SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HỒNG PHONG
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HỒNG PHONG
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIAGIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số:838.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM MINH TUYÊN
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Luật học về “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí
Minh” là hoàn toàn trung thực và không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu
khác. Các số liệu, nội dung trình bày trong luận văn có trích dẫn nguồn gốc.
Luận văn này là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa
học của thầy giáo, TS. Phạm Minh Tuyên.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Phong
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................................................. 8
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ theo Luật hình sự hiện hành .................................. 8
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ ..................................................................... 18
Chương 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNGĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......... 32
2.1. Khái quát tình hình xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.......................................................... 32
2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ của Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh...................................... 35
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh .... 40
Chương 3:CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM ĐÚNG
TRONG ÁP DỤNGPHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY
ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH .......................................................................................... 50
3.1. Yêu cầu đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh...................................................................................................... 50
3.2. Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự
về xử lý tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ................ 53
KẾT LUẬN................................................................................................. 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATGT An toàn giao thông
BLHS Bộ Luật Hình sự
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
CTTP Cấu thành tội phạm
GTĐB Giao thông đường bộ
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TNHS Trách nhiệm hình sự
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình tai nạn GTĐB và va chạm giao thông trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018 ...............................................33
Bảng 2.2. Số vụ và số bị cáo phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ từ 2014 – 2018......................................................................34
Bảng 2.3. Cơ cấu hình phạt Tòa án áp dụng khi xét xử sơ thẩm tội “vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn Thành phố giai đoạn
2014 - 2018......................................................................................................40
Bảng 2.4. Tỷ lệ bị cáo được Tòa án sơ thẩm cho hưởng án treo trên tổng số bị
cáo bị xử phạt tù không quá 3 năm trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm
2014 đến năm 2018 .........................................................................................41
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đổi mới và phát triển đất nước, thành phố Hồ Chí Minh đã
không ngừng phấn đấu đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển về
hạ tầng và phương tiện giao thông đáp ứng ngày càng cao nhu cầu và sự phát
triển xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành thành phố thông
minh, hiện đại, nghĩa tình, nhưng bên cạnh những mục tiêu đó, Thành phố
cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, một trong số đó là
tình hình tội phạm nói chung và tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ nói riêng đang diễn biến phức tạp, tác động xấu đến tình hình an
ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, đầu
tàu kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước .
Theo số liệu của Ban an toàn giao thông thành phố Hồ Chí Minh, tình
hình trật tự ATGT trên địa bàn có những diễn biến phức tạp, tuy số vụ TNGT
có giảm nhưng chưa bền vững, các trường hợp vi phạm giao thông lại tăng, số
người chết vẫn ở mức cao. Cụ thể, trong năm 2018, trên địa bàn TP.HCM xảy
ra tổng cộng 3.643 vụ tai nạn giao thông (kể cả va chạm giao thông), làm chết
702 người, bị thương 2.517 người. So với cùng kỳ năm 2017 giảm 245 vụ
(giảm 6,3%), giảm 41 người chết (giảm 6,91%) và giảm 440 người bị thương
(giảm 17,75%). [25]
Tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh là do chủ thể điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ; đã để tình trạng mình say rượu, bia hay dùng các chất kích thích
khác, rồi sau đó chạy quá tốc độ, còn đối với người đi bộ thì lại đi không đúng
làn đường, phần đường, có khi còn chuyển hướng nhưng lại không quan sát,
làm cản trở các phương tiện giao thông khác rồi dẫn đến gây ra tai nạn
2
nghiêm trọng hoặc tai nạn rất nghiêm trọng, liên quan đến sức khỏe, tài sản
của người khác.
Trong thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
vàcác cơ quan bảo vệ pháp luật khác đã có nhiều biện pháp tích cực trong
công tác phòng, chống tội phạm. Quá trình xét xử các vụ án vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ nhìn chung là nghiêm minh, góp phần tích
cực cho hoạt động phòng, chống tội phạm, bước đầu giảm được số vụ và số
người chết, bị thương, qua đó nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước về xử
lý vấn đề này.
Dù vậy, xét trên phương diện thực tiễn, việc xác định tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
trong hoạt động phòng và chống tội phạm này còn để xảy ra tình trạng thụ
động, thiếu cơ sở pháp lý và thiếu tính khoa học. Khi áp dụng pháp luật hình
sự, một số dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ vẫn chưa được làm rõ hoặc định tội danh xử lý trách nhiệm hình sự
chưa đúng quy định pháp luật với một số nguyên nhân khách quan và chủ
quan.
Nhằm giúp cho hoạt động phòng, chống tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố đạt hiệu quả, cần thiết các cơ
quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt Công an,Tòa án, Viện kiểm sát phải có giải
pháp đúng đắn, phải có cơ sở khoa học, tính pháp lý về định tội danh và xác
định trách nhiệm hình sự đúng đối tượng vi phạm. Và phải có sự liên lạc, trao
đổi thông tin một cách đồng bộ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt
các cơ quan tham mưu, cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực pháp luật. Tiếp
tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quan trọng là phẩm
chất của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan pháp luật.
3
Để vấn đề trên mang tính khả thi, người có thẩm quyền phải trang bị
nền tảng pháp lý vững vàng và phải có giải pháp thiết thực cho đội ngũ cán bộ
cơ quan bảo vệ pháp luật của Thành phố trong hoạt động đấu tranh với tội vi
phạm quy định tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì
thế, tôi chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
theo quy định của pháp luật hình sự Việt Namtừ thực tiễn thành phố Hồ Chí
Minh” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ với mong muốn làm rõ hơn những
bất cập quy định trong luật hiện hành, cũng như đóng góp một số ý kiến nhỏ
xung quanh việc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng, chống tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến hiện tại đã có các công trình nghiên cứu khoa học của các tác
giả đề cập đến các vấn đề liên quan đến tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ. Cụ thể như:
- Nguyễn Thế Anh (2013), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy
định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình . Luận văn thạc sĩ luật học.
- Phạm Thị Thanh Thảo (2008), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm
quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ tại tỉnh Long
An, Luận văn tiến sĩ luật học.
- Bùi Kiến Quốc (2001), Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi
phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ ở Thủ
đô Hà Nội, Luận văn tiến sĩ luật học.
- Ngô Hoàng Huy (2010), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định
về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang và Bến Tre. Luận văn thạc sĩ.
4
Và các giáo trình giảng dạy tại các trường Đại học gồm:
- GS.TS. Võ Khánh Vinh (2013), Chương X: Các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật Hình sự Việt
Nam – Phần các tội phạm, do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
- TS. Phạm Minh Tuyên (2014), Các tội phạm xâm phạm trật tự, an
toàn giao thông đường bộ (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử ở Việt
Nam), NXB Thanh niên.
- TS. Cao Thị Oanh (2010), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Bên cạnh đó, cũng đã có một số bài viết được đăng trên các tạp chí về
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như:
- Tạp chí Khoa học 2011 bàn về tội vi phạm GTĐB theo Bộ luật hình
sự năm 2015 Lê Văn Luật (2011), Xác định lỗi khi định tội danh và quyết
định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông
đường bộ đường bộ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tòa án nhân dân, tr.
10-14.
- Lê Văn Meo (2013), Trần Thị H. Phạm tội quy định về điều khiển
tham gia giao thông đường bộ đường bộ, Tòa án nhân dân, tr.27-28.
- Mai Thế Cần (2010), Tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia
giao thông đường bộ đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam.
Có thể thấy rằng các công trình khoa học trên đa số tập trung chủ yếu
nghiên cứu về hoạt động đấu tranh đối với tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông, chưa tập trung nêu lên thực trạng, phân tích hạn chế bất cập,
nguyên nhân để đưa ra giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ có tính thực thi và hiệu quả.
5
Tôi chọn việc nghiên cứu tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh còn là vấn đề cần phải được quan tâm hơn, từ đó đặt ra vấn
đề nghiên cứu sâu hơn, làm rõ hơn những bất cập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Bằng việc phân tích dựa trên vấn đề lý luận và pháp luật cũng như thực
trạng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2014 -
2018) luận văn đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự
về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và góp ý kiến điều
chỉnh một số bất cập trong luật hiện hành.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý cũng như các quy định
pháp luật về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Nhằm phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
và các loại tội phạm khác trong Bộ luật hình sự năm 2015.
Đánh giá tình hình thực tiễn về định tội danh và quyết định hình phạt
đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà Tòa án
nhân dân thành phố Hổ Chí Minh đưa ra, thấy được những bất cập, hạn chế
trong việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm này.
Từ đó nêu lên các giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật
hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại
thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
6
Đối tượng nghiên cứu là Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2014 - 2018).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu theo chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự.
Không gian nghiên cứu được giới hạn tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian
nghiên cứu được xác định từ năm 2014 đến năm 2018.
Về thực tiễn áp dụng thì tác giả nghiên cứu quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam cùng với việc tìm thêm nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết cũng
liên quan đến tội phạm này thông qua các nội dung đã được nghiên cứu trong
phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, trong luận văn chỉ đề cập đến định
tội danh và quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật
hình sự Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan
trọng hơn đó là áp dụng thật hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong
phương pháp luận đó. Dựa vào quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước Việt Nam để nhìn nhận, đánh giá và giải quyết các vấn đề lý
luận chung về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, về định
tội danh và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân
tích, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học,lý luận gắn thực tiễn và các
phương pháp khác liên quan để nghiên cứu đề tài này.
7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ bao gồm các
vấn đề chung vàcác vấn đề về định tội danh, trách nhiệm hình sự được áp
dụng. Dựa trên việc nghiên cứu lý luận các vấn đề liên quan, tác giả làm sáng
tỏ phần lý luận về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ cũng
như đề cập đến nội dung về tội vi phạm tham gia giao thông đường bộ nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả và vai trò trong hoạt động phòng, chống xử lý tội
phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Kiểm sát viên, Luật sư) các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý
nhà nước và các các cơ quan tại các địa phương khác sử dụng làm tài liệu
tham khảo, áp dụng trong hoạt động phòng, chống tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ theo Luật hình sự hiện hành.
7. Kết cấu của luận văn
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam.
- Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố
Hồ Chí Minh.
- Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nhằm đảm bảo đúng trong áp
dụng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.
8
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM
GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘTRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộtheo Luật hình sự hiện hành
1.1.1.Khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ
Trong các khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ dưới góc độ Luật hình sự của các tác giả, nhà nghiên cứu khoa học.
Nhằm xác định và đưa ra các yêu cầu theo pháp luật hình sự trong công cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm, đầu tiên tacần làm rõ khái niệm tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Trong Bộ luật hình sự năm 2015 tại Điều 260 có quy định tội phạm vi
phạm quy định về tham gia GTĐB được hiểu như sau: đó là việc một người
có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và người này
điều khiển hoặc sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; hoặc
người này dẫn dắt súc vật hoặc người này thực hiện hành vi đi bộ trên đường
bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,
tài sản của người khác.
Vậy hành vi của người điều khiển phương tiện đường bộ hoặc thực
hiện hành vi như đi bộ, chăn dắt súc vật nhưng vi phạm quy định về an toàn
GTĐB, sẽ là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi một cách vô ý, và người đó đã gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại
cho tính mạng của người khác.
9
Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ có những đặc điểm riêng và đặc điểm
chung của tội phạm là:
Thứ nhất, đặc điểm mang tính nguy hiểm cho xã hội: Theo quy định
của BLHS thì tính nguy hiểm được hiểu là đã hoặc đe dọa gây ra hậu quả,
xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đối với tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông thì tính nguy hiểm được hiểu là đã
hoặc sẽ xâm hại đến an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây thiệt hại đến
tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
Thứ hai: Về hành vi, đây là những hành vi không tuân thủ các quy định
về tham gia giao thông đường bộ bằng cách không thực hiện hoặc không thực
hiện đúng các quy định về an toàn khi tham gia giao thông.
Thứ ba: Về ý chí chủ quan, được thể hiện dưới dạng lỗi vô ý thưởng
được thực hiện thông qua hình thức vô ý vì tự tin và vô ý do cẩu thả.
Thứ tư: Đặc điểm về chủ thể, là bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng
lực trách nhiệm hình sự
Căn cứ vào đặc điểm trên, đã có những quan điểm khác nhau về khái
niệm của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
Theo tác giả Đinh Văn Quế thì “Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao
thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng
cho sức khỏe, tài sản của người khác” [27, tr.13]. Quan điểm này mới chỉ nêu
định nghĩa hành vi chứ chưa làm rõ khái niệm tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ, hơn nữa, hành vi phạm tội khác tội
phạm, vì khái niệm tội phạm đòi hỏi phải đầy đủ như khái niệm trong Điều 8
Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành.
10
Còn tác giả Trần Minh Hưởng lại cho rằng “Tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi xâm phạm những quy
định của Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ”[15, tr.434]. Chúng tôi
cho rằng, quan điểm này khá chung chung, chưa đầy đủ và chưa nêu cụ thể
hành vi phạm tội và dấu hiệu chủ thể của tội phạm này [15].
Đặc biệt tác giả Ngô Ngọc Thủy lại đưa ra quan điểm cụ thể hóa hơn
biểu hiện của hành vi phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ và đã nêu tương đối đầy đủ nội dung khái niệm tội này,
song vẫn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm [40], theo đó:
“Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB( đây là cách
giải thích theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999), tức là hành vi của
người điều khiển phương tiện GTĐB nhưng mà vi phạm quy định về an toàn
GTĐB sau đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người
khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người khác”.
Tác giả cơ bản đồng ý với khái niệm trên, vì khái niệm trên đã bao quát
được tính nguy hiểm của hành vi, chỉ ra được khách thể bị xâm hại và chủ thể
vi phạm…
Tóm lại, dưới góc độ khoa học luật hình sự, khái niệm tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ cần thể hiện được đầy đủ cả ba bình
diện tương ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của khái niệm tội phạm
(chung) đã nêu trên. Do đó, tác giả luận văn đã tổng hợp và đưa ra khái niệm
tội phạm này theo định nghĩa như sau: Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ tức là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ (tác
giả đồng thuận với nghĩa của từ “tham gia” trong BLHS năm 2015) có năng
lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà vi phạm quy
định về an toàn giao thông đường bộ, do lỗi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng
11
cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người
khác.
Do đó, tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB phải được hiểu là hành
vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự đã tham gia GTĐB nhưng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ các quy định trong pháp luật GTĐB cụ thể là vi phạm Luật giao
thông đường bộ năm Việt Nam.
Theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam thì: Người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông gồm: Người điều khiển xe thô sơ, Người
điều khiển xe máy chuyên dùng, Người điều khiển xe cơ giới, tham gia giao
thông đường bộ.
Còn người đi bộ do hành vi không chấp hành các quy định, đã có hành
động đi ra lòng đường hoặc chạy qua đường một cách tự ý tùy tiện gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc người vi phạm dẫn dắt súc vật đi không đúng quy định
hoặc mang theo các đồ vật cồng kềnh dẫn đến cản trở các phương tiện giao
thông gây ra hậu quả về tài sản, tính mạng, sức khỏe.
1.1.2 . Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều
khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia GTĐB. Người đi
bộ hoặc dẫn dắt súc vật đi không theo đúng quy định hoặc mang theo các đồ
vật cồng kềnh dẫn đến cản trở các phương tiện giao thông gây ra hậu quả. Do
đó cần xác định cụ thể dấu hiệu pháp lý của tội phạm này trong điều kiện
tham gia GTĐB, như sau:
* Khách thể của tội vi phạm:
Được quy định là những quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ,
nhưng lại bị tội phạm xâm hại. Xác định khách thể của tội phạm có tầm quan
12
trọng đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như định tội danh và
quyết định hình phạt đối với tội phạm này. Khách thể của tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ là An toàn công cộng, trật tự công cộng
cụ thể hơn đó là an toàn giao thông, an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của
nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội khi tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, có thể xác định khách thể của tội vi phạm quy định về tham
gia GTĐB đó là vấn đề an toàn trong hoạt động giao thông vận tải đường bộ,
vấn đề an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản của công dân, của Nhà nước,
của các chủ thể khác trong xã hội đã được xác lập”.
Dù vậy, phải nhìn nhận rằng trong tất cả các hành vi vi phạm quy định
về tham gia GTĐB thì không phải hành vi nào cũng đều bị coi là tội phạm.
Chỉ có hành vi vi phạm bị xử lý về hình sự khi hành vi vi phạm đó có tính
nguy hiểm đáng kể cho xã hội, mà nguy hiểm đáng kể cho xã hội tức là đã
gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt
hại về tính mạng người khác hoặc trong tình huống có khả năng thực tế dẫn
đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu hành vi đó không được ngăn chặn kịp
thời.
* Mặt khách quan của tội phạm
Được hiểu là mặt bên ngoài của tội phạm, sẽ là những biểu hiện của tội
phạm được diễn ra trong thế giới khách quan, như là: hậu quả nguy hiểm cho
xã hội do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa
hậu quả và hành vi. Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu khác, không bắt buộc
gắn liền với hành vi phạm tội như phương tiện, công cụ, phương pháp, địa
điểm, thủ đoạn hoặc hoàn cảnh phạm tội.
Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ cụ thể
là:
- Không bằng lái xe hoặc không có giấy phép lái xe theo quy định.
13
- Say do dùng các chất kích thích mạnh khác hoặc trong khi say rượu.
- Cố ý không cứu giúp người bị nạn hoặc gây tai nạn rồi bỏ chạy nhằm
trốn tránh trách nhiệm.
- Đi bộ dẫn dắt súc vật đi tùy tiện không theo đúng quy định hoặc đi bộ
không đúng quy định làn đường.
- Không chấp hành hiệu lệnh của người hướng dẫn giao thông hoặc
người đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông.
- Hệ thống báo hiệu đường bộ bật lên nhưng người vi phạm đã không
chấp hành đúng tín hiệu.
- Không quan sát; không làm chủ tốc độ; không đi đúng làn đường;
chuyển hướng xe, vượt xe, lùi xe, dừng, đỗ xe trên đường bộ không đúng quy
định…
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia
GTĐB chính là hậu quả. Như gây thiệt hại đến tính mạng tức là làm người
khác bị thương hoặc chết, cũng như gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của
người khác hoặc sức khoẻ người khác. Đây là hậu quả gây ra mà không gì bù
đắp được. Hành vi chưa cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS nếu
hành vi đó chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm
trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khoẻ người khác.
Từ phân tích trên, có thể hiểu mặt khách quan của tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ là những biểu hiện của tội vi phạm quy định
tham gia giao thông đường bộ ra thế giới khách quan. Cụ thể:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội
Hành vi chỉ được coi là tội phạm, nếu có đầy đủ các đặc điểm đã được
quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam.
14
“Hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB của người tham gia
GTĐB quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 tức là hành vi không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc GTĐB và hành vi này phải
là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản
người khác” [31, tr.4].
Nhằm làm rõ hơn hành vi khách quan của tội phạm này, tác giả sẽ đưa
ra một số khái niệm có liên quan đến tội phạm này. Quy định trong Luật
GTĐB thì một số khái niệm được định nghĩa như sau:
Đường bộ gồm đường, bến phà đường bộ, hầm đường bộ, cầu đường
bộ.
Phương tiện giao thông đường bộ gồm tham gia giao thông đường bộ
thô sơ đường bộ, cơ giới đường bộ.
Tham gia giao thông đường bộ cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ
giới) gồm xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xemáy kéo, xe ô tô
xe ô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện), máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô
tô ba bánh và các loại xe tương tự.
Tham gia giao thông đường bộ thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô
sơ) gồm xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe súc
vật kéo và các loại xe tương tự, xe xích lô.
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp, xe an ninh,
quốc phòng, đặc chủng.
Phương tiện tham gia GTĐB gồm tham gia GTĐB và xe máy chuyên
dùng.
Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, dẫn dắt súc vật;
người đi bộ trên đường bộ; người điều khiển, người sử dụng phương tiện
tham gia GTĐB.
Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe máy chuyên
15
dùng, xe cơ giới, xe thô sơ.
Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.
Theo quy định tại Điều 39 Luật GTĐB đã phân loại đường bộ như sau:
Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống bao gồm: đường tỉnh,
đường xã, quốc lộ, đường huyện, đường chuyên dùng và đường đô thị [38,
Điều 39].
Từ đó, để xác định hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB của
người tham gia GTĐB đã đến mức truy cứu TNHS hay chưa cần phải căn cứ
vào các quy định của Luật GTĐB và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hành vi
vi phạm sẽ được xem xét ở yếu tố người tham gia GTĐB là phải nhận thức
được sự an toàn về mặt kỹ thuật theo quy định, nếu người vi phạm để xảy ra
vi phạm mà xác định đó là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc
gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khỏe người
khác, và thỏa mãn đủ các dấu hiệu CTTP trong BLHS, thì theo quy định tại
Điều 260 BLHS năm 2015 phải chịu TNHS.
Dù vậy, nếu sai sót về mặt kỹ thuật mà người tham gia GTĐB đã không
thể biết được và pháp luật cũng không buộc họ phải nhận biết những lỗi kỹ
thuật đó thì nếu có gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khỏe người khác, thì họ không phải
chịu TNHS về tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB.
Để xác định hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự mà phải căn cứ vào
các quy định tại Luật GTĐB và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có
thẩm quyền.
Dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này chính là hậu quả. Thiệt
hại được xác định đầu tiên là làm chết người, sau đó xác định là hành vi vi
phạm gây thương tích hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe người
16
khác với tỷ lệ quy định hoặc thiệt hại nghiêm trọng tài sản người khác được
tính bằng tiền đã được quy định trong tội này.
Khi xác định thiệt hại tài sản cho người khác cần chú ý:
Chỉ những thiệt hại do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển
tham gia giao thông đường bộ trực tiếp gây ra, còn những thiệt hại gián tiếp
không tính là thiệt hại để xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
như: Do bị thương nên phải chi phí cho việc điều trị và các khoản chi phí
khác (mất thu nhập, làm chân giả, tay giả, mắt giả…). Cho dù người phạm tội
vẫn phải bồi thường về các thiệt hại gây ra nhưng không tính để xác định
TNHS đối với hành vi phạm tội.
Khi xác định thiệt hại thì không tính thiệt hại mà người phạm tội gây ra
cho chính mình mà chỉ tínhthiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản là thiệt hại
mà người phạm tội gây ra cho người khác. Tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều
luật này quy đinh là nếu người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị truy cứu TNHS.
Bên cạnh hành vi khách quan, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, bộ
luật còn quy định một số dấu hiệu khách quan khác chính là dấu hiệu bắt buộc
của CTTP như: địa điểm (nơi vi phạm là công trình GTĐB); Phương tiện giao
thông. Có thể thấy rằng khi xác định các dấu hiệu khách quan này là rất quan
trọng, vì sẽ phân biệt được tội phạm này với các tội vi phạm khác liên quan
đến an toàn giao thông.
Mặt khác, còn có những dấu hiệu khách quan khác như: Đường bộ,
hành lang an toàn đường bộ, công trình đường bộ, phần đường xe chạy, làn
đường, đường phố, dải phân cách, khổ giới hạn của đường bộ, đường cao
tốc… Các yếu tố này cũng rất quan trọng khi xác định hành vi vi phạm các
quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam.
* Chủ thể của tội phạm
17
Tại Điều 12 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
không phải chịu TNHS về tội phạm này. Người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự là người có đủ khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, có khả năng điều khiển hành vi
theo hướng có lợi hay không có lợi cho xã hội, hoặc có khả năng xử sự khác
không gây nguy hiểm cho xã hội.
Mà theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 260 BLHS là tội phạm ít nghiêm
trọng; quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS là tội phạm nghiêm trọng; quy
định tại khoản 2, 3 Điều 260 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng.
Từ đó, chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB quy định
tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 260 BLHS 2015
là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của
tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB không phải là chủ thể đặc biệt,
nhưng phải là người tham gia GTĐB mới là chủ thể của tội vi phạm này. Tóm
lại chủ thể của tội phạm này phải có đủ các điều kiện: Có năng lực hình sự, đủ
tuổi theo luật quy định, trực tiếp tham gia GTĐB. Việc xác định các dấu hiệu
đặc trưng của chủ thể này cho phép định tội danh và quyết định hình phạt một
cách đúng đắn và chính xác.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm này là mặt bên trong của tội phạm thể hiện
thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi ngày càng nguy hiểm do họ
thực hiện hoặc đối với khả năng gây ra hậu quả đó hoặc với hậu quả do hành
vi đó gây ra. Mặt chủ quan của tội phạm này thể hiện thông qua dấu hiệu tâm
lý: Lỗi động cơ, mục đích, thể hiện trên ý nghĩa khác nhau. Động cơ và mục
đích người phạm tội hướng tới, động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội.
18
Người phạm tội không những thực hiện hành vi vi phạm quy định về
tham gia giao thông giao thông đường bộ mà còn có ý thức vô ý (dẫn đến gây
tai nạn giao thông, vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả) hoặc ý thức vô ý,
tùy tiện.
Dấu hiệu lỗi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ
của người phạm tội được thể hiện thông qua hành vi thái độ, sự nhận thức
thiếu tính logic, nhằm lẫn giữa hành vi vô ý và hành vi coi thường xã hội, mọi
người, đặc biệt là coi thường pháp luật.
Theo phân tích về lỗi vô ý thì người phạm tội mặc dù biết trước hậu
quả là có thể xảy ra nhưng nghĩ rằng có thể không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được bằng khả năng của mình, nhưng cuối cùng vì quá tự tin hoặc quá
cẩu thả dẫn đến hậu quả đã xảy ra. Cũng cần nói thêm về hậu quả xảy ra đối
với tội phạm này đôi khi cũng sẽ rất phức tạp, dẫn đến nhận định của một số
cơ quan chuyên môn hoặc các cơ quan tuyên truyền về lỗi vi phạm, mà ở đây
có thể có cả lỗi của người vi phạm lẫn người bị vi phạm, tức hỗn hợp các lỗi
dẫn đến hậu quả xảy ra, ví dụ như: người điều khiển xe mô tô đi đúng phần
đường nhưng lại chạy quá tốc độ không làm chủ được tay lái đụng vào 1 mô
tô khác đi đúng tốc độ nhưng lại đi sai làn đường của mình, tức đi ngược
chiều, tai nạn làm cả 2 đều bị thương tích trên 61%, toàn bộ xe cộ bị hư hỏng
nặng, đây là trường hợp mà hỗn hợp cả 2 lỗi của 2 người điều khiển xe mô tô
đều có lỗi của mình.
Và tại Toà cũng nhận định rằng trường hợp khi quyết định hình phạt
đối với người phạm tội thì người bị hại cũng có lỗi và coi trường hợp người bị
hại cũng có lỗi (cả hai bên đều có lỗi).
19
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ
1.2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945
đến 1999
Từ sau những năm 1945, Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật
mới, nhưng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong thời
gian này chưa được quy định cụ thể trong pháp luật hình sự. Ngày
03/10/1955, văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta về an toàn GTĐB là
Luật đường bộ được ban hành kèm theo Nghị định 384/NĐ của Bộ Giao
thông Bưu điện.
Tiếp theo vào ngày 19/01/1955, Thủ tướng Chính phủ đã cho ban hành
Thông tư số 442/TTg, quy định về tội phạm trên lĩnh vực GTĐB có quy định:
“Không theo luật đi đường hoặc không cẩn thận mà làm người khác bị thương
thì người vi phạm có thể sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 3 năm. Nếu gây tai nạn
làm chết người thì người vi phạm có thể bị phạt tù đến 10 năm” [7, tr.135]
Sau năm 1975, Chính phủ ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày
15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự
công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân. Tại Điều 9 Sắc luật
này quy định: “Tội vi phạm luật lệ giao thông trường hợp nghiêm trọng thì bị
phạt tù đến 15 năm và có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng thời đó, gây tai nạn
nghiêm trọng với các khung hình phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm,”.
Tội phạm trong lĩnh vực GTĐB trong sắc luật số 03-SL/76 có hai
khung hình phạt; Khung 2: có mức phạt tù đến 15 năm; Khung 1: có mức phạt
tù từ 03 tháng đến 03 năm tù giam.
Trường hợp có thể bị hình phạt tử hình hoặc tù chung thân mà do gây
ra thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân hoặc thiệt hại lớn làm chết nhiều
người.
20
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ đều được điều
tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội này là “trừng trị thích đáng đối với
những vi phạm nghiêm trọng, nghiêm trị đúng mức đối với những vi phạm
đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời kết hợp thận trọng để xem xét đầy đủ mọi
tình tiết một cách toàn diện” [7, tr.373].
Tại Điều 186, Chương VIII BLHS năm 1985 quy định Tội vi phạm quy
định về tham gia GTĐB chưa có tên riêng, mà được quy định chung trong tội
“vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm
trọng”:
“1. Người nào điều khiển tham gia GTĐB vận tải mà vi phạm các quy
định về an toàn giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường
không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm:
a. Đi quá tốc độ, chở quá trọng tải, tránh, vượt trái phép;
b. Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồng lạch, đường bay và
độ cao quy định;
c. Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông vận tải.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3
năm đến 10 năm:
a. Điều khiển phương tiện an toàn giao thông vận tải mà không có
bằng lái; trong khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác;
b. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không
cứu giúp người bị nạn.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm
đến 20 năm.
21
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn ngừa kịp thời, thì bị xử phạt cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm” [29, Điều
186 Chương VIII].
Qua đó thấy rằngĐiều 186 BLHS năm 1985 và Điều 9 của Sắc luật 03-
SL/76, đã có một bước tiến bộ rất lớn cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung.
1.2.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1999
đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015
Quốc hội ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 vào ngày 21/12/1999.
Trong BLHS năm 1999 tại Điều 202, tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện GTĐB có quy định:
“1. Người nào điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà vi phạm quy
định ……. phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. …….phạt tù từ ba năm đến mười năm;
3. ……phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn GTĐB ….. phạt tù từ ba tháng đến hai
năm.
5. Người phạm tội còn có thể …..từ một đến năm năm” [30, Điều 202].
Trong các quy định về An toàn giao thông vận tải trong BLHS 1985 và
quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB tại
Điều 202 BLHS 1999, tác giả có sự so sánh:
Thứ nhất: tội này đã chính thức có tên gọi riêng, giúp cho việc tránh sự
nhầm lẫn giữa tội này với tội khác, bảo đảm tính chính xác cao, được quy
định tại một điều độc lập, làm cho tên của tội phù hợp với nội dung của hành
vi phạm tội.
Thứ hai: trong cả hai BLHS nói trên, tuy chủ đề của tội phạm của tội
này không thay đổi, đó vẫn là người điều khiển phương tiện GTĐB nhưng
22
cách thể hiện hành vi khách quan của BLHS 1999 chính xác và ngắn gọn hơn,
theo đó đã giới hạn hành vi khách quan của tội này chỉ là những vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện GTĐB. Trong khi đó Điều 186 BLHS 1985
xác định hành vi khách quan của tội này là hành vi vi phạm mà người phạm
tội đã liên quan đến các quy định về ATGT vận tải. Mà phạm vi khái niệm vi
phạm các quy định về ATGT vận tải thì rộng hơn, bao gồm hành vi điều
khiển tham gia GTĐB và các hành vi vi phạm khác (đào đường trái phép, sử
dụng vỉa hè,lấn chiếm,lòng đường…), điều này dẫn đến người phạm tội,
người dân, người áp dụng pháp luật dễ nhầm lẫn.
Bộ luật hình sự năm 1999 được hiểu: chỉ người nào điều khiển phương
tiện tham gia GTĐB mà vi phạm thì mới là chủ thể của tội này. Việc Điều
luật quy định chưa rõ ràng, chặt chẽ, chưa hàm chứa hết nội dung hành vi
khách quan và chủ thể của tội phạm, do đó trong thực tiễn cũng đã có việc
hiểu và vận dụng không chính xác, đôi khi còn có cách áp dụng pháp luật
khác nhau.
1.2.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại
Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 so với Điều
202 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì có nhiều thay
đổi quan trọng về kết cấu điều luật, khung hình phạt, mức hình phạt liên quan.
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, người nào tham gia giao thông
đường bộ, tức là nhấn mạnh việc người nào tham gia, còn điều luật cũ trước
đây chỉ nói đến người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, vô
hình chung chỉ nói đến trường hợp điều khiển, sử dụng phương tiện rồi vi
phạm, còn nếu không sử dụng, điều khiển phương tiện thì cho dù có gây tai
nạn cho người khác cũng không bị TNHS. Điều 260 BLHS năm 2015 đã giải
23
quyết được vấn đề này, đối tượng được mở rộng và bao quát hơn, không bị
giới hạn như các điều luật cũ trước đây.
Theo Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999: Tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là người nào điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường
bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,
tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm
năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười năm (Không có giấy phép, sử dụng rượu, bia…) Còn khoản
3 thì tăng nặng lên từ bảy năm đến mười lăm năm. Khoản 4 thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm nếu thấy
được hậu quả có thể xảy ra nghiêm trọng. Khoản 5 thì người phạm tội còn có
thể bị hạn chế nghề nghiệp.
Còn tại Điều 260 Bộ luật hình 2015 quy định:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an
toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm
đến 05 năm
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng.
24
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích
thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người
bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn
giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000
đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp
có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c
khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
25
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.[31]
So với Điều 202 BLHS năm 1999 thì số khung hình phạt của Điều 260
BLHS năm 2015 không thay đổi, nhưng so với BLHS năm 1999 thì số khung
hình phạt ở BLHS năm 2015 giảm hơn 01 khung hình phạt. Ở Bộ luật hình sự
1999, tình tiết định khung tăng nặng được chia thành các điểm ở khoản 2, các
khoản còn lại chỉ quy định điều kiện để áp dụng khung hình phạt nặng hơn.
Điều 260 BLHS năm 2015 có 03 khung hình phạt, trong đó khoản 2 Điều 260
là có số tình tiết định khung nhiều nhất, khoản 1 và khoản 3 có tình tiết định
khung ít hơn.
Bên cạnh đó, Điều 260 BLHS năm 2015 đã thay đổi từ điều khiển giao
thông thành từ tham gia giao thông. Sự thay đổi này phù hợp với quy định của
Luật giao thông đường bộ, đồng thời bao quát được các đối tượng vi phạm
quy định do Luật giao thông đường bộ điều chỉnh, vì không riêng gì người
điều khiển phương tiện mà còn có người tham gia giao thông (như đi trên
đường, chăn dắt súc vật…)
Xét mức hậu quả cấu thành tội phạm vi phạm tham gia giao thông
đường bộ:
Điều 260 BLHS năm 2015 cho thấy các mức độ về hậu quả làm cơ sở
để quy kết trách nhiệm hình sự. Cụ thể nguồi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm
hình sự nếu gây ra hậu quả:
- Làm chết người;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người 61% trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người từ 61% đến 121%;
- Đã gây thiệt hại về tài sản từ một trăm triệu đồng đến dưới năm trăm
triệu đồng.
26
Như vậy, Điều 260 BLHS năm 2015 đã không có mức độ hậu quả gây
tổn thương cơ thể của 01 người mà dưới 61%, không có mức độ hậu quả tổn
thương cơ thể của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%
và không có mức độ thiệt hại vật chất dưới một trăm triệu đồng. Và cũng loại
bỏ quy định cộng chung mức độ thiệt hại vềvật chất và sức khỏe con người
như quy định ở điều 202 BLHS năm 2015. Dù vậy, cũng cần lưu ý là, mặc dù
chưa có thiệt hại xảy ra thì người vi phạm vẫn có thể bị truy cứu TNHS nếu
đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 của Điều 260 BLHS năm 2015 như:
+ Về hình phạt:
Hình phạt thấp nhất mà tội phạm đã hoàn thành, hậu quả đã xảy ra thì
phạt tiền ba mươi triệu đồng, hình phạt cao nhất là phạt tù đến 15 năm. So với
quy định của Điều 202 BLHS năm 2015 thì mức hình phạt cao nhất về hình
phạt tù có thời hạn không thay đổi nhưng mức hình phạt thấp nhất về phạt
tiền tăng lên gấp 6 lần (ba mươi triệu đồng). Nhìn một cách tổng quát về
phần hình phạt thì quy định của Điều 260 BLHS năm 2015 không có lợi cho
người phạm tội, như vậy thời điểm có hiệu lực của BLHS năm 2015 là 0h00p
ngày 01/01/2018 sẽ là thời điểm mà tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ có hiệu lực, người vi phạm bị áp dụng theo quy định BLHS
năm 2015 bất lợi hơn BLHS năm 1999. Nhưng xét về yếu tố cấu thành tội
phạm thì Điều 260 BLHS năm 2015 quy định có lợi hơn cho người phạm
tội (kể cả trường hợp tội phạm chưa đạt – khoản 4). Do đó, nếu xem xét để
quyết định hình phạt của bị cáo thì áp dụng Điều 202 BLHS năm 1999, còn
nếu xem xét mức độ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra liên quan đến tội
phạm này ở việc đánh giá có tội hay không có tội thì căn cứ vào Điều 260
BLHS năm 2015.
Cũng tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 thì “Người thực hiện tội
phạm nghiêm trọng do vô ý … thì có thể được miễn trách nhiệm hình
27
sự”. Quy định này là quy định có lợi cho người phạm tội mà khi áp dụng pháp
luật cần phải được lưu ý đối với những hành vi phạm tội liên quan đến tội
phạm này.Vì nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 1 Điều 260 BLHS năm
2015 thì có thể họ được miễn trách nhiệm hình sự nếu người vi phạm có các
yếu tố thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015.
Một thay đổi trong khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 là mức hình
phạt. Theo đó, mức khởi điểm của hình phạt tiền tăng lên gấp 6 lần, mức cao
nhất của phạt tiền tăng gấp 02(Một trăm triệu đồng); mức khởi điểm của hình
phạt tù tăng từ 06 tháng lên 01 năm; mức hình phạt cải tạo không giam giữ
được giữ nguyên.
So với quy định trong khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 với hướng
dẫn tại các văn bản dưới luật thì, điểm a và điểm d của điều 260 BLHS năm
2015 là quy định pháp điển hóa hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên
tịch số 09/2013/TTLT – Bộ Công an, tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ
quốc phòng,Viện kiểm sát tối cao. Trong đó giữ nguyên mức độ hậu quả tại
điểm a, mức độ hậu quả tại điểm d về phần thiệt hại tài sản cao nhất được giữ
nguyên, sửa đổi phần thiệt hại tài sản thấp nhất (một trăm triệu đồng).
Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999 so với khoản
1 Điều 260 BLHS năm 2015 thìchỉ giữ nguyên quy định tại điểm d, còn lại
những nội dung tại các điểm a, b, c đều bị sửa đổi.
Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 bổ sung thêm 03 tình tiết định khung
tăng nặng với phương pháp liệt kê cụ thể quy định “gây hậu quả rất nghiêm
trọng” theo điểm đ Điều 202 BLHS năm 1999 thành 03 tình tiết tại các điểm
đ, e, g khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015.
Bên cạnh đó, Điều 260 BLHS năm 2015 khoản 2 điểm b có tình
tiết “có sử dụng chất ma túy” vào trước cụm từ “hoặc các chất kích thích
mạnh khác”; đặc biệt tại điểm c đã không còn cụm từ “gây tại nạn rồi” trong
28
Điều 202 BLHS năm 1999 – theo đó cụm từ này không có ý nghĩa thực tiễn
nữa vì bản chất điều luật này đang điều chỉnh hành vi vi phạm luật GTĐB gây
tai nạn hoặc có nguy cơ rõ ràng gây tai nạn và xác định được mức độ hậu quả.
Khoản 4 Điều 260 BLHS năm 2015 có 03 nội dung thay đổi quan trọng
cụ thể:
- Điều 202 BLHS năm 1999 không có hình phạt tiền, khoản 4 Điều 260
BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền là hình phạt chính với mức từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- Điều 202 BLHS năm 1999 là “đặc biệt nghiêm trọng” thì khoản 4
Điều 260 BLHS năm 2015 liệt kê rõ các hậu quả có thể xảy ra thuộc các điểm
a, b, c ở khoản 3;
Mức cao nhất tại khung hình phạt tù có thời hạn ở khoản 4 Điều 260
BLHS năm 2015 thấp hơn khoản 4 Điều 202 BLHS năm 1999 là 01 năm
tù (cũ là từ 03 tháng đến 02 năm;mới là từ 03 tháng đến 01 năm)
Điều 260 BLHS năm 2015 chuyển khoản 5 thành khoản 4 và có sửa lại
một số cụm từ cho phù hợp. Trong đó, nội dung thay đổi là “có khả năng thực
tế dẫn đến hậu quả” thay cho cụm từ “có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
gây thiệt hại”.
Để giải quyết các bất cập thì BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung đã quy
định tổng thể hơn về chủ thể, cụ thể tại Khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015
trong cấu thành cơ bản của tội phạm quy định: “người nào tham gia giao
thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB thuộc một trong các
trường hợp sau...”, theo quy định này thì bất cứ người nào tham gia giao
thông đường bộ mà vi phạm an toàn giao thông cũng có thể là chủ thể của tội
phạm này.
Đồng thời Khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 trong quy định cấu
thành cơ bản của tội phạm cũng đã có sửa đổi, bổ sung và lượng hóa, tăng
Tải bản FULL (75 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
29
định lượng của cấu thành cơ bản cụ thể hơn như: Điều 202 BLHS năm 1999
quy định “Người nào điều khiển tham gia giao thông đường bộ ….sức khỏe,
tài sản của người khác…”, điều luật quy định mang tính khát quát nên Tòa án
nhân dân tối cao phải ban hành Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày
17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi
hành. Và trong khi quy định tại điểm b tiểu mục 4.1 mục 4 NQ 02/2003 quy
định về tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng quy định.[31]
Đây là một số điểm mới được sửa đổi, bổ sung cần phải được nghiên
cứu và vận dụng chính xác trong việc xử lý đối với hành vi vi phạm quy định
về an toàn GTĐB xảy ra từ 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, theo quy định của
Bộ luật hình sự năm 2015.
Tiểu kết chương 1
Trong chương một, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ những vấn đề
lý luận và nội dung cơ bản của Điều 202 BLHS năm 1999 và Điều 260 BLHS
năm 2015 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, làm tiền
đề cho việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự
về tội này thông qua định tội danh và quyết định hình phạt ở chương tiếp
theo.Tại chương hai tác giả sẽ đưa ra các vấn đề thực tiễn để định tội danh và
xác định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ. Vì vậy những vấn đề đã phân tích về mặt lý luận tại chương một sẽ là
những vấn đề được đề cập thật chi tiết và có tính hệ thống, logic, qua đó sẽ
làm cơ sở cho nền tảng pháp lý được tác giả đưa vào chương hai và ba, và áp
dụng làm đề xuất, kiến nghị giúp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình
sự Việt Nam.
Tải bản FULL (75 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
30
Chương 2:
THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNGĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát tình hình xét xử tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí địa lý của Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía nam Việt Nam,
bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả tổng
hợp từ công tác lập bảng kê: dân số của thành phố đến thời điểm 23/01/2019
là 8.859.688 người, tăng 64.823 người so với thời điểm 30/6/2018 (số liệu
dân số của thành phố đến thời điểm 30/6/2018 là 8.794.865 người). Thành
phố Hồ Chí Minh những năm qua vẫntiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, giữ
vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong đó, tổng sản phẩm nội địa trên
địa bàn TP (GRDP) đạt hơn 1,33 triệu tỷ đồng, ước tăng 8,3% (cùng kỳ các
năm tăng 8,25%). Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh
trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của của khu vực nói chung và
tại Việt Nam nói riêng, không chỉ phát triển đường không, mà còn đường
thủy, đường sắt và đặc biệt là đường bộ.
Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút nguồn nhân lực từ khắp
nơi trên cả nước, tạo áp lực lớn lên giao thông đô thị mà thành phố còn chưa
có những quyết sách đầu tư phù hợp theo kịp sự phát triển này. Trong nội ô
thành phố, hệ thống cầu đường trở nên cũ kỹ, xuống cấp, các tuyến đường
thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe và ngập úng. Hệ thống giao thông công
cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương
tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất, bên cạnh
đó, triều cường gây ngập sâu ở một vài quận cũng là vấn đề nan giải của
6455057

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sựLuận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Nhân thân người phạm tội tại Thành phố Hồ Chí Minh, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCMLuận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Định tội danh tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự, 9đ
 
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền GiangNguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
Nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản tại tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự tại TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản tỉnh Bình Dương, 9đ
Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản tỉnh Bình Dương, 9đNhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản tỉnh Bình Dương, 9đ
Nhân thân người phạm tội trộm cắp tài sản tỉnh Bình Dương, 9đ
 
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng...
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng...Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng...
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng...
 
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại tỉnh Sóc Trăng, HAYLuận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
 

Similar to Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ 6455057

Similar to Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ 6455057 (20)

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà NẵngVi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng, 9đ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng, 9đTội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng, 9đ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng, 9đ
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà MauTội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Đề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAYĐề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAY
 
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộKiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộKiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh BìnhVi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
 
Đề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng NinhĐề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh
 
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
 
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAYĐề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Điều kiện của tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ
Điều kiện của tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộĐiều kiện của tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ
Điều kiện của tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật tại quận 1, TPHCM
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật tại quận 1, TPHCMLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật tại quận 1, TPHCM
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật tại quận 1, TPHCM
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
Luận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngLuận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
Luận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAYLuận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
 

More from jackjohn45

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ 6455057

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG PHONG TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG PHONG TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIAGIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số:838.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM MINH TUYÊN HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Luật học về “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là hoàn toàn trung thực và không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu khác. Các số liệu, nội dung trình bày trong luận văn có trích dẫn nguồn gốc. Luận văn này là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo, TS. Phạm Minh Tuyên. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Phong
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................................................. 8 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Luật hình sự hiện hành .................................. 8 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ..................................................................... 18 Chương 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNGĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......... 32 2.1. Khái quát tình hình xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.......................................................... 32 2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh...................................... 35 2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh .... 40 Chương 3:CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM ĐÚNG TRONG ÁP DỤNGPHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................................... 50 3.1. Yêu cầu đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................................... 50
  • 5. 3.2. Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về xử lý tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ................ 53 KẾT LUẬN................................................................................................. 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông BLHS Bộ Luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CTTP Cấu thành tội phạm GTĐB Giao thông đường bộ TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TNHS Trách nhiệm hình sự VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình tai nạn GTĐB và va chạm giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018 ...............................................33 Bảng 2.2. Số vụ và số bị cáo phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ 2014 – 2018......................................................................34 Bảng 2.3. Cơ cấu hình phạt Tòa án áp dụng khi xét xử sơ thẩm tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2014 - 2018......................................................................................................40 Bảng 2.4. Tỷ lệ bị cáo được Tòa án sơ thẩm cho hưởng án treo trên tổng số bị cáo bị xử phạt tù không quá 3 năm trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 .........................................................................................41
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đổi mới và phát triển đất nước, thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển về hạ tầng và phương tiện giao thông đáp ứng ngày càng cao nhu cầu và sự phát triển xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành thành phố thông minh, hiện đại, nghĩa tình, nhưng bên cạnh những mục tiêu đó, Thành phố cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, một trong số đó là tình hình tội phạm nói chung và tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng đang diễn biến phức tạp, tác động xấu đến tình hình an ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước . Theo số liệu của Ban an toàn giao thông thành phố Hồ Chí Minh, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn có những diễn biến phức tạp, tuy số vụ TNGT có giảm nhưng chưa bền vững, các trường hợp vi phạm giao thông lại tăng, số người chết vẫn ở mức cao. Cụ thể, trong năm 2018, trên địa bàn TP.HCM xảy ra tổng cộng 3.643 vụ tai nạn giao thông (kể cả va chạm giao thông), làm chết 702 người, bị thương 2.517 người. So với cùng kỳ năm 2017 giảm 245 vụ (giảm 6,3%), giảm 41 người chết (giảm 6,91%) và giảm 440 người bị thương (giảm 17,75%). [25] Tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là do chủ thể điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; đã để tình trạng mình say rượu, bia hay dùng các chất kích thích khác, rồi sau đó chạy quá tốc độ, còn đối với người đi bộ thì lại đi không đúng làn đường, phần đường, có khi còn chuyển hướng nhưng lại không quan sát, làm cản trở các phương tiện giao thông khác rồi dẫn đến gây ra tai nạn
  • 9. 2 nghiêm trọng hoặc tai nạn rất nghiêm trọng, liên quan đến sức khỏe, tài sản của người khác. Trong thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vàcác cơ quan bảo vệ pháp luật khác đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm. Quá trình xét xử các vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nhìn chung là nghiêm minh, góp phần tích cực cho hoạt động phòng, chống tội phạm, bước đầu giảm được số vụ và số người chết, bị thương, qua đó nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước về xử lý vấn đề này. Dù vậy, xét trên phương diện thực tiễn, việc xác định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động phòng và chống tội phạm này còn để xảy ra tình trạng thụ động, thiếu cơ sở pháp lý và thiếu tính khoa học. Khi áp dụng pháp luật hình sự, một số dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ vẫn chưa được làm rõ hoặc định tội danh xử lý trách nhiệm hình sự chưa đúng quy định pháp luật với một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhằm giúp cho hoạt động phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố đạt hiệu quả, cần thiết các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt Công an,Tòa án, Viện kiểm sát phải có giải pháp đúng đắn, phải có cơ sở khoa học, tính pháp lý về định tội danh và xác định trách nhiệm hình sự đúng đối tượng vi phạm. Và phải có sự liên lạc, trao đổi thông tin một cách đồng bộ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt các cơ quan tham mưu, cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực pháp luật. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quan trọng là phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan pháp luật.
  • 10. 3 Để vấn đề trên mang tính khả thi, người có thẩm quyền phải trang bị nền tảng pháp lý vững vàng và phải có giải pháp thiết thực cho đội ngũ cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật của Thành phố trong hoạt động đấu tranh với tội vi phạm quy định tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Namtừ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ với mong muốn làm rõ hơn những bất cập quy định trong luật hiện hành, cũng như đóng góp một số ý kiến nhỏ xung quanh việc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến hiện tại đã có các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả đề cập đến các vấn đề liên quan đến tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể như: - Nguyễn Thế Anh (2013), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình . Luận văn thạc sĩ luật học. - Phạm Thị Thanh Thảo (2008), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ tại tỉnh Long An, Luận văn tiến sĩ luật học. - Bùi Kiến Quốc (2001), Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ ở Thủ đô Hà Nội, Luận văn tiến sĩ luật học. - Ngô Hoàng Huy (2010), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Luận văn thạc sĩ.
  • 11. 4 Và các giáo trình giảng dạy tại các trường Đại học gồm: - GS.TS. Võ Khánh Vinh (2013), Chương X: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. - TS. Phạm Minh Tuyên (2014), Các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử ở Việt Nam), NXB Thanh niên. - TS. Cao Thị Oanh (2010), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Bên cạnh đó, cũng đã có một số bài viết được đăng trên các tạp chí về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như: - Tạp chí Khoa học 2011 bàn về tội vi phạm GTĐB theo Bộ luật hình sự năm 2015 Lê Văn Luật (2011), Xác định lỗi khi định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tòa án nhân dân, tr. 10-14. - Lê Văn Meo (2013), Trần Thị H. Phạm tội quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ, Tòa án nhân dân, tr.27-28. - Mai Thế Cần (2010), Tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam. Có thể thấy rằng các công trình khoa học trên đa số tập trung chủ yếu nghiên cứu về hoạt động đấu tranh đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông, chưa tập trung nêu lên thực trạng, phân tích hạn chế bất cập, nguyên nhân để đưa ra giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tính thực thi và hiệu quả.
  • 12. 5 Tôi chọn việc nghiên cứu tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh còn là vấn đề cần phải được quan tâm hơn, từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứu sâu hơn, làm rõ hơn những bất cập. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Bằng việc phân tích dựa trên vấn đề lý luận và pháp luật cũng như thực trạng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2014 - 2018) luận văn đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và góp ý kiến điều chỉnh một số bất cập trong luật hiện hành. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý cũng như các quy định pháp luật về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Nhằm phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và các loại tội phạm khác trong Bộ luật hình sự năm 2015. Đánh giá tình hình thực tiễn về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà Tòa án nhân dân thành phố Hổ Chí Minh đưa ra, thấy được những bất cập, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm này. Từ đó nêu lên các giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  • 13. 6 Đối tượng nghiên cứu là Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2014 - 2018). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tác giả nghiên cứu theo chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. Không gian nghiên cứu được giới hạn tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu được xác định từ năm 2014 đến năm 2018. Về thực tiễn áp dụng thì tác giả nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam cùng với việc tìm thêm nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết cũng liên quan đến tội phạm này thông qua các nội dung đã được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, trong luận văn chỉ đề cập đến định tội danh và quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Dựa trên phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan trọng hơn đó là áp dụng thật hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong phương pháp luận đó. Dựa vào quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam để nhìn nhận, đánh giá và giải quyết các vấn đề lý luận chung về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, về định tội danh và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học,lý luận gắn thực tiễn và các phương pháp khác liên quan để nghiên cứu đề tài này.
  • 14. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ bao gồm các vấn đề chung vàcác vấn đề về định tội danh, trách nhiệm hình sự được áp dụng. Dựa trên việc nghiên cứu lý luận các vấn đề liên quan, tác giả làm sáng tỏ phần lý luận về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ cũng như đề cập đến nội dung về tội vi phạm tham gia giao thông đường bộ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và vai trò trong hoạt động phòng, chống xử lý tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Luật sư) các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước và các các cơ quan tại các địa phương khác sử dụng làm tài liệu tham khảo, áp dụng trong hoạt động phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Luật hình sự hiện hành. 7. Kết cấu của luận văn - Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam. - Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nhằm đảm bảo đúng trong áp dụng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • 15. 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘTRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộtheo Luật hình sự hiện hành 1.1.1.Khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Trong các khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ dưới góc độ Luật hình sự của các tác giả, nhà nghiên cứu khoa học. Nhằm xác định và đưa ra các yêu cầu theo pháp luật hình sự trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đầu tiên tacần làm rõ khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Trong Bộ luật hình sự năm 2015 tại Điều 260 có quy định tội phạm vi phạm quy định về tham gia GTĐB được hiểu như sau: đó là việc một người có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và người này điều khiển hoặc sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; hoặc người này dẫn dắt súc vật hoặc người này thực hiện hành vi đi bộ trên đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Vậy hành vi của người điều khiển phương tiện đường bộ hoặc thực hiện hành vi như đi bộ, chăn dắt súc vật nhưng vi phạm quy định về an toàn GTĐB, sẽ là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi một cách vô ý, và người đó đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng của người khác.
  • 16. 9 Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có những đặc điểm riêng và đặc điểm chung của tội phạm là: Thứ nhất, đặc điểm mang tính nguy hiểm cho xã hội: Theo quy định của BLHS thì tính nguy hiểm được hiểu là đã hoặc đe dọa gây ra hậu quả, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông thì tính nguy hiểm được hiểu là đã hoặc sẽ xâm hại đến an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Thứ hai: Về hành vi, đây là những hành vi không tuân thủ các quy định về tham gia giao thông đường bộ bằng cách không thực hiện hoặc không thực hiện đúng các quy định về an toàn khi tham gia giao thông. Thứ ba: Về ý chí chủ quan, được thể hiện dưới dạng lỗi vô ý thưởng được thực hiện thông qua hình thức vô ý vì tự tin và vô ý do cẩu thả. Thứ tư: Đặc điểm về chủ thể, là bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự Căn cứ vào đặc điểm trên, đã có những quan điểm khác nhau về khái niệm của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: Theo tác giả Đinh Văn Quế thì “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác” [27, tr.13]. Quan điểm này mới chỉ nêu định nghĩa hành vi chứ chưa làm rõ khái niệm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, hơn nữa, hành vi phạm tội khác tội phạm, vì khái niệm tội phạm đòi hỏi phải đầy đủ như khái niệm trong Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành.
  • 17. 10 Còn tác giả Trần Minh Hưởng lại cho rằng “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi xâm phạm những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ”[15, tr.434]. Chúng tôi cho rằng, quan điểm này khá chung chung, chưa đầy đủ và chưa nêu cụ thể hành vi phạm tội và dấu hiệu chủ thể của tội phạm này [15]. Đặc biệt tác giả Ngô Ngọc Thủy lại đưa ra quan điểm cụ thể hóa hơn biểu hiện của hành vi phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và đã nêu tương đối đầy đủ nội dung khái niệm tội này, song vẫn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm [40], theo đó: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB( đây là cách giải thích theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999), tức là hành vi của người điều khiển phương tiện GTĐB nhưng mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB sau đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người khác”. Tác giả cơ bản đồng ý với khái niệm trên, vì khái niệm trên đã bao quát được tính nguy hiểm của hành vi, chỉ ra được khách thể bị xâm hại và chủ thể vi phạm… Tóm lại, dưới góc độ khoa học luật hình sự, khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cần thể hiện được đầy đủ cả ba bình diện tương ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của khái niệm tội phạm (chung) đã nêu trên. Do đó, tác giả luận văn đã tổng hợp và đưa ra khái niệm tội phạm này theo định nghĩa như sau: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tức là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ (tác giả đồng thuận với nghĩa của từ “tham gia” trong BLHS năm 2015) có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, do lỗi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng
  • 18. 11 cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người khác. Do đó, tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB phải được hiểu là hành vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã tham gia GTĐB nhưng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định trong pháp luật GTĐB cụ thể là vi phạm Luật giao thông đường bộ năm Việt Nam. Theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam thì: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm: Người điều khiển xe thô sơ, Người điều khiển xe máy chuyên dùng, Người điều khiển xe cơ giới, tham gia giao thông đường bộ. Còn người đi bộ do hành vi không chấp hành các quy định, đã có hành động đi ra lòng đường hoặc chạy qua đường một cách tự ý tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người vi phạm dẫn dắt súc vật đi không đúng quy định hoặc mang theo các đồ vật cồng kềnh dẫn đến cản trở các phương tiện giao thông gây ra hậu quả về tài sản, tính mạng, sức khỏe. 1.1.2 . Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia GTĐB. Người đi bộ hoặc dẫn dắt súc vật đi không theo đúng quy định hoặc mang theo các đồ vật cồng kềnh dẫn đến cản trở các phương tiện giao thông gây ra hậu quả. Do đó cần xác định cụ thể dấu hiệu pháp lý của tội phạm này trong điều kiện tham gia GTĐB, như sau: * Khách thể của tội vi phạm: Được quy định là những quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ, nhưng lại bị tội phạm xâm hại. Xác định khách thể của tội phạm có tầm quan
  • 19. 12 trọng đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này. Khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là An toàn công cộng, trật tự công cộng cụ thể hơn đó là an toàn giao thông, an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội khi tham gia giao thông đường bộ. Như vậy, có thể xác định khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB đó là vấn đề an toàn trong hoạt động giao thông vận tải đường bộ, vấn đề an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản của công dân, của Nhà nước, của các chủ thể khác trong xã hội đã được xác lập”. Dù vậy, phải nhìn nhận rằng trong tất cả các hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB thì không phải hành vi nào cũng đều bị coi là tội phạm. Chỉ có hành vi vi phạm bị xử lý về hình sự khi hành vi vi phạm đó có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, mà nguy hiểm đáng kể cho xã hội tức là đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt hại về tính mạng người khác hoặc trong tình huống có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu hành vi đó không được ngăn chặn kịp thời. * Mặt khách quan của tội phạm Được hiểu là mặt bên ngoài của tội phạm, sẽ là những biểu hiện của tội phạm được diễn ra trong thế giới khách quan, như là: hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi. Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu khác, không bắt buộc gắn liền với hành vi phạm tội như phương tiện, công cụ, phương pháp, địa điểm, thủ đoạn hoặc hoàn cảnh phạm tội. Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ cụ thể là: - Không bằng lái xe hoặc không có giấy phép lái xe theo quy định.
  • 20. 13 - Say do dùng các chất kích thích mạnh khác hoặc trong khi say rượu. - Cố ý không cứu giúp người bị nạn hoặc gây tai nạn rồi bỏ chạy nhằm trốn tránh trách nhiệm. - Đi bộ dẫn dắt súc vật đi tùy tiện không theo đúng quy định hoặc đi bộ không đúng quy định làn đường. - Không chấp hành hiệu lệnh của người hướng dẫn giao thông hoặc người đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông. - Hệ thống báo hiệu đường bộ bật lên nhưng người vi phạm đã không chấp hành đúng tín hiệu. - Không quan sát; không làm chủ tốc độ; không đi đúng làn đường; chuyển hướng xe, vượt xe, lùi xe, dừng, đỗ xe trên đường bộ không đúng quy định… - Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB chính là hậu quả. Như gây thiệt hại đến tính mạng tức là làm người khác bị thương hoặc chết, cũng như gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khoẻ người khác. Đây là hậu quả gây ra mà không gì bù đắp được. Hành vi chưa cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS nếu hành vi đó chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khoẻ người khác. Từ phân tích trên, có thể hiểu mặt khách quan của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là những biểu hiện của tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ ra thế giới khách quan. Cụ thể: - Hành vi nguy hiểm cho xã hội Hành vi chỉ được coi là tội phạm, nếu có đầy đủ các đặc điểm đã được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam.
  • 21. 14 “Hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB của người tham gia GTĐB quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 tức là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc GTĐB và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản người khác” [31, tr.4]. Nhằm làm rõ hơn hành vi khách quan của tội phạm này, tác giả sẽ đưa ra một số khái niệm có liên quan đến tội phạm này. Quy định trong Luật GTĐB thì một số khái niệm được định nghĩa như sau: Đường bộ gồm đường, bến phà đường bộ, hầm đường bộ, cầu đường bộ. Phương tiện giao thông đường bộ gồm tham gia giao thông đường bộ thô sơ đường bộ, cơ giới đường bộ. Tham gia giao thông đường bộ cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xemáy kéo, xe ô tô xe ô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện), máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự. Tham gia giao thông đường bộ thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe súc vật kéo và các loại xe tương tự, xe xích lô. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp, xe an ninh, quốc phòng, đặc chủng. Phương tiện tham gia GTĐB gồm tham gia GTĐB và xe máy chuyên dùng. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ; người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia GTĐB. Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe máy chuyên
  • 22. 15 dùng, xe cơ giới, xe thô sơ. Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới. Theo quy định tại Điều 39 Luật GTĐB đã phân loại đường bộ như sau: Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống bao gồm: đường tỉnh, đường xã, quốc lộ, đường huyện, đường chuyên dùng và đường đô thị [38, Điều 39]. Từ đó, để xác định hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB của người tham gia GTĐB đã đến mức truy cứu TNHS hay chưa cần phải căn cứ vào các quy định của Luật GTĐB và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hành vi vi phạm sẽ được xem xét ở yếu tố người tham gia GTĐB là phải nhận thức được sự an toàn về mặt kỹ thuật theo quy định, nếu người vi phạm để xảy ra vi phạm mà xác định đó là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khỏe người khác, và thỏa mãn đủ các dấu hiệu CTTP trong BLHS, thì theo quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 phải chịu TNHS. Dù vậy, nếu sai sót về mặt kỹ thuật mà người tham gia GTĐB đã không thể biết được và pháp luật cũng không buộc họ phải nhận biết những lỗi kỹ thuật đó thì nếu có gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khỏe người khác, thì họ không phải chịu TNHS về tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB. Để xác định hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật GTĐB và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này chính là hậu quả. Thiệt hại được xác định đầu tiên là làm chết người, sau đó xác định là hành vi vi phạm gây thương tích hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe người
  • 23. 16 khác với tỷ lệ quy định hoặc thiệt hại nghiêm trọng tài sản người khác được tính bằng tiền đã được quy định trong tội này. Khi xác định thiệt hại tài sản cho người khác cần chú ý: Chỉ những thiệt hại do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ trực tiếp gây ra, còn những thiệt hại gián tiếp không tính là thiệt hại để xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như: Do bị thương nên phải chi phí cho việc điều trị và các khoản chi phí khác (mất thu nhập, làm chân giả, tay giả, mắt giả…). Cho dù người phạm tội vẫn phải bồi thường về các thiệt hại gây ra nhưng không tính để xác định TNHS đối với hành vi phạm tội. Khi xác định thiệt hại thì không tính thiệt hại mà người phạm tội gây ra cho chính mình mà chỉ tínhthiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản là thiệt hại mà người phạm tội gây ra cho người khác. Tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật này quy đinh là nếu người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị truy cứu TNHS. Bên cạnh hành vi khách quan, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, bộ luật còn quy định một số dấu hiệu khách quan khác chính là dấu hiệu bắt buộc của CTTP như: địa điểm (nơi vi phạm là công trình GTĐB); Phương tiện giao thông. Có thể thấy rằng khi xác định các dấu hiệu khách quan này là rất quan trọng, vì sẽ phân biệt được tội phạm này với các tội vi phạm khác liên quan đến an toàn giao thông. Mặt khác, còn có những dấu hiệu khách quan khác như: Đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, công trình đường bộ, phần đường xe chạy, làn đường, đường phố, dải phân cách, khổ giới hạn của đường bộ, đường cao tốc… Các yếu tố này cũng rất quan trọng khi xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam. * Chủ thể của tội phạm
  • 24. 17 Tại Điều 12 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội phạm này. Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người có đủ khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, có khả năng điều khiển hành vi theo hướng có lợi hay không có lợi cho xã hội, hoặc có khả năng xử sự khác không gây nguy hiểm cho xã hội. Mà theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 260 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng; quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS là tội phạm nghiêm trọng; quy định tại khoản 2, 3 Điều 260 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng. Từ đó, chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 260 BLHS 2015 là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng phải là người tham gia GTĐB mới là chủ thể của tội vi phạm này. Tóm lại chủ thể của tội phạm này phải có đủ các điều kiện: Có năng lực hình sự, đủ tuổi theo luật quy định, trực tiếp tham gia GTĐB. Việc xác định các dấu hiệu đặc trưng của chủ thể này cho phép định tội danh và quyết định hình phạt một cách đúng đắn và chính xác. * Mặt chủ quan của tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm này là mặt bên trong của tội phạm thể hiện thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi ngày càng nguy hiểm do họ thực hiện hoặc đối với khả năng gây ra hậu quả đó hoặc với hậu quả do hành vi đó gây ra. Mặt chủ quan của tội phạm này thể hiện thông qua dấu hiệu tâm lý: Lỗi động cơ, mục đích, thể hiện trên ý nghĩa khác nhau. Động cơ và mục đích người phạm tội hướng tới, động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
  • 25. 18 Người phạm tội không những thực hiện hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông giao thông đường bộ mà còn có ý thức vô ý (dẫn đến gây tai nạn giao thông, vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả) hoặc ý thức vô ý, tùy tiện. Dấu hiệu lỗi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ của người phạm tội được thể hiện thông qua hành vi thái độ, sự nhận thức thiếu tính logic, nhằm lẫn giữa hành vi vô ý và hành vi coi thường xã hội, mọi người, đặc biệt là coi thường pháp luật. Theo phân tích về lỗi vô ý thì người phạm tội mặc dù biết trước hậu quả là có thể xảy ra nhưng nghĩ rằng có thể không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được bằng khả năng của mình, nhưng cuối cùng vì quá tự tin hoặc quá cẩu thả dẫn đến hậu quả đã xảy ra. Cũng cần nói thêm về hậu quả xảy ra đối với tội phạm này đôi khi cũng sẽ rất phức tạp, dẫn đến nhận định của một số cơ quan chuyên môn hoặc các cơ quan tuyên truyền về lỗi vi phạm, mà ở đây có thể có cả lỗi của người vi phạm lẫn người bị vi phạm, tức hỗn hợp các lỗi dẫn đến hậu quả xảy ra, ví dụ như: người điều khiển xe mô tô đi đúng phần đường nhưng lại chạy quá tốc độ không làm chủ được tay lái đụng vào 1 mô tô khác đi đúng tốc độ nhưng lại đi sai làn đường của mình, tức đi ngược chiều, tai nạn làm cả 2 đều bị thương tích trên 61%, toàn bộ xe cộ bị hư hỏng nặng, đây là trường hợp mà hỗn hợp cả 2 lỗi của 2 người điều khiển xe mô tô đều có lỗi của mình. Và tại Toà cũng nhận định rằng trường hợp khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thì người bị hại cũng có lỗi và coi trường hợp người bị hại cũng có lỗi (cả hai bên đều có lỗi).
  • 26. 19 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 1.2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến 1999 Từ sau những năm 1945, Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật mới, nhưng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong thời gian này chưa được quy định cụ thể trong pháp luật hình sự. Ngày 03/10/1955, văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta về an toàn GTĐB là Luật đường bộ được ban hành kèm theo Nghị định 384/NĐ của Bộ Giao thông Bưu điện. Tiếp theo vào ngày 19/01/1955, Thủ tướng Chính phủ đã cho ban hành Thông tư số 442/TTg, quy định về tội phạm trên lĩnh vực GTĐB có quy định: “Không theo luật đi đường hoặc không cẩn thận mà làm người khác bị thương thì người vi phạm có thể sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 3 năm. Nếu gây tai nạn làm chết người thì người vi phạm có thể bị phạt tù đến 10 năm” [7, tr.135] Sau năm 1975, Chính phủ ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân. Tại Điều 9 Sắc luật này quy định: “Tội vi phạm luật lệ giao thông trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm và có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng thời đó, gây tai nạn nghiêm trọng với các khung hình phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm,”. Tội phạm trong lĩnh vực GTĐB trong sắc luật số 03-SL/76 có hai khung hình phạt; Khung 2: có mức phạt tù đến 15 năm; Khung 1: có mức phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm tù giam. Trường hợp có thể bị hình phạt tử hình hoặc tù chung thân mà do gây ra thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân hoặc thiệt hại lớn làm chết nhiều người.
  • 27. 20 Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ đều được điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội này là “trừng trị thích đáng đối với những vi phạm nghiêm trọng, nghiêm trị đúng mức đối với những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời kết hợp thận trọng để xem xét đầy đủ mọi tình tiết một cách toàn diện” [7, tr.373]. Tại Điều 186, Chương VIII BLHS năm 1985 quy định Tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB chưa có tên riêng, mà được quy định chung trong tội “vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng”: “1. Người nào điều khiển tham gia GTĐB vận tải mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm: a. Đi quá tốc độ, chở quá trọng tải, tránh, vượt trái phép; b. Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồng lạch, đường bay và độ cao quy định; c. Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông vận tải. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: a. Điều khiển phương tiện an toàn giao thông vận tải mà không có bằng lái; trong khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác; b. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 20 năm.
  • 28. 21 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn ngừa kịp thời, thì bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm” [29, Điều 186 Chương VIII]. Qua đó thấy rằngĐiều 186 BLHS năm 1985 và Điều 9 của Sắc luật 03- SL/76, đã có một bước tiến bộ rất lớn cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung. 1.2.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1999 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 Quốc hội ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 vào ngày 21/12/1999. Trong BLHS năm 1999 tại Điều 202, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB có quy định: “1. Người nào điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà vi phạm quy định ……. phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. …….phạt tù từ ba năm đến mười năm; 3. ……phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Vi phạm quy định về an toàn GTĐB ….. phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 5. Người phạm tội còn có thể …..từ một đến năm năm” [30, Điều 202]. Trong các quy định về An toàn giao thông vận tải trong BLHS 1985 và quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB tại Điều 202 BLHS 1999, tác giả có sự so sánh: Thứ nhất: tội này đã chính thức có tên gọi riêng, giúp cho việc tránh sự nhầm lẫn giữa tội này với tội khác, bảo đảm tính chính xác cao, được quy định tại một điều độc lập, làm cho tên của tội phù hợp với nội dung của hành vi phạm tội. Thứ hai: trong cả hai BLHS nói trên, tuy chủ đề của tội phạm của tội này không thay đổi, đó vẫn là người điều khiển phương tiện GTĐB nhưng
  • 29. 22 cách thể hiện hành vi khách quan của BLHS 1999 chính xác và ngắn gọn hơn, theo đó đã giới hạn hành vi khách quan của tội này chỉ là những vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB. Trong khi đó Điều 186 BLHS 1985 xác định hành vi khách quan của tội này là hành vi vi phạm mà người phạm tội đã liên quan đến các quy định về ATGT vận tải. Mà phạm vi khái niệm vi phạm các quy định về ATGT vận tải thì rộng hơn, bao gồm hành vi điều khiển tham gia GTĐB và các hành vi vi phạm khác (đào đường trái phép, sử dụng vỉa hè,lấn chiếm,lòng đường…), điều này dẫn đến người phạm tội, người dân, người áp dụng pháp luật dễ nhầm lẫn. Bộ luật hình sự năm 1999 được hiểu: chỉ người nào điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà vi phạm thì mới là chủ thể của tội này. Việc Điều luật quy định chưa rõ ràng, chặt chẽ, chưa hàm chứa hết nội dung hành vi khách quan và chủ thể của tội phạm, do đó trong thực tiễn cũng đã có việc hiểu và vận dụng không chính xác, đôi khi còn có cách áp dụng pháp luật khác nhau. 1.2.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 so với Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì có nhiều thay đổi quan trọng về kết cấu điều luật, khung hình phạt, mức hình phạt liên quan. Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, người nào tham gia giao thông đường bộ, tức là nhấn mạnh việc người nào tham gia, còn điều luật cũ trước đây chỉ nói đến người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, vô hình chung chỉ nói đến trường hợp điều khiển, sử dụng phương tiện rồi vi phạm, còn nếu không sử dụng, điều khiển phương tiện thì cho dù có gây tai nạn cho người khác cũng không bị TNHS. Điều 260 BLHS năm 2015 đã giải
  • 30. 23 quyết được vấn đề này, đối tượng được mở rộng và bao quát hơn, không bị giới hạn như các điều luật cũ trước đây. Theo Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm (Không có giấy phép, sử dụng rượu, bia…) Còn khoản 3 thì tăng nặng lên từ bảy năm đến mười lăm năm. Khoản 4 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm nếu thấy được hậu quả có thể xảy ra nghiêm trọng. Khoản 5 thì người phạm tội còn có thể bị hạn chế nghề nghiệp. Còn tại Điều 260 Bộ luật hình 2015 quy định: 1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • 31. 24 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Làm chết 02 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  • 32. 25 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.[31] So với Điều 202 BLHS năm 1999 thì số khung hình phạt của Điều 260 BLHS năm 2015 không thay đổi, nhưng so với BLHS năm 1999 thì số khung hình phạt ở BLHS năm 2015 giảm hơn 01 khung hình phạt. Ở Bộ luật hình sự 1999, tình tiết định khung tăng nặng được chia thành các điểm ở khoản 2, các khoản còn lại chỉ quy định điều kiện để áp dụng khung hình phạt nặng hơn. Điều 260 BLHS năm 2015 có 03 khung hình phạt, trong đó khoản 2 Điều 260 là có số tình tiết định khung nhiều nhất, khoản 1 và khoản 3 có tình tiết định khung ít hơn. Bên cạnh đó, Điều 260 BLHS năm 2015 đã thay đổi từ điều khiển giao thông thành từ tham gia giao thông. Sự thay đổi này phù hợp với quy định của Luật giao thông đường bộ, đồng thời bao quát được các đối tượng vi phạm quy định do Luật giao thông đường bộ điều chỉnh, vì không riêng gì người điều khiển phương tiện mà còn có người tham gia giao thông (như đi trên đường, chăn dắt súc vật…) Xét mức hậu quả cấu thành tội phạm vi phạm tham gia giao thông đường bộ: Điều 260 BLHS năm 2015 cho thấy các mức độ về hậu quả làm cơ sở để quy kết trách nhiệm hình sự. Cụ thể nguồi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả: - Làm chết người; - Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người 61% trở lên; - Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người từ 61% đến 121%; - Đã gây thiệt hại về tài sản từ một trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
  • 33. 26 Như vậy, Điều 260 BLHS năm 2015 đã không có mức độ hậu quả gây tổn thương cơ thể của 01 người mà dưới 61%, không có mức độ hậu quả tổn thương cơ thể của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61% và không có mức độ thiệt hại vật chất dưới một trăm triệu đồng. Và cũng loại bỏ quy định cộng chung mức độ thiệt hại vềvật chất và sức khỏe con người như quy định ở điều 202 BLHS năm 2015. Dù vậy, cũng cần lưu ý là, mặc dù chưa có thiệt hại xảy ra thì người vi phạm vẫn có thể bị truy cứu TNHS nếu đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 của Điều 260 BLHS năm 2015 như: + Về hình phạt: Hình phạt thấp nhất mà tội phạm đã hoàn thành, hậu quả đã xảy ra thì phạt tiền ba mươi triệu đồng, hình phạt cao nhất là phạt tù đến 15 năm. So với quy định của Điều 202 BLHS năm 2015 thì mức hình phạt cao nhất về hình phạt tù có thời hạn không thay đổi nhưng mức hình phạt thấp nhất về phạt tiền tăng lên gấp 6 lần (ba mươi triệu đồng). Nhìn một cách tổng quát về phần hình phạt thì quy định của Điều 260 BLHS năm 2015 không có lợi cho người phạm tội, như vậy thời điểm có hiệu lực của BLHS năm 2015 là 0h00p ngày 01/01/2018 sẽ là thời điểm mà tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có hiệu lực, người vi phạm bị áp dụng theo quy định BLHS năm 2015 bất lợi hơn BLHS năm 1999. Nhưng xét về yếu tố cấu thành tội phạm thì Điều 260 BLHS năm 2015 quy định có lợi hơn cho người phạm tội (kể cả trường hợp tội phạm chưa đạt – khoản 4). Do đó, nếu xem xét để quyết định hình phạt của bị cáo thì áp dụng Điều 202 BLHS năm 1999, còn nếu xem xét mức độ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra liên quan đến tội phạm này ở việc đánh giá có tội hay không có tội thì căn cứ vào Điều 260 BLHS năm 2015. Cũng tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 thì “Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý … thì có thể được miễn trách nhiệm hình
  • 34. 27 sự”. Quy định này là quy định có lợi cho người phạm tội mà khi áp dụng pháp luật cần phải được lưu ý đối với những hành vi phạm tội liên quan đến tội phạm này.Vì nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 thì có thể họ được miễn trách nhiệm hình sự nếu người vi phạm có các yếu tố thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015. Một thay đổi trong khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 là mức hình phạt. Theo đó, mức khởi điểm của hình phạt tiền tăng lên gấp 6 lần, mức cao nhất của phạt tiền tăng gấp 02(Một trăm triệu đồng); mức khởi điểm của hình phạt tù tăng từ 06 tháng lên 01 năm; mức hình phạt cải tạo không giam giữ được giữ nguyên. So với quy định trong khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 với hướng dẫn tại các văn bản dưới luật thì, điểm a và điểm d của điều 260 BLHS năm 2015 là quy định pháp điển hóa hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT – Bộ Công an, tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ quốc phòng,Viện kiểm sát tối cao. Trong đó giữ nguyên mức độ hậu quả tại điểm a, mức độ hậu quả tại điểm d về phần thiệt hại tài sản cao nhất được giữ nguyên, sửa đổi phần thiệt hại tài sản thấp nhất (một trăm triệu đồng). Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999 so với khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 thìchỉ giữ nguyên quy định tại điểm d, còn lại những nội dung tại các điểm a, b, c đều bị sửa đổi. Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 bổ sung thêm 03 tình tiết định khung tăng nặng với phương pháp liệt kê cụ thể quy định “gây hậu quả rất nghiêm trọng” theo điểm đ Điều 202 BLHS năm 1999 thành 03 tình tiết tại các điểm đ, e, g khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015. Bên cạnh đó, Điều 260 BLHS năm 2015 khoản 2 điểm b có tình tiết “có sử dụng chất ma túy” vào trước cụm từ “hoặc các chất kích thích mạnh khác”; đặc biệt tại điểm c đã không còn cụm từ “gây tại nạn rồi” trong
  • 35. 28 Điều 202 BLHS năm 1999 – theo đó cụm từ này không có ý nghĩa thực tiễn nữa vì bản chất điều luật này đang điều chỉnh hành vi vi phạm luật GTĐB gây tai nạn hoặc có nguy cơ rõ ràng gây tai nạn và xác định được mức độ hậu quả. Khoản 4 Điều 260 BLHS năm 2015 có 03 nội dung thay đổi quan trọng cụ thể: - Điều 202 BLHS năm 1999 không có hình phạt tiền, khoản 4 Điều 260 BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền là hình phạt chính với mức từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; - Điều 202 BLHS năm 1999 là “đặc biệt nghiêm trọng” thì khoản 4 Điều 260 BLHS năm 2015 liệt kê rõ các hậu quả có thể xảy ra thuộc các điểm a, b, c ở khoản 3; Mức cao nhất tại khung hình phạt tù có thời hạn ở khoản 4 Điều 260 BLHS năm 2015 thấp hơn khoản 4 Điều 202 BLHS năm 1999 là 01 năm tù (cũ là từ 03 tháng đến 02 năm;mới là từ 03 tháng đến 01 năm) Điều 260 BLHS năm 2015 chuyển khoản 5 thành khoản 4 và có sửa lại một số cụm từ cho phù hợp. Trong đó, nội dung thay đổi là “có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả” thay cho cụm từ “có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại”. Để giải quyết các bất cập thì BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung đã quy định tổng thể hơn về chủ thể, cụ thể tại Khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 trong cấu thành cơ bản của tội phạm quy định: “người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB thuộc một trong các trường hợp sau...”, theo quy định này thì bất cứ người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm an toàn giao thông cũng có thể là chủ thể của tội phạm này. Đồng thời Khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 trong quy định cấu thành cơ bản của tội phạm cũng đã có sửa đổi, bổ sung và lượng hóa, tăng Tải bản FULL (75 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 36. 29 định lượng của cấu thành cơ bản cụ thể hơn như: Điều 202 BLHS năm 1999 quy định “Người nào điều khiển tham gia giao thông đường bộ ….sức khỏe, tài sản của người khác…”, điều luật quy định mang tính khát quát nên Tòa án nhân dân tối cao phải ban hành Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành. Và trong khi quy định tại điểm b tiểu mục 4.1 mục 4 NQ 02/2003 quy định về tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng quy định.[31] Đây là một số điểm mới được sửa đổi, bổ sung cần phải được nghiên cứu và vận dụng chính xác trong việc xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn GTĐB xảy ra từ 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. Tiểu kết chương 1 Trong chương một, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và nội dung cơ bản của Điều 202 BLHS năm 1999 và Điều 260 BLHS năm 2015 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội này thông qua định tội danh và quyết định hình phạt ở chương tiếp theo.Tại chương hai tác giả sẽ đưa ra các vấn đề thực tiễn để định tội danh và xác định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Vì vậy những vấn đề đã phân tích về mặt lý luận tại chương một sẽ là những vấn đề được đề cập thật chi tiết và có tính hệ thống, logic, qua đó sẽ làm cơ sở cho nền tảng pháp lý được tác giả đưa vào chương hai và ba, và áp dụng làm đề xuất, kiến nghị giúp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. Tải bản FULL (75 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 37. 30 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNGĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát tình hình xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh Vị trí địa lý của Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía nam Việt Nam, bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả tổng hợp từ công tác lập bảng kê: dân số của thành phố đến thời điểm 23/01/2019 là 8.859.688 người, tăng 64.823 người so với thời điểm 30/6/2018 (số liệu dân số của thành phố đến thời điểm 30/6/2018 là 8.794.865 người). Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua vẫntiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong đó, tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP (GRDP) đạt hơn 1,33 triệu tỷ đồng, ước tăng 8,3% (cùng kỳ các năm tăng 8,25%). Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của của khu vực nói chung và tại Việt Nam nói riêng, không chỉ phát triển đường không, mà còn đường thủy, đường sắt và đặc biệt là đường bộ. Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút nguồn nhân lực từ khắp nơi trên cả nước, tạo áp lực lớn lên giao thông đô thị mà thành phố còn chưa có những quyết sách đầu tư phù hợp theo kịp sự phát triển này. Trong nội ô thành phố, hệ thống cầu đường trở nên cũ kỹ, xuống cấp, các tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe và ngập úng. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất, bên cạnh đó, triều cường gây ngập sâu ở một vài quận cũng là vấn đề nan giải của 6455057