SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BOUNMY LAOFAIDANG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ NÔNG NGHIỆP TỈNH LUÔNG PHA BANG,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BOUNMY LAOFAIDANG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ NÔNG NGHIỆP TỈNH LUÔNG PHA BANG,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ THÚY QUỲNH
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn
BOUNMY LAOFAIDANG
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của người hướng dẫn; sự giảng dạy của các thày giáo, cô giáo của Học
viện Hành chính quốc gia; sự giúp đỡ của Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Luông
Pha Bang; sự ủng hộ của đồng nghiệp.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến TS. NGÔ THÚY QUỲNH, người đã tận tình hướng dẫn, cảm ơn các
thầy giáo, cô giáo và cán bộ của Học viện Hành chính quốc gia, Sở Nông lâm
nghiệp tỉnh Luông Pha Bang và đồng nghiệp./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn
BOUNMY LAOFAIDANG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn............................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu...................................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn..................................................... 9
7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................10
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HOC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG
NGHIỆP ..........................................................................................................11
1.1. Những vấn đề cơ bản về nông nghiệp......................................................11
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp.....................................................................11
1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp.......................................13
1.1.3. Vai trò của nông nghiệp đối với đời sống xã hội..............................14
1.2. Quản lý nhà nước về nông nghiệp ...........................................................17
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về nông nghiệp..17
1.2.2. Chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp...................................19
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về nông nghiệp ..................................21
1.2.4. Nội dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về nông nghiệp và công
việc chủ yếu để quản lý tốt nông nghiệp.....................................................23
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về nông nghiệp ................26
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp của một số địa phương
của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giá trị tham khảo cho Luông Pha
Bang ............................................................................................................31
Tiểu kết chương 1............................................................................................37
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP
CỦA TỈNH LUÔNG PHA BANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO HIỆN NAY...................................................................................38
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Luông Pha Bang ...38
2.2. Tình hình quản lý nhà nước về nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang..48
2.2.1. Xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông
nghiệp..........................................................................................................48
2.2.2. Triển khai công tác hỗ trợ phát triển nông nghiệp............................51
2.2.3. Triển khai công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong
lĩnh vực nông nghiệp...................................................................................53
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha
Bang.................................................................................................................55
2.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................55
2.3.2. Những mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân .................................61
2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý nhà nước về nông nghiệp
tỉnh Luông Pha Bang...................................................................................67
Tiểu kết chương 2............................................................................................69
Chương 3 QUAN ĐIỂM,ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH LUÔNG PHA BANG, NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO.................................................70
3.1. Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước về nông nghiệp của tỉnh Luông
Pha Bang .........................................................................................................70
3.1.1. Quan điệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp của tỉnh
Luông Pha Bang..........................................................................................70
3.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang ........72
3.1.3. Định hướng quản lý nhà nước về nông nghiệp của tỉnh Luông Pha
Bang ............................................................................................................74
3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Bang
.........................................................................................................................76
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể quản lý đối về nông nghiệp....76
3.2.2. Chính sách về phát triển nông nghiệp...............................................78
3.2.3. Đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ...............................................................................................................80
3.2.4. Tăng cường công tác khuyến nông...................................................84
3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại phục vụ phát triển nông nghiệp......86
3.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước
về nông nghiệp ............................................................................................89
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước về nông
nghiệp..........................................................................................................90
Tiểu kết chương 3............................................................................................93
KẾT LUẬN.....................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................96
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Nông nghiệp là vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến an ninh
lương thực. Trong một xã hội mà dân cư nông thôn và lao động nông nghiệp
chiếm đại bộ phận thì việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải diễn
ra có những đặc điểm đặc thù. Với các chính sách mới trong nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới, thi hành Luật Đất đai, phát triển kinh tế trang trại, … tạo
ra nền tảng cho kinh tế nông nghiệp có nhiều chuyển biến lớn, góp phần làm
cho kinh tế đất nước dần đi vào ổn định. Trên thực thế, phát triển nông nghiệp
có liên quan mật thiết đến tính bền vững của sự phát triển. Hơn thế nữa, nông
nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau,
nếu không cùng được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công được.
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là quốc gia với sản xuất nông
nghiệp chủ yếu, diện tích Lào khoảng 26 nghìn km2, trong đó nông thôn
chiếm phần lớn. Do đó, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã đặt vấn đề về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một nhiệm vụ rất quan
trọng, có ý nghĩa quyết định quá trình phát triển. Một khi chưa tạo ra được
chuyển biến của khu vực kinh tế này thì không thể có được sự phát triển bền
vững. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển toàn diện
nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh, cơ cấu cây trồng
hợp lý, đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa về số lượng và tốt về chất lượng.
Tuy nhiên, nông nghiệp của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vẫn trong tình
trạng tự cung, tự cấp, sản xuất nhỏ lẻ, cuộc sống còn lạc hậu, khoảng cách
giữa thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng, tình trạng phát triển nông
2
thôn thiếu quy hoạch, môi trường ô nhiễm, hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hâu,
yếu kém,...
Đối với tỉnh Luông Pha Bang, vấn đề phát triển nông nghiệp đóng vai
trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, điều đó xuất phát từ vị thế của
ngành, cũng như tỷ trọng của lĩnh vực nông nghiệp đóng góp cho tỉnh cũng
như của cả nước. Thế mạnh của tỉnh là phát triển nông nghiệp, trồng rừng,
phát triển gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tỉnh vẫn còn một số bất
cập và hạn chế trong phát triển nông nghiệp như chất lượng nông sản chưa
cao, tính cạnh tranh trên thị trường còn yếu, nhiều tiềm năng về nông nghiệp
chưa được khai thác…. Nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan.
Để nông nghiệp tỉnh Luông Pha Bang phát triển, cần thực hiện nhiều
biện pháp khác nhau, trong đó cần tăng cường quản lý nhà nước đối với nông
nghiệp. Do đó, tác giả vấn đề: “Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh
Luông Pha Băng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu quan lý nhà nước về nông nghiệp ở Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào
Về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, ở Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào tác giả tìm thấy 17 tài liệu, chủ yếu là văn kiện của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào hoặc các báo cáo kết quả sản xuất nông lâm nghiệp và phương
hướng, nhiệm vụ. Tài liệu là công trình nghiên cứu tương đối ít:
- Các văn kiện của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (Đại hội IV là đại
hội mở đầu cho sự đổi mới, Đại hội IX và Đại hội X là 2 đại hội gần đây nhất)
đều nhấn mạnh đến việc phát triển nông nghiệp của Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào, đây chính là sự định hướng cho việc phát triển nông nghiệp của Lào
nói chung, của tỉnh Luông Pha Bang nói riêng.
3
- Văn kiện của Đảng bộ tỉnh Luông Pha Bang (khóa XIV, XV) chính là
sự định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có phát
triển nông nghiệp.
- Quyết định số 142-QĐ/TTg ngày 3-7-2010 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về
việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. Đây là những văn bản điều chỉnh trực tiếp đến việc phát triển nông
nghiệp của Lào, trong đó có tỉnh Luông Pha Bang.
- Quyết định số 2200 ngày 14-9-2012 về chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của Sở Nông lâm nghiệp. Đây chính là cơ quan quản lý nhà nước về nông
nghiệp của tỉnh.
- Báo cáo kết quả sản xuất nông lâm nghiệp của 5 năm 2011-2016 của
tỉnh Luông Pha Bang sẽ cung cấp cho tác giả những số liệu về sản xuất nông
lâm nghiệp của 5 năm trước, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả phát triển
nông nghiệp và đánh giá sự quản lý nhà nước của tỉnh đối với phát triển nông
nghiệp.
- Báo cáo kết quả sản xuất nông, lâm, nghiệp và phát triển nông thôn
giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh Phong Sa Ly và tỉnh Xiêng Khoảng. Đây là
các báo cáo để tác giả tham khảo việc quản lý nhà nước của tỉnh bạn về phát
triển nông nghiệp.
- Về công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài thì có một số luận văn,
như:
+ Luận văn thạc sĩ quản lý công của Khăn Khăm Phôm Ma Lan, bảo vệ
năm 2015 với đề tài: “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Xan
Xay, tỉnh At Ta Pư, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”. Luận văn đánh
giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai địa bàn huyện Xan Xay, tỉnh At Ta
4
Pư, trên cơ sở đó, tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường quản lý của nhà nước đối với đất đai trên địa bàn huyện Xan Xay, tỉnh
At Ta Pư. Đất đai là tư liệu quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp, nên
luận văn này đã giúp tác giả tiếp cận về quản lý nhà nước đối với phát triển
nông nghiệp thông quan tư liệu sản xuất đặt biệt.
+ Luận văn thạc sĩ quản lý công của Khamla Keodavanh với đề tài
“Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng,
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, bảo vệ năm 2016. Trên cơ sở lý luận
về quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn, tác giả đánh giá thực trạng
này ở tỉnh Xiêng Khoảng. Sau khi chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế trong việc quản lý nhà nước về phát triển nông thôn, tác giả đã đề
xuất giải pháp nhằm tăng cường hoạt động này của tỉnh Xiêng Khoảng. Vấn
đề nông nghiệp và nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó quản lý
nhà nước về phát triển nông thôn và quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp có một số nội dung mà tác giả có thể tham khảo để phục vụ cho luận
văn của mình.
+ Luận văn thạc sĩ quản lý công của Khamhack Phonkhamxao với đề
tài “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nông
nghiệp và phát triển nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Pak
Xeng, tỉnh Luang Prabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, bảo vệ
năm 2016. Các dự án đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng nguồn
ngân sách nhà nước cũng nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, do vậy đây
cũng là nguồn tư liệu quan trọng cho việc tham khảo của tác giả.
2.2. Tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về nông nghiệp ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về nông
nghiệp tương đối phong phú, tác giả tìm thấy 20 tài liệu:
5
- Các tài liệu là giáo trình phục vụ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo,
gồm có: Giáo trình Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực của Học viện
hành chính Quốc gia (Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004); Giáo trình Kinh tế
học phát triển của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản
Lý luận chính trị năm 2007); Giáo trình Quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp và nông thôn của các tác giả Phạm Kim Giao, Hoàng Sỹ Kim, Phạm
Lệ Minh, Nguyễn Thị Thanh Thủy (Nhà xuất bản đại học quốc gia năm
2004); Giáo trình Kinh tế nông nghiệp của Vũ Đình Thắng (2013); Quản lý
nhà nước về kinh tế của Phan Huy Đường (Nhà xuất bản đại học quốc gia
năm 2010); Giáo trình Quản lý kinh tế quốc dân của các tác giả Đỗ Hoàng
Toàn, Mai Văn Bưu (Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật năm 2007).
Các công trình này nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, về quản lý
nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn theo góc độ giáo trình để
phục vụ hoạt động giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nên đề cập
khá toàn diện nội dung về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn.
- Các nghiên cứu về tổng kết lý luận và thực tiễn quá trình phát triển
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ, có các công trình: Sách
của Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa (2002), Một số vấn đề về phát triển nông
nghiệp và nông thôn; Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002); Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi;
Báo cáo tổng hợp của Nguyễn Danh Sơn (2010), Vấn đề nông nghiệp, nông
thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện
đại.
Những nghiên cứu này cho rằng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông
thôn, vai trò, mục tiêu của nó trong nền kinh tế quốc dân cũng như việc đem
lại thu nhập cho người nông dân là những nội dung mà chính sách cho nông
6
nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam hiện nay cần quan tâm.
- Nghiên cứu về các các nguồn lực và các yếu tố cho phát nông nghiệp
có công trình của Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp - lý thuyết và thực
tiễn (2003); Diệp Kỉnh Tần (2009), Phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đăng trên Tạp chí Quản lý
nhà nước.
Các nghiên cứu này tiếp cận quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp thông qua các nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Nghiên cứu về chính sách phát triển nông nghiệp có Chính sách phát
triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ hậu WTO của Nguyễn
Hữu Hải (2009) đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước; Chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn của một số quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á
của Nguyễn Thị Hải Vân (2016) đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước.
Các công trình này đi sâu vào các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát
triển của nông nghiệp và nông thôn. Các chính sách đó chính là thể hiện sự
quản lý của nhà nước đối với phát triển nông nghiệp.
- Nghiên cứu trực tiếp về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và phát
triển nông nghiệp có bài Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về nông
nghiệp của Bùi Thanh Tuấn đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16 năm
2013; Luận án tiến sỹ của Hoàng Sỹ Kim, Đổi mới quản lý nhà nước đối với
nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (2007); Luận án
tiến sỹ của Đoàn Tranh, Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2010 - 2020 (2012).
Các công trình này không những làm rõ vị trí, đặc điểm của nông
nghiệp mà còn đi sâu vào phát triển nông nghiệp bền vững, các chủ thể kinh
tế nông nghiệp, các nguồn lực và sự tác động của tiến bộ khoa học, yếu tố thị
trường, chính sách phát triển cũng như quản lý nhà nước về phát triển nông
7
nghiệp. Thể hiện rõ nhận thức lý luận về quản lý nhà nước đối với nông
nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm rõ những căn cứ, nội
dung quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trước yêu cầu hội nhập.
- Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững và quản lý nhà nước
nhằm phát triển nông nghiệp bền vững có Luận văn thạc sỹ của Khuất Văn
Hợp, Quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở
tỉnh Vĩnh Phúc (2010); Luận văn thạc sỹ của Kiều Anh Vũ, Nông nghiệp phát
triển bền vững ở thành phố Cần Thơ (2011); Luận văn thạc sỹ của Nguyễn
Quốc Khanh, Quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững ở tỉnh Bến Tre (2013).
Các công trình này đã chỉ rõ được cơ sở lý luận về nông nghiệp phát
triển bền vững với các yếu tố cấu thành; một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà
nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; phân tích thực
trạng phát triển nông nghiệp và đưa ra các quan điểm, giải pháp cơ bản cho
nông nghiệp phát triển bền vững.
Tóm lại, từ các công trình đã được tổng quan cho biết, các tác giả
nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn với những khía
cạnh tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có công trình nào đi thẳng vào nghiên
cứu vấn đề hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, nhất là ở
một tỉnh của Lào, một quốc gia nông nghiệp là chủ yếu, nên đề tài của tác giả
vẫn có tính cấp thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Trên cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về nông nghiệp, đề tài đánh
giá thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Bang, nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý nhà
nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Bang.
8
3.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu trước đây và góp phần làm rõ
những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Luông
Pha Bang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay để xác định những ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của những yếu kém trong quản lý nhà nước về
nông nghiệp ở tỉnh Luông Pha Bang.
- Đưa ra phương hướng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về nông
nghiệp ở tỉnh Luông Pha Bang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về nông nghiệp.
- Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào từ năm 2011 đến năm 2016.
5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận
Luận văn sử dụng nguyên lý duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để
nghiên cứu và tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo các hướng chính:
- Tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn. Tức là từ việc làm rõ những vấn
đề lý luận về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
- Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô. Tức là tiếp cận từ quản lý nhà nước đối
với phát triển kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa
bàn một tỉnh.
- Tiếp cận liên ngành - liên vùng. Tức là tiếp cận từ cả nền kinh tế đến
ngành nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Băng trong mối quan hệ với các tỉnh
khác ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Tiếp cận theo nguyên tắc nhân - quả. Kết quả nào có nguyên
nhân đó hay nguyên nhân nòa sẽ có kết quả đó. Tìm nguyên nhân của
9
những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Luông Pha Bang.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn của mình, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp phân tích hệ thống: sử dụng để phân tích nông nghiệp
như một hệ thống và quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp như
một hệ thống.
- Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng để phân tích só liệu thống
kê phục vụ việc xém xét hiện trạng quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở
tỉnh Luông Pha Bang.
- Phương pháp so sánh: sử dụng để phân tích và so sánh thực trạng phát
triển nông nghiệp và thực trạng quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở tỉnh
Luông Pha Băng qua các năm.
- Phương pháp chuyên gia: sử dụng để thu thập thêm thông tin, kiểm
định các kết quả nghiên cứu của tác giả.
- Tiến hành điều tra theo bảng hỏi: sử dụng để thu thập thêm thông tin
phục vụ cho việc nghiên cứu...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quản lý nhà
nước đối với nông nghiệp và hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp.
- Cung cấp thêm cơ sử khoa học cho việc nâng cao chất lượng quản lý
nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Luông Pha Bang.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc giảng dạy về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp.
10
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp của tỉnh Luông
Pha Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý
nhà nước về nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang, nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào
11
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. Những vấn đề cơ bản về nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của
nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát
triển. Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông
nghiệp sinh nhai.
- Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
12
trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên
sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ
cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: Nông nghiệp là ngành
sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản phẩm trồng trọt và sản phẩm
chăn nuôi [11, tr.740].
Trong tác phẩm Kinh tế Nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, tác giả
Đinh Phi Hổ quan niệm: “Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật
chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không
những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự
nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp
và thủy sản” [6, tr.5].
Theo đó, kinh tế nông nghiệp bao gồm:
Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chính
để sản xuất ra lương thực, thực phẩm, tư liệu cho công nghiệp và thỏa mãn
các nhu cầu về vui chơi giải trí, tạo cảnh quan (công viên, bể bơi, sân bóng,
sân golf…).
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp
(theo nghĩa hẹp), với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi. Đây là
ngành cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm như thịt, sữa, trứng; cung cấp da,
len, lông; sản phẩm phụ của chăn nuôi dùng làm phân bón; đại gia súc dùng
làm sức kéo…
Lâm nghiệp là các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng;
khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo
rừng, duy trì tác dụng phòng hộ của rừng.
Ngư nghiệp bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong đó đánh bắt
là hoạt động lâu đời của con người nhằm cung cấp thực phẩm cho mình thông
13
qua các hình thức đánh bắt cá và các thủy sinh vật khác [14, tr.24-25].
1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp.
Đất đai là điều kiện cần thiết để con người sinh tồn và đặc biệt quan
trọng khi là tư liệu sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho sự sống của
con người. Trong cuốn Kinh tế Nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, tác giả
Đinh Phi Hổ cho rằng, đất đai giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp bởi: hiện nay loài người chưa có loại tư liệu sản xuất nào có thể thay
thế ruộng đất trên quy mô rộng lớn. Đối với sinh vật, đất đai không chỉ là môi
trường sống mà còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó,
đất ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Mà sinh vật
là đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp” [8, tr.28].
Với điều kiện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, việc bảo vệ quỹ đất
ngày càng trở nên bức thiết vì đất đai đang bị xâm lấn bởi quá trình đô thị
hóa, phát triển công nghiệp và tác động của biến đổi khí hậu. Vì thế, cần làm
tốt công tác quy hoạch để bảo tồn quỹ đất và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ vào nông nghiệp để khai thác hiệu quả quỹ đất.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và mang
tính vùng, miền.
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như:
đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết. Ở mỗi vùng, miền, ngoài sự khác nhau
về điều kiện tự nhiên, còn có sự khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội, văn
hóa, tập quán, con người... Do vậy, cần nâng cao chất lượng công tác quy
hoạch nhằm xây dựng những vùng chuyên canh, sản xuất lớn vừa đạt hiệu
quả về kinh tế - xã hội, vừa phù hợp với từng vùng, miền. Mỗi vùng, miền
không chỉ có những sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên mà
còn có những sản phẩm nông nghiệp mang lợi thế cạnh tranh bởi tính đặc sản
14
và chất lượng nông sản.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống có sự sinh trưởng
và phát triển riêng biệt.
Trong sản xuất nông nghiệp, con người nắm chắc chu trình sinh trưởng
của cây trồng, vật nuôi để nâng cao sản lượng và đạt hiệu quả kinh tế. Cần
đẩy mạnh nghiên cứu các phương pháp nuôi, trồng, đồng thời ứng dụng khoa
học, kỹ thuật một cách hiệu quả để tận dụng ưu đãi của điều kiện tự nhiên,
tính thời vụ, giúp nông nghiệp phát triển bền bền vững và ổn định.
1.1.3. Vai trò của nông nghiệp đối với đời sống xã hội
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đảm bảo nhu cầu thiết yếu về
lương thực, thực phẩm cho con người từ các sản phẩm của trồng trọt, chăn
nuôi. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nông nghiệp là ngành kinh tế luôn
chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu xã hội
Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự
tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc
phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Xã
hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu
cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số
lượng, chất lượng lẫn chủng loại, nguyên do bởi tác động của các nhân tố như
sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người. Theo đánh
giá của nhiều nhà kinh tế, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng lượng
cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất hoặc nhập khẩu
lương thực. Hiện nay, các nước ở châu Á đang tìm mọi biện pháp để tăng khả
năng an ninh lương thực. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã
chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào
15
quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực
sẽ khó ổn định chính trị và thiếu đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát
triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư
dài hạn.
- Cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực
thành thị. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố
đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. Điều đó được thể hiện chủ yếu
ở các mặt sau đây:
+ Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển
công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo
ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác, nhờ đó mà năng suất lao động nông
nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải
phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển
công nghiệp và đô thị;
+ Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến,
giá trị của sản phẩm nông nghiệp được tăng lên nhiều lần, nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng hoá nông sản và sự mở rộng thị trường...;
+ Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, khu vực nông nghiệp là
nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho sự phát triển kinh tế. Việc đầu tư và huy
động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng
đắn trên cơ sở thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp
đặt của chính phủ. Những điển hình thành công về sự phát triển ở nhiều nước
đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho công nghiệp.
- Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ.
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp, ở
hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu
16
dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước
mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong
khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu
vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, làm tăng thu nhập cho
dân cư nông nghiệp cũng như sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu
về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước
nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị
trường thế giới.
- Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu.
Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.
Các loại nông, lâm, thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với
các hàng hoá công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất
khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào sản phẩm từ nông, lâm, thuỷ sản. Xu
hướng chung, nhiều nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu,
giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch
xuất khẩu và sau đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế.
Tuy nhiên, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị
trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công
nghiệp tăng lên, tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghệ ngày
càng mở rộng, làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công
nghiệp và đô thị.
- Nông nghiệp góp phần trong việc bảo vệ môi trường
Nông nghiệp và nông thôn giữ vai trò to lớn, là cơ sở cho sự phát triển
bền vững của môi trường, vì sản xuất nông nghiệp gắn trực tiếp với môi
trường tự nhiên, như đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn.
Một mặt, nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng trọt, có tác động tích cực
đến bảo vệ môi trường do quá trình phát triển tự nhiên của cây trồng có tác
17
dụng hấp thu khí điôxít cácbon, góp phần bảo vệ môi trường từ tác động tiêu
cực của phát thải khí hiệu ứng nhà kính do công nghiệp tạo ra. Song, mặt
khác, nông nghiệp lại sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ
sâu... dẫn tới ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước. Thêm vào đó, đất đai bị xói
mòn và chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết do biến đổi khí hậu sẽ
thường xuyên sảy ra. Vì vậy, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp,
cần tìm ra những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền
vững cho môi trường.
1.2. Quản lý nhà nước về nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về nông
nghiệp
- Khái niệm quản lý nhà nước.
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau, tuỳ
theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên
cứu. Trong khoa học quản lý, quản lý được hiểu là sự tác động chỉ huy, điều
khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát
triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của
người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các
hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo
cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tuỳ
thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như
cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người
18
để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực
hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Theo đó, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nước được xem là một chức năng của nhà nước trong quản lý xã
hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được
hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà
nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt
động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước
chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Trong luận văn này, quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa
là quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản
luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối
tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của
Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện
bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,
đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ
quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp
luật.
- Khái niệm quản lý nhà nước về nông nghiệp.
Trong Luận án tiến sỹ của Hoàng Sỹ Kim, tác giả cho rằng: Quản lý
nhà nước về nông nghiệp là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành,
hướng dẫn, kiểm tra của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương
tới địa phương đối với lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí
và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn của ngành nông nghiệp để khai
thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm đạt được mục tiêu
xác định với hiệu quả cao nhất [10, tr.16].
19
Từ những quan niệm ở trên, luận văn đưa ra khái niệm: quản lý nhà
nước về nông nghiệp là một bộ phận trong quản lý kinh tế quốc dân, thể hiện
sự tác động chi phối, có định hướng bằng quyền lực và thông qua bộ máy nhà
nước; thực hiện bằng các biện pháp, công cụ quản lý để nông nghiệp đạt được
mục tiêu kinh tế, hiệu quả xã hội, sự vận hành phù hợp với các quy luật khách
quan.
1.2.2. Chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp
Trong quá trình phát triển nông nghiệp, quản lý nhà nước có vai trò
quan trọng, góp phần vào điều chỉnh, hướng dẫn quá trình vận động nội tại
của nông nghiệp phù hợp với các điều kiện khách quan và chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội chung của nền kinh tế. Vai trò quản lý nhà nước về nông
nghiệp được thể hiện với các chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, Nhà nước tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho nông
nghiệp phát triển. Nhà nước tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định;
thiết lập môi trường pháp lý, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, một sân chơi
chung, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Nhà nước vận dụng
các quy luật kinh tế khách quan và sử dụng những chính sách, cơ chế nhằm
mở rộng thị trường, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, Nhà nước định hướng phát triển nông nghiệp phù hợp với
điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội trong nước, phù hợp với xu thế, điều kiện
kinh tế khu vực và thế giới bằng những chủ trương, chính sách, pháp luật.
Nhà nước định hướng phát triển nông nghiệp góp phần vào thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; hoạch định chính sách, chỉ
tiêu kế hoạch vĩ mô cho từng thời kỳ; thực hiện xoá đói, giảm nghèo, nâng
cao đời sống và văn minh xã hội.
Thứ ba, Nhà nước tổ chức và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp.
Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước về phát triển nông
20
nghiệp nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập như hiện
nay. Nhà nước xây dựng, đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý
nhà nước về nông nghiệp, cải tiến công cụ quản lý, thủ tục hành chính trong
lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo tổ chức tinh gọn, vững mạnh, có hiệu lực và
hiệu quả.
Nhà nước cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo môi trường chính trị ổn định,
đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội. Nhà nước thực hiện chức năng điều
tiết chi phối thị trường bằng cách sử dụng cả biện pháp kinh tế và biện pháp
hành chính. Đồng thời, Nhà nước sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý kinh
tế vĩ mô bao gồm hệ thống chính sách, các đòn bẩy kinh tế, quỹ dự trữ hàng
hoá, cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, tín dụng, tài chính, thuế quan, hạn
ngạch, tiêu chuẩn hoá... nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra.
Thứ tư, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động liên
quan đến nông nghiệp nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, uốn nắn những hành
vi trái pháp luật; ngăn ngừa những hành động tiêu cực như: sản xuất và kinh
doanh hàng giả (nông sản, thực phẩm, giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật giả, kém chất lượng), đầu cơ, buôn lậu... nhằm bảo vệ quyền bình
đẳng trước pháp luật, sự cạnh tranh lành mạnh cũng như quyền lợi của người
tiêu dùng và doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra để phát
hiện những kẽ hở và nhược điểm của cơ chế chính sách quản lý đã ban hành
trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, cơ chế chính sách kinh tế nói chung để
kịp thời sửa đổi, đồng thời, phổ biến những kinh nghiệm, phát hiện và nhân
rộng những nhân tố mới, tích cực của sản xuất nông nghiệp trong toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
21
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về nông nghiệp
Quản lý nhà nước về nông nghiệp có vai trò to lớn không thể thiếu
được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bắt nguồn từ yêu cầu khách
quan, nội tại của sự phát triển nền nông nghiệp, nông thôn. Đến lượt nó việc
quản lý, điều chỉnh và hướng dẫn nông nghiệp đi theo hướng nào, tốc độ phát
triển ra sao lại tùy thuộc hướng phát triển chung nền kinh tế đất nước.
Trong bất cứ điều kiện nào thì vai trò to lớn quản lý nhà nước về nông
nghiệp cũng chỉ được thể hiện khi nó thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ
chủ yếu của quản lý nhà nước sau đây:
Thứ nhất, quản lý nhà nước về nông nghiệp đóng vai trò định hướng
chiến lược cho sự phát triển nông thôn, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển
kinh tế đất nước. Quản lý nhà nước về nông nghiệp có vai trò nhiều mặt về
kinh tế, xã hội của đất nước. Việc đảm bảo sự phát triển hài hòa cân đối giữa
các lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế quốc dân đòi hỏi phải xác định chiến lược
phát triển của ngành phù hợp với chiến lược phát triển toàn bộ nền kinh tế.
Trên cơ sở xác định chiến lược phát triển, nhà nước cụ thể hóa thành các
chương trình, các kế hoạch định hướng phát triển trung hạn và ngắn hạn để
hướng dẫn sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Các chiến lược và kế
hoạch phát triển nói trên được xây dựng cụ thể cho toàn bộ nền nông, lâm
nghiệp ở từng cấp trong bộ máy quản lý nhà nước.
Thứ hai, quản lý nhà nước về nông nghiệp đóng vai trò điều chỉnh các
mối quan hệ trong nội bộ nền nông nghiệp và giữa nông nghiệp với nông thôn
và các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển sản xuất hàng
hóa dựa trên trình độ xã hội hóa sản xuất hàng hóa ngày càng cao, các mối
quan hệ kinh tế trong nội bộ nền nông nghiệp cũng như giữa nông nghiệp với
phần còn lại của nền kinh tế, thậm chí với nền kinh tế trong khu vực và quốc
tế ngày càng phát triển rộng rãi và đa dạng. Sự hình thành và phát triển các
22
mối quan hệ kinh tế đó có thể là phù hợp với mục tiêu của sự phát triển, cũng
có thể không phù hợp và thậm chí xa lạ với bản chất kinh tế tốt đẹp của đất
nước. Trong điều kiện như vậy nhà nước phải thực hiện chức năng điều chỉnh
các mối quan hệ kinh tế để phát triển phù hợp bằng các biện pháp khuyến
khích, hạn chế hoạc cấm đoán. Các mối quan hệ kinh tế mà nhà nước cần điều
chỉnh có hai loại. Có loại liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng các tài
nguyên, nguồn lực như: Đất đai, nguồn lực vốn góp cổ phần,... Nhà nước cần
điều chỉnh bằng luật sao cho sự phát triển đa dạng hóa sở hữu ở mức độ phù
hợp. Có loại quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất - chế biến - tiêu thụ,...
dưới những hình thức đa dạng khác nhau, nhà nước cần điều chỉnh bằng cách
giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi để các quan hệ này phát triển một cách tối
ưu hiệu quả. Có loại quan hệ liên quan đến lĩnh vực phân phối, nhà nước cần
hướng dẫn để các quan hệ này được thực hiện một cách công bằng, đúng pháp
luật.
Thứ ba, quản lý nhà nước về nông nghiệp có vai trò hỗ trợ giúp đỡ kinh
tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã dịch vụ và các loại hình tổ chức
sản xuất khác trong nông nghiệp, ở nông thôn phát triển. Trong điều kiện hiện
nay, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào xuất phát từ sản xuất nhỏ tự cung
tự cấp chuyển sang sản xuất lớn, quản lý nhà nước cần chuẩn bị, hỗ trợ giúp
đỡ các hộ, trang trại hoặc các loại hình doanh nghiệp khác về một số mặt chủ
yếu sau:
Hỗ trợ để tạo dựng ý chí làm giàu chính đáng bằng các hoạt động nông
nghiệp và kinh tế nông thôn, vấn đề cấp bách hiện nay là tháo gỡ những
vướng mắc làm cho người sản xuất chưa thực sự yên tâm; cân nhắc và gạt bỏ
hết những vướng mắc mới có thể nảy sinh khi ban hành văn bản chính sách
mới, sử dụng khéo léo các quy phạm đạo đức như tôn vinh những điển hình
tiên tiến trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế nông nghiệp.
23
- Giúp đỡ hỗ trợ cho việc chuẩn bị những tri thức cần thiết cả về kỹ
thuật và kinh tế để đảm bảo cho việc cạnh tranh thành công trong cơ chế thị
trường của các doanh nghiệp nông thôn.
- Giúp đỡ về các phương tiện vật chất hoặc điều kiện để tạo ra phương
diện vật chất để tạo dựng sự nghiệp kinh doanh, nhất là vấn đề về vốn trong
kinh doanh.
- Giúp đỡ tạo dựng môi trường thuận lợi và lành mạnh cho kinh tế hộ,
trang trại và các doanh nhân khác ở nông thôn phát triển. Việc quản lý nhà
nước tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển bằng cách xác lập và vận
hành có hiệu quả một hệ thống thị trường đồng bộ ở nông thôn, bao gồm cả
thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.
Ở đây, vấn đề quan trọng nhất là lựa chọn và áp dụng được những hình
thức hợp tác sản xuất thực sự có hiệu quả đối với từng hoạt động kinh tế cụ
thể ở nông thôn được người dân chấp nhận. Việc quản lý nhà nước tạo ra môi
trường lành mạnh cho sự phát triển bằng cách nhà nước trực tiếp giải quyết
những vấn đề liên quan đến thiên tai, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự trị an
và ngăn chặn tội phạm ở nông thôn.
Tóm lại, quản lý nhà nước về nông nghiệp thực hiện chức năng điều
chỉnh các mối quan hệ kinh tế nhằm lành mạnh hóa toàn bộ các mối quan hệ
kinh tế, xã hội trên địa bàn nông thôn. Chỉ có trên cơ sở hệ thống các mối
quan hệ kinh tế lành mạnh được duy trì ổn định, phát triển đúng pháp luật sẽ
là điều kiện thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội trên địa bàn nông thôn.
1.2.4. Nội dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về nông nghiệp và
công việc chủ yếu để quản lý tốt nông nghiệp
Quản lý nhà nước về nông nghiệp là nhằm hiện thực hóa chủ trương,
chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp sao cho phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương,
24
cũng như thực hiện đầy đủ, toàn diện và đúng đắn nhất những gì đã đề ra; góp
phần đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý bộ máy hành
chính nhà nước.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp
Nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể nhằm sử
dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để phát triển nông nghiệp. Đây là yếu tố có
ý nghĩa quan trọng quyết định sự phát triển nông nghiệp. Chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội cũng như chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của Chính
phủ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Chiến lược
phải thực sự quan tâm đến những vấn đề loại bỏ những yếu tố tiêu cực, như:
đầu tư lãng phí, kém hiệu quả; cây trồng, vật nuôi không phù hợp với nhu cầu
thị trường hoặc điều kiện của tỉnh. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển nông nghiệp của trung ương, chính quyền các địa phương ưu
tiên tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho nông nghiệp, nông
thôn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất và thu hút các nhà đầu tư, cũng
là giúp họ có định hướng phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp của
tỉnh, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh.
- Xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp và tổ chức thực hiện
cùng với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nông nghiệp
Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp đã
được xây dựng, các địa phương ban hành hệ thống chính sách khuyến khích
phát triển nông nghiệp trên địa bàn mình. Đồng thời, thông qua việc nghiên
cứu, ban hành, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật
chung của Trung ương cũng như địa phương cho phù hợp với điều kiện của
địa phương, sẽ khai thác được tiềm năng và lợi thế so sánh về phát triển nông
nghiệp. Các chính sách về khuyến khích đầu tư, ưu đãi trong thuê đất và tín
25
dụng; ưu tiên, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông nghiệp, nông thôn;
hướng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường; đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích hoạt động đào tạo nghề cho
nông nhân; thực hiện chính sách xã hội, cải thiện đời sống nhân dân... sẽ tạo
động lực cho nông nghiệp phát triển toàn diện, bảo đảm sự phát triển nông
nghiệp hài hoà và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
- Thực hiện công tác hỗ trợ nông nghiệp
+ Xúc tiến thương mại nông nghiệp. Thực hiện các hoạt động xúc tiến
thương mại của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh nông lâm sản,
thủy sản, sản phẩm làng nghề, phục vụ công tác quản lý nhà nước về phát
triển nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; thủy lợi và phát triển nông thôn; an
toàn nông sản, lâm sản, thủy sản trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị
trường.
Xúc tiến thương mại nông nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ hoạt động
hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại nông nghiệp; dịch vụ tư vấn và chuyển
giao kỹ năng xúc tiến thương mại liên quan đến ngành nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xúc tiến thương mại nông
nghiệp. Dịch vụ giới thiệu khách hàng và đối tác đầu tư phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
+ Công tác khuyến nông có vai trò là cầu nối giữa Nhà nước, cơ quan
nghiên cứu khoa học với hộ nông dân và thị trường, là hệ thống tư vấn, phổ
biến kiến thức, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp
thông tin, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm sản
xuất kinh doanh cho nông dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Hoạt động khuyến nông đã góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình,
xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho nông dân, ngư dân ở các vùng ven
26
sông, đồng bằng, trung du, miền núi.
Hoạt động khuyến nông gồm các hoạt động: Hoạt động thông tin tuyên
truyền khuyến nông; Công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực, trình độ
cho cán bộ khuyến nông các cấp và nông dân; Các chương trình khuyến nông
trồng trọt; Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về cải tạo giống, áp dụng các giống
vật nuôi đạt năng suất, chất lượng cao; Ứng dụng các tiến bộ về giống và kỹ
thuật lâm sinh để trồng rừng thâm canh, phát triển các loài cây rừng có năng
suất cao, chất lượng phù hợp; Các chương trình khuyến nông về cơ giới hoá,
bảo quản và chế biến nông lâm sản; Ứng dựng nông nghiệp công nghệ cao và
hoạt động khuyến nông đô thị; Hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông…
- Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về
nông nghiệp.
Hoạt động này nhằm giải quyết, xử lý đối với các vi phạm liên quan
đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về nông nghiệp
Nhà nước quản lý, điều hành nông nghiệp bằng các biện pháp hành
chính, các phương pháp, công cụ quản lý kinh tế theo quy luật thị trường. Do
vậy, ngoài những yếu tố tác động của cơ chế, chính sách, các hoạt động quản
lý, điều hành của Nhà nước, nông nghiệp còn chịu nhiều tác động từ một số
yếu tố khác như phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế... Có thể
thấy các nhân tố chủ yếu tác động đến nông nghiệp nói chung, đến quản lý
nhà nước nói riêng hiện nay là:
- Yếu tố điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố tác động mạnh mẽ đối với tất cả các hoạt
động của sản xuất nông nghiệp. Môi trường tự nhiên với các nguồn tài
nguyên vô cùng phong phú, như đất, nước, khí hậu, thời tiết, ánh sáng... cung
cấp những tư liệu sản xuất cơ bản để con người tiến hành sản xuất nông
27
nghiệp, tạo ra lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng, mỗi
quốc gia có những sự khác biệt, có nơi khó khăn và có nơi thuận lợi, song nếu
chúng ta biết khai thác hợp lý vẫn có thể khai thác từ tự nhiên để tạo ra những
nông phẩm có giá trị kinh tế. Do vậy, để có được một nền nông nghiệp phát
triển, con người phải biết dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa vào lợi thế của từng
vùng, miền để xây dựng những chiến lược phát triển nông nghiệp cho phù
hợp.
Tuy nhiên, tự nhiên cũng là một trong những tác nhân đe dọa lớn cho
phát triển nông nghiệp như những thiên tai: động đất, lũ lụt, hạn hán, mưa đá,
sương muối... Những đe dọa thiên tai đang gây ra cho nông nghiệp, có một
phần nguyên nhân do chính những hoạt động của con người gây ra, như: phá
rừng, làm thủy điện, phát thải công nghiệp, khai thác tài nguyên đất không
khoa học... Do vậy, con người phải tính toán và cân đối trong sự lựa chọn của
mình để đem lại hiệu quả về lâu dài cho nông nghiệp phát triển, cũng chính là
bảo vệ lợi ích lâu dài của mình.
- Yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội cũng có tác động rất lớn tới một nền nông
nghiệp nhất định. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, các điều kiện
để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại sẽ dễ dàng hơn. Còn đối với các
nước đang phát triển, việc hình thành một nền nông nghiệp phát triển sẽ gặp
nhiều khó khăn, trở ngại do yếu kém về khoa học, công nghệ, thiếu vốn, thiếu
những người nông dân có trình độ và sự hậu thuẫn của Nhà nước để hỗ trợ
cho nông dân trước những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ nông phẩm.
Bên cạnh đó, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng có những tác
động tiêu cực tới nền nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp thiếu cẩn
trọng đang huỷ hoại môi trường nặng nề, gây thiệt hại rất lớn cho nông
nghiệp. Việc chạy theo lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường khiến cho người
28
nông dân dùng đủ mọi biện pháp để tăng sản lượng nhanh chóng, làm cho tài
nguyên bị khai thác kiệt quệ, lãng phí, chất lượng sản phẩm không được đảm
bảo, dư lượng chất hoá học trong nông sản cao. Sự phát triển của nhiều loại
hình dịch vụ và đô thị hóa nhanh chóng làm quỹ đất nông nghiệp dần thu
hẹp... Nhận thức được những tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội đối với
phát triển nông nghiệp, chúng ta phải có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
cho phù hợp, có sự cân đối giữa công nghiệp, nông nghiệp với dịch vụ và phát
huy thế mạnh của từng vùng. Thuận lợi hay khó khăn của điều kiện kinh tế -
xã hội đối với phát triển nông nghiệp là những nhân tố có thể thay đổi và điều
này phụ thuộc rất lớn vào hành động của chúng ta.
- Yếu tố nhận thức của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp,
chủ thể quản lý nhà nước về nông nghiệp
Trong quá trình phát triển nông nghiệp có các chủ thể chính tham gia
là: Cơ quan quản lý nhà nước, người nông dân, nhà khoa học nông nghiệp,
nhà công nghiệp chế biến nông sản, nhà phân phối và tiêu thụ nông sản và các
nhà dịch vụ khác (ngân hàng, thuế, thông tin...). Mỗi chủ thể đều phải có nhận
thức đúng đắn và có ý thức hưởng ứng, ủng hộ công tác quản lý nhà nước đối
với phát triển nông nghiệp.
Trong quản lý, phát triển nông nghiệp, yếu tố nhận thức và hành động
của các chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh nông sản. Nếu
có nhận thức đúng đắn, sâu sắc và thống nhất về các nội dung của quản lý,
phát triển nông nghiệp, các nhà lãnh đạo, quản lý sẽ đưa ra các chủ trương,
chính sách phù hợp với thực tế, đáp ứng các yêu cầu khách quan giữa hai yếu
tố ổn định và phát triển. Ngược lại, nếu có những chính sách không phù hợp
sẽ làm kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp. Trong phát triển nông nghiệp,
khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng nhất để gia tăng giá trị hàng hóa
nông sản, đem lại hiệu quả tối đa cho sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc đầu
29
tư và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp ngày càng trở nên cấp
thiết. Bởi, với những tìm tòi khoa học trong lai tạo cây, con giống cho năng
suất, chất lượng tốt, giá thành cao, chống chịu được sâu bệnh và điều kiện
thời tiết khắc nghiệt; nghiên cứu chế tạo các loại máy móc làm tăng năng suất
lao động, giảm chi phí sản xuất... sẽ làm tăng thu nhập cho người nông dân,
đồng thời, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiện
đại. Để xây dựng được nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại và có
khả năng cạnh tranh cao, yếu tố doanh nghiệp cũng hết sức quan trọng trong
vai trò gắn kết sản xuất với chế biến - thị trường và tạo sự gắn kết một cách
đồng bộ, thống nhất giữa các yếu tố đầu vào của sản xuất (vốn, giống, vật tư,
đất đai, lao động) và đầu ra của sản phẩm (mua bán nguyên liệu, dự trữ, bảo
quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm sau chế biến).
Người nông dân là một trong các chủ thể không thể thiếu trong sản xuất
nông nghiệp, bởi nông dân là một yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất
trong nông nghiệp. Người nông dân không chỉ có số lượng đông đảo và
những đức tính tốt trong lao động sản xuất, mà còn là một giai cấp quan trọng
trong quá trình tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa
xã hội hiện nay. Hệ thống chính trị cần có những tác động để phát huy sức
mạnh, cũng như giúp người nông dân hạn chế được một số nhược điểm để có
thể làm tròn nhiệm vụ, vai trò của mình. Cần làm tốt công tác giáo dục, đào
tạo, nâng cao nhận thức cho người nông dân, giúp họ vượt qua những tác
phong tiểu nông và tập quán cũ lên vị trí của người làm chủ khoa học, kỹ
thuật, cũng như làm chủ các nguồn lực mà xã hội dành cho họ.
Các nhà khoa học nông nghiệp, nhà chế biến nông sản, nhà phân phối
và tiêu thụ nông sản và các nhà hoạt động khác có liên quan đều phải thực
hiện đúng pháp luật về phát triển nông nghiệp.
- Yếu tố toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
30
Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra một sân chơi
lớn với nhiều cơ hội, thuận lợi, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước,
nhưng cũng có không ít thách thức, tác động xấu. Khi tham gia vào quá trình
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài việc mở rộng thị trường, thúc
đẩy sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp cũng được
bổ sung nhiều vốn đầu tư và máy móc sản xuất nông nghiệp hiện đại. Việc
tham gia vào thị trường thế giới đòi hỏi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của các đơn
vị sản xuất nông nghiệp cũng phải được nâng lên, hệ thống luật pháp, chính
sách cũng phải phù hợp với sân chơi quốc tế. Tuy nhiên, khi tham gia vào quá
trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp cũng gặp không ít
khó khăn, bởi sự cạnh tranh về giá cả cùng những biến động của thị trường...
Như vậy, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là
một tất yếu khách quan, đem lại cả những thời cơ, thuận lợi và cả những thách
thức, khó khăn. Mặc dầu vậy, những khó khăn, thách thức mà toàn cầu hoá và
hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho sự phát triển nông nghiệp hoàn toàn có
thể khắc phục bằng những cơ chế, chính sách phù hợp để xây dựng một nền
nông nghiệp phát triển và thực hiện những mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội
đã đề ra.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp
Cần hiểu thế nào là hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp? Đó
được hiểu là ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) của việc quản lý nhà nước
tới hiệu quả phát triển của nông nghiệp. Chẳng hạn, do quản lý nhà nước tốt
mà giảm thất thoát, lãng phí vốn nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp
để ngành nông nghiệp sản xuất được hàng hóa nông nghiệp có chất lượng,
giảm chi phí cần thiết cho việc sản xuất đó.
31
Việc đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp bằng những
chỉ tiêu nào? Đây là vấn đề không dễ nhưng dù thế nào cũng phải có một số
chỉ tiêu định lượng để xem hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp? Đạt
mức cao hay thấp. Nếu cao thì tìm cách phát huy. Còn nếu thấp thì phải tìm
cách khắc phục.
Tác giả luận văn cho rằng, việc quản lý nhà nước về nông nghiệp có
hiệu quả phải thể hiện ở một số tiêu chí:
Một là, tiêu chí về kinh tế, bao gồm:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông
nghiệp so với tổng giá trị GDP toàn nền kinh tế.
- Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
phân theo ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp).
- Giá trị được tạo ra trên một ha đất nông nghiệp.
- Năng suất lao động nông nghiệp.
Hai là, tiêu chí về về xã hội, bao gồm:
- GDP bình quân đầu người khu vực nông thôn.
- Tỉ lệ lao động nông - lâm - ngư nghiệp trong tổng số lao động đang
làm việc
- Số kg lương thực (có hạt) bình quân theo đầu người.
Ba là, tiêu chí về môi trường, đó là số lượng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
1.2.7. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp của một số địa
phương của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giá trị tham khảo cho
Luông Pha Bang
* Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Phong Sa Ly
32
Tỉnh Phong Sa Ly là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Bắc của nước Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào. Phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh giáp tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc) và giáp với tỉnh Điện Biên, tỉnh Lai Châu (Việt Nam);
phía Tây Bắc là tỉnh U Đôm Xay giáp với Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh
Luông Pha Băng.
Phong Sa Ly là tỉnh có vị trí quan trọng, có thể nói là có tầm quan trong
bậc nhất về an ninh và quốc phòng, với chiều dài biên giới dài 650 km, giáp
với Việt Nam 320 km và giáp với Trung Quốc 330 km. Tỉnh Phong Sa Ly
nằm ở giữa ba biên giới nước Lào - Việt Nam - Trung Quốc, là tỉnh có vị trí
đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và
đối ngoại.
Tỉnh Phong Sa Ly có diện tích 16.270 km2
, diện tích của tỉnh rộng, dân
số chỉ có 162.652 người (thống kê dân số năm 2005), mật độ dân số 9,9
người/km2
. Nhìn chung địa hình của tỉnh hiểm trở, địa bàn chia cắt phức tạp,
nhiều núi cao, vực sâu, hạ tầng cơ sở kém phát triển, dân cư thưa thớt, phân
bố không đều giữa các vùng,… điều này gây trở ngại lớn cho việc phát triển
kinh tế - xã hội trong tỉnh. Mặc dù vậy, địa hình miền núi cũng có những tiềm
năng, thế mạnh nhất định về đất, rừng, tài nguyên, khoáng sản… Song, những
tiềm năng này vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác, sử dụng và
quản lý có hiệu quả.
Là tỉnh vùng cao, chính quyền tỉnh Phong Sa Ly rất chú trọng đến sản
xuất nông nghiệp. Trong công tác quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp, chính quyền tỉnh đã có những kinh nghiệm nhất định:
- Luôn chú trọng công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng
quy hoạch phát triển nông nghiệp, định hướng tầm nhìn chiến lược được thể
hiện rõ nhằm phát triển nông nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể; dự báo về
nhu cầu vốn, sự đầu tư và lao động...
33
- Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, tỉnh đã
vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng hạ tầng nông thôn;
lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực, quyết tâm cao rót vốn đầu tư; xem việc đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn với chất lượng tốt là một nhân
tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào phát triển
nông nghiệp...
- Các cơ quan quản lý nhà nước luôn tích cực đẩy mạnh thực hiện cải
cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng cao tinh
thần trách nhiệm phục vụ nông dân sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành
và nâng cao chất lượng nông sản; các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tại
các xã, thôn, bản đã thực hiện hầu hết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa,
theo hướng đơn giản hóa các thủ tục. Đây là bước cải cách hành chính mạnh
mẽ và đã phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, mời gọi đầu tư phát triển nông
nghiệp, bên cạnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tỉnh đã
chú trọng lập các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại nhiều tỉnh, địa phương
trong và ngoài nước nhằm quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế có tiềm
năng đầu tư vào nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Chính quyền tỉnh quan
tâm và kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong sản xuất và mời gọi
đầu tư. Ngoài đầu tư và mời gọi đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tỉnh không
ngừng nâng cao chất lượng nhiều ngành hỗ trợ khác.
Mặc dù công tác quản lý nhà nước có nhiều thành công, tuy nhiên nông
nghiệp tỉnh Phong Sa Ly còn yếu ở sự phối hợp chỉ đạo chuyên môn và khâu
tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cho người nông dân, như: việc như triển khai,
mở rộng các mô hình còn bị hạn chế do chưa làm tốt việc đánh giá, tổng kết
các mô hình sản xuất, kinh doanh tiên tiến; việc đi sâu đổi mới phương pháp
đào tạo cho phù hợp kinh tế thị trường còn chậm. Điều này do năng lực cán
34
bộ khuyến nông không đồng đều, một số khuyến nông viên cơ sở hoạt động
còn kém hiệu quả; kinh phí cho hoạt động khuyến nông còn nhiều bất cập;
hoạt động khuyến nông tại vùng cao, vùng sâu chưa thực sự sôi nổi, lực lượng
cán bộ khuyến nông biết tiếng dân tộc còn ít
* Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Xiêng Khoảng.
Tỉnh Xiêng Khoảng có diện tích 10,000 km2, độ cao bình quân là
1200m. Xiêng Khoảng tiếp giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam về phí Đông,
với tỉnh Viêng Chăn của Lào về phía Tây Nam. Xiêng Khoảng có những đỉnh
núi cao nhất Lào, như Phu bia (2.820 m), Phu xao (2.690 m), Phu xamxum
(2.620 m), Phu sane (2.218 m), Phu leb (1.761 m). Các sông Nậm Ngừm của
Lào, sông Lam của Việt Nam bắt nguồn từ miền Bắc Xiêng Khoảng.
Về đất đai, tỉnh Xiêng Khoảng, chia thành 7 loại, bao gồm: Đất xây
dựng là 2.407,52 ha; Đất nông nghiệp là 604.298,72 ha; Đất lâm nghiệp là
361.251,76 ha; Đất giao thông là 1.057,2 ha; Đất văn hoá là 5.195,68 ha; Đất
an ninh quốc phòng là 11.064 ha; Đất khu vực sông nước 15.085,12 ha.
Kinh tế chủ yếu của Xiêng Khoảng là trồng lúa và nuôi bò. Thu nhập
cả tỉnh đạt 2,201,16 tỷ kíp/1năm, bình quân GDP đạt 1.328 đô la Mỹ/1
người/1 năm. Sản xuất thóc đạt 517,029,46 tấn/năm; sản xuất ngô đạt
454,097,93 tấn/năm; chăn nuôi trâu bò đạt 188,024 con, tăng lên 13%/năm.
Đạt được kết quả đó là do nhiều nguyên nhân, trong khâu quản lý có
nhiều nét nổi bật:
- Tỉnh đã chú trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và thực
hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp địa phương, trong quy hoạch phát triển
nông nghiệp đã xác định phát triển nông nghiệp phải đi cùng với đổi mới, bảo
đảm sự hài hoà, liên kết giữa các vùng kinh tế trong tỉnh; xác định rõ cơ cấu
đầu tư ngành nghề, bảo đảm được tính bền vững cho sự phát triển.
- Đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, để khắc phục hạn
35
chế về nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với cơ sở vật chất hạ tầng nông
thôn, tỉnh không chỉ dùng tiền ngân sách, vay ngân hàng để đầu tư cho cơ sở
vật chất hạ tầng mà còn vận động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và
xây dựng.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước
bằng cách xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất, có năng lực, bảo đảm
thực hiện một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững về nghiệp vụ, giỏi về
chuyên môn, đồng thời coi đây cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Các lãnh đạo đầu ngành của tỉnh còn chủ động
xuống cơ sở để tìm hiểu, động viên, giải quyết vướng mắc tại chỗ, coi vướng
mắc, khó khăn của nông dân là khó khăn và trách nhiệm của tỉnh trong việc
tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong vấn đề quản lý
nhà nước đối với phát triển nông nghiệp của tỉnh Xiêng Khoảng vẫn còn
những hạn chế, như: quy hoạch thiếu tầm nhìn xa về môi trường sinh thái,
mất cân đối giữa đầu tư phát triển nông nghiệp với xây dựng cơ sở vật chất hạ
tầng; sự phát triển của công nghiệp cũng gây áp lực cho nông nghiệp, nông
thôn về đất đai, nhân lực, môi trường, nhưng chưa có cơ chế để tháo gỡ.
* Giá trị tham khảo cho tỉnh Luông Pha Bang
Mặc dù tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh khác
nhau nên định hướng phát triển nông nghiệp cũng khác nhau, song, từ kinh
nghiệm quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở hai tỉnh trên, có thể rút ra
một số kinh nghiệm cho Luông Pha Bang tham khảo.
Một là, cần nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy
hoạch phát triển nông nghiệp, trong đó phải dự báo sát thực tế về thị trường,
nhu cầu vốn và nguồn lao động phục vụ phát triển nông nghiệp nói chung,
phát triển ngành nông nghiệp có lợi thế và tiềm năng nói riêng.
36
Hai là, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp mà trước hết là đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật
nông nghiệp; có chính sách để giảm giá xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông
thôn. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt
động đầu tư theo hướng đơn giản, minh bạch, Nhà nước phải đồng hành cùng
doanh nghiệp để giải quyết vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Triển khai tín dụng thông qua
các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, các tổ nhóm tiết kiệm vay vốn nhằm mang lại
hiệu quả thiết thực đối với người dân nông thôn, người nghèo thiếu vốn sản
xuất.
Ba là, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng
yêu cầu phát triển nông nghiệp, gắn với đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ
thuật. Vì đây là khâu cơ bản để việc quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp đạt hiệu quả tối ưu; đồng thời, làm tốt khâu phát triển nguồn nhân lực
sẽ góp phần cơ bản cho việc kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về
phát triển nông nghiệp.
Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy
đủ quy định hiện hành của Nhà nước; chủ động xây dựng chương trình công
tác, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân; thường xuyên kiểm tra,
đôn đốc quá trình thực hiện; đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời từ các chính
sách cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan ở
các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở và nhân dân trong quá trình xây dựng kế hoạch,
tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Đẩy mạnh phân cấp cho cơ sở, lồng ghép các chương trình, dự án trong quá
trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
Sáu là, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần xây dựng dự án,
37
kế hoạch cụ thể, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, chú trọng đến các
hoạt động giúp nâng cao tính cạnh tranh và giảm thiểu những rào cản về thị
trường nhằm cải thiện việc tiếp cận thị trường, đem lại hiệu quả sản xuất cao
hơn cho người nông dân.
Tiểu kết chương 1
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở các vùng nông thôn hiện nay
vấn đề quan trọng nhất là phải thực thi công tác quản lý của nhà nước đối với
nông nghiệp. Công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp được chú trọng và
quan tâm thì các vấn đề khác của nông thôn được đầu tư và phát triển toàn
diện, nâng cao được mức sống của người dân, phát huy mọi nguồn lực trong
phát triển khu vực nông thôn. Trong quá trình đó các chủ thể quản lý nhà
nước bằng các biện pháp, công cụ của mình tiến hành khắc phục khó khăn,
phát huy thế mạnh của địa phương tạo thành nguồn lực mới cho phát triển
nông nghiệp. Qua việc tìm hiểu về vị trí, vai trò cũng như các đặc điểm, yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nông nghiệp hiện nay, sẽ có cái nhìn
tổng thể và toàn diện về nông nghiệp. Trên cơ sở các nội dung quản lý nhà
nước chung nhất về nông nghiệp như vấn đề ban hành văn bản, chính sách về
phát triển nông nghiệp... sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để đi vào tìm hiểu
thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ở chương 2.
38
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP
CỦA TỈNH LUÔNG PHA BANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Luông
Pha Bang
Tỉnh Luông Pha Bang là một tỉnh thuộc Miền Bắc của Lào, bao gồm 12
huyện như: Huyện Luông Pha Bang, Huyện, Xiêng Ngân, Huyện Mương
Nan, Huyện Pác U, Huyện Nạm Bạc, Huyện Mương Ngoy, Huyện Pác Xeng,
Huyện Phôn Xay, Huyện Chom Phết, Huyện Viêng Khăm, Huyện Phu Khun
và Huyện Phông Thoong.
* Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Luông Pha Bang có diện tích 80% là miền núi đá dốc, diện tích
rừng chiếm 50% diện tích cả tỉnh, có thế nói rừng là một thế mạnh của tỉnh,
có rất nhiều cây gỗ và lâm sản quý như: gỗ plamun, gỗ mun, gỗ trò, gỗ trắc,
có những loại cây dùng làm thuốc… Trong giai đoạn đầu xây dựng và phát
triển đất nước, gỗ và lâm sản là mặt hàng quan trọng làm ra nguồn thu cho
ngân sách của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung. Trong diện tích rừng
50% rừng rậm, có 15% rừng nguyên sinh và có rất nhiều động vật quý hiếm
sinh sống như: voi rừng, bò tót, gấu, hổ,…; có núi rừng và những phong cảnh
thiên nhiên hùng vĩ thích hợp cho việc khai thác ngành du lịch.
Tỉnh Luông Pha Bang rất phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên,
như mỏ than, mỏ đồng, mỏ măng gan, mỏ vàng… nhưng hiện nay chưa có
điều kiện khai thác. Vì điều kiện thiên nhiên phong phú dồi dào, có nhiều thác
nước, rừng cây và có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thích hợp cho việc khai
thác ngành du lịch.
39
Huyện Luông Pha Bang là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế và
văn hóa xã hội của tỉnh Luông Pha Bang, là nơi đặt trụ sở Văn phòng tỉnh và
các sở, ban, ngành của tỉnh.
* Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tính đến năm 2015, cả tỉnh bao gồm 762 bản, có 76.009 hộ gia đình và
có dân số 454.000 người, trong đó nữ 278.000 người. Có 3 dân tộc cơ bản
cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh là Lào Lùm, Lào Xủng, Lào Thâng. Lối sống
của 3 dân tộc này có sự khác nhau, Lào Lùm phần lớn làm ruộng, làm vườn,
trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, làm công chức nhà nước; dân tộc Lào Thâng
làm nương, làm rẫy; còn dân tộc Lào Xủng thích trồng trọt và chăn nuôi.
Cơ cấu nguồn nhân lực xã hội: Tổng lao động của tỉnh Luông Pha Bang
là 161.023 người (2015) chiếm 46,44% tổng dân số của tỉnh, trong đó lao
động nông nghiệp là 143.858 người, chiếm 89,34%; công nghiệp là 3,7%;
dịch vụ là 4,8%; còn lại là lao động trong các ngành nghề khác.
Chất lượng nguồn lao động ở tỉnh Luông Pha Bang ngày càng được
nâng cao. Hầu hết người trong độ tuổi đều đi học, những người được đào tạo
chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số lực lượng lao động. Hiện nay phổ cập
tiểu học đúng độ tuổi đạt 95,6%, trung học cơ sở đạt 89,3%, trung học phổ
thông đạt 74,8%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp khá cao từ 90-95,7%; đã
xuất hiện các hình thức dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, tin học… từng bước
nâng cao dân trí, tạo ra nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển của tỉnh.
Trước đây, tỉnh Luông Pha Bang là một tỉnh lạc hậu với nền kinh tế
nông nghiệp cổ truyền lạc hậu là làm lúa nước, nương rẫy, tự cung tự cấp theo
phương thức tự nhiên, một bộ phận dân cư vẫn còn sống du canh du cư với
công cụ lao động thô sơ. Đội ngũ cán bộ còn ít ỏi, trình độ kinh nghiệm còn
thấp, nạn mù chữ còn khá phổ biến, phân công lao động chưa phát triển, năng
40
suất lao động thấp, giao lưu hàng hóa chưa phát triển, thị trường ở tỉnh còn
nhỏ bé, nhất là vùng nông thôn, miền núi còn nhiều bản chưa có chợ.
Qua việc tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới
của Đảng, đặc biệt những năm gần đây, tỉnh đã tập trung vốn cho sự phát triển
cơ sở hạ tầng về mặt vật chất kỹ thuật cần thiết như: củng cố và xây dựng hệ
thống thủy lợi và hệ thống thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện. Tỉnh có
khả năng sản xuất lương thực thực phẩm đủ ăn và có phần xuất khẩu; phong
trào sản xuất hàng hóa của nông dân ngày càng phát triển, hoạt động chế biến
công nghiệp và dịch vụ đã có những bước tiến đáng kể; đời sống nhân dân các
bộ tộc thiểu số đã được cải thiện; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 4 năm
nay (2013-2016) đạt khoảng 8,5%/năm. Năm 2016, tổng sản phẩm quốc nội -
GDP đạt được 13.293,3 tỷ kíp tăng 9,15% so với năm 2011, bình quân đầu
người là 1.157 USD tăng 63,63% so với năm 2011 là 590 USD.
Trong cơ cấu GDP của tỉnh, ngành nông nghiệp chiếm 44,5%, ngành
công nghiệp chiếm 28,2%, ngành dịch vụ chiếm 27,3%.
Tỉnh đã tích cực phấn đấu tổ chức thực hiện 11 chương trình ưu tiên
của Chính phủ đề ra. Tỉnh đã quan tâm xây dựng thủy lợi và khai hoang diện
tích sản xuất. Đến năm 2016, cả tỉnh có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và được
sử dụng 149 địa điểm, xây dựng đê ngăn nước 62 địa điểm, trạm bơm nước
10 địa điểm và cửa chặn nước 3 địa điểm, thệ thống tủy lợi tăng lên 61 địa
điểm so với năm 2011 là 78 địa điểm.
Năm 2011, diện tích sản xuất lúa cả tỉnh là 21.730 ha, diện tích ruộng
chiếm 2.145 ha, diện tích nương rẫy 17.718 ha, diện tích nương rẫy tại chỗ là
14.883 ha. Năm 2016, diện tích sản xuất lúa vụ là 23.824 ha, diện tích ruộng
3.000 ha, diện tích rẫy chỉ còn 12.000 ha.
Phát triển ngành chăn nuôi, như: trâu có 54.488 con, bò 90.738 con, voi
438 con, ngựa 311 con, lợn 88.441 con, dê 8.696 con, gia cầm 3,2 triệu con,
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY

More Related Content

What's hot

Phan tích chinh sách nong nghiep thanh hoa
Phan tích chinh sách nong nghiep thanh hoaPhan tích chinh sách nong nghiep thanh hoa
Phan tích chinh sách nong nghiep thanh hoaNeo Cuong
 
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...hieu anh
 
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương DươngTiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương DươngNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

What's hot (16)

Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng NamLuận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
 
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAYĐề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu LongLuận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng NgãiLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam ĐịnhLuận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
 
Luan van thac si kinh te (21)
Luan van thac si kinh te (21)Luan van thac si kinh te (21)
Luan van thac si kinh te (21)
 
Phan tích chinh sách nong nghiep thanh hoa
Phan tích chinh sách nong nghiep thanh hoaPhan tích chinh sách nong nghiep thanh hoa
Phan tích chinh sách nong nghiep thanh hoa
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
 
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương DươngTiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
 

Similar to Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY

Giải pháp quản lý về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, 9đ - Gửi miễn ...
Giải pháp quản lý về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, 9đ - Gửi miễn ...Giải pháp quản lý về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, 9đ - Gửi miễn ...
Giải pháp quản lý về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...luanvantrust
 

Similar to Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Băng
Luận văn: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha BăngLuận văn: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Băng
Luận văn: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Băng
 
Đề tài: Giải pháp quản lý phát triển nông thôn ở CHDCND Lào, HOT
Đề tài: Giải pháp quản lý phát triển nông thôn ở CHDCND Lào, HOTĐề tài: Giải pháp quản lý phát triển nông thôn ở CHDCND Lào, HOT
Đề tài: Giải pháp quản lý phát triển nông thôn ở CHDCND Lào, HOT
 
Giải pháp quản lý về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, 9đ - Gửi miễn ...
Giải pháp quản lý về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, 9đ - Gửi miễn ...Giải pháp quản lý về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, 9đ - Gửi miễn ...
Giải pháp quản lý về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, 9đ - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn
 
BÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp, HAY
BÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp, HAYBÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp, HAY
BÀI MẪU luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Quản lý về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, Lào, HAY
Luận văn: Quản lý về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, Lào, HAYLuận văn: Quản lý về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, Lào, HAY
Luận văn: Quản lý về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, Lào, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, Lào
Luận văn: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, LàoLuận văn: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, Lào
Luận văn: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, Lào
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đChính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay sản xuất, 9 ĐIỂM
 
Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tại huyện Krông Buk
Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tại huyện Krông BukTạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tại huyện Krông Buk
Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tại huyện Krông Buk
 
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, HOT
 
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn:Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn:Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệpLuận văn:Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn:Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp
 
Quản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
Quản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng NinhQuản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
Quản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
 
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAYĐề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại CHDCND Lào, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BOUNMY LAOFAIDANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TỈNH LUÔNG PHA BANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BOUNMY LAOFAIDANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TỈNH LUÔNG PHA BANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ THÚY QUỲNH HÀ NỘI – 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn BOUNMY LAOFAIDANG
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn; sự giảng dạy của các thày giáo, cô giáo của Học viện Hành chính quốc gia; sự giúp đỡ của Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Luông Pha Bang; sự ủng hộ của đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. NGÔ THÚY QUỲNH, người đã tận tình hướng dẫn, cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và cán bộ của Học viện Hành chính quốc gia, Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Luông Pha Bang và đồng nghiệp./. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn BOUNMY LAOFAIDANG
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ................................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8 5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu...................................... 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn..................................................... 9 7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................10 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HOC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP ..........................................................................................................11 1.1. Những vấn đề cơ bản về nông nghiệp......................................................11 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp.....................................................................11 1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp.......................................13 1.1.3. Vai trò của nông nghiệp đối với đời sống xã hội..............................14 1.2. Quản lý nhà nước về nông nghiệp ...........................................................17 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về nông nghiệp..17 1.2.2. Chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp...................................19 1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về nông nghiệp ..................................21 1.2.4. Nội dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về nông nghiệp và công việc chủ yếu để quản lý tốt nông nghiệp.....................................................23 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về nông nghiệp ................26 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp của một số địa phương của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giá trị tham khảo cho Luông Pha Bang ............................................................................................................31 Tiểu kết chương 1............................................................................................37
  • 6. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH LUÔNG PHA BANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY...................................................................................38 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Luông Pha Bang ...38 2.2. Tình hình quản lý nhà nước về nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang..48 2.2.1. Xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp..........................................................................................................48 2.2.2. Triển khai công tác hỗ trợ phát triển nông nghiệp............................51 2.2.3. Triển khai công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp...................................................................................53 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Bang.................................................................................................................55 2.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................55 2.3.2. Những mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân .................................61 2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Bang...................................................................................67 Tiểu kết chương 2............................................................................................69 Chương 3 QUAN ĐIỂM,ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH LUÔNG PHA BANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO.................................................70 3.1. Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước về nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang .........................................................................................................70 3.1.1. Quan điệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang..........................................................................................70 3.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang ........72 3.1.3. Định hướng quản lý nhà nước về nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang ............................................................................................................74
  • 7. 3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Bang .........................................................................................................................76 3.2.1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể quản lý đối về nông nghiệp....76 3.2.2. Chính sách về phát triển nông nghiệp...............................................78 3.2.3. Đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ...............................................................................................................80 3.2.4. Tăng cường công tác khuyến nông...................................................84 3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại phục vụ phát triển nông nghiệp......86 3.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp ............................................................................................89 3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước về nông nghiệp..........................................................................................................90 Tiểu kết chương 3............................................................................................93 KẾT LUẬN.....................................................................................................94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................96
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Nông nghiệp là vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến an ninh lương thực. Trong một xã hội mà dân cư nông thôn và lao động nông nghiệp chiếm đại bộ phận thì việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải diễn ra có những đặc điểm đặc thù. Với các chính sách mới trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thi hành Luật Đất đai, phát triển kinh tế trang trại, … tạo ra nền tảng cho kinh tế nông nghiệp có nhiều chuyển biến lớn, góp phần làm cho kinh tế đất nước dần đi vào ổn định. Trên thực thế, phát triển nông nghiệp có liên quan mật thiết đến tính bền vững của sự phát triển. Hơn thế nữa, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau, nếu không cùng được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công được. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là quốc gia với sản xuất nông nghiệp chủ yếu, diện tích Lào khoảng 26 nghìn km2, trong đó nông thôn chiếm phần lớn. Do đó, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã đặt vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định quá trình phát triển. Một khi chưa tạo ra được chuyển biến của khu vực kinh tế này thì không thể có được sự phát triển bền vững. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh, cơ cấu cây trồng hợp lý, đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa về số lượng và tốt về chất lượng. Tuy nhiên, nông nghiệp của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vẫn trong tình trạng tự cung, tự cấp, sản xuất nhỏ lẻ, cuộc sống còn lạc hậu, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng, tình trạng phát triển nông
  • 9. 2 thôn thiếu quy hoạch, môi trường ô nhiễm, hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hâu, yếu kém,... Đối với tỉnh Luông Pha Bang, vấn đề phát triển nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, điều đó xuất phát từ vị thế của ngành, cũng như tỷ trọng của lĩnh vực nông nghiệp đóng góp cho tỉnh cũng như của cả nước. Thế mạnh của tỉnh là phát triển nông nghiệp, trồng rừng, phát triển gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tỉnh vẫn còn một số bất cập và hạn chế trong phát triển nông nghiệp như chất lượng nông sản chưa cao, tính cạnh tranh trên thị trường còn yếu, nhiều tiềm năng về nông nghiệp chưa được khai thác…. Nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan. Để nông nghiệp tỉnh Luông Pha Bang phát triển, cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó cần tăng cường quản lý nhà nước đối với nông nghiệp. Do đó, tác giả vấn đề: “Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu quan lý nhà nước về nông nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tác giả tìm thấy 17 tài liệu, chủ yếu là văn kiện của Đảng Nhân dân cách mạng Lào hoặc các báo cáo kết quả sản xuất nông lâm nghiệp và phương hướng, nhiệm vụ. Tài liệu là công trình nghiên cứu tương đối ít: - Các văn kiện của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (Đại hội IV là đại hội mở đầu cho sự đổi mới, Đại hội IX và Đại hội X là 2 đại hội gần đây nhất) đều nhấn mạnh đến việc phát triển nông nghiệp của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đây chính là sự định hướng cho việc phát triển nông nghiệp của Lào nói chung, của tỉnh Luông Pha Bang nói riêng.
  • 10. 3 - Văn kiện của Đảng bộ tỉnh Luông Pha Bang (khóa XIV, XV) chính là sự định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có phát triển nông nghiệp. - Quyết định số 142-QĐ/TTg ngày 3-7-2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đây là những văn bản điều chỉnh trực tiếp đến việc phát triển nông nghiệp của Lào, trong đó có tỉnh Luông Pha Bang. - Quyết định số 2200 ngày 14-9-2012 về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông lâm nghiệp. Đây chính là cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp của tỉnh. - Báo cáo kết quả sản xuất nông lâm nghiệp của 5 năm 2011-2016 của tỉnh Luông Pha Bang sẽ cung cấp cho tác giả những số liệu về sản xuất nông lâm nghiệp của 5 năm trước, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả phát triển nông nghiệp và đánh giá sự quản lý nhà nước của tỉnh đối với phát triển nông nghiệp. - Báo cáo kết quả sản xuất nông, lâm, nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh Phong Sa Ly và tỉnh Xiêng Khoảng. Đây là các báo cáo để tác giả tham khảo việc quản lý nhà nước của tỉnh bạn về phát triển nông nghiệp. - Về công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài thì có một số luận văn, như: + Luận văn thạc sĩ quản lý công của Khăn Khăm Phôm Ma Lan, bảo vệ năm 2015 với đề tài: “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Xan Xay, tỉnh At Ta Pư, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”. Luận văn đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai địa bàn huyện Xan Xay, tỉnh At Ta
  • 11. 4 Pư, trên cơ sở đó, tác giả luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý của nhà nước đối với đất đai trên địa bàn huyện Xan Xay, tỉnh At Ta Pư. Đất đai là tư liệu quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp, nên luận văn này đã giúp tác giả tiếp cận về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp thông quan tư liệu sản xuất đặt biệt. + Luận văn thạc sĩ quản lý công của Khamla Keodavanh với đề tài “Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, bảo vệ năm 2016. Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn, tác giả đánh giá thực trạng này ở tỉnh Xiêng Khoảng. Sau khi chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc quản lý nhà nước về phát triển nông thôn, tác giả đã đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hoạt động này của tỉnh Xiêng Khoảng. Vấn đề nông nghiệp và nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó quản lý nhà nước về phát triển nông thôn và quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp có một số nội dung mà tác giả có thể tham khảo để phục vụ cho luận văn của mình. + Luận văn thạc sĩ quản lý công của Khamhack Phonkhamxao với đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Pak Xeng, tỉnh Luang Prabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, bảo vệ năm 2016. Các dự án đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng nguồn ngân sách nhà nước cũng nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, do vậy đây cũng là nguồn tư liệu quan trọng cho việc tham khảo của tác giả. 2.2. Tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về nông nghiệp ở Việt Nam Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về nông nghiệp tương đối phong phú, tác giả tìm thấy 20 tài liệu:
  • 12. 5 - Các tài liệu là giáo trình phục vụ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, gồm có: Giáo trình Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực của Học viện hành chính Quốc gia (Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004); Giáo trình Kinh tế học phát triển của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Lý luận chính trị năm 2007); Giáo trình Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp và nông thôn của các tác giả Phạm Kim Giao, Hoàng Sỹ Kim, Phạm Lệ Minh, Nguyễn Thị Thanh Thủy (Nhà xuất bản đại học quốc gia năm 2004); Giáo trình Kinh tế nông nghiệp của Vũ Đình Thắng (2013); Quản lý nhà nước về kinh tế của Phan Huy Đường (Nhà xuất bản đại học quốc gia năm 2010); Giáo trình Quản lý kinh tế quốc dân của các tác giả Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật năm 2007). Các công trình này nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn theo góc độ giáo trình để phục vụ hoạt động giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nên đề cập khá toàn diện nội dung về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn. - Các nghiên cứu về tổng kết lý luận và thực tiễn quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ, có các công trình: Sách của Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa (2002), Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn; Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002); Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi; Báo cáo tổng hợp của Nguyễn Danh Sơn (2010), Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại. Những nghiên cứu này cho rằng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, vai trò, mục tiêu của nó trong nền kinh tế quốc dân cũng như việc đem lại thu nhập cho người nông dân là những nội dung mà chính sách cho nông
  • 13. 6 nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam hiện nay cần quan tâm. - Nghiên cứu về các các nguồn lực và các yếu tố cho phát nông nghiệp có công trình của Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn (2003); Diệp Kỉnh Tần (2009), Phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước. Các nghiên cứu này tiếp cận quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp thông qua các nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Nghiên cứu về chính sách phát triển nông nghiệp có Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ hậu WTO của Nguyễn Hữu Hải (2009) đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước; Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của một số quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á của Nguyễn Thị Hải Vân (2016) đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước. Các công trình này đi sâu vào các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Các chính sách đó chính là thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với phát triển nông nghiệp. - Nghiên cứu trực tiếp về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và phát triển nông nghiệp có bài Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về nông nghiệp của Bùi Thanh Tuấn đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16 năm 2013; Luận án tiến sỹ của Hoàng Sỹ Kim, Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (2007); Luận án tiến sỹ của Đoàn Tranh, Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020 (2012). Các công trình này không những làm rõ vị trí, đặc điểm của nông nghiệp mà còn đi sâu vào phát triển nông nghiệp bền vững, các chủ thể kinh tế nông nghiệp, các nguồn lực và sự tác động của tiến bộ khoa học, yếu tố thị trường, chính sách phát triển cũng như quản lý nhà nước về phát triển nông
  • 14. 7 nghiệp. Thể hiện rõ nhận thức lý luận về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm rõ những căn cứ, nội dung quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trước yêu cầu hội nhập. - Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững và quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp bền vững có Luận văn thạc sỹ của Khuất Văn Hợp, Quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc (2010); Luận văn thạc sỹ của Kiều Anh Vũ, Nông nghiệp phát triển bền vững ở thành phố Cần Thơ (2011); Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Quốc Khanh, Quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Bến Tre (2013). Các công trình này đã chỉ rõ được cơ sở lý luận về nông nghiệp phát triển bền vững với các yếu tố cấu thành; một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp và đưa ra các quan điểm, giải pháp cơ bản cho nông nghiệp phát triển bền vững. Tóm lại, từ các công trình đã được tổng quan cho biết, các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn với những khía cạnh tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có công trình nào đi thẳng vào nghiên cứu vấn đề hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, nhất là ở một tỉnh của Lào, một quốc gia nông nghiệp là chủ yếu, nên đề tài của tác giả vẫn có tính cấp thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích Trên cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về nông nghiệp, đề tài đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Luông Pha Bang.
  • 15. 8 3.2 Nhiệm vụ - Hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu trước đây và góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Luông Pha Bang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay để xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những yếu kém trong quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Luông Pha Bang. - Đưa ra phương hướng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Luông Pha Bang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về nông nghiệp. - Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 2011 đến năm 2016. 5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp tiếp cận Luận văn sử dụng nguyên lý duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu và tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo các hướng chính: - Tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn. Tức là từ việc làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp - Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô. Tức là tiếp cận từ quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn một tỉnh. - Tiếp cận liên ngành - liên vùng. Tức là tiếp cận từ cả nền kinh tế đến ngành nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Băng trong mối quan hệ với các tỉnh khác ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Tiếp cận theo nguyên tắc nhân - quả. Kết quả nào có nguyên nhân đó hay nguyên nhân nòa sẽ có kết quả đó. Tìm nguyên nhân của
  • 16. 9 những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn của mình, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp phân tích hệ thống: sử dụng để phân tích nông nghiệp như một hệ thống và quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp như một hệ thống. - Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng để phân tích só liệu thống kê phục vụ việc xém xét hiện trạng quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở tỉnh Luông Pha Bang. - Phương pháp so sánh: sử dụng để phân tích và so sánh thực trạng phát triển nông nghiệp và thực trạng quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở tỉnh Luông Pha Băng qua các năm. - Phương pháp chuyên gia: sử dụng để thu thập thêm thông tin, kiểm định các kết quả nghiên cứu của tác giả. - Tiến hành điều tra theo bảng hỏi: sử dụng để thu thập thêm thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp. - Cung cấp thêm cơ sử khoa học cho việc nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Luông Pha Bang. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp.
  • 17. 10 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về nông nghiệp của tỉnh Luông Pha Bang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
  • 18. 11 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển. Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng: - Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai. - Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
  • 19. 12 trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi... Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi [11, tr.740]. Trong tác phẩm Kinh tế Nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, tác giả Đinh Phi Hổ quan niệm: “Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản” [6, tr.5]. Theo đó, kinh tế nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chính để sản xuất ra lương thực, thực phẩm, tư liệu cho công nghiệp và thỏa mãn các nhu cầu về vui chơi giải trí, tạo cảnh quan (công viên, bể bơi, sân bóng, sân golf…). Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi. Đây là ngành cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm như thịt, sữa, trứng; cung cấp da, len, lông; sản phẩm phụ của chăn nuôi dùng làm phân bón; đại gia súc dùng làm sức kéo… Lâm nghiệp là các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng; khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo rừng, duy trì tác dụng phòng hộ của rừng. Ngư nghiệp bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong đó đánh bắt là hoạt động lâu đời của con người nhằm cung cấp thực phẩm cho mình thông
  • 20. 13 qua các hình thức đánh bắt cá và các thủy sinh vật khác [14, tr.24-25]. 1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp - Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. Đất đai là điều kiện cần thiết để con người sinh tồn và đặc biệt quan trọng khi là tư liệu sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho sự sống của con người. Trong cuốn Kinh tế Nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, tác giả Đinh Phi Hổ cho rằng, đất đai giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bởi: hiện nay loài người chưa có loại tư liệu sản xuất nào có thể thay thế ruộng đất trên quy mô rộng lớn. Đối với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó, đất ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Mà sinh vật là đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp” [8, tr.28]. Với điều kiện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, việc bảo vệ quỹ đất ngày càng trở nên bức thiết vì đất đai đang bị xâm lấn bởi quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp và tác động của biến đổi khí hậu. Vì thế, cần làm tốt công tác quy hoạch để bảo tồn quỹ đất và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào nông nghiệp để khai thác hiệu quả quỹ đất. - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và mang tính vùng, miền. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như: đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết. Ở mỗi vùng, miền, ngoài sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, còn có sự khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, tập quán, con người... Do vậy, cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch nhằm xây dựng những vùng chuyên canh, sản xuất lớn vừa đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội, vừa phù hợp với từng vùng, miền. Mỗi vùng, miền không chỉ có những sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên mà còn có những sản phẩm nông nghiệp mang lợi thế cạnh tranh bởi tính đặc sản
  • 21. 14 và chất lượng nông sản. - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống có sự sinh trưởng và phát triển riêng biệt. Trong sản xuất nông nghiệp, con người nắm chắc chu trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để nâng cao sản lượng và đạt hiệu quả kinh tế. Cần đẩy mạnh nghiên cứu các phương pháp nuôi, trồng, đồng thời ứng dụng khoa học, kỹ thuật một cách hiệu quả để tận dụng ưu đãi của điều kiện tự nhiên, tính thời vụ, giúp nông nghiệp phát triển bền bền vững và ổn định. 1.1.3. Vai trò của nông nghiệp đối với đời sống xã hội Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đảm bảo nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm cho con người từ các sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nông nghiệp là ngành kinh tế luôn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu xã hội Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng lẫn chủng loại, nguyên do bởi tác động của các nhân tố như sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người. Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng lượng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực. Hiện nay, các nước ở châu Á đang tìm mọi biện pháp để tăng khả năng an ninh lương thực. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào
  • 22. 15 quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực sẽ khó ổn định chính trị và thiếu đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn. - Cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực thành thị. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. Điều đó được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây: + Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác, nhờ đó mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị; + Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp được tăng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản và sự mở rộng thị trường...; + Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho sự phát triển kinh tế. Việc đầu tư và huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp đặt của chính phủ. Những điển hình thành công về sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho công nghiệp. - Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp, ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu
  • 23. 16 dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, làm tăng thu nhập cho dân cư nông nghiệp cũng như sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới. - Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu. Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm, thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hoá công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào sản phẩm từ nông, lâm, thuỷ sản. Xu hướng chung, nhiều nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và sau đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. Tuy nhiên, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghệ ngày càng mở rộng, làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị. - Nông nghiệp góp phần trong việc bảo vệ môi trường Nông nghiệp và nông thôn giữ vai trò to lớn, là cơ sở cho sự phát triển bền vững của môi trường, vì sản xuất nông nghiệp gắn trực tiếp với môi trường tự nhiên, như đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn. Một mặt, nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng trọt, có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường do quá trình phát triển tự nhiên của cây trồng có tác
  • 24. 17 dụng hấp thu khí điôxít cácbon, góp phần bảo vệ môi trường từ tác động tiêu cực của phát thải khí hiệu ứng nhà kính do công nghiệp tạo ra. Song, mặt khác, nông nghiệp lại sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu... dẫn tới ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước. Thêm vào đó, đất đai bị xói mòn và chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết do biến đổi khí hậu sẽ thường xuyên sảy ra. Vì vậy, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm ra những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững cho môi trường. 1.2. Quản lý nhà nước về nông nghiệp 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về nông nghiệp - Khái niệm quản lý nhà nước. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau, tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Trong khoa học quản lý, quản lý được hiểu là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ cách thức quản lý và mục đích quản lý. Như vậy, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người
  • 25. 18 để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Theo đó, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Trong luận văn này, quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật. - Khái niệm quản lý nhà nước về nông nghiệp. Trong Luận án tiến sỹ của Hoàng Sỹ Kim, tác giả cho rằng: Quản lý nhà nước về nông nghiệp là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương đối với lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn của ngành nông nghiệp để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm đạt được mục tiêu xác định với hiệu quả cao nhất [10, tr.16].
  • 26. 19 Từ những quan niệm ở trên, luận văn đưa ra khái niệm: quản lý nhà nước về nông nghiệp là một bộ phận trong quản lý kinh tế quốc dân, thể hiện sự tác động chi phối, có định hướng bằng quyền lực và thông qua bộ máy nhà nước; thực hiện bằng các biện pháp, công cụ quản lý để nông nghiệp đạt được mục tiêu kinh tế, hiệu quả xã hội, sự vận hành phù hợp với các quy luật khách quan. 1.2.2. Chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp Trong quá trình phát triển nông nghiệp, quản lý nhà nước có vai trò quan trọng, góp phần vào điều chỉnh, hướng dẫn quá trình vận động nội tại của nông nghiệp phù hợp với các điều kiện khách quan và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của nền kinh tế. Vai trò quản lý nhà nước về nông nghiệp được thể hiện với các chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, Nhà nước tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Nhà nước tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định; thiết lập môi trường pháp lý, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, một sân chơi chung, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Nhà nước vận dụng các quy luật kinh tế khách quan và sử dụng những chính sách, cơ chế nhằm mở rộng thị trường, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, Nhà nước định hướng phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội trong nước, phù hợp với xu thế, điều kiện kinh tế khu vực và thế giới bằng những chủ trương, chính sách, pháp luật. Nhà nước định hướng phát triển nông nghiệp góp phần vào thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; hoạch định chính sách, chỉ tiêu kế hoạch vĩ mô cho từng thời kỳ; thực hiện xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống và văn minh xã hội. Thứ ba, Nhà nước tổ chức và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp. Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước về phát triển nông
  • 27. 20 nghiệp nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập như hiện nay. Nhà nước xây dựng, đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp, cải tiến công cụ quản lý, thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo tổ chức tinh gọn, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Nhà nước cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo môi trường chính trị ổn định, đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội. Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết chi phối thị trường bằng cách sử dụng cả biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính. Đồng thời, Nhà nước sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô bao gồm hệ thống chính sách, các đòn bẩy kinh tế, quỹ dự trữ hàng hoá, cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, tín dụng, tài chính, thuế quan, hạn ngạch, tiêu chuẩn hoá... nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra. Thứ tư, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động liên quan đến nông nghiệp nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, uốn nắn những hành vi trái pháp luật; ngăn ngừa những hành động tiêu cực như: sản xuất và kinh doanh hàng giả (nông sản, thực phẩm, giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng), đầu cơ, buôn lậu... nhằm bảo vệ quyền bình đẳng trước pháp luật, sự cạnh tranh lành mạnh cũng như quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra để phát hiện những kẽ hở và nhược điểm của cơ chế chính sách quản lý đã ban hành trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, cơ chế chính sách kinh tế nói chung để kịp thời sửa đổi, đồng thời, phổ biến những kinh nghiệm, phát hiện và nhân rộng những nhân tố mới, tích cực của sản xuất nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
  • 28. 21 1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về nông nghiệp Quản lý nhà nước về nông nghiệp có vai trò to lớn không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bắt nguồn từ yêu cầu khách quan, nội tại của sự phát triển nền nông nghiệp, nông thôn. Đến lượt nó việc quản lý, điều chỉnh và hướng dẫn nông nghiệp đi theo hướng nào, tốc độ phát triển ra sao lại tùy thuộc hướng phát triển chung nền kinh tế đất nước. Trong bất cứ điều kiện nào thì vai trò to lớn quản lý nhà nước về nông nghiệp cũng chỉ được thể hiện khi nó thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước sau đây: Thứ nhất, quản lý nhà nước về nông nghiệp đóng vai trò định hướng chiến lược cho sự phát triển nông thôn, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Quản lý nhà nước về nông nghiệp có vai trò nhiều mặt về kinh tế, xã hội của đất nước. Việc đảm bảo sự phát triển hài hòa cân đối giữa các lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế quốc dân đòi hỏi phải xác định chiến lược phát triển của ngành phù hợp với chiến lược phát triển toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở xác định chiến lược phát triển, nhà nước cụ thể hóa thành các chương trình, các kế hoạch định hướng phát triển trung hạn và ngắn hạn để hướng dẫn sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Các chiến lược và kế hoạch phát triển nói trên được xây dựng cụ thể cho toàn bộ nền nông, lâm nghiệp ở từng cấp trong bộ máy quản lý nhà nước. Thứ hai, quản lý nhà nước về nông nghiệp đóng vai trò điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ nền nông nghiệp và giữa nông nghiệp với nông thôn và các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển sản xuất hàng hóa dựa trên trình độ xã hội hóa sản xuất hàng hóa ngày càng cao, các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ nền nông nghiệp cũng như giữa nông nghiệp với phần còn lại của nền kinh tế, thậm chí với nền kinh tế trong khu vực và quốc tế ngày càng phát triển rộng rãi và đa dạng. Sự hình thành và phát triển các
  • 29. 22 mối quan hệ kinh tế đó có thể là phù hợp với mục tiêu của sự phát triển, cũng có thể không phù hợp và thậm chí xa lạ với bản chất kinh tế tốt đẹp của đất nước. Trong điều kiện như vậy nhà nước phải thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế để phát triển phù hợp bằng các biện pháp khuyến khích, hạn chế hoạc cấm đoán. Các mối quan hệ kinh tế mà nhà nước cần điều chỉnh có hai loại. Có loại liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng các tài nguyên, nguồn lực như: Đất đai, nguồn lực vốn góp cổ phần,... Nhà nước cần điều chỉnh bằng luật sao cho sự phát triển đa dạng hóa sở hữu ở mức độ phù hợp. Có loại quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất - chế biến - tiêu thụ,... dưới những hình thức đa dạng khác nhau, nhà nước cần điều chỉnh bằng cách giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi để các quan hệ này phát triển một cách tối ưu hiệu quả. Có loại quan hệ liên quan đến lĩnh vực phân phối, nhà nước cần hướng dẫn để các quan hệ này được thực hiện một cách công bằng, đúng pháp luật. Thứ ba, quản lý nhà nước về nông nghiệp có vai trò hỗ trợ giúp đỡ kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã dịch vụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp, ở nông thôn phát triển. Trong điều kiện hiện nay, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào xuất phát từ sản xuất nhỏ tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất lớn, quản lý nhà nước cần chuẩn bị, hỗ trợ giúp đỡ các hộ, trang trại hoặc các loại hình doanh nghiệp khác về một số mặt chủ yếu sau: Hỗ trợ để tạo dựng ý chí làm giàu chính đáng bằng các hoạt động nông nghiệp và kinh tế nông thôn, vấn đề cấp bách hiện nay là tháo gỡ những vướng mắc làm cho người sản xuất chưa thực sự yên tâm; cân nhắc và gạt bỏ hết những vướng mắc mới có thể nảy sinh khi ban hành văn bản chính sách mới, sử dụng khéo léo các quy phạm đạo đức như tôn vinh những điển hình tiên tiến trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế nông nghiệp.
  • 30. 23 - Giúp đỡ hỗ trợ cho việc chuẩn bị những tri thức cần thiết cả về kỹ thuật và kinh tế để đảm bảo cho việc cạnh tranh thành công trong cơ chế thị trường của các doanh nghiệp nông thôn. - Giúp đỡ về các phương tiện vật chất hoặc điều kiện để tạo ra phương diện vật chất để tạo dựng sự nghiệp kinh doanh, nhất là vấn đề về vốn trong kinh doanh. - Giúp đỡ tạo dựng môi trường thuận lợi và lành mạnh cho kinh tế hộ, trang trại và các doanh nhân khác ở nông thôn phát triển. Việc quản lý nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển bằng cách xác lập và vận hành có hiệu quả một hệ thống thị trường đồng bộ ở nông thôn, bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Ở đây, vấn đề quan trọng nhất là lựa chọn và áp dụng được những hình thức hợp tác sản xuất thực sự có hiệu quả đối với từng hoạt động kinh tế cụ thể ở nông thôn được người dân chấp nhận. Việc quản lý nhà nước tạo ra môi trường lành mạnh cho sự phát triển bằng cách nhà nước trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến thiên tai, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự trị an và ngăn chặn tội phạm ở nông thôn. Tóm lại, quản lý nhà nước về nông nghiệp thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế nhằm lành mạnh hóa toàn bộ các mối quan hệ kinh tế, xã hội trên địa bàn nông thôn. Chỉ có trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ kinh tế lành mạnh được duy trì ổn định, phát triển đúng pháp luật sẽ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội trên địa bàn nông thôn. 1.2.4. Nội dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về nông nghiệp và công việc chủ yếu để quản lý tốt nông nghiệp Quản lý nhà nước về nông nghiệp là nhằm hiện thực hóa chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương,
  • 31. 24 cũng như thực hiện đầy đủ, toàn diện và đúng đắn nhất những gì đã đề ra; góp phần đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý bộ máy hành chính nhà nước. - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp Nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để phát triển nông nghiệp. Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng quyết định sự phát triển nông nghiệp. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của Chính phủ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Chiến lược phải thực sự quan tâm đến những vấn đề loại bỏ những yếu tố tiêu cực, như: đầu tư lãng phí, kém hiệu quả; cây trồng, vật nuôi không phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc điều kiện của tỉnh. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp của trung ương, chính quyền các địa phương ưu tiên tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất và thu hút các nhà đầu tư, cũng là giúp họ có định hướng phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh. - Xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp và tổ chức thực hiện cùng với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nông nghiệp Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp đã được xây dựng, các địa phương ban hành hệ thống chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp trên địa bàn mình. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu, ban hành, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Trung ương cũng như địa phương cho phù hợp với điều kiện của địa phương, sẽ khai thác được tiềm năng và lợi thế so sánh về phát triển nông nghiệp. Các chính sách về khuyến khích đầu tư, ưu đãi trong thuê đất và tín
  • 32. 25 dụng; ưu tiên, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hướng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích hoạt động đào tạo nghề cho nông nhân; thực hiện chính sách xã hội, cải thiện đời sống nhân dân... sẽ tạo động lực cho nông nghiệp phát triển toàn diện, bảo đảm sự phát triển nông nghiệp hài hoà và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. - Thực hiện công tác hỗ trợ nông nghiệp + Xúc tiến thương mại nông nghiệp. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh nông lâm sản, thủy sản, sản phẩm làng nghề, phục vụ công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; thủy lợi và phát triển nông thôn; an toàn nông sản, lâm sản, thủy sản trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường. Xúc tiến thương mại nông nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ hoạt động hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại nông nghiệp; dịch vụ tư vấn và chuyển giao kỹ năng xúc tiến thương mại liên quan đến ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xúc tiến thương mại nông nghiệp. Dịch vụ giới thiệu khách hàng và đối tác đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. + Công tác khuyến nông có vai trò là cầu nối giữa Nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học với hộ nông dân và thị trường, là hệ thống tư vấn, phổ biến kiến thức, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho nông dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động khuyến nông đã góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho nông dân, ngư dân ở các vùng ven
  • 33. 26 sông, đồng bằng, trung du, miền núi. Hoạt động khuyến nông gồm các hoạt động: Hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông; Công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ khuyến nông các cấp và nông dân; Các chương trình khuyến nông trồng trọt; Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về cải tạo giống, áp dụng các giống vật nuôi đạt năng suất, chất lượng cao; Ứng dụng các tiến bộ về giống và kỹ thuật lâm sinh để trồng rừng thâm canh, phát triển các loài cây rừng có năng suất cao, chất lượng phù hợp; Các chương trình khuyến nông về cơ giới hoá, bảo quản và chế biến nông lâm sản; Ứng dựng nông nghiệp công nghệ cao và hoạt động khuyến nông đô thị; Hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông… - Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước về nông nghiệp. Hoạt động này nhằm giải quyết, xử lý đối với các vi phạm liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp. 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về nông nghiệp Nhà nước quản lý, điều hành nông nghiệp bằng các biện pháp hành chính, các phương pháp, công cụ quản lý kinh tế theo quy luật thị trường. Do vậy, ngoài những yếu tố tác động của cơ chế, chính sách, các hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước, nông nghiệp còn chịu nhiều tác động từ một số yếu tố khác như phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế... Có thể thấy các nhân tố chủ yếu tác động đến nông nghiệp nói chung, đến quản lý nhà nước nói riêng hiện nay là: - Yếu tố điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên là nhân tố tác động mạnh mẽ đối với tất cả các hoạt động của sản xuất nông nghiệp. Môi trường tự nhiên với các nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, như đất, nước, khí hậu, thời tiết, ánh sáng... cung cấp những tư liệu sản xuất cơ bản để con người tiến hành sản xuất nông
  • 34. 27 nghiệp, tạo ra lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có những sự khác biệt, có nơi khó khăn và có nơi thuận lợi, song nếu chúng ta biết khai thác hợp lý vẫn có thể khai thác từ tự nhiên để tạo ra những nông phẩm có giá trị kinh tế. Do vậy, để có được một nền nông nghiệp phát triển, con người phải biết dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa vào lợi thế của từng vùng, miền để xây dựng những chiến lược phát triển nông nghiệp cho phù hợp. Tuy nhiên, tự nhiên cũng là một trong những tác nhân đe dọa lớn cho phát triển nông nghiệp như những thiên tai: động đất, lũ lụt, hạn hán, mưa đá, sương muối... Những đe dọa thiên tai đang gây ra cho nông nghiệp, có một phần nguyên nhân do chính những hoạt động của con người gây ra, như: phá rừng, làm thủy điện, phát thải công nghiệp, khai thác tài nguyên đất không khoa học... Do vậy, con người phải tính toán và cân đối trong sự lựa chọn của mình để đem lại hiệu quả về lâu dài cho nông nghiệp phát triển, cũng chính là bảo vệ lợi ích lâu dài của mình. - Yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế - xã hội cũng có tác động rất lớn tới một nền nông nghiệp nhất định. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, các điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại sẽ dễ dàng hơn. Còn đối với các nước đang phát triển, việc hình thành một nền nông nghiệp phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại do yếu kém về khoa học, công nghệ, thiếu vốn, thiếu những người nông dân có trình độ và sự hậu thuẫn của Nhà nước để hỗ trợ cho nông dân trước những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ nông phẩm. Bên cạnh đó, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng có những tác động tiêu cực tới nền nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp thiếu cẩn trọng đang huỷ hoại môi trường nặng nề, gây thiệt hại rất lớn cho nông nghiệp. Việc chạy theo lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường khiến cho người
  • 35. 28 nông dân dùng đủ mọi biện pháp để tăng sản lượng nhanh chóng, làm cho tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, lãng phí, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, dư lượng chất hoá học trong nông sản cao. Sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ và đô thị hóa nhanh chóng làm quỹ đất nông nghiệp dần thu hẹp... Nhận thức được những tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp, chúng ta phải có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp, có sự cân đối giữa công nghiệp, nông nghiệp với dịch vụ và phát huy thế mạnh của từng vùng. Thuận lợi hay khó khăn của điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp là những nhân tố có thể thay đổi và điều này phụ thuộc rất lớn vào hành động của chúng ta. - Yếu tố nhận thức của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp, chủ thể quản lý nhà nước về nông nghiệp Trong quá trình phát triển nông nghiệp có các chủ thể chính tham gia là: Cơ quan quản lý nhà nước, người nông dân, nhà khoa học nông nghiệp, nhà công nghiệp chế biến nông sản, nhà phân phối và tiêu thụ nông sản và các nhà dịch vụ khác (ngân hàng, thuế, thông tin...). Mỗi chủ thể đều phải có nhận thức đúng đắn và có ý thức hưởng ứng, ủng hộ công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp. Trong quản lý, phát triển nông nghiệp, yếu tố nhận thức và hành động của các chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh nông sản. Nếu có nhận thức đúng đắn, sâu sắc và thống nhất về các nội dung của quản lý, phát triển nông nghiệp, các nhà lãnh đạo, quản lý sẽ đưa ra các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế, đáp ứng các yêu cầu khách quan giữa hai yếu tố ổn định và phát triển. Ngược lại, nếu có những chính sách không phù hợp sẽ làm kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp. Trong phát triển nông nghiệp, khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng nhất để gia tăng giá trị hàng hóa nông sản, đem lại hiệu quả tối đa cho sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc đầu
  • 36. 29 tư và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết. Bởi, với những tìm tòi khoa học trong lai tạo cây, con giống cho năng suất, chất lượng tốt, giá thành cao, chống chịu được sâu bệnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt; nghiên cứu chế tạo các loại máy móc làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất... sẽ làm tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại. Để xây dựng được nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại và có khả năng cạnh tranh cao, yếu tố doanh nghiệp cũng hết sức quan trọng trong vai trò gắn kết sản xuất với chế biến - thị trường và tạo sự gắn kết một cách đồng bộ, thống nhất giữa các yếu tố đầu vào của sản xuất (vốn, giống, vật tư, đất đai, lao động) và đầu ra của sản phẩm (mua bán nguyên liệu, dự trữ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm sau chế biến). Người nông dân là một trong các chủ thể không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, bởi nông dân là một yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Người nông dân không chỉ có số lượng đông đảo và những đức tính tốt trong lao động sản xuất, mà còn là một giai cấp quan trọng trong quá trình tiến hành cách mạng dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Hệ thống chính trị cần có những tác động để phát huy sức mạnh, cũng như giúp người nông dân hạn chế được một số nhược điểm để có thể làm tròn nhiệm vụ, vai trò của mình. Cần làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức cho người nông dân, giúp họ vượt qua những tác phong tiểu nông và tập quán cũ lên vị trí của người làm chủ khoa học, kỹ thuật, cũng như làm chủ các nguồn lực mà xã hội dành cho họ. Các nhà khoa học nông nghiệp, nhà chế biến nông sản, nhà phân phối và tiêu thụ nông sản và các nhà hoạt động khác có liên quan đều phải thực hiện đúng pháp luật về phát triển nông nghiệp. - Yếu tố toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
  • 37. 30 Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra một sân chơi lớn với nhiều cơ hội, thuận lợi, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước, nhưng cũng có không ít thách thức, tác động xấu. Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài việc mở rộng thị trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp cũng được bổ sung nhiều vốn đầu tư và máy móc sản xuất nông nghiệp hiện đại. Việc tham gia vào thị trường thế giới đòi hỏi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của các đơn vị sản xuất nông nghiệp cũng phải được nâng lên, hệ thống luật pháp, chính sách cũng phải phù hợp với sân chơi quốc tế. Tuy nhiên, khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, bởi sự cạnh tranh về giá cả cùng những biến động của thị trường... Như vậy, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan, đem lại cả những thời cơ, thuận lợi và cả những thách thức, khó khăn. Mặc dầu vậy, những khó khăn, thách thức mà toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho sự phát triển nông nghiệp hoàn toàn có thể khắc phục bằng những cơ chế, chính sách phù hợp để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển và thực hiện những mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội đã đề ra. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp Cần hiểu thế nào là hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp? Đó được hiểu là ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) của việc quản lý nhà nước tới hiệu quả phát triển của nông nghiệp. Chẳng hạn, do quản lý nhà nước tốt mà giảm thất thoát, lãng phí vốn nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp để ngành nông nghiệp sản xuất được hàng hóa nông nghiệp có chất lượng, giảm chi phí cần thiết cho việc sản xuất đó.
  • 38. 31 Việc đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp bằng những chỉ tiêu nào? Đây là vấn đề không dễ nhưng dù thế nào cũng phải có một số chỉ tiêu định lượng để xem hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp? Đạt mức cao hay thấp. Nếu cao thì tìm cách phát huy. Còn nếu thấp thì phải tìm cách khắc phục. Tác giả luận văn cho rằng, việc quản lý nhà nước về nông nghiệp có hiệu quả phải thể hiện ở một số tiêu chí: Một là, tiêu chí về kinh tế, bao gồm: - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nông nghiệp và tỉ trọng GDP nông nghiệp so với tổng giá trị GDP toàn nền kinh tế. - Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp. - Giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp). - Giá trị được tạo ra trên một ha đất nông nghiệp. - Năng suất lao động nông nghiệp. Hai là, tiêu chí về về xã hội, bao gồm: - GDP bình quân đầu người khu vực nông thôn. - Tỉ lệ lao động nông - lâm - ngư nghiệp trong tổng số lao động đang làm việc - Số kg lương thực (có hạt) bình quân theo đầu người. Ba là, tiêu chí về môi trường, đó là số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên một đơn vị diện tích đất canh tác. 1.2.7. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp của một số địa phương của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giá trị tham khảo cho Luông Pha Bang * Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Phong Sa Ly
  • 39. 32 Tỉnh Phong Sa Ly là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Bắc của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và giáp với tỉnh Điện Biên, tỉnh Lai Châu (Việt Nam); phía Tây Bắc là tỉnh U Đôm Xay giáp với Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Luông Pha Băng. Phong Sa Ly là tỉnh có vị trí quan trọng, có thể nói là có tầm quan trong bậc nhất về an ninh và quốc phòng, với chiều dài biên giới dài 650 km, giáp với Việt Nam 320 km và giáp với Trung Quốc 330 km. Tỉnh Phong Sa Ly nằm ở giữa ba biên giới nước Lào - Việt Nam - Trung Quốc, là tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Tỉnh Phong Sa Ly có diện tích 16.270 km2 , diện tích của tỉnh rộng, dân số chỉ có 162.652 người (thống kê dân số năm 2005), mật độ dân số 9,9 người/km2 . Nhìn chung địa hình của tỉnh hiểm trở, địa bàn chia cắt phức tạp, nhiều núi cao, vực sâu, hạ tầng cơ sở kém phát triển, dân cư thưa thớt, phân bố không đều giữa các vùng,… điều này gây trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Mặc dù vậy, địa hình miền núi cũng có những tiềm năng, thế mạnh nhất định về đất, rừng, tài nguyên, khoáng sản… Song, những tiềm năng này vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác, sử dụng và quản lý có hiệu quả. Là tỉnh vùng cao, chính quyền tỉnh Phong Sa Ly rất chú trọng đến sản xuất nông nghiệp. Trong công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, chính quyền tỉnh đã có những kinh nghiệm nhất định: - Luôn chú trọng công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, định hướng tầm nhìn chiến lược được thể hiện rõ nhằm phát triển nông nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể; dự báo về nhu cầu vốn, sự đầu tư và lao động...
  • 40. 33 - Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, tỉnh đã vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng hạ tầng nông thôn; lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực, quyết tâm cao rót vốn đầu tư; xem việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn với chất lượng tốt là một nhân tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào phát triển nông nghiệp... - Các cơ quan quản lý nhà nước luôn tích cực đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nông dân sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và nâng cao chất lượng nông sản; các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tại các xã, thôn, bản đã thực hiện hầu hết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, theo hướng đơn giản hóa các thủ tục. Đây là bước cải cách hành chính mạnh mẽ và đã phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế - xã hội. - Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, mời gọi đầu tư phát triển nông nghiệp, bên cạnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tỉnh đã chú trọng lập các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại nhiều tỉnh, địa phương trong và ngoài nước nhằm quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế có tiềm năng đầu tư vào nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Chính quyền tỉnh quan tâm và kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong sản xuất và mời gọi đầu tư. Ngoài đầu tư và mời gọi đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tỉnh không ngừng nâng cao chất lượng nhiều ngành hỗ trợ khác. Mặc dù công tác quản lý nhà nước có nhiều thành công, tuy nhiên nông nghiệp tỉnh Phong Sa Ly còn yếu ở sự phối hợp chỉ đạo chuyên môn và khâu tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cho người nông dân, như: việc như triển khai, mở rộng các mô hình còn bị hạn chế do chưa làm tốt việc đánh giá, tổng kết các mô hình sản xuất, kinh doanh tiên tiến; việc đi sâu đổi mới phương pháp đào tạo cho phù hợp kinh tế thị trường còn chậm. Điều này do năng lực cán
  • 41. 34 bộ khuyến nông không đồng đều, một số khuyến nông viên cơ sở hoạt động còn kém hiệu quả; kinh phí cho hoạt động khuyến nông còn nhiều bất cập; hoạt động khuyến nông tại vùng cao, vùng sâu chưa thực sự sôi nổi, lực lượng cán bộ khuyến nông biết tiếng dân tộc còn ít * Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Xiêng Khoảng. Tỉnh Xiêng Khoảng có diện tích 10,000 km2, độ cao bình quân là 1200m. Xiêng Khoảng tiếp giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam về phí Đông, với tỉnh Viêng Chăn của Lào về phía Tây Nam. Xiêng Khoảng có những đỉnh núi cao nhất Lào, như Phu bia (2.820 m), Phu xao (2.690 m), Phu xamxum (2.620 m), Phu sane (2.218 m), Phu leb (1.761 m). Các sông Nậm Ngừm của Lào, sông Lam của Việt Nam bắt nguồn từ miền Bắc Xiêng Khoảng. Về đất đai, tỉnh Xiêng Khoảng, chia thành 7 loại, bao gồm: Đất xây dựng là 2.407,52 ha; Đất nông nghiệp là 604.298,72 ha; Đất lâm nghiệp là 361.251,76 ha; Đất giao thông là 1.057,2 ha; Đất văn hoá là 5.195,68 ha; Đất an ninh quốc phòng là 11.064 ha; Đất khu vực sông nước 15.085,12 ha. Kinh tế chủ yếu của Xiêng Khoảng là trồng lúa và nuôi bò. Thu nhập cả tỉnh đạt 2,201,16 tỷ kíp/1năm, bình quân GDP đạt 1.328 đô la Mỹ/1 người/1 năm. Sản xuất thóc đạt 517,029,46 tấn/năm; sản xuất ngô đạt 454,097,93 tấn/năm; chăn nuôi trâu bò đạt 188,024 con, tăng lên 13%/năm. Đạt được kết quả đó là do nhiều nguyên nhân, trong khâu quản lý có nhiều nét nổi bật: - Tỉnh đã chú trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp địa phương, trong quy hoạch phát triển nông nghiệp đã xác định phát triển nông nghiệp phải đi cùng với đổi mới, bảo đảm sự hài hoà, liên kết giữa các vùng kinh tế trong tỉnh; xác định rõ cơ cấu đầu tư ngành nghề, bảo đảm được tính bền vững cho sự phát triển. - Đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, để khắc phục hạn
  • 42. 35 chế về nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, tỉnh không chỉ dùng tiền ngân sách, vay ngân hàng để đầu tư cho cơ sở vật chất hạ tầng mà còn vận động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và xây dựng. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước bằng cách xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất, có năng lực, bảo đảm thực hiện một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững về nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn, đồng thời coi đây cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các lãnh đạo đầu ngành của tỉnh còn chủ động xuống cơ sở để tìm hiểu, động viên, giải quyết vướng mắc tại chỗ, coi vướng mắc, khó khăn của nông dân là khó khăn và trách nhiệm của tỉnh trong việc tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong vấn đề quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp của tỉnh Xiêng Khoảng vẫn còn những hạn chế, như: quy hoạch thiếu tầm nhìn xa về môi trường sinh thái, mất cân đối giữa đầu tư phát triển nông nghiệp với xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng; sự phát triển của công nghiệp cũng gây áp lực cho nông nghiệp, nông thôn về đất đai, nhân lực, môi trường, nhưng chưa có cơ chế để tháo gỡ. * Giá trị tham khảo cho tỉnh Luông Pha Bang Mặc dù tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh khác nhau nên định hướng phát triển nông nghiệp cũng khác nhau, song, từ kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở hai tỉnh trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Luông Pha Bang tham khảo. Một là, cần nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, trong đó phải dự báo sát thực tế về thị trường, nhu cầu vốn và nguồn lao động phục vụ phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển ngành nông nghiệp có lợi thế và tiềm năng nói riêng.
  • 43. 36 Hai là, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp mà trước hết là đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp; có chính sách để giảm giá xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư theo hướng đơn giản, minh bạch, Nhà nước phải đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Triển khai tín dụng thông qua các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, các tổ nhóm tiết kiệm vay vốn nhằm mang lại hiệu quả thiết thực đối với người dân nông thôn, người nghèo thiếu vốn sản xuất. Ba là, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, gắn với đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Vì đây là khâu cơ bản để việc quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả tối ưu; đồng thời, làm tốt khâu phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần cơ bản cho việc kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp. Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ quy định hiện hành của Nhà nước; chủ động xây dựng chương trình công tác, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện; đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời từ các chính sách cấp quốc gia và cấp tỉnh. Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở và nhân dân trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp cho cơ sở, lồng ghép các chương trình, dự án trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Sáu là, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần xây dựng dự án,
  • 44. 37 kế hoạch cụ thể, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, chú trọng đến các hoạt động giúp nâng cao tính cạnh tranh và giảm thiểu những rào cản về thị trường nhằm cải thiện việc tiếp cận thị trường, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn cho người nông dân. Tiểu kết chương 1 Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở các vùng nông thôn hiện nay vấn đề quan trọng nhất là phải thực thi công tác quản lý của nhà nước đối với nông nghiệp. Công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp được chú trọng và quan tâm thì các vấn đề khác của nông thôn được đầu tư và phát triển toàn diện, nâng cao được mức sống của người dân, phát huy mọi nguồn lực trong phát triển khu vực nông thôn. Trong quá trình đó các chủ thể quản lý nhà nước bằng các biện pháp, công cụ của mình tiến hành khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh của địa phương tạo thành nguồn lực mới cho phát triển nông nghiệp. Qua việc tìm hiểu về vị trí, vai trò cũng như các đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nông nghiệp hiện nay, sẽ có cái nhìn tổng thể và toàn diện về nông nghiệp. Trên cơ sở các nội dung quản lý nhà nước chung nhất về nông nghiệp như vấn đề ban hành văn bản, chính sách về phát triển nông nghiệp... sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để đi vào tìm hiểu thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ở chương 2.
  • 45. 38 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH LUÔNG PHA BANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Luông Pha Bang Tỉnh Luông Pha Bang là một tỉnh thuộc Miền Bắc của Lào, bao gồm 12 huyện như: Huyện Luông Pha Bang, Huyện, Xiêng Ngân, Huyện Mương Nan, Huyện Pác U, Huyện Nạm Bạc, Huyện Mương Ngoy, Huyện Pác Xeng, Huyện Phôn Xay, Huyện Chom Phết, Huyện Viêng Khăm, Huyện Phu Khun và Huyện Phông Thoong. * Điều kiện tự nhiên Tỉnh Luông Pha Bang có diện tích 80% là miền núi đá dốc, diện tích rừng chiếm 50% diện tích cả tỉnh, có thế nói rừng là một thế mạnh của tỉnh, có rất nhiều cây gỗ và lâm sản quý như: gỗ plamun, gỗ mun, gỗ trò, gỗ trắc, có những loại cây dùng làm thuốc… Trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển đất nước, gỗ và lâm sản là mặt hàng quan trọng làm ra nguồn thu cho ngân sách của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung. Trong diện tích rừng 50% rừng rậm, có 15% rừng nguyên sinh và có rất nhiều động vật quý hiếm sinh sống như: voi rừng, bò tót, gấu, hổ,…; có núi rừng và những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ thích hợp cho việc khai thác ngành du lịch. Tỉnh Luông Pha Bang rất phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên, như mỏ than, mỏ đồng, mỏ măng gan, mỏ vàng… nhưng hiện nay chưa có điều kiện khai thác. Vì điều kiện thiên nhiên phong phú dồi dào, có nhiều thác nước, rừng cây và có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thích hợp cho việc khai thác ngành du lịch.
  • 46. 39 Huyện Luông Pha Bang là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế và văn hóa xã hội của tỉnh Luông Pha Bang, là nơi đặt trụ sở Văn phòng tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh. * Đặc điểm kinh tế - xã hội Tính đến năm 2015, cả tỉnh bao gồm 762 bản, có 76.009 hộ gia đình và có dân số 454.000 người, trong đó nữ 278.000 người. Có 3 dân tộc cơ bản cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh là Lào Lùm, Lào Xủng, Lào Thâng. Lối sống của 3 dân tộc này có sự khác nhau, Lào Lùm phần lớn làm ruộng, làm vườn, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, làm công chức nhà nước; dân tộc Lào Thâng làm nương, làm rẫy; còn dân tộc Lào Xủng thích trồng trọt và chăn nuôi. Cơ cấu nguồn nhân lực xã hội: Tổng lao động của tỉnh Luông Pha Bang là 161.023 người (2015) chiếm 46,44% tổng dân số của tỉnh, trong đó lao động nông nghiệp là 143.858 người, chiếm 89,34%; công nghiệp là 3,7%; dịch vụ là 4,8%; còn lại là lao động trong các ngành nghề khác. Chất lượng nguồn lao động ở tỉnh Luông Pha Bang ngày càng được nâng cao. Hầu hết người trong độ tuổi đều đi học, những người được đào tạo chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số lực lượng lao động. Hiện nay phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 95,6%, trung học cơ sở đạt 89,3%, trung học phổ thông đạt 74,8%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp khá cao từ 90-95,7%; đã xuất hiện các hình thức dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, tin học… từng bước nâng cao dân trí, tạo ra nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển của tỉnh. Trước đây, tỉnh Luông Pha Bang là một tỉnh lạc hậu với nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền lạc hậu là làm lúa nước, nương rẫy, tự cung tự cấp theo phương thức tự nhiên, một bộ phận dân cư vẫn còn sống du canh du cư với công cụ lao động thô sơ. Đội ngũ cán bộ còn ít ỏi, trình độ kinh nghiệm còn thấp, nạn mù chữ còn khá phổ biến, phân công lao động chưa phát triển, năng
  • 47. 40 suất lao động thấp, giao lưu hàng hóa chưa phát triển, thị trường ở tỉnh còn nhỏ bé, nhất là vùng nông thôn, miền núi còn nhiều bản chưa có chợ. Qua việc tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt những năm gần đây, tỉnh đã tập trung vốn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng về mặt vật chất kỹ thuật cần thiết như: củng cố và xây dựng hệ thống thủy lợi và hệ thống thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện. Tỉnh có khả năng sản xuất lương thực thực phẩm đủ ăn và có phần xuất khẩu; phong trào sản xuất hàng hóa của nông dân ngày càng phát triển, hoạt động chế biến công nghiệp và dịch vụ đã có những bước tiến đáng kể; đời sống nhân dân các bộ tộc thiểu số đã được cải thiện; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 4 năm nay (2013-2016) đạt khoảng 8,5%/năm. Năm 2016, tổng sản phẩm quốc nội - GDP đạt được 13.293,3 tỷ kíp tăng 9,15% so với năm 2011, bình quân đầu người là 1.157 USD tăng 63,63% so với năm 2011 là 590 USD. Trong cơ cấu GDP của tỉnh, ngành nông nghiệp chiếm 44,5%, ngành công nghiệp chiếm 28,2%, ngành dịch vụ chiếm 27,3%. Tỉnh đã tích cực phấn đấu tổ chức thực hiện 11 chương trình ưu tiên của Chính phủ đề ra. Tỉnh đã quan tâm xây dựng thủy lợi và khai hoang diện tích sản xuất. Đến năm 2016, cả tỉnh có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và được sử dụng 149 địa điểm, xây dựng đê ngăn nước 62 địa điểm, trạm bơm nước 10 địa điểm và cửa chặn nước 3 địa điểm, thệ thống tủy lợi tăng lên 61 địa điểm so với năm 2011 là 78 địa điểm. Năm 2011, diện tích sản xuất lúa cả tỉnh là 21.730 ha, diện tích ruộng chiếm 2.145 ha, diện tích nương rẫy 17.718 ha, diện tích nương rẫy tại chỗ là 14.883 ha. Năm 2016, diện tích sản xuất lúa vụ là 23.824 ha, diện tích ruộng 3.000 ha, diện tích rẫy chỉ còn 12.000 ha. Phát triển ngành chăn nuôi, như: trâu có 54.488 con, bò 90.738 con, voi 438 con, ngựa 311 con, lợn 88.441 con, dê 8.696 con, gia cầm 3,2 triệu con,