SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong bài luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình kinh tế của
đơn vị.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Bùi Thị Sơn
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ............................. 4
1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp ........................ 4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn lưu động................................ 4
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................................. 15
1.2.1. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ......................... 15
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh
nghiệp................................................................................................... 20
1.3. Các nhân tố tác độngđến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp........ 25
1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan......................................................... 25
1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan............................................................. 26
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊVỐN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ
MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN TRONG THỜI GIAN QUA..... 28
2.1. Khái quát chung về Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn..................... 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy gạch ngói cao cấp lạc
Sơn:...................................................................................................... 28
Khái quát chung........................................................................... 28
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Nhà
máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn:............................................................ 29
2.1.3. Đặc điểm hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp:............................ 33
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
iii
2.1.4 Tình hình tài chínhchủ yếu của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn. 36
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn
trong thời gian qua:................................................................................... 43
2.2.1. Quy mô và kết cấu vốn lưu động của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc
Sơn:...................................................................................................... 43
2.2.2 Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Nhà máy gạch ngói
cao cấp Lạc Sơn. ................................................................................... 48
2.2.3 Tình hình quản trị thành phần vốn lưu động tại Nhà máy gạch ngói
cao cấp Lạc Sơn. ................................................................................... 49
2.2.4 Đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động của Nhà máy gạch ngói cao
cấp Lạc Sơn. ......................................................................................... 59
2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp:........ 62
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN
................................................................................................................ 66
3.1. Mục tiêu và định hướngphát triển củadoanh nghiệp trong thời gian tới..... 66
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay ................................................... 66
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của nhà máy gạch ngói cao cấp
Lạc Sơn................................................................................................. 67
BẢNG 3.1: CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2014 ............................... 68
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở Nhà
máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn:................................................................ 69
3.2.1. Giải pháp tài chính: ...................................................................... 69
3.2.1.1. Chủ động trong việc xác định nhu cầu VLĐ:........................... 69
BẢNG 3.2: CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN XÁC ĐỊNH NHU CẦU
VLĐ NĂM 2014 ...................................................................................... 71
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
iv
3.2.1.2. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung
và vốn lưu động nói riêng ................................................................... 72
3.2.1.3. Tăng cường quản lý các khoản nợ........................................... 73
3.2.2 Giải pháp kinh tế........................................................................... 77
3.2.2.1. Đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào và bảo quản HTK77
3.2.2.2. Đổi mới máy móc, thiết bị, áp dụng tiến bộ KHKT.................. 77
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp........................................................ 79
KẾT LUẬN.............................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 81
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU GIẢI THÍCH
CPBH Chi phí bán hàng
DTT Doanh thu thuần
GVHB Giá vốn hàng bán
HTK Hàng tồn kho
LNST Lợi nhuận sau thuế
NCVLĐ Nhu cầu vốn lưu động
NVLĐTT Nguồn vốn lưu động tạm thời
NVLĐTX Nguồn vốn lưu động thường xuyên
VCSH Vốn chủ sở hữu
VBT Vốn bằng tiền
VCĐ Vốn cố định
VKD Vốn kinh doanh
VLĐ Vốn lưu động
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
QLDN Quản lý doanh nghiệp
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 2.1: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHÀ
MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN NĂM 2011-2012-2013......................... 37
BẢNG 2.2: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CUỐI NĂM 2012 VÀ CUỐI
NĂM 2013 CỦA NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN. ....................... 41
BẢNG 2.3: NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY GẠCH
NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN........................................................................................... 44
BẢNG 2.4: ĐÁNH GIÁ KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG ............................................ 46
BẢNG 2.5: KẾT CẤU VỐN BẰNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP CUỐI NĂM 2012-
2013 .................................................................................................................................... 49
BẢNG 2.6 : CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
NĂM 2011-2012-2013..................................................................................................... 52
BẢNG 2.7: CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2012-2013
............................................................................................................................................. 55
BẢNG 2.8: KẾT CẤU HÀNG TỒN KHO CỦA DOANH NGHIỆP ....................... 56
NĂM 2012-2013............................................................................................................... 56
BẢNG 2.9: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG HÀNG TỒN KHO ........................ 58
NĂM 2011-2012-2013..................................................................................................... 58
BẢNG 2.10: HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG NĂM 2011-2012-201360
BẢNG 3.1: CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2014............................................... 68
BẢNG 3.2: CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN XÁC ĐỊNH NHU CẦU VLĐ
NĂM 2014......................................................................................................................... 71
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SXKD .................................... 31
HÌNH 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN.................................................. 32
HÌNH 2.3: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT.......................... 34
GẠCH TUYNEN ............................................................................................................. 34
HÌNH 2.4: SƠ ĐỒ NGUỒN TÀI TRỢ CUỐI NĂM 2013......................................... 44
HÌNH 2.5: SƠ ĐỒ NGUỒN TÀI TRỢ ĐẦU NĂM 2013.......................................... 44
HÌNH 2.6: SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC TRONG VLĐ CỦA DOANH
NGHIỆP NĂM 2011-2012-2013.................................................................................. 46
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết
cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực,
doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhằm hình thành nên những tài sản
cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Kể từ
khi Việt Nam gia nhập WTO và đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế, nền
kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những nhân tố mới tham gia vào sự vận động
của nền kinh tế trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt hệ thống các doanh nghiệp có
nhiều thay đổi về hình thức sở hữu, phương pháp huy động vốn, chính sách
tài chính, v.v…Nhưng vốn vẫn là yếu tố có tầm quan trọng bậc nhất đối với
các doanh nghiệp. Bởi lẽ, muốn đứng vững trên thị trường có sự cạnh tranh
gay gắt giữa nhiều thành phần kinh tế thì đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có
một số vốn đủ mạnh để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và
đồng thời cũng nhằm mục đích mở rộng quy mô sản xuất. Việc quản lý và sử
dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động. Do đó vấn đề về vốn là vấn đề không
thể không đề cập đến.
Mặt khác, Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn là một doanh nghiệp
mới ra đời cách đây hơn 5 năm. Trong những năm trở lại đây khi nền kinh tế
chuyển sang cơ chế thị trường, quá trình kinh doanh ngày càng mở rộng và sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp cần phải năng động, sáng
tạo trong quá trình kinh doanh cũng như việc sử dụng và khai thác tối ưu các
nguồn vốn lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình. Do vậy, mỗi
quyết định liên quan đến việc đầu tư vốn phải được cân nhắc thận trọng. Câu
hỏi đặt ra với doanh nghiệp là làm thế nào để quản lý và sử dụng vốn lưu
động một cách có hiệu quả.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
2
Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn lưu động và việc quản trị vốn lưu
động trong doanh nghiệp, trên cơ sở kiến thức đã học cùng với quá trình thực
tập tại Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn, được sự hướng dẫn nhiệt tình của
thầy giáo – PGS.TS Vũ Công Ty, các thầy cô giáo trong bộ môn và sự quan
tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các anh chị trong phòng Tài chính kế toán Nhà
máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn, em đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài
“Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của chi nhánh DNTN kinh
doanhthan mỏ Việt Dũng – Nhà máygạch ngói cao cấp Lạc Sơn”.
2. Đối tương nghiên cứu :
Đề tài đi sâu vào phân tích việc quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
và một số giải pháp để tăng cường quản trị vốn lưu động của Nhà máy gạch
ngói cao cấp Lạc Sơn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian :Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu
động của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn.
 Về thời gian từ : Từ 27/12/2013 đến 22/5/2014
 Nguồn số liệu: Số liệu được sử dụng từ sổ sách kế toán, báo cáo tài
chính của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn năm 2011, 2012, 2013.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu về vốn lưu động và một số giải pháp tăng
cường quản trị vốn lưu động của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn nhằm
một số mục đíchsau:
- Tìm hiểu thực trạng quản trị và sử dụng vốn của doanh nghiệp, từ
đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp.
- Chỉ ra một số ưu điểm, nhược điểm và đóng góp một số giải pháp
nhất định nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động cho doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
3
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu và thu thập các tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu, kế thừa các tài liệu, báo cáo, phỏng vấn trực tiếp cán bộ
công nhân viên của doanh nghiệp.
- Phương pháp xử lý phân tích.
+ Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế
+ Sử dụng phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
+ Sử dụng máy vi tính để tính toán
6. Nội dung đề tài:
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những lý luận cơ bản về vốn lưu động và quản trị vốn lưu
động của doanhnghiệp.
Chương II: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Nhà máy gạch ngói
cao cấp Lạc Sơn trong thời gian qua.
Chương III: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn
lưu động tại Nhà máygạch ngói cao cấp Lạc Sơn.
Do thời gian thực tập ngắn cộng với sự hiểu biết còn hạn chế nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô
giáo và bạn đọc để đề tài của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên
Bùi Thị Sơn
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
4
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặcđiểm, vai trò của vốn lưu động
- Khái niệm:
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu
lao động ra còn phải có đối tượng lao động, đối tượng lao động khi tham gia
vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chỉ có
thể tham gia một chu kỳ sản xuất ấy. Vì vậy toàn bộ giá trị của đối tượng lao
động được dịch chuyển toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá
trị sản phẩm được thực hiện.
ĐTLĐ trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận: Một bộ phận là
những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (nguyên vật
liệu chính, nguyên vật liệu phụ), một bộ phận là những vật tư đang trong quá
trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, CCDC ...). Hai bộ phận này
biểu hiện dướihình thái vật chất gọilà tài sảnlưu độngsảnxuất.
Ngoài ra, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá
trình lưu thông như chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm, thanh toán ... và
những tài sản nằm trong quá trình lưu thông như hàng hoá chưa tiêu thụ, các
khoản tiền phát sinh trong lưu thông gọi là tài sản lưu thông. TSLĐ trong quá
trình sản xuất và TSLĐ trong quá trình lưu thông thay chỗ nhau vận động
không ngừng nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất được liên tục. Do đó,
doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản
này, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động.
Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
5
TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực
hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong
một lần và được thu hồi toàn bộ và hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết
thúc một chu kỳ kinh doanh.
Có thể định nghĩa vốn lưu động theo cách khác : VLĐ của doanh nghiệp là
các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài
sản lưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng 01 năm.
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại
vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường
có những cách phân loại sau đây:
• Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện
Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành hai loại:
- Vốn về vật tư, hàng hóa: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu
hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, thành phẩm, chi phí trả trước....
- Vốnbằng tiền và các khoảnphải thu: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền
mặt tồnquỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoảnđầu tư
chứngkhoánngắn hạn, các khoảnphảithutừ kháchhàng....
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn
kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Qua đó có thể tìm được
biện pháp phát huy chức năng của các thành phần vốn và biết được kết cấu
theo hình thái biểu hiện để điều chỉnh hợp lý.
• Phân loại vốn lưu động dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với sản
xuất kinh doanh:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
6
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành
3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản
nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế,
công cụ dụng cụ.
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị
sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành
phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...), các khoản vốn đầu tư ngắn
hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn...) các khoản thế chấp,
ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải
thu, các khoản tạm ứng...).
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động
trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều
chỉnh cơ cấuvốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
Ngoài ra vốn lưu động còn được phân loại theo khả năng thanh khoản
của từng thành phần vốn lưu động, theo nguồn hình thành vốn lưu động v.v..
- Đặc điểm của vốn lưu động.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm
vận động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản
lưu động. Mặt khác, tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng
doanh nghiệp mà sự vận động của vốn cũng có sự khác nhau. Có thể khái quát
đặc điểm vận động của vốn lưu động trong doanh nghiệp qua các sơ đồ sau:
* Đối với doanh nghiệp sản xuất:
T – H… sản xuất… H’ – T’
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
7
* Đối với doanh nghiệp thương mại:
T – H – T’
* Đối với tổ chức tín dụng trung gian:
T – T’
Như vậy, có thể thấy vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện. Tại
một thời điểm có thể tồn tại một bộ phận vốn lưu động dưới hình thái khác
nhau. Điều này có nghĩa nếu xét trong vòng tuần hoàn cô lập thì vốn lưu động
chuyển từ hình thái này sang hình thái khác. Nhưng xét tại một thời điểm thì
vốn lưu động tồn tại dưới hình thái khác nhau ở từng khâu.
Do vậy vốn lưu động có các đặc điểm chủ yếu sau:
+ Vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất và luôn thay đổi hình
thái biểu hiện.
+ Vốn lưu động dịch chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được
hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm, dịch vụ và thu
được tiền bán hàng.
+ Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh
doanh.
VLĐ là điều kiện không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn
cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu
tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình thái tồn tại hợp
lý và tồn tại với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của
VLĐ trong quá trình luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân
chuyển VLĐ, tăng hiệu xuất sử dụng VLĐ và ngược lại.
VLĐ còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư.
Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Số
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
8
VLĐ nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sử dụng ở các
khâu nhiều hay ít. VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng
vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu
thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy thông qua tình hình luân chuyển
VLĐ có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự
trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Do vậy, ta có thể
thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc quả lý VLĐ trong mỗi doanh
nghiệp, từng loại vốn trong VLĐ.
- Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
+ Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Cùng một lúc vốn lưu động có thể tồn tại ở các dạng hình thái khác
sau như tiền tệ, vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa… Chính
vì vậy nếu doanh nghiệp không đủ vốn thì sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh
doanhsẽgặp khó khăn, khôngtiến hành thườngxuyên và liên tục.
+ Quy mô vốn lưu động được thể hiện ở quy mô tài sản lưu động. Một
doanh nghiệp có vốn lưu động càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lượng
tài sản lưu động càng lớn. Thông qua quy mô vốn lưu động có thể đánh giá
được quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh doanh nghiệp sử
dụng vốn tiết kiệm hay lãng phí. Vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ
doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, tiết kiệm
vốn lưu động và ngược lại.
Như vậy, vốn lưu động là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động một
cách có hiệu quả là điều mà tất cả các doanh nghiệp mong muốn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
9
1.1.2. Nguồn vốn lưu động của doanhnghiệp
- Nguồnhình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Căn cứ vào thời gian huyđộng vốn của doanh nghiệp
Căn cứ theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn lưu động của doanh
nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu
động tạm thời:
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường
xuyên
* Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định
nhằm hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp đòi hỏi phải có một lượng vốn lưu động thường
xuyên nhất định. Do đó, doanh nghiệp phải huy động và tạo lập nguồn vốn
này để tiến hành sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có
thể xác định theo công thức sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh
nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính được đảm bảo vững
chắc hơn.
* Nguồn vốn lưu động tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn
(dưới một năm) của doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có
TSLĐ tạm thời
TSLĐ thường
xuyên
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
TSCĐ Vốn chủ sỡ hữu
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
10
tính chất tạm thời phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ
chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.
Nguồn vốn lưu động tạm thời có thể được xác định theo công thức sau:
Nguồn vốn lưu động tạm thời = TSLĐ – Nguồn VLĐ thường xuyên
Căn cứ vào nguồn hình thành
Nếu xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các nguồn
như sau:
+ Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn
điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Nguồn vốn tựbổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tựbổ sung trong quá
trìnhsản xuất kinh doanhnhư từlợi nhuận củadoanhnghiệp được táiđầu tư.
+ Nguồn vốn liên doanh, liên kết; là số vốn lưu động được hình thành từ
vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh.
+ Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức
tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh
nghiệp khác.
+ Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái
phiếu…
+ Việc phân chia vốn lưu động theo cách này giúp cho doanh nghiệp thấy
được cơ cấu từng nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. Từ góc độ nhà tài chính mọi nguồn tài trợ đều có
chi phí sử dụng của nó. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ
tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình và đạt được hiệu quả cao
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
11
- Các mô hình tài trợ vốn kinh doanh và đảm bảo nhu cầu vốn lưu động
của doanh nghiệp:
+ Mô hình 1: Toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động và một phần tài sản
lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên. Một phần tài
sản lưu động tạm thời cònlại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Ưu điểm: Tạo cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán và độ an toàn ở
mức cao.
Hạn chế: Chưa tạo ra sự phù hợp giữa thời gian huy động vốn và thời
gian sử dụng tài sản lưu động tạm thời nên doanh nghiệp phải trả chi phí cao
hơn cho việc sử dụng vốn.
+ Mô hình 2: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên
được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động tạm
thời được đảm bảo bằng nguồn vốn lưu động tạm thời.
TSLĐ thường xuyên
Tiền
Thời gian
TSCĐ
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
thường xuyên
TSLĐ
TSLĐ thường xuyên
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn
Tiền
Thời gian
TSCĐ
TSLĐ tạm thời
thường xuyên
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
12
Ưu điểm: Xác lập được sự cân bằng về thời hạn của nguồn vốn huy động
với thời hạn sử dụng tài sản được tạo ra giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi
ro trong thanh toán và giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn.
Hạn chế: Chưa thật sự tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức cơ cấu nguồn
vốn của doanh nghiệp.
+ Mô hình 3: Toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thường
xuyên cần thiết được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên. Còn một phần
tài sản lưu động thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm
bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Ưu điểm: Giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong sử dụng
vốn và tạo ra sự linh hoạt trong cơ cấu nguồn vốn.
Hạn chế: Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro cao hơn so với việc sử dụng hai
mô hình trên.
1.1.3 Xác địnhnhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
- Khái niệm về nhu cầu vốn lưu động.
- Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ cần thiết
doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn
TSLĐ thường xuyên
TSCĐ
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
Tiền
Thời gian
TSLĐ tạm thời
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
13
kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà
cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ (tiền lương phải
trả, tiền thuế phải nộp…), có thể xác định theo công thức sau:
Nhu cầu
vốn lưu
động
=
Mức dự trữ
hàng tồn kho
+
Khoản phảithu
từ khách hàng
-
Khoản phảitrả
nhà cung cấp và
các khoản nợ
phảitrả có tính
chất chu kỳ
Căn cứ vào tính chất và thời gian sử dụng vốn lưu động, ta có thể chia
nhu cầu vốn lưu động ra làm hai loại .
+ Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết: là mức vốn cần thiết tối
thiểu đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành
bình thường, liên tục tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định.
+ Nhu cầu vốn lưu động tạm thời là nhu cầu vốn lưu động tăng thêm để
đáp ứng nhu cầu sự tăng thêm về dự trữ vật tư, hàng hóa do sự gia tăng có
tính chất thời vụ, do nhận thêm đơn đặt hàng, do biến động giá cả…
- Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp
+ Phương pháp trực tiếp.
Nội dung của phương pháp này là: Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến lượng vốn lưu động doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu
cầu vốn lưu động thường xuyên.
Trình tự tiến hành của phương pháp này như sau:
* Xác định lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp cần thiết cho hoạt động
sản xuất kinh doanh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
14
* Xác định chính xác sản lượng hàng hóa tiêu thụ và khoản tín dụng
cung cấp cho khách hàng.
* Xác định khoản nợ phải trả cho người cung ứng.
* Tổng hợp nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho doanh
nghiệp.
Ưu điểm của phương pháp này là xác định được nhu cầu cụ thể của từng
loại vốn trong từng khâu kinh doanh. Từ đó tạo điều kiện tốt cho việc quản trị
vốn theo từng loại trong từng khâu sử dụng.
Tuy nhiên, việc tính toán theo phương pháp này khá phức tạp, khối lượng
tính toán nhiều, mất nhiều thời gian, không xác định được nhu cầu VLĐ cho
tiền mặt, tiền gửi, các khoản trong thanh toán.
+ Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn.
Ở đây có thể chia làm 2 trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp
cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu VLĐ cho doanh nghiệp mình.
Ưu điểm của phương pháp này là tính toán đơn giản, tuy nhiên mức độ chính
xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi
thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ.
Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ ở thời kỳ vừa
qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về VLĐ cho các thời kỳ tiếp
theo. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa
các yếu tố hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ
khách hàng, nợ phải trả nhà cung cấp với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
15
xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu VLĐ tính theo doanh thu thuần và sử dụng tỷ lệ
này để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo.
Phương pháp này thực hiện theo trình tự sau:
+ Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu VLĐ trong năm
báo cáo. Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để
loại trừ số liệu không hợp lý.
+ Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo.
Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu thuần.
+ Xác định nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch.
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Nội dung quảntrị vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn đòi hỏi doanh
nghiệp phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua
sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh
nghiệp với khách hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Do vậy, quản trị vốn lưu động của
doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các
quyết định liên quan đến vốnlưu độngcủadoanhnghiệp.
1.2.1.1Quản trị vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân
hàng. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của
một doanh nghiệp. Tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi
thường xuyên phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tình hình
tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
16
Nội dung quản trị vốn bằng tiền:
*Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý.
* Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền.
* Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở
các phiếu thu chi tiền mặt hợp thức và hợp pháp.
* Đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao khả năng sinh lời của số vốn
tiền tệ tạm thời nhàn rỗi.
* Cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt.
1.2.1.2Quản trị các khoản phải thu:
Tầm quan trọng của quản trị khoản phảithu:
+ Khoản phải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
vốn lưu động của các doanh nghiệp.
+ Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ tới
tiêu thụ sản phẩm, từ đó tắc động không nhỏ tới doanh thu bán hàng và lợi
nhuận của doanh nghiệp.
+ Quản lý nợ phải thu liên quan chặt chẽ tới việc tổ chức và bảo toàn
vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Việc tăng nợ phải thu từ khách hàng kéo theo việc gia tăngcác khoảnchi
phí quản lý nợ, chiphí thu hồi nợ, chiphí trả lãi tiền vay, để đáp ứng nhu cầu vốn
lưu độngtốithiểu do vốncủadoanhnghiệp bịkháchhàng chiếm dụng.
+ Tăng nợ phải thu làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp dẫn đến tình
trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được, do khách hàng vỡ nợ, gây
mất vốn của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
17
Các biện pháp chủ yếu quản trị nợ phảithu:
+ Xác định chính sách bán chịu (chính sách tín dụng thương mại) với
khách hàng:
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách bán chịu của doanh nghiệp:
* Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp.
* Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ của một số sản phẩm (thời
gian bán chịu rất ngắn trong các ngành thực phẩm tươi sống và kỳ thu tiền
bình quân rất cao trong các ngành kiến trúc, sản xuất cơ giới và ở những
doanh nghiệp lớn,...)
* Tình trạng cạnh tranh: Cần xem xét tình hình bán chịu của các đối thủ
cạnh tranh để có đốisách bán chịu thích hợp và có lợi.
* Tình trạng tài chinhd của doanh nghiệp: Không thể mở rộng việc bán
chịu cho khách hàng khi doanh nghiệp đã có nợ phải thu ở mức cao và có sự
thiếu hụt lớn vốn bằng tiền trong cân đốithu chi bằng tiền.
+ Thường xuyên kiểm soátnợ phải thu.
* Mở sổtheo dõichi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng.
* Thường xuyên kiểm soát để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình
hình thu hồi nợ.
Npt = Dn x Kpt
Trong đó:
Npt: Nợ phải thu dự kiến trong kỳ.
Dn: Doanh thu bán hàng tính theo giá thanh toán bình quân một ngày
trong năm.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
18
Kpt: Kỳ thu tiền bìnhquân trong năm.
+ Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn.
* Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến
kỳ hạn thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán. Nhắc nhở đôn
đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
* Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn.
* Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các
khoản nợ quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có
biện pháp thu hồi thích hợp, có thẻ chia nợ quá hạn thành các giai đoạn để có
biện pháp thu hồi phù hợp.
* Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn lưu
động.
1.2.1.3Quản trị hàng tồn kho:
Sự cần thiết phảiquản lý hàng tồn kho:
+ Vốn tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh
nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Việc duy trì một lượng vốn về hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho
doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, tránh được việc phải
trả giá cao hơn cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ và những rủi ro
trong việc chậm trễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tue hay những thiệt
hại do không đáp ứng được các đơn hàng của khách hàng.
+ Giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hóa. Từ
đó góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Giúp doanh nghiệp
thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các phương tiện sản
xuất và nhân lực.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
19
+ Dự trữ hàng tồn kho hợp lý có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa
các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh.
+ Hiệu quả quản lý vốn về hàng tồn kho ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ
đến hiệu quả hoạtđộngkinh doanhvà hiệu quả sửdụng vốncủa doanhnghiệp.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho:
+ Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ phụ thuộc vào:
Quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường; giá cả các loại
vật tư được cung ứng; khoảng cách giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng; hình
thái xuất, nhập…
+ Đối với mức tồn kho sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng gồm:
Đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản
phẩm; thời gian hoàn thành sản phẩm; trình độ tổ chức quá trình sản xuất; sự
lâu bền hay dễ hư hao của sản phẩm,…
+ Đối với mức tồn kho thành phẩm, hàng hóa thường chịu ảnh hưởng
của các yếu tố: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp giữa khâu sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, khả năng xâm nhập hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp,…
+ Để quản lý tốt vốn về hàng tồn kho phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp như: Bộ phận cung ứng vật tư, bộ
phận sản xuất, bộ phận marketing, bộ phận quản lý tài chính,…
Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho:
+ Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ
và lượng tồn kho dự trữ hợp lý.
+ Xác định và lựachọn nguồn cung ứng, ngườicung ứng thích hợp để đạtcác
mục tiêu: Giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi cho doanh
nghiệp và tất cảgắn liền với chất lượng vật tư, hàng hóa phải đảm bảo.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
20
+ Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi
phí vận chuyển, xếp dỡ.
+ Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa.
Dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời
việc mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến
động của thị trường.
+ Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư,hàng hóa. Cần áp dụng
thưởng, phạt tài chính để tránh tình trạng bị mất mát.
+ Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp
thời tình trạng vật tư bị ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng
nhanh số vật tư đó, thu hồi vốn.
+ Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư, hàng hóa, lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho. Biện pháp này giúp cho doanh nghiệp chủ động
thực hiện bảo toàn vốn lưu động.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh
nghiệp
Để đánh giá hiệu quả quản trị VLĐ trong các doanh nghiệp, có thể sử
dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau:
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển vốn
lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu quả
quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần
luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
+ Số lần luân chuyển vốn lưu động (hay số vòng quay của vốn lưu động).
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
21
L=
lđV
M
Trong đó : L là số lần luân chuyển vủa VLĐ
M là tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ (DTT trong kỳ)
lđV là vốn lưu động bìnhquân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay
của vốn lưu động được thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là 1
năm). Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng tổ chức vốn lưu động và hiệu
quả quản trị vốn lưu động càng cao.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động
Công thức xác định:
L
N
K 
Trong đó: K là kỳ luân chuyển VLĐ
N là số ngày trong kỳ (tính cho một năm thì N=360ngày)
L là số vòng quay VLĐ trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực
hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn
lưu động ở trong kỳ. Nếu kỳ luân chuyển vốn lưu động càng dài tốc độ luân
chuyển vốn lưu động càng thấp và ngược lại.
- Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Mức tiết kiệm VLĐ là do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Doanh nghiệp có
thể tiết kiệm được một số vốn để tăng thêm quy mô kinh doanh mà không cần
tăng thêm vốn. Tốc độ tăngcủavốn không lớn hơn tốc độ tăngcủa doanhthu.
Công thức xác định:
360
1M
Vtk  x )( 01 KK 
Trong đó: tkV Là vốn lưu động tiết kiệm tương đối
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
22
1M Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch
0K , 1K Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo, năm kế hoạch
- Hàm lượng vốn lưu động
Căn cứ vào hệ số này, người quản lý doanh nghiệp biết được để có được
một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số
này càng nhỏ thì hiệu quả quản trị VLĐ càng cao và ngược lại.
Hàm lượng vốn lưu động
n
lđ
S
V

Trong đó: nS Là doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước thuế (hoặc LNST). Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả quản trị
vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
LN trước thuế (hoặc LNST)
VLĐ bình quân trong kỳ
- Một số chỉ tiêu khác
Ngoài các chỉ tiêu nêu trên trong doanh nghiệp người ta còn sử dụng một
số chỉ tiêu sau:
+ Số vòng quay hàng tồn kho: là số lần mà hàng tồn kho bình quân luân
chuyển trong kỳ.
Số vòng quay hàng tồn kho =
Tổng giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Hệ số này cao có thể đánh giá việc tổ chức và quản lý dự trữ của
doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và
giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
23
thấp thì đánh giá doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình
trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể dẫn đến dòng
tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế
khó khăn về tài chính trong tương lai.
+ Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình của
một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho
hoàn thành một vòng luân chuyển. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ doanh nghiệp
đang bị ứ đọng hàng hoá và ngược lại.
+ Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản
phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu có thuế
Nợ phải thu bình quân
Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn
của doanh nghiệp không bị chiếm dụng. Nếu vòng quay nhỏ thì ngược lại dẫn
đến doanh nghiệp bị thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các
khoản phải thu.
Kỳ thu tiền trung bình =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay các khoản phải thu
Là một hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh
độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho
đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình phụ thuộc chủ yếu vào
chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
24
phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Chỉ tiêu càng thấp
chứngtỏ tốc độ luân chuyển của nợ phảithu càngcao và ngược lại.
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Là tỷ lệ giữa tài sản lưu động
với nợ ngắn hạn. Ðây là một trong những thước đo tốt nhất được sử dụng
thường xuyên trong đo lường về sức mạnh tài chính. Hệ số này cao thể hiện
khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp ở mức
độ cao:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
Tổng tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Là thước đo về khả năng trả nợ
trong một thời gian ngắn, không dựa vào việc bán vật tư hàng hoá và được
xác định theo công thức:
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn - HTK
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay,
không dựa vào việc bán vật tư hàng hóa (kể cả sản phẩm dở dang ), là một
đặc trưng tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thông thường
phải lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là khả quan và
ngược lại nếu nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn.
+ Hệ số thanh toán tức thời:
Hệ số thanh toán tức thời =
Tiền + Tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Các
khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền
trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
25
+ Hệ số thanh toán lãi vay: Ðây cũng là một hệ số cần xem xét khi phân
tích kết cấu tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết khả năng thanh
toán tiền lãi vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp
phải đốivới các chủ nợ. Công thức xác định:
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ
Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có
nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ.
1.3. Cácnhântố tác động đếnquản trị vốn lưu động của doanhnghiệp
Các doanh nghiệp đều muốn quản trị VLĐ tốt và có hiệu quả. Chính vì
vậy doanh nghiệp không thể không quan tâm đến các nhân tố tác động đến
việc quản trị vốn. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể phát huy được các
nhân tố tích cực và hạn chế nhân tố tiêu cực.
1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan
Là những nhân tố bên ngoài nhưng đôikhi lại đóng vai trò quyết định
tới hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Sau đây là một số nhân
tố chủ yếu:
+ Lạm phát: Do ảnh hưởng của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của
đồng tiền bị giảm sút làm vốn lưu động trong doanh nghiệp bị giảm dần theo
tốc độ trượt giá của tiền tệ.
+ Rủi ro: Trên thị trường có nhiều thành phần kinh tế khác nhau góp phần
tạo nên nền kinh tế quốc dân, khi doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh
doanh trên thị trường thì không thể tránh khỏi sự cạn tranh gắt gao, để có thể
tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp còn gặp nhiều rui ro như thị trường tiêu
thụ không ổn định, biến động cung cầu và giá cả của thị trường. Ngoài ra,
doanh nghiệp còngặp rủi ro về thiên tai như lũ lụt, hoả hoạn, …
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
26
+ Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm
giá tài sản, vật tư,…Vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều
chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh
tranh, làm giảm hiệu quả quản trị vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
+ Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Khi nhà nước có sự thay đổi
chính sách về hệ thống pháp luật, thuế, … gây ảnh hưởng không nhỏ tới điều
kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc quản trị
vốn lưu động.
1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Các nhận tố chủ quan này xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp, các
nhân tố này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả quản trị vốn lưu động.
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động: Nhu cầu vốn lưu động là yếu tố ảnh
hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả
quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động là rất quan trong đối với một
doanh nghiệp. Nếu công tác xác định nhu cầu vốn lưu động chưa chính xác sẽ
dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng
không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu
quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Lựa chọn phương án đầu tư: Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến
hiệu quả quản trị vốn của doanh nghiệp. Nếu là một phương án có tính khả
thi, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, giá cả hợp lý, đảm
bảo về chất lượng thì doanh nghiệp thực hiện nhanh, góp phần làm tăng vòng
quay vốn lưu động, tăng hiệu quả quản trị vốn lưu động. Nếu ngược lại, vốn
lưu động sẽ bị ứ đọng, hiệu quả quản trị vốn lưu động thấp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
27
+ Trình độ quản lý: Đây là nhân tố có thể được coi là cũng khá quan
trọng, vì vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng một lúc được phân bổ
trên khắp các giai đoạn luân chuyển từ mua sắm vật tư dự trữ, sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm, nên nếu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém,
lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc thất thoát vốn lưu động ở các giai đoạn làm thâm hụt
vốn, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ngoài các nhân tố trên, còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến hiệu
quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần
phải tìm hiểu đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó có các giải
pháp để nâng cao công tác tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
28
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY GẠCH
NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát chung về Nhà máy gạchngói cao cấp Lạc Sơn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máygạch ngói cao cấp
lạcSơn:
 Khái quát chung.
 Tên đầy đủ: Chi nhánh Doanh nghiệp TN Kinh doanh than mỏ
Việt Dũng – Nhà máy gạchngói cao cấpLạc Sơn.
 Số đăng ký kinh doanh: 2511000009
 Mã số thuế: 2700113027001
 Vốn điều lệ: 30.400.000.000đ VNĐ
 Địa chỉ:Xóm Cháy - Xã Liên Vũ - Huyện Lạc Sơn - Tỉnh Hòa Bình
 Điện thoại: 02183.860.802
0913567659
 Quá trình hình thành và phát triển.
Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn là chi nhánh Doanh nghiệp TN
Kinh doanh than mỏ Việt Dũng, hoạt động theo ủy quyền của Doanh nghiệp
TN Kinh doanh than mỏ Việt Dũng. Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn
chuyên sản xuất và kinh doanh gạch ngói bằng công nghệ lò nung tuynen, sản
xuất vật liệu xây dựng từ đất sét, bán buôn than đá, vật liệu và thiết bị lắp đặt
khác trong xây dựng. Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn được triển khai và
xây dựng tại xóm Cháy, xã Liên Vũ, tỉnh Hòa Bình vào cuối năm 2007, trên
diện tích 11,6 ha, vốn đăng ký ban đầu là 20 tỷ VND. Nhà máy được thành
lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2511000009 do UBND
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
29
Tỉnh Hòa Bình cấp ngày 25/09/2007. Sau khi xây dựng hoàn thành và trang bị
các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất cần thiết có năng suất cao, đảm
bảo chất lượng, Nhà máy chính thức đi vào hoạt động vào ngày 9/09/2008 với
sản phẩm đầu tiên là sản phẩm gạch 2 lỗ được sản xuất bằng công nghệ dây
chuyền tuynen.
Hòa nhập với sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung và
tỉnh Hòa Bình nói riêng, Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn từ ngày thành
lập đến nay đã không ngừng đổi mới, lớn mạnh nhằm khẳng định chỗ đứng
của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhà máy có đội ngũ công nhân viên
được đào tạo bài bản, nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý
điều hành, với đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại. đến nay, Nhà máy là
đối tác tin cậy của nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, huyện Lạc
Sơn và các huyện phụ cận. Với sản phẩm đa dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng
cao, tính năng sử dụng tốt, giá cả hợp lý đã đáp ứng được phần nào nhu cầu
thị trường, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, trong
những năm đầu hoạt động Nhà máy không tránh khỏi một số khó khăn điển
hình như: Trở ngại về mặt nhân lực, thị trường, kinh nghiệm còn non trẻ, phải
đối đầu với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành…Nhưng với sự
chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, Nhà máy đã dần khắc phục được những
khó khăn và ngày càng phát triển, nâng cao và khẳng định được uy tín cũng
như thương hiệu của mình trên thị trường.
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Nhà
máygạch ngói cao cấp Lạc Sơn:
- Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu:
 Chức năng:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
30
Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn là doanh nghiệp kinh doanh vật
liệu xây dựng chủ yếu là các loại gạch ngói nung bằng công nghệ lò nung
tuynen, bán buôn vật liệu và các thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng , cung
cấp cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, huyện Lạc Sơn
và các vùng phụ cận.
Nhà máy luôn chú trọng việc nâng cao giá trị sử dụng vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ công, nhân viên và đảm
bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên và người lao động. Ngoài ra, Nhà
máy còn xây dựng các phương án sản xuất mới, nhanh chóng tiếp thị, mở
rộng thị trường, coi trọng khách hàng và có chính sách tiêu thụ sản phẩm
thích hợp để thu hút khác hàng bằng cách đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất
lượng, mẫu mã sản phẩm, xử lý nhanh các thông tin phản hồi của khách hàng
nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thị trường.
 Ngành nghề kinh doanh:
* Khai thác đất sét, cao lanh (mã ngành 0810).
* Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (mã ngành 2392).
* Chuẩn bị mặt bằng (mã ngành 4312).
* Bán buôn than đá và vật liệu rắn khác (mã ngành 4661).
* Bán buôn vật liệu và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng: Bán buôn tre,
nứa, gỗ cây và gỗ chế biến; bán buôn vật liệu xây dựng (mã ngành 4663).
 Sản phẩm chủ yếu:
Hiện nay Công ty đang sản xuất những loại gạch nung Tuynel công xuất
20 triệu viên/năm
Trong đó : 15 triệu viên gạch 2 lỗ
5 triệu viên gach đặc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
31
- Tổ chức bộ máy quản lý sảnxuất kinh doanh:
Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn đang hoạt động theo loại hình sản
xuất. Sản phẩm chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, chủ yếu là các loại gạch
ngói nung bằng công nghệ lò nung tuynen. Bộ máy quản lý SXKD của Nhà
máy được tổ chức theo mô hình tập trung. Sơ đồ tổ chức cụ thể được thể hiện
qua sơ đồ sau:
HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SXKD
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI
CHÍNH KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU
HÀNH SẢN XUẤT
TỔ KẾ TOÁN
– TÀI VỤ
TỔ
KINH
DOANH -
PHỤC VỤ
PHÂN
XƯỞNG SẢN
XUẤT GẠCH
MỘC
PHÂN XƯỞNG
SẢN XUẤT
GẠCH THÀNH
PHẨM
TỔ BẢO VỆ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
32
- Tổ chức bộ máy quản lý tài chính - kế toán của doanh nghiệp
Tổ kế toán – tài vụ hiện có 5 nhân viên, thực hiện theo hình thức kế toán
máy và được tổ chức theo sơ đồ sau:
HÌNH 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên trong tổ kế toán – tài vụ:
* Kế toán trưởng: điều hành hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ
nhân viên kế toán trong doanh nghiệp. Tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ,
thuyết minh và giải thích kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về
mọi số liệu ghi trong Bảng quyết toán. Nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài
chính theo quy định…
* Thủ quỹ: quản lí tiền mặt của doanh nghiệp, thu và chi tiền mặt khi có
lệnh. Hàng tháng phải kiểm kê số tiền thu hiện thu và chi đối chiếu với sổ
sách các bộ phận có liên quan. Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác
và rỏ ràng các nghiệp vụ thanh toán. Có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi theo
đúng chứng từ đã được duyệt, lập các chứng từ thanh toán bằng chuyển
khoản…
* Kế toán thanh toán, kế toán thuế TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi các
khoản thu, chi tiền mặt TK 111, theo dõi việc thah toán với ngân hàng TK
112, vay ngắn hạn TK 311, vay dài hạn TK 341, theo dõi tăng giảm TSCĐ
TK 211, và khấu hao TSCĐ TK 214, theo dõi thanh toán tạm ứng TK 141,
KẾ TOÁN TRƯỞNG
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN
THUẾ, KẾ
TOÁN
THANH
TOÁN, TSCĐ
KẾ TOÁN VẬT
TƯ, HÀNG HÓA,
CCDC
KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG, BHXH,
THU NỢ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
33
các khoản phải thu TK 131, phải thu khác TK 138, kê khai quyết toán thuế
TK 133, Tk333
* Kế toán vật tư hàng hóa, công cụ dụng cụ: có nhiệm vụ viết phiếu,
điều hành bán hàng theo dõi phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư,
hàng hóa, công cụ dụng cụ, nghiệm thu vật tư hàng hóa, sản phẩm ở TK 152,
TK 153, TK 154, TK 155, TK 156, TK 157, theo dõi TK 331 phải trả cho
người bán; giữ tiền mặt cho công ty, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để thanh
toán tiền theo các nghiệp vụ phát sinh trong ngày. Cuối ngày đối chiếu, kiểm
tra sổ sách, cuối tháng thực hiện kiểm kê, báo cáo tồn quỹ tiền mặt theo quy
định. Đồng thời, thường xuyên tìm nguồn vật tư cũng như thiết bị phục vụ
cho sản xuất ổn định, cập nhật giá cả kịp thời, tìm mối quan hệ hợp tác với
khách hang, mở rộng thị trường cho công ty.
* Kế toán tiền lương, BHXH, thu hồi công nợ: căn cứ vào Bảng chấm
công, sản phẩm làm ra trong tháng của các bộ phận, lập Bảng lương, BHXH
cho cán bộ công nhân viên, thực hiện phân bổ tiền lương, lên lương theo quy
định, quyết toán, thanh toán BHXH với người lao động.
2.1.3. Đặcđiểmhoạtđộngkinhdoanhcủadoanhnghiệp:
 Đặc điểm quy trình công nghệ, quy trình kỹ thuật sản xuất sản
phẩm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh gạch ngói có quy trình
công nghệ theo dây chuyền sản xuất liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn
chế biến. Song do chu kỳ sản xuất ngắn mỗi giai đoạn được khép kín trong
một tổ chức phân xưởng, nguyên liệu chính là đất sét, than nên quy trình công
nghệ sản xuất cụ thể như sau:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
34
Sơ đồ quy trình công nghệ:
Băng tải
Xe goong
Băng tải
Xe goong
Xe goong
Băng tải
Xe bánh lốp
Băng tải
Băng tải
Băng tải
HÌNH 2.3: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
GẠCH TUYNEN
Kho nguyên liệu đất sét
Kho sản phẩm
Lò nung tuynen
Lò sấy tuynen
Nhà cáng kính phơi
Gạch mộc
Bàn cắt tự động Máy đào đùn ép
Máy nạp nguyên liệu
Máy cán thô
Máy cán mịn
Máy nhào 2 trục
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
35
 Tình hình cung cấp vật tư của doanh nghiệp: Nhà máy gạch ngói
cao cấp Lạc Sơn được xây dựng tại địa điểm rất phù hợp với yêu cầu vật tư
của doanh nghiệp, các vùng phụ cận doanh nghiệp luôn đảm bảo đầy đủ các
nguyên liệu chính như: Đất, than, ximang, đá, cát,... và các nhiên liệu như
xăng, dầu,...Do đó, doanh nghiệp có ưu thế lớn để phát triển sản xuất và hoạt
động.
 Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Nhà máy
gạch ngói cao cấp Lạc Sơn đang hoạt động theo hình thức sản xuất với sản
phẩm chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, do vậy các sản phẩm chủ yếu
cung cấp cho các gói thầu của các chủ đầu tư công trình dân dụng, giao thông,
thủy lợi và cho các công trình xây dựng của khách hàng trong địa bàn huyện
Lạc Sơn và các vùng phụ cận. Mặt khác, Nhà máy sử dụng lò nung tuynen để
sản xuất các loại sản phẩm gạch ngói, đây là công nghệ nung mới và tạo ra
các sản phẩm chất lượng nên được nhiều khách hàng sử dụng và tin cậy.
 Lực lượng lao động:
Toàn Nhà máy hiện có tất cả hơn 220 lao động với chất lượng và số
lượng được phân phối khá hợp lý cho mỗi bộ phận:
 Đội ngũ cán bộ quản lý : Chủ yếu được đào tào từ những người lao
động trực tiếp có kinh nghiệm thực tế.
 Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ có trình độ từ trung cấp đến Đại học,
Cao đẳng.
 Đội ngũ công nhân là những người lao động phổ thông được đào
tạo tại chỗ vào dây truyền sản xuất.
 Các tổ chức đoàn thể: có tổ chức công đoàn nhà máy.
Nhà máy đang áp dụng tính thời gian làm việc theo giờ hành chính đối
với cán bộ nhân viên quản lý và áp dụng chế độ thời gian làm việc theo ca đối
với công nhân sản xuất.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
36
2.1.4Tìnhhình tàichính chủ yếucủa Nhà máygạchngóicaocấpLạc Sơn
- Thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp:
 Thuận lợi:
* Nhà máy được xây dựng trên diện tích 11,6 ha tiếp giáp với một mặt
sông chảy qua địa bàn huyện và gần các khu, bãi là nơi cung cấp nguyên liệu
chính sản xuất cho Nhà máy hoạt động cùng với nguồn nhân lực dồi dào nên
Nhà máy có điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi để cho ra đời nhiều sản phẩm
với chất lượng đảm bảo.
* Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu hướng hội nhập, nhu cầu
xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi và các công trình dân dụng ngày
càng nhiều nên Nhà máy luôn có một thị trường tiêu thụ nhất định, điều đó
giúp Nhà máy luôn duy trì được hoạt động và phát triển.
* Nhà máy luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ công
nhân viên, chăm lo cho đời sống của cán bộ, công nhân viên và người lao
động nên tạo được uy tín đối với khách hàng, đối tác cũng như đội ngũ nhân
viên trong nhà máy.
 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì Nhà máy vẫn gặp phải nhiều khó
khăn như:
*Giao thông trên địa bàn huyện còn chưa phát triển nên việc cung ứng
sản phẩm, vận chuyển vật liệu cònkhó khăn.
* Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nên các doanh nghiệp cùng
ngành cũng xuất hiện ngày càng nhiều nên việc giữ vững được thị trường và
mở rộng phát triển cũng gặp nhiều rủi ro.
* Do Nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại cho sản xuất nên cần đào
tạo đội ngũ lao động trong một khoảng thời gian nhất định, nhà máy cònthiếu
những lao động lành nghề, giàu kinh nghiệm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
37
- Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu
* Về kết quả kinhdoanh
BẢNG 2.1: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHÀ MÁY
GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN NĂM 2011-2012-2013
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2013
Năm
2012
Năm
2011
Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch
2012/2011
Số
tiền
TL (%) Số tiền TL(%)
1. Lãi vay phải trả Tr.đ - - - - 0.00 - 0.00
2. Doanh thu thuần (bao gồm cả
HĐ TC)
Tr.đ 17,065 15,360 13,251 1,705 11.10 2,109 15.92
3. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD Tr.đ 5,878 4,388 3,159 1,490 33.96 1,228 38.88
4. Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 5,968 4,477 3,210 1,491 33.29 1,267 39.48
5. Lợi nhuận trước thuế và lãi
vay
Tr.đ 5,968 4,477 3,210 1,491 33.29 1,267 39.48
6.Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 4,964 3,479 2,409 1,486 42.71 1,069 44.38
7. Vốn kinh doanh bình quân Tr.đ 41,329 38,256 37,927 3,073 8.03 329 0.87
8. Vốn chủ sở hữu bình quân Tr.đ 32,627 31,288 30,744 1,339 4.28 543 1.77
CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢNĂNG SINH LỢI
Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch
2012/2011
A. Tỷ suất LN trước thuế trên DT (%) =
4/2
34.97 29.15 24.22 5.82 4.92
B. Tỷ suất LN sau thuế trên DT (%) = 6/2 29.09 22.65 18.18 6.44 4.46
C. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (%) =
5/7
14.44 11.70 8.46 2.74 3.24
D. Tỷ suất LN trước thuế trên VKD (%) =
4/7
14.44 11.70 8.46 2.74 3.24
E. Tỷ suất LN sau thuế trên VKD (%) = 6/7 12.01 9.09 6.35 2.92 2.74
F. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (%) = 6/8 15.22 11.12 7.84 4.10 3.28
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2013-2012-2011 của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn
Qua Bảng 2.1 ta thấy các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trong 3 năm
2013, 2012 và 2011 đều tăng lên, cho thấy doanh nghiệp đã có bước tiến triển
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để có thể có cái nhìn chính xác hơn về hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp ta đi sâu vào phân tích từng hệ số khả năng sinh lời:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
38
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu: Chỉ tiêu lợi nhuận trước
thuế trên doanh thu phản ánh cứ tạo ra được 100 đồng doanh thu trong kỳ thì
sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận
trước thuế trên doanh thu của doanh nghiệp là 29.15 tăng so với năm 2011 và
tiếp tục tăng vào năm 2013.
Doanh thu thuần trong năm 2013, 2012 và 2011 đều tăng, trong đó
doanh thu thuần năm 2013 tăng 11.10% so với năm 2012. Năm 2013, cả
doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế đều tăng, làm cho tỷ suất lợi nhuận
trước thuế trên doanh thu tăng 5.82% so với năm 2012. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là 17,065 Triệu đồng, tăng 1,705
Triệu đồng so với năm 2012. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính năm
2013 giảm 20 Triệu đồng so với năm 2012.
Nguyên nhân khiến doanh thu thuần năm 2013 tăng khá mạnh so với
năm 2012 một phần là do khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp những
khoản nợ tiền hàng từ kỳ trước, một phần là do nhu cầu về sản phẩm năm
2013 tăng khá mạnh dẫn đến lượng đặt hàng cho doanh nghiệp tăng, lượng
sản phẩm sản xuất lớn, từ đó doanh thu theo các hợp đồng sản xuất tăng lên.
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Trong năm 2013, doanh nghiệp cứ tạo ra được 100 đồng doanh thu
thuần thì có 29.09 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 6.44 đồng so với năm 2012.
Có thể thấy doanh nghiệp có doanh thu khá lớn nhưng lợi nhuận ròng đạt
được lại thấp. Tuy vậy ta thấy tỷ suất này cũng tăng so với năm 2012. Cả 2
chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều tăng nhưng tốc độ tăng của
lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Tốc độ tăng
của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế. Năm
2012, mức thuế thu nhập của doanh nghiệp là 25%, chi phí thuế thu nhập phải
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
39
nộp bằng thuế suất nhân với lợi nhuận trước thuế. Năm 2013, chi phí thuế
TNDN là 1,003 Triệu đồng với thuế suất tăng 0.49%.
+ Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản: Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế
của tài sản phản ánh khả năng sinh lời của tài sản không tính đến ảnh hưởng
của thuế TNDN và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Trong năm 2013 tỷ suất
sinh lời kinh tế của tài sản tăng 14.44 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là
do cả lợi nhuận trước thuế và vốn kinh doanh bình quân đều tăng nhưng tốc
độ tăng của lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của
vốn kinh doanh bình quân. Cho thấy hiệu quả sản xuất của công ty trước
thanh toán lãi vay là khá tốt
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Năm 2013, cứ 100
đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì tạo ra được 14.144 đồng lợi nhuận sau thuế. So
với năm 2012 thì tỷ suất này tăng nhẹ.
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn kinh doanh phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 tỷ suất này là 12.01, điều
này có nghĩa là cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong năm 2013 thì thu
được 12.01 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 2.92 đồng so với năm 2012.
Sự biến động của chỉ tiêu phụ thuộc vào sự biến động của lợi nhuận sau
thuế và vốn kinh doanh bình quân của công ty. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế
của doanh nghiệp đạt mức 4,964 Triệu đồng, tăng 1,486 Triệu đồng so với
năm 2012, tỷ lệ tăng là 42.71%. Vốn kinh doanh bình quân năm 2013 là
41,329 Triệu đồng tăng 3,073 Triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ tăng là
8.03%. Ta thấy tuy cả vốn kinh doanh bình quân và lợi nhuận sau thuế đều
tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại có mức tăng mạnh hơn chính vì thế đã làm
gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Lợi nhuân sau thuế
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
40
tăng mạnh là do trong năm vốn kinh doanh được doanh nghiệp sử dụng hợp lý
nên tạo ra mức tăng khá cao của doanh thu thuần.
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Trong năm 2012, cứ 100 đồng
vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 11.12 đồng
lợi nhuận sau thuế.
Trong năm 2013, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản
xuất kinh doanh thì tạo ra 15.22 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 4.10 đồng so
với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tuy có tăng so với năm 2012,
nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu lại chậm hơn dẫn đến tỷ suất sinh lời
vốn chủ sở hữu tăng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
41
* Về tình hình tài chính
BẢNG 2.2: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CUỐI NĂM 2012 VÀ CUỐI
NĂM 2013 CỦA NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN.
STT CHỈ TIÊU ĐVT 31/12/2013 31/12/2012
CHÊNH LỆCH
Giá trị Tỷ lệ (%)
(1) (2) (3) (4) (5)
(6)=(4)-
(5)
(7)=(6)/(5)
*100
1
Hệ số khả năng thanh toán
hiện thời
Lần 4.02 4.73 (0.72) (15.22)
2
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh
Lần 3.49 4.08 (0.60) (14.71)
3
Hệ số khả năng thanh toán tức
thời
Lần 2.79 3.20 (0.42) (13.13)
4 Hệ số nợ Lần 0.23 0.20 0,03 15.00
5 Hệ số vốn chủ sở hữu Lần 0.77 0.80 (0.03) (3.75)
6 Tỷ suất đầu tư vào TSNH Lần 0.90 0.92 (0.02) (2.17)
7 Tỷ suất đầu tư vào TSDH Lần 0.10 0.08 0.02 25.00
STT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2010
CHÊNH LỆCH
Giá trị Tỷ lệ (%)
(1) (2) (3) (4) (5)
(6)=(4)-
(5)
(7)=(6)/(5)
*100
1 Vòng quay VLĐ Vòng 0.43 0.42 0.01 3.50
2 Vòng quay tổng vốn Vòng 0.39 0.38 0.01 2.63
3
Số vòng quay các khoản phải
thu
Vòng 1.41 1.12 0.29 25.89
4 Số vòng quay HTK Vòng 1.96 1.71 0.25 14.32
5 ROA % 14.44 11.70 2.74 23.42
6 ROE % 15.22 11.12 4.10 36.87
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013 của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
42
Từ Bảng 2.2 ở trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
+ Về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp: Các hệ số khả năng thanh
toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức
thời ở cả 2 thời điểm đều lớn hơn 1 tuy có giảm nhẹ vào thời điểm cuối năm
2013 nhưng nhìn chung khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
khá tốt. Tuy nhiên để đánh giá sâu hơn về khả năng thanh toán của doanh
nghiệp thì cần phải xem xét đến Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Tại cả 2
thời điểm, hệ số này đều lớn hơn 1, thể hiện khả năng thanh toán tốt, tiền và
các khoản tương đương tiền đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn
+ Về cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn cuối năm 2013 gần như không
có thay đổi so với đầu năm, tuy nhiên cũng có thể thấy hệ số nợ tăng lên và hệ
số VCSH giảm đi. Doanh nghiệp đã sử dụng nhiều nợ hơn, mức độ tự chủ về
tài chính giảm đi và rủi ro tài chính tăng lên. Tuy nhiên, các Hệ số nợ vẫn nhỏ
hơn các Hệ số vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ
trọng nợ phải trả trong cơ cấu tổng nguồn vốn.
Tất cả các hệ số hoạt động năm 2013 đều tăng so với năm 2012 chứng
tỏ hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp đã tăng lên. Các chỉ số
tỷ suất sinh lời ở mức khá cao có thể thấy công ty hoạt động hiệu quả, sử
dụng tốt nguồn vốn của mình
Qua phân tíchcó thể thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang có xu
hướng biến động tốt lên, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần khắc phục và
quan tâm.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh Viên:Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
43
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc
Sơn trong thời gian qua:
2.2.1. Quy mô và kết cấu vốn lưu động của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc
Sơn:
- Quy mô vốn lưu động của doanh nghiệp
Hoạtđộng trong lĩnh vực kinh doanhsản xuất nêndoanh nghiệp phần lớn
cần phải có lượng lớn vốn lưu động để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được
diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, đây chính là lý do tại sao mà trong cơ
cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp VLĐ chiếm tỷ trọng rất lớn. Vì vậy việc
huy độngcũngnhư việc quảntrị VLĐ là rất quan trọngvà cầnthiết
Căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn thì vốn lưu động
được tài trợ từ hai nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên (lấy từ nợ dài hạn
và vốn chủ sở hữu) và nguồnvốn lưu độngtạm thời (được lấy từ nợ ngắn hạn)
Trong đó:
+Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn
+Nguồn VLĐ tạm thời = Nợ ngắn hạn
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
44
BẢNG 2.3: NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY GẠCH
NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN
ĐVT: VND
Nguồn vốn
31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL%
1.TS dài hạn 4,242,279,875 - 3,220,074,723 - 1,022,205,152 31.74
2.Nợ dài hạn 42,314,677 - 42,314,677 -
-
-
3.VCSH 32,754,305,282 - 32,499,947,930 - 254,357,352 0.78
NVLĐTX =
(2+3-1)
28,554,340,084 75.10 29,322,187,884 78.88 (767,847,800) (2.62)
NVLĐTT 9,467,869,587 24.90 7,851,674,334 21.12 1,616,195,253 20.58
Cộng 38,022,209,671 100.00 37,173,862,218 100.00 848,347,453 2.28
Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2013 của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
HÌNH 2.4: SƠ ĐỒ NGUỒN TÀI TRỢ CUỐI NĂM 2013
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
HÌNH 2.5: SƠ ĐỒ NGUỒN TÀI TRỢ ĐẦU NĂM 2013
Nhìn vào Bảng 2.3 ta thấy, cuối năm 2013 nguồn hình thành vốn lưu động
của doanh nghiệp có sự thay đổi về cả tỷ trọng lẫn số lượng. Cụ thể trong tổng
nguồn vốn lưu động ở đầu năm 2013 thì VLĐ tạm thời chiếm tỷ trọng 21.12%
Tài sản lưu động
38,022,209,671
Tài sản cố định
4,242,279,875
Nợ ngắn hạn
9,467,869,587
Vốn chủ sở hữu
32,754,305,282
Tài sản lưu động
37,173,862,218
Tài sản cố định
3,220,074,723
Nợ ngắn hạn
7,851,674,334
Vốn chủ sở hữu
32,499,947,930
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh Viên:Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
45
nguồn vốn lưu động thường xuyên chiếm tỷ trọng 78.88%. Đến cuối năm
2013 cơ cấu nguồn vốn lưu động có sự thay đổi, tỷ trọng của VLĐ tạm thời
tăng lên so với đầu năm 2013 cụ thể từ 21.12% tăng lên là 24.90% . Thay vào
đó tỷ trọng VLĐ thường xuyên giảm đi so với đầu năm 2013 cụ thể từ
78.88% giảm xướng còn 75.10%.
Quan sát hình 2.4 và hình 2.5 ở trên ta thấy với tình hình tài trợ này doanh
nghiệp đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính do nguồn vốn lưu
động thường xuyên > 0 tức là công ty có đầy đủ khả năng chi trả các nghĩa vụ
ngắn hạn của mình. Và tình hình của doanh nghiệp rất bền vững khi sử dụng
nguồn dài hạn để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn
- Kết cấuvốn lưu động của doanh nghiệp:
Tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp có quy mô sản xuất, ngành
nghề kinh doanh khác nhau trong từng thời kỳ khác nhau thì nhu cầu về vốn
lưu động thường xuyên cũng không giống nhau. Lượng vốn này sẽ giúp cho
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường và liên tục. Chính vì nhu cầu
không giống nhau nên đòi hỏi các nhà quản trị tài chính cần phân tích kỹ
lưỡng đặc điểm, tính chất của doanh nghiệp mình nhằm đưa ra một kết cấu
vốn hợp lý, từ đó xác định cơ cấu nguồn tài trợ thích hợp nhất sao cho vừa
đảm bảo đủ vốn kinh doanh mà chi phí hoạt động là tối thiểu
Ta đi xem xét các chỉ tiêu trong Bảng sau:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
46
BẢNG 2.4: ĐÁNH GIÁ KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG
ĐVT: VND
Nguồn: tính từ báo cáo tài chính của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn năm 2013
Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2013-2011 của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn
HÌNH 2.6: SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC TRONG VLĐ CỦA DOANH
NGHIỆP NĂM 2011-2012-2013
Chỉ tiêu
31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL%
A - TÀI SẢN
NGẮN HẠN 38,022,209,671 89.96 37,173,862,218 92.03 848,347,453 2.28
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền 26,408,244,923 69.45 25,164,322,160 67.69 1,243,922,763 4.94
II. Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn - 0.00 - 0.00 0 0.00
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn 3,990,489,626 10.50 4,464,550,678 12.01 (474,061,052) (10.62)
IV. Hàng tồn kho 4,988,365,122 13.12 5,100,223,480 13.72 (111,858,358) (2.19)
V. Tài sản ngắn hạn
khác 2,635,110,000 6.93 2,444,765,900 6.58 190,344,100 7.79
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh Viên:Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07
47
Nhìn vào Bảng 2.4 ta thấy, tại thời điểm 31/12/2013, Tổng TSLĐ của
doanh nghiệp giảm 848,347,453 đồng so với thời điểm 31/12/2012 với tỷ lệ
giảm là 2.28%. Để đánh giá sự giảm xuống của VLĐ có hợp lý với tình hình
doanh nghiệp hiện nay hay không, ta đi vào xem xét từng chỉ tiêu cụ thể:
-Tiền và các khoản tương đương tiền: Khoản này trong hai năm gần đây có
sự biến động không lớn, cuối năm 2013 tăng so với cuối năm 2012 với tỷ lệ
là 4.94%. Nguyên nhân của việc này là do trong năm doanh nghiệp tăng
khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp và tăng các khoản nợ ngắn hạn. Điều này
cho thấy trong năm doanh nghiệp đã quản lý không được tốt lắm lượng tiền
dự trữ tại quỹ. Lượng tiền trong quỹ của doanh nghiệp lớn làm ứ đọng tiền
trong quỹ trong khi doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư trong và ngoài
doanh nghiệp.
-Các khoản phải thu ngắn hạn: Đến cuối năm 2013 giảm so với năm 2012
là 474,061,052 đồng, với tỷ lệ giảm 10.62%, khoản mục này giảm là do các
khoản phải thu khác giảm 979,431,851 đồng với tỷ lệ giảm 30.33%, trong khi
khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán tăng lên, và tốc độ tăng
của khoản phải thu khách hàng rất cao. Điều này cho thấy trong năm 2013
công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tốt hơn 2012, doanh nghiệp có sự cố gắng
hơn trong quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng, tỷ lệ chiếm dụng vốn
của doanh nghiệp ít đi và tỷ lệ khách hàng mua hàng tăng lên, doanh nghiệp
đã áp dụng tốt chính sách bán chịu, thực hiện chính sách ưu đãi cho khách
hàng nhằm tạo uy tín cho doanh nghiệp để thuận lợi cho quá trình kinh doanh
trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, làm cho doanh thu về bán hàng
và cung cấp dịch vụ trong năm 2013 tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên
doanh nghiệp cũng cần phải quản trị các khoản phải thu để thu hồi các khoản
phải thu tránh ứ đọng vốn và rủi ro mất vốn do bị chiếm dụng ở khoản này.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07
48
-Hàng tồn kho: Cuối năm 2013 khoản mục hàng tồn kho giảm
111,858,358 đồng với tỷ lệ giảm 2.19%. HTK giảm nhưng không đáng kể so
với thời điểm đầu năm, trong đó dự trữ nguyên vật liệu giảm 273,489,271
đồng, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 120,319,874 đồng, thành
phẩm trong kho chờ tiêu thụ giảm 100,000,000 đồng (dựa vào Bảng thuyết
minh báo cáo tài chính năm 2013) .Doanh nghiệp đã giảm lượng nguyên vật
liệu về cuối năm nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh
được bình thường.
Nhìn chung, kết cấu VLĐ của công ty trong 2 năm 2013 và 2012 có sự
biến động. VLĐ năm 2013 tăng so với năm 2012 chủ yếu là do tiền và các
khoản tương đương tiền tăng, hàng tồn kho giảm. Để thấy rõ tình hình quản lý
và sử dụng VLĐ, ta cần đi vào phân tích tình hình VLĐ của doanh nghiệp
theo từng khoản mục.
2.2.2 Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Nhà máy gạch
ngói cao cấp Lạc Sơn.
Sử dụng phương pháp gián tiếp để xác định nhu cầu vốn lưu động thường
xuyên như sau:
- Doanh thu dự kiến của năm 2013 là: 16,000 triệu đồng. Doanh thu
BH&CCDV của năm 2012 là 14,500 triệu đồng.
- Số dư VLĐ bình quân năm 2012 là 34,778 triệu đồng. Dự kiến tỷ lệ rút ngắn
luân chuyển VLĐ năm 2013 so với năm 2012 là 5%.
Từ những cơ sở trên xác định nhu cầu VLĐ năm 2013 là:
Thực tế trong năm 2013, nhu cầu VLĐ là 37,598 triệu đồng. Nhu vậy dự
báo nhu cầu VLĐ thấp hơn thực tế 3,060 triệu đồng.
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tạ...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tạ...Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tạ...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...nataliej4
 
Đề tài: Đánh giá tài sản thương hiệu của ngân hàng An Bình, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá tài sản thương hiệu của ngân hàng An Bình, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá tài sản thương hiệu của ngân hàng An Bình, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá tài sản thương hiệu của ngân hàng An Bình, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 nataliej4
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tạ...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tạ...Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tạ...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tạ...
 
Tailieu.vncty.com 5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com 5125 4608
 
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
 
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
 
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCBThẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
 
Đề tài: Đánh giá tài sản thương hiệu của ngân hàng An Bình, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá tài sản thương hiệu của ngân hàng An Bình, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá tài sản thương hiệu của ngân hàng An Bình, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá tài sản thương hiệu của ngân hàng An Bình, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 
Đề tài báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài báo cáo tài chính doanh nghiệp, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Khai thác một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Khai thác một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hóa, HAYLuận văn: Khai thác một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Khai thác một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hóa, HAY
 
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiĐề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiLuận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...nataliej4
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHLuận Văn 1800
 
Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...
Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...
Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điệnQuản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
 
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
 
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAYĐề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
 
Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...
Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...
Luận án: Giải pháp tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hợp tác xã ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công tyLuận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
 
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 

Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong bài luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình kinh tế của đơn vị. Tác giả luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Sơn
  • 2. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ............................. 4 1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp ........................ 4 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn lưu động................................ 4 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................................. 15 1.2.1. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ......................... 15 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp................................................................................................... 20 1.3. Các nhân tố tác độngđến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp........ 25 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan......................................................... 25 1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan............................................................. 26 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊVỐN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN TRONG THỜI GIAN QUA..... 28 2.1. Khái quát chung về Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn..................... 28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy gạch ngói cao cấp lạc Sơn:...................................................................................................... 28 Khái quát chung........................................................................... 28 2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn:............................................................ 29 2.1.3. Đặc điểm hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp:............................ 33
  • 3. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 iii 2.1.4 Tình hình tài chínhchủ yếu của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn. 36 2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn trong thời gian qua:................................................................................... 43 2.2.1. Quy mô và kết cấu vốn lưu động của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn:...................................................................................................... 43 2.2.2 Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn. ................................................................................... 48 2.2.3 Tình hình quản trị thành phần vốn lưu động tại Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn. ................................................................................... 49 2.2.4 Đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn. ......................................................................................... 59 2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp:........ 62 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN ................................................................................................................ 66 3.1. Mục tiêu và định hướngphát triển củadoanh nghiệp trong thời gian tới..... 66 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay ................................................... 66 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn................................................................................................. 67 BẢNG 3.1: CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2014 ............................... 68 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn:................................................................ 69 3.2.1. Giải pháp tài chính: ...................................................................... 69 3.2.1.1. Chủ động trong việc xác định nhu cầu VLĐ:........................... 69 BẢNG 3.2: CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN XÁC ĐỊNH NHU CẦU VLĐ NĂM 2014 ...................................................................................... 71
  • 4. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 iv 3.2.1.2. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng ................................................................... 72 3.2.1.3. Tăng cường quản lý các khoản nợ........................................... 73 3.2.2 Giải pháp kinh tế........................................................................... 77 3.2.2.1. Đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào và bảo quản HTK77 3.2.2.2. Đổi mới máy móc, thiết bị, áp dụng tiến bộ KHKT.................. 77 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp........................................................ 79 KẾT LUẬN.............................................................................................. 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 81
  • 5. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU GIẢI THÍCH CPBH Chi phí bán hàng DTT Doanh thu thuần GVHB Giá vốn hàng bán HTK Hàng tồn kho LNST Lợi nhuận sau thuế NCVLĐ Nhu cầu vốn lưu động NVLĐTT Nguồn vốn lưu động tạm thời NVLĐTX Nguồn vốn lưu động thường xuyên VCSH Vốn chủ sở hữu VBT Vốn bằng tiền VCĐ Vốn cố định VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động QLDN Quản lý doanh nghiệp
  • 6. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG 2.1: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN NĂM 2011-2012-2013......................... 37 BẢNG 2.2: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CUỐI NĂM 2012 VÀ CUỐI NĂM 2013 CỦA NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN. ....................... 41 BẢNG 2.3: NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN........................................................................................... 44 BẢNG 2.4: ĐÁNH GIÁ KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG ............................................ 46 BẢNG 2.5: KẾT CẤU VỐN BẰNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP CUỐI NĂM 2012- 2013 .................................................................................................................................... 49 BẢNG 2.6 : CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2011-2012-2013..................................................................................................... 52 BẢNG 2.7: CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2012-2013 ............................................................................................................................................. 55 BẢNG 2.8: KẾT CẤU HÀNG TỒN KHO CỦA DOANH NGHIỆP ....................... 56 NĂM 2012-2013............................................................................................................... 56 BẢNG 2.9: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG HÀNG TỒN KHO ........................ 58 NĂM 2011-2012-2013..................................................................................................... 58 BẢNG 2.10: HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG NĂM 2011-2012-201360 BẢNG 3.1: CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2014............................................... 68 BẢNG 3.2: CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN XÁC ĐỊNH NHU CẦU VLĐ NĂM 2014......................................................................................................................... 71
  • 7. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 vii DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SXKD .................................... 31 HÌNH 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN.................................................. 32 HÌNH 2.3: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT.......................... 34 GẠCH TUYNEN ............................................................................................................. 34 HÌNH 2.4: SƠ ĐỒ NGUỒN TÀI TRỢ CUỐI NĂM 2013......................................... 44 HÌNH 2.5: SƠ ĐỒ NGUỒN TÀI TRỢ ĐẦU NĂM 2013.......................................... 44 HÌNH 2.6: SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC TRONG VLĐ CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2011-2012-2013.................................................................................. 46
  • 8.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những nhân tố mới tham gia vào sự vận động của nền kinh tế trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt hệ thống các doanh nghiệp có nhiều thay đổi về hình thức sở hữu, phương pháp huy động vốn, chính sách tài chính, v.v…Nhưng vốn vẫn là yếu tố có tầm quan trọng bậc nhất đối với các doanh nghiệp. Bởi lẽ, muốn đứng vững trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa nhiều thành phần kinh tế thì đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một số vốn đủ mạnh để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đồng thời cũng nhằm mục đích mở rộng quy mô sản xuất. Việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động. Do đó vấn đề về vốn là vấn đề không thể không đề cập đến. Mặt khác, Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn là một doanh nghiệp mới ra đời cách đây hơn 5 năm. Trong những năm trở lại đây khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, quá trình kinh doanh ngày càng mở rộng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp cần phải năng động, sáng tạo trong quá trình kinh doanh cũng như việc sử dụng và khai thác tối ưu các nguồn vốn lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình. Do vậy, mỗi quyết định liên quan đến việc đầu tư vốn phải được cân nhắc thận trọng. Câu hỏi đặt ra với doanh nghiệp là làm thế nào để quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả.
  • 10. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 2 Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn lưu động và việc quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp, trên cơ sở kiến thức đã học cùng với quá trình thực tập tại Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn, được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo – PGS.TS Vũ Công Ty, các thầy cô giáo trong bộ môn và sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các anh chị trong phòng Tài chính kế toán Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn, em đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của chi nhánh DNTN kinh doanhthan mỏ Việt Dũng – Nhà máygạch ngói cao cấp Lạc Sơn”. 2. Đối tương nghiên cứu : Đề tài đi sâu vào phân tích việc quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp và một số giải pháp để tăng cường quản trị vốn lưu động của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn. 3. Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian :Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn.  Về thời gian từ : Từ 27/12/2013 đến 22/5/2014  Nguồn số liệu: Số liệu được sử dụng từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn năm 2011, 2012, 2013. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chủ yếu về vốn lưu động và một số giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn nhằm một số mục đíchsau: - Tìm hiểu thực trạng quản trị và sử dụng vốn của doanh nghiệp, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. - Chỉ ra một số ưu điểm, nhược điểm và đóng góp một số giải pháp nhất định nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động cho doanh nghiệp.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 3 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu và thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, kế thừa các tài liệu, báo cáo, phỏng vấn trực tiếp cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. - Phương pháp xử lý phân tích. + Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế + Sử dụng phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh + Sử dụng máy vi tính để tính toán 6. Nội dung đề tài: Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương I: Những lý luận cơ bản về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp. Chương II: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn trong thời gian qua. Chương III: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Nhà máygạch ngói cao cấp Lạc Sơn. Do thời gian thực tập ngắn cộng với sự hiểu biết còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc để đề tài của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên Bùi Thị Sơn
  • 12. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, đặcđiểm, vai trò của vốn lưu động - Khái niệm: Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động ra còn phải có đối tượng lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất ấy. Vì vậy toàn bộ giá trị của đối tượng lao động được dịch chuyển toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. ĐTLĐ trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận: Một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ), một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, CCDC ...). Hai bộ phận này biểu hiện dướihình thái vật chất gọilà tài sảnlưu độngsảnxuất. Ngoài ra, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình lưu thông như chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm, thanh toán ... và những tài sản nằm trong quá trình lưu thông như hàng hoá chưa tiêu thụ, các khoản tiền phát sinh trong lưu thông gọi là tài sản lưu thông. TSLĐ trong quá trình sản xuất và TSLĐ trong quá trình lưu thông thay chỗ nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất được liên tục. Do đó, doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản này, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động. Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 5 TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ và hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh. Có thể định nghĩa vốn lưu động theo cách khác : VLĐ của doanh nghiệp là các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng 01 năm. Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có những cách phân loại sau đây: • Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành hai loại: - Vốn về vật tư, hàng hóa: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm, chi phí trả trước.... - Vốnbằng tiền và các khoảnphải thu: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồnquỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoảnđầu tư chứngkhoánngắn hạn, các khoảnphảithutừ kháchhàng.... Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Qua đó có thể tìm được biện pháp phát huy chức năng của các thành phần vốn và biết được kết cấu theo hình thái biểu hiện để điều chỉnh hợp lý. • Phân loại vốn lưu động dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với sản xuất kinh doanh:
  • 14. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 6 Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ. - Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...), các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn...) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng...). Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấuvốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. Ngoài ra vốn lưu động còn được phân loại theo khả năng thanh khoản của từng thành phần vốn lưu động, theo nguồn hình thành vốn lưu động v.v.. - Đặc điểm của vốn lưu động. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Mặt khác, tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà sự vận động của vốn cũng có sự khác nhau. Có thể khái quát đặc điểm vận động của vốn lưu động trong doanh nghiệp qua các sơ đồ sau: * Đối với doanh nghiệp sản xuất: T – H… sản xuất… H’ – T’
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 7 * Đối với doanh nghiệp thương mại: T – H – T’ * Đối với tổ chức tín dụng trung gian: T – T’ Như vậy, có thể thấy vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện. Tại một thời điểm có thể tồn tại một bộ phận vốn lưu động dưới hình thái khác nhau. Điều này có nghĩa nếu xét trong vòng tuần hoàn cô lập thì vốn lưu động chuyển từ hình thái này sang hình thái khác. Nhưng xét tại một thời điểm thì vốn lưu động tồn tại dưới hình thái khác nhau ở từng khâu. Do vậy vốn lưu động có các đặc điểm chủ yếu sau: + Vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất và luôn thay đổi hình thái biểu hiện. + Vốn lưu động dịch chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm, dịch vụ và thu được tiền bán hàng. + Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. VLĐ là điều kiện không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình thái tồn tại hợp lý và tồn tại với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của VLĐ trong quá trình luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, tăng hiệu xuất sử dụng VLĐ và ngược lại. VLĐ còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Số
  • 16. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 8 VLĐ nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy thông qua tình hình luân chuyển VLĐ có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Do vậy, ta có thể thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc quả lý VLĐ trong mỗi doanh nghiệp, từng loại vốn trong VLĐ. - Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cùng một lúc vốn lưu động có thể tồn tại ở các dạng hình thái khác sau như tiền tệ, vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa… Chính vì vậy nếu doanh nghiệp không đủ vốn thì sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanhsẽgặp khó khăn, khôngtiến hành thườngxuyên và liên tục. + Quy mô vốn lưu động được thể hiện ở quy mô tài sản lưu động. Một doanh nghiệp có vốn lưu động càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lượng tài sản lưu động càng lớn. Thông qua quy mô vốn lưu động có thể đánh giá được quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm hay lãng phí. Vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, tiết kiệm vốn lưu động và ngược lại. Như vậy, vốn lưu động là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả là điều mà tất cả các doanh nghiệp mong muốn.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 9 1.1.2. Nguồn vốn lưu động của doanhnghiệp - Nguồnhình thành vốn lưu động của doanh nghiệp Căn cứ vào thời gian huyđộng vốn của doanh nghiệp Căn cứ theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời: Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên * Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp đòi hỏi phải có một lượng vốn lưu động thường xuyên nhất định. Do đó, doanh nghiệp phải huy động và tạo lập nguồn vốn này để tiến hành sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theo công thức sau: Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính được đảm bảo vững chắc hơn. * Nguồn vốn lưu động tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) của doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có TSLĐ tạm thời TSLĐ thường xuyên Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn TSCĐ Vốn chủ sỡ hữu
  • 18. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 10 tính chất tạm thời phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác. Nguồn vốn lưu động tạm thời có thể được xác định theo công thức sau: Nguồn vốn lưu động tạm thời = TSLĐ – Nguồn VLĐ thường xuyên Căn cứ vào nguồn hình thành Nếu xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như sau: + Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Nguồn vốn tựbổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tựbổ sung trong quá trìnhsản xuất kinh doanhnhư từlợi nhuận củadoanhnghiệp được táiđầu tư. + Nguồn vốn liên doanh, liên kết; là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. + Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác. + Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu… + Việc phân chia vốn lưu động theo cách này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu từng nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ góc độ nhà tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình và đạt được hiệu quả cao trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 11 - Các mô hình tài trợ vốn kinh doanh và đảm bảo nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp: + Mô hình 1: Toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động và một phần tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên. Một phần tài sản lưu động tạm thời cònlại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Ưu điểm: Tạo cho doanh nghiệp có khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. Hạn chế: Chưa tạo ra sự phù hợp giữa thời gian huy động vốn và thời gian sử dụng tài sản lưu động tạm thời nên doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. + Mô hình 2: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn lưu động tạm thời. TSLĐ thường xuyên Tiền Thời gian TSCĐ Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn tạm thời thường xuyên TSLĐ TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn Tiền Thời gian TSCĐ TSLĐ tạm thời thường xuyên
  • 20. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 12 Ưu điểm: Xác lập được sự cân bằng về thời hạn của nguồn vốn huy động với thời hạn sử dụng tài sản được tạo ra giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán và giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn. Hạn chế: Chưa thật sự tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. + Mô hình 3: Toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên cần thiết được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên. Còn một phần tài sản lưu động thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Ưu điểm: Giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong sử dụng vốn và tạo ra sự linh hoạt trong cơ cấu nguồn vốn. Hạn chế: Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro cao hơn so với việc sử dụng hai mô hình trên. 1.1.3 Xác địnhnhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp - Khái niệm về nhu cầu vốn lưu động. - Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn TSLĐ thường xuyên TSCĐ Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên Tiền Thời gian TSLĐ tạm thời
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 13 kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ (tiền lương phải trả, tiền thuế phải nộp…), có thể xác định theo công thức sau: Nhu cầu vốn lưu động = Mức dự trữ hàng tồn kho + Khoản phảithu từ khách hàng - Khoản phảitrả nhà cung cấp và các khoản nợ phảitrả có tính chất chu kỳ Căn cứ vào tính chất và thời gian sử dụng vốn lưu động, ta có thể chia nhu cầu vốn lưu động ra làm hai loại . + Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết: là mức vốn cần thiết tối thiểu đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường, liên tục tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định. + Nhu cầu vốn lưu động tạm thời là nhu cầu vốn lưu động tăng thêm để đáp ứng nhu cầu sự tăng thêm về dự trữ vật tư, hàng hóa do sự gia tăng có tính chất thời vụ, do nhận thêm đơn đặt hàng, do biến động giá cả… - Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp + Phương pháp trực tiếp. Nội dung của phương pháp này là: Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn lưu động doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Trình tự tiến hành của phương pháp này như sau: * Xác định lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh
  • 22. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 14 * Xác định chính xác sản lượng hàng hóa tiêu thụ và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. * Xác định khoản nợ phải trả cho người cung ứng. * Tổng hợp nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp. Ưu điểm của phương pháp này là xác định được nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong từng khâu kinh doanh. Từ đó tạo điều kiện tốt cho việc quản trị vốn theo từng loại trong từng khâu sử dụng. Tuy nhiên, việc tính toán theo phương pháp này khá phức tạp, khối lượng tính toán nhiều, mất nhiều thời gian, không xác định được nhu cầu VLĐ cho tiền mặt, tiền gửi, các khoản trong thanh toán. + Phương pháp gián tiếp Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn. Ở đây có thể chia làm 2 trường hợp: Trường hợp thứ nhất: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu VLĐ cho doanh nghiệp mình. Ưu điểm của phương pháp này là tính toán đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ. Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ ở thời kỳ vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về VLĐ cho các thời kỳ tiếp theo. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng, nợ phải trả nhà cung cấp với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 15 xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu VLĐ tính theo doanh thu thuần và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo. Phương pháp này thực hiện theo trình tự sau: + Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu VLĐ trong năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý. + Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu thuần. + Xác định nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch. 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Nội dung quảntrị vốn lưu động của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Do vậy, quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định liên quan đến vốnlưu độngcủadoanhnghiệp. 1.2.1.1Quản trị vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. Tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường.
  • 24. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 16 Nội dung quản trị vốn bằng tiền: *Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý. * Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền. * Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu thu chi tiền mặt hợp thức và hợp pháp. * Đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao khả năng sinh lời của số vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi. * Cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt. 1.2.1.2Quản trị các khoản phải thu: Tầm quan trọng của quản trị khoản phảithu: + Khoản phải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của các doanh nghiệp. + Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ tới tiêu thụ sản phẩm, từ đó tắc động không nhỏ tới doanh thu bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp. + Quản lý nợ phải thu liên quan chặt chẽ tới việc tổ chức và bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp. + Việc tăng nợ phải thu từ khách hàng kéo theo việc gia tăngcác khoảnchi phí quản lý nợ, chiphí thu hồi nợ, chiphí trả lãi tiền vay, để đáp ứng nhu cầu vốn lưu độngtốithiểu do vốncủadoanhnghiệp bịkháchhàng chiếm dụng. + Tăng nợ phải thu làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được, do khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn của doanh nghiệp.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 17 Các biện pháp chủ yếu quản trị nợ phảithu: + Xác định chính sách bán chịu (chính sách tín dụng thương mại) với khách hàng: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách bán chịu của doanh nghiệp: * Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. * Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ của một số sản phẩm (thời gian bán chịu rất ngắn trong các ngành thực phẩm tươi sống và kỳ thu tiền bình quân rất cao trong các ngành kiến trúc, sản xuất cơ giới và ở những doanh nghiệp lớn,...) * Tình trạng cạnh tranh: Cần xem xét tình hình bán chịu của các đối thủ cạnh tranh để có đốisách bán chịu thích hợp và có lợi. * Tình trạng tài chinhd của doanh nghiệp: Không thể mở rộng việc bán chịu cho khách hàng khi doanh nghiệp đã có nợ phải thu ở mức cao và có sự thiếu hụt lớn vốn bằng tiền trong cân đốithu chi bằng tiền. + Thường xuyên kiểm soátnợ phải thu. * Mở sổtheo dõichi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng. * Thường xuyên kiểm soát để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ. Npt = Dn x Kpt Trong đó: Npt: Nợ phải thu dự kiến trong kỳ. Dn: Doanh thu bán hàng tính theo giá thanh toán bình quân một ngày trong năm.
  • 26. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 18 Kpt: Kỳ thu tiền bìnhquân trong năm. + Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn. * Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kỳ hạn thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán. Nhắc nhở đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. * Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn. * Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có biện pháp thu hồi thích hợp, có thẻ chia nợ quá hạn thành các giai đoạn để có biện pháp thu hồi phù hợp. * Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn lưu động. 1.2.1.3Quản trị hàng tồn kho: Sự cần thiết phảiquản lý hàng tồn kho: + Vốn tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. + Việc duy trì một lượng vốn về hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, tránh được việc phải trả giá cao hơn cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ và những rủi ro trong việc chậm trễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tue hay những thiệt hại do không đáp ứng được các đơn hàng của khách hàng. + Giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hóa. Từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Giúp doanh nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các phương tiện sản xuất và nhân lực.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 19 + Dự trữ hàng tồn kho hợp lý có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh. + Hiệu quả quản lý vốn về hàng tồn kho ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạtđộngkinh doanhvà hiệu quả sửdụng vốncủa doanhnghiệp. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho: + Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ phụ thuộc vào: Quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường; giá cả các loại vật tư được cung ứng; khoảng cách giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng; hình thái xuất, nhập… + Đối với mức tồn kho sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng gồm: Đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm; thời gian hoàn thành sản phẩm; trình độ tổ chức quá trình sản xuất; sự lâu bền hay dễ hư hao của sản phẩm,… + Đối với mức tồn kho thành phẩm, hàng hóa thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khả năng xâm nhập hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp,… + Để quản lý tốt vốn về hàng tồn kho phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp như: Bộ phận cung ứng vật tư, bộ phận sản xuất, bộ phận marketing, bộ phận quản lý tài chính,… Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho: + Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ hợp lý. + Xác định và lựachọn nguồn cung ứng, ngườicung ứng thích hợp để đạtcác mục tiêu: Giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi cho doanh nghiệp và tất cảgắn liền với chất lượng vật tư, hàng hóa phải đảm bảo.
  • 28. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 20 + Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, xếp dỡ. + Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa. Dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường. + Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư,hàng hóa. Cần áp dụng thưởng, phạt tài chính để tránh tình trạng bị mất mát. + Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư bị ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó, thu hồi vốn. + Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư, hàng hóa, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Biện pháp này giúp cho doanh nghiệp chủ động thực hiện bảo toàn vốn lưu động. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả quản trị VLĐ trong các doanh nghiệp, có thể sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau: - Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động. + Số lần luân chuyển vốn lưu động (hay số vòng quay của vốn lưu động). Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau:
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 21 L= lđV M Trong đó : L là số lần luân chuyển vủa VLĐ M là tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ (DTT trong kỳ) lđV là vốn lưu động bìnhquân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay của vốn lưu động được thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng tổ chức vốn lưu động và hiệu quả quản trị vốn lưu động càng cao. - Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động Công thức xác định: L N K  Trong đó: K là kỳ luân chuyển VLĐ N là số ngày trong kỳ (tính cho một năm thì N=360ngày) L là số vòng quay VLĐ trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong kỳ. Nếu kỳ luân chuyển vốn lưu động càng dài tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng thấp và ngược lại. - Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm VLĐ là do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn để tăng thêm quy mô kinh doanh mà không cần tăng thêm vốn. Tốc độ tăngcủavốn không lớn hơn tốc độ tăngcủa doanhthu. Công thức xác định: 360 1M Vtk  x )( 01 KK  Trong đó: tkV Là vốn lưu động tiết kiệm tương đối
  • 30. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 22 1M Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch 0K , 1K Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo, năm kế hoạch - Hàm lượng vốn lưu động Căn cứ vào hệ số này, người quản lý doanh nghiệp biết được để có được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả quản trị VLĐ càng cao và ngược lại. Hàm lượng vốn lưu động n lđ S V  Trong đó: nS Là doanh thu thuần bán hàng trong kỳ - Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc LNST). Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả quản trị vốn lưu động càng cao và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = LN trước thuế (hoặc LNST) VLĐ bình quân trong kỳ - Một số chỉ tiêu khác Ngoài các chỉ tiêu nêu trên trong doanh nghiệp người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu sau: + Số vòng quay hàng tồn kho: là số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho = Tổng giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số này cao có thể đánh giá việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 23 thấp thì đánh giá doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai. + Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho hoàn thành một vòng luân chuyển. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang bị ứ đọng hàng hoá và ngược lại. + Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu có thuế Nợ phải thu bình quân Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng. Nếu vòng quay nhỏ thì ngược lại dẫn đến doanh nghiệp bị thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ Số vòng quay các khoản phải thu Là một hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này
  • 32. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 24 phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Chỉ tiêu càng thấp chứngtỏ tốc độ luân chuyển của nợ phảithu càngcao và ngược lại. + Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Là tỷ lệ giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Ðây là một trong những thước đo tốt nhất được sử dụng thường xuyên trong đo lường về sức mạnh tài chính. Hệ số này cao thể hiện khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp ở mức độ cao: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động Nợ ngắn hạn + Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Là thước đo về khả năng trả nợ trong một thời gian ngắn, không dựa vào việc bán vật tư hàng hoá và được xác định theo công thức: Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - HTK Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc bán vật tư hàng hóa (kể cả sản phẩm dở dang ), là một đặc trưng tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thông thường phải lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại nếu nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn. + Hệ số thanh toán tức thời: Hệ số thanh toán tức thời = Tiền + Tương đương tiền Nợ ngắn hạn Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 25 + Hệ số thanh toán lãi vay: Ðây cũng là một hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đốivới các chủ nợ. Công thức xác định: Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. 1.3. Cácnhântố tác động đếnquản trị vốn lưu động của doanhnghiệp Các doanh nghiệp đều muốn quản trị VLĐ tốt và có hiệu quả. Chính vì vậy doanh nghiệp không thể không quan tâm đến các nhân tố tác động đến việc quản trị vốn. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể phát huy được các nhân tố tích cực và hạn chế nhân tố tiêu cực. 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan Là những nhân tố bên ngoài nhưng đôikhi lại đóng vai trò quyết định tới hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu: + Lạm phát: Do ảnh hưởng của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút làm vốn lưu động trong doanh nghiệp bị giảm dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ. + Rủi ro: Trên thị trường có nhiều thành phần kinh tế khác nhau góp phần tạo nên nền kinh tế quốc dân, khi doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường thì không thể tránh khỏi sự cạn tranh gắt gao, để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp còn gặp nhiều rui ro như thị trường tiêu thụ không ổn định, biến động cung cầu và giá cả của thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còngặp rủi ro về thiên tai như lũ lụt, hoả hoạn, …
  • 34. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 26 + Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giá tài sản, vật tư,…Vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh, làm giảm hiệu quả quản trị vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. + Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Khi nhà nước có sự thay đổi chính sách về hệ thống pháp luật, thuế, … gây ảnh hưởng không nhỏ tới điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc quản trị vốn lưu động. 1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan Các nhận tố chủ quan này xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp, các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả quản trị vốn lưu động. + Xác định nhu cầu vốn lưu động: Nhu cầu vốn lưu động là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động là rất quan trong đối với một doanh nghiệp. Nếu công tác xác định nhu cầu vốn lưu động chưa chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. + Lựa chọn phương án đầu tư: Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị vốn của doanh nghiệp. Nếu là một phương án có tính khả thi, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, giá cả hợp lý, đảm bảo về chất lượng thì doanh nghiệp thực hiện nhanh, góp phần làm tăng vòng quay vốn lưu động, tăng hiệu quả quản trị vốn lưu động. Nếu ngược lại, vốn lưu động sẽ bị ứ đọng, hiệu quả quản trị vốn lưu động thấp.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 27 + Trình độ quản lý: Đây là nhân tố có thể được coi là cũng khá quan trọng, vì vốn lưu động của doanh nghiệp trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển từ mua sắm vật tư dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nên nếu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém, lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc thất thoát vốn lưu động ở các giai đoạn làm thâm hụt vốn, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngoài các nhân tố trên, còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó có các giải pháp để nâng cao công tác tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động.
  • 36. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát chung về Nhà máy gạchngói cao cấp Lạc Sơn 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máygạch ngói cao cấp lạcSơn:  Khái quát chung.  Tên đầy đủ: Chi nhánh Doanh nghiệp TN Kinh doanh than mỏ Việt Dũng – Nhà máy gạchngói cao cấpLạc Sơn.  Số đăng ký kinh doanh: 2511000009  Mã số thuế: 2700113027001  Vốn điều lệ: 30.400.000.000đ VNĐ  Địa chỉ:Xóm Cháy - Xã Liên Vũ - Huyện Lạc Sơn - Tỉnh Hòa Bình  Điện thoại: 02183.860.802 0913567659  Quá trình hình thành và phát triển. Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn là chi nhánh Doanh nghiệp TN Kinh doanh than mỏ Việt Dũng, hoạt động theo ủy quyền của Doanh nghiệp TN Kinh doanh than mỏ Việt Dũng. Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn chuyên sản xuất và kinh doanh gạch ngói bằng công nghệ lò nung tuynen, sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét, bán buôn than đá, vật liệu và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn được triển khai và xây dựng tại xóm Cháy, xã Liên Vũ, tỉnh Hòa Bình vào cuối năm 2007, trên diện tích 11,6 ha, vốn đăng ký ban đầu là 20 tỷ VND. Nhà máy được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2511000009 do UBND
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 29 Tỉnh Hòa Bình cấp ngày 25/09/2007. Sau khi xây dựng hoàn thành và trang bị các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất cần thiết có năng suất cao, đảm bảo chất lượng, Nhà máy chính thức đi vào hoạt động vào ngày 9/09/2008 với sản phẩm đầu tiên là sản phẩm gạch 2 lỗ được sản xuất bằng công nghệ dây chuyền tuynen. Hòa nhập với sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng, Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn từ ngày thành lập đến nay đã không ngừng đổi mới, lớn mạnh nhằm khẳng định chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhà máy có đội ngũ công nhân viên được đào tạo bài bản, nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý điều hành, với đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại. đến nay, Nhà máy là đối tác tin cậy của nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, huyện Lạc Sơn và các huyện phụ cận. Với sản phẩm đa dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng cao, tính năng sử dụng tốt, giá cả hợp lý đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm đầu hoạt động Nhà máy không tránh khỏi một số khó khăn điển hình như: Trở ngại về mặt nhân lực, thị trường, kinh nghiệm còn non trẻ, phải đối đầu với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành…Nhưng với sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, Nhà máy đã dần khắc phục được những khó khăn và ngày càng phát triển, nâng cao và khẳng định được uy tín cũng như thương hiệu của mình trên thị trường. 2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máygạch ngói cao cấp Lạc Sơn: - Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu:  Chức năng:
  • 38. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 30 Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn là doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng chủ yếu là các loại gạch ngói nung bằng công nghệ lò nung tuynen, bán buôn vật liệu và các thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng , cung cấp cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, huyện Lạc Sơn và các vùng phụ cận. Nhà máy luôn chú trọng việc nâng cao giá trị sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ công, nhân viên và đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên và người lao động. Ngoài ra, Nhà máy còn xây dựng các phương án sản xuất mới, nhanh chóng tiếp thị, mở rộng thị trường, coi trọng khách hàng và có chính sách tiêu thụ sản phẩm thích hợp để thu hút khác hàng bằng cách đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, xử lý nhanh các thông tin phản hồi của khách hàng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thị trường.  Ngành nghề kinh doanh: * Khai thác đất sét, cao lanh (mã ngành 0810). * Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (mã ngành 2392). * Chuẩn bị mặt bằng (mã ngành 4312). * Bán buôn than đá và vật liệu rắn khác (mã ngành 4661). * Bán buôn vật liệu và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến; bán buôn vật liệu xây dựng (mã ngành 4663).  Sản phẩm chủ yếu: Hiện nay Công ty đang sản xuất những loại gạch nung Tuynel công xuất 20 triệu viên/năm Trong đó : 15 triệu viên gạch 2 lỗ 5 triệu viên gach đặc
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 31 - Tổ chức bộ máy quản lý sảnxuất kinh doanh: Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn đang hoạt động theo loại hình sản xuất. Sản phẩm chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, chủ yếu là các loại gạch ngói nung bằng công nghệ lò nung tuynen. Bộ máy quản lý SXKD của Nhà máy được tổ chức theo mô hình tập trung. Sơ đồ tổ chức cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau: HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SXKD GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT TỔ KẾ TOÁN – TÀI VỤ TỔ KINH DOANH - PHỤC VỤ PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GẠCH MỘC PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GẠCH THÀNH PHẨM TỔ BẢO VỆ
  • 40. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 32 - Tổ chức bộ máy quản lý tài chính - kế toán của doanh nghiệp Tổ kế toán – tài vụ hiện có 5 nhân viên, thực hiện theo hình thức kế toán máy và được tổ chức theo sơ đồ sau: HÌNH 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên trong tổ kế toán – tài vụ: * Kế toán trưởng: điều hành hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp. Tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ, thuyết minh và giải thích kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong Bảng quyết toán. Nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính theo quy định… * Thủ quỹ: quản lí tiền mặt của doanh nghiệp, thu và chi tiền mặt khi có lệnh. Hàng tháng phải kiểm kê số tiền thu hiện thu và chi đối chiếu với sổ sách các bộ phận có liên quan. Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác và rỏ ràng các nghiệp vụ thanh toán. Có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi theo đúng chứng từ đã được duyệt, lập các chứng từ thanh toán bằng chuyển khoản… * Kế toán thanh toán, kế toán thuế TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt TK 111, theo dõi việc thah toán với ngân hàng TK 112, vay ngắn hạn TK 311, vay dài hạn TK 341, theo dõi tăng giảm TSCĐ TK 211, và khấu hao TSCĐ TK 214, theo dõi thanh toán tạm ứng TK 141, KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUỸ KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN THANH TOÁN, TSCĐ KẾ TOÁN VẬT TƯ, HÀNG HÓA, CCDC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, BHXH, THU NỢ
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 33 các khoản phải thu TK 131, phải thu khác TK 138, kê khai quyết toán thuế TK 133, Tk333 * Kế toán vật tư hàng hóa, công cụ dụng cụ: có nhiệm vụ viết phiếu, điều hành bán hàng theo dõi phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ, nghiệm thu vật tư hàng hóa, sản phẩm ở TK 152, TK 153, TK 154, TK 155, TK 156, TK 157, theo dõi TK 331 phải trả cho người bán; giữ tiền mặt cho công ty, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để thanh toán tiền theo các nghiệp vụ phát sinh trong ngày. Cuối ngày đối chiếu, kiểm tra sổ sách, cuối tháng thực hiện kiểm kê, báo cáo tồn quỹ tiền mặt theo quy định. Đồng thời, thường xuyên tìm nguồn vật tư cũng như thiết bị phục vụ cho sản xuất ổn định, cập nhật giá cả kịp thời, tìm mối quan hệ hợp tác với khách hang, mở rộng thị trường cho công ty. * Kế toán tiền lương, BHXH, thu hồi công nợ: căn cứ vào Bảng chấm công, sản phẩm làm ra trong tháng của các bộ phận, lập Bảng lương, BHXH cho cán bộ công nhân viên, thực hiện phân bổ tiền lương, lên lương theo quy định, quyết toán, thanh toán BHXH với người lao động. 2.1.3. Đặcđiểmhoạtđộngkinhdoanhcủadoanhnghiệp:  Đặc điểm quy trình công nghệ, quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh gạch ngói có quy trình công nghệ theo dây chuyền sản xuất liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến. Song do chu kỳ sản xuất ngắn mỗi giai đoạn được khép kín trong một tổ chức phân xưởng, nguyên liệu chính là đất sét, than nên quy trình công nghệ sản xuất cụ thể như sau:
  • 42. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 34 Sơ đồ quy trình công nghệ: Băng tải Xe goong Băng tải Xe goong Xe goong Băng tải Xe bánh lốp Băng tải Băng tải Băng tải HÌNH 2.3: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH TUYNEN Kho nguyên liệu đất sét Kho sản phẩm Lò nung tuynen Lò sấy tuynen Nhà cáng kính phơi Gạch mộc Bàn cắt tự động Máy đào đùn ép Máy nạp nguyên liệu Máy cán thô Máy cán mịn Máy nhào 2 trục
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 35  Tình hình cung cấp vật tư của doanh nghiệp: Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn được xây dựng tại địa điểm rất phù hợp với yêu cầu vật tư của doanh nghiệp, các vùng phụ cận doanh nghiệp luôn đảm bảo đầy đủ các nguyên liệu chính như: Đất, than, ximang, đá, cát,... và các nhiên liệu như xăng, dầu,...Do đó, doanh nghiệp có ưu thế lớn để phát triển sản xuất và hoạt động.  Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn đang hoạt động theo hình thức sản xuất với sản phẩm chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, do vậy các sản phẩm chủ yếu cung cấp cho các gói thầu của các chủ đầu tư công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi và cho các công trình xây dựng của khách hàng trong địa bàn huyện Lạc Sơn và các vùng phụ cận. Mặt khác, Nhà máy sử dụng lò nung tuynen để sản xuất các loại sản phẩm gạch ngói, đây là công nghệ nung mới và tạo ra các sản phẩm chất lượng nên được nhiều khách hàng sử dụng và tin cậy.  Lực lượng lao động: Toàn Nhà máy hiện có tất cả hơn 220 lao động với chất lượng và số lượng được phân phối khá hợp lý cho mỗi bộ phận:  Đội ngũ cán bộ quản lý : Chủ yếu được đào tào từ những người lao động trực tiếp có kinh nghiệm thực tế.  Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ có trình độ từ trung cấp đến Đại học, Cao đẳng.  Đội ngũ công nhân là những người lao động phổ thông được đào tạo tại chỗ vào dây truyền sản xuất.  Các tổ chức đoàn thể: có tổ chức công đoàn nhà máy. Nhà máy đang áp dụng tính thời gian làm việc theo giờ hành chính đối với cán bộ nhân viên quản lý và áp dụng chế độ thời gian làm việc theo ca đối với công nhân sản xuất.
  • 44. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 36 2.1.4Tìnhhình tàichính chủ yếucủa Nhà máygạchngóicaocấpLạc Sơn - Thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp:  Thuận lợi: * Nhà máy được xây dựng trên diện tích 11,6 ha tiếp giáp với một mặt sông chảy qua địa bàn huyện và gần các khu, bãi là nơi cung cấp nguyên liệu chính sản xuất cho Nhà máy hoạt động cùng với nguồn nhân lực dồi dào nên Nhà máy có điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi để cho ra đời nhiều sản phẩm với chất lượng đảm bảo. * Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu hướng hội nhập, nhu cầu xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi và các công trình dân dụng ngày càng nhiều nên Nhà máy luôn có một thị trường tiêu thụ nhất định, điều đó giúp Nhà máy luôn duy trì được hoạt động và phát triển. * Nhà máy luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ công nhân viên, chăm lo cho đời sống của cán bộ, công nhân viên và người lao động nên tạo được uy tín đối với khách hàng, đối tác cũng như đội ngũ nhân viên trong nhà máy.  Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên thì Nhà máy vẫn gặp phải nhiều khó khăn như: *Giao thông trên địa bàn huyện còn chưa phát triển nên việc cung ứng sản phẩm, vận chuyển vật liệu cònkhó khăn. * Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nên các doanh nghiệp cùng ngành cũng xuất hiện ngày càng nhiều nên việc giữ vững được thị trường và mở rộng phát triển cũng gặp nhiều rủi ro. * Do Nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại cho sản xuất nên cần đào tạo đội ngũ lao động trong một khoảng thời gian nhất định, nhà máy cònthiếu những lao động lành nghề, giàu kinh nghiệm.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 37 - Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu * Về kết quả kinhdoanh BẢNG 2.1: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN NĂM 2011-2012-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền TL (%) Số tiền TL(%) 1. Lãi vay phải trả Tr.đ - - - - 0.00 - 0.00 2. Doanh thu thuần (bao gồm cả HĐ TC) Tr.đ 17,065 15,360 13,251 1,705 11.10 2,109 15.92 3. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD Tr.đ 5,878 4,388 3,159 1,490 33.96 1,228 38.88 4. Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 5,968 4,477 3,210 1,491 33.29 1,267 39.48 5. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tr.đ 5,968 4,477 3,210 1,491 33.29 1,267 39.48 6.Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 4,964 3,479 2,409 1,486 42.71 1,069 44.38 7. Vốn kinh doanh bình quân Tr.đ 41,329 38,256 37,927 3,073 8.03 329 0.87 8. Vốn chủ sở hữu bình quân Tr.đ 32,627 31,288 30,744 1,339 4.28 543 1.77 CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢNĂNG SINH LỢI Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011 A. Tỷ suất LN trước thuế trên DT (%) = 4/2 34.97 29.15 24.22 5.82 4.92 B. Tỷ suất LN sau thuế trên DT (%) = 6/2 29.09 22.65 18.18 6.44 4.46 C. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (%) = 5/7 14.44 11.70 8.46 2.74 3.24 D. Tỷ suất LN trước thuế trên VKD (%) = 4/7 14.44 11.70 8.46 2.74 3.24 E. Tỷ suất LN sau thuế trên VKD (%) = 6/7 12.01 9.09 6.35 2.92 2.74 F. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (%) = 6/8 15.22 11.12 7.84 4.10 3.28 Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2013-2012-2011 của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn Qua Bảng 2.1 ta thấy các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trong 3 năm 2013, 2012 và 2011 đều tăng lên, cho thấy doanh nghiệp đã có bước tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể có cái nhìn chính xác hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta đi sâu vào phân tích từng hệ số khả năng sinh lời:
  • 46. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 38 + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên doanh thu phản ánh cứ tạo ra được 100 đồng doanh thu trong kỳ thì sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của doanh nghiệp là 29.15 tăng so với năm 2011 và tiếp tục tăng vào năm 2013. Doanh thu thuần trong năm 2013, 2012 và 2011 đều tăng, trong đó doanh thu thuần năm 2013 tăng 11.10% so với năm 2012. Năm 2013, cả doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế đều tăng, làm cho tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu tăng 5.82% so với năm 2012. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là 17,065 Triệu đồng, tăng 1,705 Triệu đồng so với năm 2012. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2013 giảm 20 Triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân khiến doanh thu thuần năm 2013 tăng khá mạnh so với năm 2012 một phần là do khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp những khoản nợ tiền hàng từ kỳ trước, một phần là do nhu cầu về sản phẩm năm 2013 tăng khá mạnh dẫn đến lượng đặt hàng cho doanh nghiệp tăng, lượng sản phẩm sản xuất lớn, từ đó doanh thu theo các hợp đồng sản xuất tăng lên. + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Trong năm 2013, doanh nghiệp cứ tạo ra được 100 đồng doanh thu thuần thì có 29.09 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 6.44 đồng so với năm 2012. Có thể thấy doanh nghiệp có doanh thu khá lớn nhưng lợi nhuận ròng đạt được lại thấp. Tuy vậy ta thấy tỷ suất này cũng tăng so với năm 2012. Cả 2 chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế. Năm 2012, mức thuế thu nhập của doanh nghiệp là 25%, chi phí thuế thu nhập phải
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 39 nộp bằng thuế suất nhân với lợi nhuận trước thuế. Năm 2013, chi phí thuế TNDN là 1,003 Triệu đồng với thuế suất tăng 0.49%. + Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản: Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản phản ánh khả năng sinh lời của tài sản không tính đến ảnh hưởng của thuế TNDN và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Trong năm 2013 tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản tăng 14.44 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do cả lợi nhuận trước thuế và vốn kinh doanh bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân. Cho thấy hiệu quả sản xuất của công ty trước thanh toán lãi vay là khá tốt + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Năm 2013, cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì tạo ra được 14.144 đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm 2012 thì tỷ suất này tăng nhẹ. + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 tỷ suất này là 12.01, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong năm 2013 thì thu được 12.01 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 2.92 đồng so với năm 2012. Sự biến động của chỉ tiêu phụ thuộc vào sự biến động của lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh bình quân của công ty. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt mức 4,964 Triệu đồng, tăng 1,486 Triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 42.71%. Vốn kinh doanh bình quân năm 2013 là 41,329 Triệu đồng tăng 3,073 Triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ tăng là 8.03%. Ta thấy tuy cả vốn kinh doanh bình quân và lợi nhuận sau thuế đều tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại có mức tăng mạnh hơn chính vì thế đã làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Lợi nhuân sau thuế
  • 48. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 40 tăng mạnh là do trong năm vốn kinh doanh được doanh nghiệp sử dụng hợp lý nên tạo ra mức tăng khá cao của doanh thu thuần. + Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Trong năm 2012, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 11.12 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2013, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 15.22 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 4.10 đồng so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tuy có tăng so với năm 2012, nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu lại chậm hơn dẫn đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu tăng.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sinh Viên: Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 41 * Về tình hình tài chính BẢNG 2.2: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CUỐI NĂM 2012 VÀ CUỐI NĂM 2013 CỦA NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN. STT CHỈ TIÊU ĐVT 31/12/2013 31/12/2012 CHÊNH LỆCH Giá trị Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)- (5) (7)=(6)/(5) *100 1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Lần 4.02 4.73 (0.72) (15.22) 2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần 3.49 4.08 (0.60) (14.71) 3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời Lần 2.79 3.20 (0.42) (13.13) 4 Hệ số nợ Lần 0.23 0.20 0,03 15.00 5 Hệ số vốn chủ sở hữu Lần 0.77 0.80 (0.03) (3.75) 6 Tỷ suất đầu tư vào TSNH Lần 0.90 0.92 (0.02) (2.17) 7 Tỷ suất đầu tư vào TSDH Lần 0.10 0.08 0.02 25.00 STT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2010 CHÊNH LỆCH Giá trị Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)- (5) (7)=(6)/(5) *100 1 Vòng quay VLĐ Vòng 0.43 0.42 0.01 3.50 2 Vòng quay tổng vốn Vòng 0.39 0.38 0.01 2.63 3 Số vòng quay các khoản phải thu Vòng 1.41 1.12 0.29 25.89 4 Số vòng quay HTK Vòng 1.96 1.71 0.25 14.32 5 ROA % 14.44 11.70 2.74 23.42 6 ROE % 15.22 11.12 4.10 36.87 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013 của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn.
  • 50. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 42 Từ Bảng 2.2 ở trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: + Về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp: Các hệ số khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời ở cả 2 thời điểm đều lớn hơn 1 tuy có giảm nhẹ vào thời điểm cuối năm 2013 nhưng nhìn chung khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp khá tốt. Tuy nhiên để đánh giá sâu hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì cần phải xem xét đến Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Tại cả 2 thời điểm, hệ số này đều lớn hơn 1, thể hiện khả năng thanh toán tốt, tiền và các khoản tương đương tiền đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn + Về cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn cuối năm 2013 gần như không có thay đổi so với đầu năm, tuy nhiên cũng có thể thấy hệ số nợ tăng lên và hệ số VCSH giảm đi. Doanh nghiệp đã sử dụng nhiều nợ hơn, mức độ tự chủ về tài chính giảm đi và rủi ro tài chính tăng lên. Tuy nhiên, các Hệ số nợ vẫn nhỏ hơn các Hệ số vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Tất cả các hệ số hoạt động năm 2013 đều tăng so với năm 2012 chứng tỏ hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp đã tăng lên. Các chỉ số tỷ suất sinh lời ở mức khá cao có thể thấy công ty hoạt động hiệu quả, sử dụng tốt nguồn vốn của mình Qua phân tíchcó thể thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang có xu hướng biến động tốt lên, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần khắc phục và quan tâm.
  • 51. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên:Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 43 2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn trong thời gian qua: 2.2.1. Quy mô và kết cấu vốn lưu động của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn: - Quy mô vốn lưu động của doanh nghiệp Hoạtđộng trong lĩnh vực kinh doanhsản xuất nêndoanh nghiệp phần lớn cần phải có lượng lớn vốn lưu động để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, đây chính là lý do tại sao mà trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp VLĐ chiếm tỷ trọng rất lớn. Vì vậy việc huy độngcũngnhư việc quảntrị VLĐ là rất quan trọngvà cầnthiết Căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn thì vốn lưu động được tài trợ từ hai nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên (lấy từ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu) và nguồnvốn lưu độngtạm thời (được lấy từ nợ ngắn hạn) Trong đó: +Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn +Nguồn VLĐ tạm thời = Nợ ngắn hạn
  • 52. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 44 BẢNG 2.3: NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY GẠCH NGÓI CAO CẤP LẠC SƠN ĐVT: VND Nguồn vốn 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TL% 1.TS dài hạn 4,242,279,875 - 3,220,074,723 - 1,022,205,152 31.74 2.Nợ dài hạn 42,314,677 - 42,314,677 - - - 3.VCSH 32,754,305,282 - 32,499,947,930 - 254,357,352 0.78 NVLĐTX = (2+3-1) 28,554,340,084 75.10 29,322,187,884 78.88 (767,847,800) (2.62) NVLĐTT 9,467,869,587 24.90 7,851,674,334 21.12 1,616,195,253 20.58 Cộng 38,022,209,671 100.00 37,173,862,218 100.00 848,347,453 2.28 Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2013 của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên HÌNH 2.4: SƠ ĐỒ NGUỒN TÀI TRỢ CUỐI NĂM 2013 Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên HÌNH 2.5: SƠ ĐỒ NGUỒN TÀI TRỢ ĐẦU NĂM 2013 Nhìn vào Bảng 2.3 ta thấy, cuối năm 2013 nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp có sự thay đổi về cả tỷ trọng lẫn số lượng. Cụ thể trong tổng nguồn vốn lưu động ở đầu năm 2013 thì VLĐ tạm thời chiếm tỷ trọng 21.12% Tài sản lưu động 38,022,209,671 Tài sản cố định 4,242,279,875 Nợ ngắn hạn 9,467,869,587 Vốn chủ sở hữu 32,754,305,282 Tài sản lưu động 37,173,862,218 Tài sản cố định 3,220,074,723 Nợ ngắn hạn 7,851,674,334 Vốn chủ sở hữu 32,499,947,930
  • 53. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên:Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 45 nguồn vốn lưu động thường xuyên chiếm tỷ trọng 78.88%. Đến cuối năm 2013 cơ cấu nguồn vốn lưu động có sự thay đổi, tỷ trọng của VLĐ tạm thời tăng lên so với đầu năm 2013 cụ thể từ 21.12% tăng lên là 24.90% . Thay vào đó tỷ trọng VLĐ thường xuyên giảm đi so với đầu năm 2013 cụ thể từ 78.88% giảm xướng còn 75.10%. Quan sát hình 2.4 và hình 2.5 ở trên ta thấy với tình hình tài trợ này doanh nghiệp đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính do nguồn vốn lưu động thường xuyên > 0 tức là công ty có đầy đủ khả năng chi trả các nghĩa vụ ngắn hạn của mình. Và tình hình của doanh nghiệp rất bền vững khi sử dụng nguồn dài hạn để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn - Kết cấuvốn lưu động của doanh nghiệp: Tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp có quy mô sản xuất, ngành nghề kinh doanh khác nhau trong từng thời kỳ khác nhau thì nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên cũng không giống nhau. Lượng vốn này sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường và liên tục. Chính vì nhu cầu không giống nhau nên đòi hỏi các nhà quản trị tài chính cần phân tích kỹ lưỡng đặc điểm, tính chất của doanh nghiệp mình nhằm đưa ra một kết cấu vốn hợp lý, từ đó xác định cơ cấu nguồn tài trợ thích hợp nhất sao cho vừa đảm bảo đủ vốn kinh doanh mà chi phí hoạt động là tối thiểu Ta đi xem xét các chỉ tiêu trong Bảng sau:
  • 54. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 46 BẢNG 2.4: ĐÁNH GIÁ KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG ĐVT: VND Nguồn: tính từ báo cáo tài chính của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn năm 2013 Nguồn :Báo cáo tài chính năm 2013-2011 của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn HÌNH 2.6: SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN MỤC TRONG VLĐ CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2011-2012-2013 Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL% A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 38,022,209,671 89.96 37,173,862,218 92.03 848,347,453 2.28 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 26,408,244,923 69.45 25,164,322,160 67.69 1,243,922,763 4.94 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 0.00 - 0.00 0 0.00 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3,990,489,626 10.50 4,464,550,678 12.01 (474,061,052) (10.62) IV. Hàng tồn kho 4,988,365,122 13.12 5,100,223,480 13.72 (111,858,358) (2.19) V. Tài sản ngắn hạn khác 2,635,110,000 6.93 2,444,765,900 6.58 190,344,100 7.79
  • 55. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh Viên:Bùi Thị Sơn Lớp: CQ48/11.07 47 Nhìn vào Bảng 2.4 ta thấy, tại thời điểm 31/12/2013, Tổng TSLĐ của doanh nghiệp giảm 848,347,453 đồng so với thời điểm 31/12/2012 với tỷ lệ giảm là 2.28%. Để đánh giá sự giảm xuống của VLĐ có hợp lý với tình hình doanh nghiệp hiện nay hay không, ta đi vào xem xét từng chỉ tiêu cụ thể: -Tiền và các khoản tương đương tiền: Khoản này trong hai năm gần đây có sự biến động không lớn, cuối năm 2013 tăng so với cuối năm 2012 với tỷ lệ là 4.94%. Nguyên nhân của việc này là do trong năm doanh nghiệp tăng khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp và tăng các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy trong năm doanh nghiệp đã quản lý không được tốt lắm lượng tiền dự trữ tại quỹ. Lượng tiền trong quỹ của doanh nghiệp lớn làm ứ đọng tiền trong quỹ trong khi doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư trong và ngoài doanh nghiệp. -Các khoản phải thu ngắn hạn: Đến cuối năm 2013 giảm so với năm 2012 là 474,061,052 đồng, với tỷ lệ giảm 10.62%, khoản mục này giảm là do các khoản phải thu khác giảm 979,431,851 đồng với tỷ lệ giảm 30.33%, trong khi khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán tăng lên, và tốc độ tăng của khoản phải thu khách hàng rất cao. Điều này cho thấy trong năm 2013 công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tốt hơn 2012, doanh nghiệp có sự cố gắng hơn trong quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng, tỷ lệ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp ít đi và tỷ lệ khách hàng mua hàng tăng lên, doanh nghiệp đã áp dụng tốt chính sách bán chịu, thực hiện chính sách ưu đãi cho khách hàng nhằm tạo uy tín cho doanh nghiệp để thuận lợi cho quá trình kinh doanh trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, làm cho doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2013 tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải quản trị các khoản phải thu để thu hồi các khoản phải thu tránh ứ đọng vốn và rủi ro mất vốn do bị chiếm dụng ở khoản này.
  • 56. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Bùi Thị Sơn Lớp:CQ48/11.07 48 -Hàng tồn kho: Cuối năm 2013 khoản mục hàng tồn kho giảm 111,858,358 đồng với tỷ lệ giảm 2.19%. HTK giảm nhưng không đáng kể so với thời điểm đầu năm, trong đó dự trữ nguyên vật liệu giảm 273,489,271 đồng, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 120,319,874 đồng, thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ giảm 100,000,000 đồng (dựa vào Bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2013) .Doanh nghiệp đã giảm lượng nguyên vật liệu về cuối năm nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh được bình thường. Nhìn chung, kết cấu VLĐ của công ty trong 2 năm 2013 và 2012 có sự biến động. VLĐ năm 2013 tăng so với năm 2012 chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng, hàng tồn kho giảm. Để thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng VLĐ, ta cần đi vào phân tích tình hình VLĐ của doanh nghiệp theo từng khoản mục. 2.2.2 Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Nhà máy gạch ngói cao cấp Lạc Sơn. Sử dụng phương pháp gián tiếp để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên như sau: - Doanh thu dự kiến của năm 2013 là: 16,000 triệu đồng. Doanh thu BH&CCDV của năm 2012 là 14,500 triệu đồng. - Số dư VLĐ bình quân năm 2012 là 34,778 triệu đồng. Dự kiến tỷ lệ rút ngắn luân chuyển VLĐ năm 2013 so với năm 2012 là 5%. Từ những cơ sở trên xác định nhu cầu VLĐ năm 2013 là: Thực tế trong năm 2013, nhu cầu VLĐ là 37,598 triệu đồng. Nhu vậy dự báo nhu cầu VLĐ thấp hơn thực tế 3,060 triệu đồng.