SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh1
Lời cam đoan
Trong thời gian vừa qua em đã thực tập tại Công ty TNHH Thiết Bị Điện Vạn
Xuân Hà Nội để hoàn thành Luận văn cuối khoá với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm”.
Thời gian thực tập là thời gian em đã tìm hiểu thêm được nghiệp vụ kế toán
trong thực tế, đặc biệt là trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại doanh nghiệp sản xuất.
Đến nay, em đã hoàn thành Luận văn cuối khoá của mình với số liệu, trình tự
hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH
Thiết Bị Điện Vạn Xuân.
Em xim cam đoan mọi số liệu, trình tự , phương thức hạch toán trong Luận văn
cuối khoá này là hoàn toàn phù hợp, nhất quán, đúng với số liệu mà Công ty TNHH
Thiết Bị Điện Vạn Xuân đã hạch toán và xin chịu mọi trách nhiệm về số liệu em đã
nêu trong Luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, Tháng năm
Sinh viên thực hiện
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần
phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử
dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ
hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Để có được điều đó, một trong
những biện pháp là mỗi doanh nghiệp đều không ngừng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành
và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực,
kịp thời các thong tin về chi phí sản xuất phát sinh, tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào
giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp
giữa sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có
hiệu quả. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác
định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp, nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thiết bị
điện Vạn Xuân, được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty, đặc biệt là các anh chị
Phòng kế toán, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Lưu Đức Tuyên , em
đã đi sâu tìm hiểu và mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH thiết bị điện Vạn Xuân” cho Luận văn tốt
nghiệp của mình.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh3
Luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân.
Do thời gian và trình độ có hạn nên luận văn của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ ở
Công ty và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo – Tiến sĩ Lưu Đức Tuyên, các thầy cô
trong khoa Kế toán, Ban giám đốc và các cán bộ nghiệp vụ của Công ty TNHH Thiết
Bị Điện Vạn Xuân đã giúp em hoàn thành luận văn này.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh4
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.1 Chi phí sản xuât, phân loại chi phí sản xuất
1.1.1.1 Khái niêm chi phí sản xuất
Quá trình hoạt động của DN thực chất là sự vận động, kết hợp, tiêu dùng, chuyển
đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo thành các sản phẩm công việc, lao
vụ nhất định.
Trong các DNSX, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi DN phải có
đầy đủ các yếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Sự
tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất của DN hình thành các khoản chi
phí sản xuất tương ứng.
Chi phí sản xuất của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi
ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tính cho một thời kỳ nhất định (tháng, quý,
năm). Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị các yếu tố sản xuất
vào đối tượng tính giá thành (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). Mặt khác, khi xem xét bản
chất của chi phí trong doanh nghiệp cần phải xác định rõ:
- Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong 1
khoảng thời gian nhất định.
- Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: khối lượng các yếu tố đã
tiêu hao trong kỳ và giá cả của 1 đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh5
Chi phí sản xuất cao hay thấp, tăng hay giảm phản ánh kết quả của việc quản lý,
sử dụng lao động, vật tư, thiết bị, tiền vốn. Chính vì vậy, các nhà quản lý của doanh
nghiệp phải kiểm soát được chi phí sản xuất của doanh nghiệp đó.
Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận từng
loại kế toán khác nhau.
Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn
phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được 1 sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ nhất định. Chi phí được xác định bằng tiền từ những hao phí về lao động sống
cần thiết và lao động vật hóa….trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chắc chắn.
Trên góc độ kế toán quản trị, chi phí còn được nhận thức theo phương thức nhận
diện thông tin ra quyết định. Chi phí có thể phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động sản
xuất kinh doanh hằng ngày khi tổ chức thực hiên, kiểm tra, ra quyết định, chi phí có
thể là phí tổn ước tính để thực hiện dự án, phí tổn mất khi lựa chọn phương án, bỏ qua
cơ hội kinh doanh.
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp công nghiệp bao gồm nhiều khoản
chi phí, có thể khác nhau về nội dung kinh tế, tính chất của chi phí, vai trò của nó
trong việc tạo ra sản phẩm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm, tính đúng kết quả từng loại hoạt động kinh doanh thì doanh
nghiệp phải phân loại chi phí. Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác
nhau vào từng nhóm theo những đặctrưng nhấtđịnh. Tuỳ thuộc vào công tác quản lý
và kế toán mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách phân loại chi phí sau.
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế
Theo cách phân loại này chi phí chia thành các yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố chi
phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh6
đó phát sinh ở đâu và mục đích, tác dụng của chi phí như thế nào. Cách phân loại này
có thể khái quát qua sơ đồ 1.1 sau:
Sơ đồ 1.1:
Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu
động cũng như việc lập , kiểm tra và phân tích dự toán chi phí
* Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện cho việc
tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa
vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng . Theo cách
phân loại này ta khái quát theo sơ đồ 1.2 sau:
Sơ đồ 1.2
Chi phí sản xuất
Yếu
tố
nhiên
liệu,
vật
liệu
Yếu
tố
nhiên
liệu,
động
lực
Yếu tố
tiền
lương &
các
khoản
phụ cấp
lương
Yếu
tố
BHXH
,
BHYT
,
KPCĐ
Yếu tố
khấu
hao
TSCĐ
Yếu
tố
dịch
vụ
mua
ngoài
Yêú
tố chi
phí
khác
bằng
tiền
Chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công
trực tiếp (lương và
các khoản trích theo
lương...)
Chi phí sản xuất chung
(Vật liệu, nhân viên
phân xưởng, khấu hao
TSCĐ...)
Chi phí sản xuất
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh7
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay
thực hiện lao vụ, dịch vụ. Không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên, vật
liệu dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho những hoạt động
ngoài lĩnh vực sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả và các
khoản trích BHXH, BHYT tính trên tiền lương cơ bản, và KPCĐ tính trên tiền lương
thực tế của công nhân (lao động) trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính vào
khoản mục khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương của những
nhân viên phân xưởng, bán hàng, quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác.
- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản
xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại), bao gồm 6 điều khoản sau :
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả
và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý, nhân viên thống kê,
nhân viên tiếp liệu, nhân viên bảo vệ, tại phân xưởng sản xuất theo quy định.
+ Chi phí vật liệu: Gồm vật liệu và các loại sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung
của phân xưởng sản xuất, như dùng để sửa chữa TSCĐ, dùng cho công tác quản lý tại
phân xưởng.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí về các loại công cụ, dụng cụ dùng cho nhu
cầu sản xuất chung ở phân xưởng (đội, trại) sản xuất như: Khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp,
dụng cụcầm tay, bảo hộ lao động. Chi phí dụng cụ sản xuất có thể bao gồm trị giá thực
tế công cụ, dụng cụ xuất kho (đối với loại phân bổ một lần) và số phân bổ về chi phí
công cụ, dụng cụ kỳ này (đối với loại phân bổ nhiều lần) dùng cho nhu cầu sản xuất
chung ở phân xưởng (đội, trại.) sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh8
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm số khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô
hình và TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng (đội, trại...) sản xuất, như khấu
hao máy móc thiết bị sản xuất, khấu hao nhà xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài,
thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất như chi
phí về điện nước, điện thoại, thuê sửa chữa TSCĐ.
+ Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các khoản chi bằng tiền ngoài các khoản đã
kể trên, sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng (đội, trại...) sản xuất.
Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm có tác dụng
phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức; là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực
hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
* Phân loại chi phí theo cách thức tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với
đối tượng chịu chi phí.
Cách phân loại này được thể hiện qua sơ đồ 1.3 sau:
Sơ đồ 1.3:
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một
loại sản phẩm, công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàn
Chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh9
toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, công việc, lao vụ đó. Loại này
thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí như CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp.
- Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc,
lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng
phương pháp phân bổ gián tiếp
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập
hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng được đúng đắn, hợp lý.
* Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động
của doanh nghiệp
Theo quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động của doanh nghiệp thì chi phí
sản xuất được phân làm hai loại là biến phí và định phí.
- Biến phí: là những chi phí thay đổi theo khối lượng hoạt động như chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp...
- Định phí: là những chi phí không thay đổi khi khối lượng hoạt động thay đổi
như chi phí khấu hao máy móc, thiết bị...
Việc phân chia này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán quản trị
doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị phân tích điểm hoà vốn, tạo điều kiện cho
công tác lập kế hoạch lợi nhuận và là cơ sở của các quyết định quản lý cần thiết nhằm
hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả SXKD
1.1.2. Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối
lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất
hoàn thành.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh10
Xác định giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng trong doanh nghiệp. Giá
thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật
tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các giải
pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng
cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định
hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, kế toán hoá giá thành cũng như yêu cầu xây
dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau và có
nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Vì thế, giá thành thường được phân loại theo
nhiều cách khác nhau.
a, Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Cách phân loại này thể hiện sơ đồ 1.4 như sau
Sơ đồ 1.4
Giá thành kế hoạch và giá thành định mức: được tiến hành trước khi bắt đầu quá
trìnhsản xuất, chếtạo sảnphẩm dựatrên cơ sở chiphí sảnxuất kế hoạchvà sản lượng kế
hoạch. Còn giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện
hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá
thành định mức luôn thay đổi phù hợp với thay đổi của các định mức chi phí đạt được
trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
Giá thành sản phẩm
Giá thành kế hoạch Giá thành định mức Giá thành thực tế
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh11
Ngược lại giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình
sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản
xuất sản phẩm. Nó phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong suốt quá trình
hoạt động sản xuất để hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định
được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ kế toán. Từ đó điều chỉnh
kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
b, Phân theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành các loại như
sau ( sơ đồ 1.5):
Sơ đồ 1.5
Giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất
( giá thành công
xưởng)
Giá thành tiêu thụ
(giá thành toàn bộ)
Chi phí
nguyên vật
liệu trực tiếp
Chi phí nhân
công trực
tiếp
Chi phí sản
xuất chung
Chi phí
bán
hàng
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh12
Trong đó giá thành tiêu thụ được tính như sau:
Giá thành của
sản phẩm tiêu
thụ
=
Giá thành sản
xuất sản phẩm
+
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
+
Chi phí bán
hàng
Việc phân loại giá thành sản phẩm kể trên chỉ phục vụ cho công tác quản lý sau
khi đã hoàn thành sản xuất sản phẩm. Giá thành tiêu thụ chỉ được tính toán cho sản
phẩm, lao vụ sau khi được xác định là tiêu thụ. Cách phân loại này có tác dụng giúp
cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lỗ, lãi) của từng mặt hàng, từng loại
dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa
chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng
mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ mang tính học thuật, nghiên
cứu. Ngoài ra còn có giá thành theo biến phí, giá thành phân bổ 1 phần định phí, giá
thành toàn bộ...
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí
sản xuất là cơ sở hình thành nên giá thành sản phẩm. Có thể nói chi phí và giá thành là
hai mặt khác nhau của một quá trình sản xuất. Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá
thành phản ánh mặt kết quả. Thực chất giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của
của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra liên
quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
Như vậy chi phí sản xuất gắn liền với một thời kỳ nhất định, không kể chi phí đó
phát sinh ở đâu và cho mục đích gì. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh
trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng
sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh13
xuất sản phẩm. Giá thành sản phẩm được gắn liền với một khối lượng sản phẩm nhất
định đã hoàn thành.
Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản xuất sản phẩm:
Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở dang cuối kỳ
Qua sơ đồ ta thấy:
Tổng
giá
thành
SP
=
CPSX dở
dang đầu kỳ
+
CPSX phát
sinh trong
kỳ
-
CPSX dở
dang cuối
kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng
nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản
phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Hơn nữa, giá thành sản phẩm mang tính chất chủ quan, việc giới hạn chi phí tính
vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tính toán
xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế
- tài chính, chế độ kế toán hiện hành. Những quan điểm và quy định đó đôi khi không
hoàn toàn phù hợp với bản chất của chi phí và giá thành sản phẩm, đòi hỏi các nhà
quản trị doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ ràng đầy đủ để sử dụng thông tin cho
thích hợp.
1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ
thống các chỉ tiêu kinh tế, phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan
hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức kê toán
CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh14
chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất kê hoạh hợp lý, đúng đắn có ý nghĩa lớn trong
công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Do đó, để tổ chức tốt công tác kế toán
chi phí và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, thiết thực, kịp thời yêu cầu quản
lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiên tốt các nhiệm vụ sau:
- Cần nhận thức đúng đắn vụ trí kê toán chi phí, tính giá thành sản phẩm trong
hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan.
- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phường pháp
tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
- Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và phương pháp tính phù hợp,
khoa học.
- Thực hiên tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán
phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu
thu nhận xử lý hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp
- Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của
các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành sản phẩm.
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp
những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị
doanh nghiệp ra được các quyết định 1 cách nhanh chóng, phù hợp với quá trính sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm
1.2. Kế toán chi phí sản xuất
1.2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất.
1.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Một trong những công việc đầu tiên để giúp cho việc kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm được chính xác thì kế toán phải xác định đối tượng tập hợp
chi phí và tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh15
là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí
và đối tượng chịu chi phí.
Phạm vi (hoặc giới hạn) để tập hợp chi phí sản xuất có thể là:
- Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, đội,sản xuất, bộ phận chức năng
- Nơi gánh chịu chi phí: Sản phẩm, giai đoạn công nghệ, công việc hoặc lao vụ
mà doanh nghiệp đang sản xuất, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng.
Về cơ bản, doanh nghiệp có thể kế toán chi phí theo sản phẩm, đơn đặt hàng, theo
phân xưởng sản xuất....
Như vậy, tuỳ vào đặc điểm sản xuất của các doanh nghiệp khác nhau mà các
doanh nghiệp có thế xác định đối tượng tập hợp chi phí khác nhau. Kế toán có thể căn
cứ vào các đặc điểm sau để xác định đối tượng tập hợp chi phí :
- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (quy trình sản xuất sản
phẩm khép kín hay phân đoạn, sản xuất một hay nhiều loại sản phẩm, có một hay
nhiều phân xưởng, quy trình công nghệ phức tạp hay giản đơn.).
- Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu kế toán nội bộ của doanh nghiệp.
- Khả năng, trình độ quản lý nói chung và kế toán nói riêng.
Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình hoạt
động, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản
lý chi phí của doanh nghiệp mới tạo điều kiện để tổ chức tốt công việc kế toán tập hợp
chi phí sản xuất.
1.2.1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay một hệ thống
phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo đối tượng kế
toán chi phí.
* Phương pháp kế toán chi phí theo công việc:
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh16
Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định theo
từng loại sản phẩm, từng loại công việc, từng đơn đặt hàng. Trên cơ sở đó kế toán mở
sổ (hoặc thẻ) kế toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng. Chi phí sản xuất phát sinh
không kể ở đâu, ở bộ phận nào đều được phân loại theo sản phẩm, công việc, đơn đặt
hàng. Theo mô hình trên:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được xác định căn cứ trên phiếu xuất kho
hoặc bảng phân bổ nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công trực tiếp: được căn cứ trên bảng phân bổ tiền lương hoặc
bảng chấm công, phiếu theo dõi sản phẩm hoàn thành. Bảng chấm công là chứng từ
theo dõi ngày công của người lao động làm cơ sở cho việc tính lương hàng tháng và
xét khen thưởng cuối kỳ. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành là
chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân
người lao động, là cơ sở để tính lương theo sản phẩm trả cho người lao động.
- Chi phí sản xuất chung:
Trường hợp chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất thì kế toán lựa chọn một tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ
cho từng đối tượng chi phí có liên quan và ghi vào sổ tương ứng.
Sử dụng phương pháp này để hạch toán chi phí tạo điều kiện để tính toán chính
xác, kịp thời giá thành sản phẩm, dịch vụ, từ đó giúp cho việc kiểm tra đánh giá
thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Tuy nhiên, hạn chế của phương
pháp này là khi doanh nghiệp có nhiều đối tượng tính giá thành thì công tác kế toán
ban đầu trở nên phức tạp. Vì vậy, phương pháp này sử dụng thích hợp với những
doanh nghiệp có một trong số các điều kiện sau:
- Sản phẩm có tính đơn chiếc, giá trị lớn, kết cấu phức tạp.
- Sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh17
* Kế toán chi phí theo quá trình sản xuất.
Theo phương pháp này, người ta không xác định chi phí cho từng sản phẩm
hoặc công việc cụ thể nào mà thay vào đó, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng
công đoạn hoặc từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất khác nhau của doanh nghiệp.
+ Ưu điểm: Sử dụng phương pháp này để hạch toán chi phí sản xuất sẽ giúp cho
kế toán theo dõi được chi phí phát sinh theo địa điểm, tạo điều kiện cho công tác kế
toán nội bộ trong doanh nghiệp và đơn giản hoá công tác kế toán ban đầu.
+ Nhược điểm: là gây khó khăn cho công tác tính giá thành, đặc biệt khi doanh
nghiệp có nhiều đối tượng tính giá thành khác nhau thì phải sử dụng các phương pháp
tính gián tiếp, mức độ chính xác và tính kịp thời không cao.
Phương pháp này sử dụng thích hợp ở những doanh nghiệp có quy trình sản xuất
phức tạp, kiểu chế biến liên tục.
1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ sẽ áp dụng theo chế độ kế toán doanh
nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14
tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài Chính.
Theo Quyết định này trong phần hành kế toán chi phí sản xuất cũng chia ra các
khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung nhưng các loại chi phí này sẽ không hạch toán vào các tài khoản 621- chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622- chi phí nhân công trực tiếp, TK 627- Chi phí
sản xuất chung mà được tập hợp thẳng vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh18
Kết cấu của TK 154 như sau:
Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung thực tế phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo các sản phẩm
hay trực tiếp thực hiện dịch vụ.
Bên có: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hay chuyển
kỳ sau.
TK 154 phải được tổ chức theo đối tượng:
- TK 154 chi tiết cho chi phí NVLTT.
- TK 154 chi tiết cho CPNCTT
- TK 154 chi tiết cho CPSXC
Cuối kỳ kế toán phải tổng hợp, tính và phân bổ CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC
theo đối tượng tập hợp chi phí.
1.2.2.1. Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn xác định tiến
hành hoạt động theo một trình tự nhất định. Điều này giúp cho việc quản lý, kế toán
cũng như việc chuyên môn hoá được dễ dàng và thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra
từng hoạt động trong doanh nghiệp. Công việc hạch toán chi phí sản xuất là một khâu
quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Việc tập hợp chi phí cũng bao
gồm nhiều bước. Các doanh nghiệp khác nhau với trình độ công tác quản lý, kế toán
cũng như quy mô khác nhau sẽ lựa chọn trình tự kế toán khác nhau sao cho hợp lý và
khoa học đối với doanh nghiệp mình.
Có thể khái quát chung trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành qua 5
bước sau đây:
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản trực tiếp liên quan đến từng đối tượng tập
hợp chi phí.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh19
Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ xủa các ngành sản xuất kinh doanh phụ cho
các đối tượng trong doanh nghiệp.
Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá
thành.
Bước 4: Kiểm kê xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Bước 5: Tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ
1.2.2.2.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Nội dung:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ , nhiên liệu..... sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc
thực hiện lao vụ dịch vụ.
Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào
các phiếu xuất kho, báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng, đội, trại và các chứng
từ khác có liên quan để để tập hợp cho từng đối tượng liên quan.
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm,
loại sản phẩm, lao vụ...) thì kế toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu
xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không thể tổ
chức kế toán riêng cho từng đối tượng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ
gián tiếp để phân bổ cho cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được
sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản
phẩm....Mức phân bổ được tính như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh20
Chi phí vật liệu
phân bổ cho từng đối
tượng
=
Tiêu chuẩn phân
bổ của từng đối tượng
*
Tỷ lệ
(hay hệ số)
phân bổ
Trong đó:
Tỷ lệ (hay
hệ số) phân bổ
=
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
* Phương pháp kế toán
Trình tự và phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện
qua sơ đồ sau:
Sơ đồ1.6: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK152
TK 331, 111, 112
TK 152
TK 154
(chi tiết chi phí NVLTT )
TK 1331
Vật liệu xuất kho sử dụng
trực tiếp cho sản xuất sản
phẩm, thực hiện dịch vụ
vụ
Mua vật liệu không qua kho sử
dụng cho sản xuất sản phẩm, dịch
vụ
Thuế GTGT
Vật liệu không sử dụng hết cho
sản xuất sản phẩm, dịch vụ nhập
lại kho
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh21
1.2.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
* Nội dung:
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động mà doanh nghiệp phải trả
công nhân trực tiếp sản xuất. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các
khoản trích quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định với khoản tiền lương trên.
Cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tính
trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trong trường hợp chi phí nhân
công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không kế toán trực tiếp được (như
tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, hoặc tiền lương theo thời gian của công trình sản
xuất thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày) thì được tập hợp chung, sau đó
chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên
quan.
Chi phí
NCTT cho từng
đối tượng
= Tổng chi phí NCTT *
Tổng tiêu thức
phân bổ của từng đối
tượng
* Phương pháp kế toán
Chi phí nhân công trực tiếp được kế toán theo sơ đồ 1.7 dưới đây.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh22
Sơ đồ1.7 : Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Cuối kỳ kế toán phải tính, phân bổ chi phí NVLTT và chi phí NCTT theo đối
tượng tập hợp chi phí
1.2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung.
* Nội dung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát
sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản
xuất chung bao gồm các khoản sau: chi phí nhân viên phân xưởng,chi phí vật liệu,chi
phí dụng cụ sản xuất,chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng
tiền khác.
Riêng đối với TK 154 “chi tiết CPSXC” doanh nghiệp phải phân thành:
Các khoản trích về BHYT, BHXH và
KPCĐ trên lương của công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm và dịch vụ
TK 338 (3382,3383,3384)
TK 154
(chi tiết chi phí NCTT )
TK 335
TK 334
Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca
phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm, thực hiện dịch vụ
Trích trước tiền lương nghỉ phép
của công nhân trực tiếp sản xuất
sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh23
- Chi phí SXC cố định: là chi phí SX gián tiếp, thường không thay đổi theo sản
lượng sản phẩm sản xuất.
- Chi phí SXC biến đổi: là chi phí SX trực tiếp thường thay đổi trực tiếp hoặc gần
như trực tiếp theo sản lượng sản phẩm SX.
Đốivới CPSXC cố định được phân bổ vào CP chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm
theo côngsuâtbìnhthườngcủamáymóc thiếtbị. Côngsuấtbình thường là sản lượng sản
phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường.
+ Nếu mức sản phẩm thực tế SX ra cao hơn công suất bình thường thì được phân
bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
+ Nếu mức sản phẩm thực tế SX ra thấp hơn công suất bình thường thì số phân
bổ CPSX vào mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản CPSXC
không được phân bổ phải ghi vào chi phí SXKD trong kỳ ( TK 632).
Đối với CPSXC biến đổi phải phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi sản phẩm
theo chi phí phát sinh thực tế.
* Trình tự kế toán:
Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung được khái quát theo sơ đồ 1.8 dưới đây.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh24
Sơ đồ1.8: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung
Cuối kỳ kế toán tính, phân bổ chi phí sản xuất chung theo đối tượng tập hợp chi
phí.
1.2.2.5. Kế toán chi phí trả trước:
Chi phí trả trước (còngọi là chi phí chờ phân bổ) là tập hợp các khoản chi thực
tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này mà được
tính cho hai hay nhiều kỳ kế toán sau đó. Đây là những khoản chi phí phát sinh một
TK 111, 112, 152
TK 632
TK 142,242, 335
TK 154
(chi tiết chi phí SX chung)
TK 331, 111, 112.
TK 334,338
TK 152(611),153
TK 214
TK 1331
Chi phí nhân viên phân xưởng, tổ đội, bộ
phận sản xuất thực hiện dịch vụ
Chi phí vật liệu, công cụ
Chi phí phân bổ dần,
chi phí trích trước
Chi phí dịch vụ mua ngoài,
Chi phi bằng tiền khác
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản
xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ
Các khoản thu giảm chi
Thuế GTGT (nếu có)
Chi phí sản xuất chung cố
định không được tính vào
giá thành sản phẩm mà tính
vào giá vốn hàng bán (so
mức SX thực tế < mức công
suất bình thường
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh25
lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động của
nhiều kỳ kế toán. Thuộc loại chi phí trả trước bao gồm:
- Giá trị CCDC nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần, giá trị sửa chữa lớn
TSCĐ ngoài kế hoạch, giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê
- Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh. trả trước cho nhiều kỳ kế toán. Tiền
mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thông......
- Chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, phát minh, sáng chế không đủ tiêu chuẩn của
TSCĐ vô hình.
Để theo dõi các khoản chi phí trả trước kế toán sử dụng TK 242 – “chi phí trả
trước dài hạn”: là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến kết quả
hoạt động kinh doanh của nhiều niên độ kế toán, do vậy cần phải phân bổ cho các
niên độ kế toán liên quan. Các nghiệp vụ chủ yếu được phản ánh trong sơ đồ 1.9:
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh26
Sơ đồ 1.9: Kế toán chi phí trả trước dài hạn
1.2.2.6. Tổng hợp chi phí sản xuất.
Để tổng hợp chi phí sản xuất kế toán tập hợp trên TK 154 – Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang.
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ được tính như sau:
Tổng chi
phí SXKD trong
kỳ
=
Chi phí
SXKD dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí SXKD
phát sinh trong kỳ
-
Chiphí
SXKD dở dang
cuối kỳ
TK 241
TK 154,635,642TK 242
TK 111,112,
152,331,334.
TK 111,112
TK 153
TK 214
TK 1331
Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ
tầng(theo phương thức thuê hoạt động)
Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ 1 lần có
giá trị lớn phải phân bổ dẩn
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh
một lần quá lớn phải phân bổ dần
Các khoản chi phí trả trước dài hạn
phát sinh
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản
xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ
Định kỳ phân bổ chiphí
trả trước dài hạn vào chi
phí SXKD
Thuế GTGT (nếu có)
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh27
Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh được kế toán theo sơ đồ 1.10 dưới đây:
Sơ đồ1.10: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh
TK 334
TK 152,153TK 154
TK 331, 111, 112.
TK 152,153
TK 111,112,331..
TK 214
TK 1331
Xuất kho NVL, công cụ, dụng cụ
dùng cho sản xuất
NVL, công cụ, dụng cụ mua ngoài
không qua kho đưa ngay vào sử
dụng
Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền
ăn ca phải trả công nhân viên
Chi phí dịch vụ mua ngoài,
Chi phi bằng tiền khác
Trích khấu hao TSCĐ dùng
cho SXKD
NVL, công cụ, dụng cụ gia
công xong chế biến nhập
kho
(nếu có)
TK 632
TK 133
(Nếu có)
TK 338
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
trên lương phải trả công nhân viên
TK 155
TK 138,334
TK 152
NVL sử dụng không hết
nhập kho
Giá trị sản phẩm hỏng
không sửa chữa được
Nhập kho thành phẩm
TK 157
SP, dịch vụ hoàn thành
gửi bán
SP SX xong tiêu thu ngay
không qua kho
Chi phí SX chung cố định
không được tính vào giá thành
SP
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh28
1.2.2.7. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn
đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành doanh nghiệp cần thiết
phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Các thông tin về sản phẩm dở
dang không những ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán mà
còn ảnh hưởng tới lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh khi thành phẩm xuất bán
trong kỳ. Vì vây, đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng đối với kế toán
DN.
Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản
phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm
dở dang sau:
* Xác định sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch:
Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch ) cho các khâu, các bước,
các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
* Xác định sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương:
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương để
quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa
vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá,
phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên
vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh29
Giá trị
vật liệu
chính nằm
trong sản
phẩm dở
dang
=
Số lượng SPDD cuối kỳ
(không quy đổi)
x
Toàn bộ giá
trị vật liệu chính
xuất dùng
Số
lượng
thành
phẩm
+
Số
lượng
SPDD
không
quy đổi
Chi
phí chế
biến nằm
trong sản
phẩm dở
dang
=
Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra
thành phẩm
x
Tổng
chi phí
chế biến
cùng loại
Số
lượng
thành
phẩm
+
Số lượng SPDD
quy đổi ra thành phẩm
* Xác định sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:
Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến
chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này.
Thực tế đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương,
trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị
SPDD =
Giá trị nguyên
vật liệu chính nằm
trong SPDD
x
50% chi
phí chế biến
* Xác định sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính.
Phương pháp này thường được áp dụng với những doanh nghiệp có các
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh30
loại chi phí chế biến (nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) phát sinh là không
đáng kể so với chiphí NVL chính. Kế toán chỉ phânbổ chiphí NVL chínhvào sản phẩm
dở dang còn các chi phí chế biến khác sẽ tính hết cho sản phẩm hoàn thành .
Phương pháp này đơn giản, khối lượng tính toán ít nhưng thông tin chi phí sản
xuất dở dang có độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến. Tuy
nhiên phương pháp này có thể áp dụng thích hợp trong các trường hợp chi phí vật liệu
chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang
cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.
* Xác định SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực
tiếp.
Theo phương pháp này trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVL
trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp (nguyên, vật liệu và nhân công trực tiếp) mà không
tính đến các chi phí khác
Ngoài ra trên thực tế còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị
SPDD như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật
liệu chính và vật liệu phụ nằm trong SPDD.
1.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm.
1.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp
sản xuất, chế tạo và thực hiện cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể cũng phải dựa
vào rất nhiều yếu tố cụ thể:
- Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm (giản đơn hay phức tạp)
- Loại hình sản xuất (đơn chiếc hay hàng loạt )
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh31
- Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong
doanh nghiệp
- Khả năng trình độ quản lý, hạch toán.
- .....
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc
là một đối tượng tính giá thành (ví dụ từng công trình, từng hạng mục công trình trong
doanh nghiệp XDCB, từng con tàu trong công nghiệp đóng tàu). nếu doanh nghiệp tổ
chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng là một đối tượng
tính giá thành (ví dụ từng loại bàn, ghế trong doanh nghiệp mộc; từng loại máy công
cụ trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo). Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất
nhiều với khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành (Ví
dụ: từng loại bánh kẹo trong doanh nghiệp bánh kẹo, từng loại vải trong công nghiệp
dệt.).
Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo cũng có ảnh hưởng quyết định đến việc
xác định đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn
thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành của quá trình
sản xuất. ở những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, tùy theo
yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng nửa thành phẩm (bán ra ngoài, nhập kho) và khả
năng tính toán mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai
đoạn cuối cùng và cũng có thể bao gồm cả thành phẩm và nửa thành phẩm ở từng giai
đoạn công nghệ. Đối với sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song
thì đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm
lắp ráp hoàn chỉnh.
Các yêu cầu quản lý, đặc biệt là yêu cầu thông tin cần thiết cho việc ra các quyết
định kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp cũng là một căn cứ quan trọng trong việc
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh32
xác định đối tượng tính giá thành. Điều này thể hiện rõ tính mục đích cụ thể của thông
tin kế toán. Tuy nhiên, việc xác định đối tượng tính giá thành cụ thể như thế nào (mức
độ tổng hợp hay chi tiết.) còn phụ thuộc vào khả năng quản lý nói chung và trình độ
hạch toán của doanh nghiệp.
1.3.2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp
được sử dụng để tính gía thành sản phẩm hoặc đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần
tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản, phương
pháp tính giá thành bao gồm các phương pháp sau:
* Phương pháp tính giá thành trực tiếp
+ Điều kiên áp dụng: trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn,
số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng
tập hợp chi phí và tính giá thành là loại sản phẩm và đơn vị sản phẩm hoàn thành.
+ Nội dung:
Căn cứ vào chi phí tập hợp được trong kỳ của đối tượng tập hợp chi phí và căn
cứ vào giá thành sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ (nếu có) để tính tổng giá thành của
loại sản phẩm hoàn thành theo công thức:
Zsản xuất = DĐK + C – DCK
q
Z xuÊtns¶z 
Trong đó: Zsản xuất : Tổng giá thành sản xuất thực tế của loại sản phẩm
DĐK ,DCK : Chi phí SXKDD đầu kỳ và cuối kỳ
C : Chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ
z : Giá thành đơn vị của loại sản phẩm
q : Số lượng sản phẩm hoàn thành
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh33
Trường hợp quy trình công nghệ sản xuất không có sản phẩm làm dở (sản xuất
điện, nước) hoặc sản phẩm làm dở ít và ổn định nên không đánh giá thì:
Zsản xuất = C
* Phương pháp tính giá thành theo hệ số
+ Điều kiện áp dụng: trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình
cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng
thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản
phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
+ Nội dung:
Kế toán dựa vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ
đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính
ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Tổng
giá thành
SP của các
loại sản
phẩm
=
Giá trị
SPDD đầu kỳ
+
Tổng
chiphí SX
phát sinh
trong kỳ
-
Giá
trị
SPDD
cuối kỳ
Tổng số
SP gốc đã
quy đổi
= 
n
i 1
Tổng
số lượng
sản phẩm i
x
Hệ số quy
đổi của sản
phẩm i
Giá thành đơn vị sản
phẩm gốc quy đổi
=
Tổng giá thành của tất cả các loại sản
phẩm
Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh34
Giá thành đơn vị
thực tế sản phẩm
từng loại
=
Giá thành đơn vị
sản phẩm gốc
quy đổi
x
Hệ số quy đổi từng
loại sản phẩm
* Phương pháp tính gía thành theo tỷ lệ chi phí
+ Điều kiện áp dụng: trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm
với nhiều quy cách, kích cỡ, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày...
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo nhóm sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là từng quy cách, kích cỡ, phẩm cấp, sản phẩm hoàn
thành.
+ Nội dung:
Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực
tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán tính ra giá thành đơn vị và
tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Tỷ
lệ chi
phí
=
Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm
Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của tất cả các
sản SP
Giá thành thực
tế đơn vị SP cùng
loại
=
Giá thành kế hoạch (hoặc
định mức) đơn vị SP từng loại
x
T
ỷ lệ
chi phí
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh35
* Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
+ Điều kiện áp dụng:
áp dụng cho các doanh nghiệp trong cùng quy trình công nghệ sản xuất vừa thu
được sản phẩm chính lại vừa thu được sản phẩm phụ ( các doanh nghiệp chế biến
đường, bia, rượu...)
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối
tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành.
+ Nội dung: Để tính giá trị sản phẩm chính hoàn thành kế toán phải loại trừ giá
trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá thành sản phẩm chính
được tính theo công thức:
Tổng
giá thành
SP chính
=
Giá
trị SP
chính
DD đầu
kỳ
+
Tổng
chi phí
SX phát
sinh
trong kỳ
-
Giá
trị SP
phụ thu
hồi ước
tính
-
Giá
trị SP
chính
DD
cuối kỳ
* Phương pháp tính giá thànhtheo giaiđoạncông nghệ (Phương pháp phân bước)
Trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp để
tạo ra thành phẩm thì phải qua nhiều giai đoạn sản xuất chế biến, sản phẩm của giai
đoạn trước thành đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp theo, người ta gọi quy trình
công nghệ phức tạp trong trường hợp này là quy trình công nghệ phức tạp kiều liên
tục, kế toán thường sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước để tính giá thành
của các đối tượng tính giá thành Tuỳ theo việc xác định đối tượng tính giá thành mà
phương pháp này được chia làm 2 loại:
- Phương pháp có tính giá thành phân bước có bán thành phẩm (Phương pháp
phân bước kết chuyển tuần tự theo khoản mục):
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh36
+ Điều kiện áp dụng: phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp
có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ ở phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc có bán
thành phẩm bán ra ngoài. Đối tượng tính giá thành vừa là nửa thành phẩm hoàn thành
ở từng giai đoạn sản xuất, vừa là thành phẩm ở giai đoạn cuối.
+ Nội dung: Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào CPSXđã tập hợp được ở
từng giai đoạn lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của bán thành phẩm và
kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá
thành đơn vị của bán thành phẩm ở giai đoạn kế tiếp. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi
tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.
- Phương pháp tính giá thành phân bước không có bán thành phẩm (phương
pháp phân bước kết chuyển chi phí song song):
+ Điều kiện áp dụng: trongnhững doanhnghiệp không có yêu cầu hạch toán kinh tế
nội bộ hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài. Đối tượng tính
giá thành chỉ là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng.
+ Nội dung: Theo phương pháp này kế toán không cần tính giá thành bán thành
phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn thành
bằng cách tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong
giai đoạn công nghệ.
* Phương pháp tính giá thành theo công việc (theo ĐĐH)
+ Điều kiện áp dụng:
Phương pháp tính giá thành theo ĐĐH được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất
theo các đơn đặt hàng, sản phẩm được tiến hành theo yêu cầu của khách. Các đơn đặt
hàng có thể khác nhau và cùng một lúc doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều đơn đặt
hàng khác nhau.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh37
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng ĐĐH.
Công tác tính giá thành được thực hiện khi ĐĐH đã hoàn thành.
Khi mỗi ĐĐH bắt đầu sản xuất, kế toán mở cho ĐĐH đó một phiếu tính giá
thành theo ĐĐH. Khi ĐĐH còn trong quá trình sản xuất thì toàn bộ các chi phí được
phản ánh trên phiếu tính giá thành là CPSXDD của ĐĐH đó, khi ĐĐH hoàn thành thì
kế toán tổng hợp các chi phí đã phản ánh trên phiếu tính giá thành theo ĐĐH thành
giá thành sản xuất thực tế của ĐĐH đó.
1.4. Hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm.
1.4.1. Khái niệm hình thức sổ kế toán và hình thức tổ chức sổ kế toán
Sổ kế toán là biểu hiện vật chất cụ thể của phương pháp tài khoản và ghi kép
trên sổ kế toán là sự biểu hiện nguyên lý của phương pháp ghi sổ kép. Nói cách khác,
sổ kế toán là một phương tiện vật chất cơ bản, cần thiết để người làm công tác kế toán
ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian cũng
như theo đối tượng.
Công tác kế toán trong một đơn vị hạch toán, đặc biệt là trong các doanh nghiệp,
thường nhiều và phức tạp không chỉ thể hiện ở số lượng các phần hành, mà còn ở mỗi
phần hành kế toán cần thực hiện, do vậy đơn vị hạch toán cần thiết phải sử dụng nhiều
loại sổ sách khác nhau về kết cấu, nội dung và phương pháp hạch toán; tạo thành một
hệ thống sổ sách kế toán.. Các loại sổ này được liên hệ chặt chẽ và ghi sổ theo trình tự
hạch toán chi tiết và tổng hợp phục vụ cho yêu cầu cung cấp thông tin và quản lý.
Như vậy, hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ kế toán khác
nhau về chức năng ghi chép, về kết cầu, nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán
nhất định trên cơ sở chứng từ gốc. Các doanh nghiệp căn cứ về loại hình, quy mô và
đặc điểm SXKD, yêu cầu quản lý để tổ chức một hình thức sổ kế toán phù hợp.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh38
1.4.2. Các hình thức tổ chức sổ kế toán.
Theo Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC vừa mới ban hành ngày 14/09/2006 để ghi
chép các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kì nói chung và ghi chép các nghiệp vụ kế
toán về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng, kế toán có thể chọn một
trong năm hình thức sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ, Nhật ký sổ cái, Nhật ký chung,
Chứng từ ghi sổ , Kế toán máy. Dựa trên quymô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp,
yêu cầuquản lý về cungcấp thôngtin cho các đốitượngquan tâm, hay dựa vào trình độ
của các nhân viên kế toáncủa doanhnghiệp, kế toáncó thể lựa chọnhình thức sổ kế toán
phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên theo chế độ kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu gồm 3
hình thức sổ kế toán là:
- Nhật ký- sổ cái.
- Chứng từ ghi sổ .
- Nhật ký chung.
Mỗi hình thức có một hệ thống sổ sách kế toán để tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành khác nhau.
Ví dụ hình thức sổ Nhật ký chung được tổ chức như sau.
* Tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
+ Nội dung: Đặc trưng có bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các
nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphátsinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm
là sổ Nhật ký chung theo trình tự phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó.
Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh39
- Sổ Cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
+ Điều kiện vận dụng:
- Trong điều kiện kế toán thủ công thì sổ Nhật kí chung chỉ phù hợp cho những
doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, loại hình kinh doanh đơn giản, có nhu cầu phân
công lao động kế toán.
- Trong điều kiện lao động kế toán máy thì Nhật kí chung phù hợp với mọi loại
hình doanh nghiệp.
Sơ đồ1.11: trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo hình thức Nhật ký chung
Đối chiếu
Chứng từ gốc, bảng phân bổ
Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ chi tiết các TK liên quan
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh40
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi
trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các TK kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có
mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ
phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10..) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh,
tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các TK phù hợp trên Sổ Cái,
sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ
Nhật ký đặc biệt (nếu có).
- Cuối tháng , cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cân đối số
phát sinh.
- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng
hợp chi tiết để lập Báo cáo tài chính
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh41
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VẠN XUÂN
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VẠN XUÂN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân.
Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân – tên giao dịch quốc tế là VAXUCO.
Ltd (Van xuan electric equipments company limited) – là công ty TNHH có 3 thành
viên. Trụ sở chính tại: Lô 06-9A Khu Công Nghiệp Hoàng Mai – P. Hoàng Văn Thụ
– Q. Hoàng Mai – TP. Hà Nội , dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Nguyễn Công Mai.
Do nhu cầu về các trang thiết bị điện dân dụng cũng như công nghiệp phục vụ cho
việc xây mới các cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều, đáp ứng đòi hỏi đó Công ty TNHH
Thiết bị điện Vạn Xuân được thành lập từ tháng 6 năm 1999 (Giấy phép ĐKKD số
072001doSở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội cấp ngày 03/ 6/1999) với ngành nghề kinh
doanh là:
- Sản xuất các thiết bị điện.
- Buôn bán tư liệu sản xuất.
- Buôn bán tư liệu tiêu dùng.
- Đại lý, mua bán, ký gửi hàng hoá.
- Dịch vụ khoa học kỹ thuật khảo sát điện,
- Thi công đường dây và trạm điện từ 35KV trở xuống,
- Kinh doanh khách sạn, bất động sản
- Vận tải hàng hoá và dịch vụ sửa chữa phương tiện ô tô, xe máy
- Sản xuất dây cáp điện, thi công đường dây và trạm điện từ 35KV trở xuống.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh42
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, đường, thuỷ lợi và công trình hạ
tầng kỹ thuật vừa và nhỏ.
- Dịch vụ vận tải, dịch vụ vận chuyển hành khách.
Vốn điều lệ: 7.000.000.000đ (Bảy tỷ đồng chẵn)
Từ khi thành lập đến nay Ban giám đốc Công ty cùng toàn thể Cán bộ công nhân
viên trong Công ty đã dồn hết tâm huyết cho việc phát triển và mở rộng hoạt động
kinh doanh của Công ty. Sau hơn 10 năm hoạt động kinh doanh tích cực, hiện nay
công ty đã sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm như: Dây cáp , Tụ điện, Tủ bù
cos tự động, Cầu chì tự rơi, Cầu dao cách ly trung thế, ..v.v. tên tuổi và sản phẩm của
Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng
trên khắp đất nước. Trong năm 2009 Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 về chất
lượng quản lý.
2.1.1.2. Khái quát tình hình SXKD của Công ty Thiết bị điện Vạn Xuân.
Căn cứ vào Giấy phép ĐKKD số 072001 ngày 03 /6 /1999, ngành nghề sản xuất
kinh doanh chính của công ty là sản xuất các loại thiết bị điện, dây cáp điện . Trong
đó sản phẩm chủ yếu là các loại cầu dao cách ly, sứ chuỗi Polyme 35KV- 110KV, sứ
thuỷ tinh cách điện cao hạ thế, cầu dao cách ly, cầu chì tự rơi, cầu chì PK trung thế,
các loại đầu cốt đồng, đầu cốt xử lý đồng nhôm, ghíp nhôm, ghíp sử lý đồng nhôm,
ống nối nhôm, bút thử điện cao thế, dây cáp điện vặn xoắn, dây cáp điện bọc PVC,
XLPE, cáp dây trần A, dây cáp trần lõi thép AS, tủ điện hạ thế, tủ tụ bù cos tự
động.v.v.
Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty không ngừng nỗ lực, Nhờ đó các sản
phẩm sản xuất của công ty ngày càng đa dạng và có chất lượng cao, có sức cạnh tranh
với những sản phẩm của các nước Nam Triều Tiên, Trung Quốc, Liên Xô..., được các
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh43
bạn hàng trong nước tin tưởng sử dụng ổn định lâu dài. Bên cạnh việc sản xuất các
mặt hàng thiết bị điện, công ty còn cung cấp thêm nhiều dịch vụ vận chuyển hàng
hoá, xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, đường, thuỷ lợi và công trình hạ
tầng kỹ thuật vừa và nhỏ...
Chính nhờ sự nắm bắt được nhu cầu thị trường và không ngừng học hỏi, nâng cao
chất lượng sản phẩm nên doanh thu của công ty không ngừng tăng lên (hàng năm
doanh thu đều tăng trưởng bình quân từ 10 % - 15%), nguồn vốn quay vòng nhanh,
luôn có đủ vốn để hoạt động, không phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay, mở rộng viêc
làm và nâng cao mức thu nhập trung bình cho người lao động.
Ta có thể thấy sự phát triển của Công ty qua các chỉ tiêu tại biểu 2.1
Biểu 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
TSCĐ bình quân 1.966.167.901 2.274.793.863 3.490.656.257
Vốn lưu động bình quân 9.877.405.258 11.989.054.050 14.656.182.645
Số lao động bình quân
Trong đó:
-Lao động thường xuyên
- Lao động thời vụ
65
30
42
70
35
43
78
40
48
Thu nhập bình quân lao
động/tháng
1.500.000 1.750.000 2.050.000
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh44
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1 Doanh thu thuần 12.979.550.578 14.070.767.377 16.920.674.536
2 Giá vốn hàng bán 11.614.728.405 12.618.954.690 15.125.950.125
3 Chi phí quản lý kinh doanh 970.127.574 909.023.851 1.003.341.351
4 Doanh thu tài chính 1.810.857 1.656.545 4.645.730
5 Chi phí tài chính 277.418.646 404.408.429 457.032.387
6
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
SXKD
119.086.810 140.036.952 338.996.403
7 Lãi khác 25.000.000 0 0
8 Lỗ khác 0 0 0
9 Tổng lợi nhuận 144.086.810 140.036.952 338.996.403
12
Thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp
40.344.307 39.103.346 94.918.993
13 Lợi nhuận sau thuế 103.742.503 100.826.606 244.077.410
Công ty có được thành quả như hôm nay là nhờ công ty luôn xây dựng các mục
tiêu mang tính chất dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh như sau:
- Thực hiện xong dự án mở rộng sản xuất,đặc biệt ưu tiên đầu tư vào trang thiết
bị hiện đại
- Thực hiện tốt công tác quản lý chi phí để giảm giá thành
- Cải thiện môi trường làm viêc,đảm bảo việc làm ổn định và không ngừng nâng
cao thu nhập công nhân viên.
- Tuân thủ các chế độ chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hiện nay
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh45
- Nâng cao chất lượng hàng hoá (nhất là các trang thiết bị điện Công nghiệp và
dân dụng ).
- Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ thuế đối với nhà
nước.
- Làm tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, trật tự xã hội, đảm bảo vệ sinh môi
trường, an ninh quốc phòng.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý
Đặc điểm về tổ chức quản lý được thể hiện qua sơ đồ 2.2:
Sơ đồ 2.2: Mô hình quản lý của công ty
HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP
Ban tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC Ban kiểm tra
Phòng Tổng hợp,
kinh tế, kế hoạch
Phòng thiết kế kỹ
thuật-KCS
Kho nguyên
liệu, bán
thành phẩm
Xưởng
gia công
cơ khí.
Phòng Tài chính Kế
toán
Kho thành
phẩm &
hàng hoá
Xưởng lắp
ráp sản
phẩm
Xưởng
sản xuất
cáp bọc
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh46
Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân là một doanh nghiệp được tổ chức và quản
lý sản xuất theo mô hình công ty.Việc quản lý được tổ chức theo cơ cấu chức năng
bao gồm: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc , 5 phòng ban, 3 phân xưởng.
- Hội đồng sáng lập là những người tham gia góp vốn để thành lập công ty. Những
người trong hội đồng sáng lập sẽ bầu ra ban giám đốc.
- Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
+ Giám đốc: là người giữ vai trò lãnh đạo cao nhất toàn Công ty, là người đại
diện hợp pháp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty, chỉ
đạo và điều hành trực tiếp về tổ chức nhận sự, kế toán thống kê tài chính, dự án đầu
tư, KD, kí kết các hợp đồng kinh tế, các văn bản pháp lý đồng thời là người đại diện
cho quyền lợi và nghĩa vụ cho toàn bộ CNV trong công ty.
+ Phó giám đốc: Thay mặt Giám đốc điều hành về sản xuất theo lệnh của Giám
đốc khi Giám đốc vắng mặt hoặc đi công tác, là người giúp đỡ Giám đốc trong việc
kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các quyết định đề ra,phụ trách chính về sản xuất
kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Bên dưới là hệ thống các phòng ban chức năng sau:
- Ban kiểm tra: có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong công ty.
- Ban tổ chức:có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quỹ lương,xây dựng và hoàn thiện các
định mức lao động, đơngiá lương,các phươngpháp trả lương ,quản lý,tổ chức thực hiện
và phân tích hiệu quả kinh tế của các định mức đó. Đồng thời có thêm bộ phân công
đoàn, y tế chăm lo tổ chức đời sống, vui chơi lành mạnh để có sức khoẻ cho CBCNV,
thực hiện mua BHXH, BHYT cho từng người lao động. Giải quyết những trường hợp
ốm đau, thai sản được nghỉ đúngtheo tiêu chuẩncủa nhà nước ban hành. Các quyết định
đều phải được Ban giám đốc thông qua.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh47
- Phòng thiết kế kỹ thuật và KCS: thực hiện việc thiết kế, định mức sản phẩm,
khuôn mẫu, cải tiến liên tục sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, xây dựng các bước
công nghệ, kiểm tra theo dõi việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất,
đồng thời cùng với phòng KCS theo dõi, kiểm tra sản phẩm hoàn thành xem có đáp
ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật hay không để nhập kho.
- Phòng tổng hợp kinh tế, kế hoạch: có nhiệm vụ lập kế hoạch vật tư hàng tháng
hàng quý dựa trên định mức kỹ thuật của phòng kỹ thuật, tiếp cận thị trường, kịp thời
nắm thông tin về thị trường phục vụ cho sản xuất, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ,
xây dựng giá thành kế hoạch cho từng sản phẩm. Trình Giám đốc duyệt và gửi tới các
bộ phận liên quan. Đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng với khách hàng, ký
các hợp đồng vật tư, triển khai tình hình cung ứng, sử dụng vật tư.
- Phòng tài chính - kế toán:
+ Tổ chức bộ máy kế toán, thống kê, phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác và trung
thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty.
+ Tham mưu cho ban giám đốc về mặt quản lý hạch toán kinh tế, thực hiện nghĩa
vụ với ngân sách nhà nước; theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức
vốn, tiền tệ cùng với việc tính toán, phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
+ Tổ chức hạch toán kinh tế theo quy chế quản lý và lập các báo cáo tài chính theo
quy định.
+ Tổ chức lưu trữ các văn bản, tài liệu thống kê, kế toán
- Các phânxưởng là nơi tiến hành các hoạt động sản xuất của công ty theo quyết định
từ trên xuống. Bao gồm 3 xưởng sản xuất với các chức năng khác nhau.
+ Xưởng cơ khí : Chuyên gia công các vật liệu, bán thành phẩm, thực hiện các công
đoạn ép, mạ, bào, tiện, phay...tạo ra các chi tiết hoàn chỉnh của sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh48
+ Xưởng lắp ráp: nhận các bán thành phẩm của xưởng cơ khí sau đó lắp ráp thành
sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Xưởng sản xuất cáp bọc: là nơi tiến hành các công đoạn của quá trình sản xuất dây
cáp điện.
2.1.2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
2.1.2.2.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Là một công ty sản xuất thiết bị điện, hiện nay công ty sản xuất ra hàng trăm sản
phẩm, đều là các sản phẩm được hình thành nên từ việc lắp ráp cơ học rất nhiều chi
tiết Do vậy sản phẩm của công ty đòi hỏi kỹ thuật chính xác cao độ. Các chi tiết hình
thành nên sản phẩm cuối cùng phải qua một số giai đoạn chế biến, mỗi giai đoạn này
được giao cho từng phân xưởng đảm nhiệm.
Công ty có 3 xưởng: xưởng gia công cơ khí, xưởng lắp ráp, xưởng sản xuất cáp.
Mỗi phân xưởng được tổ chức chuyên môn hoá theo chức năng và công nghệ riêng.
Ngoài ra còn có các kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hoá.
Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân hiện nay tiến hành cả sản xuất theo đơn
đặt hàng và sản xuất để bán ra ngoài. Tuy nhiên, do tính chất kỹ thuật của các thiết bị
điện đều đã có tiêu chuẩn định mức nên thường số lượng mặt hàng mỗi đơn đặt hàng
ít. Các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thể theo đúng định mức tiêu chuẩn kỹ thuật
hoặc chỉ thêm hoặc bớt một vài chi tiết theo yêu cầu của khách hàng ví dụ như: sản
phẩm tủ điện nhưng không lắp biến dòng hoặc ATM nhánh ở lộ ra của tủ; hay tủ cầu
dao, cầu chì thêm bộ cầu dao, cầu chì...... Do đó giá thành của các sản phẩm tăng lên
hoặc giảm đi chủ yếu theo yêu cầu thêm hoặc bớt chi tiết của khách hàng.
Còn đối với mặt hàng dây cáp, do nhu cầu của khách hàng cũng như sự biến động
giá của vật liệu nên công ty chỉ tiến hành sản xuất dây cáp khi có yêu cầu của khách
hàng và không để giá trị tồn kho nhiều.
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh49
2.1.2.2.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ.
Quy trình sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.3
Sơ đồ 2.3:Quy trình sản xuất của công ty TNHH thiết bị điện Vạn Xuân
- Xưởng gia công cơ khí có nhiệm vụ chế tạo các chi tiết phôi. Đầu tiên vật liệu lấy
từ kho để sản xuất dụng cụ, khuôn gá và sữa chữa máy móc. Công nghệ chủ yếu là
chế tạo gia công thô, gia công cơ khí các chi tiết các bộ phận sản phẩm bằng một số
phương pháp chủ yếu là gò, hàn, bào tiện nguội phay các chi tiết như đế cầu dao, cầu
chì hoặc khung tủ điện...sau đó chuyển sang để sơn, mạ và cuối cùng chuyển sang
phân xưởng lắp ráp hoàn thiện sản phẩm.
- Xưởng lắp ráp: nhận các bộ phận từ xưởng cơ khí chuyển sang để lắp ráp thành
thành phẩm các loại cầu chì, cầu dao, tủ điện.....
Năm 2009 đã đầu tư một dây chuyền sản xuất cáp bọc PVC và XLPE có lõi đồng
và nhôm, đã đưa vào vận hành để sản xuất các loại dây cáp điện. Với sản phẩm dây
Nguyên
vật liệu,
bán thành
phẩm mua
ngoài, gia
công
Khuôn
gá,lắp
Ép nhựa,
sơn mạ
Cắt, đột,
gò , hàn
Phay, bào,
tiện, nguội
KCS
Hiệu
chỉnhLắp
ráp
Nhập
kho
thành
phẩm
Kho vật
liệu, bán
thành
phẩmKhông đạt chất lượng
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh50
cáp lại được sản xuất theo 1 quy trình khác với các loại thiết bị điện trên. Việc tiến
hành sản xuất dây cáp điện được giao cho xưởng sản xuất cáp bọc phụ trách.
Dây chuyền sản xuất cáp điện được thực hiện theo sơ đồ 2.4
Sơ đồ 2.4: Dây chuyền sản xuất dây cáp điện.
Sản phẩm không
đạt chất lượng
Các loại dây nhôm, dây đồng trần sau khi được nhập về sẽ giao cho bộ phận gia
công để xe, bện dây tạo thành lõi cáp. Mỗi lõi có thể có từ 5,7,9,12 dây tuỳ theo từng
loại cáp. Lõi cáp sau khi đã được xe, bện xong sẽ chuyển sang dây chuyền bọc nhựa
PVC, XLPE.. để làm vỏ cáp. Công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất cáp là phần
in chữ lên cáp được thực hiện bởi máy in cáp.
Tất cả các phân xưởng sản xuất chính đều lấy vật liệu từ kho vật liệu,sau khi sản
xuất chế biến thành bán thành phẩm thì có loại nhập kho bán thành phẩm, có loại
được chuyển sang phân xưởng sau để tiếp tục chế biến. Thành phẩm sau khi lắp ráp
được phòng KCS kiểm tra chất lượng, đủ điều kiện sẽ được nhập kho thành phẩm.
Nếu không đủ tiêu chuẩn sẽ được cho vào kho vật liệu, bán thành phẩm để làm lại.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.
2.1.2.3.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Dây
nhôm ,
đồng
trần
Xe bện
dây gia
công
Bọc
nhựa
PVC,
XLPE..
.
Máy in
cáp KCS
Nhập
kho
thành
phẩm
Kho vật
liệu, bán
thành
phẩm
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh51
Để phục vụ cho viêc hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi
tình hình hoạt động của công ty, thực hiện tình hình nghĩa vụ với Nhà nước Công ty
tổ chức phòng kế toán riêng theo hình thức tập trung với 5 người phụ trách. Phòng kế
toán được đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc công ty, có trách nhiệm tổ chức
thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê trong phạm vi toàn doanh
nghiệp, tổ chức các thông tin kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận trong
công ty, thực hiện đầy đủ sự ghi chép ban đầu và chế độ hạch toán, chế độ quản lý
kinh tế tài chính. Do công ty thực hiện công tác kế toán tập trung, không có đơn vị
trực thuộc vì vậy để đảm bảo và chỉ đạo tập trung, thống nhất trực tiếp của kế toán
trưởng, phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm và tổ chức quản lý sản xuất, bộ máy
kế toán của công ty được tổ chức như sau (sơ đồ 2.5):
Sơ đồ 2.5: Bộ máy kế toán Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân.
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Đứng đầu là Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm về tài chính của toàn công ty. Kế
toán trưởng tổ chức và điều hành công tác kế toán, đôn đốc giám sát, kiểm tra và tổng
hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính khi hết kỳ kế toán, chịu trách nhiệm
cung cấp cho Giám đốc các tài liệu kế toán của công ty.
Kế toán trưởng
Kế toán thanh
toán, tiền
lương, BHXH
Kế toán vật tư,
TSCĐ, đầu tư
XDCB
Thủ quỹ, kế toán
tiêu thụ, theo dõi
tạm ứng
Kế toán chi phí,
giá thành
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh52
- Kế toán thanh toán, tiền lương, BHXH: quản lý vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng), theo dõi tình hình công nợ của doanh nghiệp, kiêm kế toán tổng hợp tiền
lương, BHXH cho toàn công ty.
- Kế toán vật tư, TSCĐ, đầu tư XDCB: theo dõi tình hình xuất, nhập nguyên vật
liệu, tính giá thành vật tư và thực hiện định mức tiêu hao vật liệu quản lý, theo dõi
tình hình tăng, giảm TSCĐ của công ty, hàng tháng tính toán và phân bổ khấu hao
cho các đối tượng phù hợp, lập dự toán về chi phí sửa chữa TSCĐ, các kế hoạch đầu
tư XDCB
- Kế toán chi phí giá thành: Tập hợp chi phí SXKD phát sinh trong kỳ, tính giá
thành, giám sát tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm
- Thủ quỹ, kế toán tiêu thụ, theo dõi tạm ứng: hạch toán và theo dõi tình hình tiêu
thụ sản phẩm của công ty, quản lý thu chi tiền mặt, tạm ứng.
Bộ máy kế toán của công ty được trang bị 5 máy vi tính sử dụng trên chương trình
hỗ trợ phần mềm EXCEL. Việc sử dụng máy vi tính đã góp phần đẩy nhanh tốc độ xử
lý thông tin, đáp ứng kịp thời cho yêu cầu quản lý, nâng cao năng suất lao động kế
toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu số liệu cũng như việc cập nhật in
ấn, lưu trữ các tài liệu kế toán có liên quan hơn.
2.1.2.3.2 Hình thức sổ kế toán:
Trong ba hình thức sổ kế toán áp dụng cho loại hình kế toán doanh nghiệp vừa và
nhỏ, Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân đã tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức
sổ Nhật ký chung.
Theo hình thức này, hệ thống sổ của Công ty bao gồm các loại sổ sau:
- Sổ Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh53
Trình tự ghi sổ theo sơ đồ 2.6:
Sơ đồ 2.6: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo hình thức sổ Nhật ký
chung tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân
Trình tự ghi sổ của công ty được tiến hành như sau:
+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh vào sổ Nhật ký chung vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho đối tượng 154.
Chứng từ gốc
Nhật kí chung Nhật kí đặc biệt
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Sổ cái TK 154.
Bảng tổng hợp chi phí TK 154
Bảng tính giá thành sản phẩm
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu
Bảng cân đối TK
Báo cáo tài chính
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh54
Ngoài ra Công ty có mở sổ Nhật ký đặc biệt như nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng...
dùng để ghi hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến thu chi tiền, mua hàng.
+ Cuối tháng sau khi tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt kế toán, kế toán vào Sổ
Cái TK 154. Sau khi kế toán đã kiểm tra, đối chiếu thấy khớp đúng giữa Sổ Cái và
tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh lấy số liệu lập bảng tính giá thành cho các sản
phẩm, sau đó lập bảng cân đối TK và các báo cáo tài chính, thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.7: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn
Xuân
Để tính giá thành sản phẩm, kế toán công ty xác định chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp sử dụng cho từng sản phẩm thông qua bảng phân bổ nguyên vật liệu theo định
TK 331, 111, 112…
TK 152 ,153 TK 154
TK 334,338
TK 1331
Xuất nguyên vật liệu
CCDC cho SX
Tiền lương và các khoản
trích theo lương
Các chi phí dịch vụ
mua ngoài khác
cho SX
Thuế GTGT
được khấu trừ
Sản phẩm hoàn
thành nhập kho
Sản phẩm hoàn thành
xuất bán ngay
TK 155
TK 632
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
cho SX
Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính
Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh55
mức kỹ thuật quy định. Còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
được tập hợp và phân bổ cho từng đơn vị sản phẩm theo Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp.
Với các đơn đặt hàng để đáp ứng kịp thời việc tính giá bán cho khách hàng phòng
kế hoạch lập dự toán sản xuất trong đó khoản chi phí NVLTT được xác định thực tế
theo định mức kỹ thuật của sản phẩm, cònkhoản chi phí NC TT và chi phí SXC chỉ là
ước tính dựa trên mức độ tiêu hao thực tế của doanh nghiệp (chiếm khoảng 15% -
20% giá thành sản suất sản phẩm). Khi ĐĐH hoàn thành bàn giao cho khách kế toán
chỉ phản ánh doanh thu , đên cuối tháng khi tính được giá thành của sản phẩm kế toán
mới kết chuyển giá vốn.
2.1.3. Một số đặc điểm khác
* Chế độ kế toán: Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân thực hiện theo chế độ
kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC
ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006.
* Chứng từ: được công ty áp dụng theo biểu mẫu quy định của bộ Tài chính ban
hành và hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính được công ty áp dụng theo biểu mẫu
ban hành theo Quyết định số số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Chứng từ được
lập, kiểm tra và luân chuyển theo trình tự Nhật ký chung đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ giúp cho công tác theo dõi chứng từ chặt chẽ, hạch toán kế toán chính xác.
Các chứng từ gốc gồm có: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, thẻ kho, hoá đơn
GTGT, phiếu thu, phiếu chi, biên bản kiểm nghiệm, biên bản kiểm kê vật tư sản
phẩm, hàng hoá, biên bản giao nhận TSCĐ.
* Tài khoản: Tại Công ty số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong cũng khá
nhiều nên hệ thống tài khoản sử dụng trong công ty hiện nay là 36 tài khoản cấp I trên
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bai hoan chinh copy
Bai hoan chinh   copyBai hoan chinh   copy
Bai hoan chinh copyTử Đằng
 
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san phamXuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san phamtuanpro102
 
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuấtKế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuấtNguyễn Công Huy
 
Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...
Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...
Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ktqt Chuong 3 Tinh Gia
Ktqt Chuong 3 Tinh GiaKtqt Chuong 3 Tinh Gia
Ktqt Chuong 3 Tinh GiaChuong Nguyen
 

What's hot (19)

Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty xi măng – Xây dựng - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty PinĐề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Pin
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Tùng Giang
Đề tài: Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Tùng GiangĐề tài: Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Tùng Giang
Đề tài: Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty Tùng Giang
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng, 9đKế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng, 9đ
 
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAYLuận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
Luận văn: Quản trị chi phí tại Công ty xây dựng giao thông, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty In và Dịch vụ Phú Thịnh
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty In và Dịch vụ Phú ThịnhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty In và Dịch vụ Phú Thịnh
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty In và Dịch vụ Phú Thịnh
 
Bai hoan chinh copy
Bai hoan chinh   copyBai hoan chinh   copy
Bai hoan chinh copy
 
Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Thăng Long - Gửi miễn ph...
Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Thăng Long - Gửi miễn ph...Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Thăng Long - Gửi miễn ph...
Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty phát triển Thăng Long - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty que hàn điện, 9đ
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty que hàn điện, 9đĐề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty que hàn điện, 9đ
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty que hàn điện, 9đ
 
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san phamXuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
Xuan hach toan chi phi sx va tinh gia thanh san pham
 
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuấtKế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp  sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Viglacera, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Viglacera, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Viglacera, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Viglacera, 9đ
 
Kt quy che (1)
Kt quy che (1)Kt quy che (1)
Kt quy che (1)
 
Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...
Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...
Tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa An Thịnh - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Kiến trúc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Kiến trúcĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Kiến trúc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Kiến trúc
 
Ktqt Chuong 3 Tinh Gia
Ktqt Chuong 3 Tinh GiaKtqt Chuong 3 Tinh Gia
Ktqt Chuong 3 Tinh Gia
 

Similar to Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức ViệtLuận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức ViệtXao Xuyến
 
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Dương Hà
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Luận Văn 1800
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ke toan tinh z
Ke toan tinh zKe toan tinh z
Ke toan tinh zhieu_ku
 
Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_
Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_
Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_chiencdt
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
Đề Tài Khóa luận 2024  Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...Đề Tài Khóa luận 2024  Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khíĐề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Bê tông và cơ khí, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức ViệtLuận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
 
Baocaothuctap mau
Baocaothuctap mauBaocaothuctap mau
Baocaothuctap mau
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAYĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HAY
 
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Cường - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOT
Đề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOTĐề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOT
Đề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOT
 
Ke toan tinh z
Ke toan tinh zKe toan tinh z
Ke toan tinh z
 
Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_
Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_
Cty cp may_xk_thai_binh__cty_cp_ha_anh_
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
Đề Tài Khóa luận 2024  Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...Đề Tài Khóa luận 2024  Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá...
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khíChi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí
 
Đề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại Viglacera
Đề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại ViglaceraĐề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại Viglacera
Đề tài: Hoạch toán chi phí sản xuất tại công ty thương mại Viglacera
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp mayĐề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái BìnhĐề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Thái Bình
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty thiết bị điện Vạn Xuân - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh1 Lời cam đoan Trong thời gian vừa qua em đã thực tập tại Công ty TNHH Thiết Bị Điện Vạn Xuân Hà Nội để hoàn thành Luận văn cuối khoá với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”. Thời gian thực tập là thời gian em đã tìm hiểu thêm được nghiệp vụ kế toán trong thực tế, đặc biệt là trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất. Đến nay, em đã hoàn thành Luận văn cuối khoá của mình với số liệu, trình tự hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết Bị Điện Vạn Xuân. Em xim cam đoan mọi số liệu, trình tự , phương thức hạch toán trong Luận văn cuối khoá này là hoàn toàn phù hợp, nhất quán, đúng với số liệu mà Công ty TNHH Thiết Bị Điện Vạn Xuân đã hạch toán và xin chịu mọi trách nhiệm về số liệu em đã nêu trong Luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, Tháng năm Sinh viên thực hiện
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh2 LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Để có được điều đó, một trong những biện pháp là mỗi doanh nghiệp đều không ngừng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thong tin về chi phí sản xuất phát sinh, tính đúng, đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân, được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty, đặc biệt là các anh chị Phòng kế toán, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Lưu Đức Tuyên , em đã đi sâu tìm hiểu và mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thiết bị điện Vạn Xuân” cho Luận văn tốt nghiệp của mình.
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh3 Luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân. Do thời gian và trình độ có hạn nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ ở Công ty và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo – Tiến sĩ Lưu Đức Tuyên, các thầy cô trong khoa Kế toán, Ban giám đốc và các cán bộ nghiệp vụ của Công ty TNHH Thiết Bị Điện Vạn Xuân đã giúp em hoàn thành luận văn này.
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh4 CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1 Chi phí sản xuât, phân loại chi phí sản xuất 1.1.1.1 Khái niêm chi phí sản xuất Quá trình hoạt động của DN thực chất là sự vận động, kết hợp, tiêu dùng, chuyển đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo thành các sản phẩm công việc, lao vụ nhất định. Trong các DNSX, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi DN phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất của DN hình thành các khoản chi phí sản xuất tương ứng. Chi phí sản xuất của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tính cho một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá thành (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). Mặt khác, khi xem xét bản chất của chi phí trong doanh nghiệp cần phải xác định rõ: - Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong 1 khoảng thời gian nhất định. - Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: khối lượng các yếu tố đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của 1 đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh5 Chi phí sản xuất cao hay thấp, tăng hay giảm phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư, thiết bị, tiền vốn. Chính vì vậy, các nhà quản lý của doanh nghiệp phải kiểm soát được chi phí sản xuất của doanh nghiệp đó. Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận từng loại kế toán khác nhau. Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được 1 sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Chi phí được xác định bằng tiền từ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa….trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chắc chắn. Trên góc độ kế toán quản trị, chi phí còn được nhận thức theo phương thức nhận diện thông tin ra quyết định. Chi phí có thể phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày khi tổ chức thực hiên, kiểm tra, ra quyết định, chi phí có thể là phí tổn ước tính để thực hiện dự án, phí tổn mất khi lựa chọn phương án, bỏ qua cơ hội kinh doanh. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp công nghiệp bao gồm nhiều khoản chi phí, có thể khác nhau về nội dung kinh tế, tính chất của chi phí, vai trò của nó trong việc tạo ra sản phẩm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, tính đúng kết quả từng loại hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải phân loại chi phí. Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặctrưng nhấtđịnh. Tuỳ thuộc vào công tác quản lý và kế toán mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách phân loại chi phí sau. * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế Theo cách phân loại này chi phí chia thành các yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh6 đó phát sinh ở đâu và mục đích, tác dụng của chi phí như thế nào. Cách phân loại này có thể khái quát qua sơ đồ 1.1 sau: Sơ đồ 1.1: Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập , kiểm tra và phân tích dự toán chi phí * Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng . Theo cách phân loại này ta khái quát theo sơ đồ 1.2 sau: Sơ đồ 1.2 Chi phí sản xuất Yếu tố nhiên liệu, vật liệu Yếu tố nhiên liệu, động lực Yếu tố tiền lương & các khoản phụ cấp lương Yếu tố BHXH , BHYT , KPCĐ Yếu tố khấu hao TSCĐ Yếu tố dịch vụ mua ngoài Yêú tố chi phí khác bằng tiền Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp (lương và các khoản trích theo lương...) Chi phí sản xuất chung (Vật liệu, nhân viên phân xưởng, khấu hao TSCĐ...) Chi phí sản xuất
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh7 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên, vật liệu dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho những hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT tính trên tiền lương cơ bản, và KPCĐ tính trên tiền lương thực tế của công nhân (lao động) trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính vào khoản mục khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương của những nhân viên phân xưởng, bán hàng, quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại), bao gồm 6 điều khoản sau : + Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý, nhân viên thống kê, nhân viên tiếp liệu, nhân viên bảo vệ, tại phân xưởng sản xuất theo quy định. + Chi phí vật liệu: Gồm vật liệu và các loại sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất, như dùng để sửa chữa TSCĐ, dùng cho công tác quản lý tại phân xưởng. + Chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí về các loại công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng (đội, trại) sản xuất như: Khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụcầm tay, bảo hộ lao động. Chi phí dụng cụ sản xuất có thể bao gồm trị giá thực tế công cụ, dụng cụ xuất kho (đối với loại phân bổ một lần) và số phân bổ về chi phí công cụ, dụng cụ kỳ này (đối với loại phân bổ nhiều lần) dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng (đội, trại.) sản xuất.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh8 + Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm số khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng (đội, trại...) sản xuất, như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, khấu hao nhà xưởng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng sản xuất như chi phí về điện nước, điện thoại, thuê sửa chữa TSCĐ. + Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các khoản chi bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên, sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng (đội, trại...) sản xuất. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức; là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau. * Phân loại chi phí theo cách thức tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. Cách phân loại này được thể hiện qua sơ đồ 1.3 sau: Sơ đồ 1.3: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm, công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàn Chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh9 toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, công việc, lao vụ đó. Loại này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí như CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp. - Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng được đúng đắn, hợp lý. * Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động của doanh nghiệp Theo quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động của doanh nghiệp thì chi phí sản xuất được phân làm hai loại là biến phí và định phí. - Biến phí: là những chi phí thay đổi theo khối lượng hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp... - Định phí: là những chi phí không thay đổi khi khối lượng hoạt động thay đổi như chi phí khấu hao máy móc, thiết bị... Việc phân chia này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán quản trị doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị phân tích điểm hoà vốn, tạo điều kiện cho công tác lập kế hoạch lợi nhuận và là cơ sở của các quyết định quản lý cần thiết nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả SXKD 1.1.2. Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh10 Xác định giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng trong doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, kế toán hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau và có nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Vì thế, giá thành thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau. a, Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành Cách phân loại này thể hiện sơ đồ 1.4 như sau Sơ đồ 1.4 Giá thành kế hoạch và giá thành định mức: được tiến hành trước khi bắt đầu quá trìnhsản xuất, chếtạo sảnphẩm dựatrên cơ sở chiphí sảnxuất kế hoạchvà sản lượng kế hoạch. Còn giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. Giá thành sản phẩm Giá thành kế hoạch Giá thành định mức Giá thành thực tế
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh11 Ngược lại giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nó phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động sản xuất để hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ kế toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. b, Phân theo phạm vi phát sinh chi phí Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành các loại như sau ( sơ đồ 1.5): Sơ đồ 1.5 Giá thành sản phẩm Giá thành sản xuất ( giá thành công xưởng) Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh12 Trong đó giá thành tiêu thụ được tính như sau: Giá thành của sản phẩm tiêu thụ = Giá thành sản xuất sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng Việc phân loại giá thành sản phẩm kể trên chỉ phục vụ cho công tác quản lý sau khi đã hoàn thành sản xuất sản phẩm. Giá thành tiêu thụ chỉ được tính toán cho sản phẩm, lao vụ sau khi được xác định là tiêu thụ. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lỗ, lãi) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ mang tính học thuật, nghiên cứu. Ngoài ra còn có giá thành theo biến phí, giá thành phân bổ 1 phần định phí, giá thành toàn bộ... 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất là cơ sở hình thành nên giá thành sản phẩm. Có thể nói chi phí và giá thành là hai mặt khác nhau của một quá trình sản xuất. Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả. Thực chất giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Như vậy chi phí sản xuất gắn liền với một thời kỳ nhất định, không kể chi phí đó phát sinh ở đâu và cho mục đích gì. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh13 xuất sản phẩm. Giá thành sản phẩm được gắn liền với một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành. Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản xuất sản phẩm: Tổng giá thành sản phẩm CPSX dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ ta thấy: Tổng giá thành SP = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Hơn nữa, giá thành sản phẩm mang tính chất chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế - tài chính, chế độ kế toán hiện hành. Những quan điểm và quy định đó đôi khi không hoàn toàn phù hợp với bản chất của chi phí và giá thành sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ ràng đầy đủ để sử dụng thông tin cho thích hợp. 1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức kê toán CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh14 chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất kê hoạh hợp lý, đúng đắn có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Do đó, để tổ chức tốt công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, thiết thực, kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiên tốt các nhiệm vụ sau: - Cần nhận thức đúng đắn vụ trí kê toán chi phí, tính giá thành sản phẩm trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán có liên quan. - Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phường pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và phương pháp tính phù hợp, khoa học. - Thực hiên tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận xử lý hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp - Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định 1 cách nhanh chóng, phù hợp với quá trính sản xuất, tiêu thụ sản phẩm 1.2. Kế toán chi phí sản xuất 1.2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất. 1.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Một trong những công việc đầu tiên để giúp cho việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác thì kế toán phải xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh15 là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Phạm vi (hoặc giới hạn) để tập hợp chi phí sản xuất có thể là: - Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, đội,sản xuất, bộ phận chức năng - Nơi gánh chịu chi phí: Sản phẩm, giai đoạn công nghệ, công việc hoặc lao vụ mà doanh nghiệp đang sản xuất, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng. Về cơ bản, doanh nghiệp có thể kế toán chi phí theo sản phẩm, đơn đặt hàng, theo phân xưởng sản xuất.... Như vậy, tuỳ vào đặc điểm sản xuất của các doanh nghiệp khác nhau mà các doanh nghiệp có thế xác định đối tượng tập hợp chi phí khác nhau. Kế toán có thể căn cứ vào các đặc điểm sau để xác định đối tượng tập hợp chi phí : - Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (quy trình sản xuất sản phẩm khép kín hay phân đoạn, sản xuất một hay nhiều loại sản phẩm, có một hay nhiều phân xưởng, quy trình công nghệ phức tạp hay giản đơn.). - Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu kế toán nội bộ của doanh nghiệp. - Khả năng, trình độ quản lý nói chung và kế toán nói riêng. Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình hoạt động, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp mới tạo điều kiện để tổ chức tốt công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.2.1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay một hệ thống phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo đối tượng kế toán chi phí. * Phương pháp kế toán chi phí theo công việc:
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh16 Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định theo từng loại sản phẩm, từng loại công việc, từng đơn đặt hàng. Trên cơ sở đó kế toán mở sổ (hoặc thẻ) kế toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng. Chi phí sản xuất phát sinh không kể ở đâu, ở bộ phận nào đều được phân loại theo sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng. Theo mô hình trên: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được xác định căn cứ trên phiếu xuất kho hoặc bảng phân bổ nguyên vật liệu - Chi phí nhân công trực tiếp: được căn cứ trên bảng phân bổ tiền lương hoặc bảng chấm công, phiếu theo dõi sản phẩm hoàn thành. Bảng chấm công là chứng từ theo dõi ngày công của người lao động làm cơ sở cho việc tính lương hàng tháng và xét khen thưởng cuối kỳ. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động, là cơ sở để tính lương theo sản phẩm trả cho người lao động. - Chi phí sản xuất chung: Trường hợp chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì kế toán lựa chọn một tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ cho từng đối tượng chi phí có liên quan và ghi vào sổ tương ứng. Sử dụng phương pháp này để hạch toán chi phí tạo điều kiện để tính toán chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, dịch vụ, từ đó giúp cho việc kiểm tra đánh giá thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khi doanh nghiệp có nhiều đối tượng tính giá thành thì công tác kế toán ban đầu trở nên phức tạp. Vì vậy, phương pháp này sử dụng thích hợp với những doanh nghiệp có một trong số các điều kiện sau: - Sản phẩm có tính đơn chiếc, giá trị lớn, kết cấu phức tạp. - Sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh17 * Kế toán chi phí theo quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, người ta không xác định chi phí cho từng sản phẩm hoặc công việc cụ thể nào mà thay vào đó, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn hoặc từng bộ phận, từng phân xưởng sản xuất khác nhau của doanh nghiệp. + Ưu điểm: Sử dụng phương pháp này để hạch toán chi phí sản xuất sẽ giúp cho kế toán theo dõi được chi phí phát sinh theo địa điểm, tạo điều kiện cho công tác kế toán nội bộ trong doanh nghiệp và đơn giản hoá công tác kế toán ban đầu. + Nhược điểm: là gây khó khăn cho công tác tính giá thành, đặc biệt khi doanh nghiệp có nhiều đối tượng tính giá thành khác nhau thì phải sử dụng các phương pháp tính gián tiếp, mức độ chính xác và tính kịp thời không cao. Phương pháp này sử dụng thích hợp ở những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục. 1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ sẽ áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài Chính. Theo Quyết định này trong phần hành kế toán chi phí sản xuất cũng chia ra các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung nhưng các loại chi phí này sẽ không hạch toán vào các tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622- chi phí nhân công trực tiếp, TK 627- Chi phí sản xuất chung mà được tập hợp thẳng vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh18 Kết cấu của TK 154 như sau: Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo các sản phẩm hay trực tiếp thực hiện dịch vụ. Bên có: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho hay chuyển kỳ sau. TK 154 phải được tổ chức theo đối tượng: - TK 154 chi tiết cho chi phí NVLTT. - TK 154 chi tiết cho CPNCTT - TK 154 chi tiết cho CPSXC Cuối kỳ kế toán phải tổng hợp, tính và phân bổ CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC theo đối tượng tập hợp chi phí. 1.2.2.1. Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn xác định tiến hành hoạt động theo một trình tự nhất định. Điều này giúp cho việc quản lý, kế toán cũng như việc chuyên môn hoá được dễ dàng và thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra từng hoạt động trong doanh nghiệp. Công việc hạch toán chi phí sản xuất là một khâu quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Việc tập hợp chi phí cũng bao gồm nhiều bước. Các doanh nghiệp khác nhau với trình độ công tác quản lý, kế toán cũng như quy mô khác nhau sẽ lựa chọn trình tự kế toán khác nhau sao cho hợp lý và khoa học đối với doanh nghiệp mình. Có thể khái quát chung trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành qua 5 bước sau đây: Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản trực tiếp liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh19 Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ xủa các ngành sản xuất kinh doanh phụ cho các đối tượng trong doanh nghiệp. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá thành. Bước 4: Kiểm kê xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bước 5: Tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ 1.2.2.2.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ , nhiên liệu..... sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ. Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng, đội, trại và các chứng từ khác có liên quan để để tập hợp cho từng đối tượng liên quan. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ...) thì kế toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không thể tổ chức kế toán riêng cho từng đối tượng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm....Mức phân bổ được tính như sau:
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh20 Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tiêu chuẩn phân bổ của từng đối tượng * Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ Trong đó: Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng * Phương pháp kế toán Trình tự và phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ1.6: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK152 TK 331, 111, 112 TK 152 TK 154 (chi tiết chi phí NVLTT ) TK 1331 Vật liệu xuất kho sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ vụ Mua vật liệu không qua kho sử dụng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ Thuế GTGT Vật liệu không sử dụng hết cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ nhập lại kho
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh21 1.2.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. * Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động mà doanh nghiệp phải trả công nhân trực tiếp sản xuất. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định với khoản tiền lương trên. Cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không kế toán trực tiếp được (như tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, hoặc tiền lương theo thời gian của công trình sản xuất thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày) thì được tập hợp chung, sau đó chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Chi phí NCTT cho từng đối tượng = Tổng chi phí NCTT * Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng * Phương pháp kế toán Chi phí nhân công trực tiếp được kế toán theo sơ đồ 1.7 dưới đây.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh22 Sơ đồ1.7 : Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp Cuối kỳ kế toán phải tính, phân bổ chi phí NVLTT và chi phí NCTT theo đối tượng tập hợp chi phí 1.2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. * Nội dung Chi phí sản xuất chung là những chi phí còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản sau: chi phí nhân viên phân xưởng,chi phí vật liệu,chi phí dụng cụ sản xuất,chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Riêng đối với TK 154 “chi tiết CPSXC” doanh nghiệp phải phân thành: Các khoản trích về BHYT, BHXH và KPCĐ trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và dịch vụ TK 338 (3382,3383,3384) TK 154 (chi tiết chi phí NCTT ) TK 335 TK 334 Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh23 - Chi phí SXC cố định: là chi phí SX gián tiếp, thường không thay đổi theo sản lượng sản phẩm sản xuất. - Chi phí SXC biến đổi: là chi phí SX trực tiếp thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo sản lượng sản phẩm SX. Đốivới CPSXC cố định được phân bổ vào CP chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo côngsuâtbìnhthườngcủamáymóc thiếtbị. Côngsuấtbình thường là sản lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường. + Nếu mức sản phẩm thực tế SX ra cao hơn công suất bình thường thì được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. + Nếu mức sản phẩm thực tế SX ra thấp hơn công suất bình thường thì số phân bổ CPSX vào mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản CPSXC không được phân bổ phải ghi vào chi phí SXKD trong kỳ ( TK 632). Đối với CPSXC biến đổi phải phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi sản phẩm theo chi phí phát sinh thực tế. * Trình tự kế toán: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung được khái quát theo sơ đồ 1.8 dưới đây.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh24 Sơ đồ1.8: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung Cuối kỳ kế toán tính, phân bổ chi phí sản xuất chung theo đối tượng tập hợp chi phí. 1.2.2.5. Kế toán chi phí trả trước: Chi phí trả trước (còngọi là chi phí chờ phân bổ) là tập hợp các khoản chi thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ kế toán sau đó. Đây là những khoản chi phí phát sinh một TK 111, 112, 152 TK 632 TK 142,242, 335 TK 154 (chi tiết chi phí SX chung) TK 331, 111, 112. TK 334,338 TK 152(611),153 TK 214 TK 1331 Chi phí nhân viên phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất thực hiện dịch vụ Chi phí vật liệu, công cụ Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phi bằng tiền khác Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ Các khoản thu giảm chi Thuế GTGT (nếu có) Chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm mà tính vào giá vốn hàng bán (so mức SX thực tế < mức công suất bình thường
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh25 lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ kế toán. Thuộc loại chi phí trả trước bao gồm: - Giá trị CCDC nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần, giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê - Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh. trả trước cho nhiều kỳ kế toán. Tiền mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thông...... - Chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, phát minh, sáng chế không đủ tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình. Để theo dõi các khoản chi phí trả trước kế toán sử dụng TK 242 – “chi phí trả trước dài hạn”: là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều niên độ kế toán, do vậy cần phải phân bổ cho các niên độ kế toán liên quan. Các nghiệp vụ chủ yếu được phản ánh trong sơ đồ 1.9:
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh26 Sơ đồ 1.9: Kế toán chi phí trả trước dài hạn 1.2.2.6. Tổng hợp chi phí sản xuất. Để tổng hợp chi phí sản xuất kế toán tập hợp trên TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ được tính như sau: Tổng chi phí SXKD trong kỳ = Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ + Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ - Chiphí SXKD dở dang cuối kỳ TK 241 TK 154,635,642TK 242 TK 111,112, 152,331,334. TK 111,112 TK 153 TK 214 TK 1331 Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng(theo phương thức thuê hoạt động) Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ 1 lần có giá trị lớn phải phân bổ dẩn Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn phải phân bổ dần Các khoản chi phí trả trước dài hạn phát sinh Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ Định kỳ phân bổ chiphí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD Thuế GTGT (nếu có)
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh27 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh được kế toán theo sơ đồ 1.10 dưới đây: Sơ đồ1.10: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh TK 334 TK 152,153TK 154 TK 331, 111, 112. TK 152,153 TK 111,112,331.. TK 214 TK 1331 Xuất kho NVL, công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất NVL, công cụ, dụng cụ mua ngoài không qua kho đưa ngay vào sử dụng Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca phải trả công nhân viên Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phi bằng tiền khác Trích khấu hao TSCĐ dùng cho SXKD NVL, công cụ, dụng cụ gia công xong chế biến nhập kho (nếu có) TK 632 TK 133 (Nếu có) TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trên lương phải trả công nhân viên TK 155 TK 138,334 TK 152 NVL sử dụng không hết nhập kho Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được Nhập kho thành phẩm TK 157 SP, dịch vụ hoàn thành gửi bán SP SX xong tiêu thu ngay không qua kho Chi phí SX chung cố định không được tính vào giá thành SP
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh28 1.2.2.7. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Các thông tin về sản phẩm dở dang không những ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng tới lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh khi thành phẩm xuất bán trong kỳ. Vì vây, đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng đối với kế toán DN. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: * Xác định sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch ) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. * Xác định sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh29 Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng SPDD cuối kỳ (không quy đổi) x Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD không quy đổi Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm x Tổng chi phí chế biến cùng loại Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD quy đổi ra thành phẩm * Xác định sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực tế đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Giá trị SPDD = Giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong SPDD x 50% chi phí chế biến * Xác định sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Phương pháp này thường được áp dụng với những doanh nghiệp có các
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh30 loại chi phí chế biến (nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) phát sinh là không đáng kể so với chiphí NVL chính. Kế toán chỉ phânbổ chiphí NVL chínhvào sản phẩm dở dang còn các chi phí chế biến khác sẽ tính hết cho sản phẩm hoàn thành . Phương pháp này đơn giản, khối lượng tính toán ít nhưng thông tin chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến. Tuy nhiên phương pháp này có thể áp dụng thích hợp trong các trường hợp chi phí vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ. * Xác định SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp. Theo phương pháp này trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp (nguyên, vật liệu và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác Ngoài ra trên thực tế còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị SPDD như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong SPDD. 1.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm. 1.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể cũng phải dựa vào rất nhiều yếu tố cụ thể: - Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm (giản đơn hay phức tạp) - Loại hình sản xuất (đơn chiếc hay hàng loạt )
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh31 - Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp - Khả năng trình độ quản lý, hạch toán. - ..... Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc là một đối tượng tính giá thành (ví dụ từng công trình, từng hạng mục công trình trong doanh nghiệp XDCB, từng con tàu trong công nghiệp đóng tàu). nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng là một đối tượng tính giá thành (ví dụ từng loại bàn, ghế trong doanh nghiệp mộc; từng loại máy công cụ trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo). Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều với khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành (Ví dụ: từng loại bánh kẹo trong doanh nghiệp bánh kẹo, từng loại vải trong công nghiệp dệt.). Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo cũng có ảnh hưởng quyết định đến việc xác định đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành của quá trình sản xuất. ở những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, tùy theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng nửa thành phẩm (bán ra ngoài, nhập kho) và khả năng tính toán mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng và cũng có thể bao gồm cả thành phẩm và nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. Đối với sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. Các yêu cầu quản lý, đặc biệt là yêu cầu thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp cũng là một căn cứ quan trọng trong việc
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh32 xác định đối tượng tính giá thành. Điều này thể hiện rõ tính mục đích cụ thể của thông tin kế toán. Tuy nhiên, việc xác định đối tượng tính giá thành cụ thể như thế nào (mức độ tổng hợp hay chi tiết.) còn phụ thuộc vào khả năng quản lý nói chung và trình độ hạch toán của doanh nghiệp. 1.3.2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính gía thành sản phẩm hoặc đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm các phương pháp sau: * Phương pháp tính giá thành trực tiếp + Điều kiên áp dụng: trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là loại sản phẩm và đơn vị sản phẩm hoàn thành. + Nội dung: Căn cứ vào chi phí tập hợp được trong kỳ của đối tượng tập hợp chi phí và căn cứ vào giá thành sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ (nếu có) để tính tổng giá thành của loại sản phẩm hoàn thành theo công thức: Zsản xuất = DĐK + C – DCK q Z xuÊtns¶z  Trong đó: Zsản xuất : Tổng giá thành sản xuất thực tế của loại sản phẩm DĐK ,DCK : Chi phí SXKDD đầu kỳ và cuối kỳ C : Chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ z : Giá thành đơn vị của loại sản phẩm q : Số lượng sản phẩm hoàn thành
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh33 Trường hợp quy trình công nghệ sản xuất không có sản phẩm làm dở (sản xuất điện, nước) hoặc sản phẩm làm dở ít và ổn định nên không đánh giá thì: Zsản xuất = C * Phương pháp tính giá thành theo hệ số + Điều kiện áp dụng: trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. + Nội dung: Kế toán dựa vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Tổng giá thành SP của các loại sản phẩm = Giá trị SPDD đầu kỳ + Tổng chiphí SX phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ Tổng số SP gốc đã quy đổi =  n i 1 Tổng số lượng sản phẩm i x Hệ số quy đổi của sản phẩm i Giá thành đơn vị sản phẩm gốc quy đổi = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh34 Giá thành đơn vị thực tế sản phẩm từng loại = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc quy đổi x Hệ số quy đổi từng loại sản phẩm * Phương pháp tính gía thành theo tỷ lệ chi phí + Điều kiện áp dụng: trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với nhiều quy cách, kích cỡ, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày... Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng quy cách, kích cỡ, phẩm cấp, sản phẩm hoàn thành. + Nội dung: Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của tất cả các sản SP Giá thành thực tế đơn vị SP cùng loại = Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị SP từng loại x T ỷ lệ chi phí
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh35 * Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ + Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp trong cùng quy trình công nghệ sản xuất vừa thu được sản phẩm chính lại vừa thu được sản phẩm phụ ( các doanh nghiệp chế biến đường, bia, rượu...) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành. + Nội dung: Để tính giá trị sản phẩm chính hoàn thành kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá thành sản phẩm chính được tính theo công thức: Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP chính DD đầu kỳ + Tổng chi phí SX phát sinh trong kỳ - Giá trị SP phụ thu hồi ước tính - Giá trị SP chính DD cuối kỳ * Phương pháp tính giá thànhtheo giaiđoạncông nghệ (Phương pháp phân bước) Trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp để tạo ra thành phẩm thì phải qua nhiều giai đoạn sản xuất chế biến, sản phẩm của giai đoạn trước thành đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp theo, người ta gọi quy trình công nghệ phức tạp trong trường hợp này là quy trình công nghệ phức tạp kiều liên tục, kế toán thường sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước để tính giá thành của các đối tượng tính giá thành Tuỳ theo việc xác định đối tượng tính giá thành mà phương pháp này được chia làm 2 loại: - Phương pháp có tính giá thành phân bước có bán thành phẩm (Phương pháp phân bước kết chuyển tuần tự theo khoản mục):
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh36 + Điều kiện áp dụng: phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ ở phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc có bán thành phẩm bán ra ngoài. Đối tượng tính giá thành vừa là nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất, vừa là thành phẩm ở giai đoạn cuối. + Nội dung: Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào CPSXđã tập hợp được ở từng giai đoạn lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của bán thành phẩm và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị của bán thành phẩm ở giai đoạn kế tiếp. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. - Phương pháp tính giá thành phân bước không có bán thành phẩm (phương pháp phân bước kết chuyển chi phí song song): + Điều kiện áp dụng: trongnhững doanhnghiệp không có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài. Đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng. + Nội dung: Theo phương pháp này kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong giai đoạn công nghệ. * Phương pháp tính giá thành theo công việc (theo ĐĐH) + Điều kiện áp dụng: Phương pháp tính giá thành theo ĐĐH được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng, sản phẩm được tiến hành theo yêu cầu của khách. Các đơn đặt hàng có thể khác nhau và cùng một lúc doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều đơn đặt hàng khác nhau.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh37 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng ĐĐH. Công tác tính giá thành được thực hiện khi ĐĐH đã hoàn thành. Khi mỗi ĐĐH bắt đầu sản xuất, kế toán mở cho ĐĐH đó một phiếu tính giá thành theo ĐĐH. Khi ĐĐH còn trong quá trình sản xuất thì toàn bộ các chi phí được phản ánh trên phiếu tính giá thành là CPSXDD của ĐĐH đó, khi ĐĐH hoàn thành thì kế toán tổng hợp các chi phí đã phản ánh trên phiếu tính giá thành theo ĐĐH thành giá thành sản xuất thực tế của ĐĐH đó. 1.4. Hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.4.1. Khái niệm hình thức sổ kế toán và hình thức tổ chức sổ kế toán Sổ kế toán là biểu hiện vật chất cụ thể của phương pháp tài khoản và ghi kép trên sổ kế toán là sự biểu hiện nguyên lý của phương pháp ghi sổ kép. Nói cách khác, sổ kế toán là một phương tiện vật chất cơ bản, cần thiết để người làm công tác kế toán ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian cũng như theo đối tượng. Công tác kế toán trong một đơn vị hạch toán, đặc biệt là trong các doanh nghiệp, thường nhiều và phức tạp không chỉ thể hiện ở số lượng các phần hành, mà còn ở mỗi phần hành kế toán cần thực hiện, do vậy đơn vị hạch toán cần thiết phải sử dụng nhiều loại sổ sách khác nhau về kết cấu, nội dung và phương pháp hạch toán; tạo thành một hệ thống sổ sách kế toán.. Các loại sổ này được liên hệ chặt chẽ và ghi sổ theo trình tự hạch toán chi tiết và tổng hợp phục vụ cho yêu cầu cung cấp thông tin và quản lý. Như vậy, hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ kế toán khác nhau về chức năng ghi chép, về kết cầu, nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán nhất định trên cơ sở chứng từ gốc. Các doanh nghiệp căn cứ về loại hình, quy mô và đặc điểm SXKD, yêu cầu quản lý để tổ chức một hình thức sổ kế toán phù hợp.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh38 1.4.2. Các hình thức tổ chức sổ kế toán. Theo Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC vừa mới ban hành ngày 14/09/2006 để ghi chép các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kì nói chung và ghi chép các nghiệp vụ kế toán về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng, kế toán có thể chọn một trong năm hình thức sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ, Nhật ký sổ cái, Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ , Kế toán máy. Dựa trên quymô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, yêu cầuquản lý về cungcấp thôngtin cho các đốitượngquan tâm, hay dựa vào trình độ của các nhân viên kế toáncủa doanhnghiệp, kế toáncó thể lựa chọnhình thức sổ kế toán phù hợp cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên theo chế độ kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu gồm 3 hình thức sổ kế toán là: - Nhật ký- sổ cái. - Chứng từ ghi sổ . - Nhật ký chung. Mỗi hình thức có một hệ thống sổ sách kế toán để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành khác nhau. Ví dụ hình thức sổ Nhật ký chung được tổ chức như sau. * Tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. + Nội dung: Đặc trưng có bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphátsinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh39 - Sổ Cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. + Điều kiện vận dụng: - Trong điều kiện kế toán thủ công thì sổ Nhật kí chung chỉ phù hợp cho những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, loại hình kinh doanh đơn giản, có nhu cầu phân công lao động kế toán. - Trong điều kiện lao động kế toán máy thì Nhật kí chung phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Sơ đồ1.11: trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký chung Đối chiếu Chứng từ gốc, bảng phân bổ Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ chi tiết các TK liên quan Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh40 - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các TK kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10..) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các TK phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). - Cuối tháng , cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh. - Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập Báo cáo tài chính
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh41 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VẠN XUÂN 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VẠN XUÂN 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân. Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân – tên giao dịch quốc tế là VAXUCO. Ltd (Van xuan electric equipments company limited) – là công ty TNHH có 3 thành viên. Trụ sở chính tại: Lô 06-9A Khu Công Nghiệp Hoàng Mai – P. Hoàng Văn Thụ – Q. Hoàng Mai – TP. Hà Nội , dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Nguyễn Công Mai. Do nhu cầu về các trang thiết bị điện dân dụng cũng như công nghiệp phục vụ cho việc xây mới các cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều, đáp ứng đòi hỏi đó Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân được thành lập từ tháng 6 năm 1999 (Giấy phép ĐKKD số 072001doSở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội cấp ngày 03/ 6/1999) với ngành nghề kinh doanh là: - Sản xuất các thiết bị điện. - Buôn bán tư liệu sản xuất. - Buôn bán tư liệu tiêu dùng. - Đại lý, mua bán, ký gửi hàng hoá. - Dịch vụ khoa học kỹ thuật khảo sát điện, - Thi công đường dây và trạm điện từ 35KV trở xuống, - Kinh doanh khách sạn, bất động sản - Vận tải hàng hoá và dịch vụ sửa chữa phương tiện ô tô, xe máy - Sản xuất dây cáp điện, thi công đường dây và trạm điện từ 35KV trở xuống.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh42 - Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, đường, thuỷ lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật vừa và nhỏ. - Dịch vụ vận tải, dịch vụ vận chuyển hành khách. Vốn điều lệ: 7.000.000.000đ (Bảy tỷ đồng chẵn) Từ khi thành lập đến nay Ban giám đốc Công ty cùng toàn thể Cán bộ công nhân viên trong Công ty đã dồn hết tâm huyết cho việc phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty. Sau hơn 10 năm hoạt động kinh doanh tích cực, hiện nay công ty đã sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm như: Dây cáp , Tụ điện, Tủ bù cos tự động, Cầu chì tự rơi, Cầu dao cách ly trung thế, ..v.v. tên tuổi và sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng trên khắp đất nước. Trong năm 2009 Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 về chất lượng quản lý. 2.1.1.2. Khái quát tình hình SXKD của Công ty Thiết bị điện Vạn Xuân. Căn cứ vào Giấy phép ĐKKD số 072001 ngày 03 /6 /1999, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản xuất các loại thiết bị điện, dây cáp điện . Trong đó sản phẩm chủ yếu là các loại cầu dao cách ly, sứ chuỗi Polyme 35KV- 110KV, sứ thuỷ tinh cách điện cao hạ thế, cầu dao cách ly, cầu chì tự rơi, cầu chì PK trung thế, các loại đầu cốt đồng, đầu cốt xử lý đồng nhôm, ghíp nhôm, ghíp sử lý đồng nhôm, ống nối nhôm, bút thử điện cao thế, dây cáp điện vặn xoắn, dây cáp điện bọc PVC, XLPE, cáp dây trần A, dây cáp trần lõi thép AS, tủ điện hạ thế, tủ tụ bù cos tự động.v.v. Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty không ngừng nỗ lực, Nhờ đó các sản phẩm sản xuất của công ty ngày càng đa dạng và có chất lượng cao, có sức cạnh tranh với những sản phẩm của các nước Nam Triều Tiên, Trung Quốc, Liên Xô..., được các
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh43 bạn hàng trong nước tin tưởng sử dụng ổn định lâu dài. Bên cạnh việc sản xuất các mặt hàng thiết bị điện, công ty còn cung cấp thêm nhiều dịch vụ vận chuyển hàng hoá, xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, đường, thuỷ lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật vừa và nhỏ... Chính nhờ sự nắm bắt được nhu cầu thị trường và không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng sản phẩm nên doanh thu của công ty không ngừng tăng lên (hàng năm doanh thu đều tăng trưởng bình quân từ 10 % - 15%), nguồn vốn quay vòng nhanh, luôn có đủ vốn để hoạt động, không phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay, mở rộng viêc làm và nâng cao mức thu nhập trung bình cho người lao động. Ta có thể thấy sự phát triển của Công ty qua các chỉ tiêu tại biểu 2.1 Biểu 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TSCĐ bình quân 1.966.167.901 2.274.793.863 3.490.656.257 Vốn lưu động bình quân 9.877.405.258 11.989.054.050 14.656.182.645 Số lao động bình quân Trong đó: -Lao động thường xuyên - Lao động thời vụ 65 30 42 70 35 43 78 40 48 Thu nhập bình quân lao động/tháng 1.500.000 1.750.000 2.050.000
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh44 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Doanh thu thuần 12.979.550.578 14.070.767.377 16.920.674.536 2 Giá vốn hàng bán 11.614.728.405 12.618.954.690 15.125.950.125 3 Chi phí quản lý kinh doanh 970.127.574 909.023.851 1.003.341.351 4 Doanh thu tài chính 1.810.857 1.656.545 4.645.730 5 Chi phí tài chính 277.418.646 404.408.429 457.032.387 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 119.086.810 140.036.952 338.996.403 7 Lãi khác 25.000.000 0 0 8 Lỗ khác 0 0 0 9 Tổng lợi nhuận 144.086.810 140.036.952 338.996.403 12 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 40.344.307 39.103.346 94.918.993 13 Lợi nhuận sau thuế 103.742.503 100.826.606 244.077.410 Công ty có được thành quả như hôm nay là nhờ công ty luôn xây dựng các mục tiêu mang tính chất dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh như sau: - Thực hiện xong dự án mở rộng sản xuất,đặc biệt ưu tiên đầu tư vào trang thiết bị hiện đại - Thực hiện tốt công tác quản lý chi phí để giảm giá thành - Cải thiện môi trường làm viêc,đảm bảo việc làm ổn định và không ngừng nâng cao thu nhập công nhân viên. - Tuân thủ các chế độ chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hiện nay
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh45 - Nâng cao chất lượng hàng hoá (nhất là các trang thiết bị điện Công nghiệp và dân dụng ). - Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. - Làm tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, trật tự xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý Đặc điểm về tổ chức quản lý được thể hiện qua sơ đồ 2.2: Sơ đồ 2.2: Mô hình quản lý của công ty HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP Ban tổ chức BAN GIÁM ĐỐC Ban kiểm tra Phòng Tổng hợp, kinh tế, kế hoạch Phòng thiết kế kỹ thuật-KCS Kho nguyên liệu, bán thành phẩm Xưởng gia công cơ khí. Phòng Tài chính Kế toán Kho thành phẩm & hàng hoá Xưởng lắp ráp sản phẩm Xưởng sản xuất cáp bọc
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh46 Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân là một doanh nghiệp được tổ chức và quản lý sản xuất theo mô hình công ty.Việc quản lý được tổ chức theo cơ cấu chức năng bao gồm: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc , 5 phòng ban, 3 phân xưởng. - Hội đồng sáng lập là những người tham gia góp vốn để thành lập công ty. Những người trong hội đồng sáng lập sẽ bầu ra ban giám đốc. - Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. + Giám đốc: là người giữ vai trò lãnh đạo cao nhất toàn Công ty, là người đại diện hợp pháp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty, chỉ đạo và điều hành trực tiếp về tổ chức nhận sự, kế toán thống kê tài chính, dự án đầu tư, KD, kí kết các hợp đồng kinh tế, các văn bản pháp lý đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ cho toàn bộ CNV trong công ty. + Phó giám đốc: Thay mặt Giám đốc điều hành về sản xuất theo lệnh của Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt hoặc đi công tác, là người giúp đỡ Giám đốc trong việc kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các quyết định đề ra,phụ trách chính về sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Bên dưới là hệ thống các phòng ban chức năng sau: - Ban kiểm tra: có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong công ty. - Ban tổ chức:có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quỹ lương,xây dựng và hoàn thiện các định mức lao động, đơngiá lương,các phươngpháp trả lương ,quản lý,tổ chức thực hiện và phân tích hiệu quả kinh tế của các định mức đó. Đồng thời có thêm bộ phân công đoàn, y tế chăm lo tổ chức đời sống, vui chơi lành mạnh để có sức khoẻ cho CBCNV, thực hiện mua BHXH, BHYT cho từng người lao động. Giải quyết những trường hợp ốm đau, thai sản được nghỉ đúngtheo tiêu chuẩncủa nhà nước ban hành. Các quyết định đều phải được Ban giám đốc thông qua.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh47 - Phòng thiết kế kỹ thuật và KCS: thực hiện việc thiết kế, định mức sản phẩm, khuôn mẫu, cải tiến liên tục sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, xây dựng các bước công nghệ, kiểm tra theo dõi việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, đồng thời cùng với phòng KCS theo dõi, kiểm tra sản phẩm hoàn thành xem có đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật hay không để nhập kho. - Phòng tổng hợp kinh tế, kế hoạch: có nhiệm vụ lập kế hoạch vật tư hàng tháng hàng quý dựa trên định mức kỹ thuật của phòng kỹ thuật, tiếp cận thị trường, kịp thời nắm thông tin về thị trường phục vụ cho sản xuất, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh , xây dựng giá thành kế hoạch cho từng sản phẩm. Trình Giám đốc duyệt và gửi tới các bộ phận liên quan. Đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng với khách hàng, ký các hợp đồng vật tư, triển khai tình hình cung ứng, sử dụng vật tư. - Phòng tài chính - kế toán: + Tổ chức bộ máy kế toán, thống kê, phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác và trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty. + Tham mưu cho ban giám đốc về mặt quản lý hạch toán kinh tế, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn, tiền tệ cùng với việc tính toán, phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Tổ chức hạch toán kinh tế theo quy chế quản lý và lập các báo cáo tài chính theo quy định. + Tổ chức lưu trữ các văn bản, tài liệu thống kê, kế toán - Các phânxưởng là nơi tiến hành các hoạt động sản xuất của công ty theo quyết định từ trên xuống. Bao gồm 3 xưởng sản xuất với các chức năng khác nhau. + Xưởng cơ khí : Chuyên gia công các vật liệu, bán thành phẩm, thực hiện các công đoạn ép, mạ, bào, tiện, phay...tạo ra các chi tiết hoàn chỉnh của sản phẩm.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh48 + Xưởng lắp ráp: nhận các bán thành phẩm của xưởng cơ khí sau đó lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. + Xưởng sản xuất cáp bọc: là nơi tiến hành các công đoạn của quá trình sản xuất dây cáp điện. 2.1.2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ 2.1.2.2.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất Là một công ty sản xuất thiết bị điện, hiện nay công ty sản xuất ra hàng trăm sản phẩm, đều là các sản phẩm được hình thành nên từ việc lắp ráp cơ học rất nhiều chi tiết Do vậy sản phẩm của công ty đòi hỏi kỹ thuật chính xác cao độ. Các chi tiết hình thành nên sản phẩm cuối cùng phải qua một số giai đoạn chế biến, mỗi giai đoạn này được giao cho từng phân xưởng đảm nhiệm. Công ty có 3 xưởng: xưởng gia công cơ khí, xưởng lắp ráp, xưởng sản xuất cáp. Mỗi phân xưởng được tổ chức chuyên môn hoá theo chức năng và công nghệ riêng. Ngoài ra còn có các kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hoá. Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân hiện nay tiến hành cả sản xuất theo đơn đặt hàng và sản xuất để bán ra ngoài. Tuy nhiên, do tính chất kỹ thuật của các thiết bị điện đều đã có tiêu chuẩn định mức nên thường số lượng mặt hàng mỗi đơn đặt hàng ít. Các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thể theo đúng định mức tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chỉ thêm hoặc bớt một vài chi tiết theo yêu cầu của khách hàng ví dụ như: sản phẩm tủ điện nhưng không lắp biến dòng hoặc ATM nhánh ở lộ ra của tủ; hay tủ cầu dao, cầu chì thêm bộ cầu dao, cầu chì...... Do đó giá thành của các sản phẩm tăng lên hoặc giảm đi chủ yếu theo yêu cầu thêm hoặc bớt chi tiết của khách hàng. Còn đối với mặt hàng dây cáp, do nhu cầu của khách hàng cũng như sự biến động giá của vật liệu nên công ty chỉ tiến hành sản xuất dây cáp khi có yêu cầu của khách hàng và không để giá trị tồn kho nhiều.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh49 2.1.2.2.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ. Quy trình sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.3 Sơ đồ 2.3:Quy trình sản xuất của công ty TNHH thiết bị điện Vạn Xuân - Xưởng gia công cơ khí có nhiệm vụ chế tạo các chi tiết phôi. Đầu tiên vật liệu lấy từ kho để sản xuất dụng cụ, khuôn gá và sữa chữa máy móc. Công nghệ chủ yếu là chế tạo gia công thô, gia công cơ khí các chi tiết các bộ phận sản phẩm bằng một số phương pháp chủ yếu là gò, hàn, bào tiện nguội phay các chi tiết như đế cầu dao, cầu chì hoặc khung tủ điện...sau đó chuyển sang để sơn, mạ và cuối cùng chuyển sang phân xưởng lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. - Xưởng lắp ráp: nhận các bộ phận từ xưởng cơ khí chuyển sang để lắp ráp thành thành phẩm các loại cầu chì, cầu dao, tủ điện..... Năm 2009 đã đầu tư một dây chuyền sản xuất cáp bọc PVC và XLPE có lõi đồng và nhôm, đã đưa vào vận hành để sản xuất các loại dây cáp điện. Với sản phẩm dây Nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài, gia công Khuôn gá,lắp Ép nhựa, sơn mạ Cắt, đột, gò , hàn Phay, bào, tiện, nguội KCS Hiệu chỉnhLắp ráp Nhập kho thành phẩm Kho vật liệu, bán thành phẩmKhông đạt chất lượng
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh50 cáp lại được sản xuất theo 1 quy trình khác với các loại thiết bị điện trên. Việc tiến hành sản xuất dây cáp điện được giao cho xưởng sản xuất cáp bọc phụ trách. Dây chuyền sản xuất cáp điện được thực hiện theo sơ đồ 2.4 Sơ đồ 2.4: Dây chuyền sản xuất dây cáp điện. Sản phẩm không đạt chất lượng Các loại dây nhôm, dây đồng trần sau khi được nhập về sẽ giao cho bộ phận gia công để xe, bện dây tạo thành lõi cáp. Mỗi lõi có thể có từ 5,7,9,12 dây tuỳ theo từng loại cáp. Lõi cáp sau khi đã được xe, bện xong sẽ chuyển sang dây chuyền bọc nhựa PVC, XLPE.. để làm vỏ cáp. Công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất cáp là phần in chữ lên cáp được thực hiện bởi máy in cáp. Tất cả các phân xưởng sản xuất chính đều lấy vật liệu từ kho vật liệu,sau khi sản xuất chế biến thành bán thành phẩm thì có loại nhập kho bán thành phẩm, có loại được chuyển sang phân xưởng sau để tiếp tục chế biến. Thành phẩm sau khi lắp ráp được phòng KCS kiểm tra chất lượng, đủ điều kiện sẽ được nhập kho thành phẩm. Nếu không đủ tiêu chuẩn sẽ được cho vào kho vật liệu, bán thành phẩm để làm lại. 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. 2.1.2.3.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Dây nhôm , đồng trần Xe bện dây gia công Bọc nhựa PVC, XLPE.. . Máy in cáp KCS Nhập kho thành phẩm Kho vật liệu, bán thành phẩm
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh51 Để phục vụ cho viêc hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi tình hình hoạt động của công ty, thực hiện tình hình nghĩa vụ với Nhà nước Công ty tổ chức phòng kế toán riêng theo hình thức tập trung với 5 người phụ trách. Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc công ty, có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê trong phạm vi toàn doanh nghiệp, tổ chức các thông tin kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận trong công ty, thực hiện đầy đủ sự ghi chép ban đầu và chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính. Do công ty thực hiện công tác kế toán tập trung, không có đơn vị trực thuộc vì vậy để đảm bảo và chỉ đạo tập trung, thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng, phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm và tổ chức quản lý sản xuất, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau (sơ đồ 2.5): Sơ đồ 2.5: Bộ máy kế toán Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân. * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Đứng đầu là Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm về tài chính của toàn công ty. Kế toán trưởng tổ chức và điều hành công tác kế toán, đôn đốc giám sát, kiểm tra và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính khi hết kỳ kế toán, chịu trách nhiệm cung cấp cho Giám đốc các tài liệu kế toán của công ty. Kế toán trưởng Kế toán thanh toán, tiền lương, BHXH Kế toán vật tư, TSCĐ, đầu tư XDCB Thủ quỹ, kế toán tiêu thụ, theo dõi tạm ứng Kế toán chi phí, giá thành
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh52 - Kế toán thanh toán, tiền lương, BHXH: quản lý vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng), theo dõi tình hình công nợ của doanh nghiệp, kiêm kế toán tổng hợp tiền lương, BHXH cho toàn công ty. - Kế toán vật tư, TSCĐ, đầu tư XDCB: theo dõi tình hình xuất, nhập nguyên vật liệu, tính giá thành vật tư và thực hiện định mức tiêu hao vật liệu quản lý, theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ của công ty, hàng tháng tính toán và phân bổ khấu hao cho các đối tượng phù hợp, lập dự toán về chi phí sửa chữa TSCĐ, các kế hoạch đầu tư XDCB - Kế toán chi phí giá thành: Tập hợp chi phí SXKD phát sinh trong kỳ, tính giá thành, giám sát tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm - Thủ quỹ, kế toán tiêu thụ, theo dõi tạm ứng: hạch toán và theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, quản lý thu chi tiền mặt, tạm ứng. Bộ máy kế toán của công ty được trang bị 5 máy vi tính sử dụng trên chương trình hỗ trợ phần mềm EXCEL. Việc sử dụng máy vi tính đã góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, đáp ứng kịp thời cho yêu cầu quản lý, nâng cao năng suất lao động kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu số liệu cũng như việc cập nhật in ấn, lưu trữ các tài liệu kế toán có liên quan hơn. 2.1.2.3.2 Hình thức sổ kế toán: Trong ba hình thức sổ kế toán áp dụng cho loại hình kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân đã tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức sổ Nhật ký chung. Theo hình thức này, hệ thống sổ của Công ty bao gồm các loại sổ sau: - Sổ Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh53 Trình tự ghi sổ theo sơ đồ 2.6: Sơ đồ 2.6: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo hình thức sổ Nhật ký chung tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân Trình tự ghi sổ của công ty được tiến hành như sau: + Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho đối tượng 154. Chứng từ gốc Nhật kí chung Nhật kí đặc biệt Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Sổ cái TK 154. Bảng tổng hợp chi phí TK 154 Bảng tính giá thành sản phẩm Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu Bảng cân đối TK Báo cáo tài chính
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh54 Ngoài ra Công ty có mở sổ Nhật ký đặc biệt như nhật ký chi tiền, nhật ký mua hàng... dùng để ghi hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến thu chi tiền, mua hàng. + Cuối tháng sau khi tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt kế toán, kế toán vào Sổ Cái TK 154. Sau khi kế toán đã kiểm tra, đối chiếu thấy khớp đúng giữa Sổ Cái và tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh lấy số liệu lập bảng tính giá thành cho các sản phẩm, sau đó lập bảng cân đối TK và các báo cáo tài chính, thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.7: Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân Để tính giá thành sản phẩm, kế toán công ty xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho từng sản phẩm thông qua bảng phân bổ nguyên vật liệu theo định TK 331, 111, 112… TK 152 ,153 TK 154 TK 334,338 TK 1331 Xuất nguyên vật liệu CCDC cho SX Tiền lương và các khoản trích theo lương Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác cho SX Thuế GTGT được khấu trừ Sản phẩm hoàn thành nhập kho Sản phẩm hoàn thành xuất bán ngay TK 155 TK 632 TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ cho SX
  • 55. Luận văn tốt nghiệp Học Viện TàiChính Khoa Kế Toán Trần Thị Như Quỳnh55 mức kỹ thuật quy định. Còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ cho từng đơn vị sản phẩm theo Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Với các đơn đặt hàng để đáp ứng kịp thời việc tính giá bán cho khách hàng phòng kế hoạch lập dự toán sản xuất trong đó khoản chi phí NVLTT được xác định thực tế theo định mức kỹ thuật của sản phẩm, cònkhoản chi phí NC TT và chi phí SXC chỉ là ước tính dựa trên mức độ tiêu hao thực tế của doanh nghiệp (chiếm khoảng 15% - 20% giá thành sản suất sản phẩm). Khi ĐĐH hoàn thành bàn giao cho khách kế toán chỉ phản ánh doanh thu , đên cuối tháng khi tính được giá thành của sản phẩm kế toán mới kết chuyển giá vốn. 2.1.3. Một số đặc điểm khác * Chế độ kế toán: Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân thực hiện theo chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006. * Chứng từ: được công ty áp dụng theo biểu mẫu quy định của bộ Tài chính ban hành và hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính được công ty áp dụng theo biểu mẫu ban hành theo Quyết định số số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Chứng từ được lập, kiểm tra và luân chuyển theo trình tự Nhật ký chung đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp cho công tác theo dõi chứng từ chặt chẽ, hạch toán kế toán chính xác. Các chứng từ gốc gồm có: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, thẻ kho, hoá đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, biên bản kiểm nghiệm, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm, hàng hoá, biên bản giao nhận TSCĐ. * Tài khoản: Tại Công ty số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong cũng khá nhiều nên hệ thống tài khoản sử dụng trong công ty hiện nay là 36 tài khoản cấp I trên