SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.181
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế,
tính độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày một cao hơn, mỗi doanh
nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải tự chịu trách nhiệm với
kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn
là phải kinh doanh có lãi.
Muốn vậy, các doanh nghiệp phải nhận thức được rõ về vị trí của khâu
tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và
là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp các chi phí đã bỏ ra.
Bên cạnh đó, mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận nên
việc xác định đúng đắn và chính xác kết quả kinh doanh nói chung và kết quả
bán thành phẩm nói riêng cũng rất quan trọng. Do đó bên cạnh các biện pháp
quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng là rất cần thiết giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp
thời và chính xác để đưa các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức công tác kế toán thành
phẩm, bán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, vận dụng
những lý luận đã học tập và nghiên cứu tại trường, kết hợp với thực tế thu nhận
được từ công tác kế toán tại công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân, em
chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác
định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn
Xuân” để nghiên cứu và viết luận văn của mình.
Nội dung luận văn gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán thành phẩm,
tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.
Chương II: Thực tế tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Dây
và Cáp điện Vạn Xuân.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.182
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành
phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại
công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân.
Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự chỉ dẫn và giúp đỡ của cô
giáo hướng dẫn cùng với các anh chị kế toán trong công ty. Tuy nhiên, phạm vi
của đề tài rộng, thời gian thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các anh chị
trong phòng kế toán công ty để bài luận văn này được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đỗ Thị Bích Nụ
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.183
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH
PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU
THỤ THÀNH PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu công tác kế toán thành phẩm, tiêu
thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại doanh
nghiệp sản xuất.
1.1.1 Đặc điểm, vai trò của việc tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
bán thành phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh tạo ra loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu
cầu của thị trường (nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng) thông qua quá trình
bán (trao đổi) với mục tiêu là lợi nhuận.
Bán thành phẩm là quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển
hóa vốn kinh doanh của mình từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ và
hình thành kết quả tiêu thụ. Đây là kết quả cuối cùng của hoat động sản xuất
kinh doanh tại đơn vị.
Xét trên góc độ kinh tế, tiêu thụ là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm
gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách
hàng thanh toán hoặc được chấp nhận thanh toán.
Theo đó quá trình bán thành phẩm trong doanh nghiệp có thể chia làm 2
giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đơn vị bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết để xuất
giao sản phẩm cho đơn vị mua. Giai đoạn này phản ánh một mặt của quá trình
vận động lưu thông thành phẩm.
Giai đoạn 2: Khi khách hàng đã nhận được hàng và quá trình tiêu thụ
hoàn tất. Doanh nghiệp có thể bù đắp chi phí phát sinh và hình thành kết quả
tiêu thụ thành phẩm.
Tóm lại quá trình bán sản phẩm trong doanh nghiệp có những đặc điểm
sau:
 Có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về số lượng, chất lượng,
quy cách bán.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.184
 Có sự thay đổi quyền sử dụng và quyền sở hữu sản phẩm từ người bán
sang người mua.
 Người bán giao cho người mua một lượng hàng và nhận được tiền hoặc
được chấp nhận thanh toán. Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán
hàng - dùng để bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh và hình
thành nên kết quả bán hàng trong doanh nghiệp.
Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong thời
kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp.
Doanh thu thuần được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu
được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Căn cứ vào luật thuế giá trị gia tăng doanh thu bán hàng được ghi nhận
là toàn bộ số tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế giá trị gia tăng)
bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh
doanh được hưởng.
Đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp và đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT. Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng
dịch vụ bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở
kinh doanh được hưởng (tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế).
Kết quả kinh doanh là mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Toàn
bộ hoạt động của doanh nghiệp là nhằm mục đích này. Còn khâu bán hàng với
vị trí là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở để xác định
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ các loại
hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đây là kết quả cuối
cùng của hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh
nghiệp.
Như vậy, bán thành phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.185
doanh là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp, còn bán hàng là phương tiện
trực tiếp để thực hiện mục đích đó.
1.1.2 Yêu cầu quản lý thành phẩm, quá trình bán thành phẩm, nhiệm vụ
của công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết
quả tiêu thụ thành phẩm.
Trong điều kiện xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa, tự do thương mại,
tự do cạnh tranh làm cho sự khác biệt giữa thị trường trong nước và nước ngoài
điều đó vừa tạo ra cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng lại đặt ra cho các
doanh nghiệp trong nước thử thách lớn hơn do đối thủ cạnh tranh ngày càng
nhiều và mạnh. Đứng trước tình hình này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải lựa
chọn cho mình chính xác chính sách tiêu thụ đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu
đa dạng của thị trường để tăng hiệu quả kinh doanh, do vậy yêu cầu quản lý
của doanh nghiệp đối với quá trình bán hàng ngày càng trở nên khắt khe và
tuân theo các yêu cầu quản lý cơ bản sau:
 Quản lý sự vận động và số liệu đã có của từng loại sản phẩm, hàng hóa
theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị của chúng.
 Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm
là mục tiêu cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp.
 Tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường, áp dụng các phương thức
bán hàng phù hợp và có các chính sách sau bán hàng “hậu mãi” nhằm
không ngừng tăng doanh thu, giảm chi phí của các hoạt động .
 Quản lý chặt chẽ các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và
các chi phí hoạt động khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Từ những yêu cầu chung của quá trình quản lý kinh tế, khi tổ chức công
tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành
phẩm được khoa học, hợp lý sẽ cung cấp những thông tin có ích, kịp thời cho
nhà quản lý trong việc ra quyết định sản xuất và tiêu thụ phù hợp, có hiệu quả,
muốn vậy kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán thành phẩm
phải thực hiện nhiệm vụ sau:
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.186
 Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính sách tình hình hiện có và
sự biến động của từng loại sản phẩm theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng
chủng loại và giá trị.
 Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh
thu, các khoản giảm từ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong
doanh thu. Và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng
thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.
 Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát
tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết
quả các hoạt động.
 Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính
và định kì phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm và phân phối kết
quả.
1.1.3 Ý nghĩa của việc tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
thành phẩm trong doanh nghiệp.
Tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp nói riêng và với toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Đối với nền kinh tế quốc dân, việc tiêu thụ đảm bảo cân đối giữa sản
xuất và tiêu dùng, cân đối tiền hàng trong lưu thông. Thông qua việc bán sản
phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng được thỏa mãn và cũng mang lại lợi ích
cho doanh nghiệp. Bên cạnh chức năng điều hòa nhu cầu thị trường, tiêu thụ
góp phần thúc đẩy quan hệ thanh toán trên phạm vi rộng.
Đối với mỗi doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình có ý
nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường.
Sản phẩm của doanh nghiệp không được tiêu thụ hết sẽ làm vốn của của doanh
nghiệp không được quay vòng và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Nếu tình trạng đó mà
kéo dài thì doanh nghiệp không tránh khỏi sự phá sản. Nếu việc bán hàng
thuận lợi thì doanh nghiệp có thể sớm đưa vốn trở lại tiếp tục mở rộng sản xuất
kinh doanh, phát huy hiệu quả vốn và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.187
Xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất to lớn đối với các nhà quản
trị doanh nghiệp trong việc ra quyết định quản lý, điều hành mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh, sử dụng nguồn vốn, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả
kinh doanh trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.
1.2 Kế toán thành phẩm, tiêuthụ thành phẩm
1.2.1 Kế toán thành phẩm
1.2.1.1 Đánh giáthành phẩm
Đánh giá thành phẩm là việc biểu hiện giá trị của các loại thành phẩm ra
thành tiền theo những nguyên tắc nhất định. Khi đánh giá thành phẩm, doanh
nghiệp phải tôn trọng nguyên tắc giá gốc, tức là giá thành thực tế, tùy theo sự
vận động của thành phẩm để có cách đánh giá cho phù hợp.
 Đối với thành phẩm nhập kho:
Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho được đánh giá
theo giá thành thực tế bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Thành phẩm thuê ngoài gia công hoàn thành nhập kho được đánh giá theo
giá thành thực tế bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất gia công, chi
phí thuê ngoài gia công chế biến và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến
thành phẩm thuê ngoài gia công như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt …
Thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho được đánh giá bằng giá thực tế tại
thời điểm xuất trước đây.
 Đối với thành phẩm xuất kho:
Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế
xuất kho. Hiên nay theo chuẩn mực số 02 “kế toán hàng tồn kho” thì thành
phẩm xuất kho được tính chủ yếu theo một trong các phương pháp sau:
Phương pháp nhập trước xuất trước
Phương pháp nhập sau xuất trước
Phương pháp dình quân gia quyền
Phương pháp thực tế đích danh
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.188
1.2.1.2 Kế toán chi tiết thành phẩm
1.2.1.2.1. Chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán sử dụng để phản ánh sự biến động và số liệu có của
thành phẩm bao gồm:
 Phiếu nhập kho( Mẫu 01-VT)
 Phiếu xuất kho( Mẫu 02-VT)
 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ( Mẫu 03-VT-3LL)
 Thẻ kho( Mẫu 06-VT)
 Biên bản kiểm kê vật tư- sản phẩm hàng hoá( Mẫu 08-VT)
1.2.1.2.2. Kế toán chi tiết thành phẩm:
Thành phẩm là một trong những đối tượng kế toán thuộc đối tượng
nhóm hàng tồn kho, các loại thành phẩm cần phải được tổ chức hạch toán chi
tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả hiện vật, chi tiết theo từng loại, từng nhóm
thành phẩm, từng kho thành phẩm.
Để có thể giám sát tình hình hiện có cũng như sự biến động của các loại
thành phẩm trong kho của doanh nghiệp cần phải có tài liệu chi tiết về thành
phẩm hay nói cách khác, phải hạch toán chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho
thành phẩm theo từng loại cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Việc hạch toán
được thực hiện đồng thời cả ở kho thành phẩm và ở phòng kế toán. Tuỳ theo
đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn,
vận dụng một trong các phương pháp sau:
 Phương pháp ghi thẻ (sổ) song song:
Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập,
xuất, tồn kho thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhận được các chứng từ
nhập-xuất thành phẩm, thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng
từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho. Cuối
ngày tính ra số tồn để ghi vào cột số tồn trên thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi các
chứng từ nhập- xuất để phân loại theo từng thứ thành phẩm cho phòng kế toán.
Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết đểghi chép
tình hình nhập- xuất kho cho từng thứ thành phẩm theo cả hai chỉ tiêu số lượng
và giá trị.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.189
Khi kế toán nhận được chứng từ nhập, xuất của thủ kho gửi lên, kế toán
kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ; căn cứ vào chứng từ nhập, xuất
kho kế toán ghi số lượng và đơn giá vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết thành phẩm rồi
tính ra số tiền, mỗi chứng từ đựợc ghi một dòng vào thẻ kho. Cuối tháng cộng
sổ chi tiết, tính ra số tồn kho rồi đốchiếu với số liệu của thủ kho, rồi lập “Bảng
tổng hợp N-X-T kho thành phẩm” để đối chiếu với số liệu của kế toán tổng
hợp thành phẩm.
Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra.
Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về
chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều.
Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại
thành phẩm; việc nhập, xuất thành phẩm diễn ra không thường xuyên. Đặc biệt
trong đều kiện doanh nghiệp đã làm kế toán máy thì phương pháp này vẫn áp
dụng cho những doanh nghiệp có nhiều chủng loại thành phẩm. Do đó xu
hướng hợp pháp này sẽ được áp dụng ngày càng rộng rãi.
 Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển:
Ở kho: Việc ghi chép ở kho của thủ kho cũng được thực hiện trên thẻ
kho giống như phương pháp ghi thẻ song song.
Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình
hình nhập-xuất- tồn kho của từng thứ thành phẩm ở kho dùng cho cả năm mỗi
tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Để số liệu ghi vào sổ, kế toán phải lập
các bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất định kỳ thủ
kho gửi lên. Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi cả về chỉ tiêu số
lượng và giá trị. Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối
chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu liệu kế toán tổng hợp.
Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi
một lần vào cuối tháng.
Nhược điểm: Phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và
phòng kế toán về chỉ tiêu số lượng; việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng
kế toán chỉ tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1810
Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại thành
phẩm ít, không có đều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày;
phương pháp này thường ít được áp dụng trong thực tế.
 Phương pháp ghi sổ số dư:
Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho và sổ số dư để ghi chép tình hình nhập
xuất. Sổ số dư do kế toán lập tới từng kho, được sử dụng một năm. Hàng ngày
thủ kho ghi chép số lượng xuất, nhập và tính số tồn ngay trên thẻ kho sau mỗi
lần nhập, xuất. Cuối tháng thủ kho ghi vào sổ số dư số tồn kho cuối tháng của
từng thứ thành phẩm cột số lượng.
Ở phòng kế toán: Theo dõi cả về số lượng và giá trị, kế toán kiểm tra lại
chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ và tổng hợp giá trị theo giá hạch toán theo từng
loại thành phẩm để ghi chép vào bảng kê nhập, bảng kê xuất, sau đó ghi vào
bảng kê luỹ kế nhập, bảng kê luỹ kế xuất.
Cuối tháng tổng hợp số liệu từ bảng kê luỹ kế xuất, nhập để lập bảng tổng
hợp xuất, nhập, tồn. Bảng này được mở cho từng kho, mỗi kho một tờ. Sau đó
cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và căn cứ vào số dư đầu tháng để tính ra số
dư cuối tháng của từng loạithành phẩm. Số dư này dùng đối chiếu với cột "số
tiền" trên sổ số dư.
Ưu điểm: Giảm bớt khối lượng ghi chép do kế toán chỉ ghi theo chỉ tiêu
số tiền và ghi theo loại thành phẩm.
Nhược điểm: Khi sai sót khó phát hiện, khó kiểm tra đòi hỏi kế toán
phải có nghiệp vụ vững vàng. Kế toán chỉ theo dõi chi tiết đến từng thành
phẩm để có thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ thành phẩm.
Điều kiện áp dụng:
Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có nhiều loại
thành phẩm, việc nhập, xuất diễn ra thường xuyên.
Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống giá hạch toán. Trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng.
Sự khác nhau giữa ba phương pháp chính là công việc ở phòng kế toán.
Đối với phương pháp thẻ song song, kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết
thành phẩm để theo dõi thành phẩm theo từng loại cả về chỉ tiêu hiện vật và chỉ
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1811
tiêu giá trị. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, ở phòng kế toán không
dùng sổ chi tiết thành phẩm mà dùng sổ đối chiếu luân chuyển ở từng kho và
được mở cho cả năm. Còn ở phương pháp sổ số dư, kế toán mở sổ số dư theo
từng kho dùng chung cho cả năm.
1.2.1.3. Kế toán tổng hợp thành phẩm.
1.2.1.3.1 Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh số hiện có và sự biến động của thành phẩm kế toán sử dụng
các tài khoản chủ yếu sau:
TK155 – Thành phẩm: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến
độcủa các loại thành phẩm trong trong doanh nghiệp.
TK 157 – Hàng gửi bán: dùng để phản ánh trị giá thành phẩm đã gửi
hoặc chuyển cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý ký gửi, trị giá của lao vụ dịch
vụ bàn giao cho khách hàng được chấp nhận thanh toán. Thành phẩm trên tài
khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
TK 632 – Giá vốn hàng bán: dùng để phản ánh trị giá vốn của thành
phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã xuất bán trong kỳ.
Nội dung phản ánh trên từng tài khoản tuỳ theo doanh nghiệp áp dụng
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thờng xuyên hay kiểm kê
định kỳ. Theo chế độ kế toán hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của bộ trởng BTC) trong một doanh nghiệp chỉ được sử dụng một
trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho sau: Phương pháp kê khai thư-
ờng xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ.
1.2.1.3.2 Trình tự kế toán
 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên:
Phương pháp kê khai thờng xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi
chép, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn các
loại thành phẩm trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng
từ nhập - xuất. Như vậy, việc xác định giá trị thành phẩm xuất kho theo ph-
ương pháp này được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho sau khi được
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1812
TK 621
TK 632
TK 622
TK 627
TK 154 TK 155
TK 157
Kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
Z sản phẩm hoàn
thành nhập kho
Z sản phẩm hoàn thành bán
không qua nhập kho
Xuất kho
thành phẩm
bán
Z sản phẩm gửi bán
Không qua nhập kho
Xuất kho
gửi bán
Kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp
Kết chuyển chi phí sản
xuất chung
tập hợp, phân loại theo đối tợng sử dụng để ghi vào các tài khoản và sổ kế
toán.
Trình tự kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thường
xuyên:
 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định
kỳ:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi, phản ánh
thường xuyên, liên tục tình hình xuất kho thành phẩm, hàng hoá trên các tài
khoản hàng tồn kho tương ứng. Do đó, giá trị hàng tồn kho không căn cứ vào
số liệu trên các tài khoản, sổ kế toán để tính mà căn cứ vào kết quả kiểm kê
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1813
TK 154
TK631
TK621 TK138,811,111
TK622 TK632
TK627
Kết chuyển chi phí sản
xuất dở dang đầu kỳ
Kết chuyển chi phí sản
xuất dở dang cuối kỳ
Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp phát sinh
trong kỳ
Kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
cuối kỳ
Các khoản làm
giảm giá thành
Tập hợp chi phí nhân
công trực tiếp trong
kydf
Kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp cuối kỳ
Kết chuyển Z sản xuất
thực tế sản phẩm hoàn
thành trong kỳ
Kết chuyển chi phí sản
xuất chung cuối kỳTập hợp chi phí
sản xuất chung
trong kỳ
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
không được phân bổ
đồng thời trị giá thành phẩm xuất kho không căn cứ trực tiếp vào các chứng từ
xuất kho để tổng hợp mà căn cứ vào kết quả kiểm kê giá trị thành phẩm tồn
kho.
Theo phương pháp này, trị giá thành phẩm xuất kho cho các mục đích
khác nhau không giống nhau.
Trong đó, TK 155 và TK 157 chỉ sử dụng để phản ánh trị giá vốn của
thành phẩm và hàng gửi bán tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Còn TK 632 phản ánh
việc nhập, xuất kho của thành phẩm trong kỳ.
Trình tự kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
1.3 Kế toán tiêuthụ thành phẩm
1.3.1 Các phương thức tiêu thụ sản phẩm
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1814
1.3.1.1 Phương thức bán hàng trực tiếp
Theo phương thức này, bên khách hàng ủy quyền cho cán bộ nghiệp vụ
đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp hoặc giao nhận hàng tay ba (các
doanh nghiệp thươg mại mua bán thẳng). Khi doanh nghiệp giao thành phẩm
hoặc lao vụ, dịch vụ cho khác hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán
hoặc chấp nhận thanh toán ngay, có nghĩa là quá trình chuyển giao hàng và ghi
nhận doanh thu diễn ra đồng thời với nhau, tức là đảm bảo các điều kiện ghi
nhận doanh thu bán hàng.
1.3.1.2 Phương thức gửi hàng
Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho khách
hàng theo những thỏa thuận trong hợp đồng. Khách hàng có thể là những là
đơn vị nhận bán hàng đại lý hoặc là những khác hàng mua thường xuyên theo
hợp đồng kinh tế. Khi xuất kho giao cho khách hàng thì số thành phẩm đó vẫn
thuộc quyến sở hữu của doanh nghiệp, bởi vì chưa thỏa mãn 5 điều kiện ghi
nhận doanh thu. Đến khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán kế
toán ghi nhận doanh thu do doanh nghiệp đã chuyển các lợi ích gắn với quyền
sở hữu thành phẩm cho khách hàng.
1.3.1.3 Phương thức bán hàng qua đại lý
Bán hàng đại lý, là phương thức mà bên chủ hàng xuất hàng giao cho
bên nhận đại lý, bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa
hồng hoặc chênh lệch giá. Doanh thu hàng bán được hoạch toán khi đại lý trả
tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
1.3.1.4 Phương thức bán hàng trả góp
Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì số hàng đó được
coi là tiêu thụ và doanh nghiệp không còn quyền sở hữu số hàng đó. Người
mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền người mua chấp
nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định. Thông
thường thì số tiền trả ở các kỳ sau phải bằng nhau bao gồm một phần tiền gốc
và một phần lãi trả chậm.
1.3.1.5 Phương thức bán hàng đổi hàng
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1815
Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản
phẩm, của mình để đổi lấy vật tư, hàng hóa của người mua. Giá trao đổi là giá
bán của hàng hóa, vật tư đó trên thị trường. Phương thức này có thể chia làm
ba trường hợp:
 Xuất kho lấy hàng ngay.
 Xuất hàng trước, lấy vật tư, sản phẩm, hàng hóa về sau.
 Nhận hàng trước, xuất hàng trả sau.
1.3.1.6 Các phương thức khác
Trên thực tế ngoài các phương pháp bán hàng như trên, sản phẩm, hàng
hóa của doanh nghiệp còn có thể được tiêu thụ dưới nhiều hình thức khác. Đó
là khi doanh nghiệp xuất hàng hóa, thành phẩm để tặng, trả lương, thưởng cho
cán bộ, nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp.
1.3.2 Kế toán giá vốn hàng bán
1.3.2.1 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán
Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán
hàng, gồm có trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ. Việc xác định chính
xác trị giá vốn hàng bán là cơ sở để tính kết quả hoạt động kinh doanh.
1.3.2.1.1 Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho
Đối với doanh nghiệp sản xuất: Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán
hoặc thành phẩm hoàn thành không nhập kho đưa bán ngay chính là giá thành
sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho hoặc giá thành sản xuất thực tế của
thành phẩm hoàn thành.
Đối với doanh nghiệp thương mại: Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán
bao gồm: trị giá mua thực tế của hàng xuất kho để bán và chi phí mua hàng
phân bổ cho số hàng đã bán.
Trị giá vốn hàng xuất kho để bán thường được tính bằng một trong các
phương pháp sau:
 Phương pháp nhập trước xuất trước:
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1816
Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước
và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho lúc này được tính
theo đơn giá của những lần nhập sau cùng.
 Phương pháp nhập sau xuất trước:
Phương pháp này dựa trên giả định là hàng nào nhập sau được xuất
trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho được tính theo
đơn giá của những lần nhập đầu tiên.
 Phương pháp bình quân gia quyền:
Trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho được tính căn cứ vào số
lượng xuất trong kỳ và đơn giá thực tế xuất kho. Phương pháp này, kế toán
phải tính đơn giá bình quân gia quyền ở thời điểm xuất kho hoặc thời điểm
cuối kỳ, sau đó lấy số lượng xuất trong kỳ nhân với đơn giá bình quân đã tính.
 Phương pháp thực tế đích danh:
Trị giá thực tế mua vào của hàng hóa tồn kho được tính như sau: hàng
tồn kho thuộc lô nào sẽ được tính theo đơn giá của lô đó. Phương pháp này
phản ánh chính xác giá của từng lô hàng xuất nhưng công việc khá phức tạp
đòi hỏi thủ kho phải nắm được chi tiết từng lô hàng.
1.3.2.1.2 Phương pháp xác định giá vốn hàng đã bán
Giá vốn của hàng đã bán bao gồm giá vốn của hàng xuất kho và chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Xác định chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số
hàng đã bán:
Nếu doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ ngắn, doanh nghiệp thương mại
dịch vụ có dự trữ hàng hóa ít, doanh nghiệp ổn định thì cuối kỳ phân bổ cho số
hàng đã bán trong kỳ.
Nếu doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ dài, doanh nghiệp thương mại
dịch vụ có dự trữ hàng hóa nhiều, doanh thu không ổn định thì cuối kỳ cần
phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng đã bán
trong kỳ và số hàng tồn kho.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1817
1.3.2.2 Chứng từ sử dụng
Khi phát sinh các nghiệp vụ bán hàng, kế toán phải lập, thu đầy đủ các
chứng từ phù hợp theo đúng nội dung quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo
cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán. Các chứng từ chủ yếu được sử dụng trong kế
toán bán hàng gồm:
 Hóa đơn bán hàng
 Hóa đơn giá trị gia tăng
 Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho
 Phiếu thu, phiếu chi tiền mặt
 Giấy báo nợ, có của ngân hàng
 Các tài liệu, chứng từ thanh toán khác …
Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng:
1.3.2.3 Tài khoản sử dụng
Trong kế toán bán hàng, thuế và các khoản làm giảm doanh thu, kế toán
sử dụng một số tài khoản chủ yếu như: TK 156, TK 157, TK 632 và một số TK
có liên quan khác.
TK 156 – Hàng hóa: Dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho
hàng hóa, TK này được chi tiết thành 2 loại TK:
TK 1561: giá mua của hàng hóa
TK 1562: chi phí mua hàng
Đơn đặt
hàng
Bộ phận bán
hàng
Bộ phận kế
toán
Kế toán tiêu
thụ và thanh
toán
Bộ phận bán
hàng
Bộ phận vận
chuyển
Kế toán
hàng hoá
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1818
TK 157 – Hàng gửi bán: Sử dụng trong trường hợp hàng hóa theo
phương thức gửi bán. TK này phản ánh số hàng đi tiêu thụ và tình hình tiêu thụ
hàng gửi trong kỳ.
TK 632 – Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của hàng hóa, thành
phẩm đã bán trong kỳ. Nó không có số dư cuối kỳ.
1.3.2.4 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
 Đối với các đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên:
Trình tự kế toán theo phương thức gửi hàng:
TK 155, 156 TK 157 TK 632
Xuất kho TP, HH gửi đi bán Kết chuyển trị giá
vốn số hàng đã bán
TK155, 156
TK 331
Hàng hoá mua gửi bán thẳng
TK 133 Hàng gửi đi không
được chấp nhận
Trình tự kế toán theo phương thức bán hàng trực tiếp:
TK 632
TK 154
(1)
TK155(156)
Nhập kho
(2)
TK133
(3)
(4)
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1819
(1): Ztt của sản phẩm xuất xưởng bán trực tiếp.
(2): Ztt, giá vốn thực té của sản phẩm, hàng hoá xuất kho bán trực tiếp.
(3): Giá vốn thực tế của hàng hoá đã mua xuất bán thẳng.
(4): Ztt, giá vốn thực tế của sản phẩm, hàng hoá đã bán bị người mua trả lại
nhập kho.
 Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
định kỳ:
Trình tự kế toán theo phương thức gửi hàng
TK 157 TK 632
(1)
(1): Đầu kỳ kết chuyển số dư TK 157.
(2): Cuối kỳ phản ánh Ztt, giá vốn thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã
gửi bán chưa xác định tiêu thụ đén cuối kỳ.
Trình tự kế toán theo phương thức bán trực tiếp:
TK 155 TK 632
(3)
(1a)
TK 911
TK 157 (4)
(1b)
TK 631
(2)
(1a): Đầu kỳ kết chuyển số dư TK 155
(1b): Đầu kỳ kết chuyển số dư TK 157
(2): Ztt của sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1820
(3): Cuối kỳ kiểm kê phản ánh Ztt của sản phẩm tồn kho, Ztt của sản phẩm gửi
bán chưa xác định là tiêu thụ.
(4): Kết chuyển giá vốn hàng bán cuối kỳ sang TK 911
1.3.3 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.3.3.1 Khái niệm và điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thong thường của
doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ
thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và
hàng bán bị trả lại.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc
sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản
phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ
thu và phí thu them ngoài giá bán.
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa được ghi nhận khi thỏa mãn các điều
kiện sau:
 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền
với quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa cho người mua.
 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
 Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn.
 Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch
bán hàng.
 Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện
sau:
 Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn.
 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch cung cấp dịch vụ
đó.
 Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối
kế toán.
 Xác định được các chi phí cho giao dịch và chi phí đề hoàn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1821
1.3.3.2 Nguyên tắc xác định doanh thu trong một số trường hợp cụ thể
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp
lý của các khoản đã thu được tiền hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả phụ thu và phí phụ thêm
ngoài giá bán (nếu có).
Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ doanh thu là giá chưa có thuế. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
không chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ doanh thu là tổng giá thanh
toán.
Doanh thu của hoạt động gia công là số tiền gia công thực tế được
hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công.
Doanh thu của hoạt động nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán
đúng giá là hoa hồng bán hàng được hưởng.
Doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp là giá bán trả một lần.
Doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dung nội bộ là giá
thực tế(giá vốn thực tế xuất kho hoặc giá thành thực tế) của số sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ.
Doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhận khoán là số tiền
phải thu ghi trên hợp đồng.
Doanh thu hàng kỳ của số dịch vụ nhận trước tiền thuê của nhiều năm là
tổng số tiền nhận trước chia cho số kỳ nhận trước tiền.
Doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được nhà nước thông báo hoặc
chính thức thông báo hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá.
1.3.3.3 Chứng từ và tài khoản sử dụng
Chứng từ kế toán được sử dụng:
 Hóa đơn GTGT
 Hóa đơn bán hàng
 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
 Thẻ quầy hàng
 Các chứng từ thanh toán( phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán,
ủy nhiệm chi, giấy báo có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng…)
 Tờ khai thuế GTGT
 Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại…
Tài khoản kế toán sử dụng:
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1822
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán của
hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch. TK này có 5 TK cấp 2 là:
 TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
 TK 5112 – Doanh thu bán thành phẩm
 TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
 TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá
 TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
TK 512 – Doanh thu nội bộ: Phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng
một công ty, tổng công ty… hạch toán toàn ngành. TK này có 3 TK cấp 2 là:
 TK 5121 – Doanh thu bán hàng hóa
 TK 5122 – Doanh thu bán thành phẩm
 TK 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp: TK này áp dụng chung cho đối tượng
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đối tượng nộp theo phương
pháp trực tiếp. TK này có 2 TK cấp 2:
 TK 33311 – Thuế GTGT đẩu ra
 TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh doanh thu chưa thực hiện
trong kỳ kế toán.
1.3.3.4 Trình tự hạch toán
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu được thể hiện như sau:
TK 155,156 TK 632 TK 911 TK511 TK 111,112
(1)
TK 157 (8) (9) (3a)
(2a) (2b) (4a)
TK131
TK152
TK3331 (6a)
TK 111,331.. (3b)
(7) (4b)
TK 133 TK3387
TK133
(5) (6b)
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1823
(1) – Phản ánh giá vốn hàng xuất kho
(2a) – Hàng xuất gửi bán
(2b) – Hàng gửi bán được tiêu thụ
(3a) – Phản ánh doanh thu bán hàng thu tiền ngay
(3b) – Phản ánh thuế GTGT phải nộp
(4a) – Phản ánh doanh thu bán hàng chưa thu tiền
(4b) – Phản ánh thuế GTGT phải nộp
(5) – Lãi trả chậm theo phương thức bán hàng trả góp
(6a) – Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhận về theo giá mua chưa có thuế
GTGT theo phương thức đổi hàng.
(6b) – Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ
(7) – Phản ánh trị giá hàng mua về bán thẳng hoặc gửi bán ngay
(8) – Kết chuyển giá vốn hàng bán
(9) – Kết chuyển doanh thu thuần
1.3.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.3.4.1 Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm:
 Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp giảm trừ cho người mua
tren giá niêm yết do người mua mua hàng với số lượng nhiều.
 Giảm giá hàng bán: là khoản doanh nghiệp giảm trừ cho người mua trên
giá bán do doanh nghiệp giao hàng không đúng thỏa thuận trong hợp
đồng như sai quy cách, kém phẩm chất, không đúng thỏa thuận thời hạn.
Các khoản này được tính là khoản giảm trừ khi nó phát sinh sau khi
phát hành hóa đơn.
 Doanh thu của hàng bán bị trả lại: là doanh thu của số hàng đã xác định
là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại phần lớn là do lỗi của doanh
nghiệp trong việc giao hàng không đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp theo
phương pháp trực tiếp.
1.3.4.2 Tài khoản sử dụng
TK 521 – Chiết khấu thương mại: phản ánh chiết khấu thương mại phát
sinh trong kỳ. TK này có 3 TK cấp 2 là:
 TK 5211 – Chiết khấu hàng hóa
 TK 5212 – Chiết khấu thành phẩm
 TK 5213 – Chiết khấu dịch vụ
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1824
TK 532 – Giảm giá hàng bán: phản ánh giảm giá hàng bán phát sinh trong
kỳ
TK 531 – Hàng bán bị trả lại: phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại trong
kỳ
TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu
1.3.4.3 Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán được thể hiện:
TK111,112,131, TK3331(3332,3333) TK 511,512
(1)
TK521,532
(2) (4)
TK531
(3a) (5)
TK3331
(3b)
Chú thích:
(1) – Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế TTĐB, thuế XNK phải
nộp (nếu có)
(2) – Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán phát sinh
(3a) – Phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại phát sinh
(3b) – Phản ánh số tiền trả lại cho người mua về số thuế GTGT của hàng
bán bị trả lại ( nếu có )
(4) – Kết chuyển khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
(5) – Kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán bị trả lại
Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ Tk 155 – Thành phẩm ( TK 156 – Hàng hóa )
Có Tk 632 – Giá vốn hàng bán
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1825
1.4 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
1.4.1 Kế toán chi phí bán hàng
1.4.1.1 Nội dung
Chi phí bán hàng là toàn bộ những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí phục vụ cho khâu
bảo quản, dự trữ, tiếp thị, bán hàng và bảo hành sản phẩm. Chi phí bán hàng
bao gồm các nội dung sau:
 Chi phí nhân viên bán hàng: Các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng,
nhân viên đóng gói bảo quản, vận chuyển, … bao gồm tiền lương, tiền
công, các loại phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ.
 Chi phí vật liệu, bao bì: Các chi phí về vật liệu, bao bì gói sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ dùng cho vận chuyển hàng hóa, đóng gói, bảo quản.
 Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Chi phí về công cụ, để phục vụ cho quá trình
bán hàng như: dụng cụ đo lường, tính toán, phương tiện làm việc, …
 Chi phí khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao các tài sản cố định
dùng trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như: nhà cửa, cửa hàng,
phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán …
 Chi phí bảo hành: Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa trong thời gian
quy định bảo hành
 Chi phí dịnh vụ mua ngoài bán hàng như: Chi tiền thuê kho, thuê bãi,
tiền thuê bốc vác, vận chuyển, hoa hồng trả lại cho đại lý bán hàng, phí
ủy thác xuất khẩu …
 Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí
giới thiệu sản phẩm hàng hóa, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị
khách hàng …
1.4.1.2 Tài khoản sử dụng
Để hoạch toán chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK 641 – chi phí bán
hàng. Tài khoản này dùng để phản ánh, tập hợp và kết chuyển các chi phí thực
tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm các
khoản chi phí như đã nêu:
TK 641: Không có số dư cuối kỳ và có 7 tài khoản cấp hai:
 TK 6411 – Chi phí nhân viên
 TK 6412 – Chi phí vật liệu bao bì
 TK 6413 – Chi phí dụng cụ đồ dùng
 TK 6414 – Chi phí khấu hao tài sản cố định
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1826
 TK 6415 – Chi phí bảo hành
 TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
 TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác
1.4.1.3 Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
TK 334,338 TK641 TK111, 112
Chi phí nhân viên Khoản giảm trừ
TK152(611)
Chi phí vật liệu
TK 911
TK153,142,242
Chi phí dụng cụ, đồ dùng Kết chuyển cuối kỳ
TK214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 352
Chi phí bảo hành sản phẩm
TK111,112,331...
Chi phí khác bằng tiền
TK133
1.4.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.4.2.1 Nội dung
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí cho việc quản lý kinh
doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của
cả doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
 Chi phí nhân viên quản lý: Bao gồm tiền lương và các khoản có tính
chất lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp gồm ban giám đốc, các
phòng ban quản lý chức năng…
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1827
 Chi phí vật liệu quản lý: Trị giá vật liệu dung cho công tác quản lý
doanh nghiệp.
 Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng
cho công tác quản lý doanh nghiệp.
 Chi phí khấu hao tài sản cố định: Khấu hao tài sản cố định dùng chung
cho cả doanh nghiệp.
 Thuế, phí, lệ phí: Thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản phí và lệ phí…
 Chi phí dự phòng: Dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính
vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
 Chi phí khác bằng tiền: Các khoản chi phí quản lý chung của cả doanh
nghiệp ngoài các khoản đã kể ở trên.
1.4.2.2 Tài khoản sử dụng
Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 642 – Chi
phí quản lý doanh nghiệp. TK này dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí
quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt
động chung của doanh nghiệp. TK 642 không có số dư cuối kỳ và có 8 TK cấp
2:
 TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý
 TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý
 TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng
 TK 6424 – Chi phí khấu hao tài sản cố định
 TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí
 TK 6426 – Chi phí dự phòng
 TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
 TK 6428 – Chi phí khác bằng tiền
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1828
1.4.2.3 Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
TK 334,338 TK642 TK111,112
Chi phí nhân viên Khoản giảm trừ
TK152(611)
Chi phí vật liệu
TK153,142,242 TK 911
Chi phí dụng cụ, đồ dùng Kết chuyển cuối kỳ
TK214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK3338,3337,111
Thuế môn bài, tiền thuê đất …
TK 139,351,352
Trích lập dự phòng các loại
TK 111,112,331
Chi phí dịch vụ mua ngoài …
1.4.3 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1.4.3.1 Nội dung
Chi phí thuế TNDN bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại khi xác định kết quả trong kỳ.
Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế phải nộp tính trên thu nhập chịu
thuế trong năm và thuế suất thu nhập TNDN.
Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương
lai phát sinh từ ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm hay hoàn
nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1829
Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN
phát sinh từ ghi nhận tài sản thuế TNDN trong năm hay hoàn nhập thuế TNDN
hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.
1.4.3.2 Chứng từ sử dụng
Các chứng từ:
 Bảng kế hoạch thuế TNDN
 Chứng từ nộp thuế: phiếu thu, phiếu chi …
 Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế
 Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ
 Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng
 Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại
1.4.3.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng:
TK 821 – Chi phí thuế TNDN: Phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh
nghiệp bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại
phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong năm tài chính hiện hành. TK 821 có 2 TK cấp 2:
 TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
 TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại
TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phản ánh giá trị hiện có và tình
hình biến động tăng, giảm của tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Phản ánh giá trị hiện có và tình
hình biến động tăng, giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1830
1.4.3.4 Trình tự kế toán
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
TK 3334 TK 821 TK 3334
(1a) (1b)
TK 347 TK 347
(2a) (2b)
TK 243 TK 243
(3a) (3b)
TK 911
(4a)
(4b)
(1a): Thuế TNDN tạm phải nộp phát sinh trong kỳ
(1b): Giảm thuế TNDN phải nộp
(2a): Chênh lệch thuế TNDN > số được hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại phải
trả
(2b): Chênh lệch thuế TNDN < số được hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại phải
trả
(3a): Chênh lệch số hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại > tài sản thuế
TNDN hoãn lại phát sinh
(3a): Chênh lệch số hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại < tài sản thuế
TNDN hoãn lại phát sinh
(4a): Kết chuyển chi phí thuế TNDN, phát sinh Nợ > phát sinh Có TK 8212
(4a): Kết chuyển chi phí thuế TNDN, phát sinh Nợ < phát sinh Có TK 8212
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1831
1.4.4 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
1.4.4.1 Nội dung
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ là phần chênh lệch giữa
doanh thu (thu nhập) thuần của các hoạt động và chi phí của các hoạt động đó.
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có thể lãi hoặc lỗ.
Kết quả bán
hàng
=
Lợi nhuận gộp từ
bán hàng
- CPBH và CPQLDN
Lợi nhuận gộp
từ bán hàng
=
Doanh thu thuần
từ bán hàng
-
Giá vốn hàng
bán
Doanh thu thuần từ bán
hàng
=
Doanh thu bán
hàng
-
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp gồm hoạt động thông thường và
hoạt động khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường bằng doanh thu bán hàng
thuần và doanh thu tài chính trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh
nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính.
Kết quả hoạt động khác bằng thu nhập khác trừ đi chi phí khác.
1.4.4.2 Tài khoản sử dụng
Kế toán dùng tài khoản sau:
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Phản ánh kết quả hoạt động của
doanh nghiệp trong kỳ. TK này không có số dư.
TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: Phản ánh kết quả kinh doanh sau
thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân phối lợi nhuận, hay việc sử lý lỗ
của doanh nghiệp. TK này có thể có số dư Nợ hoặc dư Có.
1.4.4.3 Trình tự hạch toán
Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển các chi phí để xác định kết quả kinh
doanh cho doanh nghiêp, trình tự kết chuyển như sau:
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1832
TK 632 TK911 TK 511,512
Kết chuyển giá vốn Kết chuyển doanh thu
bán hàng
TK 641,642
Kết chuyển CPBH, CPQLDN TK 515
TK 635 Kết chuyển doanh thu
hoạt động tài chính
Kết chuyển CP HD TC
TK 711
TK 811
Kết chuyển CP khác Kết chuyển thu nhập khác
TK 821 TK 821
Kết chuyển CP TTNDN Kết chuyển chi phí
thuế TNDN
TK 421
Lỗ
Lãi
1.5 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng một trong các loại hình
thức kế toán sau:
1.5.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả cá nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký
chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1833
đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ
phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
 Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt
 Sổ Cái
 Các sổ, thẻ chi tiết
1.5.2 Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên
cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất đó là sổ Nhật Ký – Sổ Cái. Căn
cứ vào sổ Nhật Ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại.
Hình thức Nhật ký – Sổ Cái gồm các loại sổ kế toán sau:
 Nhật ký – Sổ Cái
 Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
1.5.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức Chứng từ ghi sổ là căn cứ để chi sổ kế
toán tổng hợp là Chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ tổng hợp bao gồm: ghi theo trình
tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên
Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc
bảng tổng hợp chứng từ kế toán cung loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc theo cả
năm và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước
khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
 Chứng từ ghi sổ
 Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
 Sổ Cái
 Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1834
1.5.4 Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ có các đặc trưng cơ bản sau:
Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của
các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài
khoản đối ứng Nợ.
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình
tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng
một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý
kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm các loai sổ kế toán sau:
 Nhật ký – Chứng từ
 Bảng kê
 Sổ Cái
 Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
1.6 Sự cần thiết của việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán
Lịch sử phát triển của việc thiết lập hệ thống thông tin và kiểm tra, kiểm
soát về tài sản và sự vận động tài sản, toàn bộ các mối quan hệ kinh tế pháp lý,
cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã chứng minh sự ứng dụng
phần mềm kế toán vào doanh nghiệp la tất yếu. Điều đó thể hiện:
 Sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế thị trường càng phát triển thi quy
mô hoạt động của doanh nghiệp càng phát triển, mối quan hệ kinh tế
pháp lý mở rộng, tính chất hoạt động ngày càng nâng cao, làm cho nhu
cầu thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin ngày càng khó khăn, phức
tạp.
 Yêu cầu quản lý, kiểm soát của bản thân đơn vị đòi hỏi hệ thống thông
tin hiện đại phải có sử dụng công nghệ tin học dưới quyền chủ động
của con người. Hệ thống thông tin kế toán còn thể hiện vai trò chủ đạo
trong quá trình kiểm soát bên trong tổ chức, kiểm soát nội bộ tốt là chìa
khóa để quản trị có hiệu lực và hiệu quả của doanh nghiệp.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1835
 Yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngày càng nhiều, mục
đích sử dụng thông tin của các đối tượng khác nhau, đòi hỏi cung cấp
thông tin kế toán hữu ích với chất lượng. khối lượng, nội dung, kết cấu,
thời điểm thông tin theo nhiều mục đich khác nhau, tạo ra cuộc cách
mạng về nhận thức của người tạo ra và sử dụng thông tin kế toán, quản
trị doanh nghiệp trên máy vi tính.
Việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán có ý nghĩa lớn:
 Giúp cho việc thu nhận , tính toán, xử lý và cung cấp thông tin một
cách nhanh chóng, kịp thời, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi
của các đối tượng sử dụng thông tin.
 Giúp cho công tác lưu trữ , bảo quản dữ liệu, thông tin kế toán thuận
lợi và an toàn.
 Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát nội bộ
doanh nghiệp.
Các phần mềm kế toán hiện nay nhìn chung tốc độ cao, đa dạng và
chuẩn xác. Việc ứng dụng phần mềm sẽ tạo được sự tin cậy nhất định và tạo
nên sự khác biệt trong lợi thế kinh doanh.
Tuy nhiên, việc thực hiện tổ chức kế toán trên máy, phải đảm bảo tuân
thủ các chuẩn mực và nguyên tắc đã được xây dựng về tài chính kế toán, đảm
bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động
của doanh nghiệp. Hơn nữa, cần phải đảm bảo sự đồng bộ giữa cơ sở vật chất
kỹ thuật với trinh độ của các bộ kế toán, đảm bảo tính tự động hóa, tính an toàn
đồng thời tiết kiệm và có hiệu quả.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1836
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM,
TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ
THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VẠN XUÂN
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân được thành lập năm 2001
theo quyết định số 0300200080.
Trụ sở chính đặt tại Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.
Tên viết tắt là VAXUCO.
Điện thoại: 0433.662.484
Fax: 0433.660.366
Tài khoản: 19382829 – Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Chùa Hà
Mã số thuế: 0500402645
Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất dây và cáp điện dân dụng.
công nghiệp phục vụ nhu cầu dẫn điện
Công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân là công ty TNHH 2 thành
viên với 100% vốn tư nhân. Tổng số cán bộ công nhân viên là 79 người.
Được thành lập từ năm 1994 với tên gọi đầu tiên là “cơ sở sản xuất
Thăng Long”. Trải qua 15 năm phấn đấu và trưởng thành từ một cơ sở sản xuất
nhỏ lẻ đã trở thành một công ty với tổng tài sản trên 60 tỷ đồng, trong đó vốn
chủ sở hữu là trên 30 tỷ đồng, có mặt bằng sản xuất rộng 4838 m2 và một cơ sở
vật chất hiện đại. Sản phẩm của công ty được chứng nhận là hàng hóa phù hợp
với tiêu chuẩn Việt Nam.
Trong những năm qua, sản phẩm dây và cáp điện của công ty với nhãn
hiệu AUGUST STAR, VAXUCO đã quen thuộc với người tiêu dùng Hà Nội
và các tỉnh lân cận. Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có thị phần lớn ở cá
tỉnh miền Bắc và một số tỉnh Trung Bộ như: Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng,
Quảng Trị… Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đánh giá cao về chất
lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, khẳng định sự tồn tại, phát
triển của mình trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay. Công ty đã đấu thầu và
thắng nhiều công trình có giá trị lớn, dây và cáp điện của các công trình do
công ty cung cấp đều được đánh giá rất cao.
Công ty đã vinh dự được Bộ Khoa Học và Công nghệ trao tặng hai huy
chương vàng về chất lượng sản phẩm và một cúp vàng về thành tích xuất sắc
trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1837
9000:2000 vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây quả là thành tích của sự cố
gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên của công ty.
Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, công ty đã
phấn đấu toàn diện và vượt các mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với Nhà nước, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường,
đảm bảo công việc cho người lao động. Tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty qua các năm:
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1. Tổng tài sản
- Tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn
- TSCĐ và đầu tư dài hạn
17.049
4.369
12.680
27.519
18.665
8.853
39.670
29.502
10.168
59.518
44.631
14.887
2. Vốn chủ sở hữu 3.150 10.637 13.250 27.181
3.Doanh thu thuần 8.920 16.976 27.521 25.186
4.Lợi nhuận sau thuế 101 104 38 100.7
2.1.2 Những thuận lợi, khó khăn của công ty
Thuận lợi :
Công ty có đội ngũ cán bộ sáng tạo, có trình độ chuyên môn và tinh thần
trách nhiệm. Đó là điều kiện rất quan trọng để công ty có thể sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.
Công ty đã đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại và được bảo dưỡng
thường xuyên làm chất lượng sản phẩm tăng, hạ giá thành, tăng năng suất lao
động. Doanh thu, lợi nhuận của công ty tăng qua các năm giúp cho thu nhập
của người lao động cũng tăng lên đáng kể.
Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng dây và cáp điện ngày
càng nhiều, đó cũng chính là cơ hộ tốt cho công ty cạnh tranh với các công ty
khác để mở rộng thị trường, khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm của mình.
Vị trí địa lý của công ty cũng khá thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên
vật liệu phục vụ sản xuất và hàng hóa mang đi bán.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1838
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển công ty đã có thị trường đầu vào
ổn định và thị trường đầu ra tương đối rộng phục vụ nhu cầu sản xuất lâu dài.
Hơn nữa, tình hình hiện nay giá của nguyên liệu đầu vào đang giảm so với
trước nên đây cũng là cơ hội cho công ty tăng thêm lợi nhuận.
Như vậy, công ty có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, những
thuận lợi này giúp công ty không ngừng gia tăng lợi nhuận, tăng tích lũy và có
thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời, uy tín của công ty với các tổ chức
tín dụng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, cũng giống như các doanh nghiệp khác
trong nền kinh tế thị trường, công ty cũng gặp một số khó khăn:
Khó khăn
Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh đòi hỏi
công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thay đổi mẫu mã
phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Công ty với loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn nên cũng gặp một
số khó khăn trong việc huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty
chủ yếu huy động vốn thêm nhờ vốn vay từ ngân hàng.
2.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ và quản lý sản xuất của công ty
TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân
Công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân chuyên sản xuất dây và cáp
điện dân dụng, công nghiệp phục vụ nhu cầu dẫn điện của các hộ gia đình và
các công trình xây dựng tầm cỡ quốc gia.
Sản phẩm của công ty chủ yếu gồm:
Dây điện gồm các loại: 1 x 0.5 ; 2 x 1.0 ; 2 x 2.5 ; 2 x 0.4 …
Cáp điện gồm các loại: 4 x 2.5 ; 3 x 4.0 + 1 x 2.5 ; 3 x 10.0 + 1 x 6.0 …
Do mang đặc thù của ngành sản xuất dây và cáp điện nên quy trình sản
xuất của công ty là quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục. Quá
trình sản xuất sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1839
Hạt nhựa
Quy trình công nghệ sản xuất thành phẩm ở công ty TNHH Dây và Cáp
điện Vạn Xuân:
Trong các giai đoạn trên, ba giai đoạn quan trọng nhất là: kéo dây, se
sợi / bện, bọc nhựa.
Quy mô hoạt động của công ty nhỏ nên khi có hợp đồng của khách hàng
thì công việc được giao xuống các tổ, thực hiện sản xuất sản phẩm. Các tổ có
trách nhiệm tự bảo quản hàng của tổ mình sau đó giao cho các tổ khác đồng
thời ghi chép vào sổ theo dõi. Hàng ngày, căn cứ vào vào số liệu đã cập nhật,
tiến hành kiểm kê số lượng hàng tồn kho.
Sản phẩm của công ty hoàn thành được đưa vào kho bảo quản sau đó
xuất bán cho khách theo yêu cầu. Các điều kiện của công ty tương đối ổn định
nên việc quản lý máy móc, thiết bị gặp ít khó khăn, các chi phí phát sinh bất
thường ít phát sinh.
Kéo dây
Xe sợi / bện
Ngâm, ủ
In, đóng gói sản
phẩm
KHO
Dây đồng thô
Bọc nhựa
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1840
Khi hợp đồng với khách hàng đã hoàn thành và hàng đã được giao,
công ty có trách nhiêm quyết toán hợp đồng và hoàn thành mọi thủ tục có liên
quan giữa hai bên. Nếu phát sinh mâu thuẫn, khách hàng và giám đốc công ty
trực tiếp giải quyết tránh để lại hậu quả.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu bộ máy của công ty khá hoàn thiện với các phòng ban, bộ phận
sản xuất chặt chẽ từ trên xuống dưới. Hiện nay, công ty TNHH Dây và Cáp
điện Vạn
Xuân phân công quản lý theo sơ đồ sau:
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty:
Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
 Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong quá trình điều hành hoạt
động của công ty, là người chịu trách nhiệm chính với Nhà nước và
pháp luật, trực tiếp ký các hợp đồng với khách hàng.
Phòng tổ
chức
hành
chính
Tổ kéo dây
Phòng kế
toán
Tổ xe dây
Phòng kế
hoạch vật
tư
Tổ bọc dây
Phòng
kinh
doanh
Tổ cơ khí
Phòng kỹ
thuật
Phân xưởng sản xuất
Ban giám đốc
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1841
 Phó giám đốc giúp giám đốc theo dõi tình hình cụ thể của từng bộ phận
theo sự phân công ủy quyền của giám đốc. Gồm phó giám đốc chịu
trách nhiệm về kỹ thuật và phó giám đốc chịu trách nhiệm về sản xuất
và tiêu thụ.
Các phòng ban trong công ty:
 Phòng tổ chức hành chính: Quản lý chất lượng, tổ chức đào tạo, sắp xếp
cán bộ, nhân viên trong công ty, xây dựng quản lý tiền lương, xác định
mức lương cho nhân viên của công ty. Hàng ngày quản lý, điều hành
công việc, sự vụ, tổng hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, giao dịch văn thư, chăm lo sức khỏe cho công nhân viên, quản lý tài
sản, cung cấp văn phòng phẩm và quản lý khi hành chính.
 Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nhận các đơn đặt hàng, đề ra chiến
lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm
và thu tiền.
 Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước công ty về các hoạt động tài
chính, kinh tế, đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Định kỳ lập báo cáo tài chính của
công ty.
 Phòng kế hoạch vật tư: Nhiệm vụ đưa ra kế hoạch sản xuất, kế hoạch
tiêu thụ, kế hoạch giá thành,… thu mua vật tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất
của công ty.
 Phòng kỹ thuật: Nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết
bị của công ty
Bộ phận sản xuất:
Với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục và để phù hợp
với điều kiện thực tế, phân xưởng sản xuất của công ty được chia thành các tổ
như sau:
 Tổ kéo dây: Nhiệm vụ là kéo các dây đồng thô tạo hình ban đầu cho các
loại dây và cáp điện
 Tổ xe dây: Nhiệm vụ là xe các dây đồng đã kéo đến một kích thước phù
hợp với yêu cầu sau đó tiến hành ủ các dây đồng, loại bỏ các oxit đồng
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1842
bám trên dây, sau đó tiến hành tráng lớp cách điện cho các dây đồng đã
xe, bện các sợi cáp, dây theo đúng kỹ thuật.
 Tổ bọc dây: Nhiệm vụ là dùng các hạt nhựa tiến hành bọc nhựa cho các
loại dây theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
 Tổ cơ khí: Nhiệm vụ là sửa chữa máy móc, thiết bị, đảm bảo cho việc
vận hành máy móc, thiết bị được thong suốt, đảm bảo sản xuất ổn định,
liên tục.
2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty Dây và Cáp điện Vạn
Xuân
2.1.5.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty
Hiện nay, việc tổ chức bộ máy kế toán có ba hình thức tập trung, phân
tán, vừa tập trung vừa phân tán. Hình thức bộ máy kế toán ở công ty thuộc hình
thức tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán được tập trung
trong phòng kế toán của công ty từ việc ghi sổ, kiểm tra chứng từ, khóa sổ cho
đến khi lập báo cáo tài chính dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Ở
các bộ phận, phân xưởng không tiến hành công tác kế toán mà tập trung toàn
bộ tại phòng kế toán trung tâm. Nhờ sự tập trung của công tác kế toán mà công
ty nắm bắt được thông tin nhanh nhạy và việc kiểm tra, đánh giá được kịp thời.
Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phần mềm kế toán.
2.1.5.2 Mô hình bộ máy kế toán của công ty và chức năng của các bộ phận
trong bộ máy kế toán
Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty là hình thức tổ chức
công tác kế toán tập trung nên bộ máy kế toán của công ty được mô tả theo sơ
đồ sau:
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1843
Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân
Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán:
Kế toán trưởng: Người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty, trực tiếp
chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán, chịu trách nhiêm trước ban giám đốc,
trước Nhà nước về công tác tài chính, kế toán. Là người tham mưu cho giám
đốc trong công việc điều hành sản xuất, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo, quyết toán
chung toàn công ty. Định kỳ lập báo cáo kết quả tài chính đề ra biện pháp tiết
kiệm chi phí hạ giá thành sản xuất.
Kế toán vốn bằng tiền: Có trách nhiệm trong việc phân bổ vốn vay, vốn
chủ sở hữu. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ thanh toán về các khoản chi
phí phát sinh phản ánh kịp thời tình hình sử dụng các loại vốn bằng tiền, phản
ánh doanh thu, lợi nhuận, chi phí của công ty. Đề ra các biện pháp tiết kiệm chi
phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chịu trách nhiệm về các
khoản vốn bằng tiền của công ty.
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm: Tiến hành tập hợp chi
phí sản xuất trong công ty, tính giá thành sản phẩm, lập bảng tính giá thành.
Hàng tháng, tiến hành phân tích tình hình thực hiện giá thành theo yếu tố để
phát hiện những yếu tố tiềm tàng trong giá thành, lên kế hoạch hạ giá thành sản
phẩm.
Kế toán vật tư, kế toán tiền lương: Theo dõi, thu thập chứng từ liên quan
đến các nghiệp vụ xuất, nhập nguyên vật liệu cho sản xuất, tiến hành ghi sổ
theo dõi việc sử dụng vật tư ở các tổ sản xuất. Phụ trách theo dõi tổng quỹ
Kế toán
công nợ,
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
vốn bằng
tiền
Kế toán
chi phí,
giá thành
sản phẩm
Kế toán
vật tư,
Kế toán
tiền
lương
Thủ quỹ
Kế toán trưởng( kế toán tổng hợp)
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1844
lương, tính lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động, ghi chép kế toán
tổng hợp tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, thi hành lệnh thu, chi do kế
toán vốn bằng tiền lập, trong đó phải có đủ chữ ký của kế toán trưởng, giám
đốc để đảm bảo được việc thu chi và quản lý quỹ tiền mặt, khổn để mất mát,
thiếu hụt.
2.1.5.3 Nội dung công tác kế toán
Nhằm đảm bảo phù hợp với quy mô sản xuất, hình thức sản xuất, đảm
bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ, chính xác, nâng cao hiệu quả
công tác kế toán tại công ty. Hiện nay, công ty áp dụng hình thức kế toán “
Chứng từ ghi sổ”
Đặc trưng cơ bản của hình thức Chứng từ ghi sổ là căn cứ để chi sổ kế
toán tổng hợp là Chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ tổng hợp bao gồm: ghi theo trình
tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên
Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc
bảng tổng hợp chứng từ kế toán cung loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc theo cả
năm và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước
khi ghi sổ kế toán.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1845
Sơ đồ hạch toán hệ thống sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”:
Hệ thống sổ kế toán công ty đang sử dụng:
Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái, Sổ chi tiết các tài khoản, Sổ quỹ tiền
mặt …
Hệ thống chứng từ kế toán:
Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hiện nay công ty
áp dụng hệ thống chứng từ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ban
hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Chế độ tài chính công ty áp dụng:
Công ty áp dụng chế độ hiện hành, kỳ kế toán tháng, niên độ kế toán bắt
đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Cuối niên độ kế toán,
phòng kế toán phải lập các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh
báo cáo tài chính.
Phương pháp kế toán:
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cấn đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng
tổng
hợp
chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu phát
sinh
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1846
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên. Sản phẩm của công ty thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (thuế suất
10%), nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
2.1.5.4 Giới thiệu phần mềm kế toán máy được sử dụng trong công tác kế
toán của công ty
Phần mềm kế toán mà công ty sử dụng là WEEKEND® Accounting do
công ty cổ phần phần mềm GOLDSTAR cung cấp, phiên bản WEEKEND®
SQL. Đây là phần mềm kế toán được thiết kế và viết theo quy định của Bộ Tài
Chính và Tổng Cục Thuế. Phần mềm này cho phép lựa chọn giao diện bằng
tiếng Việt hay tiếng Anh tùy theo yêu cầu của người sử dụng. WEEKEND®
SQL có tính bảo mật cao do có mật khẩu cho từng người sử dụng và cho phép
phân quyền cho người sử dụng đến từng chức năng chương trình. Phần mềm
này tổ chức các phân hệ nghiệp vụ sau: Phân hệ kế toán tổng hợp, phân hệ kế
toán tiền mặt và tiền ngân hàng, phân hệ kế toán hàng hóa, phân hệ kế toán chi
phí và giá thành, phân hệ quản lý TSCĐ. Cấu trúc chương trình tách riêng phần
kê khai thuế, công nợ nên người sử dụng sẽ kê khai thuế và công nợ dễ dàng
hơn. Số liệu được cập nhật ở các phân hệ được lưu ở phân hệ của mình, ngoài
ra còn chuyển các thong tin cần thiết sang các phân hệ khác để kế toán tổng
hợp lên các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thuế
GTGT, thuế TNDN.
Với hệ quản trị dữ liệu SQL SERVER và chế độ làm việc máy trạm,
máy chủ đảm bảo việc chuyển dữ liệu với số liệu lớn và tốc độ chạy vẫn nhanh
không gây treo máy. Dữ liệu được bảo vệ theo ba cấp, không cho phép xóa dữ
liệu từ máy client dưới dạng file, cho phép kết nối và truyền nhập dữ liệu thông
qua internet tự động. chương trình cho phép kết xuất dữ liệu ra Excell, Word
hoặc file DBF, BMP, PDF,HTML. Khi kết xuất định dạng Excell đối với các
dữ liệu được tính toán có công thức thì chương trình có kết xuất cả công thức
để khi người sử dụng thay đổi dữ liệu thì cả chỉ tiêu kết quả cũng được thay đổi
theo. Đây là phần mềm hiện nay được rất nhiều công ty sử dụng, với phần
mềm này giúp cho công ty khai thác được các thong tin kế toán và quản trị
kinh doanh hiệu quả cao.
Các bước khởi động chương trình như sau:
Bước 1: Chạy biểu tượng kế toán ngoài màn hình để chạy chương trình
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1847
Bước 2: Nhập tên và mật khẩu để vào chương trình
Bước 3: Chọn chức năng, phần hành trong các phân hệ của chương
trình để khai báo, nhập liệu, báo cáo theo từng yêu cầu của người sử dụng
Ví dụ về màn hình chính của phần kế toán hàng hoá như sau:
Để thuận tiện cho công tác quản lý và công tác hạch toán, kế toán cần phải
khai báo các đối tượng thông tin được quản lý trong WEEKEND® SQL ở các
danh mục như: Danh mục tài khoản, Danh mục tỷ giá hạch toán, Danh mục đối
tượng, Danh mục kho, Danh mục dạng nhập xuất, Danh mục bộ phận, Danh
mục sản phẩm, Danh mục vật tư hàng hóa, Danh mục khoản mục … Sau đó
tiến hành nhập số dư đầu kỳ các tài khoản, các chứng từ công nợ, tồn kho đầu
kỳ, giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ. Khi
có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán được phân công tiến hành cập nhật
chứng từ cho từng phân hệ kế toán. Cuối kỳ, kế toán thực hiện chức năng kết
chuyển cuối kỳ, máy tính sử lý và đưa ra các sổ kế toán,báo cáo thuế, báo cáo
quản trị, báo cáo công nợ … Cuối cùng, phần mềm tiến hành khóa sổ kế toán,
kết thúc kỳ kế toán. Ngoài ra, phần mềm kế toán còn cho phép người sử dụng
thiết lập các báo cáo nhanh theo yêu cẩu quản lý.
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1848
Quy trính xử lý số liệu của phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng có
thể mô tả như sau:
Chứng từ gốc
Nhập liệu vào
máy
Xử lý tự động theo chương trình
Các sổ
kế toán
chi tiết
Các sổ kế
toán tổng hợp
Các báo cáo
kế toán
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm của công ty TNHH Dây và Cáp
điện Vạn Xuân.
Công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân chuyên sản xuất dây và cáp
điện dân dụng, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá phong phú với
nhiều sản phẩm khác nhau và chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng của
khách hàng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đang ngày càng được
mở rộng và sản phẩm cũng chiếm được uy tín trong lòng người tiêu dùng. Vì
vậy, công tác bán hàng của công ty cũng phải được hạch toán một cách khoa
học, hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để thuận tiện cho việc tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán thành
phẩm, tiêu thụ thành phành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm của
công ty, em đi sâu vào nghiên cứu vào một loại thành phẩm đó là dây điện.
2.2.1 Kế toán thành phẩm
2.2.1.1 Đặc điểm của thành phẩm nhập kho và xuất bán của công ty
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1849
Thành phẩm của công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân là các loại
dây điện, cáp điện dân dụng và công nghiệp. khi sản phẩm hoàn thành qua bộ
phận kiểm tra chất lượng, bao gói, gắn nhãn … theo tiêu chuẩn chất lượng kỹ
thuật quy định, sau đó cho vào nhập kho hay xuất bán thẳng cho các cửa hàng,
các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Công ty tự tìm khách hàng cho mình và tự ký
kết hợp đồng với khách hàng. Do đó, công ty luôn nghiên cứu và tìm kiếm thị
trường tiêu thụ cho mình, đề ra các phương án sản xuất và tiêu thụ thành phẩm
sao cho luôn hoàn thành vợt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra.
Việc quản lý thành phẩm cả về mặt số lượng, chất lượng và giá trị luôn đ-
ược công ty đặt lên hàng đầu.
Quản lý về mặt số lượng, chất lượng: luôn kiểm tra đảm bảo đúng tiến độ
sản xuất để có thể hoàn thành đúng theo kế hoạch, phải kiểm kê số lượng thành
phẩm trước khi giao hàng cho khách hàng, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu về
mẫu mã, quy cách, chủng loại sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng, phải được
qua bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra sản phẩm trớc khi giao hàng
Quản lý về mặt giá trị: tính toán và xác định đúng đắn giá trị của thành
phẩm khi nhập, xuất kho.
Bên cạnh đó, công ty đã tổ chức kho bảo quản thành phẩm một cách hợp
lý, thành phẩm sau khi qua bộ phận kiểm tra chất lượng được vận chuyển vào
kho, việc ra vào kho được quản lý một cách chặt chẽ do thủ kho thành phẩm
giám sát và chịu trách nhiệm vật chất. Việc sắp xếp bố trí nơi để thành phẩm
nhập kho được phân loại theo từng đối tượng khách hàng, có đánh dấu để nhận
biết giúp cho việc cung cấp sản phẩm một cách tiện lợi và nhanh chóng nhất.
Các loại sản phẩm của công ty rất đa dạng phong phú bao gồm dây điện
và cáp điện với các chủng loại khác nhau, danh mục sản phẩm của công ty
được thể hiện dưới màn hình nhập liệu sau:
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1850
Đối với thành phẩm nhập kho:
Thành phẩm dây và cáp điện hoàn thành nhập kho được phản ánh theo
giá thành sản xuất thực tế, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Ví dụ: Đối với loại thành phẩm AG1-2.5, các chi phí bỏ ra để sản xuất
nhập kho 102.750 m dây thành phẩm đó như sau:
Chi phí nguyên vật liệu chính là: 343.287.750
Chi phí nhân công trực tiếp là: 7.706.250
Chi phí sản xuất chung là: 38.942.250
Như vậy, khi nhập kho dây điện mã AG1-2.5 giá thành sản xuất thực tế
sẽ là:
343.287.750 + 7.706.250 + 38.942.250 = 389.936.750
Đối với thành phẩm xuất kho:
Thành phẩm dây và cáp điện trong kho tính trị giá hàng tồn kho hoặc
xuất kho được phản ánh theo phương pháp bình quân gia quyền:
Giá trị thành phẩm
xuất kho =
Số lượng thành
phẩm xuất kho x
Giá thành sản xuất thực tế
đơn vị bình quân
Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính
SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1851
Giá thành
sản xuất
thực tế đơn
vị bình
quân
Giá thành sản xuất thực tế
của thành phẩm tồn đầu
kỳ +
Giá thành sản xuất thực
tế của thành phẩm nhập
trong kỳ
=
Số lượng thành phẩm tồn
kho đầu kỳ +
Số lượng thành phẩm
nhập trong kỳ
Ví dụ: Đối với loại thành phẩm AG1-2.5, khi xuất kho 50.000 m dây
có các số liệu sau:
Đầu kỳ tồn 20.000 m dây với trị giá là: 75.900.000
Giá thành sản xuất thực tế nhập 102.750 m dây trong kỳ là:
389.936.750
Khi đó: Giá thành sản xuất thực tế đơn vị bình quân là:
(389.936.750 + 75.900.000) / (20.000 + 102.750) = 3.795
Giá trị thành phẩm xuất kho là:
3.795 * 50.000 = 189.750.000
2.2.1.2 Kế toán tổng hợp thành phẩm:
Khi quá trình sản xuất hoàn thành, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng
của sản phẩm, cho bao dây, đóng gói và gắn nhãn cho sản phẩm có ghi: chất
lượng, trọng lượng, … sau đó trưởng bộ phận kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản
phẩm cùng thủ kho giao nhận và lập phiếu nhập kho chuyển cho trưởng bộ
phận sản xuất xác nhận. Phiếu nhập kho lập xong phải có đủ các chữ ký liên
quan. Phiếu nhập kho gồm 3 liên:
Thủ kho lưu lại 1 liên làm căn cứ ghi thẻ kho
Một liên chuyển cho bộ phận kế toán để tính lương cho công nhân theo
số lượng hoàn thành nhập kho
Liên còn lại lưu lại quyển gốc của phiếu nhập kho.
Phiếu nhập kho của công ty được lập theo mẫu quy định trước của Bộ
Tài Chính ban hành từ QĐ 15, cụ thể như sau:
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ
Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ

More Related Content

What's hot

Ketoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnhKetoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnhHoa Hoa
 
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089Yen Bach
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...Nguyễn Thị Thanh Huyền
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty thiết bị điện Trường Phát, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty thiết bị điện Trường Phát, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty thiết bị điện Trường Phát, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty thiết bị điện Trường Phát, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhQuang Phi Chu
 
báo cáo tốt nghiệp
báo cáo tốt nghiệpbáo cáo tốt nghiệp
báo cáo tốt nghiệpThu Trang
 
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...Đức Khôi Phạm
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhÁc Quỷ Lộng Hành
 
Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại Kết Hiền
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại Kết HiềnĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại Kết Hiền
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại Kết Hiền
 
Ketoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnhKetoanbanhang hà thịnh
Ketoanbanhang hà thịnh
 
Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh hay nhất 2017
Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh hay nhất 2017Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh hay nhất 2017
Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh hay nhất 2017
 
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
 
Đề tài: Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Đề tài: Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệpĐề tài: Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Đề tài: Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
 
Đề tài: Tổ chức hạch toán bán hàng tại Công ty thương mại, HOT
Đề tài: Tổ chức hạch toán bán hàng tại Công ty thương mại, HOTĐề tài: Tổ chức hạch toán bán hàng tại Công ty thương mại, HOT
Đề tài: Tổ chức hạch toán bán hàng tại Công ty thương mại, HOT
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
 
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán: Tổ chức kế toán bán hàng và kết quả...
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty thiết bị điện Trường Phát, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty thiết bị điện Trường Phát, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty thiết bị điện Trường Phát, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty thiết bị điện Trường Phát, 9đ - Gửi miễn...
 
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đĐề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
 
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại công ty thương mại Vạn Thành - Gửi miễn...
 
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng ở công ty TNHH Nhung Hồng
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng ở công ty TNHH Nhung HồngĐề tài: Công tác kế toán bán hàng ở công ty TNHH Nhung Hồng
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng ở công ty TNHH Nhung Hồng
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
báo cáo tốt nghiệp
báo cáo tốt nghiệpbáo cáo tốt nghiệp
báo cáo tốt nghiệp
 
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Kim Long
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Kim LongĐề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Kim Long
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Kim Long
 
1368136
13681361368136
1368136
 
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
 
Báo cáo kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...
 

Similar to Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ

Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt NamKế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt NamDương Hà
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhNguyễn Công Huy
 
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCChuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCTruonganh1908
 
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kin...
Báo cáo thực tập hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kin...Báo cáo thực tập hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kin...
Báo cáo thực tập hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kin...Lớp kế toán trưởng
 
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh  Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Lớp kế toán trưởng
 

Similar to Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ (20)

Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty MayĐề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May
 
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt NamKế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại Công ty vật tư giầy dép
Đề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại Công ty vật tư giầy dépĐề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại Công ty vật tư giầy dép
Đề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại Công ty vật tư giầy dép
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương Mại, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương Mại, 9đĐề tài: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương Mại, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán bán hàng tại Công ty Thương Mại, 9đ
 
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCChuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
 
Đề tài: Tổ chức Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ Vinacomin
Đề tài: Tổ chức Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ VinacominĐề tài: Tổ chức Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ Vinacomin
Đề tài: Tổ chức Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ Vinacomin
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại công ty sản xuất, HAY
Đề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại công ty sản xuất, HAYĐề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại công ty sản xuất, HAY
Đề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại công ty sản xuất, HAY
 
Tt1
Tt1Tt1
Tt1
 
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công  ty may Đức...
Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty may Đức...
 
Hạch toán tiêu thụ thành phẩm của Công ty Đầu tư công nghệ, 9đ
Hạch toán tiêu thụ thành phẩm của Công ty Đầu tư công nghệ, 9đHạch toán tiêu thụ thành phẩm của Công ty Đầu tư công nghệ, 9đ
Hạch toán tiêu thụ thành phẩm của Công ty Đầu tư công nghệ, 9đ
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Sơn Trường
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Sơn TrườngĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Sơn Trường
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Sơn Trường
 
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty đầu tư Long Biên
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty đầu tư Long BiênĐề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty đầu tư Long Biên
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty đầu tư Long Biên
 
Tuyen10kt1c
Tuyen10kt1cTuyen10kt1c
Tuyen10kt1c
 
Báo cáo thực tập hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kin...
Báo cáo thực tập hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kin...Báo cáo thực tập hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kin...
Báo cáo thực tập hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kin...
 
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh  Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty dịch vụ kỹ thuật
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty dịch vụ kỹ thuậtĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty dịch vụ kỹ thuật
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty dịch vụ kỹ thuật
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Công Nghệ 3C, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Công Nghệ 3C, 9đĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Công Nghệ 3C, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Công Nghệ 3C, 9đ
 
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đ
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đHạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đ
Hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty phát triển công nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Đề tài: kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại công ty Dây Cáp điện, 9đ

  • 1. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.181 LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế, tính độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày một cao hơn, mỗi doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là phải kinh doanh có lãi. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải nhận thức được rõ về vị trí của khâu tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp các chi phí đã bỏ ra. Bên cạnh đó, mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc xác định đúng đắn và chính xác kết quả kinh doanh nói chung và kết quả bán thành phẩm nói riêng cũng rất quan trọng. Do đó bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là rất cần thiết giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa các quyết định kinh doanh đúng đắn. Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức công tác kế toán thành phẩm, bán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, vận dụng những lý luận đã học tập và nghiên cứu tại trường, kết hợp với thực tế thu nhận được từ công tác kế toán tại công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân, em chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân” để nghiên cứu và viết luận văn của mình. Nội dung luận văn gồm 3 phần: Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Chương II: Thực tế tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân.
  • 2. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.182 Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân. Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự chỉ dẫn và giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn cùng với các anh chị kế toán trong công ty. Tuy nhiên, phạm vi của đề tài rộng, thời gian thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán công ty để bài luận văn này được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đỗ Thị Bích Nụ
  • 3. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.183 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại doanh nghiệp sản xuất. 1.1.1 Đặc điểm, vai trò của việc tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán thành phẩm Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường (nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng) thông qua quá trình bán (trao đổi) với mục tiêu là lợi nhuận. Bán thành phẩm là quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hóa vốn kinh doanh của mình từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ và hình thành kết quả tiêu thụ. Đây là kết quả cuối cùng của hoat động sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Xét trên góc độ kinh tế, tiêu thụ là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc được chấp nhận thanh toán. Theo đó quá trình bán thành phẩm trong doanh nghiệp có thể chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đơn vị bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết để xuất giao sản phẩm cho đơn vị mua. Giai đoạn này phản ánh một mặt của quá trình vận động lưu thông thành phẩm. Giai đoạn 2: Khi khách hàng đã nhận được hàng và quá trình tiêu thụ hoàn tất. Doanh nghiệp có thể bù đắp chi phí phát sinh và hình thành kết quả tiêu thụ thành phẩm. Tóm lại quá trình bán sản phẩm trong doanh nghiệp có những đặc điểm sau:  Có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về số lượng, chất lượng, quy cách bán.
  • 4. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.184  Có sự thay đổi quyền sử dụng và quyền sở hữu sản phẩm từ người bán sang người mua.  Người bán giao cho người mua một lượng hàng và nhận được tiền hoặc được chấp nhận thanh toán. Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng - dùng để bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh và hình thành nên kết quả bán hàng trong doanh nghiệp. Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong thời kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Doanh thu thuần được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Căn cứ vào luật thuế giá trị gia tăng doanh thu bán hàng được ghi nhận là toàn bộ số tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế giá trị gia tăng) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng (tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế). Kết quả kinh doanh là mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp là nhằm mục đích này. Còn khâu bán hàng với vị trí là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ các loại hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đây là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Như vậy, bán thành phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
  • 5. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.185 doanh là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp, còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để thực hiện mục đích đó. 1.1.2 Yêu cầu quản lý thành phẩm, quá trình bán thành phẩm, nhiệm vụ của công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Trong điều kiện xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa, tự do thương mại, tự do cạnh tranh làm cho sự khác biệt giữa thị trường trong nước và nước ngoài điều đó vừa tạo ra cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng lại đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước thử thách lớn hơn do đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mạnh. Đứng trước tình hình này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình chính xác chính sách tiêu thụ đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường để tăng hiệu quả kinh doanh, do vậy yêu cầu quản lý của doanh nghiệp đối với quá trình bán hàng ngày càng trở nên khắt khe và tuân theo các yêu cầu quản lý cơ bản sau:  Quản lý sự vận động và số liệu đã có của từng loại sản phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị của chúng.  Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm là mục tiêu cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp.  Tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường, áp dụng các phương thức bán hàng phù hợp và có các chính sách sau bán hàng “hậu mãi” nhằm không ngừng tăng doanh thu, giảm chi phí của các hoạt động .  Quản lý chặt chẽ các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí hoạt động khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Từ những yêu cầu chung của quá trình quản lý kinh tế, khi tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm được khoa học, hợp lý sẽ cung cấp những thông tin có ích, kịp thời cho nhà quản lý trong việc ra quyết định sản xuất và tiêu thụ phù hợp, có hiệu quả, muốn vậy kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán thành phẩm phải thực hiện nhiệm vụ sau:
  • 6. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.186  Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính sách tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng chủng loại và giá trị.  Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm từ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh thu. Và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.  Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả các hoạt động.  Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kì phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm và phân phối kết quả. 1.1.3 Ý nghĩa của việc tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp. Tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và với toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đối với nền kinh tế quốc dân, việc tiêu thụ đảm bảo cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, cân đối tiền hàng trong lưu thông. Thông qua việc bán sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng được thỏa mãn và cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Bên cạnh chức năng điều hòa nhu cầu thị trường, tiêu thụ góp phần thúc đẩy quan hệ thanh toán trên phạm vi rộng. Đối với mỗi doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp không được tiêu thụ hết sẽ làm vốn của của doanh nghiệp không được quay vòng và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Nếu tình trạng đó mà kéo dài thì doanh nghiệp không tránh khỏi sự phá sản. Nếu việc bán hàng thuận lợi thì doanh nghiệp có thể sớm đưa vốn trở lại tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, phát huy hiệu quả vốn và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • 7. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.187 Xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất to lớn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ra quyết định quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng nguồn vốn, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các kỳ kinh doanh tiếp theo. 1.2 Kế toán thành phẩm, tiêuthụ thành phẩm 1.2.1 Kế toán thành phẩm 1.2.1.1 Đánh giáthành phẩm Đánh giá thành phẩm là việc biểu hiện giá trị của các loại thành phẩm ra thành tiền theo những nguyên tắc nhất định. Khi đánh giá thành phẩm, doanh nghiệp phải tôn trọng nguyên tắc giá gốc, tức là giá thành thực tế, tùy theo sự vận động của thành phẩm để có cách đánh giá cho phù hợp.  Đối với thành phẩm nhập kho: Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho được đánh giá theo giá thành thực tế bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Thành phẩm thuê ngoài gia công hoàn thành nhập kho được đánh giá theo giá thành thực tế bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất gia công, chi phí thuê ngoài gia công chế biến và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến thành phẩm thuê ngoài gia công như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt … Thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho được đánh giá bằng giá thực tế tại thời điểm xuất trước đây.  Đối với thành phẩm xuất kho: Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế xuất kho. Hiên nay theo chuẩn mực số 02 “kế toán hàng tồn kho” thì thành phẩm xuất kho được tính chủ yếu theo một trong các phương pháp sau: Phương pháp nhập trước xuất trước Phương pháp nhập sau xuất trước Phương pháp dình quân gia quyền Phương pháp thực tế đích danh
  • 8. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.188 1.2.1.2 Kế toán chi tiết thành phẩm 1.2.1.2.1. Chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán sử dụng để phản ánh sự biến động và số liệu có của thành phẩm bao gồm:  Phiếu nhập kho( Mẫu 01-VT)  Phiếu xuất kho( Mẫu 02-VT)  Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ( Mẫu 03-VT-3LL)  Thẻ kho( Mẫu 06-VT)  Biên bản kiểm kê vật tư- sản phẩm hàng hoá( Mẫu 08-VT) 1.2.1.2.2. Kế toán chi tiết thành phẩm: Thành phẩm là một trong những đối tượng kế toán thuộc đối tượng nhóm hàng tồn kho, các loại thành phẩm cần phải được tổ chức hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả hiện vật, chi tiết theo từng loại, từng nhóm thành phẩm, từng kho thành phẩm. Để có thể giám sát tình hình hiện có cũng như sự biến động của các loại thành phẩm trong kho của doanh nghiệp cần phải có tài liệu chi tiết về thành phẩm hay nói cách khác, phải hạch toán chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo từng loại cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Việc hạch toán được thực hiện đồng thời cả ở kho thành phẩm và ở phòng kế toán. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn, vận dụng một trong các phương pháp sau:  Phương pháp ghi thẻ (sổ) song song: Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhận được các chứng từ nhập-xuất thành phẩm, thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn để ghi vào cột số tồn trên thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập- xuất để phân loại theo từng thứ thành phẩm cho phòng kế toán. Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết đểghi chép tình hình nhập- xuất kho cho từng thứ thành phẩm theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.
  • 9. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.189 Khi kế toán nhận được chứng từ nhập, xuất của thủ kho gửi lên, kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ; căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kho kế toán ghi số lượng và đơn giá vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết thành phẩm rồi tính ra số tiền, mỗi chứng từ đựợc ghi một dòng vào thẻ kho. Cuối tháng cộng sổ chi tiết, tính ra số tồn kho rồi đốchiếu với số liệu của thủ kho, rồi lập “Bảng tổng hợp N-X-T kho thành phẩm” để đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp thành phẩm. Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra. Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều. Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại thành phẩm; việc nhập, xuất thành phẩm diễn ra không thường xuyên. Đặc biệt trong đều kiện doanh nghiệp đã làm kế toán máy thì phương pháp này vẫn áp dụng cho những doanh nghiệp có nhiều chủng loại thành phẩm. Do đó xu hướng hợp pháp này sẽ được áp dụng ngày càng rộng rãi.  Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển: Ở kho: Việc ghi chép ở kho của thủ kho cũng được thực hiện trên thẻ kho giống như phương pháp ghi thẻ song song. Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập-xuất- tồn kho của từng thứ thành phẩm ở kho dùng cho cả năm mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Để số liệu ghi vào sổ, kế toán phải lập các bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất định kỳ thủ kho gửi lên. Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi cả về chỉ tiêu số lượng và giá trị. Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu liệu kế toán tổng hợp. Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Nhược điểm: Phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu số lượng; việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán.
  • 10. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1810 Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại thành phẩm ít, không có đều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày; phương pháp này thường ít được áp dụng trong thực tế.  Phương pháp ghi sổ số dư: Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho và sổ số dư để ghi chép tình hình nhập xuất. Sổ số dư do kế toán lập tới từng kho, được sử dụng một năm. Hàng ngày thủ kho ghi chép số lượng xuất, nhập và tính số tồn ngay trên thẻ kho sau mỗi lần nhập, xuất. Cuối tháng thủ kho ghi vào sổ số dư số tồn kho cuối tháng của từng thứ thành phẩm cột số lượng. Ở phòng kế toán: Theo dõi cả về số lượng và giá trị, kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ và tổng hợp giá trị theo giá hạch toán theo từng loại thành phẩm để ghi chép vào bảng kê nhập, bảng kê xuất, sau đó ghi vào bảng kê luỹ kế nhập, bảng kê luỹ kế xuất. Cuối tháng tổng hợp số liệu từ bảng kê luỹ kế xuất, nhập để lập bảng tổng hợp xuất, nhập, tồn. Bảng này được mở cho từng kho, mỗi kho một tờ. Sau đó cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và căn cứ vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng loạithành phẩm. Số dư này dùng đối chiếu với cột "số tiền" trên sổ số dư. Ưu điểm: Giảm bớt khối lượng ghi chép do kế toán chỉ ghi theo chỉ tiêu số tiền và ghi theo loại thành phẩm. Nhược điểm: Khi sai sót khó phát hiện, khó kiểm tra đòi hỏi kế toán phải có nghiệp vụ vững vàng. Kế toán chỉ theo dõi chi tiết đến từng thành phẩm để có thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ thành phẩm. Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có nhiều loại thành phẩm, việc nhập, xuất diễn ra thường xuyên. Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống giá hạch toán. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng. Sự khác nhau giữa ba phương pháp chính là công việc ở phòng kế toán. Đối với phương pháp thẻ song song, kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết thành phẩm để theo dõi thành phẩm theo từng loại cả về chỉ tiêu hiện vật và chỉ
  • 11. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1811 tiêu giá trị. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, ở phòng kế toán không dùng sổ chi tiết thành phẩm mà dùng sổ đối chiếu luân chuyển ở từng kho và được mở cho cả năm. Còn ở phương pháp sổ số dư, kế toán mở sổ số dư theo từng kho dùng chung cho cả năm. 1.2.1.3. Kế toán tổng hợp thành phẩm. 1.2.1.3.1 Tài khoản kế toán sử dụng Để phản ánh số hiện có và sự biến động của thành phẩm kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: TK155 – Thành phẩm: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến độcủa các loại thành phẩm trong trong doanh nghiệp. TK 157 – Hàng gửi bán: dùng để phản ánh trị giá thành phẩm đã gửi hoặc chuyển cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý ký gửi, trị giá của lao vụ dịch vụ bàn giao cho khách hàng được chấp nhận thanh toán. Thành phẩm trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. TK 632 – Giá vốn hàng bán: dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã xuất bán trong kỳ. Nội dung phản ánh trên từng tài khoản tuỳ theo doanh nghiệp áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thờng xuyên hay kiểm kê định kỳ. Theo chế độ kế toán hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trởng BTC) trong một doanh nghiệp chỉ được sử dụng một trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho sau: Phương pháp kê khai thư- ờng xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. 1.2.1.3.2 Trình tự kế toán  Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Phương pháp kê khai thờng xuyên hàng tồn kho là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn các loại thành phẩm trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp trên cơ sở các chứng từ nhập - xuất. Như vậy, việc xác định giá trị thành phẩm xuất kho theo ph- ương pháp này được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho sau khi được
  • 12. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1812 TK 621 TK 632 TK 622 TK 627 TK 154 TK 155 TK 157 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Z sản phẩm hoàn thành nhập kho Z sản phẩm hoàn thành bán không qua nhập kho Xuất kho thành phẩm bán Z sản phẩm gửi bán Không qua nhập kho Xuất kho gửi bán Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí sản xuất chung tập hợp, phân loại theo đối tợng sử dụng để ghi vào các tài khoản và sổ kế toán. Trình tự kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên:  Trường hợp doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình xuất kho thành phẩm, hàng hoá trên các tài khoản hàng tồn kho tương ứng. Do đó, giá trị hàng tồn kho không căn cứ vào số liệu trên các tài khoản, sổ kế toán để tính mà căn cứ vào kết quả kiểm kê
  • 13. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1813 TK 154 TK631 TK621 TK138,811,111 TK622 TK632 TK627 Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cuối kỳ Các khoản làm giảm giá thành Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trong kydf Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối kỳ Kết chuyển Z sản xuất thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳTập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ Kết chuyển chi phí sản xuất chung không được phân bổ đồng thời trị giá thành phẩm xuất kho không căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho để tổng hợp mà căn cứ vào kết quả kiểm kê giá trị thành phẩm tồn kho. Theo phương pháp này, trị giá thành phẩm xuất kho cho các mục đích khác nhau không giống nhau. Trong đó, TK 155 và TK 157 chỉ sử dụng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm và hàng gửi bán tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Còn TK 632 phản ánh việc nhập, xuất kho của thành phẩm trong kỳ. Trình tự kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 1.3 Kế toán tiêuthụ thành phẩm 1.3.1 Các phương thức tiêu thụ sản phẩm
  • 14. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1814 1.3.1.1 Phương thức bán hàng trực tiếp Theo phương thức này, bên khách hàng ủy quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp hoặc giao nhận hàng tay ba (các doanh nghiệp thươg mại mua bán thẳng). Khi doanh nghiệp giao thành phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ cho khác hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán ngay, có nghĩa là quá trình chuyển giao hàng và ghi nhận doanh thu diễn ra đồng thời với nhau, tức là đảm bảo các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng. 1.3.1.2 Phương thức gửi hàng Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho khách hàng theo những thỏa thuận trong hợp đồng. Khách hàng có thể là những là đơn vị nhận bán hàng đại lý hoặc là những khác hàng mua thường xuyên theo hợp đồng kinh tế. Khi xuất kho giao cho khách hàng thì số thành phẩm đó vẫn thuộc quyến sở hữu của doanh nghiệp, bởi vì chưa thỏa mãn 5 điều kiện ghi nhận doanh thu. Đến khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán kế toán ghi nhận doanh thu do doanh nghiệp đã chuyển các lợi ích gắn với quyền sở hữu thành phẩm cho khách hàng. 1.3.1.3 Phương thức bán hàng qua đại lý Bán hàng đại lý, là phương thức mà bên chủ hàng xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Doanh thu hàng bán được hoạch toán khi đại lý trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. 1.3.1.4 Phương thức bán hàng trả góp Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì số hàng đó được coi là tiêu thụ và doanh nghiệp không còn quyền sở hữu số hàng đó. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định. Thông thường thì số tiền trả ở các kỳ sau phải bằng nhau bao gồm một phần tiền gốc và một phần lãi trả chậm. 1.3.1.5 Phương thức bán hàng đổi hàng
  • 15. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1815 Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm, của mình để đổi lấy vật tư, hàng hóa của người mua. Giá trao đổi là giá bán của hàng hóa, vật tư đó trên thị trường. Phương thức này có thể chia làm ba trường hợp:  Xuất kho lấy hàng ngay.  Xuất hàng trước, lấy vật tư, sản phẩm, hàng hóa về sau.  Nhận hàng trước, xuất hàng trả sau. 1.3.1.6 Các phương thức khác Trên thực tế ngoài các phương pháp bán hàng như trên, sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp còn có thể được tiêu thụ dưới nhiều hình thức khác. Đó là khi doanh nghiệp xuất hàng hóa, thành phẩm để tặng, trả lương, thưởng cho cán bộ, nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp. 1.3.2 Kế toán giá vốn hàng bán 1.3.2.1 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, gồm có trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ. Việc xác định chính xác trị giá vốn hàng bán là cơ sở để tính kết quả hoạt động kinh doanh. 1.3.2.1.1 Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho Đối với doanh nghiệp sản xuất: Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán hoặc thành phẩm hoàn thành không nhập kho đưa bán ngay chính là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho hoặc giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm hoàn thành. Đối với doanh nghiệp thương mại: Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán bao gồm: trị giá mua thực tế của hàng xuất kho để bán và chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán. Trị giá vốn hàng xuất kho để bán thường được tính bằng một trong các phương pháp sau:  Phương pháp nhập trước xuất trước:
  • 16. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1816 Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho lúc này được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng.  Phương pháp nhập sau xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả định là hàng nào nhập sau được xuất trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên.  Phương pháp bình quân gia quyền: Trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho được tính căn cứ vào số lượng xuất trong kỳ và đơn giá thực tế xuất kho. Phương pháp này, kế toán phải tính đơn giá bình quân gia quyền ở thời điểm xuất kho hoặc thời điểm cuối kỳ, sau đó lấy số lượng xuất trong kỳ nhân với đơn giá bình quân đã tính.  Phương pháp thực tế đích danh: Trị giá thực tế mua vào của hàng hóa tồn kho được tính như sau: hàng tồn kho thuộc lô nào sẽ được tính theo đơn giá của lô đó. Phương pháp này phản ánh chính xác giá của từng lô hàng xuất nhưng công việc khá phức tạp đòi hỏi thủ kho phải nắm được chi tiết từng lô hàng. 1.3.2.1.2 Phương pháp xác định giá vốn hàng đã bán Giá vốn của hàng đã bán bao gồm giá vốn của hàng xuất kho và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Xác định chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng đã bán: Nếu doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ ngắn, doanh nghiệp thương mại dịch vụ có dự trữ hàng hóa ít, doanh nghiệp ổn định thì cuối kỳ phân bổ cho số hàng đã bán trong kỳ. Nếu doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ dài, doanh nghiệp thương mại dịch vụ có dự trữ hàng hóa nhiều, doanh thu không ổn định thì cuối kỳ cần phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng đã bán trong kỳ và số hàng tồn kho.
  • 17. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1817 1.3.2.2 Chứng từ sử dụng Khi phát sinh các nghiệp vụ bán hàng, kế toán phải lập, thu đầy đủ các chứng từ phù hợp theo đúng nội dung quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán. Các chứng từ chủ yếu được sử dụng trong kế toán bán hàng gồm:  Hóa đơn bán hàng  Hóa đơn giá trị gia tăng  Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho  Phiếu thu, phiếu chi tiền mặt  Giấy báo nợ, có của ngân hàng  Các tài liệu, chứng từ thanh toán khác … Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng: 1.3.2.3 Tài khoản sử dụng Trong kế toán bán hàng, thuế và các khoản làm giảm doanh thu, kế toán sử dụng một số tài khoản chủ yếu như: TK 156, TK 157, TK 632 và một số TK có liên quan khác. TK 156 – Hàng hóa: Dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hóa, TK này được chi tiết thành 2 loại TK: TK 1561: giá mua của hàng hóa TK 1562: chi phí mua hàng Đơn đặt hàng Bộ phận bán hàng Bộ phận kế toán Kế toán tiêu thụ và thanh toán Bộ phận bán hàng Bộ phận vận chuyển Kế toán hàng hoá
  • 18. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1818 TK 157 – Hàng gửi bán: Sử dụng trong trường hợp hàng hóa theo phương thức gửi bán. TK này phản ánh số hàng đi tiêu thụ và tình hình tiêu thụ hàng gửi trong kỳ. TK 632 – Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm đã bán trong kỳ. Nó không có số dư cuối kỳ. 1.3.2.4 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu  Đối với các đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Trình tự kế toán theo phương thức gửi hàng: TK 155, 156 TK 157 TK 632 Xuất kho TP, HH gửi đi bán Kết chuyển trị giá vốn số hàng đã bán TK155, 156 TK 331 Hàng hoá mua gửi bán thẳng TK 133 Hàng gửi đi không được chấp nhận Trình tự kế toán theo phương thức bán hàng trực tiếp: TK 632 TK 154 (1) TK155(156) Nhập kho (2) TK133 (3) (4)
  • 19. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1819 (1): Ztt của sản phẩm xuất xưởng bán trực tiếp. (2): Ztt, giá vốn thực té của sản phẩm, hàng hoá xuất kho bán trực tiếp. (3): Giá vốn thực tế của hàng hoá đã mua xuất bán thẳng. (4): Ztt, giá vốn thực tế của sản phẩm, hàng hoá đã bán bị người mua trả lại nhập kho.  Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Trình tự kế toán theo phương thức gửi hàng TK 157 TK 632 (1) (1): Đầu kỳ kết chuyển số dư TK 157. (2): Cuối kỳ phản ánh Ztt, giá vốn thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã gửi bán chưa xác định tiêu thụ đén cuối kỳ. Trình tự kế toán theo phương thức bán trực tiếp: TK 155 TK 632 (3) (1a) TK 911 TK 157 (4) (1b) TK 631 (2) (1a): Đầu kỳ kết chuyển số dư TK 155 (1b): Đầu kỳ kết chuyển số dư TK 157 (2): Ztt của sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ
  • 20. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1820 (3): Cuối kỳ kiểm kê phản ánh Ztt của sản phẩm tồn kho, Ztt của sản phẩm gửi bán chưa xác định là tiêu thụ. (4): Kết chuyển giá vốn hàng bán cuối kỳ sang TK 911 1.3.3 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.3.3.1 Khái niệm và điều kiện ghi nhận doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thong thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu them ngoài giá bán. Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:  Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa cho người mua.  Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.  Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn.  Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch bán hàng.  Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:  Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn.  Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch cung cấp dịch vụ đó.  Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán.  Xác định được các chi phí cho giao dịch và chi phí đề hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
  • 21. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1821 1.3.3.2 Nguyên tắc xác định doanh thu trong một số trường hợp cụ thể Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu được tiền hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả phụ thu và phí phụ thêm ngoài giá bán (nếu có). Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ doanh thu là giá chưa có thuế. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ doanh thu là tổng giá thanh toán. Doanh thu của hoạt động gia công là số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công. Doanh thu của hoạt động nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá là hoa hồng bán hàng được hưởng. Doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp là giá bán trả một lần. Doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dung nội bộ là giá thực tế(giá vốn thực tế xuất kho hoặc giá thành thực tế) của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhận khoán là số tiền phải thu ghi trên hợp đồng. Doanh thu hàng kỳ của số dịch vụ nhận trước tiền thuê của nhiều năm là tổng số tiền nhận trước chia cho số kỳ nhận trước tiền. Doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được nhà nước thông báo hoặc chính thức thông báo hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá. 1.3.3.3 Chứng từ và tài khoản sử dụng Chứng từ kế toán được sử dụng:  Hóa đơn GTGT  Hóa đơn bán hàng  Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi  Thẻ quầy hàng  Các chứng từ thanh toán( phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm chi, giấy báo có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng…)  Tờ khai thuế GTGT  Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại… Tài khoản kế toán sử dụng:
  • 22. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1822 TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch. TK này có 5 TK cấp 2 là:  TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa  TK 5112 – Doanh thu bán thành phẩm  TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ  TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá  TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư TK 512 – Doanh thu nội bộ: Phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty… hạch toán toàn ngành. TK này có 3 TK cấp 2 là:  TK 5121 – Doanh thu bán hàng hóa  TK 5122 – Doanh thu bán thành phẩm  TK 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp: TK này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đối tượng nộp theo phương pháp trực tiếp. TK này có 2 TK cấp 2:  TK 33311 – Thuế GTGT đẩu ra  TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh doanh thu chưa thực hiện trong kỳ kế toán. 1.3.3.4 Trình tự hạch toán Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu được thể hiện như sau: TK 155,156 TK 632 TK 911 TK511 TK 111,112 (1) TK 157 (8) (9) (3a) (2a) (2b) (4a) TK131 TK152 TK3331 (6a) TK 111,331.. (3b) (7) (4b) TK 133 TK3387 TK133 (5) (6b)
  • 23. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1823 (1) – Phản ánh giá vốn hàng xuất kho (2a) – Hàng xuất gửi bán (2b) – Hàng gửi bán được tiêu thụ (3a) – Phản ánh doanh thu bán hàng thu tiền ngay (3b) – Phản ánh thuế GTGT phải nộp (4a) – Phản ánh doanh thu bán hàng chưa thu tiền (4b) – Phản ánh thuế GTGT phải nộp (5) – Lãi trả chậm theo phương thức bán hàng trả góp (6a) – Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhận về theo giá mua chưa có thuế GTGT theo phương thức đổi hàng. (6b) – Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ (7) – Phản ánh trị giá hàng mua về bán thẳng hoặc gửi bán ngay (8) – Kết chuyển giá vốn hàng bán (9) – Kết chuyển doanh thu thuần 1.3.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.3.4.1 Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu gồm:  Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp giảm trừ cho người mua tren giá niêm yết do người mua mua hàng với số lượng nhiều.  Giảm giá hàng bán: là khoản doanh nghiệp giảm trừ cho người mua trên giá bán do doanh nghiệp giao hàng không đúng thỏa thuận trong hợp đồng như sai quy cách, kém phẩm chất, không đúng thỏa thuận thời hạn. Các khoản này được tính là khoản giảm trừ khi nó phát sinh sau khi phát hành hóa đơn.  Doanh thu của hàng bán bị trả lại: là doanh thu của số hàng đã xác định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại phần lớn là do lỗi của doanh nghiệp trong việc giao hàng không đúng thỏa thuận trong hợp đồng.  Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. 1.3.4.2 Tài khoản sử dụng TK 521 – Chiết khấu thương mại: phản ánh chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ. TK này có 3 TK cấp 2 là:  TK 5211 – Chiết khấu hàng hóa  TK 5212 – Chiết khấu thành phẩm  TK 5213 – Chiết khấu dịch vụ
  • 24. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1824 TK 532 – Giảm giá hàng bán: phản ánh giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ TK 531 – Hàng bán bị trả lại: phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại trong kỳ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu 1.3.4.3 Trình tự hạch toán Trình tự hạch toán được thể hiện: TK111,112,131, TK3331(3332,3333) TK 511,512 (1) TK521,532 (2) (4) TK531 (3a) (5) TK3331 (3b) Chú thích: (1) – Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế TTĐB, thuế XNK phải nộp (nếu có) (2) – Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán phát sinh (3a) – Phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại phát sinh (3b) – Phản ánh số tiền trả lại cho người mua về số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại ( nếu có ) (4) – Kết chuyển khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán (5) – Kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán bị trả lại Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi: Nợ Tk 155 – Thành phẩm ( TK 156 – Hàng hóa ) Có Tk 632 – Giá vốn hàng bán
  • 25. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1825 1.4 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 1.4.1 Kế toán chi phí bán hàng 1.4.1.1 Nội dung Chi phí bán hàng là toàn bộ những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí phục vụ cho khâu bảo quản, dự trữ, tiếp thị, bán hàng và bảo hành sản phẩm. Chi phí bán hàng bao gồm các nội dung sau:  Chi phí nhân viên bán hàng: Các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói bảo quản, vận chuyển, … bao gồm tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ.  Chi phí vật liệu, bao bì: Các chi phí về vật liệu, bao bì gói sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng cho vận chuyển hàng hóa, đóng gói, bảo quản.  Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Chi phí về công cụ, để phục vụ cho quá trình bán hàng như: dụng cụ đo lường, tính toán, phương tiện làm việc, …  Chi phí khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao các tài sản cố định dùng trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như: nhà cửa, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán …  Chi phí bảo hành: Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa trong thời gian quy định bảo hành  Chi phí dịnh vụ mua ngoài bán hàng như: Chi tiền thuê kho, thuê bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển, hoa hồng trả lại cho đại lý bán hàng, phí ủy thác xuất khẩu …  Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa, quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng … 1.4.1.2 Tài khoản sử dụng Để hoạch toán chi phí bán hàng, kế toán sử dụng TK 641 – chi phí bán hàng. Tài khoản này dùng để phản ánh, tập hợp và kết chuyển các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm các khoản chi phí như đã nêu: TK 641: Không có số dư cuối kỳ và có 7 tài khoản cấp hai:  TK 6411 – Chi phí nhân viên  TK 6412 – Chi phí vật liệu bao bì  TK 6413 – Chi phí dụng cụ đồ dùng  TK 6414 – Chi phí khấu hao tài sản cố định
  • 26. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1826  TK 6415 – Chi phí bảo hành  TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài  TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác 1.4.1.3 Trình tự hạch toán Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: TK 334,338 TK641 TK111, 112 Chi phí nhân viên Khoản giảm trừ TK152(611) Chi phí vật liệu TK 911 TK153,142,242 Chi phí dụng cụ, đồ dùng Kết chuyển cuối kỳ TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 352 Chi phí bảo hành sản phẩm TK111,112,331... Chi phí khác bằng tiền TK133 1.4.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 1.4.2.1 Nội dung Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:  Chi phí nhân viên quản lý: Bao gồm tiền lương và các khoản có tính chất lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp gồm ban giám đốc, các phòng ban quản lý chức năng…
  • 27. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1827  Chi phí vật liệu quản lý: Trị giá vật liệu dung cho công tác quản lý doanh nghiệp.  Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp.  Chi phí khấu hao tài sản cố định: Khấu hao tài sản cố định dùng chung cho cả doanh nghiệp.  Thuế, phí, lệ phí: Thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản phí và lệ phí…  Chi phí dự phòng: Dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.  Chi phí khác bằng tiền: Các khoản chi phí quản lý chung của cả doanh nghiệp ngoài các khoản đã kể ở trên. 1.4.2.2 Tài khoản sử dụng Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. TK này dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp. TK 642 không có số dư cuối kỳ và có 8 TK cấp 2:  TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý  TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý  TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng  TK 6424 – Chi phí khấu hao tài sản cố định  TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí  TK 6426 – Chi phí dự phòng  TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài  TK 6428 – Chi phí khác bằng tiền
  • 28. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1828 1.4.2.3 Trình tự hạch toán Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: TK 334,338 TK642 TK111,112 Chi phí nhân viên Khoản giảm trừ TK152(611) Chi phí vật liệu TK153,142,242 TK 911 Chi phí dụng cụ, đồ dùng Kết chuyển cuối kỳ TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK3338,3337,111 Thuế môn bài, tiền thuê đất … TK 139,351,352 Trích lập dự phòng các loại TK 111,112,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài … 1.4.3 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.4.3.1 Nội dung Chi phí thuế TNDN bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại khi xác định kết quả trong kỳ. Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thu nhập TNDN. Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm hay hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
  • 29. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1829 Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN phát sinh từ ghi nhận tài sản thuế TNDN trong năm hay hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước. 1.4.3.2 Chứng từ sử dụng Các chứng từ:  Bảng kế hoạch thuế TNDN  Chứng từ nộp thuế: phiếu thu, phiếu chi …  Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế  Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ  Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng  Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại 1.4.3.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng: TK 821 – Chi phí thuế TNDN: Phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. TK 821 có 2 TK cấp 2:  TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành  TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tài sản thuế thu nhập hoãn lại. TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
  • 30. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1830 1.4.3.4 Trình tự kế toán Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: TK 3334 TK 821 TK 3334 (1a) (1b) TK 347 TK 347 (2a) (2b) TK 243 TK 243 (3a) (3b) TK 911 (4a) (4b) (1a): Thuế TNDN tạm phải nộp phát sinh trong kỳ (1b): Giảm thuế TNDN phải nộp (2a): Chênh lệch thuế TNDN > số được hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại phải trả (2b): Chênh lệch thuế TNDN < số được hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại phải trả (3a): Chênh lệch số hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại > tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh (3a): Chênh lệch số hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại < tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh (4a): Kết chuyển chi phí thuế TNDN, phát sinh Nợ > phát sinh Có TK 8212 (4a): Kết chuyển chi phí thuế TNDN, phát sinh Nợ < phát sinh Có TK 8212
  • 31. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1831 1.4.4 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 1.4.4.1 Nội dung Kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ là phần chênh lệch giữa doanh thu (thu nhập) thuần của các hoạt động và chi phí của các hoạt động đó. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có thể lãi hoặc lỗ. Kết quả bán hàng = Lợi nhuận gộp từ bán hàng - CPBH và CPQLDN Lợi nhuận gộp từ bán hàng = Doanh thu thuần từ bán hàng - Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh thu Kết quả hoạt động của doanh nghiệp gồm hoạt động thông thường và hoạt động khác. Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường bằng doanh thu bán hàng thuần và doanh thu tài chính trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính. Kết quả hoạt động khác bằng thu nhập khác trừ đi chi phí khác. 1.4.4.2 Tài khoản sử dụng Kế toán dùng tài khoản sau: TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ. TK này không có số dư. TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: Phản ánh kết quả kinh doanh sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân phối lợi nhuận, hay việc sử lý lỗ của doanh nghiệp. TK này có thể có số dư Nợ hoặc dư Có. 1.4.4.3 Trình tự hạch toán Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển các chi phí để xác định kết quả kinh doanh cho doanh nghiêp, trình tự kết chuyển như sau:
  • 32. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1832 TK 632 TK911 TK 511,512 Kết chuyển giá vốn Kết chuyển doanh thu bán hàng TK 641,642 Kết chuyển CPBH, CPQLDN TK 515 TK 635 Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính Kết chuyển CP HD TC TK 711 TK 811 Kết chuyển CP khác Kết chuyển thu nhập khác TK 821 TK 821 Kết chuyển CP TTNDN Kết chuyển chi phí thuế TNDN TK 421 Lỗ Lãi 1.5 Tổ chức hệ thống sổ kế toán Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng một trong các loại hình thức kế toán sau: 1.5.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả cá nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ
  • 33. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1833 đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:  Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt  Sổ Cái  Các sổ, thẻ chi tiết 1.5.2 Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất đó là sổ Nhật Ký – Sổ Cái. Căn cứ vào sổ Nhật Ký – Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức Nhật ký – Sổ Cái gồm các loại sổ kế toán sau:  Nhật ký – Sổ Cái  Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết 1.5.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức Chứng từ ghi sổ là căn cứ để chi sổ kế toán tổng hợp là Chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ tổng hợp bao gồm: ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cung loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc theo cả năm và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:  Chứng từ ghi sổ  Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ  Sổ Cái  Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
  • 34. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1834 1.5.4 Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ có các đặc trưng cơ bản sau: Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm các loai sổ kế toán sau:  Nhật ký – Chứng từ  Bảng kê  Sổ Cái  Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết 1.6 Sự cần thiết của việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán Lịch sử phát triển của việc thiết lập hệ thống thông tin và kiểm tra, kiểm soát về tài sản và sự vận động tài sản, toàn bộ các mối quan hệ kinh tế pháp lý, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã chứng minh sự ứng dụng phần mềm kế toán vào doanh nghiệp la tất yếu. Điều đó thể hiện:  Sự phát triển của nền kinh tế, kinh tế thị trường càng phát triển thi quy mô hoạt động của doanh nghiệp càng phát triển, mối quan hệ kinh tế pháp lý mở rộng, tính chất hoạt động ngày càng nâng cao, làm cho nhu cầu thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin ngày càng khó khăn, phức tạp.  Yêu cầu quản lý, kiểm soát của bản thân đơn vị đòi hỏi hệ thống thông tin hiện đại phải có sử dụng công nghệ tin học dưới quyền chủ động của con người. Hệ thống thông tin kế toán còn thể hiện vai trò chủ đạo trong quá trình kiểm soát bên trong tổ chức, kiểm soát nội bộ tốt là chìa khóa để quản trị có hiệu lực và hiệu quả của doanh nghiệp.
  • 35. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1835  Yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngày càng nhiều, mục đích sử dụng thông tin của các đối tượng khác nhau, đòi hỏi cung cấp thông tin kế toán hữu ích với chất lượng. khối lượng, nội dung, kết cấu, thời điểm thông tin theo nhiều mục đich khác nhau, tạo ra cuộc cách mạng về nhận thức của người tạo ra và sử dụng thông tin kế toán, quản trị doanh nghiệp trên máy vi tính. Việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán có ý nghĩa lớn:  Giúp cho việc thu nhận , tính toán, xử lý và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các đối tượng sử dụng thông tin.  Giúp cho công tác lưu trữ , bảo quản dữ liệu, thông tin kế toán thuận lợi và an toàn.  Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Các phần mềm kế toán hiện nay nhìn chung tốc độ cao, đa dạng và chuẩn xác. Việc ứng dụng phần mềm sẽ tạo được sự tin cậy nhất định và tạo nên sự khác biệt trong lợi thế kinh doanh. Tuy nhiên, việc thực hiện tổ chức kế toán trên máy, phải đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tắc đã được xây dựng về tài chính kế toán, đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, cần phải đảm bảo sự đồng bộ giữa cơ sở vật chất kỹ thuật với trinh độ của các bộ kế toán, đảm bảo tính tự động hóa, tính an toàn đồng thời tiết kiệm và có hiệu quả.
  • 36. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1836 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VẠN XUÂN 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân được thành lập năm 2001 theo quyết định số 0300200080. Trụ sở chính đặt tại Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội. Tên viết tắt là VAXUCO. Điện thoại: 0433.662.484 Fax: 0433.660.366 Tài khoản: 19382829 – Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Chùa Hà Mã số thuế: 0500402645 Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất dây và cáp điện dân dụng. công nghiệp phục vụ nhu cầu dẫn điện Công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân là công ty TNHH 2 thành viên với 100% vốn tư nhân. Tổng số cán bộ công nhân viên là 79 người. Được thành lập từ năm 1994 với tên gọi đầu tiên là “cơ sở sản xuất Thăng Long”. Trải qua 15 năm phấn đấu và trưởng thành từ một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đã trở thành một công ty với tổng tài sản trên 60 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là trên 30 tỷ đồng, có mặt bằng sản xuất rộng 4838 m2 và một cơ sở vật chất hiện đại. Sản phẩm của công ty được chứng nhận là hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Trong những năm qua, sản phẩm dây và cáp điện của công ty với nhãn hiệu AUGUST STAR, VAXUCO đã quen thuộc với người tiêu dùng Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có thị phần lớn ở cá tỉnh miền Bắc và một số tỉnh Trung Bộ như: Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Trị… Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, khẳng định sự tồn tại, phát triển của mình trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay. Công ty đã đấu thầu và thắng nhiều công trình có giá trị lớn, dây và cáp điện của các công trình do công ty cung cấp đều được đánh giá rất cao. Công ty đã vinh dự được Bộ Khoa Học và Công nghệ trao tặng hai huy chương vàng về chất lượng sản phẩm và một cúp vàng về thành tích xuất sắc trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
  • 37. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1837 9000:2000 vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây quả là thành tích của sự cố gắng, nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn bộ công nhân viên của công ty. Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, công ty đã phấn đấu toàn diện và vượt các mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, đảm bảo công việc cho người lao động. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau: Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty qua các năm: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng tài sản - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - TSCĐ và đầu tư dài hạn 17.049 4.369 12.680 27.519 18.665 8.853 39.670 29.502 10.168 59.518 44.631 14.887 2. Vốn chủ sở hữu 3.150 10.637 13.250 27.181 3.Doanh thu thuần 8.920 16.976 27.521 25.186 4.Lợi nhuận sau thuế 101 104 38 100.7 2.1.2 Những thuận lợi, khó khăn của công ty Thuận lợi : Công ty có đội ngũ cán bộ sáng tạo, có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm. Đó là điều kiện rất quan trọng để công ty có thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty đã đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại và được bảo dưỡng thường xuyên làm chất lượng sản phẩm tăng, hạ giá thành, tăng năng suất lao động. Doanh thu, lợi nhuận của công ty tăng qua các năm giúp cho thu nhập của người lao động cũng tăng lên đáng kể. Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng dây và cáp điện ngày càng nhiều, đó cũng chính là cơ hộ tốt cho công ty cạnh tranh với các công ty khác để mở rộng thị trường, khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm của mình. Vị trí địa lý của công ty cũng khá thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và hàng hóa mang đi bán.
  • 38. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1838 Sau nhiều năm xây dựng và phát triển công ty đã có thị trường đầu vào ổn định và thị trường đầu ra tương đối rộng phục vụ nhu cầu sản xuất lâu dài. Hơn nữa, tình hình hiện nay giá của nguyên liệu đầu vào đang giảm so với trước nên đây cũng là cơ hội cho công ty tăng thêm lợi nhuận. Như vậy, công ty có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, những thuận lợi này giúp công ty không ngừng gia tăng lợi nhuận, tăng tích lũy và có thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời, uy tín của công ty với các tổ chức tín dụng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, cũng giống như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, công ty cũng gặp một số khó khăn: Khó khăn Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thay đổi mẫu mã phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty với loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn nên cũng gặp một số khó khăn trong việc huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty chủ yếu huy động vốn thêm nhờ vốn vay từ ngân hàng. 2.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ và quản lý sản xuất của công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân Công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân chuyên sản xuất dây và cáp điện dân dụng, công nghiệp phục vụ nhu cầu dẫn điện của các hộ gia đình và các công trình xây dựng tầm cỡ quốc gia. Sản phẩm của công ty chủ yếu gồm: Dây điện gồm các loại: 1 x 0.5 ; 2 x 1.0 ; 2 x 2.5 ; 2 x 0.4 … Cáp điện gồm các loại: 4 x 2.5 ; 3 x 4.0 + 1 x 2.5 ; 3 x 10.0 + 1 x 6.0 … Do mang đặc thù của ngành sản xuất dây và cáp điện nên quy trình sản xuất của công ty là quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục. Quá trình sản xuất sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn.
  • 39. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1839 Hạt nhựa Quy trình công nghệ sản xuất thành phẩm ở công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân: Trong các giai đoạn trên, ba giai đoạn quan trọng nhất là: kéo dây, se sợi / bện, bọc nhựa. Quy mô hoạt động của công ty nhỏ nên khi có hợp đồng của khách hàng thì công việc được giao xuống các tổ, thực hiện sản xuất sản phẩm. Các tổ có trách nhiệm tự bảo quản hàng của tổ mình sau đó giao cho các tổ khác đồng thời ghi chép vào sổ theo dõi. Hàng ngày, căn cứ vào vào số liệu đã cập nhật, tiến hành kiểm kê số lượng hàng tồn kho. Sản phẩm của công ty hoàn thành được đưa vào kho bảo quản sau đó xuất bán cho khách theo yêu cầu. Các điều kiện của công ty tương đối ổn định nên việc quản lý máy móc, thiết bị gặp ít khó khăn, các chi phí phát sinh bất thường ít phát sinh. Kéo dây Xe sợi / bện Ngâm, ủ In, đóng gói sản phẩm KHO Dây đồng thô Bọc nhựa
  • 40. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1840 Khi hợp đồng với khách hàng đã hoàn thành và hàng đã được giao, công ty có trách nhiêm quyết toán hợp đồng và hoàn thành mọi thủ tục có liên quan giữa hai bên. Nếu phát sinh mâu thuẫn, khách hàng và giám đốc công ty trực tiếp giải quyết tránh để lại hậu quả. 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cơ cấu bộ máy của công ty khá hoàn thiện với các phòng ban, bộ phận sản xuất chặt chẽ từ trên xuống dưới. Hiện nay, công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân phân công quản lý theo sơ đồ sau: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty: Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc  Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong quá trình điều hành hoạt động của công ty, là người chịu trách nhiệm chính với Nhà nước và pháp luật, trực tiếp ký các hợp đồng với khách hàng. Phòng tổ chức hành chính Tổ kéo dây Phòng kế toán Tổ xe dây Phòng kế hoạch vật tư Tổ bọc dây Phòng kinh doanh Tổ cơ khí Phòng kỹ thuật Phân xưởng sản xuất Ban giám đốc
  • 41. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1841  Phó giám đốc giúp giám đốc theo dõi tình hình cụ thể của từng bộ phận theo sự phân công ủy quyền của giám đốc. Gồm phó giám đốc chịu trách nhiệm về kỹ thuật và phó giám đốc chịu trách nhiệm về sản xuất và tiêu thụ. Các phòng ban trong công ty:  Phòng tổ chức hành chính: Quản lý chất lượng, tổ chức đào tạo, sắp xếp cán bộ, nhân viên trong công ty, xây dựng quản lý tiền lương, xác định mức lương cho nhân viên của công ty. Hàng ngày quản lý, điều hành công việc, sự vụ, tổng hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giao dịch văn thư, chăm lo sức khỏe cho công nhân viên, quản lý tài sản, cung cấp văn phòng phẩm và quản lý khi hành chính.  Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nhận các đơn đặt hàng, đề ra chiến lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm và thu tiền.  Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước công ty về các hoạt động tài chính, kinh tế, đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Định kỳ lập báo cáo tài chính của công ty.  Phòng kế hoạch vật tư: Nhiệm vụ đưa ra kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch giá thành,… thu mua vật tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty.  Phòng kỹ thuật: Nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty Bộ phận sản xuất: Với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục và để phù hợp với điều kiện thực tế, phân xưởng sản xuất của công ty được chia thành các tổ như sau:  Tổ kéo dây: Nhiệm vụ là kéo các dây đồng thô tạo hình ban đầu cho các loại dây và cáp điện  Tổ xe dây: Nhiệm vụ là xe các dây đồng đã kéo đến một kích thước phù hợp với yêu cầu sau đó tiến hành ủ các dây đồng, loại bỏ các oxit đồng
  • 42. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1842 bám trên dây, sau đó tiến hành tráng lớp cách điện cho các dây đồng đã xe, bện các sợi cáp, dây theo đúng kỹ thuật.  Tổ bọc dây: Nhiệm vụ là dùng các hạt nhựa tiến hành bọc nhựa cho các loại dây theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.  Tổ cơ khí: Nhiệm vụ là sửa chữa máy móc, thiết bị, đảm bảo cho việc vận hành máy móc, thiết bị được thong suốt, đảm bảo sản xuất ổn định, liên tục. 2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty Dây và Cáp điện Vạn Xuân 2.1.5.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty Hiện nay, việc tổ chức bộ máy kế toán có ba hình thức tập trung, phân tán, vừa tập trung vừa phân tán. Hình thức bộ máy kế toán ở công ty thuộc hình thức tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán được tập trung trong phòng kế toán của công ty từ việc ghi sổ, kiểm tra chứng từ, khóa sổ cho đến khi lập báo cáo tài chính dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Ở các bộ phận, phân xưởng không tiến hành công tác kế toán mà tập trung toàn bộ tại phòng kế toán trung tâm. Nhờ sự tập trung của công tác kế toán mà công ty nắm bắt được thông tin nhanh nhạy và việc kiểm tra, đánh giá được kịp thời. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phần mềm kế toán. 2.1.5.2 Mô hình bộ máy kế toán của công ty và chức năng của các bộ phận trong bộ máy kế toán Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty là hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung nên bộ máy kế toán của công ty được mô tả theo sơ đồ sau:
  • 43. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1843 Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán: Kế toán trưởng: Người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty, trực tiếp chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán, chịu trách nhiêm trước ban giám đốc, trước Nhà nước về công tác tài chính, kế toán. Là người tham mưu cho giám đốc trong công việc điều hành sản xuất, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo, quyết toán chung toàn công ty. Định kỳ lập báo cáo kết quả tài chính đề ra biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản xuất. Kế toán vốn bằng tiền: Có trách nhiệm trong việc phân bổ vốn vay, vốn chủ sở hữu. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ thanh toán về các khoản chi phí phát sinh phản ánh kịp thời tình hình sử dụng các loại vốn bằng tiền, phản ánh doanh thu, lợi nhuận, chi phí của công ty. Đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chịu trách nhiệm về các khoản vốn bằng tiền của công ty. Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm: Tiến hành tập hợp chi phí sản xuất trong công ty, tính giá thành sản phẩm, lập bảng tính giá thành. Hàng tháng, tiến hành phân tích tình hình thực hiện giá thành theo yếu tố để phát hiện những yếu tố tiềm tàng trong giá thành, lên kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Kế toán vật tư, kế toán tiền lương: Theo dõi, thu thập chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ xuất, nhập nguyên vật liệu cho sản xuất, tiến hành ghi sổ theo dõi việc sử dụng vật tư ở các tổ sản xuất. Phụ trách theo dõi tổng quỹ Kế toán công nợ, Kế toán TSCĐ Kế toán vốn bằng tiền Kế toán chi phí, giá thành sản phẩm Kế toán vật tư, Kế toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán trưởng( kế toán tổng hợp)
  • 44. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1844 lương, tính lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động, ghi chép kế toán tổng hợp tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, thi hành lệnh thu, chi do kế toán vốn bằng tiền lập, trong đó phải có đủ chữ ký của kế toán trưởng, giám đốc để đảm bảo được việc thu chi và quản lý quỹ tiền mặt, khổn để mất mát, thiếu hụt. 2.1.5.3 Nội dung công tác kế toán Nhằm đảm bảo phù hợp với quy mô sản xuất, hình thức sản xuất, đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ, chính xác, nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại công ty. Hiện nay, công ty áp dụng hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ” Đặc trưng cơ bản của hình thức Chứng từ ghi sổ là căn cứ để chi sổ kế toán tổng hợp là Chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ tổng hợp bao gồm: ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cung loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc theo cả năm và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
  • 45. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1845 Sơ đồ hạch toán hệ thống sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”: Hệ thống sổ kế toán công ty đang sử dụng: Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái, Sổ chi tiết các tài khoản, Sổ quỹ tiền mặt … Hệ thống chứng từ kế toán: Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hiện nay công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Chế độ tài chính công ty áp dụng: Công ty áp dụng chế độ hiện hành, kỳ kế toán tháng, niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Cuối niên độ kế toán, phòng kế toán phải lập các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Phương pháp kế toán: Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cấn đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu phát sinh
  • 46. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1846 Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sản phẩm của công ty thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (thuế suất 10%), nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. 2.1.5.4 Giới thiệu phần mềm kế toán máy được sử dụng trong công tác kế toán của công ty Phần mềm kế toán mà công ty sử dụng là WEEKEND® Accounting do công ty cổ phần phần mềm GOLDSTAR cung cấp, phiên bản WEEKEND® SQL. Đây là phần mềm kế toán được thiết kế và viết theo quy định của Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế. Phần mềm này cho phép lựa chọn giao diện bằng tiếng Việt hay tiếng Anh tùy theo yêu cầu của người sử dụng. WEEKEND® SQL có tính bảo mật cao do có mật khẩu cho từng người sử dụng và cho phép phân quyền cho người sử dụng đến từng chức năng chương trình. Phần mềm này tổ chức các phân hệ nghiệp vụ sau: Phân hệ kế toán tổng hợp, phân hệ kế toán tiền mặt và tiền ngân hàng, phân hệ kế toán hàng hóa, phân hệ kế toán chi phí và giá thành, phân hệ quản lý TSCĐ. Cấu trúc chương trình tách riêng phần kê khai thuế, công nợ nên người sử dụng sẽ kê khai thuế và công nợ dễ dàng hơn. Số liệu được cập nhật ở các phân hệ được lưu ở phân hệ của mình, ngoài ra còn chuyển các thong tin cần thiết sang các phân hệ khác để kế toán tổng hợp lên các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thuế GTGT, thuế TNDN. Với hệ quản trị dữ liệu SQL SERVER và chế độ làm việc máy trạm, máy chủ đảm bảo việc chuyển dữ liệu với số liệu lớn và tốc độ chạy vẫn nhanh không gây treo máy. Dữ liệu được bảo vệ theo ba cấp, không cho phép xóa dữ liệu từ máy client dưới dạng file, cho phép kết nối và truyền nhập dữ liệu thông qua internet tự động. chương trình cho phép kết xuất dữ liệu ra Excell, Word hoặc file DBF, BMP, PDF,HTML. Khi kết xuất định dạng Excell đối với các dữ liệu được tính toán có công thức thì chương trình có kết xuất cả công thức để khi người sử dụng thay đổi dữ liệu thì cả chỉ tiêu kết quả cũng được thay đổi theo. Đây là phần mềm hiện nay được rất nhiều công ty sử dụng, với phần mềm này giúp cho công ty khai thác được các thong tin kế toán và quản trị kinh doanh hiệu quả cao. Các bước khởi động chương trình như sau: Bước 1: Chạy biểu tượng kế toán ngoài màn hình để chạy chương trình
  • 47. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1847 Bước 2: Nhập tên và mật khẩu để vào chương trình Bước 3: Chọn chức năng, phần hành trong các phân hệ của chương trình để khai báo, nhập liệu, báo cáo theo từng yêu cầu của người sử dụng Ví dụ về màn hình chính của phần kế toán hàng hoá như sau: Để thuận tiện cho công tác quản lý và công tác hạch toán, kế toán cần phải khai báo các đối tượng thông tin được quản lý trong WEEKEND® SQL ở các danh mục như: Danh mục tài khoản, Danh mục tỷ giá hạch toán, Danh mục đối tượng, Danh mục kho, Danh mục dạng nhập xuất, Danh mục bộ phận, Danh mục sản phẩm, Danh mục vật tư hàng hóa, Danh mục khoản mục … Sau đó tiến hành nhập số dư đầu kỳ các tài khoản, các chứng từ công nợ, tồn kho đầu kỳ, giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán được phân công tiến hành cập nhật chứng từ cho từng phân hệ kế toán. Cuối kỳ, kế toán thực hiện chức năng kết chuyển cuối kỳ, máy tính sử lý và đưa ra các sổ kế toán,báo cáo thuế, báo cáo quản trị, báo cáo công nợ … Cuối cùng, phần mềm tiến hành khóa sổ kế toán, kết thúc kỳ kế toán. Ngoài ra, phần mềm kế toán còn cho phép người sử dụng thiết lập các báo cáo nhanh theo yêu cẩu quản lý.
  • 48. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1848 Quy trính xử lý số liệu của phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng có thể mô tả như sau: Chứng từ gốc Nhập liệu vào máy Xử lý tự động theo chương trình Các sổ kế toán chi tiết Các sổ kế toán tổng hợp Các báo cáo kế toán 2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm của công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân. Công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân chuyên sản xuất dây và cáp điện dân dụng, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá phong phú với nhiều sản phẩm khác nhau và chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đang ngày càng được mở rộng và sản phẩm cũng chiếm được uy tín trong lòng người tiêu dùng. Vì vậy, công tác bán hàng của công ty cũng phải được hạch toán một cách khoa học, hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để thuận tiện cho việc tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm của công ty, em đi sâu vào nghiên cứu vào một loại thành phẩm đó là dây điện. 2.2.1 Kế toán thành phẩm 2.2.1.1 Đặc điểm của thành phẩm nhập kho và xuất bán của công ty
  • 49. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1849 Thành phẩm của công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân là các loại dây điện, cáp điện dân dụng và công nghiệp. khi sản phẩm hoàn thành qua bộ phận kiểm tra chất lượng, bao gói, gắn nhãn … theo tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật quy định, sau đó cho vào nhập kho hay xuất bán thẳng cho các cửa hàng, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Công ty tự tìm khách hàng cho mình và tự ký kết hợp đồng với khách hàng. Do đó, công ty luôn nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho mình, đề ra các phương án sản xuất và tiêu thụ thành phẩm sao cho luôn hoàn thành vợt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra. Việc quản lý thành phẩm cả về mặt số lượng, chất lượng và giá trị luôn đ- ược công ty đặt lên hàng đầu. Quản lý về mặt số lượng, chất lượng: luôn kiểm tra đảm bảo đúng tiến độ sản xuất để có thể hoàn thành đúng theo kế hoạch, phải kiểm kê số lượng thành phẩm trước khi giao hàng cho khách hàng, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu về mẫu mã, quy cách, chủng loại sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng, phải được qua bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra sản phẩm trớc khi giao hàng Quản lý về mặt giá trị: tính toán và xác định đúng đắn giá trị của thành phẩm khi nhập, xuất kho. Bên cạnh đó, công ty đã tổ chức kho bảo quản thành phẩm một cách hợp lý, thành phẩm sau khi qua bộ phận kiểm tra chất lượng được vận chuyển vào kho, việc ra vào kho được quản lý một cách chặt chẽ do thủ kho thành phẩm giám sát và chịu trách nhiệm vật chất. Việc sắp xếp bố trí nơi để thành phẩm nhập kho được phân loại theo từng đối tượng khách hàng, có đánh dấu để nhận biết giúp cho việc cung cấp sản phẩm một cách tiện lợi và nhanh chóng nhất. Các loại sản phẩm của công ty rất đa dạng phong phú bao gồm dây điện và cáp điện với các chủng loại khác nhau, danh mục sản phẩm của công ty được thể hiện dưới màn hình nhập liệu sau:
  • 50. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1850 Đối với thành phẩm nhập kho: Thành phẩm dây và cáp điện hoàn thành nhập kho được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Ví dụ: Đối với loại thành phẩm AG1-2.5, các chi phí bỏ ra để sản xuất nhập kho 102.750 m dây thành phẩm đó như sau: Chi phí nguyên vật liệu chính là: 343.287.750 Chi phí nhân công trực tiếp là: 7.706.250 Chi phí sản xuất chung là: 38.942.250 Như vậy, khi nhập kho dây điện mã AG1-2.5 giá thành sản xuất thực tế sẽ là: 343.287.750 + 7.706.250 + 38.942.250 = 389.936.750 Đối với thành phẩm xuất kho: Thành phẩm dây và cáp điện trong kho tính trị giá hàng tồn kho hoặc xuất kho được phản ánh theo phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Giá thành sản xuất thực tế đơn vị bình quân
  • 51. Luận văn cuối khoá Học Viện Tài Chính SV: Đỗ Thị Bích Nụ Lớp: CQ44/21.1851 Giá thành sản xuất thực tế đơn vị bình quân Giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm tồn đầu kỳ + Giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm nhập trong kỳ = Số lượng thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ Ví dụ: Đối với loại thành phẩm AG1-2.5, khi xuất kho 50.000 m dây có các số liệu sau: Đầu kỳ tồn 20.000 m dây với trị giá là: 75.900.000 Giá thành sản xuất thực tế nhập 102.750 m dây trong kỳ là: 389.936.750 Khi đó: Giá thành sản xuất thực tế đơn vị bình quân là: (389.936.750 + 75.900.000) / (20.000 + 102.750) = 3.795 Giá trị thành phẩm xuất kho là: 3.795 * 50.000 = 189.750.000 2.2.1.2 Kế toán tổng hợp thành phẩm: Khi quá trình sản xuất hoàn thành, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng của sản phẩm, cho bao dây, đóng gói và gắn nhãn cho sản phẩm có ghi: chất lượng, trọng lượng, … sau đó trưởng bộ phận kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm cùng thủ kho giao nhận và lập phiếu nhập kho chuyển cho trưởng bộ phận sản xuất xác nhận. Phiếu nhập kho lập xong phải có đủ các chữ ký liên quan. Phiếu nhập kho gồm 3 liên: Thủ kho lưu lại 1 liên làm căn cứ ghi thẻ kho Một liên chuyển cho bộ phận kế toán để tính lương cho công nhân theo số lượng hoàn thành nhập kho Liên còn lại lưu lại quyển gốc của phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho của công ty được lập theo mẫu quy định trước của Bộ Tài Chính ban hành từ QĐ 15, cụ thể như sau: