SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.011
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nhắc đến vụ bê bối của Công ty WorldCom và kéo theo sự sụp đổ của
một trong năm Công ty kiểm toán lớn nhất thế giới – Arthur Andersen chắc hẳn
nhiều người không khỏi giật mình. Theo đó, WorldCom đã thực hiện một mánh lới
nhằm làm tăng lợi nhuận kế toán trong kỳ để Công ty không bị gánh chịu một
khoản lỗ lớn và vẫn là “ngôi sao sáng” trên thị trường chứng khoán. Gian lận này
được thực hiện thông qua việc phân bổ “chi phí vốn hóa” hay chi phí khấu hao
TSCĐ trong nhiều năm mà thực tế Công ty chỉ được tiến hành phân bổ trong một
năm tài chính. Đây có thể coi là một trong những gian lận kế toán lớn nhất trong
lịch sử thế giới. Khi phân tích tưởng chừng những gian lận này có thể đơn giản
được phát hiện ra, tuy nhiên nó vẫn để lọt lưới dưới sự kiểm toán của một hãng
kiểm toán lớn trên thế giới. Mặt khác, sau khi điều tra vụ việc được biết gian lận
này được bỏ qua do có sự thông đồng giữa KTV và Công ty được kiểm toán, nhưng
rõ ràng việc xác minh tính trung thực, hợp lý và phân bổ phù hợp các khoản chi phí
khấu hao TSCĐ là một công việc cần được chú trọng trong kiểm toán.
Trong quá trình học kế toán và kiểm toán tại giảng đường đại học và trong
thời gian thực tập được trực tiếp thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ khoản mục
TSCĐ đã mang đến cho em nhiều điều thú vị và những thắc mắc cần được giải đáp.
Khi càng tiếp cận với quy trình kiểm toán khoản mục này em càng khám phá ra
được nhiều điều mới mẻ và càng nhận thức được ý nghĩa của những kiến thức cơ
bản đã được trang bị trong nhà trường về khoản mục TSCĐ. Tài sản cố định là cơ
sở vật chất kỹ thuật của đơn vị, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị. Tài sản cố định là
một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững cho đơn vị.
Trên BCTC, tài sản cố định luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, ảnh hưởng
đáng kể tới BCTC và các khoản mục khác trên BCTC.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.012
Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện Quy trình Kiểm toán
tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm
toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (KTQGVN)” để nghiên cứu và làm khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là hoàn thiện Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm
toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (KTQGVN).
Để đạt được mục tiêu chính của đề tài cần tiến hành với 3 mục tiêu như sau:
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về Quy trình kiểm toán TSCĐ
trong kiểm toán BCTC.
- Tìm hiểu thực trạng Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC
do Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (KTQGVN) thực hiện.
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện Quy trình
kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập
Quốc gia Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Bài khóa luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu và trình bày những vấn đề lý
luận và thực tiễn theo Chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam liên quan đến Quy
trình kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm
toán Độc lập Quốc gia Việt Nam thực hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Phương pháp chung
- Phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Phương pháp của chủ nghĩa duy vật lịch sử
4.2. Phương pháp cụ thể
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, thống kê, so sánh,
minh họa, thu thập… và được minh họa bằng các sơ đồ bảng biểu, sơ đồ được thu
thập qua quá trình thực tập.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.013
5. Nội dung kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Lý luận chung về Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm
toán báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán
báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam thực
hiện
Chương 3: Một số giảipháp nhằm hoàn thiện Quy trình kiểm toán tài sản cố
định trong kiểm toán báocáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc
gia Việt Nam thực hiện
Do những hạn chế về kiến thức và thời gian nên trong bài viết này không
tránh khỏi có những thiếu sót và hạn chế, em rất mong sẽ nhận được những ý kiến
nhận xét, góp ý của quý thầy cô và Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia
Việt Nam để bài luận văn được hoàn thiện hơn
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS. Thịnh Văn Vinh đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em hoàn thành đề tài
thực tập. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Công ty TNHH
Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam, các Phòng ban và đặc biệt là các anh, chị
trong phòng nghiệp vụ Kiểm toán BCTC của Công ty đã tạo điều kiện cho em được
thực tập tại Quý Công ty.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.014
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Đặc điểm khoản mục tài sản cố định với vấn đề kiểm toán
1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa về khoản mục tài sản cố định
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thiết phải
có đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm: Tư liệu lao động, đối
tượng lao động và sức lao động. Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu của tư liệu
lao động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong
kiểm toán báo cáo tài chính”. Vì vậy, trước tiên cần hiểu rõ các khái niệm liên
quan đến tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài
chính.
Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và
các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và
giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ
được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình quy định : “TSCĐ
hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử
dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
hữu hình”. Cụ thể, các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn
đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn sau :
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.015
Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009, BTC quy định tiêu chuẩn
của TSCĐ phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên (bắt đầu áp dụng cho năm tài
chính 2004)
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - TSCĐ vô hình đã quy định : “
TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được
giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp
dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
vô hình”.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 – Thuê tài sản :
Thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê
chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định
để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần”
“Thuêtài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro
và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có
thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê”
“Thuê hoạt động là thuê tài sản không phải là thuê tài chính”
TSCĐ thuê tài chính doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo
các điều khoản của hợp đồng thuê. Một hợp đồng thuê tài chính phải thỏa mãn một
trong năm điều kiện sau :
(a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn
thuê (tức mua lại tài sản);
(b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản
thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê;
(c) Thời điểm thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho
dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;
(d) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền
thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê;
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.016
(e) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê mới có khả năng sử
dụng không cần có sự thay đổi sửa chữa nào.
Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của
TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích
kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch
toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị
của các tài sản khác.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của tài sản cố định trong doanh nghiệp
1.1.2.1. Đặc điểm của tài sản cố định
TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản
khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và giá trị của nó được chuyển
dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các
chu kỳ sản xuất dưới hình thức khấu hao tài sản tại doanh nghiệp.
TSCĐ là các tư liệu lao động chủ yếu như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dụng
cụ quản lý. Đây là những TSCĐ có hình thái hiện vật cụ thể, đa dạng về kiểu dáng,
phong phú về chủng loại. Ngoài ra, còn có những tài sản không có hình thái hiện
vật nhưng cũng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như quyền sử dụng
đất, bằng phát minh sáng chế… Song không phải mọi tư liệu lao động đều là TSCĐ
mà chỉ có những tài sản thỏa mãn các điều kiện quy định của Chuẩn mực kế toán
và chế độ tài chính kế toán của Nhà nước quy định cụ thể phù hợp trong từng thời
kỳ.
TSCĐ thường có giá trị lớn, quá trình mua sắm và trang bị TSCĐ trong các
doanh nghiệp thường không nhiều và diễn ra không đều đặn, thường nó được thực
hiện theo một trình tự có sự kiểm soát tương đối chặt chẽ của các doanh nghiệp.
TSCĐ là những tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
nghiệp, không phải để bán. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần, đây là
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.017
cơ sở để tính trích khấu hao TSCĐ. Trích khấu hao là việc phân phối giá trị TSCĐ
đồng thời là biện pháp thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ.
Để TSCĐ hoạt động tốt, ngoài việc sử dụng công suất hợp lý, doanh nghiệp
phải định kỳ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Tùy theo loại TSCĐ và theo
quy mô sửa chữa, chi phí cho việc bảo dưỡng và sửa chữa là khác nhau.
1.1.2.2. Vai trò của tài sản cố định trong doanh nghiệp
TSCĐ là cơ sở vật chất, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và khả năng
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động của doanh nghiệp. TSCĐ là một trong
các nhân tố quan trọng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ chi phí giá thành sản
phẩm, là tiền đề cho việc tăng trưởng bền vững.
Khoản mục TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh
nghiệp, việc trích lập chi phí khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng lớn đến chi phí hoạt
động trong kỳ.
1.1.3. Phân loại tài sản cố định
TSCĐ trong doanh nghiệp có công dụng khác nhau trong hoạt động kinh
doanh. Do đó, căn cứ theo các tiêu thức nhất định, chia TSCĐ ra thành nhiều nhóm
để quản lý TSCĐ cho có hiệu quả
Phân loại theo hình thái biểu hiện, TSCĐ chia ra :
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình
Phân loại theo quyền sở hữu, TSCĐ chia ra :
- Tài sản cố định tự có
- Tài sản cố định thuê ngoài
1.1.4. Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
1.1.4.1. Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán
Về chứng từ :
Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ hữu hình mặc dù xảy ra ít nhưng quy mô
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.018
nghiệp vụ lớn, nộidungcác nghiệp vụphức tạp, yêu cầu có một hệ thống chứng từ sổ
sách hợp lý đảm bảo hiệu quả trong quá trình quản lý và hạch toán kế toán.
Tổ chức chứng từ kế toán là thiết kế khối lượng công tác hạch toán ban đầu
trên hệ thống các văn bản chứng từ hợp lý, hợp pháp theo một quy trình luân chuyển
chứng từ nhất định.
Những chứng từ chủ yếu được sử dụng trong hạch toán TSCĐ bao gồm :
- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 - TSCĐ)
- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02 - TSCĐ)
- Biên bản giao nhận TSCĐ SCL đã hoàn thành (Mẫu số 03 - TSCĐ)
- Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 04 - TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05 - TSCĐ)
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06 - TSCĐ)
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan
Về sổ sách : Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn TSCĐ.
- Thẻ TSCĐ : Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của
doanh nghiệp. Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu
chung về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị : Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá
trị hao mòn. Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm
TSCĐ.
- Sổ TSCĐ : Được mở để theo dõi tình hình tăng, giảm, tình hình hao
mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp. Gồm Sổ chi tiết theo từng loại TSCĐ
theo dõi và Sổ cái các TK 211,212,213,214. Ngoài ra, tại nơi sử dụng, bảo
quản TSCĐ cònsử dụng sổ “TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình
hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận quản lý.
1.1.4.2. Hệ thống tài khoản kế toán
Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, trong hạch toán TSCĐ, TSCĐ được
phân thành các nhóm khác nhau và sử dụng các tài khoản khác nhau.
TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.019
TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2112 – Máy móc, thiết bị
TK 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn
TK 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
TK 2118 – Tài sản cố định khác
TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính
TK 213 – Tài sản cố định vô hình
TK 2131 – Quyền sử dụng đất
TK 2132 – Quyền phát hành
TK 2133 – Bản quyền, bằng sáng chế
TK 2134 – Nhãn hiệu hàng hóa
TK 2135 – Phần mềm máy vi tính
TK 2136 – Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
TK 2138 – Tài sản cố định vô hình khác
TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
TK 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình
TK 2147 – Hao mòn bất động sản đầu tư
1.1.4.3. Hạch toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ cần tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp
số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có,
tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát
chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ. Đồng thời phản ánh
kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán chính xác số
khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vị có liên quan.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0110
1.2. Khái quát chung về kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài
chính
1.2.1. Sựcần thiết kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính
TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị
và tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, theo từng loại hình kinh doanh của đơn vị. Vì thế,
trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình trạng trang thiết bị cơ sở vật
chất kỹ thuật và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Điều này khiến cho
khoản mục TSCĐ trở thành một khoản mục quan trọng khi tiến hành kiểm toán báo
cáo tài chính
Mặt khác, do chiphí hìnhthànhTSCĐ rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm
nên việc kiểm toánkhoảnmục TSCĐsẽ giúp cho KTV đánh giá được tính kinh tế và
tính hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ từ đó đưa ra được định hướng đầu tư và
nguồn sử dụng để đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả nhất.
Đồng thời kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót
trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí
khấu hao TSCĐ . Những sai sóttrong việc tính chi phí này thường dẫn đến những sai
sót trọng yếu trên BCTC. Chẳng hạn như việc trích khấu hao TSCĐ vào chi phí
thường bị tríchcao hơn (hoặc thấp hơn) thực tế, từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí
và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc không phân biệt loại chi phí sửa chữa được ghi
tăng nguyên giá TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ cũng dẫn đến những sai lệch của các chỉ tiêu trong khoản mục
TSCĐ, cũng như mục chi phí sản xuất kinh doanh.
Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, giá trị bằng phát
minh sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường có nhiều sai sót cũng như gian
lận và rất khó tập hợp chi phí tạo thành cũng như đánh giá chính xác giá trị. Chính vì
thế mà khoản mục TSCĐthườngđược quantâm đếntrong các cuộc kiểm toánBCTC.
Kiểm toán TSCĐ là việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quan
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0111
đến thực trạng tài sản cũng như tình hình tăng giảm trong kỳ của đơn vị. Với sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật, kiểm toán TSCĐ không chỉ phát hiện các sai sót trong
nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản
lý TSCĐ.
1.2.2. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm
toán báo cáo tài chính
1.2.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định
Phù hợp với mục đích chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tin
cậy của BCTC được kiểm toán; Mục tiêu cụ thể của kiểm toán TSCĐ là thu thập
đầy đủ các bằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của
các thông tin tài chính có liên quan. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài
liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác.
Việc xác định mục tiêu kiểm toán cho các nghiệp vụ về TSCĐ và số dư các tài
khoản TSCĐ cũng có sự khác biệt, cụ thể:
Khi kiểm toán các nghiệp vụ về TSCĐ thì các mục tiêu kiểm toán thường được
KTV quan tâm là sự phátsinh của nghiệp vụ, quá trình tính toán đánh giá với các
nghiệp vụ, quá trình phản ánh và ghi chép các nghiệp vụ phảiđảm bảotính đầy đủ,
đúng đắn, đúng kỳ.
- Sự phát sinh : tất cả các nghiệp vụ TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phát sinh thực
tế, không có các nghiệp vụ ghi khống;
- Tính toán, đánh giá : Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định theo đúng các
nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tinh đúng đắn không có sai sót.
- Đầy đủ: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy
đủ trên các sổ kế toán;
- Đúng đắn: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được phân loại đúng đắn theo quy định của
các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệ; Các
nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0112
- Đúng kỳ: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo
nguyên tắc dồn tích…
Các mục tiêu kiểm toán trong quá trình kiểm toán số dư các tài khoản TSCĐ
là sự hiện hữu, Quyền và nghĩa vụ, tính toán và đánh giá, tính đầy đủ, đúng đắn,
việc cộng dồn, quá trình trình bày và báo cáo.
- Sự hiện hữu: Tất cả TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên BCTC là phải tồn tại
thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên các báo cáo phải khớp đúng với số liệu
kiểm kê thực tế của doanh nghiệp.
- Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, đối với các TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dài
của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng thuê đã ký.
- Đánh giá: Số dư các tài khoản TSCĐ được đánh giá theo đúng quy định của
Chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp.
- Tính toán: Việc tính toán xác định số dư TSCĐ là đúng đắn không có sai sót;
- Đầy đủ: Toàn bộ TSCĐ cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các BCTC (không bị
thiếu hoặc sót);
- Đúng đắn: TSCĐ phải được phân loại đúng đắn để trình bày trên các BCTC
- Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồn trên các Sổ chi tiết TSCĐ được xác định đúng
đắn.
- Trình bày, công bố: Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ phải được xác định, trình
bày, công bố theo đúng yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
1.2.2.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục tài sản cố định
Để có thể tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu có liên
quan đến TSCĐ, KTV phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau:
(1) Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý, sử
dụng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0113
(2) Các tài liêu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua bán, sửa chữa
TSCĐ như các hợp đồng mua bán, hợp đồng thanh lý…
(3) Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ như: hóa đơn mua, các chứng từ
liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh
toán có liên quan như: phiếu chi, giấy báo nợ, các biên bản thanh lý, nhượng bán
TSCĐ…
(4) Các sổ sách kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như sổ
chi tiết TSCĐ, Sổ cái và sổ tổng hợp các tài khoản có liên quan.
(5) Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: báo
cáo tăng giảm TSCĐ, báo cáo sửa chữa, báo cáo thanh toán, các BCTC có liên
quan.
Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứng
liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đã trình bày
trên BCTC được kiểm toán.
1.2.3. Quá trình kiểm soát nội bộ tài sản cố định
Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ được đánh giá là có ý nghĩa
quan trọng và có tác động tương đối lớn đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp, vì vậy các nghiệp vụ này đòi hỏi phải có một quy trình kiểm soát
tương đối chặt chẽ. Do vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khi xây phải
được xây dựng theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Một: Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: Nguyên tắc này
đòi hỏi phải tách biệt công tác quản lý sử dụng TSCĐ với công tác ghi chép quản lý
TSCĐ (kế toán); giữa bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ với chức năng quyết định và
phê chuẩn các nghiệp vụ mua, bán, điều động, thuyên chuyển và sửa chữa TSCĐ;
giữa người mua, bán TSCĐ với bộ phận sử dụng và kế toán TSCĐ …
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0114
Hai: Thực hiện nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Đơn vị phải có các quy
định rõ ràng về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn, quản lý và sử
dụng TSCĐ.
Hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo cho các bước công việc trong việc
xử lý các nghiệp vụ TSCĐ được thực thi đúng đắn và có hiệu quả.
1.2.4. Những gian lận sai sót thường gặp trong kiểm toán tài sản cố định
TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị và có tác
động tương đối lớn đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Do vậy,
khoản mục này cũng luôn chứa đựng và tiềm ẩn các gian lận sai sót. Để kiểm toán
khoản mục TSCĐ một cách có hiệu quả thì KTV ngoài việc nắm được bản chất,
nội dung của khoản mục này còn phải nắm được các gian lận, sai sót thường xảy ra.
Đó là:
- Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kỳ, biên bản kiểm kê không phân loại TSCĐ
không sử dụng, chờ thanh lý, đã khấu hao hết. Số chênh lệch trên sổ sách so với
biên bản kiểm kê chưa được xử lý.
- Hạch toán tăng TSCĐ chưa kịp thời theo biên bản bàn giao (hạch toán không
đúng kỳ), hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ, ghi
nhận tăng nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng quy định như ghi vào
nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí
lãi vay không được vốn hóa, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không mang tính nâng
cấp, không làm tăng công suất và thời gian sử dụng…
- Không theo dõi chi tiết nguồn hình thành TSCĐ, không theo dõi riêng các TSCĐ
đem cầm cố, thế chấp.
- Phân loại TSCĐ sai.
- Đơn vị áp dụng phương pháp tính vào trích khấu hao không phù hợp, không nhất
quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lý, mức trích khấu hao không
đúng quy định, vượt quá mức trích khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0115
thiểu được trích vào chi phí trong kỳ theo quy định của Bộ Tài chính. Trích hoặc
thôi trích khấu hao tròn tháng hoặc tròn quý mà không theo ngày đưa tài sản vào sử
dụng hoặc ngày ngừng sử dụng. Số khấu hao lũy kế không chính xác, khấu hao ở
các bộ phận không được phân bổ. Vẫn trích khấu hao đối với các tài sản đã khấu
hao hết nhưng vẫn tiếp tục sử dụng. Trích khấu hao đối với các tài sản thuê hoạt
động, không trích khấu hao đối với các tài sản thuê tài chính.
- Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thanh lý: thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ, quyết
định thanh lý, không có biên bản thanh lý hoặc biên bản thanh lý không có chữ kỳ
của người có thẩm quyền.
- Tài sản điều chuyển nội bộ có giá trị còn lại trên quyết định điều chuyển không
khớp sổ kế toán.
- Chưa chuyển TSCĐ hữu hình có nguyên giá nhỏ hơn 10 triệu đồng thành công cụ
dụng cụ theo quy định của Bộ tài chính.
1.3. Quy trình kiểm toán tài sản cố định
Kiểm toán TSCĐ là một nội dung trong kiểm toán BCTC, vì vậy nó cũng tuân
theo các quy định chung trong kiểm toán BCTC. Như đã đề cập ở trên, kiểm toán
BCTC là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của
các BCTC được kiểm toán. Tiêu chuẩn cho việc đánh giá thông tin của loại kiểm
toán này thường là các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các qui định pháp lý về kế
toán và những qui định khác có liên quan.
Khi thực hiện quy trình kiểm toán TSCĐ, KTV cần phải áp dụng các chuẩn
mực kế toán số 03 “TSCĐ hữu hình”, chuẩn mực kế toán số 04 “TSCĐ vô hình” để
kiểm tra việc hạch toán của doanh nghiệp có thuân thủ theo các nguyên tắc và
phương pháp kế toán đối với TSCĐ hay không. Nội dung của các chuẩn mực này
qui định về tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, vô hình; thời điểm ghi nhận; xác định giá
trị ban đầu; chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu; xác định giá trị sau ghi nhận
ban đầu; khấu hao; thanh lý TSCĐ và một số qui định khác làm cơ sở ghi sổ kế
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0116
toán và lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kiểm toán TSCĐ,
KTV cần xem xét kĩ các qui định trong Thông tư 203/2009/TT-BTC về quản lý, sử
dụng và trích khấu hao TSCĐ. Từ đó, kiểm tra xem doanh nghiệp đã thực hiện việc
trích khấu hao và áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ có đúng theo quy định
không.
Bên cạnh các quy định về kế toán TSCĐ, KTV cần tuân theo các Chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam trong việc thực hiện quy trình kiểm toán TSCĐ.
Để thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả thì cần phải xây dựng một quy trình
kiểm toán cụ thể và phù hợp với mục tiêu đặt ra. Thông thường quy trình tổng thể
cho kiểm toán BCTC gồm 3 giai đoạn:
- Lập kế hoạch kiểm toán
- Thực hiện kiểm toán
- Kết thúc kiểm toán
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên, cần thiết cho một cuộc kiểm
toán và có ảnh hưởng quan trọng đến các bước công việc tiếp theo. Giai đoạn lập
kế hoạch kiểm toán chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho giai đoạn sau có kết quả tốt. Kế
hoạch kiểm toán phù hợp sẽ cho phép KTV triển khai công việc đúng hướng, đúng
trọng tâm, tránh được những sai sót và hoàn tất công việc nhanh chóng.
Theo điều 2 - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán
“Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo
cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”
Thông thường hoạch kiểm toán bao gồm hai bộ phận là kế hoạch tổng thể và
chương trình kiểm toán. Đối với những cuộc kiểm toán quy mô lớn, tính chất phức
tạp, địa bàn rộng hoặc hợp đồng kiểm toán nhiều năm cần lập kế hoạch chiến lược:
Kế hoạch chiến lược đưa ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0117
phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lược có thể
được lập thành một bản riêng hoặc cấu tạo thành một phần trong kế hoạch tổng thể.
Các phần việc chính trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Những công việc
chuẩn bị trước khi lập kế hoạch, thu thập thông tin về khách hàng, thực hiện các thủ
tục phân tích sơ bộ, đánh giá mức trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán, thiết kế
chương trình kiểm toán.
1.3.1.1. Công việc trước khi lập kế hoạch kiểm toán
Trước khi lập kế hoạch kiểm toán cần quyết định chấp nhận khách hàng mới
hoặc tiếp tục với các khách hàng cũ, nhận diện các lý do kiểm toán của khách hàng,
đạt được hợp đồng kiểm toán và bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán.
Công việc lập kế hoạch kiểm toán được bắt đầu khi nhận được yêu cầu kiểm toán
hoặc thư mời kiểm toán và sự chấp nhận làm kiểm toán của một công ty kiểm toán
bằng một thư hẹn kiểm toán hoặc hai bên đã ký kết hợp đồng kiểm toán.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp đồng kiểm toán: Quy định
những nguyên tắc và nội dung cơ bản của các thỏa thuận giữa công ty kiểm toán
với khách hàng về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng kiểm toán, về trách
nhiệm của công ty kiểm toán và khách hàng khi thực hiện hoặc thay đổi các điều
khoản của hợp đồng kiểm toán. Chuẩn mựccũng hướng dẫn các thể thức áp dụng,
các nguyên tắc và nội dung cơ bản của hợp đồng kiểm toán.
1.3.1.2. Thu thập thông tin về khách hàng
KTV thực hiện thu thập thông tin cần thiết về khách hàng nhằm có được
những hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của đơn vị và công tác quản lý
kinh doanh nói chung.
Theo điều 2, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh
doanh:“Đểthực hiện kiểm toán báocáo tài chính, kiểm toán viên phảicó hiểu biết
cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự
kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0118
toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của
kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán. Ví dụ: Kiểm toán viên sử dụng sự hiểu
biết về tình hình kinh doanh để xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác
định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán”.
Đối với khoản mục TSCĐ, việc tìm hiểu các thông tin này giúp KTV có thể
bước đầu tạm xác định được liệu khoản mục TSCĐ có ảnh hưởng trọng yếu đến
BCTC của khách hàng không (điều này tùy thuộc vào khách hàng là doanh nghiệp
sản xuất có dây chuyền máy móc thiết bị với giá trị lớn hay là doanh nghiệp thương
mại dịch vụ…)
1.3.1.3. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Mục đích của KTV khi nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là để
xác định mức độ tin cậy đối với hệ thống này, trên cơ sở đó để xác định hợp lý nội
dung, phạm vi và thời gian cho các cuộc khảo sát cơ bản cần phải thực hiện. Vì
vậy, để đạt được mục đích trên KTV cần thực hiện các công việc sau:
- Thu thập thông tin về môi trường kiểm soát, về hệ thống kế toán của khách
hàng đối với việc hạch toán các khoản phải trả người bán.
- Tìm hiểu thủ tục kiểm soát đối với công nợ phải trả xem có dựa trên nguyên
tắc về phân công, phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phê chuẩn
và ủy quyền.
- Tìm hiểu mức độ độc lập và tính thường xuyên hoạt động của bộ máy kiểm
soát nội bộ của khách hàng.
- Đưa ra những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục nợ
phải trả người bán dựa trên việc nhận diện các mục tiêu kiểm soát, qui trình kiểm soát
đặc thù, đánh giá điểm yếu trong HTKSNB...
1.3.1.4. Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích được KTV áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán và nó thực
hiện trong tất cả các giai đoạn kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0119
phương pháp phân tích giúp KTV nhìn nhận doanh nghiệp một cách toàn diện,
nhanh chóng xác định được tính chất bất bình thường, xác định được phạm vi kiểm
tra, nội dung cần đi sâu kiểm toán, xác định được những vấn đề có khả năng sai sót
trọng yếu; Đồng thời, giúp KTV xác định được nội dung, thời gian, phạm vi sử
dụng các phương pháp kiểm toán, qua đó để lập được kế hoạch chi tiết với những
nội dung, phạm vi cần thiết, thời gian biên chế và chi phí hợp lý.
1.3.1.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Δ Đánh giá trọng yếu
Trọng yếu là một khái niệm chỉ độ lớn (tầm cỡ), bản chất của sai phạm (kể cả
việc bỏ sót thông tin kinh tế, tài chính) hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong
bối cảnh cụ thể, nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác
hoặc rút ra những kết luận sai lầm.
Điều 4, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán:
“Trọng yếu là thuậtngữdùng đểthể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số
liệu kế toán) trong BCTC. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu
thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hởng đến các quyết
định của ngời sử dụng báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan
trọng và tính chất của thông tin hay của sai sót đợc đánh giá trong hoàn cảnh cụ
thể. Mức trọng yếu là một ngỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung
của thông tin cần phảicó. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phơng
diện định lượng và định tính”.
Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định mức trọng yếu có thể chấp
nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sót về mặt định lượng. Tuy
nhiên, để đánh giá những sai sót được coi là trọng yếu, KTV còn phải xem xét cả
hai mặt định lượng và định tính của sai sót. Trong thực tế, KTV khi lập kế hoạch
kiểm toán thường ấn định mức trọng yêu có thể chấp nhận được thấp hơn so với
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0120
mức sử dụng để đánh giá kết quả kiểm toán của KTV, nhằm tạo ra một khoảng lề
an toàn cho chính KTV và cuộc kiểm toán.
Sơ đồ 1: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ
Δ Đánh giá rủi ro kiểm toán
Theo điều 7, Chuẩn mực kiểm toán số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội
bộ “Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý
kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có
những sai sót trọng yếu”. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán thông qua việc đánh giá
ba bộ phận : Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR).
KTV thường biểu diễn mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong kiểm toán theo công
thức sau:
AR = IR x CR x DR
Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro luôn có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Đó là mối quan hệ tỷ lệ nghịch tức là nếu mức trọng yếu có thể chấp
Bước 1 Ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu
Bước 3 Ước tính tổng sai sót cho khoản mục TSCĐ
Bước 2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục TSCĐ
Bước 4 Ước tính sai sót kết hợp cho các bộ phận
Bước 5 So sánh sai sót kết hợp ước tính với ước lượng ban đầu (hoặc đã
điều chỉnh) về tính trọng yếu
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0121
nhận được càng tăng lên rủi ro kiểm toán sẽ càng giảm đi và ngược đi. Bởi vì, khi
mức sai sót trọng yếu có thể chấp nhận được càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro
kiểm toán sẽ giảm xuống. Mối quan hệ này có một ý nghĩa rất quan trọng đối với
KTV khi lập kế hoạch kiểm toán để nhằm xác định về nội dung, phạm vi, thời gian
(lịch trình) của các thủ tục kiểm của các thủ tục kiểm toán cần áp dụng. Khi đánh
giá rủi ro kiểm toán, cần xác định sơ bộ được rủi ro đối với từng phần hành kiểm
toán. Trong phần hành kiểm toán TSCĐ, thường xảy ra các rủi ro như sau :
Rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ bị hạch toán sai
lệch so với thực tế như hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ khi chưa có đầy đủ chứng
từ hợp lệ: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu; hay ghi vào nguyên giá
TSCĐ các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay
không được vốn hóa... Hạch toán giảm nguyên giá khi chưa thực sự thanh lý, tháo
dỡ, khi chưa có quyết định của hội đồng quản trị...
Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp trích khấu hao
không phù hợp, không nhất quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lý,
mức trích khấu hao không đúng quy định, vượt quá mức khấu hao tối đa hay thấp
hơn mức khấu hao tối thiểu được trích vào chi phí trong kỳ theo quy định của Bộ
Tài chính; trích hoặc thôi trích khấu hao tròn tháng hoặc tròn quý mà không theo
ngày đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngưng trích vào ngưng sử dụng.
Rủi ro liên quan đến nâng cấp, sửa chữa TSCĐ: nhiều nghiệp vụ sửa chữa
TSCĐ có thể nhầm lẫn thành nâng cấp TSCĐ dẫn đến việc hạch toán tăng nguyên
giá TSCĐ đối với các chi phí sửa chữa TSCĐ không mang tính nâng cấp và ngược
lại.
Rủi ro về hoạt động đi thuê và cho thuê TSCĐ: nhiều nghiệp vụ đi thuê TSCĐ
không được phân loại đúng hình thức thuê tài sản...
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0122
Trên cơ sở đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán, KTV thiết kế chương
trình và thực hiện các phương pháp kiểm toán cần thiết nhằm thu thập đầy đủ bằng
chứng kiểm toán.
1.3.1.6. Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán thực chất là một tập hợp các thủ tục kiểm toán chỉ dẫn
cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dẫn liệu cụ thể, trong đó xác
định cả quy mô mẫu, phần tử lựa chọn và thời gian thực hiện cho mỗi thủ tục kiểm
toán. Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành
ba phần: các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiết của
các số dư. Mỗi phần được tiếp tục chia nhỏ thành các nghiệp vụ kinh tế và các
khoản mục hay chỉ tiêu trên BCTC.
Điều 24, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán:
“Chương trình kiểm toán phảiđược lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong
đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để
thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể”.
1.3.2. Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát
nội bộ và được đánh giá là có hiệu lực. Khi đó các thử nghiệm kiểm soát được triển
khai nhằm thu tập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và
hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Chuẩn mựckiểm toán VN số 500 - Bằng chứng kiểm toán: “Thử nghiệm kiểm
soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế và sự vận
hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ”.
1.3.2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản
1.3.2.2.1. Thực hiện kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0123
Giai đoạn này, phân tích được coi như một phương pháp kiểm tra cơ bản
nhằm thu thập bằng chứng có liên quan đến số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp
vụ nào đó. Do vậy, KTV cần đảm bảo rằng số liệu trên sổ chi tiết bằng với số liệu
trên sổ cái tài khoản, số liệu trên bảng cân đối số phát sinh tài khoản và số liệu trên
BCTC. KTV tính lại số dư cuối kỳ dựa trên số dư đầu kỳ và tổng số phát sinh trong
kỳ. Số liệu đầu kỳ đối chiếu với tài liệu kiểm toán năm trước (nếu có thể). Còn các
tâi sản tăng giảm trong năm thì trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ thu thập thêm
các bằng chứng chi tiết về các khoản tăng giảm này.
Phân tích đánh giá tổng quát có thể được thực hiện thông qua việc phân tích
xu hướng (phân tích ngang) và phân tích tỷ suất (phân tích dọc). Với khoản mục
TSCĐ, KTV có thể thực hiện như sau:
♦ Phân tích xu hướng: so sánh số liệu thực tế của năm nay với năm trước, so
sánh số liệu thực tế doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác cùng quy mô, cùng
lãnh thổ, cùng ngành nghề, cùng loại hình sản xuất kinh doanh… Qua đó thấy được
những biến động bất thường và phải xác định rõ nguyên nhân.
♦ Phân tích tỷ suất: là việc phân tích dựa vào các mối quan hệ, những tỷ lệ
tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích (so sánh),
đánh giá. Đối với TSCĐ, KTV có thể phân tích một số tỷ suất như tỷ suất khả năng
sinh lời của tài sản, tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ…
Điều 4, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 – Quy trình phân tích: Quy trình
phân tích Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó
tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với
các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.
1.3.2.2.2. Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư các tài khoản
Δ Kiểm tra các nghiệp vụ tăng tài sản
Trong quá trình kiểm toán các nghiệp vụ tăng TSCĐ thì kiểm tra việc đánh giá
và ghi sổ TSCĐ luôn là mục tiêu chính. Để thực hiện, KTV có thể thực hiện các thủ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0124
tục thông dụng và phổ biến nhất là kiểm tra các tài liệu phê chuẩn các nghiệp vụ
mua sắm tài sản, hợp đồng mua sắm, các chứng từ liên quan đến quá trình mua
sắm, lắp đặt, chạy thử TSCĐ... tính toán lại nguyên giá TSCĐ và so sánh với số
liệu mà doanh nghiệp đã tính toán và ghi sổ. Khi kiểm toán quá trình ghi sổ TSCĐ,
KTV cũng cần lưu ý đến khả năng doanh nghiệp ghi chép những công cụ, dụng cụ
không đủ tiêu chuẩn vào TSCĐ và ngược lại.
Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản, KTV cần quan
tâm nhiều đến việc xác định giá trị quyết toán công trình hoàn thành bàn giao, lưu ý
đến việc phân bổ các khoản chi phí quản lý chung cho cả hoạt động sản xuất kinh
doanh và hoạt động đầu tư để xác định nguyên giá TSCĐ.
Đối với TSCĐ vô hình thường phát sinh có liên quan đến một khoản phí tổn
mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ. Các khoản phí tổn này chỉ có thể được xác định
và phản ánh vào nguyên giá TSCĐ vô hình nếu nó đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ
vô hình (4 điều kiện - Chuẩn mực kế toán VN số 04).
Δ Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ
Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ, mục tiêu quan trọng nhất khi kiểm toán
các nghiệp vụ giảm TSCĐ là đảm bảo các nghiệp vụ này được phê chuẩn một cách
đúng đắn, đúng trình tự và được thực hiện bởi những người có trách nhiệm trong
đơn vị; các nghiệp vụ giảm được ghi sổ một cách đầy đủ và được đánh giá một
cách đúng đắn.
Để thực hiện các mục tiêu này, thông thường KTV xây dựng các Bảng kê
giảm TSCĐ (Bao gồm các chỉ tiêu: các chỉ tiêu để nhận dạng TSCĐ giảm; lý do
giảm; ngày giảm TSCĐ; bộ phận có TSCĐ giảm; nguyên giá, giá trị hao mòn lũy
kế của TSCĐ giảm; giá thanh lý, nhượng bán, trị giá vốn góp được xác định...).
Trên cơ sở Bảng kê giảm TSCĐ trong kỳ, KTV cần tiến hành kiểm tra quy
trình, thủ tục mà doanh nghiệp đã áp dụng cho các nghiệp vụ giảm TSCĐ này được
phê chuẩn một cách đúng thể thức. KTV cũng phải đảm bảo rằng các nghiệp vụ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0125
giảm đều được báo cáo một cách đầy đủ và kịp thời cho các nhà lãnh đạo cấp cao
nhất của doanh nghiệp và được ghi sổ kịp thời.
KTV cũng tiến hành đối chiếu số liệu trên Bảng kê giảm TSCĐ trong kỳ với
các sổ chi tiết TSCĐ về các nghiệp vụ TSCĐ đã được ghi giảm; đối chiếu việc ghi
giảm mức khấu hao lũy kế TSCĐ ghi giảm trên Sổ chi tiết hao mòn TSCĐ; đối
chiếu các chi phí và thu nhập liên quan tới các nghiệp vụ giảm TSCĐ trên Sổ chi
tiết các khoản chi phí và thu nhập khác trong kỳ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để phát hiện các trường hợp giảm TSCĐ chưa ghi sổ, hoặc ghi bổ
sung không đúng, KTV có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
Δ Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ
Việc kiểm toán số dư cuối kỳ của tài khoản TSCĐ được thực hiện trên cơ sở
kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán các nghiệp vụ tăng, giảm
TSCĐ trong kỳ.
- Với số dư đầu kỳ: Tùy thuộc vào doanh nghiệp được tiến hành kiểm toán lần đầu
hay kiểm toán lần thứ hai trở đi mà cách thức thực hiện cũng khác nhau. Nếu là
khách hàng cũ và số dư đầu kỳ đã được khẳng định là đúng thì không cần thiết phải
thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Nếu là khách hàng mới, KTV phải xem
xét Báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán bổ sung, đặc biệt là các vấn đề
liên quan đến TSCĐ, nếu có thể tin cậy thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả
kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung
và ngược lại. Các thủ tục kiểm toán bổ sung như: Kiểm tra các chứng từ chứng
minh cho số dư đầu năm, chọn mẫu TSCĐ để kiểm tra sự tồn tại thực tế của tài sản,
xem xét kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp, kiểm tra tình trạng thế chấp
TSCĐ (đặc biệt là tình trạng thế chấp các giấy tờ sở hữu TSCĐ)...
- Với số dư cuối kỳ: Được xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm tra số dư đầu kỳ và các
nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0126
Δ Kiểm toán chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ
Kiểm toán chi phí khấu hao:
Theo chuẩn mực kế toán VN: khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống
đối với giá trị phải trích khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích
của tài sản. Khác với các chi phí khác, chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính
kế toán. Việc xác định chi phí khấu hao phải trích hàng năm là một ước tính, chứ
không phải chi phí thực tế phát sinh, nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố là các ước
tính chủ quan của doanh nghiệp (giá trị thu hồi ước tính khi thanh lý, thời gian sử
dụng ước tính...). Việc kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ phải được thực hiện như
là một quá trình kiểm toán các ước tính kế toán.
Mục tiêu cơ bản của kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ là xem xét quá trình
tính toán, đánh giá xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử
dụng có hợp lý và đảm bảo tính nhất quán hay không. Để đạt được các mục tiêu
này, KTV có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán sau đây:
- Tiến hành phân tích sơ bộ chi phí khấu hao (so sánh tỷ lệ khấu hao bình quân kỳ,
so sánh tổng chi phí khấu hao kỳ này với các kỳ trước...).
- Thu thập, trao đổi để có được sự hiểu biết về các chính sách khấu hao mà doanh
nghiệp áp dụng, đánh giá tính hợp lý của các chính sách này.
- Kiểm tra việc tính khấu hao của doanh nghiệp (KTV có thể kiểm tra lại các căn cứ
mà doanh nghiệp sử dụng để tính khấu hao, chọn mẫu để tính lại mức khấu hao,
kiểm tra việc trích hoặc thôi trích các tài sản tăng giảm trong kỳ...).
- Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng.
Kiểm toán giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ:
KTV cần kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trong kỳ làm tăng giá trị
hao mòn của TSCĐ cũng như kiểm tra việc ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ đối với
các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong kỳ. Bên cạnh đó, KTV cũng phải tính toán lại giá
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0127
trị hao mòn lũy kế của TSCĐ và tiến hành so sánh số liệu trên các Sổ kế toán chi
tiết và Sổ cái tài khoản hao mòn TSCĐ.
Δ Kiểm toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của tài sản cố định
Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản chi phí này là thu thập các bằng chứng
thích hợp để từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ trung thực, hợp lý của các chi phí
phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu của TSCĐ, xác định chi phí nào sẽ được ghi
tăng nguyên giá TSCĐ và chi phí nào tính vào chi phí hoạt động của niên độ.
KTV tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, kịp thời của việc ghi nhận chi phí
thông qua việc xác định xem các khoản chi phí này có chắc chắn làm tăng lợi ích
kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó không. Nếu thỏa mãn thì phí tổn này
phải được hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ (vốn hóa). Ngược lại thì phải ghi nhận
vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.3.3. Kết thúc kiểm toán
Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, giai đoạn này
được thực hiện theo các bước sau:
1.3.3.1. Lập báo cáo kiểm toán và soạn thảo thư quản lý
Δ Tổng hợp kết quả kiểm toán tài sản cố định
Việc tổng hợp được dựa trên kết quả khảo sát đã được thực hiện với những
bằng chứng đã thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ thường được thể
hiện dưới hình thức một “bản tổng hợp kết qả kiểm toán” hay “biên bản kiểm
toán”. Trong đó cần thể hiện được các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết
các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá về mức độ vi phạm, nguyên nhân sai
lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm, kết luận về mục tiêu kiểm toán
(đã đạt được hay chưa), ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội
bộ đối với khoản mục TSCĐ, vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có).
Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ là một căn cứ quan trọng cho KTV tổng hợp lập
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0128
báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, KTV chưa được đưa ra ý kiến nhận xét về khoản
mục TSCĐ ngay mà phải kết hợp với kết quả kiểm toán của các phần hành khác.
Δ Lập báo cáo kiểm toán và soạn thảo thư quản lý
Giai đoạn kết thúc kiểm toán, điều quan trọng nhất là phải hợp nhất tất cả các
kết quả vào một kết luận chung. Báo cáo kiểm toán là báo cáo về kết quả của cuộc
kiểm toán BCTC. Hình thức báo cáo kiểm toán được thể hiện bằng văn bản. Nội
dung trung tâm của báo cáo kiểm toán là ý kiến nhận xét của KTV về mức độ tin
cậy của BCTC đã được kiểm toán. Trong trường hợp khoản mục TSCĐ còn có
những khúc mắc mà KTV chưa thể khẳng định được, tuy nhiên nếu nó không ảnh
hưởng trọng yếu thì KTV có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ.
Cùng với việc lập báo cáo kiểm toán, KTV còn soạn thảo thư quản lý. Thư
quản lý là thư của KTV gửi cho các nhà quản lý của đơn vị được kiểm toán để cung
cấp những thông tin và những khuyến cáo mà KTV cho là cần thiết, với mục đích
giúp đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán; xây
dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
1.3.3.2. Hoàn tất công việc kiểm toán
Đây là phần việc cuối cùng của một cuộc kiểm toán, sau khi đã lập được báo
cáo kiểm toán chính thức và thư quản lý, KTV cần sắp xếp các tài liệu, giấy tờ liên
quan đến cuộc kiểm toán để hình thành nên hồ sơ kiểm toán.
Ngoài ra, KTV cũng cần phải giải quyết các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm
toán, các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày phát hành
BCTC (và báo cáo kiểm toán).
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0129
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP QUỐC GIA VIỆT NAM (KTQGVN)
THỰC HIỆN
2.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt
Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (KTQGVN) được tổ
chức lại từ Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (thành lập ngày 24/10/2005)
theo Quyết định số 009/2006/QĐ-HĐTV ngày 11/05/2006 và đã được Bộ Tài chính
xác nhận, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102026368 ngày 11/05/2006 do
Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội với tổng số
vốn điều lệ là 500.000.000 VND.
KTQVN được thành lập và thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt
Nam theo nghị định 105/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của chính phủ về kiểm toán độc
lập. KTQGVN là số ít tổ chức kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam chịu trách nhiệm vô
hạn đối với khách hàng về kết quả cuộc kiểm toán. KTQGVN tự hào là đơn vị kinh
tế trực thuộc Viện Nghiên cứu, Đào tạo Kinh tế - Tài chính, đồng thời là thành viên
của Tập đoàn Kiểm toán Quốc tế EURA AUDIT INTERNATIONAL tại Việt Nam
(tập đoàn có mặt tại hơn 70 Quốc gia với gần 500 văn phòng Kiểm toán Quốc tế),
cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao và mang lại hiệu quả cho
khách hàng qua các dịch vụ đã cung cấp. Với sự thấu hiểu về môi trường kinh
doanh và luật pháp Việt Nam, kết hợp với việc không ngừng mở rộng và phát triển
các mối quan hệ với tổ chức quốc tế nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0130
KTQGVN trở thành một hãng chuyên ngành cung cấp các dịch vụ có chất lượng
quốc tế và hiệu quả cho khách hàng.
Phương châm hoạt động của KTQGVN là: “Cùng hợp tác và phát triển với
khách hàng”.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập
Quốc gia Việt Nam:
Tên Công ty : Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam
Tên viết tắt : KTQGVN
Công ty có trụ sở chính tại TP Hà Nội:
Địa chỉ : Số 112, ngõ 553, đường Giải Phóng, phường Giáp Bát,
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Điện thoại : (04)36646995/36646996
Mã số thuế : 0101941941
Tài khoản số : 14604311010089 tại Chi nhánh Nam Hà Nội - Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Số 360A, Bến Vân Đồn, Phường 1, Quận 4, TP Hồ Chí Minh
Nhà công vụ tại thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Phòng D176, Tòa nhà KHAHOMEX, số 360A, Bến Vân Đồn, P1,
Quận 4, TP Hồ chín Minh
Tập đoàn Kiểm toán Quốc tế - EURA AUDIT INTERNATIONAL
Địa chỉ: 135, Boulevard Haussmann, 75008 Paris, Cộng hòa Pháp
Mục tiêu của Công ty là trở thành một trong những công ty cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp có chất lượng cao, năng động và sáng tạo hàng đầu Việt Nam.
Trước sự ra đời của nhiều Công ty kiểm toán hiện nay tại Việt Nam, để đạt được
mục tiêu của mình là một thách thức lớn đối với Công ty, nhưng với sự nỗ lực
không ngừng của Ban Giám đốc và nhân viên Công ty, mặc dù mới thành lập từ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0131
cuối năm 2005, khoàng thời gian tồn tại chưa lâu song Công ty TNHH Kiểm toán
Độc lập Quốc gia Việt Nam đã phát triển nhanh chóng không chỉ về quy mô, cơ
cấu mà cả điều kiện vật chất, kỹ thuật cùng với đội ngũ KTV có trình độ, năng
động và sáng tạo, hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có kinh
nghiệm, nhiều năm công tác trong ngành quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm
toán, pháp lý... được đào tạo có hệ thống, đã tốt nghiệp đại học và trên đại học ở
trong và ngoài nước.
Từ khi thành lập đến nay, khách hàng của KTQGVN là các doanh nghiệp
thuộc tất cả các thành phần kinh tế bao gồm các Tổng Công ty Nhà nước, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty đa quốc gia, Công ty Cổ phần, Công ty
TNHH và các doanh nghiệp khác. Với sự am hiểu đặc thù kinh tế ngành,
KTQGVN đã thực hiện kiểm toán và cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ cho
các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành như sản xuất, khai thác mỏ, bưu chính
viễn thông, dầu lửa, điện lực, khách sạn, bảo hiểm, dệt may, thuốc lá, lương thực,
hóa chất, xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, thủy sản, hải sản...Qua đó giúp các doanh
nghiệp được kiểm toán nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính kế toán cũng
như hoàn thiện tốt hơn hệ thống kiểm soát nội bộ.Vậy nên, với chất lượng dịch vụ
cao, phí dịch vụ hợp lý, uy tín và vị thế của Công ty ngày càng được nâng cao.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập
Quốc gia Việt Nam
Cơ cấu tổ chức Công ty phản ánh quy mô, cơ cấu và cách thức tổ chức làm
việc của một Công ty. Để phát huy được năng lực của từng thành viên, đem lại hiệu
quả làm việc cao nhất, bộ máy Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0132
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hiện tại của Công ty
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên góp vốn thành lập Công ty, có
quyền quyết định cao nhất trong Công ty. Hội đồng thành viên có quyền bầu, bãi
nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó Giám đốc.
Ban giám đốc: Do hội đồng thành viên bầu chọn, có nhiệm vụ điều hành toàn
bộ hoạt động của Công ty, thực hiện đối ngoại và ký kết các Hợp đồng Kiểm toán.
Ban Giám đốc là những người có chuyên môn cao, có chứng chỉ CPA và các chứng
chỉ có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Công ty bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó
Giám đốc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về kết
quả kinh doanh của Công ty và các trách nhiệm pháp lý với Nhà nước.
Hội đồng thành viên
Hội
đồng
khoa
học
Ban
Giám
đốc
Ban kiểm
soát
P.
Kế
toán
P.
Hành
chính
P.
Công
nghệ
thông
tin
Bộ phận
Nghiệp
Vụ
P.
Đào
tạo và
KSCL
Ban
cố vấn
Chi
nhánh
TP
HCM
P.
Tư
vấn
Thuế
P.
Thẩm
định
P.
Kiểm
toán
XD
CB
P.
Kiểm
toán
BCTC
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0133
Ban cố vấn: Ban cố vấn có chức năng giúp Ban Giám đốc Công ty tổ chức cán
bộ, công tác hành chính tổng hợp, công tác soạn thảo, sửa đổi, ban hành các quy
chế, nội quy hoạt động của toàn Công ty, chi nhánh; công tác lập kế hoạch hoạt
động cho cả năm tài chính và định hướng đối ngoại trong quá trình hoạt động của
Công ty sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật.
Phòng Hành chính: là phòng chức năng của Công ty, có chức năng tham mưu
và giúp Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công tác văn phòng, hành
chính; công tác đảm bảo an ninh, an toàn, lễ tân, đối ngoại, pháp chế và hoạt động
của các đoàn thể trong Công ty.
Phòng Kế toán: có nhiệm vụ hỗ trợ đắc lực cho Ban giám đốc trong việc điều
tiết chi phí của một cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, cũng như kế toán của các Công
ty khác, phòng Kế toán có nhiệm vụ theo dõi và quản lý tình hình sử dụng tài sản
của Công ty, tổ chức công tác kế toán theo đúng quy định của pháp luật.
Phòng công nghệ thông tin: đóng vai trò quan trọng bởi kiểm toán là một
ngành đòi hỏi luôn phải được kết hợp với công nghệ thông tin. Bộ phận này giúp
các nhân viên xử lý các sự cố liên quan đến máy tính, chịu trách nhiệm tạo ra sự
sáng tạo và mới mẻ trên website của Công ty và các phương pháp tiếp cận khách
hàng thông qua mạng internet.
Phòng đàotạo và kiểm soát chất lượng: là phòng chức năng của Công ty, có
trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện việc cập nhật, bồi dưỡng
kiến thức về nghiệp vụ kiểm toán, kế toán, dịch vụ tư vấn, tài chính kế toán và cập
nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của
Công ty cho cán bộ, nhân viên, đồng thời thực hiện các dịch vụ đào tạo kế toán,
kiểm toán cho các quan doanh nghiệp theo hợp đồng. Bên cạnh đó, phòng có chức
năng thực hiện việc soát xét các Báo cáo kiểm toán (đối với dịch vụ kiểm toán), các
BCTC, sổ kế toán (đối với dịch vụ ghi sổ kế toán và lập BCTC) trước khi chuyển
Giám đốc soát xét và gửi cho khách hàng một cách kịp thời; đảm bảo các hồ sơ làm
việc, các Báo cáo kiểm toán, BCTC được thực hiện theo đúng các điều đã quy định
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0134
tại Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các văn bản pháp luật,
tài chính có liên quan.
Bộ phận nghiệp vụ: gồm bộ phận Kiểm toán BCTC, bộ phận Kiểm toán Xây
dựng cơ bản, bộ phận Tư vấn và bộ phận Thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp.
Phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính: là bộ phận có số lượng nhân viên chuyên
nghiệp lớn nhất trong Công ty với 30 nhân viên. Bộ phận này trực tiếp lập kế hoach
và thực hiện các công việc cụ thể trong một cuộc kiểm toán BCTC. Nhân viên
thuộc bộ phận này cũng là một trong những bộ phận chủ chốt của Công ty với
nhiều kinh nghiệm và có thể đảm nhận được công việc ở các bộ phận khác.
Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản: có 5 nhân viên với nhiệm vụ thực hiện
các Hợp đồng kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn
thành. Bộ phận này chủ yếu là các kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm và thường phải
kết hợp với các thành viên trong Bộ phận kiểm toán BCTC để tạo thành nhóm kiểm
toán thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng
cơ bản hoàn thành.
Phòng Tư vấn: Bộ phận này gồm những nhân viên có kinh nghiệm và nắm rõ
các quy định về thuế của Nhà nước. Các chuyên gia về thuế của Công ty sẽ giúp
khách hàng nhận thức được các giao dịch liên quan đến thuế và hiểu được các ảnh
hưởng quan trọng liên quan đến công việc kinh doanh của mình.
Phòng Thẩm định: Bộ phận này có nhiệm vụ thực hiện thẩm định giá, thẩm
định tín nhiệm doanh nghiệp, thẩm định tài chính kế toán. Ngoài ra, cũng sẽ tư vấn
cho doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu phục vụ cho thẩm định viên khi có yêu
cầu cấp Chứng thư thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp của Trung tâm Khoa học
Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp - CRC.
Các bộ phận trong Công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ
chức thống nhất. Bên cạnh đó, Công ty có thực hiện chính sách chọn và luân
chuyển một số nhân viên giữa bộ phận kiểm toán và bộ phận tư vấn nhằm tạo điều
kiện nâng cao năng lực và hiểu biết của nhân viên.
2.1.3. Các dịch vụ chuyên ngành của Công ty
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0135
Hiện nay, Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam cung cấp
các dịch vụ chuyên ngành sau:
√ Dịch vụ Kiểm toán
√ Dịch vụ Tư vấn Thuế
√ Dịch vụ Kế toán
√ Dịch vụ thẩm định giá
√ Dịch vụ thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp
√ Dịch vụ đào tạo
2.1.3.1. Dịch vụ Kiểm toán
Dịch vụ kiểm toán là một trong các hoạt động chính của KTQGVN. Công ty
có 35 nhân viên kiểm toán, trong đó có 3 nhân viên đạt chứng chỉ KTV cấp Nhà
nước.
Mặc dù chỉ mới hơn 5 năm kinh nghiệm hoạt động cung cấp các dịch vụ kiểm
toán cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và các dự án hoạt động tại
Việt Nam nhưng KTQGVN đã và đang được khách hàng đánh giá cao về chất
lượng cũng như các ý kiến tư vấn.
Dịch vụ này bao gồm các loại hình sau:
√ Kiểm toán Báo cáo tài chính
√ Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế
√ Kiểm toán hoạt động
√ Kiểm toán tuân thủ
√ Kiểm toán nội bộ
√ Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành
√ Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án
√ Kiểm toán thông tin tài chính
Dịch vụ kiểm toán của KTQGVN cho phép đưa ra những đề xuất và tư vấn
cho khách hàng thông qua thư quản lý và Báo cáo kiểm toán. Hiện nay, KTQGVN
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0136
đã và đang cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho hơn 200 khách hàng là doanh
nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân,
Công ty Cổ phần, các dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức tài chính, tín dụng
quốc tế, các tổ chức kinh tế xã hội… Hoạt động kiểm toán của KTQGVN luôn tuân
thủ những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệp của Việt Nam, cũng như
các chuẩn mực quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam.
2.1.3.2. Dịch vụ Tư vấn Thuế
KTQGVN xác định rằng thuế là một vấn đề hết sức quan trọng và là mối quan
tâm lớn của các doanh nghiệp. Theo đó, dịch vụ tư vấn thuế của KTQGVN luôn
mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp bởi sự kết hợp giữa đội ngũ chuyên
gia Tư vấn thuế giàu kinh nghiệm cùng với quan hệ chặt chẽ và mật thiết với Bộ
Tài chính, Tổng cục thuế và các cơ quan thuế địa phương.
Dịch vụ Tư vấn Thuế do KTQGVN cung cấp bao gồm:
√ Trợ giúp lập tờ khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu
đối với các nhà thầu nước ngoài
√ Tư vấn thanh quyết toán thuế thu nhập cá nhân
√ Giải đáp vướng mắc về thuế của các doanh nghiệp
√ Cung cấp tài liệu, văn bản về thuế cho các doanh nghiệp
√ Lập hồ sơ, thủ tục xin miễn giảm thuế; thay mặt doanh nghiệp thực hiện
dịch vụ lập hồ sơ, thủ tục hoàn thuế.
2.1.3.3. Dịch vụ kế toán
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế và cập nhật những đổi mới trong
các hoạt động tài chính kế toán của Việt Nam, KTQGVN đã áp dụng công nghệ,
phương pháp mới nhất của quốc tế khi cung cấp dịch vụ thẩm định tài chính kế
toán cho khách hàng để đảm bảo rằng các dịch vụ đó đạt chất lượng cao nhất. Các
dịch vụ thẩm định tài chính kế toán do KTQGVN cung cấp bao gồm:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0137
√ Hướng dẫn, cập nhật và thực hiện ghi chép các sổ kế toán, hạch toán kế
toán, lập BCTC, báo cáo thuế
√ Thiết kế, tổ chức hệ thống kế toán, xử lý thông tin kế toán
√ Thiết kế, cung cấp và lắp đặt phần mềm kế toán
√ Thẩm định và đánh giá năng lực tài chính
√ Thẩm định tài chính nhằm mục đích mua bán, trao đổi, sát nhập, chia tách,
giải thể, phá sản doanh nghiệp
2.1.3.4. Dịch vụ thẩm định giá
KTQVN tự hào là một doanh nghiệp hoạt động về thẩm định giá có uy tín, đã
và đang giúp nhiều khách hàng nhìn nhận và làm lành mạnh hệ thống tài chính kế
toán của mình góp phần vào tính hiệu quả của công việc.
Dịch vụ thẩm định giá do KTQGVN cung cấp hiện nay bao gồm;
√ Dịch vụ xác định giá trị tài sản doanh nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi
hình thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, tham gia góp vốn liên
doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh
√ Các dịch vụ hỗ trợ chuyên ngành khác theo yêu cầu cụ thể của khách hàng
2.1.3.5. Dịch vụ thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp
KTQGVN được Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp -
CRC lựa chọn trong số ít các đơn vị kiểm toán khi CRC chấp thuận sử dụng các
thông tin báo cáo kiểm toán trong việc thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp. Hoạt
động thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp sẽ công khai, minh bạch các thông tin tài
chính và các thông tin khác của doanh nghiệp, cung cấp tín hiệu khách quan, trung
thực cho các nhà đầu tư và công chúng quan tâm.
2.1.3.6. Dịch vụ đào tạo
Các khóa học của KTQGVN về các lĩnh vực: kế toán, thuế, tài chính, kiểm
toán, thẩm định giá, quản trị kinh doanh, chứng khoán, tổ chức quản lý. Cụ thể như
sau:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0138
√ Tổ chức các chương trình, khóa học nhằm cập nhật kiến thức cũng như cung
cấp các thông tin hữu ích về tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế theo đúng các
nguyên tắc, chuẩn mực và pháp luật liên quan. Kết thúc khóa học. KTQGVN cung
cấp chứng chỉ đào tạo cho người tham dự khóa học theo quy định của Luật giáo
dục.
√ Tổ chức các khóa học về kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam.
2.1.4. Quy trình chung kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán Độc
lập Quốc gia Việt Nam
KTQGVN thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm toán mẫu do Hội Kiểm
toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành. Theo đó, quy trình chung kiểm
toán BCTC của Công ty bao gồm: lập kế hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán và
kết thúc kiểm toán.
2.1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Δ Công việc chuẩn bị
Các công việc chuẩn bị bao gồm điều tra khách hàng và thực hiện ký kết hợp
đồng. Hiện nay khách hàng chủ yếu của Công ty là khách hàng thường xuyên,
Công ty tiến hành kiểm toán BCTC cho họ và tư vấn giải quyết những khó khăn
trong kinh doanh.
Đối với khách hàng thường xuyên, sau mỗi cuộc kiểm toán Công ty sẽ bổ
sung những thông tin về sự thay đổi trong sản xuất kinh doanh của khách hàng vào
hồ sơ kiểm toán chung. Với khách hàng mới, việc thu thập thông tin sơ bộ ban đầu
hạn chế ở mức độ chấp nhận thư mời kiểm toán. Kết quả cuối cùng của giai đoạn
này là hợp đồng kiểm toán được ký kết và hồ sơ kiểm toán về khách hàng. Tùy
theo đánh giá thông tin ban đầu mà Công ty bố trí những KTV giàu kinh nghiệm,
am hiểu ngành nghề kinh doanh và phù hợp với khách hàng.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0139
Sau khi Hợp đồng kiểm toán, Công ty sẽ tổ chức buổi họp đầu tiên với khách
hàng. Tiếp đến là xác định phạm vi và lập kế hoạch kiểm toán cụ thể.
Δ Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán đối với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể được các chủ
nhiệm kiểm toán lập dựa trên các khảo sát sơ bộ về khách hàng. Trong mỗi cuộc
kiểm toán, việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán được các chủ nhiệm kiểm
toán đánh tiến hành chủ yếu thông qua kinh nghiệm của họ và căn cứ vào các cuộc
kiểm toán đối với các công ty hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh với khách hàng
mà công ty đã kiểm toán trước đó. Song song với việc đánh giá trọng yếu và rủi ro
kiểm toán các chủ nhiệm kiểm toán xem xét tính hoạt động liên tục của công ty
khách hàng để đưa ra các ý kiến cho phù hợp, nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
Cũng trong giai đoạnnày, các chủ nhiệm kiểm toán phân công các KTV, trợ lý KTV
thực hiện các công việc phù hợp với chuyên môn của từng người.
2.1.4.2. Thực hiện kiểm toán
Δ Thử nghiệm kiểm soát
- Kiểm tra, soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách
hàng bao gồm: các mục tiêu chiến lược, rủi ro, cơ cấu hoạt động, môi trường kiểm
soát.
- Kiểm tra việc thiết kế hệ thống có phù hợp đảm bảo khả năng kiểm soát hay
không và quá trình tổ chức thực hiện có đảm bảo tính liên tục nhằm duy trì tính
hiệu lực của hệ thống trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Trong nội dung này, KTV thường kiểm tra các tài liệu, các quy định của đơn
vị về việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống; quan sát quá trình vận
hành của hệ thống, phỏng vấn những người có trách nhiệ với việc xây dựng và duy
trì sự hoạt động của hệ thống.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0140
Δ Thử nghiệm cơ bản
Phân tích soát xét: KTV thực hiện việc so sánh số dư của các khoản mục năm nay
với năm trước. KTV cũng có thể so sánh các chỉ tiêu của các khoản mục với số tổng
cộng của các khoản mục, hoặc tính toán và phân tích một số tỷ suất trong một
số các khoản mục đặc biệt như tài sản, doanh thu, phải thu, phải trả,... Các thủ
tục phân tích được thực hiện để đánh giá sự tồn tại, đầy đủ, đúng đắn, việc tính
toán và đánh giá đối với các số liệu có liên quan.
Kiểm tra chi tiết: Tuỳ từng phần hành, khoản mục mà thực hiện chọn mẫu
kiểm tra hay kiểm tra toàn bộ, sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết
để thực hiện kiểm tra đối với các khoản mục đã chọn. Xác định chênh lệch và các
biện pháp xử lý. Khi thực hiện kiểm tra chi tiết các KTV yêu cầu khách hàng
cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho công việc của mình và mọi phát hiện
của KTV đều phải được ghi chép đầy đủ, đây sẽ là cơ sở để đưa ra các ý kiến
kiểm toán. Trong chương trình kiểm toán chung có hướng dẫn chi tiết, cụ thể
các công việc cần làm cho KTV khi kiểm toán một khoản mục cụ thể. Thông
qua việc kiểm tra chi tiết này KTV cũng có thể đánh giá về hệ thống kiểm soát
nội bộ của công ty.
Ngoài ra, Công ty còn xây dựng các thủ tục kiểm toán khác hay các thủ tục
kiểm toán thay thế để KTV thực hiện trong các trường hợp cần thiết.
Quy trình kiểm toán được công ty xây dựng cho từng khoản mục cụ thể.
Đối với các khách hàng khác nhau thì KTV có thể sử dụng linh hoạt chương
trình kiểm toán đã xây dựng để tạo ra hiệu quả cao nhất cho cuộc kiểm toán.
Khi thực hiện kiểm toán, các KTV không được tự ý thay đổi kế hoạch đã xây
dựng trừ một số trường hợp đặc biệt nhưng phải cố sự đồng ý của chủ nhiệm kiểm
toán sau khi đã thoả thuận với khách hàng. Đối với các sự việc phát sinh trong quá
trình thực hiện kiểm toán mà không có trong kế hoạch kiểm toán thì phải được báo
cáo cho chủ nhiệm kiểm toán để có hướng giải quyết phù hợp, và phải được ghi
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0141
chép rõ ràng.
2.1.4.3. Kết thúc kiểm toán
Tổng hợp kết quả, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán
Đầu tiên trưởng nhóm kiểm toán soát xét lại các giấy tờ làm việc của từng
khoản mục và đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được có đầy đủ và thích
hợp để làm căn cứ đưa ra ý kiến nhận xét, kiểm tra bản tổng hợp kết quả kiểm toán
từng khoản mục mà KTV thực hiện phần đó đã lập. Việc soát xét cũng bao gồm cả
việc cân nhắc những chênh lệch không cần điều chỉnh do không ảnh hưởng trọng
yếu. Trưởng nhóm kiểm toán lập bảng ghi nhớ các công việc đã hoàn thành, trong
đó nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình kiểm toán, những hạn chế về
phạm vi kiểm toán, những mục tiêu kiểm toán không đạt được (nếu có) và các sự
kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán.
Sau đó, thảo luận với khách hàng về kết quả kiểm toán. Dựa trên các bằng
chứng đã có, trưởng nhóm kiểm toán lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý dự thảo
rồi gửi cho khách hàng. Nếu khách hàng không có thêm giải thích và ý kiến gì thì
KTV sẽ lập Báo cáo kiểm toán chính thức.
Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
. Dựa trên những thoả thuận giữa Công ty với khách hàng, trưởng nhóm kiểm
toán lập và ký BCKT rồi trình Giám đốc ký duyệt và đóng dấu, sau đó công bố
chính thức.
Đồng thời KTV cũng phát hành thư quản lý gửi tới khách hàng. Thư quản lý
thông báo cho khách hàng thực trạng về công tác quản lý tài chính, kế toán; về hệ
thống kiểm soát nội bộ của khách hàng; về những sai sót mà KTV phát hiện trong
quá trình kiểm toán và những đề nghị mà khách hàng cần sửa đổi.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0142
2.2. Thực trạng Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo
tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam thực hiện
Trong luận văn tốt nghiệp, nhằm đảm bảo yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn
kiểm toán, em xin lấy hai khách hàng đã được Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập
Quốc gia Việt Nam kiểm toán làm ví dụ minh họa. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bảo
mật cũng như tính thận trọng nghề nghiệp, bài viết xin không nêu rõ tên khách
hàng mà gọi một cách tổng quát là Công ty ABC và Công ty XYZ.
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1.1. Tiếp cận khách hàng
Trước mỗi cuộc kiểm toán, cũng giống như các Công ty kiểm toán khác, để có
thể ký kết được nhiều hợp đồng kiểm toán, KTQGVN luôn chủ động tìm đến khách
hàng. Hàng năm, Công ty đều gửi thư chào hàng dịch vụ kiểm toán của mình đến
những khách hàng mới, chưa từng sử dụng dịch vụ do Công ty cung cấp. Thư chào
hàng là một hình thức để Công ty quảng bá tên tuổi, uy tín và chất lượng dịch vụ
mà Công ty sẽ cung cấp cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận kiểm toán và
lựa chọn Công ty thì họ sẽ phát thư mời kiểm toán. Nhận được thư mời kiểm toán,
Công ty nhanh chóng xúc tiến việc gặp gỡ với Ban giám đốc khách hàng, xem xét
các yêu cầu của khách hàng và khi có sự nhất trí giữa hai bên sẽ đi đến ký kết hợp
đồng kiểm toán. Đối với khách hàng thường xuyên, Công ty chủ động liên lạc với
khách hàng, nếu ký tiếp hợp đồng năm nay thì cùng thống nhất một kế hoạch kiểm
toán cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Kết quả cuối cùng của giai đoạn này
là một hợp đồng kiểm toán với sự thống nhất các bên trong đó nêu rõ quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên. Đây sẽ là căn cứ pháp lý cho việc thực hiện công việc kiểm
toán cũng như xử lý các tranh chấp giữa Công ty với khách hàng (nếu có).
Công ty ABC: Thực hiện chủ trương đổi mới của Chính phủ về việc thành lập
doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 388/CP, ngày 28/12/1992, Bộ trưởng Bộ
xây dựng được sự ủy nhiệm của Chính phủ ký Quyết định số 787/BXD về việc đổi
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0143
tên Viện X thành Công ty ABC, hoạt động theo cơ chế thí điểm doanh nghiệp Nhà
nước trong lĩnh vực xây dựng, để từng bước hòa nhập với thông lệ quốc tế. Năm
2004, Công ty ABC chuyển đổi sang hình thức Công ty Cổ phần theo giấy phép
đăng ký kinh doanh số 0103177897 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
cấp ngày 04/05/2004.
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của Công ty:
√ Tư vấn chuẩn bị đầu tư xây dựng
√ Thực thi và quản lý dự án
√ Thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình và khu công trình
√ Xử lý môi trường
√ Khảo sát và đo đạc
√ Lập dự toán
Vốn điều lệ của Công ty là 54.000.000.000 đ.
Công ty XYZ là khách hàng thường xuyên, nên mọi thông tin về Công ty
XYZ đều được lưu trong hồ sơ kiểm toán từ năm 2009.
Trong hồ sơ kiểm toán có các thông tin về Công ty XYZ như sau: Có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản mở tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam và ngân hàng Công thương Việt Nam theo đúng quy định của
pháp luật và hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh số
0034783 ngày 25/10/2006 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Vốn đăng ký kinh doanh
ban đầu là 46.000.000.000 đ
Theo giấy phép kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của Công ty là sản xuất, chế
biến và kinh doanh các sản phẩm chè. Cụ thể là các sản phẩm sau:
√ Chè túi lọc, chè gói nhỏ
√ Chè hộp cao cấp, chè đen
√ Nước giải khát tinh chất từ chè xanh
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụBáo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụNguyen Minh Chung Neu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016tuan nguyen
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
đề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụđề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụDịch vụ làm báo cáo tài chính
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nộiLuận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụHạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụNguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo...hieu anh
 
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 

What's hot (19)

Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụBáo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
 
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAYLuận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công tyĐề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố đinh mới nhất 2016
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
đề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụđề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
 
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
 
Kt 110
Kt 110Kt 110
Kt 110
 
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nộiLuận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụHạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mạiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo...
 
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chínhLuận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
Luận văn: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
 
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 

Similar to Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY

LOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.docLOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.docNguynThBu
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnhluanvantrust
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂNCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂNOnTimeVitThu
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Trần Đức Anh
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Nguyen Minh Chung Neu
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHLớp kế toán trưởng
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội tosercoNguyen Minh Chung Neu
 
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoHạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoNguyễn Công Huy
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhHọc kế toán thực tế
 

Similar to Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY (20)

Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAYQuy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
 
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAOChuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
Chuyên đề hoạch toán tài sản cố định, MIỄN PHÍ, ĐIỂM CAO
 
LOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.docLOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.doc
 
Kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAY
Kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAYKế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAY
Kế toán tài sản cố định tại công ty đầu tư phát triển Thái Sơn, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂNCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
 
Đề tài: Biện pháp nhằm quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty vận tải
Đề tài: Biện pháp nhằm quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty vận tảiĐề tài: Biện pháp nhằm quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty vận tải
Đề tài: Biện pháp nhằm quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty vận tải
 
Đề tài: Biện pháp quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty Thanh Biên
Đề tài: Biện pháp quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty Thanh BiênĐề tài: Biện pháp quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty Thanh Biên
Đề tài: Biện pháp quản lý hàng hóa tốt hơn tại Công ty Thanh Biên
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logisticsĐề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
 
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinhBao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
 
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoHạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ Khí Vận Tải, HAY

  • 1. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.011 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nhắc đến vụ bê bối của Công ty WorldCom và kéo theo sự sụp đổ của một trong năm Công ty kiểm toán lớn nhất thế giới – Arthur Andersen chắc hẳn nhiều người không khỏi giật mình. Theo đó, WorldCom đã thực hiện một mánh lới nhằm làm tăng lợi nhuận kế toán trong kỳ để Công ty không bị gánh chịu một khoản lỗ lớn và vẫn là “ngôi sao sáng” trên thị trường chứng khoán. Gian lận này được thực hiện thông qua việc phân bổ “chi phí vốn hóa” hay chi phí khấu hao TSCĐ trong nhiều năm mà thực tế Công ty chỉ được tiến hành phân bổ trong một năm tài chính. Đây có thể coi là một trong những gian lận kế toán lớn nhất trong lịch sử thế giới. Khi phân tích tưởng chừng những gian lận này có thể đơn giản được phát hiện ra, tuy nhiên nó vẫn để lọt lưới dưới sự kiểm toán của một hãng kiểm toán lớn trên thế giới. Mặt khác, sau khi điều tra vụ việc được biết gian lận này được bỏ qua do có sự thông đồng giữa KTV và Công ty được kiểm toán, nhưng rõ ràng việc xác minh tính trung thực, hợp lý và phân bổ phù hợp các khoản chi phí khấu hao TSCĐ là một công việc cần được chú trọng trong kiểm toán. Trong quá trình học kế toán và kiểm toán tại giảng đường đại học và trong thời gian thực tập được trực tiếp thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ khoản mục TSCĐ đã mang đến cho em nhiều điều thú vị và những thắc mắc cần được giải đáp. Khi càng tiếp cận với quy trình kiểm toán khoản mục này em càng khám phá ra được nhiều điều mới mẻ và càng nhận thức được ý nghĩa của những kiến thức cơ bản đã được trang bị trong nhà trường về khoản mục TSCĐ. Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị. Tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững cho đơn vị. Trên BCTC, tài sản cố định luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, ảnh hưởng đáng kể tới BCTC và các khoản mục khác trên BCTC.
  • 2. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.012 Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện Quy trình Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (KTQGVN)” để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chính của đề tài là hoàn thiện Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (KTQGVN). Để đạt được mục tiêu chính của đề tài cần tiến hành với 3 mục tiêu như sau: - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC. - Tìm hiểu thực trạng Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (KTQGVN) thực hiện. - Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Bài khóa luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu và trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn theo Chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam liên quan đến Quy trình kiểm toán TSCĐ hữu hình trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam thực hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4.1. Phương pháp chung - Phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng - Phương pháp của chủ nghĩa duy vật lịch sử 4.2. Phương pháp cụ thể Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, thống kê, so sánh, minh họa, thu thập… và được minh họa bằng các sơ đồ bảng biểu, sơ đồ được thu thập qua quá trình thực tập.
  • 3. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.013 5. Nội dung kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Lý luận chung về Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam thực hiện Chương 3: Một số giảipháp nhằm hoàn thiện Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báocáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam thực hiện Do những hạn chế về kiến thức và thời gian nên trong bài viết này không tránh khỏi có những thiếu sót và hạn chế, em rất mong sẽ nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của quý thầy cô và Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam để bài luận văn được hoàn thiện hơn Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Thịnh Văn Vinh đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em hoàn thành đề tài thực tập. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam, các Phòng ban và đặc biệt là các anh, chị trong phòng nghiệp vụ Kiểm toán BCTC của Công ty đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Quý Công ty.
  • 4. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.014 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Đặc điểm khoản mục tài sản cố định với vấn đề kiểm toán 1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa về khoản mục tài sản cố định Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thiết phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính”. Vì vậy, trước tiên cần hiểu rõ các khái niệm liên quan đến tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính. Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình quy định : “TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình”. Cụ thể, các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn sau : (a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; (c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; (d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
  • 5. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.015 Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009, BTC quy định tiêu chuẩn của TSCĐ phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên (bắt đầu áp dụng cho năm tài chính 2004) Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - TSCĐ vô hình đã quy định : “ TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình”. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 – Thuê tài sản : Thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần” “Thuêtài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê” “Thuê hoạt động là thuê tài sản không phải là thuê tài chính” TSCĐ thuê tài chính doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Một hợp đồng thuê tài chính phải thỏa mãn một trong năm điều kiện sau : (a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê (tức mua lại tài sản); (b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê; (c) Thời điểm thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu; (d) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê;
  • 6. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.016 (e) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê mới có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi sửa chữa nào. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác. 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của tài sản cố định trong doanh nghiệp 1.1.2.1. Đặc điểm của tài sản cố định TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất dưới hình thức khấu hao tài sản tại doanh nghiệp. TSCĐ là các tư liệu lao động chủ yếu như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý. Đây là những TSCĐ có hình thái hiện vật cụ thể, đa dạng về kiểu dáng, phong phú về chủng loại. Ngoài ra, còn có những tài sản không có hình thái hiện vật nhưng cũng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế… Song không phải mọi tư liệu lao động đều là TSCĐ mà chỉ có những tài sản thỏa mãn các điều kiện quy định của Chuẩn mực kế toán và chế độ tài chính kế toán của Nhà nước quy định cụ thể phù hợp trong từng thời kỳ. TSCĐ thường có giá trị lớn, quá trình mua sắm và trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp thường không nhiều và diễn ra không đều đặn, thường nó được thực hiện theo một trình tự có sự kiểm soát tương đối chặt chẽ của các doanh nghiệp. TSCĐ là những tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nghiệp, không phải để bán. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần, đây là
  • 7. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.017 cơ sở để tính trích khấu hao TSCĐ. Trích khấu hao là việc phân phối giá trị TSCĐ đồng thời là biện pháp thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ. Để TSCĐ hoạt động tốt, ngoài việc sử dụng công suất hợp lý, doanh nghiệp phải định kỳ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Tùy theo loại TSCĐ và theo quy mô sửa chữa, chi phí cho việc bảo dưỡng và sửa chữa là khác nhau. 1.1.2.2. Vai trò của tài sản cố định trong doanh nghiệp TSCĐ là cơ sở vật chất, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động của doanh nghiệp. TSCĐ là một trong các nhân tố quan trọng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ chi phí giá thành sản phẩm, là tiền đề cho việc tăng trưởng bền vững. Khoản mục TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, việc trích lập chi phí khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng lớn đến chi phí hoạt động trong kỳ. 1.1.3. Phân loại tài sản cố định TSCĐ trong doanh nghiệp có công dụng khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Do đó, căn cứ theo các tiêu thức nhất định, chia TSCĐ ra thành nhiều nhóm để quản lý TSCĐ cho có hiệu quả Phân loại theo hình thái biểu hiện, TSCĐ chia ra : - Tài sản cố định hữu hình - Tài sản cố định vô hình Phân loại theo quyền sở hữu, TSCĐ chia ra : - Tài sản cố định tự có - Tài sản cố định thuê ngoài 1.1.4. Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định 1.1.4.1. Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán Về chứng từ : Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ hữu hình mặc dù xảy ra ít nhưng quy mô
  • 8. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.018 nghiệp vụ lớn, nộidungcác nghiệp vụphức tạp, yêu cầu có một hệ thống chứng từ sổ sách hợp lý đảm bảo hiệu quả trong quá trình quản lý và hạch toán kế toán. Tổ chức chứng từ kế toán là thiết kế khối lượng công tác hạch toán ban đầu trên hệ thống các văn bản chứng từ hợp lý, hợp pháp theo một quy trình luân chuyển chứng từ nhất định. Những chứng từ chủ yếu được sử dụng trong hạch toán TSCĐ bao gồm : - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 - TSCĐ) - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02 - TSCĐ) - Biên bản giao nhận TSCĐ SCL đã hoàn thành (Mẫu số 03 - TSCĐ) - Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 04 - TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05 - TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06 - TSCĐ) - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan Về sổ sách : Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn TSCĐ. - Thẻ TSCĐ : Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị : Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn. Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm TSCĐ. - Sổ TSCĐ : Được mở để theo dõi tình hình tăng, giảm, tình hình hao mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp. Gồm Sổ chi tiết theo từng loại TSCĐ theo dõi và Sổ cái các TK 211,212,213,214. Ngoài ra, tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ cònsử dụng sổ “TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận quản lý. 1.1.4.2. Hệ thống tài khoản kế toán Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, trong hạch toán TSCĐ, TSCĐ được phân thành các nhóm khác nhau và sử dụng các tài khoản khác nhau. TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
  • 9. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.019 TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc TK 2112 – Máy móc, thiết bị TK 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn TK 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý TK 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm TK 2118 – Tài sản cố định khác TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính TK 213 – Tài sản cố định vô hình TK 2131 – Quyền sử dụng đất TK 2132 – Quyền phát hành TK 2133 – Bản quyền, bằng sáng chế TK 2134 – Nhãn hiệu hàng hóa TK 2135 – Phần mềm máy vi tính TK 2136 – Giấy phép và giấy phép nhượng quyền TK 2138 – Tài sản cố định vô hình khác TK 214 – Hao mòn tài sản cố định TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính TK 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình TK 2147 – Hao mòn bất động sản đầu tư 1.1.4.3. Hạch toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ cần tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ. Đồng thời phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán chính xác số khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vị có liên quan.
  • 10. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0110 1.2. Khái quát chung về kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1. Sựcần thiết kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị và tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, theo từng loại hình kinh doanh của đơn vị. Vì thế, trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình trạng trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Điều này khiến cho khoản mục TSCĐ trở thành một khoản mục quan trọng khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính Mặt khác, do chiphí hìnhthànhTSCĐ rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm nên việc kiểm toánkhoảnmục TSCĐsẽ giúp cho KTV đánh giá được tính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ từ đó đưa ra được định hướng đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả nhất. Đồng thời kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao TSCĐ . Những sai sóttrong việc tính chi phí này thường dẫn đến những sai sót trọng yếu trên BCTC. Chẳng hạn như việc trích khấu hao TSCĐ vào chi phí thường bị tríchcao hơn (hoặc thấp hơn) thực tế, từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc không phân biệt loại chi phí sửa chữa được ghi tăng nguyên giá TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cũng dẫn đến những sai lệch của các chỉ tiêu trong khoản mục TSCĐ, cũng như mục chi phí sản xuất kinh doanh. Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, giá trị bằng phát minh sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường có nhiều sai sót cũng như gian lận và rất khó tập hợp chi phí tạo thành cũng như đánh giá chính xác giá trị. Chính vì thế mà khoản mục TSCĐthườngđược quantâm đếntrong các cuộc kiểm toánBCTC. Kiểm toán TSCĐ là việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quan
  • 11. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0111 đến thực trạng tài sản cũng như tình hình tăng giảm trong kỳ của đơn vị. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kiểm toán TSCĐ không chỉ phát hiện các sai sót trong nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý TSCĐ. 1.2.2. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định Phù hợp với mục đích chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tin cậy của BCTC được kiểm toán; Mục tiêu cụ thể của kiểm toán TSCĐ là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác. Việc xác định mục tiêu kiểm toán cho các nghiệp vụ về TSCĐ và số dư các tài khoản TSCĐ cũng có sự khác biệt, cụ thể: Khi kiểm toán các nghiệp vụ về TSCĐ thì các mục tiêu kiểm toán thường được KTV quan tâm là sự phátsinh của nghiệp vụ, quá trình tính toán đánh giá với các nghiệp vụ, quá trình phản ánh và ghi chép các nghiệp vụ phảiđảm bảotính đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ. - Sự phát sinh : tất cả các nghiệp vụ TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phát sinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống; - Tính toán, đánh giá : Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định theo đúng các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tinh đúng đắn không có sai sót. - Đầy đủ: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán; - Đúng đắn: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được phân loại đúng đắn theo quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệ; Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán.
  • 12. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0112 - Đúng kỳ: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc dồn tích… Các mục tiêu kiểm toán trong quá trình kiểm toán số dư các tài khoản TSCĐ là sự hiện hữu, Quyền và nghĩa vụ, tính toán và đánh giá, tính đầy đủ, đúng đắn, việc cộng dồn, quá trình trình bày và báo cáo. - Sự hiện hữu: Tất cả TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên BCTC là phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên các báo cáo phải khớp đúng với số liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp. - Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, đối với các TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng thuê đã ký. - Đánh giá: Số dư các tài khoản TSCĐ được đánh giá theo đúng quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp. - Tính toán: Việc tính toán xác định số dư TSCĐ là đúng đắn không có sai sót; - Đầy đủ: Toàn bộ TSCĐ cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các BCTC (không bị thiếu hoặc sót); - Đúng đắn: TSCĐ phải được phân loại đúng đắn để trình bày trên các BCTC - Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồn trên các Sổ chi tiết TSCĐ được xác định đúng đắn. - Trình bày, công bố: Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ phải được xác định, trình bày, công bố theo đúng yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 1.2.2.2. Căn cứ kiểm toán khoản mục tài sản cố định Để có thể tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu có liên quan đến TSCĐ, KTV phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau: (1) Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý, sử dụng, thanh lý, nhượng bán TSCĐ
  • 13. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0113 (2) Các tài liêu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua bán, sửa chữa TSCĐ như các hợp đồng mua bán, hợp đồng thanh lý… (3) Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ như: hóa đơn mua, các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh toán có liên quan như: phiếu chi, giấy báo nợ, các biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ… (4) Các sổ sách kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như sổ chi tiết TSCĐ, Sổ cái và sổ tổng hợp các tài khoản có liên quan. (5) Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: báo cáo tăng giảm TSCĐ, báo cáo sửa chữa, báo cáo thanh toán, các BCTC có liên quan. Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đã trình bày trên BCTC được kiểm toán. 1.2.3. Quá trình kiểm soát nội bộ tài sản cố định Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng và có tác động tương đối lớn đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy các nghiệp vụ này đòi hỏi phải có một quy trình kiểm soát tương đối chặt chẽ. Do vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khi xây phải được xây dựng theo các nguyên tắc cơ bản sau: Một: Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: Nguyên tắc này đòi hỏi phải tách biệt công tác quản lý sử dụng TSCĐ với công tác ghi chép quản lý TSCĐ (kế toán); giữa bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ với chức năng quyết định và phê chuẩn các nghiệp vụ mua, bán, điều động, thuyên chuyển và sửa chữa TSCĐ; giữa người mua, bán TSCĐ với bộ phận sử dụng và kế toán TSCĐ …
  • 14. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0114 Hai: Thực hiện nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Đơn vị phải có các quy định rõ ràng về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn, quản lý và sử dụng TSCĐ. Hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo cho các bước công việc trong việc xử lý các nghiệp vụ TSCĐ được thực thi đúng đắn và có hiệu quả. 1.2.4. Những gian lận sai sót thường gặp trong kiểm toán tài sản cố định TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị và có tác động tương đối lớn đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Do vậy, khoản mục này cũng luôn chứa đựng và tiềm ẩn các gian lận sai sót. Để kiểm toán khoản mục TSCĐ một cách có hiệu quả thì KTV ngoài việc nắm được bản chất, nội dung của khoản mục này còn phải nắm được các gian lận, sai sót thường xảy ra. Đó là: - Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kỳ, biên bản kiểm kê không phân loại TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã khấu hao hết. Số chênh lệch trên sổ sách so với biên bản kiểm kê chưa được xử lý. - Hạch toán tăng TSCĐ chưa kịp thời theo biên bản bàn giao (hạch toán không đúng kỳ), hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ, ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng quy định như ghi vào nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không mang tính nâng cấp, không làm tăng công suất và thời gian sử dụng… - Không theo dõi chi tiết nguồn hình thành TSCĐ, không theo dõi riêng các TSCĐ đem cầm cố, thế chấp. - Phân loại TSCĐ sai. - Đơn vị áp dụng phương pháp tính vào trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lý, mức trích khấu hao không đúng quy định, vượt quá mức trích khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối
  • 15. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0115 thiểu được trích vào chi phí trong kỳ theo quy định của Bộ Tài chính. Trích hoặc thôi trích khấu hao tròn tháng hoặc tròn quý mà không theo ngày đưa tài sản vào sử dụng hoặc ngày ngừng sử dụng. Số khấu hao lũy kế không chính xác, khấu hao ở các bộ phận không được phân bổ. Vẫn trích khấu hao đối với các tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục sử dụng. Trích khấu hao đối với các tài sản thuê hoạt động, không trích khấu hao đối với các tài sản thuê tài chính. - Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thanh lý: thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ, quyết định thanh lý, không có biên bản thanh lý hoặc biên bản thanh lý không có chữ kỳ của người có thẩm quyền. - Tài sản điều chuyển nội bộ có giá trị còn lại trên quyết định điều chuyển không khớp sổ kế toán. - Chưa chuyển TSCĐ hữu hình có nguyên giá nhỏ hơn 10 triệu đồng thành công cụ dụng cụ theo quy định của Bộ tài chính. 1.3. Quy trình kiểm toán tài sản cố định Kiểm toán TSCĐ là một nội dung trong kiểm toán BCTC, vì vậy nó cũng tuân theo các quy định chung trong kiểm toán BCTC. Như đã đề cập ở trên, kiểm toán BCTC là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của các BCTC được kiểm toán. Tiêu chuẩn cho việc đánh giá thông tin của loại kiểm toán này thường là các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các qui định pháp lý về kế toán và những qui định khác có liên quan. Khi thực hiện quy trình kiểm toán TSCĐ, KTV cần phải áp dụng các chuẩn mực kế toán số 03 “TSCĐ hữu hình”, chuẩn mực kế toán số 04 “TSCĐ vô hình” để kiểm tra việc hạch toán của doanh nghiệp có thuân thủ theo các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với TSCĐ hay không. Nội dung của các chuẩn mực này qui định về tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, vô hình; thời điểm ghi nhận; xác định giá trị ban đầu; chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu; xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu; khấu hao; thanh lý TSCĐ và một số qui định khác làm cơ sở ghi sổ kế
  • 16. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0116 toán và lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kiểm toán TSCĐ, KTV cần xem xét kĩ các qui định trong Thông tư 203/2009/TT-BTC về quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Từ đó, kiểm tra xem doanh nghiệp đã thực hiện việc trích khấu hao và áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ có đúng theo quy định không. Bên cạnh các quy định về kế toán TSCĐ, KTV cần tuân theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong việc thực hiện quy trình kiểm toán TSCĐ. Để thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả thì cần phải xây dựng một quy trình kiểm toán cụ thể và phù hợp với mục tiêu đặt ra. Thông thường quy trình tổng thể cho kiểm toán BCTC gồm 3 giai đoạn: - Lập kế hoạch kiểm toán - Thực hiện kiểm toán - Kết thúc kiểm toán 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên, cần thiết cho một cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng quan trọng đến các bước công việc tiếp theo. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho giai đoạn sau có kết quả tốt. Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ cho phép KTV triển khai công việc đúng hướng, đúng trọng tâm, tránh được những sai sót và hoàn tất công việc nhanh chóng. Theo điều 2 - Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả” Thông thường hoạch kiểm toán bao gồm hai bộ phận là kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán. Đối với những cuộc kiểm toán quy mô lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc hợp đồng kiểm toán nhiều năm cần lập kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược đưa ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm,
  • 17. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0117 phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán. Kế hoạch chiến lược có thể được lập thành một bản riêng hoặc cấu tạo thành một phần trong kế hoạch tổng thể. Các phần việc chính trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Những công việc chuẩn bị trước khi lập kế hoạch, thu thập thông tin về khách hàng, thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ, đánh giá mức trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán, thiết kế chương trình kiểm toán. 1.3.1.1. Công việc trước khi lập kế hoạch kiểm toán Trước khi lập kế hoạch kiểm toán cần quyết định chấp nhận khách hàng mới hoặc tiếp tục với các khách hàng cũ, nhận diện các lý do kiểm toán của khách hàng, đạt được hợp đồng kiểm toán và bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán. Công việc lập kế hoạch kiểm toán được bắt đầu khi nhận được yêu cầu kiểm toán hoặc thư mời kiểm toán và sự chấp nhận làm kiểm toán của một công ty kiểm toán bằng một thư hẹn kiểm toán hoặc hai bên đã ký kết hợp đồng kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp đồng kiểm toán: Quy định những nguyên tắc và nội dung cơ bản của các thỏa thuận giữa công ty kiểm toán với khách hàng về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng kiểm toán, về trách nhiệm của công ty kiểm toán và khách hàng khi thực hiện hoặc thay đổi các điều khoản của hợp đồng kiểm toán. Chuẩn mựccũng hướng dẫn các thể thức áp dụng, các nguyên tắc và nội dung cơ bản của hợp đồng kiểm toán. 1.3.1.2. Thu thập thông tin về khách hàng KTV thực hiện thu thập thông tin cần thiết về khách hàng nhằm có được những hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của đơn vị và công tác quản lý kinh doanh nói chung. Theo điều 2, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh:“Đểthực hiện kiểm toán báocáo tài chính, kiểm toán viên phảicó hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm
  • 18. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0118 toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán. Ví dụ: Kiểm toán viên sử dụng sự hiểu biết về tình hình kinh doanh để xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán”. Đối với khoản mục TSCĐ, việc tìm hiểu các thông tin này giúp KTV có thể bước đầu tạm xác định được liệu khoản mục TSCĐ có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của khách hàng không (điều này tùy thuộc vào khách hàng là doanh nghiệp sản xuất có dây chuyền máy móc thiết bị với giá trị lớn hay là doanh nghiệp thương mại dịch vụ…) 1.3.1.3. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Mục đích của KTV khi nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là để xác định mức độ tin cậy đối với hệ thống này, trên cơ sở đó để xác định hợp lý nội dung, phạm vi và thời gian cho các cuộc khảo sát cơ bản cần phải thực hiện. Vì vậy, để đạt được mục đích trên KTV cần thực hiện các công việc sau: - Thu thập thông tin về môi trường kiểm soát, về hệ thống kế toán của khách hàng đối với việc hạch toán các khoản phải trả người bán. - Tìm hiểu thủ tục kiểm soát đối với công nợ phải trả xem có dựa trên nguyên tắc về phân công, phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phê chuẩn và ủy quyền. - Tìm hiểu mức độ độc lập và tính thường xuyên hoạt động của bộ máy kiểm soát nội bộ của khách hàng. - Đưa ra những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục nợ phải trả người bán dựa trên việc nhận diện các mục tiêu kiểm soát, qui trình kiểm soát đặc thù, đánh giá điểm yếu trong HTKSNB... 1.3.1.4. Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích được KTV áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán và nó thực hiện trong tất cả các giai đoạn kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán,
  • 19. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0119 phương pháp phân tích giúp KTV nhìn nhận doanh nghiệp một cách toàn diện, nhanh chóng xác định được tính chất bất bình thường, xác định được phạm vi kiểm tra, nội dung cần đi sâu kiểm toán, xác định được những vấn đề có khả năng sai sót trọng yếu; Đồng thời, giúp KTV xác định được nội dung, thời gian, phạm vi sử dụng các phương pháp kiểm toán, qua đó để lập được kế hoạch chi tiết với những nội dung, phạm vi cần thiết, thời gian biên chế và chi phí hợp lý. 1.3.1.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Δ Đánh giá trọng yếu Trọng yếu là một khái niệm chỉ độ lớn (tầm cỡ), bản chất của sai phạm (kể cả việc bỏ sót thông tin kinh tế, tài chính) hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể, nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác hoặc rút ra những kết luận sai lầm. Điều 4, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán: “Trọng yếu là thuậtngữdùng đểthể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hởng đến các quyết định của ngời sử dụng báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sót đợc đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phảicó. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phơng diện định lượng và định tính”. Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sót về mặt định lượng. Tuy nhiên, để đánh giá những sai sót được coi là trọng yếu, KTV còn phải xem xét cả hai mặt định lượng và định tính của sai sót. Trong thực tế, KTV khi lập kế hoạch kiểm toán thường ấn định mức trọng yêu có thể chấp nhận được thấp hơn so với
  • 20. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0120 mức sử dụng để đánh giá kết quả kiểm toán của KTV, nhằm tạo ra một khoảng lề an toàn cho chính KTV và cuộc kiểm toán. Sơ đồ 1: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ Δ Đánh giá rủi ro kiểm toán Theo điều 7, Chuẩn mực kiểm toán số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ “Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu”. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận : Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR). KTV thường biểu diễn mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong kiểm toán theo công thức sau: AR = IR x CR x DR Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là mối quan hệ tỷ lệ nghịch tức là nếu mức trọng yếu có thể chấp Bước 1 Ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu Bước 3 Ước tính tổng sai sót cho khoản mục TSCĐ Bước 2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục TSCĐ Bước 4 Ước tính sai sót kết hợp cho các bộ phận Bước 5 So sánh sai sót kết hợp ước tính với ước lượng ban đầu (hoặc đã điều chỉnh) về tính trọng yếu
  • 21. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0121 nhận được càng tăng lên rủi ro kiểm toán sẽ càng giảm đi và ngược đi. Bởi vì, khi mức sai sót trọng yếu có thể chấp nhận được càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống. Mối quan hệ này có một ý nghĩa rất quan trọng đối với KTV khi lập kế hoạch kiểm toán để nhằm xác định về nội dung, phạm vi, thời gian (lịch trình) của các thủ tục kiểm của các thủ tục kiểm toán cần áp dụng. Khi đánh giá rủi ro kiểm toán, cần xác định sơ bộ được rủi ro đối với từng phần hành kiểm toán. Trong phần hành kiểm toán TSCĐ, thường xảy ra các rủi ro như sau : Rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ bị hạch toán sai lệch so với thực tế như hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ khi chưa có đầy đủ chứng từ hợp lệ: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu; hay ghi vào nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã đưa vào sử dụng như chi phí lãi vay không được vốn hóa... Hạch toán giảm nguyên giá khi chưa thực sự thanh lý, tháo dỡ, khi chưa có quyết định của hội đồng quản trị... Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lý, mức trích khấu hao không đúng quy định, vượt quá mức khấu hao tối đa hay thấp hơn mức khấu hao tối thiểu được trích vào chi phí trong kỳ theo quy định của Bộ Tài chính; trích hoặc thôi trích khấu hao tròn tháng hoặc tròn quý mà không theo ngày đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngưng trích vào ngưng sử dụng. Rủi ro liên quan đến nâng cấp, sửa chữa TSCĐ: nhiều nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ có thể nhầm lẫn thành nâng cấp TSCĐ dẫn đến việc hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ đối với các chi phí sửa chữa TSCĐ không mang tính nâng cấp và ngược lại. Rủi ro về hoạt động đi thuê và cho thuê TSCĐ: nhiều nghiệp vụ đi thuê TSCĐ không được phân loại đúng hình thức thuê tài sản...
  • 22. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0122 Trên cơ sở đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán, KTV thiết kế chương trình và thực hiện các phương pháp kiểm toán cần thiết nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán. 1.3.1.6. Thiết kế chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán thực chất là một tập hợp các thủ tục kiểm toán chỉ dẫn cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các cơ sở dẫn liệu cụ thể, trong đó xác định cả quy mô mẫu, phần tử lựa chọn và thời gian thực hiện cho mỗi thủ tục kiểm toán. Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành ba phần: các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiết của các số dư. Mỗi phần được tiếp tục chia nhỏ thành các nghiệp vụ kinh tế và các khoản mục hay chỉ tiêu trên BCTC. Điều 24, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán: “Chương trình kiểm toán phảiđược lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể”. 1.3.2. Thực hiện kiểm toán 1.3.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và được đánh giá là có hiệu lực. Khi đó các thử nghiệm kiểm soát được triển khai nhằm thu tập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Chuẩn mựckiểm toán VN số 500 - Bằng chứng kiểm toán: “Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ”. 1.3.2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản 1.3.2.2.1. Thực hiện kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát
  • 23. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0123 Giai đoạn này, phân tích được coi như một phương pháp kiểm tra cơ bản nhằm thu thập bằng chứng có liên quan đến số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ nào đó. Do vậy, KTV cần đảm bảo rằng số liệu trên sổ chi tiết bằng với số liệu trên sổ cái tài khoản, số liệu trên bảng cân đối số phát sinh tài khoản và số liệu trên BCTC. KTV tính lại số dư cuối kỳ dựa trên số dư đầu kỳ và tổng số phát sinh trong kỳ. Số liệu đầu kỳ đối chiếu với tài liệu kiểm toán năm trước (nếu có thể). Còn các tâi sản tăng giảm trong năm thì trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ thu thập thêm các bằng chứng chi tiết về các khoản tăng giảm này. Phân tích đánh giá tổng quát có thể được thực hiện thông qua việc phân tích xu hướng (phân tích ngang) và phân tích tỷ suất (phân tích dọc). Với khoản mục TSCĐ, KTV có thể thực hiện như sau: ♦ Phân tích xu hướng: so sánh số liệu thực tế của năm nay với năm trước, so sánh số liệu thực tế doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác cùng quy mô, cùng lãnh thổ, cùng ngành nghề, cùng loại hình sản xuất kinh doanh… Qua đó thấy được những biến động bất thường và phải xác định rõ nguyên nhân. ♦ Phân tích tỷ suất: là việc phân tích dựa vào các mối quan hệ, những tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích (so sánh), đánh giá. Đối với TSCĐ, KTV có thể phân tích một số tỷ suất như tỷ suất khả năng sinh lời của tài sản, tỷ suất đầu tư, tỷ suất tự tài trợ… Điều 4, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 – Quy trình phân tích: Quy trình phân tích Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến. 1.3.2.2.2. Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư các tài khoản Δ Kiểm tra các nghiệp vụ tăng tài sản Trong quá trình kiểm toán các nghiệp vụ tăng TSCĐ thì kiểm tra việc đánh giá và ghi sổ TSCĐ luôn là mục tiêu chính. Để thực hiện, KTV có thể thực hiện các thủ
  • 24. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0124 tục thông dụng và phổ biến nhất là kiểm tra các tài liệu phê chuẩn các nghiệp vụ mua sắm tài sản, hợp đồng mua sắm, các chứng từ liên quan đến quá trình mua sắm, lắp đặt, chạy thử TSCĐ... tính toán lại nguyên giá TSCĐ và so sánh với số liệu mà doanh nghiệp đã tính toán và ghi sổ. Khi kiểm toán quá trình ghi sổ TSCĐ, KTV cũng cần lưu ý đến khả năng doanh nghiệp ghi chép những công cụ, dụng cụ không đủ tiêu chuẩn vào TSCĐ và ngược lại. Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản, KTV cần quan tâm nhiều đến việc xác định giá trị quyết toán công trình hoàn thành bàn giao, lưu ý đến việc phân bổ các khoản chi phí quản lý chung cho cả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư để xác định nguyên giá TSCĐ. Đối với TSCĐ vô hình thường phát sinh có liên quan đến một khoản phí tổn mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ. Các khoản phí tổn này chỉ có thể được xác định và phản ánh vào nguyên giá TSCĐ vô hình nếu nó đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ vô hình (4 điều kiện - Chuẩn mực kế toán VN số 04). Δ Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ, mục tiêu quan trọng nhất khi kiểm toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ là đảm bảo các nghiệp vụ này được phê chuẩn một cách đúng đắn, đúng trình tự và được thực hiện bởi những người có trách nhiệm trong đơn vị; các nghiệp vụ giảm được ghi sổ một cách đầy đủ và được đánh giá một cách đúng đắn. Để thực hiện các mục tiêu này, thông thường KTV xây dựng các Bảng kê giảm TSCĐ (Bao gồm các chỉ tiêu: các chỉ tiêu để nhận dạng TSCĐ giảm; lý do giảm; ngày giảm TSCĐ; bộ phận có TSCĐ giảm; nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ giảm; giá thanh lý, nhượng bán, trị giá vốn góp được xác định...). Trên cơ sở Bảng kê giảm TSCĐ trong kỳ, KTV cần tiến hành kiểm tra quy trình, thủ tục mà doanh nghiệp đã áp dụng cho các nghiệp vụ giảm TSCĐ này được phê chuẩn một cách đúng thể thức. KTV cũng phải đảm bảo rằng các nghiệp vụ
  • 25. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0125 giảm đều được báo cáo một cách đầy đủ và kịp thời cho các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của doanh nghiệp và được ghi sổ kịp thời. KTV cũng tiến hành đối chiếu số liệu trên Bảng kê giảm TSCĐ trong kỳ với các sổ chi tiết TSCĐ về các nghiệp vụ TSCĐ đã được ghi giảm; đối chiếu việc ghi giảm mức khấu hao lũy kế TSCĐ ghi giảm trên Sổ chi tiết hao mòn TSCĐ; đối chiếu các chi phí và thu nhập liên quan tới các nghiệp vụ giảm TSCĐ trên Sổ chi tiết các khoản chi phí và thu nhập khác trong kỳ của doanh nghiệp. Ngoài ra, để phát hiện các trường hợp giảm TSCĐ chưa ghi sổ, hoặc ghi bổ sung không đúng, KTV có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Δ Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ Việc kiểm toán số dư cuối kỳ của tài khoản TSCĐ được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ. - Với số dư đầu kỳ: Tùy thuộc vào doanh nghiệp được tiến hành kiểm toán lần đầu hay kiểm toán lần thứ hai trở đi mà cách thức thực hiện cũng khác nhau. Nếu là khách hàng cũ và số dư đầu kỳ đã được khẳng định là đúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Nếu là khách hàng mới, KTV phải xem xét Báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán bổ sung, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến TSCĐ, nếu có thể tin cậy thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung và ngược lại. Các thủ tục kiểm toán bổ sung như: Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, chọn mẫu TSCĐ để kiểm tra sự tồn tại thực tế của tài sản, xem xét kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp, kiểm tra tình trạng thế chấp TSCĐ (đặc biệt là tình trạng thế chấp các giấy tờ sở hữu TSCĐ)... - Với số dư cuối kỳ: Được xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm tra số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ.
  • 26. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0126 Δ Kiểm toán chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ Kiểm toán chi phí khấu hao: Theo chuẩn mực kế toán VN: khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống đối với giá trị phải trích khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Khác với các chi phí khác, chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính kế toán. Việc xác định chi phí khấu hao phải trích hàng năm là một ước tính, chứ không phải chi phí thực tế phát sinh, nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố là các ước tính chủ quan của doanh nghiệp (giá trị thu hồi ước tính khi thanh lý, thời gian sử dụng ước tính...). Việc kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ phải được thực hiện như là một quá trình kiểm toán các ước tính kế toán. Mục tiêu cơ bản của kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ là xem xét quá trình tính toán, đánh giá xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng có hợp lý và đảm bảo tính nhất quán hay không. Để đạt được các mục tiêu này, KTV có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán sau đây: - Tiến hành phân tích sơ bộ chi phí khấu hao (so sánh tỷ lệ khấu hao bình quân kỳ, so sánh tổng chi phí khấu hao kỳ này với các kỳ trước...). - Thu thập, trao đổi để có được sự hiểu biết về các chính sách khấu hao mà doanh nghiệp áp dụng, đánh giá tính hợp lý của các chính sách này. - Kiểm tra việc tính khấu hao của doanh nghiệp (KTV có thể kiểm tra lại các căn cứ mà doanh nghiệp sử dụng để tính khấu hao, chọn mẫu để tính lại mức khấu hao, kiểm tra việc trích hoặc thôi trích các tài sản tăng giảm trong kỳ...). - Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng. Kiểm toán giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ: KTV cần kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trong kỳ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ cũng như kiểm tra việc ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong kỳ. Bên cạnh đó, KTV cũng phải tính toán lại giá
  • 27. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0127 trị hao mòn lũy kế của TSCĐ và tiến hành so sánh số liệu trên các Sổ kế toán chi tiết và Sổ cái tài khoản hao mòn TSCĐ. Δ Kiểm toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của tài sản cố định Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản chi phí này là thu thập các bằng chứng thích hợp để từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ trung thực, hợp lý của các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu của TSCĐ, xác định chi phí nào sẽ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ và chi phí nào tính vào chi phí hoạt động của niên độ. KTV tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, kịp thời của việc ghi nhận chi phí thông qua việc xác định xem các khoản chi phí này có chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó không. Nếu thỏa mãn thì phí tổn này phải được hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ (vốn hóa). Ngược lại thì phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 1.3.3. Kết thúc kiểm toán Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, giai đoạn này được thực hiện theo các bước sau: 1.3.3.1. Lập báo cáo kiểm toán và soạn thảo thư quản lý Δ Tổng hợp kết quả kiểm toán tài sản cố định Việc tổng hợp được dựa trên kết quả khảo sát đã được thực hiện với những bằng chứng đã thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ thường được thể hiện dưới hình thức một “bản tổng hợp kết qả kiểm toán” hay “biên bản kiểm toán”. Trong đó cần thể hiện được các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá về mức độ vi phạm, nguyên nhân sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm, kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa), ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ, vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có). Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ là một căn cứ quan trọng cho KTV tổng hợp lập
  • 28. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0128 báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, KTV chưa được đưa ra ý kiến nhận xét về khoản mục TSCĐ ngay mà phải kết hợp với kết quả kiểm toán của các phần hành khác. Δ Lập báo cáo kiểm toán và soạn thảo thư quản lý Giai đoạn kết thúc kiểm toán, điều quan trọng nhất là phải hợp nhất tất cả các kết quả vào một kết luận chung. Báo cáo kiểm toán là báo cáo về kết quả của cuộc kiểm toán BCTC. Hình thức báo cáo kiểm toán được thể hiện bằng văn bản. Nội dung trung tâm của báo cáo kiểm toán là ý kiến nhận xét của KTV về mức độ tin cậy của BCTC đã được kiểm toán. Trong trường hợp khoản mục TSCĐ còn có những khúc mắc mà KTV chưa thể khẳng định được, tuy nhiên nếu nó không ảnh hưởng trọng yếu thì KTV có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ. Cùng với việc lập báo cáo kiểm toán, KTV còn soạn thảo thư quản lý. Thư quản lý là thư của KTV gửi cho các nhà quản lý của đơn vị được kiểm toán để cung cấp những thông tin và những khuyến cáo mà KTV cho là cần thiết, với mục đích giúp đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán; xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.3.3.2. Hoàn tất công việc kiểm toán Đây là phần việc cuối cùng của một cuộc kiểm toán, sau khi đã lập được báo cáo kiểm toán chính thức và thư quản lý, KTV cần sắp xếp các tài liệu, giấy tờ liên quan đến cuộc kiểm toán để hình thành nên hồ sơ kiểm toán. Ngoài ra, KTV cũng cần phải giải quyết các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán, các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày phát hành BCTC (và báo cáo kiểm toán).
  • 29. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0129 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP QUỐC GIA VIỆT NAM (KTQGVN) THỰC HIỆN 2.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (KTQGVN) được tổ chức lại từ Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (thành lập ngày 24/10/2005) theo Quyết định số 009/2006/QĐ-HĐTV ngày 11/05/2006 và đã được Bộ Tài chính xác nhận, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102026368 ngày 11/05/2006 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội với tổng số vốn điều lệ là 500.000.000 VND. KTQVN được thành lập và thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam theo nghị định 105/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của chính phủ về kiểm toán độc lập. KTQGVN là số ít tổ chức kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam chịu trách nhiệm vô hạn đối với khách hàng về kết quả cuộc kiểm toán. KTQGVN tự hào là đơn vị kinh tế trực thuộc Viện Nghiên cứu, Đào tạo Kinh tế - Tài chính, đồng thời là thành viên của Tập đoàn Kiểm toán Quốc tế EURA AUDIT INTERNATIONAL tại Việt Nam (tập đoàn có mặt tại hơn 70 Quốc gia với gần 500 văn phòng Kiểm toán Quốc tế), cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao và mang lại hiệu quả cho khách hàng qua các dịch vụ đã cung cấp. Với sự thấu hiểu về môi trường kinh doanh và luật pháp Việt Nam, kết hợp với việc không ngừng mở rộng và phát triển các mối quan hệ với tổ chức quốc tế nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ,
  • 30. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0130 KTQGVN trở thành một hãng chuyên ngành cung cấp các dịch vụ có chất lượng quốc tế và hiệu quả cho khách hàng. Phương châm hoạt động của KTQGVN là: “Cùng hợp tác và phát triển với khách hàng”. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam: Tên Công ty : Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam Tên viết tắt : KTQGVN Công ty có trụ sở chính tại TP Hà Nội: Địa chỉ : Số 112, ngõ 553, đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Điện thoại : (04)36646995/36646996 Mã số thuế : 0101941941 Tài khoản số : 14604311010089 tại Chi nhánh Nam Hà Nội - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ: Số 360A, Bến Vân Đồn, Phường 1, Quận 4, TP Hồ Chí Minh Nhà công vụ tại thành phố Hồ Chí Minh: Địa chỉ: Phòng D176, Tòa nhà KHAHOMEX, số 360A, Bến Vân Đồn, P1, Quận 4, TP Hồ chín Minh Tập đoàn Kiểm toán Quốc tế - EURA AUDIT INTERNATIONAL Địa chỉ: 135, Boulevard Haussmann, 75008 Paris, Cộng hòa Pháp Mục tiêu của Công ty là trở thành một trong những công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp có chất lượng cao, năng động và sáng tạo hàng đầu Việt Nam. Trước sự ra đời của nhiều Công ty kiểm toán hiện nay tại Việt Nam, để đạt được mục tiêu của mình là một thách thức lớn đối với Công ty, nhưng với sự nỗ lực không ngừng của Ban Giám đốc và nhân viên Công ty, mặc dù mới thành lập từ
  • 31. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0131 cuối năm 2005, khoàng thời gian tồn tại chưa lâu song Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam đã phát triển nhanh chóng không chỉ về quy mô, cơ cấu mà cả điều kiện vật chất, kỹ thuật cùng với đội ngũ KTV có trình độ, năng động và sáng tạo, hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm, nhiều năm công tác trong ngành quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, pháp lý... được đào tạo có hệ thống, đã tốt nghiệp đại học và trên đại học ở trong và ngoài nước. Từ khi thành lập đến nay, khách hàng của KTQGVN là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế bao gồm các Tổng Công ty Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty đa quốc gia, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH và các doanh nghiệp khác. Với sự am hiểu đặc thù kinh tế ngành, KTQGVN đã thực hiện kiểm toán và cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành như sản xuất, khai thác mỏ, bưu chính viễn thông, dầu lửa, điện lực, khách sạn, bảo hiểm, dệt may, thuốc lá, lương thực, hóa chất, xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, thủy sản, hải sản...Qua đó giúp các doanh nghiệp được kiểm toán nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính kế toán cũng như hoàn thiện tốt hơn hệ thống kiểm soát nội bộ.Vậy nên, với chất lượng dịch vụ cao, phí dịch vụ hợp lý, uy tín và vị thế của Công ty ngày càng được nâng cao. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam Cơ cấu tổ chức Công ty phản ánh quy mô, cơ cấu và cách thức tổ chức làm việc của một Công ty. Để phát huy được năng lực của từng thành viên, đem lại hiệu quả làm việc cao nhất, bộ máy Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
  • 32. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0132 Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hiện tại của Công ty Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên góp vốn thành lập Công ty, có quyền quyết định cao nhất trong Công ty. Hội đồng thành viên có quyền bầu, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó Giám đốc. Ban giám đốc: Do hội đồng thành viên bầu chọn, có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty, thực hiện đối ngoại và ký kết các Hợp đồng Kiểm toán. Ban Giám đốc là những người có chuyên môn cao, có chứng chỉ CPA và các chứng chỉ có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Công ty bao gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về kết quả kinh doanh của Công ty và các trách nhiệm pháp lý với Nhà nước. Hội đồng thành viên Hội đồng khoa học Ban Giám đốc Ban kiểm soát P. Kế toán P. Hành chính P. Công nghệ thông tin Bộ phận Nghiệp Vụ P. Đào tạo và KSCL Ban cố vấn Chi nhánh TP HCM P. Tư vấn Thuế P. Thẩm định P. Kiểm toán XD CB P. Kiểm toán BCTC
  • 33. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0133 Ban cố vấn: Ban cố vấn có chức năng giúp Ban Giám đốc Công ty tổ chức cán bộ, công tác hành chính tổng hợp, công tác soạn thảo, sửa đổi, ban hành các quy chế, nội quy hoạt động của toàn Công ty, chi nhánh; công tác lập kế hoạch hoạt động cho cả năm tài chính và định hướng đối ngoại trong quá trình hoạt động của Công ty sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật. Phòng Hành chính: là phòng chức năng của Công ty, có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công tác văn phòng, hành chính; công tác đảm bảo an ninh, an toàn, lễ tân, đối ngoại, pháp chế và hoạt động của các đoàn thể trong Công ty. Phòng Kế toán: có nhiệm vụ hỗ trợ đắc lực cho Ban giám đốc trong việc điều tiết chi phí của một cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, cũng như kế toán của các Công ty khác, phòng Kế toán có nhiệm vụ theo dõi và quản lý tình hình sử dụng tài sản của Công ty, tổ chức công tác kế toán theo đúng quy định của pháp luật. Phòng công nghệ thông tin: đóng vai trò quan trọng bởi kiểm toán là một ngành đòi hỏi luôn phải được kết hợp với công nghệ thông tin. Bộ phận này giúp các nhân viên xử lý các sự cố liên quan đến máy tính, chịu trách nhiệm tạo ra sự sáng tạo và mới mẻ trên website của Công ty và các phương pháp tiếp cận khách hàng thông qua mạng internet. Phòng đàotạo và kiểm soát chất lượng: là phòng chức năng của Công ty, có trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện việc cập nhật, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ kiểm toán, kế toán, dịch vụ tư vấn, tài chính kế toán và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty cho cán bộ, nhân viên, đồng thời thực hiện các dịch vụ đào tạo kế toán, kiểm toán cho các quan doanh nghiệp theo hợp đồng. Bên cạnh đó, phòng có chức năng thực hiện việc soát xét các Báo cáo kiểm toán (đối với dịch vụ kiểm toán), các BCTC, sổ kế toán (đối với dịch vụ ghi sổ kế toán và lập BCTC) trước khi chuyển Giám đốc soát xét và gửi cho khách hàng một cách kịp thời; đảm bảo các hồ sơ làm việc, các Báo cáo kiểm toán, BCTC được thực hiện theo đúng các điều đã quy định
  • 34. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0134 tại Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các văn bản pháp luật, tài chính có liên quan. Bộ phận nghiệp vụ: gồm bộ phận Kiểm toán BCTC, bộ phận Kiểm toán Xây dựng cơ bản, bộ phận Tư vấn và bộ phận Thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp. Phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính: là bộ phận có số lượng nhân viên chuyên nghiệp lớn nhất trong Công ty với 30 nhân viên. Bộ phận này trực tiếp lập kế hoach và thực hiện các công việc cụ thể trong một cuộc kiểm toán BCTC. Nhân viên thuộc bộ phận này cũng là một trong những bộ phận chủ chốt của Công ty với nhiều kinh nghiệm và có thể đảm nhận được công việc ở các bộ phận khác. Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản: có 5 nhân viên với nhiệm vụ thực hiện các Hợp đồng kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Bộ phận này chủ yếu là các kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm và thường phải kết hợp với các thành viên trong Bộ phận kiểm toán BCTC để tạo thành nhóm kiểm toán thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Phòng Tư vấn: Bộ phận này gồm những nhân viên có kinh nghiệm và nắm rõ các quy định về thuế của Nhà nước. Các chuyên gia về thuế của Công ty sẽ giúp khách hàng nhận thức được các giao dịch liên quan đến thuế và hiểu được các ảnh hưởng quan trọng liên quan đến công việc kinh doanh của mình. Phòng Thẩm định: Bộ phận này có nhiệm vụ thực hiện thẩm định giá, thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp, thẩm định tài chính kế toán. Ngoài ra, cũng sẽ tư vấn cho doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu phục vụ cho thẩm định viên khi có yêu cầu cấp Chứng thư thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp của Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp - CRC. Các bộ phận trong Công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ chức thống nhất. Bên cạnh đó, Công ty có thực hiện chính sách chọn và luân chuyển một số nhân viên giữa bộ phận kiểm toán và bộ phận tư vấn nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực và hiểu biết của nhân viên. 2.1.3. Các dịch vụ chuyên ngành của Công ty
  • 35. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0135 Hiện nay, Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam cung cấp các dịch vụ chuyên ngành sau: √ Dịch vụ Kiểm toán √ Dịch vụ Tư vấn Thuế √ Dịch vụ Kế toán √ Dịch vụ thẩm định giá √ Dịch vụ thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp √ Dịch vụ đào tạo 2.1.3.1. Dịch vụ Kiểm toán Dịch vụ kiểm toán là một trong các hoạt động chính của KTQGVN. Công ty có 35 nhân viên kiểm toán, trong đó có 3 nhân viên đạt chứng chỉ KTV cấp Nhà nước. Mặc dù chỉ mới hơn 5 năm kinh nghiệm hoạt động cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và các dự án hoạt động tại Việt Nam nhưng KTQGVN đã và đang được khách hàng đánh giá cao về chất lượng cũng như các ý kiến tư vấn. Dịch vụ này bao gồm các loại hình sau: √ Kiểm toán Báo cáo tài chính √ Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế √ Kiểm toán hoạt động √ Kiểm toán tuân thủ √ Kiểm toán nội bộ √ Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành √ Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án √ Kiểm toán thông tin tài chính Dịch vụ kiểm toán của KTQGVN cho phép đưa ra những đề xuất và tư vấn cho khách hàng thông qua thư quản lý và Báo cáo kiểm toán. Hiện nay, KTQGVN
  • 36. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0136 đã và đang cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho hơn 200 khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, Công ty Cổ phần, các dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế, các tổ chức kinh tế xã hội… Hoạt động kiểm toán của KTQGVN luôn tuân thủ những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệp của Việt Nam, cũng như các chuẩn mực quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam. 2.1.3.2. Dịch vụ Tư vấn Thuế KTQGVN xác định rằng thuế là một vấn đề hết sức quan trọng và là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Theo đó, dịch vụ tư vấn thuế của KTQGVN luôn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp bởi sự kết hợp giữa đội ngũ chuyên gia Tư vấn thuế giàu kinh nghiệm cùng với quan hệ chặt chẽ và mật thiết với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và các cơ quan thuế địa phương. Dịch vụ Tư vấn Thuế do KTQGVN cung cấp bao gồm: √ Trợ giúp lập tờ khai thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu đối với các nhà thầu nước ngoài √ Tư vấn thanh quyết toán thuế thu nhập cá nhân √ Giải đáp vướng mắc về thuế của các doanh nghiệp √ Cung cấp tài liệu, văn bản về thuế cho các doanh nghiệp √ Lập hồ sơ, thủ tục xin miễn giảm thuế; thay mặt doanh nghiệp thực hiện dịch vụ lập hồ sơ, thủ tục hoàn thuế. 2.1.3.3. Dịch vụ kế toán Để đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế và cập nhật những đổi mới trong các hoạt động tài chính kế toán của Việt Nam, KTQGVN đã áp dụng công nghệ, phương pháp mới nhất của quốc tế khi cung cấp dịch vụ thẩm định tài chính kế toán cho khách hàng để đảm bảo rằng các dịch vụ đó đạt chất lượng cao nhất. Các dịch vụ thẩm định tài chính kế toán do KTQGVN cung cấp bao gồm:
  • 37. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0137 √ Hướng dẫn, cập nhật và thực hiện ghi chép các sổ kế toán, hạch toán kế toán, lập BCTC, báo cáo thuế √ Thiết kế, tổ chức hệ thống kế toán, xử lý thông tin kế toán √ Thiết kế, cung cấp và lắp đặt phần mềm kế toán √ Thẩm định và đánh giá năng lực tài chính √ Thẩm định tài chính nhằm mục đích mua bán, trao đổi, sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản doanh nghiệp 2.1.3.4. Dịch vụ thẩm định giá KTQVN tự hào là một doanh nghiệp hoạt động về thẩm định giá có uy tín, đã và đang giúp nhiều khách hàng nhìn nhận và làm lành mạnh hệ thống tài chính kế toán của mình góp phần vào tính hiệu quả của công việc. Dịch vụ thẩm định giá do KTQGVN cung cấp hiện nay bao gồm; √ Dịch vụ xác định giá trị tài sản doanh nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, tham gia góp vốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh √ Các dịch vụ hỗ trợ chuyên ngành khác theo yêu cầu cụ thể của khách hàng 2.1.3.5. Dịch vụ thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp KTQGVN được Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp - CRC lựa chọn trong số ít các đơn vị kiểm toán khi CRC chấp thuận sử dụng các thông tin báo cáo kiểm toán trong việc thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp. Hoạt động thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp sẽ công khai, minh bạch các thông tin tài chính và các thông tin khác của doanh nghiệp, cung cấp tín hiệu khách quan, trung thực cho các nhà đầu tư và công chúng quan tâm. 2.1.3.6. Dịch vụ đào tạo Các khóa học của KTQGVN về các lĩnh vực: kế toán, thuế, tài chính, kiểm toán, thẩm định giá, quản trị kinh doanh, chứng khoán, tổ chức quản lý. Cụ thể như sau:
  • 38. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0138 √ Tổ chức các chương trình, khóa học nhằm cập nhật kiến thức cũng như cung cấp các thông tin hữu ích về tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực và pháp luật liên quan. Kết thúc khóa học. KTQGVN cung cấp chứng chỉ đào tạo cho người tham dự khóa học theo quy định của Luật giáo dục. √ Tổ chức các khóa học về kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. 2.1.4. Quy trình chung kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam KTQGVN thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm toán mẫu do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành. Theo đó, quy trình chung kiểm toán BCTC của Công ty bao gồm: lập kế hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 2.1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán Δ Công việc chuẩn bị Các công việc chuẩn bị bao gồm điều tra khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng. Hiện nay khách hàng chủ yếu của Công ty là khách hàng thường xuyên, Công ty tiến hành kiểm toán BCTC cho họ và tư vấn giải quyết những khó khăn trong kinh doanh. Đối với khách hàng thường xuyên, sau mỗi cuộc kiểm toán Công ty sẽ bổ sung những thông tin về sự thay đổi trong sản xuất kinh doanh của khách hàng vào hồ sơ kiểm toán chung. Với khách hàng mới, việc thu thập thông tin sơ bộ ban đầu hạn chế ở mức độ chấp nhận thư mời kiểm toán. Kết quả cuối cùng của giai đoạn này là hợp đồng kiểm toán được ký kết và hồ sơ kiểm toán về khách hàng. Tùy theo đánh giá thông tin ban đầu mà Công ty bố trí những KTV giàu kinh nghiệm, am hiểu ngành nghề kinh doanh và phù hợp với khách hàng.
  • 39. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0139 Sau khi Hợp đồng kiểm toán, Công ty sẽ tổ chức buổi họp đầu tiên với khách hàng. Tiếp đến là xác định phạm vi và lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. Δ Lập kế hoạch kiểm toán Kế hoạch kiểm toán đối với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể được các chủ nhiệm kiểm toán lập dựa trên các khảo sát sơ bộ về khách hàng. Trong mỗi cuộc kiểm toán, việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán được các chủ nhiệm kiểm toán đánh tiến hành chủ yếu thông qua kinh nghiệm của họ và căn cứ vào các cuộc kiểm toán đối với các công ty hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh với khách hàng mà công ty đã kiểm toán trước đó. Song song với việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán các chủ nhiệm kiểm toán xem xét tính hoạt động liên tục của công ty khách hàng để đưa ra các ý kiến cho phù hợp, nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Cũng trong giai đoạnnày, các chủ nhiệm kiểm toán phân công các KTV, trợ lý KTV thực hiện các công việc phù hợp với chuyên môn của từng người. 2.1.4.2. Thực hiện kiểm toán Δ Thử nghiệm kiểm soát - Kiểm tra, soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng bao gồm: các mục tiêu chiến lược, rủi ro, cơ cấu hoạt động, môi trường kiểm soát. - Kiểm tra việc thiết kế hệ thống có phù hợp đảm bảo khả năng kiểm soát hay không và quá trình tổ chức thực hiện có đảm bảo tính liên tục nhằm duy trì tính hiệu lực của hệ thống trong quá trình hoạt động của đơn vị. Trong nội dung này, KTV thường kiểm tra các tài liệu, các quy định của đơn vị về việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống; quan sát quá trình vận hành của hệ thống, phỏng vấn những người có trách nhiệ với việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống.
  • 40. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0140 Δ Thử nghiệm cơ bản Phân tích soát xét: KTV thực hiện việc so sánh số dư của các khoản mục năm nay với năm trước. KTV cũng có thể so sánh các chỉ tiêu của các khoản mục với số tổng cộng của các khoản mục, hoặc tính toán và phân tích một số tỷ suất trong một số các khoản mục đặc biệt như tài sản, doanh thu, phải thu, phải trả,... Các thủ tục phân tích được thực hiện để đánh giá sự tồn tại, đầy đủ, đúng đắn, việc tính toán và đánh giá đối với các số liệu có liên quan. Kiểm tra chi tiết: Tuỳ từng phần hành, khoản mục mà thực hiện chọn mẫu kiểm tra hay kiểm tra toàn bộ, sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết để thực hiện kiểm tra đối với các khoản mục đã chọn. Xác định chênh lệch và các biện pháp xử lý. Khi thực hiện kiểm tra chi tiết các KTV yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho công việc của mình và mọi phát hiện của KTV đều phải được ghi chép đầy đủ, đây sẽ là cơ sở để đưa ra các ý kiến kiểm toán. Trong chương trình kiểm toán chung có hướng dẫn chi tiết, cụ thể các công việc cần làm cho KTV khi kiểm toán một khoản mục cụ thể. Thông qua việc kiểm tra chi tiết này KTV cũng có thể đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty. Ngoài ra, Công ty còn xây dựng các thủ tục kiểm toán khác hay các thủ tục kiểm toán thay thế để KTV thực hiện trong các trường hợp cần thiết. Quy trình kiểm toán được công ty xây dựng cho từng khoản mục cụ thể. Đối với các khách hàng khác nhau thì KTV có thể sử dụng linh hoạt chương trình kiểm toán đã xây dựng để tạo ra hiệu quả cao nhất cho cuộc kiểm toán. Khi thực hiện kiểm toán, các KTV không được tự ý thay đổi kế hoạch đã xây dựng trừ một số trường hợp đặc biệt nhưng phải cố sự đồng ý của chủ nhiệm kiểm toán sau khi đã thoả thuận với khách hàng. Đối với các sự việc phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán mà không có trong kế hoạch kiểm toán thì phải được báo cáo cho chủ nhiệm kiểm toán để có hướng giải quyết phù hợp, và phải được ghi
  • 41. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0141 chép rõ ràng. 2.1.4.3. Kết thúc kiểm toán Tổng hợp kết quả, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán Đầu tiên trưởng nhóm kiểm toán soát xét lại các giấy tờ làm việc của từng khoản mục và đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được có đầy đủ và thích hợp để làm căn cứ đưa ra ý kiến nhận xét, kiểm tra bản tổng hợp kết quả kiểm toán từng khoản mục mà KTV thực hiện phần đó đã lập. Việc soát xét cũng bao gồm cả việc cân nhắc những chênh lệch không cần điều chỉnh do không ảnh hưởng trọng yếu. Trưởng nhóm kiểm toán lập bảng ghi nhớ các công việc đã hoàn thành, trong đó nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình kiểm toán, những hạn chế về phạm vi kiểm toán, những mục tiêu kiểm toán không đạt được (nếu có) và các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Sau đó, thảo luận với khách hàng về kết quả kiểm toán. Dựa trên các bằng chứng đã có, trưởng nhóm kiểm toán lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý dự thảo rồi gửi cho khách hàng. Nếu khách hàng không có thêm giải thích và ý kiến gì thì KTV sẽ lập Báo cáo kiểm toán chính thức. Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý . Dựa trên những thoả thuận giữa Công ty với khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán lập và ký BCKT rồi trình Giám đốc ký duyệt và đóng dấu, sau đó công bố chính thức. Đồng thời KTV cũng phát hành thư quản lý gửi tới khách hàng. Thư quản lý thông báo cho khách hàng thực trạng về công tác quản lý tài chính, kế toán; về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng; về những sai sót mà KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán và những đề nghị mà khách hàng cần sửa đổi.
  • 42. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0142 2.2. Thực trạng Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam thực hiện Trong luận văn tốt nghiệp, nhằm đảm bảo yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn kiểm toán, em xin lấy hai khách hàng đã được Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam kiểm toán làm ví dụ minh họa. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bảo mật cũng như tính thận trọng nghề nghiệp, bài viết xin không nêu rõ tên khách hàng mà gọi một cách tổng quát là Công ty ABC và Công ty XYZ. 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 2.2.1.1. Tiếp cận khách hàng Trước mỗi cuộc kiểm toán, cũng giống như các Công ty kiểm toán khác, để có thể ký kết được nhiều hợp đồng kiểm toán, KTQGVN luôn chủ động tìm đến khách hàng. Hàng năm, Công ty đều gửi thư chào hàng dịch vụ kiểm toán của mình đến những khách hàng mới, chưa từng sử dụng dịch vụ do Công ty cung cấp. Thư chào hàng là một hình thức để Công ty quảng bá tên tuổi, uy tín và chất lượng dịch vụ mà Công ty sẽ cung cấp cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận kiểm toán và lựa chọn Công ty thì họ sẽ phát thư mời kiểm toán. Nhận được thư mời kiểm toán, Công ty nhanh chóng xúc tiến việc gặp gỡ với Ban giám đốc khách hàng, xem xét các yêu cầu của khách hàng và khi có sự nhất trí giữa hai bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Đối với khách hàng thường xuyên, Công ty chủ động liên lạc với khách hàng, nếu ký tiếp hợp đồng năm nay thì cùng thống nhất một kế hoạch kiểm toán cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Kết quả cuối cùng của giai đoạn này là một hợp đồng kiểm toán với sự thống nhất các bên trong đó nêu rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đây sẽ là căn cứ pháp lý cho việc thực hiện công việc kiểm toán cũng như xử lý các tranh chấp giữa Công ty với khách hàng (nếu có). Công ty ABC: Thực hiện chủ trương đổi mới của Chính phủ về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 388/CP, ngày 28/12/1992, Bộ trưởng Bộ xây dựng được sự ủy nhiệm của Chính phủ ký Quyết định số 787/BXD về việc đổi
  • 43. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lô Kim Hương Lớp: CQ45/22.0143 tên Viện X thành Công ty ABC, hoạt động theo cơ chế thí điểm doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, để từng bước hòa nhập với thông lệ quốc tế. Năm 2004, Công ty ABC chuyển đổi sang hình thức Công ty Cổ phần theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103177897 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 04/05/2004. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của Công ty: √ Tư vấn chuẩn bị đầu tư xây dựng √ Thực thi và quản lý dự án √ Thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình và khu công trình √ Xử lý môi trường √ Khảo sát và đo đạc √ Lập dự toán Vốn điều lệ của Công ty là 54.000.000.000 đ. Công ty XYZ là khách hàng thường xuyên, nên mọi thông tin về Công ty XYZ đều được lưu trong hồ sơ kiểm toán từ năm 2009. Trong hồ sơ kiểm toán có các thông tin về Công ty XYZ như sau: Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản mở tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và ngân hàng Công thương Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật và hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0034783 ngày 25/10/2006 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Vốn đăng ký kinh doanh ban đầu là 46.000.000.000 đ Theo giấy phép kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của Công ty là sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm chè. Cụ thể là các sản phẩm sau: √ Chè túi lọc, chè gói nhỏ √ Chè hộp cao cấp, chè đen √ Nước giải khát tinh chất từ chè xanh