SlideShare a Scribd company logo
1 of 148
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Dương Anh Đào
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Dương Anh Đào
NGHIỆN CỨU PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành : Địa lý học (Trừ ĐLTN)
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO NGỌC CẢNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Nội dung luận văn “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp
công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ” là do chính tác giả độc lập nghiên cứu và
hoàn thành.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn
Dương Anh Đào
LỜI CÁM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin gửi lời cám ơn
Tiến sĩ Đào Ngọc Cảnh (Trường Đại học Cần Thơ) đã tận tình hướng dẫn tác giả
trong suốt thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại Học, Khoa Địa lý
Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Cục Thống Kê Thành phố Cần
Thơ, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ, Sở Tài
Nguyên Môi Trường Thành Phố Cần Thơ, Sở Lao Động Thương Binh - Xã Hội, Sở
Khoa Học - Công Nghệ Thành Phố Cần Thơ, Sở Xây Dựng Thành Phố Cần Thơ;
Ban Quản Lý Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bình Phước;… đã cung cấp cho tác giả nhiều nguồn tư liệu, tài liệu quý giá
và hữu ích để tác giả nghiên cứu phục vụ cho đề tài.
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận
văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn
Dương Anh Đào
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ, biểu đồ
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO..........7
1.1. Nông nghiệp công nghệ cao trong lịch sử phát triển nông nghiệp...................7
1.2. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của nền nông nghiệp công nghệ cao .............9
1.2.1. Quan niệm ..................................................................................................9
1.2.2. Đặc điểm...................................................................................................12
1.2.3. Vai trò.......................................................................................................13
1.3. Tiêu chí đánh giá nền nông nghiệp công nghệ cao.........................................14
1.3.1. Nhóm tiêu chí về khoa học và công nghệ ................................................14
1.3.2. Nhóm các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường ................................15
1.3.3. Nhóm tiêu chí về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.........................16
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nông nghiệp công
nghệ cao .................................................................................................................16
1.4.1. Nhân tố khoa học và công nghệ ...............................................................16
1.4.2. Nguồn lao động ........................................................................................18
1.4.3. Thị trường.................................................................................................19
1.4.4. Đô thị hóa .................................................................................................19
1.4.5. Chính sách ................................................................................................20
1.5. Hình thức tổ chức sản xuất của nông nghiệp công nghệ cao..........................20
1.5.1. Hình thức canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ......................21
1.5.2. Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ..............................................24
1.5.3. Khu nông nghiệp công nghệ cao..............................................................25
1.5.4. Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..............................28
1.6. Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của một số quốc gia trên thế
giới và Việt Nam....................................................................................................29
1.6.1. Trên thế giới .............................................................................................29
1.6.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................33
Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
...................................................................................................................................38
2.1. Khái quát về Thành phố Cần Thơ...................................................................38
2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành........................................................................38
2.1.2. Vị trí địa lý ...............................................................................................39
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................41
2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................41
2.2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nông nghiệp
công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ..................................................................45
2.2.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội......................................................................46
2.2.2. Các nhân tố tự nhiên.................................................................................55
2.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ...59
2.3.1. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp ở Thành phố Cần Thơ ...........59
2.3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố
Cần Thơ..............................................................................................................61
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020.............87
3.1. Cơ sở khoa học để xây dựng định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp
công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ..................................................................87
3.2. Định hướng phát triển và các chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp tại
Thành phố Cần Thơ ...............................................................................................88
3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Thành phố
Cần Thơ .................................................................................................................90
3.4. Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ đến
năm 2020................................................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA
01 CN Công nghiệp
02 CNSH Công nghệ sinh học
03 CNTT Công nghệ thông tin
04 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
05 HTX Hợp tác xã
06 KH Khoa học
07 KHCN Khoa học và công nghệ
08 KT - XH Kinh tế - xã hội
09 NC Nghiên cứu
10 NN Nông nghiệp
11 NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao
12 SP Sản phẩm
13 SX Sản xuất
14 SXCN Sản xuất công nghiệp
15 SXNN Sản xuất nông nghiệp
16 TPCT Thành phố Cần Thơ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Vị thế nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới năm 2007......................30
Bảng 1.2: Sản lượng các nông sản chính của Hoa Kỳ năm 2006.............................32
Bảng 2.1: Cơ cấu dân số TPCT giai đoạn 2004 – 2011............................................42
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất NN ở TPCT giai đoạn 2006 - 2011.....................46
Bảng 2.3: Tình hình SX và nhu cầu thực phẩm ở TPCT năm 2011 .........................48
Bảng 2.4: Giá trị SX khu vực 1 ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 (Theo giá 1994)....59
Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị SX khu vực 1 ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 ...................60
Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị SX các ngành của khu vực 1 ở TPCT từ 2004 – 2011 ......61
Bảng 2.7: Kế hoạch hoạt động của Chương trình NNCNC đến năm 2020 ..............75
Bảng 2.8: Tổng kinh phí thực hiện Chương trình NNCNC ở TPCT đến năm 2020 77
Bảng 2.9: Phân kỳ nguồn kinh phí cho Chương trình NNCNC ở TPCT..................79
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ tóm tắt khái niệm NNCNC............................................................12
Hình 1.2: Cấu trúc tiêu biểu của một khu NNCNC ở Trung Quốc .........................27
Hình 2.2: Tổng số lao động xã hội ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 ........................43
Hình 2.3: Cơ cấu lao động TPCT giai đoạn 2004 – 2011 .......................................43
Hình 2.4: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của TPCT giai đoạn 2004 – 2011.....44
Hình 2.5: Tổng giá trị SX ở TPCT giai đoạn 2004 – 2011......................................45
Hình 2.6: Cấu trúc và thành phần tham gia Chương trình NNCNC tại TPCT........62
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa Chương trình NNCNC và các Chương trình xây dựng
và phát triển khác của TPCT ...................................................................64
Hình 2.8: Cấu trúc tổng quát và thành phần tham gia khu NNCNC ở TPCT .........69
Hình 2.9: Cấu trúc mạng lưới khu, trạm NNCNC ở TPCT và mối quan hệ với các
dự án ........................................................................................................71
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý và điều hành Chương trình NNCNC ở TPCT .....95
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Trang
Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính TPCT năm 2011 .....................................................40
Bản đồ 2.2: Vị trí mạng lưới khu, trạm NNCNC ở TPCT........................................73
Bản đồ 3.1: Bản đồ định hướng không gian đô thị TPCT đến năm 2025...............100
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, nền NN nước ta tăng trưởng đáng kể, đã đáp ứng được
cơ bản nhu cầu đời sống nhân dân và cho xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng nông
sản hàng hoá còn thấp, nông sản xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô và giá thấp. Do vậy,
cùng với xu hướng phát triển của nền NN thế giới, nền NN nước ta cần phải ứng
dụng KHCN hiện đại vào trong SX nhằm tạo ra nông sản có năng suất và chất
lượng cao để có thể hòa nhập, làm chủ thị trường trong nước và chiếm lĩnh thị
trường nước ngoài. Sự ra đời của Chương trình NNCNC sẽ tạo ra môi trường thích
hợp cho những sáng tạo KHCN, đào tạo nhân lực chất lượng cao, tạo thuận lợi cho
chuyển hóa tri thức thành sức mạnh SX, phát triển thị trường, tạo việc làm và đem
lại lợi ích cho đất nước.
TPCT nằm ở trung tâm ĐBSCL, có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành
động lực phát triển kinh tế của khu vực. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa
đang diễn ra mạnh mẽ ở Cần Thơ nên nhu cầu tiêu dùng nông sản ngày càng tăng
trong khi đất SXNN có xu hướng ngày càng bị thu hẹp. Vì thế, việc NC và ứng
dụng KHCN hiện đại vào SXNN của thành phố là một việc làm hết sức cần thiết
nhằm đưa ngành NN của thành phố SX theo một hướng mới dựa trên những lợi thế
sẵn có – Đó là phát triển nền NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Vì những lý do trên, học viên nhận thấy việc “Nghiên cứu phát triển nông
nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ” là cần thiết nhằm đưa ngành NN
của TPCT phát triển theo hướng hiện đại, trở thành đầu tàu phát triển NN của khu
vực. Đó cũng chính là lý do học viên chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ
cao trong NN ở TPCT nhằm tìm ra những định hướng giải pháp góp phần đưa nền
NN của TPCT phát triển hiện đại theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
2
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện luận văn tác giả cần đã
thực hiện những nhiệm vụ sau:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NNCNC cũng như tìm hiểu tình hình phát
triển NNCNC của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Từ đó rút ra những
vấn đề có tính phương pháp luận cho việc NC phát triển NNCNC tại TPCT.
 Tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá,… các nhân tố cơ bản và thực trạng
ứng dụng công nghệ cao trong SXNN tại TPCT trong thời gian vừa qua.
 Đề xuất định hướng, giải pháp cho việc phát triển NNCNC tại TPCT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
NC các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong
SXNN tại TPCT.
3.2. Phạm vi
 Không gian: Đề tài chỉ tập trung NC trong phạm vi lãnh thổ TPCT.
 Thời gian: Đề tài NC chủ yếu trong khoảng thời gian từ 2004 – 2011
(khi Cần Thơ trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương đến nay), các định hướng
và giải pháp được xây dựng đến từ năm 2012 – 2020.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việc NC và ứng dụng KHCN vào phát triển NN đã được một số tác giả đề
cập đến trong các công trình NC. Về mặt lý luận phải kể đến:
- Cơ sở vi sinh vật và ứng dụng của Lê Gia Huy.
- Tăng cường cho phát triển NN của Ngân Hàng Thế Giới.
- NN và môi trường của Lê Văn Khoa.
- Bối cảnh đô thị hóa với phát triển NN sinh thái đô thị của Vũ Xuân Đề.
- CNSH và ứng dụng vào trong phát triển NN nông thôn của Nguyễn Như
Hiền và Nguyễn Như Ất,…
Về mặt thực tiễn phải kể đến các công trình NC như:
3
- Cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để xây dựng khu NN ứng dụng công
nghệ cao tại tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Văn Thiệp và Lê Quốc Doanh.
- CNSH cho nông dân của Lê Thanh Bình, Lê Thanh Tài và Nguyễn Thị
Xuân.
- Ứng dụng KHCN trong SX NN của Vũ Thế Lâm.
- SX rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành NN tốt của Phạm Thị Thùy.
- Ứng dụng công nghệ trong SX cây NN của Chu Thị Thơm,
- Thành phố Hồ Chí Minh phát triển NN ứng dụng công nghệ cao của Dương
Hoa Xô.
- Ứng dụng tiến bộ KHCN trong SX hoa ở Lâm Đồng của Lê Tất Khương.
- Lâm Đồng: ứng dụng công nghệ cao vào NN của Huỳnh Thanh Phong,…
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Do các đối tượng NC của Địa lý nói chung và Địa lý KT - XH nói riêng là
các hệ thống có cấu trúc rất phức tạp, phạm vi NC là khá rộng lớn và liên quan tới
nhiều vấn đề khác nhau; nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác lẫn nhau
một cách rất chặt chẽ. Do đó, khi NC đối tượng Địa lý thì phải đặt chúng trong mối
quan hệ tương tác với các hiện tượng và quá trình khác nhau; hay nói cách khác là
người NC cần phải đặt đối tượng cần NC trong một hệ thống nhất định.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm này được vận dụng khi NC các đối tượng Địa lý nhằm phát hiện
ra động lực của các hệ thống Địa lý bởi các tác động nội tại và các mối liên hệ tạo
ra. Quan điểm này được vận dụng sau khi phân tích tác động của từng thành tố để đi
đến vùng lãnh thổ nhằm phát họa nên một tổng thể trên lãnh thổ NC với các mối
quan hệ tác động lẫn nhau.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Do các đối tượng Địa lý và các quá trình KT - XH không ngừng vận động
trong không gian và biến thiên theo thời gian. Vì vậy, khi NC các đối tượng Địa lý
4
và các quá trình KT - XH người nghiên cứu phải đặt chúng trong một bối cảnh lịch
sử nhất định; nhằm phát hiện ra những quy luật vận động và phát triển trong quá
khứ, hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai của chúng để đề ra các định
hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển trong tương lai của đối tượng nghiên cứu.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối mới, ra đời trên cơ sở kinh
nghiệm phát triển KT – XH của các quốc gia trên thế giới, phản ánh xu thế phát
triển của thời đại và định hướng tương lai loài người. Việc NC Địa lý KT - XH,
phát triển bền vững có thể được xem vừa là quan điểm, đồng thời vừa là mục tiêu
NC của vấn đề. Quán triệt quan điểm này đòi hỏi sự phát triển bền vững cả về ba
mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
Đối với Địa lý KT - XH nói chung và Địa lý ngành NN nói riêng thì trong
bất kỳ một phương án quy hoạch, một định hướng phát triển nào cũng đều phải tính
toán mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên sao cho sự phát triển
KT - XH mà không làm suy thoái hoặc hủy diệt đến môi trường sinh thái và khai
thác lãnh thổ đạt hiệu quả cao nhất về các mặt.
5.2. Phương pháp
5.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Phương pháp thu thập tài liệu là một phương pháp truyền thống được sự
dụng trong các NC nói chung và Địa lý KT - XH nói riêng. Các nguồn tài liệu thu
thập được là tương đối đa dạng, phong phú bao gồm các tài liệu đã được xuất bản,
tài liệu lưu trữ của các cơ quan có liên quan, hay các tài liệu trên Internet trong
những năm gần đây,…
Thông qua phương pháp này, nguồn tài liệu đã được xử lý sao cho phù hợp
với thực tế khác quan và mục tiêu nghiên cứu của vấn đề. Tiếp theo là tổng hợp, đối
chiếu để từng bước biến chúng thành cơ sở cho những nhận định hoặc kết luận KH
của công trình NC.
Với đề tài này, việc thu thập và tổng hợp tài liệu là một công việc hết sức cần
thiết. Cùng với những tài liệu thu thập được và kiến thức mà học viên đã tích lũy
5
được sẽ bổ sung cho nhau tạo nên những dữ liệu, thông tin quan trọng, cần thiết cho
bài NC.
5.2.2. Phương pháp thực địa
Thựa địa là một phương pháp truyền thống và đặc trưng khi NC các vấn đề
về Địa lý KT - XH. Sự dụng phương pháp này giúp ta tránh được những kết luận,
quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn.
5.2.3. Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ là một phương pháp rất đặc trưng cho các NC về Địa lý
nói chung và ngành NN nói riêng. Bởi vì, bản đồ được xem như là một “ngôn ngữ”
tổng hợp, ngắn ngọn, xúc tích, trực quan của các đối tượng Địa lý; mọi NC đều mở
đầu và kết thúc bằng bản đồ.
Phương pháp này còn cho phép thu thập những nguồn thông tin mới phát
hiện phân bố trong không gian của các đối tượng NC. Bản đồ còn là phương tiện để
cụ thể hóa; biểu đạt kết quả NC về cấu trúc, đặc điểm, phân bố về không gian của
các đối tượng cần quy hoạch.
5.2.4. Phương pháp toán học
Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt cho việc NC các đối tượng Địa lý
KT - XH và Địa lý NN nói riêng, giúp người NC xử lý số liệu một cách nhanh
chóng, với một lượng thông tin rất lớn thông qua máy tính điện tử. Phương pháp
toán học sử dụng nhiều phép tính khác nhau, cùng với phép so sánh, bảng số liệu,
biểu đồ, …, giúp người NC phân tích và đánh giá được hiệu quả hoạt động của đối
tượng NC mà cụ thể là đánh giá kết quả của việc ứng dụng công nghệ cao trông
NN; đồng thời có thể dự báo được kết quả một cách có hệ thống.
5.2.5. Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh
Sự dụng phương pháp này nhằm mục đích thống kê và xử lý số liệu có liên
quan đến đề tài, bổ sung thêm cho đề tài những thông tin từ việc cập nhật và phân
tích các số liệu thống kê. Thông qua việc phân tích, xử lý các số liệu thống kê, cùng
một số tài liệu có liên quan để từ đó có những biện pháp, đánh giá tổng hợp, so sánh
và thực hiện các yêu cầu đặt ra.
6
Phương pháp này còn nhằm định hướng, thống kê các đối tượng; phân tích
và so sánh mối tương quan giữa các yếu tố; đánh giá về số lượng và chất lượng của
các yếu tố để có được nhận định đúng đắn, mang tính khách quan. Việc phân tích,
thống kê từ số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn phải được tiến hành một cách có
hệ thống, đi từ định lượng đến định tính và cần kết hợp các phương pháp khác. Kết
quả của phương pháp này là cơ sở KH cho việc xây dựng, thực hiện các mục tiêu dự
báo, các chương trình phát triển, các định hướng mang tính chiến lược và giải pháp
cho sự phát triển của ngành có cơ sở KH, thực tiễn và hiệu quả cao.
5.2.6. Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là hệ thống thông tin đa dạng dùng để lưu
trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lý dữ liệu không gian; đồng thời
cho phép lấy và trình bày thông tin dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng.
Việc sử dụng GIS vào trong đề tài NC là để xử lý các bản đồ hiện có nhằm tạo ra
những bản đồ mới phù hợp với nội dung của vần đề NC.
7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO
1.1. Nông nghiệp công nghệ cao trong lịch sử phát triển nông nghiệp
NN là ngành SX vật chất sớm nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại. Quá
trình phát triển nền NN thế giới phụ thuộc vào sự tiến bộ của KHCN. Từ khi mới
hình thành khoảng một vạn năm trước Công Nguyên, hoạt động sống và SX của con
người phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Con người chủ yếu sống bằng
nghề săn bắt hái lượm; sau đó, con người đã sống định cư, biết thuần hóa cây trồng
vật nuôi nhằm ổn định và cải thiện hơn cuộc sống để khắc phục những hạn chế của
điều kiện tự nhiên không còn thuận lợi. Lao động NN chủ yếu là lao động chân tay.
Về sau, SXNN ngày càng phát triển hơn do con người đã chế tạo các công cụ SX
thô sơ, tiện lợi hơn như cày, cuốc, liềm,… được làm bằng sắt và bằng đồng. Lao
động chân tay được thay thế dần bằng sức kéo của gia súc, sức nước và sức gió.
Đây là giai đoạn kéo dài nhất trong lịch sử phát triển NN từ một vạn năm trước
Công Nguyên đến thế kỷ XVIII sau Công Nguyên; giai đoạn này còn được gọi là
nền văn minh NN, NN phát triển mạnh ở vùng hạ lưu của các sông lớn như sông
Nile, sông Ấn – Hằng, sông Hoàng Hà, sông Hồng,…
Từ khi phát hiện ra máy hơi nước ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII – mở đầu cho
cuộc cách mạng CN, ngành NN thế giới đã thừa hưởng thành quả của cuộc cách
mạng này bằng cách đưa máy móc vào SX như máy cày, máy tuốt, máy cắt, máy
bơm nước,… và đưa phân thuốc hóa học xuống đồng ruộng nhằm gia tăng năng
suất lao động. Sức lao động của con người được thay thế bằng quá trình cơ giới hóa
và hóa học hóa nên nền NN trong giai đoạn này gọi là nền NN hóa học (NN công
nghiệp hóa) và kéo dài đến giữa thế kỷ XX. Cuộc cách mạng kỹ thuật đã nâng cao
hiệu quả SXNN, giúp con người mở rộng được diện tích canh tác, chinh phục thiên
nhiên, vượt qua giới hạn của nền văn minh NN.
Tiếp theo sau nền NN hóa học là sự ra đời của các nền NN sinh học (hữu cơ),
NN sinh thái học, NN xanh,…; nguyên lý hoạt động của các nền NN này là dựa chủ
8
yếu vào quy luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của sinh vật nhằm khắc phục
tình trạng ô nhiễm chất hóa học đến môi trường và nông sản do nền NN hóa học
gây ra. Nhưng sự phát triển của các nền NN này chỉ phù hợp với quy mô SX nhỏ
nên không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực thực phẩm của nhân loại khi dân số ngày
một tăng nhanh và làm cho những tiến bộ của KHCN không có chổ đứng.
Để khắc phục những hạn chế đó, các nhà KH trên thế giới đã NC và ứng
dụng KHCN hiện đại vào trong SX nhằm gia tăng năng suất, chất lượng nông sản
và tăng hiệu quả kinh tế NN. Mở đầu cho việc phát triển của NN trong thời gian này
là việc tìm ra các quy luật di truyền đã cho phép lai tạo ra các giống cây trồng vật
nuôi có năng suất cao chưa từng thấy trong lịch sử phát triển NN. Cũng từ đây, các
ngành KHCN hiện đại ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong SXNN như
CNSH, CNTT, vật liệu mới, tự động hóa, thị trường, …
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, CNSH phát triển cho phép con người đi
vào tìm hiểu cấu trúc và làm biến đổi gen của cây trồng vật nuôi, nhằm tăng năng
suất, tăng khả năng kháng bệnh và thích ứng nhanh với những biến đổi bất thường
của điều kiện ngoại cảnh. Đồng thời với việc ứng dụng CNSH vào SXNN là sự ứng
dụng của CNTT, tự động hóa, vật liệu mới,… đã nâng cao khả năng tư duy của con
người, tăng khả năng quản lý SX lên gấp nhiều lần, cho phép rút ngắn thời gian từ
NC đến triển khai ứng dụng KHCN vào SX. Do những thành tựu tiềm ẩn to lớn mà
KHCN có thể đem lại trong tương lai; như nhiều người đã gọi cuối thế kỷ XX đầu
thế kỷ XXI là bước khởi đầu cho một nền NN mới – Đó là NNCNC.
Việc ứng dụng các công nghệ cao vào SX đã làm cho ngành NN thế giới diễn
biến theo những hướng sau:
- Ngành NN thế giới sẽ phát triển theo hướng thâm canh sâu và chuyên môn
hóa cao.
- Mở rộng diện tích đất canh tác. Song, việc tăng diện tích đất SX mới là
không dễ; vì đất mới thường nằm ở những nơi khô cằn, kém màu mở,… nên đòi hỏi
phải đầu tư rất nhiều về vốn, hạ tầng SX, KHCN,… Mặt khác, quá trình CN hóa và
đô thị hóa đang diễn ra mạnh đã làm diện tích đất canh tác ngày càng giảm.
9
- Tổ chức SXNN theo hướng CN tập trung, đi vào SX lớn hiện đại, mang
tính thị trường hàng hóa cao.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện sinh thái
NN từng vùng; đồng thời SP tạo ra đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong
và ngoài nước.
Như vậy, nền NNCNC đã tạo nên một bước ngoặc mới trong lịch sử phát
triển NN thế giới. Nó có tác động rất sâu và rộng trong nền KT – XH thế giới nói
chung và đời sống của bộ phận dân cư hoạt động NN nói riêng. NNCNC được xem
là một bộ phận quan trọng của nền văn minh hậu CN.
1.2. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của nền nông nghiệp công nghệ cao
1.2.1. Quan niệm
Có nhiều quan niệm khác nhau về NNCNC của các quốc gia trên thế giới
cũng như ở Việt Nam.
1.2.1.1. Ở Tây Âu
Các quốc gia Tây Âu cho rằng: NNCNC là nền NN tiên tiến trong nền KT-
XH hiện đại hóa, cơ giới hóa cao, trên cơ sở vận dụng những thành tựu CNSH, sinh
thái và môi trường; hướng nhu cầu của xã hội và sự phát triển NN theo hướng bền
vững, an toàn như NN xanh, NN hữu cơ, NN sinh thái học,…; đảm bảo tạo ra đủ số
lượng và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội và nền
SX đó không làm thay đổi môi trường sinh thái tự nhiên [5]
.
Quan niệm này, NNCNC không loại trừ việc sử dụng phân hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật nhưng sử dụng chúng một cách hợp lý hơn nhằm bảo vệ môi trường
sinh thái; đồng thời ứng dụng thành tựu KHCN vào trong SX như CNSH, tự động
hóa, CNTT, … nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng vật
nuôi, và tạo ra một nền NN theo hướng phát triển bền vững.
1.2.1.2. Ở Trung Quốc
Các nhà KH Trung Quốc cho rằng: Việc ứng dụng CN mới như CNSH,
CNTT, công nghệ vũ trụ, tự động hóa, vật liệu mới, năng lượng mới, laser,… vào
10
SXNN làm ảnh hưởng đến tiến bộ KHCN, kinh tế NN và có thể hình thành công
nghệ cao, công nghệ mới của ngành SXNN, đều có thể gọi là NNCNC [5]
.
Theo quan niệm này, khái niệm NNCNC với nội dung bao hàm CN hóa và
hiện đại hóa nền SXNN nhưng chú trọng hiệu quả kinh tế thiên về số lượng hơn;
theo họ NNCNC khi đáp ứng yêu cầu xã hội với quy trình SX giảm được 30% chi
phí, đồng thời phải tăng được ít nhất là 30% sản lượng và giá trị nông sản.
1.2.1.3. Ở Ấn Độ
Tại Ấn Độ, thuật ngữ “NNCNC” ra đời vào năm 1999 với nội dung: Là tất cả
kỹ thuật công nghệ hiện đại, ít phụ thuộc vào môi trường được đưa vào SXNN, tập
trung vốn cao và có khả năng làm gia tăng năng suất và chất lượng nông sản. Các
kỹ thuật công nghệ hiện đại này có thể là công nghệ biến đổi gen, vi nhân giống, SX
giống lai, công nghệ tưới và bón phân nhỏ giọt, quản lý dịch hại tổng hợp, canh tác
hữu cơ, cây trồng không cần đất, trồng cây trong nhà có mái che, kỹ thuật chuẩn
đón nhanh bệnh và vi khuẩn, công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản [5]
.
Như vậy, quan niệm NNCNC ở Ấn Độ thiên về năng suất và hiệu quả kinh tế
bằng cách áp dụng nhiều thành tựu KHCN hiện đại trong SX nhưng không quan
tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển NN bền vững.
1.2.1.4. Ở Việt Nam
Việt Nam cũng có nhiều quan niệm khác nhau về NNCNC của các nhà KH:
 Theo Huỳnh Ngọc Điền:
NNCNC là tổng hợp những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, bao gồm
những công nghệ cốt lõi, trình độ cao và tiến bộ, cũng như những ngành CN mới và
kỹ thuật phục vụ NN. Công nghệ cao ứng dụng trong NN dựa trên bốn ngành chính
là KH về cuộc sống, điện tử, vật liệu và tin học.
Theo quan niệm này, NNCNC chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh áp dụng công
nghệ cao vào SXNN nhằm tạo ra năng suất và chất lượng SP, chưa đề cập khía cạnh
sinh thái và xã hội.
11
 Theo Nguyễn Tấn Hinh:
NNCNC là NN có hàm lượng cao về KH và phát triển công nghệ, được tích
hợp từ các thành tựu KHCN hiện đại như CNSH, CNTT, tự động hóa, vật liệu
mới,… Và còn thể hiện ở việc quản lý SX và chất lượng nguồn lao động trong NN.
Ngoài việc áp dụng các thành tựu KHCN để nâng cao năng suất, chất lượng
nông sản và hiệu quả kinh tế, quan niệm này còn chú ý đến vấn đề xã hội là quản lý
SX và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
 Theo Cao Kỳ Sơn:
NNCNC là nền NN áp dụng công nghệ hiện đại; trong đó tạo mọi điều kiện
thuận lợi để cây trồng phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềm năng, đảm bảo chất
lượng SP; thêm vào đó là bảo quản nông sản tốt và tổ chức quản lý SX hợp lý để
đạt hiệu quả kinh tế cao.
Quan niệm này đề cập đến vấn đề hiệu quả KT – XH nhưng đối tượng áp
dụng là cây trồng, chưa đề cập đến đối tượng vật nuôi và cũng chưa quan tâm đến
yếu tố môi trường sinh thái.
 Theo Dương Hoa Xô:
NNCNC là nền NN áp dụng những công nghệ mới vào trong SX bao gồm
CN hóa NN (tức là cơ giới hóa SX), tự động hóa, CNSH, CNTT, vật liệu mới và
giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, hiệu quả cao trên một đơn
vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở hữu cơ.
Với quan niệm này, tác giả đã nhấn mạnh đến việc ứng dụng KHCN trong
SXNN nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả SX,… và
đạt đến sự phát triển bền vững dựa trên yếu tố sinh thái hữu cơ.
Như vậy, mặc dù có nhiều quan niệm về NNCNC nhưng nhìn chung:
NNCNC là một nền NN áp dụng công nghệ cao trong SX như CNSH, CNTT, vật liệu
mới, tự động hóa,… trong các khâu của quá trình SX kết hợp với kỹ năng quản lý và
tiếp cận thị trường để tạo ra SP có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu
thị trường. Độ cao ý thức của nền NN này chính là tầm cao về trình độ ứng dụng
KHCN hiện đại vào SX và hiệu quả kinh tế của nó so với tầm cao phát triển của lịch
12
sử ngành NN thế giới. Đó chính là sự nổ lực tuyệt đối, chạy đua với thời gian về
KHCN và ứng dụng chúng vào SXNN nhằm mang hiệu quả như mong muốn.
Hình 1.1: Sơ đồ tóm tắt khái niệm NNCNC
(Nguồn: http://rausach.com.vn)
1.2.2. Đặc điểm
- NNCNC vẫn là hoạt động NN nên đối tượng SX chính vẫn là cây trồng và
vật nuôi nhưng bản chất của chúng có thể thay đổi dưới tác dụng của KHCN. Vì
thế, NNCNC tạo ra những giống cây con mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và
thời gian sinh trưởng ngắn hơn.
KIẾN THỨC
MÔI TRƯỜNG
CNSH
Tự động
hóaCNTT
Công nghệ
vật liệu
mới
Công nghệ
môi trường
Yếu tố
đầu vào
Thu hoạch
bảo quản
Kỹ thuật
canh tác
Chế biến,
phân phối
Thị trường
tiêu thụ
KH
cơ bản
KH
quản lý
KH
NN
KH
cuộc sống
KH
kinh tế
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
13
- Đất trồng dần dần được thay thế bằng các giá thể hay dung dịch chất dinh
dưỡng nhưng đất trồng ngày càng có giá trị cao hơn do diện tích ngày càng bị thu
hẹp mà các hoạt động của NNCNC đều tiến hành trên nền của đất.
- NNCNC là nền NN được tích hợp bởi nhiều công nghệ với trình độ chất
xám cao. Hoạt động NN không chỉ đầu tư vào kiến thức nông học mà còn phải NC
và ứng dụng các ngành KHCN khác vào trong SX của mình. Thêm vào đó, mỗi
ngành KH lại liên quan đến nhiều ngành KH khác nhau nhưng chúng đều có mối
quan hệ tác động lẫn nhau và được ứng dụng trong SXNN ngày càng sâu rộng.
- Việc ứng dụng công nghệ cao trong NN đã tạo ra phương thức SXNN theo
hướng SXCN tập trung, hàng hóa được tạo ra với khối lượng lớn. Các xí nghiệp NN
được xây dựng theo kiểu mới, có sự đồng nhất về công nghệ, kỹ thuật và tính
chuyên môn sâu.
- Quy trình SX khép kín từ khâu NC, ứng dụng SX đến tiêu thụ nông sản. Thị
trường tiêu thụ nông sản ứng dụng công nghệ cao mang tính hàng hóa lớn và tập
trung; thị trường tập trung theo kiểu “bao thầu trọn gói” từ thị trường đầu vào cho
đến thị trường đầu ra và thường do một công ty hay doanh nghiệp điều hành.
- Việc ứng dụng kỹ thuật máy tính vào NN ngoài những lĩnh vực truyền
thông, phân tích dữ liệu quản lý; còn giúp con người xử lý những dữ liệu sinh học
và tạo ra những cây trồng hay vật nuôi ảo để mô phỏng sự phát triển của chúng.
1.2.3. Vai trò
- Nền NNCNC không loại trừ vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho
con người, đảm bảo sự tồn tại và phát triển KT-XH của đất nước; cung cấp nguyên
liệu cho ngành CN.
- Phát triển NNCNC còn có vai trò thu hút các nguồn lực của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước để phát triển NN nói riêng và KT-XH nói chung.
- NNCNC có vai trò trong việc tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành
SP.
14
- NNCNC góp phần nâng cao trình độ lao động NN và chuyển dịch cơ cấu
lao động; thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo phương thức SXCN và thúc đẩy sự
phát triển của các ngành khác như KH, CN, dịch vụ.
- NNCNC có tác dụng trong việc sự dụng tiết kiệm đất và làm tăng thêm vai
trò của đất.
- NNCNC còn có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình CN hóa và hiện đại hóa
nền kinh tế đất nước.
1.3. Tiêu chí đánh giá nền nông nghiệp công nghệ cao
Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ cao trong NN của Ban
Quản Lý khu NNCNC ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luật Công Nghệ Cao Việt Nam
và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể xây dựng các tiêu chí đánh
giá nền NNCNC như sau:
1.3.1. Nhóm tiêu chí về khoa học và công nghệ
KHCN được ứng dụng vào trong NN phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- KHCN là có trình độ công nghệ tiên tiến tạo ra SP có năng suất tăng ít nhất
30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng.
- Công nghệ phải liên tục NC đổi mới phù hợp với sự phát triển của KHCN,
có thể ứng dụng và mở rộng trong những điều kiện sinh thái NN nhất định.
- Công nghệ phải là tiên tiến tại thời điểm đầu tư.
- Công nghệ phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, SP NNCNC phải đáp ứng
được các yêu cầu về chất lượng của quốc gia và quốc tế như VietGAP, AseanGAP,
EuropGAP, GlobalGAP,…
Các KHCN ứng dụng trong NN tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Chọn tạo, nhân giống cây trồng vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao để
cho ngành trồng trọt và chăn nuôi đạt hiệu quả cao;
- Phòng, trừ dịch bệnh;
- Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong NN;
- Bảo quản, chế biến nông sản;
- Phát triển doanh nghiệp NNCNC;
15
- Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ NN.
1.3.2. Nhóm các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường
 Về kinh tế
Nông sản của nền NNCNC phải có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so
với SP của nền NN truyền thống. Nếu là doanh nghiệp NNCNC phải tạo ra SP tốt,
năng suất, hiệu quả kinh tế phải tăng ít nhất gấp 2 lần. Nếu là vùng NNCNC có
năng suất và hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 30%.
 Về xã hội
Nông sản được SX ra từ nền NNCNC phải đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng về số lượng và chất lượng; việc ứng dụng công nghệ cao vào
SXNN phải thay đổi được các tập quán vốn có như tập quán canh tác SX, tập quán
mua bán hàng hóa nông sản, tập quán tiêu dùng;… hướng đến một nền SXNN hiện
đại, theo phương thức SXCN tập trung; đảm bảo thu nhập và ổn định chất lượng
cuộc sống người dân.
NNCNC còn quan tâm đến công tác quản lý tổ chức, đây là một khâu hết sức
quan trọng trong quá trình SX, đồng thời cũng là giải pháp chủ yếu để phát triển NN
theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Để đảm bảo về mặt tổ chức quản lý, Nhà nước
phải ban hành các chính sách liên quan đến việc ứng dụng cộng nghệ cao trong NN
như Luật CN cao, tiêu chuẩn chất lượng SP, quy định lĩnh vực hoạt động,... các quy
định này làm cho hoạt động ứng dụng công nghệ cao đi vào “khuôn mẫu” hơn. Mặt
khác, tổ chức quản lý còn tạo ra sự liên kết giữa các đối tượng tham gia vào SX; là
điều kiện để phát huy hết tiềm năng vốn có của lực lượng lao động trong NN.
 Về mặt môi trường
Nền NNCNC được đánh giá là xu hướng phát triển NN bền vững nên phải
đảm bảo hạn chế thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường, không vượt quá giới hạn
cho phép; không làm tổn hại đến môi trường sinh thái nơi SX và các hệ sinh thái
xung quanh. Ứng dụng công nghệ môi trường, công nghệ vi sinh, emzyme,… để tạo
ra các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, xử lý các chất thải NN và sử
dụng các chất không gây ô nhiễm môi trường.
16
1.3.3. Nhóm tiêu chí về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
SP của nền NNCNC trước hết phải đáp ứng các yêu cầu SP công nghệ cao:
Thứ nhất là có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu tổng giá trị SP.
Thứ hai là có tính cạnh tranh cao và hiệu quả KT - XH lớn.
Thứ ba là có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế SP nhập khẩu.
Thứ tư là góp phần nâng cao năng lực KHCN quốc gia.
Ngoài ra, nông sản phải cơ bản đảm bảo các điều kiện sau đây:
- SP phải hấp dẫn về hình thức: tươi sạch, không lẫn tạp chất, bụi bẩn; phải
có bao bì hợp vệ sinh; có nguồn gốc rõ ràng.
- SP được thu hoạch đúng thời điểm, khi SP có chất lượng cao nhất; không
có các triệu chứng sâu bệnh hay nhiễm các vi sinh vật gây bệnh.
- SP phải đảm bảo an toàn về chất lượng, không chứa dư lượng chất hóa học
vượt giới hạn cho phép.
- Môi trường SX, thu hoạch, chế biến,… đảm bảo đúng quy định.
- Người lao động tham gia vào quá trình SX tạo ra SP cũng thực hiện đúng
quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong NN.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nông nghiệp
công nghệ cao
1.4.1. Nhân tố khoa học và công nghệ
Để việc ứng dụng KHCN hiện đại vào SXNN đạt được hiệu quả thì KHCN
được ứng dụng vào SXNN phải đảm bảo các vai trò sau:
- KHCN làm gia tăng năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản, tăng
giá trị kinh tế; giảm chi phí SX cho một đơn vị SP và hạ giá thành SP.
- Giúp cho NN tận dụng được những thuận lợi và khắc phục được những
hạn chế của tự nhiên.
- Tạo ra một hệ thống công cụ quản lý mới kinh tế hơn, tốt hơn. Điều này
có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và giảm cường độ lao
động; thay đổi tư duy người lao động, phương thức SXNN mới được phổ biến.
17
Như vậy, KHCN có tác dụng làm cải biến nền NN từ chổ SX nhỏ, lạc hậu
đến nền SX hiện đại trên quy mô lớn. Để phát huy tối đa vai trò của KHCN ứng
dụng trong NN cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Các chủ thể tham gia vào các hoạt động của nền NNCNC phải nhận thức
đầy đủ về KHCN được ứng dụng. Đây là điều kiện đầu tiên, vì điều kiện này làm
nảy sinh nhu cầu ứng dụng KHCN trong SX, kích thích sự phát triển của công nghệ.
- Đảm bảo về vật chất kỹ thuật theo yêu cầu triển khai, ứng dụng công nghệ.
- Cần có những chính sách đúng đắn trong công tác NC và ứng dụng công
nghệ trong SXNN.
Các KHCN chủ yếu được ứng dụng vào NN là:
- CNSH: đây là một ngành được NC và ứng dụng nhiều nhất trong ngành NN
hiện nay, như: nhân giống cây trồng – vật nuôi; làm phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, làm thức ăn, SX vac-xin để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho vật nuôi và thủy
sản; chuẩn đoán bệnh và phân lập cây trồng – vật nuôi; xử lý chất thải NN, bảo vệ
môi trường, bảo quản và chế biến SP sau thu hoạch;…
- Công nghệ tự động: được ứng dụng trong NNCNC bởi các thiết bị tưới
phun tự động, điều chỉnh nhiệt độ; dây chuyền cung cấp thức ăn, nước uống tự động
cho vật nuôi; tự động trong khâu thu hoạch, chế biến, giết mổ vật nuôi,…. Công
nghệ tự động còn phát hiện ra những loài sinh vật gây bệnh hại cây và vật nuôi;
đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật,… qua đó giúp người
quản lý nắm bắt được thông tin kịp thời, xử lý nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Công nghệ vật liệu mới: đã chế tạo ra các SP polymer như khay, chậu,...
trong kỹ thuật trồng cây không cần đất; màng phủ NN, màng che dùng trong nhà có
mái che; màng bảo vệ rau quả; SX polymer trương nước từ kỹ thuật hạt nhân,
polymer giữ nước bằng bức xạ gama,…
- CNTT và truyền thông: được ứng dụng trong NN bởi các công việc sau:
quản lý các khâu của quá trình ứng dụng công nghệ cao vào SX; thực hiện các thí
nghiệm; quảng bá và tiếp thị SP đến người tiêu tiêu dùng trên toàn thế giới thông
qua mạng Internet.
18
- Công nghệ môi trường: ứng dụng công nghệ môi trường trong sự phát triển
NN nhằm đánh giá sự tác động của các công nghệ được ứng dụng trong NN đến sự
thay đổi của môi trường sinh thái và sự thay đổi các nguồn tài nguyên phục vụ NN.
Bên cạnh, sự tham gia của các ngành KHCN mang tính chất kỹ thuật, nền
NNCNC còn có sự tham gia của các ngành KH mang tính chất xã hội như KH quản
lý, KH kinh tế, KH cuộc sống,…
Như vậy, có thể nói rằng sự phát triển của KHCN là một trong những nhân tố
quan trọng, tác động trực tiếp và quyết định đến sự hình thành và phát triển của nền
NNCNC. Sự phát triển KHCN và việc ứng dụng chúng trong SXNN đã làm thay
đổi bức tranh NN của từng quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung.
1.4.2. Nguồn lao động
Nguồn lao động là lực lượng quan trọng nhất của xã hội. Chất lượng nguồn
lao động trong NN và lao động phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ cao vào
SXNN có một ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển NNCNC.
Nguồn nhân lực hoạt động trong NN là tổng thể sức lao động tham gia vào quá trình
SXNN, bao gồm cả số lượng và chất lượng.
Về chất lượng, nguồn lao động trong nền NNCNC bao gồm cả trí lực và thể
lực của người lao động, cụ thể là sức khỏe, trình độ chính trị, trình độ văn hóa nhận
thức, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động NN.
Về số lượng, đội ngũ lao động tham gia trong nền NNCNC bao gồm “bốn
nhà”: Nhà nước (nhà quản lý), nhà KH, nhà nông và doanh nghiệp. Tuy “mỗi nhà”
có một vai trò riêng nhưng để việc ứng dụng cộng nghệ cao vào SXNN đạt được
thành công thì đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa “bốn nhà”. Cần nhấn mạnh
rằng “nhà nông” là những “công nhân NN” SX theo phương thức CN với cơ chế
thị trường và am hiểu KHCN; tức là khi tham gia vào nền SXNN theo hướng ứng
dụng công nghệ cao thì nông dân phải có “chất xám” cao, làm chủ quá trình SX.
Như vậy, để nền NNCNC đạt được hiệu quả thì đòi hỏi người lao động phải
đạt trình độ cao về nhiều mặt, nên đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động là
một yêu cầu và giải pháp không thể thiếu trong chính sách phát triển nền NNCNC.
19
1.4.3. Thị trường
Thị trường nông sản là một thị trường lớn, là nhân tố quan trọng nhất quyết
định đến sự phát triển của ngành NN nói chung và NNCNC nói riêng.
Dân số ngày càng tăng, đất NN giảm do quá trình đô thị hóa và CN hóa
nhưng với phương thức canh tác NN lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ thì không cung cấp đủ
lương thực thực phẩm, nhân loại sẽ rơi vào nạn đói. Nên, cần phải NC và ứng dụng
KHCN vào SXNN nhằm tăng năng suất và sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của thị trường nông sản. Khi thị trường nông sản phát triển, mang lại kinh tế
cao sẽ càng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ cao vào SX.
Ngày nay, các ngành CN chế biến lương thực thực phẩm, CN năng lượng,
CN dệt, giày da,… đang phát triển mạnh do nhu cầu tiêu dùng SP của các ngành CN
này đang tăng cao nên cần một lượng lớn nông sản để cung cấp nguyên liệu cho thị
trường CN. Vì thế, càng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ cao vào SX.
1.4.4. Đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình chuyển biến quần cư từ dạng nông thôn sang dạng đô
thị với những biểu hiện là sự phát triển về quy mô và số lượng đô thị; nâng cao tỷ lệ
dân cư đô thị và phổ biến lối sống đô thị. Đô thị hóa là một trong những nhân tố tác
động rất mạnh đến sự hình thành và phát triển nền NNCNC của các quốc gia nói
chung và ở Việt Nam nói chung; bởi vì:
- Đô thị hóa đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất: diện tích đất NN ngày càng
giảm, trong khi đó diện tích đất phi NN ngày càng gia tăng. Nếu như SXNN theo
phương pháp truyền thống trên một diện tích đất NN hạn chế thì sẽ không cung cấp
đủ lương thực thực phẩm để nuôi sống nhân loại vì thế cần phải áp dụng những tiến
bộ KHCN, kỹ thuật hiện đại nhằm tăng năng suất, sản lượng và năng suất lao động
xã hội trong ngành NN.
- Đô thị hóa làm gia tăng nhanh chóng tỷ lệ dân cư đô thị nên nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa nông sản ngày càng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và đa dạng
về chủng loại.
20
- Đô thị hóa góp phần làm cho trình độ người lao động nói chung và lao động
NN nói riêng được nâng lên, họ nhận thức được rằng vai trò và hiệu quả to lớn của
KHCN hiện đại ứng dụng trong NN nên dễ dàng triển khai, ứng dụng và thúc đẩy
nhanh quá trình ứng dụng công nghệ cao vào SX.
Đối với các nước đang phát triển, NN còn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu GDP,
đây cũng là những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân cư đô thị chiếm tỷ lệ
lớn, diện tích đất NN giảm nhanh vì thế việc ứng dụng KHCN vào trong SX là rất
cần thiết nhằm tạo ra khối lượng nông sản lớn, thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu
nông sản chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, ổn
định nền KT-XH đất nước.
1.4.5. Chính sách
Chính sách được xem là cơ sở pháp lý để thực hiện các biện pháp phát triển
KT-XH nói chung và phát triển NN nói riêng. Chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến
việc hình thành và phát triển nền NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Chính
sách phát triển NNCNC do lãnh đạo ngành NN phối hợp với các ngành có liên quan
đề ra, nhằm xác lập và định hướng sự phát triển cho phù hợp với xu hướng phát
triển của ngành NN thế giới. Chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho người SX
ứng dụng những thành tựu KHCN hiện đại vào phát triển NN.
Như vậy, để việc ứng dụng công nghệ cao vào SXNN có hiệu quả đòi hỏi
phải có những chính sách mang tính chất chiến lược, đúng đắn và phù hợp với xu
hướng phát triển chung của thời đại; công nghệ ứng dụng trong SXNN cũng ngày
càng phát triển theo sự phát triển KHCN nhân loại.
Bên cạnh các nhân tố trên thì việc hình thành và phát triển nền NNCNC còn
có sự tác động của các nhân tố khác như cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn, đất đai
và địa hình, khí hậu, thủy văn,…
1.5. Hình thức tổ chức sản xuất của nông nghiệp công nghệ cao
Việc ứng dụng công nghệ cao vào NN sẽ dẫn đến sự ra đời của nhiều hình
thức SXNN mới như hình thức canh tác NN ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp
NNCNC, trạm NNCNC, khu NNCNC, vùng NNCNC. Sau đây là một số hình thức
21
thường được tổ chức SX:
1.5.1. Hình thức canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Là những mô hình SX ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong NN nhưng
chủ yếu tập trung vào khâu SX. Ở mô hình này thường ứng dụng các kỹ thuật canh
tác hiện đại như:
1.5.1.1. Kỹ thuật trồng cây không cần đất
Trồng cây không cần đất là phương pháp nhân tạo cung cấp giá đỡ cho cây,
thay thế vai trò của đất, chủ động cung cấp thức ăn cho cây trồng thông qua dung
dịch chất dinh dưỡng (đạm, lân, kali,…).
Kỹ thuật trồng cây không cần đất có các ưu điểm sau đây:
- Bệnh hại cây trồng ít phát triển, không phải khử trùng đất, ít phun thuốc bảo
vệ thực vật, giảm chi phí; đảm bảo SP sạch do không nhiễm dư lượng chất hóa học
và kim loại nặng.
- Cung cấp đầy đủ, cân đối và kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây; chủ
động điều chỉnh pH của môi trường.
- Tiết kiệm được phân bón và nước.
- Chủ động được thời vụ, chủ động được công tác phòng trừ dịch bệnh; công
tác chăm sóc và thu hái dễ dàng.
- Sự dụng được các loại đất cằn cõi làm giá thể cây trồng như cát, sỏi,…
Trồng cây không cần đất là một trong những cách để tiến hành SX nông sản
sạch. Kỹ thuật trồng cây không cần đất gồm có các phương pháp chủ yếu sau đây:
 Phương pháp thủy canh:
Thủy canh là một trong những kỹ thuật trồng cây không cần đất; trong đó,
cây trồng được trồng trực tiếp vào dung dịch chất dinh dưỡng, đây chính là một kỹ
thuật tiến bộ của nghề làm nông hiện nay. Việc lựa chọn môi trường tự nhiên thích
hợp cho cây trồng phát triển chính là việc sử dụng những chất dinh dưỡng thích hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Trồng cây bằng phương pháp thủy canh có những ưu điểm sau:
+ Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau.
22
+ Giảm bớt sức lao động do không phải làm đất, tưới nước, cày bừa, nhổ
cỏ,…; người già, trẻ em đều có thể tham gia.
+ Năng suất cao do có thể canh tác được nhiều vụ trong năm.
+ SP hoàn toàn sạch, chất lượng cao.
Bên cạnh đó phương pháp này cũng có những hạn chế như: chỉ áp dụng cho
các loại rau quả, hoa ngắn ngày, giá thành khá cao, vốn đầu tư lớn, kỹ thuật cao,…
Có ba loại hệ thống thủy canh đang được sử dụng trên thế giới hiện nay là:
hệ thống thủy canh không hồi lưu, thủy canh hồi lưu, thủy canh màng mỏng dinh
dưỡng NFT (Nutrien Film Technique).
 Phương pháp khí canh:
Khí canh là một phương pháp cải tiến của phương pháp thủy canh; là phương
pháp mà rễ cây không được nhúng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng mà phải qua
hệ thống bơm phun định kỳ (dạng sương), nhờ vậy mà tiết kiệm được dinh dưỡng
và bộ rễ được thở tối đa.
 Kỹ thuật trồng cây trên giá thể:
Là kỹ thuật mà cây được trồng trên các loại giá thể và được cung cấp chất
dinh dưỡng thông qua dung dịch tưới lên giá thể. Có nhiều loại giá thể như: cát, sỏi,
than bùn, dăm bào, vỏ trấu, bã mía,…; giá thể vừa là vật đỡ cây vừa lưu giữ một
phần nước, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.
Với kỹ thuật trồng cây trên giá thể có những thuận lợi sau:
+ Cung cấp chất dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng; kiểm soát được độ ẩm và
chất dinh dưỡng.
+ Lợi thế trong việc khử trùng và dễ dàng thay thế giá thể giữa các thời kỳ.
+ Tiết kiệm được không gian SX và nước do được tái sử dụng.
Bên cạnh đó kỹ thuật này cũng có những hạn chế là: khả năng lưu trữ chất
dinh dưỡng thấp do khối lượng bộ rễ ít, khó kiểm soát độ pH,….
1.5.1.2. Kỹ thuật trồng cây có mái che
 Nhà kính:
Nhà kính (Green House) là nhà trồng cây được bao quanh bởi những tấm
23
kính hay các vật liệu trong suốt như ny-lon, tấm nhựa trong PE,… dùng để trồng
hoặc tạo giống cây xanh như: hoa, rau, cây ăn quả. Nhà kính là phương án giúp
người SX tạo ra kiểu “tiểu khí hậu” như mong muốn, phù hợp với điều kiện sinh
trưởng và phát triển của cây trồng. Đây là một trong những phương pháp tối ưu cho
việc thâm canh cây trồng nhằm tạo ra những nông sản hàng hóa có giá trị cao.
Hiện nay diện tích trồng cây trong nhà kính ngày càng tăng do có những ưu
điểm sau:
+ SX tập trung, năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
+ Kiểm soát được các quá trình SX, sinh trưởng và phát triển của cây nhờ vào
hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động.
+ SX trong một môi trường khép kín, hạn chế những ảnh hưởng bất thường
của thời tiết; đảm bảo thu hoạch đúng thời vụ.
+ Có thể áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau trong nhà kính như: kỹ thuật trồng
cây không cần đất hay trồng cây dưới đất.
Ngoài những ưu điểm trên thì việc áp dụng mô hình nhà kính vào trong
SXNN cũng gặp phải những hạn chế như: vốn đầu tư và yêu cầu kỹ thuật cao, giới
hạn về chủng loại cây trồng, có thể gây ra hiệu ứng nhà kính; …
 Nhà lưới:
Nhà lưới là một kỹ thuật bảo vệ nhằm làm giảm sự tác động của tự nhiên lên
SP NN như mưa đá, côn trùng gây hại, tiết kiệm khoảng 30% lượng nước tưới,…
Các loại cây thường trồng trong nhà lưới là rau quả ngắn ngày, hoa, cây cảnh,…. Có
hai loại nhà lưới là nhà lưới kín và nhà lưới hở.
1.5.1.3. Kỹ thuật trồng cây ngoài đồng ứng dụng công nghệ cao
Áp dụng KHCN hiện đại vào kỹ thuật canh tác cây trồng ở ngoài đồng là một
phương pháp được áp dụng đại trà hiện nay, đặc biệt là những quốc gia đang phát
triển như Việt Nam và đối với những cây trồng đòi hỏi diện tích canh tác rộng. Đây
là mô hình SX gần gũi người nông dân nên có thể kết hợp ứng dụng những tiến bộ
của KHCN và kinh nghiệm SX để mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, đây còn là
cách để nâng cao trình độ nhận thức KHCN của người SX, là cách để thay đổi dần
24
phương thức SX từ lạc hậu, tự cung tự cấp sang lối SXCN hiện đại phù hợp với cơ
chế thị trường. Với kỹ thuật này KHCN được triển khai ứng dụng vào SX thông qua
các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ,… Ở Việt Nam mô hình này đã được áp dụng và
bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế với các loại cây trồng như lúa, ngô, cà phê,
cao su, trà, cây ăn quả,…
Mô hình SX này có những thuận lợi là có thể áp dụng đối với nhiều loại cây
trồng, diện tích rộng, vốn đầu tư nhỏ phù hợp với những quốc gia đang phát triển,...
Tuy nhiên, mô hình SX này cũng gây ra những bất lợi là rũi ro cao từ thiên nhiên,
ứng dụng KHCN không đồng đều, chưa phát huy hết tiềm năng và hiệu quả của
KHCN, …
Trên đây là một số mô hình ứng dụng công nghệ cao vào SXNN hiện nay và
đối tượng chính là cây trồng. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ cao đã phát triển
sang đối tượng là gia súc, gia cầm và thủy sản và đã hình thành mô hình trang trại
chăn nuôi gà, lợn, bò ứng dụng công nghệ cao hay trang trại nuôi trồng thủy sản
theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Các kỹ thuật SX này đều có những thuận lợi
và khó khăn nhất định và tuỳ vào từng điều kiện cụ thể mà người SX có thể chọn
cho mình kỹ thuật SX phù hợp.
1.5.2. Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao
1.5.2.1. Khái niệm
Doanh nghiệp NN ứng dụng công nghệ cao hay còn gọi là doanh nghiệp
NNCNC là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong SXNN nhằm tạo ra những
nông sản có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.
Doanh nghiệp NNCNC trước hết phải thỏa mãn các điều kiện của doanh
nghiệp công nghệ cao, đó là:
- SX ra SP công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
- Tổng chi bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền cho hoạt động NC
và phát triển được thực hiện phải đạt ít nhất 1% tổng doanh thu hàng năm, từ năm
thứ tư trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu;
- Doanh thu bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền từ SP công nghệ
25
cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hàng năm, từ năm thứ tư trở đi phải
đạt 70% trở lên;
- Số lao động của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực
tiếp thực hiện NC và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động;
- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong
SX và quản lý chất lượng SP đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Đồng thời, Doanh nghiệp NNCNC còn phải đáp ứng các điều kiện:
- Ứng dụng các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển.
- Có hoạt động NC, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để SXNN;
- Tạo ra nông sản có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao;
1.5.2.2. Ưu - nhược điểm
Mỗi doanh nghiệp NNCNC có một lĩnh vực hoạt động riêng với những công
nghệ và kỹ thuật riêng phù hợp với đối tượng SX nhưng nhìn chung doanh nghiệp
NNCNC có những ưu – nhược điểm như sau:
 Ưu điểm:
+ Mô hình, KHCN ứng dụng và quy mô SX phù hợp với khả năng đầu tư,
SX và tiêu thụ nông sản của doanh nghiệp.
+ Hoạt động độc lập và tự chủ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh hướng SX
một cách linh hoạt phù hợp với yêu cầu thị trường và vốn doanh nghiệp.
 Nhược điểm:
+ Chủ yếu tập trung vào các khâu SX; chi phí đầu tư cho một đơn vị diện
tích SX cao, khó tạo ra một lượng SP lớn.
+ Khả năng lan tỏa và chuyển giao CN khó;...
1.5.3. Khu nông nghiệp công nghệ cao
1.5.3.1. Khái niệm
Việc ứng dụng công nghệ cao vào phát triển SXNN dẫn đến việc hình thành
các khu NN ứng dụng công nghệ cao hay còn gọi là khu NNCNC. Khái niệm khu
NNCNC được hiểu như sau:
 Đối với các quốc gia phát triển, khu NNCNC có hai công năng chủ yếu:
26
Thứ nhất, phục vụ thưởng thức cảnh quan và nâng cao sự hiểu biết của người
dân;
Thứ hai, thay đổi phương thức nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho những người lao
động hàng ngày ở trong văn phòng tiếp xúc với lao động chân tay.
 Đối với các quốc gia đang phát triển: việc hình thành các khu NNCNC
với mục tiêu chính là SX. Trong khu NNCNC người ta trình diễn các loại nông sản
có giá trị cao, các thiết bị SX có hàm lượng chất xám cao; ở đây còn thực hiện chức
năng đào tạo và chuyển giao công nghệ.
 Ở Việt Nam, khu NNCNC là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt
động NC, đào tạo, chuyển giao, ứng dụng thành tựu KHCN vào lĩnh vực NN.
Như vậy, khu NNCNC là lãnh thổ xác định, không quá lớn về diện tích
nhưng ứng dụng KHCN hiện đại vào SX nên cho năng suất và chất lượng nông sản
cao, sức cạnh tranh lớn và hiệu quả kinh tế cao. Tựu chung lại, khu NNCNC có
những chức năng chủ yếu sau:
- Là điểm để trình diễn những sáng tạo KHCN; nơi hội tụ nhân tài và thu hút
đầu tư.
- Là địa điểm để đổi mới công nghệ, khu ươm tạo và đào tạo công nghệ.
Khu NNCNC là khu vực khép kín từ SX – chế biến – tiêu thụ nông sản; là
một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ NN mới; là hạt nhân của sự phát triển
NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao, là mô hình tổ chức NN theo hướng phát
triển bền vững.
Đầu những năm 1980, Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu NNCNC; ở Anh quốc,
năm 1988 đã có 38 khu vườn KHCN với hơn 800 doanh nghiệp tham gia. Còn ở
Phần Lan năm 1996 đã có 9 khu khoa học NNCNC. Trong những năm 1980, Ixrael
đã xây dựng 10 khu NNCNC đầu tiên, Trung Quốc đến nay có hơn 500 khu và 4000
trung tâm ứng dụng công nghệ cao trong NN trên khắp đất nước.
27
Hình 1.2: Cấu trúc tiêu biểu của một khu NNCNC ở Trung Quốc
(Nguồn: Sở NN và Phát triển Nông thôn TPCT)
Trình độ KH -
kỹ thuật
Nhân tố khí tượng
Tài nguyên giống
Tài nguyên thủy lợi
Điều kiện năng lượng
Độ phì của đất
Chỉ tiêu kinh tế
Điều kiện SX
Cơ cấu sản nghiệp
Bố cục trồng trọt
Tài nguyên lao
động
Dự báo thời tiết
Biện pháp tiết kiệm
nước
Bồi dưỡng nhân tài
Thu hút đầu tư
Chọn giống tốt
Bồi dưỡng đất đai
Phân tích hiệu ích
Xây dựng cơ sở
Ưu hóa cơ cấu
Cân bằng sinh thái
Biện pháp tiết kiệm
năng lượng
Hệ
thống
môi
trường
bên
ngoài
Hệ
thống
chuyên
gia
tư
vấn
HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHU NNCNC
KHU NNCNC
KHU NNCNC VÀ CÁC SẢN NGHIỆP CỦA NÓ
Trung tâm NC
Trung tâm tập huấn
Trung tâm áp dụng
KHCN
Khu trình diễn
Khu trung tâm
Khu mở rộng
Hệ thống
quyết sách
28
1.5.3.2. Ưu - nhược điểm
Hoạt động SXNN ứng dụng công nghệ cao ở các khu này có những thuận lợi
như sau:
+ Đảm bảo được tính đồng bộ liên hoàn trong các hoạt động.
+ Hàng hóa tập trung, kiểm soát được chất lượng nông sản, giảm chi phí đầu
tư cơ sở hạ tầng cho một đơn vị diện tích.
+ Được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước như: chi phí thuê đất và thuế
xuất khẩu nông sản thấp, hỗ trợ KHCN, hỗ trợ về lao động,…
Bên cạnh những thuận lợi, việc hình thành và phát khu NNCNC gặp phải
những khó khăn như: vốn đầu tư cao, thu hồi chậm, các doanh nghiệp có nguồn vốn
thấp khó có thể tham gia, không thích hợp với một số đối tượng cây con đòi hỏi
khoảng không gian cách ly lớn, …
1.5.4. Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Vùng SXNN ứng dụng công nghệ cao (còn gọi là vùng NNCNC) được hiểu
là nơi SX tập trung một hoặc một số nông sản ứng dụng công nghệ cao, các nông
sản này mang tính chủ lực của địa phương phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng,
nhằm tạo ra một lượng nông sản hàng hóa lớn và tập trung. Đây là hình thức SX
phổ biến và mang tính đại trà, có ý nghĩa thực tiễn tại các quốc gia có diện tích đất
NN rộng và đang phát triển như Việt Nam.
Hình thức này phù hợp với các đối tượng cây con cần khoảng không gian
cách ly lớn; tận dụng được các điều kiện tự nhiên, KT – XH của vùng, có thể áp
dụng nhiều kỹ thuật canh tác hiện đại với đối tượng cây con đặc trưng nên sẽ tạo
được vùng SXNN lớn theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Việc SX theo hình thức này cũng gặp phải những hạn chế như: ứng dụng
công nghệ không đồng bộ nên chất lượng SP không cao, không đáp ứng yêu cầu thị
trường; thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, hiệu quả kinh tế không cao;...
Hiện nay, Việt Nam đã hình thành một số vùng SXNN theo hướng ứng dụng
công nghệ cao như Lâm Đồng chuyên SX rau quả thực phẩm, hoa, trà, …; hay tại
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng đã hình thành các vùng SX rau an
29
toàn, trồng hoa lan, vùng trồng hoa – cây cảnh,… với thu nhập tăng gấp nhiều lần
so với SX thông thường.
1.6. Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của một số quốc gia
trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Trên thế giới
1.6.1.1. Ixrael
Nằm ở khu vực Trung Đông, Ixrael có dân số là 7,2 triệu người (2007) và
diện tích khoảng 20.770 km2
nhưng với hơn ½ diện tích là đồi núi và sa mạc. Năm
2007, GDP của Ixrael tăng 5,4% và đạt 195 tỷ USD (trong đó: NN chiếm 2%, CN
31%, dịch vụ 67%), thu nhập bình quân đạt 28.800 USD/người.
Điều kiện tự nhiên không thuận lợi phát triển NN nhưng ngành NN Ixrael lại
đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, mặc dù chiếm 2% GDP và
chiếm 3,5% giá trị xuất khẩu và doanh thu từ NN luôn đạt trên mức 3 tỷ USD/năm
và chiếm 70% giá trị sản lượng nông sản cả nước.
Đặc trưng của nền NN Ixrael là một hệ thống SX chuyên canh theo hướng
ứng dụng công nghệ cao; nhất là CNSH, công nghệ tưới, kỹ thuật canh tác trong
nhà có mái che,... nhằm khắc phục sự khan hiếm về tài nguyên nước và đất trồng.
Sự tăng trưởng liên tục trong SXNN ở Ixrael còn nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa
Chính phủ, các nhà KH, chuyên gia khuyến nông, nông dân với các ngành CN phục
vụ NN, kinh nghiệm ứng dụng KHCN trong SX và kết quả của các giải pháp được
kiểm nghiệm ngay trên cánh đồng.
Ixrael đầu tư cao cho NC phát triển NN là khoảng 100 triệu USD/năm, chiếm
khoảng 3% tổng giá trị nông sản SX hàng năm. Ixrael là quốc gia dẫn đầu thế giới
về tỷ lệ nhà NC và kỹ sư NN; họ rất gần gũi với đồng ruộng và nhiều trong số đó
chính là những nông dân hoặc là người giữ vai trò tư vấn trực tiếp cho nông dân.
Tổ chức SXNN ở Ixrael theo hình thức HTX với hai kiểu cơ bản là:
+ Kibbutz (Làng NN), một cộng đồng tập thể với phương tiện SX chung và
mỗi thành viên được hưởng lợi ích từ công việc của chính mình.
+ Moshav, kiểu HTX của làng trong đó mỗi thành viên sử dụng đất của
30
mình để SX; đầu vào và đầu ra được thực hiện tập thể theo một đầu mối.
Vì những lý do trên, ngày nay Ixrael đã trở thành một trong những quốc gia
đứng đầu thế giới về SXNN. Năng suất lao động NN của Ixrael rất cao; năm 1950,
một nông dân Ixrael cung cấp đủ thực phẩm cho 17 người còn ngày nay là 90
người. Một ha đất của Ixrael hiện cho 3 triệu bông hồng/vụ, 500 tấn cà chua/vụ,… ,
một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm. Đây là năng suất không có quốc gia nào trên thế
giới đạt được. Sự phát triển của ngành NN Ixrael chính là bài học kinh nghiệm cho
ngành NN của nhiều quốc gia trên thế giới.
1.6.1.2. Hà Lan
Là một nước nhỏ ở Tây Âu, thuộc vùng đồng bằng của sông Rhine; Hà Lan
có diện tích tự nhiên là 41.526 km2
và dân số là 16 triệu người (2010). Là nước CN
phát triển cao; năm 2009, kim ngạch thương mại của Hà Lan đạt khoảng 11.000 tỷ
USD; GDP đạt 797,7 tỷ USD (trong đó NN chiếm 2%, CN 24%, dịch vụ 74%), thu
nhập đạt 39.000 USD/người/năm. Với khoảng 910 ngàn ha diện tích đất canh tác
nhưng ngành NN Hà Lan phát triển thuộc loại nhất và đạt những “kỳ tích” đáng nể
trong ngành NN thế giới.
Bảng 1.1: Vị thế nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới năm 2007
Tên nông sản Mức xuất khẩu
(tỷ USD/năm)
% thế giới Xếp hạng
Hoa tươi cắt cành 2,127 48,10 1
Cây cảnh trong chậu 1,091 33,20 1
Cà chua 0,677 23,10 1
Khoai tây 0,346 21,60 1
Hành tây 0,455 14,80 1
Trứng gà 0,320 29,40 1
Bia đại mạch 0,898 19,20 1
Bánh và dầu ca cao 0,747 37,00 1
Pho – mát khô, sữa đặc 1,717 6,20 1
Thịt lợn 1,117 11,90 2
Thuốc lá 2,819 17,40 2
Nguồn: Tổng hợp từ http://www.fao.org/
Với phương châm “đầu tư cao – SX nhiều” nên kết cấu hạ tầng NN của Hà
Lan đứng đầu thế giới như: hệ thống thủy lợi, phòng chống lũ, ngăn mặn; hệ thống
nhà kính hơn 11.000 ha (chiếm 25% diện tích nhà kính thế giới) với thiết bị hiện đại
31
và hoàn toàn tự động, nhờ thế hiệu quả SX tăng gấp 5 – 6 lần so với SX ngoài trời.
Trung bình mỗi năm, Hà Lan bán ra thị trường khoảng 5,5 ngàn loại hoa cắt
cành, 2 ngàn giống cây trong chậu cảnh, 2,2 ngàn loại cây cảnh, 7 tỷ củ hoa các loại
(riêng hoa Tuylip, Hà Lan đã NC và đưa ra thị trường khoảng 200 loài, SX 3 tỷ củ
hoa với diện tích khoảng 8,5 ngàn ha). Các loại rau quả thực phẩm cũng có năng
suất rất cao như cà chua 600 – 700 tấn/ha/năm; ớt ngọt 300 tấn/ha/năm; lê và táo có
năng suất là 20 tấn/ha/năm; riêng khoai tây, Hà Lan là nước xuất khẩu chiếm 60 –
70% thị phần thế giới. Ngành chăn nuôi ở Hà Lan cũng rất phát triển với khoảng 20
triệu con bò sữa, trên 20 triệu con bò thịt, khoảng 13,5 triệu con lợn, đàn gà cũng
đạt gần 100 triệu con,... Ngoài ra, Hà Lan cũng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
và chế biến nông SX xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để đạt hiệu quả cao và mang lại sự thành công cho ngành NN là do:
+ Hà Lan đã xây dựng và điều chỉnh cơ cấu SX phù hợp nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới.
+ Đổi mới phương thức SX theo phương thức SXCN tập trung quy mô lớn,
đầu tư vốn và ứng dụng KHCN hiện đại vào SXNN như CNSH, CNTT, tự động
hóa, kỹ thuật canh tác trong nhà kính,...
+ Phát triển mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình và HTX NN theo hướng
chuyên môn hóa cao.
+ Mỗi năm Hà Lan chi khoảng 800 triệu Guilder để đầu tư phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ NN.
+ Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đề ra các chính sách phát triển
NN, chủ trì kinh tế đối ngoại NN, mở rộng thị trường; phát triển cơ sở hạ tầng NN
và bảo vệ môi trường,…
Sự phát triển của ngành NN Hà Lan không phải do một nhân tố đơn lẽ tác
động mà do nhiều nhân tố cùng tác động lẫn nhau trong một quá trình. Đó là bài học
quý giá cho sự phát triển của ngành NN thế giới.
1.6.1.3. Hoa Kỳ
Nằm ở Bắc Mỹ, Hoa Kỳ có diện tích đất tự nhiên là 9,83 triệu km2
, dân số
32
đạt 313,23 triệu người (2011). Năm 2010, GDP của Hoa Kỳ 14.660 tỷ USD nhưng
NN chỉ chiếm 1,1%GDP. Lao động NN ở Hoa Kỳ chỉ chiếm 0,7% trong tổng số
153,9 triệu lao động và họ hoạt động chủ yếu theo mô hình kinh tế trang trại. Nước
Mỹ có khoảng 2,1 triệu trang trại, diện tích bình quân là 178 ha/trang trại.
Đất SXNN ở Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% diện tích đất tự nhiên nhưng có
ngành NN phát triển. Năm 2010, nông sản xuất khẩu của Hoa Kỳ đạt 118,58 tỷ
USD, chiếm 9,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước với các nông sản xuất khẩu
chủ yếu là ngô, đâu tương, hoa quả,…
Bảng 1.2: Sản lượng các nông sản chính của Hoa Kỳ năm 2006
Sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng Sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng
Ngô 1000 tấn 283.500,0 Khoai tây 1000 tấn 19.717,9
Yến mạch 1000 tấn 2.524,5 Lúa gạo 1000 tấn 8.786,2
Lúa mạch 1000 tấn 4.860,0 Mía 1000 tấn 29.500,0
Lúa miến 1000 tấn 7.492,5 Củ cải đường 1000 tấn 33.800,0
Tiểu mạch 1000 tấn 48.600,0 Táo 1000 tấn 5.000,0
Lúa mạch đen 1000 tấn 194,4 Nho 1000 tấn 6.300,0
Bông 1000 tấn 4.550,0 Bò thịt 1000 con 87.600,0
Thuốc lá 1000 tấn 329,3 Bò sữa 1000 con 9.100,0
Lạc 1000 tấn 158.760,0 Lợn 1000 con 62.100,0
Đậu tương 1000 tấn 145.152,0 Cừu 1000 con 6.200,0
Nguồn: Tổng hợp từ http://www.fao.org
Sự thành công trong SX, ngoài các chính sách phát triển NN như: chính sách
về thu nhập, thị trường và giá cả, hỗ trợ về vốn và giống, đào tạo lao động,… thì
không thể không nhắc đến việc áp dụng những tiến bộ KHCN vào SX như: kỹ thuật
canh tác trong nhà kính, công nghệ tưới tự động, đặc biệt là ứng dụng CNSH.
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về trồng cây biến đổi
gen (GMC). Trong thời gian từ 1996 - 2005, diện tích cây trồng chuyển gen trên
toàn thế giới là 900 ngàn km2
, nhưng Hoa Kỳ đã chiếm 55%. Năm 2007, diện tích
trên tăng lên 114,3 triệu ha, riêng Hoa Kỳ có 57,7 triệu ha.
1.6.1.4. Trung Quốc
Là nước đông dân nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ dân; trong đó có trên 50% dân
số sống ở khu vực nông thôn và trên 300 triệu lao động tham gia vào NN. Ngành
33
NN đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định KT-XH và an ninh lương
thực của Trung Quốc.
Dù chỉ canh tác được 15,4 % diện tích đất tự nhiên (9.571.300 km2
) nhưng
Trung Quốc đã đạt được những thành tựu bất ngờ trong SX lương thực. Năm 2009
sản lượng lương thực của Trung Quốc đạt hơn 530,8 triệu tấn; năm 2011 con số này
tăng lên 571,21 triệu tấn (tăng gấp 4 lần so với năm 1949), với mức tăng trung bình
4,5%/năm. Các nông sản chính của Trung Quốc là: lúa gạo, lúa mì, khoai tây, lúa
miếng, lạc, kê, chè, lúa mạch, bông vải, hạt có dầu, thịt lợn và cá.
Sở dĩ, ngành NN Trung Quốc đạt được kết quả như trên là do Chính phủ đề
ra “Chính sách Tam Nông”. Mức đầu tư cho “Tam Nông” không ngừng tăng lên;
năm 2003 – 2004 mức đầu tư này chưa đạt 300 tỷ CNY/năm nhưng năm 2008 con
số này đạt 590 tỷ và tăng kỷ lục vào năm 2009 với hơn 710 tỷ CNY.
Ngoài ra, Trung Quốc còn quan tâm đẩy mạnh việc NC và ứng dụng KHCN
hiện đại vào SX; thành lập hơn 500 khu và trên 4.000 mô hình NN ứng dụng công
nghệ cao tại các vùng sinh thái trên toàn quốc nhằm tăng năng suất và chất lượng
nông sản, tăng hiệu quả kinh tế NN.
1.6.2. Ở Việt Nam
Việt Nam có một nền NN nhiệt đới với sản phẩm đa dạng bởi điều kiện tự
nhiên thuận lợi của nhiều vùng sinh thái NN khác nhau. Nhưng nền NN Việt Nam
còn SX theo phương thức SX lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ và manh mún, năng lực cạnh
tranh của nông sản thấp. Vì thế muốn tăng năng suất, chất lượng SP, hiệu quả kinh
tế và năng lực cạnh tranh của nông sản trên thị trường thì biện pháp tối ưu là phái áp
dụng công nghệ cao vào SX.
Hiện nay, Việt Nam cũng đã ứng dụng KHCN hiện đại vào trong SXNN ở
một số tỉnh thành và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ.
1.6.2.1. Tại Lâm Đồng
Nằm ở phía nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 976.478 ha và độ cao
trung bình trên 1.000m so với mực nước biển, Lâm Đồng có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển ngành NN ôn đới. Năm 2004, Lãnh đạo tỉnh đã đề ra nhiều chính
34
sách nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong SXNN, trong đó có Chương
trình NNCNC.
Qua thời gian thực hiện, kết quả bước đầu đã khẳng định Chương trình
NNCNC là chủ trương đúng đắn cả về lý luận và thực tiễn:
- Thông qua Chương trình đã nâng cao trình độ SXNN trên quy mô lớn. Các
cá nhân và tổ chức đã mạnh dạng ứng dụng những tiến bộ KHCN hiện đại vào SX
nên năng suất và chất lượng nông sản tăng cao.
- Thu hút dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào NN. Tính đến năm 2008
đã có 21 doanh nghiệp đầu tư vào cây chè, hoa 12 doanh nghiệp, rau 7 doanh
nghiệp, cà phê 2 doanh nghiệp, nuôi cá nước lạnh 1 doanh nghiệp (cá hồi).
- Doanh thu trên một đơn vị diện tích tăng lên nhanh; SX rau cao cấp đạt
trung bình 400 triệu đồng/ha/năm, gấp hai lần so với bình quân chung; trên cây hoa
cao cấp đạt trung bình 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp 1,6 lần so với SX
bình thường; chè chất lượng cao đạt từ 150 – 250 triệu đồng/ha/năm; riêng nuôi cá
nước lạnh đạt từ 4 – 5 tỷ đồng/ha/năm.
- Giá trị xuất khẩu nông sản của Lâm Đồng đạt trên 200 triệu USD (2008),
chiếm 84% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước.
Năm 2011, toàn tỉnh có gần 11.000 ha đất canh tác NN ứng dụng công nghệ
cao (tăng 4,5 ngàn ha so với năm 2010); trong đó, CNSH được ứng dụng nhiều nhất
trong việc tạo ra các giống hoa và rau quả thực phẩm chất lượng cao. Diện tích nhà
kính là 1.696 ha, nhà lưới trên 600 ha, màng phủ NN sắp xỉ 3.350 ha, tưới tự động
trên 5.000 ha, … tập trung vào các loại cây chủ lực ở Lâm Đồng như rau (7,2 ngàn
ha), hoa (2,5 ngàn ha), chè (611 ha),…
Sự thành công của ngành NN tỉnh còn phải kể đến sự đóng góp to lớn của
các công ty, doanh nghiệp chuyên ứng dụng công nghệ cao vào SX như: Công Ty
Trách nhiệm Hữu Hạn Agrovina (Dalat HasFarm), Công Ty Cổ Phần CNSH Rừng
Hoa Đà Lạt (Dalat FBIO Corp) là 2 công ty đã được công nhận là doanh nghiệp
NNCNC (tháng 12/2011).
+ Dalat Hasfarm thành lập vào năm 1994, là công ty chuyên SX các loại hoa
35
ôn đới cao cấp lớn nhất Đông Nam Á. Công ty này cung cấp khoảng 80.000 cành
hoa cắt cành các loại mỗi ngày; 90 triệu cành hoa/năm và 169 triệu cây giống
hoa/năm. SP xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Châu Âu, Nhật, Úc, Đài Loan,…
chiếm trên 80% tổng SP của công ty.
Doanh nghiệp hiện có 3 trang trại tại trung tâm Đà Lạt, Đà Ròn (Đơn
Dương) và Đa Quý (Xuân Thọ, Đà Lạt) với quy mô trên 300 ha, trong đó có 70 ha
nhà kính trồng khoảng 500 chủng loại hoa (hồng, lily, cúc, cẩm chướng, đồng tiền,
salem,..) với trang thiết bị hoàn toàn tự động.
+ Dalat FBIO Corp thành lập năm 2003 với chức năng NC và ứng dụng
KHCN hiện đại vào SX, kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản. Hàng năm công ty
SX ra khoảng 600 loài giống hoa và cây cảnh xuất khẩu, 12 triệu cây giống từ nuôi
cấy mô tế bào, khoảng 300 triệu củ hoa lily; trung bình mỗi tháng công ty tạo ra
khoảng 200 ngàn cành hoa tươi mãi mãi.
Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong SXNN, Tỉnh ủy Lâm
Đồng đã quyết định thành lập các vùng NNCNC trong giai đoạn 2011 – 2015
chuyên SX các loại hoa, rau ôn đới, chè, cà phê, nuôi các nước lạnh,… ở các huyện
Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.
Hiện tại Lâm Đồng được đánh giá là địa phương tiên phong trong lĩnh vực
ứng dụng công nghệ cao vào SX, đặc biệt là CNSH, tưới tự động và kỹ thuật canh
tác trong nhà trồng có mái che. Việc chuyển hướng SX theo ứng dụng công nghệ
cao và sự đòi hỏi khắc khe của thị trường tiêu thụ nông sản trong thời hội nhập đã
giúp cho ngành NN tỉnh Lâm Đồng có được sự thích nghi nhanh chóng. Chính điều
đó giúp cho ngành NN Lâm Đồng xác định thương hiệu nông sản và tạo được chỗ
đứng trên thị trường.
1.6.2.2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 116.000 ha đất NN, trong đó đất có khả
năng SX khoảng 78.000 ha ở các huyện ngoại thành. Với tình hình đất NN ngày
càng thu hẹp, ngành NN thành phố đã phát triển các mô hình SX tập trung theo
hướng ứng dụng công nghệ cao mà chủ yếu là ứng dụng CNSH trong nhân và lai
36
tạo giống cây con chất lượng cao, nhằm đem lại năng suất và hiệu quả trên một đơn
vị diện tích như mô hình SX rau an toàn, bò sữa, bò thịt, lợn, sinh vật cảnh,...
Qua thời gian thực hiện đã đem lại kết quả nổi bật cho ngành NN thành phố,
với những nông sản đứng đầu Việt Nam như:
+ Bò sữa: đến tháng 8 năm 2011 thành phố có đến 79,8 ngàn con và trở
thành vùng chăn nuôi bò sữa lớn nhất Việt Nam (chiếm 62%).
+ Cá sấu: đạt trên 158 ngàn con (2011), trong đó đã gắn được 12 ngàn thẻ
Cites phục vụ mục tiêu xuất khẩu với trên 60 doanh nghiệp và cơ sở tham gia.
+ Cá cảnh: tạo ra giá trị kinh tế rất lớn lên tới vài tỷ đồng/ha. Mỗi năm, thành
phố SX khoảng 60 triệu con; năm 2010 xuất khẩu gần 7,8 triệu con, đạt gần 200 tỷ
đồng. Hiện thành phố có khoảng 290 cơ sở nuôi và 10 đầu mối xuất khẩu 60 loài cá
cảnh tới thị trường Châu Âu (65 – 70%), Hoa Kỳ (17 - 20%),… với các loại như: cá
chép Nhật, Bảy Màu, Hòa Lan, Ông Tiên, Hồng Kim, Phượng Hoàng,…
+ Tinh heo và heo giống: hàng năm SX và cung cấp cho thị trường khoảng
900 ngàn con heo giống và gần 1 triệu tinh heo chất lượng cao.
Năm 2000, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình SX rau an
toàn ứng dụng công nghệ cao đã cho năng suất và hiệu quả tăng lên nhiều lần. Năm
2011, diện tích SX rau an toàn của thành phố là 2.735 ha với diện tích gieo trồng là
12.740 ha, sản lượng đạt 284.000 tấn rau các loại. Ngoài ra, thành phố còn có
khoảng 2.000 ha trồng hoa và cây kiểng với giá trị SX đạt khoảng 460 tỷ đồng/năm.
Thành phố Hồ Chí Minh còn thành lập khu NNCNC có quy mô hơn 88 ha
(xã Phạm Văn Cội, Củ Chi) với tổng vốn đầu tư là 152,6 tỷ đồng. Đối tượng tập
trung chủ yếu vào lĩnh vực trồng trọt với các chức năng như NC, ứng dụng nhằm
hoàn thiện công nghệ giống cây trồng; đào tạo, trình diễn, chuyển giao công nghệ;
kêu gọi đầu tư và khai thác phục vụ du lịch. Thành phố cũng đang quy hoạch thêm
3 - 4 khu NNCNC ở Bình Chánh, Củ Chi và Cần Giờ để chăn nuôi gia súc, gia cầm
và thủy sản.
1.6.2.3. Tại Sơn La
Sơn La có nền NN đa dạng, phong phú bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi
37
nhưng gần đây diện tích đất canh tác NN giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng.
Trong khi đó, phương thức SX của nông dân còn lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún. Do
vậy, muốn phát triển ngành NN theo hướng hiện đại, tăng năng suất, chất lượng
nông sản nên cần thiết phải áp dụng KHCN hiện đại vào SX.
Tỉnh Sơn La đã thành lập khu NNCNC tại huyện Mộc Châu (khoảng 3.000
ha) với mô hình nhà kính (20 ha), nhà lưới đơn giản,… với các SP như: hoa rau ứng
dụng công nghệ tiên tiến của Hà Lan; SX dưa hấu, bắp cải, cải cuốn bằng màng phủ
NN; SX hoa lan;… và bước đầu đã cho kết quả khả quan.
Cùng với việc thành lập khu NNCNC tại Mộc Châu, Sơn La còn triển khai
chương trình ứng dụng KHCN hiện đại trong SXNN ở các nơi khác như chăn nuôi
bò sữa (Mộc Châu); hoa và cây cảnh (Mộc Châu, Mai Sơn và Thành phố Sơn La);
cam, chanh, quýt (Chiềng Cọ – Thành phố Sơn La); chè (Mộc Châu, Mai Sơn); cà
phê (Mai Sơn, Thành phố Sơn La); thủy sản (Sông Mã, Thành phố Sơn La, Bắc
Yên); rau an toàn (Mộc Châu, Thành phố Sơn La); ….
1.6.2.4. Tại Hà Nội
Hà Nội cũng đã hình thành một số mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN mới vào
SXNN như:
+ Mô hình chăn nuôi bò sữa chất lượng cao ở Gia Lâm;
+ Mô hình trồng hoa, cây cảnh và SX rau an toàn ở Từ Liêm, Đông Anh, Gia
Lâm, Thanh Trì,...
Hà Nội cũng đang quy hoạch thành lập khu NNCNC Hoài Đức với đối tượng
SX chủ yếu là rau màu thực phẩm, nấm và hoa; các công nghệ được ứng dụng chủ
yếu là CHSH, tự động hóa, vật liệu mới và kỹ thuật trồng cây trong nhà có mái che
và canh tác không dùng đất.
Ngoài các địa phương trên, hiện nay nước ta cũng áp dụng rộng rãi những
tiến bộ KHCN vào trong SXNN và đang quy hoạch thành lập những khu NNCNC ở
Bình Dương (Khu NNCNC An Thái và Tiến Hùng), Hậu Giang (Khu NNCNC ở
Long Mỹ), Cần Thơ, Bình Phước, Hải Phòng,….
38
Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1. Khái quát về Thành phố Cần Thơ
2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành
Cần Thơ nằm trong vùng Nam Bộ của Việt Nam và được khai phá vào cuối
thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII.
Ngày 23/02/1876, Soái phủ Sài Gòn ra Nghị định lấy huyện Phong Phú và
một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập nên hạt Cần Thơ, với thủ phủ là
Cần Thơ.
Năm 1930, hạt Cần Thơ được đổi thành tỉnh Cần Thơ với 5 quận là: Ô Môn,
Cần Thơ, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè.
Sau nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính do nhiều nguyên nhân khác nhau,
đến ngày 24/03/1976 theo Nghị định số 03/NĐ – 76 của Chính Phủ sáp nhập tỉnh
Cần Thơ, Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang với tỉnh lỵ là TPCT.
Tháng 12/1991, tại kỳ họp thứ X (Khóa VIII) của Quốc hội nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh là
Cần Thơ và Sóc Trăng.
Ngày 04/11/1992, Thủ Tướng Chính Phủ ra Quyết định công nhận TPCT là
đô thị loại II trong hệ thống phân cấp đô thị của Việt Nam và là trung tâm KT – XH
của ĐBSCL.
Ngày 01/01/2004, tỉnh Cần Thơ lại tách ra thành tỉnh Hậu Giang và TPCT là
Thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 26/08/2009, theo Quyết định số 889/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính
Phủ ký ngày 24/06/2009 công nhận TPCT chính thức trở thành đô thị loại I của
trong hệ thống phân cấp đô thị của Việt Nam.
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao nataliej4
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việcĐề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
 
Phân tích và dự báo kinh tế
Phân tích và dự báo kinh tếPhân tích và dự báo kinh tế
Phân tích và dự báo kinh tế
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Luận án: Đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Nghệ An, HAY - Gửi miễn phí qu...
 

Similar to Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố ...
Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố ...Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố ...
Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố ...hieu anh
 
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Man_Ebook
 

Similar to Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY (20)

Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ các khu công nghiệp ở Đồng Nai, 9đ
 
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào CaiQuản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanhLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đ
 
Luận văn: Quản lý đô thị tại phường Hải Tân TP Hải Dương, HAY
Luận văn: Quản lý đô thị tại phường Hải Tân TP Hải Dương, HAYLuận văn: Quản lý đô thị tại phường Hải Tân TP Hải Dương, HAY
Luận văn: Quản lý đô thị tại phường Hải Tân TP Hải Dương, HAY
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...
 
Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố ...
Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố ...Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố ...
Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, thành phố ...
 
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố trịnh công sơn, HAY
Không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố trịnh công sơn, HAYKhông gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố trịnh công sơn, HAY
Không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố trịnh công sơn, HAY
 
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
 
Luận văn: Chất lượng dân số Q.Bình Tân trong quá trình đô thị hóa
Luận văn: Chất lượng dân số Q.Bình Tân trong quá trình đô thị hóaLuận văn: Chất lượng dân số Q.Bình Tân trong quá trình đô thị hóa
Luận văn: Chất lượng dân số Q.Bình Tân trong quá trình đô thị hóa
 
luan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoach
luan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoachluan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoach
luan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoach
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Dương Anh Đào NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Dương Anh Đào NGHIỆN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành : Địa lý học (Trừ ĐLTN) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO NGỌC CẢNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Nội dung luận văn “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ” là do chính tác giả độc lập nghiên cứu và hoàn thành. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 09 năm 2012 Tác giả luận văn Dương Anh Đào
  • 4. LỜI CÁM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin gửi lời cám ơn Tiến sĩ Đào Ngọc Cảnh (Trường Đại học Cần Thơ) đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại Học, Khoa Địa lý Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Cục Thống Kê Thành phố Cần Thơ, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ, Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành Phố Cần Thơ, Sở Lao Động Thương Binh - Xã Hội, Sở Khoa Học - Công Nghệ Thành Phố Cần Thơ, Sở Xây Dựng Thành Phố Cần Thơ; Ban Quản Lý Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước;… đã cung cấp cho tác giả nhiều nguồn tư liệu, tài liệu quý giá và hữu ích để tác giả nghiên cứu phục vụ cho đề tài. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 09 năm 2012 Tác giả luận văn Dương Anh Đào
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình vẽ, biểu đồ Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO..........7 1.1. Nông nghiệp công nghệ cao trong lịch sử phát triển nông nghiệp...................7 1.2. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của nền nông nghiệp công nghệ cao .............9 1.2.1. Quan niệm ..................................................................................................9 1.2.2. Đặc điểm...................................................................................................12 1.2.3. Vai trò.......................................................................................................13 1.3. Tiêu chí đánh giá nền nông nghiệp công nghệ cao.........................................14 1.3.1. Nhóm tiêu chí về khoa học và công nghệ ................................................14 1.3.2. Nhóm các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường ................................15 1.3.3. Nhóm tiêu chí về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.........................16 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nông nghiệp công nghệ cao .................................................................................................................16 1.4.1. Nhân tố khoa học và công nghệ ...............................................................16 1.4.2. Nguồn lao động ........................................................................................18 1.4.3. Thị trường.................................................................................................19 1.4.4. Đô thị hóa .................................................................................................19 1.4.5. Chính sách ................................................................................................20 1.5. Hình thức tổ chức sản xuất của nông nghiệp công nghệ cao..........................20 1.5.1. Hình thức canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ......................21
  • 6. 1.5.2. Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ..............................................24 1.5.3. Khu nông nghiệp công nghệ cao..............................................................25 1.5.4. Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..............................28 1.6. Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam....................................................................................................29 1.6.1. Trên thế giới .............................................................................................29 1.6.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................33 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...................................................................................................................................38 2.1. Khái quát về Thành phố Cần Thơ...................................................................38 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành........................................................................38 2.1.2. Vị trí địa lý ...............................................................................................39 2.1.3. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................41 2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................41 2.2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ..................................................................45 2.2.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội......................................................................46 2.2.2. Các nhân tố tự nhiên.................................................................................55 2.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ...59 2.3.1. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp ở Thành phố Cần Thơ ...........59 2.3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ..............................................................................................................61 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020.............87 3.1. Cơ sở khoa học để xây dựng định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ..................................................................87 3.2. Định hướng phát triển và các chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp tại Thành phố Cần Thơ ...............................................................................................88
  • 7. 3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Thành phố Cần Thơ .................................................................................................................90 3.4. Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ đến năm 2020................................................................................................................93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104 PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA 01 CN Công nghiệp 02 CNSH Công nghệ sinh học 03 CNTT Công nghệ thông tin 04 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 05 HTX Hợp tác xã 06 KH Khoa học 07 KHCN Khoa học và công nghệ 08 KT - XH Kinh tế - xã hội 09 NC Nghiên cứu 10 NN Nông nghiệp 11 NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao 12 SP Sản phẩm 13 SX Sản xuất 14 SXCN Sản xuất công nghiệp 15 SXNN Sản xuất nông nghiệp 16 TPCT Thành phố Cần Thơ
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Vị thế nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới năm 2007......................30 Bảng 1.2: Sản lượng các nông sản chính của Hoa Kỳ năm 2006.............................32 Bảng 2.1: Cơ cấu dân số TPCT giai đoạn 2004 – 2011............................................42 Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất NN ở TPCT giai đoạn 2006 - 2011.....................46 Bảng 2.3: Tình hình SX và nhu cầu thực phẩm ở TPCT năm 2011 .........................48 Bảng 2.4: Giá trị SX khu vực 1 ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 (Theo giá 1994)....59 Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị SX khu vực 1 ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 ...................60 Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị SX các ngành của khu vực 1 ở TPCT từ 2004 – 2011 ......61 Bảng 2.7: Kế hoạch hoạt động của Chương trình NNCNC đến năm 2020 ..............75 Bảng 2.8: Tổng kinh phí thực hiện Chương trình NNCNC ở TPCT đến năm 2020 77 Bảng 2.9: Phân kỳ nguồn kinh phí cho Chương trình NNCNC ở TPCT..................79
  • 10. DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ tóm tắt khái niệm NNCNC............................................................12 Hình 1.2: Cấu trúc tiêu biểu của một khu NNCNC ở Trung Quốc .........................27 Hình 2.2: Tổng số lao động xã hội ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 ........................43 Hình 2.3: Cơ cấu lao động TPCT giai đoạn 2004 – 2011 .......................................43 Hình 2.4: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của TPCT giai đoạn 2004 – 2011.....44 Hình 2.5: Tổng giá trị SX ở TPCT giai đoạn 2004 – 2011......................................45 Hình 2.6: Cấu trúc và thành phần tham gia Chương trình NNCNC tại TPCT........62 Hình 2.7: Mối quan hệ giữa Chương trình NNCNC và các Chương trình xây dựng và phát triển khác của TPCT ...................................................................64 Hình 2.8: Cấu trúc tổng quát và thành phần tham gia khu NNCNC ở TPCT .........69 Hình 2.9: Cấu trúc mạng lưới khu, trạm NNCNC ở TPCT và mối quan hệ với các dự án ........................................................................................................71 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý và điều hành Chương trình NNCNC ở TPCT .....95
  • 11. DANH MỤC BẢN ĐỒ Trang Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính TPCT năm 2011 .....................................................40 Bản đồ 2.2: Vị trí mạng lưới khu, trạm NNCNC ở TPCT........................................73 Bản đồ 3.1: Bản đồ định hướng không gian đô thị TPCT đến năm 2025...............100
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, nền NN nước ta tăng trưởng đáng kể, đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu đời sống nhân dân và cho xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng nông sản hàng hoá còn thấp, nông sản xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô và giá thấp. Do vậy, cùng với xu hướng phát triển của nền NN thế giới, nền NN nước ta cần phải ứng dụng KHCN hiện đại vào trong SX nhằm tạo ra nông sản có năng suất và chất lượng cao để có thể hòa nhập, làm chủ thị trường trong nước và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Sự ra đời của Chương trình NNCNC sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo KHCN, đào tạo nhân lực chất lượng cao, tạo thuận lợi cho chuyển hóa tri thức thành sức mạnh SX, phát triển thị trường, tạo việc làm và đem lại lợi ích cho đất nước. TPCT nằm ở trung tâm ĐBSCL, có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành động lực phát triển kinh tế của khu vực. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Cần Thơ nên nhu cầu tiêu dùng nông sản ngày càng tăng trong khi đất SXNN có xu hướng ngày càng bị thu hẹp. Vì thế, việc NC và ứng dụng KHCN hiện đại vào SXNN của thành phố là một việc làm hết sức cần thiết nhằm đưa ngành NN của thành phố SX theo một hướng mới dựa trên những lợi thế sẵn có – Đó là phát triển nền NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Vì những lý do trên, học viên nhận thấy việc “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ” là cần thiết nhằm đưa ngành NN của TPCT phát triển theo hướng hiện đại, trở thành đầu tàu phát triển NN của khu vực. Đó cũng chính là lý do học viên chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong NN ở TPCT nhằm tìm ra những định hướng giải pháp góp phần đưa nền NN của TPCT phát triển hiện đại theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
  • 13. 2 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện luận văn tác giả cần đã thực hiện những nhiệm vụ sau:  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NNCNC cũng như tìm hiểu tình hình phát triển NNCNC của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Từ đó rút ra những vấn đề có tính phương pháp luận cho việc NC phát triển NNCNC tại TPCT.  Tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá,… các nhân tố cơ bản và thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong SXNN tại TPCT trong thời gian vừa qua.  Đề xuất định hướng, giải pháp cho việc phát triển NNCNC tại TPCT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng NC các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong SXNN tại TPCT. 3.2. Phạm vi  Không gian: Đề tài chỉ tập trung NC trong phạm vi lãnh thổ TPCT.  Thời gian: Đề tài NC chủ yếu trong khoảng thời gian từ 2004 – 2011 (khi Cần Thơ trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương đến nay), các định hướng và giải pháp được xây dựng đến từ năm 2012 – 2020. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Việc NC và ứng dụng KHCN vào phát triển NN đã được một số tác giả đề cập đến trong các công trình NC. Về mặt lý luận phải kể đến: - Cơ sở vi sinh vật và ứng dụng của Lê Gia Huy. - Tăng cường cho phát triển NN của Ngân Hàng Thế Giới. - NN và môi trường của Lê Văn Khoa. - Bối cảnh đô thị hóa với phát triển NN sinh thái đô thị của Vũ Xuân Đề. - CNSH và ứng dụng vào trong phát triển NN nông thôn của Nguyễn Như Hiền và Nguyễn Như Ất,… Về mặt thực tiễn phải kể đến các công trình NC như:
  • 14. 3 - Cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để xây dựng khu NN ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Văn Thiệp và Lê Quốc Doanh. - CNSH cho nông dân của Lê Thanh Bình, Lê Thanh Tài và Nguyễn Thị Xuân. - Ứng dụng KHCN trong SX NN của Vũ Thế Lâm. - SX rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành NN tốt của Phạm Thị Thùy. - Ứng dụng công nghệ trong SX cây NN của Chu Thị Thơm, - Thành phố Hồ Chí Minh phát triển NN ứng dụng công nghệ cao của Dương Hoa Xô. - Ứng dụng tiến bộ KHCN trong SX hoa ở Lâm Đồng của Lê Tất Khương. - Lâm Đồng: ứng dụng công nghệ cao vào NN của Huỳnh Thanh Phong,… 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm 5.1.1. Quan điểm hệ thống Do các đối tượng NC của Địa lý nói chung và Địa lý KT - XH nói riêng là các hệ thống có cấu trúc rất phức tạp, phạm vi NC là khá rộng lớn và liên quan tới nhiều vấn đề khác nhau; nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác lẫn nhau một cách rất chặt chẽ. Do đó, khi NC đối tượng Địa lý thì phải đặt chúng trong mối quan hệ tương tác với các hiện tượng và quá trình khác nhau; hay nói cách khác là người NC cần phải đặt đối tượng cần NC trong một hệ thống nhất định. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Quan điểm này được vận dụng khi NC các đối tượng Địa lý nhằm phát hiện ra động lực của các hệ thống Địa lý bởi các tác động nội tại và các mối liên hệ tạo ra. Quan điểm này được vận dụng sau khi phân tích tác động của từng thành tố để đi đến vùng lãnh thổ nhằm phát họa nên một tổng thể trên lãnh thổ NC với các mối quan hệ tác động lẫn nhau. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Do các đối tượng Địa lý và các quá trình KT - XH không ngừng vận động trong không gian và biến thiên theo thời gian. Vì vậy, khi NC các đối tượng Địa lý
  • 15. 4 và các quá trình KT - XH người nghiên cứu phải đặt chúng trong một bối cảnh lịch sử nhất định; nhằm phát hiện ra những quy luật vận động và phát triển trong quá khứ, hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai của chúng để đề ra các định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển trong tương lai của đối tượng nghiên cứu. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối mới, ra đời trên cơ sở kinh nghiệm phát triển KT – XH của các quốc gia trên thế giới, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng tương lai loài người. Việc NC Địa lý KT - XH, phát triển bền vững có thể được xem vừa là quan điểm, đồng thời vừa là mục tiêu NC của vấn đề. Quán triệt quan điểm này đòi hỏi sự phát triển bền vững cả về ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với Địa lý KT - XH nói chung và Địa lý ngành NN nói riêng thì trong bất kỳ một phương án quy hoạch, một định hướng phát triển nào cũng đều phải tính toán mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên sao cho sự phát triển KT - XH mà không làm suy thoái hoặc hủy diệt đến môi trường sinh thái và khai thác lãnh thổ đạt hiệu quả cao nhất về các mặt. 5.2. Phương pháp 5.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu là một phương pháp truyền thống được sự dụng trong các NC nói chung và Địa lý KT - XH nói riêng. Các nguồn tài liệu thu thập được là tương đối đa dạng, phong phú bao gồm các tài liệu đã được xuất bản, tài liệu lưu trữ của các cơ quan có liên quan, hay các tài liệu trên Internet trong những năm gần đây,… Thông qua phương pháp này, nguồn tài liệu đã được xử lý sao cho phù hợp với thực tế khác quan và mục tiêu nghiên cứu của vấn đề. Tiếp theo là tổng hợp, đối chiếu để từng bước biến chúng thành cơ sở cho những nhận định hoặc kết luận KH của công trình NC. Với đề tài này, việc thu thập và tổng hợp tài liệu là một công việc hết sức cần thiết. Cùng với những tài liệu thu thập được và kiến thức mà học viên đã tích lũy
  • 16. 5 được sẽ bổ sung cho nhau tạo nên những dữ liệu, thông tin quan trọng, cần thiết cho bài NC. 5.2.2. Phương pháp thực địa Thựa địa là một phương pháp truyền thống và đặc trưng khi NC các vấn đề về Địa lý KT - XH. Sự dụng phương pháp này giúp ta tránh được những kết luận, quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn. 5.2.3. Phương pháp bản đồ Phương pháp bản đồ là một phương pháp rất đặc trưng cho các NC về Địa lý nói chung và ngành NN nói riêng. Bởi vì, bản đồ được xem như là một “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn ngọn, xúc tích, trực quan của các đối tượng Địa lý; mọi NC đều mở đầu và kết thúc bằng bản đồ. Phương pháp này còn cho phép thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện phân bố trong không gian của các đối tượng NC. Bản đồ còn là phương tiện để cụ thể hóa; biểu đạt kết quả NC về cấu trúc, đặc điểm, phân bố về không gian của các đối tượng cần quy hoạch. 5.2.4. Phương pháp toán học Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt cho việc NC các đối tượng Địa lý KT - XH và Địa lý NN nói riêng, giúp người NC xử lý số liệu một cách nhanh chóng, với một lượng thông tin rất lớn thông qua máy tính điện tử. Phương pháp toán học sử dụng nhiều phép tính khác nhau, cùng với phép so sánh, bảng số liệu, biểu đồ, …, giúp người NC phân tích và đánh giá được hiệu quả hoạt động của đối tượng NC mà cụ thể là đánh giá kết quả của việc ứng dụng công nghệ cao trông NN; đồng thời có thể dự báo được kết quả một cách có hệ thống. 5.2.5. Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh Sự dụng phương pháp này nhằm mục đích thống kê và xử lý số liệu có liên quan đến đề tài, bổ sung thêm cho đề tài những thông tin từ việc cập nhật và phân tích các số liệu thống kê. Thông qua việc phân tích, xử lý các số liệu thống kê, cùng một số tài liệu có liên quan để từ đó có những biện pháp, đánh giá tổng hợp, so sánh và thực hiện các yêu cầu đặt ra.
  • 17. 6 Phương pháp này còn nhằm định hướng, thống kê các đối tượng; phân tích và so sánh mối tương quan giữa các yếu tố; đánh giá về số lượng và chất lượng của các yếu tố để có được nhận định đúng đắn, mang tính khách quan. Việc phân tích, thống kê từ số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn phải được tiến hành một cách có hệ thống, đi từ định lượng đến định tính và cần kết hợp các phương pháp khác. Kết quả của phương pháp này là cơ sở KH cho việc xây dựng, thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng mang tính chiến lược và giải pháp cho sự phát triển của ngành có cơ sở KH, thực tiễn và hiệu quả cao. 5.2.6. Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là hệ thống thông tin đa dạng dùng để lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lý dữ liệu không gian; đồng thời cho phép lấy và trình bày thông tin dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng. Việc sử dụng GIS vào trong đề tài NC là để xử lý các bản đồ hiện có nhằm tạo ra những bản đồ mới phù hợp với nội dung của vần đề NC.
  • 18. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1.1. Nông nghiệp công nghệ cao trong lịch sử phát triển nông nghiệp NN là ngành SX vật chất sớm nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại. Quá trình phát triển nền NN thế giới phụ thuộc vào sự tiến bộ của KHCN. Từ khi mới hình thành khoảng một vạn năm trước Công Nguyên, hoạt động sống và SX của con người phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Con người chủ yếu sống bằng nghề săn bắt hái lượm; sau đó, con người đã sống định cư, biết thuần hóa cây trồng vật nuôi nhằm ổn định và cải thiện hơn cuộc sống để khắc phục những hạn chế của điều kiện tự nhiên không còn thuận lợi. Lao động NN chủ yếu là lao động chân tay. Về sau, SXNN ngày càng phát triển hơn do con người đã chế tạo các công cụ SX thô sơ, tiện lợi hơn như cày, cuốc, liềm,… được làm bằng sắt và bằng đồng. Lao động chân tay được thay thế dần bằng sức kéo của gia súc, sức nước và sức gió. Đây là giai đoạn kéo dài nhất trong lịch sử phát triển NN từ một vạn năm trước Công Nguyên đến thế kỷ XVIII sau Công Nguyên; giai đoạn này còn được gọi là nền văn minh NN, NN phát triển mạnh ở vùng hạ lưu của các sông lớn như sông Nile, sông Ấn – Hằng, sông Hoàng Hà, sông Hồng,… Từ khi phát hiện ra máy hơi nước ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII – mở đầu cho cuộc cách mạng CN, ngành NN thế giới đã thừa hưởng thành quả của cuộc cách mạng này bằng cách đưa máy móc vào SX như máy cày, máy tuốt, máy cắt, máy bơm nước,… và đưa phân thuốc hóa học xuống đồng ruộng nhằm gia tăng năng suất lao động. Sức lao động của con người được thay thế bằng quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nên nền NN trong giai đoạn này gọi là nền NN hóa học (NN công nghiệp hóa) và kéo dài đến giữa thế kỷ XX. Cuộc cách mạng kỹ thuật đã nâng cao hiệu quả SXNN, giúp con người mở rộng được diện tích canh tác, chinh phục thiên nhiên, vượt qua giới hạn của nền văn minh NN. Tiếp theo sau nền NN hóa học là sự ra đời của các nền NN sinh học (hữu cơ), NN sinh thái học, NN xanh,…; nguyên lý hoạt động của các nền NN này là dựa chủ
  • 19. 8 yếu vào quy luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của sinh vật nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm chất hóa học đến môi trường và nông sản do nền NN hóa học gây ra. Nhưng sự phát triển của các nền NN này chỉ phù hợp với quy mô SX nhỏ nên không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực thực phẩm của nhân loại khi dân số ngày một tăng nhanh và làm cho những tiến bộ của KHCN không có chổ đứng. Để khắc phục những hạn chế đó, các nhà KH trên thế giới đã NC và ứng dụng KHCN hiện đại vào trong SX nhằm gia tăng năng suất, chất lượng nông sản và tăng hiệu quả kinh tế NN. Mở đầu cho việc phát triển của NN trong thời gian này là việc tìm ra các quy luật di truyền đã cho phép lai tạo ra các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao chưa từng thấy trong lịch sử phát triển NN. Cũng từ đây, các ngành KHCN hiện đại ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong SXNN như CNSH, CNTT, vật liệu mới, tự động hóa, thị trường, … Từ những năm 70 của thế kỷ XX, CNSH phát triển cho phép con người đi vào tìm hiểu cấu trúc và làm biến đổi gen của cây trồng vật nuôi, nhằm tăng năng suất, tăng khả năng kháng bệnh và thích ứng nhanh với những biến đổi bất thường của điều kiện ngoại cảnh. Đồng thời với việc ứng dụng CNSH vào SXNN là sự ứng dụng của CNTT, tự động hóa, vật liệu mới,… đã nâng cao khả năng tư duy của con người, tăng khả năng quản lý SX lên gấp nhiều lần, cho phép rút ngắn thời gian từ NC đến triển khai ứng dụng KHCN vào SX. Do những thành tựu tiềm ẩn to lớn mà KHCN có thể đem lại trong tương lai; như nhiều người đã gọi cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI là bước khởi đầu cho một nền NN mới – Đó là NNCNC. Việc ứng dụng các công nghệ cao vào SX đã làm cho ngành NN thế giới diễn biến theo những hướng sau: - Ngành NN thế giới sẽ phát triển theo hướng thâm canh sâu và chuyên môn hóa cao. - Mở rộng diện tích đất canh tác. Song, việc tăng diện tích đất SX mới là không dễ; vì đất mới thường nằm ở những nơi khô cằn, kém màu mở,… nên đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều về vốn, hạ tầng SX, KHCN,… Mặt khác, quá trình CN hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh đã làm diện tích đất canh tác ngày càng giảm.
  • 20. 9 - Tổ chức SXNN theo hướng CN tập trung, đi vào SX lớn hiện đại, mang tính thị trường hàng hóa cao. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện sinh thái NN từng vùng; đồng thời SP tạo ra đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Như vậy, nền NNCNC đã tạo nên một bước ngoặc mới trong lịch sử phát triển NN thế giới. Nó có tác động rất sâu và rộng trong nền KT – XH thế giới nói chung và đời sống của bộ phận dân cư hoạt động NN nói riêng. NNCNC được xem là một bộ phận quan trọng của nền văn minh hậu CN. 1.2. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của nền nông nghiệp công nghệ cao 1.2.1. Quan niệm Có nhiều quan niệm khác nhau về NNCNC của các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 1.2.1.1. Ở Tây Âu Các quốc gia Tây Âu cho rằng: NNCNC là nền NN tiên tiến trong nền KT- XH hiện đại hóa, cơ giới hóa cao, trên cơ sở vận dụng những thành tựu CNSH, sinh thái và môi trường; hướng nhu cầu của xã hội và sự phát triển NN theo hướng bền vững, an toàn như NN xanh, NN hữu cơ, NN sinh thái học,…; đảm bảo tạo ra đủ số lượng và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội và nền SX đó không làm thay đổi môi trường sinh thái tự nhiên [5] . Quan niệm này, NNCNC không loại trừ việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhưng sử dụng chúng một cách hợp lý hơn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời ứng dụng thành tựu KHCN vào trong SX như CNSH, tự động hóa, CNTT, … nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng vật nuôi, và tạo ra một nền NN theo hướng phát triển bền vững. 1.2.1.2. Ở Trung Quốc Các nhà KH Trung Quốc cho rằng: Việc ứng dụng CN mới như CNSH, CNTT, công nghệ vũ trụ, tự động hóa, vật liệu mới, năng lượng mới, laser,… vào
  • 21. 10 SXNN làm ảnh hưởng đến tiến bộ KHCN, kinh tế NN và có thể hình thành công nghệ cao, công nghệ mới của ngành SXNN, đều có thể gọi là NNCNC [5] . Theo quan niệm này, khái niệm NNCNC với nội dung bao hàm CN hóa và hiện đại hóa nền SXNN nhưng chú trọng hiệu quả kinh tế thiên về số lượng hơn; theo họ NNCNC khi đáp ứng yêu cầu xã hội với quy trình SX giảm được 30% chi phí, đồng thời phải tăng được ít nhất là 30% sản lượng và giá trị nông sản. 1.2.1.3. Ở Ấn Độ Tại Ấn Độ, thuật ngữ “NNCNC” ra đời vào năm 1999 với nội dung: Là tất cả kỹ thuật công nghệ hiện đại, ít phụ thuộc vào môi trường được đưa vào SXNN, tập trung vốn cao và có khả năng làm gia tăng năng suất và chất lượng nông sản. Các kỹ thuật công nghệ hiện đại này có thể là công nghệ biến đổi gen, vi nhân giống, SX giống lai, công nghệ tưới và bón phân nhỏ giọt, quản lý dịch hại tổng hợp, canh tác hữu cơ, cây trồng không cần đất, trồng cây trong nhà có mái che, kỹ thuật chuẩn đón nhanh bệnh và vi khuẩn, công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản [5] . Như vậy, quan niệm NNCNC ở Ấn Độ thiên về năng suất và hiệu quả kinh tế bằng cách áp dụng nhiều thành tựu KHCN hiện đại trong SX nhưng không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển NN bền vững. 1.2.1.4. Ở Việt Nam Việt Nam cũng có nhiều quan niệm khác nhau về NNCNC của các nhà KH:  Theo Huỳnh Ngọc Điền: NNCNC là tổng hợp những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, bao gồm những công nghệ cốt lõi, trình độ cao và tiến bộ, cũng như những ngành CN mới và kỹ thuật phục vụ NN. Công nghệ cao ứng dụng trong NN dựa trên bốn ngành chính là KH về cuộc sống, điện tử, vật liệu và tin học. Theo quan niệm này, NNCNC chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh áp dụng công nghệ cao vào SXNN nhằm tạo ra năng suất và chất lượng SP, chưa đề cập khía cạnh sinh thái và xã hội.
  • 22. 11  Theo Nguyễn Tấn Hinh: NNCNC là NN có hàm lượng cao về KH và phát triển công nghệ, được tích hợp từ các thành tựu KHCN hiện đại như CNSH, CNTT, tự động hóa, vật liệu mới,… Và còn thể hiện ở việc quản lý SX và chất lượng nguồn lao động trong NN. Ngoài việc áp dụng các thành tựu KHCN để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế, quan niệm này còn chú ý đến vấn đề xã hội là quản lý SX và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.  Theo Cao Kỳ Sơn: NNCNC là nền NN áp dụng công nghệ hiện đại; trong đó tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềm năng, đảm bảo chất lượng SP; thêm vào đó là bảo quản nông sản tốt và tổ chức quản lý SX hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao. Quan niệm này đề cập đến vấn đề hiệu quả KT – XH nhưng đối tượng áp dụng là cây trồng, chưa đề cập đến đối tượng vật nuôi và cũng chưa quan tâm đến yếu tố môi trường sinh thái.  Theo Dương Hoa Xô: NNCNC là nền NN áp dụng những công nghệ mới vào trong SX bao gồm CN hóa NN (tức là cơ giới hóa SX), tự động hóa, CNSH, CNTT, vật liệu mới và giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở hữu cơ. Với quan niệm này, tác giả đã nhấn mạnh đến việc ứng dụng KHCN trong SXNN nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả SX,… và đạt đến sự phát triển bền vững dựa trên yếu tố sinh thái hữu cơ. Như vậy, mặc dù có nhiều quan niệm về NNCNC nhưng nhìn chung: NNCNC là một nền NN áp dụng công nghệ cao trong SX như CNSH, CNTT, vật liệu mới, tự động hóa,… trong các khâu của quá trình SX kết hợp với kỹ năng quản lý và tiếp cận thị trường để tạo ra SP có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu thị trường. Độ cao ý thức của nền NN này chính là tầm cao về trình độ ứng dụng KHCN hiện đại vào SX và hiệu quả kinh tế của nó so với tầm cao phát triển của lịch
  • 23. 12 sử ngành NN thế giới. Đó chính là sự nổ lực tuyệt đối, chạy đua với thời gian về KHCN và ứng dụng chúng vào SXNN nhằm mang hiệu quả như mong muốn. Hình 1.1: Sơ đồ tóm tắt khái niệm NNCNC (Nguồn: http://rausach.com.vn) 1.2.2. Đặc điểm - NNCNC vẫn là hoạt động NN nên đối tượng SX chính vẫn là cây trồng và vật nuôi nhưng bản chất của chúng có thể thay đổi dưới tác dụng của KHCN. Vì thế, NNCNC tạo ra những giống cây con mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn hơn. KIẾN THỨC MÔI TRƯỜNG CNSH Tự động hóaCNTT Công nghệ vật liệu mới Công nghệ môi trường Yếu tố đầu vào Thu hoạch bảo quản Kỹ thuật canh tác Chế biến, phân phối Thị trường tiêu thụ KH cơ bản KH quản lý KH NN KH cuộc sống KH kinh tế SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
  • 24. 13 - Đất trồng dần dần được thay thế bằng các giá thể hay dung dịch chất dinh dưỡng nhưng đất trồng ngày càng có giá trị cao hơn do diện tích ngày càng bị thu hẹp mà các hoạt động của NNCNC đều tiến hành trên nền của đất. - NNCNC là nền NN được tích hợp bởi nhiều công nghệ với trình độ chất xám cao. Hoạt động NN không chỉ đầu tư vào kiến thức nông học mà còn phải NC và ứng dụng các ngành KHCN khác vào trong SX của mình. Thêm vào đó, mỗi ngành KH lại liên quan đến nhiều ngành KH khác nhau nhưng chúng đều có mối quan hệ tác động lẫn nhau và được ứng dụng trong SXNN ngày càng sâu rộng. - Việc ứng dụng công nghệ cao trong NN đã tạo ra phương thức SXNN theo hướng SXCN tập trung, hàng hóa được tạo ra với khối lượng lớn. Các xí nghiệp NN được xây dựng theo kiểu mới, có sự đồng nhất về công nghệ, kỹ thuật và tính chuyên môn sâu. - Quy trình SX khép kín từ khâu NC, ứng dụng SX đến tiêu thụ nông sản. Thị trường tiêu thụ nông sản ứng dụng công nghệ cao mang tính hàng hóa lớn và tập trung; thị trường tập trung theo kiểu “bao thầu trọn gói” từ thị trường đầu vào cho đến thị trường đầu ra và thường do một công ty hay doanh nghiệp điều hành. - Việc ứng dụng kỹ thuật máy tính vào NN ngoài những lĩnh vực truyền thông, phân tích dữ liệu quản lý; còn giúp con người xử lý những dữ liệu sinh học và tạo ra những cây trồng hay vật nuôi ảo để mô phỏng sự phát triển của chúng. 1.2.3. Vai trò - Nền NNCNC không loại trừ vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo sự tồn tại và phát triển KT-XH của đất nước; cung cấp nguyên liệu cho ngành CN. - Phát triển NNCNC còn có vai trò thu hút các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển NN nói riêng và KT-XH nói chung. - NNCNC có vai trò trong việc tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành SP.
  • 25. 14 - NNCNC góp phần nâng cao trình độ lao động NN và chuyển dịch cơ cấu lao động; thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo phương thức SXCN và thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như KH, CN, dịch vụ. - NNCNC có tác dụng trong việc sự dụng tiết kiệm đất và làm tăng thêm vai trò của đất. - NNCNC còn có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình CN hóa và hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. 1.3. Tiêu chí đánh giá nền nông nghiệp công nghệ cao Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ cao trong NN của Ban Quản Lý khu NNCNC ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luật Công Nghệ Cao Việt Nam và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá nền NNCNC như sau: 1.3.1. Nhóm tiêu chí về khoa học và công nghệ KHCN được ứng dụng vào trong NN phải đảm bảo các yêu cầu sau: - KHCN là có trình độ công nghệ tiên tiến tạo ra SP có năng suất tăng ít nhất 30% và chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng. - Công nghệ phải liên tục NC đổi mới phù hợp với sự phát triển của KHCN, có thể ứng dụng và mở rộng trong những điều kiện sinh thái NN nhất định. - Công nghệ phải là tiên tiến tại thời điểm đầu tư. - Công nghệ phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, SP NNCNC phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của quốc gia và quốc tế như VietGAP, AseanGAP, EuropGAP, GlobalGAP,… Các KHCN ứng dụng trong NN tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Chọn tạo, nhân giống cây trồng vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao để cho ngành trồng trọt và chăn nuôi đạt hiệu quả cao; - Phòng, trừ dịch bệnh; - Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong NN; - Bảo quản, chế biến nông sản; - Phát triển doanh nghiệp NNCNC;
  • 26. 15 - Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ NN. 1.3.2. Nhóm các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường  Về kinh tế Nông sản của nền NNCNC phải có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với SP của nền NN truyền thống. Nếu là doanh nghiệp NNCNC phải tạo ra SP tốt, năng suất, hiệu quả kinh tế phải tăng ít nhất gấp 2 lần. Nếu là vùng NNCNC có năng suất và hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 30%.  Về xã hội Nông sản được SX ra từ nền NNCNC phải đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về số lượng và chất lượng; việc ứng dụng công nghệ cao vào SXNN phải thay đổi được các tập quán vốn có như tập quán canh tác SX, tập quán mua bán hàng hóa nông sản, tập quán tiêu dùng;… hướng đến một nền SXNN hiện đại, theo phương thức SXCN tập trung; đảm bảo thu nhập và ổn định chất lượng cuộc sống người dân. NNCNC còn quan tâm đến công tác quản lý tổ chức, đây là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình SX, đồng thời cũng là giải pháp chủ yếu để phát triển NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Để đảm bảo về mặt tổ chức quản lý, Nhà nước phải ban hành các chính sách liên quan đến việc ứng dụng cộng nghệ cao trong NN như Luật CN cao, tiêu chuẩn chất lượng SP, quy định lĩnh vực hoạt động,... các quy định này làm cho hoạt động ứng dụng công nghệ cao đi vào “khuôn mẫu” hơn. Mặt khác, tổ chức quản lý còn tạo ra sự liên kết giữa các đối tượng tham gia vào SX; là điều kiện để phát huy hết tiềm năng vốn có của lực lượng lao động trong NN.  Về mặt môi trường Nền NNCNC được đánh giá là xu hướng phát triển NN bền vững nên phải đảm bảo hạn chế thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường, không vượt quá giới hạn cho phép; không làm tổn hại đến môi trường sinh thái nơi SX và các hệ sinh thái xung quanh. Ứng dụng công nghệ môi trường, công nghệ vi sinh, emzyme,… để tạo ra các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, xử lý các chất thải NN và sử dụng các chất không gây ô nhiễm môi trường.
  • 27. 16 1.3.3. Nhóm tiêu chí về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao SP của nền NNCNC trước hết phải đáp ứng các yêu cầu SP công nghệ cao: Thứ nhất là có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu tổng giá trị SP. Thứ hai là có tính cạnh tranh cao và hiệu quả KT - XH lớn. Thứ ba là có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế SP nhập khẩu. Thứ tư là góp phần nâng cao năng lực KHCN quốc gia. Ngoài ra, nông sản phải cơ bản đảm bảo các điều kiện sau đây: - SP phải hấp dẫn về hình thức: tươi sạch, không lẫn tạp chất, bụi bẩn; phải có bao bì hợp vệ sinh; có nguồn gốc rõ ràng. - SP được thu hoạch đúng thời điểm, khi SP có chất lượng cao nhất; không có các triệu chứng sâu bệnh hay nhiễm các vi sinh vật gây bệnh. - SP phải đảm bảo an toàn về chất lượng, không chứa dư lượng chất hóa học vượt giới hạn cho phép. - Môi trường SX, thu hoạch, chế biến,… đảm bảo đúng quy định. - Người lao động tham gia vào quá trình SX tạo ra SP cũng thực hiện đúng quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong NN. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nông nghiệp công nghệ cao 1.4.1. Nhân tố khoa học và công nghệ Để việc ứng dụng KHCN hiện đại vào SXNN đạt được hiệu quả thì KHCN được ứng dụng vào SXNN phải đảm bảo các vai trò sau: - KHCN làm gia tăng năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản, tăng giá trị kinh tế; giảm chi phí SX cho một đơn vị SP và hạ giá thành SP. - Giúp cho NN tận dụng được những thuận lợi và khắc phục được những hạn chế của tự nhiên. - Tạo ra một hệ thống công cụ quản lý mới kinh tế hơn, tốt hơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và giảm cường độ lao động; thay đổi tư duy người lao động, phương thức SXNN mới được phổ biến.
  • 28. 17 Như vậy, KHCN có tác dụng làm cải biến nền NN từ chổ SX nhỏ, lạc hậu đến nền SX hiện đại trên quy mô lớn. Để phát huy tối đa vai trò của KHCN ứng dụng trong NN cần đảm bảo các điều kiện sau: - Các chủ thể tham gia vào các hoạt động của nền NNCNC phải nhận thức đầy đủ về KHCN được ứng dụng. Đây là điều kiện đầu tiên, vì điều kiện này làm nảy sinh nhu cầu ứng dụng KHCN trong SX, kích thích sự phát triển của công nghệ. - Đảm bảo về vật chất kỹ thuật theo yêu cầu triển khai, ứng dụng công nghệ. - Cần có những chính sách đúng đắn trong công tác NC và ứng dụng công nghệ trong SXNN. Các KHCN chủ yếu được ứng dụng vào NN là: - CNSH: đây là một ngành được NC và ứng dụng nhiều nhất trong ngành NN hiện nay, như: nhân giống cây trồng – vật nuôi; làm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm thức ăn, SX vac-xin để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho vật nuôi và thủy sản; chuẩn đoán bệnh và phân lập cây trồng – vật nuôi; xử lý chất thải NN, bảo vệ môi trường, bảo quản và chế biến SP sau thu hoạch;… - Công nghệ tự động: được ứng dụng trong NNCNC bởi các thiết bị tưới phun tự động, điều chỉnh nhiệt độ; dây chuyền cung cấp thức ăn, nước uống tự động cho vật nuôi; tự động trong khâu thu hoạch, chế biến, giết mổ vật nuôi,…. Công nghệ tự động còn phát hiện ra những loài sinh vật gây bệnh hại cây và vật nuôi; đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật,… qua đó giúp người quản lý nắm bắt được thông tin kịp thời, xử lý nhanh chóng và dễ dàng hơn. - Công nghệ vật liệu mới: đã chế tạo ra các SP polymer như khay, chậu,... trong kỹ thuật trồng cây không cần đất; màng phủ NN, màng che dùng trong nhà có mái che; màng bảo vệ rau quả; SX polymer trương nước từ kỹ thuật hạt nhân, polymer giữ nước bằng bức xạ gama,… - CNTT và truyền thông: được ứng dụng trong NN bởi các công việc sau: quản lý các khâu của quá trình ứng dụng công nghệ cao vào SX; thực hiện các thí nghiệm; quảng bá và tiếp thị SP đến người tiêu tiêu dùng trên toàn thế giới thông qua mạng Internet.
  • 29. 18 - Công nghệ môi trường: ứng dụng công nghệ môi trường trong sự phát triển NN nhằm đánh giá sự tác động của các công nghệ được ứng dụng trong NN đến sự thay đổi của môi trường sinh thái và sự thay đổi các nguồn tài nguyên phục vụ NN. Bên cạnh, sự tham gia của các ngành KHCN mang tính chất kỹ thuật, nền NNCNC còn có sự tham gia của các ngành KH mang tính chất xã hội như KH quản lý, KH kinh tế, KH cuộc sống,… Như vậy, có thể nói rằng sự phát triển của KHCN là một trong những nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp và quyết định đến sự hình thành và phát triển của nền NNCNC. Sự phát triển KHCN và việc ứng dụng chúng trong SXNN đã làm thay đổi bức tranh NN của từng quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung. 1.4.2. Nguồn lao động Nguồn lao động là lực lượng quan trọng nhất của xã hội. Chất lượng nguồn lao động trong NN và lao động phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ cao vào SXNN có một ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển NNCNC. Nguồn nhân lực hoạt động trong NN là tổng thể sức lao động tham gia vào quá trình SXNN, bao gồm cả số lượng và chất lượng. Về chất lượng, nguồn lao động trong nền NNCNC bao gồm cả trí lực và thể lực của người lao động, cụ thể là sức khỏe, trình độ chính trị, trình độ văn hóa nhận thức, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động NN. Về số lượng, đội ngũ lao động tham gia trong nền NNCNC bao gồm “bốn nhà”: Nhà nước (nhà quản lý), nhà KH, nhà nông và doanh nghiệp. Tuy “mỗi nhà” có một vai trò riêng nhưng để việc ứng dụng cộng nghệ cao vào SXNN đạt được thành công thì đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa “bốn nhà”. Cần nhấn mạnh rằng “nhà nông” là những “công nhân NN” SX theo phương thức CN với cơ chế thị trường và am hiểu KHCN; tức là khi tham gia vào nền SXNN theo hướng ứng dụng công nghệ cao thì nông dân phải có “chất xám” cao, làm chủ quá trình SX. Như vậy, để nền NNCNC đạt được hiệu quả thì đòi hỏi người lao động phải đạt trình độ cao về nhiều mặt, nên đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động là một yêu cầu và giải pháp không thể thiếu trong chính sách phát triển nền NNCNC.
  • 30. 19 1.4.3. Thị trường Thị trường nông sản là một thị trường lớn, là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của ngành NN nói chung và NNCNC nói riêng. Dân số ngày càng tăng, đất NN giảm do quá trình đô thị hóa và CN hóa nhưng với phương thức canh tác NN lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ thì không cung cấp đủ lương thực thực phẩm, nhân loại sẽ rơi vào nạn đói. Nên, cần phải NC và ứng dụng KHCN vào SXNN nhằm tăng năng suất và sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nông sản. Khi thị trường nông sản phát triển, mang lại kinh tế cao sẽ càng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ cao vào SX. Ngày nay, các ngành CN chế biến lương thực thực phẩm, CN năng lượng, CN dệt, giày da,… đang phát triển mạnh do nhu cầu tiêu dùng SP của các ngành CN này đang tăng cao nên cần một lượng lớn nông sản để cung cấp nguyên liệu cho thị trường CN. Vì thế, càng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ cao vào SX. 1.4.4. Đô thị hóa Đô thị hóa là quá trình chuyển biến quần cư từ dạng nông thôn sang dạng đô thị với những biểu hiện là sự phát triển về quy mô và số lượng đô thị; nâng cao tỷ lệ dân cư đô thị và phổ biến lối sống đô thị. Đô thị hóa là một trong những nhân tố tác động rất mạnh đến sự hình thành và phát triển nền NNCNC của các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói chung; bởi vì: - Đô thị hóa đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất: diện tích đất NN ngày càng giảm, trong khi đó diện tích đất phi NN ngày càng gia tăng. Nếu như SXNN theo phương pháp truyền thống trên một diện tích đất NN hạn chế thì sẽ không cung cấp đủ lương thực thực phẩm để nuôi sống nhân loại vì thế cần phải áp dụng những tiến bộ KHCN, kỹ thuật hiện đại nhằm tăng năng suất, sản lượng và năng suất lao động xã hội trong ngành NN. - Đô thị hóa làm gia tăng nhanh chóng tỷ lệ dân cư đô thị nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nông sản ngày càng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • 31. 20 - Đô thị hóa góp phần làm cho trình độ người lao động nói chung và lao động NN nói riêng được nâng lên, họ nhận thức được rằng vai trò và hiệu quả to lớn của KHCN hiện đại ứng dụng trong NN nên dễ dàng triển khai, ứng dụng và thúc đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ cao vào SX. Đối với các nước đang phát triển, NN còn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu GDP, đây cũng là những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân cư đô thị chiếm tỷ lệ lớn, diện tích đất NN giảm nhanh vì thế việc ứng dụng KHCN vào trong SX là rất cần thiết nhằm tạo ra khối lượng nông sản lớn, thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu nông sản chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, ổn định nền KT-XH đất nước. 1.4.5. Chính sách Chính sách được xem là cơ sở pháp lý để thực hiện các biện pháp phát triển KT-XH nói chung và phát triển NN nói riêng. Chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nền NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Chính sách phát triển NNCNC do lãnh đạo ngành NN phối hợp với các ngành có liên quan đề ra, nhằm xác lập và định hướng sự phát triển cho phù hợp với xu hướng phát triển của ngành NN thế giới. Chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho người SX ứng dụng những thành tựu KHCN hiện đại vào phát triển NN. Như vậy, để việc ứng dụng công nghệ cao vào SXNN có hiệu quả đòi hỏi phải có những chính sách mang tính chất chiến lược, đúng đắn và phù hợp với xu hướng phát triển chung của thời đại; công nghệ ứng dụng trong SXNN cũng ngày càng phát triển theo sự phát triển KHCN nhân loại. Bên cạnh các nhân tố trên thì việc hình thành và phát triển nền NNCNC còn có sự tác động của các nhân tố khác như cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn, đất đai và địa hình, khí hậu, thủy văn,… 1.5. Hình thức tổ chức sản xuất của nông nghiệp công nghệ cao Việc ứng dụng công nghệ cao vào NN sẽ dẫn đến sự ra đời của nhiều hình thức SXNN mới như hình thức canh tác NN ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp NNCNC, trạm NNCNC, khu NNCNC, vùng NNCNC. Sau đây là một số hình thức
  • 32. 21 thường được tổ chức SX: 1.5.1. Hình thức canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Là những mô hình SX ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong NN nhưng chủ yếu tập trung vào khâu SX. Ở mô hình này thường ứng dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại như: 1.5.1.1. Kỹ thuật trồng cây không cần đất Trồng cây không cần đất là phương pháp nhân tạo cung cấp giá đỡ cho cây, thay thế vai trò của đất, chủ động cung cấp thức ăn cho cây trồng thông qua dung dịch chất dinh dưỡng (đạm, lân, kali,…). Kỹ thuật trồng cây không cần đất có các ưu điểm sau đây: - Bệnh hại cây trồng ít phát triển, không phải khử trùng đất, ít phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí; đảm bảo SP sạch do không nhiễm dư lượng chất hóa học và kim loại nặng. - Cung cấp đầy đủ, cân đối và kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây; chủ động điều chỉnh pH của môi trường. - Tiết kiệm được phân bón và nước. - Chủ động được thời vụ, chủ động được công tác phòng trừ dịch bệnh; công tác chăm sóc và thu hái dễ dàng. - Sự dụng được các loại đất cằn cõi làm giá thể cây trồng như cát, sỏi,… Trồng cây không cần đất là một trong những cách để tiến hành SX nông sản sạch. Kỹ thuật trồng cây không cần đất gồm có các phương pháp chủ yếu sau đây:  Phương pháp thủy canh: Thủy canh là một trong những kỹ thuật trồng cây không cần đất; trong đó, cây trồng được trồng trực tiếp vào dung dịch chất dinh dưỡng, đây chính là một kỹ thuật tiến bộ của nghề làm nông hiện nay. Việc lựa chọn môi trường tự nhiên thích hợp cho cây trồng phát triển chính là việc sử dụng những chất dinh dưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trồng cây bằng phương pháp thủy canh có những ưu điểm sau: + Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau.
  • 33. 22 + Giảm bớt sức lao động do không phải làm đất, tưới nước, cày bừa, nhổ cỏ,…; người già, trẻ em đều có thể tham gia. + Năng suất cao do có thể canh tác được nhiều vụ trong năm. + SP hoàn toàn sạch, chất lượng cao. Bên cạnh đó phương pháp này cũng có những hạn chế như: chỉ áp dụng cho các loại rau quả, hoa ngắn ngày, giá thành khá cao, vốn đầu tư lớn, kỹ thuật cao,… Có ba loại hệ thống thủy canh đang được sử dụng trên thế giới hiện nay là: hệ thống thủy canh không hồi lưu, thủy canh hồi lưu, thủy canh màng mỏng dinh dưỡng NFT (Nutrien Film Technique).  Phương pháp khí canh: Khí canh là một phương pháp cải tiến của phương pháp thủy canh; là phương pháp mà rễ cây không được nhúng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng mà phải qua hệ thống bơm phun định kỳ (dạng sương), nhờ vậy mà tiết kiệm được dinh dưỡng và bộ rễ được thở tối đa.  Kỹ thuật trồng cây trên giá thể: Là kỹ thuật mà cây được trồng trên các loại giá thể và được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua dung dịch tưới lên giá thể. Có nhiều loại giá thể như: cát, sỏi, than bùn, dăm bào, vỏ trấu, bã mía,…; giá thể vừa là vật đỡ cây vừa lưu giữ một phần nước, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Với kỹ thuật trồng cây trên giá thể có những thuận lợi sau: + Cung cấp chất dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng; kiểm soát được độ ẩm và chất dinh dưỡng. + Lợi thế trong việc khử trùng và dễ dàng thay thế giá thể giữa các thời kỳ. + Tiết kiệm được không gian SX và nước do được tái sử dụng. Bên cạnh đó kỹ thuật này cũng có những hạn chế là: khả năng lưu trữ chất dinh dưỡng thấp do khối lượng bộ rễ ít, khó kiểm soát độ pH,…. 1.5.1.2. Kỹ thuật trồng cây có mái che  Nhà kính: Nhà kính (Green House) là nhà trồng cây được bao quanh bởi những tấm
  • 34. 23 kính hay các vật liệu trong suốt như ny-lon, tấm nhựa trong PE,… dùng để trồng hoặc tạo giống cây xanh như: hoa, rau, cây ăn quả. Nhà kính là phương án giúp người SX tạo ra kiểu “tiểu khí hậu” như mong muốn, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đây là một trong những phương pháp tối ưu cho việc thâm canh cây trồng nhằm tạo ra những nông sản hàng hóa có giá trị cao. Hiện nay diện tích trồng cây trong nhà kính ngày càng tăng do có những ưu điểm sau: + SX tập trung, năng suất và hiệu quả kinh tế cao. + Kiểm soát được các quá trình SX, sinh trưởng và phát triển của cây nhờ vào hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động. + SX trong một môi trường khép kín, hạn chế những ảnh hưởng bất thường của thời tiết; đảm bảo thu hoạch đúng thời vụ. + Có thể áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau trong nhà kính như: kỹ thuật trồng cây không cần đất hay trồng cây dưới đất. Ngoài những ưu điểm trên thì việc áp dụng mô hình nhà kính vào trong SXNN cũng gặp phải những hạn chế như: vốn đầu tư và yêu cầu kỹ thuật cao, giới hạn về chủng loại cây trồng, có thể gây ra hiệu ứng nhà kính; …  Nhà lưới: Nhà lưới là một kỹ thuật bảo vệ nhằm làm giảm sự tác động của tự nhiên lên SP NN như mưa đá, côn trùng gây hại, tiết kiệm khoảng 30% lượng nước tưới,… Các loại cây thường trồng trong nhà lưới là rau quả ngắn ngày, hoa, cây cảnh,…. Có hai loại nhà lưới là nhà lưới kín và nhà lưới hở. 1.5.1.3. Kỹ thuật trồng cây ngoài đồng ứng dụng công nghệ cao Áp dụng KHCN hiện đại vào kỹ thuật canh tác cây trồng ở ngoài đồng là một phương pháp được áp dụng đại trà hiện nay, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam và đối với những cây trồng đòi hỏi diện tích canh tác rộng. Đây là mô hình SX gần gũi người nông dân nên có thể kết hợp ứng dụng những tiến bộ của KHCN và kinh nghiệm SX để mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, đây còn là cách để nâng cao trình độ nhận thức KHCN của người SX, là cách để thay đổi dần
  • 35. 24 phương thức SX từ lạc hậu, tự cung tự cấp sang lối SXCN hiện đại phù hợp với cơ chế thị trường. Với kỹ thuật này KHCN được triển khai ứng dụng vào SX thông qua các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ,… Ở Việt Nam mô hình này đã được áp dụng và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế với các loại cây trồng như lúa, ngô, cà phê, cao su, trà, cây ăn quả,… Mô hình SX này có những thuận lợi là có thể áp dụng đối với nhiều loại cây trồng, diện tích rộng, vốn đầu tư nhỏ phù hợp với những quốc gia đang phát triển,... Tuy nhiên, mô hình SX này cũng gây ra những bất lợi là rũi ro cao từ thiên nhiên, ứng dụng KHCN không đồng đều, chưa phát huy hết tiềm năng và hiệu quả của KHCN, … Trên đây là một số mô hình ứng dụng công nghệ cao vào SXNN hiện nay và đối tượng chính là cây trồng. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ cao đã phát triển sang đối tượng là gia súc, gia cầm và thủy sản và đã hình thành mô hình trang trại chăn nuôi gà, lợn, bò ứng dụng công nghệ cao hay trang trại nuôi trồng thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Các kỹ thuật SX này đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định và tuỳ vào từng điều kiện cụ thể mà người SX có thể chọn cho mình kỹ thuật SX phù hợp. 1.5.2. Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao 1.5.2.1. Khái niệm Doanh nghiệp NN ứng dụng công nghệ cao hay còn gọi là doanh nghiệp NNCNC là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong SXNN nhằm tạo ra những nông sản có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao. Doanh nghiệp NNCNC trước hết phải thỏa mãn các điều kiện của doanh nghiệp công nghệ cao, đó là: - SX ra SP công nghệ cao được khuyến khích phát triển. - Tổng chi bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền cho hoạt động NC và phát triển được thực hiện phải đạt ít nhất 1% tổng doanh thu hàng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu; - Doanh thu bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền từ SP công nghệ
  • 36. 25 cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hàng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt 70% trở lên; - Số lao động của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện NC và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động; - Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong SX và quản lý chất lượng SP đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đồng thời, Doanh nghiệp NNCNC còn phải đáp ứng các điều kiện: - Ứng dụng các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. - Có hoạt động NC, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để SXNN; - Tạo ra nông sản có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao; 1.5.2.2. Ưu - nhược điểm Mỗi doanh nghiệp NNCNC có một lĩnh vực hoạt động riêng với những công nghệ và kỹ thuật riêng phù hợp với đối tượng SX nhưng nhìn chung doanh nghiệp NNCNC có những ưu – nhược điểm như sau:  Ưu điểm: + Mô hình, KHCN ứng dụng và quy mô SX phù hợp với khả năng đầu tư, SX và tiêu thụ nông sản của doanh nghiệp. + Hoạt động độc lập và tự chủ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh hướng SX một cách linh hoạt phù hợp với yêu cầu thị trường và vốn doanh nghiệp.  Nhược điểm: + Chủ yếu tập trung vào các khâu SX; chi phí đầu tư cho một đơn vị diện tích SX cao, khó tạo ra một lượng SP lớn. + Khả năng lan tỏa và chuyển giao CN khó;... 1.5.3. Khu nông nghiệp công nghệ cao 1.5.3.1. Khái niệm Việc ứng dụng công nghệ cao vào phát triển SXNN dẫn đến việc hình thành các khu NN ứng dụng công nghệ cao hay còn gọi là khu NNCNC. Khái niệm khu NNCNC được hiểu như sau:  Đối với các quốc gia phát triển, khu NNCNC có hai công năng chủ yếu:
  • 37. 26 Thứ nhất, phục vụ thưởng thức cảnh quan và nâng cao sự hiểu biết của người dân; Thứ hai, thay đổi phương thức nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho những người lao động hàng ngày ở trong văn phòng tiếp xúc với lao động chân tay.  Đối với các quốc gia đang phát triển: việc hình thành các khu NNCNC với mục tiêu chính là SX. Trong khu NNCNC người ta trình diễn các loại nông sản có giá trị cao, các thiết bị SX có hàm lượng chất xám cao; ở đây còn thực hiện chức năng đào tạo và chuyển giao công nghệ.  Ở Việt Nam, khu NNCNC là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động NC, đào tạo, chuyển giao, ứng dụng thành tựu KHCN vào lĩnh vực NN. Như vậy, khu NNCNC là lãnh thổ xác định, không quá lớn về diện tích nhưng ứng dụng KHCN hiện đại vào SX nên cho năng suất và chất lượng nông sản cao, sức cạnh tranh lớn và hiệu quả kinh tế cao. Tựu chung lại, khu NNCNC có những chức năng chủ yếu sau: - Là điểm để trình diễn những sáng tạo KHCN; nơi hội tụ nhân tài và thu hút đầu tư. - Là địa điểm để đổi mới công nghệ, khu ươm tạo và đào tạo công nghệ. Khu NNCNC là khu vực khép kín từ SX – chế biến – tiêu thụ nông sản; là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ NN mới; là hạt nhân của sự phát triển NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao, là mô hình tổ chức NN theo hướng phát triển bền vững. Đầu những năm 1980, Hoa Kỳ đã có hơn 100 khu NNCNC; ở Anh quốc, năm 1988 đã có 38 khu vườn KHCN với hơn 800 doanh nghiệp tham gia. Còn ở Phần Lan năm 1996 đã có 9 khu khoa học NNCNC. Trong những năm 1980, Ixrael đã xây dựng 10 khu NNCNC đầu tiên, Trung Quốc đến nay có hơn 500 khu và 4000 trung tâm ứng dụng công nghệ cao trong NN trên khắp đất nước.
  • 38. 27 Hình 1.2: Cấu trúc tiêu biểu của một khu NNCNC ở Trung Quốc (Nguồn: Sở NN và Phát triển Nông thôn TPCT) Trình độ KH - kỹ thuật Nhân tố khí tượng Tài nguyên giống Tài nguyên thủy lợi Điều kiện năng lượng Độ phì của đất Chỉ tiêu kinh tế Điều kiện SX Cơ cấu sản nghiệp Bố cục trồng trọt Tài nguyên lao động Dự báo thời tiết Biện pháp tiết kiệm nước Bồi dưỡng nhân tài Thu hút đầu tư Chọn giống tốt Bồi dưỡng đất đai Phân tích hiệu ích Xây dựng cơ sở Ưu hóa cơ cấu Cân bằng sinh thái Biện pháp tiết kiệm năng lượng Hệ thống môi trường bên ngoài Hệ thống chuyên gia tư vấn HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHU NNCNC KHU NNCNC KHU NNCNC VÀ CÁC SẢN NGHIỆP CỦA NÓ Trung tâm NC Trung tâm tập huấn Trung tâm áp dụng KHCN Khu trình diễn Khu trung tâm Khu mở rộng Hệ thống quyết sách
  • 39. 28 1.5.3.2. Ưu - nhược điểm Hoạt động SXNN ứng dụng công nghệ cao ở các khu này có những thuận lợi như sau: + Đảm bảo được tính đồng bộ liên hoàn trong các hoạt động. + Hàng hóa tập trung, kiểm soát được chất lượng nông sản, giảm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho một đơn vị diện tích. + Được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước như: chi phí thuê đất và thuế xuất khẩu nông sản thấp, hỗ trợ KHCN, hỗ trợ về lao động,… Bên cạnh những thuận lợi, việc hình thành và phát khu NNCNC gặp phải những khó khăn như: vốn đầu tư cao, thu hồi chậm, các doanh nghiệp có nguồn vốn thấp khó có thể tham gia, không thích hợp với một số đối tượng cây con đòi hỏi khoảng không gian cách ly lớn, … 1.5.4. Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Vùng SXNN ứng dụng công nghệ cao (còn gọi là vùng NNCNC) được hiểu là nơi SX tập trung một hoặc một số nông sản ứng dụng công nghệ cao, các nông sản này mang tính chủ lực của địa phương phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng, nhằm tạo ra một lượng nông sản hàng hóa lớn và tập trung. Đây là hình thức SX phổ biến và mang tính đại trà, có ý nghĩa thực tiễn tại các quốc gia có diện tích đất NN rộng và đang phát triển như Việt Nam. Hình thức này phù hợp với các đối tượng cây con cần khoảng không gian cách ly lớn; tận dụng được các điều kiện tự nhiên, KT – XH của vùng, có thể áp dụng nhiều kỹ thuật canh tác hiện đại với đối tượng cây con đặc trưng nên sẽ tạo được vùng SXNN lớn theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Việc SX theo hình thức này cũng gặp phải những hạn chế như: ứng dụng công nghệ không đồng bộ nên chất lượng SP không cao, không đáp ứng yêu cầu thị trường; thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, hiệu quả kinh tế không cao;... Hiện nay, Việt Nam đã hình thành một số vùng SXNN theo hướng ứng dụng công nghệ cao như Lâm Đồng chuyên SX rau quả thực phẩm, hoa, trà, …; hay tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng đã hình thành các vùng SX rau an
  • 40. 29 toàn, trồng hoa lan, vùng trồng hoa – cây cảnh,… với thu nhập tăng gấp nhiều lần so với SX thông thường. 1.6. Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam 1.6.1. Trên thế giới 1.6.1.1. Ixrael Nằm ở khu vực Trung Đông, Ixrael có dân số là 7,2 triệu người (2007) và diện tích khoảng 20.770 km2 nhưng với hơn ½ diện tích là đồi núi và sa mạc. Năm 2007, GDP của Ixrael tăng 5,4% và đạt 195 tỷ USD (trong đó: NN chiếm 2%, CN 31%, dịch vụ 67%), thu nhập bình quân đạt 28.800 USD/người. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi phát triển NN nhưng ngành NN Ixrael lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, mặc dù chiếm 2% GDP và chiếm 3,5% giá trị xuất khẩu và doanh thu từ NN luôn đạt trên mức 3 tỷ USD/năm và chiếm 70% giá trị sản lượng nông sản cả nước. Đặc trưng của nền NN Ixrael là một hệ thống SX chuyên canh theo hướng ứng dụng công nghệ cao; nhất là CNSH, công nghệ tưới, kỹ thuật canh tác trong nhà có mái che,... nhằm khắc phục sự khan hiếm về tài nguyên nước và đất trồng. Sự tăng trưởng liên tục trong SXNN ở Ixrael còn nhờ sự liên kết chặt chẽ giữa Chính phủ, các nhà KH, chuyên gia khuyến nông, nông dân với các ngành CN phục vụ NN, kinh nghiệm ứng dụng KHCN trong SX và kết quả của các giải pháp được kiểm nghiệm ngay trên cánh đồng. Ixrael đầu tư cao cho NC phát triển NN là khoảng 100 triệu USD/năm, chiếm khoảng 3% tổng giá trị nông sản SX hàng năm. Ixrael là quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ nhà NC và kỹ sư NN; họ rất gần gũi với đồng ruộng và nhiều trong số đó chính là những nông dân hoặc là người giữ vai trò tư vấn trực tiếp cho nông dân. Tổ chức SXNN ở Ixrael theo hình thức HTX với hai kiểu cơ bản là: + Kibbutz (Làng NN), một cộng đồng tập thể với phương tiện SX chung và mỗi thành viên được hưởng lợi ích từ công việc của chính mình. + Moshav, kiểu HTX của làng trong đó mỗi thành viên sử dụng đất của
  • 41. 30 mình để SX; đầu vào và đầu ra được thực hiện tập thể theo một đầu mối. Vì những lý do trên, ngày nay Ixrael đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về SXNN. Năng suất lao động NN của Ixrael rất cao; năm 1950, một nông dân Ixrael cung cấp đủ thực phẩm cho 17 người còn ngày nay là 90 người. Một ha đất của Ixrael hiện cho 3 triệu bông hồng/vụ, 500 tấn cà chua/vụ,… , một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm. Đây là năng suất không có quốc gia nào trên thế giới đạt được. Sự phát triển của ngành NN Ixrael chính là bài học kinh nghiệm cho ngành NN của nhiều quốc gia trên thế giới. 1.6.1.2. Hà Lan Là một nước nhỏ ở Tây Âu, thuộc vùng đồng bằng của sông Rhine; Hà Lan có diện tích tự nhiên là 41.526 km2 và dân số là 16 triệu người (2010). Là nước CN phát triển cao; năm 2009, kim ngạch thương mại của Hà Lan đạt khoảng 11.000 tỷ USD; GDP đạt 797,7 tỷ USD (trong đó NN chiếm 2%, CN 24%, dịch vụ 74%), thu nhập đạt 39.000 USD/người/năm. Với khoảng 910 ngàn ha diện tích đất canh tác nhưng ngành NN Hà Lan phát triển thuộc loại nhất và đạt những “kỳ tích” đáng nể trong ngành NN thế giới. Bảng 1.1: Vị thế nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới năm 2007 Tên nông sản Mức xuất khẩu (tỷ USD/năm) % thế giới Xếp hạng Hoa tươi cắt cành 2,127 48,10 1 Cây cảnh trong chậu 1,091 33,20 1 Cà chua 0,677 23,10 1 Khoai tây 0,346 21,60 1 Hành tây 0,455 14,80 1 Trứng gà 0,320 29,40 1 Bia đại mạch 0,898 19,20 1 Bánh và dầu ca cao 0,747 37,00 1 Pho – mát khô, sữa đặc 1,717 6,20 1 Thịt lợn 1,117 11,90 2 Thuốc lá 2,819 17,40 2 Nguồn: Tổng hợp từ http://www.fao.org/ Với phương châm “đầu tư cao – SX nhiều” nên kết cấu hạ tầng NN của Hà Lan đứng đầu thế giới như: hệ thống thủy lợi, phòng chống lũ, ngăn mặn; hệ thống nhà kính hơn 11.000 ha (chiếm 25% diện tích nhà kính thế giới) với thiết bị hiện đại
  • 42. 31 và hoàn toàn tự động, nhờ thế hiệu quả SX tăng gấp 5 – 6 lần so với SX ngoài trời. Trung bình mỗi năm, Hà Lan bán ra thị trường khoảng 5,5 ngàn loại hoa cắt cành, 2 ngàn giống cây trong chậu cảnh, 2,2 ngàn loại cây cảnh, 7 tỷ củ hoa các loại (riêng hoa Tuylip, Hà Lan đã NC và đưa ra thị trường khoảng 200 loài, SX 3 tỷ củ hoa với diện tích khoảng 8,5 ngàn ha). Các loại rau quả thực phẩm cũng có năng suất rất cao như cà chua 600 – 700 tấn/ha/năm; ớt ngọt 300 tấn/ha/năm; lê và táo có năng suất là 20 tấn/ha/năm; riêng khoai tây, Hà Lan là nước xuất khẩu chiếm 60 – 70% thị phần thế giới. Ngành chăn nuôi ở Hà Lan cũng rất phát triển với khoảng 20 triệu con bò sữa, trên 20 triệu con bò thịt, khoảng 13,5 triệu con lợn, đàn gà cũng đạt gần 100 triệu con,... Ngoài ra, Hà Lan cũng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản và chế biến nông SX xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để đạt hiệu quả cao và mang lại sự thành công cho ngành NN là do: + Hà Lan đã xây dựng và điều chỉnh cơ cấu SX phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới. + Đổi mới phương thức SX theo phương thức SXCN tập trung quy mô lớn, đầu tư vốn và ứng dụng KHCN hiện đại vào SXNN như CNSH, CNTT, tự động hóa, kỹ thuật canh tác trong nhà kính,... + Phát triển mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình và HTX NN theo hướng chuyên môn hóa cao. + Mỗi năm Hà Lan chi khoảng 800 triệu Guilder để đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ NN. + Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đề ra các chính sách phát triển NN, chủ trì kinh tế đối ngoại NN, mở rộng thị trường; phát triển cơ sở hạ tầng NN và bảo vệ môi trường,… Sự phát triển của ngành NN Hà Lan không phải do một nhân tố đơn lẽ tác động mà do nhiều nhân tố cùng tác động lẫn nhau trong một quá trình. Đó là bài học quý giá cho sự phát triển của ngành NN thế giới. 1.6.1.3. Hoa Kỳ Nằm ở Bắc Mỹ, Hoa Kỳ có diện tích đất tự nhiên là 9,83 triệu km2 , dân số
  • 43. 32 đạt 313,23 triệu người (2011). Năm 2010, GDP của Hoa Kỳ 14.660 tỷ USD nhưng NN chỉ chiếm 1,1%GDP. Lao động NN ở Hoa Kỳ chỉ chiếm 0,7% trong tổng số 153,9 triệu lao động và họ hoạt động chủ yếu theo mô hình kinh tế trang trại. Nước Mỹ có khoảng 2,1 triệu trang trại, diện tích bình quân là 178 ha/trang trại. Đất SXNN ở Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% diện tích đất tự nhiên nhưng có ngành NN phát triển. Năm 2010, nông sản xuất khẩu của Hoa Kỳ đạt 118,58 tỷ USD, chiếm 9,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước với các nông sản xuất khẩu chủ yếu là ngô, đâu tương, hoa quả,… Bảng 1.2: Sản lượng các nông sản chính của Hoa Kỳ năm 2006 Sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng Sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng Ngô 1000 tấn 283.500,0 Khoai tây 1000 tấn 19.717,9 Yến mạch 1000 tấn 2.524,5 Lúa gạo 1000 tấn 8.786,2 Lúa mạch 1000 tấn 4.860,0 Mía 1000 tấn 29.500,0 Lúa miến 1000 tấn 7.492,5 Củ cải đường 1000 tấn 33.800,0 Tiểu mạch 1000 tấn 48.600,0 Táo 1000 tấn 5.000,0 Lúa mạch đen 1000 tấn 194,4 Nho 1000 tấn 6.300,0 Bông 1000 tấn 4.550,0 Bò thịt 1000 con 87.600,0 Thuốc lá 1000 tấn 329,3 Bò sữa 1000 con 9.100,0 Lạc 1000 tấn 158.760,0 Lợn 1000 con 62.100,0 Đậu tương 1000 tấn 145.152,0 Cừu 1000 con 6.200,0 Nguồn: Tổng hợp từ http://www.fao.org Sự thành công trong SX, ngoài các chính sách phát triển NN như: chính sách về thu nhập, thị trường và giá cả, hỗ trợ về vốn và giống, đào tạo lao động,… thì không thể không nhắc đến việc áp dụng những tiến bộ KHCN vào SX như: kỹ thuật canh tác trong nhà kính, công nghệ tưới tự động, đặc biệt là ứng dụng CNSH. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về trồng cây biến đổi gen (GMC). Trong thời gian từ 1996 - 2005, diện tích cây trồng chuyển gen trên toàn thế giới là 900 ngàn km2 , nhưng Hoa Kỳ đã chiếm 55%. Năm 2007, diện tích trên tăng lên 114,3 triệu ha, riêng Hoa Kỳ có 57,7 triệu ha. 1.6.1.4. Trung Quốc Là nước đông dân nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ dân; trong đó có trên 50% dân số sống ở khu vực nông thôn và trên 300 triệu lao động tham gia vào NN. Ngành
  • 44. 33 NN đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định KT-XH và an ninh lương thực của Trung Quốc. Dù chỉ canh tác được 15,4 % diện tích đất tự nhiên (9.571.300 km2 ) nhưng Trung Quốc đã đạt được những thành tựu bất ngờ trong SX lương thực. Năm 2009 sản lượng lương thực của Trung Quốc đạt hơn 530,8 triệu tấn; năm 2011 con số này tăng lên 571,21 triệu tấn (tăng gấp 4 lần so với năm 1949), với mức tăng trung bình 4,5%/năm. Các nông sản chính của Trung Quốc là: lúa gạo, lúa mì, khoai tây, lúa miếng, lạc, kê, chè, lúa mạch, bông vải, hạt có dầu, thịt lợn và cá. Sở dĩ, ngành NN Trung Quốc đạt được kết quả như trên là do Chính phủ đề ra “Chính sách Tam Nông”. Mức đầu tư cho “Tam Nông” không ngừng tăng lên; năm 2003 – 2004 mức đầu tư này chưa đạt 300 tỷ CNY/năm nhưng năm 2008 con số này đạt 590 tỷ và tăng kỷ lục vào năm 2009 với hơn 710 tỷ CNY. Ngoài ra, Trung Quốc còn quan tâm đẩy mạnh việc NC và ứng dụng KHCN hiện đại vào SX; thành lập hơn 500 khu và trên 4.000 mô hình NN ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái trên toàn quốc nhằm tăng năng suất và chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế NN. 1.6.2. Ở Việt Nam Việt Nam có một nền NN nhiệt đới với sản phẩm đa dạng bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi của nhiều vùng sinh thái NN khác nhau. Nhưng nền NN Việt Nam còn SX theo phương thức SX lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ và manh mún, năng lực cạnh tranh của nông sản thấp. Vì thế muốn tăng năng suất, chất lượng SP, hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của nông sản trên thị trường thì biện pháp tối ưu là phái áp dụng công nghệ cao vào SX. Hiện nay, Việt Nam cũng đã ứng dụng KHCN hiện đại vào trong SXNN ở một số tỉnh thành và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. 1.6.2.1. Tại Lâm Đồng Nằm ở phía nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 976.478 ha và độ cao trung bình trên 1.000m so với mực nước biển, Lâm Đồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành NN ôn đới. Năm 2004, Lãnh đạo tỉnh đã đề ra nhiều chính
  • 45. 34 sách nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong SXNN, trong đó có Chương trình NNCNC. Qua thời gian thực hiện, kết quả bước đầu đã khẳng định Chương trình NNCNC là chủ trương đúng đắn cả về lý luận và thực tiễn: - Thông qua Chương trình đã nâng cao trình độ SXNN trên quy mô lớn. Các cá nhân và tổ chức đã mạnh dạng ứng dụng những tiến bộ KHCN hiện đại vào SX nên năng suất và chất lượng nông sản tăng cao. - Thu hút dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào NN. Tính đến năm 2008 đã có 21 doanh nghiệp đầu tư vào cây chè, hoa 12 doanh nghiệp, rau 7 doanh nghiệp, cà phê 2 doanh nghiệp, nuôi cá nước lạnh 1 doanh nghiệp (cá hồi). - Doanh thu trên một đơn vị diện tích tăng lên nhanh; SX rau cao cấp đạt trung bình 400 triệu đồng/ha/năm, gấp hai lần so với bình quân chung; trên cây hoa cao cấp đạt trung bình 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp 1,6 lần so với SX bình thường; chè chất lượng cao đạt từ 150 – 250 triệu đồng/ha/năm; riêng nuôi cá nước lạnh đạt từ 4 – 5 tỷ đồng/ha/năm. - Giá trị xuất khẩu nông sản của Lâm Đồng đạt trên 200 triệu USD (2008), chiếm 84% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước. Năm 2011, toàn tỉnh có gần 11.000 ha đất canh tác NN ứng dụng công nghệ cao (tăng 4,5 ngàn ha so với năm 2010); trong đó, CNSH được ứng dụng nhiều nhất trong việc tạo ra các giống hoa và rau quả thực phẩm chất lượng cao. Diện tích nhà kính là 1.696 ha, nhà lưới trên 600 ha, màng phủ NN sắp xỉ 3.350 ha, tưới tự động trên 5.000 ha, … tập trung vào các loại cây chủ lực ở Lâm Đồng như rau (7,2 ngàn ha), hoa (2,5 ngàn ha), chè (611 ha),… Sự thành công của ngành NN tỉnh còn phải kể đến sự đóng góp to lớn của các công ty, doanh nghiệp chuyên ứng dụng công nghệ cao vào SX như: Công Ty Trách nhiệm Hữu Hạn Agrovina (Dalat HasFarm), Công Ty Cổ Phần CNSH Rừng Hoa Đà Lạt (Dalat FBIO Corp) là 2 công ty đã được công nhận là doanh nghiệp NNCNC (tháng 12/2011). + Dalat Hasfarm thành lập vào năm 1994, là công ty chuyên SX các loại hoa
  • 46. 35 ôn đới cao cấp lớn nhất Đông Nam Á. Công ty này cung cấp khoảng 80.000 cành hoa cắt cành các loại mỗi ngày; 90 triệu cành hoa/năm và 169 triệu cây giống hoa/năm. SP xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Châu Âu, Nhật, Úc, Đài Loan,… chiếm trên 80% tổng SP của công ty. Doanh nghiệp hiện có 3 trang trại tại trung tâm Đà Lạt, Đà Ròn (Đơn Dương) và Đa Quý (Xuân Thọ, Đà Lạt) với quy mô trên 300 ha, trong đó có 70 ha nhà kính trồng khoảng 500 chủng loại hoa (hồng, lily, cúc, cẩm chướng, đồng tiền, salem,..) với trang thiết bị hoàn toàn tự động. + Dalat FBIO Corp thành lập năm 2003 với chức năng NC và ứng dụng KHCN hiện đại vào SX, kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản. Hàng năm công ty SX ra khoảng 600 loài giống hoa và cây cảnh xuất khẩu, 12 triệu cây giống từ nuôi cấy mô tế bào, khoảng 300 triệu củ hoa lily; trung bình mỗi tháng công ty tạo ra khoảng 200 ngàn cành hoa tươi mãi mãi. Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong SXNN, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã quyết định thành lập các vùng NNCNC trong giai đoạn 2011 – 2015 chuyên SX các loại hoa, rau ôn đới, chè, cà phê, nuôi các nước lạnh,… ở các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc. Hiện tại Lâm Đồng được đánh giá là địa phương tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao vào SX, đặc biệt là CNSH, tưới tự động và kỹ thuật canh tác trong nhà trồng có mái che. Việc chuyển hướng SX theo ứng dụng công nghệ cao và sự đòi hỏi khắc khe của thị trường tiêu thụ nông sản trong thời hội nhập đã giúp cho ngành NN tỉnh Lâm Đồng có được sự thích nghi nhanh chóng. Chính điều đó giúp cho ngành NN Lâm Đồng xác định thương hiệu nông sản và tạo được chỗ đứng trên thị trường. 1.6.2.2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 116.000 ha đất NN, trong đó đất có khả năng SX khoảng 78.000 ha ở các huyện ngoại thành. Với tình hình đất NN ngày càng thu hẹp, ngành NN thành phố đã phát triển các mô hình SX tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao mà chủ yếu là ứng dụng CNSH trong nhân và lai
  • 47. 36 tạo giống cây con chất lượng cao, nhằm đem lại năng suất và hiệu quả trên một đơn vị diện tích như mô hình SX rau an toàn, bò sữa, bò thịt, lợn, sinh vật cảnh,... Qua thời gian thực hiện đã đem lại kết quả nổi bật cho ngành NN thành phố, với những nông sản đứng đầu Việt Nam như: + Bò sữa: đến tháng 8 năm 2011 thành phố có đến 79,8 ngàn con và trở thành vùng chăn nuôi bò sữa lớn nhất Việt Nam (chiếm 62%). + Cá sấu: đạt trên 158 ngàn con (2011), trong đó đã gắn được 12 ngàn thẻ Cites phục vụ mục tiêu xuất khẩu với trên 60 doanh nghiệp và cơ sở tham gia. + Cá cảnh: tạo ra giá trị kinh tế rất lớn lên tới vài tỷ đồng/ha. Mỗi năm, thành phố SX khoảng 60 triệu con; năm 2010 xuất khẩu gần 7,8 triệu con, đạt gần 200 tỷ đồng. Hiện thành phố có khoảng 290 cơ sở nuôi và 10 đầu mối xuất khẩu 60 loài cá cảnh tới thị trường Châu Âu (65 – 70%), Hoa Kỳ (17 - 20%),… với các loại như: cá chép Nhật, Bảy Màu, Hòa Lan, Ông Tiên, Hồng Kim, Phượng Hoàng,… + Tinh heo và heo giống: hàng năm SX và cung cấp cho thị trường khoảng 900 ngàn con heo giống và gần 1 triệu tinh heo chất lượng cao. Năm 2000, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình SX rau an toàn ứng dụng công nghệ cao đã cho năng suất và hiệu quả tăng lên nhiều lần. Năm 2011, diện tích SX rau an toàn của thành phố là 2.735 ha với diện tích gieo trồng là 12.740 ha, sản lượng đạt 284.000 tấn rau các loại. Ngoài ra, thành phố còn có khoảng 2.000 ha trồng hoa và cây kiểng với giá trị SX đạt khoảng 460 tỷ đồng/năm. Thành phố Hồ Chí Minh còn thành lập khu NNCNC có quy mô hơn 88 ha (xã Phạm Văn Cội, Củ Chi) với tổng vốn đầu tư là 152,6 tỷ đồng. Đối tượng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực trồng trọt với các chức năng như NC, ứng dụng nhằm hoàn thiện công nghệ giống cây trồng; đào tạo, trình diễn, chuyển giao công nghệ; kêu gọi đầu tư và khai thác phục vụ du lịch. Thành phố cũng đang quy hoạch thêm 3 - 4 khu NNCNC ở Bình Chánh, Củ Chi và Cần Giờ để chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. 1.6.2.3. Tại Sơn La Sơn La có nền NN đa dạng, phong phú bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi
  • 48. 37 nhưng gần đây diện tích đất canh tác NN giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong khi đó, phương thức SX của nông dân còn lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún. Do vậy, muốn phát triển ngành NN theo hướng hiện đại, tăng năng suất, chất lượng nông sản nên cần thiết phải áp dụng KHCN hiện đại vào SX. Tỉnh Sơn La đã thành lập khu NNCNC tại huyện Mộc Châu (khoảng 3.000 ha) với mô hình nhà kính (20 ha), nhà lưới đơn giản,… với các SP như: hoa rau ứng dụng công nghệ tiên tiến của Hà Lan; SX dưa hấu, bắp cải, cải cuốn bằng màng phủ NN; SX hoa lan;… và bước đầu đã cho kết quả khả quan. Cùng với việc thành lập khu NNCNC tại Mộc Châu, Sơn La còn triển khai chương trình ứng dụng KHCN hiện đại trong SXNN ở các nơi khác như chăn nuôi bò sữa (Mộc Châu); hoa và cây cảnh (Mộc Châu, Mai Sơn và Thành phố Sơn La); cam, chanh, quýt (Chiềng Cọ – Thành phố Sơn La); chè (Mộc Châu, Mai Sơn); cà phê (Mai Sơn, Thành phố Sơn La); thủy sản (Sông Mã, Thành phố Sơn La, Bắc Yên); rau an toàn (Mộc Châu, Thành phố Sơn La); …. 1.6.2.4. Tại Hà Nội Hà Nội cũng đã hình thành một số mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN mới vào SXNN như: + Mô hình chăn nuôi bò sữa chất lượng cao ở Gia Lâm; + Mô hình trồng hoa, cây cảnh và SX rau an toàn ở Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì,... Hà Nội cũng đang quy hoạch thành lập khu NNCNC Hoài Đức với đối tượng SX chủ yếu là rau màu thực phẩm, nấm và hoa; các công nghệ được ứng dụng chủ yếu là CHSH, tự động hóa, vật liệu mới và kỹ thuật trồng cây trong nhà có mái che và canh tác không dùng đất. Ngoài các địa phương trên, hiện nay nước ta cũng áp dụng rộng rãi những tiến bộ KHCN vào trong SXNN và đang quy hoạch thành lập những khu NNCNC ở Bình Dương (Khu NNCNC An Thái và Tiến Hùng), Hậu Giang (Khu NNCNC ở Long Mỹ), Cần Thơ, Bình Phước, Hải Phòng,….
  • 49. 38 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1. Khái quát về Thành phố Cần Thơ 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành Cần Thơ nằm trong vùng Nam Bộ của Việt Nam và được khai phá vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Ngày 23/02/1876, Soái phủ Sài Gòn ra Nghị định lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập nên hạt Cần Thơ, với thủ phủ là Cần Thơ. Năm 1930, hạt Cần Thơ được đổi thành tỉnh Cần Thơ với 5 quận là: Ô Môn, Cần Thơ, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè. Sau nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến ngày 24/03/1976 theo Nghị định số 03/NĐ – 76 của Chính Phủ sáp nhập tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang với tỉnh lỵ là TPCT. Tháng 12/1991, tại kỳ họp thứ X (Khóa VIII) của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 04/11/1992, Thủ Tướng Chính Phủ ra Quyết định công nhận TPCT là đô thị loại II trong hệ thống phân cấp đô thị của Việt Nam và là trung tâm KT – XH của ĐBSCL. Ngày 01/01/2004, tỉnh Cần Thơ lại tách ra thành tỉnh Hậu Giang và TPCT là Thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 26/08/2009, theo Quyết định số 889/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính Phủ ký ngày 24/06/2009 công nhận TPCT chính thức trở thành đô thị loại I của trong hệ thống phân cấp đô thị của Việt Nam.