SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
Download to read offline
1
MỤC LỤC QUYỂN 3
Câu 1. Đ/c hãy Mô tả hệ thống các cơ quan HCNN ta, nêu các chức năng của từng
loại các cơ quan HCNN và phương hướng cải cách tổ chức bộ máy HCNN theo
chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 3
Câu 2. Đ/c hãy làm rõ các Quan điểm có tính nguyên tắc của đảng và nhà nước ta
về đổi mới Hệ thống chính trị và CC tổ chức, hoạt động của bộ máy NN ta trong
giai đoạn hiện nay. 3
Câu 3. Điều 2 Hiến pháp VN năm 2002 sửa đổi có ghi –“ Nhà nược CHXHCNVN là
NN pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì dân - Đ/c hãy phân tích làm
rõ nội dung XD NN pháp quyền XHCN và bản chất Nhân dân của của Nhà Nước ta .
3
Câu 4. Đ/c hãy trình bày yếu tố Cấu thành của nền hành chính và phân tích đặc
điểm cơ bản nền HCNN ta hiện nay? 3
Câu 5. Hãy trình bày nguyên tắc, yêu cầu đổi mới hoạt động công sở NN và đánh
giá hiệuquả hoạt động công sở hiện nay theo nguyên tắc yêucầu đó. 16
Câu 6. Hãy trình bày những yêu cầu T hợp lý – hợp pháp của QĐ hành chính NN ta
– phân tích mqh giửa hai nhóm yêu cầu đó. Cho Ví dụ minh họa? 16
Câu 7. Luật CBCC 2008 16
Câu 8. Điều 2 hiến pháp VN năm 1992 có ghi Quyền lực NN là thống nhất có sự
phân công phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Hãy trình bày nội dung các quyền LP,HP,TP và sự phân công
các quyền đó cho các cơ quan NN ta hiện nay. 16
Câu 9. Hãy trinh bày K niệm.Đ điểm, hoạt động áp dụng pháp luật của cquan
HCNN. Neu rõ các cquan HCNN được áp dụng PL trong những trường hợp nào, ví
dụ trong những trường hợp áp dụng PL của cơ quan HCNN. 18
Khái niệm áp dụng pháp luật? Các trường hợp áp dụng pháp luật? 18
Câu 10. Trình bày nội dung cơ bản về kỹ thuật điều hành công sở. Liên hệ thực tế,
chỉ ra những tồn tại hiện nay và nêu lên những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều
hành công sở? 19
Câu 11. Đ/c hãy biên soạn biên bản tổng hợp nội dung phiên họp của UBND về phê
duyết đề án xây dựng đường giao thông nông thôn trong tỉnh năm? 19
Câu 14. Đ/c hãy lập dự thảo Tờ trình về ban hành chỉ thị của UBND hoặc của thủ
trưởng cơ quan đơn vị 36
Câu 15. Phân biêt VB QPPL-VB HC cá biệt- VB HC thông thường 40
Câu 16. Phân biệt chức năng của các loại VB được SD trong hoạt động của bộ máy
NN hiện nay. Ví dụ minh họa. tại cơ quan đồng chí có VB nào được áp dung, đúng
hay không? 51
Văn bản quản lí Hành chính Nhà nước 51
Câu 17. trình bày các loại VB quản lý HCNN do cơ quan NN ban hành. Ở ngành
đồng chí được ban hành VB Qlý HC nào, đúng hay sai? 64
Câu 18. Qui trình tổng thể của việc soạn thảo Vb, p tích ý nghĩa của từng bước cụ
thể quy trình đó 64
Câu 19. Cán bộ, Công chức 66
Câu 12: Trình bày sự khác biệt giữa cán bộ và công chức? 70
Câu 13: Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lí hành chính? Sự khác nhau giữa
văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường? 71
2
Câu 1. Đ/c hãy Mô tả hệ thống các cơ quan HCNN ta, nêu các chức năng của
từng loại các cơ quan HCNN và phương hướng cải cách tổ chức bộ máy HCNN theo
chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
Câu 2. Đ/c hãy làm rõ các Quan điểm có tính nguyên tắc của đảng và nhà nước
ta về đổi mới Hệ thống chính trị và CC tổ chức, hoạt động của bộ máy NN ta trong
giai đoạn hiện nay.
Câu 3. Điều 2 Hiến pháp VN năm 2002 sửa đổi có ghi –“ Nhà nược
CHXHCNVN là NN pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì dân - Đ/c hãy
phân tích làm rõ nội dung XD NN pháp quyền XHCN và bản chất Nhân dân của của
Nhà Nước ta .
Câu 4. Đ/c hãy trình bày yếu tố Cấu thành của nền hành chính và phân tích
đặc điểm cơ bản nền HCNN ta hiện nay?
NỀN HÀNH CHÍNH VÀ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ NỀN HÀNH CHÍNH
1. Các yếu tố cấu thành nền hành chính
Có nhiều cách tiếp cận về nền hành chính nhà nước, nhưng phổ biến hiện nay cho rằng
nền hành chính nhà nước là hệ thống các yếu tố hợp thành về tổ chức (Bộ máy, con người,
nguồn lực công) và cơ chế hoạt động để thực thi quyền hành pháp.
Theo cách tiếp cận này, về cấu trúc của nền hành chính nhà nước bao gồm các
yếu tố:
- Thứ nhất, hệ thống thể chế hành chính bao gồm Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và
các văn bản qui phạm về tổ chức, hoạt động của hành chính nhà nước và tài phán hành
chính ;
- Thứ hai, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà nước các
cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu thực thi quyền hành pháp;
- Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính được đảm bảo về số lượng và
chất lượng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của hành chính nhà nước;
Thứ tư, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm yêu cầu thực thi
công vụ của các cơ quan và công chức hành chính.
Giữa các yếu tố của nền hành chính có mối quan hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau
trong một khuôn khổ thể chế. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính nhà nước
cần phải cải cách đồng bộ cả bốn yếu tố trên.
Cấu trúc của nền hành chính nhà nước có thể mô tả bằng sơ đồ:
Hoạt động của nền hành chính nhà nước được thực hiện dưới sự điều hành thống
nhất của Chính phủ nhằm phát triển hệ thống và đảm bảo sự ổn định, phát triển kinh tế -
Thể chế của nền hành
chính
nhà nước
Đội ngũ công chức và
hoạt động của họ
Hệ thống tổ chức bộ
máy hành chính nhà
nước
Nguồn lực công bảo đảm
cho nền hành chính hoạt
động
3
xã hội theo định hướng. Trong quá trình đó, các chủ thể hành chính cần thực hiện sự
phân công, phân cấp cho các cơ quan trong hệ thống nhằm phát huy tính chủ động, sáng
tạo và thế mạnh riêng có của từng ngành, từng địa phương vào việc thực hiện mục tiêu
chung của cả nền hành chính.
2. Những đặc tính chủ yếu của nền hành chính Nhà nước Việt Nam
Để xây dựng một nền hành chính hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cần
phải hiểu rõ những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước. Những đặc tính này
vừa thể hiện đầy đủ bản chất của Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, vừa kết hợp
được những đặc điểm chung của một nền hành chính phát triển theo hướng hiện đại.
Như vậy nền hành chính Nhà nước Việt Nam có những đặc tính chủ yếu sau:
a) Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
Nguồn gốc và bản chất của một nhà nước bắt nguồn từ bản chất chính trị của chế
độ xã hội dưới sự lãnh đạo của một chính đảng. Dưới chế độ tư bản, nhà nước sẽ mang
bản chất tư sản, còn dưới chế xã hội do Đảng cộng sản lãnh đạo thì nhà nước mang bản
chất của giai cấp vô sản. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, Đảng nào cầm quyền sẽ
đứng ra lập Chính phủ và đưa người của đảng mình vào các vị trí trong Chính phủ. Các
thành viên của Chính phủ là các nhà chính trị (chính khách). Nền hành chính lại được tổ
chức và vận hành dưới sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, vì vậy dù muốn hay
không, nền hành chính phải lệ thuộc vào hệ thống chính trị, phải phục tùng sự lãnh đạo
của đảng cầm quyền.
Mặc dù lệ thuộc vào chính trị, song nền hành chính cũng có tính độc lập tương đối
về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính.
Ở nước ta, nền hành chính nhà nước mang đầy đủ bản chất của một Nhà nước
dân chủ xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" dựa trên nền tảng
của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng
cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nằm trong hệ thống
chính trị, có hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã
hội giữ vai trò tham gia và giám sát hoạt động của Nhà nước, mà trọng tâm là nền hành
chính.
b) Tính pháp quyền
Với tư cách là công cụ thực hiện quyền lực nhà nước, nền hành chính nhà nước
được tổ chức và hoạt động tuân theo những quy định pháp luật, đồng thời yêu cầu mọi
công dân và tổ chức trong xã hội phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Đảm bảo tính
pháp quyền của nền hành chính là một trong những điều kiện để xây dựng Nhà nước
chính quy, hiện đại, trong đó bộ máy hành pháp hoạt động có kỷ luật, kỷ cương.
Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, công chức phải nắm vững qui
định pháp luật, sử dụng đúng quyền lực, thực hiện đúng chức năng và thẩm quyền trong
thực thi công vụ. Mỗi cán bộ, công chức cần chú trọng vào việc nâng cao uy tín về chính
trị, phẩm chất đạo đức và năng lực thực thi để phục vụ nhân dân. Tính pháp quyền của
nền hành chính được thể hiện trên cả hai phương diện là quản lý nhà nước bằng pháp
luật và theo pháp luật. Điều đó có nghĩa là, một mặt các cơ quan hành chính nhà nước sử
dụng luật pháp là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính bắt buộc đối với
các đối tượng quản lý; mặt khác các cơ quan hành chính nhà nước cũng như công chức
4
phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật chứ không được tự do, tuỳ tiện vượt lên
trên hay đứng ngoài pháp luật.
c) Tính phục vụ nhân dân
Hành chính nhà nước có bổn phận phục vụ sự nghiệp phát triển cộng đồng và nhu
cầu thiết yếu của công dân. Muốn vậy, phải xây dựng một nền hành chính công tâm,
trong sạch, không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, không đòi hỏi người được phục vụ phải
trả thù lao. Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản giữa mục tiêu hoạt động của hành
chính nhà nước với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Bản chất của nhà nước ta là nhà nước dân chủ XHCN. Tôn trọng và bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân là tư tưởng chủ đạo trong xây dựng, thực hiện hệ thống
thể chế hành chính ở nước ta. Cơ quan hành chính và đội ngũ công chức không được
quan liêu, hách dịch, không được gây phiền hà cho người dân khi thi hành công vụ.
d) Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ
Nền hành chính nhà nước được cấu tạo gồm một hệ thống định chế tổ chức theo
thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương tới các địa phương, trong đó cấp dưới
phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp trên.
Mỗi cấp hành chính, mỗi cơ quan, công chức hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được
trao để cùng thực hiện tốt chức năng hành chính. Tuy nhiên, để hạn chế việc biến nền
hành chính thành hệ thống quan liêu, thì xác lập thứ bậc hành chính cũng tạo ra sự chủ
động sáng tạo, linh hoạt của mỗi cấp, mỗi cơ quan, công chức hành chính để đưa pháp
luật vào đời sống xã hội một cách hiệu quả.
e) Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao
Hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền hành pháp là một hoạt động
đặc biệt và cũng tạo ra những sản phẩm đặc biệt. Điều đó được thể hiện trên cả phương
diện nghệ thuật và khoa học trong quản lý nhà nước. Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hành chính nhà nước, yêu cầu những người làm việc trong các cơ quan hành chính cần
phải có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao trên các lĩnh vực được phân công quản lý.
Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao là đòi hỏi bắt buộc đối với hoạt động quản lý
của các cơ quan hành chính nhà nước và là yêu cầu cơ bản đối với nền hành chính phát
triển theo hướng hiện đại.
Đối tượng tác động của nền hành chính có nội dung hoạt động phức tạp và quan
hệ đa dạng, phong phú đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội và kiến thức
chuyên môn sâu rộng. Công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước là
những người trực tiếp thi hành công vụ, nên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ có
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc thực hiện. Vì lẽ đó trong hoạt động hành
chính Nhà nước, năng lực chuyên môn và trình độ quản lý của những người làm việc
trong các cơ quan hành chính Nhà nước phải được coi là tiêu chuẩn hàng đầu.
Xây dựng và tuyển chọn những người vào làm việc trong các cơ quan hành chính
nhà nước đảm bảo yêu cầu “vừa hồng, vừa chuyên” là mục tiêu của công tác cán bộ
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
f) Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng
Trên thực tế, các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân cần được pháp luật điều
chỉnh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục theo các quá trình kinh tế - xã hội. Chính
5
vì vậy nền hành chính Nhà nước phải hoạt động liên tục, ổn định để đảm bảo hoạt động
sản xuất, lưu thông không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào.
Tính liên tục và ổn định của nền hành chính xuất phát từ hai lý do cơ bản:
Thứ nhất, do xuất phát từ quan điểm phát triển. Muốn phát triển phải ổn định, ổn
định làm nền tảng cho phát triển, vì vậy chủ thể hành chính phải biết kế thừa giữ cho các
đối tượng vận động liên tục, không được ngăn cản hay tuỳ tiện thay đổi trạng thái tác
động.
Thứ hai, do xuất phát từ nhu cầu của đời sống nhân dân. Người dân luôn luôn
mong muốn được sống trong một xã hội ổn định, được đảm bảo những giá trị văn hóa
trong phát triển. Điều đó tạo nên niềm tin của họ vào nhà nước.
Tính liên tục và ổn định không loại trừ tính thích ứng, bởi vậy ổn định ở đây chỉ
mang tính tương đối, không phải là cố định, bất biến. Nhà nước là một sản phẩm của xã
hội, trong khi đời sống kinh tế - xã hội luôn vận động biến đổi, nên hành chính nhà nước
cũng phải thích nghi với hoàn cảnh thực tế để đáp ứng yêu cầu phát triển.
II. NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CỦA NỀN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Quan niệm về năng lực, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nước
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: Cải cách nền hành chính
nhà nước là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, với mục tiêu
là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và
từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc
đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây
dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Như vậy, năng lực, hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của nền hành chính vừa là mục tiêu của cải cách hành chính, vừa là nhiệm
vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách hành chính, trước tiên cần làm rõ và
nhận thức đầy đủ các khái niệm về năng lực, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính
nhà nước.
1.1. Năng lực của nền hành chính nhà nước là khả năng thực hiện chức năng
quản lý xã hội và phục vụ nhân dân của bộ máy hành chính. Nói một cách khác, đây là
khả năng huy động tổng hợp các yếu tố tạo thành sức mạnh thực thi quyền hành pháp
của các chủ thể hành chính.
Các yếu tố hợp thành năng lực của nền hành chính nhà nước gồm:
- Hệ thống tổ chức hành chính được thiết lập trên cơ sở phân định rành mạch chức
năng, thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức, các cấp trong hệ thống hành chính;
- Hệ thống thể chế, thủ tục hành chính được ban hành có căn cứ khoa học, hợp lý,
tạo nên khuôn khổ pháp lý và cơ chế vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, nhanh nhạy, thông
suốt của bộ máy hành chính nhà nước;
- Đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ
và kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu cụ thể của
việc thực thi công vụ;
6
- Tổng thể các điều kiện vật chất, kỹ thuật, tài chính cần và đủ để đảm bảo cho
hoạt động công vụ có hiệu quả.
Năng lực của nền hành chính nhà nước phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố
trên. Năng lực của nền hành chính nhà nước quyết định hiệu lực và hiệu quả quản lý của
một nhà nước. Hiệu lực, hiệu quả vừa thể hiện vừa là thước đo, tiêu chuẩn để đánh giá
năng lực của nền hành chính nhà nước.
1.2. Hiệu lực của nền hành chính nhà nước là sự thực hiện đúng, kịp thời, có kết
quả chức năng, nhiệm vụ được giao và tuân thủ pháp luật của bộ máy hành chính nhằm
đạt được các mục tiêu đề ra. Ở khía cạnh thực tiễn, hiệu lực của nền hành chính còn biểu
hiện ở sự nghiêm túc, khẩn trương, triệt để của tổ chức và công dân trong việc thực thi
chính sách, pháp luật của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội.
Hiệu lực của nền hành chính nhà nước phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, năng lực, chất lượng của nền hành chính (tổng hợp các yếu tố thể chế,
tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức).
Thứ hai, sự ủng hộ của nhân dân, sự tin tưởng của dân càng lớn thì kết quả hoạt
động quản lý của bộ máy hành chính càng cao.
Thứ ba, đặc điểm tổ chức, vận hành của hệ thống chính trị. Hiệu lực quản lý của
bộ máy hành chính phụ thuộc vào nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, sự phân
công rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
1.3. Hiệu quả của nền hành chính nhà nước là kết quả quản lý đạt được của bộ
máy hành chính trong sự tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan
hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Hiệu quả của nền hành chính được thể hiện
trên các phương diện sau:
- Đạt mục tiêu quản lý hành chính tối đa với mức độ chi phí các nguồn lực nhất
định.
- Đạt mục tiêu nhất định với mức độ chi phí các nguồn lực tối thiểu.
- Đạt được mục tiêu không chỉ trong quan hệ với chi phí nguồn lực (tài chính,
nhân lực...) mà còn trong quan hệ với hiệu quả xã hội.
1.4. Quan hệ giữa năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính
Giữa năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính có mối quan hệ biện chứng.
Hoạt động quản lý hành chính trước hết phải đề cao hiệu lực, phải đảm bảo được hiệu
lực thực hiện. Mặt khác, một nền hành chính tốt hoạt động phải có hiệu quả. Như vậy cả
hiệu lực, hiệu quả quản lý đều được quyết định bởi năng lực, chất lượng của nền hành
chính. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính phải tập trung xây dựng và
hoàn thiện các yếu tố cấu thành năng lực của nền hành chính. Ngược lại, để đánh giá
tiến bộ về năng lực của nền hành chính phải dựa trên những tiêu chí, thước đo cụ thể
phản ánh hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính.
Lâu nay trong nhận thức của nhiều người chưa có sự phân định về năng lực, hiệu
lực, hiệu quả của nền hành chính, dẫn đến sự lẫn lộn, thiếu cụ thế trong việc xác định nội
dung, giải pháp cũng như trong đánh giá kết quả và mức độ đạt được của công cuộc cải
cách nền hành chính nhà nước. Muốn có một nền hành chính tiến bộ cần thường xuyên
cải cách các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước và hoàn thiện các điều kiện về
7
môi trường để nền hành chính có năng lực thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước
thực sự có hiệu lực, hiệu quả.
2. Tính tất yếu và yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành
chính nhà nước
2.1. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nướclà tất yếu
khách quan.
Việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước là một
yêu cầu tất yếu và cấp bách trong điều kiện nước ta hiện nay. Sự cần thiết này xuất phát
từ cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
- Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước nhằm hiện thực
hóa đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hành chính nhà nước chính là nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã
hội, là hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đây là nhiệm vụ vừa mới mẻ, vừa khó khăn, nặng nề. Bản thân bộ máy nhà nước (mà
trong đó trực tiếp là bộ máy hành chính nhà nước) không đổi mới tổ chức hoạt động theo
hướng nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thì không thể hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng
và nhân dân giao phó.
- Thực tiễn tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước ta cho thấy, bên cạnh
những ưu điểm, thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc vẫn còn
những yếu kém cần phải khắc phục kịp thời như bệnh quan liêu, mệnh lện, vi phạm dân
chủ, quản lý thiếu tập trung thống nhất, thiếu trật tự kỷ cương, bộ máy cồng kềnh, làm việc
kém năng suất... Những yếu kém khuyết điểm đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu
lực, hiệu quả hành chính nhà nước.
- Tình hình chính trị, kinh tế và tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ trên thế
giới thay đổi về cơ bản, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới về tổ chức và hoạt động của hành
chính nhà nước để có thể đáp ứng kịp với diễn biến của tình hình và tốc độ phát triển của
thời đại.
Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước là những tác động có
chủ định nhằm làm cho hoạt động hành chính nhà nước đạt được những mục tiêu định
hướng.
- Nền hành chính nước ta tuy có nhiều đổi mới nhưng về cơ bản vẫn là một nền
hành chính thực hiện theo cơ chế mệnh lệnh và xin - cho. Nền hành chính như vậy chưa
thể đảm nhiệm vai trò khai thông các nguồn lực trong mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội để
phát triển đất nước. Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN
trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, cần thiết phải chuyển từ nền hành chính truyền
thống sang nền hành chính phát triển.
Chuyển sang nền hành chính phát triển là sự nỗ lực từng bước tách dần các chức
năng hành chính khỏi các chức năng kinh doanh, xác định cụ thể các chức năng hành
chính với chức năng dịch vụ công, phân định rành mạch cơ quan hành chính với tổ chức
sự nghiệp. Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề để bộ máy hành chính hoàn thành sứ
mệnh của cơ quan thực thi quyền hành pháp. Còn các chức năng sản xuất và lưu thông
8
hàng hóa, chức năng dịch vụ công sẽ chuyển giao cho các cá nhân và tổ chức được nhà
nước ủy quyền theo hướng xã hội hóa.
Trong nền hành chính phát triển, quan hệ giữa nhà nước với công dân thực hiện
theo nguyên tắc bình đẳng. Các quyền và nghĩa vụ mỗi bên được xác định rõ ràng,
không tuyệt đối hoá, không quá đề cao vai trò của Nhà nước trước công dân, không xem
cơ quan nhà nước như một chủ thể ra lệnh, ban phát quyền lợi cho công dân; công chức
nhà nước không được quyền sách nhiễu, gây phiền hà cho dân, mà phải coi công dân là
khách hàng, cơ quan hành chính là người phục vụ và phải thực hiện cam kết phục vụ
một cách công khai.
2.2. Yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước
Để xây dựng một nền hành chính phát triển, cần quán triệt và thực hiện tốt các
yêu cầu sau:
- Xây dựng nền hành chính phục vụ hướng tới công dân và xã hội, bởi vậy nền
hành chính phải coi người dân là khách hàng để mỗi cơ quan, cán bộ, công chức có trách
nhiệm cung ứng những dịch vụ công tốt nhất, có chất lượng và hiệu quả nhất;
- Đảm bảo dân chủ hoá và phân cấp trong hoạt động hành chính nhà nước yêu cầu
các chủ thể phân giao quyền hạn cho các cơ quan trong hệ thống theo hướng: việc nào
cấp dưới làm tốt, làm hiệu quả thì giao cho họ. Nhà nước quản lý nhằm hướng dẫn, giúp
đỡ, tạo môi trường và động lực cho các tổ chức công thực hiện các dịch vụ. Nhà nước
không độc quyền, cản trở, ôm đồm hay làm thay các tổ chức kinh tế, xã hội khác;
- Xác định rõ quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư. Thực hiện xã hội hoá
hoặc sắp xếp lại khu vực công, nhưng không làm giảm vai trò quản lý, điều hành của
Nhà nước;
- Hành chính công thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, kết hợp với đề cao đạo
đức, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại...;
- Nền hành chính công gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện mục
tiêu chiến lược trong từng giai đoạn;
- Vận dụng sáng tạo, linh hoạt cơ chế thị trường vào hoạt động hành chính để xây
dựng một nền hành chính năng động, thích ứng và có hiệu quả nhằm phục vụ tốt các nhu
cầu xã hội;
- Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nền hành chính công trong sự vận động chung của
hệ thống chính trị và xã hội;
- Áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào tổ chức và vận hành nền
hành chính.
Theo tinh thần đó, để đánh giá trình độ phát triển của một nền hành chính cần dựa
vào các tiêu chí như: Sự năng động và phù hợp của tổ chức bộ máy hành chính trong
hoạt động quản lý xã hội; sự ổn định trật tự xã hội; sự công bằng trong xã hội; sự phát
triển bền vững của nền kinh tế.
Tóm lại, trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung bao
cấp sang cơ chế thị trường, vai trò của hành chính công ngày càng có ý nghĩa to lớn.
Thời gian qua, Nhà nước ta đã áp dụng cơ chế quản lý mới vào việc chuyển dịch cơ cấu
9
kinh tế, bằng việc tác động đến các thành phần kinh tế, qui hoạch các vùng kinh tế và
các ngành, lĩnh vực kinh tế … nhằm định hướng cho nền kinh tế vận động đạt được
những mục tiêu phát triển.
III. CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Sự cần thiết phải cải cách nền hành chính
Cải cách nền hành chính nhà nước là một quá trình liên tục mang tính định nhằm
làm cho hoạt động thực thi quyền hành pháp ngày càng thích ứng hơn với yêu cầu của
sự vận động và phát triển nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Cải cách hành chính nhà
nước là một bộ phận của cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống bộ máy nhà nước
nói chung.
Các quốc gia phải thường xuyên cải cách nền hành chính bởi:
1.1. Về khách quan
Có nhiều lý do khách quan đòi hỏi nền hành chính nhà nước phải được cải cách:
- Xu hướng phát triển chung của các nhà nước là phải thu hẹp phạm vi hoạt động
của bộ máy hành chính.
- Trình độ dân trí và tinh thần dân chủ ngày càng cao đã đặt ra những yêu cầu
nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính và người dân càng tham gia
trực tiếp vào công việc của cơ quan hành chính;
- Xu thế toàn cầu hóa hoá và hội nhập kinh tế đã đòi hỏi hoạt động hành chính
nhà nước phải thay đổi cả về hình thức, nội dung; phải tuân theo nhiều thông lệ quốc tế
trong hoạt động hành chính nhà nước.
- Khu vực phi chính phủ và kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, tạo cơ hội để họ
tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực hoạt động vốn do nhà nước độc quyền.
1.2. Về chủ quan
Đó chính là những yếu kém, hạn chế, không phù hợp từ bên trong bộ máy hành
chính nhà nước. Kết quả phân tích cho thấy những hạn chế bên trong nển hành chính
như sau:
Một là, nền hành chính công truyền thống vốn có sức ì và trì trệ, nhất là tồn tại
trong cơ chế tập trung, quan liêu. Nay chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng cơ chế
xin- cho vẫn tồn tại trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Hai là, hệ thống thể chế hành chính nhà nước, nhất là thể chế về kinh tế rất chậm
được đổi mới.
Ba là, tổ chức bộ máy quản chính nhà nước cồng kềnh, kém hiệu lực cần phải
được tổ chức lại cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Bốn là, phương thức tác động của chủ thể hành chính đến các đối tượng quản lý
cần được thay đổi theo yêu cầu quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội;
Năm là, hành chính nhà nước có nhiều cơ hội lựa chọn phương thức quản lý của
mình do có sự trợ giúp của công nghệ mới.
2. Quan điểm, mục tiêu và yêu cầu cải cách hành chính
10
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về
cải cách hành chính và luôn xác định cải cách hành chính là một khâu quan trọng để
phát triển đất nước. Các cơ quan nhà nước đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều
chương trình, kế hoạch về cải cách hành chính theo các chủ trương, nghị quyết của
Đảng, nhất là chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước gia đoạn 2011-2020, cần quán triệt
đầy đủ quan điểm, mục tiêu và yêu cầu cơ bản sau:
2.1. Quan điểm cải cách nền hành chính
- Cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ
thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cải cách bộ máy nhà nước nói
chung.
- Cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tạo thuận lợi nhất cho cá nhân,
tổ chức và góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng.
- Thông qua cải cách, tiếp tục làm rõ và phù hợp chức năng, nhiệm vụ, trách
nhiệm của từng cơ quan hành chính, thực hiện phân công, phân cấp rõ và phù hợp, phân
định rõ trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền
nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính.
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất và năng lực
đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
- Cải cách phải hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng có
hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin.
2.2. Mục tiêu cải cách hành chính
2.2.1. Mục tiêu chung
Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính trong sạch, vững mạnh,
chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và
xã hội.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Chức năng của các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định phù hợp,
không còn sự chồng chéo, trùng lắp, chuyển những việc không nhất thiết phải do cơ
quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm
nhận;
- Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý, theo nguyên tắc bộ quản lý đa
ngành, đa lĩnh vực;
- Chính quyền địa phương các cấp được tổ chức hợp lý, phân định rõ chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn;
- Thủ tục hành chính liên quan tới cá nhân, tổ chức được cải cách cơ bản theo
hướng đơn giản;
- Phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước được tiếp tục đổi mới
theo hướng hiệu quả;
- Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công được
triển khai trên diện rộng, chất lượng dịch vụ công được nâng cao;
11
- Thực hiện cơ cấu công chức theo vị trí việc làm, khắc phục xong về cơ bản tình
trạng công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn theo chức danh;
- Đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức được cải cách cơ bản, bảo đảm
cuộc sống của cán bộ, công chức và gia đình;
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước.
2.3. Yêu cầu cải cách hành chính
Một là, cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhanh và đồng bộ
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh
tế quốc tế; phát huy dân chủ trong đời sống xã hội; huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực và sự tham gia của mọi người dân vào tiến trình phát triển của đất nước.
Hai là, cải cách hành chính nói chung, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính,
phải bảo đảm tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp và góp phần tích cực
chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí.
Ba là, xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, phân định rạch ròi trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền,
giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ
quan hành chính; hoạt động có kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước.
Bốn là, cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và
tận tuỵ phục vụ nhân dân.
Năm là, cải cách hành chính phải hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện
đại, ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học, công nghệ, nhất là công
nghệ thông tin.
3. Nhiệm vụ cải cách nền hành chính nhà nước đến năm 2020
3.1. Cải cách thể chế, bao gồm xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ
sở Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác
xây dựng pháp luật; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính
sách, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự
công bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế - xã hội; Hoàn
thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại khách quan, lâu dài của các
hình thức sở hữu, trước hết là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, bảo đảm
các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu khác nhau trong nền kinh tế; Tiếp tục
đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước và tổ chức và kinh doanh vốn nhà nước; Sửa
đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướng quy định rõ trách
nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ trong môi trường
cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ
chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; Xây dựng, hoàn thiện quy định
của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân,
3.2. Cải cách thủ tục hành chính bao gồm cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ
tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên
12
quan tới người dân, doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi
trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền
vững; cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các
cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành
mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; công khai, minh bạch tất cả các
thủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế,
mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong
việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản
ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao
chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của
các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
3.3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước bao gồm tiến hành tổng rà
soát và điều chỉnh phù hợp về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và
biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân
dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các
cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương
(bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước); chuyển giao những công việc mà cơ
quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ
chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận; tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất
lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp,
bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu
quả; xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp; hoàn
thiện cơ chế phân cấp để đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng
lực của từng cấp, từng ngành; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; tiếp tục đổi mới
phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để bảo đảm sự hài lòng của cá
nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80%
vào năm 2020; cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, nâng cao chất lượng dịch vụ công trong các lĩnh
vực giáo dục, y tế đạt mức hài lòng của người dân trên 80% vào năm 2020.
3.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
bao gồm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ
trình độ, năng lực và phhaamr chất thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự
nghiệp phát triển của đất nước; xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm
pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả
cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý; xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp
lý gắn với vị trí việc làm trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan,
đơn vị; hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ
công chức, viên chức; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi
tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương
đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống; Xây dựng
và thực hiện quy định pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết
quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người
không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ
nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có
chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức
13
công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới nội dung và chương trình đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình
thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công
chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi
dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm;
tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội
và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức
được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia
đình ở mức trung bình khá trong xã hội; sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp
ngoài lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc
khó khăn, nguy hiểm, độc hại; đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với
cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối
với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc công vụ; nâng cao trách nhiệm, kỷ
luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
3.5. Cải cách tài chính công bao gồm huy động và phân phối và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách về thuế,
tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tích cực; tiếp tục đổi mới cơ chế,
chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước; đổi mới căn bản cơ chế sử dụng
kinh phí nhà nước; phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ, các quỹ đổi mới
công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm; xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng
dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ; đổi mới cơ chế phân bổ ngân
sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng
biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động,
hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ
quan hành chính nhà nước; tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn
xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục,
thể thao; đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp
dịch vụ công; chuẩn hóa chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế; đổi mới và hoàn
thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh; có lộ trình thực hiện bảo
hiểm y tế toàn dân.
3.6. Hiện đại hóa hành chính bao gồm hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của
Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để
đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành
chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin -
truyền thông trong quy trình xử lý công việc của cơ quan hành chính nhà nước; công bố
danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của
Chính phủ trên Internet; thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ
quan hành chính nhà nước; đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã,
phường bảo đảm yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước và
xây dựng hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện.
4. Giải pháp thực hiện cải cách nền hành chính
4.1. Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính từ Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và
Ủy ban nhân dân các cấp.
14
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách
nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Chương trình trong phạm vi quản lý của mình;
xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công
tác; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; phân công
rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình.
4.2. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các
hình thức phù hợp, có hiệu quả. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức danh, tiêu
chuẩn của từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan, tổ
chức, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, làm cơ sở cho tinh giản tổ chức và
tinh giản biên chế.
Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành
chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương
các cấp.
Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của công chức trong hoạt
động công vụ.
Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức
hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành
nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; có chế độ, chính sách hợp lý đối với
đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác cải cách hành chính các cấp
4.3. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính để có
những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính.
Xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính ở các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Quy định kết quả thực hiện cải cách hành chính là tiêu chí để đánh giá công tác thi
đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
4.4. Phát triển đồng bộ và thúc đẩy sự tác động tương hỗ trong ứng dụng công
nghệ thông tin - truyền thông với cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, của cán bộ,
công chức, viên chức trong thực thi công vụ, của tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác
cải cách hành chính và giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên
chức.
4.5. Cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công
chức, viên chức thực hiện công vụ có chất lượng và hiệu quả cao;
Đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhằm đạt
mục tiêu đề ra.
Câu 5. Hãy trình bày nguyên tắc, yêu cầu đổi mới hoạt động công sở NN và
đánh giá hiệuquả hoạt động công sở hiện nay theo nguyên tắc yêucầu đó.
15
Câu 6. Hãy trình bày những yêu cầu T hợp lý – hợp pháp của QĐ hành chính
NN ta – phân tích mqh giửa hai nhóm yêu cầu đó. Cho Ví dụ minh họa?
Câu 7. Luật CBCC 2008
Câu 8. Điều 2 hiến pháp VN năm 1992 có ghi Quyền lực NN là thống nhất có
sự phân công phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Hãy trình bày nội dung các quyền LP,HP,TP và sự phân công
các quyền đó cho các cơ quan NN ta hiện nay.
Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật
được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền lập pháp do Quốc hội
tiến hành.
Cơ quan lập pháp là kiểu hội đồng thảo luận đại diện có quyền thông qua các luật. Đây
là một trong ba cơ quan chính gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp của thể chế chính trị
tam quyền phân lập.
Lập pháp có nhiều tên gọi khác nhau, phổ biến nhất là nghị viện và quốc hội (lưỡng
viện), mặc dù những tên này có nhiều nghĩa đặc trưng khác nữa. Trong hệ thống nghị
viện của chính phủ, cơ quan lập pháp là cơ quan tối cao chính thức và chỉ định cơ quan
hành pháp. Ở hệ thống tổng thống, cơ quan lập pháp được xem là phân nhánh quyền lực
tương đương và độc lập với cơ quan hành pháp. Ngoài việc ban hành luật ra, cơ quan lập
pháp còn có quyền tăng thuế, thông qua ngân sách và các khoản chi tiêu khác.
Quyền hành pháp là một trong ba quyền trong cơ cấu quyền lực Nhà nước, bên
cạnh quyền lập pháp và quyền tư pháp. Quyền hành pháp do các cơ quan hành chính
Nhà nước thực thi để đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình.
Quyền hành pháp bao gồm hai quyền: quyền lập qui và quyền hành chính.
Quyền lập qui là quyền ban hành những văn bản pháp qui dưới luật, để cụ thể hoá luật
pháp do các cơ quan lập pháp ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quyền hành chính là quyền tổ chức quản lý tất cả các mặt, các quan hệ xã hội
bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước. Quyền hành chính bao gồm các quyền về tổ
chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổ chức thực thi và áp dụng pháp luật
trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức và giữa các cá nhân
với nhau trong đời sống xã hội.
Quyền tư pháp là quyền bảo vệ luật pháp, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện
và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật. Quyền tư pháp do Tòa án và Viện Kiểm sát
tiến hành.
Theo luật học, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân
danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh
chấp.
Thuật ngữ này cũng được dùng để đề cập đến cả quan tòa ở các cấp, những người
thiết lập nền móng cho một bộ máy tư pháp và cả những người trợ giúp cho hệ thống
này hoạt động tốt.
Tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát ngăn ngừa lạm
quyền luôn là một nội dung quan trọng của Hiến pháp, được các cấp lãnh đạo và
người dân quan tâm. Bài viết này bàn đến một số khía cạnh của cơ chế ngăn ngừa
16
lạm quyền trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện trong bản Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, lấy ý kiến nhân dân.
ÐIỀU 2, Dự thảo Hiến pháp xác định "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân". Ðặt vấn đề kiểm soát quyền lập pháp do Quốc hội (QH) thực hiện, thực chất là tôn
trọng quyền lực thuộc về nhân dân. Quy định mới của Dự thảo về Hội đồng Hiến pháp
(HÐHP) là một giải pháp tốt cho nhân dân thực hiện quyền kiểm soát đối với việc thực
thi quyền lực của mình. Ðể tránh tình trạng sự tồn tại của HÐHP chỉ là hình thức, thì
không nên coi HÐHP là một cơ quan của QH. Sau khi được thành lập, HÐHP cần có vị
trí tương đối độc lập với QH, có quyền kiểm tra tính hợp hiến đối với các văn bản pháp
luật do QH ban hành và không dừng ở việc "kiến nghị" QH xem xét lại văn bản quy
phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp như Ðiều 120 của Dự
thảo. Vì vậy, Ðiều 120 của Dự thảo Hiến pháp cần sửa đổi theo hướng thay từ "kiến
nghị" bằng từ "yêu cầu". Cụ thể, khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của QH có vi
phạm Hiến pháp, HÐHP yêu cầu QH phải thực hiện lại thủ tục xem xét, biểu quyết
thông qua văn bản quy phạm pháp luật của mình. Ðể có thể thực hiện được quyền này,
Hiến pháp cần quy định, các thành viên của HÐHP đều phải được QH bầu theo một quy
trình chặt chẽ, bảo đảm đúng tính chất là cơ quan thực hiện quyền giám sát của dân.
Ngoài ra, Hiến pháp có thể dự liệu biện pháp xử lý mang tính kỹ thuật pháp lý trong
trường hợp HÐHP phát hiện có nhiều văn bản quy phạm pháp luật vi hiến, nhằm tăng
cường sự cẩn trọng đối với hoạt động lập pháp. Ðó là vấn đề thứ nhất.
Thứ hai, về sự phối hợp thực hiện quyền lực nhà nước giữa QH và Chính phủ cần
phải phân biệt đặc tính của quyền lập pháp và quyền hành pháp. Ðiều 75 của Dự thảo
Hiến pháp quy định QH có nhiệm vụ "Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và
nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; Quyết định chính sách tài chính,
tiền tệ quốc gia;...". Tuy nhiên, việc đưa ra các chính sách phát triển mọi mặt của đời
sống xã hội thiên về quyền hành pháp thuộc trách nhiệm của Chính phủ. Vai trò của QH
đối với vấn đề này là xem xét thông qua hoặc không, bảo đảm quyền giám sát của cơ
quan đại diện cao nhất của nhân dân đối với hoạt động hành pháp của Chính phủ đồng
thời xác định được vị trí của Chính phủ đó là cơ quan chấp hành của QH. Việc hoạch
định và đưa ra được các chính sách phát triển của đất nước là trách nhiệm của Chính
phủ. Như vậy, với Ðiều 75 của Dự thảo Hiến pháp, chúng tối kiến nghị nên thay các từ
"quyết định" trong các khoản 3; 4; 5 thành cụm từ "phê chuẩn".
Thứ ba, tăng cường kiểm soát của cơ quan tư pháp đối với cơ quan thực hiện
quyền hành pháp. Hiện nay, Dự thảo Hiến pháp đã có rất nhiều quy định về sự kiểm soát
của QH đối với Chính phủ. Tuy nhiên, về thực chất, tất cả những quy định về vấn đề
này, cũng như việc Chính phủ phải báo cáo công tác trước QH lại không thật sự có ý
nghĩa nhiều cho việc kiểm soát, ngăn ngừa sự lạm quyền của hành pháp. Ngược lại, ở
góc độ nhất định, các quy định lại có tính hợp pháp hóa các hoạt động của hành pháp để
quyền hành pháp trở nên mạnh mẽ hơn và dễ thoái bỏ trách nhiệm hơn. Cho nên, việc
ngăn ngừa lạm quyền của hành pháp rất cần có sự tham gia của cơ quan thực hiện quyền
tư pháp. Khẳng định vị trí, chức năng của Tòa án tại Ðiều 107 của Dự thảo Hiến pháp,
Tòa án Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ngăn ngừa lạm
quyền của hành pháp. Ở mức độ nhất định, theo chúng tôi, Ðiều 107 vẫn cần bổ sung
thêm khoản quy định về quyền xét xử đặc biệt của Tòa án đối với hành vi vi hiến của bất
kỳ quan chức nào của hệ thống hành pháp, có quyền phán quyết về tính hợp pháp của
các quyết định áp dụng pháp luật do chủ thể thực hiện quyền hành pháp ban hành. Song,
17
để có thể hoàn thành tốt vai trò này, Tòa án cần phải có sự hỗ trợ của các quy định khác
của Hiến pháp nhằm bảo đảm tính độc lập của Tòa án, tránh sự lệ thuộc vào cơ quan
thực hiện quyền hành pháp.
Thứ tư, việc kiểm soát quyền tư pháp hữu hiệu nhất có lẽ nằm trong vấn đề hoàn
thiện quy trình tố tụng. Ở góc độ này, xin được góp ý trực tiếp với quy định tại khoản 5
Ðiều 108 của Dự thảo. Ðiều 108 của Dự thảo quy định "Nguyên tắc tranh tụng tại phiên
tòa được bảo đảm". Quy định này cần được sửa lại là "Nguyên tắc tranh tụng cần được
bảo đảm trong quá trình xét xử các vụ án". Quy định như vậy mới thật sự bảo đảm mục
đích của nguyên tắc tranh tụng, là cơ sở cho đương sự và người bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự được tham gia tranh tụng ngay từ khi Tòa án thụ lý vụ án, bảo
đảm tính khách quan của hoạt động xét xử, mục đích kiểm soát quyền tư pháp được thực
hiện.
Câu 9. Hãy trinh bày K niệm.Đ điểm, hoạt động áp dụng pháp luật của cquan
HCNN. Neu rõ các cquan HCNN được áp dụng PL trong những trường hợp nào, ví
dụ trong những trường hợp áp dụng PL của cơ quan HCNN.
Khái niệm áp dụng pháp luật? Các trường hợp áp dụng pháp luật?
*Định nghĩa áp dụng pháp luật:
Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua
cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện
những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của
pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan
hệ pháp luật.
*Đặc điểm áp dụng pháp luật:
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với một chủ thể và trong
một quan hệ nhất định.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước. Mỗi một cơ
quan, loại cơ quan, mỗi cán bộ chỉ được áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định
mà nhà nước đã qui định.
VD: Cảnh sát giao thông được xử phạt vi phạm hành chính nhưng chỉ trong giao
thông.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng pháp
luật.
+ Áp dụng pháp luật là hoạt động tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ mà trình tự
thủ tục này đã được pháp luật qui định.
*Các trường hợp áp dụng pháp luật:
+ Khi có vi phạm pháp luật xảy ra.
cảnh VD: 1 người vượt đènsát giao thông áp dụng pháp luật để xử phạt. đỏ
+Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể không tự giải
quyết được.
VD: 2 công ty ký hợp đồng, có xảy ra tranh chấp không tự giải quyết được. Khi
đó nhà nước căn cứ vào qui định pháp luật để đứng ra giải quyết.
18
+Khi các qui định của pháp luật không thể mặc nhiên được thực hiện bởi các chủ
thể khác nếu không có sự can thiệp mang tính tổ chức của nhà nước.
VD: 1 công dân với những điều kiện nhất định thỉ theo qui định của pháp luật có
thể thành lập công ty tư nhân, nhưng nhất thiết phải có quyết định cho phép mở công ty
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Trong trường hợp nhà nước thấy cần thiết phải tham gia vào một số quan hệ
pháp luật cụ thể với mục đích kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính đúng đắn của hành
vi các chủ thể hay xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện.
VD: xác nhận di chúc, đăng ký kết hôn…
Áp dụng pháp luật: Họat động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân,
tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền vận dụng những qui phạm pháp luật thích hợp
nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân hay tổ chức trong trường hợp
cụ thể đưa ra áp dụng.
Ví dụ: Cơ quan Tòa án trong quá trình xét xử, đối chiếu với những qui định pháp
luật thích hợp ra bản án trong đó ấn định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Họat động áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc thi hành đối với các bên tham gia,
không phụ thuộc vào ý chí của bên bị áp dụng và được tiến hành theo thủ tục, hình thức
chặt chẽ do pháp luật qui định. Ví dụ: việc xử phạt vi phạm hành chính phải tiến hành
theo những qui định cụ thể của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính như lập biên bản, ra
quyết định xử phạt. Hoạt động áp dụng pháp luật thường được thể hiện bằng việc cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ra văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản này có tính cá
biệt, nghĩa là chỉ sử dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong từng trường
hợp xác định. Ví dụ: bản án đối với người phạm tội, quyết định cho ly hôn, quyết định
điều động cán bộ.
Câu 10. Trình bày nội dung cơ bản về kỹ thuật điều hành công sở. Liên hệ thực
tế, chỉ ra những tồn tại hiện nay và nêu lên những giải pháp để nâng cao hiệu quả
điều hành công sở?
Câu 11. Đ/c hãy biên soạn biên bản tổng hợp nội dung phiên họp của UBND về phê
duyết đề án xây dựng đường giao thông nông thôn trong tỉnh năm?
Quy trình tổ chức các cuộc họp và ra thông báo kết luận của UBND
tỉnh (QT 751-02/TH)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 13/10 /2012 của
Chủ tịch UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH
Quy định chi tiết trình tự thủ tục việc tổ chức các cuộc họp của UBND
tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nhằm:
- Thực hiện sự chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và giải quyết các công việc thuộc chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;
19
- Nâng cao chất lượng, giảm bớt số lượng các cuộc họp; góp phần thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo,
điều hành; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Áp dụng tại các cuộc họp của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh do
Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên UBND tỉnh chủ trì.
2. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND tỉnh; Giám đốc các sở -
ban - ngành, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh (gọi tắt là
Thủ trưởng các sở - ngành); Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế.
3. Toàn thể cán bộ, chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh.
III. CƠ SỞ PHÁP LÝ - TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan
hành chính Nhà nước;
- Quyết định số 1858/2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2006 của UBND
tỉnh về ban hành Quy chế làm việc của UBND tỉnh;
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.
IV. ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT
1. Họp là một hình thức của hoạt động quản lý nhà nước, một cách thức giải
quyết công việc, thông qua đó thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trực
tiếp thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động trong việc giải quyết
các công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của cơ quan mình theo quy định
của pháp luật.
2. Họp tham mưu, tư vấn là cuộc họp để thủ trưởng cơ quan hành chính nhà
nước nghe các ý kiến đề xuất và kiến nghị của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
cấp dưới, của các chuyên gia, nhà khoa học nhằm có đủ thông tin, có thêm các
cơ sở, căn cứ trước khi ra quyết định theo chức năng, thẩm quyền.
3. Họp làm việc là cuộc họp của cấp trên với thủ trưởng cơ quan, đơn vị
cấp dưới để giải quyết những công việc có tính chất quan trọng vượt quá thẩm
quyền của cấp dưới hoặc để kiểm tra trực tiếp, tại chỗ về tình hình thực hiện
các nhiệm vụ công tác của cấp dưới.
4. Họp chuyên môn là cuộc họp để trao đổi, thảo luận những vấn đề thuộc về
chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm xây dựng và hoàn thiện các dự án, đề án.
5. Họp giao ban là cuộc họp của lãnh đạo cơ quan, đơn vị hành chính nhà
nước để nắm tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác; trao đổi ý kiến
và thực hiện chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên.
6. Họp tập huấn, triển khai (Hội nghị tập huấn, triển khai) là cuộc họp để
quán triệt, thống nhất nhận thức và hành động về nội dung và tinh thần các chủ
trương, chính sách lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước về quản lý, điều hành
hoạt động kinh tế - xã hội.
7. Họp tổng kết (Hội nghị tổng kết) hàng năm là cuộc họp để kiểm điểm,
đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm và bàn
20
phương hướng nhiệm vụ công tác cho năm tới của cơ quan, đơn vị hành chính
nhà nước.
8. Họp sơ kết hoặc tổng kết (Hội nghị sơ kết hoặc tổng kết) chuyên đề là
cuộc họp để đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện một chủ trương,
chính sách quan trọng.
9. Người chủ trì cuộc họp là người có thẩm quyền điều hành cuộc họp, đưa ra
ý kiến kết luận cuộc họp.
10. Người tham dự cuộc họp là người được triệu tập, người được mời họp
hoặc người đại diện cho cơ quan, đơn vị được mời họp hoặc người được ủy
quyền đi dự cuộc họp.
11. Cuộc họp UBND là cuộc họp của các thành viên UBND tỉnh, có thể mời
thêm một số cơ quan đơn vị tham gia, để giải quyết những công việc thuộc
chức năng, thẩm quyền của UBND theo quy định của pháp luật.
12. Cuộc họp của Chủ tịch UBND là cuộc họp do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch
UBND chủ trì để chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc thuộc chức
năng, thẩm quyền của Chủ tịch UBND theo quy định của pháp luật.
V. NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính
- Chương trình công tác và những vấn đề phát sinh trong chỉ đạo điều
hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
2. Thành phần hồ sơ Bản chính Bản sao
- Tờ trình của Thủ trưởng
cơ quan chủ trì Đề án, Dự
án; nội dung nêu đầy đủ và
ngắn gọn về sự cần thiết, cơ
sở pháp lý, quá trình chuẩn
bị, ý kiến góp ý của các cơ
quan phối hợp, những ý
kiến thống nhất, những nội
dung chưa thống nhất,
những nội dung xin ý kiến
UBND tỉnh (nếu có);
x
- Đề án, Dự án chi tiết phản
ảnh toàn bộ nội dung xin ý
kiến, kèm phụ lục số liệu
thống kê, biểu bảng minh
họa, các tài liệu khác có
liên quan (nếu có);
x
- Báo cáo thẩm định của cơ
quan chức năng (nếu có);
x
21
- Dự thảo văn bản trình
UBND tỉnh, Chủ tịch
UBND tỉnh ký và các dự
thảo hướng dẫn thi hành
(nếu có);
x
- Các tài liệu khác có liên
quan đến nội dung xin ý
kiến.
x
3. Số lượng hồ sơ 01 bộ
4. Thời gian xử lý 07 ngày làm việc
5. Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận Văn thư
6. Lệ phí Không
7. Quy trình xử lý công việc
TT Trình tự Trách
nhiệm
Thời
gian
Biểu
mẫu/Kết
quả
B1 Căn cứ Chương trình công tác (CTCT)
của UBND tỉnh; chỉ đạo của Trung ương,
Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, thực tiễn điều hành
của UBND tỉnh và đề xuất của các sở -
ngành, các huyện, thị xã, thành phố Huế,
các cơ quan, doanh nghiệp; trên cơ sở đề
xuất của các chuyên viên theo dõi
chuyên ngành, Chánh Văn phòng UBND
tỉnh ký văn bản giao nhiệm vụ của
UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cho
các chủ Đề án, Dự án chuẩn bị nội dung,
tài liệu các báo cáo trình tại phiên họp,
xác định thời gian cụ thể.
Chuyên
viên,
Thườn
g
xuyên
Công văn
của UBND
tỉnh (Chánh
Văn phòng
ký thừa
lệnh)
Chánh
Văn
phòng(h
oặc Phó
Chánh
Văn
phòng)
B2 Chuyên viên theo dõi chuyên ngành tiếp
nhận hồ sơ, tài liệu của chủ Đề án, Dự án
trình; kiểm tra, rà soát, thẩm định hồ sơ,
nội dung tài liệu để đảm bảo trình tự pháp
lý và quy trình làm việc.
Chuyên
viên
chuyên
ngành
22
B3 Căn cứ vào Kế hoạch tổ chức các cuộc
họp hàng năm của UBND tỉnh; CTCT
tháng của UBND tỉnh; chỉ đạo của Chủ
tịch, PCT UBND tỉnh và Lãnh đạo Văn
phòng; đăng ký của chuyên viên chuyên
ngành, chuyên viên kế hoạch tổng hợp
xây dựng lịch họp hàng tuần báo cáo
Lãnh đạo Văn phòng thông qua và trình
Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Chuyên
viên
chuyên
ngành
Trước
16h30
Thứ Tư
Hàng
tuần
Biểu mẫu
CTCT tuần
của UBND
tỉnh
Trước
16h30
Thứ
Sáu
Hàng
tuần
Chuyên
viên Kế
hoạch
B4 Trên cơ sở lịch họp hàng tuần được ban
hành, Chuyên viên chuyên ngành báo
cáo Chánh Văn phòng hoặc các Phó Văn
phòng phụ trách lĩnh vực được phân
công các nội dung phiên họp. Báo cáo
phải bằng phiếu trình cụ thể, bao gồm:
Quy trình điều hành phiên họp theo quy
chế của UBND tỉnh (đối với họp UBND
tỉnh), nội dung, thành phần, thời gian tổ
chức họp và các ý kiến tham mưu, đề
xuất khác của chuyên viên. Sau khi có ý
kiến của Lãnh đạo Văn phòng, chuyên
viên báo cáo xin ý kiến của Người chủ trì
cuộc họp về nội dung đã được Lãnh đạo
Văn phòng phê duyệt.
Chuyên
viên
theo dõi
cuộc
họp
B5 Chuyên viên theo dõi cuộc họp dự thảo
Giấy mời trình lãnh đạo Văn phòng ký,
đính kèm tài liệu gửi các thành viên dự
họp.
Chuyên
viên
theo dõi
cuộc
họp
Chậm
nhất là
14 h30
Thứ 2
hàng
tuần
(trừ
các
cuộc
họp
đột
Mẫu Giấy
mời của
UBND tỉnh
23
xuất)
B6 Chuyên viên theo dõi tổ chức họp trên cơ
sở được duyệt, dự họp và ghi lại nội
dung biên bản phiên họp; dự thảo Văn
bản kết luận của UBND tỉnh, Chủ tịch
UBND tỉnh trình Lãnh đạo Văn phòng
thông qua, trình người Chủ trì cuộc họp
phê duyệt và trình Lãnh đạo Văn phòng
ký (riêng Thông báo kết luận tại phiên
họp thường ký hàng tháng do Chủ tịch
UBND tỉnh ký).
Chuyên
viên
theo dõi
cuộc
họp
(Chuyê
n viên
kế
hoạch
theo dõi
cuộc
họp
thường
kỳ của
UBND
tỉnh)
Chậm
nhất
trong
vòng 3
ngày
kể từ
ngày tổ
chức
phiên
họp.
Mẫu Thông
báo kết
luận của
UBND tỉnh
B7 Phòng Hành chính Tổ chức tổ chức phát
hành văn bản ngay trong ngày. Phòng
Hành chính Tổ chức thống kê văn bản
phát hành quá hạn báo cáo Chánh Văn
phòng (nếu có).
Bộ phận
văn thư
Trong
ngày
sau khi
chuyên
viên
chuyển
văn
bản đã
ký
duyệt
B8 Chuyên viên theo dõi tổng hợp quá trình
thực hiện kết luận của UBND tỉnh. Hàng
tuần, Phòng Hành chính Tổ chức thống
kê việc theo dõi ý kiến chỉ đạo của
UBND tỉnh báo cáo Chánh Văn phòng
để đôn đốc kiểm tra việc thực hiện; đến
thời điểm kết thúc việc thực hiện nội
dung theo kết luận, phải báo cáo tình
hình và đề xuất biện pháp để UBND tỉnh
chỉ đạo thực hiện.
Chuyên
viên
theo dõi
cuộc
họp
Bộ phận
văn thư
Hàng
Tuần
VI. BIỂU MẪU
TT Tên Biểu mẫu
1. Giấy mời
24
2. Thông báo Kết luận
3. CTCT tuần của UBND tỉnh
Quy trình sử dụng các biểu mẫu do Văn phòng UBND tỉnh ban hành.
VII. HỒ SƠ LƯU
TT Hồ sơ lưu
1. Chuyên viên lưu toàn bộ hồ sơ của cơ quan các
cấp gửi và lưu văn bản phát hành
Các quy định khác:
1. Quy trình Xây dựng Chương trình công tác của Văn phòng UBND tỉnh (QT
751-01/HC)
2. Quy trình lập và nộp hồ sơ, tài liệu lưu trữ (QT 424-01/HC)
3. Quy trình tiếp nhận, trình xử lý văn bản đến của UBND tỉnh và Văn phòng
UBND tỉnh(QT 424-02/HC)
4. Quy trình tiếp nhận và phát hành văn bản đi của UBND tỉnh và Văn phòng
UBND tỉnh (QT 424-03/HC)
5. Quy trình Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng (QT
620-01/HC)
6. Quy trình Quản lý hòm thư góp ý của Văn phòng UBND tỉnh (QT 821-
01/HC)
7. Quy trình Mua sắm tài sản và văn phòng phẩm (QT 740-01/QT)
8. Quy trình Quản lý tài sản (QT 630-01/QT)
9. Quy trình Kiểm kê tài sản (QT 630-02/QT)
10. Quy trình Lễ tân – phục vụ (QT 751-01/QT)
11. Quy trình xuất bản công báo (QT 751-01/TT)
12. Quy trình Biên tập và cập nhật thông tin lên Cổng thông tin điện tử Thừa
Thiên Huế (QT 751-02/TT)
13. Quy trình Quản lý mạng tin học nội bộ của Văn phòng UBND tỉnh (QT 751-
01/IT)
14. Quy trình Sao lưu và khôi phục dữ liệu (QT 751-02/IT)
25
15. Quy trình phê duyệt Phương án giá tối thiểu, phương án đấu giá và kết quả
đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh (QT 751-03/TH)
16. Quy trình Phê duyệt phương án giá, trợ giá, trợ cước; quy định giá thuộc
thẩm quyền UBND tỉnh (QT 751-04/TH)
17. Quy trình Phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản nhà nước của các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền UBND tỉnh (QT 751-
05/TH)
18. Quy trình ban hành quyết định đi công tác nước ngoài dành cho cán bộ, công
chức, viên chức (QT 751-06/TH)
19. Quy trình ban hành quyết định, chủ trương thành lập các Ban quản lý chương
trình, dự án ODA (QT 751-07/TH)
20. Quy trình quyết định phê duyệt, tiếp nhận dự án NGO, ODA (QT 751-
08/TH)
21. Quy trình cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (QT 751-09/TH)
22. Quy trình cho phép tổ chức nước ngoài khám chữa bệnh nhân đạo (QT 751-
10/TH)
23. Quy trình phê duyệt hồ sơ tài nguyên và môi trường (QT 751-02/KT)
24. Quy trình Phê duyệt hồ sơ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng (QT 751-
03/KT)
25. Quy trình Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản
phẩm (QT 751-04/KT)
26. Quy trình Phê duyệt quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm (QT 751-05/KT)
27. Quy trình Phê duyệt quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới (QT
751-06/KT)
28. Quy trình Cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (QT 751-07/KT)
29. Quy trình Thống nhất quy mô đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
(QT 751-01/ĐT)
30. Quy trình Phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản (QT
751-02/ĐT)
31. Quy trình Phê duyệt dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước (QT 751-
03/ĐT)
32. Quy trình Phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách
nhà nước (QT 751-04/ĐT)
33. Quy trình Phê duyệt quyết toán vốn dự án hoàn thành (QT 751-05/ĐT)
34. Quy trình tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
26
quy định hành chính (QT 821-01/CC)
35. Quy trình xếp hạng di tích cấp tỉnh (QT 751-01/VX)
36. Quy trình Cấp phép tổ chức lễ hội (QT 751-02/VX)
37. Quy trình trợ cấp khó khăn đột xuất (QT 751-03/VX)
38. Quy trình Công nhận xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế (QT 751-04/VX)
39. Quy trình Công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia (QT 751-05/VX)
40. Quy trình Thành lập trường trung học phổ thông (QT 751-06/VX)
41. Quy trình Đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, phụ cấp thâm niên, bổ nhiệm
ngạch, phê chuẩn kết quả bầu cử cán bộ, công chức (QT 751-01/NC)
42. Quy trình giải quyết thủ tục kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nhận nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài (QT 751-02/NC)
43. Quy trình cho phép thành lập Hội và phê duyệt Điều lệ Hội (QT 751-03/NC)
44. Quy trình ban hành Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục (QT 751-04/NC)
45. Quy trình giải quyết một số thủ tục hành chính liên quan đến tôn giáo (QT
751-05/NC)
46. Quy trình ban hành quyết định khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh (QT
751-06/NC)
47. Quy trình Tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh (QT 821-01/NC)
48. Quy trình xử lý đơn thư do các cơ quan chuyển đến UBND tỉnh theo Luật
Khiếu nại và thụ lý khiếu nại thuộc thẩm quyền (QT 821-02/NC)
49. Quy trình Tiếp nhận và ban hành văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh (QT 821-03/NC)
50. Mục tiêu chất lượng năm 2007
51. Mục tiêu chất lượng năm 2008
52. Mục tiêu chất lượng năm 2009
53. Mục tiêu chất lượng năm 2010
54. Mục tiêu chất lượng năm 2011
55. Mục tiêu chất lượng năm 2012
56. Quy trình Kiểm soát tài liệu (QT 423-01/LĐ)
57. Quy trình Đánh giá chất lượng nội bộ (QT 822-01/LĐ)
58. Quy trình Kiểm soát hoạt động không phù hợp (QT 830-01/LĐ)
59. Quy trình Hoạt động khắc phục (QT 852-01/LĐ)
27
60. Quy trình Hoạt động phòng ngừa (QT 853-01/LĐ)
61. Quy chế làm việc của Văn phòng UBND tỉnh
62. Mục tiêu chất lượng năm 2013
63. Quy định Lập và theo dõi Mục tiêu chất lượng (QĐ541-01/LĐ)
64. Quy trình Phê duyệt Phương án phân phối lợi nhuận của Công ty TNHH Nhà
nước một thành viên (QT751-15/TH)
65. Quy định Tiếp nhận, xử lý, ban hành văn bản và bảo vệ bí mật nhà nước tại
Văn phòng UBND tỉnh (QĐ 424-02/LĐ)
66. Quy định chế độ đăng ký, xây dựng chương trình công tác và thông tin báo
cáo (QĐ 541-02/LĐ)
67. Quy định công tác Lưu trữ tại Văn phòng UBND tỉnh
68. Quy định các cuộc họp của Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh (QĐ 560-
01/LĐ)
69. Quy định Quản lý, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin tại Văn phòng
UBND tỉnh (QĐ 553-01/LĐ)
70. Quy định về việc xây dựng, cập nhật thông tin, quản lý, vận hành và duy trì,
cải tiến hệ thống Sổ tay công tác nghiệp vụ tại Văn phòng UBND tỉnh
71. Quy trình Đăng ký, ban hành chương trình công tác của UBND tỉnh (QT 751-
01/TH)
72. Quy trình Thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán tài sản các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp (QT 751-11/TH)
73. Quy trình Xếp hạng doanh nghiệp (QT 751-12/TH)
74. Quy trình Chuyển nhượng dự án đầu tư (QT 751-13/TH)
75. Quy trình Cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (QT 751-14/TH)
76. Quy trình Phê duyệt đơn giá tiền lương (QT 751-16/TH)
77. Quy trình Sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (QT 751-
17/TH)
78. Quy trình Phê duyệt hồ sơ vay vốn Qũy Quốc gia về việc làm (QT 751-
18/TH)
79. Quy trình Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện
(QT 751-19/TH)
80. Quy trình Phê duyệt hồ sơ quy hoạch sử dụng đất (QT 751-08/KT)
81. Quy trình Phê duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (QT 751-09/KT)
28
82. Quy trình Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án đầu tư sử
dụng vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương và vốn trái phiếu Chính
phủ (QT 751-06/ĐT)
83. Quy trình đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia (QT 751-07/VX)
84. Quy trình cấp phép xây dựng tượng đài và tranh hoành tráng (phần mỹ thuật)
(QT 751-08/VX)
85. Quy trình cho phép thành lập bệnh viện tư nhân (QT 751-09/VX)
86. Quy trình xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế (từ hạng 1 trở xuống) (QT 751-
10/VX)
87. Quy trình phê duyệt hồ sơ về Thành lập Trường Trung cấp nghề, Trung tâm
dạy nghề (QT 751-11/VX)
88. Quy trình thành lập tổ chức, tổ chức lại tổ chức, giải thể tổ chức hành chính,
tổ chức sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh(QT 751-07/NC)
89. Quy trình giải quyết thủ tục đăng ký xin cấp giấy chứng nhận có quốc tịch
Việt Nam (QT 751-08/NC)
90. Sổ tay chất lượng
91. Chính sách chất lượng
92. Quy trình xử lý đơn thư tố cáo do UBND tỉnh tiếp nhận (QT 821-04/NC)
Câu 12. Đ/c hãy soạn thảo KHoạch triển khai một đợt công tác lien quan đến
nhiệm vụ của cơ quan đ/c đang công tác để trình lãnh đạo quyết định và tổ chức thực
hiện?
Câu 13. Đ/c hãy soạn thảo Tờ trình đê thủ trưởng cơ quan ký trình lên cấp trên
xin phép thực hiện một hoạt đông mà chức năng quyền hạn c ủa m ình, Cquan đ/c
khg thể tự quyết định
TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC THỐNG KÊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỈNH TIỀNGIANG
Số: 642/TTr-CTK Tiền Giang, ngày 07 tháng 12 năm 2012
TỜ TRÌNH
Về việc đề nghị khen thưởng năm 2012
_____________________
29
Kính gửi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành Thống kê.
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết
một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ Hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết
một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Quy chế Thi đua khen thưởng Ngành Thống kê kèm theo Quyết định số
718 /QĐ -TCTK ngày 02 tháng 11 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc
Bộ kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 64/QĐ-CTK ngày 14/01/2011 của Tổng cục Trưởng Tổng
cục Thống kê về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục
Thống kê tỉnh Tiền Giang;
Căn cứ Quy chế Thi đua khen thưởng Ngành Thống kê Tiền Giang kèm theo
Quyết định số 75/QĐ-CTK ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Cục trưởng Cục Thống kê
tỉnh Tiền Giang;
Cục Thống kê tỉnh tiền Giang kính đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
Ngành xét khen thưởng các tập thể, cá nhân (có danh sách và báo cáo thành tích kèm
theo) như sau:
1. Đối với tập thể:
- 04 Bằng khen của Bộ trưởng;
- 01 Cờ thi đua cấp Bộ;
- 10 Tập thể Lao động xuất sắc;
- 01 Tập thể Lao động tiên tiến.
2. Đối với cá nhân:
- 07 Bằng khen của Bộ trưởng;
- 03 Chiến sỹ thi đua cấp Bộ;
- 01 Chiến sỹ thi đua cơ sở;
- 01 Lao động tiên tiến.
CỤC TRƯỞNG
Nơi nhận:
30
- Như trên;
- Lưu: VT, Thanh tra CTK. (Đã ký)
Trương Văn Dinh
UBND TỈNH HẬU GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 232/TTR-SKHĐT Hậu Giang, ngày 28 tháng 8 năm 2013
TỜ TRÌNH
V/v phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Xây dựng hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vị Thanh
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội V/v sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14
tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về việc
Quản lý chất lượng công trình;
Căn cứ Công văn số 1531/TTg-QHQT ngày 27/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt danh mục dự án Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị
xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang;
Căn cứ Công văn số 5954/BKHĐT-KTĐN ngày 16/8/2013 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư V/v hoàn tất việc phê duyệt dự án Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải tp Vị Thanh sử dụng tín dụng của Đang Mạch.
Căn cứ Công văn số 219/UBND-NCTH ngày 31/01/2008 của UBND tỉnh Hậu
Giang về việc xin chỉ định tư vấn lập dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang”;
Căn cứ Công thư ngày 08/5/2013 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang
của Đại sứ quán Đan Mạch về việc thông báo Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã chính thức
phê duyệt Dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang” đăng ký sử dụng tín dụng hỗn hợp của Đan Mạch;
Căn cứ Báo cáo thẩm định dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” do đoàn thẩm định của DANIDA lập tháng
31
02/2013;
Căn cứ Tờ trình số 201/TTr-CTN-CTĐT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của
Công ty CP cấp thoát nước - công trình đô thị Hậu Giang (Chủ đầu tư) về việc thẩm định
dự án đầu tư công trình: Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Vị
Thanh (nay là TP Vị Thanh), tỉnh Hậu Giang. Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Dự án: Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang, với tổng mức đầu tư 11.561.026 Euro tương đương 317,569 tỷ đồng,
được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ Đan Mạch và vốn ngân
sách nhà nước.
Hiện nay dự án chưa hoàn chỉnh vì Chủ đầu tư đang chỉnh sửa, bổ sung một số
nội dung chưa phù hợp với quy định hiện hành theo góp ý của các Sở ngành có liên quan,
như thời gian thực hiện dự án; cách tính dự phòng phí; phương án đấu nối cấp điện..., để
làm cơ sở trình thẩm định trình phê duyệ dự án.
Tuy nhiên để thực hiện theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn
số 5954/BKHĐT-KTĐN ngày 16/8/2013 “đề nghị quý Uỷ ban xem xét, hoàn tất các
thủ tục phê duyệt dự án nêu trên và thông báo cho Bộ ngoại giao Đan Mạch và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư trong tháng 8/2013 để triển khai các bước tiếp theo”. Kính đề nghị
UBND tỉnh xem xét phê duyệt dự án: Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, với các nội dung sau:
I. Các nội dung chủ yếu của dự án:
1. Tên dự án: Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang.
2. Chủ đầu tư: Công ty CP Cấp thoát nước - Công trình Đô thị Hậu Giang.
3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty CP Hợp tác và Đầu tư Phát Triển V.I.P
4. Chủ nhiệm lập dự án: KS. Trần Phúc Hỷ
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
- Bảo vệ môi trường nước, không khí, đất; giữ cho nguồn nước trên kênh Xáng Xà
No – trục giao thông đường thủy chạy dọc thành phố và nguồn nước cấp của nhân dân
thành phố không bị ô nhiễm.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư trong và ngoài
nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho thành phố Vị Thanh.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao sức khỏe của cộng đồng
dân cư, đặc biệt thế hệ con em tương lai của đất nước.
- Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,
vận động cộng đồng dân cư tham gia vào công cuộc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường
sống.
6. Nội dung và quy mô đầu tư:
Dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải các phường 1, 3, 5, 7
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với công suất thiết kế 7.000m3
/ngàyđêm, dự
kiến phục vụ cho 48.945 người, chiếm 90% dân số vùng dự án (tính đến năm 2024).
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3
7. quyen 3

More Related Content

What's hot

Hành chính học đại cương
Hành chính học đại cươngHành chính học đại cương
Hành chính học đại cươngHọc Huỳnh Bá
 
Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...
Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...
Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019hanhha12
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...phamhieu56
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Kien Thuc
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...Bùi Quang Xuân
 

What's hot (17)

Hành chính học đại cương
Hành chính học đại cươngHành chính học đại cương
Hành chính học đại cương
 
Luận văn: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính Việt Nam
Luận văn: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính Việt Nam Luận văn: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính Việt Nam
Luận văn: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính Việt Nam
 
Luận văn: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam
Luận văn: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt NamLuận văn: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam
Luận văn: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam
 
Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...
Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...
Đề tài: Một số biện pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tỉnh Đ...
 
Luận văn: Giải pháp triển khai có hiệu quả luật doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giải pháp triển khai có hiệu quả luật doanh nghiệp, HOTLuận văn: Giải pháp triển khai có hiệu quả luật doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giải pháp triển khai có hiệu quả luật doanh nghiệp, HOT
 
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAYLuận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
 
Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nướcQuản lý nhà nước
Quản lý nhà nước
 
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOTLuận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
 
Qlnn
QlnnQlnn
Qlnn
 
Kedqbiftgb17ria
Kedqbiftgb17riaKedqbiftgb17ria
Kedqbiftgb17ria
 
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đTổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
Tổ chức và hoạt động dịch vụ hành chính công tại Bình Dương, 9đ
 
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdfCNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...TS. BÙI QUANG XUÂN .   HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP                    ...
TS. BÙI QUANG XUÂN . HỆ THỐNG ÔN TÂP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ...
 
Chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAY
Chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAYChính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAY
Chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAY
 

Similar to 7. quyen 3

MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdfMOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdfTmNguyn8182
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019PinkHandmade
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnNinhnd Nguyen
 
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nướcTư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nướcThunder Bolt
 
2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương
2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương
2 mục tiêu, quan điểm và chủ trươngnguyenngan116411
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxBùi Quang Xuân
 
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdfTai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdfMaiPhuong883623
 
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nướcPhân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nướcluanvantrust
 

Similar to 7. quyen 3 (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Ch...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Ch...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Ch...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Ch...
 
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdfMOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
MOI 2019 Tài liệu bồi dưỡng ngạch CVC.pdf
 
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAYLuận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
Luận án: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính, HAY
 
Cơ sở khoa học về cải cách hành chính nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về cải cách hành chính nhà nước.docxCơ sở khoa học về cải cách hành chính nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về cải cách hành chính nhà nước.docx
 
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
BÁO CÁO TỔNG LUẬN VÀ SO SÁNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ VIÊN CHỨC_10501112092019
 
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnn
 
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nướcTư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
Tư tưởng hcm về xây dựng nhà nước
 
Bài Thu Hoạch Chức Danh Nghề Nghiệp Viên Chức Ngành Tài Nguyên Và Môi Trường ...
Bài Thu Hoạch Chức Danh Nghề Nghiệp Viên Chức Ngành Tài Nguyên Và Môi Trường ...Bài Thu Hoạch Chức Danh Nghề Nghiệp Viên Chức Ngành Tài Nguyên Và Môi Trường ...
Bài Thu Hoạch Chức Danh Nghề Nghiệp Viên Chức Ngành Tài Nguyên Và Môi Trường ...
 
2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương
2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương
2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương
 
Cơ Sở Lý Luận Cải Cách Hành Chính Cấp Xã.
Cơ Sở Lý Luận Cải Cách Hành Chính Cấp Xã.Cơ Sở Lý Luận Cải Cách Hành Chính Cấp Xã.
Cơ Sở Lý Luận Cải Cách Hành Chính Cấp Xã.
 
Cơ Sở Lý Luận Cải Cách Hành Chính Cấp Xã.
Cơ Sở Lý Luận Cải Cách Hành Chính Cấp Xã.Cơ Sở Lý Luận Cải Cách Hành Chính Cấp Xã.
Cơ Sở Lý Luận Cải Cách Hành Chính Cấp Xã.
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
 
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdfTai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
Tai_lieu_on_mon_KTC_20190905112352915910.pdf
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chínhPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOTPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, HOTLuận văn: Pháp luật về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, HOT
 
Luận án: Pháp luật về quyền tự chủ của chính quyền địa phương
Luận án: Pháp luật về quyền tự chủ của chính quyền địa phươngLuận án: Pháp luật về quyền tự chủ của chính quyền địa phương
Luận án: Pháp luật về quyền tự chủ của chính quyền địa phương
 
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà NộiLuận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
 
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nướcPhân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
 
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vnHoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
 

More from NhnTrn71

BAI GIANG CAP CUU DUOI NUOC-LOP TAP HUAN.pptx
BAI GIANG CAP CUU DUOI NUOC-LOP TAP HUAN.pptxBAI GIANG CAP CUU DUOI NUOC-LOP TAP HUAN.pptx
BAI GIANG CAP CUU DUOI NUOC-LOP TAP HUAN.pptxNhnTrn71
 
BAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.doc
BAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.docBAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.doc
BAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.docNhnTrn71
 
Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)NhnTrn71
 
Hỏi đáp cấm trừng phạt thân thể trẻ em tại trường học (2017)
Hỏi đáp cấm trừng phạt thân thể trẻ em tại trường học (2017)Hỏi đáp cấm trừng phạt thân thể trẻ em tại trường học (2017)
Hỏi đáp cấm trừng phạt thân thể trẻ em tại trường học (2017)NhnTrn71
 
Hỏi đáp cấm mọi hình thức trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
Hỏi đáp cấm mọi hình thức trừng phạt thân thể trẻ em (2017)Hỏi đáp cấm mọi hình thức trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
Hỏi đáp cấm mọi hình thức trừng phạt thân thể trẻ em (2017)NhnTrn71
 
Các phương pháp làm việc với nam giới
Các phương pháp làm việc với nam giớiCác phương pháp làm việc với nam giới
Các phương pháp làm việc với nam giớiNhnTrn71
 

More from NhnTrn71 (6)

BAI GIANG CAP CUU DUOI NUOC-LOP TAP HUAN.pptx
BAI GIANG CAP CUU DUOI NUOC-LOP TAP HUAN.pptxBAI GIANG CAP CUU DUOI NUOC-LOP TAP HUAN.pptx
BAI GIANG CAP CUU DUOI NUOC-LOP TAP HUAN.pptx
 
BAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.doc
BAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.docBAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.doc
BAI THU HOACH_NGHE TRUYEN THONG.doc
 
Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
Hỏi đáp ngừng đánh đập cấm trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
 
Hỏi đáp cấm trừng phạt thân thể trẻ em tại trường học (2017)
Hỏi đáp cấm trừng phạt thân thể trẻ em tại trường học (2017)Hỏi đáp cấm trừng phạt thân thể trẻ em tại trường học (2017)
Hỏi đáp cấm trừng phạt thân thể trẻ em tại trường học (2017)
 
Hỏi đáp cấm mọi hình thức trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
Hỏi đáp cấm mọi hình thức trừng phạt thân thể trẻ em (2017)Hỏi đáp cấm mọi hình thức trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
Hỏi đáp cấm mọi hình thức trừng phạt thân thể trẻ em (2017)
 
Các phương pháp làm việc với nam giới
Các phương pháp làm việc với nam giớiCác phương pháp làm việc với nam giới
Các phương pháp làm việc với nam giới
 

7. quyen 3

  • 1. 1 MỤC LỤC QUYỂN 3 Câu 1. Đ/c hãy Mô tả hệ thống các cơ quan HCNN ta, nêu các chức năng của từng loại các cơ quan HCNN và phương hướng cải cách tổ chức bộ máy HCNN theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 3 Câu 2. Đ/c hãy làm rõ các Quan điểm có tính nguyên tắc của đảng và nhà nước ta về đổi mới Hệ thống chính trị và CC tổ chức, hoạt động của bộ máy NN ta trong giai đoạn hiện nay. 3 Câu 3. Điều 2 Hiến pháp VN năm 2002 sửa đổi có ghi –“ Nhà nược CHXHCNVN là NN pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì dân - Đ/c hãy phân tích làm rõ nội dung XD NN pháp quyền XHCN và bản chất Nhân dân của của Nhà Nước ta . 3 Câu 4. Đ/c hãy trình bày yếu tố Cấu thành của nền hành chính và phân tích đặc điểm cơ bản nền HCNN ta hiện nay? 3 Câu 5. Hãy trình bày nguyên tắc, yêu cầu đổi mới hoạt động công sở NN và đánh giá hiệuquả hoạt động công sở hiện nay theo nguyên tắc yêucầu đó. 16 Câu 6. Hãy trình bày những yêu cầu T hợp lý – hợp pháp của QĐ hành chính NN ta – phân tích mqh giửa hai nhóm yêu cầu đó. Cho Ví dụ minh họa? 16 Câu 7. Luật CBCC 2008 16 Câu 8. Điều 2 hiến pháp VN năm 1992 có ghi Quyền lực NN là thống nhất có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hãy trình bày nội dung các quyền LP,HP,TP và sự phân công các quyền đó cho các cơ quan NN ta hiện nay. 16 Câu 9. Hãy trinh bày K niệm.Đ điểm, hoạt động áp dụng pháp luật của cquan HCNN. Neu rõ các cquan HCNN được áp dụng PL trong những trường hợp nào, ví dụ trong những trường hợp áp dụng PL của cơ quan HCNN. 18 Khái niệm áp dụng pháp luật? Các trường hợp áp dụng pháp luật? 18 Câu 10. Trình bày nội dung cơ bản về kỹ thuật điều hành công sở. Liên hệ thực tế, chỉ ra những tồn tại hiện nay và nêu lên những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều hành công sở? 19 Câu 11. Đ/c hãy biên soạn biên bản tổng hợp nội dung phiên họp của UBND về phê duyết đề án xây dựng đường giao thông nông thôn trong tỉnh năm? 19 Câu 14. Đ/c hãy lập dự thảo Tờ trình về ban hành chỉ thị của UBND hoặc của thủ trưởng cơ quan đơn vị 36 Câu 15. Phân biêt VB QPPL-VB HC cá biệt- VB HC thông thường 40 Câu 16. Phân biệt chức năng của các loại VB được SD trong hoạt động của bộ máy NN hiện nay. Ví dụ minh họa. tại cơ quan đồng chí có VB nào được áp dung, đúng hay không? 51 Văn bản quản lí Hành chính Nhà nước 51 Câu 17. trình bày các loại VB quản lý HCNN do cơ quan NN ban hành. Ở ngành đồng chí được ban hành VB Qlý HC nào, đúng hay sai? 64 Câu 18. Qui trình tổng thể của việc soạn thảo Vb, p tích ý nghĩa của từng bước cụ thể quy trình đó 64 Câu 19. Cán bộ, Công chức 66 Câu 12: Trình bày sự khác biệt giữa cán bộ và công chức? 70 Câu 13: Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lí hành chính? Sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường? 71
  • 2. 2 Câu 1. Đ/c hãy Mô tả hệ thống các cơ quan HCNN ta, nêu các chức năng của từng loại các cơ quan HCNN và phương hướng cải cách tổ chức bộ máy HCNN theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước Câu 2. Đ/c hãy làm rõ các Quan điểm có tính nguyên tắc của đảng và nhà nước ta về đổi mới Hệ thống chính trị và CC tổ chức, hoạt động của bộ máy NN ta trong giai đoạn hiện nay. Câu 3. Điều 2 Hiến pháp VN năm 2002 sửa đổi có ghi –“ Nhà nược CHXHCNVN là NN pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì dân - Đ/c hãy phân tích làm rõ nội dung XD NN pháp quyền XHCN và bản chất Nhân dân của của Nhà Nước ta . Câu 4. Đ/c hãy trình bày yếu tố Cấu thành của nền hành chính và phân tích đặc điểm cơ bản nền HCNN ta hiện nay? NỀN HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ NỀN HÀNH CHÍNH 1. Các yếu tố cấu thành nền hành chính Có nhiều cách tiếp cận về nền hành chính nhà nước, nhưng phổ biến hiện nay cho rằng nền hành chính nhà nước là hệ thống các yếu tố hợp thành về tổ chức (Bộ máy, con người, nguồn lực công) và cơ chế hoạt động để thực thi quyền hành pháp. Theo cách tiếp cận này, về cấu trúc của nền hành chính nhà nước bao gồm các yếu tố: - Thứ nhất, hệ thống thể chế hành chính bao gồm Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản qui phạm về tổ chức, hoạt động của hành chính nhà nước và tài phán hành chính ; - Thứ hai, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà nước các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu thực thi quyền hành pháp; - Thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính được đảm bảo về số lượng và chất lượng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của hành chính nhà nước; Thứ tư, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm yêu cầu thực thi công vụ của các cơ quan và công chức hành chính. Giữa các yếu tố của nền hành chính có mối quan hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau trong một khuôn khổ thể chế. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính nhà nước cần phải cải cách đồng bộ cả bốn yếu tố trên. Cấu trúc của nền hành chính nhà nước có thể mô tả bằng sơ đồ: Hoạt động của nền hành chính nhà nước được thực hiện dưới sự điều hành thống nhất của Chính phủ nhằm phát triển hệ thống và đảm bảo sự ổn định, phát triển kinh tế - Thể chế của nền hành chính nhà nước Đội ngũ công chức và hoạt động của họ Hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Nguồn lực công bảo đảm cho nền hành chính hoạt động
  • 3. 3 xã hội theo định hướng. Trong quá trình đó, các chủ thể hành chính cần thực hiện sự phân công, phân cấp cho các cơ quan trong hệ thống nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và thế mạnh riêng có của từng ngành, từng địa phương vào việc thực hiện mục tiêu chung của cả nền hành chính. 2. Những đặc tính chủ yếu của nền hành chính Nhà nước Việt Nam Để xây dựng một nền hành chính hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cần phải hiểu rõ những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước. Những đặc tính này vừa thể hiện đầy đủ bản chất của Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, vừa kết hợp được những đặc điểm chung của một nền hành chính phát triển theo hướng hiện đại. Như vậy nền hành chính Nhà nước Việt Nam có những đặc tính chủ yếu sau: a) Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị Nguồn gốc và bản chất của một nhà nước bắt nguồn từ bản chất chính trị của chế độ xã hội dưới sự lãnh đạo của một chính đảng. Dưới chế độ tư bản, nhà nước sẽ mang bản chất tư sản, còn dưới chế xã hội do Đảng cộng sản lãnh đạo thì nhà nước mang bản chất của giai cấp vô sản. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, Đảng nào cầm quyền sẽ đứng ra lập Chính phủ và đưa người của đảng mình vào các vị trí trong Chính phủ. Các thành viên của Chính phủ là các nhà chính trị (chính khách). Nền hành chính lại được tổ chức và vận hành dưới sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, vì vậy dù muốn hay không, nền hành chính phải lệ thuộc vào hệ thống chính trị, phải phục tùng sự lãnh đạo của đảng cầm quyền. Mặc dù lệ thuộc vào chính trị, song nền hành chính cũng có tính độc lập tương đối về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính. Ở nước ta, nền hành chính nhà nước mang đầy đủ bản chất của một Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" dựa trên nền tảng của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nằm trong hệ thống chính trị, có hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò tham gia và giám sát hoạt động của Nhà nước, mà trọng tâm là nền hành chính. b) Tính pháp quyền Với tư cách là công cụ thực hiện quyền lực nhà nước, nền hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động tuân theo những quy định pháp luật, đồng thời yêu cầu mọi công dân và tổ chức trong xã hội phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Đảm bảo tính pháp quyền của nền hành chính là một trong những điều kiện để xây dựng Nhà nước chính quy, hiện đại, trong đó bộ máy hành pháp hoạt động có kỷ luật, kỷ cương. Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, công chức phải nắm vững qui định pháp luật, sử dụng đúng quyền lực, thực hiện đúng chức năng và thẩm quyền trong thực thi công vụ. Mỗi cán bộ, công chức cần chú trọng vào việc nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực thực thi để phục vụ nhân dân. Tính pháp quyền của nền hành chính được thể hiện trên cả hai phương diện là quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật. Điều đó có nghĩa là, một mặt các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng luật pháp là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính bắt buộc đối với các đối tượng quản lý; mặt khác các cơ quan hành chính nhà nước cũng như công chức
  • 4. 4 phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật chứ không được tự do, tuỳ tiện vượt lên trên hay đứng ngoài pháp luật. c) Tính phục vụ nhân dân Hành chính nhà nước có bổn phận phục vụ sự nghiệp phát triển cộng đồng và nhu cầu thiết yếu của công dân. Muốn vậy, phải xây dựng một nền hành chính công tâm, trong sạch, không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao. Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản giữa mục tiêu hoạt động của hành chính nhà nước với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bản chất của nhà nước ta là nhà nước dân chủ XHCN. Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân là tư tưởng chủ đạo trong xây dựng, thực hiện hệ thống thể chế hành chính ở nước ta. Cơ quan hành chính và đội ngũ công chức không được quan liêu, hách dịch, không được gây phiền hà cho người dân khi thi hành công vụ. d) Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ Nền hành chính nhà nước được cấu tạo gồm một hệ thống định chế tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương tới các địa phương, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp trên. Mỗi cấp hành chính, mỗi cơ quan, công chức hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được trao để cùng thực hiện tốt chức năng hành chính. Tuy nhiên, để hạn chế việc biến nền hành chính thành hệ thống quan liêu, thì xác lập thứ bậc hành chính cũng tạo ra sự chủ động sáng tạo, linh hoạt của mỗi cấp, mỗi cơ quan, công chức hành chính để đưa pháp luật vào đời sống xã hội một cách hiệu quả. e) Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao Hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền hành pháp là một hoạt động đặc biệt và cũng tạo ra những sản phẩm đặc biệt. Điều đó được thể hiện trên cả phương diện nghệ thuật và khoa học trong quản lý nhà nước. Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước, yêu cầu những người làm việc trong các cơ quan hành chính cần phải có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao trên các lĩnh vực được phân công quản lý. Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao là đòi hỏi bắt buộc đối với hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước và là yêu cầu cơ bản đối với nền hành chính phát triển theo hướng hiện đại. Đối tượng tác động của nền hành chính có nội dung hoạt động phức tạp và quan hệ đa dạng, phong phú đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước là những người trực tiếp thi hành công vụ, nên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc thực hiện. Vì lẽ đó trong hoạt động hành chính Nhà nước, năng lực chuyên môn và trình độ quản lý của những người làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước phải được coi là tiêu chuẩn hàng đầu. Xây dựng và tuyển chọn những người vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước đảm bảo yêu cầu “vừa hồng, vừa chuyên” là mục tiêu của công tác cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. f) Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng Trên thực tế, các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân cần được pháp luật điều chỉnh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục theo các quá trình kinh tế - xã hội. Chính
  • 5. 5 vì vậy nền hành chính Nhà nước phải hoạt động liên tục, ổn định để đảm bảo hoạt động sản xuất, lưu thông không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào. Tính liên tục và ổn định của nền hành chính xuất phát từ hai lý do cơ bản: Thứ nhất, do xuất phát từ quan điểm phát triển. Muốn phát triển phải ổn định, ổn định làm nền tảng cho phát triển, vì vậy chủ thể hành chính phải biết kế thừa giữ cho các đối tượng vận động liên tục, không được ngăn cản hay tuỳ tiện thay đổi trạng thái tác động. Thứ hai, do xuất phát từ nhu cầu của đời sống nhân dân. Người dân luôn luôn mong muốn được sống trong một xã hội ổn định, được đảm bảo những giá trị văn hóa trong phát triển. Điều đó tạo nên niềm tin của họ vào nhà nước. Tính liên tục và ổn định không loại trừ tính thích ứng, bởi vậy ổn định ở đây chỉ mang tính tương đối, không phải là cố định, bất biến. Nhà nước là một sản phẩm của xã hội, trong khi đời sống kinh tế - xã hội luôn vận động biến đổi, nên hành chính nhà nước cũng phải thích nghi với hoàn cảnh thực tế để đáp ứng yêu cầu phát triển. II. NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CỦA NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Quan niệm về năng lực, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nước Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: Cải cách nền hành chính nhà nước là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Như vậy, năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính vừa là mục tiêu của cải cách hành chính, vừa là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách hành chính, trước tiên cần làm rõ và nhận thức đầy đủ các khái niệm về năng lực, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nước. 1.1. Năng lực của nền hành chính nhà nước là khả năng thực hiện chức năng quản lý xã hội và phục vụ nhân dân của bộ máy hành chính. Nói một cách khác, đây là khả năng huy động tổng hợp các yếu tố tạo thành sức mạnh thực thi quyền hành pháp của các chủ thể hành chính. Các yếu tố hợp thành năng lực của nền hành chính nhà nước gồm: - Hệ thống tổ chức hành chính được thiết lập trên cơ sở phân định rành mạch chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức, các cấp trong hệ thống hành chính; - Hệ thống thể chế, thủ tục hành chính được ban hành có căn cứ khoa học, hợp lý, tạo nên khuôn khổ pháp lý và cơ chế vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, nhanh nhạy, thông suốt của bộ máy hành chính nhà nước; - Đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ;
  • 6. 6 - Tổng thể các điều kiện vật chất, kỹ thuật, tài chính cần và đủ để đảm bảo cho hoạt động công vụ có hiệu quả. Năng lực của nền hành chính nhà nước phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố trên. Năng lực của nền hành chính nhà nước quyết định hiệu lực và hiệu quả quản lý của một nhà nước. Hiệu lực, hiệu quả vừa thể hiện vừa là thước đo, tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của nền hành chính nhà nước. 1.2. Hiệu lực của nền hành chính nhà nước là sự thực hiện đúng, kịp thời, có kết quả chức năng, nhiệm vụ được giao và tuân thủ pháp luật của bộ máy hành chính nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Ở khía cạnh thực tiễn, hiệu lực của nền hành chính còn biểu hiện ở sự nghiêm túc, khẩn trương, triệt để của tổ chức và công dân trong việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội. Hiệu lực của nền hành chính nhà nước phụ thuộc vào các yếu tố sau: Thứ nhất, năng lực, chất lượng của nền hành chính (tổng hợp các yếu tố thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức). Thứ hai, sự ủng hộ của nhân dân, sự tin tưởng của dân càng lớn thì kết quả hoạt động quản lý của bộ máy hành chính càng cao. Thứ ba, đặc điểm tổ chức, vận hành của hệ thống chính trị. Hiệu lực quản lý của bộ máy hành chính phụ thuộc vào nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, sự phân công rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. 1.3. Hiệu quả của nền hành chính nhà nước là kết quả quản lý đạt được của bộ máy hành chính trong sự tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Hiệu quả của nền hành chính được thể hiện trên các phương diện sau: - Đạt mục tiêu quản lý hành chính tối đa với mức độ chi phí các nguồn lực nhất định. - Đạt mục tiêu nhất định với mức độ chi phí các nguồn lực tối thiểu. - Đạt được mục tiêu không chỉ trong quan hệ với chi phí nguồn lực (tài chính, nhân lực...) mà còn trong quan hệ với hiệu quả xã hội. 1.4. Quan hệ giữa năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính Giữa năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính có mối quan hệ biện chứng. Hoạt động quản lý hành chính trước hết phải đề cao hiệu lực, phải đảm bảo được hiệu lực thực hiện. Mặt khác, một nền hành chính tốt hoạt động phải có hiệu quả. Như vậy cả hiệu lực, hiệu quả quản lý đều được quyết định bởi năng lực, chất lượng của nền hành chính. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính phải tập trung xây dựng và hoàn thiện các yếu tố cấu thành năng lực của nền hành chính. Ngược lại, để đánh giá tiến bộ về năng lực của nền hành chính phải dựa trên những tiêu chí, thước đo cụ thể phản ánh hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính. Lâu nay trong nhận thức của nhiều người chưa có sự phân định về năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, dẫn đến sự lẫn lộn, thiếu cụ thế trong việc xác định nội dung, giải pháp cũng như trong đánh giá kết quả và mức độ đạt được của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước. Muốn có một nền hành chính tiến bộ cần thường xuyên cải cách các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước và hoàn thiện các điều kiện về
  • 7. 7 môi trường để nền hành chính có năng lực thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước thực sự có hiệu lực, hiệu quả. 2. Tính tất yếu và yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước 2.1. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nướclà tất yếu khách quan. Việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước là một yêu cầu tất yếu và cấp bách trong điều kiện nước ta hiện nay. Sự cần thiết này xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn sau: - Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước nhằm hiện thực hóa đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước chính là nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội, là hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là nhiệm vụ vừa mới mẻ, vừa khó khăn, nặng nề. Bản thân bộ máy nhà nước (mà trong đó trực tiếp là bộ máy hành chính nhà nước) không đổi mới tổ chức hoạt động theo hướng nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thì không thể hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. - Thực tiễn tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước ta cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc vẫn còn những yếu kém cần phải khắc phục kịp thời như bệnh quan liêu, mệnh lện, vi phạm dân chủ, quản lý thiếu tập trung thống nhất, thiếu trật tự kỷ cương, bộ máy cồng kềnh, làm việc kém năng suất... Những yếu kém khuyết điểm đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước. - Tình hình chính trị, kinh tế và tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ trên thế giới thay đổi về cơ bản, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới về tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước để có thể đáp ứng kịp với diễn biến của tình hình và tốc độ phát triển của thời đại. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước là những tác động có chủ định nhằm làm cho hoạt động hành chính nhà nước đạt được những mục tiêu định hướng. - Nền hành chính nước ta tuy có nhiều đổi mới nhưng về cơ bản vẫn là một nền hành chính thực hiện theo cơ chế mệnh lệnh và xin - cho. Nền hành chính như vậy chưa thể đảm nhiệm vai trò khai thông các nguồn lực trong mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội để phát triển đất nước. Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, cần thiết phải chuyển từ nền hành chính truyền thống sang nền hành chính phát triển. Chuyển sang nền hành chính phát triển là sự nỗ lực từng bước tách dần các chức năng hành chính khỏi các chức năng kinh doanh, xác định cụ thể các chức năng hành chính với chức năng dịch vụ công, phân định rành mạch cơ quan hành chính với tổ chức sự nghiệp. Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề để bộ máy hành chính hoàn thành sứ mệnh của cơ quan thực thi quyền hành pháp. Còn các chức năng sản xuất và lưu thông
  • 8. 8 hàng hóa, chức năng dịch vụ công sẽ chuyển giao cho các cá nhân và tổ chức được nhà nước ủy quyền theo hướng xã hội hóa. Trong nền hành chính phát triển, quan hệ giữa nhà nước với công dân thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng. Các quyền và nghĩa vụ mỗi bên được xác định rõ ràng, không tuyệt đối hoá, không quá đề cao vai trò của Nhà nước trước công dân, không xem cơ quan nhà nước như một chủ thể ra lệnh, ban phát quyền lợi cho công dân; công chức nhà nước không được quyền sách nhiễu, gây phiền hà cho dân, mà phải coi công dân là khách hàng, cơ quan hành chính là người phục vụ và phải thực hiện cam kết phục vụ một cách công khai. 2.2. Yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước Để xây dựng một nền hành chính phát triển, cần quán triệt và thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Xây dựng nền hành chính phục vụ hướng tới công dân và xã hội, bởi vậy nền hành chính phải coi người dân là khách hàng để mỗi cơ quan, cán bộ, công chức có trách nhiệm cung ứng những dịch vụ công tốt nhất, có chất lượng và hiệu quả nhất; - Đảm bảo dân chủ hoá và phân cấp trong hoạt động hành chính nhà nước yêu cầu các chủ thể phân giao quyền hạn cho các cơ quan trong hệ thống theo hướng: việc nào cấp dưới làm tốt, làm hiệu quả thì giao cho họ. Nhà nước quản lý nhằm hướng dẫn, giúp đỡ, tạo môi trường và động lực cho các tổ chức công thực hiện các dịch vụ. Nhà nước không độc quyền, cản trở, ôm đồm hay làm thay các tổ chức kinh tế, xã hội khác; - Xác định rõ quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư. Thực hiện xã hội hoá hoặc sắp xếp lại khu vực công, nhưng không làm giảm vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước; - Hành chính công thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, kết hợp với đề cao đạo đức, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại...; - Nền hành chính công gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn; - Vận dụng sáng tạo, linh hoạt cơ chế thị trường vào hoạt động hành chính để xây dựng một nền hành chính năng động, thích ứng và có hiệu quả nhằm phục vụ tốt các nhu cầu xã hội; - Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nền hành chính công trong sự vận động chung của hệ thống chính trị và xã hội; - Áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào tổ chức và vận hành nền hành chính. Theo tinh thần đó, để đánh giá trình độ phát triển của một nền hành chính cần dựa vào các tiêu chí như: Sự năng động và phù hợp của tổ chức bộ máy hành chính trong hoạt động quản lý xã hội; sự ổn định trật tự xã hội; sự công bằng trong xã hội; sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tóm lại, trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, vai trò của hành chính công ngày càng có ý nghĩa to lớn. Thời gian qua, Nhà nước ta đã áp dụng cơ chế quản lý mới vào việc chuyển dịch cơ cấu
  • 9. 9 kinh tế, bằng việc tác động đến các thành phần kinh tế, qui hoạch các vùng kinh tế và các ngành, lĩnh vực kinh tế … nhằm định hướng cho nền kinh tế vận động đạt được những mục tiêu phát triển. III. CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Sự cần thiết phải cải cách nền hành chính Cải cách nền hành chính nhà nước là một quá trình liên tục mang tính định nhằm làm cho hoạt động thực thi quyền hành pháp ngày càng thích ứng hơn với yêu cầu của sự vận động và phát triển nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Cải cách hành chính nhà nước là một bộ phận của cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống bộ máy nhà nước nói chung. Các quốc gia phải thường xuyên cải cách nền hành chính bởi: 1.1. Về khách quan Có nhiều lý do khách quan đòi hỏi nền hành chính nhà nước phải được cải cách: - Xu hướng phát triển chung của các nhà nước là phải thu hẹp phạm vi hoạt động của bộ máy hành chính. - Trình độ dân trí và tinh thần dân chủ ngày càng cao đã đặt ra những yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính và người dân càng tham gia trực tiếp vào công việc của cơ quan hành chính; - Xu thế toàn cầu hóa hoá và hội nhập kinh tế đã đòi hỏi hoạt động hành chính nhà nước phải thay đổi cả về hình thức, nội dung; phải tuân theo nhiều thông lệ quốc tế trong hoạt động hành chính nhà nước. - Khu vực phi chính phủ và kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, tạo cơ hội để họ tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực hoạt động vốn do nhà nước độc quyền. 1.2. Về chủ quan Đó chính là những yếu kém, hạn chế, không phù hợp từ bên trong bộ máy hành chính nhà nước. Kết quả phân tích cho thấy những hạn chế bên trong nển hành chính như sau: Một là, nền hành chính công truyền thống vốn có sức ì và trì trệ, nhất là tồn tại trong cơ chế tập trung, quan liêu. Nay chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng cơ chế xin- cho vẫn tồn tại trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Hai là, hệ thống thể chế hành chính nhà nước, nhất là thể chế về kinh tế rất chậm được đổi mới. Ba là, tổ chức bộ máy quản chính nhà nước cồng kềnh, kém hiệu lực cần phải được tổ chức lại cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Bốn là, phương thức tác động của chủ thể hành chính đến các đối tượng quản lý cần được thay đổi theo yêu cầu quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội; Năm là, hành chính nhà nước có nhiều cơ hội lựa chọn phương thức quản lý của mình do có sự trợ giúp của công nghệ mới. 2. Quan điểm, mục tiêu và yêu cầu cải cách hành chính
  • 10. 10 Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về cải cách hành chính và luôn xác định cải cách hành chính là một khâu quan trọng để phát triển đất nước. Các cơ quan nhà nước đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch về cải cách hành chính theo các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhất là chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước gia đoạn 2011-2020, cần quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu và yêu cầu cơ bản sau: 2.1. Quan điểm cải cách nền hành chính - Cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cải cách bộ máy nhà nước nói chung. - Cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tạo thuận lợi nhất cho cá nhân, tổ chức và góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng. - Thông qua cải cách, tiếp tục làm rõ và phù hợp chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan hành chính, thực hiện phân công, phân cấp rõ và phù hợp, phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính. - Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. - Cải cách phải hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. 2.2. Mục tiêu cải cách hành chính 2.2.1. Mục tiêu chung Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội. 2.2.2. Mục tiêu cụ thể - Chức năng của các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định phù hợp, không còn sự chồng chéo, trùng lắp, chuyển những việc không nhất thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận; - Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý, theo nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; - Chính quyền địa phương các cấp được tổ chức hợp lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn; - Thủ tục hành chính liên quan tới cá nhân, tổ chức được cải cách cơ bản theo hướng đơn giản; - Phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước được tiếp tục đổi mới theo hướng hiệu quả; - Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công được triển khai trên diện rộng, chất lượng dịch vụ công được nâng cao;
  • 11. 11 - Thực hiện cơ cấu công chức theo vị trí việc làm, khắc phục xong về cơ bản tình trạng công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn theo chức danh; - Đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức được cải cách cơ bản, bảo đảm cuộc sống của cán bộ, công chức và gia đình; - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. 2.3. Yêu cầu cải cách hành chính Một là, cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy dân chủ trong đời sống xã hội; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và sự tham gia của mọi người dân vào tiến trình phát triển của đất nước. Hai là, cải cách hành chính nói chung, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, phải bảo đảm tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp và góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí. Ba là, xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rạch ròi trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính; hoạt động có kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Bốn là, cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tuỵ phục vụ nhân dân. Năm là, cải cách hành chính phải hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. 3. Nhiệm vụ cải cách nền hành chính nhà nước đến năm 2020 3.1. Cải cách thể chế, bao gồm xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế - xã hội; Hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại khách quan, lâu dài của các hình thức sở hữu, trước hết là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu khác nhau trong nền kinh tế; Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước và tổ chức và kinh doanh vốn nhà nước; Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, 3.2. Cải cách thủ tục hành chính bao gồm cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên
  • 12. 12 quan tới người dân, doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững; cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế, mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. 3.3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước bao gồm tiến hành tổng rà soát và điều chỉnh phù hợp về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước); chuyển giao những công việc mà cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận; tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp; hoàn thiện cơ chế phân cấp để đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của từng cấp, từng ngành; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra; tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020; cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, nâng cao chất lượng dịch vụ công trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức hài lòng của người dân trên 80% vào năm 2020. 3.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bao gồm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực và phhaamr chất thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý; xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị; hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ công chức, viên chức; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống; Xây dựng và thực hiện quy định pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức
  • 13. 13 công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm; tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội; sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm, độc hại; đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc công vụ; nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. 3.5. Cải cách tài chính công bao gồm huy động và phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách về thuế, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tích cực; tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước; đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước; phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ, các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm; xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ; đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao; đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chuẩn hóa chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế; đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. 3.6. Hiện đại hóa hành chính bao gồm hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của cơ quan hành chính nhà nước; công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet; thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước; đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã, phường bảo đảm yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước và xây dựng hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện. 4. Giải pháp thực hiện cải cách nền hành chính 4.1. Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
  • 14. 14 Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Chương trình trong phạm vi quản lý của mình; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công tác; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình. 4.2. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức danh, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan, tổ chức, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, làm cơ sở cho tinh giản tổ chức và tinh giản biên chế. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp. Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; có chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác cải cách hành chính các cấp 4.3. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính. Xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Quy định kết quả thực hiện cải cách hành chính là tiêu chí để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. 4.4. Phát triển đồng bộ và thúc đẩy sự tác động tương hỗ trong ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông với cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, của tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác cải cách hành chính và giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. 4.5. Cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; Đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhằm đạt mục tiêu đề ra. Câu 5. Hãy trình bày nguyên tắc, yêu cầu đổi mới hoạt động công sở NN và đánh giá hiệuquả hoạt động công sở hiện nay theo nguyên tắc yêucầu đó.
  • 15. 15 Câu 6. Hãy trình bày những yêu cầu T hợp lý – hợp pháp của QĐ hành chính NN ta – phân tích mqh giửa hai nhóm yêu cầu đó. Cho Ví dụ minh họa? Câu 7. Luật CBCC 2008 Câu 8. Điều 2 hiến pháp VN năm 1992 có ghi Quyền lực NN là thống nhất có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hãy trình bày nội dung các quyền LP,HP,TP và sự phân công các quyền đó cho các cơ quan NN ta hiện nay. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền lập pháp do Quốc hội tiến hành. Cơ quan lập pháp là kiểu hội đồng thảo luận đại diện có quyền thông qua các luật. Đây là một trong ba cơ quan chính gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp của thể chế chính trị tam quyền phân lập. Lập pháp có nhiều tên gọi khác nhau, phổ biến nhất là nghị viện và quốc hội (lưỡng viện), mặc dù những tên này có nhiều nghĩa đặc trưng khác nữa. Trong hệ thống nghị viện của chính phủ, cơ quan lập pháp là cơ quan tối cao chính thức và chỉ định cơ quan hành pháp. Ở hệ thống tổng thống, cơ quan lập pháp được xem là phân nhánh quyền lực tương đương và độc lập với cơ quan hành pháp. Ngoài việc ban hành luật ra, cơ quan lập pháp còn có quyền tăng thuế, thông qua ngân sách và các khoản chi tiêu khác. Quyền hành pháp là một trong ba quyền trong cơ cấu quyền lực Nhà nước, bên cạnh quyền lập pháp và quyền tư pháp. Quyền hành pháp do các cơ quan hành chính Nhà nước thực thi để đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình. Quyền hành pháp bao gồm hai quyền: quyền lập qui và quyền hành chính. Quyền lập qui là quyền ban hành những văn bản pháp qui dưới luật, để cụ thể hoá luật pháp do các cơ quan lập pháp ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền hành chính là quyền tổ chức quản lý tất cả các mặt, các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước. Quyền hành chính bao gồm các quyền về tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổ chức thực thi và áp dụng pháp luật trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức và giữa các cá nhân với nhau trong đời sống xã hội. Quyền tư pháp là quyền bảo vệ luật pháp, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật. Quyền tư pháp do Tòa án và Viện Kiểm sát tiến hành. Theo luật học, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp. Thuật ngữ này cũng được dùng để đề cập đến cả quan tòa ở các cấp, những người thiết lập nền móng cho một bộ máy tư pháp và cả những người trợ giúp cho hệ thống này hoạt động tốt. Tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và vấn đề kiểm soát ngăn ngừa lạm quyền luôn là một nội dung quan trọng của Hiến pháp, được các cấp lãnh đạo và người dân quan tâm. Bài viết này bàn đến một số khía cạnh của cơ chế ngăn ngừa
  • 16. 16 lạm quyền trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, lấy ý kiến nhân dân. ÐIỀU 2, Dự thảo Hiến pháp xác định "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân". Ðặt vấn đề kiểm soát quyền lập pháp do Quốc hội (QH) thực hiện, thực chất là tôn trọng quyền lực thuộc về nhân dân. Quy định mới của Dự thảo về Hội đồng Hiến pháp (HÐHP) là một giải pháp tốt cho nhân dân thực hiện quyền kiểm soát đối với việc thực thi quyền lực của mình. Ðể tránh tình trạng sự tồn tại của HÐHP chỉ là hình thức, thì không nên coi HÐHP là một cơ quan của QH. Sau khi được thành lập, HÐHP cần có vị trí tương đối độc lập với QH, có quyền kiểm tra tính hợp hiến đối với các văn bản pháp luật do QH ban hành và không dừng ở việc "kiến nghị" QH xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp như Ðiều 120 của Dự thảo. Vì vậy, Ðiều 120 của Dự thảo Hiến pháp cần sửa đổi theo hướng thay từ "kiến nghị" bằng từ "yêu cầu". Cụ thể, khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của QH có vi phạm Hiến pháp, HÐHP yêu cầu QH phải thực hiện lại thủ tục xem xét, biểu quyết thông qua văn bản quy phạm pháp luật của mình. Ðể có thể thực hiện được quyền này, Hiến pháp cần quy định, các thành viên của HÐHP đều phải được QH bầu theo một quy trình chặt chẽ, bảo đảm đúng tính chất là cơ quan thực hiện quyền giám sát của dân. Ngoài ra, Hiến pháp có thể dự liệu biện pháp xử lý mang tính kỹ thuật pháp lý trong trường hợp HÐHP phát hiện có nhiều văn bản quy phạm pháp luật vi hiến, nhằm tăng cường sự cẩn trọng đối với hoạt động lập pháp. Ðó là vấn đề thứ nhất. Thứ hai, về sự phối hợp thực hiện quyền lực nhà nước giữa QH và Chính phủ cần phải phân biệt đặc tính của quyền lập pháp và quyền hành pháp. Ðiều 75 của Dự thảo Hiến pháp quy định QH có nhiệm vụ "Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia;...". Tuy nhiên, việc đưa ra các chính sách phát triển mọi mặt của đời sống xã hội thiên về quyền hành pháp thuộc trách nhiệm của Chính phủ. Vai trò của QH đối với vấn đề này là xem xét thông qua hoặc không, bảo đảm quyền giám sát của cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân đối với hoạt động hành pháp của Chính phủ đồng thời xác định được vị trí của Chính phủ đó là cơ quan chấp hành của QH. Việc hoạch định và đưa ra được các chính sách phát triển của đất nước là trách nhiệm của Chính phủ. Như vậy, với Ðiều 75 của Dự thảo Hiến pháp, chúng tối kiến nghị nên thay các từ "quyết định" trong các khoản 3; 4; 5 thành cụm từ "phê chuẩn". Thứ ba, tăng cường kiểm soát của cơ quan tư pháp đối với cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Hiện nay, Dự thảo Hiến pháp đã có rất nhiều quy định về sự kiểm soát của QH đối với Chính phủ. Tuy nhiên, về thực chất, tất cả những quy định về vấn đề này, cũng như việc Chính phủ phải báo cáo công tác trước QH lại không thật sự có ý nghĩa nhiều cho việc kiểm soát, ngăn ngừa sự lạm quyền của hành pháp. Ngược lại, ở góc độ nhất định, các quy định lại có tính hợp pháp hóa các hoạt động của hành pháp để quyền hành pháp trở nên mạnh mẽ hơn và dễ thoái bỏ trách nhiệm hơn. Cho nên, việc ngăn ngừa lạm quyền của hành pháp rất cần có sự tham gia của cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Khẳng định vị trí, chức năng của Tòa án tại Ðiều 107 của Dự thảo Hiến pháp, Tòa án Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ngăn ngừa lạm quyền của hành pháp. Ở mức độ nhất định, theo chúng tôi, Ðiều 107 vẫn cần bổ sung thêm khoản quy định về quyền xét xử đặc biệt của Tòa án đối với hành vi vi hiến của bất kỳ quan chức nào của hệ thống hành pháp, có quyền phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định áp dụng pháp luật do chủ thể thực hiện quyền hành pháp ban hành. Song,
  • 17. 17 để có thể hoàn thành tốt vai trò này, Tòa án cần phải có sự hỗ trợ của các quy định khác của Hiến pháp nhằm bảo đảm tính độc lập của Tòa án, tránh sự lệ thuộc vào cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Thứ tư, việc kiểm soát quyền tư pháp hữu hiệu nhất có lẽ nằm trong vấn đề hoàn thiện quy trình tố tụng. Ở góc độ này, xin được góp ý trực tiếp với quy định tại khoản 5 Ðiều 108 của Dự thảo. Ðiều 108 của Dự thảo quy định "Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm". Quy định này cần được sửa lại là "Nguyên tắc tranh tụng cần được bảo đảm trong quá trình xét xử các vụ án". Quy định như vậy mới thật sự bảo đảm mục đích của nguyên tắc tranh tụng, là cơ sở cho đương sự và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia tranh tụng ngay từ khi Tòa án thụ lý vụ án, bảo đảm tính khách quan của hoạt động xét xử, mục đích kiểm soát quyền tư pháp được thực hiện. Câu 9. Hãy trinh bày K niệm.Đ điểm, hoạt động áp dụng pháp luật của cquan HCNN. Neu rõ các cquan HCNN được áp dụng PL trong những trường hợp nào, ví dụ trong những trường hợp áp dụng PL của cơ quan HCNN. Khái niệm áp dụng pháp luật? Các trường hợp áp dụng pháp luật? *Định nghĩa áp dụng pháp luật: Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định pháp luật hoặc chính hành vi của mình căn cứ vào những qui định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hay chấm dứt một quan hệ pháp luật. *Đặc điểm áp dụng pháp luật: + Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt đối với một chủ thể và trong một quan hệ nhất định. + Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính quyền lực nhà nước. Mỗi một cơ quan, loại cơ quan, mỗi cán bộ chỉ được áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định mà nhà nước đã qui định. VD: Cảnh sát giao thông được xử phạt vi phạm hành chính nhưng chỉ trong giao thông. + Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo của người áp dụng pháp luật. + Áp dụng pháp luật là hoạt động tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ mà trình tự thủ tục này đã được pháp luật qui định. *Các trường hợp áp dụng pháp luật: + Khi có vi phạm pháp luật xảy ra. cảnh VD: 1 người vượt đènsát giao thông áp dụng pháp luật để xử phạt. đỏ +Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể không tự giải quyết được. VD: 2 công ty ký hợp đồng, có xảy ra tranh chấp không tự giải quyết được. Khi đó nhà nước căn cứ vào qui định pháp luật để đứng ra giải quyết.
  • 18. 18 +Khi các qui định của pháp luật không thể mặc nhiên được thực hiện bởi các chủ thể khác nếu không có sự can thiệp mang tính tổ chức của nhà nước. VD: 1 công dân với những điều kiện nhất định thỉ theo qui định của pháp luật có thể thành lập công ty tư nhân, nhưng nhất thiết phải có quyết định cho phép mở công ty của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Trong trường hợp nhà nước thấy cần thiết phải tham gia vào một số quan hệ pháp luật cụ thể với mục đích kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tính đúng đắn của hành vi các chủ thể hay xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện. VD: xác nhận di chúc, đăng ký kết hôn… Áp dụng pháp luật: Họat động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền vận dụng những qui phạm pháp luật thích hợp nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân hay tổ chức trong trường hợp cụ thể đưa ra áp dụng. Ví dụ: Cơ quan Tòa án trong quá trình xét xử, đối chiếu với những qui định pháp luật thích hợp ra bản án trong đó ấn định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Họat động áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc thi hành đối với các bên tham gia, không phụ thuộc vào ý chí của bên bị áp dụng và được tiến hành theo thủ tục, hình thức chặt chẽ do pháp luật qui định. Ví dụ: việc xử phạt vi phạm hành chính phải tiến hành theo những qui định cụ thể của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính như lập biên bản, ra quyết định xử phạt. Hoạt động áp dụng pháp luật thường được thể hiện bằng việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản này có tính cá biệt, nghĩa là chỉ sử dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong từng trường hợp xác định. Ví dụ: bản án đối với người phạm tội, quyết định cho ly hôn, quyết định điều động cán bộ. Câu 10. Trình bày nội dung cơ bản về kỹ thuật điều hành công sở. Liên hệ thực tế, chỉ ra những tồn tại hiện nay và nêu lên những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều hành công sở? Câu 11. Đ/c hãy biên soạn biên bản tổng hợp nội dung phiên họp của UBND về phê duyết đề án xây dựng đường giao thông nông thôn trong tỉnh năm? Quy trình tổ chức các cuộc họp và ra thông báo kết luận của UBND tỉnh (QT 751-02/TH) (Ban hành kèm theo Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 13/10 /2012 của Chủ tịch UBND tỉnh) I. MỤC ĐÍCH Quy định chi tiết trình tự thủ tục việc tổ chức các cuộc họp của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nhằm: - Thực hiện sự chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và giải quyết các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;
  • 19. 19 - Nâng cao chất lượng, giảm bớt số lượng các cuộc họp; góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. II. PHẠM VI ÁP DỤNG 1. Áp dụng tại các cuộc họp của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh do Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên UBND tỉnh chủ trì. 2. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND tỉnh; Giám đốc các sở - ban - ngành, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh (gọi tắt là Thủ trưởng các sở - ngành); Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế. 3. Toàn thể cán bộ, chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh. III. CƠ SỞ PHÁP LÝ - TÀI LIỆU VIỆN DẪN - Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; - Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước; - Quyết định số 1858/2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế làm việc của UBND tỉnh; - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008. IV. ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT 1. Họp là một hình thức của hoạt động quản lý nhà nước, một cách thức giải quyết công việc, thông qua đó thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động trong việc giải quyết các công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của cơ quan mình theo quy định của pháp luật. 2. Họp tham mưu, tư vấn là cuộc họp để thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước nghe các ý kiến đề xuất và kiến nghị của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp dưới, của các chuyên gia, nhà khoa học nhằm có đủ thông tin, có thêm các cơ sở, căn cứ trước khi ra quyết định theo chức năng, thẩm quyền. 3. Họp làm việc là cuộc họp của cấp trên với thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp dưới để giải quyết những công việc có tính chất quan trọng vượt quá thẩm quyền của cấp dưới hoặc để kiểm tra trực tiếp, tại chỗ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ công tác của cấp dưới. 4. Họp chuyên môn là cuộc họp để trao đổi, thảo luận những vấn đề thuộc về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm xây dựng và hoàn thiện các dự án, đề án. 5. Họp giao ban là cuộc họp của lãnh đạo cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước để nắm tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác; trao đổi ý kiến và thực hiện chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên. 6. Họp tập huấn, triển khai (Hội nghị tập huấn, triển khai) là cuộc họp để quán triệt, thống nhất nhận thức và hành động về nội dung và tinh thần các chủ trương, chính sách lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước về quản lý, điều hành hoạt động kinh tế - xã hội. 7. Họp tổng kết (Hội nghị tổng kết) hàng năm là cuộc họp để kiểm điểm, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm và bàn
  • 20. 20 phương hướng nhiệm vụ công tác cho năm tới của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. 8. Họp sơ kết hoặc tổng kết (Hội nghị sơ kết hoặc tổng kết) chuyên đề là cuộc họp để đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện một chủ trương, chính sách quan trọng. 9. Người chủ trì cuộc họp là người có thẩm quyền điều hành cuộc họp, đưa ra ý kiến kết luận cuộc họp. 10. Người tham dự cuộc họp là người được triệu tập, người được mời họp hoặc người đại diện cho cơ quan, đơn vị được mời họp hoặc người được ủy quyền đi dự cuộc họp. 11. Cuộc họp UBND là cuộc họp của các thành viên UBND tỉnh, có thể mời thêm một số cơ quan đơn vị tham gia, để giải quyết những công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của UBND theo quy định của pháp luật. 12. Cuộc họp của Chủ tịch UBND là cuộc họp do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND chủ trì để chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của Chủ tịch UBND theo quy định của pháp luật. V. NỘI DUNG QUY TRÌNH 1. Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính - Chương trình công tác và những vấn đề phát sinh trong chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh 2. Thành phần hồ sơ Bản chính Bản sao - Tờ trình của Thủ trưởng cơ quan chủ trì Đề án, Dự án; nội dung nêu đầy đủ và ngắn gọn về sự cần thiết, cơ sở pháp lý, quá trình chuẩn bị, ý kiến góp ý của các cơ quan phối hợp, những ý kiến thống nhất, những nội dung chưa thống nhất, những nội dung xin ý kiến UBND tỉnh (nếu có); x - Đề án, Dự án chi tiết phản ảnh toàn bộ nội dung xin ý kiến, kèm phụ lục số liệu thống kê, biểu bảng minh họa, các tài liệu khác có liên quan (nếu có); x - Báo cáo thẩm định của cơ quan chức năng (nếu có); x
  • 21. 21 - Dự thảo văn bản trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ký và các dự thảo hướng dẫn thi hành (nếu có); x - Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung xin ý kiến. x 3. Số lượng hồ sơ 01 bộ 4. Thời gian xử lý 07 ngày làm việc 5. Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận Văn thư 6. Lệ phí Không 7. Quy trình xử lý công việc TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả B1 Căn cứ Chương trình công tác (CTCT) của UBND tỉnh; chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, thực tiễn điều hành của UBND tỉnh và đề xuất của các sở - ngành, các huyện, thị xã, thành phố Huế, các cơ quan, doanh nghiệp; trên cơ sở đề xuất của các chuyên viên theo dõi chuyên ngành, Chánh Văn phòng UBND tỉnh ký văn bản giao nhiệm vụ của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cho các chủ Đề án, Dự án chuẩn bị nội dung, tài liệu các báo cáo trình tại phiên họp, xác định thời gian cụ thể. Chuyên viên, Thườn g xuyên Công văn của UBND tỉnh (Chánh Văn phòng ký thừa lệnh) Chánh Văn phòng(h oặc Phó Chánh Văn phòng) B2 Chuyên viên theo dõi chuyên ngành tiếp nhận hồ sơ, tài liệu của chủ Đề án, Dự án trình; kiểm tra, rà soát, thẩm định hồ sơ, nội dung tài liệu để đảm bảo trình tự pháp lý và quy trình làm việc. Chuyên viên chuyên ngành
  • 22. 22 B3 Căn cứ vào Kế hoạch tổ chức các cuộc họp hàng năm của UBND tỉnh; CTCT tháng của UBND tỉnh; chỉ đạo của Chủ tịch, PCT UBND tỉnh và Lãnh đạo Văn phòng; đăng ký của chuyên viên chuyên ngành, chuyên viên kế hoạch tổng hợp xây dựng lịch họp hàng tuần báo cáo Lãnh đạo Văn phòng thông qua và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Chuyên viên chuyên ngành Trước 16h30 Thứ Tư Hàng tuần Biểu mẫu CTCT tuần của UBND tỉnh Trước 16h30 Thứ Sáu Hàng tuần Chuyên viên Kế hoạch B4 Trên cơ sở lịch họp hàng tuần được ban hành, Chuyên viên chuyên ngành báo cáo Chánh Văn phòng hoặc các Phó Văn phòng phụ trách lĩnh vực được phân công các nội dung phiên họp. Báo cáo phải bằng phiếu trình cụ thể, bao gồm: Quy trình điều hành phiên họp theo quy chế của UBND tỉnh (đối với họp UBND tỉnh), nội dung, thành phần, thời gian tổ chức họp và các ý kiến tham mưu, đề xuất khác của chuyên viên. Sau khi có ý kiến của Lãnh đạo Văn phòng, chuyên viên báo cáo xin ý kiến của Người chủ trì cuộc họp về nội dung đã được Lãnh đạo Văn phòng phê duyệt. Chuyên viên theo dõi cuộc họp B5 Chuyên viên theo dõi cuộc họp dự thảo Giấy mời trình lãnh đạo Văn phòng ký, đính kèm tài liệu gửi các thành viên dự họp. Chuyên viên theo dõi cuộc họp Chậm nhất là 14 h30 Thứ 2 hàng tuần (trừ các cuộc họp đột Mẫu Giấy mời của UBND tỉnh
  • 23. 23 xuất) B6 Chuyên viên theo dõi tổ chức họp trên cơ sở được duyệt, dự họp và ghi lại nội dung biên bản phiên họp; dự thảo Văn bản kết luận của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trình Lãnh đạo Văn phòng thông qua, trình người Chủ trì cuộc họp phê duyệt và trình Lãnh đạo Văn phòng ký (riêng Thông báo kết luận tại phiên họp thường ký hàng tháng do Chủ tịch UBND tỉnh ký). Chuyên viên theo dõi cuộc họp (Chuyê n viên kế hoạch theo dõi cuộc họp thường kỳ của UBND tỉnh) Chậm nhất trong vòng 3 ngày kể từ ngày tổ chức phiên họp. Mẫu Thông báo kết luận của UBND tỉnh B7 Phòng Hành chính Tổ chức tổ chức phát hành văn bản ngay trong ngày. Phòng Hành chính Tổ chức thống kê văn bản phát hành quá hạn báo cáo Chánh Văn phòng (nếu có). Bộ phận văn thư Trong ngày sau khi chuyên viên chuyển văn bản đã ký duyệt B8 Chuyên viên theo dõi tổng hợp quá trình thực hiện kết luận của UBND tỉnh. Hàng tuần, Phòng Hành chính Tổ chức thống kê việc theo dõi ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh báo cáo Chánh Văn phòng để đôn đốc kiểm tra việc thực hiện; đến thời điểm kết thúc việc thực hiện nội dung theo kết luận, phải báo cáo tình hình và đề xuất biện pháp để UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện. Chuyên viên theo dõi cuộc họp Bộ phận văn thư Hàng Tuần VI. BIỂU MẪU TT Tên Biểu mẫu 1. Giấy mời
  • 24. 24 2. Thông báo Kết luận 3. CTCT tuần của UBND tỉnh Quy trình sử dụng các biểu mẫu do Văn phòng UBND tỉnh ban hành. VII. HỒ SƠ LƯU TT Hồ sơ lưu 1. Chuyên viên lưu toàn bộ hồ sơ của cơ quan các cấp gửi và lưu văn bản phát hành Các quy định khác: 1. Quy trình Xây dựng Chương trình công tác của Văn phòng UBND tỉnh (QT 751-01/HC) 2. Quy trình lập và nộp hồ sơ, tài liệu lưu trữ (QT 424-01/HC) 3. Quy trình tiếp nhận, trình xử lý văn bản đến của UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh(QT 424-02/HC) 4. Quy trình tiếp nhận và phát hành văn bản đi của UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh (QT 424-03/HC) 5. Quy trình Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng (QT 620-01/HC) 6. Quy trình Quản lý hòm thư góp ý của Văn phòng UBND tỉnh (QT 821- 01/HC) 7. Quy trình Mua sắm tài sản và văn phòng phẩm (QT 740-01/QT) 8. Quy trình Quản lý tài sản (QT 630-01/QT) 9. Quy trình Kiểm kê tài sản (QT 630-02/QT) 10. Quy trình Lễ tân – phục vụ (QT 751-01/QT) 11. Quy trình xuất bản công báo (QT 751-01/TT) 12. Quy trình Biên tập và cập nhật thông tin lên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (QT 751-02/TT) 13. Quy trình Quản lý mạng tin học nội bộ của Văn phòng UBND tỉnh (QT 751- 01/IT) 14. Quy trình Sao lưu và khôi phục dữ liệu (QT 751-02/IT)
  • 25. 25 15. Quy trình phê duyệt Phương án giá tối thiểu, phương án đấu giá và kết quả đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh (QT 751-03/TH) 16. Quy trình Phê duyệt phương án giá, trợ giá, trợ cước; quy định giá thuộc thẩm quyền UBND tỉnh (QT 751-04/TH) 17. Quy trình Phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản nhà nước của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền UBND tỉnh (QT 751- 05/TH) 18. Quy trình ban hành quyết định đi công tác nước ngoài dành cho cán bộ, công chức, viên chức (QT 751-06/TH) 19. Quy trình ban hành quyết định, chủ trương thành lập các Ban quản lý chương trình, dự án ODA (QT 751-07/TH) 20. Quy trình quyết định phê duyệt, tiếp nhận dự án NGO, ODA (QT 751- 08/TH) 21. Quy trình cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (QT 751-09/TH) 22. Quy trình cho phép tổ chức nước ngoài khám chữa bệnh nhân đạo (QT 751- 10/TH) 23. Quy trình phê duyệt hồ sơ tài nguyên và môi trường (QT 751-02/KT) 24. Quy trình Phê duyệt hồ sơ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng (QT 751- 03/KT) 25. Quy trình Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm (QT 751-04/KT) 26. Quy trình Phê duyệt quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm (QT 751-05/KT) 27. Quy trình Phê duyệt quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới (QT 751-06/KT) 28. Quy trình Cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (QT 751-07/KT) 29. Quy trình Thống nhất quy mô đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (QT 751-01/ĐT) 30. Quy trình Phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản (QT 751-02/ĐT) 31. Quy trình Phê duyệt dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước (QT 751- 03/ĐT) 32. Quy trình Phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước (QT 751-04/ĐT) 33. Quy trình Phê duyệt quyết toán vốn dự án hoàn thành (QT 751-05/ĐT) 34. Quy trình tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
  • 26. 26 quy định hành chính (QT 821-01/CC) 35. Quy trình xếp hạng di tích cấp tỉnh (QT 751-01/VX) 36. Quy trình Cấp phép tổ chức lễ hội (QT 751-02/VX) 37. Quy trình trợ cấp khó khăn đột xuất (QT 751-03/VX) 38. Quy trình Công nhận xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế (QT 751-04/VX) 39. Quy trình Công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia (QT 751-05/VX) 40. Quy trình Thành lập trường trung học phổ thông (QT 751-06/VX) 41. Quy trình Đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, phụ cấp thâm niên, bổ nhiệm ngạch, phê chuẩn kết quả bầu cử cán bộ, công chức (QT 751-01/NC) 42. Quy trình giải quyết thủ tục kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (QT 751-02/NC) 43. Quy trình cho phép thành lập Hội và phê duyệt Điều lệ Hội (QT 751-03/NC) 44. Quy trình ban hành Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục (QT 751-04/NC) 45. Quy trình giải quyết một số thủ tục hành chính liên quan đến tôn giáo (QT 751-05/NC) 46. Quy trình ban hành quyết định khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh (QT 751-06/NC) 47. Quy trình Tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh (QT 821-01/NC) 48. Quy trình xử lý đơn thư do các cơ quan chuyển đến UBND tỉnh theo Luật Khiếu nại và thụ lý khiếu nại thuộc thẩm quyền (QT 821-02/NC) 49. Quy trình Tiếp nhận và ban hành văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh (QT 821-03/NC) 50. Mục tiêu chất lượng năm 2007 51. Mục tiêu chất lượng năm 2008 52. Mục tiêu chất lượng năm 2009 53. Mục tiêu chất lượng năm 2010 54. Mục tiêu chất lượng năm 2011 55. Mục tiêu chất lượng năm 2012 56. Quy trình Kiểm soát tài liệu (QT 423-01/LĐ) 57. Quy trình Đánh giá chất lượng nội bộ (QT 822-01/LĐ) 58. Quy trình Kiểm soát hoạt động không phù hợp (QT 830-01/LĐ) 59. Quy trình Hoạt động khắc phục (QT 852-01/LĐ)
  • 27. 27 60. Quy trình Hoạt động phòng ngừa (QT 853-01/LĐ) 61. Quy chế làm việc của Văn phòng UBND tỉnh 62. Mục tiêu chất lượng năm 2013 63. Quy định Lập và theo dõi Mục tiêu chất lượng (QĐ541-01/LĐ) 64. Quy trình Phê duyệt Phương án phân phối lợi nhuận của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên (QT751-15/TH) 65. Quy định Tiếp nhận, xử lý, ban hành văn bản và bảo vệ bí mật nhà nước tại Văn phòng UBND tỉnh (QĐ 424-02/LĐ) 66. Quy định chế độ đăng ký, xây dựng chương trình công tác và thông tin báo cáo (QĐ 541-02/LĐ) 67. Quy định công tác Lưu trữ tại Văn phòng UBND tỉnh 68. Quy định các cuộc họp của Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh (QĐ 560- 01/LĐ) 69. Quy định Quản lý, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin tại Văn phòng UBND tỉnh (QĐ 553-01/LĐ) 70. Quy định về việc xây dựng, cập nhật thông tin, quản lý, vận hành và duy trì, cải tiến hệ thống Sổ tay công tác nghiệp vụ tại Văn phòng UBND tỉnh 71. Quy trình Đăng ký, ban hành chương trình công tác của UBND tỉnh (QT 751- 01/TH) 72. Quy trình Thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán tài sản các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (QT 751-11/TH) 73. Quy trình Xếp hạng doanh nghiệp (QT 751-12/TH) 74. Quy trình Chuyển nhượng dự án đầu tư (QT 751-13/TH) 75. Quy trình Cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (QT 751-14/TH) 76. Quy trình Phê duyệt đơn giá tiền lương (QT 751-16/TH) 77. Quy trình Sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (QT 751- 17/TH) 78. Quy trình Phê duyệt hồ sơ vay vốn Qũy Quốc gia về việc làm (QT 751- 18/TH) 79. Quy trình Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện (QT 751-19/TH) 80. Quy trình Phê duyệt hồ sơ quy hoạch sử dụng đất (QT 751-08/KT) 81. Quy trình Phê duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (QT 751-09/KT)
  • 28. 28 82. Quy trình Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án đầu tư sử dụng vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương và vốn trái phiếu Chính phủ (QT 751-06/ĐT) 83. Quy trình đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia (QT 751-07/VX) 84. Quy trình cấp phép xây dựng tượng đài và tranh hoành tráng (phần mỹ thuật) (QT 751-08/VX) 85. Quy trình cho phép thành lập bệnh viện tư nhân (QT 751-09/VX) 86. Quy trình xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế (từ hạng 1 trở xuống) (QT 751- 10/VX) 87. Quy trình phê duyệt hồ sơ về Thành lập Trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề (QT 751-11/VX) 88. Quy trình thành lập tổ chức, tổ chức lại tổ chức, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh(QT 751-07/NC) 89. Quy trình giải quyết thủ tục đăng ký xin cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam (QT 751-08/NC) 90. Sổ tay chất lượng 91. Chính sách chất lượng 92. Quy trình xử lý đơn thư tố cáo do UBND tỉnh tiếp nhận (QT 821-04/NC) Câu 12. Đ/c hãy soạn thảo KHoạch triển khai một đợt công tác lien quan đến nhiệm vụ của cơ quan đ/c đang công tác để trình lãnh đạo quyết định và tổ chức thực hiện? Câu 13. Đ/c hãy soạn thảo Tờ trình đê thủ trưởng cơ quan ký trình lên cấp trên xin phép thực hiện một hoạt đông mà chức năng quyền hạn c ủa m ình, Cquan đ/c khg thể tự quyết định TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỤC THỐNG KÊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TỈNH TIỀNGIANG Số: 642/TTr-CTK Tiền Giang, ngày 07 tháng 12 năm 2012 TỜ TRÌNH Về việc đề nghị khen thưởng năm 2012 _____________________
  • 29. 29 Kính gửi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành Thống kê. Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Căn cứ Quy chế Thi đua khen thưởng Ngành Thống kê kèm theo Quyết định số 718 /QĐ -TCTK ngày 02 tháng 11 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê; Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư; Căn cứ Quyết định số 64/QĐ-CTK ngày 14/01/2011 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang; Căn cứ Quy chế Thi đua khen thưởng Ngành Thống kê Tiền Giang kèm theo Quyết định số 75/QĐ-CTK ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang; Cục Thống kê tỉnh tiền Giang kính đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xét khen thưởng các tập thể, cá nhân (có danh sách và báo cáo thành tích kèm theo) như sau: 1. Đối với tập thể: - 04 Bằng khen của Bộ trưởng; - 01 Cờ thi đua cấp Bộ; - 10 Tập thể Lao động xuất sắc; - 01 Tập thể Lao động tiên tiến. 2. Đối với cá nhân: - 07 Bằng khen của Bộ trưởng; - 03 Chiến sỹ thi đua cấp Bộ; - 01 Chiến sỹ thi đua cơ sở; - 01 Lao động tiên tiến. CỤC TRƯỞNG Nơi nhận:
  • 30. 30 - Như trên; - Lưu: VT, Thanh tra CTK. (Đã ký) Trương Văn Dinh UBND TỈNH HẬU GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 232/TTR-SKHĐT Hậu Giang, ngày 28 tháng 8 năm 2013 TỜ TRÌNH V/v phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vị Thanh Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản; Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình; Căn cứ Công văn số 1531/TTg-QHQT ngày 27/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; Căn cứ Công văn số 5954/BKHĐT-KTĐN ngày 16/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư V/v hoàn tất việc phê duyệt dự án Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tp Vị Thanh sử dụng tín dụng của Đang Mạch. Căn cứ Công văn số 219/UBND-NCTH ngày 31/01/2008 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc xin chỉ định tư vấn lập dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang”; Căn cứ Công thư ngày 08/5/2013 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang của Đại sứ quán Đan Mạch về việc thông báo Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã chính thức phê duyệt Dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” đăng ký sử dụng tín dụng hỗn hợp của Đan Mạch; Căn cứ Báo cáo thẩm định dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” do đoàn thẩm định của DANIDA lập tháng
  • 31. 31 02/2013; Căn cứ Tờ trình số 201/TTr-CTN-CTĐT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Công ty CP cấp thoát nước - công trình đô thị Hậu Giang (Chủ đầu tư) về việc thẩm định dự án đầu tư công trình: Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Vị Thanh (nay là TP Vị Thanh), tỉnh Hậu Giang. Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau: Dự án: Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, với tổng mức đầu tư 11.561.026 Euro tương đương 317,569 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ Đan Mạch và vốn ngân sách nhà nước. Hiện nay dự án chưa hoàn chỉnh vì Chủ đầu tư đang chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung chưa phù hợp với quy định hiện hành theo góp ý của các Sở ngành có liên quan, như thời gian thực hiện dự án; cách tính dự phòng phí; phương án đấu nối cấp điện..., để làm cơ sở trình thẩm định trình phê duyệ dự án. Tuy nhiên để thực hiện theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5954/BKHĐT-KTĐN ngày 16/8/2013 “đề nghị quý Uỷ ban xem xét, hoàn tất các thủ tục phê duyệt dự án nêu trên và thông báo cho Bộ ngoại giao Đan Mạch và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong tháng 8/2013 để triển khai các bước tiếp theo”. Kính đề nghị UBND tỉnh xem xét phê duyệt dự án: Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, với các nội dung sau: I. Các nội dung chủ yếu của dự án: 1. Tên dự án: Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 2. Chủ đầu tư: Công ty CP Cấp thoát nước - Công trình Đô thị Hậu Giang. 3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty CP Hợp tác và Đầu tư Phát Triển V.I.P 4. Chủ nhiệm lập dự án: KS. Trần Phúc Hỷ 5. Mục tiêu đầu tư xây dựng: - Bảo vệ môi trường nước, không khí, đất; giữ cho nguồn nước trên kênh Xáng Xà No – trục giao thông đường thủy chạy dọc thành phố và nguồn nước cấp của nhân dân thành phố không bị ô nhiễm. - Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho thành phố Vị Thanh. - Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao sức khỏe của cộng đồng dân cư, đặc biệt thế hệ con em tương lai của đất nước. - Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, vận động cộng đồng dân cư tham gia vào công cuộc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống. 6. Nội dung và quy mô đầu tư: Dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải các phường 1, 3, 5, 7 thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với công suất thiết kế 7.000m3 /ngàyđêm, dự kiến phục vụ cho 48.945 người, chiếm 90% dân số vùng dự án (tính đến năm 2024).