SlideShare a Scribd company logo
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đổi mới các Doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có bước phát
triển mạnh mẽ về cả hình thức lẫn quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho đến
nay cùng với chính sách mở cửa, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh đã góp phần quan trọng vào việc thiết lập nền kinh tế thị trường và đưa nền
kinh tế thị trường trên đà ổn định và phát triển. Để phù hợp với yêu cầu đổi mới kinh
tế và cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và làm thế nào để đạt được hiệu
quả cao trong kinh doanh luôn là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu lý luận và thực
tiễn.
Muốn thoát khỏi tình trạng thua lỗ và sớm thu được nhiều lợi nhuận trong kinh
doanh phải nắm bắt và làm chủ các quan hệ kinh tế tài chính phát sinh. Từ đó, chủ
doanh nghiệp sẽ đề ra được các quyết định kinh doanh đúng đắn, nhằm đạt được mục
tiêu mà các doanh nhiệp đã đề ra là phát triển sản xuất cả về số lượng và chất lượng
theo yêu cầu thị trường, đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đồng thời không
ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý sản xuất kinh doanh là tìm mọi biện pháp
để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Chi phí nguyên vật
liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, thông
thường chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, việc quản lý các chi phí thực chất là quản
lý các yếu tố chi phí cơ bản của quá trình sản xuất, đặc biệt là quản lý các chi phí về
nguyên vật liệu. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh
hưởng đến giá thành của sản phẩm và tức là ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Từ đó, buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tiết kiệm triệt để chi
phí nguyên vật liệu, làm sao với một lượng chi phí nguyên vật liệu sẽ làm ra được
nhiều sản phẩm hơn, tức là làm cho giá thành sản phẩm giảm đi. Vì vậy, một trong
những vấn đề quan trọng là tăng cường công tác quản lý vật liệu và hoàn thiện công
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
tác hạch toán nguyên vật liệu, nhằm hạ thấp được chi phí nguyên vật liệu trong giá
thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kế toán nguyên vật
liệu có đầy đủ và kịp thời hay không có tác dụng rất lớn đến chất lượng công tác quản
lý nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại công ty Dệt Hà Nội, em đã tìm hiểu hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biết được mục tiêu hướng tới của doanh
nghiệp là không ngừng nâng cao lợi nhuận, doanh thu năm nay luôn cao hơn năm
trước. Em nhận thấy rằng nguyên vật liệu có một vai trò hết sức quan trọng đối với
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung, và công ty Dệt may Hà Nội nói
riêng, nên em đã lựa chọn đề tài luận văn:
"TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT
MAY HÀ NỘI”.
Nội dung luận văn của em gồm 3 phần chính:
Chương I: Lý luận chung về công tác nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản
xuất.
Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt
may Hà Nội
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại
công ty Dệt may Hà Nội
Luận văn được hoàn thành do sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Hà
Đức Trụ và các cán bộ phòng Tài chính kế toán ở công ty.Tuy nhiên do thời gian thực
tập không nhiều, cùng với nhận thức còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm thực
tiễn nên bài luận văn của em sẽ không tránh khỏi có những thiếu xót.Em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng Tài chính kế toán
ở công ty để bài viết của em thêm phong phú về lý luạn cũng như thiết thực với thực
tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh lẫn nhau
để tồn tại và phát triển. Mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần
hướng tới đó là tối đa hoá lợi nhuận. Tối đa hoá lợi nhuận đồng nghĩa với việc tiết
kiệm các chi phí đầu vào một cách hợp lý triệt để, từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm,
nêu cao tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vật liệu là một
trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình tạo ra sản phẩm,
với tư cách là chi phí nó chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất cũng như
tổng giá thành của sản phẩm. Vì vậy muốn giảm chi phí tăng lợi nhuận, kế toán cần
phải quản lý chặt chẽ và hợp lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, nhập, xuất dùng
nguyên vật liệu cho đến khâu kiểm tra, kiểm soát tình hình bảo quản vật liệu.
Công ty Dệt may Hà Nội đã nhanh chóng tổ chức chỉ đạo chặt chẽ từ việc bố
trí nhân viên kế toán có đủ năng lực, trình độ đến việc áp dụng nghiêm túc đúng qui
định các phương pháp hạch toán kế toán của Nhà nước ban hành.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức
vì vậy nội dung trình bày cũng như phương pháp đánh giá của cá nhân sẽ không tránh
khỏi những hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy
cô giáo , của các cán bộ phòng Tài chính kế toán ở công ty để bài luận văn của em có
ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hưóng dẫn, giúp đỡ tận tình của
PGS.TS Hà Đức Trụ và các cô chú cán bộ phòng kế toán của công ty Dệt may Hà Nội
em đã hoàn thành đề tài: :"Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt may Hà
Nội.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 01
Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo
phương pháp “ Thẻ song song”
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Thẻ kho
Sổ kế toán
chi tiết
Chứng từ
nhập
Chứng từ
xuất
Bảng kê tổng hợp
nhập - xuất - tồn
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 02
Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo
phương pháp “Sổ đối chiếu luân chuyển”
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Phiếu nhập
kho
Thẻ kho Phiếu xuất
kho
Bảng kê
nhập vật tư
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Bảng kê
xuất vật tư
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 03
Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu
theo phương pháp “Sổ số dư”
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Phiếu nhập
kho
Thẻ kho Phiếu xuất
kho
Phiếu giao
nhận chứng từ
nhập
Sổ số dư Phiếu giao
nhận chứng từ
xuất
Bảng kê
nhập vật tư
Bảng TH nhập,
xuất, tồn kho
vật liệu
Bảng kê
xuất vật tư
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 04
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 111, 112, 331, 141 TK 152 TK111, 331
Nhập kho nguyên vật liệu mua ngoài Trả lại cho người bán
TK 133
Thuế GTGT được khấu trừ
TK 151 TK 621
Nhập kho hàng đang đi đường kỳ trước Xuất tự chế, thuê ngoài gia công chế biến
TK 154 TK 154
Nhập kho do tự chế biến, Xuất tự chế,thuê ngoài
thuê ngoài gia công thực hiện gia công chế biến
TK 333 (33312) TK 632, 157
GTGT của hàng thuế nhập khẩu Xuất bán trực tiếp và gửi bán
TK 338 TK 138
Phát hiện thừa khi kiểm kê Phát hiện thiếu khi kiểm kê
TK 128, 222 TK 128, 222
Nhận lại vốn góp liên doanh Xuất trả lại vốn góp liên doanh
TK 411 TK 411
Nhận vốn góp một doanh bằng NVL Xuất kho trả lại vốn góp liên doanh
TK 412 TK 412
Chênh lệch tăng do đánh giá lại Chênh lệch giảm do đánh giá lại
TK 621, 627 TK 627,641,642
Xuất dùng không hết lại nhập lại kho Xuất kho phục vụ quản lí,SX,bán hàng
TK 142, 242
Phân bổ dần vào CP
Phân bổ nhiều lần SXKD các kỳ
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 05
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 152, 153, 151 TK 611 TK 152, 153, 151
Kết chuyển giá trị VL tồn đầu kỳ Kết chuyển giá trị tồn kho cuối kỳ
TK 111, 112, 141
Mua trả tiền ngay
TK 621, 623, 627, 642
TK 133
Thuế GTGT Trị giá NVL xuất dùng
được khấu trừ
TK 331, 311
Mua chưa trả tiền hoặc trả bằng TK 632
tiền vay Xuất bán
TK 333 (3333)
Thuế nhập khẩu TK 138
NVL thiếu hụt, mất mát
TK 412
TK 128, 222
Nhận góp vốn liên doanh Chênh lệch giảm giá do đánh giá lại
TK 412
Chênh lệch tăng do đánh giá lại
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Giá có thuế GTGT
PHỤ LỤC 06
Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký – chứng từ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái TK 152
Nhật ký- Chứng từ
Thẻ và sổ kề
toán chi tiết
Bảng kê
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 07
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty Dệt may Hà Nội
1.Dây chuyền kéo sợi:
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
CUỘN CÚI
CHẢI KỸ
CHẢI KỸ
SẢN PHẨM NHẬP
KHO GỒM SỢI
COTTON, SỢI PHA,
SỢI PE
GHÉP TRỘN
GHÉP I,II
GHÉP THÔ
SỢI CON
ĐÁNH ỐNG
SỢI XE ĐÔI
SẢN PHẨM NHẬP
KHO
GHÉP I,II
XÉ TRỘN BÔNG
NGHIỀN
GHÉP TRƯỚC BÔNG
XÉ TRỘN XƠ
CHẢI THÔ
GHÉP TRƯỚC XƠ
NGHIỀN
CHẢI THÔ
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
2.Dây chuyền dệt kim:
3.Dây chuyền dệt thoi:
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
SỢI
TK
111
,
112
,
141
331
TK
621
TK
627
,
641
,
642
,
241
TK
632
(15
7)
DỆT VẢI MỘC
SẢN PHẨM NHẬP KHO
CẮT may THÊU, IN BAO GÓI
GIẶT, NẤU, TẨY, NHUỘM
SỢI DỆT
THOI
VẢI
MỘC
VẢI
DỆT
THOI
NHUỘM NHẬP
KHO
CẮTMAY, KHÂUSẢN PHẨM NHẬP KHO
GỠ VẮTMỞ KHỔVẢI DỆT KIM VĂNG
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 08
Sơ đồ tổ chức quản lý kinh doanh
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó TGĐ kỹ thuật
Phó TGĐ điều hành
sản xuất kinh doanh
Phó TGĐ điều hành
tổ chức lao động
Phòng
kỹ thuật
Ban
đầu
tư
Trung
tâm thí
nghiệm
và KTCL
(KCS)
Phòng
kế
hoạch
tiêu
thụ
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
kế toán
tài
chính
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
bảo
vệ
Xí
nghiệp
Sợi A
Xí
nghiệp
Sợi Ý
Xí
nghiệp
Dệt
Xí
nghiệp
Nhuộm
Xí
nghiệp
May
Xí
nghiệp
cơ
điện
Trưởng ca Trưởng ngành
Tổ trưởng tổ sản xuất
Công nhân viên
XN
DỊCH
VỤ
XÂY
DỰNG
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 09
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
THỦ
QUỸ
KẾ
TOÁN
NVL
CCDC
KẾ
TOÁN
TSCĐ
KẾ
TOÁN
XDCB
KẾ
TOÁN
TIỀN
MẶT
TGNH
KẾ
TOÁN
TH CP,
TÍNH
GIÁ
THÀNH
KẾ
TOÁN
TP VÀ
TIÊU
THỤ
KẾ
TOÁN
THANH
TOÁN
VÀ NV
KẾ
TOÁN
TIỀN
LƯƠN
G &
BHXH
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(TRƯỞNG PHÒNG)
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
(KẾ TOÁN TỔNG HỢP)
CÁC NHÂN VIÊN THỐNG KÊ
BỘ PHẬN TRỰC THUỘC
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 10
Quy trình hạch toán vật liệu theo hình thức Nhật ký chứng từ
tại Công ty Dệt may Hà Nội
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Chứng từ
Nhập xuất
Nhật ký
chứng từ 5
Sổ chi tiết
TK 331
Bảng kê
xuất
Tổng
hợp nhập
Bảng kê
nhập kê
nhập
NK-CT liên
quan 1,2,4...10
Tổng hợp
xuất
Bảng kê
số 3
Bảng phân bố
số 2
Bảng kê 4,5,6
NK - CT số 7
Sổ cái
TK 152,
153
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 11
Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số: 01GTKT - 3LL
02 - B
Số: 00469
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ngày 25/2/2005
Đơn vị bán hàng : ITOCHU HONG KONG
Địa chỉ :
Đơn vị mua hàng : Công ty Dệt may Hà Nội
Địa chỉ : Số 1 Mai Động
Hình thức thanh toán : Ngoại tệ
ST
T
Tên,qui cách sản
phẩm, hàng hoá
ĐVT Số lượng
Đơn giá
(VNĐ)
Thành tiền
(VNĐ)
1. Bông TQ cấp I Kg 197.160 18.700,00
(Tỷ giá
15920(đồng)
3.687.004.200
Cộng 3.687.004.200
Thuế suất thuế GTGT 10%
Tiền thuế GTGT : 368.700.420 đồng
Tổng cộng thanh toán : 4.055.704.620 đồng
(Viết bằng chữ : Bốn tỷ không trăm năm mươi nhăm triệu bảy trăm linh bốn
nghìn sáu trăm hai mươi đồng).
Người mua Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 12
Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số : 01 - VT
Ban hành theo QĐ số : 1141- TC/QĐ/CĐKT
ngày 01 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
phiÕu nhËp kho
Họ tên người nhập : Lâm Tuấn Huy
Chứng từ số : 17708 ngày 25 tháng 2 năm 2005
Biên bản kiểm nghiệm số :
Nhập vào kho : Bông xơ
STT
Tên, nhãn hiệu
qui cách vật tư
Đơn
VT
Số lượng
nhập kho
Giá đơn
vị
Thành tiền
Ghi chú
Mã
1 Bông TQ cấp 1
(01 loại)
Kg 197.160 18.700 3.687.004.200 BX BTQ
Cộng 3.687.004.200
Thuế NK 16.837.085
Thuế VAT 368.700.420
Tổng cộng 4.072.541.705
Cộng thành tiền : Bốn tỉ không trăm bảy mươi hai triệu năm trăm bốn mươi
mốt nghìn bảy trăm linh năm đồng.
Thủ kho Người giao Phụ trách kinh doanh
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
TK Nợ TK Có
1331 3331
1521 331
1521 3333
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 13
Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số : 01 - VT
Ban hành theo QĐ số : 1141- TC/QĐ/CĐKT
ngày 01 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
phiÕu nhËp kho
Họ tên người giao hàng : Trương Tuyết Nga
Chứng từ số : 0094137 ngày 15 tháng 2 năm 2005
Biên bản kiểm nghiệm số :
Nhập vào kho : Nguyên liệu
STT
Tên, nhãn hiệu
qui cách vật tư
Đơn
VT
Số lượng
nhập kho
Giá đơn
vị
Thành tiền
Ghi chú
Mã
1 Vải ngoài mét 12.000 6.000 72.000.000 BX BTQ
Cộng 72.000.000
Thuế VAT 7.200.000
Tổng cộng 79.200.000
Cộng thành tiền : Bảy mươi chín triệu hai trăm nghìn đồng.
Thủ kho Người giao Phụ trách kinh doanh
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
TK Nợ TK Có
1331 112
1521 112
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 14
Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số : 06 - VT
Ban hành theo QĐ số : 1141- TC/QĐ/CĐKT
ngày 01 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
THẺ KHO
Tháng 5 năm 2005
Kho: Bông xơ
Tên hàng: Bông TQ cấp 1-BX BTQ
Đơn vị tính: Kg
Chứng từ
Diễn giải
Nhập Xuất Tồn
NT SH SL GT SL GT SL GT
T Tồn đầu tháng 8.357
5/5 17708 ITOCHU HONGKONG 197.166
19/5 8725 Nhà máy sợi 1 117.250
22/5 8837 Nhà máy sợi 2 29.680
Tồn cuối tháng 58.593
Kế toán trưởng: Ngày...tháng...năm...
Người lập biểu
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 15
Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số : 05 - VT
Ban hành theo QĐ số : 1141- TC/QĐ/CĐKT
ngày 01 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
BIÊN BẢN KIỂM KÊ KHO THUỐC NHUỘM
Sáu tháng cuối năm 2005
Thời điểm kiểm kê : 0 giờ ngày 01 tháng 6 năm 2005
Thành phần kiểm kê: * Thủ kho: Lê Phúc Vinh
* Thống kê: Trần Thanh Hà
* Kế toán : Cao Hồng Vượng
SH
Tên vật tư ĐV
Tồn sổ sách Tồn kiểm kê Chênh lệch
Ghi
chú
SL GT SL GT SL
G
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng- Thuốc nhuộm
Drimarene Yellow
Drimarene Blue
Drimarene Violet
Derpersol Navy C-4r
Derpersol Violet
Derpersol Black
Lamefin NP
Mikethren
Terasil Blue
Terasil Blue BG-02
...
Kg
-
-
-
-
-
-
-
-
-
14.926,446
47,299
8,551
15,504
119,220
86,667
504,467
60,455
1.091,622
138,908
81,971
14 927,053
47,299
8,551
15,.504
119,.220
86,667
504,467
60,256
1091,852
139,100
81,971
0.607
(0.185)
(0.190)
0.230
0.192
Thủ kho Thống kê Kế toán Phòng SXKD Phòng KTTC
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 16
Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số : 02 - VT
Ban hành theo QĐ số : 1141- TC/QĐ/CĐKT
ngày 01 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
PHIẾU XUẤT KHO
Tháng 5 năm 2005
Họ tên người nhập : Nguyễn Thanh Phương
Chứng từ số : 14108518 ngày 06 tháng 11 năm 2005
Bộ phận sử dụng : Nhà máy Sợi I
Đối tượng sử dụng :
Xuất tại kho : Bông Xơ
STT
Tên,nhãn hiệu,
quy cách vật tư
Đv
Số lượng Đơn
giá
Thành tiền
Ghi
chúYêu cầu Thực xuất
1
Bông
Trung Quốc cấp 1
(01 loại)
Kg 117.250 117.250 18.698,47 2.192.395.607 BX
BTQ
Cộng 2.192.395.607
Cộng thành tiền : Hai tỉ một trăm chín mươi hai triệu ba trăm chín nhăm nghìn
sáu trăm linh bảy đồng.
Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách kinh doanh Người nhận Thủ kho
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
TK Nợ TK Có
6211 1521
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 17
Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số : 05 - VT
Ban hành theo QĐ số : 1141- TC/QĐ/CĐKT
ngày 01 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
Ngày 31 tháng 5 năm 2005
Liên 3 : Dùng thanh toán nội bộ
-Căn cứ lệnh điều động số 137 ngày 28 tháng 5 năm 2005
của chị Tâm về việc : nhu cầu sợi tháng 5 năm 2005
Họ tên người vận chuyển : Anh Thanh
Xuất tại kho : Phụ liệu may
Nhập tại kho : Nhà máy may thêu Đông Mỹ
T
T
Tên, nhãn hiệu, qui
cách, phẩm chất VT
ĐVT
Số lượng Đơn
giá
Thành
tiềnThực nhập Thực xuất
1
2
Sợi Petex
Sợi Petex
Kg
Kg
58
31
58
31
7500
7500
435.000
232.500
Cộng 667.500
Cộng thành tiền : Sáu trăm sáu mươi bảy nghìn năm trăm đồng.
Xuất ngày 31/5/2005 Nhập ngày 31/5/2005
Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 18
BÁO CÁO NHẬP – XUẤT – TỒN KHO
(Từ ngày 01/06/2005 đến ngày31/06/2005)
Đơn vị: Công ty Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Kho nguyên vật liệu
stt
tên, nhãn hiệu,
quy cách vật liệu
đơn
vị tính
tồn
đầukỳ
nhập trong kỳ xuất trongkỳ tồn
cuối kỳnhập SX nhập # cộng nhập xuất SX xuất # cộng xuất
1 bông các loại kg 3798,8 1.000 3798,8 3247,1 3247,1 4350,5
2 vải bò mét 0 26531 26531 25614 25614 917
3 vải ngoài mét 15362 549862,4 321 550183,4 438924 438924 126621
4 vải lót lụa mét 3248 89279 289 89568 88231 88231 4585
5 vải lót lưới mét 0 3090 3090 3000 3000 90
Phụ trách đơn vị Người lập biểu Thủ kho
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 19
Đơn vị: Công ty Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Kho công ty
SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU
Tháng 12/2005
Tên vật liệu: Vải mộc
Đơn vị : mét
Chứng từ Diễn giải TKĐư Đơn giá Nhập Xuất Tồn
Số Ngày Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền
Tồn kho đầu tháng 11.500 102,54 1.179.210
32 8/12 Xuất cho sản xuất 6211 11.500 2.504,2 28.793.300
55 31/12 Nhập kho NVL 331 11.500 3.125,7 35.945.550
Cộng phát sinh 3.125,7 35.945.550 2.504,2 28.793.300
Tồn cuối tháng 724,04 8.326.460
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 20
BÁO CÁO VẬT LIỆU TỒN KHO
Tháng 6 năm 2005
Đơn vị: Công ty Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Kho nguyên vật liệu
STT Loại hàng ĐVT Đơn giá
tồn
đầu kỳ
Nhập
trong kỳ
Xuất
trong kỳ
Tồn
cuối kỳ
Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền
1 Vải bò mét 18200 289,2 5263440 0 0 0 0 289,2 5263440
2 Vải mộc mét 16600 2171 36038600 1000 16600000 3113 51675800 58,000 962800
3 Vải phin màu trắng mét 4727 200 945400 36400
17206280
0 4500 21271500
32100,00
0 151736700
4 Vải phin màu đỏ mét 3500 2500 8750000 0 0 0 0 2500 8750000
5 Vải lót lụa mét 5000 640 3200000 10408 52040000 2500 12500000 8548,000 42740000
6 Vải lót lới mét 2000 180 360000 0 0 0 0 180,000 360000
7 Vải ngoài mét 5000 3200 16000000 5600 28000000 1200 6000000 3200 16000000
8 Bông kg 4500 430 1935000 5500 24750000 4900 22050000 1030,000 4635000
9 Xốp mét 3200 8903 28489600 5698 18233600 5236 16755200 9365,000 29968000
10 Lót tuyn mét 3600 7035 25326000 15621 56235600 26531 95511600 7035 25326000
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 21
Bảng kê chứng từ nhập vật liệu, CCDC
Kho Bông
Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005
Chứng từ
Diễn giải
Ghi có
TK
Danh điểm Số lượng Đơn giá Số tiền
Số Ngày
1/12 7/12
C.ty sx XNH tổng
hợp 331 2.561 22.863,6 58.553.680
Bông thô Mỹ cấp II 223005
2/12 10/12 C.ty d.vụ XNK & TM 331
Bông Mỹ 223004 76.917,2 24.706 1.900.316,343
Bông Tây Phi 223002 19.841,22 24.698 490.038.452
….
….
Tæng céng: 127.113,40
2.995.554.384,4
Ngêi ghi sæ KÕ to¸n trëng
(Ký, ghi râ hä tªn) (Ký, ghi râ hä tªn)
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
PHỤ LỤC 22
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ XUẤT VẬT LIỆU, CCDC
Kho Bông
Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005
Chứng từ
Diễn giải
Ghi
nợ
Tk
Danh
điểm
Số lượng Đơn giá Số tiền
Số Ngày
………
5/1
2 15/12/05 Chị Đào-sợi A
621.
1 16.741
23.111,4
9 386.909.454,09
Bông Thô Mỹ cấp II 223005
………
8/1
2 22/12/05 Anh Hải -sợi B
Bông Mỹ
621.
2
22300
4 28.200 24.706 696.709.200
...........
……..
Tổng cộng: 312.081,40 7.743.363.696,8
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N1
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kế toán doanh nghiệp I, II (Trường ĐHQL & KD Hà Nội).
2. Hướng dẫn thực hành kế toán – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
3. Giáo trình kế toán tài chính – Trường học viện tài chính.
4. Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình
doanh nghiệp.
5. PGS –TS Nguyễn Văn Công (chủ biên). Kế toán doanh nghiệp. NXB Tài
chính (2003).
6. Bộ Tài chính. Các văn bản pháp luật về kế toán, thống kê, thuế. NXB Tài
chính (2003).
7. Tạp san giới thiệu về công ty Dệt may Hà Nội (HANOSOMEX).
8. Tạp san “lịch sử hình thành và phát triển của công ty dệt may Hà Nội
9. Một số luận văn của trường đại học và quản lý kinh doanh Hà Nội.
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N2
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU Trang
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT
1
1.1 Khái niệm chung về hạch toán nguyên vật liệu 1
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu 1
1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu 1
1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản
xuất
1
1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 2
1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu 2
1.2.1.1.Phân loại theo công dụng kinh tế 2
1.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu theo mục đích, công dụng 2
1.2.1.3. Phân loại nguyên vật liệu theo nguồn hình thành 3
1.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu 3
1.3 Nội dung công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
sản xuất
5
1.3.1.Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 6
1.3.1.1. Chứng từ kế toán sử dụng 6
1.3.1.2. Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu 6
1.3.1.3. Thủ tục chứng từ xuất nhập nguyên vật liệu 7
1.3.1.4. Các phương pháp kế toán chi tiết nhập vật liệu 7
1.3.1.4.1. Phương pháp thẻ song song 8
1.3.1.4.2.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 8
1.3.1.4.3. Phương pháp sổ số dư 9
1.3.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 10
1.3.2.1 Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai
thường xuyên
10
Trang
1.3.2.2. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê
định kỳ
11
1.4. Sổ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo các hình thức kế toán 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
13
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Dệt may Hà Nội 13
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 13
2.1.2.Đặc điểm tổ chức quản lý SXKD tại công ty Dệt may Hà Nội 14
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N3
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
2.1.2.1. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
trong những năm gần đây
14
2.1.2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất 1
5
2.1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất của mặt hàng chủ yếu
trong đơn vị
16
2.1.2.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 17
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Dệt may
Hà Nội
1
8
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 1
8
2.1.3.2. Chế độ hạch toán áp dụng tại doanh nghiệp là 1
9
2.1.4. Tài khoản kế toán 19
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
Dệt may Hà Nội
18
2.2.1 Quá trình hạch toán nhập - xuất kho nguyên vật liệu 20
2.2.2 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho 20
2.2.3. Tính giá vật liệu xuất kho 21
2.2.4. Thủ tục nhập, xuất kho nguyên vật liệu 21
2.2.4.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu 21
Trang
2.2.4.2. Thủ tục xuất kho 24
2.2.4.3. Kế toán chi tiết vật liệu 25
2.2.4.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 26
2.2.5. Tổ chức kiểm kê kho nguyên vật liệu 29
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ
NỘI
31
3.1 Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán vật liệu ở công ty Dệt
Hà Nội
31
3.1.1 Nhận xét về công tác quản lý vật liệu 31
3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. 32
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N4
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
3.1.2.1. ưu điểm 32
3.1.2.2. Những tồn tại 34
3.2 Một số ý kiến đề xuất về công tác kế toán nguyên vật liệu tại
công ty Dệt may Hà Nội.
3
4
KẾT LUẬN
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N6
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU:
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu
Trong doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba
yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của
sản phẩm. Khác với tư liệu lao động, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất
nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác dụng của lao động,
chúng bị tiêu hao toàn bộ hay thay đổi hình thái ban đầu để tạo ra hình thái vật chất
của sản phẩm.
1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu
Về mặt giá trị, khi tham gia vào sản xuất, vật liệu chuyển dịch một lần toàn
bộ giá trị của nó vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Vật liệu thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm ở các doanh nghiệp, nên việc quản lý quá trình thu mua vận
chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu trực tiếp tác động đến những chỉ tiêu
quan trọng nhất của doanh nghiệp như: chỉ tiêu sản lượng, chất lượng sản phẩm,
chỉ tiêu giá thành và chỉ tiêu lợi nhuận...
1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Tổ chức công tác kế toán vật liệu là điều kiện quan trọng không thể thiếu
được để quản lý vật liêụ, luôn cần những thông tin kịp thời chính xác về nguyên
vật liệu để lập kế hoạch thu mua, để phân tích tình hình sử dụng vật liệu, lập các
định mức tiêu hao cũng như các định mức dự trữ đối với từng thứ vật liệu để từ đó
đề ra biện pháp sử dụng tiết kiệm vật liệu.
Mặt khác, tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu tạo điều kiện sử dụng tốt
công suất máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy việc sử dụng
vật liệu tiết kiệm, tránh mất mát lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh góp
phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường.
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N7
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
1.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU
1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu
1.2.1.1.Phân loại theo công dụng kinh tế
Vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò
và công dụng đặc trưng dùng để phân loại vật liệu thông dụng nhất là vai trò và tác
dụng của vật liệu trong sản xuất. Theo cách phân loại này, nguyên vật liệu được
phân ra thành các loại sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài ): đối
với các doanh nghiệp sản xuất nguyên, vật liệu chính là đối tượng lao động chủ
yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm như sắt thép trong các doanh nghiệp chế
tạo máy, cơ khí, xây dựng cơ bản, Bông trong các doanh nghiệp dệt kéo sợi,Vải
trong các doanh nghiệp may. Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp
tục quá trình sản xuất, sản phẩm thí dụ như sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp
dệt cũng được coi là nguyên vật liệu chính.
- Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất,
đựơc sử dụng để kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng chất
lượng của sản phẩm, hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động
bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý.
- Nhiên liệu: Là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng, ở thể rắn, lỏng và khí
dùng để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh như: xăng, dầu, than củi, hơi đốt..
- Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế sửa
chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải..
- Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: Là các loại vật liệu thiết bị phục vụ
cho hoạt động xây dựng cơ bản, tái tạo tài sản cố định.
- Phế liệu thu hồi: Là những loại phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất để sử
dụng lại hoặc bán ra ngoài.
Cách phân loại như trên giúp kế toán tổ chức tài khoản để đáp ứng kịp thời
tình hình hiện có và sự biến động của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu theo mục đích, công dụng
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N8
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: phục vụ, quản lý ở các phân
xưởng, cho nhu cầu bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
1.2.1.3. Phân loại nguyên vật liệu theo nguồn hình thành
Nguyên vật liệu được chia thành: Nguyên vật liệu mua ngoài, nguyên vật liệu
tự có, nguyên vật liệu giữ hộ hoặc gia công chế biến, phế liệu thu hồi từ sản xuất.
1.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá vật liệu là xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định.
Theo quy định hiện hành, kế toán nhập xuất, tồn kho vật liệu, phản ánh theo
giá trị thực tế, khi xuất kho cũng phải xác định giá trị thực tế xuất kho theo đúng
phương pháp quy định. Sau đây là một số phương pháp đánh giá nguyên vật liệu:
• Đánh giá vật liệu theo giá trị thực tế
 Giá thực tế vật liệu nhập kho
Trong các doanh nghiệp nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn nhập mà
giá thực tế của chúng trong từng trường hợp được xác định cụ thể như sau:
* Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
- Nếu nguyên vật liệu mua để dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc
đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ :
Giá thực tế Giá mua ghi Các khoản thuế Chi phí Các khoản
NVL nhập = trên hoá đơn + không bồi hoàn + thu mua - giảm giá,
kho trong kỳ ( chưa có (thuế NK, thuế thực tế chiết khấu
thuế GTGT) TTĐB (nếu có)) TM( nếu có)
- Nếu nguyên vật liệu mua để dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không
thuộc đối tượng nộp thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp :
Giá thực tế Giá mua ghi Thuế NK và Chi phí Các khoản
NVL nhập = trên hoá đơn + thuế GTGT + thu mua - giảm giá,
kho trong kỳ bao gồm cả của hàng NK thực tế chiết khấu TM
thuế GTGT ( nếu có)
* Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến :
Giá thực tế NVL Giá thực tế Chi phí
gia công nhập = NVL xuất gia + chế biến
kho trong kỳ công chế biến
* Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến :
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N9
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Giá thực tế NVL Giá thực tế Chi phí Tiền thuê
gia công nhập = NVL xuất gia + giao, nhận + chế biến
kho trong kỳ công chế biến
* Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần thì giá thực tế
nguyên vật liệu nhập kho là giá do các bên tham gia liên doanh đánh giá.
* Đối với nguyên vật liệu được biếu tặng thì giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
được xác định theo thời giá trên thị trường.
 Giá thực tế vật liệu xuất kho
Khi xuất dùng nguyên vật liệu, kế toán phải tính toán chính xác giá trị thực tế
của nguyên vật liệu xuất kho cho các nhu cầu, các đối tượng khác nhau. Kế toán có
thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
* Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính
trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá bình quân của nguyên vật
liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ.
Giá thực tế của NVL + Giá thực tế của NVL
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Đơn giá thực tế =
bình quân Số lượng NVL + Số lượng NVL
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Giá thực tế = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế
NVL xuất kho xuất kho bình quân
*Phương pháp giá thực tế đích danh
Theo phương này, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở
số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô nguyên
vật liệu xuất kho đó. Phương pháp này thường được áp dụng đối với những loại vật
liệu đặc chủng, có giá trị cao.
*Phương pháp giá thực tế nhập trước xuất trước ( FIFO)
Theo phương pháp này, kế toán phải theo dõi được đơn giá thực tế và số
lượng của từng lô hàng nhập kho. Sau đó khi xuất kho căn cứ vào số lượng xuất
tính ra giá thực tế theo công thức :
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N10
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Giá thực tế = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế
NVL xuất kho xuất kho của lô hàng nhập trước
Khi nào xuất hết số lượng của lô hàng nhập trước thì nhận với đơn giá thực
tế của lô hàng nhập tiếp sau. Như vậy theo phương pháp này, giá thực tế của
nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho
thuộc các lần mua sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả
ổn định hoặc có xu hướng giảm.
* Phương pháp giá thực tế nhập sau xuất trước ( LIFO)
Theo phương pháp này, kế toán cũng phải theo dõi được đơn giá thực tế và
số lượng của từng lô hàng nhập kho. Sau đó khi xuất kho căn cứ vào số lượng xuất
kho để tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho theo công thức :
Giá thực tế = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế của
NVL xuất kho xuất kho lô hàng nhập sau cùng
Khi nào hết số lượng của lô hàng nhập sau cùng thì nhân (x) với đơn giá
thực tế của lô hàng nhập trước lô hàng đó và cứ tính lần lượt như thế. Như vậy
theo phương pháp này, giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ chính là giá
thực tế của nguyên vật liệu nhập kho thuộc các lần mua đầu kỳ. Phương pháp này
thường sử dụng với các loại nguyên vật liệu có giá trị cao và có tính tách biệt.
* Phương pháp hệ số giá
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán (loại giá ổn định được sử
dụng thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp và cả kỳ kế toán) để theo dõi chi tiết
tình hình nhập xuất nguyên vật liệu hàng ngày, thì cuối kỳ kế toán phải điều chỉnh
giá hạch toán theo giá thực tế đối với số nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ trên cơ
sở hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên vật liệu xuất dùng.
Công thức tính như sau:
Giá thực tế Giá hạch toán Hệ số chênh lệch
NVL xuất kho = NVL xuất kho + giữa giá thực tế
trong kỳ trong kỳ và giá hạch toán
Trong đó :
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N11
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Giá thực tế NVL + Giá thực tế NVL
Hệ số chênh lệch tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
giữa giá thực tế =
và giá hạch toán Giá hạch toán NVL + Giá hạch toán NVL
tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Tuỳ thuộc vào đặc điểm và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà hệ số giá
nguyên vật liệu có thể được tính riêng cho từng thứ, nhóm hoặc toàn bộ nguyên
vật liệu.
1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT:
1.3.1.Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
1.3.1.1. Chứng từ kế toán sử dụng
Để đáp ứng yêu cầu của quản trị doanh nghiệp, hạch toán chi tiết nguyên vật
liệu phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ vật liệu và phải
được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng một cơ sở kế toán
chứng từ.
Các chứng từ kế toán về vật liệu công cụ dụng cụ bao gồm:
- Phiếu nhập kho ( mẫu 01 - VT ),
- Phiếu xuất kho ( mẫu 02-VT )
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( mẫu 03-VT )
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức ( mẫu 04 -VT )
- Biên bản kiểm nghiệm ( mẫu 05 - VT )
- Thẻ kho ( mẫu 06 - VT )
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá ( mẫu 08 - VT )
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( mẫu 02 - VT )
- Hoá đơn cước vận chuyển ( mẫu 03 - VT )
Đối với các chứng từ kế toán thống nhất, bắt buộc phải được lập kịp thời,
đầy dủ theo đúng quy định về mẫu, nội dung và phương pháp.
1.3.1.2. Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp mà
sử dụng sổ chi tiết như sau: Sổ ( thẻ ) kho (Mẫu 06 - VT); Sổ (thẻ ) kế toán chi tiết
nguyên vật liệu; Sổ đối chiếu luân chuyển ; Sổ số dư....
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N12
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Sổ (thẻ ) kho ( mẫu 06 - VT ) được sử dụng để theo dõi số lượng xuất - tồn
của từng thứ vật liệu theo từng kho. Thẻ kho do phòng kế toán lập và ghi các chỉ
tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính.
Các sổ (thẻ ) kế toán chi tiết vật liệu, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư vật
liệu được sử dụng để phản ánh nghiệp vụ xuất nhập tồn kho vật liệu về mặt giá trị.
Ngoài các sổ kế toán chi tiết còn có thể mở thêm các bảng kê nhập, bảng kê xuất,
bảng kê luỹ kế tổng hợp nhập – xuất - tồn kho vật liệu, phục vụ cho việc ghi sổ kế
toán được đơn giản nhanh chóng và kịp thời.
1.3.1.3. Thủ tục chứng từ xuất nhập nguyên vật liệu
 Thủ tục chứng từ cần thiết trong nghiệp vụ thu mua và nhập kho vật liệu:
Trong nghiệp vụ thu mua và nhập kho vật liệu doanh nghiệp phải có hai loại
chứng từ bắt buộc là hoá đơn bán hàng (hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) và phiếu
nhập kho. Hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) do người bán
hàng lập, ghi rõ số lượng từng loại hàng hoá, đơn giá và số tiền mà doanh nghiệp
phải trả cho người bán. Khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thì trên hoá đơn do người
bán lập vừa bao gồm tiền mua vật liệu , hàng hoá vừa bao gồm cả phần thuế giá trị
gia tăng. Trong trường hợp doanh nghiệp thu mua vật liệu từ thị trường tự do thì
doanh nghiệp phải lập phiếu mua hàng thay thế cho hoá đơn bán hàng.
Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập và ghi số lượng theo hoá đơn hoặc
phiếu mua hàng, thủ kho thực hiện nghiệp vụ nhập kho và ghi số thực nhập vào sổ
nhập kho. Như vậy, phiếu nhập kho là chứng từ phản ánh nghiệp vụ nhập kho đã
hoàn thành.
 Thủ tục chứng từ cần thiết trong nghiệp vụ xuất kho vật liệu.
Với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê thường xuyên thì khi xuất
kho vật liệu phải lập phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất vật tư theo hạn mức...Sau khi
xuất kho thủ kho ghi số lượng thực xuất và cùng với người nhận ký vào phiếu xuất
kho.
Phiếu xuất vật tư theo hạn mức được lập trong trường hợp doanh nghiệp sản
xuất ổn định và đã lập được định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm. Số
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N13
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
lượng vật tư thực xuất trong tháng do thủ kho ghi căn cứ vào hạn mức được duyệt
theo yêu cầu sử dụng từng lần và số lương thực xuất từng lần.
1.3.1.4. Các phương pháp kế toán chi tiết nhập vật liệu
Hạch toán chi tiết vật liệu là việc theo dõi, ghi chép thường xuyên liên
tục sự biến động nhập, xuất, tồn kho của từng chủng loại vật liệu sử dụng trong
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả về số lượng (hiện vật) và giá trị.
Trong thực tế công tác hiện nay đang áp dụng ba phương pháp hạch toán
chi tiết vật liệu sau: Phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân
phiên, phương pháp sổ số dư.
1.3.1.4.1. Phương pháp thẻ song song (Phụ lục 01)
- Ở kho: việc ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu do thủ
kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán lập
theo mẫu quy định (mẫu 06 - VT) cho từng danh điểm nguyên vật liệu theo từng
kho và phát cho thủ kho để ghi chép hằng ngày
- Ở phòng kế toán: sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình
nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu theo các chỉ tiêu giá trị và hiện vật cho từng
danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho đã mở ở kho.
Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết nguyên vật liệu và đối chiếu với thẻ kho.
Số lượng nguyên vật liệu trong kho trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết phải khớp với số
tồn kho ghi trên thẻ kho. Ngoài ra để có số liệu đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng
hợp, kế toán nguyên vật liệu phải tổng hợp số liệu từ các sổ ( thẻ) kế toán chi tiết vật liệu
vào Bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn theo từng nhóm, loại vật liệu.
* Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu.
* Nhược điểm: việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu
số lượng. Mặt khác việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do đó
hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán.
* Phạm vi áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp ở các doanh nghiệp có ít
chủng loại vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ xuất nhập ít và trình độ nghiệp vụ
chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế.
1.3.1.4.2.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển (Phụ lục 02)
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N14
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Ở kho: thủ kho cũng sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình
nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu giống như phương pháp ghi thẻ song song.
- Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình
hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm, nhưng
mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân
chuyển kế toán phải lập các bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ
nhập, xuất định kỳ thủ kho gửi lên. Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi
cả về chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu
số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và kế toán tổng hợp. ( Sơ đồ 1.2 )
* Ưu điểm : khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào
cuối tháng.
* Nhược điểm: việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu
hiện vật, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán cũng chỉ tiến hành vào
cuối tháng nên hạn chế công tác kiểm tra.
* Phạm vi áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp
có không nhiều nghiệp vụ nhập, xuất, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết
nguyên vật liệu do vậy không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất
hàng ngày.
1.3.1.4.3. Phương pháp sổ số dư (Phụ lục 03)
- Ở kho: thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho
nhưng cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho sang sổ số dư vào cột số
lượng.
- Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm để
ghi chép tình hình nhập, xuất. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lập bảng
luỹ kế nhập, luỹ kế xuất rồi từ các bảng luỹ kế lập Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn
kho theo từng nhóm, loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị.
Cuối tháng khi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn
cuối tháng do thủ kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn
kho để ghi vào cột số tiền trên sổ số dư. Việc kiểm tra đối chiếu được căn cứ vào
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N15
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và Bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn ( cột số tiền)
và số liệu kế toán tổng hợp.
* Ưu điểm: tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt
khối lượng ghi chép kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng.
* Nhược điểm: do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết số hiện có và
tình hình tăng, giảm của từng loại nguyên vật liệu về mặt hiện vật nhiều khi phải
xem số liệu trên thẻ kho. Hơn nữa việc kiểm tra, phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa
kho và phòng kế toán gặp khó khăn.
* Phạm vi áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp
có khối lượng các nghiệp vụ xuất, nhập (chứng từ nhập, xuất) nhiều, thường
xuyên, có nhiều chủng loại nguyên vật liệu và với điều kiện doanh nghiệp sử dụng
giá hạch toán để hạch toán giá nhập, xuất, đã xây dựng hệ thống danh điểm vật
liệu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng.
1.3.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu:
1.3.2.1-Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường
xuyên
Là phương pháp theo dõi phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình
hình nhập xuất tồn kho vật liệu trên sổ kế toán.. Phương pháp kê khai thường
xuyên thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp
kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn.
- Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu: Tài khoản này dùng để theo dõi giá
trị hiện có, tình hình tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế , có thể
mở chi tiết cho từng loại, từng nhóm, thứ vật liệu tuỳ theo yêu cầu quản lý và
phương tiện tính toán:
Bên nợ : Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng nguyên vật liệu trong kỳ
(mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp, phát hiện thừa, đánh giá tăng).
Bên có : Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên vật liệu trong
kỳ (xuất dùng, xuất bán, xuất góp vốn liên doanh, thiếu hụt, giảm giá dược
hưởng...).
Dư nợ: Giá thực tế của vật liệu tồn kho đầu kỳ hoặc cuối kỳ
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N16
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
TK 152 có thể mở thành các TK cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng nguyên
vật liệu phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp bao gồm:
- TK 1521 : Nguyên liệu, vật liệu chính
- TK 1522 : Vật liệu phụ
- TK 1523 : Nhiên liệu
- TK 1524 : Phụ tùng thay thế
- TK 1525 : Thiết bị XDCB
- TK 1528 : Vật liệu khác và phế liệu
- Tài khoản 151- hàng mua đang đi đường: Tài khoản này được sử dụng để
theo dõi các loại nguyên vật liệu, công cụ , hàng hoá... mà các doanh nghiệp đã
mua hoặc chấp nhận mua , đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối
tháng chưa về nhập kho ( kể cả số đang gửi cho người bán ).
Bên nợ: Giá trị vật tư hàng hoá đang đi đường, cuối tháng chưa về hoặc đã
về tới doanh nghiệp nhưng đang làm thủ tục nhập kho.
Bên có: Giá trị hàng đang đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao
cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng.
Dư nợ: Giá trị hàng đang đi đường ( đầu và cuối kỳ ).
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản có
liên quan khác như: TK 133, TK 331, TK 111, TK 112, TK 141, TK128, TK222,
TK 627, TK 641, TK 642.
 Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê
khai thường xuyên được biểu hiện qua phụ lục 04
1.3.2.2. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Là phương pháp không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất
hàng tồn kho trên các tài khoản kế toán mà chỉ theo dõi, phản giá trị tồn kho đầu
kỳ và giá trị còn lại cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ hàng tồn kho. Việc
xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trên các tài khoản kế toán tổng hợp
không căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho mà căn cứ vào giá trị tồn kho cuối
kỳ, mua nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính.
- Tài khoản 611- mua hàng.
Nội dung và kết cấu của tài khoản 611 như sau:
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N17
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Bên nợ : + Giá trị thực tế hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn
đầu kỳ
+ Giá thực tế hàng hoá, nguyên vật liệu, dụng cụ mua vào đầu kỳ
Bên có: + Giá thực tế hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn cuối kỳ
+Trị giá vật tư hàng hoá trả lại cho người bán hoặc được giảm giá
+ Giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất trong kỳ.
Tài khoản này được mở TK cấp 2: TK 6111 “ Mua nguyên vật liệu "
TK 6112 “ Mua hàng hoá
- TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu - TK này dùng để phản ánh trị giá hiện
có của các loại nguyên vật liệu trong kho của doanh nghiệp.
- TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường - TK này dùng để phản ánh
giá trị nguyên vật liệu đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về
nhập kho.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản có
liên quan khác như : TK 133, TK 111, TK 112.
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, các TK 151, 152 chỉ sử dụng ở đầu kỳ
kế toán để kết chuyển số dư đầu kỳ và cuối kỳ kế toán, để phản ánh giá trị thực tế
hàng tồn kho cuối kỳ. Mọi biến động về nguyên vật liệu không phản ánh trên
cácTK151,152. Giá trị nguyên vật liệu mua vào nhập kho trong kỳ được theo dõi
trên TK 611“Mua hàng”.
 Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm
kê định kỳ được biểu hiện qua phụ lục 05
1.4. SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU THEO CÁC HÌNH THỨC KẾ
TOÁN:
Hiện nay các doanh nghiệp có thể áp dụng 04 hình thức kế toán là: Nhật ký – Sổ
cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ và Nhật ký chung.
Trong khuôn khổ luận văn để phù hợp với phần thực trạng, em chỉ xin trìn bầy
hình thức kế toán Nhật ký chứng từ (Phụ lục 06 và phụ lục 10)
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N18
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
• Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ là:
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của
các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài
khoản đối ứng nó.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự
thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng
một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý
kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N19
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Dệt Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có qui mô lớn, có tư
cách pháp nhân, hạch toán độc lâp, có tài khoản và con dấu, bao gồm tài khoản tiền
Việt và tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng, ngân hàng
Ngoại Thương, ngân hàng Indouna Bank. Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất
kinh doanh các mặt hàng phục vụ trong nước và xuất khẩu, chẳng hạn: hàng sợi,
dệt kim, khăn, vải bò, dệt thoi v..v…
* Trụ sở chính của công ty: Số 1 Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội
* Số điện thoại: 844-8624619/ 8621023
* Số Fax: 844-8622334
* Email: hanosimex.com.vn
* Ngày 7/4/1978: Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng
UNIONMATEX (Cộng hoà liên bang Đức) chính thức ký hợp đồng xây
dựng nhà máy sợi. Tháng 12/1979: Khởi công xây dựng nhà máy. Tháng
11/1982: Lắp đặt thiết bị máy móc. Ngày 21/11/1984: Chính thức bàn giao
công trình cho nhà máy quản lý điều hành (gọi là nhà máy sợi Hà Nội).
Tháng 12/1989: Đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số 1.
- Tháng 6/1990: Đưa dây chuyền vào sản xuất. Tháng 8/1990: Bộ kinh tế
đối ngoại cho phép nhà máy được kinh doanh nhập khẩu trực tiếp.
- Tháng 4/1991: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt
động nhà máy Sợi Hà Nội thành xí nghiệp Liên hiệp Sợi – Dệt kim Hà
Nội (QĐ - CNN – TCLĐ ngày 30/4/1991).
- Tháng 6/1993: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập nhà máy sợi
Vinh (tỉnh Nghệ An) vào xí nghiệp Liên hợp.
- Tháng 3/1994: Đưa dây chuyền dệt kim số II vào sản xuất. Ngày
19/5/1994: Khánh thành nhà máy Dệt kim (cả 2 dây chuyền I và II).
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N20
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Tháng 1/1995: Khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ. Tháng
3/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập công ty Dệt Hà Đông
vào xí nghiệp Liên Hợp.
- Ngày 19/6/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi xí nghiệp Liên hợp
thành công ty Dệt may Hà Nội (QĐ - 840 – TCLĐ ngày 19/6/1995).
Ngày 2/9/1995: Khánh thành nhà máy thêu Đông Mỹ.
- Ngày 28/2/2000: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên thành công ty
Dệt may Hà Nội với tên giao dịch viết tắt là: HANOSIMEX ( QĐ 103 –
HĐQT ngày 28/2/2000).
Như vậy với bề dày lịch sử hơn 20 năm qua vừa tổ chức, vừa xây dựng và
phát triển, công ty Dệt may Hà Nội đã liên tục phấn đấu vượt khó khăn, cạnh tranh
gay gắt của cơ chế thị trường đã từng bước khẳng định mình để tồn tại và kinh
doanh, không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng khá và có bước đi vững chắc
là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam.
2.1.2.Đặc điểm tổ chức quản lý SXKD tại công ty Dệt may Hà Nội
2.1.2.1. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
những năm gần đây:
Với trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ
cán bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề luôn được tự đào tạo và đào
tạo lại. Đây chính là thuận lợi lớn giúp cho công ty sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, được tặng nhiều huy chương
vàng và bằng khen tại các hội chợ triển lãm kinh tế. Các sản phẩm của công ty, đặc
biệt là các sản phẩm dệt kim có chất lượng cao, được xuất đi nhiều nước trên thế
giới và đã được chấp nhận ở những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Hàn
Quốc, khu vực EC, CHLB Đức, Italia, Pháp, SNG, Mỹ. ..và được các khách hàng
trong nước mến mộ.
Công ty Dệt Hà Nội là một trong những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,
nề nếp trong Bộ Công nghiệp nhẹ, luôn mở rộng hình thức kinh doanh mua bán,
gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác với các bạn hàng trong và ngoài
nước để đầu tư trang thiết bị hịên đại, khoa học công nghệ mới. Lãnh đạo Doanh
nghiệp là những nhà kinh doanh có năng lực, năng động và nhạy bén, luôn tìm mọi
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N21
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
biện pháp huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, phục vụ tốt yêu cầu
sản xuất kinh doanh với mục tiêu đề ra lợi nhuận của năm nay cao hơn năm trước.
Công ty luôn chấp hành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TT Chỉ tiêu ĐVT
Năm Chênh lệch
2004 2005 Giá trị Tỷ lệ
1 Tổng giá trị SXCN Triệu đồng 923.200 1.055.218 132.018 14.30%
2 Tổng doanh thu
TriÖu
®ång 967.020 1.076.293 109.273 11,30%
3 Lợi nhuận trớc thuế
TriÖu
®ång 12.500 39.125 26.625 213.00%
4 Các khoản nộp ngân sách
TriÖu
®ång 6.327 9.427 3.100 49,00%
5 Số CBCNV ngêi 5.672 5.711 39 0.69%
6 Thu nhập bình quân
CBCNV/người/tháng
1000
®ång
1.022 1.107 85 8,32%
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy:
Tổng giá trị SXCN của công ty năm 2005 so với năm 2004 đã tăng 132.018
triệu với tỷ lệ tăng 14.30%.Tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh tăng
109.273 với tỷ lệ 11.30%. Điều này có được là do công ty đã áp dụng kỹ thuật mới
vào sản xuất, chú trọng đào tạo nhân lực và có chính sách quản lý phù hợp với xu
hướng kinh tế chung hiện nay.
Cùng với doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng ổn định theo từng năm (cụ
thể như bảng trên). Mức thu nhập của công nhân viên cũng được cải thiện. Đây
chính là động lực thúc đẩy sự sáng tạo của công nhân viên, góp phần đẩy mạnh
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt may Hà Nội.
2.1.2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất
Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty được quyết định bởi qui mô sản xuất
kinh doanh lớn, đa dạng về chủng loại sản phẩm cùng độ rộng khắp cuả thị trường
tiêu thụ. Nhiệm vụ của công ty được thực hiện thông qua các nhà máy thành viên :
- Nhà máy Sợi 1: Qui mô 6500 cọc sợi, sản lượng 4000 tấn/năm, sản phẩm
chủ yếu là sợi Peco và Cotton các loại, có chỉ số Ne 60, Ne 45, Ne 46, Ne30, dây
chuyền sợi xe sản lượng 300 tấn/năm.
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N22
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Nhà máy Sợi 2: Qui mô 3500 cọc sợi, sản lượng 4000 tấn/năm, sản phẩm
chủ yếu là sợi Cotton các loại, có dây chuyền sợi xe với sản lượng 350 tấn/năm.
- Nhà máy Dệt nhuộm gồm các phân xưởng Dệt và Nhuộm
- Nhà máy May : gồm hai phân xưởng May1 và May2, bộ phận in, thêu. Hai
nhà máy kết hợp với nhau để từ sợi sản xuất ra vải, quần áo dệt kim các loại: T
shirt, PL shirt, Hineck với sản lượng 4,5 triệu sản phẩm /năm.
- Nhà máy Sợi Vinh : Qui mô 2500 cọc sợi, sản lượng 2000 tấn/năm, sản
phẩm chủ yếu là các loại sợi, ngoài ra còn có các sản phẩm may.
- Nhà máy Dệt Hà Đông : Sử dụng nguyên liệu sợi 600 tấn/năm, chuyên sản
xuất khăn mặt, khăn các loại.
- Nhà máy May Thêu Đông Mỹ: Sử dụng khoảng 5000 tấn sợi/năm cho ra
sản phẩm dệt kim các loại, sản lượng 1,2 triệu sản phẩm /năm.
Ngoài ra còn có hai nhà máy phục vụ cho sản xuất: nhà máy Động lực, nhà
máy Cơ điện.
2.1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất của mặt hàng chủ yếu trong đơn vị
(phụ lục 07)
Toàn bộ quy trình sản xuất được chia ra nhiều giai đoạn công nghệ. Nguyên
vật liệu chính được chế biến một cách liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối
theo một trình tự nhất định. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục, có sản phẩm dở dang,
thành phẩm của công đoạn này vừa có thể xuất bán vừa có thể là nguyên liệu của
công đoạn sau. Điều này ảnh hưởng và chi phối đến công tác hạch toán của đơn vị.
Thành phẩm của công ty là các loại sợi, hàng dệt kim, dệt thoi. Các sản
phẩm này được thực hiện bằng các dây chuyền công nghệ khép kín, dây chuyền
kéo sợi, dây chuyền dệt kim, dây chuyền dệt thoi.
2.1.2.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty (phụ lục 08)
- Tổng giám đốc công ty do Tổng công ty Dệt may Việt Nam bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Tổng giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều
hành mọi hoạt động của công ty, đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và
nghĩa vụ của công ty trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật.
- Giúp việc cho tổng giám đốc là 3 phó tổng giám đốc điều hành của công ty
theo sự phân công của tổng giám đốc, đồng thời là cán bộ tham mưu cao nhất cho
tổng giám đốc trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh.
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N23
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
* Các phòng chức năng có:
- Phòng kinh doanh: Phòng căn cứ vào tình hình thực hiện sản xuất và dự
trữ để lập kế hoạch mua nguyên vật liệu và trực tiếp mua vật tư theo kế hoạch cung
cấp. Phòng kinh doanh sẽ ký kết hợp đồng với bên bán vật tư.
- Phòng xuất nhập khẩu: Phụ trách việc xuất khẩu sản phẩm của công ty
sang các nước khác, đồng thời chịu trách nhiệm nhập dây chuyền công nghệ tiên
tiến của các nước trên thế giới bao gồm máy móc thiết bị, phụ tùng và các nguyên
vật liệu phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho sản xuất cũng như các hoạt động khác
của Công ty.
- Phòng điều hành sản xuất: Đứng đầu mỗi xí nghiệp là giám đốc. Các
giám đốc này chịu sự chỉ đạo của cấp trên, chịu trách nhiệm quản lý sản xuất, bảo
toàn, phát triển nguồn vốn, tài sản và các nguồn lực khác do công ty giao.
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh
đạo công ty trong lĩnh vực tổ chức quản lý lao động và các công việc hành chính,
văn thư.
- Phòng kế toán tài chính: có chức năng nhiệm vụ hạch toán các chi phí sản
xuất kinh doanh; Báo cáo tình hình tài chính của công ty với các cơ quan chức
năng. Đồng thời có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính của công ty, xác định
nhu cầu vốn, tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản trong công ty.
- Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng (KCS): Có chức năng
kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đưa vào sản xuất hàng
loạt và trước khi tiêu thụ
- Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản và an ninh chung của Công ty.
- Các xí ngiệp sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm.
Đứng đầu mỗi xí nghiệp là giám đốc. Các giám đốc này chịu sự chỉ đạo của cấp
trên, chịu trách nhiệm quản lý sản xuất, bảo toàn, phát triển nguồn vốn, tài sản và
các nguồn lực khác do công ty giao.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Dệt may Hà Nội
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (phụ lục 09)
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N24
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Phòng kế toán tài chính gồm 20 người: Kế toán trưởng, 2 phó phòng kế toán
kiêm kế toán tổng hợp, 16 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ nhiệm vụ được phân
công như sau:
- Kế toán trưởng: là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính của công ty,
chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý tài chính cấp trên và tổng giám đốc công ty
về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty,
có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán tài chính theo hoạt động
chức năng chuyên môn kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn
trong toàn công ty theo đúng chế độ tài chính mà Nhà nước ban hành.
- Phó phòng kế toán tài chính (kiêm kế toán tổng hợp). Có nhiệm vụ
hàng tháng căn cứ vào nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ (do kế toán vật
liệu, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành... chuyển lên) để vào sổ tổng hợp cân đối theo dõi các tài khoản, lập bảng
cân đối kế toán sau đó vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Lập báo cáo tài chính
theo qui định của Nhà nước.
- Kế toán nguyên vật liệu: Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho, vật liệu công cụ dụng cụ để vào sổ chi tiết vật tư, cuối tháng tổng hợp
lên sổ tổng hợp xuất, lập bảng kê số 3- bảng kê tính giá thực tế vật liệu và công cụ
dụng cụ, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ và từ các hoá đơn, hoá đơn
kiêm phiếu xuất kho của bên bán để vào sổ chi tiết thanh toán với người bán, lên
nhật ký chứng từ số 5.
-Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản: tổ chức ghi chép, phản ánh
số liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định, tình hình mua bán và thanh
lý tài sản cố định.
- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ căn cứ vào các bảng tổng hợp thanh toán
lương và phụ cấp do tổ nghiệp vụ dưới các nhà máy chuyển lên để lập các bảng
tổng hợp thanh toán lương cho các nhà máy, các phòng ban chức năng, lập bảng
phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu,
công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ lương... và các nhật
ký chứng từ có liên quan để ghi vào sổ tập hợp chi phí sản xuất (có chi tiết cho từng
nhà máy) phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mặt hàng cụ thể.
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N25
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: có nhiệm vụ theo dõi tình
hình nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ và theo dõi công nợ của khách
mua hàng. Mở sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng. Mở thẻ theo dõi nhập xuất
tồn thành phẩm. Sau đó, theo dõi vào sổ chi tiết bán hàng cho từng loại.
- Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thu chi sử dụng quỹ tiền mặt, tiền
gửi nhân hàng của công ty, mở sổ theo dõi chi tiết tiền mặt, hàng ngày đối chiếu số
dư trên tài khoản của công ty ở ngân hàng với sổ ngân hàng. theo dõi tình hình
thanh toán của công ty với các đối tượng như khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ
công ty.
- Thủ quĩ: quản lý quỹ tiền mặt của công ty và thực hiện việc thu chi tiền
mặt theo phiếu thu, phiếu chi.
- Kế toán các nhà máy: chịu sự chỉ đạo ngành dọc của phòng kế toán tài
chính của công ty, thực hiện tổng hợp các công việc xảy ra trong nhà máy sau đó
báo cáo lên phòng kế toán tài chính của công ty.
2.1.3.2. Chế độ hạch toán áp dụng tại doanh nghiệp là
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 hàng năm kết thúc ngày 31/12 năm
đó. Cuối niên độ kế toán các báo cáo tài chính được lập theo quy định hiện hành.
- Đơn vị tiền tệ: “ Đồng Việt Nam”, các đồng khác quy đổi theo tỷ giá hạch toán
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ (phụ lục 10)
- Phương pháp kế toán tài sản cố định:
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá TSCĐ
+ Phương pháp khấu hao áp dụng: theo QĐ 106/BTC
-Phương kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: chi tiết theo từng kho nguyên liệu, vật liệu
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: tính giá bình quân.
+ Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính thuế: Cong ty áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ.
2.1.4. Tài khoản kế toán
TK 152 “Nguyên vật liệu” và TK 611 “mua nguyên vật liệu”
TK 1521 “Nguyên vật liệu chính” và TK 611.1 “mua nguyên vật liệu chính”
TK 152 2“Nguyên vật liệu phụ” và TK 611 “mua nguyên vật liệu phụ”
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N26
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Các nghiệp vụ nhập vật tư kế toán sử dụng các TK sau:
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi Ngân hàng
TK 331: Phải trả người bán ( Chi tiết TK 3311)
TK 131: Phải thu khách hàng
TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh phản ánh
ở các tài khoản sau:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
TK 627: Chi phí sản xuất chung.
TK 111: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
2.2.1 Quá trình hạch toán nhập - xuất kho nguyên vật liệu
Với đặc điểm vật tư vật liệu của mình là mật độ nhập xuất lớn cần có sự
giám sát bảo quản thường xuyên và hệ thống kho được bố trí tập trung, kế toán
nguyên vật liệu có thể kiểm tra đối chiếu hàng ngày, nên công ty Dệt may Hà nội
đã sử dụng phương pháp thẻ song song. Phương pháp này đã đáp ứng được yêu cầu
quản lý vật tư là phải cung cấp thường xuyên về hiện vật và tiền của từng loại vật liệu.
2.2.3 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
* Đối với nguyên vật liệu nhập ngoại:
Giá thực tế = Giá ghi trên hoá đơn + Thuế + Các chi phí thu
mua
nhập kho NVL tính bằng tiền Việt Nam nhập khẩu l iên quan (nếu có)
( giá chưa có thuế GTGT)
Ví dụ 1:
Ngày 19/12/2005 phiếu nhập kho theo chứng từ số 17708 (phụ lục 12), Công
ty nhập khẩu vật liệu bông TQ cấp với số lượng là 197.160 kg, đơn giá là 18.700
đồng, thành tiền là 3.687.004.200 đồng, thuế nhập khẩu là 16.837.085 đồng.
Vậy giá thực tế vật liệu nhập kho = 3.687.004.200 đồng + 16.837.085 đồng
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N27
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
= 3.703.841.285 đồng
* Đối với nguyên vật liệu nhập kho từ các nguồn trong nước:
Giá thực tế = giá ghi trên hoá đơn + các chi phí thu mua
nhập kho NVL ( giá chưa có thuế GTGT) liên quan (nếu có)
Ví dụ 2:
Ngày 08/12/2005 phiếu nhập kho chứng từ số 0094137(phụ lục 13), Công ty mua
vải ngoài, trị giá mua trên hoá đơn là 72.000.000 đồng (giá chưa có thuế GTGT). Vậy
giá thực tế của vật liệu nhập kho là 72.000.000 đồng.
2.2.3. Tính giá vật liệu xuất kho
Công ty áp dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo
phương pháp “ Đơn giá bình quân gia quyền”.
Theo phương pháp này:
Giá thực tế của NVL + Giá thực tế của NVL
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Đơn giá thực tế =
bình quân Số lượng NVL + Số lượng NVL
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Giá thực tế = Số lượng xuất kho x Đơn giá thực tế
xuất kho bình quân
Ví dụ 3:
Trong tháng 12/ 2005, vải mộc tồn đầu kỳ 1.179.210 đồng với số lượng
102,54 mét, trong tháng nhập 3.125,7 mét thành tiền là 35.945.550 đồng, xuất
dùng 2809 mét
Ta có:
Đơn giá = 1.179.210 + 35.945.550 = 11.500 đồng
bình quân 102,54 + 3.125,7
Giá thực tế xuất kho = 2809 x 11.500 = 32.303.500 đồng
2.2.4. Thủ tục nhập, xuất kho nguyên vật liệu
2.2.4.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N28
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Phòng kinh doanh là bộ phận đảm nhiệm cung ứng vật tư, có nhiệm vụ mở
sổ theo dõi tình hình thực hiện cung ứng, thực hiện hoạt động. Phòng căn cứ vào
tình hình thực hiện sản xuất và dự trữ để lập kế hoạch mua nguyên vật liệu và trực
tiếp mua vật tư theo kế hoạch cung cấp. Phòng kinh doanh sẽ ký kết hợp đồng với
bên bán vật tư. Khi nhận được hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán hoặc giấy
báo nhập hàng do người bán gửi đến, phòng kinh doanh tiến hành kiểm tra đối
chiếu với các bản hợp đồng. Khi hàng được chuyển đến công ty, cán bộ tiếp liệu
phòng kinh doanh kết hợp với thủ kho tiến hành đánh giá kiểm tra về mặt số lượng,
chất lượng quy cách vật tư, rồi lập biên bản kiểm nghiệm vật tư. Nếu vật tư đạt yêu
cầu thì tiến hành nhập kho theo số thực nhập. Trên cở sở hoá đơn, giấy báo nhận
hàng và biên bản kiểm nghiệm phòng kinh doanh lập phiếu nhập kho. Đối với vật
liệu nhập khẩu, phòng kinh doanh cũng lập biên bản kiểm nhận và lập phiếu nhập
kho theo số thực nhập.
Phiếu nhập kho vật tư được lập thành 3 liên :
- 1 liên lưu tại phòng kinh doanh
- 1 liên giao cho người nhập hàng để làm thủ tục thanh toán
- 1 liên giao cho thủ kho để làm căn cứ vào thẻ kho
Định kỳ phiếu nhập vật tư được chuyển lên phòng kế toán để ghi sổ và lưu.
Đối vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, phòng kinh doanh căn cứ vào giấy
giao hàng của bên nhận gia công chế biến để lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho
cũng được lập thành 3 liên và giao cho các đối tượng như trên.
Trường hợp nhập kho vật liệu do sử dụng không hết hoặc phế liệu thu hồi,
phòng kinh doanh lập phiếu nhập kho thành 2 liên (1 liên giao cho phòng kinh
doanh, 1 liên giao cho thủ kho làm căn cứ nhập kho).
Như vậy thủ tục nhập kho nguyên vật liệu gồm các chứng từ:
- Hoá đơn GTGT (phụ lục 11)
- Phiếu nhập kho (phụ lục 12,13)
- Thẻ kho (phụ lục 14)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư (phụ lục 15)
Sơ đồ trình tự nhập kho nguyên vật liệu
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N29
Hoá đơn kiêm
phiếu xuất kho
Biên bản
kiểm nghiệm
Phiếu nhập
kho Thẻ kho
Kiểm tra số thực nhập
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Dưới đây là các chứng từ của thủ tục nhập kho theo ví dụ sau: công ty mua
197.166 kg bông TQ cấp I với đơn giá: 18.700 đồng tương đương với 1,34 USD/
kg của công ty ITOCHU HONGKONG. Khi đó công ty nhận được hoá đơn GTGT
của công ty ITOCHU HONGKONG (phụ lục 11)
 Tại kho:
Thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho theo từng
danh điểm vật liệu. Nghĩa là mỗi loại vật liệu phải được theo dõi trên một thẻ kho
riêng để tiện cho việc ghi chép, kiểm tra đối chiếu. Trên cơ sở các phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho, thủ kho kiểm tra tính hợp lý chính xác của các chứng từ, rồi tiến
hành ghi số thực nhập thực xuất lên thẻ kho. Do vậy, thẻ kho sẽ được dùng làm căn
cứ để đối chiếu số liệu thực tế của kế toán chi tiết tại phòng kế toán.
 Tại phòng kế toán:
Sau khi nhận được các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên,
kế toán tiến hành kiểm tra tính chính xác hợp lý của các chứng từ. Sau đó, nếu thấy
đạt yêu cầu kế toán nhận và ký xác nhận vào phỉếu giao nhận chứng từ. Kế toán
vật liệu sẽ phân loại chứng từ nhập xuất do thủ kho gửi lên theo từng loại vật liệu
(nếu là chứng từ nhập) hoặc phân loại theo đối tượng sử dụng (nếu là chứng từ
xuất). Tiếp theo, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy vi tính để lên bảng kê chi
tiết nhập vật tư cho từng kho.
Thành tiền = Số lượng × Đơn giá
Từ các bảng kê nhập chi tiết vật tư ở các kho trên, kế toán tổng hợp số liệu
theo tài khoản để lập “Bảng tổng hợp nhập vật tư” ,Tương tự, “Bảng tổng hợp xuất
vật tư” - cũng được lên bằng cách dựa vào các bảng kê chi tíết xuất vật tư.
Để theo dõi chi tiết quá trình nhập vật liệu theo từng phiếu nhập, đồng thời
theo dõi thanh toán từng người bán, công ty sử dụng Sổ chi tiết số 2-Thanh toán
với người bán. Đối với khách hàng thường xuyên, kế toán mở cho mỗi người từ
một đến hai tờ sổ. Hàng ngày, khi có nghiệp vụ mua vật liệu, kế toán căn cứ vào
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N30
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
chứng từ, phiếu nhập ghi chép vào sổ. Cuối tháng sổ chi tiết sẽ được tính toán cho
từng người bán.
Kết cấu sổ chi tiết số 2, cơ sở số liệu và cách ghi:
- Cột số dư đầu tháng: Số dư cuối tháng trước chuyển sang.
- Căn cứ vào chứng từ nhập, kế toán ghi số liệu, ngày tháng nhập, chứng từ, nội
dung kế toán phát sinh, giá thực tế qui đổi ra VNĐ ( nếu mua bằng ngoại tệ).
- Căn cứ vào chứng từ thanh toán để ghi vào cột Nợ hay Có của TK 331 và đối ứng
với các TK có liên quan.
- Số dư cuối tháng = Số dư đầu tháng (Dư có) cộng (+) cột Có trừ (-) cột Nợ.
Cuối mỗi tháng, sau khi hoàn thành việc ghi Sổ chi tiết số 2, kế toán lấy số
liệu tổng hợp của từng nhà cung cấp để ghi vào Nhật ký chứng từ số 5. Mỗi dòng
trên Nhật ký chứng từ số 5 được ghi chi tiết cho một người bán. Sau khi lên hết
các nhà cung cấp, kế toán xác định tổng số phát sinh bên Nợ của TK 331,Có TK
331, tính ra số dư cuối tháng. Số liệu ghi trên Nhật ký chứng từ số 5 vẫn có thể đối
chiếu với bảng tổng hợp nhập để lên Bảng kê số 3.
Kết cấu của Nhật ký chứng từ số 5:
- Tên đơn vị bán hàng: Tên khách hàng có quan hệ thanh toán với công ty.
- Số dư đầu tháng = Số dư cuối tháng trước của TK 331 (chi tiết theo từng người bán).
- Phần ghi Có TK 331- Nợ các TK khác: Ghi chi tiết số tiền phải thanh toán cho
từng đơn vị bán tính theo giá mua.
- Phần theo dõi thanh toán : Ghi số tiền đã thanh toán cho từng đơn vị bán hàng.
- Cột số dư cuối tháng: Ghi số dư cuối tháng của TK 331(chi tiết cho từng đơn vị bán).
Việc ghi chép như trên cho phép công ty tổng hợp tình hình thanh toán công
nợ với nhà cung cấp, nắm bắt thông tin từng nhà cung cấp một cách nhanh nhất và
đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán.
2.2.4.2. Thủ tục xuất kho
Trên các phiếu xuất kho (phụ lục 16) phòng kinh doanh chỉ ghi số lượng
xuất kho, cột đơn giá, thành tiền do kế toán tính và ghi.
 Tại kho
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N31
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Thủ kho kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của các chứng từ xuất vật tư. .Căn cứ
vào phiếu xuất kho, thủ kho ghi số thực xuất vào thẻ kho.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (phụ lục 17) được lập thành hai liên.
Sau khi xuất kho, thủ kho ghi ngày, tháng, năm xuất kho và ký vào các liên của
phiếu (ghi rõ họ tên) giao cho người vận chuyển mang theo cùng hàng vận chuyển
tới đơn vị nhập vật liệu. Thủ kho nhập, sau khi nhận hàng xong ghi số thực nhập
vào cột 2, ngày tháng nhập và cùng với người vận chuyển ký vào các liên của
phiếu. Một liên thủ kho nhập giữ lại, còn một liên thủ kho xuất giữ để ghi vào thẻ
kho, sau đó chuyển lên phòng kế toán ghi đơn giá, thành tiền vật tư xuất.
Căn cứ vào phiếu xuất vật tư, thủ kho tiến hành ghi số thực xuất vào thẻ kho
(các bước tiến hành đã trình bầy ở phần nhập kho). Thẻ kho được dùng để ghi chép
chung cho cả nghiệp vụ nhập và xuất.
 Tại phòng kế toán
Dựa trên các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên đã được
kiểm tra tính chính xác, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết vật tư. Đối với phiếu xuất
kho kế toán tính giá theo phương pháp giá trung bình nêu trên và ghi đơn giá vào
cột đơn giá trên phiếu xuất. Sổ chi tiết vật tư theo dõi cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị
tình hình nhập xuất tồn của từng loại vật liệu như mở tại kho. Định kỳ cuối tháng
hoặc vào một thời điểm nào đó theo yêu cầu của trưởng phòng kế toán, số liệu trên
sổ chi tiết sẽ được đối chiếu với thẻ kho về nhập xuất tồn. Giá trị tồn kho vật liệu
được theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết vật tư.
Bảng kê số 3 và Bảng phân bổ số 2
Từ bảng tổng hợp nhập vật tư trong tháng và các Nhật ký chứng từ có liên
quan số 1,2,5,7,10... kế toán tiến hành lên bảng kê số 3 - tính giá thực tế vật liệu
công cụ dụng cụ. Cột hạch toán lấy toàn bộ số liệu trên bảng Tổng hợp nhập vật tư.
Sau khi tính toán được hệ số chênh lệch trên Bảng kê số 3, hệ số này được
đưa sang Bảng phân bổ số 2-tính giá vật liệu công cụ dụng cụ xuất kho. Cột hạch
toán của bảng phân bổ số 2 lấy từ Bảng tổng hợp xuất vật tư. Số tổng nhập và tổng
xuất theo giá hạch toán, giá thực tế được đưa sang Bảng kê 3 tính ra giá tồn kho
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N32
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
cuối tháng. Bảng phân bổ số 2 dùng để lên Bảng kê 4,5,6 . Định kỳ 3 tháng kế toán
lập bảng kê và bảng phân bổ quý.
Sổ cái tài khoản 152, 153:
Kế toán tổng hợp mở sổ cho cái tài khoản chi tiết 1521, 1522, 1523, 1524,
1527 và 1531 theo định kỳ quý (3 tháng một lần ). Kế toán không mở tài khoản
tổng hợp 152, 153 . Cuối quý căn cứ vào các Nhật ký chứng từ, Bảng kê 3, kế toán
cân đối tài khoản lên sổ cái.
2.2.4.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Công ty sử dụng phương pháp “Thẻ song song”để tiến hành hạch toán, theo dõi
chặt chẽ tình hình nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu.
Theo phương pháp này, quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu của
Công ty được tiến hành như sau:
* Tại kho:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho, thủ kho sử dụng thẻ
kho để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng danh điểm vật liệu. Thẻ
kho được thủ kho sử dụng cho mỗi loại vật liệu và được cập nhật sau mỗi lần nhập
xuất vật liệu. Mỗi chứng từ được ghi một dòng trên thẻ kho. Vào cuối mỗi tháng
thủ kho chuyển toàn bộ thẻ kho về phòng kế toán để đối chiếu hiện vật.
* Tại phòng kế toán:
Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết cho từng danh điểm vật tư tương ứng với thẻ
kho mở ở kho. Cuối tháng, khi thủ kho chuyển toàn bộ thẻ kho về phòng kế toán,
kế toán sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu việc cập nhật số liệu giữa thủ kho và kế
toán. Sau khi kiểm tra đối chiếu, kế toán sẽ tính toán số tiền, cập nhật biến động
nhập xuất tồn của từng danh điểm vật liệu. Sau đó kế toán lập bảng tổng hợp nhập,
xuất, tồn nguyên vật liệu để làm số liệu tổng hợp cho kế toán tổng hợp (Sơ đồ 1.1).
2.2.4.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Kế toán tổng hợp là việc sử dụng tài khoản để phản ánh, kiểm tra và giám
sát các đối tượng kế toán có nội dung kế toán ở dạng tổng quát.
Công ty VINA - LSC hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N33
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
 Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu
* Các tài khoản sử dụng:
- TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu - trong đó có các tài khoản cấp 2 sau:
+ TK 1521 - Nguyên vật liệu chính.
+ TK 1522 - Nguyên vật liệu phụ.
+ TK 1524 - Phụ tùng thay thế.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như TK 111 “
tiền mặt ”, TK 112 “ tiền gửi ngân hàng ”, TK 331 “phải trả người bán”, TK 141 “
tạm ứng ”, TK 133 “ thuế GTGT được khấu trừ ” …
* Phương pháp hạch toán:
Vật liệu nhập kho của Công ty chủ yếu là mua ngoài từ nguồn nhập khẩu là
chủ yếu. Nhìn chung việc thu mua vật liệu của Công ty tương đối ổn định và thuận
tiện, có nhiều phương thức thanh toán khác nhau nên công việc kế toán cũng rất đa
dạng. Vật liệu của công ty được mua theo phương thức thanh toán bằng L/C, thanh
toán bằng chuyển khoản hoặc cũng có thể công ty nợ người bán hoặc trả chậm.
Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan đến nghiệp
vụ nhập kho, kế toán nguyên vật liệu sẽ đưa số liệu vào máy tính. Việc xử lý dữ
liệu trong máy tính được tiến hành vừa chi tiết vừa tổng hợp theo một quy trình
nhất định của phần mềm kế toán ACSoft mà Công ty đang sử dụng.
Vật liệu nhập mua từ bên ngoài phải được phản ánh đúng đắn, đầy đủ, chính
xác: giá bản thân vật liệu, chi phí thu mua, khoản thuế GTGT phải trả và tình hình
thanh toán với người bán.
* Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài: căn cứ vào hoá đơn GTGT
và phiếu nhập kho nguyên vật liệu kế toán định khoản:
Nợ TK 1521 - Nguyên vật liệu ( giá có thuế nhập khẩu).
Có TK 3333 - Thuế nhập khẩu.
Có TK 331 - Số tiền phải trả cho người bán.
Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N34
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán
Ví dụ 4:
Ngày 19/12/2005 công ty nhập khẩu Bông TQ cấp 1(phụ lục 12) chưa thanh
toán tiền. Giá chưa có thuế GTGT là 3.687.004.200 đồng, thuế nhập khẩu là
16.837.085 đồng, thuế GTGT là 368.700.420 đồng.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 1521 4.055.704.620
Có TK 3333 368.700.420
Có TK 331 3.687.004.200
Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp sẽ được khấu trừ:
Nợ TK 133 16.837.085
Có TK 33312 16.837.085
* Đối với nguyên vật liệu nhập kho từ các nguồn trong nước: căn cứ vào hoá
đơn GTGT và phiếu nhập kho nguyên vật liệu kế toán định khoản:
Nợ TK 1521 - Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 141, 331 - Tổng giá thanh toán.
Ví dụ 5:
Ngày 08/12/2005 theo phiếu nhập kho chứng từ số 0094137, công ty mua
12000 mét vải ngoài đơn giá là 6000 đồng/mét, thuế GTGT 10%. Tổng số tiền
thanh toán là 79.200.000 đồng.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 1521 72.000.000
Nợ TK 133 7.200.000
Có TK 112 79.200.000
 Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu
* TK sử dụng:
Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N35
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội
Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội

More Related Content

What's hot

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựaĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Trung tâm đào tạo kế toán hà nội
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Hậu Nguyễn
 
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápBáo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Lớp kế toán trưởng
 
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
đề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụđề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Dịch vụ làm báo cáo tài chính
 
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Lớp kế toán trưởng
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Học kế toán thực tế
 
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao MinhKế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
luanvantrust
 
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆTBÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
Dương Hà
 
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Sống Động
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VICĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Ngọc Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
tuan nguyen
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Học kế toán thực tế
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAYĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệuLuận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Lê Duy
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngđề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngNhu Quynh
 

What's hot (20)

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựaĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
 
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápBáo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
 
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
đề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụđề Tài  báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ
đề Tài báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất thương mại, 9đ
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
 
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao MinhKế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
 
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆTBÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
 
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VICĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty VIC
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAYĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
 
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệuLuận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
 
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngđề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
 

Similar to Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sản xuất bao bì, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sản xuất bao bì, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sản xuất bao bì, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sản xuất bao bì, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Nguyễn Công Huy
 
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
Gai Viet Xinh
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Ác Quỷ Lộng Hành
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết Bị Tân Phát, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết Bị Tân Phát, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết Bị Tân Phát, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết Bị Tân Phát, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất Công ty Sewon ECS Vina, 9đ
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất Công ty Sewon ECS Vina, 9đLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất Công ty Sewon ECS Vina, 9đ
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất Công ty Sewon ECS Vina, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Thái Hưng, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Thái Hưng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Kplus toàn cầu
Báo cáo thực tập công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Kplus toàn cầuBáo cáo thực tập công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Kplus toàn cầu
Báo cáo thực tập công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Kplus toàn cầu
Nguyen Minh Chung Neu
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Mạo Khê
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Mạo KhêĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Mạo Khê
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Mạo Khê
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm caoTải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtBản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhất
ngô Công
 
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
kimhuyen84
 
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI ...
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI ...KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI ...
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI ...
OnTimeVitThu
 

Similar to Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội (20)

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sản xuất bao bì, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sản xuất bao bì, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sản xuất bao bì, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty sản xuất bao bì, HAY
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bao bì tại công ty tnhh thương mại xây dựng...
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuMẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Mẫu báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết Bị Tân Phát, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết Bị Tân Phát, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết Bị Tân Phát, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết Bị Tân Phát, HAY
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất Công ty Sewon ECS Vina, 9đ
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất Công ty Sewon ECS Vina, 9đLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất Công ty Sewon ECS Vina, 9đ
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất Công ty Sewon ECS Vina, 9đ
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Thái Hưng, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Thái Hưng, 9đ
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất của công ty quy chế Từ Sơn, 9đ
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Kplus toàn cầu
Báo cáo thực tập công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Kplus toàn cầuBáo cáo thực tập công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Kplus toàn cầu
Báo cáo thực tập công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Kplus toàn cầu
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Mạo Khê
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Mạo KhêĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Mạo Khê
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Mạo Khê
 
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm caoTải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
 
Bản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhấtBản sửa mới nhất
Bản sửa mới nhất
 
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
 
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
Đề tài: Quản trị chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty Hà Đô 2
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí Điện Hoá, 9đ - Gửi miễn...
 
Bctttn
BctttnBctttn
Bctttn
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI ...
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI ...KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI ...
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN BÁN MẶT HÀNG GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 

Recently uploaded (9)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 

Luận văn tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may hà nội

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ đổi mới các Doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có bước phát triển mạnh mẽ về cả hình thức lẫn quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho đến nay cùng với chính sách mở cửa, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đã góp phần quan trọng vào việc thiết lập nền kinh tế thị trường và đưa nền kinh tế thị trường trên đà ổn định và phát triển. Để phù hợp với yêu cầu đổi mới kinh tế và cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và làm thế nào để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh luôn là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Muốn thoát khỏi tình trạng thua lỗ và sớm thu được nhiều lợi nhuận trong kinh doanh phải nắm bắt và làm chủ các quan hệ kinh tế tài chính phát sinh. Từ đó, chủ doanh nghiệp sẽ đề ra được các quyết định kinh doanh đúng đắn, nhằm đạt được mục tiêu mà các doanh nhiệp đã đề ra là phát triển sản xuất cả về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường, đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đồng thời không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý sản xuất kinh doanh là tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, thông thường chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, việc quản lý các chi phí thực chất là quản lý các yếu tố chi phí cơ bản của quá trình sản xuất, đặc biệt là quản lý các chi phí về nguyên vật liệu. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm và tức là ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó, buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tiết kiệm triệt để chi phí nguyên vật liệu, làm sao với một lượng chi phí nguyên vật liệu sẽ làm ra được nhiều sản phẩm hơn, tức là làm cho giá thành sản phẩm giảm đi. Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng là tăng cường công tác quản lý vật liệu và hoàn thiện công Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán tác hạch toán nguyên vật liệu, nhằm hạ thấp được chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kế toán nguyên vật liệu có đầy đủ và kịp thời hay không có tác dụng rất lớn đến chất lượng công tác quản lý nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại công ty Dệt Hà Nội, em đã tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biết được mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp là không ngừng nâng cao lợi nhuận, doanh thu năm nay luôn cao hơn năm trước. Em nhận thấy rằng nguyên vật liệu có một vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung, và công ty Dệt may Hà Nội nói riêng, nên em đã lựa chọn đề tài luận văn: "TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI”. Nội dung luận văn của em gồm 3 phần chính: Chương I: Lý luận chung về công tác nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may Hà Nội Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt may Hà Nội Luận văn được hoàn thành do sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Hà Đức Trụ và các cán bộ phòng Tài chính kế toán ở công ty.Tuy nhiên do thời gian thực tập không nhiều, cùng với nhận thức còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên bài luận văn của em sẽ không tránh khỏi có những thiếu xót.Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng Tài chính kế toán ở công ty để bài viết của em thêm phong phú về lý luạn cũng như thiết thực với thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh lẫn nhau để tồn tại và phát triển. Mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần hướng tới đó là tối đa hoá lợi nhuận. Tối đa hoá lợi nhuận đồng nghĩa với việc tiết kiệm các chi phí đầu vào một cách hợp lý triệt để, từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm, nêu cao tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình tạo ra sản phẩm, với tư cách là chi phí nó chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất cũng như tổng giá thành của sản phẩm. Vì vậy muốn giảm chi phí tăng lợi nhuận, kế toán cần phải quản lý chặt chẽ và hợp lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, nhập, xuất dùng nguyên vật liệu cho đến khâu kiểm tra, kiểm soát tình hình bảo quản vật liệu. Công ty Dệt may Hà Nội đã nhanh chóng tổ chức chỉ đạo chặt chẽ từ việc bố trí nhân viên kế toán có đủ năng lực, trình độ đến việc áp dụng nghiêm túc đúng qui định các phương pháp hạch toán kế toán của Nhà nước ban hành. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức vì vậy nội dung trình bày cũng như phương pháp đánh giá của cá nhân sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo , của các cán bộ phòng Tài chính kế toán ở công ty để bài luận văn của em có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hưóng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Hà Đức Trụ và các cô chú cán bộ phòng kế toán của công ty Dệt may Hà Nội em đã hoàn thành đề tài: :"Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt may Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 01 Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp “ Thẻ song song” Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N Thẻ kho Sổ kế toán chi tiết Chứng từ nhập Chứng từ xuất Bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 02 Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp “Sổ đối chiếu luân chuyển” Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Bảng kê nhập vật tư Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất vật tư
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 03 Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp “Sổ số dư” Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Phiếu giao nhận chứng từ nhập Sổ số dư Phiếu giao nhận chứng từ xuất Bảng kê nhập vật tư Bảng TH nhập, xuất, tồn kho vật liệu Bảng kê xuất vật tư
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 04 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 111, 112, 331, 141 TK 152 TK111, 331 Nhập kho nguyên vật liệu mua ngoài Trả lại cho người bán TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ TK 151 TK 621 Nhập kho hàng đang đi đường kỳ trước Xuất tự chế, thuê ngoài gia công chế biến TK 154 TK 154 Nhập kho do tự chế biến, Xuất tự chế,thuê ngoài thuê ngoài gia công thực hiện gia công chế biến TK 333 (33312) TK 632, 157 GTGT của hàng thuế nhập khẩu Xuất bán trực tiếp và gửi bán TK 338 TK 138 Phát hiện thừa khi kiểm kê Phát hiện thiếu khi kiểm kê TK 128, 222 TK 128, 222 Nhận lại vốn góp liên doanh Xuất trả lại vốn góp liên doanh TK 411 TK 411 Nhận vốn góp một doanh bằng NVL Xuất kho trả lại vốn góp liên doanh TK 412 TK 412 Chênh lệch tăng do đánh giá lại Chênh lệch giảm do đánh giá lại TK 621, 627 TK 627,641,642 Xuất dùng không hết lại nhập lại kho Xuất kho phục vụ quản lí,SX,bán hàng TK 142, 242 Phân bổ dần vào CP Phân bổ nhiều lần SXKD các kỳ Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 05 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 152, 153, 151 TK 611 TK 152, 153, 151 Kết chuyển giá trị VL tồn đầu kỳ Kết chuyển giá trị tồn kho cuối kỳ TK 111, 112, 141 Mua trả tiền ngay TK 621, 623, 627, 642 TK 133 Thuế GTGT Trị giá NVL xuất dùng được khấu trừ TK 331, 311 Mua chưa trả tiền hoặc trả bằng TK 632 tiền vay Xuất bán TK 333 (3333) Thuế nhập khẩu TK 138 NVL thiếu hụt, mất mát TK 412 TK 128, 222 Nhận góp vốn liên doanh Chênh lệch giảm giá do đánh giá lại TK 412 Chênh lệch tăng do đánh giá lại Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Giá có thuế GTGT PHỤ LỤC 06 Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký – chứng từ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 152 Nhật ký- Chứng từ Thẻ và sổ kề toán chi tiết Bảng kê
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 07 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty Dệt may Hà Nội 1.Dây chuyền kéo sợi: Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N CUỘN CÚI CHẢI KỸ CHẢI KỸ SẢN PHẨM NHẬP KHO GỒM SỢI COTTON, SỢI PHA, SỢI PE GHÉP TRỘN GHÉP I,II GHÉP THÔ SỢI CON ĐÁNH ỐNG SỢI XE ĐÔI SẢN PHẨM NHẬP KHO GHÉP I,II XÉ TRỘN BÔNG NGHIỀN GHÉP TRƯỚC BÔNG XÉ TRỘN XƠ CHẢI THÔ GHÉP TRƯỚC XƠ NGHIỀN CHẢI THÔ
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán 2.Dây chuyền dệt kim: 3.Dây chuyền dệt thoi: Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N SỢI TK 111 , 112 , 141 331 TK 621 TK 627 , 641 , 642 , 241 TK 632 (15 7) DỆT VẢI MỘC SẢN PHẨM NHẬP KHO CẮT may THÊU, IN BAO GÓI GIẶT, NẤU, TẨY, NHUỘM SỢI DỆT THOI VẢI MỘC VẢI DỆT THOI NHUỘM NHẬP KHO CẮTMAY, KHÂUSẢN PHẨM NHẬP KHO GỠ VẮTMỞ KHỔVẢI DỆT KIM VĂNG
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 08 Sơ đồ tổ chức quản lý kinh doanh Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N TỔNG GIÁM ĐỐC Phó TGĐ kỹ thuật Phó TGĐ điều hành sản xuất kinh doanh Phó TGĐ điều hành tổ chức lao động Phòng kỹ thuật Ban đầu tư Trung tâm thí nghiệm và KTCL (KCS) Phòng kế hoạch tiêu thụ Phòng xuất nhập khẩu Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Phòng bảo vệ Xí nghiệp Sợi A Xí nghiệp Sợi Ý Xí nghiệp Dệt Xí nghiệp Nhuộm Xí nghiệp May Xí nghiệp cơ điện Trưởng ca Trưởng ngành Tổ trưởng tổ sản xuất Công nhân viên XN DỊCH VỤ XÂY DỰNG
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 09 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N THỦ QUỸ KẾ TOÁN NVL CCDC KẾ TOÁN TSCĐ KẾ TOÁN XDCB KẾ TOÁN TIỀN MẶT TGNH KẾ TOÁN TH CP, TÍNH GIÁ THÀNH KẾ TOÁN TP VÀ TIÊU THỤ KẾ TOÁN THANH TOÁN VÀ NV KẾ TOÁN TIỀN LƯƠN G & BHXH KẾ TOÁN TRƯỞNG (TRƯỞNG PHÒNG) PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN (KẾ TOÁN TỔNG HỢP) CÁC NHÂN VIÊN THỐNG KÊ BỘ PHẬN TRỰC THUỘC
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 10 Quy trình hạch toán vật liệu theo hình thức Nhật ký chứng từ tại Công ty Dệt may Hà Nội Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N Chứng từ Nhập xuất Nhật ký chứng từ 5 Sổ chi tiết TK 331 Bảng kê xuất Tổng hợp nhập Bảng kê nhập kê nhập NK-CT liên quan 1,2,4...10 Tổng hợp xuất Bảng kê số 3 Bảng phân bố số 2 Bảng kê 4,5,6 NK - CT số 7 Sổ cái TK 152, 153
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 11 Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số: 01GTKT - 3LL 02 - B Số: 00469 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ngày 25/2/2005 Đơn vị bán hàng : ITOCHU HONG KONG Địa chỉ : Đơn vị mua hàng : Công ty Dệt may Hà Nội Địa chỉ : Số 1 Mai Động Hình thức thanh toán : Ngoại tệ ST T Tên,qui cách sản phẩm, hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) 1. Bông TQ cấp I Kg 197.160 18.700,00 (Tỷ giá 15920(đồng) 3.687.004.200 Cộng 3.687.004.200 Thuế suất thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT : 368.700.420 đồng Tổng cộng thanh toán : 4.055.704.620 đồng (Viết bằng chữ : Bốn tỷ không trăm năm mươi nhăm triệu bảy trăm linh bốn nghìn sáu trăm hai mươi đồng). Người mua Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 12 Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số : 01 - VT Ban hành theo QĐ số : 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính phiÕu nhËp kho Họ tên người nhập : Lâm Tuấn Huy Chứng từ số : 17708 ngày 25 tháng 2 năm 2005 Biên bản kiểm nghiệm số : Nhập vào kho : Bông xơ STT Tên, nhãn hiệu qui cách vật tư Đơn VT Số lượng nhập kho Giá đơn vị Thành tiền Ghi chú Mã 1 Bông TQ cấp 1 (01 loại) Kg 197.160 18.700 3.687.004.200 BX BTQ Cộng 3.687.004.200 Thuế NK 16.837.085 Thuế VAT 368.700.420 Tổng cộng 4.072.541.705 Cộng thành tiền : Bốn tỉ không trăm bảy mươi hai triệu năm trăm bốn mươi mốt nghìn bảy trăm linh năm đồng. Thủ kho Người giao Phụ trách kinh doanh Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N TK Nợ TK Có 1331 3331 1521 331 1521 3333
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 13 Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số : 01 - VT Ban hành theo QĐ số : 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính phiÕu nhËp kho Họ tên người giao hàng : Trương Tuyết Nga Chứng từ số : 0094137 ngày 15 tháng 2 năm 2005 Biên bản kiểm nghiệm số : Nhập vào kho : Nguyên liệu STT Tên, nhãn hiệu qui cách vật tư Đơn VT Số lượng nhập kho Giá đơn vị Thành tiền Ghi chú Mã 1 Vải ngoài mét 12.000 6.000 72.000.000 BX BTQ Cộng 72.000.000 Thuế VAT 7.200.000 Tổng cộng 79.200.000 Cộng thành tiền : Bảy mươi chín triệu hai trăm nghìn đồng. Thủ kho Người giao Phụ trách kinh doanh Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N TK Nợ TK Có 1331 112 1521 112
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 14 Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số : 06 - VT Ban hành theo QĐ số : 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính THẺ KHO Tháng 5 năm 2005 Kho: Bông xơ Tên hàng: Bông TQ cấp 1-BX BTQ Đơn vị tính: Kg Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn NT SH SL GT SL GT SL GT T Tồn đầu tháng 8.357 5/5 17708 ITOCHU HONGKONG 197.166 19/5 8725 Nhà máy sợi 1 117.250 22/5 8837 Nhà máy sợi 2 29.680 Tồn cuối tháng 58.593 Kế toán trưởng: Ngày...tháng...năm... Người lập biểu Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 15 Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số : 05 - VT Ban hành theo QĐ số : 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính BIÊN BẢN KIỂM KÊ KHO THUỐC NHUỘM Sáu tháng cuối năm 2005 Thời điểm kiểm kê : 0 giờ ngày 01 tháng 6 năm 2005 Thành phần kiểm kê: * Thủ kho: Lê Phúc Vinh * Thống kê: Trần Thanh Hà * Kế toán : Cao Hồng Vượng SH Tên vật tư ĐV Tồn sổ sách Tồn kiểm kê Chênh lệch Ghi chú SL GT SL GT SL G T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng- Thuốc nhuộm Drimarene Yellow Drimarene Blue Drimarene Violet Derpersol Navy C-4r Derpersol Violet Derpersol Black Lamefin NP Mikethren Terasil Blue Terasil Blue BG-02 ... Kg - - - - - - - - - 14.926,446 47,299 8,551 15,504 119,220 86,667 504,467 60,455 1.091,622 138,908 81,971 14 927,053 47,299 8,551 15,.504 119,.220 86,667 504,467 60,256 1091,852 139,100 81,971 0.607 (0.185) (0.190) 0.230 0.192 Thủ kho Thống kê Kế toán Phòng SXKD Phòng KTTC Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 16 Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số : 02 - VT Ban hành theo QĐ số : 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính PHIẾU XUẤT KHO Tháng 5 năm 2005 Họ tên người nhập : Nguyễn Thanh Phương Chứng từ số : 14108518 ngày 06 tháng 11 năm 2005 Bộ phận sử dụng : Nhà máy Sợi I Đối tượng sử dụng : Xuất tại kho : Bông Xơ STT Tên,nhãn hiệu, quy cách vật tư Đv Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chúYêu cầu Thực xuất 1 Bông Trung Quốc cấp 1 (01 loại) Kg 117.250 117.250 18.698,47 2.192.395.607 BX BTQ Cộng 2.192.395.607 Cộng thành tiền : Hai tỉ một trăm chín mươi hai triệu ba trăm chín nhăm nghìn sáu trăm linh bảy đồng. Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách kinh doanh Người nhận Thủ kho Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N TK Nợ TK Có 6211 1521
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 17 Công ty Dệt may Hà Nội Mẫu số : 05 - VT Ban hành theo QĐ số : 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ Ngày 31 tháng 5 năm 2005 Liên 3 : Dùng thanh toán nội bộ -Căn cứ lệnh điều động số 137 ngày 28 tháng 5 năm 2005 của chị Tâm về việc : nhu cầu sợi tháng 5 năm 2005 Họ tên người vận chuyển : Anh Thanh Xuất tại kho : Phụ liệu may Nhập tại kho : Nhà máy may thêu Đông Mỹ T T Tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất VT ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiềnThực nhập Thực xuất 1 2 Sợi Petex Sợi Petex Kg Kg 58 31 58 31 7500 7500 435.000 232.500 Cộng 667.500 Cộng thành tiền : Sáu trăm sáu mươi bảy nghìn năm trăm đồng. Xuất ngày 31/5/2005 Nhập ngày 31/5/2005 Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 18 BÁO CÁO NHẬP – XUẤT – TỒN KHO (Từ ngày 01/06/2005 đến ngày31/06/2005) Đơn vị: Công ty Dệt may Hà Nội Bộ phận: Kho nguyên vật liệu stt tên, nhãn hiệu, quy cách vật liệu đơn vị tính tồn đầukỳ nhập trong kỳ xuất trongkỳ tồn cuối kỳnhập SX nhập # cộng nhập xuất SX xuất # cộng xuất 1 bông các loại kg 3798,8 1.000 3798,8 3247,1 3247,1 4350,5 2 vải bò mét 0 26531 26531 25614 25614 917 3 vải ngoài mét 15362 549862,4 321 550183,4 438924 438924 126621 4 vải lót lụa mét 3248 89279 289 89568 88231 88231 4585 5 vải lót lưới mét 0 3090 3090 3000 3000 90 Phụ trách đơn vị Người lập biểu Thủ kho Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 19 Đơn vị: Công ty Dệt may Hà Nội Bộ phận: Kho công ty SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU Tháng 12/2005 Tên vật liệu: Vải mộc Đơn vị : mét Chứng từ Diễn giải TKĐư Đơn giá Nhập Xuất Tồn Số Ngày Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Tồn kho đầu tháng 11.500 102,54 1.179.210 32 8/12 Xuất cho sản xuất 6211 11.500 2.504,2 28.793.300 55 31/12 Nhập kho NVL 331 11.500 3.125,7 35.945.550 Cộng phát sinh 3.125,7 35.945.550 2.504,2 28.793.300 Tồn cuối tháng 724,04 8.326.460 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 20 BÁO CÁO VẬT LIỆU TỒN KHO Tháng 6 năm 2005 Đơn vị: Công ty Dệt may Hà Nội Bộ phận: Kho nguyên vật liệu STT Loại hàng ĐVT Đơn giá tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1 Vải bò mét 18200 289,2 5263440 0 0 0 0 289,2 5263440 2 Vải mộc mét 16600 2171 36038600 1000 16600000 3113 51675800 58,000 962800 3 Vải phin màu trắng mét 4727 200 945400 36400 17206280 0 4500 21271500 32100,00 0 151736700 4 Vải phin màu đỏ mét 3500 2500 8750000 0 0 0 0 2500 8750000 5 Vải lót lụa mét 5000 640 3200000 10408 52040000 2500 12500000 8548,000 42740000 6 Vải lót lới mét 2000 180 360000 0 0 0 0 180,000 360000 7 Vải ngoài mét 5000 3200 16000000 5600 28000000 1200 6000000 3200 16000000 8 Bông kg 4500 430 1935000 5500 24750000 4900 22050000 1030,000 4635000 9 Xốp mét 3200 8903 28489600 5698 18233600 5236 16755200 9365,000 29968000 10 Lót tuyn mét 3600 7035 25326000 15621 56235600 26531 95511600 7035 25326000 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 21 Bảng kê chứng từ nhập vật liệu, CCDC Kho Bông Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Chứng từ Diễn giải Ghi có TK Danh điểm Số lượng Đơn giá Số tiền Số Ngày 1/12 7/12 C.ty sx XNH tổng hợp 331 2.561 22.863,6 58.553.680 Bông thô Mỹ cấp II 223005 2/12 10/12 C.ty d.vụ XNK & TM 331 Bông Mỹ 223004 76.917,2 24.706 1.900.316,343 Bông Tây Phi 223002 19.841,22 24.698 490.038.452 …. …. Tæng céng: 127.113,40 2.995.554.384,4 Ngêi ghi sæ KÕ to¸n trëng (Ký, ghi râ hä tªn) (Ký, ghi râ hä tªn) Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán PHỤ LỤC 22 BẢNG KÊ CHỨNG TỪ XUẤT VẬT LIỆU, CCDC Kho Bông Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Chứng từ Diễn giải Ghi nợ Tk Danh điểm Số lượng Đơn giá Số tiền Số Ngày ……… 5/1 2 15/12/05 Chị Đào-sợi A 621. 1 16.741 23.111,4 9 386.909.454,09 Bông Thô Mỹ cấp II 223005 ……… 8/1 2 22/12/05 Anh Hải -sợi B Bông Mỹ 621. 2 22300 4 28.200 24.706 696.709.200 ........... …….. Tổng cộng: 312.081,40 7.743.363.696,8 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N1
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kế toán doanh nghiệp I, II (Trường ĐHQL & KD Hà Nội). 2. Hướng dẫn thực hành kế toán – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 3. Giáo trình kế toán tài chính – Trường học viện tài chính. 4. Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp. 5. PGS –TS Nguyễn Văn Công (chủ biên). Kế toán doanh nghiệp. NXB Tài chính (2003). 6. Bộ Tài chính. Các văn bản pháp luật về kế toán, thống kê, thuế. NXB Tài chính (2003). 7. Tạp san giới thiệu về công ty Dệt may Hà Nội (HANOSOMEX). 8. Tạp san “lịch sử hình thành và phát triển của công ty dệt may Hà Nội 9. Một số luận văn của trường đại học và quản lý kinh doanh Hà Nội. Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N2
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trang CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1 1.1 Khái niệm chung về hạch toán nguyên vật liệu 1 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu 1 1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu 1 1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 1 1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 2 1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu 2 1.2.1.1.Phân loại theo công dụng kinh tế 2 1.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu theo mục đích, công dụng 2 1.2.1.3. Phân loại nguyên vật liệu theo nguồn hình thành 3 1.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu 3 1.3 Nội dung công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 5 1.3.1.Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 6 1.3.1.1. Chứng từ kế toán sử dụng 6 1.3.1.2. Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu 6 1.3.1.3. Thủ tục chứng từ xuất nhập nguyên vật liệu 7 1.3.1.4. Các phương pháp kế toán chi tiết nhập vật liệu 7 1.3.1.4.1. Phương pháp thẻ song song 8 1.3.1.4.2.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 8 1.3.1.4.3. Phương pháp sổ số dư 9 1.3.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 10 1.3.2.1 Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 10 Trang 1.3.2.2. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 11 1.4. Sổ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo các hình thức kế toán 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 13 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Dệt may Hà Nội 13 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 13 2.1.2.Đặc điểm tổ chức quản lý SXKD tại công ty Dệt may Hà Nội 14 Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N3
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán 2.1.2.1. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 14 2.1.2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất 1 5 2.1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất của mặt hàng chủ yếu trong đơn vị 16 2.1.2.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 17 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Dệt may Hà Nội 1 8 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 1 8 2.1.3.2. Chế độ hạch toán áp dụng tại doanh nghiệp là 1 9 2.1.4. Tài khoản kế toán 19 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt may Hà Nội 18 2.2.1 Quá trình hạch toán nhập - xuất kho nguyên vật liệu 20 2.2.2 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho 20 2.2.3. Tính giá vật liệu xuất kho 21 2.2.4. Thủ tục nhập, xuất kho nguyên vật liệu 21 2.2.4.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu 21 Trang 2.2.4.2. Thủ tục xuất kho 24 2.2.4.3. Kế toán chi tiết vật liệu 25 2.2.4.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 26 2.2.5. Tổ chức kiểm kê kho nguyên vật liệu 29 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 31 3.1 Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán vật liệu ở công ty Dệt Hà Nội 31 3.1.1 Nhận xét về công tác quản lý vật liệu 31 3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. 32 Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N4
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán 3.1.2.1. ưu điểm 32 3.1.2.2. Những tồn tại 34 3.2 Một số ý kiến đề xuất về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt may Hà Nội. 3 4 KẾT LUẬN Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N5
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N6
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU: 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu Trong doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Khác với tư liệu lao động, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác dụng của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hay thay đổi hình thái ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. 1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu Về mặt giá trị, khi tham gia vào sản xuất, vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của nó vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vật liệu thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp, nên việc quản lý quá trình thu mua vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu trực tiếp tác động đến những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp như: chỉ tiêu sản lượng, chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu giá thành và chỉ tiêu lợi nhuận... 1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Tổ chức công tác kế toán vật liệu là điều kiện quan trọng không thể thiếu được để quản lý vật liêụ, luôn cần những thông tin kịp thời chính xác về nguyên vật liệu để lập kế hoạch thu mua, để phân tích tình hình sử dụng vật liệu, lập các định mức tiêu hao cũng như các định mức dự trữ đối với từng thứ vật liệu để từ đó đề ra biện pháp sử dụng tiết kiệm vật liệu. Mặt khác, tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu tạo điều kiện sử dụng tốt công suất máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy việc sử dụng vật liệu tiết kiệm, tránh mất mát lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N7
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán 1.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU 1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu 1.2.1.1.Phân loại theo công dụng kinh tế Vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò và công dụng đặc trưng dùng để phân loại vật liệu thông dụng nhất là vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất. Theo cách phân loại này, nguyên vật liệu được phân ra thành các loại sau: - Nguyên liệu, vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài ): đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên, vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm như sắt thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng cơ bản, Bông trong các doanh nghiệp dệt kéo sợi,Vải trong các doanh nghiệp may. Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, sản phẩm thí dụ như sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt cũng được coi là nguyên vật liệu chính. - Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, đựơc sử dụng để kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng chất lượng của sản phẩm, hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý. - Nhiên liệu: Là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng, ở thể rắn, lỏng và khí dùng để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh như: xăng, dầu, than củi, hơi đốt.. - Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải.. - Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: Là các loại vật liệu thiết bị phục vụ cho hoạt động xây dựng cơ bản, tái tạo tài sản cố định. - Phế liệu thu hồi: Là những loại phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất để sử dụng lại hoặc bán ra ngoài. Cách phân loại như trên giúp kế toán tổ chức tài khoản để đáp ứng kịp thời tình hình hiện có và sự biến động của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu theo mục đích, công dụng - Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N8
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: phục vụ, quản lý ở các phân xưởng, cho nhu cầu bán hàng, quản lý doanh nghiệp. 1.2.1.3. Phân loại nguyên vật liệu theo nguồn hình thành Nguyên vật liệu được chia thành: Nguyên vật liệu mua ngoài, nguyên vật liệu tự có, nguyên vật liệu giữ hộ hoặc gia công chế biến, phế liệu thu hồi từ sản xuất. 1.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá vật liệu là xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định hiện hành, kế toán nhập xuất, tồn kho vật liệu, phản ánh theo giá trị thực tế, khi xuất kho cũng phải xác định giá trị thực tế xuất kho theo đúng phương pháp quy định. Sau đây là một số phương pháp đánh giá nguyên vật liệu: • Đánh giá vật liệu theo giá trị thực tế  Giá thực tế vật liệu nhập kho Trong các doanh nghiệp nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn nhập mà giá thực tế của chúng trong từng trường hợp được xác định cụ thể như sau: * Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: - Nếu nguyên vật liệu mua để dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ : Giá thực tế Giá mua ghi Các khoản thuế Chi phí Các khoản NVL nhập = trên hoá đơn + không bồi hoàn + thu mua - giảm giá, kho trong kỳ ( chưa có (thuế NK, thuế thực tế chiết khấu thuế GTGT) TTĐB (nếu có)) TM( nếu có) - Nếu nguyên vật liệu mua để dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp : Giá thực tế Giá mua ghi Thuế NK và Chi phí Các khoản NVL nhập = trên hoá đơn + thuế GTGT + thu mua - giảm giá, kho trong kỳ bao gồm cả của hàng NK thực tế chiết khấu TM thuế GTGT ( nếu có) * Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến : Giá thực tế NVL Giá thực tế Chi phí gia công nhập = NVL xuất gia + chế biến kho trong kỳ công chế biến * Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến : Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N9
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Giá thực tế NVL Giá thực tế Chi phí Tiền thuê gia công nhập = NVL xuất gia + giao, nhận + chế biến kho trong kỳ công chế biến * Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần thì giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là giá do các bên tham gia liên doanh đánh giá. * Đối với nguyên vật liệu được biếu tặng thì giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được xác định theo thời giá trên thị trường.  Giá thực tế vật liệu xuất kho Khi xuất dùng nguyên vật liệu, kế toán phải tính toán chính xác giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho cho các nhu cầu, các đối tượng khác nhau. Kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: * Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền Theo phương pháp này, giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá bình quân của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Giá thực tế của NVL + Giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Đơn giá thực tế = bình quân Số lượng NVL + Số lượng NVL tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Giá thực tế = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế NVL xuất kho xuất kho bình quân *Phương pháp giá thực tế đích danh Theo phương này, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô nguyên vật liệu xuất kho đó. Phương pháp này thường được áp dụng đối với những loại vật liệu đặc chủng, có giá trị cao. *Phương pháp giá thực tế nhập trước xuất trước ( FIFO) Theo phương pháp này, kế toán phải theo dõi được đơn giá thực tế và số lượng của từng lô hàng nhập kho. Sau đó khi xuất kho căn cứ vào số lượng xuất tính ra giá thực tế theo công thức : Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N10
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Giá thực tế = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế NVL xuất kho xuất kho của lô hàng nhập trước Khi nào xuất hết số lượng của lô hàng nhập trước thì nhận với đơn giá thực tế của lô hàng nhập tiếp sau. Như vậy theo phương pháp này, giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho thuộc các lần mua sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. * Phương pháp giá thực tế nhập sau xuất trước ( LIFO) Theo phương pháp này, kế toán cũng phải theo dõi được đơn giá thực tế và số lượng của từng lô hàng nhập kho. Sau đó khi xuất kho căn cứ vào số lượng xuất kho để tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho theo công thức : Giá thực tế = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế của NVL xuất kho xuất kho lô hàng nhập sau cùng Khi nào hết số lượng của lô hàng nhập sau cùng thì nhân (x) với đơn giá thực tế của lô hàng nhập trước lô hàng đó và cứ tính lần lượt như thế. Như vậy theo phương pháp này, giá thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho thuộc các lần mua đầu kỳ. Phương pháp này thường sử dụng với các loại nguyên vật liệu có giá trị cao và có tính tách biệt. * Phương pháp hệ số giá Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán (loại giá ổn định được sử dụng thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp và cả kỳ kế toán) để theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất nguyên vật liệu hàng ngày, thì cuối kỳ kế toán phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế đối với số nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ trên cơ sở hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên vật liệu xuất dùng. Công thức tính như sau: Giá thực tế Giá hạch toán Hệ số chênh lệch NVL xuất kho = NVL xuất kho + giữa giá thực tế trong kỳ trong kỳ và giá hạch toán Trong đó : Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N11
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Giá thực tế NVL + Giá thực tế NVL Hệ số chênh lệch tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ giữa giá thực tế = và giá hạch toán Giá hạch toán NVL + Giá hạch toán NVL tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ Tuỳ thuộc vào đặc điểm và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà hệ số giá nguyên vật liệu có thể được tính riêng cho từng thứ, nhóm hoặc toàn bộ nguyên vật liệu. 1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT: 1.3.1.Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 1.3.1.1. Chứng từ kế toán sử dụng Để đáp ứng yêu cầu của quản trị doanh nghiệp, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ vật liệu và phải được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cùng một cơ sở kế toán chứng từ. Các chứng từ kế toán về vật liệu công cụ dụng cụ bao gồm: - Phiếu nhập kho ( mẫu 01 - VT ), - Phiếu xuất kho ( mẫu 02-VT ) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( mẫu 03-VT ) - Phiếu xuất vật tư theo hạn mức ( mẫu 04 -VT ) - Biên bản kiểm nghiệm ( mẫu 05 - VT ) - Thẻ kho ( mẫu 06 - VT ) - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá ( mẫu 08 - VT ) - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( mẫu 02 - VT ) - Hoá đơn cước vận chuyển ( mẫu 03 - VT ) Đối với các chứng từ kế toán thống nhất, bắt buộc phải được lập kịp thời, đầy dủ theo đúng quy định về mẫu, nội dung và phương pháp. 1.3.1.2. Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng sổ chi tiết như sau: Sổ ( thẻ ) kho (Mẫu 06 - VT); Sổ (thẻ ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu; Sổ đối chiếu luân chuyển ; Sổ số dư.... Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N12
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Sổ (thẻ ) kho ( mẫu 06 - VT ) được sử dụng để theo dõi số lượng xuất - tồn của từng thứ vật liệu theo từng kho. Thẻ kho do phòng kế toán lập và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính. Các sổ (thẻ ) kế toán chi tiết vật liệu, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư vật liệu được sử dụng để phản ánh nghiệp vụ xuất nhập tồn kho vật liệu về mặt giá trị. Ngoài các sổ kế toán chi tiết còn có thể mở thêm các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê luỹ kế tổng hợp nhập – xuất - tồn kho vật liệu, phục vụ cho việc ghi sổ kế toán được đơn giản nhanh chóng và kịp thời. 1.3.1.3. Thủ tục chứng từ xuất nhập nguyên vật liệu  Thủ tục chứng từ cần thiết trong nghiệp vụ thu mua và nhập kho vật liệu: Trong nghiệp vụ thu mua và nhập kho vật liệu doanh nghiệp phải có hai loại chứng từ bắt buộc là hoá đơn bán hàng (hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) và phiếu nhập kho. Hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) do người bán hàng lập, ghi rõ số lượng từng loại hàng hoá, đơn giá và số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán. Khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thì trên hoá đơn do người bán lập vừa bao gồm tiền mua vật liệu , hàng hoá vừa bao gồm cả phần thuế giá trị gia tăng. Trong trường hợp doanh nghiệp thu mua vật liệu từ thị trường tự do thì doanh nghiệp phải lập phiếu mua hàng thay thế cho hoá đơn bán hàng. Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập và ghi số lượng theo hoá đơn hoặc phiếu mua hàng, thủ kho thực hiện nghiệp vụ nhập kho và ghi số thực nhập vào sổ nhập kho. Như vậy, phiếu nhập kho là chứng từ phản ánh nghiệp vụ nhập kho đã hoàn thành.  Thủ tục chứng từ cần thiết trong nghiệp vụ xuất kho vật liệu. Với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê thường xuyên thì khi xuất kho vật liệu phải lập phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất vật tư theo hạn mức...Sau khi xuất kho thủ kho ghi số lượng thực xuất và cùng với người nhận ký vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất vật tư theo hạn mức được lập trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất ổn định và đã lập được định mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm. Số Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N13
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán lượng vật tư thực xuất trong tháng do thủ kho ghi căn cứ vào hạn mức được duyệt theo yêu cầu sử dụng từng lần và số lương thực xuất từng lần. 1.3.1.4. Các phương pháp kế toán chi tiết nhập vật liệu Hạch toán chi tiết vật liệu là việc theo dõi, ghi chép thường xuyên liên tục sự biến động nhập, xuất, tồn kho của từng chủng loại vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả về số lượng (hiện vật) và giá trị. Trong thực tế công tác hiện nay đang áp dụng ba phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu sau: Phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân phiên, phương pháp sổ số dư. 1.3.1.4.1. Phương pháp thẻ song song (Phụ lục 01) - Ở kho: việc ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy định (mẫu 06 - VT) cho từng danh điểm nguyên vật liệu theo từng kho và phát cho thủ kho để ghi chép hằng ngày - Ở phòng kế toán: sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu theo các chỉ tiêu giá trị và hiện vật cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho đã mở ở kho. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết nguyên vật liệu và đối chiếu với thẻ kho. Số lượng nguyên vật liệu trong kho trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết phải khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho. Ngoài ra để có số liệu đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng hợp, kế toán nguyên vật liệu phải tổng hợp số liệu từ các sổ ( thẻ) kế toán chi tiết vật liệu vào Bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn theo từng nhóm, loại vật liệu. * Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu. * Nhược điểm: việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. Mặt khác việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do đó hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán. * Phạm vi áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp ở các doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ xuất nhập ít và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế. 1.3.1.4.2.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển (Phụ lục 02) Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N14
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán - Ở kho: thủ kho cũng sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu giống như phương pháp ghi thẻ song song. - Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm, nhưng mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển kế toán phải lập các bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất định kỳ thủ kho gửi lên. Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi cả về chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và kế toán tổng hợp. ( Sơ đồ 1.2 ) * Ưu điểm : khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. * Nhược điểm: việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu hiện vật, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán cũng chỉ tiến hành vào cuối tháng nên hạn chế công tác kiểm tra. * Phạm vi áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có không nhiều nghiệp vụ nhập, xuất, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết nguyên vật liệu do vậy không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày. 1.3.1.4.3. Phương pháp sổ số dư (Phụ lục 03) - Ở kho: thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nhưng cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho sang sổ số dư vào cột số lượng. - Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm để ghi chép tình hình nhập, xuất. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lập bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất rồi từ các bảng luỹ kế lập Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho theo từng nhóm, loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng khi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn cuối tháng do thủ kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột số tiền trên sổ số dư. Việc kiểm tra đối chiếu được căn cứ vào Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N15
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và Bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn ( cột số tiền) và số liệu kế toán tổng hợp. * Ưu điểm: tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng. * Nhược điểm: do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết số hiện có và tình hình tăng, giảm của từng loại nguyên vật liệu về mặt hiện vật nhiều khi phải xem số liệu trên thẻ kho. Hơn nữa việc kiểm tra, phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán gặp khó khăn. * Phạm vi áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ xuất, nhập (chứng từ nhập, xuất) nhiều, thường xuyên, có nhiều chủng loại nguyên vật liệu và với điều kiện doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để hạch toán giá nhập, xuất, đã xây dựng hệ thống danh điểm vật liệu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng. 1.3.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: 1.3.2.1-Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên Là phương pháp theo dõi phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu trên sổ kế toán.. Phương pháp kê khai thường xuyên thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn. - Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế , có thể mở chi tiết cho từng loại, từng nhóm, thứ vật liệu tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán: Bên nợ : Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng nguyên vật liệu trong kỳ (mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp, phát hiện thừa, đánh giá tăng). Bên có : Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên vật liệu trong kỳ (xuất dùng, xuất bán, xuất góp vốn liên doanh, thiếu hụt, giảm giá dược hưởng...). Dư nợ: Giá thực tế của vật liệu tồn kho đầu kỳ hoặc cuối kỳ Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N16
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán TK 152 có thể mở thành các TK cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp bao gồm: - TK 1521 : Nguyên liệu, vật liệu chính - TK 1522 : Vật liệu phụ - TK 1523 : Nhiên liệu - TK 1524 : Phụ tùng thay thế - TK 1525 : Thiết bị XDCB - TK 1528 : Vật liệu khác và phế liệu - Tài khoản 151- hàng mua đang đi đường: Tài khoản này được sử dụng để theo dõi các loại nguyên vật liệu, công cụ , hàng hoá... mà các doanh nghiệp đã mua hoặc chấp nhận mua , đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho ( kể cả số đang gửi cho người bán ). Bên nợ: Giá trị vật tư hàng hoá đang đi đường, cuối tháng chưa về hoặc đã về tới doanh nghiệp nhưng đang làm thủ tục nhập kho. Bên có: Giá trị hàng đang đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng. Dư nợ: Giá trị hàng đang đi đường ( đầu và cuối kỳ ). Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan khác như: TK 133, TK 331, TK 111, TK 112, TK 141, TK128, TK222, TK 627, TK 641, TK 642.  Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên được biểu hiện qua phụ lục 04 1.3.2.2. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ Là phương pháp không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất hàng tồn kho trên các tài khoản kế toán mà chỉ theo dõi, phản giá trị tồn kho đầu kỳ và giá trị còn lại cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ hàng tồn kho. Việc xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trên các tài khoản kế toán tổng hợp không căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho mà căn cứ vào giá trị tồn kho cuối kỳ, mua nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính. - Tài khoản 611- mua hàng. Nội dung và kết cấu của tài khoản 611 như sau: Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N17
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Bên nợ : + Giá trị thực tế hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ + Giá thực tế hàng hoá, nguyên vật liệu, dụng cụ mua vào đầu kỳ Bên có: + Giá thực tế hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn cuối kỳ +Trị giá vật tư hàng hoá trả lại cho người bán hoặc được giảm giá + Giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất trong kỳ. Tài khoản này được mở TK cấp 2: TK 6111 “ Mua nguyên vật liệu " TK 6112 “ Mua hàng hoá - TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu - TK này dùng để phản ánh trị giá hiện có của các loại nguyên vật liệu trong kho của doanh nghiệp. - TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường - TK này dùng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho. Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan khác như : TK 133, TK 111, TK 112. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, các TK 151, 152 chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán để kết chuyển số dư đầu kỳ và cuối kỳ kế toán, để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ. Mọi biến động về nguyên vật liệu không phản ánh trên cácTK151,152. Giá trị nguyên vật liệu mua vào nhập kho trong kỳ được theo dõi trên TK 611“Mua hàng”.  Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ được biểu hiện qua phụ lục 05 1.4. SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU THEO CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN: Hiện nay các doanh nghiệp có thể áp dụng 04 hình thức kế toán là: Nhật ký – Sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ và Nhật ký chung. Trong khuôn khổ luận văn để phù hợp với phần thực trạng, em chỉ xin trìn bầy hình thức kế toán Nhật ký chứng từ (Phụ lục 06 và phụ lục 10) Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N18
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán • Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ là: - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nó. - Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). - Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. - Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính. Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N19
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Dệt Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có qui mô lớn, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lâp, có tài khoản và con dấu, bao gồm tài khoản tiền Việt và tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng, ngân hàng Ngoại Thương, ngân hàng Indouna Bank. Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ trong nước và xuất khẩu, chẳng hạn: hàng sợi, dệt kim, khăn, vải bò, dệt thoi v..v… * Trụ sở chính của công ty: Số 1 Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội * Số điện thoại: 844-8624619/ 8621023 * Số Fax: 844-8622334 * Email: hanosimex.com.vn * Ngày 7/4/1978: Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX (Cộng hoà liên bang Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng nhà máy sợi. Tháng 12/1979: Khởi công xây dựng nhà máy. Tháng 11/1982: Lắp đặt thiết bị máy móc. Ngày 21/11/1984: Chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý điều hành (gọi là nhà máy sợi Hà Nội). Tháng 12/1989: Đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số 1. - Tháng 6/1990: Đưa dây chuyền vào sản xuất. Tháng 8/1990: Bộ kinh tế đối ngoại cho phép nhà máy được kinh doanh nhập khẩu trực tiếp. - Tháng 4/1991: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt động nhà máy Sợi Hà Nội thành xí nghiệp Liên hiệp Sợi – Dệt kim Hà Nội (QĐ - CNN – TCLĐ ngày 30/4/1991). - Tháng 6/1993: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập nhà máy sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) vào xí nghiệp Liên hợp. - Tháng 3/1994: Đưa dây chuyền dệt kim số II vào sản xuất. Ngày 19/5/1994: Khánh thành nhà máy Dệt kim (cả 2 dây chuyền I và II). Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N20
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán - Tháng 1/1995: Khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ. Tháng 3/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập công ty Dệt Hà Đông vào xí nghiệp Liên Hợp. - Ngày 19/6/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi xí nghiệp Liên hợp thành công ty Dệt may Hà Nội (QĐ - 840 – TCLĐ ngày 19/6/1995). Ngày 2/9/1995: Khánh thành nhà máy thêu Đông Mỹ. - Ngày 28/2/2000: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên thành công ty Dệt may Hà Nội với tên giao dịch viết tắt là: HANOSIMEX ( QĐ 103 – HĐQT ngày 28/2/2000). Như vậy với bề dày lịch sử hơn 20 năm qua vừa tổ chức, vừa xây dựng và phát triển, công ty Dệt may Hà Nội đã liên tục phấn đấu vượt khó khăn, cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường đã từng bước khẳng định mình để tồn tại và kinh doanh, không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng khá và có bước đi vững chắc là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam. 2.1.2.Đặc điểm tổ chức quản lý SXKD tại công ty Dệt may Hà Nội 2.1.2.1. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Với trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề luôn được tự đào tạo và đào tạo lại. Đây chính là thuận lợi lớn giúp cho công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, được tặng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại các hội chợ triển lãm kinh tế. Các sản phẩm của công ty, đặc biệt là các sản phẩm dệt kim có chất lượng cao, được xuất đi nhiều nước trên thế giới và đã được chấp nhận ở những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực EC, CHLB Đức, Italia, Pháp, SNG, Mỹ. ..và được các khách hàng trong nước mến mộ. Công ty Dệt Hà Nội là một trong những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nề nếp trong Bộ Công nghiệp nhẹ, luôn mở rộng hình thức kinh doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác với các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư trang thiết bị hịên đại, khoa học công nghệ mới. Lãnh đạo Doanh nghiệp là những nhà kinh doanh có năng lực, năng động và nhạy bén, luôn tìm mọi Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N21
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán biện pháp huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, phục vụ tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh với mục tiêu đề ra lợi nhuận của năm nay cao hơn năm trước. Công ty luôn chấp hành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2004 2005 Giá trị Tỷ lệ 1 Tổng giá trị SXCN Triệu đồng 923.200 1.055.218 132.018 14.30% 2 Tổng doanh thu TriÖu ®ång 967.020 1.076.293 109.273 11,30% 3 Lợi nhuận trớc thuế TriÖu ®ång 12.500 39.125 26.625 213.00% 4 Các khoản nộp ngân sách TriÖu ®ång 6.327 9.427 3.100 49,00% 5 Số CBCNV ngêi 5.672 5.711 39 0.69% 6 Thu nhập bình quân CBCNV/người/tháng 1000 ®ång 1.022 1.107 85 8,32% Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy: Tổng giá trị SXCN của công ty năm 2005 so với năm 2004 đã tăng 132.018 triệu với tỷ lệ tăng 14.30%.Tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 109.273 với tỷ lệ 11.30%. Điều này có được là do công ty đã áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, chú trọng đào tạo nhân lực và có chính sách quản lý phù hợp với xu hướng kinh tế chung hiện nay. Cùng với doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng ổn định theo từng năm (cụ thể như bảng trên). Mức thu nhập của công nhân viên cũng được cải thiện. Đây chính là động lực thúc đẩy sự sáng tạo của công nhân viên, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt may Hà Nội. 2.1.2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty được quyết định bởi qui mô sản xuất kinh doanh lớn, đa dạng về chủng loại sản phẩm cùng độ rộng khắp cuả thị trường tiêu thụ. Nhiệm vụ của công ty được thực hiện thông qua các nhà máy thành viên : - Nhà máy Sợi 1: Qui mô 6500 cọc sợi, sản lượng 4000 tấn/năm, sản phẩm chủ yếu là sợi Peco và Cotton các loại, có chỉ số Ne 60, Ne 45, Ne 46, Ne30, dây chuyền sợi xe sản lượng 300 tấn/năm. Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N22
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán - Nhà máy Sợi 2: Qui mô 3500 cọc sợi, sản lượng 4000 tấn/năm, sản phẩm chủ yếu là sợi Cotton các loại, có dây chuyền sợi xe với sản lượng 350 tấn/năm. - Nhà máy Dệt nhuộm gồm các phân xưởng Dệt và Nhuộm - Nhà máy May : gồm hai phân xưởng May1 và May2, bộ phận in, thêu. Hai nhà máy kết hợp với nhau để từ sợi sản xuất ra vải, quần áo dệt kim các loại: T shirt, PL shirt, Hineck với sản lượng 4,5 triệu sản phẩm /năm. - Nhà máy Sợi Vinh : Qui mô 2500 cọc sợi, sản lượng 2000 tấn/năm, sản phẩm chủ yếu là các loại sợi, ngoài ra còn có các sản phẩm may. - Nhà máy Dệt Hà Đông : Sử dụng nguyên liệu sợi 600 tấn/năm, chuyên sản xuất khăn mặt, khăn các loại. - Nhà máy May Thêu Đông Mỹ: Sử dụng khoảng 5000 tấn sợi/năm cho ra sản phẩm dệt kim các loại, sản lượng 1,2 triệu sản phẩm /năm. Ngoài ra còn có hai nhà máy phục vụ cho sản xuất: nhà máy Động lực, nhà máy Cơ điện. 2.1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất của mặt hàng chủ yếu trong đơn vị (phụ lục 07) Toàn bộ quy trình sản xuất được chia ra nhiều giai đoạn công nghệ. Nguyên vật liệu chính được chế biến một cách liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối theo một trình tự nhất định. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục, có sản phẩm dở dang, thành phẩm của công đoạn này vừa có thể xuất bán vừa có thể là nguyên liệu của công đoạn sau. Điều này ảnh hưởng và chi phối đến công tác hạch toán của đơn vị. Thành phẩm của công ty là các loại sợi, hàng dệt kim, dệt thoi. Các sản phẩm này được thực hiện bằng các dây chuyền công nghệ khép kín, dây chuyền kéo sợi, dây chuyền dệt kim, dây chuyền dệt thoi. 2.1.2.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty (phụ lục 08) - Tổng giám đốc công ty do Tổng công ty Dệt may Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Tổng giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty, đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật. - Giúp việc cho tổng giám đốc là 3 phó tổng giám đốc điều hành của công ty theo sự phân công của tổng giám đốc, đồng thời là cán bộ tham mưu cao nhất cho tổng giám đốc trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh. Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N23
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán * Các phòng chức năng có: - Phòng kinh doanh: Phòng căn cứ vào tình hình thực hiện sản xuất và dự trữ để lập kế hoạch mua nguyên vật liệu và trực tiếp mua vật tư theo kế hoạch cung cấp. Phòng kinh doanh sẽ ký kết hợp đồng với bên bán vật tư. - Phòng xuất nhập khẩu: Phụ trách việc xuất khẩu sản phẩm của công ty sang các nước khác, đồng thời chịu trách nhiệm nhập dây chuyền công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới bao gồm máy móc thiết bị, phụ tùng và các nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho sản xuất cũng như các hoạt động khác của Công ty. - Phòng điều hành sản xuất: Đứng đầu mỗi xí nghiệp là giám đốc. Các giám đốc này chịu sự chỉ đạo của cấp trên, chịu trách nhiệm quản lý sản xuất, bảo toàn, phát triển nguồn vốn, tài sản và các nguồn lực khác do công ty giao. - Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo công ty trong lĩnh vực tổ chức quản lý lao động và các công việc hành chính, văn thư. - Phòng kế toán tài chính: có chức năng nhiệm vụ hạch toán các chi phí sản xuất kinh doanh; Báo cáo tình hình tài chính của công ty với các cơ quan chức năng. Đồng thời có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính của công ty, xác định nhu cầu vốn, tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản trong công ty. - Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng (KCS): Có chức năng kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đưa vào sản xuất hàng loạt và trước khi tiêu thụ - Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản và an ninh chung của Công ty. - Các xí ngiệp sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm. Đứng đầu mỗi xí nghiệp là giám đốc. Các giám đốc này chịu sự chỉ đạo của cấp trên, chịu trách nhiệm quản lý sản xuất, bảo toàn, phát triển nguồn vốn, tài sản và các nguồn lực khác do công ty giao. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Dệt may Hà Nội 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (phụ lục 09) Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N24
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Phòng kế toán tài chính gồm 20 người: Kế toán trưởng, 2 phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, 16 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ nhiệm vụ được phân công như sau: - Kế toán trưởng: là người trực tiếp phụ trách phòng tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý tài chính cấp trên và tổng giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty, có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán tài chính theo hoạt động chức năng chuyên môn kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn trong toàn công ty theo đúng chế độ tài chính mà Nhà nước ban hành. - Phó phòng kế toán tài chính (kiêm kế toán tổng hợp). Có nhiệm vụ hàng tháng căn cứ vào nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ (do kế toán vật liệu, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành... chuyển lên) để vào sổ tổng hợp cân đối theo dõi các tài khoản, lập bảng cân đối kế toán sau đó vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Lập báo cáo tài chính theo qui định của Nhà nước. - Kế toán nguyên vật liệu: Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, vật liệu công cụ dụng cụ để vào sổ chi tiết vật tư, cuối tháng tổng hợp lên sổ tổng hợp xuất, lập bảng kê số 3- bảng kê tính giá thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ và từ các hoá đơn, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán để vào sổ chi tiết thanh toán với người bán, lên nhật ký chứng từ số 5. -Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản: tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định, tình hình mua bán và thanh lý tài sản cố định. - Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ căn cứ vào các bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp do tổ nghiệp vụ dưới các nhà máy chuyển lên để lập các bảng tổng hợp thanh toán lương cho các nhà máy, các phòng ban chức năng, lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ lương... và các nhật ký chứng từ có liên quan để ghi vào sổ tập hợp chi phí sản xuất (có chi tiết cho từng nhà máy) phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mặt hàng cụ thể. Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N25
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán - Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ và theo dõi công nợ của khách mua hàng. Mở sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng. Mở thẻ theo dõi nhập xuất tồn thành phẩm. Sau đó, theo dõi vào sổ chi tiết bán hàng cho từng loại. - Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thu chi sử dụng quỹ tiền mặt, tiền gửi nhân hàng của công ty, mở sổ theo dõi chi tiết tiền mặt, hàng ngày đối chiếu số dư trên tài khoản của công ty ở ngân hàng với sổ ngân hàng. theo dõi tình hình thanh toán của công ty với các đối tượng như khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ công ty. - Thủ quĩ: quản lý quỹ tiền mặt của công ty và thực hiện việc thu chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi. - Kế toán các nhà máy: chịu sự chỉ đạo ngành dọc của phòng kế toán tài chính của công ty, thực hiện tổng hợp các công việc xảy ra trong nhà máy sau đó báo cáo lên phòng kế toán tài chính của công ty. 2.1.3.2. Chế độ hạch toán áp dụng tại doanh nghiệp là - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 hàng năm kết thúc ngày 31/12 năm đó. Cuối niên độ kế toán các báo cáo tài chính được lập theo quy định hiện hành. - Đơn vị tiền tệ: “ Đồng Việt Nam”, các đồng khác quy đổi theo tỷ giá hạch toán - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ (phụ lục 10) - Phương pháp kế toán tài sản cố định: + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá TSCĐ + Phương pháp khấu hao áp dụng: theo QĐ 106/BTC -Phương kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá: chi tiết theo từng kho nguyên liệu, vật liệu + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: tính giá bình quân. + Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp: kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế: Cong ty áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 2.1.4. Tài khoản kế toán TK 152 “Nguyên vật liệu” và TK 611 “mua nguyên vật liệu” TK 1521 “Nguyên vật liệu chính” và TK 611.1 “mua nguyên vật liệu chính” TK 152 2“Nguyên vật liệu phụ” và TK 611 “mua nguyên vật liệu phụ” Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N26
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Các nghiệp vụ nhập vật tư kế toán sử dụng các TK sau: TK 111: Tiền mặt TK 112: Tiền gửi Ngân hàng TK 331: Phải trả người bán ( Chi tiết TK 3311) TK 131: Phải thu khách hàng TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh phản ánh ở các tài khoản sau: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 627: Chi phí sản xuất chung. TK 111: Chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 2.2.1 Quá trình hạch toán nhập - xuất kho nguyên vật liệu Với đặc điểm vật tư vật liệu của mình là mật độ nhập xuất lớn cần có sự giám sát bảo quản thường xuyên và hệ thống kho được bố trí tập trung, kế toán nguyên vật liệu có thể kiểm tra đối chiếu hàng ngày, nên công ty Dệt may Hà nội đã sử dụng phương pháp thẻ song song. Phương pháp này đã đáp ứng được yêu cầu quản lý vật tư là phải cung cấp thường xuyên về hiện vật và tiền của từng loại vật liệu. 2.2.3 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho * Đối với nguyên vật liệu nhập ngoại: Giá thực tế = Giá ghi trên hoá đơn + Thuế + Các chi phí thu mua nhập kho NVL tính bằng tiền Việt Nam nhập khẩu l iên quan (nếu có) ( giá chưa có thuế GTGT) Ví dụ 1: Ngày 19/12/2005 phiếu nhập kho theo chứng từ số 17708 (phụ lục 12), Công ty nhập khẩu vật liệu bông TQ cấp với số lượng là 197.160 kg, đơn giá là 18.700 đồng, thành tiền là 3.687.004.200 đồng, thuế nhập khẩu là 16.837.085 đồng. Vậy giá thực tế vật liệu nhập kho = 3.687.004.200 đồng + 16.837.085 đồng Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N27
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán = 3.703.841.285 đồng * Đối với nguyên vật liệu nhập kho từ các nguồn trong nước: Giá thực tế = giá ghi trên hoá đơn + các chi phí thu mua nhập kho NVL ( giá chưa có thuế GTGT) liên quan (nếu có) Ví dụ 2: Ngày 08/12/2005 phiếu nhập kho chứng từ số 0094137(phụ lục 13), Công ty mua vải ngoài, trị giá mua trên hoá đơn là 72.000.000 đồng (giá chưa có thuế GTGT). Vậy giá thực tế của vật liệu nhập kho là 72.000.000 đồng. 2.2.3. Tính giá vật liệu xuất kho Công ty áp dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp “ Đơn giá bình quân gia quyền”. Theo phương pháp này: Giá thực tế của NVL + Giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Đơn giá thực tế = bình quân Số lượng NVL + Số lượng NVL tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Giá thực tế = Số lượng xuất kho x Đơn giá thực tế xuất kho bình quân Ví dụ 3: Trong tháng 12/ 2005, vải mộc tồn đầu kỳ 1.179.210 đồng với số lượng 102,54 mét, trong tháng nhập 3.125,7 mét thành tiền là 35.945.550 đồng, xuất dùng 2809 mét Ta có: Đơn giá = 1.179.210 + 35.945.550 = 11.500 đồng bình quân 102,54 + 3.125,7 Giá thực tế xuất kho = 2809 x 11.500 = 32.303.500 đồng 2.2.4. Thủ tục nhập, xuất kho nguyên vật liệu 2.2.4.1. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N28
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Phòng kinh doanh là bộ phận đảm nhiệm cung ứng vật tư, có nhiệm vụ mở sổ theo dõi tình hình thực hiện cung ứng, thực hiện hoạt động. Phòng căn cứ vào tình hình thực hiện sản xuất và dự trữ để lập kế hoạch mua nguyên vật liệu và trực tiếp mua vật tư theo kế hoạch cung cấp. Phòng kinh doanh sẽ ký kết hợp đồng với bên bán vật tư. Khi nhận được hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán hoặc giấy báo nhập hàng do người bán gửi đến, phòng kinh doanh tiến hành kiểm tra đối chiếu với các bản hợp đồng. Khi hàng được chuyển đến công ty, cán bộ tiếp liệu phòng kinh doanh kết hợp với thủ kho tiến hành đánh giá kiểm tra về mặt số lượng, chất lượng quy cách vật tư, rồi lập biên bản kiểm nghiệm vật tư. Nếu vật tư đạt yêu cầu thì tiến hành nhập kho theo số thực nhập. Trên cở sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nghiệm phòng kinh doanh lập phiếu nhập kho. Đối với vật liệu nhập khẩu, phòng kinh doanh cũng lập biên bản kiểm nhận và lập phiếu nhập kho theo số thực nhập. Phiếu nhập kho vật tư được lập thành 3 liên : - 1 liên lưu tại phòng kinh doanh - 1 liên giao cho người nhập hàng để làm thủ tục thanh toán - 1 liên giao cho thủ kho để làm căn cứ vào thẻ kho Định kỳ phiếu nhập vật tư được chuyển lên phòng kế toán để ghi sổ và lưu. Đối vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, phòng kinh doanh căn cứ vào giấy giao hàng của bên nhận gia công chế biến để lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho cũng được lập thành 3 liên và giao cho các đối tượng như trên. Trường hợp nhập kho vật liệu do sử dụng không hết hoặc phế liệu thu hồi, phòng kinh doanh lập phiếu nhập kho thành 2 liên (1 liên giao cho phòng kinh doanh, 1 liên giao cho thủ kho làm căn cứ nhập kho). Như vậy thủ tục nhập kho nguyên vật liệu gồm các chứng từ: - Hoá đơn GTGT (phụ lục 11) - Phiếu nhập kho (phụ lục 12,13) - Thẻ kho (phụ lục 14) - Biên bản kiểm nghiệm vật tư (phụ lục 15) Sơ đồ trình tự nhập kho nguyên vật liệu Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N29 Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho Biên bản kiểm nghiệm Phiếu nhập kho Thẻ kho Kiểm tra số thực nhập
  • 55. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Dưới đây là các chứng từ của thủ tục nhập kho theo ví dụ sau: công ty mua 197.166 kg bông TQ cấp I với đơn giá: 18.700 đồng tương đương với 1,34 USD/ kg của công ty ITOCHU HONGKONG. Khi đó công ty nhận được hoá đơn GTGT của công ty ITOCHU HONGKONG (phụ lục 11)  Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho theo từng danh điểm vật liệu. Nghĩa là mỗi loại vật liệu phải được theo dõi trên một thẻ kho riêng để tiện cho việc ghi chép, kiểm tra đối chiếu. Trên cơ sở các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thủ kho kiểm tra tính hợp lý chính xác của các chứng từ, rồi tiến hành ghi số thực nhập thực xuất lên thẻ kho. Do vậy, thẻ kho sẽ được dùng làm căn cứ để đối chiếu số liệu thực tế của kế toán chi tiết tại phòng kế toán.  Tại phòng kế toán: Sau khi nhận được các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên, kế toán tiến hành kiểm tra tính chính xác hợp lý của các chứng từ. Sau đó, nếu thấy đạt yêu cầu kế toán nhận và ký xác nhận vào phỉếu giao nhận chứng từ. Kế toán vật liệu sẽ phân loại chứng từ nhập xuất do thủ kho gửi lên theo từng loại vật liệu (nếu là chứng từ nhập) hoặc phân loại theo đối tượng sử dụng (nếu là chứng từ xuất). Tiếp theo, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy vi tính để lên bảng kê chi tiết nhập vật tư cho từng kho. Thành tiền = Số lượng × Đơn giá Từ các bảng kê nhập chi tiết vật tư ở các kho trên, kế toán tổng hợp số liệu theo tài khoản để lập “Bảng tổng hợp nhập vật tư” ,Tương tự, “Bảng tổng hợp xuất vật tư” - cũng được lên bằng cách dựa vào các bảng kê chi tíết xuất vật tư. Để theo dõi chi tiết quá trình nhập vật liệu theo từng phiếu nhập, đồng thời theo dõi thanh toán từng người bán, công ty sử dụng Sổ chi tiết số 2-Thanh toán với người bán. Đối với khách hàng thường xuyên, kế toán mở cho mỗi người từ một đến hai tờ sổ. Hàng ngày, khi có nghiệp vụ mua vật liệu, kế toán căn cứ vào Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N30
  • 56. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán chứng từ, phiếu nhập ghi chép vào sổ. Cuối tháng sổ chi tiết sẽ được tính toán cho từng người bán. Kết cấu sổ chi tiết số 2, cơ sở số liệu và cách ghi: - Cột số dư đầu tháng: Số dư cuối tháng trước chuyển sang. - Căn cứ vào chứng từ nhập, kế toán ghi số liệu, ngày tháng nhập, chứng từ, nội dung kế toán phát sinh, giá thực tế qui đổi ra VNĐ ( nếu mua bằng ngoại tệ). - Căn cứ vào chứng từ thanh toán để ghi vào cột Nợ hay Có của TK 331 và đối ứng với các TK có liên quan. - Số dư cuối tháng = Số dư đầu tháng (Dư có) cộng (+) cột Có trừ (-) cột Nợ. Cuối mỗi tháng, sau khi hoàn thành việc ghi Sổ chi tiết số 2, kế toán lấy số liệu tổng hợp của từng nhà cung cấp để ghi vào Nhật ký chứng từ số 5. Mỗi dòng trên Nhật ký chứng từ số 5 được ghi chi tiết cho một người bán. Sau khi lên hết các nhà cung cấp, kế toán xác định tổng số phát sinh bên Nợ của TK 331,Có TK 331, tính ra số dư cuối tháng. Số liệu ghi trên Nhật ký chứng từ số 5 vẫn có thể đối chiếu với bảng tổng hợp nhập để lên Bảng kê số 3. Kết cấu của Nhật ký chứng từ số 5: - Tên đơn vị bán hàng: Tên khách hàng có quan hệ thanh toán với công ty. - Số dư đầu tháng = Số dư cuối tháng trước của TK 331 (chi tiết theo từng người bán). - Phần ghi Có TK 331- Nợ các TK khác: Ghi chi tiết số tiền phải thanh toán cho từng đơn vị bán tính theo giá mua. - Phần theo dõi thanh toán : Ghi số tiền đã thanh toán cho từng đơn vị bán hàng. - Cột số dư cuối tháng: Ghi số dư cuối tháng của TK 331(chi tiết cho từng đơn vị bán). Việc ghi chép như trên cho phép công ty tổng hợp tình hình thanh toán công nợ với nhà cung cấp, nắm bắt thông tin từng nhà cung cấp một cách nhanh nhất và đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán. 2.2.4.2. Thủ tục xuất kho Trên các phiếu xuất kho (phụ lục 16) phòng kinh doanh chỉ ghi số lượng xuất kho, cột đơn giá, thành tiền do kế toán tính và ghi.  Tại kho Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N31
  • 57. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Thủ kho kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của các chứng từ xuất vật tư. .Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho ghi số thực xuất vào thẻ kho. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (phụ lục 17) được lập thành hai liên. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi ngày, tháng, năm xuất kho và ký vào các liên của phiếu (ghi rõ họ tên) giao cho người vận chuyển mang theo cùng hàng vận chuyển tới đơn vị nhập vật liệu. Thủ kho nhập, sau khi nhận hàng xong ghi số thực nhập vào cột 2, ngày tháng nhập và cùng với người vận chuyển ký vào các liên của phiếu. Một liên thủ kho nhập giữ lại, còn một liên thủ kho xuất giữ để ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển lên phòng kế toán ghi đơn giá, thành tiền vật tư xuất. Căn cứ vào phiếu xuất vật tư, thủ kho tiến hành ghi số thực xuất vào thẻ kho (các bước tiến hành đã trình bầy ở phần nhập kho). Thẻ kho được dùng để ghi chép chung cho cả nghiệp vụ nhập và xuất.  Tại phòng kế toán Dựa trên các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên đã được kiểm tra tính chính xác, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết vật tư. Đối với phiếu xuất kho kế toán tính giá theo phương pháp giá trung bình nêu trên và ghi đơn giá vào cột đơn giá trên phiếu xuất. Sổ chi tiết vật tư theo dõi cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị tình hình nhập xuất tồn của từng loại vật liệu như mở tại kho. Định kỳ cuối tháng hoặc vào một thời điểm nào đó theo yêu cầu của trưởng phòng kế toán, số liệu trên sổ chi tiết sẽ được đối chiếu với thẻ kho về nhập xuất tồn. Giá trị tồn kho vật liệu được theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết vật tư. Bảng kê số 3 và Bảng phân bổ số 2 Từ bảng tổng hợp nhập vật tư trong tháng và các Nhật ký chứng từ có liên quan số 1,2,5,7,10... kế toán tiến hành lên bảng kê số 3 - tính giá thực tế vật liệu công cụ dụng cụ. Cột hạch toán lấy toàn bộ số liệu trên bảng Tổng hợp nhập vật tư. Sau khi tính toán được hệ số chênh lệch trên Bảng kê số 3, hệ số này được đưa sang Bảng phân bổ số 2-tính giá vật liệu công cụ dụng cụ xuất kho. Cột hạch toán của bảng phân bổ số 2 lấy từ Bảng tổng hợp xuất vật tư. Số tổng nhập và tổng xuất theo giá hạch toán, giá thực tế được đưa sang Bảng kê 3 tính ra giá tồn kho Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N32
  • 58. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán cuối tháng. Bảng phân bổ số 2 dùng để lên Bảng kê 4,5,6 . Định kỳ 3 tháng kế toán lập bảng kê và bảng phân bổ quý. Sổ cái tài khoản 152, 153: Kế toán tổng hợp mở sổ cho cái tài khoản chi tiết 1521, 1522, 1523, 1524, 1527 và 1531 theo định kỳ quý (3 tháng một lần ). Kế toán không mở tài khoản tổng hợp 152, 153 . Cuối quý căn cứ vào các Nhật ký chứng từ, Bảng kê 3, kế toán cân đối tài khoản lên sổ cái. 2.2.4.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu Công ty sử dụng phương pháp “Thẻ song song”để tiến hành hạch toán, theo dõi chặt chẽ tình hình nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu. Theo phương pháp này, quy trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu của Công ty được tiến hành như sau: * Tại kho: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng danh điểm vật liệu. Thẻ kho được thủ kho sử dụng cho mỗi loại vật liệu và được cập nhật sau mỗi lần nhập xuất vật liệu. Mỗi chứng từ được ghi một dòng trên thẻ kho. Vào cuối mỗi tháng thủ kho chuyển toàn bộ thẻ kho về phòng kế toán để đối chiếu hiện vật. * Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết cho từng danh điểm vật tư tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Cuối tháng, khi thủ kho chuyển toàn bộ thẻ kho về phòng kế toán, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu việc cập nhật số liệu giữa thủ kho và kế toán. Sau khi kiểm tra đối chiếu, kế toán sẽ tính toán số tiền, cập nhật biến động nhập xuất tồn của từng danh điểm vật liệu. Sau đó kế toán lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu để làm số liệu tổng hợp cho kế toán tổng hợp (Sơ đồ 1.1). 2.2.4.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu Kế toán tổng hợp là việc sử dụng tài khoản để phản ánh, kiểm tra và giám sát các đối tượng kế toán có nội dung kế toán ở dạng tổng quát. Công ty VINA - LSC hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N33
  • 59. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán  Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu * Các tài khoản sử dụng: - TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu - trong đó có các tài khoản cấp 2 sau: + TK 1521 - Nguyên vật liệu chính. + TK 1522 - Nguyên vật liệu phụ. + TK 1524 - Phụ tùng thay thế. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như TK 111 “ tiền mặt ”, TK 112 “ tiền gửi ngân hàng ”, TK 331 “phải trả người bán”, TK 141 “ tạm ứng ”, TK 133 “ thuế GTGT được khấu trừ ” … * Phương pháp hạch toán: Vật liệu nhập kho của Công ty chủ yếu là mua ngoài từ nguồn nhập khẩu là chủ yếu. Nhìn chung việc thu mua vật liệu của Công ty tương đối ổn định và thuận tiện, có nhiều phương thức thanh toán khác nhau nên công việc kế toán cũng rất đa dạng. Vật liệu của công ty được mua theo phương thức thanh toán bằng L/C, thanh toán bằng chuyển khoản hoặc cũng có thể công ty nợ người bán hoặc trả chậm. Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ nhập kho, kế toán nguyên vật liệu sẽ đưa số liệu vào máy tính. Việc xử lý dữ liệu trong máy tính được tiến hành vừa chi tiết vừa tổng hợp theo một quy trình nhất định của phần mềm kế toán ACSoft mà Công ty đang sử dụng. Vật liệu nhập mua từ bên ngoài phải được phản ánh đúng đắn, đầy đủ, chính xác: giá bản thân vật liệu, chi phí thu mua, khoản thuế GTGT phải trả và tình hình thanh toán với người bán. * Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài: căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu nhập kho nguyên vật liệu kế toán định khoản: Nợ TK 1521 - Nguyên vật liệu ( giá có thuế nhập khẩu). Có TK 3333 - Thuế nhập khẩu. Có TK 331 - Số tiền phải trả cho người bán. Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ: Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu. Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N34
  • 60. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế toán Ví dụ 4: Ngày 19/12/2005 công ty nhập khẩu Bông TQ cấp 1(phụ lục 12) chưa thanh toán tiền. Giá chưa có thuế GTGT là 3.687.004.200 đồng, thuế nhập khẩu là 16.837.085 đồng, thuế GTGT là 368.700.420 đồng. Kế toán định khoản: Nợ TK 1521 4.055.704.620 Có TK 3333 368.700.420 Có TK 331 3.687.004.200 Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp sẽ được khấu trừ: Nợ TK 133 16.837.085 Có TK 33312 16.837.085 * Đối với nguyên vật liệu nhập kho từ các nguồn trong nước: căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu nhập kho nguyên vật liệu kế toán định khoản: Nợ TK 1521 - Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho. Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 141, 331 - Tổng giá thanh toán. Ví dụ 5: Ngày 08/12/2005 theo phiếu nhập kho chứng từ số 0094137, công ty mua 12000 mét vải ngoài đơn giá là 6000 đồng/mét, thuế GTGT 10%. Tổng số tiền thanh toán là 79.200.000 đồng. Kế toán định khoản: Nợ TK 1521 72.000.000 Nợ TK 133 7.200.000 Có TK 112 79.200.000  Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu * TK sử dụng: Nguyễn Đan Thuỳ MSV: 02D12117N35