SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HUYỀN LÊ
PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC
THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HÀ NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HUYỀN LÊ
PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC
THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HÀ NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. DOÃN HỒNG NHUNG
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tác giả luận văn
Trần Thị Huyền Lê
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt..............................................................................................................i
Danh mục văn bản viết tắt ..................................................................................................ii
Danh mục bảng biểu.............................................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG,
HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP......................................6
1.1 Những vấn đề cơ bản về đất nông nghiê ̣p, thu hồi đất nông nghiê ̣p.....................6
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp ..................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm pháp luật về thu hồi đất nông nghiê ̣p.................................... 8
1.1.3. Sự cần thiết của viê ̣c nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p ......................11
1.2. Khái quát về bồi thƣờng, hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p. ..........13
1.2.1. Cơ sở của viê ̣c quy đi ̣nh về bồi thƣờng, hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất
nông nghiê ̣p.....................................................................................................13
1.2.2. Khái niệm pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiê ̣p..............................................................................................................15
1.2.3. Khái niệm pháp luật về hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p.17
1.2.4. Khái niệm áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu
hồi đất nông nghiệp.........................................................................................19
1.3. Sơ lƣợc pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp......20
1.3.1. Giai đoa ̣n trƣớc khi ban hành Luâ ̣t Đất đai năm 1993..........................20
1.3.2. Giai đoa ̣n tƣ̀ khi ban hành Luâ ̣t Đất đai năm 1993 đến khi ban hành
Luâ ̣t Đất đai năm 2003....................................................................................21
1.3.3. Giai đoa ̣n tƣ̀ khi ban hành Luâ ̣t Đất đai năm 2003 đến năm 2013 .......22
1.3.4. Giai đoa ̣n tƣ̀ khi ban hành Luâ ̣t Đất đai năm 2013 đến nay .................24
1.4. Nội dung cơ bản của bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp......25
1.4.1. Nguyên tắc bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp.25
1.4.2. Phạm vi, điều kiê ̣n b ồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp..............................................................................................................30
1.4.3. Cách tính giá đất bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp..............................................................................................................33
1.4.4. Trình tự thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp..............................................................................................................36
1.4.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi
đất nông nghiệp...............................................................................................40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ
NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HÀ
NAM....................................................................................................................................44
2.1. Thực trạng pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp.....44
2.1.1. Bồi thƣờng về đất..................................................................................44
2.1.2. Bồi thƣờng về tài sản, về sản xuất kinh doanh .....................................49
2.2. Thực trạng pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp............56
2.2.1. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất. ...................................................56
2.2.2. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm ...................................60
2.2.3. Hỗ trợ khác............................................................................................64
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, bỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất
nông nghiệp tại Hà Nam ...........................................................................................66
2.3.1. Tổng quan về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp
trên địa bàn Hà Nam .......................................................................................66
2.3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi
đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nam.............................................................69
2.4. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất
nông nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại Hà Nam........................................................77
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc........................................................................77
2.4.2. Những bất cập hạn chế..........................................................................78
2.4.3. Nguyên nhân của những bất cập hạn chế..............................................80
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH HÀ NAM.......................................................83
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu
hồi đất nông nghiệp...................................................................................................83
3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất
nông nghiệp...............................................................................................................85
3.3. Kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của một số nƣớc trên thế giới về bồi thƣờng
khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp và những gợi mở cho Việt Nam...................86
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất nông nghiệp....................................................................................90
3.4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thƣờng,
hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp..................................................90
3.4.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ
trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp ......................................................93
KẾT LUẬN ........................................................................................................................99
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................................100
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 GCN Giấy chứng nhận
2 GPMB Giải phóng mặt bằng
3 QPPL Quy phạm pháp luật
4 QSDĐ Quyền sử dụng đất
5 UBND Ủy ban nhân dân
ii
DANH MỤC VĂN BẢN VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 Hiến pháp năm 1980 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1980 ngày 18/12/1980
2 Hiến pháp năm 1992 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 ngày 15/4/1992
3 Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2013 ngày 28/11/2013
4 Luật Đất đai năm 1987 Luật đất đai đƣ ợc công bố tại Lệnh số
03/LCT/HĐNN ngày 08/01/1988
5 Luâ ̣t Đất đai năm 1993 Luật Đất đai số 24/L-CTB ngày 14/7/1994
6 Luật Đất đai năm 2003 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày
26/11/2003
7 Luật Đất đai năm 2013 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày
29/11/2013
8 Luật Khiếu nại năm 2011 Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày
11/11/2011
9 Luật Tố tụng Hành chính
năm 2010
Luật Tố tụng hành chính số 64/2010/QH12
ngày 24/11/2010
10 Nghị định số
197/2004/NĐ-CP
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày
3/12/2004 của Chính phủ về bồi thƣờng , hỗ
trợvà tái đi ̣nh cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất
11 Nghị định số 84/2007/NĐ-
CP
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007 của Chính ph ủ quy định bổ sung
về viê ̣c cấp giấy chƣ́ ng nhâ ̣n quyền sƣ̉ dụng
đất, thu hồi đất, thƣ̣c hiê ̣n quyền sƣ̉ dụng đất ,
trình tự, thủ tục bồi thƣờng , hỗ trợ, tái định
cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết
khiếu na ̣i về đất đai
iii
12 Nghị định số 69/2009/NĐ-
CP
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày
13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung
về quy hoa ̣ch sƣ̉ dụng đất , giá đất , thu hồi
đất, bồi thƣờng, hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ
13 Nghị định số 43/2014/NĐ-
CP
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày15/5/2014của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Đất đai
14 Nghị định số 44/2014/NĐ-
CP
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá
đất
15 Nghị định số 47/2014/NĐ-
CP
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi
thƣờng, hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ khi Nhà nƣớc
thu hồi đất
16 Thông tƣ số 37/2014/TT-
BTNMT
Thông tƣ số 37/2014/TT- BTNMT ngày
30/6/2014 của Bộ Tài nguyê n môi trƣờng
quy đi ̣nh chi tiết về bồi thƣờng , hỗ trợvà tái
đi ̣nh cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
17 Quyết định số
30/2009/QĐ-UBND
Quyết định số 30/2009/QĐ-UBND ngày
26/10/2009 của UBND tỉnh Hà Nam về việc
ban hành quy định một số nội dung về bồi
thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu
hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam
18 Quyết định số
17/2011/QĐ-UBND
Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày
27/5/2011 của UBND tỉnh Hà Nam về việc sửa
đổi quy định hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề
nghiệp và tạọ việc làm khi nhà nƣớc thu hồi đất
nông nghiệp tại Điều 15 của Quyết định số
30/2009/QĐ-UBND
19 Quyết định số
38/2014/QĐ-UBND
Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày
12/9/2014 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban
iv
hành Quy định một số nội dung về bồi thƣờng,
hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh Hà Nam
20 Quyết định số
42/2014/QĐ-UBND
Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày
30/9/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam
về ban hành đơn giá bồi thƣờng nhà, vật kiến
trúc và di chuyển mồ mả khi nhà nƣớc thu hồi
đất
21 Quyết định số
50/2014/QĐ-UBND
Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND ngày
19/12/2014 của UBND tỉnh về ban hành
bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà
Nam
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 2.1 Đơn giá các loại đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà
Nam năm 2015-2019
68
2 Bảng 2.2 Thống kê về các dự án thực hiện công tác bồi thƣờng
GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Nam qua các năm điều tra
69
3 Bảng 2.3 Khái quát tiến độ công tác bồi thƣờng GPMB qua các
năm điều tra
70
4 Bảng 2.4 Số tiền bồi thƣờng khi thực hiện dự án đƣờng cứu hộ
cứu nạn xã Chân Lý
72
5 Bảng 2.5 Ảnh hƣởng của việc thu hồi đến thu nhập của nhóm hộ
điều tra
73
6 Bảng 2.6 Bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời dân bị thu hồi đất nông
nghiệp tại Dự án xây dựng trục đƣờng T3
75
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đối với một nƣớc nông nghiệp nhƣ Việt Nam thì đất đai là nguồn tài nguyên
vô cùng quý giá, nguồn tƣ liệu sản xuất quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình phát
triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nƣớc, việc sử dụng đất đai vào các mục đích
an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để thực hiện mục tiêu phát
triển đất nƣớc, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh
phát triển kinh tế làm giảm diện tích đất nông nghiệp là một điều không tránh khỏi.
Hậu quả của việc thu hồi đất nông nghiệp, ngƣời dân không còn đất sản xuất là một
vấn đề bức xúc hiện nay. Vì vậy, việc bồi thƣờng thiệt hại, hỗ trợ ngƣời dân khi nhà
nƣớc thu hồi đất nông nghiệp đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách.
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, đất nông nghiệp là loại đất
chiếm diện tích lớn nhất (gần 60%) với hơn 80% dân số nông thôn trong đó có gần
60% dân số làm nghề nông, đất nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong phát
triển kinh tế, xã hội của Hà Nam. Với vị trí cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội,
cách trung tâm Hà Nội gần 60 km theo tuyến đƣờng giao thông xuyên Bắc - Nam
(QL 1A), tỉnh có điều kiện thuận lợi về giao lƣu kinh tế, văn hoá giữa hai miền Nam
- Bắc và các tỉnh trong khu vực, nhất là Thủ đô Hà Nội. Hòa trong sự phát triển
chung của đất nƣớc, nhiều dự án kinh tế, xã hội đã đƣợc triển khai trên địa bàn tỉnh
nhƣ dự án xây dựng khu công nghiệp đồng văn, dự án xây dựng đƣờng cao tốc Cầu
Giẽ - Ninh Bình, dự án xây dựng cầu Thái Hà…. đã khiến cho diện tích đất nông
nghiệp bị thu hẹp đáng kể, nhiều ngƣời nông dân có đất bị Nhà nƣớc thu hồi. Tuy
bộ mặt nông thôn Hà Nam đã có nhiều đổi mới song vấn đề bồi thƣờng, hỗ trợ khi
Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp vẫn nhận đƣợc sự quan tâm, nhiều ý kiến trái
chiều trong dƣ luận.
Qua thực tiễn thời gian qua, tuy Nhà nƣớc đã không ngừng bổ sung, hoàn
thiện các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nói chung, đất
nông nghiệp nói riêng nhƣng việc bồi thƣờng, hỗ trợ đảm bảo cân bằng lợi ích giữa
2
Nhà nƣớc, ngƣời sử dụng đất, nhà đầu tƣ vẫn thực sự khó khăn, gây tranh chấp,
khiếu kiện kéo dài. Luật Đất đai mới đƣợc Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01/7/2014 đã có những đổi mới đáng kể trog công tác bồi thƣờng, hỗ trợ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. Tuy vậy trong giai đoạn chuyển tiếp này,
Luật Đất đai mới đang từng bƣớc triển khai và đi vào đời sống và một số quy định
trƣớc đó vẫn đƣợc áp dụng trong một số trƣờng hơp thì việc nghiên cứu các quy
định của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp là
một đòi hỏi cần thiết, thực tiễn áp dụng các quy định này tại một tỉnh đang phát
triển, thƣờng xuyên tiến hành công tác thu hồi, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng là
cơ sở để có thể đánh giá, tổng kết chính xác những kết quả đạt đƣợc, những vƣớng
mắc xảy ra khi triển khai pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất
nông nghiệp.
Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ
khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại Hà Nam” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Do tầm quan trọng, tính phức tạp và nhạy cảm của bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà
nƣớc thu hồi đất nên vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Trong
nhiều chuyên đề nghiên cứu, trên các tạp chí, các báo cáo, bài viết, báo viết, báo
điện tử đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến các nội dung xoay quanh vấn đề này.
Có thể kể đến cuốn chuyên khảo “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải
phóng mặt bằng ở Việt Nam”, PGS.TS Doãn Hồng Nhung (chủ biên), NXB. Tƣ
pháp 2013; cuốn sách “Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự
nguyện ở Việt Nam. Phương pháp tiếp cận, định giá và giải quyết khiếu nại của
người dân” của Ngân hàng Thế giới, Hà nội 2011; Chuyên đề “Bình luận và góp ý
đối với các quy định về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong dự
thảo Luật Đất đai sửa đổi” PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến tổ chức tại Đại học Luật
Hà Nội; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng (2013) “Pháp luật về bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất- thực trạng và hƣớng hoàn thiện” của TS.
3
Nguyễn Thị Nga, Đại học Luật Hà Nội. Ngoài ra còn có một số bài viết tiêu biểu
nhƣ: viết “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất” của TS. Trần Quang Huy -
Tạp chí Luật học, số 10/2010; Vấn đề xung quanh khái niệm bồi thường, thu hồi đất,
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Tạp chí Luật học số 01/2009; Pháp luật về hỗ trợ
khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, Ths. Lê Ngọc Thạnh , Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật Số 4/2013…. Một số luận án, luận văn nghiên cứu xoay quanh vấn đề bồi
thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian gần đây nhƣ:
Luận văn“Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở việt Nam”, Nguyễn Danh Kiên
(2012); Luận văn“Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư người có đất bị thu hồi trong giải
phóng mặt bằng – thực trạng và giải pháp hoàn thiện” Đỗ Phƣơng Linh (2012) …
Các nghiên cứu này đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận của việc bồi thƣờng
khi Nhà nƣớc thu hồi đất; đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc
thu hồi đất nói chung trên phạm vi cả nƣớc. Tuy nhiên, trong bối cảnh Luật Đất đai
năm 2013 mới đƣợc triển khai, chƣa có nhiều công trình nào chuyên sâu về bồi
thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất
đai năm 2013 đặc biệt tập trung xem xét thực tiễn áp dụng tại một tỉnh đồng bằng
nhƣ Hà Nam. Luận văn nghiên cứu và kế thừa các thành của các nhà nghiên cứu
trƣớc nhƣng có sự tập trung về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp một các chuyên sâu hơn qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Nam.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt đƣợc các mục đích sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, bản chất của bồi
thƣờng và hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp
- Tìm hiểu, hệ thống hóa các quy định pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà
nƣớc thu hồi đất nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về bồi thƣờng và hỗ trợ
khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp và đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật trong vấn đề này.
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài đƣợc đặt ra nhƣ sau:
4
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn, lý luận, khái niệm pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp
- Trình bày các quy định chung về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi
đất nông nghiệp
- Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu
hồi đất nông nghiệp, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này.
- Đƣa ra định hƣớng, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống
pháp luật về bồi thƣờng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp
luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi .
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ có hạn, luận văn không tìm hiểu toàn diện và giải quyết
thấu đáo các yêu cầu của vấn đề bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp
ở Việt Nam mà giới hạn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp thông qua việc tìm
hiểu, đánh giá nội dung Luật Đất đai năm 2013. Hơn nữa, Luận văn đi sâu tập trung
nghiên cứu, việc hỗ trợ, bồi thƣờng thu hồi đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá
nhân, chủ thể sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu và thực tiến áp dụng các quy định
pháp luật, nhất là thực tiễn thi hành tại một tỉnh đồng bằng nhƣ Hà Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cƣ́ u trên cơ sở phƣơng pháp bi ện chƣ́ ng duy v ật, phƣơng
pháp tổng hợp, thống kê, phƣơng pháp phân tích…
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, thống kê… kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tìm
hiểu vấn đề. Tùy thuộc nội dung từng chƣơng mà luận văn áp dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu khác nhau.
- Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp lịch sử …đƣợc
sử dụng trong Chƣơng 1 khi nghiên cứu những vấn đề cơ bản mang tính lý luận của
pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp.
- Phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp đánh giá…đƣợc
5
sử dụng trong Chƣơng 2 khi nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ
trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Nam.
- Phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp diễn giải,... đƣợc sử dụng trong Chƣơng 3
khi nghiên cứu định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi
Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Nam.
6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Qua thực tiễn quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà
Nam tạ một số dự án cụ thể, nghiên cứu đề tài sẽ cho thấy rõ hơn sự phù hợp, không
phù hợp của pháp luật và thực tiễn cuộc sống. Kết quả này có thể đƣợc sử dụng làm
tài liệu tham khảo đối với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học cũng nhƣ có
giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật về bồi thƣờng,
giải phóng mặt bằng ở nƣớc ta.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất nông nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi
đất nông nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Nam
Chƣơng 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi
thƣờng, bỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn tại tỉnh Hà Nam
Với một đề tài nghiên cứu không hề mới, tiếp thu những kết quả, số liệu
nghiên cứu trƣớc đó, trong bối cảnh Luật Đất đai năm 2013 mới đƣợc thực thi 1
năm, hy vọng luận văn có thể cung cấp cho ngƣời đọc một cách tiếp cận đầy đủ về
bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, để thấy đƣợc chính sách
về bồi thƣờng, hỗ trợ của Nhà nƣớc đang dần đƣợc hoàn thiện và thực sự bảo vệ
quyền lợi của nhân dân.
6
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ
KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1 Những vấn đề cơ bản về đất nông nghiê ̣p, thu hồi đất nông nghiê ̣p.
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Viê ̣t Nam là một nƣớc nông nghiê ̣p , đất nông nghiê ̣p là tƣ liê ̣u sản xuất
truyền thống quan trọng bâ ̣c n hất đối với ngƣời dân . Thuâ ̣t ngƣ̃ đất nông nghiê ̣p
đƣợc sƣ̉ dụng thƣờng xuyên trong đời sống cũng nhƣ trong các hoa ̣t động pháp lý .
Tƣ̀ Điển Luâ ̣t học đã định nghĩa : “Đất nông nghiệp là tổng thể cá c loại đất
được xá c đi ̣nh là t ư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt và chăn nuôi ,
nghiên cứ u thí nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, cung
ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ”[41, tr 237-238]
Theo Luâ ̣t Đất đai năm 1993, đất nông nghiê ̣p đƣợc hiểu là đất đƣợc xác đi ̣nh
chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng trọt , chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp (Điều 42). Theo đó, đất nông
nghiê ̣p là một trong sáu loa ̣i đất đai của Viê ̣t Nam (bao gồm đất nông nghiê ̣p, đất lâm
nghiê ̣p, đất chuyên dùng, đất khu dân cƣ nông thôn, đất đô thi ̣, đất chƣa sƣ̉ dụng) ….
Luâ ̣t Đất đai năm 2003 lại dựa vào tiêu chí mục đích sử dụng để phân loại đất,
đất đai đƣợc chia thành các nhóm: đất nông nghiê ̣p, đất phi nông nghiê ̣p và nhóm đất
chƣa sƣ̉ dụng . Căn cƣ́ vào mục đích sƣ̉ dụng , Luâ ̣t Đất đai năm 2003 đƣa ra khái
niê ̣m đất nông nghiê ̣p rộng hơn với têngọi “nhóm đất nông nghiệp”.
Luâ ̣t Đất đai năm 2013 tiếp tục giải thích đất nông nghiê ̣p dƣới da ̣ng nhóm
đất, bao gồm các loa ̣i đất : Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng
cây hàng năm khác ; Đất trồng cây lâu nă m; Đất rừng sản xuất ; Đất rừng phòng hộ ;
Đất rừng đặc dụng ; Đất nuôi trồng thủy sản ; Đất làm muối ; Đất nông nghiệp khác
gồm đất sƣ̉ dụng để xây dƣ̣ng nhà kính và các loa ̣i nhà khác phục vụmục đích trồng
trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất ; xây dƣ̣ng chuồng tra ̣i
chăn nuôi gia súc , gia cầm và các loa ̣i động vâ ̣t khác đƣợc pháp luâ ̣t cho phép ; đất
trồng trọt , chăn nuôi , nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tâ ̣p , nghiên cƣ́ u thí
7
nghiê ̣m; đất ƣơm ta ̣o cây giống , con giống và đất trồng hoa , cây cảnh (Theo Khoản
1 Điều 10 Luâ ̣t Đất đai năm 2013.
Về cơ bản, cách hiểu đất nông nghiệp theo Luật Đất đai năm 2013 không có
nhiều điểm khác biê ̣t so với vớ i Luâ ̣t Đất đai năm 2003. Luâ ̣t Đất đai năm 2013
không chỉ ra đất trồng có là một loa ̣i đất thuộc loa ̣i đất trồng cây lâu năm mà gộp
loại đất này chung vào loại đất trồng cây hàng năm khác , vì loại đất này không phổ
biến và có chế độ quản lý nhƣ các loại đất trồng cây hàng năm khác . Đặc biệt, tránh
cách hiểu hạn hẹp, không bao quát đƣợc hết các loa ̣i đất nông nghiê ̣p , gây thiê ̣t thòi
cho ngƣời dân khi tiến hành bồi thƣờng cũng nhƣ giải quyết cá c chế độchính sách ,
Luâ ̣t Đất đai năm 2013 Luâ ̣t hóa quy đi ̣nh về đất nông nghiê ̣p khác . Theo đó , cách
hiểu đất nông nghiê ̣p khác không còn mang nặng ảnh hƣởng về mặt địa lý , đó
không chỉ là các loa ̣i đất chỉ có ở nông thôn mà còn là đất có xây dựng công trình để
trồng trọt, chăn nuôi, ở cả đô thị và nông thôn . Ngoài ra, theo Luật Đất đai năm
2013 đất xây dƣ̣ng không để trồng trọt , chăn nuôi trong các tra ̣m , trại nghiên cứu
và cơ sở ƣơm tạo cây giống , con giống; nhà kho của dân để chƣ́ a nông sản , thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụsản xuất nông nghiê ̣p đồng thời thêm
đất trồng hoa, cây cảnh cũng không còn đƣợc coi là đất nông nghiệp khác.
Tƣ̀ nhƣ̃ng phân tích trên , có thể hiểu mộ t cách chung nhất : Đất nông nghiệp
bao gồm tổng thể các loa ̣i đất có đă ̣c tính sƣ̉ dụng giống nhau là tƣ liê ̣u sản xuất chủ
yếu phục vụcho mục đích sản xuất nông nghiê ̣p , lâm nghiê ̣p nhƣ trồng trọt , chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rƣ̀ ng, đất làm muối; nghiên cƣ́ u thí nghiê ̣m về nông
nghiê ̣p, lâm nghiê ̣p.
Hiểu rõ về khái niê ̣m đất nông nghiê ̣p là yêu cầu thƣ̣c tế trong đời sống sản
xuất của ngƣời dân cũng nhƣ trong quản lý hoa ̣ch đi ̣nh chính sách củ a nhà nƣớc .
Đặc biệt trong quản lý đất đai , viê ̣c xác đi ̣nh đất nông nghiê ̣p là yếu tố tiền đề để có
nhƣ̃ng quyết đi ̣nh hợp lý trong đầu tƣ , quản lý, giải quyết chế độ , chính sách phù
hợp với ngƣời dân . Với một tỉnh Đồng Bằng Bộnhƣ Hà Nam , diê ̣n tích đất nông
nghiê ̣p chủ yếu là đất trồng lúa thì nhƣ̃ng chính sách đầu tƣ , viê ̣c phân bổ đất nông
nghiê ̣p, bồi thƣờng khi thu hồi đất nông nghiê ̣p sẽ có nhƣ̃ng đă ̣c thù riêng so với
nhƣ̃ng tỉnh thành mà đất nông nghiệp chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản . Vì vậy để
8
tìm hiểu đầy đủ pháp luật về bồi thƣờng , hỗ trợkhi nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiê ̣p ta cần xác đi ̣nh rõ khái niê ̣m đất nông nghiê ̣p.
1.1.2. Khái niệm pháp luật về thu hồi đất nông nghiê ̣p
Nhà nƣớc thực hiện quyền đại diện sở hữu thông qua việc định đoạt đất đai .
Một điều dễ hiểu là Nhà nƣớc có quyền giao đất , cơ sở để phát sinh quan hê ̣pháp
luâ ̣t đất đai , phát sinh quyền sử dụng đất của ngƣời đƣợc Nhà nƣớc trao quyền thì
Nhà nƣớc sẽ có quyền thu hồi đất, chấm dƣ́ t quan hê ̣pháp luâ ̣t đất đai.
Khái niệm thu hồi đất lần đầu tiên đƣợc ghi nhận tại Khoản5 Điều 4 Luâ ̣t Đất đai
năm 2003 “Thu hồi đất là việc Nhà nướ c ra quyết đi ̣nh hà nh chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phườ ng, thị trấn
quản lý theo quy định của Luật này”. Dù đã có sự điều chỉnh, mở rộng, song cách giải
thích này vẫn chƣa thật đầy đủ. Thƣ́ nhất, nó dẫn đến cách hiểu, ngƣời sƣ̉ dụng đất bi ̣thu
hồi chỉ là tổ chƣ́ c hay Ủ y ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn, trong khi đó, thƣ̣c tế và chủ
yếu đă ̣c biê ̣t trong viê ̣c sƣ̉ dụng đất nói chung, sƣ̉ dụng đất nông nghiê ̣p nói riêng bi ̣thu
còn là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Đồng thời khái niệm này cũng chƣa bao quát hết
đƣợc các trƣờng hợp thu hồi đất của Nhà nƣớc.
Với đă ̣c thù chế độsở hƣ̃u toàn dân mà Nhà nƣớc là đa ̣i diê ̣n sở hƣ̃u , có khá
nhiều các quan điểm bàn luâ ̣n khác nhau về khái niê ̣m pháp lý này . Có quan điểm
cho rằng “thu hồi đất” chỉ thâ ̣t sƣ̣ phù hợp trong trƣờng hợp Nhà nƣớc thu hồi do vi
phạm pháp luật đất đai và thu hồi do chấm dứt sử dụng đất theo pháp luật đất đai
hoă ̣c tƣ̣ nguyê ̣n, bởi lẽ khi nhà nƣớc giao đất , mă ̣c dù ngƣời dân không có quyền sƣ̉
hƣ̃u nhƣng đã đƣợc xác lâ ̣p quyền sƣ̉ dụng , họ có quy ền định đoạt quyền sử dụng
đất hợp pháp của mình . Mă ̣t khác, Hiến pháp năm 1992 trƣớc đây cũng không có
bất cƣ́ quy đi ̣nh nào về viê ̣c Nhà nƣớc thu hồi tài sản của công dân và tổ chƣ́ c . Khi
nhà nƣớc có nhu cầu sử dụng đất cho mục đích quốc phòng , an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng , phát triển kinh tế - xã hội cần áp dụng cơ chế trƣng mua
quyền sƣ̉ dụng đất thay thế cho cơ chế thu hồi.
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ thu hồi đất vớ i trƣng dụng đất: Trƣng dụng
đất đai chỉ áp dụng trong trƣờng hợp cấp bách , đột xuất không có trong kế hoa ̣ch
9
quy hoa ̣ch nào cả , nó hoàn toàn xuất phát từ sự cấp thiết nhƣ chiến tranh , thiên tai.
Đồng thời thu hồi đất phải tuân thủ trình tự, thủ tục cụ thể, trên cơ sở các quyết đi ̣nh
pháp luật còn vì tính chất cấp bách mà trƣng dụng cần tiến hành nhanh gọn , có hiệu
lƣ̣c ngay ta ̣i thời điểm ký hoă ̣c ban hành. Nếu thu hồi đất là vĩnh viễn thì trƣng dụng
chỉ có thời hạn . Hơn nữa, khi trƣng dụng đƣợc bồi thƣờng chủ yếu bằng tiền còn
khi thu hồi đất cần căn cƣ́ vào mục đi ̣ch , nhu cầu sƣ̉ dụng mà đƣợc bồi thƣờng bằng
đất hoă ̣c bồi thƣờng bằng tiền.
Ta cũng nên hiểu rằng , Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý, Nhà nƣớc có quyền phân bổ và điều chỉnh đất đai , viê ̣c xác lâ ̣p hay điều chỉnh
làm thay đổi, chấm dƣ́ t quyền sƣ̉ dụng đất của một số đối tƣợng vì mục tiêu kinh tế ,
xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nƣớc đều nằm trong kế hoa ̣ch quản lý , thể hiê ̣n
quyền lƣ̣c Nhà nƣớc . Hiến pháp năm 2013 là cơ sở để có cách hiểu chính xác hơn
về thu hồi đất: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trườ ng
hợp thật cần thiết do luật đi ̣nh vì mục đích quốc phòng , an ninh; phát triển kinh tế -
xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng....” (Khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013).
Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, cũng nhƣ tiếp thu có chọn lọc các ý kiến ,
quan điểm, khái niệm thu hồi đất đƣợc Luật Đất đai năm 2013 quy đi ̣nh nhƣ sau :
“Nhà nướ c thu hồi đất là việc Nhà nướ c quyết đi ̣nh thu lại quyền sử dụng đất của
ngườ i được Nhà nướ c trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của ngườ i sử dụng
đất vi phạm phá p luật về đất đai” (Khoản 11 Điều 4 Luâ ̣t Đất đai năm 2013)
Tƣ̀ đó , có thể hiểu thu hồi đất nông nghiệp là việc Nhà nƣớc ra quyết định
hành chính đ ể thu lại đất nông nghiệp và quyền sử dụng đất nông nghiệp đã giao
cho các chủ thể sƣ̉ dụng đất theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t đất đai.
Hậu quả của thu hồi đất nông nghiệp xét về mặt pháp lý cũng giống nhƣ việc
thu hồi các loại đất khác nó làm chấm dứt quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình sử dụng mảnh đất. Nhƣ đã phân tích vai trò của đất nông nghiệp là tƣ
liệu sản xuất, là nguồn sống, là truyền thống của ngƣời dân, hệ quả của việc thu hồi
đất nông nghiệp là rất lớn, đặc biệt là những tác động ảnh hƣởng tới đời sống của
ngƣời nông dân.
10
Thứ nhất, xét về mặt tài sản, ngƣời có đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ mất đi
quyền sử dụng đất, chịu sự thiệt hại về các kết quả đầu tƣ đã bỏ công sức xây dựng
nên nhƣ công trình hạ tầng, cây cối...,thiệt hại do không đƣợc hƣởng khai thác hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ đất. So với các loại đất khác, thì khi thu hồi đất nông nghiệp
thiệt hại về công trình hạ tầng, công trình kiến trúc thƣờng không lớn nhƣ đất ở, các
loại đất phi nông nghiệp khác nhƣng đất nông nghiệp với vai trò tƣ liệu sản xuất
chính trong nông nghiệp, những thiệt hại về cây cối, hoa lợi, nông sản, lợi tức trong
tƣơng lai lại vô cùng lớn. Kéo theo đó có thể là những bất ổn về an ninh lƣơng thực
của quốc gia.
Thứ hai, thiệt hại về chi phí đầu tƣ vào đất. Giá trị của đất nông nghiệp chủ
yếu phụ thuộc vào độ màu mỡ, phì nhiêu của từng loại đất. Con ngƣời không những
chỉ sử dụng độ màu mỡ tự nhiên của đất, mà còn có khả năng làm tăng thêm độ màu
mỡ của đất. Để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, ngƣời sử dụng phải đầu tƣ, điều
chỉnh độ màu mỡ, giá trị dinh dƣỡng của đất nông nghiệp cho phù hợp với các loại
hình chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp. Có thể nói, các chi phí đầu tƣ vào đất và
ngƣời sử dụng đất nông nghiệp bỏ ra nhƣ phí san lấp mặt bằng, phí tôn tạo đất đƣợc
giao… là không hề nhỏ. Khi thu hồi đất nông nghiệp cần có có sự xem xét chính
xác chi phí đầu tƣ này dựa trên các hồ sơ, chứng cớ chứng minh.
Thứ ba, thiệt hại do ngừng việc, ngừng sản xuất kinh doanh khi ngƣời sử
dụng đất bị thu hồi đất nông nghiệp. Thu hồi đất nông nghiệp chính là thu hồi tƣ
liệu, đối tƣợng sản xuất của ngƣời nông dân, họ sẽ bị mất cơ hội lao động, mất
nguồn sống. So với việc thu hồi các loại đất khác, thu hồi đất nông nghiệp không
chỉ gây thiệt hại trƣớc mắt mà còn ảnh hƣởng lâu dài do khó có sự thay đổi, chuyển
đổi việc làm cho ngƣời nông dân.
Nhìn chung, những thiệt hại khi thu hồi đất nông nghiệp không thể nào đo
đếm chính xác, nó không chỉ là những thiệt hại trƣớc mắt mà còn tác động trong
tƣơng lai. Việc thu hồi đất cho mục đích an ninh, quốc gia, công cộng và phát triển
kinh tế có thể mang lại kết quả tốt hoặc có thể dẫn đến bất ổn chính trị, kinh tế xã
hội cho địa phƣơng.
11
1.1.3. Sự cần thiết của viê ̣c nhà nướ c thu hồi đất nông nghiê ̣p
“Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia , nguồn lực quan trọng phá t
triển đất nướ c , được quản lý theo phá p luật ...” (Điều 54 Hiến pháp năm 2013).
Viê ̣c nhà nƣớc thu hồi đất nói chung , thu hồi đất nông nghiê ̣p nói riêng xuất phát tƣ̀
nhƣ̃ng lí do nhất đi ̣nh . Có thể do nhu cầu , mục đích sử dụng đất nông nghiệp của
nhà nƣớc, cũng có thể vì những lí do đƣơng nhiên hoặc do sự vi phạm pháp luật về
đất đai của ngƣời sử dụng đất nông nghiệp . Nếu nhƣ trong quá trình sƣ̉ dụng đất
nông nghiê ̣p, ngƣời sƣ̉ dụng đất vô ý hoă ̣c cố ý có hành vi vi pha ̣m nhƣ sử dụng đất
không đúng mục đích, cố ý hủy hoại đất, đất bị lấn chiếm, ngƣời sử dụng đất không
thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc … .thì việc nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc coi là biệ n
pháp chế tài nhằm tƣớc đi quyền sử dụng đất của ngƣời vi phạm . Viê ̣c thu hồi đất
nông nghiê ̣p trong trƣờng hợp này cũng nhƣ trong các trƣờng hợp đƣơng nhiên
chấm dƣ́ t sƣ̉ dụng đất theo pháp luâ ̣t , tƣ̣ nguyê ̣n và do có nguy cơ đe dọa tính ma ̣ng
con ngƣời là hoàn toàn cần thiết , dễ dàng nhâ ̣n đƣợc sƣ̣ đồng thuâ ̣n của đông đảo
ngƣời dân. Trong thƣ̣c tế , viê ̣c thu hồi đất nói chung , đất nông nghiê ̣p n ói riêng lại
xuất phát tƣ̀ nhu cầu của Nhà nƣớc vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh
tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia , công cộng. Luâ ̣t Đất đai năm 2013 đã quy đi ̣nh rõ
nhƣ̃ng trƣờng hợp thâ ̣t cần thiết mà Nhà nƣớc phải thu hồi đất vì mục đích quốc
phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ta ̣i Điều 61,
Điều 62. Việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc gia, công
cộng chỉ đƣợc đặt ra trong các trƣờng hợp: Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia
do Quốc hội quyết định chủ trƣơng đầu tƣ mà phải thu hồi đất ; Thƣ̣c hiê ̣n các dƣ̣ án
do Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận , quyết định đầu tƣ mà phải thu hồi đất ; Thƣ̣c
hiê ̣n các dƣ̣ án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất . Đồng
thời, theo Luâ ̣t Đất đai năm 2013, trƣờng hợp Nhà nƣớc thu hồi đất để phát triển
kinh tế - xã hội đƣợc Luật Đất đai năm 2013 quy đi ̣nh dƣ̣a trên tiêu chí “phải vì lợi
ích của quốc gia , lợi ích chung của cộng đồng ; các dự án mà Nhà nƣớc thu hồi đất
để thực hiện căn cứ vào ý nghĩa , tính chất quan trọng của dự án với việc phát triển
12
kinh tế xã hội của quốc gia , lợi ích chung của cộng đồng , không có phân biê ̣t dƣ̣ án
đó thuộc thành phần kinh tế nào.
Đất nƣớc ta trong giai đoạn phát triển , để thực hiện mục tiêu “Phấn đấu đến
năm 2020, nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiê ̣p theo hƣớng hiê ̣n đa ̣i” nhƣ
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI [17, tr31] đề ra cũng nhƣ phục vụ
yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi Nhà nƣớc phải xây dựng hệ
thống cơ sở ha ̣tầng nhằm cải thiê ̣n , nâng cao đời sống của ngƣời dân . Điều này dẫn
đến việc Nhà nƣớc phải chuyển mục đích sử dụng của một số loại đất sang mục
đích khác cũng nhƣ phù hợp với quy hoa ̣ch . Xét về quy mô, diện tích cũng nhƣ giá
trị thì việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu
quy hoạch khi diện tích đất nông nghiệp đƣợc thu hồi thƣờng rộng, dễ đầu tƣ, xây
dựng mới hoàn toàn và giá trị đền bù thấp hơn các loại đất phi nông nghiệp khác. So
với việc thu hồi các loại đất khác thì một mặt nào đó, việc thu hồi đất nông nghiệp
có thể làm tăng giá trị của mảnh đất, từ đất nông nghiệp sau khi đƣợc thu hồi, thay
đổi mục đích sử dụng thành đất ở , giá trị của nó có thể tăng lên rất nhiều lần . Tuy
nhiên thu hồi đất nông nghiệp cần phải đƣợc xem xét tính toán khoa học , chiến lƣợc
lâu dài bảo đảm cân bằng hài hòa giƣ̃a tăng trƣởng phá t triển kinh tế với bảo đảm an
ninh lƣơng thƣ̣c, sƣ̣ phát triển bền vƣ̃ng về kinh tế , chính trị của quốc gia . Việc thu
thu hồi đất nông nghiệp là cần thiết nhƣng viê ̣c thu hồi đất nông nghiê ̣p sẽ là hợp lý ,
nhâ ̣n đƣợc sƣ̣ đồng thuâ ̣n của ngƣời dân chỉ khi đất sau khi thu hồi đƣợc Nhà nƣớc
khai thác và sƣ̉ dụng có hiê ̣u quả gắn chă ̣t với các mục đích quốc phòng , an ninh,
lợi ích quốc gia , lợi ích công cộng và vì mục tiêu phát triển kinh tế và cùng với đó
là chính sách bồi thƣờng , hỗ trợcho ngƣời có đất bi ̣thu hồi một cách thỏa đáng ,
bên cạnh đó là sự bố trí việc làm gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế một
cách hợp lí, cân bằng.
Nhìn chung xuất phát từ vai trò của đất nông nghiệp , cũng nhƣ những đặc
trƣng của thu hồi đất nông nghiệp so với các loại đất khác mà trong quá trình điều
chỉnh, quản lý nhà nƣớc về bồi thƣờng , hỗ trợcho ngƣời có đất nông nghiệp bị thu
hồi Nhà nƣớc cần có những quy định phù hợp với thực tế quy hoạch, sử dụng đất
13
nông nghiệp, bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể trong quan hệ thu hồi đất, GPMB.
1.2. Khái quát về bồi thƣờng, hỗ trợkhi Nhà nƣớ c thu hồi đất nông nghiê ̣p.
1.2.1. Cơ sở của viê ̣c quy đi ̣nh về bồi thường , hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiê ̣p
Các quy định về bồi thƣờng , hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p
đƣợc xây dƣ̣ng trên cơ sở lý luâ ̣n và thƣ̣c tiễn chủ yếu sau:
Thƣ́ nhất, dƣ̣a trên chế độchính sách bảo hộquyền sở hƣ̃u tài sản hợp pháp
của cá nhân. Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhâ ̣n và bảo hộquyền sở hƣ̃u tƣ nhân về
tài sản: “Quyền sở hữu về tà i sản của công dân Việt Nam được bảo đảm” (Điều
12). Quyền này tiếp tục đƣợc khẳng đi ̣nh tr ong các bản Hiến pháp tiếp đó . Hiến
pháp 1992: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp phá p , của cải để dành ,
nhà ở tư liệu sinh hoạt , tư liệu sản xuất , vốn và cá c tài sản khác trong doanh
nghiệp...Nhà nước bảo hộ quy ền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”
(Điều 58). Đặc biệt Hiến pháp mới năm 2013 đã khẳng đi ̣nh quyền đƣợc bảo hộ, bồi
thƣờng về tài sản: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừ a kế được phá p luật bảo hộ .
Trườ ng hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình
trạng khẩn cấp , phòng, chống thiên tai , Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có
bồi thườ ng tà i sản của tổ chứ c , cá nhân theo giá thị trường .” (Điều 32). Nhƣ vậy,
quyền sở hƣ̃u tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chƣ́ c luôn đƣợc Hiến pháp
năm 2013 ghi nhâ ̣n và bảo hộ. Khi Nhà nƣớc thu hồi đất thì tài sản hợp pháp của cá
nhân gắn liền với đất bi ̣thu hồi cần đƣợc bồi thƣờng theo giá thi ̣trƣờng ta ̣i thời
điểm bi ̣thu hồi . Đất nông nghiệp đƣợc coi là tƣ liệu sản xuất quan trọng nhất đối
với ngƣời dân, là nguồn sống , là văn hóa của họ . Một khi N hà nƣớc tiến hành thu
hồi đất để thƣ̣c hiê ̣n nhƣ̃ng mục đích nhất đi ̣nh là đã cha ̣m tới quyền lợi thiết thƣ̣c
của ngƣời dân. Do đó, viê ̣c quy đi ̣nh bồi thƣờng, hỗ trợlà điều hết sƣ́ c cần thiết.
Khác với nhiều nƣớc trên thế giới , chế độsở hƣ̃u đất đai của nƣớc ta l à chế
độsở hƣ̃u toàn dân mà đa ̣i diê ̣n chủ sở hƣ̃u là nhà nƣớc . Theo Điều 53 Hiến pháp
năm 2013 “Đất đai, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,
vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nƣớc đầu tƣ, quản lý là
14
tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý”. Thƣ̣c hiê ̣n quyền sở hƣ̃u nhà nƣớc về đất đai , Nhà nƣớc giao đất cho cá
nhân, tổ chƣ́ c sƣ̉ dụng ổ n đi ̣nh lâu dài. Theo quy đi ̣nh, ngƣời sƣ̉ dụng đất đƣợc trao
các quyền năng tƣơng tự nhƣ quyền của chủ sỡ hữ đất đai (quyền sƣ̉ dụng ,quyền
chiếm hƣ̃u, quyền đi ̣nh đoa ̣t nhƣ chuyển nhƣợng , thƣ̀ a kế, tă ̣ng cho, thế chấp quyền
sƣ̉ dụng đất...). Tuy nhƣ̃ng quyền năng này bi ̣ha ̣n chế bởi một số điều kiê ̣n , quy
đi ̣nh của pháp luâ ̣t nhƣng quyền sƣ̉ dụng đất hoàn toàn có thể đƣợc xem nhƣ là
quyền tài sản . PGS.TS Pha ̣m Duy Nghĩa thƣ̀ a nhâ ̣n : “Quyền sử dụng đất tuy chƣa
đạt tới sở hữu tƣ nhân tuyệt đối, song đã trở thành một quyền tài sản quan trọng”
[22]. Vì là loại quyền về tài sản đặc biệt , quyền sƣ̉ dụng đất đƣợc nhà nƣớc và pháp
luâ ̣t công nhâ ̣n và bảo hộ. Đây là cơ sở để Nhà nƣớc thƣ̣c hiê ̣n công tác bồi thƣờng,
hỗ trợcho ngƣời bi ̣thu hồi đất . Quyền đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợkhi có đất bi ̣thu hồi
chính là sự củng cố quyền của ngƣời sử dụng đất , một cách thể hiê ̣n rõ hình thƣ́ c sở
hƣ̃u toàn dân về đất đai trong điều kiê ̣n kinh tế thi ̣trƣờng phát triển nhƣ hiê ̣n nay.
Thƣ́ hai, xuất phát tƣ̀ bản chất của nhà nƣớc Việt Nam : Trƣớc hết, nhà nƣớc
ta là nhà nƣớc của dân, do dân, về cơ bản lợi ích của nhà nƣớc đồng nhất với lợi ích
của nhân dân . Do đó , Nhà nƣớc thu hồi đất của ngƣời dân khiến họ phải thay đổi
cuộc sống thì Nhà nƣớc phải có nghĩa vụbồi thƣờng và thƣ̣c hiê ̣n hỗ trợgiúp ngƣời
dân sớm ổn đi ̣nh cuộc sống . Hơn nƣ̃a, để phát huy nội lƣ̣c, tinh thần đoàn kết dân
tộc, khơi dâ ̣y lòng tin , sƣ̣ đồng thuâ ̣n của ngƣời dân vào Đảng , Nhà nƣớc thì Nhà
nƣớc cần có sƣ̣ tôn trọng và bảo vê ̣quyền lợi chính đáng của ngƣời dân . Các quy
đi ̣nh về bồi thƣờng, hỗ trợcho ngƣời bi ̣thu hồi đất nông nghiê ̣p xuất phát tƣ̀ lợi ích
của ngƣời dân và cũng chính là xuất phát từ nhu cầu tồn tại , sƣ̣ phát triển kinh tế, xã
hội của Nhà nƣớc.
Thƣ́ ba, dƣ̣a trên hâ ̣u quả của viê ̣c thu hồi đất nông nghiê ̣p. Khi Nhà nƣớc thu
hồi đất vào nhƣ̃ng mục đích nhất đi ̣nh , thiê ̣t ha ̣i về lợi ích của ngƣời sƣ̉ dụng đất
nông nghiê ̣p là không tránh khỏi. Hâ ̣u quả của viê ̣c thu hồi đất nông nghiê ̣p để la ̣i
cho ngƣời sƣ̉ dụng đất rất nă ̣ng nề , ảnh hƣởng đến nguồn sống , sƣ̣ phát triển tƣơng
lai sau này. Nếu nhƣ khi thu hồi đất ở , Nhà nƣớc có thể bồi thƣờng bằng tiền , bằng
15
đất khác, bằng viê ̣c tái đi ̣nh cƣ nhƣng đối với đất nông nghiê ̣p không đơn giản là
bồi thƣờng bằng đất, bằng tiền. Viê ̣c bồi thƣờng bằng tiền có thể bù đắp giá tri ̣thƣ̣c
tế hiê ̣n ta ̣i của mảnh đất bi ̣thu hồi nhƣng không thể bù đắp nguồn sống , thu nhâ ̣p
của hộ gia đình, cá nhân trong thời gian dài, viê ̣c bồi thƣờng bằng đất khó có sƣ̣ phù
hợp bởi đă ̣c tính, thói quen canh tác...Để ổn đi ̣nh, xây dƣ̣ng nền kinh tế nhiều thành
phần, vâ ̣n hành theo đi ̣nh hƣớng xã hội chủ nghĩa , Nhà nƣớc cần giải quyết hài hòa ,
triê ̣t để hâ ̣u quả của viê ̣c t hu hồi đất nông nghiê ̣p . Chính vì vậy mà Nhà nƣớc cần
quan tâm đến viê ̣c xây dƣ̣ng chính sách pháp luâ ̣t về bồi thƣờng , hỗ trợkhi thu hồi
đất nói chung, đất nông nghiê ̣p nói riêng.
Với hơn 60% dân số là nông dân [35], dƣới góc độquản lý , các quy định về
bồi thƣờng, hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p sẽ giúp Nhà nƣớc thƣ̣c
hiê ̣n tốt công tác này , góp phần quản lý đất đai một cách hiệu quả đồng thời nhận
đƣợc sƣ̣ ủng hộcủa ngƣời dâ n không chỉ với chính sách , pháp luật về đất đai mà
còn với các chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế, chính trị khác.
1.2.2. Khái niệm pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Theo Tƣ̀ điển Tiếng Viê ̣ t, bồi thƣờng là đền bù nhƣ̃ng tổn ha ̣i đã gây cho
ngƣời ta [40]. Trong cuộc sống hàng ngày, “bồi thƣờng” đƣợc sƣ̉ dụng trong trƣờng
hợp một ngƣời có hành vi gây thiê ̣t ha ̣i cho ngƣời khác và phải đền bù cho ngƣời bi ̣
thiê ̣t ha ̣i nhƣ̃ng tổn thất do hành vi của mình gây ra.
Trong quan hê ̣pháp luâ ̣t, trách nhiệm bồi thƣờng đƣợc đặt ra khi một chủ thể
có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác. Đó có thể là bồi thƣờng
thiê ̣t ha ̣i trong dân sƣ̣, bồi thƣờng nhà nƣớc...
Trong quan hê ̣pháp luâ ̣t đất đai, thuật ngữ “bồi thƣờng” đã đƣợc đề câ ̣p tƣ̀ rất
sớm. Tuy nhiên , đến khi Luâ ̣t Đất đai 1987 ra đời , Hội đồng bộtrƣởng (nay là
Chính phủ) đã ban hành Quyết đi ̣nh số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 quy đi ̣nh “Về
đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rƣ̀ ng khi chuyển sang sƣ̉ dụng vào mục đích
khác”, thuâ ̣t ngƣ̃ “bồi thƣờng” đƣợc thay thế bằng thuâ ̣t ngƣ̃ “đền bù thiê ̣t ha ̣i” . Viê ̣c
sƣ̉ dụng thuâ ̣t n gƣ̃ này làm ngƣời ta nghĩ ngay đến viê ̣c đƣợc đền bù 100% giá trị
của mảnh đất thu hồi, đền bù những thiệt hại do hành vi thu hồi đất gây ra [21, tr9].
16
Còn thuật ngữ “bồi thƣờng” lại cho thấy rằng , Nhà nƣớc chỉ bồi thƣờng nhƣ̃ng giá
trị, thiê ̣t ha ̣i hợp lý về đất đai và tài sản cho ngƣời có đất bi ̣thu hồi , kèm theo đó có
thể là nhƣ̃ng cơ chế hỗ trợcho ngƣời sƣ̉ dụng đất.
Khi Luâ ̣t Đất đai năm 2001 sƣ̉ a đổi, bổ sung một số điều của Luâ ̣t Đất đai
năm 1993 đƣợc Quốc hội ban hành, thuâ ̣t ngƣ̃ “bồi thƣờng” đƣợc sƣ̉ dụng trở lại và
tiếp tục xuất hiê ̣n trong Luâ ̣t Đất đai năm 2003. Theo đó, “Bồi thườ ng khi Nhà nướ c
thu hồi đất là việc Nhà nướ c trả lại giá tri ̣quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị
thu hồi cho ngườ i bi ̣thu hồi đất” (Khoản 6, Điều 4 Luâ ̣t Đất đai năm 2003).
Quan điểm này chƣa thật toàn diện , bởi lẽ nếu quy đi ̣nh bồi thƣờng là viê ̣c
Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụ ng đất là không đúng. Giá trị của đất, đặc biệt là
đất nông nghiệp không bao giờ giƣ̃ nguyên ban đầu mà luôn tăng thêm do có sƣ̣ cải
tạo, đầu tƣ của con ngƣời. Bên ca ̣nh viê ̣c bồi thƣờng giá tri ̣quyền sƣ̉ dụng đất , Nhà
nƣớc còn có các chính sách bồi thƣờng với tài sản trên đất, nhƣ̃ng chi phí đầu tƣ vào
đất. Chẳng ha ̣n thƣ̣c tế trƣờng hợp Nhà nƣớc giao đất nông nghiê ̣p không thu tiền
cho hộgia đình, cá nhân Nhà nƣớc vẫn tiến hành bồi thƣờng chi phí đầu tƣ vào đất.
Nhằm có cách hiểu rõ ràng hơn về đi ̣nh nghĩa này, tách bạch rạch ròi giữa bồi
thƣờng về đất và bồi thƣờng về tài sản , Luâ ̣t Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành
tƣ̀ ngày 01/7/2014 tại Khoản 12 Điều 3 đã giải thích rõ “Bồi thườ ng về đất là việc
Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người
sử dụng đất” còn những vấn đề bồi thƣờng về tài sản gắn liền với đất , nhƣ̃ng chi
phí đầu tƣ vào đất đƣợc quy đi ̣nh cụthể hơn ta ̣i các điều luâ ̣t khác . Bồi thƣờng khi
nhà nƣớc thu hồi đất về cơ bản vẫn có một số đặc trƣng sau:
- Bồi thƣờng nhà nƣớc là hâ ̣u quả pháp lý trƣ̣c tiếp do hành vi thu hồi đất của
Nhà nƣớc, nó chỉ phát sinh sau khi có quyết định hành chính của về thu hồi đất của
cơ quan có thẩm quyền.
- Bồi thƣờng là trách nhiê ̣m của Nhà nƣớc nhằm bù đắp tổn thất về quyền và
lợi ích hợp pháp của ngƣời sƣ̉ dụng đất do hành vi thu hồi đất của Nhà nƣớc.
- Ngƣời bi ̣nhà nƣớc thu hồi đất không chỉ đƣợc bồi thƣờng về đất mà còn
đƣợc bồi thƣờng về tài sản trên đất và đƣợc xem xét , hỗ trợgiải quyết các vấn đề
mang tính xã hội nhƣ ổn đi ̣nh đời sống, ổn định sản xuất, chuyển đổi viê ̣c làm...
17
- Viê ̣c bồi thƣờng chỉ đƣợc áp dụng với các đối tƣợng bi ̣thu hồi đất đáp ƣ́ ng
nhƣ̃ng điều kiê ̣n nhất đi ̣nh theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t.
Tƣ̀ nhƣ̃ng phân tích, căn cƣ́ trên ta có thể hiểu đầy đủ về bồi thƣờng khi Nhà
nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p là viê ̣c Nhà nƣớc bù đắp nhƣ̃ng thiê ̣t ha ̣i , tổn ha ̣i về
đất và tài sản, chi phí đầu tƣ trên đất do hành vi thu hồi đất nông nghiê ̣p gây ra cho
ngƣời sƣ̉ dụng đất đáp ƣng các quy định của pháp luật về đất đai . Pháp luật về bồi
thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp là tổng hợp các quy định pháp luật
điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình nhà nƣớc bồi thƣờng về đất, tài
sản, chi phí đầu tƣ trên đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp.
Pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp là một lĩnh vực
pháp luật khá nhạy cảm. Bên cạnh việc chịu sự chi phối bởi hình thức sở hữu toàn dân
về đất đai pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp còn có những
đặc trƣng riêng nhƣ: cơ sở để bồi thƣờng trong pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp
không chỉ dựa trên những thiệt hại thực tế mà ngƣời nông dân phải gánh chịu ngay tại
thời điểm thu hồi mà còn tính đến các thiệt hại trong tƣơng lai bởi vai trò không gì thay
thế đƣợc của đất nông nghiệp với ngƣời nông dân, khác với chủ thể khác, các loại đất
khác, đất nông nghiệp là tƣ liệu sản xuất chính trong nghề nông, nghề nghiệp duy nhất
của ngƣời nông dân. Ngoài ra, pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp áp dụng chủ yếu đối với cá nhân, hộ nông dân ở nông thôn là sự kết hợp đan
xen hài hòa giữa nhiều biện pháp khác nhau: biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế,
thuyết phục và cƣỡng chế. Đặc biệt, ở mỗi địa phƣơng khác nhau khi thực hiện việc bồi
thƣờng đối với ngƣời nông dân bị thu hồi đất thì bên cạnh việc tuân thủ các quy định
chung của pháp luật cần chú trọng đặc điểm vùng miền, đặc điểm của các loại đất để có
định hƣớng, quy định phù hợp.
1.2.3. Khái niệm pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Bên ca ̣nh thuâ ̣t ngƣ̃ bồi thƣờng, trong các văn bản pháp luâ ̣t hiê ̣n hành còn đề
câ ̣p đến khái niê ̣m hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Theo tƣ̀ điển Tiếng Viê ̣t , hỗ trợđƣợc hiểu là giúp thêm , góp thêm vào [40].
Hoạt động này bao gồm hỗ trợ về vật chất và hỗ trợ về tinh thần.
Trong mối quan hê ̣giƣ̃a nhà nƣớc và ngƣời bi ̣thu hồi đất , bên ca ̣nh viê ̣c bồi
18
thƣờng, để giúp ngƣời bị thu hồi đất vƣợt qua khó khăn , ổn định sản xuất thì bên
cạnh việc bồi thƣờng Nhà nƣớc phải thực hiện hỗ trợ.
Luâ ̣t Đất đai năm 2003 quan niê ̣m: “Hỗ trợ khi Nhà nướ c thu hồi đất là việc
Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đà o tạo nghề mớ i , bố trí việc là m
mớ i, cấp kinh phí để di dờ i đến đi ̣a điểm mớ i” (Khoản 7, Điều 4). Khái niệm này
mới chỉ đƣa dừng lại ở việc đƣa ra một số hình thức hỗ trợ cho ngƣời bị thu hồi nhƣ
đào ta ̣o nghề m ới, bố trí viê ̣c làm mà không bao quát đƣợc hết các chính sách hỗ
trợ, đồng thời không ta ̣o đƣợc hƣớng cho các đi ̣a phƣơng linh hoa ̣t trong các trƣờng
hợp hỗ trợ.
Luâ ̣t Đất đai năm 2013 làm rõ khái niệm hỗ trợ bằng việc nhấn mạnh mục
đích của hoa ̣t động này khi đi ̣nh nghĩa “hỗ trợ khi Nhà nướ c thu hồi đất là việc Nhà
nướ c trợ giúp cho ngườ i có đất thu hồi để ổn đi ̣nh đờ i sống , sản xuất và phát triển”
( Khoản 13 Điều 3).
Qua đó, có thể hiểu, hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p là viê ̣c Nhà
nƣớc giúp đỡ ngƣời có bi ̣thu hồi đất nông nghiê ̣p ổn đi ̣nh đời sống, sản xuất và phát
triển thông qua một số hoa ̣t động nhƣ đào ta ̣o nghề mới , bố trí, tìm kiếm viê ̣c làm....
Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp là tổng hợp các quy định
pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình Nhà nƣớc triền hành hỗ trợ
cho ngƣời dân khi thu hồi đất nông nghiệp.
Có thể thấy, bồi thƣờng vàhỗ trợđều là hâ ̣u quả pháp lý trƣ̣c tiếp do hành vi thu
hồi đất của Nhà nƣớc gây ra. Hai hoa ̣t động này đều nhằmbảo đảm quyền và lợi ích của
ngƣời bi ̣thu hồi đất, giảm bớt nỗi bức xúc khi có những thiệt hại xảy ra. Nếu nhƣ bồi
thƣờng đóng vai trò chủ đa ̣o trong viê ̣c bù đắp nhƣ̃ng tổn thất của ngƣời có đất bi ̣thu hồi,
có tính chất quyết định, đánh giá trách nhiê ̣m của Nhà nƣớc đối với ngƣời có đất bi ̣thu
hồi thì hỗ trợlà viê ̣c Nhà nƣớc giải quyết các hê ̣quả sau bồi thƣờng. Nói cách khác, hỗ
trợlà một giải pháp nằm trong bồi thƣờng, bù đắp nhữngthiếu hụt mà bồi thƣờng chƣa
giải quyết đƣợc. Bởi lẽ, khi Nhà nƣớc thu hồi đất, đă ̣c biê ̣t là đất nông nghiê ̣p, lấy đi tƣ
liê ̣u sản xuất, nguồn sống chính của ngƣời dân thì bên ca ̣nh nhƣ̃ng thiê ̣t ha ̣i về vâ ̣t chất
nhìn thấy đƣợc là những hệ lụy về tinh thần, viê ̣c làm, khó khăn phải học nghề mới, phải
thay đối tƣ duy lao động. Chính vì vâ ̣y mà bồi thƣờng và hỗ trợlà hai biê ̣n pháp thƣờng
19
song hành với nhau để thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nƣớc khi thu hồi đất.
1.2.4. Khái niệm áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp
Các văn bản QPPL đƣợc ban hành ra nhằm điều chỉnh những mối quan hệ
nhất định. Những quy tắc xử sự chung ấy chỉ thực sự có giá trị khi đƣợc thực hiện,
áp dụng hiệu quả trong cuộc sống. Thực hiện pháp luật bao gồm các hình thức: tuân
thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Áp
dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nƣớc thông qua
các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổi chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của
pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ
pháp luật cụ thể [24, tr495]. Áp dụng pháp luật không chỉ là hoạt động thực hiện
pháp luật của cơ quan nhà nƣớc mà còn là cách thức Nhà nƣớc tổ chức cho các chủ
thể thực hiện pháp luật. Hoạt động này là sự thể hiện rõ ràng tính quyền lực của nhà
nƣớc, các cơ quan nhà nƣớc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện
những hoạt động áp dụng pháp luật nhất định bảo đảm phải tuân thủ chặt chẽ các
thủ tục do pháp luật quy định, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc. Đối tƣợng của
hoạt động áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt
trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong QPPL [24, tr501].
Thực hiện việc quản lý nhà nƣớc, việc áp dụng pháp luật rất đa dạng, phong
phú trong nhiều lĩnh vực. Thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất
nông nghiệp là một hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai. Áp dụng
pháp luật trong bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp thực chất là quá trình
các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vai trò quản lý
nhà nƣớc của mình trong lĩnh vực đất đai theo các quy định pháp luật đã đề ra.
Trong từng trƣờng hợp, các quy định của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất nông nghiệp sẽ đƣợc các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn áo dụng.
Việc áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp
dựa trên tình hình thực tế thu hồi đất nhƣ: diện tích đất nông nghiệp thu hồi đƣợc
20
bồi thƣờng, điều kiện bồi thƣờng, đối tƣợng có đất nông nghiệp bị thu hồi, tình hình
thực tế sử dụng đất nông nghiệp….để áp dụng chính xác quy định của pháp luật.
Thực tế trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp việc áp dụng đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật không phải điều
đơn giản khi các quy định của pháp luật về đất đai nói chung, về bồi thƣờng, hỗ trợ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp nói riêng tuy khá nhiều nhƣng không đầy đủ,
mâu thuân, chồng chéo và luôn có sự sửa đổi. Bên cạnh đó, do sự phong phú, đa
dạng về các loại đất nông nghiệp, về điều kiện thực tế của từng địa phƣơng mà việc
áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp trong
các trƣờng hợp cụ thể lại dẫn đến sự mất công bằng, không bảo đảm đƣợc quyền và
lợi ích của ngƣời có đất bị thu hồi.
Áp dụng pháp luật đúng, đầy đủ, tuân thủ chặt chẽ trình tự luật định sẽ mang
lại hiệu quả cao trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất, đẩy
nhanh tiến độ thu hồi, GPMB. Nếu áp dụng trái các quy định của pháp luật sẽ dẫn
đến sự bất bình trong dƣ luận, những tranh chấp, khiếu kiện kéo dài gây bất ổn
chính trị, xã hội. Vì vậy, bên cạnh việc các quy định của pháp luật phải phù hợp với
thực tiễn, đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân trọng quan hệ thu hồi đất nông nghiệp
thì để những quy định đó đi vào cuộc sống, ngƣời làm công tác bồi thƣờng, hỗ trợ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất phải có sự am hiểu về pháp luât, chuyên môn vững vàng,
có phẩm chất đạo đức tốt để đƣa ra những quyết định áp dụng pháp luật đúng đắn.
1.3. Sơ lƣợc pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp
1.3.1. Giai đoạn trướ c khi ban hành Luật Đất đai năm 1993
Lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật về bồi thƣờ ng, hỗ trợkhi nhà nƣớc
thu hồi đất nói chung, đất nông nghiê ̣p nói riêng hình thành tƣ̀ rất sớm.
Năm 1953, Luâ ̣t Cải cách ruộng đất đƣợc ban hành , lần đầu tiên Nhà nƣớc ta
quy đi ̣nh điều khoản về ti ̣ch thu , trƣng thu, trƣng mua ruộng đất nhƣng không cụ
thể. Đến khi Hiến pháp năm 1959 ra đời, một nguyên tắc cơ bản về bồi thƣờng khi
Nhà nƣớc thu hồi đất đã đƣợc ghi nhận: “chỉ khi nà o thật cần thiết vì lợi ích chung,
Nhà nước mới trưng mua hoặc trưng dụ ng, trưng thu có bồi thườ ng thích đá ng cá c
21
tư liệu sản xuất ở thà nh thi ̣và nông thôn trong phạm vi và điều kiện do phá p luật
quy đi ̣nh”(Điều 20). Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp , một số văn bản đã
đƣợc ban hành nhƣ Thông tƣ số 1792/TTg ngày 11/01/1979 của Phủ Thủ tƣớng về
quy đi ̣nh một số điểm ta ̣m thời về bồi thƣờng nhà cƣ̉ a , đất đai, cây cối lâu niên, các
hoa màu cho nhân dân ở nhƣ̃ng vùng xây dƣ̣ng kinh tế mở rộng thành phố ; Quyết
đi ̣nh số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về tăng cƣờng công tác
quản lý ruộng đất trong cả nƣớc . Các quy định về bồi thƣờng mặc dù đã đƣợc ban
hành song chƣa đầy đủ thống nhất, mới dƣ̀ ng la ̣i quy đi ̣nh đối với đất ruộng.
Sau khi Hiến pháp năm 1980 ra đời, với sƣ̣ ghi nhâ ̣n đất đai thuộc sở hƣ̃u toàn
dân do Nhà nƣớc quản lý (Điều 19) và “Khi thật cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước
có thể trưng dụng hoặc trưng thu có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tập thể”
(Điều 28). Với sƣ̣ thay đổi này, đòi hỏi yêu cầu quản lý đất đai một cách toàn diê ̣n bằng
pháp luật, ngày 29/12/1987 lần đầu tiên Luâ ̣t Đất đai đƣợc ban hành. Theo Luật Đất đai
năm 1987, Nhà nƣớc có quyền thu hồi đất và “ngườ i bi ̣thu hồi đất được bồi thườ ng
thiệt hại thực tế, được bồi hoà n thà nh quản lao động, kết quả đầu tư đã là m tăng giá tri ̣
của đất” (Điều 49). Bên ca ̣nh đó , ngoài việc xác định trách nhiệm đền bù của Nhà
nƣớc “Khi đất đang sử dụng bi ̣thu hồi vì nhu cầu của Nhà nướ c hoặc xã hội thì được
đền bù thiệt hại thực tế và được giao đất khác”(Điều 48). Thời kỳ này, thuâ ̣t ngƣ̃ “đền
bù” đƣợc sử dụng thay cho thuật ngữ “bồi thƣờng”. Ngƣời bi ̣thu hồi đất không đƣợc
hƣởng khoản tiền đền bù về đất bởi lẽ, ai có nhu cầu sƣ̉ dụng đất thì đƣợc Nhà nƣớc
giao đất, họ đƣợc giao đất chứ không mất tiền.
Hiến pháp năm1992 tiếp tục khẳng đi ̣nh nguyên tắc Nhà nƣớc bảo hộquyền lợi
hợp pháp về tài sản của công dân đã đƣợc : “Tà i sản hợp phá p của cá nhân, tổ chứ c
không bi ̣quốc hữu hóa. Trong trườ ng hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của
cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường” (Điều 23). Đây là cơ sở để có nhƣ̃ng
chính sách, thay đổi của pháp luâ ̣t về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đấtsau này.
1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Luật Đất đai năm 1993 đến khi ban hành Luật
Đất đai năm 2003
22
Ngày 14/7/1993 Quốc hội đã thông qua Luâ ̣t Đất đai mới có hiê ̣u lƣ̣c thi hành
tƣ̀ ngày 15/10/1993. Luâ ̣t Đất đai năm 1993 đã có quy đi ̣nh trƣ̣c tiếp đến viê ̣c bồi
thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p: “Trong trườ ng hợp cần thiết , Nhà
nướ c thu hồi đất đang sử dụng của ngườ i sử dụng đất để sử dụng và o mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc g ia, lợi ích công cộng thì ngườ i bi ̣thu hồi đất
được đền bù thiệt hại” (Điều 27), đồng thời khẳng đi ̣nh rõ quyền lợi của ngƣời có
đất bi ̣thu hồi “đƣợc bồi thƣờng thiê ̣t ha ̣i về đất khi bi ̣thu hồi” (Khoản 6 Điều 74).
Thể chế hóa các quy đi ̣nh của Luâ ̣t Đất đai năm 1993, Chính phủ ban hành
Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 quy đi ̣nh về viê ̣c đền bù thiê ̣t ha ̣i khi Nhà nƣớc
thu hồi đất để sƣ̉ dụng vào mục đích quốc phòng , an ninh, lợi ích quốc gia , lợi ích
công cộng và Nghi ̣đi ̣nh số 87/CP ngày 17/8/1994 quy đi ̣nh khung giá các loa ̣i đất ,
giá đất này làm căn cứ cho việc tính tiền đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất .
Sau đó là Nghi ̣đi ̣nh số 17/1998/NĐ-CP ngày 21/3/1998 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung khoản 2, Điều 4 của Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994; Nghị định số
22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về viê ̣c đền bù thiê ̣t ha ̣i khi Nhà nƣớc thu hồi đất
để sử dụng vào mục đích quố c phòng, an ninh, lợi ích quốc gia , lợi ích công cộng
thay thế Nghi ̣đi ̣nh số 90/CP ngày 17/8/1994.
Với sƣ̣ ra đời của Luâ ̣t sƣ̉ a đổi , bổ sung một số điều của Luâ ̣t Đất đai năm
2001 ngày 29/6/2001, thuâ ̣t ngƣ̃ “đền bù” khi Nhà nƣớ c thu hồi đất đã đƣợc thay thế
bằng thuâ ̣t ngƣ̃ “bồi thƣờng” cho phù hợp hơn.
Nhìn chung với sự ra đời của các văn bảntrên đã tƣ̀ ng bƣớc ta ̣o lâ ̣p đƣợc khung
pháp lý quan trọng, đồng bộcho viê ̣c đền bù thiê ̣t ha ̣i khi Nhà nƣớc thu hồi đất sƣ̉ dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
1.3.3. Giai đoạn từ khi ban hành Luật Đất đai năm 2003 đến năm 2013
Đáp ƣ́ ng những thay đổi của đất nƣớc, ngày 26/11/2003 Quốc hội khóa XI đã
thông qua Luâ ̣t Đất đai mới thay thế Luâ ̣t Đất đai năm 1993. Luâ ̣t Đất đai năm 2003
đã dành Mục 4 Chƣơng II để quy đi ̣nh về thu hồi đất và bồi thƣờng , hỗ trợtái đi ̣nh
cƣ cho ngƣời có đất bi ̣thu hồi với nhiều sƣ̉ a đổi , bổ sung quan trọng. Đồng thời, để
triển khai các quy đi ̣nh mới này , khá nhiều văn bản hƣớng dẫn đã đƣợc ban hành ,
23
tiêu biểu nhƣ Nghi ̣đi ̣nh số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai ; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ
về bồi thƣờng , hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ; Nghị định số
188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phƣơng pháp xác định giá đất
và khung giá các loại đất; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghi ̣đi ̣nh hƣớng dẫn thi hành Luâ ̣t Đất
đai và Nghi ̣đi ̣nh số 187/2004/NĐ-CP về viê ̣c chuyển công ty Nhà nƣớc thành công
ty cổ phầ n. Đặc biệt Nghị định số 197/2004/NĐ-CP là văn bản đề câ ̣p trƣ̣c tiếp và
toàn diện nhƣng khía cạnh pháp lý về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nói
chung, đất nông nghiê ̣p nói riêng , trong đó nhấn ma ̣nh nguyên tắc công khai minh
bạch trong thu hồi đất , quan điểm giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nƣớc , của
ngƣời sƣ̉ dụng đất và nhà đầu tƣ ...Qua thời gian triển khai thƣ̣c hiê ̣n , Nhà nƣớc tiếp
tục ban hành hai văn bản quy định khá chi tiết một số vấn đề sƣ̉ a đổi, bổ sung trong
lĩnh vực bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất , chú trọng các quy định về trình tự thủ
tục bồi thƣờng, hỗ trợvà giá đất khi thu hồi đất : Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007 quy đi ̣nh bổ sung về viê ̣c cấp giấy chƣ́ ng nhâ ̣n quyền sƣ̉ dụng đất , thu hồi
đất, thƣ̣c hiê ̣n quyền sƣ̉ dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi
Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai ; Nghị định số 69/2009/NĐ-
CP ngày 13/8/2009 quy đi ̣nh bổ sung về quy hoa ̣ch sƣ̉ dụng đất , giá đất, thu hồi đất,
bồi thƣờng, hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ.
Luâ ̣t Đất đai năm 2003 và các văn bản hƣớng dẫn đã đáp ứng phần nào các
yêu cầu về bồi thƣờng, hỗ trợkhi nhà nƣớc thu hồi đất khi đã có nhƣ̃ng quy đi ̣nh cơ
bản. Tuy nhiên, viê ̣c bồi thƣờng, hỗ trợthu hồi đất nói chung , đất nông nghiê ̣p nói
riêng vẫn là vấn đề gây bƣ́ c xúc cho cả ngƣời có đất bi ̣thu hồi , nhà đầu tƣ và chính
quyền sở ta ̣i. Một số vấn đề nổi cộm nhƣ sƣ̣ thay đổi các quy đi ̣nh về bồi thƣờng , hỗ
trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất , các dự án treo , viê ̣c thu hồi , bồi thƣờng kéo dài qua
nhiều năm, giá đất bồi thƣờng chủ yếu thƣ̣c hiê ̣n theo khung giá nhà nƣớc; sƣ̣ chênh
lê ̣ch bồi thƣờng giƣ̃a các dƣ̣ án do có sƣ̣ can thiê ̣p của các nhà đầu tƣ khi chủ động
thỏa thuận với ngƣời bị thu hồi dẫn đến sự so bì của ngƣời dân và đòi hỏi giá đất
24
bồi thƣờng cao hơn, không hợp tác trong viê ̣c bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng; viê ̣c
chuẩn bi ̣phƣơng án bồi thƣờng , hỗ trợ chƣa đƣợc chính quyền quan tâm và giải
quyết thỏa đáng, chƣa có một chế tài đủ ma ̣nh khiến các chủ đầu tƣ có ý thƣ́ c trách
nhiê ̣m trong viê ̣c sắp xếp viê ̣c làm cho ngƣời bi ̣thu hồi đất nông nghiê ̣p...
1.3.4. Giai đoạn từ khi ban hành Luật Đất đai năm 2013 đến nay
Hiến pháp năm 2013 ra đời, tiếp tục khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về
đất đai, khẳng định đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, guồn lực quan trọng
phát triển đất nƣớc đồng thời ghi nhận sự bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của
cá nhân. Việc thu hồi đất cũng nhƣ giải quyết bảo đảm quyền lợi cho ngƣời dân
đƣợc khẳng định rõ tại Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức , cá
nhân đang sử dụng trong trườ ng hợp thật cần thiết do luật đi ̣nh vì mục đích quốc
phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia , công cộng. Việc thu
hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thườ ng theo quy đi ̣nh của phá p luật ”
(Điều 54).
Khắc phục nhƣ̃ng bất câ ̣p của Luâ ̣t Đất đai năm 2003, ngày 20/11/2013 Quốc
hội đã thông qua Luâ ̣t Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Luâ ̣t
Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy đi ̣nh bổ sung, sƣ̉ a đổi, đồng thời cũng đã luâ ̣t hóa
nhiều nội dung liên quan đến vấn đề bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nói chung
và thu hồi đất nông nghiệp.
Đồng thời với viê ̣c ban hành Luâ ̣t Đất đai năm 2013, các văn bản hƣớng dẫn
cũng sớm đƣợc ban hành trƣớc khi thời điểm Luật Đất đai mới có hiệu lực để bảo
đảm triển khai thƣ̣c hiê ̣n các quy đi ̣nh một cách đồng bộ . Trong công tác bồi
thƣờng, hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p có thể kể đến các văn bản :
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi
thƣờng, hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ; Nghị định số 44/2014/NĐ-
CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất ; Thông tƣ số
37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên môi trƣờng quy định chi
tiết về bồi thƣờng, hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Nhƣ vâ ̣y , pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nói chung và
25
thu hồi đất nông nghiê ̣p nói riêng đã trải qua một quá trình hình thành và phát
triển khá lâu dài , gắn liền với viê ̣c Nhà nƣớc ban hành các đa ̣o luâ ̣t : Luâ ̣t Đất đai
1987; Luâ ̣t Đất đai năm 1993; Luâ ̣t sƣ̉ a đổi , bổ sung một số điều của Luâ ̣t Đất
đai vào năm 1998 và năm 2001, Luâ ̣t Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm
2013. Các quy định trong lĩnh vực này thƣờng xuyên đƣợc sửa đổi , bổ sung và
ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn cuộc
sống, chú trọng việc bù đắp lợi ích vật chất và tinh thần của ngƣời có đất bị thu
hồi, đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan h ệ về lợi ích giữa Nhà nƣớc , ngƣời có
đất bi ̣thu hồi và ngƣời đƣợc giao đất .
1.4. Nội dung cơ bản của bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp
1.4.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Việc quản lý đất đai nói chung luôn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định,
đối với vấn đề nhạy cảm, dễ phát sinh khiếu kiện nhƣ bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất nông nghiệp thì các quy định của pháp luật càng phải bảo đảm tuân
thủ các nguyên tắc cơ bản. Nếu nhƣ các quy định các nguyên tắc bồi thƣờng, hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng nằm rải rác tại các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 (Điều 14 Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 và Điều 18 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày
3/12/2004) thì Luật Đất đai năm 2013 đã Luật hóa các nguyên tắc này đồng thời
tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản,
ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Điều
74 và Điều 88 Luật Đất đai năm 2013) và có một điều luật riêng quy định về
nguyên tắc hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất (Điều 83 Luật Đất đai năm 2013). Trong
đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thƣờng về đất và các nguyên tắc bồi thƣờng
thiệt hại về tài sản gắn liền với đất, nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để
các bộ, nghành, địa phƣơng và ngƣời thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện.
Theo đó, về cơ bản, nguyên tắc bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp thể hiện trên các khía cạnh sau:
26
Thứ nhất, người bị thu hồi đất có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì
được bồi thường, hỗ trợ.
Việc bồi thƣờng đƣợc đặt ra khi Nhà nƣớc thu hồi đất sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và vào mục tiêu phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, để đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ, ngƣời bị thu hồi đất còn phải thỏa
mãn những điều kiện do pháp luật quy định: Khoản 1 Điều 74 Luật Đất đai xác định
khẳng định nguyên tắc : “Ngƣời sử dụng đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất nếu có đủ
điều kiện đƣợc bồi thƣờng quy định tại Điều 75 của Luật này thì đƣợc bồi thƣờng”.
Ngoài ra, với các trƣờng hợp không đƣợc bồi thƣờng về đất luật cũng xác định vấn
đề bồi thƣờng về chi phí đầu tƣ vào đất còn lại (Khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai năm
2013). Việc bồi thƣờng về tài sản sản xuất, kinh doanh khi Nhà nƣớc thu hồi đất
cũng chỉ đƣợc đặt ra khi “chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về
tài sản được bồi thường” và “Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại”
Việc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc xem nhƣ là sự bồi hoàn
những thiệt hại trực tiếp mà ngƣời sử dụng đất phải gánh chịu do việc thu hồi đất
gây ra. Bên cạnh việc bồi thƣờng về đất, chi phí đầu tƣ vào đất, ngƣời sử dụng đất
có đất bị thu hồi còn đƣợc xem xét hỗ trợ: “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu
hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước
xem xét hỗ trợ” (Điểm a, Khoản 1 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013). Đối với trƣờng
hợp ngƣời trực tiếp sản xuất bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp
khác để bồi thƣờng cho việc tiếp tục sản xuất, thì ngoài việc đƣợc bồi thƣờng, còn đƣợc
Nhà nƣớc hỗ trợ để ổn định cuộc sống, đƣợc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, bố trí việc
làm mới. Điều này là hành động cần thiết bởi vì, đất nông nghiệp không chỉ là tƣ liệu
sản xuất đặc biệt mà còn là điều kiện bảo đảm việc làm cho ngƣời nông dân. Khi đất
nông nghiệp của họ đã bị thu hồi do nhu cầu của Nhà nƣớc thì Nhà nƣớc phải bồi
thƣờng, hỗ trợ không chỉ về mặt vất chất mà còn trong việc đào tạo chuyển đổi nghề,
27
tìm kiếm việc làm mới. Đây không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm xã
hội, chính trị, thể hiện rõ tính nhân đạo của Nhà nƣớc.
Thứ hai, việc bồi thường bảo đảm đầy đủ các thiệt hại.
Khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, ngƣời dân không chỉ thiệt hại về đất
mà còn có những thiệt hại về tài sản trên đất, các hoa lợi, lợi tức thu đƣợc do việc
sử dụng đất. Để bảo đảm bồi thƣờng đầy đủ các thiệt hại, phạm vi bồi thƣờng không
chỉ dừng lại ở đất bị thu hồi mà còn có bồi thƣờng cả những thiệt hại về tài sản, sản
xuất kinh doanh. Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể nguyên tắc bồi thƣờng về
đất và về tài sản nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngƣời có đất bị thu hồi.
“Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử
dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng
tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
tại thời điểm quyết định thu hồi đất” (Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013)
Nguyên tắc này tạo sự linh hoạt khi cho phép cơ quan thẩm quyền cũng nhƣ
ngƣời bị thu hồi đất nông nghiệp lựa chọn đƣợc phƣơng án bồi thƣờng phù hợp. Đối
với trƣờng hợp bồi thƣờng bằng đất có cùng mục đích sử dụng đối với ngƣời sử dụng
đất nông nghiệp khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc xem là quy định tích cực, nhằm tạo
điều kiện cho ngƣời bị thu hồi đất nông nghiệp tiếp tục đƣợc kinh doanh, sản xuất nông
nghiệp. Ngoài ra, việc bồi thƣờng về đất cùng mục đích sử dụng cũng tránh những tiêu
cực, lợi dụng, tranh chấp không đang có trong bồi thƣờng đất nông nghiệp. Trong thực
tiễn sử dụng đất nông nghiệp, việc vi phạm mục đích sử dụng đất khá phổ biến, đó là
việc chuyển từ đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp. Trong những trƣờng
hợp này, khi bị thu hồi đất, ngƣời sử dụng đất có thể tìm cách, gây khó khăn, nhân cơ
hội để đòi bồi thƣờng với giá đất phi nông nghiệp. Vì vậy, pháp luật cũng quy định rõ,
ngƣời sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật nhƣng tự ý sử dụng làm đất
phi nông nghiệp thì chỉ đƣợc bồi thƣờng theo đất nông nghiệp. Bồi thƣờng đất cùng
mục đích sử dụng là bảo đảm sự công bằng giữa tất cả ngƣời sử dụng đất có đất bị thu
hồi. Tuy nhiên, việc bồi thƣờng bằng đất nông nghiệp trong thực tế chỉ đƣợc triển khai
khi quỹ đất nông nghiệp của địa phƣơng còn. Nhƣ đối với Hà Nam, quỹ đất nông
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Gia Lai
Luận văn: Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Gia LaiLuận văn: Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Gia Lai
Luận văn: Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Gia LaiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xác định giá đất ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, HOT - Gửi miễn phí...
Xác định giá đất ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, HOT - Gửi miễn phí...Xác định giá đất ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, HOT - Gửi miễn phí...
Xác định giá đất ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, HOT - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái địnhLuận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
 
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt NamLuận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
 
Luận văn: Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Gia Lai
Luận văn: Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Gia LaiLuận văn: Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Gia Lai
Luận văn: Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Gia Lai
 
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Luận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOTLuận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, HOTĐề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại Hà Nội
 
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAYLuận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đ
Luận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đLuận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đ
Luận văn: Pháp luật về định giá đất khi nhà nước thu hồi đất, 9đ
 
Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đ
Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đThu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đ
Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đ
 
Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luậtLuận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
 
Xác định giá đất ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, HOT - Gửi miễn phí...
Xác định giá đất ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, HOT - Gửi miễn phí...Xác định giá đất ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, HOT - Gửi miễn phí...
Xác định giá đất ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, HOT - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đìnhLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
 
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAYLuận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
 
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAYLuận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
 

Similar to Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...Thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
 Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu... Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...hieu anh
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...luanvantrust
 

Similar to Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (20)

Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất
Quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đấtQuyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất
Quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Quyền con người trong việc thu hồi đất ở Quảng Bình
Luận văn: Quyền con người trong việc thu hồi đất ở Quảng BìnhLuận văn: Quyền con người trong việc thu hồi đất ở Quảng Bình
Luận văn: Quyền con người trong việc thu hồi đất ở Quảng Bình
 
Thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...Thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
Thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà...
 
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhânLuận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
 
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Qua Thực Tiễn Tại Tỉnh Hà Tĩnh.doc
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Qua Thực Tiễn Tại Tỉnh Hà Tĩnh.docThế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Qua Thực Tiễn Tại Tỉnh Hà Tĩnh.doc
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Qua Thực Tiễn Tại Tỉnh Hà Tĩnh.doc
 
Pháp luật về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, HOT
Pháp luật về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, HOTPháp luật về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, HOT
Pháp luật về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, HOT
 
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đấtBảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
 
Luận văn: Pháp luâṭ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luâṭ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luâṭ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luâṭ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
 
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
 
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
 Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu... Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
 
Luận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOT
 
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Qua Thực Tiễn Tại Tỉnh Hà Tĩnh.doc
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Qua Thực Tiễn Tại Tỉnh Hà Tĩnh.docThế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Qua Thực Tiễn Tại Tỉnh Hà Tĩnh.doc
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Qua Thực Tiễn Tại Tỉnh Hà Tĩnh.doc
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Đề tài: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà Nội
Đề tài: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà NộiĐề tài: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà Nội
Đề tài: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà Nội
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển KT - XH
Luận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển KT - XHLuận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển KT - XH
Luận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển KT - XH
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất để phát triển kinh tế, xã hội
Luận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất để phát triển kinh tế, xã hộiLuận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất để phát triển kinh tế, xã hội
Luận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất để phát triển kinh tế, xã hội
 
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAYLuận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 

Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HUYỀN LÊ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HUYỀN LÊ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HÀ NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. DOÃN HỒNG NHUNG Hà Nội – 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tác giả luận văn Trần Thị Huyền Lê
  • 4. MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt..............................................................................................................i Danh mục văn bản viết tắt ..................................................................................................ii Danh mục bảng biểu.............................................................................................................v LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP......................................6 1.1 Những vấn đề cơ bản về đất nông nghiê ̣p, thu hồi đất nông nghiê ̣p.....................6 1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp ..................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm pháp luật về thu hồi đất nông nghiê ̣p.................................... 8 1.1.3. Sự cần thiết của viê ̣c nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p ......................11 1.2. Khái quát về bồi thƣờng, hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p. ..........13 1.2.1. Cơ sở của viê ̣c quy đi ̣nh về bồi thƣờng, hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p.....................................................................................................13 1.2.2. Khái niệm pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p..............................................................................................................15 1.2.3. Khái niệm pháp luật về hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p.17 1.2.4. Khái niệm áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp.........................................................................................19 1.3. Sơ lƣợc pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp......20 1.3.1. Giai đoa ̣n trƣớc khi ban hành Luâ ̣t Đất đai năm 1993..........................20 1.3.2. Giai đoa ̣n tƣ̀ khi ban hành Luâ ̣t Đất đai năm 1993 đến khi ban hành Luâ ̣t Đất đai năm 2003....................................................................................21 1.3.3. Giai đoa ̣n tƣ̀ khi ban hành Luâ ̣t Đất đai năm 2003 đến năm 2013 .......22 1.3.4. Giai đoa ̣n tƣ̀ khi ban hành Luâ ̣t Đất đai năm 2013 đến nay .................24 1.4. Nội dung cơ bản của bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp......25 1.4.1. Nguyên tắc bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp.25
  • 5. 1.4.2. Phạm vi, điều kiê ̣n b ồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp..............................................................................................................30 1.4.3. Cách tính giá đất bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp..............................................................................................................33 1.4.4. Trình tự thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp..............................................................................................................36 1.4.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp...............................................................................................40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HÀ NAM....................................................................................................................................44 2.1. Thực trạng pháp luật về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp.....44 2.1.1. Bồi thƣờng về đất..................................................................................44 2.1.2. Bồi thƣờng về tài sản, về sản xuất kinh doanh .....................................49 2.2. Thực trạng pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp............56 2.2.1. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất. ...................................................56 2.2.2. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm ...................................60 2.2.3. Hỗ trợ khác............................................................................................64 2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, bỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nam ...........................................................................................66 2.3.1. Tổng quan về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nam .......................................................................................66 2.3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nam.............................................................69 2.4. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại Hà Nam........................................................77 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc........................................................................77 2.4.2. Những bất cập hạn chế..........................................................................78
  • 6. 2.4.3. Nguyên nhân của những bất cập hạn chế..............................................80 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH HÀ NAM.......................................................83 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp...................................................................................................83 3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp...............................................................................................................85 3.3. Kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của một số nƣớc trên thế giới về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp và những gợi mở cho Việt Nam...................86 3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp....................................................................................90 3.4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp..................................................90 3.4.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp ......................................................93 KẾT LUẬN ........................................................................................................................99 Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................................100
  • 7. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 GCN Giấy chứng nhận 2 GPMB Giải phóng mặt bằng 3 QPPL Quy phạm pháp luật 4 QSDĐ Quyền sử dụng đất 5 UBND Ủy ban nhân dân
  • 8. ii DANH MỤC VĂN BẢN VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 Hiến pháp năm 1980 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 ngày 18/12/1980 2 Hiến pháp năm 1992 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ngày 15/4/1992 3 Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ngày 28/11/2013 4 Luật Đất đai năm 1987 Luật đất đai đƣ ợc công bố tại Lệnh số 03/LCT/HĐNN ngày 08/01/1988 5 Luâ ̣t Đất đai năm 1993 Luật Đất đai số 24/L-CTB ngày 14/7/1994 6 Luật Đất đai năm 2003 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 7 Luật Đất đai năm 2013 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 8 Luật Khiếu nại năm 2011 Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011 9 Luật Tố tụng Hành chính năm 2010 Luật Tố tụng hành chính số 64/2010/QH12 ngày 24/11/2010 10 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thƣờng , hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất 11 Nghị định số 84/2007/NĐ- CP Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính ph ủ quy định bổ sung về viê ̣c cấp giấy chƣ́ ng nhâ ̣n quyền sƣ̉ dụng đất, thu hồi đất, thƣ̣c hiê ̣n quyền sƣ̉ dụng đất , trình tự, thủ tục bồi thƣờng , hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu na ̣i về đất đai
  • 9. iii 12 Nghị định số 69/2009/NĐ- CP Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoa ̣ch sƣ̉ dụng đất , giá đất , thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ 13 Nghị định số 43/2014/NĐ- CP Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày15/5/2014của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai 14 Nghị định số 44/2014/NĐ- CP Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất 15 Nghị định số 47/2014/NĐ- CP Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thƣờng, hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất 16 Thông tƣ số 37/2014/TT- BTNMT Thông tƣ số 37/2014/TT- BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyê n môi trƣờng quy đi ̣nh chi tiết về bồi thƣờng , hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. 17 Quyết định số 30/2009/QĐ-UBND Quyết định số 30/2009/QĐ-UBND ngày 26/10/2009 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành quy định một số nội dung về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam 18 Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh Hà Nam về việc sửa đổi quy định hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạọ việc làm khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp tại Điều 15 của Quyết định số 30/2009/QĐ-UBND 19 Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban
  • 10. iv hành Quy định một số nội dung về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam 20 Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về ban hành đơn giá bồi thƣờng nhà, vật kiến trúc và di chuyển mồ mả khi nhà nƣớc thu hồi đất 21 Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh về ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam
  • 11. v DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Đơn giá các loại đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2015-2019 68 2 Bảng 2.2 Thống kê về các dự án thực hiện công tác bồi thƣờng GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Nam qua các năm điều tra 69 3 Bảng 2.3 Khái quát tiến độ công tác bồi thƣờng GPMB qua các năm điều tra 70 4 Bảng 2.4 Số tiền bồi thƣờng khi thực hiện dự án đƣờng cứu hộ cứu nạn xã Chân Lý 72 5 Bảng 2.5 Ảnh hƣởng của việc thu hồi đến thu nhập của nhóm hộ điều tra 73 6 Bảng 2.6 Bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại Dự án xây dựng trục đƣờng T3 75
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đối với một nƣớc nông nghiệp nhƣ Việt Nam thì đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nguồn tƣ liệu sản xuất quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nƣớc, việc sử dụng đất đai vào các mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để thực hiện mục tiêu phát triển đất nƣớc, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế làm giảm diện tích đất nông nghiệp là một điều không tránh khỏi. Hậu quả của việc thu hồi đất nông nghiệp, ngƣời dân không còn đất sản xuất là một vấn đề bức xúc hiện nay. Vì vậy, việc bồi thƣờng thiệt hại, hỗ trợ ngƣời dân khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách. Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, đất nông nghiệp là loại đất chiếm diện tích lớn nhất (gần 60%) với hơn 80% dân số nông thôn trong đó có gần 60% dân số làm nghề nông, đất nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nam. Với vị trí cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội gần 60 km theo tuyến đƣờng giao thông xuyên Bắc - Nam (QL 1A), tỉnh có điều kiện thuận lợi về giao lƣu kinh tế, văn hoá giữa hai miền Nam - Bắc và các tỉnh trong khu vực, nhất là Thủ đô Hà Nội. Hòa trong sự phát triển chung của đất nƣớc, nhiều dự án kinh tế, xã hội đã đƣợc triển khai trên địa bàn tỉnh nhƣ dự án xây dựng khu công nghiệp đồng văn, dự án xây dựng đƣờng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, dự án xây dựng cầu Thái Hà…. đã khiến cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể, nhiều ngƣời nông dân có đất bị Nhà nƣớc thu hồi. Tuy bộ mặt nông thôn Hà Nam đã có nhiều đổi mới song vấn đề bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp vẫn nhận đƣợc sự quan tâm, nhiều ý kiến trái chiều trong dƣ luận. Qua thực tiễn thời gian qua, tuy Nhà nƣớc đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng nhƣng việc bồi thƣờng, hỗ trợ đảm bảo cân bằng lợi ích giữa
  • 13. 2 Nhà nƣớc, ngƣời sử dụng đất, nhà đầu tƣ vẫn thực sự khó khăn, gây tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Luật Đất đai mới đƣợc Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014 đã có những đổi mới đáng kể trog công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. Tuy vậy trong giai đoạn chuyển tiếp này, Luật Đất đai mới đang từng bƣớc triển khai và đi vào đời sống và một số quy định trƣớc đó vẫn đƣợc áp dụng trong một số trƣờng hơp thì việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp là một đòi hỏi cần thiết, thực tiễn áp dụng các quy định này tại một tỉnh đang phát triển, thƣờng xuyên tiến hành công tác thu hồi, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng là cơ sở để có thể đánh giá, tổng kết chính xác những kết quả đạt đƣợc, những vƣớng mắc xảy ra khi triển khai pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại Hà Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Do tầm quan trọng, tính phức tạp và nhạy cảm của bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nên vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Trong nhiều chuyên đề nghiên cứu, trên các tạp chí, các báo cáo, bài viết, báo viết, báo điện tử đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến các nội dung xoay quanh vấn đề này. Có thể kể đến cuốn chuyên khảo “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam”, PGS.TS Doãn Hồng Nhung (chủ biên), NXB. Tƣ pháp 2013; cuốn sách “Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam. Phương pháp tiếp cận, định giá và giải quyết khiếu nại của người dân” của Ngân hàng Thế giới, Hà nội 2011; Chuyên đề “Bình luận và góp ý đối với các quy định về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến tổ chức tại Đại học Luật Hà Nội; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng (2013) “Pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất- thực trạng và hƣớng hoàn thiện” của TS.
  • 14. 3 Nguyễn Thị Nga, Đại học Luật Hà Nội. Ngoài ra còn có một số bài viết tiêu biểu nhƣ: viết “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất” của TS. Trần Quang Huy - Tạp chí Luật học, số 10/2010; Vấn đề xung quanh khái niệm bồi thường, thu hồi đất, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Tạp chí Luật học số 01/2009; Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, Ths. Lê Ngọc Thạnh , Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Số 4/2013…. Một số luận án, luận văn nghiên cứu xoay quanh vấn đề bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian gần đây nhƣ: Luận văn“Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở việt Nam”, Nguyễn Danh Kiên (2012); Luận văn“Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư người có đất bị thu hồi trong giải phóng mặt bằng – thực trạng và giải pháp hoàn thiện” Đỗ Phƣơng Linh (2012) … Các nghiên cứu này đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận của việc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất; đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nói chung trên phạm vi cả nƣớc. Tuy nhiên, trong bối cảnh Luật Đất đai năm 2013 mới đƣợc triển khai, chƣa có nhiều công trình nào chuyên sâu về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đặc biệt tập trung xem xét thực tiễn áp dụng tại một tỉnh đồng bằng nhƣ Hà Nam. Luận văn nghiên cứu và kế thừa các thành của các nhà nghiên cứu trƣớc nhƣng có sự tập trung về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp một các chuyên sâu hơn qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Nam. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ Đề tài nghiên cứu nhằm đạt đƣợc các mục đích sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, bản chất của bồi thƣờng và hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp - Tìm hiểu, hệ thống hóa các quy định pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về bồi thƣờng và hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp và đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong vấn đề này. Để thực hiện đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài đƣợc đặt ra nhƣ sau:
  • 15. 4 - Tìm hiểu cơ sở thực tiễn, lý luận, khái niệm pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp - Trình bày các quy định chung về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp - Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này. - Đƣa ra định hƣớng, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thƣờng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi . 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong khuôn khổ có hạn, luận văn không tìm hiểu toàn diện và giải quyết thấu đáo các yêu cầu của vấn đề bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam mà giới hạn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp thông qua việc tìm hiểu, đánh giá nội dung Luật Đất đai năm 2013. Hơn nữa, Luận văn đi sâu tập trung nghiên cứu, việc hỗ trợ, bồi thƣờng thu hồi đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân, chủ thể sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu và thực tiến áp dụng các quy định pháp luật, nhất là thực tiễn thi hành tại một tỉnh đồng bằng nhƣ Hà Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cƣ́ u trên cơ sở phƣơng pháp bi ện chƣ́ ng duy v ật, phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, phƣơng pháp phân tích… Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, thống kê… kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu vấn đề. Tùy thuộc nội dung từng chƣơng mà luận văn áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. - Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp lịch sử …đƣợc sử dụng trong Chƣơng 1 khi nghiên cứu những vấn đề cơ bản mang tính lý luận của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. - Phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp đánh giá…đƣợc
  • 16. 5 sử dụng trong Chƣơng 2 khi nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Nam. - Phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp diễn giải,... đƣợc sử dụng trong Chƣơng 3 khi nghiên cứu định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Nam. 6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu Qua thực tiễn quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam tạ một số dự án cụ thể, nghiên cứu đề tài sẽ cho thấy rõ hơn sự phù hợp, không phù hợp của pháp luật và thực tiễn cuộc sống. Kết quả này có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học cũng nhƣ có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật về bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng ở nƣớc ta. 7. Kết cấu luận văn Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Nam Chƣơng 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, bỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp qua thực tiễn tại tỉnh Hà Nam Với một đề tài nghiên cứu không hề mới, tiếp thu những kết quả, số liệu nghiên cứu trƣớc đó, trong bối cảnh Luật Đất đai năm 2013 mới đƣợc thực thi 1 năm, hy vọng luận văn có thể cung cấp cho ngƣời đọc một cách tiếp cận đầy đủ về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, để thấy đƣợc chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ của Nhà nƣớc đang dần đƣợc hoàn thiện và thực sự bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
  • 17. 6 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1 Những vấn đề cơ bản về đất nông nghiê ̣p, thu hồi đất nông nghiê ̣p. 1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp Viê ̣t Nam là một nƣớc nông nghiê ̣p , đất nông nghiê ̣p là tƣ liê ̣u sản xuất truyền thống quan trọng bâ ̣c n hất đối với ngƣời dân . Thuâ ̣t ngƣ̃ đất nông nghiê ̣p đƣợc sƣ̉ dụng thƣờng xuyên trong đời sống cũng nhƣ trong các hoa ̣t động pháp lý . Tƣ̀ Điển Luâ ̣t học đã định nghĩa : “Đất nông nghiệp là tổng thể cá c loại đất được xá c đi ̣nh là t ư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc trồng trọt và chăn nuôi , nghiên cứ u thí nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ”[41, tr 237-238] Theo Luâ ̣t Đất đai năm 1993, đất nông nghiê ̣p đƣợc hiểu là đất đƣợc xác đi ̣nh chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng trọt , chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp (Điều 42). Theo đó, đất nông nghiê ̣p là một trong sáu loa ̣i đất đai của Viê ̣t Nam (bao gồm đất nông nghiê ̣p, đất lâm nghiê ̣p, đất chuyên dùng, đất khu dân cƣ nông thôn, đất đô thi ̣, đất chƣa sƣ̉ dụng) …. Luâ ̣t Đất đai năm 2003 lại dựa vào tiêu chí mục đích sử dụng để phân loại đất, đất đai đƣợc chia thành các nhóm: đất nông nghiê ̣p, đất phi nông nghiê ̣p và nhóm đất chƣa sƣ̉ dụng . Căn cƣ́ vào mục đích sƣ̉ dụng , Luâ ̣t Đất đai năm 2003 đƣa ra khái niê ̣m đất nông nghiê ̣p rộng hơn với têngọi “nhóm đất nông nghiệp”. Luâ ̣t Đất đai năm 2013 tiếp tục giải thích đất nông nghiê ̣p dƣới da ̣ng nhóm đất, bao gồm các loa ̣i đất : Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác ; Đất trồng cây lâu nă m; Đất rừng sản xuất ; Đất rừng phòng hộ ; Đất rừng đặc dụng ; Đất nuôi trồng thủy sản ; Đất làm muối ; Đất nông nghiệp khác gồm đất sƣ̉ dụng để xây dƣ̣ng nhà kính và các loa ̣i nhà khác phục vụmục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất ; xây dƣ̣ng chuồng tra ̣i chăn nuôi gia súc , gia cầm và các loa ̣i động vâ ̣t khác đƣợc pháp luâ ̣t cho phép ; đất trồng trọt , chăn nuôi , nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tâ ̣p , nghiên cƣ́ u thí
  • 18. 7 nghiê ̣m; đất ƣơm ta ̣o cây giống , con giống và đất trồng hoa , cây cảnh (Theo Khoản 1 Điều 10 Luâ ̣t Đất đai năm 2013. Về cơ bản, cách hiểu đất nông nghiệp theo Luật Đất đai năm 2013 không có nhiều điểm khác biê ̣t so với vớ i Luâ ̣t Đất đai năm 2003. Luâ ̣t Đất đai năm 2013 không chỉ ra đất trồng có là một loa ̣i đất thuộc loa ̣i đất trồng cây lâu năm mà gộp loại đất này chung vào loại đất trồng cây hàng năm khác , vì loại đất này không phổ biến và có chế độ quản lý nhƣ các loại đất trồng cây hàng năm khác . Đặc biệt, tránh cách hiểu hạn hẹp, không bao quát đƣợc hết các loa ̣i đất nông nghiê ̣p , gây thiê ̣t thòi cho ngƣời dân khi tiến hành bồi thƣờng cũng nhƣ giải quyết cá c chế độchính sách , Luâ ̣t Đất đai năm 2013 Luâ ̣t hóa quy đi ̣nh về đất nông nghiê ̣p khác . Theo đó , cách hiểu đất nông nghiê ̣p khác không còn mang nặng ảnh hƣởng về mặt địa lý , đó không chỉ là các loa ̣i đất chỉ có ở nông thôn mà còn là đất có xây dựng công trình để trồng trọt, chăn nuôi, ở cả đô thị và nông thôn . Ngoài ra, theo Luật Đất đai năm 2013 đất xây dƣ̣ng không để trồng trọt , chăn nuôi trong các tra ̣m , trại nghiên cứu và cơ sở ƣơm tạo cây giống , con giống; nhà kho của dân để chƣ́ a nông sản , thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụsản xuất nông nghiê ̣p đồng thời thêm đất trồng hoa, cây cảnh cũng không còn đƣợc coi là đất nông nghiệp khác. Tƣ̀ nhƣ̃ng phân tích trên , có thể hiểu mộ t cách chung nhất : Đất nông nghiệp bao gồm tổng thể các loa ̣i đất có đă ̣c tính sƣ̉ dụng giống nhau là tƣ liê ̣u sản xuất chủ yếu phục vụcho mục đích sản xuất nông nghiê ̣p , lâm nghiê ̣p nhƣ trồng trọt , chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rƣ̀ ng, đất làm muối; nghiên cƣ́ u thí nghiê ̣m về nông nghiê ̣p, lâm nghiê ̣p. Hiểu rõ về khái niê ̣m đất nông nghiê ̣p là yêu cầu thƣ̣c tế trong đời sống sản xuất của ngƣời dân cũng nhƣ trong quản lý hoa ̣ch đi ̣nh chính sách củ a nhà nƣớc . Đặc biệt trong quản lý đất đai , viê ̣c xác đi ̣nh đất nông nghiê ̣p là yếu tố tiền đề để có nhƣ̃ng quyết đi ̣nh hợp lý trong đầu tƣ , quản lý, giải quyết chế độ , chính sách phù hợp với ngƣời dân . Với một tỉnh Đồng Bằng Bộnhƣ Hà Nam , diê ̣n tích đất nông nghiê ̣p chủ yếu là đất trồng lúa thì nhƣ̃ng chính sách đầu tƣ , viê ̣c phân bổ đất nông nghiê ̣p, bồi thƣờng khi thu hồi đất nông nghiê ̣p sẽ có nhƣ̃ng đă ̣c thù riêng so với nhƣ̃ng tỉnh thành mà đất nông nghiệp chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản . Vì vậy để
  • 19. 8 tìm hiểu đầy đủ pháp luật về bồi thƣờng , hỗ trợkhi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p ta cần xác đi ̣nh rõ khái niê ̣m đất nông nghiê ̣p. 1.1.2. Khái niệm pháp luật về thu hồi đất nông nghiê ̣p Nhà nƣớc thực hiện quyền đại diện sở hữu thông qua việc định đoạt đất đai . Một điều dễ hiểu là Nhà nƣớc có quyền giao đất , cơ sở để phát sinh quan hê ̣pháp luâ ̣t đất đai , phát sinh quyền sử dụng đất của ngƣời đƣợc Nhà nƣớc trao quyền thì Nhà nƣớc sẽ có quyền thu hồi đất, chấm dƣ́ t quan hê ̣pháp luâ ̣t đất đai. Khái niệm thu hồi đất lần đầu tiên đƣợc ghi nhận tại Khoản5 Điều 4 Luâ ̣t Đất đai năm 2003 “Thu hồi đất là việc Nhà nướ c ra quyết đi ̣nh hà nh chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phườ ng, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này”. Dù đã có sự điều chỉnh, mở rộng, song cách giải thích này vẫn chƣa thật đầy đủ. Thƣ́ nhất, nó dẫn đến cách hiểu, ngƣời sƣ̉ dụng đất bi ̣thu hồi chỉ là tổ chƣ́ c hay Ủ y ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn, trong khi đó, thƣ̣c tế và chủ yếu đă ̣c biê ̣t trong viê ̣c sƣ̉ dụng đất nói chung, sƣ̉ dụng đất nông nghiê ̣p nói riêng bi ̣thu còn là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Đồng thời khái niệm này cũng chƣa bao quát hết đƣợc các trƣờng hợp thu hồi đất của Nhà nƣớc. Với đă ̣c thù chế độsở hƣ̃u toàn dân mà Nhà nƣớc là đa ̣i diê ̣n sở hƣ̃u , có khá nhiều các quan điểm bàn luâ ̣n khác nhau về khái niê ̣m pháp lý này . Có quan điểm cho rằng “thu hồi đất” chỉ thâ ̣t sƣ̣ phù hợp trong trƣờng hợp Nhà nƣớc thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai và thu hồi do chấm dứt sử dụng đất theo pháp luật đất đai hoă ̣c tƣ̣ nguyê ̣n, bởi lẽ khi nhà nƣớc giao đất , mă ̣c dù ngƣời dân không có quyền sƣ̉ hƣ̃u nhƣng đã đƣợc xác lâ ̣p quyền sƣ̉ dụng , họ có quy ền định đoạt quyền sử dụng đất hợp pháp của mình . Mă ̣t khác, Hiến pháp năm 1992 trƣớc đây cũng không có bất cƣ́ quy đi ̣nh nào về viê ̣c Nhà nƣớc thu hồi tài sản của công dân và tổ chƣ́ c . Khi nhà nƣớc có nhu cầu sử dụng đất cho mục đích quốc phòng , an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng , phát triển kinh tế - xã hội cần áp dụng cơ chế trƣng mua quyền sƣ̉ dụng đất thay thế cho cơ chế thu hồi. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ thu hồi đất vớ i trƣng dụng đất: Trƣng dụng đất đai chỉ áp dụng trong trƣờng hợp cấp bách , đột xuất không có trong kế hoa ̣ch
  • 20. 9 quy hoa ̣ch nào cả , nó hoàn toàn xuất phát từ sự cấp thiết nhƣ chiến tranh , thiên tai. Đồng thời thu hồi đất phải tuân thủ trình tự, thủ tục cụ thể, trên cơ sở các quyết đi ̣nh pháp luật còn vì tính chất cấp bách mà trƣng dụng cần tiến hành nhanh gọn , có hiệu lƣ̣c ngay ta ̣i thời điểm ký hoă ̣c ban hành. Nếu thu hồi đất là vĩnh viễn thì trƣng dụng chỉ có thời hạn . Hơn nữa, khi trƣng dụng đƣợc bồi thƣờng chủ yếu bằng tiền còn khi thu hồi đất cần căn cƣ́ vào mục đi ̣ch , nhu cầu sƣ̉ dụng mà đƣợc bồi thƣờng bằng đất hoă ̣c bồi thƣờng bằng tiền. Ta cũng nên hiểu rằng , Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, Nhà nƣớc có quyền phân bổ và điều chỉnh đất đai , viê ̣c xác lâ ̣p hay điều chỉnh làm thay đổi, chấm dƣ́ t quyền sƣ̉ dụng đất của một số đối tƣợng vì mục tiêu kinh tế , xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nƣớc đều nằm trong kế hoa ̣ch quản lý , thể hiê ̣n quyền lƣ̣c Nhà nƣớc . Hiến pháp năm 2013 là cơ sở để có cách hiểu chính xác hơn về thu hồi đất: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trườ ng hợp thật cần thiết do luật đi ̣nh vì mục đích quốc phòng , an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng....” (Khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013). Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, cũng nhƣ tiếp thu có chọn lọc các ý kiến , quan điểm, khái niệm thu hồi đất đƣợc Luật Đất đai năm 2013 quy đi ̣nh nhƣ sau : “Nhà nướ c thu hồi đất là việc Nhà nướ c quyết đi ̣nh thu lại quyền sử dụng đất của ngườ i được Nhà nướ c trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của ngườ i sử dụng đất vi phạm phá p luật về đất đai” (Khoản 11 Điều 4 Luâ ̣t Đất đai năm 2013) Tƣ̀ đó , có thể hiểu thu hồi đất nông nghiệp là việc Nhà nƣớc ra quyết định hành chính đ ể thu lại đất nông nghiệp và quyền sử dụng đất nông nghiệp đã giao cho các chủ thể sƣ̉ dụng đất theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t đất đai. Hậu quả của thu hồi đất nông nghiệp xét về mặt pháp lý cũng giống nhƣ việc thu hồi các loại đất khác nó làm chấm dứt quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng mảnh đất. Nhƣ đã phân tích vai trò của đất nông nghiệp là tƣ liệu sản xuất, là nguồn sống, là truyền thống của ngƣời dân, hệ quả của việc thu hồi đất nông nghiệp là rất lớn, đặc biệt là những tác động ảnh hƣởng tới đời sống của ngƣời nông dân.
  • 21. 10 Thứ nhất, xét về mặt tài sản, ngƣời có đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ mất đi quyền sử dụng đất, chịu sự thiệt hại về các kết quả đầu tƣ đã bỏ công sức xây dựng nên nhƣ công trình hạ tầng, cây cối...,thiệt hại do không đƣợc hƣởng khai thác hoa lợi, lợi tức phát sinh từ đất. So với các loại đất khác, thì khi thu hồi đất nông nghiệp thiệt hại về công trình hạ tầng, công trình kiến trúc thƣờng không lớn nhƣ đất ở, các loại đất phi nông nghiệp khác nhƣng đất nông nghiệp với vai trò tƣ liệu sản xuất chính trong nông nghiệp, những thiệt hại về cây cối, hoa lợi, nông sản, lợi tức trong tƣơng lai lại vô cùng lớn. Kéo theo đó có thể là những bất ổn về an ninh lƣơng thực của quốc gia. Thứ hai, thiệt hại về chi phí đầu tƣ vào đất. Giá trị của đất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào độ màu mỡ, phì nhiêu của từng loại đất. Con ngƣời không những chỉ sử dụng độ màu mỡ tự nhiên của đất, mà còn có khả năng làm tăng thêm độ màu mỡ của đất. Để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, ngƣời sử dụng phải đầu tƣ, điều chỉnh độ màu mỡ, giá trị dinh dƣỡng của đất nông nghiệp cho phù hợp với các loại hình chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp. Có thể nói, các chi phí đầu tƣ vào đất và ngƣời sử dụng đất nông nghiệp bỏ ra nhƣ phí san lấp mặt bằng, phí tôn tạo đất đƣợc giao… là không hề nhỏ. Khi thu hồi đất nông nghiệp cần có có sự xem xét chính xác chi phí đầu tƣ này dựa trên các hồ sơ, chứng cớ chứng minh. Thứ ba, thiệt hại do ngừng việc, ngừng sản xuất kinh doanh khi ngƣời sử dụng đất bị thu hồi đất nông nghiệp. Thu hồi đất nông nghiệp chính là thu hồi tƣ liệu, đối tƣợng sản xuất của ngƣời nông dân, họ sẽ bị mất cơ hội lao động, mất nguồn sống. So với việc thu hồi các loại đất khác, thu hồi đất nông nghiệp không chỉ gây thiệt hại trƣớc mắt mà còn ảnh hƣởng lâu dài do khó có sự thay đổi, chuyển đổi việc làm cho ngƣời nông dân. Nhìn chung, những thiệt hại khi thu hồi đất nông nghiệp không thể nào đo đếm chính xác, nó không chỉ là những thiệt hại trƣớc mắt mà còn tác động trong tƣơng lai. Việc thu hồi đất cho mục đích an ninh, quốc gia, công cộng và phát triển kinh tế có thể mang lại kết quả tốt hoặc có thể dẫn đến bất ổn chính trị, kinh tế xã hội cho địa phƣơng.
  • 22. 11 1.1.3. Sự cần thiết của viê ̣c nhà nướ c thu hồi đất nông nghiê ̣p “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia , nguồn lực quan trọng phá t triển đất nướ c , được quản lý theo phá p luật ...” (Điều 54 Hiến pháp năm 2013). Viê ̣c nhà nƣớc thu hồi đất nói chung , thu hồi đất nông nghiê ̣p nói riêng xuất phát tƣ̀ nhƣ̃ng lí do nhất đi ̣nh . Có thể do nhu cầu , mục đích sử dụng đất nông nghiệp của nhà nƣớc, cũng có thể vì những lí do đƣơng nhiên hoặc do sự vi phạm pháp luật về đất đai của ngƣời sử dụng đất nông nghiệp . Nếu nhƣ trong quá trình sƣ̉ dụng đất nông nghiê ̣p, ngƣời sƣ̉ dụng đất vô ý hoă ̣c cố ý có hành vi vi pha ̣m nhƣ sử dụng đất không đúng mục đích, cố ý hủy hoại đất, đất bị lấn chiếm, ngƣời sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc … .thì việc nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc coi là biệ n pháp chế tài nhằm tƣớc đi quyền sử dụng đất của ngƣời vi phạm . Viê ̣c thu hồi đất nông nghiê ̣p trong trƣờng hợp này cũng nhƣ trong các trƣờng hợp đƣơng nhiên chấm dƣ́ t sƣ̉ dụng đất theo pháp luâ ̣t , tƣ̣ nguyê ̣n và do có nguy cơ đe dọa tính ma ̣ng con ngƣời là hoàn toàn cần thiết , dễ dàng nhâ ̣n đƣợc sƣ̣ đồng thuâ ̣n của đông đảo ngƣời dân. Trong thƣ̣c tế , viê ̣c thu hồi đất nói chung , đất nông nghiê ̣p n ói riêng lại xuất phát tƣ̀ nhu cầu của Nhà nƣớc vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia , công cộng. Luâ ̣t Đất đai năm 2013 đã quy đi ̣nh rõ nhƣ̃ng trƣờng hợp thâ ̣t cần thiết mà Nhà nƣớc phải thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ta ̣i Điều 61, Điều 62. Việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc gia, công cộng chỉ đƣợc đặt ra trong các trƣờng hợp: Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trƣơng đầu tƣ mà phải thu hồi đất ; Thƣ̣c hiê ̣n các dƣ̣ án do Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận , quyết định đầu tƣ mà phải thu hồi đất ; Thƣ̣c hiê ̣n các dƣ̣ án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất . Đồng thời, theo Luâ ̣t Đất đai năm 2013, trƣờng hợp Nhà nƣớc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội đƣợc Luật Đất đai năm 2013 quy đi ̣nh dƣ̣a trên tiêu chí “phải vì lợi ích của quốc gia , lợi ích chung của cộng đồng ; các dự án mà Nhà nƣớc thu hồi đất để thực hiện căn cứ vào ý nghĩa , tính chất quan trọng của dự án với việc phát triển
  • 23. 12 kinh tế xã hội của quốc gia , lợi ích chung của cộng đồng , không có phân biê ̣t dƣ̣ án đó thuộc thành phần kinh tế nào. Đất nƣớc ta trong giai đoạn phát triển , để thực hiện mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020, nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiê ̣p theo hƣớng hiê ̣n đa ̣i” nhƣ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI [17, tr31] đề ra cũng nhƣ phục vụ yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi Nhà nƣớc phải xây dựng hệ thống cơ sở ha ̣tầng nhằm cải thiê ̣n , nâng cao đời sống của ngƣời dân . Điều này dẫn đến việc Nhà nƣớc phải chuyển mục đích sử dụng của một số loại đất sang mục đích khác cũng nhƣ phù hợp với quy hoa ̣ch . Xét về quy mô, diện tích cũng nhƣ giá trị thì việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu quy hoạch khi diện tích đất nông nghiệp đƣợc thu hồi thƣờng rộng, dễ đầu tƣ, xây dựng mới hoàn toàn và giá trị đền bù thấp hơn các loại đất phi nông nghiệp khác. So với việc thu hồi các loại đất khác thì một mặt nào đó, việc thu hồi đất nông nghiệp có thể làm tăng giá trị của mảnh đất, từ đất nông nghiệp sau khi đƣợc thu hồi, thay đổi mục đích sử dụng thành đất ở , giá trị của nó có thể tăng lên rất nhiều lần . Tuy nhiên thu hồi đất nông nghiệp cần phải đƣợc xem xét tính toán khoa học , chiến lƣợc lâu dài bảo đảm cân bằng hài hòa giƣ̃a tăng trƣởng phá t triển kinh tế với bảo đảm an ninh lƣơng thƣ̣c, sƣ̣ phát triển bền vƣ̃ng về kinh tế , chính trị của quốc gia . Việc thu thu hồi đất nông nghiệp là cần thiết nhƣng viê ̣c thu hồi đất nông nghiê ̣p sẽ là hợp lý , nhâ ̣n đƣợc sƣ̣ đồng thuâ ̣n của ngƣời dân chỉ khi đất sau khi thu hồi đƣợc Nhà nƣớc khai thác và sƣ̉ dụng có hiê ̣u quả gắn chă ̣t với các mục đích quốc phòng , an ninh, lợi ích quốc gia , lợi ích công cộng và vì mục tiêu phát triển kinh tế và cùng với đó là chính sách bồi thƣờng , hỗ trợcho ngƣời có đất bi ̣thu hồi một cách thỏa đáng , bên cạnh đó là sự bố trí việc làm gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lí, cân bằng. Nhìn chung xuất phát từ vai trò của đất nông nghiệp , cũng nhƣ những đặc trƣng của thu hồi đất nông nghiệp so với các loại đất khác mà trong quá trình điều chỉnh, quản lý nhà nƣớc về bồi thƣờng , hỗ trợcho ngƣời có đất nông nghiệp bị thu hồi Nhà nƣớc cần có những quy định phù hợp với thực tế quy hoạch, sử dụng đất
  • 24. 13 nông nghiệp, bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể trong quan hệ thu hồi đất, GPMB. 1.2. Khái quát về bồi thƣờng, hỗ trợkhi Nhà nƣớ c thu hồi đất nông nghiê ̣p. 1.2.1. Cơ sở của viê ̣c quy đi ̣nh về bồi thường , hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiê ̣p Các quy định về bồi thƣờng , hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p đƣợc xây dƣ̣ng trên cơ sở lý luâ ̣n và thƣ̣c tiễn chủ yếu sau: Thƣ́ nhất, dƣ̣a trên chế độchính sách bảo hộquyền sở hƣ̃u tài sản hợp pháp của cá nhân. Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhâ ̣n và bảo hộquyền sở hƣ̃u tƣ nhân về tài sản: “Quyền sở hữu về tà i sản của công dân Việt Nam được bảo đảm” (Điều 12). Quyền này tiếp tục đƣợc khẳng đi ̣nh tr ong các bản Hiến pháp tiếp đó . Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp phá p , của cải để dành , nhà ở tư liệu sinh hoạt , tư liệu sản xuất , vốn và cá c tài sản khác trong doanh nghiệp...Nhà nước bảo hộ quy ền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” (Điều 58). Đặc biệt Hiến pháp mới năm 2013 đã khẳng đi ̣nh quyền đƣợc bảo hộ, bồi thƣờng về tài sản: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừ a kế được phá p luật bảo hộ . Trườ ng hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp , phòng, chống thiên tai , Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thườ ng tà i sản của tổ chứ c , cá nhân theo giá thị trường .” (Điều 32). Nhƣ vậy, quyền sở hƣ̃u tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chƣ́ c luôn đƣợc Hiến pháp năm 2013 ghi nhâ ̣n và bảo hộ. Khi Nhà nƣớc thu hồi đất thì tài sản hợp pháp của cá nhân gắn liền với đất bi ̣thu hồi cần đƣợc bồi thƣờng theo giá thi ̣trƣờng ta ̣i thời điểm bi ̣thu hồi . Đất nông nghiệp đƣợc coi là tƣ liệu sản xuất quan trọng nhất đối với ngƣời dân, là nguồn sống , là văn hóa của họ . Một khi N hà nƣớc tiến hành thu hồi đất để thƣ̣c hiê ̣n nhƣ̃ng mục đích nhất đi ̣nh là đã cha ̣m tới quyền lợi thiết thƣ̣c của ngƣời dân. Do đó, viê ̣c quy đi ̣nh bồi thƣờng, hỗ trợlà điều hết sƣ́ c cần thiết. Khác với nhiều nƣớc trên thế giới , chế độsở hƣ̃u đất đai của nƣớc ta l à chế độsở hƣ̃u toàn dân mà đa ̣i diê ̣n chủ sở hƣ̃u là nhà nƣớc . Theo Điều 53 Hiến pháp năm 2013 “Đất đai, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nƣớc đầu tƣ, quản lý là
  • 25. 14 tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Thƣ̣c hiê ̣n quyền sở hƣ̃u nhà nƣớc về đất đai , Nhà nƣớc giao đất cho cá nhân, tổ chƣ́ c sƣ̉ dụng ổ n đi ̣nh lâu dài. Theo quy đi ̣nh, ngƣời sƣ̉ dụng đất đƣợc trao các quyền năng tƣơng tự nhƣ quyền của chủ sỡ hữ đất đai (quyền sƣ̉ dụng ,quyền chiếm hƣ̃u, quyền đi ̣nh đoa ̣t nhƣ chuyển nhƣợng , thƣ̀ a kế, tă ̣ng cho, thế chấp quyền sƣ̉ dụng đất...). Tuy nhƣ̃ng quyền năng này bi ̣ha ̣n chế bởi một số điều kiê ̣n , quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t nhƣng quyền sƣ̉ dụng đất hoàn toàn có thể đƣợc xem nhƣ là quyền tài sản . PGS.TS Pha ̣m Duy Nghĩa thƣ̀ a nhâ ̣n : “Quyền sử dụng đất tuy chƣa đạt tới sở hữu tƣ nhân tuyệt đối, song đã trở thành một quyền tài sản quan trọng” [22]. Vì là loại quyền về tài sản đặc biệt , quyền sƣ̉ dụng đất đƣợc nhà nƣớc và pháp luâ ̣t công nhâ ̣n và bảo hộ. Đây là cơ sở để Nhà nƣớc thƣ̣c hiê ̣n công tác bồi thƣờng, hỗ trợcho ngƣời bi ̣thu hồi đất . Quyền đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợkhi có đất bi ̣thu hồi chính là sự củng cố quyền của ngƣời sử dụng đất , một cách thể hiê ̣n rõ hình thƣ́ c sở hƣ̃u toàn dân về đất đai trong điều kiê ̣n kinh tế thi ̣trƣờng phát triển nhƣ hiê ̣n nay. Thƣ́ hai, xuất phát tƣ̀ bản chất của nhà nƣớc Việt Nam : Trƣớc hết, nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của dân, do dân, về cơ bản lợi ích của nhà nƣớc đồng nhất với lợi ích của nhân dân . Do đó , Nhà nƣớc thu hồi đất của ngƣời dân khiến họ phải thay đổi cuộc sống thì Nhà nƣớc phải có nghĩa vụbồi thƣờng và thƣ̣c hiê ̣n hỗ trợgiúp ngƣời dân sớm ổn đi ̣nh cuộc sống . Hơn nƣ̃a, để phát huy nội lƣ̣c, tinh thần đoàn kết dân tộc, khơi dâ ̣y lòng tin , sƣ̣ đồng thuâ ̣n của ngƣời dân vào Đảng , Nhà nƣớc thì Nhà nƣớc cần có sƣ̣ tôn trọng và bảo vê ̣quyền lợi chính đáng của ngƣời dân . Các quy đi ̣nh về bồi thƣờng, hỗ trợcho ngƣời bi ̣thu hồi đất nông nghiê ̣p xuất phát tƣ̀ lợi ích của ngƣời dân và cũng chính là xuất phát từ nhu cầu tồn tại , sƣ̣ phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc. Thƣ́ ba, dƣ̣a trên hâ ̣u quả của viê ̣c thu hồi đất nông nghiê ̣p. Khi Nhà nƣớc thu hồi đất vào nhƣ̃ng mục đích nhất đi ̣nh , thiê ̣t ha ̣i về lợi ích của ngƣời sƣ̉ dụng đất nông nghiê ̣p là không tránh khỏi. Hâ ̣u quả của viê ̣c thu hồi đất nông nghiê ̣p để la ̣i cho ngƣời sƣ̉ dụng đất rất nă ̣ng nề , ảnh hƣởng đến nguồn sống , sƣ̣ phát triển tƣơng lai sau này. Nếu nhƣ khi thu hồi đất ở , Nhà nƣớc có thể bồi thƣờng bằng tiền , bằng
  • 26. 15 đất khác, bằng viê ̣c tái đi ̣nh cƣ nhƣng đối với đất nông nghiê ̣p không đơn giản là bồi thƣờng bằng đất, bằng tiền. Viê ̣c bồi thƣờng bằng tiền có thể bù đắp giá tri ̣thƣ̣c tế hiê ̣n ta ̣i của mảnh đất bi ̣thu hồi nhƣng không thể bù đắp nguồn sống , thu nhâ ̣p của hộ gia đình, cá nhân trong thời gian dài, viê ̣c bồi thƣờng bằng đất khó có sƣ̣ phù hợp bởi đă ̣c tính, thói quen canh tác...Để ổn đi ̣nh, xây dƣ̣ng nền kinh tế nhiều thành phần, vâ ̣n hành theo đi ̣nh hƣớng xã hội chủ nghĩa , Nhà nƣớc cần giải quyết hài hòa , triê ̣t để hâ ̣u quả của viê ̣c t hu hồi đất nông nghiê ̣p . Chính vì vậy mà Nhà nƣớc cần quan tâm đến viê ̣c xây dƣ̣ng chính sách pháp luâ ̣t về bồi thƣờng , hỗ trợkhi thu hồi đất nói chung, đất nông nghiê ̣p nói riêng. Với hơn 60% dân số là nông dân [35], dƣới góc độquản lý , các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p sẽ giúp Nhà nƣớc thƣ̣c hiê ̣n tốt công tác này , góp phần quản lý đất đai một cách hiệu quả đồng thời nhận đƣợc sƣ̣ ủng hộcủa ngƣời dâ n không chỉ với chính sách , pháp luật về đất đai mà còn với các chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế, chính trị khác. 1.2.2. Khái niệm pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Theo Tƣ̀ điển Tiếng Viê ̣ t, bồi thƣờng là đền bù nhƣ̃ng tổn ha ̣i đã gây cho ngƣời ta [40]. Trong cuộc sống hàng ngày, “bồi thƣờng” đƣợc sƣ̉ dụng trong trƣờng hợp một ngƣời có hành vi gây thiê ̣t ha ̣i cho ngƣời khác và phải đền bù cho ngƣời bi ̣ thiê ̣t ha ̣i nhƣ̃ng tổn thất do hành vi của mình gây ra. Trong quan hê ̣pháp luâ ̣t, trách nhiệm bồi thƣờng đƣợc đặt ra khi một chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác. Đó có thể là bồi thƣờng thiê ̣t ha ̣i trong dân sƣ̣, bồi thƣờng nhà nƣớc... Trong quan hê ̣pháp luâ ̣t đất đai, thuật ngữ “bồi thƣờng” đã đƣợc đề câ ̣p tƣ̀ rất sớm. Tuy nhiên , đến khi Luâ ̣t Đất đai 1987 ra đời , Hội đồng bộtrƣởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết đi ̣nh số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 quy đi ̣nh “Về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rƣ̀ ng khi chuyển sang sƣ̉ dụng vào mục đích khác”, thuâ ̣t ngƣ̃ “bồi thƣờng” đƣợc thay thế bằng thuâ ̣t ngƣ̃ “đền bù thiê ̣t ha ̣i” . Viê ̣c sƣ̉ dụng thuâ ̣t n gƣ̃ này làm ngƣời ta nghĩ ngay đến viê ̣c đƣợc đền bù 100% giá trị của mảnh đất thu hồi, đền bù những thiệt hại do hành vi thu hồi đất gây ra [21, tr9].
  • 27. 16 Còn thuật ngữ “bồi thƣờng” lại cho thấy rằng , Nhà nƣớc chỉ bồi thƣờng nhƣ̃ng giá trị, thiê ̣t ha ̣i hợp lý về đất đai và tài sản cho ngƣời có đất bi ̣thu hồi , kèm theo đó có thể là nhƣ̃ng cơ chế hỗ trợcho ngƣời sƣ̉ dụng đất. Khi Luâ ̣t Đất đai năm 2001 sƣ̉ a đổi, bổ sung một số điều của Luâ ̣t Đất đai năm 1993 đƣợc Quốc hội ban hành, thuâ ̣t ngƣ̃ “bồi thƣờng” đƣợc sƣ̉ dụng trở lại và tiếp tục xuất hiê ̣n trong Luâ ̣t Đất đai năm 2003. Theo đó, “Bồi thườ ng khi Nhà nướ c thu hồi đất là việc Nhà nướ c trả lại giá tri ̣quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho ngườ i bi ̣thu hồi đất” (Khoản 6, Điều 4 Luâ ̣t Đất đai năm 2003). Quan điểm này chƣa thật toàn diện , bởi lẽ nếu quy đi ̣nh bồi thƣờng là viê ̣c Nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụ ng đất là không đúng. Giá trị của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp không bao giờ giƣ̃ nguyên ban đầu mà luôn tăng thêm do có sƣ̣ cải tạo, đầu tƣ của con ngƣời. Bên ca ̣nh viê ̣c bồi thƣờng giá tri ̣quyền sƣ̉ dụng đất , Nhà nƣớc còn có các chính sách bồi thƣờng với tài sản trên đất, nhƣ̃ng chi phí đầu tƣ vào đất. Chẳng ha ̣n thƣ̣c tế trƣờng hợp Nhà nƣớc giao đất nông nghiê ̣p không thu tiền cho hộgia đình, cá nhân Nhà nƣớc vẫn tiến hành bồi thƣờng chi phí đầu tƣ vào đất. Nhằm có cách hiểu rõ ràng hơn về đi ̣nh nghĩa này, tách bạch rạch ròi giữa bồi thƣờng về đất và bồi thƣờng về tài sản , Luâ ̣t Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành tƣ̀ ngày 01/7/2014 tại Khoản 12 Điều 3 đã giải thích rõ “Bồi thườ ng về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất” còn những vấn đề bồi thƣờng về tài sản gắn liền với đất , nhƣ̃ng chi phí đầu tƣ vào đất đƣợc quy đi ̣nh cụthể hơn ta ̣i các điều luâ ̣t khác . Bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất về cơ bản vẫn có một số đặc trƣng sau: - Bồi thƣờng nhà nƣớc là hâ ̣u quả pháp lý trƣ̣c tiếp do hành vi thu hồi đất của Nhà nƣớc, nó chỉ phát sinh sau khi có quyết định hành chính của về thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền. - Bồi thƣờng là trách nhiê ̣m của Nhà nƣớc nhằm bù đắp tổn thất về quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sƣ̉ dụng đất do hành vi thu hồi đất của Nhà nƣớc. - Ngƣời bi ̣nhà nƣớc thu hồi đất không chỉ đƣợc bồi thƣờng về đất mà còn đƣợc bồi thƣờng về tài sản trên đất và đƣợc xem xét , hỗ trợgiải quyết các vấn đề mang tính xã hội nhƣ ổn đi ̣nh đời sống, ổn định sản xuất, chuyển đổi viê ̣c làm...
  • 28. 17 - Viê ̣c bồi thƣờng chỉ đƣợc áp dụng với các đối tƣợng bi ̣thu hồi đất đáp ƣ́ ng nhƣ̃ng điều kiê ̣n nhất đi ̣nh theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t. Tƣ̀ nhƣ̃ng phân tích, căn cƣ́ trên ta có thể hiểu đầy đủ về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p là viê ̣c Nhà nƣớc bù đắp nhƣ̃ng thiê ̣t ha ̣i , tổn ha ̣i về đất và tài sản, chi phí đầu tƣ trên đất do hành vi thu hồi đất nông nghiê ̣p gây ra cho ngƣời sƣ̉ dụng đất đáp ƣng các quy định của pháp luật về đất đai . Pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình nhà nƣớc bồi thƣờng về đất, tài sản, chi phí đầu tƣ trên đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. Pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp là một lĩnh vực pháp luật khá nhạy cảm. Bên cạnh việc chịu sự chi phối bởi hình thức sở hữu toàn dân về đất đai pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp còn có những đặc trƣng riêng nhƣ: cơ sở để bồi thƣờng trong pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp không chỉ dựa trên những thiệt hại thực tế mà ngƣời nông dân phải gánh chịu ngay tại thời điểm thu hồi mà còn tính đến các thiệt hại trong tƣơng lai bởi vai trò không gì thay thế đƣợc của đất nông nghiệp với ngƣời nông dân, khác với chủ thể khác, các loại đất khác, đất nông nghiệp là tƣ liệu sản xuất chính trong nghề nông, nghề nghiệp duy nhất của ngƣời nông dân. Ngoài ra, pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp áp dụng chủ yếu đối với cá nhân, hộ nông dân ở nông thôn là sự kết hợp đan xen hài hòa giữa nhiều biện pháp khác nhau: biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế, thuyết phục và cƣỡng chế. Đặc biệt, ở mỗi địa phƣơng khác nhau khi thực hiện việc bồi thƣờng đối với ngƣời nông dân bị thu hồi đất thì bên cạnh việc tuân thủ các quy định chung của pháp luật cần chú trọng đặc điểm vùng miền, đặc điểm của các loại đất để có định hƣớng, quy định phù hợp. 1.2.3. Khái niệm pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Bên ca ̣nh thuâ ̣t ngƣ̃ bồi thƣờng, trong các văn bản pháp luâ ̣t hiê ̣n hành còn đề câ ̣p đến khái niê ̣m hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất. Theo tƣ̀ điển Tiếng Viê ̣t , hỗ trợđƣợc hiểu là giúp thêm , góp thêm vào [40]. Hoạt động này bao gồm hỗ trợ về vật chất và hỗ trợ về tinh thần. Trong mối quan hê ̣giƣ̃a nhà nƣớc và ngƣời bi ̣thu hồi đất , bên ca ̣nh viê ̣c bồi
  • 29. 18 thƣờng, để giúp ngƣời bị thu hồi đất vƣợt qua khó khăn , ổn định sản xuất thì bên cạnh việc bồi thƣờng Nhà nƣớc phải thực hiện hỗ trợ. Luâ ̣t Đất đai năm 2003 quan niê ̣m: “Hỗ trợ khi Nhà nướ c thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đà o tạo nghề mớ i , bố trí việc là m mớ i, cấp kinh phí để di dờ i đến đi ̣a điểm mớ i” (Khoản 7, Điều 4). Khái niệm này mới chỉ đƣa dừng lại ở việc đƣa ra một số hình thức hỗ trợ cho ngƣời bị thu hồi nhƣ đào ta ̣o nghề m ới, bố trí viê ̣c làm mà không bao quát đƣợc hết các chính sách hỗ trợ, đồng thời không ta ̣o đƣợc hƣớng cho các đi ̣a phƣơng linh hoa ̣t trong các trƣờng hợp hỗ trợ. Luâ ̣t Đất đai năm 2013 làm rõ khái niệm hỗ trợ bằng việc nhấn mạnh mục đích của hoa ̣t động này khi đi ̣nh nghĩa “hỗ trợ khi Nhà nướ c thu hồi đất là việc Nhà nướ c trợ giúp cho ngườ i có đất thu hồi để ổn đi ̣nh đờ i sống , sản xuất và phát triển” ( Khoản 13 Điều 3). Qua đó, có thể hiểu, hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p là viê ̣c Nhà nƣớc giúp đỡ ngƣời có bi ̣thu hồi đất nông nghiê ̣p ổn đi ̣nh đời sống, sản xuất và phát triển thông qua một số hoa ̣t động nhƣ đào ta ̣o nghề mới , bố trí, tìm kiếm viê ̣c làm.... Pháp luật về hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình Nhà nƣớc triền hành hỗ trợ cho ngƣời dân khi thu hồi đất nông nghiệp. Có thể thấy, bồi thƣờng vàhỗ trợđều là hâ ̣u quả pháp lý trƣ̣c tiếp do hành vi thu hồi đất của Nhà nƣớc gây ra. Hai hoa ̣t động này đều nhằmbảo đảm quyền và lợi ích của ngƣời bi ̣thu hồi đất, giảm bớt nỗi bức xúc khi có những thiệt hại xảy ra. Nếu nhƣ bồi thƣờng đóng vai trò chủ đa ̣o trong viê ̣c bù đắp nhƣ̃ng tổn thất của ngƣời có đất bi ̣thu hồi, có tính chất quyết định, đánh giá trách nhiê ̣m của Nhà nƣớc đối với ngƣời có đất bi ̣thu hồi thì hỗ trợlà viê ̣c Nhà nƣớc giải quyết các hê ̣quả sau bồi thƣờng. Nói cách khác, hỗ trợlà một giải pháp nằm trong bồi thƣờng, bù đắp nhữngthiếu hụt mà bồi thƣờng chƣa giải quyết đƣợc. Bởi lẽ, khi Nhà nƣớc thu hồi đất, đă ̣c biê ̣t là đất nông nghiê ̣p, lấy đi tƣ liê ̣u sản xuất, nguồn sống chính của ngƣời dân thì bên ca ̣nh nhƣ̃ng thiê ̣t ha ̣i về vâ ̣t chất nhìn thấy đƣợc là những hệ lụy về tinh thần, viê ̣c làm, khó khăn phải học nghề mới, phải thay đối tƣ duy lao động. Chính vì vâ ̣y mà bồi thƣờng và hỗ trợlà hai biê ̣n pháp thƣờng
  • 30. 19 song hành với nhau để thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nƣớc khi thu hồi đất. 1.2.4. Khái niệm áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Các văn bản QPPL đƣợc ban hành ra nhằm điều chỉnh những mối quan hệ nhất định. Những quy tắc xử sự chung ấy chỉ thực sự có giá trị khi đƣợc thực hiện, áp dụng hiệu quả trong cuộc sống. Thực hiện pháp luật bao gồm các hình thức: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nƣớc thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổi chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể [24, tr495]. Áp dụng pháp luật không chỉ là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nƣớc mà còn là cách thức Nhà nƣớc tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật. Hoạt động này là sự thể hiện rõ ràng tính quyền lực của nhà nƣớc, các cơ quan nhà nƣớc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện những hoạt động áp dụng pháp luật nhất định bảo đảm phải tuân thủ chặt chẽ các thủ tục do pháp luật quy định, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc. Đối tƣợng của hoạt động áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong QPPL [24, tr501]. Thực hiện việc quản lý nhà nƣớc, việc áp dụng pháp luật rất đa dạng, phong phú trong nhiều lĩnh vực. Thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp là một hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai. Áp dụng pháp luật trong bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp thực chất là quá trình các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ, vai trò quản lý nhà nƣớc của mình trong lĩnh vực đất đai theo các quy định pháp luật đã đề ra. Trong từng trƣờng hợp, các quy định của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp sẽ đƣợc các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn áo dụng. Việc áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp dựa trên tình hình thực tế thu hồi đất nhƣ: diện tích đất nông nghiệp thu hồi đƣợc
  • 31. 20 bồi thƣờng, điều kiện bồi thƣờng, đối tƣợng có đất nông nghiệp bị thu hồi, tình hình thực tế sử dụng đất nông nghiệp….để áp dụng chính xác quy định của pháp luật. Thực tế trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp việc áp dụng đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật không phải điều đơn giản khi các quy định của pháp luật về đất đai nói chung, về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp nói riêng tuy khá nhiều nhƣng không đầy đủ, mâu thuân, chồng chéo và luôn có sự sửa đổi. Bên cạnh đó, do sự phong phú, đa dạng về các loại đất nông nghiệp, về điều kiện thực tế của từng địa phƣơng mà việc áp dụng pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp trong các trƣờng hợp cụ thể lại dẫn đến sự mất công bằng, không bảo đảm đƣợc quyền và lợi ích của ngƣời có đất bị thu hồi. Áp dụng pháp luật đúng, đầy đủ, tuân thủ chặt chẽ trình tự luật định sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ thu hồi, GPMB. Nếu áp dụng trái các quy định của pháp luật sẽ dẫn đến sự bất bình trong dƣ luận, những tranh chấp, khiếu kiện kéo dài gây bất ổn chính trị, xã hội. Vì vậy, bên cạnh việc các quy định của pháp luật phải phù hợp với thực tiễn, đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân trọng quan hệ thu hồi đất nông nghiệp thì để những quy định đó đi vào cuộc sống, ngƣời làm công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất phải có sự am hiểu về pháp luât, chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt để đƣa ra những quyết định áp dụng pháp luật đúng đắn. 1.3. Sơ lƣợc pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp 1.3.1. Giai đoạn trướ c khi ban hành Luật Đất đai năm 1993 Lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật về bồi thƣờ ng, hỗ trợkhi nhà nƣớc thu hồi đất nói chung, đất nông nghiê ̣p nói riêng hình thành tƣ̀ rất sớm. Năm 1953, Luâ ̣t Cải cách ruộng đất đƣợc ban hành , lần đầu tiên Nhà nƣớc ta quy đi ̣nh điều khoản về ti ̣ch thu , trƣng thu, trƣng mua ruộng đất nhƣng không cụ thể. Đến khi Hiến pháp năm 1959 ra đời, một nguyên tắc cơ bản về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất đã đƣợc ghi nhận: “chỉ khi nà o thật cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước mới trưng mua hoặc trưng dụ ng, trưng thu có bồi thườ ng thích đá ng cá c
  • 32. 21 tư liệu sản xuất ở thà nh thi ̣và nông thôn trong phạm vi và điều kiện do phá p luật quy đi ̣nh”(Điều 20). Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp , một số văn bản đã đƣợc ban hành nhƣ Thông tƣ số 1792/TTg ngày 11/01/1979 của Phủ Thủ tƣớng về quy đi ̣nh một số điểm ta ̣m thời về bồi thƣờng nhà cƣ̉ a , đất đai, cây cối lâu niên, các hoa màu cho nhân dân ở nhƣ̃ng vùng xây dƣ̣ng kinh tế mở rộng thành phố ; Quyết đi ̣nh số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về tăng cƣờng công tác quản lý ruộng đất trong cả nƣớc . Các quy định về bồi thƣờng mặc dù đã đƣợc ban hành song chƣa đầy đủ thống nhất, mới dƣ̀ ng la ̣i quy đi ̣nh đối với đất ruộng. Sau khi Hiến pháp năm 1980 ra đời, với sƣ̣ ghi nhâ ̣n đất đai thuộc sở hƣ̃u toàn dân do Nhà nƣớc quản lý (Điều 19) và “Khi thật cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước có thể trưng dụng hoặc trưng thu có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tập thể” (Điều 28). Với sƣ̣ thay đổi này, đòi hỏi yêu cầu quản lý đất đai một cách toàn diê ̣n bằng pháp luật, ngày 29/12/1987 lần đầu tiên Luâ ̣t Đất đai đƣợc ban hành. Theo Luật Đất đai năm 1987, Nhà nƣớc có quyền thu hồi đất và “ngườ i bi ̣thu hồi đất được bồi thườ ng thiệt hại thực tế, được bồi hoà n thà nh quản lao động, kết quả đầu tư đã là m tăng giá tri ̣ của đất” (Điều 49). Bên ca ̣nh đó , ngoài việc xác định trách nhiệm đền bù của Nhà nƣớc “Khi đất đang sử dụng bi ̣thu hồi vì nhu cầu của Nhà nướ c hoặc xã hội thì được đền bù thiệt hại thực tế và được giao đất khác”(Điều 48). Thời kỳ này, thuâ ̣t ngƣ̃ “đền bù” đƣợc sử dụng thay cho thuật ngữ “bồi thƣờng”. Ngƣời bi ̣thu hồi đất không đƣợc hƣởng khoản tiền đền bù về đất bởi lẽ, ai có nhu cầu sƣ̉ dụng đất thì đƣợc Nhà nƣớc giao đất, họ đƣợc giao đất chứ không mất tiền. Hiến pháp năm1992 tiếp tục khẳng đi ̣nh nguyên tắc Nhà nƣớc bảo hộquyền lợi hợp pháp về tài sản của công dân đã đƣợc : “Tà i sản hợp phá p của cá nhân, tổ chứ c không bi ̣quốc hữu hóa. Trong trườ ng hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường” (Điều 23). Đây là cơ sở để có nhƣ̃ng chính sách, thay đổi của pháp luâ ̣t về bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đấtsau này. 1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Luật Đất đai năm 1993 đến khi ban hành Luật Đất đai năm 2003
  • 33. 22 Ngày 14/7/1993 Quốc hội đã thông qua Luâ ̣t Đất đai mới có hiê ̣u lƣ̣c thi hành tƣ̀ ngày 15/10/1993. Luâ ̣t Đất đai năm 1993 đã có quy đi ̣nh trƣ̣c tiếp đến viê ̣c bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p: “Trong trườ ng hợp cần thiết , Nhà nướ c thu hồi đất đang sử dụng của ngườ i sử dụng đất để sử dụng và o mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc g ia, lợi ích công cộng thì ngườ i bi ̣thu hồi đất được đền bù thiệt hại” (Điều 27), đồng thời khẳng đi ̣nh rõ quyền lợi của ngƣời có đất bi ̣thu hồi “đƣợc bồi thƣờng thiê ̣t ha ̣i về đất khi bi ̣thu hồi” (Khoản 6 Điều 74). Thể chế hóa các quy đi ̣nh của Luâ ̣t Đất đai năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 quy đi ̣nh về viê ̣c đền bù thiê ̣t ha ̣i khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sƣ̉ dụng vào mục đích quốc phòng , an ninh, lợi ích quốc gia , lợi ích công cộng và Nghi ̣đi ̣nh số 87/CP ngày 17/8/1994 quy đi ̣nh khung giá các loa ̣i đất , giá đất này làm căn cứ cho việc tính tiền đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất . Sau đó là Nghi ̣đi ̣nh số 17/1998/NĐ-CP ngày 21/3/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 4 của Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994; Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về viê ̣c đền bù thiê ̣t ha ̣i khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quố c phòng, an ninh, lợi ích quốc gia , lợi ích công cộng thay thế Nghi ̣đi ̣nh số 90/CP ngày 17/8/1994. Với sƣ̣ ra đời của Luâ ̣t sƣ̉ a đổi , bổ sung một số điều của Luâ ̣t Đất đai năm 2001 ngày 29/6/2001, thuâ ̣t ngƣ̃ “đền bù” khi Nhà nƣớ c thu hồi đất đã đƣợc thay thế bằng thuâ ̣t ngƣ̃ “bồi thƣờng” cho phù hợp hơn. Nhìn chung với sự ra đời của các văn bảntrên đã tƣ̀ ng bƣớc ta ̣o lâ ̣p đƣợc khung pháp lý quan trọng, đồng bộcho viê ̣c đền bù thiê ̣t ha ̣i khi Nhà nƣớc thu hồi đất sƣ̉ dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 1.3.3. Giai đoạn từ khi ban hành Luật Đất đai năm 2003 đến năm 2013 Đáp ƣ́ ng những thay đổi của đất nƣớc, ngày 26/11/2003 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luâ ̣t Đất đai mới thay thế Luâ ̣t Đất đai năm 1993. Luâ ̣t Đất đai năm 2003 đã dành Mục 4 Chƣơng II để quy đi ̣nh về thu hồi đất và bồi thƣờng , hỗ trợtái đi ̣nh cƣ cho ngƣời có đất bi ̣thu hồi với nhiều sƣ̉ a đổi , bổ sung quan trọng. Đồng thời, để triển khai các quy đi ̣nh mới này , khá nhiều văn bản hƣớng dẫn đã đƣợc ban hành ,
  • 34. 23 tiêu biểu nhƣ Nghi ̣đi ̣nh số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai ; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thƣờng , hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ; Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghi ̣đi ̣nh hƣớng dẫn thi hành Luâ ̣t Đất đai và Nghi ̣đi ̣nh số 187/2004/NĐ-CP về viê ̣c chuyển công ty Nhà nƣớc thành công ty cổ phầ n. Đặc biệt Nghị định số 197/2004/NĐ-CP là văn bản đề câ ̣p trƣ̣c tiếp và toàn diện nhƣng khía cạnh pháp lý về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nói chung, đất nông nghiê ̣p nói riêng , trong đó nhấn ma ̣nh nguyên tắc công khai minh bạch trong thu hồi đất , quan điểm giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nƣớc , của ngƣời sƣ̉ dụng đất và nhà đầu tƣ ...Qua thời gian triển khai thƣ̣c hiê ̣n , Nhà nƣớc tiếp tục ban hành hai văn bản quy định khá chi tiết một số vấn đề sƣ̉ a đổi, bổ sung trong lĩnh vực bồi thƣờng khi nhà nƣớc thu hồi đất , chú trọng các quy định về trình tự thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợvà giá đất khi thu hồi đất : Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy đi ̣nh bổ sung về viê ̣c cấp giấy chƣ́ ng nhâ ̣n quyền sƣ̉ dụng đất , thu hồi đất, thƣ̣c hiê ̣n quyền sƣ̉ dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai ; Nghị định số 69/2009/NĐ- CP ngày 13/8/2009 quy đi ̣nh bổ sung về quy hoa ̣ch sƣ̉ dụng đất , giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ. Luâ ̣t Đất đai năm 2003 và các văn bản hƣớng dẫn đã đáp ứng phần nào các yêu cầu về bồi thƣờng, hỗ trợkhi nhà nƣớc thu hồi đất khi đã có nhƣ̃ng quy đi ̣nh cơ bản. Tuy nhiên, viê ̣c bồi thƣờng, hỗ trợthu hồi đất nói chung , đất nông nghiê ̣p nói riêng vẫn là vấn đề gây bƣ́ c xúc cho cả ngƣời có đất bi ̣thu hồi , nhà đầu tƣ và chính quyền sở ta ̣i. Một số vấn đề nổi cộm nhƣ sƣ̣ thay đổi các quy đi ̣nh về bồi thƣờng , hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất , các dự án treo , viê ̣c thu hồi , bồi thƣờng kéo dài qua nhiều năm, giá đất bồi thƣờng chủ yếu thƣ̣c hiê ̣n theo khung giá nhà nƣớc; sƣ̣ chênh lê ̣ch bồi thƣờng giƣ̃a các dƣ̣ án do có sƣ̣ can thiê ̣p của các nhà đầu tƣ khi chủ động thỏa thuận với ngƣời bị thu hồi dẫn đến sự so bì của ngƣời dân và đòi hỏi giá đất
  • 35. 24 bồi thƣờng cao hơn, không hợp tác trong viê ̣c bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng; viê ̣c chuẩn bi ̣phƣơng án bồi thƣờng , hỗ trợ chƣa đƣợc chính quyền quan tâm và giải quyết thỏa đáng, chƣa có một chế tài đủ ma ̣nh khiến các chủ đầu tƣ có ý thƣ́ c trách nhiê ̣m trong viê ̣c sắp xếp viê ̣c làm cho ngƣời bi ̣thu hồi đất nông nghiê ̣p... 1.3.4. Giai đoạn từ khi ban hành Luật Đất đai năm 2013 đến nay Hiến pháp năm 2013 ra đời, tiếp tục khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, khẳng định đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, guồn lực quan trọng phát triển đất nƣớc đồng thời ghi nhận sự bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân. Việc thu hồi đất cũng nhƣ giải quyết bảo đảm quyền lợi cho ngƣời dân đƣợc khẳng định rõ tại Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức , cá nhân đang sử dụng trong trườ ng hợp thật cần thiết do luật đi ̣nh vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia , công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thườ ng theo quy đi ̣nh của phá p luật ” (Điều 54). Khắc phục nhƣ̃ng bất câ ̣p của Luâ ̣t Đất đai năm 2003, ngày 20/11/2013 Quốc hội đã thông qua Luâ ̣t Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Luâ ̣t Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy đi ̣nh bổ sung, sƣ̉ a đổi, đồng thời cũng đã luâ ̣t hóa nhiều nội dung liên quan đến vấn đề bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp. Đồng thời với viê ̣c ban hành Luâ ̣t Đất đai năm 2013, các văn bản hƣớng dẫn cũng sớm đƣợc ban hành trƣớc khi thời điểm Luật Đất đai mới có hiệu lực để bảo đảm triển khai thƣ̣c hiê ̣n các quy đi ̣nh một cách đồng bộ . Trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợkhi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiê ̣p có thể kể đến các văn bản : Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thƣờng, hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ; Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất ; Thông tƣ số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên môi trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợvà tái đi ̣nh cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Nhƣ vâ ̣y , pháp luật về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nói chung và
  • 36. 25 thu hồi đất nông nghiê ̣p nói riêng đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển khá lâu dài , gắn liền với viê ̣c Nhà nƣớc ban hành các đa ̣o luâ ̣t : Luâ ̣t Đất đai 1987; Luâ ̣t Đất đai năm 1993; Luâ ̣t sƣ̉ a đổi , bổ sung một số điều của Luâ ̣t Đất đai vào năm 1998 và năm 2001, Luâ ̣t Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013. Các quy định trong lĩnh vực này thƣờng xuyên đƣợc sửa đổi , bổ sung và ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, chú trọng việc bù đắp lợi ích vật chất và tinh thần của ngƣời có đất bị thu hồi, đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan h ệ về lợi ích giữa Nhà nƣớc , ngƣời có đất bi ̣thu hồi và ngƣời đƣợc giao đất . 1.4. Nội dung cơ bản của bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp 1.4.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Việc quản lý đất đai nói chung luôn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, đối với vấn đề nhạy cảm, dễ phát sinh khiếu kiện nhƣ bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp thì các quy định của pháp luật càng phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc cơ bản. Nếu nhƣ các quy định các nguyên tắc bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng nằm rải rác tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 (Điều 14 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 và Điều 18 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004) thì Luật Đất đai năm 2013 đã Luật hóa các nguyên tắc này đồng thời tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88 Luật Đất đai năm 2013) và có một điều luật riêng quy định về nguyên tắc hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất (Điều 83 Luật Đất đai năm 2013). Trong đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thƣờng về đất và các nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại về tài sản gắn liền với đất, nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để các bộ, nghành, địa phƣơng và ngƣời thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện. Theo đó, về cơ bản, nguyên tắc bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp thể hiện trên các khía cạnh sau:
  • 37. 26 Thứ nhất, người bị thu hồi đất có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được bồi thường, hỗ trợ. Việc bồi thƣờng đƣợc đặt ra khi Nhà nƣớc thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và vào mục tiêu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ, ngƣời bị thu hồi đất còn phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định: Khoản 1 Điều 74 Luật Đất đai xác định khẳng định nguyên tắc : “Ngƣời sử dụng đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất nếu có đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng quy định tại Điều 75 của Luật này thì đƣợc bồi thƣờng”. Ngoài ra, với các trƣờng hợp không đƣợc bồi thƣờng về đất luật cũng xác định vấn đề bồi thƣờng về chi phí đầu tƣ vào đất còn lại (Khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai năm 2013). Việc bồi thƣờng về tài sản sản xuất, kinh doanh khi Nhà nƣớc thu hồi đất cũng chỉ đƣợc đặt ra khi “chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản được bồi thường” và “Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại” Việc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc xem nhƣ là sự bồi hoàn những thiệt hại trực tiếp mà ngƣời sử dụng đất phải gánh chịu do việc thu hồi đất gây ra. Bên cạnh việc bồi thƣờng về đất, chi phí đầu tƣ vào đất, ngƣời sử dụng đất có đất bị thu hồi còn đƣợc xem xét hỗ trợ: “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ” (Điểm a, Khoản 1 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013). Đối với trƣờng hợp ngƣời trực tiếp sản xuất bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp khác để bồi thƣờng cho việc tiếp tục sản xuất, thì ngoài việc đƣợc bồi thƣờng, còn đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ để ổn định cuộc sống, đƣợc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, bố trí việc làm mới. Điều này là hành động cần thiết bởi vì, đất nông nghiệp không chỉ là tƣ liệu sản xuất đặc biệt mà còn là điều kiện bảo đảm việc làm cho ngƣời nông dân. Khi đất nông nghiệp của họ đã bị thu hồi do nhu cầu của Nhà nƣớc thì Nhà nƣớc phải bồi thƣờng, hỗ trợ không chỉ về mặt vất chất mà còn trong việc đào tạo chuyển đổi nghề,
  • 38. 27 tìm kiếm việc làm mới. Đây không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm xã hội, chính trị, thể hiện rõ tính nhân đạo của Nhà nƣớc. Thứ hai, việc bồi thường bảo đảm đầy đủ các thiệt hại. Khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp, ngƣời dân không chỉ thiệt hại về đất mà còn có những thiệt hại về tài sản trên đất, các hoa lợi, lợi tức thu đƣợc do việc sử dụng đất. Để bảo đảm bồi thƣờng đầy đủ các thiệt hại, phạm vi bồi thƣờng không chỉ dừng lại ở đất bị thu hồi mà còn có bồi thƣờng cả những thiệt hại về tài sản, sản xuất kinh doanh. Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể nguyên tắc bồi thƣờng về đất và về tài sản nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngƣời có đất bị thu hồi. “Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất” (Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013) Nguyên tắc này tạo sự linh hoạt khi cho phép cơ quan thẩm quyền cũng nhƣ ngƣời bị thu hồi đất nông nghiệp lựa chọn đƣợc phƣơng án bồi thƣờng phù hợp. Đối với trƣờng hợp bồi thƣờng bằng đất có cùng mục đích sử dụng đối với ngƣời sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc xem là quy định tích cực, nhằm tạo điều kiện cho ngƣời bị thu hồi đất nông nghiệp tiếp tục đƣợc kinh doanh, sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, việc bồi thƣờng về đất cùng mục đích sử dụng cũng tránh những tiêu cực, lợi dụng, tranh chấp không đang có trong bồi thƣờng đất nông nghiệp. Trong thực tiễn sử dụng đất nông nghiệp, việc vi phạm mục đích sử dụng đất khá phổ biến, đó là việc chuyển từ đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp. Trong những trƣờng hợp này, khi bị thu hồi đất, ngƣời sử dụng đất có thể tìm cách, gây khó khăn, nhân cơ hội để đòi bồi thƣờng với giá đất phi nông nghiệp. Vì vậy, pháp luật cũng quy định rõ, ngƣời sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật nhƣng tự ý sử dụng làm đất phi nông nghiệp thì chỉ đƣợc bồi thƣờng theo đất nông nghiệp. Bồi thƣờng đất cùng mục đích sử dụng là bảo đảm sự công bằng giữa tất cả ngƣời sử dụng đất có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, việc bồi thƣờng bằng đất nông nghiệp trong thực tế chỉ đƣợc triển khai khi quỹ đất nông nghiệp của địa phƣơng còn. Nhƣ đối với Hà Nam, quỹ đất nông