SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 1 - LớpK44/15.03
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả
nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ thực tế Ngân hàng thương mai cổ
phần Công thương Lạng Sơn.
Sinh viên
Mông Thị Mai
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 2 - LớpK44/15.03
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 :Lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của NHTM..................7
1.1 Tín dụng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường..........7
1.1.1 Khái niệm...............................................................................................7
1.1.2 Phân loại tín dụng .................................................................................8
1.1.3 Đặc điểm tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ................11
1.1.4 Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ............13
1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng .............................................................15
1.2.1. Khái niệm............................................................................................15
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM...............18
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng.........................19
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng...........20
1.3 Kinh nghiệm nâng cao chấtlượng tín dụng của một số NHTM trên thế
giới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam ……………………..24
1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số Ngân hàng
thương mại trên thế giới……………………………………………………….25
1.3.2 Bàihọc kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam………………………..27
CHƯƠNG 2 :Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng
TMCPCT Lạng Sơn.....................................................................................30
2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Lạng Sơn.......................................................................................................30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................30
2.1.2 Nhiệm vụ và một số hoạt động chủ yếu...............................................31
2.1.2.1 Chi nhánh NHCT tỉnh Lạng Sơn có nhiệm vụ .................................31
2.1.2.2 Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng........................................32
2.1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG TỈNH LẠNG SƠN................................34
2.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý......................................................34
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. .........................................35
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng thương mại
cổ phần Công thương Lạng Sơn...................................................................38
2.1.4.1. Đánh giá hoạt động của Ngân hàng..................................................39
2.1.4.2 Những kết quả chủ yếu của Ngân hàng............................................39
2.2 Thực trạng chất lượng, tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Lạng Sơn........................................................................48
2.2.1 Cơ cấu tín dụng ....................................................................................48
2.2.2 Thực trạng khách hàng........................................................................51
2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn................................................55
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 3 - LớpK44/15.03
2.3.1 Thành công...........................................................................................55
2.3.2 Hạn chế ................................................................................................56
2.3.3 một số nguyên nhân có thể gây nên những tồn tai trên………………..59
CHƯƠNG 3 :Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân
hàng TMCPCT Lạng Sơn.............................................................................60
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn................................................60
3.2 Giải pháp nâng cao tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Lạng Sơn........................................................................63
3.2.1 Giải pháp huy động vốn.......................................................................63
3.2.2. Lựa chọn phân loại khách hàng để có biện pháp đầu tư thích hợp.....65
3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng, mở rộng đối tượng đầu tư.........66
3.2.4 Nghiêm túc thực hiện quy trình tín dụng .............................................67
3.2.5 Tăng cường hiệu lực công tác kiểm soát nội bộ....................................69
3.2.6 Các giải pháp hỗ trợ khác ....................................................................71
3.3 Một số kiến nghị......................................................................................75
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .....................................................75
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng công thương Việt Nam.................................77
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 4 - LớpK44/15.03
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu cùng với việc được tìm hiểu, xem
xét và quan sát tình hình thực tế tại Chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Công Thương Lạng Sơn trong thời gian thực tập vừa qua. Với sự giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi của Ban lãnh đạo Ngân hàng, các cô chú, anh chị ở các phòng
ban, đặc biệt là các anh chị phòng Tín dụng khách hàng đã tận tình chỉ bảo và
cung cấp số liệu giúp em hoàn thành chuyên đề cuối khoá với đề tài: "Giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ
Phần Công thương Lạng Sơn"
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Học Viện Tài Chính -
những người đã cung cấp cơ sở kiến thức về kinh tế xã hội, tới các thầy cô khoa
Ngân hàng và Bảo hiểm, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đinh
Xuân Hạng - người đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề
cuối khoá này.
Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n./.
Sinh viên: MÔNG THỊ MAI
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 5 - LớpK44/15.03
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, nền kinh tế
nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang
cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.Từ khi có pháp lệnh Ngân hàng (23/05/1990) một loạt các Ngân hàng
thương mại đã được thành lập, thực hiện chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền
tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng.
Trong mấy năm qua với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế việc
cung cấp vốn tín dụng, tiết kiệm giảm chi phí lưu thông xã hội, tăng cường củng
cố chế độ hạch toán kinh tế đối với các đơn vị kinh tế.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hoạt động của các Ngân hàng thương mại nói
chung và hoạt động tín dụng nói riêng đã góp phần to lớn tăng thu nhập quốc dân,
tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trên địa bàn, giải quyết được công ăn việc
làm, khai thác tập trung được nguồn tài nguyên ở địa phương.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển
cơ chế thị trường của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Công
thương nói riêng với những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã để lại những
tồn tại lớn trong chất lượng hoạt động tín dụng của mình. Những tồn tại đó đã
gây ra những khó khăn cho hoạt động của bản thân Ngân hàng thương mại và nền
kinh tế. Do vậy việc nâng cao chất lượngt tín dụng của các Ngân hàng thương
mại trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là đòi hỏi bức
thiÕt trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
Hiện nay các NHTM hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh
ngày càng gay gắt, cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại với nhau, giữa các
Ngân hàng thương mại và tổ các tổ chức tài chính phi Ngân hàng, cạnh tranh giữa
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 6 - LớpK44/15.03
các ngân hàng trong nước và các nước ngoài. Để tồn tại đứng vững trong cạnh
tranh, phát triển và thực hiện tốt vai trò của mình, đòi hỏi các Ngân hàng thương
mại nói chung và Ngân hàng Công thương nói riêng phải có những giải pháp phù
hợp để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, giành thắng lợi
trong cạnh tranh. Từ thực tế hoạt động, qua khảo sát thực tế tại Ngân hàng TMCP
Công thương Lạng Sơn em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn”
làm chuyên đề cuối khoá của mình.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng
thương mại Cổ phần Công thương Lạng Sơn.
Chương 3: Giải pháp nângcaochất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân
hàng thương mại Cổ phần Công thương Lạng Sơn.
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 7 - LớpK44/15.03
CHƯƠNG 1 :
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm
Tín dụng đã ra đời từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều
hình thức khác nhau, vậy tín dụng là gì ?
Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội loài
người. Tín dụng theo nghĩa la tinh là creditim, sự tín nhiệm tin tưởng tên gọi này
xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng. Trong quan hệ tín dụng người cho
vay sẽ cho người cần vồn vay theo các điều kiện đã được thoả thuận trước như
thời gian cho vay, thời gian hoàn trả, lãi suất tín dụng ..v.v Trong quan hệ đó
người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích,
đúng các thoả thuận, làm ăn có lãi và có khả năng hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng
thời hạn.
Mặc dù có thể diễn giải tín dụng bằng những từ ngữ khác nhau, song chúng
ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất, tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên
tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi giữa người đi vay và người cho vay.
Có thể định nghĩa tín dụng như sau:
Tín dụng ngânhànglà quan hệtín dụng bằngtiền tệ giữa một bên là ngân
hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ
chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàngđóng vai trò vừa là người đi vay
vừa là người cho vay
Hiện nay, ngân hàng thương mại là người cho vay lớn nhất đối với các tổ
chức kinh tế, và dân cư. Với tư cách là tổ chức huy động để cho vay, ngân hàng
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 8 - LớpK44/15.03
đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế, các thương nhân giúp
họ có thêm vốn để bổ sung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ
hội làm ăn tăng lợi nhuận chi chính mình.
Là người huy động vốn, ngân hàng sẽ thực hiện việc tìm kiếm, và thu hút
vốn từ các tổ chức kinh tế trên phạm vi toàn xã hội, là người cho vay, ngân hàng
đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn
cần được bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, Với vai trò
này, tín dụng ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp
ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội – cơ sở khách quan để hình thành chức năng phối
lại vốn tiền tệ của tín dụng ngân hàng là do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá
trình tái sản xuất xã hội đã thường xuyên xuất hiện hiện tượng tạm thời thừa vốn
ở các tổ chức, cá nhân này, trong khi các tổ chức, cá nhân khác lại co nhu cầu sử
dụng vốn. Hiện tượng thừa thiếu vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian,
số lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu ở tất cả các tổ chức, cá nhân trong
quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành liên tục. Tìn dụng thương mại
đã không giải quyết được vấn đề này, chỉ có ngân hàng là tổ chức chuyên kinh
doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó khi ngân hàng giữ vai trò
vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Có ba loại quan hệ chủ yếu trong quan hệ tín dụng ngân hàng, bao gồm :
+ Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp.
+ Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư.
+ Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong và
ngoài nước.
Ngày nay, tín dụng ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của vốn tiền tệ
trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2 Phân loại tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì hoạt động tín dụng của ngân hàng
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 9 - LớpK44/15.03
thương mại diễn ra với rất nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Vì thế để có
thể tiến hành được hoạt động tín dụng với hiệu quả tốt nhất thì rất cần thiết phải
phân loại tín dụng của ngân hàng thương mại. Mặt khác, nguồn vốn kinh doanh
của các ngân hàng thương mại được huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi của nền
kinh tế, của các cá nhân và tổ chức khác nhau, đó có thể là nguồn tiền gửi hay các
khoản tiết kiệm với các kỳ hạn và độ ổn định khác nhau nên rất cần thiết phải tiến
hành phân loại hoạt động tín dụng để có thể cân đối được nguồn vốn và sử dụng
vốn, sao cho hoạt động ngân hàng đạt được hiệu quả tốt nhất.
Phân loại tín dụng là sắp xếp các khoản tín dụng theo từng nhóm một theo
một tiêu chí nào đó. Hiện nay có khá nhiều các tiêu chí khác nhau để phân loại tín
dụng, nhưng ở đây sẽ là một số cách phân loại phổ biến nhất như sau
1.1.2.1Phân loại căn cứ vào thời hạn tín dụng
Căn cứ vào tiêu thức này, hoạt động tín dụng được chia thành 3 loại
1 Tín dụng ngắn hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn dưới 1 năm.
Thông thường các khoản tín dụng ngắn hạn này được sử dụng để bổ sung sự
thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hoặc để phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân,…
2 Tín dụng trung hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn trên 1 năm đến 5
năm. Thông thường tín dụng trung hạn này là để mua sắm tài sản cố định, cải tiến
công nghệ kỹ thuật hay đầu tư vào các hạng mục có thời gian ngắn, quay vòng
vốn nhanh,…
3 Tín dụng dài hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Thông
thường các khoản tín dụng này để đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng các công
trình cơ sở hạ tầng lớn hoặc cải tiến, mở rộng sản xuất với quy mô lớn hoặc cho
vay tiêu dùng trả góp thời gian dài,…
1.1.2.2 Phân loại căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, tín dụng được chia thành 2 loại chung
nhất là cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng và tài trợ dự án
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 10 - LớpK44/15.03
1 Cho vay sản xuất kinh doanh:
Là các khoản tín dụng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, các chủ thể
kinh doanh khác để tiến hành sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá,dịch vụ.
2 Cho vay tiêu dùng: là cho vay với các cá nhân và hộ gia đình phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng của họ dựa trên thế chấp là các khoản thu nhập ổn định của
họ.
1.1.2.3 Phân loại căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay
Căn cứ vào hình thức đảm bảo thì tín dụng được chia ra thành 2 loại
1 Cho vay có tài sản đảm bảo: là hình thức cho vay có tài sản thế chấp
hoặc cầm cố. Nếu khách hàng không có khả năng hoàn trả thì ngân hàng có thể
bán tài sản thế chấp hoặc cầm cố để thu hồi nợ.
2 Cho vay có đảm bảo không phải bằng tài sản: là hình thức cho vay
không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố mà được đảm bảo bằng uy tín của người
vay. Thường thì hình thức cho vay này chỉ được ngân hàng áp dụng đối với các
khách hàng lâu năm, có uy tín, tình hình làm ăn ổn định , tài chính vững mạnh.
1.1.2.4 Phân loại căn cứ vào xuất xứ của khoản vay
Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia thành 2 loại là trực tiếp và
gián tiếp.
1 Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay mà ngân hàng sẽ trực tiếp cấp
các khoản vay cho khách hàng không cần thông qua một trung gian nào cả.
2 Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay mà ngân hàng gián tiếp cho
khách hàng vay vốn thông qua các tổ chức trung gian hoặc thông qua các cửa
hàng bán lẻ sản phẩm.
1.1.2.5 Phân loại căn cứ hình thức của khoản vay
Căn cứ vào hình thức của khoản vay thì có thế tạm chia cho vay thành 5
loại phổ biến nhất như sau:
 Cho vay thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 11 - LớpK44/15.03
chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và
trong một khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.
Hình thức cho vay này hầu như không cần đảm bảo nên thường chỉ sử dụng với
các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và chu kỳ ngắn.
 Cho vay trực tiếp từng lần
Là nghiệp vụ cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng với các khách
hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn
mức thấu chi.
 Cho vay theo hạn mức
Là nghiệp vụ cho vay mà ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn
mức tín dụng. Hạn mức tín dụng là số dư tối đa tại thời điểm tính, có thể tính cho
cả kỳ hoặc cuối kỳ. Hạn mức này được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh
doanh và nhu cầu vốn của khách hàng. Đây là hình thức cho vay phổ biến với
những đối tượng khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường
xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh.
 Cho vay luân chuyển
Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp
khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu
nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Hình thức này thường áp dụng vối các doanh
nghiệp thương nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn
ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên vối ngân hàng.
 Cho vay trả góp
Là nghiệp vụ cho vay mà ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm
nhiều lần trong thời hạn đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối
với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền.
1.1.3 Đặc điểm tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
1. NHTM là chủ thể thường xuyên nhận và kinh doanh tiền gửi:
Ngân vừa là người “cung cấp vốn”, vừa là người “tiêu thụ vốn”. Nói cách
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 12 - LớpK44/15.03
khác, ngân hàng là “cầu nối” giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn
trong nền kinh tế. Bằng việc huy động tất cả các khoản vốn nhàn rỗi như: vốn
tạm thời được giải phóng ra khỏi qúa trình sản xuất của các doanh nghiệp, từ tiết
kiệm của các hộ gia đình…Ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay và thực hiện
cho vay đối với các thành phần kinh tế nhằm mục đích thu lợi nhuận. Với đặc
điểm này, ngân hàng là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh
doanh,ngồn vốn của ngân hàng cung ứng cho các doanh nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh.
2. Hoạt động của NHTM gắn bó mất thiết với hệ thống lưu thông tiền
tệ và hệ thống thanh toán quốc gia.
Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng như trích tài khoản của họ để thanh
toán tiền hàng hoá, dịch vụ, hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi từ thu bán hàng hay
các khoản thu khác, ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán và cung ứng
các dịch vụ thanh toán.
Khi ngân hàng cung ứng tín dụng có nghĩa là ngân hàng đã tạo ra tiền và
làm cho lượng tiền cung ứng tăng lên, ngược lại khi thu nợ thì cung lượng cung
ứng tiền giảm xuống. Với việc tạo tiền, hệ thống NHTM đã làm tăng phương tiện
thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả cho xã hội. Cơ
chế tạo tiền của NHTM cũng cho thấy mối quan hệ giữa tián đụng ngân hàng và
lưu thông tiền tệ.
3. Ngân hàng có các sản phẩm phong phú, đa dạng và có phạm vi hoạt
động rộng lớn
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia, hệ thống
ngân hàng trên thế giới, nhất là các nước phát triển, hộ không chỉ quan tâm tới
các dịch vụ truyền thống mà còn phải chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng. Hàng loạt các dịch vụ mới được xuất hiện và ngày càng tinh vi và
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 13 - LớpK44/15.03
hoàn hảo. Các dịch vụ ngày càng đa dạng càng thu hút được nhiều khách hàng và
lợi nhuận của ngân hàng ngày một tăng.
Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩưm dịch vụ, mạng
lưới các chi nhánh ngân hàng cũng đang được mở rộng không chỉ ở thành thị mà
còn ở cả nông thôn,vùng sâu vùng xa, hải đảo… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của khách hàng.
1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với nền
kinh tế cũng thay đổi về bản chất so với nền kinh tế tập trung trước kia. Ngày nay
vai trò của tín dụng Ngân hàng thực sự được sử dụng là một đòn bẩy kinh tế để
phát triển kinh tế nước ta. Tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với việc
phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần chuyển nền kinh tế tự cung tự
cấp lên sản xuất hàng hóa.
1. Tín dụng ngân hàng huyđộng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong
tất cả các thành phần kinhtế để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay,góp phần
mởrộng sản xuấtkinhdoanhvà nâng caohiệu quả sử dụng vốn .Vốn là yếu tố
hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của mỗi tổ chức kinh tế. Khi có đủ
vốn họ có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các kế hoạch đầu tư sản xuất hay
xây dựng cơ bản của mình, ngược lại khi thiếu vốn họ sẽ luôn gặp khó khăn trong
các quyết định kinh tế, khi có vốn tạm thời nhàn rỗi họ cũng mất chi phí cơ hội
của vốn, trước tình hình đó các doanh nghiệp cần vốn phải tìm kiếm nguồn vốn
để bù đắp, những doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi lại muốn cho vay. Tuy nhiên việc
các tổ chức thiếu vốn tìm được các chủ thể khác thừa vốn tạm thời trong nền kinh
tế là hết sức khó khăn và tốn kém. Sự có mặt của tín dụng ngân hàng được coi
như là một công cụ để kết nối nhu cầu của người có vốn tạm thời nhàn rỗi và
người thiếu vốn. Lợi tức đi vay và cho vay của ngân hàng luôn là công cụ điều
chỉnh các quan hệ cung cầu vốn tín dụng. Nhờ có ngân hàng mà vốn tiền tệ được
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 14 - LớpK44/15.03
vận động một cách liên tục, điều đó vừa làm tăng khả năng tích luỹ tư bản của
các ngân hàng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế nhờ vào nguồn thu từ
việc cấp tín dụng của ngân hàng.
2. Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém
phát triển, với các ngành kinh tế mũi nhọn
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại các ngành có trạng thái phát triển đối
lập nhau, một số ngành do có điều kiện thuận lợi và có lịch sử lâu dài có thể phát
triển tốt với nhiều thế mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngược lại một
số ngành do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kém phát triển. Trong chiến lược
phát triển kinh tế lâu dài của quốc gia, nhiều quốc gia đã thưc hiện phân loại
những ngành kinh tế mũi nhọn và những ngành kinh tế kém phát triển để có kế
hoạch đầu tư nhằm cân đối lại cơ cấu kinh tế công nghiệp- nông nghiệp -dịch vụ.
Muốn thực hiện được kế hoạch đó cần phải có vốn. Tín dụng ngân hàng góp phần
đáp ứng điều đó. Ngân hàng cung cấp cho các ngành thực hiện đầu tư theo cả
chiều rộng và chiều sâu, hình thành các ngành sản xuất có mũi nhọn, xây dựng cơ
cấu kinh tế hợp lý và khai thác triệt để các nguồn lực, điều này thể hiện qua việc
cấp tín dụng cho các dự án, chương trình phát triển để khuyến khích đẩy nhanh
tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
3. Tín dụng ngân hàng tácđộng có hiệu quả tới sản xuất, thúc đẩy cạnh
tranh trong nền kinh tế thị trường.
Trong hoạt đông sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, doanh nghiệp cần
vốn đầu tư máy móc thiết bị và luôn phải đổi mới công nghệ ...tín dụng ngân
hàng dáp ứng được yêu cầu đó với diều kiện phải hoàn trả cả vốn và lãi vay; vì
nếu vi phạm hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp phải chịu phạt như chịu lãi suất nợ
quá hạn cao mất quyền sử dụng tài sản thế chấp...Do vậy, doanh nghiệp luôn phải
nâng cao hiệu quả sản xuất, canh tranh trên thị trường để kinh doanh có lãi, thu
hồi vốn đầu tư trả nợ cho ngân hàng.
4. Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực vào sự phát triển các công ty
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 15 - LớpK44/15.03
cổ phần.
Để thành lập công ty cổ phần đòihỏi phải có một số vốn ban đầu do các cổ
đông đóng góp và ngân hàng có thể là một cổ đông lớn. Trong quá trình hoạt
động việc phát hành cổ phần mới thông qua ngân hàng là một biện pháp hữư hiệu
tiết kiệm được một phần chi phí và thời gian.
Hiện nay, Nhà nước ta đang có chủ chương cổ phần hoá doanh nghiệp,
ngân hàng cần phải có kế hoạch để tham gia nhiều hơn vào các công ty cổ phần
nhằm thực hiện chính sách vĩ mô của nhà nước và đa dạng hoá các hoạt động
giảm rủi ro.
5. Tín dụng ngân hàng tạo diều kiện cho việc phát triển quan hệ kinh tế
đối ngoại
Trong điều kiện hiện nay,các nước đều thực hiện nền kinh tế mở, nên nhu
cầu giao lưu kinh tế với các nước khác là rất cần thiết. Tín dụng ngân hàng là một
phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau thông qua hoạt động đầu tư vốn
xuyên quốc gia. Ngoài ra, muốn thực hiện các hoạt động nhập khẩu thì phải có
vốn và vốn tín dụng ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu này kịp thời. Ngày nay, xuất
phát từ nhu cầu vốn để hỗ trợ xuất nhập khẩu như ngân hàng hỗ trợ xuất nhập
khẩu ExcimBank .v.v.
Tín dụng ngân hàng có một vai trò rất lớn, không chỉ đối với ngân hàng mà
còn đối với xã hội. Xã hội càng phát triển thì tín dụng ngân hàng càng trở nên cần
thiết.
1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng
1.2.1. Khái niệm
Hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân
ngân hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái của nền kinh tế. Bởi vì ngân
hàng giống như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, đó là một lĩnh
vực rất nhạy cảm và rủi ro rất cao. Trong các nghiệp vụ của ngân hàng thì có lẽ
tín dụng là một nghiệp mang lại phần lớn doanh lợi cho ngân hàng nhưng cũng là
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 16 - LớpK44/15.03
nơi ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Ngay cả khi khoản vay có tài sản thế chấp, cầm cố
thì rủi ro vẫn xảy ra với tỷ lệ cao khoảng 50% (theo uỷ ban Bale quốc tế). Sẽ là
sai lầm nếu quan niệm cho vay có tài sản cầm cố thế chấp, nhưng không quá tỷ lệ
quy định là an toàn nhất, trong khi đó kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
khả năng tài chính của khách hàng mới là quan trọng nhất đảm bảo khả năng trả
nợ của khách hàng.
Chất lượng tín dụng được nhìn nhận từ các giác độ:
Chất lượng tín dụng được xét dưới giác độ khach hàng: Do nhu cầu vốn
vay được đáp ứng để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
bù đắp được chi phí sản xuất, trả nợ ngân hàng và có lãi nên chất lượng tín dụng
ngân hàng đứng trên góc độ doanh nghiệp chỉ đơn giản là thoả mãn nhu cầu vay
vốn của doanh nghiệp và làm cho đồng vốn sử dụng có hiệu quả.
Xét dưới giác độ ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức
độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực
của bản thân ngân hàng và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường đảm bảo
nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Khi cho vay ngân hàng phải thực hiện
theo pháp lệnh ngân hàng và các văn bản chế độ hiện hành của nghành. Xác định
đối tượng cho vay và tham định kỹ khách hàng trước khi cho vay, nắm bắt thông
tin và hiểu được tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và mục đích sử
dụng vốn vay, cơ sở hoàn trả vốn vay để đảm bảo món vay được hoàn trả cả gốc
và lãi đúng kỳ hạn, hạn chế mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra, đây là
nguyên tắc cơ bản nhất đối với ngân hàng.
Chấtlượng tín dụng xét từ giácđộ nền kinh tế -xã hội: Tín dụng ngân hàng
trong những năm gần đây phản ánh rỏ rệt sự năng động của nền kinh tế khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tín dụng ngân hàng phải huy động mức tối
đa vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội để cung ứng cho các
doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Tín dụng đầu tư cho nền kinh
tế tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ làm tăng thêm sản phẩm cho xã
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 17 - LớpK44/15.03
hội, tạo thêm việc làm cho người cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh
tế và khai thác mọi khả năng tiềm tàng, tích tụ vốn nhàn rỗi trong nước, tranh thủ
vốn vay nước ngoài có lợi cho kinh tế phát triển.
Chất lượng tín dụng thể hiện ở tính an toàn cao của hệ thống ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng đảm bảo được chất lượng thì khả năng thanh toán chi trả
cao, tránh được rủi ro hệ thống. Nâng cao chất lượng tín dụng làm cho hệ thống
ngân hàng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát
triển hoà nhập với thế giới..
 Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu
tính toán được), vừa trìu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác
động đến nền kinh tế..). Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ
quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ..) và
khách quan (sự thay đổi của môi trường kinh tế, do chủ quan của khách hàng..)
 Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố như: Thu hút được
nhiều khách hàng tốt, cho vay được nhiều, thủ tục đơn giản, mức độ an toàn của
vốn tín dụng...
 Chất lượng tín dụng không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quy
trình kết hợp giữa các con người trong một tổ chức; giữa các tổ chức với nhau vì
một mục đích chung: An toàn, hiệu quả và khả năng cạnh tranh với các khoản tín
dụng.
Qua đó ta có thể rút ra rằng: .
Chất luợng tín dụng ngân hàng là sự đáp một cách tốt nhất yêu cầu của
khách hàng (ngườigửi tiền, người vay tiền) trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an
toàn trong việc thu hồi vốn thông qua sự pháthuy hiệu quả của phương án được
hình thành bằngđồng tiền vay hay hạn chế thấp nhấtrủi ro về đồng vốn, tăng lợi
nhuận của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 18 - LớpK44/15.03
ngân hàng và yếu tố bên ngoài. Để tránh rủi ro và thu được lợi nhuận trong hoạt
động tín dụng, không có cách nào khác là ngân hàng phải nâng cao chất lượng tín
dụng của mình.
1.2.2. Sựcần thiết phải nâng cao chấtlượng tín dụng của NHTM
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh
tế thị trường, nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM sẽ đưa lại nhiều lợi ích
cho Ngân hàng, cho khách hàng và cho cả nền kinh tế.
* Đối với Ngân hàng:
Chất lượng tín dụng tốt làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các
NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu
hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ tạo ra một
hình ảnh về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng và sự trung thành của khách
hàng.
Chất lượng tín dụng của các NHTM tốt làm tăng khả năng sinh lời của sản
phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi
phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay đã cho vay. Mặt
khác nó còn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của Ngân hàng, tạo thế
mạnh cho Ngân hàng trong cạnh tranh, tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của
Ngân hàng vì chất lượng tín dụng tốt tạo cho Ngân hàng có nhiều khách hàng
trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ sung vốn đầu tư. Bên cạnh đó, chất
lượng tín dụng tốt giúp cho Ngân hàng củng cố các mối quan hệ xã hội bằng
những điều kiện tốt nhất.
Có thể nói, với những ưu thế trên việc củng cố và tăng cường chất lượng
tín dụng của các NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu
dài của các NHTM.
* Đối với khách hàng:
Được đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn với thời gian và lãi suất
hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi cơ chế mới, mở rộng hoạt động sản
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 19 - LớpK44/15.03
xuất, làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
* Đối với nền kinh tế:
Xét trên phương diện toàn nền kinh tế, hoạt động tín dụng của các Ngân
hàng sẽ tác động tốt tới một số lĩnh vực kinh tế- chính trị- xã hội. Phát triển cho
vay tín dụng của NHTM sẽ giảm bớt đáng kể các khoản bao cấp từ ngân sách cho
đầu tư sản xuất kinh doanh. Tín dụng Ngân hàng còn góp phần đẩy mạnh quá
trình tích tụ và tập trung lớn của nền kinh tế. Không những thế chất lượng tín
dụng góp phần kìm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín
quốc gia. Ngoài ra tín dụng của Ngân hàng còn đóng góp phần giải quyết nạn thất
nghiệp và hạn chế các tệ nạn xã hội khác.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng
Thông thường các ngân hàng thương mại sử dụng các chỉ tiêu nêu lên mặt
được và mặt không được trong hoạt động tớn dụng
1. Chỉ tiêu đo lường khả năng sử dụng vốn trong đầu tư tín dụng:
Chỉ tiêu này được tính bằng : Đầu tư tín dụng/ Tổng tài sản có
Chỉ tiêu này nói lên quy mô, chất lượng của tài sản có trong kinh doanh
ngân hàng. Chỉ tiêu này chiếm đa phần trong nghiệp vụ tài sản có của các ngân
hàng thương mại và đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu và là nguồn thu nhập
chủ yếu của các ngân hàng thương mại.
2. Chỉ tiên nợ quá hạn:
Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả
mất vốn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta người
ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro:
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ quá hạn
× 100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ đầu tư rủi
ro
=
Tổng dư nợ món vay có phát sinh nợ quá hạn
Tổng dư nợ cho vay
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 20 - LớpK44/15.03
Giúp các nhà quản lý điều hành cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu lại các loại hình
đầu tư và loại hình cho vay
Trong quy chế đánh giá xếp loại các ngân hàng cổ phần Thống đốc quy
định là 5%, hiện nay các ngân hàng thương mại căn cứ vào thực tế lấy mức 3%
3. Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng càng nhanh càng tốt thể hiện một đồng vốn bỏ ra
thực hiện được bao nhiêu lần vay
4. Chỉ tiêu cơ cấu vốn theo từng loại vay, từng loại hình kinh tế, lĩnh vực
đầu tư để nhà quản lý điều hành biết được đầu tư loại cho vay nào, lĩnh vực nào
mang lại lợi nhuận cao, chất lượng tín dụng tốt.
5. Chỉ tiêu giữa cho vay ngắn hạn và dài hạn trên tổng dư nợ xem cơ cấu
có phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ hay không.
6. Thời hạn thu hồi vốn = V/P
V : Tổng nguồn đầu tư
P : Lợi nhuận mang lại
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận do vốn mang lại, sau bao nhiêu lâu sẽ thu
hồi hết số vốn bỏ ra
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng
Để có thể nâng cao được chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh
nghiệp (cả về ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) ta phải hiểu rõ
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng để từ đó phát huy
những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực. Mặt khác cả
ngân hàng và doanh nghiệp phải cố gắng linh hoạt để phù hợp với quy định của
Nhà nước trong hoạt động tín dụng. Có như thế thì cả ngân hàngvà doanh nghiệp
mới để ra các biện pháp đúng đắn, cụ thể, linh hoạt để đạt được mục tiêu hoạt
động của mình một cách tốt nhất. Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng thuộc về ngân hàng và doanh
nghiệp.
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 21 - LớpK44/15.03
1.2.3.1. Các nhân tố mang tinh chủ quan
- Chính sách tín dụng:
Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa
quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải
phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, đồng thời kết quả
hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng và người sử dụng vốn
vay. Muốn vậy, chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và
thực tiễn.
- Thông tin tín dụng.
Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết
định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu
rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng. Thông tin tín dụng có thể thu thập
được từ nguồn thông tin sẵn có của ngân hàng từ thông tin tín dụng (CIC), từ
khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoặc nói cách khác từ nguồn trực tiếp hay gián
tiếp, từ các nguồn thông tin của cơ quan pháp luật...
- Công tác tổ chức Ngân hàng
Nhân tố này không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà tác động đến
mọi hoạt động của Ngân hàng. Một Ngân hàng có cơ cấu tổ chức đựơc sắp xếp
một cách khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể, có
sự liên kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ
được thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu qủa và
an toàn các khoản tín dụng.
- Chất lượng nhân sự.
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh
doanh nói chung, còn nói đến hoạt động Ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Vì
cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của Ngân hàng đối với
khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất
lượng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 22 - LớpK44/15.03
chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy
ra để đem lại một khoản tín dụng có chất lượng.
- Chấp hành quy trình vay vốn
Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần thực hiện trong quá trình
cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng, nó được bắt đầu từ khi điều
tra, thẩm định thiết lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình
sử dụng vốn vay, thu nợ gốc và lãi. Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không
tùy thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hộp chặt
chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng.
Trong quy trình tín dụng, bước điều tra thẩm định cho vay, thiết lập hồ sơ
và xét duyệt cho vay là rất quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá
trình cho vay. Trong các bước này chất lượng tín dụng tùy thuộc vào chất lượng
công tác kiểm định khách hàng cũng như các quy định về điều kiện và thủ tục
cho vay ở từng ngân hàng thương mại. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước
trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình
thường theo đúng kế hoạch đã định, nhờ đó chất lượng tín dụng được đảm bảo.
- Công tác kiểm soát nội bộ.
Đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên
tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với các
chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân
hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm
nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Có như thế, công tác tín
dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
1.2.3.2. Nhân tố mang tính khách quan
- Năng lực của khách hàng
Không một khách hàng nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu
quả. Nhưng nhiều khi do năng lực có hạn chế, họ không thực hiện được mục đích
của mình và làm ảnh hưởng đến khoản tín dụng mà họ đã nhận từ ngân hàng.
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 23 - LớpK44/15.03
- Trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp:
Do trình độ của nhiều nhà lãnh đạo còn nhiều hạn chế về học vấn, kiếm
thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không dự đoán được những
biến động của thị trường, yếu kém Marketing sản phẩm... Do sự bảo thủ của
nhiều nhà quản lý không dám đổi mới khiến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp không có hiệu quả, dẫn đến tình trạng không thu hôi hết được vốn và làm
ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp từ đó ảnh hưỏng đến chất lượng của
khoản tín dụng đã sử dụng.
- Đạo đức của người đi vay:
Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có
liên quan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử
dụng vốn vay. Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệp nhận
được tiền vay. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không hợp lý dẫn
đến không đạt đựơc hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn có nhiều ngừơi có ý tham
nhũng và kết quả là hiệu quả sử dụng vốn vay Ngân hàng kém thậm chí không
thu hồi được. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát của Ngân hàng là rất quan trọng
1.2.3.3. Các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố chủ quan,khách quan trên còn nhiều nhân tố khách
quan khác mà tác động của nó cũng không nhỏ đến chất lượng của các khoản tín
dụng ngân hàng.
- Tác động của môi trường kinh tế.
Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay hay
nói rõ hơn là nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp
gặp khó khăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món vay cho
ngân hàng do đó ảnh hưởng đến chất lượng của khỏan tín dụng đó của ngân hàng.
Ngược lại nếu môi trường kinh tế thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp thuận lợi, thu hồi được vốn nhanh đồng thời lợi nhuận
thu được sẽ cao và từ đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khỏan vay sẽ được
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 24 - LớpK44/15.03
trả đúng hạn, khoản tín dụng ngân hàng sẽ có chất lượng tốt.
- Tác động của môi trường pháp lý:
Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong hành lang pháp
lý hẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào. Vì vậy, một hệ
thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động
của ngân hàng, của các doanh nghiệp và đảm bảo đựơc chất lượng tín dụng của
các doanh nghiệp đó với ngân hàng. Còn nếu môi trường pháp lý không hoàn
chỉnh, có nhiểu lỗ hổng thì kết quả sẽ ngược lại cho cả ngân hàng và các doanh
nghiệp từ đó làm cho chất lượng của các khỏan tín dụng ngân hàng đối với doanh
nghiệp sẽ xấu và khó có thể thu hồi.
- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
bao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối
ngoại... có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt
động của các ngân hàng, các doanh nghiệp nói riêng. Chính sách kinh tế trong
hoàn cảnh này thì có tác dụng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp nhưng trong
hoàn cảnh khác thì lại ngược lại. Các chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hay
hạn chế một ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Do vậy các chủ
trương, chính sách của Nhà nước phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh
doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt được chất lượng và hiệu quả của các
khoản tín dụng ngân hàng.
- Các yếu tố thiên tai gây nên.
Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi mang tín thời vụ.
Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước có thành phần kinh tế Nhà
nước, trong đó doanh nghiệp trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp lại chiếm
một tỷ lệ không nhỏ thì yếu tố này rất quan trọng. Khi thiên tai xảy ra như: lũ lụt,
hạn hán, mưa bão, hỏa hoạn,... làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp bị đổ bể, dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ là khó khăn hoặc
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 25 - LớpK44/15.03
không thể, làm cho chất lượng của các khoản tín dụng bị giảm sút.
1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số Ngân hàng
thương mại trên thế giớivà bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương
mại Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số Ngân
hàng thương mại trên thế giới
Kinh nghiệm từ ngân hàng ANZ cho thấy:
- Chất lượng dịch vụ đựơc nâng cao và thời gian chấp thuận các khoản tín
dụng ngắn hơn đã giúp ngân hàng anz có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn so
với các ngân hàng khác.
- Ngân hàng này đã xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro rất thành công
xem đây cũng là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên, ANZ
đã phát triển đội ngũ tư vấn để hỗ trợ trở thành ngân hàng đi đầu trên thi trường
trong một số lĩnh vực.
- Ngân hàng ANZ đã không ngừng giới thiệu các sản phẩm mới, dịch vụ
ngân hàng với nhưng tiện ích thông minh tiện lợi như tài khoản thông minh, tài
khoản Đắc lợi trực tuyến cho các khách hàng, phân khúc dịch vụ tự phục vụ như
internet banking và ATMs được mở rộng.. bổ sung thêm nhiều máy ATM vơí
nhiều chức năng hơn và chất lượng cao hơn của trung tâm chăm sóc khách hàng
nên quy mô của ngân hàng ANZ ngày càng được mở rộng.
- Cùng với việc đầu tư lớn vào quản tri rủi ro ngân hàng đã triển khai
nhiều quy trình và hệ thông mới. Bất chấp lạm phát cao, tăng trưởng tí dụng nóng
và khủng hoảng tài chính chất lượng quản lý rủi ro đựợc đánh giá tốt theo tiêu
chuẩn quốc tế. ANZ đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và chuyên môn hóa
đội ngũ nhân viên nhằm thuận lợi hơn cho khách hàng và hiệu quả cho ngân
hàng.
- Có chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài, có kế hoạch đào tạo và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ ngân hàng có nghiệp vụ chuyên môn
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 26 - LớpK44/15.03
giỏi, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Có chính sách hợp
lý và xây dựng môi trường văn hoá làm việc phù hợp để ổn định và khai thác
được các ưu thế tối đa của nguồn nhân lực.
Kinh nghiệm từ ngân hàng JP Morgan Chare :
Bản thân ngân hàng này luôn phải hoạt động đáp ứng yêu cầu của thông lệ
quốc tế, đạt trình độ quốc tế và có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của một quốc gia.
- Với nguồn vốn tự có là:137.221 triệu USD nó làm cho quy mô, phạm vi
kinh doanh của ngân hàng ngày càng được mở rộng, nó là cơ sở quyết định huy
động bao nhiêu vốn trên thị trường.
- Hệ số an toàn vốn (Capital Adequqcy Ratio- CAR): của ngân hàng này
luôn giữ ở mức dao động trong khoảng 12-15% nên khả năng thanh toán có tính
chất cơ cấu và lâu dài hơn là khả năng sẵn sàng chi trả cho các khoản tín dụng.
- Chất lượng tài sản có: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ rất nhỏ thể hiện các
khoản tín dụng có mức độ rủi ro thấp. Để ngân hàng có được khả năng bền vững
về mặt tài chính, cũng như khả năng sinh lời như vậy ngân hàng đã có những
biệp pháp điều hành, quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng như sau:
- Ngân hàng rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao
chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, đầu tư hiện đại hoá công nghệ cao,
nhân viên đã thật sự khai thách hết tính năng của công nghệ mới: Điển hình là hệ
thống giao dịch tự động –ATM có sự kết nối trong toàn hệ thông ngân hàng, dã
làm giảm chi phí đầu tư và bảo đảm hiệu quả giao dịch cho khách hàng, có mạng
lưới thanh toán điện tử thống nhất trên toàn quốc nên việc thanh toán nhanh, rất
tiện lợi.
- Chất lượng nhân lực được tuyển dụng với tiêu chuẩn rất cao và đồng đều,
kỹ năng nghề nghiệp, khả năng tiếp cận và xử lý côngviệc theo nhóm rất hiệu quả.
Ngân hàng thường xuyên bồidưỡng nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng công
nghệ của nhân viên, để nâng cao hiệu quả sử dụng công nghậingỳ một hiện đại.
- Mô hình tổ chức tập trung hướng tới khách hàng, tại Hội sở chínhtập trung
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 27 - LớpK44/15.03
quản lý và xủ lý các tác nghiệp kinh doanh của ngân hàng, các chi nhánh tập trung
vào bán các sản phẩm cho khách hàng và thực hiện chăm sóc khách hàng.
- Tăng cường năng lực quản trị điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế :
nhất quán hệ thống chính sách, tập trung quản tri rủi ro, phân chia trách nhiệm cụ
thể và trả thù lao tương xứng.
Kinh nghiên từ ngân hàng HSBC:
- Đối với quy trình thẩm định đối với các dự án xin vay vốn: Các cán bộ tín
dụng ở đây có trình độ cao phân tích và quan sát, tổng hợp các số liệu và tìm hiểu
kĩ càng, kiểm tra tính khả thi của dự án mang lại, nhằm đảm bảo khả năng thanh
toán của doanh nghiệp khi hoàn thành. Phương án vay phải thoả mãn điều kiện,
nguyên tắc, thể lệ, chế độ quy định cụ thể.
- Ngân hàng này lấy chất lượng tín dụng làm mục tiêu hàng đầu, đồng thời
mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng địa
bàn thì phải có sự phân bố hợp lý chi nhánh hoạt động trên địa bàn, nhằm có thể
tiện lợi cho quá trình đi thực tế kiểm tra của cán bộ tín dụng.
- Đối với quá tải công việc của cán bộ tín dụng ngân hàng đã cố những
chính sách tuyển thêm người có trình độ cao để sử lý công việc nhanh gọn, hiệu
quả, đào tạo nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng, giảm thiểu những công
đoạn không hợp lý để đi sâu vào trọng tâm, việc xét các thủ tục đơn giản,không
mất thời gian tìm hiẻu quá lâu. Đơn giản nhưng ở đây không có nghĩa là qua
loa,hời hợt mà đó là nguyên tắc của ngân hàng trước khi điều tra cho vay.
- Đa dạng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng: theo quan điẻm
của ngân hàng này thì một ngân hàng kinh doanh hiệu quả không phải thể hiện ở
số lượng tín dụng mà ngân hàng đố cung cấp ra thị trường mà là ở tính đa dạng
sản phẩm, do đó thu nhập của ngân hàng không phải chủ yếu tập trung ở hoạt
động tín dụng mà là các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Trên thực tế một doanh
nghiệp khi lựa chọn vay vốn ở đâu thì họ phải cân nhắc về các sản phẩm dịch vụ
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 28 - LớpK44/15.03
của ngân hàng có thuận tiện hơn ngân hàng khác hay không, bởi vì ngoài muốn
vay vốn ngân hàng còn muốn hưởng thêm các dịch vụ khách kèm theo chứ không
chỉ đắn đo về mức lãi suất cho vay mà ngân hàng đưa ra. Bởi thế ngân hàng
HSBC đã không phải hạ lãi suất để thu hút khách hàng như nhiều ngân hàng khác
mà vẫn giữ đựơc khách hàng và ngày càng đông vì họ căn cứ vào những lợ íchdo
ngân hàng đem lại nhiều hơn.
- Ngân hàng luôn luôn quan tâm tới việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của
các bộ tín dụng, bởi yếu tố con người đóng vai trò quyết định đến chất lượng tín
dụng sau này. Tuyển chọn những cán bộ có kinh nghiêm, cán bộ trẻ tuổi có năng
lực am hiểu về kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, học phí…
để cán bộ thường xuyên đựơc tham gia vào cá lớp học để nâng cao trình
độ.Trong công tác này ngân hàng luôn chú trọng chất lượng hơn là số lượng
- Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng và áp dụng chính sách khách
hàng hợp lý,để khách hàng biết đến các sản phẩm tiện ích, mới ra của ngân hàng.
Thành lập phòng chức năng Marketing trong co cấu tổ chức quản trị để đề ra và
định hướng hoạt động marketing một cách bài bản,với đội ngũ nhân viên nhạy
bén, am hiểu
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Từ đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam cùng với việc phát huy những kinh
nghiệm quy báu là bài học cần thiết để các NHTM Việt Nam khai thác huy động
và sử dung vốn có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM
trong quá trình công nghiệp- hóa hiện đại hóa.
Thứ nhất: hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối
vốn, nứơc ta đang trong quá trình công nghiệp- hóa hiện đại hóa, thì tín dụng
ngân hàng đóng vai trò quan trọng hàng đầu giải quyết nhu cầu vốn cho sự công
nghiệp hóa. Nhưng các NHTM cũng cần phải kiềm chế sự bùng nổ cho vay, cho
vay quá nhiều mà ngân hàng khó kiểm soát được chất lượng, hoặc đẩy mạnh tín
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 29 - LớpK44/15.03
dụng phát triển kinh tế theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ tổn thương của hệ
thống ngân hàng.
Thứ hai: Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, nhanh
chóng đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị
trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước
ngoài để đáp ứng vốn và kĩ thuật cho nhu cầu trong nước, các NHTM cần có các
chinh sách ưu đãi tín dụng… để nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ ba: Khi hệ thống ngân hàng chưa đủ khả năng phân phối tín dụng một
cách hữu hiệu, việc tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn là rất nguy hiểm. dòng vốn
tư bản ngắn hạn ồ ạt gây nên hiện thượng thừa vốn, dẫn đến tình trạng lãng phí,
hâm nóng thị trường bất động sản và sự đảo ngược dòng vốn này gây bất ổn
trong thị trường tài chính.
Thứ tư: Cần có sự can thiệp kịp thời của chính phủ đối với hệ thống ngân
hàng, mở rộng tín dụng và thục hiện chính sách ưư đãi lãi suất đối với những mặt
hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề hỗ trợ lãi suất cho tín dụng cần phải có cương
trình hành động cụ thể, vớinhững kinh nghiệm của các nước cần phải có chế độ
kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng để tránh nguy cơ thất thoát. Tuy nhiên sự
can thiệp quá mức mang tính áp đạt của Chính phủ vào hoạt động của ngân hàng
sẽ trở nên gò bó, thiếu linh động, gây khó khăn cho ngân hàng trong tiến trình hội
nhập quốc tế.
Tóm lại: Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM, nó quyết
định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, với
những vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, là trung gian chuyển
vốn từ người có vốn tạm thời nhàn rỗi sang người thiếu vốn để đầu tư, Ngay từ
buổi ban đầu, hoạt động của NHTM đã tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ nhận tiền
gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về vốn của các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 30 - LớpK44/15.03
Trong quá trình phát triển, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi,
nhiều phương pháp, sản phẩm mới, công cụ kinh doanh mới xuất hiện và được
ứng dụng vào kinh doanh xong hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động cơ bản,
chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng thương mại. Hoạt
động cho vay thường chiếm trên 70% tổng tài sản có. Lợi nhuận thu được từ hoạt
động tín dụng thường chiếm tỷ lệ cao, ở các nước phát triển khoảng 60% trên
tổng lợi nhuận của ngân hàng. ở nước ta trong giai đoạn hiện nay chiếm khoảng
90% lợi nhuận. Điều này thể hiện rõ hoạt động tín dụng là hoạt động quan trong
bậc nhất của một NHTM. Hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động trong môi
trường cạnh tranh hết sức gay gắt, ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Để NHTM có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh thị trường gay gắt và
phục vụ nền kinh tế ngày càng tốt hơn, đòi hỏi các NHTM phải đa dạng hoá hoạt
động kinh doanh của mình, mở rộng phạm vi hoạt động, nghiên cứu và đưa nhiều
sản phẩm mới vào phục vụ khách hàng và đặc biệt là nầng cao chất lượng tín
dụng của ngân hàng thích ứng tốt với tình hình mới.
Quanhững nhân tố chínhtác độngtớichất lượng tín dụng của NHTM như đã
nêu trên. Đểnâng cao chấtlượngtíndụng, chúngtacầnnghiên cứu và nhìn nhận một
cáchđúngđắncác yếutố đó,đểthấyrõ thực trạngchấtlượngtíndụngcủaNgân hàng
chúngta đisâuvào phântích,đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn của các NHTM.
CHƯƠNG 2 :
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG LẠNG SƠN
2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Lạng Sơn
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VieTinbank) được thành lập từ năm
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 31 - LớpK44/15.03
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là một trong bốn NHTM
Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, từ ngày 03/07/2009, NHCT VN đã chuyển đổi
hình thức sở hữu thành NHTM CP đã tạo nền tảng vững chắc để ViệTinbank hoạt
động an toàn hiệu quả tăng cường công khai, minh bạch ...Khẳng định sức mạnh
cạnh tranh vươn lên thành một tạp đoàn tài chính mạnh trong tương
lai.VieTinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống
ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của VieTinbank luôn tăng trưởng qua các năm,
tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/1năm, đặc biệt có năm tăng
35% so với năm trước. Có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 3 Sở
Giao dịch, trên 150 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Có 03 Công ty hạch
toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công
ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công
nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo.
Với tư cách là thành viên trực thuộc NHCTVN thì sự hình thành và phát
triển cũng như chức năng nhiệm vụ của chi nhánh NHCT Lạng Sơn không tách
rời ra sự đi lên và phát triển của NHCTVN.
Chi nhánh ngân hàng công thương Lạng Sơn được thành lập tõ th¸ng
7 n¨m 1995.
Đến nay chi nhánh NHCT Lạng Sơn là một NHTM lớn trên tỉnh Lạng Sơn,
®ã thu hút được khá nhiều kh¸ch hµng cá nhân, doanh nghiệp.
2.1.2 Nhiệm vụ và một số hoạt động chủ yếu
Theo quyết định của hội đồng quản trị ngân hàng công thương Việt Nam
qui định :
2.1.2.1 Chi nhánh NHCT tỉnh Lạng Sơn có nhiệm vụ
Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, với các dự án tín dụng vượt quyền
phán quyết : trình Ngân hàng công thương cấp trên quyết định.
Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng Giám đốc Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam cho phép.
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 32 - LớpK44/15.03
Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt; két sắt,nhận cất giữ các loại giấy tờ
trị giá đo được bằng tiền; thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tín
dụng tài chính, tín dụng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ
ngân hàng khác được NHNNVN, Ngân hàng TMCPCTVN quy định.
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của
Ngân hàng TMCPCTVN. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành
thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.
Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiÒn tệ,
tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương.
Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu
cầu đột xuất của Giám đốc chi nhánh, Ngân hàng TMCP Công thương cấp trên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh, Ngân hàng TMCP
Công thương cấp trên giao.
2.1.2.2 Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng
* Huy động vốn
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ
chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và
hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm
dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ...Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
* Cho vay, đầu tư
Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Cho vay trung, dài hạn bằng
VNĐ và ngoại tệ tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất;
Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài
;Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG,
KFW) NhËt (Jbic) và các hiệp định tín dụng khung; Thấu chi, cho vay tiêu dùng;
Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
trong nước và quốc tế; Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 33 - LớpK44/15.03
và quốc tế.
* Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh
thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Các loại bảo lãnh khác theo qui định
của Ngân hàng TMCPCTVN
*/Thanh toán và Tài trợ thương mại
Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh
toán thư tín dụng nhập khẩu. Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối
phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong
nước và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Western Union. Thanh toán uỷ nhiệm thu,
uỷ nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Chi
trả kiều hối…
*)Ngân quỹ
Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…). Mua, bán các chứng từ có giá
(trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) Thu, chi hộ tiền mặt
VNĐ và ngoại tệ... Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ
có giá, bằng phát minh sáng chế.
*)Thẻ và ngân hàng điện tử
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa. Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền
mặt (Cash card)
*)Hoạt động khác
Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. Tư vấn đầu tư và tài chính .Cho
thuê tài chính. Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư,
tư vấn, lưu ký chứng khoán. Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ
qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan
hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà
cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng
TMCPCT Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 34 - LớpK44/15.03
trung ở 3 lĩnh vực:
- Phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển công nghệ
- Phát triển kênh phân phối
2.1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG TỈNH LẠNG SƠN
2.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Về mô hình tổ chức của NHTMCPCT Lạng Sơn có thể thấy qua sơ đồ sau:
Sơ đồ : Mô hình tổ chức bộ máy NHTMCPCT Lạng Sơn năm 2009
Theo mô hình tổ chức của NHCT Việt Nam, căn cứ vào thực tế hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh, Bộ máy cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHTMCPCT
Lạng Sơn được sắp xếp như sau:
- Ban Giám Đốc (Ban lãnh đạo)
- Phòng kế toán
- Phòng tiền tệ ngân quỹ
- Phòng KH
- Phòng kiểm tra - kiểm soát nội bộ
- Phòng tổ chức hành chính nhân sự
- Phòng quản ly rửi ro
Ngoài ra, Chi nhánh còn có các quỹ tiết kiệm:
+ QTK 01: Đặt tại Trụ sở chính
+ QTK 02: Đặt tại chợ Đông Kinh- TP. Lạng Sơn
+ QTK 03: Đặt tại Thị trấn Đồng Đăng
+ QTK 04: Đặt tại Tân thanh - Văn lãng – Lạng Sơn
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA
CHI NHÁNH NHTMCPCT LẠNG SƠN
Ban Giám Đốc
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 35 - LớpK44/15.03
(Nguồn : Phòng tổ chức hành chính )
Ngoài ra có 4 quỹ tiết kiệm đặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, một quỹ đặt tại
Hội sở, một quỹ đặt tại chợ Đông Kinh- TP Lạng Sơn, một quỹ tại đặt tại Thị
trấn Đồng Đăng, một quỹ đặt tại Tân Thanh - Văn Lãng – Lạng Sơn.
Hiện nay chi nhánh NHCT Lạng Sơn có đội ngũ cán bộ công nhân viên là
62 cán bộ gồm: trình độ trung cấp 4 nhân viên, cao đẳng 2 nhân viên, đại học 56
nhân viên phân chia đều ra các phòng ban làm các phần nghiệp vụ chuyên môn
góp phần vào sự hoàn thành chung của chi nhánh.
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
* Phòng khách hàng
- Chức năng
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc trong quản lý và điều hành,
tổ chức kinh doanh của chi nhánh NHTMCPCT Lạng Sơn. Thực hiện chỉ đạo,
quản lý hoạt động kinh doanh (bao gồm cả cho vay, huy động vốn, bán các sản
phảm dịch vụ của ngân hàng).
- Nhiệm vụ :
- Đầu mối nghiên cứu ban hành chính sách khách hàng phù hợp với từng
thời kì, tổ chức và thực hiện công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng theo quy định
của NHCT Lạng Sơn.
- Quản lí theo dõicác hoạt động tín dụng và thực hiện hạn mức cấp các sản
phẩm cho vay, tài trợ thương mại của các chi nhánh đối với khách hàng cá nhân.
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 36 - LớpK44/15.03
- Thẩm định các trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết của doanh
nghiệp: quyết định giới hạn tín dụng đối với một khách hàng theo mức phán
quyết tín dụng theo cấp ủy quyền hoặc trình tổng giám đốc, Hội đồng quản trị
quyết định (nếu vượt thẩm quyền).
- Làm đầu mối tổ chức hoạt động huy động vốn, tiền gửi của khách hàng
cá nhân để duy trì và mở rộng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tăng
trưởng tín dụng.
- Tham gia hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro, hội đồng giảm miễn
lãi khi khi được Chủ tịch hội đồng triệu tập.
* Phòng quản lý rủi ro
- Chức năng :
Là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc trong quá trình quản lý điều
hµnh kinh doanh. Chịu trách nhiệm về ban hành các chính sách quy định về
quản lý và giám sát rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp trong hệ thống Ngân hàng.
- Nhiệm vụ
- Xây dựng chính sách và quy trình quản lý rủi ro của thị trường và rủi ro
tác nghiệp, xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro và thị trường.
- Phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế thị trường trong và ngoài
nước để đánh giá mức độ rủi ro của thị trường đối với các khoản mục đầu tư,
kinh doanh.
- Tổng hợp, đúc kết các rủi ro đã xảy ra trong tất cả các nghiệp vụ thành
các bài học kinh nghiệm để tránh lập lại và phục vụ công tác đào tạo.
- Tham gia xây dựng qui trình và hệ thống công nghệ thông tin nhằm đảm
bảo an toàn hệ thống và bảo mật cơ sở dữ liệu.
* Phòng kế toán
- Chức năng :
Có trách nhiệm xây dựng, quản lý, thực hiện kế hoạch tài chính và thực
hiện các nghiệp vụ liên quan tới kế toán tài chính của chi nhánh NHTMCPCT
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 37 - LớpK44/15.03
Lạng Sơn.Theo dúng quy địng của chi nhánh NHNN.
- Nhiệm vụ :
Phối hợp các phòng liên quan trong việc xây dựng các văn bản chỉ đạo
hướng dẫn liên quan tới nghiệp vụ tài chính.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới sổ cái theo qui định của các văn bản
hiện hành.
Xây dựng kế hoạch (bao gồm kế hoạch thu nhập và kế hoạch chi phí) và
theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.
Tổng hợp và cung cấp các thông tin, liên quan tới nghiệp vụ kế toán tài
chính theo yêu cầu của các cấp thẩm quyền.
Tham gia với các phòng liên quan xây dựng và trình duyệt dự toán quyết
toán.
Cấp phát vốn xây dựng cơ bản theo kế hoạch đã duyệt và đúng quy chế về
quản lý đầu tư xây dựng.
* Phòng tiền tệ kho quỹ
- Chức năng :
Chịu trách nhiệm về mặt tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm
bảo cân đối nhu cầu thu chi tiền mặt trong toàn hệ thống. Quản lý kho
quỹ theo quy định của NHNN.
- Nhiệm vụ :
Tham mưu cho giám đốc xác định và duy trì mức tồn quỹ tiền mặt (VNĐ,
ngoại tệ ).
Mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh về tiền mặt với các đối tác để
nâng cao hiệu quảt sử dụng.
Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của chi nhánh.
Tổ chức học tập nâng cao trình độ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
của phòng.
Hướng dẫn kiểm tra thực hiện quy trình nghiệp vụ thanh toán séc.
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 38 - LớpK44/15.03
Làm đầu mối liên hệ và nhận séc du lịch trắng, séc mẫu với tổ chức.
* Phòng kiểm tra, kiểm soát
- Chức năng :
Thực hiện các chức năng kiểm tra kiểm soát hoạt động của toàn chi nhánh.
- Nhiệm vụ :
Tổ chức quản lý, thanh tra các hoạt động của chi nhánh.
Kiểm ta lại các hànhvi chínhsáchđãđềra. Chịutráchnhiệm về việc giám sát.
Thực hiện thường xuyên, theo kỳ, hoặc đột xuất.
Phát hiện kịp thời và chấn chỉnh những thiếu sót trong tất cả các nghiệp vụ,
góp phàn đưa các hoạt động theo đúng chế độ.
* Phòng tổ chức hành chính
- Chúc năng :
Chịu trách nhiệm xây dựng cơ cáu tổ chức bộ máy và điều hành của chi
nhánh NHTMCPCT Lạng Sơn. Quản lý, thực hiện chế độ chính sách đối với
người lao động.
- Nhiệm vụ :
Nghiên cứu, rà soát tham mưu điều chỉnh cơ cấu tổ chức của trụ sở chính
và các đơn vị trong toàn hệ thống.
Xây dựng các cơ chế liên quan tới công tác tổ chức và hoạt động của các
đơn vị trong hệ thống.
Thực hiện công tác chính sáchcán bộ, đánh giá, qui hoạch, bổ nhiệm, điều động.
Hoàn thiệnh thủ tục đi nước ngoài về việc công và việc riêng cho cán bộ
trong hệ thống.
Phối hợp chặt chẽ các phòng có liên quan tới trụ chính, trung tâm đào tạo
và các phòng nghiệp vụ khác để nhận được sự giúp đỡ từ các định chế trong và
ngoài nước.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng thương
mại cổ phần Công thương Lạng Sơn
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 39 - LớpK44/15.03
2.1.4.1. Đánh giá hoạt động của Ngân hàng
Năm 2009, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân
hàng,đồng thời tình hình kinh tế thế giới liên tục có những diễn biến phức tạp có
tác động đến kinh tế xã hội nói chung hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp và ngành tài chính ngân hàng nói riêng, hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh NHTMCPCT Lạng Sơn vẫn giữ được đà phát triển với những kết quả
đáng khích lệ: Nguồn vốn huy động ổn định, chất lượng hoạt động tín dụng an
toàn hiẹu quả, hoạt động thanh toán chuyển tiền, ngân quỹ, phát hành thẻ, séc,
kinh doanh ngoại hối, taì trợ thương mại...đảm bảo nhanh chóng, an toàn với chất
lượng dịch vụ ngày cang cao. Công tác tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ có hiệu
quả. Công tác quản láy tài chính co tiết kiệm, không khí dân chủ được phát huy
rộng rãi, thiết thực .. Các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức
kế hoạch TƯ giao, đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế xã hội, thực hiện
CNH-HĐH đất nước. .
2.1.4.2 Những kết quả chủ yếu
* Công tác huy động vốn
Năm 2009, nền kinh tế toàn cầu suy thoái đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền
kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp trong đó có Ngân hàng TMCPCTVN. Tuy
nhiên, xuất phát từ nhận thức đúng đắn, sâu sát các quan điểm có tính định hướng
chiến lược cho việc huy động vốn, Ban giám đốc chi nhánh luôn xác định nguồn
vốn là chỉ tiêu cơ bản, là tiền đề để tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh khác. Chủ
động bám sát chủ trương và định hướng phát triển của Ngân hàng TMCPCTVN
và của chính quyền địa phương, ban giám đốc chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp
chỉ đạo hoạt động kinh doanh phù hợp với hoạt động thực tiễn trên địa bàn.
Thực hiện khuyến khích lợi ích khách hàng, mở tài khoản thanh toán và sử
dụngcác tiện íchcủangânhàng, đồngthờingân hàng luôn đadạnghóacác hình thức
hoạtđộngvốnnhư: tiền gửitiết kiệm dâncư, tiếtkiệm điện tử, kì phiếu nội ngoại tệ,
trái phiếungân hàng tài chính. Nhờ đó mà ngân hàng đã huy động được nguồn vốn
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 40 - LớpK44/15.03
dồi dào, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh.
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 đạt 692 tỷ đồng, tăng 193 tỷ đồng so với
năm 2008 và đạt 103 % so với kế hoạh TƯ giao, tốc độ tăng trưởng là 38,4%,
chiếm thị phần là 26% toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh ( tỷ lệ tăng toàn
hệ thống NHCT là 27% , tỷ lệ tăng trưởng toàn nghành ngân hàng là 44%
Bảng 2.1 Công tác huy động vốn Đơn vị: triệu đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh
(2007/2008)
So sánh
( 2008/2009
)
Số tiên
T.T
(%)
Số tiền
T.T
(%)
Số tiền T.T
(%)
Số
tuyệt
đối
%Tỷ
lệ(+,-
)
Số
tuyệt
đối
%tỷ
lệ(+,-)
I/Tổng
nguån
vốn huy
động
357.384 100 500.214 100 692.385 100 124.380 34,8 192.177 38,4
1/Tiền
gửi
doanh
nghiệp
30.259 8,46 60.029 12 120.796 17,4 29.700 49,6 60.767 101,2
2/Tiền
gửi dân
cư
290.125 81,19 430.155 86 550.145 79,5 140.030 48,26 119.990 27,9
3/Huy
động
khác
37.000 10,35 9.967 2 21.444 3,1 -27.033 -73 11.477 115,1
(Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007.2008, 2009.)
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 41 - LớpK44/15.03
Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 đạt 500 tỷ tăng 143 tỷ so với năm
2007, đến năm 2009 đạt 692 tỷ tăng 38,4 % so với năm 2008.
Hoạt động huy động vốn của chi nhánh không ngừng tăng lên về quy mô
và có sự thay đổi trong cơ cấu theo chiều hướng tích cực. Trong đó tỷ lệ huy
động vốn khác ngày càng giảm, thay vào đó là tỷ lệ huy động vốn từ dân cư và
các tổ chức kinh tế.
Các loại hình huy động vốn của chi nhánh cũng ngày càng phong phú, thu
hút được sự chú ý của khách hàng. Một số dịch vụ của chi nhánh bao gồm: tiết
kiệm trả trước, tiết kiệm trả sau, tiết kiệm tích lũy…Không chỉ vậy chi nhánh còn
mang đến cho khách hàng sự phục vụ tận tình, chăm sóc chu đáo các nhu cầu của
khách. Chính vì vậy ngày càng nhiều khách hàng đến với chi nhánh.
Để đạt được kết quả như trên Ban giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên
toàn chi nhánh đã quyết tâm nỗ lực không ngừng.Thường xuyên bám sát, nắm bắt
diễn biến thị trường để có các biện pháp tăng trưởng nguồn vốn một cách hiệu
quả. Ban giám đốc Chi nhánh điều hành với thái độ rất cương quyết đề ra những
biện pháp tích cực cụ thể:
Trển khai và xây dựng chiến lược kinh doanh ngay từ đầu năm, giao chỉ
tiêu kế hoạch cho từng cán bộ nhân viên, hàng tháng đánh giá công việc đạt được
gắn với tiền lương kinh doanh, kịp thời điều chỉnh lãi suất tiền gửi, linh hoạt áp
dụng lãi suất với khách hàng mới, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, thực hiện
chế độ chăm sóc khách hàng, thay đổi thái độ phục vụ nhằm thu hút tốt hơn
nguồn tiền gửi dân cư, đẩy mạnh huy động tiền gửi đối với khách hàng là doanh
nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp kết hợp với giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ
trọn gói của ngân hàng.
Trong năm 2009 do có sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng và hoạt động tiết
kiệm bưu điện, đã tiến hành huy động vốn tiết kiệm dân cư nên lãi suất huy động
có tăng hơn so với năm 2008, nhưng Chi nhánh vẫn đảm bảo tăng trưởng và do
có kinh nghiệm huy động, với các loại hình huy động vốn của chi nhánh cũng
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 42 - LớpK44/15.03
ngày càng phong phú, thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Trong công tác nguồn vốn nổi bật là quán triệt quan điểm “ đi vay để cho
vay ” sự tăng trưởng nguồn vốn có vai trò quan trọng, nó quyết địng sự tồn tại và
phát triển của ngân hàng nên chi nhánh đã vận dụng nhiều biện pháp khai thác
vốn theo hướng ổn định và có lợi trong kinh doanh.
Trên cơ sở những giải pháp đã đề ra, Chi nhánh Lạng Sơn phấn đấu ngày
càng phát triển nguồn vốn, đầu tư hiệu quả nâng cao chất lượng hoạt động, giữ
vững vị thế và thi phẩn trên địa bàn tỉnh nhà.
*. Công tác tín dụng
Nhìn chung tỷ lệ cho vay trung dài hạn của chi nhánh giảm so với cùng kỳ
năm ngoái. Nhưng tỷ lệ cho vay ngắn hạn lại gia tăng với tỷ lệ cao. Chi nhánh
không ngừng mở rộng cho vay với các loại khách hàng: Công ty CP Nhà nước.
các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá
thể, cho vay tiêu dùng, tài trợ cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu…Nhờ vậy chi
nhánh hạn chế được các khoản tín dụng có rủi ro, thu hồi được các khoản nợ quá
hạn năm trước.
Cho vay nền kinh tế đến 31/12/2009 đạt 580 tỷ đồng, tăng 264 tỷ đồng so
với năm 2008 và đạt 86% so với kế hoạch TƯ, tỷ lệ tăng trưởng 88,44% . Thị
phần cho vay chiếm 6% toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh ( tỷ lệ tăng
toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh là 44%, tỷ lệ tăng toàn hệ thống NHCT
là 28%, tỷ lệ tăng trưởng toàn nghành ngân hàng là 38% ).
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 43 - LớpK44/15.03
Bảng 2.2:Hoạt động cho vay của chi nhánh NH Đơn vi: triệu đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh
(2007/2008)
So sánh
( 2008/2009 )
Số tiền
T.T
(%)
Số tiền T.T Số tiền
T.T
(%)
Số tiền
T.T
(%)
Số tiền
(+,-)
+, -
%
II/Cho
vay nền
kinh tế
174.570 100 316.25 100 580.149 100
14167
8
81,16 263.901 83,44
1/Ngắn
hạn
92.251 52,8
100.357
31,74 266.202 45,9 8,106 8,78 165.845 165,2
2/Trung
dài hạn
82.319
47,2
215.89 68,26 313.947 54,1
13357
2
162,26 98.056 45,4
Nợ quá
hạn
3.411 1,95 2.183 0,69 987 0,17 -1.228 36 -1,196 -54,8
( Nguồn: Báocáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008,2009 của chi nhánh
NHTMCPCT Lạng Sơn.)
Cụ thể số dư nợ tín dụng ngắn hạn của chi nhánh không ngừng tăng qua
các năm, năm 2007 là 92.251 triệu đồng, năm 2008 là 100.357 triệu đồng tăng
91.106 triệu ứng với tăng 98% so với năm 2007, năm 2009 là 266.202 triệu đồng
tăng 165.845 triệu ứng với tỷ lệ tăng 165,2% so với năm 2008.
Hoạt động tín dụng tập trung đầu tư vào các dự án của khách hàng doanh
nghiệp vưa và nhỏ, các khách hàng truyền thống, các khách hàng cá nhân có hoạt
động sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh, mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Cơ cấu dư nợ có sự thay đổi đáng kể: tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm
2009 tăng so với năm 2008 thay vào đó tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm là do
có những khoản nợ đã đến hạn trả và chuyển sang dư nợ ngắn hạn.
Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2009 đạt 16 tỷ đồng tăng 69% so với năm trước
Doanh số phát hành bảo lãnh năm 2007 đạt 45 tỷ đồng, không phát sinh
Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá
Sinh Viên : Mông Thị Mai - 44 - LớpK44/15.03
rủi ro
Nét nổi bật của hoạt động tín dụng năm 2009 là chất lượng an toàn và hiệu
quả. Tiếp tục phương châm “ minh bạch hóa chất lượng tín dụng và nâng cao
chất lượng tăng trưởng tín dụng; tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản
lý và kiểm soát ” Chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát, sàng lọc khách hàng,
tăng cường thẩm định khách hàng và nhu cầu vay vốn, kiểm tra, kiểm soát trước,
trong và sau khi cho vay, đảm bảo vốn tín dụng đầu tư vào đúng đối tượng, an
toàn và hiệu quả. Tỷ lệ kho¶n nî qu¸ h¹n trên số dư nợ cho vay n¨m
2008 vµ n¨m 2009 cã gi¶m lµ do Chi nh¸nh ®· chủ động và
kiên quyết giảm dần dư nợ ở các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả có nguy cơ
dẫn đến mất vốn ngân hàng, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, hạn chế đến
mức thấp nhất nợ quá hạn phát sinh, kho¶n qu¸ h¹n cßn l¹i sÏ thu
trong n¨m 2010.
* Hoạt động dịch vụ
Với quan điểm “ phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng là nhiệm vụ lâu
dài, quan trọng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm nâng cao doanh
thu” hoạt động dịch vụ tại chi nhánh đã có những bước phát triển đặc biệt trong
các hoạt động :
Hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế tại NHCT Lạng
Sơn ngày càng hoàn thiện và phát triển dịch vụ chi trả kiều hối được thực hiện
kịp thời và chính xác. Năm 2009 doanh số mua vào tại chi nhánh đạt 19 triÖu
USD, doanh số bán ra là 22 triÖu USD.Thanh toán Nhân dân tệ năm 2009 đạt
400.000.000 CNY.
Thu kinh doanh ngoại tệ đạt 2,8 tỷ đồng chiếm 27% tông thu dịch vụ cả
năm, luôn cung ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng với
giá cả cạnh tranh tên thị truờng.
Hoạt động kế toán thanh toán: Do mức độ hiện đại hóa công nghệ nên công
tác kế toán thanh toán của chi nhánh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng phục
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Nam Hương
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TechcombankNâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAYĐề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Agribank, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Agribank, HAYĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Agribank, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Agribank, HAY
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
 
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệpĐề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 

Similar to Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...OnTimeVitThu
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...
 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...OnTimeVitThu
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMBAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMKen Hero
 
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...TieuNgocLy
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện naynguyenthithuhien9254
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Trong Dân Cư Tại Ngân ...
Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Trong Dân Cư Tại Ngân ...Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Trong Dân Cư Tại Ngân ...
Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Trong Dân Cư Tại Ngân ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...hoangnhuthinh
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMvietlod.com
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdfMan_Ebook
 

Similar to Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime BankĐề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
 
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng SacombankĐề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...
 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
 
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMBAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
 
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Trong Dân Cư Tại Ngân ...
Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Trong Dân Cư Tại Ngân ...Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Trong Dân Cư Tại Ngân ...
Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Trong Dân Cư Tại Ngân ...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN - TẢI MIỄN PHÍ Q...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
 
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên PhongLuận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdfQuản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdf
Quản trị rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam.pdf
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 1 - LớpK44/15.03 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ thực tế Ngân hàng thương mai cổ phần Công thương Lạng Sơn. Sinh viên Mông Thị Mai
  • 2. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 2 - LớpK44/15.03 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 :Lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của NHTM..................7 1.1 Tín dụng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường..........7 1.1.1 Khái niệm...............................................................................................7 1.1.2 Phân loại tín dụng .................................................................................8 1.1.3 Đặc điểm tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ................11 1.1.4 Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ............13 1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng .............................................................15 1.2.1. Khái niệm............................................................................................15 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM...............18 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng.........................19 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng...........20 1.3 Kinh nghiệm nâng cao chấtlượng tín dụng của một số NHTM trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam ……………………..24 1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới……………………………………………………….25 1.3.2 Bàihọc kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam………………………..27 CHƯƠNG 2 :Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCPCT Lạng Sơn.....................................................................................30 2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn.......................................................................................................30 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................30 2.1.2 Nhiệm vụ và một số hoạt động chủ yếu...............................................31 2.1.2.1 Chi nhánh NHCT tỉnh Lạng Sơn có nhiệm vụ .................................31 2.1.2.2 Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng........................................32 2.1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG TỈNH LẠNG SƠN................................34 2.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý......................................................34 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. .........................................35 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn...................................................................38 2.1.4.1. Đánh giá hoạt động của Ngân hàng..................................................39 2.1.4.2 Những kết quả chủ yếu của Ngân hàng............................................39 2.2 Thực trạng chất lượng, tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn........................................................................48 2.2.1 Cơ cấu tín dụng ....................................................................................48 2.2.2 Thực trạng khách hàng........................................................................51 2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn................................................55
  • 3. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 3 - LớpK44/15.03 2.3.1 Thành công...........................................................................................55 2.3.2 Hạn chế ................................................................................................56 2.3.3 một số nguyên nhân có thể gây nên những tồn tai trên………………..59 CHƯƠNG 3 :Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCPCT Lạng Sơn.............................................................................60 3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn................................................60 3.2 Giải pháp nâng cao tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn........................................................................63 3.2.1 Giải pháp huy động vốn.......................................................................63 3.2.2. Lựa chọn phân loại khách hàng để có biện pháp đầu tư thích hợp.....65 3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng, mở rộng đối tượng đầu tư.........66 3.2.4 Nghiêm túc thực hiện quy trình tín dụng .............................................67 3.2.5 Tăng cường hiệu lực công tác kiểm soát nội bộ....................................69 3.2.6 Các giải pháp hỗ trợ khác ....................................................................71 3.3 Một số kiến nghị......................................................................................75 3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .....................................................75 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng công thương Việt Nam.................................77
  • 4. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 4 - LớpK44/15.03 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu cùng với việc được tìm hiểu, xem xét và quan sát tình hình thực tế tại Chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Lạng Sơn trong thời gian thực tập vừa qua. Với sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Ban lãnh đạo Ngân hàng, các cô chú, anh chị ở các phòng ban, đặc biệt là các anh chị phòng Tín dụng khách hàng đã tận tình chỉ bảo và cung cấp số liệu giúp em hoàn thành chuyên đề cuối khoá với đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Công thương Lạng Sơn" Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Học Viện Tài Chính - những người đã cung cấp cơ sở kiến thức về kinh tế xã hội, tới các thầy cô khoa Ngân hàng và Bảo hiểm, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đinh Xuân Hạng - người đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề cuối khoá này. Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n./. Sinh viên: MÔNG THỊ MAI
  • 5. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 5 - LớpK44/15.03 LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Từ khi có pháp lệnh Ngân hàng (23/05/1990) một loạt các Ngân hàng thương mại đã được thành lập, thực hiện chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Trong mấy năm qua với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế việc cung cấp vốn tín dụng, tiết kiệm giảm chi phí lưu thông xã hội, tăng cường củng cố chế độ hạch toán kinh tế đối với các đơn vị kinh tế. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hoạt động của các Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đã góp phần to lớn tăng thu nhập quốc dân, tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trên địa bàn, giải quyết được công ăn việc làm, khai thác tập trung được nguồn tài nguyên ở địa phương. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển cơ chế thị trường của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Công thương nói riêng với những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã để lại những tồn tại lớn trong chất lượng hoạt động tín dụng của mình. Những tồn tại đó đã gây ra những khó khăn cho hoạt động của bản thân Ngân hàng thương mại và nền kinh tế. Do vậy việc nâng cao chất lượngt tín dụng của các Ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là đòi hỏi bức thiÕt trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Hiện nay các NHTM hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại với nhau, giữa các Ngân hàng thương mại và tổ các tổ chức tài chính phi Ngân hàng, cạnh tranh giữa
  • 6. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 6 - LớpK44/15.03 các ngân hàng trong nước và các nước ngoài. Để tồn tại đứng vững trong cạnh tranh, phát triển và thực hiện tốt vai trò của mình, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Công thương nói riêng phải có những giải pháp phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, giành thắng lợi trong cạnh tranh. Từ thực tế hoạt động, qua khảo sát thực tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Lạng Sơn em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn” làm chuyên đề cuối khoá của mình. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Lạng Sơn. Chương 3: Giải pháp nângcaochất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Lạng Sơn.
  • 7. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 7 - LớpK44/15.03 CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 1.1.1 Khái niệm Tín dụng đã ra đời từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều hình thức khác nhau, vậy tín dụng là gì ? Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội loài người. Tín dụng theo nghĩa la tinh là creditim, sự tín nhiệm tin tưởng tên gọi này xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng. Trong quan hệ tín dụng người cho vay sẽ cho người cần vồn vay theo các điều kiện đã được thoả thuận trước như thời gian cho vay, thời gian hoàn trả, lãi suất tín dụng ..v.v Trong quan hệ đó người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng các thoả thuận, làm ăn có lãi và có khả năng hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Mặc dù có thể diễn giải tín dụng bằng những từ ngữ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất, tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi giữa người đi vay và người cho vay. Có thể định nghĩa tín dụng như sau: Tín dụng ngânhànglà quan hệtín dụng bằngtiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàngđóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay Hiện nay, ngân hàng thương mại là người cho vay lớn nhất đối với các tổ chức kinh tế, và dân cư. Với tư cách là tổ chức huy động để cho vay, ngân hàng
  • 8. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 8 - LớpK44/15.03 đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế, các thương nhân giúp họ có thêm vốn để bổ sung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ hội làm ăn tăng lợi nhuận chi chính mình. Là người huy động vốn, ngân hàng sẽ thực hiện việc tìm kiếm, và thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế trên phạm vi toàn xã hội, là người cho vay, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, Với vai trò này, tín dụng ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội – cơ sở khách quan để hình thành chức năng phối lại vốn tiền tệ của tín dụng ngân hàng là do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất xã hội đã thường xuyên xuất hiện hiện tượng tạm thời thừa vốn ở các tổ chức, cá nhân này, trong khi các tổ chức, cá nhân khác lại co nhu cầu sử dụng vốn. Hiện tượng thừa thiếu vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu ở tất cả các tổ chức, cá nhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành liên tục. Tìn dụng thương mại đã không giải quyết được vấn đề này, chỉ có ngân hàng là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó khi ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Có ba loại quan hệ chủ yếu trong quan hệ tín dụng ngân hàng, bao gồm : + Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp. + Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư. + Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong và ngoài nước. Ngày nay, tín dụng ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của vốn tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. 1.1.2 Phân loại tín dụng Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì hoạt động tín dụng của ngân hàng
  • 9. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 9 - LớpK44/15.03 thương mại diễn ra với rất nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Vì thế để có thể tiến hành được hoạt động tín dụng với hiệu quả tốt nhất thì rất cần thiết phải phân loại tín dụng của ngân hàng thương mại. Mặt khác, nguồn vốn kinh doanh của các ngân hàng thương mại được huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi của nền kinh tế, của các cá nhân và tổ chức khác nhau, đó có thể là nguồn tiền gửi hay các khoản tiết kiệm với các kỳ hạn và độ ổn định khác nhau nên rất cần thiết phải tiến hành phân loại hoạt động tín dụng để có thể cân đối được nguồn vốn và sử dụng vốn, sao cho hoạt động ngân hàng đạt được hiệu quả tốt nhất. Phân loại tín dụng là sắp xếp các khoản tín dụng theo từng nhóm một theo một tiêu chí nào đó. Hiện nay có khá nhiều các tiêu chí khác nhau để phân loại tín dụng, nhưng ở đây sẽ là một số cách phân loại phổ biến nhất như sau 1.1.2.1Phân loại căn cứ vào thời hạn tín dụng Căn cứ vào tiêu thức này, hoạt động tín dụng được chia thành 3 loại 1 Tín dụng ngắn hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn dưới 1 năm. Thông thường các khoản tín dụng ngắn hạn này được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hoặc để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân,… 2 Tín dụng trung hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm. Thông thường tín dụng trung hạn này là để mua sắm tài sản cố định, cải tiến công nghệ kỹ thuật hay đầu tư vào các hạng mục có thời gian ngắn, quay vòng vốn nhanh,… 3 Tín dụng dài hạn: là các khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Thông thường các khoản tín dụng này để đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng lớn hoặc cải tiến, mở rộng sản xuất với quy mô lớn hoặc cho vay tiêu dùng trả góp thời gian dài,… 1.1.2.2 Phân loại căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, tín dụng được chia thành 2 loại chung nhất là cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng và tài trợ dự án
  • 10. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 10 - LớpK44/15.03 1 Cho vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản tín dụng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá,dịch vụ. 2 Cho vay tiêu dùng: là cho vay với các cá nhân và hộ gia đình phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của họ dựa trên thế chấp là các khoản thu nhập ổn định của họ. 1.1.2.3 Phân loại căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay Căn cứ vào hình thức đảm bảo thì tín dụng được chia ra thành 2 loại 1 Cho vay có tài sản đảm bảo: là hình thức cho vay có tài sản thế chấp hoặc cầm cố. Nếu khách hàng không có khả năng hoàn trả thì ngân hàng có thể bán tài sản thế chấp hoặc cầm cố để thu hồi nợ. 2 Cho vay có đảm bảo không phải bằng tài sản: là hình thức cho vay không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố mà được đảm bảo bằng uy tín của người vay. Thường thì hình thức cho vay này chỉ được ngân hàng áp dụng đối với các khách hàng lâu năm, có uy tín, tình hình làm ăn ổn định , tài chính vững mạnh. 1.1.2.4 Phân loại căn cứ vào xuất xứ của khoản vay Căn cứ vào tiêu thức này, tín dụng được chia thành 2 loại là trực tiếp và gián tiếp. 1 Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay mà ngân hàng sẽ trực tiếp cấp các khoản vay cho khách hàng không cần thông qua một trung gian nào cả. 2 Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay mà ngân hàng gián tiếp cho khách hàng vay vốn thông qua các tổ chức trung gian hoặc thông qua các cửa hàng bán lẻ sản phẩm. 1.1.2.5 Phân loại căn cứ hình thức của khoản vay Căn cứ vào hình thức của khoản vay thì có thế tạm chia cho vay thành 5 loại phổ biến nhất như sau:  Cho vay thấu chi Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được
  • 11. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 11 - LớpK44/15.03 chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong một khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Hình thức cho vay này hầu như không cần đảm bảo nên thường chỉ sử dụng với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và chu kỳ ngắn.  Cho vay trực tiếp từng lần Là nghiệp vụ cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi.  Cho vay theo hạn mức Là nghiệp vụ cho vay mà ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng là số dư tối đa tại thời điểm tính, có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Hạn mức này được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của khách hàng. Đây là hình thức cho vay phổ biến với những đối tượng khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh.  Cho vay luân chuyển Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Hình thức này thường áp dụng vối các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên vối ngân hàng.  Cho vay trả góp Là nghiệp vụ cho vay mà ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. 1.1.3 Đặc điểm tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 1. NHTM là chủ thể thường xuyên nhận và kinh doanh tiền gửi: Ngân vừa là người “cung cấp vốn”, vừa là người “tiêu thụ vốn”. Nói cách
  • 12. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 12 - LớpK44/15.03 khác, ngân hàng là “cầu nối” giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Bằng việc huy động tất cả các khoản vốn nhàn rỗi như: vốn tạm thời được giải phóng ra khỏi qúa trình sản xuất của các doanh nghiệp, từ tiết kiệm của các hộ gia đình…Ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay và thực hiện cho vay đối với các thành phần kinh tế nhằm mục đích thu lợi nhuận. Với đặc điểm này, ngân hàng là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh,ngồn vốn của ngân hàng cung ứng cho các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. 2. Hoạt động của NHTM gắn bó mất thiết với hệ thống lưu thông tiền tệ và hệ thống thanh toán quốc gia. Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng như trích tài khoản của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi từ thu bán hàng hay các khoản thu khác, ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Khi ngân hàng cung ứng tín dụng có nghĩa là ngân hàng đã tạo ra tiền và làm cho lượng tiền cung ứng tăng lên, ngược lại khi thu nợ thì cung lượng cung ứng tiền giảm xuống. Với việc tạo tiền, hệ thống NHTM đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả cho xã hội. Cơ chế tạo tiền của NHTM cũng cho thấy mối quan hệ giữa tián đụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. 3. Ngân hàng có các sản phẩm phong phú, đa dạng và có phạm vi hoạt động rộng lớn Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia, hệ thống ngân hàng trên thế giới, nhất là các nước phát triển, hộ không chỉ quan tâm tới các dịch vụ truyền thống mà còn phải chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Hàng loạt các dịch vụ mới được xuất hiện và ngày càng tinh vi và
  • 13. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 13 - LớpK44/15.03 hoàn hảo. Các dịch vụ ngày càng đa dạng càng thu hút được nhiều khách hàng và lợi nhuận của ngân hàng ngày một tăng. Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩưm dịch vụ, mạng lưới các chi nhánh ngân hàng cũng đang được mở rộng không chỉ ở thành thị mà còn ở cả nông thôn,vùng sâu vùng xa, hải đảo… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với nền kinh tế cũng thay đổi về bản chất so với nền kinh tế tập trung trước kia. Ngày nay vai trò của tín dụng Ngân hàng thực sự được sử dụng là một đòn bẩy kinh tế để phát triển kinh tế nước ta. Tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hóa. 1. Tín dụng ngân hàng huyđộng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong tất cả các thành phần kinhtế để cho các doanh nghiệp, cá nhân vay,góp phần mởrộng sản xuấtkinhdoanhvà nâng caohiệu quả sử dụng vốn .Vốn là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của mỗi tổ chức kinh tế. Khi có đủ vốn họ có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các kế hoạch đầu tư sản xuất hay xây dựng cơ bản của mình, ngược lại khi thiếu vốn họ sẽ luôn gặp khó khăn trong các quyết định kinh tế, khi có vốn tạm thời nhàn rỗi họ cũng mất chi phí cơ hội của vốn, trước tình hình đó các doanh nghiệp cần vốn phải tìm kiếm nguồn vốn để bù đắp, những doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi lại muốn cho vay. Tuy nhiên việc các tổ chức thiếu vốn tìm được các chủ thể khác thừa vốn tạm thời trong nền kinh tế là hết sức khó khăn và tốn kém. Sự có mặt của tín dụng ngân hàng được coi như là một công cụ để kết nối nhu cầu của người có vốn tạm thời nhàn rỗi và người thiếu vốn. Lợi tức đi vay và cho vay của ngân hàng luôn là công cụ điều chỉnh các quan hệ cung cầu vốn tín dụng. Nhờ có ngân hàng mà vốn tiền tệ được
  • 14. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 14 - LớpK44/15.03 vận động một cách liên tục, điều đó vừa làm tăng khả năng tích luỹ tư bản của các ngân hàng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế nhờ vào nguồn thu từ việc cấp tín dụng của ngân hàng. 2. Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển, với các ngành kinh tế mũi nhọn Trong nền kinh tế thị trường tồn tại các ngành có trạng thái phát triển đối lập nhau, một số ngành do có điều kiện thuận lợi và có lịch sử lâu dài có thể phát triển tốt với nhiều thế mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngược lại một số ngành do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kém phát triển. Trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của quốc gia, nhiều quốc gia đã thưc hiện phân loại những ngành kinh tế mũi nhọn và những ngành kinh tế kém phát triển để có kế hoạch đầu tư nhằm cân đối lại cơ cấu kinh tế công nghiệp- nông nghiệp -dịch vụ. Muốn thực hiện được kế hoạch đó cần phải có vốn. Tín dụng ngân hàng góp phần đáp ứng điều đó. Ngân hàng cung cấp cho các ngành thực hiện đầu tư theo cả chiều rộng và chiều sâu, hình thành các ngành sản xuất có mũi nhọn, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và khai thác triệt để các nguồn lực, điều này thể hiện qua việc cấp tín dụng cho các dự án, chương trình phát triển để khuyến khích đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế. 3. Tín dụng ngân hàng tácđộng có hiệu quả tới sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Trong hoạt đông sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, doanh nghiệp cần vốn đầu tư máy móc thiết bị và luôn phải đổi mới công nghệ ...tín dụng ngân hàng dáp ứng được yêu cầu đó với diều kiện phải hoàn trả cả vốn và lãi vay; vì nếu vi phạm hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp phải chịu phạt như chịu lãi suất nợ quá hạn cao mất quyền sử dụng tài sản thế chấp...Do vậy, doanh nghiệp luôn phải nâng cao hiệu quả sản xuất, canh tranh trên thị trường để kinh doanh có lãi, thu hồi vốn đầu tư trả nợ cho ngân hàng. 4. Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực vào sự phát triển các công ty
  • 15. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 15 - LớpK44/15.03 cổ phần. Để thành lập công ty cổ phần đòihỏi phải có một số vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp và ngân hàng có thể là một cổ đông lớn. Trong quá trình hoạt động việc phát hành cổ phần mới thông qua ngân hàng là một biện pháp hữư hiệu tiết kiệm được một phần chi phí và thời gian. Hiện nay, Nhà nước ta đang có chủ chương cổ phần hoá doanh nghiệp, ngân hàng cần phải có kế hoạch để tham gia nhiều hơn vào các công ty cổ phần nhằm thực hiện chính sách vĩ mô của nhà nước và đa dạng hoá các hoạt động giảm rủi ro. 5. Tín dụng ngân hàng tạo diều kiện cho việc phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại Trong điều kiện hiện nay,các nước đều thực hiện nền kinh tế mở, nên nhu cầu giao lưu kinh tế với các nước khác là rất cần thiết. Tín dụng ngân hàng là một phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau thông qua hoạt động đầu tư vốn xuyên quốc gia. Ngoài ra, muốn thực hiện các hoạt động nhập khẩu thì phải có vốn và vốn tín dụng ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu này kịp thời. Ngày nay, xuất phát từ nhu cầu vốn để hỗ trợ xuất nhập khẩu như ngân hàng hỗ trợ xuất nhập khẩu ExcimBank .v.v. Tín dụng ngân hàng có một vai trò rất lớn, không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với xã hội. Xã hội càng phát triển thì tín dụng ngân hàng càng trở nên cần thiết. 1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm Hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái của nền kinh tế. Bởi vì ngân hàng giống như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, đó là một lĩnh vực rất nhạy cảm và rủi ro rất cao. Trong các nghiệp vụ của ngân hàng thì có lẽ tín dụng là một nghiệp mang lại phần lớn doanh lợi cho ngân hàng nhưng cũng là
  • 16. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 16 - LớpK44/15.03 nơi ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Ngay cả khi khoản vay có tài sản thế chấp, cầm cố thì rủi ro vẫn xảy ra với tỷ lệ cao khoảng 50% (theo uỷ ban Bale quốc tế). Sẽ là sai lầm nếu quan niệm cho vay có tài sản cầm cố thế chấp, nhưng không quá tỷ lệ quy định là an toàn nhất, trong khi đó kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng mới là quan trọng nhất đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng. Chất lượng tín dụng được nhìn nhận từ các giác độ: Chất lượng tín dụng được xét dưới giác độ khach hàng: Do nhu cầu vốn vay được đáp ứng để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh bù đắp được chi phí sản xuất, trả nợ ngân hàng và có lãi nên chất lượng tín dụng ngân hàng đứng trên góc độ doanh nghiệp chỉ đơn giản là thoả mãn nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và làm cho đồng vốn sử dụng có hiệu quả. Xét dưới giác độ ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân ngân hàng và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Khi cho vay ngân hàng phải thực hiện theo pháp lệnh ngân hàng và các văn bản chế độ hiện hành của nghành. Xác định đối tượng cho vay và tham định kỹ khách hàng trước khi cho vay, nắm bắt thông tin và hiểu được tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và mục đích sử dụng vốn vay, cơ sở hoàn trả vốn vay để đảm bảo món vay được hoàn trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn, hạn chế mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra, đây là nguyên tắc cơ bản nhất đối với ngân hàng. Chấtlượng tín dụng xét từ giácđộ nền kinh tế -xã hội: Tín dụng ngân hàng trong những năm gần đây phản ánh rỏ rệt sự năng động của nền kinh tế khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tín dụng ngân hàng phải huy động mức tối đa vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội để cung ứng cho các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Tín dụng đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ làm tăng thêm sản phẩm cho xã
  • 17. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 17 - LớpK44/15.03 hội, tạo thêm việc làm cho người cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế và khai thác mọi khả năng tiềm tàng, tích tụ vốn nhàn rỗi trong nước, tranh thủ vốn vay nước ngoài có lợi cho kinh tế phát triển. Chất lượng tín dụng thể hiện ở tính an toàn cao của hệ thống ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đảm bảo được chất lượng thì khả năng thanh toán chi trả cao, tránh được rủi ro hệ thống. Nâng cao chất lượng tín dụng làm cho hệ thống ngân hàng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát triển hoà nhập với thế giới..  Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán được), vừa trìu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế..). Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ..) và khách quan (sự thay đổi của môi trường kinh tế, do chủ quan của khách hàng..)  Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố như: Thu hút được nhiều khách hàng tốt, cho vay được nhiều, thủ tục đơn giản, mức độ an toàn của vốn tín dụng...  Chất lượng tín dụng không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quy trình kết hợp giữa các con người trong một tổ chức; giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung: An toàn, hiệu quả và khả năng cạnh tranh với các khoản tín dụng. Qua đó ta có thể rút ra rằng: . Chất luợng tín dụng ngân hàng là sự đáp một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng (ngườigửi tiền, người vay tiền) trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn trong việc thu hồi vốn thông qua sự pháthuy hiệu quả của phương án được hình thành bằngđồng tiền vay hay hạn chế thấp nhấtrủi ro về đồng vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là
  • 18. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 18 - LớpK44/15.03 ngân hàng và yếu tố bên ngoài. Để tránh rủi ro và thu được lợi nhuận trong hoạt động tín dụng, không có cách nào khác là ngân hàng phải nâng cao chất lượng tín dụng của mình. 1.2.2. Sựcần thiết phải nâng cao chấtlượng tín dụng của NHTM Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM sẽ đưa lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng, cho khách hàng và cho cả nền kinh tế. * Đối với Ngân hàng: Chất lượng tín dụng tốt làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ tạo ra một hình ảnh về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng và sự trung thành của khách hàng. Chất lượng tín dụng của các NHTM tốt làm tăng khả năng sinh lời của sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay đã cho vay. Mặt khác nó còn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của Ngân hàng, tạo thế mạnh cho Ngân hàng trong cạnh tranh, tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của Ngân hàng vì chất lượng tín dụng tốt tạo cho Ngân hàng có nhiều khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ sung vốn đầu tư. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng tốt giúp cho Ngân hàng củng cố các mối quan hệ xã hội bằng những điều kiện tốt nhất. Có thể nói, với những ưu thế trên việc củng cố và tăng cường chất lượng tín dụng của các NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của các NHTM. * Đối với khách hàng: Được đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn với thời gian và lãi suất hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi cơ chế mới, mở rộng hoạt động sản
  • 19. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 19 - LớpK44/15.03 xuất, làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. * Đối với nền kinh tế: Xét trên phương diện toàn nền kinh tế, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng sẽ tác động tốt tới một số lĩnh vực kinh tế- chính trị- xã hội. Phát triển cho vay tín dụng của NHTM sẽ giảm bớt đáng kể các khoản bao cấp từ ngân sách cho đầu tư sản xuất kinh doanh. Tín dụng Ngân hàng còn góp phần đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung lớn của nền kinh tế. Không những thế chất lượng tín dụng góp phần kìm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Ngoài ra tín dụng của Ngân hàng còn đóng góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và hạn chế các tệ nạn xã hội khác. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng Thông thường các ngân hàng thương mại sử dụng các chỉ tiêu nêu lên mặt được và mặt không được trong hoạt động tớn dụng 1. Chỉ tiêu đo lường khả năng sử dụng vốn trong đầu tư tín dụng: Chỉ tiêu này được tính bằng : Đầu tư tín dụng/ Tổng tài sản có Chỉ tiêu này nói lên quy mô, chất lượng của tài sản có trong kinh doanh ngân hàng. Chỉ tiêu này chiếm đa phần trong nghiệp vụ tài sản có của các ngân hàng thương mại và đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu và là nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng thương mại. 2. Chỉ tiên nợ quá hạn: Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả mất vốn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro: Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ quá hạn × 100% Tổng dư nợ Tỷ lệ đầu tư rủi ro = Tổng dư nợ món vay có phát sinh nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay
  • 20. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 20 - LớpK44/15.03 Giúp các nhà quản lý điều hành cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu lại các loại hình đầu tư và loại hình cho vay Trong quy chế đánh giá xếp loại các ngân hàng cổ phần Thống đốc quy định là 5%, hiện nay các ngân hàng thương mại căn cứ vào thực tế lấy mức 3% 3. Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng càng nhanh càng tốt thể hiện một đồng vốn bỏ ra thực hiện được bao nhiêu lần vay 4. Chỉ tiêu cơ cấu vốn theo từng loại vay, từng loại hình kinh tế, lĩnh vực đầu tư để nhà quản lý điều hành biết được đầu tư loại cho vay nào, lĩnh vực nào mang lại lợi nhuận cao, chất lượng tín dụng tốt. 5. Chỉ tiêu giữa cho vay ngắn hạn và dài hạn trên tổng dư nợ xem cơ cấu có phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ hay không. 6. Thời hạn thu hồi vốn = V/P V : Tổng nguồn đầu tư P : Lợi nhuận mang lại Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận do vốn mang lại, sau bao nhiêu lâu sẽ thu hồi hết số vốn bỏ ra 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng Để có thể nâng cao được chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp (cả về ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực. Mặt khác cả ngân hàng và doanh nghiệp phải cố gắng linh hoạt để phù hợp với quy định của Nhà nước trong hoạt động tín dụng. Có như thế thì cả ngân hàngvà doanh nghiệp mới để ra các biện pháp đúng đắn, cụ thể, linh hoạt để đạt được mục tiêu hoạt động của mình một cách tốt nhất. Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng thuộc về ngân hàng và doanh nghiệp.
  • 21. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 21 - LớpK44/15.03 1.2.3.1. Các nhân tố mang tinh chủ quan - Chính sách tín dụng: Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, đồng thời kết quả hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng và người sử dụng vốn vay. Muốn vậy, chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn. - Thông tin tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ nguồn thông tin sẵn có của ngân hàng từ thông tin tín dụng (CIC), từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoặc nói cách khác từ nguồn trực tiếp hay gián tiếp, từ các nguồn thông tin của cơ quan pháp luật... - Công tác tổ chức Ngân hàng Nhân tố này không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà tác động đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Một Ngân hàng có cơ cấu tổ chức đựơc sắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu qủa và an toàn các khoản tín dụng. - Chất lượng nhân sự. Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, còn nói đến hoạt động Ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Vì cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi
  • 22. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 22 - LớpK44/15.03 chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra để đem lại một khoản tín dụng có chất lượng. - Chấp hành quy trình vay vốn Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng, nó được bắt đầu từ khi điều tra, thẩm định thiết lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thu nợ gốc và lãi. Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tùy thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hộp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng. Trong quy trình tín dụng, bước điều tra thẩm định cho vay, thiết lập hồ sơ và xét duyệt cho vay là rất quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay. Trong các bước này chất lượng tín dụng tùy thuộc vào chất lượng công tác kiểm định khách hàng cũng như các quy định về điều kiện và thủ tục cho vay ở từng ngân hàng thương mại. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường theo đúng kế hoạch đã định, nhờ đó chất lượng tín dụng được đảm bảo. - Công tác kiểm soát nội bộ. Đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Có như thế, công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. 1.2.3.2. Nhân tố mang tính khách quan - Năng lực của khách hàng Không một khách hàng nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả. Nhưng nhiều khi do năng lực có hạn chế, họ không thực hiện được mục đích của mình và làm ảnh hưởng đến khoản tín dụng mà họ đã nhận từ ngân hàng.
  • 23. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 23 - LớpK44/15.03 - Trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp: Do trình độ của nhiều nhà lãnh đạo còn nhiều hạn chế về học vấn, kiếm thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không dự đoán được những biến động của thị trường, yếu kém Marketing sản phẩm... Do sự bảo thủ của nhiều nhà quản lý không dám đổi mới khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả, dẫn đến tình trạng không thu hôi hết được vốn và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp từ đó ảnh hưỏng đến chất lượng của khoản tín dụng đã sử dụng. - Đạo đức của người đi vay: Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liên quan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay. Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệp nhận được tiền vay. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không hợp lý dẫn đến không đạt đựơc hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn có nhiều ngừơi có ý tham nhũng và kết quả là hiệu quả sử dụng vốn vay Ngân hàng kém thậm chí không thu hồi được. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát của Ngân hàng là rất quan trọng 1.2.3.3. Các nhân tố khác Ngoài những nhân tố chủ quan,khách quan trên còn nhiều nhân tố khách quan khác mà tác động của nó cũng không nhỏ đến chất lượng của các khoản tín dụng ngân hàng. - Tác động của môi trường kinh tế. Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay hay nói rõ hơn là nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món vay cho ngân hàng do đó ảnh hưởng đến chất lượng của khỏan tín dụng đó của ngân hàng. Ngược lại nếu môi trường kinh tế thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, thu hồi được vốn nhanh đồng thời lợi nhuận thu được sẽ cao và từ đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khỏan vay sẽ được
  • 24. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 24 - LớpK44/15.03 trả đúng hạn, khoản tín dụng ngân hàng sẽ có chất lượng tốt. - Tác động của môi trường pháp lý: Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong hành lang pháp lý hẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào. Vì vậy, một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động của ngân hàng, của các doanh nghiệp và đảm bảo đựơc chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp đó với ngân hàng. Còn nếu môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, có nhiểu lỗ hổng thì kết quả sẽ ngược lại cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp từ đó làm cho chất lượng của các khỏan tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ xấu và khó có thể thu hồi. - Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại... có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng, các doanh nghiệp nói riêng. Chính sách kinh tế trong hoàn cảnh này thì có tác dụng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp nhưng trong hoàn cảnh khác thì lại ngược lại. Các chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Do vậy các chủ trương, chính sách của Nhà nước phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt được chất lượng và hiệu quả của các khoản tín dụng ngân hàng. - Các yếu tố thiên tai gây nên. Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi mang tín thời vụ. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước có thành phần kinh tế Nhà nước, trong đó doanh nghiệp trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ thì yếu tố này rất quan trọng. Khi thiên tai xảy ra như: lũ lụt, hạn hán, mưa bão, hỏa hoạn,... làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đổ bể, dẫn đến khả năng hoàn trả các khoản nợ là khó khăn hoặc
  • 25. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 25 - LớpK44/15.03 không thể, làm cho chất lượng của các khoản tín dụng bị giảm sút. 1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số Ngân hàng thương mại trên thế giớivà bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam 1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới Kinh nghiệm từ ngân hàng ANZ cho thấy: - Chất lượng dịch vụ đựơc nâng cao và thời gian chấp thuận các khoản tín dụng ngắn hơn đã giúp ngân hàng anz có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn so với các ngân hàng khác. - Ngân hàng này đã xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro rất thành công xem đây cũng là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên, ANZ đã phát triển đội ngũ tư vấn để hỗ trợ trở thành ngân hàng đi đầu trên thi trường trong một số lĩnh vực. - Ngân hàng ANZ đã không ngừng giới thiệu các sản phẩm mới, dịch vụ ngân hàng với nhưng tiện ích thông minh tiện lợi như tài khoản thông minh, tài khoản Đắc lợi trực tuyến cho các khách hàng, phân khúc dịch vụ tự phục vụ như internet banking và ATMs được mở rộng.. bổ sung thêm nhiều máy ATM vơí nhiều chức năng hơn và chất lượng cao hơn của trung tâm chăm sóc khách hàng nên quy mô của ngân hàng ANZ ngày càng được mở rộng. - Cùng với việc đầu tư lớn vào quản tri rủi ro ngân hàng đã triển khai nhiều quy trình và hệ thông mới. Bất chấp lạm phát cao, tăng trưởng tí dụng nóng và khủng hoảng tài chính chất lượng quản lý rủi ro đựợc đánh giá tốt theo tiêu chuẩn quốc tế. ANZ đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và chuyên môn hóa đội ngũ nhân viên nhằm thuận lợi hơn cho khách hàng và hiệu quả cho ngân hàng. - Có chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài, có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ ngân hàng có nghiệp vụ chuyên môn
  • 26. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 26 - LớpK44/15.03 giỏi, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Có chính sách hợp lý và xây dựng môi trường văn hoá làm việc phù hợp để ổn định và khai thác được các ưu thế tối đa của nguồn nhân lực. Kinh nghiệm từ ngân hàng JP Morgan Chare : Bản thân ngân hàng này luôn phải hoạt động đáp ứng yêu cầu của thông lệ quốc tế, đạt trình độ quốc tế và có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của một quốc gia. - Với nguồn vốn tự có là:137.221 triệu USD nó làm cho quy mô, phạm vi kinh doanh của ngân hàng ngày càng được mở rộng, nó là cơ sở quyết định huy động bao nhiêu vốn trên thị trường. - Hệ số an toàn vốn (Capital Adequqcy Ratio- CAR): của ngân hàng này luôn giữ ở mức dao động trong khoảng 12-15% nên khả năng thanh toán có tính chất cơ cấu và lâu dài hơn là khả năng sẵn sàng chi trả cho các khoản tín dụng. - Chất lượng tài sản có: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ rất nhỏ thể hiện các khoản tín dụng có mức độ rủi ro thấp. Để ngân hàng có được khả năng bền vững về mặt tài chính, cũng như khả năng sinh lời như vậy ngân hàng đã có những biệp pháp điều hành, quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng như sau: - Ngân hàng rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, đầu tư hiện đại hoá công nghệ cao, nhân viên đã thật sự khai thách hết tính năng của công nghệ mới: Điển hình là hệ thống giao dịch tự động –ATM có sự kết nối trong toàn hệ thông ngân hàng, dã làm giảm chi phí đầu tư và bảo đảm hiệu quả giao dịch cho khách hàng, có mạng lưới thanh toán điện tử thống nhất trên toàn quốc nên việc thanh toán nhanh, rất tiện lợi. - Chất lượng nhân lực được tuyển dụng với tiêu chuẩn rất cao và đồng đều, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng tiếp cận và xử lý côngviệc theo nhóm rất hiệu quả. Ngân hàng thường xuyên bồidưỡng nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ của nhân viên, để nâng cao hiệu quả sử dụng công nghậingỳ một hiện đại. - Mô hình tổ chức tập trung hướng tới khách hàng, tại Hội sở chínhtập trung
  • 27. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 27 - LớpK44/15.03 quản lý và xủ lý các tác nghiệp kinh doanh của ngân hàng, các chi nhánh tập trung vào bán các sản phẩm cho khách hàng và thực hiện chăm sóc khách hàng. - Tăng cường năng lực quản trị điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế : nhất quán hệ thống chính sách, tập trung quản tri rủi ro, phân chia trách nhiệm cụ thể và trả thù lao tương xứng. Kinh nghiên từ ngân hàng HSBC: - Đối với quy trình thẩm định đối với các dự án xin vay vốn: Các cán bộ tín dụng ở đây có trình độ cao phân tích và quan sát, tổng hợp các số liệu và tìm hiểu kĩ càng, kiểm tra tính khả thi của dự án mang lại, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi hoàn thành. Phương án vay phải thoả mãn điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, chế độ quy định cụ thể. - Ngân hàng này lấy chất lượng tín dụng làm mục tiêu hàng đầu, đồng thời mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng địa bàn thì phải có sự phân bố hợp lý chi nhánh hoạt động trên địa bàn, nhằm có thể tiện lợi cho quá trình đi thực tế kiểm tra của cán bộ tín dụng. - Đối với quá tải công việc của cán bộ tín dụng ngân hàng đã cố những chính sách tuyển thêm người có trình độ cao để sử lý công việc nhanh gọn, hiệu quả, đào tạo nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng, giảm thiểu những công đoạn không hợp lý để đi sâu vào trọng tâm, việc xét các thủ tục đơn giản,không mất thời gian tìm hiẻu quá lâu. Đơn giản nhưng ở đây không có nghĩa là qua loa,hời hợt mà đó là nguyên tắc của ngân hàng trước khi điều tra cho vay. - Đa dạng và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng: theo quan điẻm của ngân hàng này thì một ngân hàng kinh doanh hiệu quả không phải thể hiện ở số lượng tín dụng mà ngân hàng đố cung cấp ra thị trường mà là ở tính đa dạng sản phẩm, do đó thu nhập của ngân hàng không phải chủ yếu tập trung ở hoạt động tín dụng mà là các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Trên thực tế một doanh nghiệp khi lựa chọn vay vốn ở đâu thì họ phải cân nhắc về các sản phẩm dịch vụ
  • 28. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 28 - LớpK44/15.03 của ngân hàng có thuận tiện hơn ngân hàng khác hay không, bởi vì ngoài muốn vay vốn ngân hàng còn muốn hưởng thêm các dịch vụ khách kèm theo chứ không chỉ đắn đo về mức lãi suất cho vay mà ngân hàng đưa ra. Bởi thế ngân hàng HSBC đã không phải hạ lãi suất để thu hút khách hàng như nhiều ngân hàng khác mà vẫn giữ đựơc khách hàng và ngày càng đông vì họ căn cứ vào những lợ íchdo ngân hàng đem lại nhiều hơn. - Ngân hàng luôn luôn quan tâm tới việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của các bộ tín dụng, bởi yếu tố con người đóng vai trò quyết định đến chất lượng tín dụng sau này. Tuyển chọn những cán bộ có kinh nghiêm, cán bộ trẻ tuổi có năng lực am hiểu về kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, học phí… để cán bộ thường xuyên đựơc tham gia vào cá lớp học để nâng cao trình độ.Trong công tác này ngân hàng luôn chú trọng chất lượng hơn là số lượng - Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý,để khách hàng biết đến các sản phẩm tiện ích, mới ra của ngân hàng. Thành lập phòng chức năng Marketing trong co cấu tổ chức quản trị để đề ra và định hướng hoạt động marketing một cách bài bản,với đội ngũ nhân viên nhạy bén, am hiểu 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam Từ đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam cùng với việc phát huy những kinh nghiệm quy báu là bài học cần thiết để các NHTM Việt Nam khai thác huy động và sử dung vốn có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM trong quá trình công nghiệp- hóa hiện đại hóa. Thứ nhất: hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn, nứơc ta đang trong quá trình công nghiệp- hóa hiện đại hóa, thì tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng hàng đầu giải quyết nhu cầu vốn cho sự công nghiệp hóa. Nhưng các NHTM cũng cần phải kiềm chế sự bùng nổ cho vay, cho vay quá nhiều mà ngân hàng khó kiểm soát được chất lượng, hoặc đẩy mạnh tín
  • 29. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 29 - LớpK44/15.03 dụng phát triển kinh tế theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ tổn thương của hệ thống ngân hàng. Thứ hai: Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, nhanh chóng đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng vốn và kĩ thuật cho nhu cầu trong nước, các NHTM cần có các chinh sách ưu đãi tín dụng… để nâng cao chất lượng tín dụng. Thứ ba: Khi hệ thống ngân hàng chưa đủ khả năng phân phối tín dụng một cách hữu hiệu, việc tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn là rất nguy hiểm. dòng vốn tư bản ngắn hạn ồ ạt gây nên hiện thượng thừa vốn, dẫn đến tình trạng lãng phí, hâm nóng thị trường bất động sản và sự đảo ngược dòng vốn này gây bất ổn trong thị trường tài chính. Thứ tư: Cần có sự can thiệp kịp thời của chính phủ đối với hệ thống ngân hàng, mở rộng tín dụng và thục hiện chính sách ưư đãi lãi suất đối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề hỗ trợ lãi suất cho tín dụng cần phải có cương trình hành động cụ thể, vớinhững kinh nghiệm của các nước cần phải có chế độ kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng để tránh nguy cơ thất thoát. Tuy nhiên sự can thiệp quá mức mang tính áp đạt của Chính phủ vào hoạt động của ngân hàng sẽ trở nên gò bó, thiếu linh động, gây khó khăn cho ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế. Tóm lại: Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, với những vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, là trung gian chuyển vốn từ người có vốn tạm thời nhàn rỗi sang người thiếu vốn để đầu tư, Ngay từ buổi ban đầu, hoạt động của NHTM đã tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt về vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
  • 30. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 30 - LớpK44/15.03 Trong quá trình phát triển, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi, nhiều phương pháp, sản phẩm mới, công cụ kinh doanh mới xuất hiện và được ứng dụng vào kinh doanh xong hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay thường chiếm trên 70% tổng tài sản có. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng thường chiếm tỷ lệ cao, ở các nước phát triển khoảng 60% trên tổng lợi nhuận của ngân hàng. ở nước ta trong giai đoạn hiện nay chiếm khoảng 90% lợi nhuận. Điều này thể hiện rõ hoạt động tín dụng là hoạt động quan trong bậc nhất của một NHTM. Hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt, ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để NHTM có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh thị trường gay gắt và phục vụ nền kinh tế ngày càng tốt hơn, đòi hỏi các NHTM phải đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng phạm vi hoạt động, nghiên cứu và đưa nhiều sản phẩm mới vào phục vụ khách hàng và đặc biệt là nầng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thích ứng tốt với tình hình mới. Quanhững nhân tố chínhtác độngtớichất lượng tín dụng của NHTM như đã nêu trên. Đểnâng cao chấtlượngtíndụng, chúngtacầnnghiên cứu và nhìn nhận một cáchđúngđắncác yếutố đó,đểthấyrõ thực trạngchấtlượngtíndụngcủaNgân hàng chúngta đisâuvào phântích,đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn của các NHTM. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG LẠNG SƠN 2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VieTinbank) được thành lập từ năm
  • 31. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 31 - LớpK44/15.03 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, từ ngày 03/07/2009, NHCT VN đã chuyển đổi hình thức sở hữu thành NHTM CP đã tạo nền tảng vững chắc để ViệTinbank hoạt động an toàn hiệu quả tăng cường công khai, minh bạch ...Khẳng định sức mạnh cạnh tranh vươn lên thành một tạp đoàn tài chính mạnh trong tương lai.VieTinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của VieTinbank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/1năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, trên 150 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Có 03 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo. Với tư cách là thành viên trực thuộc NHCTVN thì sự hình thành và phát triển cũng như chức năng nhiệm vụ của chi nhánh NHCT Lạng Sơn không tách rời ra sự đi lên và phát triển của NHCTVN. Chi nhánh ngân hàng công thương Lạng Sơn được thành lập tõ th¸ng 7 n¨m 1995. Đến nay chi nhánh NHCT Lạng Sơn là một NHTM lớn trên tỉnh Lạng Sơn, ®ã thu hút được khá nhiều kh¸ch hµng cá nhân, doanh nghiệp. 2.1.2 Nhiệm vụ và một số hoạt động chủ yếu Theo quyết định của hội đồng quản trị ngân hàng công thương Việt Nam qui định : 2.1.2.1 Chi nhánh NHCT tỉnh Lạng Sơn có nhiệm vụ Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, với các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết : trình Ngân hàng công thương cấp trên quyết định. Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cho phép.
  • 32. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 32 - LớpK44/15.03 Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt; két sắt,nhận cất giữ các loại giấy tờ trị giá đo được bằng tiền; thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tín dụng tài chính, tín dụng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được NHNNVN, Ngân hàng TMCPCTVN quy định. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng TMCPCTVN. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định. Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiÒn tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Giám đốc chi nhánh, Ngân hàng TMCP Công thương cấp trên. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh, Ngân hàng TMCP Công thương cấp trên giao. 2.1.2.2 Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng * Huy động vốn Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ...Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... * Cho vay, đầu tư Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài ;Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) NhËt (Jbic) và các hiệp định tín dụng khung; Thấu chi, cho vay tiêu dùng; Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế; Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước
  • 33. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 33 - LớpK44/15.03 và quốc tế. * Bảo lãnh Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Các loại bảo lãnh khác theo qui định của Ngân hàng TMCPCTVN */Thanh toán và Tài trợ thương mại Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Western Union. Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Chi trả kiều hối… *)Ngân quỹ Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…). Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. *)Thẻ và ngân hàng điện tử Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa. Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card) *)Hoạt động khác Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. Tư vấn đầu tư và tài chính .Cho thuê tài chính. Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán. Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng TMCPCT Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập
  • 34. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 34 - LớpK44/15.03 trung ở 3 lĩnh vực: - Phát triển nguồn nhân lực - Phát triển công nghệ - Phát triển kênh phân phối 2.1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG TỈNH LẠNG SƠN 2.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Về mô hình tổ chức của NHTMCPCT Lạng Sơn có thể thấy qua sơ đồ sau: Sơ đồ : Mô hình tổ chức bộ máy NHTMCPCT Lạng Sơn năm 2009 Theo mô hình tổ chức của NHCT Việt Nam, căn cứ vào thực tế hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, Bộ máy cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHTMCPCT Lạng Sơn được sắp xếp như sau: - Ban Giám Đốc (Ban lãnh đạo) - Phòng kế toán - Phòng tiền tệ ngân quỹ - Phòng KH - Phòng kiểm tra - kiểm soát nội bộ - Phòng tổ chức hành chính nhân sự - Phòng quản ly rửi ro Ngoài ra, Chi nhánh còn có các quỹ tiết kiệm: + QTK 01: Đặt tại Trụ sở chính + QTK 02: Đặt tại chợ Đông Kinh- TP. Lạng Sơn + QTK 03: Đặt tại Thị trấn Đồng Đăng + QTK 04: Đặt tại Tân thanh - Văn lãng – Lạng Sơn SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHTMCPCT LẠNG SƠN Ban Giám Đốc
  • 35. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 35 - LớpK44/15.03 (Nguồn : Phòng tổ chức hành chính ) Ngoài ra có 4 quỹ tiết kiệm đặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, một quỹ đặt tại Hội sở, một quỹ đặt tại chợ Đông Kinh- TP Lạng Sơn, một quỹ tại đặt tại Thị trấn Đồng Đăng, một quỹ đặt tại Tân Thanh - Văn Lãng – Lạng Sơn. Hiện nay chi nhánh NHCT Lạng Sơn có đội ngũ cán bộ công nhân viên là 62 cán bộ gồm: trình độ trung cấp 4 nhân viên, cao đẳng 2 nhân viên, đại học 56 nhân viên phân chia đều ra các phòng ban làm các phần nghiệp vụ chuyên môn góp phần vào sự hoàn thành chung của chi nhánh. 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. * Phòng khách hàng - Chức năng Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc trong quản lý và điều hành, tổ chức kinh doanh của chi nhánh NHTMCPCT Lạng Sơn. Thực hiện chỉ đạo, quản lý hoạt động kinh doanh (bao gồm cả cho vay, huy động vốn, bán các sản phảm dịch vụ của ngân hàng). - Nhiệm vụ : - Đầu mối nghiên cứu ban hành chính sách khách hàng phù hợp với từng thời kì, tổ chức và thực hiện công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng theo quy định của NHCT Lạng Sơn. - Quản lí theo dõicác hoạt động tín dụng và thực hiện hạn mức cấp các sản phẩm cho vay, tài trợ thương mại của các chi nhánh đối với khách hàng cá nhân.
  • 36. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 36 - LớpK44/15.03 - Thẩm định các trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết của doanh nghiệp: quyết định giới hạn tín dụng đối với một khách hàng theo mức phán quyết tín dụng theo cấp ủy quyền hoặc trình tổng giám đốc, Hội đồng quản trị quyết định (nếu vượt thẩm quyền). - Làm đầu mối tổ chức hoạt động huy động vốn, tiền gửi của khách hàng cá nhân để duy trì và mở rộng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tăng trưởng tín dụng. - Tham gia hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro, hội đồng giảm miễn lãi khi khi được Chủ tịch hội đồng triệu tập. * Phòng quản lý rủi ro - Chức năng : Là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp giám đốc trong quá trình quản lý điều hµnh kinh doanh. Chịu trách nhiệm về ban hành các chính sách quy định về quản lý và giám sát rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp trong hệ thống Ngân hàng. - Nhiệm vụ - Xây dựng chính sách và quy trình quản lý rủi ro của thị trường và rủi ro tác nghiệp, xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro và thị trường. - Phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế thị trường trong và ngoài nước để đánh giá mức độ rủi ro của thị trường đối với các khoản mục đầu tư, kinh doanh. - Tổng hợp, đúc kết các rủi ro đã xảy ra trong tất cả các nghiệp vụ thành các bài học kinh nghiệm để tránh lập lại và phục vụ công tác đào tạo. - Tham gia xây dựng qui trình và hệ thống công nghệ thông tin nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và bảo mật cơ sở dữ liệu. * Phòng kế toán - Chức năng : Có trách nhiệm xây dựng, quản lý, thực hiện kế hoạch tài chính và thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới kế toán tài chính của chi nhánh NHTMCPCT
  • 37. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 37 - LớpK44/15.03 Lạng Sơn.Theo dúng quy địng của chi nhánh NHNN. - Nhiệm vụ : Phối hợp các phòng liên quan trong việc xây dựng các văn bản chỉ đạo hướng dẫn liên quan tới nghiệp vụ tài chính. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới sổ cái theo qui định của các văn bản hiện hành. Xây dựng kế hoạch (bao gồm kế hoạch thu nhập và kế hoạch chi phí) và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch. Tổng hợp và cung cấp các thông tin, liên quan tới nghiệp vụ kế toán tài chính theo yêu cầu của các cấp thẩm quyền. Tham gia với các phòng liên quan xây dựng và trình duyệt dự toán quyết toán. Cấp phát vốn xây dựng cơ bản theo kế hoạch đã duyệt và đúng quy chế về quản lý đầu tư xây dựng. * Phòng tiền tệ kho quỹ - Chức năng : Chịu trách nhiệm về mặt tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo cân đối nhu cầu thu chi tiền mặt trong toàn hệ thống. Quản lý kho quỹ theo quy định của NHNN. - Nhiệm vụ : Tham mưu cho giám đốc xác định và duy trì mức tồn quỹ tiền mặt (VNĐ, ngoại tệ ). Mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh về tiền mặt với các đối tác để nâng cao hiệu quảt sử dụng. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của chi nhánh. Tổ chức học tập nâng cao trình độ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của phòng. Hướng dẫn kiểm tra thực hiện quy trình nghiệp vụ thanh toán séc.
  • 38. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 38 - LớpK44/15.03 Làm đầu mối liên hệ và nhận séc du lịch trắng, séc mẫu với tổ chức. * Phòng kiểm tra, kiểm soát - Chức năng : Thực hiện các chức năng kiểm tra kiểm soát hoạt động của toàn chi nhánh. - Nhiệm vụ : Tổ chức quản lý, thanh tra các hoạt động của chi nhánh. Kiểm ta lại các hànhvi chínhsáchđãđềra. Chịutráchnhiệm về việc giám sát. Thực hiện thường xuyên, theo kỳ, hoặc đột xuất. Phát hiện kịp thời và chấn chỉnh những thiếu sót trong tất cả các nghiệp vụ, góp phàn đưa các hoạt động theo đúng chế độ. * Phòng tổ chức hành chính - Chúc năng : Chịu trách nhiệm xây dựng cơ cáu tổ chức bộ máy và điều hành của chi nhánh NHTMCPCT Lạng Sơn. Quản lý, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động. - Nhiệm vụ : Nghiên cứu, rà soát tham mưu điều chỉnh cơ cấu tổ chức của trụ sở chính và các đơn vị trong toàn hệ thống. Xây dựng các cơ chế liên quan tới công tác tổ chức và hoạt động của các đơn vị trong hệ thống. Thực hiện công tác chính sáchcán bộ, đánh giá, qui hoạch, bổ nhiệm, điều động. Hoàn thiệnh thủ tục đi nước ngoài về việc công và việc riêng cho cán bộ trong hệ thống. Phối hợp chặt chẽ các phòng có liên quan tới trụ chính, trung tâm đào tạo và các phòng nghiệp vụ khác để nhận được sự giúp đỡ từ các định chế trong và ngoài nước. 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn
  • 39. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 39 - LớpK44/15.03 2.1.4.1. Đánh giá hoạt động của Ngân hàng Năm 2009, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng,đồng thời tình hình kinh tế thế giới liên tục có những diễn biến phức tạp có tác động đến kinh tế xã hội nói chung hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ngành tài chính ngân hàng nói riêng, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHTMCPCT Lạng Sơn vẫn giữ được đà phát triển với những kết quả đáng khích lệ: Nguồn vốn huy động ổn định, chất lượng hoạt động tín dụng an toàn hiẹu quả, hoạt động thanh toán chuyển tiền, ngân quỹ, phát hành thẻ, séc, kinh doanh ngoại hối, taì trợ thương mại...đảm bảo nhanh chóng, an toàn với chất lượng dịch vụ ngày cang cao. Công tác tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ có hiệu quả. Công tác quản láy tài chính co tiết kiệm, không khí dân chủ được phát huy rộng rãi, thiết thực .. Các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch TƯ giao, đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế xã hội, thực hiện CNH-HĐH đất nước. . 2.1.4.2 Những kết quả chủ yếu * Công tác huy động vốn Năm 2009, nền kinh tế toàn cầu suy thoái đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp trong đó có Ngân hàng TMCPCTVN. Tuy nhiên, xuất phát từ nhận thức đúng đắn, sâu sát các quan điểm có tính định hướng chiến lược cho việc huy động vốn, Ban giám đốc chi nhánh luôn xác định nguồn vốn là chỉ tiêu cơ bản, là tiền đề để tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh khác. Chủ động bám sát chủ trương và định hướng phát triển của Ngân hàng TMCPCTVN và của chính quyền địa phương, ban giám đốc chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp chỉ đạo hoạt động kinh doanh phù hợp với hoạt động thực tiễn trên địa bàn. Thực hiện khuyến khích lợi ích khách hàng, mở tài khoản thanh toán và sử dụngcác tiện íchcủangânhàng, đồngthờingân hàng luôn đadạnghóacác hình thức hoạtđộngvốnnhư: tiền gửitiết kiệm dâncư, tiếtkiệm điện tử, kì phiếu nội ngoại tệ, trái phiếungân hàng tài chính. Nhờ đó mà ngân hàng đã huy động được nguồn vốn
  • 40. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 40 - LớpK44/15.03 dồi dào, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 đạt 692 tỷ đồng, tăng 193 tỷ đồng so với năm 2008 và đạt 103 % so với kế hoạh TƯ giao, tốc độ tăng trưởng là 38,4%, chiếm thị phần là 26% toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh ( tỷ lệ tăng toàn hệ thống NHCT là 27% , tỷ lệ tăng trưởng toàn nghành ngân hàng là 44% Bảng 2.1 Công tác huy động vốn Đơn vị: triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (2007/2008) So sánh ( 2008/2009 ) Số tiên T.T (%) Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) Số tuyệt đối %Tỷ lệ(+,- ) Số tuyệt đối %tỷ lệ(+,-) I/Tổng nguån vốn huy động 357.384 100 500.214 100 692.385 100 124.380 34,8 192.177 38,4 1/Tiền gửi doanh nghiệp 30.259 8,46 60.029 12 120.796 17,4 29.700 49,6 60.767 101,2 2/Tiền gửi dân cư 290.125 81,19 430.155 86 550.145 79,5 140.030 48,26 119.990 27,9 3/Huy động khác 37.000 10,35 9.967 2 21.444 3,1 -27.033 -73 11.477 115,1 (Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007.2008, 2009.)
  • 41. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 41 - LớpK44/15.03 Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 đạt 500 tỷ tăng 143 tỷ so với năm 2007, đến năm 2009 đạt 692 tỷ tăng 38,4 % so với năm 2008. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh không ngừng tăng lên về quy mô và có sự thay đổi trong cơ cấu theo chiều hướng tích cực. Trong đó tỷ lệ huy động vốn khác ngày càng giảm, thay vào đó là tỷ lệ huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Các loại hình huy động vốn của chi nhánh cũng ngày càng phong phú, thu hút được sự chú ý của khách hàng. Một số dịch vụ của chi nhánh bao gồm: tiết kiệm trả trước, tiết kiệm trả sau, tiết kiệm tích lũy…Không chỉ vậy chi nhánh còn mang đến cho khách hàng sự phục vụ tận tình, chăm sóc chu đáo các nhu cầu của khách. Chính vì vậy ngày càng nhiều khách hàng đến với chi nhánh. Để đạt được kết quả như trên Ban giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh đã quyết tâm nỗ lực không ngừng.Thường xuyên bám sát, nắm bắt diễn biến thị trường để có các biện pháp tăng trưởng nguồn vốn một cách hiệu quả. Ban giám đốc Chi nhánh điều hành với thái độ rất cương quyết đề ra những biện pháp tích cực cụ thể: Trển khai và xây dựng chiến lược kinh doanh ngay từ đầu năm, giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng cán bộ nhân viên, hàng tháng đánh giá công việc đạt được gắn với tiền lương kinh doanh, kịp thời điều chỉnh lãi suất tiền gửi, linh hoạt áp dụng lãi suất với khách hàng mới, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, thực hiện chế độ chăm sóc khách hàng, thay đổi thái độ phục vụ nhằm thu hút tốt hơn nguồn tiền gửi dân cư, đẩy mạnh huy động tiền gửi đối với khách hàng là doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp kết hợp với giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ trọn gói của ngân hàng. Trong năm 2009 do có sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng và hoạt động tiết kiệm bưu điện, đã tiến hành huy động vốn tiết kiệm dân cư nên lãi suất huy động có tăng hơn so với năm 2008, nhưng Chi nhánh vẫn đảm bảo tăng trưởng và do có kinh nghiệm huy động, với các loại hình huy động vốn của chi nhánh cũng
  • 42. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 42 - LớpK44/15.03 ngày càng phong phú, thu hút được sự chú ý của khách hàng. Trong công tác nguồn vốn nổi bật là quán triệt quan điểm “ đi vay để cho vay ” sự tăng trưởng nguồn vốn có vai trò quan trọng, nó quyết địng sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nên chi nhánh đã vận dụng nhiều biện pháp khai thác vốn theo hướng ổn định và có lợi trong kinh doanh. Trên cơ sở những giải pháp đã đề ra, Chi nhánh Lạng Sơn phấn đấu ngày càng phát triển nguồn vốn, đầu tư hiệu quả nâng cao chất lượng hoạt động, giữ vững vị thế và thi phẩn trên địa bàn tỉnh nhà. *. Công tác tín dụng Nhìn chung tỷ lệ cho vay trung dài hạn của chi nhánh giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng tỷ lệ cho vay ngắn hạn lại gia tăng với tỷ lệ cao. Chi nhánh không ngừng mở rộng cho vay với các loại khách hàng: Công ty CP Nhà nước. các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, cho vay tiêu dùng, tài trợ cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu…Nhờ vậy chi nhánh hạn chế được các khoản tín dụng có rủi ro, thu hồi được các khoản nợ quá hạn năm trước. Cho vay nền kinh tế đến 31/12/2009 đạt 580 tỷ đồng, tăng 264 tỷ đồng so với năm 2008 và đạt 86% so với kế hoạch TƯ, tỷ lệ tăng trưởng 88,44% . Thị phần cho vay chiếm 6% toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh ( tỷ lệ tăng toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh là 44%, tỷ lệ tăng toàn hệ thống NHCT là 28%, tỷ lệ tăng trưởng toàn nghành ngân hàng là 38% ).
  • 43. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 43 - LớpK44/15.03 Bảng 2.2:Hoạt động cho vay của chi nhánh NH Đơn vi: triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (2007/2008) So sánh ( 2008/2009 ) Số tiền T.T (%) Số tiền T.T Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) Số tiền (+,-) +, - % II/Cho vay nền kinh tế 174.570 100 316.25 100 580.149 100 14167 8 81,16 263.901 83,44 1/Ngắn hạn 92.251 52,8 100.357 31,74 266.202 45,9 8,106 8,78 165.845 165,2 2/Trung dài hạn 82.319 47,2 215.89 68,26 313.947 54,1 13357 2 162,26 98.056 45,4 Nợ quá hạn 3.411 1,95 2.183 0,69 987 0,17 -1.228 36 -1,196 -54,8 ( Nguồn: Báocáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008,2009 của chi nhánh NHTMCPCT Lạng Sơn.) Cụ thể số dư nợ tín dụng ngắn hạn của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm, năm 2007 là 92.251 triệu đồng, năm 2008 là 100.357 triệu đồng tăng 91.106 triệu ứng với tăng 98% so với năm 2007, năm 2009 là 266.202 triệu đồng tăng 165.845 triệu ứng với tỷ lệ tăng 165,2% so với năm 2008. Hoạt động tín dụng tập trung đầu tư vào các dự án của khách hàng doanh nghiệp vưa và nhỏ, các khách hàng truyền thống, các khách hàng cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu dư nợ có sự thay đổi đáng kể: tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 thay vào đó tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm là do có những khoản nợ đã đến hạn trả và chuyển sang dư nợ ngắn hạn. Dư nợ bảo lãnh đến 31/12/2009 đạt 16 tỷ đồng tăng 69% so với năm trước Doanh số phát hành bảo lãnh năm 2007 đạt 45 tỷ đồng, không phát sinh
  • 44. Học viện tài chính Chuyên đề cuối khoá Sinh Viên : Mông Thị Mai - 44 - LớpK44/15.03 rủi ro Nét nổi bật của hoạt động tín dụng năm 2009 là chất lượng an toàn và hiệu quả. Tiếp tục phương châm “ minh bạch hóa chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng; tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý và kiểm soát ” Chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát, sàng lọc khách hàng, tăng cường thẩm định khách hàng và nhu cầu vay vốn, kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo vốn tín dụng đầu tư vào đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả. Tỷ lệ kho¶n nî qu¸ h¹n trên số dư nợ cho vay n¨m 2008 vµ n¨m 2009 cã gi¶m lµ do Chi nh¸nh ®· chủ động và kiên quyết giảm dần dư nợ ở các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả có nguy cơ dẫn đến mất vốn ngân hàng, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn phát sinh, kho¶n qu¸ h¹n cßn l¹i sÏ thu trong n¨m 2010. * Hoạt động dịch vụ Với quan điểm “ phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng là nhiệm vụ lâu dài, quan trọng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm nâng cao doanh thu” hoạt động dịch vụ tại chi nhánh đã có những bước phát triển đặc biệt trong các hoạt động : Hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế tại NHCT Lạng Sơn ngày càng hoàn thiện và phát triển dịch vụ chi trả kiều hối được thực hiện kịp thời và chính xác. Năm 2009 doanh số mua vào tại chi nhánh đạt 19 triÖu USD, doanh số bán ra là 22 triÖu USD.Thanh toán Nhân dân tệ năm 2009 đạt 400.000.000 CNY. Thu kinh doanh ngoại tệ đạt 2,8 tỷ đồng chiếm 27% tông thu dịch vụ cả năm, luôn cung ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng với giá cả cạnh tranh tên thị truờng. Hoạt động kế toán thanh toán: Do mức độ hiện đại hóa công nghệ nên công tác kế toán thanh toán của chi nhánh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng phục