SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ TRẦN VINH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ THƯ
ĐẮK LẮK, NĂM 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của cá nhân tôi.
Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận văn hoàn toàn trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất kỳ các công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
LÊ TRẦN VINH
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện khoa học xã hội, các
quý Thầy, Cô đã trang bị tri thức cho tôi, tạo môi trường thuận lợi, điều kiện
tốt nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới PGS. TS. VŨ THƯ đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã
động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn
thành luận văn.
Tác giả luận văn
LÊ TRẦN VINH
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn......................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn............................... 3
3. Mục đíchvà nhiệm vụ của luận văn...................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn..................................... 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ................. 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.............................................. 5
7. Kết cấu của luận văn............................................................................ 5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ.......... 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực trật tự đô thị......................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................... 7
1.1.2.Đặc điểmcủaxửphạtvi phạmhành chínhtronglĩnhvực trậttựđô thị...... 9
1.2.Các nguyêntắc xửphạtviphạmhànhchínhtronglĩnhvực trậttựđôthị...... 12
1.2.1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức phải tuân
theo các nguyên tắc sau............................................................................. 12
1.2.2. Việc áp dụng để xử phạt phải tuân thủ nguyên tắc sau....................... 13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đô thị................................................................................. 13
1.3.1. Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực trật tự đô thị....................................................................................... 13
1.3.2. Ý thức pháp luật của các chủ thể liên quan đến trật tự đô thị............ 14
1.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính... 14
1.3.4. Cở sở vật chất và nguồn lực tài chính hoạt động xử phạt hành chính.. 15
Kết luận Chương 1.................................................................................... 16
iv
Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮK LẮK...................................................................................... 17
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng tác động đến xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk............................................................................................. 17
2.2. Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 18
2.2.1. Các hoạt động về chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước...................... 18
2.2.2.Về tổ chức bộ máy và nhân sự.......................................................... 23
2.2.3. Kết quả tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị,
bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường..................................... 25
2.2.4. Nhận xét đánh giá thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột............. 27
Kết luận Chương 2.................................................................................... 35
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ......... 36
TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ....................... 36
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị.............................................................................................. 36
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột ................................................ 37
3.2.1. Nhóm giải pháp chung..................................................................... 37
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể..................................................................... 42
3.2.3. Một số kiến nghị đề xuất.................................................................. 58
Kết luận Chương 3.................................................................................... 60
KẾT LUẬN.............................................................................................. 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 63
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả xử lý vi phạm hành chinh từ năm 2013 đến tháng 5/201926
Bảng 2.2 : Kết quả xử lý vi phạm hành chính từ năm 2017 đến 6/2019.........32
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trật tự đô thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển đô thị,
là thước đo đánh giá cho sự phát triển kinh tế - xã hội và văn minh đô thị, là
nền tảng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mọi đô thị trong
một Quốc gia. Quản lý trật tự đô thị vừa là nhiệm vụ, vừa là thách thức đặt ra
cho mọi Quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhất là các chính quyền
đô thị hiện nay luôn đặc biệt quan tâm giải quyết, không phân biệt là quốc gia
phát triển hay đang phát triển.
Xác định vấn đề quản lý trật tự đô thị là một nhiệm vụ trọng tâm trong
quá trình xây dựng, phát triển đất nước và văn minh đô thị; trong thời gian
qua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp nhằm quản lý trật tự
đô thị, trong đó pháp luật được xem như là một công cụ chủ yếu và hữu hiệu,
có ý nghĩa quan trọng nhất trong công tác quản lý trật tự đô thị, với nhiều các
văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề trật tự đô thị đã được nhà nước ban
hành như Luật Xây dựng, Luật giao thông, Luật bảo vệ Môi trường, Luật xử
lý vi phạm hành chính, các Nghị định của Chính phủ v.v..
Thực hiện các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách
pháp luật của Nhà nước, nhất là Kết luận (01) số 60-KL/TW ngày 27/11/2009
của Ban Chấp hành Trung ương về Kết luận của Bộ chính trị về xây dựng và
phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
(giai đoạn 2010-2020). Trong 10 năm qua, thành phố Buôn Ma Thuột đã liên
tục và nhanh chóng thay đổi gương mặt của mình, sự phát triển thành phố
Buôn Ma Thuột vừa là nhu cầu tự thân, vừa là để đáp ứng yêu cầu của một
thành phố đầu tàu có sự liên đới trách nhiệm đối với vùng Tây Nguyên trong
2
giai đoạn mới của đất nước, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhu cầu đất đai, xây
dựng các công trình, nhà ở và kinh doanh buôn bán, đi lại của người dân ngày
một tăng cao và dẫn đến tình hình vi phạm về trật tự đô thị ngày một nhiều,
việc quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột vì thế mà được đặt ra một cáchcấp thiết hơn bao giờ hết.
Được sự quan tâm của Trung ương và UBND tỉnh Đắk Lắk, những năm
qua thành phố Buôn Ma Thuột đã từng bước quy hoạch đô thị trên diện rộng,
chỉnh trang, nâng cấp các tuyến đường, ngõ hẽm; đời sống nhân dân ngày càng
được nâng cao rõ rệt; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộiđược bảo
đảm, thu hút nhiều tổ chức và cá nhân đếnđầu tư xây dựngvà sinh sống.
Cùng vớisựphát triển về kinh tế - xã hộicủa thành phố, thì nhiều vấn đề bức
xúc đặt ra cho lãnh đạo thành phố cần đặc biệt quan tâm xử lý, trong đó phảinói
đến vấn đề về trật tự đô thịnhư: Xây dựng nhà ở và các công trình xây dựng trái
phép, khôngphép, saiphép; lấn chiếm vỉa hè và lòng lề đường để buônbán (chợ
nhỏ, quán cóc, quán ăn, xe đẩy, quầy hàng…), chèo kéo khách, bán hàng rong
(quang gánh, thúng mẹt, xe đạp), rao vặt, đậu đỗ các phương tiện giao thông
không đúng nơi quy định (ô tô, xe máy, xích lô, ba gác, xe đạp), xả rác bừa bãi,
gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, việc xử phạt không nghiêm đã dẫn đến
tình trạng táiphạm và nhờn luật, điều đó đóng góp phần gây mất trật tựđô thị, cản
trở giao thôngđô thị, làm nhếchnhác và mất cảnhquan, mỹ quanđô thị.
Với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó đề
xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói
chung, vớimục tiêu là xây dựng một tỉnh Đắk Lắk “Văn hóa - Văn minh đô thị”
và thành phốBuôn Ma Thuột “xanh - sạch - đẹp”, học viên chọn đề tài“Xửphạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh ĐắkLắk” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở
nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Cụ thể, bao gồm:
- Luận văn cao học "Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng, liên hệ qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội" của Quân
Ngọc Anh, khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 và một số bài
viết nghiên cứu về lĩnh vực này (02).
- Luận văn cao học "Vi phạm hành chính và tội phạm - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn", của Trần Thu Hạnh, Khoa Luật Trường Đại học tổng hợp
Hà Nội, 1998 (03);
- Luận văn cao học "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự
đô thị từ thực tiễn Quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng” của Trịnh Văn Quang,
năm 2016 (04).
- Luận văn “Pháp luật về quản lý môi trường - từ thực tiễn huyện Cư
Kuin, tỉnh Đắk Lắk” của Văn Tiến Sỹ, học viên Học viện hành chính Quốc gia
năm 2017 (05);
- Luận văn “Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” của Đặng Như Phú Tân, học viên Học viện
hành chính Quốc gia năm 2017 (06);
- Sổ tay nghiệp vụ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Sở Tư
pháp tỉnh Đắk Lắk năm 2016 (07).
- Giáo trình học phần Quyết định hành chính: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn của TS. Nguyễn Tuấn Khanh (29);
- Hiệu lực quyếtđịnh quản lý hành chính nhà nước:Những vấn đề lý luận và
thực tiễn củaTS. NguyễnMinh Phú, Học việnkhoahọc xãhội, năm 2017 (30).
4
- Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Ban Chấp hành Trung ương
về Kết luận của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma
Thuộtthành đô thịtrung tâm vùng Tây Nguyên (giaiđoạn 2010-2020)(01).
Trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan,
luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật, thực tiễn xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, từ đó đưa ra các giải
pháp góp phần nâng cao hiệu hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận
của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị;
đánh giá thực trạng, kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập, khó khăn,
vướng mắc trong thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột; từ đó đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự
đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu, hệ thống hóacác lý luận và pháp luật về xửphạt viphạm hành
chínhtrong lĩnh vực trật tựđô thị.
+ Đánh giá việc tổ chức thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột, làm rõ những ưu
điểm đã đạt được, nêu ra được những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập
và nguyên nhân.
+ Đềxuất mộtsố giảipháp cụ thểđể nhằmnângcao hiệuquả xửphạt viphạm
hànhchính trong lĩnhvực trậttựđô thịtrênđịabànthànhphốBuônMaThuột.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến công tác tổ chức thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
5
tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động xử phạt hành
chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột từ
năm 2013 đến năm 2019.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật
của nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp
phân tích, tổng hợp, logic, so sánh và thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu,
hoàn thiện các thể chế pháp luật phục vụ yêu cầu công tác xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin tổng quan về thực trạng pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột; nguyên nhân của những hạn chế và đề ra những
giải pháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự đô thị.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước ở địa
phương có liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột.
7. Kết cấucủa luận văn
Bố cục của luận văn được kết cấu gồm 3 Chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
- Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
6
tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính
trong lĩnh vực trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
7
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đô thị
1.1.1. Khái niệm.
a) Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính (khoản 1
điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Vì vậy, để xác định được
đúng hành vi vi phạm hành chính, thì chúng ta phải dấu hiệu để nhận biết vi
phạm hành chính như: Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính là tổ chức hoặc
cá nhân, hành vi có lỗi (vô ý hoặc cố ý) hành vi đó là trái pháp luật, nhưng
hành vi đó không phải là tội phạm, tức là hành vi đó có mức độ xâm hại chưa
nguy hiểm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và hành vi đó phải
được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Khi áp dụng pháp luật chúng ta cần phân biệt hành vi vi phạm hành
chính với tội phạm, mặc dù đều là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi
ích của Nhà nước, tập thể và công dân, gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, là
biểu hiện tiêu cực cần phải loại trừ. Tuy nhiên, nó có những đặc điểm khác
nhau là: Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã thấp hơn so với tội
phạm và do đó các hình thức xử phạt vi phạm hành chính cũng ít nghiêm khắc
hơn so với hình phạt áp dụng đối với tội phạm, tội phạm chỉ được quy định
trong Bộ Luật hình sự và đối tượng thực hiện tội phạm bị xử phạt về hình sự
chỉ có thể là cá nhân, thẩm quyền xử lý về tội phạm chỉ duy nhất cơ quan Tòa
án và thủ tục xử lý tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự, trong khi đó thủ tục
8
xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương từ
phía cơ quan hành chính Nhà nước.
Khi xử lý vi phạm hành chính chúng ta phải thực hiện theo đúng nguyên
tắc xử lý hành chính. Đốivớixử lý hành chính thì phảitheo nguyên tắc:Cá nhân
chỉ áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đốitượng (quy
định tại các điều 90, 92, 94 và 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012);
việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành nhanh chóng,
công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, côngbàng và đúng quy định của pháp
luật; việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ
vào tính chất mức độ, hậu quả viphạm hành chính, nhân thân người viphạm và
tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.
b) Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp
dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi viphạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính (khoản 2 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Xử
phạt viphạm hành chính có 02 hình thức là xử phạt chính và phạt bổ sung, hình
phạt chính bao gồm cảnh cáo và phạt tiền, hình phạt bổ sung thì bao gồm như:
tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được
sử dụng để vi phạm hành chính hoặc trục xuất. Các hình thức phạt bổ sung trên
có thể được quy định là hình thức phạt bổ sung hoặc là hình thức xử phạt chính
tùy trong từng trường hợp.
Tuy nhiên, biện pháp khắc phục hậu quả vẫn được áp dụng độc lập trong
trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, như trong tình thế
cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, …Ngoàichúng ta cũng cần lưu
ý là:Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quảphảighi rõ lý do không ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính;tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp
9
khắc phục hậu quảđược áp dụng trách nhiệm và thờihạn thực hiện. Chiphí khắc
phục hậu quả:Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thể thực
hiện được các biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan quản lý có thẩm quyền
sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan mình để thực hiện biện
pháp khắc phục hậu quả đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả
kinh phí cho cơ quan đãthực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
c) Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đốivớicá nhân vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tộiphạm, bao
gồm biện pháp giáo dục tạixã, phường, thịtrấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc (khoản 3 điều
2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Đây là các biện pháp xử lý hành
chính khác được phân biệt rõ rệt với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
thuông thường như phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính,…Vì các biện pháp này chỉ được áp dụng đối với những đối
tượng nhất định, khi áp dụng không chỉ căn cứ một hành vi vi phạm cụ thể, mà
còncăncứvào cả quátrìnhvi phạmpháp luật có tínhhệ thống củađốitượng.
Các biện pháp xử lý hành chính hạn chế trực tiếp quyền tự do công dân
(biện pháp đưa vào trường giáodưỡng, đưa vào cơ sở giáo dụcbắtbuộc và đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc); đó đó, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định
thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là Tòa án
nhân dân; việc giao Tòa án quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ tạo
điều kiện cho đương sự, luật sư, người bào chữa được tham dự để bảo vệ quyền
lợicủa đương sự, bảo đảm dân chủ, khách quan; phù hợp vớiquá trình hộinhập
quốc tế. Riêng thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn vẫn giao cho Chủ tịch UBND cấp xã.
1.1.2.Đặc điểmcủaxửphạtvi phạmhành chínhtronglĩnhvực trậttựđô thị.
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn
10
giao thông; vệ sinh môi trường và văn hóa văn minh đô thị…. Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị có một số đặc điểm sau:
- Thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính chính là nhiều cơ quan có thẩm
quyền khác nhau, khác với các vụ việc hình sự chỉ do một cơ quan xem xét Tòa
án. Thẩm quyền chung là Chủ tịch UBND các cấp, thẩm quyền của Công an
nhân dân, Hải quan, cơ quanThuế, Quản lý thị trường, Thanh tra v.v..
- Xử phạt hành chính là biện pháp xử lý có tính cưỡng chế của Nhà
nước, do Nhà nước đặt ra dưới hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp
luật để áp dụng đối với các loại vi phạm pháp luật khác nhau tùy theo tính
chất, mức độ của vi phạm và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Người có thẩm quyền cưỡng chế khi ra quyết định cưỡng chế có nhiệm
vụ tổ chức cưỡng chế như lập kế hoạch, huy động và phân công nhiệm vụ cụ
thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện cưỡng chế.
Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh
chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu trách nhiệm mọi chi phí về việc
tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế.
- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là trình tự pháp luật quy định mà
người có thẩm quyền xử phạt phải nắm vững và tuân thủ triệt để khi tiến hành
xử phạt vi phạm hành chính. Có 02 loại thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là
xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản và xử phạt vi phạm hành
chính có lập biên bản.
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong
trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân
và 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ (Sổ tay nghiệp vụ pháp luậtvề
11
xử lý vi phạm hành chính của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk, năm 2016). Trường
hợp vi phạm hành chính phát hiện nhờ sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật,
nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên
bản áp dụng đối với các vi phạm hành chính nhỏ, rõ ràng, không có tình tiết
phức tạp cần xác minh thêm. Dù không lập biên bản, nhưng mọi trường hợp
xử phạt vi phạm hành chính đều phải ra quyết định xử phạt.
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, biên bản vi phạm
hành chính là cơ sở pháp lý quan trọng để người có thẩm quyền ban hành
quyết định xử lý vi phạm hành chính.
- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố
ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm
hành chính. Người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân vi
phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp
dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng - an ninh, thì người xử
phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thẩm
quyền xử lý. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành
chính do mình gây ra. Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong
phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc
tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác.
1.1.3. Vai trò củaxử phạt vi phạmhành chínhtronglĩnh vực trật tự đô thị.
- Xử phạt vi phạm hành chính để giáo dục ý thức pháp luật cho chủ thể
12
vi phạm và những người khác về sự đúng đắn, công bằng, hợp đạo đức của
biện pháp được áp dụng, giáo dục cho mọi công dân tri thức pháp luật, đốivới
pháp luật, hình thành ở họ lối sống và làm việc tuân theo pháp luật, bảo vệ
quy tắc, trật tự đô thị đã bị thay đổi do các chủ thể vi phạm hành chính gây ra.
Các hành vivi phạm và tác dụng giáo dục của biện pháp trách nhiệm được
áp dụng pháp luật các chủ thể vi phạm và những người khác kiềm chế không
thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Xử phạt vi phạm hành chính là công cụ bổ trợ cho công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực trật tự đô thị, qua đó gây tác động đến nhận thức của
người vi phạm về ý thức về tính chính đáng của biện pháp trách nhiệm được
áp dụng, răn đe người vi phạm pháp luật và những người không vững vàng,
dễ vi phạm pháp luật khác.
1.2.Các nguyêntắcxửphạtviphạmhànhchínhtronglĩnhvực trậttựđô thị
1.2.1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức phải tuân theo
các nguyên tắc sau:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và
phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải
được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công
khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của
pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ,
hậu quả vi phạm, đốitượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do
pháp luật quy định.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
13
người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Ví dụ: nhiều người cùng thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, thì
mỗi người sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này chứ không xử
phạt riêng một người nào.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm
hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm
hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua
người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với
tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
1.2.2. Việc áp dụng để xử phạt phải tuân thủ nguyên tắc sau:
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức viphạm hành chính chỉ
bịáp dụng một hình thức xử phạt chính, có thể áp dụng nhiều hình thức phạt bổ
sung; hình thức phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt
chính, không áp dụngđộc lập; trừ một số trường hợp đặc biệt pháp luật quy định
không xử phạt do hết thời hiệu xử phạt nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc
phục hạu quả để bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng; đối với mỗi hành vi vi
phạm phảicăn cứ vào các nghịđịnh về xử phạt viphạm hành chính đó được quy
định ở điều nào, khoản nào, điểm nào, bị áp dụng hình thức, biện pháp gì, mức
phạt bao nhiêu ,…
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực trật tự đô thị
1.3.1. Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị.
Hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, đơn giản, dễ hiểu và tạo ra một
khung pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh đảm bảo được sự thống nhất quản lý, làm
14
cơ sở cho việc phân loại vi phạm, ngăn chăn các hành vi vi phạm pháp luật,
nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động trật tự đô
thị và các cán bộ, công chức thực thi công vụ
Để quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự đô thịphù hợp vớitình hình thực
tế các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính thông thường được
sửa đổi, bổ sung và phải làm sao để các quy định trong các văn bản quy phạm
pháp luật về viphạm hành chính thống nhất, đồng bộ nhằm phục vụ có hiệu quả
côngtác xử phạt vi phạm hành chính.
1.3.2. Ý thức pháp luật của các chủ thể liên quan đến trật tự đô thị.
Ý thức pháp luật là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến việc
thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị,
các tổ chức cá nhân nắm vững, hiểu rõ và chỉ làm những gì pháp luật không
cấm, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, vì vậy việc tuyên truyền giáo dục
pháp luật một cáchsâu rộng và phù hợp vớitừng đốitượng bằng nhiều hình thức
đadạng phongphú sẽ mang lại hiệu quả cao.
1.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính
Bộ máy xử phạt vi phạm hành chính ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm
bảo thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, bởi chỉ khi tổ chức bộ máy tinh
gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả thì việc thực hiện xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự đô thị mới đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó,
đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi là những người có trình
độ nhận thức, ý thức chính trị, có lập trường tư tưởng của người thực thi công
vụ. Cán bộ, công chức phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách
nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, có kiến thức quản lý nhà
nước và am hiểu pháp luật, việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức theo
những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” sẽ giúp cho những
người thực thi công vụ trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng để từ đó có
15
được những quyết định côngtâm.
1.3.4. Cở sở vật chất và nguồn lực tài chính hoạt động xử phạt hành chính
Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động xử phạt hành chính
có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự đô thị, chỉ khi hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn lực tài chính được
đầy đủ mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính, từ đó ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
16
Kết luận Chương 1
Quản lý trật tự đô thị là một lĩnh vực rất rộng, liên quan tới nhiều ngành
và nhiều lĩnh vực, như: Đất đai, xây dựng, giao thông, môi trường v.v.. Vì vậy,
vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thịđã phong phú, đa dạng và phức
tạp, mà công tác xử phạt, xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực này cũng còn nhiều vấn đề phát sinh tính phức tạp. Để có cơ sở thực
hiện đúng quy định về xử phạt, chương này đã làm rõ cơ sở lý luận thế nào là
vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp xử lý vi phạm
hành chính, ý nghĩa và vai trò của sử phạt vi phạm hành chính, các nguyên tắc
xử phạt và áp dụng xử phạt, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục, các
yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện xử phạt, xử phạt vi phạm hành
chính là hoạt động quan trọng của nhà nước, nhằm đáp ứng các yêu cầu văn
minh đô thị, đặc biệt trong quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị như hiện
nay, đây là lĩnh vực cần được chú trọng, quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện,
để sớm điều chỉnh các mối quan hệ này đi vào nề nếp, tuân theo một khuôn
khổ nhất định đúng với chương trình quy hoạch tổng thể đã đề ra.
Công cụ quan trọng để thực hiện việc xử phạt là pháp luật, pháp luật tạo
thành hành lang pháp lý cho các hoạt động quản lý và trật tự đô thị, là công cụ
có tính bắt buộc thực hiện các quy đinh để đảm bảo trật tự đô thị. Nội dung chủ
yếu của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị (như: xử phạt
về trật tự xây dựng đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nếp
sống văn hóa văn minh đôthị) cũng đãđược đề cập đến một cáchtổng quát.
17
Chương 2:
THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TẠI
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng tác động đến xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của
tỉnh Đắk Lắk, có vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, quốc phòng, an
ninh của vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lượng quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có diện tích khoảng 377,09km2 chiếm khoảng
2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk, bao gồm: 13 phường và 08 xã. Các
phường trung tâm như Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công hầu hết đã được
phủ kín đất ở, việc xây dựng đều được cấp giấy phép xây dựng theo quy định,
ít xảy ra việc xây dựng trái phép; các phường, xã còn lại diện tích đất nông
nghiệp còn rất lớn. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa của thành phố
Buôn Ma Thuột tăng nhanh, phạm vi xây dựng đô thị ngày càng mở rộng,
cùng với việc phát triển về kinh tế - xã hội, các khu dân cư mới trong đô thị
được hình thành. Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng đô thị
theo quy hoạch có nhiều chuyển biến tích cực. Việc hình thành các khu dân
cư theo các dự án và thiết kế đô thị được quan tâm đầu tư phát triển, từng
bước hình thành các khu đô thị hiện đại, văn minh.
Việc phát triển và chỉnh trang đô thị đang trên đà phát triển thì cũng phát
sinh những vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, đó là công tác quản lý trật tự
xây dựng và quản lý đất đai. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị và đất
đai đã và đang là một vấn đề nóng đang diễn ra trong thực tế trên các địa
18
phương. Hiện tượng xây dựng không phép, trái phép xảy ra ở nhiều nơi trên
địa bàn thành phố, có thể nhận thấy các công trình vi phạm về các quy định
của Luật xây dựng, Luật đất đai xảy ra ngày càng đa dạng hơn. Mức độ không
chỉ dừng lại ở việc xây dựng không phép, sai phép mà còn xây dựng trên đất
không được phép xây dựng, xây dựng công trình khi chưa có chủ trương đầu
tư xây dựng, việc sử dụng đất không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều
và có chiều hướng phức tạp.
2.2. Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
2.2.1. Các hoạt động về chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước.
a) Công tác ban hành văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện: Xác định
thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố là một trong
các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục; Tỉnh ủy, Ban Thường vụ
Thành ủy và UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã ban hành các văn bản chỉ
đạo, triển khai thực hiện và tăng cường trong công tác quản lý trật tự xây
dựng và đất đai; thành lập các Đoàn, Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong linh vực quản lý trật tự xây
dựng, đất đai đôi với UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố.
b)Công tác chỉ đạo điều hành:
Hàng năm, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột sẽ diễn ra nhiều các
sự kiện lớn như: Lễ hội cà phê, Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây nguyên,
Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Nguyên, kết hợp thực hiện nhiệm vụ
chính trị được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành
ủy và Hội đồng nhân dân thành phố giao và theo chỉ đạo của Ban An toàn
giao thông tỉnh nhằm đảm bảo việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong công
tác quản lý trật tự đô thị gắn với đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi
trường trên địa bàn thành phố; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng;
UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện.
19
Ngoài ra, UBND thành phố Buôn Ma Thuột thường xuyên chỉ đạo
UBND các xã, phường tại các buổi họp giao ban hàng tháng và ban hành
nhiều văn bản chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm quản lý của chính quyền cơ sở
và nâng cao ý thức người dân về việc thực hiện nghiêm pháp luật về đất đai,
trật tự xây dựng và góp phần giữ gìn trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ
sinh môi trường trên địa bàn thành phố, cụ thể:
- Giải tỏa tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, buôn bán tại
các khu vực chợ trung tâm Buôn Ma Thuột, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũ,
Quảng trường 10/3, Trường Đại học Tây Nguyên, thường xuyên gây mất an
ninh trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đối người dân sinh sống
trong khu vực; duy trì lực lượng chống tái lấn chiếm.
- Chỉ đạo UBND các phường, xã tổ chức ra quân tuyên truyền, vận động
nhân dân thực hiện phá dỡ các công trình bục, bệ, vệt dắt xe, bậc thềm, bậc tam
cấp, mái che, mái vẩy... vi phạm chỉ giới xây dựng, lấn chiếm vỉa hè; thực hiện
cưỡng chế đối với những trường hợp không tự giác chấp hành; Thực hiện kiểm
tra, rà soát các công trình xây dựng đã được cấp phép có diện tích nhỏ hơn 60m2
trên thửa đất còn nhiều diện tích đất nông nghiệp; chỉ đạo xử lý các trường hợp
xả rác thải, nước thải không đúng quy định ra đường phố; Chỉ đạo các địa
phương có tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm
các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để dựng lều, rạp kinh
doanh, buôn bán; chấm dứt việc cho gửi các quầy sạp, dụng cụ phục vụ kinh
doanh vỉa hè về đêm và chấm dứt việc mở tường rào cho kinh doanh buôn bán
trong khuôn viên trụ sở.
- Tổ chức ra quân xử lý tình trạng dừng, đỗ xe trên hè phố sai quy định
trên địa bàn thành phố.
- Chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích thu gom rác thải phải
đảm bảo đúng giờ giấc quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình
20
thu gom rác thải trên địa bàn thành phố.
- Chỉ đạo Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị và UBND các phường, xã
thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp sử dụng tạm thời một phần vỉa
hè để tập kết vật liệu xây dựng, để xe môtô, kinh doanh, buôn bán không
đúng theo nội dung Giấy phép được cấp, không đảm bảo mỹ quan đô thị, an
toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Đặc biệt thành lập Tổ kiểm tra liên ngành Tài nguyên môi trường, Quản
lý đô thịtheo Quyết định số 945/QĐ-UBND ngày 22/2/2017, vớinhiệm vụ kiểm
tra việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính của UBND các xã, phường
trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, tham mưu UBND thành phố xử lý những
trường hợp để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng, bao che
cho hành vi vi phạm. Tổ kiểm tra này hoạt độngxuyên suốttrong năm.
c) Côngtác tuyên truyền:
* Đài Truyền thanh truyền hình thành phố:
- Về phát thanh: Thực hiện tin, bài phóng sự ghi nhanh, ký báo chí; câu
chuyện truyền thanh, chuyên mục về trật tự đô thị, xây dựng nếp sống văn
minh đô thị.
- Vềtruyềnhình:Thực hiệntin, bàiphóngsựghinhanh, phóngsựchuyênđề.
- Nội dung tuyên truyền:
+ Tiếp tục tuyên truyền các quy chế về quản lý đô thị do UBND tỉnh, Ủy
ban nhân dân thành phố ban hành; Phản ánh đưa tin các đợt ra quân về đảm
bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông, nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán
các hành vi ứng xử, vi phạm nếp sống văn minh đô thị; Phối hợp với Đội cảnh
sát giao thông thành phố đưa tin công tác tuần tra kiểm soát về việc chấp hành
các quy định về an toàn giao thông.
+ Đưa tin về sự quyết tâm của UBND thành phố trong công tác chỉnh
trang đô thị, ra quân lập lại trật tự đô thị trên địa bàn thành phố.
21
+ Xâydựngcác chuyên mục, chuyênđề, câuchuyện truyền thanhnhằm tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục về trật tự đô thịđể người nghe nhận thức rõ về ý thức
chấp hànhcácquyđịnhvềtrậttựđô thị, antoàngiao thôngvà vệsinh môi trường.
* Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thành phố:
- Biên tập đĩa CD về đề cương tuyên truyền xây dựng nếp sống văn
minh, đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông cấp phát cho truyền thanh cơ
sở 21 phường, xã phát thanh trung bình tuần 2 lần trên trạm phát thanh cơ sở,
tuyền truyền nội dung về trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi
trường, công tác giải tỏa chợ đêm Buôn Ma Thuột, công tác chỉnh trang đô thị
tại 03 tuyến đường điểm Lê Thánh Tông, Phan Bội Châu và Ngô Quyền; đã
tổ chức các buổi xe loa tuyên truyền trên địa bàn Thành phố triển khai treo
mới các đợt băng rôn, thay mới nội dung panô tuyên truyền về xây dựng nếp
sống văn minh, trật tự đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
- Tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết
của Thành ủy về xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Phối hợp với UBND các phường, xã chấn chỉnh hoạt động quảng cáo,
rao vặt trên địa bàn theo Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-
CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về
quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
- Tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ trong lĩnh vực
quảng cáo.
- Tăngcườngcôngtác kiểmtra, xửlý vi phạmtronghoạtđộngquảngcáo,rao
22
vặt, đãkiểmtra, pháthiện, thammưuxửlýhành chínhcáctrườnghợpviphạm.
* Công an thành phố Buôn Ma Thuột:
- Thực hiện kế hoạch số 86/KH-CATP (CSGT) ngày 11/5/2017 của Công
an thành phố về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và vận động quần chúng nhân
dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn xã hộivà trật tự an toàn giao thông ở vùng
nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột, phân công cán bộ chiến sỹ phối hợp với phòng PC67, các đội nghiệp vụ
của Công an thành phố thực hiện công tác tuyên truyền Luật giao thông đường
bộ cho 50.217 lượt người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ, giáo viên,
học sinh các cấp tại các buôn, xã, phường, tổ dân phố và tại các trường học.
- Trong quá trình tuần tra kiểm soát và xử lý viphạm hành chính lồng ghép
công tác tuyên truyền luật giao thông đường bộ;Thông tư số 49/TT/CP-2014 về
quy trình tuần tra kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát trật tự,
Nghịđịnh 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 về xử phạt viphạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt…cho người vi phạm cũng như những
ngườidânkhác biếtđểchấp hànhnghiêm chỉnhpháp luật;
- Phối hợp với Đài Truyền thanh và Truyền hình thành phố và Đài phát
thanh và truyền hình tỉnh Đắk Lắk đưa tin bài, phóng sự ghi nhanh, ký báo chí;
câu chuyện truyền thanh.
* UBND các xã, phường:
- Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân, các đoàn thể xây dựng
nếp sống văn minh đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; gắn với
việc xây dựng “Gia đình Văn hóa”, “ Cơ quan văn hóa”.
- Phối hợp với các hội, đoàn thể phường, xã thực hiện công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân về chủ trương thực hiện công tác đảm bảo trật tự đô
thị, an toàn giao thông, vệ sinh môitrường; Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
làm nơi kinh doanh buôn bán, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị
23
trên địa bàn.
- Thông báo thông qua loa đài và bằng văn bản đến từng hộ gia đình về
kế hoạch triển khai ra quân thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, xử lý bậc
thềm, bậc tam cấp, vệt dắt xe, biển hiệu lấn chiếm vỉa hè, lắp dựng bảng
quảng cáo sai quy định, vận độngnhân dân tự giác khắc phục hậu quả.
2.2.2.Về tổ chức bộ máy và nhân sự:
a) Độiquảnlý trật tự cảnhquanđô thịthành phố.
Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị - thị xã Buôn Ma Thuột (nay là Đội
Quản lý trật tự cảnh quan đô thị - thành phố Buôn Ma Thuột) được UBND tỉnh
thành lập tại Quyếtđịnh số 1064/QĐ-UB ngày 01/11/1994, là đơn vịsự nghiệp có
thu, chịu sựchỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố Buôn Ma Thuột. UBND Tỉnh
giao cho UBND thành phố quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
quy chế hoạt động của Đội, đảm bảo cho Độihoạt động tuân thủ đúng theo quy
định Pháp luật.
UBND thành phố Buôn Ma Thuột ban hành Quyết định số 372/1999/QĐ-
UB ngày 03/6/1999 về quychế hoạtđộngcủaĐộiQuản lý trật tự cảnhquanđô thị
thành phố BuônMaThuộtvớiquyđịnh cụthể nhưsau:
* Chứcnăng,nhiệmvụ,quyềnhạn:
- Kiểm tra, phát hiện lập biên bản viphạm hành chính đốivớicác tổ chứccá
nhân có hành vi, vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông, quản lý xây
dựng, cảnh quanđô thịvà vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, đề xuấtbiện
pháp xử lý, trình UBND thành phố xem xét, ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chínhtheo quyđịnh pháp luật;
- Phối hợp chính quyền địa phương: Phường, xã và các ngành có liên quan
thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo UBND thành phố, hướng dẫn và tuyên truyền
phổ biếncác quyđịnhcủapháp luật về trật tự an toàn giao thông, quản lý xây dựng,
cảnhquanđôthị, vệsinhmôitrường đô thịcho cáctổ chức,cánhânchấphành;
24
- Tổng hợp báo cáo tình hình kết quả xử lý vi phạm hàng tuần, hàng tháng,
hàng quývà báo cáo nămchoUBNDthành phố đểtheo dõivàkịp thờichỉ đạo;
- Chỉ đạo vàphâncông nhiệm vụ cho thành viên của các ngànhđược UBND
thành phố điềuđộngthamgiatrực tiếp tại Độitheo kế hoạchcủamình.
* Cơ cấu tổchức:
Tính đến tháng 3/2016 toàn Đội là 33 người (có 04 biên chế: gồm 01 đội
trưởng, 02 đội phó và 01 kế toán;có 29 hợp đồng), trình độ chuyên môn đại học
09, cao đẳng 02, trung cấp 06. Ban lãnh đạo gồm 03 người: 01 Đội trưởng và 02
Đội phó; tổ văn phòng có 04 người, tổ lái xe có 03 người (02 ôtô), số còn lại
23 ngườiđược biênchếthành04tổ (01 tổVSMT,03tổTTĐT).
b) Tổ kiểmtra liên ngành Tàinguyên môitrường, Quảnlý đô thị:
Theo Quyết định số 945/QĐ-UBND ngày 22/2/2017 của UBND thành
phố Buôn Ma Thuột, với nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện các biện pháp xử
lý hành chính của UBND các xã, phường trong lĩnh vực đất đai, xây dựng,
tham mưu cho UBND thành phố xử lý những trường hợp để xảy ra vi phạm
mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng, bao che cho hành vi vi phạm. Tổ
kiểm tra này hoạt động xuyên suốttrong năm.
c) Tổ trậttựđô thịcác phườngvàxãHòa Thắng:
UBND thành phố chủ trương cho phép các xã, phường thành lập Tổ trật
tự đô thị phối hợp với Công An phường giữ gìn trật tự trên địa bàn. Hiện tại
13 phường và 01 xã (xã Hòa Thắng) đã thành lập Tổ trật tự đô thị, được trang
bị xe ô tô, số nhân viên trật tự từ 05 đến 07 người do UBND các phường, xã
trực tiếp ký hợp đồng lao động.
d) Đội Cảnh sát giao thông và Đội cảnh sát trật tự của Công an thành
phố Buôn Ma Thuột.
Là đơn vị thuộc lực lượng vũ trang có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý theo
thẩm quyền về phương tiện tham gia giao thông và an ninh trật tự đô thị, đồng
25
thời phối hợp với các cơ quan chức năng của chính quyền để xử lý các trường
hợp vị phạm hành chính và vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
2.2.3. Kết quả tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị, bảo
đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
a) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và
Nghịđịnh số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017củaChính phủsửa đổibổ sung một
số điềucủaNghịđịnhsố81/2013/NĐ-CPngày19/7/2013củaChínhphủ.
- Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác,
chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh
vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động
sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
- Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 Của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
- Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 Quy định
xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Chính
phủ Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống
người thi hành công vụ.
- Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ Quy định Nghị định quy đinh về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện
26
vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
- Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ Quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ
thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an
toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
b) Kết quả thực hiện xử phạtvi phạm hành chínhvềđất đaivà xây dựng:
Bảng 2.1: Kết quả xử lývi phạm hành chính từ năm 2013đến tháng 5/2019
KẾT QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TỪ NĂM 2013 ĐẾN THÁNG 5/2019
STT
NỘI DUNG CÔNG
VIỆC
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾNTHÁNG 5/2019
TỔNG
2013 2014 2015 2016 2017 2018
20/5/
2019
1 Cấp GPXD: 820.0 898.0 891.0 950.0 1,460.0 2,073.0 822.0 7,092.0
2
Số trường hợp vi
phạm:
129 71 116 43 312 214 80 965
Số QĐ XPVPHC: 97.0 65.0 111.0 43.0 231.0 146.0 57.0 750.0
- Tổng số tiền phạt
(triệu đồng):
1,201.50 455.25 693.875 296.25 919.13 879.53 348.50 4,794.03
+ Đã chấp hành nộp
phạt:
284.00 292.75 482.625 160.00 866.13 677.03 179.00 2,941.53
+ Tỷ lệ nộp phạt: 23.64% 64.31% 69.56% 54.01% 94.23% 76.98% 51.36% 61.36%
+ Chưa chấp hành nộp
phạt:
917.50 162.50 211.250 136.25 53.00 202.50 169.50 1,683.00
+ Miễn xử phạt: 1 1 2.0
- Khắc phục hậu qua:̉ 12 3 112 180 103 24 434.0
+ Tự giác tháo dơ:̃ 8 8 154 87 18 275.0
+ Đã cưỡng chế: 4 3 104 26 16 6 159.0
(Nguồn: Báo cáo của UBND thành phố Buôn Ma Thuột về kết quả thực hiện Chỉ thị
số 16-CT/TU ngày 10/12/2012 của Ban thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng với công tác quản lý đất đai và xây dựng trên địa bàn thành phố).
27
b)Kết quảxử phạt về trật tự đô thị và vệ sinh môitrường.
Bảng 2.2:Kếtquả xử lý vi phạm hànhchính từ năm 2017 đến6/2019
KẾTQUẢXỬLÝVIPHẠM HÀNH CHÍNHTỪNĂM2017ĐẾN6/2019
STT Têncác cơquanthực hiện Năm 2017 Năm 2018 06/2019
01 Độiquản lý trậttự đôthị
- Số quyết định xử phạt (số
vụ):
421 684
210 (đã thực hiện
197)
- Tổng số tiền thu được: 99.475.000đ 223.735.000 đ 119.400.000 đ
02 Ủyban nhân dân xã,phường
- Số quyết định xử phạt (số
vụ):
1.107 1.784 540
- Tổng sốtiền thu được: 239.820.000 đ 377.785.000 đ 126.810.000 đ
03 Công an thành phố Buôn Ma
Thuột
- Số quyết định xử phạt (số
vụ):
9.796 6.046 656
- Tổng sốtiền thu được: 4.764.378.000đ 4.355.787.000 đ 718.000.000đ
04 PhòngVănHóa -Thông tin
- Số quyết định xử phạt (số
vụ):
26
- Tổng sốtiền thu được: 98.500.000 đồng.
(Nguồn: Báo cáo của UBND thành phố Buôn Ma thuột về Kết quả thực hiện công tác
quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quản lý trật tự đô thị, đảm bảo an toàn giao thông,
vệ sinh môi trường, nhiệm vụ giải pháp năm 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019).
2.2.4. Nhận xét đánh giá thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
a) Kết quả đạt được (ưu điểm):
- Trong thời gian qua, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên đia
̣
bàn thành phố được xác định là một trong những nhiệm vụ trong tâm, thường
xuyên và liên tục của các cấp, các ngành; cung với đó là sự quan tâm chỉ đạo
thường xuyên của cấp trên, công tác quản lý trật tự xây dựng từng bước đi
28
vào nề nếp, tỷ lệ các công trình xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn
giảm dần theo tưng năm; nhiều công trin h mới, hiện đại tạo điểm nhấn đô thi
đã gop phần tạo diện mạo đô thị ngày càng thay đổi theo hướng văn minh,
hiện đại.
- Ủy ban nhân dân thành phố đã tập trung chỉ đạo Ủy ban nhân dân các
phường, xã trong việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành
chính về trật tự xây dựng và đất đai, do đó số lượng công trình xây dựng được
kiểm tra, xử lý tăng lên rõ rệt, số hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tăng đáng
kể (chỉ tinh riêng từ đâu năm 2019 đến ngày 20/5/2097 số giấy phép xây
dựng đã cấp là 822 trường hợp).
- Ủy ban nhân dân thành phố đãthành lập các Đoàn, Tổ kiểm tra liên ngành
kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vự quản
lý trật tự xây dựng và đất đai đối vơi
bàn thành phố Buôn Ma Thuột;
Ủy ban nhân dân các phường, xã trên địa
- Ủy ban nhân dân thành phố đã tập trung, ban hành nhiều chỉ đạo, điều
hành trong công tác thực hiện quản lý, giữ gìn trật tự đô thị, đảm bảo an toàn
giao thông, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị; đã đề ra các giải pháp, biện
pháp tạo nên không gian đô thị có trật tự; ý thức chấp hành pháp luật của dân
cư đô thị đã có những chuyển biến, đông đảo người dân đồng tình, tích cực
tham gia giữ gìn, xây dựng đô thị ngày càng văn minh hơn.
- Việc ra quân lập lại trật tự đô thị, xử lý, giải tỏa tình trạng lấn chiếm
lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán tại các khu vực Chợ trung tâm
Buôn Ma Thuột, Bệnh viện đa khoa tỉnh (cũ), Quảng trường 10/3 được triển
khai thành công, hiệu quả và được sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân.
- Công tác tuyên truyền, nhắc nhở ngườidân tự giác chấp hành chủ trương
của thành phố về chỉnh trang đô thị đạt được kết quả khá tốt tại một số phường
trung tâm (như phường Thống Nhất, Tân An, Thắng Lợi, Thành Công). Ngoài
29
việc tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, các phường đã tổ chức tuyên truyền
vận động bằng hình thức gửi thông báo trực tiếp đến từng hộ gia đình, vận động
ngườidân ký cam kết không viphạm; ý thức về hành viviphạm và tự giác chấp
hành khắc phục viphạm của ngườidân có sựchuyển biến tích cực và ngày càng
lan rộng đến các bộ phận dân cưkhác.
- Công tác kiểm tra, xử lý tình trạng các hộ dân tập kết vật liệu xây dựng,
để xe môtô, kinh doanh, buôn bán không thực hiện các nộidung theo Giấy phép
sửdụng tạm vỉa hè được cấp đãđược ĐộiQuản lý trật tự cảnh quan đô thịvà Ủy
ban nhân dân các xã, phường tăng cường triển khaithực hiện. Tuy nhiên vẫn còn
một bộ phậnngười dân vẫn chưatự giác chấp hành và đãđược xửlý kịp thời.
- Công tác rà soát, tổ chức hướng dẫn hộ dân có nhu cầu thực hiện đăng ký
làm các thủ tục xin thuê sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh, buôn bán tại 22
tuyến đường được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt của các địa phương cơ bản
đầy đủ nội dung yêu cầu; hầu hết các hộ dân kinh doanh, buôn bán trên các
tuyến đường này đều chấp hành thực hiện đăng ký xin sử dụng tạm thời một
phần vỉa hè để phục vụ việc kinh doanh, buôn bán của hộ gia đình; Tình trạng
dừng đỗ, kinh doanh xe ôtô trên vỉa hè tại các tuyến đường, Trường Chinh, Lê
Duẩn, ngã tư đường Trần Bình Trọng với Phan Bội Châu, Nguyễn Văn Cừ
được nhắc nhở, xử lý kịp thời.
- Công tác giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông
đường bộ được thực hiện thường xuyên liên tục, kết hợp với các đợt ra quân
quyết liệt lập lạitrật tự an toàn giao thông, đồng thời tổ chức các đợt mít tinh để
tuyên truyền rộng rãi đến đông đảo người dân chấp hành pháp luật về an toàn
giao thông.
b) Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân:
- Công tác quản lý trật tự xây dựng là lĩnh vực phức tạp, khó khăn, công
tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dung đất chưa đông bộ, nhận thức của
30
người dân, doanh nghiệp còn chưa cao; các quy định trong công tác quản lý
của các cấp còn bất cập, chưa sát với thực tế; tình trạng xây dựng không phép,
sai phép, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn còn diễn ra.
- Côngtactuyên truyền, phổ biên phap luât về xây dưng trên địa thanh phố tuy
đã đươc tăng cương và đổimơi nhưng cònmộtsố nơinhư tại khu vực nôngthôn,
các khu vực nằmxa trung tâm xã việc tuyên truyền hiêu quả con han chế.
- Ủy ban nhân dân các phường, xã đã tăng cường công tác chỉ đạo điều
hành; tăng cường kiểm tra xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu ngừng
thi công xây dựng công trình để khắc phục hậu quả nhưng chưa kiên quyết
thực hiện cưỡng chế phá dỡ đối với các trường hợp xây dựng trái phép trên
đất nông nghiệp không phù hợp quy hoạch đất ở; xây dựng không phép, sai
phép đã quá thời hạn cho phép khắc phục hậu quả theo quy định tại Thông tư
03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây Dựng.
- Một số phường, xã trên địa bàn thành phố có địa bàn quản lý rộng; có
các buôn đồng bào dân tộc thiểu số ít hiểu biết về pháp luật xây dựng, đất đai
gây khó khăn cho địa phương khi xử lý vi phạm; đất của các tổ chức, của các
nông trường trước đây quản lý không chặt chẽ dẫn đến việc mua bán chuyển
nhượng, xây dựng các công trình trái phép nhưng không được kiểm tra xử lý,
đến nay đã hình thành khu dân cư gây khó khăn cho chính quyền địa phương
trong việc xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
- Tại một số nơi quy hoạch sử dụng đất là đất ở nhưng lại không có trong
kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương, khi người dân làm các thủ
tục chuyển mục đíchsửdụng đất thì không chuyển được.
- Việc duy trì lực lượng tuần tra kiểm soát chưa được thường xuyên; cán
bộ quản lý ít, địa bàn rộng, không đủ lực lượng để triển khai thực hiện trong
và ngoài giờ hành chính mặc dù đã có sự nỗ lực trong việc tuần tra xử lý của
các Tổ trật tự các phường, nhất là các phường trung tâm, dẫn đến vẫn còn tình
31
trạng mất an ninh trật tự khi lực lượng chức năng về nghỉ.
- Tình trạng người dân từ nơi khác (không sinh sống tại địa phương) đến
kinh doanh trên vỉa hè trong nhiều năm trở thành thói quen, khi các lực lượng
chức năng thực hiện lập lại trật tự vỉa hè thì chấp hành, nhưng khi không có
mặt lực lượng chức năng thì tình trạng tái lấn chiếm tiếp tục diễn ra nhất là tại
khu vực xung quanh chợ trung tâm Buôn Ma Thuột. Hiện nay các trường hợp
buôn bán hàng rong và các loại hàng hóa như mỹ phẩm, giày dép, quần áo...
bày bán trên các xe đẩy, giá treo đồ trên vỉa hè xung quanh chợ trung tâm
chưa được chính quyền địa phương xử lý triệt để.
- Công tác rà soát, chủ động tổ chức điểm buôn bán hàng rong tập trung
tại các phường Tân Thành, Tân Tiến, Thống Nhất, Thành Công chưa được
triển khai đồng bộ và có hiệu quả; ngoài các phường Thống Nhất, Thành
Công đã tổ chức rà soát, thống kê danh sách các vị trí phù hợp để hình thành
điểm bán hàng rong tập trung, các phường Tân Thành, Tân Tiến chưa thực
hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Thông báo số 327/TB-UBND
ngày 15/9/2017.
- Tình trạng quảng cáo, rao vặt vẫn còn diễn ra, nhất là việc kẻ vẽ quảng
cáo các dịch vụ trên tường rào, bồn hoa, trụ điện... gây mất mỹ quan đô thị.
- Các hộ dân buôn bán nước mía, hàng rong tại vỉa hè các trục đường
Trường Chinh, Nguyễn Đình Chiểu thuộc địa bàn phường Tân Lợi đã tiếp tục
bày bán trở lại và chưa được xử lý kịp thời.
- Tình hình tai nạn giao thông tiếp tục tăng đột biến (79/45 vụ so với năm
2016). Trong đó, số vụ tai nạn giao thông từ nghiêm trọng trở lên trên tuyến
Quốc lộ và đường vành đai phía Tây chiếm 47% (37/79 vụ), nhiều nhất là trên
tuyến Quốc lộ 14 xảy ra 19 vụ tainạn giao thông nghiêm trọng, 02 vụ TNGT rất
nghiêm trọng, làm chết 19 người. Nguyên nhân gia tăng tai nạn giao thông
nghiêm trọng trên các tuyến quốc lộ là do lưu lượng phương tiện tham gia giao
32
thông trên các tuyến này ngày càng tăng trong khi ý thức của người dân chưa
cao khitham gia giao thông, đặc thù trong đô thịcó quá nhiều đường hiện trạng
đấu nối vào quốc lộ.
- Trên địa bàn Thành phố phát sinh nhiều điểm ùn tắc giao thông, nguyên
nhân chủ yếu là do trong những năm gần đây phương tiện giao thông đường bộ
ngày càng tăng nhanh, trong khi hệ thống giao thông hiện trạng chưa được đầu
tư nâng cấp, mở rộng đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông; Trên địa bàn Thành phố
còn nhiều nút giao, vòng xuyến hiện trạng chưa đảm bảo các tiêu chí an toàn
giao thông như về chiều rộng làn, số làn xe, tầm nhìn trong nút giao... nhưng do
chưa có kinh phí nên chưa thể mở rộng, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
hiện nay (các điểm hayùn tắc giao thông như Bùng binh Km3, nút giao LêHồng
Phong - Nguyễn Công Trứ - Hồ Tùng Mậu, nút giao Trần Hưng Đạo - Phan
Chu Trinh -Nguyễn Văn Trỗi, nútgiaoLêDuẩn-Nguyễn CôngTrứ...).
- Mộtsố trục đườngquan trọngtrênđịa bànThànhphố do chưagiảiphóngđủ
mặt bằng, xảy ra tình trạng công trình đường giao thông có mặt bằng tớiđâu thì thi
côngđến đấy (đường LêThánh Tông, đường Tôn Đức Thắng, Lý TháiTổ... nhiều
đoạn chưa giảiphóng đủ mặtbằng), gây ảnh hưởngđến trật tự an toàn giao thông,
gâynguycơ tiềmẩn tainạngiao thông, ùntắc giao thông.
- Việc xử lý vi phạm của Ủy ban nhân dân các phường, xã phần lớn chỉ
dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ thi công công trình vi
phạm nhưng chưa thực hiện cưỡng chế phá dỡ các trường hợp vi phạm; Số
trường hợp khắc phục hậu quả cònthấp (24,82%).
- Vẫn còn tình trạng nể nang, ngại va chạm. Qua kiểm tra việc thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và xây dựng trên
địa bàn, Ủy ban nhân dân thành phố đãcó văn bản phêbình, kiểm điểm Chủ tịch
và cán bộ địa chính - xây dựng tại 04 phường; cụ thể: Thành Nhất, Tự An, Tân
Lợi, Tân Tiến.
33
- Việc giao đất ở của các đơn vịnhư:Sư đoàn 470, Tổng kho K864,… đến
nay vẫn không được các cấp thẩm quyền giải quyết dứt điểm, gây ảnh hưởng
đếnviệc xây dựng nhà ở và làm các thủ tục xin phép xây dựng củangười dân.
* Nguyên nhân khách quan:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy còn phân tán, cơ chế hoạt động còn chồng chéo
và chưa rõ ràng;
- Địa bàn, địa hình rộng, đa dạng, phức tạp, quy hoạch còn có nhiều bất
cập, nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao do số ngườidicư, nhập cư tăng cao và
đang trong đầutư xây dựng quy hoạch trên diện rộng.
- Ý thức chấp hành luật của một bộ phận không nhỏ người dân còn chưa
nghiêm, do cuộc sống mưu sinh, nếp sống, thói quen cũ nên bất chấp biết vi
phạmpháp luật nhưng vẫn buônbándướilòng lề đườnglàm cảntrở giao thông.
* Nguyên nhân chủ quan.
- Lực lượng Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị, Tổ trật tự đô thị các
phường xã còn mỏng, chủ yếu giữ gìn được trong giờ hành chính, còn các ngày
nghỉ, buổitrưa, buổitốichưađủlực lượng kiểm traxử lý giải tỏa;
- Công tác phối hợp chưa chặt chẽ, đồng bộ, lực lượng Đội Quản lý trật tự
cảnhquantăngcườngcho phườnghoạtđộnghiệuquảchưacao;
- Lực lượng Công an phường, ĐộiCảnh sát Giao thông và Độicảnh sát trật tự
Công an thành phố tăng cường cho các Tổ trật tự đô thị và ĐộiQuản lý trật tự cảnh
quan đô thịchưa thường xuyên, dẫn đến một số ngườivi phạm trật tự đô thị, chống
đốingười thi hành công vụchưa ngăn chặn kịp thời, gâydưluận xấutrong nhân dân;
- Quy chế hoạt động của Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị được xây
dựng từ năm 1999; Quy chế phối hợp trong hoạt động đảm bảo trật tự đô thị
trên địa bàn thành phố ban hành năm 2011 (trước khi có Luật xử lý vi phạm
hành chính) tới nay đã có nhiều thay đổi chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp
thời để phù hợp với tình hình thực tế. Trình độ năng lực cán bộ chưa đáp ứng
34
nhu cầu công việc, một số cán bộ ngại va chạm, né tránh, còn dung túng cho
một số đốitượng vi phạm nên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Chưa xây dựng, ban hành quy chế phối hợp, chương trình công tác, kế
hoạch, hành động trong công tác quản lý trật tự đô thị giữa Đội với các phòng,
ban ngành: Công an thành phố, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Văn hóa -
Thông tin, Phòng Lao động - Thương binh xã hội, Phòng Tài nguyên - Môi
trường, Thành đoàn và Ủy ban nhân dân các phường, xã.
- Lực lượng tuần tra Công an, Thanh tra giao thông, Ủy ban nhân dân
các phường có lúc chưa được sâu sát nên chưa phát hiện được các sai phạm
trong quá trình thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ để chấn chỉnh, do đó số
vụ việc vi phạm về trình tự, thủ tục trong quá trình xử phạt vi phạm hành
chính còn xảy ra.
- Sự phối hợp thường xuyên giữa các phòng, ban, Ủy ban nhân dân các
phường trong việc phát hiện vi phạm và xử phạt các vi phạm về trật tự đô thị
có lúc chưa được chặt chẽ, liên tục, hiệu quả chưa cao.
- Năng lực công tác, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của một số
chiếnsỹ, ngườitrực tiếp làm nhiệm vụ kiểm tra, xử phạt viphạm trong lĩnh vực trật
tựđô thịcònhạnchếnênhiệuquảcôngtáctuầntra,xửlýviphạmchưacao.
35
Kết luận Chương 2
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trong
thời gian qua trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột luôn được sự quan tâm
lãnh, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành, bộ mặt đô thị thành
phố Buôn Ma Thuột có những đổithay rõ nét, trật tự đô thị ngày càng đi vào nề
nếp, đạt được nhiều kết quả nhất định, như: nhận thức của ngườicó thẩm quyền
xử phạt, cơ quan và người tham mưu xử phạt ngày càng rõ nét, tính phối hợp
ngày càng chặt chẽ, công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt đạt được còn nhiều hạn chế, thiếu sót như: việc rà soát,
đánh giá, ban hành văn bản về hoạt động xử phạt vi phạm hành chính chưa cao,
công tác hoạt động xử phạt đôi lúc còn buông lỏng, công tác thanh tra, kiểm tra
và xử phạt đôi khi chưa kịp thời và thiếu triệt để, một bộ phận công chức chưa
có tinh thần chủ động, tích cực và thiếu kiên quyết, đôilúc còn thiếu trách nhiệm
trong thi hành côngvụ.
Vì vậy, để hoạtđộng xửphạt viphạm hành chínhtrong lĩnh vực trậtđô thịđạt
hiệu quả cao hơn, cầnphảinghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, tồn đọng, khắc
phục những nguyên nhân gây hạn chế, yếu kém, kế thừa tiếp thu những thành tựu,
phát huy nộilực để xâydựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột xứng đáng là
mộtđô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo đúng tinh thần theo nộidung Kết luận
số 60-KL/TW ngày27/11/2009củaBộChínhtrị.
36
Chương 3:
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực trật tự đô thị.
Quan điểm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực trật tự đô thị.
Quản lý đô thị nói chung, nhất là quản lý trật tự đô thị trong các lĩnh vực
xây dựng, đất đai, môi trường và giao thông còn nhiều khó khăn và tồn tại.
Chính quyền địa phương cương quyết xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm
trong trật tự đô thị, nhất là sử dụng đất, công trình xây dựng vi phạm tồn tại từ
trước cho đến nay đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Mặc dù trong quá
trình triển khai thực hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở những cấp xã,
phường do những hệ quả để lại của thời kỳ buông lỏng quản lý trước đây.
Nhưng với sự tích cực, cố gắng học hỏi các kiến thức pháp luật chuyên sâu,
thái độ làm việc công tâm đã góp một phần công sức việc xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
dần đi vào nề nếp.
Công tác quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô
thị là nhiệm vụ trọng tâm của toàn thành phố trong những năm gần đây nhằm
cải thiện bộ mặt của thành phố ngày càng văn minh, hiện đại góp phần đẩy
mạnh vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đưa xây dựng
đô thị vào nề nếp, đảm bảo công bằng trong xã hội, thiết lập trật tự xây dựng
có kỷ cương là việc rất khó khăn phức tạp mà chính quyền các cấp các ngành
phải chung tay góp sức thường xuyên và liên tục.
37
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện
và xem đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống tổ chức chính trị từ thành
phố đến cơ sở, theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu phát
triển đô thị, khắc phục được ô nhiễm môi trường, kết hợp giữa văn minh với
truyền thống, tôn trọng vớiquy luật tự nhiên và phong tục tập quán, văn hóa của
từng địa phương, hài hòa vớithiên nhiên, thân thiện với môitrường và phù hợp
với quy hoạch, đồng thời khuyến khích được sự phát triển của kinh tế - văn hóa
xã hội, hướng đếnđô thị văn minh, hiện đại, xanh - sạch- đẹp.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột.
3.2.1. Nhóm giải pháp chung:
a) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong xử
phạtvi phạm hànhchính
Mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải luôn nâng cao tinh thần, trách
nhiệm, tích cực và chủ động trong việc tìm hiểu, học tập, tham gia các khóa
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp hành
pháp luật; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong quá trình thực thi
nhiệm vụ cũng như hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực côngtác.
b) Đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và giám sát của Hội đồng nhân
dân các cấp.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định quản lý trật tự
đô thị là nhiệm vụ phức tạp, xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước, là
trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, bên
cạnh sự quản lý thống nhất của Nhà nước thì sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của
cấp ủy Đảng và giám sát thường xuyên của Hội đồng nhân dân các cấp sẽ góp
phần tích cực trong công tác xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực trong
38
trật tự đô thị. Để làm được điều này, cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Cấp ủy Đảngcác cấp phảiluôn tăng cường vaitrò lãnh đạo, chỉ đạo về mọi
mặt của công tác quản lý trật tự đô thịtừ việc đề ra các chủ trương, đường lốiđến
việc lãnh đạo, chỉđạotổchứcthựchiện, vớicácnộidungchủyếunhưsau:
+ Kịp thời ban hành các nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động tổ
chức thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn, đặc biệt là việc tiếp
tục thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, giao
thông và nhất là môi trường.
+ Thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, tổ chức
chính trị- xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước,
chínhquyền địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện tốt công tác phối
hợp, nâng cao vai trò, tráchnhiệm trong việc quảnlý môitrường trên địa bàn.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyển dụng, sử
dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý, xây
dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức quản lý trật tự đô thị các cấp bảo
đảm đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng để phục vụ yêu cầu công tác xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị mỗi cấp; có đạo đức, bản
lĩnh chính trị, trung thực, trách nhiệm; có năng lực, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, hiểu biết và vận dụng đúng đắn các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; dám làm, dám chịu trách nhiệm,
sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Bên cạnh đó, phải luôn có
chính sách đãi ngộ, trọng dụng thỏa đáng, biểu dương, khen thưởng tương
xứng với thành tích và công sức đóng góp cho sự nghiệp quản lý môi trường
gắn với xử lý, kỷ luật nghiêm minh, thích đáng đối với những trường hợp vi
phạm, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong công tác xử phạt vi phạm
hành chính về trật tự đô thị.
39
+ Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát các tổ chức đảng và đảng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính
trị, chuyên môn và chấp hành Điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, sự chỉ
đạo của cơ quan quản lý cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý
trật tự đô thịvà xử phạtvi phạmhành chínhtrong lĩnh vực trật tự đô thị.
- Hội đồng nhân dân các cấp phải luôn phát huy mạnh mẽ vai trò giám
sát công tác quản lý trật tự đô thị và việc tuân thủ pháp luật về quản lý trật tự
đô thị trên địa bàn, thông qua các hoạt động chính như:
+ Phải luôn nâng cao trách nhiệm trong việc xem xét, thẩm tra, đánh giá việc
tuân thủ các yêu cầu về quản lý trật tự đô thịtrongbáo cáo tình hìnhphát triểnkinh
tế - xã hội và các báo cáo chuyên đề khác cũng như các quy hoạch, kế hoạch,
chươngtrình,dựánpháttriểnngành, lĩnhvựctrênđịabàntrướckhithôngqua.
+ Tăng cường hoạt động giám sát việc xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật để kịp thời bãi bỏ hoặc đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi
bỏ những văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc
không bảo đảmcác yêucầu côngtác quảnlý trật tự đô thị trên địa bàn.
+ Thường xuyên tổ chức giám sát chuyên đề việc thực hiện nhiệm vụ
quản lý trật tự đô thị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, trong đó cần
đặc biệt chú trọng giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật, giải quyết các
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân và kiến nghị của cử tri để
kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
xem xét, xử lý đốivới những vi phạm, vấn đề còn hạn chế, tồn tại.
+ Tăng cường hoạt động tiếp xúc để tiếp thu các nội dung kiến nghị của
cử tri cũng như nâng cao chất lượng công tác chất vấn, xem xét các ý kiến trả
lời chất vấn, giải trình về vấn đề trật tự đô thị của cơ quan, tổ chức, cá nhân
liên quan để có những kiến nghị, biện pháp xử lý phù hợp, bảo đảm yêu cầu
40
công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn.
+ Thực hiện nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm
trên cơ sở đánh giá một cách đầy đủ, khách quan kết quả thực hiện nhiệm vụ
quản lý trật tự đô thị của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
c) Đổi mới và tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành:
Hoạt động chỉ đạo phải luôn gắn vớicông tác giám sát, kiểm tra và định kỳ
phảisơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện. Để hoạtđộng này có hiệu quả thì
nộidung chỉ đạo, hướng dẫnphảirõ ràng, cụ thể, sát vớitình hình thực tế và khả
năng tổ chức thực hiện, tuyệtđốitránh tình trạng chỉ đạo, hướngdẫn chungchung,
hình thức hoặc khôngthể thực hiện; trườnghợp cần thiếthoặc có nộidungphức tạp
thì tổ chứchộinghịđểphổ biến, quántriệt, hướngdẫnnộidungthựchiện.
Pháthuy sức mạnhtập thể, nâng cao vai trò tráchnhiệm củacánhân, nhất là
người đứngđầu, kiện toànđộingũ cánbộ quảnlý trật tự đô thị, bảo đảmđáp ứng
yêu cầunhiệm vụ. Phâncôngcấp ủyviên chịu tráchnhiệm phụtráchtheo dõi, chỉ
đạo việc thực hiệnnhiệm vụ quảnlýtrậttựđô thịđốivớitừnglĩnhvực, địaphương.
Giao chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị trên địa bàn hàng
năm và trong từng giai đoạn, đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp
xây dựng kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu được giao
để làm cơ sở kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả và đưa ra giải pháp thực
hiện có hiệu quả. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về quản lý trật tự đô
thị cho đội ngũ đại biểu Hội đồng nhân dân để nâng cao năng lực giám sát,
thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
d) Nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh cự trật tự đô thị.
- Ban hành đầy đủ các văn bản quy định về hoạt động tuần tra, kiểm
soát, chú trọng việc đổi mới công tác này, có quy định về việc sử dụng
phương tiện, thiết bị kỹ thuật, chuyên môn… nhằm thực hiện và giám sát
41
hành vi của người tham gia các hoạt động xã hội.
- Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các lực lượng chức
năng, kịp thời phát hiện và xử phạt nghiêm minh, kiên quyết không để xảy ra
trường hợp xử phạt rồicho tồn tại làm ảnh hưởng tớitính nghiêm minh của pháp
luật, rà soát lạicác biện pháp tổ chức giao thông, buôn bán kinh doanh, các điểm
du lịch trên từng địa bàncụ thể.
đ) Tăng cường sự giám sát của nhân dân, báo chí, của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
trật tự đô thị.
Thông qua hoạt động này, các hành vi vi phạm sẽ được phát hiện và xử
lý kịp thời, có cơ sở để xem xét trách nhiệm của công chức có hành vi tiêu
cực, kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không tích cực tu dưỡng, rèn
luyện, học tập, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, có như vậy
mới tạo điều kiện cho việc thu hút được các nhân tài, những người có kinh
nghiệm, am hiểu pháp luật vào công tác tại các cơ quan có chức năng xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
e) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện phục vụ công
tác xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
Việc đầu tư cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện phục vụ công tác xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị sẽ làm cho việc phát hiện
và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần làm cho việc trật tự
dô thị ngày càng ổn định và đi vào nề nếp.
f) Nâng cao ý thức pháp luậttrong nhân dân
Ý thức pháp luật là yếu tố đặc biệt quan trọng cho việc thực hiện pháp
luật, nâng cao ý thức pháp luật là một khâu không thể thiếu trong hoạt động
quản lý nhà nước nhằm hình thành tri thức pháp luật, lòng tin pháp luật, động
cơ và hành vi hợp pháp cho mọi người dân, cụ thể ở đây, đó là việc hiểu biết
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx

More Related Content

Similar to Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx

Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM hieu anh
 
Luận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docx
Luận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docxLuận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docx
Luận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docxViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx (20)

Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
 
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tỉnh Đắk LắkĐề tài: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tỉnh Đắk LắkLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, HOTLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, HOT
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docxLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
 
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAY
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAYLuận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAY
Luận văn: Quy chế dân chủ cơ sở ở phường Tân Định, Quận 1, HAY
 
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hotLuan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
 
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh PhúcĐề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tp Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
 
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOT
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOTĐề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOT
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOT
 
Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Tổ chức, hoạt động chính quyền TP Vĩnh Yên, HAY - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 
Luận án: Pháp luật về viên chức trong trường ĐH ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về viên chức trong trường ĐH ở Việt Nam, HAYLuận án: Pháp luật về viên chức trong trường ĐH ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về viên chức trong trường ĐH ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học
Luận văn: Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại họcLuận văn: Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học
Luận văn: Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học
 
Luận văn: Pháp luật về viên chức trong trường đại học, HAY
Luận văn: Pháp luật về viên chức trong trường đại học, HAYLuận văn: Pháp luật về viên chức trong trường đại học, HAY
Luận văn: Pháp luật về viên chức trong trường đại học, HAY
 
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quậnLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân quận
 
Luận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docx
Luận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docxLuận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docx
Luận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docx
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.docx

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ TRẦN VINH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VŨ THƯ ĐẮK LẮK, NĂM 2019
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ các công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả luận văn LÊ TRẦN VINH
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện khoa học xã hội, các quý Thầy, Cô đã trang bị tri thức cho tôi, tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. VŨ THƯ đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn LÊ TRẦN VINH
  • 4. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn......................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn............................... 3 3. Mục đíchvà nhiệm vụ của luận văn...................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn..................................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ................. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.............................................. 5 7. Kết cấu của luận văn............................................................................ 5 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ.......... 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị......................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm.......................................................................................... 7 1.1.2.Đặc điểmcủaxửphạtvi phạmhành chínhtronglĩnhvực trậttựđô thị...... 9 1.2.Các nguyêntắc xửphạtviphạmhànhchínhtronglĩnhvực trậttựđôthị...... 12 1.2.1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức phải tuân theo các nguyên tắc sau............................................................................. 12 1.2.2. Việc áp dụng để xử phạt phải tuân thủ nguyên tắc sau....................... 13 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị................................................................................. 13 1.3.1. Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị....................................................................................... 13 1.3.2. Ý thức pháp luật của các chủ thể liên quan đến trật tự đô thị............ 14 1.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính... 14 1.3.4. Cở sở vật chất và nguồn lực tài chính hoạt động xử phạt hành chính.. 15 Kết luận Chương 1.................................................................................... 16
  • 5. iv Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK...................................................................................... 17 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng tác động đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk............................................................................................. 17 2.2. Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 18 2.2.1. Các hoạt động về chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước...................... 18 2.2.2.Về tổ chức bộ máy và nhân sự.......................................................... 23 2.2.3. Kết quả tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị, bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường..................................... 25 2.2.4. Nhận xét đánh giá thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột............. 27 Kết luận Chương 2.................................................................................... 35 Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ......... 36 TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK ....................... 36 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.............................................................................................. 36 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột ................................................ 37 3.2.1. Nhóm giải pháp chung..................................................................... 37 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể..................................................................... 42 3.2.3. Một số kiến nghị đề xuất.................................................................. 58 Kết luận Chương 3.................................................................................... 60 KẾT LUẬN.............................................................................................. 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 63
  • 6. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả xử lý vi phạm hành chinh từ năm 2013 đến tháng 5/201926 Bảng 2.2 : Kết quả xử lý vi phạm hành chính từ năm 2017 đến 6/2019.........32
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trật tự đô thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển đô thị, là thước đo đánh giá cho sự phát triển kinh tế - xã hội và văn minh đô thị, là nền tảng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mọi đô thị trong một Quốc gia. Quản lý trật tự đô thị vừa là nhiệm vụ, vừa là thách thức đặt ra cho mọi Quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhất là các chính quyền đô thị hiện nay luôn đặc biệt quan tâm giải quyết, không phân biệt là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Xác định vấn đề quản lý trật tự đô thị là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước và văn minh đô thị; trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp nhằm quản lý trật tự đô thị, trong đó pháp luật được xem như là một công cụ chủ yếu và hữu hiệu, có ý nghĩa quan trọng nhất trong công tác quản lý trật tự đô thị, với nhiều các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề trật tự đô thị đã được nhà nước ban hành như Luật Xây dựng, Luật giao thông, Luật bảo vệ Môi trường, Luật xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định của Chính phủ v.v.. Thực hiện các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là Kết luận (01) số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Ban Chấp hành Trung ương về Kết luận của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020). Trong 10 năm qua, thành phố Buôn Ma Thuột đã liên tục và nhanh chóng thay đổi gương mặt của mình, sự phát triển thành phố Buôn Ma Thuột vừa là nhu cầu tự thân, vừa là để đáp ứng yêu cầu của một thành phố đầu tàu có sự liên đới trách nhiệm đối với vùng Tây Nguyên trong
  • 8. 2 giai đoạn mới của đất nước, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhu cầu đất đai, xây dựng các công trình, nhà ở và kinh doanh buôn bán, đi lại của người dân ngày một tăng cao và dẫn đến tình hình vi phạm về trật tự đô thị ngày một nhiều, việc quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột vì thế mà được đặt ra một cáchcấp thiết hơn bao giờ hết. Được sự quan tâm của Trung ương và UBND tỉnh Đắk Lắk, những năm qua thành phố Buôn Ma Thuột đã từng bước quy hoạch đô thị trên diện rộng, chỉnh trang, nâng cấp các tuyến đường, ngõ hẽm; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộiđược bảo đảm, thu hút nhiều tổ chức và cá nhân đếnđầu tư xây dựngvà sinh sống. Cùng vớisựphát triển về kinh tế - xã hộicủa thành phố, thì nhiều vấn đề bức xúc đặt ra cho lãnh đạo thành phố cần đặc biệt quan tâm xử lý, trong đó phảinói đến vấn đề về trật tự đô thịnhư: Xây dựng nhà ở và các công trình xây dựng trái phép, khôngphép, saiphép; lấn chiếm vỉa hè và lòng lề đường để buônbán (chợ nhỏ, quán cóc, quán ăn, xe đẩy, quầy hàng…), chèo kéo khách, bán hàng rong (quang gánh, thúng mẹt, xe đạp), rao vặt, đậu đỗ các phương tiện giao thông không đúng nơi quy định (ô tô, xe máy, xích lô, ba gác, xe đạp), xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, việc xử phạt không nghiêm đã dẫn đến tình trạng táiphạm và nhờn luật, điều đó đóng góp phần gây mất trật tựđô thị, cản trở giao thôngđô thị, làm nhếchnhác và mất cảnhquan, mỹ quanđô thị. Với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung, vớimục tiêu là xây dựng một tỉnh Đắk Lắk “Văn hóa - Văn minh đô thị” và thành phốBuôn Ma Thuột “xanh - sạch - đẹp”, học viên chọn đề tài“Xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật.
  • 9. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Cụ thể, bao gồm: - Luận văn cao học "Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, liên hệ qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội" của Quân Ngọc Anh, khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 và một số bài viết nghiên cứu về lĩnh vực này (02). - Luận văn cao học "Vi phạm hành chính và tội phạm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", của Trần Thu Hạnh, Khoa Luật Trường Đại học tổng hợp Hà Nội, 1998 (03); - Luận văn cao học "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn Quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng” của Trịnh Văn Quang, năm 2016 (04). - Luận văn “Pháp luật về quản lý môi trường - từ thực tiễn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” của Văn Tiến Sỹ, học viên Học viện hành chính Quốc gia năm 2017 (05); - Luận văn “Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” của Đặng Như Phú Tân, học viên Học viện hành chính Quốc gia năm 2017 (06); - Sổ tay nghiệp vụ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk năm 2016 (07). - Giáo trình học phần Quyết định hành chính: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của TS. Nguyễn Tuấn Khanh (29); - Hiệu lực quyếtđịnh quản lý hành chính nhà nước:Những vấn đề lý luận và thực tiễn củaTS. NguyễnMinh Phú, Học việnkhoahọc xãhội, năm 2017 (30).
  • 10. 4 - Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Ban Chấp hành Trung ương về Kết luận của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuộtthành đô thịtrung tâm vùng Tây Nguyên (giaiđoạn 2010-2020)(01). Trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật, thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị; đánh giá thực trạng, kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột; từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, hệ thống hóacác lý luận và pháp luật về xửphạt viphạm hành chínhtrong lĩnh vực trật tựđô thị. + Đánh giá việc tổ chức thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột, làm rõ những ưu điểm đã đạt được, nêu ra được những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân. + Đềxuất mộtsố giảipháp cụ thểđể nhằmnângcao hiệuquả xửphạt viphạm hànhchính trong lĩnhvực trậttựđô thịtrênđịabànthànhphốBuônMaThuột. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác tổ chức thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
  • 11. 5 tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2013 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, logic, so sánh và thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, hoàn thiện các thể chế pháp luật phục vụ yêu cầu công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin tổng quan về thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; nguyên nhân của những hạn chế và đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột. 7. Kết cấucủa luận văn Bố cục của luận văn được kết cấu gồm 3 Chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. - Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
  • 12. 6 tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
  • 13. 7 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 1.1.1. Khái niệm. a) Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính (khoản 1 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Vì vậy, để xác định được đúng hành vi vi phạm hành chính, thì chúng ta phải dấu hiệu để nhận biết vi phạm hành chính như: Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính là tổ chức hoặc cá nhân, hành vi có lỗi (vô ý hoặc cố ý) hành vi đó là trái pháp luật, nhưng hành vi đó không phải là tội phạm, tức là hành vi đó có mức độ xâm hại chưa nguy hiểm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và hành vi đó phải được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Khi áp dụng pháp luật chúng ta cần phân biệt hành vi vi phạm hành chính với tội phạm, mặc dù đều là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân, gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, là biểu hiện tiêu cực cần phải loại trừ. Tuy nhiên, nó có những đặc điểm khác nhau là: Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã thấp hơn so với tội phạm và do đó các hình thức xử phạt vi phạm hành chính cũng ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt áp dụng đối với tội phạm, tội phạm chỉ được quy định trong Bộ Luật hình sự và đối tượng thực hiện tội phạm bị xử phạt về hình sự chỉ có thể là cá nhân, thẩm quyền xử lý về tội phạm chỉ duy nhất cơ quan Tòa án và thủ tục xử lý tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự, trong khi đó thủ tục
  • 14. 8 xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương từ phía cơ quan hành chính Nhà nước. Khi xử lý vi phạm hành chính chúng ta phải thực hiện theo đúng nguyên tắc xử lý hành chính. Đốivớixử lý hành chính thì phảitheo nguyên tắc:Cá nhân chỉ áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đốitượng (quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012); việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, côngbàng và đúng quy định của pháp luật; việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất mức độ, hậu quả viphạm hành chính, nhân thân người viphạm và tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ. b) Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi viphạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (khoản 2 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Xử phạt viphạm hành chính có 02 hình thức là xử phạt chính và phạt bổ sung, hình phạt chính bao gồm cảnh cáo và phạt tiền, hình phạt bổ sung thì bao gồm như: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính hoặc trục xuất. Các hình thức phạt bổ sung trên có thể được quy định là hình thức phạt bổ sung hoặc là hình thức xử phạt chính tùy trong từng trường hợp. Tuy nhiên, biện pháp khắc phục hậu quả vẫn được áp dụng độc lập trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, như trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, …Ngoàichúng ta cũng cần lưu ý là:Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quảphảighi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp
  • 15. 9 khắc phục hậu quảđược áp dụng trách nhiệm và thờihạn thực hiện. Chiphí khắc phục hậu quả:Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thể thực hiện được các biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan quản lý có thẩm quyền sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan mình để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đãthực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. c) Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đốivớicá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tộiphạm, bao gồm biện pháp giáo dục tạixã, phường, thịtrấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc (khoản 3 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Đây là các biện pháp xử lý hành chính khác được phân biệt rõ rệt với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính thuông thường như phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính,…Vì các biện pháp này chỉ được áp dụng đối với những đối tượng nhất định, khi áp dụng không chỉ căn cứ một hành vi vi phạm cụ thể, mà còncăncứvào cả quátrìnhvi phạmpháp luật có tínhhệ thống củađốitượng. Các biện pháp xử lý hành chính hạn chế trực tiếp quyền tự do công dân (biện pháp đưa vào trường giáodưỡng, đưa vào cơ sở giáo dụcbắtbuộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc); đó đó, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là Tòa án nhân dân; việc giao Tòa án quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ tạo điều kiện cho đương sự, luật sư, người bào chữa được tham dự để bảo vệ quyền lợicủa đương sự, bảo đảm dân chủ, khách quan; phù hợp vớiquá trình hộinhập quốc tế. Riêng thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vẫn giao cho Chủ tịch UBND cấp xã. 1.1.2.Đặc điểmcủaxửphạtvi phạmhành chínhtronglĩnhvực trậttựđô thị. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn
  • 16. 10 giao thông; vệ sinh môi trường và văn hóa văn minh đô thị…. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị có một số đặc điểm sau: - Thẩm quyền xử phạt viphạm hành chính chính là nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau, khác với các vụ việc hình sự chỉ do một cơ quan xem xét Tòa án. Thẩm quyền chung là Chủ tịch UBND các cấp, thẩm quyền của Công an nhân dân, Hải quan, cơ quanThuế, Quản lý thị trường, Thanh tra v.v.. - Xử phạt hành chính là biện pháp xử lý có tính cưỡng chế của Nhà nước, do Nhà nước đặt ra dưới hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng đối với các loại vi phạm pháp luật khác nhau tùy theo tính chất, mức độ của vi phạm và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Người có thẩm quyền cưỡng chế khi ra quyết định cưỡng chế có nhiệm vụ tổ chức cưỡng chế như lập kế hoạch, huy động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu trách nhiệm mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế. - Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là trình tự pháp luật quy định mà người có thẩm quyền xử phạt phải nắm vững và tuân thủ triệt để khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Có 02 loại thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ (Sổ tay nghiệp vụ pháp luậtvề
  • 17. 11 xử lý vi phạm hành chính của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk, năm 2016). Trường hợp vi phạm hành chính phát hiện nhờ sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản áp dụng đối với các vi phạm hành chính nhỏ, rõ ràng, không có tình tiết phức tạp cần xác minh thêm. Dù không lập biên bản, nhưng mọi trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đều phải ra quyết định xử phạt. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, biên bản vi phạm hành chính là cơ sở pháp lý quan trọng để người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. - Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng - an ninh, thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. 1.1.3. Vai trò củaxử phạt vi phạmhành chínhtronglĩnh vực trật tự đô thị. - Xử phạt vi phạm hành chính để giáo dục ý thức pháp luật cho chủ thể
  • 18. 12 vi phạm và những người khác về sự đúng đắn, công bằng, hợp đạo đức của biện pháp được áp dụng, giáo dục cho mọi công dân tri thức pháp luật, đốivới pháp luật, hình thành ở họ lối sống và làm việc tuân theo pháp luật, bảo vệ quy tắc, trật tự đô thị đã bị thay đổi do các chủ thể vi phạm hành chính gây ra. Các hành vivi phạm và tác dụng giáo dục của biện pháp trách nhiệm được áp dụng pháp luật các chủ thể vi phạm và những người khác kiềm chế không thực hiện hành vi trái pháp luật. - Xử phạt vi phạm hành chính là công cụ bổ trợ cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự đô thị, qua đó gây tác động đến nhận thức của người vi phạm về ý thức về tính chính đáng của biện pháp trách nhiệm được áp dụng, răn đe người vi phạm pháp luật và những người không vững vàng, dễ vi phạm pháp luật khác. 1.2.Các nguyêntắcxửphạtviphạmhànhchínhtronglĩnhvực trậttựđô thị 1.2.1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; - Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; - Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đốitượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; - Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. + Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. + Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
  • 19. 13 người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Ví dụ: nhiều người cùng thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, thì mỗi người sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này chứ không xử phạt riêng một người nào. + Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; - Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; - Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 1.2.2. Việc áp dụng để xử phạt phải tuân thủ nguyên tắc sau: Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức viphạm hành chính chỉ bịáp dụng một hình thức xử phạt chính, có thể áp dụng nhiều hình thức phạt bổ sung; hình thức phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, không áp dụngđộc lập; trừ một số trường hợp đặc biệt pháp luật quy định không xử phạt do hết thời hiệu xử phạt nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hạu quả để bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng; đối với mỗi hành vi vi phạm phảicăn cứ vào các nghịđịnh về xử phạt viphạm hành chính đó được quy định ở điều nào, khoản nào, điểm nào, bị áp dụng hình thức, biện pháp gì, mức phạt bao nhiêu ,… 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 1.3.1. Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. Hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, đơn giản, dễ hiểu và tạo ra một khung pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh đảm bảo được sự thống nhất quản lý, làm
  • 20. 14 cơ sở cho việc phân loại vi phạm, ngăn chăn các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động trật tự đô thị và các cán bộ, công chức thực thi công vụ Để quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự đô thịphù hợp vớitình hình thực tế các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính thông thường được sửa đổi, bổ sung và phải làm sao để các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về viphạm hành chính thống nhất, đồng bộ nhằm phục vụ có hiệu quả côngtác xử phạt vi phạm hành chính. 1.3.2. Ý thức pháp luật của các chủ thể liên quan đến trật tự đô thị. Ý thức pháp luật là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, các tổ chức cá nhân nắm vững, hiểu rõ và chỉ làm những gì pháp luật không cấm, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, vì vậy việc tuyên truyền giáo dục pháp luật một cáchsâu rộng và phù hợp vớitừng đốitượng bằng nhiều hình thức đadạng phongphú sẽ mang lại hiệu quả cao. 1.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính Bộ máy xử phạt vi phạm hành chính ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm bảo thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, bởi chỉ khi tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả thì việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị mới đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi là những người có trình độ nhận thức, ý thức chính trị, có lập trường tư tưởng của người thực thi công vụ. Cán bộ, công chức phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật, việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức theo những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” sẽ giúp cho những người thực thi công vụ trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng để từ đó có
  • 21. 15 được những quyết định côngtâm. 1.3.4. Cở sở vật chất và nguồn lực tài chính hoạt động xử phạt hành chính Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động xử phạt hành chính có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, chỉ khi hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn lực tài chính được đầy đủ mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, từ đó ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
  • 22. 16 Kết luận Chương 1 Quản lý trật tự đô thị là một lĩnh vực rất rộng, liên quan tới nhiều ngành và nhiều lĩnh vực, như: Đất đai, xây dựng, giao thông, môi trường v.v.. Vì vậy, vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thịđã phong phú, đa dạng và phức tạp, mà công tác xử phạt, xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cũng còn nhiều vấn đề phát sinh tính phức tạp. Để có cơ sở thực hiện đúng quy định về xử phạt, chương này đã làm rõ cơ sở lý luận thế nào là vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp xử lý vi phạm hành chính, ý nghĩa và vai trò của sử phạt vi phạm hành chính, các nguyên tắc xử phạt và áp dụng xử phạt, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục, các yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện xử phạt, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động quan trọng của nhà nước, nhằm đáp ứng các yêu cầu văn minh đô thị, đặc biệt trong quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị như hiện nay, đây là lĩnh vực cần được chú trọng, quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, để sớm điều chỉnh các mối quan hệ này đi vào nề nếp, tuân theo một khuôn khổ nhất định đúng với chương trình quy hoạch tổng thể đã đề ra. Công cụ quan trọng để thực hiện việc xử phạt là pháp luật, pháp luật tạo thành hành lang pháp lý cho các hoạt động quản lý và trật tự đô thị, là công cụ có tính bắt buộc thực hiện các quy đinh để đảm bảo trật tự đô thị. Nội dung chủ yếu của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị (như: xử phạt về trật tự xây dựng đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nếp sống văn hóa văn minh đôthị) cũng đãđược đề cập đến một cáchtổng quát.
  • 23. 17 Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng tác động đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk, có vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lượng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có diện tích khoảng 377,09km2 chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk, bao gồm: 13 phường và 08 xã. Các phường trung tâm như Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công hầu hết đã được phủ kín đất ở, việc xây dựng đều được cấp giấy phép xây dựng theo quy định, ít xảy ra việc xây dựng trái phép; các phường, xã còn lại diện tích đất nông nghiệp còn rất lớn. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa của thành phố Buôn Ma Thuột tăng nhanh, phạm vi xây dựng đô thị ngày càng mở rộng, cùng với việc phát triển về kinh tế - xã hội, các khu dân cư mới trong đô thị được hình thành. Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch có nhiều chuyển biến tích cực. Việc hình thành các khu dân cư theo các dự án và thiết kế đô thị được quan tâm đầu tư phát triển, từng bước hình thành các khu đô thị hiện đại, văn minh. Việc phát triển và chỉnh trang đô thị đang trên đà phát triển thì cũng phát sinh những vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, đó là công tác quản lý trật tự xây dựng và quản lý đất đai. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị và đất đai đã và đang là một vấn đề nóng đang diễn ra trong thực tế trên các địa
  • 24. 18 phương. Hiện tượng xây dựng không phép, trái phép xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố, có thể nhận thấy các công trình vi phạm về các quy định của Luật xây dựng, Luật đất đai xảy ra ngày càng đa dạng hơn. Mức độ không chỉ dừng lại ở việc xây dựng không phép, sai phép mà còn xây dựng trên đất không được phép xây dựng, xây dựng công trình khi chưa có chủ trương đầu tư xây dựng, việc sử dụng đất không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều và có chiều hướng phức tạp. 2.2. Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. 2.2.1. Các hoạt động về chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước. a) Công tác ban hành văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện: Xác định thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục; Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện và tăng cường trong công tác quản lý trật tự xây dựng và đất đai; thành lập các Đoàn, Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong linh vực quản lý trật tự xây dựng, đất đai đôi với UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố. b)Công tác chỉ đạo điều hành: Hàng năm, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột sẽ diễn ra nhiều các sự kiện lớn như: Lễ hội cà phê, Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây nguyên, Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Nguyên, kết hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố giao và theo chỉ đạo của Ban An toàn giao thông tỉnh nhằm đảm bảo việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong công tác quản lý trật tự đô thị gắn với đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng; UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện.
  • 25. 19 Ngoài ra, UBND thành phố Buôn Ma Thuột thường xuyên chỉ đạo UBND các xã, phường tại các buổi họp giao ban hàng tháng và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm quản lý của chính quyền cơ sở và nâng cao ý thức người dân về việc thực hiện nghiêm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng và góp phần giữ gìn trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, cụ thể: - Giải tỏa tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, buôn bán tại các khu vực chợ trung tâm Buôn Ma Thuột, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũ, Quảng trường 10/3, Trường Đại học Tây Nguyên, thường xuyên gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đối người dân sinh sống trong khu vực; duy trì lực lượng chống tái lấn chiếm. - Chỉ đạo UBND các phường, xã tổ chức ra quân tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phá dỡ các công trình bục, bệ, vệt dắt xe, bậc thềm, bậc tam cấp, mái che, mái vẩy... vi phạm chỉ giới xây dựng, lấn chiếm vỉa hè; thực hiện cưỡng chế đối với những trường hợp không tự giác chấp hành; Thực hiện kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng đã được cấp phép có diện tích nhỏ hơn 60m2 trên thửa đất còn nhiều diện tích đất nông nghiệp; chỉ đạo xử lý các trường hợp xả rác thải, nước thải không đúng quy định ra đường phố; Chỉ đạo các địa phương có tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để dựng lều, rạp kinh doanh, buôn bán; chấm dứt việc cho gửi các quầy sạp, dụng cụ phục vụ kinh doanh vỉa hè về đêm và chấm dứt việc mở tường rào cho kinh doanh buôn bán trong khuôn viên trụ sở. - Tổ chức ra quân xử lý tình trạng dừng, đỗ xe trên hè phố sai quy định trên địa bàn thành phố. - Chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích thu gom rác thải phải đảm bảo đúng giờ giấc quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình
  • 26. 20 thu gom rác thải trên địa bàn thành phố. - Chỉ đạo Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị và UBND các phường, xã thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp sử dụng tạm thời một phần vỉa hè để tập kết vật liệu xây dựng, để xe môtô, kinh doanh, buôn bán không đúng theo nội dung Giấy phép được cấp, không đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. - Đặc biệt thành lập Tổ kiểm tra liên ngành Tài nguyên môi trường, Quản lý đô thịtheo Quyết định số 945/QĐ-UBND ngày 22/2/2017, vớinhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính của UBND các xã, phường trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, tham mưu UBND thành phố xử lý những trường hợp để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng, bao che cho hành vi vi phạm. Tổ kiểm tra này hoạt độngxuyên suốttrong năm. c) Côngtác tuyên truyền: * Đài Truyền thanh truyền hình thành phố: - Về phát thanh: Thực hiện tin, bài phóng sự ghi nhanh, ký báo chí; câu chuyện truyền thanh, chuyên mục về trật tự đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. - Vềtruyềnhình:Thực hiệntin, bàiphóngsựghinhanh, phóngsựchuyênđề. - Nội dung tuyên truyền: + Tiếp tục tuyên truyền các quy chế về quản lý đô thị do UBND tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành; Phản ánh đưa tin các đợt ra quân về đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông, nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán các hành vi ứng xử, vi phạm nếp sống văn minh đô thị; Phối hợp với Đội cảnh sát giao thông thành phố đưa tin công tác tuần tra kiểm soát về việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông. + Đưa tin về sự quyết tâm của UBND thành phố trong công tác chỉnh trang đô thị, ra quân lập lại trật tự đô thị trên địa bàn thành phố.
  • 27. 21 + Xâydựngcác chuyên mục, chuyênđề, câuchuyện truyền thanhnhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về trật tự đô thịđể người nghe nhận thức rõ về ý thức chấp hànhcácquyđịnhvềtrậttựđô thị, antoàngiao thôngvà vệsinh môi trường. * Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thành phố: - Biên tập đĩa CD về đề cương tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh, đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông cấp phát cho truyền thanh cơ sở 21 phường, xã phát thanh trung bình tuần 2 lần trên trạm phát thanh cơ sở, tuyền truyền nội dung về trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, công tác giải tỏa chợ đêm Buôn Ma Thuột, công tác chỉnh trang đô thị tại 03 tuyến đường điểm Lê Thánh Tông, Phan Bội Châu và Ngô Quyền; đã tổ chức các buổi xe loa tuyên truyền trên địa bàn Thành phố triển khai treo mới các đợt băng rôn, thay mới nội dung panô tuyên truyền về xây dựng nếp sống văn minh, trật tự đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố. - Tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Thành ủy về xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025. - Phối hợp với UBND các phường, xã chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, rao vặt trên địa bàn theo Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ- CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. - Tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ trong lĩnh vực quảng cáo. - Tăngcườngcôngtác kiểmtra, xửlý vi phạmtronghoạtđộngquảngcáo,rao
  • 28. 22 vặt, đãkiểmtra, pháthiện, thammưuxửlýhành chínhcáctrườnghợpviphạm. * Công an thành phố Buôn Ma Thuột: - Thực hiện kế hoạch số 86/KH-CATP (CSGT) ngày 11/5/2017 của Công an thành phố về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn xã hộivà trật tự an toàn giao thông ở vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, phân công cán bộ chiến sỹ phối hợp với phòng PC67, các đội nghiệp vụ của Công an thành phố thực hiện công tác tuyên truyền Luật giao thông đường bộ cho 50.217 lượt người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ, giáo viên, học sinh các cấp tại các buôn, xã, phường, tổ dân phố và tại các trường học. - Trong quá trình tuần tra kiểm soát và xử lý viphạm hành chính lồng ghép công tác tuyên truyền luật giao thông đường bộ;Thông tư số 49/TT/CP-2014 về quy trình tuần tra kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát trật tự, Nghịđịnh 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt…cho người vi phạm cũng như những ngườidânkhác biếtđểchấp hànhnghiêm chỉnhpháp luật; - Phối hợp với Đài Truyền thanh và Truyền hình thành phố và Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Đắk Lắk đưa tin bài, phóng sự ghi nhanh, ký báo chí; câu chuyện truyền thanh. * UBND các xã, phường: - Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân, các đoàn thể xây dựng nếp sống văn minh đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; gắn với việc xây dựng “Gia đình Văn hóa”, “ Cơ quan văn hóa”. - Phối hợp với các hội, đoàn thể phường, xã thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về chủ trương thực hiện công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môitrường; Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh buôn bán, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị
  • 29. 23 trên địa bàn. - Thông báo thông qua loa đài và bằng văn bản đến từng hộ gia đình về kế hoạch triển khai ra quân thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, xử lý bậc thềm, bậc tam cấp, vệt dắt xe, biển hiệu lấn chiếm vỉa hè, lắp dựng bảng quảng cáo sai quy định, vận độngnhân dân tự giác khắc phục hậu quả. 2.2.2.Về tổ chức bộ máy và nhân sự: a) Độiquảnlý trật tự cảnhquanđô thịthành phố. Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị - thị xã Buôn Ma Thuột (nay là Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị - thành phố Buôn Ma Thuột) được UBND tỉnh thành lập tại Quyếtđịnh số 1064/QĐ-UB ngày 01/11/1994, là đơn vịsự nghiệp có thu, chịu sựchỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố Buôn Ma Thuột. UBND Tỉnh giao cho UBND thành phố quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Đội, đảm bảo cho Độihoạt động tuân thủ đúng theo quy định Pháp luật. UBND thành phố Buôn Ma Thuột ban hành Quyết định số 372/1999/QĐ- UB ngày 03/6/1999 về quychế hoạtđộngcủaĐộiQuản lý trật tự cảnhquanđô thị thành phố BuônMaThuộtvớiquyđịnh cụthể nhưsau: * Chứcnăng,nhiệmvụ,quyềnhạn: - Kiểm tra, phát hiện lập biên bản viphạm hành chính đốivớicác tổ chứccá nhân có hành vi, vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông, quản lý xây dựng, cảnh quanđô thịvà vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, đề xuấtbiện pháp xử lý, trình UBND thành phố xem xét, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chínhtheo quyđịnh pháp luật; - Phối hợp chính quyền địa phương: Phường, xã và các ngành có liên quan thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo UBND thành phố, hướng dẫn và tuyên truyền phổ biếncác quyđịnhcủapháp luật về trật tự an toàn giao thông, quản lý xây dựng, cảnhquanđôthị, vệsinhmôitrường đô thịcho cáctổ chức,cánhânchấphành;
  • 30. 24 - Tổng hợp báo cáo tình hình kết quả xử lý vi phạm hàng tuần, hàng tháng, hàng quývà báo cáo nămchoUBNDthành phố đểtheo dõivàkịp thờichỉ đạo; - Chỉ đạo vàphâncông nhiệm vụ cho thành viên của các ngànhđược UBND thành phố điềuđộngthamgiatrực tiếp tại Độitheo kế hoạchcủamình. * Cơ cấu tổchức: Tính đến tháng 3/2016 toàn Đội là 33 người (có 04 biên chế: gồm 01 đội trưởng, 02 đội phó và 01 kế toán;có 29 hợp đồng), trình độ chuyên môn đại học 09, cao đẳng 02, trung cấp 06. Ban lãnh đạo gồm 03 người: 01 Đội trưởng và 02 Đội phó; tổ văn phòng có 04 người, tổ lái xe có 03 người (02 ôtô), số còn lại 23 ngườiđược biênchếthành04tổ (01 tổVSMT,03tổTTĐT). b) Tổ kiểmtra liên ngành Tàinguyên môitrường, Quảnlý đô thị: Theo Quyết định số 945/QĐ-UBND ngày 22/2/2017 của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, với nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính của UBND các xã, phường trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, tham mưu cho UBND thành phố xử lý những trường hợp để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng, bao che cho hành vi vi phạm. Tổ kiểm tra này hoạt động xuyên suốttrong năm. c) Tổ trậttựđô thịcác phườngvàxãHòa Thắng: UBND thành phố chủ trương cho phép các xã, phường thành lập Tổ trật tự đô thị phối hợp với Công An phường giữ gìn trật tự trên địa bàn. Hiện tại 13 phường và 01 xã (xã Hòa Thắng) đã thành lập Tổ trật tự đô thị, được trang bị xe ô tô, số nhân viên trật tự từ 05 đến 07 người do UBND các phường, xã trực tiếp ký hợp đồng lao động. d) Đội Cảnh sát giao thông và Đội cảnh sát trật tự của Công an thành phố Buôn Ma Thuột. Là đơn vị thuộc lực lượng vũ trang có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền về phương tiện tham gia giao thông và an ninh trật tự đô thị, đồng
  • 31. 25 thời phối hợp với các cơ quan chức năng của chính quyền để xử lý các trường hợp vị phạm hành chính và vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. 2.2.3. Kết quả tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị, bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. a) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. - Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; - Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghịđịnh số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017củaChính phủsửa đổibổ sung một số điềucủaNghịđịnhsố81/2013/NĐ-CPngày19/7/2013củaChínhphủ. - Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. - Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 Của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực đất đai. - Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. - Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. - Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định Nghị định quy đinh về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện
  • 32. 26 vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính. - Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. b) Kết quả thực hiện xử phạtvi phạm hành chínhvềđất đaivà xây dựng: Bảng 2.1: Kết quả xử lývi phạm hành chính từ năm 2013đến tháng 5/2019 KẾT QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 2013 ĐẾN THÁNG 5/2019 STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾNTHÁNG 5/2019 TỔNG 2013 2014 2015 2016 2017 2018 20/5/ 2019 1 Cấp GPXD: 820.0 898.0 891.0 950.0 1,460.0 2,073.0 822.0 7,092.0 2 Số trường hợp vi phạm: 129 71 116 43 312 214 80 965 Số QĐ XPVPHC: 97.0 65.0 111.0 43.0 231.0 146.0 57.0 750.0 - Tổng số tiền phạt (triệu đồng): 1,201.50 455.25 693.875 296.25 919.13 879.53 348.50 4,794.03 + Đã chấp hành nộp phạt: 284.00 292.75 482.625 160.00 866.13 677.03 179.00 2,941.53 + Tỷ lệ nộp phạt: 23.64% 64.31% 69.56% 54.01% 94.23% 76.98% 51.36% 61.36% + Chưa chấp hành nộp phạt: 917.50 162.50 211.250 136.25 53.00 202.50 169.50 1,683.00 + Miễn xử phạt: 1 1 2.0 - Khắc phục hậu qua:̉ 12 3 112 180 103 24 434.0 + Tự giác tháo dơ:̃ 8 8 154 87 18 275.0 + Đã cưỡng chế: 4 3 104 26 16 6 159.0 (Nguồn: Báo cáo của UBND thành phố Buôn Ma Thuột về kết quả thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 10/12/2012 của Ban thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác quản lý đất đai và xây dựng trên địa bàn thành phố).
  • 33. 27 b)Kết quảxử phạt về trật tự đô thị và vệ sinh môitrường. Bảng 2.2:Kếtquả xử lý vi phạm hànhchính từ năm 2017 đến6/2019 KẾTQUẢXỬLÝVIPHẠM HÀNH CHÍNHTỪNĂM2017ĐẾN6/2019 STT Têncác cơquanthực hiện Năm 2017 Năm 2018 06/2019 01 Độiquản lý trậttự đôthị - Số quyết định xử phạt (số vụ): 421 684 210 (đã thực hiện 197) - Tổng số tiền thu được: 99.475.000đ 223.735.000 đ 119.400.000 đ 02 Ủyban nhân dân xã,phường - Số quyết định xử phạt (số vụ): 1.107 1.784 540 - Tổng sốtiền thu được: 239.820.000 đ 377.785.000 đ 126.810.000 đ 03 Công an thành phố Buôn Ma Thuột - Số quyết định xử phạt (số vụ): 9.796 6.046 656 - Tổng sốtiền thu được: 4.764.378.000đ 4.355.787.000 đ 718.000.000đ 04 PhòngVănHóa -Thông tin - Số quyết định xử phạt (số vụ): 26 - Tổng sốtiền thu được: 98.500.000 đồng. (Nguồn: Báo cáo của UBND thành phố Buôn Ma thuột về Kết quả thực hiện công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quản lý trật tự đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nhiệm vụ giải pháp năm 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019). 2.2.4. Nhận xét đánh giá thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. a) Kết quả đạt được (ưu điểm): - Trong thời gian qua, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên đia ̣ bàn thành phố được xác định là một trong những nhiệm vụ trong tâm, thường xuyên và liên tục của các cấp, các ngành; cung với đó là sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của cấp trên, công tác quản lý trật tự xây dựng từng bước đi
  • 34. 28 vào nề nếp, tỷ lệ các công trình xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn giảm dần theo tưng năm; nhiều công trin h mới, hiện đại tạo điểm nhấn đô thi đã gop phần tạo diện mạo đô thị ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại. - Ủy ban nhân dân thành phố đã tập trung chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường, xã trong việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng và đất đai, do đó số lượng công trình xây dựng được kiểm tra, xử lý tăng lên rõ rệt, số hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tăng đáng kể (chỉ tinh riêng từ đâu năm 2019 đến ngày 20/5/2097 số giấy phép xây dựng đã cấp là 822 trường hợp). - Ủy ban nhân dân thành phố đãthành lập các Đoàn, Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vự quản lý trật tự xây dựng và đất đai đối vơi bàn thành phố Buôn Ma Thuột; Ủy ban nhân dân các phường, xã trên địa - Ủy ban nhân dân thành phố đã tập trung, ban hành nhiều chỉ đạo, điều hành trong công tác thực hiện quản lý, giữ gìn trật tự đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị; đã đề ra các giải pháp, biện pháp tạo nên không gian đô thị có trật tự; ý thức chấp hành pháp luật của dân cư đô thị đã có những chuyển biến, đông đảo người dân đồng tình, tích cực tham gia giữ gìn, xây dựng đô thị ngày càng văn minh hơn. - Việc ra quân lập lại trật tự đô thị, xử lý, giải tỏa tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán tại các khu vực Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột, Bệnh viện đa khoa tỉnh (cũ), Quảng trường 10/3 được triển khai thành công, hiệu quả và được sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân. - Công tác tuyên truyền, nhắc nhở ngườidân tự giác chấp hành chủ trương của thành phố về chỉnh trang đô thị đạt được kết quả khá tốt tại một số phường trung tâm (như phường Thống Nhất, Tân An, Thắng Lợi, Thành Công). Ngoài
  • 35. 29 việc tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, các phường đã tổ chức tuyên truyền vận động bằng hình thức gửi thông báo trực tiếp đến từng hộ gia đình, vận động ngườidân ký cam kết không viphạm; ý thức về hành viviphạm và tự giác chấp hành khắc phục viphạm của ngườidân có sựchuyển biến tích cực và ngày càng lan rộng đến các bộ phận dân cưkhác. - Công tác kiểm tra, xử lý tình trạng các hộ dân tập kết vật liệu xây dựng, để xe môtô, kinh doanh, buôn bán không thực hiện các nộidung theo Giấy phép sửdụng tạm vỉa hè được cấp đãđược ĐộiQuản lý trật tự cảnh quan đô thịvà Ủy ban nhân dân các xã, phường tăng cường triển khaithực hiện. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phậnngười dân vẫn chưatự giác chấp hành và đãđược xửlý kịp thời. - Công tác rà soát, tổ chức hướng dẫn hộ dân có nhu cầu thực hiện đăng ký làm các thủ tục xin thuê sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh, buôn bán tại 22 tuyến đường được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt của các địa phương cơ bản đầy đủ nội dung yêu cầu; hầu hết các hộ dân kinh doanh, buôn bán trên các tuyến đường này đều chấp hành thực hiện đăng ký xin sử dụng tạm thời một phần vỉa hè để phục vụ việc kinh doanh, buôn bán của hộ gia đình; Tình trạng dừng đỗ, kinh doanh xe ôtô trên vỉa hè tại các tuyến đường, Trường Chinh, Lê Duẩn, ngã tư đường Trần Bình Trọng với Phan Bội Châu, Nguyễn Văn Cừ được nhắc nhở, xử lý kịp thời. - Công tác giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thường xuyên liên tục, kết hợp với các đợt ra quân quyết liệt lập lạitrật tự an toàn giao thông, đồng thời tổ chức các đợt mít tinh để tuyên truyền rộng rãi đến đông đảo người dân chấp hành pháp luật về an toàn giao thông. b) Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân: - Công tác quản lý trật tự xây dựng là lĩnh vực phức tạp, khó khăn, công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dung đất chưa đông bộ, nhận thức của
  • 36. 30 người dân, doanh nghiệp còn chưa cao; các quy định trong công tác quản lý của các cấp còn bất cập, chưa sát với thực tế; tình trạng xây dựng không phép, sai phép, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn còn diễn ra. - Côngtactuyên truyền, phổ biên phap luât về xây dưng trên địa thanh phố tuy đã đươc tăng cương và đổimơi nhưng cònmộtsố nơinhư tại khu vực nôngthôn, các khu vực nằmxa trung tâm xã việc tuyên truyền hiêu quả con han chế. - Ủy ban nhân dân các phường, xã đã tăng cường công tác chỉ đạo điều hành; tăng cường kiểm tra xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình để khắc phục hậu quả nhưng chưa kiên quyết thực hiện cưỡng chế phá dỡ đối với các trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp không phù hợp quy hoạch đất ở; xây dựng không phép, sai phép đã quá thời hạn cho phép khắc phục hậu quả theo quy định tại Thông tư 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây Dựng. - Một số phường, xã trên địa bàn thành phố có địa bàn quản lý rộng; có các buôn đồng bào dân tộc thiểu số ít hiểu biết về pháp luật xây dựng, đất đai gây khó khăn cho địa phương khi xử lý vi phạm; đất của các tổ chức, của các nông trường trước đây quản lý không chặt chẽ dẫn đến việc mua bán chuyển nhượng, xây dựng các công trình trái phép nhưng không được kiểm tra xử lý, đến nay đã hình thành khu dân cư gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. - Tại một số nơi quy hoạch sử dụng đất là đất ở nhưng lại không có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương, khi người dân làm các thủ tục chuyển mục đíchsửdụng đất thì không chuyển được. - Việc duy trì lực lượng tuần tra kiểm soát chưa được thường xuyên; cán bộ quản lý ít, địa bàn rộng, không đủ lực lượng để triển khai thực hiện trong và ngoài giờ hành chính mặc dù đã có sự nỗ lực trong việc tuần tra xử lý của các Tổ trật tự các phường, nhất là các phường trung tâm, dẫn đến vẫn còn tình
  • 37. 31 trạng mất an ninh trật tự khi lực lượng chức năng về nghỉ. - Tình trạng người dân từ nơi khác (không sinh sống tại địa phương) đến kinh doanh trên vỉa hè trong nhiều năm trở thành thói quen, khi các lực lượng chức năng thực hiện lập lại trật tự vỉa hè thì chấp hành, nhưng khi không có mặt lực lượng chức năng thì tình trạng tái lấn chiếm tiếp tục diễn ra nhất là tại khu vực xung quanh chợ trung tâm Buôn Ma Thuột. Hiện nay các trường hợp buôn bán hàng rong và các loại hàng hóa như mỹ phẩm, giày dép, quần áo... bày bán trên các xe đẩy, giá treo đồ trên vỉa hè xung quanh chợ trung tâm chưa được chính quyền địa phương xử lý triệt để. - Công tác rà soát, chủ động tổ chức điểm buôn bán hàng rong tập trung tại các phường Tân Thành, Tân Tiến, Thống Nhất, Thành Công chưa được triển khai đồng bộ và có hiệu quả; ngoài các phường Thống Nhất, Thành Công đã tổ chức rà soát, thống kê danh sách các vị trí phù hợp để hình thành điểm bán hàng rong tập trung, các phường Tân Thành, Tân Tiến chưa thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Thông báo số 327/TB-UBND ngày 15/9/2017. - Tình trạng quảng cáo, rao vặt vẫn còn diễn ra, nhất là việc kẻ vẽ quảng cáo các dịch vụ trên tường rào, bồn hoa, trụ điện... gây mất mỹ quan đô thị. - Các hộ dân buôn bán nước mía, hàng rong tại vỉa hè các trục đường Trường Chinh, Nguyễn Đình Chiểu thuộc địa bàn phường Tân Lợi đã tiếp tục bày bán trở lại và chưa được xử lý kịp thời. - Tình hình tai nạn giao thông tiếp tục tăng đột biến (79/45 vụ so với năm 2016). Trong đó, số vụ tai nạn giao thông từ nghiêm trọng trở lên trên tuyến Quốc lộ và đường vành đai phía Tây chiếm 47% (37/79 vụ), nhiều nhất là trên tuyến Quốc lộ 14 xảy ra 19 vụ tainạn giao thông nghiêm trọng, 02 vụ TNGT rất nghiêm trọng, làm chết 19 người. Nguyên nhân gia tăng tai nạn giao thông nghiêm trọng trên các tuyến quốc lộ là do lưu lượng phương tiện tham gia giao
  • 38. 32 thông trên các tuyến này ngày càng tăng trong khi ý thức của người dân chưa cao khitham gia giao thông, đặc thù trong đô thịcó quá nhiều đường hiện trạng đấu nối vào quốc lộ. - Trên địa bàn Thành phố phát sinh nhiều điểm ùn tắc giao thông, nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm gần đây phương tiện giao thông đường bộ ngày càng tăng nhanh, trong khi hệ thống giao thông hiện trạng chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông; Trên địa bàn Thành phố còn nhiều nút giao, vòng xuyến hiện trạng chưa đảm bảo các tiêu chí an toàn giao thông như về chiều rộng làn, số làn xe, tầm nhìn trong nút giao... nhưng do chưa có kinh phí nên chưa thể mở rộng, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay (các điểm hayùn tắc giao thông như Bùng binh Km3, nút giao LêHồng Phong - Nguyễn Công Trứ - Hồ Tùng Mậu, nút giao Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh -Nguyễn Văn Trỗi, nútgiaoLêDuẩn-Nguyễn CôngTrứ...). - Mộtsố trục đườngquan trọngtrênđịa bànThànhphố do chưagiảiphóngđủ mặt bằng, xảy ra tình trạng công trình đường giao thông có mặt bằng tớiđâu thì thi côngđến đấy (đường LêThánh Tông, đường Tôn Đức Thắng, Lý TháiTổ... nhiều đoạn chưa giảiphóng đủ mặtbằng), gây ảnh hưởngđến trật tự an toàn giao thông, gâynguycơ tiềmẩn tainạngiao thông, ùntắc giao thông. - Việc xử lý vi phạm của Ủy ban nhân dân các phường, xã phần lớn chỉ dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ thi công công trình vi phạm nhưng chưa thực hiện cưỡng chế phá dỡ các trường hợp vi phạm; Số trường hợp khắc phục hậu quả cònthấp (24,82%). - Vẫn còn tình trạng nể nang, ngại va chạm. Qua kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và xây dựng trên địa bàn, Ủy ban nhân dân thành phố đãcó văn bản phêbình, kiểm điểm Chủ tịch và cán bộ địa chính - xây dựng tại 04 phường; cụ thể: Thành Nhất, Tự An, Tân Lợi, Tân Tiến.
  • 39. 33 - Việc giao đất ở của các đơn vịnhư:Sư đoàn 470, Tổng kho K864,… đến nay vẫn không được các cấp thẩm quyền giải quyết dứt điểm, gây ảnh hưởng đếnviệc xây dựng nhà ở và làm các thủ tục xin phép xây dựng củangười dân. * Nguyên nhân khách quan: - Cơ cấu tổ chức bộ máy còn phân tán, cơ chế hoạt động còn chồng chéo và chưa rõ ràng; - Địa bàn, địa hình rộng, đa dạng, phức tạp, quy hoạch còn có nhiều bất cập, nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao do số ngườidicư, nhập cư tăng cao và đang trong đầutư xây dựng quy hoạch trên diện rộng. - Ý thức chấp hành luật của một bộ phận không nhỏ người dân còn chưa nghiêm, do cuộc sống mưu sinh, nếp sống, thói quen cũ nên bất chấp biết vi phạmpháp luật nhưng vẫn buônbándướilòng lề đườnglàm cảntrở giao thông. * Nguyên nhân chủ quan. - Lực lượng Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị, Tổ trật tự đô thị các phường xã còn mỏng, chủ yếu giữ gìn được trong giờ hành chính, còn các ngày nghỉ, buổitrưa, buổitốichưađủlực lượng kiểm traxử lý giải tỏa; - Công tác phối hợp chưa chặt chẽ, đồng bộ, lực lượng Đội Quản lý trật tự cảnhquantăngcườngcho phườnghoạtđộnghiệuquảchưacao; - Lực lượng Công an phường, ĐộiCảnh sát Giao thông và Độicảnh sát trật tự Công an thành phố tăng cường cho các Tổ trật tự đô thị và ĐộiQuản lý trật tự cảnh quan đô thịchưa thường xuyên, dẫn đến một số ngườivi phạm trật tự đô thị, chống đốingười thi hành công vụchưa ngăn chặn kịp thời, gâydưluận xấutrong nhân dân; - Quy chế hoạt động của Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị được xây dựng từ năm 1999; Quy chế phối hợp trong hoạt động đảm bảo trật tự đô thị trên địa bàn thành phố ban hành năm 2011 (trước khi có Luật xử lý vi phạm hành chính) tới nay đã có nhiều thay đổi chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế. Trình độ năng lực cán bộ chưa đáp ứng
  • 40. 34 nhu cầu công việc, một số cán bộ ngại va chạm, né tránh, còn dung túng cho một số đốitượng vi phạm nên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Chưa xây dựng, ban hành quy chế phối hợp, chương trình công tác, kế hoạch, hành động trong công tác quản lý trật tự đô thị giữa Đội với các phòng, ban ngành: Công an thành phố, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Lao động - Thương binh xã hội, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Thành đoàn và Ủy ban nhân dân các phường, xã. - Lực lượng tuần tra Công an, Thanh tra giao thông, Ủy ban nhân dân các phường có lúc chưa được sâu sát nên chưa phát hiện được các sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ để chấn chỉnh, do đó số vụ việc vi phạm về trình tự, thủ tục trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính còn xảy ra. - Sự phối hợp thường xuyên giữa các phòng, ban, Ủy ban nhân dân các phường trong việc phát hiện vi phạm và xử phạt các vi phạm về trật tự đô thị có lúc chưa được chặt chẽ, liên tục, hiệu quả chưa cao. - Năng lực công tác, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của một số chiếnsỹ, ngườitrực tiếp làm nhiệm vụ kiểm tra, xử phạt viphạm trong lĩnh vực trật tựđô thịcònhạnchếnênhiệuquảcôngtáctuầntra,xửlýviphạmchưacao.
  • 41. 35 Kết luận Chương 2 Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột luôn được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành, bộ mặt đô thị thành phố Buôn Ma Thuột có những đổithay rõ nét, trật tự đô thị ngày càng đi vào nề nếp, đạt được nhiều kết quả nhất định, như: nhận thức của ngườicó thẩm quyền xử phạt, cơ quan và người tham mưu xử phạt ngày càng rõ nét, tính phối hợp ngày càng chặt chẽ, công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện thường xuyên hơn. Tuy nhiên, bên cạnh mặt đạt được còn nhiều hạn chế, thiếu sót như: việc rà soát, đánh giá, ban hành văn bản về hoạt động xử phạt vi phạm hành chính chưa cao, công tác hoạt động xử phạt đôi lúc còn buông lỏng, công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt đôi khi chưa kịp thời và thiếu triệt để, một bộ phận công chức chưa có tinh thần chủ động, tích cực và thiếu kiên quyết, đôilúc còn thiếu trách nhiệm trong thi hành côngvụ. Vì vậy, để hoạtđộng xửphạt viphạm hành chínhtrong lĩnh vực trậtđô thịđạt hiệu quả cao hơn, cầnphảinghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, tồn đọng, khắc phục những nguyên nhân gây hạn chế, yếu kém, kế thừa tiếp thu những thành tựu, phát huy nộilực để xâydựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột xứng đáng là mộtđô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo đúng tinh thần theo nộidung Kết luận số 60-KL/TW ngày27/11/2009củaBộChínhtrị.
  • 42. 36 Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. Quan điểm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. Quản lý đô thị nói chung, nhất là quản lý trật tự đô thị trong các lĩnh vực xây dựng, đất đai, môi trường và giao thông còn nhiều khó khăn và tồn tại. Chính quyền địa phương cương quyết xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm trong trật tự đô thị, nhất là sử dụng đất, công trình xây dựng vi phạm tồn tại từ trước cho đến nay đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở những cấp xã, phường do những hệ quả để lại của thời kỳ buông lỏng quản lý trước đây. Nhưng với sự tích cực, cố gắng học hỏi các kiến thức pháp luật chuyên sâu, thái độ làm việc công tâm đã góp một phần công sức việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột dần đi vào nề nếp. Công tác quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị là nhiệm vụ trọng tâm của toàn thành phố trong những năm gần đây nhằm cải thiện bộ mặt của thành phố ngày càng văn minh, hiện đại góp phần đẩy mạnh vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đưa xây dựng đô thị vào nề nếp, đảm bảo công bằng trong xã hội, thiết lập trật tự xây dựng có kỷ cương là việc rất khó khăn phức tạp mà chính quyền các cấp các ngành phải chung tay góp sức thường xuyên và liên tục.
  • 43. 37 Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện và xem đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống tổ chức chính trị từ thành phố đến cơ sở, theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu phát triển đô thị, khắc phục được ô nhiễm môi trường, kết hợp giữa văn minh với truyền thống, tôn trọng vớiquy luật tự nhiên và phong tục tập quán, văn hóa của từng địa phương, hài hòa vớithiên nhiên, thân thiện với môitrường và phù hợp với quy hoạch, đồng thời khuyến khích được sự phát triển của kinh tế - văn hóa xã hội, hướng đếnđô thị văn minh, hiện đại, xanh - sạch- đẹp. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột. 3.2.1. Nhóm giải pháp chung: a) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong xử phạtvi phạm hànhchính Mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm, tích cực và chủ động trong việc tìm hiểu, học tập, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ cũng như hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực côngtác. b) Đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định quản lý trật tự đô thị là nhiệm vụ phức tạp, xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước, là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, bên cạnh sự quản lý thống nhất của Nhà nước thì sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng và giám sát thường xuyên của Hội đồng nhân dân các cấp sẽ góp phần tích cực trong công tác xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực trong
  • 44. 38 trật tự đô thị. Để làm được điều này, cần thực hiện tốt các nội dung sau: - Cấp ủy Đảngcác cấp phảiluôn tăng cường vaitrò lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt của công tác quản lý trật tự đô thịtừ việc đề ra các chủ trương, đường lốiđến việc lãnh đạo, chỉđạotổchứcthựchiện, vớicácnộidungchủyếunhưsau: + Kịp thời ban hành các nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động tổ chức thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn, đặc biệt là việc tiếp tục thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, giao thông và nhất là môi trường. + Thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, chínhquyền địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ thực hiện tốt công tác phối hợp, nâng cao vai trò, tráchnhiệm trong việc quảnlý môitrường trên địa bàn. + Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý, xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức quản lý trật tự đô thị các cấp bảo đảm đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng để phục vụ yêu cầu công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị mỗi cấp; có đạo đức, bản lĩnh chính trị, trung thực, trách nhiệm; có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết và vận dụng đúng đắn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Bên cạnh đó, phải luôn có chính sách đãi ngộ, trọng dụng thỏa đáng, biểu dương, khen thưởng tương xứng với thành tích và công sức đóng góp cho sự nghiệp quản lý môi trường gắn với xử lý, kỷ luật nghiêm minh, thích đáng đối với những trường hợp vi phạm, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong công tác xử phạt vi phạm hành chính về trật tự đô thị.
  • 45. 39 + Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và chấp hành Điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý trật tự đô thịvà xử phạtvi phạmhành chínhtrong lĩnh vực trật tự đô thị. - Hội đồng nhân dân các cấp phải luôn phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát công tác quản lý trật tự đô thị và việc tuân thủ pháp luật về quản lý trật tự đô thị trên địa bàn, thông qua các hoạt động chính như: + Phải luôn nâng cao trách nhiệm trong việc xem xét, thẩm tra, đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu về quản lý trật tự đô thịtrongbáo cáo tình hìnhphát triểnkinh tế - xã hội và các báo cáo chuyên đề khác cũng như các quy hoạch, kế hoạch, chươngtrình,dựánpháttriểnngành, lĩnhvựctrênđịabàntrướckhithôngqua. + Tăng cường hoạt động giám sát việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bãi bỏ hoặc đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc không bảo đảmcác yêucầu côngtác quảnlý trật tự đô thị trên địa bàn. + Thường xuyên tổ chức giám sát chuyên đề việc thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, trong đó cần đặc biệt chú trọng giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân và kiến nghị của cử tri để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý đốivới những vi phạm, vấn đề còn hạn chế, tồn tại. + Tăng cường hoạt động tiếp xúc để tiếp thu các nội dung kiến nghị của cử tri cũng như nâng cao chất lượng công tác chất vấn, xem xét các ý kiến trả lời chất vấn, giải trình về vấn đề trật tự đô thị của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để có những kiến nghị, biện pháp xử lý phù hợp, bảo đảm yêu cầu
  • 46. 40 công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn. + Thực hiện nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm trên cơ sở đánh giá một cách đầy đủ, khách quan kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân. c) Đổi mới và tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành: Hoạt động chỉ đạo phải luôn gắn vớicông tác giám sát, kiểm tra và định kỳ phảisơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện. Để hoạtđộng này có hiệu quả thì nộidung chỉ đạo, hướng dẫnphảirõ ràng, cụ thể, sát vớitình hình thực tế và khả năng tổ chức thực hiện, tuyệtđốitránh tình trạng chỉ đạo, hướngdẫn chungchung, hình thức hoặc khôngthể thực hiện; trườnghợp cần thiếthoặc có nộidungphức tạp thì tổ chứchộinghịđểphổ biến, quántriệt, hướngdẫnnộidungthựchiện. Pháthuy sức mạnhtập thể, nâng cao vai trò tráchnhiệm củacánhân, nhất là người đứngđầu, kiện toànđộingũ cánbộ quảnlý trật tự đô thị, bảo đảmđáp ứng yêu cầunhiệm vụ. Phâncôngcấp ủyviên chịu tráchnhiệm phụtráchtheo dõi, chỉ đạo việc thực hiệnnhiệm vụ quảnlýtrậttựđô thịđốivớitừnglĩnhvực, địaphương. Giao chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị trên địa bàn hàng năm và trong từng giai đoạn, đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu được giao để làm cơ sở kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả và đưa ra giải pháp thực hiện có hiệu quả. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về quản lý trật tự đô thị cho đội ngũ đại biểu Hội đồng nhân dân để nâng cao năng lực giám sát, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. d) Nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh cự trật tự đô thị. - Ban hành đầy đủ các văn bản quy định về hoạt động tuần tra, kiểm soát, chú trọng việc đổi mới công tác này, có quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, chuyên môn… nhằm thực hiện và giám sát
  • 47. 41 hành vi của người tham gia các hoạt động xã hội. - Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các lực lượng chức năng, kịp thời phát hiện và xử phạt nghiêm minh, kiên quyết không để xảy ra trường hợp xử phạt rồicho tồn tại làm ảnh hưởng tớitính nghiêm minh của pháp luật, rà soát lạicác biện pháp tổ chức giao thông, buôn bán kinh doanh, các điểm du lịch trên từng địa bàncụ thể. đ) Tăng cường sự giám sát của nhân dân, báo chí, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. Thông qua hoạt động này, các hành vi vi phạm sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời, có cơ sở để xem xét trách nhiệm của công chức có hành vi tiêu cực, kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không tích cực tu dưỡng, rèn luyện, học tập, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, có như vậy mới tạo điều kiện cho việc thu hút được các nhân tài, những người có kinh nghiệm, am hiểu pháp luật vào công tác tại các cơ quan có chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. e) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện phục vụ công tác xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị. Việc đầu tư cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện phục vụ công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị sẽ làm cho việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần làm cho việc trật tự dô thị ngày càng ổn định và đi vào nề nếp. f) Nâng cao ý thức pháp luậttrong nhân dân Ý thức pháp luật là yếu tố đặc biệt quan trọng cho việc thực hiện pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm hình thành tri thức pháp luật, lòng tin pháp luật, động cơ và hành vi hợp pháp cho mọi người dân, cụ thể ở đây, đó là việc hiểu biết