SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------------
TRẦN TUẤN NGHĨA
Lớp: CQ48/11.10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
Các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định
tại công ty TNHH MTV IN Tài Chính
Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: ThS.Mai Khánh Vân
HÀ NỘI - 2014
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Trần Tuấn Nghĩa
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ
ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH
1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp .............................................................11
1.1.1. Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong DN ..........................11
1.1.1.1. Tài sản cố định của doanh nghiệp ..................................................11
1.1.1.2. Vốn cố định của doanh nghiệp .....................................................24
1.1.2. Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của DN .......................................25
1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp ................................................26
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp ...........26
1.2.2. Công tác quản lý, sử dụng VCĐ của công ty......................................27
1.2.3. Nội dung quản trị vốn cố định của DN .............................................29
1.2.4. Mô hình tài trợ vốn...........................................................................32
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh tình hình quản trị vốn cố định của DN ...................34
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của DN ..................37
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CỐ
ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY IN
TÀI CHÍNH
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động
kinh doanh của Công ty in Tài chính ..........................................................41
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
4
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty in Tài chính ...............41
2.1.1.1. Vài nét về công ty In Tài chính ......................................................41
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty In tài chính ....................41
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ........................43
2.1.2.1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và bộ
máy kế toán của Công ty In Tài chính ........................................................43
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ...........................46
2.1.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm .........................................................47
2.1.2.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ......................48
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty in Tài chính ........................49
2.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của công ty trong thời
gian qua ....................................................................................................49
2.1.3.2. Khái quát kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty .....51
2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty In Tài chính trong thời
gian qua ....................................................................................................60
2.2.1. Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty .........................60
2.2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty in Tài chính ...................62
2.2.2.1. Phân tích cơ cấu TSCĐ của công ty in Tài chính ............................62
2.2.2.2. Phân tích tình hình đầu tư đổi mới TSCĐ ......................................66
2.2.2.3. Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ .........................................68
2.2.2.4. Tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ của công ty in Tài chính ............71
2.2.2.5. Tình hình khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ ......................73
2.2.2.6. Đánh giá mô hình tài trợ vốn của công ty........................................75
2.2.2.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và
VCĐ ........................................................................................................77
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
5
2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty ...........80
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY IN TÀI CHÍNH
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty in Tài chính trong
thời gian tới ..............................................................................................84
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định ở
Công ty in Tài chính .................................................................................85
3.2.1. Đầu tư đồng bộ hơn vào TSCĐ ........................................................86
3.2.2. Tăng cường đầu tư, đổi mới kết hợp với sửa chữa máy móc thiết
bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ ..................................................87
3.2.3. Nâng cao trình độ và tay nghề của đội ngũ công nhân, bố trí lao
động tại các phân xưởng một cách hợp lý ..................................................91
3.2.4. Đánh giá lại TSCĐ ..........................................................................92
3.2.5. Kết hợp các các phương pháp khấu hao ............................................93
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp ........................................................94
KẾT LUẬN
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VCĐ : Vốn cố định
TSCĐ : Tài sản cố định
ĐTTC : Đầu tư tài chính
HTK : Hàng tồn kho
NSNN : Ngân sách Nhà nước
VLĐ : Vốn lưu động
XDCB : Xây dựng cơ bản
VKD : Vốn kinh doanh
BQ : bình quân
LNST : Lợi nhuận sau thuế
LNTT : Lợi nhuận trước thuế
DTT : Doanh thu thuần
GVHB : Giá vốn hàng bán
TC : Tài chính
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty in Tài chính
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty in Tài chính
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Hình 1.1: Mô hình tài trợ thứ nhất
Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ hai
Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ ba
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012- 2013
Bảng 2.2: Khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Bảng 2.3: Hệ số khả năng thanh toán
Bảng 2.4: Hệ số khả năng sinh lời của công ty
Bảng 2.5: Cơ cầu vốn cố định của công ty
Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản cố định của công ty
Bảng 2.7: Tình hình biến động tài sản cố định của công ty
Bảng 2.8: Tình hình kĩ thuật của tài sản cố định
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
8
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày này, khi nền kinh tế nước tachuyểnsang cơ chế thị trường, mục đích
củacác doanhnghiệp Nhànước khôngcònlàhoànthành kế hoạch được giao mà
phảitự hạch toán kinh doanh của mình theo phương thức “lời ăn, lỗ chịu”. Các
doanhnghiệp luônphảikhôngngừng cố gắng để hòa nhập và thích ứng với môi
trường mới đầy cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì không có cách nào
khác là phảihuy độngmọinguồnlực sẵncó củamình kết hợp với các nguồn lực
bênngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh để sao cho có hiệu quả cao nhất.
Một trong các nguồn lực đó là VCĐ. Trình độ quản lý, sử dụng vốn ở
mỗi doanh nghiệp là tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu
quả, doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ. Vốn được quản lý tốt sẽ phát huy khả
năng sinh lời, đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, VCĐ thường là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp sản xuất. VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó quản lý, sử dụng có hiệu quả VCĐ
sẽ là “đòn bẩy” nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Để tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của VCĐ và các biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng VCĐ, trong quá trình thực tập tại Công ty in Tài chính,
em đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề này và phát triển thành đề tài nghiên cứu:
“Cácgiải pháp tăng cường quản trị vốn cố định ở Công ty TNHH MTV
in Tài chính”
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các vấn đề về vốn cố
định, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, thông qua các
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
9
chỉ tiêu đánh giá thực trạng và hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại
Công ty in Tài chính.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề tài này tại công ty in Tài chính nhằm những mục
đích sau :
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Vốn cố định
Tìm hiểu thực trạng vốn cố định của doanh nghiệp, xem xét và đánh tình
hình biến động cơ cấu vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh
nghiệp trong năm 2013 trên cơ sở so sánh với năm 2012. Từ đó, đề xuất một
số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại đơn vị
trong thời gian tới
4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty in Tài chính tại địa chỉ Ngõ
115, phố Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu giấy, Hà Nội.
Về thời gian: Năm 2012 - 2013
Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ báo cáo tài chính năm 2013 và
2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh,
thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động
của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp số
chênh lệch…
6. Kết cấu đề tài
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về VCĐ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
10
Chương II: Thực trạng về quản lý, sử dụng VCĐ và hiệu quả sử dụng
VCĐ ở Công ty in Tài chính.
Chương III: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng VCĐ ở Công ty in Tài chính.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do còn hạn chế về kiến thức và thời
gian nghiên cứu nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót và hạn
chế. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô và các cô chú
trong phòng tài vụ của Công ty in Tài chính.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
11
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN
TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong DN
1.1.1.1. Tài sản cố định của doanh nghiệp
I. Khái niệm - đặc điểm TSCĐ của doanh nghiệp
* Khái niệm TSCĐ:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có ba
yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.
Khác với các đối tượng lao động (Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm,...), các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng,
phương tiện vận tải,...) là những phương tiện vật chất được sử dụng để tác
động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của con người.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bộ phận quan trọng nhất, thường
chiếm tỉ trọng lớn nhất là các TSCĐ. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu
được sử dụng một cách trực tiếp (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công
cụ quản lý) hay gián tiếp (nhà xưởng, công trình kiến trúc, các khoản chi phí
đầu tư mua sắm TSCĐ vô hình,...).
Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ đối với mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ không
giống nhau. ở nước ta, theo thông tư số 45/2013/TT – BTC ban hành ngày
15/4/2013, TSCĐ của doanh nghiệp phải thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn
sau:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó;
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
12
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn qui định trên được coi là
những công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết
TSCĐ của doanh nghiệp là phức tạp hơn nhiều.
Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một
hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực
hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận
nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với
nhau, trong mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu
thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt
động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải
quản lý riêng từng bộ phận tài sản, thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa
mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coilà một TSCĐ hữu hình độc
lập (ví dụ, đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn, hoặc cây thỏa mãn
đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình).
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời
cả ba điều kiện qui định trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được
coi là TSCĐ vô hình.
Từ những nội dung trình bày ở trên có thể định nghĩa TSCĐ như sau:
“TSCĐ là tài sản của doanh nghiệp mà đặcđiểm của nó là tham gia vào
nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị TSCĐ chuyển dịch dần dần từng phần vào giá
trị sản phẩm tạo ra”
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
13
* Đặc điểm của TSCĐ:
- TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh, phát huy năng lực sản xuất trong một thời gian dài.
- Trong quá trình sử dụng, TSCĐ giữ nguyên hình thái vật đặc tính sử
dụng ban đầu. Giá trị TSCĐ chuyển dịch dần dần từng phần theo mức độ hao
mòn giá trị sản phẩm mà nó tạo ra.
- Sau nhiều chu kỳ kinh doanh mới cần đổi mới TSCĐ (khi TSCĐ đã hết
thời gian sử dụng hoặc không phát huy hiệu quả kinh tế).
II. Phân loại TSCĐ.
Để quản lý TSCĐ một cách khoa học và hợp lý, người ta phân chia
TSCĐ theo những tiêu thức nhất định. Thông thường có những cách phân loại
chủ yếu sau:
* Phân loạiTSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư,
toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm 3 loại:
- Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình
thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm
nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng
nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào
nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như
nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị...
- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất,
thể hiện một lượng giá trị đã được đầutư thoảmãn các tiêu chuẩn của tài sản cố
định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên
quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh,
bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
- Tàisản cố định thuêtàichính:là những tài sản cố định mà doanh nghiệp
thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
14
quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã
thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản
quy định tại hợp đồngthuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài
sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn các quy định trên
được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý có cách nhìn tổng thể về cơ
cấu đầu tư về TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính của
doanh nghiệp. Là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, lựa chọn
các quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp và có
hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp.
* Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng.
Căn cứ tình hình sử dụng, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các
loại:
- TSCĐ đang sử dụng
- TSCĐ chưa cần dùng
- TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý
Cách phân loại này, giúp người quản lý đánh giá khái quát tình hình sử
dụng TSCĐ của doanh nghiệp, mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của
doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng.
* Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành
các loại:
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những TSCĐ dùng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ
của doanh nghiệp.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
15
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng
- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước
Cách phân loại này giúp người quản lý thấy được cơ cấu TSCĐ theo
mục đích sử dụng. Từ đó, xác định trọng tâm quản lý TSCĐ, có biện pháp
quản lý thích hợp đối với mỗi loại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
của doanh nghiệp.
* Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế.
Căn cứ vào công dụng kinh tế, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được
chia thành các loại:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình
thành sau quá trình thi công xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc, đường
xá,...
- Máy móc thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nh­ máy móc đơn lẻ, thiết bị
động lực, dây chuyền công nghệ,...
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải
nh­ phương tiện đường sắt, đường thủy, đường ống và các thiết bị truyền
dẫn,...
- Thiết bị dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công
tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nh­ máy vi tính, thiết bị
điện tử, máy hút bụi,...
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: Là các vườn
cây lâu năm như vườn chè, vườn cây ăn quả, súc vật làm việc hoặc cho sản
phẩm như đàn voi, đàn bò,...
- Các loại TSCĐ khác: Là toàn bộ các loại TSCĐ khác chưa liệt kê vào
năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật,...
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
16
Cách phân loại này giúp người quản lý biết kết cấu TSCĐ theo công
dụng kinh tế. Từ đó, người quản lý đánh giá được trọng tâm quản lý, trình độ
cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và để có định hướng đầu tư vào
TSCĐ, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Mặt khác, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện khấu hao TSCĐ.
Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá, xem xét kết cấu TSCĐ
của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa
nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐ
của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Kết cấu TSCĐ giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác
nhau hoặc thậm chí trong cùng một ngành sản xuất cũng không hoàn toàn
giống nhau. Sự khác biệt hoặc biến động của kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp
trong các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như qui mô sản
xuất, khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường,
trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.... Tuy nhiên đối với các
doanh nghiệp, việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu TSCĐ là một việt
làm cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kết cấu TSCĐ sao cho
có lợi nhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
III. Khấu hao tài sản cố định
* Hao mòn TSCĐ
Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ luôn bị
hao mòn dưới 2 hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và
giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất, đó là sự thay đổi
hình thức hay trạng thái vật lý ban đầu của các chi tiết, bộ phận TSCĐ do các
tác động của quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên. Về giá trị sử dụng,
đó là sự giảm sút về công dụng hay các tính năng kĩ thuật của TSCĐ trong
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
17
quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muồn khôi phục
lại giá trị sử dụng, phải tiến hành thay thế, sửa chữa. Về giá trị, đó là sự giảm
dần về giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị
hao mòn của nó vào giá trị sản phẩm.
Nguyên nhân của hao mòn hữu hình trước hết là do các yếu tố liên quan
đến quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng và bảo
dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Tiếp đến là các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên và
điều kiện sử dụng TSCĐ như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí, tải trọng,
tác động của hóa chất… Ngoài ra, chất lượng nguên vật liệu, trình độ kỹ
thuât công nghệ chế tạo TSCĐ cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hao mòn
hữu hình của TSCĐ trong quá trình sử dụng.
Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu
hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa
học - kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Do tiến độ khoa học – kĩ thuật và công
nghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bị mất giá so với TSCĐ mới. Hao mòn vô
hình cũng xảy ra khi sản phẩm bị chấm dứt chu kỳ sống của nó trên thị trường
nên những TSCĐ dùng để chế tạo các sản phẩm đó cũng không còn được tiếp
tục sử dụng.
Nguyên nhân của hao mòn vố hình là sự phát triển không ngừng của tiến
bộ khoa hoc – kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Do đó, biện pháp chủ yếu để
hạn chế hao mòn vô hình là các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới,
ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa hoc – kỹ thuật, công nghệ vào
sản xuất của doanh nghiệp.
Về mặt kinh tế, hao mòn TSCĐ dù xây ra dưới hình thức nào cũng là sự
tổn thất giá trị TSCĐ của doanh nghiệp. Vì thế trong quá trình sử dụng, các
doanh nghiệp phải chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu
tối đa những tổn thất do hao mòn TSCĐ như: Nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ; thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
18
TSCĐ để tránh các hư hỏng bất thường TSCĐ, gây thiết hại về ngừng sản
xuất; ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ
vào sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, khi TSCĐ đã hết thời gian sử dụng
hoặc xét thấy việc sử dụng TSCĐ cũ không còn kinh tế thì phải mạnh dạn
thay thế, đổi mới để nâng cao hiệu ủa sử dụng TSCĐ và vốn cố định của
doanh nghiệp.
* Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu
hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích của TSCĐ.
Mục đíchcủa khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi số
vốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ.
Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuất kinh
doanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Tuy nhien, khác với các
loại chi phí khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn
đầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi
ra trong kỳ. Số tiền khấu thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu
hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản xuất
giản đơn hoặc mở rộng các TSCĐ của doanh nghiệp khi hết thời hạn sử dụng.
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng số tiền
khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn.
Số tiền khấu hao này khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư để tái sản xuât giản
đơn hoặc mở rộng TSCĐ của doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao
mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ.
Điều này không chỉ đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao trong giá
thành sản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
19
nghiệp, mà còn góp phần bảo toàn được vốn cố định, đáp ứng yếu cầu thay
thế, đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐ của doanh nghiệp.
* Các phương pháp khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp có thể được thực hiện theo
nhiều cách khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm và điều
kiện áp dụng riêng. Việc lưạ chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là
một nội dung chủ yế, quan trọng trong quản lý vốn cố định của doanh nghiệp.
Thông thường có các phương pháp khấu hao chủ yếu sau:
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng
Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cách phổ
biến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp.
Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính
bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.
Công thức xác định như sau:
Mức khấu hao
năm
=
Nguyên giá tài sản cố định phải khấu hao
Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)
Tỷ lệ khấu hao
hàng năm(%)
=
Mức khấu hao hàng năm x 100%
Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao
= 1/T x 100%
Nếu doanh nghiệp tính khấu hao theo tháng thì lấy mức khấu hao hàng
năm hoặc tỷ lệ khấu hao hàng năm chia cho 12 tháng để xác định mức khấu
hao và tỷ lệ khấu hao theo tháng.
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các khoản phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra
để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng. Tùy thuộc vào nguồn gốc, phương thức hình thành TSCĐ mà nguyên
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
20
giá TSCĐ có cách xác định cụ thể. Trường hợp TSCĐ hình thành do mua sắm
thì nguyên giá bao gồm giá mua thực tế phải trả, chi phí vận chuyển, lắp đặt,
chạy thử, thuế phí không bồi hoàn và lãi vay vốn đầu tư TSCĐ phát sinh trong
quá trình hình thành TSCĐ. Đối với TSCĐ doanh nghiệp tự xây dựng hoặc
TSCĐ vô hình, nguyên giá là tổng giá trị thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để
xây dựng TSCĐ hoặc đầu tư để có TSCĐ vô hình đó. Đối với TSCĐ đã qua
sử dụng, nguyên giá là giá trị còn lại hoặc nguyên giá xác định lại của TSCĐ
cần phải khấu hao.
Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là thời gian sử dụng dự tính còn
đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Thông thường được xác định dựa
trên tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Đây là một công việc khá
phức tạp, đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các yếu tố về mặt thiết kế kỹ thuật –
công nghệ chế tạo, về tính chất kinh tế hoặc hiệu quả trong việc sử dụng
TSCĐ để xác định cho phù hợp, hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của hao mòn
vô hình.
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ có thể được xác định riêng cho từng TSCĐ, từng
nhóm, loại TSCĐ hoặc cho toàn bộ các loại TSCĐ của doanh nghiệp. Phương
pháp tính tỷ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được
tính theo phương pháp bình quân gia quyền đối với toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, khi xác định tỷ lệ khấu hao phải luôn đảm bảo sự thống
nhất về phạm vi tính toán giữa tử số và mẫu số của các chỉ tiêu.
Việc tính tỷ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp
là cơ sở để doanh nghiệp dự kiến tổng mức khấu hao TSCĐ trong công tác
lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng có ưu điểm là tính toán đơn
giản; chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nên
không gây đột biến về giá thành; cho phép doanh nghiệp dự kiến trước được
thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào các loại TSCĐ. Tuy nhiên phương pháp
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
21
này không thật phù hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ,
không đều đặn giữa các thời kỳ trong năm; do số vốn được thu hồi bình quân
nên số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.
b. Phương pháp khấu hao nhanh
Thực chất của phương pháp khấu hao nhanh là đẩy nhanh việc thu hồi
vốn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ. Khấu hao nhanh có thể thực hiện
theo2 phương pháp là khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số
thứ tự năm sử dụng.
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng
cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao
nhanh. Công thức tính toán như sau:
MKHt = GCt x TKHđ
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao năm t
GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t
TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ
t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1–›n)
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình
quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Theo kinh nghiệm thực tế ở
các nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là 1,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử
dụng từ 4 năm trở xuống; là 2,0 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ trên 4 năm
đến dưới 6 năm; là 2,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm.
+ Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng
Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng
nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm.
Công thức tính như sau:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
22
MKHt = NGKH x TKHt
Trong đó:
MKHt : Mức khấu hao năm t
NGKH : Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao
TKHt : Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao
Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách:
- Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn
sử dụng chia tổng số thứ tự năm sử dụng.
- Cách 2: Áp dụng công thức sau:
TKHt =
2(T-t+1)
T(T+1)
Trong đó:
TKHt : Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao
T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm)
t: Thời điêm (năm t) cần tính khấu hao.
Phươngpháp khấuhao nhanh có ưuđiểm cơ bản là giúp cho doanh nghiệp
nhanh chóngthu hồivốnđầu tư, hạn chế ảnh hưởng củahao mòn vô hình, tạo lá
chắnthuế từ khấu hao cho doanhnghiệp ( làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp). Tuy nhiên khấu hao nhanh cũng làm cho chi phí kinh doanh trong
những năm đầutăng cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến
các chỉ tiêutài chính, nhấtlà các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến giá
cổ phiếucủa côngtytrên thị trường. Việc tínhtoán khấu hao cũng phức tạp hơn
do phải tính lại hàng năm và trong một mức độ nhất định làm cho chi phí khấu
hao không hoàntoànphùhợp với mức độ hao mòn củaTSCĐtrongquá trình sử
dụng.
c. Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
23
Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng
cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao
tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
Công thức tính như sau:
MKHt = QSPt x MKHsp
Trong đó:
MKHt : Mức khấu hao TSCĐ ở năm t
QSPt : Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t
MKHsp : Mức khấu hao đơn vị sản phẩm.
Mức khấu hao đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giá
TSCĐ phải tính khấu hao chia cho số lượng ( hoặc khối lượng) sản phẩm sản
xuất theo công suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ.
Trường hợp tính khấu hao theo sản lượng từng tháng thì lấy số lượng ( hoặc
khối lượng) sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với mức khấu hao bình quân
cho 1 đơn vị sản phẩm.
Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những TSCĐ hoạt
động có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sản
xuất sản phẩm. Do khấu hao được tính theo khối lượng sản phẩm hoặc công
việc thực tế thực hiện nên phản ánh hợp lý hơn mức độ hao mòn của TSCĐ
vào giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối
lượng sản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiên trong kỳ phải được rõ ràng,
đầy đủ.
Tóm lại, mỗi phương pháp khấu hao đều có những ưu, nhược điểm riêng.
Hiện tại các doanh nghiệp được phép chủ động lựa chòn phương pháp khấu
hao thích hợp với doanh nghiệp mình và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp
quản lý và phải thực hiện nhất quán trogn suốt quá trình sử dụng TSCĐ.
Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp thay đổi 1 lần phương pháp trích khấu hao
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
24
trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế
quản lý trực tiếp.
1.1.1.2. Vốn cố định của doanh nghiệp.
* Khái niệm - đặc điểm VCĐ.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp
đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Để
hình thành các TSCĐ hữu hình và vô hình đáp ứng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ để đầu tư vào
các TSCĐ đó gọi là VCĐ của doanh nghiệp hay là vốn đầu tư ứng trước
TSCĐ của doanh nghiệp. Sở dĩ gọi là “vốn đầu tư ứng trước” vì số vốn này
nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi mà doanh nghiệp sẽ thu hồi lại
được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa do TSCĐ tạo ra sau nhiều chu
kỳ sản xuất.
Hơn nữa, VCĐ là vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các
TSCĐ nên qui mô của VCĐ lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trình độ
trang bị kỹ thuật công nghệ, tính đồng bộ của TSCĐ và năng lực sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, những đặc điểm kinh tế của TSCĐ
trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần
hoàn và chu chuyển của VCĐ.
Ta có thể đưa ra khái niệm VCĐ như sau:
“VCĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về
TSCĐ mà đặc điểm của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, luân
chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một
vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng hoặc cần đổi mới”.
* Nguồn hình thành vốn cố định
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
25
Vốn vay từ ngân sách Nhà nước cấp: Đó là nguồn vốn được hình thành
từ quỹ ngân sách nhà nước và được dùng vào mục đích phát triển kinh tế cấp
cho các doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn trích từ lợi nhuận sau thuế từ quỹ
đầu tư phát triển, bổ sung.
Nguồn vốn tín dụng: Là khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạn
của các ngân hàng thương mại, hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác
hoặc huy động công nhân viên đóng góp.
Nếu được nhà nước cấp phép, còn có nguồn vốn liên doanh liên kết: Là
nguồn vốn góp theo tỷ lệ của nhà đầu tư để cùng kinh doanh và chia lợi nhuận
theo số vốn góp.
Tóm lại, nguồn vốn cố định là một bộ phận của nguồn vốn kinh doanh
mà doanh nghiệp huy động được qua các nguồn vốn khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của DN
Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định luôn bị chi phối bởi các đặc điểm
kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp. Do TSCĐ của doanh nghiệp
được sử dụng trong nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban
đầu không thay đổi nhưng giá trị của nó lại bị hao mòn và được chuyển dịch
dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra nên vốn cố đinh cũng có
những đặc điểm cơ bản:
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm này của VCĐ xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là thời gian sử dụng
lâu dài, có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất
theo mức độ hao mòn của TSCĐ. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ
bị hao mòn, bị giảm dần giá trị sử dụng và giá trị VCĐ được tách ra làm hai
bộ phận: Vốn khấu hao tăng dần và giá trị còn lại TSCĐ giảm dần. Sở dĩ giá
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
26
trị còn lại TSCĐ giảm dần do đặc điểm TSCĐ trong quá trình sử dụng vẫn
giữ nguyên hình thái vật chất, đặc tính sử dụng ban đầu, giá trị TSCĐ chuyển
dịch dần từng phần theo mức độ hao mòn giá trị sản phẩm mà nó tạo ra.
- VCĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau nhiều chu kỳ sản xuất khi mà
TSCĐ hết thời gian sử dụng hoặc cần đổi mới. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần
vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn
đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian
sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất
thì VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Những đặc điểm luân chuyển trên đây của VCĐ không chỉ chi phối đến
nội dung, biện pháp quản lý sử dụng vốn cố định, mà còn đòi hỏi việc quản
lý, sử dụng vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý, sử dụng hình thái
hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp.
1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
a. Khái niệm quản trị vốn cố định
Quản lí vốn cố định là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành,
kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn cố định trong sản xuất kinh doanh của
doanh nghiêp. Do đó vốn cố định là giá trị được biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp, vì vậy việc quản lí tốt tài sản cố
định như: khấu hao, lập kế hoạch khấu hao, bảo toàn và phát triển vốn… sẽ
giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch quản lí tốt hơn nguồn vốn
b. Vai trò quản trị vốn cố định
Trong cơ cấu vốn kinh doanh của tổ chức, chu kì vận động của vốn cố
định thường dài hơn và vốn cố định thường chiếm một tỉ trọng lớn, do vậy
quản lí vốn cố định là một trong những nội dung có vai trò quan trọng
trong công tác quản lí của doanh nghiệp. Nó quyết định tới tốc độ tăng
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
27
trưởng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của một tổ chức. Do
vậy doanh nghiệp cần phải chú ý thực hiện tốt công tác quản lí vốn cố định
c. Mục tiêu quản lí vốn cố định
- Tạo lập và sử dụng tốt nguồn vốn
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn cố định
- Bảo đảm an toàn và nâng cao năng suất người lao động
- Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.2.2. Công tác quản lý và sử dụng vốn cố định
Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thường
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý
nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử
dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn
chậm và dễ gặp rủi ro.
VCĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn
và kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Để quản lý và sử dụng có
hiệu quả VCĐ của doanh nghiệp thì phải quản lý tốt cả hai hoạt động này.
Đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh thường xuyên, doanh nghiệp cần
thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn tăng VCĐ của doanh
nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Bảo toàn VCĐ là duy trì và giữ vững được sức mua của đồng vốn ban
đầu đầu tư vào TSCĐ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn của VCĐ thì vốn
được tái lập ít nhất cũng có thể tái đầu tư năng lực sử dụng ban đầu của
TSCĐ.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
28
Xuất phát từ đặc điểm luân chuyển VCĐ, để quản lý tốt VCĐ phải quản
lý trên cả hai nội dung sau:
- Thứ nhất, quản lý về hiện vật. Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật là quản lý
và sử dụng có hiệu quả các TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. Và điều quan
trọng là duy trì thường xuyên và nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ. Để
quản lý tốt VCĐ, trước hết doanh nghiệp cần huy động TSCĐ vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, tức là trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải quản
lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng qui chế sử dụng, bảo
dưỡng sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì, nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ,
không để TSCĐ hư hỏng trước thời hạn qui định. Ngoài ra, doanh nghiệp cần
phân loại TSCĐ, mọi TSCĐ của doanh nghiệp phải có hồ sơ theo dõi quản lý
riêng, cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ,
mọi trường hợp thừa thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và
có biện pháp xử lý.
- Thứ hai, quản lý về giá trị. Bảo toàn VCĐ về mặt giá trị là phải duy trì
được giá trị thực (sức mua) của VCĐ ở thời điểm hiện tại so thời điểm bỏ vốn
đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái,
ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong trường hợp doanh nghiệp
không chỉ duy trì được sức mua của vốn mà còn mở rộng quy mô vốn đầu tư
ban đầu thì doanh nghiệp đã tăng được VCĐ của mình. Để quản lý VCĐ về
mặt giá trị, thì doanh nghiệp cần quản lý vốn khấu hao và xác định giá trị còn
lại của TSCĐ. Trước hết, quản lý vốn khấu hao, doanh nghiệp cần làm tốt
công tác khấu hao TSCĐ (như lập kế hoạch khấu hao, các phương pháp khấu
hao thích hợp) và quản lý quỹ khấu hao TSCĐ. Ngoài ra, doanh nghiệp phải
xác định đúng giá trị còn lại của TSCĐ tạo điều kiện xác định chính xác VCĐ
của doanh nghiệp và theo dõi sự biến động của VCĐ để từ đó duy trì, giữ
vững sức mua của đồng vốn.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
29
1.2.3. Nội dung quản trị vốn cố định của DN
Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khai
thác tạo lập vốn, quản lý sửdụng vốn và phân cấp quảnlý, sửdụng vốn cố định
trong doanh nghiệp.
a. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp.
Để dựbáo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thể dựa
vào các căn cứ sau đây:
- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao
để đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo.
- Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác.
- Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc
phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn.
- Các dự án đầu TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Qua đó, doanh nghiệp có thể huy động vốn đầu tư vào tài sản cố định từ
nhiều nguồn khác nhau, nhưng mỗi nguồn vốn đều có ưu nhược điểm và điều
kiện thực hiện khác nhau, chiphí sửdụng khác nhau. Vì thế, trong khai thác, tạo
lập nguồn vốn cố định, các doanhnghiệp vừa phải chú ý đadạng hóa các nguồn
tài trợ, cân nhắc kỹ ưu, nhược điểm của từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu
nguồn vốn tài trợ vốn cố định hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp. Những
định hướng cơ bản cho việc khai thác, tạo lập nguồn vốn cố định là phải đảm
bảo khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, hạn chế và
phân tán rủi ro, phát huy tối đa những ưu điểm của từng nguồn vốn được huy
động. Điều này không chỉ đòi hỏi ở sự năng động, nhạy bén của từng doanh
nghiệp mà cònở việc đổimới các chính sách, cơ chế tài chính của Nhà nước ở
tầm vĩ mô để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể khai thác, tạo lập những
nguồn vốn cần thiết.
Đồngthời doanh nghiệp cũng cầnxác định được kết cấu tài sản cố định để
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
30
đầu tư vào từng tài sản hợp lý.
b. Quản lý sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu
tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và các
hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ)
của doanh nghiệp.
Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình
thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy
trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong
quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát
TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao
năng lực hoạtđộngcủa TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy
định.
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanhnghiệp cần đánh giá đúng
các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn để có biện pháp
xử lý thích hợp. Có thể nêu ra một số
biện pháp chủ yếu sau đây:
- Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác
tình hình biến độngcủa vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp
thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao,
không để mất vốn cố định.
Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:
+ Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá).
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục.
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp.
- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất.
- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
31
- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro
trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách
quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòngtài chính, tríchtrước chiphí
dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài biện pháp trên cần thực hiện tốt
qui chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanh
nghiệp. Đây là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng buộc trách
nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và
trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu
quả.
c. Phân cấp quản lý vốn cố định.
Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:
- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên
tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục
đíchsửdụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có
hoàn trả.
- Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn
kinh doanh có hiệu quảhơn.
- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê
hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao
hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê
khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu
hao theo chế độ quy định.
- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng
của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng
theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về
kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
32
Thời gian
doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Được quyền thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu
mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi.
Riêng đối với các TSCĐ quan trọng muốn thanh lý phải được phép của
cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc
tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật
hiện hành.
1.2.4. Mô hình tài trợ vốn
♦ Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được
đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm
bảo bằng nguồn vốn tạm thời
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ nhất:
Hình 1.1- Mô hình tài trợ thứ nhất
Lợi ích của mô hình này:
+ Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ
an toàn cao
+ Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn
Hạn chế của mô hình này:
+ Chưa tạo được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn vì “vốn nào
nguồn đó”, tuy tính chắc chắn được đảm bảo song kém linh hoạt (trong thực
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
TSCĐ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
33
Thời gian
tế, có khi gặp khó khăn trong tiêu thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt
quy mô kinh doanh nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn lưu động thường
xuyên khá lớn)
♦ Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một
phần của TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, và một
phần TSLĐ tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời.
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai:
Hình 1.2- Mô hình tài trợ thứ hai
Lợi ích của mô hình này:
- Đây là mô hình tài trợ có mức độ an toàn cao nhất, rủi ro trong thanh
toán khi áp dụng mô hình này là thấp nhất
Hạn chế của mô hình này:
- Do sử dụng nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho hầu hết TSLĐ nên chi
phí sử dụng vốn cao, đôi khi cả trong những lúc không có nhu cầu thực sự
- Tính linh hoạt trong việc đầu tư vốn thấp nhất trong các mô hình tài trợ
♦ Mô hình tài trợ thứ ba: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảobằng nguồn vốn thường xuyên, còn lại một phần TSLĐ
thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm
thời.
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ ba như sau
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
TSCĐ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
34
Thời gian
Hình 1.3- Mô hình tài trợ thứ ba
Lợi ích của mô hình này:
- Chi phí sử dụng vốn được hạ thấp do sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn
hạn
- Tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn cao nhất trong các mô hình tài
trợ
Hạn chế của mô hình này:
- Do sử dụng nhiều nguồn vốn tạm thời nên khả năng gặp rủi ro trong
thanh toán cao nhất trong các mô hình tài trợ.
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh tình hình quản trị vốn cố định của DN
Để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và vốn cố định người ta
thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
+ Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp:
Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số
giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho
doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở
doanh nghiệp.
+ Hệ số trang bị TSCĐ:
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
TSCĐ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
35
Chỉ tiêu này phản ánh: Giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công
nhân trực tiếp sản xuất. Hệ số này càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ
cho công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Công thức tính như sau:
+ Tỷ suất đầu tư TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản
của doanh nghiệp, tức là trong một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có
bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh
nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ.
Công thức tính như sau:
Tỷ suất đầu tư
TSCĐ
=
Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân
Tổng tài sản bình quân
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao
nhiên đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo
phương pháp bình quan giữa nguyên giá TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ.
Công thức tính như sau:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân
+ Hiệu suất sử dụng VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vốn cố định sử dụng trong kỳ là phần
giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ. Vốn cố định bình quân được tính theo
phương pháp bình quân số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ.
Hệ số trang bị
TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất bình quân trong kỳ
Số lượng công nhân viên trực tiếp sản xuất
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
36
Công thức tính như sau:
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
+ Hệ số hao mòn TSCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp
phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thu
hồi ở tại thời điêm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết
thời hạn sử dụng , vốn cố định cũng sắp thu hồi hết.
Công thức tính như sau:
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
+ Hàm lượng VCĐ:
Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, nó
phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ
ra bao nhiêu đồng vốn cố định. Hàm lượng vốn cố định càng tháp thì hiệu quả
sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại.
Công thức tính như sau:
Hàm lượng VCĐ =
Vốn cố định bình quân
Doanh thu thuần
+ Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là thước đo
đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động.
Công thức tính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận
VCĐ
=
Lợi nhuận trước(sau) thuế
× 100%
Vốn cố định bình quân
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
37
Hệ thống các chỉ tiêu trên được sử dụng để đánh giá trình độ quản lý, sử
dụng TSCĐ và hiệu quả sử dụng VCĐ. Tuy nhiên, chúng không được xem
xét một cách riêng rẽ mà phải đặt chúng trong một tổng thể có mối quan hệ
gắn bó mật thiết với nhau. Từ đó, mới đưa ra được nhận xét, đánh giá chính
xác đối với công tác quản lý và sử dụng VCĐ cũng như TSCĐ của doanh
nghiệp.
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của DN
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều muốn sử
dụng có hiệu quả vốn kinh doanh nói chung và VCĐ nói riêng. Tuy nhiên,
hiệu quả sử dụng VCĐ có đạt được như mong muốn hay không là phụ thuộc
vào nhiều nhân tố. Có các nhân tố khách quan như: Lạm phát nền kinh tế, sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật, rủi ro bất ngờ trong kinh doanh,...; cũng có cả
nhân tố chủ quan như: trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp, nhân tố
khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao,... Để quản lý, sử dụng có hiệu quả VCĐ
thì các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần đánh giá đúng các nguyên
nhân này để có biện pháp xử lý thích hợp. Có thể phân tích một số nguyên
nhân cơ bản sau đây:
* Nhân tố khách quan:
- Tác động của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật:
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện
tượng hao mòn vô hình TSCĐ của doanh nghiệp. Khoa học kỹ thuật càng
phát triển thì hao mòn vô hình TSCĐ càng lớn. Các doanh nghiệp sẽ phải chú
ý thường xuyên đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật từ đó có biện pháp
đối phó với tình trạng này.
- Những rủi ro trong kinh doanh:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có thể gặp
những rủi ro do thiên tai mang lại như: lũ lụt, động đất,...; cũng có thể do nền
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
38
kinh tế mang lại như do có lạm phát, thiểu phát,...Điều này có thể làm cho
doanh nghiệp thất thoát một lượng vốn lớn, tức là làm giảm sút hiệu quả sử
dụng VCĐ của doanh nghiệp.
* Nhân tố chủ quan:
- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp:
Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp luôn là yếu tố tiền đề cho
việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VCĐ nói riêng.
Nếu bộ máy quản lý của doanh nghiệp làm việc có hiệu quả sẽ khiến cho công
việc kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra nhịp nhàng, đồng bộ. Ngược lại bộ
máy quản lý kém hiệu quả, chồng chéo, cồng kềnh có thể là nguyên nhân của
hàng loạt các sai sót ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khâu mua sắm TSCĐ ban đầu:
Do đặc tính của TSCĐ là giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên một
khi đã quyết định đầu tư TSCĐ là phải xem xét tính toán thật kỹ lưỡng. Bởi
vậy, ngay từ khâu lựa chọn đầu tư đã quyết định đến hiệu quả sử dụng VCĐ.
Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải trả một giá đắt cho sự lựa chọn thiếu chính
xác của mình. Nếu ở mức độ nhẹ, doanh nghiệp sẽ bị giảm sút hiệu quả kinh
doanh, nguy hiểm hơn có thể dẫn doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao:
Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn của TSCĐ
trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phương pháp
tính toán thích hợp.
Bộ phận giá trị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm được
coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện ra dưới hình thức
tiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền
khấu hao được tích lũy lại hình thành quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp.
Quỹ khấu hao TSCĐ là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất giản
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
39
đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ trong các doanh nghiệp. Trên thực tế, khi
chưa có nhu cầu đầu tư mua sắm TSCĐ, các doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ
này để đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh của mình.
Về nguyên tắc, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức hao mòn
của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Để làm được
điều này, các doanh nghiệp phải xác định cho mình một phương pháp khấu
hao phù hợp. Nếu lựa chọn phương pháp khấu hao không thích hợp có thể
dẫn đến tình trạng: Một là, nếu khấu hao quá thấp so với hao mòn thực tế của
TSCĐ sẽ dẫn đến hiện tượng VCĐ bị ăn mòn, như vậy là không bảo toàn
được VCĐ; hai là, nếu tiền khấu hao quá cao so với hao mòn thực tế sẽ đội
giá thành lên cao, doanh nghiệp tăng giá bán có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng
hàng hóa, ứ đọng vốn do sản phẩm không có đủ khả năng cạnh tranh về giá.
Do đó, lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp có ý nghĩa quan trọng
trong việc bảo toàn VCĐ. Đồng thời, sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao cũng là
biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VCĐ đã phân tích ở
trên, còn có các nhân tố khác nữa ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VCĐ của
doanh nghiệp như: Các chính sách vĩ mô của Nhà nước qua mỗi thời kỳ, hiện
tượng lợi dụng những sơ hở trong chế độ quản lý tài chính của Nhà nước làm
thất thoát vốn lớn qua nhượng bán TSCĐ, rao vốn,...ứng với mỗi một nhân tố
ảnh hưởng, doanh nghiệp cần phân tích để tìm ra các giải pháp thích hợp
tương ứng nhằm quản lý và sử dụng tốt nhất VCĐ của doanh nghiệp mình.
Qua chương 1, ta có thể hiểu được những lý luận chung về vốn cố định,
cách thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp và sự cần
thiết cũng như mục tiêu của việc quản trị vốn cố định. Và để hiểu rõ về nội
dụng quản trị vốn cố định cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm tăng
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
40
tường quản trị vốn cố định, ta đi sâu vào nghiên cứu thực tế dựa trên số liệu
báo cáo tài chính của Công ty in Tài chính trong 2 năm gần đây 2012- 2013.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
41
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY IN TÀI CHÍNH.
2.1. Khái quátquá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh
doanh của Công ty in Tài chính
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty in Tài chính
2.1.1.1. Vài nét về công ty In Tài chính
Công ty In Tài chính là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài
Chính được thành lập theo quyết định số 925/TC/TCCB do Bộ trưởng Bộ Tài
chính ký ngày 17/8/1985.
Một số thông tin khái quát:
 Tên đầy đủ: Công ty TNHH một thành viên In Tài Chính
 Tên Tiếng Anh: Finance Printing One Member Company Limited
 Tên giao dịch: Công ty ITC
 Trụ sở chính: Ngõ 115 – phố Trần Cung – Nghĩa Tân – Cầu giấy – Hà
Nội
 Chi nhánh: Số 132- Cộng Hòa, P.4 - Q.Tân Bình - TP.Hồ Chí Minh
 Điện thoại: 043 8360519 , Fax: 04 7540165
 Website: http://intaichinh.com.vn
 Hình thức sở hữu vốn: Ngân sách Nhà Nước cấp và vốn tự bổ sung
 Lĩnh vực kinh doanh: In tổng hợp các loại tài liệu, hoá đơn, biên lai,
tem thuốc lá, tem rượu, sách báo, tạp chí, lịch..
 Vốn điều lệ: 74.808 triệu đồng ; Vốn pháp định: 6.000 triệu đồng
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty In tài chính
Công ty TNHH một thành viên In Tài chính mà tiền thân là nhà in Tài
Chính, được thành lập theo quyết định số 925/TC/TCCB ký vào ngày
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
42
05/03/1985. Hiện nay công ty là đơn vị có tư cách pháp nhân, cơ chế độc lập,
tự chủ về tài chính. Với trên 25 năm xây dựng và phát triển có thể chia quá
trình hoạt động của công ty thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (Từ năm 1985-1990): đây là thời kỳ công ty mới thành lập
và đi vào hoạt động mang tên là Nhà in Tài chính với cơ sở vật chất đơn sơ, 1
nhà xưởng, 5 máy Typo cũ, 1 máy Offset, hệ thống điện nước chưa hoàn
thiện. Nhà in thực hiện hạch toán báo sổ trực thuộc Văn phòng Bộ Tài Chính,
từ việc giao dịch ký kết hợp đồng đến thực hiện kế hoạch sản xuất. Đến cuối
năm 1987, nhà in đã có những sản phẩm in đầu tiên.
- Giai đoạn 2 (từ năm 1990- 1994): Từ ngày 1/4/1990, Nhà in Tài chính
được tách ra hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Nhà in đã nhập dây chuyên công nghệ in
offset thay thế công nghệ in Typô, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường.
Năm 1990 Nhà in đã đạt được sản lượng 186 triệu trang in, cao nhất kể từ khi
thành lập, doanh thu của nhà in ngày càng tăng cao. Quá trình đổi mới thiết
bị công nghệ in đã tạo bước ngoặt lớn trong sản xuất kinh doanh, là yếu tố
tiên quyết quyết định sự phát triển bền vững của công ty trong những giai
đoạn phát triển tiếp theo.
- Giai đoạn 3 (từ năm 1995 đến 2010): Ngày 17/8/1995, Bộ trưởng Bộ
Tài chính đã ra quyết định số 925-TC/TCCB bổ sung thêm nhiệm vụ và đổi
tên Nhà in Tài chính thành Công ty In Tài chính đồng thời ban hành điều lệ
tổ chức và hoạt động của công ty làm cơ sở pháp lý, tạo thuận lợi cho công ty
hoạt động và phát triển. Đó chính là tièn đề vững chắc để công ty bước vào
một giai đoạn mới. Từ năm 1997, do nhu cầu của thị trường đang tăng, công
ty đã mở thêm một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến nay, Công
ty In Tài chính với sự giúp đỡ của Bộ Tài chính và bằng sự nỗ lực của chính
mình đã có một cơ ngơi tương đối ổn định với hơn 2.300m2 nhà xưởng và
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
43
những máy ín cực kỳ hiện đại thuộc loại bậc nhất trên thị trường với doanh
thu ngày càng tăng.
- Giai đoạn 4 (từ năm 2010 đến nay): Đây là một thời điểm khá quan
trọng đánh giấu bằng việc đổi tên của công ty, từ công ty In Tài chính đổi tên
thành công ty TNHH một thành viên In Tài chính. Đây là mốc đánh dấu của
một quy chế quản lý khác, không còn có nhiều sự can thiệp của cơ quan quản
lý vốn (Nhà nước), mang tính cơ chế thị trường nhiều hơn, bộ chủ quản chỉ
nắm vai trò định hướng, tăng tính tự chủ và độc lập cho bộ máy lãnh đạo.
Đây vừa là một cơ hội cũng như là một thách thức đối với bộ máy lãnh đạo
của công ty để càng ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
2.1.1.3. Nhiệm vụ của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất
Công ty In Tài Chính thực hiện nhiệm vụ theo mục đích thành lập là in
ấn các tài liệu, hóa đơn, biên lai, tem thuốc lám, tem rượu, sách báo, tạp chí,
lịch… theo đơn đặt hàng của các tổ chức, cá nhân như: Tổng cục Thuế, Bộ
Tài chính, các công ty Bảo hiểm, các công ty và các đơn vị khác… Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường hoạt động theo luật doanh nghiệp, công ty
được giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về vốn và tài sản của công ty
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phải đảm bảo toàn vốn, có lãi
và phát triển hơn nữa. Vì thế, công ty TNHH một thành viên In Tài chính phải
tìm mọi biện pháp tối ưu nhằm sử dụng tốt các nguồn lực tài chính của mình
và đảm bảo kinh doanh có lãi.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Đặcđiểm về bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và bộ máy
kế toán của Công ty In Tài chính
a. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay công ty có 275 cán bộ công nhân viên, trong đó có 32 cán bộ
quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết có trình độ đại học, còn đội ngũ công
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
44
nhân đều được đào tạo chính qui tại trường trung học kỹ thuật in của Bộ Văn
Hóa.
Đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, để quản lý tốt quá trình
sản xuất và đạt hiệu quả cao trong sản xuất đòi hỏi phải có bộ máy quản lý
gọn nhẹ, năng động, sáng tạo. Công ty in Tài chính là một đơn vị kinh doanh
độc lập và không nằm ngoài qui luật đó. Công ty được tổ chức theo mô hình
trực tuyến với bộ máy quản lý gọn nhẹ, quản lý theo chế độ một thủ trưởng.
Đứng đầu là giám đốc, người có quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm với
các cơ quan chức năng, với khách hàng và toàn bộ CBCNV. Giúp việc cho
giám đốc là một phó giám đốc phụ trách hành chính và một phó giám đốc phụ
trách kỹ thuật, bên dưới là hệ thống các bộ phận chức năng như phòng tổ chức
hành chính, phòng kế hoạch sản xuất,...
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty In Tài chính
Ghi chú:
Giám đốc
Phó giám
đốc
Phó giám
đốcPhó giám đốc
P. kinh
doanh
P. tổng hợp
Px. tạo mẫuChi nhánh
tại TP. HCM
Px. Hoàn
thànhPx. in
P.kiểm soát
nội bộ
P. kế toán tại
vụ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
45
Quan hệ chức năng:
Quan hệ trực tuyến:
Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý:
Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giảm đốc phụ trách kỹ
thuật, kinh doanh và hành chính.
Giám đốc là người đứng đầu công ty có nhiệm vụ điều hành và quản lý
của các phòng ban, chụi trách nhiệm trước bộ chủ quản và trước pháp luật.
Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chỉ đạo về mặt kỹ thuật, nghiên
cứu cải tiến chất lượng của các loại sản phẩm, nghiệm thu và chỉ đạo các biện
pháp quản lý chất lượng sản phẩm.
Phó giám đốc hành chính: Chịu trách nhiệm giúp giám đốc trong việc
theo dõi tình hình nhân lực, bộ máy cá bộ công nhân viên, quản lý hồ sơ tài
liệu và phân công lao động.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Chịu trách nhiệm tổ chức khâu bán
hàng, tìm kiếm đối tác và chăm sóc khách hàng.
Mỗi phòng ban chức năng đều có nhiệm vụ riêng trong tổ chức quản lý
kinh doanh và phối hợp với nhau để đảm bảo hoat động sản xuất kinh doanh
diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Các bộ phận phân xưởng trực tiếp sản xuất theo
nhiệm vụ được giao để hoàn thành đơn đặt hàng mà công ty nhận được.
b. Tổ chức công tác kế toán
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty in Tài chính
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
46
Bộ máy kế toán của công ty theo kiểu tập trung, mọi công việc kế toán
đều được thực hiện ở phòng kế toán và các nhân viên kế toán đều được điều
hành trực tiếp từ người lãnh đạo là kế toán trưởng.
Hình thức kế toán áp dụng là hình thức nhật ký chung. Đây là hình thức
kế toán rất phù hợp với các đơn vị có sử dụng kế toán máy như Công ty. Công
ty sử dụng phần mềm FAST trong công tác kế toán nên khối lượng công việc
được giảm bớt đi rất nhiều.
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
 Đặc điểm về mạng lưới sản xuất kinh doanh: Bố trí trên hai địa bàn
thuận lợi: Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai trung tâm
kinh tế trọng điểm của cả nước, hội tụ nhiều các điều kiện thuận lợi, phục vụ
tốt cho công việc phát triển kinh doanh của công ty như giao thông, mạng lưới
các đại lý, các đối tác làm ăn…
 Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại hoá
đơn, biên lai, tem thuốc lá, vé và một số loại ấn phẩm khác như sách, báo….
(hầu hết là những sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước về
mặt tài chính). Sản phẩm của công ty đều làm theo đơn đặt hàng.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
tổng ngân
hàng
Kế toán
vật tư
hàng hóa
Kế toán
tiêu thụ
công nợ
và thanh
toán
Kế toán
TSCĐ
và trích
khấu hao
Kế
toán
XĐKQ
và thuế
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
47
 Đặc điểm về nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất ra ấn
phẩm là bản kẽm, mực in, giấy, nguyên liệu phụ trợ khác. Nguồn cung cấp
đầu vào chủ yếu là Tổng công ty giấy Việt Nam, Công ty Z72, Nhà máy giấy
Bãi Bằng. Với các loại vật liệu khác như mực in, kẽm thì công ty mua qua
trung gian các công ty nhập khẩu.
 Đặc điểm máy móc thiết bị: Xuất phát từ quan điểm phải đổi mới và áp
dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao,
trong những năm gần đây, Công ty TNHH một thành viên In Tài chính đã
luôn trú trọng vào việc đầu tư đổi mới công nghệ, tối thiểu hóa chi phí đầu
vào…để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như thực hiện mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận.
- Năm 2000, công ty trang bị thêm một máy hiệu Heidelberg khổ in
52x72 cm, bốn màu, có răng cưa và bộ nhảy 180 số, được đăng kí độc quyền
ở nơi sản xuất.
- Năm 2004, công ty đã trang bị thêm 5 máy in Offset từ một đến bốn
màu nhãn hiệu Heidelberg của Đức, một máy in giấy vi tính liên tục hiệu
Rotatex của Tây Ban Nha, một máy cắt giấy Polar 115E của Đức. Đặc biệt,
công ty đã đầu tư được một máy chế bản điện tử hiệu Top Setter, đi kèm theo
nó là phần mềm Signa Station 9 – phần mền chế bản điện tử đã được đang kí
bản quyền tại nơi sản xuất, tạo điều kiện tăng sức cạnh tranh của công ty trên
thị trường.
- Năm 2009, công ty đã mua một máy in phun, đây là công nghệ dùng để
in mã vạch, khá hiện đại với giá trị trên 11 tỷ đồng.
2.1.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, các sản phẩm in trên thị trường rất phong phú, đa dạng. Yêu
cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm in cũng đòi hỏi khắt khe hơn. Do đó, nó
đặt ra cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải luôn quan tâm
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
48
đến nhu cầu, thị hiếu khách hàng nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cao nhất
trong hiện tại cũng như trong tương lai. Mặc dù là công ty có uy tín trong
ngành và có một lượng khách hàng quen thuộc như: Tổng cục thuế, các công
ty Bảo hiểm, Bộ Tài chính,... Nhưng trước sự phát triển của rất nhiều công ty
in thuộc các Bộ, Ngành khác, các công ty in tư nhân, đòi hỏi công ty luôn
phải có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, trước hết là để giữ được các
khách hàng thường xuyên, sau nữa là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty In Tài chính đang ứng dụng công nghệ in Offest. Đây là công
nghệ tiến tiến, trình độ tự động hoá dây truyền sản xuất được thể hiện qua hệ
thống điều khiển tự động và bán tự động. Sản phẩm in có thể có nhiều loại và
không phải công đoạn in nào cũng giống nhau nhưng nhìn chung quy trình
công nghệ sản xuất một sản phẩm in đều trải qua các công đoạn thể hiện tại sơ
đồ 2.
Căn cứ vào quy trình công nghệ in sản phẩm, công ty tổ chức thành ba phần
xưởng:
 Phân xưởng tạo mẫu: Có nhiệm vụ sắp chữ trên vi tính, thiết kế và chọn
kích cỡ sản phẩm hợp lý, chọn bản kẽm và phôi kẽm vào máy in.
 Phân xưởng in: Chịu trách nhiệm in ấn các bản kẽm từ phân xưởng vi
tính chế bản sang.
 Phân xưởng hoàn thiện sản phẩm: Là phân xưởng cuối cùng trong quy
trình sản xuất ở công ty, có nhiệm vụ nhận các tổ in từ phân xưởng in chuyển
sang để xếp thành trang, sắp xếp thứ tự đóng, khâu, chuyển sang dán bìa,
xén, gọt cho đúng khuôn khổ và giao sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
49
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty in Tài chính
2.1.3.1. Nhữngthuận lợivà khó khăn chủ yếu của công ty trong thời gian qua
* Thuận lợi:
Các yếu tố môi trường vĩ mô:
Năm 2013, hàng loạt chính sách mới liên tục được chính phủ đưa ra để
đối phó với tình trạng tăng trưởng kinh tế thấp, tiêu thụ khó khăn và hàng loạt
doanh nghiệp giải thể, phá sản hàng loạt. Lãi suất cho vay vốn của các ngân
hàng giảm, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn. Lãi suất cho vay giảm mạnh, cao
nhất là 13%. Tuy nhiên, những ảnh hưởng còn chưa thực sự tác động một cách
tích cực rõ ràng.
Các yếu tố môi trường vi mô:
Tài liệu cần in
Sắp chữ trên máy vi tính
Làm phim dương bản
Tạo bản kẽm,phôi bản
In Offset
Gấp, đóng bìa,
cặt, xén, đóng
gói thành phẩm
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
50
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm và vững
vàng trong nhiệp vụ. Bộ máy quản lý của công ty năng động sáng tạo trong
kinh doanh.
Công ty có uy tín đối với các bạn hàng, và có một mạng lưới khách hàng
rộng khắp và ổn định. Thị trường tiêu thụ của công ty đang không ngừng
được mở rộng cả trong và ngoài nước.
Công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại như :
Phòng chế bản: Hiện nay, Công ty đang sử dụng hai loại chế bản đó là
chế bản tự động và chế bản bằng tay. Chế bản tự động của Công ty đang sử
dụng máy nhãn hiệu Topsetter- là loại máy hiện đại nhất hiện nay trong ngành
in tại Việt Nam.
Cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000,
Công ty luôn đầu tư vào công nghệ. Hiện tại, Công ty in Tài chính đã trang bị
hệ thống máy in Offset tờ rời và cuộn hiện đại có in số nhảy, mã vạch, ngoài
ra Công ty còn có hệ thống máy in Offset và Plexo, có mực in UV phủ bóng
từng phần tạo ra những sản phẩm cao cấp, những mặt hàng đẹp và mang tính
bảo an cao.
Công ty có thể thu mua nguyên liệu tại các nhà máy quen giá cả hợp lý
và số lượng, chất lượng đảm bảo như : tổng công ty giấy Việt Nam ,Nhà máy
giấy Vạn Điềm, công ty Z72…
* Khó khăn
Các yếu tố môi trường vĩ mô:
Tình hình kinh tế vĩ mô: 2012 là năm chứng khiến hàng loạt doanh
nghiệp giải thể, phá sản. Bên cạnh việc tái cơ cấu, M&A, không ít các doanh
nghiệp gặp khó khăn phải tìm đến con đường giải thể, phá sản. Tình hình kinh
tế không mấy khả quan và có nhiều bất ổn, rủi ro khó lường trước cũng như
những biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ký kết những hợp đồng
kinh tế cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Lãi suất vay vốn
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
51
hợp lý chưa thực sự ổn định; việc tiếp cận để được hỗ trợ lãi suất vay vốn và
nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn
khó khăn; môi trường pháp lý và hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp
còn nhiều khe hở, bất cập… Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tang lên cho
thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát
triển mạnh nên người lao động không chịu ảnh thất nghiệp kép dài mà chấp
nhận công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh, họ dễ dàng
từ bỏ việc hiện tại để theo đuổi công việc mới gây khó khăn trong việc tổ
chức bộ máy lao động.
Các yếu tố môi trường vi mô:
Công ty cũng chưa có bộ phận quản lý tài chính chuyên biệt mà vẫn gộp
chung với bộ phận kế toán. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc
hoạch định, điều chỉnh chính sách tài chính của công ty.
Thị trường có sự cạnh tranh gay gắt cả trong và ngoài nước do các đơn
vị nước ngoài đã dành được thị phần đáng kể trong việc in ấn nhãn và bao bì
là một trở ngại đối với công ty,nhất là trong lĩnh vực in ấn.
Giá nguyên vật liệu tăng cao đặc biệt là đối với các loại mặt hàng nhập
khẩu làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty cũng chịu nhiều áp lực, thách thức trong thời kỳ chuyển đổi và
hòa nhập thị trường quốc tế.
Yêu cầu về công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm …rất khắt khe. Do
vậy công ty luôn phải chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị, đảm bảo đáp
ứng các tiêu chuẩn về công nghệ cao và hiện đại
Tình hình suy thoái chung của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu in ấn giảm
mạnh, làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
2.1.3.2. Khái quát kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty
a. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty những năm gần đây
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10
52
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012- 2013
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU 2013 2012
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
%
1- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 193.267.368.407 221.590.910.716 -28.323.542.309 -12,78
2- Các khoản trừ - 13.203.750 -13.203.750 -100
3- Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
193.267.368.407 221.577.706.966 -28.310.338.559 -12,78
4- Giá vốn hàng bán 134.783.718.640 167.603.822.344 -32.820.103.704 -19,58
5- Lợi nhuận gộp về hàng bán và cung cấp
dịch vụ
58.483.649.767 53.973.884.622 4.509.765.145 8,36
6- Doanh thu hoạt động tài chính 812.140.418 434.281.828 377.858.590 87,01
7- Chi phí hoạt động tài chính 5.502.262.267 11.080.924.641 -5.578.662.374 -50,34
- Trong đó: Chi phí lãi vay 5.502.262.267 11.080.924.641 -5.578.662.374 -50,34
8- Chi phí bán hàng 6.761.290.139 7.509.716.961 -748.426.822 -9,97
9- Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.609.094.588 13.337.397.985 -728.303.397 -5,46
10- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 34.423.143.191 22.480.126.863 11.943.016.328 53,13
11- Thu nhập khác 5.356.662.390 792.911.718 4.563.750.672 575,57
12- Chi phí khác 44.125.848 59.224.120 -15.098.272 -25,49
13- Lợi nhuận khác 5.312.536.542 733.687.598 4.578.848.944 624,09
14- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 39.735.679.733 23.213.814.461 16.521.865.272 71,17
15- Chi phí thuế TNDN hiện hành 9.933.919.933 5.803.453.615 4.130.466.318 71,17
16- Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -
17- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
29.801.759.800 17.410.360.846 12.391.398.954 71,17
(Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh 2013)
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu thuần năm
2013 là 193.267.368.407 đồng giảm 28.310.338.559 đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm 12,78% so với năm 2012. Tuy nhiên lợi nhuận gộp năm 2013 vẫn tăng
4.509.765.145 đồng tương đương với tăng 8,36% so với năm 2012. Nguyên
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdcNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và ...
Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và ...Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và ...
Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngDương Hà
 

What's hot (20)

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdcNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
 
Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và ...
Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và ...Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và ...
Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và ...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng KênhĐề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty dệt may, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty dệt may, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty dệt may, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty dệt may, HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
 

Similar to Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh LongViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủyĐề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức GiangĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đLuận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
Sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty thương mại Khánh An, HAY
Sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty thương mại Khánh An, HAYSử dụng vốn kinh doanh tại Công ty thương mại Khánh An, HAY
Sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty thương mại Khánh An, HAY
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng TháiNâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- TRẦN TUẤN NGHĨA Lớp: CQ48/11.10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty TNHH MTV IN Tài Chính Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS.Mai Khánh Vân HÀ NỘI - 2014
  • 2. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Trần Tuấn Nghĩa
  • 3. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH 1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp .............................................................11 1.1.1. Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong DN ..........................11 1.1.1.1. Tài sản cố định của doanh nghiệp ..................................................11 1.1.1.2. Vốn cố định của doanh nghiệp .....................................................24 1.1.2. Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của DN .......................................25 1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp ................................................26 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp ...........26 1.2.2. Công tác quản lý, sử dụng VCĐ của công ty......................................27 1.2.3. Nội dung quản trị vốn cố định của DN .............................................29 1.2.4. Mô hình tài trợ vốn...........................................................................32 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh tình hình quản trị vốn cố định của DN ...................34 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của DN ..................37 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY IN TÀI CHÍNH 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty in Tài chính ..........................................................41
  • 4. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 4 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty in Tài chính ...............41 2.1.1.1. Vài nét về công ty In Tài chính ......................................................41 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty In tài chính ....................41 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ........................43 2.1.2.1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và bộ máy kế toán của Công ty In Tài chính ........................................................43 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ...........................46 2.1.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm .........................................................47 2.1.2.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ......................48 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty in Tài chính ........................49 2.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của công ty trong thời gian qua ....................................................................................................49 2.1.3.2. Khái quát kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty .....51 2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty In Tài chính trong thời gian qua ....................................................................................................60 2.2.1. Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty .........................60 2.2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty in Tài chính ...................62 2.2.2.1. Phân tích cơ cấu TSCĐ của công ty in Tài chính ............................62 2.2.2.2. Phân tích tình hình đầu tư đổi mới TSCĐ ......................................66 2.2.2.3. Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ .........................................68 2.2.2.4. Tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ của công ty in Tài chính ............71 2.2.2.5. Tình hình khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ ......................73 2.2.2.6. Đánh giá mô hình tài trợ vốn của công ty........................................75 2.2.2.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và VCĐ ........................................................................................................77
  • 5. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 5 2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty ...........80 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY IN TÀI CHÍNH 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty in Tài chính trong thời gian tới ..............................................................................................84 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định ở Công ty in Tài chính .................................................................................85 3.2.1. Đầu tư đồng bộ hơn vào TSCĐ ........................................................86 3.2.2. Tăng cường đầu tư, đổi mới kết hợp với sửa chữa máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ ..................................................87 3.2.3. Nâng cao trình độ và tay nghề của đội ngũ công nhân, bố trí lao động tại các phân xưởng một cách hợp lý ..................................................91 3.2.4. Đánh giá lại TSCĐ ..........................................................................92 3.2.5. Kết hợp các các phương pháp khấu hao ............................................93 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp ........................................................94 KẾT LUẬN
  • 6. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VCĐ : Vốn cố định TSCĐ : Tài sản cố định ĐTTC : Đầu tư tài chính HTK : Hàng tồn kho NSNN : Ngân sách Nhà nước VLĐ : Vốn lưu động XDCB : Xây dựng cơ bản VKD : Vốn kinh doanh BQ : bình quân LNST : Lợi nhuận sau thuế LNTT : Lợi nhuận trước thuế DTT : Doanh thu thuần GVHB : Giá vốn hàng bán TC : Tài chính
  • 7. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty in Tài chính Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty in Tài chính Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Hình 1.1: Mô hình tài trợ thứ nhất Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ hai Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ ba Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012- 2013 Bảng 2.2: Khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Bảng 2.3: Hệ số khả năng thanh toán Bảng 2.4: Hệ số khả năng sinh lời của công ty Bảng 2.5: Cơ cầu vốn cố định của công ty Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản cố định của công ty Bảng 2.7: Tình hình biến động tài sản cố định của công ty Bảng 2.8: Tình hình kĩ thuật của tài sản cố định Bảng 2.9: Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty
  • 8. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 8 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày này, khi nền kinh tế nước tachuyểnsang cơ chế thị trường, mục đích củacác doanhnghiệp Nhànước khôngcònlàhoànthành kế hoạch được giao mà phảitự hạch toán kinh doanh của mình theo phương thức “lời ăn, lỗ chịu”. Các doanhnghiệp luônphảikhôngngừng cố gắng để hòa nhập và thích ứng với môi trường mới đầy cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì không có cách nào khác là phảihuy độngmọinguồnlực sẵncó củamình kết hợp với các nguồn lực bênngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh để sao cho có hiệu quả cao nhất. Một trong các nguồn lực đó là VCĐ. Trình độ quản lý, sử dụng vốn ở mỗi doanh nghiệp là tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả, doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ. Vốn được quản lý tốt sẽ phát huy khả năng sinh lời, đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Hơn nữa, VCĐ thường là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất. VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó quản lý, sử dụng có hiệu quả VCĐ sẽ là “đòn bẩy” nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của VCĐ và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, trong quá trình thực tập tại Công ty in Tài chính, em đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề này và phát triển thành đề tài nghiên cứu: “Cácgiải pháp tăng cường quản trị vốn cố định ở Công ty TNHH MTV in Tài chính” 2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các vấn đề về vốn cố định, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, thông qua các
  • 9. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 9 chỉ tiêu đánh giá thực trạng và hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại Công ty in Tài chính. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đề tài này tại công ty in Tài chính nhằm những mục đích sau : Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về Vốn cố định Tìm hiểu thực trạng vốn cố định của doanh nghiệp, xem xét và đánh tình hình biến động cơ cấu vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong năm 2013 trên cơ sở so sánh với năm 2012. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại đơn vị trong thời gian tới 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty in Tài chính tại địa chỉ Ngõ 115, phố Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu giấy, Hà Nội. Về thời gian: Năm 2012 - 2013 Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ báo cáo tài chính năm 2013 và 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: Phân tích nhân tố, phương pháp số chênh lệch… 6. Kết cấu đề tài Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về VCĐ
  • 10. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 10 Chương II: Thực trạng về quản lý, sử dụng VCĐ và hiệu quả sử dụng VCĐ ở Công ty in Tài chính. Chương III: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ ở Công ty in Tài chính. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do còn hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô và các cô chú trong phòng tài vụ của Công ty in Tài chính.
  • 11. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 11 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong DN 1.1.1.1. Tài sản cố định của doanh nghiệp I. Khái niệm - đặc điểm TSCĐ của doanh nghiệp * Khái niệm TSCĐ: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có ba yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Khác với các đối tượng lao động (Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,...), các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải,...) là những phương tiện vật chất được sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của con người. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bộ phận quan trọng nhất, thường chiếm tỉ trọng lớn nhất là các TSCĐ. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ quản lý) hay gián tiếp (nhà xưởng, công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm TSCĐ vô hình,...). Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ đối với mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ không giống nhau. ở nước ta, theo thông tư số 45/2013/TT – BTC ban hành ngày 15/4/2013, TSCĐ của doanh nghiệp phải thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn sau: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
  • 12. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 12 b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn qui định trên được coi là những công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ của doanh nghiệp là phức tạp hơn nhiều. Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản, thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coilà một TSCĐ hữu hình độc lập (ví dụ, đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn, hoặc cây thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình). Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng thời cả ba điều kiện qui định trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Từ những nội dung trình bày ở trên có thể định nghĩa TSCĐ như sau: “TSCĐ là tài sản của doanh nghiệp mà đặcđiểm của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị TSCĐ chuyển dịch dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm tạo ra”
  • 13. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 13 * Đặc điểm của TSCĐ: - TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, phát huy năng lực sản xuất trong một thời gian dài. - Trong quá trình sử dụng, TSCĐ giữ nguyên hình thái vật đặc tính sử dụng ban đầu. Giá trị TSCĐ chuyển dịch dần dần từng phần theo mức độ hao mòn giá trị sản phẩm mà nó tạo ra. - Sau nhiều chu kỳ kinh doanh mới cần đổi mới TSCĐ (khi TSCĐ đã hết thời gian sử dụng hoặc không phát huy hiệu quả kinh tế). II. Phân loại TSCĐ. Để quản lý TSCĐ một cách khoa học và hợp lý, người ta phân chia TSCĐ theo những tiêu thức nhất định. Thông thường có những cách phân loại chủ yếu sau: * Phân loạiTSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm 3 loại: - Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị... - Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầutư thoảmãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả... - Tàisản cố định thuêtàichính:là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được
  • 14. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 14 quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồngthuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn các quy định trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động. Cách phân loại này giúp cho người quản lý có cách nhìn tổng thể về cơ cấu đầu tư về TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. Là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, lựa chọn các quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp và có hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp. * Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng. Căn cứ tình hình sử dụng, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại: - TSCĐ đang sử dụng - TSCĐ chưa cần dùng - TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý Cách phân loại này, giúp người quản lý đánh giá khái quát tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng. * Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng. Căn cứ vào mục đích sử dụng, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại: - TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp.
  • 15. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 15 - TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng - TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước Cách phân loại này giúp người quản lý thấy được cơ cấu TSCĐ theo mục đích sử dụng. Từ đó, xác định trọng tâm quản lý TSCĐ, có biện pháp quản lý thích hợp đối với mỗi loại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. * Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế. Căn cứ vào công dụng kinh tế, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại: - Nhà cửa, vật kiến trúc: Là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc, đường xá,... - Máy móc thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nh­ máy móc đơn lẻ, thiết bị động lực, dây chuyền công nghệ,... - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải nh­ phương tiện đường sắt, đường thủy, đường ống và các thiết bị truyền dẫn,... - Thiết bị dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nh­ máy vi tính, thiết bị điện tử, máy hút bụi,... - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: Là các vườn cây lâu năm như vườn chè, vườn cây ăn quả, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò,... - Các loại TSCĐ khác: Là toàn bộ các loại TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật,...
  • 16. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 16 Cách phân loại này giúp người quản lý biết kết cấu TSCĐ theo công dụng kinh tế. Từ đó, người quản lý đánh giá được trọng tâm quản lý, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp và để có định hướng đầu tư vào TSCĐ, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện khấu hao TSCĐ. Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá, xem xét kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐ của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Kết cấu TSCĐ giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một ngành sản xuất cũng không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt hoặc biến động của kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như qui mô sản xuất, khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.... Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp, việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu TSCĐ là một việt làm cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kết cấu TSCĐ sao cho có lợi nhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. III. Khấu hao tài sản cố định * Hao mòn TSCĐ Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ luôn bị hao mòn dưới 2 hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất, đó là sự thay đổi hình thức hay trạng thái vật lý ban đầu của các chi tiết, bộ phận TSCĐ do các tác động của quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên. Về giá trị sử dụng, đó là sự giảm sút về công dụng hay các tính năng kĩ thuật của TSCĐ trong
  • 17. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 17 quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muồn khôi phục lại giá trị sử dụng, phải tiến hành thay thế, sửa chữa. Về giá trị, đó là sự giảm dần về giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn của nó vào giá trị sản phẩm. Nguyên nhân của hao mòn hữu hình trước hết là do các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Tiếp đến là các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên và điều kiện sử dụng TSCĐ như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí, tải trọng, tác động của hóa chất… Ngoài ra, chất lượng nguên vật liệu, trình độ kỹ thuât công nghệ chế tạo TSCĐ cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hao mòn hữu hình của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Do tiến độ khoa học – kĩ thuật và công nghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bị mất giá so với TSCĐ mới. Hao mòn vô hình cũng xảy ra khi sản phẩm bị chấm dứt chu kỳ sống của nó trên thị trường nên những TSCĐ dùng để chế tạo các sản phẩm đó cũng không còn được tiếp tục sử dụng. Nguyên nhân của hao mòn vố hình là sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa hoc – kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Do đó, biện pháp chủ yếu để hạn chế hao mòn vô hình là các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa hoc – kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất của doanh nghiệp. Về mặt kinh tế, hao mòn TSCĐ dù xây ra dưới hình thức nào cũng là sự tổn thất giá trị TSCĐ của doanh nghiệp. Vì thế trong quá trình sử dụng, các doanh nghiệp phải chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu tối đa những tổn thất do hao mòn TSCĐ như: Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ; thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳ
  • 18. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 18 TSCĐ để tránh các hư hỏng bất thường TSCĐ, gây thiết hại về ngừng sản xuất; ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, khi TSCĐ đã hết thời gian sử dụng hoặc xét thấy việc sử dụng TSCĐ cũ không còn kinh tế thì phải mạnh dạn thay thế, đổi mới để nâng cao hiệu ủa sử dụng TSCĐ và vốn cố định của doanh nghiệp. * Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Mục đíchcủa khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi số vốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ. Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Tuy nhien, khác với các loại chi phí khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi ra trong kỳ. Số tiền khấu thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng các TSCĐ của doanh nghiệp khi hết thời hạn sử dụng. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn. Số tiền khấu hao này khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư để tái sản xuât giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ. Điều này không chỉ đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
  • 19. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 19 nghiệp, mà còn góp phần bảo toàn được vốn cố định, đáp ứng yếu cầu thay thế, đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐ của doanh nghiệp. * Các phương pháp khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng. Việc lưạ chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dung chủ yế, quan trọng trong quản lý vốn cố định của doanh nghiệp. Thông thường có các phương pháp khấu hao chủ yếu sau: a. Phương pháp khấu hao đường thẳng Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cách phổ biến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Công thức xác định như sau: Mức khấu hao năm = Nguyên giá tài sản cố định phải khấu hao Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm) Tỷ lệ khấu hao hàng năm(%) = Mức khấu hao hàng năm x 100% Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao = 1/T x 100% Nếu doanh nghiệp tính khấu hao theo tháng thì lấy mức khấu hao hàng năm hoặc tỷ lệ khấu hao hàng năm chia cho 12 tháng để xác định mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao theo tháng. Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các khoản phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tùy thuộc vào nguồn gốc, phương thức hình thành TSCĐ mà nguyên
  • 20. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 20 giá TSCĐ có cách xác định cụ thể. Trường hợp TSCĐ hình thành do mua sắm thì nguyên giá bao gồm giá mua thực tế phải trả, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, thuế phí không bồi hoàn và lãi vay vốn đầu tư TSCĐ phát sinh trong quá trình hình thành TSCĐ. Đối với TSCĐ doanh nghiệp tự xây dựng hoặc TSCĐ vô hình, nguyên giá là tổng giá trị thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để xây dựng TSCĐ hoặc đầu tư để có TSCĐ vô hình đó. Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, nguyên giá là giá trị còn lại hoặc nguyên giá xác định lại của TSCĐ cần phải khấu hao. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là thời gian sử dụng dự tính còn đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Thông thường được xác định dựa trên tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Đây là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các yếu tố về mặt thiết kế kỹ thuật – công nghệ chế tạo, về tính chất kinh tế hoặc hiệu quả trong việc sử dụng TSCĐ để xác định cho phù hợp, hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Tỷ lệ khấu hao TSCĐ có thể được xác định riêng cho từng TSCĐ, từng nhóm, loại TSCĐ hoặc cho toàn bộ các loại TSCĐ của doanh nghiệp. Phương pháp tính tỷ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được tính theo phương pháp bình quân gia quyền đối với toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xác định tỷ lệ khấu hao phải luôn đảm bảo sự thống nhất về phạm vi tính toán giữa tử số và mẫu số của các chỉ tiêu. Việc tính tỷ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp dự kiến tổng mức khấu hao TSCĐ trong công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng có ưu điểm là tính toán đơn giản; chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nên không gây đột biến về giá thành; cho phép doanh nghiệp dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào các loại TSCĐ. Tuy nhiên phương pháp
  • 21. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 21 này không thật phù hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ, không đều đặn giữa các thời kỳ trong năm; do số vốn được thu hồi bình quân nên số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. b. Phương pháp khấu hao nhanh Thực chất của phương pháp khấu hao nhanh là đẩy nhanh việc thu hồi vốn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ. Khấu hao nhanh có thể thực hiện theo2 phương pháp là khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng. + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Công thức tính toán như sau: MKHt = GCt x TKHđ Trong đó: MKHt: Mức khấu hao năm t GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1–›n) Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Theo kinh nghiệm thực tế ở các nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là 1,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 4 năm trở xuống; là 2,0 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ trên 4 năm đến dưới 6 năm; là 2,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm. + Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm. Công thức tính như sau:
  • 22. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 22 MKHt = NGKH x TKHt Trong đó: MKHt : Mức khấu hao năm t NGKH : Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao TKHt : Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách: - Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn sử dụng chia tổng số thứ tự năm sử dụng. - Cách 2: Áp dụng công thức sau: TKHt = 2(T-t+1) T(T+1) Trong đó: TKHt : Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm) t: Thời điêm (năm t) cần tính khấu hao. Phươngpháp khấuhao nhanh có ưuđiểm cơ bản là giúp cho doanh nghiệp nhanh chóngthu hồivốnđầu tư, hạn chế ảnh hưởng củahao mòn vô hình, tạo lá chắnthuế từ khấu hao cho doanhnghiệp ( làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp). Tuy nhiên khấu hao nhanh cũng làm cho chi phí kinh doanh trong những năm đầutăng cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêutài chính, nhấtlà các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến giá cổ phiếucủa côngtytrên thị trường. Việc tínhtoán khấu hao cũng phức tạp hơn do phải tính lại hàng năm và trong một mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không hoàntoànphùhợp với mức độ hao mòn củaTSCĐtrongquá trình sử dụng. c. Phương pháp khấu hao theo sản lượng
  • 23. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 23 Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Công thức tính như sau: MKHt = QSPt x MKHsp Trong đó: MKHt : Mức khấu hao TSCĐ ở năm t QSPt : Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t MKHsp : Mức khấu hao đơn vị sản phẩm. Mức khấu hao đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao chia cho số lượng ( hoặc khối lượng) sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ. Trường hợp tính khấu hao theo sản lượng từng tháng thì lấy số lượng ( hoặc khối lượng) sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với mức khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm. Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Do khấu hao được tính theo khối lượng sản phẩm hoặc công việc thực tế thực hiện nên phản ánh hợp lý hơn mức độ hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiên trong kỳ phải được rõ ràng, đầy đủ. Tóm lại, mỗi phương pháp khấu hao đều có những ưu, nhược điểm riêng. Hiện tại các doanh nghiệp được phép chủ động lựa chòn phương pháp khấu hao thích hợp với doanh nghiệp mình và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý và phải thực hiện nhất quán trogn suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp thay đổi 1 lần phương pháp trích khấu hao
  • 24. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 24 trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 1.1.1.2. Vốn cố định của doanh nghiệp. * Khái niệm - đặc điểm VCĐ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Để hình thành các TSCĐ hữu hình và vô hình đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ để đầu tư vào các TSCĐ đó gọi là VCĐ của doanh nghiệp hay là vốn đầu tư ứng trước TSCĐ của doanh nghiệp. Sở dĩ gọi là “vốn đầu tư ứng trước” vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi mà doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa do TSCĐ tạo ra sau nhiều chu kỳ sản xuất. Hơn nữa, VCĐ là vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên qui mô của VCĐ lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ, tính đồng bộ của TSCĐ và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ. Ta có thể đưa ra khái niệm VCĐ như sau: “VCĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng hoặc cần đổi mới”. * Nguồn hình thành vốn cố định
  • 25. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 25 Vốn vay từ ngân sách Nhà nước cấp: Đó là nguồn vốn được hình thành từ quỹ ngân sách nhà nước và được dùng vào mục đích phát triển kinh tế cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn trích từ lợi nhuận sau thuế từ quỹ đầu tư phát triển, bổ sung. Nguồn vốn tín dụng: Là khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạn của các ngân hàng thương mại, hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác hoặc huy động công nhân viên đóng góp. Nếu được nhà nước cấp phép, còn có nguồn vốn liên doanh liên kết: Là nguồn vốn góp theo tỷ lệ của nhà đầu tư để cùng kinh doanh và chia lợi nhuận theo số vốn góp. Tóm lại, nguồn vốn cố định là một bộ phận của nguồn vốn kinh doanh mà doanh nghiệp huy động được qua các nguồn vốn khác nhau. 1.1.2. Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của DN Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định luôn bị chi phối bởi các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp. Do TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng trong nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu không thay đổi nhưng giá trị của nó lại bị hao mòn và được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra nên vốn cố đinh cũng có những đặc điểm cơ bản: - VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm này của VCĐ xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. - VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất theo mức độ hao mòn của TSCĐ. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ bị hao mòn, bị giảm dần giá trị sử dụng và giá trị VCĐ được tách ra làm hai bộ phận: Vốn khấu hao tăng dần và giá trị còn lại TSCĐ giảm dần. Sở dĩ giá
  • 26. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 26 trị còn lại TSCĐ giảm dần do đặc điểm TSCĐ trong quá trình sử dụng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất, đặc tính sử dụng ban đầu, giá trị TSCĐ chuyển dịch dần từng phần theo mức độ hao mòn giá trị sản phẩm mà nó tạo ra. - VCĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau nhiều chu kỳ sản xuất khi mà TSCĐ hết thời gian sử dụng hoặc cần đổi mới. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Những đặc điểm luân chuyển trên đây của VCĐ không chỉ chi phối đến nội dung, biện pháp quản lý sử dụng vốn cố định, mà còn đòi hỏi việc quản lý, sử dụng vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý, sử dụng hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp. 1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp a. Khái niệm quản trị vốn cố định Quản lí vốn cố định là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn cố định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp. Do đó vốn cố định là giá trị được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp, vì vậy việc quản lí tốt tài sản cố định như: khấu hao, lập kế hoạch khấu hao, bảo toàn và phát triển vốn… sẽ giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch quản lí tốt hơn nguồn vốn b. Vai trò quản trị vốn cố định Trong cơ cấu vốn kinh doanh của tổ chức, chu kì vận động của vốn cố định thường dài hơn và vốn cố định thường chiếm một tỉ trọng lớn, do vậy quản lí vốn cố định là một trong những nội dung có vai trò quan trọng trong công tác quản lí của doanh nghiệp. Nó quyết định tới tốc độ tăng
  • 27. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 27 trưởng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của một tổ chức. Do vậy doanh nghiệp cần phải chú ý thực hiện tốt công tác quản lí vốn cố định c. Mục tiêu quản lí vốn cố định - Tạo lập và sử dụng tốt nguồn vốn - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định - Bảo toàn và phát triển nguồn vốn cố định - Bảo đảm an toàn và nâng cao năng suất người lao động - Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - Nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp 1.2.2. Công tác quản lý và sử dụng vốn cố định Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro. VCĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn và kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VCĐ của doanh nghiệp thì phải quản lý tốt cả hai hoạt động này. Đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh thường xuyên, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn tăng VCĐ của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Bảo toàn VCĐ là duy trì và giữ vững được sức mua của đồng vốn ban đầu đầu tư vào TSCĐ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn của VCĐ thì vốn được tái lập ít nhất cũng có thể tái đầu tư năng lực sử dụng ban đầu của TSCĐ.
  • 28. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 28 Xuất phát từ đặc điểm luân chuyển VCĐ, để quản lý tốt VCĐ phải quản lý trên cả hai nội dung sau: - Thứ nhất, quản lý về hiện vật. Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật là quản lý và sử dụng có hiệu quả các TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. Và điều quan trọng là duy trì thường xuyên và nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ. Để quản lý tốt VCĐ, trước hết doanh nghiệp cần huy động TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng qui chế sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì, nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ hư hỏng trước thời hạn qui định. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phân loại TSCĐ, mọi TSCĐ của doanh nghiệp phải có hồ sơ theo dõi quản lý riêng, cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ, mọi trường hợp thừa thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. - Thứ hai, quản lý về giá trị. Bảo toàn VCĐ về mặt giá trị là phải duy trì được giá trị thực (sức mua) của VCĐ ở thời điểm hiện tại so thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong trường hợp doanh nghiệp không chỉ duy trì được sức mua của vốn mà còn mở rộng quy mô vốn đầu tư ban đầu thì doanh nghiệp đã tăng được VCĐ của mình. Để quản lý VCĐ về mặt giá trị, thì doanh nghiệp cần quản lý vốn khấu hao và xác định giá trị còn lại của TSCĐ. Trước hết, quản lý vốn khấu hao, doanh nghiệp cần làm tốt công tác khấu hao TSCĐ (như lập kế hoạch khấu hao, các phương pháp khấu hao thích hợp) và quản lý quỹ khấu hao TSCĐ. Ngoài ra, doanh nghiệp phải xác định đúng giá trị còn lại của TSCĐ tạo điều kiện xác định chính xác VCĐ của doanh nghiệp và theo dõi sự biến động của VCĐ để từ đó duy trì, giữ vững sức mua của đồng vốn.
  • 29. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 29 1.2.3. Nội dung quản trị vốn cố định của DN Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khai thác tạo lập vốn, quản lý sửdụng vốn và phân cấp quảnlý, sửdụng vốn cố định trong doanh nghiệp. a. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp. Để dựbáo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thể dựa vào các căn cứ sau đây: - Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao để đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo. - Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác. - Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn. - Các dự án đầu TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qua đó, doanh nghiệp có thể huy động vốn đầu tư vào tài sản cố định từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng mỗi nguồn vốn đều có ưu nhược điểm và điều kiện thực hiện khác nhau, chiphí sửdụng khác nhau. Vì thế, trong khai thác, tạo lập nguồn vốn cố định, các doanhnghiệp vừa phải chú ý đadạng hóa các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ ưu, nhược điểm của từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu nguồn vốn tài trợ vốn cố định hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp. Những định hướng cơ bản cho việc khai thác, tạo lập nguồn vốn cố định là phải đảm bảo khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, hạn chế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa những ưu điểm của từng nguồn vốn được huy động. Điều này không chỉ đòi hỏi ở sự năng động, nhạy bén của từng doanh nghiệp mà cònở việc đổimới các chính sách, cơ chế tài chính của Nhà nước ở tầm vĩ mô để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể khai thác, tạo lập những nguồn vốn cần thiết. Đồngthời doanh nghiệp cũng cầnxác định được kết cấu tài sản cố định để
  • 30. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 30 đầu tư vào từng tài sản hợp lý. b. Quản lý sử dụng vốn cố định. Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của doanh nghiệp. Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạtđộngcủa TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy định. Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanhnghiệp cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn để có biện pháp xử lý thích hợp. Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau đây: - Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến độngcủa vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định. Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu: + Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá). + Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục. + Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại. - Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp. - Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất. - Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ.
  • 31. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 31 - Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòngtài chính, tríchtrước chiphí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. - Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài biện pháp trên cần thực hiện tốt qui chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanh nghiệp. Đây là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả. c. Phân cấp quản lý vốn cố định. Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền: - Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục đíchsửdụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có hoàn trả. - Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quảhơn. - Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định. - Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. - Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
  • 32. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 32 Thời gian doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Được quyền thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi. Riêng đối với các TSCĐ quan trọng muốn thanh lý phải được phép của cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật hiện hành. 1.2.4. Mô hình tài trợ vốn ♦ Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ nhất: Hình 1.1- Mô hình tài trợ thứ nhất Lợi ích của mô hình này: + Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao + Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn Hạn chế của mô hình này: + Chưa tạo được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn vì “vốn nào nguồn đó”, tuy tính chắc chắn được đảm bảo song kém linh hoạt (trong thực Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ
  • 33. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 33 Thời gian tế, có khi gặp khó khăn trong tiêu thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn lưu động thường xuyên khá lớn) ♦ Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai: Hình 1.2- Mô hình tài trợ thứ hai Lợi ích của mô hình này: - Đây là mô hình tài trợ có mức độ an toàn cao nhất, rủi ro trong thanh toán khi áp dụng mô hình này là thấp nhất Hạn chế của mô hình này: - Do sử dụng nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho hầu hết TSLĐ nên chi phí sử dụng vốn cao, đôi khi cả trong những lúc không có nhu cầu thực sự - Tính linh hoạt trong việc đầu tư vốn thấp nhất trong các mô hình tài trợ ♦ Mô hình tài trợ thứ ba: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảobằng nguồn vốn thường xuyên, còn lại một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ ba như sau Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ
  • 34. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 34 Thời gian Hình 1.3- Mô hình tài trợ thứ ba Lợi ích của mô hình này: - Chi phí sử dụng vốn được hạ thấp do sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn - Tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn cao nhất trong các mô hình tài trợ Hạn chế của mô hình này: - Do sử dụng nhiều nguồn vốn tạm thời nên khả năng gặp rủi ro trong thanh toán cao nhất trong các mô hình tài trợ. 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh tình hình quản trị vốn cố định của DN Để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và vốn cố định người ta thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau: + Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp. + Hệ số trang bị TSCĐ: Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ
  • 35. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 35 Chỉ tiêu này phản ánh: Giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất. Hệ số này càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Công thức tính như sau: + Tỷ suất đầu tư TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, tức là trong một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ. Công thức tính như sau: Tỷ suất đầu tư TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân Tổng tài sản bình quân + Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiên đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quan giữa nguyên giá TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ. Công thức tính như sau: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân + Hiệu suất sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vốn cố định sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ. Vốn cố định bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ. Hệ số trang bị TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất bình quân trong kỳ Số lượng công nhân viên trực tiếp sản xuất
  • 36. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 36 Công thức tính như sau: Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân + Hệ số hao mòn TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi ở tại thời điêm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn sử dụng , vốn cố định cũng sắp thu hồi hết. Công thức tính như sau: Hệ số hao mòn TSCĐ = Số khấu hao lũy kế của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ + Hàm lượng VCĐ: Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, nó phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định. Hàm lượng vốn cố định càng tháp thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại. Công thức tính như sau: Hàm lượng VCĐ = Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần + Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. Công thức tính như sau: Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước(sau) thuế × 100% Vốn cố định bình quân
  • 37. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 37 Hệ thống các chỉ tiêu trên được sử dụng để đánh giá trình độ quản lý, sử dụng TSCĐ và hiệu quả sử dụng VCĐ. Tuy nhiên, chúng không được xem xét một cách riêng rẽ mà phải đặt chúng trong một tổng thể có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Từ đó, mới đưa ra được nhận xét, đánh giá chính xác đối với công tác quản lý và sử dụng VCĐ cũng như TSCĐ của doanh nghiệp. 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của DN Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều muốn sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh nói chung và VCĐ nói riêng. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng VCĐ có đạt được như mong muốn hay không là phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Có các nhân tố khách quan như: Lạm phát nền kinh tế, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, rủi ro bất ngờ trong kinh doanh,...; cũng có cả nhân tố chủ quan như: trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp, nhân tố khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao,... Để quản lý, sử dụng có hiệu quả VCĐ thì các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần đánh giá đúng các nguyên nhân này để có biện pháp xử lý thích hợp. Có thể phân tích một số nguyên nhân cơ bản sau đây: * Nhân tố khách quan: - Tác động của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng hao mòn vô hình TSCĐ của doanh nghiệp. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì hao mòn vô hình TSCĐ càng lớn. Các doanh nghiệp sẽ phải chú ý thường xuyên đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật từ đó có biện pháp đối phó với tình trạng này. - Những rủi ro trong kinh doanh: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có thể gặp những rủi ro do thiên tai mang lại như: lũ lụt, động đất,...; cũng có thể do nền
  • 38. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 38 kinh tế mang lại như do có lạm phát, thiểu phát,...Điều này có thể làm cho doanh nghiệp thất thoát một lượng vốn lớn, tức là làm giảm sút hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp. * Nhân tố chủ quan: - Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp luôn là yếu tố tiền đề cho việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VCĐ nói riêng. Nếu bộ máy quản lý của doanh nghiệp làm việc có hiệu quả sẽ khiến cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra nhịp nhàng, đồng bộ. Ngược lại bộ máy quản lý kém hiệu quả, chồng chéo, cồng kềnh có thể là nguyên nhân của hàng loạt các sai sót ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Khâu mua sắm TSCĐ ban đầu: Do đặc tính của TSCĐ là giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên một khi đã quyết định đầu tư TSCĐ là phải xem xét tính toán thật kỹ lưỡng. Bởi vậy, ngay từ khâu lựa chọn đầu tư đã quyết định đến hiệu quả sử dụng VCĐ. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải trả một giá đắt cho sự lựa chọn thiếu chính xác của mình. Nếu ở mức độ nhẹ, doanh nghiệp sẽ bị giảm sút hiệu quả kinh doanh, nguy hiểm hơn có thể dẫn doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản. - Lựa chọn phương pháp khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao: Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phương pháp tính toán thích hợp. Bộ phận giá trị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm được coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện ra dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được tích lũy lại hình thành quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao TSCĐ là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất giản
  • 39. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 39 đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ trong các doanh nghiệp. Trên thực tế, khi chưa có nhu cầu đầu tư mua sắm TSCĐ, các doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ này để đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh của mình. Về nguyên tắc, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải xác định cho mình một phương pháp khấu hao phù hợp. Nếu lựa chọn phương pháp khấu hao không thích hợp có thể dẫn đến tình trạng: Một là, nếu khấu hao quá thấp so với hao mòn thực tế của TSCĐ sẽ dẫn đến hiện tượng VCĐ bị ăn mòn, như vậy là không bảo toàn được VCĐ; hai là, nếu tiền khấu hao quá cao so với hao mòn thực tế sẽ đội giá thành lên cao, doanh nghiệp tăng giá bán có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng hóa, ứ đọng vốn do sản phẩm không có đủ khả năng cạnh tranh về giá. Do đó, lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo toàn VCĐ. Đồng thời, sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao cũng là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VCĐ đã phân tích ở trên, còn có các nhân tố khác nữa ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp như: Các chính sách vĩ mô của Nhà nước qua mỗi thời kỳ, hiện tượng lợi dụng những sơ hở trong chế độ quản lý tài chính của Nhà nước làm thất thoát vốn lớn qua nhượng bán TSCĐ, rao vốn,...ứng với mỗi một nhân tố ảnh hưởng, doanh nghiệp cần phân tích để tìm ra các giải pháp thích hợp tương ứng nhằm quản lý và sử dụng tốt nhất VCĐ của doanh nghiệp mình. Qua chương 1, ta có thể hiểu được những lý luận chung về vốn cố định, cách thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp và sự cần thiết cũng như mục tiêu của việc quản trị vốn cố định. Và để hiểu rõ về nội dụng quản trị vốn cố định cũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả nhằm tăng
  • 40. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 40 tường quản trị vốn cố định, ta đi sâu vào nghiên cứu thực tế dựa trên số liệu báo cáo tài chính của Công ty in Tài chính trong 2 năm gần đây 2012- 2013.
  • 41. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 41 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY IN TÀI CHÍNH. 2.1. Khái quátquá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty in Tài chính 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty in Tài chính 2.1.1.1. Vài nét về công ty In Tài chính Công ty In Tài chính là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài Chính được thành lập theo quyết định số 925/TC/TCCB do Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ngày 17/8/1985. Một số thông tin khái quát:  Tên đầy đủ: Công ty TNHH một thành viên In Tài Chính  Tên Tiếng Anh: Finance Printing One Member Company Limited  Tên giao dịch: Công ty ITC  Trụ sở chính: Ngõ 115 – phố Trần Cung – Nghĩa Tân – Cầu giấy – Hà Nội  Chi nhánh: Số 132- Cộng Hòa, P.4 - Q.Tân Bình - TP.Hồ Chí Minh  Điện thoại: 043 8360519 , Fax: 04 7540165  Website: http://intaichinh.com.vn  Hình thức sở hữu vốn: Ngân sách Nhà Nước cấp và vốn tự bổ sung  Lĩnh vực kinh doanh: In tổng hợp các loại tài liệu, hoá đơn, biên lai, tem thuốc lá, tem rượu, sách báo, tạp chí, lịch..  Vốn điều lệ: 74.808 triệu đồng ; Vốn pháp định: 6.000 triệu đồng 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty In tài chính Công ty TNHH một thành viên In Tài chính mà tiền thân là nhà in Tài Chính, được thành lập theo quyết định số 925/TC/TCCB ký vào ngày
  • 42. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 42 05/03/1985. Hiện nay công ty là đơn vị có tư cách pháp nhân, cơ chế độc lập, tự chủ về tài chính. Với trên 25 năm xây dựng và phát triển có thể chia quá trình hoạt động của công ty thành ba giai đoạn: - Giai đoạn 1 (Từ năm 1985-1990): đây là thời kỳ công ty mới thành lập và đi vào hoạt động mang tên là Nhà in Tài chính với cơ sở vật chất đơn sơ, 1 nhà xưởng, 5 máy Typo cũ, 1 máy Offset, hệ thống điện nước chưa hoàn thiện. Nhà in thực hiện hạch toán báo sổ trực thuộc Văn phòng Bộ Tài Chính, từ việc giao dịch ký kết hợp đồng đến thực hiện kế hoạch sản xuất. Đến cuối năm 1987, nhà in đã có những sản phẩm in đầu tiên. - Giai đoạn 2 (từ năm 1990- 1994): Từ ngày 1/4/1990, Nhà in Tài chính được tách ra hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhà in đã nhập dây chuyên công nghệ in offset thay thế công nghệ in Typô, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm 1990 Nhà in đã đạt được sản lượng 186 triệu trang in, cao nhất kể từ khi thành lập, doanh thu của nhà in ngày càng tăng cao. Quá trình đổi mới thiết bị công nghệ in đã tạo bước ngoặt lớn trong sản xuất kinh doanh, là yếu tố tiên quyết quyết định sự phát triển bền vững của công ty trong những giai đoạn phát triển tiếp theo. - Giai đoạn 3 (từ năm 1995 đến 2010): Ngày 17/8/1995, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra quyết định số 925-TC/TCCB bổ sung thêm nhiệm vụ và đổi tên Nhà in Tài chính thành Công ty In Tài chính đồng thời ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty làm cơ sở pháp lý, tạo thuận lợi cho công ty hoạt động và phát triển. Đó chính là tièn đề vững chắc để công ty bước vào một giai đoạn mới. Từ năm 1997, do nhu cầu của thị trường đang tăng, công ty đã mở thêm một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến nay, Công ty In Tài chính với sự giúp đỡ của Bộ Tài chính và bằng sự nỗ lực của chính mình đã có một cơ ngơi tương đối ổn định với hơn 2.300m2 nhà xưởng và
  • 43. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 43 những máy ín cực kỳ hiện đại thuộc loại bậc nhất trên thị trường với doanh thu ngày càng tăng. - Giai đoạn 4 (từ năm 2010 đến nay): Đây là một thời điểm khá quan trọng đánh giấu bằng việc đổi tên của công ty, từ công ty In Tài chính đổi tên thành công ty TNHH một thành viên In Tài chính. Đây là mốc đánh dấu của một quy chế quản lý khác, không còn có nhiều sự can thiệp của cơ quan quản lý vốn (Nhà nước), mang tính cơ chế thị trường nhiều hơn, bộ chủ quản chỉ nắm vai trò định hướng, tăng tính tự chủ và độc lập cho bộ máy lãnh đạo. Đây vừa là một cơ hội cũng như là một thách thức đối với bộ máy lãnh đạo của công ty để càng ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường. 2.1.1.3. Nhiệm vụ của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất Công ty In Tài Chính thực hiện nhiệm vụ theo mục đích thành lập là in ấn các tài liệu, hóa đơn, biên lai, tem thuốc lám, tem rượu, sách báo, tạp chí, lịch… theo đơn đặt hàng của các tổ chức, cá nhân như: Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, các công ty Bảo hiểm, các công ty và các đơn vị khác… Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hoạt động theo luật doanh nghiệp, công ty được giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về vốn và tài sản của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phải đảm bảo toàn vốn, có lãi và phát triển hơn nữa. Vì thế, công ty TNHH một thành viên In Tài chính phải tìm mọi biện pháp tối ưu nhằm sử dụng tốt các nguồn lực tài chính của mình và đảm bảo kinh doanh có lãi. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Đặcđiểm về bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và bộ máy kế toán của Công ty In Tài chính a. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Hiện nay công ty có 275 cán bộ công nhân viên, trong đó có 32 cán bộ quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết có trình độ đại học, còn đội ngũ công
  • 44. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 44 nhân đều được đào tạo chính qui tại trường trung học kỹ thuật in của Bộ Văn Hóa. Đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, để quản lý tốt quá trình sản xuất và đạt hiệu quả cao trong sản xuất đòi hỏi phải có bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, sáng tạo. Công ty in Tài chính là một đơn vị kinh doanh độc lập và không nằm ngoài qui luật đó. Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến với bộ máy quản lý gọn nhẹ, quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là giám đốc, người có quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm với các cơ quan chức năng, với khách hàng và toàn bộ CBCNV. Giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc phụ trách hành chính và một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, bên dưới là hệ thống các bộ phận chức năng như phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch sản xuất,... Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty In Tài chính Ghi chú: Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốcPhó giám đốc P. kinh doanh P. tổng hợp Px. tạo mẫuChi nhánh tại TP. HCM Px. Hoàn thànhPx. in P.kiểm soát nội bộ P. kế toán tại vụ
  • 45. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 45 Quan hệ chức năng: Quan hệ trực tuyến: Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý: Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giảm đốc phụ trách kỹ thuật, kinh doanh và hành chính. Giám đốc là người đứng đầu công ty có nhiệm vụ điều hành và quản lý của các phòng ban, chụi trách nhiệm trước bộ chủ quản và trước pháp luật. Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chỉ đạo về mặt kỹ thuật, nghiên cứu cải tiến chất lượng của các loại sản phẩm, nghiệm thu và chỉ đạo các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm. Phó giám đốc hành chính: Chịu trách nhiệm giúp giám đốc trong việc theo dõi tình hình nhân lực, bộ máy cá bộ công nhân viên, quản lý hồ sơ tài liệu và phân công lao động. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Chịu trách nhiệm tổ chức khâu bán hàng, tìm kiếm đối tác và chăm sóc khách hàng. Mỗi phòng ban chức năng đều có nhiệm vụ riêng trong tổ chức quản lý kinh doanh và phối hợp với nhau để đảm bảo hoat động sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Các bộ phận phân xưởng trực tiếp sản xuất theo nhiệm vụ được giao để hoàn thành đơn đặt hàng mà công ty nhận được. b. Tổ chức công tác kế toán Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty in Tài chính
  • 46. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 46 Bộ máy kế toán của công ty theo kiểu tập trung, mọi công việc kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán và các nhân viên kế toán đều được điều hành trực tiếp từ người lãnh đạo là kế toán trưởng. Hình thức kế toán áp dụng là hình thức nhật ký chung. Đây là hình thức kế toán rất phù hợp với các đơn vị có sử dụng kế toán máy như Công ty. Công ty sử dụng phần mềm FAST trong công tác kế toán nên khối lượng công việc được giảm bớt đi rất nhiều. 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh  Đặc điểm về mạng lưới sản xuất kinh doanh: Bố trí trên hai địa bàn thuận lợi: Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước, hội tụ nhiều các điều kiện thuận lợi, phục vụ tốt cho công việc phát triển kinh doanh của công ty như giao thông, mạng lưới các đại lý, các đối tác làm ăn…  Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại hoá đơn, biên lai, tem thuốc lá, vé và một số loại ấn phẩm khác như sách, báo…. (hầu hết là những sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước về mặt tài chính). Sản phẩm của công ty đều làm theo đơn đặt hàng. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tổng ngân hàng Kế toán vật tư hàng hóa Kế toán tiêu thụ công nợ và thanh toán Kế toán TSCĐ và trích khấu hao Kế toán XĐKQ và thuế
  • 47. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 47  Đặc điểm về nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất ra ấn phẩm là bản kẽm, mực in, giấy, nguyên liệu phụ trợ khác. Nguồn cung cấp đầu vào chủ yếu là Tổng công ty giấy Việt Nam, Công ty Z72, Nhà máy giấy Bãi Bằng. Với các loại vật liệu khác như mực in, kẽm thì công ty mua qua trung gian các công ty nhập khẩu.  Đặc điểm máy móc thiết bị: Xuất phát từ quan điểm phải đổi mới và áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao, trong những năm gần đây, Công ty TNHH một thành viên In Tài chính đã luôn trú trọng vào việc đầu tư đổi mới công nghệ, tối thiểu hóa chi phí đầu vào…để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. - Năm 2000, công ty trang bị thêm một máy hiệu Heidelberg khổ in 52x72 cm, bốn màu, có răng cưa và bộ nhảy 180 số, được đăng kí độc quyền ở nơi sản xuất. - Năm 2004, công ty đã trang bị thêm 5 máy in Offset từ một đến bốn màu nhãn hiệu Heidelberg của Đức, một máy in giấy vi tính liên tục hiệu Rotatex của Tây Ban Nha, một máy cắt giấy Polar 115E của Đức. Đặc biệt, công ty đã đầu tư được một máy chế bản điện tử hiệu Top Setter, đi kèm theo nó là phần mềm Signa Station 9 – phần mền chế bản điện tử đã được đang kí bản quyền tại nơi sản xuất, tạo điều kiện tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. - Năm 2009, công ty đã mua một máy in phun, đây là công nghệ dùng để in mã vạch, khá hiện đại với giá trị trên 11 tỷ đồng. 2.1.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Hiện nay, các sản phẩm in trên thị trường rất phong phú, đa dạng. Yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm in cũng đòi hỏi khắt khe hơn. Do đó, nó đặt ra cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải luôn quan tâm
  • 48. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 48 đến nhu cầu, thị hiếu khách hàng nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cao nhất trong hiện tại cũng như trong tương lai. Mặc dù là công ty có uy tín trong ngành và có một lượng khách hàng quen thuộc như: Tổng cục thuế, các công ty Bảo hiểm, Bộ Tài chính,... Nhưng trước sự phát triển của rất nhiều công ty in thuộc các Bộ, Ngành khác, các công ty in tư nhân, đòi hỏi công ty luôn phải có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, trước hết là để giữ được các khách hàng thường xuyên, sau nữa là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2.1.2.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty In Tài chính đang ứng dụng công nghệ in Offest. Đây là công nghệ tiến tiến, trình độ tự động hoá dây truyền sản xuất được thể hiện qua hệ thống điều khiển tự động và bán tự động. Sản phẩm in có thể có nhiều loại và không phải công đoạn in nào cũng giống nhau nhưng nhìn chung quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm in đều trải qua các công đoạn thể hiện tại sơ đồ 2. Căn cứ vào quy trình công nghệ in sản phẩm, công ty tổ chức thành ba phần xưởng:  Phân xưởng tạo mẫu: Có nhiệm vụ sắp chữ trên vi tính, thiết kế và chọn kích cỡ sản phẩm hợp lý, chọn bản kẽm và phôi kẽm vào máy in.  Phân xưởng in: Chịu trách nhiệm in ấn các bản kẽm từ phân xưởng vi tính chế bản sang.  Phân xưởng hoàn thiện sản phẩm: Là phân xưởng cuối cùng trong quy trình sản xuất ở công ty, có nhiệm vụ nhận các tổ in từ phân xưởng in chuyển sang để xếp thành trang, sắp xếp thứ tự đóng, khâu, chuyển sang dán bìa, xén, gọt cho đúng khuôn khổ và giao sản phẩm hoàn thành nhập kho. Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
  • 49. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 49 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty in Tài chính 2.1.3.1. Nhữngthuận lợivà khó khăn chủ yếu của công ty trong thời gian qua * Thuận lợi: Các yếu tố môi trường vĩ mô: Năm 2013, hàng loạt chính sách mới liên tục được chính phủ đưa ra để đối phó với tình trạng tăng trưởng kinh tế thấp, tiêu thụ khó khăn và hàng loạt doanh nghiệp giải thể, phá sản hàng loạt. Lãi suất cho vay vốn của các ngân hàng giảm, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn. Lãi suất cho vay giảm mạnh, cao nhất là 13%. Tuy nhiên, những ảnh hưởng còn chưa thực sự tác động một cách tích cực rõ ràng. Các yếu tố môi trường vi mô: Tài liệu cần in Sắp chữ trên máy vi tính Làm phim dương bản Tạo bản kẽm,phôi bản In Offset Gấp, đóng bìa, cặt, xén, đóng gói thành phẩm
  • 50. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 50 Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm và vững vàng trong nhiệp vụ. Bộ máy quản lý của công ty năng động sáng tạo trong kinh doanh. Công ty có uy tín đối với các bạn hàng, và có một mạng lưới khách hàng rộng khắp và ổn định. Thị trường tiêu thụ của công ty đang không ngừng được mở rộng cả trong và ngoài nước. Công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại như : Phòng chế bản: Hiện nay, Công ty đang sử dụng hai loại chế bản đó là chế bản tự động và chế bản bằng tay. Chế bản tự động của Công ty đang sử dụng máy nhãn hiệu Topsetter- là loại máy hiện đại nhất hiện nay trong ngành in tại Việt Nam. Cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, Công ty luôn đầu tư vào công nghệ. Hiện tại, Công ty in Tài chính đã trang bị hệ thống máy in Offset tờ rời và cuộn hiện đại có in số nhảy, mã vạch, ngoài ra Công ty còn có hệ thống máy in Offset và Plexo, có mực in UV phủ bóng từng phần tạo ra những sản phẩm cao cấp, những mặt hàng đẹp và mang tính bảo an cao. Công ty có thể thu mua nguyên liệu tại các nhà máy quen giá cả hợp lý và số lượng, chất lượng đảm bảo như : tổng công ty giấy Việt Nam ,Nhà máy giấy Vạn Điềm, công ty Z72… * Khó khăn Các yếu tố môi trường vĩ mô: Tình hình kinh tế vĩ mô: 2012 là năm chứng khiến hàng loạt doanh nghiệp giải thể, phá sản. Bên cạnh việc tái cơ cấu, M&A, không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn phải tìm đến con đường giải thể, phá sản. Tình hình kinh tế không mấy khả quan và có nhiều bất ổn, rủi ro khó lường trước cũng như những biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ký kết những hợp đồng kinh tế cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Lãi suất vay vốn
  • 51. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 51 hợp lý chưa thực sự ổn định; việc tiếp cận để được hỗ trợ lãi suất vay vốn và nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khó khăn; môi trường pháp lý và hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp còn nhiều khe hở, bất cập… Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tang lên cho thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu ảnh thất nghiệp kép dài mà chấp nhận công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh, họ dễ dàng từ bỏ việc hiện tại để theo đuổi công việc mới gây khó khăn trong việc tổ chức bộ máy lao động. Các yếu tố môi trường vi mô: Công ty cũng chưa có bộ phận quản lý tài chính chuyên biệt mà vẫn gộp chung với bộ phận kế toán. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc hoạch định, điều chỉnh chính sách tài chính của công ty. Thị trường có sự cạnh tranh gay gắt cả trong và ngoài nước do các đơn vị nước ngoài đã dành được thị phần đáng kể trong việc in ấn nhãn và bao bì là một trở ngại đối với công ty,nhất là trong lĩnh vực in ấn. Giá nguyên vật liệu tăng cao đặc biệt là đối với các loại mặt hàng nhập khẩu làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cũng chịu nhiều áp lực, thách thức trong thời kỳ chuyển đổi và hòa nhập thị trường quốc tế. Yêu cầu về công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm …rất khắt khe. Do vậy công ty luôn phải chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về công nghệ cao và hiện đại Tình hình suy thoái chung của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu in ấn giảm mạnh, làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. 2.1.3.2. Khái quát kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty a. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty những năm gần đây
  • 52. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trần Tuấn Nghĩa Lớp: CQ48/11.10 52 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012- 2013 ĐVT: VNĐ CHỈ TIÊU 2013 2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % 1- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 193.267.368.407 221.590.910.716 -28.323.542.309 -12,78 2- Các khoản trừ - 13.203.750 -13.203.750 -100 3- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 193.267.368.407 221.577.706.966 -28.310.338.559 -12,78 4- Giá vốn hàng bán 134.783.718.640 167.603.822.344 -32.820.103.704 -19,58 5- Lợi nhuận gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ 58.483.649.767 53.973.884.622 4.509.765.145 8,36 6- Doanh thu hoạt động tài chính 812.140.418 434.281.828 377.858.590 87,01 7- Chi phí hoạt động tài chính 5.502.262.267 11.080.924.641 -5.578.662.374 -50,34 - Trong đó: Chi phí lãi vay 5.502.262.267 11.080.924.641 -5.578.662.374 -50,34 8- Chi phí bán hàng 6.761.290.139 7.509.716.961 -748.426.822 -9,97 9- Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.609.094.588 13.337.397.985 -728.303.397 -5,46 10- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 34.423.143.191 22.480.126.863 11.943.016.328 53,13 11- Thu nhập khác 5.356.662.390 792.911.718 4.563.750.672 575,57 12- Chi phí khác 44.125.848 59.224.120 -15.098.272 -25,49 13- Lợi nhuận khác 5.312.536.542 733.687.598 4.578.848.944 624,09 14- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 39.735.679.733 23.213.814.461 16.521.865.272 71,17 15- Chi phí thuế TNDN hiện hành 9.933.919.933 5.803.453.615 4.130.466.318 71,17 16- Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - 17- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 29.801.759.800 17.410.360.846 12.391.398.954 71,17 (Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh 2013) Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu thuần năm 2013 là 193.267.368.407 đồng giảm 28.310.338.559 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 12,78% so với năm 2012. Tuy nhiên lợi nhuận gộp năm 2013 vẫn tăng 4.509.765.145 đồng tương đương với tăng 8,36% so với năm 2012. Nguyên