SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HUỲNH VIẾT TRUNG
KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ CÔNG
Chuyên ngành: quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TẠ QUANG TUẤN
ĐẮK LẮK - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS Tạ Quang Tuấn Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như
số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn vàchúthích
nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịutráchnhiệm
về nội dung luận văn của mình.Các trung tâm GDTX trên địabàntỉnhĐắkLắk
không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong
quá trình thực hiện (nếu có).
Đắk Lắk, tháng 03 năm 2017
Tác giả luận văn
Huỳnh Viết Trung
LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chương trình khóa
học Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công tại Phân viện Tây Nguyên – Học viện
Hành chính Quốc gia và hoàn thành luận văn “Kiểm tra nội bộ tại các trung
tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo giảng dạy,
Khoa Sau đại học, Phân viện Tây Nguyên - Học viện Hành chính Quốc gia đã
tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Tạ Quang Tuấn – Phó hiệu trưởng
trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ, người thầy đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn này.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán
bộ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk; lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo, cán
bộ công nhân viên 15 trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk; các bạn đồng nghiệp và những ngườithân đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài
liệu, số liệu, thông tin bổ ích và động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu.
Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn của quý thầy giáo, cô giáo và sự
đóng góp chân thành của các đồng nghiệp và những người quan tâm để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đắk Lắk, tháng 03 năm 2017
Tác giả luận văn
Huỳnh Viết Trung
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu đề tài................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.............................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .........................................................................4
3.1. Mục đích .......................................................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ.......................................................................................................................4
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................4
4.1. Khách thể nghiên cứu................................................................................................4
4.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................5
4.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ...........................5
5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận..........................................................5
5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:.....................................................5
5.3. Các phương pháp thống kê toán học.......................................................................5
6. Ý nghĩa của luận văn ....................................................................................................6
6.1. Về mặt lý luận: ............................................................................................................6
6.2. Về mặt thực tiễn: .........................................................................................................6
7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................6
1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ
TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN .....................................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài. ......................................................................7
1.1.1. Quản lý ..................................................................................................................7
1.1.2. Kiểm tra.................................................................................................................8
1.1.3. Kiểm tra nội bộ.....................................................................................................9
1.1.4. Kiểm tra nội bộ trường học.................................................................................9
1.2. Tiếp cận tổ chức học trong quản lý và kiểm tra .................................................9
1.2.1. Lý thuyết về tổ chức và phát triển tổ chức........................................................9
1.2.2. Mô hình Quản lý và kiểm tra trong tổ chức................................................... 13
1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động của trung tâm GDTX. ....................................... 15
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm giáo dục thường xuyên ...................... 15
1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính................................................................. 16
1.3.3. Nhân sự trung tâm giáo dục thường xuyên.................................................... 20
1.3.4. Cơ chế hoạt động .............................................................................................. 23
1.3.5. Các điều kiện đảm bảo hoạt động ................................................................... 25
1.4. Đặc điểm kiểm tra nội bộ trong trung tâm giáo dục thường xuyên ............ 26
1.4.1. Chủ thể hoạt động kiểm tra nội bộ.................................................................. 26
1.4.2. Đối tượng và nội dung kiểm tra nội bộ .......................................................... 28
1.4.3. Cơ chế kiểm tra nội bộ ..................................................................................... 29
1.4.4. Các điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra nội bộ ................................... 36
1.4.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra nội bộ. ........................... 37
1.5. Kinh nghiệm kiểm tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục .................................. 38
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................... 39
2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI
CÁC TRUNG TÂM GDTX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK........................ 41
2.1. Vài nét khái quát về giáo dục nói chung và giáo dục thường xuyên nói
riêng của tỉnh Đắk Lắk. ................................................................................................ 41
2.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk............................................................................................................ 47
2.2.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của công tác KTNB tại các trung tâm
GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. ............................................................................. 47
2.2.2. Thực trạng chủ thể kiểm tra nội bộ................................................................. 49
2.2.3. Thực trạng đối tượng và nội dung kiểm tra nội bộ ....................................... 54
2.2.4. Thực trạng cơ chế kiểm tra nội bộ .................................................................. 61
2.2.5. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ cho công tác kiểm tra nội bộ ............... 63
2.2.6. Một số nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong kiểm tra nội
bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay. .......................... 65
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................... 66
3 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC
TRUNG TÂM GDTX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK .................................. 67
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trung
tâm. .................................................................................................................................... 67
3.1.1. Nguyên tắc về tính định hướng đảm bảo mục tiêu GD&ĐT....................... 67
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................. 68
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ................................................................... 69
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................................. 70
3.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung
tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay. .................................................... 71
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra nội bộ ..... 71
3.2.2. Hoàn thiện chủ thể hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm Giáo dục
thường xuyên................................................................................................................ 73
3.2.3. Hoàn thiện đối tượng kiểm tra nội bộ............................................................. 79
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra nội bộ .................................................................. 84
3.2.5. Hoàn thiện các điều kiện phục vụ kiểm tra nội nội ...................................... 90
3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp đề xuất ............................................... 92
3.4. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.......... 92
4 Tiểu kết chương 3................................................................................................. 95
5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 97
6 PHỤ LỤC:.............................................................................................................101
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ (NGHĨA)
1 BGĐ Ban giám đốc
2 BTĐ Bí thư đoàn
3 CBQL Cán bộ quản lý
4 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5 CTCĐ Chủ tịch Công đoàn
6 CTVTT Cộng tác viên thanh tra
7 ĐHSP Đại học sư phạm
8 GD Giáo dục
9 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
10 GDPT Giáo dục phổ thông
11 GDTX Giáo dục thường xuyên
12 GV Giáo viên
13 HĐGD Hoạt động giáo dục
14 HĐSP Hoạt động sư phạm
15 HĐTTGD Hoạt động thanh tra giáo dục
16 HV Học viên
17 KT Kiểm tra
18 KTNB Kiểm tra nội bộ
19 KTNBTH Kiểm tra nội bộ trường học
20 KTV Kiểm tra viên
21 NV Nhân viên
22 PCGD Phổ cập giáo dục
23 QLGD Quản lý giáo dục
24 QLNN Quản lý nhà nước
25 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
26 TTCM Thanh tra chuyên môn
27 TTGD Thanh tra giáo dục
28 TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên
29 THCS Trung học cơ sở
30 THPT Trung học phổ thông
31 UBND Ủy ban nhân dân
32 XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT BẢNG TÊN NỘI DUNG BẢNG TRANG
1 Bảng 2.1 Bảng số liệu về nhân sự các trung tâm
GDTX năm 2016 – 2017
42
2 Bảng 2.2
Bảng số liệu về học viên năm học 2016–
2017
43
3 Bảng 2.3 Bảng số liệu về cơ sở vật chất năm học 2016
-2017
44
4 Bảng 2.4 Kết quả khảo sát tầm quan trọng của KTNB 48
5 Bảng 2.5 Kết quả khảo sát tổ chức bộ máy KTNB 49
6 Bảng 2.6 Đánh giá phẩm chất của đội ngũ KTNB 52
7 Bảng 2.7
Đánh giá năng lực chuyên môn của độingũ
KTNB
52
8 Bảng 2.8 Đánh giá về năng lực nghiệp vụ của độingũ
KTNB
52
9 Bảng 2.9 Tổng hợp đánh giá phẩm chất và năng lực
của độingũ KTNB
53
10 Bảng 2.10
Thực trạng về lĩnh vực các hoạt động quản
lí, chỉ đạo của BGĐ, CTCĐ, BTĐ, tổ
trưởng, trưởng ban;
56
11 Bảng 2.11 Thực trạng về lĩnh vực quản lý chuyên môn,
dạy học và giáo dục;
58
12 Bảng 2.12 Thực trạng về lĩnh vực các hoạt động quản
lý hành chính
60
13 Bảng 2.13 Mức độ đánh giá về các điều kiện hỗ trợ cho
công tác KTNB
63
14 Bảng 3.1 Tổng hợp đánh giá về tính hợp lý và khả thi
của các biện pháp
93
15 Bảng 3.2 Tính tương quan giữa tính rất hợp lý và tính
rất khả thi
94
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TT
SƠ ĐỒ,
BIỂU ĐỒ
TÊN SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRANG
1 Sơ đồ 1.1 Quy trình tác động của quản lí 8
2 Sơ đồ 1.2 Thành phần của tổ chức 11
3 Sơ đồ 1.3 Hoạt động quản lí 11
4 Sơ đồ 1.4 Kiểm tra là một chức năng của quản lí 13
5 Sơ đồ 1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy 16
6 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động KTNB 74
7 Sơ đồ 3.2 Quy trình vận hành của bộ máy KTNB 76
8 Biểu đồ 2.1
Mức độ phẩm chấtvà năng lực của đội ngũ
KTNB
53
9 Biểu đồ 2.2
Mức độ các hoạt động quản lí, chỉ đạocủa
BGĐ, CTCĐ, BTĐ, tổ trưởng, trưởng ban
57
10 Biểu đồ 2.3
Mức độ các hoạt động quản lý chuyên môn,
dạy học và giáodục.
59
11 Biểu đồ 2.4
Mức độ đánh giá các hoạt động quản lý hành
chính
60
12 Biểu đồ 2.5
Mức độ các HĐQL xây dựng, chỉ đạocủa
lãnh đạo; HĐQL chuyên môn, dạy - học và
giáo dục; HĐQL hành chính
61
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt
quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường
xuyên, kịp thời giúp thủ trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong
quá trình quản lý đơn vị, là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực
quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại đơn vị.
Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp thủ
trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định
các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra
các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề,
vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu. Kiểm tra còn có tác dụng
đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng được kiểm tra làm việc tốt
hơn, có hiệu quả hơn. Kiểm tra chẳng những giúp nhà quản lý thu thập thông
tin về hoạt động của đối tượng quản lý mà còn giúp nhà quản lý nhận rõ kế
hoạch, việc chỉ đạo, điều hành của mình có khoa học, khả thi không, từ đó có
các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của các trung tâm
GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Mặt khác, từ khi nghịđịnh 42/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày
04/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thanh tra chuyên
ngành trong lĩnh vực giáo dục; từ đó sẽ không còn thanh tra chuyên môn, thanh
tra toàn diện người giáo viên, cán bộ công nhân viên mà chỉ còn thanh tra
chuyên ngành theo những đợt cách xa nhau dành cho người quản lí và các bộ
phận trong đơn vị. Vì vậy công tác kiểm tra nội bộ là một nội dung quan trọng
không thể thiếu trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học hàng năm của người quản
2
lí. Bởi vì, mục đích của công tác này là đánh giá toàn diện tất cả các mặt hoạt
động của cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bộ phận và các tổ chức đoàn thể
trong trung tâm trong từng năm học. Trên cơ sở kiểm tra nội bộ trong trung
tâm, giám đốc đốichiếu với các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của các cấp; các hướng dẫn công
tác thanh kiểm tra trong những năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch,
chương trình, nội dung, quy chế, … để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của
trung tâm. Lấy kết quả kiểm tra làm cơ sở đánh giá, xếp loại việc thực hiện
nhiệm vụ được phân công của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị
mình.
Thực tế cho thấy tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk,
công tác kiểm tra nội bộ trong nhiều năm qua của Giám đốc trung tâm tại một
số đơn vị còn mang tính hình thức, thực hiện chưa thật đầy đủ theo tinh thần
các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành. Cá biệt, có giám đốc còn giao các
tổ chuyên môn và các bộ phận trong đơn vị tự tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp
loạihoạt động của các bộ phận nên chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt
động trong trung tâm.
Nhận thức về công tác kiểm tra nội bộ có một vịtrí vai trò rất quan trọng
trong công tác quản lý, nên thời gian qua là một phó giám đốc trung tâm GDTX
huyện Krông Bông, bản thân đã có nhiều tiếp cận, học tập, trao đổivà quan tâm
đầu tư cho hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ của các trung
tâm vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, bất cập, các biện pháp quản lý chưa được
hoàn thiện, đồng bộ. Nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trung tâm của ban giám đốc và
một số cộng tác viên còn nhiều lúng túng, thực hiện quản lý chỉ chủ yếu dựa
trên kinh nghiệm, chưa qua trường lớp đào tạo. Hơn nữa đội ngũ cán bộ làm
công tác kiểm tra hiện nay là từ những giáo viên giỏi, những tổ trưởng, những
3
người đứng đầu các tổ chức đoàn thể trong đơn vị có kinh nghiệm về chuyên
môn được lựa chọn làm cán bộ kiểm tra nhưng chưa được đào tạo cơ bản và có
hệ thống về công tác kiểm tra. Vì vậy, tôi chọn đề tài:“ Kiểm tra nội bộ tại
các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề
tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lí công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Từ khiNghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 về tổ chức và hoạt
động của thanh tra giáo dục. Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực
giáo dục ra đờithì công tác kiểm tra nội bộ trường học đã trở nên vô cùng quan
trọng đối với nhà quản lí. Kiểm tra nội bộ đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu như:
+ Tác giả Nguyễn Ngọc Quang“Những khái niệm cơ bản về lý luận
QLGD”- Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT Trung ương I - 1989 cho rằng
chương trình quản lý gồm 5 giai đoạn: Chuẩn bị kế hoạch hoá, kế hoạch hoá,
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Kiểm tra là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản
lý, nó giúp cho chủ thể quản lý điều khiển một cách tối ưu hệ quản lý. Không
có kiểm tra không có quản lý.
+ Tác giả Đặng Quốc Bảo đã xác định QLGD có 4 chức năng cụ thể là:
Kế hoạch hoá, chỉ huy, điều hành, kiểm tra. Trong đó "Kiểm tra là công việc
gắn bó với sự đánh giá tổng kết kinh nghiệm giáo dục, điều chỉnh mục tiêu”.
+ Với đề tài thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ trường học đã có nhiều
tác giả đề cập. Các bài viết đăng trên tạp chí thông tin QLGD, các bài giảng
trong các lớp huấn luyện thanh tra trường cán bộ quản lý GD&ĐT Trung ương
I của các tác giả Nguyễn Trọng Hậu, Dương Chí Trọng,... đã đề cập nhiều vấn
đề liên quan đến công tác kiểm tra, TTGD. Năm 2003, hai tác giả Quang Anh-
Hà Đăng đã xuất bản cuốn: "Những điều cần biết trong hoạt động thanh tra,
4
kiểm tra GD&ĐT” có tính chất tổng hợp các vấn đề cơ bản về thanh tra
GD&ĐT; Luận văn “Đổi mới công tác thanh tra toàn diện các trường THPT
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk “ của Nguyễn Ngọc Thành;
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về kiểm
tra nội bộ tại trung tâm GDTX với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ của khoa
học hành chính công. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên
cứu của các công trình, tôihy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm công tác kiểm
tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Đưa ra các biện pháp kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác kiểm tra
nội bộ tại các trung tâm GDTX, luận văn đề xuất biện pháp kiểm tra nội bộ tại
các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý giáo dục cũng như nâng cao chất lượng dạy và học ở các trung tâm
GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Nhiệm vụ
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra nội bộ tại các
TTGDTX.
 Khảo sát, đánh giá thực trạng về hoạt động kiểm tra nộibộ tạicác trung
tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
 Đề xuất biện pháp tổ chức kiểm tra nộibộ tạicác trung tâm GDTX trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Khách thể nghiên cứu
 Hoạt động KTNB tại các trung tâm GDTX
5
* Khách thể khảo sát
 Hoạt động KTNB tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
 15 giám đốc, 15 phó giám đốc, 15 tổ trưởng, 15 giáo viên và 15 nhân
viên tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
 Biện pháp kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.
4.3. Phạm vi nghiên cứu.
 Không gian: Các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
 Thời gian: Khảo sát thực trạng từ năm 2015 đến nay.
 Nội dung: Nghiên cứu kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nghiên cứu vai trò của giám đốc trung tâm GDTX.
Tập trung nghiên cứu thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động kiểm
tra nội bộ, để từ đó xây dựng những luận cứ về việc quản lý hoạt động kiểm
tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phân loại các tài liệu nhằm
thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Sử dụng các phương pháp: quan sát, điều tra giáo dục, phỏng vấn, trò
chuyện, tổng kết kinh nghiệm, … nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng và xây
dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp và sử dụng phương pháp
lấy ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các biện
pháp nhằm làm sáng tỏ tính thực tiễn của luận văn.
5.3. Các phương pháp thống kê toán học
6
Xử lý số liệu đã thu thập được bằng thống kê toán học trong quá trình
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Về mặtlý luận:
Luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận hoạt động kiểm
tra nội bộ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.
6.2. Về mặtthực tiễn:
 Luận văn đã đánh giá tổng quan về một số thực trạng kiểm tra nội bộ
tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Thực hiện công tác kiểm
tra nội bộ và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm trong những
năm qua đã làm rõ hơn tính cấp thiết và mức độ phù hợp của hoạt động kiểm
tra nội bộ. Nội dung hoạt động kiểm tra nội bộ phần lớn đã phù hợp vớicông
tác quản lý trường học, đặc biệt là phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông;
 Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, học tập
cũng như giúp người đọc có thể hiểu thêm về những vấn đề lý luận, thực tiễn
quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.
7. Kết cấucủa luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận. Luận văn gồm các nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra nội bộ tại các TTGDTX.
Chương 2:Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ tạicác trung tâm GDTX
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Biện pháp tổ chức kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
7
1 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRANỘI
BỘ TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.
1.1.1. Quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý nhưng có thể khẳng định quản
lý là hoạt động gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là quá
trình lựa chọn những tác động lên khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho một
hoạt động chung nào đó có kết quả mong muốn. Chủ thể quản lý cần biết sắp
xếp và thể hiện hợp lý các tác động lên đối tượng bị quản lý, sao cho đảm bảo
sự cân đối cả hai mặt ổn định và phát triển bộ máy.
Quản lý là một hoạt động lao động tất yếu trong quá trình phát triển của
xã hội loài người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác
lao động, nó là một thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình lao động xã
hội. Sự cần thiết của hoạt động quản lý đã được Mác khẳng định bằng ý tưởng
độc đáo và đầy sức thuyết phục: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển
lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [17,tr.23]
Trong quá trình hình thành và phát triển của lý luận quản lý, tùy theo
cách tiếp cận mà khái niệm quản lý đã được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo
nhiều cách khác nhau, sau đây là một vài khái niệm:
Theo từ điển Tiếng Việt: Quản lí mang ý nghĩa của động từ: Quản là
trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Lí là tổ chức và điều khiển
các hoạt động theo yêu cầu nhất định. [25,tr.72]
HarolKoontz:"Quản lí là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đãđề
ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của
những người khác". [13,tr.67]
Nguyễn Quốc Chí-Nguyễn Mỹ Lộc: “Quản lí là một quá trình tác
động có định hướng (có chủ đích), có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác
8
động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng và môi trường, nhằm giữ
cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới
mục tiêu đã định”. [9,tr.35]
Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: "Quản lí là một quá trình định hướng,
quá trình có mục tiêu, quản lí là một hệ thống, là quá trình tác động đến hệ
thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định".[19,tr.8]
Từ những quan niệm trên cho thấy, quản lí là một hoạt động liên tục và
cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên
sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức
nhằm đạt được mục tiêu chung.
Như vậy, quản lí là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể
quản lí đến khách thể quản lí một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu
chung.
Quá trình tác động này có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau:
(Nguồn Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lí, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.21)
1.1.2. Kiểm tra
Là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc –
hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để
Mục
tiêu
Khách thể
quản lí
Đối tượng
quản lí
Chủ thể
quản lí
Sơ đồ 1.1. Quy trình tác động của quản lí
9
biết rõ những kế hoạch, mục tiêu, đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như
thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh
nhằm thúc đẩy cá nhân và tổ chức phát triển.
1.1.3. Kiểm tra nội bộ
Là hoạt động nghiệp vụ quản lý của người thủ trưởng nhằm xem xét thực
tế, đánh giá thực trạng hoạt động của đơn vị, so sánh với mục tiêu kế hoạch,
phát hiện các mặt: tích cực, sai lệch, vi phạm để đưa ra các quyết định điều
chỉnh.
1.1.4. Kiểm tra nội bộ trường học.
Là hoạt động xem xét, đánh giá các mặt hoạt động giáo dục và điều kiện
dạy - học; đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên
và bộ phận trong đơn vị; phân tích nguyên nhân của các ưu điểm, nhược điểm
đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế,
thiếu sót; nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển
đơn vị, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng.
KTNB trường học, về thực chất gồm hai hoạt động:
- Thủ trưởng đơn vị tiến hành kiểm tra các công việc, kết quả hoạt động
và mối quan hệ của các thành viên, bộ phận; xem xét những điều kiện, phương
tiện bảo đảm cho việc phục vụ dạy học và đào tạo trong đơn vị.
- Việc tự kiểm tra của các cá nhân, đơn vị trong cơ sở giáo dục và công
tác tự kiểm tra của thủ trưởng.
1.2. Tiếp cận tổ chức học trong quản lý và kiểm tra
1.2.1. Lý thuyết về tổ chức và phát triển tổ chức
1.2.1.1. Kháiniệm tổ chức
Dưới góc độ danh từ, khái niệm tổ chức cũng có nhiều cách tiếp cận khác
nhau:
10
Trong tác phẩm “Những nguyên lý của công tác tổ chức” xuất bản năm
1922, tác giả P.M. Kécgientxép cho rằng: “Tổ chức nghĩa là liên hiệp nhiều
người để thực hiện một công tác nhất định. Chúng ta cũng có thể gọi bản thân
hình thức liên hiệp đó là một tổ chức”. [15,tr.9-13]
Nhà nghiên cứu về tổ chức người Nhật Bản, ông Mitơkazu lại cho rằng:
“Nói tới tổ chức là nói tới một hệ thống hợp lý tập hợp từ hai người trở lên để
phát huy đến mức cao nhất năng lực tương hỗ nhằm đạt được mục tiêu vàmục
tiêu chung”. [18,tr.104]
Theo Gunter Buschges, nhà nghiên cứu về xã hội học người Đức trong
tác phẩm “Nhập môn xã hội học tổ chức”, thì:“Tổ chức là dấu hiệu đặc trưng
và yếu tố cấu thành một xã hội công nghiệp và dịch vụ hiện đại”. [11,tr.26]
Như vậy, các quan niệm đều thống nhất tổ chức là một tập hợp của ít
nhất hai cá nhân trở lên và đều hướng đến mục tiêu chung. Tổ chức được coilà
một thực thể xã hội đặc biệt và đây chính là nét đặc trưng cơ bản để phân biệt
với các tổ chức tự nhiên. Yếu tố liên kết, gắn bó các cá nhân lại với nhau chính
là mục tiêu chung; khitham gia vào tổ chức các cá nhân có thể theo đuổinhững
mục tiêu khác nhau nhưng họ có điểm chung là cùng hướng đến mục tiêu
chung.
Tổ chức được coi là một loại công cụ, phương tiện đặc biệt để đạt được
mục tiêu, không có tổ chức sẽ không đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, không nên
coi tổ chức là mục tiêu, điều đó sẽ dẫn đến những sailầm. Xây dựng thành công
các tổ chức mớichỉ là xây dựng xong công cụ, phương tiện; việc vận hành, điều
chỉnh, sử dụng nó như thế nào để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất
mới là quan trọng. Do đó, tổ chức với tư cách là một công cụ để đạt được mục
tiêu phải đáp ứng yêu cầu có cơ cấu gọn nhẹ, nhưng hoạt động linh hoạt, hiệu
quả.
Các thành phần cơ bản của tổ chức:
11
(Nguồn TS Đào Thị Ái Thi (2012), Khoa học tổ chức, Nxb Chính trị -
Hành chính, Hà Nội, tr.17)
Thứ nhất, tổ chức được tạo bởi các cá nhân con người, mọi thành viên
đều phải làm việc với nhau để cho công việc được thực hiện, để tiến tới đạt
được mục tiêu của tổ chức.
Thứ hai, một tổ chức dứt khoát phải có một hay nhiều mục tiêu chung.
Thứ ba, để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức, tổ chức phảiphân công
nhiệm vụ cho từng nhóm và cá nhân, hay nói cách khác các nhóm và các cá
nhân trong tổ chức được xác định mục tiêu riêng của mình để tiến tới mục tiêu
chung của tổ chức.
Tổ chức là tập hợp của con người trong xã hội có phạm vi, chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu xác định; được hình thành và hoạt động theo
những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật nhằm gắn kết con
người với nhau bởinhững mục đích xác định và hành động để đạt đến mục tiêu
chung.
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa tổ chức và quản lí
Khoa học quản lí định nghĩa quản lí là sự tác động qua lại một cách tích
cực giữa chủ thể quản lí và đốitượng quản lí qua con đường tổ chức. Thực chất
là sự tác động, điều khiển, điều chỉnh tâm lí, hành vi của đối tượng quản lí
hướng vào hoàn thiện những mục tiêu nhất định của tổ chức. [26,tr.96]
Con người Nhiệm vụ Các mục tiêu
Sơ đồ 1.2. Thành phần của tổ chức
Chủ thể
quản lí
Tác động
qua tổ chức
Đối tượng
quản lí Mục tiêu
Sơ đồ 1.3. Hoạt động quản lí
12
(Nguồn TS Đào Thị Ái Thi (2012), Khoa học tổ chức, Nxb Chính trị -
Hành chính, Hà Nội, tr.96)
Các chức năng cơ bản của hoạt động quản lí là lên kế hoạch, tổ chức, chỉ
huy, điều khiển, kiểm tra, giám sát, đánh giá mọi nguồn lực để đạt được mục
tiêu của tổ chức.
Như vậy, một trong năm nội dung và chức năng cơ bản của hoạt động
quản lí là tổ chức. Rõ ràng tổ chức còn là công cụ quản lí. Điều đó có nghĩa là
tổ chức và quản lí là hoạt động không thể tách rời.
Giữa tổ chức và hoạt động của người lãnh đạo có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Chu trình quản lí và hoạt động của lãnh đạo tổ chức là một.
Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận và sắp xếp nguồn lực theo
những cách thức nhất định nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra theo kế
hoạch.
1.2.1.3. Pháttriển tổ chức trong quản lý kiểm tra nội bộ
Phát triển tổ chức là một quá trình nhằm làm cho tổ chức đạt đến sự phù
hợp với những gì mà tổ chức đề ra.
Phát triển tổ chức là một sự mở rộng tầm nhìn cho mọi thành viên tổ
chức và các thành viên đó hiểu rõ hơn những gì mình đang làm.
Trên cơ sở xem xét sự vận động của tổ chức theo môitrường, có thể đưa
ra một định nghĩa tổng quát về phát triển tổ chức theo quan điểm hệ thống. Phát
triển tổ chức là một quá trình làm cho tổ chức thích ứng một cách hiệu quả
nhất những sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức,
nhằm làm cho tổ chức phát triển bền vững cả trước mắt và lâu dài.
Phát triển tổ chức là một trong những chiến lược quan trọng để hoàn
thiện tổ chức và được các nhà nghiên cứu quản lý quan tâm. Phát triển tổ chức
gắn liền con người và tổ chức, con người trong tổ chức. Phát triển tổ chức gắn
13
liền với những sự thay đổi được lập kế hoạch nhằm làm cho cá nhân, nhóm tổ
chức vận hành tốt hơn.
KTNB là công việc định kì hàng năm mà tất cả các đơn vị đều phải thực
hiện theo văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị đều triển
khai thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, xuất phát từ tình hình thực
tế của từng trung tâm, từng địa phương mà có trường có sự linh hoạt, điều chỉnh
hoặc thay đổi một số yếu tố, cách làm với mong muốn tìm phương án tối ưu.
1.2.2. Mô hình Quản lý và kiểm tra trong tổ chức
Quản lý là hoạt động tất yếu trong mọi tổ chức, mọi lĩnh vực. Mục tiêu
của quản lý không chỉ bảo đảm cho các đốitượng vận hành theo phương hướng
đã đề ra, theo chức năng được quy định và nhiệm vụ được giao mà còn đảm
bảo hiệu quả của hoạt động. Để đạt mục tiêu đó, kiểm tra cần được thực hiện
có hiệu lực trong suốt quá trình quản lý.
Sơ đồ 1.4: Kiểm tra là một chức năng của quản lí
Để đạt được mục tiêu đã định, quản lý phải thông qua các chức năng
quản lý như sau:
- Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng trung tâm, kế hoạch được hiểu
khái quát là một bảng ghi nhận những mục tiêu cơ bản là một chương trình
Chỉ đạo, điều
hành (lãnh
đạo, quản lí)
Nhân sự
14
hành động cụ thể được hoạch định trước khi tiến hành thực hiện những nội
dung nào đó mà chủ thể quản lý đã đề ra.
- Chức năng tổ chức:Tổ chức sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học những
yếu tố, những con người, những dạng hoạt động thành một hệ toàn vẹn nhằm
đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu.
- Chức năng chỉ đạo: Là huy động lực lượng để thực hiên kế hoạch, là
biến những mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện. Phải giám sát
các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch.
Khi cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, uốn nắn nhưng không làm thay đổi
mục tiêu hướng vận hành của hệ nhằm nắm vững mục tiêu chiến lược đã đề
ra.
- Chức năng kiểm tra đánh giá: Nhiệm vụ của kiểm tra nhằm đánh giá
trạng thái của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt tới
mức độ nào, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động, tìm
nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lý rút ra những bàihọc
kinh nghiệm.
Kiểm tra là một chức năng của quản lí, xem xét những việc thực tế diễn
ra so với những kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo mà quản lý đã ban ra. Tuy nhiên,
kiểm tra cần được hiểu là một hoạt động của quản lý để xem xét lại mọi quyết
định, mọi nghiệp vụ và kết quả thực hiện. Trên thực tế, khái niệm kiểm tra
thường được sử dụng cho những công việc soát xét mang tính thứ bậc hành
chính. Trong quản lý, kiểm tra có một mục tiêu quan trọng là tìm kiếm động cơ
thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn, cán bộ làm tốt hơn nhiệm vụ được giao. Kiểm
tra trong quản lý còn nhằm mục đích phát hiện các điển hình tiên tiến trong
thực thi nhiệm vụ, để nêu lên thành bài học cho các đơn vị khác học tập. Như
vậy, kiểm tra là một hoạt động thường xuyên gắn chặt với quản lý. Do tính chất
này mà chúng ta không thể nói là đã có một hệ thống kiểm tra hữu hiệu nếu chỉ
có những người lãnh đạo tổ chức và những cán bộ của tổ chức chuyên trách
15
tham gia vào hoạt động kiểm tra. Điều hết sức quan trọng là phải thiết lập được
hệ thống tự kiểm tra và một nề nếp kiểm tra lẫn nhau trong nội bộ tổ chức và
giữa các đơn vị phối hợp.
Cơ sở của kiểm tra là sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể trong
tổ chức và các nhân tố khác nhau trong cùng công việc. Để tiến hành kiểm tra,
cần phải xây dựng các tiêu chuẩn đo lường công việc và cuối cùng cần có sự
điều chỉnh các tiêu chuẩn cho phù hợp với nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra. Quá trình
đó diễn ra ở mọi nơi và cho mọi đối tượng.
1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động của trung tâm GDTX.
Căn cứ vào quyết định số 01/ 2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 02/01/2007 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo
dục thường xuyên thì TTGDTX có những đặc điểm như sau:
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm giáo dục thường xuyên
1.3.1.1. Chức năng
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên là một cơ sở giáo dục công lập trong
hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đơn vị quản lý
cấp trên, có chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục; tạo cơ hộihọc tập nhằm
thoả mãn nhu cầu học tập đa dạng, phong phú của mọi người, cung ứng tạo cơ
hội học tập cho mọi người.
1.3.1.2. Nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:
 Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ
thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn; chương trình đào tạo, bồidưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình
dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc,
miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương;
16
 Tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp
trung học cơ sở và trung học phổ thông.
 Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nộidung học tập, đề xuất
với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương
trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.
 Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động
sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.
 Tổ chức liên kết đào tạo
Liên kết với các trường, các tổ chức giáo dục đào tạo các loại văn bằng,
chứng chỉ từ trung cấp trở xuống theo yêu cầu của địa phương.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính
Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức bộ máy
17
1.3.2.1. Các tổ chức đoàn thể
Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trung tâm hoạt động theo quy định của
pháp luật và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, hoạt động
phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã
hội.
1.3.2.2. Ban giám đốc: Có chức năng, nhiệm vụ là quản lí, chỉ đạo thực hiện
các chức năng nhiệm vụ của trung tâm GDTX
1.3.2.3. Tổ hành chính-tổng hợp
 Quản lý hồ sơ tổ chức nhân sự của cơ quan; Tham mưu cho Ban giám
đốc thực hiện công tác hợp đồng, phân công và sử dụng lao động;
 Tổ chức thu thập, tổng hợp và xử lý các thông tin đi và đến, thực hiện
công tác lưu trữ quản lý văn bản, hồ sơ; thực hiện các hoạt động tác nghiệp
hành chính, tổ chức các sự kiện diễn ra tại trung tâm;
 Định kỳ xây dựng báo cáo tháng, quý, năm; Xây dựng dự thảo các báo
cáo trình Giám đốc;
 Tổ chức đốinội, đối ngoại; đảm bảo nhu cầu kinh phí, chi tiêu kinh phí,
quản lý tài sản vật tư của Trung tâm;
 Lập kế hoạch thu – chi hàng tháng, quý, năm theo đúng quy định về chế
độ kế toán – tài chính của Nhà nước;
 Tổ chức kiểm tra các khoản thu và việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử
dụng vật tư, thiết bị và tài sản khác của tất cả các bộ phận trong Trung tâm; tổ
chức định kỳ kiểm kê, đánh giá tài sản, thiết bị kỹ thuật theo quy định của Nhà
nước;
 Phối hợp và hỗ trợ các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch đào tạo và
giảng dạy.
1.3.2.4. Tổ dạy văn hóa
Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên:
18
 Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
 Chương trình GDTX đáp ứng yêu cầu của ngườihọc, cập nhật kiến thức
kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
 Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ theo kế hoạch của địa phương, bao gồm:
 Chương trình GDTX cấp THPT.
 Chương trình giáo dục kỹ năng sống, định hướng phát triển năng lực
người học.
 Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, tham
mưu Giám đốc đề xuất vớisở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc
tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.
 Tổ chức các lớp học theo chương trình GDTX cấp THCS và THPT (cả
2 hệ cán bộ và thanh niên) theo quy định Bộ Giáo dục - Đào tạo, theo kế hoạch
được giao hàng năm.
 Làm đầu mối công tác xây dựng xã hội học tập tại địa phương.
1.3.2.5. Tổ dạy nghề, ngoạingữ, tin học và liên kết đàotạo
 Tham mưu giúp Giám đốc về liên kết đào tạo vớicác trung tâm giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp chuyên nghiệp,
cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện chương trình GDTX lấy bằng tốt nghiệp
trung cấp chuyên nghiệp, bằng nghề...theo quy định thuộc Quy chế tổ chức và
hoạt động của trung tâm GDTX, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm
KTTH-HN.
 Tham mưu giúp Giám đốc phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân, gia đình ngườihọc trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường
xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập
tại doanh nghiệp.
19
 Liên kết, thực hiện các chương trình ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công
nghệ thông tin-truyền thông; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
1.3.2.6. Tổ Giáo vụ:
 Xây dựng kế hoạch công tác, lịch làm việc cho các hoạt động của Trung
tâm;
 Phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng, chỉnh sửa, nghiệm thu nội
dung chương trình, giáo trình đào tạo, hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng
ngân hàng đề thi, đề kiểm tra; tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia các hoạt
động nghiên cứu khoa học.
 Đề xuất công tác chủ nhiệm; công tác thi đua khen thưởng và xử lý các
vi phạm trong hoạt động giáo dục; Tham gia nhận xét đánh giá, xếp loại giáo
viên theo học kỳ, hàng năm.
 Tổ chức rà soát hồ sơ tiếp nhận học sinh, học viên trúng tuyển, sắp xếp
bố trí học viên vào các lớp theo sự chỉ đạo của giám đốc.
 Tổng hợp điểm, xử lý kết quả thi, kết quả tổng kết cuối năm, cuối khóa
học.
 Tham mưu đề xuất với Giám đốc việc bồi dưỡng cán bộ giáo viên nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; đề xuất các biện pháp nâng cao
chất lượng dạy, học và chất lượng các hoạt động khác tại Trung tâm
Tùy theo tình hình thực tế mỗi đơn vị giám đốc có thể thành lập các ban,
tổ chuyên đề và tổ chuyên môn khác để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị như:Tổ
pháp chế, tổ giám thị, Ban kiểm tra nội bộ, tổ lao động sản xuất và dịch vụ kỹ
thuật, ...
20
1.3.3. Nhân sự trung tâm giáo dục thường xuyên
1.3.3.1. Giám đốc
Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch nhằm hoàn thành các nhiệm vụ của trung tâm; Quản lý cơ sở vật chất và
tài sản của trung tâm; Quản lý nhân viên, giáo viên và học viên của trung tâm;
Bổ nhiệm các tổ trưởng, tổ phó; thành lập các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; Quản
lý tài chính, quyết định thu, chi và phân phối thành quả lao động theo qui định;
Ký học bạ, các giấy chứng nhận trình độ học lực, chứng chỉ giáo dục thường
xuyên cho học viên trung tâm theo qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
1.3.3.2. Phó giám đốc
Thực hiện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những việc được phân
công; Chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan của trung
tâm; Thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của trung tâm khi được giám đốc
uỷ quyền.
1.3.3.3. Tổ trưởng các tổ chuyên môn
Giúp giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của tổ theo chức năng nhiệm
vụ được phân công; Chủ trì việc xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ; Tham
mưu đề xuất những chủ trương, nhiệm vụ mà tổ có trách nhiệm phải thực hiện
phù hợp với điều kiện của trung tâm, đúng với chức năng, nhiệm vụ để hoàn
thành kế hoạch của tổ; Giúp đỡ tổ viên, tích cực học tập bồi dưỡng, tự bồi
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Tổ trưởng phải là hạt nhân
đoàn kết, là chỗ dựa tin cậy về chuyên môn cho các thành viên trong tổ. Theo
dõi việc thực hiện qui định về giờ công, ngày công của thành viên trong tổ.
1.3.3.4. Chủ tịch Công đoàn
Phụ trách hoạt động của Công đoàn theo chức năng, nhiệm vụ qui định;
Vận động đoàn viên công đoàn tích cực hưởng ứng thực hiện các cuộc vận
21
động, các phong trào thi đua của ngành và cơ quan đơn vị; Làm tốt công tác
tham mưu vớilãnh đạo trung tâm, xây dựng khối đoàn kết trong tập thể CBGV,
chăm lo đời sống cho CBGV, NV, quan tâm phát triển đoàn viên và phát triển
đảng.
1.3.3.5. Bí thư đoàn thanh niên Trung tâm
Phụ trách hoạt động đoàn thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ quiđịnh;
Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá xếp loại việc thực hiện nội qui, nền nếp học tập
hàng tuần, hàng tháng của các chi đoàn; Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể
triển khai các cuộc vận động và phong trào thiđua trong ĐVTN; Phối hợp chặt
chẽ với Hội liên hiệp thanh niên triển khai nhiệm vụ chính trị được được giao;
Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo trung tâm, xây dựng khối đoàn kết
trong ĐVTN, quan tâm phát triển đoàn viên và phát triển Đảng.
1.3.3.6. Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Trung tâm
Phụ trách hoạt động của Hội LHTN theo chức năng, nhiệm vụ qui định;
Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể triển khai các cuộc vận động và phong trào
thi đua trong TN; Phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên triển khai nhiệm vụ
chính trị được được giao; Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo trung tâm,
xây dựng khối đoàn kết nội bộ nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả phong
trào thanh niên trong trung tâm.
1.3.3.7. Giáo viên
Giáo viên có những nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo mục tiêu, nội
dung, chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; quản lý học viên theo sự phân
công của giám đốc; Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để
nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy; Thực hiện các quyết định của giám
đốc, các qui định của pháp luật và Qui chế của ngành; Thực hiện nghiêm túc
quy chế chuyên môn; Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên theo đúng
quy định, đảm bảo công bằng, chính xác, khoa học, chống tiêu cực, chống bệnh
22
thành tích; Nếu là giáo viên chủ nhiệm phải kiểm tra nền nếp, sĩ số học viên,
tổng hợp sổ đầu bài hàng tuần; thực hiện tốt tốt Điều lệ hội cha mẹ học sinh;
phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong quản lý giáo dục
học sinh.
1.3.3.8. Nhân viên kế toán
Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của kế toán HCSN; Tham mưu với
giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển Trung tâm; Thực hiện thu, chi
đúng quy định các nguồn kinh phí, đảm bảo đúng tiến độ, tiết kiệm, chống lãnh
phí.
1.3.3.9. Nhân viên văn thư, thủ quĩ, thủ kho
Quản lý toàn bộ hồ sơ lưu trữ của trung tâm theo quiđịnh của Nhà nước;
Nhận, gửi, bảo quản, lưu trữ các loại giấy tờ, công văn, báo cáo theo đúng thủ
tục hành chính hiện hành; cuối mỗi buổi sáng và buổi chiều ngày làm việc nhận
công văn, giấy tờ theo đường internet và đường bưu chính, vào sổ theo dõi, báo
cáo giám đốc để kịp thời xử lý; Thiết lập đầy đủ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, theo
dõi, quản lý, xuất, nhập tài sản, vật tư, thiết bị của trung tâm; Chủ động tham
mưu với giám đốc trung tâm nhằm quản lý chặt chẽ tài sản, vật tư thiết bị, mua
sắm bổ sung kịp thời những đồ dùng, thiết bị cần thiết cho hoạt động bình
thường của trung tâm.
1.3.3.10. Nhân viên quản lý thiết bị đồ dùng dạyhọc và thư viện
Quản lý, bảo quản và chịu trách nhiệm trước giám đốc trung tâm về toàn
bộ tài sản, thiết bị được giao, nếu mất phải bồi hoàn; Có đầy đủ hồ sơ, sổ sách
quản lý, cho mượn phải ký giao nhận đầy đủ; Sắp xếp khoa học, ngăn nắp, vệ
sinh sạch sẽ thiết bị đồ dùng trong phòng, xưởng. Tạo điều kiện thuận lợi để
cán bộ giáo viên mượn và sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy
nghề, sách thư viện;
23
1.3.3.11. Nhân viên bảo vệ
Bảo vệ toàn bộ cơ sở vật chất, an ninh trật tự trong trung tâm 24/24h
trong ngày, nếu mất phải bồi hoàn; Hàng ngày kiểm tra, theo dõi việc đóng cửa
lớp học, cửa sổ, việc dùng điện chiếu sáng, quạt mát. Phát hiện và lập biên bản,
kịp thời cáo cáo giám đốc những trường hợp làm hư hỏng trang thiết bị lớp học
để yêu cầu bồi hoàn; Duy trì hiệu lệnh trống các giờ học; Đóng, mở cổng trước
và sau giờ học; Làm một số việc khác khi được phân công.
1.3.3.12. Học viên
Học viên trung tâm giáo dục thường xuyên là người học đang theo học
một hoặc nhiều chương trình của trung tâm giáo dục thường xuyên; Kính trọng
thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của trung tâm; thực hiện nội quy
của trung tâm và các quy định của Quy chế này; Thực hiện đầy đủ các yêu cầu
về học tập, lao động thực hành do trung tâm đề ra.
1.3.4. Cơ chế hoạt động
1.3.4.1. Quy định, tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập
 Trung tâm giáo dục thường xuyên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh
giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm đối với học viên theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 Học viên học tạitrung tâm giáo dục thường xuyên theo các chương trình
học khác nhau, khi học hết chương trình được kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo
quy định như sau:
 Đối với chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết
chữ có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được
giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ giáo dục thường
xuyên;
 Học viên học tại trung tâm giáo dục thường xuyên học xong
chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
24
thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo thì được giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ
giáo dục thường xuyên tương ứng với chương trình đã học;
 Học viên học hết chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung
học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
thì được trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc
tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Học viên học hết chương trình giáo
dục thường xuyên cấp trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được
giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp
bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
 Căn cứ quy định về liên kết đào tạo, học viên học hết chương trình
giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp có đủ điều
kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và
nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu
trưởng trường cao đẳng, Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp trung
cấp chuyên nghiệp;
 Căn cứ quy định về liên kết đào tạo, học viên học hết chương trình
giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học
có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được
dự thihoặc bảo vệ đồ án, khoá luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu
trưởng trường cao đẳng, Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp cao
đẳng, đại học.
1.3.4.2. Các văn bản, quychế hoạt động.
Trung tâm GDTX hoạt động cần tuân theo những quy định về chuẩn
nghề nghiệp giáo viên, chuẩn giám đốc; quy định về biên chế đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên; quy định về thiết bị dạy học, phòng học bộ môn; quy định
25
về đạo đức nhà giáo; quy định về đánh giá xếp loại viên chức; quy định về thi
và tuyển sinh; quy định về vệ sinh, môi trường, an ninh trong trường học; quy
định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục; quy định
về dạy thêm học thêm; quy chế văn bằng chứng chỉ; quy định về đánh giá, xếp
loại viên chức; quy định về tự kiểm tra tài chính, kế toán; quy chế dân chủ,
công khaiminh bạch trong tổ chức và hoạt động giáo dục; quy định về phổ cập
giáo dục; chỉ thị nhiệm vụ năm học (hàng năm) của Bộ trưởng Bộ giáo dục và
Đào tạo, chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo, kế hoạch năm học của trungtâm,...
1.3.5. Các điều kiện đảm bảo hoạt động
1.3.5.1. Hệ thống sổ sách theo dõi
Sổ kế hoạch và chương trình hoạt động; Sổ nghị quyết của trung tâm; Sổ
đăng bộ; Sổ gọi tên và ghi điểm; Sổ ghi đầu bài; Học bạ của học viên; Sổ theo
dõi cấp phát văn bằng, chứng chỉ; Sổ kiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác
chuyên môn; Sổ thi đua; Sổ theo dõicác văn bản, công văn đi, đến; cặp lưu trữ
văn bản, công văn; Sổ quản lý tài sản, tài chính.
Một số loại sổ sách dùng cho cá nhân giáo viên nhân viên: Sổ kế hoạch
giảng dạy; Giáo án; Sổ dự giờ; Sổ điểm cá nhân; Sổ giáo viên chủ nhiệm lớp;
Sổ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Sổ ghi chép cá nhân.
1.3.5.2. Cơ sở vật chất
Trung tâm giáo dục thường xuyên phải có đủ các phòng học, phòng thí
nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu giảng
dạy, học tập; Trung tâm giáo dục thường xuyên phải có biển hiệu của trung
tâm.
1.3.5.3. Nguồn tài chính và quản lí tài sản, tài chính
 Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm: Ngân
sách nhà nước; Học phí, các khoản thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu
26
khoa học, chuyển giao công nghệ, lao động sản xuất và các hoạt động khác;
Các nguồn thu tài chính hợp pháp khác.
 Quản lý tài sản, tài chính: Việc quản lý tài sản của trung tâm giáo dục
thường xuyên phải tuân theo đúng các quy định của nhà nước. Mọi thành viên
trong trung tâm có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của trung tâm.
 Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của trung tâm giáo dục
thường xuyên phải tuân theo các quy định của nhà nước; chấp hành đầy đủ các
chế độ kế toán, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định.
1.4. Đặc điểm kiểm tra nội bộ trong trung tâm giáo dục thường xuyên
1.4.1. Chủ thể hoạt động kiểm tra nội bộ
Trong hoạt động KTNB, Giám đốc là chủ thể quản lí, vừa là ngườiquản
lí, vừa là nhà lãnh đạo, chủ thể quản lí tác động vào đối tượng quản lí thông
qua tổ chức và thực hiện chức năng tổ chức. Để hoạt động KTNB tạiđơn vị có
chất lượng vai trò của giám đốc là phải kiện toàn, phát triển bộ máy, quản lí
nhân sự, xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách và xác lập các điều kiện bảo
đảm cho các hoạt động KTNB tại đơn vị.
Căn cứ vào công văn số: 1285 /SGDĐT-TTr ngày 13 tháng 9 năm 2016
của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk về việc Hướng dẫnthựchiệncông
tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2016-2017 đã chỉ rõ: “Kiểm tra nội bộ
trường học là một chức năng cần thiết của quản lý trường học, là mộtnộidung
quan trọng của công tác quản lý giáo dục. Vì vậy, Giám đốc Trung tâm giáo
dục thường xuyên có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý, cán bộ, giáoviênđể
tiến hành kiểm tra trong phạm vi nội bộ đơn vị mình”.[22,tr.2]
Vì vậy chủ thể của KTNB có thể là quản lí, giáo viên, nhân viên,... do
giám đốc lựa chọn những người đã được đào tạo, bồi dưỡng và có năng lực làm
chủ thể KTNB. Về xây dựng đội ngũ chủ thể cần đảm bảo các tiêu chí phía
dưới sao cho phù hợp vớitình hình đơn vị như :Số lượng và cơ cấu; Chất lượng
27
(nguồn đào tạo, trình độ, thâm niên); Các hoạt động phối hợp của tập thể sư
phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của đơn vị. Nền nếp
hoạt động (tổ chức, trật tự kỷ cương, kế hoạch); Công tác bồi dưỡng và tự bồi
dưỡng.
1.4.1.1. Chức năng
Tạo lập kênh thông tin phản hồi vững chắc, cung cấp thông tin đã được
xử lý chính xác để thủ trưởng tiến hành hoạt động quản lý có hiệu quả; đánh
giá và phân tích, xác nhận giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ,
chất lượng và hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm
được hình thành,…ở thời điểm đang xét so với mục tiêu, kế hoạch hay những
chuẩn mực đã được xác định.
Phát hiện là tìm ra những mặt tốt để động viên và tìm ra những lệch lạc,
sai sót, những gì còn chưa đạt được so với dự kiến ban đầu để uốn nắn, sửa
chữa.
Điều chỉnh là sự cân bằng lại chương trình, kế hoạch những biện pháp
quản lý, tìm ra những giải pháp uốn nắn lệch lạc, những gì mà chưa qua thực
tiễn, thấy chưa phù hợp.
Giúp đỡ, động viên, thông qua kiểm tra cần giúp đỡ đốitượng hoàn thành
tốt nhiệm vụ, động viên kịp thời những ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tuyên
truyền những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến.
28
1.4.1.2. Nhiệm vụ
Kiểm tra: Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so
với các qui định trong các văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn của
các cấp quản lý.
Đánh giá: Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ
theo qui định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm
tra.
Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra
thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Thúcđẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm
tốt, những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện
dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục
quốc dân.
1.4.2. Đối tượng và nội dung kiểm tra nội bộ
Kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX là kiểm tra toàn bộ hoạt động
của trung tâm tức là kiểm tra các yếu tố sau: Tổ chức bộ máy; Nhân sự; Cơ chế
hoạt động; Điều kiện đảm bảo hoạt động.
 Kiểm tra tổ chức bộ máy: Tức là kiểm tra chức năng, nhiệm vụ, sự
phân công trong tổ chức bộ máy của trung tâm. Về bản chất, nội dung tổ chức
là việc thực hiện phân công lao động một cách khoa học, là cơ sở để tạo ra năng
suất lao động cao cho trung tâm.
 Kiểm tra nhân sự: Kiểm tra nhân sự thực chất là kiểm tra quản lí con
người. Mà con người là nguồn gốc của sự phát triển; con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự phát triển. Kiểm tra nhân sự có tầm quan trọng đặc biệt
vì nó gắn liền với sự sinh tồn và phát triển của trung tâm. Có thể coi kiểm tra
nhân sự là chức năng cốt lõi của quản lí. Nội dung kiểm tra nhân sự bao gồm:
29
+ Bố trí, sắp xếp đội ngũ, xác định vị trí, nhiệm vụ quyền hạn của
từng thành viên, từng bộ phận trong trung tâm, trong đó bao gồm cả vấn đề
phân cấp, phân quyền;
+ Tuyển dụng, đào tạo, bồidưỡng, bố trí sắp xếp, khen thưởng, đề
bạt, kỷ luật, sa thải nhân sự.
+ Chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát nhân sự.
 Kiểm tra cơ chế, chính sách quản lí:Kiểm tra cơ chế, chính sách quản lí
bao gồm thiết chế tổ chức và các chế độ quy phạm cho việc thực hiện quá trình
quản lí các hoạt động của trung tâm GDTX nhằm đạt tới các mục tiêu tổ chức
đề ra. Cơ chế quản lí là cách thức theo đó một quá trình quản lí được thực hiện
có hiệu lực, hiệu quả.
Thực chất cơ chế quản lí đó là sự xác lập các mối quan hệ của các lực
lượng trong tổ chức tạo sự thống nhất về ý chí và hành động, sự phối hợp nhịp
nhàng, nâng cao hiệu lực quản lí, hiệu quả hoạt động của thành viên trong trung
tâm.
 Kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho hoạt động KTNB: như các nguồn
lực tài chính, CSVC cho hoạt động KTNB của trung tâm. Việc bảo đảm nguồn
kinh phí, CSVC bảo đảm cho các hoạt động KTNB là một trong những yêu cầu
quan trọng hàng đầu. Nguồn kinh phí và CSVC đầy đủ là cơ sở, điều kiện quan
trọng để đảm bảo cho hoạt động KTNB diễn ra thành công.
1.4.3. Cơ chế kiểm tra nội bộ
1.4.3.1. Quy chế hoạt động kiểm tra nội bộ.
 Quy chế hoạt động kiểm tra nhằm đề ra những quy tắc mà tất cả các
thành viên nhà trường phải tôn trọng, nghiêm túc chấp hành để tạo điều kiện
cho hoạt động kiểm tra; xác lập quyền hạn, nhiệm vụ của Ban KTNB, trách
nhiệm của các thành viên nhà trường trong công tác kiểm tra. Việc xây dựng
quy chế hoạt động hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, phát huy năng lực của thành
30
viên trong Ban KTNB và cũng tạo điều kiện các thành viên nhà trường sẽ giám
sát hoạt động của Ban KTNB.
 Từ cơ sở Điều lệ trung tâm và lý luận về quản lý trường học, Thủ trưởng
xây dựng quy chế hoạt động của Ban KTNB nhằm đảm bảo hoạt động của Ban
KTNB. Quy chế quy định nội dung cụ thể, chitiết về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn, chế độ sinh hoạt của Ban KTNB; nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm, quyền lợi của Trưởng ban KTNB, các thành viên trong Ban; mối quan
hệ của Ban KTNB với cán bộ, giáo viên, nhân viên và các Hội đồng tư vấn
khác trong đơn vị.
1.4.3.2. Về cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của kiểm tra nội bộ trường học là:
 Luật giáo dục
 Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành luật giáo dục
 Mục tiêu, kế hoạch giáo dục của trung tâm
 Điều lệ trung tâm
 Nghị định chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục.
 Chỉ thị năm học (hàng năm) của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
 Chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo
 Kế hoạch năm học của trung tâm,...
 Căn cứ vào kế hoạch KTNB các năm học trước
 Nội dung chương trình, quy chế chuyên môn, kế hoạch giảng dạy, ...
liên quan đến giáo dục và giảng dạy cho học viên.
1.4.3.3. Quy trình kiểm tra nội bộ
1.4.3.3.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Kế hoạch kiểm tra của trung tâm là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm
học, đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Giám đốc xây dựng
kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trung tâm
31
và có tính khả thi. Kế hoạch kiểm tra có thể được thiết kế dướidạng sơ đồ, biểu
bảng và được treo ở văn phòng nhà trường, trong đó ghirõ: mục đích, yêu cầu,
nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra,
thời gian được kiểm tra và lực lượng kiểm tra bảo đảm được tính ổn định tương
đối của kế hoạch. Kế hoạch kiểm tra cần được công bố công khai ngay từ đầu
năm học. Giám đốc cần xây dựng các loại kế hoạch kiểm tra toàn năm học,
kiểm tra tháng, tuần. Kế hoạch kiểm tra cần phản ảnh được các nội dung sau:
Mục đích, yêu cầu; Nội dung; Phương thức tiến hành; Các điều kiện đảm bảo
cho công tác kiểm tra; Phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện kế hoạch.
1.4.3.3.2 Xây dựng tổ chức bộ máy kiểm tra nội bộ
 Xây dựng lực lượng kiểm tra
Trung tâm có nhiều đốitượng phải kiểm tra. Do tính đa dạng và phức tạp,
thường giám đốc không đủ thông thạo về nhiều bộ môn, nhiều thời gian để trực
tiếp kiểm tra trong trung tâm. Giám đốc phải đưa nhiều thành viên vào việc
kiểm tra. Xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa
học, tính dân chủ cũng là một yêu cầu để thực hiện phương châm “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là:
 Giám đốc quyết định thành lập ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra
phải là giám đốc hoặc phó giám đốc trung tâm.
 Thành viên ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn
nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc.
 Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc
được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.
 Phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với các thành viên của ban KTNB.
Sự phân công phải cụ thể: nội dung công việc, thời gian hoàn thành, ...
 Xác lập cơ cấu phối hợp giữa các bộ phận chức năng, làm sao để công
việc được tiến hành đồng bộ, toàn diện, đúng tiến độ của kế hoạch chung;
32
 Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh bộ máy KTNB.
1.4.3.3.3 Chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ.
Trong công tác quản lý giáo dục, kiểm tra là một khâu quan trọng trong
chu trình quản lý. Chỉ đạo công tác kiểm tra đòihỏi các cấp quản lý cần làm tốt
các nhiệm vụ sau:
 Ra các quyết định về kiểm tra (quyết định thành lập ban kiểm tra, xác
định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra...);
 Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm
vụ: (kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy...);
 Sử dụng và phối hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra đối với mỗi
nội dung kiểm tra cụ thể;
 Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra;
 Huấn luyện cán bộ và nhân viên dưới quyền thực hiện kiểm tra và tự
kiểm tra. Khuyến khích tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong
nhà trường.
Giám đốc là ngườitổ chức và chỉ đạo công tác kiểm tra nộibộ trung tâm,
đưa hoạt động kiểm tra tiến tới hiệu quả cao nhất. Giám đốc kiểm tra nội bộ
trung tâm cũng chính là tự kiểm tra hoạt động quản lý của mình.
1.4.3.3.4 Kiểm tra côngtác kiểm tra nội bộ.
Để công tác KTNB đạt được mục đích theo yêu cầu đề ra, đòi hỏi trách
nhiệm của Giám đốc cần phảitiến hành chức năng kiểm tra để xem xét mọimặt
của hoạt động KTNB, qua đó thu nhận những thông tin ngược, để có quyết định
điều khiển, điều chỉnh phù hợp đạt được mục đích, yêu cầu của công tác KTNB.
Để thực hiện vai trò kiểm tra công tác KTNB, cần thực hiện các nội dung sau:
- Kiểm tra: kế hoạch; trình tự thủ tục tiến hành; tổ chức; chỉ đạo
của ban KTNB để có sự cân nhắc, điều chỉnh phù hợp với kế hoạch chung và
đảm bảo quy trình, nội dung, mục đích yêu cầu;
33
- Kiểm tra các thành viên KTNB và đối tượng được KT có thực
hiện đúng các yêu cầu của công tác đã đề ra không;
- Kiểm tra trách nhiệm của đối tượng được KTNB trong việc chấp
hành và thực hiện quyết định kiểm tra;
- Kiểm tra việc thực hiện kết luận của ban KTNB đối với đối tượng được
kiểm tra.
1.4.3.4. Những nguyên tắccủa kiểm tra nội bộ.
 Nguyên tắc pháp chế: Kiểm tra được tổ chức và hoạt động trên cơ sở
pháp luật quy định, chỉ tuân thủ theo pháp luật và không ai có thể can thiệp và
không thể có tuỳ tiện trong tổ chức và hoạt động kiểm tra.
 Nguyên tắc tập trung dân chủ:Nguyên tắc tập trung dân chủ được quán
triệt trong kiểm tra, chủ thể quản lý có quyền quyết định chương trình, kế hoạch
kiểm tra và có quyền phủ quyết những kết luận của những bộ phận, cá nhân
tham gia lực lượng kiểm tra.
Mặt khác các tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, đề xuất, kiến nghị để
các tổ chức xem xét giải quyết.
 Nguyên tắc khách quan: Kiểm tra phải bảo đảm tính khách quan, trung
thực công khai, công bằng. kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào chuẩn mực đã
quy định, tránh áp đặt, chủ quan của người kiểm tra. Đó là sự thể hiện dân chủ
trong quản lý.
Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm
tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá
nhân, bộ phận trong đơn vị.
 Nguyên tắc tính hiệu quả: Hoạt động kiểm tra phải đạt được mục tiêu
đã đặt ra với mọi chi phí ít nhất (chi phí thời gian, vật chất, sức lực).
34
 Nguyên tắc kế hoạch: Nguyên tắc tính kế hoạch đòi hỏihoạt động kiểm
tra phảiđược xác định trong toàn bộ năm học hỗ trợ tích cực cho việc triển khai
các chức năng quản lý khác.
Mặt khác kiểm tra phải có kế hoạch triển khai cụ thể phù hợp với từng
giai đoạn nhằm đạt tới mục tiêu đề ra.
 Nguyên tắc giáo dục: Cơ sở khoa học của nguyên tắc này là lòng nhân
ái; kiểm tra là để hiểu biết công việc, là để giúp đỡ con người. Kiểm tra phải
mang tính thiện chí, tính giáo dục bộc lộ ở mục đích, nội dung, phương pháp
kiểm tra. Bảo đảm tốt nguyên tắc này sẽ tạo được quá trình kiểm tra thành tự
kiểm tra.
 Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời: Kiểm tra là một chức năng quản
lý, là công việc của nhà quản lý nên phải thực hiện thường xuyên, không phải
“khi có vấn đề” mới kiểm tra.
1.4.3.5. Phương pháp kiểm tra nội bộ trường học
Để thu thập và có được những thông tin tin cậy, khách quan về trung
tâm, về các hoạt động sư phạm trong trung tâm, cần sử dụng nhiều phương
pháp kiểm tra khác nhau. Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào là tùy
thuộc đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống cụ thể
trong kiểm tra. Những phương pháp kiểm tra phổ biến là:
 Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp quan trọng nhất của kiểm
tra. Quan sát nhằm mục đích chuyên môn là sự tập trung tâm trí của mình theo
những nguyên tắc vào những vấn đề nhất định. Quan sát là một hoạt động khác
hẳn với việc trông thấy.
 Phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm
Phương pháp này cho phép kiểm tra viên hình dung lại quá trình hoạt
động của đối tượng kiểm tra. Người kiểm tra có thể phân tích nhiều loại tài liệu
sản phẩm khác nhau trong quá trình kiểm tra. Chẳng hạn như: Các loại kế
35
hoạch, giáo án, sổ chủ nhiệm, các loại biên bản, sổ giao ban, các bản sơ kết,
tổng kết, vở ghi của học viên, sổ điểm, bài kiểm tra của học viên, đồ dùng dạy
học tự làm của giáo viên.
 Các phương pháp tác động trực tiếp đối tượng
Các phương pháp này bao gồm: Điều tra bằng phiếu; Phỏng vấn, trao
đổi, nghe báo cáo; Kiểm tra (miệng, viết)
 Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể
Chẳng hạn tham dự các sinh hoạt, hoạt động trong và ngoài lớp, ngoài
trung tâm. Chỉ có sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau và biết phối
hợp tối ưu giữa chúng mới cho phép rút ra được những kết luận có căn cứ,
chuẩn xác để đánh giá đúng đắn, khách quan việc thực hiện nhiệm vụ của đối
tượng kiểm tra.
1.4.3.6. Hình thức kiểm tra nội bộ trong trường học.
 Kiểm tra toàn diện: Là xem xét và đánh giá trình độ hoạt động của đối
tượng kiểm tra trên cơ sở những sự kiện, dữ liệu đa dạng, có hệ thống của toàn
bộ các hoạt động và hiệu quả của tất cả các khâu trong quá trình hoạt động.
 Kiểm tra từng mặt: Xem xét, đánh giá đối tượng kiểm tra thông qua kết
quả hoạt động cá nhân, bộ phận liên quan với đối tượng kiểm tra. Ví dụ: xem
xét, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên thông qua kiểm tra kết quả học
tập của học viên.
 Kiểm tra theo chuyên đề: Đây là hình thức xem xét và đánh giá chỉ một
khía cạnh hay một số vấn đề trong toàn bộ hoạt động của đối tượng kiểm tra.
 Kiểm tra định kỳ: Hình thức kiểm tra này giúp cho nhà quản lý đánh giá
được mức độ tiến bộ của cá nhân hay bộ phận. Thông thường, kiểm tra định kỳ
có báo trước cho đốitượng kiểm tra nên giúp cho đối tượng bộc lộ hết khả năng
trong công việc của mình.
36
 Kiểm tra đột xuất: Hình thức kiểm tra này giúp cho người quản lý biết
được tình hình công việc diễn ra trong điều kiện bình thường hàng ngày, đồng
thời có tác dụng duy trì kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần tự giác, tự kiểm tra
của các cá nhân, bộ phận trong trung tâm.
 Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của lần kiểm tra trước: Được thực
hiện sau khi hoạt động đã xảy ra. Nó giúp cho nhà quản lý đánh giá về quyết
định của mình để rút kinh nghiệm. Nó cung cấp cho mọi người trong tổ chức
những thông tin cần thiết để nâng cao công tác trong tương lai.
1.4.4. Các điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra nội bộ
Việc bảo đảm nguồn tàichính và CSVC cho các hoạt động KTNB là một
trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu. Nguồn tài chính và CSVC dồi dào
là điều kiện quan trọng để duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động KTNB,
đây là yếu tố thứ hai sau con người. Cho dù con người có giỏi mấy đi chăng
nữa nhưng không có kinh phí và CSVC đảm bảo cho các hoạt động của KTNB
thì chất lượng hoạt động của trung tâm cũng không thể cao.
KTNB cần được bố trí trụ sở làm việc, trang bị phương tiện thông tin
liên lạc, phương tiện kiểm tra và các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho công
tác KTNB. Kinh phí hoạt động của KTNB do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn
chi hoạt động thường xuyên căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ mà đơn vị xây
dựng và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Các điều kiện hỗ trợ cho công tác KTNB là yêu cầu cần phải có để thực
hiện. Các điều kiện đó bao gồm:
 Tài chính bảo đảm cho các hoạt động KTNB (Kinh phí bồi dưỡng cho
đội ngũ tham gia KTNB; Kinh phí tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ
làm công tác KTNB; Kinh phí sơ kết, tổng kết, khen thưởng…)
 Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện: Máy vi tính,
máy phôtôcopy, máy ghi âm; Phòng thư viện, phòng bộ môn, …
37
 Điều kiện về pháp lý: có đầy đủ văn bản, hướng dẫn của các cấp quản
lý về công tác KTNB;
 Điều kiện về tinh thần: Do hoạt động KTNB là một trong những hoạt
động của công tác quản lý nên cần có sự cộng tác, phối kết hợp, tham gia của
các bộ phận liên quan của đơn vị nhằm đảm bảo kế hoạch KTNB không bị
chồng chéo, hoàn thành kế hoạch đã đề ra;
 Điều kiện về công việc và thời gian cho thanh viên ban: nên cần bố trí
công việc sao cho phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao; CTVKT là
những CBQL, tổ trưởng, GV,.. đang thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị, họ đảm
nhiệm công tác KTNB chỉ là kiêm nhiệm, nên bố trí thời gian kiểm tra sao cho
phù hợp, không ảnh hưởng đến công việc chuyên môn chính tại đơn vị;
 Cần có chế độ động viên khuyến khích đội ngũ KTNB: Hiện tại chưa có
công văn nào quy định về chế độ kinh phí cho công tác KTNB, tuy nhiên thu
trưởng đơn vị có thể xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để dùng kinh phí chi
thường xuyên cảu đơn vị để chi; Các cấp QLGD cần quan tâm, giúp đỡ và tạo
điều kiện cho đội ngũ KTV được tham gia học tập nâng cao trình độ về chính
trị, chuyên môn nghiệp vụ để họ có đủ năng lực đảm nhiệm công việc được
giao, tạo được niềm phấn khởi, yên tâm làm nhiệm vụ.
1.4.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra nội bộ.
1.4.5.1. Yếu tố chủ quan
 Trước hết, đó là nhận thức, tâm lý và tư tưởng của đội ngủ kiểm tra nội
bộ. Nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý ngại va chạm và tư tưởng chưa thực sự an
tâm trong công tác của những người làm công tác KTNB làm cho hiệu quả của
hoạt động kiểm tra chưa đạt mục đích đã đề ra.
 Do ràng buộc bởi cơ chế, tổ chức và hoạt động của KTNB không độc
lập. Nên hoạt động của KTNB không linh hoạt, không kịp thời. Kiểm tra luôn
phải chờ ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng.
38
 Tiếp đến là bản lĩnh của những người làm công tác kiểm tra, sự phối
hợp giữa các bộ phận, giữa những người làm công tác kiểm tra một phần nào
đó cũng làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động KTNB.
1.4.5.2. Yếu tố khách quan
Những yếu tố sau đây, một phần nào đó đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của KTNB:
 Nhận thức của tổ chức, cá nhân được kiểm tra, nhiều người cho rằng
KTNB là những người chỉ chuyên đi giải quyết các vụ việc liên quan có ý kiến,
khiếu nại, tố cáo hoặc xem xét tìm những ai đó sai sót để xử lý. Họ chưa nhận
thức đầy đủ nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy của hoạt động KTNB.
 Những ngườilàm công tác KTNB chưa được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp
vụ một cách bài bản và các điều kiện hỗ trợ chưa tương xứng.
1.5. Kinh nghiệm kiểm tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục
 Quản lý hoạt động KTNB chính là cách thức tác động vào việc thực hiện
từng khâu, từng nộidung của KTNB để từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao
hiệu quả và chất lượng của công tác KTNB. Hoạt động KTNB được thực hiện
bằng các hành động của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào công
tác KTNB. Hành động như thế nào phụ thuộc vào nhận thức, nhận thức đúng
thì hành động đúng.
Quản lý KTNB gồm 5 bước cơ bản:
+ Lập kế hoạch hoạt động KTNB
+ Tổ chức thực hiện hoạt động KTNB
+ Chỉ đạo thực hiện hoạt động KTNB
+ Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động KTNB
+ Rút kinh nghiệm và điều chỉnh quản lý hoạt động KTNB
 Thủ trưởng đơn vị phải có kế hoạch kiểm tra từ đầu năm học
39
 Hồ sơ phải được lưu giữ qua các năm
 Mỗi năm thủ trưởng đơn vị phải kiểm tra mỗi cán bộ giáo viên, nhân
viên ít nhất một lần, đánh giá cán bộ giáo viên trong đơn vị.
 Thông qua kiểm tra phải góp phần bồi dưỡng cán bộ giáo viên, hàng
tháng thông báo, rút kinh nghiệm trong đơn vịthông qua các cuộc họp hộiđồng
nhà trường.
 Kiểm tra chuyên môn là trọng tâm, kiểm tra tài chính, tài sản và việc
thực hiện chế độ chính sách pháp luật phải được coi trọng.
 Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo hàng kỳ và các báo cáo đột xuất
về cấp trên.
 Phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về mặt nhận thức đối với công tác
KTNB
 Cần tập trung xây dựng và hoàn thiện bộ máy KTNB tạiđơn vị, đặc biệt
coi trọng việc lựa chọn đội ngũ kiểm tra viên kinh nghiệm
 Luôn luôn quan tâm đến chế độ, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho
lực lượng kiểm tra viên.
 Cụ thể hoá các nội dung kiểm tra bằng cách chuẩn đánh giá đề việc nhận
xét và xếp loại đúng, chính xác, có tác dụng thiết thực đối với nhà trường và
cán bộ giáo viên.
Tiểu kết chương 1
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, tác giả rút ra kết luận như sau:
Quản lý là hoạt động gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, là quá trình lựa chọn những tác động lên khách thể quản lý nhằm đảm
bảo cho một hoạt động chung nào đó có kết quả mong muốn. Chủ thể quản lý
cần biết sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động lên đối tượng bị quản lý, sao
cho đảm bảo sự cân đối cả hai mặt ổn định và phát triển bộ máy.
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (12)

Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thị xã Sơn Tây
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thị xã Sơn TâyChất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thị xã Sơn Tây
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thị xã Sơn Tây
 
Luận văn: Chất lượng công chức các phòng chuyên môn, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức các phòng chuyên môn, HOTLuận văn: Chất lượng công chức các phòng chuyên môn, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức các phòng chuyên môn, HOT
 
Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang
Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên GiangChất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang
Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường, HOT
Luận văn: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường, HOTLuận văn: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường, HOT
Luận văn: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường, HOT
 
Luận văn: Quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Y tế
Luận văn: Quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Y tếLuận văn: Quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Y tế
Luận văn: Quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Y tế
 
Luận văn: Đánh giá công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Đánh giá công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Đánh giá công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Đánh giá công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long XuyênLuận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
 
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu họcLuận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
 
Luận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Luận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDLuận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Luận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
 
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng BìnhLuận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 

Similar to Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY

Similar to Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY (20)

Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamĐề tài: Chất lượng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
 
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núiLuận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái NguyênLuận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
 
Luận văn:Tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho chính quyền, HOT
Luận văn:Tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho chính quyền, HOTLuận văn:Tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho chính quyền, HOT
Luận văn:Tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho chính quyền, HOT
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
 
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộcQuản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAYĐề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học ở thành phố Móng Cái,...
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn...
 
lv: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước
lv: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước lv: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước
lv: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước
 
Luận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đ
Luận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đLuận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đ
Luận văn: Quản lý thực tập sư phạm của sinh viên mầm non, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

Đề tài: Kiểm tra nội bộ tại trung tâm giáo dục tỉnh Đắk Lắk, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HUỲNH VIẾT TRUNG KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ CÔNG Chuyên ngành: quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TẠ QUANG TUẤN ĐẮK LẮK - NĂM 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Tạ Quang Tuấn Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn vàchúthích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịutráchnhiệm về nội dung luận văn của mình.Các trung tâm GDTX trên địabàntỉnhĐắkLắk không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Đắk Lắk, tháng 03 năm 2017 Tác giả luận văn Huỳnh Viết Trung
  • 3. LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chương trình khóa học Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công tại Phân viện Tây Nguyên – Học viện Hành chính Quốc gia và hoàn thành luận văn “Kiểm tra nội bộ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo giảng dạy, Khoa Sau đại học, Phân viện Tây Nguyên - Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Tạ Quang Tuấn – Phó hiệu trưởng trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk; lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ công nhân viên 15 trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; các bạn đồng nghiệp và những ngườithân đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu, thông tin bổ ích và động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn của quý thầy giáo, cô giáo và sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Đắk Lắk, tháng 03 năm 2017 Tác giả luận văn Huỳnh Viết Trung
  • 4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Lý do nghiên cứu đề tài................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.............................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .........................................................................4 3.1. Mục đích .......................................................................................................................4 3.2. Nhiệm vụ.......................................................................................................................4 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................4 4.1. Khách thể nghiên cứu................................................................................................4 4.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................5 4.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ...........................5 5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận..........................................................5 5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:.....................................................5 5.3. Các phương pháp thống kê toán học.......................................................................5 6. Ý nghĩa của luận văn ....................................................................................................6 6.1. Về mặt lý luận: ............................................................................................................6 6.2. Về mặt thực tiễn: .........................................................................................................6 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................6 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN .....................................7 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài. ......................................................................7 1.1.1. Quản lý ..................................................................................................................7 1.1.2. Kiểm tra.................................................................................................................8 1.1.3. Kiểm tra nội bộ.....................................................................................................9 1.1.4. Kiểm tra nội bộ trường học.................................................................................9 1.2. Tiếp cận tổ chức học trong quản lý và kiểm tra .................................................9 1.2.1. Lý thuyết về tổ chức và phát triển tổ chức........................................................9 1.2.2. Mô hình Quản lý và kiểm tra trong tổ chức................................................... 13 1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động của trung tâm GDTX. ....................................... 15 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm giáo dục thường xuyên ...................... 15 1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính................................................................. 16 1.3.3. Nhân sự trung tâm giáo dục thường xuyên.................................................... 20 1.3.4. Cơ chế hoạt động .............................................................................................. 23 1.3.5. Các điều kiện đảm bảo hoạt động ................................................................... 25 1.4. Đặc điểm kiểm tra nội bộ trong trung tâm giáo dục thường xuyên ............ 26
  • 5. 1.4.1. Chủ thể hoạt động kiểm tra nội bộ.................................................................. 26 1.4.2. Đối tượng và nội dung kiểm tra nội bộ .......................................................... 28 1.4.3. Cơ chế kiểm tra nội bộ ..................................................................................... 29 1.4.4. Các điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra nội bộ ................................... 36 1.4.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra nội bộ. ........................... 37 1.5. Kinh nghiệm kiểm tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục .................................. 38 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................... 39 2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRUNG TÂM GDTX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK........................ 41 2.1. Vài nét khái quát về giáo dục nói chung và giáo dục thường xuyên nói riêng của tỉnh Đắk Lắk. ................................................................................................ 41 2.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk............................................................................................................ 47 2.2.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của công tác KTNB tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. ............................................................................. 47 2.2.2. Thực trạng chủ thể kiểm tra nội bộ................................................................. 49 2.2.3. Thực trạng đối tượng và nội dung kiểm tra nội bộ ....................................... 54 2.2.4. Thực trạng cơ chế kiểm tra nội bộ .................................................................. 61 2.2.5. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ cho công tác kiểm tra nội bộ ............... 63 2.2.6. Một số nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay. .......................... 65 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................... 66 3 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRUNG TÂM GDTX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK .................................. 67 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trung tâm. .................................................................................................................................... 67 3.1.1. Nguyên tắc về tính định hướng đảm bảo mục tiêu GD&ĐT....................... 67 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................. 68 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ................................................................... 69 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................................. 70 3.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay. .................................................... 71 3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra nội bộ ..... 71 3.2.2. Hoàn thiện chủ thể hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên................................................................................................................ 73 3.2.3. Hoàn thiện đối tượng kiểm tra nội bộ............................................................. 79 3.2.4. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra nội bộ .................................................................. 84 3.2.5. Hoàn thiện các điều kiện phục vụ kiểm tra nội nội ...................................... 90
  • 6. 3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp đề xuất ............................................... 92 3.4. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.......... 92 4 Tiểu kết chương 3................................................................................................. 95 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 97 6 PHỤ LỤC:.............................................................................................................101
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ (NGHĨA) 1 BGĐ Ban giám đốc 2 BTĐ Bí thư đoàn 3 CBQL Cán bộ quản lý 4 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5 CTCĐ Chủ tịch Công đoàn 6 CTVTT Cộng tác viên thanh tra 7 ĐHSP Đại học sư phạm 8 GD Giáo dục 9 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 10 GDPT Giáo dục phổ thông 11 GDTX Giáo dục thường xuyên 12 GV Giáo viên 13 HĐGD Hoạt động giáo dục 14 HĐSP Hoạt động sư phạm 15 HĐTTGD Hoạt động thanh tra giáo dục 16 HV Học viên 17 KT Kiểm tra 18 KTNB Kiểm tra nội bộ 19 KTNBTH Kiểm tra nội bộ trường học 20 KTV Kiểm tra viên 21 NV Nhân viên 22 PCGD Phổ cập giáo dục 23 QLGD Quản lý giáo dục 24 QLNN Quản lý nhà nước 25 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp 26 TTCM Thanh tra chuyên môn 27 TTGD Thanh tra giáo dục 28 TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên 29 THCS Trung học cơ sở 30 THPT Trung học phổ thông 31 UBND Ủy ban nhân dân 32 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG STT BẢNG TÊN NỘI DUNG BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1 Bảng số liệu về nhân sự các trung tâm GDTX năm 2016 – 2017 42 2 Bảng 2.2 Bảng số liệu về học viên năm học 2016– 2017 43 3 Bảng 2.3 Bảng số liệu về cơ sở vật chất năm học 2016 -2017 44 4 Bảng 2.4 Kết quả khảo sát tầm quan trọng của KTNB 48 5 Bảng 2.5 Kết quả khảo sát tổ chức bộ máy KTNB 49 6 Bảng 2.6 Đánh giá phẩm chất của đội ngũ KTNB 52 7 Bảng 2.7 Đánh giá năng lực chuyên môn của độingũ KTNB 52 8 Bảng 2.8 Đánh giá về năng lực nghiệp vụ của độingũ KTNB 52 9 Bảng 2.9 Tổng hợp đánh giá phẩm chất và năng lực của độingũ KTNB 53 10 Bảng 2.10 Thực trạng về lĩnh vực các hoạt động quản lí, chỉ đạo của BGĐ, CTCĐ, BTĐ, tổ trưởng, trưởng ban; 56 11 Bảng 2.11 Thực trạng về lĩnh vực quản lý chuyên môn, dạy học và giáo dục; 58 12 Bảng 2.12 Thực trạng về lĩnh vực các hoạt động quản lý hành chính 60 13 Bảng 2.13 Mức độ đánh giá về các điều kiện hỗ trợ cho công tác KTNB 63 14 Bảng 3.1 Tổng hợp đánh giá về tính hợp lý và khả thi của các biện pháp 93 15 Bảng 3.2 Tính tương quan giữa tính rất hợp lý và tính rất khả thi 94
  • 9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TT SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TÊN SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRANG 1 Sơ đồ 1.1 Quy trình tác động của quản lí 8 2 Sơ đồ 1.2 Thành phần của tổ chức 11 3 Sơ đồ 1.3 Hoạt động quản lí 11 4 Sơ đồ 1.4 Kiểm tra là một chức năng của quản lí 13 5 Sơ đồ 1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy 16 6 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động KTNB 74 7 Sơ đồ 3.2 Quy trình vận hành của bộ máy KTNB 76 8 Biểu đồ 2.1 Mức độ phẩm chấtvà năng lực của đội ngũ KTNB 53 9 Biểu đồ 2.2 Mức độ các hoạt động quản lí, chỉ đạocủa BGĐ, CTCĐ, BTĐ, tổ trưởng, trưởng ban 57 10 Biểu đồ 2.3 Mức độ các hoạt động quản lý chuyên môn, dạy học và giáodục. 59 11 Biểu đồ 2.4 Mức độ đánh giá các hoạt động quản lý hành chính 60 12 Biểu đồ 2.5 Mức độ các HĐQL xây dựng, chỉ đạocủa lãnh đạo; HĐQL chuyên môn, dạy - học và giáo dục; HĐQL hành chính 61
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp thủ trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý đơn vị, là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại đơn vị. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp thủ trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng được kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Kiểm tra chẳng những giúp nhà quản lý thu thập thông tin về hoạt động của đối tượng quản lý mà còn giúp nhà quản lý nhận rõ kế hoạch, việc chỉ đạo, điều hành của mình có khoa học, khả thi không, từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Mặt khác, từ khi nghịđịnh 42/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; từ đó sẽ không còn thanh tra chuyên môn, thanh tra toàn diện người giáo viên, cán bộ công nhân viên mà chỉ còn thanh tra chuyên ngành theo những đợt cách xa nhau dành cho người quản lí và các bộ phận trong đơn vị. Vì vậy công tác kiểm tra nội bộ là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học hàng năm của người quản
  • 11. 2 lí. Bởi vì, mục đích của công tác này là đánh giá toàn diện tất cả các mặt hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bộ phận và các tổ chức đoàn thể trong trung tâm trong từng năm học. Trên cơ sở kiểm tra nội bộ trong trung tâm, giám đốc đốichiếu với các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của các cấp; các hướng dẫn công tác thanh kiểm tra trong những năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch, chương trình, nội dung, quy chế, … để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của trung tâm. Lấy kết quả kiểm tra làm cơ sở đánh giá, xếp loại việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị mình. Thực tế cho thấy tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, công tác kiểm tra nội bộ trong nhiều năm qua của Giám đốc trung tâm tại một số đơn vị còn mang tính hình thức, thực hiện chưa thật đầy đủ theo tinh thần các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành. Cá biệt, có giám đốc còn giao các tổ chuyên môn và các bộ phận trong đơn vị tự tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loạihoạt động của các bộ phận nên chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt động trong trung tâm. Nhận thức về công tác kiểm tra nội bộ có một vịtrí vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý, nên thời gian qua là một phó giám đốc trung tâm GDTX huyện Krông Bông, bản thân đã có nhiều tiếp cận, học tập, trao đổivà quan tâm đầu tư cho hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ của các trung tâm vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, bất cập, các biện pháp quản lý chưa được hoàn thiện, đồng bộ. Nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trung tâm của ban giám đốc và một số cộng tác viên còn nhiều lúng túng, thực hiện quản lý chỉ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, chưa qua trường lớp đào tạo. Hơn nữa đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra hiện nay là từ những giáo viên giỏi, những tổ trưởng, những
  • 12. 3 người đứng đầu các tổ chức đoàn thể trong đơn vị có kinh nghiệm về chuyên môn được lựa chọn làm cán bộ kiểm tra nhưng chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống về công tác kiểm tra. Vì vậy, tôi chọn đề tài:“ Kiểm tra nội bộ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lí công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Từ khiNghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục. Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục ra đờithì công tác kiểm tra nội bộ trường học đã trở nên vô cùng quan trọng đối với nhà quản lí. Kiểm tra nội bộ đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: + Tác giả Nguyễn Ngọc Quang“Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD”- Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT Trung ương I - 1989 cho rằng chương trình quản lý gồm 5 giai đoạn: Chuẩn bị kế hoạch hoá, kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Kiểm tra là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý, nó giúp cho chủ thể quản lý điều khiển một cách tối ưu hệ quản lý. Không có kiểm tra không có quản lý. + Tác giả Đặng Quốc Bảo đã xác định QLGD có 4 chức năng cụ thể là: Kế hoạch hoá, chỉ huy, điều hành, kiểm tra. Trong đó "Kiểm tra là công việc gắn bó với sự đánh giá tổng kết kinh nghiệm giáo dục, điều chỉnh mục tiêu”. + Với đề tài thanh tra giáo dục, kiểm tra nội bộ trường học đã có nhiều tác giả đề cập. Các bài viết đăng trên tạp chí thông tin QLGD, các bài giảng trong các lớp huấn luyện thanh tra trường cán bộ quản lý GD&ĐT Trung ương I của các tác giả Nguyễn Trọng Hậu, Dương Chí Trọng,... đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra, TTGD. Năm 2003, hai tác giả Quang Anh- Hà Đăng đã xuất bản cuốn: "Những điều cần biết trong hoạt động thanh tra,
  • 13. 4 kiểm tra GD&ĐT” có tính chất tổng hợp các vấn đề cơ bản về thanh tra GD&ĐT; Luận văn “Đổi mới công tác thanh tra toàn diện các trường THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk “ của Nguyễn Ngọc Thành; Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về kiểm tra nội bộ tại trung tâm GDTX với cách tiếp cận đầy đủ dưới góc độ của khoa học hành chính công. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình, tôihy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm công tác kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Đưa ra các biện pháp kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX, luận văn đề xuất biện pháp kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục cũng như nâng cao chất lượng dạy và học ở các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ  Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra nội bộ tại các TTGDTX.  Khảo sát, đánh giá thực trạng về hoạt động kiểm tra nộibộ tạicác trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.  Đề xuất biện pháp tổ chức kiểm tra nộibộ tạicác trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Khách thể nghiên cứu  Hoạt động KTNB tại các trung tâm GDTX
  • 14. 5 * Khách thể khảo sát  Hoạt động KTNB tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk  15 giám đốc, 15 phó giám đốc, 15 tổ trưởng, 15 giáo viên và 15 nhân viên tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Đối tượng nghiên cứu  Biện pháp kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.3. Phạm vi nghiên cứu.  Không gian: Các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.  Thời gian: Khảo sát thực trạng từ năm 2015 đến nay.  Nội dung: Nghiên cứu kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nghiên cứu vai trò của giám đốc trung tâm GDTX. Tập trung nghiên cứu thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ, để từ đó xây dựng những luận cứ về việc quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phân loại các tài liệu nhằm thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp: quan sát, điều tra giáo dục, phỏng vấn, trò chuyện, tổng kết kinh nghiệm, … nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp và sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của các biện pháp nhằm làm sáng tỏ tính thực tiễn của luận văn. 5.3. Các phương pháp thống kê toán học
  • 15. 6 Xử lý số liệu đã thu thập được bằng thống kê toán học trong quá trình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của luận văn 6.1. Về mặtlý luận: Luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. 6.2. Về mặtthực tiễn:  Luận văn đã đánh giá tổng quan về một số thực trạng kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm trong những năm qua đã làm rõ hơn tính cấp thiết và mức độ phù hợp của hoạt động kiểm tra nội bộ. Nội dung hoạt động kiểm tra nội bộ phần lớn đã phù hợp vớicông tác quản lý trường học, đặc biệt là phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;  Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, học tập cũng như giúp người đọc có thể hiểu thêm về những vấn đề lý luận, thực tiễn quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. 7. Kết cấucủa luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận. Luận văn gồm các nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra nội bộ tại các TTGDTX. Chương 2:Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ tạicác trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Biện pháp tổ chức kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  • 16. 7 1 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRANỘI BỘ TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài. 1.1.1. Quản lý Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý nhưng có thể khẳng định quản lý là hoạt động gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là quá trình lựa chọn những tác động lên khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho một hoạt động chung nào đó có kết quả mong muốn. Chủ thể quản lý cần biết sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động lên đối tượng bị quản lý, sao cho đảm bảo sự cân đối cả hai mặt ổn định và phát triển bộ máy. Quản lý là một hoạt động lao động tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác lao động, nó là một thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình lao động xã hội. Sự cần thiết của hoạt động quản lý đã được Mác khẳng định bằng ý tưởng độc đáo và đầy sức thuyết phục: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [17,tr.23] Trong quá trình hình thành và phát triển của lý luận quản lý, tùy theo cách tiếp cận mà khái niệm quản lý đã được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một vài khái niệm: Theo từ điển Tiếng Việt: Quản lí mang ý nghĩa của động từ: Quản là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Lí là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định. [25,tr.72] HarolKoontz:"Quản lí là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đãđề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác". [13,tr.67] Nguyễn Quốc Chí-Nguyễn Mỹ Lộc: “Quản lí là một quá trình tác động có định hướng (có chủ đích), có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác
  • 17. 8 động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định”. [9,tr.35] Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: "Quản lí là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lí là một hệ thống, là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định".[19,tr.8] Từ những quan niệm trên cho thấy, quản lí là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung. Như vậy, quản lí là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung. Quá trình tác động này có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau: (Nguồn Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lí, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.21) 1.1.2. Kiểm tra Là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc – hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để Mục tiêu Khách thể quản lí Đối tượng quản lí Chủ thể quản lí Sơ đồ 1.1. Quy trình tác động của quản lí
  • 18. 9 biết rõ những kế hoạch, mục tiêu, đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy cá nhân và tổ chức phát triển. 1.1.3. Kiểm tra nội bộ Là hoạt động nghiệp vụ quản lý của người thủ trưởng nhằm xem xét thực tế, đánh giá thực trạng hoạt động của đơn vị, so sánh với mục tiêu kế hoạch, phát hiện các mặt: tích cực, sai lệch, vi phạm để đưa ra các quyết định điều chỉnh. 1.1.4. Kiểm tra nội bộ trường học. Là hoạt động xem xét, đánh giá các mặt hoạt động giáo dục và điều kiện dạy - học; đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên và bộ phận trong đơn vị; phân tích nguyên nhân của các ưu điểm, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót; nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển đơn vị, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng. KTNB trường học, về thực chất gồm hai hoạt động: - Thủ trưởng đơn vị tiến hành kiểm tra các công việc, kết quả hoạt động và mối quan hệ của các thành viên, bộ phận; xem xét những điều kiện, phương tiện bảo đảm cho việc phục vụ dạy học và đào tạo trong đơn vị. - Việc tự kiểm tra của các cá nhân, đơn vị trong cơ sở giáo dục và công tác tự kiểm tra của thủ trưởng. 1.2. Tiếp cận tổ chức học trong quản lý và kiểm tra 1.2.1. Lý thuyết về tổ chức và phát triển tổ chức 1.2.1.1. Kháiniệm tổ chức Dưới góc độ danh từ, khái niệm tổ chức cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
  • 19. 10 Trong tác phẩm “Những nguyên lý của công tác tổ chức” xuất bản năm 1922, tác giả P.M. Kécgientxép cho rằng: “Tổ chức nghĩa là liên hiệp nhiều người để thực hiện một công tác nhất định. Chúng ta cũng có thể gọi bản thân hình thức liên hiệp đó là một tổ chức”. [15,tr.9-13] Nhà nghiên cứu về tổ chức người Nhật Bản, ông Mitơkazu lại cho rằng: “Nói tới tổ chức là nói tới một hệ thống hợp lý tập hợp từ hai người trở lên để phát huy đến mức cao nhất năng lực tương hỗ nhằm đạt được mục tiêu vàmục tiêu chung”. [18,tr.104] Theo Gunter Buschges, nhà nghiên cứu về xã hội học người Đức trong tác phẩm “Nhập môn xã hội học tổ chức”, thì:“Tổ chức là dấu hiệu đặc trưng và yếu tố cấu thành một xã hội công nghiệp và dịch vụ hiện đại”. [11,tr.26] Như vậy, các quan niệm đều thống nhất tổ chức là một tập hợp của ít nhất hai cá nhân trở lên và đều hướng đến mục tiêu chung. Tổ chức được coilà một thực thể xã hội đặc biệt và đây chính là nét đặc trưng cơ bản để phân biệt với các tổ chức tự nhiên. Yếu tố liên kết, gắn bó các cá nhân lại với nhau chính là mục tiêu chung; khitham gia vào tổ chức các cá nhân có thể theo đuổinhững mục tiêu khác nhau nhưng họ có điểm chung là cùng hướng đến mục tiêu chung. Tổ chức được coi là một loại công cụ, phương tiện đặc biệt để đạt được mục tiêu, không có tổ chức sẽ không đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, không nên coi tổ chức là mục tiêu, điều đó sẽ dẫn đến những sailầm. Xây dựng thành công các tổ chức mớichỉ là xây dựng xong công cụ, phương tiện; việc vận hành, điều chỉnh, sử dụng nó như thế nào để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất mới là quan trọng. Do đó, tổ chức với tư cách là một công cụ để đạt được mục tiêu phải đáp ứng yêu cầu có cơ cấu gọn nhẹ, nhưng hoạt động linh hoạt, hiệu quả. Các thành phần cơ bản của tổ chức:
  • 20. 11 (Nguồn TS Đào Thị Ái Thi (2012), Khoa học tổ chức, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr.17) Thứ nhất, tổ chức được tạo bởi các cá nhân con người, mọi thành viên đều phải làm việc với nhau để cho công việc được thực hiện, để tiến tới đạt được mục tiêu của tổ chức. Thứ hai, một tổ chức dứt khoát phải có một hay nhiều mục tiêu chung. Thứ ba, để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức, tổ chức phảiphân công nhiệm vụ cho từng nhóm và cá nhân, hay nói cách khác các nhóm và các cá nhân trong tổ chức được xác định mục tiêu riêng của mình để tiến tới mục tiêu chung của tổ chức. Tổ chức là tập hợp của con người trong xã hội có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu xác định; được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật nhằm gắn kết con người với nhau bởinhững mục đích xác định và hành động để đạt đến mục tiêu chung. 1.2.1.2. Mối quan hệ giữa tổ chức và quản lí Khoa học quản lí định nghĩa quản lí là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể quản lí và đốitượng quản lí qua con đường tổ chức. Thực chất là sự tác động, điều khiển, điều chỉnh tâm lí, hành vi của đối tượng quản lí hướng vào hoàn thiện những mục tiêu nhất định của tổ chức. [26,tr.96] Con người Nhiệm vụ Các mục tiêu Sơ đồ 1.2. Thành phần của tổ chức Chủ thể quản lí Tác động qua tổ chức Đối tượng quản lí Mục tiêu Sơ đồ 1.3. Hoạt động quản lí
  • 21. 12 (Nguồn TS Đào Thị Ái Thi (2012), Khoa học tổ chức, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr.96) Các chức năng cơ bản của hoạt động quản lí là lên kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều khiển, kiểm tra, giám sát, đánh giá mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu của tổ chức. Như vậy, một trong năm nội dung và chức năng cơ bản của hoạt động quản lí là tổ chức. Rõ ràng tổ chức còn là công cụ quản lí. Điều đó có nghĩa là tổ chức và quản lí là hoạt động không thể tách rời. Giữa tổ chức và hoạt động của người lãnh đạo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chu trình quản lí và hoạt động của lãnh đạo tổ chức là một. Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch. 1.2.1.3. Pháttriển tổ chức trong quản lý kiểm tra nội bộ Phát triển tổ chức là một quá trình nhằm làm cho tổ chức đạt đến sự phù hợp với những gì mà tổ chức đề ra. Phát triển tổ chức là một sự mở rộng tầm nhìn cho mọi thành viên tổ chức và các thành viên đó hiểu rõ hơn những gì mình đang làm. Trên cơ sở xem xét sự vận động của tổ chức theo môitrường, có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát về phát triển tổ chức theo quan điểm hệ thống. Phát triển tổ chức là một quá trình làm cho tổ chức thích ứng một cách hiệu quả nhất những sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức, nhằm làm cho tổ chức phát triển bền vững cả trước mắt và lâu dài. Phát triển tổ chức là một trong những chiến lược quan trọng để hoàn thiện tổ chức và được các nhà nghiên cứu quản lý quan tâm. Phát triển tổ chức gắn liền con người và tổ chức, con người trong tổ chức. Phát triển tổ chức gắn
  • 22. 13 liền với những sự thay đổi được lập kế hoạch nhằm làm cho cá nhân, nhóm tổ chức vận hành tốt hơn. KTNB là công việc định kì hàng năm mà tất cả các đơn vị đều phải thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị đều triển khai thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, xuất phát từ tình hình thực tế của từng trung tâm, từng địa phương mà có trường có sự linh hoạt, điều chỉnh hoặc thay đổi một số yếu tố, cách làm với mong muốn tìm phương án tối ưu. 1.2.2. Mô hình Quản lý và kiểm tra trong tổ chức Quản lý là hoạt động tất yếu trong mọi tổ chức, mọi lĩnh vực. Mục tiêu của quản lý không chỉ bảo đảm cho các đốitượng vận hành theo phương hướng đã đề ra, theo chức năng được quy định và nhiệm vụ được giao mà còn đảm bảo hiệu quả của hoạt động. Để đạt mục tiêu đó, kiểm tra cần được thực hiện có hiệu lực trong suốt quá trình quản lý. Sơ đồ 1.4: Kiểm tra là một chức năng của quản lí Để đạt được mục tiêu đã định, quản lý phải thông qua các chức năng quản lý như sau: - Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng trung tâm, kế hoạch được hiểu khái quát là một bảng ghi nhận những mục tiêu cơ bản là một chương trình Chỉ đạo, điều hành (lãnh đạo, quản lí) Nhân sự
  • 23. 14 hành động cụ thể được hoạch định trước khi tiến hành thực hiện những nội dung nào đó mà chủ thể quản lý đã đề ra. - Chức năng tổ chức:Tổ chức sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những con người, những dạng hoạt động thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu. - Chức năng chỉ đạo: Là huy động lực lượng để thực hiên kế hoạch, là biến những mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện. Phải giám sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch. Khi cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, uốn nắn nhưng không làm thay đổi mục tiêu hướng vận hành của hệ nhằm nắm vững mục tiêu chiến lược đã đề ra. - Chức năng kiểm tra đánh giá: Nhiệm vụ của kiểm tra nhằm đánh giá trạng thái của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt tới mức độ nào, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động, tìm nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lý rút ra những bàihọc kinh nghiệm. Kiểm tra là một chức năng của quản lí, xem xét những việc thực tế diễn ra so với những kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo mà quản lý đã ban ra. Tuy nhiên, kiểm tra cần được hiểu là một hoạt động của quản lý để xem xét lại mọi quyết định, mọi nghiệp vụ và kết quả thực hiện. Trên thực tế, khái niệm kiểm tra thường được sử dụng cho những công việc soát xét mang tính thứ bậc hành chính. Trong quản lý, kiểm tra có một mục tiêu quan trọng là tìm kiếm động cơ thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn, cán bộ làm tốt hơn nhiệm vụ được giao. Kiểm tra trong quản lý còn nhằm mục đích phát hiện các điển hình tiên tiến trong thực thi nhiệm vụ, để nêu lên thành bài học cho các đơn vị khác học tập. Như vậy, kiểm tra là một hoạt động thường xuyên gắn chặt với quản lý. Do tính chất này mà chúng ta không thể nói là đã có một hệ thống kiểm tra hữu hiệu nếu chỉ có những người lãnh đạo tổ chức và những cán bộ của tổ chức chuyên trách
  • 24. 15 tham gia vào hoạt động kiểm tra. Điều hết sức quan trọng là phải thiết lập được hệ thống tự kiểm tra và một nề nếp kiểm tra lẫn nhau trong nội bộ tổ chức và giữa các đơn vị phối hợp. Cơ sở của kiểm tra là sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể trong tổ chức và các nhân tố khác nhau trong cùng công việc. Để tiến hành kiểm tra, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn đo lường công việc và cuối cùng cần có sự điều chỉnh các tiêu chuẩn cho phù hợp với nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra. Quá trình đó diễn ra ở mọi nơi và cho mọi đối tượng. 1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động của trung tâm GDTX. Căn cứ vào quyết định số 01/ 2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 02/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên thì TTGDTX có những đặc điểm như sau: 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm giáo dục thường xuyên 1.3.1.1. Chức năng Trung tâm Giáo dục Thường xuyên là một cơ sở giáo dục công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đơn vị quản lý cấp trên, có chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục; tạo cơ hộihọc tập nhằm thoả mãn nhu cầu học tập đa dạng, phong phú của mọi người, cung ứng tạo cơ hội học tập cho mọi người. 1.3.1.2. Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:  Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồidưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương;
  • 25. 16  Tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.  Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nộidung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.  Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.  Tổ chức liên kết đào tạo Liên kết với các trường, các tổ chức giáo dục đào tạo các loại văn bằng, chứng chỉ từ trung cấp trở xuống theo yêu cầu của địa phương. 1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức bộ máy
  • 26. 17 1.3.2.1. Các tổ chức đoàn thể Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trung tâm hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội. 1.3.2.2. Ban giám đốc: Có chức năng, nhiệm vụ là quản lí, chỉ đạo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của trung tâm GDTX 1.3.2.3. Tổ hành chính-tổng hợp  Quản lý hồ sơ tổ chức nhân sự của cơ quan; Tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện công tác hợp đồng, phân công và sử dụng lao động;  Tổ chức thu thập, tổng hợp và xử lý các thông tin đi và đến, thực hiện công tác lưu trữ quản lý văn bản, hồ sơ; thực hiện các hoạt động tác nghiệp hành chính, tổ chức các sự kiện diễn ra tại trung tâm;  Định kỳ xây dựng báo cáo tháng, quý, năm; Xây dựng dự thảo các báo cáo trình Giám đốc;  Tổ chức đốinội, đối ngoại; đảm bảo nhu cầu kinh phí, chi tiêu kinh phí, quản lý tài sản vật tư của Trung tâm;  Lập kế hoạch thu – chi hàng tháng, quý, năm theo đúng quy định về chế độ kế toán – tài chính của Nhà nước;  Tổ chức kiểm tra các khoản thu và việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, thiết bị và tài sản khác của tất cả các bộ phận trong Trung tâm; tổ chức định kỳ kiểm kê, đánh giá tài sản, thiết bị kỹ thuật theo quy định của Nhà nước;  Phối hợp và hỗ trợ các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch đào tạo và giảng dạy. 1.3.2.4. Tổ dạy văn hóa Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên:
  • 27. 18  Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ  Chương trình GDTX đáp ứng yêu cầu của ngườihọc, cập nhật kiến thức kỹ năng, chuyển giao công nghệ;  Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của địa phương, bao gồm:  Chương trình GDTX cấp THPT.  Chương trình giáo dục kỹ năng sống, định hướng phát triển năng lực người học.  Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, tham mưu Giám đốc đề xuất vớisở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.  Tổ chức các lớp học theo chương trình GDTX cấp THCS và THPT (cả 2 hệ cán bộ và thanh niên) theo quy định Bộ Giáo dục - Đào tạo, theo kế hoạch được giao hàng năm.  Làm đầu mối công tác xây dựng xã hội học tập tại địa phương. 1.3.2.5. Tổ dạy nghề, ngoạingữ, tin học và liên kết đàotạo  Tham mưu giúp Giám đốc về liên kết đào tạo vớicác trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện chương trình GDTX lấy bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng nghề...theo quy định thuộc Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm KTTH-HN.  Tham mưu giúp Giám đốc phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình ngườihọc trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.
  • 28. 19  Liên kết, thực hiện các chương trình ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin-truyền thông; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. 1.3.2.6. Tổ Giáo vụ:  Xây dựng kế hoạch công tác, lịch làm việc cho các hoạt động của Trung tâm;  Phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng, chỉnh sửa, nghiệm thu nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng ngân hàng đề thi, đề kiểm tra; tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học.  Đề xuất công tác chủ nhiệm; công tác thi đua khen thưởng và xử lý các vi phạm trong hoạt động giáo dục; Tham gia nhận xét đánh giá, xếp loại giáo viên theo học kỳ, hàng năm.  Tổ chức rà soát hồ sơ tiếp nhận học sinh, học viên trúng tuyển, sắp xếp bố trí học viên vào các lớp theo sự chỉ đạo của giám đốc.  Tổng hợp điểm, xử lý kết quả thi, kết quả tổng kết cuối năm, cuối khóa học.  Tham mưu đề xuất với Giám đốc việc bồi dưỡng cán bộ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học và chất lượng các hoạt động khác tại Trung tâm Tùy theo tình hình thực tế mỗi đơn vị giám đốc có thể thành lập các ban, tổ chuyên đề và tổ chuyên môn khác để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị như:Tổ pháp chế, tổ giám thị, Ban kiểm tra nội bộ, tổ lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật, ...
  • 29. 20 1.3.3. Nhân sự trung tâm giáo dục thường xuyên 1.3.3.1. Giám đốc Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thành các nhiệm vụ của trung tâm; Quản lý cơ sở vật chất và tài sản của trung tâm; Quản lý nhân viên, giáo viên và học viên của trung tâm; Bổ nhiệm các tổ trưởng, tổ phó; thành lập các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; Quản lý tài chính, quyết định thu, chi và phân phối thành quả lao động theo qui định; Ký học bạ, các giấy chứng nhận trình độ học lực, chứng chỉ giáo dục thường xuyên cho học viên trung tâm theo qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo. 1.3.3.2. Phó giám đốc Thực hiện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những việc được phân công; Chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan của trung tâm; Thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của trung tâm khi được giám đốc uỷ quyền. 1.3.3.3. Tổ trưởng các tổ chuyên môn Giúp giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của tổ theo chức năng nhiệm vụ được phân công; Chủ trì việc xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ; Tham mưu đề xuất những chủ trương, nhiệm vụ mà tổ có trách nhiệm phải thực hiện phù hợp với điều kiện của trung tâm, đúng với chức năng, nhiệm vụ để hoàn thành kế hoạch của tổ; Giúp đỡ tổ viên, tích cực học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Tổ trưởng phải là hạt nhân đoàn kết, là chỗ dựa tin cậy về chuyên môn cho các thành viên trong tổ. Theo dõi việc thực hiện qui định về giờ công, ngày công của thành viên trong tổ. 1.3.3.4. Chủ tịch Công đoàn Phụ trách hoạt động của Công đoàn theo chức năng, nhiệm vụ qui định; Vận động đoàn viên công đoàn tích cực hưởng ứng thực hiện các cuộc vận
  • 30. 21 động, các phong trào thi đua của ngành và cơ quan đơn vị; Làm tốt công tác tham mưu vớilãnh đạo trung tâm, xây dựng khối đoàn kết trong tập thể CBGV, chăm lo đời sống cho CBGV, NV, quan tâm phát triển đoàn viên và phát triển đảng. 1.3.3.5. Bí thư đoàn thanh niên Trung tâm Phụ trách hoạt động đoàn thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ quiđịnh; Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá xếp loại việc thực hiện nội qui, nền nếp học tập hàng tuần, hàng tháng của các chi đoàn; Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể triển khai các cuộc vận động và phong trào thiđua trong ĐVTN; Phối hợp chặt chẽ với Hội liên hiệp thanh niên triển khai nhiệm vụ chính trị được được giao; Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo trung tâm, xây dựng khối đoàn kết trong ĐVTN, quan tâm phát triển đoàn viên và phát triển Đảng. 1.3.3.6. Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Trung tâm Phụ trách hoạt động của Hội LHTN theo chức năng, nhiệm vụ qui định; Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua trong TN; Phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên triển khai nhiệm vụ chính trị được được giao; Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo trung tâm, xây dựng khối đoàn kết nội bộ nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thanh niên trong trung tâm. 1.3.3.7. Giáo viên Giáo viên có những nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; quản lý học viên theo sự phân công của giám đốc; Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy; Thực hiện các quyết định của giám đốc, các qui định của pháp luật và Qui chế của ngành; Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn; Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên theo đúng quy định, đảm bảo công bằng, chính xác, khoa học, chống tiêu cực, chống bệnh
  • 31. 22 thành tích; Nếu là giáo viên chủ nhiệm phải kiểm tra nền nếp, sĩ số học viên, tổng hợp sổ đầu bài hàng tuần; thực hiện tốt tốt Điều lệ hội cha mẹ học sinh; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong quản lý giáo dục học sinh. 1.3.3.8. Nhân viên kế toán Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của kế toán HCSN; Tham mưu với giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển Trung tâm; Thực hiện thu, chi đúng quy định các nguồn kinh phí, đảm bảo đúng tiến độ, tiết kiệm, chống lãnh phí. 1.3.3.9. Nhân viên văn thư, thủ quĩ, thủ kho Quản lý toàn bộ hồ sơ lưu trữ của trung tâm theo quiđịnh của Nhà nước; Nhận, gửi, bảo quản, lưu trữ các loại giấy tờ, công văn, báo cáo theo đúng thủ tục hành chính hiện hành; cuối mỗi buổi sáng và buổi chiều ngày làm việc nhận công văn, giấy tờ theo đường internet và đường bưu chính, vào sổ theo dõi, báo cáo giám đốc để kịp thời xử lý; Thiết lập đầy đủ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, theo dõi, quản lý, xuất, nhập tài sản, vật tư, thiết bị của trung tâm; Chủ động tham mưu với giám đốc trung tâm nhằm quản lý chặt chẽ tài sản, vật tư thiết bị, mua sắm bổ sung kịp thời những đồ dùng, thiết bị cần thiết cho hoạt động bình thường của trung tâm. 1.3.3.10. Nhân viên quản lý thiết bị đồ dùng dạyhọc và thư viện Quản lý, bảo quản và chịu trách nhiệm trước giám đốc trung tâm về toàn bộ tài sản, thiết bị được giao, nếu mất phải bồi hoàn; Có đầy đủ hồ sơ, sổ sách quản lý, cho mượn phải ký giao nhận đầy đủ; Sắp xếp khoa học, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ thiết bị đồ dùng trong phòng, xưởng. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ giáo viên mượn và sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy nghề, sách thư viện;
  • 32. 23 1.3.3.11. Nhân viên bảo vệ Bảo vệ toàn bộ cơ sở vật chất, an ninh trật tự trong trung tâm 24/24h trong ngày, nếu mất phải bồi hoàn; Hàng ngày kiểm tra, theo dõi việc đóng cửa lớp học, cửa sổ, việc dùng điện chiếu sáng, quạt mát. Phát hiện và lập biên bản, kịp thời cáo cáo giám đốc những trường hợp làm hư hỏng trang thiết bị lớp học để yêu cầu bồi hoàn; Duy trì hiệu lệnh trống các giờ học; Đóng, mở cổng trước và sau giờ học; Làm một số việc khác khi được phân công. 1.3.3.12. Học viên Học viên trung tâm giáo dục thường xuyên là người học đang theo học một hoặc nhiều chương trình của trung tâm giáo dục thường xuyên; Kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của trung tâm; thực hiện nội quy của trung tâm và các quy định của Quy chế này; Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về học tập, lao động thực hành do trung tâm đề ra. 1.3.4. Cơ chế hoạt động 1.3.4.1. Quy định, tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập  Trung tâm giáo dục thường xuyên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại kết quả học tập và hạnh kiểm đối với học viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.  Học viên học tạitrung tâm giáo dục thường xuyên theo các chương trình học khác nhau, khi học hết chương trình được kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo quy định như sau:  Đối với chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên;  Học viên học tại trung tâm giáo dục thường xuyên học xong chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
  • 33. 24 thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ giáo dục thường xuyên tương ứng với chương trình đã học;  Học viên học hết chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Học viên học hết chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;  Căn cứ quy định về liên kết đào tạo, học viên học hết chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng trường cao đẳng, Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp;  Căn cứ quy định về liên kết đào tạo, học viên học hết chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thihoặc bảo vệ đồ án, khoá luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng trường cao đẳng, Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học. 1.3.4.2. Các văn bản, quychế hoạt động. Trung tâm GDTX hoạt động cần tuân theo những quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn giám đốc; quy định về biên chế đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; quy định về thiết bị dạy học, phòng học bộ môn; quy định
  • 34. 25 về đạo đức nhà giáo; quy định về đánh giá xếp loại viên chức; quy định về thi và tuyển sinh; quy định về vệ sinh, môi trường, an ninh trong trường học; quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục; quy định về dạy thêm học thêm; quy chế văn bằng chứng chỉ; quy định về đánh giá, xếp loại viên chức; quy định về tự kiểm tra tài chính, kế toán; quy chế dân chủ, công khaiminh bạch trong tổ chức và hoạt động giáo dục; quy định về phổ cập giáo dục; chỉ thị nhiệm vụ năm học (hàng năm) của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo, kế hoạch năm học của trungtâm,... 1.3.5. Các điều kiện đảm bảo hoạt động 1.3.5.1. Hệ thống sổ sách theo dõi Sổ kế hoạch và chương trình hoạt động; Sổ nghị quyết của trung tâm; Sổ đăng bộ; Sổ gọi tên và ghi điểm; Sổ ghi đầu bài; Học bạ của học viên; Sổ theo dõi cấp phát văn bằng, chứng chỉ; Sổ kiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn; Sổ thi đua; Sổ theo dõicác văn bản, công văn đi, đến; cặp lưu trữ văn bản, công văn; Sổ quản lý tài sản, tài chính. Một số loại sổ sách dùng cho cá nhân giáo viên nhân viên: Sổ kế hoạch giảng dạy; Giáo án; Sổ dự giờ; Sổ điểm cá nhân; Sổ giáo viên chủ nhiệm lớp; Sổ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Sổ ghi chép cá nhân. 1.3.5.2. Cơ sở vật chất Trung tâm giáo dục thường xuyên phải có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập; Trung tâm giáo dục thường xuyên phải có biển hiệu của trung tâm. 1.3.5.3. Nguồn tài chính và quản lí tài sản, tài chính  Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm: Ngân sách nhà nước; Học phí, các khoản thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu
  • 35. 26 khoa học, chuyển giao công nghệ, lao động sản xuất và các hoạt động khác; Các nguồn thu tài chính hợp pháp khác.  Quản lý tài sản, tài chính: Việc quản lý tài sản của trung tâm giáo dục thường xuyên phải tuân theo đúng các quy định của nhà nước. Mọi thành viên trong trung tâm có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của trung tâm.  Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của trung tâm giáo dục thường xuyên phải tuân theo các quy định của nhà nước; chấp hành đầy đủ các chế độ kế toán, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định. 1.4. Đặc điểm kiểm tra nội bộ trong trung tâm giáo dục thường xuyên 1.4.1. Chủ thể hoạt động kiểm tra nội bộ Trong hoạt động KTNB, Giám đốc là chủ thể quản lí, vừa là ngườiquản lí, vừa là nhà lãnh đạo, chủ thể quản lí tác động vào đối tượng quản lí thông qua tổ chức và thực hiện chức năng tổ chức. Để hoạt động KTNB tạiđơn vị có chất lượng vai trò của giám đốc là phải kiện toàn, phát triển bộ máy, quản lí nhân sự, xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách và xác lập các điều kiện bảo đảm cho các hoạt động KTNB tại đơn vị. Căn cứ vào công văn số: 1285 /SGDĐT-TTr ngày 13 tháng 9 năm 2016 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk về việc Hướng dẫnthựchiệncông tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2016-2017 đã chỉ rõ: “Kiểm tra nội bộ trường học là một chức năng cần thiết của quản lý trường học, là mộtnộidung quan trọng của công tác quản lý giáo dục. Vì vậy, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý, cán bộ, giáoviênđể tiến hành kiểm tra trong phạm vi nội bộ đơn vị mình”.[22,tr.2] Vì vậy chủ thể của KTNB có thể là quản lí, giáo viên, nhân viên,... do giám đốc lựa chọn những người đã được đào tạo, bồi dưỡng và có năng lực làm chủ thể KTNB. Về xây dựng đội ngũ chủ thể cần đảm bảo các tiêu chí phía dưới sao cho phù hợp vớitình hình đơn vị như :Số lượng và cơ cấu; Chất lượng
  • 36. 27 (nguồn đào tạo, trình độ, thâm niên); Các hoạt động phối hợp của tập thể sư phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của đơn vị. Nền nếp hoạt động (tổ chức, trật tự kỷ cương, kế hoạch); Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. 1.4.1.1. Chức năng Tạo lập kênh thông tin phản hồi vững chắc, cung cấp thông tin đã được xử lý chính xác để thủ trưởng tiến hành hoạt động quản lý có hiệu quả; đánh giá và phân tích, xác nhận giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành,…ở thời điểm đang xét so với mục tiêu, kế hoạch hay những chuẩn mực đã được xác định. Phát hiện là tìm ra những mặt tốt để động viên và tìm ra những lệch lạc, sai sót, những gì còn chưa đạt được so với dự kiến ban đầu để uốn nắn, sửa chữa. Điều chỉnh là sự cân bằng lại chương trình, kế hoạch những biện pháp quản lý, tìm ra những giải pháp uốn nắn lệch lạc, những gì mà chưa qua thực tiễn, thấy chưa phù hợp. Giúp đỡ, động viên, thông qua kiểm tra cần giúp đỡ đốitượng hoàn thành tốt nhiệm vụ, động viên kịp thời những ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tuyên truyền những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến.
  • 37. 28 1.4.1.2. Nhiệm vụ Kiểm tra: Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra so với các qui định trong các văn bản qui phạm pháp luật và các hướng dẫn của các cấp quản lý. Đánh giá: Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo qui định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra. Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình. Thúcđẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. 1.4.2. Đối tượng và nội dung kiểm tra nội bộ Kiểm tra nội bộ tại các trung tâm GDTX là kiểm tra toàn bộ hoạt động của trung tâm tức là kiểm tra các yếu tố sau: Tổ chức bộ máy; Nhân sự; Cơ chế hoạt động; Điều kiện đảm bảo hoạt động.  Kiểm tra tổ chức bộ máy: Tức là kiểm tra chức năng, nhiệm vụ, sự phân công trong tổ chức bộ máy của trung tâm. Về bản chất, nội dung tổ chức là việc thực hiện phân công lao động một cách khoa học, là cơ sở để tạo ra năng suất lao động cao cho trung tâm.  Kiểm tra nhân sự: Kiểm tra nhân sự thực chất là kiểm tra quản lí con người. Mà con người là nguồn gốc của sự phát triển; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Kiểm tra nhân sự có tầm quan trọng đặc biệt vì nó gắn liền với sự sinh tồn và phát triển của trung tâm. Có thể coi kiểm tra nhân sự là chức năng cốt lõi của quản lí. Nội dung kiểm tra nhân sự bao gồm:
  • 38. 29 + Bố trí, sắp xếp đội ngũ, xác định vị trí, nhiệm vụ quyền hạn của từng thành viên, từng bộ phận trong trung tâm, trong đó bao gồm cả vấn đề phân cấp, phân quyền; + Tuyển dụng, đào tạo, bồidưỡng, bố trí sắp xếp, khen thưởng, đề bạt, kỷ luật, sa thải nhân sự. + Chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát nhân sự.  Kiểm tra cơ chế, chính sách quản lí:Kiểm tra cơ chế, chính sách quản lí bao gồm thiết chế tổ chức và các chế độ quy phạm cho việc thực hiện quá trình quản lí các hoạt động của trung tâm GDTX nhằm đạt tới các mục tiêu tổ chức đề ra. Cơ chế quản lí là cách thức theo đó một quá trình quản lí được thực hiện có hiệu lực, hiệu quả. Thực chất cơ chế quản lí đó là sự xác lập các mối quan hệ của các lực lượng trong tổ chức tạo sự thống nhất về ý chí và hành động, sự phối hợp nhịp nhàng, nâng cao hiệu lực quản lí, hiệu quả hoạt động của thành viên trong trung tâm.  Kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho hoạt động KTNB: như các nguồn lực tài chính, CSVC cho hoạt động KTNB của trung tâm. Việc bảo đảm nguồn kinh phí, CSVC bảo đảm cho các hoạt động KTNB là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu. Nguồn kinh phí và CSVC đầy đủ là cơ sở, điều kiện quan trọng để đảm bảo cho hoạt động KTNB diễn ra thành công. 1.4.3. Cơ chế kiểm tra nội bộ 1.4.3.1. Quy chế hoạt động kiểm tra nội bộ.  Quy chế hoạt động kiểm tra nhằm đề ra những quy tắc mà tất cả các thành viên nhà trường phải tôn trọng, nghiêm túc chấp hành để tạo điều kiện cho hoạt động kiểm tra; xác lập quyền hạn, nhiệm vụ của Ban KTNB, trách nhiệm của các thành viên nhà trường trong công tác kiểm tra. Việc xây dựng quy chế hoạt động hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, phát huy năng lực của thành
  • 39. 30 viên trong Ban KTNB và cũng tạo điều kiện các thành viên nhà trường sẽ giám sát hoạt động của Ban KTNB.  Từ cơ sở Điều lệ trung tâm và lý luận về quản lý trường học, Thủ trưởng xây dựng quy chế hoạt động của Ban KTNB nhằm đảm bảo hoạt động của Ban KTNB. Quy chế quy định nội dung cụ thể, chitiết về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ sinh hoạt của Ban KTNB; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi của Trưởng ban KTNB, các thành viên trong Ban; mối quan hệ của Ban KTNB với cán bộ, giáo viên, nhân viên và các Hội đồng tư vấn khác trong đơn vị. 1.4.3.2. Về cơ sở pháp lý Cơ sở pháp lý của kiểm tra nội bộ trường học là:  Luật giáo dục  Nghị định của chính phủ hướng dẫn thi hành luật giáo dục  Mục tiêu, kế hoạch giáo dục của trung tâm  Điều lệ trung tâm  Nghị định chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục.  Chỉ thị năm học (hàng năm) của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo  Chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo  Kế hoạch năm học của trung tâm,...  Căn cứ vào kế hoạch KTNB các năm học trước  Nội dung chương trình, quy chế chuyên môn, kế hoạch giảng dạy, ... liên quan đến giáo dục và giảng dạy cho học viên. 1.4.3.3. Quy trình kiểm tra nội bộ 1.4.3.3.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra Kế hoạch kiểm tra của trung tâm là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Giám đốc xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trung tâm
  • 40. 31 và có tính khả thi. Kế hoạch kiểm tra có thể được thiết kế dướidạng sơ đồ, biểu bảng và được treo ở văn phòng nhà trường, trong đó ghirõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian được kiểm tra và lực lượng kiểm tra bảo đảm được tính ổn định tương đối của kế hoạch. Kế hoạch kiểm tra cần được công bố công khai ngay từ đầu năm học. Giám đốc cần xây dựng các loại kế hoạch kiểm tra toàn năm học, kiểm tra tháng, tuần. Kế hoạch kiểm tra cần phản ảnh được các nội dung sau: Mục đích, yêu cầu; Nội dung; Phương thức tiến hành; Các điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra; Phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện kế hoạch. 1.4.3.3.2 Xây dựng tổ chức bộ máy kiểm tra nội bộ  Xây dựng lực lượng kiểm tra Trung tâm có nhiều đốitượng phải kiểm tra. Do tính đa dạng và phức tạp, thường giám đốc không đủ thông thạo về nhiều bộ môn, nhiều thời gian để trực tiếp kiểm tra trong trung tâm. Giám đốc phải đưa nhiều thành viên vào việc kiểm tra. Xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ cũng là một yêu cầu để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là:  Giám đốc quyết định thành lập ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra phải là giám đốc hoặc phó giám đốc trung tâm.  Thành viên ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc.  Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.  Phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với các thành viên của ban KTNB. Sự phân công phải cụ thể: nội dung công việc, thời gian hoàn thành, ...  Xác lập cơ cấu phối hợp giữa các bộ phận chức năng, làm sao để công việc được tiến hành đồng bộ, toàn diện, đúng tiến độ của kế hoạch chung;
  • 41. 32  Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh bộ máy KTNB. 1.4.3.3.3 Chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ. Trong công tác quản lý giáo dục, kiểm tra là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý. Chỉ đạo công tác kiểm tra đòihỏi các cấp quản lý cần làm tốt các nhiệm vụ sau:  Ra các quyết định về kiểm tra (quyết định thành lập ban kiểm tra, xác định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra...);  Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm vụ: (kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy...);  Sử dụng và phối hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra đối với mỗi nội dung kiểm tra cụ thể;  Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra;  Huấn luyện cán bộ và nhân viên dưới quyền thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra. Khuyến khích tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường. Giám đốc là ngườitổ chức và chỉ đạo công tác kiểm tra nộibộ trung tâm, đưa hoạt động kiểm tra tiến tới hiệu quả cao nhất. Giám đốc kiểm tra nội bộ trung tâm cũng chính là tự kiểm tra hoạt động quản lý của mình. 1.4.3.3.4 Kiểm tra côngtác kiểm tra nội bộ. Để công tác KTNB đạt được mục đích theo yêu cầu đề ra, đòi hỏi trách nhiệm của Giám đốc cần phảitiến hành chức năng kiểm tra để xem xét mọimặt của hoạt động KTNB, qua đó thu nhận những thông tin ngược, để có quyết định điều khiển, điều chỉnh phù hợp đạt được mục đích, yêu cầu của công tác KTNB. Để thực hiện vai trò kiểm tra công tác KTNB, cần thực hiện các nội dung sau: - Kiểm tra: kế hoạch; trình tự thủ tục tiến hành; tổ chức; chỉ đạo của ban KTNB để có sự cân nhắc, điều chỉnh phù hợp với kế hoạch chung và đảm bảo quy trình, nội dung, mục đích yêu cầu;
  • 42. 33 - Kiểm tra các thành viên KTNB và đối tượng được KT có thực hiện đúng các yêu cầu của công tác đã đề ra không; - Kiểm tra trách nhiệm của đối tượng được KTNB trong việc chấp hành và thực hiện quyết định kiểm tra; - Kiểm tra việc thực hiện kết luận của ban KTNB đối với đối tượng được kiểm tra. 1.4.3.4. Những nguyên tắccủa kiểm tra nội bộ.  Nguyên tắc pháp chế: Kiểm tra được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật quy định, chỉ tuân thủ theo pháp luật và không ai có thể can thiệp và không thể có tuỳ tiện trong tổ chức và hoạt động kiểm tra.  Nguyên tắc tập trung dân chủ:Nguyên tắc tập trung dân chủ được quán triệt trong kiểm tra, chủ thể quản lý có quyền quyết định chương trình, kế hoạch kiểm tra và có quyền phủ quyết những kết luận của những bộ phận, cá nhân tham gia lực lượng kiểm tra. Mặt khác các tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, đề xuất, kiến nghị để các tổ chức xem xét giải quyết.  Nguyên tắc khách quan: Kiểm tra phải bảo đảm tính khách quan, trung thực công khai, công bằng. kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào chuẩn mực đã quy định, tránh áp đặt, chủ quan của người kiểm tra. Đó là sự thể hiện dân chủ trong quản lý. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong đơn vị.  Nguyên tắc tính hiệu quả: Hoạt động kiểm tra phải đạt được mục tiêu đã đặt ra với mọi chi phí ít nhất (chi phí thời gian, vật chất, sức lực).
  • 43. 34  Nguyên tắc kế hoạch: Nguyên tắc tính kế hoạch đòi hỏihoạt động kiểm tra phảiđược xác định trong toàn bộ năm học hỗ trợ tích cực cho việc triển khai các chức năng quản lý khác. Mặt khác kiểm tra phải có kế hoạch triển khai cụ thể phù hợp với từng giai đoạn nhằm đạt tới mục tiêu đề ra.  Nguyên tắc giáo dục: Cơ sở khoa học của nguyên tắc này là lòng nhân ái; kiểm tra là để hiểu biết công việc, là để giúp đỡ con người. Kiểm tra phải mang tính thiện chí, tính giáo dục bộc lộ ở mục đích, nội dung, phương pháp kiểm tra. Bảo đảm tốt nguyên tắc này sẽ tạo được quá trình kiểm tra thành tự kiểm tra.  Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời: Kiểm tra là một chức năng quản lý, là công việc của nhà quản lý nên phải thực hiện thường xuyên, không phải “khi có vấn đề” mới kiểm tra. 1.4.3.5. Phương pháp kiểm tra nội bộ trường học Để thu thập và có được những thông tin tin cậy, khách quan về trung tâm, về các hoạt động sư phạm trong trung tâm, cần sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau. Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống cụ thể trong kiểm tra. Những phương pháp kiểm tra phổ biến là:  Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp quan trọng nhất của kiểm tra. Quan sát nhằm mục đích chuyên môn là sự tập trung tâm trí của mình theo những nguyên tắc vào những vấn đề nhất định. Quan sát là một hoạt động khác hẳn với việc trông thấy.  Phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm Phương pháp này cho phép kiểm tra viên hình dung lại quá trình hoạt động của đối tượng kiểm tra. Người kiểm tra có thể phân tích nhiều loại tài liệu sản phẩm khác nhau trong quá trình kiểm tra. Chẳng hạn như: Các loại kế
  • 44. 35 hoạch, giáo án, sổ chủ nhiệm, các loại biên bản, sổ giao ban, các bản sơ kết, tổng kết, vở ghi của học viên, sổ điểm, bài kiểm tra của học viên, đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên.  Các phương pháp tác động trực tiếp đối tượng Các phương pháp này bao gồm: Điều tra bằng phiếu; Phỏng vấn, trao đổi, nghe báo cáo; Kiểm tra (miệng, viết)  Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể Chẳng hạn tham dự các sinh hoạt, hoạt động trong và ngoài lớp, ngoài trung tâm. Chỉ có sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau và biết phối hợp tối ưu giữa chúng mới cho phép rút ra được những kết luận có căn cứ, chuẩn xác để đánh giá đúng đắn, khách quan việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng kiểm tra. 1.4.3.6. Hình thức kiểm tra nội bộ trong trường học.  Kiểm tra toàn diện: Là xem xét và đánh giá trình độ hoạt động của đối tượng kiểm tra trên cơ sở những sự kiện, dữ liệu đa dạng, có hệ thống của toàn bộ các hoạt động và hiệu quả của tất cả các khâu trong quá trình hoạt động.  Kiểm tra từng mặt: Xem xét, đánh giá đối tượng kiểm tra thông qua kết quả hoạt động cá nhân, bộ phận liên quan với đối tượng kiểm tra. Ví dụ: xem xét, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên thông qua kiểm tra kết quả học tập của học viên.  Kiểm tra theo chuyên đề: Đây là hình thức xem xét và đánh giá chỉ một khía cạnh hay một số vấn đề trong toàn bộ hoạt động của đối tượng kiểm tra.  Kiểm tra định kỳ: Hình thức kiểm tra này giúp cho nhà quản lý đánh giá được mức độ tiến bộ của cá nhân hay bộ phận. Thông thường, kiểm tra định kỳ có báo trước cho đốitượng kiểm tra nên giúp cho đối tượng bộc lộ hết khả năng trong công việc của mình.
  • 45. 36  Kiểm tra đột xuất: Hình thức kiểm tra này giúp cho người quản lý biết được tình hình công việc diễn ra trong điều kiện bình thường hàng ngày, đồng thời có tác dụng duy trì kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần tự giác, tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong trung tâm.  Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của lần kiểm tra trước: Được thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra. Nó giúp cho nhà quản lý đánh giá về quyết định của mình để rút kinh nghiệm. Nó cung cấp cho mọi người trong tổ chức những thông tin cần thiết để nâng cao công tác trong tương lai. 1.4.4. Các điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra nội bộ Việc bảo đảm nguồn tàichính và CSVC cho các hoạt động KTNB là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu. Nguồn tài chính và CSVC dồi dào là điều kiện quan trọng để duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động KTNB, đây là yếu tố thứ hai sau con người. Cho dù con người có giỏi mấy đi chăng nữa nhưng không có kinh phí và CSVC đảm bảo cho các hoạt động của KTNB thì chất lượng hoạt động của trung tâm cũng không thể cao. KTNB cần được bố trí trụ sở làm việc, trang bị phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện kiểm tra và các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho công tác KTNB. Kinh phí hoạt động của KTNB do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn chi hoạt động thường xuyên căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ mà đơn vị xây dựng và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật. Các điều kiện hỗ trợ cho công tác KTNB là yêu cầu cần phải có để thực hiện. Các điều kiện đó bao gồm:  Tài chính bảo đảm cho các hoạt động KTNB (Kinh phí bồi dưỡng cho đội ngũ tham gia KTNB; Kinh phí tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác KTNB; Kinh phí sơ kết, tổng kết, khen thưởng…)  Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện: Máy vi tính, máy phôtôcopy, máy ghi âm; Phòng thư viện, phòng bộ môn, …
  • 46. 37  Điều kiện về pháp lý: có đầy đủ văn bản, hướng dẫn của các cấp quản lý về công tác KTNB;  Điều kiện về tinh thần: Do hoạt động KTNB là một trong những hoạt động của công tác quản lý nên cần có sự cộng tác, phối kết hợp, tham gia của các bộ phận liên quan của đơn vị nhằm đảm bảo kế hoạch KTNB không bị chồng chéo, hoàn thành kế hoạch đã đề ra;  Điều kiện về công việc và thời gian cho thanh viên ban: nên cần bố trí công việc sao cho phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao; CTVKT là những CBQL, tổ trưởng, GV,.. đang thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị, họ đảm nhiệm công tác KTNB chỉ là kiêm nhiệm, nên bố trí thời gian kiểm tra sao cho phù hợp, không ảnh hưởng đến công việc chuyên môn chính tại đơn vị;  Cần có chế độ động viên khuyến khích đội ngũ KTNB: Hiện tại chưa có công văn nào quy định về chế độ kinh phí cho công tác KTNB, tuy nhiên thu trưởng đơn vị có thể xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để dùng kinh phí chi thường xuyên cảu đơn vị để chi; Các cấp QLGD cần quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cho đội ngũ KTV được tham gia học tập nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để họ có đủ năng lực đảm nhiệm công việc được giao, tạo được niềm phấn khởi, yên tâm làm nhiệm vụ. 1.4.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra nội bộ. 1.4.5.1. Yếu tố chủ quan  Trước hết, đó là nhận thức, tâm lý và tư tưởng của đội ngủ kiểm tra nội bộ. Nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý ngại va chạm và tư tưởng chưa thực sự an tâm trong công tác của những người làm công tác KTNB làm cho hiệu quả của hoạt động kiểm tra chưa đạt mục đích đã đề ra.  Do ràng buộc bởi cơ chế, tổ chức và hoạt động của KTNB không độc lập. Nên hoạt động của KTNB không linh hoạt, không kịp thời. Kiểm tra luôn phải chờ ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng.
  • 47. 38  Tiếp đến là bản lĩnh của những người làm công tác kiểm tra, sự phối hợp giữa các bộ phận, giữa những người làm công tác kiểm tra một phần nào đó cũng làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động KTNB. 1.4.5.2. Yếu tố khách quan Những yếu tố sau đây, một phần nào đó đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của KTNB:  Nhận thức của tổ chức, cá nhân được kiểm tra, nhiều người cho rằng KTNB là những người chỉ chuyên đi giải quyết các vụ việc liên quan có ý kiến, khiếu nại, tố cáo hoặc xem xét tìm những ai đó sai sót để xử lý. Họ chưa nhận thức đầy đủ nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy của hoạt động KTNB.  Những ngườilàm công tác KTNB chưa được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ một cách bài bản và các điều kiện hỗ trợ chưa tương xứng. 1.5. Kinh nghiệm kiểm tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục  Quản lý hoạt động KTNB chính là cách thức tác động vào việc thực hiện từng khâu, từng nộidung của KTNB để từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác KTNB. Hoạt động KTNB được thực hiện bằng các hành động của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào công tác KTNB. Hành động như thế nào phụ thuộc vào nhận thức, nhận thức đúng thì hành động đúng. Quản lý KTNB gồm 5 bước cơ bản: + Lập kế hoạch hoạt động KTNB + Tổ chức thực hiện hoạt động KTNB + Chỉ đạo thực hiện hoạt động KTNB + Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động KTNB + Rút kinh nghiệm và điều chỉnh quản lý hoạt động KTNB  Thủ trưởng đơn vị phải có kế hoạch kiểm tra từ đầu năm học
  • 48. 39  Hồ sơ phải được lưu giữ qua các năm  Mỗi năm thủ trưởng đơn vị phải kiểm tra mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên ít nhất một lần, đánh giá cán bộ giáo viên trong đơn vị.  Thông qua kiểm tra phải góp phần bồi dưỡng cán bộ giáo viên, hàng tháng thông báo, rút kinh nghiệm trong đơn vịthông qua các cuộc họp hộiđồng nhà trường.  Kiểm tra chuyên môn là trọng tâm, kiểm tra tài chính, tài sản và việc thực hiện chế độ chính sách pháp luật phải được coi trọng.  Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo hàng kỳ và các báo cáo đột xuất về cấp trên.  Phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về mặt nhận thức đối với công tác KTNB  Cần tập trung xây dựng và hoàn thiện bộ máy KTNB tạiđơn vị, đặc biệt coi trọng việc lựa chọn đội ngũ kiểm tra viên kinh nghiệm  Luôn luôn quan tâm đến chế độ, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho lực lượng kiểm tra viên.  Cụ thể hoá các nội dung kiểm tra bằng cách chuẩn đánh giá đề việc nhận xét và xếp loại đúng, chính xác, có tác dụng thiết thực đối với nhà trường và cán bộ giáo viên. Tiểu kết chương 1 Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, tác giả rút ra kết luận như sau: Quản lý là hoạt động gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là quá trình lựa chọn những tác động lên khách thể quản lý nhằm đảm bảo cho một hoạt động chung nào đó có kết quả mong muốn. Chủ thể quản lý cần biết sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động lên đối tượng bị quản lý, sao cho đảm bảo sự cân đối cả hai mặt ổn định và phát triển bộ máy.