SlideShare a Scribd company logo
1 of 127
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN XUÂN HIẾN
THùC HIÖN PH¸P LUËT TRONG LÜNH VùC PHßNG,
CHèNG MA TóY, QUA THùC TIÔN THµNH PHè H¶I PHßNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN XUÂN HIẾN
THùC HIÖN PH¸P LUËT TRONG LÜNH VùC PHßNG,
CHèNG MA TóY, QUA THùC TIÔN THµNH PHè H¶I PHßNG
Chuyên ngành: Lý luận lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả
các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy
định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
________________
Nguyễn Xuân Hiến
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY ..................................................................7
1.1. Nhận thức chung về ma túy và công tác phòng, chống ma túy...........7
1.1.1. Nhận thức chung về ma túy.......................................................................7
1.1.2. Nhận thức chung về công tác phòng, chống ma túy................................13
1.2. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túy......................................16
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của pháp luật về phòng, chống ma túy..........16
1.2.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về phòng, chống ma túy.......................19
1.3. Khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về phòng, chống
ma túy......................................................................................................25
1.4. Các hình hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống, ma túy.........28
1.4.1. Tuân theo (tuân thủ) pháp luật về phòng, chống ma túy.................................. 28
1.4.2. Thi hành (chấp hành) pháp luật về phòng, chống ma túy................................ 29
1.4.3. Sử dụng pháp luật về phòng, chống ma túy...................................................... 30
1.4.4. Áp dụng pháp luật về phòng, chống ma túy...................................................... 31
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật
về phòng, chống ma túy...........................................................................33
1.5.1. Yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về phòng, chống ma tuý............33
1.5.2. Điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng, chống ma tuý............41
1.6. Pháp luật quốc tế về PCM và vấn đề thực tiễn ở Việt Nam ..............44
1.6.1. Pháp luật quốc tế về phòng, chống ma túy..............................................44
1.6.2. Vấn đề thực tiễn pháp luật về phòng, chống ma túy ở Việt Nam............46
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG,
CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNG .......................50
2.1. Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng......50
2.1.1. Tình hình tội phạm ma túy.......................................................................50
2.1.2. Tình hình sử dụng trái phép chất ma túy.................................................52
2.2. Quan điểm, chủ trương của Thành ủy, chính quyền TP. Hải
Phòng về công tác phòng, chống ma túy...............................................52
2.3. Thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy trên địa bàn TP.
Hải Phòng ...............................................................................................54
2.3.1. Tuân thủ pháp luật về phòng, chống ma túy............................................54
2.3.2. Thi hành pháp luật về phòng, chống ma túy............................................58
2.3.3. Sử dụng pháp luật về phòng, chống ma túy.............................................59
2.3.4. Áp dụng pháp luật về phòng, chống ma túy............................................61
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy........84
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc......................................................................................84
2.4.2. Nguyên nhân kết quả đạt đƣợc ................................................................86
2.4.3. Tồn tại, hạn chế........................................................................................86
2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém .............................................87
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN
TP. HẢI PHÒNG.....................................................................................90
3.1. Dự báo tình hình tệ nạn ma túy và những nhân tố ảnh hưởng
đến công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng.......90
3.1.1. Dự báo tình hình tệ nạn ma túy................................................................90
3.1.2. Nhân tố ảnh hƣởng đến công tác phòng, chống ma túy trong thời
gian tới .....................................................................................................91
3.2. Quan điểm về bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống
ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng .....................................................92
3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống ma
túy trên địa bàn TP. Hải Phòng............................................................93
3.3.1. Giải pháp pháp luật: hệ thống các văn bản về PCMT phải đảm bảo
tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp và đáp ứng đƣợc yêu cầu thực
tiễn công tác PCMT.................................................................................93
3.3.2. Giải pháp về chủ trƣơng: tiếp tục đối mới phƣơng pháp và tăng
cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, đoàn thể; huy động và phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy ............................................................................95
3.3.3. Giải pháp về cơ chế thực hiện..................................................................96
KẾT LUẬN........................................................................................................111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................112
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND: Hội đồng nhân dân
LĐTB&XH: Lao động, Thƣơng binh và xã hội
MTTQVN: Mặt trận tổ quốc Việt Nam
PCMT: Phòng, chống ma túy
TP. Hải Phòng: Thành phố Hải Phòng
UBND: Ủy ban nhân dân
VHTT&DL: Văn hóa, thể thao và du lịch
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Thống kê ngƣời nghiện ma túy tại TP. Hải Phòng từ
2008-2013 55
Bảng 2.2: Công tác xét xử ngành TAND TP.Hải Phòng từ năm
2008 - 2013 57
Bảng 2.3: Kết quả bắt giữ, xử lý tội phạm ma túy của Công an
TP. Hải Phòng từ năm 2008-2013 74
Bảng 2.4: Kết quả điều tra, xử lý án ma túy của cơ quan điều tra
Công an TP. Hải Phòng (2 cấp) 75
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đất nƣớc ta đã và đang
thực hiện đƣờng lối đổi mới và đã thu đƣợc những thành tựu quan trọng: kinh tế
đất nƣớc luôn tăng trƣởng ở mức cao và ổn định, đời sống của nhân dân từng
bƣớc đƣợc cải thiện, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững, quan
hệ với nƣớc ngoài đƣợc mở rộng, an sinh xã hội đƣợc thực hiện ngày một tốt
hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, dƣới tác động của mặt trái
kinh tế thị trƣờng, của việc mở của hội nhập và xu hƣớng toàn cầu hóa đã nảy
sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội, trong đó tệ nạn ma túy là một
trong những vấn đề nhức nhối đang đƣợc toàn xã hội quan tâm. Ma túy làm gia
tăng tội phạm, khánh kiệt kinh tế, phá hoại hạnh phúc gia đình, suy thoái nòi
giống dân tộc, cầu nối cho căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
Với vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nên thời
gian qua Nhà nƣớc đã tập trung xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật. Trong đó, việc ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống tệ nạn
xã hội nói chung và PCMT nói riêng đƣợc Đảng, Nhà nƣớc rất quan tâm. Luật
PCMT đƣợc Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000 là văn bản pháp luật quan
trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong cuộc đấu tranh
PCMT. Tuy nhiên, việc đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật PCMT là một vấn
đề vô cùng khó khăn và phức tạp trong đời sống xã hội hiện nay.
Hải Phòng là thành phố lớn, đô thị loại 1 cấp quốc gia, là đầu mối giao
thông đi các tỉnh trong cả nƣớc và quốc tế, do đó có nhiều thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những năm qua trƣớc tác động của tình hình tội phạm
và tệ nạn ma túy ở trong nƣớc, khu vực và trên thế giới, Hải Phòng đã trở thành
địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy. Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm
cao của các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố, sự vào cuộc tích cực của các ban,
ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, công tác PCMT
2
ở thành phố Hải Phòng những năm qua đã đƣợc triển khai quyết liệt và đã thu
đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, trên thực tế tình hình tội phạm và tệ
nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp, hiệu quả công tác PCMT vẫn chƣa tƣơng xứng
với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên đó
là việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực PCMT vẫn còn có những hạn chế, hiệu
quả chƣa cao, pháp luật về PCMT chƣa thực sự đi vào cuộc sống.
Để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMT nhằm ngăn
chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng, là một cán bộ
Công an công tác ở lực lƣợng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an thành
phố Hải Phòng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp: “Thực hiện pháp
luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng”.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, đặc biệt là từ khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, vấn đề
thực hiện pháp luật và bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực
của đời sống, xã hội đang đƣợc đặt ra là nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan nhà
nƣớc, các tổ chức và mọi công dân. Tuy nhiên, việc xem xét thực hiện pháp luật
và hiệu quả thực hiện pháp luật là một vấn đề phức tạp, cho nên số lƣợng những
công trình nghiên cứu khoa học về đề tài này còn ít. Qua nghiên cứu, tham khảo
nhiều tài liệu đã công bố, tác giả thấy rằng hầu hết các công trình nghiên cứu, bài
viết, bài trao đổi chỉ đề cập đến lĩnh vực PCMT ở các khía cạnh khác nhau.
Một số công trình nghiên cứu có liên quan về thực hiện pháp luật PCMT:
Luận án tiến sĩ “Hiệu quả pháp luật phòng, chống ma túy trong các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam” (năm 2012) của tác giả
Nguyễn Thị Hoàng Lan, Công trình nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu thực trạng
việc thực hiện pháp luật, phòng chống ma túy trong các trường Đại học, Cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2003-2008” (năm
2010) của tác giả Trần Khánh Mai; về thực hiện pháp luật: Bài viết tham khảo
“Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam” (năm 2012) của
GS.TSKH Đào Trí Úc đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 7/2011.
3
Ngoài các công trình nghiên cứu có liên quan nên trên, qua tra cứu, tác giả
nhận thấy: chƣa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến thực hiện pháp luật
về PCMT một cách có hệ thống từ cả khía cạnh lý luận lẫn thực tiễn; đặc biệt là
việc nghiên cứu trong phạm vi thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng. Do đó,
tác giả hi vọng, Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống trên
cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn về việc thực hiện pháp luật PCMT, có giá trị
tham khảo về mặt lý luận, cũng nhƣ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng, trên phạm vi cả nƣớc
nói chung, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận và thực tiễn về hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn thành
phố Hải Phòng, đề xuất và luận giải các quan niệm và giải pháp cơ bản bảo đảm
hiệu quả thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm ngăn
chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật PCMT, bao
gồm cả quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và của Thành ủy, chính
quyền thành phố Hải Phòng về công tác PCMT;
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả thực hiện pháp luật PCMT
trên địa bàn thành phố Hải Phòng;
Ba là, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm hiệu quả thực hiện
pháp luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu
Trong khuôn khổ Luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng
thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Phạm vi nghiên
4
cứu đƣợc giới hạn dƣới góc độ lý luận chung về Nhà nƣớc và pháp luật, nghiên
cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động PCMT trên địa bàn
thành phố Hải Phòng từ năm 2008 đến nay, các thời gian trƣớc năm 2008 chỉ
phân tích để làm căn cứ so sánh, đánh giá.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn, các
quan điểm, giải pháp bảo đảm việc thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn thành
phố Hải Phòng. Trong đó phạm vi của Luận văn, chủ yếu tập trung vào thực trạng
thực hiện pháp luật và các giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về
PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
5. Cơ sở lý lý luận và Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nƣớc về pháp luật, về công tác đấu tranh PCMT.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp nghiên cứu
giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng các phƣơng pháp khảo sát thực tế, thống kê số
liệu, phân tích, tổng hợp, chứng minh, đối chiếu so sánh các tài liệu, số liệu để đánh
giá kết quả việc thực hiện, từ đó phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp.
6. Đóng góp khoa học của Luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, có hệ thống, chuyên sâu trên khía
cạnh lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật tại địa bàn thành phố Hải Phòng.
Luận văn có những đóng góp mới về khoa học thể hiện trên những điểm sau:
- Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác PCMT và thực hiện
pháp luật về PCMT;
- Góp phần khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nƣớc và Thành
ủy, chính quyền thành phố Hải Phòng trong công tác đấu tranh PCMT, nhằm kiên
quyết đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội;
- Phân tích, đánh giá có hệ thống thực trạng thực hiện pháp luật PCMT trên
địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2008 đến nay;
5
- Luận văn phân tích những quan điểm bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật
PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng; đề xuất và luận giải các giải pháp cụ thể
nhằm bảo đảm hiệu quả pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần bổ sung, làm sáng tỏ lý luận về thực hiện pháp luật.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn
thành phố Hải Phòng, những kết quả đạt đƣợc và những khó khăn, hạn chế, bất
cập, luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn thực hiện
pháp luật PCMT, qua đó nâng cao nhận thức của xã hội đối với công tác PCMT,
nhất là nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa thực hiện pháp luật trong PCMT, phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện pháp luật PCMT của các cơ
quan bảo vệ pháp luật và ý nghĩa chấp hành pháp luật của các tổ chức, công dân
đối với công tác PCMT.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về
thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật PCMT nói riêng.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài Lời Cam đoan, Danh mục từ viết tắt, Mở đầu, Kết luận và Danh mục
tài liệu tham khảo, Luận văn bố cục gồm 03 chƣơng với nội dung cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PCMT
1.1. Nhận thức chung về ma túy và công tác PCMT
1.2. Pháp luật Việt Nam về PCMT
1.3. Khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về PCMT
1.4. Các hình hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống, ma túy
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về PCMT
1.6. Pháp luật quốc tế về PCMT và vấn đề thực tiễn ở Việt Nam
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCMT TRÊN
ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNG
2.1. Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng
2.2. Quan điểm, chủ trƣơng của Thành ủy, chính quyền thành phố Hải
Phòng về công tác PCMT
6
2.3. Thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn TP. Hải Phòng
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về PCMT
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT PCMT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNG
3.1. Dự báo tình hình tệ nạn ma túy và những nhân tố ảnh hƣởng đến công
tác PCMT trên địa bàn TP. Hải Phòng
3.2. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn TP. Hải Phòng
3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn TP. Hải Phòng
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
1.1. Nhận thức chung về ma túy và công tác phòng, chống ma túy
1.1.1. Nhận thức chung về ma túy
1.1.1.1. Khái niệm ma túy
Ma túy là hiểm họa của nhân loa ̣i , là một vấn na ̣n trên toàn thế giới . Ma
túy không chỉ hủy hoại sức khỏe con ngƣời , mà còn là nguyên nhân dẫn đến
phạm tội và gây mất trật tự , an toàn xã hội , làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có
nguy cơ lan truyền rất rộng. Cho đến nay, trên thế giới không có một khái niệm
thống nhất về “ma túy” hay “chất ma túy”.
Ma túy là t ừ Hán Việt, trong đó “ma” đƣợc hiểu là tê mê và “túy” là say
sƣa. Theo đó, ma túy là chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, tê liệt,
dùng quen thành nghiện, hay nói cách khác, ma túy là chất gây nghiện.
Theo từ điển tiếng Việt, ma túy là tên gọi chung của những chất có tác
dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện; ma túy là những
chất mà ngƣời dùng nó một thời gian sẽ gây nghiện hay nói cách khác là trạng
thái phụ thuộc vào nó.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa “ma túy” là các chất khi xâm
nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng. Đến năm 1982, WHO đã phát
triển định nghĩa “ma tuý” theo nghĩa rộng, là mọi thực thể hoá học hoặc là những
thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái đƣợc đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ
bình thƣờng, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có
thể cả cấu trúc của vật. Liên Hợp Quốc cũng đã đƣa ra định nghĩa “ma túy” là
các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể làm thay
đổi trạng thái tâm sinh lý của ngƣời sử dụng. Tuy nhiên, các định nghĩa của Tổ
chức Y tế thế giới hay của Liên Hợp Quốc đều mang tính khái quát, bao hàm tất
cả các chất làm biến đổi về mặt tâm sinh lý của con ngƣời.
8
Công ƣớc thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (gọi tắt là Công ƣớc
1961) không đƣa ra khái niệm “chất ma túy” mà thay vào đó áp dụng phƣơng
pháp liệt kê để xác định trực tiếp danh mục các chất ma túy bị kiểm soát. Kỹ
thuật lập pháp này đƣợc sử dụng trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của các điều
ƣớc quốc tế về kiểm soát ma túy trƣớc đó, đặc biệt là Công ƣớc về hạn chế việc
sản xuất, phân phối chất ma túy năm 1931 (gọi tắt là Công ƣớc 1931). Trong quá
trình dự thảo Công ƣớc 1931, một nhóm các chuyên gia quốc tế đƣợc yêu cầu đề
xuất khái niệm “chất ma túy” để sử dụng trong Công ƣớc. Tuy nhiên, sau khi
nghiên cứu các chuyên gia đã kết luận rằng không thể đƣa ra một khái niệm
chung về “chất ma túy” mà chỉ có thể đƣa ra nhiều khái niệm khác nhau để mô tả
các chất đƣợc Công ƣớc 1931 kiểm soát bởi vì Công ƣớc này điều chỉnh nhiều
loại chất với những thuộc tính khoa học khác nhau. Ví dụ: có những chất thuộc
nhóm “narcotic” có tính gây nghiện cao và không đƣợc sử dụng trong y khoa, có
những chất cũng thuộc nhóm “narcotic” có tính gây nghiện cao nhƣng lại đƣợc
sử dụng trong y khoa, cũng có những chất vừa không thuộc nhóm “narcotic” vừa
không có tính gây nghiện nhƣng có thể biến đổi thành “narcotic” gây nghiện.
Chính vì vậy, để tránh những khó khăn mà các nhà chuyên môn đã nêu, các nhà
làm luật đã lựa chọn phƣơng pháp liệt kê để chỉ rõ các chất bị kiểm soát. Kế thừa
kinh nghiệm của Công ƣớc 1931 và một số điều ƣớc quốc tế khác về kiểm soát
ma túy, Công ƣớc 1961 áp dụng phƣơng pháp liệt kê, tuy không nêu đƣợc những
thuộc tính cơ bản và chung nhất nhƣng có thể xác định đƣợc các chất ma túy mà
công ƣớc điều chỉnh. Từ đó, đƣa ra một danh mục cụ thể các chất ma túy bị kiểm
soát, tạo ra sự thuận tiện trong việc áp dụng trên thực tế.
Ở Việt Nam, theo các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, ma túy có thể
hiểu là các chất bao gồm: nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây
cần sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tƣơi, heroine, cocaine, các chất ma túy
khác ở thể lỏng hay thể rắn. Tiếp đến, Luật PCMT năm 2000 đƣa ra khái niệm về
chất ma túy tại khoản 1 Điều 2 nhƣ sau: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất
hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” [50].
9
Theo đó, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Luật PCMT năm 2000 quy định:
“chất gây nghiện” là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với ngƣời sử dụng và “chất hƣớng thần” là chất kích thích, ức chế
thần kinh hoặc gây ảo giác, sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện
với ngƣời sử dụng.
Nhƣ vậy, ma túy là những chất đã đƣợc khoa học xác định và có tên gọi
riêng. Danh mục các chất ma túy, tiền chất ma túy đƣợc quy định tại Nghị định
của Chính phủ (Nghị định số 67/2001/NĐ-CP; Nghị định số 133/2003/NĐCP;
Nghị định số 82/2013/NĐ-CP). Việc xác định là chất ma túy, tiền chất đƣợc tiến
hành qua trƣng cầu giám định.
Từ các khái niệm của quốc tế và Việt Nam về ma túy, có thể đƣa ra một
khái niệm chung nhƣ sau: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp, khi đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức
và sinh lý của con người. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi
đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
1.1.1.2. Phân loại ma túy
Ma túy đƣợc phân thành nhiều nhóm dựa trên những căn cứ nhất định
phục vụ cho những mục đích khác nhau. Một số cách phân loại cơ bản nhƣ sau:
- Căn cứ vào nguồn gốc, ma túy đƣợc chia thành: ma túy tự nhiên, ma túy
tổng hợp và ma túy bán tổng hợp:
+ Ma túy tự nhiên là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng
và các chế phẩm của chúng. Ví dụ: thuốc phiện và các sản phẩm của cây thuốc
phiện nhƣ moocphin, codein, narcotics, coca và các hoạt chất của nó nhƣ cocain,
cần sa và các sản phẩm của cây cần sa...;
+ Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy đƣợc điều chế từ ma túy tự
nhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Heroin là chất ma túy
đƣợc tổng hợp từ moocphin...;
+ Ma túy tổng hợp là các chất ma túy đã đƣợc điều chế bằng phƣơng pháp
tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất (đƣợc gọi là tiền chất). Điển hình là các
amphetamine....
10
- Căn cứ theo tác dụng, ma túy đƣợc chia thành ba nhóm chính là kích
thích, ức chế thần kinh và gây ảo giác:
+ Chất kích thích: Thuốc kích thích là thuốc có tác dụng làm tăng nhanh hoạt
động của hệ thống thần kinh và nhiều bộ phận trong cơ thể, bao gồm: Ni-cô-tin
(nicotine) trong thuốc lá; Cà-phê-in (caffeine) trong trà, cà phê, các loại nƣớc tăng
lực (energy drinks), sô-cô-la (chocolate), nƣớc cô-ca cô-la (coke); Am-phê-ta-min
và những loại thuốc cùng họ hoặc có công thức hoá học rất gần nhƣ:
Dexamphetamine, Metamphetamine, Methylenedioxymethamphetamine (MDMA),
Methylpheniate... Cô-ken – Cocaine;
+ Chất ức chế: Ức chế là ngăn cản hoặc làm suy giảm hoạt động. Thuốc
ức chế thần kinh có tác dụng làm suy giảm, làm chậm lại hoạt động của hệ thống
thần kinh. Một số loại thuốc ức chế thần kinh có tác dụng gây nghiện: Thuốc có
tác dụng an thần, gây ngủ: Rƣợu (ethanol): Bia, rƣợu chát, rƣợu mạnh...,
Benzodiazepines là những thứ thuốc an thần loại nhẹ hoặc thuốc ngủ; Thuốc
giảm đau thuộc nhóm á phiện: Thuốc phiện (opium), morphine, pethidine,
codein, bạch phiến (heroin), methadone, buprenorphine...; Cần sa ở liều lƣợng
nhẹ; Những ma túy dạng bốc hơi hoặc dạng hít: Xăng, thuốc chùi sơn, keo, dung
dịch pha loãng sơn (paint thinner)...
+ Chất gây ảo giác: Thuốc gây ảo giác có tác dụng tạo ra ảo giác nhƣ thấy
hoặc nghe những điều không có thực, thấy thời gian và không gian thay đổi, thấy
sự vật chung quanh di chuyển hoặc thấy sự vật có màu sắc đậm hơn hay khác
hơn bình thƣờng. Các loại thuốc gây ảo giác gồm có: LSD (lysergic acid
diethylamide); DMT (dimethyltryptamine); Psilocybin (magic mushroom);
Mescaline (peyote cactus); DOM hay STP (chất tổng hợp từ Mescaline); MDMA
(ecstasy, thuốc lắc) ở liều lƣợng mạnh; Phencyclidine or PCP (angel dust);
Ketamine; Cần sa ở liều lƣợng mạnh (marijuana, hash, hash oil).
- Căn cứ tính hợp pháp, ma túy chia làm hai nhóm: hợp pháp, bất hợp pháp:
+ Ma túy hợp pháp: Những loại thông dụng nhƣ Rƣợu, bia; Ni-cô-tin
(thuốc lá); Ca-phê-in; Thuốc bác sĩ cho toa nhƣ thuốc ngủ an thần (sedative-
11
hypnotics) gồm có: Benzodiazepines nhƣ Serepax, Valium, Librium... Một số
dƣợc phẩm trong nhóm amphetamies nhƣ dexamphetamine, methylphenidate,
phentermine... Tuy nhiên, có một vài giới hạn đối với một số loại ma túy hợp
pháp. Vƣợt qua những giới hạn này, ma túy có thể trở thành bất hợp pháp, ví dụ
nhƣ ngƣời dƣới 18 tuổi mua rƣợu bia hay thuốc lá là bất hợp pháp, những loại
thuốc trị bệnh có thể trở thành bất hợp pháp nếu mua không có toa bác sĩ...
+ Ma túy bất hợp pháp: Cần sa (Cannabis); Bạch phiến (Heroin); Các loại
gây ảo giác (Hallucinogens/Psychedelics): LSD, DMT, Psilocybin, Psilocin,
Mescaline, DOM (STP), Phencyclidine or PCP, Ketamine... Cô-ken (Cocaine);
Mê-tha-qua-lôn (Methaqualone) và những loại gây nghiện (narcotics) mua không
có toa bác sĩ; Các loại amphetamine bất hợp pháp nhƣ methamphetamine, crystal
methamphetamine....
- Căn cứ nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên
gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành năm nhóm sau:
+ Nhóm 1: ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates);
+ Nhóm 2: ma túy là các chất làm từ cần sa (canabis);
+ Nhóm 3: ma túy là các chất gây kích thích (sitimulants);
+ Nhóm 4: ma túy là các chất gây ức chế (depressants);
+ Nhóm 5: ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens).
1.1.1.3. Tác hại của ma túy
Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật PCMT, tệ nạn ma túy bao gồm
tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác liên
quan đến ma túy. Nhƣ vậy, nói đến tác hại của ma túy đƣợc hiểu là các tác hại do
tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi khác liên quan đến
ma túy gây ra đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Đối với cơ thể ngƣời nghiện ma túy:
+ Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số
thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều.
Nhiều trƣờng hợp ngƣng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi
12
khi ngƣng thở rất đột ngột. Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột
ngƣng thở tử vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn
nhân có bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dƣới da để thuốc phóng thích từ
từ, nhƣng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc.
Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp,
tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản
tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...
+ Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim,
ảnh hƣởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực,
nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối
loạn nhịp đe dọa tính mạng ngƣời dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng
co mạch làm tăng huyết áp.
+ Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu
gây hƣng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến nhƣ:
co giật, xuất huyết dƣới nhện, đột quỵ...
Ngoài ra, ngƣời dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác nhƣ: hoại
tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị...
- Ảnh hƣởng đến bản thân ngƣời nghiện:
+ Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm
cho thần kinh ngƣời nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết.
+ Gây nghiện mạnh; Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không
tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rút B, C, đặc biệt là HIV (dẫn đến cái chết).
+ Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm
pháp luật; Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình; Mất lòng
tin với mọi ngƣời, dễ bị ngƣời khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh
hƣởng đến tƣơng lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm.
+ Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý
ảnh hƣởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình
dục, ảnh hƣởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các
gen độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
13
- Ảnh hƣởng đến gia đình ngƣời nghiện:
+ Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua
ma tuý của ngƣời nghiện là rất lớn, vì vậy khi lên cơn nghiện ngƣời nghiện ma
tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý
để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều ngƣời
đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết ngƣời, cƣớp của.
+ Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm,
ăn không ngon, ngủ không yên... vì trong gia đình có ngƣời nghiện).
+ Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan
vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...); tốn thời gian, chi phí chăm sóc
và điều trị các bệnh của ngƣời nghiện do ma tuý gây ra.
- Ảnh hƣởng đến xã hội:
+ Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm
cắp, giết ngƣời, mại dâm, băng nhóm...
+ Ảnh hƣởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm
giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho
các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại.
Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS
(một hiểm hoạ toàn cầu chƣa có thuốc chữa...Hiện nay nƣớc ta có trên 130.000
ngƣời nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý.
+ Ảnh hƣởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh
hƣởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục,
ảnh hƣởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen
độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
1.1.2. Nhận thức chung về công tác phòng, chống ma túy
1.1.2.1. Khái niệm phòng, chống ma túy
Ma túy và tội phạm về ma túy đang là hiểm họa của toàn cầu, gây tác hại
cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con ngƣời, phá hoại hạnh phúc
gia đình, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
14
Chính vì vậy, đấu tranh phòng và chống tội phạm về ma túy là nhiệm vụ đã và
đang đƣợc tất cả các nhà nƣớc trên thế giới quan tâm, lo lắng. Mỗi một quốc gia
đều nỗ lực quan tâm đến việc hoạch định các chính sách và đƣa ra nhiều biện
pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh để từng bƣớc đẩy lùi loại tội phạm đặc biệt
nguy hiểm này.
Đấu tranh phòng, chống tệ nạn và tội phạm ma túy là nhiệm vụ quan
trọng của Đảng và Nhà nƣớc. Đây là cuộc đấu tranh gay gay, quyết liệt, lâu
dài, đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống
chính trị và toàn xã hội.
Khái niệm PCMT đƣợc quy định Luật PCMT năm 2000: “PCMT là phòng
ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp
pháp liên quan đến ma tuý” [50, Điều 2, khoản 7]. Trong đó:
- Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các
hành vi trái phép khác về ma túy (khoản 8 Điều 2);
- Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bao gồm các hoạt động
nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân
phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất ma túy,
tiền chất và thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần, đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc
có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật (khoản 9);
Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý là việc cho phép,
theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều này và phòng
ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác (khoản 10).
- Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh:
+ Phòng ngừa bao gồm “đề phòng” và “ngăn ngừa”. Đề phòng là chuẩn bị
trƣớc để sẵn sàng đối phó, ngăn ngừa, hoặc hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.
Ngăn ngừa là làm cho cái xấu, cái không hay đang có khả năng xảy ra sẽ không
xảy ra đƣợc. Phòng ngừa là chuẩn bị trƣớc, bằng cách này hay bằng cách khác,
không để cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy ra.
+ Phòng ngừa ma túy là bất cứ hoạt động nào nhắm đến việc giảm bớt
hoặc giảm thiểu việc sử dụng ma túy và những hậu quả tai hại của nó.
15
+ Ngăn chặn tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm ngăn ngừa, chặn đứng
những tác hại, ảnh hƣởng xấu của tệ nạn ma túy; ngăn chặn sự phát triển của tệ
nạn ma túy trong cộng đồng, xã hội, bao gồm ngăn chặn các hoạt động bất hợp
pháp liên quan đến việc trồng các cây có chứa ma túy; các hoạt động sản xuất,
chế biến, mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy; ngăn chặn sự
gia tăng số ngƣời nghiện, tái nghiện (ngăn chặn nguồn cung về ma túy)...
+ Đấu tranh chống tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm tiến tới việc ngăn
chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy; xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về ma
túy; xóa bỏ việc buôn bán, sử dụng trái phép ma túy với mục đích hƣớng đến là
xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng, xã hội.
1.1.2.2. Công tác PCMT
Công tác PCMT có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
Hiệu quả của công tác này ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình tội phạm, đời sống,
trật tự xã hội và sự phát triển chung của quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, công tác
PCMT đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống
chính trị và toàn xã hội, không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật
nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh hợp tác
quốc tế vì mục tiêu xây dựng một đất nƣớc phát triển bền vững.
Trong những năm qua, trƣớc những tác hại của tệ nạn ma túy, Đảng và Nhà
nƣớc ta luôn quan tâm, chú trọng thực hiện nhiệm vụ PCMT, coi công tác PCMT là
nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Nội dung cụ thể của công tác PCMT tập trung vào một số công tác nhƣ sau:
- Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, vừa
cấp bách, vừa thƣờng xuyên, liên tục, lâu dài và phải đặt dƣới sự lãnh đạo, chỉ
đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền, huy động sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia. Tổ chức phòng
ngừa và cai nghiện có hiệu quả để kiềm chế, ngăn chặn sự gia tăng tệ nạn ma túy,
giảm cầu về ma túy.
16
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục PCMT trong hệ thống chính
trị và toàn dân; chú ý tập trung vào nhóm đối tƣợng có nguy cơ cao, thanh, thiếu
niên, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng sâu, vùng xa.
- Lồng ghép công tác PCMT với Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới
và cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cƣ. Tập
trung chỉ đạo tạo chuyển biến từ cơ sở; xây dựng và nhân rộng các mô hình
PCMT phù hợp với từng địa phƣơng. Tăng cƣờng đấu tranh ngăn chặn có hiệu
quả tình trạng mua bán, vận chuyển ma túy từ nƣớc ngoài vào nƣớc ta.
- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCMT,...
Củng cố lực lƣợng chuyên trách PCMT; tăng cƣờng trang bị, phƣơng tiện đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế với các nƣớc có
chung đƣờng biên giới, các nƣớc nằm trên tuyến vận chuyển, nơi sản xuất, nguồn
cung cấp ma túy và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, liên minh chính
phủ trong đấu tranh PCMT....
1.2. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túy
1.2.1.Khái niệm, đặc điểm cơ bản của pháp luật về phòng, chống ma túy
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà
nƣớc đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nƣớc của giai cấp thống trị trên cơ
sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, đƣợc đảm bảo thực hiện bằng
nhà nƣớc, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã
hội, vì sự phát triển bền vững của xã hội [56, tr.228].
Pháp luật PCMT là một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật của
Nhà nƣớc Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng
hòa, Nhà nƣớc đã rất quan tâm đến công tác PCMT, coi PCMT là một trong
những nhiệm vụ cơ bản của Nhà nƣớc. Những quy định về ngăn chặn, đấu tranh,
loại trừ ma túy ra khỏi đời sống xã hội dần đƣợc hình thành và đến nay đã trở
thành hệ thống những quy phạm pháp luật về PCMT. Trong văn bản quy phạm
pháp luật cao nhất của Nhà nƣớc là Hiến pháp quy định: “nghiêm cấm sản xuất,
vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma
17
túy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội
nguy hiểm...” [46, Điều 61].
Đặc biệt, tình hình ma túy và các tội phạm và ma túy diễn biến ngày
càng phức tạp hơn, những quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1985 không đáp
ứng đƣợc yêu cầu của cuộc đấu tranh này. Sau 03 lần (các năm: 1991, 1992,
1997) đƣợc điều chỉnh, bổ sung, ngày 10/5/1999, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ
11 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm
1985, quy định một chƣơng riêng (Chƣơng XVIII, từ Điều 192 đến Điều 201)
về các tội phạm về ma túy. So với quy định về tội phạm ma túy của Bộ luật
Hình sự năm 1985, quy định về tội phạm ma túy trong Bộ luật hình sự 1999 đầy
đủ và chi tiết hơn rất nhiều.
Mặt khác, ngày 09/12/2000, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8 đã thông qua
Luật PCMT gồm 8 chƣơng, 56 điều, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu
tranh phòng chống tệ nạn ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan
đến ma túy; quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong
PCMT. Luật PCMT năm 2000 là nền tảng pháp lý vững chắc cho công tác đấu
tranh PCMT hiện nay và trong thời gian tới, thể hiện quan điểm của Đảng và
Nhà nƣớc quyết tâm PCMT – hiểm họa chung của nhân loại. Các quy định của
Luật PCMT năm 2000 còn đƣợc quy định cụ thể, chi tiết và đƣợc hƣớng dẫn thi
hành trong các văn bản dƣới luật (các Nghị định, Thông tƣ, Thông tƣ liên tịch).
Các văn bản này cụ thể hóa, chi tiết các quy định của Luật, góp phần xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCMT.
Cùng với những diễn biến phức tạp của ma túy và tệ nạn ma túy, hệ thống
pháp luật về ma túy và tệ nạn ma túy không ngừng đƣợc sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện. Biểu hiện cụ thể là việc ban hành Luật PCMT sửa đổi năm 2008 và các
văn bản hƣớng dẫn thi hành mới.
Mặt khác, để các quy định pháp luật trên đi vào cuộc sống và phát huy
hiệu lực, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều văn bản để chỉ đạo công tác PCMT,
không những về chủ trƣơng mà cả bằng những hành động cụ thể: các Chỉ thị
18
của Bộ Chính trị; Nghị quyết của Chính phủ..., đồng thời đầu tƣ kinh phí,
thành lập Ban chủ nhiệm chƣơng trình quốc gia 06 và sau này là Ủy ban
Quốc gia phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy và mại dâm, thành lập lực lƣợng
chuyên trách PCMT.
Nhƣ vậy, pháp luật về PCMT là tổng thể những quy phạm pháp luật để
điều chỉnh các hoạt động về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma
túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan tới ma túy, quy định trách
nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT.
Pháp luật về PCMT có những đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, Pháp luật PCMT có tính đa dạng về chủ thể: Chủ thể quan
hệ pháp luật PCMT có phạm vi rất rộng, mọi cá nhân, tổ chức có năng lực
chủ thể theo quy định của pháp luật tham gia vào các quan hệ pháp luật
PCMT đều trở thành chủ thể quan hệ pháp luật PCMT. Cá nhân bao gồm:
Công dân, ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam ở nuớc ngoài. Các tổ chức bao
gồm các tổ chức nhà nuớc và các tổ chức phi nhà nƣớc. Cụ thể là các cơ
quan nhà nƣớc, nhà nƣớc nói chung, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.
Ngoài ra, gia đình cũng đƣợc coi là chủ thể của quan hệ pháp luật PCMT .
- Thứ hai, Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về phòng, chống ma
tuý chủ yếu là phương pháp quyền lực và phương pháp hành chính - mệnh
lệnh: Các quy phạm pháp luật phòng, chống ma tuý chủ yếu tập trung ở các
ngành luật: Luật Hình sự, Luật PCMT, Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Phƣơng pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là phƣơng pháp quyền uy, phƣơng
pháp điều chỉnh của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Phòng, chống
ma tuý là phƣơng pháp hành chính - mệnh lệnh.
- Thứ ba, Các chế tài đƣợc sử dụng trong pháp luật về PCMT chủ yếu
là chế tài hành chính, chế tài hình sự và thể tính nghiêm khắc rất cao, phản
ứng gay gắt của nhà nuớc đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
- Thứ tư, Pháp luật PCMT thể hiện tính nhân văn, cộng đồng, nhân
loại sâu sắc.
19
1.2.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về phòng, chống ma túy
Từ khái niệm pháp luật về PCMT, nội dung của pháp luật về PCMT bao gồm:
- Những quy định về chất ma túy và tiền chất dùng vào việc sản xuất ma túy;
- Những quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức
trong PCMT;
- Những quy định về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
-Trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về PCMT.
Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật về PCMT, nhằm ngăn chặn, đầy lùi và xóa bỏ tệ nạn ma túy ra
khỏi đời sống xã hội. Nội dung chủ yếu của pháp luật về PCMT đƣợc khái quát
cụ thể nhƣ sau:
a. Pháp luật về PCMT quy định về chất ma túy và tiền chất dùng vào việc
sản xuất ma túy
Quy định về chất ma tuý và tiền chất dùng vào việc sản xuất ma tuý ở các
văn bản pháp luật: Luật Hình sự, Luật PCMT và các Nghị định của Chính phủ.
Các chất ma tuý đƣợc quy định trong Luật Hình sự gồm nhựa thuốc phiện, nhựa
cần sa hoặc cao côca, hêrôin, côcain, lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca,
quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tƣơi, các chất ma tuý khác ở thể rắn, các
chất ma tuý khác ở thể lỏng. Luật PCMT không liệt kê các chất ma tuý nhƣ Luật
Hình sự mà đƣa ra khái niệm chất ma tuý theo hƣớng khái quát, chất ma túy là
các chất gây nghiện, chất hƣớng thần, tuy nhiên chỉ những chất gây nghiện, chất
hƣớng thần đƣợc quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành thì mới
đƣợc coi là chất ma tuý. Đối với tiền chất ma tuý dùng vào việc sản xuất ma tuý,
Luật hình sự chỉ đƣa cụm từ “ tiền chất” chứ không quy định các tiền chất cụ thể
nhƣ trong Luật PCMT. Theo Luật PCMT thì tiền chất là các hoá chất không thể
thiếu đƣợc trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, đƣợc quy định trong
danh mục do Chính phủ ban hành.
b. Pháp luật về PCMT quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ
quan, tổ chức trong PCMT
Những quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức
20
trong PCMT đƣợc quy định trong Luật PCMT (gồm 9 điều từ Điều 6 đến Điều
14), trong đó: Luật quy định rõ cá nhân phải có trách nhiệm với chính bản thân
mình, đối với gia đình mình và đối với xã hội. Đối với chính bản thân mình, mỗi
cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ của mình không đƣợc sử dụng trái
phép chất ma tuý dƣới bất kỳ hình thức nào; thực hiện đúng chỉ định của thầy
thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần để chữa bệnh. Đối với gia
đình mình phải có trách nhiệm giáo dục các thành viên trong gia đình, kể cả thân
nhân và tác hại của ma tuý và thực hiện các quy định của pháp luật về PCMT;
quản lý chặt chẽ, ngăn chặn các thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý.
Đối với xã hội, cá nhân có trách nhiệm cả trong phòng ngừa, ngăn chặn, đấu
tranh với tệ nạn ma tuý và cả trong công tác cai nghiện.
Đối với gia đình, do gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phòng
ngừa, ngăn chặn các thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý, Luật quy
định gia đình là một chủ thể có những trách nhiệm nhất định nhƣ: Giáo dục, quản
lý chặt chẽ, đấu tranh ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma
tuý; đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân nhân và của ngƣời
khác; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại
gia đình cộng đồng; đóng góp một phần kinh phí cho việc cai nghiện của các
thành viên trong gia đình mình. Tuy nhiên, Luật không quy định áp dụng chế tài
đối với gia đình, vì vai trò của gia đình chỉ có thể đƣợc phát huy trên cơ sở nhận
thức đầy đủ về tác hại của ma tuý đối với từng thành viên trong gia đình, không
phải trên cơ sở chế tài nghiêm khắc.
Đối với cơ quan, tổ chức Luật quy định, cơ quan tổ chức cũng có trách
nhiệm nhƣ đối với cá nhân và gia đình có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh
chóng các thông tin về tệ nạn ma tuý. Riêng đối với cơ quan Nhà nƣớc phải xem
xét và giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma tuý; tham gia triệt
phá cây có chứa do chính quyền địa phƣơng tổ chức...Luật còn quy định trách
nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên, Nhà trƣờng và các cơ
sở giáo dục, đơn vị vũ trang. Đặc biệt, Điều 13 của Luật đã quy định rõ cơ quan
21
chuyên trách phòng, chống tội phạm ma tuý thuộc lực lƣợng công an nhân dân và
cơ quan này có đặc quyền, đƣợc áp dung các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần
thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý, bảo vệ ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng và
ngƣời bị hại trong các vụ án về ma tuý...
c. Pháp luật về PCMT quy định về về kiểm soát các hoạt động hợp pháp
liên quan đến ma túy
Luật PCMT dành một chƣơng (Chƣơng III) quy định kiểm soát chặt chẽ
đối với việc nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, tàng
trữ, mua bán, phân phối, trao đổi, sử dụng, xử lý nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần (nội dung này phải
phù hợp với yêu cầu của 3 Công ƣớc của Liên hiệp quốc về phòng, chống ma tuý
năm 1961, năm 1971 và năm 1998).
Luật không quy định cho một cơ quan chuyên trách kiểm soát các hoạt
động hợp pháp liên quan đến ma tuý vì các hoạt động này thuộc các chuyên
ngành khác nhau, nếu giao cho một cơ quan thực hiện việc kiểm soát thì khó đảm
bảo hiệu quả do không đủ trình độ nghiệp vụ cũng nhƣ kinh phí để bao quát hết
các vấn đề về ma túy. Vì vậy, Luật quy định theo hƣớng:
- Bộ Y tế có thẩm quyền kiểm soát chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây
nghiện, thuốc hƣớng thần sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và
nghiên cứu khoa học;
- Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng) có thẩm quyền kiểm soát chất
ma tuý, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực sản xuất;
- Bộ Công an có thẩm quyền kiểm soát chất ma tuý, tiền chất vào, ra hoặc
quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và trong các hoạt động để phục vụ trong lĩnh vực
đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý (giám định, nghiên cứu, huấn luyện).
d. Pháp luật về PCMT quy định về trách nhiệm pháp lý đối với những
hành vi vi phạm pháp luật về PCMT
-Luật PCMT quy định các hành vi bị cấm: tại Điều 3 của Luật quy định
liệt kê một loạt các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến ma tuý.
22
Mục đích của quy định nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và loại trừ tệ nạn ma túy
ra khỏi đời sống xã hội. Các tổ chức, cá nhân nếu thực hiện các hành vi bị
nghiêm cấm này sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nghiêm trọng theo quy
định của Bộ luật Hình sự và Pháp luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Chƣơng XVIII Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các tội phạm về ma
tuý gồm 10 Điều tƣơng ứng với 10 tội danh khác nhau. So với Chƣơng VIIA
(phần tội phạm) Bộ luật hình sự năm 1985, thì Bộ luật Hình sự năm 1999 quy
định ít hơn 4 Điều (Bộ luật hình sự năm 1985 có 14 Điều) nhƣng các hành vi
phạm tội về ma tuý vẫn bị xử lý không sót một hành vi nào.
Các tội phạm về ma tuý quy định tại Chƣơng XVIII của Bộ luật hình sự
năm 1999 có đặc điểm chung nhất là bất cứ hành vi phạm tội nào cũng trực tiếp
hoặc gián tiếp liên quan đến ma tuý. Cũng chính vì vậy, Chƣơng XVIII có tên
gọi “Các tội phạm về ma tuý”. Tuy nhiên, do tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm ma tuý cáo hơn so với các tội phạm khác đƣợc quy định trong Bộ luật Hình
sự (trừ cáctội xâm phạm an ninh quốc gia) nên mức hình phạt của tội các tội
phạm ma tuý rất nghiêm khắc: trong số 10 tội thì có 3 tội có mức cao nhất của
khung hình phạt là tử hình (khoản 4 Điều 193, khoản 4 Điều 194 và khoản 4
Điều 197); có 2 tội có mức cao nhất của khung hình phạt là chung thân (khoản 4
Điều 195, khoản 4 Điều 200 và khoản 4 Điều 201); có 12 trƣờng hợp là tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3, khoản 4 Điều 193, khoản 3, khoản 4 Điều 194,
khoản 3, khoản 4 Điều 195, khoản 3, khoản 4 Điều 197, khoản 3, khoản 4 Điều
200 và khoản 3, khoản 4 Điều 201); có 8 trƣờng hợp là tội phạm rất nghiêm
trọng (khoản 2 Điều 193, khoản 2 Điều 194, khoản 2 Điều 195, khoản 2 Điều
196, khoản 2 Điều 197, khoản 2 Điều 198, khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều
201); có 10 trƣờng hợp là tội phạm nghiêm trọng (khoản 2 Điều 192, khoản 1
Điều 193, khoản 1 Điều 194, khoản 1 Điều 195, khoản 1 Điều 196, khoản 1 Điều
197, khoản 1 Điều 198, khoản 2 Điều 199, khoản 1 Điều 200 và khoản 1 Điều
201); chỉ có 2 trƣờng hợp là tội phạm ít nghiêm trọng (khoản 1 Điều 192 và
khoản 1 Điều 199).
23
Việc Quốc hội quy định một Chƣơng các tội phạm về ma tuý đã đáp ứng
yêu cầu bức xúc của tình hình đấu tranh PCMT đang xảy ra. Nắm chắc những
đặc điểm của các tội phạm về ma tuý không chỉ giúp cho các các cơ quan tiến
hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng có phƣơng pháp phù hợp trong việc áp
dụng các quy định của Bộ luật hình sự vào việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án
về ma tuý, mà còn có tác dụng vận động nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh
phòng chống tệ nạn ma tuý trong tình hình hiện nay, góp phần chặn đứng và đẩy
lùi tệ nạn này.
Bên cạnh các quy định của Bộ luật Hình sự về các hình phạt đối với các
hành vi phạm tội về ma túy, pháp luật Việt Nam còn có các quy định về xử lý
hành chính đối với một số hành vi vi phạm trong công tác PCMT.
Các hành vi bị xử lý vi phạm hành chính chủ yếu đƣợc áp dụng đối với
một số hành vi mà tính chất, mức độ vi phạm chƣa đến mức phải xử lý hình sự
theo các quy định của Bộ luật hình sự.
Các quy định về xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về PCMT
đƣợc quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (thay thế cho Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008) và
các Nghị định do Chính phủ ban hành baogồm các biện pháp xử phạt vi phạm
hành chính đƣợc quy định trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng,
chống bạo lực gia đình (gọi tắt là Nghị định 167/2013/NĐ-CP) và các biện pháp
xử lý vi phạm hành chính, bao gồm:
+ Biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn: đối với Ngƣời nghiện ma
túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cƣ trú ổn định [53, Điều 90.4];
+ Biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đối tƣợng áp dụng biện
pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên
đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc
chƣa bị áp dụng biện pháp này nhƣng không có nơi cƣ trú ổn định [53, Điều 96.1];
24
Bên cạnh một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính điển hình nêu trên,
phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về PCMT, chủ
thể thực hiện hành vi còn bị áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định tại
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 .
e. Pháp luật về PCMT quy định về cai nghiện ma túy
Cai nghiện ma tuý đƣợc quy định trong Luật PCMT và Nghị định của
Chính phủ. Cai nghiện ma tuý là một trong những nội dung quan trọng nhất của
Luật. Việc cai nghiện ma tuý theo tinh thần của Luật là Nhà nƣớc có chính sách
khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma tuý song song với việc áp dụng chế
độ cai nghiện đối với ngƣời nghiện ma tuý, đồng thời tổ chức các cơ sở cai
nghiện ma tuý bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực
hiện các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng bên cạnh đó
khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài hỗ trợ các hoạt động cai
nghiện ma tuý.
Đặc biệt, Luật giao cho ngành LĐTB&XH quản lý công tác cai nghiện ma
tuý vì quản lý ma tuý là vấn đề mang tính xã hội cao và ngƣời nghiện ma tuý
chƣa phải là tội phạm, nên không nhất thiết phải giao cho lực lƣợng công an quản
lý. Trong quá trình thực hiện, ngành LĐTB&XH phải có sự phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan công an, y tế và các cơ quan hữu quan khác.
Điều 28 quy định thời gian cai nghiện bắt buộc là từ một năm đến hai năm
vì khi nghiện ma tuý, ngƣời nghiện ma tuý sẽ mắc các rối loạn về thể chất và tâm
lý, thƣờng kèm theo các triệu chứng tâm thần. Do đó, muốn cai nghiện cho họ thì
trƣớc hết phải điều trị rối loạn tâm lý va các triệu chứng rối loạn tâm thần. Việc
điều trị này phải có thời gian dài mới có hiệu quả và phải trải qua các giai đoạn:
+ Cắt cơn giải độc, điều trị các bệnh phối hợp: tốn khoảng 03 tháng;
+ Điều trị phục hồi tâm lý, sức khoẻ: mất khoảng 09 tháng;
+ Lao động trị liệu, học nghề, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng, chống tái
nghiện: thƣờng là 12 tháng.
Điều 28 của Luật PCMT giao thẩm quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện
25
ra quyết định bắt buộc cai nghiện. Hiện nay, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính
2012 và Nghị định 221 của Chính phủ thì giao Toà án nhân dân cấp huyện ra
quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc
Qua nghiên cứu nội dung pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma tuý, có
thể đƣa ra một số kết luận về pháp luật PCMT nhƣ sau:
- Pháp luật Việt Nam về PCMT là một bộ phận cấu thành trong hệ thống
pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam, là tổng thể những quy phạm pháp luật để điều
chỉnh các hoạt động về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy,
kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan tới ma túy, quy định trách nhiệm của
cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT;
- Pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma tuý là sự thể chế hoá tƣ tƣởng,
quan điểm chỉ đạo, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam về công tác phòng, chống ma tuý;
- Pháp luật Việt Nam về PCMT có quy định trách nhiệm của gia đình
trong PCMT (quy định trong Luật PCMT). Đây là một đăc điểm mang tính đặc
thù của Pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túy .
1.3. Khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy
Các văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc ban hành cần đƣợc thực hiện
trong cuộc sống thì chúng mới có ý nghĩa. Mục đích của việc ban hành văn bản
pháp luật chỉ đạt đƣợc khi các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nƣớc đặt ra
đƣợc các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ.
Do vậy, vấn đề không chỉ là xây dựng và ban hành thật nhiều các văn bản pháp
luật, điều quan trọng là phải thực hiện pháp luật, làm cho những yêu cầu, quy
định của chúng trở thành hiện thực.
Việc thực hiện chính xác, đầy đủ pháp luật xã hội chủ nghĩa là mối quan
tâm không chỉ từ phía Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa mà từ cả mỗi ngƣời dân trong
xã hội. Họ tự giác thực hiện pháp luật và đòi hỏi pháp luật phải đƣợc các tổ chức,
các cá nhân khác tôn trọng, thực hiện chính xác và đầy đủ.
Thực hiện pháp luật là một trong những vấn đề lý luận cơ bản, có ý nghĩa
26
đặc biệt quan trọng trong khoa học pháp lý cũng nhƣ trong hoạt động thực tiễn.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
THPL xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, Nhà nƣớc của dân, do dân và vì
dân. Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm về vấn đề tăng cƣờng pháp chế, coi trọng
việc THPL. Nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng, nhất là từ Nghị quyết Đảng
lần thứ VI đến nay, trong các văn kiện đều đề cập đến nhiệm vụ xây dựng pháp
luật, quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cƣờng pháp chế, nhƣ: Pháp luật đƣợc
chấp hành nghiêm chỉnh, mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Trong điều
kiện Đảng cầm quyền, mọi cán bộ bất cứ cƣơng vị nào đều phải sống và làm việc
theo pháp luật, gƣơng mẫu tôn trọng pháp luật, không cho phép bất cứ ai dựa vào
quyền thế để làm trái pháp luật, mọi hành vi vi phạm đều phải xử lý hay: “Tăng
cƣờng pháp chế, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam. Quản lý xã
hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức”, hoặc: “Phát
huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cƣơng, tăng cƣờng pháp chế, quản lý xã hội
bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành luật”.
Các quan điểm trên của Đảng về pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật
và tăng cƣờng pháp chế XHCN đã đƣợc thể chế hóa trong hệ thống Hiến Pháp,
pháp luật, mà sự thể chế hóa quan trọng và tập trung nhất đƣợc thể hiện trong
Hiến pháp 1992:
Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp
chế XHCN. Các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ
trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến Pháp, pháp
luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp
luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp
của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật [46, Điều 12].
Nhƣ vậy, có thể nói một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý xã
hội là phải đƣa các quy định pháp luật vào cuộc sống, biến những quy định pháp
luật thành hiện thực trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, hay nói cách khác là
phải thực hiện pháp luật.
27
Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con
ngƣời phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt
động nào của con ngƣời, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của
pháp luật thì đều đƣợc coi là biểu hiện của việc thực hiện các quy phạm pháp luật.
Dƣới góc độ, pháp lý, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Hành vi đó
không trái mà phù hợp với quy định của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho Nhà
nƣớc, cho cá nhân. Hành vi hợp pháp có thể đƣợc thực hiện trên cơ sở nhận thức
của chủ thể là cần thiết phải xử sự theo đúng quy định của pháp luật. Cũng có thể
chúng đƣợc thực hiện do chủ thể bị ảnh hƣởng của những ngƣời xung quanh chứ
bản thân ngƣời thực hiện hành vi đó chƣa hoặc không nhận thức đầy đủ là tại sao
phải làm nhƣ vậy. Còn có thể có những hành vi hợp pháp đƣợc thực hiện do kết
quả của việc áp dụng những biện pháp cƣỡng chế của nhà nƣớc hoặc do sợ bị áp
dụng những biện pháp đó. Thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân
nhƣng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội,
các tổ chức kinh tế...
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những
quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý
cho hoạt động thực tế của chủ thể pháp luật và Thực hiện pháp luật PCMT là quá
trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật, bằng hành vi của mình
đƣa các quy định của pháp luật về PCMT đi vào thực tế đời sống nhằm mục đích
phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma túy.
Đặc điểm thực hiện pháp luật về PCMT:
- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chủ yếu của thực
hiện pháp luật về PCMT: Nội dung của pháp luật PCMT chủ yếu tập trung quy
định về phòng, ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý, kiểm soát các
hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ
quan, tổ chức trong PCMT. Chính vì vậy, vai trò thực hiện pháp luật của các chủ
thể là cơ quan có thẩm quyền (thƣc hiện chức năng, thẩm quyền...) là cực kỳ
quan trọng, quyết đến hiệu quả công tác phòng, chống ma tuý. Chính vì vậy, áp
dụng pháp luật là hình thức thực hiện phápluật PCMT chủ yếu ( Nhà nƣớc thông
28
qua các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các
chủ thể pháp luật PCMT thực hiện những quy định của pháp luật PCMT hoặc tự
mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để thực hiện.
- Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc đóng vai trò cực kỳ quan
trọng đối với thực hiện pháp luật về PCMT: Quan điểm chủ trƣơng của Đảng,
Nhà nƣớc đƣợc thể chế hoá trong hệ thống pháp luật về PCMT trong quá trình
xây dựng luật. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt nguy hiểm của tệ nạn ma tuý nên
Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm đến công tác PCMT nói chung và thực hiện
pháp luật PCMT nói riêng nên sau khi các văn bản pháp luật PCMT đƣợc ban
hành, Đảng, Nhà nƣớc còn ban hành các văn bản thể hiện quan điểm, chủ trƣơng
định hƣớng cho công tác tổ chức triển khai thực hiện pháp luật PCMT để đƣa
pháp luật PCMT đi vào cuộc sống. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà
nƣớc đóng vai trò chỉ đạo, định hƣớng cho thực hiện phápluật về PCMT.
- Thực hiện pháp luật về PCMT gặp rất nhiều khó khăn so với thực hiện
pháp luật về các lĩnh vực khác bởi tính chất nguy hiểm của tệ nạn ma tuý và tính
chất quyết liệt của cuộc đấu tranh PCMT.
1.4. Các hình hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống, ma túy
Thực hiện pháp luật thể hiện tính đa dạng về chủ thể. Điều đó cho thấy sự
đa dạng trong mục đích của việc thực hiện pháp luật cũng nhƣ trong các phạm vi,
quy trình, và các phƣơng thức thực hiện pháp luật. Theo lý luận chung, thực hiện
pháp luật có các hình thức là: sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ
(tuân theo) pháp luật, áp dụng pháp luật [77].
1.4.1. Tuân theo (tuân thủ) pháp luật về phòng, chống ma túy
Tuân theo pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành động mà pháp luật ngăn
cấm. Những quy phạm pháp luật cấm trong luật hình sự, hành chính... đƣợc thực
hiện dƣới hình thức này.
Tuân theo pháp luật về PCMT là hình thức thực hiện pháp luật PCMT
trong đó các chủ thể pháp luật PCMT kiềm chế không tiến hành những hành
động mà pháp luật phòng, chống ma tuý ngăn cấm.
29
Ở hình thức thực hiện pháp luật PCMT này, các chủ thể phải kiềm chế
không tiến hành những hành vi mà pháp luật PCMT cấm:
- Trồng cây có chứa chất ma túy;
- Sản xuất tàng trữ, vân chuyển, bảo đảm, mua bán, phân phối, giám
định, xử lý trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần;
- Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, xúi giục, cƣỡng bức, lôi
kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy;
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phƣơng tiện, dụng cụ dùng vào
việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy;
- Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có;
- Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy;
- Trả thù hoặc cản trở ngƣời có trách nhiệm hoặc ngƣời tham gia PCMT;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về PCMT;
- Các hành vi trái phép khác về ma túy.
1.4.2. Thi hành (chấp hành) pháp luật về phòng, chống ma túy
Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích
cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ
phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) đƣợc thực hiện ở hình thức này.
Thi hành pháp luật về PCMT là hình thức thực hiện pháp luật PCMT,
trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật
PCMT bằng những hành động tích cực. Có thể đƣa ra những ví dụ cụ thể về thi
hành pháp luật PCMT nhƣ sau:
- Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ
quan Nhà nƣớc có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy, tham gia triệt
phá cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phƣơng tổ chức.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức đƣợc vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc
gây nghiện, thuốc hƣớng thần thực hiện sự đúng gói, niêm phong theo quy định của
cơ quan có thẩm quyền, có những biện pháp bảo vệ an toàn, không để bị thất thoát.
30
- Ngƣời nghiện ma túy tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình
với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc chính quyền cơ sở nơi cơ trú và tự đăng
ký hình thức cai nghiện.
- Gia đình ngƣời nghiện ma túy báo cho chính quyền cơ sở về ngƣời
nghiện ma túy trong gia đình mình và tình trạng nghiện của ngƣời đó, thực hiện
sự theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn ngƣời nghiện sử dụng trái phép
chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.
1.4.3. Sử dụng pháp luật về phòng, chống ma túy
Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà
pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định các quyền và tự do dân
chủ của công dân đƣợc thực hiện ở những hình thức này. Hình thức sử dụng pháp
luật khác với hình thức chấp hành pháp luật ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực
hiện hoặc không thực hiện quyền đƣợc pháp luật cho phép theo ý chí của mình,
chứ không bắt buộc phải thực hiện.
Sử dụng pháp luật về PCMT là hình thực hiện pháp luật PCMT, trong đó
các chủ thể pháp luật PCMT thực hiện quyền chủ thể của mình theo các quy định
của pháp luật PCMT. Ở hình thức này, các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của
mình, nghĩa là tiến hành những hành vi mà pháp luật cho phép. Ví dụ:
- Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an
nhân dân có quyền chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt
động ngăn chặn đấu tranh chống các tội phạm về ma túy tại các địa bàn biên giới
và nội hạt; có quyền trƣng cầu mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát
hiện tội phạm về ma túy; có quyền yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có
liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình tài chính và tài khoản ngân hàng
khi có căn cứ cho rằng có hành vi mà Điều 3 của Luật PCMT nghiêm cấm, có
quyền yêu cầu cơ quan bƣu điện mở bƣu kiện, bƣu phẩm để kiểm tra khi có căn
cứ cho rằng trong bƣu kiện, bƣu phẩm đó có chất ma túy, tiền chất, thuốc gây
nghiện, thuốc hƣớng thần…;
31
- Ngƣời nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì đƣợc nhận
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính;
- Cơ quan tổ chức, cá nhân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo đối với các
hành vi vi phạm pháp luật về PCMT.
1.4.4. Áp dụng pháp luật về phòng, chống ma túy
Trong quá trình thực hiện các chức năng và thẩm quyền của mình, ngoài
việc sử dụng pháp luật liên quan đến chức năng và thẩm quyền đó, các cơ quan
công quyền phải dựa vào pháp luật, lấy các quy định cụ thể của pháp luật làm
căn cứ để thực thi chức trách và thẩm quyền của mình: Căn cứ để ban hành quyết
định hành chính; căn cứ nội dung hoặc thủ tục để giải quyết vụ án dân sự, xác
định tội danh, hình phạt trong việc truy tố và xét xử vụ án hình sự v.v… Đó là
hoạt động áp dụng pháp luật - hình thức thực hiện pháp luật gắn với hoạt động
của các thiết chế công quyền trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
và thẩm quyền của các cơ quan đó. Vì vậy, áp dụng pháp luật phải đƣợc đặt trên
khuôn khổ những đòi hỏi nghiêm ngặt đảm bảo cho việc áp dụng đó không dẫn
đến sai phạm, có khả năng làm sai lệch kết quả thực hiện các chức năng và thẩm
quyền của các thiết chế công quyền, và suy cho cùng là ảnh hƣởng đến quyền và
lợi ích của công dân.
Cũng vì vậy, áp dụng pháp luật không có tính đa dạng về mặt chủ thể nhƣ
các hình thức sử dụng pháp luật, thi hành và tuân theo pháp luật nhƣ đã nêu ở
trên. Áp dụng pháp luật không phải và không thể là hình thức thực hiện pháp luật
của cá nhân công dân, các thể nhân và pháp nhân mà chỉ có thể là hình thức thực
hiện pháp luật đối với các thiết chế quyền lực - quyền hành pháp, quyền tƣ pháp.
Áp dụng pháp luật về PCMT là hình thức thực hiện pháp luật PCMT,
trong đó, Nhà nƣớc thông qua các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc nhà
chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật PCMT thực hiện những quy định
của pháp luật PCMT hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật PCMT
để thực hiện. Theo hình thức pháp luật, có thể có các dẫn chứng sau:
- Tại các vùng trồng cây có chứa chất ma túy, chính quyền địa phƣơng tổ
32
chức cho nhân dân triệt phá cây có chứa chất ma túy, các cơ quan Nhà nƣớc trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Nhà
nƣớc về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có
chứa chất ma túy; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ và thị trƣờng phù hợp để nhân dân chuyển hƣớng sản xuất có hiệu quả.
- Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ra quyết định
đƣa ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã đƣợc cai nghiện tại gia đình,
cộng đồng hoặc đã đƣợc giáo dục nhiều lần tại xã, phƣờng, thị trấn mà vẫn còn
nghiện hoặc không có nơi cƣ trú nhất định vào cơ sở cai nghiện bất buộc (theo
Luật PCMT năm 2000 và Nghị định 135/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện nay, Toà án
nhân dân cấp huyện ra quyết định áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc đối với ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cƣ trú ổn định đã bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn do nghiện ma tuý mà vẫn còn
nghiện hoặc ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chƣa bị áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn do nghiện ma tuý nhƣng không có nơi cƣ trú nhất
định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
và Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ)..
- Ngƣời đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy đƣợc quyết định áp dụng các
biện pháp cƣỡng chế theo quy định của pháp luật để quản lý chặt chẽ, giáo dục,
chữa bệnh cho ngƣời cai nghiện;
- Bộ Lao động – Thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn, chỉ đạo việc thành lập,
giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của
các cơ sở khác về cai nghiện ma túy;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện các dự án giáo dục
PCMT trong nhà trƣờng, các cơ sở giáo dục khác;
- Cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền tiến hành xử lý những hành vi
phạm pháp luật về PCMT.
Nhƣ vậy, thực hiện pháp luật về PCMT là một nội dung của thực hiện
pháp luật, đƣợc thể hiện thông qua bốn hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành
pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật phòng chống ma túy.
33
Ngoài quan niệm phổ biến về các hình thức thực hiện pháp luật nhƣ trên,
trong cuốn Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật có một quan
niệm có phần khác. Theo các tác giả của cuốn sách, áp dụng pháp luật đƣợc thực
hiện thông qua những hình thức sau: (i) Tuân thủ pháp luật, trong đó có việc
không làm những gì pháp luật không cho phép hoặc ngăn cấm; (ii) Thi hành pháp
luật hoặc chấp hành pháp luật, trong đó có việc thực hiện nghĩa vụ chủ thể; (iii)
Vận dụng (sử dụng) pháp luật [80].
Theo tác giả của quan niệm vừa nêu, áp dụng pháp luật mới là khái niệm
bao trùm các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và vận dụng pháp
luật. Còn khi đi vào phân tích từng khái niệm tuân thủ pháp luật, thi hành pháp
luật và vận dụng pháp luật, các tác giả cuốn sách này cũng có cách giải thích
tƣơng tự nhƣ quan niệm đã đƣợc thừa nhận chung. Cách hiểu về khái niệm áp
dụng pháp luật với ba bộ phận hợp thành nhƣ trên là không tạo cơ sở đi sâu
nghiên cứu về các đặc điểm, các giai đoạn của hoạt động áp dụng pháp luật... nhƣ
hình thức quan trọng, không thể thiếu của thực hiện pháp luật.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về
phòng, chống ma túy
1.5.1. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về phòng, chống ma tuý
a. Yếu tố pháp luật: chất lượng của hệ thống pháp luật
Là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội ở từng giai đoạn
phát triển nhất định bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp luật..., bản thân
pháp luật đƣợc sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở để các chủ thể
thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, khía cạnh khác nhau của các chuẩn mực
pháp luật cũng có ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật.
Một hệ thống pháp luật có chất lƣợng phải đáp ứng yêu cầu khách quan
tức là phản ánh đúng thực tiễn và xu hƣớng vận động của đời sống xã hội. Bên
cạnh đó một hệ thống pháp luật chỉ đƣợc coi là có chất lƣợng khi pháp luật vừa
có tính khái quát, phổ biến, vừa có khả năng thích ứng với các điều kiện cụ thể
để có thể áp dụng pháp luật một cách công bằng và có sức thuyết phục trong hầu
34
hết các trƣờng hợp. Một hệ thống pháp luật cũng đƣợc coi là có chất lƣợng khi
mà luôn đƣợc hoàn thiện bảo đảm phù hợp với thực tiễn.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật PCMT, đó là việc đƣa cuộc sống vào pháp
luật PCMT cho phù hợp, theo kịp với yêu cầu thực tiễn đặt ra, với các điều kiện
chính trị của đất nƣớc mà quan trọng nhất là phải phù hợp với đƣờng lối, chính sách
của Đảng, phù hợp với tập quán, đạo đức truyền thống và các quy phạm xã hội khác.
Bên cạnh đó, pháp luật PCMT còn phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các
điều ƣớc quốc tế, thông lệ quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết và phê chuẩn.
Nhƣ vậy, chất lƣợng của hệ thống pháp luật có ảnh hƣởng rất lớn đến thực
hiện pháp luật PCMT. Vì vậy, để bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật PCMT,
hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về PCMT nói riêng phải bảo đảm tính
đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi cao.
b. Yếu tố chính trị: quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước
Yếu tố chính trị là toàn bộ yếu tố tạo nên đời sống chính trị xã hội ở từng
giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trƣờng chính trị, hệ thống các chuẩn
mực chính trị, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện
chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị, hoạt động của hệ thống chính trị.
Cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu không khí chính trị - xã hội. Yếu tố
chính trị có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới các hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp
luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền áp dụng pháp luật.
Quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng có ảnh hƣởng rất
quan trọng tới hoạt động thực hiện pháp luật. Ở nƣớc ta, sự vận hành của hệ
thống pháp luật trên các phƣơng diện xây dựng và áp dụng pháp luật luôn đƣợc
đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta nhận thức sâu sắc rằng, muốn xây dựng
một bộ máy nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh vận hành trên cơ sở các nguyên tắc,
quy định của pháp luật thì vấn đề thực hiện pháp luật một cách nhất quán,
nghiêm chỉnh từ phía các cán bộ, đảng viên và nhân dân phải luôn đƣợc đặt lên
vị trí hàng đầu. Muốn cho pháp luật đƣợc tôn trọng và thực hiện nghiêm túc thì
35
cán bộ, đảng viên phải là những ngƣời đi trƣớc, gƣơng mẫu thực hiện và có năng
lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nƣớc, công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân, biết phát huy sức dân. Vì
vậy, Đảng ta luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sắc đối với các hoạt động pháp luật,
trong đó có thực hiện pháp luật.
Trong công tác PCMT, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
các văn bản pháp luật PCMT, quan điểm, chủ trƣơng của Đảng còn đƣợc thể hiện
dƣới nhiều hình thức khác nhau. Điều đó cho thấy, thực hiện pháp luật PCMT
chịu sự tác động, ảnh hƣởng rất lớn từ yếu tố chính trị, đặc biệt là quan điểm, chủ
trƣơng và đƣờng lối lãnh đạo của Đảng.
Trong những năm qua, nhận thức đƣợc tác hại của tệ nạn ma túy và tầm
quan trọng của công tác PCMT, Đảng và Nhà nƣớc luôn quán triệt những yêu
cầu, quan điểm, chủ trƣơng, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCMT.
Trong mỗi thời kỳ, giai đoạn khác nhau, những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng,
Nhà nƣớc đƣợc thể hiện dƣới những hình thức, biện pháp, yêu cầu khác nhau
nhƣng luôn luôn thể hiện sự quyết tâm, kiên định và chủ trƣơng nhất quán của
Đảng, Nhà nƣớc nhằm ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tội phạm và đẩy lùi tệ
nạn ma túy ra khỏi xã hội.
Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về công tác PCMT đƣợc thể
hiện chủ yếu thông qua các hình thức sau đây:
Thứ nhất, ban hành các Chỉ thị (của Bộ Chính trị), Nghị quyết (của Chính
phủ),... về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng, chống và kiểm
soát ma túy, cụ thể: Nghị quyết số 06-CP ngày 29/01/1993 về tăng cƣờng chỉ đạo
công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Chỉ thị số 06/CT/TW ngày
30/11/1996 về tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và
kiểm soát ma túy; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 về tiếp tục tăng cƣờng
lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình
mới; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAYLuận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đPhòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
Đề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOTĐề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Tội môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOTLuận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
 
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOTLuận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCMLuận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
Luận văn: Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy tại TPHCM
 
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình PhướcLuận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
 
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
 

Similar to Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT

Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...nataliej4
 

Similar to Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT (20)

Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túyLuận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
Luận văn: Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sựLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đ
Luận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đLuận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đ
Luận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đ
 
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOTLuận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
 
Luận văn: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong Luật Hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong Luật Hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong Luật Hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong Luật Hình sự
 
Đề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAY
Đề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAYĐề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAY
Đề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAY
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN LUẬT THAM NHŨNG, 9 ĐIỂM
 
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰCÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ
CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ
 
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sựLuận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
 
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOTĐề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAYLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAY
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAYLuận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAY
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy, HAY
 
Luận văn: Quản lý về phòng chống ma túy ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Quản lý về phòng chống ma túy ở tỉnh Phú Yên, HOTLuận văn: Quản lý về phòng chống ma túy ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Quản lý về phòng chống ma túy ở tỉnh Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tỉnh Phú Yên
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tỉnh Phú YênLuận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tỉnh Phú Yên
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN XUÂN HIẾN THùC HIÖN PH¸P LUËT TRONG LÜNH VùC PHßNG, CHèNG MA TóY, QUA THùC TIÔN THµNH PHè H¶I PHßNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN XUÂN HIẾN THùC HIÖN PH¸P LUËT TRONG LÜNH VùC PHßNG, CHèNG MA TóY, QUA THùC TIÔN THµNH PHè H¶I PHßNG Chuyên ngành: Lý luận lịch sử Nhà nước và Pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên ________________ Nguyễn Xuân Hiến
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY ..................................................................7 1.1. Nhận thức chung về ma túy và công tác phòng, chống ma túy...........7 1.1.1. Nhận thức chung về ma túy.......................................................................7 1.1.2. Nhận thức chung về công tác phòng, chống ma túy................................13 1.2. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túy......................................16 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của pháp luật về phòng, chống ma túy..........16 1.2.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về phòng, chống ma túy.......................19 1.3. Khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy......................................................................................................25 1.4. Các hình hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống, ma túy.........28 1.4.1. Tuân theo (tuân thủ) pháp luật về phòng, chống ma túy.................................. 28 1.4.2. Thi hành (chấp hành) pháp luật về phòng, chống ma túy................................ 29 1.4.3. Sử dụng pháp luật về phòng, chống ma túy...................................................... 30 1.4.4. Áp dụng pháp luật về phòng, chống ma túy...................................................... 31 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy...........................................................................33 1.5.1. Yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về phòng, chống ma tuý............33 1.5.2. Điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng, chống ma tuý............41 1.6. Pháp luật quốc tế về PCM và vấn đề thực tiễn ở Việt Nam ..............44 1.6.1. Pháp luật quốc tế về phòng, chống ma túy..............................................44 1.6.2. Vấn đề thực tiễn pháp luật về phòng, chống ma túy ở Việt Nam............46
  • 5. Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNG .......................50 2.1. Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng......50 2.1.1. Tình hình tội phạm ma túy.......................................................................50 2.1.2. Tình hình sử dụng trái phép chất ma túy.................................................52 2.2. Quan điểm, chủ trương của Thành ủy, chính quyền TP. Hải Phòng về công tác phòng, chống ma túy...............................................52 2.3. Thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng ...............................................................................................54 2.3.1. Tuân thủ pháp luật về phòng, chống ma túy............................................54 2.3.2. Thi hành pháp luật về phòng, chống ma túy............................................58 2.3.3. Sử dụng pháp luật về phòng, chống ma túy.............................................59 2.3.4. Áp dụng pháp luật về phòng, chống ma túy............................................61 2.4. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy........84 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc......................................................................................84 2.4.2. Nguyên nhân kết quả đạt đƣợc ................................................................86 2.4.3. Tồn tại, hạn chế........................................................................................86 2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém .............................................87 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNG.....................................................................................90 3.1. Dự báo tình hình tệ nạn ma túy và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng.......90 3.1.1. Dự báo tình hình tệ nạn ma túy................................................................90 3.1.2. Nhân tố ảnh hƣởng đến công tác phòng, chống ma túy trong thời gian tới .....................................................................................................91 3.2. Quan điểm về bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng .....................................................92 3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng............................................................93
  • 6. 3.3.1. Giải pháp pháp luật: hệ thống các văn bản về PCMT phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp và đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn công tác PCMT.................................................................................93 3.3.2. Giải pháp về chủ trƣơng: tiếp tục đối mới phƣơng pháp và tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ............................................................................95 3.3.3. Giải pháp về cơ chế thực hiện..................................................................96 KẾT LUẬN........................................................................................................111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................112
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND: Hội đồng nhân dân LĐTB&XH: Lao động, Thƣơng binh và xã hội MTTQVN: Mặt trận tổ quốc Việt Nam PCMT: Phòng, chống ma túy TP. Hải Phòng: Thành phố Hải Phòng UBND: Ủy ban nhân dân VHTT&DL: Văn hóa, thể thao và du lịch
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Thống kê ngƣời nghiện ma túy tại TP. Hải Phòng từ 2008-2013 55 Bảng 2.2: Công tác xét xử ngành TAND TP.Hải Phòng từ năm 2008 - 2013 57 Bảng 2.3: Kết quả bắt giữ, xử lý tội phạm ma túy của Công an TP. Hải Phòng từ năm 2008-2013 74 Bảng 2.4: Kết quả điều tra, xử lý án ma túy của cơ quan điều tra Công an TP. Hải Phòng (2 cấp) 75
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đất nƣớc ta đã và đang thực hiện đƣờng lối đổi mới và đã thu đƣợc những thành tựu quan trọng: kinh tế đất nƣớc luôn tăng trƣởng ở mức cao và ổn định, đời sống của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững, quan hệ với nƣớc ngoài đƣợc mở rộng, an sinh xã hội đƣợc thực hiện ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, dƣới tác động của mặt trái kinh tế thị trƣờng, của việc mở của hội nhập và xu hƣớng toàn cầu hóa đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội, trong đó tệ nạn ma túy là một trong những vấn đề nhức nhối đang đƣợc toàn xã hội quan tâm. Ma túy làm gia tăng tội phạm, khánh kiệt kinh tế, phá hoại hạnh phúc gia đình, suy thoái nòi giống dân tộc, cầu nối cho căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Với vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nên thời gian qua Nhà nƣớc đã tập trung xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, việc ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và PCMT nói riêng đƣợc Đảng, Nhà nƣớc rất quan tâm. Luật PCMT đƣợc Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000 là văn bản pháp luật quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong cuộc đấu tranh PCMT. Tuy nhiên, việc đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật PCMT là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp trong đời sống xã hội hiện nay. Hải Phòng là thành phố lớn, đô thị loại 1 cấp quốc gia, là đầu mối giao thông đi các tỉnh trong cả nƣớc và quốc tế, do đó có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những năm qua trƣớc tác động của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở trong nƣớc, khu vực và trên thế giới, Hải Phòng đã trở thành địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy. Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố, sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, công tác PCMT
  • 10. 2 ở thành phố Hải Phòng những năm qua đã đƣợc triển khai quyết liệt và đã thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, trên thực tế tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp, hiệu quả công tác PCMT vẫn chƣa tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên đó là việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực PCMT vẫn còn có những hạn chế, hiệu quả chƣa cao, pháp luật về PCMT chƣa thực sự đi vào cuộc sống. Để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMT nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng, là một cán bộ Công an công tác ở lực lƣợng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an thành phố Hải Phòng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp: “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng”. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, đặc biệt là từ khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, vấn đề thực hiện pháp luật và bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội đang đƣợc đặt ra là nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức và mọi công dân. Tuy nhiên, việc xem xét thực hiện pháp luật và hiệu quả thực hiện pháp luật là một vấn đề phức tạp, cho nên số lƣợng những công trình nghiên cứu khoa học về đề tài này còn ít. Qua nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu đã công bố, tác giả thấy rằng hầu hết các công trình nghiên cứu, bài viết, bài trao đổi chỉ đề cập đến lĩnh vực PCMT ở các khía cạnh khác nhau. Một số công trình nghiên cứu có liên quan về thực hiện pháp luật PCMT: Luận án tiến sĩ “Hiệu quả pháp luật phòng, chống ma túy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam” (năm 2012) của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Lan, Công trình nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện pháp luật, phòng chống ma túy trong các trường Đại học, Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2003-2008” (năm 2010) của tác giả Trần Khánh Mai; về thực hiện pháp luật: Bài viết tham khảo “Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam” (năm 2012) của GS.TSKH Đào Trí Úc đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 7/2011.
  • 11. 3 Ngoài các công trình nghiên cứu có liên quan nên trên, qua tra cứu, tác giả nhận thấy: chƣa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến thực hiện pháp luật về PCMT một cách có hệ thống từ cả khía cạnh lý luận lẫn thực tiễn; đặc biệt là việc nghiên cứu trong phạm vi thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng. Do đó, tác giả hi vọng, Luận văn sẽ là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn về việc thực hiện pháp luật PCMT, có giá trị tham khảo về mặt lý luận, cũng nhƣ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng, trên phạm vi cả nƣớc nói chung, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của Luận văn là trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đề xuất và luận giải các quan niệm và giải pháp cơ bản bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau: Một là, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật PCMT, bao gồm cả quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và của Thành ủy, chính quyền thành phố Hải Phòng về công tác PCMT; Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Ba là, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu Trong khuôn khổ Luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Phạm vi nghiên
  • 12. 4 cứu đƣợc giới hạn dƣới góc độ lý luận chung về Nhà nƣớc và pháp luật, nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hoạt động PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2008 đến nay, các thời gian trƣớc năm 2008 chỉ phân tích để làm căn cứ so sánh, đánh giá. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn, các quan điểm, giải pháp bảo đảm việc thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trong đó phạm vi của Luận văn, chủ yếu tập trung vào thực trạng thực hiện pháp luật và các giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 5. Cơ sở lý lý luận và Phương pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về pháp luật, về công tác đấu tranh PCMT. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Kết hợp nghiên cứu giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng các phƣơng pháp khảo sát thực tế, thống kê số liệu, phân tích, tổng hợp, chứng minh, đối chiếu so sánh các tài liệu, số liệu để đánh giá kết quả việc thực hiện, từ đó phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp. 6. Đóng góp khoa học của Luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, có hệ thống, chuyên sâu trên khía cạnh lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật tại địa bàn thành phố Hải Phòng. Luận văn có những đóng góp mới về khoa học thể hiện trên những điểm sau: - Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác PCMT và thực hiện pháp luật về PCMT; - Góp phần khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nƣớc và Thành ủy, chính quyền thành phố Hải Phòng trong công tác đấu tranh PCMT, nhằm kiên quyết đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội; - Phân tích, đánh giá có hệ thống thực trạng thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2008 đến nay;
  • 13. 5 - Luận văn phân tích những quan điểm bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng; đề xuất và luận giải các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm hiệu quả pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 7. Ý nghĩa của luận văn - Luận văn góp phần bổ sung, làm sáng tỏ lý luận về thực hiện pháp luật. - Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn thành phố Hải Phòng, những kết quả đạt đƣợc và những khó khăn, hạn chế, bất cập, luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật PCMT, qua đó nâng cao nhận thức của xã hội đối với công tác PCMT, nhất là nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa thực hiện pháp luật trong PCMT, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện pháp luật PCMT của các cơ quan bảo vệ pháp luật và ý nghĩa chấp hành pháp luật của các tổ chức, công dân đối với công tác PCMT. - Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật PCMT nói riêng. 8. Bố cục của luận văn Ngoài Lời Cam đoan, Danh mục từ viết tắt, Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bố cục gồm 03 chƣơng với nội dung cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PCMT 1.1. Nhận thức chung về ma túy và công tác PCMT 1.2. Pháp luật Việt Nam về PCMT 1.3. Khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về PCMT 1.4. Các hình hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống, ma túy 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về PCMT 1.6. Pháp luật quốc tế về PCMT và vấn đề thực tiễn ở Việt Nam Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PCMT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNG 2.1. Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Hải Phòng 2.2. Quan điểm, chủ trƣơng của Thành ủy, chính quyền thành phố Hải Phòng về công tác PCMT
  • 14. 6 2.3. Thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn TP. Hải Phòng 2.4. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về PCMT Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PCMT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẢI PHÒNG 3.1. Dự báo tình hình tệ nạn ma túy và những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác PCMT trên địa bàn TP. Hải Phòng 3.2. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật PCMT trên địa bàn TP. Hải Phòng 3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về PCMT trên địa bàn TP. Hải Phòng
  • 15. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY 1.1. Nhận thức chung về ma túy và công tác phòng, chống ma túy 1.1.1. Nhận thức chung về ma túy 1.1.1.1. Khái niệm ma túy Ma túy là hiểm họa của nhân loa ̣i , là một vấn na ̣n trên toàn thế giới . Ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe con ngƣời , mà còn là nguyên nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự , an toàn xã hội , làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ lan truyền rất rộng. Cho đến nay, trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về “ma túy” hay “chất ma túy”. Ma túy là t ừ Hán Việt, trong đó “ma” đƣợc hiểu là tê mê và “túy” là say sƣa. Theo đó, ma túy là chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, tê liệt, dùng quen thành nghiện, hay nói cách khác, ma túy là chất gây nghiện. Theo từ điển tiếng Việt, ma túy là tên gọi chung của những chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện; ma túy là những chất mà ngƣời dùng nó một thời gian sẽ gây nghiện hay nói cách khác là trạng thái phụ thuộc vào nó. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa “ma túy” là các chất khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng. Đến năm 1982, WHO đã phát triển định nghĩa “ma tuý” theo nghĩa rộng, là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái đƣợc đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thƣờng, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật. Liên Hợp Quốc cũng đã đƣa ra định nghĩa “ma túy” là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của ngƣời sử dụng. Tuy nhiên, các định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới hay của Liên Hợp Quốc đều mang tính khái quát, bao hàm tất cả các chất làm biến đổi về mặt tâm sinh lý của con ngƣời.
  • 16. 8 Công ƣớc thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (gọi tắt là Công ƣớc 1961) không đƣa ra khái niệm “chất ma túy” mà thay vào đó áp dụng phƣơng pháp liệt kê để xác định trực tiếp danh mục các chất ma túy bị kiểm soát. Kỹ thuật lập pháp này đƣợc sử dụng trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của các điều ƣớc quốc tế về kiểm soát ma túy trƣớc đó, đặc biệt là Công ƣớc về hạn chế việc sản xuất, phân phối chất ma túy năm 1931 (gọi tắt là Công ƣớc 1931). Trong quá trình dự thảo Công ƣớc 1931, một nhóm các chuyên gia quốc tế đƣợc yêu cầu đề xuất khái niệm “chất ma túy” để sử dụng trong Công ƣớc. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các chuyên gia đã kết luận rằng không thể đƣa ra một khái niệm chung về “chất ma túy” mà chỉ có thể đƣa ra nhiều khái niệm khác nhau để mô tả các chất đƣợc Công ƣớc 1931 kiểm soát bởi vì Công ƣớc này điều chỉnh nhiều loại chất với những thuộc tính khoa học khác nhau. Ví dụ: có những chất thuộc nhóm “narcotic” có tính gây nghiện cao và không đƣợc sử dụng trong y khoa, có những chất cũng thuộc nhóm “narcotic” có tính gây nghiện cao nhƣng lại đƣợc sử dụng trong y khoa, cũng có những chất vừa không thuộc nhóm “narcotic” vừa không có tính gây nghiện nhƣng có thể biến đổi thành “narcotic” gây nghiện. Chính vì vậy, để tránh những khó khăn mà các nhà chuyên môn đã nêu, các nhà làm luật đã lựa chọn phƣơng pháp liệt kê để chỉ rõ các chất bị kiểm soát. Kế thừa kinh nghiệm của Công ƣớc 1931 và một số điều ƣớc quốc tế khác về kiểm soát ma túy, Công ƣớc 1961 áp dụng phƣơng pháp liệt kê, tuy không nêu đƣợc những thuộc tính cơ bản và chung nhất nhƣng có thể xác định đƣợc các chất ma túy mà công ƣớc điều chỉnh. Từ đó, đƣa ra một danh mục cụ thể các chất ma túy bị kiểm soát, tạo ra sự thuận tiện trong việc áp dụng trên thực tế. Ở Việt Nam, theo các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, ma túy có thể hiểu là các chất bao gồm: nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tƣơi, heroine, cocaine, các chất ma túy khác ở thể lỏng hay thể rắn. Tiếp đến, Luật PCMT năm 2000 đƣa ra khái niệm về chất ma túy tại khoản 1 Điều 2 nhƣ sau: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” [50].
  • 17. 9 Theo đó, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Luật PCMT năm 2000 quy định: “chất gây nghiện” là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng và “chất hƣớng thần” là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với ngƣời sử dụng. Nhƣ vậy, ma túy là những chất đã đƣợc khoa học xác định và có tên gọi riêng. Danh mục các chất ma túy, tiền chất ma túy đƣợc quy định tại Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 67/2001/NĐ-CP; Nghị định số 133/2003/NĐCP; Nghị định số 82/2013/NĐ-CP). Việc xác định là chất ma túy, tiền chất đƣợc tiến hành qua trƣng cầu giám định. Từ các khái niệm của quốc tế và Việt Nam về ma túy, có thể đƣa ra một khái niệm chung nhƣ sau: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của con người. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng. 1.1.1.2. Phân loại ma túy Ma túy đƣợc phân thành nhiều nhóm dựa trên những căn cứ nhất định phục vụ cho những mục đích khác nhau. Một số cách phân loại cơ bản nhƣ sau: - Căn cứ vào nguồn gốc, ma túy đƣợc chia thành: ma túy tự nhiên, ma túy tổng hợp và ma túy bán tổng hợp: + Ma túy tự nhiên là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng và các chế phẩm của chúng. Ví dụ: thuốc phiện và các sản phẩm của cây thuốc phiện nhƣ moocphin, codein, narcotics, coca và các hoạt chất của nó nhƣ cocain, cần sa và các sản phẩm của cây cần sa...; + Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy đƣợc điều chế từ ma túy tự nhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Heroin là chất ma túy đƣợc tổng hợp từ moocphin...; + Ma túy tổng hợp là các chất ma túy đã đƣợc điều chế bằng phƣơng pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất (đƣợc gọi là tiền chất). Điển hình là các amphetamine....
  • 18. 10 - Căn cứ theo tác dụng, ma túy đƣợc chia thành ba nhóm chính là kích thích, ức chế thần kinh và gây ảo giác: + Chất kích thích: Thuốc kích thích là thuốc có tác dụng làm tăng nhanh hoạt động của hệ thống thần kinh và nhiều bộ phận trong cơ thể, bao gồm: Ni-cô-tin (nicotine) trong thuốc lá; Cà-phê-in (caffeine) trong trà, cà phê, các loại nƣớc tăng lực (energy drinks), sô-cô-la (chocolate), nƣớc cô-ca cô-la (coke); Am-phê-ta-min và những loại thuốc cùng họ hoặc có công thức hoá học rất gần nhƣ: Dexamphetamine, Metamphetamine, Methylenedioxymethamphetamine (MDMA), Methylpheniate... Cô-ken – Cocaine; + Chất ức chế: Ức chế là ngăn cản hoặc làm suy giảm hoạt động. Thuốc ức chế thần kinh có tác dụng làm suy giảm, làm chậm lại hoạt động của hệ thống thần kinh. Một số loại thuốc ức chế thần kinh có tác dụng gây nghiện: Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ: Rƣợu (ethanol): Bia, rƣợu chát, rƣợu mạnh..., Benzodiazepines là những thứ thuốc an thần loại nhẹ hoặc thuốc ngủ; Thuốc giảm đau thuộc nhóm á phiện: Thuốc phiện (opium), morphine, pethidine, codein, bạch phiến (heroin), methadone, buprenorphine...; Cần sa ở liều lƣợng nhẹ; Những ma túy dạng bốc hơi hoặc dạng hít: Xăng, thuốc chùi sơn, keo, dung dịch pha loãng sơn (paint thinner)... + Chất gây ảo giác: Thuốc gây ảo giác có tác dụng tạo ra ảo giác nhƣ thấy hoặc nghe những điều không có thực, thấy thời gian và không gian thay đổi, thấy sự vật chung quanh di chuyển hoặc thấy sự vật có màu sắc đậm hơn hay khác hơn bình thƣờng. Các loại thuốc gây ảo giác gồm có: LSD (lysergic acid diethylamide); DMT (dimethyltryptamine); Psilocybin (magic mushroom); Mescaline (peyote cactus); DOM hay STP (chất tổng hợp từ Mescaline); MDMA (ecstasy, thuốc lắc) ở liều lƣợng mạnh; Phencyclidine or PCP (angel dust); Ketamine; Cần sa ở liều lƣợng mạnh (marijuana, hash, hash oil). - Căn cứ tính hợp pháp, ma túy chia làm hai nhóm: hợp pháp, bất hợp pháp: + Ma túy hợp pháp: Những loại thông dụng nhƣ Rƣợu, bia; Ni-cô-tin (thuốc lá); Ca-phê-in; Thuốc bác sĩ cho toa nhƣ thuốc ngủ an thần (sedative-
  • 19. 11 hypnotics) gồm có: Benzodiazepines nhƣ Serepax, Valium, Librium... Một số dƣợc phẩm trong nhóm amphetamies nhƣ dexamphetamine, methylphenidate, phentermine... Tuy nhiên, có một vài giới hạn đối với một số loại ma túy hợp pháp. Vƣợt qua những giới hạn này, ma túy có thể trở thành bất hợp pháp, ví dụ nhƣ ngƣời dƣới 18 tuổi mua rƣợu bia hay thuốc lá là bất hợp pháp, những loại thuốc trị bệnh có thể trở thành bất hợp pháp nếu mua không có toa bác sĩ... + Ma túy bất hợp pháp: Cần sa (Cannabis); Bạch phiến (Heroin); Các loại gây ảo giác (Hallucinogens/Psychedelics): LSD, DMT, Psilocybin, Psilocin, Mescaline, DOM (STP), Phencyclidine or PCP, Ketamine... Cô-ken (Cocaine); Mê-tha-qua-lôn (Methaqualone) và những loại gây nghiện (narcotics) mua không có toa bác sĩ; Các loại amphetamine bất hợp pháp nhƣ methamphetamine, crystal methamphetamine.... - Căn cứ nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành năm nhóm sau: + Nhóm 1: ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates); + Nhóm 2: ma túy là các chất làm từ cần sa (canabis); + Nhóm 3: ma túy là các chất gây kích thích (sitimulants); + Nhóm 4: ma túy là các chất gây ức chế (depressants); + Nhóm 5: ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens). 1.1.1.3. Tác hại của ma túy Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật PCMT, tệ nạn ma túy bao gồm tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác liên quan đến ma túy. Nhƣ vậy, nói đến tác hại của ma túy đƣợc hiểu là các tác hại do tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi khác liên quan đến ma túy gây ra đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Đối với cơ thể ngƣời nghiện ma túy: + Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trƣờng hợp ngƣng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi
  • 20. 12 khi ngƣng thở rất đột ngột. Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột ngƣng thở tử vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn nhân có bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dƣới da để thuốc phóng thích từ từ, nhƣng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản... + Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hƣởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng ngƣời dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp. + Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hƣng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến nhƣ: co giật, xuất huyết dƣới nhện, đột quỵ... Ngoài ra, ngƣời dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác nhƣ: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị... - Ảnh hƣởng đến bản thân ngƣời nghiện: + Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh ngƣời nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết. + Gây nghiện mạnh; Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rút B, C, đặc biệt là HIV (dẫn đến cái chết). + Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật; Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình; Mất lòng tin với mọi ngƣời, dễ bị ngƣời khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hƣởng đến tƣơng lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm. + Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hƣởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hƣởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
  • 21. 13 - Ảnh hƣởng đến gia đình ngƣời nghiện: + Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của ngƣời nghiện là rất lớn, vì vậy khi lên cơn nghiện ngƣời nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều ngƣời đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết ngƣời, cƣớp của. + Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên... vì trong gia đình có ngƣời nghiện). + Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...); tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của ngƣời nghiện do ma tuý gây ra. - Ảnh hƣởng đến xã hội: + Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết ngƣời, mại dâm, băng nhóm... + Ảnh hƣởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chƣa có thuốc chữa...Hiện nay nƣớc ta có trên 130.000 ngƣời nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý. + Ảnh hƣởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hƣởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hƣởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống. 1.1.2. Nhận thức chung về công tác phòng, chống ma túy 1.1.2.1. Khái niệm phòng, chống ma túy Ma túy và tội phạm về ma túy đang là hiểm họa của toàn cầu, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con ngƣời, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
  • 22. 14 Chính vì vậy, đấu tranh phòng và chống tội phạm về ma túy là nhiệm vụ đã và đang đƣợc tất cả các nhà nƣớc trên thế giới quan tâm, lo lắng. Mỗi một quốc gia đều nỗ lực quan tâm đến việc hoạch định các chính sách và đƣa ra nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh để từng bƣớc đẩy lùi loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này. Đấu tranh phòng, chống tệ nạn và tội phạm ma túy là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc. Đây là cuộc đấu tranh gay gay, quyết liệt, lâu dài, đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Khái niệm PCMT đƣợc quy định Luật PCMT năm 2000: “PCMT là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý” [50, Điều 2, khoản 7]. Trong đó: - Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy (khoản 8 Điều 2); - Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bao gồm các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất ma túy, tiền chất và thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần, đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật (khoản 9); Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý là việc cho phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều này và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác (khoản 10). - Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh: + Phòng ngừa bao gồm “đề phòng” và “ngăn ngừa”. Đề phòng là chuẩn bị trƣớc để sẵn sàng đối phó, ngăn ngừa, hoặc hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Ngăn ngừa là làm cho cái xấu, cái không hay đang có khả năng xảy ra sẽ không xảy ra đƣợc. Phòng ngừa là chuẩn bị trƣớc, bằng cách này hay bằng cách khác, không để cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy ra. + Phòng ngừa ma túy là bất cứ hoạt động nào nhắm đến việc giảm bớt hoặc giảm thiểu việc sử dụng ma túy và những hậu quả tai hại của nó.
  • 23. 15 + Ngăn chặn tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm ngăn ngừa, chặn đứng những tác hại, ảnh hƣởng xấu của tệ nạn ma túy; ngăn chặn sự phát triển của tệ nạn ma túy trong cộng đồng, xã hội, bao gồm ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến việc trồng các cây có chứa ma túy; các hoạt động sản xuất, chế biến, mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy; ngăn chặn sự gia tăng số ngƣời nghiện, tái nghiện (ngăn chặn nguồn cung về ma túy)... + Đấu tranh chống tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm tiến tới việc ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy; xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về ma túy; xóa bỏ việc buôn bán, sử dụng trái phép ma túy với mục đích hƣớng đến là xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng, xã hội. 1.1.2.2. Công tác PCMT Công tác PCMT có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Hiệu quả của công tác này ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình tội phạm, đời sống, trật tự xã hội và sự phát triển chung của quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, công tác PCMT đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội, không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh hợp tác quốc tế vì mục tiêu xây dựng một đất nƣớc phát triển bền vững. Trong những năm qua, trƣớc những tác hại của tệ nạn ma túy, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm, chú trọng thực hiện nhiệm vụ PCMT, coi công tác PCMT là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Nội dung cụ thể của công tác PCMT tập trung vào một số công tác nhƣ sau: - Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thƣờng xuyên, liên tục, lâu dài và phải đặt dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia. Tổ chức phòng ngừa và cai nghiện có hiệu quả để kiềm chế, ngăn chặn sự gia tăng tệ nạn ma túy, giảm cầu về ma túy.
  • 24. 16 - Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục PCMT trong hệ thống chính trị và toàn dân; chú ý tập trung vào nhóm đối tƣợng có nguy cơ cao, thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng sâu, vùng xa. - Lồng ghép công tác PCMT với Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cƣ. Tập trung chỉ đạo tạo chuyển biến từ cơ sở; xây dựng và nhân rộng các mô hình PCMT phù hợp với từng địa phƣơng. Tăng cƣờng đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, vận chuyển ma túy từ nƣớc ngoài vào nƣớc ta. - Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCMT,... Củng cố lực lƣợng chuyên trách PCMT; tăng cƣờng trang bị, phƣơng tiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế với các nƣớc có chung đƣờng biên giới, các nƣớc nằm trên tuyến vận chuyển, nơi sản xuất, nguồn cung cấp ma túy và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, liên minh chính phủ trong đấu tranh PCMT.... 1.2. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túy 1.2.1.Khái niệm, đặc điểm cơ bản của pháp luật về phòng, chống ma túy Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nƣớc đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nƣớc của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, đƣợc đảm bảo thực hiện bằng nhà nƣớc, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội, vì sự phát triển bền vững của xã hội [56, tr.228]. Pháp luật PCMT là một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nƣớc đã rất quan tâm đến công tác PCMT, coi PCMT là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Nhà nƣớc. Những quy định về ngăn chặn, đấu tranh, loại trừ ma túy ra khỏi đời sống xã hội dần đƣợc hình thành và đến nay đã trở thành hệ thống những quy phạm pháp luật về PCMT. Trong văn bản quy phạm pháp luật cao nhất của Nhà nƣớc là Hiến pháp quy định: “nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma
  • 25. 17 túy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm...” [46, Điều 61]. Đặc biệt, tình hình ma túy và các tội phạm và ma túy diễn biến ngày càng phức tạp hơn, những quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1985 không đáp ứng đƣợc yêu cầu của cuộc đấu tranh này. Sau 03 lần (các năm: 1991, 1992, 1997) đƣợc điều chỉnh, bổ sung, ngày 10/5/1999, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985, quy định một chƣơng riêng (Chƣơng XVIII, từ Điều 192 đến Điều 201) về các tội phạm về ma túy. So với quy định về tội phạm ma túy của Bộ luật Hình sự năm 1985, quy định về tội phạm ma túy trong Bộ luật hình sự 1999 đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều. Mặt khác, ngày 09/12/2000, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật PCMT gồm 8 chƣơng, 56 điều, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT. Luật PCMT năm 2000 là nền tảng pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh PCMT hiện nay và trong thời gian tới, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc quyết tâm PCMT – hiểm họa chung của nhân loại. Các quy định của Luật PCMT năm 2000 còn đƣợc quy định cụ thể, chi tiết và đƣợc hƣớng dẫn thi hành trong các văn bản dƣới luật (các Nghị định, Thông tƣ, Thông tƣ liên tịch). Các văn bản này cụ thể hóa, chi tiết các quy định của Luật, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCMT. Cùng với những diễn biến phức tạp của ma túy và tệ nạn ma túy, hệ thống pháp luật về ma túy và tệ nạn ma túy không ngừng đƣợc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Biểu hiện cụ thể là việc ban hành Luật PCMT sửa đổi năm 2008 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành mới. Mặt khác, để các quy định pháp luật trên đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều văn bản để chỉ đạo công tác PCMT, không những về chủ trƣơng mà cả bằng những hành động cụ thể: các Chỉ thị
  • 26. 18 của Bộ Chính trị; Nghị quyết của Chính phủ..., đồng thời đầu tƣ kinh phí, thành lập Ban chủ nhiệm chƣơng trình quốc gia 06 và sau này là Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy và mại dâm, thành lập lực lƣợng chuyên trách PCMT. Nhƣ vậy, pháp luật về PCMT là tổng thể những quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan tới ma túy, quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT. Pháp luật về PCMT có những đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất, Pháp luật PCMT có tính đa dạng về chủ thể: Chủ thể quan hệ pháp luật PCMT có phạm vi rất rộng, mọi cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật tham gia vào các quan hệ pháp luật PCMT đều trở thành chủ thể quan hệ pháp luật PCMT. Cá nhân bao gồm: Công dân, ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam ở nuớc ngoài. Các tổ chức bao gồm các tổ chức nhà nuớc và các tổ chức phi nhà nƣớc. Cụ thể là các cơ quan nhà nƣớc, nhà nƣớc nói chung, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. Ngoài ra, gia đình cũng đƣợc coi là chủ thể của quan hệ pháp luật PCMT . - Thứ hai, Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về phòng, chống ma tuý chủ yếu là phương pháp quyền lực và phương pháp hành chính - mệnh lệnh: Các quy phạm pháp luật phòng, chống ma tuý chủ yếu tập trung ở các ngành luật: Luật Hình sự, Luật PCMT, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Phƣơng pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là phƣơng pháp quyền uy, phƣơng pháp điều chỉnh của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Phòng, chống ma tuý là phƣơng pháp hành chính - mệnh lệnh. - Thứ ba, Các chế tài đƣợc sử dụng trong pháp luật về PCMT chủ yếu là chế tài hành chính, chế tài hình sự và thể tính nghiêm khắc rất cao, phản ứng gay gắt của nhà nuớc đối với các hành vi vi phạm pháp luật. - Thứ tư, Pháp luật PCMT thể hiện tính nhân văn, cộng đồng, nhân loại sâu sắc.
  • 27. 19 1.2.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về phòng, chống ma túy Từ khái niệm pháp luật về PCMT, nội dung của pháp luật về PCMT bao gồm: - Những quy định về chất ma túy và tiền chất dùng vào việc sản xuất ma túy; - Những quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT; - Những quy định về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy. -Trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về PCMT. Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCMT, nhằm ngăn chặn, đầy lùi và xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội. Nội dung chủ yếu của pháp luật về PCMT đƣợc khái quát cụ thể nhƣ sau: a. Pháp luật về PCMT quy định về chất ma túy và tiền chất dùng vào việc sản xuất ma túy Quy định về chất ma tuý và tiền chất dùng vào việc sản xuất ma tuý ở các văn bản pháp luật: Luật Hình sự, Luật PCMT và các Nghị định của Chính phủ. Các chất ma tuý đƣợc quy định trong Luật Hình sự gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca, hêrôin, côcain, lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tƣơi, các chất ma tuý khác ở thể rắn, các chất ma tuý khác ở thể lỏng. Luật PCMT không liệt kê các chất ma tuý nhƣ Luật Hình sự mà đƣa ra khái niệm chất ma tuý theo hƣớng khái quát, chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hƣớng thần, tuy nhiên chỉ những chất gây nghiện, chất hƣớng thần đƣợc quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành thì mới đƣợc coi là chất ma tuý. Đối với tiền chất ma tuý dùng vào việc sản xuất ma tuý, Luật hình sự chỉ đƣa cụm từ “ tiền chất” chứ không quy định các tiền chất cụ thể nhƣ trong Luật PCMT. Theo Luật PCMT thì tiền chất là các hoá chất không thể thiếu đƣợc trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, đƣợc quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. b. Pháp luật về PCMT quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT Những quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức
  • 28. 20 trong PCMT đƣợc quy định trong Luật PCMT (gồm 9 điều từ Điều 6 đến Điều 14), trong đó: Luật quy định rõ cá nhân phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, đối với gia đình mình và đối với xã hội. Đối với chính bản thân mình, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ của mình không đƣợc sử dụng trái phép chất ma tuý dƣới bất kỳ hình thức nào; thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần để chữa bệnh. Đối với gia đình mình phải có trách nhiệm giáo dục các thành viên trong gia đình, kể cả thân nhân và tác hại của ma tuý và thực hiện các quy định của pháp luật về PCMT; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn các thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý. Đối với xã hội, cá nhân có trách nhiệm cả trong phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với tệ nạn ma tuý và cả trong công tác cai nghiện. Đối với gia đình, do gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý, Luật quy định gia đình là một chủ thể có những trách nhiệm nhất định nhƣ: Giáo dục, quản lý chặt chẽ, đấu tranh ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý; đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân nhân và của ngƣời khác; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại gia đình cộng đồng; đóng góp một phần kinh phí cho việc cai nghiện của các thành viên trong gia đình mình. Tuy nhiên, Luật không quy định áp dụng chế tài đối với gia đình, vì vai trò của gia đình chỉ có thể đƣợc phát huy trên cơ sở nhận thức đầy đủ về tác hại của ma tuý đối với từng thành viên trong gia đình, không phải trên cơ sở chế tài nghiêm khắc. Đối với cơ quan, tổ chức Luật quy định, cơ quan tổ chức cũng có trách nhiệm nhƣ đối với cá nhân và gia đình có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma tuý. Riêng đối với cơ quan Nhà nƣớc phải xem xét và giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma tuý; tham gia triệt phá cây có chứa do chính quyền địa phƣơng tổ chức...Luật còn quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên, Nhà trƣờng và các cơ sở giáo dục, đơn vị vũ trang. Đặc biệt, Điều 13 của Luật đã quy định rõ cơ quan
  • 29. 21 chuyên trách phòng, chống tội phạm ma tuý thuộc lực lƣợng công an nhân dân và cơ quan này có đặc quyền, đƣợc áp dung các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý, bảo vệ ngƣời tố giác, ngƣời làm chứng và ngƣời bị hại trong các vụ án về ma tuý... c. Pháp luật về PCMT quy định về về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy Luật PCMT dành một chƣơng (Chƣơng III) quy định kiểm soát chặt chẽ đối với việc nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, tàng trữ, mua bán, phân phối, trao đổi, sử dụng, xử lý nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần (nội dung này phải phù hợp với yêu cầu của 3 Công ƣớc của Liên hiệp quốc về phòng, chống ma tuý năm 1961, năm 1971 và năm 1998). Luật không quy định cho một cơ quan chuyên trách kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý vì các hoạt động này thuộc các chuyên ngành khác nhau, nếu giao cho một cơ quan thực hiện việc kiểm soát thì khó đảm bảo hiệu quả do không đủ trình độ nghiệp vụ cũng nhƣ kinh phí để bao quát hết các vấn đề về ma túy. Vì vậy, Luật quy định theo hƣớng: - Bộ Y tế có thẩm quyền kiểm soát chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học; - Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng) có thẩm quyền kiểm soát chất ma tuý, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực sản xuất; - Bộ Công an có thẩm quyền kiểm soát chất ma tuý, tiền chất vào, ra hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và trong các hoạt động để phục vụ trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý (giám định, nghiên cứu, huấn luyện). d. Pháp luật về PCMT quy định về trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về PCMT -Luật PCMT quy định các hành vi bị cấm: tại Điều 3 của Luật quy định liệt kê một loạt các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến ma tuý.
  • 30. 22 Mục đích của quy định nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và loại trừ tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội. Các tổ chức, cá nhân nếu thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm này sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự và Pháp luật Xử lý vi phạm hành chính. - Chƣơng XVIII Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các tội phạm về ma tuý gồm 10 Điều tƣơng ứng với 10 tội danh khác nhau. So với Chƣơng VIIA (phần tội phạm) Bộ luật hình sự năm 1985, thì Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định ít hơn 4 Điều (Bộ luật hình sự năm 1985 có 14 Điều) nhƣng các hành vi phạm tội về ma tuý vẫn bị xử lý không sót một hành vi nào. Các tội phạm về ma tuý quy định tại Chƣơng XVIII của Bộ luật hình sự năm 1999 có đặc điểm chung nhất là bất cứ hành vi phạm tội nào cũng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến ma tuý. Cũng chính vì vậy, Chƣơng XVIII có tên gọi “Các tội phạm về ma tuý”. Tuy nhiên, do tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm ma tuý cáo hơn so với các tội phạm khác đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự (trừ cáctội xâm phạm an ninh quốc gia) nên mức hình phạt của tội các tội phạm ma tuý rất nghiêm khắc: trong số 10 tội thì có 3 tội có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình (khoản 4 Điều 193, khoản 4 Điều 194 và khoản 4 Điều 197); có 2 tội có mức cao nhất của khung hình phạt là chung thân (khoản 4 Điều 195, khoản 4 Điều 200 và khoản 4 Điều 201); có 12 trƣờng hợp là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3, khoản 4 Điều 193, khoản 3, khoản 4 Điều 194, khoản 3, khoản 4 Điều 195, khoản 3, khoản 4 Điều 197, khoản 3, khoản 4 Điều 200 và khoản 3, khoản 4 Điều 201); có 8 trƣờng hợp là tội phạm rất nghiêm trọng (khoản 2 Điều 193, khoản 2 Điều 194, khoản 2 Điều 195, khoản 2 Điều 196, khoản 2 Điều 197, khoản 2 Điều 198, khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201); có 10 trƣờng hợp là tội phạm nghiêm trọng (khoản 2 Điều 192, khoản 1 Điều 193, khoản 1 Điều 194, khoản 1 Điều 195, khoản 1 Điều 196, khoản 1 Điều 197, khoản 1 Điều 198, khoản 2 Điều 199, khoản 1 Điều 200 và khoản 1 Điều 201); chỉ có 2 trƣờng hợp là tội phạm ít nghiêm trọng (khoản 1 Điều 192 và khoản 1 Điều 199).
  • 31. 23 Việc Quốc hội quy định một Chƣơng các tội phạm về ma tuý đã đáp ứng yêu cầu bức xúc của tình hình đấu tranh PCMT đang xảy ra. Nắm chắc những đặc điểm của các tội phạm về ma tuý không chỉ giúp cho các các cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng có phƣơng pháp phù hợp trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự vào việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma tuý, mà còn có tác dụng vận động nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý trong tình hình hiện nay, góp phần chặn đứng và đẩy lùi tệ nạn này. Bên cạnh các quy định của Bộ luật Hình sự về các hình phạt đối với các hành vi phạm tội về ma túy, pháp luật Việt Nam còn có các quy định về xử lý hành chính đối với một số hành vi vi phạm trong công tác PCMT. Các hành vi bị xử lý vi phạm hành chính chủ yếu đƣợc áp dụng đối với một số hành vi mà tính chất, mức độ vi phạm chƣa đến mức phải xử lý hình sự theo các quy định của Bộ luật hình sự. Các quy định về xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về PCMT đƣợc quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (thay thế cho Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008) và các Nghị định do Chính phủ ban hành baogồm các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đƣợc quy định trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (gọi tắt là Nghị định 167/2013/NĐ-CP) và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: + Biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn: đối với Ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cƣ trú ổn định [53, Điều 90.4]; + Biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đối tƣợng áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chƣa bị áp dụng biện pháp này nhƣng không có nơi cƣ trú ổn định [53, Điều 96.1];
  • 32. 24 Bên cạnh một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính điển hình nêu trên, phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về PCMT, chủ thể thực hiện hành vi còn bị áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 . e. Pháp luật về PCMT quy định về cai nghiện ma túy Cai nghiện ma tuý đƣợc quy định trong Luật PCMT và Nghị định của Chính phủ. Cai nghiện ma tuý là một trong những nội dung quan trọng nhất của Luật. Việc cai nghiện ma tuý theo tinh thần của Luật là Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma tuý song song với việc áp dụng chế độ cai nghiện đối với ngƣời nghiện ma tuý, đồng thời tổ chức các cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng bên cạnh đó khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài hỗ trợ các hoạt động cai nghiện ma tuý. Đặc biệt, Luật giao cho ngành LĐTB&XH quản lý công tác cai nghiện ma tuý vì quản lý ma tuý là vấn đề mang tính xã hội cao và ngƣời nghiện ma tuý chƣa phải là tội phạm, nên không nhất thiết phải giao cho lực lƣợng công an quản lý. Trong quá trình thực hiện, ngành LĐTB&XH phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, y tế và các cơ quan hữu quan khác. Điều 28 quy định thời gian cai nghiện bắt buộc là từ một năm đến hai năm vì khi nghiện ma tuý, ngƣời nghiện ma tuý sẽ mắc các rối loạn về thể chất và tâm lý, thƣờng kèm theo các triệu chứng tâm thần. Do đó, muốn cai nghiện cho họ thì trƣớc hết phải điều trị rối loạn tâm lý va các triệu chứng rối loạn tâm thần. Việc điều trị này phải có thời gian dài mới có hiệu quả và phải trải qua các giai đoạn: + Cắt cơn giải độc, điều trị các bệnh phối hợp: tốn khoảng 03 tháng; + Điều trị phục hồi tâm lý, sức khoẻ: mất khoảng 09 tháng; + Lao động trị liệu, học nghề, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng, chống tái nghiện: thƣờng là 12 tháng. Điều 28 của Luật PCMT giao thẩm quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện
  • 33. 25 ra quyết định bắt buộc cai nghiện. Hiện nay, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 221 của Chính phủ thì giao Toà án nhân dân cấp huyện ra quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc Qua nghiên cứu nội dung pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma tuý, có thể đƣa ra một số kết luận về pháp luật PCMT nhƣ sau: - Pháp luật Việt Nam về PCMT là một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam, là tổng thể những quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan tới ma túy, quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT; - Pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma tuý là sự thể chế hoá tƣ tƣởng, quan điểm chỉ đạo, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phòng, chống ma tuý; - Pháp luật Việt Nam về PCMT có quy định trách nhiệm của gia đình trong PCMT (quy định trong Luật PCMT). Đây là một đăc điểm mang tính đặc thù của Pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túy . 1.3. Khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy Các văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc ban hành cần đƣợc thực hiện trong cuộc sống thì chúng mới có ý nghĩa. Mục đích của việc ban hành văn bản pháp luật chỉ đạt đƣợc khi các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nƣớc đặt ra đƣợc các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ. Do vậy, vấn đề không chỉ là xây dựng và ban hành thật nhiều các văn bản pháp luật, điều quan trọng là phải thực hiện pháp luật, làm cho những yêu cầu, quy định của chúng trở thành hiện thực. Việc thực hiện chính xác, đầy đủ pháp luật xã hội chủ nghĩa là mối quan tâm không chỉ từ phía Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa mà từ cả mỗi ngƣời dân trong xã hội. Họ tự giác thực hiện pháp luật và đòi hỏi pháp luật phải đƣợc các tổ chức, các cá nhân khác tôn trọng, thực hiện chính xác và đầy đủ. Thực hiện pháp luật là một trong những vấn đề lý luận cơ bản, có ý nghĩa
  • 34. 26 đặc biệt quan trọng trong khoa học pháp lý cũng nhƣ trong hoạt động thực tiễn. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về THPL xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm về vấn đề tăng cƣờng pháp chế, coi trọng việc THPL. Nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng, nhất là từ Nghị quyết Đảng lần thứ VI đến nay, trong các văn kiện đều đề cập đến nhiệm vụ xây dựng pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cƣờng pháp chế, nhƣ: Pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh, mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, mọi cán bộ bất cứ cƣơng vị nào đều phải sống và làm việc theo pháp luật, gƣơng mẫu tôn trọng pháp luật, không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật, mọi hành vi vi phạm đều phải xử lý hay: “Tăng cƣờng pháp chế, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức”, hoặc: “Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cƣơng, tăng cƣờng pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành luật”. Các quan điểm trên của Đảng về pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cƣờng pháp chế XHCN đã đƣợc thể chế hóa trong hệ thống Hiến Pháp, pháp luật, mà sự thể chế hóa quan trọng và tập trung nhất đƣợc thể hiện trong Hiến pháp 1992: Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp chế XHCN. Các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến Pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật [46, Điều 12]. Nhƣ vậy, có thể nói một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý xã hội là phải đƣa các quy định pháp luật vào cuộc sống, biến những quy định pháp luật thành hiện thực trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, hay nói cách khác là phải thực hiện pháp luật.
  • 35. 27 Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con ngƣời phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của con ngƣời, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì đều đƣợc coi là biểu hiện của việc thực hiện các quy phạm pháp luật. Dƣới góc độ, pháp lý, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Hành vi đó không trái mà phù hợp với quy định của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho Nhà nƣớc, cho cá nhân. Hành vi hợp pháp có thể đƣợc thực hiện trên cơ sở nhận thức của chủ thể là cần thiết phải xử sự theo đúng quy định của pháp luật. Cũng có thể chúng đƣợc thực hiện do chủ thể bị ảnh hƣởng của những ngƣời xung quanh chứ bản thân ngƣời thực hiện hành vi đó chƣa hoặc không nhận thức đầy đủ là tại sao phải làm nhƣ vậy. Còn có thể có những hành vi hợp pháp đƣợc thực hiện do kết quả của việc áp dụng những biện pháp cƣỡng chế của nhà nƣớc hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó. Thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân nhƣng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế... Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của chủ thể pháp luật và Thực hiện pháp luật PCMT là quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật, bằng hành vi của mình đƣa các quy định của pháp luật về PCMT đi vào thực tế đời sống nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma túy. Đặc điểm thực hiện pháp luật về PCMT: - Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chủ yếu của thực hiện pháp luật về PCMT: Nội dung của pháp luật PCMT chủ yếu tập trung quy định về phòng, ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCMT. Chính vì vậy, vai trò thực hiện pháp luật của các chủ thể là cơ quan có thẩm quyền (thƣc hiện chức năng, thẩm quyền...) là cực kỳ quan trọng, quyết đến hiệu quả công tác phòng, chống ma tuý. Chính vì vậy, áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện phápluật PCMT chủ yếu ( Nhà nƣớc thông
  • 36. 28 qua các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật PCMT thực hiện những quy định của pháp luật PCMT hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để thực hiện. - Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với thực hiện pháp luật về PCMT: Quan điểm chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc đƣợc thể chế hoá trong hệ thống pháp luật về PCMT trong quá trình xây dựng luật. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt nguy hiểm của tệ nạn ma tuý nên Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm đến công tác PCMT nói chung và thực hiện pháp luật PCMT nói riêng nên sau khi các văn bản pháp luật PCMT đƣợc ban hành, Đảng, Nhà nƣớc còn ban hành các văn bản thể hiện quan điểm, chủ trƣơng định hƣớng cho công tác tổ chức triển khai thực hiện pháp luật PCMT để đƣa pháp luật PCMT đi vào cuộc sống. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đóng vai trò chỉ đạo, định hƣớng cho thực hiện phápluật về PCMT. - Thực hiện pháp luật về PCMT gặp rất nhiều khó khăn so với thực hiện pháp luật về các lĩnh vực khác bởi tính chất nguy hiểm của tệ nạn ma tuý và tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh PCMT. 1.4. Các hình hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống, ma túy Thực hiện pháp luật thể hiện tính đa dạng về chủ thể. Điều đó cho thấy sự đa dạng trong mục đích của việc thực hiện pháp luật cũng nhƣ trong các phạm vi, quy trình, và các phƣơng thức thực hiện pháp luật. Theo lý luận chung, thực hiện pháp luật có các hình thức là: sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ (tuân theo) pháp luật, áp dụng pháp luật [77]. 1.4.1. Tuân theo (tuân thủ) pháp luật về phòng, chống ma túy Tuân theo pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành động mà pháp luật ngăn cấm. Những quy phạm pháp luật cấm trong luật hình sự, hành chính... đƣợc thực hiện dƣới hình thức này. Tuân theo pháp luật về PCMT là hình thức thực hiện pháp luật PCMT trong đó các chủ thể pháp luật PCMT kiềm chế không tiến hành những hành động mà pháp luật phòng, chống ma tuý ngăn cấm.
  • 37. 29 Ở hình thức thực hiện pháp luật PCMT này, các chủ thể phải kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật PCMT cấm: - Trồng cây có chứa chất ma túy; - Sản xuất tàng trữ, vân chuyển, bảo đảm, mua bán, phân phối, giám định, xử lý trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần; - Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, xúi giục, cƣỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy; - Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phƣơng tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy; - Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có; - Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy; - Trả thù hoặc cản trở ngƣời có trách nhiệm hoặc ngƣời tham gia PCMT; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về PCMT; - Các hành vi trái phép khác về ma túy. 1.4.2. Thi hành (chấp hành) pháp luật về phòng, chống ma túy Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) đƣợc thực hiện ở hình thức này. Thi hành pháp luật về PCMT là hình thức thực hiện pháp luật PCMT, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật PCMT bằng những hành động tích cực. Có thể đƣa ra những ví dụ cụ thể về thi hành pháp luật PCMT nhƣ sau: - Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy, tham gia triệt phá cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phƣơng tổ chức. - Cá nhân, cơ quan, tổ chức đƣợc vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần thực hiện sự đúng gói, niêm phong theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, có những biện pháp bảo vệ an toàn, không để bị thất thoát.
  • 38. 30 - Ngƣời nghiện ma túy tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc chính quyền cơ sở nơi cơ trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện. - Gia đình ngƣời nghiện ma túy báo cho chính quyền cơ sở về ngƣời nghiện ma túy trong gia đình mình và tình trạng nghiện của ngƣời đó, thực hiện sự theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn ngƣời nghiện sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội. 1.4.3. Sử dụng pháp luật về phòng, chống ma túy Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định các quyền và tự do dân chủ của công dân đƣợc thực hiện ở những hình thức này. Hình thức sử dụng pháp luật khác với hình thức chấp hành pháp luật ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền đƣợc pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bắt buộc phải thực hiện. Sử dụng pháp luật về PCMT là hình thực hiện pháp luật PCMT, trong đó các chủ thể pháp luật PCMT thực hiện quyền chủ thể của mình theo các quy định của pháp luật PCMT. Ở hình thức này, các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình, nghĩa là tiến hành những hành vi mà pháp luật cho phép. Ví dụ: - Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân có quyền chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn chặn đấu tranh chống các tội phạm về ma túy tại các địa bàn biên giới và nội hạt; có quyền trƣng cầu mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy; có quyền yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình tài chính và tài khoản ngân hàng khi có căn cứ cho rằng có hành vi mà Điều 3 của Luật PCMT nghiêm cấm, có quyền yêu cầu cơ quan bƣu điện mở bƣu kiện, bƣu phẩm để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng trong bƣu kiện, bƣu phẩm đó có chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần…;
  • 39. 31 - Ngƣời nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì đƣợc nhận vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính; - Cơ quan tổ chức, cá nhân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về PCMT. 1.4.4. Áp dụng pháp luật về phòng, chống ma túy Trong quá trình thực hiện các chức năng và thẩm quyền của mình, ngoài việc sử dụng pháp luật liên quan đến chức năng và thẩm quyền đó, các cơ quan công quyền phải dựa vào pháp luật, lấy các quy định cụ thể của pháp luật làm căn cứ để thực thi chức trách và thẩm quyền của mình: Căn cứ để ban hành quyết định hành chính; căn cứ nội dung hoặc thủ tục để giải quyết vụ án dân sự, xác định tội danh, hình phạt trong việc truy tố và xét xử vụ án hình sự v.v… Đó là hoạt động áp dụng pháp luật - hình thức thực hiện pháp luật gắn với hoạt động của các thiết chế công quyền trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của các cơ quan đó. Vì vậy, áp dụng pháp luật phải đƣợc đặt trên khuôn khổ những đòi hỏi nghiêm ngặt đảm bảo cho việc áp dụng đó không dẫn đến sai phạm, có khả năng làm sai lệch kết quả thực hiện các chức năng và thẩm quyền của các thiết chế công quyền, và suy cho cùng là ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của công dân. Cũng vì vậy, áp dụng pháp luật không có tính đa dạng về mặt chủ thể nhƣ các hình thức sử dụng pháp luật, thi hành và tuân theo pháp luật nhƣ đã nêu ở trên. Áp dụng pháp luật không phải và không thể là hình thức thực hiện pháp luật của cá nhân công dân, các thể nhân và pháp nhân mà chỉ có thể là hình thức thực hiện pháp luật đối với các thiết chế quyền lực - quyền hành pháp, quyền tƣ pháp. Áp dụng pháp luật về PCMT là hình thức thực hiện pháp luật PCMT, trong đó, Nhà nƣớc thông qua các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật PCMT thực hiện những quy định của pháp luật PCMT hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật PCMT để thực hiện. Theo hình thức pháp luật, có thể có các dẫn chứng sau: - Tại các vùng trồng cây có chứa chất ma túy, chính quyền địa phƣơng tổ
  • 40. 32 chức cho nhân dân triệt phá cây có chứa chất ma túy, các cơ quan Nhà nƣớc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma túy; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trƣờng phù hợp để nhân dân chuyển hƣớng sản xuất có hiệu quả. - Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ra quyết định đƣa ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã đƣợc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã đƣợc giáo dục nhiều lần tại xã, phƣờng, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cƣ trú nhất định vào cơ sở cai nghiện bất buộc (theo Luật PCMT năm 2000 và Nghị định 135/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện nay, Toà án nhân dân cấp huyện ra quyết định áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cƣ trú ổn định đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn do nghiện ma tuý mà vẫn còn nghiện hoặc ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chƣa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn do nghiện ma tuý nhƣng không có nơi cƣ trú nhất định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ).. - Ngƣời đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy đƣợc quyết định áp dụng các biện pháp cƣỡng chế theo quy định của pháp luật để quản lý chặt chẽ, giáo dục, chữa bệnh cho ngƣời cai nghiện; - Bộ Lao động – Thƣơng binh xã hội hƣớng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện các dự án giáo dục PCMT trong nhà trƣờng, các cơ sở giáo dục khác; - Cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền tiến hành xử lý những hành vi phạm pháp luật về PCMT. Nhƣ vậy, thực hiện pháp luật về PCMT là một nội dung của thực hiện pháp luật, đƣợc thể hiện thông qua bốn hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật phòng chống ma túy.
  • 41. 33 Ngoài quan niệm phổ biến về các hình thức thực hiện pháp luật nhƣ trên, trong cuốn Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật có một quan niệm có phần khác. Theo các tác giả của cuốn sách, áp dụng pháp luật đƣợc thực hiện thông qua những hình thức sau: (i) Tuân thủ pháp luật, trong đó có việc không làm những gì pháp luật không cho phép hoặc ngăn cấm; (ii) Thi hành pháp luật hoặc chấp hành pháp luật, trong đó có việc thực hiện nghĩa vụ chủ thể; (iii) Vận dụng (sử dụng) pháp luật [80]. Theo tác giả của quan niệm vừa nêu, áp dụng pháp luật mới là khái niệm bao trùm các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và vận dụng pháp luật. Còn khi đi vào phân tích từng khái niệm tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và vận dụng pháp luật, các tác giả cuốn sách này cũng có cách giải thích tƣơng tự nhƣ quan niệm đã đƣợc thừa nhận chung. Cách hiểu về khái niệm áp dụng pháp luật với ba bộ phận hợp thành nhƣ trên là không tạo cơ sở đi sâu nghiên cứu về các đặc điểm, các giai đoạn của hoạt động áp dụng pháp luật... nhƣ hình thức quan trọng, không thể thiếu của thực hiện pháp luật. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy 1.5.1. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về phòng, chống ma tuý a. Yếu tố pháp luật: chất lượng của hệ thống pháp luật Là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội ở từng giai đoạn phát triển nhất định bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp luật..., bản thân pháp luật đƣợc sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, khía cạnh khác nhau của các chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật. Một hệ thống pháp luật có chất lƣợng phải đáp ứng yêu cầu khách quan tức là phản ánh đúng thực tiễn và xu hƣớng vận động của đời sống xã hội. Bên cạnh đó một hệ thống pháp luật chỉ đƣợc coi là có chất lƣợng khi pháp luật vừa có tính khái quát, phổ biến, vừa có khả năng thích ứng với các điều kiện cụ thể để có thể áp dụng pháp luật một cách công bằng và có sức thuyết phục trong hầu
  • 42. 34 hết các trƣờng hợp. Một hệ thống pháp luật cũng đƣợc coi là có chất lƣợng khi mà luôn đƣợc hoàn thiện bảo đảm phù hợp với thực tiễn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật PCMT, đó là việc đƣa cuộc sống vào pháp luật PCMT cho phù hợp, theo kịp với yêu cầu thực tiễn đặt ra, với các điều kiện chính trị của đất nƣớc mà quan trọng nhất là phải phù hợp với đƣờng lối, chính sách của Đảng, phù hợp với tập quán, đạo đức truyền thống và các quy phạm xã hội khác. Bên cạnh đó, pháp luật PCMT còn phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các điều ƣớc quốc tế, thông lệ quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết và phê chuẩn. Nhƣ vậy, chất lƣợng của hệ thống pháp luật có ảnh hƣởng rất lớn đến thực hiện pháp luật PCMT. Vì vậy, để bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật PCMT, hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về PCMT nói riêng phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi cao. b. Yếu tố chính trị: quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Yếu tố chính trị là toàn bộ yếu tố tạo nên đời sống chính trị xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trƣờng chính trị, hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị, hoạt động của hệ thống chính trị. Cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu không khí chính trị - xã hội. Yếu tố chính trị có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới các hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng có ảnh hƣởng rất quan trọng tới hoạt động thực hiện pháp luật. Ở nƣớc ta, sự vận hành của hệ thống pháp luật trên các phƣơng diện xây dựng và áp dụng pháp luật luôn đƣợc đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ta nhận thức sâu sắc rằng, muốn xây dựng một bộ máy nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh vận hành trên cơ sở các nguyên tắc, quy định của pháp luật thì vấn đề thực hiện pháp luật một cách nhất quán, nghiêm chỉnh từ phía các cán bộ, đảng viên và nhân dân phải luôn đƣợc đặt lên vị trí hàng đầu. Muốn cho pháp luật đƣợc tôn trọng và thực hiện nghiêm túc thì
  • 43. 35 cán bộ, đảng viên phải là những ngƣời đi trƣớc, gƣơng mẫu thực hiện và có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân, biết phát huy sức dân. Vì vậy, Đảng ta luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sắc đối với các hoạt động pháp luật, trong đó có thực hiện pháp luật. Trong công tác PCMT, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật PCMT, quan điểm, chủ trƣơng của Đảng còn đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau. Điều đó cho thấy, thực hiện pháp luật PCMT chịu sự tác động, ảnh hƣởng rất lớn từ yếu tố chính trị, đặc biệt là quan điểm, chủ trƣơng và đƣờng lối lãnh đạo của Đảng. Trong những năm qua, nhận thức đƣợc tác hại của tệ nạn ma túy và tầm quan trọng của công tác PCMT, Đảng và Nhà nƣớc luôn quán triệt những yêu cầu, quan điểm, chủ trƣơng, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCMT. Trong mỗi thời kỳ, giai đoạn khác nhau, những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc đƣợc thể hiện dƣới những hình thức, biện pháp, yêu cầu khác nhau nhƣng luôn luôn thể hiện sự quyết tâm, kiên định và chủ trƣơng nhất quán của Đảng, Nhà nƣớc nhằm ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tội phạm và đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi xã hội. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về công tác PCMT đƣợc thể hiện chủ yếu thông qua các hình thức sau đây: Thứ nhất, ban hành các Chỉ thị (của Bộ Chính trị), Nghị quyết (của Chính phủ),... về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, cụ thể: Nghị quyết số 06-CP ngày 29/01/1993 về tăng cƣờng chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Chỉ thị số 06/CT/TW ngày 30/11/1996 về tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 về tiếp tục tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.