SlideShare a Scribd company logo
1 of 124
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN
PH¸P LUËT VÒ B¶O §¶M QUYÒN Vµ NGHÜA Vô
CñA NG¦êI N¤NG D¢N KHI NHµ N¦íC THU HåI §ÊT §Ó PHôC Vô
CHO C¸C Dù ¸N PH¸T TRIÓN KINH TÕ ë VIÖT NAM HIÖN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN
PH¸P LUËT VÒ B¶O §¶M QUYÒN Vµ NGHÜA Vô
CñA NG¦êI N¤NG D¢N KHI NHµ N¦íC THU HåI §ÊT §Ó PHôC Vô
CHO C¸C Dù ¸N PH¸T TRIÓN KINH TÕ ë VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Nguyễn Thị Thủy Tiên
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO
ĐẢM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÁC
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ...................................................10
1.1. Khái niệm..........................................................................................10
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất và hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất.........10
1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp ................................................................13
1.1.3. Khái niệm về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất...................17
1.1.4. Khái niệm dự án phát triển kinh tế.....................................................18
1.1.5. Khái niệm và đặc điểm pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự
án phát triển kinh tế ở Việt Nam........................................................20
1.2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ
của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho
các dự án phát triển kinh tế ............................................................26
1.2.1. Sự cần thiết của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất..........................................26
1.2.2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người
nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát
triển kinh tế.........................................................................................30
1.3. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để
thực hiện các dự án phát triển kinh tế ...........................................32
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1993..................................................................32
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 ...............................................33
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2003 cho đến nay...................................................35
1.4. Kinh nghiệm thu hồi đất ở một số nước trên thế giới...................36
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN
VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÁC DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ.................................................................40
2.1. Quy định pháp luật về bảo đảm quyền khi Nhà nước thu hồi
đất của người nông dân để phục vụ cho các dự án phát triển
kinh tế ................................................................................................40
2.1.1. Quyền được thông tin của người nông dân khi Nhà nước thu hồi
đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế.................................40
2.1.2. Quyền được bồi thường của người nông dân khi Nhà nước thu
hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế...........................48
2.1.3. Quyền được hỗ trợ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế.......................................61
2.1.4. Quyền được khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất........................68
2.2. Các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người nông dân
khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển
kinh tế ................................................................................................68
2.2.1. Nghĩa vụ cộng tác với cơ quan có thẩm quyền trong việc điều
tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm xác định diện tích đất bị thu hồi......68
2.2.2. Nghĩa vụ giao đất khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan có
thẩm quyền .........................................................................................71
2.3. Những điểm mới và tồn tại của Luật Đất đai năm 2013 trong
vấn đề thu hồi đất của người nông dân để thực hiện các dự
án phát triển kinh tế.........................................................................73
2.3.1. Những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013....................................73
2.3.2. Những điểm còn tồn tại......................................................................75
2.4. Tính khả thi của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ
của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện
các dự án phát triển kinh tế.............................................................86
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
NGƯỜI NÔNG DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ
PHỤC VỤ CHO CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ..........101
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa
vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ
cho các dự án phát triển kinh tế ...................................................101
3.2. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của
các quy định về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông
dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát
triển kinh tế.....................................................................................104
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu hồi đất để phát
triển kinh tế vì lợi ích quốc gia công cộng.......................................104
3.2.2. Tiếp tục sửa đổi các quy định về khung giá đất cho phù hợp với
thực tiễn............................................................................................107
3.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thu hồi đất...........107
3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho người dân khi thu hồi đất .......108
3.2.5. Tổ chức tốt công tác xây dựng quỹ nhà đất tái định cư và giải
phóng mặt bằng................................................................................108
3.2.6. Nhanh chóng ổn định cuộc sống cho cộng đồng .............................108
3.2.7. Giải quyết việc làm ..........................................................................109
3.2.8. Xây dựng và củng cố Tổ chức phát triển quỹ đất ............................111
KẾT LUẬN..................................................................................................112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................114
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTGPMB: Bồi thường giải phóng mặt bằng
HĐXX: Hội đồng xét xử
THĐ: Thu hồi đất
UBND: Uỷ ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá mà thiên nhiên đã ban
tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động
kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất
không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp, là yếu tố
đầu vào có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, đồng thời là môi
trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc
sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi
quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và tương lai.
Ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là đại diện
chủ sở hữu, vì vậy Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối
với người sử dụng đất. Việt Nam là nước có bình quân đầu người về đất nông
nghiệp thuộc loại thấp nhất thế giới. Trong khi bình quân chung của thế giới
là 4000m2
/ người thì ở Việt Nam là khoảng 1000m2
/ người. Là một nước
chậm phát triển, hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai
là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư. Vì vậy để đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm cho xã hội thì
vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng
trong sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Nhà
nước với tư cách là chủ đầu tư lớn nhất có nhiệm vụ xây dựng các cơ sở kinh
tế, hạ tầng xã hội, sử dụng đất vào mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng
bảo vệ chủ quyền quốc gia cùng với các chủ đầu tư khác có nhu cầu sử dụng
đất rất lớn. Trong khi đó, những diện tích Nhà nước có nhu cầu sử dụng lại do
những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang có quyền sử dụng do được giao đất,
2
thuê đất, do nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng
đất. Do vậy, vì lợi ích của xã hội những người đang sử dụng đất phải chấp
hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước.
Thu hồi đất là một vấn đề nổi cộm và nhức nhối ở nước ta hiện nay.
Thực tiễn thực hiện quá trình này còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Ở hầu hết
các địa phương, hàng loạt các đơn thư khiếu nại của người dân liên quan liên
quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư ổn định đời sống, giải
quyết việc làm diễn ra rất căng thẳng, đặc biệt là trường hợp thu hồi đất của
người nông dân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Đời sống của người
nông dân phụ thuộc hoàn toàn vào cây lúa, khi bị thu hồi đất đồng nghĩa với
việc họ mất đất sản xuất. Nhiều dự án treo, nhiều công trình xây dựng dang
dở vẫn đang chờ tháo gỡ. Về phía doanh nghiệp đang mong đợi một cơ chế
đầu tư thông thoáng, một hành lang pháp lý an toàn dễ chịu để nhanh chóng
có “đất sạch” đầu tư. Còn người nông dân đang mong đợi một cơ chế bồi
thường hợp lý để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Để quá trình thu hồi đất diễn ra trong một trật tự ổn định, nhanh chóng
và thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và
đô thị hoá nông thôn, quan hệ thu hồi đất phải công bằng, có nghĩa là vừa
đảm bảo được lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư và toàn xã hội vừa phải
đảm bảo lợi ích của người nông dân. Tuy nhiên trong mối quan hệ này, người
nông dân bị mất đất sản xuất trên thực tế vẫn phải chịu thiệt thòi vì mức giá
bồi thường chưa hợp lý, tái định cư và giải quyết việc làm sau khi bị thu hồi
đất vẫn là nỗi băn khoăn lo lắng của đa số nông dân có đất bị thu hồi. Do đó
dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, các dự án bị đình trệ không thể tiến
hành bồi thường giải phóng mật bằng. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn
thiện các quy định của pháp luật đất đai để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của
người nông dân trong quá trình Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án
3
phát triển kinh tế có vai trò trong việc giải quyết vấn đề bức xúc trong quan
hệ thu hồi đất, giúp cho quá trình này diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Pháp luật về bảo đảm quyền và
nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các
dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay”.
Mặc dù đã giành nhiều thời gian và tâm huyết cho việc hoàn thành
khoá luận song do vốn hiểu biết còn hạn hẹp nên khoá luận không tránh khỏi
những sai sót, khuyết điểm. Vì vậy tôi chân thành mong được sự chỉ dẫn, góp
ý cho những thiếu sót để khoá luận được hoàn thiện hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu phát triển
kinh tế lớn đã dẫn đến hàng loạt các dự án cần đến mặt bằng để xây dựng cơ
sở hạ tầng. Do đó, vấn đề thu hồi đất nông nghiệp dẫn đến người nông dân
mất đất sản xuất kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực dẫn đến bức xúc trong xã
hội. Nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất xảy ra, nhiều vụ khiếu kiện cũng do
nguyên nhân thu hồi đất gây ra. Do đó hiện nay vấn đề thu hồi đất và pháp
luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
để thực hiện các dự án phát triển kinh tế đang được các nhà khoa học, các nhà
quản lý quan tâm. Trên các tạp chí và các báo viết, báo điện tử đã có nhiều bài
viết đề cập đến vấn đề này như: Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất của Th.S Lê Ngọc Thanh – Tạp chí Tài
nguyên và môi trường kỳ 1, tháng 6/2009, trang 40-42; Một số giải pháp tái
định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp của Phan Văn Thọ - Tổng
cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và môi trường – Tạp chí Tài nguyên và
môi trường kỳ 2 – tháng 5/2009; Giải bài toán lợi ích giữa ba chủ thể: Nhà
nước, người có đất bị thu hồi và chủ đầu tư khi thu hồi đất của Th.S Đặng
Đức Long, Tạp chí Tài nguyên và môi trường kỳ 1 – 5/2009, trang 7,8… Tuy
4
nhiên, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và
cụ thể về pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà
nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Vì vậy, từ việc
nghiên cứu thực trạng pháp luật thu hồi đất nông nghiệp kết hợp với thực tiễn
áp dụng các quy định của pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người
nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế từ
đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn bất
cập trong bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nói chung và của
người nông dân nói riêng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án
phát triển kinh tế.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa
vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát
triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay” là tạo ra một công trình nghiên cứu lý luận
và thực tiễn cấp thạc sỹ, có tính hệ thống về những cơ sở pháp lý của việc
Nhà nước thu hồi đất của người nông dân để phục vụ cho các dự án phát triển
kinh tế. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nhằm đáp
ứng có hiệu quả các yêu cầu do thực tiễn cuộc sống đặt ra, trong quá trình
thực thi pháp luật về thu hồi đất nói chung và thu hồi đất của người nông dân
để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia công cộng nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn xác định những
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phân tích khái niệm, hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất; Phân tích
khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp; sự cần thiết khách quan của việc thu
hồi đất nông nghiệp vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
phân tích khái niệm quyền và nghĩa vụ của người nông dân trong việc thu hồi
5
đất, những tác động ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới cuộc sống của người
nông dân.
- Nghiên cứu sự cần thiết của việc ban hành pháp luật về bảo đảm
quyền va nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện
các dự án phát triển kinh tế; lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về
bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để
thực hiện các dự án kinh tế ở Việt Nam; tìm hiểu pháp luật của một số nước
trên thế giới về thu hồi đất.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất
của người nông dân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế nhằm chỉ ra
những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại.
Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về bảo đảm quyên và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi
đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và
Nhà nước trong lĩnh vực đất đai nói chung và về thu hồi đất nói riêng
- Chính sách, pháp luật về thu hồi đất của một số quốc gia trên thế giới
như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore.
- Nội dung của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi
hành về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi
đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế.
- Các thông tin, số liệu, vụ việc thực tiễn về áp dụng các quy định của
pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước
thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam.
6
- Các công trình khoa học về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam trong
thời gian qua.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà
nước thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam là đề tài có phạm vi
nghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như
luật học, xã hội học, lịch sử, kinh tế học, văn hoá và chính trị học v.v… Tuy
nhiên, trong khuôn khổ có hạn của một bản luận văn luật học, Luận văn không
có tham vọng tìm hiểu toàn diện và giải quyết thấu đáo các yêu cầu bảo đảm
quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện
các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam dưới góc độ pháp lý, mà giới hạn phạm
vi nghiên cứu ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam thông
qua việc tìm hiểu, đánh giá nội dung Luật đất đai năm 2013 và các văn bản
hướng dẫn thi hành về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp. Luận văn chỉ nghiên cứu các quy định về bảo
đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng. Hơn nữa, Luận văn đi sâu tập trung nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề
bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá
nhân, vì đây là chủ thể sử dụng đất nông nghiệp phổ biến và những bất cập nổi
cộm trong vấn đề bồi thường chủ yếu xảy ra đối với chủ thể này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
(1) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy
7
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Để nghiên cứu có hiệu quả những vấn
đề do đề tài đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn
bộ quá trình nghiên cứu của luận văn, để đưa ra những nhận định, kết luận
khoa học đảm bảo tính khách quan, chân thực. Từ phương pháp chung đó,
luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong quá trình nghiên
cứu các nội dung chi tiết của luận văn. Tùy thuộc vào nội dung đối tượng
nghiên cứu của từng chương, mục trong luận văn mà tác giả vận dụng
các phương pháp khác nhau cho phù hợp.
(2) Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể sau:
- Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp lịch
sử, phương pháp hệ thống,… được sử dụng trong chương 1 khi nghiên cứu
những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ
của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, cụ thể:
i) Phương pháp phân tích được sử dụng khi nghiên cứu khái niệm, đặc
điểm của đất nông nghiệp; nghiên cứu khái niệm, hậu quả pháp lý của việc
thu hồi đất.
ii) Phương pháp đánh giá, phương pháp lịch sử được sử dụng khi
nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam.
iii) Phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống được sử dụng khi
nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh
8
giá, phương pháp đối chiếu v.v được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu
thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở
Việt Nam, cụ thể:
i) Phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá được sử dụng khi
phân tích, bình luận nội dung các quy định về trình tự thủ tục khi Nhà nước
thu hồi đất, bồi thường đất và bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp.
ii) Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng khi
phân tích các quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
iii) Phương pháp đánh giá, phương pháp đối chiếu được sử dụng khi
đánh giá, bình luận thực tế thi hành các quy định về thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
iv) Phương pháp bình luận, phương pháp diễn giải được sử dụng khi
tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực tế thi
hành các quy định về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế.
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải, vv được sử dụng
trong Chương 3 khi nghiên cứu định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật
về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam, cụ
thể: Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải được sử dụng khi phân
tích định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần cam đoan, danh mục các từ viết tắt sử dụng trong luận văn,
9
mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận văn đã được công bố và danh mục tài liệu tham khảo thì
nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển
kinh tế ở Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển
kinh tế ở Việt Nam.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp bảo đảm hoàn thiện pháp luật bảo
đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực
hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam.
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI
ĐẤT ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất và hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, có vai trò đặc biệt
quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đất đai được
quản lý và sử dụng hợp lý khoa học sẽ trở thành một nguồn lực lớn mạnh.
Điều 17 Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
khẳng định: “đất đai, rừng núi, sông, hồ, nguồn nước tài nguyên thiên nhiên
trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời đều thuộc sở
hữu toàn dân” [27]. Tính nhất quán trong xây dựng chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai được tiếp tục khẳng định tại Điều 1 Luật Đất đai năm 2003: “Nhà
nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai” [28]. Trên tinh thần đó, Nhà
nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai thực hiện việc
quản lý đất đai bằng nhiều biện pháp khác nhau để phân phối quỹ đất quốc gia
cho nhiều chủ sử dụng. Một trong những biện pháp đó chính là thu hồi đất.
Nếu như giao đất, cho thuê đất là những hình thức pháp lý làm hình
thành một quan hệ pháp luật đất đai thì thu hồi đất lại là một biện pháp
pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai. Hình thức pháp lý này là
một quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao
đất, cho thuê đất. Biện pháp này thể hiện quyền lực nhà nước, cũng là nội
dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo lợi ích của
Nhà nước, của xã hội đồng thời lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý nhà
nước về đất đai.
11
Thu hồi đất không chỉ hiểu một cách thuần tuý là Nhà nước sẽ tước đi
quyền sử dụng của các chủ sử dụng đất mà qua đó Nhà nước thiết lập một
quan hệ sử dụng đất mới phù hợp với lợi ích Nhà nước và xã hội. Thu hồi đất
là giai đoạn kết thúc việc sử dụng đất của chủ thể này nhưng là bước kế tiếp
của việc sử dụng đất của một chủ thể mới. Do đó, các quy định về thu hồi đất
cần kết nối được ba lợi ích của ba chủ thể quan trọng là: Nhà nước - chủ đầu
tư - người bị thu hồi đất.
Giáo trình Luật Đất Đai năm 2006 - Trường Đại học Luật Hà Nội đưa
ra định nghĩa về thu hồi đất như sau: “Là văn bản hành chính của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai để
phục vụ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành chính hành vi vi
phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất” [16].
Theo khoản 5, Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 thì thu hồi đất được hiểu:
“là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất
hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường,
thị trấn quản lý theo quy định của Luật này” [28].
Từ các định nghĩa trên, thu hồi đất về cơ bản được hiểu dưới các khía
cạnh sau:
Thứ nhất, thu hồi đất là một quyết định hành chính của người có thẩm
quyền nhằm chấm dứt quan hệ sử dụng đất của người sử dụng. Đồng thời với
việc giao đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành những biện pháp
thu hồi đất. Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền
sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu.
Thứ hai, thu hồi đất là biện pháp pháp lý thể hiện quyền lực nhà nước
nhằm thực thi một trong những nội dung của quản lý nhà nước về đất đai. Vì
vậy, thẩm quyền thu hồi đất phải tuân thủ theo Điều 44 Luật Đất đai năm
2003. Một quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền không làm chấm
dứt quan hệ pháp luật đất đai.
12
Thứ ba, thu hồi đất xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước và xã hội hoặc
là biện pháp chế tài được áp dụng nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
đất đai của người sử dụng. Bên cạnh đó, Nhà nước tiến hành thu hồi đất khi
người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Đây là các trường
hợp người sử dụng đất không tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý
và sử dụng đất, vi phạm với quy mô và mức độ nghiêm trọng dẫn tới hậu quả
là Nhà nước phải tước đi quyền sử dụng đất của họ. Vì vậy, thu hồi đất là một
biện pháp cần thiết để chấm dứt sự vi phạm của người sử dụng đất và lập lại
kỷ cương trong quản lý Nhà nước về đất đai.
Thu hồi đất là một nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất
đai, vai trò và sự can thiệp của Nhà nước đối với việc thu hồi đất cần phải trên
cơ sở các chính sách nhất định. Bởi vì hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất rất
nghiêm trọng, liên quan đến quyền lợi của Nhà nước, các chủ đầu tư và người
bị Nhà nước thu hồi đất. Do đó, Nhà nước cần quan tâm đến lợi ích của xã hội
cũng như quyền lợi của người sử dụng đất. Trên thực tế, hiện nay hàng loạt
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài
nhiều khi bị đình trệ không thực hiện được đúng tiến độ là do chính sách đền
bù không được đảm bảo do nhiều lí do như giá đất bồi thường không phù hợp
với thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các yếu tố trượt giá hầu
như chưa được tính đến trong định giá bồi thường cho người dân. Tiền bồi
thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích
đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để chuyển sang làm nghề khác. Vậy
mà tiền giải phóng mặt bằng chiếm từ 70% - 80% tổng chi phí một dự án
nhưng có tới 99,99% các dự án chậm tiến độ có nguyên nhân từ giải phóng
mặt bằng (hoinongdan.org.vn, đất đai phải được coi là hàng hoá đặc biệt, thứ
ba ngày 10/4/2007). Hậu quả là cả nước có khoảng gần 500.000 đơn thư
khiếu nại, tố cáo về đất đai gây căng thẳng cho việc thực hiện nhiều công
13
trình của nhà nước (giáo trình luật đất đai năm 2006). Trước khi bị thu hồi đất
hầu hết người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất được thừa
kế từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sau khi thu hồi đất, nhiều khu cụm công
nghiệp hình thành khiến bộ mặt nông thôn đổi mới nhưng người dân chưa có
việc làm mới trong khi không còn đất sản xuất, họ đang tiêu dần vào khoản
tiền bồi thường mà đáng lẽ được đầu tư trong tương lai. Người nông dân chỉ
biết cấy cày, giờ không còn ruộng họ thực sự lúng túng khi phải tìm nghề
khác để kiếm sống. Tình trạng này tập trung ở lứa tuổi 30 – 50 còn sức lao
động nhưng khó đào tạo tiếp để có việc làm tại các khu công nghiệp, điều
kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn.
Để thể hiện sự minh bạch trong thu hồi đất, Điều 38 Luật đất đai năm
2003 xác định rõ những trường hợp bị thu hồi đất. So với Luật đất đai năm
1993 phạm vi việc thu hồi đất được xác định hẹp hơn và chủ yếu phục vụ các
nhu cầu quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, mục đích công cộng và mục
tiêu phát triển kinh tế đồng thời mở rộng các khả năng cho phép các tổ chức
kinh tế tìm kiếm mặt bằng tổ chức sản xuất kinh doanh thông qua việc nhận
chuyển nhượng hoặc thuê đất mà không nhất thiết phải dùng biện pháp là thu
hồi đất. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu các quy định
liên quan đến trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát
triển kinh tế và quyền, nghĩa vụ của người nông dân có đất bị thu hồi.
1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp
Theo C.Mac đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến và quí báu nhất của
sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái
sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau. Các nhà kinh tế, thổ
nhưỡng, và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “Đất đai là phần trên mặt của vỏ
trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”. Như vậy có rất nhiều khái niệm về
đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu là: Đất đai là khoảng không gian
14
có giới hạn, theo chiều thẳng đứng gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp phũ
thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước
ngầm và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều ngang trên mặt đất là sự kết hợp
giữa thổ nhưỡng địa hình, thuỷ văn thảm thực vật với các thành phần khác, nó
giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp
thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như ngô, khoai, sắn và
những loại cây được coi là lương thực. Trên thực tế việc sử dụng đất nông
nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu
mà còn dùng vào những mục đích khác như chăn nuôi gia súc, nuôi trồng
thuỷ sản hay để trồng các cây lâu năm…
Theo Luật đất đai năm 1993 đất nông nghiệp được định nghĩa như sau:
“Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí
nghiệm về nông nghiệp”. Với định nghĩa này, đất đai được chia làm 6 loại:
Đất nông nghiệp; Đất lâm nghiệp; Đất chuyên dùng; Đất khu dân cư nông
thôn; Đất đô thị; Đất chưa sử dụng.
Sự phân loại này tách đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp thành hai loại
đất khác nhau nằm trong 6 loại đất thuộc vốn đất quốc gia. Tuy nhiên, sự
phân loại này dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, vừa căn cứ vào mục đích sử
dụng chủ yếu, vừa căn cứ vào địa bàn sử dụng đất dẫn đến sự đan xen, chồng
chéo giữa các loại đất, không có sự tách bạch về mặt pháp lý gây khó khăn
cho công tác quản lý đất đai.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền
của mình trong việc sử dụng đất, Luật Đất đai năm 2003 chia đất đai thành ba
loại với tiêu chí phân loại duy nhất là căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu:
- Nhóm đất nông nghiệp
15
- Nhóm đất phi nông nghiệp
- Nhóm đất chưa sử dụng.
Theo quy định này, khái niệm đất nông nghiệp đã được mở rộng với
tên gọi “Nhóm đất nông nghiệp” bao gồm các loại đất sau: Đất trồng cây hàng
năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hằng
năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất
rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thuỷ sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác
theo quy định của Chính phủ.
Như vậy đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng
giống nhau với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,
trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông
nghiệp, lâm nghiệp.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước có hơn
80% dân số và 70% lực lượng lao động nông nghiệp. Trong những thập kỷ
tới, nông nghiệp vẫn còn là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Trong
nền kinh tế thị trường hiện nay, dù đất nước đã thoát khỏi chiến tranh, đã từng
bước thoát khỏi đói nghèo nhưng đất nông nghiệp vẫn có tầm quan trọng bậc
nhất đối với người nông dân vì:
Thứ nhất đất nông nghiệp là nguồn sống, là nguồn tạo việc làm. Mặc
dù sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra nhanh
chóng, một phần lớn đất nông thôn trong đó đất nông nghiệp là chủ yếu phải
chuyển sang để phục vụ cho sự nghiệp này. Song vấn đề chuyển dịch cơ cấu
ngành nghề, chuyển đổi việc làm, di chuyển dân cư nông thôn sang khu vực
đô thị lại diễn ra hết sức chậm chạp, thậm chí đối với nhiều địa phương đó là
một thách thức lớn và là một bài toán khó chưa có lời giải hữu hiệu. Do vậy
như một nhu cầu tất yếu và tự nhiên khách quan là người nông dân cần đất để
16
ổn định cuộc sống khi mà bản thân họ và kể cả Nhà nước chưa có kế sách nào
hợp lý và kịp thời.
Thứ hai đất nông nghiệp đóng vai trò là yếu tố đầu vào, là khởi nguồn
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà cho các hộ nông dân có khả
năng và biết sản xuất giỏi sẽ có cơ hội làm giàu trên đất. Đã có nhiều người
nông dân được Đảng và Nhà nước vinh danh là chiến sĩ trên mặt trận sản xuất
nông nghiệp. Với bàn tay, khối óc sáng tạo và sự kiên trì nhẫn nại với đất,
người nông dân đã và đang làm thay da đổi thịt đời sống ở nông thôn, góp
phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, ngành sản xuất nông nghiệp đã có
bước phát triển quan trọng. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực
vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310
triệu USD. Từ một nước thường xuyên thiếu và đói, hàng năm phải nhập khẩu
hàng triệu tấn lương thực từ nước ngoài, hơn thập niên qua đã trở thành nước
xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới (sau Thái Lan và Mĩ), GDP trong lĩnh
vực nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 3,3 %, thu nhập và đời sống nông
dân ngày càng được cải thiện hơn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân
1,5%/ năm, bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh hơn, trình độ văn
hóa, khoa học kỹ thuật của người nông dân được nâng cao hơn trước. Vượt
lên giá trị vật chất, đất nông nghiệp còn có giá trị tinh thần sâu sắc đối với
người nông dân Việt. Đất đai ruộng vườn gắn bó thân thuộc đối với người
nông dân, là nơi người nông dân thể hiện tâm sức và kinh nghiệm lao động
được kết tinh qua nhiều thế hệ, là hiện thân của sức mạnh và sáng tạo trong
hành trình chinh phục tự nhiên, chống chọi và đối phó với thiên tai để làm cho
đất đai từ một thứ tài nguyên thuần túy trở thành những mảnh đất màu mỡ, tốt
tươi, những cánh đồng trù phú.
17
1.1.3. Khái niệm về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là một chế định cơ bản của
luật Đất đai. Nghiên cứu khái niệm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
để từ đó chúng ta xem xét người sử dụng đất được thực hiện những quyền nào
và phải tuân thủ những nghĩa vụ gì.Người nông dân là người sử dụng đất có địa
vị pháp lý được quy định rõ trong pháp luật đất đai của Việt nam. Khi tham gia
vào quan hệ pháp luật đất đai họ cũng có quyền và nghĩa vụ pháp lý mà Luật
đất đai năm 2013 gọi chung là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Khi nghiên cứu về địa vị pháp lý của người sử dụng đất chúng ta không
thể không nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của chủ thể này bởi lẽ quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất là một bộ phận cấu thành pháp lý của người
sử dụng đất.
Người sử dụng đất là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước
cho phép sử dụng đất bằng một trong các hình thức giao đất, cho thuê đất, cho
phép nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; có
quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định trong thời hạn sử dụng đất [16].
Khái niệm quyền và nghĩa vụ của chủ thể pháp luật nói chung được
định nghĩa như sau: Quyền của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nói chung
là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành. Hay nói cách
khác quyền chủ thể là khả năng chủ thể xử sự theo cách nhất định được pháp
luật cho phép. Có nghĩa là chủ thể có quyền lựa chọn xử sự theo cách thức mà
nó được phép tiến hành hoặc không xử sự như vậy.
Nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật được hiểu là cách xử
sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện
quyền của chủ thể khác. Nghĩa vụ pháp lý tự nó không phải là hành vi mà chỉ
là sự cần thiết phải xử sự như vậy [42].
Quyền và nghĩa vụ là hai mặt thống nhất không thể tách rời của chủ thể
18
khi tham gia vào một quan hệ pháp luật. Chủ thể luôn được pháp luật cho
hưởng quyền, các quyền này luôn được Nhà nước bảo hộ đồng thời họ cũng
bị bắt buộc phải thực hiện những trách nhiệm nhằm đáp ứng quyền của chủ
thể khác. Không thể xảy ra trường hợp một chủ thể chỉ được hưởng quyền mà
không phải thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ pháp lý nào và ngược lại.
Tương tự trong quan hệ pháp luật đất đai, một chủ thể tham gia vào
quan hệ sử dụng đất họ được pháp luật cho hưởng các quyền đồng thời pháp
luật cũng bắt họ thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm không làm
tổn hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước và các chủ thể sử dụng đất khác.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được hiểu như sau:
Quyền của người sử dụng đất là khả năng mà pháp luật cho phép
người sử dụng đất được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình
sử dụng đất nhằm sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu
quả kinh tế cao.
Nghĩa vụ của người sử dụng đất là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc
người sử dụng đất phải tiến hành trong quá trình sử dụng đất nhằm không làm
tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các chủ thể sử dụng
đất khác [16].
1.1.4. Khái niệm dự án phát triển kinh tế
Theo Đại bách khoa toàn thư, từ “Dự án (Project) được hiểu là điều có
ý định làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”. Như vậy,
dự án có khái niệm vừa là ý tướng, ý đồ, nhu cầu vừa có ý năng động, chuyển
động hành động. Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều khái niệm về thuật ngữ này,
cụ thế như:
Theo Tổ chức điều hành dự án: Dự án là việc thực hiện một mục đích
hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã
định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất
19
định đã đề ra và kết quá của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà
bạn mong muốn.
Theo trường Đại học Quản lý Henley: Dự án là một quá trình mang
đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt động được phối hợp và kiểm soát,
có định ngày khởi đầu và kết thúc, được thực hiện với những hạn chế về
thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phù hợp với những
yêu cầu cụ thể. Theo nghĩa hiểu thông thường: Dự án là “điều mà người ta
có dự định làm”.
Theo Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án của Viện nghiên
cứu quản lý dự án quốc tế thì; “Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện
để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ độc nhất”.
Về mặt lý thuyết, dự án được hiểu là một công việc với các đặc tính sau:
Cần tới nguồn lực (con người, máy móc, vật tư và tiền vốn); có mục tiêu cụ
thể; phải được hoàn thành với thời gian và chất lượng định trước; có thời điểm
khởi đầu và kết thúc rõ ràng; có khối lượng công việc cần thực hiện cụ thể; có
ngân sách hạn chế và sự kết nối hợp lý của nhiều phần việc lại với nhau.
Tóm lại dự án là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ
ràng (trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu
cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán
tài chính từ trước và nói chung không được vượt qua dự toán đó. Như vậy,
Dự án là đối tượng của quản lý và là tập hợp của những hoạt động khác nhau
có liên quan với nhau theo một logic, một trật tự xác định nhằm vào những
mục tiêu xác định, được thực hiện bằng những nguồn lực nhất định trong
những khoảng thời gian xác định. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án
không có tính chất đầu tư.
Hiện nay, khái niệm về phát triển vẫn còn tiếp tục là vấn đề tranh luận
giữa các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trên thế giới.
Chưa bao giờ trong giới nghiên cứu khoa học thế giới, vấn đề phát triển được
20
nêu lên thành một trọng tâm hàng đầu như hiện nay. Hầu như không có lĩnh
vực nghiên cứu nào không gắn với phát triển: tài nguyên con người và phát
triển, môi trường và phát triển, phụ nữ, gia đình và phát triển, dân tộc và phát
triển, tôn giáo và phát triển. Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã
hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng
các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy
động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những
thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã
hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ [31].
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt
kinh tế- xã hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng.
Theo Khoản 11, Điều 4, Luật Đấu Thầu 2013 thì dự án đầu tư phát
triển bao gồm chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng
cấp, mở rộng các dự án đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết
bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa nâng cấp tài sản, thiết bị; dự
án, đề án quy hoạch; dự án đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ,
ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình dự án,
đề án đầu tư phát triển khác.
Từ đó có thể định nghĩa dự án phát triển kinh tế là tập hợp đề xuất bỏ
vốn trung hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa
bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định làm thay đổi theo hướng tiến bộ về
mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước.
1.1.5. Khái niệm và đặc điểm pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ
của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án
phát triển kinh tế ở Việt Nam
Bảo đảm quyền con người nói chung cũng như bảo đảm quyền và nghĩa
21
vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng phụ thuộc vào tổng
thể nhiều điều kiện khác nhau (kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa…) trong
đó pháp luật có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu. Bởi vì, pháp luật có
các đặc điểm mà các điều kiện khác không có như: Pháp luật là phương tiện
chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người; các quyền đó được
pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội thừa nhận, bảo vệ. Nếu
không có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn
có của con người chưa trở thành quyền thực sự. Ngược lại, quyền con khi đã
được quy định trong pháp luật thì nó sẽ trở thành quyền pháp định, là ý chí
chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận phục tùng, được quyền lực Nhà
nước tôn trọng bảo vệ. Khi quyền con người được quy định trong Hiến pháp
và pháp luật thì nó sẽ trở thành “tối thượng” có giá trị bắt buộc đối với toàn
xã hội, ngay cả với cơ quan cao nhất của Nhà nước; Pháp luật là công cụ sắc
bén của Nhà nước trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người. Tính sắc bén
của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người được thể hiện ở
các quy định về quyền con người trong pháp luật được đảm bảo bằng bộ máy,
cách thức tác động quyền lực của Nhà nước, khi cần thiết thì Nhà nước sử
dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành các biện pháp giáo dục,
thuyết phục bảo đảm cho nội dung quyền con người, quyền công dân được
thực hiện và bảo vệ. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật mà
mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đều có khả năng bị
phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời; Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ
sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
họ. Ở đây pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công cụ, phương
tiện của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của mọi người trong xã hội để
thực hiện, bảo vệ quyền con người. Bởi vì pháp luật là đại lượng mang giá trị
phổ biến, là chuẩn mực của sự công bằng, do đó có thể đo được hành vi của
22
mọi người, kể cả các cơ quan tổ chức, công chức Nhà nước. Nó là cơ sở, là
căn cứ để công dân đánh giá, kiểm tra, đối chiếu các hành vi từ phía Nhà
nước và các thành viên trong xã hội, đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Quyền con người, quyền công dân có thể bị xâm phạm từ
phía các cơ quan, tổ chức, công chức Nhà nước trong khi thi hành công vụ,
cũng như từ phía các thành viên khác trong xã hội, bởi vì trong quan hệ với
Nhà nước, công dân vừa là người chủ Nhà nước, vừa là đối tượng bị quản lý
cho nên quyền và lợi ích hợp pháp của họ có nguy cơ xâm hại cao. Trong hoạt
động của bộ máy Nhà nước thì hoạt động của hệ thống cơ quan hành chinh
Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật có nguy cơ làm phương hại đến
các quyền con người, quyền công dân rất cao. Bởi vì, các quyết định quản lý
của cơ quan hành chính Nhà nước, các phán quyết của cơ quan bảo vệ pháp
luật đều trực tiếp tác động đến các quyền và lợi ích của công dân.
Trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, nông dân là người bị
quản lý và chịu sự phán quyết nên họ luôn luôn ở vị thế bất lợi. Trong điều
kiện đó, người nông dân không có vũ khí, phương tiện nào khác hữu hiệu hơn
là sử dụng pháp luật để đấu tranh tự bảo vệ lấy các quyền và lợi ích của mình.
Chỉ có pháp luật, bằng các qui phạm pháp luật quy định chặt chẽ về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức,
các quyền và nghĩa vụ của công dân, mới tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc để
mọi người đấu tranh chống lại các hành vi xâm hại, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
Vai trò của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người
còn thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều kiện bảo đảm khác
(chính trị, kinh tế, văn hóa…) các điều kiện trên đều phải thông qua pháp luật,
thể hiện dưới hình thức pháp luật mới trở thành giá trị xã hội ổn định, được
hiện thực hóa trên qui mô toàn xã hội. Chỉ có như vậy thì các điều kiện đó
23
mới phát huy được vai trò của mình trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con
người, cụ thể như: Điều kiện chính trị: Đường lối chính trị của một quốc gia
là nhằm xây dựng vào bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nền
kinh tế phát triển, nền dân chủ thực sự. Đường lối chính trị đó phải được thể
chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp quy định chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức hoạt động của các cơ quan Nhà nước
và tổ chức xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Đó chính là cơ
sở pháp lý để xây dựng một xã hội có cơ cấu tổ chức và chế độ chính trị
hướng tới tôn trọng, bảo vệ quyền con người.
Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết bảo
đảm Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Muốn dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội, tạo điều kiện bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền con người, muốn đường
lối, chính sách, nghị quyết của Đảng trở thành hiện thực trong cuộc sống xã
hội thì sự lãnh đạo của Đảng phải được thể chế hóa thành pháp luật; Điều kiện
kinh tế: Phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất là một trong những điều kiện
quan trọng đảm bảo thực hiện quyền con người. Nhưng muốn phát triển kinh
tế thì đường lối chính sách, cơ chế phải được cụ thể hóa trong pháp luật. Pháp
luật sẽ tạo khuôn khổ môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất
kinh doanh dịch vụ phát huy được mọi tiềm năng, hạn chế được các mặt tiêu
cực; Điều kiện văn hóa: Phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí cũng
phải được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật, bảo đảm cho con người được
phát triển tự do và toàn diện, tạo điều kiện cho mọi người được độc lập,
nghiên cứu nâng cao nhận thức về mọi mặt. Mặt khác, pháp luật có vai trò
giáo dục tích cực, mạnh mẽ đối với tất cả các thành viên trong xã hội góp
phần hình thành văn hóa pháp lý ở mọi người, giúp cho mọi người biết sống
24
và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, biết “tự bảo vệ” các quyền và lợi ích
hợp pháp của mình và biết tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác trong cộng đồng.
Từ các điều kiện của pháp luật như đã trình bày, chúng ta thấy pháp luật
có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm quyền con người nói chung
và quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất. Để phát
huy đầy đủ vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo đảm quyền và nghĩa
vụ của người nông dân thì phải thể chế hóa các quyền đó thành các quy định cụ
thể trong hệ thống pháp luật, phải có cơ chế bảo đảm cho các quy định đó được
thực hiện trong thực tế, tạo thành đảm bảo pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ
của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất. Nói cách khác, bảo đảm pháp lý
về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất chính là
đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ đó bằng pháp luật.
Thể chế hóa quyền của người nông dân trong hệ thống pháp luật đất đai
không chỉ là cụ thể hóa quyền con người thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể
của nông dân mà nó còn bao hàm cả việc quy định các hình thức, biện pháp
xử lý những hành vi vi phạm quyền của người nông dân, quy định về tổ chức
hoạt động của bộ máy Nhà nước, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức và công chức Nhà nước, xây dựng hệ thống
các thủ tục trong tố tụng trong đó có tố tụng hình sự, cụ thể hóa các công ước
quốc tế về quyền con người mà các quốc gia đã tham gia ký kết hay phê
chuẩn nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ quyền con người. Nếu không có cơ chế
bảo đảm thực hiện các quy định đó thì không thể nói đã có đảm bảo pháp lý
bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để
phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam. Vì vậy, phải triển khai
các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, hướng
dẫn thực hiện pháp luật… nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các thành viên
25
xã hội, hình thành văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội. Đồng thời huy động
sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc tổ chức thực hiện pháp luật,
nhất là nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật của bộ máy
Nhà nước, phải bảo đảm cho các quy định nhằm thực hiện bảo vệ quyền và
nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất trong hệ thống pháp
luật đất đai được thực thi nghiêm chỉnh, các hành vi vi phạm quyền của người
nông dân ngày càng giảm, còn có hiện tượng vi phạm thì càng phải được phát
hiện, xử lý kịp thời.
Tóm lại, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà
nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế là hệ thống các quy
định trong hệ thống pháp luật đất đai nhằm cụ thể hóa, bảo đảm thực hiện bảo
vệ quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục
vụ cho các dự án phát triển kinh tế và cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định
đó trong thực tiễn đời sống.
Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà
nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam có những
đặc điểm sau đây:
Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà
nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế là một bộ phận cấu
thành của các bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, trong đó có các
quyền và nghĩa vụ cơ bản. Khoa học pháp lý chia các bảo đảm thực hiện
quyền và nghĩa vụ của công dân thành hai loại: Một là, các bảo đảm chung,
bao gồm các bảo đảm chính trị (hệ thống chính trị), các bảo đảm kinh tế (tính
chất của các quan hệ kinh tế, khả năng kinh tế...), các bảo đảm xã hội (đặc
điểm, tính chất của các quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, bầu không
khí xã hội, vai trò của xã hội dân sự...), các bảo đảm tư tưởng (quan điểm,
quan niệm chính trị, pháp lý... xung quanh vấn đề quyền con người, quyền và
26
nghĩa vụ công dân). Các bảo đảm này tạo ra nền tảng chung cho việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Các bảo đảm này về bản chất không có tính
chất pháp lý, không trực tiếp gắn với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
công dân, nó thể hiện mối liên quan có tính trừu tượng đến khả năng thực
hiện tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân. Hai là, các bảo đảm riêng
còn được gọi là các bảo đảm pháp lý như các quy định về thủ tục pháp lý, chế
tài pháp lý.... Các bảo đảm này có bản chất pháp lý, trực tiếp gắn liền với việc
công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp luật cụ thể.
Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà
nước thu hồi đất chịu sự điều chỉnh của hệ thống các quy định pháp luật của
luật đất đai.
Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà
nước thu hồi đất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các quy định về thu
hồi đất bởi vì nếu như muốn quá trình thu hồi đất diễn ra nhanh chóng, hiệu
quả thì đòi hỏi pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân
phải được quy định chặt chẽ, có khả thi, bảo đảm lợi ích của các bên trong
việc thu hồi đất.
Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà
nước thu hồi đất chính là cụ thể hóa quyền của người sử dụng đất nói chung
và quyền của người thu hồi đất nói riêng đã được quy định trong Hiến pháp –
đạo luật cao nhất của Việt Nam.
1.2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ
của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án
phát triển kinh tế
1.2.1. Sự cần thiết của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Từ việc tất yếu khách quan của việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ
27
cho mục tiêu chung của đất nước, có thể thấy rằng việc ban hành pháp luật về
đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để
thực hiện các dự án phát triển kinh tế cũng là một tất yếu khách quan để đảm
bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người nông dân và chủ đầu tư. Sự cần thiết
khách quan đó thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Trong từng
giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam, pháp luật ghi nhận và bảo hộ các hình
thức sở hữu đất đai khác nhau. Thời kỳ phong kiến đất đai thuộc sở hữu của
nhà nước phong kiến, sở hữu công xã và sở hữu tư nhân. Hiến pháp năm 1946
không quy định cụ thể, Điều 12 chỉ ghi nhận “Quyền tài sản của công dân
được đảm bảo”. Tại Hiến pháp năm 1959 lần đầu tiên quy định chế độ sở hữu
nhà nước về đất đai, ngoài ra còn ghi nhận hình thức sở hữu tập thể và sở hữu
tư nhân về đất đai. Điều 17 Hiến pháp 1992, Luật Đất đai năm 2003, mới đây
nhất là Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định loại sở hữu đất đai duy nhất
này. Trên cơ sở đó, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Người sử dụng đất có các
quyền tương tự như quyền của chủ sở hữu (quyền chuyển nhượng, quyền thừa
kế, quyền tặng cho, quyền thế chấp…) Nhưng các quyền này bị hạn chế bởi
các quy định của pháp luật. Thực chất quyền sử dụng đất ở nước ta là một loại
quyền tài sản bởi vì chủ thể của quyền sử dụng đất cũng là chủ thể của pháp
luật dân sự, mà đất đai là một loại tài sản đặc biệt thuộc đối tượng điều chỉnh
của pháp luật dân sự. Theo quy định của pháp luật dân sự thì tài sản bao gồm:
vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Một khi quyền sử dụng đất được ghi
nhận là quyền tài sản thì phải được xác định giá trị và được pháp luật bảo hộ.
Thứ hai xuất phát từ quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước
về bảo vệ quyền lợi của người nông dân trong quá trình sử dụng đất nông
nghiệp. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, vấn đề ruộng đất cho nông dân
28
luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ngay từ khi Đảng mới ra đời, trong
Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 thì vấn đề ruộng đất cho dân cày đã
là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đó là “Đánh đuổi đế quốc để giải phóng đất nước và đánh đuổi thực
dân phong kiến để ruộng đất dân cầy”. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký sắc lệnh “Khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp”. Theo đó, đất đai của địa chủ
phong kiến, các thái ấp, các đồn điền vắng chủ, đất hoang hóa đã được Nhà
nước quản lý và chia cho người nông dân. Đến Luật Cải cách ruộng đất năm
1953 thì chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách ruộng đất cho
người nông dân đã được hiện thực hóa một bước quan trọng. Đặc biệt nó
được ghi nhận trong đạo luật quan trọng nhất của nước ta – Hiến pháp 1992:
“Nhà nước giao đất cho người dân để sử dụng ổn định, lâu dài”. Luật Đất đai
năm 1993, 2003 và mới đây nhất là Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định
đảm bảo quyền lợi của người nông dân trong quá trình sử dụng đất nông
nghiệp như về thời hạn sử dụng đất, khuyến khích khai hoang đưa đất vào
canh tác nông nghiệp, không phải trả tiền đối với đất nông nghiệp giao trong
hạn mức, chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất, tiền thuê đất.
Thứ ba xuất phát từ hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất. Như đã
khẳng định thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo quyền
sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Hậu quả
pháp lý của nó rất nghiêm trọng đối với Nhà nước, người bị thu hồi và chủ
đầu tư và rộng hơn là toàn xã hội. Nó đụng chạm đến lợi ích hợp pháp của các
chủ thể liên quan, đặc biệt có sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống,
tâm lý của người nông dân. Chính vì vậy, Nhà nước phải ban hành pháp luật
để điều chỉnh việc thu hồi đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói chung
và thu hồi đất của người nông dân nói riêng.
29
Thứ tư ban hành pháp luật để giải quyết lợi ích của các bên liên quan.
Khi thu hồi đất, Nhà nước phải đặt ra vấn đề giải quyết hài hòa quyền và lợi
ích của ba chủ thể: Nhà nước, người bị thu hồi đất và người được hưởng lợi
ích từ việc thu hồi đất của Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, lợi ích của các
bên chủ thể này không thống nhất thậm chí trái ngược nhau. Về phía nhà
nước, tiến hành thu hồi đất là nhằm phân phối lại quỹ đất cho phù hợp với
mục tiêu quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện vai trò
điều tiết các lợi ích kinh tế của các chủ thể liên quan đến việc thu hồi đất, chủ
yếu thông qua các chính sách tài chính về đất đai. Người được hưởng lợi từ
việc thu hồi đất có lợi ích liên quan đến chi phí lập dự án đầu tư, chi phí liên
quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ gia đình cá nhân bị thu hồi
đất, các khoản đóng góp cho Nhà nước và xã hội. Nhà nước cần xác lập cơ
chế và chế tài ràng buộc trách nhiệm của chủ thể này để tránh hiện tượng vì
lợi ích của mình mà làm tổn hại đến lợi ích của người bị thu hồi đất. Về phía
hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất cần nhận thức đầy đủ về lợi ích chung
mang lại cho cộng động từ việc thu hồi đất của Nhà nước và phải có trách
nhiệm bàn giao mặt bằng đúng thời hạn. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Nhà
nước tính toán thực hiện việc bồi thường khi thu hồi đất.
Thứ năm ban hành pháp luật là một hình thức để hiện thực hóa quyền
năng của người sử dụng đất đã được Hiến pháp ghi nhận, qua đó tăng cường
tính pháp chế trong hoạt động của Nhà nước. Việc đảm bảo lợi ích, ổn định
đời sống và sản xuất cho người có đất bị thu hồi sẽ không làm phát sinh các
tranh chấp, khiếu kiện từ đó duy trì trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị.
Giải quyết tốt quyền và lợi ích của các bên sẽ tạo ra sự đồng thuận nhất trí cao
của người nông dân và của toàn xã hội đối với chính sách phát triển kinh tế,
an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước. Nhờ đó, Nhà nước sẽ có một quỹ
đất hợp lý để xây dựng các công trình quan trọng phục vụ cho quá trình công
30
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
đầu tư vào Việt Nam.
1.2.2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người
nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế
Đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, trong khi các quy định
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng
so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự
án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm. Mặt khác, Luật Đất đai 2003
chưa có cơ chế bắt buộc để bảo đảm có quỹ đất và nguồn vốn xây dựng khu
tái định cư trước khi thu hồi đất; chất lượng các khu tái định cư được xây
dựng cũng chưa đáp ứng yêu cầu “có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn
nơi ở cũ”; chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất
bị thu hồi; việc lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư tại một số dự án còn thiếu kiên quyết, thiếu dân chủ, công khai, minh
bạch; năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác giải phóng mặt
bằng ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng yêu cầu; chưa phát huy vai trò của các tổ
chức quần chúng tham gia thực hiện. Một số địa phương thiếu sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận
động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc né tránh,
thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc giải phóng mặt
bằng bị kéo dài nhiều năm. Trong khi đó, Tổ chức Phát triển quỹ đất chưa
được quan tâm đầu tư đúng mức về kinh phí và nhân lực để thực hiện thu hồi
đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, tạo quỹ “đất
sạch” triển khai khi có dự án đầu tư. Ngày 29/11/2013, Quốc hội ban hành
Luật Đất đai 2013 đã khắc phục được hầu hết các hạn chế, bất cập liên quan
đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân. Tuy nhiên,
tình hình luôn thay đổi khiến cho pháp luật phải có sự điều chỉnh sao cho phù
31
hợp với thực tế để có khả năng thực thi. Xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách
quan đó dẫn đến việc cần phải điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và
nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự
án phát triển kinh tế.
Điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông
dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế là
quá trình Nhà nước dùng pháp luật tác động lên hành vi của các chủ thể (cơ
quan có thẩm quyền trong lĩnh vực thu hồi đất và người bị thu hồi đất) thông
qua đó tác động lên các quan hệ xã hội mà ở đây là quan hệ về thu hồi đất.
Tuy nhiên việc điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển
kinh tế phải đáp ứng những yêu cầu nhất định đó là:
Thứ nhất việc điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát
triển kinh tế phải phù hợp với Hiến pháp, với đường lối chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ và phù hợp với quy định
pháp luật của Luật Đất đai, không mâu thuẫn với quy định của các ngành
luật khác có liên quan.
Thứ hai việc điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của
người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển
kinh tế phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên trong mối quan hệ thu hồi đất
đó là Nhà nước và người bị thu hồi đất sao cho Nhà nước vẫn hoàn thành mục
tiêu phát triển kinh tế đất nước, đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích của người nông dân, người đã
hi sinh cho sự nghiệp cao cả của đất nước phải chịu nhiều thiệt thòi khi bị mất
đất sản xuất, tạo cuộc sống ổn định lâu dài cho họ. Có như vây thì việc điều
chỉnh pháp luật mới phát huy được vai trò của mình, tạo thêm niềm tin của
người nông dân vào pháp luật.
32
Thứ ba việc điều chỉnh pháp luật phải dựa trên tình hình thực tế, những
đòi hỏi nguyện vọng của người nông dân bị thu hồi đất và những khó khăn
gặp phải trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất như thủ tục thu hồi đất, bồi
thường giải phóng mặt bằng diễn ra có bất cập gì, khó khăn ra sao. Từ đó đưa
ra những điều chỉnh pháp luật sao cho phù hợp với tình hình thực tế để hoàn
thiện pháp luật về thu hồi đất nói riêng và pháp luật đất đai nói chung.
1.3. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các
dự án phát triển kinh tế
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1993
Khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, chính quyền đã về tay
nhân dân nhưng đất nước ta phải trải qua 9 năm kháng chiến. Để phát huy sức
mạnh của cả dân tộc, Đảng chủ trương hạn chế sự bóc lột tô thuế nặng nề của
địa chủ, phú nông đối với nông dân bằng cách ban hành chủ trương “giảm tô
giảm tức”. Đem ruộng đất công chia cho dân nghèo, ruộng đất thu được của
Việt gian, phản động đem tạm cấp cho nông dân. Nhờ mang lại ruộng đất cho
nông dân và thực hiện chính sách giảm tô đã bước đầu xoá bỏ hình thức bóc
lột phong kiến, làm cho người nông dân tin tưởng đi theo cách mạng đưa đến
thắng lợi to lớn sau 9 năm kháng chiến chống Pháp.
Năm 1953, nước ta thực hiện triệt để cải cách ruộng đất với khẩu hiệu
“người cày có ruộng” và Luật Cải cách ruộng đất được ban hành với mục tiêu
xoá bỏ triệt để chiếm hữu ruộng đất và bóc lột phong kiến, thực hiện chế độ
sở hữu ruộng đất của người nông dân. Tại văn bản luật này, lần đầu tiên Nhà
nước ta quy định về tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất cụ thể là: Tịch
thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất của địa chủ và phản động (có phân biệt
đối với địa chủ kháng chiến – trưng mua, địa chủ thường – trưng thu) và vẫn
để lại một phần ruộng đất cho địa chủ.
33
Ngày 14/4/1959, Nghị định 151 được Chính phủ ban hành quy định về
thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên liên
quan đến việc đền bù và tái định cư ở Việt Nam. Ngày 6/7/1959, Uỷ ban kế
hoạch Nhà nước và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên bộ số 1424 về việc thi
hành Nghị định số 151 của Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng
ruộng đất để làm địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản. Trong
đó, mức đền bù và cách tính đền bù được quy định như sau: Việc đền bù thiệt
hại do lấy đất gây nên phải bồi thường hai khoản: (i) Về đất thì bồi thường 1 –
4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng thu; (ii) Đối với hoa màu
thì được bồi thường đúng mức; (iii) Đối với nhà của, vật kiến trúc và các công
trình phục vụ sinh hoạt được giúp đỡ xây dựng cái khác. Ngoài ra, mồ mả thì
căn cứ vào tình hình cụ thể về phong tục tập quán của địa phương mà giúp
cho họ một số tiền làm phí tổn di chuyển.
Ngày 31/05/1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 186 về
việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển sang sử dụng
vào mục đích khác. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp,
đất rừng để sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về đất cho Nhà
nước. Khoản tiền này được nộp vào ngân sách nhà nước và được sử dụng vào
việc khai hoang, phục hoá, trồng rừng, cải tạo đất nông nghiệp, ổn định cuộc
sống định canh, định cư cho vùng bị lấy đất. Trong thời kỳ này, vấn đề thu
hồi đất đã được pháp luật quy định nhưng quy định của pháp luật còn mang
tính khái quát chưa cụ thể.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003
Hiến pháp năm 1992 ra đời thay thế Hiến pháp năm 1980. Điều 17
Hiến pháp 1992 quy định:
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản
lý. Các tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng lâu dài
34
và được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật [27, Điều 17]. Đặc biệt điều 23 quy định: Tài sản hợp pháp của
cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần
thiết vì lí do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng
mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ
chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do
luật định [27, Điều 23].
Ngày 17/4/1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật đất đai mới thay thế
Luật đất đai năm 1987. Với sự ra đời của Luật đất đai năm 1993, quan hệ đất
đai nói chung và quan hệ ruộng đất ở nông thôn nói riêng đã có những cơ sở
pháp lý ban đầu để tham gia vào cơ chế thị trường. Điều 27 Luật đất đai năm
1993 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
thì người thu hồi đất được đền bù thiệt hại”.
Nhìn chung trong giai đoạn này, các quy định về thu hồi đất có những
ưu điểm nhất định bảo đảm được quyền của người bị thu hồi đất như: thể hiện
sự thống nhất chính sách bồi thường thiệt hại cho mọi trường hợp bị Nhà
nước thu hồi đất; Nhà nước còn tiến hành chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo ổn
định cuộc sống cho người dân tại nơi ở cũ hoặc nơi ở mới; Quy định đầy đủ
phạm vi, đối tượng áp dụng, nguyên tắc, điều kiện được bồi thường, chi tiết
và cụ thể hoá các trường hợp bồi thường thiệt hại về đất, nhà và các tài sản
khác gắn liền với đất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện;
Đảm bảo quyền tự do lựa chọn phương thức bồi thường bao gồm bồi thường
bằng đất, bằng tiền hoặc bằng đất và tiền, tạo điều kiện chủ động cho người
dân, ngăn chặn sự áp đặt từ phía cơ quan Nhà nước. Bên cạnh đó, trách nhiệm
tổ chức bồi thường, lập phương án bồi thường được giao cho các địa phương
tạo sự chủ động, áp dụng chính sách linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế
35
của từng địa phương. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật thời kỳ này
cũng bộc lộ một số hạn chế như: Việc bồi thường đất ở với các trường hợp sử
dụng đất trước Luật đất đai năm 1993 chưa được quy định cụ thể nên trong tổ
chức thực hiện còn nhiều cách làm khác nhau dẫn đến khiếu kiện; Chưa có
quy định cụ thể loại tài sản nào không được bồi thường hay các loại tài sản có
thể di chuyển thì được bồi thường, hỗ trợ như thế nào. Điều này đã dẫn đến
việc một số đối tượng lợi dụng để đầu tư các loại tài sản trái phép mong được
hưởng lợi khi bồi thường; Chưa có văn bản hướng dẫn về quy trình lập và
thẩm định kế hoạch tái định cư cũng như cưỡng chế thi hành quyết định thu
hồi đất, quyết định bồi thường đối với các trường hợp cố tình không thực
hiện, dẫn đến lợi dụng kẽ hở trong chính sách của Nhà nước cản trở công tác
thu hồi đất gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước.
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2003 cho đến nay
Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Luật Đất đai và xuất phát từ yêu
cầu của giai đoạn mới, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX đã ra nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày
26/11/2003 Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật Đất đai. Luật Đất
đai năm 2003 đã dành riêng mục 4 chương II để quy định về thu hồi đất với
nhiều điểm mới quan trọng. Nhìn chung pháp luật về thu hồi đất trong giai
đoạn này đã được quy định đầy đủ, cụ thể hơn, không chỉ chú trọng đến hình
thức mà còn hướng tới bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền lợi của người bị thu
hồi đất, điều hoà lợi ích giữa Nhà nước - người nông dân - nhà đầu tư.
Tuy nhiên, đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, trong khi
các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn
tới tình trạng so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc
trong một dự án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm. Mặt khác, Luật
36
Đất đai 2003 chưa có cơ chế bắt buộc để bảo đảm có quỹ đất và nguồn vốn
xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất; chất lượng các khu tái định cư
được xây dựng cũng chưa đáp ứng yêu cầu “có điều kiện phát triển bằng hoặc
tốt hơn nơi ở cũ”; chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho
người có đất bị thu hồi; việc lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án còn thiếu kiên quyết, thiếu dân chủ, công
khai, minh bạch; năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác giải
phóng mặt bằng ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng yêu cầu; chưa phát huy vai trò
của các tổ chức quần chúng tham gia thực hiện. Một số địa phương thiếu sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm tốt công tác tuyên
truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc
né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc giải
phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm. Trong khi đó, Tổ chức Phát triển quỹ
đất chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về kinh phí và nhân lực để thực
hiện thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, tạo
quỹ “đất sạch” triển khai khi có dự án đầu tư. Ngày 29/11/2013, Quốc hội ban
hành Luật Đất đai 2013 đã khắc phục được hầu hết các hạn chế, bất cập liên
quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân
1.4. Kinh nghiệm thu hồi đất ở một số nước trên thế giới
Phát triển công nghiệp và đô thị là một tiến trình tất yếu trên toàn thế
giới. Và, thu hồi đất nông nghiệp là cách thức thường được thực hiện để xây
khu công nghiệp và đô thị. Quá trình thu hồi đất đặt ra rất nhiều vấn đề kinh tế
- xã hội cần được giải quyết kịp thời và thỏa đáng. Để có thể hài hòa được lợi
ích của xã hội, tập thể và cá nhân, mỗi quốc gia có cách làm riêng của mình.
Ở Trung Quốc mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng
như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất

More Related Content

What's hot

Dự án gio linh
Dự án gio linh  Dự án gio linh
Dự án gio linh duan viet
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện Đắk Lắk - PICC - www.lapduandau...
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện Đắk Lắk - PICC - www.lapduandau...Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện Đắk Lắk - PICC - www.lapduandau...
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện Đắk Lắk - PICC - www.lapduandau...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 

What's hot (16)

Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAYLuận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
 
Giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, HOT
Giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, HOTGiải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, HOT
Giải quyết khiếu nại về đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở tại Quảng Trị, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Dự án gio linh
Dự án gio linh  Dự án gio linh
Dự án gio linh
 
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAYCông tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển KT - XH
Luận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển KT - XHLuận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển KT - XH
Luận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển KT - XH
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền ...
 
Luận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
 
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện Đắk Lắk - PICC - www.lapduandau...
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện Đắk Lắk - PICC - www.lapduandau...Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện Đắk Lắk - PICC - www.lapduandau...
Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện Đắk Lắk - PICC - www.lapduandau...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
 
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
 

Similar to Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất

Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...luanvantrust
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...nataliej4
 
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển sinh kế bền vững của nông hộ bị thu hồi đất - Gửi miễn ph...
Luận án: Phát triển sinh kế bền vững của nông hộ bị thu hồi đất - Gửi miễn ph...Luận án: Phát triển sinh kế bền vững của nông hộ bị thu hồi đất - Gửi miễn ph...
Luận án: Phát triển sinh kế bền vững của nông hộ bị thu hồi đất - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
 Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu... Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...hieu anh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản ChungLuận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản ChungHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất (20)

Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất để phát triển kinh tế, xã hội
Luận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất để phát triển kinh tế, xã hộiLuận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất để phát triển kinh tế, xã hội
Luận văn: Pháp luật về quản lý quỹ đất để phát triển kinh tế, xã hội
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái địnhLuận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
 
Đề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định tại Huế, HAY
Đề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định tại Huế, HAYĐề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định tại Huế, HAY
Đề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định tại Huế, HAY
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Kiên L...
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhânLuận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Tại Thành Phố Thái N...
 
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
 
Luận án: Phát triển sinh kế bền vững của nông hộ bị thu hồi đất - Gửi miễn ph...
Luận án: Phát triển sinh kế bền vững của nông hộ bị thu hồi đất - Gửi miễn ph...Luận án: Phát triển sinh kế bền vững của nông hộ bị thu hồi đất - Gửi miễn ph...
Luận án: Phát triển sinh kế bền vững của nông hộ bị thu hồi đất - Gửi miễn ph...
 
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
 Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu... Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệpLuận văn: Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệpLuận văn: Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
 
Luận văn: Trình tự, thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Trình tự, thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Trình tự, thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Trình tự, thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản ChungLuận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN PH¸P LUËT VÒ B¶O §¶M QUYÒN Vµ NGHÜA Vô CñA NG¦êI N¤NG D¢N KHI NHµ N¦íC THU HåI §ÊT §Ó PHôC Vô CHO C¸C Dù ¸N PH¸T TRIÓN KINH TÕ ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN PH¸P LUËT VÒ B¶O §¶M QUYÒN Vµ NGHÜA Vô CñA NG¦êI N¤NG D¢N KHI NHµ N¦íC THU HåI §ÊT §Ó PHôC Vô CHO C¸C Dù ¸N PH¸T TRIÓN KINH TÕ ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người cam đoan Nguyễn Thị Thủy Tiên
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ...................................................10 1.1. Khái niệm..........................................................................................10 1.1.1. Khái niệm thu hồi đất và hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất.........10 1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp ................................................................13 1.1.3. Khái niệm về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất...................17 1.1.4. Khái niệm dự án phát triển kinh tế.....................................................18 1.1.5. Khái niệm và đặc điểm pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam........................................................20 1.2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ............................................................26 1.2.1. Sự cần thiết của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất..........................................26 1.2.2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế.........................................................................................30 1.3. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ...........................................32
  • 5. 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1993..................................................................32 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 ...............................................33 1.3.3. Giai đoạn từ năm 2003 cho đến nay...................................................35 1.4. Kinh nghiệm thu hồi đất ở một số nước trên thế giới...................36 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ.................................................................40 2.1. Quy định pháp luật về bảo đảm quyền khi Nhà nước thu hồi đất của người nông dân để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ................................................................................................40 2.1.1. Quyền được thông tin của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế.................................40 2.1.2. Quyền được bồi thường của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế...........................48 2.1.3. Quyền được hỗ trợ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế.......................................61 2.1.4. Quyền được khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất........................68 2.2. Các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ................................................................................................68 2.2.1. Nghĩa vụ cộng tác với cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm xác định diện tích đất bị thu hồi......68 2.2.2. Nghĩa vụ giao đất khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền .........................................................................................71 2.3. Những điểm mới và tồn tại của Luật Đất đai năm 2013 trong vấn đề thu hồi đất của người nông dân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế.........................................................................73 2.3.1. Những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013....................................73
  • 6. 2.3.2. Những điểm còn tồn tại......................................................................75 2.4. Tính khả thi của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế.............................................................86 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ..........101 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ...................................................101 3.2. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của các quy định về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế.....................................................................................104 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia công cộng.......................................104 3.2.2. Tiếp tục sửa đổi các quy định về khung giá đất cho phù hợp với thực tiễn............................................................................................107 3.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thu hồi đất...........107 3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho người dân khi thu hồi đất .......108 3.2.5. Tổ chức tốt công tác xây dựng quỹ nhà đất tái định cư và giải phóng mặt bằng................................................................................108 3.2.6. Nhanh chóng ổn định cuộc sống cho cộng đồng .............................108 3.2.7. Giải quyết việc làm ..........................................................................109 3.2.8. Xây dựng và củng cố Tổ chức phát triển quỹ đất ............................111 KẾT LUẬN..................................................................................................112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................114
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTGPMB: Bồi thường giải phóng mặt bằng HĐXX: Hội đồng xét xử THĐ: Thu hồi đất UBND: Uỷ ban nhân dân
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, đồng thời là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và tương lai. Ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, vì vậy Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử dụng đất. Việt Nam là nước có bình quân đầu người về đất nông nghiệp thuộc loại thấp nhất thế giới. Trong khi bình quân chung của thế giới là 4000m2 / người thì ở Việt Nam là khoảng 1000m2 / người. Là một nước chậm phát triển, hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư. Vì vậy để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Nhà nước với tư cách là chủ đầu tư lớn nhất có nhiệm vụ xây dựng các cơ sở kinh tế, hạ tầng xã hội, sử dụng đất vào mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng bảo vệ chủ quyền quốc gia cùng với các chủ đầu tư khác có nhu cầu sử dụng đất rất lớn. Trong khi đó, những diện tích Nhà nước có nhu cầu sử dụng lại do những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang có quyền sử dụng do được giao đất,
  • 9. 2 thuê đất, do nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, vì lợi ích của xã hội những người đang sử dụng đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước. Thu hồi đất là một vấn đề nổi cộm và nhức nhối ở nước ta hiện nay. Thực tiễn thực hiện quá trình này còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Ở hầu hết các địa phương, hàng loạt các đơn thư khiếu nại của người dân liên quan liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư ổn định đời sống, giải quyết việc làm diễn ra rất căng thẳng, đặc biệt là trường hợp thu hồi đất của người nông dân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Đời sống của người nông dân phụ thuộc hoàn toàn vào cây lúa, khi bị thu hồi đất đồng nghĩa với việc họ mất đất sản xuất. Nhiều dự án treo, nhiều công trình xây dựng dang dở vẫn đang chờ tháo gỡ. Về phía doanh nghiệp đang mong đợi một cơ chế đầu tư thông thoáng, một hành lang pháp lý an toàn dễ chịu để nhanh chóng có “đất sạch” đầu tư. Còn người nông dân đang mong đợi một cơ chế bồi thường hợp lý để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Để quá trình thu hồi đất diễn ra trong một trật tự ổn định, nhanh chóng và thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và đô thị hoá nông thôn, quan hệ thu hồi đất phải công bằng, có nghĩa là vừa đảm bảo được lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư và toàn xã hội vừa phải đảm bảo lợi ích của người nông dân. Tuy nhiên trong mối quan hệ này, người nông dân bị mất đất sản xuất trên thực tế vẫn phải chịu thiệt thòi vì mức giá bồi thường chưa hợp lý, tái định cư và giải quyết việc làm sau khi bị thu hồi đất vẫn là nỗi băn khoăn lo lắng của đa số nông dân có đất bị thu hồi. Do đó dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, các dự án bị đình trệ không thể tiến hành bồi thường giải phóng mật bằng. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người nông dân trong quá trình Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án
  • 10. 3 phát triển kinh tế có vai trò trong việc giải quyết vấn đề bức xúc trong quan hệ thu hồi đất, giúp cho quá trình này diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay”. Mặc dù đã giành nhiều thời gian và tâm huyết cho việc hoàn thành khoá luận song do vốn hiểu biết còn hạn hẹp nên khoá luận không tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm. Vì vậy tôi chân thành mong được sự chỉ dẫn, góp ý cho những thiếu sót để khoá luận được hoàn thiện hơn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế lớn đã dẫn đến hàng loạt các dự án cần đến mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, vấn đề thu hồi đất nông nghiệp dẫn đến người nông dân mất đất sản xuất kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực dẫn đến bức xúc trong xã hội. Nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất xảy ra, nhiều vụ khiếu kiện cũng do nguyên nhân thu hồi đất gây ra. Do đó hiện nay vấn đề thu hồi đất và pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế đang được các nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm. Trên các tạp chí và các báo viết, báo điện tử đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này như: Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của Th.S Lê Ngọc Thanh – Tạp chí Tài nguyên và môi trường kỳ 1, tháng 6/2009, trang 40-42; Một số giải pháp tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp của Phan Văn Thọ - Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và môi trường – Tạp chí Tài nguyên và môi trường kỳ 2 – tháng 5/2009; Giải bài toán lợi ích giữa ba chủ thể: Nhà nước, người có đất bị thu hồi và chủ đầu tư khi thu hồi đất của Th.S Đặng Đức Long, Tạp chí Tài nguyên và môi trường kỳ 1 – 5/2009, trang 7,8… Tuy
  • 11. 4 nhiên, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Vì vậy, từ việc nghiên cứu thực trạng pháp luật thu hồi đất nông nghiệp kết hợp với thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn bất cập trong bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nói chung và của người nông dân nói riêng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài “Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay” là tạo ra một công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn cấp thạc sỹ, có tính hệ thống về những cơ sở pháp lý của việc Nhà nước thu hồi đất của người nông dân để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nhằm đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu do thực tiễn cuộc sống đặt ra, trong quá trình thực thi pháp luật về thu hồi đất nói chung và thu hồi đất của người nông dân để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia công cộng nói riêng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phân tích khái niệm, hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất; Phân tích khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp; sự cần thiết khách quan của việc thu hồi đất nông nghiệp vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phân tích khái niệm quyền và nghĩa vụ của người nông dân trong việc thu hồi
  • 12. 5 đất, những tác động ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới cuộc sống của người nông dân. - Nghiên cứu sự cần thiết của việc ban hành pháp luật về bảo đảm quyền va nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế; lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế ở Việt Nam; tìm hiểu pháp luật của một số nước trên thế giới về thu hồi đất. - Đánh giá thực trạng pháp luật về thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất của người nông dân để thực hiện các dự án phát triển kinh tế nhằm chỉ ra những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại. Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyên và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đất đai nói chung và về thu hồi đất nói riêng - Chính sách, pháp luật về thu hồi đất của một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore. - Nội dung của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. - Các thông tin, số liệu, vụ việc thực tiễn về áp dụng các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam.
  • 13. 6 - Các công trình khoa học về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như luật học, xã hội học, lịch sử, kinh tế học, văn hoá và chính trị học v.v… Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của một bản luận văn luật học, Luận văn không có tham vọng tìm hiểu toàn diện và giải quyết thấu đáo các yêu cầu bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam dưới góc độ pháp lý, mà giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam thông qua việc tìm hiểu, đánh giá nội dung Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Luận văn chỉ nghiên cứu các quy định về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Hơn nữa, Luận văn đi sâu tập trung nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, vì đây là chủ thể sử dụng đất nông nghiệp phổ biến và những bất cập nổi cộm trong vấn đề bồi thường chủ yếu xảy ra đối với chủ thể này. 6. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: (1) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy
  • 14. 7 vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Để nghiên cứu có hiệu quả những vấn đề do đề tài đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn, để đưa ra những nhận định, kết luận khoa học đảm bảo tính khách quan, chân thực. Từ phương pháp chung đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong quá trình nghiên cứu các nội dung chi tiết của luận văn. Tùy thuộc vào nội dung đối tượng nghiên cứu của từng chương, mục trong luận văn mà tác giả vận dụng các phương pháp khác nhau cho phù hợp. (2) Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống,… được sử dụng trong chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, cụ thể: i) Phương pháp phân tích được sử dụng khi nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của đất nông nghiệp; nghiên cứu khái niệm, hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất. ii) Phương pháp đánh giá, phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam. iii) Phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống được sử dụng khi nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp - Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp đánh
  • 15. 8 giá, phương pháp đối chiếu v.v được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam, cụ thể: i) Phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá được sử dụng khi phân tích, bình luận nội dung các quy định về trình tự thủ tục khi Nhà nước thu hồi đất, bồi thường đất và bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. ii) Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng khi phân tích các quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. iii) Phương pháp đánh giá, phương pháp đối chiếu được sử dụng khi đánh giá, bình luận thực tế thi hành các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. iv) Phương pháp bình luận, phương pháp diễn giải được sử dụng khi tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực tế thi hành các quy định về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế. - Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải, vv được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam, cụ thể: Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải được sử dụng khi phân tích định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần cam đoan, danh mục các từ viết tắt sử dụng trong luận văn,
  • 16. 9 mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn đã được công bố và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam. - Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam. - Chương 3: Định hướng và giải pháp bảo đảm hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam.
  • 17. 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHỤC VỤ CHO CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm thu hồi đất và hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đất đai được quản lý và sử dụng hợp lý khoa học sẽ trở thành một nguồn lực lớn mạnh. Điều 17 Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “đất đai, rừng núi, sông, hồ, nguồn nước tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời đều thuộc sở hữu toàn dân” [27]. Tính nhất quán trong xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được tiếp tục khẳng định tại Điều 1 Luật Đất đai năm 2003: “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai” [28]. Trên tinh thần đó, Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai thực hiện việc quản lý đất đai bằng nhiều biện pháp khác nhau để phân phối quỹ đất quốc gia cho nhiều chủ sử dụng. Một trong những biện pháp đó chính là thu hồi đất. Nếu như giao đất, cho thuê đất là những hình thức pháp lý làm hình thành một quan hệ pháp luật đất đai thì thu hồi đất lại là một biện pháp pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai. Hình thức pháp lý này là một quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giao đất, cho thuê đất. Biện pháp này thể hiện quyền lực nhà nước, cũng là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của xã hội đồng thời lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước về đất đai.
  • 18. 11 Thu hồi đất không chỉ hiểu một cách thuần tuý là Nhà nước sẽ tước đi quyền sử dụng của các chủ sử dụng đất mà qua đó Nhà nước thiết lập một quan hệ sử dụng đất mới phù hợp với lợi ích Nhà nước và xã hội. Thu hồi đất là giai đoạn kết thúc việc sử dụng đất của chủ thể này nhưng là bước kế tiếp của việc sử dụng đất của một chủ thể mới. Do đó, các quy định về thu hồi đất cần kết nối được ba lợi ích của ba chủ thể quan trọng là: Nhà nước - chủ đầu tư - người bị thu hồi đất. Giáo trình Luật Đất Đai năm 2006 - Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra định nghĩa về thu hồi đất như sau: “Là văn bản hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai để phục vụ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành chính hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất” [16]. Theo khoản 5, Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 thì thu hồi đất được hiểu: “là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này” [28]. Từ các định nghĩa trên, thu hồi đất về cơ bản được hiểu dưới các khía cạnh sau: Thứ nhất, thu hồi đất là một quyết định hành chính của người có thẩm quyền nhằm chấm dứt quan hệ sử dụng đất của người sử dụng. Đồng thời với việc giao đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành những biện pháp thu hồi đất. Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Thứ hai, thu hồi đất là biện pháp pháp lý thể hiện quyền lực nhà nước nhằm thực thi một trong những nội dung của quản lý nhà nước về đất đai. Vì vậy, thẩm quyền thu hồi đất phải tuân thủ theo Điều 44 Luật Đất đai năm 2003. Một quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền không làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai.
  • 19. 12 Thứ ba, thu hồi đất xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước và xã hội hoặc là biện pháp chế tài được áp dụng nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng. Bên cạnh đó, Nhà nước tiến hành thu hồi đất khi người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Đây là các trường hợp người sử dụng đất không tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất, vi phạm với quy mô và mức độ nghiêm trọng dẫn tới hậu quả là Nhà nước phải tước đi quyền sử dụng đất của họ. Vì vậy, thu hồi đất là một biện pháp cần thiết để chấm dứt sự vi phạm của người sử dụng đất và lập lại kỷ cương trong quản lý Nhà nước về đất đai. Thu hồi đất là một nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai, vai trò và sự can thiệp của Nhà nước đối với việc thu hồi đất cần phải trên cơ sở các chính sách nhất định. Bởi vì hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất rất nghiêm trọng, liên quan đến quyền lợi của Nhà nước, các chủ đầu tư và người bị Nhà nước thu hồi đất. Do đó, Nhà nước cần quan tâm đến lợi ích của xã hội cũng như quyền lợi của người sử dụng đất. Trên thực tế, hiện nay hàng loạt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài nhiều khi bị đình trệ không thực hiện được đúng tiến độ là do chính sách đền bù không được đảm bảo do nhiều lí do như giá đất bồi thường không phù hợp với thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến trong định giá bồi thường cho người dân. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để chuyển sang làm nghề khác. Vậy mà tiền giải phóng mặt bằng chiếm từ 70% - 80% tổng chi phí một dự án nhưng có tới 99,99% các dự án chậm tiến độ có nguyên nhân từ giải phóng mặt bằng (hoinongdan.org.vn, đất đai phải được coi là hàng hoá đặc biệt, thứ ba ngày 10/4/2007). Hậu quả là cả nước có khoảng gần 500.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai gây căng thẳng cho việc thực hiện nhiều công
  • 20. 13 trình của nhà nước (giáo trình luật đất đai năm 2006). Trước khi bị thu hồi đất hầu hết người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất được thừa kế từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sau khi thu hồi đất, nhiều khu cụm công nghiệp hình thành khiến bộ mặt nông thôn đổi mới nhưng người dân chưa có việc làm mới trong khi không còn đất sản xuất, họ đang tiêu dần vào khoản tiền bồi thường mà đáng lẽ được đầu tư trong tương lai. Người nông dân chỉ biết cấy cày, giờ không còn ruộng họ thực sự lúng túng khi phải tìm nghề khác để kiếm sống. Tình trạng này tập trung ở lứa tuổi 30 – 50 còn sức lao động nhưng khó đào tạo tiếp để có việc làm tại các khu công nghiệp, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Để thể hiện sự minh bạch trong thu hồi đất, Điều 38 Luật đất đai năm 2003 xác định rõ những trường hợp bị thu hồi đất. So với Luật đất đai năm 1993 phạm vi việc thu hồi đất được xác định hẹp hơn và chủ yếu phục vụ các nhu cầu quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, mục đích công cộng và mục tiêu phát triển kinh tế đồng thời mở rộng các khả năng cho phép các tổ chức kinh tế tìm kiếm mặt bằng tổ chức sản xuất kinh doanh thông qua việc nhận chuyển nhượng hoặc thuê đất mà không nhất thiết phải dùng biện pháp là thu hồi đất. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu các quy định liên quan đến trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế và quyền, nghĩa vụ của người nông dân có đất bị thu hồi. 1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp Theo C.Mac đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến và quí báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau. Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng, và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”. Như vậy có rất nhiều khái niệm về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu là: Đất đai là khoảng không gian
  • 21. 14 có giới hạn, theo chiều thẳng đứng gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp phũ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều ngang trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng địa hình, thuỷ văn thảm thực vật với các thành phần khác, nó giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người. Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như ngô, khoai, sắn và những loại cây được coi là lương thực. Trên thực tế việc sử dụng đất nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà còn dùng vào những mục đích khác như chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản hay để trồng các cây lâu năm… Theo Luật đất đai năm 1993 đất nông nghiệp được định nghĩa như sau: “Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp”. Với định nghĩa này, đất đai được chia làm 6 loại: Đất nông nghiệp; Đất lâm nghiệp; Đất chuyên dùng; Đất khu dân cư nông thôn; Đất đô thị; Đất chưa sử dụng. Sự phân loại này tách đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp thành hai loại đất khác nhau nằm trong 6 loại đất thuộc vốn đất quốc gia. Tuy nhiên, sự phân loại này dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, vừa căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, vừa căn cứ vào địa bàn sử dụng đất dẫn đến sự đan xen, chồng chéo giữa các loại đất, không có sự tách bạch về mặt pháp lý gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình trong việc sử dụng đất, Luật Đất đai năm 2003 chia đất đai thành ba loại với tiêu chí phân loại duy nhất là căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu: - Nhóm đất nông nghiệp
  • 22. 15 - Nhóm đất phi nông nghiệp - Nhóm đất chưa sử dụng. Theo quy định này, khái niệm đất nông nghiệp đã được mở rộng với tên gọi “Nhóm đất nông nghiệp” bao gồm các loại đất sau: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hằng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thuỷ sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ. Như vậy đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp. Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước có hơn 80% dân số và 70% lực lượng lao động nông nghiệp. Trong những thập kỷ tới, nông nghiệp vẫn còn là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dù đất nước đã thoát khỏi chiến tranh, đã từng bước thoát khỏi đói nghèo nhưng đất nông nghiệp vẫn có tầm quan trọng bậc nhất đối với người nông dân vì: Thứ nhất đất nông nghiệp là nguồn sống, là nguồn tạo việc làm. Mặc dù sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra nhanh chóng, một phần lớn đất nông thôn trong đó đất nông nghiệp là chủ yếu phải chuyển sang để phục vụ cho sự nghiệp này. Song vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, chuyển đổi việc làm, di chuyển dân cư nông thôn sang khu vực đô thị lại diễn ra hết sức chậm chạp, thậm chí đối với nhiều địa phương đó là một thách thức lớn và là một bài toán khó chưa có lời giải hữu hiệu. Do vậy như một nhu cầu tất yếu và tự nhiên khách quan là người nông dân cần đất để
  • 23. 16 ổn định cuộc sống khi mà bản thân họ và kể cả Nhà nước chưa có kế sách nào hợp lý và kịp thời. Thứ hai đất nông nghiệp đóng vai trò là yếu tố đầu vào, là khởi nguồn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà cho các hộ nông dân có khả năng và biết sản xuất giỏi sẽ có cơ hội làm giàu trên đất. Đã có nhiều người nông dân được Đảng và Nhà nước vinh danh là chiến sĩ trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. Với bàn tay, khối óc sáng tạo và sự kiên trì nhẫn nại với đất, người nông dân đã và đang làm thay da đổi thịt đời sống ở nông thôn, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, ngành sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển quan trọng. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Từ một nước thường xuyên thiếu và đói, hàng năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực từ nước ngoài, hơn thập niên qua đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới (sau Thái Lan và Mĩ), GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 3,3 %, thu nhập và đời sống nông dân ngày càng được cải thiện hơn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5%/ năm, bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh hơn, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật của người nông dân được nâng cao hơn trước. Vượt lên giá trị vật chất, đất nông nghiệp còn có giá trị tinh thần sâu sắc đối với người nông dân Việt. Đất đai ruộng vườn gắn bó thân thuộc đối với người nông dân, là nơi người nông dân thể hiện tâm sức và kinh nghiệm lao động được kết tinh qua nhiều thế hệ, là hiện thân của sức mạnh và sáng tạo trong hành trình chinh phục tự nhiên, chống chọi và đối phó với thiên tai để làm cho đất đai từ một thứ tài nguyên thuần túy trở thành những mảnh đất màu mỡ, tốt tươi, những cánh đồng trù phú.
  • 24. 17 1.1.3. Khái niệm về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là một chế định cơ bản của luật Đất đai. Nghiên cứu khái niệm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để từ đó chúng ta xem xét người sử dụng đất được thực hiện những quyền nào và phải tuân thủ những nghĩa vụ gì.Người nông dân là người sử dụng đất có địa vị pháp lý được quy định rõ trong pháp luật đất đai của Việt nam. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai họ cũng có quyền và nghĩa vụ pháp lý mà Luật đất đai năm 2013 gọi chung là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Khi nghiên cứu về địa vị pháp lý của người sử dụng đất chúng ta không thể không nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của chủ thể này bởi lẽ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là một bộ phận cấu thành pháp lý của người sử dụng đất. Người sử dụng đất là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho phép sử dụng đất bằng một trong các hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; có quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định trong thời hạn sử dụng đất [16]. Khái niệm quyền và nghĩa vụ của chủ thể pháp luật nói chung được định nghĩa như sau: Quyền của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nói chung là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành. Hay nói cách khác quyền chủ thể là khả năng chủ thể xử sự theo cách nhất định được pháp luật cho phép. Có nghĩa là chủ thể có quyền lựa chọn xử sự theo cách thức mà nó được phép tiến hành hoặc không xử sự như vậy. Nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật được hiểu là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Nghĩa vụ pháp lý tự nó không phải là hành vi mà chỉ là sự cần thiết phải xử sự như vậy [42]. Quyền và nghĩa vụ là hai mặt thống nhất không thể tách rời của chủ thể
  • 25. 18 khi tham gia vào một quan hệ pháp luật. Chủ thể luôn được pháp luật cho hưởng quyền, các quyền này luôn được Nhà nước bảo hộ đồng thời họ cũng bị bắt buộc phải thực hiện những trách nhiệm nhằm đáp ứng quyền của chủ thể khác. Không thể xảy ra trường hợp một chủ thể chỉ được hưởng quyền mà không phải thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ pháp lý nào và ngược lại. Tương tự trong quan hệ pháp luật đất đai, một chủ thể tham gia vào quan hệ sử dụng đất họ được pháp luật cho hưởng các quyền đồng thời pháp luật cũng bắt họ thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước và các chủ thể sử dụng đất khác. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được hiểu như sau: Quyền của người sử dụng đất là khả năng mà pháp luật cho phép người sử dụng đất được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình sử dụng đất nhằm sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nghĩa vụ của người sử dụng đất là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc người sử dụng đất phải tiến hành trong quá trình sử dụng đất nhằm không làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các chủ thể sử dụng đất khác [16]. 1.1.4. Khái niệm dự án phát triển kinh tế Theo Đại bách khoa toàn thư, từ “Dự án (Project) được hiểu là điều có ý định làm” hay “Đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”. Như vậy, dự án có khái niệm vừa là ý tướng, ý đồ, nhu cầu vừa có ý năng động, chuyển động hành động. Chính vì lẽ đó mà có khá nhiều khái niệm về thuật ngữ này, cụ thế như: Theo Tổ chức điều hành dự án: Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất
  • 26. 19 định đã đề ra và kết quá của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn. Theo trường Đại học Quản lý Henley: Dự án là một quá trình mang đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt động được phối hợp và kiểm soát, có định ngày khởi đầu và kết thúc, được thực hiện với những hạn chế về thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phù hợp với những yêu cầu cụ thể. Theo nghĩa hiểu thông thường: Dự án là “điều mà người ta có dự định làm”. Theo Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án của Viện nghiên cứu quản lý dự án quốc tế thì; “Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ độc nhất”. Về mặt lý thuyết, dự án được hiểu là một công việc với các đặc tính sau: Cần tới nguồn lực (con người, máy móc, vật tư và tiền vốn); có mục tiêu cụ thể; phải được hoàn thành với thời gian và chất lượng định trước; có thời điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng; có khối lượng công việc cần thực hiện cụ thể; có ngân sách hạn chế và sự kết nối hợp lý của nhiều phần việc lại với nhau. Tóm lại dự án là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ ràng (trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được vượt qua dự toán đó. Như vậy, Dự án là đối tượng của quản lý và là tập hợp của những hoạt động khác nhau có liên quan với nhau theo một logic, một trật tự xác định nhằm vào những mục tiêu xác định, được thực hiện bằng những nguồn lực nhất định trong những khoảng thời gian xác định. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án không có tính chất đầu tư. Hiện nay, khái niệm về phát triển vẫn còn tiếp tục là vấn đề tranh luận giữa các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trên thế giới. Chưa bao giờ trong giới nghiên cứu khoa học thế giới, vấn đề phát triển được
  • 27. 20 nêu lên thành một trọng tâm hàng đầu như hiện nay. Hầu như không có lĩnh vực nghiên cứu nào không gắn với phát triển: tài nguyên con người và phát triển, môi trường và phát triển, phụ nữ, gia đình và phát triển, dân tộc và phát triển, tôn giáo và phát triển. Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ [31]. Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế- xã hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng. Theo Khoản 11, Điều 4, Luật Đấu Thầu 2013 thì dự án đầu tư phát triển bao gồm chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình dự án, đề án đầu tư phát triển khác. Từ đó có thể định nghĩa dự án phát triển kinh tế là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định làm thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước. 1.1.5. Khái niệm và đặc điểm pháp luật bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam Bảo đảm quyền con người nói chung cũng như bảo đảm quyền và nghĩa
  • 28. 21 vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng phụ thuộc vào tổng thể nhiều điều kiện khác nhau (kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa…) trong đó pháp luật có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu. Bởi vì, pháp luật có các đặc điểm mà các điều kiện khác không có như: Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người; các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội thừa nhận, bảo vệ. Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự. Ngược lại, quyền con khi đã được quy định trong pháp luật thì nó sẽ trở thành quyền pháp định, là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận phục tùng, được quyền lực Nhà nước tôn trọng bảo vệ. Khi quyền con người được quy định trong Hiến pháp và pháp luật thì nó sẽ trở thành “tối thượng” có giá trị bắt buộc đối với toàn xã hội, ngay cả với cơ quan cao nhất của Nhà nước; Pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người. Tính sắc bén của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người được thể hiện ở các quy định về quyền con người trong pháp luật được đảm bảo bằng bộ máy, cách thức tác động quyền lực của Nhà nước, khi cần thiết thì Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho nội dung quyền con người, quyền công dân được thực hiện và bảo vệ. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đều có khả năng bị phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời; Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ở đây pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công cụ, phương tiện của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của mọi người trong xã hội để thực hiện, bảo vệ quyền con người. Bởi vì pháp luật là đại lượng mang giá trị phổ biến, là chuẩn mực của sự công bằng, do đó có thể đo được hành vi của
  • 29. 22 mọi người, kể cả các cơ quan tổ chức, công chức Nhà nước. Nó là cơ sở, là căn cứ để công dân đánh giá, kiểm tra, đối chiếu các hành vi từ phía Nhà nước và các thành viên trong xã hội, đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền con người, quyền công dân có thể bị xâm phạm từ phía các cơ quan, tổ chức, công chức Nhà nước trong khi thi hành công vụ, cũng như từ phía các thành viên khác trong xã hội, bởi vì trong quan hệ với Nhà nước, công dân vừa là người chủ Nhà nước, vừa là đối tượng bị quản lý cho nên quyền và lợi ích hợp pháp của họ có nguy cơ xâm hại cao. Trong hoạt động của bộ máy Nhà nước thì hoạt động của hệ thống cơ quan hành chinh Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật có nguy cơ làm phương hại đến các quyền con người, quyền công dân rất cao. Bởi vì, các quyết định quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước, các phán quyết của cơ quan bảo vệ pháp luật đều trực tiếp tác động đến các quyền và lợi ích của công dân. Trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, nông dân là người bị quản lý và chịu sự phán quyết nên họ luôn luôn ở vị thế bất lợi. Trong điều kiện đó, người nông dân không có vũ khí, phương tiện nào khác hữu hiệu hơn là sử dụng pháp luật để đấu tranh tự bảo vệ lấy các quyền và lợi ích của mình. Chỉ có pháp luật, bằng các qui phạm pháp luật quy định chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, các quyền và nghĩa vụ của công dân, mới tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc để mọi người đấu tranh chống lại các hành vi xâm hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vai trò của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người còn thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều kiện bảo đảm khác (chính trị, kinh tế, văn hóa…) các điều kiện trên đều phải thông qua pháp luật, thể hiện dưới hình thức pháp luật mới trở thành giá trị xã hội ổn định, được hiện thực hóa trên qui mô toàn xã hội. Chỉ có như vậy thì các điều kiện đó
  • 30. 23 mới phát huy được vai trò của mình trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người, cụ thể như: Điều kiện chính trị: Đường lối chính trị của một quốc gia là nhằm xây dựng vào bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nền kinh tế phát triển, nền dân chủ thực sự. Đường lối chính trị đó phải được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức hoạt động của các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Đó chính là cơ sở pháp lý để xây dựng một xã hội có cơ cấu tổ chức và chế độ chính trị hướng tới tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết bảo đảm Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Muốn dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tạo điều kiện bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền con người, muốn đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng trở thành hiện thực trong cuộc sống xã hội thì sự lãnh đạo của Đảng phải được thể chế hóa thành pháp luật; Điều kiện kinh tế: Phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện quyền con người. Nhưng muốn phát triển kinh tế thì đường lối chính sách, cơ chế phải được cụ thể hóa trong pháp luật. Pháp luật sẽ tạo khuôn khổ môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phát huy được mọi tiềm năng, hạn chế được các mặt tiêu cực; Điều kiện văn hóa: Phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí cũng phải được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật, bảo đảm cho con người được phát triển tự do và toàn diện, tạo điều kiện cho mọi người được độc lập, nghiên cứu nâng cao nhận thức về mọi mặt. Mặt khác, pháp luật có vai trò giáo dục tích cực, mạnh mẽ đối với tất cả các thành viên trong xã hội góp phần hình thành văn hóa pháp lý ở mọi người, giúp cho mọi người biết sống
  • 31. 24 và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, biết “tự bảo vệ” các quyền và lợi ích hợp pháp của mình và biết tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trong cộng đồng. Từ các điều kiện của pháp luật như đã trình bày, chúng ta thấy pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất. Để phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân thì phải thể chế hóa các quyền đó thành các quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật, phải có cơ chế bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện trong thực tế, tạo thành đảm bảo pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất. Nói cách khác, bảo đảm pháp lý về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất chính là đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ đó bằng pháp luật. Thể chế hóa quyền của người nông dân trong hệ thống pháp luật đất đai không chỉ là cụ thể hóa quyền con người thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể của nông dân mà nó còn bao hàm cả việc quy định các hình thức, biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quyền của người nông dân, quy định về tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và công chức Nhà nước, xây dựng hệ thống các thủ tục trong tố tụng trong đó có tố tụng hình sự, cụ thể hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà các quốc gia đã tham gia ký kết hay phê chuẩn nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ quyền con người. Nếu không có cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định đó thì không thể nói đã có đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam. Vì vậy, phải triển khai các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, hướng dẫn thực hiện pháp luật… nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các thành viên
  • 32. 25 xã hội, hình thành văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội. Đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật của bộ máy Nhà nước, phải bảo đảm cho các quy định nhằm thực hiện bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất trong hệ thống pháp luật đất đai được thực thi nghiêm chỉnh, các hành vi vi phạm quyền của người nông dân ngày càng giảm, còn có hiện tượng vi phạm thì càng phải được phát hiện, xử lý kịp thời. Tóm lại, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế là hệ thống các quy định trong hệ thống pháp luật đất đai nhằm cụ thể hóa, bảo đảm thực hiện bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế và cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định đó trong thực tiễn đời sống. Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam có những đặc điểm sau đây: Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế là một bộ phận cấu thành của các bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, trong đó có các quyền và nghĩa vụ cơ bản. Khoa học pháp lý chia các bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân thành hai loại: Một là, các bảo đảm chung, bao gồm các bảo đảm chính trị (hệ thống chính trị), các bảo đảm kinh tế (tính chất của các quan hệ kinh tế, khả năng kinh tế...), các bảo đảm xã hội (đặc điểm, tính chất của các quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, bầu không khí xã hội, vai trò của xã hội dân sự...), các bảo đảm tư tưởng (quan điểm, quan niệm chính trị, pháp lý... xung quanh vấn đề quyền con người, quyền và
  • 33. 26 nghĩa vụ công dân). Các bảo đảm này tạo ra nền tảng chung cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Các bảo đảm này về bản chất không có tính chất pháp lý, không trực tiếp gắn với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, nó thể hiện mối liên quan có tính trừu tượng đến khả năng thực hiện tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân. Hai là, các bảo đảm riêng còn được gọi là các bảo đảm pháp lý như các quy định về thủ tục pháp lý, chế tài pháp lý.... Các bảo đảm này có bản chất pháp lý, trực tiếp gắn liền với việc công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp luật cụ thể. Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất chịu sự điều chỉnh của hệ thống các quy định pháp luật của luật đất đai. Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các quy định về thu hồi đất bởi vì nếu như muốn quá trình thu hồi đất diễn ra nhanh chóng, hiệu quả thì đòi hỏi pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân phải được quy định chặt chẽ, có khả thi, bảo đảm lợi ích của các bên trong việc thu hồi đất. Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất chính là cụ thể hóa quyền của người sử dụng đất nói chung và quyền của người thu hồi đất nói riêng đã được quy định trong Hiến pháp – đạo luật cao nhất của Việt Nam. 1.2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế 1.2.1. Sự cần thiết của pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất Từ việc tất yếu khách quan của việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ
  • 34. 27 cho mục tiêu chung của đất nước, có thể thấy rằng việc ban hành pháp luật về đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế cũng là một tất yếu khách quan để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người nông dân và chủ đầu tư. Sự cần thiết khách quan đó thể hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam, pháp luật ghi nhận và bảo hộ các hình thức sở hữu đất đai khác nhau. Thời kỳ phong kiến đất đai thuộc sở hữu của nhà nước phong kiến, sở hữu công xã và sở hữu tư nhân. Hiến pháp năm 1946 không quy định cụ thể, Điều 12 chỉ ghi nhận “Quyền tài sản của công dân được đảm bảo”. Tại Hiến pháp năm 1959 lần đầu tiên quy định chế độ sở hữu nhà nước về đất đai, ngoài ra còn ghi nhận hình thức sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai. Điều 17 Hiến pháp 1992, Luật Đất đai năm 2003, mới đây nhất là Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định loại sở hữu đất đai duy nhất này. Trên cơ sở đó, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Người sử dụng đất có các quyền tương tự như quyền của chủ sở hữu (quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền tặng cho, quyền thế chấp…) Nhưng các quyền này bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật. Thực chất quyền sử dụng đất ở nước ta là một loại quyền tài sản bởi vì chủ thể của quyền sử dụng đất cũng là chủ thể của pháp luật dân sự, mà đất đai là một loại tài sản đặc biệt thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự. Theo quy định của pháp luật dân sự thì tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Một khi quyền sử dụng đất được ghi nhận là quyền tài sản thì phải được xác định giá trị và được pháp luật bảo hộ. Thứ hai xuất phát từ quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người nông dân trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, vấn đề ruộng đất cho nông dân
  • 35. 28 luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ngay từ khi Đảng mới ra đời, trong Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 thì vấn đề ruộng đất cho dân cày đã là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đó là “Đánh đuổi đế quốc để giải phóng đất nước và đánh đuổi thực dân phong kiến để ruộng đất dân cầy”. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh “Khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp”. Theo đó, đất đai của địa chủ phong kiến, các thái ấp, các đồn điền vắng chủ, đất hoang hóa đã được Nhà nước quản lý và chia cho người nông dân. Đến Luật Cải cách ruộng đất năm 1953 thì chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách ruộng đất cho người nông dân đã được hiện thực hóa một bước quan trọng. Đặc biệt nó được ghi nhận trong đạo luật quan trọng nhất của nước ta – Hiến pháp 1992: “Nhà nước giao đất cho người dân để sử dụng ổn định, lâu dài”. Luật Đất đai năm 1993, 2003 và mới đây nhất là Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định đảm bảo quyền lợi của người nông dân trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp như về thời hạn sử dụng đất, khuyến khích khai hoang đưa đất vào canh tác nông nghiệp, không phải trả tiền đối với đất nông nghiệp giao trong hạn mức, chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất, tiền thuê đất. Thứ ba xuất phát từ hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất. Như đã khẳng định thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Hậu quả pháp lý của nó rất nghiêm trọng đối với Nhà nước, người bị thu hồi và chủ đầu tư và rộng hơn là toàn xã hội. Nó đụng chạm đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan, đặc biệt có sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống, tâm lý của người nông dân. Chính vì vậy, Nhà nước phải ban hành pháp luật để điều chỉnh việc thu hồi đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và thu hồi đất của người nông dân nói riêng.
  • 36. 29 Thứ tư ban hành pháp luật để giải quyết lợi ích của các bên liên quan. Khi thu hồi đất, Nhà nước phải đặt ra vấn đề giải quyết hài hòa quyền và lợi ích của ba chủ thể: Nhà nước, người bị thu hồi đất và người được hưởng lợi ích từ việc thu hồi đất của Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, lợi ích của các bên chủ thể này không thống nhất thậm chí trái ngược nhau. Về phía nhà nước, tiến hành thu hồi đất là nhằm phân phối lại quỹ đất cho phù hợp với mục tiêu quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện vai trò điều tiết các lợi ích kinh tế của các chủ thể liên quan đến việc thu hồi đất, chủ yếu thông qua các chính sách tài chính về đất đai. Người được hưởng lợi từ việc thu hồi đất có lợi ích liên quan đến chi phí lập dự án đầu tư, chi phí liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất, các khoản đóng góp cho Nhà nước và xã hội. Nhà nước cần xác lập cơ chế và chế tài ràng buộc trách nhiệm của chủ thể này để tránh hiện tượng vì lợi ích của mình mà làm tổn hại đến lợi ích của người bị thu hồi đất. Về phía hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất cần nhận thức đầy đủ về lợi ích chung mang lại cho cộng động từ việc thu hồi đất của Nhà nước và phải có trách nhiệm bàn giao mặt bằng đúng thời hạn. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Nhà nước tính toán thực hiện việc bồi thường khi thu hồi đất. Thứ năm ban hành pháp luật là một hình thức để hiện thực hóa quyền năng của người sử dụng đất đã được Hiến pháp ghi nhận, qua đó tăng cường tính pháp chế trong hoạt động của Nhà nước. Việc đảm bảo lợi ích, ổn định đời sống và sản xuất cho người có đất bị thu hồi sẽ không làm phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện từ đó duy trì trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị. Giải quyết tốt quyền và lợi ích của các bên sẽ tạo ra sự đồng thuận nhất trí cao của người nông dân và của toàn xã hội đối với chính sách phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước. Nhờ đó, Nhà nước sẽ có một quỹ đất hợp lý để xây dựng các công trình quan trọng phục vụ cho quá trình công
  • 37. 30 nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam. 1.2.2. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế Đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, trong khi các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm. Mặt khác, Luật Đất đai 2003 chưa có cơ chế bắt buộc để bảo đảm có quỹ đất và nguồn vốn xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất; chất lượng các khu tái định cư được xây dựng cũng chưa đáp ứng yêu cầu “có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi; việc lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án còn thiếu kiên quyết, thiếu dân chủ, công khai, minh bạch; năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng yêu cầu; chưa phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng tham gia thực hiện. Một số địa phương thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm. Trong khi đó, Tổ chức Phát triển quỹ đất chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về kinh phí và nhân lực để thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, tạo quỹ “đất sạch” triển khai khi có dự án đầu tư. Ngày 29/11/2013, Quốc hội ban hành Luật Đất đai 2013 đã khắc phục được hầu hết các hạn chế, bất cập liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân. Tuy nhiên, tình hình luôn thay đổi khiến cho pháp luật phải có sự điều chỉnh sao cho phù
  • 38. 31 hợp với thực tế để có khả năng thực thi. Xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan đó dẫn đến việc cần phải điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế. Điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế là quá trình Nhà nước dùng pháp luật tác động lên hành vi của các chủ thể (cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực thu hồi đất và người bị thu hồi đất) thông qua đó tác động lên các quan hệ xã hội mà ở đây là quan hệ về thu hồi đất. Tuy nhiên việc điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế phải đáp ứng những yêu cầu nhất định đó là: Thứ nhất việc điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế phải phù hợp với Hiến pháp, với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ và phù hợp với quy định pháp luật của Luật Đất đai, không mâu thuẫn với quy định của các ngành luật khác có liên quan. Thứ hai việc điều chỉnh pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên trong mối quan hệ thu hồi đất đó là Nhà nước và người bị thu hồi đất sao cho Nhà nước vẫn hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích của người nông dân, người đã hi sinh cho sự nghiệp cao cả của đất nước phải chịu nhiều thiệt thòi khi bị mất đất sản xuất, tạo cuộc sống ổn định lâu dài cho họ. Có như vây thì việc điều chỉnh pháp luật mới phát huy được vai trò của mình, tạo thêm niềm tin của người nông dân vào pháp luật.
  • 39. 32 Thứ ba việc điều chỉnh pháp luật phải dựa trên tình hình thực tế, những đòi hỏi nguyện vọng của người nông dân bị thu hồi đất và những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất như thủ tục thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng diễn ra có bất cập gì, khó khăn ra sao. Từ đó đưa ra những điều chỉnh pháp luật sao cho phù hợp với tình hình thực tế để hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nói riêng và pháp luật đất đai nói chung. 1.3. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1993 Khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, chính quyền đã về tay nhân dân nhưng đất nước ta phải trải qua 9 năm kháng chiến. Để phát huy sức mạnh của cả dân tộc, Đảng chủ trương hạn chế sự bóc lột tô thuế nặng nề của địa chủ, phú nông đối với nông dân bằng cách ban hành chủ trương “giảm tô giảm tức”. Đem ruộng đất công chia cho dân nghèo, ruộng đất thu được của Việt gian, phản động đem tạm cấp cho nông dân. Nhờ mang lại ruộng đất cho nông dân và thực hiện chính sách giảm tô đã bước đầu xoá bỏ hình thức bóc lột phong kiến, làm cho người nông dân tin tưởng đi theo cách mạng đưa đến thắng lợi to lớn sau 9 năm kháng chiến chống Pháp. Năm 1953, nước ta thực hiện triệt để cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “người cày có ruộng” và Luật Cải cách ruộng đất được ban hành với mục tiêu xoá bỏ triệt để chiếm hữu ruộng đất và bóc lột phong kiến, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của người nông dân. Tại văn bản luật này, lần đầu tiên Nhà nước ta quy định về tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất cụ thể là: Tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất của địa chủ và phản động (có phân biệt đối với địa chủ kháng chiến – trưng mua, địa chủ thường – trưng thu) và vẫn để lại một phần ruộng đất cho địa chủ.
  • 40. 33 Ngày 14/4/1959, Nghị định 151 được Chính phủ ban hành quy định về thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc đền bù và tái định cư ở Việt Nam. Ngày 6/7/1959, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên bộ số 1424 về việc thi hành Nghị định số 151 của Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất để làm địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản. Trong đó, mức đền bù và cách tính đền bù được quy định như sau: Việc đền bù thiệt hại do lấy đất gây nên phải bồi thường hai khoản: (i) Về đất thì bồi thường 1 – 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng thu; (ii) Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức; (iii) Đối với nhà của, vật kiến trúc và các công trình phục vụ sinh hoạt được giúp đỡ xây dựng cái khác. Ngoài ra, mồ mả thì căn cứ vào tình hình cụ thể về phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ một số tiền làm phí tổn di chuyển. Ngày 31/05/1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 186 về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển sang sử dụng vào mục đích khác. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, đất rừng để sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về đất cho Nhà nước. Khoản tiền này được nộp vào ngân sách nhà nước và được sử dụng vào việc khai hoang, phục hoá, trồng rừng, cải tạo đất nông nghiệp, ổn định cuộc sống định canh, định cư cho vùng bị lấy đất. Trong thời kỳ này, vấn đề thu hồi đất đã được pháp luật quy định nhưng quy định của pháp luật còn mang tính khái quát chưa cụ thể. 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 Hiến pháp năm 1992 ra đời thay thế Hiến pháp năm 1980. Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Các tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng lâu dài
  • 41. 34 và được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật [27, Điều 17]. Đặc biệt điều 23 quy định: Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định [27, Điều 23]. Ngày 17/4/1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật đất đai mới thay thế Luật đất đai năm 1987. Với sự ra đời của Luật đất đai năm 1993, quan hệ đất đai nói chung và quan hệ ruộng đất ở nông thôn nói riêng đã có những cơ sở pháp lý ban đầu để tham gia vào cơ chế thị trường. Điều 27 Luật đất đai năm 1993 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người thu hồi đất được đền bù thiệt hại”. Nhìn chung trong giai đoạn này, các quy định về thu hồi đất có những ưu điểm nhất định bảo đảm được quyền của người bị thu hồi đất như: thể hiện sự thống nhất chính sách bồi thường thiệt hại cho mọi trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất; Nhà nước còn tiến hành chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân tại nơi ở cũ hoặc nơi ở mới; Quy định đầy đủ phạm vi, đối tượng áp dụng, nguyên tắc, điều kiện được bồi thường, chi tiết và cụ thể hoá các trường hợp bồi thường thiệt hại về đất, nhà và các tài sản khác gắn liền với đất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện; Đảm bảo quyền tự do lựa chọn phương thức bồi thường bao gồm bồi thường bằng đất, bằng tiền hoặc bằng đất và tiền, tạo điều kiện chủ động cho người dân, ngăn chặn sự áp đặt từ phía cơ quan Nhà nước. Bên cạnh đó, trách nhiệm tổ chức bồi thường, lập phương án bồi thường được giao cho các địa phương tạo sự chủ động, áp dụng chính sách linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế
  • 42. 35 của từng địa phương. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật thời kỳ này cũng bộc lộ một số hạn chế như: Việc bồi thường đất ở với các trường hợp sử dụng đất trước Luật đất đai năm 1993 chưa được quy định cụ thể nên trong tổ chức thực hiện còn nhiều cách làm khác nhau dẫn đến khiếu kiện; Chưa có quy định cụ thể loại tài sản nào không được bồi thường hay các loại tài sản có thể di chuyển thì được bồi thường, hỗ trợ như thế nào. Điều này đã dẫn đến việc một số đối tượng lợi dụng để đầu tư các loại tài sản trái phép mong được hưởng lợi khi bồi thường; Chưa có văn bản hướng dẫn về quy trình lập và thẩm định kế hoạch tái định cư cũng như cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường đối với các trường hợp cố tình không thực hiện, dẫn đến lợi dụng kẽ hở trong chính sách của Nhà nước cản trở công tác thu hồi đất gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước. 1.3.3. Giai đoạn từ năm 2003 cho đến nay Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Luật Đất đai và xuất phát từ yêu cầu của giai đoạn mới, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày 26/11/2003 Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật Đất đai. Luật Đất đai năm 2003 đã dành riêng mục 4 chương II để quy định về thu hồi đất với nhiều điểm mới quan trọng. Nhìn chung pháp luật về thu hồi đất trong giai đoạn này đã được quy định đầy đủ, cụ thể hơn, không chỉ chú trọng đến hình thức mà còn hướng tới bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền lợi của người bị thu hồi đất, điều hoà lợi ích giữa Nhà nước - người nông dân - nhà đầu tư. Tuy nhiên, đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, trong khi các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm. Mặt khác, Luật
  • 43. 36 Đất đai 2003 chưa có cơ chế bắt buộc để bảo đảm có quỹ đất và nguồn vốn xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất; chất lượng các khu tái định cư được xây dựng cũng chưa đáp ứng yêu cầu “có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi; việc lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án còn thiếu kiên quyết, thiếu dân chủ, công khai, minh bạch; năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng yêu cầu; chưa phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng tham gia thực hiện. Một số địa phương thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm. Trong khi đó, Tổ chức Phát triển quỹ đất chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về kinh phí và nhân lực để thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, tạo quỹ “đất sạch” triển khai khi có dự án đầu tư. Ngày 29/11/2013, Quốc hội ban hành Luật Đất đai 2013 đã khắc phục được hầu hết các hạn chế, bất cập liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân 1.4. Kinh nghiệm thu hồi đất ở một số nước trên thế giới Phát triển công nghiệp và đô thị là một tiến trình tất yếu trên toàn thế giới. Và, thu hồi đất nông nghiệp là cách thức thường được thực hiện để xây khu công nghiệp và đô thị. Quá trình thu hồi đất đặt ra rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần được giải quyết kịp thời và thỏa đáng. Để có thể hài hòa được lợi ích của xã hội, tập thể và cá nhân, mỗi quốc gia có cách làm riêng của mình. Ở Trung Quốc mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu