SlideShare a Scribd company logo
1 of 152
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HUYỀN HẠNH
VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Hiến pháp vàLuật Hành chính
Mã số: 9380102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ KHÁNH VINH
HÀ NỘI –2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết luận của luận án chưa từng công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của tôi.
Hà Nội, tháng 01 năm 2019
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Huyền Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU
11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 11
1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần
nghiên cứu
29
1.3 Giả thiết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 32
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT
TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
37
2.1. Khái niệm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính 37
2.2. Đặc điểm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính 46
2.3. Các nội dung biểu hiện của văn hóa pháp luật trong cơ quan
hành chính
52
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong cơ quan hành
chính
59
2.5. Kinh nghiệm quốc tế vềvăn hóa pháp luật trong cơ quan hành
chính
65
Chương 3 THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
74
3.1. Khái quát văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính từ năm
1945 đến trước Đổi mới 1986
74
3.2. Thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính từ Đổi
mới (1986) đến nay
78
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với xây dựng, nâng cao văn hóa pháp
luật trong cơ quan hành chính nhà nước
103
Chương 4. NÂNG CAO VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 108
4.1. Yêu cầu đối với nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan
hành chính
108
4.2 Quan điểm nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành
chính
114
4.3 Các giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan
hành chính
118
KẾT LUẬN 138
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
CHỮ VIẾT TẮT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
VHPL: Văn hóa pháp luật
CQHC: Cơ quan hành chính
CB, CC: Cán bộ, công chức
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một trong những loại hình của văn hóa, văn hóa pháp luật là tổng
thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực
pháp luật. Văn hóa pháp luật là hệ thống các giá trị phản ánh truyền thống và
lối sống theo pháp luật của một dân tộc, quốc gia, có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần
của xã hội. Đồng thời, đối với mỗi loại hình tổ chức, văn hóa pháp luật là nền
tảng thiết lập nên hệ thống các giá trị pháp luật, định hướng cho tổ chức hoạt
động và hình thành nên khuôn mẫu hành vi, lối sống theo pháp luật của các cá
nhân trong tổ chức. Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính cũng
không phải là ngoại lệ. Vấn đề nghiên cứu của Luận án: “Văn hóa pháp luật
trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay” được xuất phát từ những
lý do cụ thể sau:
Một là, Văn hóa pháp luật luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong tổ
chức và hoạt động của các cơ quan hành chính.
Có thể hiểu văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính là hệ thống
các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với tổ chức và hoạt động của
cơ quan hành chính, với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hoạt động
thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; được thể hiện và phản ánh
trong các quan hệ pháp luật giữa các cơ quan hành chính, cán bộ, công chức
với các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội. Văn hóa pháp luậtgắn liền với
hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tác động đến toàn bộ các lĩnh vực
của đời sống xã hội, từ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tư pháp, giáo dục,
đào tạo, đất đai, môi trường… Để xây dựng được một nền hành chính dân
chủ, chuyên nghiệp, hiện đại không thể thiếu các tư tưởng, quan điểm lập
2
pháp, lập quy đúng đắn, không thể thiếu hệ thống pháp luật có chất lượng,
đồng bộ, khả thi cũng như đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức và kỹ năng
thực thi pháp luật. Ngược lại, những tư tưởng, quan điểm pháp luật, những
chuẩn mực pháp luật cũng chỉ có giá trị khi nó hướng tới xây dựng một nền
hành chính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch - một nền hành chính của
dân, do dân, vì dân.
Hai là, trong thời gian qua Nhà nước ta luônnhận thức rõ tầm quan
trọng của xây dựng văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính, ban hành
nhiều chính sách, văn bản nhằm xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luậtnói
chung, trong đó có văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính.
Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày
8/11/2011), trong đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng hệ thống các cơ quan hành
chínhtừ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại,
hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều
hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính”… Thủ tướng Chính phủ
cũng đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh
cải cách chế độ công vụ, công chức”, xác định rõ mục tiêu phải xây dựng một
nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”,
đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức phải gắn với quá trình thực
hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -
2020, phù hợp với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất,
trong sạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân… Trên cơ sở đó
các Bộ, ngành và địa phương cũng đã ban hành kế hoạch, chương trình triển
khai thực hiện, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và cần thiết để phát huy tính pháp
3
quyền, dân chủ cũng như nâng cao văn hóa pháp luật trong hệ thống các cơ
quan hành chính.
Ba là, trong thời gian qua mặc dù việc xây dựng văn hóa pháp luậttrong
các cơ quan hành chính đã được quan tâm, chú trọng và bước đầu đạt được
những kết quả nhất định, nhưng trên thực tế vẫn còn những bất cập, hạn chế
cần khắc phục.
Kết quả thực hiện chính sách,pháp luật của Nhà nước về xây dựng,
nâng cao văn hóa pháp luậtnói chung và văn hóa pháp luật trong các cơ quan
hành chínhcho thấy đã đạt được những kết quả nhất định.Nhận thức, trình độ
hiểu biết pháp luật của đại bộ phận cán bộ, công chứcđã được nâng lên một
bước, có trình độ học vấn và hiểu biết pháp luật hơn; nhận thức rõ được chức
trách, bổn phận của mình và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
Việc quy định rõ những yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, năng lực phẩm
chất của cán bộ, công chức trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng góp
phần từng bước chuẩn hóa và nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ này,
trong đó có trình độ hiểu biết về pháp luật. Đồng thời, năng lực giải trình,
trách nhiệm công vụ, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ,
công chức đã có những cải thiện đáng kể.Đối với các cơ quan hành chính, thể
chế tổ chức, hoạt động của hệ thống hành chính tiếp tục được đổi mới theo
hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ
quan trong hệ thống hành chính, loại bỏ phần lớn sự chồng chéo, trùng lắp về
chức năng, nhiệm vụ; phân định rõ hoạt động của cơ quan hành chính với
doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch vụ công…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, văn hóa pháp luật
trong các cơ quan hành chính vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trình
độ hiểu biết và vận dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực
sự đáp ứng được yêu cầu của quản lý hành chính nhà nước trong cơ chế mới.
4
Một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tham nhũng,
cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu
cầu của nhân dân, của xã hội. Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý
cán bộ, công chức vi phạm pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên và
nghiêm túc, tính răn đe, làm gương trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức hiệu
quả còn thấp.
Bốn là, trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta chủ trương xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động
của hệ thống cơ quan nhà nướcthì việc nhận diện và phát huy các giá trị văn
hóa pháp luật trong cơ quan hành chính trở nên vô cùng cần thiết.
Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,vì Nhân dân”.
Chính vì vậy chúng ta phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý và điều
hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và
kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đồng thời phải xây dựng được đội ngũ cán bộ,
công chức trong sạch, có năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân đã đặt ra yêu cầu khách quan phải không ngừng xây dựng, nâng cao hơn
nữa văn hóa pháp luật trong tổ chức, điều hành của bộ máy nhà nước nói
chung cũng như các cơ quan hành chính nói riêng. Các cơ quan hành chính
phải được tổ chức và hoạt động trên cơ sở quy định của pháp luật, hoạt động
quản lý hành chính nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính
và cải cách tư pháp chỉ có thể đạt được khi hoạt động quản lý của các cơ quan
hành chính, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức được
tiến hành trong môi trường văn hóa pháp luật mang tính dân chủ, trọng pháp.
5
Những lý do trên đây cho thấy cần phải có những nghiên cứu đầy đủ,
toàn diện nhằm cung cấp luận cứ khoa học góp phần xây dựng, nâng cao hơn
nữa văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện
nay.Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn vấn đề “Văn hóa
pháp luật trong các cơ quan hành chínhở Việt Nam hiện nay” làm chủ đề cho
luận án tiến sĩ luật học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ nhữngvấn đề lý luận về văn hóa pháp
luật trong các cơ quan hành chính; đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật
trong cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay, chỉ ra các kết quả, hạn chếvà
nguyên nhân; luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục xây
dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam
đáp ứng yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ sau:
Một là, tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án; đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình và xác định những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật
trong các cơ quan hành chính, bao gồm:
- Khái niệm, nội dungvăn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính.
-Đặc điểmcủavăn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành
chính.
- Kinh nghiệm quốc tế về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính.
6
Ba là,đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành
chính ở Việt Nam hiện nay. Nêu rõ những kết quả tích cực đã đạt được,
những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó
rút ra những vấn đề đang đặt ra đối với việc tiếp tục xây dựng, nâng cao văn
hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, trên cơ sở phân tích rõ yêu cầu nâng cao văn hóa pháp luật
trong các cơ quan hành chính trong bối cảnh mới, luận án đề xuất quan điểm,
các giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ
quan hành chính ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về văn hóa pháp
luậttrong các cơ quan hành chính ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính
là vấn đề tương đối rộng và phức tạp, trong phạm vi nghiên cứu phù hợp với
chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, luận án tập trung nghiên
cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong các cơ quan
hành chính, thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt
Nam hiện nay, bao gồm các vấn đề về trình độ nhận thức, sự hiểu biết pháp
luật; thái độ, tình cảm, tâm lý pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức; chất
lượng hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính và kết
quả hoạt động thực thi, áp dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức;
trách nhiệm công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính…
Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về văn hóa pháp
luật trong các cơ quan hành chính của Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay.
7
Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu về văn hóa pháp luật của
các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan
hành chínhnhà nước ở trung ương và địa phương.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1.Phương pháp luận
Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ
nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minhvề
nhà nước và pháp luật, xây dựng văn hóa pháp luật, về cải cách hành chính và
cải cách chế độ công chức, công vụ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận trên, luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp tổng hợp, sử dụng để xây dựng tổng quancác công trình
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến văn
hóa pháp luật trong cơ quan hành chính (chương 1); tổng hợp kinh nghiệm
quốc tế về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính (chương 2); tìm hiểu
tình hìnhxây dựngvăn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam từ
năm 1945 đến nay (chương 3).
- Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực
hiện luận án. Phương pháp này được sử dụng khi đánh giá, bình luận các vấn
đề về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính như đánh giá tổng quan
tình hình nghiên cứu (chương 1), phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm,
nội dung biểu hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong các
cơ quan hành chính(chương 2); đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật trong
các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay (chương 3); phân tích dự báo
yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới đang đặt ra, các quan điểm và giải pháp
8
nhằm tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành
chính(chương 4).
- Phương pháp so sánh, sử dụng khi tổng hợp kinh nghiệm một số quốc
gia trên thế giới về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính (chương 2) và
đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân
các cấp ở Việt Nam hiện nay (chương 3).
- Phương pháp lịch sử cụ thể, sử dụng khi nghiên cứu văn hóa pháp luật
trong các cơ quan hành chính luôn gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể, đó chính là
quá trình phát triển của văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà
nước từ năm 1945 đến nay(chương 3).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa pháp luật
trong cơ quan hành chínhvới những đóng góp mới cụ thể như sau:
Một là, luận án phân tíchlàm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp
luật trong cơ quan hành chính gồm:Khái niệm, nội dung, đặc điểm của văn
hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc
hình thành, phát triển văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính; Kinh
nghiệm quốc tế về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính.
Hai là,Luận án đã đánh giá được thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ
quan hành chínhở Việt Nam,nêu rõ những kết quả đã đạt được; những hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó xác định những vấn đề đặt
ra đối với việc tiếp tục nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành
chính ở Việt Nam hiện nay.
Ba là, Trên cơ sở làm rõ yêu cầu đối với việc nâng cao văn hóa pháp
luật trong các cơ quan hành chính trong bối cảnh tình hình mới, luận án đã đề
xuất các quan điểm, các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ
quan hành chính như: Xác định, thể chế hóa các giá trị chuẩn mực của văn
9
hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà nước; Nâng cao nhận thức,
hiểu biết pháp luật, từ đó hình thành thói quen tôn trọng và tuân thủ pháp luật
của đội ngũ cán bộ, công chức; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
luật hành chính theo hướng đồng bộ, thống nhất, khả thi và ổn định; Xây
dựng môi trường công vụ trong sạch, minh bạch, thượng tôn pháp luật; Đề
cao và có cơ chế hữu hiệu đảm bảo trách nhiệm công vụ, trách nhiệm của
người đứng đầu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; Tăng cường
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi, áp dụng pháp luật trong các cơ
quan hành chính.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm phong phú thêm các luận cứ khoa học về văn
hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính. Luận án đã phân tích, làm rõ
những vấn đề lý luận cơ bản, đặc biệt là xác định được các khái niệm công
cụ,nội dung biểu hiện và những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, nâng
cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính. Trên cơ sở đó soi vào
thực tiễn văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện
nay, rút ra những nhận định cụ thể về những kết quả tích cực, những hạn chế
và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, đề xuất các quan
điểm, giải pháp tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ
quan hành chính ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách chế độ công chức công
vụ thì việc tăng cường, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành
chính trở nên vô cùng cấp thiết.Chính vì vậy việc thực hiện luận án là rất có ý
nghĩa về mặt thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu và kiến nghị của luận án có
10
ý nghĩa và giá trị tham khảo trong quá trình xây dựng và không ngừng nâng
cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam.
Luận án còn được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu khoa học, giảng dạy về văn hóa pháp luậtnói chung, văn hóa pháp luật
trong cơ quan hành chính nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án được kết cấu gồm 04 chương:
Chương 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu, những vấn đề đặt ra
cần nghiên cứu của luận án
Chương 2. Những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong các cơ
quan hành chính
Chương 3. Thực trạng văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành
chính ở Việt Nam
Chương 4.Nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành
chính ở Việt Nam hiện nay
11
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Văn hóa pháp luật (VHPL) trong các cơ quan hành chính (CQHC) là
vấn đề được các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm và cho đến nay đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu như các sách chuyên khảo, đề tài khoa học, luận
án tiến sĩ, các bài báo khoa học chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học…
bàn về vấn đề này. Để phục vụ nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh đã tập
trung tìm hiểu một số công trình khoa học có liên quan trực tiếp đến đối
tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án, cụ thể như sau:
Thứ nhất,nhóm các công trình nghiên cứu bàn về những vấn đề lý
luận chung về văn hóa pháp luật và văn hóa pháp luật trong các cơ quan
hành chính ở Việt Nam.
- Nhóm các công trình nghiên cứu bàn về những vấn đềlý luận chung
về văn hóa pháp luật
Trước hết, khái niệm “văn hóa pháp luật” được đề cập đến trong nhiều
giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo về
Luật như Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Trường Đại
học tổng hợp Hà Nội, khoa Luật (1993), Hướng dẫn môn học Lý luận nhà
nước và pháp luật… của tác giả Nguyễn Minh Đoan (2014), Bên cạnh đó
cũng có nhiều sách chuyên khảo, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ đề cập đến
khái niệm “văn hóa pháp luật” như:
Sách chuyên khảo,Xã hội học pháp luật những vấn đề cơ bản (2012)
của tác giả Võ Khánh Vinh, Nxb Khoa học xã hội, đã tiếp cận VHPL dưới
12
góc độ xã hội học pháp luật. Ở thuộc tính chính thức, VHPL là trật tự tư
tưởng được Nhà nước và xã hội định hướng cho sự hình thành và phát triển
của ý thức chính trị và ý thức pháp luật của người dân, cho sự hình thành và
phát triển của tổng thể các quy phạm - giá trị của pháp luật và cho sự hình
thành và phát triển hành vi và hoạt động trong lĩnh vực pháp luật.
Sách chuyên khảo, Văn hóa pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản và
ứng dụng chuyên ngành (2011) của tác giả Hoàng Thị Kim Quế, Nxb. Đại
học quốc gia, đã xác định VHPL trong lĩnh vực hành pháp là “hệ thống các
yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực quản lý xã hội, trong hoạt
động công vụ, hoạt động lập quy; trong các quan hệ pháp luật hành chính giữa
các cơ quan, cá nhân con người nhà nước với cá nhân, tổ chức”. Các yếu tố
ảnh hưởng đến VHPL được chỉ ra là: yếu tố truyền thống; VHPL đích thực
đòi hỏi phải áp dụng đa dạng nguồn pháp luật; bản thân hệ thống pháp luật;
nhận thức pháp quyền của người thực hiện pháp luật; tính chất pháp quyền
trong tổ chức thực hiện pháp luật…
Sách chuyên khảo, Văn hóa pháp lý Việt Nam (2005) của Lê Đức Tiết,
Nxb. Tư pháp, đã xác định VHPLđược cấu thành bởi: ý thức pháp luật, nền
pháp luật, trình độ, nghệ thuật, kỹ năng sử dụng pháp luật với vai trò bảo vệ
các quyền của con người, quốc gia, dân tộc.
Sách chuyên khảo, Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý - Lý luận và
thực tiễn (2011), Phạm Ngọc Thanh (chủ biên); Nxb Lao động, có bài “Đổi
mới hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới văn hóa lãnh đạo,
quản lý” đã xác định các tiêu chí đánh giá VHPL gồm: Hệ thống pháp luật
phải được xây dựng trên cơ sở các quy phạm pháp luật đạt tiêu chí: dễ hiểu,
phải được mọi đối tượng trong xã hội hiểu được; phải được xã hội tôn trọng
pháp luật, hành động theo pháp luật quy định; pháp luật phải can thiệp khi có
vi phạm pháp luật xảy ra, bất kể hành vi vi phạm đó do đối tượng nào trong
13
xã hội thực hiện; ý thức của cộng đồng xã hội trong việc tuân thủ, xây dựng
pháp luật, quan tâm hay phê phán đối với các hiện tượng pháp luật không
minh bạch”.
Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Văn hóa pháp luật ở Việt Nam từ lý
luận đến thực tiễn, mã số KX.03.03/06/10 do tác giả Lê Minh Tâm là chủ
nhiệm, năm 2009, đã xác định VHPLbao gồm ý thức pháp luật, hệ thống pháp
luật và các phương tiện pháp luật và khả năng, trình độ sử dụng pháp luật để
xử lý các quan hệ xã hội nhằm thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân phù hợp với
yêu cầu chung của xã hội.
Luận án Tiến sĩ Luật học năm 2015, Văn hóa hiến pháp ở Việt Nam:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Mai Hồng Quang đã xác
địnhVHPL là sự phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt
của đời sống pháp luật đã diễn ra trong quá khứ cũng như diễn ra trong hiện
tại, nó cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống pháp
luật của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Văn hóa pháp luật - Cách tiếp cận nghiên cứu mới của Luật so
sánhcủatác giả Đặng Minh Tuấn, một bài viết trong Văn hóa pháp luật -
Những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành (2011) đã nghiên
cứu VHPLnhư là cách tiếp cận rộng của luật so sánh, nghiên cứu làm rõ khái
niệm VHPL; các yếu tố cơ bản của một VHPL và VHPL với việc phân định
các họ VHPL.
Tác giả Phạm Duy Nghĩa trong bài viết “Góp phần tìm hiểu văn hóa
pháp luật”, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24
(2008), tr 1-8, đã đã nhận diện VHPL theo 3 lát cắt: Luật trên giấy; Luật trong
quan niệm; Luật trong hành vi ứng xử.
Lê Thanh Thập trong bài viết “Mấy suy nghĩ về văn hóa và văn hóa
pháp luật ở nước ta”, Tạp chí Luật học, năm 1999, đã viết “VHPL là những
14
giá trị nhân đạo, tiến bộ, tích cực của hệ thống pháp luật trong xã hội được thể
hiện trong các đạo luật và thiết chế xã hội. Đồng thời các giá trị đó còn được
thể hiện trong các hoạt động pháp luật, thẩm thấu vào nhận thức và hành động
của mỗi cá nhân, biến thành nhu cầu thường trực trong ứng xử của họ”.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu bàn về nhiều nội dung liên
quan đến VHPL như: Đặng Cảnh Khanh: Văn hóa luật pháp - truyền thống và
bài học hôm nay, Tạp chí Cộng sản số 5, năm 1993; Nguyễn Thị Lê Thu: Văn
hóa pháp luật ở công sở trong điều kiện cải cách hành chính, cải cách tư
pháp ở nước ta hiện nay, Luận án Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội (2002); Lê Minh Tâm: Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay, Tạp chí Luật học, số 5, 1998; Bùi Ngọc Sơn, Xây dựng Nhà
nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa Việt Nam; Đào Bảo Ngọc (1999):
“Hội nhập khu vực ở châu Á: Nhìn từ góc độ sự tương tác của nền văn hóa
pháp luật và các hệ thống pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; Đào
Trí Úc (1999) “Sự tiếp nhận các giá trị pháp lý phương Đông và phương Tây
đối với sự phát triển các tư tưởng pháp lý Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật…
- Nhóm các công trình nghiên cứu bàn về những vấn đề lý luận của văn
hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính
Nhìn chung các công trình nghiên cứu mới chú trọng nghiên cứu về
VHPL nói chung chứ chưa có nhiều công trình bàn về VHPL trong CQHC,
tuy nhiên có một số công trình bàn về những nội dung cụ thể của VHPL trong
CQHC như hệ thống thể chế hành chính, trình độ hiểu biết pháp luật của đội
ngũ CB, CC, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của CQHC… Cụ thể như
sau:
Sách chuyên khảo: Mô hình xây dựng pháp luật trong Nhà nước pháp
quyền - Từ lý luận đến thực tiễn (2017) của tác giả Lê Hồng Hạnh (chủ biên),
15
Nxb Tư pháp, đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về nhà nước pháp
quyền và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, những vấn đề lý luận và thực
tiễn về mô hình xây dựng pháp luật trong giai đoạn hiện nay, trong đó có mô
hình xây dựng pháp luật của các Bộ, chính quyền địa phương, vai trò của
Chính phủ trong mô hình xây dựng pháp luật hiện nay.
Sách chuyên khảo, Cơ chế đảm bảo dân chủ trong hệ thống pháp luật
Việt Nam (2018) của tác giả Nguyễn Bá Chiến (chủ biên), Nxb Tư pháp, là
tập hợp các bài viết đề cập đến vấn đề dân chủ trong hệ thống pháp luật, trong
đó có nhiều bài đề cập đến vấn đề đảm bảo dân chủ trong hoạt động hành
pháp; đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước; minh bạch hóa chính quyền; giám sát hành chính công…
Sách chuyên khảo, Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức
hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
(2011), của tác giả Nguyễn Quốc Sửuđã đề cập, phân tích quan niệm, vai trò,
đặc trưng, các thành tố của giáo dục pháp luật cho đội ngũ CB, CC. Tác giả
cũng đề cập đến giáo dục pháp luật cho CB, CC một số nước trên thế giới và
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Sách chuyên khảo, Công vụ công chức nhà nước (2004) của tác
giảPhạm Hồng Thái, Nxb Tư pháp, đã làm rõ chế định pháp luật về công vụ,
công chức, nội dung của chế định pháp luật đó bao gồm: tuyển dụng, sử dụng,
quản ký, điều động, kiêm nhiệm, kỷ luật… đối với cán bộ, công chức.
Sách chuyên khảo, Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động
của bộ máy Đảng và Nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2010) do
tác giảĐào Trí Úc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, đã phân tích cơ sở lý
luận, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường sự giám sát
của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng, nhà nước và mô hình của
các cơ chế giám sát đó.
16
Sách chuyên khảo, Pháp luật với lối sống theo pháp luật và văn hóa
giao tiếp (2013) củatác giả Nguyễn Minh Đoan đã tiếp cận văn hóa trong
CQHC dưới góc độ của văn hóa công sở, văn hóa công sởvừa phải mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc (phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc
và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước; phù hợp với định hướng xây dựng
đội ngũ CB, CC…) vừa phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Sách chuyên khảo, Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở (2011)
củatác giả Nguyễn Minh Đoan đã phân tích lối sống theo pháp luật của CB,
CC. Đồng thời đề cập tới yếu tố văn hóa trong hoạt động nhà nước; văn hóa
trong hoạt động giao tiếp pháp lý; VHPL trong hoạt động tiếp dân; văn hóa
tiết kiệm và chống lãng phí trong các hoạt động nhà nước.
Sách chuyên khảo,Những vấn đề cơ bản về quyền lực nhà nước, cải
cách chế độ công vụ, công chức và đánh giá chính sách công (2016) của Bộ
Nội vụ. Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước, chế độ công vụ và quản lý công chức, quản lý nhà nước về
kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Sách chuyên khảo, Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ,
công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh (1998) của Viện Khoa học tổ chức nhà
nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của
nhiều tác giả bàn về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải
cách hành chính, trong đó nhấn mạnh đến nâng cao trình độ hiểu biết pháp
luật, tôn trọng pháp luật, đảm bảo tính tối cao của pháp luật của công chức.
Sách chuyên khảo: Thu hút và trọng dụng người có tài năng trong các
cơ quan hành chính (2017) của tác giảTrần Văn Ngợi, Nxb Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội, đã chỉ ra những tiêu chí xác định người có tài năng trong các
CQHC, trong đó có tiêu chí về trình độ năng lực, sự hiểu biết về chuyên môn
17
nghề nghiệp, cần kiệm liêm chính chí công vô tư, không vụ lợi, không tham
nhũng…
Sách chuyên khảo: Khung năng lực lãnh đạo, quản lý khu vực công
(2016) của Lê Quân, Nxb Đại học quốc gia, đã đề xuất khung năng lực lãnh
đạo, quản lý khu vực công, trong đó yêu cầu phải nắm bắt các quy định pháp
luật về bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, các nguyên tắc của
chế độ công vụ, các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan…
Đề tài độc lập cấp Nhà nước Văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay, mã
số KX03.13/11-15 do Huỳnh Văn Thới, Học viện Hành chính quốc gia làm
chủ nhiệm đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của văn hóa công vụ ở Việt
Nam; làm rõ khái niệm và các tiêu chí đánh giá văn hóa công vụ, thực trạng
văn hóa công vụ ở các CQHC trung ương và địa phương.
- Nhóm các công trình nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về văn hóa
pháp luật trong các cơ quan hành chính
Sách chuyên khảo: Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số
nước trên thế giới (2004) do Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương,
Nguyễn Thu Huyền là đồng tác giả,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác
giả đã nghiên cứu, tổng hợp về hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của 8
quốc gia trên thế giới gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Liên Bang Nga,
Cộng hòa Pháp, Liên bang Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Sách chuyên khảo: Tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính ở
Cộng hòa Liên bang Đức (1999) của Thang Văn Phúc, Nxb Chính trị quốc
gia, đã trình bày các vấn đề về tổ chức bộ máy nhà nước và nền hành chính
liên bang, chế độ công chức công vụ của Cộng hòa Liên bang Đức.
Sách chuyên khảo: Hệ thống công vụ một số nước Asean và Việt Nam
(1997) của Viện khoa học tổ chức nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia đã tổng
18
hợp về hệ thống công vụ của Brunai, Indonexia, Malayxia, Philippin, Thái
Lan, Singapore, Việt Nam.
Sách chuyên khảo: Hệ thống chính trị Mỹ (2001) của Vũ Đăng Hinh
(chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách viết về ngành hành pháp
trong hệ thống chính trị Mỹ: vai trò, tổ chức, thẩm quyền và những vấn đề đặt
ra đối với ngành hành pháp Mỹ hiện nay.
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Government innovation for sustainable
development: toward enabling, serving, and acting government with integrity
(Đổi mới Chính phủ vì sự phát triển bền vững: hướng tới xây dựng Chính phủ
liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ), 6-7/9/2018, tổ chức bởi OECD,
OECD KOREA Policy Centre và NaPa. Kỷ yếu hội thảo là tập hợp các bài
viết của các chuyên gia, các nhà quản lý đến từ nhiều quốc gia, cùng chia sẻ
về đổi mới Chính phủ vì sự phát triển bền vững.
Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Chia sẻ kinh nghiệm hành chính địa phương
Việt Nam - Nhật Bản 2017, ngày 14,15 tháng 9 năm 2017, trong đó các
chuyên gia Nhật Bản đã chia sẻ kinh nghiệm về các biện pháp tăng cường
khung pháp lý cho chính quyền địa phương tại Nhật Bản…
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực
trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam
Hiện có nhiều công trình nghiên cứu, bao gồm sách tham khảo, đề tài
khoa học cấp Nhà nước, đề tài khoa học cấp Bộ, các bài báo khoa học… đã
đánh giá thực trạng VHPL trong CQHCở Việt Nam hiện nay thể hiện trên
một số khía cạnh như đánh giá hệ thống thể chế hành chính, trình độ pháp luật
và hoạt động thực thi pháp luật của đội ngũ CB, CC, đánh giá trách nhiệm
công vụ…Cụ thể như:
Sách chuyên khảo, Pháp luật với lối sống theo pháp luật và văn hóa
giao tiếp”(2013) củatác giả Nguyễn Minh Đoan đã đánh giá thực trạng lối
19
sống theo pháp luật của CB, CC ở Việt Nam hiện nay. Những điểm hạn chế
được nêu ra là: CB, CC còn mang nặng tác phong nông dân, khá tùy tiện,
thiếu tính kỷ luật, vô nguyên tắc; chưa đề cao trách nhiệm trong thực hiện
nhiệm vụ, công vụ, ý thức kỷ luật lao động kém; Tình trạng tham nhũng có xu
hướng gia tăng cả về số vụ việc và tính chất, mức độ nghiêm trọng…
Sách chuyên khảo,Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức
hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
(2011) của tác giảNguyễn Quốc Sửu đã đánh giá thực trạng trình độ kiến
thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC; phân tích những thành tựu và
những hạn chế của công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ CB, CC ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
Sách chuyên khảoVề minh bạch hóa hoạt động chính quyền địa phương
(2015), tác giả Nguyễn Thị Diệu Oanh đã đánh giá về minh bạch hóa các hoạt
động của chính quyền địa phương trên các nội dung như quy trình xây dựng,
ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nội dung giám sát tại các kỳ họp, thủ
tục hành chính, quản lý cán bộ, công chức…
Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ trong thời gian qua cũng
đã tiến hành một số dự án điều tra cơ bản, kết quả điều tra đã cung cấp số liệu,
cơ sở thực tiễn quan trọng để đánh giá một số nội dung của VHPL trong các
CQHC, cụ thể như: dự án “Điều tra nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước
đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở nước ta hiện nay” (2010); “Điều tra
thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND đáp
ứng yêu cầu tổ chức hợp lý chính quyền địa phương ở nước ta”(2010);“Điều
tra thực trạng đội ngũ công chức và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ công
chức đến năm 2020”(2010); “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đáp ứng
20
yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương”
(2014)…
Bên cạnh đó cũng có nhiều đề tài khoa học đã bàn về các nội dung liên
quan đến thực trạng VHPL trong các CQHC nhà nước, cụ thể như: Đề tài
khoa học cấp BộNghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước (2012). Chủ nhiệm:Bùi Văn Minh, Bộ Nội
vụ là đơn vị chủ trì; Đề tài khoa học cấp Bộ: Trách nhiệm của cán bộ, công
chức trong thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước
(2013), Chủ nhiệm Trần Nghị,Viện Khoa học tổ chức nhà nước là đơn vị chủ
trì; Đề tài khoa học cấp BộCác giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch,
khách quan trong tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện
nay (2015), chủ nhiệmTrần Thị Thơi, Viện Khoa học tổ chức nhà nước là đơn
vị chủ trì; Đề tài khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của
người đứng đầu CQHC nhà nước(2015), chủ nhiệmLương Thanh Cường,
Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị chủ trì…
Để đánh giá thực trạng các nội dung VHPL trong CQHC cũng có nhiều
hội thảo khoa học được tổ chức bởi các cơ quan Bộ, ngành TW, cụ thể như:
Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá quá trình phát triển của hệ thống pháp luật
Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015” do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư
pháp tổ chức ngày 20/8/2015, trong đó có bàn tới thực trạng pháp luật trong
một số lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước như pháp luật về bảo vệ môi
trường; pháp luật trong lĩnh vực an sinh xã hội; pháp luật về quyền con người,
quyền tự do, dân chủ của công dân.
Kỷ yếu hội thảo “Trách nhiệm công vụ” do Viện Khoa học tổ chức nhà
nước, Bộ Nội vụ tổ chức vào ngày 12/6/2015 trong đó có nhiều bài viết đánh
giá về thực trạng thực hiện trách nhiệm công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính
trong các CQHC ở trung ương và địa phương.
21
Kỷ yếu hội thảo “Văn hóa công vụ và cải cách hành chính” do Học
viện Hành chính quốc gia tổ chức vào ngày 13/7/2015, trong đó có nhiều bài
viết bàn về thực trạng xây dựng, phát triển văn hóa công vụ đáp ứng yêu cầu
cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Kỷ yếu hội thảo “Nhà nước kiến tạo phát triển lý luận và thực tiễn trên
thế giới và ở Việt Nam” do Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào
ngày 28/3/2017, có một số bài viết bàn về “Chính phủ kiến tạo và những điều
phải cân nhắc” (Nguyễn Đăng Dung và Nguyễn Đăng Duy), “Nhà nước kiến
tạo phát triển trong bối cảnh văn hóa, chính trị ở Việt Nam hiện nay” (Mai
Văn Thắng)…
Các công trình nghiên cứu đã góp phần mô tả, dựng nên một bức tranh
thực trạng rõ nét về VHPL trong CQHC mà trong quá trình thực hiện luận án,
nghiên cứu sinh có thể tham khảo phục vụ cho việc đánh giá, rút ra những vấn
đề thực tiễn đang đặt ra nhằm nâng cao VHPL trong các CQHC ở Việt Nam.
Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp
nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính.
Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới những giải pháp nhằm nâng
cao VHPL nói chung và VHPLtrong các CQHC nói riêng, cụ thể là:
Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Văn hóa pháp luật ở Việt Nam từ lý
luận đến thực tiễn, mã số KX.03.03/06/10 do tác giả Lê Minh Tâm là chủ
nhiệm, năm 2009, đề cập các giải pháp như tăng cường tuyên truyền, giáo dục
pháp luật để tạo ra sự nhận thức sâu sắc về vai trò và những giá trị xã hội của
pháp luật; nâng cao chất lượng hệ thống văn bản pháp luật; đẩy mạnh công
tác đào tạo và nghiên cứu luật học; đảm bảo nghiêm minh của pháp luật…
Sách chuyên khảo Cơ chế đảm bảo dân chủ trong hệ thống pháp luật
Việt Nam (2018) của tác giả Nguyễn Bá Chiến (chủ biên), tập hợp nhiều bài
viết có bàn về các giải pháp đảm bảo dân chủ trong hệ thống pháp luật Việt
22
Nam như: Dân chủ trong bối cảnh mới và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật,
bảo đảm thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Hoàng Thị Kim Quế); Hoàn
thiện dân chủ XHCN ở Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa (Nguyễn Quốc Sửu);
Bảo đảm sự tham gia của nhân dân trong quy trình quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Bá Chiến và Vũ Thị
Thu Hằng)…
Sách chuyên khảo: Sự hạn chế quyền lực nhà nước (2005) của tác giả
Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội đã khẳng định tiêu điểm
của hạn chế quyền lực nhà nước từ bên trong là phải đề cao vai trò, trách
nhiệm của Chính phủ. Cho dù Nhà nước có tổ chức theo kiểu nào thì Chính
phủ mà không phải là một chủ thể nào khác phải chịu trách nhiệm chính về sự
phát triển hay tàn lụi của một quốc gia.
Sách chuyên khảo: Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn
hóa Việt Nam (2004) của tác giả Bùi Ngọc Sơn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Để
khắc phục những khó khăn trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền trong
bối cảnh văn hóa truyền thống Việt Nam, tác giả đề xuất cần tạo lập thói quen
thượng tôn luật pháp trong đời sống công quyền, tạo lập thói quen sử dụng
pháp luật trong đời sống của công dân.
Sách chuyên khảo: Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước hiện nay (2000) của Hà Quang Ngọc, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ, công
chức, trong đó có đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức để họ
nắm vững kiến thức hành chính pháp luật đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ.
Sách chuyên khảo:Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý - Lý luận và thực
tiễn, tác giả Phạm Ngọc Thanh (chủ biên), Nxb Lao động, 2011, trong bài
“Đổi mới hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới văn hóa lãnh
đạo, quản lý” của Trần Văn Hải đã nhận định hệ thống pháp luật phải xây
23
dựng được các quy phạm pháp luật trên cơ sở tiếp nhận các giá trị VHPL của
nhân loại. Bởi vì trong quá trình hội nhập quốc tế, các quy phạm pháp luật
của một quốc gia không chỉ điều chỉnh các quan hệ nội bộ quốc gia mà chúng
còn điều chỉnh các quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài.
Sách chuyên khảo Trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ
đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (2017) của Trần Nghị,
Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nộiđã đề ra các giải pháp nâng cao trách
nhiệm công vụ, đó là: tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đánh giá trách nhiệm
của công chức trong thực thi công vụ, nâng cao năng lực, trình độ chuyên
môn cho đội ngũ công chức, xây dựng và thực hiện văn hóa công sở…
Ngoài ra, có rất nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học, trong các cuộc
hội thảo có bàn nhiều đến các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế hành chính,
nâng cao ý thức pháp luật và hiệu lực, hiệu quả hoạt động thực thi công vụ
của đội ngũ CB, CC - những nội dungbiểu hiện củaVHPL trong các
CQHCnhư: Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN ở Việt Nam (Nguyễn Văn Vi, Tạp chí tổ chức nhà nước,
7/2015, tr. 48); Trách nhiệm hành chính và đảm bảo kỷ cương trong quản lý
nhà nước (Nguyễn Quốc Tuấn, Tạp chí tổ chức nhà nước, 6/2015, tr. 55);
Quan hệ tương tác giữa Văn hóa pháp luật và văn hóa quản lý (Lê Thanh
Thập, Tạp chí luật học số 3/2010); Kỷ luật hành chính và đạo đức công vụ
của cán bộ, công chức - Thực trạng và giải pháp (Nguyễn Phước Thọ, Kỷ
yếu Hội thảo Trách nhiệm công vụ, Bộ Nội vụ, 6/2015)…
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
- Nhóm các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về văn hóa
pháp luật và văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính
Phần lớn các công trình nghiên cứu của nước ngoài đề cập nhiều đến
VHPL nói chung, trong đó tập trung làm rõ khái niệm, cấu trúc và chức năng,
24
vai trò của VHPL trong đời sống xã hội. Có thể kể đến những công trình
nghiên cứu như:
The concept of legal culture(Thuật ngữ văn hóa pháp luật),Ali ACAR,
Ankara Law Review, Vol.3 No2 (Winter 2006), pp.143-153: Lawrence
Friedman là một người ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng khái niệm VHPL, đã
xác định VHPL có nghĩa là “ý tưởng, giá trị, quan điểm, thái độ… của mọi
người trong xã hội về pháp luật và hệ thống pháp luật”.
The legal Culture and Migration: structure, antecedents and
consequences (Sự du nhập của văn hoá pháp luật: Lịch sử, cấu trúc và kết
quả),Julia Shamir. Đây là một luận án được gửi đến trường luật và ủy ban
nghiên cứu sau đại học của Đại học Stanford, tháng 6 năm 2012. Bản luận án
lý giải rằng sau khi được định nghĩa bởi Friedman năm 1969, thuật ngữ VHPL
đã có một đời sống riêng của nó, bao gồm một loạt các hiện tượng phải giải
quyết với những cách khác nhau, trong đó “các tính năng của pháp luật được
tự gắn trong khuôn khổ rộng hơn của cấu trúc văn hóa và xã hội". Tuy nhiên,
mặc dù có tính lâu dài và có vị trí danh dự trong học thuật về pháp lý xã hội,
thuật ngữ “văn hóa pháp luật” không phải là một khái niệm dễ dàng để định
nghĩa hoặc giới hạn giống như những thuật ngữ khác về khoa học xã hội.
Legal Culture và Legal Consciousness(Văn hóa pháp luật và Ý thức
pháp luật), International Encyclopedia of Social and Behavioral Sciences,
2001. www. Iesbs.com, đã có sự so sánh giữa thuật ngữ “Văn hóa pháp luật”
và “ý thức pháp luật”, hai thuật ngữ này được sử dụng để phân tích và xác
định sự hiểu biết và ý nghĩa của pháp luật hiện hành trong xã hội. “Văn hóa
pháp luật” đề cập đến một hiện tượng ở cấp vĩ mô, trong khi “ý thức pháp
luật” thường để chỉ ở cấp vi mô, cụ thể là những cách thức mà cá nhân nhận
biết và thực hiện các quy định của pháp luật.
25
The Legal Cultures of Europe (Văn hóa pháp luật châu Âu), James
L.Gibson and Gregory A.Caldeira, Law and Society review, vol. 30, No. 1
(1996), pp. 55-86. Nxb Blackwell thay mặt Hiệp hội Luật và Xã hội. Khi bàn
về khái niệm văn hóa pháp luật, các tác giả cho rằng có ba cách cơ bản dùng
để phân tích.Cách thứ nhất có cơ sở rõ ràng nhất trong truyền thống nhân học,
đại diện bởi các nghiên cứu về tập quán pháp (Lewellyn & Hoebel’s
CheyenneWay), theo đó coi văn hoá như một khái niệm tổng thể và xác định
những cách thức mà giá trị văn hoá ảnh hưởng đến hoạt động pháp luật. Cách
thứ hai tập trung chi tiết hơn vào cách thức mà văn hoá hình thành, ảnh hưởng
đến hoạt động của các tổ chức pháp lý chính thức. Cách tiếp cận thứ 3 nghiên
cứu VHPL ở ngoài hệ thống pháp luật để tập trung sâu hơn vào giá trị rộng
lớn của đại đa số công chúng. Đặc trưng của loại hình nghiên cứu này đó là
khảo sát hàng loạt các ý kiến (Almond &Verba 1963, Inglehart 1988). “Thông
thường các quy tắc pháp lý được bắt nguồn từ các quy tắc xã hội và hệ thống
pháp luật thể hiện quan niệm rằng nhóm thống trị trong xã hội chỉ là thiểu số
(Blankenburg 1994:791). Trong hạng mục nghiên cứu đã bao gồm các quan
điểm theo hướng bình đẳng và công lý (Mason 1992), các quyền hạn của
trách nhiệm đạo đức và pháp lý (Hamilton & Sanders 1992; Sanders &
Hamilton 1992), yêu cầu vào sự kỳ vọng và nhận thức về công lý (Tyler
1990; Lind 1994), nghiên cứu về chính trị và tự do côngdân (Sullivan,
Piereson& Marcus 1982; Gibson 1989)…
Intersections of Law and Culture (Mối liên hệ giữa pháp luật và văn
hóa), Priska Gisler, Saha Steinert Borella, Caroline Wiedmer (eds), Nxb
Palgrave Macmillan UK, 2012đề cập đến sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa luật và
văn hóa thông qua một loạt các nghiên cứu điển hình cho thấy các hiện tượng
văn hóa được xem xét như thế nào theo quy định của pháp luật, cách thức mà
pháp luật được hiểu và áp dụng.
26
Law, Culture and Society: Legal Ideas in the Mirror of Social Theory
(Law, Justice and Power) (Luật, Văn hóa và Xã hội: Tư tưởng pháp lý theo lý
thuyết xã hội (Luật, Tư pháp và Quyền lực), Roger Cotterrell, Nxb. Ashgate
Publishing, Ltd, 2006. Cuốn sách tập trung giải thích từ góc độ xã hội học về
các tư tưởng pháp lý. Luật pháp ngày nay không chỉ còn là luật pháp của quốc
gia, hay luật quốc tế liên kết các quốc gia, mà còn là luật xuyên quốc gia dưới
nhiều hình thức. Các tác giả cho rằng môi trường xã hội mà luật pháp hoạt
động cần phải xem xét lại, với nhiều ý nghĩa cho nghiên cứu pháp lý so sánh.
Legal Academics: Culture and Identities(Học thuật pháp lý: Văn hóa và
bản sắc văn hóa), Fiona Cownie, Nxb Hart Publishing, 2004. Cuốn sách bao
gồm 7 chương, đề cập đến vấn đề như: nghiên cứu học thuật về pháp lý; giáo
dục pháp luật và kinh nghiệm thực tế của các học giả pháp lý; văn hóa pháp
luật trong đời sống; khía cạnh của bản sắc văn hóa: Giới tính, tầng lớp xã hội,
chủng tộc, dân tộc…
Social Consciousness in Legal Decision Making (Ý thức xã hội trong
việc ra quyết định pháp lý), Wiener, R.L., Bornstein, B.H., Schopp, R.,
Willborn, S.L. (Eds.), Nxb. Springer US, 2007.Cuốn sách đã trả lời được một
số câu hỏi:So sánh các mô hình ra quyết định hợp lý, mô tả và quy phạm
trong bối cảnh pháp lý; Cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về việc ra quyết
định pháp lý của những người không phải chuyên gia (cảnh sát, quản trị viên,
hội thẩm); Ý thức xã hội trong việc ra quyết định pháp lý, tạo ra các cộng
đồng pháp lý làm việc cùng nhau trong việc giải quyết một số vấn đề xã hội…
Governance in changing environement (Quản trị trong môi trường thay
đổi),Brainard Guy Peters, Donald J. Savoie (1995),McGill-Queen’s Press đã
chỉ rõ sự biến đổi không ngừng của đời sống đang đòi hỏi quản trị quốc gia
phải năng động và thích ứng, thay đổi những giá trị văn hoá không còn phù
hợp, tạo lập giá trị văn hóa mới. Kết nối các hoạt động quản trị quốc gia
27
không phải chỉ là các thiết chế, định chếmà quan trọng hơn là sự kết nối về
văn hoá, văn hoá khu vực công nơi mà công chức tìm thấy sự chia sẻ, niềm
tin và giá trị của mình.
Strengthening public sector value through culture change (Tăng cường
giá trị khu vực công thông qua thay đổi văn hóa), Centre for Innovation and
Workplace Culture in the government of Ontario, Volume: 19 Issue, Karen
Prokopec (2013) cho rằng văn hoá công vụ có liên quan đến động lực làm
việc của công chức. Sự tăng cường các giá trị của khu vực công phải làm cho
công chức thấy giá trị của mình trong hoạt động công vụ. Điều này đòi hỏi
văn hóa công vụ cần phải thay đổi, cần làm cho công chức thấy định hướng
giá trị của mình có trong định hướng giá trị nền công vụ.
- Nhóm các công trình đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng
cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam
Hiện chưa có một công trình nghiên cứu quốc tế độc lập về đánh giá
thực trạng,đề xuất giải pháp đối với VHPL trong các CQHC ở Việt Nam, tuy
nhiên có một số công trình nghiên cứu, các báo cáo điều tra của các tổ chức
quốc tế như World Bank, UNDP… đã có những số liệu điều tra, đánh giá về
thực trạng một số nội dungcủaVHPL như trình độ hiểu biết pháp luật của CB,
CC, chấtlượng hệ thống pháp luật và các kết quả thực thi pháp luật trong các
CQHC ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể như:
David Mar trong bài trình bày“Changing the civil Service Culture of
Vietnam - A foreigner’s Perspective” (Thay đổi văn hoá côngvụ Việt Nam -
một cách nhìn của người nước ngoài), Kỷ yếu Hội nghị quốc tế về cải cách
hành chính tại Việt Nam, từ ngày 25,26/11/2006 đã so sánh nền công vụ của
Việt Nam và nền công vụ Singapore. Tác giả cho rằng điều tạo nên văn hoá
công vụ Singapore rất đơn giản là “chúng ta cùng làm việc”, cùng chia sẻ tầm
nhìn và điều này thấm nhuần trong hoạt động của công chức.Tác giả cho rằng
28
nền công vụ Việt Nam nên kế thừa các giá trị: Đức, Chính, Trí,Dũng, Liêm,
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra.
Tổng quan báo cáo Papi 2017 (chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính
công cấp tỉnh ở Việt Nam), Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP),
Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt
Nam. Báo cáo đã có những đánh giá cụ thể về thực trạng hiệu quả quản trị và
hành chính công cấp tỉnh qua hai năm 2016 và 2017 như sự tham gia của
người dân ở cơ sở, về trách nhiệm giải trình với người dân, về kiểm soát tham
nhũng khu vực công, về thủ tục hành chính công…
Trước đó, Tổng quan báo cáo Papi năm 2014 cũng đã nêu những biện
pháp nhằm cải thiện mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành
chính công gồm: đẩy mạnh việc công khai về phí và lệ phí tại các bộ phận
“một cửa”, thông báo tới người làm thủ tục đầy đủ về thời hạn nhận kết quả
cũng như trả kết quả đúng lịch hẹn. Phát hiện nghiên cứu của PAPI đã khẳng
định cần cải thiện “kỹ năng mềm” của CB, CC, đặc biệt là kỹ năng tiếp xúc
với người dân và năng lực thừa hành các nhiệm vụ được giao trong xử lý thủ
tục hành chính và cung ứng dịch vụ cho người dân.
Công khai thông tin quản lý đất đai ở Việt Nam, World Bank, NXB
Hồng Đức, năm 2014 đã đánh giá mặc dù những tiến bộ trong cải cách thể
chế là rõ ràng, cải cách đó có tăng hơn nhưng vẫn còn chậm chạp. Tuy hệ
thống pháp lý đã được sửa đổi nhằm tăng cường các thể chế về trách nhiệm
giải trình, nhưng việc thực thi vẫn còn tụt lại xa với mong muốn. Thực trạng
này hoàn toàn đúng với việc công khai thông tin, cũng như các vấn đề khác
của thể chế…
Báo cáo khảo sát thực trạng thu nhập ngoài lương trong tiền lương –
thu nhập của cán bộ, công chức, thuộc dự án “Hỗ trợ triển khai các dự án cải
cách hành chính ở Bắc Giang, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hà Tĩnh” của UNDP
29
phối hợp với Bộ Nội vụ, tháng 9/2015 cho thấy thu nhập ngoài lương đã trở
thành phổ biến trong khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Việc để
tồn tại thu nhập ngoài lương một mặt làm mất ý nghĩa tích cực của tiền lương,
mặt khác còn dẫn đến mất công bằng trong xã hội, phần nào làm giảm sút
hiệu lực quản lý hành chính nhà nước.
1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần
nghiên cứu của luận án
1.2.1. Những ưu điểm, những nội dung nghiên cứu đã sáng tỏ và
được luận án kế thừa, tiếp tục phát triển
Có thể nói rằng số lượng các công trình nghiên cứu bao gồm sách tham
khảo, giáo trình, đề tài khoa học, bài viết trên các tạp chí khoa học… bàn về
VHPL là khá lớn, phong phú và đa dạng, tiếp cận từ nhiều hướng với các mức
độ liên quan khác nhau đến đề tài luận án. Các công trình nghiên cứu đã cung
cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng quan trọng về những vấn đề lý luận
cũng như thực tiễn về VHPL nói chung và VHPL trong các CQHC nói riêng.
Đặc biệt, về phương diện lý luận đa số các quan điểm đều có sự thống nhất
cao về khái niệm, nội dung của VHPL, tạo thuận lợi cho việc triển khai
nghiên cứu những nội dung cơ bản của luận án. Cụ thể là:
Một là, trên phương diện lý luận, nhận thức chung về VHPL cơ bản đã
được làm sáng tỏ.
Các công trình nghiên cứu đã có sự thống nhất cao về quan niệm, vị trí,
tầm quan trọng của VHPL nói chung, coi VHPL là tổng thể những giá trị vật
chất và tinh thần do con người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật, bao
gồm các yếu tố:ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật, hành vi, kỹ thuật và nghệ
thuật sử dụng pháp luật… Các ý kiến đều thống nhất đánh giá cao vai trò của
VHPL trong việc định hướng sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật, hệ
thống các quy phạm pháp luật cũng như những hành vi tuân thủ, thực thi pháp
30
luật. Những kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp khung lý luận cơ bản về
VHPL, làm cơ sở cho việc phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận chung về
VHPL trong cácCQHC.
Trên phương diện lý luận, các công trình nghiên cứu về VHPL trong
CQHC (hay trong lĩnh vực hành pháp) nhìn chung đều gắn VHPL với hoạt
động quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ
CB, CC trên cả ba phương diện chính: ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và
hành vi, hoạt động sử dụng pháp luật.
Hai là,trên phương diện thực tiễn, các công trình nghiên cứu đã phân
tích về quá trình hình thành và phát triển VHPL nói chung của Việt Nam,
VHPL trong CQHC cũng nằm trong tiến trình chung đó. Đồng thời, nhiều
công trình đã phân tích, đánh giá từng nội dung của VHPL trong CQHC như:
ý thức pháp luật của CB, CC; thể chế hành chính (thể chế tổ chức bộ máy
hành chính và thể chế quản lý đội ngũ CB, CC…); hoạt động thực thi pháp
luật của đội ngũ CB, CC… Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đã bước
đầu mô tả được những bức tranh riêng lẻ về từng mảng thực trạng của VHPL
trong CQHC. Nhiều kết quả đánh giá, điều tra xã hội học của các tổ chức
quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank), Chương trình phát triển của
Liên Hợp Quốc (UNDP)… đã cung cấp những số liệu, nhận định có giá trị
tham khảo tin cậy, đảm bảo.
Các công trình nghiên cứu đều có sự thống nhất rằng, thực trạng
VHPLcủa khu vực công, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều
bất cập, hạn chế, cả về ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật, hoạt động thực
hiện pháp luật của đội ngũ CB, CC. Một số nhận định, đánh giá tương đối
thống nhất như: nhận thức pháp luật của CB, CCtuy đã có những bước phát
triển nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế; thái độ tôn trọng, chấp hành hiến
pháp, pháp luật của một bộ phận CB, CCchưa nghiêm; tình trạng tham nhũng
31
cũng như các vi phạm pháp luật trong đội ngũ CB, CC có xu hướng gia tăng
cả về số lượng và tính chất, mức độ nghiêm trọng …
Ba là, trên phương diện đề xuất, kiến nghị:
Trên cơ sở thống nhất về vị trí, tầm quan trọng của VHPL trong các
CQHC trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân, vì dân; cải cách hành chính nhà nước, toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế… một số công trình đã phân tích yêu cầu, đề xuất quan điểm và giải pháp
nâng cao VHPL trong các CQHC. Các giải pháp được nhiều tác giả đề cập là:
đổi mới nhận thức, tư duy theo hướng đề cao pháp quyền, phát huy dân chủ,
quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật cho đội ngũ CB, CC; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức pháp luật cho đội ngũ CB, CC; xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản
pháp luật hành chính theo hướng đồng bộ, thống nhất…
1.2.2. Những vấn đề liên quan đến chủ đề luận án nhưng chưa được
giải quyết thấu đáo hoặc chưa được đặt ra trong các công trình nghiên cứu
đã công bố
Một là, phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung phân tích,
làm rõkhái niệm, vị trí, tầm quan trọng của VHPL nói chung trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển của đất nước. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu
bàn về VHPL trongCQHC. Chính vì vậy, những vấn đề lý luận nhận thức cơ
bản như khái niệm, nội dung, đặc điểm củaVHPL trong các CQHC; các yếu
tố ảnh hưởng đếnVHPL trong các CQHC thì chưa nhiều công trình nghiên
cứu đề cập cụ thể.
Hai là,về đánh giá thực trạng VHPL trong CQHC,hiện vẫn chưa có một
công trình nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ, toàn diện về thực trạng
VHPLtrong các CQHC ở Việt Nam, bao gồm đánh giá trình độ nhận thức,
hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC; thực trạng thể chế hành chính; trách
32
nhiệm công vụ; kỷ luật kỷ cương hành chính… Đây chính là điểm chưa được
đề cập trong các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến chủ đề
nghiên cứu của luận án.
Ba là, một số công trình nghiên cứu đã phân tích bối cảnh, yêu cầu về
tình hình mới để từ đó đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục nâng caoVHPL trong
CQHC như: nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao chất lượng thể chế hành
chính; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật của đội ngũ
CB, CC... Tuy nhiêncác công trình này mới chỉ đề cập trên một số phương
diện cụ thể, còn tản mạn; chưa đưa ra được hệ thống giải pháp một cách đầy
đủ, tổng thể gồm vấn đề chính sách, các giải nâng cao nhận thức, trình độ
hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC; hoàn thiện hệ thống thể chế hành
chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thực thi công vụ…
Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu
bàn về VHPL nói chung và VHPL trong các CQHC nói riêng, nhưng cho đến
nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống, toàn diện
về VHPL trong các CQHC. Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài
luận án “Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở nước ta hiện
nay” là rất cần thiết, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, đề xuất
được những giải pháp thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
Việt Nam trong việc xây dựng, nâng cao VHPLtrong các CQHC.
1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu của luận án
Với tổng quan tình hình nghiên cứu và căn cứ vào các lý thuyết có liên
quan đến chủ đề nghiên cứu, luận án đặt ra các giả thuyết nghiên cứu sau:
Văn hóa pháp luật trong các CQHC là một bộ phận cấu thành của
VHPL, vừa có những đặc điểm của VHPL nói chung, vừa có những nội dung,
đặc điểm đặc thù bắt nguồn từ vị trí, vai trò, đặc điểm quản lý hành chính của
33
các CQHC và chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan khác
nhau. VHPL trong các CQHC có vai trò rất quan trọng, gắn liền với hiệu lực,
hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Văn hóa pháp luật trong các CQHC ở Việt Nam có quá trình hình thành
và phát triển từ năm 1945. Trong giai đoạn hiện nay,xây dựng VHPL trong
các CQHC luôn là vấn đề được Nhà nước quan tâm, chú trọng.Tuy nhiên bên
cạnh những kết quả, ưu điểm, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục
và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết nhằm nâng cao VHPL trong các
CQHC.
Trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta chủ trương xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân thì việc nhận diện, đánh giá và
phát huy các giá trị VHPL trong các CQHC đã trở nên vô cùng cần thiết. Mục
tiêu của công cuộc cải cách hành chính chỉ có thể đạt được khi hoạt động
quản lý của các CQHC, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC được
tiến hành trong môi trường văn hóa dân chủ, trọng pháp. Từ đó đặt ra yêu cầu
phải có những quan điểm, giải pháp hữu hiệu về nhận thức, về xây dựng thể
chế, về tổ chức, hoạt động của CQHC, về nâng cao trình độ, năng lực thực thi
pháp luật cho đội ngũ CB, CC… nhằm không ngừng nâng cao VHPL trong
các CQHC ở Việt Nam hiện nay.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đứng trước một số câu hỏi
nghiên cứu quan trọng cần tiến hành giải đáp như sau:
- Những vấn đề lý luận về VHPL trong CQHC được luận giải như thế
nào?
Để trả lời được câu hỏi này, các câu hỏi nhỏ được đặt ra là:
+Văn hóa pháp luật trong các CQHC được hiểu là gì?
34
+ Đặc điểm, các biểu hiện cơ bản củaVHPL trong các CQHC? VHPL
trong CQHC có điểm gì khác biệt với VHPL trong hoạt động lập pháp, hoạt
động tư pháp; với văn hóa công vụ và đạo đức công vụ?
+ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến VHPL trong CQHC?
+ Các nước trên thế giới có những kinh nghiệm gì về xây dựng VHPL
trong các CQHC?
- Thực trạng VHPL trong CQHC ở nước ta hiện nay có những ưu điểm,
hạn chế gì và những vấn đề gì cần rút ra để tiếp tục hoàn thiện?
Để giải quyết được câu hỏi lớn đó, các câu hỏi nhỏ được nêu ra như
sau:
+ Các giá trị tích cực của VHPL trong CQHC ở Việt Nam làgì?
+VHPL trong CQHC ở Việt Nam còn tồn tại những hạn chế nào và
nguyên nhân của những hạn chế đó?
+ Những vấn đề đặt ra đối với việc tiếp tục xây dựng, nâng cao VHPL
trong các CQHC ở Việt Nam hiện nay?
-Cần có các quan điểm, giải pháp nào nhằm tiếp tục nâng cao VHPL
trong CQHC ở nước ta hiện nay?
Để giải quyết được câu hỏi lớn đó, các câu hỏi nhỏ được nêu ra như
sau:
+ Bối cảnhtình hình mới đang đặt ra yêu cầu gì đối với việc nâng cao
VHPL trong các CQHC ở Việt Nam?
+ Các quan điểm, giải pháp nào được đề xuất nhằm nâng cao VHPL
trong các CQHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay?
35
Tiểu kếtchương 1
Chương 1 đã tiến hành tổng hợp, đánh giá tổng quan tình hình nghiên
cứu liên quan đến đề tài luận án bao gồm các công trình nghiên cứu ở trong
nước và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu ở trong nước được tổng hợp
theo các nhóm nội dung sau: (1) các công trình bàn về những vấn đề lý luận
chung về VHPL và VHPL trong CQHC ở Việt Nam; (2) các công trình bàn về
thực trạng VHPL trong CQHC ở Việt Nam; (3) các công trình bàn về quan
điểm, giải pháp nâng cao VHPL trong CQHC. Những công trình nghiên cứu
trên có giá trị tham khảo cho chương 2, 3, 4 của Luận án. Đồng thời, Luận án
đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu nước ngoài bàn về VHPL, các tài
liệu đánh giá về những nội dung liên quan đến VHPL trong CQHC ở Việt
Nam của các tổ chức quốc tế như UNDP, World Bank… Những tài liệu trên
đã phản ánh được những quan điểm, nhận định của các học giả, các tổ chức
quốc tế về VHPL nói chung và VHPL trong các CQHC ở Việt Nam nói riêng.
Từ những tổng hợp, phân tích trên đây, luận án đã rút ra một số kết luận
cụ thể sau:
1. Phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung phân tích, làm
rõkhái niệm, vị trí, tầm quan trọng của VHPL nói chung trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển của đất nước. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu bàn về
VHPL trongCQHC. Đồng thời, hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào
đánh giá đầy đủ, toàn diện về thực trạng VHPL trong CQHCở Việt Nam.
Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài luận án về VHPL trong các
CQHClà rất cần thiết, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, đề xuất
được những giải pháp thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
Việt Nam.
2. Luận án nghiên cứu xác định những vấn đề lý luận cơ bản về VHPL
trong các CQHC, bao gồm khái niệm, nội dung,đặc điểm và những nhân tố
36
ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, soi vào thực tiễn VHPL trong các CQHC ở Việt
Nam hiện nay, rút ra được những đánh giá cụ thể về những ưu điểm, những
hạn chế và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, đề ra các
quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao VHPL trong các CQHC ở Việt
Nam đáp ứng yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới.
37
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀVĂN HÓA
PHÁP LUẬTTRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
2.1. Khái niệm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính
Để hiểu rõ khái niệm VHPL trong CQHC, trước tiên chúng ta cần phải
tìm hiểu, thống nhất về các khái niệm văn hóa và VHPL.
2.1.1. Khái niệm văn hóa
Cho đến nay có thể nói rằng chưa có một thuật ngữ nào phổ biến, khó
thống nhất và có rất nhiều quan niệm như thuật ngữ văn hóa. Do văn hóa là
một hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp nên khái niệm văn hóa được
nhận thức, đánh giá từ rất nhiều góc độ khác nhau. Ngay từ thời xa xưa, hai
chữ “văn hóa” đã xuất hiện trong ngôn ngữ của con người và trong quan niệm
của người cổ đại dù ở phương Đông hay phương Tây văn hóa đã mang ý
nghĩa giáo hóa con người. Trong quan niệm của người phương Đông, văn hóa
luôn gắn với giáo dục tinh thần, nhân cách con người. Ở phương Tây, văn hóa
được gọi là “culture”, “kultur”… bắt nguồn từ tiếng Latinh cultus có nghĩa là
trồng trọt, ở đây văn hóa mang nghĩa như là sự đào tạo, giáo dục con người.
Ở Việt Nam đã có nhiều học giả bàn về văn hóa. Trong tác phẩm Việt
Nam văn hóa sử cương, tác giả Đào Duy Anh quan niệm: “Người ta thường
cho rằng văn hóa là chỉ những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thể mà
xem văn hóa có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy.
Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi văn hóa, nhưng phàm sự sinh
hoạt về kinh tế, về chính trị và xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán
lại không phải ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua
là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể
nói rằng văn hóa là sinh hoạt” [1, tr.11].
38
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ghi chép của Người ở nhà tù Quảng Tây
cũng như trong quyển sổ ghi các bài thơ Nhật ký trong tù đã nêu một định
nghĩa tiêu biểu, mang tính khái quát và tính thực tiễn rất sâu sắc về văn hóa.
Người đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa”. Đồng thời tại Báo Cứu quốc số ra ngày 8/10/1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến vai trò to lớn của văn hóa: “Trong công
cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cùng phải coi là quan
trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một
kiến trúc thượng tầng”.
Theo Từ điển tiếng Việt, văn hóa là “Tổng thể nói chung những giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [53,
tr.1062]. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, “Văn hóa là toàn bộ những hoạt
động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt
sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước” [54].
Như vậy, có thể thấy rằng tuy có sự đa dạng trong các quan niệm về
văn hóa, song về cơ bản có thể thấy cách tiếp cận chủ đạo về văn hóa là coi
văn hóa như một phạm trù bao quát tất cả các giá trị do con người sáng tạo
nên trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn nhằm thoả mãn nhu cầu đời
sống vật chất, tinh thần. Văn hóalà toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần
do con người nói chung, hoặc do một cộng đồng người tạo dựng nên, nhằm
mục đích đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu của con người và các cộng
đồng người nhất định. Văn hóa hình thành, tồn tại và phát triển qua nhiều thế
hệ, được nhân loại thừa nhận, gìn giữ vì lợi ích của chính mình. Chính vì vậy
mà cựu Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor đã quan niệm “Văn
39
hóaphản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc
sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như
đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ
thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân
tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [56, tr.5].
Văn hoá là cốt lõi của văn minh, mang tính nhân bản, góp phần nâng
cao trí tuệ, làm giàu có thêm tâm hồn và phong phú thêm lối sống, hướng con
người tới những giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Văn hoá xuất hiện cùng với con
người và có mặt khắp nơi trong đời sống của con người, từ tư tưởng, nhận
thức đến những sáng tạo trong đời sống thường nhật. Các giá trị văn hóa luôn
kết tinh sáng tạo của con người - đó là các thành tựu về khoa học, giáo dục,
nghệ thuật, các hoạt động kinh tế, xã hội... Văn hóa có mặt trong tất cả các
sản phẩm do con người tạo ra, từ công cụ sản xuất đến các vật dụng sinh hoạt,
từ tri thức khoa học đến các tác phẩm nghệ thuật. Văn hóa hiện diện trong tất
cả các quan hệ xã hội của con người, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
ngoại giao, pháp luật, tôn giáo, gia đình... Chính vì vậy tác giả Bùi Ngọc Sơn
đã viết “Mặt văn hóa trong tất cả những thứ do con người sáng tạo ra biểu
hiện ở kiểu sống, ở phương thức sinh hoạt của con người” [45, tr.10]. Văn hoá
là chìa khoá, là tiền tố của rất nhiều khái niệm liên quan như văn hoá chính
trị, văn hoá quản lý,văn hóa pháp luật, văn hoá giao tiếp, văn hoá tín
ngưỡng...Quá trình phát triển của văn hóa cũng là quá trình con người tự hoàn
thiện bản thân mình trên cơ sở nắm bắt các quy luật tự nhiên và xã hội. Chính
vì vậy, văn hóa ngày càng thể hiện vai trò, giá trị to lớn trong đời sống chính
trị, pháp luật, tinh thần và vật chất của các quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại.
Như vậy, có thể hiểu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh
thần do con người nói chung, hoặc do một cộng đồng người tạo dựng nên,
40
nhằm mục đích đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu của con người và các
cộng đồng người nhất định.
2.1.2. Khái niệm văn hóa pháp luật
Văn hóa pháp luậtlà một trong những hình thái cơ bản của văn hóa do
đó mang tính đa dạng, phức tạp như chính bản thân vấn đề văn hóa và pháp
luật. VHPL được tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau từ các học giả trong
và ngoài nước.
Có rất nhiều học giả nước ngoàibàn về văn hóa pháp luật. Lawrence
Friedman là một người ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng khái niệm VHPLvới
nghĩa là “ý tưởng, giá trị, quan điểm, thái độ… của mọi người trong xã hội về
pháp luật và hệ thống pháp luật” [71, tr.143-153]. Sau khi được định nghĩa
bởi Friedman năm 1969, thuật ngữ “văn hóa pháp luật” đã có một đời sống
riêng của nó, trong đó “các tính năng của pháp luật được tự gắn trong khuôn
khổ rộng hơn của cấu trúc văn hóa và xã hội". Tuy nhiên, cho đến nay thuật
ngữ này vẫn không phải là một khái niệm có thể dễ dàng định nghĩa hoặc giới
hạn giống như những thuật ngữ khoa học xã hội khác [76].
James L.Gibson và Gregory A.Caldeira trong cuốn “Văn hóa pháp luật
Châu Âu” đã cho rằng có ba cách cơ bản dùng để tiếp cận vấn đềVHPL.Cách
thứ nhất có cơ sở rõ ràng nhất,theo đó coi văn hoá như một khái niệm tổng thể
và xác định những cách thức mà giá trị văn hoá ảnh hưởng đến hoạt động
pháp luật. Cách thứ hai tập trung chi tiết hơn vào cách thức mà văn hoá hình
thành, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức pháp lý chính thức. Cách tiếp
cận thứ ba nghiên cứu VHPL ở ngoài hệ thống pháp luật để tập trung sâu hơn
vào giá trị rộng lớn của đại đa số công chúng [75, tr.55-86].
Các học giả đã so sánh thuật ngữ “văn hóa pháp luật” với “ý thức pháp
luật”. Văn hóa pháp luật đề cập đến một hiện tượng ở cấp vĩ mô, trong khi ý
41
thức pháp luật thường để chỉ ở cấp vi mô, cụ thể là những cách thức mà cá
nhân nhận biết và thực hiện các quy định của pháp luật [74].
Các nhà luật học Đức cho rằng văn hóa pháp luật là một khái niệm có
những đặc điểm chung kết hợp cả ba khoa học: Lịch sử pháp luật, Luật học và
Luật so sánh[78, tr.278].
Khi nghiên cứu VHPLtheo cách tiếp cận rộng của luật so sánh, về khái
niệm VHPL, tác giả Đặng Minh Tuấn cho rằng có hai nhóm quan điểm chính:
Nhóm thứ nhất xác định khái niệm văn hóa pháp luật từ cách tiếp cận chức
năng hay cách tiếp cận xã hội học, một trong những người sáng lập quan điểm
này là Lawrence M.Friedman. Trái ngược với cách tiếp cận xã hội học là cách
tiếp cận từ bên trong, theo Roger Cotterrel, khái niệm VHPL được định nghĩa
thông qua chính các thẩm phán; được xác định thông qua hệ tư tưởng pháp
luật và nhìn nhận xem hệ tư tưởng pháp luật hình thành các trật tự pháp luật
như thế nào [43, tr. 254].
Ở trong nước, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều học giả cũng đã bàn
về khái niệm văn hóa pháp luật.
Tác giả Võ Khánh Vinh tiếp cận VHPL dưới góc độ xã hội học pháp
luật,nội dung cơ bản của VHPL là tổng thể các tác phẩm (sáng tạo) của tư
tưởng và của hoạt động, những giá trị và khuôn mẫu của hành vi được các
thành viên của xã hội thừa nhận, tiếp nhận và xác định hành vi đó như hành vi
bắt buộc (ví dụ, các đòi hỏi của phép lịch sự, các nguyên tắc của việc cùng
giao tiếp, các tiêu chuẩn của các đánh giá đạo đức và thẩm mỹ) [60, tr.145].
Tác giả Hoàng Thị Kim Quế xác định VHPL là hệ thống các yếu tố, giá
trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp luật được thể hiện
trong ý thức, tư tưởng và hành vi của con người [43, tr.23]. VHPL có vai trò,
chức năng to lớn trong việc giáo dục con người hướng thiện, sống có kỷ
cương, nền nếp, có ý thức trách nhiệm về từng hành vi xã hội của mình.
42
Tác giả Lê Minh Tâm quan niệmVHPL là “tổng thể những giá trị vật
chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật bao
gồm hệ thống quy phạm pháp luật được ban hành trong các thời kỳ lịch sử;
những tư tưởng, quan điểm, luận điểm, nguyên lý, nguyên tắc, những tác
phẩm VHPL, những kinh nghiệm và thói quen tích lũy được trong quá trình
xây dựng và thực thi pháp luật” [64, tr.21].
Tác giả Phạm Duy Nghĩa khi bàn về VHPL đã nhận định VHPL là một
cách nhìn về luật pháp, đặt pháp luật trong những tương quan đa chiều với
khoa học hành vi, cách nghĩ, cách ứng xử, tôn giáo, niềm tin, các đặc tính
nhân học của các cộng đồng và tộc người. Tác giả nhận diện VHPL theo ba
lát cắt: Luật trên giấy; Luật trong quan niệm; Luật trong hành vi ứng xử [32,
tr.1-8].
Có thể thấy dù có cách tiếp cận khác nhau, nhưng về cơ bản các quan
điểm về VHPL vẫn có những nét tương đồng. Các tác giả nhìn chung đều
thống nhất cho rằng VHPLluôn phản ánhmức độ cao sự tôn trọng và tuân thủ
pháp luật, sự nhận thức, hiểu biết sâu về pháp luật của các công dân trong xã
hội cũng như chất lượng của việc xây dựng, áp dụng và thực hiện pháp luật
trong thực tiễn. Là một trong những loại hình của văn hóa, VHPL là tổng thể
những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực
pháp luật. VHPL phản ánh các giá trị truyền thống và lối sống theo pháp luật
của một dân tộc, quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo
và nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần, vật chất của xã hội. Cùng với các
loại hình văn hóa khác, VHPL là điều kiện đảm bảo cho phát triển bền vững.
Đồng thời, VHPLcũng chính là nền tảngquan trọng giúp mỗi người tự tích lũy
kiến thức, hiểu biết, quan niệm về pháp luật, từ đó hình thành nên khuôn mẫu
hành vi, định hướng lối sống theo pháp luật của từng cá nhân.
43
Xuất phát từ quan niệm coi văn hoá là tổng thể các giá trị (vật chất,
tinh thần) do con người sáng tạo nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống vật chất,
tinh thần, theo đó VHPL với tư cách là một hình thái cơ bản của văn hóa
cũng không phải là ngoại lệ. Chính bởi vậy, VHPL được hiểu là “tổng thể
những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực
pháp luật; phản ánh truyền thống và lối sống pháp luật của một cộng đồng,
quốc gia, dân tộc; hình thành nên khuôn mẫu hành vi, định hướng sống theo
pháp luật của từng cá nhân trong xã hội”.Với tư cách là hệ thống các giá trị
về pháp luật, VHPL thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của đời
sống pháp luật đã diễn ra trong quá khứ cũng như hiện tại, là điều kiện đảm
bảo cho sự phát triển bền vững, tiến bộ, văn minh của xã hội.
Văn hóa pháp luật không phải là một phép cộng đơn giản của hai khái
niệm văn hóa và pháp luật với nhau. VHPL là một khái niệm có nội hàm độc
lập và luôn gắn liền với hoạt động sáng tạo của con người trong lĩnh vực
pháp luật. Các giá trị mà VHPL mang lại bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị
tinh thần, chúng luôn tác động qua lại lẫn nhau. Các giá trịnàykhông phải bất
biến mà luôn có sự thay đổi, được bổ sung qua từng giai đoạn, giai đoạn này
có những điểm mới hơn giai đoạn trước và chúng cứ thế phát triển dần
lênhoặc ngược lại nó cũng có thể mất dần giá trị nếu không được duy trì đúng
đắn, thường xuyên.
2.1.3.Khái niệm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính
Để hiểu rõ được khái niệm VHPL trong các CQHC trước hết cần đi sâu
phân tích, làm rõ khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính.
Cơ quan hành chính là bộ phận cấu thành của hệ thống cơ quan trong
bộ máy nhà nước, được tổ chức thành một hệ thống hành chính thống nhất từ
trung ương xuống đến cơ sở do cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp) lập ra [23, tr.74]. Cơ quan hành chính được thành
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY

More Related Content

What's hot

PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019KhoTi1
 
Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ
Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ
Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ nataliej4
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápnguoitinhmenyeu
 
Luận văn: Chất lượng công chức các phường thuộc quận Hoàn Kiếm - Gửi miễn phí...
Luận văn: Chất lượng công chức các phường thuộc quận Hoàn Kiếm - Gửi miễn phí...Luận văn: Chất lượng công chức các phường thuộc quận Hoàn Kiếm - Gửi miễn phí...
Luận văn: Chất lượng công chức các phường thuộc quận Hoàn Kiếm - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (19)

Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà NộiLuận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
 
Hoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn Tỉnh Phú Yên, HAY
Hoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn Tỉnh Phú Yên, HAYHoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn Tỉnh Phú Yên, HAY
Hoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn Tỉnh Phú Yên, HAY
 
Chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAY
Chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAYChính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAY
Chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAY
 
Pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAY
Pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAYPháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAY
Pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong quyền hành pháp, HAY
 
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại Quảng Ngãi
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại Quảng NgãiTổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại Quảng Ngãi
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức
Luận văn: Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chứcLuận văn: Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức
Luận văn: Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức
 
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOTLuận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
 
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAYLuận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
 
Luận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAY
Luận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAYLuận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAY
Luận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAY
 
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
 
Luận án: Pháp luật về cán bộ ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật về cán bộ ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Pháp luật về cán bộ ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật về cán bộ ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú Yên
Luận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú YênLuận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú Yên
Luận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú Yên
 
Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ
Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ
Chuyên Đề Công Vụ, Đạo Đức Công Vụ
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến pháp
 
Luận văn: Chất lượng công chức các phường thuộc quận Hoàn Kiếm - Gửi miễn phí...
Luận văn: Chất lượng công chức các phường thuộc quận Hoàn Kiếm - Gửi miễn phí...Luận văn: Chất lượng công chức các phường thuộc quận Hoàn Kiếm - Gửi miễn phí...
Luận văn: Chất lượng công chức các phường thuộc quận Hoàn Kiếm - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
 
TANET - Luật Công chức
TANET - Luật Công chứcTANET - Luật Công chức
TANET - Luật Công chức
 
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOTĐề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
 

Similar to Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY

BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019PinkHandmade
 
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp luận văn ...
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp  luận văn ...Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp  luận văn ...
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp luận văn ...nataliej4
 
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nướcTư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nướcThunder Bolt
 
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về luật sư tại tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về luật sư tại tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về luật sư tại tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về luật sư tại tỉnh Tiền Giang, HAY
 
VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰVAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
 
Đảng Cộng sản xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp từ 2001 đến 2011
Đảng Cộng sản xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp từ 2001 đến 2011Đảng Cộng sản xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp từ 2001 đến 2011
Đảng Cộng sản xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp từ 2001 đến 2011
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú NhuậnĐề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
 
Luận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên
Luận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viênLuận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên
Luận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên
 
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp luận văn ...
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp  luận văn ...Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp  luận văn ...
Xã hội hóa công chứng ở việt nam hiện nay, thực trạng và giải pháp luận văn ...
 
Luận án: Pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công về tư pháp, HAY
Luận án: Pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công về tư pháp, HAYLuận án: Pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công về tư pháp, HAY
Luận án: Pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công về tư pháp, HAY
 
Pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công về lĩnh vực tư pháp, HOT
Pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công về lĩnh vực tư pháp, HOTPháp luật về xã hội hóa dịch vụ công về lĩnh vực tư pháp, HOT
Pháp luật về xã hội hóa dịch vụ công về lĩnh vực tư pháp, HOT
 
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nướcTư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
 
Cơ sở lý luận về đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa V...
Cơ sở lý luận về đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa V...Cơ sở lý luận về đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa V...
Cơ sở lý luận về đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa V...
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, HAYLuận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, HAY
 
Đề tài: Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
Đề tài: Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xửĐề tài: Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
Đề tài: Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
 
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docxCông Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú ThọLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp tại Phú Thọ
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
 
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Nhân Dân Phường Từ Thực Tiễn Quận Cầu Giấy, T...
 
Luận án: Chất lượng xét xử các vụ án hành chính của Tòa án, HAY
Luận án: Chất lượng xét xử các vụ án hành chính của Tòa án, HAYLuận án: Chất lượng xét xử các vụ án hành chính của Tòa án, HAY
Luận án: Chất lượng xét xử các vụ án hành chính của Tòa án, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh ThuậnLuận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HUYỀN HẠNH VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Hiến pháp vàLuật Hành chính Mã số: 9380102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ KHÁNH VINH HÀ NỘI –2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết luận của luận án chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của tôi. Hà Nội, tháng 01 năm 2019 NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Huyền Hạnh
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 11 1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu 29 1.3 Giả thiết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 32 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH 37 2.1. Khái niệm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính 37 2.2. Đặc điểm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính 46 2.3. Các nội dung biểu hiện của văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính 52 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính 59 2.5. Kinh nghiệm quốc tế vềvăn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính 65 Chương 3 THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM 74 3.1. Khái quát văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính từ năm 1945 đến trước Đổi mới 1986 74 3.2. Thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính từ Đổi mới (1986) đến nay 78 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính nhà nước 103 Chương 4. NÂNG CAO VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 108 4.1. Yêu cầu đối với nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính 108 4.2 Quan điểm nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính 114 4.3 Các giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính 118 KẾT LUẬN 138 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 140 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
  • 4. CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN VHPL: Văn hóa pháp luật CQHC: Cơ quan hành chính CB, CC: Cán bộ, công chức XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một trong những loại hình của văn hóa, văn hóa pháp luật là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật. Văn hóa pháp luật là hệ thống các giá trị phản ánh truyền thống và lối sống theo pháp luật của một dân tộc, quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần của xã hội. Đồng thời, đối với mỗi loại hình tổ chức, văn hóa pháp luật là nền tảng thiết lập nên hệ thống các giá trị pháp luật, định hướng cho tổ chức hoạt động và hình thành nên khuôn mẫu hành vi, lối sống theo pháp luật của các cá nhân trong tổ chức. Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính cũng không phải là ngoại lệ. Vấn đề nghiên cứu của Luận án: “Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay” được xuất phát từ những lý do cụ thể sau: Một là, Văn hóa pháp luật luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính. Có thể hiểu văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính là hệ thống các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính, với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; được thể hiện và phản ánh trong các quan hệ pháp luật giữa các cơ quan hành chính, cán bộ, công chức với các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội. Văn hóa pháp luậtgắn liền với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tác động đến toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tư pháp, giáo dục, đào tạo, đất đai, môi trường… Để xây dựng được một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại không thể thiếu các tư tưởng, quan điểm lập
  • 6. 2 pháp, lập quy đúng đắn, không thể thiếu hệ thống pháp luật có chất lượng, đồng bộ, khả thi cũng như đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức và kỹ năng thực thi pháp luật. Ngược lại, những tư tưởng, quan điểm pháp luật, những chuẩn mực pháp luật cũng chỉ có giá trị khi nó hướng tới xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch - một nền hành chính của dân, do dân, vì dân. Hai là, trong thời gian qua Nhà nước ta luônnhận thức rõ tầm quan trọng của xây dựng văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính, ban hành nhiều chính sách, văn bản nhằm xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luậtnói chung, trong đó có văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính. Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011), trong đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chínhtừ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính”… Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, xác định rõ mục tiêu phải xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”, đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức phải gắn với quá trình thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, phù hợp với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân… Trên cơ sở đó các Bộ, ngành và địa phương cũng đã ban hành kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và cần thiết để phát huy tính pháp
  • 7. 3 quyền, dân chủ cũng như nâng cao văn hóa pháp luật trong hệ thống các cơ quan hành chính. Ba là, trong thời gian qua mặc dù việc xây dựng văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính đã được quan tâm, chú trọng và bước đầu đạt được những kết quả nhất định, nhưng trên thực tế vẫn còn những bất cập, hạn chế cần khắc phục. Kết quả thực hiện chính sách,pháp luật của Nhà nước về xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luậtnói chung và văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chínhcho thấy đã đạt được những kết quả nhất định.Nhận thức, trình độ hiểu biết pháp luật của đại bộ phận cán bộ, công chứcđã được nâng lên một bước, có trình độ học vấn và hiểu biết pháp luật hơn; nhận thức rõ được chức trách, bổn phận của mình và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Việc quy định rõ những yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, năng lực phẩm chất của cán bộ, công chức trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng góp phần từng bước chuẩn hóa và nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ này, trong đó có trình độ hiểu biết về pháp luật. Đồng thời, năng lực giải trình, trách nhiệm công vụ, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức đã có những cải thiện đáng kể.Đối với các cơ quan hành chính, thể chế tổ chức, hoạt động của hệ thống hành chính tiếp tục được đổi mới theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan trong hệ thống hành chính, loại bỏ phần lớn sự chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; phân định rõ hoạt động của cơ quan hành chính với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch vụ công… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trình độ hiểu biết và vận dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quản lý hành chính nhà nước trong cơ chế mới.
  • 8. 4 Một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu cầu của nhân dân, của xã hội. Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý cán bộ, công chức vi phạm pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc, tính răn đe, làm gương trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức hiệu quả còn thấp. Bốn là, trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nướcthì việc nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính trở nên vô cùng cần thiết. Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,vì Nhân dân”. Chính vì vậy chúng ta phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đồng thời phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đã đặt ra yêu cầu khách quan phải không ngừng xây dựng, nâng cao hơn nữa văn hóa pháp luật trong tổ chức, điều hành của bộ máy nhà nước nói chung cũng như các cơ quan hành chính nói riêng. Các cơ quan hành chính phải được tổ chức và hoạt động trên cơ sở quy định của pháp luật, hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính và cải cách tư pháp chỉ có thể đạt được khi hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức được tiến hành trong môi trường văn hóa pháp luật mang tính dân chủ, trọng pháp.
  • 9. 5 Những lý do trên đây cho thấy cần phải có những nghiên cứu đầy đủ, toàn diện nhằm cung cấp luận cứ khoa học góp phần xây dựng, nâng cao hơn nữa văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay.Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn vấn đề “Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chínhở Việt Nam hiện nay” làm chủ đề cho luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ nhữngvấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính; đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay, chỉ ra các kết quả, hạn chếvà nguyên nhân; luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ sau: Một là, tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình và xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Hai là, nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, bao gồm: - Khái niệm, nội dungvăn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính. -Đặc điểmcủavăn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính. - Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính. - Kinh nghiệm quốc tế về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính.
  • 10. 6 Ba là,đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay. Nêu rõ những kết quả tích cực đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó rút ra những vấn đề đang đặt ra đối với việc tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay. Bốn là, trên cơ sở phân tích rõ yêu cầu nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính trong bối cảnh mới, luận án đề xuất quan điểm, các giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính là vấn đề tương đối rộng và phức tạp, trong phạm vi nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, luận án tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay, bao gồm các vấn đề về trình độ nhận thức, sự hiểu biết pháp luật; thái độ, tình cảm, tâm lý pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức; chất lượng hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính và kết quả hoạt động thực thi, áp dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức; trách nhiệm công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính… Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính của Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay.
  • 11. 7 Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu về văn hóa pháp luật của các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chínhnhà nước ở trung ương và địa phương. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1.Phương pháp luận Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minhvề nhà nước và pháp luật, xây dựng văn hóa pháp luật, về cải cách hành chính và cải cách chế độ công chức, công vụ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp tổng hợp, sử dụng để xây dựng tổng quancác công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính (chương 1); tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính (chương 2); tìm hiểu tình hìnhxây dựngvăn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay (chương 3). - Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận án. Phương pháp này được sử dụng khi đánh giá, bình luận các vấn đề về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính như đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu (chương 1), phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm, nội dung biểu hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính(chương 2); đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay (chương 3); phân tích dự báo yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới đang đặt ra, các quan điểm và giải pháp
  • 12. 8 nhằm tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính(chương 4). - Phương pháp so sánh, sử dụng khi tổng hợp kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính (chương 2) và đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay (chương 3). - Phương pháp lịch sử cụ thể, sử dụng khi nghiên cứu văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính luôn gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể, đó chính là quá trình phát triển của văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà nước từ năm 1945 đến nay(chương 3). 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chínhvới những đóng góp mới cụ thể như sau: Một là, luận án phân tíchlàm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính gồm:Khái niệm, nội dung, đặc điểm của văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành, phát triển văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính; Kinh nghiệm quốc tế về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính. Hai là,Luận án đã đánh giá được thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chínhở Việt Nam,nêu rõ những kết quả đã đạt được; những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó xác định những vấn đề đặt ra đối với việc tiếp tục nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay. Ba là, Trên cơ sở làm rõ yêu cầu đối với việc nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính trong bối cảnh tình hình mới, luận án đã đề xuất các quan điểm, các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính như: Xác định, thể chế hóa các giá trị chuẩn mực của văn
  • 13. 9 hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà nước; Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, từ đó hình thành thói quen tôn trọng và tuân thủ pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hành chính theo hướng đồng bộ, thống nhất, khả thi và ổn định; Xây dựng môi trường công vụ trong sạch, minh bạch, thượng tôn pháp luật; Đề cao và có cơ chế hữu hiệu đảm bảo trách nhiệm công vụ, trách nhiệm của người đứng đầu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi, áp dụng pháp luật trong các cơ quan hành chính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm phong phú thêm các luận cứ khoa học về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính. Luận án đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, đặc biệt là xác định được các khái niệm công cụ,nội dung biểu hiện và những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính. Trên cơ sở đó soi vào thực tiễn văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay, rút ra những nhận định cụ thể về những kết quả tích cực, những hạn chế và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, đề xuất các quan điểm, giải pháp tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách chế độ công chức công vụ thì việc tăng cường, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính trở nên vô cùng cấp thiết.Chính vì vậy việc thực hiện luận án là rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu và kiến nghị của luận án có
  • 14. 10 ý nghĩa và giá trị tham khảo trong quá trình xây dựng và không ngừng nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam. Luận án còn được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy về văn hóa pháp luậtnói chung, văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 04 chương: Chương 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu, những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu của luận án Chương 2. Những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính Chương 3. Thực trạng văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam Chương 4.Nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay
  • 15. 11 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Văn hóa pháp luật (VHPL) trong các cơ quan hành chính (CQHC) là vấn đề được các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm và cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu như các sách chuyên khảo, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, các bài báo khoa học chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học… bàn về vấn đề này. Để phục vụ nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh đã tập trung tìm hiểu một số công trình khoa học có liên quan trực tiếp đến đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án, cụ thể như sau: Thứ nhất,nhóm các công trình nghiên cứu bàn về những vấn đề lý luận chung về văn hóa pháp luật và văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam. - Nhóm các công trình nghiên cứu bàn về những vấn đềlý luận chung về văn hóa pháp luật Trước hết, khái niệm “văn hóa pháp luật” được đề cập đến trong nhiều giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo về Luật như Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Trường Đại học tổng hợp Hà Nội, khoa Luật (1993), Hướng dẫn môn học Lý luận nhà nước và pháp luật… của tác giả Nguyễn Minh Đoan (2014), Bên cạnh đó cũng có nhiều sách chuyên khảo, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ đề cập đến khái niệm “văn hóa pháp luật” như: Sách chuyên khảo,Xã hội học pháp luật những vấn đề cơ bản (2012) của tác giả Võ Khánh Vinh, Nxb Khoa học xã hội, đã tiếp cận VHPL dưới
  • 16. 12 góc độ xã hội học pháp luật. Ở thuộc tính chính thức, VHPL là trật tự tư tưởng được Nhà nước và xã hội định hướng cho sự hình thành và phát triển của ý thức chính trị và ý thức pháp luật của người dân, cho sự hình thành và phát triển của tổng thể các quy phạm - giá trị của pháp luật và cho sự hình thành và phát triển hành vi và hoạt động trong lĩnh vực pháp luật. Sách chuyên khảo, Văn hóa pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành (2011) của tác giả Hoàng Thị Kim Quế, Nxb. Đại học quốc gia, đã xác định VHPL trong lĩnh vực hành pháp là “hệ thống các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực quản lý xã hội, trong hoạt động công vụ, hoạt động lập quy; trong các quan hệ pháp luật hành chính giữa các cơ quan, cá nhân con người nhà nước với cá nhân, tổ chức”. Các yếu tố ảnh hưởng đến VHPL được chỉ ra là: yếu tố truyền thống; VHPL đích thực đòi hỏi phải áp dụng đa dạng nguồn pháp luật; bản thân hệ thống pháp luật; nhận thức pháp quyền của người thực hiện pháp luật; tính chất pháp quyền trong tổ chức thực hiện pháp luật… Sách chuyên khảo, Văn hóa pháp lý Việt Nam (2005) của Lê Đức Tiết, Nxb. Tư pháp, đã xác định VHPLđược cấu thành bởi: ý thức pháp luật, nền pháp luật, trình độ, nghệ thuật, kỹ năng sử dụng pháp luật với vai trò bảo vệ các quyền của con người, quốc gia, dân tộc. Sách chuyên khảo, Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý - Lý luận và thực tiễn (2011), Phạm Ngọc Thanh (chủ biên); Nxb Lao động, có bài “Đổi mới hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý” đã xác định các tiêu chí đánh giá VHPL gồm: Hệ thống pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở các quy phạm pháp luật đạt tiêu chí: dễ hiểu, phải được mọi đối tượng trong xã hội hiểu được; phải được xã hội tôn trọng pháp luật, hành động theo pháp luật quy định; pháp luật phải can thiệp khi có vi phạm pháp luật xảy ra, bất kể hành vi vi phạm đó do đối tượng nào trong
  • 17. 13 xã hội thực hiện; ý thức của cộng đồng xã hội trong việc tuân thủ, xây dựng pháp luật, quan tâm hay phê phán đối với các hiện tượng pháp luật không minh bạch”. Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Văn hóa pháp luật ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn, mã số KX.03.03/06/10 do tác giả Lê Minh Tâm là chủ nhiệm, năm 2009, đã xác định VHPLbao gồm ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và các phương tiện pháp luật và khả năng, trình độ sử dụng pháp luật để xử lý các quan hệ xã hội nhằm thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Luận án Tiến sĩ Luật học năm 2015, Văn hóa hiến pháp ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Mai Hồng Quang đã xác địnhVHPL là sự phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của đời sống pháp luật đã diễn ra trong quá khứ cũng như diễn ra trong hiện tại, nó cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống pháp luật của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Văn hóa pháp luật - Cách tiếp cận nghiên cứu mới của Luật so sánhcủatác giả Đặng Minh Tuấn, một bài viết trong Văn hóa pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành (2011) đã nghiên cứu VHPLnhư là cách tiếp cận rộng của luật so sánh, nghiên cứu làm rõ khái niệm VHPL; các yếu tố cơ bản của một VHPL và VHPL với việc phân định các họ VHPL. Tác giả Phạm Duy Nghĩa trong bài viết “Góp phần tìm hiểu văn hóa pháp luật”, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24 (2008), tr 1-8, đã đã nhận diện VHPL theo 3 lát cắt: Luật trên giấy; Luật trong quan niệm; Luật trong hành vi ứng xử. Lê Thanh Thập trong bài viết “Mấy suy nghĩ về văn hóa và văn hóa pháp luật ở nước ta”, Tạp chí Luật học, năm 1999, đã viết “VHPL là những
  • 18. 14 giá trị nhân đạo, tiến bộ, tích cực của hệ thống pháp luật trong xã hội được thể hiện trong các đạo luật và thiết chế xã hội. Đồng thời các giá trị đó còn được thể hiện trong các hoạt động pháp luật, thẩm thấu vào nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, biến thành nhu cầu thường trực trong ứng xử của họ”. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu bàn về nhiều nội dung liên quan đến VHPL như: Đặng Cảnh Khanh: Văn hóa luật pháp - truyền thống và bài học hôm nay, Tạp chí Cộng sản số 5, năm 1993; Nguyễn Thị Lê Thu: Văn hóa pháp luật ở công sở trong điều kiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, Luận án Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội (2002); Lê Minh Tâm: Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Luật học, số 5, 1998; Bùi Ngọc Sơn, Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa Việt Nam; Đào Bảo Ngọc (1999): “Hội nhập khu vực ở châu Á: Nhìn từ góc độ sự tương tác của nền văn hóa pháp luật và các hệ thống pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; Đào Trí Úc (1999) “Sự tiếp nhận các giá trị pháp lý phương Đông và phương Tây đối với sự phát triển các tư tưởng pháp lý Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật… - Nhóm các công trình nghiên cứu bàn về những vấn đề lý luận của văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính Nhìn chung các công trình nghiên cứu mới chú trọng nghiên cứu về VHPL nói chung chứ chưa có nhiều công trình bàn về VHPL trong CQHC, tuy nhiên có một số công trình bàn về những nội dung cụ thể của VHPL trong CQHC như hệ thống thể chế hành chính, trình độ hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của CQHC… Cụ thể như sau: Sách chuyên khảo: Mô hình xây dựng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền - Từ lý luận đến thực tiễn (2017) của tác giả Lê Hồng Hạnh (chủ biên),
  • 19. 15 Nxb Tư pháp, đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình xây dựng pháp luật trong giai đoạn hiện nay, trong đó có mô hình xây dựng pháp luật của các Bộ, chính quyền địa phương, vai trò của Chính phủ trong mô hình xây dựng pháp luật hiện nay. Sách chuyên khảo, Cơ chế đảm bảo dân chủ trong hệ thống pháp luật Việt Nam (2018) của tác giả Nguyễn Bá Chiến (chủ biên), Nxb Tư pháp, là tập hợp các bài viết đề cập đến vấn đề dân chủ trong hệ thống pháp luật, trong đó có nhiều bài đề cập đến vấn đề đảm bảo dân chủ trong hoạt động hành pháp; đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; minh bạch hóa chính quyền; giám sát hành chính công… Sách chuyên khảo, Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (2011), của tác giả Nguyễn Quốc Sửuđã đề cập, phân tích quan niệm, vai trò, đặc trưng, các thành tố của giáo dục pháp luật cho đội ngũ CB, CC. Tác giả cũng đề cập đến giáo dục pháp luật cho CB, CC một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Sách chuyên khảo, Công vụ công chức nhà nước (2004) của tác giảPhạm Hồng Thái, Nxb Tư pháp, đã làm rõ chế định pháp luật về công vụ, công chức, nội dung của chế định pháp luật đó bao gồm: tuyển dụng, sử dụng, quản ký, điều động, kiêm nhiệm, kỷ luật… đối với cán bộ, công chức. Sách chuyên khảo, Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2010) do tác giảĐào Trí Úc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, đã phân tích cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy đảng, nhà nước và mô hình của các cơ chế giám sát đó.
  • 20. 16 Sách chuyên khảo, Pháp luật với lối sống theo pháp luật và văn hóa giao tiếp (2013) củatác giả Nguyễn Minh Đoan đã tiếp cận văn hóa trong CQHC dưới góc độ của văn hóa công sở, văn hóa công sởvừa phải mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước; phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ CB, CC…) vừa phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Sách chuyên khảo, Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở (2011) củatác giả Nguyễn Minh Đoan đã phân tích lối sống theo pháp luật của CB, CC. Đồng thời đề cập tới yếu tố văn hóa trong hoạt động nhà nước; văn hóa trong hoạt động giao tiếp pháp lý; VHPL trong hoạt động tiếp dân; văn hóa tiết kiệm và chống lãng phí trong các hoạt động nhà nước. Sách chuyên khảo,Những vấn đề cơ bản về quyền lực nhà nước, cải cách chế độ công vụ, công chức và đánh giá chính sách công (2016) của Bộ Nội vụ. Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ và quản lý công chức, quản lý nhà nước về kinh tế xã hội ở Việt Nam. Sách chuyên khảo, Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh (1998) của Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả bàn về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, trong đó nhấn mạnh đến nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, tôn trọng pháp luật, đảm bảo tính tối cao của pháp luật của công chức. Sách chuyên khảo: Thu hút và trọng dụng người có tài năng trong các cơ quan hành chính (2017) của tác giảTrần Văn Ngợi, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, đã chỉ ra những tiêu chí xác định người có tài năng trong các CQHC, trong đó có tiêu chí về trình độ năng lực, sự hiểu biết về chuyên môn
  • 21. 17 nghề nghiệp, cần kiệm liêm chính chí công vô tư, không vụ lợi, không tham nhũng… Sách chuyên khảo: Khung năng lực lãnh đạo, quản lý khu vực công (2016) của Lê Quân, Nxb Đại học quốc gia, đã đề xuất khung năng lực lãnh đạo, quản lý khu vực công, trong đó yêu cầu phải nắm bắt các quy định pháp luật về bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, các nguyên tắc của chế độ công vụ, các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan… Đề tài độc lập cấp Nhà nước Văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay, mã số KX03.13/11-15 do Huỳnh Văn Thới, Học viện Hành chính quốc gia làm chủ nhiệm đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của văn hóa công vụ ở Việt Nam; làm rõ khái niệm và các tiêu chí đánh giá văn hóa công vụ, thực trạng văn hóa công vụ ở các CQHC trung ương và địa phương. - Nhóm các công trình nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính Sách chuyên khảo: Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới (2004) do Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền là đồng tác giả,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả đã nghiên cứu, tổng hợp về hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của 8 quốc gia trên thế giới gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Cộng hòa Pháp, Liên bang Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Sách chuyên khảo: Tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính ở Cộng hòa Liên bang Đức (1999) của Thang Văn Phúc, Nxb Chính trị quốc gia, đã trình bày các vấn đề về tổ chức bộ máy nhà nước và nền hành chính liên bang, chế độ công chức công vụ của Cộng hòa Liên bang Đức. Sách chuyên khảo: Hệ thống công vụ một số nước Asean và Việt Nam (1997) của Viện khoa học tổ chức nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia đã tổng
  • 22. 18 hợp về hệ thống công vụ của Brunai, Indonexia, Malayxia, Philippin, Thái Lan, Singapore, Việt Nam. Sách chuyên khảo: Hệ thống chính trị Mỹ (2001) của Vũ Đăng Hinh (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách viết về ngành hành pháp trong hệ thống chính trị Mỹ: vai trò, tổ chức, thẩm quyền và những vấn đề đặt ra đối với ngành hành pháp Mỹ hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Government innovation for sustainable development: toward enabling, serving, and acting government with integrity (Đổi mới Chính phủ vì sự phát triển bền vững: hướng tới xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ), 6-7/9/2018, tổ chức bởi OECD, OECD KOREA Policy Centre và NaPa. Kỷ yếu hội thảo là tập hợp các bài viết của các chuyên gia, các nhà quản lý đến từ nhiều quốc gia, cùng chia sẻ về đổi mới Chính phủ vì sự phát triển bền vững. Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Chia sẻ kinh nghiệm hành chính địa phương Việt Nam - Nhật Bản 2017, ngày 14,15 tháng 9 năm 2017, trong đó các chuyên gia Nhật Bản đã chia sẻ kinh nghiệm về các biện pháp tăng cường khung pháp lý cho chính quyền địa phương tại Nhật Bản… Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam Hiện có nhiều công trình nghiên cứu, bao gồm sách tham khảo, đề tài khoa học cấp Nhà nước, đề tài khoa học cấp Bộ, các bài báo khoa học… đã đánh giá thực trạng VHPL trong CQHCở Việt Nam hiện nay thể hiện trên một số khía cạnh như đánh giá hệ thống thể chế hành chính, trình độ pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật của đội ngũ CB, CC, đánh giá trách nhiệm công vụ…Cụ thể như: Sách chuyên khảo, Pháp luật với lối sống theo pháp luật và văn hóa giao tiếp”(2013) củatác giả Nguyễn Minh Đoan đã đánh giá thực trạng lối
  • 23. 19 sống theo pháp luật của CB, CC ở Việt Nam hiện nay. Những điểm hạn chế được nêu ra là: CB, CC còn mang nặng tác phong nông dân, khá tùy tiện, thiếu tính kỷ luật, vô nguyên tắc; chưa đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, ý thức kỷ luật lao động kém; Tình trạng tham nhũng có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc và tính chất, mức độ nghiêm trọng… Sách chuyên khảo,Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (2011) của tác giảNguyễn Quốc Sửu đã đánh giá thực trạng trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC; phân tích những thành tựu và những hạn chế của công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ CB, CC ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Sách chuyên khảoVề minh bạch hóa hoạt động chính quyền địa phương (2015), tác giả Nguyễn Thị Diệu Oanh đã đánh giá về minh bạch hóa các hoạt động của chính quyền địa phương trên các nội dung như quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nội dung giám sát tại các kỳ họp, thủ tục hành chính, quản lý cán bộ, công chức… Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ trong thời gian qua cũng đã tiến hành một số dự án điều tra cơ bản, kết quả điều tra đã cung cấp số liệu, cơ sở thực tiễn quan trọng để đánh giá một số nội dung của VHPL trong các CQHC, cụ thể như: dự án “Điều tra nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở nước ta hiện nay” (2010); “Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND đáp ứng yêu cầu tổ chức hợp lý chính quyền địa phương ở nước ta”(2010);“Điều tra thực trạng đội ngũ công chức và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ công chức đến năm 2020”(2010); “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đáp ứng
  • 24. 20 yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương” (2014)… Bên cạnh đó cũng có nhiều đề tài khoa học đã bàn về các nội dung liên quan đến thực trạng VHPL trong các CQHC nhà nước, cụ thể như: Đề tài khoa học cấp BộNghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước (2012). Chủ nhiệm:Bùi Văn Minh, Bộ Nội vụ là đơn vị chủ trì; Đề tài khoa học cấp Bộ: Trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước (2013), Chủ nhiệm Trần Nghị,Viện Khoa học tổ chức nhà nước là đơn vị chủ trì; Đề tài khoa học cấp BộCác giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay (2015), chủ nhiệmTrần Thị Thơi, Viện Khoa học tổ chức nhà nước là đơn vị chủ trì; Đề tài khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu CQHC nhà nước(2015), chủ nhiệmLương Thanh Cường, Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị chủ trì… Để đánh giá thực trạng các nội dung VHPL trong CQHC cũng có nhiều hội thảo khoa học được tổ chức bởi các cơ quan Bộ, ngành TW, cụ thể như: Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015” do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức ngày 20/8/2015, trong đó có bàn tới thực trạng pháp luật trong một số lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước như pháp luật về bảo vệ môi trường; pháp luật trong lĩnh vực an sinh xã hội; pháp luật về quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Kỷ yếu hội thảo “Trách nhiệm công vụ” do Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức vào ngày 12/6/2015 trong đó có nhiều bài viết đánh giá về thực trạng thực hiện trách nhiệm công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các CQHC ở trung ương và địa phương.
  • 25. 21 Kỷ yếu hội thảo “Văn hóa công vụ và cải cách hành chính” do Học viện Hành chính quốc gia tổ chức vào ngày 13/7/2015, trong đó có nhiều bài viết bàn về thực trạng xây dựng, phát triển văn hóa công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay. Kỷ yếu hội thảo “Nhà nước kiến tạo phát triển lý luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam” do Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào ngày 28/3/2017, có một số bài viết bàn về “Chính phủ kiến tạo và những điều phải cân nhắc” (Nguyễn Đăng Dung và Nguyễn Đăng Duy), “Nhà nước kiến tạo phát triển trong bối cảnh văn hóa, chính trị ở Việt Nam hiện nay” (Mai Văn Thắng)… Các công trình nghiên cứu đã góp phần mô tả, dựng nên một bức tranh thực trạng rõ nét về VHPL trong CQHC mà trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh có thể tham khảo phục vụ cho việc đánh giá, rút ra những vấn đề thực tiễn đang đặt ra nhằm nâng cao VHPL trong các CQHC ở Việt Nam. Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính. Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới những giải pháp nhằm nâng cao VHPL nói chung và VHPLtrong các CQHC nói riêng, cụ thể là: Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Văn hóa pháp luật ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn, mã số KX.03.03/06/10 do tác giả Lê Minh Tâm là chủ nhiệm, năm 2009, đề cập các giải pháp như tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật để tạo ra sự nhận thức sâu sắc về vai trò và những giá trị xã hội của pháp luật; nâng cao chất lượng hệ thống văn bản pháp luật; đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu luật học; đảm bảo nghiêm minh của pháp luật… Sách chuyên khảo Cơ chế đảm bảo dân chủ trong hệ thống pháp luật Việt Nam (2018) của tác giả Nguyễn Bá Chiến (chủ biên), tập hợp nhiều bài viết có bàn về các giải pháp đảm bảo dân chủ trong hệ thống pháp luật Việt
  • 26. 22 Nam như: Dân chủ trong bối cảnh mới và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, bảo đảm thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Hoàng Thị Kim Quế); Hoàn thiện dân chủ XHCN ở Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa (Nguyễn Quốc Sửu); Bảo đảm sự tham gia của nhân dân trong quy trình quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Bá Chiến và Vũ Thị Thu Hằng)… Sách chuyên khảo: Sự hạn chế quyền lực nhà nước (2005) của tác giả Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội đã khẳng định tiêu điểm của hạn chế quyền lực nhà nước từ bên trong là phải đề cao vai trò, trách nhiệm của Chính phủ. Cho dù Nhà nước có tổ chức theo kiểu nào thì Chính phủ mà không phải là một chủ thể nào khác phải chịu trách nhiệm chính về sự phát triển hay tàn lụi của một quốc gia. Sách chuyên khảo: Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa Việt Nam (2004) của tác giả Bùi Ngọc Sơn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Để khắc phục những khó khăn trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa truyền thống Việt Nam, tác giả đề xuất cần tạo lập thói quen thượng tôn luật pháp trong đời sống công quyền, tạo lập thói quen sử dụng pháp luật trong đời sống của công dân. Sách chuyên khảo: Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hiện nay (2000) của Hà Quang Ngọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức để họ nắm vững kiến thức hành chính pháp luật đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ. Sách chuyên khảo:Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý - Lý luận và thực tiễn, tác giả Phạm Ngọc Thanh (chủ biên), Nxb Lao động, 2011, trong bài “Đổi mới hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý” của Trần Văn Hải đã nhận định hệ thống pháp luật phải xây
  • 27. 23 dựng được các quy phạm pháp luật trên cơ sở tiếp nhận các giá trị VHPL của nhân loại. Bởi vì trong quá trình hội nhập quốc tế, các quy phạm pháp luật của một quốc gia không chỉ điều chỉnh các quan hệ nội bộ quốc gia mà chúng còn điều chỉnh các quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài. Sách chuyên khảo Trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (2017) của Trần Nghị, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nộiđã đề ra các giải pháp nâng cao trách nhiệm công vụ, đó là: tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đánh giá trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ công chức, xây dựng và thực hiện văn hóa công sở… Ngoài ra, có rất nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học, trong các cuộc hội thảo có bàn nhiều đến các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế hành chính, nâng cao ý thức pháp luật và hiệu lực, hiệu quả hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC - những nội dungbiểu hiện củaVHPL trong các CQHCnhư: Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam (Nguyễn Văn Vi, Tạp chí tổ chức nhà nước, 7/2015, tr. 48); Trách nhiệm hành chính và đảm bảo kỷ cương trong quản lý nhà nước (Nguyễn Quốc Tuấn, Tạp chí tổ chức nhà nước, 6/2015, tr. 55); Quan hệ tương tác giữa Văn hóa pháp luật và văn hóa quản lý (Lê Thanh Thập, Tạp chí luật học số 3/2010); Kỷ luật hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức - Thực trạng và giải pháp (Nguyễn Phước Thọ, Kỷ yếu Hội thảo Trách nhiệm công vụ, Bộ Nội vụ, 6/2015)… 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài - Nhóm các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật và văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính Phần lớn các công trình nghiên cứu của nước ngoài đề cập nhiều đến VHPL nói chung, trong đó tập trung làm rõ khái niệm, cấu trúc và chức năng,
  • 28. 24 vai trò của VHPL trong đời sống xã hội. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu như: The concept of legal culture(Thuật ngữ văn hóa pháp luật),Ali ACAR, Ankara Law Review, Vol.3 No2 (Winter 2006), pp.143-153: Lawrence Friedman là một người ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng khái niệm VHPL, đã xác định VHPL có nghĩa là “ý tưởng, giá trị, quan điểm, thái độ… của mọi người trong xã hội về pháp luật và hệ thống pháp luật”. The legal Culture and Migration: structure, antecedents and consequences (Sự du nhập của văn hoá pháp luật: Lịch sử, cấu trúc và kết quả),Julia Shamir. Đây là một luận án được gửi đến trường luật và ủy ban nghiên cứu sau đại học của Đại học Stanford, tháng 6 năm 2012. Bản luận án lý giải rằng sau khi được định nghĩa bởi Friedman năm 1969, thuật ngữ VHPL đã có một đời sống riêng của nó, bao gồm một loạt các hiện tượng phải giải quyết với những cách khác nhau, trong đó “các tính năng của pháp luật được tự gắn trong khuôn khổ rộng hơn của cấu trúc văn hóa và xã hội". Tuy nhiên, mặc dù có tính lâu dài và có vị trí danh dự trong học thuật về pháp lý xã hội, thuật ngữ “văn hóa pháp luật” không phải là một khái niệm dễ dàng để định nghĩa hoặc giới hạn giống như những thuật ngữ khác về khoa học xã hội. Legal Culture và Legal Consciousness(Văn hóa pháp luật và Ý thức pháp luật), International Encyclopedia of Social and Behavioral Sciences, 2001. www. Iesbs.com, đã có sự so sánh giữa thuật ngữ “Văn hóa pháp luật” và “ý thức pháp luật”, hai thuật ngữ này được sử dụng để phân tích và xác định sự hiểu biết và ý nghĩa của pháp luật hiện hành trong xã hội. “Văn hóa pháp luật” đề cập đến một hiện tượng ở cấp vĩ mô, trong khi “ý thức pháp luật” thường để chỉ ở cấp vi mô, cụ thể là những cách thức mà cá nhân nhận biết và thực hiện các quy định của pháp luật.
  • 29. 25 The Legal Cultures of Europe (Văn hóa pháp luật châu Âu), James L.Gibson and Gregory A.Caldeira, Law and Society review, vol. 30, No. 1 (1996), pp. 55-86. Nxb Blackwell thay mặt Hiệp hội Luật và Xã hội. Khi bàn về khái niệm văn hóa pháp luật, các tác giả cho rằng có ba cách cơ bản dùng để phân tích.Cách thứ nhất có cơ sở rõ ràng nhất trong truyền thống nhân học, đại diện bởi các nghiên cứu về tập quán pháp (Lewellyn & Hoebel’s CheyenneWay), theo đó coi văn hoá như một khái niệm tổng thể và xác định những cách thức mà giá trị văn hoá ảnh hưởng đến hoạt động pháp luật. Cách thứ hai tập trung chi tiết hơn vào cách thức mà văn hoá hình thành, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức pháp lý chính thức. Cách tiếp cận thứ 3 nghiên cứu VHPL ở ngoài hệ thống pháp luật để tập trung sâu hơn vào giá trị rộng lớn của đại đa số công chúng. Đặc trưng của loại hình nghiên cứu này đó là khảo sát hàng loạt các ý kiến (Almond &Verba 1963, Inglehart 1988). “Thông thường các quy tắc pháp lý được bắt nguồn từ các quy tắc xã hội và hệ thống pháp luật thể hiện quan niệm rằng nhóm thống trị trong xã hội chỉ là thiểu số (Blankenburg 1994:791). Trong hạng mục nghiên cứu đã bao gồm các quan điểm theo hướng bình đẳng và công lý (Mason 1992), các quyền hạn của trách nhiệm đạo đức và pháp lý (Hamilton & Sanders 1992; Sanders & Hamilton 1992), yêu cầu vào sự kỳ vọng và nhận thức về công lý (Tyler 1990; Lind 1994), nghiên cứu về chính trị và tự do côngdân (Sullivan, Piereson& Marcus 1982; Gibson 1989)… Intersections of Law and Culture (Mối liên hệ giữa pháp luật và văn hóa), Priska Gisler, Saha Steinert Borella, Caroline Wiedmer (eds), Nxb Palgrave Macmillan UK, 2012đề cập đến sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa luật và văn hóa thông qua một loạt các nghiên cứu điển hình cho thấy các hiện tượng văn hóa được xem xét như thế nào theo quy định của pháp luật, cách thức mà pháp luật được hiểu và áp dụng.
  • 30. 26 Law, Culture and Society: Legal Ideas in the Mirror of Social Theory (Law, Justice and Power) (Luật, Văn hóa và Xã hội: Tư tưởng pháp lý theo lý thuyết xã hội (Luật, Tư pháp và Quyền lực), Roger Cotterrell, Nxb. Ashgate Publishing, Ltd, 2006. Cuốn sách tập trung giải thích từ góc độ xã hội học về các tư tưởng pháp lý. Luật pháp ngày nay không chỉ còn là luật pháp của quốc gia, hay luật quốc tế liên kết các quốc gia, mà còn là luật xuyên quốc gia dưới nhiều hình thức. Các tác giả cho rằng môi trường xã hội mà luật pháp hoạt động cần phải xem xét lại, với nhiều ý nghĩa cho nghiên cứu pháp lý so sánh. Legal Academics: Culture and Identities(Học thuật pháp lý: Văn hóa và bản sắc văn hóa), Fiona Cownie, Nxb Hart Publishing, 2004. Cuốn sách bao gồm 7 chương, đề cập đến vấn đề như: nghiên cứu học thuật về pháp lý; giáo dục pháp luật và kinh nghiệm thực tế của các học giả pháp lý; văn hóa pháp luật trong đời sống; khía cạnh của bản sắc văn hóa: Giới tính, tầng lớp xã hội, chủng tộc, dân tộc… Social Consciousness in Legal Decision Making (Ý thức xã hội trong việc ra quyết định pháp lý), Wiener, R.L., Bornstein, B.H., Schopp, R., Willborn, S.L. (Eds.), Nxb. Springer US, 2007.Cuốn sách đã trả lời được một số câu hỏi:So sánh các mô hình ra quyết định hợp lý, mô tả và quy phạm trong bối cảnh pháp lý; Cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về việc ra quyết định pháp lý của những người không phải chuyên gia (cảnh sát, quản trị viên, hội thẩm); Ý thức xã hội trong việc ra quyết định pháp lý, tạo ra các cộng đồng pháp lý làm việc cùng nhau trong việc giải quyết một số vấn đề xã hội… Governance in changing environement (Quản trị trong môi trường thay đổi),Brainard Guy Peters, Donald J. Savoie (1995),McGill-Queen’s Press đã chỉ rõ sự biến đổi không ngừng của đời sống đang đòi hỏi quản trị quốc gia phải năng động và thích ứng, thay đổi những giá trị văn hoá không còn phù hợp, tạo lập giá trị văn hóa mới. Kết nối các hoạt động quản trị quốc gia
  • 31. 27 không phải chỉ là các thiết chế, định chếmà quan trọng hơn là sự kết nối về văn hoá, văn hoá khu vực công nơi mà công chức tìm thấy sự chia sẻ, niềm tin và giá trị của mình. Strengthening public sector value through culture change (Tăng cường giá trị khu vực công thông qua thay đổi văn hóa), Centre for Innovation and Workplace Culture in the government of Ontario, Volume: 19 Issue, Karen Prokopec (2013) cho rằng văn hoá công vụ có liên quan đến động lực làm việc của công chức. Sự tăng cường các giá trị của khu vực công phải làm cho công chức thấy giá trị của mình trong hoạt động công vụ. Điều này đòi hỏi văn hóa công vụ cần phải thay đổi, cần làm cho công chức thấy định hướng giá trị của mình có trong định hướng giá trị nền công vụ. - Nhóm các công trình đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam Hiện chưa có một công trình nghiên cứu quốc tế độc lập về đánh giá thực trạng,đề xuất giải pháp đối với VHPL trong các CQHC ở Việt Nam, tuy nhiên có một số công trình nghiên cứu, các báo cáo điều tra của các tổ chức quốc tế như World Bank, UNDP… đã có những số liệu điều tra, đánh giá về thực trạng một số nội dungcủaVHPL như trình độ hiểu biết pháp luật của CB, CC, chấtlượng hệ thống pháp luật và các kết quả thực thi pháp luật trong các CQHC ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể như: David Mar trong bài trình bày“Changing the civil Service Culture of Vietnam - A foreigner’s Perspective” (Thay đổi văn hoá côngvụ Việt Nam - một cách nhìn của người nước ngoài), Kỷ yếu Hội nghị quốc tế về cải cách hành chính tại Việt Nam, từ ngày 25,26/11/2006 đã so sánh nền công vụ của Việt Nam và nền công vụ Singapore. Tác giả cho rằng điều tạo nên văn hoá công vụ Singapore rất đơn giản là “chúng ta cùng làm việc”, cùng chia sẻ tầm nhìn và điều này thấm nhuần trong hoạt động của công chức.Tác giả cho rằng
  • 32. 28 nền công vụ Việt Nam nên kế thừa các giá trị: Đức, Chính, Trí,Dũng, Liêm, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra. Tổng quan báo cáo Papi 2017 (chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam), Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Báo cáo đã có những đánh giá cụ thể về thực trạng hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh qua hai năm 2016 và 2017 như sự tham gia của người dân ở cơ sở, về trách nhiệm giải trình với người dân, về kiểm soát tham nhũng khu vực công, về thủ tục hành chính công… Trước đó, Tổng quan báo cáo Papi năm 2014 cũng đã nêu những biện pháp nhằm cải thiện mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công gồm: đẩy mạnh việc công khai về phí và lệ phí tại các bộ phận “một cửa”, thông báo tới người làm thủ tục đầy đủ về thời hạn nhận kết quả cũng như trả kết quả đúng lịch hẹn. Phát hiện nghiên cứu của PAPI đã khẳng định cần cải thiện “kỹ năng mềm” của CB, CC, đặc biệt là kỹ năng tiếp xúc với người dân và năng lực thừa hành các nhiệm vụ được giao trong xử lý thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ cho người dân. Công khai thông tin quản lý đất đai ở Việt Nam, World Bank, NXB Hồng Đức, năm 2014 đã đánh giá mặc dù những tiến bộ trong cải cách thể chế là rõ ràng, cải cách đó có tăng hơn nhưng vẫn còn chậm chạp. Tuy hệ thống pháp lý đã được sửa đổi nhằm tăng cường các thể chế về trách nhiệm giải trình, nhưng việc thực thi vẫn còn tụt lại xa với mong muốn. Thực trạng này hoàn toàn đúng với việc công khai thông tin, cũng như các vấn đề khác của thể chế… Báo cáo khảo sát thực trạng thu nhập ngoài lương trong tiền lương – thu nhập của cán bộ, công chức, thuộc dự án “Hỗ trợ triển khai các dự án cải cách hành chính ở Bắc Giang, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hà Tĩnh” của UNDP
  • 33. 29 phối hợp với Bộ Nội vụ, tháng 9/2015 cho thấy thu nhập ngoài lương đã trở thành phổ biến trong khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Việc để tồn tại thu nhập ngoài lương một mặt làm mất ý nghĩa tích cực của tiền lương, mặt khác còn dẫn đến mất công bằng trong xã hội, phần nào làm giảm sút hiệu lực quản lý hành chính nhà nước. 1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu của luận án 1.2.1. Những ưu điểm, những nội dung nghiên cứu đã sáng tỏ và được luận án kế thừa, tiếp tục phát triển Có thể nói rằng số lượng các công trình nghiên cứu bao gồm sách tham khảo, giáo trình, đề tài khoa học, bài viết trên các tạp chí khoa học… bàn về VHPL là khá lớn, phong phú và đa dạng, tiếp cận từ nhiều hướng với các mức độ liên quan khác nhau đến đề tài luận án. Các công trình nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng quan trọng về những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về VHPL nói chung và VHPL trong các CQHC nói riêng. Đặc biệt, về phương diện lý luận đa số các quan điểm đều có sự thống nhất cao về khái niệm, nội dung của VHPL, tạo thuận lợi cho việc triển khai nghiên cứu những nội dung cơ bản của luận án. Cụ thể là: Một là, trên phương diện lý luận, nhận thức chung về VHPL cơ bản đã được làm sáng tỏ. Các công trình nghiên cứu đã có sự thống nhất cao về quan niệm, vị trí, tầm quan trọng của VHPL nói chung, coi VHPL là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật, bao gồm các yếu tố:ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật, hành vi, kỹ thuật và nghệ thuật sử dụng pháp luật… Các ý kiến đều thống nhất đánh giá cao vai trò của VHPL trong việc định hướng sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật, hệ thống các quy phạm pháp luật cũng như những hành vi tuân thủ, thực thi pháp
  • 34. 30 luật. Những kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp khung lý luận cơ bản về VHPL, làm cơ sở cho việc phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận chung về VHPL trong cácCQHC. Trên phương diện lý luận, các công trình nghiên cứu về VHPL trong CQHC (hay trong lĩnh vực hành pháp) nhìn chung đều gắn VHPL với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC trên cả ba phương diện chính: ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và hành vi, hoạt động sử dụng pháp luật. Hai là,trên phương diện thực tiễn, các công trình nghiên cứu đã phân tích về quá trình hình thành và phát triển VHPL nói chung của Việt Nam, VHPL trong CQHC cũng nằm trong tiến trình chung đó. Đồng thời, nhiều công trình đã phân tích, đánh giá từng nội dung của VHPL trong CQHC như: ý thức pháp luật của CB, CC; thể chế hành chính (thể chế tổ chức bộ máy hành chính và thể chế quản lý đội ngũ CB, CC…); hoạt động thực thi pháp luật của đội ngũ CB, CC… Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đã bước đầu mô tả được những bức tranh riêng lẻ về từng mảng thực trạng của VHPL trong CQHC. Nhiều kết quả đánh giá, điều tra xã hội học của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank), Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP)… đã cung cấp những số liệu, nhận định có giá trị tham khảo tin cậy, đảm bảo. Các công trình nghiên cứu đều có sự thống nhất rằng, thực trạng VHPLcủa khu vực công, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, cả về ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật, hoạt động thực hiện pháp luật của đội ngũ CB, CC. Một số nhận định, đánh giá tương đối thống nhất như: nhận thức pháp luật của CB, CCtuy đã có những bước phát triển nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế; thái độ tôn trọng, chấp hành hiến pháp, pháp luật của một bộ phận CB, CCchưa nghiêm; tình trạng tham nhũng
  • 35. 31 cũng như các vi phạm pháp luật trong đội ngũ CB, CC có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất, mức độ nghiêm trọng … Ba là, trên phương diện đề xuất, kiến nghị: Trên cơ sở thống nhất về vị trí, tầm quan trọng của VHPL trong các CQHC trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; cải cách hành chính nhà nước, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế… một số công trình đã phân tích yêu cầu, đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao VHPL trong các CQHC. Các giải pháp được nhiều tác giả đề cập là: đổi mới nhận thức, tư duy theo hướng đề cao pháp quyền, phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đội ngũ CB, CC; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ CB, CC; xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hành chính theo hướng đồng bộ, thống nhất… 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến chủ đề luận án nhưng chưa được giải quyết thấu đáo hoặc chưa được đặt ra trong các công trình nghiên cứu đã công bố Một là, phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung phân tích, làm rõkhái niệm, vị trí, tầm quan trọng của VHPL nói chung trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu bàn về VHPL trongCQHC. Chính vì vậy, những vấn đề lý luận nhận thức cơ bản như khái niệm, nội dung, đặc điểm củaVHPL trong các CQHC; các yếu tố ảnh hưởng đếnVHPL trong các CQHC thì chưa nhiều công trình nghiên cứu đề cập cụ thể. Hai là,về đánh giá thực trạng VHPL trong CQHC,hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ, toàn diện về thực trạng VHPLtrong các CQHC ở Việt Nam, bao gồm đánh giá trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC; thực trạng thể chế hành chính; trách
  • 36. 32 nhiệm công vụ; kỷ luật kỷ cương hành chính… Đây chính là điểm chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án. Ba là, một số công trình nghiên cứu đã phân tích bối cảnh, yêu cầu về tình hình mới để từ đó đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục nâng caoVHPL trong CQHC như: nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao chất lượng thể chế hành chính; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật của đội ngũ CB, CC... Tuy nhiêncác công trình này mới chỉ đề cập trên một số phương diện cụ thể, còn tản mạn; chưa đưa ra được hệ thống giải pháp một cách đầy đủ, tổng thể gồm vấn đề chính sách, các giải nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết pháp luật của đội ngũ CB, CC; hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thực thi công vụ… Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu bàn về VHPL nói chung và VHPL trong các CQHC nói riêng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về VHPL trong các CQHC. Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài luận án “Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay” là rất cần thiết, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, đề xuất được những giải pháp thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong việc xây dựng, nâng cao VHPLtrong các CQHC. 1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu của luận án Với tổng quan tình hình nghiên cứu và căn cứ vào các lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, luận án đặt ra các giả thuyết nghiên cứu sau: Văn hóa pháp luật trong các CQHC là một bộ phận cấu thành của VHPL, vừa có những đặc điểm của VHPL nói chung, vừa có những nội dung, đặc điểm đặc thù bắt nguồn từ vị trí, vai trò, đặc điểm quản lý hành chính của
  • 37. 33 các CQHC và chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. VHPL trong các CQHC có vai trò rất quan trọng, gắn liền với hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Văn hóa pháp luật trong các CQHC ở Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển từ năm 1945. Trong giai đoạn hiện nay,xây dựng VHPL trong các CQHC luôn là vấn đề được Nhà nước quan tâm, chú trọng.Tuy nhiên bên cạnh những kết quả, ưu điểm, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết nhằm nâng cao VHPL trong các CQHC. Trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân thì việc nhận diện, đánh giá và phát huy các giá trị VHPL trong các CQHC đã trở nên vô cùng cần thiết. Mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính chỉ có thể đạt được khi hoạt động quản lý của các CQHC, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CB, CC được tiến hành trong môi trường văn hóa dân chủ, trọng pháp. Từ đó đặt ra yêu cầu phải có những quan điểm, giải pháp hữu hiệu về nhận thức, về xây dựng thể chế, về tổ chức, hoạt động của CQHC, về nâng cao trình độ, năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ CB, CC… nhằm không ngừng nâng cao VHPL trong các CQHC ở Việt Nam hiện nay. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đứng trước một số câu hỏi nghiên cứu quan trọng cần tiến hành giải đáp như sau: - Những vấn đề lý luận về VHPL trong CQHC được luận giải như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này, các câu hỏi nhỏ được đặt ra là: +Văn hóa pháp luật trong các CQHC được hiểu là gì?
  • 38. 34 + Đặc điểm, các biểu hiện cơ bản củaVHPL trong các CQHC? VHPL trong CQHC có điểm gì khác biệt với VHPL trong hoạt động lập pháp, hoạt động tư pháp; với văn hóa công vụ và đạo đức công vụ? + Các yếu tố nào ảnh hưởng đến VHPL trong CQHC? + Các nước trên thế giới có những kinh nghiệm gì về xây dựng VHPL trong các CQHC? - Thực trạng VHPL trong CQHC ở nước ta hiện nay có những ưu điểm, hạn chế gì và những vấn đề gì cần rút ra để tiếp tục hoàn thiện? Để giải quyết được câu hỏi lớn đó, các câu hỏi nhỏ được nêu ra như sau: + Các giá trị tích cực của VHPL trong CQHC ở Việt Nam làgì? +VHPL trong CQHC ở Việt Nam còn tồn tại những hạn chế nào và nguyên nhân của những hạn chế đó? + Những vấn đề đặt ra đối với việc tiếp tục xây dựng, nâng cao VHPL trong các CQHC ở Việt Nam hiện nay? -Cần có các quan điểm, giải pháp nào nhằm tiếp tục nâng cao VHPL trong CQHC ở nước ta hiện nay? Để giải quyết được câu hỏi lớn đó, các câu hỏi nhỏ được nêu ra như sau: + Bối cảnhtình hình mới đang đặt ra yêu cầu gì đối với việc nâng cao VHPL trong các CQHC ở Việt Nam? + Các quan điểm, giải pháp nào được đề xuất nhằm nâng cao VHPL trong các CQHC nhà nước ở Việt Nam hiện nay?
  • 39. 35 Tiểu kếtchương 1 Chương 1 đã tiến hành tổng hợp, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án bao gồm các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu ở trong nước được tổng hợp theo các nhóm nội dung sau: (1) các công trình bàn về những vấn đề lý luận chung về VHPL và VHPL trong CQHC ở Việt Nam; (2) các công trình bàn về thực trạng VHPL trong CQHC ở Việt Nam; (3) các công trình bàn về quan điểm, giải pháp nâng cao VHPL trong CQHC. Những công trình nghiên cứu trên có giá trị tham khảo cho chương 2, 3, 4 của Luận án. Đồng thời, Luận án đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu nước ngoài bàn về VHPL, các tài liệu đánh giá về những nội dung liên quan đến VHPL trong CQHC ở Việt Nam của các tổ chức quốc tế như UNDP, World Bank… Những tài liệu trên đã phản ánh được những quan điểm, nhận định của các học giả, các tổ chức quốc tế về VHPL nói chung và VHPL trong các CQHC ở Việt Nam nói riêng. Từ những tổng hợp, phân tích trên đây, luận án đã rút ra một số kết luận cụ thể sau: 1. Phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung phân tích, làm rõkhái niệm, vị trí, tầm quan trọng của VHPL nói chung trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu bàn về VHPL trongCQHC. Đồng thời, hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ, toàn diện về thực trạng VHPL trong CQHCở Việt Nam. Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài luận án về VHPL trong các CQHClà rất cần thiết, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, đề xuất được những giải pháp thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. 2. Luận án nghiên cứu xác định những vấn đề lý luận cơ bản về VHPL trong các CQHC, bao gồm khái niệm, nội dung,đặc điểm và những nhân tố
  • 40. 36 ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, soi vào thực tiễn VHPL trong các CQHC ở Việt Nam hiện nay, rút ra được những đánh giá cụ thể về những ưu điểm, những hạn chế và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, đề ra các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao VHPL trong các CQHC ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới.
  • 41. 37 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀVĂN HÓA PHÁP LUẬTTRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH 2.1. Khái niệm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính Để hiểu rõ khái niệm VHPL trong CQHC, trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu, thống nhất về các khái niệm văn hóa và VHPL. 2.1.1. Khái niệm văn hóa Cho đến nay có thể nói rằng chưa có một thuật ngữ nào phổ biến, khó thống nhất và có rất nhiều quan niệm như thuật ngữ văn hóa. Do văn hóa là một hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp nên khái niệm văn hóa được nhận thức, đánh giá từ rất nhiều góc độ khác nhau. Ngay từ thời xa xưa, hai chữ “văn hóa” đã xuất hiện trong ngôn ngữ của con người và trong quan niệm của người cổ đại dù ở phương Đông hay phương Tây văn hóa đã mang ý nghĩa giáo hóa con người. Trong quan niệm của người phương Đông, văn hóa luôn gắn với giáo dục tinh thần, nhân cách con người. Ở phương Tây, văn hóa được gọi là “culture”, “kultur”… bắt nguồn từ tiếng Latinh cultus có nghĩa là trồng trọt, ở đây văn hóa mang nghĩa như là sự đào tạo, giáo dục con người. Ở Việt Nam đã có nhiều học giả bàn về văn hóa. Trong tác phẩm Việt Nam văn hóa sử cương, tác giả Đào Duy Anh quan niệm: “Người ta thường cho rằng văn hóa là chỉ những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thể mà xem văn hóa có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi văn hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị và xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán lại không phải ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng văn hóa là sinh hoạt” [1, tr.11].
  • 42. 38 Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ghi chép của Người ở nhà tù Quảng Tây cũng như trong quyển sổ ghi các bài thơ Nhật ký trong tù đã nêu một định nghĩa tiêu biểu, mang tính khái quát và tính thực tiễn rất sâu sắc về văn hóa. Người đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Đồng thời tại Báo Cứu quốc số ra ngày 8/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến vai trò to lớn của văn hóa: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cùng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”. Theo Từ điển tiếng Việt, văn hóa là “Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [53, tr.1062]. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, “Văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước” [54]. Như vậy, có thể thấy rằng tuy có sự đa dạng trong các quan niệm về văn hóa, song về cơ bản có thể thấy cách tiếp cận chủ đạo về văn hóa là coi văn hóa như một phạm trù bao quát tất cả các giá trị do con người sáng tạo nên trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần. Văn hóalà toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người nói chung, hoặc do một cộng đồng người tạo dựng nên, nhằm mục đích đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu của con người và các cộng đồng người nhất định. Văn hóa hình thành, tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ, được nhân loại thừa nhận, gìn giữ vì lợi ích của chính mình. Chính vì vậy mà cựu Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor đã quan niệm “Văn
  • 43. 39 hóaphản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [56, tr.5]. Văn hoá là cốt lõi của văn minh, mang tính nhân bản, góp phần nâng cao trí tuệ, làm giàu có thêm tâm hồn và phong phú thêm lối sống, hướng con người tới những giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Văn hoá xuất hiện cùng với con người và có mặt khắp nơi trong đời sống của con người, từ tư tưởng, nhận thức đến những sáng tạo trong đời sống thường nhật. Các giá trị văn hóa luôn kết tinh sáng tạo của con người - đó là các thành tựu về khoa học, giáo dục, nghệ thuật, các hoạt động kinh tế, xã hội... Văn hóa có mặt trong tất cả các sản phẩm do con người tạo ra, từ công cụ sản xuất đến các vật dụng sinh hoạt, từ tri thức khoa học đến các tác phẩm nghệ thuật. Văn hóa hiện diện trong tất cả các quan hệ xã hội của con người, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp luật, tôn giáo, gia đình... Chính vì vậy tác giả Bùi Ngọc Sơn đã viết “Mặt văn hóa trong tất cả những thứ do con người sáng tạo ra biểu hiện ở kiểu sống, ở phương thức sinh hoạt của con người” [45, tr.10]. Văn hoá là chìa khoá, là tiền tố của rất nhiều khái niệm liên quan như văn hoá chính trị, văn hoá quản lý,văn hóa pháp luật, văn hoá giao tiếp, văn hoá tín ngưỡng...Quá trình phát triển của văn hóa cũng là quá trình con người tự hoàn thiện bản thân mình trên cơ sở nắm bắt các quy luật tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy, văn hóa ngày càng thể hiện vai trò, giá trị to lớn trong đời sống chính trị, pháp luật, tinh thần và vật chất của các quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Như vậy, có thể hiểu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người nói chung, hoặc do một cộng đồng người tạo dựng nên,
  • 44. 40 nhằm mục đích đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu của con người và các cộng đồng người nhất định. 2.1.2. Khái niệm văn hóa pháp luật Văn hóa pháp luậtlà một trong những hình thái cơ bản của văn hóa do đó mang tính đa dạng, phức tạp như chính bản thân vấn đề văn hóa và pháp luật. VHPL được tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau từ các học giả trong và ngoài nước. Có rất nhiều học giả nước ngoàibàn về văn hóa pháp luật. Lawrence Friedman là một người ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng khái niệm VHPLvới nghĩa là “ý tưởng, giá trị, quan điểm, thái độ… của mọi người trong xã hội về pháp luật và hệ thống pháp luật” [71, tr.143-153]. Sau khi được định nghĩa bởi Friedman năm 1969, thuật ngữ “văn hóa pháp luật” đã có một đời sống riêng của nó, trong đó “các tính năng của pháp luật được tự gắn trong khuôn khổ rộng hơn của cấu trúc văn hóa và xã hội". Tuy nhiên, cho đến nay thuật ngữ này vẫn không phải là một khái niệm có thể dễ dàng định nghĩa hoặc giới hạn giống như những thuật ngữ khoa học xã hội khác [76]. James L.Gibson và Gregory A.Caldeira trong cuốn “Văn hóa pháp luật Châu Âu” đã cho rằng có ba cách cơ bản dùng để tiếp cận vấn đềVHPL.Cách thứ nhất có cơ sở rõ ràng nhất,theo đó coi văn hoá như một khái niệm tổng thể và xác định những cách thức mà giá trị văn hoá ảnh hưởng đến hoạt động pháp luật. Cách thứ hai tập trung chi tiết hơn vào cách thức mà văn hoá hình thành, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức pháp lý chính thức. Cách tiếp cận thứ ba nghiên cứu VHPL ở ngoài hệ thống pháp luật để tập trung sâu hơn vào giá trị rộng lớn của đại đa số công chúng [75, tr.55-86]. Các học giả đã so sánh thuật ngữ “văn hóa pháp luật” với “ý thức pháp luật”. Văn hóa pháp luật đề cập đến một hiện tượng ở cấp vĩ mô, trong khi ý
  • 45. 41 thức pháp luật thường để chỉ ở cấp vi mô, cụ thể là những cách thức mà cá nhân nhận biết và thực hiện các quy định của pháp luật [74]. Các nhà luật học Đức cho rằng văn hóa pháp luật là một khái niệm có những đặc điểm chung kết hợp cả ba khoa học: Lịch sử pháp luật, Luật học và Luật so sánh[78, tr.278]. Khi nghiên cứu VHPLtheo cách tiếp cận rộng của luật so sánh, về khái niệm VHPL, tác giả Đặng Minh Tuấn cho rằng có hai nhóm quan điểm chính: Nhóm thứ nhất xác định khái niệm văn hóa pháp luật từ cách tiếp cận chức năng hay cách tiếp cận xã hội học, một trong những người sáng lập quan điểm này là Lawrence M.Friedman. Trái ngược với cách tiếp cận xã hội học là cách tiếp cận từ bên trong, theo Roger Cotterrel, khái niệm VHPL được định nghĩa thông qua chính các thẩm phán; được xác định thông qua hệ tư tưởng pháp luật và nhìn nhận xem hệ tư tưởng pháp luật hình thành các trật tự pháp luật như thế nào [43, tr. 254]. Ở trong nước, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều học giả cũng đã bàn về khái niệm văn hóa pháp luật. Tác giả Võ Khánh Vinh tiếp cận VHPL dưới góc độ xã hội học pháp luật,nội dung cơ bản của VHPL là tổng thể các tác phẩm (sáng tạo) của tư tưởng và của hoạt động, những giá trị và khuôn mẫu của hành vi được các thành viên của xã hội thừa nhận, tiếp nhận và xác định hành vi đó như hành vi bắt buộc (ví dụ, các đòi hỏi của phép lịch sự, các nguyên tắc của việc cùng giao tiếp, các tiêu chuẩn của các đánh giá đạo đức và thẩm mỹ) [60, tr.145]. Tác giả Hoàng Thị Kim Quế xác định VHPL là hệ thống các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp luật được thể hiện trong ý thức, tư tưởng và hành vi của con người [43, tr.23]. VHPL có vai trò, chức năng to lớn trong việc giáo dục con người hướng thiện, sống có kỷ cương, nền nếp, có ý thức trách nhiệm về từng hành vi xã hội của mình.
  • 46. 42 Tác giả Lê Minh Tâm quan niệmVHPL là “tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật được ban hành trong các thời kỳ lịch sử; những tư tưởng, quan điểm, luận điểm, nguyên lý, nguyên tắc, những tác phẩm VHPL, những kinh nghiệm và thói quen tích lũy được trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật” [64, tr.21]. Tác giả Phạm Duy Nghĩa khi bàn về VHPL đã nhận định VHPL là một cách nhìn về luật pháp, đặt pháp luật trong những tương quan đa chiều với khoa học hành vi, cách nghĩ, cách ứng xử, tôn giáo, niềm tin, các đặc tính nhân học của các cộng đồng và tộc người. Tác giả nhận diện VHPL theo ba lát cắt: Luật trên giấy; Luật trong quan niệm; Luật trong hành vi ứng xử [32, tr.1-8]. Có thể thấy dù có cách tiếp cận khác nhau, nhưng về cơ bản các quan điểm về VHPL vẫn có những nét tương đồng. Các tác giả nhìn chung đều thống nhất cho rằng VHPLluôn phản ánhmức độ cao sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật, sự nhận thức, hiểu biết sâu về pháp luật của các công dân trong xã hội cũng như chất lượng của việc xây dựng, áp dụng và thực hiện pháp luật trong thực tiễn. Là một trong những loại hình của văn hóa, VHPL là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật. VHPL phản ánh các giá trị truyền thống và lối sống theo pháp luật của một dân tộc, quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần, vật chất của xã hội. Cùng với các loại hình văn hóa khác, VHPL là điều kiện đảm bảo cho phát triển bền vững. Đồng thời, VHPLcũng chính là nền tảngquan trọng giúp mỗi người tự tích lũy kiến thức, hiểu biết, quan niệm về pháp luật, từ đó hình thành nên khuôn mẫu hành vi, định hướng lối sống theo pháp luật của từng cá nhân.
  • 47. 43 Xuất phát từ quan niệm coi văn hoá là tổng thể các giá trị (vật chất, tinh thần) do con người sáng tạo nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần, theo đó VHPL với tư cách là một hình thái cơ bản của văn hóa cũng không phải là ngoại lệ. Chính bởi vậy, VHPL được hiểu là “tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật; phản ánh truyền thống và lối sống pháp luật của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc; hình thành nên khuôn mẫu hành vi, định hướng sống theo pháp luật của từng cá nhân trong xã hội”.Với tư cách là hệ thống các giá trị về pháp luật, VHPL thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của đời sống pháp luật đã diễn ra trong quá khứ cũng như hiện tại, là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững, tiến bộ, văn minh của xã hội. Văn hóa pháp luật không phải là một phép cộng đơn giản của hai khái niệm văn hóa và pháp luật với nhau. VHPL là một khái niệm có nội hàm độc lập và luôn gắn liền với hoạt động sáng tạo của con người trong lĩnh vực pháp luật. Các giá trị mà VHPL mang lại bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, chúng luôn tác động qua lại lẫn nhau. Các giá trịnàykhông phải bất biến mà luôn có sự thay đổi, được bổ sung qua từng giai đoạn, giai đoạn này có những điểm mới hơn giai đoạn trước và chúng cứ thế phát triển dần lênhoặc ngược lại nó cũng có thể mất dần giá trị nếu không được duy trì đúng đắn, thường xuyên. 2.1.3.Khái niệm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính Để hiểu rõ được khái niệm VHPL trong các CQHC trước hết cần đi sâu phân tích, làm rõ khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính. Cơ quan hành chính là bộ phận cấu thành của hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước, được tổ chức thành một hệ thống hành chính thống nhất từ trung ương xuống đến cơ sở do cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) lập ra [23, tr.74]. Cơ quan hành chính được thành