SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM QUANG HƯNG
Xử phạt hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ
từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐẮK LẮK – NĂM 2016
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM QUANG HƯNG
Xử phạt hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ
từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
Mã số: 60 38 01 02.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Sản
ĐẮK LẮK – NĂM 2016
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Minh Sản.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./.
Đắk Lắk, tháng 8 năm 2016
Học viên
Phạm Quang Hưng
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục các bảng.
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………….. 1
2. Tình hình nghiên cứu……………………………………………….. 4
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài……………………………………… 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………….. 8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu……………………. 8
6. Ý nghĩa của luận văn……………………………………………….. 9
7. Kết cấu của luận văn……………………………………………….. 9
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ………………………………..................................................
10
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ............... 10
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ............................................................................................................ 22
1.3. Điều chỉnh pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
5
vực giao thông đường bộ........................................................................ 29
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH ĐĂK
LẮK THỜI GIAN QUA ........................................................
54
2.1. Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk………………………………............. 54
2.2. Tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk trong thời gian qua…............................................................... 57
2.3. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ 2011 đến tháng
6/2016………………………................................................................
63
2.4. Nguyên nhân của các hạn chế, vướng mắc.................................... 76
Chương 3. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ
THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK …………………………….….........
79
3.1. Quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay...............
79
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Đắk Lắk hiện nay……………..
81
KẾT LUẬN………………………………………………………………… 96
Tài liệu tham khảo…………………………………………………… 99
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Từ đầy đủ
CSGT Cảnh sát giao thông
GTĐB Giao thông đường bộ
TTATGT Trật tự an toàn giao thông
TTKS-XLVP Tuần tra kiểm soát – xử lý vi phạm
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
Bảng
2.1
Số vụ vi phạm hành chính giao thông đường bộ đã được xử
lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (từ năm 2011đến tháng 6/2016) 58
Bảng
2.2
Tổng hợp số liệu về số vụ tai nạn giao thông đường bộ do vi
phạm hành chính gây nên ở tỉnh Đắk Lắk (từ năm 2011 đến
tháng 6/2016)
59
Bảng
2.3
Tổng hợp số vụ lái xe ô tô bị xử lý vi phạm hành chính về
quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (từ
năm 2011 đến tháng 6/2016)
65
Bảng
2.4
Tổng hợp số vụ lái xe mô tô bị xử lý vi phạm hành chính về
quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (từ
năm 2011 đến tháng 6/2016)
65
Bảng
2.5
Tổng hợp số vụ phương tiện cơ giới không đảm bảo an toàn
kỹ thuật khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
(từ năm 2011 đến tháng 6/2016) 67-68
Bảng
2.6
Tổng hợp số vụ người điều khiển phương tiện cơ giới không
giấy phép khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
(từ năm 2011 đến tháng 6/2016)
69
Bảng
2.7
Tổng hợp số vụ vi phạm quy định vận tải đường bộ bị xử lý
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (từ năm 2011 đến tháng 6/2016) 70
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thực tiễn cho chúng ta thây, trong nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia thì giao thông đường bộ được coi là một lĩnh vực quan trọng, là một bộ
phận trong kết cấu hạ tầng quốc gia; cùng với đường sắt, đường thủy, đường
không, chúng tạo thành mạch máu của sự phát triển đất nước. Ở phạm vi hẹp,
giao thông đường bộ đáp ứng nhu cầu dịch chuyển, giao dịch giữa các chủ thể
khác nhau của nền kinh tế. Còn ở tầm vĩ mô, hoạt động giao thông đường bộ
có liên quan trực tiếp đến an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng như sự phát
triển kinh tế - xã hội – văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc, đẩy mạnh giao lưu,
hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do tầm quan trọng của
giao thông đường bộ, nên việc đầu tư phát triển lĩnh vực này đã trở thành điều
kiện tiền đề tiên quyết cho sự phát triển quốc gia. Trong xu thế mang tính quy
luật đó, Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Những năm qua, cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ nhằm tạo tiền đề, động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng tiến trình hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội, Việt Nam cũng không ngừng hoàn thiện pháp luật về
giao thông đường bộ, trong đó có nội dung quan trọng là xử phạt vi phạm
hành chính.
Dưới góc độ luật học, xử phạt vi phạm hành chính là một chế định quan
trọng của hệ thống pháp luật mỗi quốc gia, để điều chỉnh hoạt động xử phạt
các vi phạm hành chính. Dưới góc độ quản lý, xử phạt vi phạm hành chính là
một hoạt động để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Hoạt
động xử phạt vi phạm hành chính nói chung, trong lĩnh vực giao thông đường
bộ nói riêng hướng tới mục phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp
9
phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
ở Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi hai “dọc” pháp lý là pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính và pháp luật về giao thông đường bộ. Trong những
năm qua, hai hệ thống quy phạm này đã ngày càng được hoàn thiện, tiêu biểu
là sự ra đời của Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 (tiền thân là Pháp
lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm các năm
2007, 2008), Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (thay thế Luật giao
thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001), cùng với chúng là sự ra đời các
văn bản hướng dẫn thi hành của khối các cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền. Điều này đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống
xã hội: Tổ chức giao thông đã có những chuyển biến rõ rệt; ý thức chấp hành
luật giao thông đường bộ được nâng lên, trật tự lòng đường, vỉa hè thông
thoáng hơn, hạn chế ùn tắc giao thông; công tác quản lý của Nhà nước về trật
tự an toàn giao thông đường bộ được tăng cường, trang bị các phương tiện kỹ
thuật thuận lợi cho sự chỉ huy thống nhất và nhanh chóng ở các đô thị. Công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã được quan tâm, đa dạng hóa với nhiều
hình thức, nội dung phong phú, thiết thực. Công tác tuần tra kiểm soát, xử
phạt vi phạm có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm.
Tuy nhiên, trong những năm qua, tình hình vi phạm hành chính về
TTATGT đường bộ ở nước ta diễn biến rất phức tạp, vi phạm hành chính
về TTATGT đường bộ còn mang tính phổ biến. Chỉ tính trong thời gian từ
2008 đến 2013, lực lượng CSGT phát hiện hơn 33 triệu trường hợp vi phạm
TTATGT, xử phạt trên 9.676 tỉ đồng. Trung bình mỗi năm, lực lượng CSGT
phát hiện và xử phạt trên 6 triệu trường hợp vi phạm, với tổng số tiền xử phạt
vi phạm hành chính trên 1.600 tỉ đồng, số vụ vi phạm và số tiền phạt năm sau
10
cao hơn năm trước. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, lực
lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 2.584.905 trường hợp vi
phạm TTATGT đường bộ; phạt tiền 1.470 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm trước
số xử lý vi phạm giảm 314.188 trường hợp (-10,8%), tiền phạt tăng 57,2 tỷ
(+4,04%); tước giấy phép lái xe 138.675 trường hợp; tạm giữ 313.473 phương
tiện các loại [39].
Trước tình hình này, đã có nhiều nguyên nhân được được chỉ ra, trong
đó có nguyên nhân thuộc về công tác phòng chống vi phạm của cơ quan công
quyền có liên quan tới sự khiếm khuyết của hệ thống thi hành pháp luật như:
triển khai thực hiện luật chưa quyết liệt, chậm phát hiện vi phạm, xử phạt
thiếu tính răn đe, xử phạt thiếu nghiêm túc. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề
xử phạt vi phạm hành chính là cần thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận,
mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đặc biệt là đối với những người làm công
tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ hay những người nghiên cứu về
khoa học luật, khoa học hành chính công.
Ở bình diện địa phương, tình trạng vi phạm hành chính giao thông
đường bộ cũng diễn ra ngày cảng nhiều, trong đó có tỉnh Đắk Lắk. Đắk Lắk là
tỉnh có hệ thống giao thông khá đa dạng. Tỉnh Đắk Lắk có Sân bay Buôn Ma
Thuột tuyến từ Buôn Ma Thuột đến các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng…. Ngoài ra, 14 tỉnh lộ với tổng
chiều dài 460 km, có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua
các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí Minh qua Đắk
Nông, Bình Phước và Bình Dương... Song song với biên giới Campuchia có
quốc lộ 14C; Quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma Thuột với tỉnh Lâm
Đồng. Quốc lộ 26 từ Đắk Lắk đi tỉnh Khánh Hòa, nối với quốc lộ 1A tại thị
trấn Ninh Hoà, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa. Những tuyến quốc lộ này là
mạch máu trung gian quan trọng của vùng. Chính vì thế, tình hình vi phạm và
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của tỉnh là
11
một vấn đề quan trọng. Làm tốt được hoạt động này, có nghĩa là huyết mạch
giao thông của tỉnh Đắk Lắk sẽ được thông suốt, góp phần lớn vào mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của Đắk Lắk nói riêng và của kinh tế miền Tây
Nguyên nói chung.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, tình hình vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ còn diễn biến phức tạp và liên tục có xu hướng
tăng lên. Có nhiều nguyên nhân được đề cập, trong đó có ý kiến cho rằng do
cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều nơi còn xuống
cấp nghiêm trọng trong khi lượng phương tiện giao thông đặc biệt là phương
tiện giao thông cá nhân (chủ yếu là ô tô và xe máy) không ngừng tăng lên; hệ
thống pháp luật giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế, chưa nghiêm khắc và mang
tính răn đe, giáo dục cao; năng lực và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận
đội ngũ cảnh sát giao thông chưa cao; ý thức tham gia giao thông của người
dân còn kém… Hiện thực này đã thôi thúc tôi mong muốn tìm hiểu một cách
khoa học và có hệ thống về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk. Đây là một vấn đề chưa từng được
nghiên cứu đối với trường hợp Đắk Lắk.
Vì tất cả những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Xử phạt hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp hệ cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp - Hành chính
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề xử phạt hành chính nói chung, trong lĩnh vực giao thông đường
bộ nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và giới nghiên
cứu khoa học. Một số công trình khoa học tiêu biểu có thể kể đến là:
- Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1980), Xử phạt vi phạm hành
chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (mã số 85 98 008), Hà Nội;
12
Đề tài lần đầu tiên đề cập đến một cách toàn diện về việc xây dựng một
hệ thống khoa học của việc xử phạt vi phạm hành chính. Từ đó, đề tài làm nền
tảng pháp lý nghiên cứu áp dụng cho việc xử phạt vi phạm hành chính trên
nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có cả lĩnh vực giao thông đường bộ.
- TS. Vũ Thư (1996), Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn,
Chuyên đề hội thảo khoa học về giao thông, Hà Nội;
Tác giả đã đề cập sâu về nội dung chế tài hành chính cả trên phương
diện lý luận và thực tiễn. Công trình nghiên cứu đã làm tài liệu tham khảo
hiệu quả cho nhiều tác giả của các trường Đại học trong cả nước khi hoàn
thành giáo trình Luật Hành chính như Học viện Hành chính quốc gia, Đại học
Luật Hà Nội…
- Nguyễn Văn Thạch (1997), Trách nhiệm hành chính – Lý luận và
thực tiễn, Chuyên đề Hội thảo về giao thông, Hà Nội;
- PGS.TS Bùi Xuân Đức (2006), Về vi phạm hành chính và hình thức
xử phạt vi phạm hành chính: Những hạn chế và giải pháp đổi mới, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật. Tác giả nhìn nhận thực tế sâu sắc và đưa ra những hạn
chế về cách phân loại vi phạm hành chính và những điểm còn tồn tại, bất hợp
lý của hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Pháp lệnh
xử phạt vi phạm hành chính 2002. Từ đó, PGS.TS Bùi Xuân Đức đã đưa ra
những hướng giải pháp đổi mới làm nền tảng cho việc Nhà nước ban hành
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành
chính ngày 02 tháng 4 năm 2008.
- Th.S Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tạm giữ tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính về giao thông đường bộ cần được áp dụng như thế nào, Tạp
chí Luật học. Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đã đề cập đến vấn đề tạm giữ tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính về giao thông đường bộ - một nội dung
mà Pháp lệnh xử phạt phạm hành chính năm 2002 còn quy định chưa hoàn
thiện. Bài viết đã làm cơ sở quan trọng để Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số
13
điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 đề
cập hoàn thiện hơn về nội dung này.
- TS. Trần Minh Hương (2006), Biện pháp xử phạt hành chính khác,
Tạp chí Quản lý Nhà nước. Tác giả đã đưa ra được ngoài biện pháp xử phạt
hành chính cơ bản là: phạt tiền, cảnh cáo và trục xuất thì còn có các biện pháp
xử phạt hành chính khác là: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường
giáo dưỡng; Đưa vào cơ sở giáo dục; Đưa vào cơ sở chữa bệnh. Song điều
đáng nói đến của nội dung bài viết là TS.Trần Minh Hương đã đưa ra những ưu
điển và nhược điểm của những biện pháp này và thực tế khi áp dụng quy định
này ở một số địa phương trong cả nước.
Ở cấp độ thấp hơn, các đề tài luận văn liên quan đến đề tài, có thể kể đến:
- Nguyễn Văn Đô (2007), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ
quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội;
Luận văn của tác giả Nguyễn Văn Đô đề cập đến vấn đề xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc
khá toàn diện với lý luận sâu và đặc biệt là bảng số liệu phong phú về nhiều
nội dung đã khái quát được khá rõ về hoạt động về đề tài nghiên cứu. Nhưng,
nhìn chung thì Luận văn của tác giả lại khá giống với một bản báo cáo của
ngành Công an về hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTĐB trên phạm vi toàn quốc vì tác giả không có sự đánh giá trên phương
diện của người nghiên cứu vấn đề về những tồn tại của hoạt động trên.
- Phạm Trung Hòa (2008), xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn
giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông ở Việt Nam, Luận văn Hành chính
công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;
Mặc dù chỉ có độ dài 88 trang song Luận văn của tác giả Phạm Trung
Hòa đã đề cập toàn diện về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTĐB của Cảnh sát giao thông ở Việt Nam. Là luận văn mang tính chuyên
14
ngành sâu sắc, tác giả đã có lý luận sâu sắc, thực tế rõ ràng và cả những giải
pháp toàn diện cho hoạt động mà đề tài đề cập đến.
- Trần Sơn Hà (2011), cải cách thủ tục hành chính trong xử phạt vi
phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam đến năm
2020, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc
gia, Hà Nội.
Đề cập đến nội dung khá mới mẻ và mang tính định hướng cho tương
lai về cải cách thủ tục hành chính trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực GTĐB đến năm 2020 nhưng tác giả Trần Sơn Hà đã có một công trình
nghiên cứu thành công và được Hội đồng khoa học đánh giá cao. Vấn đề còn
lại là làm thế nào để những định hướng mà luận văn nêu ra sớm được áp dụng
trong thực tế ở Việt Nam hiện nay.
Qua khảo sát thấy được, các công trình nghiên cứu đã giải quyết được
những vấn đề lý luận cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính như: khái niệm,
đặc điểm của trách nhiệm hành chính, các yếu tố của vi phạm hành chính, nội
dung pháp luật điều chỉnh công tác xử phạt vi phạm hành chính về giao thông
đường bộ,... Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật xử phạt, xử phạt vi phạm
hành chính về giao thông đường bộ là hoạt động mang tính đặc thù không
giống nhau ở mỗi địa phương, do vậy, trong bối cảnh thiếu vắng những công
trình nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính
giao thông đường bộ ở Đắk Lắk, việc tác giả lựa chọn đề tài trên là cần thiết
và không bị trùng lặp với các công trình khác đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ quy định pháp luật và tình
hình thực hiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất các quan điểm, giải
pháp hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử phạt
hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
15
Để hoàn thành được mục đích đặt ra, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về vi phạm hành
chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, giao thông đường bộ;
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình vi phạm hành chính và
hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua. Từ đó, rút ra được những ưu
điểm và hạn chế của công tác này.
Ba là, trên cơ sở quán triệt các quan điểm có tính chất chỉ đạo, đề xuất
một số giải pháp góp phần làm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Đắk Lắk trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quy phạm pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ; công tác thực hiện pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk của cơ
quan có thẩm quyền.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ năm 2011 đến tháng 6/2016.
- Về không gian: Tỉnh Đắk Lắk.
- Về đối tượng: Chủ yếu khảo sát công tác xử phạt hành chính của lực
lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
16
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, khái quát hóa, hệ
thống hóa…để nghiên cứu các vấn đề lý luận: khái niệm, mục tiêu, chủ thể,
đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ để thu thập các thông tin, số liệu thực tế
phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của vấn đề
nghiên cứu và luận chứng tính khả thi của các giải pháp mà luận văn đưa ra.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt, xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Luận văn là tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý hữu
quan ở tỉnh; là tài liệu tham khảo cho công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật
về xử phạt, xử phạt vi phạm hành chính nói chung, trong lĩnh vực giao thông
đường bộ ở một địa phương nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
Chương 2: Thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk thời gian qua;
Chương 3: Giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
17
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính
Như chúng ta đã biết, Nhà nước là một tổ chức được xã hội thành lập
nên để thực hiện việc quản lý, phát triển xã hội. Để có thể thực hiện được vai
trò đó, Nhà nước luôn phải tác động lên các quan hệ xã hội bằng một hệ thống
các quy tắc quản lý nhà nước được quy định trong các văn bản quy phạm
pháp luật. Trên thực tế, trong đời sống xã hội luôn xảy ra tình trạng vi phạm
các quy tắc quản lý nhà nước. Các vi phạm đó diễn ra hàng ngày trong đời
sống xã hội, từ những hành vi đơn giản và phổ biến như hút thuốc lá nơi công
cộng, đến những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm hơn như tham gia
giao thông đường bộ không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, lạng lách đánh
võng, gây tai nạn,…hoặc hành vi làm ô nhiễm môi trường, xây dựng trái
phép, trốn thuế… Những hành vi vi phạm rất đa dạng và “có mặt” trong tất cả
các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Dưới góc độ lý luận về pháp luật, vi phạm pháp luật được cấu thành bởi
các mặt khách quan, chủ quan, khách thể và chủ thể của nó. Tổng hợp các yếu
tố đó ta có thể hiểu vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ
thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một các cố ý hoặc vô ý xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Dựa theo các tiêu chí khác nhau mà vi phạm pháp luật được phân thành
nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào khách thể vi phạm, mức độ, tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, vi phạm pháp luật được chia thành các
loại sau:
18
- Vi phạm hình sự (tội phạm): là những hành vi nguy hiểm cho xã hội,
có lỗi và được quy định trong bộ luật hình sự.
- Vi phạm hành chính: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi nhưng
mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quan hệ xã
hội được pháp luật hành chính bảo vệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà
nước.
- Vi phạm dân dự: là những hành vi trái luật dân sự, hay ngược lại với
truyền thống, phong tục tập quán, đạo đức xã hội được nhà nước thừa nhận,
có lỗi, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân và quan hệ phi tài
sản có liên quan tới tài sản được pháp luật dân sự bảo vệ.
- Vi phạm kỷ luật: là hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật lao
động, học tập, công vụ nhà nước trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp,
trường học được pháp luật lao động, hành chính và các văn bản nội quy của
từng cơ quan, doanh nghiệp quy định.
Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 đã đưa ra định nghĩa pháp
lý về “vi phạm hành chính”. Khoản 1 Điều 2 của Luật quy định [33]: Vi phạm
hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Định nghĩa trên đưa ra các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành
chính, đó là: tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước, có lỗi, tính trái
pháp luật hành chính và phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính là một dạng vi phạm pháp luật, do đó nó cũng bao
gồm các yếu tố cấu thành pháp lý là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể
và khách thể. Dưới đây, các dấu hiệu và yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm
hành chính sẽ được xem xét trong mối quan hệ thống nhất với nhau.
19
Mặt khách quan của vi phạm hành chính
Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan của vi phạm hành chính, thông thường các biểu
hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm là hành vi, thời gian, địa điểm, công cụ,
phương tiện hay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và
hậu quả của vi phạm hành chính.
Hành vi của vi phạm hành chính là những biểu hiện của con người hoặc
tổ chức tác động vào thế giới khách quan qua hình thức bên ngoài cụ thể gây
tác hại đến sự phát triển bình thường của trật tự quản lý. Những biểu hiện này
được kiểm soát và điều khiển bởi ý thức và ý chí của chủ thể vi phạm hành
chính. Hành vi là biểu hiện rõ nhất trong mặt khách quan của vi phạm hành
chính, chúng có ý nghĩa quyết định đến nội dung biểu hiện khác trong mặt
khách quan (hậu quả, công cụ phương tiện, thời gian, địa điểm); đồng thời
hành vi cũng là thể thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan. Hành vi
khách quan của vi phạm hành chính có thể là hành vi hành động hoặc không
hành động. Song dù biểu hiện bằng hình thức nào đi chăng nữa thì nó cũng
chỉ bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó trái với pháp luật. Hành vi trái
pháp luật hành chính là dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính,
nhưng đây không phải là thuộc tính riêng của vi phạm hành chính. Rất nhiều
hành vi tội phạm cũng là hành vi trái pháp luật hành chính. Để phân biệt vi
phạm hành chính với tội phạm trong trường hợp cả hai loại hành vi có cùng
chung khách thể, người ta lấy tiêu chí là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Hành vi vi phạm hành chính ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm hình
sự.
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính
và hậu quả của viphạmhànhchính vi phạm hành chính: Chính là tính xâm hại
khách quan của vi phạm hành chính, được thể hiện ở vi phạm hành chính đã
20
xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ đã được pháp luật quy định thành
quy tắc quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hậu quả của vi
phạm hành chính được biểu hiện ở các thiệt hại cụ thể về sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự, về tự do thân thể của cá nhân hoặc làm thiệt hại về tài sản của
Nhà nước, tập thể và công dân. Hậu quả của vi phạm hành chính là kết quả
của hành vi vi phạm hành chính do con người hoặc tổ chức thực hiện. Do đó
giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả vi phạm hành chính có mối quan
hệ hữu cơ, trong đó hậu quả của vi phạm hành chính có tiền đề xuất hiện của
nó là hành vi khách quan của vi phạm hành chính; sự tồn tại mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi phạm hành
chính dựa trên các căn cứ sau: Một là; hành vi vi phạm hành chính xảy ra
trước hậu quả xâm hại các mối quan hệ về mặt thời gian; Hai là, hành vi vi
phạm phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả xâm hại các
quan hệ xã hội; Ba là, hậu quả vi phạm đã xảy ra phải là sự hiện thực hóa khả
năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi vi phạm. Ngoài những biểu
hiện trên, về mặt khách quan của vi phạm c̣n có một số dấu hiệu khách quan
khác như: thời gian, địa điểm, công cụ và phương tiện vi phạm.
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những quan hệ tâm lý bên
trong của chủ thể. Yếu tố cơ bản nhất của mặt chủ quan là tính có lỗi. Lỗi
chính là trạng thái tâm lý của người vi phạm, biểu hiện thái độ của người đó
đối với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó. Yêu cầu về lỗi trong Luật
hành chính không cao như trong Luật hình sự, trong nhiều trường hợp chỉ cần
có lỗi nghĩa là người vi phạm biết hoặc có thể biết tính chất sai phạm của
mình là đủ để xác định vi phạm hành chính xảy ra. Đối với luật hình sự đòi
hỏi phải chính xác hơn, không chỉ xác định lỗi mà còn phải xác định cho được
hình thức và mức độ lỗi; mặt khác lỗi trong Luật hình sự chỉ đặt ra với cá
nhân vi phạm, trong hành chính lỗi đặt ra cho cả cá nhân và tổ chức vi phạm.
21
Lỗi trong vi phạm hành chính thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Lỗi cố ý trong vi phạm hành chính là chủ thể nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Lỗi vô ý trong vi phạm
hành chính là lỗi của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật do
vô tình thiếu thận trọng mà không nhân thức được nghĩa vụ pháp lý bắt buộc
mặc dù họ có đầy đủ khả năng xử sự theo đúng nghĩa vụ pháp lý quy định
Chủ thể của vi phạm hành chính
Khác với luật hình sự xác định chủ thể tội phạm chỉ có thể là cá nhân,
trong luật hành chính chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ
chức; cá nhân hoặc tổ chức chỉ có thể trở thành chủ thể của vi phạm hành
chính khi có năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính.
+ Đối với cá nhân: Cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm
công dân Việt Nam và người nước ngoài (trừ những người được hưởng quyền
ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự) mà thực hiện hành vi vi phạm hành
chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh
hải. Những người này phải có năng lực trách nhiệm hành chính. Năng lực
trách nhiệm pháp lý hành chính thể hiện khả năng nhận thức của con người
với hành vi vi phạm, vì thế hai yếu tố để xác định năng lực pháp lý đối với cá
nhân là: Đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật, không mắc bệnh làm mất
khả năng nhận thức của hành vi. Điều 5 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm
2012 xác định đối tượng bị xử phạt hành chính là cá nhân bao gồm: Người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do
cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi
phạm hành chính (điểm a khoản 1).
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm
hành chính thì bị xử phạt như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng
hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt
22
đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền
xử phạt.
Mặt khác, Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 còn quy định:
Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo;
Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây ra thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật; trong trường hợp này người chưa thành
niên không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó
phải nộp thay, quy định như trên không có nghĩa là xử phạt cả người không vi
phạm mà ở đây chúng ta hướng tới trách nhiệm giáo dục ý thức pháp luật cho
người chưa thành niên.
+ Đối với tổ chức: Pháp luật hành chính coi tổ chức là chủ thể của vi
phạm hành chính gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế. Cơ
quan, tổ chức nước ngoài nếu vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam,
vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải thì bị xử phạt như cơ quan, tổ
chức Việt Nam (trừ tổ chức được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao).
Khách thể của vi phạm hành chính
Khách thể của vi phạm hành chính là cái mà vi phạm xâm hại tới. Đó
chính là các quan hệ xã hội được các quy tắc quản lý nhà nước bảo vệ. Các
quan hệ xã hội bị/có thể bị vi phạm hành chính xâm phạm rất đa dạng, đó là:
trật tự nhà nước và xã hội, sở hữu xã hội chủ nghĩa, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân,...
Khách thể của vi phạm hành chính được chia thành các loại sau:
Khách thể chung: đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý
nhà nước, hay nói cách khác là trật tự quản lý nhà nước nói chung.
Khách thể loại: là những quan hệ xã hội có cùng hoặc gần tính chất với
nhau trong từng lĩnh vực nhất định của quản lý nhà nước. Các quan hệ này
được phát sinh trong cũng một lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước, do vậy
chúng có mối liên hệ với nhau, gắn liền với từng phạm vi quản lý nhà nước.
23
Khách thể trực tiếp: là quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật quy định
và bảo vệ, bị chính hành vi vi phạm hành chính phạm xâm hại tới.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ
Trên cơ sở lý luận về vi phạm hành chính nói chung đã được phân tích
ở trên, chúng ta sẽ làm rõ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ nói riêng.
Văn bản pháp quy hiện hành trực tiếp quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB) và đường sắt là Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 không đưa ra định nghĩa pháp lý thế
nào là vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều này cũng
diễn ra tương tự với Nghị định bị thay thế trước đó là Nghị định số
171/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013. Tuy nhiên hai văn bản này lại xác định
phạm vi của thuật ngữ “lĩnh vực giao thông đường bộ” theo các hiểu tại các
Nghị định này. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, “lĩnh vực
giao thông đường bộ” được xác định bởi loại phương tiện tham gia giao
thông, đó là: a) Máy kéo; b) Các loại xe tương tự xe ô tô; c) Các loại xe tương
tự xe mô tô; d) Xe máy điện; đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy; e) Xe đạp
máy.
Từ góc độ lý luận, có thể thấy đã từng có một định nghĩa pháp lý về vi
phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Khoản 2 Điều 1 Nghị định số
34/2010/NĐ–CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về việc quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định:
“Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi
của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao
thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính…” [6].
24
Như vậy, điều luật này đã đưa ra định nghĩa pháp lý về vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Qua định nghĩa này, chúng ta thấy
được các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ là: tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước về giao
thông đường bộ, có lỗi, tính trái pháp luật hành chính và bị xử phạt hành
chính.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có đặc điểm
của vi phạm hành chính nói chung, song bên cạnh đó nó cũng có những đặc
điểm riêng sau đây:
- Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ
được bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hành chính.
- Đặc trưng của cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ thường là sử dụng kết cấu trực tiếp. Việc xác định vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tập trung và
chủ yếu ở văn bản chuyên ngành về giao thông đường bộ, chứ không theo lối
kết cấu dẫn chiếu như một số lĩnh vực khác – nơi mà việc xác định vi phạm
thường phải căn cứ vào các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, ví dụ như
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Tính chất và mức độ hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ phụ thuộc chủ yếu vào những thiệt hại thực tế và hành vi
đó gây ra hoặc có thể gây ra cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác
và của chính chủ thể vi phạm.
- Giao thông đường bộ được tạo thành bởi nhiều thành phần, dẫn đến
hoạt động bảo vệ trật tự an toàn giao thông đường bộ được pháp luật quy định
khá đa dạng và phong phú, bao gồm các nội dung: bảo vệ quy tắc giao thông
đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, về kết cấu hạ tầng giao
25
thông đường bộ, quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao
thông và về vận tải đường bộ.
Xuất phát từ tính đa dạng và phong phú của các hoạt động bảo vệ trật tự
an toàn giao thông đường bộ, nên vi phạm hành chính trong lĩnh vực này
được pháp luật quy định có đặc điểm khá rộng và đa dạng tương ứng với các
nội dung được pháp luật về giao thông đường bộ bảo vệ. Đặc điểm này được
thể hiện tập trung ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các Nghị định đã
hết hiệu lực như: Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010
của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ, Nghị định số 33/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-
CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu
lực 10/11/2012), Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 (thay thế
Nghị định số 34/2010/NĐ-CP và Nghị định 71/2012/NĐ-CP), và Nghị định
hiện hành: Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 Quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Một vấn đề quan trọng khi nghiên cứu vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ đó là việc phân định giữa vi phạm hành chính và tội
phạm về giao thông đường bộ.
Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự có thể hiểu: tội phạm về giao thông
đường bộ là các hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự Việt Nam, xâm hại tới các quan hệ xã hội về đảm bảo an toàn giao thông
đường bộ.
Các tội phạm về giao thông đường bộ được quy định tại 06 điều luật
trong chương XIX, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
[30] về Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là các
điều luật từ Điều 203 đến Điều 207 (Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều
26
khiển phương tiện giao thông đường bộ; Điều 203. Tội cản trở giao thông
đường bộ; Điều 204. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường
bộ không bảo đảm an toàn; Điều 205. Tội điều động hoặc giao cho người
không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ; Điều
206. Tội tổ chức đua xe trái phép; Điều 207. Tội đua xe trái phép).
Vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ
đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, điểm khác nhau ở đây chỉ là
“mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi”. Hành vi vi phạm hành chính về
giao thông đường bộ ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với hành vi bị coi là tội
phạm về môi trường. Để xác định mức độ nguy hiểm khác nhau cho xã hội
của vi phạm hành chính và tội phạm nói chung, có thể dựa trên những tiêu chí
sau: i) Tính chất của khách thể bị xâm hại; ii) Chủ thể; iii) Mức độ hậu quả;
iv) Số lượng tang vật, hàng hóa,…vi phạm; v) Tái phạm hành chính (đã bị xử
phạt hành chính mà còn vi phạm); vi) Hình thức lỗi, động cơ, mục đích.
Có thể thấy, việc xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội
phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất
lớn trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ của các cơ
quan chức năng. Việc xác định thiếu chính xác các hành vi có thể là nguyên
nhân có tính bước ngoặt cho những sai phạm trong quá trình áp dụng pháp
luật của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Đây là vấn đề cần được nghiên
cứu sâu ở chuyên khảo khác. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung
vào nội dung chính là hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk, tức là tiếp cận vấn đề dưới góc độ hoạt
động áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.
1.1.3. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Chương II – Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định 06 nhóm hành vi
bị coi là vi phạm hành chính (Mục 1 đến Mục 6), bao gồm [15]:
27
- Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ;
- Các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông
đường bộ;
- Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham
gia giao thông đường bộ;
- Các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ;
- Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ.
Sự phân loại các nhóm hành vi như trên không thay đổi so với quy định
tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 về quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, và cũng thống
nhất với các nhóm hành vi được quy định theo Luật Giao thông đường bộ
2008.
Cụ thể như sau:
Nhóm thứ nhất: Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 1 Chương II của Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 5 đến Điều 11). Đó là những quy định mang
tính chỉ dẫn bắt buộc đối với người tham gia giao thông nhằm đảm bảo an
toàn cho chính họ và những người khác xung quanh.
Nhóm thứ hai: Các hành vi vi phạm quy chế về kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ
Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 12 đến Điều 15). Đây là các hành vi vi
phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về tiêu chuẩn, điều kiện an
toàn đối với các công trình hạ tầng giao thông đường bộ.
Nhóm thứ ba: Các hành vi vi phạm quy chế về phương tiện tham gia
giao thông đường bộ
28
Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 16 đến Điều 20). Đây là các hành vi vi
phạm quy định tại của Luật Giao thông đường bộ về tiêu chuẩn, điều kiện an
toàn với các phương tiện giao thông đường bộ.
Nhóm thứ tư: Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 4 Chương II của Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 21 đến Điều 22). Đây là các hành vi vi
phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về điều kiện chuyên môn, độ
tuổi, sức khỏe… đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông
đường bộ.
Nhóm thứ năm: Các hành vi vi phạm về vận tải đường bộ
Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 23 đến Điều 28). Đây là các hành vi vi
phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về điều kiện an toàn đối với
người, hàng hóa khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ.
Nhóm thứ sáu: Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ
Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 6 Chương II của Nghị
định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 29 đến Điều 38). Các hành vi này tuy không
trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ nhưng lại có những tác
động xấu đến trật tự, an ninh xã hội.
Như vậy có thể thấy, về mặt quy phạm pháp luật, việc quy định rõ ràng
và tập trung các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP là một sự thuận lợi cho công tác tra cứu
và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này, cùng với Luật xử phạt vi phạm hành
chính đã xác định rõ thẩm quyền của các chủ thể tham gia đảm bảo trật tự an
toàn giao thông đường bộ. Đây cũng là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý
29
nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
ở tỉnh Đắk Lắk mà luận văn đề cập.
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ
Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là hành
vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, cần bị áp dụng các biện pháp xử
phạt vi phạm, trong đó có xử phạt hành chính. Nó trực tiếp xâm hại đến
những quy tắc quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các các cá nhân và tổ chức.
Vì lẽ đó xử phạt vi phạm hành chính là những nội dung rất quan trọng của
hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Xử phạt vi phạm hành chính bao
gồm nhiều hoạt động khác nhau do các cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền tiến hành căn cứ vào quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính
đưa ra định nghĩa pháp lý về xử phạt hành chính, theo đó, Xử phạt vi phạm
hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Khi xem xét tổng thể các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lý luận về nhà nước và pháp luật, thì có thể đưa ra khái niệm về xử phạt
vi phạm hành chính như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó,
người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá
nhân, tổ chức) theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể
thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại
về vật chất và tinh thần so với trạng thái ban đầu của họ.
30
Như vậy, có thể thấy hai nội dung của thuật ngữ “xử phạt vi phạm hành
chính” là: 1) là hệ thống các quy định pháp luật hành chính điều chỉnh hoạt
động áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính, 2) là
hoạt động xử phạt hành chính, từ khâu phát hiện vi phạm, tìm kiếm quy định
áp dụng, đến khâu áp dụng biện pháp xử phạt tương ứng với vi phạm.
Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính nêu trên phản ánh những đặc
điểm cơ bản sau đây của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính:
- Thứ nhất: Xử phạt vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có vi
phạm hành chính xảy ra. Cơ sở để xử phạt hành chính là hành vi vi phạm
hành chính. Như vậy, để thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
trước hết đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải xem xét đã có vi
phạm hành chính xảy ra hay chưa.
- Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật
do các cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính thực hiện. Việc tiến hành
xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi phải đúng trình tự, thủ tục đã được pháp
luật quy định. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính phải thể hiện bằng quyết
định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực pháp luật.
Xử phạt hành chính được áp dụng theo trình tự do các quy phạm thủ tục
của luật hành chính quy định (trình tự hành chính) chứ không phải trình tự,
thủ tục tư pháp. Việc áp dụng trình tự này đơn giản hơn nhiều so với trình tự
áp dụng cưỡng chế hình sự và cưỡng chế kỷ luật
- Thứ ba: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế nhà nước
do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành và được đảm bảo bằng quyền lực nhà
nước. Mối quan hệ trong xử phạt vi phạm hành chính là mối quan hệ pháp luật
giữa một bên là Nhà nước – một bên là tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
Để tránh lạm quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và
xã hội, pháp luật quy định thủ tục tố tụng hành chính, tức hoạt động xử phạt vi
phạm hành chính bị kiểm soát bởi chính Nhà nước và xã hội.
31
- Thứ tư: Mục đích của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là nhằm
truy cứu trách nhiệm hành chính một hành vi vi phạm cụ thể và quan trọng
hơn là giáo dục, ngăn chặn những hành vi vi phạm. Qua đó, buộc chủ thể vi
phạm hành chính phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế tương xứng với
hành vi vi phạm do mình gây ra. Hay nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ
sở làm phát sinh các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.
Từ khái niệm xử phạt vi phạm hành chính nói trên, chúng ta có thể rút
ra khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là
người có thẩm quyền áp dụng những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ
thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo thủ tục do
luật hành chính quy định.
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có những đặc điểm riêng, đó là:
- Do đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ nên hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có thể được bắt đầu ở những
địa điểm bất kỳ không có định nơi mà hành vi vi phạm diễn ra. Nếu vi phạm
hành chính trong những lĩnh vực khác thường gắn liền với những địa điểm
tĩnh (xây dựng, môi trường, thuế, công nghệ thông tin,…) thì vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào mà
có sự tham gia của người dân vào giao thông đường bộ. Như đã đề cập ở phần
đầu, giao thông đường bộ là một hệ thống – mạng lưới đường bộ phủ khắp địa
bàn một đơn vị hành chính, một khu vực nhất định. Do vậy mà đặc thù của
quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này gắn liền với sự “di
động” của địa điểm nơi diễn ra hành vi vi phạm.
- Cũng chính từ đặc thù nói trên mà mà hoạt động xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chủ yếu được được thực hiện
32
trên cơ sở bắt quả tang hành vi vi phạm. Đường bộ là nơi diễn ra hoạt động
của con người khi tham gia giao thông. Đó là một không gian công cộng
không của riêng ai. Do vậy mà hành vi vi phạm hành chính thường dễ được
biểu hiện ra bên ngoài – tức tính dễ bị phát hiện. Vì vậy mà vi phạm cần được
bắt quả tang và không nhất thiết phải trải qua thủ tục giám định như trong lĩnh
vực môi trường. Cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ chủ yếu là cấu thành hình thức, nên khi hành vi có biểu hiện của sự
vi phạm, đã là căn cứ để lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Điều này
cũng đồng nghĩa với việc sẽ cần sự hỗ trợ rất lớn từ các phương tiện kỹ thuật
trong quá trình thiết lập các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm hành
chính.
- Do địa điểm vi phạm hành chính là “di dộng”, “không cố định” gắn với
không gian là “đường bộ”, nên việc phát hiện, xác minh hành vi vi phạm là
điều khó khăn, nhất là trong điều kiện cần nhiều phương tiện hỗ trợ xử phạt vi
phạm. Ở khía cạnh khác, tính không cố định về địa điểm vi phạm hành chính
khiến cho công tác giám sát hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với
người có thẩm quyền là điều gặp nhiều khó khăn. Chính tại đây có thể phát
sinh những tiêu cực trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông
đường bộ.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng
giống như xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác, về bản chất là
một hoạt động quản lý hành chính nhà nước, do vậy mà nó cũng chịu ảnh
hưởng của các yếu tố sau:
1.2.2.1. Chất lượng của pháp luật
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp
33
chế. Pháp chế. Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước được tổ chức
và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và
pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Như vậy, pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính là công cụ quan trọng để Nhà nước, xã hội đấu tranh
phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản
lý của Nhà nước. Để thực hiện được mục đích đó, có nhiều yếu tố chi phối,
nhưng yếu tố chất lượng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là yếu tố
đầu tiên, quan trọng nhất, tạp cơ sở pháp lý cho toàn bộ quá trình xử phạt vi
phạm hành chính, trong đó có lĩnh vực giao thông đường bộ.
Pháp chế vừa là mục đích, vừa là yêu cầu của việc xây dựng và thực
hiện pháp luật, theo đó, đòi hỏi cần sự hiện diện đầy đủ của một hệ thống các
quy phạm pháp luật có chất lượng tốt, và quá trình thực hiện nghiêm minh.
Nếu một hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính có chất lượng tốt, thì
không thể có cơ sở cho một quá trình thực thi pháp luật tốt được, cho dù có
đầu tư nhiều tiền của và nhân lực cho các quá trình thực hiện ấy.
1.2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật pháp luật
Cũng như yếu tố trên, yếu tố tổ chức thực hiện pháp luật là một nội
dung của yêu cầu pháp chế. Thực tế chứng tỏ rằng, có một hệ thống pháp luật
toàn diện, đầy đủ và chất lượng cao là vô cùng cần thiết, nhưng nếu các quy
phạm này không được thực hiện tốt trong đời sống thì chúng cũng chỉ là pháp
luật trên giấy, chứ chưa phải là pháp luật trong đời sống.
Quá trình thực hiện pháp luật là quá trình các cơ quan nhà nước tổ chức
để các thực thể trong xã hội thực hiện các quy tắc xử sự mà pháp luật yêu cầu.
Tại đây, các quy phạm pháp luật được sự tương tác và đảm bảo bằng các năng
lực của nhà nước, biến thành yếu tố vật chất tác động vào thực tế đời sống
nhằm hướng các hành vi của xã hội theo yêu cầu mà pháp luật đã đề ra. Trong
34
quá trình này, những ưu, nhược điểm của pháp luật sẽ được biểu hiện, để từ
đó chúng được nhận thức và sửa chữa, hoàn thiện.
Để việc tổ chức thực hiện pháp luật hiệu quả thì hoạt động tuyên
truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính – người
thực thi pháp luật, và người dân – người thực hiện và sử dụng pháp luật là hết
sức quan trọng và cần được nâng cao. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước,
các cấp, các ngành cần thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức pháp chế để
tạo điều kiện nẵm vững và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
1.2.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt
nghiêm minh những vi phạm pháp luật
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt nghiêm minh
những vi phạm pháp luật là hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật. Chất lượng hoạt động của công tác này ảnh
hưởng lớn đến tình trạng thực hiện pháp luật.
Trước tiên, có thể nói kiểm tra, giám sát nhằm mục đích uốn nắn, chấn
chỉnh hoạt động chấp hành, thực thi pháp luật, kịp thời có những biện pháp để
đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh trong thực tế. Bên cạnh
đó, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật còn để kịp thời phát hiện những vi
phạm pháp luật để xử phạt nghiêm minh, bảo đảm nguyên tắc: mọi vi phạm
pháp luật phải được phát hiện và xử phạt kịp thời; mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật. Nếu công tác này không được chú trọng thường xuyên,
không được tổ chức và tiến hành có hiệu quả thì vai trò của pháp luật sẽ bị
suy giảm.
Xử phạt nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật là nhân tố vô cùng cần
thiết đảm bảo kỷ cương và sự vững mạnh của pháp luật. Sử dụng nhuần
nhuyễn giáo dục và cưỡng chế trong quản lý nhà nước, điều hành xã hội bằng
pháp luật, giữ vững kỷ cương, phép nước chính là chìa khóa để duy trì tính
nghiêm minh của pháp luật một cách hiệu quả.
35
Như vậy, có thể nói rằng có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến luật
pháp mà trong đó công tác xây dựng pháp luật, tổ chức xây dựng pháp luật và
kiểm tra giám sát, xử phạt vi phạm pháp luật có ý nghĩa to lớn, ảnh hưởng to
lớn và mãnh mẽ đến pháp luật.
1.2.2.4. Ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân
Ý thức pháp luật là một trong những bộ phận cấu thành của đời sống
pháp luật bên cạnh lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật. Không có một
hoạt động nào của con người lại có thể thực hiện ngoài ý thức con người.
Không có quyết định văn bản pháp luật nào, không có một quan hệ pháp luật
nào có thể thực hiện ngoài tâm lý pháp luật và tư tưởng, quan niệm của con
người. Sự tồn tại và vận động của pháp luật trong xã hội nói chung liên quan
chặt chẽ với tư tưởng pháp luật, tâm lý pháp luật, trong đó có lĩnh vực pháp
luật và xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ.
Trong lĩnh vực này, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức – người tổ
chức thực hiện pháp luật và nhân dân – người thực thi pháp luật là một yếu tố
có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng tới tình trạng tuân thủ pháp luật. Pháp luật chỉ có
thể được chấp hành nghiêm chỉnh và chính xác nếu như mọi người dân, trong
đó có cán bộ, công chức hiểu và tôn trọng pháp luật. Hiểu biết pháp luật là
tiền đề cho việc tôn trọng và thực thi đúng pháp luật. Thực tế trong thời gian
qua, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, có nhiều tổ chức, cá nhân, mặc
dù hiểu biết về pháp luật nhưng lại cố tình vi phạm pháp luật hoặc tìm cách để
“lách luật” vì mục đích vụ lợi. Nguy hiểm hơn nữa nếu tình trạng vi phạm
pháp luật này xảy ra trong đội ngũ cán bộ, công chức – người tổ chức thực
hiện pháp luật. Khi ấy, pháp luật sẽ bị lợi dụng, quyền và lợi ích hợp pháp của
Nhà nước, xã hội và công dân sẽ bị ảnh hưởng, gây nên mất trật tự và suy
giảm tính nghiêm minh trong quản lý nhà nước. Từ đây, những tiêu cực khác
sẽ có thể phát sinh như thái độ coi thường Nhà nước, coi thường pháp luật của
người dân.
36
Để việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ đảm bảo nguyên tắc pháp chế và mục đích giáo dục với người dân, công
tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về giao thông
đường bộ nói riêng cần được quan tâm. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho
cán bộ công chức là công tác sâu bền và mang tính tổng thể để phòng và
chống những vi phạm pháp luật.
1.3. Điều chỉnh pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ
1.3.1. Văn bản pháp luật
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của xã hội, Nhà nước ta
cũng đã xây dựng được một hệ thống thể chế tương đối hoàn thiện nhằm tạo
lập cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước về giao thông
đường bộ, trong đó có hệ thống quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Khi
nghiên cứu về công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ, có thể tiếp cận hệ thống quy phạm điều chỉnh qua các nhóm văn
bản sau.
1.3.1.1. Văn bản điều chỉnh trực tiếp
a) Văn bản quy định chung
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Nghị định 165/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và danh
mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi
phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường;
- Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính;
- Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;
37
- Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất,
biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và
quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ
tục trục xuất.
b) Quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ
- Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu
lực từ ngày 01/8/2016);
- Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu
lực từ 01/01/2014; hết hiệu lực từ ngày 01/8/2016; thay thế Nghị định số
34/2010/NĐ-CP); Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt;
- Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (thời gian hiệu lực: từ
20/5/2010-31/12/2013) và 02 Nghị định sửa đổi kèm theo: Nghị định số
33/2011/NĐ-CP, Nghị định số 71/2012/NĐ-CP.
- Thông tư 45/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định số 171/2013/NĐ-
CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt
- Thông tư 38/2010/TT-BCA quy định việc thông báo người có hành vi
vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông;
c) Quy định về việc thu tiền phạt, thu phí, lệ phí vi phạm giao thông
- Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên
lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực
lượng xử phạt vi phạm hành chính
38
- Thông tư 105/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 153/2013/TT-BTC về
thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà
nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính
- Thông tư 15/2003/TT-BTC hướng dẫn phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô
tô bị tạm giữ do vi phạm trật tự ATGT.
d) Quy định về các lực lượng tham gia xử phạt vi phạm giao thông và
quy trình xử phạt tai nạn giao thông:
- Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức,
nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ
- Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động các lực lượng
cảnh sát khác và CA xã phối hợp CSGT tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự,
an toàn GTĐB
- Thông tư 11/2007/TT-BCA(C11) hướng dẫn thi hành quy định việc
sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng CSND trong
hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, ATGT kèm theo quyết định
238/2006/QĐ-TTg.
- Quyết định 238/2006/QĐ-TTg về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ
thuật nghiệp vụ của lực lượng CSND trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về
trật tự, ATGT.
- Thông tư 77/2012/TT-BCA ngày 05/12/2012 quy định quy trình điều
tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.
1.3.2. Nội dung và nguyên tắc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1.3.2.1. Nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
gồm những nội dung cơ bản sau đây:
39
- Thông qua các hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các
cơ quan có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ (UBND các cấp; thanh tra giao thông; cảnh sát giao
thông; cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) nhằm phát hiện ra các
hành vi vi phạm hành chính về vực trật tự an toàn giao thông đường bộ để áp
dụng các biện pháp xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Xác định các hành vi vi phạm để tiến hành các thủ tục hành chính
theo quy định của pháp luật làm cơ sở trong việc ra Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính (lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính…)
- Ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ theo thẩm quyền.
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính, đảm bảo công tác xử
phạt được thống nhất và đúng hành vi vi phạm vực trật tự an toàn giao thông
đường bộ.
- Thực hiện chế độ công tác hồ sơ trong xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.
1.3.2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
a) Nguyên tắc chung
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung là những quan điểm
chủ đạo, có tính chất nền tảng, làm cơ sở cho việc xử phạt các vi phạm hành
chính đảm bảo cho mọi vi phạm hành chính phải được xử phạt kịp thời, kiên
quyết, triệt để, nghiêm minh, đúng pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, an toàn
giao thông đường bộ nói riêng và bảo vệ trật tự quản lý nhà nước nói chung.
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
phải được quán triệt các nguyên tắc chung, cơ bản sau đây:
40
- Nguyên tắc đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc phát hiện, đình chỉ kịp thời, kiên quyết đấu tranh, xử phạt nhanh
chóng, nghiêm minh, khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng được quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Việc tuân thủ và thực
hiện tốt nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng, chống vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự nói riêng. Yêu cầu của nguyên tắc này là các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm tích cực, chủ động phát hiện kịp thời
các hành vi vi phạm, ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nếu
hành vi vi vi phạm đó vẫn tiếp diễn. Theo đó, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải chủ động phát hiện vi phạm hành chính và khẩn trương đình chỉ
ngay hành vi đó nhằm hạn chế tối đa hậu quả tiêu cực phát sinh. Khi phát hiện
hành vi vi phạm hành chính xảy ra, phải xử phạt vụ việc một cách kiên quyết,
nhanh chóng, công minh, triệt để, đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Nguyên tắc pháp chế
Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính cũng như các tổ chức, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành
chính phải triệt để tuân thủ pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Nội dung
của nguyên tắc này là:
Thứ nhất: Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi thực hiện một
hành vi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có
thẩm quyền ban hành. Thực tế cho thấy hầu hết các quy định về các vi phạm
hành chính được quy định trong gần 50 Nghị định của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính, chỉ có một ít số hành vi được quy định trong luật hoặc
pháp lệnh chuyên ngành. Trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức chỉ
phát sinh khi họ thực hiện hành vi đã được các văn bản quy phạm pháp luật
quy định là vi phạm hành chính với hình thức và mức phạt cụ thể. Nguyên tắc
41
này cho phép loại trừ khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi đó
được quy định trong những văn bản ban hành không đúng thẩm quyền (ví dụ
như văn bản do một cơ quan cấp Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban
hành). Mục đích của của nguyên tắc này là phòng ngừa sự tùy tiện trong việc
quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời đòi hỏi các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phải tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp
luật trong lĩnh vực này.
Thứ hai: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm
quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định. Căn
cứ vào nguyên tắc này thì một quyết định xử phạt hŕnh chính chỉ có giá trị
pháp lý khi được ban hành bởi chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với hành
vi vi phạm hành chính đó và việc xử phạt được tiến hành tuân thủ đúng các
quy định của pháp luật về thủ tục, trình tự, hình thức xử phạt , mức phạt… Để
đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện nghiêm túc, Luật xử lý vi phạm hành
chính quy định rõ các chức danh thuộc nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ ba: Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các quy định của pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính phải được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn
quốc. Theo đó, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi vi phạm hành
chính có cùng tính chất, mức độ vi phạm, do những chủ thể có địa vị pháp lý
như nhau thực hiện thì phải áp dụng các hình thức xử phạt như nhau.
- Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hành chính
Yêu cầu của nguyên tắc này là một hành vi vi phạm hành chính chỉ có
thể bị xử phạt hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính khác
một lần. Cơ quan có thẩm quyền không thể hai lần ban hành quyết định xử
phạt hành chính đối với một hành vi vi phạm hoặc cũng không thể cùng lúc
vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính, vừa ban hành quyết định áp
42
dụng một biện pháp xử phạt hành chính khác đối với một vi phạm hành chính.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi
phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Một người thực hiện nhiều hành
vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính tương xứng với tính chất,
mức độ của hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm
Đây là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hành chính đối với chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Nội dung của nguyên tắc này là cơ
quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất,
mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình thiết khác để quyết
định hình thức, biện pháp xử phạt cho phù hợp. Cụ thể là, khi xem xét trách
nhiệm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải
đánh giá toàn diện, khách quan về tính chất, mức độ vi phạm của hành vi; xác
định các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ các đặc điểm nhân thân có liên
quan của chủ thể vi phạm để quyết định hình thức và mức phạt cho phù hợp.
- Nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hành chính
Theo nguyên tắc chung, mọi hành vi vi phạm hành chính xẩy ra đều bị
xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định
trong trường hợp một hành vi vi phạm hành chính đã xảy ra nhưng có những
tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm của hành vi, hoặc chủ thể thực hiện hành
vi ở tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính thì không đặt ra vấn
đề truy cứu trách nhiệm hành chính đối với chủ thể thực hiện hành vi đó. Với
quan điểm như vậy, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định những trường
hợp không xử phạt hành chính tại Điều 11: “Không xử phạt vi phạm hành
chính đối với các trường hợp sau đây: 1. Thực hiện hành vi vi phạm hành
chính trong tình thế cấp thiết; 2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do
phòng vệ chính đáng; 3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất
ngờ; 4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; 5.
43
Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm
hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật
này”.
- Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn trốn tránh một nguy
cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi
ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần
thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên.
- Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của
mình là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ
chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống
trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên.
- Người thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành đó.
- Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi
đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả nâng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm hành chính được loại trừ trách nhiệm hành chính do họ thực hiện hành
vi đó trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính.
b) Nguyên tắc cụ thể của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ
- Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm
hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, khách quan, triệt để. Mọi hậu
quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định
của pháp luật.
Đây là nguyên tắc nền tảng, quan trọng hàng đầu trong việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Việc quán triệt và thực
44
hiện tốt nguyên tắc này có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi vi phạm quy định tại Nghị định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Theo quy định của nguyên tắc này thì trách nhiệm hành chính của cá
nhân, tổ chức chỉ phát sinh khi họ thực hiện những hành vi vi phạm được quy
định trong hai Nghị định nêu trên, ngoài ra chỉ có Nghị quyết của Chính Phủ
về tăng cường các biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông
là có quy định một số biện pháp xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ. Đây là nguyên tắc quan trọng, nhằm ngăn chặn sự tùy tiện khi xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
phải do người có thẩm quyền thực hiện và được tiến hành theo quy định của
pháp luật.
Nguyên tắc này có thể được xem là sự thể hiện của nguyên tắc pháp chế
trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ. Theo đó, một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ có giá trị pháp lý
khi được ban hành bởi chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi
phạm hành chính đó và việc xử phạt được tiến hành tuân thủ đúng các quy
định của pháp luật.
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt
từng hành vi vi phạm. Nếu nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi
vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.
Theo yêu cầu của nguyên tắc này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
không thể hai lần ra quyết định xử phạt hành chính đối với một hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; một người thực hiện
nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
45
nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi
phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Trong trường hợp này, trách
nhiệm hành chính được cá thể hóa theo từng chủ đề của vi phạm hành chính.
Việc quyết định hình thức và mức xử phạt cụ thể đối với từng người cần được
tính toán trên cơ sở tính chất, mức độ vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc
giảm nhẹ trách nhiệm hành chính đối với người có hành vi vi phạm.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi
phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
để quyết định hình thức, mức xử phạt và các biện pháp xử phạt thích hợp theo
quy định; không xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm trong các
trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng về chính đáng, sự kiện bất ngờ
hoặc vi phạm hành chính trong khi đăng mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quyết định
hình thức và mức xử phạt cụ thể đối với một vi phạm hành chính. Yêu cầu đặt
ra của nguyên tắc này là, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào
tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm
nhẹ hoặc tãng nặng ðể quyết ðịnh hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp.
1.3.3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
1.3.3.1. Các hình thức phạt chính
* Cảnh cáo
Cảnh cáo là hình thức xử phạt được áp dụng đối với các cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc
đối với hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi thực hiện.
* Phạt tiền: Là hình thức xử phạt có tính chất nghiêm khắc hơn hình
thức phạt cảnh cáo, bởi lẽ hình thức xử phạt này gây thiệt hại về vật chất với
46
người bị xử phạt. Đây là hình thức xử phạt được áp dụng phổ biến nhất để xử
phạt hầu hết các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ hiện nay. Trên thực tế, hình thức xử phạt này có tác dụng rất lớn trong việc
phòng, chống vi phạm hành chính cũng như răn đe, giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật trong xã hội.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành
vi vi phạm hành chính là mức trung bình khung tiền phạt quy định đối với
hành vi đó, nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm
xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu
của khung tiền phạt. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có
thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa
của khung tiền phạt.
1.3.3.2. Các hình thức phạt bổ sung
- Hình thức thứ nhất: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc bằng, chứng chỉ hành nghề hoặc
giấy phép khác là những loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm cho phép hoặc công nhận cá nhân, tổ
chức đó được quyền thực hiện một hoạt động nhất định. Khi áp dụng biện
pháp này cần lưu ý theo hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định số 134/2003/NĐ-
CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh năm 2002 thì giấy phép đăng kí kinh doanh và các loại
chứng chỉ, văn bằng gắn với nhân thân người được cấp mà không có mục đích
cho phép hành nghề (ví dụ bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ nghiệp vụ sư
phạm….) không phải là đối tượng để áp dụng hình thức xử phạt này.
- Hình thức thứ hai: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để
thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Bản chất của hình thức xử phạt này là tước bỏ quyền sở hữu của cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính đối với vật, tiền hoặc phương
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOTĐề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
 
Đề tài: Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
Đề tài: Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến phápĐề tài: Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
Đề tài: Chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
 
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đĐề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAYĐề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt NamĐè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
 
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOTTội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAYLuận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túyLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Luận văn: Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, HOT, HAY
Luận văn: Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, HOT, HAYLuận văn: Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, HOT, HAY
Luận văn: Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, HOT, HAY
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 

Similar to Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộLuận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộLuận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...luanvantrust
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...luanvantrust
 
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...luanvantrust
 

Similar to Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (20)

Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
 
Đề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Đề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộĐề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Đề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà MauTội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
 
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộLuận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
 
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộLuận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
 
kkn
kknkkn
kkn
 
Luận án: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, HAY
Luận án: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, HAYLuận án: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, HAY
Luận án: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, HAY
 
Các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự
Các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sựCác tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự
Các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự
 
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộKiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộKiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
Luận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngLuận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
Luận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
 
ình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, 9đ
ình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, 9đình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, 9đ
ình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, 9đ
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng, 9đ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng, 9đTội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng, 9đ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng, 9đ
 
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà NẵngVi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
 
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luật
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luậtLuận văn: Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luật
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luật
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ–Từ thực tiễn hu...
 
Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật
Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật
Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM QUANG HƯNG Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK – NĂM 2016
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM QUANG HƯNG Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Mã số: 60 38 01 02. Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Sản ĐẮK LẮK – NĂM 2016
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Minh Sản. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./. Đắk Lắk, tháng 8 năm 2016 Học viên Phạm Quang Hưng
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các chữ viết tắt. Danh mục các bảng. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………….. 1 2. Tình hình nghiên cứu……………………………………………….. 4 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài……………………………………… 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………….. 8 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu……………………. 8 6. Ý nghĩa của luận văn……………………………………………….. 9 7. Kết cấu của luận văn……………………………………………….. 9 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ……………………………….................................................. 10 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ............... 10 1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ............................................................................................................ 22 1.3. Điều chỉnh pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
  • 5. 5 vực giao thông đường bộ........................................................................ 29 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH ĐĂK LẮK THỜI GIAN QUA ........................................................ 54 2.1. Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk………………………………............. 54 2.2. Tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua…............................................................... 57 2.3. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ 2011 đến tháng 6/2016………………………................................................................ 63 2.4. Nguyên nhân của các hạn chế, vướng mắc.................................... 76 Chương 3. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK …………………………….…......... 79 3.1. Quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay............... 79 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Đắk Lắk hiện nay…………….. 81 KẾT LUẬN………………………………………………………………… 96 Tài liệu tham khảo…………………………………………………… 99
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Từ đầy đủ CSGT Cảnh sát giao thông GTĐB Giao thông đường bộ TTATGT Trật tự an toàn giao thông TTKS-XLVP Tuần tra kiểm soát – xử lý vi phạm
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Số vụ vi phạm hành chính giao thông đường bộ đã được xử lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (từ năm 2011đến tháng 6/2016) 58 Bảng 2.2 Tổng hợp số liệu về số vụ tai nạn giao thông đường bộ do vi phạm hành chính gây nên ở tỉnh Đắk Lắk (từ năm 2011 đến tháng 6/2016) 59 Bảng 2.3 Tổng hợp số vụ lái xe ô tô bị xử lý vi phạm hành chính về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (từ năm 2011 đến tháng 6/2016) 65 Bảng 2.4 Tổng hợp số vụ lái xe mô tô bị xử lý vi phạm hành chính về quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (từ năm 2011 đến tháng 6/2016) 65 Bảng 2.5 Tổng hợp số vụ phương tiện cơ giới không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (từ năm 2011 đến tháng 6/2016) 67-68 Bảng 2.6 Tổng hợp số vụ người điều khiển phương tiện cơ giới không giấy phép khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (từ năm 2011 đến tháng 6/2016) 69 Bảng 2.7 Tổng hợp số vụ vi phạm quy định vận tải đường bộ bị xử lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (từ năm 2011 đến tháng 6/2016) 70
  • 8. 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thực tiễn cho chúng ta thây, trong nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia thì giao thông đường bộ được coi là một lĩnh vực quan trọng, là một bộ phận trong kết cấu hạ tầng quốc gia; cùng với đường sắt, đường thủy, đường không, chúng tạo thành mạch máu của sự phát triển đất nước. Ở phạm vi hẹp, giao thông đường bộ đáp ứng nhu cầu dịch chuyển, giao dịch giữa các chủ thể khác nhau của nền kinh tế. Còn ở tầm vĩ mô, hoạt động giao thông đường bộ có liên quan trực tiếp đến an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc, đẩy mạnh giao lưu, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do tầm quan trọng của giao thông đường bộ, nên việc đầu tư phát triển lĩnh vực này đã trở thành điều kiện tiền đề tiên quyết cho sự phát triển quốc gia. Trong xu thế mang tính quy luật đó, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Những năm qua, cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nhằm tạo tiền đề, động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Việt Nam cũng không ngừng hoàn thiện pháp luật về giao thông đường bộ, trong đó có nội dung quan trọng là xử phạt vi phạm hành chính. Dưới góc độ luật học, xử phạt vi phạm hành chính là một chế định quan trọng của hệ thống pháp luật mỗi quốc gia, để điều chỉnh hoạt động xử phạt các vi phạm hành chính. Dưới góc độ quản lý, xử phạt vi phạm hành chính là một hoạt động để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung, trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng hướng tới mục phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp
  • 9. 9 phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi hai “dọc” pháp lý là pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và pháp luật về giao thông đường bộ. Trong những năm qua, hai hệ thống quy phạm này đã ngày càng được hoàn thiện, tiêu biểu là sự ra đời của Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 (tiền thân là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm các năm 2007, 2008), Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (thay thế Luật giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001), cùng với chúng là sự ra đời các văn bản hướng dẫn thi hành của khối các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Điều này đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội: Tổ chức giao thông đã có những chuyển biến rõ rệt; ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ được nâng lên, trật tự lòng đường, vỉa hè thông thoáng hơn, hạn chế ùn tắc giao thông; công tác quản lý của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ được tăng cường, trang bị các phương tiện kỹ thuật thuận lợi cho sự chỉ huy thống nhất và nhanh chóng ở các đô thị. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã được quan tâm, đa dạng hóa với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực. Công tác tuần tra kiểm soát, xử phạt vi phạm có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình hình vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ ở nước ta diễn biến rất phức tạp, vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ còn mang tính phổ biến. Chỉ tính trong thời gian từ 2008 đến 2013, lực lượng CSGT phát hiện hơn 33 triệu trường hợp vi phạm TTATGT, xử phạt trên 9.676 tỉ đồng. Trung bình mỗi năm, lực lượng CSGT phát hiện và xử phạt trên 6 triệu trường hợp vi phạm, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 1.600 tỉ đồng, số vụ vi phạm và số tiền phạt năm sau
  • 10. 10 cao hơn năm trước. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 2.584.905 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ; phạt tiền 1.470 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm trước số xử lý vi phạm giảm 314.188 trường hợp (-10,8%), tiền phạt tăng 57,2 tỷ (+4,04%); tước giấy phép lái xe 138.675 trường hợp; tạm giữ 313.473 phương tiện các loại [39]. Trước tình hình này, đã có nhiều nguyên nhân được được chỉ ra, trong đó có nguyên nhân thuộc về công tác phòng chống vi phạm của cơ quan công quyền có liên quan tới sự khiếm khuyết của hệ thống thi hành pháp luật như: triển khai thực hiện luật chưa quyết liệt, chậm phát hiện vi phạm, xử phạt thiếu tính răn đe, xử phạt thiếu nghiêm túc. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề xử phạt vi phạm hành chính là cần thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đặc biệt là đối với những người làm công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ hay những người nghiên cứu về khoa học luật, khoa học hành chính công. Ở bình diện địa phương, tình trạng vi phạm hành chính giao thông đường bộ cũng diễn ra ngày cảng nhiều, trong đó có tỉnh Đắk Lắk. Đắk Lắk là tỉnh có hệ thống giao thông khá đa dạng. Tỉnh Đắk Lắk có Sân bay Buôn Ma Thuột tuyến từ Buôn Ma Thuột đến các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng…. Ngoài ra, 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí Minh qua Đắk Nông, Bình Phước và Bình Dương... Song song với biên giới Campuchia có quốc lộ 14C; Quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma Thuột với tỉnh Lâm Đồng. Quốc lộ 26 từ Đắk Lắk đi tỉnh Khánh Hòa, nối với quốc lộ 1A tại thị trấn Ninh Hoà, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa. Những tuyến quốc lộ này là mạch máu trung gian quan trọng của vùng. Chính vì thế, tình hình vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của tỉnh là
  • 11. 11 một vấn đề quan trọng. Làm tốt được hoạt động này, có nghĩa là huyết mạch giao thông của tỉnh Đắk Lắk sẽ được thông suốt, góp phần lớn vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đắk Lắk nói riêng và của kinh tế miền Tây Nguyên nói chung. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn diễn biến phức tạp và liên tục có xu hướng tăng lên. Có nhiều nguyên nhân được đề cập, trong đó có ý kiến cho rằng do cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều nơi còn xuống cấp nghiêm trọng trong khi lượng phương tiện giao thông đặc biệt là phương tiện giao thông cá nhân (chủ yếu là ô tô và xe máy) không ngừng tăng lên; hệ thống pháp luật giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế, chưa nghiêm khắc và mang tính răn đe, giáo dục cao; năng lực và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận đội ngũ cảnh sát giao thông chưa cao; ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém… Hiện thực này đã thôi thúc tôi mong muốn tìm hiểu một cách khoa học và có hệ thống về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk. Đây là một vấn đề chưa từng được nghiên cứu đối với trường hợp Đắk Lắk. Vì tất cả những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn tốt nghiệp hệ cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp - Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề xử phạt hành chính nói chung, trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và giới nghiên cứu khoa học. Một số công trình khoa học tiêu biểu có thể kể đến là: - Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1980), Xử phạt vi phạm hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (mã số 85 98 008), Hà Nội;
  • 12. 12 Đề tài lần đầu tiên đề cập đến một cách toàn diện về việc xây dựng một hệ thống khoa học của việc xử phạt vi phạm hành chính. Từ đó, đề tài làm nền tảng pháp lý nghiên cứu áp dụng cho việc xử phạt vi phạm hành chính trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có cả lĩnh vực giao thông đường bộ. - TS. Vũ Thư (1996), Chế tài hành chính – Lý luận và thực tiễn, Chuyên đề hội thảo khoa học về giao thông, Hà Nội; Tác giả đã đề cập sâu về nội dung chế tài hành chính cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Công trình nghiên cứu đã làm tài liệu tham khảo hiệu quả cho nhiều tác giả của các trường Đại học trong cả nước khi hoàn thành giáo trình Luật Hành chính như Học viện Hành chính quốc gia, Đại học Luật Hà Nội… - Nguyễn Văn Thạch (1997), Trách nhiệm hành chính – Lý luận và thực tiễn, Chuyên đề Hội thảo về giao thông, Hà Nội; - PGS.TS Bùi Xuân Đức (2006), Về vi phạm hành chính và hình thức xử phạt vi phạm hành chính: Những hạn chế và giải pháp đổi mới, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Tác giả nhìn nhận thực tế sâu sắc và đưa ra những hạn chế về cách phân loại vi phạm hành chính và những điểm còn tồn tại, bất hợp lý của hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 2002. Từ đó, PGS.TS Bùi Xuân Đức đã đưa ra những hướng giải pháp đổi mới làm nền tảng cho việc Nhà nước ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008. - Th.S Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về giao thông đường bộ cần được áp dụng như thế nào, Tạp chí Luật học. Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đã đề cập đến vấn đề tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về giao thông đường bộ - một nội dung mà Pháp lệnh xử phạt phạm hành chính năm 2002 còn quy định chưa hoàn thiện. Bài viết đã làm cơ sở quan trọng để Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số
  • 13. 13 điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 đề cập hoàn thiện hơn về nội dung này. - TS. Trần Minh Hương (2006), Biện pháp xử phạt hành chính khác, Tạp chí Quản lý Nhà nước. Tác giả đã đưa ra được ngoài biện pháp xử phạt hành chính cơ bản là: phạt tiền, cảnh cáo và trục xuất thì còn có các biện pháp xử phạt hành chính khác là: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng; Đưa vào cơ sở giáo dục; Đưa vào cơ sở chữa bệnh. Song điều đáng nói đến của nội dung bài viết là TS.Trần Minh Hương đã đưa ra những ưu điển và nhược điểm của những biện pháp này và thực tế khi áp dụng quy định này ở một số địa phương trong cả nước. Ở cấp độ thấp hơn, các đề tài luận văn liên quan đến đề tài, có thể kể đến: - Nguyễn Văn Đô (2007), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội; Luận văn của tác giả Nguyễn Văn Đô đề cập đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc khá toàn diện với lý luận sâu và đặc biệt là bảng số liệu phong phú về nhiều nội dung đã khái quát được khá rõ về hoạt động về đề tài nghiên cứu. Nhưng, nhìn chung thì Luận văn của tác giả lại khá giống với một bản báo cáo của ngành Công an về hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên phạm vi toàn quốc vì tác giả không có sự đánh giá trên phương diện của người nghiên cứu vấn đề về những tồn tại của hoạt động trên. - Phạm Trung Hòa (2008), xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông ở Việt Nam, Luận văn Hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Mặc dù chỉ có độ dài 88 trang song Luận văn của tác giả Phạm Trung Hòa đã đề cập toàn diện về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB của Cảnh sát giao thông ở Việt Nam. Là luận văn mang tính chuyên
  • 14. 14 ngành sâu sắc, tác giả đã có lý luận sâu sắc, thực tế rõ ràng và cả những giải pháp toàn diện cho hoạt động mà đề tài đề cập đến. - Trần Sơn Hà (2011), cải cách thủ tục hành chính trong xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. Đề cập đến nội dung khá mới mẻ và mang tính định hướng cho tương lai về cải cách thủ tục hành chính trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB đến năm 2020 nhưng tác giả Trần Sơn Hà đã có một công trình nghiên cứu thành công và được Hội đồng khoa học đánh giá cao. Vấn đề còn lại là làm thế nào để những định hướng mà luận văn nêu ra sớm được áp dụng trong thực tế ở Việt Nam hiện nay. Qua khảo sát thấy được, các công trình nghiên cứu đã giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính như: khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hành chính, các yếu tố của vi phạm hành chính, nội dung pháp luật điều chỉnh công tác xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ,... Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật xử phạt, xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ là hoạt động mang tính đặc thù không giống nhau ở mỗi địa phương, do vậy, trong bối cảnh thiếu vắng những công trình nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ ở Đắk Lắk, việc tác giả lựa chọn đề tài trên là cần thiết và không bị trùng lặp với các công trình khác đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ quy định pháp luật và tình hình thực hiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử phạt hành chính về giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
  • 15. 15 Để hoàn thành được mục đích đặt ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, giao thông đường bộ; Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình vi phạm hành chính và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua. Từ đó, rút ra được những ưu điểm và hạn chế của công tác này. Ba là, trên cơ sở quán triệt các quan điểm có tính chất chỉ đạo, đề xuất một số giải pháp góp phần làm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Đắk Lắk trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Quy phạm pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; công tác thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk của cơ quan có thẩm quyền. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Từ năm 2011 đến tháng 6/2016. - Về không gian: Tỉnh Đắk Lắk. - Về đối tượng: Chủ yếu khảo sát công tác xử phạt hành chính của lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
  • 16. 16 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa…để nghiên cứu các vấn đề lý luận: khái niệm, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để thu thập các thông tin, số liệu thực tế phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu và luận chứng tính khả thi của các giải pháp mà luận văn đưa ra. 6. Ý nghĩa của luận văn - Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. - Luận văn là tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý hữu quan ở tỉnh; là tài liệu tham khảo cho công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật về xử phạt, xử phạt vi phạm hành chính nói chung, trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở một địa phương nói riêng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Chương 2: Thực trạng công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk thời gian qua; Chương 3: Giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
  • 17. 17 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính Như chúng ta đã biết, Nhà nước là một tổ chức được xã hội thành lập nên để thực hiện việc quản lý, phát triển xã hội. Để có thể thực hiện được vai trò đó, Nhà nước luôn phải tác động lên các quan hệ xã hội bằng một hệ thống các quy tắc quản lý nhà nước được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trên thực tế, trong đời sống xã hội luôn xảy ra tình trạng vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước. Các vi phạm đó diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội, từ những hành vi đơn giản và phổ biến như hút thuốc lá nơi công cộng, đến những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm hơn như tham gia giao thông đường bộ không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, lạng lách đánh võng, gây tai nạn,…hoặc hành vi làm ô nhiễm môi trường, xây dựng trái phép, trốn thuế… Những hành vi vi phạm rất đa dạng và “có mặt” trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước. Dưới góc độ lý luận về pháp luật, vi phạm pháp luật được cấu thành bởi các mặt khách quan, chủ quan, khách thể và chủ thể của nó. Tổng hợp các yếu tố đó ta có thể hiểu vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một các cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dựa theo các tiêu chí khác nhau mà vi phạm pháp luật được phân thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào khách thể vi phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:
  • 18. 18 - Vi phạm hình sự (tội phạm): là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và được quy định trong bộ luật hình sự. - Vi phạm hành chính: là những hành vi trái pháp luật, có lỗi nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước. - Vi phạm dân dự: là những hành vi trái luật dân sự, hay ngược lại với truyền thống, phong tục tập quán, đạo đức xã hội được nhà nước thừa nhận, có lỗi, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân và quan hệ phi tài sản có liên quan tới tài sản được pháp luật dân sự bảo vệ. - Vi phạm kỷ luật: là hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật lao động, học tập, công vụ nhà nước trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường học được pháp luật lao động, hành chính và các văn bản nội quy của từng cơ quan, doanh nghiệp quy định. Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 đã đưa ra định nghĩa pháp lý về “vi phạm hành chính”. Khoản 1 Điều 2 của Luật quy định [33]: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Định nghĩa trên đưa ra các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính, đó là: tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước, có lỗi, tính trái pháp luật hành chính và phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là một dạng vi phạm pháp luật, do đó nó cũng bao gồm các yếu tố cấu thành pháp lý là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. Dưới đây, các dấu hiệu và yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm hành chính sẽ được xem xét trong mối quan hệ thống nhất với nhau.
  • 19. 19 Mặt khách quan của vi phạm hành chính Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm hành chính, thông thường các biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm là hành vi, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện hay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi phạm hành chính. Hành vi của vi phạm hành chính là những biểu hiện của con người hoặc tổ chức tác động vào thế giới khách quan qua hình thức bên ngoài cụ thể gây tác hại đến sự phát triển bình thường của trật tự quản lý. Những biểu hiện này được kiểm soát và điều khiển bởi ý thức và ý chí của chủ thể vi phạm hành chính. Hành vi là biểu hiện rõ nhất trong mặt khách quan của vi phạm hành chính, chúng có ý nghĩa quyết định đến nội dung biểu hiện khác trong mặt khách quan (hậu quả, công cụ phương tiện, thời gian, địa điểm); đồng thời hành vi cũng là thể thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan. Hành vi khách quan của vi phạm hành chính có thể là hành vi hành động hoặc không hành động. Song dù biểu hiện bằng hình thức nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó trái với pháp luật. Hành vi trái pháp luật hành chính là dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính, nhưng đây không phải là thuộc tính riêng của vi phạm hành chính. Rất nhiều hành vi tội phạm cũng là hành vi trái pháp luật hành chính. Để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm trong trường hợp cả hai loại hành vi có cùng chung khách thể, người ta lấy tiêu chí là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Hành vi vi phạm hành chính ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm hình sự. Hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của viphạmhànhchính vi phạm hành chính: Chính là tính xâm hại khách quan của vi phạm hành chính, được thể hiện ở vi phạm hành chính đã
  • 20. 20 xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ đã được pháp luật quy định thành quy tắc quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hậu quả của vi phạm hành chính được biểu hiện ở các thiệt hại cụ thể về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, về tự do thân thể của cá nhân hoặc làm thiệt hại về tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân. Hậu quả của vi phạm hành chính là kết quả của hành vi vi phạm hành chính do con người hoặc tổ chức thực hiện. Do đó giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả vi phạm hành chính có mối quan hệ hữu cơ, trong đó hậu quả của vi phạm hành chính có tiền đề xuất hiện của nó là hành vi khách quan của vi phạm hành chính; sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi phạm hành chính dựa trên các căn cứ sau: Một là; hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước hậu quả xâm hại các mối quan hệ về mặt thời gian; Hai là, hành vi vi phạm phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả xâm hại các quan hệ xã hội; Ba là, hậu quả vi phạm đã xảy ra phải là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi vi phạm. Ngoài những biểu hiện trên, về mặt khách quan của vi phạm c̣n có một số dấu hiệu khách quan khác như: thời gian, địa điểm, công cụ và phương tiện vi phạm. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những quan hệ tâm lý bên trong của chủ thể. Yếu tố cơ bản nhất của mặt chủ quan là tính có lỗi. Lỗi chính là trạng thái tâm lý của người vi phạm, biểu hiện thái độ của người đó đối với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó. Yêu cầu về lỗi trong Luật hành chính không cao như trong Luật hình sự, trong nhiều trường hợp chỉ cần có lỗi nghĩa là người vi phạm biết hoặc có thể biết tính chất sai phạm của mình là đủ để xác định vi phạm hành chính xảy ra. Đối với luật hình sự đòi hỏi phải chính xác hơn, không chỉ xác định lỗi mà còn phải xác định cho được hình thức và mức độ lỗi; mặt khác lỗi trong Luật hình sự chỉ đặt ra với cá nhân vi phạm, trong hành chính lỗi đặt ra cho cả cá nhân và tổ chức vi phạm.
  • 21. 21 Lỗi trong vi phạm hành chính thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý trong vi phạm hành chính là chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính là lỗi của cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật do vô tình thiếu thận trọng mà không nhân thức được nghĩa vụ pháp lý bắt buộc mặc dù họ có đầy đủ khả năng xử sự theo đúng nghĩa vụ pháp lý quy định Chủ thể của vi phạm hành chính Khác với luật hình sự xác định chủ thể tội phạm chỉ có thể là cá nhân, trong luật hành chính chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức; cá nhân hoặc tổ chức chỉ có thể trở thành chủ thể của vi phạm hành chính khi có năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính. + Đối với cá nhân: Cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài (trừ những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự) mà thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải. Những người này phải có năng lực trách nhiệm hành chính. Năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính thể hiện khả năng nhận thức của con người với hành vi vi phạm, vì thế hai yếu tố để xác định năng lực pháp lý đối với cá nhân là: Đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật, không mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức của hành vi. Điều 5 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 xác định đối tượng bị xử phạt hành chính là cá nhân bao gồm: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính (điểm a khoản 1). Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử phạt như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt
  • 22. 22 đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt. Mặt khác, Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 còn quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo; Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; trong trường hợp này người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải nộp thay, quy định như trên không có nghĩa là xử phạt cả người không vi phạm mà ở đây chúng ta hướng tới trách nhiệm giáo dục ý thức pháp luật cho người chưa thành niên. + Đối với tổ chức: Pháp luật hành chính coi tổ chức là chủ thể của vi phạm hành chính gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế. Cơ quan, tổ chức nước ngoài nếu vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải thì bị xử phạt như cơ quan, tổ chức Việt Nam (trừ tổ chức được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao). Khách thể của vi phạm hành chính Khách thể của vi phạm hành chính là cái mà vi phạm xâm hại tới. Đó chính là các quan hệ xã hội được các quy tắc quản lý nhà nước bảo vệ. Các quan hệ xã hội bị/có thể bị vi phạm hành chính xâm phạm rất đa dạng, đó là: trật tự nhà nước và xã hội, sở hữu xã hội chủ nghĩa, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,... Khách thể của vi phạm hành chính được chia thành các loại sau: Khách thể chung: đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước, hay nói cách khác là trật tự quản lý nhà nước nói chung. Khách thể loại: là những quan hệ xã hội có cùng hoặc gần tính chất với nhau trong từng lĩnh vực nhất định của quản lý nhà nước. Các quan hệ này được phát sinh trong cũng một lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước, do vậy chúng có mối liên hệ với nhau, gắn liền với từng phạm vi quản lý nhà nước.
  • 23. 23 Khách thể trực tiếp: là quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật quy định và bảo vệ, bị chính hành vi vi phạm hành chính phạm xâm hại tới. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Trên cơ sở lý luận về vi phạm hành chính nói chung đã được phân tích ở trên, chúng ta sẽ làm rõ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng. Văn bản pháp quy hiện hành trực tiếp quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB) và đường sắt là Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 không đưa ra định nghĩa pháp lý thế nào là vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều này cũng diễn ra tương tự với Nghị định bị thay thế trước đó là Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013. Tuy nhiên hai văn bản này lại xác định phạm vi của thuật ngữ “lĩnh vực giao thông đường bộ” theo các hiểu tại các Nghị định này. Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, “lĩnh vực giao thông đường bộ” được xác định bởi loại phương tiện tham gia giao thông, đó là: a) Máy kéo; b) Các loại xe tương tự xe ô tô; c) Các loại xe tương tự xe mô tô; d) Xe máy điện; đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy; e) Xe đạp máy. Từ góc độ lý luận, có thể thấy đã từng có một định nghĩa pháp lý về vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 34/2010/NĐ–CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính…” [6].
  • 24. 24 Như vậy, điều luật này đã đưa ra định nghĩa pháp lý về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Qua định nghĩa này, chúng ta thấy được các dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là: tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, có lỗi, tính trái pháp luật hành chính và bị xử phạt hành chính. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung, song bên cạnh đó nó cũng có những đặc điểm riêng sau đây: - Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ được bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hành chính. - Đặc trưng của cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thường là sử dụng kết cấu trực tiếp. Việc xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tập trung và chủ yếu ở văn bản chuyên ngành về giao thông đường bộ, chứ không theo lối kết cấu dẫn chiếu như một số lĩnh vực khác – nơi mà việc xác định vi phạm thường phải căn cứ vào các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, ví dụ như lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Tính chất và mức độ hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phụ thuộc chủ yếu vào những thiệt hại thực tế và hành vi đó gây ra hoặc có thể gây ra cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và của chính chủ thể vi phạm. - Giao thông đường bộ được tạo thành bởi nhiều thành phần, dẫn đến hoạt động bảo vệ trật tự an toàn giao thông đường bộ được pháp luật quy định khá đa dạng và phong phú, bao gồm các nội dung: bảo vệ quy tắc giao thông đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, về kết cấu hạ tầng giao
  • 25. 25 thông đường bộ, quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông và về vận tải đường bộ. Xuất phát từ tính đa dạng và phong phú của các hoạt động bảo vệ trật tự an toàn giao thông đường bộ, nên vi phạm hành chính trong lĩnh vực này được pháp luật quy định có đặc điểm khá rộng và đa dạng tương ứng với các nội dung được pháp luật về giao thông đường bộ bảo vệ. Đặc điểm này được thể hiện tập trung ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các Nghị định đã hết hiệu lực như: Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định số 33/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ- CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực 10/11/2012), Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 (thay thế Nghị định số 34/2010/NĐ-CP và Nghị định 71/2012/NĐ-CP), và Nghị định hiện hành: Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Một vấn đề quan trọng khi nghiên cứu vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đó là việc phân định giữa vi phạm hành chính và tội phạm về giao thông đường bộ. Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự có thể hiểu: tội phạm về giao thông đường bộ là các hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, xâm hại tới các quan hệ xã hội về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Các tội phạm về giao thông đường bộ được quy định tại 06 điều luật trong chương XIX, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) [30] về Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là các điều luật từ Điều 203 đến Điều 207 (Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều
  • 26. 26 khiển phương tiện giao thông đường bộ; Điều 203. Tội cản trở giao thông đường bộ; Điều 204. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn; Điều 205. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ; Điều 206. Tội tổ chức đua xe trái phép; Điều 207. Tội đua xe trái phép). Vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, điểm khác nhau ở đây chỉ là “mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi”. Hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với hành vi bị coi là tội phạm về môi trường. Để xác định mức độ nguy hiểm khác nhau cho xã hội của vi phạm hành chính và tội phạm nói chung, có thể dựa trên những tiêu chí sau: i) Tính chất của khách thể bị xâm hại; ii) Chủ thể; iii) Mức độ hậu quả; iv) Số lượng tang vật, hàng hóa,…vi phạm; v) Tái phạm hành chính (đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm); vi) Hình thức lỗi, động cơ, mục đích. Có thể thấy, việc xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ của các cơ quan chức năng. Việc xác định thiếu chính xác các hành vi có thể là nguyên nhân có tính bước ngoặt cho những sai phạm trong quá trình áp dụng pháp luật của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu sâu ở chuyên khảo khác. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung vào nội dung chính là hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk, tức là tiếp cận vấn đề dưới góc độ hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước. 1.1.3. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Chương II – Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định 06 nhóm hành vi bị coi là vi phạm hành chính (Mục 1 đến Mục 6), bao gồm [15]:
  • 27. 27 - Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; - Các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; - Các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ; - Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; - Các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ; - Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ. Sự phân loại các nhóm hành vi như trên không thay đổi so với quy định tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, và cũng thống nhất với các nhóm hành vi được quy định theo Luật Giao thông đường bộ 2008. Cụ thể như sau: Nhóm thứ nhất: Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 1 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 5 đến Điều 11). Đó là những quy định mang tính chỉ dẫn bắt buộc đối với người tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho chính họ và những người khác xung quanh. Nhóm thứ hai: Các hành vi vi phạm quy chế về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 12 đến Điều 15). Đây là các hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về tiêu chuẩn, điều kiện an toàn đối với các công trình hạ tầng giao thông đường bộ. Nhóm thứ ba: Các hành vi vi phạm quy chế về phương tiện tham gia giao thông đường bộ
  • 28. 28 Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 16 đến Điều 20). Đây là các hành vi vi phạm quy định tại của Luật Giao thông đường bộ về tiêu chuẩn, điều kiện an toàn với các phương tiện giao thông đường bộ. Nhóm thứ tư: Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 4 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 21 đến Điều 22). Đây là các hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về điều kiện chuyên môn, độ tuổi, sức khỏe… đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Nhóm thứ năm: Các hành vi vi phạm về vận tải đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 23 đến Điều 28). Đây là các hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về điều kiện an toàn đối với người, hàng hóa khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ. Nhóm thứ sáu: Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 6 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ Điều 29 đến Điều 38). Các hành vi này tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ nhưng lại có những tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội. Như vậy có thể thấy, về mặt quy phạm pháp luật, việc quy định rõ ràng và tập trung các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP là một sự thuận lợi cho công tác tra cứu và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này, cùng với Luật xử phạt vi phạm hành chính đã xác định rõ thẩm quyền của các chủ thể tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Đây cũng là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý
  • 29. 29 nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Đắk Lắk mà luận văn đề cập. 1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, cần bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm, trong đó có xử phạt hành chính. Nó trực tiếp xâm hại đến những quy tắc quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các các cá nhân và tổ chức. Vì lẽ đó xử phạt vi phạm hành chính là những nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm nhiều hoạt động khác nhau do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật xử phạt vi phạm hành chính đưa ra định nghĩa pháp lý về xử phạt hành chính, theo đó, Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Khi xem xét tổng thể các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lý luận về nhà nước và pháp luật, thì có thể đưa ra khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính như sau: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó, người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá nhân, tổ chức) theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với trạng thái ban đầu của họ.
  • 30. 30 Như vậy, có thể thấy hai nội dung của thuật ngữ “xử phạt vi phạm hành chính” là: 1) là hệ thống các quy định pháp luật hành chính điều chỉnh hoạt động áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính, 2) là hoạt động xử phạt hành chính, từ khâu phát hiện vi phạm, tìm kiếm quy định áp dụng, đến khâu áp dụng biện pháp xử phạt tương ứng với vi phạm. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính nêu trên phản ánh những đặc điểm cơ bản sau đây của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính: - Thứ nhất: Xử phạt vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có vi phạm hành chính xảy ra. Cơ sở để xử phạt hành chính là hành vi vi phạm hành chính. Như vậy, để thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trước hết đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền xử phạt phải xem xét đã có vi phạm hành chính xảy ra hay chưa. - Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật do các cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính thực hiện. Việc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi phải đúng trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính phải thể hiện bằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực pháp luật. Xử phạt hành chính được áp dụng theo trình tự do các quy phạm thủ tục của luật hành chính quy định (trình tự hành chính) chứ không phải trình tự, thủ tục tư pháp. Việc áp dụng trình tự này đơn giản hơn nhiều so với trình tự áp dụng cưỡng chế hình sự và cưỡng chế kỷ luật - Thứ ba: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế nhà nước do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Mối quan hệ trong xử phạt vi phạm hành chính là mối quan hệ pháp luật giữa một bên là Nhà nước – một bên là tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Để tránh lạm quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và xã hội, pháp luật quy định thủ tục tố tụng hành chính, tức hoạt động xử phạt vi phạm hành chính bị kiểm soát bởi chính Nhà nước và xã hội.
  • 31. 31 - Thứ tư: Mục đích của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính là nhằm truy cứu trách nhiệm hành chính một hành vi vi phạm cụ thể và quan trọng hơn là giáo dục, ngăn chặn những hành vi vi phạm. Qua đó, buộc chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế tương xứng với hành vi vi phạm do mình gây ra. Hay nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ sở làm phát sinh các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Từ khái niệm xử phạt vi phạm hành chính nói trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là người có thẩm quyền áp dụng những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo thủ tục do luật hành chính quy định. Ngoài những đặc điểm chung nói trên, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có những đặc điểm riêng, đó là: - Do đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nên hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có thể được bắt đầu ở những địa điểm bất kỳ không có định nơi mà hành vi vi phạm diễn ra. Nếu vi phạm hành chính trong những lĩnh vực khác thường gắn liền với những địa điểm tĩnh (xây dựng, môi trường, thuế, công nghệ thông tin,…) thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào mà có sự tham gia của người dân vào giao thông đường bộ. Như đã đề cập ở phần đầu, giao thông đường bộ là một hệ thống – mạng lưới đường bộ phủ khắp địa bàn một đơn vị hành chính, một khu vực nhất định. Do vậy mà đặc thù của quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này gắn liền với sự “di động” của địa điểm nơi diễn ra hành vi vi phạm. - Cũng chính từ đặc thù nói trên mà mà hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chủ yếu được được thực hiện
  • 32. 32 trên cơ sở bắt quả tang hành vi vi phạm. Đường bộ là nơi diễn ra hoạt động của con người khi tham gia giao thông. Đó là một không gian công cộng không của riêng ai. Do vậy mà hành vi vi phạm hành chính thường dễ được biểu hiện ra bên ngoài – tức tính dễ bị phát hiện. Vì vậy mà vi phạm cần được bắt quả tang và không nhất thiết phải trải qua thủ tục giám định như trong lĩnh vực môi trường. Cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chủ yếu là cấu thành hình thức, nên khi hành vi có biểu hiện của sự vi phạm, đã là căn cứ để lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ cần sự hỗ trợ rất lớn từ các phương tiện kỹ thuật trong quá trình thiết lập các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm hành chính. - Do địa điểm vi phạm hành chính là “di dộng”, “không cố định” gắn với không gian là “đường bộ”, nên việc phát hiện, xác minh hành vi vi phạm là điều khó khăn, nhất là trong điều kiện cần nhiều phương tiện hỗ trợ xử phạt vi phạm. Ở khía cạnh khác, tính không cố định về địa điểm vi phạm hành chính khiến cho công tác giám sát hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với người có thẩm quyền là điều gặp nhiều khó khăn. Chính tại đây có thể phát sinh những tiêu cực trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng giống như xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác, về bản chất là một hoạt động quản lý hành chính nhà nước, do vậy mà nó cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: 1.2.2.1. Chất lượng của pháp luật Điều 12 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp
  • 33. 33 chế. Pháp chế. Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Như vậy, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là công cụ quan trọng để Nhà nước, xã hội đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Để thực hiện được mục đích đó, có nhiều yếu tố chi phối, nhưng yếu tố chất lượng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất, tạp cơ sở pháp lý cho toàn bộ quá trình xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có lĩnh vực giao thông đường bộ. Pháp chế vừa là mục đích, vừa là yêu cầu của việc xây dựng và thực hiện pháp luật, theo đó, đòi hỏi cần sự hiện diện đầy đủ của một hệ thống các quy phạm pháp luật có chất lượng tốt, và quá trình thực hiện nghiêm minh. Nếu một hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính có chất lượng tốt, thì không thể có cơ sở cho một quá trình thực thi pháp luật tốt được, cho dù có đầu tư nhiều tiền của và nhân lực cho các quá trình thực hiện ấy. 1.2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật pháp luật Cũng như yếu tố trên, yếu tố tổ chức thực hiện pháp luật là một nội dung của yêu cầu pháp chế. Thực tế chứng tỏ rằng, có một hệ thống pháp luật toàn diện, đầy đủ và chất lượng cao là vô cùng cần thiết, nhưng nếu các quy phạm này không được thực hiện tốt trong đời sống thì chúng cũng chỉ là pháp luật trên giấy, chứ chưa phải là pháp luật trong đời sống. Quá trình thực hiện pháp luật là quá trình các cơ quan nhà nước tổ chức để các thực thể trong xã hội thực hiện các quy tắc xử sự mà pháp luật yêu cầu. Tại đây, các quy phạm pháp luật được sự tương tác và đảm bảo bằng các năng lực của nhà nước, biến thành yếu tố vật chất tác động vào thực tế đời sống nhằm hướng các hành vi của xã hội theo yêu cầu mà pháp luật đã đề ra. Trong
  • 34. 34 quá trình này, những ưu, nhược điểm của pháp luật sẽ được biểu hiện, để từ đó chúng được nhận thức và sửa chữa, hoàn thiện. Để việc tổ chức thực hiện pháp luật hiệu quả thì hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính – người thực thi pháp luật, và người dân – người thực hiện và sử dụng pháp luật là hết sức quan trọng và cần được nâng cao. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành cần thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức pháp chế để tạo điều kiện nẵm vững và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. 1.2.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử phạt nghiêm minh những vi phạm pháp luật là hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chất lượng hoạt động của công tác này ảnh hưởng lớn đến tình trạng thực hiện pháp luật. Trước tiên, có thể nói kiểm tra, giám sát nhằm mục đích uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động chấp hành, thực thi pháp luật, kịp thời có những biện pháp để đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh trong thực tế. Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật còn để kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật để xử phạt nghiêm minh, bảo đảm nguyên tắc: mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện và xử phạt kịp thời; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu công tác này không được chú trọng thường xuyên, không được tổ chức và tiến hành có hiệu quả thì vai trò của pháp luật sẽ bị suy giảm. Xử phạt nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật là nhân tố vô cùng cần thiết đảm bảo kỷ cương và sự vững mạnh của pháp luật. Sử dụng nhuần nhuyễn giáo dục và cưỡng chế trong quản lý nhà nước, điều hành xã hội bằng pháp luật, giữ vững kỷ cương, phép nước chính là chìa khóa để duy trì tính nghiêm minh của pháp luật một cách hiệu quả.
  • 35. 35 Như vậy, có thể nói rằng có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến luật pháp mà trong đó công tác xây dựng pháp luật, tổ chức xây dựng pháp luật và kiểm tra giám sát, xử phạt vi phạm pháp luật có ý nghĩa to lớn, ảnh hưởng to lớn và mãnh mẽ đến pháp luật. 1.2.2.4. Ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân Ý thức pháp luật là một trong những bộ phận cấu thành của đời sống pháp luật bên cạnh lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật. Không có một hoạt động nào của con người lại có thể thực hiện ngoài ý thức con người. Không có quyết định văn bản pháp luật nào, không có một quan hệ pháp luật nào có thể thực hiện ngoài tâm lý pháp luật và tư tưởng, quan niệm của con người. Sự tồn tại và vận động của pháp luật trong xã hội nói chung liên quan chặt chẽ với tư tưởng pháp luật, tâm lý pháp luật, trong đó có lĩnh vực pháp luật và xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ. Trong lĩnh vực này, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức – người tổ chức thực hiện pháp luật và nhân dân – người thực thi pháp luật là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng tới tình trạng tuân thủ pháp luật. Pháp luật chỉ có thể được chấp hành nghiêm chỉnh và chính xác nếu như mọi người dân, trong đó có cán bộ, công chức hiểu và tôn trọng pháp luật. Hiểu biết pháp luật là tiền đề cho việc tôn trọng và thực thi đúng pháp luật. Thực tế trong thời gian qua, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, có nhiều tổ chức, cá nhân, mặc dù hiểu biết về pháp luật nhưng lại cố tình vi phạm pháp luật hoặc tìm cách để “lách luật” vì mục đích vụ lợi. Nguy hiểm hơn nữa nếu tình trạng vi phạm pháp luật này xảy ra trong đội ngũ cán bộ, công chức – người tổ chức thực hiện pháp luật. Khi ấy, pháp luật sẽ bị lợi dụng, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân sẽ bị ảnh hưởng, gây nên mất trật tự và suy giảm tính nghiêm minh trong quản lý nhà nước. Từ đây, những tiêu cực khác sẽ có thể phát sinh như thái độ coi thường Nhà nước, coi thường pháp luật của người dân.
  • 36. 36 Để việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đảm bảo nguyên tắc pháp chế và mục đích giáo dục với người dân, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về giao thông đường bộ nói riêng cần được quan tâm. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ công chức là công tác sâu bền và mang tính tổng thể để phòng và chống những vi phạm pháp luật. 1.3. Điều chỉnh pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.3.1. Văn bản pháp luật Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của xã hội, Nhà nước ta cũng đã xây dựng được một hệ thống thể chế tương đối hoàn thiện nhằm tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước về giao thông đường bộ, trong đó có hệ thống quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Khi nghiên cứu về công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có thể tiếp cận hệ thống quy phạm điều chỉnh qua các nhóm văn bản sau. 1.3.1.1. Văn bản điều chỉnh trực tiếp a) Văn bản quy định chung - Luật Giao thông đường bộ năm 2008; - Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; - Nghị định 165/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường; - Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; - Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;
  • 37. 37 - Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất. b) Quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ - Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực từ ngày 01/8/2016); - Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực từ 01/01/2014; hết hiệu lực từ ngày 01/8/2016; thay thế Nghị định số 34/2010/NĐ-CP); Nghị định 107/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; - Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (thời gian hiệu lực: từ 20/5/2010-31/12/2013) và 02 Nghị định sửa đổi kèm theo: Nghị định số 33/2011/NĐ-CP, Nghị định số 71/2012/NĐ-CP. - Thông tư 45/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định số 171/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt - Thông tư 38/2010/TT-BCA quy định việc thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; c) Quy định về việc thu tiền phạt, thu phí, lệ phí vi phạm giao thông - Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính
  • 38. 38 - Thông tư 105/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 153/2013/TT-BTC về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính - Thông tư 15/2003/TT-BTC hướng dẫn phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô bị tạm giữ do vi phạm trật tự ATGT. d) Quy định về các lực lượng tham gia xử phạt vi phạm giao thông và quy trình xử phạt tai nạn giao thông: - Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ - Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và CA xã phối hợp CSGT tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn GTĐB - Thông tư 11/2007/TT-BCA(C11) hướng dẫn thi hành quy định việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng CSND trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, ATGT kèm theo quyết định 238/2006/QĐ-TTg. - Quyết định 238/2006/QĐ-TTg về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng CSND trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, ATGT. - Thông tư 77/2012/TT-BCA ngày 05/12/2012 quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ. 1.3.2. Nội dung và nguyên tắc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.3.2.1. Nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ gồm những nội dung cơ bản sau đây:
  • 39. 39 - Thông qua các hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (UBND các cấp; thanh tra giao thông; cảnh sát giao thông; cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) nhằm phát hiện ra các hành vi vi phạm hành chính về vực trật tự an toàn giao thông đường bộ để áp dụng các biện pháp xử phạt theo quy định của pháp luật. - Xác định các hành vi vi phạm để tiến hành các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật làm cơ sở trong việc ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính…) - Ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo thẩm quyền. - Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính, đảm bảo công tác xử phạt được thống nhất và đúng hành vi vi phạm vực trật tự an toàn giao thông đường bộ. - Thực hiện chế độ công tác hồ sơ trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vực trật tự an toàn giao thông đường bộ. 1.3.2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ a) Nguyên tắc chung Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung là những quan điểm chủ đạo, có tính chất nền tảng, làm cơ sở cho việc xử phạt các vi phạm hành chính đảm bảo cho mọi vi phạm hành chính phải được xử phạt kịp thời, kiên quyết, triệt để, nghiêm minh, đúng pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ nói riêng và bảo vệ trật tự quản lý nhà nước nói chung. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải được quán triệt các nguyên tắc chung, cơ bản sau đây:
  • 40. 40 - Nguyên tắc đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phát hiện, đình chỉ kịp thời, kiên quyết đấu tranh, xử phạt nhanh chóng, nghiêm minh, khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Việc tuân thủ và thực hiện tốt nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự nói riêng. Yêu cầu của nguyên tắc này là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm tích cực, chủ động phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nếu hành vi vi vi phạm đó vẫn tiếp diễn. Theo đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động phát hiện vi phạm hành chính và khẩn trương đình chỉ ngay hành vi đó nhằm hạn chế tối đa hậu quả tiêu cực phát sinh. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính xảy ra, phải xử phạt vụ việc một cách kiên quyết, nhanh chóng, công minh, triệt để, đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. - Nguyên tắc pháp chế Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng như các tổ chức, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải triệt để tuân thủ pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Nội dung của nguyên tắc này là: Thứ nhất: Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi thực hiện một hành vi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Thực tế cho thấy hầu hết các quy định về các vi phạm hành chính được quy định trong gần 50 Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính, chỉ có một ít số hành vi được quy định trong luật hoặc pháp lệnh chuyên ngành. Trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức chỉ phát sinh khi họ thực hiện hành vi đã được các văn bản quy phạm pháp luật quy định là vi phạm hành chính với hình thức và mức phạt cụ thể. Nguyên tắc
  • 41. 41 này cho phép loại trừ khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi đó được quy định trong những văn bản ban hành không đúng thẩm quyền (ví dụ như văn bản do một cơ quan cấp Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành). Mục đích của của nguyên tắc này là phòng ngừa sự tùy tiện trong việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này. Thứ hai: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định. Căn cứ vào nguyên tắc này thì một quyết định xử phạt hŕnh chính chỉ có giá trị pháp lý khi được ban hành bởi chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính đó và việc xử phạt được tiến hành tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thủ tục, trình tự, hình thức xử phạt , mức phạt… Để đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện nghiêm túc, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định rõ các chức danh thuộc nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Thứ ba: Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính phải được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi vi phạm hành chính có cùng tính chất, mức độ vi phạm, do những chủ thể có địa vị pháp lý như nhau thực hiện thì phải áp dụng các hình thức xử phạt như nhau. - Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hành chính Yêu cầu của nguyên tắc này là một hành vi vi phạm hành chính chỉ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính khác một lần. Cơ quan có thẩm quyền không thể hai lần ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với một hành vi vi phạm hoặc cũng không thể cùng lúc vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính, vừa ban hành quyết định áp
  • 42. 42 dụng một biện pháp xử phạt hành chính khác đối với một vi phạm hành chính. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. - Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm Đây là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hành chính đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Nội dung của nguyên tắc này là cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình thiết khác để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt cho phù hợp. Cụ thể là, khi xem xét trách nhiệm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải đánh giá toàn diện, khách quan về tính chất, mức độ vi phạm của hành vi; xác định các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ các đặc điểm nhân thân có liên quan của chủ thể vi phạm để quyết định hình thức và mức phạt cho phù hợp. - Nguyên tắc loại trừ trách nhiệm hành chính Theo nguyên tắc chung, mọi hành vi vi phạm hành chính xẩy ra đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định trong trường hợp một hành vi vi phạm hành chính đã xảy ra nhưng có những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm của hành vi, hoặc chủ thể thực hiện hành vi ở tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính thì không đặt ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hành chính đối với chủ thể thực hiện hành vi đó. Với quan điểm như vậy, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định những trường hợp không xử phạt hành chính tại Điều 11: “Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây: 1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; 2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; 3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; 4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; 5.
  • 43. 43 Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này”. - Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn trốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên. - Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của mình là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên. - Người thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành đó. - Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả nâng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính được loại trừ trách nhiệm hành chính do họ thực hiện hành vi đó trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hành chính. b) Nguyên tắc cụ thể của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, khách quan, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Đây là nguyên tắc nền tảng, quan trọng hàng đầu trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Việc quán triệt và thực
  • 44. 44 hiện tốt nguyên tắc này có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. - Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi vi phạm quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Theo quy định của nguyên tắc này thì trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức chỉ phát sinh khi họ thực hiện những hành vi vi phạm được quy định trong hai Nghị định nêu trên, ngoài ra chỉ có Nghị quyết của Chính Phủ về tăng cường các biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là có quy định một số biện pháp xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đây là nguyên tắc quan trọng, nhằm ngăn chặn sự tùy tiện khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. - Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải do người có thẩm quyền thực hiện và được tiến hành theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc này có thể được xem là sự thể hiện của nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ có giá trị pháp lý khi được ban hành bởi chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính đó và việc xử phạt được tiến hành tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. - Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt từng hành vi vi phạm. Nếu nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt. Theo yêu cầu của nguyên tắc này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thể hai lần ra quyết định xử phạt hành chính đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
  • 45. 45 nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó. Trong trường hợp này, trách nhiệm hành chính được cá thể hóa theo từng chủ đề của vi phạm hành chính. Việc quyết định hình thức và mức xử phạt cụ thể đối với từng người cần được tính toán trên cơ sở tính chất, mức độ vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hành chính đối với người có hành vi vi phạm. - Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạt và các biện pháp xử phạt thích hợp theo quy định; không xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng về chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đăng mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quyết định hình thức và mức xử phạt cụ thể đối với một vi phạm hành chính. Yêu cầu đặt ra của nguyên tắc này là, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ hoặc tãng nặng ðể quyết ðịnh hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp. 1.3.3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.3.3.1. Các hình thức phạt chính * Cảnh cáo Cảnh cáo là hình thức xử phạt được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. * Phạt tiền: Là hình thức xử phạt có tính chất nghiêm khắc hơn hình thức phạt cảnh cáo, bởi lẽ hình thức xử phạt này gây thiệt hại về vật chất với
  • 46. 46 người bị xử phạt. Đây là hình thức xử phạt được áp dụng phổ biến nhất để xử phạt hầu hết các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay. Trên thực tế, hình thức xử phạt này có tác dụng rất lớn trong việc phòng, chống vi phạm hành chính cũng như răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó, nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. 1.3.3.2. Các hình thức phạt bổ sung - Hình thức thứ nhất: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc bằng, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép khác là những loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm cho phép hoặc công nhận cá nhân, tổ chức đó được quyền thực hiện một hoạt động nhất định. Khi áp dụng biện pháp này cần lưu ý theo hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định số 134/2003/NĐ- CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh năm 2002 thì giấy phép đăng kí kinh doanh và các loại chứng chỉ, văn bằng gắn với nhân thân người được cấp mà không có mục đích cho phép hành nghề (ví dụ bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm….) không phải là đối tượng để áp dụng hình thức xử phạt này. - Hình thức thứ hai: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Bản chất của hình thức xử phạt này là tước bỏ quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính đối với vật, tiền hoặc phương