SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HỒNG PHONG
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HỒNG PHONG
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIAGIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số:838.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM MINH TUYÊN
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ Luật học về “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí
Minh” là hoàn toàn trung thực và không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu
khác. Các số liệu, nội dung trình bày trong luận văn có trích dẫn nguồn gốc.
Luận văn này là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa
học của thầy giáo, TS. Phạm Minh Tuyên.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Phong
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................................................. 8
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ theo Luật hình sự hiện hành .................................. 8
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ ..................................................................... 18
Chương 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNGĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......... 32
2.1. Khái quát tình hình xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.......................................................... 32
2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ của Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh...................................... 35
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh .... 40
Chương 3:CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM ĐÚNG
TRONG ÁP DỤNGPHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY
ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH .......................................................................................... 50
3.1. Yêu cầu đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh...................................................................................................... 50
3.2. Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự
về xử lý tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ................ 53
KẾT LUẬN................................................................................................. 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATGT An toàn giao thông
BLHS Bộ Luật Hình sự
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
CTTP Cấu thành tội phạm
GTĐB Giao thông đường bộ
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TNHS Trách nhiệm hình sự
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình tai nạn GTĐB và va chạm giao thông trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018 ...............................................33
Bảng 2.2. Số vụ và số bị cáo phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ từ 2014 – 2018......................................................................34
Bảng 2.3. Cơ cấu hình phạt Tòa án áp dụng khi xét xử sơ thẩm tội “vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn Thành phố giai đoạn
2014 - 2018......................................................................................................40
Bảng 2.4. Tỷ lệ bị cáo được Tòa án sơ thẩm cho hưởng án treo trên tổng số bị
cáo bị xử phạt tù không quá 3 năm trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm
2014 đến năm 2018 .........................................................................................41
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đổi mới và phát triển đất nước, thành phố Hồ Chí Minh đã
không ngừng phấn đấu đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển về
hạ tầng và phương tiện giao thông đáp ứng ngày càng cao nhu cầu và sự phát
triển xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành thành phố thông
minh, hiện đại, nghĩa tình, nhưng bên cạnh những mục tiêu đó, Thành phố
cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, một trong số đó là
tình hình tội phạm nói chung và tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ nói riêng đang diễn biến phức tạp, tác động xấu đến tình hình an
ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, đầu
tàu kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước .
Theo số liệu của Ban an toàn giao thông thành phố Hồ Chí Minh, tình
hình trật tự ATGT trên địa bàn có những diễn biến phức tạp, tuy số vụ TNGT
có giảm nhưng chưa bền vững, các trường hợp vi phạm giao thông lại tăng, số
người chết vẫn ở mức cao. Cụ thể, trong năm 2018, trên địa bàn TP.HCM xảy
ra tổng cộng 3.643 vụ tai nạn giao thông (kể cả va chạm giao thông), làm chết
702 người, bị thương 2.517 người. So với cùng kỳ năm 2017 giảm 245 vụ
(giảm 6,3%), giảm 41 người chết (giảm 6,91%) và giảm 440 người bị thương
(giảm 17,75%). [25]
Tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh là do chủ thể điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ; đã để tình trạng mình say rượu, bia hay dùng các chất kích thích
khác, rồi sau đó chạy quá tốc độ, còn đối với người đi bộ thì lại đi không đúng
làn đường, phần đường, có khi còn chuyển hướng nhưng lại không quan sát,
làm cản trở các phương tiện giao thông khác rồi dẫn đến gây ra tai nạn
2
nghiêm trọng hoặc tai nạn rất nghiêm trọng, liên quan đến sức khỏe, tài sản
của người khác.
Trong thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
vàcác cơ quan bảo vệ pháp luật khác đã có nhiều biện pháp tích cực trong
công tác phòng, chống tội phạm. Quá trình xét xử các vụ án vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ nhìn chung là nghiêm minh, góp phần tích
cực cho hoạt động phòng, chống tội phạm, bước đầu giảm được số vụ và số
người chết, bị thương, qua đó nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước về xử
lý vấn đề này.
Dù vậy, xét trên phương diện thực tiễn, việc xác định tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
trong hoạt động phòng và chống tội phạm này còn để xảy ra tình trạng thụ
động, thiếu cơ sở pháp lý và thiếu tính khoa học. Khi áp dụng pháp luật hình
sự, một số dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ vẫn chưa được làm rõ hoặc định tội danh xử lý trách nhiệm hình sự
chưa đúng quy định pháp luật với một số nguyên nhân khách quan và chủ
quan.
Nhằm giúp cho hoạt động phòng, chống tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố đạt hiệu quả, cần thiết các cơ
quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt Công an,Tòa án, Viện kiểm sát phải có giải
pháp đúng đắn, phải có cơ sở khoa học, tính pháp lý về định tội danh và xác
định trách nhiệm hình sự đúng đối tượng vi phạm. Và phải có sự liên lạc, trao
đổi thông tin một cách đồng bộ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt
các cơ quan tham mưu, cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực pháp luật. Tiếp
tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quan trọng là phẩm
chất của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan pháp luật.
3
Để vấn đề trên mang tính khả thi, người có thẩm quyền phải trang bị
nền tảng pháp lý vững vàng và phải có giải pháp thiết thực cho đội ngũ cán bộ
cơ quan bảo vệ pháp luật của Thành phố trong hoạt động đấu tranh với tội vi
phạm quy định tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì
thế, tôi chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
theo quy định của pháp luật hình sự Việt Namtừ thực tiễn thành phố Hồ Chí
Minh” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ với mong muốn làm rõ hơn những
bất cập quy định trong luật hiện hành, cũng như đóng góp một số ý kiến nhỏ
xung quanh việc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng, chống tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến hiện tại đã có các công trình nghiên cứu khoa học của các tác
giả đề cập đến các vấn đề liên quan đến tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ. Cụ thể như:
- Nguyễn Thế Anh (2013), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy
định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình . Luận văn thạc sĩ luật học.
- Phạm Thị Thanh Thảo (2008), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm
quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ tại tỉnh Long
An, Luận văn tiến sĩ luật học.
- Bùi Kiến Quốc (2001), Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi
phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ ở Thủ
đô Hà Nội, Luận văn tiến sĩ luật học.
- Ngô Hoàng Huy (2010), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định
về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang và Bến Tre. Luận văn thạc sĩ.
4
Và các giáo trình giảng dạy tại các trường Đại học gồm:
- GS.TS. Võ Khánh Vinh (2013), Chương X: Các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật Hình sự Việt
Nam – Phần các tội phạm, do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
- TS. Phạm Minh Tuyên (2014), Các tội phạm xâm phạm trật tự, an
toàn giao thông đường bộ (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử ở Việt
Nam), NXB Thanh niên.
- TS. Cao Thị Oanh (2010), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Bên cạnh đó, cũng đã có một số bài viết được đăng trên các tạp chí về
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như:
- Tạp chí Khoa học 2011 bàn về tội vi phạm GTĐB theo Bộ luật hình
sự năm 2015 Lê Văn Luật (2011), Xác định lỗi khi định tội danh và quyết
định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông
đường bộ đường bộ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tòa án nhân dân, tr.
10-14.
- Lê Văn Meo (2013), Trần Thị H. Phạm tội quy định về điều khiển
tham gia giao thông đường bộ đường bộ, Tòa án nhân dân, tr.27-28.
- Mai Thế Cần (2010), Tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia
giao thông đường bộ đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam.
Có thể thấy rằng các công trình khoa học trên đa số tập trung chủ yếu
nghiên cứu về hoạt động đấu tranh đối với tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông, chưa tập trung nêu lên thực trạng, phân tích hạn chế bất cập,
nguyên nhân để đưa ra giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ có tính thực thi và hiệu quả.
5
Tôi chọn việc nghiên cứu tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh còn là vấn đề cần phải được quan tâm hơn, từ đó đặt ra vấn
đề nghiên cứu sâu hơn, làm rõ hơn những bất cập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Bằng việc phân tích dựa trên vấn đề lý luận và pháp luật cũng như thực
trạng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2014 -
2018) luận văn đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự
về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và góp ý kiến điều
chỉnh một số bất cập trong luật hiện hành.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý cũng như các quy định
pháp luật về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Nhằm phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
và các loại tội phạm khác trong Bộ luật hình sự năm 2015.
Đánh giá tình hình thực tiễn về định tội danh và quyết định hình phạt
đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà Tòa án
nhân dân thành phố Hổ Chí Minh đưa ra, thấy được những bất cập, hạn chế
trong việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm này.
Từ đó nêu lên các giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật
hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại
thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
6
Đối tượng nghiên cứu là Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2014 - 2018).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu theo chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự.
Không gian nghiên cứu được giới hạn tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian
nghiên cứu được xác định từ năm 2014 đến năm 2018.
Về thực tiễn áp dụng thì tác giả nghiên cứu quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam cùng với việc tìm thêm nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết cũng
liên quan đến tội phạm này thông qua các nội dung đã được nghiên cứu trong
phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, trong luận văn chỉ đề cập đến định
tội danh và quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật
hình sự Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan
trọng hơn đó là áp dụng thật hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong
phương pháp luận đó. Dựa vào quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước Việt Nam để nhìn nhận, đánh giá và giải quyết các vấn đề lý
luận chung về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, về định
tội danh và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân
tích, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học,lý luận gắn thực tiễn và các
phương pháp khác liên quan để nghiên cứu đề tài này.
7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ bao gồm các
vấn đề chung vàcác vấn đề về định tội danh, trách nhiệm hình sự được áp
dụng. Dựa trên việc nghiên cứu lý luận các vấn đề liên quan, tác giả làm sáng
tỏ phần lý luận về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ cũng
như đề cập đến nội dung về tội vi phạm tham gia giao thông đường bộ nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả và vai trò trong hoạt động phòng, chống xử lý tội
phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Kiểm sát viên, Luật sư) các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý
nhà nước và các các cơ quan tại các địa phương khác sử dụng làm tài liệu
tham khảo, áp dụng trong hoạt động phòng, chống tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ theo Luật hình sự hiện hành.
7. Kết cấu của luận văn
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam.
- Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố
Hồ Chí Minh.
- Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nhằm đảm bảo đúng trong áp
dụng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.
8
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM
GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘTRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộtheo Luật hình sự hiện hành
1.1.1.Khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ
Trong các khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ dưới góc độ Luật hình sự của các tác giả, nhà nghiên cứu khoa học.
Nhằm xác định và đưa ra các yêu cầu theo pháp luật hình sự trong công cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm, đầu tiên tacần làm rõ khái niệm tội vi phạm
quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Trong Bộ luật hình sự năm 2015 tại Điều 260 có quy định tội phạm vi
phạm quy định về tham gia GTĐB được hiểu như sau: đó là việc một người
có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và người này
điều khiển hoặc sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; hoặc
người này dẫn dắt súc vật hoặc người này thực hiện hành vi đi bộ trên đường
bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,
tài sản của người khác.
Vậy hành vi của người điều khiển phương tiện đường bộ hoặc thực
hiện hành vi như đi bộ, chăn dắt súc vật nhưng vi phạm quy định về an toàn
GTĐB, sẽ là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi một cách vô ý, và người đó đã gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại
cho tính mạng của người khác.
9
Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ có những đặc điểm riêng và đặc điểm
chung của tội phạm là:
Thứ nhất, đặc điểm mang tính nguy hiểm cho xã hội: Theo quy định
của BLHS thì tính nguy hiểm được hiểu là đã hoặc đe dọa gây ra hậu quả,
xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đối với tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông thì tính nguy hiểm được hiểu là đã
hoặc sẽ xâm hại đến an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây thiệt hại đến
tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
Thứ hai: Về hành vi, đây là những hành vi không tuân thủ các quy định
về tham gia giao thông đường bộ bằng cách không thực hiện hoặc không thực
hiện đúng các quy định về an toàn khi tham gia giao thông.
Thứ ba: Về ý chí chủ quan, được thể hiện dưới dạng lỗi vô ý thưởng
được thực hiện thông qua hình thức vô ý vì tự tin và vô ý do cẩu thả.
Thứ tư: Đặc điểm về chủ thể, là bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng
lực trách nhiệm hình sự
Căn cứ vào đặc điểm trên, đã có những quan điểm khác nhau về khái
niệm của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
Theo tác giả Đinh Văn Quế thì “Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao
thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng
cho sức khỏe, tài sản của người khác” [27, tr.13]. Quan điểm này mới chỉ nêu
định nghĩa hành vi chứ chưa làm rõ khái niệm tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ, hơn nữa, hành vi phạm tội khác tội
phạm, vì khái niệm tội phạm đòi hỏi phải đầy đủ như khái niệm trong Điều 8
Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành.
10
Còn tác giả Trần Minh Hưởng lại cho rằng “Tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi xâm phạm những quy
định của Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ”[15, tr.434]. Chúng tôi
cho rằng, quan điểm này khá chung chung, chưa đầy đủ và chưa nêu cụ thể
hành vi phạm tội và dấu hiệu chủ thể của tội phạm này [15].
Đặc biệt tác giả Ngô Ngọc Thủy lại đưa ra quan điểm cụ thể hóa hơn
biểu hiện của hành vi phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ và đã nêu tương đối đầy đủ nội dung khái niệm tội này,
song vẫn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm [40], theo đó:
“Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB( đây là cách
giải thích theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999), tức là hành vi của
người điều khiển phương tiện GTĐB nhưng mà vi phạm quy định về an toàn
GTĐB sau đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người
khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người khác”.
Tác giả cơ bản đồng ý với khái niệm trên, vì khái niệm trên đã bao quát
được tính nguy hiểm của hành vi, chỉ ra được khách thể bị xâm hại và chủ thể
vi phạm…
Tóm lại, dưới góc độ khoa học luật hình sự, khái niệm tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ cần thể hiện được đầy đủ cả ba bình
diện tương ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của khái niệm tội phạm
(chung) đã nêu trên. Do đó, tác giả luận văn đã tổng hợp và đưa ra khái niệm
tội phạm này theo định nghĩa như sau: Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ tức là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ (tác
giả đồng thuận với nghĩa của từ “tham gia” trong BLHS năm 2015) có năng
lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà vi phạm quy
định về an toàn giao thông đường bộ, do lỗi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng
11
cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người
khác.
Do đó, tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB phải được hiểu là hành
vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự đã tham gia GTĐB nhưng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ các quy định trong pháp luật GTĐB cụ thể là vi phạm Luật giao
thông đường bộ năm Việt Nam.
Theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam thì: Người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông gồm: Người điều khiển xe thô sơ, Người
điều khiển xe máy chuyên dùng, Người điều khiển xe cơ giới, tham gia giao
thông đường bộ.
Còn người đi bộ do hành vi không chấp hành các quy định, đã có hành
động đi ra lòng đường hoặc chạy qua đường một cách tự ý tùy tiện gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc người vi phạm dẫn dắt súc vật đi không đúng quy định
hoặc mang theo các đồ vật cồng kềnh dẫn đến cản trở các phương tiện giao
thông gây ra hậu quả về tài sản, tính mạng, sức khỏe.
1.1.2 . Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều
khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia GTĐB. Người đi
bộ hoặc dẫn dắt súc vật đi không theo đúng quy định hoặc mang theo các đồ
vật cồng kềnh dẫn đến cản trở các phương tiện giao thông gây ra hậu quả. Do
đó cần xác định cụ thể dấu hiệu pháp lý của tội phạm này trong điều kiện
tham gia GTĐB, như sau:
* Khách thể của tội vi phạm:
Được quy định là những quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ,
nhưng lại bị tội phạm xâm hại. Xác định khách thể của tội phạm có tầm quan
12
trọng đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như định tội danh và
quyết định hình phạt đối với tội phạm này. Khách thể của tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ là An toàn công cộng, trật tự công cộng
cụ thể hơn đó là an toàn giao thông, an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của
nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội khi tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, có thể xác định khách thể của tội vi phạm quy định về tham
gia GTĐB đó là vấn đề an toàn trong hoạt động giao thông vận tải đường bộ,
vấn đề an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản của công dân, của Nhà nước,
của các chủ thể khác trong xã hội đã được xác lập”.
Dù vậy, phải nhìn nhận rằng trong tất cả các hành vi vi phạm quy định
về tham gia GTĐB thì không phải hành vi nào cũng đều bị coi là tội phạm.
Chỉ có hành vi vi phạm bị xử lý về hình sự khi hành vi vi phạm đó có tính
nguy hiểm đáng kể cho xã hội, mà nguy hiểm đáng kể cho xã hội tức là đã
gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt
hại về tính mạng người khác hoặc trong tình huống có khả năng thực tế dẫn
đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu hành vi đó không được ngăn chặn kịp
thời.
* Mặt khách quan của tội phạm
Được hiểu là mặt bên ngoài của tội phạm, sẽ là những biểu hiện của tội
phạm được diễn ra trong thế giới khách quan, như là: hậu quả nguy hiểm cho
xã hội do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa
hậu quả và hành vi. Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu khác, không bắt buộc
gắn liền với hành vi phạm tội như phương tiện, công cụ, phương pháp, địa
điểm, thủ đoạn hoặc hoàn cảnh phạm tội.
Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ cụ thể
là:
- Không bằng lái xe hoặc không có giấy phép lái xe theo quy định.
13
- Say do dùng các chất kích thích mạnh khác hoặc trong khi say rượu.
- Cố ý không cứu giúp người bị nạn hoặc gây tai nạn rồi bỏ chạy nhằm
trốn tránh trách nhiệm.
- Đi bộ dẫn dắt súc vật đi tùy tiện không theo đúng quy định hoặc đi bộ
không đúng quy định làn đường.
- Không chấp hành hiệu lệnh của người hướng dẫn giao thông hoặc
người đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông.
- Hệ thống báo hiệu đường bộ bật lên nhưng người vi phạm đã không
chấp hành đúng tín hiệu.
- Không quan sát; không làm chủ tốc độ; không đi đúng làn đường;
chuyển hướng xe, vượt xe, lùi xe, dừng, đỗ xe trên đường bộ không đúng quy
định…
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia
GTĐB chính là hậu quả. Như gây thiệt hại đến tính mạng tức là làm người
khác bị thương hoặc chết, cũng như gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của
người khác hoặc sức khoẻ người khác. Đây là hậu quả gây ra mà không gì bù
đắp được. Hành vi chưa cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS nếu
hành vi đó chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm
trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khoẻ người khác.
Từ phân tích trên, có thể hiểu mặt khách quan của tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ là những biểu hiện của tội vi phạm quy định
tham gia giao thông đường bộ ra thế giới khách quan. Cụ thể:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội
Hành vi chỉ được coi là tội phạm, nếu có đầy đủ các đặc điểm đã được
quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam.
14
“Hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB của người tham gia
GTĐB quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 tức là hành vi không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc GTĐB và hành vi này phải
là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản
người khác” [31, tr.4].
Nhằm làm rõ hơn hành vi khách quan của tội phạm này, tác giả sẽ đưa
ra một số khái niệm có liên quan đến tội phạm này. Quy định trong Luật
GTĐB thì một số khái niệm được định nghĩa như sau:
Đường bộ gồm đường, bến phà đường bộ, hầm đường bộ, cầu đường
bộ.
Phương tiện giao thông đường bộ gồm tham gia giao thông đường bộ
thô sơ đường bộ, cơ giới đường bộ.
Tham gia giao thông đường bộ cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ
giới) gồm xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xemáy kéo, xe ô tô
xe ô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện), máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô
tô ba bánh và các loại xe tương tự.
Tham gia giao thông đường bộ thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô
sơ) gồm xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe súc
vật kéo và các loại xe tương tự, xe xích lô.
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp, xe an ninh,
quốc phòng, đặc chủng.
Phương tiện tham gia GTĐB gồm tham gia GTĐB và xe máy chuyên
dùng.
Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, dẫn dắt súc vật;
người đi bộ trên đường bộ; người điều khiển, người sử dụng phương tiện
tham gia GTĐB.
Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe máy chuyên
15
dùng, xe cơ giới, xe thô sơ.
Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.
Theo quy định tại Điều 39 Luật GTĐB đã phân loại đường bộ như sau:
Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống bao gồm: đường tỉnh,
đường xã, quốc lộ, đường huyện, đường chuyên dùng và đường đô thị [38,
Điều 39].
Từ đó, để xác định hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB của
người tham gia GTĐB đã đến mức truy cứu TNHS hay chưa cần phải căn cứ
vào các quy định của Luật GTĐB và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hành vi
vi phạm sẽ được xem xét ở yếu tố người tham gia GTĐB là phải nhận thức
được sự an toàn về mặt kỹ thuật theo quy định, nếu người vi phạm để xảy ra
vi phạm mà xác định đó là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc
gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khỏe người
khác, và thỏa mãn đủ các dấu hiệu CTTP trong BLHS, thì theo quy định tại
Điều 260 BLHS năm 2015 phải chịu TNHS.
Dù vậy, nếu sai sót về mặt kỹ thuật mà người tham gia GTĐB đã không
thể biết được và pháp luật cũng không buộc họ phải nhận biết những lỗi kỹ
thuật đó thì nếu có gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khỏe người khác, thì họ không phải
chịu TNHS về tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB.
Để xác định hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự mà phải căn cứ vào
các quy định tại Luật GTĐB và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có
thẩm quyền.
Dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này chính là hậu quả. Thiệt
hại được xác định đầu tiên là làm chết người, sau đó xác định là hành vi vi
phạm gây thương tích hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe người
16
khác với tỷ lệ quy định hoặc thiệt hại nghiêm trọng tài sản người khác được
tính bằng tiền đã được quy định trong tội này.
Khi xác định thiệt hại tài sản cho người khác cần chú ý:
Chỉ những thiệt hại do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển
tham gia giao thông đường bộ trực tiếp gây ra, còn những thiệt hại gián tiếp
không tính là thiệt hại để xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
như: Do bị thương nên phải chi phí cho việc điều trị và các khoản chi phí
khác (mất thu nhập, làm chân giả, tay giả, mắt giả…). Cho dù người phạm tội
vẫn phải bồi thường về các thiệt hại gây ra nhưng không tính để xác định
TNHS đối với hành vi phạm tội.
Khi xác định thiệt hại thì không tính thiệt hại mà người phạm tội gây ra
cho chính mình mà chỉ tínhthiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản là thiệt hại
mà người phạm tội gây ra cho người khác. Tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều
luật này quy đinh là nếu người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị truy cứu TNHS.
Bên cạnh hành vi khách quan, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, bộ
luật còn quy định một số dấu hiệu khách quan khác chính là dấu hiệu bắt buộc
của CTTP như: địa điểm (nơi vi phạm là công trình GTĐB); Phương tiện giao
thông. Có thể thấy rằng khi xác định các dấu hiệu khách quan này là rất quan
trọng, vì sẽ phân biệt được tội phạm này với các tội vi phạm khác liên quan
đến an toàn giao thông.
Mặt khác, còn có những dấu hiệu khách quan khác như: Đường bộ,
hành lang an toàn đường bộ, công trình đường bộ, phần đường xe chạy, làn
đường, đường phố, dải phân cách, khổ giới hạn của đường bộ, đường cao
tốc… Các yếu tố này cũng rất quan trọng khi xác định hành vi vi phạm các
quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam.
* Chủ thể của tội phạm
17
Tại Điều 12 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
không phải chịu TNHS về tội phạm này. Người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự là người có đủ khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, có khả năng điều khiển hành vi
theo hướng có lợi hay không có lợi cho xã hội, hoặc có khả năng xử sự khác
không gây nguy hiểm cho xã hội.
Mà theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 260 BLHS là tội phạm ít nghiêm
trọng; quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS là tội phạm nghiêm trọng; quy
định tại khoản 2, 3 Điều 260 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng.
Từ đó, chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB quy định
tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 260 BLHS 2015
là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của
tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB không phải là chủ thể đặc biệt,
nhưng phải là người tham gia GTĐB mới là chủ thể của tội vi phạm này. Tóm
lại chủ thể của tội phạm này phải có đủ các điều kiện: Có năng lực hình sự, đủ
tuổi theo luật quy định, trực tiếp tham gia GTĐB. Việc xác định các dấu hiệu
đặc trưng của chủ thể này cho phép định tội danh và quyết định hình phạt một
cách đúng đắn và chính xác.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm này là mặt bên trong của tội phạm thể hiện
thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi ngày càng nguy hiểm do họ
thực hiện hoặc đối với khả năng gây ra hậu quả đó hoặc với hậu quả do hành
vi đó gây ra. Mặt chủ quan của tội phạm này thể hiện thông qua dấu hiệu tâm
lý: Lỗi động cơ, mục đích, thể hiện trên ý nghĩa khác nhau. Động cơ và mục
đích người phạm tội hướng tới, động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội.
18
Người phạm tội không những thực hiện hành vi vi phạm quy định về
tham gia giao thông giao thông đường bộ mà còn có ý thức vô ý (dẫn đến gây
tai nạn giao thông, vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả) hoặc ý thức vô ý,
tùy tiện.
Dấu hiệu lỗi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ
của người phạm tội được thể hiện thông qua hành vi thái độ, sự nhận thức
thiếu tính logic, nhằm lẫn giữa hành vi vô ý và hành vi coi thường xã hội, mọi
người, đặc biệt là coi thường pháp luật.
Theo phân tích về lỗi vô ý thì người phạm tội mặc dù biết trước hậu
quả là có thể xảy ra nhưng nghĩ rằng có thể không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được bằng khả năng của mình, nhưng cuối cùng vì quá tự tin hoặc quá
cẩu thả dẫn đến hậu quả đã xảy ra. Cũng cần nói thêm về hậu quả xảy ra đối
với tội phạm này đôi khi cũng sẽ rất phức tạp, dẫn đến nhận định của một số
cơ quan chuyên môn hoặc các cơ quan tuyên truyền về lỗi vi phạm, mà ở đây
có thể có cả lỗi của người vi phạm lẫn người bị vi phạm, tức hỗn hợp các lỗi
dẫn đến hậu quả xảy ra, ví dụ như: người điều khiển xe mô tô đi đúng phần
đường nhưng lại chạy quá tốc độ không làm chủ được tay lái đụng vào 1 mô
tô khác đi đúng tốc độ nhưng lại đi sai làn đường của mình, tức đi ngược
chiều, tai nạn làm cả 2 đều bị thương tích trên 61%, toàn bộ xe cộ bị hư hỏng
nặng, đây là trường hợp mà hỗn hợp cả 2 lỗi của 2 người điều khiển xe mô tô
đều có lỗi của mình.
Và tại Toà cũng nhận định rằng trường hợp khi quyết định hình phạt
đối với người phạm tội thì người bị hại cũng có lỗi và coi trường hợp người bị
hại cũng có lỗi (cả hai bên đều có lỗi).
19
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ
1.2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945
đến 1999
Từ sau những năm 1945, Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật
mới, nhưng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong thời
gian này chưa được quy định cụ thể trong pháp luật hình sự. Ngày
03/10/1955, văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta về an toàn GTĐB là
Luật đường bộ được ban hành kèm theo Nghị định 384/NĐ của Bộ Giao
thông Bưu điện.
Tiếp theo vào ngày 19/01/1955, Thủ tướng Chính phủ đã cho ban hành
Thông tư số 442/TTg, quy định về tội phạm trên lĩnh vực GTĐB có quy định:
“Không theo luật đi đường hoặc không cẩn thận mà làm người khác bị thương
thì người vi phạm có thể sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 3 năm. Nếu gây tai nạn
làm chết người thì người vi phạm có thể bị phạt tù đến 10 năm” [7, tr.135]
Sau năm 1975, Chính phủ ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày
15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự
công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân. Tại Điều 9 Sắc luật
này quy định: “Tội vi phạm luật lệ giao thông trường hợp nghiêm trọng thì bị
phạt tù đến 15 năm và có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng thời đó, gây tai nạn
nghiêm trọng với các khung hình phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm,”.
Tội phạm trong lĩnh vực GTĐB trong sắc luật số 03-SL/76 có hai
khung hình phạt; Khung 2: có mức phạt tù đến 15 năm; Khung 1: có mức phạt
tù từ 03 tháng đến 03 năm tù giam.
Trường hợp có thể bị hình phạt tử hình hoặc tù chung thân mà do gây
ra thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân hoặc thiệt hại lớn làm chết nhiều
người.
20
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ đều được điều
tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội này là “trừng trị thích đáng đối với
những vi phạm nghiêm trọng, nghiêm trị đúng mức đối với những vi phạm
đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời kết hợp thận trọng để xem xét đầy đủ mọi
tình tiết một cách toàn diện” [7, tr.373].
Tại Điều 186, Chương VIII BLHS năm 1985 quy định Tội vi phạm quy
định về tham gia GTĐB chưa có tên riêng, mà được quy định chung trong tội
“vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm
trọng”:
“1. Người nào điều khiển tham gia GTĐB vận tải mà vi phạm các quy
định về an toàn giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường
không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm:
a. Đi quá tốc độ, chở quá trọng tải, tránh, vượt trái phép;
b. Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồng lạch, đường bay và
độ cao quy định;
c. Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông vận tải.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3
năm đến 10 năm:
a. Điều khiển phương tiện an toàn giao thông vận tải mà không có
bằng lái; trong khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác;
b. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không
cứu giúp người bị nạn.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm
đến 20 năm.
21
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn ngừa kịp thời, thì bị xử phạt cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm” [29, Điều
186 Chương VIII].
Qua đó thấy rằngĐiều 186 BLHS năm 1985 và Điều 9 của Sắc luật 03-
SL/76, đã có một bước tiến bộ rất lớn cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung.
1.2.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1999
đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015
Quốc hội ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 vào ngày 21/12/1999.
Trong BLHS năm 1999 tại Điều 202, tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện GTĐB có quy định:
“1. Người nào điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà vi phạm quy
định ……. phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. …….phạt tù từ ba năm đến mười năm;
3. ……phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn GTĐB ….. phạt tù từ ba tháng đến hai
năm.
5. Người phạm tội còn có thể …..từ một đến năm năm” [30, Điều 202].
Trong các quy định về An toàn giao thông vận tải trong BLHS 1985 và
quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB tại
Điều 202 BLHS 1999, tác giả có sự so sánh:
Thứ nhất: tội này đã chính thức có tên gọi riêng, giúp cho việc tránh sự
nhầm lẫn giữa tội này với tội khác, bảo đảm tính chính xác cao, được quy
định tại một điều độc lập, làm cho tên của tội phù hợp với nội dung của hành
vi phạm tội.
Thứ hai: trong cả hai BLHS nói trên, tuy chủ đề của tội phạm của tội
này không thay đổi, đó vẫn là người điều khiển phương tiện GTĐB nhưng
22
cách thể hiện hành vi khách quan của BLHS 1999 chính xác và ngắn gọn hơn,
theo đó đã giới hạn hành vi khách quan của tội này chỉ là những vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện GTĐB. Trong khi đó Điều 186 BLHS 1985
xác định hành vi khách quan của tội này là hành vi vi phạm mà người phạm
tội đã liên quan đến các quy định về ATGT vận tải. Mà phạm vi khái niệm vi
phạm các quy định về ATGT vận tải thì rộng hơn, bao gồm hành vi điều
khiển tham gia GTĐB và các hành vi vi phạm khác (đào đường trái phép, sử
dụng vỉa hè,lấn chiếm,lòng đường…), điều này dẫn đến người phạm tội,
người dân, người áp dụng pháp luật dễ nhầm lẫn.
Bộ luật hình sự năm 1999 được hiểu: chỉ người nào điều khiển phương
tiện tham gia GTĐB mà vi phạm thì mới là chủ thể của tội này. Việc Điều
luật quy định chưa rõ ràng, chặt chẽ, chưa hàm chứa hết nội dung hành vi
khách quan và chủ thể của tội phạm, do đó trong thực tiễn cũng đã có việc
hiểu và vận dụng không chính xác, đôi khi còn có cách áp dụng pháp luật
khác nhau.
1.2.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại
Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 so với Điều
202 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì có nhiều thay
đổi quan trọng về kết cấu điều luật, khung hình phạt, mức hình phạt liên quan.
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, người nào tham gia giao thông
đường bộ, tức là nhấn mạnh việc người nào tham gia, còn điều luật cũ trước
đây chỉ nói đến người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, vô
hình chung chỉ nói đến trường hợp điều khiển, sử dụng phương tiện rồi vi
phạm, còn nếu không sử dụng, điều khiển phương tiện thì cho dù có gây tai
nạn cho người khác cũng không bị TNHS. Điều 260 BLHS năm 2015 đã giải
23
quyết được vấn đề này, đối tượng được mở rộng và bao quát hơn, không bị
giới hạn như các điều luật cũ trước đây.
Theo Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999: Tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là người nào điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường
bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ,
tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm
năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười năm (Không có giấy phép, sử dụng rượu, bia…) Còn khoản
3 thì tăng nặng lên từ bảy năm đến mười lăm năm. Khoản 4 thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm nếu thấy
được hậu quả có thể xảy ra nghiêm trọng. Khoản 5 thì người phạm tội còn có
thể bị hạn chế nghề nghiệp.
Còn tại Điều 260 Bộ luật hình 2015 quy định:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an
toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm
đến 05 năm
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng.
24
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích
thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người
bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn
giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000
đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp
có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c
khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
25
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.[31]
So với Điều 202 BLHS năm 1999 thì số khung hình phạt của Điều 260
BLHS năm 2015 không thay đổi, nhưng so với BLHS năm 1999 thì số khung
hình phạt ở BLHS năm 2015 giảm hơn 01 khung hình phạt. Ở Bộ luật hình sự
1999, tình tiết định khung tăng nặng được chia thành các điểm ở khoản 2, các
khoản còn lại chỉ quy định điều kiện để áp dụng khung hình phạt nặng hơn.
Điều 260 BLHS năm 2015 có 03 khung hình phạt, trong đó khoản 2 Điều 260
là có số tình tiết định khung nhiều nhất, khoản 1 và khoản 3 có tình tiết định
khung ít hơn.
Bên cạnh đó, Điều 260 BLHS năm 2015 đã thay đổi từ điều khiển giao
thông thành từ tham gia giao thông. Sự thay đổi này phù hợp với quy định của
Luật giao thông đường bộ, đồng thời bao quát được các đối tượng vi phạm
quy định do Luật giao thông đường bộ điều chỉnh, vì không riêng gì người
điều khiển phương tiện mà còn có người tham gia giao thông (như đi trên
đường, chăn dắt súc vật…)
Xét mức hậu quả cấu thành tội phạm vi phạm tham gia giao thông
đường bộ:
Điều 260 BLHS năm 2015 cho thấy các mức độ về hậu quả làm cơ sở
để quy kết trách nhiệm hình sự. Cụ thể nguồi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm
hình sự nếu gây ra hậu quả:
- Làm chết người;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người 61% trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người từ 61% đến 121%;
- Đã gây thiệt hại về tài sản từ một trăm triệu đồng đến dưới năm trăm
triệu đồng.
26
Như vậy, Điều 260 BLHS năm 2015 đã không có mức độ hậu quả gây
tổn thương cơ thể của 01 người mà dưới 61%, không có mức độ hậu quả tổn
thương cơ thể của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%
và không có mức độ thiệt hại vật chất dưới một trăm triệu đồng. Và cũng loại
bỏ quy định cộng chung mức độ thiệt hại vềvật chất và sức khỏe con người
như quy định ở điều 202 BLHS năm 2015. Dù vậy, cũng cần lưu ý là, mặc dù
chưa có thiệt hại xảy ra thì người vi phạm vẫn có thể bị truy cứu TNHS nếu
đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 của Điều 260 BLHS năm 2015 như:
+ Về hình phạt:
Hình phạt thấp nhất mà tội phạm đã hoàn thành, hậu quả đã xảy ra thì
phạt tiền ba mươi triệu đồng, hình phạt cao nhất là phạt tù đến 15 năm. So với
quy định của Điều 202 BLHS năm 2015 thì mức hình phạt cao nhất về hình
phạt tù có thời hạn không thay đổi nhưng mức hình phạt thấp nhất về phạt
tiền tăng lên gấp 6 lần (ba mươi triệu đồng). Nhìn một cách tổng quát về
phần hình phạt thì quy định của Điều 260 BLHS năm 2015 không có lợi cho
người phạm tội, như vậy thời điểm có hiệu lực của BLHS năm 2015 là 0h00p
ngày 01/01/2018 sẽ là thời điểm mà tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ có hiệu lực, người vi phạm bị áp dụng theo quy định BLHS
năm 2015 bất lợi hơn BLHS năm 1999. Nhưng xét về yếu tố cấu thành tội
phạm thì Điều 260 BLHS năm 2015 quy định có lợi hơn cho người phạm
tội (kể cả trường hợp tội phạm chưa đạt – khoản 4). Do đó, nếu xem xét để
quyết định hình phạt của bị cáo thì áp dụng Điều 202 BLHS năm 1999, còn
nếu xem xét mức độ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra liên quan đến tội
phạm này ở việc đánh giá có tội hay không có tội thì căn cứ vào Điều 260
BLHS năm 2015.
Cũng tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 thì “Người thực hiện tội
phạm nghiêm trọng do vô ý … thì có thể được miễn trách nhiệm hình
27
sự”. Quy định này là quy định có lợi cho người phạm tội mà khi áp dụng pháp
luật cần phải được lưu ý đối với những hành vi phạm tội liên quan đến tội
phạm này.Vì nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 1 Điều 260 BLHS năm
2015 thì có thể họ được miễn trách nhiệm hình sự nếu người vi phạm có các
yếu tố thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015.
Một thay đổi trong khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 là mức hình
phạt. Theo đó, mức khởi điểm của hình phạt tiền tăng lên gấp 6 lần, mức cao
nhất của phạt tiền tăng gấp 02(Một trăm triệu đồng); mức khởi điểm của hình
phạt tù tăng từ 06 tháng lên 01 năm; mức hình phạt cải tạo không giam giữ
được giữ nguyên.
So với quy định trong khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 với hướng
dẫn tại các văn bản dưới luật thì, điểm a và điểm d của điều 260 BLHS năm
2015 là quy định pháp điển hóa hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên
tịch số 09/2013/TTLT – Bộ Công an, tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ
quốc phòng,Viện kiểm sát tối cao. Trong đó giữ nguyên mức độ hậu quả tại
điểm a, mức độ hậu quả tại điểm d về phần thiệt hại tài sản cao nhất được giữ
nguyên, sửa đổi phần thiệt hại tài sản thấp nhất (một trăm triệu đồng).
Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999 so với khoản
1 Điều 260 BLHS năm 2015 thìchỉ giữ nguyên quy định tại điểm d, còn lại
những nội dung tại các điểm a, b, c đều bị sửa đổi.
Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 bổ sung thêm 03 tình tiết định khung
tăng nặng với phương pháp liệt kê cụ thể quy định “gây hậu quả rất nghiêm
trọng” theo điểm đ Điều 202 BLHS năm 1999 thành 03 tình tiết tại các điểm
đ, e, g khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015.
Bên cạnh đó, Điều 260 BLHS năm 2015 khoản 2 điểm b có tình
tiết “có sử dụng chất ma túy” vào trước cụm từ “hoặc các chất kích thích
mạnh khác”; đặc biệt tại điểm c đã không còn cụm từ “gây tại nạn rồi” trong
28
Điều 202 BLHS năm 1999 – theo đó cụm từ này không có ý nghĩa thực tiễn
nữa vì bản chất điều luật này đang điều chỉnh hành vi vi phạm luật GTĐB gây
tai nạn hoặc có nguy cơ rõ ràng gây tai nạn và xác định được mức độ hậu quả.
Khoản 4 Điều 260 BLHS năm 2015 có 03 nội dung thay đổi quan trọng
cụ thể:
- Điều 202 BLHS năm 1999 không có hình phạt tiền, khoản 4 Điều 260
BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền là hình phạt chính với mức từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- Điều 202 BLHS năm 1999 là “đặc biệt nghiêm trọng” thì khoản 4
Điều 260 BLHS năm 2015 liệt kê rõ các hậu quả có thể xảy ra thuộc các điểm
a, b, c ở khoản 3;
Mức cao nhất tại khung hình phạt tù có thời hạn ở khoản 4 Điều 260
BLHS năm 2015 thấp hơn khoản 4 Điều 202 BLHS năm 1999 là 01 năm
tù (cũ là từ 03 tháng đến 02 năm;mới là từ 03 tháng đến 01 năm)
Điều 260 BLHS năm 2015 chuyển khoản 5 thành khoản 4 và có sửa lại
một số cụm từ cho phù hợp. Trong đó, nội dung thay đổi là “có khả năng thực
tế dẫn đến hậu quả” thay cho cụm từ “có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
gây thiệt hại”.
Để giải quyết các bất cập thì BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung đã quy
định tổng thể hơn về chủ thể, cụ thể tại Khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015
trong cấu thành cơ bản của tội phạm quy định: “người nào tham gia giao
thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB thuộc một trong các
trường hợp sau...”, theo quy định này thì bất cứ người nào tham gia giao
thông đường bộ mà vi phạm an toàn giao thông cũng có thể là chủ thể của tội
phạm này.
Đồng thời Khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 trong quy định cấu
thành cơ bản của tội phạm cũng đã có sửa đổi, bổ sung và lượng hóa, tăng
29
định lượng của cấu thành cơ bản cụ thể hơn như: Điều 202 BLHS năm 1999
quy định “Người nào điều khiển tham gia giao thông đường bộ ….sức khỏe,
tài sản của người khác…”, điều luật quy định mang tính khát quát nên Tòa án
nhân dân tối cao phải ban hành Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày
17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi
hành. Và trong khi quy định tại điểm b tiểu mục 4.1 mục 4 NQ 02/2003 quy
định về tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng quy định.[31]
Đây là một số điểm mới được sửa đổi, bổ sung cần phải được nghiên
cứu và vận dụng chính xác trong việc xử lý đối với hành vi vi phạm quy định
về an toàn GTĐB xảy ra từ 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, theo quy định của
Bộ luật hình sự năm 2015.
Tiểu kết chương 1
Trong chương một, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ những vấn đề
lý luận và nội dung cơ bản của Điều 202 BLHS năm 1999 và Điều 260 BLHS
năm 2015 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, làm tiền
đề cho việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự
về tội này thông qua định tội danh và quyết định hình phạt ở chương tiếp
theo.Tại chương hai tác giả sẽ đưa ra các vấn đề thực tiễn để định tội danh và
xác định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ. Vì vậy những vấn đề đã phân tích về mặt lý luận tại chương một sẽ là
những vấn đề được đề cập thật chi tiết và có tính hệ thống, logic, qua đó sẽ
làm cơ sở cho nền tảng pháp lý được tác giả đưa vào chương hai và ba, và áp
dụng làm đề xuất, kiến nghị giúp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình
sự Việt Nam.
30
Chương 2:
THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA
GIAO THÔNGĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát tình hình xét xử tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí địa lý của Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía nam Việt Nam,
bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả tổng
hợp từ công tác lập bảng kê: dân số của thành phố đến thời điểm 23/01/2019
là 8.859.688 người, tăng 64.823 người so với thời điểm 30/6/2018 (số liệu
dân số của thành phố đến thời điểm 30/6/2018 là 8.794.865 người). Thành
phố Hồ Chí Minh những năm qua vẫntiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, giữ
vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong đó, tổng sản phẩm nội địa trên
địa bàn TP (GRDP) đạt hơn 1,33 triệu tỷ đồng, ước tăng 8,3% (cùng kỳ các
năm tăng 8,25%). Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh
trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của của khu vực nói chung và
tại Việt Nam nói riêng, không chỉ phát triển đường không, mà còn đường
thủy, đường sắt và đặc biệt là đường bộ.
Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút nguồn nhân lực từ khắp
nơi trên cả nước, tạo áp lực lớn lên giao thông đô thị mà thành phố còn chưa
có những quyết sách đầu tư phù hợp theo kịp sự phát triển này. Trong nội ô
thành phố, hệ thống cầu đường trở nên cũ kỹ, xuống cấp, các tuyến đường
thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe và ngập úng. Hệ thống giao thông công
cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương
tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất, bên cạnh
đó, triều cường gây ngập sâu ở một vài quận cũng là vấn đề nan giải của
31
thành phố. Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân số trung bình 4097
người/km2, mật độ giao thông trung bình 117,3 xe/km2 mặt đường. [25]
Những năm qua, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã
có những biện pháp tích cực để làm giảm thiểu TNGT nói chung, TNGT
đường bộ nói riêng. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
có chiều hướng giảm trong những năm qua. Số vụ tai nạn giao thông theo
thống kê là giảm nhưng tính chất và diễn biến vụ việc vẫn còn phức tạp. Theo
số liệu của Ban an toàn giao thông, Công an thành phố Hồ Chí Minh trong 5
năm từ năm 2014 đến năm 2018 toàn thành phố xảy ra 19430 vụ tai nạn và va
chạm giao thông, làm chết 3626 người, bị thương 15903 người, thiệt hại về
kinh tế hơn 10 tỷ đồng. Số liệu cụ thể:
Bảng 2.1. Tình hình tai nạn GTĐB và va chạm giao thông trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018
Năm
TNGT đường bộ
Số vụSố người
chết
Số người bị
thương
Thiệt hại tài
sản/triệu đồng
2014 727 4027 2084 4338
2015 703 3300 1973 3712
2016 789 3102 2003 3849
2017 705 2957 2110 3888
2018 702 2517 2525 3643
Tổng 3626 15903 10695 19430
Nguồn Công an thành phố Hồ Chí Minh cung cấp
Tại Hội nghị tổng kết công tác chuyên môn năm 2018 và phương
hướng công tác năm 2019. Báo cáo của Trung tá Huỳnh Trung Phong
(Trưởng phòng PC08) cho biết, trong năm 2018, trên địa bàn TP.HCM xảy ra
32
3.643 vụ tai nạn giao thông, làm 702 người chết, 2.517 người bị thương. Mặc
dù so với năm 2017 giảm 245 vụ (giảm 6,3%), giảm 3 người chết, giảm 440
người bị thương nhưng trường hợp vi phạm giao thông lại tăng. Tóm lại thì,
tình hình TNGT đường bộ và va chạm giao thông từ năm 2014 đến năm 2018
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có xu hướng giảm trên cả ba tiêu chí:
số người bị thương, số người chết và số vụ.
Theo số liệu thống kê từ năm 2014 đến năm 2018, TAND thành phố
Hồ Chí Minh đã xét xử tổng số 599 vụ với 643 bị cáo phạm tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ. Trung bình mỗi năm xét xử 119 vụ với
128 bị cáo, cụ thể là:
Bảng 2.2. Số vụ và số bị cáo phạm tội vi phạm quy định về tham
giagiao thông đường bộ từ 2014 – 2018
Năm
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Số vụ Số bị cáo
2014 120 130
2015 99 105
2016 155 168
2017 110 115
2018 115 125
Tổng 599 643
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Số liệu trên cho thấy để góp phần kéo giảm tai nạn giao thông thì đòi
hỏi trong việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân Thành phố phải thật sự
chính xác và nghiêm minh.
Nhằm góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm quy định về
tham gia GTĐB, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, nhìn chung
33
TAND Thành phố đã thực hiện tương đối tốt hoạt động áp dụng pháp luật
hình sự đối với loại tội phạm này. Việc định tội danh và quyết định hình phạt
phù hợp đối với tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB đã góp phần đấu
tranh phòng, chống tội này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ của Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Những kết quả đạt được trong định tội danh tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh
Thực tiễn định tội danh tộivi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ trên địa bànthành phố Hồ Chí Minh phải dựa trên cáccơ sở pháp lý,
cơ sở lý luận, và cơ sở thực tiễn.
Cơ sở pháp lý: dựa trên quy định của BLHS, Luật GTĐB, Nghị quyết
của Hội đồng Thẩm phán TANDTC và các văn bản dưới luật khác như Thông
tư của Bộ giao thông vận tải,các thông tư liên tịch.
Cơ sở lý luận: đó làkhoa học luật hình sự và khoa học định tội danh,
trong đó lý luận về các yếu tố CTTP là cơ sở đặc biệt quan trọng để định tội
danh về tội phạm này.
Cơ sở thực tiễn: trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác xét
xử hàng năm, kinh nghiệm xét xử của từng Thẩm phán, Hội thẩm, Viện kiểm
sát.
Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2014
đến năm 2018 TAND thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử tổng số 599 vụ với
643 bị cáo phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Theo
đánh giá tổng quan thì việc định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia
GTĐB là đúng quy định của Luật Hình sự. Qua đó, góp phần đấu tranh, ngăn
chặn có hiệu quả đối với loại tội phạm này[42].
34
Hầu hết các vụ án “
vi phạm quy định về tham gia GTĐB” được khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử đúng quy định, xác định đúng tội danh và thuyết phục
được người phạm tội. Theo số liệu thống kê hàng năm thì qua xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm, đa số các vụ án được xét xử đúng tội danh. Có nhiều vụ rấtkhó
khăn, phức tạp, nhưng Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra đã tích cực thu
thập chứng cứ một cách đầy đủ để định tội danh đúng với quy định, có những
vụ án quá phức tạp (như không tìm được người phạm tội) dẫn đến việc tạm
dừng để tiếp tục điều tra xét xử đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Qua
đó thấy được chất lượng xét xử và định tội danh ngày càng mang tính pháp
chế hơn.
Có thể nói thực tiễn định tội danh đối với tội vi phạm quy định về tham
gia GTĐB trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy
có sự phù hợp giữa các tình tiết của hành vi vi phạm an toàn giao thông đã
xảy ra với các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội này.Các cơ quan tiến hành
Tố tụng đã rất nỗ lực làm cho số vụ án bị hủy, bị sửa theo thủ tục phúc thẩm
xu hướng giảm xuống rất nhiều. Thẩm phán, viện kiểm sát cũng đã nghiên
cứu đến những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, để xác định tội danh phù hợp
với yêu cầu thực tiễn.
2.2.2. Những vi phạm, sai lầm trong định tội danh tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ tại Toà án nhân dân Thành phố
Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB thời
gian gần đây cho thấy việc định tội danh tội phạm này vẫn còn có hiện tượng
đánh giá chưa thật chính xác. Theo đánh giá,phân tích về định tội danh căn cứ
vào cấu thành tội phạm cho thấy một số hành vi phạm tội được định tội danh
chưa thật chính xác đã ảnh hưởng đến niềm tin của người dân cũng như chưa
thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật hình sự đã quy định tại Điều 260
BLHS năm 2015 và Điều 202 BLHS năm 1999.
35
Những con số thống kê chưa phản ánh được chính xác thực trạng về
việc xác định tội danh đối với vi phạm quy định về tham gia GTĐB thời gian
qua trên địa bàn thành phố Hồ Chí Min, qua đó thấy được còn một số hạn chế
trong vấn đề này. Có không ít trường hợp người gây ra tai nạn, với nhiều lý
do khác nhau đã bỏ trốn khỏi hiện trường hoặc bỏ trốn khỏi địa phương một
thời gian dài, nhằm trốn tránh trách nhiệm của mình tức là trốn tránh việc xử
lý của pháp luật (trong đó ít nhất người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính,
cao hơn làtrách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự).Vì thế có những vụ
TNGT nghiêm trọng xảy ra, vụ án đã được khởi tố để điều tra, nhưng sau đó
phải tạm đình chỉ vì không xác định được người gây ra tai nạn để xác định tội
phạm, do họ đã bỏ trốn mà không thể điều tra, tìm ra các tài liệu chứng cứ,
chứng minh.
Ví dụ 1: Ngày 25/6/2019, Công an quận Tân Phú cho biết, ông Đặng
Tấn Phú (48 tuổi) chạy taxi Vinasun trên đường Tân Hương lúc hơn 3h
khuya. Khi rẽ trái qua đường Võ Công Tồn (phường Tân Quý), tài xế có lỗi là
không bật đèn tín hiệu. Còn Nguyễn Hoàng Long (16 tuổi) và chị Nguyễn Thị
Mỹ Tiên (25 tuổi, quê Bến Tre) chở nhau trên xe máy cùng chiều, không làm
chủ tốc độ, không kịp tránh nên xảy ra va chạm với taxi, lao qua vỉa hè bên
kia đường. Chị Tiên bất tỉnh, Long bị thương nặng, co giật. Tài xế taxi xuống
xe đứng nhìn các nạn nhân trong 15 giây rồi lên xe chạy đi. Công an quận Tân
Phú đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan đến tài xế taxi nêu
trên; nhưng cũng phải trải qua 03 ngày sau đó mới tìm ra được tài xế taxi
thông qua việc điều tra, trích xuất camera khu vực quanh hiện trường. Qua đó,
thấy rằng vụ án này là một trong số ít các vụ án liên quan đến việc người gây
tai nạn, người phạm tội đã vì lý do gì đó mà nhanh chóng đi khỏi hiện trường,
làm cho công tác điều tra, truy tố rất khó khăn. (Trích nguồn Báo Pháp luật
ngày 28/6/2019 – Quốc Thắng)
36
Ví dụ 2: Vào lúc 4giờ 30 phút, ngày 11/10/2015, tại ngã tư đường
Quang Trung - Lê Trọng Tấn (TP Hồ Chí Minh) xảy ra vụ tai nạn giao thông
giữa xe tải ben của Cty CP Xây dựng A do lái xe Ngô Văn Hiếu điều khiển
với xe máy do bà Bùi Thị Chung (SN 1952) điều khiển.
Theo Kết luận điều tra vụ án số 154/KLĐT ngày 25/7/2016 của Công
an quận Z và Cáo trạng số 152/CT/VKS ngày 18/8/2016 của VKSND quận Z,
vụ tai nạn làm bà Chung bị thương nặng. Ngay lúc xảy ra tai nạn, anh Ngô
Văn Hiếu đã thuê xe taxi đưa bà Chung đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Z.
Do vết thương quá nặng, bà Chung đã chết ngày 12/10/2015.
Sau khi lo chu toàn đám tang bà Chung, đại diện Cty CP Xây dựng A
kết hợp cùng anh Hiếu và gia đình bà Chung đã thống nhất hòa giải vì gia
đình nạn nhân được cho là cũng hiểu lỗi do nạn nhân đi vượt đèn đỏ, sử dụng
phương tiện không đảm bảo điều kiện lưu hành, chở hàng cồng kềnh...
Hai bên đã ký biên bản hòa giải ngày 28/10/2015, anh Hiếu đã bồi
thường cho gia đình bà Chung 150 triệu đồng, và gia đình bà Chung đã có
giấy đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự anh Hiếu gửi cơ quan pháp
luật.Tuy nhiên, sau đó Công an quận Z khởi tố vụ án và ra Kết luận điều tra,
chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND quận Z truy tố bị can Nguyễn Văn Hiếu về
tội “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”
theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự.
Cơ quan công an xác định anh Hiếu vượt quá tốc độ, thiếu quan sát.
Tuy nhiên, cũng ngay tại bản kết luận điều tra này, công an xác định rõ anh
Hiếu điều khiển phương tiện với tốc độ khoảng 40km/h (quy định pháp luật
đường nội đô được phép di chuyển từ 40 – 50km/h, khu vực hiện trường xảy
ra tai nạn không có biển báo tốc độ). Anh Hiếu cũng đang điều khiển xe theo
tín hiệu đèn xanh. Cơ quan công an cũng xác định anh Hiếu “ra đầu thú”, trên
thực tế anh Hiếu đã đến cơ quan công an làm việc ngay sau tai nạn và chưa có
37
hành vi bỏ trốn. Nhưng do thời điểm đó cơ quan công an lại xác định anh
Hiếu không có mặt tại nơi xảy ra tai nạn (do chở bà Chung đi cấp cứu) nên đã
xác định anh Hiếu bỏ trốn khỏi hiện trường. Đây là tình tiết bất lợi cho anh
Hiếu và sau này khi Kết luận điều tra 154 và Cáo trạng 152 đã ghi rõ hơn lý
do đi khỏi hiện trường của anh Hiếu mới giúp Tòa xác định hành vi đi khỏi
hiện trường của anh Hiếu là chính đáng.
(Trích nguồn Vụ án hình sự liên quan đến Tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ trong Tạp chí Pháp luật ngày 25/11/2016 – Đỗ
Hoàng)
Thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh đều căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi hành xử lý vi phạm, trong đó
có Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA- BQP-BTP-VKSNDTC-TA để
xác định TNHS đối với người vi phạm và chủ yếu vẫn căn cứ trong quy định
của Luật GTĐB. Trong thực tế có nhiều trường hợp hồ sơ vụ án hình sự trong
tài liệu có ghi nhận về việc bị cáo uống nhiềurượu, bia trước khi tham gia giao
thông gây tai nạn nhưng các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố chưa
được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng để đo nồng độ hoặc các chất
kích thích có trong máu của người vi phạm nên thiếu cơ sở để kết luận về vi
phạm này.
Điều 260 BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể: “Trong tình trạng có sử
dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy
định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà
pháp luật cấm sử dụng;...”. Đây được xem là việc bổ sung, sửa đổi thể hiện
tính pháp lý một cách kịp thời, nghiêm minh,từ đó xác định đúng tội danh,
đúng người đúng tội, khi tham gia giao thông đường bộ, uống rượu bia, hoặc
sử dụng các chất kích thích khác gây tai nạn.
Quá trình tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền thời gian qua cho
38
thấy, do khách quan, chủ quan hoặc do đánh giá không đúng lỗi vi phạm, như
lỗi thuộc về ai (bị cáo hay người bị hại) mức độ lỗi như thế nào (trong vụ án
có lỗi hỗn hợp của nhiều bên), hoặc việclập biên bản khám nghiệm hiện
trường, quá trình tiếp cận hồ sơ tai nạn ban đầu,việc phối hợp giữa các cơ
quan pháp luật xác định một cách chặt chẽ.Hoặc việc lấy lời khai người làm
chứng không kịp thời, dẫn đến có những trường hợpViện kiểm sátvà Tòa án
không có cơ sở để xác định tội danh, gây khó khăn trong hoạt động xét xử.
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh
2.3.1. Khái quát tình hình quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh
Nhằm góp phần cho công tác đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy
định về tham gia GTĐB, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, TAND
Thành phố đã thực hiện tương đối tốt việc áp dụng quy định pháp luật về
TNHS cũng như quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham
gia GTĐB. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về cơ bản đảm bảo đúng
các quy định của pháp luật trong việc áp dụng pháp luật để xét xử tội phạm,
đã góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội vi phạm quy
định về tham gia GTĐB nói riêng.
Bảng 2.3. Cơ cấu hình phạt Tòa án áp dụng khi xét xử sơ thẩm tội
“vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”trên địa bàn Thành
phố giai đoạn 2014 - 2018
Năm
Tổng
số bị
Hình phạt chính Hình
phạtPhạt Cải tạo Hình phạt tù có thời hạn
39
cáo
đã xét
xử
tiền không
giam
giữ
Tù đến
3 năm
Tù trên 3
năm đến 7
năm
Tù từ 7
năm đến
15 năm
bổ
sung
2014 130 0 50 68 10 2 0
2015 105 0 45 51 8 1 0
2016 168 0 78 70 15 5 0
2017 115 0 69 36 8 2 0
2018 125 0 65 50 7 3 0
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Qua số liệu cho thấy, trong 643 bị cáo được đưa ra xét xử thì có 275 bị
cáo bị xét xử hình phạt tù đến 3 năm, chiếm tỷ lệ 42,7%; tù trên ba năm đến 7
năm có trường hợp chiếm tỷ lệ 7,4%; cải tạo không giam giữ có 307 trường
hợp, chiếm tỷ lệ 47,7%.
Chất lượng xét xử sơ thẩm liên quan đến trách nhiệm hình sự, hội thẩm
đưa ra mức hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh đa phần là đảm bảo đúng pháp luật hình sự quy
định, đúng tội và đúng người vi phạm.
Bảng 2.4. Tỷ lệ bị cáo được Tòa án sơ thẩm cho hưởng án treo trên
tổng số bị cáo bị xử phạt tù không quá 3 năm trên địa bàn Thành phố
giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
Năm
Số người được
hưởng án treo
Số người bị phạt
tù không quá 3
năm
Tỷ lệ %
40
2014 30 68 44,1%
2015 25 51 49%
2016 55 70 78,5%
2017 18 36 50%
2018 36 50 72%
Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
2.3.2. Những vi phạm, sai lầm trong quyết định hình phạt đối với tội vi
phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân quận
thành phố Hồ Chí Minh
Thực tiễn xét xử cho thấy vẫn còn tình trạng nhiều bản án bị điều
chỉnh, sửa lại chủ yếu tập trung vào phần hìnhphạt, dẫn đến tính nghiêm minh
của pháp luật còn bị ảnh hưởng, chất lượng của xét xử sơ thẩm về tội vi phạm
quy định về tham gia GTĐB vẫn còn một số trường hợp vi phạm thể hiện ở
mức hình phạt được quyết định quá nặng hoặc quá nhẹ, không tương xứng
với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm.
Những sai lầm,vi phạm trong quyết định hình phạt của Tòa án nhân
dânthành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động xét xử vụ án hình sự sơ thẩm như
đã nêu còn thể hiện không công bằng ở chỗ đối với những trường hợp có tính
chất và mức độ phạm tội tương tự nhau nhưng việc quyết định hình phạt khác
nhau.
Ví dụ: Vụ án Nguyễn Tuấn Anh phạm tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ
Khoảng 10 giờ 30 phút, ngày 29/7/2005 Nguyễn Tuấn Anh có giấy
phép lái xe ô tô tải chở đất chạy trên đường quốc lộ khi đến ngã tư phường
Đồng Tâm là điểm giao nhau giữa thì có tín hiệu đèn đỏ. Sự dừng xe sau vạch
sơn ở phần đường của mình và bật đèn xi nhan xin rẽ phải sang đường. Lúc
dừng xe Sự quan sát thấy ở đầu xe phía bên phải có hai cháu gái đi xe đạp chở
41
nhau là cháu Lê Thị Huyền Trang (sinh năm 1988) chở cháu Lê Thị Khánh
Linh (sinh năm 1997) đang dừng xe đạp ở cạnh ô tô. Đến khi đèn tín hiệu
chuyển màu xanh thì hai cháu điều khiển xe đạp thẳng, Nguyễn Tuấn Anh
điều khiển xe ô tô đi sau rẽ phải sang đường. Do mải quan sát phía bên phải
để điều khiển xe chuyển hướng, không quan sát phía trước và phía bên trái
nên bên trái xe ô tô cán vào xe đạp làm cho hai cháu bị ngã ra đường và bị lọt
vào trong gầm xe ô tô. Do không phát hiện được va chạm, Nguyễn Tuấn Anh
vẫn tiếp tục cho xe chuyển hướng rẽ phải nên bánh sau bên trái xe ô tô chèn
qua người cháu Linh làm cho cháu bị chết ngay tại chỗ, sau đó chèn tiếp lên
người cháu Trang làm cho cháu bị thương nặng. Thấy bánh xe ô tô bị kênh
Nguyễn Tuấn Anh mới biết được xảy ra tai nạn nên đã dừng xe ô tô và đến
đồn công an trình báo. Cháu Trang được đưa đi cấp cứu nhưng do bị thương
quá nặng nên cũng bị tử vong. Ngày 19/8/2005 gia đình Nguyễn Tuấn Anh đã
tự nguyện bồi thường tiền mai táng phí và tổn thất tinh thần cho đại diện
người bị hại 90.000.000 đồng và gia đình người bị hại có đơn đề nghị miễn
truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo Nguyễn Tuấn Anh.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 04/2006/HSST ngày 20/01/2006 Tòa án
nhân dân quận X áp dụng điểm đ khoản 2 và khoản 5 Điều 202; các điểm b, p
khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47 BLHS xử phạt Nguyễn Tuấn Anh hai năm
tù về tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”,
áp dụng khoản 2 Điều 41, khoản 1 Điều 42 BLHS xác nhận bị cáo đã bồi
thường cho đại diện người bị hại 90 triệu đồng.
Ngày 22/01/2006 chị Nguyễn Thị T đại diện cho người bị hại kháng
cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo. Ngày 24/01/2006 Nguyễn Tuấn
Anh kháng cáo xin được hưởng án treo. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số
21/2006/HSPT ngày 29/3/2006 Tòa án nhân dân TPHCM áp dụng điểm d
khoản 2 Điều 248 BLTTHS giữ nguyên quyết định về tội danh và hình phạt
42
của Tòa án cấp sơ thẩm đối với Nguyễn Tuấn Anh.
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 31/QĐ-VKSTC-V3 ngày
28/02/2006, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Tòa Hình sự
Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm
số 21/2006/HSPT ngày 29/3/2006 của Tòa án nhân dân TPHCM để xét xử
phúc thẩm lại theo hướng tăng hình phạt đối với Nguyễn Tuấn Anh. Kháng
nghị này đã được Hội đồng giám đốc thẩm Tòa Hình sự tòa án nhân dân tối
cao chấp nhận tại Quyết định giám đốc thẩm số 06/HS-GĐT ngày 01/4/2007.
Nguyễn Tuấn Anh đã gây ra tai nạn khi điều khiển xe ô tô, lỗi là hoàn
toàn thuộc về Nguyễn Tuấn Anh, hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng làm chết
hai cháu Lê Thị Huyền Trang và Lê Thị Khánh Linh là con của một gia đình,
tại điểm đ khoản 2 Điều 202 BLHS có khung hình phạt từ 03 năm đến 10 năm
tù Nguyễn Tuấn Anh phải chịu hình phạt này. Mặc dù bị cáo có các tình tiết
giảm nhẹ nhưng Tòa án địa phương quá nhấn mạnh đến các tình tiết này (như
bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại 90 triệu đồng, bị cáo thành khẩn
khai báo nhận tội, có thời gian tham gia quân đội và có anh trai là liệt sĩ và
đang có trách nhiệm nuôi dưỡng mẹ liệt sĩ) để xử phạt Nguyễn Tuấn Anh hai
năm tù là quá nhẹ. [48, tr.256]
Chất lượng xét xử sơ thẩm để xác định hình phạt đối với tội vi phạm
quy định về tham gia GTĐB là khá thuyết phục, việc xét xử đúng với tính
chất vụ việc, đúng tội danh, đúng người vi phạm.
Đối với việc áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo, các trường hợp
cho hưởng án treo cũng đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, theo đó thể
hiện tính đúng đắng của Tòa án, Viện kiểm sát, đây cũng là một trong nhưng
nguyên tắc xử lý đối với tội phạm hình sự cũng như đảm bảo trách nhiệm của
các cơ quan pháp luật về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh
vực này.
43
Thực tiễn xét xử vụ án hình sự tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
trong đó các vụ án “
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” được
định tội danh và quyết định hình phạt tương đối đúng người, đúng tội.
Một số khó khăn cũng cần phải nêu ra mà Tòa án nhân dân Thành phố
gặp phải trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm
quy định về tham gia GTĐB, như một số vụ tai nạn giao thông theo đánh giá
mức thiệt hại về tài sản là lớn nhưng lại không được tiến hành định giá tài
sản, hoặc người bị hại khi bị ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại từ chối giám
định thương tích, trong khi đó Cơ quan điều tra không có biện pháp thuyết
phục người bị hại đi giám định dễ dẫn đến việc định tội danh mang tính chủ
quan, xử lý không đúng khung hình phạt, thậm chí bỏ lọt tội phạm. Thêm
trường hợp nữa đó là không ít trường hợp quá trình điều tra ban đầu cơ quan
điều tra đã không áp dụng các biện pháp theo quy đinh để xác định nồng độ
cồn hoặc xác định người phạm tội đã sử dụng chất kích thích trước khi gây ra
tội phạm, dẫn đến việc Tòa án không áp dụng đúng khung hình phạt theo điều
260 BLHS năm 2015.
Còn một trường hợp mà trong khá nhiều vụ án vi phạm quy định về
tham gia GTĐB mà người vi phạm đã không có giấy phép lái xe. Cơ quan
điều tra cũng chưa làm rõ việc người vi phạm có được cấp giấy phép lái xe
theo luật định hay chưa, hoặc có giấy phép lái xe nhưng đã mất, để quên
không mang theo hoặc hành vi vi phạm của chủ sở hữu phương tiện khi giao
xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện GTĐB.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế, vi phạm, sai lầm nêu trên xảy ra do nhiều nguyên nhân
khác nhau đó là:
Về nguyên nhân khách quan:
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sựLuận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOTLuận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
 
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOTĐề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Luận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuýLuận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
Luận văn: Định tội danh đối với tội Mua bán trái phép chất ma tuý
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOTLuận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túyLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
 

Similar to Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...luanvantrust
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...luanvantrust
 
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (20)

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng, 9đ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng, 9đTội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng, 9đ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng, 9đ
 
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà NẵngVi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng
Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Đà Nẵng
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà MauTội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Đề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAYĐề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAY
 
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộKiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộKiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh BìnhVi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tỉnh Ninh Bình
 
Đề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng NinhĐề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ninh
 
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
 
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAYĐề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Điều kiện của tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ
Điều kiện của tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộĐiều kiện của tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ
Điều kiện của tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật tại quận 1, TPHCM
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật tại quận 1, TPHCMLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật tại quận 1, TPHCM
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật tại quận 1, TPHCM
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
Luận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngLuận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
Luận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAYLuận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG PHONG TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG PHONG TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIAGIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số:838.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM MINH TUYÊN HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Luật học về “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là hoàn toàn trung thực và không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu khác. Các số liệu, nội dung trình bày trong luận văn có trích dẫn nguồn gốc. Luận văn này là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo, TS. Phạm Minh Tuyên. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Phong
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................................................. 8 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Luật hình sự hiện hành .................................. 8 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ..................................................................... 18 Chương 2:THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNGĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......... 32 2.1. Khái quát tình hình xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.......................................................... 32 2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh...................................... 35 2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh .... 40 Chương 3:CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM ĐÚNG TRONG ÁP DỤNGPHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................................... 50 3.1. Yêu cầu đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................................... 50
  • 5. 3.2. Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về xử lý tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ................ 53 KẾT LUẬN................................................................................................. 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông BLHS Bộ Luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CTTP Cấu thành tội phạm GTĐB Giao thông đường bộ TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TNHS Trách nhiệm hình sự VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình tai nạn GTĐB và va chạm giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018 ...............................................33 Bảng 2.2. Số vụ và số bị cáo phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ 2014 – 2018......................................................................34 Bảng 2.3. Cơ cấu hình phạt Tòa án áp dụng khi xét xử sơ thẩm tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2014 - 2018......................................................................................................40 Bảng 2.4. Tỷ lệ bị cáo được Tòa án sơ thẩm cho hưởng án treo trên tổng số bị cáo bị xử phạt tù không quá 3 năm trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 .........................................................................................41
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đổi mới và phát triển đất nước, thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển về hạ tầng và phương tiện giao thông đáp ứng ngày càng cao nhu cầu và sự phát triển xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành thành phố thông minh, hiện đại, nghĩa tình, nhưng bên cạnh những mục tiêu đó, Thành phố cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, một trong số đó là tình hình tội phạm nói chung và tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng đang diễn biến phức tạp, tác động xấu đến tình hình an ninh, trật tự và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước . Theo số liệu của Ban an toàn giao thông thành phố Hồ Chí Minh, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn có những diễn biến phức tạp, tuy số vụ TNGT có giảm nhưng chưa bền vững, các trường hợp vi phạm giao thông lại tăng, số người chết vẫn ở mức cao. Cụ thể, trong năm 2018, trên địa bàn TP.HCM xảy ra tổng cộng 3.643 vụ tai nạn giao thông (kể cả va chạm giao thông), làm chết 702 người, bị thương 2.517 người. So với cùng kỳ năm 2017 giảm 245 vụ (giảm 6,3%), giảm 41 người chết (giảm 6,91%) và giảm 440 người bị thương (giảm 17,75%). [25] Tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là do chủ thể điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; đã để tình trạng mình say rượu, bia hay dùng các chất kích thích khác, rồi sau đó chạy quá tốc độ, còn đối với người đi bộ thì lại đi không đúng làn đường, phần đường, có khi còn chuyển hướng nhưng lại không quan sát, làm cản trở các phương tiện giao thông khác rồi dẫn đến gây ra tai nạn
  • 9. 2 nghiêm trọng hoặc tai nạn rất nghiêm trọng, liên quan đến sức khỏe, tài sản của người khác. Trong thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vàcác cơ quan bảo vệ pháp luật khác đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm. Quá trình xét xử các vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nhìn chung là nghiêm minh, góp phần tích cực cho hoạt động phòng, chống tội phạm, bước đầu giảm được số vụ và số người chết, bị thương, qua đó nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước về xử lý vấn đề này. Dù vậy, xét trên phương diện thực tiễn, việc xác định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động phòng và chống tội phạm này còn để xảy ra tình trạng thụ động, thiếu cơ sở pháp lý và thiếu tính khoa học. Khi áp dụng pháp luật hình sự, một số dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ vẫn chưa được làm rõ hoặc định tội danh xử lý trách nhiệm hình sự chưa đúng quy định pháp luật với một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhằm giúp cho hoạt động phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố đạt hiệu quả, cần thiết các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt Công an,Tòa án, Viện kiểm sát phải có giải pháp đúng đắn, phải có cơ sở khoa học, tính pháp lý về định tội danh và xác định trách nhiệm hình sự đúng đối tượng vi phạm. Và phải có sự liên lạc, trao đổi thông tin một cách đồng bộ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt các cơ quan tham mưu, cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực pháp luật. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quan trọng là phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan pháp luật.
  • 10. 3 Để vấn đề trên mang tính khả thi, người có thẩm quyền phải trang bị nền tảng pháp lý vững vàng và phải có giải pháp thiết thực cho đội ngũ cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật của Thành phố trong hoạt động đấu tranh với tội vi phạm quy định tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Namtừ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ với mong muốn làm rõ hơn những bất cập quy định trong luật hiện hành, cũng như đóng góp một số ý kiến nhỏ xung quanh việc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến hiện tại đã có các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả đề cập đến các vấn đề liên quan đến tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể như: - Nguyễn Thế Anh (2013), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình . Luận văn thạc sĩ luật học. - Phạm Thị Thanh Thảo (2008), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ tại tỉnh Long An, Luận văn tiến sĩ luật học. - Bùi Kiến Quốc (2001), Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ ở Thủ đô Hà Nội, Luận văn tiến sĩ luật học. - Ngô Hoàng Huy (2010), Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Luận văn thạc sĩ.
  • 11. 4 Và các giáo trình giảng dạy tại các trường Đại học gồm: - GS.TS. Võ Khánh Vinh (2013), Chương X: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. - TS. Phạm Minh Tuyên (2014), Các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử ở Việt Nam), NXB Thanh niên. - TS. Cao Thị Oanh (2010), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Bên cạnh đó, cũng đã có một số bài viết được đăng trên các tạp chí về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như: - Tạp chí Khoa học 2011 bàn về tội vi phạm GTĐB theo Bộ luật hình sự năm 2015 Lê Văn Luật (2011), Xác định lỗi khi định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tòa án nhân dân, tr. 10-14. - Lê Văn Meo (2013), Trần Thị H. Phạm tội quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ, Tòa án nhân dân, tr.27-28. - Mai Thế Cần (2010), Tội vi phạm quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam. Có thể thấy rằng các công trình khoa học trên đa số tập trung chủ yếu nghiên cứu về hoạt động đấu tranh đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông, chưa tập trung nêu lên thực trạng, phân tích hạn chế bất cập, nguyên nhân để đưa ra giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tính thực thi và hiệu quả.
  • 12. 5 Tôi chọn việc nghiên cứu tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh còn là vấn đề cần phải được quan tâm hơn, từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứu sâu hơn, làm rõ hơn những bất cập. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Bằng việc phân tích dựa trên vấn đề lý luận và pháp luật cũng như thực trạng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2014 - 2018) luận văn đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và góp ý kiến điều chỉnh một số bất cập trong luật hiện hành. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý cũng như các quy định pháp luật về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Nhằm phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và các loại tội phạm khác trong Bộ luật hình sự năm 2015. Đánh giá tình hình thực tiễn về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà Tòa án nhân dân thành phố Hổ Chí Minh đưa ra, thấy được những bất cập, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm này. Từ đó nêu lên các giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  • 13. 6 Đối tượng nghiên cứu là Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2014 - 2018). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tác giả nghiên cứu theo chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. Không gian nghiên cứu được giới hạn tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu được xác định từ năm 2014 đến năm 2018. Về thực tiễn áp dụng thì tác giả nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam cùng với việc tìm thêm nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết cũng liên quan đến tội phạm này thông qua các nội dung đã được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, trong luận văn chỉ đề cập đến định tội danh và quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Dựa trên phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan trọng hơn đó là áp dụng thật hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong phương pháp luận đó. Dựa vào quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam để nhìn nhận, đánh giá và giải quyết các vấn đề lý luận chung về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, về định tội danh và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học,lý luận gắn thực tiễn và các phương pháp khác liên quan để nghiên cứu đề tài này.
  • 14. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ bao gồm các vấn đề chung vàcác vấn đề về định tội danh, trách nhiệm hình sự được áp dụng. Dựa trên việc nghiên cứu lý luận các vấn đề liên quan, tác giả làm sáng tỏ phần lý luận về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ cũng như đề cập đến nội dung về tội vi phạm tham gia giao thông đường bộ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và vai trò trong hoạt động phòng, chống xử lý tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Luật sư) các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước và các các cơ quan tại các địa phương khác sử dụng làm tài liệu tham khảo, áp dụng trong hoạt động phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Luật hình sự hiện hành. 7. Kết cấu của luận văn - Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam. - Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nhằm đảm bảo đúng trong áp dụng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • 15. 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘTRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộtheo Luật hình sự hiện hành 1.1.1.Khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Trong các khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ dưới góc độ Luật hình sự của các tác giả, nhà nghiên cứu khoa học. Nhằm xác định và đưa ra các yêu cầu theo pháp luật hình sự trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đầu tiên tacần làm rõ khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Trong Bộ luật hình sự năm 2015 tại Điều 260 có quy định tội phạm vi phạm quy định về tham gia GTĐB được hiểu như sau: đó là việc một người có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và người này điều khiển hoặc sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; hoặc người này dẫn dắt súc vật hoặc người này thực hiện hành vi đi bộ trên đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Vậy hành vi của người điều khiển phương tiện đường bộ hoặc thực hiện hành vi như đi bộ, chăn dắt súc vật nhưng vi phạm quy định về an toàn GTĐB, sẽ là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi một cách vô ý, và người đó đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng của người khác.
  • 16. 9 Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có những đặc điểm riêng và đặc điểm chung của tội phạm là: Thứ nhất, đặc điểm mang tính nguy hiểm cho xã hội: Theo quy định của BLHS thì tính nguy hiểm được hiểu là đã hoặc đe dọa gây ra hậu quả, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông thì tính nguy hiểm được hiểu là đã hoặc sẽ xâm hại đến an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Thứ hai: Về hành vi, đây là những hành vi không tuân thủ các quy định về tham gia giao thông đường bộ bằng cách không thực hiện hoặc không thực hiện đúng các quy định về an toàn khi tham gia giao thông. Thứ ba: Về ý chí chủ quan, được thể hiện dưới dạng lỗi vô ý thưởng được thực hiện thông qua hình thức vô ý vì tự tin và vô ý do cẩu thả. Thứ tư: Đặc điểm về chủ thể, là bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự Căn cứ vào đặc điểm trên, đã có những quan điểm khác nhau về khái niệm của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: Theo tác giả Đinh Văn Quế thì “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác” [27, tr.13]. Quan điểm này mới chỉ nêu định nghĩa hành vi chứ chưa làm rõ khái niệm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, hơn nữa, hành vi phạm tội khác tội phạm, vì khái niệm tội phạm đòi hỏi phải đầy đủ như khái niệm trong Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành.
  • 17. 10 Còn tác giả Trần Minh Hưởng lại cho rằng “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi xâm phạm những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ”[15, tr.434]. Chúng tôi cho rằng, quan điểm này khá chung chung, chưa đầy đủ và chưa nêu cụ thể hành vi phạm tội và dấu hiệu chủ thể của tội phạm này [15]. Đặc biệt tác giả Ngô Ngọc Thủy lại đưa ra quan điểm cụ thể hóa hơn biểu hiện của hành vi phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và đã nêu tương đối đầy đủ nội dung khái niệm tội này, song vẫn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm [40], theo đó: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB( đây là cách giải thích theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999), tức là hành vi của người điều khiển phương tiện GTĐB nhưng mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB sau đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người khác”. Tác giả cơ bản đồng ý với khái niệm trên, vì khái niệm trên đã bao quát được tính nguy hiểm của hành vi, chỉ ra được khách thể bị xâm hại và chủ thể vi phạm… Tóm lại, dưới góc độ khoa học luật hình sự, khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cần thể hiện được đầy đủ cả ba bình diện tương ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của khái niệm tội phạm (chung) đã nêu trên. Do đó, tác giả luận văn đã tổng hợp và đưa ra khái niệm tội phạm này theo định nghĩa như sau: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tức là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ (tác giả đồng thuận với nghĩa của từ “tham gia” trong BLHS năm 2015) có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, do lỗi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng
  • 18. 11 cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người khác. Do đó, tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB phải được hiểu là hành vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã tham gia GTĐB nhưng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định trong pháp luật GTĐB cụ thể là vi phạm Luật giao thông đường bộ năm Việt Nam. Theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam thì: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm: Người điều khiển xe thô sơ, Người điều khiển xe máy chuyên dùng, Người điều khiển xe cơ giới, tham gia giao thông đường bộ. Còn người đi bộ do hành vi không chấp hành các quy định, đã có hành động đi ra lòng đường hoặc chạy qua đường một cách tự ý tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người vi phạm dẫn dắt súc vật đi không đúng quy định hoặc mang theo các đồ vật cồng kềnh dẫn đến cản trở các phương tiện giao thông gây ra hậu quả về tài sản, tính mạng, sức khỏe. 1.1.2 . Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia GTĐB. Người đi bộ hoặc dẫn dắt súc vật đi không theo đúng quy định hoặc mang theo các đồ vật cồng kềnh dẫn đến cản trở các phương tiện giao thông gây ra hậu quả. Do đó cần xác định cụ thể dấu hiệu pháp lý của tội phạm này trong điều kiện tham gia GTĐB, như sau: * Khách thể của tội vi phạm: Được quy định là những quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ, nhưng lại bị tội phạm xâm hại. Xác định khách thể của tội phạm có tầm quan
  • 19. 12 trọng đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội phạm này. Khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là An toàn công cộng, trật tự công cộng cụ thể hơn đó là an toàn giao thông, an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội khi tham gia giao thông đường bộ. Như vậy, có thể xác định khách thể của tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB đó là vấn đề an toàn trong hoạt động giao thông vận tải đường bộ, vấn đề an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản của công dân, của Nhà nước, của các chủ thể khác trong xã hội đã được xác lập”. Dù vậy, phải nhìn nhận rằng trong tất cả các hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB thì không phải hành vi nào cũng đều bị coi là tội phạm. Chỉ có hành vi vi phạm bị xử lý về hình sự khi hành vi vi phạm đó có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, mà nguy hiểm đáng kể cho xã hội tức là đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt hại về tính mạng người khác hoặc trong tình huống có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu hành vi đó không được ngăn chặn kịp thời. * Mặt khách quan của tội phạm Được hiểu là mặt bên ngoài của tội phạm, sẽ là những biểu hiện của tội phạm được diễn ra trong thế giới khách quan, như là: hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi. Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu khác, không bắt buộc gắn liền với hành vi phạm tội như phương tiện, công cụ, phương pháp, địa điểm, thủ đoạn hoặc hoàn cảnh phạm tội. Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ cụ thể là: - Không bằng lái xe hoặc không có giấy phép lái xe theo quy định.
  • 20. 13 - Say do dùng các chất kích thích mạnh khác hoặc trong khi say rượu. - Cố ý không cứu giúp người bị nạn hoặc gây tai nạn rồi bỏ chạy nhằm trốn tránh trách nhiệm. - Đi bộ dẫn dắt súc vật đi tùy tiện không theo đúng quy định hoặc đi bộ không đúng quy định làn đường. - Không chấp hành hiệu lệnh của người hướng dẫn giao thông hoặc người đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông. - Hệ thống báo hiệu đường bộ bật lên nhưng người vi phạm đã không chấp hành đúng tín hiệu. - Không quan sát; không làm chủ tốc độ; không đi đúng làn đường; chuyển hướng xe, vượt xe, lùi xe, dừng, đỗ xe trên đường bộ không đúng quy định… - Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB chính là hậu quả. Như gây thiệt hại đến tính mạng tức là làm người khác bị thương hoặc chết, cũng như gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khoẻ người khác. Đây là hậu quả gây ra mà không gì bù đắp được. Hành vi chưa cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS nếu hành vi đó chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khoẻ người khác. Từ phân tích trên, có thể hiểu mặt khách quan của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là những biểu hiện của tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ ra thế giới khách quan. Cụ thể: - Hành vi nguy hiểm cho xã hội Hành vi chỉ được coi là tội phạm, nếu có đầy đủ các đặc điểm đã được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam.
  • 21. 14 “Hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB của người tham gia GTĐB quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 tức là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc GTĐB và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản người khác” [31, tr.4]. Nhằm làm rõ hơn hành vi khách quan của tội phạm này, tác giả sẽ đưa ra một số khái niệm có liên quan đến tội phạm này. Quy định trong Luật GTĐB thì một số khái niệm được định nghĩa như sau: Đường bộ gồm đường, bến phà đường bộ, hầm đường bộ, cầu đường bộ. Phương tiện giao thông đường bộ gồm tham gia giao thông đường bộ thô sơ đường bộ, cơ giới đường bộ. Tham gia giao thông đường bộ cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xemáy kéo, xe ô tô xe ô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện), máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự. Tham gia giao thông đường bộ thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe súc vật kéo và các loại xe tương tự, xe xích lô. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp, xe an ninh, quốc phòng, đặc chủng. Phương tiện tham gia GTĐB gồm tham gia GTĐB và xe máy chuyên dùng. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ; người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia GTĐB. Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe máy chuyên
  • 22. 15 dùng, xe cơ giới, xe thô sơ. Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới. Theo quy định tại Điều 39 Luật GTĐB đã phân loại đường bộ như sau: Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống bao gồm: đường tỉnh, đường xã, quốc lộ, đường huyện, đường chuyên dùng và đường đô thị [38, Điều 39]. Từ đó, để xác định hành vi vi phạm quy định về tham gia GTĐB của người tham gia GTĐB đã đến mức truy cứu TNHS hay chưa cần phải căn cứ vào các quy định của Luật GTĐB và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hành vi vi phạm sẽ được xem xét ở yếu tố người tham gia GTĐB là phải nhận thức được sự an toàn về mặt kỹ thuật theo quy định, nếu người vi phạm để xảy ra vi phạm mà xác định đó là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khỏe người khác, và thỏa mãn đủ các dấu hiệu CTTP trong BLHS, thì theo quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 phải chịu TNHS. Dù vậy, nếu sai sót về mặt kỹ thuật mà người tham gia GTĐB đã không thể biết được và pháp luật cũng không buộc họ phải nhận biết những lỗi kỹ thuật đó thì nếu có gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác hoặc sức khỏe người khác, thì họ không phải chịu TNHS về tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB. Để xác định hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật GTĐB và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này chính là hậu quả. Thiệt hại được xác định đầu tiên là làm chết người, sau đó xác định là hành vi vi phạm gây thương tích hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe người
  • 23. 16 khác với tỷ lệ quy định hoặc thiệt hại nghiêm trọng tài sản người khác được tính bằng tiền đã được quy định trong tội này. Khi xác định thiệt hại tài sản cho người khác cần chú ý: Chỉ những thiệt hại do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển tham gia giao thông đường bộ trực tiếp gây ra, còn những thiệt hại gián tiếp không tính là thiệt hại để xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như: Do bị thương nên phải chi phí cho việc điều trị và các khoản chi phí khác (mất thu nhập, làm chân giả, tay giả, mắt giả…). Cho dù người phạm tội vẫn phải bồi thường về các thiệt hại gây ra nhưng không tính để xác định TNHS đối với hành vi phạm tội. Khi xác định thiệt hại thì không tính thiệt hại mà người phạm tội gây ra cho chính mình mà chỉ tínhthiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản là thiệt hại mà người phạm tội gây ra cho người khác. Tại khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật này quy đinh là nếu người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị truy cứu TNHS. Bên cạnh hành vi khách quan, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, bộ luật còn quy định một số dấu hiệu khách quan khác chính là dấu hiệu bắt buộc của CTTP như: địa điểm (nơi vi phạm là công trình GTĐB); Phương tiện giao thông. Có thể thấy rằng khi xác định các dấu hiệu khách quan này là rất quan trọng, vì sẽ phân biệt được tội phạm này với các tội vi phạm khác liên quan đến an toàn giao thông. Mặt khác, còn có những dấu hiệu khách quan khác như: Đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, công trình đường bộ, phần đường xe chạy, làn đường, đường phố, dải phân cách, khổ giới hạn của đường bộ, đường cao tốc… Các yếu tố này cũng rất quan trọng khi xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam. * Chủ thể của tội phạm
  • 24. 17 Tại Điều 12 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội phạm này. Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người có đủ khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, có khả năng điều khiển hành vi theo hướng có lợi hay không có lợi cho xã hội, hoặc có khả năng xử sự khác không gây nguy hiểm cho xã hội. Mà theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 260 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng; quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS là tội phạm nghiêm trọng; quy định tại khoản 2, 3 Điều 260 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng. Từ đó, chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 260 BLHS 2015 là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng phải là người tham gia GTĐB mới là chủ thể của tội vi phạm này. Tóm lại chủ thể của tội phạm này phải có đủ các điều kiện: Có năng lực hình sự, đủ tuổi theo luật quy định, trực tiếp tham gia GTĐB. Việc xác định các dấu hiệu đặc trưng của chủ thể này cho phép định tội danh và quyết định hình phạt một cách đúng đắn và chính xác. * Mặt chủ quan của tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm này là mặt bên trong của tội phạm thể hiện thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi ngày càng nguy hiểm do họ thực hiện hoặc đối với khả năng gây ra hậu quả đó hoặc với hậu quả do hành vi đó gây ra. Mặt chủ quan của tội phạm này thể hiện thông qua dấu hiệu tâm lý: Lỗi động cơ, mục đích, thể hiện trên ý nghĩa khác nhau. Động cơ và mục đích người phạm tội hướng tới, động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
  • 25. 18 Người phạm tội không những thực hiện hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông giao thông đường bộ mà còn có ý thức vô ý (dẫn đến gây tai nạn giao thông, vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả) hoặc ý thức vô ý, tùy tiện. Dấu hiệu lỗi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ của người phạm tội được thể hiện thông qua hành vi thái độ, sự nhận thức thiếu tính logic, nhằm lẫn giữa hành vi vô ý và hành vi coi thường xã hội, mọi người, đặc biệt là coi thường pháp luật. Theo phân tích về lỗi vô ý thì người phạm tội mặc dù biết trước hậu quả là có thể xảy ra nhưng nghĩ rằng có thể không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được bằng khả năng của mình, nhưng cuối cùng vì quá tự tin hoặc quá cẩu thả dẫn đến hậu quả đã xảy ra. Cũng cần nói thêm về hậu quả xảy ra đối với tội phạm này đôi khi cũng sẽ rất phức tạp, dẫn đến nhận định của một số cơ quan chuyên môn hoặc các cơ quan tuyên truyền về lỗi vi phạm, mà ở đây có thể có cả lỗi của người vi phạm lẫn người bị vi phạm, tức hỗn hợp các lỗi dẫn đến hậu quả xảy ra, ví dụ như: người điều khiển xe mô tô đi đúng phần đường nhưng lại chạy quá tốc độ không làm chủ được tay lái đụng vào 1 mô tô khác đi đúng tốc độ nhưng lại đi sai làn đường của mình, tức đi ngược chiều, tai nạn làm cả 2 đều bị thương tích trên 61%, toàn bộ xe cộ bị hư hỏng nặng, đây là trường hợp mà hỗn hợp cả 2 lỗi của 2 người điều khiển xe mô tô đều có lỗi của mình. Và tại Toà cũng nhận định rằng trường hợp khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thì người bị hại cũng có lỗi và coi trường hợp người bị hại cũng có lỗi (cả hai bên đều có lỗi).
  • 26. 19 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 1.2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến 1999 Từ sau những năm 1945, Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật mới, nhưng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong thời gian này chưa được quy định cụ thể trong pháp luật hình sự. Ngày 03/10/1955, văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta về an toàn GTĐB là Luật đường bộ được ban hành kèm theo Nghị định 384/NĐ của Bộ Giao thông Bưu điện. Tiếp theo vào ngày 19/01/1955, Thủ tướng Chính phủ đã cho ban hành Thông tư số 442/TTg, quy định về tội phạm trên lĩnh vực GTĐB có quy định: “Không theo luật đi đường hoặc không cẩn thận mà làm người khác bị thương thì người vi phạm có thể sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 3 năm. Nếu gây tai nạn làm chết người thì người vi phạm có thể bị phạt tù đến 10 năm” [7, tr.135] Sau năm 1975, Chính phủ ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân. Tại Điều 9 Sắc luật này quy định: “Tội vi phạm luật lệ giao thông trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm và có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng thời đó, gây tai nạn nghiêm trọng với các khung hình phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm,”. Tội phạm trong lĩnh vực GTĐB trong sắc luật số 03-SL/76 có hai khung hình phạt; Khung 2: có mức phạt tù đến 15 năm; Khung 1: có mức phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm tù giam. Trường hợp có thể bị hình phạt tử hình hoặc tù chung thân mà do gây ra thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân hoặc thiệt hại lớn làm chết nhiều người.
  • 27. 20 Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ đều được điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội này là “trừng trị thích đáng đối với những vi phạm nghiêm trọng, nghiêm trị đúng mức đối với những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời kết hợp thận trọng để xem xét đầy đủ mọi tình tiết một cách toàn diện” [7, tr.373]. Tại Điều 186, Chương VIII BLHS năm 1985 quy định Tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB chưa có tên riêng, mà được quy định chung trong tội “vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng”: “1. Người nào điều khiển tham gia GTĐB vận tải mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm: a. Đi quá tốc độ, chở quá trọng tải, tránh, vượt trái phép; b. Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồng lạch, đường bay và độ cao quy định; c. Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông vận tải. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: a. Điều khiển phương tiện an toàn giao thông vận tải mà không có bằng lái; trong khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác; b. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 20 năm.
  • 28. 21 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn ngừa kịp thời, thì bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm” [29, Điều 186 Chương VIII]. Qua đó thấy rằngĐiều 186 BLHS năm 1985 và Điều 9 của Sắc luật 03- SL/76, đã có một bước tiến bộ rất lớn cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung. 1.2.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1999 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 Quốc hội ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 vào ngày 21/12/1999. Trong BLHS năm 1999 tại Điều 202, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB có quy định: “1. Người nào điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà vi phạm quy định ……. phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. …….phạt tù từ ba năm đến mười năm; 3. ……phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Vi phạm quy định về an toàn GTĐB ….. phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 5. Người phạm tội còn có thể …..từ một đến năm năm” [30, Điều 202]. Trong các quy định về An toàn giao thông vận tải trong BLHS 1985 và quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB tại Điều 202 BLHS 1999, tác giả có sự so sánh: Thứ nhất: tội này đã chính thức có tên gọi riêng, giúp cho việc tránh sự nhầm lẫn giữa tội này với tội khác, bảo đảm tính chính xác cao, được quy định tại một điều độc lập, làm cho tên của tội phù hợp với nội dung của hành vi phạm tội. Thứ hai: trong cả hai BLHS nói trên, tuy chủ đề của tội phạm của tội này không thay đổi, đó vẫn là người điều khiển phương tiện GTĐB nhưng
  • 29. 22 cách thể hiện hành vi khách quan của BLHS 1999 chính xác và ngắn gọn hơn, theo đó đã giới hạn hành vi khách quan của tội này chỉ là những vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB. Trong khi đó Điều 186 BLHS 1985 xác định hành vi khách quan của tội này là hành vi vi phạm mà người phạm tội đã liên quan đến các quy định về ATGT vận tải. Mà phạm vi khái niệm vi phạm các quy định về ATGT vận tải thì rộng hơn, bao gồm hành vi điều khiển tham gia GTĐB và các hành vi vi phạm khác (đào đường trái phép, sử dụng vỉa hè,lấn chiếm,lòng đường…), điều này dẫn đến người phạm tội, người dân, người áp dụng pháp luật dễ nhầm lẫn. Bộ luật hình sự năm 1999 được hiểu: chỉ người nào điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà vi phạm thì mới là chủ thể của tội này. Việc Điều luật quy định chưa rõ ràng, chặt chẽ, chưa hàm chứa hết nội dung hành vi khách quan và chủ thể của tội phạm, do đó trong thực tiễn cũng đã có việc hiểu và vận dụng không chính xác, đôi khi còn có cách áp dụng pháp luật khác nhau. 1.2.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 so với Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì có nhiều thay đổi quan trọng về kết cấu điều luật, khung hình phạt, mức hình phạt liên quan. Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, người nào tham gia giao thông đường bộ, tức là nhấn mạnh việc người nào tham gia, còn điều luật cũ trước đây chỉ nói đến người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, vô hình chung chỉ nói đến trường hợp điều khiển, sử dụng phương tiện rồi vi phạm, còn nếu không sử dụng, điều khiển phương tiện thì cho dù có gây tai nạn cho người khác cũng không bị TNHS. Điều 260 BLHS năm 2015 đã giải
  • 30. 23 quyết được vấn đề này, đối tượng được mở rộng và bao quát hơn, không bị giới hạn như các điều luật cũ trước đây. Theo Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm (Không có giấy phép, sử dụng rượu, bia…) Còn khoản 3 thì tăng nặng lên từ bảy năm đến mười lăm năm. Khoản 4 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm nếu thấy được hậu quả có thể xảy ra nghiêm trọng. Khoản 5 thì người phạm tội còn có thể bị hạn chế nghề nghiệp. Còn tại Điều 260 Bộ luật hình 2015 quy định: 1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • 31. 24 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Làm chết 02 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  • 32. 25 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.[31] So với Điều 202 BLHS năm 1999 thì số khung hình phạt của Điều 260 BLHS năm 2015 không thay đổi, nhưng so với BLHS năm 1999 thì số khung hình phạt ở BLHS năm 2015 giảm hơn 01 khung hình phạt. Ở Bộ luật hình sự 1999, tình tiết định khung tăng nặng được chia thành các điểm ở khoản 2, các khoản còn lại chỉ quy định điều kiện để áp dụng khung hình phạt nặng hơn. Điều 260 BLHS năm 2015 có 03 khung hình phạt, trong đó khoản 2 Điều 260 là có số tình tiết định khung nhiều nhất, khoản 1 và khoản 3 có tình tiết định khung ít hơn. Bên cạnh đó, Điều 260 BLHS năm 2015 đã thay đổi từ điều khiển giao thông thành từ tham gia giao thông. Sự thay đổi này phù hợp với quy định của Luật giao thông đường bộ, đồng thời bao quát được các đối tượng vi phạm quy định do Luật giao thông đường bộ điều chỉnh, vì không riêng gì người điều khiển phương tiện mà còn có người tham gia giao thông (như đi trên đường, chăn dắt súc vật…) Xét mức hậu quả cấu thành tội phạm vi phạm tham gia giao thông đường bộ: Điều 260 BLHS năm 2015 cho thấy các mức độ về hậu quả làm cơ sở để quy kết trách nhiệm hình sự. Cụ thể nguồi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả: - Làm chết người; - Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người 61% trở lên; - Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người từ 61% đến 121%; - Đã gây thiệt hại về tài sản từ một trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
  • 33. 26 Như vậy, Điều 260 BLHS năm 2015 đã không có mức độ hậu quả gây tổn thương cơ thể của 01 người mà dưới 61%, không có mức độ hậu quả tổn thương cơ thể của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61% và không có mức độ thiệt hại vật chất dưới một trăm triệu đồng. Và cũng loại bỏ quy định cộng chung mức độ thiệt hại vềvật chất và sức khỏe con người như quy định ở điều 202 BLHS năm 2015. Dù vậy, cũng cần lưu ý là, mặc dù chưa có thiệt hại xảy ra thì người vi phạm vẫn có thể bị truy cứu TNHS nếu đủ các điều kiện quy định tại khoản 4 của Điều 260 BLHS năm 2015 như: + Về hình phạt: Hình phạt thấp nhất mà tội phạm đã hoàn thành, hậu quả đã xảy ra thì phạt tiền ba mươi triệu đồng, hình phạt cao nhất là phạt tù đến 15 năm. So với quy định của Điều 202 BLHS năm 2015 thì mức hình phạt cao nhất về hình phạt tù có thời hạn không thay đổi nhưng mức hình phạt thấp nhất về phạt tiền tăng lên gấp 6 lần (ba mươi triệu đồng). Nhìn một cách tổng quát về phần hình phạt thì quy định của Điều 260 BLHS năm 2015 không có lợi cho người phạm tội, như vậy thời điểm có hiệu lực của BLHS năm 2015 là 0h00p ngày 01/01/2018 sẽ là thời điểm mà tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có hiệu lực, người vi phạm bị áp dụng theo quy định BLHS năm 2015 bất lợi hơn BLHS năm 1999. Nhưng xét về yếu tố cấu thành tội phạm thì Điều 260 BLHS năm 2015 quy định có lợi hơn cho người phạm tội (kể cả trường hợp tội phạm chưa đạt – khoản 4). Do đó, nếu xem xét để quyết định hình phạt của bị cáo thì áp dụng Điều 202 BLHS năm 1999, còn nếu xem xét mức độ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra liên quan đến tội phạm này ở việc đánh giá có tội hay không có tội thì căn cứ vào Điều 260 BLHS năm 2015. Cũng tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 thì “Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý … thì có thể được miễn trách nhiệm hình
  • 34. 27 sự”. Quy định này là quy định có lợi cho người phạm tội mà khi áp dụng pháp luật cần phải được lưu ý đối với những hành vi phạm tội liên quan đến tội phạm này.Vì nếu người phạm tội bị xét xử theo khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 thì có thể họ được miễn trách nhiệm hình sự nếu người vi phạm có các yếu tố thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015. Một thay đổi trong khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 là mức hình phạt. Theo đó, mức khởi điểm của hình phạt tiền tăng lên gấp 6 lần, mức cao nhất của phạt tiền tăng gấp 02(Một trăm triệu đồng); mức khởi điểm của hình phạt tù tăng từ 06 tháng lên 01 năm; mức hình phạt cải tạo không giam giữ được giữ nguyên. So với quy định trong khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 với hướng dẫn tại các văn bản dưới luật thì, điểm a và điểm d của điều 260 BLHS năm 2015 là quy định pháp điển hóa hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT – Bộ Công an, tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ quốc phòng,Viện kiểm sát tối cao. Trong đó giữ nguyên mức độ hậu quả tại điểm a, mức độ hậu quả tại điểm d về phần thiệt hại tài sản cao nhất được giữ nguyên, sửa đổi phần thiệt hại tài sản thấp nhất (một trăm triệu đồng). Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999 so với khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 thìchỉ giữ nguyên quy định tại điểm d, còn lại những nội dung tại các điểm a, b, c đều bị sửa đổi. Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 bổ sung thêm 03 tình tiết định khung tăng nặng với phương pháp liệt kê cụ thể quy định “gây hậu quả rất nghiêm trọng” theo điểm đ Điều 202 BLHS năm 1999 thành 03 tình tiết tại các điểm đ, e, g khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015. Bên cạnh đó, Điều 260 BLHS năm 2015 khoản 2 điểm b có tình tiết “có sử dụng chất ma túy” vào trước cụm từ “hoặc các chất kích thích mạnh khác”; đặc biệt tại điểm c đã không còn cụm từ “gây tại nạn rồi” trong
  • 35. 28 Điều 202 BLHS năm 1999 – theo đó cụm từ này không có ý nghĩa thực tiễn nữa vì bản chất điều luật này đang điều chỉnh hành vi vi phạm luật GTĐB gây tai nạn hoặc có nguy cơ rõ ràng gây tai nạn và xác định được mức độ hậu quả. Khoản 4 Điều 260 BLHS năm 2015 có 03 nội dung thay đổi quan trọng cụ thể: - Điều 202 BLHS năm 1999 không có hình phạt tiền, khoản 4 Điều 260 BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền là hình phạt chính với mức từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; - Điều 202 BLHS năm 1999 là “đặc biệt nghiêm trọng” thì khoản 4 Điều 260 BLHS năm 2015 liệt kê rõ các hậu quả có thể xảy ra thuộc các điểm a, b, c ở khoản 3; Mức cao nhất tại khung hình phạt tù có thời hạn ở khoản 4 Điều 260 BLHS năm 2015 thấp hơn khoản 4 Điều 202 BLHS năm 1999 là 01 năm tù (cũ là từ 03 tháng đến 02 năm;mới là từ 03 tháng đến 01 năm) Điều 260 BLHS năm 2015 chuyển khoản 5 thành khoản 4 và có sửa lại một số cụm từ cho phù hợp. Trong đó, nội dung thay đổi là “có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả” thay cho cụm từ “có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại”. Để giải quyết các bất cập thì BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung đã quy định tổng thể hơn về chủ thể, cụ thể tại Khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 trong cấu thành cơ bản của tội phạm quy định: “người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB thuộc một trong các trường hợp sau...”, theo quy định này thì bất cứ người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm an toàn giao thông cũng có thể là chủ thể của tội phạm này. Đồng thời Khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 trong quy định cấu thành cơ bản của tội phạm cũng đã có sửa đổi, bổ sung và lượng hóa, tăng
  • 36. 29 định lượng của cấu thành cơ bản cụ thể hơn như: Điều 202 BLHS năm 1999 quy định “Người nào điều khiển tham gia giao thông đường bộ ….sức khỏe, tài sản của người khác…”, điều luật quy định mang tính khát quát nên Tòa án nhân dân tối cao phải ban hành Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành. Và trong khi quy định tại điểm b tiểu mục 4.1 mục 4 NQ 02/2003 quy định về tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng quy định.[31] Đây là một số điểm mới được sửa đổi, bổ sung cần phải được nghiên cứu và vận dụng chính xác trong việc xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn GTĐB xảy ra từ 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. Tiểu kết chương 1 Trong chương một, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và nội dung cơ bản của Điều 202 BLHS năm 1999 và Điều 260 BLHS năm 2015 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội này thông qua định tội danh và quyết định hình phạt ở chương tiếp theo.Tại chương hai tác giả sẽ đưa ra các vấn đề thực tiễn để định tội danh và xác định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Vì vậy những vấn đề đã phân tích về mặt lý luận tại chương một sẽ là những vấn đề được đề cập thật chi tiết và có tính hệ thống, logic, qua đó sẽ làm cơ sở cho nền tảng pháp lý được tác giả đưa vào chương hai và ba, và áp dụng làm đề xuất, kiến nghị giúp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam.
  • 37. 30 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNGĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát tình hình xét xử tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh Vị trí địa lý của Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía nam Việt Nam, bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả tổng hợp từ công tác lập bảng kê: dân số của thành phố đến thời điểm 23/01/2019 là 8.859.688 người, tăng 64.823 người so với thời điểm 30/6/2018 (số liệu dân số của thành phố đến thời điểm 30/6/2018 là 8.794.865 người). Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua vẫntiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong đó, tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP (GRDP) đạt hơn 1,33 triệu tỷ đồng, ước tăng 8,3% (cùng kỳ các năm tăng 8,25%). Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của của khu vực nói chung và tại Việt Nam nói riêng, không chỉ phát triển đường không, mà còn đường thủy, đường sắt và đặc biệt là đường bộ. Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút nguồn nhân lực từ khắp nơi trên cả nước, tạo áp lực lớn lên giao thông đô thị mà thành phố còn chưa có những quyết sách đầu tư phù hợp theo kịp sự phát triển này. Trong nội ô thành phố, hệ thống cầu đường trở nên cũ kỹ, xuống cấp, các tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe và ngập úng. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất, bên cạnh đó, triều cường gây ngập sâu ở một vài quận cũng là vấn đề nan giải của
  • 38. 31 thành phố. Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân số trung bình 4097 người/km2, mật độ giao thông trung bình 117,3 xe/km2 mặt đường. [25] Những năm qua, Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã có những biện pháp tích cực để làm giảm thiểu TNGT nói chung, TNGT đường bộ nói riêng. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có chiều hướng giảm trong những năm qua. Số vụ tai nạn giao thông theo thống kê là giảm nhưng tính chất và diễn biến vụ việc vẫn còn phức tạp. Theo số liệu của Ban an toàn giao thông, Công an thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018 toàn thành phố xảy ra 19430 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm chết 3626 người, bị thương 15903 người, thiệt hại về kinh tế hơn 10 tỷ đồng. Số liệu cụ thể: Bảng 2.1. Tình hình tai nạn GTĐB và va chạm giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2014 đến năm 2018 Năm TNGT đường bộ Số vụSố người chết Số người bị thương Thiệt hại tài sản/triệu đồng 2014 727 4027 2084 4338 2015 703 3300 1973 3712 2016 789 3102 2003 3849 2017 705 2957 2110 3888 2018 702 2517 2525 3643 Tổng 3626 15903 10695 19430 Nguồn Công an thành phố Hồ Chí Minh cung cấp Tại Hội nghị tổng kết công tác chuyên môn năm 2018 và phương hướng công tác năm 2019. Báo cáo của Trung tá Huỳnh Trung Phong (Trưởng phòng PC08) cho biết, trong năm 2018, trên địa bàn TP.HCM xảy ra
  • 39. 32 3.643 vụ tai nạn giao thông, làm 702 người chết, 2.517 người bị thương. Mặc dù so với năm 2017 giảm 245 vụ (giảm 6,3%), giảm 3 người chết, giảm 440 người bị thương nhưng trường hợp vi phạm giao thông lại tăng. Tóm lại thì, tình hình TNGT đường bộ và va chạm giao thông từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có xu hướng giảm trên cả ba tiêu chí: số người bị thương, số người chết và số vụ. Theo số liệu thống kê từ năm 2014 đến năm 2018, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử tổng số 599 vụ với 643 bị cáo phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Trung bình mỗi năm xét xử 119 vụ với 128 bị cáo, cụ thể là: Bảng 2.2. Số vụ và số bị cáo phạm tội vi phạm quy định về tham giagiao thông đường bộ từ 2014 – 2018 Năm Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ Số vụ Số bị cáo 2014 120 130 2015 99 105 2016 155 168 2017 110 115 2018 115 125 Tổng 599 643 Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Số liệu trên cho thấy để góp phần kéo giảm tai nạn giao thông thì đòi hỏi trong việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân Thành phố phải thật sự chính xác và nghiêm minh. Nhằm góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm quy định về tham gia GTĐB, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, nhìn chung
  • 40. 33 TAND Thành phố đã thực hiện tương đối tốt hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với loại tội phạm này. Việc định tội danh và quyết định hình phạt phù hợp đối với tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB đã góp phần đấu tranh phòng, chống tội này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Những kết quả đạt được trong định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Thực tiễn định tội danh tộivi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bànthành phố Hồ Chí Minh phải dựa trên cáccơ sở pháp lý, cơ sở lý luận, và cơ sở thực tiễn. Cơ sở pháp lý: dựa trên quy định của BLHS, Luật GTĐB, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC và các văn bản dưới luật khác như Thông tư của Bộ giao thông vận tải,các thông tư liên tịch. Cơ sở lý luận: đó làkhoa học luật hình sự và khoa học định tội danh, trong đó lý luận về các yếu tố CTTP là cơ sở đặc biệt quan trọng để định tội danh về tội phạm này. Cơ sở thực tiễn: trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác xét xử hàng năm, kinh nghiệm xét xử của từng Thẩm phán, Hội thẩm, Viện kiểm sát. Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2014 đến năm 2018 TAND thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử tổng số 599 vụ với 643 bị cáo phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Theo đánh giá tổng quan thì việc định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB là đúng quy định của Luật Hình sự. Qua đó, góp phần đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả đối với loại tội phạm này[42].
  • 41. 34 Hầu hết các vụ án “ vi phạm quy định về tham gia GTĐB” được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng quy định, xác định đúng tội danh và thuyết phục được người phạm tội. Theo số liệu thống kê hàng năm thì qua xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, đa số các vụ án được xét xử đúng tội danh. Có nhiều vụ rấtkhó khăn, phức tạp, nhưng Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra đã tích cực thu thập chứng cứ một cách đầy đủ để định tội danh đúng với quy định, có những vụ án quá phức tạp (như không tìm được người phạm tội) dẫn đến việc tạm dừng để tiếp tục điều tra xét xử đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Qua đó thấy được chất lượng xét xử và định tội danh ngày càng mang tính pháp chế hơn. Có thể nói thực tiễn định tội danh đối với tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có sự phù hợp giữa các tình tiết của hành vi vi phạm an toàn giao thông đã xảy ra với các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội này.Các cơ quan tiến hành Tố tụng đã rất nỗ lực làm cho số vụ án bị hủy, bị sửa theo thủ tục phúc thẩm xu hướng giảm xuống rất nhiều. Thẩm phán, viện kiểm sát cũng đã nghiên cứu đến những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, để xác định tội danh phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 2.2.2. Những vi phạm, sai lầm trong định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Toà án nhân dân Thành phố Thực tiễn định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB thời gian gần đây cho thấy việc định tội danh tội phạm này vẫn còn có hiện tượng đánh giá chưa thật chính xác. Theo đánh giá,phân tích về định tội danh căn cứ vào cấu thành tội phạm cho thấy một số hành vi phạm tội được định tội danh chưa thật chính xác đã ảnh hưởng đến niềm tin của người dân cũng như chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật hình sự đã quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015 và Điều 202 BLHS năm 1999.
  • 42. 35 Những con số thống kê chưa phản ánh được chính xác thực trạng về việc xác định tội danh đối với vi phạm quy định về tham gia GTĐB thời gian qua trên địa bàn thành phố Hồ Chí Min, qua đó thấy được còn một số hạn chế trong vấn đề này. Có không ít trường hợp người gây ra tai nạn, với nhiều lý do khác nhau đã bỏ trốn khỏi hiện trường hoặc bỏ trốn khỏi địa phương một thời gian dài, nhằm trốn tránh trách nhiệm của mình tức là trốn tránh việc xử lý của pháp luật (trong đó ít nhất người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, cao hơn làtrách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự).Vì thế có những vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra, vụ án đã được khởi tố để điều tra, nhưng sau đó phải tạm đình chỉ vì không xác định được người gây ra tai nạn để xác định tội phạm, do họ đã bỏ trốn mà không thể điều tra, tìm ra các tài liệu chứng cứ, chứng minh. Ví dụ 1: Ngày 25/6/2019, Công an quận Tân Phú cho biết, ông Đặng Tấn Phú (48 tuổi) chạy taxi Vinasun trên đường Tân Hương lúc hơn 3h khuya. Khi rẽ trái qua đường Võ Công Tồn (phường Tân Quý), tài xế có lỗi là không bật đèn tín hiệu. Còn Nguyễn Hoàng Long (16 tuổi) và chị Nguyễn Thị Mỹ Tiên (25 tuổi, quê Bến Tre) chở nhau trên xe máy cùng chiều, không làm chủ tốc độ, không kịp tránh nên xảy ra va chạm với taxi, lao qua vỉa hè bên kia đường. Chị Tiên bất tỉnh, Long bị thương nặng, co giật. Tài xế taxi xuống xe đứng nhìn các nạn nhân trong 15 giây rồi lên xe chạy đi. Công an quận Tân Phú đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan đến tài xế taxi nêu trên; nhưng cũng phải trải qua 03 ngày sau đó mới tìm ra được tài xế taxi thông qua việc điều tra, trích xuất camera khu vực quanh hiện trường. Qua đó, thấy rằng vụ án này là một trong số ít các vụ án liên quan đến việc người gây tai nạn, người phạm tội đã vì lý do gì đó mà nhanh chóng đi khỏi hiện trường, làm cho công tác điều tra, truy tố rất khó khăn. (Trích nguồn Báo Pháp luật ngày 28/6/2019 – Quốc Thắng)
  • 43. 36 Ví dụ 2: Vào lúc 4giờ 30 phút, ngày 11/10/2015, tại ngã tư đường Quang Trung - Lê Trọng Tấn (TP Hồ Chí Minh) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải ben của Cty CP Xây dựng A do lái xe Ngô Văn Hiếu điều khiển với xe máy do bà Bùi Thị Chung (SN 1952) điều khiển. Theo Kết luận điều tra vụ án số 154/KLĐT ngày 25/7/2016 của Công an quận Z và Cáo trạng số 152/CT/VKS ngày 18/8/2016 của VKSND quận Z, vụ tai nạn làm bà Chung bị thương nặng. Ngay lúc xảy ra tai nạn, anh Ngô Văn Hiếu đã thuê xe taxi đưa bà Chung đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Z. Do vết thương quá nặng, bà Chung đã chết ngày 12/10/2015. Sau khi lo chu toàn đám tang bà Chung, đại diện Cty CP Xây dựng A kết hợp cùng anh Hiếu và gia đình bà Chung đã thống nhất hòa giải vì gia đình nạn nhân được cho là cũng hiểu lỗi do nạn nhân đi vượt đèn đỏ, sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện lưu hành, chở hàng cồng kềnh... Hai bên đã ký biên bản hòa giải ngày 28/10/2015, anh Hiếu đã bồi thường cho gia đình bà Chung 150 triệu đồng, và gia đình bà Chung đã có giấy đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự anh Hiếu gửi cơ quan pháp luật.Tuy nhiên, sau đó Công an quận Z khởi tố vụ án và ra Kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND quận Z truy tố bị can Nguyễn Văn Hiếu về tội “Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự. Cơ quan công an xác định anh Hiếu vượt quá tốc độ, thiếu quan sát. Tuy nhiên, cũng ngay tại bản kết luận điều tra này, công an xác định rõ anh Hiếu điều khiển phương tiện với tốc độ khoảng 40km/h (quy định pháp luật đường nội đô được phép di chuyển từ 40 – 50km/h, khu vực hiện trường xảy ra tai nạn không có biển báo tốc độ). Anh Hiếu cũng đang điều khiển xe theo tín hiệu đèn xanh. Cơ quan công an cũng xác định anh Hiếu “ra đầu thú”, trên thực tế anh Hiếu đã đến cơ quan công an làm việc ngay sau tai nạn và chưa có
  • 44. 37 hành vi bỏ trốn. Nhưng do thời điểm đó cơ quan công an lại xác định anh Hiếu không có mặt tại nơi xảy ra tai nạn (do chở bà Chung đi cấp cứu) nên đã xác định anh Hiếu bỏ trốn khỏi hiện trường. Đây là tình tiết bất lợi cho anh Hiếu và sau này khi Kết luận điều tra 154 và Cáo trạng 152 đã ghi rõ hơn lý do đi khỏi hiện trường của anh Hiếu mới giúp Tòa xác định hành vi đi khỏi hiện trường của anh Hiếu là chính đáng. (Trích nguồn Vụ án hình sự liên quan đến Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong Tạp chí Pháp luật ngày 25/11/2016 – Đỗ Hoàng) Thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi hành xử lý vi phạm, trong đó có Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA- BQP-BTP-VKSNDTC-TA để xác định TNHS đối với người vi phạm và chủ yếu vẫn căn cứ trong quy định của Luật GTĐB. Trong thực tế có nhiều trường hợp hồ sơ vụ án hình sự trong tài liệu có ghi nhận về việc bị cáo uống nhiềurượu, bia trước khi tham gia giao thông gây tai nạn nhưng các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng để đo nồng độ hoặc các chất kích thích có trong máu của người vi phạm nên thiếu cơ sở để kết luận về vi phạm này. Điều 260 BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể: “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;...”. Đây được xem là việc bổ sung, sửa đổi thể hiện tính pháp lý một cách kịp thời, nghiêm minh,từ đó xác định đúng tội danh, đúng người đúng tội, khi tham gia giao thông đường bộ, uống rượu bia, hoặc sử dụng các chất kích thích khác gây tai nạn. Quá trình tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền thời gian qua cho
  • 45. 38 thấy, do khách quan, chủ quan hoặc do đánh giá không đúng lỗi vi phạm, như lỗi thuộc về ai (bị cáo hay người bị hại) mức độ lỗi như thế nào (trong vụ án có lỗi hỗn hợp của nhiều bên), hoặc việclập biên bản khám nghiệm hiện trường, quá trình tiếp cận hồ sơ tai nạn ban đầu,việc phối hợp giữa các cơ quan pháp luật xác định một cách chặt chẽ.Hoặc việc lấy lời khai người làm chứng không kịp thời, dẫn đến có những trường hợpViện kiểm sátvà Tòa án không có cơ sở để xác định tội danh, gây khó khăn trong hoạt động xét xử. 2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Khái quát tình hình quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nhằm góp phần cho công tác đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, TAND Thành phố đã thực hiện tương đối tốt việc áp dụng quy định pháp luật về TNHS cũng như quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về cơ bản đảm bảo đúng các quy định của pháp luật trong việc áp dụng pháp luật để xét xử tội phạm, đã góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB nói riêng. Bảng 2.3. Cơ cấu hình phạt Tòa án áp dụng khi xét xử sơ thẩm tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2014 - 2018 Năm Tổng số bị Hình phạt chính Hình phạtPhạt Cải tạo Hình phạt tù có thời hạn
  • 46. 39 cáo đã xét xử tiền không giam giữ Tù đến 3 năm Tù trên 3 năm đến 7 năm Tù từ 7 năm đến 15 năm bổ sung 2014 130 0 50 68 10 2 0 2015 105 0 45 51 8 1 0 2016 168 0 78 70 15 5 0 2017 115 0 69 36 8 2 0 2018 125 0 65 50 7 3 0 Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Qua số liệu cho thấy, trong 643 bị cáo được đưa ra xét xử thì có 275 bị cáo bị xét xử hình phạt tù đến 3 năm, chiếm tỷ lệ 42,7%; tù trên ba năm đến 7 năm có trường hợp chiếm tỷ lệ 7,4%; cải tạo không giam giữ có 307 trường hợp, chiếm tỷ lệ 47,7%. Chất lượng xét xử sơ thẩm liên quan đến trách nhiệm hình sự, hội thẩm đưa ra mức hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đa phần là đảm bảo đúng pháp luật hình sự quy định, đúng tội và đúng người vi phạm. Bảng 2.4. Tỷ lệ bị cáo được Tòa án sơ thẩm cho hưởng án treo trên tổng số bị cáo bị xử phạt tù không quá 3 năm trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 Năm Số người được hưởng án treo Số người bị phạt tù không quá 3 năm Tỷ lệ %
  • 47. 40 2014 30 68 44,1% 2015 25 51 49% 2016 55 70 78,5% 2017 18 36 50% 2018 36 50 72% Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 2.3.2. Những vi phạm, sai lầm trong quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của Tòa án nhân dân quận thành phố Hồ Chí Minh Thực tiễn xét xử cho thấy vẫn còn tình trạng nhiều bản án bị điều chỉnh, sửa lại chủ yếu tập trung vào phần hìnhphạt, dẫn đến tính nghiêm minh của pháp luật còn bị ảnh hưởng, chất lượng của xét xử sơ thẩm về tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB vẫn còn một số trường hợp vi phạm thể hiện ở mức hình phạt được quyết định quá nặng hoặc quá nhẹ, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Những sai lầm,vi phạm trong quyết định hình phạt của Tòa án nhân dânthành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động xét xử vụ án hình sự sơ thẩm như đã nêu còn thể hiện không công bằng ở chỗ đối với những trường hợp có tính chất và mức độ phạm tội tương tự nhau nhưng việc quyết định hình phạt khác nhau. Ví dụ: Vụ án Nguyễn Tuấn Anh phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Khoảng 10 giờ 30 phút, ngày 29/7/2005 Nguyễn Tuấn Anh có giấy phép lái xe ô tô tải chở đất chạy trên đường quốc lộ khi đến ngã tư phường Đồng Tâm là điểm giao nhau giữa thì có tín hiệu đèn đỏ. Sự dừng xe sau vạch sơn ở phần đường của mình và bật đèn xi nhan xin rẽ phải sang đường. Lúc dừng xe Sự quan sát thấy ở đầu xe phía bên phải có hai cháu gái đi xe đạp chở
  • 48. 41 nhau là cháu Lê Thị Huyền Trang (sinh năm 1988) chở cháu Lê Thị Khánh Linh (sinh năm 1997) đang dừng xe đạp ở cạnh ô tô. Đến khi đèn tín hiệu chuyển màu xanh thì hai cháu điều khiển xe đạp thẳng, Nguyễn Tuấn Anh điều khiển xe ô tô đi sau rẽ phải sang đường. Do mải quan sát phía bên phải để điều khiển xe chuyển hướng, không quan sát phía trước và phía bên trái nên bên trái xe ô tô cán vào xe đạp làm cho hai cháu bị ngã ra đường và bị lọt vào trong gầm xe ô tô. Do không phát hiện được va chạm, Nguyễn Tuấn Anh vẫn tiếp tục cho xe chuyển hướng rẽ phải nên bánh sau bên trái xe ô tô chèn qua người cháu Linh làm cho cháu bị chết ngay tại chỗ, sau đó chèn tiếp lên người cháu Trang làm cho cháu bị thương nặng. Thấy bánh xe ô tô bị kênh Nguyễn Tuấn Anh mới biết được xảy ra tai nạn nên đã dừng xe ô tô và đến đồn công an trình báo. Cháu Trang được đưa đi cấp cứu nhưng do bị thương quá nặng nên cũng bị tử vong. Ngày 19/8/2005 gia đình Nguyễn Tuấn Anh đã tự nguyện bồi thường tiền mai táng phí và tổn thất tinh thần cho đại diện người bị hại 90.000.000 đồng và gia đình người bị hại có đơn đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo Nguyễn Tuấn Anh. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 04/2006/HSST ngày 20/01/2006 Tòa án nhân dân quận X áp dụng điểm đ khoản 2 và khoản 5 Điều 202; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47 BLHS xử phạt Nguyễn Tuấn Anh hai năm tù về tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, áp dụng khoản 2 Điều 41, khoản 1 Điều 42 BLHS xác nhận bị cáo đã bồi thường cho đại diện người bị hại 90 triệu đồng. Ngày 22/01/2006 chị Nguyễn Thị T đại diện cho người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo. Ngày 24/01/2006 Nguyễn Tuấn Anh kháng cáo xin được hưởng án treo. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 21/2006/HSPT ngày 29/3/2006 Tòa án nhân dân TPHCM áp dụng điểm d khoản 2 Điều 248 BLTTHS giữ nguyên quyết định về tội danh và hình phạt
  • 49. 42 của Tòa án cấp sơ thẩm đối với Nguyễn Tuấn Anh. Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 31/QĐ-VKSTC-V3 ngày 28/02/2006, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm số 21/2006/HSPT ngày 29/3/2006 của Tòa án nhân dân TPHCM để xét xử phúc thẩm lại theo hướng tăng hình phạt đối với Nguyễn Tuấn Anh. Kháng nghị này đã được Hội đồng giám đốc thẩm Tòa Hình sự tòa án nhân dân tối cao chấp nhận tại Quyết định giám đốc thẩm số 06/HS-GĐT ngày 01/4/2007. Nguyễn Tuấn Anh đã gây ra tai nạn khi điều khiển xe ô tô, lỗi là hoàn toàn thuộc về Nguyễn Tuấn Anh, hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng làm chết hai cháu Lê Thị Huyền Trang và Lê Thị Khánh Linh là con của một gia đình, tại điểm đ khoản 2 Điều 202 BLHS có khung hình phạt từ 03 năm đến 10 năm tù Nguyễn Tuấn Anh phải chịu hình phạt này. Mặc dù bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ nhưng Tòa án địa phương quá nhấn mạnh đến các tình tiết này (như bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại 90 triệu đồng, bị cáo thành khẩn khai báo nhận tội, có thời gian tham gia quân đội và có anh trai là liệt sĩ và đang có trách nhiệm nuôi dưỡng mẹ liệt sĩ) để xử phạt Nguyễn Tuấn Anh hai năm tù là quá nhẹ. [48, tr.256] Chất lượng xét xử sơ thẩm để xác định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB là khá thuyết phục, việc xét xử đúng với tính chất vụ việc, đúng tội danh, đúng người vi phạm. Đối với việc áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo, các trường hợp cho hưởng án treo cũng đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, theo đó thể hiện tính đúng đắng của Tòa án, Viện kiểm sát, đây cũng là một trong nhưng nguyên tắc xử lý đối với tội phạm hình sự cũng như đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan pháp luật về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực này.
  • 50. 43 Thực tiễn xét xử vụ án hình sự tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó các vụ án “ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” được định tội danh và quyết định hình phạt tương đối đúng người, đúng tội. Một số khó khăn cũng cần phải nêu ra mà Tòa án nhân dân Thành phố gặp phải trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB, như một số vụ tai nạn giao thông theo đánh giá mức thiệt hại về tài sản là lớn nhưng lại không được tiến hành định giá tài sản, hoặc người bị hại khi bị ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại từ chối giám định thương tích, trong khi đó Cơ quan điều tra không có biện pháp thuyết phục người bị hại đi giám định dễ dẫn đến việc định tội danh mang tính chủ quan, xử lý không đúng khung hình phạt, thậm chí bỏ lọt tội phạm. Thêm trường hợp nữa đó là không ít trường hợp quá trình điều tra ban đầu cơ quan điều tra đã không áp dụng các biện pháp theo quy đinh để xác định nồng độ cồn hoặc xác định người phạm tội đã sử dụng chất kích thích trước khi gây ra tội phạm, dẫn đến việc Tòa án không áp dụng đúng khung hình phạt theo điều 260 BLHS năm 2015. Còn một trường hợp mà trong khá nhiều vụ án vi phạm quy định về tham gia GTĐB mà người vi phạm đã không có giấy phép lái xe. Cơ quan điều tra cũng chưa làm rõ việc người vi phạm có được cấp giấy phép lái xe theo luật định hay chưa, hoặc có giấy phép lái xe nhưng đã mất, để quên không mang theo hoặc hành vi vi phạm của chủ sở hữu phương tiện khi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện GTĐB. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Những hạn chế, vi phạm, sai lầm nêu trên xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau đó là: Về nguyên nhân khách quan: