đổi VHCC, nạn “chảy máu cồng chiêng” khi cho rằng “thần chiêng không còn hiện hữu trong ngôi nhà dài như một giá trị tình thần mà thay vào đó là các tiện nghi hiện đại”, tình trạng mua bán, trao đổi cồng chiêng trong giai đoạn này diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này cũng được xác định là do tín ngưỡng truyền thống thay đổi, người dân tộc tại chỗ theo các tôn giáo mới, sự tác động của kinh tế thị trường, của không gian diễn xướng,... dẫn đến sự hiện hữu của cồng chiêng mất đi ý nghĩa vốn có. Trong những nghiên cứu của Tô Đông Hải về người Mnông ở Đắk Lắk được xuất bản vào năm 2003 và 2009 đó là Nghi lễ và âm nhạc trong nghi lễ của người Mnông (Bu Nong) và cuốn Nghi lễ truyền thống của người Bu Nong (Mnông) khi nghiên cứu về hệ thống nghi lễ, lễ hội của người Mnông đã đề cập đến cồng chiêng như là linh hồn của nghi lễ, là hình thức giao tiếp với thần linh nhằm kết nối với thần linh. Theo ông, âm nhạc (cồng chiêng) không thể thiếu
  • 10. 4 trong các nghi lễ này. Điều này đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của VHCC trong đời sống của tộc người Mnông. Ngô Đức Thịnh (2007), trong công trình Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên đã góp phần phác họa những nét đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên. Độc giả sẽ thấy hình ảnh của vùng văn hóa Tây Nguyên, thế giới quan bản địa, cồng chiêng, trang phục các tộc người, ký họa dân tộc Ê-đê, đặc trưng của folklore Ê- đê, nếp nhà cổ truyền và văn hóa dân gian Mnông. Bên cạnh đó, tác giả cũng quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các tộc người ở Tây Nguyên là hết sức cần thiết trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội vùng. Năm 2009, trong công trình Cồng chiêng trong đời sống của người Xơ Đăng Xơ Teng, A. Tuấn là một trong số ít ỏi tác giả quan tâm sâu đến văn hóa cồng chiêng, đã làm rõ nguồn gốc, vị trí, vai trò của cồng chiêng trong đời sống của người Xơ Đăng, Xơ Teng ở Kon Tum. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra thực trạng sinh hoạt cồng chiêng, và cho rằng trước sự biến đổi kinh tế - xã hội, cồng chiêng ngày càng bị mai một, đó là sự suy giảm về số lượng, các bài chiêng cổ, môi trường diễn xướng,... Vì vậy, việc đặt ra một số vấn đề về bảo tồn, phát huy giá trị của cồng chiêng trong đời sống của tộc người này trước khi nó biến mất trong lòng giới trẻ là nhiệm vụ cấp bách. Đây là một trong những nghiên cứu chuyên sâu về cồng chiêng, có giá trị tham khảo tốt đối với chúng tôi trong nghiên cứu đề tài này. Tác giả Đỗ Hồng Kỳ (2012), Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững khi đề cập đến các di sản văn hóa tiêu biểu ở Tây Nguyên đã đi sâu phân tích về không gian VHCC, bàn về nguồn gốc, xuất xứ của công chiêng và ý nghĩa của nó trong đời sống tâm linh, trong sinh hoạt của các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên. Bên cạnh những nghiên cứu trên, Linh Nga Niê Kdam (2012) với tác phẩm Văn hóa Tây Nguyên giàu và đẹp hay Nguyễn Ngọc Thanh (2018), Đặc trưng văn hóa vùng Tây Nguyên đã bàn về bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên và
  • 11. 5 tất nhiên các tác giả cũng không bỏ qua những bàn luận, phân tích về không gian VHCC Tây Nguyên và ý nghĩa, tầm quan trọng của nó trong đời sống các DTTS tại chỗ Tây Nguyên. Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã quan tâm đến văn hóa cổ truyền và VHCC Tây Nguyên như là một nét đặc sắc trong văn hóa của các tộc người nơi đây. Những tài liệu trên giúp chúng tôi có những hiểu ban đầu về văn hóa cồng chiêng và ý nghĩa nó trong đời sống các tộc người. 2.2. Những nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Chính sách bảo tồn văn hóa là một trong những chính sách lớn trong hệ thống chính sách ở nước ta. Vì vậy, nó cũng là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý luận về bảo tồn văn hóa trong đó đặc biệt lưu ý đến VHCC Tây Nguyên. Nhiều cuốn sách, nhiều đề tài khoa học, nhiều bài viết, nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dưới nhiều góc độ khác nhau đã được công bố. Năm 2007, Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội xuất bản cuốn Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, trong tác phẩm có đề cập đến việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Không gian VHCC Tây Nguyên – một trong những Di sản được UNESSCO công nhận nhà Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tiếp đó năm 2008, cuốn Bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại của nhiều tác giả ra mắt bạn đọc. Đây là các công trình tập hợp nhiều bài viết đề cập đến những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể về bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể nói chung và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng. Trương Bi, Bùi Minh Vũ (2009), Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Ê-đê, Mnông, trên cơ sở đặc trưng văn hóa của người Ê-đê, Mnông trên địa
  • 12. 6 bàn tỉnh Đắk Lắk, các tác giả đã cho thấy việc cần thiết phải bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc Ê-đê, Mnông đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể Không gian VHCC Tây Nguyên – đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hải Yến (2011), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay và tác giả Mã Thị Hạnh (2016), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Mnông ở huyện Lắk hiện nay, hai tác giả này đã có những nghiên cứu chuyên sâu về công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của hai tộc người thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, giá trị VHCC là một trong những giá trị văn hóa đặc sắc của người Ê-đê, Mnông cũng được đề cập khá chi tiết, cụ thể về thực trạng số lượng, nghệ nhân và công tác bảo tồn, phát huy VHCC trong thời gian qua. Năm 2016, tác giả Phạm Ngọc Đại trong công trình Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Lắk và một số vấn đề nảy sinh quan tâm sâu sắc đến VHCC – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong công trình, tác giả bàn về công tác bảo tồn, phát huy giá trị VHCC qua các chính sách cụ thể như: ban hành đề án Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng các giai đoạn 2007 – 2010; 2012 – 2015; 2016 – 2020; tổ chức các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; tổ chức các cuộc thi liên hoan VHCC, dân ca, dân vũ, tham gia lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột theo định kỳ; gắn âm nhạc cồng chiêng với du lịch, vinh danh các nghệ nhân dân gian,... Tác giả cũng đã đề cập đến một số vấn đề nảy sinh từ công tác bảo tồn cồng chiêng như các nghệ nhân đa số tuổi đã cao, lớp trẻ không mấy mặn mà với loại hình nghệ thuật này, số lượng cồng chiêng giảm,... những nguyên nhân này đã ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị VHCC ở tỉnh Đắk Lắk. Năm 2016, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo “Bảo
  • 13. 7 tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên”. Hội thảo đã nhận được nhiều bài tham luận liên quan đến thực trạng văn hóa và vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Tây Nguyên. Các tác giả như Trương Quốc Bình, H’Lim, Bùi Minh Đạo, … đã quan tâm đến các chính sách bảo tồn văn hóa và đưa ra một số vấn đề tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách này đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa các DTTS nói chung và VHCC nói riêng. Mới đây nhất, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hiền (2017) “Quản lý nhà nước về di sản VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là một trong những nghiên cứu chuyên sâu về VHCC. Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản VHCC Tây Nguyên, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, từ cơ sở đó góp phần đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản VHCC Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu đề tài đã góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Từ việc điểm qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy, VHCC và thực hiện chính sách VHCC là một trong những chủ đề được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, về thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu, nhất là trong giai đoạn phát triển hiện nay. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước, việc nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là cần thiết nhằm góp phần khỏa lấp một phần khoảng trống đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  • 14. 8 - Tìm hiểu những vấn đề chung về thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. - Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, phân tích kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2005, thời điểm không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đến nay. - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các hoạt động thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản VHCC Tây Nguyên nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để giải quyết những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp tương thích các phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:
  • 15. 9 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để thực hiện luận văn này, chúng tôi phải tìm hiểu, sử dụng các công trình nghiên cứu đi trước, các bài viết, sách báo, luận văn, luận án và các tài liệu thứ cấp tại địa phương về thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên. Cụ thể, thu thập các tài liệu thứ cấp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Buôn Ma Thuột; Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lắk để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo tồn VHCC trên địa bàn. Đây là một trong những giải pháp quan trọng được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này. - Phương pháp nghiên cứu định tính: Để thu thập thêm những số liệu tại địa bàn, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của các nhà quản lý (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin, cán bộ phụ trách Văn hóa – xã hội xã) và chủ thể văn hóa là người Ê-đê, Mnông trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, chúng tôi tiến hành làm việc với Phòng Văn hóa và Thông tin tp. Buôn Ma Thuột và Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lắk, phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo và cán bộ phụ trách mảng di sản của Phòng. Tại Thành phố Buôn Ma Thuột, làm việc trực tiếp với xã Cư Êbur, buôn Ea Bông (địa bàn có đội chiêng truyền thống chuyên đi biểu diễn ở các hoạt động trong và ngoài nước) và phỏng vấn sâu 5 trường hợp là nghệ nhân cồng chiêng. Tại huyện Lắk, làm việc với xã Đắk Phơi và buôn Jiê Yuk (địa bàn VHCC còn hoạt động mạnh) và phỏng vấn 3 nghệ nhân trong đội chiêng của buôn. Phương pháp này nhằm bổ sung, đưa thêm những chứng cứ xác thực cho những đánh giá của các cấp có thẩm quyền về thành tựu và hạn chế của chính sách bảo tồn VHCC. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp quan sát không tham dự để quan sát biểu hiện, thái độ, đánh giá của nhà quản lý, chủ thể văn hóa là người Ê-đê, Mnông về công tác bảo tồn VHCC trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Là một trong những phương pháp chủ đạo, được sử dụng thường xuyên trong quá trình thực hiện đề tài luận văn nhằm tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê, các báo cáo từ tài liệu thứ cấp, tài
  • 16. 10 liệu thực địa về VHCC. - Phương pháp chuyên gia: Thu thập, phỏng vấn sâu và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu am hiểu về chủ đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Đề tài góp phần tổng hợp và hệ thống hóa lý luận cơ bản về thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 6.2. Về mặt thực tiễn - Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk nhằm tìm ra những thành tựu, hạn chế để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên. - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà quản lý địa phương, đội ngũ cán bộ trong công tác văn hóa trong việc nghiên cứu và hoàn thiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được kết cấu gồm 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  • 17. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Văn hóa Cho đến nay có hàng trăm định nghĩa về văn hóa, nhưng cho dù số lượng định nghĩa có bao nhiêu thì chúng vẫn xoay quanh một số khuynh hướng nhất định. Thông thường có hai xu hướng định nghĩa về văn hóa: một là loại định nghĩa mô tả liệt kê các thành tố của văn hóa và thứ hai, loại định nghĩa nêu đặc trưng của văn hóa. Định nghĩa của nhà Nhân học xã hội người Anh E.B. Taylor là một trong những người đầu tiên đưa ra định nghĩa khá chuẩn mực về văn hóa: “Văn hóa là một phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được” [8, tr.10]. UNESCO định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [41]. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn hóa bao gồm cả văn hóa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, là toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [23].
  • 18. 12 Từ những quan niệm về văn hóa, chúng ta thấy văn hóa có mặt trong toàn bộ đời sống của xã hội loài người. Mọi sự sáng tạo có giá trị của con người đều là văn hóa. Tuy nhiên cũng cần phải khu biệt khái niệm để công việc nghiên cứu văn hóa tránh sự trùng lặp với nhiều ngành khoa học khác. Văn hóa, theo cách hiểu thông thường nhất, chính là bộ mặt tinh thần và vật chất của xã hội. Văn hóa làm nên diện mạo của dân tộc này so với dân tộc khác. Văn hóa phản ánh mọi mặt đời sống của một dân tộc. Theo chúng tôi, văn hoá là khái niệm dùng để chỉ sự phản ánh tổng thể những năng lực bản chất người trong tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thống giá trị (cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần) do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử xã hội của mình. Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Do vậy, con người cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Từ đó, văn hóa như một hệ thống thường được chia làm hai dạng: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể: Văn hoá vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người được thể hiện trong các của cải vật chất do xã hội tạo ra, bao gồm: các tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ lao động) và tư liệu tiêu dùng của xã hội. Nó được hiểu như là những giá trị vật chất phát triển của xã hội tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển khác nhau. Có thể gọi văn hoá vật chất là văn hoá sản xuất, văn hoá của môi trường sản xuất, của điều kiện sản xuất và của người lao động. Văn hóa tinh thần bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sáng tạo tinh thần của con người. Bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hoá được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng. Những di sản văn hoá tạm gọi là phi vật thể (intangible) này theo UNESCO bao gồm tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, tập quán, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương,…
  • 19. 13 Như vậy, văn hóa có nhiều khái niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau. Từ những quan niệm đó, ta nhận thấy: Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, mang tính chất chân, thiện, mỹ và phục vụ cho sự sinh tồn, phát triển của con người, xã hội loài người. Theo nghĩa hẹp, văn hóa là toàn bộ các giá trị tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong quá trình lịch sử xã hội. Bản sắc văn hóa: Theo Từ điển tiếng Việt: “Bản sắc là màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính”. Bản sắc văn hóa được thể hiện trên lĩnh vực của đời sống và ý thức của cộng đồng. Bản sắc văn hóa của Việt Nam được thể hiện qua lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tính tự cường dân tộc, sự gắn kết cộng đồng, gia đình, làng xã, lòng nhân ái, bao dung, coi trọng đạo lý, cần cù trong lao động sáng tạo đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Việt Nam. Bản sắc văn hóa là cội nguồn, gốc rễ của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử của sự hình thành, tồn tại và phát triển, cái đặc trưng riêng đó chính là sự khác biệt giữa dân tộc này và dân tộc khác. Với cách hiểu này, VHCC Tây Nguyên là một trong những bản sắc văn hóa của các DTTS tại chỗ Tây Nguyên. 1.1.2. Di sản văn hóa Theo nghĩa Hán Việt, di sản văn hóa là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên. Trong từ điển Tiếng Việt, di sản văn hóa được định nghĩa như sau: “Giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia, một dân tộc để lại.
  • 20. 14 Như vậy di sản văn hóa là những sản phẩm do con người tạo ra. Tuy nhiên, không phải bất cứ sản phẩm nào do con người tạo ra đều là di sản văn hóa”. Theo điều 1 của Luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/6/2001 quy định: Di sản văn hóa: “bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [28, tr. 1]. Di sản văn hóa vật thể: “Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [28, tr.2]. Tại điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/6/2009 quy định: Di sản văn hóa phi vật thể: Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác [29, tr.1]. Di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng con đường truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ lưu truyền khác như: Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, truyện kể dân gian, lối sống nếp sống, lễ hội, nghề thủ công truyền thống, y học cổ truyền về văn hóa ẩm thực và các bí quyết của làng nghề truyền thống, trang phục truyền thống và những tri thức dân gian khác.
  • 21. 15 Di sản văn hóa vật thể là cái hữu hình, dưới dạng vật chất, là văn minh của nhân loại cái làm nên di sản văn hóa vật thể bằng các vật liệu khác nhau không có khả năng trường tồn theo thời gian [29, tr.2]. Ở Việt Nam, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn bó mật thiết có tác động lẫn nhau cấu thành kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Di sản văn hóa phi vật thể là cốt lõi tinh thần của di sản văn hóa vật thể. Di sản văn hóa vật thể là biểu hiện vật chất của di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa mang tính lịch sử, tính thời đại của một nền văn minh và kĩ thuật tạo ra nó, thể hiện nền văn hóa của một quốc gia hay một dân tộc. Có tính truyền thống được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phát triển sáng tạo mới trên nền di tích cũ. Di sản văn hóa tồn tại theo thời gian do đó dễ bị ảnh hưởng bởi có sự tác động lẫn nhau, dễ bị hư, bị phá hủy, bị mai một do tác động của con người của thời tiết và các vấn đề khác . Vì vậy, bảo tồn di sản văn hóa nhằm đảm bảo khôi phục, tôn tạo các di sản văn hóa để phục vụ cho hoạt động xã hội phát triển lâu dài, phát huy di sản là phát triển theo chiều hướng tiến bộ làm cho cái hay, cái đẹp được phát triển từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều điều đó xuất phát từ nhu cầu thực tế của con người muốn tạo ra nhiều sản phẩm được nhiều người biết đến phát huy di sản văn hóa là phục vụ sự tiến bộ của xã hội, giáo dục truyền thống yêu nước giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm cầu nối cộng đồng các dân tộc trên thế giới dựa vào giá trị có sẵn của di sản để tôn vinh vẻ đẹp và phát triển các giá trị văn hóa. 1.1.3. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Cũng như các dân tộc Tây Nguyên khác: Cồng Chiêng được xem là nhạc
  • 22. 16 cụ linh thiêng nên thời kỳ đầu, chinh Ê-đê sử dụng để kết nối giữa con người và thần linh, về sau mới được sử dụng trong các lễ hội dân gian. Trong cuốn Nhạc khí dân tộc Việt (2001), định nghĩa: Cồng, Chiêng là loại nhạc khí tự thân vang gõ phổ biến tại Việt Nam, đồng thời ở một số nước khác ở châu Á cũng có. Cồng, Chiêng làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỷ lệ các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có gờ gọi là thành. Cồng luôn luôn có núm ở giữa, Chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng không có núm gọi là Chiêng bằng [38]. Nếu Từ điển Bách khoa Việt Nam coi “cồng” là tên chung và Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam coi “chiêng” là tên chung cho hai dạng có núm và không núm, thì tài liệu trên đã cố gắng tách biệt rạch ròi hai dạng đó gắn với việc định danh cụ thể: Cồng luôn luôn có núm ở giữa, Chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng không có núm gọi là Chiêng bằng”. Theo đó, người ta hoàn toàn có thể gọi cồng là “chiêng núm” và ngược lại, gọi chiêng núm là “cồng” [Dẫn theo 21, tr.15]. Dân gian không có từ “cồng chiêng”. Mỗi tộc người có cách gọi riêng của mình về loại nhạc khí này. Đây là loại nhạc khí có hình thù thô phác, cấu tạo đơn giản (dạng phiến mỏng, hình tròn, chất liệu đồng, có thành ở vành ngoài, có núm hoặc không có núm ở giữa), với nhiều kích cỡ khác nhau, khi không sử dụng tồn tại ở dạng đơn lẻ [Dẫn theo 21, tr.15]. Người Gia rai gọi là “chinh”, “chêng”, trong đó “chêng” là loại có núm... Nếu “tròn 1 bộ 16 cái” thì gọi là “Chinh chêng” [Dẫn theo 21, tr.15]. Người Ê-đê không phân biệt có núm, không có núm họ đều gọi là “chinh” hay còn có tên gọi khác là Ching Knăh. Ching Ê-đê: Được gọi là nhạc cụ thuộc bộ gõ định âm vì khi diễn tấu phát ra cao độ, tiết tấu, trường độ và âm sắc. Đó là những thuộc tính của âm thanh có tính nhạc [Dẫn theo 21, tr. 15].
  • 23. 17 Người Mnông gọi loại có núm là “goong”, loại không núm là “cheeng”. Theo đó, cách gọi “chêng” của người Mnông, căn cứ hình thù, ngược lại với người Gia Rai, (đối với người Gia rai, “chênh” có núm) [Dẫn theo 21, tr.16]. Ngoài ra, các tộc người Tây Nguyên tương đối phổ biến cách gọi mỗi chiếc cồng (hoặc chiêng) theo tên riêng hoặc theo thứ bậc trong gia đình, như chiêng chồng chiêng vợ (bộ chiêng Tha của người Brâu), chiêng mẹ chiêng chị chiêng em [Dẫn theo 21, tr.15]. Như vậy, trong dân gian, rất ít tộc người sử dụng từ ghép để gọi tên loại nhạc khí trên, đa số họ chỉ dùng từ đơn. Có tộc người, theo tên gọi, người ta phân biệt hình thù có núm hay không núm, có tộc người chỉ dùng một tên, không phân biệt hình thù và có tộc người thì dùng tới hai cái tên cho một dạng hình thù. Từ điển Văn hóa dân gian của các tác giả Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyên Vũ có định nghĩa liên quan đến cồng chiêng: - Chinh chiêng – Tên gọi bộ chiêng, cồng nhạc cụ của người Ba Na (Tây Nguyên). Một bộ chinh chiêng hoàn chỉnh thường gồm 5 chiếc có núm và 8 chiếc chiêng bằng không có núm. Chinh chiêng chỉ được phép dùng trong các nghi lễ lớn, trọng thể của làng như lễ đâm trâu, bỏ mả, cúng bến nước, lên nhà mới, cưới [Dẫn theo 21, tr.16]. - Cồng (cũng gọi: chiêng) – Nhạc cụ thuộc bộ gõ, nguồn gốc phương Đông, làm bằng đồng, kích thước lớn hình lòng chảo, treo trên một cái giá gỗ, dùng dùi của trống lớn để gõ. Cồng Tây Nguyên gồm 20 chiếc, đường kính 25-30 cm trở lên đến hơn 1m, có thể tạo thành những âm điệu phong phú, độc đáo [Dẫn theo 21, tr.16]. Như vậy, cồng chiêng là loại nhạc khí gõ của đồng bào dân tộc ít người trong cả nước. Nhiều buôn làng, bản mường có số lượng cồng chiêng rất lớn (hàng ngàn bộ). Cồng chiêng được sử dụng trong các lễ hội lớn nhỏ: cầu mưa, đâm trâu, đám tang, bỏ mả. Cồng chiêng quy tụ quanh mình nhiều loại hình nghệ thuật dân gian: nhảy múa, ca hát, tạo hình. Cồng chiêng không riêng gì ở Việt Nam mà địa bàn phân bố rất rộng trong cả vùng Đông Nam Á.
  • 24. 18 VHCC Tây Nguyên đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 25-11-2005. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng. Tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ đã hàng ngàn đời nay, nghệ thuật cồng chiêng ở đây đã phát triển đến một trình độ cao vì thế mà cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú. 1.1.4. Bảo tồn và phát huy, chính sách bảo tồn Theo Từ điển tiếng Việt: “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi” [33]. Bảo tồn văn hóa là giữ lại, duy trì lại và lưu truyền văn hóa truyền thống những nhân tố tích cực, hợp lý, những giá trị nhân bản, tạo cơ sở cho sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng đã có và cho sự ra đời, phát triển của cái mới, cái tiến bộ trong đời sống cộng đồng. Bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hóa Bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hóa là một quá trình thống nhất biện chứng giữa chọn lọc và kế thừa, giữa tiếp thu và phê phán, giữa bảo tồn và phát huy, giữa cải tạo và xây dựng... đối với các giá trị, văn hóa truyền thống để xây dựng và phát triển cái mới, cái tiến bộ. Bảo tồn văn hóa có vai trò thúc đẩy
  • 25. 19 sự phát triển của văn hóa và phát triển văn hóa tạo điều kiện cho bảo tồn văn hóa, khi nhắc đến phát triển văn hóa ta sẽ nghĩ ngay đến bảo tồn văn hóa. Bảo tồn và phát huy Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa là phải biết chọn lọc những nhân tố tích cực, yếu tố hợp lý làm cơ sở, tiền đề cho sự phát triển cái đã có, cho sự ra đời của cái mới, cái tiến bộ hơn. Theo Từ điển tiếng Việt: “Chính sách là sách lược chính trị cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định” [33]. Chính sách bảo tồn di sản văn hóa Chính sách bảo tồn di sản văn hóa là một bộ phận nằm trong hệ thống chính sách của Việt Nam. Chính sách bảo tồn di sản văn hóa có những đặc điểm chung của chính sách công. Về mặt quản lý nhà nước thì chính sách là những định hướng của nhà nước đối với các vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống nhằm quản lý và đẩy mạnh sự phát triển của xã hội. Chính sách bảo tồn di sản văn hóa là những định hướng của nhà nước có mục tiêu, giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa. 1.2. Chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 1.2.1. Vai trò của chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có chính sách phù hợp tích cực đến sự phát triển văn hóa xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các chính sách bảo tồn di sản văn hóa thể hiện tinh thần dân tộc và tính nhân văn để giáo dục cho thế hệ trẻ về phong tục, tập quán, tín ngưỡng - tôn giáo, đời sống tinh thần, truyền thống tốt đẹp và lịch sử hào hùng của dân tộc. Việc thực hiện chính sách bảo tồn VHCC có vai trò sau đây: - Định hướng hoạt động VHCC Tây Nguyên: Việc định hướng hoạt động của di sản VHCC Tây Nguyên là hết sức cần thiết và quan trọng nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
  • 26. 20 Di sản VHCC Tây Nguyên có chức năng văn hóa, xã hội và biểu tượng bởi vì đối với các tộc người Tây Nguyên, cồng chiêng là một vật thiêng. Là một vật thiêng nên âm thanh cồng chiêng cũng mang tính thiêng và con người đã sử dụng nó như một ngôn ngữ thông qua đó họ “đối thoại” với tổ tiên và thần linh. Do đó, chức năng bao trùm của cồng chiêng là chức năng nghi lễ. - Điều chỉnh hoạt động VHCC Tây Nguyên: Di sản VHCC Tây Nguyên là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, của Tây Nguyên và ở Đắk Lắk nói riêng, là cốt lõi của bản sắc văn hóa, là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hóa trong cộng đồng các dân tộc. Việc điều chỉnh nhằm hướng các hoạt động của di sản VHCC Tây Nguyên đi vào chiều sâu, tránh được tình trạng phân tán không hiệu quả. Trong thời gian qua, hoạt động di sản VHCC Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng chưa được quy hoạch phát triển theo định hướng cụ thể. - Hỗ trợ, tạo điều kiện cho di sản VHCC Tây Nguyên phát huy giá trị: Việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho di sản VHCC phát huy được giá trị trên hết là hệ thống quản lý, chính sách và điều hành. Từ việc xây dựng và ban hành các chính sách về di sản VHCC nói riêng từ trung ương đến địa phương để nghiên cứu thành lập các hội đồng chuyên môn đảm bảo trình độ chuyên môn cao, am hiểu về chính sách qua đó thẩm định các đề án, dự án đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ chế phản biện, phản hồi trong việc xây dựng và thực hiện chính sách về hỗ trợ, tạo điều kiện cho di sản VHCC phát huy được giá trị. - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHCC Tây Nguyên: Di sản VHCC Tây Nguyên nói riêng có các giá trị vật chất (là loại nhạc khí quý có giá trị cao tính bằng vật chất); giá trị biểu thị (sự giàu sang và uy quyền); giá trị tinh thần (nhạc cụ thiêng của gia đình, cộng đồng); giá trị cố kết cộng đồng (thể hiện ở tính tập thể, khả năng tập hợp và sức hút mạnh đối với các thành viên cộng đồng trong những sinh hoạt và hoạt động tập thể, có tác dụng rèn luyện ý thức tổ chức,
  • 27. 21 kỉ luật và năng lực phối hợp tập thể cao chặt chẽ và chính xác; giá trị lịch sử (là bằng chứng của một truyền thống có lịch sử lâu đời). Đặc biệt, sự đa dạng của di sản VHCC Tây Nguyên còn tiềm ẩn những điểm tựa cho việc lần tìm nguồn gốc của loại nhạc khí này cũng như sự phân chia những vùng VHCC có đặc trưng khác nhau. Ngoài ra còn có thể những giá trị khác mà chúng ta chưa phát hiện của loại nhạc khí đặc biệt này. Những điều trên cho thấy không phải ngẫu nhiên mà trong tất cả các nhạc khí ở Việt Nam, chỉ riêng cồng chiêng mới tạo nên một loại hình văn hóa riêng được gọi là di sản VHCC Tây Nguyên. Do đó, bảo tồn là tất yếu và có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa của tộc người nói riêng và nền văn hóa Việt Nam nói chung. 1.3. Thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách Thực hiện chính sách có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau như “Thực hiện chính sách là sự phản ánh một quá trình thay đổi phức tạp mà các quyết định của Nhà nước được chuyển thành các chương trình, thủ tục, các quy định hoặc các hoạt động nhằm đạt được những cải thiện xã hội” [Dẫn theo 30, tr.22]. Hay một quan niệm khác “Thực hiện chính sách bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế để thi hành các chính sách công đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp. Vì các chính sách công có những tác động mong muốn hoặc có chủ định nên chúng phải được chuyển thành các chương trình và các dự án mà sau đó được thực hiện để đạt được một tập hợp các mục tiêu hoặc mục đích” [Dẫn theo 30, tr.22 - 23]. Theo các định nghĩa trên, thực hiện chính sách không đơn giản chỉ là sự tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách cụ thể mà bao gồm: ban hành các văn bản chi tiết, quy định các biện pháp, các thủ tục thực hiện chính sách, thiết lập các chương trình, dự án để thực hiện chính sách công và tổ chức thực hiện các
  • 28. 22 chương trình, dự án đó. Từ đó có thể hiểu: “Thực hiện chính sách là quá trình đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực hiện và tổ chức thực hiện chúng nhằm thực hiện hóa mục tiêu của chính sách” [Dẫn theo 30, tr.23]. 1.3.2. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí chủ thể chính sách thành hiện thực, là bước đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách. Hoạch định được chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn. Có chính sách đúng nếu không được thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không có ý nghĩa mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách (uy tín của Nhà nước). Do đó, việc thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng [Dẫn theo 30, tr.23 – 25]: - Thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên nhằm từng bước thực hiện mục tiêu chính sách và mục tiêu chung: Mục tiêu chính sách có liên quan đến nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội theo những cấp độ khác nhau nên không thể cùng một lúc giải quyết tất cả vấn đề có liên quan và cũng không thể đốt cháy giai đoạn của mỗi quá trình. Mục tiêu chính sách chỉ có thể đạt được thông qua thực hiện chính sách đồng thời giữa các mục tiêu chính sách có quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng rất lớn đến nhau và đến mục tiêu chung. - Thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên nhằm khẳng định tính đúng đắn của chính sách: chỉ thông qua thực hiện chính sách mới có thể thực hiện được chính sách này có đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống hay không bởi việc phân tích, đánh giá một chính sách chỉ có cơ sở đầy đủ, sức thuyết phục sau khi chính sách được tổ chức thực hiện. Việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống là một quá trình phức tạp đầy biến động, chịu sự tác động của nhiều yếu tố giúp các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách có kinh nghiệm để đề ra
  • 29. 23 được các giải pháp hữu hiệu trong thực hiện chính sách nói chung và chính sách bảo tồn VHCC nói riêng. Bên cạnh đó, việc nhận thấy những mâu thuẫn cần được giải quyết bằng chính sách đã cho thấy tính đúng đắn hay không của vấn đề chính sách. - Thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên nhằm giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện: Chính sách được quy hoạch bởi một tập thể nên không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của ý chí chủ quan. Do ảnh hưởng của ý chí chủ quan và sự vận động, phát triển của môi trường nên giữa chính sách, thực tế xã hội và môi trường trong giai đoạn tổ chức thực hiện chắc chắn có khoảng cách cần được lấp đầy bằng những điều chỉnh về chính sách hay các biện pháp tổ chức thực hiện chính sách. Những điều chỉnh, bổ sung về mục tiêu hay biện pháp chính sách trong quá trình thực hiện chính là hoạt động hoàn chỉnh chính sách đang có và góp phần đúc rút kinh nghiệm cho hoạch định các chính sách tiếp theo. 1.3.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên cũng giống như những chính sách khác trong hệ thống chính trị, nó bao gồm 7 bước sau [18, tr.33-37]: Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực hiện chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong thời gian dài, do đó phải có kế hoạch. Kế hoạch này bao gồm: - Kế hoạch về tổ chức, điều hành: hệ thống các cơ quan tham gia, đội ngũ nhân sự, cơ chế thực hiện; - Kế hoạch cung cấp nguồn lực: tài chính, trang thiết bị; - Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện; - Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách; - Dự kiến về quy chế, nội dung tổ chức và thực thi chính sách.
  • 30. 24 Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách. Sau khi bản kế hoạch triển khai thực hiện được thông qua, các cơ quan nhà nước tiến hành triển khai theo kế hoạch. Việc đầu tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Đây là một hoạt động quan trọng có ý nghĩa lớn đối với các cơ quan nhà nước và đối tượng thực hiện chính sách. Phổ biến tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các nhà quản lý, chính quyền địa phương và người dân với tư cách là chủ thể văn hóa hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách,… để họ tự giác thực hiện đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi chính sách. Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Bước tiếp theo sau bước tuyên truyền, phổ biến chính sách là phân công, phối hợp với cơ quan đơn vị tổ chức thực hiện chính sách theo kế hoạch được phê duyệt. Chính sách được thực hiện trên phạm vi rộng lớn vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện chính sách là rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy tổ chức thực hiện của Nhà nước. Không chỉ có vậy, các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian, thời gian, chúng đan xen nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm theo quy luật. Bởi vậy, muốn tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Bước 4: Duy trì chính sách Đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Để duy trì được chính sách đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực của nhiều yếu tố như: Nhà nước và người tổ chức thực hiện chính sách phải tạo điều kiện và môi trường để chính sách được thực hiện tốt. Đối với người chấp
  • 31. 25 hành chính sách phải có trách nhiệm tham gia tích cực vào thực hiện chính sách. Nếu các hoạt động này được tiến hành đồng bộ thì việc duy trì chính sách là việc làm không khó. Bước 5: Điều chỉnh chính sách Đây là bước cần thiết, thường xuyên diễn ra trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Nó được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc điều chỉnh này phải đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu ban đầu của chính sách, chỉ điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu. Hoạt động này phải hết sức cẩn thận và chính xác, không làm biến dạng chính sách ban đầu. Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách Bất cứ việc triển khai nào cũng phải kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Các cơ quan nhà nước thực hiện việc kiểm tra này và nếu tiến hành thường xuyên thì giúp nhà quản lý nắm vững được tình hình thực hiện chính sách từ đó đưa ra những kết luận chính xác về chính sách. Công tác kiểm tra cũng giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách. Bước 7: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm Bước này được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá trình này, có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đó là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách. Đối tượng được xem xét, đánh giá, tổng kết về chỉ đạo điều hành là các cơ quan nhà nước trung ương đến cơ sở. Cơ sở đánh giá, tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành là kế hoạch được giao, nội quy, quy chế được xây dựng ở bước 1. Với các đối tượng tham gia thực hiện chính sách bao gồm: đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách. Thước đo để đánh giá các đối
  • 32. 26 tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian, thời gian. Trong 7 bước trên, bước xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách là quan trọng nhất vì đây là bước đầu tiên làm cơ sở cho các bước tiếp theo. Lập kế hoạch chuẩn xác, đúng đắn thì chính sách sẽ được triển khai thuận lợi hơn và ngược lại. 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan sau: - Yếu tố khách quan: Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố gắn liền với mỗi chính sách, nó có tác động trực tiếp đến hoạch định và thực hiện chính sách. Nếu vấn đề chính sách đơn giản liên quan đến ít đối tượng thì thực hiện chính sách sẽ dễ dàng và đơn giản hơn; ngược lại, nếu vấn đề chính sách liên quan đến nhiều đối tượng thì thực hiện sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Như vậy, tính chất của vấn đề có ảnh hưởng khách quan của việc tổ chức thực hiện chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn. Môi trường thực hiện chính sách là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng… điều này nói lên rằng một môi trường ổn định ít biến đổi về chính trị sẽ đưa tới sự ổn định về hệ thống chính sách và thực hiện thuận lợi. Nếu các bộ phận của môi trường ổn định thì nó sẽ tạo cho các hoạt động thực hiện dễ dàng. Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách là sự thể hiện thống nhất hay không về mặt lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục
  • 33. 27 tiêu chính sách. Nếu mối quan hệ này có mâu thuẫn thì sẽ ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện. - Yếu tố chủ quan: Thực thi đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách, các bước này được coi là nguyên lý khoa học được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, việc tuân thủ quy trình là một nguyên tắc quản lý. Năng lực thực hiện chính sách của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách công. Năng lực thực hiện của cán bộ, công chức là các tiêu chí về đạo đức, công cụ, năng lực nếu thiếu các điều kiện này thì việc thực hiện sẽ không hiệu quả. Còn nếu cán bộ, công chức có năng lực và kết hợp với các yếu tố khác thuận lợi sẽ mang lại một kết quả thực sự. Điều kiện vật chất cần cho việc thực hiện chính sách là yếu tố ngày càng có vị trí quan trọng để cùng yếu tố nhân sự và các yếu tố khác thực hiện thắng lợi chính sách công. Các điều kiện vật chất này là trang thiết bị nhà nước đầu tư cho quá trình quản lý và khi thực hiện chính sách thì họ dùng để tuyên truyền, phổ biến các chính sách. Sự đồng tình, ủng hộ của đối tượng chính sách là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại của chính sách. Các chính sách là những vấn đề lớn lao, do đó cần có sự đóng góp sức người, sức của trong suốt quá trình thực hiện. Như vậy, trong hai yếu tố dẫn đến quá trình thực hiện chính sách thì yếu tố chủ quan là quan trọng hơn, nó quyết định sự thành bại của chính sách, vì trong yếu tố này chứa đựng các nhân tố quan trọng, chẳng hạn như nhân sự và sự ủng hộ của các đối tượng chính sách là hai nhân tố cần cho việc thực hiện chính sách. 1.3.5. Yêu cầu và hình thức tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Yêu cầu: Cũng giống như các chính sách khác, để đảm bảo thực hiện chính sách cần các yêu cầu sau [18, tr.37 – 38]:
  • 34. 28 Bảo đảm được mục tiêu chính sách. Thực hiện chính sách là những hoạt động cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước với các đối tượng chính sách nhằm đạt được những mục tiêu trực tiếp, ứng với mỗi mục tiêu trực tiếp này là những chương trình, dự án cụ thể. Kết quả thực hiện chính sách theo quá trình hoạt động trong từng thời kỳ được lượng hóa bằng những thước đo cụ thể. Tổng hợp kết quả thực hiện mục tiêu của các chương trình, dự án và các hoạt động thực hiện khác thành mục tiêu của chính sách. Muốn thực hiện thành công các mục tiêu của chính sách, Nhà nước phải xác định mục tiêu của từng chính sách thật cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. Đồng thời, các cơ quan chuyên trách phải triển khai được mục tiêu chính sách thành những kế hoạch, chương trình cụ thể. Bảo đảm tính hệ thống trong thực hiện chính sách. Tổ chức thực hiện chính sách là một bộ phận cấu thành trong chu trình chính sách, nó kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình tạo nên một hệ thống nhất. Ngay trong quá trình tổ chức thực hiện cũng bao gồm nhiều bước hợp thành một hệ thống. Nội dung tính hệ thống bao gồm: Hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách; hệ thống trong tổ chức bộ máy thực hiện chính sách; hệ thống trong điều hành phối hợp, thực hiện; hệ thống trong sử dụng công cụ chính sách với các công cụ quản lý khác của nhà nước. Đảm bảo yêu cầu khoa học và pháp lý trong tổ chức thực hiện chính sách. Tính khoa học thể hiện trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách là việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào việc thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả một chính sách. Vì vậy, tính khoa học của quá trình tổ chức thực hiện chính sách phải thể hiện được sức sống để tồn tại trong thực tế như: Mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương trong từng thời kỳ; các biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách phải tương ứng với trình độ nhận thức và tài nguyên của vùng hay địa phương. Tính pháp lý được thể hiện trong tổ chức thực hiện chính sách là việc
  • 35. 29 chấp hành các chế định về thực hiện chính sách như: Trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân được giao thực hiện chính sách, thủ tục giải quyết các mối quan hệ trong thực hiện chính sách… Bảo đảm hài hòa lợi ích cho các đối tượng được thụ hưởng. Trong xã hội thường tồn tại nhiều nhóm lợi ích, các nhóm lợi ích lại biến động theo không gian và thời gian. Tùy theo tính chất của mỗi chế độ xã hội, mà các nhóm lợi ích sẽ được thụ hưởng khác nhau. Nhà nước thường bảo vệ và chuyển lợi ích đến các đối tượng thụ hưởng trong xã hội bằng chính sách. Để công cụ này phát huy tác dụng, cần phải có sự hưởng ứng thực hiện một cách tự giác trên cơ sở lòng tin của dân chúng vào chính sách của nhà nước. Có được kết quả đó hay không chỉ khi chính sách thực sự mang lại lợi ích cho mỗi đối tượng thực hiện và toàn xã hội. - Hình thức Hình thức tổ chức thực hiện từ trên xuống: trước khi tiến hành triển khai, Nhà nước chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện về vật chất, kỹ thuật và nhân sự thực hiện chính sách. Trong quá trình thực hiện chính sách, Nhà nước chủ động kiểm tra, đôn đốc bằng các phương tiện kỹ thuật hiện có hay bằng đội ngũ cán bộ, công chức của mình. Khi có phát hiện những sai lệch về nội dung chính sách, Nhà nước kịp thời điểu chỉnh, bổ sung hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung làm cho hoạt động thực hiện chính sách diễn ra đúng như định hướng. Hình thức tổ chức thực hiện chính sách từ dưới lên: Hình thức thực hiện này ngược với hình thức từ trên xuống. Để thực hiện theo hình thức này, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức thực hiện triển khai chính sách dựa vào cuộc sống sau khi được ban hành nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo định hướng. Hình thức hỗn hợp trong thực hiện chính sách: Đó là hình thức kết hợp giữa tổ chức thực hiện chính sách từ trên xuống và hình thức tổ chức thực hiện
  • 36. 30 từ dưới lên nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của hai hình thức trên. Để tạo ra sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện chính sách cần chú ý nội dung kết nối giữa cấp hoạch định và cấp thực hiện. 1.3.6. Phương pháp tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Phương pháp kinh tế: Là cách thức tác động lên các đối tượng tham gia thực hiện chính sách bằng các lợi ích vật chất. Đây là phương pháp liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nhóm đối tượng chính sách, nên có tác dụng rất mạnh so với các phương pháp khác. - Phương pháp giáo dục, thuyết phục: Đây là phương pháp tác động lên đối tượng và quá trình chính sách bằng lý tưởng, niềm tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,… để họ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện chính sách. Ý thức đầy đủ về mục tiêu chính sách sẽ giúp cho các đối tượng tham gia một cách tự nguyện vào việc thực hiện mục tiêu chung. - Phương pháp kết hợp: Là phương pháp tác động lên đối tượng và quá trình chính sách bằng tổng thể các yếu tố để triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả. Đây là phương pháp được xây dựng bằng cách kết hợp các phương pháp trên theo một trật tự, quy mô nhất định. Về mặt nguyên tắc, phương pháp kết hợp không có cấu trúc nhất định. Tùy theo điều kiện cụ thể, nhà quản lý kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp với yêu cầu tổ chức thực hiện chính sách.
  • 37. 31 Tiểu kết chương 1 Với những nội dung đã trình bày ở trên, chúng tôi đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về văn hóa nói chung, VHCC nói riêng, về chính sách và thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên. Cụ thể, chúng tôi đã trình bày hệ thống khái niềm về văn hóa, di sản văn hóa, bảo tồn văn hóa, bảo tồn và phát huy, khái niệm cồng chiêng Tây Nguyên, khái niệm chính sách và thực hiện chính sách. Chương này, chúng tôi cũng đã làm rõ vai trò, nội dung của chính sách bảo tồn VHCC, cách thức tổ chức thực hiện chính sách, các bước của quy trình tổ chức thực hiện. Ý nghĩa, yêu cầu, hình thức, phương pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả mới chỉ nêu và phân tích được một số cơ sở lý luận, khung khổ lý thuyết cơ bản có liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn. Tuy vậy, tất cả những nội dung này giúp chúng tôi có những nắm bắt ban đầu về vấn đề nghiên cứu, là cơ sở để triển khai những nội dung ở các chương tiếp theo.
  • 38. 32 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2.1.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn [2, tr.146]. - Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý: tỉnh Đắk Lắk hiện nay có vị trí địa lý từ 110 44’ đến 130 32’ (vĩ độ Bắc); từ kinh độ 1070 23’ đến 1090 06’ (kinh độ Đông). Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Đôn giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Moldolkiri (Campuchia), có đường biên giới chung dài 73 km. Diện tích tự nhiên 13.125 km2 , chiếm 27,6% diện tích vùng Tây Nguyên [2, tr.146]. Địa hình: Đắk Lắk là tỉnh có địa hình tương đối phức tạp bao gồm địa hình vùng núi cao nằm ở phía Đông Nam của tỉnh với diện tích gần bằng ¼ diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với cao nguyên Lâm Viên, Di Linh tỉnh Lâm Đồng; địa hình vùng núi thấp và trung bình về phía Tây Bắc của tỉnh, gồm một số ngọn núi cao trung bình 600 đến 700 mét theo hướng Bắc - Tây Bắc, Nam - Đông Nam; địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam1 ; địa hình bán bình nguyên và địa hình vùng đồng bằng, trũng giữa núi ở vị trí phía Nam của tỉnh 1 Với ba cao nguyên lớn như Cao nguyên Buôn Ma Thuột; Cao nguyên Basalte Đắk Nông, Đắk Mil nằm ở phía Nam và Tây Nam của tỉnh; Cao nguyên phi Basalte M’Đrăk (cao nguyên Khánh Dương) nằm ở phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột.
  • 39. 33 Khí hậu: chia thành hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, cũng có khi vào tháng 4 và chấm dứt vào tháng 10 hay tháng 11. Khí hậu Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt nên về mùa mưa do lượng mưa lớn tập trung thường gây lũ quét, úng cục bộ. - Tài nguyên thiên nhiên: Đất đai: theo kết quả điều tra, chỉnh lý bổ sung bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp năm 2005, toàn tỉnh có 8 nhóm đất, với 23 đơn vị bản đồ2 . Nguồn tài nguyên đất của Đắk Lắk khá đa dạng với sự góp mặt hầu hết của các nhóm đất có ở Việt Nam, trong đó nhóm đất bazan có 345.001 ha đất hình thành trên đá bazan, chiếm 26% diện tích toàn tỉnh, chiếm 27% tổng diện tích đất bazan vùng Tây Nguyên (Tây Nguyên có 1,3 triệu ha đất bazan) và chiếm khoảng 14% quỹ đất bazan toàn quốc (toàn quốc có 2,4 triệu ha đất bazan); là một trong những tỉnh có diện tích đất bazan lớn nhất Việt Nam, là loại đất phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày, trong đó cây cà phê Robusta cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Rừng: Đắk Lắk là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về rừng với gần 1,14 triệu ha đất nông, lâm nghiệp, trong đó, 507.247ha có rừng, độ che phủ của rừng (tính cả cây cao su là 39,3%). Tỉnh có Vườn quốc gia Yok Đôn rộng trên 115.500ha là khu vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có 4 khu rừng đặc dụng: Vườn quốc gia Čư Yang Sin (huyện Krông Bông, huyện Lắk; Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka (huyện Lắk); Rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk (huyện Lắk); Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar) mỗi khu có diện tích từ 20 đến 60ha [2, tr.148].
  • 40. 34 Nước: trong hai hệ thống sông chính trên địa bàn Đắk Lắk, lớn nhất là hệ thống sông Sêrêpôk, chảy theo hướng Tây Bắc đổ vào sông Mê Kông với tổng diện tích lưu vực là 14.420 km2 , chạy qua địa bàn tỉnh 341 km, gồm hai nhánh chính là sông Krông Ana và Krông Nô. Hệ thống lưu vực sông Ba có diện tích lưu vực 13.900km2 nằm về phía Đông Bắc tỉnh và có hai phụ lưu chính chảy trong phạm vi của tỉnh là sông Krông Hin và sông Krông Năng. Hai sông này bắt nguồn từ dãy núi cao và chảy qua các vùng có lượng mưa lớn.[2, tr.148]. Khoáng sản: Đắk Lắk là tỉnh nhiều khoáng sản có giá trị cao trong lòng đất như cao lanh, vàng, chì, than bùn, đất sét,… Quặng Bôxít dự đoán với trữ lượng lớn, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. Sét cao lanh có trữ lượng lớn phân bố ở M’Đrăk và Buôn Ma Thuột. Sét gạch ngói ước tính trên 50 triệu tấn phân bố ở Krông Na, Buôn Ma Thuột và nhiều nơi khác trong tỉnh. Các khoáng sản khác như vàng ở Ea Kar, chì ở Ea H’leo, phốt pho ở Buôn Đôn, than bùn ở Chu Đăng, đá ốp lát, đá, cát xây dựng,… có trữ lượng không lớn phân bố nhiều nơi trong tỉnh. Nguồn nước khoáng tập trung ở Đắk Mil rất lớn [2, tr.148]. - Điều kiện kinh tế Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 31/63 tỉnh thành. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343 ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước [2, tr.154]. Năm 2016, cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): nông - lâm - thủy sản đạt 44,81%; công nghiệp - xây dựng đạt 14,48%; dịch vụ đạt 38,68% [2, tr.154]. Ngành nông, lâm, thủy sản là ngành phát triển khá, góp phần chủ yếu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh [2, tr.158].
  • 41. 35 - Điều kiện xã hội Dân số và dân cư: Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt 1.869.322 người, mật độ dân số đạt 135 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 462.013 người, chiếm 24,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.407.309 người, chiếm 75,3% dân số. Dân số nam đạt 942.578 người, trong khi đó nữ đạt 926.744 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,75 ‰ [7].. Toàn tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng chung sống, tỷ lệ đồng bào dân tộc tiểu số chiếm 30% tổng dân số, trong đó có 4 dân tộc thiểu số tại chỗ Ê- đê, Mnông, Gia rai, Xơ đăng. Dân tộc Ê-đê gần 300.000 người thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Malayo – Polynesien), gồm các nhóm: Kpạ, Adham, M’dhur, Bih, Blô, K’tul, K’rung, Ê Ban, H’wing,… Dân tộc Mnông trên 40.000 người thuộc hệ ngôn ngữ Môn - Khơme, gồm các nhóm: Gar, Noong, Bu Nơr, Chinh, Kuênh, Prâng, Prenh, Rlăm, Bu Đâng, Biăt, Dip, Rơ Ông,… Về tôn giáo: Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đắk Lắk có 13 tôn giáo khác nhau chiếm 450.728 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo, Tin Lành, Phật giáo sau đến đạo Cao Đài và các tôn giáo khác [21, tr.42]. Về giáo dục: Hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng tương đối hoàn chỉnh. Tính đến năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk có 1.003 trường học ở cấp phổ thông, trong đó có 54 trường Trung học phổ thông, có 232 trường Trung học cơ sở, cấp Tiểu học có 424 trường và Mẫu giáo có 293 trường [2, tr.162]. Về y tế: Hệ thống khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh từng bước được củng cố, chất lượng từng bước được nâng cao. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 70,1%; tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 22,34%,…[2, tr.164]. Về hệ thống giao thông: Tỉnh Đắk Lắk có 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14, quốc lộ 27, quốc lộ 26 nối với quốc lộ 1A tại thị trấn
  • 42. 36 Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, tỉnh có sân bay Buôn Ma Thuột với các tuyến bay đi lại từ Buôn Ma Thuột đến các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh [2, tr.150]. - Điều kiện văn hóa Là địa bàn cư trú của 47 dân tộc, trong đó có 46 DTTS tạo nên đặc trưng văn hóa Đắk Lắk với nhiều nét đan xen, đặc sắc. Vì thế, Đắk Lắk với một hiện thực văn hóa dân gian vô cùng sống động, phong phú, đa dạng của các dân tộc sống trên cao nguyên này. Các nền văn hóa dân gian ấy thống nhất trong sự đa dạng và đa dạng trong sự thống nhất, tạo thành một bức tranh văn hóa dân gian Đắk Lắk với những mảng màu khác nhau, nhưng lại kết hợp khá hài hòa tạo nên một nét độc đáo, tinh tế của một phong cách Đắk Lắk. Bên cạnh nền văn hóa cộng đồng là nền VHCC khá độc đáo của các DTTS tại chỗ, với sự hội nhập của dàn chiêng K'nah (Ê-đê), Goong la, Goong pế, Goong lú (Mnông), Arap (Xơ đăng, Gia rai) và các dàn chiêng Vân Kiều, Mường, Thái... rộn rã trầm hùng, ngân vang, tạo thành một bản hợp xướng giàu âm điệu của núi rừng Tây Nguyên [3]. Đặc biệt, ở Đắk Lắk, cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên đã được thiêng hóa. Nó là công cụ duy nhất để con người thông tin với các vị thần linh trong trời đất, là âm nhạc không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng, trong sinh hoạt văn hóa, trong nghi lễ và lễ hội của các buôn làng. Lễ hội cũng là một đặc trưng văn hóa Đắk Lắk, các nghi lễ nông nghiệp (ăn cơm mới, cúng hồn lúa, cầu mưa, cúng bến nước, ăn trâu - mừng được mùa...), nghi lễ vòng đời người (đặt tên, thổi lỗ tai, trưởng thành, cúng sức khỏe, kết nghĩa anh em, lễ cưới, lễ bỏ mả...) khá độc đáo và sinh động của các DTTS tại chỗ. Lễ hội mùa xuân của các dân tộc thiểu số phía Bắc như Tày, Nùng, Hmông,… đó là những lễ hội vô cùng quan trọng trong đời sống cộng đồng của mỗi dân tộc. Nó mang trong mình sức sống và ước mơ lý tưởng mang ý nghĩa tâm linh độc đáo [3].
  • 43. 37 Trong quá trình giao lưu, tiếp biến, giao thoa văn hóa, các DTTS tại chỗ Đắk Lắk cùng các DTTS phía Bắc và văn hóa người Việt vẫn giữ được những nét đặc trưng văn hóa riêng của mình, gia nhập vào cái chung của văn hóa Đắk Lắk, tạo cho vùng đất này có một nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. 2.1.2. Khái quát về không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Không gian cồng chiêng: Không gian VHCC Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 12 dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asian) và Nam đảo (Austronesian) sống trên khu vực cao nguyên trung bộ của Việt Nam, các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn – Tây Nguyên như: Bana, Xơ đăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Ê-đê, Gia rai,... Âm nhạc cồng chiêng gắn với các hệ thống nghi lễ (nghi lễ vòng đời và nghi lễ nông nghiệp), gắn với các lễ hội của các DTTS tại chỗ, gắn với không gian nương rẫy, không gian rừng, không gian nhà dài mẫu hệ Ê-đê, Mnông,… Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của dân tộc mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới và cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, nó là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Trải qua bao năm tháng cồng chiêng đã trở thành nền văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên [21, tr.44]. - Cấu tạo, loại hình và đặc điểm: Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng thì không có núm. Nhạc cụ này có nhiều kích cỡ, đường kính dao động từ 20cm đến 60cm, loại cực đại lên tới 90cm hoặc đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ bao gồm từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc [21, tr.43].