SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ MAI
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI
DƢƠNG
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. PHẠM HỒNG THÁI
HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Phạm Hồng Thái.
Các số liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo
tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Mai
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ...................... 9
1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ................................................. 9
1.1.1. Khái niệm quản lý ............................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ...12
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ................................................19
1.2.1. Đặc điểm về chủ thể quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB ...................19
1.2.2. Đặc điểm về nội dung quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB.................20
1.2.3. Đặc điểm về khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB .............23
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG ............................................................24
2.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, BAN HÀNH PHÁP LUẬT VỀ
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ .......................24
2.1.1. Sơ lƣợc về sự phát triển các văn bản pháp luật điều chỉnh Quản
lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ..........................24
2.1.2. Những hạn chế của hệ thống văn bản pháp luật ................................28
2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HẢI DƢƠNG ............................................................................31
2.2.1. Khái quát chung về thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao
thông đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay....................................................31
2.2.2. Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng ...................................35
2.2.3. Thực trạng tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng..........38
2.2.4. Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc đảm bảo an toàn giao thông
đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng ...................................46
Chương 3: MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG......61
3.1. MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ............61
3.1.1. Mục tiêu về hiệu quả..........................................................................61
3.1.2. Mục tiêu chất lƣợng.............................................................................61
3.1.3. Mục tiêu về tính hợp lý ......................................................................61
3.1.4. Đảm bảo chính quyền đô thị thực hiện đúng chức năng của mình...........62
3.1.5. Mục tiêu cụ thể của năm 2014 ...........................................................62
3.2. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VÀ
BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG................................65
3.2.1. Các giải pháp bảo đảm quản lý về trật tự an toàn giao thông
đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng ...................................65
3.2.2. Các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn
Thành phố Hải Dƣơng........................................................................68
KẾT LUẬN....................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................89
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGTĐB: An toàn giao thông đƣờng bộ
CNH: Công nghiệp hóa
CSGT: Cảnh sát giao thông
GTĐB: Giao thông đƣờng bộ
TTAT: Tai nạn giao thông
TTATGTĐB: Trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ
UBND: Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Stt Số hiệu bảng Tên bảng Trang
1. Bảng 2.1: Thực trạng vi phạm, tai nạn giao thông đƣờng bộ
toàn quốc 32
2. Bảng 2.2: Quỹ đất của thành phố dành cho ngành giao thông
vận tải từ năm 2010 đến năm 2014 33
3. Bảng 2.3: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn Thành
phố Hải Dƣơng 38
4. Bảng 3.1: Biển báo hạn chế tốc độ với các loại phƣơng tiện 77
5. Bảng 3.2: Biển báo tốc độ trên đƣờng ngoài đô thị 77
6. Bảng 3.3: Biển báo khoảng cách an toàn giữa các xe 78
Stt Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang
1. Sơ đồ 3.1: Mục tiêu và biện pháp quản lý giao thông đô thị 63
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia,
nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội và đáp ứng những nhu cầu kinh tế,
văn hoá, xã hội, đi lại, sinh hoạt của các tầng lớp dân cƣ. Trong đó giao thông
đƣờng bộ luôn là mảng quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống giao
thông, xét trên tất cả các phƣơng tiện kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc
phòng. Giao thông vận tải là nhu cầu không thể thiếu của con ngƣời, cùng với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phƣơng tiện giao thông ngày càng đa
dạng và phát triển mạnh và có những bƣớc tiến bộ đáng kể. Trong hơn hai bảy
năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển
nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, với các thành tựu
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống xã hội đã có những
bƣớc phát triển tích cực, điều kiện sinh sống của nhân dân ngày càng đƣợc
nâng cao, giao lƣu kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhu cầu đi
lại của nhân dân tăng lên.
Tuy nhiên bên cạnh đó sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng
lại làm phát sinh những mặt tiêu cực về mặt xã hội, trong đó trên lĩnh vực
quản lý an toàn giao thông đô thị đã bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, tai nạn giao
thông và ùn tắc giao thông tại các đô thị đã gây nhiều thiệt hại về con ngƣời
tài sản của nhà nƣớc và nhân dân đòi hỏi vai trò quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh
vực này ngày càng lớn, trong đó việc cần thiết trƣớc mắt phải duy trì giữ
nghiêm việc thực thi các quy định của pháp luật đặc biệt là hiện nay tình trạng
vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đang diễn ra còn nhiều phức
tạp trên phạm vi cả nƣớc nói chung và Thành phố Hải Dƣơng nói riêng.
Hiện nay hệ thống giao thông đô thị vẫn còn yếu kém về cơ sở vật chất
so với yêu cầu thực tế, trong đó lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và
2
chống tắc nghẽn giao thông còn nhiều bất cập. Vai trò quản lý nhà nƣớc ở một
số ngành và của một số cấp chính quyền địa phƣơng chƣa đƣợc coi trọng.
Những yếu tố đó đã ảnh hƣởng nhiều đến việc tăng cƣờng đấu tranh phòng
chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông.
Vì vậy để xây dựng một đất nƣớc văn minh, hiện đại một yêu cầu bức
bách đặt ra là cần phải từng bƣớc phát triển và xây dựng hiện đại các cơ sở hạ
tầng giao thông, đồng thời phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ và phát huy
tốt vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, trong đó kết hợp tăng cƣờng
các biện pháp mạnh trong giai đoạn hiện nay để phòng chống các vi phạm về
trật tự an toàn giao thông nhằm làm giảm và hạn chế tối đa các tai nạn giao
thông mang lại hạnh phúc cho mỗi gia đình.
Hiện nay tình hình trật tự an toàn giao thông ở nƣớc ta diễn biến rất
phức tạp, tai nạn giao thông không ngừng gia tăng và len lỏi đến hàng vạn gia
đình từ thành thị đến nông thôn, gây thiệt hại đến lớn đến tính mạng và tài sản
của nhân dân. Lòng tin của quần chúng đối với công tác quản lý nhà nƣớc về
trật tự an toàn giao thông ít nhiều bị xói mòn, đặc biệt là an toàn giao thông
đƣờng bộ. Trên cơ sở đó, từ quá trình học tập và trong thực tế, bằng phƣơng
pháp nghiên cứu thống kê, phƣơng pháp phân tích kết hợp phƣơng pháp logic
tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn
giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương” làm đề tài luận
văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật. Từ lý luận và thực tiễn,
tác giả mong muốn tìm ra giải pháp có tính khả thi cao góp phần từng bƣớc
hoàn thiện việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở Thành phố Hải Dƣơng
hiện nay theo hƣớng tích cực.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giao thông đƣờng bộ là vấn đề gần gũi với hoạt động đi lại của con
ngƣời. Đồng thời công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông
3
đƣờng bộ là điều mà ngƣời muốn nghiên cứu giao thông đƣờng bộ quan
tâm hơn hết.
Thành phố Hải Dƣơng đang trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng,
lƣu lƣợng ngƣời tham gia giao thông ngày càng tăng, tất yếu an toàn giao
thông đƣờng bộ ở thành phố Hải Dƣơng rất cần đƣợc quan tâm. Trên thực
tế ở Việt Nam có nhiều công trình khoa học, sách báo, tạp chí, của nhiều
tác giả đã công bố xoay quanh vấn đề về trật tự an toàn giao thông đƣờng
bộ. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhƣ:
Thứ nhất, về các đề tài nghiên cứu khoa học:
- “Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông”. Đề tài cấp bộ,
1998, Bộ công an.
- “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giao thông đường bộ
trên địa bàn thị xã Cẩm Phả”. Đề tài khoa học cấp cơ sở, 2003. Thạc sĩ,
Nguyễn Hữu Lý: Chủ nhiệm đề tài
Thứ hai, về các đề tài luận án, luận văn đã bảo vệ:
- Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật của Trần
Văn Nghĩa (2004) “Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và
trật tự an toàn giao thông đô thị của công an tỉnh Bình Thuận - thực trạng và
giải pháp”.
- Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật của Dƣơng
Quốc Hoàng (2005) “Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ở Việt Nam hiện nay”
- Luận án Tiến sĩ Xã hội học của Đinh Quang Hà (2006) “Sự sai lệch
xã hội của người tham gia giao thông đường bộ thành phố Hà Nội”.
- Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật của Đào Văn
Minh (2008)“Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của
chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa”
4
- Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật của Vũ
Văn Giới (2009) “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ của công an thành phố Hải Phòng hiện nay”
Thứ ba, các bài nghiên cứu đăng trên Báo, Tạp chí, chủ yếu là trên Tạp
chí Giao thông vận tải (GTVT), Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, nghiên cứu quản
lý nhà nƣớc lĩnh vực GTVT, giao thông đô thị dƣới góc độ của ngành luật
hành chính, đáng chú ý là các công trình sau:
- Nguyễn Thủy Anh (2003): "Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông
công cộng trong đô thị lớn ở nước ta", Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 5/2003.
- Hoàng Đình Ban (2004) "Luật Giao thông đường bộ sau hai năm nhìn
lại", Tạp chí GTVT, số 3/2004.
- Lê Ngọc Tiến (2004) "Giáo dục pháp luật - biện pháp quan trọng
trong giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ", Tạp chí GTVT, số 7/2004.
- Nguyễn Thu Hằng (2009) “Thực trạng và giải pháp về trật tự an toàn
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Tạp chí Khoa học công
nghệ và Môi trƣờng, số 4/2009
- Sách của nhóm tác giả Trần Văn Luyện, Trần Sơn và Nguyễn Văn
Chính đồng chủ biên (2003), Trật tự an toàn giao thông đường bộ - Thực
trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia. Sách đã phân tích khái niệm trật
tự an toàn giao thông đƣờng bộ (TTATGTĐB), thực trạng và giải pháp bảo
đảm TTATGTĐB. Khái niệm TTATGTĐB mà các tác giả cuốn sách đƣa ra có
giá trị tham khảo đối với việc thực hiện đề tài luận văn.
Nhƣ vậy, tuy đã có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về trật tự an
toàn giao đƣờng bộ, nhƣng đây là một vấn đề có nội hàm rộng nên các công
trình trên về cơ bản đã trình bày đƣợc vai trò, tác động ƣu thế, cũng nhƣ
những mặt hạn chế của giao thông đƣờng bộ và an toàn giao thông đƣờng bộ
của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời cũng đƣa ra những phƣơng
5
hƣớng và giải pháp trong việc quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay vấn đề trật tự an toàn giao thông lại trở
nên cấp bách hơn bao giờ hết, trật tự an toàn giao thông không chỉ riêng một
cá nhân hay một tổ chức mà là của toàn xã hội. Trật tự an toàn giao thông là
một lĩnh vực quan trọng của trật tự an toàn xã hội, có mối quan hệ nhân quả
và không tách rời trật tự an toàn xã hội, về nhận thức, thói quen và tâm lý của
ngƣời tham gia giao thông cũng chính là của con ngƣời tham gia các hoạt
động kinh tế xã hội ở mỗi thời kỳ cụ thể. Kỷ cƣơng trong quản lý kinh tế xã
hội cũng có ý nghĩa quyết định trật tự kỷ cƣơng trong giao thông, vì con
ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Trên cơ sở kết quả của các nghiên
cứu trƣớc đây và các quy định của pháp luật hiện hành, tác giả cho rằng việc
chọn nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm
những luận cứ khoa học, cũng nhƣ cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới quản lý
nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ mà nhu cầu khách quan của
cuộc sống đang đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích nhằm làm sáng rõ nội dung quản lý nhà
nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Phân tích, đánh giá thực trạng
quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành
phố Hải Dƣơng và đƣa ra các giải pháp cho Thành phố Hải Dƣơng thực hiện có
hiệu quả trong công tác quản lý về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ từ đó
khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ
tốt môi trƣờng sống, sinh hoạt, học tập của ngƣời dân và góp phần vào sự phát
triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Hải Dƣơng
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Phân tích những cơ sở lý luận về nội dung quản lý nhà nƣớc, thực
6
hiện pháp luật, những đặc điểm và nội dung thực hiện pháp luật của Thành
phố Hải Dƣơng đối với lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ, những
yếu tố bảo đảm cho Thành phố Hải Dƣơng thực hiện việc quản lý có hiệu quả
lĩnh vực an toàn giao thông đƣờng bộ bằng công cụ pháp luật hiện nay.
+ Phân tích thực trạng trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và thực trạng
thực hiện pháp luật trên lĩnh vực này của Thành phố Hải Dƣơng, thời gian từ
năm 2010 đến nay. Qua phân tích thực trạng, luận văn rút ra ƣu điểm, hạn chế
và chỉ ta những nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện pháp luật của
Thành phố trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ.
+ Đề xuất và luận chứng các giải pháp bảo đảm thực hiện tốt việc
quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ của Thành phố
Hải Dƣơng hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quản
lý nhà nƣớc trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là vấn đề có
nội dung rộng và phức tạp. Vì vậy trong phạm vi luận văn không thể xem
xét toàn diện tất cả các nội dung của vấn đề. Tác giả tập trung nghiên cứu
hoạt động quản lý của Thành phố Hải Dƣơng, những tồn tại, vƣớng mắc,
nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý về trật tự an toàn
giao thông đƣờng bộ.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà
nƣớc và pháp luật.
Luận văn cũng dựa trên cơ sở lý luận của khoa học luật chuyên ngành,
trực tiếp là cơ sở lý luận của bộ môn lý luận chung về nhà nƣớc và pháp luật.
7
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng
pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp
so sánh, phƣơng pháp điều tra số liệu thực tế và một số phƣơng pháp khác để
làm sáng tỏ bản chất của vấn đề.
6. Những đóng góp mới của luận văn, ý nghĩa lý luận và thực tiễn
của luận văn
Cái mới của luận văn: Từ kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt đƣợc có
thể nêu một số điểm mới sau:
- Xây dựng những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc quản lý nhà
nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ, các yếu tố bảo đảm cho thành phố
quản lý về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ.
- Đánh giá khái quát thực trạng quản lý về an toàn giao thông đƣờng bộ
của thành phố chỉ ra các nguyên nhân hạn chế trong việc quản lý về trật tự an
toàn giao thông đƣờng bộ của Thành phố Hải Dƣơng hiện nay.
- Luận chứng các giải pháp bảo đảm cho việc quản lý về trật tự an toàn
giao thông đƣờng bộ phù hợp với điều kiện hiện nay ở Thành phố Hải Dƣơng.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đóng góp vào việc hoàn thiện những cơ sở lý luận về quản lý
nhà nƣớc đối với cả nƣớc nói chung và Thành phố Hải Dƣơng nói riêng, từ đó
cung cấp những cơ sở khoa học cho việc đề xuất và thực thi có hiệu quả các
giải pháp bảo đảm cho cấp chính quyền thành phố thực hiện quản lý về trật tự
an toàn giao thông đƣờng bộ, đáp ứng yêu cầu của nhà nƣớc pháp quyền,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông
đƣờng bộ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy,
nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo luật, tham khảo trong quản lý nhà
nƣớc về trật tự giao thông đƣờng bộ ở Thành phố Hải Dƣơng.
8
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chƣơng.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao
thông đƣờng bộ.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng.
Chương 3: Mục tiêu và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nƣớc về trật tự
an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là nhu cầu khách quan của xã hội, ngay từ xã hội mông muội,
đến xã hội hiện đại ngày nay. Quản lý xuất hiện thì các học thuyết về quản lý
cũng ra đời, phát triển và không ngừng hoàn thiện. Mỗi học thuyết quản lý
nghiên cứu theo những "lát cắt" khác nhau. Học thuyết quản lý của Khổng Tử
là một trong các thuyết ra đời sớm nhất, cho đến ngày nay vẫn có ảnh hƣởng
lớn đến thực tiễn quản lý ở cả các nƣớc phƣơng Ðông, và cả các nƣớc phƣơng
Tây. Khổng Tử không chỉ là nhà khoa học quản lý lỗi lạc, mà còn là nhà thực
tiễn quản lý tài ba, và là ngƣời đầu tiên trên thế giới mở trƣờng tƣ dạy quản
lý. Những môn sinh của Ông có nhiều ngƣời xuất thân từ thân phận thấp hèn,
song có ngƣời làm tới chức Tể tƣớng, nhƣ Tử Du (Ngôn Yên); làm quan Đại
trƣợng phu, nhƣ Tể Dƣ, Nhiễu Cầu, Trọng Di (Tử Lộ), hoặc trở thành những
nhà giáo - học giả nổi tiếng nhƣ Tử Hạ, Tăng Sâm, Tử Trƣơng...
Học thuyết quản lý của Khổng Tử lấy đạo nhân làm triết lý, lấy nhân,
lễ, nghĩa, trí, lợi làm thành các nguyên tắc căn bản để xây dựng các chính
sách cai trị, đào tạo tầng lớp quan cai trị, để dùng ngƣời (quản lý nhân sự).
Thuyết chính danh, một trong những nội dung chính yếu của học thuyết quản
lý của Khổng Tử, đòi hỏi "quản lý chính danh là phải làm việc xứng với danh
hiệu chức vụ mà người đó được giao" [21, tr.65], "vua ra vua, tôi ra tôi, cha
ra cha, con ra con".
Đối ngƣợc với học thuyết của Khổng Tử, học thuyết quản lý của Hàn
10
Phi Tử lấy chủ trƣơng pháp trị, dùng pháp luật để cai trị. Trên cơ sở của tƣ
tƣởng triết học cơ bản là "bản chất con người có tính ác, mưu lợi cho bản
thân" 19, tr.65, Hàn Phi Tử luận về pháp trị trong quản lý, nhấn mạnh "pháp
phải tùy thời", "thời thay mà pháp luật không đổi thì loạn, đời đã thay đổi mà
cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt" [21, tr.74]; hay "pháp luật phải
soạn thảo cho dân dễ biết, dễ thi hành", "phải có tính phổ biến".
Ở phƣơng Tây, những học thuyết quản lý cũng ra đời từ rất sớm, gắn
liền với những tên tuổi lỗi lạc, nhƣ Aristot, Đề Các, Xô Crat, Sô Lông...
Nhƣ trên đã nêu, tùy theo góc độ nghiên cứu, mà các học thuyết quản
lý đã đƣa ra những định nghĩa khác nhau về quản lý:
- Từ góc độ xem con ngƣời là động vật kinh tế, FW. Taylor (1856-1915)
quan niệm: "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và
sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất" [21, tr.8].
- Xem con ngƣời là một thực thể xã hội, có đời sống tâm lý, tính cảm,
có tính tổ chức và tính cộng đồng, vừa là đối tƣợng quản lý, đồng thời cũng là
chủ thể quản lý đã là cơ sở của nhiều học thuyết quản lý sống động và đầy đủ
hơn. Những học thuyết này cho rằng "hiệu quả lao động tăng lên không chỉ ở
cách quản lý khoa học mà còn khi tạo ra được trong các tổ chức đó những
mối quan hệ con người tốt đẹp" [21, tr.15]; rằng "phải chú trọng tới những
người lao động với toàn bộ đời sống của họ, cả yếu tố kinh tế lẫn yếu tố tinh
thần và tình cảm" [21, tr.15]. Đó là các học thuyết quản lý của M.Follet (1868
-1933), của E.Mayo (1880-1949);
- P. Drucker xây dựng học thuyết quản lý của mình trong xã hội thông
tin - hậu công nghệ, với triết lý "kiến thức và hiệu quả lao động trí óc trở
thành nhân tố quyết định sự phát triển của các tổ chức".
Trong Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, học thuyết về quản lý cũng phát triển
hết sức phong phú. V.I. Lênin là ngƣời đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mƣời
11
năm 1917 đã đặc biệt chú trọng đến vấn đề quản lý. Ngƣời nhấn mạnh nhiệm
vụ trọng tâm của chính quyền Xô viết "là quản lý và quản lý" đồng thời đòi
hỏi phải phân biệt quản lý với hoạt động chính trị, rằng "mục tiêu cơ bản của
hoạt động quản lý nhà nước là nhằm phát triển kinh tế" [21, tr.12], phải học
tập quản lý "ở những nhà tổ chức lớn nhất của chủ nghĩa tư bản" [21, tr.12].
Nội dung cơ bản của những học thuyết về quản lý xã hội trong các nhà
nƣớc xã hội chủ nghĩa là:
- Quản lý xã hội là quản lý một cách khoa học, "là sự tác động có ý
thức, có mục đích của con người lên toàn bộ hệ thống xã hội hoặc đến từng
khâu của nó" (các phạm vi hoạt động xã hội, các ngành kinh tế, các liên hiệp
sản xuất, các xí nghiệp...), bảo đảm sự hoạt động tối ƣu và sự phát triển của
chúng trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan và những xu hƣớng vốn
có của chủ nghĩa xã hội [50, tr.263].
Quản lý với quan niệm trên là khách quan, vừa là kết quả, vừa là yêu
cầu cần thiết của sự giao tiếp trong quá trình lao động, trao đổi sản phẩm lao
động, yêu cầu về tính tổ chức, trật tự, sự phân công lao động, hay do tính chất
xã hội của lao động quyết định.
- Quản lý xã hội một cách khoa học là việc sử dụng hệ thống tri thức,
công cụ, phƣơng thức và cơ chế đa dạng, phong phú tác động lên ý thức, hành
vi của con ngƣời, "làm cho sự hoạt động chủ quan của con người phù hợp
những đòi hỏi của những quy luật khách quan" [50, tr.263].
- Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội một cách khoa học là
quản lý con ngƣời, "là sự tổ chức một cách tốt nhất đời sống kinh tế của họ,
giáo dục họ theo tinh thần, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa" [50, tr.263].
Tóm lại, Tùy theo từng góc độ nghiên cứu, quản lý đƣợc quan niệm
khác nhau, với những định nghĩa khác nhau, song quản lý, về thực chất là quản
lý con ngƣời, là thực hiện những tác động lên ý thức, tâm lý, tình cảm của con
12
ngƣời bằng một hệ thống công cụ, phƣơng tiện, mô hình và cơ chế khác nhau
nhằm tổ chức, điều chỉnh hành vi của con ngƣời theo những mục tiêu quản lý,
phù hợp với quy luật vận động khách quan của tổ chức, của xã hội.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông
đƣờng bộ
Quản lý nhà nƣớc hay quản lý của nhà nƣớc là những hoạt động quản
lý có những đặc trƣng riêng, đó là:
- Quản lý nhà nƣớc chỉ xuất hiện khi nhà nƣớc xuất hiện. Nhà nƣớc trở
thành ngƣời đại diện xã hội, là chủ thể chủ yếu quản lý xã hội, quản lý một
cách toàn diện cả về dân cƣ, lãnh thổ và quản lý các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội.
- Quản lý nhà nƣớc là quản lý công, đƣợc phân biệt với quản lý tƣ ở
mục tiêu quản lý là những lợi ích công cộng, đƣợc bảo đảm bằng quyền lực
công mà xã hội trao cho nhà nƣớc.
- Quản lý nhà nƣớc là quản lý bằng pháp luật, theo pháp luật. Pháp luật
vừa là chuẩn mực của quản lý, vừa thể hiện và bảo đảm uy quyền trong quản
lý. Có thể khẳng định: Có nhiều học thuyết quản lý khác nhau; có học thuyết
xem nhẹ pháp luật, có học thuyết coi trọng pháp luật, song không có nhà nƣớc
nào không quản lý bằng pháp luật. Không có pháp luật nhà nƣớc không có
công cụ, uy quyền để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Do pháp luật có vị trí quan trọng đặc biệt trong quản lý nhà nƣớc nên
việc định ra pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật đƣợc gắn
với những chức năng quản lý, quy trình quản lý của nhà nƣớc, gắn với việc
thực hiện quyền lực nhà nƣớc.
- Vì vai trò của pháp luật nhƣ trên nên quản lý nhà nƣớc đối với xã hội
(quản lý dân cƣ, quản lý lãnh thổ, quản lý các mặt, các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội) cũng đồng nghĩa với quản lý nhà nƣớc đối với xã hội. Và vì
vậy, nội dung của quản lý, hay hoạt động quản lý nhà nƣớc bao gồm:
13
Một là, hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Đây là hoạt động nhằm đặt ra các chuẩn mực pháp lý để điều chỉnh các hành
vi, hoạt động quản lý cụ thể nhằm tác động lên đối tƣợng quản lý, hƣớng đối
tƣợng quản lý theo những mục tiêu (khách thể quản lý) cụ thể.
Hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật là hoạt động đầu tiên của chu
trình quản lý nhà nƣớc, và với nội dung trên, trở thành hoạt động có tính chất
quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý, chi phối các hoạt động khác của quản
lý. Tất nhiên, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc còn phụ thuộc vào chất
lƣợng các văn bản quy phạm pháp luật - sản phẩm của hoạt động ấy. Đó phải
là một hệ thống pháp luật có đầy đủ các thuộc tính hiện đại, nhƣ tính thống
nhất, đồng bộ, toàn diện, ổn định, minh bạch, phù hợp với trình độ phát triển
kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn khác nhau của xã hội, phù hợp và phản
ánh đƣợc đầy đủ tâm tƣ, nguyện vọng, ý chí của số đông đối tƣợng quản lý,
có tính phổ thông đại chúng, đƣợc trình bày với trình độ kỹ thuật cao, và do
đó có tính khả thi. Trong điều kiện của nhà nƣớc pháp quyền, các đạo luật
ngày càng giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội thì giai
đoạn đầu tiên của chu trình quản lý nhà nƣớc, cũng là nội dung đầu tiên của
hoạt động quản lý nhà nƣớc chính là hoạt động thực hiện chức năng lập pháp
của cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân (Quốc hội).
Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật - xét dƣới
góc độ quản lý, cũng là hoạt động ra quyết định quản lý quy phạm, thể hiện ý
chí, quyền uy của chủ thể quản lý (nhà nƣớc); ý chí và quyền uy này có tính
chất bắt buộc thi hành một cách phổ biến, đƣợc bảo đảm kể cả bằng các biện
pháp cƣỡng chế. Việc ra các quyết định quản lý quy phạm dƣới các hình thức
của pháp luật trở thành một trong các hình thức của quản lý nhà nƣớc.
14
Hai là, Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật:
Xét theo chu trình quản lý, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật là giai
đoạn tiếp nối hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật, thực chất là hoạt động
nhằm hiện thực hóa các quyết định quản lý quy phạm trên những lĩnh vực
quản lý cụ thể, là sự tác động quản lý lên ý thức, hành vi của đối tƣợng quản
lý, tổ chức, định hƣớng những hành vi đó trong những điều kiện, hoàn cảnh
nhất định diễn ra phù hợp với khách thể của quản lý.
Cũng nhƣ hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật, hoạt động tổ chức
thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nƣớc phải theo một quy trình chặt chẽ,
và do những cơ quan quản lý nhà nƣớc, công chức nhà nƣớc có thẩm quyền
thực hiện. Hoạt động đó cũng phải đƣợc tiến hành theo các cách thức luật
định, bằng một hệ thống thủ tục (thủ tục hành chính) mang tính pháp lý. Tuy
nhiên, những điều đó không làm mất đi tính chất sáng tạo của quản lý. Về
thực chất, hoạt động thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nƣớc là hoạt động
nhằm vận dụng, áp dụng sáng tạo pháp luật trong quá trình quản lý, phù hợp
với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể xuất hiện trong quá trình quản lý.
- Về chủ thể quản lý: Trong giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật, việc
thực hiện nội dung quản lý chủ yếu thuộc về chức năng của các cơ quan quản
lý hành chính nhà nƣớc, ở Trung ƣơng là Chính phủ - cơ quan quản lý thẩm
quyền chung cao nhất, thực hiện quản lý toàn diện các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, là những
cơ quan quản lý thẩm quyền riêng, thực hiện quản lý một, một số lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội. Cơ quan quản lý thẩm quyền chung ở địa phƣơng là
Ủy ban nhân dân (UBND); giúp UBND thực hiện những chức năng quản lý cụ
thể có cơ quan chuyên môn (cơ quan tham mƣu), với cấp tỉnh là các sở, với cấp
huyện là các phòng, và ở cấp cơ sở là các công chức chuyên môn.
Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật đƣợc triển khai thông qua công
15
vụ của công chức hành chính nhà nƣớc. Vì lẽ đó, hiệu lực, hiệu quả quản lý ở
giai đoạn này phụ thuộc trực tiếp vào chất lƣợng đội ngũ công chức hành
chính, vào chất lƣợng công vụ của công chức. Chất lƣợng đó phụ thuộc phần
quan trọng vào chất lƣợng của pháp luật về công chức, công vụ. Vì lẽ đó,
Luật Công chức và Luật Công vụ luôn là những thể chế quản lý có vị trí quyết
định chất lƣợng thực hiện pháp luật trong quản lý. Ở Việt Nam, theo định
hƣớng xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc
soạn thảo ban hành Luật Công chức và Luật Công vụ đang là đòi hỏi cấp bách
của công cuộc cải cách hành chính, thực thi Chiến lƣợc xây dựng và hoàn
thiện pháp luật, với quan điểm "xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ
được làm những gì pháp luật cho phép. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề
nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá,
khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức" [30, tr.19].
Mặt khác, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc ở giai đoạn tổ chức thực
hiện pháp luật còn phụ thuộc vào ý thức pháp luật, vào trình độ tri thức về
quản lý và tri thức pháp luật của đội ngũ công chức, và cả của đối tƣợng quản
lý nhà nƣớc. Vì lẽ đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho
các tầng lớp nhân dân, với các hình thức, phƣơng tiện, phƣơng pháp, nội dung
phù hợp với từng chủ thể, đối tƣợng quản lý, từng lĩnh vực quản lý là hết sức
quan trọng. Cũng vì thế, ngay khi đề ra đƣờng lối đổi mới, thực hiện quản lý
đất nƣớc bằng pháp luật Đảng ta khẳng định:
Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp
luật; đƣa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trƣờng của
Đảng, của Nhà nƣớc (kể cả các trƣờng phổ thông, đại học), của các
đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ƣơng đến đơn
vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về
pháp luật [22, tr.121].
16
Ba là, Xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý:
Có pháp luật mà pháp luật lại không đƣợc thực hiện thì nhƣ V.I. Lênin
từng khẳng định "cùng lắm cũng chỉ làm lay động không khí". Tuy nhiên,
điều đó không có nghĩa việc xử lý vi phạm trong chu trình quản lý bằng pháp
luật là không quan trọng. Xử nghiêm, xử đúng, xử kịp thời, công khai, minh
bạch, công bằng đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà
nƣớc sẽ bảo đảm hiệu lực quản lý, bảo đảm trật tự, kỷ cƣơng trong quản lý, có
hiệu quả răn đe, phòng ngừa cao.
Việc thực hiện nội dung xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà
nƣớc diễn ra ở tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý, ngay cả ở giai đoạn
ra quyết định quản lý quy phạm (giai đoạn soạn thảo ban hành pháp luật),
nhất là ở giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật, đƣợc áp dụng cho cả đối
tƣợng quản lý và cả với chủ thể quản lý, với nhiều hình thức, trách nhiệm
pháp lý khác nhau, cả trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm
hành chính. Điều quan trọng của nội dung xử lý vi phạm pháp luật trong quản
lý nhà nƣớc là không đƣợc tuyệt đối hóa quyền lực cƣỡng chế trong việc ra và
thực thi quyết định quản lý, hành chính hóa, hình sự hóa các quan hệ quản lý
kinh tế, dân sự hoặc cấm đoán vô lối, cốt để tạo thuận lợi có tính cục bộ của
chủ thể quản lý.
Tóm lại, từ sự trình bày trên có thể rút ra một số những nhận thức về
quản lý nhà nƣớc nhƣ sau:
- Trong lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý có học thuyết đức trị,
có học thuyết pháp trị. Trong thực tiễn quản lý, có nhà nƣớc lấy học thuyết
đức trị làm chủ thuyết, có nhà nƣớc lấy học thuyết pháp trị làm chủ thuyết,
song không có nhà nƣớc nào không sử dụng pháp luật để cai trị, quản lý, để
làm công cụ cai trị, quản lý. Pháp luật, nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc có quan hệ
hữu cơ, chế định lẫn nhau. Vì thế, một nhà nƣớc mạnh phải có một chế độ
17
pháp luật hoàn bị mạnh; một nhà nƣớc quản lý có hiệu quả phải biết dựa vào
pháp luật, biết sử dụng pháp luật để thực hiện các tác động quản lý lên quá
trình phát triển của xã hội.
- Pháp luật là cơ sở, là công cụ, hình thức của quản lý nhà nƣớc, là
chuẩn mực khách quan để đánh giá hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nƣớc.
Mặc dù vậy, pháp luật không phải là tuyệt đối, cũng không đƣợc tuyệt đối hóa
vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nƣớc. Quản lý nói chung, quản lý nhà
nƣớc nói riêng còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhà nƣớc với tƣ cách là chủ thể
quản lý phải biết sử dụng đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các công cụ, phƣơng
tiện quản lý. Vì lẽ đó, bên cạnh pháp luật, nhà nƣớc phải biết sử dụng kết hợp
các công cụ, chuẩn mực quản lý khác, nhất là đạo đức, truyền thống dân tộc,
vừa tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc, vừa coi trọng tính độc lập, tự chủ của các
cộng đồng, thực hiện xã hội hóa,... Qua việc vận dụng các hình thức và
phƣơng pháp đó cũng góp phần để nhà nƣớc hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện
quy trình ra và thực hiện các quyết định quản lý cụ thể. Đây cũng là quan
điểm đã đƣợc Đảng ta khẳng định trong nhiều Nghị quyết Đại hội Đảng thời
kỳ đổi mới. Nghị quyết Đại hội VIII khẳng định: "Tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng
pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức" [23, tr.129].
- Tùy theo bản chất của chế độ nhà nƣớc, theo mô hình và cơ chế quản
lý, quản lý nhà nƣớc phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong nhà
nƣớc xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nƣớc đƣợc tiến hành bởi các cơ quan quản
lý hành chính nhà nƣớc, và do đó phải tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Các nguyên tắc có tính chính trị - xã hội, gồm: nguyên tắc Đảng lãnh
đạo trong quản lý hành chính nhà nƣớc; nguyên tắc nhân dân lao động tham
gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nƣớc; nguyên tắc tập trung dân chủ;
nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành chính nhà nƣớc;
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
18
+ Các nguyên tắc mang tính tổ chức - kỹ thuật, gồm nguyên tắc quản lý
theo địa phƣơng; nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với nguyên tắc quản
lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành.
- Quản lý nhà nƣớc là quản lý do nhà nƣớc tiến hành trên cơ sở pháp
luật và bằng pháp luật. Do chỗ nhà nƣớc là ngƣời đại diện xã hội thực hiện
quản lý toàn diện các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nên bộ máy nhà
nƣớc đƣợc tổ chức thành nhiều cơ quan khác nhau; mỗi cơ quan đƣợc phân
công những chức năng quản lý riêng, trong đó các cơ quan hành chính nhà
nƣớc, ở trung ƣơng là Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, ở địa phƣơng là UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã và cấp tƣơng
đƣơng) là chủ thể quản lý, thực hiện quản lý bằng pháp luật một cách trực
tiếp. Đó cũng là những cơ quan thực hiện pháp luật, thực hiện quyền hành
pháp trong hệ thống quyền lực nhà nƣớc.
- Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc hết sức đa dạng, song nhƣ trên đã
phân tích, về thực chất, đối tƣợng của quản lý là con ngƣời, gắn với những sự
vật, hiện tƣợng xã hội. Trong Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nƣớc là
quản lý dân chủ, theo nguyên tắc lôi cuốn những ngƣời lao động, những
ngƣời nghèo tham gia công việc quản lý nhà nƣớc hàng ngày. Đây cũng là
phƣơng pháp quản lý đặc trƣng của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, mà theo V.I.
Lênin, là phƣơng pháp tuyệt diệu để tăng ngay một lúc sức mạnh của bộ máy
nhà nƣớc lên gấp 10 lần, phƣơng pháp mà bất cứ nhà nƣớc tƣ sản nào cũng
không có đƣợc.
- Khách thể của quản lý nhà nƣớc: Theo lý luận về khách thể của quản
lý nhà nƣớc khách thể của quản lý là "cái" mà chủ thể quản lý dự định trƣớc,
và hƣớng toàn bộ quá trình quản lý vào đó. Vì vậy, khách thể của quản lý là
khái niệm có nội hàm khá tƣơng đồng với khái niệm mục đích quản lý. Tuy
nhiên, trong quản lý nhà nƣớc việc đạt tới khách thể đƣợc xem là quá trình đi
tới mục đích quản lý.
19
Từ những lập luận trên, khách thể của quản lý nhà nƣớc về một lĩnh
vực nào đó chính là trật tự quản lý nhà nƣớc đƣợc thiết lập trên lĩnh vực đó.
Và vì nhà nƣớc quản lý bằng pháp luật, nên khách thể của quản lý nhà nƣớc
cũng chính là trật tự pháp luật trên lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh.
Từ sự phân tích trên về quản lý nhà nƣớc có thể rút ra khái niệm quản
lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ (TTATGTĐB). Đó là:
toàn bộ các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác
lập cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý về TTATGTĐB, cũng như các hoạt
động tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật giao thông đường bộ nhằm
bảo đảm thiết lập và duy trì TTATGTĐB. Thông qua việc xác lập trật tự quản
lý nhà nước về giao thông đường bộ góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương xã
hội, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.2.1. Đặc điểm về chủ thể quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB
Quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB có thể do nhiều chủ thể tham gia,
không thể chỉ do nhà nƣớc, nhất là trong xu thế xã hội hóa. Tuy nhiên, trong hệ
thống chủ thể quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB, nhà nƣớc, trực tiếp là các cơ
quan quản lý hành chính nhà nƣớc là chủ thể chủ yếu. Những cơ quan này thực
hiện quản lý với tƣ cách đại diện công quyền, mang quyền lực nhà nƣớc. Vì lẽ
đó, các quyết định quản lý về TTATGTĐB có giá trị pháp lý, có tính chất bắt
buộc, cƣỡng chế; đa số các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình quản lý là
những quan hệ hành chính, các bên chủ thể không có địa vị pháp lý bình đẳng;
phƣơng pháp điều chỉnh là phƣơng pháp quyền uy, mệnh lệnh - phục tùng.
Từ đặc trƣng trên cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc nói
chung, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB phụ thuộc vào
20
nhiều yếu tố, nhất là vào cơ chế thực thi quyền lực, trong đó quyền lực của
các cơ quan quản lý chỉ là phƣơng tiện bảo đảm cho các quyết định quản lý
đƣợc thực thi. Chỉ trên cơ sở nhận thức nhƣ vậy để khắc phục việc tuyệt đối
hóa quyền lực, đề cao quyền lực cƣỡng chế thay vì ra các quyết định quản lý,
khách quan, khoa học, hợp lòng dân bằng các quyết định cấm đoán phi lý, tùy
tiện, nhất là trên lĩnh vực quản lý về TTATGTĐB.
1.2.2. Đặc điểm về nội dung quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB
Quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB dựa trên cơ sở pháp lý trực tiếp là
pháp luật về an toàn giao thông (ATGT). Việc ban hành pháp luật, tổ chức
thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đƣờng bộ (GTĐB) là toàn
bộ nội dung quản lý. Pháp luật về GTĐB đƣợc hiểu là tổng thể các quy phạm
pháp luật, có nguồn là các văn bản quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, trình tự, thủ tục luật định để
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động GTĐB. Từ đây có thể
rút ra một số vấn đề sau:
- Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về GTĐB là các quan hệ phát sinh
trong hoạt động GTĐB, trong đó đƣờng bộ gồm đƣờng đi trên đất liền dùng
cho ngƣời đi bộ và xe cộ. Theo Luật GTĐB (năm 2001) thì đƣờng bộ đƣợc
giải thích cụ thể và mở rộng hơn, bao gồm đƣờng, cầu, đƣờng bộ, hầm đƣờng
bộ, bến phà đƣờng bộ.
- Hoạt động GTĐB là hoạt động của con ngƣời, đa số là hoạt động liên
quan đến phƣơng tiện và sử dụng phƣơng tiện giao thông trên đƣờng bộ nhằm
đáp ứng nhu cầu công tác, học tập, sản xuất, kinh doanh, đi lại thăm thân của
cán bộ, công chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.
Nhƣ vậy, đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật về TTATGTĐB là các
quan hệ phát sinh trong hoạt động GTĐB liên quan đến nhiều hoạt động khác
nhau của con ngƣời. Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ đó, nhà nƣớc với
21
tƣ cách là chủ thể quản lý, thực hiện việc tổ chức, định hƣớng và kiểm soát
hoạt động GTĐB, bảo đảm cho các hoạt động đó có trật tự.
Từ phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh trên cho thấy pháp luật GTĐB
chỉ là một bộ phận của pháp luật về an toàn giao thông, bên cạnh đó còn có
pháp luật về giao thông đƣờng thủy (đƣờng thủy nội địa), pháp luật về giao
thông đƣờng sắt, pháp luật về giao thông đƣờng không, và pháp luật về
giao thông đƣờng biển.
- Nội dung của pháp luật GTĐB. Luật GTĐB (năm 2001) - bộ phận cốt
lõi của pháp luật GTĐB thể hiện tập trung những nội dung căn bản của pháp
luật GTĐB, với các nội dung sau: quy định các quy tắc GTĐB, các điều kiện
bảo đảm GTĐB của kết cấu hạ tầng, phƣơng tiện và ngƣời tham gia GTĐB,
các điều kiện bảo đảm hoạt động vận tải đƣờng bộ. Cụ thể là những vấn đề sau:
+ Các quy định chung, gồm quy định về nguyên tắc bảo đảm ATGTĐB;
về chính sách pháp luật trên lĩnh vực GTĐB, về tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật GTĐB; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành
viên trong bảo đảm TTATGTĐB; các hành vi nghiêm cấm, trong đó có 15
hành vi mà việc vi phạm sẽ gây hậu quả không chỉ phá vỡ TTATGTĐB, mà
còn làm thiệt hại về tính mạng, tài sản, ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nƣớc.
+ Các quy định về quy tắc GTĐB. Đây là nội dung trọng yếu của Luật
Giao thông đƣờng bộ, gồm các quy tắc trong các hoạt động giao thông cụ thể,
nhƣ quy tắc đối với ngƣời điều khiển phƣơng tiện trong các loại đƣờng và địa
bàn cụ thể, quy tắc về tổ chức và điều khiển giao thông, xử lý tai nạn giao thông.
+ Các quy tắc về kết cấu hạ tầng GTĐB;
+ Các quy định về phƣơng tiện tham gia GTĐB;
+ Các quy định về ngƣời điều khiển phƣơng tiện GTĐB;
+ Các quy định về vận tải đƣờng bộ
22
+ Các quy định quản lý nhà nƣớc về GTĐB.
Ngoài ra, Luật GTĐB còn có quy định việc khen thƣởng và xử lý vi
phạm, điều khoản thi hành.
Những quy định quản lý nhà nƣớc về GTĐB gồm các nội dung sau:
1, Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tƣ phát
triển GTĐB; xây dựng và chủ động thực hiện chƣơng trình quốc gia về
ATGTĐB và các biện pháp bảo đảm GTĐB thông suốt, an toàn cũng nhƣ tổ
chức thực hiện;
2, Ban hành các văn bản bản quy phạm pháp luật về GTĐB;
3, Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB;
4, Tổ chức quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB;
5, Đăng ký, cấp, thu hồi biển số, phƣơng tiện GTĐB; cấp, thu hồi giấy
chứng nhận chất lƣợng, an toàn kỹ thuật, về bảo vệ môi trƣờng của phƣơng
tiện GTĐB;
6, Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe;
7, Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về GTĐB,
đào tạo cán bộ và công nhân viên kỹ thuật GTĐB;
8, Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp
luật về GTĐB;
9, Hợp tác quốc tế về GTĐB.
Trong nội dung các quy định quản lý nhà nƣớc về GTĐB có các quy
định về trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về GTĐB, khẳng định Chính phủ thống
nhất quản lý về GTĐB, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và UBND
các cấp, và về thanh tra GTĐB.
Những nội dung trên của quản lý nhà nƣớc về GTĐB rất rộng, liên
quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, không chỉ là các quy phạm pháp
luật thuộc phần riêng của luật hành chính, mà cả các quy phạm pháp luật về tổ
23
chức nhà nƣớc, pháp luật dân sự, các văn bản pháp luật phục vụ hội nhập
quốc tế. Vì thế, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong các quy
định liên quan đến TTATGTĐB, và chủ yếu là các quy định về hoạt động
GTĐB của ngƣời và phƣơng tiện giao thông cũng nhƣ những vấn đề liên quan
nhằm bảo đảm ATGTĐB.
1.2.3. Đặc điểm về khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB
Khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB là hoạt động của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào giao thông đƣờng bộ. Tuy nhiên, do quản
lý nhà nƣớc thực chất là quản lý con ngƣời, gắn với những quan hệ xã hội cụ
thể, nhằm tạo ra những cơ hội, khả năng phát triển con ngƣời, hƣớng dẫn, định
hƣớng hoạt động của họ theo một trật tự phù hợp với quy luật phát triển xã hội
thì khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB đƣợc quan niệm là trật tự
được thiết lập nhờ đó mà bảo đảm cho GTĐB được an toàn, nhanh chóng, tiện
lợi, thông suốt, bảo đảm mỹ quan, môi trường, hạn chế thấp nhất vi phạm pháp
luật GTĐB, ùn tắc giao thông, ngăn ngừa thiệt hại do TNGT gây ra. Điều cần
lƣu ý là quan niệm này về khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB nhƣ
trên phải xuất phát từ quan niệm đúng đắn về TTATGTĐB. Theo các tác giả đề
tài khoa học cấp Bộ: "Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông", Bộ Công an
(1998), và Từ điển Bách Khoa Công an nhân dân thì:
Trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là hệ thống các mối quan
hệ xã hội đƣợc hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực Giao thông vận tải công cộng mà mọi ngƣời
tham gia giao thông phải tuân theo để bảo đảm hoạt động giao
thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế thấp nhất TNGT, gây
thiệt hại về ngƣời và tài sản” [49, tr.130].
24
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG
2.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, BAN HÀNH PHÁP LUẬT VỀ
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
2.1.1. Sơ lƣợc về sự phát triển các văn bản pháp luật điều chỉnh
Quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ
- Pháp luật là công cụ quan trọng để Nhà nƣớc tổ chức quản lý xã hội
nói chung và giao thông đƣờng bộ nói riêng. Trƣớc đây nƣớc ta chƣa có một
văn bản quy phạm pháp luật có nội dung toàn diện có giá trị pháp lý cao để
điều chỉnh giao thông đƣờng bộ của cả nƣớc. Mà từ khi giành đƣợc chính
quyền về tay nhân dân với dấu mốc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945,
Nhà nƣớc ta đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật mang tính toàn giao
thông chất tạm thời, chƣa thể đáp ứng đầy đủ tình hình trật tự an đƣờng bộ
nƣớc ta bao gồm những văn bản sau đây:
+ Nghị định 348/NĐLB của Bộ giao thông và Bƣu điện, Bộ công
an (5/12/1955) ban hành kèm theo Quy tắc giao thông.
+ Nghị định số 09/NĐLB liên bộ Bộ giao thông và Bƣu điện công
an (7/3/1956) ban hành thể lệ tạm thời về vận tải.
+ Thông tƣ số 915/C17- P5 (10/11/1968) về việc tăng cƣờng biện pháp
bảo đảm giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông thời chiến.
- Cho tới khi đất nƣớc thống nhất sau ngày 30/4/1975 Đảng và Nhà
nƣớc tập trung hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, xây dựng Chủ nghĩa xã hội
trong cả nƣớc thì có các văn bản sau:
+ Quyết định số 1329/QĐ (3/6/1975) ban hành Quy tắc đảm bảo an
toàn giao thông khi thi công trên đƣờng ôtô.
25
+ Quyết định số 176/QĐLB liên bộ Bộ giao thông vận tải và Bộ nội vụ
(nay Bộ công an) (9/12/1989) ban hành Điều lệ trật tự an toàn giao thông
đƣờng bộ. Bao gồm 6 chƣơng 49 điều. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để
tổ chức chỉ huy giao thông quản lý hoạt động giao thông đƣờng bộ nhƣng
Điều lệ này có những quy định đã bộc lộ khiếm khuyết một số nội dung.
+ Chỉ thị số 317/TTg (26/5/1995) về tăng cƣờng công tác quản lý trật
tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn đô thị.
+ Nghị định 36/NĐ- CP (29/5/1995) về bảo đảm trật tự an toàn giao
thông đƣờng bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Và Điều lệ trật tự an toàn
giao thông đƣờng bộ gồm 7 Chƣơng; 74 Điều.
+ Nghị định 75/1998/NĐ-CP (26/9/1998) về việc sữa đổi, bổ sung 21
Điều trong Điều lệ trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn đô
thị kèm theo Nghị định 36/CP.
+ Chị thị 08/2001/CT-TTg (27/04/2001) về việc tập trung thực hiện
một số biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông đƣờng bộ và khắc phục
tình trạng ùn tắc giao thông.
- Bƣớc vào thế kỷ XXI nhiều vấn đề trong nƣớc và quốc tế đã biến đổi
to lớn với xu thế hội nhập toàn cầu. Do đó đòi hỏi phải đổi mới toàn diện hệ
thống pháp luật, trong đó có văn bản pháp luật về giao thông đƣờng bộ, vấn
đề tăng cƣờng bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là một đòi hỏi bức
xúc hiện nay. Ta thấy có rất nhiều văn bản pháp luật đƣợc ban hành nhƣng
đều có hạn chế, khuyết điểm và chƣa phải là một luật riêng, chƣa điều chỉnh
một cách đầy đủ tình hình thực tế. Vì vậy cần phải có một đạo luật có giá trị
pháp lý cao với nội dung toàn diện điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan
đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Để đề cao trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân, tăng cƣờng hiệu lực Quản lý nhà nƣớc nhằm bảo
đảm giao thông đƣờng bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi phục vụ sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu đi lại của nhân dân.
26
Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật và các hoạt động quản lý
xã hội của nhà nƣớc, luật giao thông xuất hiện, tồn tại, phát triển nhƣ một tất
yếu khách quan gắn liền với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội và nhu cầu vận tải hàng hoá, đi lại của công dân.
Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, nhà nƣớc ta đều có những văn bản
pháp quy điều chỉnh lĩnh vực an toàn giao thông. Trƣớc khi có luật giao thông
đƣờng bộ, lĩnh vực giao thông đƣờng bộ mới chỉ có các Nghị định của Chính
phủ, Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật của
các ngành,... Ngày 29-6-2001, Luật Giao thông đƣờng bộ đƣợc Quốc hội
nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua;
Chủ tịch nƣớc ký Lệnh công bố Luật số 07/2001/L/CTN ngày 12-07-2001.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2002.
Luật GTĐB ra đời là một dấu mốc trong lịch sử phát triển của hệ thống
pháp luật giao thông, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác bảo đảm trật
tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Luật Giao thông đƣờng bộ đƣợc ban hành
nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân để đảm bảo giao thông đƣờng bộ thông suốt, trật tự, an
toàn, thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc.
Luật Giao thông đƣờng bộ quy định quy tắc giao thông đƣờng bộ; các
điều kiện đảm bảo an toàn giao thông đƣờng bộ của kết cấu hạ tầng, phƣơng
tiện và ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ, hoạt
động vận tải đƣờng bộ và quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ.
+ Bắt đầu 01/07/2009 Luật giao thông đƣờng bộ sửa đổi, bổ sung có
hiệu thi hành. Nhằm lập lại trật tự kỷ cƣơng trong giao thông đƣờng bộ và
giảm tai nạn giao thông.
27
+ Nghị định số 71/2012/NĐ-CP. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ.
+ Thông tƣ số 65/2013/TT-BGTVT. Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tƣ số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trƣởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; lƣu
hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận
chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ.
+ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP. Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ.
+ Thông tƣ số 47/2012/TT-BGTVT. Quy định về tuần tra, kiểm tra bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ
+ Thông tƣ số 65/2012/TT-BCA. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình
thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đƣờng bộ.
+ Chỉ thị số 66/2013/BATGT về việc xử lý vi phạm Luật giao thông
đƣờng bộ trên tất cả các tuyến phố thuộc Thành phố Hải Dƣơng.
+ Chỉ thị số 27/2013-CT/TU về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác bảo đảm trật tự,an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
+ Công văn số: 49/CV-BATGT về việc xử lý tình trạng xe máy đi
ngƣợc chiều trên Quốc lộ 5 và tình trạng mất an toàn giao thông khu vực
Trung tâm thƣơng mại Thành phố Hải Dƣơng.
+ Công văn số: 38/BATGT về việc phối hợp thực hiện đợt kiểm tra, xử
lý vi phạm xe chở quá tải trên Quốc lộ 5.
+ Kế hoạch số 188/KH-BATGT ngày15/12/2013 của Ban An toàn giao
thông tỉnh, về tổ chức đợt hoạt động cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao
thông Tết Dƣơng lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngọvà Lễ hội Xuân 2014.
28
Các quy định nêu trên nhìn chung đã đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển
của xã hội về giao thông đƣờng bộ hiện nay ở nƣớc ta, tuy nhiên vẫn còn một
số bất cập cần đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét và chỉnh
sửa kịp thời để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.
2.1.2. Những hạn chế của hệ thống văn bản pháp luật
- Ban hành văn bản pháp luật còn chậm; thiếu đồng bộ: hệ thống văn
bản pháp luật điều chỉnh về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ chƣa hoàn
chỉnh. Những năm qua công tác Quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao
thông đƣờng bộ đƣợc Đảng và nhà nƣớc, các ngành các cấp các địa phƣơng
và cộng đồng xã hội quan tâm. Song chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, còn bị
buông lỏng trên nhiều lĩnh vực. Một phần là do việc ban hành các văn bản
pháp luật còn chậm, thiếu đồng bộ, chƣa điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho tình
hình phát triển của giao thông đƣờng bộ. Chẳng hạn nhƣ công tác quản lý về
những quy định trong điều lệ báo hiệu đƣờng bộ của Bộ giao thông vận tải
còn thiếu quy định cho công tác tổ chứ giao thông nhƣ:
+ Khi nào thì đèn đặt tín hiệu
+ Khi nào đặt đèn đúp, đèn nhắc lại
+ Khi nào cắm biển báo hạn chế tốc độ
+ Khi nào cho phép rẽ phải ở nút (các nút cho rẽ phải)
+ Khi nào thì phải có chiếu nghỉ cho xe rẽ trái
+ Khi nào thì phải tổ chức ba pha cho một chu kỳ cho nút giao thông có
đèn tín hiệu.
Hình thức “ đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe”, “ xe chính
chủ) đã bộc lộ nhiều bất cập, không theo dõi đƣợc vi phạm của ngƣời lái xe
trong tình hình hiện nay một cách thƣờng xuyên, dẫn đến việc ngƣời vi phạm
vẫn có thể xin sát hạch và cấp lại giấy phép lái xe khác với các lý do khác
nhau; Còn rất nhiều những quy định còn thiếu làm cho ngƣời tổ chức giao
29
thông rất khó tìm đƣợc phƣơng án tối ƣu khi các trang thiết bị kỹ thuật không
đầy đủ, không đƣợc tuyên truyền trong nhân dân.
- Hệ thống pháp luật chƣa ổn định, các hình thức thức tuyên truyền giáo
dục pháp luật giao thông chƣa rộng rãi.
+ Văn bản pháp luật đƣợc ban hành chƣa ổn định: thực tế cho thấy từ khi
Luật giao thông đƣờng bộ có hiệu lực đến nay đã có nhiều văn bản có liên quan
đƣợc ban hành điều chỉnh vấn đề trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ mặc dù có
hiệu quả nhƣng chỉ mang tính chất tạm thời chứ chƣa phải là hiệu quả lâu dài,
vẫn phải bổ sung, sữa đổi ban hành văn bản pháp luật mới để điều chỉnh. Cho
đến nay Quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ, giao thông
đô thị, về đội ngũ lái xe nhất là lái xe chở khách; về cấp giấy phép lái xe; kiểm
định kỹ thuật an toàn phƣơng tiện giao thông cơ giới, về công tác tuần tra kiểm
soát, công tác điều tra xử lý vi phạm, tai nạn giao thông,… vẫn chƣa đƣợc quản
lý chặt chẽ, việc xử lý còn chƣa kiên quyết, triệt để, việc cƣỡng chế thi hành
pháp luật còn nhiều vƣớng mắc, thiếu các văn bản pháp lý.
+ Công tác tuyên truyền giáo dục về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt
là luật lệ giao thông đƣờng bộ tuy đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa đƣợc coi
trọng đầy đủ, nội dung và hình thức hạn chế, chƣa tạo nên sự phối hợp đồng
bộ của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội về giữ gìn trật tự an toàn giao
thông... chƣa tạo ra bề rộng, chiều sâu đặc biệt là vùng nông thôn ngƣời dân
còn thờ ơ chƣa coi trọng nên hiểu biết về Luật giao thông còn rất hạn chế.
Nghị định 36/CP và một số văn bản pháp luật khác giao cho Bộ Giáo
dục và Đào tạo khẩn trƣơng đƣa giảng dạy pháp luật an toàn giao thông vào
chƣơng trình chính khoá ở tất cả các cấp học trong một thời gian ngắn là
phiến diện và thiếu tính khả thi, vì giáo dục bao giờ cũng cần kết hợp cả nhà
trƣờng, gia đình và xã hội, nên hình thức giáo dục còn hời hợt, nặng tính
phong trào, theo chiến dịch và hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao. Kết quả là nhận
30
thức của ngƣời dân về pháp luật giao thông thấp (chƣa cần nói đến những vấn
đề có tính lý luận mà ngay việc nắm đƣợc 180 kiểu biển báo, vài chục vạch kẻ
đƣờng... đã quá “hoa mắt” rồi). Hình thức tuyên truyền còn đơn điệu chƣa đƣa
đƣợc những hình ảnh, thông tin sinh động từ thực tiễn gây hiệu ứng tình cảm
cho mọi ngƣời. Ví dụ đƣa hình ảnh về tai nạn giao thông lên màn ảnh nhỏ thì
có lẽ sẽ gây ra đau lòng nhiều hơn, còn nếu chỉ đƣa các số liệu tổng kết thì sẽ
làm ngƣời dân khó hình dung đƣợc cụ thể của việc chấp hành luật lệ và hậu
quả xảy ra.
- Chính sách khen thƣởng, bồi dƣỡng cho các lực lƣợng thi hành cƣỡng
chế chƣa khuyến khích đƣợc tính tích cực và hạn chế tiêu cực trong hoạt động
này. Do việc không ổn định áp dụng của các văn bản pháp luật mà việc Quản
lý nhà nƣớc về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ chƣa mang tính
ổn định và hiệu lực cao. Cho nên muốn thi hành quản lý tốt thì hệ thống văn
bản pháp luật phải thực sự hoàn thiện, đồng bộ, ổn định và phù hợp tình hình
phát triển của giao thông đƣờng bộ trong mọi thời điểm.
- Một số nội dung trong văn bản pháp luật đƣợc ban hành nhƣng trên
thực tế chƣa thực hiện đƣợc: chẳng hạn nhƣ về việc kiểm tra thu hồi, xử lý
các loại xe hết niên hạn sử dụng, kiểm tra chất lƣợng mũ bảo hiểm, kiểm tra
tải trọng xe,… Hiện tại Thành phố Hải Dƣơng đang còn lƣu thông những
phƣơng tiện xe cơ giới đặc biệt xe gắn máy đã rất cũ kĩ, có nhiều xe niên hạn
sử dụng hơn 20 năm nhƣng đi ra đƣờng vẫn thấy các phƣơng tiện này hoạt
động một cách bình thƣờng. Đây là thực trạng chƣa giải quyết triệt để của các
cơ quan quản lý nhà nƣớc, những phƣơng tiện cơ giới hết niên hạn sử dụng
không đảm bảo chất lƣợng kỹ thuật an toàn giao thông đƣờng bộ nếu vẫn
đƣợc lƣu thông nhƣ thế trong hệ thống giao thông đƣờng bộ vẫn còn hỗn hợp
nhƣ Thành phố Hải Dƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung hiện nay thì sẽ gia
tăng khả năng tai nạn giao thông đƣờng bộ.
31
2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG
2.2.1. Khái quát chung về thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn
giao thông đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay
Trong những năm qua thực hiện đƣờng lối đổi mới do Đảng lãnh đạo
tình hình kinh tế nƣớc ta đã từng bƣớc tăng trƣởng đời sống văn hóa xã hội có
nhiều phát triển, tốc độ công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa nhu cầu và sự phát
triển giao thông vận tải tăng nhanh bên cạnh đó tình hình TTATGT còn diễn
biến phức tạp, ý thức chấp hành pháp luật ATGT của một bộ phận ngƣời tham
gia giao thông còn hạn chế.
Vi phạm ATGT diễn ra nghiêm trọng phổ biến tai nạn giao thông còn xảy
ra nhiều có lúc có nơi rất nghiêm trọng, số ngƣời chết và bị thƣơng còn quá lớn
gây bức xúc trong toàn xã hội. Theo báo cáo tổng kết năm 2013 của Cục Cảnh
sát giao thông (CSGT) đƣờng bộ - đƣờng sắt - Bộ Công an, trong năm 2013 cả
nƣớc đã xảy ra 31.266 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.805 ngƣời, bị
thƣơng 32.253 ngƣời. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 5.008 vụ (giảm 13.8%),
tăng 44 ngƣời chết (tăng 0.45%), giảm 6.229 ngƣời bị thƣơng (giảm 16.18%).
Đƣờng bộ xảy ra 30.874 vụ, làm chết 9.627 ngƣời, bị thƣơng 31.982 ngƣời. So
với năm 2012 giảm 4.946 vụ (giảm 13.8%), tăng 87 ngƣời chết (tăng 0.91%),
giảm 6.188 ngƣời bị thƣơng (giảm 16.21%). Trong đó tai nạn giao thông từ ít
nghiêm trọng trở lên xảy ra 11.395 vụ, làm chết 9.627 ngƣời, bị thƣơng 8.014
ngƣời. Riêng tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 58 vụ, làm chết
219 ngƣời, bị thƣơng 203 ngƣời. Va chạm giao thông xảy ra 19.479 vụ, làm bị
thƣơng 23.968 ngƣời. Tình hình ùn tắc giao thông diễn biến rất phức tạp, đặc
biệt tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình hình TTATGTĐB trong cả nƣớc tính đến hết quý I/2014 đƣợc
tổng kết nhƣ sau (bảng 2.1):
32
Bảng 2.1: Thực trạng vi phạm, tai nạn giao thông đường bộ toàn quốc
Năm
Số vụ
vi phạm
ATGT
Phạt tiền
(Tỷ VND)
Tạm giữ
phƣơng tiện
Đánh dấu
GPLX
Tƣớc
GPLX
Số vụ
TNGT
đƣờng
bộ
Chết
Bị
thƣơng
2010 4.057.406 467,8
531.794
(ôtô: 30.440
môtô:
501.354)
223.023 60.436 17.106 11.684 15.693
2011 4.432.551 607,1
406.208
ôtô:19.739
môtô:
386.469)
377.345 139.529 14.141 11.184 11.760
2012 3.462.338 559,8
862.304
ôtô:22.542
môtô: 839.762
150.494 25.046 14.318 12.190 10.930
2013 4.180.261 654
925.746
ôtô:29.133
môtô: 896.613
189.192 27.279 31.266 9.805 32.253
QI/2014 6.582 2.427 6.462
Nguồn: Báo cáo của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt - Bộ Công an.[20]
Trong rất nhiều những nguyên nhân để xảy ra tai nạn giao thông thì
nguyên nhân chủ yếu là do ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông chạy quá
tốc độ, đi lấn đƣờng, tránh vƣợt sai quy định, sử dụng rƣợu bia khi tham gia
giao thông… Về sâu xa do công tác quản lý nhà nƣớc về TTATGT còn nhiều
tồn tại, chậm đƣợc khắc phục, công tác quản lý vận tải, quản lý lái xe còn
nhiều yếu kém, đồng thời do việc thực thi pháp luật về TTATGT của các lực
lƣợng chƣa nghiêm.
Thành phố Hải Dƣơng trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của
tỉnh Hải Dƣơng, nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía bắc giáp huyện Nam Sách,
phía đông giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phía tây giáp huyện Cẩm
Giàng, phía nam giáp huyện Gia Lộc, phía đông nam giáp hai huyện Thanh
Hà và Tứ Kỳ. Thành phố Hải Dƣơng nằm cách Thủ đô Hà Nội 57km về phía
đông, cách thành phố Hải Phòng 45km về phía tây. Diện tích thành phố là
33
71km2
, với dân số: 213.893 ngƣời; có 15 phƣờng: Bình Hàn; Cẩm Thượng;
Hải Tân; Lê Thanh Nghị; Nhị Châu; Ngọc Châu; Nguyễn Trãi; Phạm Ngũ
Lão; Quang Trung; Tân Bình; Thanh Bình; Trần Hưng Đạo; Trần Phú; Tứ
Minh; Việt Hòa và 6 xã: Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thạch
Khôi, Thượng Đạt.
UBND thành phố cũng đã có những cân nhắc và quyết định đúng đắn
khi dành những phần đất thích hợp trong tổng quỹ đất của thành phố cho giao
thông đƣờng bộ (thể hiện ở bảng số liệu dƣới đây):
Bảng 2.2: Quỹ đất của thành phố dành cho ngành giao thông vận tải
từ năm 2010 đến năm 2014
Năm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
2010 271,016 7,48
2011 276,203 7,62
2012 297,92 8,22
2013 388,44 10,72
Nguồn: Báo cáo Sở GTCC năm 2013.[47]
Nhƣ vậy, ngành giao thông vận tải là ngành sử dụng đất đai rất lớn cho
nhu cầu phát triển, và tăng dần theo các năm. Theo báo cáo thực hiên công tác
năm 2013 của phòng quản lý đô thị - UBND thành phố:
- Giao thông đô thị:
Công tác duy tu, bảo dƣỡng và sửa chữa vừa kiểm tra theo dõi, giám sát
Xí nghiệp giao thông thành phố thực hiện công tác duy tu, bảo dƣỡng trên toàn
bộ 111 tuyến đƣờng đô thị do thành phố quản lý, với tổng chiều dài là 63km,
trong đó: đƣờng nhựa là 45,148km, đƣờng bê tông là 18,615km. giá trị thực hiện
cả năm 2013 là 2.014.000.000 đồng, bằng 110,29% kế hoạch cả năm.
- Giao thông xã, phƣờng:
34
Trong cả năm 2013 phòng đã kiểm tra, đôn đốc, hƣớng dẫn kỹ thuật
và tổng hợp số liệu làm đƣờng giao thông của các phƣờng xã với kết quả
nhƣ sau:
+ Tổng chiều dài thực hiện: 26,582km, trong đó:
Đƣờng nhựa: 5,699km
Đƣờng đá các loại: 3,23km
Đƣờng Bê tông: 17,653km
+ Tổng kinh phí đầu tƣ xây dựng: 10.902.574.000 đồng.
Hiện tại thành phố có 111 tuyến phố, tổng chiều dài 71km. Trong tổng
số đƣờng đô thị thành phố Hải Dƣơng có 27,321km đƣờng chất lƣợng tốt;
34,469km đƣờng chất lƣợng trung bình, 9km đƣờng xấu, không có đƣờng rất
xấu. Phƣơng tiện tham gia giao thông của thành phố rất đa dạng, chủ yếu là
phƣơng tiện cá nhân nhƣ ô tô, xe máy, xe đạp,... lƣu lƣợng tham gia giao
thông cũng khá lớn, trung bình có tới hàng nghìn lƣợt ngƣời, phƣơng tiện qua
lại m2
/ngày Riêng xe đạp, xe máy có trên 45.000 chiếc, xe ô tô có hàng trăm
chiếc qua lại thƣờng xuyên.
Hệ thống giao thông đô thị của thành phố tƣơng đối ổn định, nhƣng dày
đặc và nhỏ hẹp. Nhiều đƣờng chƣa có vỉa hè và xuống cấp nghiêm trọng. Hầu
hết các hộ gia đình có mặt đƣờng đều tham gia buôn bán, sản xuất kinh doanh
ở mức độ khác nhau, đa số lấn chiếm vỉa hè. Mật độ dân cƣ rất lớn, trung bình
có tới hàng nghìn lƣợt ngƣời, phƣơng tiện qua lại m2
/ ngày. Phƣơng tiện giao
thông tham gia giao thông tăng nhanh và rất đa dạng. Theo báo cáo của công
an thành phố năm 2013 xảy ra 31 vụ tai nạn, làm chết 25 ngƣời và bị thƣơng
24 ngƣời ngoài ra còn xảy ra hàng ngàn vụ va chạm, tai nạn nhẹ, làm thiệt hại
về tài sản đến hàng chục tỷ đồng. Cũng nhƣ tình hình chung trong cả nƣớc,
thực trạng TTATGTĐB ở Thành phố Hải Dƣơng diễn biến hết sức phức tạp.
35
2.2.2. Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng
* Tình hình vi phạm luật lệ giao thông
Những năm qua UBND thành phố đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các
ngành, tập trung giải quyết tình hình trật tự an toàn giao thông đô thị. Đặc biệt
là thời gian đầu thực hiện NĐ 71/2012/NĐ- CP ngày 19/9/2012 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ của Chính phủ
nói riêng cũng nhƣ việc chấp hành các luật lệ giao thông khác nói chung đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Kể từ khi có Nghị định 34/2010/ NĐ- CP tháng
10/2010, trên hầu hết các tuyến đƣờng mọi ngƣời đã tự giác chấp hành thực
hiện giải toả, tự di chuyển lùi vào sau cột mốc chỉ giới quy định theo Nghị
định 203/HĐBT để bảo vệ hành lang an toàn giao thông. Nhƣng cho đến nay,
trên tất cả các ngã giao nhƣ ngã 6, các tuyến đƣờng Nguyễn Lƣơng Bằng, Lê
Thanh Nghị, Quốc lộ 5 việc tái lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn giao
thông đã diễn ra khá dai dẳng. Các vi phạm này chủ yếu là sự bung ra kiốt,
lều quán, cơi nới nhà ven đƣờng, xếp hàng, vật liệu lấn ra, bành trƣớng chợ
cóc, chợ tạm, đỗ xe tuỳ tiện, đặc biệt là phƣờng Hải Tân chợ cóc vẫn thƣờng
xuyên họp ngƣời dân lấn chiếm vẻ hè và lòng lề đƣờng làm nơi buôn bán.
Hiện nay, trên Quốc lộ 5 (đoạn qua cầu Phú Lƣơng và khu vực Khu công
nghiệp Đại An, Khu công nghiệp Phúc Điền) tình trạng phƣơng tiện xe máy
đi ngƣợc chiều trên làn đƣờng dành cho xe thô sơ diễn ra phổ biến (tập trung
vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều) gây nguy hiểm cho ngƣời và các phƣơng
tiện tham gia giao thông đi đúng chiều đƣờng trên Quốc lộ 5, nhất là sau khi
hoàn thành việc tháo dỡ dải phân cách giữa làn xe thô sơ và xe cơ giới. Tình
trạng mất an toàn giao thông cũng thƣờng xuyên xảy ra tại khu vực Trung tâm
thƣơng mại Thành phố Hải Dƣơng khi có sự kiện đƣợc tổ chức, các phƣơng
tiện đỗ tràn ra mặt đƣờng, gây ùn tắc giao thông, xả rác thải bừa bãi làm mất
vệ sinh môi trƣờng và cảnh quan đô thị.
36
Tuy các biện pháp mạnh đầu năm 2014 đƣợc thực thi, nhƣng thực trạng
trên vẫn tiếp diễn ngấm ngầm đây đó, nếu lơ là kiểm soát.
Theo báo cáo về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của công
an thành phố:
- Năm 2011:
+ Có 216 lều quán bán hàng, 984 phông, bạt, ô dù các loại, 121 con
nêm và 20 công trình xây dựng trái phép.
+ 1.452 bàn ghế, 597 biển quảng cáo, 548 xe máy các loại, 31 ôtô và
1.038 hàng hoá khác vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn giao thông
đƣờng bộ.
+ 3.328 trƣờng hợp vi phạm và bị thu nộp ngân sách 292.235.000 đồng;
283 trƣờng hợp khác bị nhắc nhở cảnh cáo.
- Năm 2012:
+ Có 157 lều quán bán hàng trái phép, 1295 phông, bạt, ô dù các loại,
522 con nêm, 31 công trình xây dựng trái phép.
+ 1.711 bàn ghế, 628 biển quảng cáo, 1.198 xe, máy các loại và 1.297
hàng hoá khác vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ.
+ 6.810 trƣờng hợp đã bị xử phạt thu nộp ngân sách 549.584.000 đồng
và 127 trƣờng hợp khác bị cảnh cáo nhắc nhở.
- Năm 2013:
+ Có 3.742 trƣờng hợp bị lập biên bản về vi phạm xây dựng lều quán,
mái che, mái vẩy trái phép.
+ 2.553 trƣờng hợp lập hàng rào trái phép
+ 868 biển quảng cáo các loại bị thu giữ và 1.365m2
bãi tập kết vật liệu
xây dựng và kinh doanh lấn chiếm lòng đƣờng vỉa hè.
+ 702 m tƣờng gạch bị buộc phải tháo dỡ, 16 chợ cóc và 7 bãi đỗ xe sai
quy định bị buộc phải giải toả.
37
Ngoài những sai phạm trên tình trạng vƣợt đèn đỏ, chạy xe quá tốc độ,
sử dụng rƣợu bia khi điều khiển xe, xe trở qua tải, lạng lách đáng võng… vẫn
diễn ra trên các tuyến đƣờng của thành phố.
* Các nguyên nhân sai phạm
- Ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đƣờng của ngƣời dân.
Nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp với thói quen sản xuất nhỏ, những
năm gần đây kinh tế xã hội phát triển, ngƣời dân cũng dần tiếp cận với
phƣơng tiện, cách sống công nghiệp, văn minh còn tâm lý thì không thể ngày
một ngày hai thay đổi đƣợc. Nhiều ngƣời vẫn cho là đi vào đƣờng cấm, vƣợt
đèn đỏ không là vi phạm pháp luật.
Ngƣời tham gia giao thông trên đƣờng phổ biến vẫn quan tâm “ đƣờng
này có đi đƣợc không” chứ không quan tâm vấn đề “đƣờng này có đƣợc đi
không”. Do vậy cứ chỗ nào trống là lao vào bất kể phải trái dẫn đến ách tắc,
hỗn độn, nhiều loại xe vây lấy nhau. Trên đƣờng đi thì rẽ ngang, rẽ tắt thoải
mái không nhìn trƣớc, ngó sau gây tai nạn. Khi va chạm thì sẵn sàng lao vào
nhau cãi vã, ẩu đả giữa đƣờng kéo theo lực lƣợng đông đảo đứng xem bất kể
hai đầu có nhiều xe dừng chờ. Trƣớc đèn đỏ nếu có 1, 2 ngƣời vƣợt là kéo
theo nhiều ngƣời cũng vƣợt theo. Không chỉ có những ngƣời tham gia giao
thông mà một số bộ phận dân cƣ sản xuất kinh doanh, buôn bán ven đƣờng
giao thông ý thức chƣa cao, coi nhẹ kỷ cƣơng phép nƣớc. Tác phong tuỳ
tiện, coi thƣờng pháp luật khi tham gia giao thông đã thấm sâu vào nhiều
ngƣời, thậm chí nhiều ngƣời chấp hành nghiêm chỉnh bị coi là “ngớ ngẩn,
không bình thƣờng”.
- Các hình thức thức tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông chƣa
rộng rãi.
Công tác tuyên truyền giáo dục về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là
luật lệ giao thông đƣờng bộ tuy đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa đƣợc coi trọng
38
đầy đủ, nội dung và hình thức hạn chế, chƣa tạo nên sự phối hợp đồng bộ của
các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội về giữ gìn trật tự an toàn giao thông...
chƣa tạo ra bề rộng, chiều sâu đặc biệt là vùng nông thôn ngƣời dân còn thờ ơ
chƣa coi trọng nên hiểu biết về Luật giao thông còn rất hạn chế.
2.2.3. Thực trạng tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng
* Tình hình tai nạn giao thông
Theo báo cáo của công an thành phố tình trạng tai nạn giao thông gia
tăng nhiều trong những năm qua ở đô thị và đã đến hồi báo động. Các biện
pháp mạnh đƣợc thực thi vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014 đã góp phần
kiềm chế, nhƣng số vụ tai nạn giao thông không giảm nhiều điều đó đƣợc thể
hiện dƣới bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố Hải Dương
Năm Số vụ tai nạn Số ngƣời chết
Số ngƣời
bị thƣơng
Tỷ lệ%
(+ tăng; - giảm)
2010 71 23 39 + 33,8% vụ (2009)
2011 58 20 45 - 18,3% vụ (2010)
2012 42 37 25 - 34,7% vụ (2011)
2013 31 25 24 26,1% vụ (2013)
Nguồn: Báo cáo Ban An toàn giao thông thành phố Hải Dương. [6]
Từ bảng số liệu cho thấy số vụ tai nạn giao thông trong những năn gần
đây trên địa bàn thành phố có chiều hƣớng giảm, tuy nhiên số ngƣời chết và
bị thƣơng có chiều hƣớng tăng cụ thể:
- Năm 2010 so với năm 2009 số ngƣời chết do tai nạn giao thông tăng 3
ngƣời (15%), số ngƣời bị thƣơng giảm 14 ngƣời (35,9%) và thiệt hại về tài
sản trên 350 triệu đồng.
- Năm 2011 so với năm 2010 số ngƣời chết do tai nạn giao thông giảm
2 ngƣời(9.1%) số ngƣời bị thƣơng giảm 11 ngƣời(19.6%) và thiệt hại về tài
sản trên 280 triệu đồng.
39
- Năm 2012 so với 2011 số ngƣời chết do tai nạn giao thông tăng 17
ngƣời(45.9%), số ngƣời bị thƣơng giảm 13 ngƣời (22.4%) và thiệt hại về tài
sản trên 400 triệu đồng.
- Năm 2013 so với năm 2012 số ngƣời chết do tai nạn giao thông giảm
12 ngƣời (32.4%), số ngƣời bị thƣơng giảm 8 ngƣời (25%) và thiệt hại tài sản
trên 106 triệu đồng.
Tai nạn giao thông đƣờng bộ đã gây ra những thiệt hại lớn đối với đời
sống xã hội, là hiểm họa của mọi quốc gia phá hoại sự ổn định xã hội và
thƣờng xuyên rình rập, đe dọa tính mạng của ngƣời tham gia giao thông. Vì
vậy, phòng ngừa và đấu tranh nhằm ngăn chặn và hạn chế tai nạn giao thông
đƣờng bộ đã và đang đƣợc các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Là
loại cụ thể của tai nạn xã hội, tai nạn giao thông đƣờng bộ chịu sự tác động và
chi phối bởi các mặt hoạt động của xã hội nhƣ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội, trình độ dân trí, phong tục tập quán... Những yếu tố này phản ánh điều
kiện xã hội và đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng tới sự tồn tại và gia tăng
của tai nạn giao thông đƣờng bộ. Do đó phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn giao
thông đƣờng bộ là nội dung quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông đƣờng
bộ. Vấn đề đặt ra, phải chủ động nghiên cứu, tìm ra các nhân tố gây ra tai nạn
giao thông đƣờng bộ, trên cơ sở đó có giải pháp phòng ngừa, kiềm chế đến
mức thấp nhất các vụ tai nạn xảy ra và hậu quả, tác động của nó đối với hoạt
động giao thông đƣờng bộ cũng nhƣ công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội khác.
* Nguyên nhân gây tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố
Hải Dương
- Ý thức của ngƣời dân:
Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng gia
tăng ngày càng nhanh tai nạn giao thông đƣờng bộ.
Ý thức của ngƣời dân tham gia giao thông còn thấp, chủ quan, chƣa coi
40
trọng sức khoẻ, tài sản của mình và những ngƣời khác: vẫn còn tình trạng
đi đứng lộn xộn không đúng qui tắc. Khi có cảnh sát thì dở vờ chấp hành, khi
vắng cảnh sát lại giành đƣờng phóng nhanh vƣợt ẩu. Đi đƣờng theo luật chƣa
trở thành thói quen của từng ngƣời. Nếu mỗi ngƣời đi ra đƣờng theo sở thích
hoặc thói quen của mình thì xã hội sẽ rất hỗn loạn hậu quả sẽ rất khó lƣờng.
Không chỉ có vậy việc chấp hành biển báo hiệu đƣơng bộ, chạy quá tốc
độ qui định trong khu vực đông dân cƣ, trong thành phố, không chấp hành sự
kiểm tra của lực lƣợng cảnh sát giao thông vẫn còn tồn tại. Tình trạng ngƣời
điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông chƣa đến tuổi cộng với ý thức
chấp hành pháp luật kém, không đƣợc đào tạo, không đi đúng phần đƣờng qui
định, đua xe trái phép,... cũng là yếu tố gây nên tai nạn giao thông đƣờng bộ.
Thói quen “gần đâu đi đó” của một số ngƣời coi thƣờng pháp luật đã tự tháo
dỡ giải phân cách, lan can cùng với các đối tƣợng rải đinh,... đã làm cho tai
nạn giao thông đƣờng bộ khó kiềm chế nổi.
Tại nút giao thông ngã 6 và nút giao thông 559 có điều khiển cƣỡng
chế bằng đèn tín hiệu, nhƣng một số phƣơng tiện xe thô sơ bao giờ cũng luồn
lách vƣợt lên trên đầu xe cơ giới để dừng xe chờ đèn xanh qua nút. Những
luồn lách đó thƣờng gây ra những va chạm, những vụ cãi cọ hàng giờ. Tính
tuỳ tiện trong cuộc sống đƣợc mang vào trong giao thông đô thị: sẵn sàng
đứng giữa đƣờng, đỗ xe giữa đƣờng nói chuyện, có thể vƣợt đèn đỏ qua ngã
tƣ. Nhƣng sau khi sang qua nút lại có thể gặp bạn hoặc dừng xem một vụ xô
xát,... dễ gây nguy hiểm cho những ngƣời và phƣơng tiện tham gia giao thông
khác trên đƣờng.
Vì lợi nhuận, lái xe, chủ xe thƣờng chở quá tải trọng qui định làm hƣ
hại công trình cầu đƣờng. Xe khách chạy lòng vòng đón trả khách tăng lƣu
lƣợng giả tạo của xe, phóng nhanh vƣợt ẩu để tranh dành khách hoặc đi trái
chiều đƣờng, hoặc chở vật liệu xây dựng rơi vãi ra đƣờng gây bụi bẩn, khi trời
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY

More Related Content

What's hot

Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Luanvantot.com 0934.573.149
 

What's hot (20)

Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOTLuận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc, HAYLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc, HAY
 
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
 
Đề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng NinhĐề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý về phòng chống ma túy ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Quản lý về phòng chống ma túy ở tỉnh Phú Yên, HOTLuận văn: Quản lý về phòng chống ma túy ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Quản lý về phòng chống ma túy ở tỉnh Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
 
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOTLuận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
 
Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa
Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửaKỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa
Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa
 
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOTLuận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà TiênĐề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
 
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình DươngĐề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nayLuận án: Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộPhổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
 

Similar to Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY

Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành ph...
Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành ph...Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành ph...
Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành ph...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...jackjohn45
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...
Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...
Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...Man_Ebook
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...
Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...
Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY (20)

Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành ph...
Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành ph...Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành ph...
Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành ph...
 
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà MauTội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
 
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
 
Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực trật tự đô thị tại Buôn Ma Thuột, HAY
Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực trật tự đô thị tại Buôn Ma Thuột, HAYXử phạt vi phạm trong lĩnh vực trật tự đô thị tại Buôn Ma Thuột, HAY
Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực trật tự đô thị tại Buôn Ma Thuột, HAY
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộLuận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp l...
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
 
Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...
Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...
Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, HOT - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOTĐề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOT
Đề tài: Phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, HOT
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà Nội
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà NộiPhổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà Nội
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Hà Nội
 
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh BìnhVi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
 
Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...
Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...
Luận án: Tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAYLuận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
 
Luận văn: Xử phạt hành chính về giao thông đường bộ, HAY
Luận văn: Xử phạt hành chính về giao thông đường bộ, HAYLuận văn: Xử phạt hành chính về giao thông đường bộ, HAY
Luận văn: Xử phạt hành chính về giao thông đường bộ, HAY
 
Đề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Đề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộĐề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Đề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
 
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ MAI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. PHẠM HỒNG THÁI
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Phạm Hồng Thái. Các số liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận văn Phạm Thị Mai
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ...................... 9 1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ................................................. 9 1.1.1. Khái niệm quản lý ............................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ...12 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ................................................19 1.2.1. Đặc điểm về chủ thể quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB ...................19 1.2.2. Đặc điểm về nội dung quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB.................20 1.2.3. Đặc điểm về khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB .............23 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG ............................................................24 2.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, BAN HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ .......................24 2.1.1. Sơ lƣợc về sự phát triển các văn bản pháp luật điều chỉnh Quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ..........................24 2.1.2. Những hạn chế của hệ thống văn bản pháp luật ................................28
  • 5. 2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG ............................................................................31 2.2.1. Khái quát chung về thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay....................................................31 2.2.2. Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng ...................................35 2.2.3. Thực trạng tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng..........38 2.2.4. Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc đảm bảo an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng ...................................46 Chương 3: MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG......61 3.1. MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ............61 3.1.1. Mục tiêu về hiệu quả..........................................................................61 3.1.2. Mục tiêu chất lƣợng.............................................................................61 3.1.3. Mục tiêu về tính hợp lý ......................................................................61 3.1.4. Đảm bảo chính quyền đô thị thực hiện đúng chức năng của mình...........62 3.1.5. Mục tiêu cụ thể của năm 2014 ...........................................................62 3.2. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG................................65 3.2.1. Các giải pháp bảo đảm quản lý về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng ...................................65 3.2.2. Các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng........................................................................68 KẾT LUẬN....................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................89
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATGTĐB: An toàn giao thông đƣờng bộ CNH: Công nghiệp hóa CSGT: Cảnh sát giao thông GTĐB: Giao thông đƣờng bộ TTAT: Tai nạn giao thông TTATGTĐB: Trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ UBND: Ủy ban nhân dân
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Stt Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1. Bảng 2.1: Thực trạng vi phạm, tai nạn giao thông đƣờng bộ toàn quốc 32 2. Bảng 2.2: Quỹ đất của thành phố dành cho ngành giao thông vận tải từ năm 2010 đến năm 2014 33 3. Bảng 2.3: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng 38 4. Bảng 3.1: Biển báo hạn chế tốc độ với các loại phƣơng tiện 77 5. Bảng 3.2: Biển báo tốc độ trên đƣờng ngoài đô thị 77 6. Bảng 3.3: Biển báo khoảng cách an toàn giữa các xe 78 Stt Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1. Sơ đồ 3.1: Mục tiêu và biện pháp quản lý giao thông đô thị 63
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia, nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội và đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hoá, xã hội, đi lại, sinh hoạt của các tầng lớp dân cƣ. Trong đó giao thông đƣờng bộ luôn là mảng quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống giao thông, xét trên tất cả các phƣơng tiện kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Giao thông vận tải là nhu cầu không thể thiếu của con ngƣời, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phƣơng tiện giao thông ngày càng đa dạng và phát triển mạnh và có những bƣớc tiến bộ đáng kể. Trong hơn hai bảy năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, với các thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống xã hội đã có những bƣớc phát triển tích cực, điều kiện sinh sống của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, giao lƣu kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhu cầu đi lại của nhân dân tăng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng lại làm phát sinh những mặt tiêu cực về mặt xã hội, trong đó trên lĩnh vực quản lý an toàn giao thông đô thị đã bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại các đô thị đã gây nhiều thiệt hại về con ngƣời tài sản của nhà nƣớc và nhân dân đòi hỏi vai trò quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này ngày càng lớn, trong đó việc cần thiết trƣớc mắt phải duy trì giữ nghiêm việc thực thi các quy định của pháp luật đặc biệt là hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đang diễn ra còn nhiều phức tạp trên phạm vi cả nƣớc nói chung và Thành phố Hải Dƣơng nói riêng. Hiện nay hệ thống giao thông đô thị vẫn còn yếu kém về cơ sở vật chất so với yêu cầu thực tế, trong đó lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và
  • 9. 2 chống tắc nghẽn giao thông còn nhiều bất cập. Vai trò quản lý nhà nƣớc ở một số ngành và của một số cấp chính quyền địa phƣơng chƣa đƣợc coi trọng. Những yếu tố đó đã ảnh hƣởng nhiều đến việc tăng cƣờng đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và tắc nghẽn giao thông. Vì vậy để xây dựng một đất nƣớc văn minh, hiện đại một yêu cầu bức bách đặt ra là cần phải từng bƣớc phát triển và xây dựng hiện đại các cơ sở hạ tầng giao thông, đồng thời phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ và phát huy tốt vai trò quản lý của các cơ quan chức năng, trong đó kết hợp tăng cƣờng các biện pháp mạnh trong giai đoạn hiện nay để phòng chống các vi phạm về trật tự an toàn giao thông nhằm làm giảm và hạn chế tối đa các tai nạn giao thông mang lại hạnh phúc cho mỗi gia đình. Hiện nay tình hình trật tự an toàn giao thông ở nƣớc ta diễn biến rất phức tạp, tai nạn giao thông không ngừng gia tăng và len lỏi đến hàng vạn gia đình từ thành thị đến nông thôn, gây thiệt hại đến lớn đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Lòng tin của quần chúng đối với công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông ít nhiều bị xói mòn, đặc biệt là an toàn giao thông đƣờng bộ. Trên cơ sở đó, từ quá trình học tập và trong thực tế, bằng phƣơng pháp nghiên cứu thống kê, phƣơng pháp phân tích kết hợp phƣơng pháp logic tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật. Từ lý luận và thực tiễn, tác giả mong muốn tìm ra giải pháp có tính khả thi cao góp phần từng bƣớc hoàn thiện việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở Thành phố Hải Dƣơng hiện nay theo hƣớng tích cực. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Giao thông đƣờng bộ là vấn đề gần gũi với hoạt động đi lại của con ngƣời. Đồng thời công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông
  • 10. 3 đƣờng bộ là điều mà ngƣời muốn nghiên cứu giao thông đƣờng bộ quan tâm hơn hết. Thành phố Hải Dƣơng đang trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng, lƣu lƣợng ngƣời tham gia giao thông ngày càng tăng, tất yếu an toàn giao thông đƣờng bộ ở thành phố Hải Dƣơng rất cần đƣợc quan tâm. Trên thực tế ở Việt Nam có nhiều công trình khoa học, sách báo, tạp chí, của nhiều tác giả đã công bố xoay quanh vấn đề về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhƣ: Thứ nhất, về các đề tài nghiên cứu khoa học: - “Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông”. Đề tài cấp bộ, 1998, Bộ công an. - “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã Cẩm Phả”. Đề tài khoa học cấp cơ sở, 2003. Thạc sĩ, Nguyễn Hữu Lý: Chủ nhiệm đề tài Thứ hai, về các đề tài luận án, luận văn đã bảo vệ: - Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật của Trần Văn Nghĩa (2004) “Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị của công an tỉnh Bình Thuận - thực trạng và giải pháp”. - Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật của Dƣơng Quốc Hoàng (2005) “Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” - Luận án Tiến sĩ Xã hội học của Đinh Quang Hà (2006) “Sự sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ thành phố Hà Nội”. - Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật của Đào Văn Minh (2008)“Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa”
  • 11. 4 - Luận văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật của Vũ Văn Giới (2009) “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của công an thành phố Hải Phòng hiện nay” Thứ ba, các bài nghiên cứu đăng trên Báo, Tạp chí, chủ yếu là trên Tạp chí Giao thông vận tải (GTVT), Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, nghiên cứu quản lý nhà nƣớc lĩnh vực GTVT, giao thông đô thị dƣới góc độ của ngành luật hành chính, đáng chú ý là các công trình sau: - Nguyễn Thủy Anh (2003): "Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông công cộng trong đô thị lớn ở nước ta", Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 5/2003. - Hoàng Đình Ban (2004) "Luật Giao thông đường bộ sau hai năm nhìn lại", Tạp chí GTVT, số 3/2004. - Lê Ngọc Tiến (2004) "Giáo dục pháp luật - biện pháp quan trọng trong giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ", Tạp chí GTVT, số 7/2004. - Nguyễn Thu Hằng (2009) “Thực trạng và giải pháp về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Tạp chí Khoa học công nghệ và Môi trƣờng, số 4/2009 - Sách của nhóm tác giả Trần Văn Luyện, Trần Sơn và Nguyễn Văn Chính đồng chủ biên (2003), Trật tự an toàn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia. Sách đã phân tích khái niệm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ (TTATGTĐB), thực trạng và giải pháp bảo đảm TTATGTĐB. Khái niệm TTATGTĐB mà các tác giả cuốn sách đƣa ra có giá trị tham khảo đối với việc thực hiện đề tài luận văn. Nhƣ vậy, tuy đã có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về trật tự an toàn giao đƣờng bộ, nhƣng đây là một vấn đề có nội hàm rộng nên các công trình trên về cơ bản đã trình bày đƣợc vai trò, tác động ƣu thế, cũng nhƣ những mặt hạn chế của giao thông đƣờng bộ và an toàn giao thông đƣờng bộ của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời cũng đƣa ra những phƣơng
  • 12. 5 hƣớng và giải pháp trong việc quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay vấn đề trật tự an toàn giao thông lại trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, trật tự an toàn giao thông không chỉ riêng một cá nhân hay một tổ chức mà là của toàn xã hội. Trật tự an toàn giao thông là một lĩnh vực quan trọng của trật tự an toàn xã hội, có mối quan hệ nhân quả và không tách rời trật tự an toàn xã hội, về nhận thức, thói quen và tâm lý của ngƣời tham gia giao thông cũng chính là của con ngƣời tham gia các hoạt động kinh tế xã hội ở mỗi thời kỳ cụ thể. Kỷ cƣơng trong quản lý kinh tế xã hội cũng có ý nghĩa quyết định trật tự kỷ cƣơng trong giao thông, vì con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu trƣớc đây và các quy định của pháp luật hiện hành, tác giả cho rằng việc chọn nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm những luận cứ khoa học, cũng nhƣ cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ mà nhu cầu khách quan của cuộc sống đang đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu với mục đích nhằm làm sáng rõ nội dung quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng và đƣa ra các giải pháp cho Thành phố Hải Dƣơng thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ từ đó khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ tốt môi trƣờng sống, sinh hoạt, học tập của ngƣời dân và góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Hải Dƣơng - Nhiệm vụ nghiên cứu + Phân tích những cơ sở lý luận về nội dung quản lý nhà nƣớc, thực
  • 13. 6 hiện pháp luật, những đặc điểm và nội dung thực hiện pháp luật của Thành phố Hải Dƣơng đối với lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ, những yếu tố bảo đảm cho Thành phố Hải Dƣơng thực hiện việc quản lý có hiệu quả lĩnh vực an toàn giao thông đƣờng bộ bằng công cụ pháp luật hiện nay. + Phân tích thực trạng trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và thực trạng thực hiện pháp luật trên lĩnh vực này của Thành phố Hải Dƣơng, thời gian từ năm 2010 đến nay. Qua phân tích thực trạng, luận văn rút ra ƣu điểm, hạn chế và chỉ ta những nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện pháp luật của Thành phố trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. + Đề xuất và luận chứng các giải pháp bảo đảm thực hiện tốt việc quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ của Thành phố Hải Dƣơng hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn Quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là vấn đề có nội dung rộng và phức tạp. Vì vậy trong phạm vi luận văn không thể xem xét toàn diện tất cả các nội dung của vấn đề. Tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý của Thành phố Hải Dƣơng, những tồn tại, vƣớng mắc, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nƣớc và pháp luật. Luận văn cũng dựa trên cơ sở lý luận của khoa học luật chuyên ngành, trực tiếp là cơ sở lý luận của bộ môn lý luận chung về nhà nƣớc và pháp luật.
  • 14. 7 Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp điều tra số liệu thực tế và một số phƣơng pháp khác để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề. 6. Những đóng góp mới của luận văn, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Cái mới của luận văn: Từ kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt đƣợc có thể nêu một số điểm mới sau: - Xây dựng những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ, các yếu tố bảo đảm cho thành phố quản lý về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. - Đánh giá khái quát thực trạng quản lý về an toàn giao thông đƣờng bộ của thành phố chỉ ra các nguyên nhân hạn chế trong việc quản lý về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ của Thành phố Hải Dƣơng hiện nay. - Luận chứng các giải pháp bảo đảm cho việc quản lý về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ phù hợp với điều kiện hiện nay ở Thành phố Hải Dƣơng. - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn đóng góp vào việc hoàn thiện những cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với cả nƣớc nói chung và Thành phố Hải Dƣơng nói riêng, từ đó cung cấp những cơ sở khoa học cho việc đề xuất và thực thi có hiệu quả các giải pháp bảo đảm cho cấp chính quyền thành phố thực hiện quản lý về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ, đáp ứng yêu cầu của nhà nƣớc pháp quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo luật, tham khảo trong quản lý nhà nƣớc về trật tự giao thông đƣờng bộ ở Thành phố Hải Dƣơng.
  • 15. 8 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng. Chương 3: Mục tiêu và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng.
  • 16. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là nhu cầu khách quan của xã hội, ngay từ xã hội mông muội, đến xã hội hiện đại ngày nay. Quản lý xuất hiện thì các học thuyết về quản lý cũng ra đời, phát triển và không ngừng hoàn thiện. Mỗi học thuyết quản lý nghiên cứu theo những "lát cắt" khác nhau. Học thuyết quản lý của Khổng Tử là một trong các thuyết ra đời sớm nhất, cho đến ngày nay vẫn có ảnh hƣởng lớn đến thực tiễn quản lý ở cả các nƣớc phƣơng Ðông, và cả các nƣớc phƣơng Tây. Khổng Tử không chỉ là nhà khoa học quản lý lỗi lạc, mà còn là nhà thực tiễn quản lý tài ba, và là ngƣời đầu tiên trên thế giới mở trƣờng tƣ dạy quản lý. Những môn sinh của Ông có nhiều ngƣời xuất thân từ thân phận thấp hèn, song có ngƣời làm tới chức Tể tƣớng, nhƣ Tử Du (Ngôn Yên); làm quan Đại trƣợng phu, nhƣ Tể Dƣ, Nhiễu Cầu, Trọng Di (Tử Lộ), hoặc trở thành những nhà giáo - học giả nổi tiếng nhƣ Tử Hạ, Tăng Sâm, Tử Trƣơng... Học thuyết quản lý của Khổng Tử lấy đạo nhân làm triết lý, lấy nhân, lễ, nghĩa, trí, lợi làm thành các nguyên tắc căn bản để xây dựng các chính sách cai trị, đào tạo tầng lớp quan cai trị, để dùng ngƣời (quản lý nhân sự). Thuyết chính danh, một trong những nội dung chính yếu của học thuyết quản lý của Khổng Tử, đòi hỏi "quản lý chính danh là phải làm việc xứng với danh hiệu chức vụ mà người đó được giao" [21, tr.65], "vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con". Đối ngƣợc với học thuyết của Khổng Tử, học thuyết quản lý của Hàn
  • 17. 10 Phi Tử lấy chủ trƣơng pháp trị, dùng pháp luật để cai trị. Trên cơ sở của tƣ tƣởng triết học cơ bản là "bản chất con người có tính ác, mưu lợi cho bản thân" 19, tr.65, Hàn Phi Tử luận về pháp trị trong quản lý, nhấn mạnh "pháp phải tùy thời", "thời thay mà pháp luật không đổi thì loạn, đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt" [21, tr.74]; hay "pháp luật phải soạn thảo cho dân dễ biết, dễ thi hành", "phải có tính phổ biến". Ở phƣơng Tây, những học thuyết quản lý cũng ra đời từ rất sớm, gắn liền với những tên tuổi lỗi lạc, nhƣ Aristot, Đề Các, Xô Crat, Sô Lông... Nhƣ trên đã nêu, tùy theo góc độ nghiên cứu, mà các học thuyết quản lý đã đƣa ra những định nghĩa khác nhau về quản lý: - Từ góc độ xem con ngƣời là động vật kinh tế, FW. Taylor (1856-1915) quan niệm: "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất" [21, tr.8]. - Xem con ngƣời là một thực thể xã hội, có đời sống tâm lý, tính cảm, có tính tổ chức và tính cộng đồng, vừa là đối tƣợng quản lý, đồng thời cũng là chủ thể quản lý đã là cơ sở của nhiều học thuyết quản lý sống động và đầy đủ hơn. Những học thuyết này cho rằng "hiệu quả lao động tăng lên không chỉ ở cách quản lý khoa học mà còn khi tạo ra được trong các tổ chức đó những mối quan hệ con người tốt đẹp" [21, tr.15]; rằng "phải chú trọng tới những người lao động với toàn bộ đời sống của họ, cả yếu tố kinh tế lẫn yếu tố tinh thần và tình cảm" [21, tr.15]. Đó là các học thuyết quản lý của M.Follet (1868 -1933), của E.Mayo (1880-1949); - P. Drucker xây dựng học thuyết quản lý của mình trong xã hội thông tin - hậu công nghệ, với triết lý "kiến thức và hiệu quả lao động trí óc trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của các tổ chức". Trong Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, học thuyết về quản lý cũng phát triển hết sức phong phú. V.I. Lênin là ngƣời đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mƣời
  • 18. 11 năm 1917 đã đặc biệt chú trọng đến vấn đề quản lý. Ngƣời nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền Xô viết "là quản lý và quản lý" đồng thời đòi hỏi phải phân biệt quản lý với hoạt động chính trị, rằng "mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước là nhằm phát triển kinh tế" [21, tr.12], phải học tập quản lý "ở những nhà tổ chức lớn nhất của chủ nghĩa tư bản" [21, tr.12]. Nội dung cơ bản của những học thuyết về quản lý xã hội trong các nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa là: - Quản lý xã hội là quản lý một cách khoa học, "là sự tác động có ý thức, có mục đích của con người lên toàn bộ hệ thống xã hội hoặc đến từng khâu của nó" (các phạm vi hoạt động xã hội, các ngành kinh tế, các liên hiệp sản xuất, các xí nghiệp...), bảo đảm sự hoạt động tối ƣu và sự phát triển của chúng trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan và những xu hƣớng vốn có của chủ nghĩa xã hội [50, tr.263]. Quản lý với quan niệm trên là khách quan, vừa là kết quả, vừa là yêu cầu cần thiết của sự giao tiếp trong quá trình lao động, trao đổi sản phẩm lao động, yêu cầu về tính tổ chức, trật tự, sự phân công lao động, hay do tính chất xã hội của lao động quyết định. - Quản lý xã hội một cách khoa học là việc sử dụng hệ thống tri thức, công cụ, phƣơng thức và cơ chế đa dạng, phong phú tác động lên ý thức, hành vi của con ngƣời, "làm cho sự hoạt động chủ quan của con người phù hợp những đòi hỏi của những quy luật khách quan" [50, tr.263]. - Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội một cách khoa học là quản lý con ngƣời, "là sự tổ chức một cách tốt nhất đời sống kinh tế của họ, giáo dục họ theo tinh thần, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa" [50, tr.263]. Tóm lại, Tùy theo từng góc độ nghiên cứu, quản lý đƣợc quan niệm khác nhau, với những định nghĩa khác nhau, song quản lý, về thực chất là quản lý con ngƣời, là thực hiện những tác động lên ý thức, tâm lý, tình cảm của con
  • 19. 12 ngƣời bằng một hệ thống công cụ, phƣơng tiện, mô hình và cơ chế khác nhau nhằm tổ chức, điều chỉnh hành vi của con ngƣời theo những mục tiêu quản lý, phù hợp với quy luật vận động khách quan của tổ chức, của xã hội. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ Quản lý nhà nƣớc hay quản lý của nhà nƣớc là những hoạt động quản lý có những đặc trƣng riêng, đó là: - Quản lý nhà nƣớc chỉ xuất hiện khi nhà nƣớc xuất hiện. Nhà nƣớc trở thành ngƣời đại diện xã hội, là chủ thể chủ yếu quản lý xã hội, quản lý một cách toàn diện cả về dân cƣ, lãnh thổ và quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. - Quản lý nhà nƣớc là quản lý công, đƣợc phân biệt với quản lý tƣ ở mục tiêu quản lý là những lợi ích công cộng, đƣợc bảo đảm bằng quyền lực công mà xã hội trao cho nhà nƣớc. - Quản lý nhà nƣớc là quản lý bằng pháp luật, theo pháp luật. Pháp luật vừa là chuẩn mực của quản lý, vừa thể hiện và bảo đảm uy quyền trong quản lý. Có thể khẳng định: Có nhiều học thuyết quản lý khác nhau; có học thuyết xem nhẹ pháp luật, có học thuyết coi trọng pháp luật, song không có nhà nƣớc nào không quản lý bằng pháp luật. Không có pháp luật nhà nƣớc không có công cụ, uy quyền để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý. Do pháp luật có vị trí quan trọng đặc biệt trong quản lý nhà nƣớc nên việc định ra pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật đƣợc gắn với những chức năng quản lý, quy trình quản lý của nhà nƣớc, gắn với việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc. - Vì vai trò của pháp luật nhƣ trên nên quản lý nhà nƣớc đối với xã hội (quản lý dân cƣ, quản lý lãnh thổ, quản lý các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội) cũng đồng nghĩa với quản lý nhà nƣớc đối với xã hội. Và vì vậy, nội dung của quản lý, hay hoạt động quản lý nhà nƣớc bao gồm:
  • 20. 13 Một là, hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Đây là hoạt động nhằm đặt ra các chuẩn mực pháp lý để điều chỉnh các hành vi, hoạt động quản lý cụ thể nhằm tác động lên đối tƣợng quản lý, hƣớng đối tƣợng quản lý theo những mục tiêu (khách thể quản lý) cụ thể. Hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật là hoạt động đầu tiên của chu trình quản lý nhà nƣớc, và với nội dung trên, trở thành hoạt động có tính chất quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý, chi phối các hoạt động khác của quản lý. Tất nhiên, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc còn phụ thuộc vào chất lƣợng các văn bản quy phạm pháp luật - sản phẩm của hoạt động ấy. Đó phải là một hệ thống pháp luật có đầy đủ các thuộc tính hiện đại, nhƣ tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện, ổn định, minh bạch, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn khác nhau của xã hội, phù hợp và phản ánh đƣợc đầy đủ tâm tƣ, nguyện vọng, ý chí của số đông đối tƣợng quản lý, có tính phổ thông đại chúng, đƣợc trình bày với trình độ kỹ thuật cao, và do đó có tính khả thi. Trong điều kiện của nhà nƣớc pháp quyền, các đạo luật ngày càng giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội thì giai đoạn đầu tiên của chu trình quản lý nhà nƣớc, cũng là nội dung đầu tiên của hoạt động quản lý nhà nƣớc chính là hoạt động thực hiện chức năng lập pháp của cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân (Quốc hội). Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật - xét dƣới góc độ quản lý, cũng là hoạt động ra quyết định quản lý quy phạm, thể hiện ý chí, quyền uy của chủ thể quản lý (nhà nƣớc); ý chí và quyền uy này có tính chất bắt buộc thi hành một cách phổ biến, đƣợc bảo đảm kể cả bằng các biện pháp cƣỡng chế. Việc ra các quyết định quản lý quy phạm dƣới các hình thức của pháp luật trở thành một trong các hình thức của quản lý nhà nƣớc.
  • 21. 14 Hai là, Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật: Xét theo chu trình quản lý, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật là giai đoạn tiếp nối hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật, thực chất là hoạt động nhằm hiện thực hóa các quyết định quản lý quy phạm trên những lĩnh vực quản lý cụ thể, là sự tác động quản lý lên ý thức, hành vi của đối tƣợng quản lý, tổ chức, định hƣớng những hành vi đó trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định diễn ra phù hợp với khách thể của quản lý. Cũng nhƣ hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nƣớc phải theo một quy trình chặt chẽ, và do những cơ quan quản lý nhà nƣớc, công chức nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện. Hoạt động đó cũng phải đƣợc tiến hành theo các cách thức luật định, bằng một hệ thống thủ tục (thủ tục hành chính) mang tính pháp lý. Tuy nhiên, những điều đó không làm mất đi tính chất sáng tạo của quản lý. Về thực chất, hoạt động thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nƣớc là hoạt động nhằm vận dụng, áp dụng sáng tạo pháp luật trong quá trình quản lý, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể xuất hiện trong quá trình quản lý. - Về chủ thể quản lý: Trong giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật, việc thực hiện nội dung quản lý chủ yếu thuộc về chức năng của các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc, ở Trung ƣơng là Chính phủ - cơ quan quản lý thẩm quyền chung cao nhất, thực hiện quản lý toàn diện các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, là những cơ quan quản lý thẩm quyền riêng, thực hiện quản lý một, một số lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Cơ quan quản lý thẩm quyền chung ở địa phƣơng là Ủy ban nhân dân (UBND); giúp UBND thực hiện những chức năng quản lý cụ thể có cơ quan chuyên môn (cơ quan tham mƣu), với cấp tỉnh là các sở, với cấp huyện là các phòng, và ở cấp cơ sở là các công chức chuyên môn. Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật đƣợc triển khai thông qua công
  • 22. 15 vụ của công chức hành chính nhà nƣớc. Vì lẽ đó, hiệu lực, hiệu quả quản lý ở giai đoạn này phụ thuộc trực tiếp vào chất lƣợng đội ngũ công chức hành chính, vào chất lƣợng công vụ của công chức. Chất lƣợng đó phụ thuộc phần quan trọng vào chất lƣợng của pháp luật về công chức, công vụ. Vì lẽ đó, Luật Công chức và Luật Công vụ luôn là những thể chế quản lý có vị trí quyết định chất lƣợng thực hiện pháp luật trong quản lý. Ở Việt Nam, theo định hƣớng xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc soạn thảo ban hành Luật Công chức và Luật Công vụ đang là đòi hỏi cấp bách của công cuộc cải cách hành chính, thực thi Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, với quan điểm "xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức" [30, tr.19]. Mặt khác, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc ở giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật còn phụ thuộc vào ý thức pháp luật, vào trình độ tri thức về quản lý và tri thức pháp luật của đội ngũ công chức, và cả của đối tƣợng quản lý nhà nƣớc. Vì lẽ đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, với các hình thức, phƣơng tiện, phƣơng pháp, nội dung phù hợp với từng chủ thể, đối tƣợng quản lý, từng lĩnh vực quản lý là hết sức quan trọng. Cũng vì thế, ngay khi đề ra đƣờng lối đổi mới, thực hiện quản lý đất nƣớc bằng pháp luật Đảng ta khẳng định: Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật; đƣa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trƣờng của Đảng, của Nhà nƣớc (kể cả các trƣờng phổ thông, đại học), của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ƣơng đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật [22, tr.121].
  • 23. 16 Ba là, Xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý: Có pháp luật mà pháp luật lại không đƣợc thực hiện thì nhƣ V.I. Lênin từng khẳng định "cùng lắm cũng chỉ làm lay động không khí". Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa việc xử lý vi phạm trong chu trình quản lý bằng pháp luật là không quan trọng. Xử nghiêm, xử đúng, xử kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nƣớc sẽ bảo đảm hiệu lực quản lý, bảo đảm trật tự, kỷ cƣơng trong quản lý, có hiệu quả răn đe, phòng ngừa cao. Việc thực hiện nội dung xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nƣớc diễn ra ở tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý, ngay cả ở giai đoạn ra quyết định quản lý quy phạm (giai đoạn soạn thảo ban hành pháp luật), nhất là ở giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật, đƣợc áp dụng cho cả đối tƣợng quản lý và cả với chủ thể quản lý, với nhiều hình thức, trách nhiệm pháp lý khác nhau, cả trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hành chính. Điều quan trọng của nội dung xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nƣớc là không đƣợc tuyệt đối hóa quyền lực cƣỡng chế trong việc ra và thực thi quyết định quản lý, hành chính hóa, hình sự hóa các quan hệ quản lý kinh tế, dân sự hoặc cấm đoán vô lối, cốt để tạo thuận lợi có tính cục bộ của chủ thể quản lý. Tóm lại, từ sự trình bày trên có thể rút ra một số những nhận thức về quản lý nhà nƣớc nhƣ sau: - Trong lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý có học thuyết đức trị, có học thuyết pháp trị. Trong thực tiễn quản lý, có nhà nƣớc lấy học thuyết đức trị làm chủ thuyết, có nhà nƣớc lấy học thuyết pháp trị làm chủ thuyết, song không có nhà nƣớc nào không sử dụng pháp luật để cai trị, quản lý, để làm công cụ cai trị, quản lý. Pháp luật, nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc có quan hệ hữu cơ, chế định lẫn nhau. Vì thế, một nhà nƣớc mạnh phải có một chế độ
  • 24. 17 pháp luật hoàn bị mạnh; một nhà nƣớc quản lý có hiệu quả phải biết dựa vào pháp luật, biết sử dụng pháp luật để thực hiện các tác động quản lý lên quá trình phát triển của xã hội. - Pháp luật là cơ sở, là công cụ, hình thức của quản lý nhà nƣớc, là chuẩn mực khách quan để đánh giá hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nƣớc. Mặc dù vậy, pháp luật không phải là tuyệt đối, cũng không đƣợc tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nƣớc. Quản lý nói chung, quản lý nhà nƣớc nói riêng còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhà nƣớc với tƣ cách là chủ thể quản lý phải biết sử dụng đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các công cụ, phƣơng tiện quản lý. Vì lẽ đó, bên cạnh pháp luật, nhà nƣớc phải biết sử dụng kết hợp các công cụ, chuẩn mực quản lý khác, nhất là đạo đức, truyền thống dân tộc, vừa tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc, vừa coi trọng tính độc lập, tự chủ của các cộng đồng, thực hiện xã hội hóa,... Qua việc vận dụng các hình thức và phƣơng pháp đó cũng góp phần để nhà nƣớc hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện quy trình ra và thực hiện các quyết định quản lý cụ thể. Đây cũng là quan điểm đã đƣợc Đảng ta khẳng định trong nhiều Nghị quyết Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. Nghị quyết Đại hội VIII khẳng định: "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức" [23, tr.129]. - Tùy theo bản chất của chế độ nhà nƣớc, theo mô hình và cơ chế quản lý, quản lý nhà nƣớc phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Trong nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nƣớc đƣợc tiến hành bởi các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc, và do đó phải tuân theo các nguyên tắc sau: + Các nguyên tắc có tính chính trị - xã hội, gồm: nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nƣớc; nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nƣớc; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành chính nhà nƣớc; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • 25. 18 + Các nguyên tắc mang tính tổ chức - kỹ thuật, gồm nguyên tắc quản lý theo địa phƣơng; nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với nguyên tắc quản lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành. - Quản lý nhà nƣớc là quản lý do nhà nƣớc tiến hành trên cơ sở pháp luật và bằng pháp luật. Do chỗ nhà nƣớc là ngƣời đại diện xã hội thực hiện quản lý toàn diện các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nên bộ máy nhà nƣớc đƣợc tổ chức thành nhiều cơ quan khác nhau; mỗi cơ quan đƣợc phân công những chức năng quản lý riêng, trong đó các cơ quan hành chính nhà nƣớc, ở trung ƣơng là Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ở địa phƣơng là UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã và cấp tƣơng đƣơng) là chủ thể quản lý, thực hiện quản lý bằng pháp luật một cách trực tiếp. Đó cũng là những cơ quan thực hiện pháp luật, thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nƣớc. - Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc hết sức đa dạng, song nhƣ trên đã phân tích, về thực chất, đối tƣợng của quản lý là con ngƣời, gắn với những sự vật, hiện tƣợng xã hội. Trong Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nƣớc là quản lý dân chủ, theo nguyên tắc lôi cuốn những ngƣời lao động, những ngƣời nghèo tham gia công việc quản lý nhà nƣớc hàng ngày. Đây cũng là phƣơng pháp quản lý đặc trƣng của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, mà theo V.I. Lênin, là phƣơng pháp tuyệt diệu để tăng ngay một lúc sức mạnh của bộ máy nhà nƣớc lên gấp 10 lần, phƣơng pháp mà bất cứ nhà nƣớc tƣ sản nào cũng không có đƣợc. - Khách thể của quản lý nhà nƣớc: Theo lý luận về khách thể của quản lý nhà nƣớc khách thể của quản lý là "cái" mà chủ thể quản lý dự định trƣớc, và hƣớng toàn bộ quá trình quản lý vào đó. Vì vậy, khách thể của quản lý là khái niệm có nội hàm khá tƣơng đồng với khái niệm mục đích quản lý. Tuy nhiên, trong quản lý nhà nƣớc việc đạt tới khách thể đƣợc xem là quá trình đi tới mục đích quản lý.
  • 26. 19 Từ những lập luận trên, khách thể của quản lý nhà nƣớc về một lĩnh vực nào đó chính là trật tự quản lý nhà nƣớc đƣợc thiết lập trên lĩnh vực đó. Và vì nhà nƣớc quản lý bằng pháp luật, nên khách thể của quản lý nhà nƣớc cũng chính là trật tự pháp luật trên lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh. Từ sự phân tích trên về quản lý nhà nƣớc có thể rút ra khái niệm quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ (TTATGTĐB). Đó là: toàn bộ các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý về TTATGTĐB, cũng như các hoạt động tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật giao thông đường bộ nhằm bảo đảm thiết lập và duy trì TTATGTĐB. Thông qua việc xác lập trật tự quản lý nhà nước về giao thông đường bộ góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.2.1. Đặc điểm về chủ thể quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB Quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB có thể do nhiều chủ thể tham gia, không thể chỉ do nhà nƣớc, nhất là trong xu thế xã hội hóa. Tuy nhiên, trong hệ thống chủ thể quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB, nhà nƣớc, trực tiếp là các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc là chủ thể chủ yếu. Những cơ quan này thực hiện quản lý với tƣ cách đại diện công quyền, mang quyền lực nhà nƣớc. Vì lẽ đó, các quyết định quản lý về TTATGTĐB có giá trị pháp lý, có tính chất bắt buộc, cƣỡng chế; đa số các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình quản lý là những quan hệ hành chính, các bên chủ thể không có địa vị pháp lý bình đẳng; phƣơng pháp điều chỉnh là phƣơng pháp quyền uy, mệnh lệnh - phục tùng. Từ đặc trƣng trên cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc nói chung, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB phụ thuộc vào
  • 27. 20 nhiều yếu tố, nhất là vào cơ chế thực thi quyền lực, trong đó quyền lực của các cơ quan quản lý chỉ là phƣơng tiện bảo đảm cho các quyết định quản lý đƣợc thực thi. Chỉ trên cơ sở nhận thức nhƣ vậy để khắc phục việc tuyệt đối hóa quyền lực, đề cao quyền lực cƣỡng chế thay vì ra các quyết định quản lý, khách quan, khoa học, hợp lòng dân bằng các quyết định cấm đoán phi lý, tùy tiện, nhất là trên lĩnh vực quản lý về TTATGTĐB. 1.2.2. Đặc điểm về nội dung quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB Quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB dựa trên cơ sở pháp lý trực tiếp là pháp luật về an toàn giao thông (ATGT). Việc ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đƣờng bộ (GTĐB) là toàn bộ nội dung quản lý. Pháp luật về GTĐB đƣợc hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật, có nguồn là các văn bản quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, trình tự, thủ tục luật định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động GTĐB. Từ đây có thể rút ra một số vấn đề sau: - Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về GTĐB là các quan hệ phát sinh trong hoạt động GTĐB, trong đó đƣờng bộ gồm đƣờng đi trên đất liền dùng cho ngƣời đi bộ và xe cộ. Theo Luật GTĐB (năm 2001) thì đƣờng bộ đƣợc giải thích cụ thể và mở rộng hơn, bao gồm đƣờng, cầu, đƣờng bộ, hầm đƣờng bộ, bến phà đƣờng bộ. - Hoạt động GTĐB là hoạt động của con ngƣời, đa số là hoạt động liên quan đến phƣơng tiện và sử dụng phƣơng tiện giao thông trên đƣờng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu công tác, học tập, sản xuất, kinh doanh, đi lại thăm thân của cán bộ, công chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Nhƣ vậy, đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật về TTATGTĐB là các quan hệ phát sinh trong hoạt động GTĐB liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau của con ngƣời. Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ đó, nhà nƣớc với
  • 28. 21 tƣ cách là chủ thể quản lý, thực hiện việc tổ chức, định hƣớng và kiểm soát hoạt động GTĐB, bảo đảm cho các hoạt động đó có trật tự. Từ phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh trên cho thấy pháp luật GTĐB chỉ là một bộ phận của pháp luật về an toàn giao thông, bên cạnh đó còn có pháp luật về giao thông đƣờng thủy (đƣờng thủy nội địa), pháp luật về giao thông đƣờng sắt, pháp luật về giao thông đƣờng không, và pháp luật về giao thông đƣờng biển. - Nội dung của pháp luật GTĐB. Luật GTĐB (năm 2001) - bộ phận cốt lõi của pháp luật GTĐB thể hiện tập trung những nội dung căn bản của pháp luật GTĐB, với các nội dung sau: quy định các quy tắc GTĐB, các điều kiện bảo đảm GTĐB của kết cấu hạ tầng, phƣơng tiện và ngƣời tham gia GTĐB, các điều kiện bảo đảm hoạt động vận tải đƣờng bộ. Cụ thể là những vấn đề sau: + Các quy định chung, gồm quy định về nguyên tắc bảo đảm ATGTĐB; về chính sách pháp luật trên lĩnh vực GTĐB, về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật GTĐB; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên trong bảo đảm TTATGTĐB; các hành vi nghiêm cấm, trong đó có 15 hành vi mà việc vi phạm sẽ gây hậu quả không chỉ phá vỡ TTATGTĐB, mà còn làm thiệt hại về tính mạng, tài sản, ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. + Các quy định về quy tắc GTĐB. Đây là nội dung trọng yếu của Luật Giao thông đƣờng bộ, gồm các quy tắc trong các hoạt động giao thông cụ thể, nhƣ quy tắc đối với ngƣời điều khiển phƣơng tiện trong các loại đƣờng và địa bàn cụ thể, quy tắc về tổ chức và điều khiển giao thông, xử lý tai nạn giao thông. + Các quy tắc về kết cấu hạ tầng GTĐB; + Các quy định về phƣơng tiện tham gia GTĐB; + Các quy định về ngƣời điều khiển phƣơng tiện GTĐB; + Các quy định về vận tải đƣờng bộ
  • 29. 22 + Các quy định quản lý nhà nƣớc về GTĐB. Ngoài ra, Luật GTĐB còn có quy định việc khen thƣởng và xử lý vi phạm, điều khoản thi hành. Những quy định quản lý nhà nƣớc về GTĐB gồm các nội dung sau: 1, Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tƣ phát triển GTĐB; xây dựng và chủ động thực hiện chƣơng trình quốc gia về ATGTĐB và các biện pháp bảo đảm GTĐB thông suốt, an toàn cũng nhƣ tổ chức thực hiện; 2, Ban hành các văn bản bản quy phạm pháp luật về GTĐB; 3, Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB; 4, Tổ chức quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB; 5, Đăng ký, cấp, thu hồi biển số, phƣơng tiện GTĐB; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lƣợng, an toàn kỹ thuật, về bảo vệ môi trƣờng của phƣơng tiện GTĐB; 6, Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe; 7, Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về GTĐB, đào tạo cán bộ và công nhân viên kỹ thuật GTĐB; 8, Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về GTĐB; 9, Hợp tác quốc tế về GTĐB. Trong nội dung các quy định quản lý nhà nƣớc về GTĐB có các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về GTĐB, khẳng định Chính phủ thống nhất quản lý về GTĐB, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và UBND các cấp, và về thanh tra GTĐB. Những nội dung trên của quản lý nhà nƣớc về GTĐB rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, không chỉ là các quy phạm pháp luật thuộc phần riêng của luật hành chính, mà cả các quy phạm pháp luật về tổ
  • 30. 23 chức nhà nƣớc, pháp luật dân sự, các văn bản pháp luật phục vụ hội nhập quốc tế. Vì thế, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong các quy định liên quan đến TTATGTĐB, và chủ yếu là các quy định về hoạt động GTĐB của ngƣời và phƣơng tiện giao thông cũng nhƣ những vấn đề liên quan nhằm bảo đảm ATGTĐB. 1.2.3. Đặc điểm về khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB Khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào giao thông đƣờng bộ. Tuy nhiên, do quản lý nhà nƣớc thực chất là quản lý con ngƣời, gắn với những quan hệ xã hội cụ thể, nhằm tạo ra những cơ hội, khả năng phát triển con ngƣời, hƣớng dẫn, định hƣớng hoạt động của họ theo một trật tự phù hợp với quy luật phát triển xã hội thì khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB đƣợc quan niệm là trật tự được thiết lập nhờ đó mà bảo đảm cho GTĐB được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt, bảo đảm mỹ quan, môi trường, hạn chế thấp nhất vi phạm pháp luật GTĐB, ùn tắc giao thông, ngăn ngừa thiệt hại do TNGT gây ra. Điều cần lƣu ý là quan niệm này về khách thể của quản lý nhà nƣớc về TTATGTĐB nhƣ trên phải xuất phát từ quan niệm đúng đắn về TTATGTĐB. Theo các tác giả đề tài khoa học cấp Bộ: "Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông", Bộ Công an (1998), và Từ điển Bách Khoa Công an nhân dân thì: Trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là hệ thống các mối quan hệ xã hội đƣợc hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Giao thông vận tải công cộng mà mọi ngƣời tham gia giao thông phải tuân theo để bảo đảm hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế thấp nhất TNGT, gây thiệt hại về ngƣời và tài sản” [49, tr.130].
  • 31. 24 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG 2.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, BAN HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 2.1.1. Sơ lƣợc về sự phát triển các văn bản pháp luật điều chỉnh Quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ - Pháp luật là công cụ quan trọng để Nhà nƣớc tổ chức quản lý xã hội nói chung và giao thông đƣờng bộ nói riêng. Trƣớc đây nƣớc ta chƣa có một văn bản quy phạm pháp luật có nội dung toàn diện có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh giao thông đƣờng bộ của cả nƣớc. Mà từ khi giành đƣợc chính quyền về tay nhân dân với dấu mốc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Nhà nƣớc ta đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật mang tính toàn giao thông chất tạm thời, chƣa thể đáp ứng đầy đủ tình hình trật tự an đƣờng bộ nƣớc ta bao gồm những văn bản sau đây: + Nghị định 348/NĐLB của Bộ giao thông và Bƣu điện, Bộ công an (5/12/1955) ban hành kèm theo Quy tắc giao thông. + Nghị định số 09/NĐLB liên bộ Bộ giao thông và Bƣu điện công an (7/3/1956) ban hành thể lệ tạm thời về vận tải. + Thông tƣ số 915/C17- P5 (10/11/1968) về việc tăng cƣờng biện pháp bảo đảm giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông thời chiến. - Cho tới khi đất nƣớc thống nhất sau ngày 30/4/1975 Đảng và Nhà nƣớc tập trung hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong cả nƣớc thì có các văn bản sau: + Quyết định số 1329/QĐ (3/6/1975) ban hành Quy tắc đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đƣờng ôtô.
  • 32. 25 + Quyết định số 176/QĐLB liên bộ Bộ giao thông vận tải và Bộ nội vụ (nay Bộ công an) (9/12/1989) ban hành Điều lệ trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Bao gồm 6 chƣơng 49 điều. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để tổ chức chỉ huy giao thông quản lý hoạt động giao thông đƣờng bộ nhƣng Điều lệ này có những quy định đã bộc lộ khiếm khuyết một số nội dung. + Chỉ thị số 317/TTg (26/5/1995) về tăng cƣờng công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn đô thị. + Nghị định 36/NĐ- CP (29/5/1995) về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Và Điều lệ trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ gồm 7 Chƣơng; 74 Điều. + Nghị định 75/1998/NĐ-CP (26/9/1998) về việc sữa đổi, bổ sung 21 Điều trong Điều lệ trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn đô thị kèm theo Nghị định 36/CP. + Chị thị 08/2001/CT-TTg (27/04/2001) về việc tập trung thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông đƣờng bộ và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông. - Bƣớc vào thế kỷ XXI nhiều vấn đề trong nƣớc và quốc tế đã biến đổi to lớn với xu thế hội nhập toàn cầu. Do đó đòi hỏi phải đổi mới toàn diện hệ thống pháp luật, trong đó có văn bản pháp luật về giao thông đƣờng bộ, vấn đề tăng cƣờng bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là một đòi hỏi bức xúc hiện nay. Ta thấy có rất nhiều văn bản pháp luật đƣợc ban hành nhƣng đều có hạn chế, khuyết điểm và chƣa phải là một luật riêng, chƣa điều chỉnh một cách đầy đủ tình hình thực tế. Vì vậy cần phải có một đạo luật có giá trị pháp lý cao với nội dung toàn diện điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Để đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tăng cƣờng hiệu lực Quản lý nhà nƣớc nhằm bảo đảm giao thông đƣờng bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu đi lại của nhân dân.
  • 33. 26 Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật và các hoạt động quản lý xã hội của nhà nƣớc, luật giao thông xuất hiện, tồn tại, phát triển nhƣ một tất yếu khách quan gắn liền với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và nhu cầu vận tải hàng hoá, đi lại của công dân. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, nhà nƣớc ta đều có những văn bản pháp quy điều chỉnh lĩnh vực an toàn giao thông. Trƣớc khi có luật giao thông đƣờng bộ, lĩnh vực giao thông đƣờng bộ mới chỉ có các Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật của các ngành,... Ngày 29-6-2001, Luật Giao thông đƣờng bộ đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua; Chủ tịch nƣớc ký Lệnh công bố Luật số 07/2001/L/CTN ngày 12-07-2001. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2002. Luật GTĐB ra đời là một dấu mốc trong lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật giao thông, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Luật Giao thông đƣờng bộ đƣợc ban hành nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân để đảm bảo giao thông đƣờng bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Luật Giao thông đƣờng bộ quy định quy tắc giao thông đƣờng bộ; các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông đƣờng bộ của kết cấu hạ tầng, phƣơng tiện và ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ, hoạt động vận tải đƣờng bộ và quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ. + Bắt đầu 01/07/2009 Luật giao thông đƣờng bộ sửa đổi, bổ sung có hiệu thi hành. Nhằm lập lại trật tự kỷ cƣơng trong giao thông đƣờng bộ và giảm tai nạn giao thông.
  • 34. 27 + Nghị định số 71/2012/NĐ-CP. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ. + Thông tƣ số 65/2013/TT-BGTVT. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; lƣu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ. + Nghị định số 100/2013/NĐ-CP. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ. + Thông tƣ số 47/2012/TT-BGTVT. Quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ + Thông tƣ số 65/2012/TT-BCA. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đƣờng bộ. + Chỉ thị số 66/2013/BATGT về việc xử lý vi phạm Luật giao thông đƣờng bộ trên tất cả các tuyến phố thuộc Thành phố Hải Dƣơng. + Chỉ thị số 27/2013-CT/TU về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự,an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. + Công văn số: 49/CV-BATGT về việc xử lý tình trạng xe máy đi ngƣợc chiều trên Quốc lộ 5 và tình trạng mất an toàn giao thông khu vực Trung tâm thƣơng mại Thành phố Hải Dƣơng. + Công văn số: 38/BATGT về việc phối hợp thực hiện đợt kiểm tra, xử lý vi phạm xe chở quá tải trên Quốc lộ 5. + Kế hoạch số 188/KH-BATGT ngày15/12/2013 của Ban An toàn giao thông tỉnh, về tổ chức đợt hoạt động cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông Tết Dƣơng lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngọvà Lễ hội Xuân 2014.
  • 35. 28 Các quy định nêu trên nhìn chung đã đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội về giao thông đƣờng bộ hiện nay ở nƣớc ta, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập cần đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét và chỉnh sửa kịp thời để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. 2.1.2. Những hạn chế của hệ thống văn bản pháp luật - Ban hành văn bản pháp luật còn chậm; thiếu đồng bộ: hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ chƣa hoàn chỉnh. Những năm qua công tác Quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ đƣợc Đảng và nhà nƣớc, các ngành các cấp các địa phƣơng và cộng đồng xã hội quan tâm. Song chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, còn bị buông lỏng trên nhiều lĩnh vực. Một phần là do việc ban hành các văn bản pháp luật còn chậm, thiếu đồng bộ, chƣa điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho tình hình phát triển của giao thông đƣờng bộ. Chẳng hạn nhƣ công tác quản lý về những quy định trong điều lệ báo hiệu đƣờng bộ của Bộ giao thông vận tải còn thiếu quy định cho công tác tổ chứ giao thông nhƣ: + Khi nào thì đèn đặt tín hiệu + Khi nào đặt đèn đúp, đèn nhắc lại + Khi nào cắm biển báo hạn chế tốc độ + Khi nào cho phép rẽ phải ở nút (các nút cho rẽ phải) + Khi nào thì phải có chiếu nghỉ cho xe rẽ trái + Khi nào thì phải tổ chức ba pha cho một chu kỳ cho nút giao thông có đèn tín hiệu. Hình thức “ đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe”, “ xe chính chủ) đã bộc lộ nhiều bất cập, không theo dõi đƣợc vi phạm của ngƣời lái xe trong tình hình hiện nay một cách thƣờng xuyên, dẫn đến việc ngƣời vi phạm vẫn có thể xin sát hạch và cấp lại giấy phép lái xe khác với các lý do khác nhau; Còn rất nhiều những quy định còn thiếu làm cho ngƣời tổ chức giao
  • 36. 29 thông rất khó tìm đƣợc phƣơng án tối ƣu khi các trang thiết bị kỹ thuật không đầy đủ, không đƣợc tuyên truyền trong nhân dân. - Hệ thống pháp luật chƣa ổn định, các hình thức thức tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông chƣa rộng rãi. + Văn bản pháp luật đƣợc ban hành chƣa ổn định: thực tế cho thấy từ khi Luật giao thông đƣờng bộ có hiệu lực đến nay đã có nhiều văn bản có liên quan đƣợc ban hành điều chỉnh vấn đề trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ mặc dù có hiệu quả nhƣng chỉ mang tính chất tạm thời chứ chƣa phải là hiệu quả lâu dài, vẫn phải bổ sung, sữa đổi ban hành văn bản pháp luật mới để điều chỉnh. Cho đến nay Quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ, giao thông đô thị, về đội ngũ lái xe nhất là lái xe chở khách; về cấp giấy phép lái xe; kiểm định kỹ thuật an toàn phƣơng tiện giao thông cơ giới, về công tác tuần tra kiểm soát, công tác điều tra xử lý vi phạm, tai nạn giao thông,… vẫn chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, việc xử lý còn chƣa kiên quyết, triệt để, việc cƣỡng chế thi hành pháp luật còn nhiều vƣớng mắc, thiếu các văn bản pháp lý. + Công tác tuyên truyền giáo dục về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là luật lệ giao thông đƣờng bộ tuy đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa đƣợc coi trọng đầy đủ, nội dung và hình thức hạn chế, chƣa tạo nên sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội về giữ gìn trật tự an toàn giao thông... chƣa tạo ra bề rộng, chiều sâu đặc biệt là vùng nông thôn ngƣời dân còn thờ ơ chƣa coi trọng nên hiểu biết về Luật giao thông còn rất hạn chế. Nghị định 36/CP và một số văn bản pháp luật khác giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trƣơng đƣa giảng dạy pháp luật an toàn giao thông vào chƣơng trình chính khoá ở tất cả các cấp học trong một thời gian ngắn là phiến diện và thiếu tính khả thi, vì giáo dục bao giờ cũng cần kết hợp cả nhà trƣờng, gia đình và xã hội, nên hình thức giáo dục còn hời hợt, nặng tính phong trào, theo chiến dịch và hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao. Kết quả là nhận
  • 37. 30 thức của ngƣời dân về pháp luật giao thông thấp (chƣa cần nói đến những vấn đề có tính lý luận mà ngay việc nắm đƣợc 180 kiểu biển báo, vài chục vạch kẻ đƣờng... đã quá “hoa mắt” rồi). Hình thức tuyên truyền còn đơn điệu chƣa đƣa đƣợc những hình ảnh, thông tin sinh động từ thực tiễn gây hiệu ứng tình cảm cho mọi ngƣời. Ví dụ đƣa hình ảnh về tai nạn giao thông lên màn ảnh nhỏ thì có lẽ sẽ gây ra đau lòng nhiều hơn, còn nếu chỉ đƣa các số liệu tổng kết thì sẽ làm ngƣời dân khó hình dung đƣợc cụ thể của việc chấp hành luật lệ và hậu quả xảy ra. - Chính sách khen thƣởng, bồi dƣỡng cho các lực lƣợng thi hành cƣỡng chế chƣa khuyến khích đƣợc tính tích cực và hạn chế tiêu cực trong hoạt động này. Do việc không ổn định áp dụng của các văn bản pháp luật mà việc Quản lý nhà nƣớc về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ chƣa mang tính ổn định và hiệu lực cao. Cho nên muốn thi hành quản lý tốt thì hệ thống văn bản pháp luật phải thực sự hoàn thiện, đồng bộ, ổn định và phù hợp tình hình phát triển của giao thông đƣờng bộ trong mọi thời điểm. - Một số nội dung trong văn bản pháp luật đƣợc ban hành nhƣng trên thực tế chƣa thực hiện đƣợc: chẳng hạn nhƣ về việc kiểm tra thu hồi, xử lý các loại xe hết niên hạn sử dụng, kiểm tra chất lƣợng mũ bảo hiểm, kiểm tra tải trọng xe,… Hiện tại Thành phố Hải Dƣơng đang còn lƣu thông những phƣơng tiện xe cơ giới đặc biệt xe gắn máy đã rất cũ kĩ, có nhiều xe niên hạn sử dụng hơn 20 năm nhƣng đi ra đƣờng vẫn thấy các phƣơng tiện này hoạt động một cách bình thƣờng. Đây là thực trạng chƣa giải quyết triệt để của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, những phƣơng tiện cơ giới hết niên hạn sử dụng không đảm bảo chất lƣợng kỹ thuật an toàn giao thông đƣờng bộ nếu vẫn đƣợc lƣu thông nhƣ thế trong hệ thống giao thông đƣờng bộ vẫn còn hỗn hợp nhƣ Thành phố Hải Dƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung hiện nay thì sẽ gia tăng khả năng tai nạn giao thông đƣờng bộ.
  • 38. 31 2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG 2.2.1. Khái quát chung về thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay Trong những năm qua thực hiện đƣờng lối đổi mới do Đảng lãnh đạo tình hình kinh tế nƣớc ta đã từng bƣớc tăng trƣởng đời sống văn hóa xã hội có nhiều phát triển, tốc độ công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa nhu cầu và sự phát triển giao thông vận tải tăng nhanh bên cạnh đó tình hình TTATGT còn diễn biến phức tạp, ý thức chấp hành pháp luật ATGT của một bộ phận ngƣời tham gia giao thông còn hạn chế. Vi phạm ATGT diễn ra nghiêm trọng phổ biến tai nạn giao thông còn xảy ra nhiều có lúc có nơi rất nghiêm trọng, số ngƣời chết và bị thƣơng còn quá lớn gây bức xúc trong toàn xã hội. Theo báo cáo tổng kết năm 2013 của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đƣờng bộ - đƣờng sắt - Bộ Công an, trong năm 2013 cả nƣớc đã xảy ra 31.266 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.805 ngƣời, bị thƣơng 32.253 ngƣời. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 5.008 vụ (giảm 13.8%), tăng 44 ngƣời chết (tăng 0.45%), giảm 6.229 ngƣời bị thƣơng (giảm 16.18%). Đƣờng bộ xảy ra 30.874 vụ, làm chết 9.627 ngƣời, bị thƣơng 31.982 ngƣời. So với năm 2012 giảm 4.946 vụ (giảm 13.8%), tăng 87 ngƣời chết (tăng 0.91%), giảm 6.188 ngƣời bị thƣơng (giảm 16.21%). Trong đó tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 11.395 vụ, làm chết 9.627 ngƣời, bị thƣơng 8.014 ngƣời. Riêng tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 58 vụ, làm chết 219 ngƣời, bị thƣơng 203 ngƣời. Va chạm giao thông xảy ra 19.479 vụ, làm bị thƣơng 23.968 ngƣời. Tình hình ùn tắc giao thông diễn biến rất phức tạp, đặc biệt tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Tình hình TTATGTĐB trong cả nƣớc tính đến hết quý I/2014 đƣợc tổng kết nhƣ sau (bảng 2.1):
  • 39. 32 Bảng 2.1: Thực trạng vi phạm, tai nạn giao thông đường bộ toàn quốc Năm Số vụ vi phạm ATGT Phạt tiền (Tỷ VND) Tạm giữ phƣơng tiện Đánh dấu GPLX Tƣớc GPLX Số vụ TNGT đƣờng bộ Chết Bị thƣơng 2010 4.057.406 467,8 531.794 (ôtô: 30.440 môtô: 501.354) 223.023 60.436 17.106 11.684 15.693 2011 4.432.551 607,1 406.208 ôtô:19.739 môtô: 386.469) 377.345 139.529 14.141 11.184 11.760 2012 3.462.338 559,8 862.304 ôtô:22.542 môtô: 839.762 150.494 25.046 14.318 12.190 10.930 2013 4.180.261 654 925.746 ôtô:29.133 môtô: 896.613 189.192 27.279 31.266 9.805 32.253 QI/2014 6.582 2.427 6.462 Nguồn: Báo cáo của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt - Bộ Công an.[20] Trong rất nhiều những nguyên nhân để xảy ra tai nạn giao thông thì nguyên nhân chủ yếu là do ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông chạy quá tốc độ, đi lấn đƣờng, tránh vƣợt sai quy định, sử dụng rƣợu bia khi tham gia giao thông… Về sâu xa do công tác quản lý nhà nƣớc về TTATGT còn nhiều tồn tại, chậm đƣợc khắc phục, công tác quản lý vận tải, quản lý lái xe còn nhiều yếu kém, đồng thời do việc thực thi pháp luật về TTATGT của các lực lƣợng chƣa nghiêm. Thành phố Hải Dƣơng trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Hải Dƣơng, nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía bắc giáp huyện Nam Sách, phía đông giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phía tây giáp huyện Cẩm Giàng, phía nam giáp huyện Gia Lộc, phía đông nam giáp hai huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ. Thành phố Hải Dƣơng nằm cách Thủ đô Hà Nội 57km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45km về phía tây. Diện tích thành phố là
  • 40. 33 71km2 , với dân số: 213.893 ngƣời; có 15 phƣờng: Bình Hàn; Cẩm Thượng; Hải Tân; Lê Thanh Nghị; Nhị Châu; Ngọc Châu; Nguyễn Trãi; Phạm Ngũ Lão; Quang Trung; Tân Bình; Thanh Bình; Trần Hưng Đạo; Trần Phú; Tứ Minh; Việt Hòa và 6 xã: Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thạch Khôi, Thượng Đạt. UBND thành phố cũng đã có những cân nhắc và quyết định đúng đắn khi dành những phần đất thích hợp trong tổng quỹ đất của thành phố cho giao thông đƣờng bộ (thể hiện ở bảng số liệu dƣới đây): Bảng 2.2: Quỹ đất của thành phố dành cho ngành giao thông vận tải từ năm 2010 đến năm 2014 Năm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2010 271,016 7,48 2011 276,203 7,62 2012 297,92 8,22 2013 388,44 10,72 Nguồn: Báo cáo Sở GTCC năm 2013.[47] Nhƣ vậy, ngành giao thông vận tải là ngành sử dụng đất đai rất lớn cho nhu cầu phát triển, và tăng dần theo các năm. Theo báo cáo thực hiên công tác năm 2013 của phòng quản lý đô thị - UBND thành phố: - Giao thông đô thị: Công tác duy tu, bảo dƣỡng và sửa chữa vừa kiểm tra theo dõi, giám sát Xí nghiệp giao thông thành phố thực hiện công tác duy tu, bảo dƣỡng trên toàn bộ 111 tuyến đƣờng đô thị do thành phố quản lý, với tổng chiều dài là 63km, trong đó: đƣờng nhựa là 45,148km, đƣờng bê tông là 18,615km. giá trị thực hiện cả năm 2013 là 2.014.000.000 đồng, bằng 110,29% kế hoạch cả năm. - Giao thông xã, phƣờng:
  • 41. 34 Trong cả năm 2013 phòng đã kiểm tra, đôn đốc, hƣớng dẫn kỹ thuật và tổng hợp số liệu làm đƣờng giao thông của các phƣờng xã với kết quả nhƣ sau: + Tổng chiều dài thực hiện: 26,582km, trong đó: Đƣờng nhựa: 5,699km Đƣờng đá các loại: 3,23km Đƣờng Bê tông: 17,653km + Tổng kinh phí đầu tƣ xây dựng: 10.902.574.000 đồng. Hiện tại thành phố có 111 tuyến phố, tổng chiều dài 71km. Trong tổng số đƣờng đô thị thành phố Hải Dƣơng có 27,321km đƣờng chất lƣợng tốt; 34,469km đƣờng chất lƣợng trung bình, 9km đƣờng xấu, không có đƣờng rất xấu. Phƣơng tiện tham gia giao thông của thành phố rất đa dạng, chủ yếu là phƣơng tiện cá nhân nhƣ ô tô, xe máy, xe đạp,... lƣu lƣợng tham gia giao thông cũng khá lớn, trung bình có tới hàng nghìn lƣợt ngƣời, phƣơng tiện qua lại m2 /ngày Riêng xe đạp, xe máy có trên 45.000 chiếc, xe ô tô có hàng trăm chiếc qua lại thƣờng xuyên. Hệ thống giao thông đô thị của thành phố tƣơng đối ổn định, nhƣng dày đặc và nhỏ hẹp. Nhiều đƣờng chƣa có vỉa hè và xuống cấp nghiêm trọng. Hầu hết các hộ gia đình có mặt đƣờng đều tham gia buôn bán, sản xuất kinh doanh ở mức độ khác nhau, đa số lấn chiếm vỉa hè. Mật độ dân cƣ rất lớn, trung bình có tới hàng nghìn lƣợt ngƣời, phƣơng tiện qua lại m2 / ngày. Phƣơng tiện giao thông tham gia giao thông tăng nhanh và rất đa dạng. Theo báo cáo của công an thành phố năm 2013 xảy ra 31 vụ tai nạn, làm chết 25 ngƣời và bị thƣơng 24 ngƣời ngoài ra còn xảy ra hàng ngàn vụ va chạm, tai nạn nhẹ, làm thiệt hại về tài sản đến hàng chục tỷ đồng. Cũng nhƣ tình hình chung trong cả nƣớc, thực trạng TTATGTĐB ở Thành phố Hải Dƣơng diễn biến hết sức phức tạp.
  • 42. 35 2.2.2. Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng * Tình hình vi phạm luật lệ giao thông Những năm qua UBND thành phố đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, tập trung giải quyết tình hình trật tự an toàn giao thông đô thị. Đặc biệt là thời gian đầu thực hiện NĐ 71/2012/NĐ- CP ngày 19/9/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ của Chính phủ nói riêng cũng nhƣ việc chấp hành các luật lệ giao thông khác nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kể từ khi có Nghị định 34/2010/ NĐ- CP tháng 10/2010, trên hầu hết các tuyến đƣờng mọi ngƣời đã tự giác chấp hành thực hiện giải toả, tự di chuyển lùi vào sau cột mốc chỉ giới quy định theo Nghị định 203/HĐBT để bảo vệ hành lang an toàn giao thông. Nhƣng cho đến nay, trên tất cả các ngã giao nhƣ ngã 6, các tuyến đƣờng Nguyễn Lƣơng Bằng, Lê Thanh Nghị, Quốc lộ 5 việc tái lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn giao thông đã diễn ra khá dai dẳng. Các vi phạm này chủ yếu là sự bung ra kiốt, lều quán, cơi nới nhà ven đƣờng, xếp hàng, vật liệu lấn ra, bành trƣớng chợ cóc, chợ tạm, đỗ xe tuỳ tiện, đặc biệt là phƣờng Hải Tân chợ cóc vẫn thƣờng xuyên họp ngƣời dân lấn chiếm vẻ hè và lòng lề đƣờng làm nơi buôn bán. Hiện nay, trên Quốc lộ 5 (đoạn qua cầu Phú Lƣơng và khu vực Khu công nghiệp Đại An, Khu công nghiệp Phúc Điền) tình trạng phƣơng tiện xe máy đi ngƣợc chiều trên làn đƣờng dành cho xe thô sơ diễn ra phổ biến (tập trung vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều) gây nguy hiểm cho ngƣời và các phƣơng tiện tham gia giao thông đi đúng chiều đƣờng trên Quốc lộ 5, nhất là sau khi hoàn thành việc tháo dỡ dải phân cách giữa làn xe thô sơ và xe cơ giới. Tình trạng mất an toàn giao thông cũng thƣờng xuyên xảy ra tại khu vực Trung tâm thƣơng mại Thành phố Hải Dƣơng khi có sự kiện đƣợc tổ chức, các phƣơng tiện đỗ tràn ra mặt đƣờng, gây ùn tắc giao thông, xả rác thải bừa bãi làm mất vệ sinh môi trƣờng và cảnh quan đô thị.
  • 43. 36 Tuy các biện pháp mạnh đầu năm 2014 đƣợc thực thi, nhƣng thực trạng trên vẫn tiếp diễn ngấm ngầm đây đó, nếu lơ là kiểm soát. Theo báo cáo về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của công an thành phố: - Năm 2011: + Có 216 lều quán bán hàng, 984 phông, bạt, ô dù các loại, 121 con nêm và 20 công trình xây dựng trái phép. + 1.452 bàn ghế, 597 biển quảng cáo, 548 xe máy các loại, 31 ôtô và 1.038 hàng hoá khác vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ. + 3.328 trƣờng hợp vi phạm và bị thu nộp ngân sách 292.235.000 đồng; 283 trƣờng hợp khác bị nhắc nhở cảnh cáo. - Năm 2012: + Có 157 lều quán bán hàng trái phép, 1295 phông, bạt, ô dù các loại, 522 con nêm, 31 công trình xây dựng trái phép. + 1.711 bàn ghế, 628 biển quảng cáo, 1.198 xe, máy các loại và 1.297 hàng hoá khác vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ. + 6.810 trƣờng hợp đã bị xử phạt thu nộp ngân sách 549.584.000 đồng và 127 trƣờng hợp khác bị cảnh cáo nhắc nhở. - Năm 2013: + Có 3.742 trƣờng hợp bị lập biên bản về vi phạm xây dựng lều quán, mái che, mái vẩy trái phép. + 2.553 trƣờng hợp lập hàng rào trái phép + 868 biển quảng cáo các loại bị thu giữ và 1.365m2 bãi tập kết vật liệu xây dựng và kinh doanh lấn chiếm lòng đƣờng vỉa hè. + 702 m tƣờng gạch bị buộc phải tháo dỡ, 16 chợ cóc và 7 bãi đỗ xe sai quy định bị buộc phải giải toả.
  • 44. 37 Ngoài những sai phạm trên tình trạng vƣợt đèn đỏ, chạy xe quá tốc độ, sử dụng rƣợu bia khi điều khiển xe, xe trở qua tải, lạng lách đáng võng… vẫn diễn ra trên các tuyến đƣờng của thành phố. * Các nguyên nhân sai phạm - Ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đƣờng của ngƣời dân. Nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp với thói quen sản xuất nhỏ, những năm gần đây kinh tế xã hội phát triển, ngƣời dân cũng dần tiếp cận với phƣơng tiện, cách sống công nghiệp, văn minh còn tâm lý thì không thể ngày một ngày hai thay đổi đƣợc. Nhiều ngƣời vẫn cho là đi vào đƣờng cấm, vƣợt đèn đỏ không là vi phạm pháp luật. Ngƣời tham gia giao thông trên đƣờng phổ biến vẫn quan tâm “ đƣờng này có đi đƣợc không” chứ không quan tâm vấn đề “đƣờng này có đƣợc đi không”. Do vậy cứ chỗ nào trống là lao vào bất kể phải trái dẫn đến ách tắc, hỗn độn, nhiều loại xe vây lấy nhau. Trên đƣờng đi thì rẽ ngang, rẽ tắt thoải mái không nhìn trƣớc, ngó sau gây tai nạn. Khi va chạm thì sẵn sàng lao vào nhau cãi vã, ẩu đả giữa đƣờng kéo theo lực lƣợng đông đảo đứng xem bất kể hai đầu có nhiều xe dừng chờ. Trƣớc đèn đỏ nếu có 1, 2 ngƣời vƣợt là kéo theo nhiều ngƣời cũng vƣợt theo. Không chỉ có những ngƣời tham gia giao thông mà một số bộ phận dân cƣ sản xuất kinh doanh, buôn bán ven đƣờng giao thông ý thức chƣa cao, coi nhẹ kỷ cƣơng phép nƣớc. Tác phong tuỳ tiện, coi thƣờng pháp luật khi tham gia giao thông đã thấm sâu vào nhiều ngƣời, thậm chí nhiều ngƣời chấp hành nghiêm chỉnh bị coi là “ngớ ngẩn, không bình thƣờng”. - Các hình thức thức tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông chƣa rộng rãi. Công tác tuyên truyền giáo dục về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là luật lệ giao thông đƣờng bộ tuy đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa đƣợc coi trọng
  • 45. 38 đầy đủ, nội dung và hình thức hạn chế, chƣa tạo nên sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội về giữ gìn trật tự an toàn giao thông... chƣa tạo ra bề rộng, chiều sâu đặc biệt là vùng nông thôn ngƣời dân còn thờ ơ chƣa coi trọng nên hiểu biết về Luật giao thông còn rất hạn chế. 2.2.3. Thực trạng tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng * Tình hình tai nạn giao thông Theo báo cáo của công an thành phố tình trạng tai nạn giao thông gia tăng nhiều trong những năm qua ở đô thị và đã đến hồi báo động. Các biện pháp mạnh đƣợc thực thi vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014 đã góp phần kiềm chế, nhƣng số vụ tai nạn giao thông không giảm nhiều điều đó đƣợc thể hiện dƣới bảng số liệu sau: Bảng 2.3: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố Hải Dương Năm Số vụ tai nạn Số ngƣời chết Số ngƣời bị thƣơng Tỷ lệ% (+ tăng; - giảm) 2010 71 23 39 + 33,8% vụ (2009) 2011 58 20 45 - 18,3% vụ (2010) 2012 42 37 25 - 34,7% vụ (2011) 2013 31 25 24 26,1% vụ (2013) Nguồn: Báo cáo Ban An toàn giao thông thành phố Hải Dương. [6] Từ bảng số liệu cho thấy số vụ tai nạn giao thông trong những năn gần đây trên địa bàn thành phố có chiều hƣớng giảm, tuy nhiên số ngƣời chết và bị thƣơng có chiều hƣớng tăng cụ thể: - Năm 2010 so với năm 2009 số ngƣời chết do tai nạn giao thông tăng 3 ngƣời (15%), số ngƣời bị thƣơng giảm 14 ngƣời (35,9%) và thiệt hại về tài sản trên 350 triệu đồng. - Năm 2011 so với năm 2010 số ngƣời chết do tai nạn giao thông giảm 2 ngƣời(9.1%) số ngƣời bị thƣơng giảm 11 ngƣời(19.6%) và thiệt hại về tài sản trên 280 triệu đồng.
  • 46. 39 - Năm 2012 so với 2011 số ngƣời chết do tai nạn giao thông tăng 17 ngƣời(45.9%), số ngƣời bị thƣơng giảm 13 ngƣời (22.4%) và thiệt hại về tài sản trên 400 triệu đồng. - Năm 2013 so với năm 2012 số ngƣời chết do tai nạn giao thông giảm 12 ngƣời (32.4%), số ngƣời bị thƣơng giảm 8 ngƣời (25%) và thiệt hại tài sản trên 106 triệu đồng. Tai nạn giao thông đƣờng bộ đã gây ra những thiệt hại lớn đối với đời sống xã hội, là hiểm họa của mọi quốc gia phá hoại sự ổn định xã hội và thƣờng xuyên rình rập, đe dọa tính mạng của ngƣời tham gia giao thông. Vì vậy, phòng ngừa và đấu tranh nhằm ngăn chặn và hạn chế tai nạn giao thông đƣờng bộ đã và đang đƣợc các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Là loại cụ thể của tai nạn xã hội, tai nạn giao thông đƣờng bộ chịu sự tác động và chi phối bởi các mặt hoạt động của xã hội nhƣ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trình độ dân trí, phong tục tập quán... Những yếu tố này phản ánh điều kiện xã hội và đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng tới sự tồn tại và gia tăng của tai nạn giao thông đƣờng bộ. Do đó phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn giao thông đƣờng bộ là nội dung quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông đƣờng bộ. Vấn đề đặt ra, phải chủ động nghiên cứu, tìm ra các nhân tố gây ra tai nạn giao thông đƣờng bộ, trên cơ sở đó có giải pháp phòng ngừa, kiềm chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn xảy ra và hậu quả, tác động của nó đối với hoạt động giao thông đƣờng bộ cũng nhƣ công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội khác. * Nguyên nhân gây tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố Hải Dương - Ý thức của ngƣời dân: Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng gia tăng ngày càng nhanh tai nạn giao thông đƣờng bộ. Ý thức của ngƣời dân tham gia giao thông còn thấp, chủ quan, chƣa coi
  • 47. 40 trọng sức khoẻ, tài sản của mình và những ngƣời khác: vẫn còn tình trạng đi đứng lộn xộn không đúng qui tắc. Khi có cảnh sát thì dở vờ chấp hành, khi vắng cảnh sát lại giành đƣờng phóng nhanh vƣợt ẩu. Đi đƣờng theo luật chƣa trở thành thói quen của từng ngƣời. Nếu mỗi ngƣời đi ra đƣờng theo sở thích hoặc thói quen của mình thì xã hội sẽ rất hỗn loạn hậu quả sẽ rất khó lƣờng. Không chỉ có vậy việc chấp hành biển báo hiệu đƣơng bộ, chạy quá tốc độ qui định trong khu vực đông dân cƣ, trong thành phố, không chấp hành sự kiểm tra của lực lƣợng cảnh sát giao thông vẫn còn tồn tại. Tình trạng ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông chƣa đến tuổi cộng với ý thức chấp hành pháp luật kém, không đƣợc đào tạo, không đi đúng phần đƣờng qui định, đua xe trái phép,... cũng là yếu tố gây nên tai nạn giao thông đƣờng bộ. Thói quen “gần đâu đi đó” của một số ngƣời coi thƣờng pháp luật đã tự tháo dỡ giải phân cách, lan can cùng với các đối tƣợng rải đinh,... đã làm cho tai nạn giao thông đƣờng bộ khó kiềm chế nổi. Tại nút giao thông ngã 6 và nút giao thông 559 có điều khiển cƣỡng chế bằng đèn tín hiệu, nhƣng một số phƣơng tiện xe thô sơ bao giờ cũng luồn lách vƣợt lên trên đầu xe cơ giới để dừng xe chờ đèn xanh qua nút. Những luồn lách đó thƣờng gây ra những va chạm, những vụ cãi cọ hàng giờ. Tính tuỳ tiện trong cuộc sống đƣợc mang vào trong giao thông đô thị: sẵn sàng đứng giữa đƣờng, đỗ xe giữa đƣờng nói chuyện, có thể vƣợt đèn đỏ qua ngã tƣ. Nhƣng sau khi sang qua nút lại có thể gặp bạn hoặc dừng xem một vụ xô xát,... dễ gây nguy hiểm cho những ngƣời và phƣơng tiện tham gia giao thông khác trên đƣờng. Vì lợi nhuận, lái xe, chủ xe thƣờng chở quá tải trọng qui định làm hƣ hại công trình cầu đƣờng. Xe khách chạy lòng vòng đón trả khách tăng lƣu lƣợng giả tạo của xe, phóng nhanh vƣợt ẩu để tranh dành khách hoặc đi trái chiều đƣờng, hoặc chở vật liệu xây dựng rơi vãi ra đƣờng gây bụi bẩn, khi trời