SlideShare a Scribd company logo
1 of 193
Hà Nội - năm 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN XUÂN TÙNG
CÔNG LÝ VÀ SỰ THỂ HIỆN CÔNG LÝ
TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - năm 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN XUÂN TÙNG
CÔNG LÝ VÀ SỰ THỂ HIỆN CÔNG LÝ
TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM
Ngành: Luật Hiến pháp và Hành chính
Mã số: 9 38 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VÕ KHÁNH VINH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Xuân Tùng
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................7
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước .........................................7
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu....23
1.3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ..............................................25
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG LÝ VÀ SỰ THỂ
HIỆN CỦA CÔNG LÝ TRONG HIẾN PHÁP .........................................................31
2.1. Khái niệm công lý..........................................................................................31
2.2. Cơ sở kinh tế - xã hội, các thành tố thiết yếu, đặc điểm cơ bản và
phân loại công lý....................................................................................................33
2.3. Quá trình hình thành, tư tưởng và lý luận về công lý tại Việt Nam.........62
2.4. Vai trò của hiến pháp và nội dung thể hiện công lý trong hiến pháp.......71
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỂ HIỆN CÔNG LÝ TRONG HIẾN PHÁP
VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......................89
3.1. Thực trạng thể hiện công lý trong Hiến pháp Việt Nam ...........................89
3.2. Thực trạng bảo vệ công lý ở Việt Nam......................................................112
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ
CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......................................................................128
4.1. Yêu cầu thúc đẩy và bảo vệ công lý...........................................................128
4.2. Các quan điểm thúc đẩy và bảo vệ công lý...............................................135
4.3. Các giải pháp thúc đẩy và bảo vệ công lý.................................................139
KẾT LUẬN......................................................................................................................156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.........................................................158
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................159
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCTP Cải cách tư pháp
CL Công lý
CBXH Công bằng xã hội
ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam
KTTT Kinh tế thị trường
NNPQ Nhà nước pháp quyền
NXB Nhà Xuất bản
Nghị quyết 49-
NQ/TW
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính
trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020
TA Tòa án
TAND Toà án nhân dân
VKSND Viện Kiểm sát nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Công lý là kết tinh của những nỗ lực, cố gắng không ngừng của nhân loại
để hiện thực hoá lý tưởng công bằng, là giá trị nền tảng, cốt lõi trong việc tổ
chức một xã hội trật tự, ổn định và hợp tác.
Trong lịch sử phát triển của Nhà nước cách mạng nhân dân, quan niệm về
công lý đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ năm 1945, với tư cách là một giá trị
“chính trị-tư pháp”, phản ánh bản chất ưu việt của chế độ mới và mang tính chất
định hướng phát triển sâu sắc cho nền tư pháp Việt Nam. Từ năm 1986, cùng với
chính sách nhất quán về đổi mới kinh tế và quyết tâm chính trị dân chủ hóa mọi
mặt của đời sống xã hội, CL cùng những giá trị thiên chức của mình đã được ghi
nhận trở lại, từng bước chiếm lĩnh một vị trí trọng yếu, thiêng liêng và trở thành
một nội dung căn bản tại các văn kiện chính trị-pháp lý quan trọng hàng đầu như
Cương lĩnh, Nghị quyết - văn kiện thể hiện đường lối cách mạng của ĐCSVN
hay Hiến pháp - đạo luật cơ bản, văn kiện thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của
mỗi Nhà nước và chế độ.
Trong NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, mỗi cá
nhân đều có quyền được sống trong môi trường xã hội ổn định và hợp tác. CL là
một giá trị căn bản, phổ quát của cộng đồng xã hội Việt Nam với ý nghĩa lớn lao,
niềm tin mãnh liệt về một trật tự xã hội ổn định, hợp tác trên nền tảng của lương
tri, lẽ phải, lẽ công bằng. Yêu cầu tiếp cận, thực thi, tôn trọng và bảo vệ CL là
những cụm từ đang ngày càng được sử dụng phổ biến, rộng rãi (1.640.000 kết
quả/0,36 giây trên công cụ Google) tại các văn kiện chính trị, pháp lý quan trọng
[1, 2, 3, 4], các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước [14, 15], trong lời
tuyên thệ nhậm chức của người đứng đầu cơ quan thực hiện quyền tư pháp
[108], trong hoạt động chất vấn của Quốc hội [115], hoạt động chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ [16], tại các tác phẩm báo chí đấu tranh bảo vệ các quyền cơ
bản [81], tại các công trình nghiên cứu cải cách pháp luật, CCTP [39] hay trong
hoạt động của các tổ chức xã hội [180].
2
Tuy nhiên, cho đến nay, CL còn chưa thực sự trở thành nguyên tắc cơ
bản, nền tảng trong tổ chức và quản lý xã hội. Sự thể hiện của CL thông qua các
chế định của Hiến pháp còn chưa được nhận diện, phân tích và làm rõ. Hiệu lực,
hiệu quả phát huy các giá trị CL của các chế định Hiến pháp còn nhiều hạn chế.
Hoạt động bảo vệ CL còn một số tồn tại, yếu kém. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến những tồn tại, hạn chế nêu trên, trong đó đặc biệt nổi lên là lý luận về CL
trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN còn chưa được quan tâm
nghiên cứu một cách đầy đủ; Nhận thức của các cơ quan nhà nước và xã hội về
CL còn thiếu đầy đủ, sâu sắc và thống nhất; Việc nghiên cứu, triển khai toàn
diện các phương diện, giá trị của CL trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước còn chưa kịp thời; Vai trò của TA sau khi được Hiến pháp năm
2013 xác định là cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ CL còn mờ nhạt, chưa được
đánh giá, nghiên cứu thấu đáo, cụ thể.
Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài"CL và sự thể hiện CL
trong Hiến pháp Việt Nam" là hết sức cấp thiết.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về CL
và sự thể hiện của CL trong hiến pháp ở nước ta; phân tích, đánh giá những khó
khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và yếu kém trong thực tiễn phát huy các giá trị
CL trong tổ chức, quản lý xã hội và trong hoạt động bảo vệ CL, tìm ra nguyên
nhân của thực trạng này. Từ đó, kiến nghị hoàn thiện hiến pháp và đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động triển khai, phát huy các giá trị CL trong
hiến pháp, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách
nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, đồng thời, góp phần
hoàn thiện lý luận về CL trong NNPQ XHCN Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ đặt ra cho luận án là:
- Thứ nhất, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về CL, bao gồm: nguồn
gốc; khái niệm; chức năng, vị trí, vai trò; phân loại; mối quan hệ; hệ thống các tư
tưởng, học thuyết; các phương diện thể hiện trong hiến pháp; thiết chế bảo vệ
3
CL; điều kiện đảm bảo; các tiêu chí đánh giá; và kinh nghiệm của một số quốc gia.
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng thể hiện CL trong các chế định
cơ bản của hiến pháp, kinh nghiệm hiến pháp một số quốc gia trong thể hiện CL.
Thực trạng phát huy các giá trị CL trong tổ chức, quản lý xã hội mà tập trung
nhất là trong hoạt động bảo vệ CL của các TA, cơ quan thực hiện quyền tư pháp
và là thiết chế trung tâm có nhiệm vụ bảo vệ CL.
- Thứ ba, từ những phân tích, đánh giá về lý luận và thực tiễn hoạt động bảo vệ
CL, luận án nêu lên những quan điểm, nguyên tắc cơ bản và các kiến nghị hoàn thiện
một số chế định của hiến pháp cũng như giải pháp chủ yếu góp phần tiếp tục nâng
cao hiệu quả thực thivà bảo vệ các giá trị của CL trongNNPQ XHCN Việt Nam.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về CL,
sự thể hiện của CL trong hiến pháp và thực tiễn hoạt động bảo vệ CL ở nước ta
hiện nay.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu về CL và hoạt động bảo vệ CL ở Việt
Nam, đồng thời có tham khảo, đánh giá kinh nghiệm một số quốc gia, bao gồm
Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Pháp, Đức, Ba Lan, Hoa Kỳ, Nam Phi… và đề
xuất giải pháp phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.
- Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu từ khi thành lập nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà (1945) đến nay, trong đó tập trung vào giai đoạn từ
khi có Nghị quyết số 08-NQ/TW và Hiến pháp năm 2013 đến nay, có tính đến
giai đoạn tuyên truyền, vận động cách mạng giai đoạn trước Cách mạng tháng
Tám và đề xuất những giải pháp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: Những tư tưởng, lý luận, học
thuyết về CL; một số bản Hiến pháp trên thế giới, các bản Hiến pháp Việt Nam,
đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 liên quan đến việc công nhận, thúc đẩy và bảo
vệ CL và Thực tiễn hoạt động bảo vệ CL tại Việt Nam.
4
4. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án phân tích, đánh giá, hệ thống hoá các công trình nghiên
cứu lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước liên quan đến CL. Từ tổng quan
tình hình nghiên cứu, trên cơ sở các nguyên lý khoa học của Chủ nghĩa Mác-
Lênin, luận án định nghĩa khái niệm CL, làm rõ cơ sở kinh tế - xã hội, các thành
tố thiết yếu, đặc điểm cơ bản và phân loại CL, qua đó góp phần làm giàu lý luận
về CL trong NNPQ XHCN và triển khai hiệu quả hơn các giá trị CL trong Hiến
pháp năm 2013.
Thứ hai, luận án tập trung phân tích vai trò của hiến pháp và các phương
diện thể hiện cơ bản của CL trong Hiến pháp, qua đó luận giải CL là một giá trị
cơ bản trong mỗi cộng đồng xã hội và trong hoạt động tổ chức và quản lý một xã
hội tiến bộ, văn minh. CL thể hiện tính chính đáng/chính nghĩa của sự tồn tại của
một chính quyền cai trị, là biểu hiện sâu sắc của nền dân chủ và các giá trị của
quyền con người, giúp giảm thiểu các khuyết tật của chính thể đại diện, ngăn
ngừa sự tha hóa quyền lực, gắn kết và nâng cao sự đồng thuận xã hội... Luận án
cũng tập trung lý giải việc lý luận hiến pháp lựa chọn TA là thiết chế cơ bản có
nhiệm vụ bảo vệ CL từ những đặc trưng của nhánh quyền lực tư pháp, về vị trí
độc lập, trung lập về chính trị, về ý chí và quyết tâm bảo vệ lẽ phải, về yêu cầu
liêm chính, thái độ khách quan, vô tư, thận trọng, bình tĩnh, suy xét và với những
nguyên tắc tố tụng chặt chẽ, công bằng. Việc hệ thống hoá các quy định của hiến
pháp, luật pháp trong hoạt động thúc đẩy và bảo vệ CL thông qua các quy định
hiến pháp của một số quốc gia trên thế giới tại luận án cũng đã góp phần quan
trọng làm sáng tỏ các luận điểm nêu trên.
Thứ ba, qua phân tích các bản hiến pháp, đặc biệt là hiến pháp năm 2013,
luận án làm rõ các giá trị CL được thể hiện qua các khía cạnh, chế định cơ bản
của các bản Hiến pháp Việt Nam như Định danh và tuyên ngôn CL là một giá trị
cơ bản của cộng đồng xã hội; Khẳng định tính chính nghĩa của cuộc cách mạng
giành chính quyền và tính chính đáng trong sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước;
Bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là các quyền trong tố
5
tụng; Thiết lập cơ chế CL phân phối thông qua chế định về nền KTTT định
hướng XHCN... Luận án cũng phân tích và khẳng định, làm rõ vai trò của TA
với tư cách là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp và là thiết chế trung tâm
trong các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ CL.
Thứ tư, luận án khái quát bức tranh tổng thể về thực tiễn hoạt động bảo vệ
CL chủ yếu thông qua các tiêu chí về số lượng bản án phải sửa, huỷ thông qua
các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, qua đó xác định rõ ưu điểm của
những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, yếu kém và
nguyên nhân của tình trạng này.
Thứ năm, mặc dù đã có nhiều tác giả ở các góc độ khác nhau có những kiến
nghị giải pháp liên quan đến thúc đẩy và bảo vệ CL, nhưng trên khía cạnh từng
yếu tố hoặc từng nhóm các yếu tố cụ thể, chưa xem xét ở góc độ hệ thống để
kiến nghị đối với hoạt động này. Luận án nêu rõ các quan điểm, nguyên tắc và đề
xuất một hệ thống đồng bộ các nhóm giải pháp chủ yếu thúc đẩy và bảo vệ CL,
trong đó, có những đề xuất mới như tiếp tục nâng cao quyết tâm chính trị coi CL
là một giá trị căn bản trong tổ chức và quản lý xã hội; tiếp tục hoàn thiện một số
chế định của Hiến pháp năm 2013; nghiên cứu các biện pháp tổ chức triển khai
thi hành kịp thời, đồng bộ, hiệu quả Hiến pháp năm 2013 và các luật. Trong số
những giải pháp nêu trên, có những nhóm giải pháp mang tính cấp bách, có
những giải pháp lâu dài nhưng đều là những giải pháp căn bản và cần được thực
hiện trong mối tương quan, hỗ trợ lẫn nhau.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CL ở
Việt Nam trong bối cảnh cải cách hành chính, cải cách pháp luật, CCTP, xây
dựng NNPQ XHCN Việt Nam và hội nhập quốc tế sâu rộng. Kết quả nghiên cứu
của luận án sẽ góp phần đưa ra cách nhìn toàn diện, sâu sắc, khoa học về lý luận
và thực tiễn hoạt động thúc đẩy và bảo vệ CL ở nước ta, qua đó góp phần tích
cực bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả
hoạt động của các cơ quan nhà nước, đồngthời, góp phần hoàn thiện lý luận về CL.
6
Kết quả nghiên cứu luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
hoạt động nghiên cứu và giảng dạy lý luận nhà nước và pháp luật, là nguồn tham
khảo đối với việc xây dựng và hoàn thiện đường lối lãnh đạo của Đảng; sửa đổi,
bổ sung Hiến pháp, các đạo luật về tố tụng và các văn bản có liên quan; đồng
thời, là nguồn tài liệu hữu ích phục vụ cho các nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp
trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
bốn chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu
Chương 2. Những vấn đề lý luận về công lý và sự thể hiện của công lý
trong hiến pháp
Chương 3. Thực trạng thể hiện công lý trong Hiến pháp và thực tiễn bảo vệ
công lý ở Việt Nam
Chương 4. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy và bảo vệ công lý ở Việt Nam
hiện nay.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
1.1.1. Các tư tưởng, học thuyết pháp lý - lý thuyết gốc về công lý
- Một số tư tưởng sơ khai về công lý
Các học thuyết, lý thuyết về CL có một chiều dài lịch sử hình thành và
phát triển khá dày dặn. Các nghiên cứu đều tựu chung cho rằng những ý niệm về
CL đã xuất hiện nhiều thế kỷ trước khi hình thành ngành triết học. Những tư
tưởng sơ khai về CL này xuất hiện đa dạng, ở nhiều loại hình ý thức xã hội khác
nhau như thần thoại, trườngca, bikịch, tôngiáo…Các tác phẩm tiêu biểu bao gồm:
Cuốn sách Thần thoại Hy Lạp do Nguyễn Văn Khỏa biên soạn, Nxb Văn
học (2012). Truyện thần thoại Hy Lạp (khoảng từ 2000 - 1100 TCN) quan niệm
CL là hoạt động xét xử của các TA (Judicial Justice) với hình ảnh khắc họa nữ
thần CL Thésmis một tay cầm cân, một tay cầm thanh kiếm, mắt bịt một băng
vải để chứng tỏ sự vô tư, không thiên vị, đem lại sự ổn định và phát triển hài hòa
của thế gian [80, Tr.37]. Tương tự, cuốn Pháp luật trong cuộc sống của chúng ta
của X.X. A-Lếch-Xây-Ép, Nxb Pháp lý (1986) khắc họa hoạt động xét xử của
nước Nga cổ đại dưới dạng một cô gái tốt bụng mặc bộ lễ phục màu vàng, trên
đầu đội vương miện, ở cổ đeo dây chuyền bằng kim cương, điều đó có nghĩa là
trên thế gian này không có gì cao quý và giá trị hơn CL [17, Tr.165].
Cuốn sách Câu chuyện Kinh thánh của Selina Hastings, Nxb Tôn giáo
(2007) kể về câu truyện “Vườn địa đàng” (Sáng thế ký - năm 400 TCN) khởi đầu
cho CL thủ tục/CL tự nhiên (Procedural/Natural Justice), đó chính là CL của
lương tri, là nghĩa vụ thực thi công bằng, chặt chẽ về thủ tục nhằm chống lại
những thành kiến, định kiến thiên lệch [60].
Về vai trò của CL, tại cuốn Khảo lược Bộ luật Hammurabi của Nhà nước
Lưỡng Hà cổ đại của Nguyễn Anh Tuấn, Nxb Chính trị quốc gia (2008), CL
8
được coi là giá trị cốt lõi mang lại trật tự và sự hài hòa trong tổ chức và quản lý
xã hội. Bộ luật Hammurabi (ra đời khoảng từ 1792 - 1750 TCN) coi CL (mi-sa-
ra-am) là cơ sở của nền cai trị nhân từ, công bằng nhằm “phát huy chính nghĩa ở
đời, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh
không hà hiếp người yếu”, “đình chỉ phân tranh làm cho đất nước được hưởng
thái bình, nơi ăn chốn ở của nhân dân được che chở, không có gì phải lo âu sợ
hãi” và “để cho người cô quả có nơi nương tựa, để cho TA trong nước tiện việc
xét xử, để cho sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định, để cho những kẻ thiệt
thòi được trình bày chính nghĩa…” [130].
Tương tự, Kinh Thi, Nxb Đà Nẵng (2003) - bộ sách (khoảng năm 770
TCN) gồm những câu ca dao rất cổ về phong tục tốt xấu của Trung Hoa để các
nhà cai trị biết được sự “đắc thất” về chính trị cũng khẳng định nếu không có
CL, kẻ cai trị sẽ rắc họa xuống mãi cho dân chúng với hình ảnh “Cầm cân CL
quốc gia, Giữ gìn toàn cõi nước nhà bốn phương”…[82, Tr.234, 235].
Ngay từ rất sớm của nền văn minh nhân loại, CL đã trở thành công cụ
phản kháng để những người dân yếu ớt, bị áp bức mạnh mẽ đứng lên, dùng tiếng
nói của “thần CL” thách thức lại những điều luật phi lý, tàn bạo, bất công của kẻ
cai trị, chống lại sự tùy tiện, độc tài để bảo vệ địa vị của mình. Tại cuốn Bi kịch
Hy Lạp của Hoàng Hữu Đản, Nxb Giáo dục (2007), vở kịch “Antigone” của
Sophocle (496-406 TCN) coi CL là “luật lệ của thần linh”, là giới hạn của kẻ
cầm quyền với lập luận “Quốc gia là tài sản chung của nhân dân giao cho kẻ cầm
quyền quản lý; nhưng quản lý không có nghĩa là biến quốc gia thành của riêng,
muốn làm gì thì tùy ý, muốn giết ai thì tùy lòng” [51, Tr.163-222].
Tương tự, cuốn Tóm lược lịch sử về CL (A brief history of Justice), David
Johnston, Nxb Wiley-Blackwell (2011) cho rằng ngay tại Kinh Cựu ước (khoảng
từ năm 1200 TCN) đã coi CL như là sự đồng ý của Chúa về sự trừng phạt trực
tiếp kẻ xâm phạm; trừng phạt những người về sai phạm của họ với người khác;
và đặc biệt là sự trừng phạt đến cấp độ thứ ba, đó là trừng phạt những kẻ cai trị
mà không bảo vệ CL cho người nghèo và kẻ yếu thế [207, Tr. 22-25].
9
Về phân loại, các tư tưởng cổ đại cho rằng CL có thể được biểu thị là sự
ngang bằng trong trừng phạt, điển hình như Điều 196 hay Điều 230 Bộ luật
Hammurabi quy định “Kẻ nào làm hỏng mắt của người dân tự do, kẻ đó sẽ bị
người ta chọc mù mắt”, “Người thợ xây xây nhà không cẩn thận làm đổ nhà chết
con chủ nhà thì phải giết con người thợ xây”, hay là sự công bằng trong phân
phối như tại tác phẩm Illiad của Homer (khoảng 750-700 TCN), Nxb Thế giới
(2013), CL được quan niệm là “sự công bằng trong việc phân chia các phần
thưởng một cách xứng đáng tùy theo mức độ đóng góp, cống hiến được ghi nhận
mà không nhất thiết phải căn cứ vào thứ bậc xã hội” [70, Tr.101].
- Các lý thuyết gốc về CL
Các lý thuyết về CL được phát triển khá đa dạng, theo đó, các lý thuyết
gốc về CL đã hình thành và phát triển nhằm lý giải bản chất, cơ chế vận hành, vị
trí và các hình thức tồn tại của CL. Từ các công trình nghiên cứu, cần phải kể
đến ba lý thuyết CL tiêu biểu, bao gồm lý thuyết của Plato (427-347 TCN), lý
thuyết của Aristoste (384-322 TCN) và lý thuyết của Karl Marx (1818-1883).
- Lý thuyết Plato
Lý thuyết CL của Plato được trình bày chủ yếu trong tác phẩm Nền Cộng
hòa (khoảng năm 380 TCN) trong cuốn sách Plato chuyên khảo của Benjamin
Jowett & M.J.Knight, Nxb Văn hóa Thông tin (2008). Nhìn chung, Plato luôn
đặt CL trong khung khổ học thuyết về đạo đức với một số luận điểm cơ bản sau:
Một là, CL là một dạng phẩm hạnh cộng đồng. Trong một nhà nước lý
tưởng bao gồm 03 tầng lớp: bảo hộ, chiến binh và lao động thủ công, CL đòi hỏi
trật tự để mỗi tầng lớp, cá nhân làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình. CL
là kết quả của sự đồng tâm hợp tác giữa những cá nhân có đức hạnh tham gia
giải quyết các vấn đề của cộng đồng và quốc gia. Sự cản trở nỗ lực thi hành bổn
phận và trách nhiệm của con người chính là nguyên nhân dẫn đến bất công.
Hai là, CL là phẩm hạnh giúp con người liên kết với nhau trong xã hội, là
sức mạnh mang lại sự hài hòa nội tại và những điều tốt đẹp trong xã hội. Trong
một thành bang lý tưởng có 04 phẩm hạnh cơ bản: thông thái, dũng cảm, sự tiết
10
chế và CL. Trong bốn phẩm hạnh đó, CL là yếu tố nuôi dưỡng, giúp cho ba
phẩm hạnh phía trước phát triển, từ đó giúp các cá nhân, các tầng lớp trong xã
hội tự tiết chế và làm đúng vai trò, bổn phận của mình, không can thiệp vào công
việc của cá nhân, tầng lớp khác. CL và lòng dũng cảm là những điều kiện cần
thiết cho đời sống tốt đẹp của đất nước, là đức hạnh bao trùm các đức hạnh khác.
Ba là, CL là hình thức đạo đức phổ biến mà bất cứ cá nhân nào cũng phải
tuân thủ, là nhận thức của công dân về các nghĩa vụ. CL là mệnh lệnh “để ngăn
chặn một người chiếm đoạt thứ mà thuộc về người khác hoặc ngăn chặn việc
chiếm đoạt những thứ gì thuộc về mình”, là luân lý có thiên chức là nuôi dưỡng,
bồi đắp một trật tự nội tại trong mỗi cá nhân mà ở đó nguyên tắc của lẽ phải và
sự khôn ngoan phải đứng trên mọi sự xô đẩy và cảm xúc của con người. Quan hệ
CL mang lại ích lợi cho tất cả các bên, giúp tâm trí, suy nghĩ của các bên đến gần
và phù hợp với nhau hơn, từ đó thuận nguyện với các yêu cầu của CL.
Bốn là, do CL là phẩm hạnh quan trọng của xã hội nên mỗi hình thái xã
hội có thể bị phê phán, kiểm soát và có thể được định hình lại dựa trên những
quan niệm về CL thông qua đấu tranh và các cuộc cách mạng. CL bao gồm
những gì tạo lên lợi ích chung, của cải và tự do và là điều kiện cần cho sự hiện
hữu của nhà nước, do đó, CL chính là trọng tâm của khoa học chính trị.
- Lý thuyết Aristoste
Lý thuyết CL của Aristoste được trình bày chủ yếu trong hai tác phẩm
Đạo đức Nicomachean (Nicomachean Ethics) và Chính trị luận (The Politics).
Những lý luận nền tảng này được khái quát, phân tích bởi nhiều nhà nghiên cứu,
trong đó điển hình là nghiên cứu của Anton-Hermann Chroust và David
L.Osborn tại bài viết Định nghĩa CL của Aristotle (Aristotle’s Conception of
Justice), Notre Dame Law Review (1942). Các luận điểm nổi bật trong lý luận
CL của Aristoste bao gồm:
Thứ nhất, CL là sản phẩm của một xã hội văn minh và là “trật tự của một
xã hội chính trị”. Khi không có đức hạnh, con người là “kẻ dã man nhất, đê tiện
nhất”, chỉ biết chiều theo nhục dục. Chính sự công chính, phân biệt thế nào là
công bằng, là lẽ phải đã tạo ra con người tốt hơn về đạo đức.
11
Thứ hai, CL được hình thành bằng sự thỏa thuận, quy ước tự nhiên hoặc
chính trị trong mỗi cộng đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cách
mạng là sự bất công và mỗi mô hình chính quyền đều phải dựa trên nền tảng CL.
Bất công sẽ trở nên tệ hại hơn khi đó là sự bất công được vũ trang. Người đứng
đầu mỗi chính quyền phải trung thành với cơ cấu chính trị của hiến pháp, có khả
năng điều hành, có đạo đức cá nhân và đặc biệt là phải tôn trọng CL tương hợp
với từng loại chính quyền. Ngược lại với mô hình này là sự chuyên chế bởi “Kẻ
chuyên chế cai trị bằng bạo lực mà không đếm xỉa đến CL và luật pháp”.
Thứ ba, CL có tính giai cấp sâu sắc. Mỗi mô hình thiết chế chính trị sẽ
dẫn đến cơ chế vận hành công lý khác nhau. Theo Aristotle, CL luôn mang tính
giai cấp. Điển hình như trong chế độ chính trị Quả đầu (thiểu số, chỉ lo quyền lợi
cho dân giàu), CL sẽ vận hành theo cơ chế “nếu mọi người giàu nghèo khác
nhau thì họ sẽ có những quyền khác nhau, những người đóng góp cho nhà nước
một đồng không thể có ngang quyền với những người đóng góp một trăm đồng”.
Ngược lại, trong chế độ chính trị Dân chủ (chỉ lo cho quyền lợi của dân nghèo),
CL sẽ vận hành theo cơ chế “mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, như vậy mọi
người đều có quyền ngang nhau [18, Tr.23].
Thứ tư, CL hàm ý tồn tại các quyền và có xung đột lợi ích, mọi người hối
thúc những yêu cầu và được căn chỉnh bằng những nguyên tắc hoặc chuẩn mực.
CL cấu thành từ sự đối xử với những người ngang hàng một cách bình đẳng và
những người không ngang hàng một cách không bình đẳng một cách tương xứng
với sự khác nhau đó. Điều này liên quan đến sự không thiên vị, một loại hình của
sự bình đẳng. Nói cách khác, CL không phải là phẩm chất phân biệt địa vị, giàu
có hay quý tộc, và do đó vị thẩm phán chỉ xem xét những những tình tiết của vụ
việc có liên quan đến luật pháp mà thôi.
Thứ năm, có hai hình thức tồn tại cơ bản của CL, bao gồm CL phân phối
(Distributive Justice) và CL cải tạo (Corrective Justice).
CL dựa trên sự “bình đẳng hình học”, cách thức, nỗ lực, cố gắng để công
bằng với mỗi người, đúng theo những gì mà người đó xứng đáng, được gọi là CL
12
phân phối. CL là cho mọi người những gì họ xứng đáng, trao cho mỗi người cái
họ đáng hưởng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập pháp và xây dựng
chính sách, vì vậy, một số nghiên cứu gọiđây là “CL chính phủ” (Goverment Justice).
CL cải tạo là nơi mà toà án sửa chữa lỗi lầm do một bên phạm phải đối
với bên khác, theo đó thẩm phán dựa trên một tỷ lệ mang “tính chất số học” (2:1,
3:1, 5:1...) giữa mức độ trừng phạt hoặc bồi thường đối với người gây ra thiệt
hại. CL cải tạo phát triển hình thức ngang bằng, quan hệ cân bằng thành sự công
bằng, phù hợp giữa sự trừng phạt và tội phạm. Thẩm phán có nhiệm vụ khôi
phục lại trạng thái cân bằng, nguyên trạng xã hội giữa các bên như trước khi có
hành động bất công bằng cách tước đoạt những lợi ích không công bằng có được
để bù đắp cho bị hại [18, Tr.49, Tr.61-62, Tr.267-295], [95, Tr.154], [110,
Tr.276-279], [225, Tr. 31, 32], [212, Tr.63].
- Lý thuyết Karl Marx
K. Marx đặt vấn đề CL trong tổng thể học thuyết về giai cấp thống trị và
đấu tranh giai cấp. Những luận điểm nổi bật của ông về CL được phân tích, đánh
giá và trình bày khá sâu sắc tại cuốn Marx and Justice-The Radical Critique of
Liberalism (Marx và CL - Phê bình chủ nghĩa tự do) của Allen E.Buchanan, Nxb
Metheuen (1984), bao gồm:
Một là, lý luận hình thái kinh tế - xã hội khẳng định cũng như những quan
hệ xã hội khác, CL là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp và tính lịch sử
sâu sắc. CL chỉ xuất hiện, hình thành khi các yếu tố kinh tế-xã hội của xã hội loài
người đã phát triển và đạt đến một trình độ nhất định. CL phụ thuộc chặt chẽ và
do mỗi hình thái kinh tế - xã hội mà nó tồn tại chi phối, quyết định. Ngược lại,
các giá trị của CL cùng với các quan hệ sản xuất khác có tác động trở lại, ảnh
hưởng mạnh mẽ, sâu rộng đến các phương thức tổ chức xã hội, từ đó thúc đẩy
hoặc cản trở, kìm hãm sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong mỗi chế độ, nội hàm về CL sẽ có các nội dung, tính chất và phương thức
vận hành khác nhau. Không tồn tại một thứ CL chung chung, trừu tượng, duy
tâm, siêu hình. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng CL có bản chất “vô vụ lợi”.
13
Trong bài viết Cơ sở kinh tế-xã hội cho sự hình thành và phát triển của
CL, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2015), với những luận cứ cụ thể, tác giả
Nguyễn Xuân Tùng cũng đã tập trung phân tích và làm rõ tính khoa học của học
thuyết này trong lý giải nguồn gốc và sự hình thành của CL.
Hai là, từ luận điểm nêu trên, ông nhấn mạnh về một sự dự đoán chắc
chắn của tội phạm có nguồn gốc từ hình thái kinh tế của xã hội tư sản, do đó, tội
phạm không chỉ thuần túy là nô lệ của CL mà cần phải chú ý xóa bỏ nguồn gốc
xã hội hay nguyên nhân giai cấp của tội phạm. Ông từ chối cách tiếp cận của cả
học thuyết cải tạo và công lợi, cho dù hình phạt là cơ chế cải thiện hay răn đe thì
cá nhân không thể bị trừng phạt bởi xã hội mới là nguồn gốc tội phạm.
Ba là, nguyên tắc phân phối theo nhu cầu. Ông đã liên hệ công bằng với
trình độ phát triển của sản xuất xã hội và cho rằng trong giai đoạn đầu việc phân
phối được thực hiện theo nguyên tắc đóng góp “làm theo năng lực, hưởng theo
lao động”. CL ở đây là nguyên tắc phân phối cho mỗi người dựa trên đóng góp
lao động của họ, từ đó hình thành nguyên tắc phân phối phúc lợi dựa trên nỗ lực,
cố gắng của người lao động. Khi chuyển sang giai đoạn của xã hội cộng sản, sản
phẩm tiêu dùng dồi dào đến mức không cần dùng phân phối lợi ích vật chất để
kích thích lao động nữa thì thực hiện nguyên tắc mới là “làm theo năng lực,
hưởng theo nhu cầu” [196, Tr.23-24, Tr.70-73], [23, Tr. 254].
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về CL
Tại Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về CL có ảnh hưởng hết sức sâu
rộng đến quá trình hình thành và phát triển lý luận về CL. Tại bài viết Tư tưởng
Hồ Chí Minh về CL của Nguyễn Xuân Tùng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số
tháng 11 (260) năm 2014, tác giả đã khái quát những nội dung, giá trị cơ bản của
CL trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm: (1) Là hiện thân, giá trị của xã hội
văn minh, đối lập với trạng thái xã hội dã man, bán khai; (2) Là lẽ phải, lẽ công
bằng mà TA phải bảo vệ và mang lại cho mọi người dân; (3) Là quyền cơ bản,
chân chính của mỗi quốc gia, dân tộc; (4) Là vũ khí tư tưởng, chính trị, pháp lý
sắc bén góp phần làm sáng rạng tính chính nghĩa, chính đáng, hợp pháp, cũng
14
như bản chất của nhà nước thân dân, vì dân; (5) Là căn cứ pháp lý, là điểm tựa
đạo lý quốc tế vững chắc để lên án các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa,
khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến gian khổ của nhân dân Việt
Nam, qua đó, bảo vệ hòa bình, tự do, côngbằng và các quyền cơ bản của con người;
(6) Là giá trị phổ quát, là lươngtri, phẩm giá tốt đẹp mà nhân loại tiến bộ hướngtới.
Luận án tiến sỹ luật học Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện thời của nó
của Nguyễn Thị Phương Mai, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
(2010) cũng nhấn mạnh ở khía cạnh này, có thể khẳng định tư tưởng khoan dung
của Hồ Chí Minh được hình thành và dựa trên nền tảng của CL.
Bài viết Quan niệm về CL ở Việt Nam từ năm 1945 đến cuộc CCTP năm
1950, Nguyễn Xuân Tùng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2014) cũng có những
nhận định về ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh về CL cũng như quá trình
phát triển nhận thức về CL, đặc biệt là sự du nhập, tiếp biến của các học thuyết
Mác - Lênin trong nhận thức về CL và xây dựng nền tư pháp nhân dân.
Về khái niệm CL, tại bài viết Một số vấn đề lý luận cơ bản về CL, Tạp chí
Công thương (2019), tác giả Trần Trí Dũng định nghĩa CL là lẽ đúng đắn mà
mọi người đều thừa nhận, dùng làm cơ sở để phán xét, để xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các chủ thể tham gia trong những mối quan
hệ nhất định. Đây là một kháiniệm tươngđốiphù hợp vớibốicảnh CL trongtố tụng.
Ở Việt Nam, các học thuyết và lý luận cơ bản về CL cũng được tiếp tục
chú trọng chắt lọc, du nhập, nghiên cứu và truyền bá nhiều hơn, đặc biệt khi Việt
Nam phát triển và hoàn thiện học thuyết NNPQ XHCN và thực hiện công cuộc
CCTP từ năm 2002 đến nay. Các công trình nghiên cứu là sách tiêu biểu là Pháp
quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh của Vũ Đình Hòe, Nxb Văn hóa Thông tin
(2001); Quyền con người, GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Nxb Khoa học xã
hội (2011); Vũ Trọng Khánh - Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên, Nhiều tác giả, Nxb
Tri thức (2015); CL và tiếp cận CL - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nguyễn
Đăng Dung và Vũ Công Giao đồng chủ biên, Nxb Hồng Đức (2018). Công trình
nghiên cứu là tạp chí tiêu biểu là Về khái niệm “CL” trong Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992, Nguyễn Xuân Tùng, Tạp chí Tổ chức nhà nước (2013)...
15
Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên đều tiếp tục tập trung phân tích và
làm rõ nguồn gốc, quan niệm, bản chất, nội dung, chức năng, vị trí, vai trò của
CL, từ đó góp phần phát triển và hoàn thiện các học thuyết về CL cũng như khả
năng ứng dụng trong tổ chức và quản lý xã hội nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
1.1.2. Nhóm các nghiên cứu về vai trò của công lý trong tổ chức và
quản lý xã hội
CL có một vai trò hết sức to lớn, ý nghĩa trong tổ chức, quản lý và vận
hành xã hội một cách trật tự, ổn định và văn minh. Các công trình nghiên cứu
chuyên ngành về ứng dụng này của CL khá đa dạng và phong phú.
Trước hết, phải kể đến một số nghiên cứu khẳng định tính đa dạng, năng
động trong quan niệm CL. Cuốn sách Nhân loại học về pháp luật- Một lý thuyết
so sánh (Anthropology of Law-A Comparative Theory) của Leopold Pospísil,
Nxb Đại học Yale (1971) coi quan niệm CL như một phần của nền văn hóa mỗi
dân tộc và sự đa dạng về văn hóa, tính cách sẽ mang lại những quan niệm về CL
khác nhau. Tại cuốn sách Vượt trên CL (Beyond Justice) của Agnes Heller, Nxb
Basil Blackwell Inc. (1987), phân tích bốn phương pháp tiếp cận cơ bản đưa đến
bốn định nghĩa khác nhau về CL, từ đó đưa ra những ứng dụng khác nhau của CL.
Các công trình nghiên cứu điển hình như Khế ước xã hội (The Social
Contract) của Jean-Jacques Rousseau, Nxb Thế giới (2014); CL (Justice) của
Josef Pieper, Nxb Pantheon Books (1955); CL (Justice) do Alan Ryan chủ biên,
Nxb Oxford University Press (1993); CL (Justice) của Harry Brighouse, Nxb
Polity Press (2004); CL (Justice) do Eugene Kamenka và Alice Erh-Soon Tay
chủ biên, Nxb Edward Arnold (1979);… đều tập trung lý giải vai trò không thể
thiếu của CL nói chung và vai trò luân lý của CL nói riêng trong quá trình đưa xã
hội tiến hóa từ trạng thái dã man, bán khai sang trạng thái kỷ cương, văn minh.
Các công trình nghiên cứu bao gồm Chính trị luận (The Politics) của
Aristotle, Nxb Thế giới (2013); Chính thể đại diện (Representative Government)
của John Stuart Mill, Nxb Tri thức (2008); Bàn về chính quyền (On Government)
của Marcus Tullius Cicero, Nxb Hồng Đức (2017); “CL” (Justice) do Alan Ryan
16
chủ biên, Nxb Oxford University Press (1993);… đều tập trung làm rõ tính chất
chính trị của CL với tư cách là một nhân tố chính nghĩa của mỗi bộ máy chính
quyền. Ngược lại, bất công hay cảm giác bất công cũng chính là một nhân tố
quan trọng dẫn đến các cuộc cách mạng lật đổ chính quyền.
Các công trình nghiên cứu cũng khẳng định mối quan hệ biện chứng, chặt
chẽ giữa CL và pháp luật. Các quan điểm phổ biến coi CL là căn cứ để ban hành
các chính sách pháp luật. Pháp luật công bằng phải thể hiện được CL trong lĩnh
vực mà nó điều chỉnh. Các công trình tiêu biểu về mối tương quan giữa CL và
pháp luật bao gồm: Lý thuyết về CL (The theory of justice) của Rudolf Stammler,
Nxb Macmilan (1925); Lý luận chung về pháp luật và nhà nước (General Theory
of Law and State) của Hans Kelsen, Nxb Harvard University Press (1946); CL
dựa trên nền tảng luật pháp (Justice according to law) của Nathan Roscoe
Pound, Nxb Yale University Press (1951); Sự hình thành của khoa học luật
(Foundations of Jurisprudence) của Jerome Hall, Nxb The Bobbs-Merrill
Company (1973); Luật tự nhiên và CL (Natural Law and Justice), Lloyd L.
Weinbeb, Nxb Havard University Press (1987); Triết học về luật thực định (The
Philosophy of Positive Law) của James Bernard Murphy, Nxb Yale University
Press (2005); Triết học luật pháp (The Philosophy of Law) của Raymond Wacks
Nxb Trẻ (2011); Luật pháp và Triết học: Dẫn nhập với những bài đọc (Law and
Philosophy: An introduction with readings) của Thomas W.Simon, Nxb
Mc.Graw Hill (2001).
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu cũng tập trung cụ thể hóa các ứng
dụng của CL trong tổ chức và quản lý xã hội, đặc biệt là để bảo đảm phân phối
một cách công bằng nhất cho xã hội, điển hình như: Cuốn sách Một lý thuyết về
CL (A theory of justice) của John Rawls, Nxb The Belknap Press (1977); CL:
Đâu là việc đúng nên làm? (Justice: Whats’s the right thing to do?) của Michale J.
Sandel, NXB Trẻ (2011); CL như là sự phù hợp (Justice as fittingness) của
Geoffrey Cupit, Nxb Clarendon Press (1996). Theo đó, các tác giả khái quát các
phương pháp/nguyên tắc tiếp cận CL mà chủ yếu là CL phân phối và việc áp dụng
17
vào từng tình huống cụ thể trong thực tiễn cuộc sống, bao gồm lý thuyết vị lợi
nhằm tìm kiếm hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất, lý thuyết CL gắn với
yêu cầu về tôn trọng tự do, nhân phẩm và các quyền cá nhân và lý thuyết CL gắn
với đạo đức và lối sống tốt đẹp.
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu ứng dụng CL trong tổ chức và
quản lý xã hội còn chưa nhiều. Một số công trình tiêu biểu bao gồm cuốn sách
Bàn về hệ thống pháp luật do TS. Nguyễn Văn Hiển chủ biên, Nxb Chính trị
quốc gia (2014) phân tích vai trò của CL trong quá trình cải cách pháp luật và
hoàn thiện hệ thống pháp luật; Bài viết Sự thể hiện của CL trong đường lối cách
mạng của Đảng và Hiến pháp năm 2013 của Nguyễn Xuân Tùng, Tạp chí Dân
chủ và pháp luật (2016) phân tích việc Việt Nam vận dụng các giá trị của CL
trong quá trình lãnh đạo đất nước; và Luận án tiến sỹ Luật học Vai trò của TA
trong bảo vệ quyền con người của Đặng Công Cường, Trường Đại học Luật Hà
Nội(2013) phân tích mốiquan hệ chặt chẽ giữa bảo vệ CL và bảo vệ quyềncon người.
1.1.3. Nhóm các nghiên cứu về vai trò của Hiến pháp trong thể hiện và
phát huy các giá trị công lý
Có thể nói, các công trình nghiên cứu vai trò của hiến pháp trong thể hiện
và phát huy các giá trị của CL trong thời gian qua đã giành được sự quan tâm,
chú trọng, nghiên cứu trong giới luật học.
Trước tiên, các công trình nghiên cứu khẳng định NNPQ với các yêu cầu
của hiến pháp về thượng tôn pháp luật, phân công và đối trọng quyền lực, bảo
đảm độc lập tư pháp... là mô hình lý tưởng để phát huy và bảo vệ CL và các
quyền cơ bản. Cuốn sách Dẫn nhập nghiên cứu pháp luật về hiến pháp
(Introduction to the study of the law of the Constitution ) của Albert Venn Dicey,
Nxb Mac Milan and Co (1885) là một tác phẩm kinh điển trong nền khoa học pháp lý
thế giới với khẳng định chế độ pháp quyền là cơ chế tối ưu cho hoạt động bảo vệ
CL bởi trong thể chế đó có sự ngự trị tuyệt đối của pháp luật như là sự hạn chế
ảnh hưởng của việc sử dụng quyền lực một cách chuyên quyền, tùy tiện; mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai được đứng trên pháp luật, tất cả
18
mọi người, không phụ thuộc vào đẳng cấp và các điều kiện khác đều là đối
tượng điều chỉnh của pháp luật và các nguyên tắc trong hiến pháp không phải là
nguồn gốc mà là kết quả của những quyền của cá nhân [232].
Cùng quan điểm nêu trên, tại bài viết Pháp quyền - khái niệm của các
cuộc tranh luận hiến pháp (The rule of law as a concept in constitutional
discourse), Columbia Law Review 1 (1997), Richard H.Fallon cho rằng pháp
quyền là cơ chế bảo đảm CL thông qua các yêu cầu về đảm bảo độc lập tư pháp,
thủ tục tố tụng chặt chẽ, hệ thống TA dễ tiếp cận và không được làm sai lệch
pháp luật [200]. Còn Thẩm phán Australia Dyson Heydon trong bài viết Lập
pháp tư pháp và sự kết thúc của pháp quyền (Judicial Activism and the death of
the rule of law), Quadrant January-February (2003) lập luận pháp quyền có
nhiệm vụ không để công dân bị áp đặt những quyết định không được kiểm soát
của các tổ chức và cá nhân khác và mục đích của pháp quyền là xóa bỏ cả thực tế
bất công và cảm giác bất công [205].
Cuốn sách Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? của Nguyễn Cảnh
Bình, Nxb Tri thức (2009) khẳng định vai trò kiểm soát tha hóa quyền lực của
CL thông qua hiến pháp. Khi xây dựng Hiến pháp Hoa Kỳ, bản pháp điển hóa
truyền thống triết học pháp luật, đặc biệt là các tư tưởng triết học của Locke,
Montesquieu, Aristotle, nhà lập hiến Alexander Hamilton khẳng định “nghĩa vụ
đầu tiên của xã hội là CL” [26, Tr.402], còn James Madison và Thomas
Jefferson cũng nhận định bản chất của chính phủ cũng chính là bản chất của con
người và “phải trói anh ta lại bằng sợi dây xích hiến pháp để anh ta không còn
làm được những điều ác”. Các nhà lập hiến Hoa Kỳ cũng tiếp tục phát triển lý
luận này theo hướng gắn yêu cầu “phân công quyền lực” với “kiểm soát quyền
lực” với lập luận để “các nguyên tắc của CL không bị giẫm đạp” thì “tham vọng
phải được sử dụng để chống lại tham vọng” và “người điều hành mỗi nhánh
chính quyền phải có những biện pháp hợp hiến cần thiết và những động cơ cá
nhân để chống lại sự lạm quyền của những người khác” [26, Tr.361-374].
19
Bài viết How does the constitution establish justice (Hiến pháp thiết lập
CL như thế nào) của Abram Chayes, Harvard Law Review, Vol.101:1026 (1988)
luận giải hiến pháp Hoa Kỳ bên cạnh việc quy định nhánh Nghị viện và Hành
pháp liên quan đến việc thiết lập CL thì nhấn mạnh Hiến pháp tạo lập CL chủ
yếu thông qua quyền lực tư pháp. Hiến pháp thiết lập quyền lực tư pháp một
cách bình đẳng, độc lập và đối trọng với các nhánh quyền lực, đồng thời giao
cho tòa án các quyền năng tư pháp để bảo vệ các quyền tự do cá nhân.
Từ những phân tích các bản hiến pháp tiêu biểu trên thế giới, các công
trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của hiến pháp trong
duy trì và bảo vệ nền CL và ngược lại, CL là một giá trị tiêu biểu của tiến bộ xã
hội cần phải được thể hiện trong mỗi bản hiến pháp. Các cuốn sách về kinh
nghiệm của các quốc gia trong việc thể hiện CL trong các bản hiến pháp bao
gồm: Tài liệu hội thảo Kinh nghiệm xây dựng và sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ của
Bộ Tư pháp (2011); Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp-Kinh nghiệm của Đức
và Việt Nam của Viện Nghiên cứu lập pháp và Viện Friedrich-Ebert, Nxb Tư
pháp (2012); Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới của
Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia
(2013); Các bản hiến pháp làm nên lịch sử của Albert p. Blaustein, Nxb Chính
trị Quốc gia (2015)…
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về vai trò của hiến pháp trong thể hiện
và phát huy các giá trị CL cần phải kể đến bao gồm:
Cuốn sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp năm 1992 do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Khoa học xã hội
(2013) khẳng định vị trí tối cao, luật mẹ, luật của các luật, làm cơ sở nền tảng
của xã hội, của hiến pháp. Hiến pháp có vai trò khai mở cho các chính quyền, thể
hiện và củng cố sự đồng thuận xã hội và là nền tảng của quyền lực nhà nước và
trật tự pháp luật.
- Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xây dựng và ban
hành hiến pháp” của GS.TS Trần Ngọc Đường, Ths. Bùi Ngọc Sơn, Nxb Chính
20
trị Quốc gia (2013) khẳng định Hiến pháp là hình thức tuyên bố các giá trị thừa
nhận chung của mỗi cộng đồng xã hội, bao gồm các giá trị cơ bản như tiến bộ xã
hội, CBXH và CL. Hiến pháp cũng còn tuyên bố chính thể mỗi quốc gia, chủ
quyền của nhân dân và cuối cùng là phân công lao động quyền lực, phòng ngừa
những hành xử tuỳ tiện, lạm quyền của các cơ quan công quyền; bảo vệ các
quyền con người, quyền cơ bản của công dân [55, Tr. 111].
1.1.4. Nhóm các nghiên cứu về vai trò của tòa án và thực tiễn hoạt động
bảo vệ công lý
Trước tiên, các công trình nghiên cứu đều tập trung phân tích, luận giải lý
do TA là thiết chế cơ bản, trung tâm trong hoạt động bảo vệ CL. Ở nội dung này,
cuốn sách Nền dân trị Mỹ (De la démocratie en Amérique) của Alexis de
Tocqueville, Nxb Tri thức (2006) lý giải: Lập pháp và hành pháp là những cơ
quan chính trị có trách nhiệm đề ra những chủ trương, chính sách trong việc giải
quyết những yêu cầu, đòi hỏi hàng ngày của dân chúng. Tư pháp tuy là nhánh
quyền lực yếu hơn nhưng nó lại có một nghĩa vụ quan trọng là kiểm soát tính
hợp hiến, hợp pháp của các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp để bảo
vệ các quyền tự do. Việc thiết lập CL phải được giao cho một cơ quan có tính
trung lập, khách quan, ổn định, lâu dài và không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của
các yếu tố chính trị thoáng qua, nhất thời như các cơ quan được hình thành trên cơ
sở bầu cử. TA phải luôn có thái độ ôn hòa, bình tĩnh, thận trọng, suy xét để phán
quyết sự đúng sai của các vụ việc đã qua. “TA công bằng” là dù ở trong những hoàn
cảnh hết sức phức tạp vẫn bình tĩnh cân nhắc mọi lẽ và tìm cho ra sự thật hay “TA
đại diện cho CL chứ không hoàn toàn đại diện cho cử tri” [123, Tr.233- 234].
Trong cả lý luận và thực tiễn, những quyền cơ bản của cá nhân có thể bị
vô hiệu hoá hoặc bị từ chối thực thi do các cơ quan bảo vệ CL hoặc các cơ chế tố
tụng không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời yêu cầu phát triển của xã hội. Các
cơ quan tiến hành tố tụng và các thủ tục tố tụng luôn được xác định là những yếu
tố quan trọng trong quá trình giúp các tổ chức, cá nhân tìm kiếm CL. Các công
trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm cuốn sách CL dân sự trong khủng hoảng
21
(Civil Justice in Crisis: Comparative Perpectives of Civil Procedure) của Adrian
A.S. Zuckerman, Nxb Oxford (1999); CL trong thế kỷ 21 (Justice in the twenty-
first century) của Hon Russell Fox AC QC, Nxb Cavendish Publishing (2000) và
TA, CL và sự hiệu quả (Courts, Justice and Efficiency) của Hecstor Fix-Fierro,
Nxb Hart Publishing (2003).
Trong cuốn sách Bàn về hệ thống tranh tụng và CL (On the Adversary
system and Justice), Nxb Bronaugh (1978), Martin P.Golding cho rằng để duy trì
và bảo vệ CL, mỗi quốc gia, với các nền văn hoá pháp lý khác nhau sẽ tìm kiếm
đến những phương thức khác nhau để đạt được mục tiêu này. Hai cơ chế điển hình
để tìm kiếm CL là cơ chế tranh tụng (adversary system) của hệ thống luật án lệ
hay cơ chế tố tụng thẩm vấn (inquisitorial system) của hệ thống dân luật [199].
Các công trình nghiên cứu cũng dành một sự quan tâm đáng kể nhằm định
lượng, đo lường hiệu quả bảo vệ CL của từng quốc gia. Các báo cáo điển hình
bao gồm Báo cáo về Chỉ số CL - Thực trạng về Công bằng và Bình đẳng của
UNDP và Hội Luật gia Việt Nam; Báo cáo Tổng quan Việt Nam 2035: Hướng
tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Báo cáo môi trường đầu tư kinh doanh (Doing Business Report) của World
Bank (2018), Báo cáo toàn cầu về tiếp cận CL (Global Insights on Access to
Justice) của World Justice Project (2018); Báo cáo chỉ số pháp quyền (The WJP
Rule of Law Index) của World Justice Project (2018).
1.1.5. Nhóm các nghiên cứu về phương hướng thúc đẩy và bảo vệ công
lý ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về phương hướng thúc đẩy và bảo vệ CL
ngày càng được làm sâu sắc hơn trong quá trình hoàn thiện học thuyết về NNPQ
XHCN. Trong cuốn Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng NNPQ XHCN của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia (2011), GS.TS. Nguyễn
Phú Trọng nhận định vai trò bảo vệ CL của TA bởi đây là nơi biểu hiện tập trung
tính chất dân chủ và công khai trong hoạt động bảo vệ pháp luật. Ở đó, con người
tìm thấy lẽ công bằng, tính nhân đạo, thiện và ác một cách trực tiếp và cụ thể qua
22
các sự kiện pháp lý cụ thể [117, Tr.16]. Tương tự, các công trình “TA Việt Nam
trong bối cảnh xây dựng NNPQ” do Nguyễn Đăng Dung chủ biên, Nxb Đại học
quốc gia (2012) và “Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam
trong giai đoạn xây dựng NNPQ XHCN” của GS.TSKH Lê Cảm, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội(2012) cũngphân tích, làm rõ hơn các yêu cầu,nhậnđịnh nêu trên.
Trong bối cảnh CCTP tại Việt Nam, các nghiên cứu đều thống nhất cho
rằng cần phải nâng cao vị thế cũng như củng cố yêu cầu độc lập tư pháp. Các
công trình nghiên cứu Độc lập tư pháp trong NNPQ XHCN, bảo đảm cho TA thực
hiện đúng đắn quyền tư pháp, Trương Hòa Bình, Tạp chí Cộng sản (2014); Luận
án tiến sỹ luật học Các yếu tố bảo đảm độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay của
Nguyễn Hải Ninh, Học viện Khoa học xã hội (2013) chỉ ra các yếu tố bảo đảm
độc lập tư pháp, thúc đẩy và bảo vệ CL tại Việt Nam, bao gồm: (1) Nhận thức
đúng đắn về vị trí của các TA với tư cách là thiết chế đặc biệt thực hiện nhiệm
vụ của nhánh quyền tư pháp quốc gia. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của TAND theo hướng độc lập theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào
đơn vị hành chính; (2) Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị
trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất
lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động
tư pháp; (3) Nâng cao năng lực, đạo đức, ý chí, quyết tâm bảo vệ CL, tăng cường
trách nhiệm của thẩm phán, hội thẩm, hoàn thiện thể chế bảo vệ sự độc lập, công
tâm, thực hiện đúng đắn quyền tư pháp, ngăn ngừa và nghiêm cấm mọi hành vi
can thiệp vào hoạt động xét xử; (4) Quy định chặt chẽ, khách quan, cụ thể, chi
tiết về chuẩn mực đạo đức, chế độ bổ nhiệm, thuyên chuyển, kỷ luật, khen
thưởng đối với thẩm phán, bảo đảm tính lâu dài, ổn định của nhiệm kỳ thẩm
phán; (5) Bảo đảm chế độ lương, tuổi nghỉ hưu và bảo vệ tốt an ninh công vụ đối
với thẩm phán; (6) Bộ máy quản lý hành chính tư pháp nằm trong TAND nhưng
độc lập, không được can thiệp vào hoạt động xét xử và ngân sách nhà nước phải
được bảo đảm [27].
23
Ngoài ra, các công trình nghiên cứu là tạp chí khoa học bao gồm: Tiếp cận
CL và các nguyên lý của NNPQ, Vũ Công Giao, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
Luật học 25 (2009); Quyền tiếp cận CL trong tố tụng hình sự, Đinh Thế Hưng,
Tạp chí Nghề luật (2011); Hiến pháp năm 2013 tạo nền tảng pháp lý vững chắc
cho việc đẩy mạnh CCTP theo Chiến lược CCTP đến năm 2020, Hà Hùng Cường,
Tạp chí Cộng sản (2014); Xây dựng đội ngũ cán bộ TAND đáp ứng yêu cầu CCTP
và hội nhập quốc tế, Nguyễn Hoà Bình, Tạp chí Cộng sản (2016); TAND và nhiệm
vụ bảo vệ CL, Nguyễn Xuân Tùng, Tạp chí Tổ chức nhà nước (2014).
1.2.Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Nhìn chung, trong khi các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý thế giới
về học thuyết, tư tưởng, lý luận về CL là rất phong phú, toàn diện, có chiều sâu
thì ở trong nước, các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý toàn diện về nội
dung này là chưa có, hoặc chỉ xuất hiện với một số khía cạnh, liều lượng rất hạn
chế, mức độ. Qua điểm lại và nghiên cứu các công trình nổi bật liên quan đến CL
nói chung, trong lĩnh vực bảo vệ CL nói riêng ở cả trong và ngoài nước, tác giả
có một số đánh giá sau đây:
1.2.1. Những kết quả đạt được của hoạt động nghiên cứu
- Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài đã có sự thống
nhất nhận thức chung về vai trò của CL trong việc xây dựng một xã hội văn
minh, trật tự, ổn định và hợp tác. Theo đó, bảo vệ CL là trách nhiệm chính trị
của Nhà nước và toàn xã hội. Đây chính là xuất phát điểm quan trọng, mang tính
tiền đề để tác giả luận án tiếp tục đi sâu phân tích cơ sở lý luận về CL.
- Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài phần nào đã làm rõ
ở mức độ nhất định về nội dung, bản chất, vị trí, chức năng, vai trò, những hình
thức biểu hiện của CL; một số công trình nghiên cứu ở trong nước giai đoạn gần
đây, đặc biệt là sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, đã bước đầu chú
trọng hơn đến việc ứng dụng, triển khai các giá trị của CL trong tổ chức và quản
lý xã hội.
24
- Một số công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước bước đầu đã
phân tích được sự thể hiện của CL thông qua một số chế định cơ bản của Hiến
pháp như tại phần Lời nói đầu hay các chế định về quyền con người, quyền tư pháp.
- Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài đã có sự thống
nhất về vị trí, vai trò của TA là thiết chế cơ bản trong hoạt động duy trì và bảo vệ
CL trong mỗi cộng đồng xã hội. Đồng thời, bước đầu đã đưa ra được các tiêu chí
để đánh giá, đo lường hiệu lực, hiệu quả hoạt động bảo vệ CL của các TA.
- Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài đều cho rằng bên
cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, việc thể hiện CL trong một số chế
định cơ bản của Hiến pháp cũng như qua hoạt động xét xử, duy trì và bảo vệ CL
của TA Việt Nam còn một số tồn tại, hạn chế cần kịp thời khắc phục.
- Nhiều công trình nghiên cứu đã có sự thống nhất khi đưa ra một số giải
pháp nhằm thúc đẩy và bảo vệ CL vốn đang là vấn đề còn đang gây nhiều bức
xúc trong dư luận xã hội như tiếp tục hoàn thiện một số chế định của Hiến pháp
năm 2013, hoàn thiện cơ chế phân công lao động quyền lực, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, làm sâu sắc hơn nhận thức xã hội về CL hay tiếp tục đổi mới thủ tục
tranh tụng tại phiên toà theo hướng thực chất.
1.2.2. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn luận án cần tiếp tục nghiên cứu:
Một là, các công trình nghiên cứu mới chỉ phân tích các quan niệm về CL
một cách tản mát, riêng rẽ theo các tư tưởng, học thuyết chính trị học, triết học…
mà chưa làm rõ được bản chất chung và tính đặc thù để định nghĩa khái niệm
CL, đặc biệt là quan niệm về CL trong thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội Việt
Nam. Nhận thức đúng đắn, thống nhất về CL là vấn đề hệ trọng, cấp bách, là
điều kiện tiên quyết cho việc tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ CL.
Hai là, đất nước ta vừa trải qua 30 năm đổi mới với những cải biến sâu sắc,
toàn diện, triệt để trong đường lối lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu còn chưa đánh giá đầy đủ và thấu đáo vai trò của CL trong cấu thành
đường lối cách mạng, trong lý luận về xã hội XHCN nói chung và lý luận về xây
25
dựng NNPQ XHCN nói riêng, đặc biệt là sau khi Nghị quyết số 08-NQ/TW,
Nghị quyết số 49-NQ/TW và Hiến pháp năm 2013 được ban hành.
Ba là, sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, nguyên tắc bảo vệ CL
đã được thẩm thấu với việc ban hành những văn bản pháp luật quan trọng như
Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015,... Tuy nhiên, các phương diện
thể hiện của CL trong các chế định cơ bản của hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp
năm 2013 còn chưa được nghiên cứu đầy đủ, tường minh và cần phải có sự đánh
giá tổng thể, biện chứng để có thể triển khai hiệu quả, toàn diện trong thực tiễn.
Bốn là, chúng ta vẫn đang tiếp tục vận dụng học thuyết tập quyền XHCN -
một lý luận có xu hướng đặt toà án vào vị trí phụ thuộc và yếu thế hơn so với
những nhánh quyền lực khác, gây nhiều khó khăn cho hoạt động duy trì và bảo
vệ CL, đặc biệt là các trường hợp vi phạm xuất phát từ các cơ quan công quyền
hoặc công chức nhà nước. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 đã thừa nhận
TAND là nhánh quyền lực thực hiện quyền tư pháp (Khoản 1 Điều 102), cùng
với quyền năng kiểm soát các nhánh quyền lực khác (Khoản 3 Điều 2). Đây là
vấn đề khá mới mẻ, chưa được nghiên cứu thấu đáo để triển khai trong thực tiễn.
Năm là, thực trạng chất lượng, hiệu quả bảo vệ CL thông qua hoạt động xét
xử thời gian qua còn chưa được phân tích đúng mức, các nguyên nhân của thực
trạng này còn chưa được chỉ ra đầy đủ dẫn đến chưa có giải pháp căn cơ, toàn
diện để thúc đẩy và bảo vệ CL ở nước ta.
Sáu là, mặc dù đã có một số phương hướng, quan điểm và giải pháp thúc
đẩy và bảo vệ CL được nêu ra trong các công trình nghiên cứu từ trước tới nay
nhưng còn chưa được nhìn nhận một cách toàn diện và phù hợp hơn với tình
hình thực tiễn hiện nay, với định hướng phát triển đến năm 2030 và với đường
lối, chính sách của Đảng.
1.3. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Cơ sở lý thuyết
CL và sự thể hiện của CL trong hiến pháp là một trong những nội dung
quan trọng cấu thành học thuyết về NNPQ XHCN hiện nay. Trong bối cảnh Việt
26
Nam vừa phải duy trì, phát triển các yếu tố cốt lõi của chủ thuyết XHCN, vừa
không ngừng hội nhập sâu rộng và toàn diện, tiếp thu và lựa chọn những giá trị
phổ quát của văn minh nhân loại, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra là:
- Khái niệm và bản chất CL là gì? Quá trình hình thành, vị trí, vai trò của CL?
Các thành tố cấu thành,mốiquan hệ và hìnhthứcCL cơ bản trongthực tiễn?
- Vai trò của hiến pháp và sự thể hiện của CL trong các chế định của hiến
pháp như thế nào? Các phương thức thể hiện và bảo vệ CL như thế nào?
- Thực trạng thể hiện CL trong một số chế định cơ bản của hiến pháp và
thực tiễn bảo vệ CL qua hoạt động xét xử của TA tại Việt Nam? Những điểm
còn tồn tại, hạn chế, cần tiếp tục hoàn thiện và những vướng mắc thực tiễn là gì?
- Phương hướng, giải pháp hoàn thiện các chế định hiến pháp trong thể hiện
CL? Những giải pháp khắc phục vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong hoạt động
thúc đẩy và bảo vệ CL trong thực tiễn?
Dựa trên câu hỏinghiêncứu, giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu này là:
- CL là một giá trị thiết yếu, đa chức năng trong tổ chức, quản lý và vận hành
một xã hội, góp phần quan trọng xây dựng xã hội trật tự, ổn định và đồng thuận.
- Thực trạng thể hiện và phát huy các giá trị CL của hiến pháp Việt Nam
còn một số vướng mắc, bất cập. Việc thể hiện các giá trị của CL trong các chế
định của Hiến pháp còn chưa đầy đủ, hiệu quả. Hoạt động bảo vệ CL trong hoạt
động xét xử tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng còn một số tồn tại, hạn
chế cần kịp thời khắc phục.
- Cần có nhiều giải pháp tiếp tục hoàn thiện Hiến pháp và thực tiễn nhằm
thúc đẩy và bảo vệ CL cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ CL của
TA nhằm góp phần nâng cao hơn nữa niềm tin của nhân dân đối với nền tư pháp
của đất nước.
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, lý thuyết nghiên cứu mà
luận án sử dụng là:
- Lý thuyết CL của Aristoste là lý thuyết gốc về vấn đề nghiên cứu.
CL là một bản “khế ước xã hội” do mỗi cộng đồng quy ước, thỏa thuận
27
hình thành lên. Khế ước này cần được đưa vào hiến pháp và người đứng đầu mỗi
chính quyền phải trung thành, tôn trọng khế ước đó. Nội hàm và cơ chế vận hành
CL do mô hình chính thể mà nó tồn tại quyết định. Bất công có thể là một
nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách mạng lật đổ. Đây là một luận điểm hết sức
biện chứng, tiến bộ, phù hợp với các mô hình xã hội dân chủ ngày nay.
Lý thuyết CL của Aristoste cũng thừa nhận tồn tại những xung đột, thậm
chí là đấu tranh trong nội tại mỗi xã hội cần phải được căn chỉnh bằng những
nguyên tắc, chuẩn mực và CL để duy trì sự cân bằng, tương xứng trong các mối
quan hệ xã hội. Trong quan hệ phân phối, đó là cơ chế trao cho mọi người những
gì mà họ xứng đáng, trao cho mỗi người cái họ đáng hưởng. Trong quan hệ
tương giao, trao đổi, đó là sự bình đẳng, không thiên vị về quyền giữa các cá
nhân. Trong quan hệ bồi thường, đó là sự căn chỉnh các quan hệ xã hội, đó là sự
cân bằng, phù hợp giữa tội phạm và sự trừng phạt.
Lý thuyết CL của Aristoste thừa nhận hai hình thức tồn tại cơ bản của CL,
là CL phân phối và CL cải tạo. Sau này, có nhiều lý thuyết tiếp tục phát triển cơ
chế vận hành của từng loại hình công lý nêu trên như lý thuyết công lợi của
Jeremy Bentham, J.S.Mill, lý thuyết phẩm giá con người của Immanuel Kant, lý
thuyết pháp quyền của Hegel, lý thuyết CL là sự công bằng của John Rawls…
Lý thuyết CL của Plato được sử dụng để bổ sung, làm rõ hơn chức năng
của CL với tư cách là một phẩm hạnh cộng đồng giúp các thành viên xã hội liên
kết, tạo sự hài hòa nội tại trong xã hội. Chức năng luân lý đạo đức trong nuôi
dưỡng, bồi đắp nhân cách mỗi người nhằm tạo ra trật tự xã hội cũng được Plato
đặc biệt nhấn mạnh. Lý thuyết CL của Plato cũng gợi ý về việc định hình lại mỗi
hình thái xã hội nếu các giá trị của CL bị phê phán và không còn phù hợp.
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Karl Marx có giá trị đặc biệt quan
trọng trong đấu tranh các quan điểm duy tâm, siêu hình, luận giải một cách khoa
học, biện chứng nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và bản chất giai cấp,
lịch sử của CL. Nội hàm CL sẽ phụ thuộc chặt chẽ và do mỗi hình thái kinh tế -
xã hội mà nó tồn tại chi phối, quyết định và ngược lại, các giá trị của CL cùng
28
với các quan hệ sản xuất khác có tác động trở lại, ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng
đến các phương thức tổ chức xã hội, từ đó thúc đẩy hoặc cản trở, kìm hãm sự phát
triển của xã hội trongtừnggiai đoạn lịch sử nhất định.
Để luận giải đầy đủ hơn các khía cạnh CL tại Việt Nam, việc nghiên cứu,
phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về CL là hết sức quan trọng. Trong đó, có một
số điểm phát triển hơn so với các học thuyết pháp lý thông thường cần phải kể
đến như yêu cầu được hưởng nền CL đích thực là quyền cơ bản của mỗi dân tộc;
là căn cứ pháp lý, đạo lý quốc tế vững chắc khẳng định tính chính nghĩa của
cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, lên án các cuộc chiến tranh xâm lược
phi nghĩa và đặc biệt là vũ khí tư tưởng, chính trị, pháp lý sắc bén khẳng định
bản chất thân dân, vì dân của nhà nước cách mạng.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là những
phương pháp luận khoa học xuyên suốt được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ
luận án. Bên cạnh đó, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản
trong khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm: Phương pháp hệ thống, phương
pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn giải, phương pháp lịch
sử và phương pháp logic, phương pháp tiếp cận đa ngành luật học, phương pháp
so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp dự báo khoa học. Đối với mỗi
chương sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ đạo như sau:
- Chương 1, chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê để
hệ thống hóa tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung của luận án;
- Chương 2, chủ yếu sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành luật học, phân
tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp luật
học so sánh;
- Chương 3, sử dụng chủ yếu phương pháp hệ thống, phương pháp thống
kê, phương pháp quy nạp và diễn giải, phương pháp phân tích và tổng hợp;
- Chương 4, chủ yếu áp dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp hệ thống và đặc biệt là phương pháp dự báo khoa học.
29
Về cách tiếp cận của luận án:
- Tiếp cận hệ thống: Trên cơ sở tập hợp, hệ thống ở mức đầy đủ nhất có thể
các công trình liên quan đến đề tài đã được công bố, luận án phân tích, đánh giá
và kế thừa có chọn lọc để đưa ra những quan niệm riêng về vấn đề nghiên cứu.
- Tiếp cận đa ngành, liên ngành: sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã
hội như lịch sử, xã hội học, chính trị học và luật học so sánh...
- Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể được áp dụng trong quá trình
nghiên cứu, đặc biệt việc xem xét mối quan hệ này qua từng giai đoạn, đồng
thời, phân tích đánh giá từng mặt của mối quan hệ trong những bối cảnh lịch sử
và những điều kiện cụ thể nhìn nhận dưới góc độ logic phát triển.
30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
1. Qua phân tích tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy,
đề tài về CL đã được xem xét, nghiên cứu ở một số góc độ, phạm vi khác nhau. Ở
Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài, trong đó có những
công trình phần nào đã làm rõ được cơ sở lý luận về CL và sự thể hiện CL trong
một số chế định của Hiến pháp, thực trạng hoạt động bảo vệ CL; một số nghiên cứu
cũng đã có sự thống nhất ở mức độ nhất định khi đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
các chế định của Hiến pháp trong thể hiện CL và nâng cao hiệu quả phát huy, thực
thi và bảo vệ CL. Ở nước ngoài, các nghiên cứu được thực hiện công phu, có hệ
thống và chiều sâu, tập trung vào những nội dung cơ bản về CL, sự thể hiện của CL
trong hiến pháp, ứng dụng của CL trong hoạt động tổ chức và quản lý xã hội và
kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy, thực thi và bảo vệ CL.
2. Tuy nhiên, có những vấn đề liên quan đến đề tài luận án mà các công
trình nghiên cứu đã công bố chưa đề cập đến một cách chuyên sâu, toàn diện,
trong một thể thống nhất, cụ thể là về: cơ sở kinh tế - xã hội, khái niệm, vị trí,
chức năng của CL; vai trò của CL trong đường lối lãnh đạo của ĐCSVN; sự thể
hiện của CL trong các chế định cơ bản của Hiến pháp; các tiêu chí đánh giá hiệu
quả và yếu tố bảo đảm hoạt động bảo vệ CL thông qua hoạt động xét xử… Ở
Việt Nam, mới chỉ có những công trình nghiên cứu riêng biệt từng khía cạnh của
CL, sự thể hiện của CL trong Hiến pháp và hoạt động bảo vệ CL, nhưng chưa có
công trình nghiên cứu tổng hợp, toàn diện các vấn đề nêu trên. Bên cạnh đó,
nhiều công trình nghiên cứu đã có những đánh giá về thực trạng, rút ra nguyên
nhân và kiến nghị về giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi, bảo vệ CL nhưng còn
thiếu tính đồng bộ, chưa sát với và phù hợp với thực tiễn hiện nay ở nước ta,
nhất là từ khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành.
3. Thông quá đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, phân tích cơ sở lý
thuyết và phương pháp nghiên cứu của luận án, có thể khẳng định đến nay chưa
có công trình nghiên cứu nào về CL, sự thể hiện của CL trong các chế định của
Hiến pháp như cách tiếp cận của Đề tài. Đây cũng chính là nội dung cơ bản mà Đề
tài “CL và sự thể hiện CL trong Hiến pháp Việt Nam” tập trungxem xét, giải quyết.
31
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG LÝ VÀ SỰ THỂ HIỆN
CỦA CÔNG LÝ TRONG HIẾN PHÁP
2.1. Khái niệm công lý
Một số cuốnTừ điển tiêu biểu của nước ngoài định nghĩa: (1) CL là đối xử với
mọi người một cách công bằng [240, Tr.839]; (2) Là yêu cầu bất biến và mãi mãi
trong các vấn đề pháp lý hoặc tranh chấp pháp lý rằng mỗi cá nhân hoặc tổ chức
phải được hưởng những gì mà họ xứng đáng; (3) Là “Sự công bằng và hợp lý, với
ba ý niệm cơ bản: sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của cá nhân, yêu cầu các cá
nhân phải được đối xử một cách phù hợp, không thiên vị và bình đẳng” [187,
Tr.447]; (4) Là một khái niệm được định nghĩa phụ thuộc vào yêu cầu của từng
trường phái triết học. Hầu hết các định nghĩa về CL có thể phân loại thuộc một
trong hai nhóm: một là có bản chất siêu nghiệm và được quyết định bởi Chúa Trời,
hai là vấn đề về quy ước chung được xác định trên cơ sở lương tri của con người
[203, Tr.245]; (5) Bảo vệ các quyền và trừng phạt những sai trái trên cơ sở công
bằng; (6) Duy trì những gì là công bằng đặc biệt là bởi một cơ chế phán quyết
không thiên vị đối với các xung đột hoặc trong ấn định các phần thưởng và sự trừng
phạt; (7) CL là ý định liên tục và kiên định rằng hãy trao cho mọi người những gì
là của họ [227, Tr.2]; (8) Sự công bằng, sự đúng đắn, lẽ phải và “Ban hành công
lý” là việc tòa án xác định điều đúng, điều sai trong một vụ việc nhằm thiết lập
lại sự công bằng [97, Tr.494].
Theo Agnes Heller, trong nền khoa học pháp lý, có bốn cách tiếp cận đưa
đến bốn cách định nghĩa khác nhau về CL.
Thứ nhất là CL chính tắc, là sự áp dụng liên tục và nhất quán những chuẩn
mực và quy tắc đối với từng và mọi thành viên của nhóm xã hội mà chuẩn mực
và quy tắc đó áp dụng. CL phải khách quan, không thiên vị, không bị ảnh hưởng
bởi sự yêu ghét, từ bi hay thương cảm. CL là cách ngôn xử thế và là trạng thái
“tĩnh”, “cứng nhắc”, các chuẩn mực, nguyên tắc dĩ nhiên được coi là đúng đắn
32
và mặc nhiên chỉ áp dụng, tuân theo. Ở cách tiếp cận này, CL là một phẩm hạnh
lý trí khá lạnh lùng, thậm chí trong một vài trường hợp nó rất gần với sự độc ác.
CL chính tắc được khắc họa bởi tượng nữ thần một tay cầm gươm, một tay cầm
chiếc cân và một chiếc khăn bịt mắt (Phụ lục 1).
Thứ hai là tính đạo đức - chính trị, là khía cạnh ngay thẳng, chính trực, sự
nhân từ, tốt bụng và độ lượng của CL. Hướng tiếp cận này là hình thức CL cao nhất
và là “tổng tất cả các phẩm hạnh”. Tính chính tắc có thể đồng nhất với khái niệm
đạo đức - chính trị nếu nó được luật hóa với sự khoan dung và tình thương.
Thứ ba là tính năng động, là thuộc tính xuất hiện trong giai đoạn cận đại
khi quan niệm về các giá trị, phẩm hạnh xã hội như tự do, sinh mạng, hạnh phúc
làm căn cứ cho việc hình thành các chuẩn mực thay đổi và do đó cách tiếp cận
này thách thức sự đúng đắn, phù hợp của các chuẩn mực, nguyên tắc trước đó.
Trong khi tính chính tắc chỉ tập trung vào việc áp dụng đúng thì tính năng động
thách thức sự đúng đắn của các chuẩn mực. “Cảm nhận CL” là một nội dung đặc
trưng của cách tiếp cận này nhằm chỉ khả năng phân biệt giữa cái đúng và cái sai
được hiện thực hóa thông qua một bản án. CL năng động được khắc họa bằng
hình ảnh một nữ hoàng có đôi mắt hướng về phía trước, về tương lai, một tay giữ
tượng thần chiến tranh, một tay giữ tượng thần hòa bình, tượng thần hòa bình
nặng hơn tượng thần chiến tranh (Phụ lục 2).
Thứ tư, tính xã hội - chính trị về CL là hướng tiếp cận của xã hội hiện đại
về CL và là sự nhận thức khoa học về CL, gồm hai thành tố chính là CL trừng
phạt và CL phân phối [204].
Tại Việt Nam, một cách khái quát, CL được hiểu là lương tri, đạo lý, lẽ
phải, lẽ công bằng, sự đúng đắn, hợp lý hợp tình, thấu đáo và thỏa đáng. Sổ tay
sơ giải một số từ thường dùng giải thích CL là “lẽ phải phù hợp với đạo lý và lợi
ích chung của xã hội được mọi người thừa nhận. Ví dụ, quyền của các dân tộc
được sống trong độc lập, tự do là một CL trong thời đại ngày nay” [113, Tr. 74].
Đại Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý giải thích “Công: không thiên vị, lý:
lý lẽ. CL là lẽ công bằng mọi người đều công nhận” [167]. Cuốn Từ và ngữ tiếng
33
Việt của GS. Nguyễn Lân cho rằng CL là “sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng
theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người” [84, Tr.210]. Từ điển tiếng
Việt của Viện Ngôn ngữ học nhận định CL là “cái lẽ phù hợp với đạo lí và lợi
ích chung của xã hội” [159, Tr.208].
Từ khía cạnh pháp lý, Từ điển tiếng Việt của Nxb Từ điển Bách khoa khái
quát CL là “lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với pháp luật đương thời, không thiên
lệch, không tư vị. Chế độ nào cũng coi TA là tượng trưng cho CL, là cơ quan CL
của chế độ ấy” [151, Tr.109]. Từ điển Luật học của Bộ Tư pháp định nghĩa CL
là “Sự công bằng hay chính nghĩa, sự đúng đắn, lẽ phải. Thường được dùng
trong đời sống pháp lý và đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Ví dụ: Bản án của
TA quân sự Nuremberg năm 1946 đã khẳng định chiến thắng của CL đối với tàn
bạo, của chính nghĩa với phi nghĩa trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2
(1941-1945)” [31, Tr.217].
Từ những định nghĩa nêu trên, CL có thể được định nghĩa như sau:
“Công lý là giá trị xã hội giúp các thành viên xã hội hợp tác, phát triển và
là căn cứ đạo lý, đúng đắn để chính quyền tổ chức, quản lý xã hội và tòa án giải
quyết các xung đột, tranh chấp, tạo sự đồng thuận, ổn định và trật tự xã hội”.
2.2. Cơ sở kinh tế - xã hội, các thành tố thiết yếu, đặc điểm cơ bản và
phân loại công lý
2.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành công lý
Một số tư tưởng Hy Lạp cổ đại nhấn mạnh sự phân hóa, đấu tranh giữa
các giai tầng trong xã hội và cho rằng CL không phải là đạo đức của người xuất
chúng mà là thứ đạo đức nô lệ, là “phát minh của kẻ yếu nhằm vô hiệu hoá
quyền lực của kẻ mạnh” và để “che dấu, làm mờ ranh giới trong quan hệ quyền
lực trong một xã hội” [78]. Cicero thì cho rằng CL ra đời từ “nhu cầu được bảo
vệ”. CL không tồn tại một cách tự nhiên, mà là “một phẩm tính được tạo ra bởi
những con người vận hành chính quyền”. Khi mà một nhóm người nắm được
nhà nước và nảy sinh những tình huống lo sợ lẫn nhau, không đủ tự tin vào sức
mạnh của chính mình, sẽ xuất hiện một kiểu thỏa thuận nào đó, nghĩa là “chính
34
sự yếu đuối, chứ không phải là tạo hóa hay ý định tốt đẹp, là mẹ đẻ của CL”
[207, Tr.239-244], [34, Tr.239].
Với phương pháp luận khoa học, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội
của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra những luận giải về sự xuất hiện, hình thành
của CL bằng phương pháp duy vật lịch sử trên cơ sở sự phát triển của lực lượng
sản xuất.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người bắt đầu bằng chế độ công xã
nguyên thủy với đặc trưng về sự phát triển thấp kém, chậm chạp của điều kiện
lao động kiếm sống. Trình độ kỹ thuật thấp kém, bấp bênh cùng với tình trạng
hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên đã buộc con người phải toàn tâm, toàn ý
liên kết, hợp tác với nhau trong lao động tập thể và trong đấu tranh sinh tồn. Chế
độ sở hữu tập thể nguyên thủy đó hàm chứa những giá trị cốt lõi “sơ khai”, “chất
phác” về công bằng và bình đẳng, mọi thành viên của cộng đồng xã hội chung
sống như trong một gia đình lớn, hòa bình, hữu ái, tự giác tham gia, cùng làm,
cùng hưởng như nhau, không tồn tại chiếm hữu tư nhân, không phân hóa giàu
nghèo, giai cấp, không có xung đột, không tồn tại người bóc lột hay bộ máy
chính quyền cai trị. Trong xã hội đó, con người còn “chưa phân biệt đâu là quyền
lợi và đâu là nghĩa vụ” bởi tình trạng cộng đồng, cùng chung nhau, cùng giống
nhau trong mọi mặt của đời sống. Trong giai đoạn này, do phương thức sản xuất
còn thấp kém, xã hội chưa phát triển, các mâu thuẫn, xung đột xã hội chưa trở
lên gay gắt nên xã hội chưa hội đủ các yếu tố cho sự hình thành của CL.
Khi xã hội loài người chuyển sang chế độ công xã thị tộc phụ hệ, cùng với
sự xuất hiện của kim khí, lực lượng sản xuất đã phát triển vượt bậc, năng suất lao
động, sản phẩm cho xã hội ngày càng tăng, tạo dư thừa và tích lũy xã hội. Với
kinh nghiệm sản xuất và công lao đóng góp ngày càng lớn, người đàn ông bắt
đầu bước lên nấc thang quyền lực trong gia đình và xã hội với nhiều quyền năng
quan trọng, trong đó cần phải kể đến là quyền quyết định phân công lao động
trong xã hội. Xã hội xuất hiện một nhóm người tự cho mình có quyền chiếm một
khẩu phần sản phẩm xã hội nhiều hơn người khác. Chế độ tư hữu và đặc biệt là
35
sự xuất hiện của nền sản xuất cá thể đã góp phần quan trọng tạo nên sự phân hóa
giàu nghèo, giai cấp và sự bất bình đẳng, xung đột trong xã hội, từ đó tạo cơ sở,
điều kiện kinh tế-xã hội cho sự xuất hiện của CL [103, Tr.24].
Như vậy, về cơ sở kinh tế, CL là một “đại lượng công bằng” góp phần căn
chỉnh, cân bằng tổ chức xã hội loài người. Khi các quyền bị xâm phạm thì CL sẽ
xuất hiện. Do đó, sự xuất hiện chế độ tư hữu cùng các quyền tư hữu chính là điều
kiện kinh tế tiên quyết cho sự hình thành CL.
Về cơ sở xã hội, CL không thể xuất hiện giữa những người chung sống
cộng đồng, chung nhau, như nhau như trong một gia đình chung của chế độ công
xã nguyên thủy trước đó. Sự phát triển của nền sản xuất cá thể cùng sự phân hóa,
khác biệt, bất bình đẳng từ tình trạng tài sản cho đến địa vị xã hội ngày càng sâu
sắc dẫn đến sự gắn kết giữa các thành viên xã hội ngày càng rời rạc, tách biệt, xa
lạ và trở thành cơ sở xã hội cho sự hình thành, xuất hiện của CL [207, Tr.9-47].
2.2.2. Các thành tố thiết yếu của công lý
Ở mỗi quốc gia, CL là một phần của cấu trúc xã hội, do đó, nhận thức về
CL trong mỗi cộng đồng xã hội ngoài những giá trị phổ quát cũng còn phụ thuộc
rất nhiều vào phong tục, tập quán, trình độ phát triển và sự cảm nhận của mỗi
nền văn hóa cũng như tình cảm, tính cách của mỗi quốc gia, dân tộc. Dân tộc
Hàn Quốc đồng nghĩa CL với phẩm hạnh, đức hạnh, phẩm giá (virtue), người
dân Papua New Guinea coi CL là trạng thái cân bằng trong xã hội (half-half),
người Lozi của Zambia gọi CL là “tukelo” và những vị thẩm phán của họ phải
miễn cưỡng mà chấp nhận rằng chỉ có tòa án của luật pháp (court of law) mà
không có tòa án của CL hoặc luân lý, đạo đức (court of justice). Còn thuật ngữ
“uta-uta” hay “égalité” trong cuộc cách mạng Pháp thể hiện bình đẳng phải là
một thành tố thiết yếu, không thể thiếu của CL [226, Tr.149].
Trong nền khoa học pháp lý thế giới, có hai cách phân tích về các thành tố
thiết yếu của CL được chấp nhận rộng rãi.
Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng CL có ba thành tố cơ bản cấu thành. Một
là, hướng tới người khác (Other-directedness), CL hướng tới mối quan hệ giữa
36
con người. Hai là, nghĩa vụ và quyền (Duty and right), CL liên quan đến những
gì thuộc về người khác và những gì người khác có quyền xứng đáng được
hưởng. Ba là, sự bình đẳng (Equality), CL là sự bình đẳng giữa người với người,
tuy nhiên có nhiều cơ chế bình đẳng như: sự tương ứng tỷ lệ (như giữa tỷ lệ đóng
góp và quyền tươngxứngtỷ lệ đó), sự cân bằng, sự thăngbằng…[201,Tr.161-163].
Cách tiếp cận thứ hai cho rằng CL gồm bốn khía cạnh cơ bản. Một là, “Sự
xứng đáng” (Desert): Là có được những gì mà một người xứng đáng, là ranh giới
phân định giữa sự xứng đáng và không xứng đáng, bao gồm cả mặt tích cực như
khen thưởng, tôn vinh hay mặt tiêu cực như lên án, trừng phạt. Hai là, “Sự công
bằng” (Fairness): Là đối xử với những người bình đẳng một cách bình đẳng,
không có sự phân biệt, kỳ thị và là sự công bằng khi tham gia các thủ tục tố tụng.
Ba là, “Sự bình đẳng” (Equality): Là sự bình đẳng về các quyền và nghĩa vụ
công dân cho tất cả mọi người như quyền bầu cử hay nghĩa vụ đóng thuế và là sự
công bằng trong phân bổ các nguồn lực xã hội. Bốn là, “Sự chính trực đạo
đức”(Moral Righteousness): Là trạng thái lý tưởng về phẩm hạnh cá nhân và
hành vi đạo đức nhằm mang lại sự công bằng, bình đẳng, giúp xã hội, cộng đồng
tốt đẹp hơn, điển hình như những nỗ lực, cống hiến của Nelson Mandela với
phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Nam Phi hay của Nellie McClung với
cuộc đấu tranh cho nữ quyền tại Canada [206].
2.2.3. Đặc điểm cơ bản của công lý
- Công lý là một giá trị căn bản của xã hội văn minh
Trong giai đoạn sơ khai, bán khai, các xung đột được giải quyết dựa trên
các giải pháp thô sơ là sử dụng “cường lực”, “bạo lực”, hay “bản năng”, CL, lẽ
phải sẽ thuộc về kẻ khỏe hơn, mạnh hơn. “Cá nhân là viên cảnh sát của chính
mình, người nào đủ mạnh thì dùng cách trả thù để xử tội theo ý mình” [48,
Tr.63]. Chính sức mạnh bạo lực này “đã tạo ra những kẻ nô lệ đầu tiên”, và “sự
hèn nhát làm cho họ suốt đời nô lệ”, vì vậy, “con người sinh ra được tự do,
nhưng ở đâu họ cũng bị xiềng xích” [109, Tr.13-32].
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx

More Related Content

What's hot

Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAYLuận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
 
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...
 
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền biểu tình của công dân theo hiến pháp Việt Nam - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong xử lý hành chính, HOT
 
Luận văn: Hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật
Luận văn: Hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luậtLuận văn: Hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật
Luận văn: Hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật
 
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Phân loại tài sản theo quy định của bộ luật dân sự, 9đ
Luận văn: Phân loại tài sản theo quy định của bộ luật dân sự, 9đLuận văn: Phân loại tài sản theo quy định của bộ luật dân sự, 9đ
Luận văn: Phân loại tài sản theo quy định của bộ luật dân sự, 9đ
 
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấnĐề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
 
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAYLuận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
Luận văn: Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo luật, 9đ - Gửi mi...
 
Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luậtLuận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật
 
Luận văn: Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam, HAY
 

Similar to Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx

BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...hanhha12
 
Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...
Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...
Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx (20)

Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chínhPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOTPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
 
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
 
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAYLuận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
 
Pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thốngPháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
 
Luận án: Luật tục người Thái và quản lí cộng đồng người Thái
Luận án: Luật tục người Thái và quản lí cộng đồng người TháiLuận án: Luật tục người Thái và quản lí cộng đồng người Thái
Luận án: Luật tục người Thái và quản lí cộng đồng người Thái
 
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAYCơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt NamLuận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
 
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAYLuận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAYĐề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
 
Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt NamBảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
Bảo đảm quyền con người trong pháp luật phong kiến Việt Nam
 
La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...
La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...
La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...
 
Luận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
Luận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt NamLuận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam
Luận án: Hoạt động trợ giúp pháp lý theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú NhuậnĐề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
 
Luận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên
Luận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viênLuận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên
Luận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên
 
Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...
Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...
Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...
 
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
 
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx

  • 1. Hà Nội - năm 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN TÙNG CÔNG LÝ VÀ SỰ THỂ HIỆN CÔNG LÝ TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
  • 2. Hà Nội - năm 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN TÙNG CÔNG LÝ VÀ SỰ THỂ HIỆN CÔNG LÝ TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM Ngành: Luật Hiến pháp và Hành chính Mã số: 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VÕ KHÁNH VINH
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2020 Tác giả Nguyễn Xuân Tùng
  • 4. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................7 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước .........................................7 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu....23 1.3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ..............................................25 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG LÝ VÀ SỰ THỂ HIỆN CỦA CÔNG LÝ TRONG HIẾN PHÁP .........................................................31 2.1. Khái niệm công lý..........................................................................................31 2.2. Cơ sở kinh tế - xã hội, các thành tố thiết yếu, đặc điểm cơ bản và phân loại công lý....................................................................................................33 2.3. Quá trình hình thành, tư tưởng và lý luận về công lý tại Việt Nam.........62 2.4. Vai trò của hiến pháp và nội dung thể hiện công lý trong hiến pháp.......71 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỂ HIỆN CÔNG LÝ TRONG HIẾN PHÁP VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......................89 3.1. Thực trạng thể hiện công lý trong Hiến pháp Việt Nam ...........................89 3.2. Thực trạng bảo vệ công lý ở Việt Nam......................................................112 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......................................................................128 4.1. Yêu cầu thúc đẩy và bảo vệ công lý...........................................................128 4.2. Các quan điểm thúc đẩy và bảo vệ công lý...............................................135 4.3. Các giải pháp thúc đẩy và bảo vệ công lý.................................................139 KẾT LUẬN......................................................................................................................156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.........................................................158 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................159
  • 5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CCTP Cải cách tư pháp CL Công lý CBXH Công bằng xã hội ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam KTTT Kinh tế thị trường NNPQ Nhà nước pháp quyền NXB Nhà Xuất bản Nghị quyết 49- NQ/TW Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020 TA Tòa án TAND Toà án nhân dân VKSND Viện Kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Công lý là kết tinh của những nỗ lực, cố gắng không ngừng của nhân loại để hiện thực hoá lý tưởng công bằng, là giá trị nền tảng, cốt lõi trong việc tổ chức một xã hội trật tự, ổn định và hợp tác. Trong lịch sử phát triển của Nhà nước cách mạng nhân dân, quan niệm về công lý đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ năm 1945, với tư cách là một giá trị “chính trị-tư pháp”, phản ánh bản chất ưu việt của chế độ mới và mang tính chất định hướng phát triển sâu sắc cho nền tư pháp Việt Nam. Từ năm 1986, cùng với chính sách nhất quán về đổi mới kinh tế và quyết tâm chính trị dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, CL cùng những giá trị thiên chức của mình đã được ghi nhận trở lại, từng bước chiếm lĩnh một vị trí trọng yếu, thiêng liêng và trở thành một nội dung căn bản tại các văn kiện chính trị-pháp lý quan trọng hàng đầu như Cương lĩnh, Nghị quyết - văn kiện thể hiện đường lối cách mạng của ĐCSVN hay Hiến pháp - đạo luật cơ bản, văn kiện thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của mỗi Nhà nước và chế độ. Trong NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, mỗi cá nhân đều có quyền được sống trong môi trường xã hội ổn định và hợp tác. CL là một giá trị căn bản, phổ quát của cộng đồng xã hội Việt Nam với ý nghĩa lớn lao, niềm tin mãnh liệt về một trật tự xã hội ổn định, hợp tác trên nền tảng của lương tri, lẽ phải, lẽ công bằng. Yêu cầu tiếp cận, thực thi, tôn trọng và bảo vệ CL là những cụm từ đang ngày càng được sử dụng phổ biến, rộng rãi (1.640.000 kết quả/0,36 giây trên công cụ Google) tại các văn kiện chính trị, pháp lý quan trọng [1, 2, 3, 4], các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước [14, 15], trong lời tuyên thệ nhậm chức của người đứng đầu cơ quan thực hiện quyền tư pháp [108], trong hoạt động chất vấn của Quốc hội [115], hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ [16], tại các tác phẩm báo chí đấu tranh bảo vệ các quyền cơ bản [81], tại các công trình nghiên cứu cải cách pháp luật, CCTP [39] hay trong hoạt động của các tổ chức xã hội [180].
  • 7. 2 Tuy nhiên, cho đến nay, CL còn chưa thực sự trở thành nguyên tắc cơ bản, nền tảng trong tổ chức và quản lý xã hội. Sự thể hiện của CL thông qua các chế định của Hiến pháp còn chưa được nhận diện, phân tích và làm rõ. Hiệu lực, hiệu quả phát huy các giá trị CL của các chế định Hiến pháp còn nhiều hạn chế. Hoạt động bảo vệ CL còn một số tồn tại, yếu kém. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên, trong đó đặc biệt nổi lên là lý luận về CL trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN còn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ; Nhận thức của các cơ quan nhà nước và xã hội về CL còn thiếu đầy đủ, sâu sắc và thống nhất; Việc nghiên cứu, triển khai toàn diện các phương diện, giá trị của CL trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn chưa kịp thời; Vai trò của TA sau khi được Hiến pháp năm 2013 xác định là cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ CL còn mờ nhạt, chưa được đánh giá, nghiên cứu thấu đáo, cụ thể. Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài"CL và sự thể hiện CL trong Hiến pháp Việt Nam" là hết sức cấp thiết. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về CL và sự thể hiện của CL trong hiến pháp ở nước ta; phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và yếu kém trong thực tiễn phát huy các giá trị CL trong tổ chức, quản lý xã hội và trong hoạt động bảo vệ CL, tìm ra nguyên nhân của thực trạng này. Từ đó, kiến nghị hoàn thiện hiến pháp và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động triển khai, phát huy các giá trị CL trong hiến pháp, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, đồng thời, góp phần hoàn thiện lý luận về CL trong NNPQ XHCN Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ đặt ra cho luận án là: - Thứ nhất, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về CL, bao gồm: nguồn gốc; khái niệm; chức năng, vị trí, vai trò; phân loại; mối quan hệ; hệ thống các tư tưởng, học thuyết; các phương diện thể hiện trong hiến pháp; thiết chế bảo vệ
  • 8. 3 CL; điều kiện đảm bảo; các tiêu chí đánh giá; và kinh nghiệm của một số quốc gia. - Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng thể hiện CL trong các chế định cơ bản của hiến pháp, kinh nghiệm hiến pháp một số quốc gia trong thể hiện CL. Thực trạng phát huy các giá trị CL trong tổ chức, quản lý xã hội mà tập trung nhất là trong hoạt động bảo vệ CL của các TA, cơ quan thực hiện quyền tư pháp và là thiết chế trung tâm có nhiệm vụ bảo vệ CL. - Thứ ba, từ những phân tích, đánh giá về lý luận và thực tiễn hoạt động bảo vệ CL, luận án nêu lên những quan điểm, nguyên tắc cơ bản và các kiến nghị hoàn thiện một số chế định của hiến pháp cũng như giải pháp chủ yếu góp phần tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thivà bảo vệ các giá trị của CL trongNNPQ XHCN Việt Nam. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về CL, sự thể hiện của CL trong hiến pháp và thực tiễn hoạt động bảo vệ CL ở nước ta hiện nay. - Về không gian: Luận án nghiên cứu về CL và hoạt động bảo vệ CL ở Việt Nam, đồng thời có tham khảo, đánh giá kinh nghiệm một số quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Pháp, Đức, Ba Lan, Hoa Kỳ, Nam Phi… và đề xuất giải pháp phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. - Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1945) đến nay, trong đó tập trung vào giai đoạn từ khi có Nghị quyết số 08-NQ/TW và Hiến pháp năm 2013 đến nay, có tính đến giai đoạn tuyên truyền, vận động cách mạng giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám và đề xuất những giải pháp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: Những tư tưởng, lý luận, học thuyết về CL; một số bản Hiến pháp trên thế giới, các bản Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 liên quan đến việc công nhận, thúc đẩy và bảo vệ CL và Thực tiễn hoạt động bảo vệ CL tại Việt Nam.
  • 9. 4 4. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án phân tích, đánh giá, hệ thống hoá các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước liên quan đến CL. Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, trên cơ sở các nguyên lý khoa học của Chủ nghĩa Mác- Lênin, luận án định nghĩa khái niệm CL, làm rõ cơ sở kinh tế - xã hội, các thành tố thiết yếu, đặc điểm cơ bản và phân loại CL, qua đó góp phần làm giàu lý luận về CL trong NNPQ XHCN và triển khai hiệu quả hơn các giá trị CL trong Hiến pháp năm 2013. Thứ hai, luận án tập trung phân tích vai trò của hiến pháp và các phương diện thể hiện cơ bản của CL trong Hiến pháp, qua đó luận giải CL là một giá trị cơ bản trong mỗi cộng đồng xã hội và trong hoạt động tổ chức và quản lý một xã hội tiến bộ, văn minh. CL thể hiện tính chính đáng/chính nghĩa của sự tồn tại của một chính quyền cai trị, là biểu hiện sâu sắc của nền dân chủ và các giá trị của quyền con người, giúp giảm thiểu các khuyết tật của chính thể đại diện, ngăn ngừa sự tha hóa quyền lực, gắn kết và nâng cao sự đồng thuận xã hội... Luận án cũng tập trung lý giải việc lý luận hiến pháp lựa chọn TA là thiết chế cơ bản có nhiệm vụ bảo vệ CL từ những đặc trưng của nhánh quyền lực tư pháp, về vị trí độc lập, trung lập về chính trị, về ý chí và quyết tâm bảo vệ lẽ phải, về yêu cầu liêm chính, thái độ khách quan, vô tư, thận trọng, bình tĩnh, suy xét và với những nguyên tắc tố tụng chặt chẽ, công bằng. Việc hệ thống hoá các quy định của hiến pháp, luật pháp trong hoạt động thúc đẩy và bảo vệ CL thông qua các quy định hiến pháp của một số quốc gia trên thế giới tại luận án cũng đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ các luận điểm nêu trên. Thứ ba, qua phân tích các bản hiến pháp, đặc biệt là hiến pháp năm 2013, luận án làm rõ các giá trị CL được thể hiện qua các khía cạnh, chế định cơ bản của các bản Hiến pháp Việt Nam như Định danh và tuyên ngôn CL là một giá trị cơ bản của cộng đồng xã hội; Khẳng định tính chính nghĩa của cuộc cách mạng giành chính quyền và tính chính đáng trong sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; Bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là các quyền trong tố
  • 10. 5 tụng; Thiết lập cơ chế CL phân phối thông qua chế định về nền KTTT định hướng XHCN... Luận án cũng phân tích và khẳng định, làm rõ vai trò của TA với tư cách là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp và là thiết chế trung tâm trong các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ CL. Thứ tư, luận án khái quát bức tranh tổng thể về thực tiễn hoạt động bảo vệ CL chủ yếu thông qua các tiêu chí về số lượng bản án phải sửa, huỷ thông qua các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, qua đó xác định rõ ưu điểm của những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của tình trạng này. Thứ năm, mặc dù đã có nhiều tác giả ở các góc độ khác nhau có những kiến nghị giải pháp liên quan đến thúc đẩy và bảo vệ CL, nhưng trên khía cạnh từng yếu tố hoặc từng nhóm các yếu tố cụ thể, chưa xem xét ở góc độ hệ thống để kiến nghị đối với hoạt động này. Luận án nêu rõ các quan điểm, nguyên tắc và đề xuất một hệ thống đồng bộ các nhóm giải pháp chủ yếu thúc đẩy và bảo vệ CL, trong đó, có những đề xuất mới như tiếp tục nâng cao quyết tâm chính trị coi CL là một giá trị căn bản trong tổ chức và quản lý xã hội; tiếp tục hoàn thiện một số chế định của Hiến pháp năm 2013; nghiên cứu các biện pháp tổ chức triển khai thi hành kịp thời, đồng bộ, hiệu quả Hiến pháp năm 2013 và các luật. Trong số những giải pháp nêu trên, có những nhóm giải pháp mang tính cấp bách, có những giải pháp lâu dài nhưng đều là những giải pháp căn bản và cần được thực hiện trong mối tương quan, hỗ trợ lẫn nhau. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CL ở Việt Nam trong bối cảnh cải cách hành chính, cải cách pháp luật, CCTP, xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam và hội nhập quốc tế sâu rộng. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần đưa ra cách nhìn toàn diện, sâu sắc, khoa học về lý luận và thực tiễn hoạt động thúc đẩy và bảo vệ CL ở nước ta, qua đó góp phần tích cực bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, đồngthời, góp phần hoàn thiện lý luận về CL.
  • 11. 6 Kết quả nghiên cứu luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy lý luận nhà nước và pháp luật, là nguồn tham khảo đối với việc xây dựng và hoàn thiện đường lối lãnh đạo của Đảng; sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các đạo luật về tố tụng và các văn bản có liên quan; đồng thời, là nguồn tài liệu hữu ích phục vụ cho các nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 2. Những vấn đề lý luận về công lý và sự thể hiện của công lý trong hiến pháp Chương 3. Thực trạng thể hiện công lý trong Hiến pháp và thực tiễn bảo vệ công lý ở Việt Nam Chương 4. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy và bảo vệ công lý ở Việt Nam hiện nay.
  • 12. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc 1.1.1. Các tư tưởng, học thuyết pháp lý - lý thuyết gốc về công lý - Một số tư tưởng sơ khai về công lý Các học thuyết, lý thuyết về CL có một chiều dài lịch sử hình thành và phát triển khá dày dặn. Các nghiên cứu đều tựu chung cho rằng những ý niệm về CL đã xuất hiện nhiều thế kỷ trước khi hình thành ngành triết học. Những tư tưởng sơ khai về CL này xuất hiện đa dạng, ở nhiều loại hình ý thức xã hội khác nhau như thần thoại, trườngca, bikịch, tôngiáo…Các tác phẩm tiêu biểu bao gồm: Cuốn sách Thần thoại Hy Lạp do Nguyễn Văn Khỏa biên soạn, Nxb Văn học (2012). Truyện thần thoại Hy Lạp (khoảng từ 2000 - 1100 TCN) quan niệm CL là hoạt động xét xử của các TA (Judicial Justice) với hình ảnh khắc họa nữ thần CL Thésmis một tay cầm cân, một tay cầm thanh kiếm, mắt bịt một băng vải để chứng tỏ sự vô tư, không thiên vị, đem lại sự ổn định và phát triển hài hòa của thế gian [80, Tr.37]. Tương tự, cuốn Pháp luật trong cuộc sống của chúng ta của X.X. A-Lếch-Xây-Ép, Nxb Pháp lý (1986) khắc họa hoạt động xét xử của nước Nga cổ đại dưới dạng một cô gái tốt bụng mặc bộ lễ phục màu vàng, trên đầu đội vương miện, ở cổ đeo dây chuyền bằng kim cương, điều đó có nghĩa là trên thế gian này không có gì cao quý và giá trị hơn CL [17, Tr.165]. Cuốn sách Câu chuyện Kinh thánh của Selina Hastings, Nxb Tôn giáo (2007) kể về câu truyện “Vườn địa đàng” (Sáng thế ký - năm 400 TCN) khởi đầu cho CL thủ tục/CL tự nhiên (Procedural/Natural Justice), đó chính là CL của lương tri, là nghĩa vụ thực thi công bằng, chặt chẽ về thủ tục nhằm chống lại những thành kiến, định kiến thiên lệch [60]. Về vai trò của CL, tại cuốn Khảo lược Bộ luật Hammurabi của Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại của Nguyễn Anh Tuấn, Nxb Chính trị quốc gia (2008), CL
  • 13. 8 được coi là giá trị cốt lõi mang lại trật tự và sự hài hòa trong tổ chức và quản lý xã hội. Bộ luật Hammurabi (ra đời khoảng từ 1792 - 1750 TCN) coi CL (mi-sa- ra-am) là cơ sở của nền cai trị nhân từ, công bằng nhằm “phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu”, “đình chỉ phân tranh làm cho đất nước được hưởng thái bình, nơi ăn chốn ở của nhân dân được che chở, không có gì phải lo âu sợ hãi” và “để cho người cô quả có nơi nương tựa, để cho TA trong nước tiện việc xét xử, để cho sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định, để cho những kẻ thiệt thòi được trình bày chính nghĩa…” [130]. Tương tự, Kinh Thi, Nxb Đà Nẵng (2003) - bộ sách (khoảng năm 770 TCN) gồm những câu ca dao rất cổ về phong tục tốt xấu của Trung Hoa để các nhà cai trị biết được sự “đắc thất” về chính trị cũng khẳng định nếu không có CL, kẻ cai trị sẽ rắc họa xuống mãi cho dân chúng với hình ảnh “Cầm cân CL quốc gia, Giữ gìn toàn cõi nước nhà bốn phương”…[82, Tr.234, 235]. Ngay từ rất sớm của nền văn minh nhân loại, CL đã trở thành công cụ phản kháng để những người dân yếu ớt, bị áp bức mạnh mẽ đứng lên, dùng tiếng nói của “thần CL” thách thức lại những điều luật phi lý, tàn bạo, bất công của kẻ cai trị, chống lại sự tùy tiện, độc tài để bảo vệ địa vị của mình. Tại cuốn Bi kịch Hy Lạp của Hoàng Hữu Đản, Nxb Giáo dục (2007), vở kịch “Antigone” của Sophocle (496-406 TCN) coi CL là “luật lệ của thần linh”, là giới hạn của kẻ cầm quyền với lập luận “Quốc gia là tài sản chung của nhân dân giao cho kẻ cầm quyền quản lý; nhưng quản lý không có nghĩa là biến quốc gia thành của riêng, muốn làm gì thì tùy ý, muốn giết ai thì tùy lòng” [51, Tr.163-222]. Tương tự, cuốn Tóm lược lịch sử về CL (A brief history of Justice), David Johnston, Nxb Wiley-Blackwell (2011) cho rằng ngay tại Kinh Cựu ước (khoảng từ năm 1200 TCN) đã coi CL như là sự đồng ý của Chúa về sự trừng phạt trực tiếp kẻ xâm phạm; trừng phạt những người về sai phạm của họ với người khác; và đặc biệt là sự trừng phạt đến cấp độ thứ ba, đó là trừng phạt những kẻ cai trị mà không bảo vệ CL cho người nghèo và kẻ yếu thế [207, Tr. 22-25].
  • 14. 9 Về phân loại, các tư tưởng cổ đại cho rằng CL có thể được biểu thị là sự ngang bằng trong trừng phạt, điển hình như Điều 196 hay Điều 230 Bộ luật Hammurabi quy định “Kẻ nào làm hỏng mắt của người dân tự do, kẻ đó sẽ bị người ta chọc mù mắt”, “Người thợ xây xây nhà không cẩn thận làm đổ nhà chết con chủ nhà thì phải giết con người thợ xây”, hay là sự công bằng trong phân phối như tại tác phẩm Illiad của Homer (khoảng 750-700 TCN), Nxb Thế giới (2013), CL được quan niệm là “sự công bằng trong việc phân chia các phần thưởng một cách xứng đáng tùy theo mức độ đóng góp, cống hiến được ghi nhận mà không nhất thiết phải căn cứ vào thứ bậc xã hội” [70, Tr.101]. - Các lý thuyết gốc về CL Các lý thuyết về CL được phát triển khá đa dạng, theo đó, các lý thuyết gốc về CL đã hình thành và phát triển nhằm lý giải bản chất, cơ chế vận hành, vị trí và các hình thức tồn tại của CL. Từ các công trình nghiên cứu, cần phải kể đến ba lý thuyết CL tiêu biểu, bao gồm lý thuyết của Plato (427-347 TCN), lý thuyết của Aristoste (384-322 TCN) và lý thuyết của Karl Marx (1818-1883). - Lý thuyết Plato Lý thuyết CL của Plato được trình bày chủ yếu trong tác phẩm Nền Cộng hòa (khoảng năm 380 TCN) trong cuốn sách Plato chuyên khảo của Benjamin Jowett & M.J.Knight, Nxb Văn hóa Thông tin (2008). Nhìn chung, Plato luôn đặt CL trong khung khổ học thuyết về đạo đức với một số luận điểm cơ bản sau: Một là, CL là một dạng phẩm hạnh cộng đồng. Trong một nhà nước lý tưởng bao gồm 03 tầng lớp: bảo hộ, chiến binh và lao động thủ công, CL đòi hỏi trật tự để mỗi tầng lớp, cá nhân làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình. CL là kết quả của sự đồng tâm hợp tác giữa những cá nhân có đức hạnh tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng và quốc gia. Sự cản trở nỗ lực thi hành bổn phận và trách nhiệm của con người chính là nguyên nhân dẫn đến bất công. Hai là, CL là phẩm hạnh giúp con người liên kết với nhau trong xã hội, là sức mạnh mang lại sự hài hòa nội tại và những điều tốt đẹp trong xã hội. Trong một thành bang lý tưởng có 04 phẩm hạnh cơ bản: thông thái, dũng cảm, sự tiết
  • 15. 10 chế và CL. Trong bốn phẩm hạnh đó, CL là yếu tố nuôi dưỡng, giúp cho ba phẩm hạnh phía trước phát triển, từ đó giúp các cá nhân, các tầng lớp trong xã hội tự tiết chế và làm đúng vai trò, bổn phận của mình, không can thiệp vào công việc của cá nhân, tầng lớp khác. CL và lòng dũng cảm là những điều kiện cần thiết cho đời sống tốt đẹp của đất nước, là đức hạnh bao trùm các đức hạnh khác. Ba là, CL là hình thức đạo đức phổ biến mà bất cứ cá nhân nào cũng phải tuân thủ, là nhận thức của công dân về các nghĩa vụ. CL là mệnh lệnh “để ngăn chặn một người chiếm đoạt thứ mà thuộc về người khác hoặc ngăn chặn việc chiếm đoạt những thứ gì thuộc về mình”, là luân lý có thiên chức là nuôi dưỡng, bồi đắp một trật tự nội tại trong mỗi cá nhân mà ở đó nguyên tắc của lẽ phải và sự khôn ngoan phải đứng trên mọi sự xô đẩy và cảm xúc của con người. Quan hệ CL mang lại ích lợi cho tất cả các bên, giúp tâm trí, suy nghĩ của các bên đến gần và phù hợp với nhau hơn, từ đó thuận nguyện với các yêu cầu của CL. Bốn là, do CL là phẩm hạnh quan trọng của xã hội nên mỗi hình thái xã hội có thể bị phê phán, kiểm soát và có thể được định hình lại dựa trên những quan niệm về CL thông qua đấu tranh và các cuộc cách mạng. CL bao gồm những gì tạo lên lợi ích chung, của cải và tự do và là điều kiện cần cho sự hiện hữu của nhà nước, do đó, CL chính là trọng tâm của khoa học chính trị. - Lý thuyết Aristoste Lý thuyết CL của Aristoste được trình bày chủ yếu trong hai tác phẩm Đạo đức Nicomachean (Nicomachean Ethics) và Chính trị luận (The Politics). Những lý luận nền tảng này được khái quát, phân tích bởi nhiều nhà nghiên cứu, trong đó điển hình là nghiên cứu của Anton-Hermann Chroust và David L.Osborn tại bài viết Định nghĩa CL của Aristotle (Aristotle’s Conception of Justice), Notre Dame Law Review (1942). Các luận điểm nổi bật trong lý luận CL của Aristoste bao gồm: Thứ nhất, CL là sản phẩm của một xã hội văn minh và là “trật tự của một xã hội chính trị”. Khi không có đức hạnh, con người là “kẻ dã man nhất, đê tiện nhất”, chỉ biết chiều theo nhục dục. Chính sự công chính, phân biệt thế nào là công bằng, là lẽ phải đã tạo ra con người tốt hơn về đạo đức.
  • 16. 11 Thứ hai, CL được hình thành bằng sự thỏa thuận, quy ước tự nhiên hoặc chính trị trong mỗi cộng đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cách mạng là sự bất công và mỗi mô hình chính quyền đều phải dựa trên nền tảng CL. Bất công sẽ trở nên tệ hại hơn khi đó là sự bất công được vũ trang. Người đứng đầu mỗi chính quyền phải trung thành với cơ cấu chính trị của hiến pháp, có khả năng điều hành, có đạo đức cá nhân và đặc biệt là phải tôn trọng CL tương hợp với từng loại chính quyền. Ngược lại với mô hình này là sự chuyên chế bởi “Kẻ chuyên chế cai trị bằng bạo lực mà không đếm xỉa đến CL và luật pháp”. Thứ ba, CL có tính giai cấp sâu sắc. Mỗi mô hình thiết chế chính trị sẽ dẫn đến cơ chế vận hành công lý khác nhau. Theo Aristotle, CL luôn mang tính giai cấp. Điển hình như trong chế độ chính trị Quả đầu (thiểu số, chỉ lo quyền lợi cho dân giàu), CL sẽ vận hành theo cơ chế “nếu mọi người giàu nghèo khác nhau thì họ sẽ có những quyền khác nhau, những người đóng góp cho nhà nước một đồng không thể có ngang quyền với những người đóng góp một trăm đồng”. Ngược lại, trong chế độ chính trị Dân chủ (chỉ lo cho quyền lợi của dân nghèo), CL sẽ vận hành theo cơ chế “mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, như vậy mọi người đều có quyền ngang nhau [18, Tr.23]. Thứ tư, CL hàm ý tồn tại các quyền và có xung đột lợi ích, mọi người hối thúc những yêu cầu và được căn chỉnh bằng những nguyên tắc hoặc chuẩn mực. CL cấu thành từ sự đối xử với những người ngang hàng một cách bình đẳng và những người không ngang hàng một cách không bình đẳng một cách tương xứng với sự khác nhau đó. Điều này liên quan đến sự không thiên vị, một loại hình của sự bình đẳng. Nói cách khác, CL không phải là phẩm chất phân biệt địa vị, giàu có hay quý tộc, và do đó vị thẩm phán chỉ xem xét những những tình tiết của vụ việc có liên quan đến luật pháp mà thôi. Thứ năm, có hai hình thức tồn tại cơ bản của CL, bao gồm CL phân phối (Distributive Justice) và CL cải tạo (Corrective Justice). CL dựa trên sự “bình đẳng hình học”, cách thức, nỗ lực, cố gắng để công bằng với mỗi người, đúng theo những gì mà người đó xứng đáng, được gọi là CL
  • 17. 12 phân phối. CL là cho mọi người những gì họ xứng đáng, trao cho mỗi người cái họ đáng hưởng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập pháp và xây dựng chính sách, vì vậy, một số nghiên cứu gọiđây là “CL chính phủ” (Goverment Justice). CL cải tạo là nơi mà toà án sửa chữa lỗi lầm do một bên phạm phải đối với bên khác, theo đó thẩm phán dựa trên một tỷ lệ mang “tính chất số học” (2:1, 3:1, 5:1...) giữa mức độ trừng phạt hoặc bồi thường đối với người gây ra thiệt hại. CL cải tạo phát triển hình thức ngang bằng, quan hệ cân bằng thành sự công bằng, phù hợp giữa sự trừng phạt và tội phạm. Thẩm phán có nhiệm vụ khôi phục lại trạng thái cân bằng, nguyên trạng xã hội giữa các bên như trước khi có hành động bất công bằng cách tước đoạt những lợi ích không công bằng có được để bù đắp cho bị hại [18, Tr.49, Tr.61-62, Tr.267-295], [95, Tr.154], [110, Tr.276-279], [225, Tr. 31, 32], [212, Tr.63]. - Lý thuyết Karl Marx K. Marx đặt vấn đề CL trong tổng thể học thuyết về giai cấp thống trị và đấu tranh giai cấp. Những luận điểm nổi bật của ông về CL được phân tích, đánh giá và trình bày khá sâu sắc tại cuốn Marx and Justice-The Radical Critique of Liberalism (Marx và CL - Phê bình chủ nghĩa tự do) của Allen E.Buchanan, Nxb Metheuen (1984), bao gồm: Một là, lý luận hình thái kinh tế - xã hội khẳng định cũng như những quan hệ xã hội khác, CL là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp và tính lịch sử sâu sắc. CL chỉ xuất hiện, hình thành khi các yếu tố kinh tế-xã hội của xã hội loài người đã phát triển và đạt đến một trình độ nhất định. CL phụ thuộc chặt chẽ và do mỗi hình thái kinh tế - xã hội mà nó tồn tại chi phối, quyết định. Ngược lại, các giá trị của CL cùng với các quan hệ sản xuất khác có tác động trở lại, ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng đến các phương thức tổ chức xã hội, từ đó thúc đẩy hoặc cản trở, kìm hãm sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trong mỗi chế độ, nội hàm về CL sẽ có các nội dung, tính chất và phương thức vận hành khác nhau. Không tồn tại một thứ CL chung chung, trừu tượng, duy tâm, siêu hình. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng CL có bản chất “vô vụ lợi”.
  • 18. 13 Trong bài viết Cơ sở kinh tế-xã hội cho sự hình thành và phát triển của CL, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2015), với những luận cứ cụ thể, tác giả Nguyễn Xuân Tùng cũng đã tập trung phân tích và làm rõ tính khoa học của học thuyết này trong lý giải nguồn gốc và sự hình thành của CL. Hai là, từ luận điểm nêu trên, ông nhấn mạnh về một sự dự đoán chắc chắn của tội phạm có nguồn gốc từ hình thái kinh tế của xã hội tư sản, do đó, tội phạm không chỉ thuần túy là nô lệ của CL mà cần phải chú ý xóa bỏ nguồn gốc xã hội hay nguyên nhân giai cấp của tội phạm. Ông từ chối cách tiếp cận của cả học thuyết cải tạo và công lợi, cho dù hình phạt là cơ chế cải thiện hay răn đe thì cá nhân không thể bị trừng phạt bởi xã hội mới là nguồn gốc tội phạm. Ba là, nguyên tắc phân phối theo nhu cầu. Ông đã liên hệ công bằng với trình độ phát triển của sản xuất xã hội và cho rằng trong giai đoạn đầu việc phân phối được thực hiện theo nguyên tắc đóng góp “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. CL ở đây là nguyên tắc phân phối cho mỗi người dựa trên đóng góp lao động của họ, từ đó hình thành nguyên tắc phân phối phúc lợi dựa trên nỗ lực, cố gắng của người lao động. Khi chuyển sang giai đoạn của xã hội cộng sản, sản phẩm tiêu dùng dồi dào đến mức không cần dùng phân phối lợi ích vật chất để kích thích lao động nữa thì thực hiện nguyên tắc mới là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” [196, Tr.23-24, Tr.70-73], [23, Tr. 254]. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về CL Tại Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về CL có ảnh hưởng hết sức sâu rộng đến quá trình hình thành và phát triển lý luận về CL. Tại bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về CL của Nguyễn Xuân Tùng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 11 (260) năm 2014, tác giả đã khái quát những nội dung, giá trị cơ bản của CL trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm: (1) Là hiện thân, giá trị của xã hội văn minh, đối lập với trạng thái xã hội dã man, bán khai; (2) Là lẽ phải, lẽ công bằng mà TA phải bảo vệ và mang lại cho mọi người dân; (3) Là quyền cơ bản, chân chính của mỗi quốc gia, dân tộc; (4) Là vũ khí tư tưởng, chính trị, pháp lý sắc bén góp phần làm sáng rạng tính chính nghĩa, chính đáng, hợp pháp, cũng
  • 19. 14 như bản chất của nhà nước thân dân, vì dân; (5) Là căn cứ pháp lý, là điểm tựa đạo lý quốc tế vững chắc để lên án các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến gian khổ của nhân dân Việt Nam, qua đó, bảo vệ hòa bình, tự do, côngbằng và các quyền cơ bản của con người; (6) Là giá trị phổ quát, là lươngtri, phẩm giá tốt đẹp mà nhân loại tiến bộ hướngtới. Luận án tiến sỹ luật học Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện thời của nó của Nguyễn Thị Phương Mai, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2010) cũng nhấn mạnh ở khía cạnh này, có thể khẳng định tư tưởng khoan dung của Hồ Chí Minh được hình thành và dựa trên nền tảng của CL. Bài viết Quan niệm về CL ở Việt Nam từ năm 1945 đến cuộc CCTP năm 1950, Nguyễn Xuân Tùng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2014) cũng có những nhận định về ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh về CL cũng như quá trình phát triển nhận thức về CL, đặc biệt là sự du nhập, tiếp biến của các học thuyết Mác - Lênin trong nhận thức về CL và xây dựng nền tư pháp nhân dân. Về khái niệm CL, tại bài viết Một số vấn đề lý luận cơ bản về CL, Tạp chí Công thương (2019), tác giả Trần Trí Dũng định nghĩa CL là lẽ đúng đắn mà mọi người đều thừa nhận, dùng làm cơ sở để phán xét, để xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các chủ thể tham gia trong những mối quan hệ nhất định. Đây là một kháiniệm tươngđốiphù hợp vớibốicảnh CL trongtố tụng. Ở Việt Nam, các học thuyết và lý luận cơ bản về CL cũng được tiếp tục chú trọng chắt lọc, du nhập, nghiên cứu và truyền bá nhiều hơn, đặc biệt khi Việt Nam phát triển và hoàn thiện học thuyết NNPQ XHCN và thực hiện công cuộc CCTP từ năm 2002 đến nay. Các công trình nghiên cứu là sách tiêu biểu là Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh của Vũ Đình Hòe, Nxb Văn hóa Thông tin (2001); Quyền con người, GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội (2011); Vũ Trọng Khánh - Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên, Nhiều tác giả, Nxb Tri thức (2015); CL và tiếp cận CL - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nguyễn Đăng Dung và Vũ Công Giao đồng chủ biên, Nxb Hồng Đức (2018). Công trình nghiên cứu là tạp chí tiêu biểu là Về khái niệm “CL” trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nguyễn Xuân Tùng, Tạp chí Tổ chức nhà nước (2013)...
  • 20. 15 Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên đều tiếp tục tập trung phân tích và làm rõ nguồn gốc, quan niệm, bản chất, nội dung, chức năng, vị trí, vai trò của CL, từ đó góp phần phát triển và hoàn thiện các học thuyết về CL cũng như khả năng ứng dụng trong tổ chức và quản lý xã hội nói chung và tại Việt Nam nói riêng. 1.1.2. Nhóm các nghiên cứu về vai trò của công lý trong tổ chức và quản lý xã hội CL có một vai trò hết sức to lớn, ý nghĩa trong tổ chức, quản lý và vận hành xã hội một cách trật tự, ổn định và văn minh. Các công trình nghiên cứu chuyên ngành về ứng dụng này của CL khá đa dạng và phong phú. Trước hết, phải kể đến một số nghiên cứu khẳng định tính đa dạng, năng động trong quan niệm CL. Cuốn sách Nhân loại học về pháp luật- Một lý thuyết so sánh (Anthropology of Law-A Comparative Theory) của Leopold Pospísil, Nxb Đại học Yale (1971) coi quan niệm CL như một phần của nền văn hóa mỗi dân tộc và sự đa dạng về văn hóa, tính cách sẽ mang lại những quan niệm về CL khác nhau. Tại cuốn sách Vượt trên CL (Beyond Justice) của Agnes Heller, Nxb Basil Blackwell Inc. (1987), phân tích bốn phương pháp tiếp cận cơ bản đưa đến bốn định nghĩa khác nhau về CL, từ đó đưa ra những ứng dụng khác nhau của CL. Các công trình nghiên cứu điển hình như Khế ước xã hội (The Social Contract) của Jean-Jacques Rousseau, Nxb Thế giới (2014); CL (Justice) của Josef Pieper, Nxb Pantheon Books (1955); CL (Justice) do Alan Ryan chủ biên, Nxb Oxford University Press (1993); CL (Justice) của Harry Brighouse, Nxb Polity Press (2004); CL (Justice) do Eugene Kamenka và Alice Erh-Soon Tay chủ biên, Nxb Edward Arnold (1979);… đều tập trung lý giải vai trò không thể thiếu của CL nói chung và vai trò luân lý của CL nói riêng trong quá trình đưa xã hội tiến hóa từ trạng thái dã man, bán khai sang trạng thái kỷ cương, văn minh. Các công trình nghiên cứu bao gồm Chính trị luận (The Politics) của Aristotle, Nxb Thế giới (2013); Chính thể đại diện (Representative Government) của John Stuart Mill, Nxb Tri thức (2008); Bàn về chính quyền (On Government) của Marcus Tullius Cicero, Nxb Hồng Đức (2017); “CL” (Justice) do Alan Ryan
  • 21. 16 chủ biên, Nxb Oxford University Press (1993);… đều tập trung làm rõ tính chất chính trị của CL với tư cách là một nhân tố chính nghĩa của mỗi bộ máy chính quyền. Ngược lại, bất công hay cảm giác bất công cũng chính là một nhân tố quan trọng dẫn đến các cuộc cách mạng lật đổ chính quyền. Các công trình nghiên cứu cũng khẳng định mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ giữa CL và pháp luật. Các quan điểm phổ biến coi CL là căn cứ để ban hành các chính sách pháp luật. Pháp luật công bằng phải thể hiện được CL trong lĩnh vực mà nó điều chỉnh. Các công trình tiêu biểu về mối tương quan giữa CL và pháp luật bao gồm: Lý thuyết về CL (The theory of justice) của Rudolf Stammler, Nxb Macmilan (1925); Lý luận chung về pháp luật và nhà nước (General Theory of Law and State) của Hans Kelsen, Nxb Harvard University Press (1946); CL dựa trên nền tảng luật pháp (Justice according to law) của Nathan Roscoe Pound, Nxb Yale University Press (1951); Sự hình thành của khoa học luật (Foundations of Jurisprudence) của Jerome Hall, Nxb The Bobbs-Merrill Company (1973); Luật tự nhiên và CL (Natural Law and Justice), Lloyd L. Weinbeb, Nxb Havard University Press (1987); Triết học về luật thực định (The Philosophy of Positive Law) của James Bernard Murphy, Nxb Yale University Press (2005); Triết học luật pháp (The Philosophy of Law) của Raymond Wacks Nxb Trẻ (2011); Luật pháp và Triết học: Dẫn nhập với những bài đọc (Law and Philosophy: An introduction with readings) của Thomas W.Simon, Nxb Mc.Graw Hill (2001). Ngoài ra, các công trình nghiên cứu cũng tập trung cụ thể hóa các ứng dụng của CL trong tổ chức và quản lý xã hội, đặc biệt là để bảo đảm phân phối một cách công bằng nhất cho xã hội, điển hình như: Cuốn sách Một lý thuyết về CL (A theory of justice) của John Rawls, Nxb The Belknap Press (1977); CL: Đâu là việc đúng nên làm? (Justice: Whats’s the right thing to do?) của Michale J. Sandel, NXB Trẻ (2011); CL như là sự phù hợp (Justice as fittingness) của Geoffrey Cupit, Nxb Clarendon Press (1996). Theo đó, các tác giả khái quát các phương pháp/nguyên tắc tiếp cận CL mà chủ yếu là CL phân phối và việc áp dụng
  • 22. 17 vào từng tình huống cụ thể trong thực tiễn cuộc sống, bao gồm lý thuyết vị lợi nhằm tìm kiếm hạnh phúc lớn nhất cho nhiều người nhất, lý thuyết CL gắn với yêu cầu về tôn trọng tự do, nhân phẩm và các quyền cá nhân và lý thuyết CL gắn với đạo đức và lối sống tốt đẹp. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu ứng dụng CL trong tổ chức và quản lý xã hội còn chưa nhiều. Một số công trình tiêu biểu bao gồm cuốn sách Bàn về hệ thống pháp luật do TS. Nguyễn Văn Hiển chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia (2014) phân tích vai trò của CL trong quá trình cải cách pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Bài viết Sự thể hiện của CL trong đường lối cách mạng của Đảng và Hiến pháp năm 2013 của Nguyễn Xuân Tùng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (2016) phân tích việc Việt Nam vận dụng các giá trị của CL trong quá trình lãnh đạo đất nước; và Luận án tiến sỹ Luật học Vai trò của TA trong bảo vệ quyền con người của Đặng Công Cường, Trường Đại học Luật Hà Nội(2013) phân tích mốiquan hệ chặt chẽ giữa bảo vệ CL và bảo vệ quyềncon người. 1.1.3. Nhóm các nghiên cứu về vai trò của Hiến pháp trong thể hiện và phát huy các giá trị công lý Có thể nói, các công trình nghiên cứu vai trò của hiến pháp trong thể hiện và phát huy các giá trị của CL trong thời gian qua đã giành được sự quan tâm, chú trọng, nghiên cứu trong giới luật học. Trước tiên, các công trình nghiên cứu khẳng định NNPQ với các yêu cầu của hiến pháp về thượng tôn pháp luật, phân công và đối trọng quyền lực, bảo đảm độc lập tư pháp... là mô hình lý tưởng để phát huy và bảo vệ CL và các quyền cơ bản. Cuốn sách Dẫn nhập nghiên cứu pháp luật về hiến pháp (Introduction to the study of the law of the Constitution ) của Albert Venn Dicey, Nxb Mac Milan and Co (1885) là một tác phẩm kinh điển trong nền khoa học pháp lý thế giới với khẳng định chế độ pháp quyền là cơ chế tối ưu cho hoạt động bảo vệ CL bởi trong thể chế đó có sự ngự trị tuyệt đối của pháp luật như là sự hạn chế ảnh hưởng của việc sử dụng quyền lực một cách chuyên quyền, tùy tiện; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai được đứng trên pháp luật, tất cả
  • 23. 18 mọi người, không phụ thuộc vào đẳng cấp và các điều kiện khác đều là đối tượng điều chỉnh của pháp luật và các nguyên tắc trong hiến pháp không phải là nguồn gốc mà là kết quả của những quyền của cá nhân [232]. Cùng quan điểm nêu trên, tại bài viết Pháp quyền - khái niệm của các cuộc tranh luận hiến pháp (The rule of law as a concept in constitutional discourse), Columbia Law Review 1 (1997), Richard H.Fallon cho rằng pháp quyền là cơ chế bảo đảm CL thông qua các yêu cầu về đảm bảo độc lập tư pháp, thủ tục tố tụng chặt chẽ, hệ thống TA dễ tiếp cận và không được làm sai lệch pháp luật [200]. Còn Thẩm phán Australia Dyson Heydon trong bài viết Lập pháp tư pháp và sự kết thúc của pháp quyền (Judicial Activism and the death of the rule of law), Quadrant January-February (2003) lập luận pháp quyền có nhiệm vụ không để công dân bị áp đặt những quyết định không được kiểm soát của các tổ chức và cá nhân khác và mục đích của pháp quyền là xóa bỏ cả thực tế bất công và cảm giác bất công [205]. Cuốn sách Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? của Nguyễn Cảnh Bình, Nxb Tri thức (2009) khẳng định vai trò kiểm soát tha hóa quyền lực của CL thông qua hiến pháp. Khi xây dựng Hiến pháp Hoa Kỳ, bản pháp điển hóa truyền thống triết học pháp luật, đặc biệt là các tư tưởng triết học của Locke, Montesquieu, Aristotle, nhà lập hiến Alexander Hamilton khẳng định “nghĩa vụ đầu tiên của xã hội là CL” [26, Tr.402], còn James Madison và Thomas Jefferson cũng nhận định bản chất của chính phủ cũng chính là bản chất của con người và “phải trói anh ta lại bằng sợi dây xích hiến pháp để anh ta không còn làm được những điều ác”. Các nhà lập hiến Hoa Kỳ cũng tiếp tục phát triển lý luận này theo hướng gắn yêu cầu “phân công quyền lực” với “kiểm soát quyền lực” với lập luận để “các nguyên tắc của CL không bị giẫm đạp” thì “tham vọng phải được sử dụng để chống lại tham vọng” và “người điều hành mỗi nhánh chính quyền phải có những biện pháp hợp hiến cần thiết và những động cơ cá nhân để chống lại sự lạm quyền của những người khác” [26, Tr.361-374].
  • 24. 19 Bài viết How does the constitution establish justice (Hiến pháp thiết lập CL như thế nào) của Abram Chayes, Harvard Law Review, Vol.101:1026 (1988) luận giải hiến pháp Hoa Kỳ bên cạnh việc quy định nhánh Nghị viện và Hành pháp liên quan đến việc thiết lập CL thì nhấn mạnh Hiến pháp tạo lập CL chủ yếu thông qua quyền lực tư pháp. Hiến pháp thiết lập quyền lực tư pháp một cách bình đẳng, độc lập và đối trọng với các nhánh quyền lực, đồng thời giao cho tòa án các quyền năng tư pháp để bảo vệ các quyền tự do cá nhân. Từ những phân tích các bản hiến pháp tiêu biểu trên thế giới, các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của hiến pháp trong duy trì và bảo vệ nền CL và ngược lại, CL là một giá trị tiêu biểu của tiến bộ xã hội cần phải được thể hiện trong mỗi bản hiến pháp. Các cuốn sách về kinh nghiệm của các quốc gia trong việc thể hiện CL trong các bản hiến pháp bao gồm: Tài liệu hội thảo Kinh nghiệm xây dựng và sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ của Bộ Tư pháp (2011); Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp-Kinh nghiệm của Đức và Việt Nam của Viện Nghiên cứu lập pháp và Viện Friedrich-Ebert, Nxb Tư pháp (2012); Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới của Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia (2013); Các bản hiến pháp làm nên lịch sử của Albert p. Blaustein, Nxb Chính trị Quốc gia (2015)… Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về vai trò của hiến pháp trong thể hiện và phát huy các giá trị CL cần phải kể đến bao gồm: Cuốn sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Khoa học xã hội (2013) khẳng định vị trí tối cao, luật mẹ, luật của các luật, làm cơ sở nền tảng của xã hội, của hiến pháp. Hiến pháp có vai trò khai mở cho các chính quyền, thể hiện và củng cố sự đồng thuận xã hội và là nền tảng của quyền lực nhà nước và trật tự pháp luật. - Cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xây dựng và ban hành hiến pháp” của GS.TS Trần Ngọc Đường, Ths. Bùi Ngọc Sơn, Nxb Chính
  • 25. 20 trị Quốc gia (2013) khẳng định Hiến pháp là hình thức tuyên bố các giá trị thừa nhận chung của mỗi cộng đồng xã hội, bao gồm các giá trị cơ bản như tiến bộ xã hội, CBXH và CL. Hiến pháp cũng còn tuyên bố chính thể mỗi quốc gia, chủ quyền của nhân dân và cuối cùng là phân công lao động quyền lực, phòng ngừa những hành xử tuỳ tiện, lạm quyền của các cơ quan công quyền; bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân [55, Tr. 111]. 1.1.4. Nhóm các nghiên cứu về vai trò của tòa án và thực tiễn hoạt động bảo vệ công lý Trước tiên, các công trình nghiên cứu đều tập trung phân tích, luận giải lý do TA là thiết chế cơ bản, trung tâm trong hoạt động bảo vệ CL. Ở nội dung này, cuốn sách Nền dân trị Mỹ (De la démocratie en Amérique) của Alexis de Tocqueville, Nxb Tri thức (2006) lý giải: Lập pháp và hành pháp là những cơ quan chính trị có trách nhiệm đề ra những chủ trương, chính sách trong việc giải quyết những yêu cầu, đòi hỏi hàng ngày của dân chúng. Tư pháp tuy là nhánh quyền lực yếu hơn nhưng nó lại có một nghĩa vụ quan trọng là kiểm soát tính hợp hiến, hợp pháp của các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp để bảo vệ các quyền tự do. Việc thiết lập CL phải được giao cho một cơ quan có tính trung lập, khách quan, ổn định, lâu dài và không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu tố chính trị thoáng qua, nhất thời như các cơ quan được hình thành trên cơ sở bầu cử. TA phải luôn có thái độ ôn hòa, bình tĩnh, thận trọng, suy xét để phán quyết sự đúng sai của các vụ việc đã qua. “TA công bằng” là dù ở trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp vẫn bình tĩnh cân nhắc mọi lẽ và tìm cho ra sự thật hay “TA đại diện cho CL chứ không hoàn toàn đại diện cho cử tri” [123, Tr.233- 234]. Trong cả lý luận và thực tiễn, những quyền cơ bản của cá nhân có thể bị vô hiệu hoá hoặc bị từ chối thực thi do các cơ quan bảo vệ CL hoặc các cơ chế tố tụng không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời yêu cầu phát triển của xã hội. Các cơ quan tiến hành tố tụng và các thủ tục tố tụng luôn được xác định là những yếu tố quan trọng trong quá trình giúp các tổ chức, cá nhân tìm kiếm CL. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm cuốn sách CL dân sự trong khủng hoảng
  • 26. 21 (Civil Justice in Crisis: Comparative Perpectives of Civil Procedure) của Adrian A.S. Zuckerman, Nxb Oxford (1999); CL trong thế kỷ 21 (Justice in the twenty- first century) của Hon Russell Fox AC QC, Nxb Cavendish Publishing (2000) và TA, CL và sự hiệu quả (Courts, Justice and Efficiency) của Hecstor Fix-Fierro, Nxb Hart Publishing (2003). Trong cuốn sách Bàn về hệ thống tranh tụng và CL (On the Adversary system and Justice), Nxb Bronaugh (1978), Martin P.Golding cho rằng để duy trì và bảo vệ CL, mỗi quốc gia, với các nền văn hoá pháp lý khác nhau sẽ tìm kiếm đến những phương thức khác nhau để đạt được mục tiêu này. Hai cơ chế điển hình để tìm kiếm CL là cơ chế tranh tụng (adversary system) của hệ thống luật án lệ hay cơ chế tố tụng thẩm vấn (inquisitorial system) của hệ thống dân luật [199]. Các công trình nghiên cứu cũng dành một sự quan tâm đáng kể nhằm định lượng, đo lường hiệu quả bảo vệ CL của từng quốc gia. Các báo cáo điển hình bao gồm Báo cáo về Chỉ số CL - Thực trạng về Công bằng và Bình đẳng của UNDP và Hội Luật gia Việt Nam; Báo cáo Tổng quan Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Báo cáo môi trường đầu tư kinh doanh (Doing Business Report) của World Bank (2018), Báo cáo toàn cầu về tiếp cận CL (Global Insights on Access to Justice) của World Justice Project (2018); Báo cáo chỉ số pháp quyền (The WJP Rule of Law Index) của World Justice Project (2018). 1.1.5. Nhóm các nghiên cứu về phương hướng thúc đẩy và bảo vệ công lý ở Việt Nam Tại Việt Nam, các nghiên cứu về phương hướng thúc đẩy và bảo vệ CL ngày càng được làm sâu sắc hơn trong quá trình hoàn thiện học thuyết về NNPQ XHCN. Trong cuốn Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia (2011), GS.TS. Nguyễn Phú Trọng nhận định vai trò bảo vệ CL của TA bởi đây là nơi biểu hiện tập trung tính chất dân chủ và công khai trong hoạt động bảo vệ pháp luật. Ở đó, con người tìm thấy lẽ công bằng, tính nhân đạo, thiện và ác một cách trực tiếp và cụ thể qua
  • 27. 22 các sự kiện pháp lý cụ thể [117, Tr.16]. Tương tự, các công trình “TA Việt Nam trong bối cảnh xây dựng NNPQ” do Nguyễn Đăng Dung chủ biên, Nxb Đại học quốc gia (2012) và “Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng NNPQ XHCN” của GS.TSKH Lê Cảm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội(2012) cũngphân tích, làm rõ hơn các yêu cầu,nhậnđịnh nêu trên. Trong bối cảnh CCTP tại Việt Nam, các nghiên cứu đều thống nhất cho rằng cần phải nâng cao vị thế cũng như củng cố yêu cầu độc lập tư pháp. Các công trình nghiên cứu Độc lập tư pháp trong NNPQ XHCN, bảo đảm cho TA thực hiện đúng đắn quyền tư pháp, Trương Hòa Bình, Tạp chí Cộng sản (2014); Luận án tiến sỹ luật học Các yếu tố bảo đảm độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Hải Ninh, Học viện Khoa học xã hội (2013) chỉ ra các yếu tố bảo đảm độc lập tư pháp, thúc đẩy và bảo vệ CL tại Việt Nam, bao gồm: (1) Nhận thức đúng đắn về vị trí của các TA với tư cách là thiết chế đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của nhánh quyền tư pháp quốc gia. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TAND theo hướng độc lập theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính; (2) Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp; (3) Nâng cao năng lực, đạo đức, ý chí, quyết tâm bảo vệ CL, tăng cường trách nhiệm của thẩm phán, hội thẩm, hoàn thiện thể chế bảo vệ sự độc lập, công tâm, thực hiện đúng đắn quyền tư pháp, ngăn ngừa và nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp vào hoạt động xét xử; (4) Quy định chặt chẽ, khách quan, cụ thể, chi tiết về chuẩn mực đạo đức, chế độ bổ nhiệm, thuyên chuyển, kỷ luật, khen thưởng đối với thẩm phán, bảo đảm tính lâu dài, ổn định của nhiệm kỳ thẩm phán; (5) Bảo đảm chế độ lương, tuổi nghỉ hưu và bảo vệ tốt an ninh công vụ đối với thẩm phán; (6) Bộ máy quản lý hành chính tư pháp nằm trong TAND nhưng độc lập, không được can thiệp vào hoạt động xét xử và ngân sách nhà nước phải được bảo đảm [27].
  • 28. 23 Ngoài ra, các công trình nghiên cứu là tạp chí khoa học bao gồm: Tiếp cận CL và các nguyên lý của NNPQ, Vũ Công Giao, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25 (2009); Quyền tiếp cận CL trong tố tụng hình sự, Đinh Thế Hưng, Tạp chí Nghề luật (2011); Hiến pháp năm 2013 tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho việc đẩy mạnh CCTP theo Chiến lược CCTP đến năm 2020, Hà Hùng Cường, Tạp chí Cộng sản (2014); Xây dựng đội ngũ cán bộ TAND đáp ứng yêu cầu CCTP và hội nhập quốc tế, Nguyễn Hoà Bình, Tạp chí Cộng sản (2016); TAND và nhiệm vụ bảo vệ CL, Nguyễn Xuân Tùng, Tạp chí Tổ chức nhà nước (2014). 1.2.Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Nhìn chung, trong khi các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý thế giới về học thuyết, tư tưởng, lý luận về CL là rất phong phú, toàn diện, có chiều sâu thì ở trong nước, các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý toàn diện về nội dung này là chưa có, hoặc chỉ xuất hiện với một số khía cạnh, liều lượng rất hạn chế, mức độ. Qua điểm lại và nghiên cứu các công trình nổi bật liên quan đến CL nói chung, trong lĩnh vực bảo vệ CL nói riêng ở cả trong và ngoài nước, tác giả có một số đánh giá sau đây: 1.2.1. Những kết quả đạt được của hoạt động nghiên cứu - Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài đã có sự thống nhất nhận thức chung về vai trò của CL trong việc xây dựng một xã hội văn minh, trật tự, ổn định và hợp tác. Theo đó, bảo vệ CL là trách nhiệm chính trị của Nhà nước và toàn xã hội. Đây chính là xuất phát điểm quan trọng, mang tính tiền đề để tác giả luận án tiếp tục đi sâu phân tích cơ sở lý luận về CL. - Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài phần nào đã làm rõ ở mức độ nhất định về nội dung, bản chất, vị trí, chức năng, vai trò, những hình thức biểu hiện của CL; một số công trình nghiên cứu ở trong nước giai đoạn gần đây, đặc biệt là sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, đã bước đầu chú trọng hơn đến việc ứng dụng, triển khai các giá trị của CL trong tổ chức và quản lý xã hội.
  • 29. 24 - Một số công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước bước đầu đã phân tích được sự thể hiện của CL thông qua một số chế định cơ bản của Hiến pháp như tại phần Lời nói đầu hay các chế định về quyền con người, quyền tư pháp. - Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài đã có sự thống nhất về vị trí, vai trò của TA là thiết chế cơ bản trong hoạt động duy trì và bảo vệ CL trong mỗi cộng đồng xã hội. Đồng thời, bước đầu đã đưa ra được các tiêu chí để đánh giá, đo lường hiệu lực, hiệu quả hoạt động bảo vệ CL của các TA. - Các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài đều cho rằng bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, việc thể hiện CL trong một số chế định cơ bản của Hiến pháp cũng như qua hoạt động xét xử, duy trì và bảo vệ CL của TA Việt Nam còn một số tồn tại, hạn chế cần kịp thời khắc phục. - Nhiều công trình nghiên cứu đã có sự thống nhất khi đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy và bảo vệ CL vốn đang là vấn đề còn đang gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội như tiếp tục hoàn thiện một số chế định của Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện cơ chế phân công lao động quyền lực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm sâu sắc hơn nhận thức xã hội về CL hay tiếp tục đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên toà theo hướng thực chất. 1.2.2. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn luận án cần tiếp tục nghiên cứu: Một là, các công trình nghiên cứu mới chỉ phân tích các quan niệm về CL một cách tản mát, riêng rẽ theo các tư tưởng, học thuyết chính trị học, triết học… mà chưa làm rõ được bản chất chung và tính đặc thù để định nghĩa khái niệm CL, đặc biệt là quan niệm về CL trong thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Nhận thức đúng đắn, thống nhất về CL là vấn đề hệ trọng, cấp bách, là điều kiện tiên quyết cho việc tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ CL. Hai là, đất nước ta vừa trải qua 30 năm đổi mới với những cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để trong đường lối lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn chưa đánh giá đầy đủ và thấu đáo vai trò của CL trong cấu thành đường lối cách mạng, trong lý luận về xã hội XHCN nói chung và lý luận về xây
  • 30. 25 dựng NNPQ XHCN nói riêng, đặc biệt là sau khi Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW và Hiến pháp năm 2013 được ban hành. Ba là, sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, nguyên tắc bảo vệ CL đã được thẩm thấu với việc ban hành những văn bản pháp luật quan trọng như Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015,... Tuy nhiên, các phương diện thể hiện của CL trong các chế định cơ bản của hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 còn chưa được nghiên cứu đầy đủ, tường minh và cần phải có sự đánh giá tổng thể, biện chứng để có thể triển khai hiệu quả, toàn diện trong thực tiễn. Bốn là, chúng ta vẫn đang tiếp tục vận dụng học thuyết tập quyền XHCN - một lý luận có xu hướng đặt toà án vào vị trí phụ thuộc và yếu thế hơn so với những nhánh quyền lực khác, gây nhiều khó khăn cho hoạt động duy trì và bảo vệ CL, đặc biệt là các trường hợp vi phạm xuất phát từ các cơ quan công quyền hoặc công chức nhà nước. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 đã thừa nhận TAND là nhánh quyền lực thực hiện quyền tư pháp (Khoản 1 Điều 102), cùng với quyền năng kiểm soát các nhánh quyền lực khác (Khoản 3 Điều 2). Đây là vấn đề khá mới mẻ, chưa được nghiên cứu thấu đáo để triển khai trong thực tiễn. Năm là, thực trạng chất lượng, hiệu quả bảo vệ CL thông qua hoạt động xét xử thời gian qua còn chưa được phân tích đúng mức, các nguyên nhân của thực trạng này còn chưa được chỉ ra đầy đủ dẫn đến chưa có giải pháp căn cơ, toàn diện để thúc đẩy và bảo vệ CL ở nước ta. Sáu là, mặc dù đã có một số phương hướng, quan điểm và giải pháp thúc đẩy và bảo vệ CL được nêu ra trong các công trình nghiên cứu từ trước tới nay nhưng còn chưa được nhìn nhận một cách toàn diện và phù hợp hơn với tình hình thực tiễn hiện nay, với định hướng phát triển đến năm 2030 và với đường lối, chính sách của Đảng. 1.3. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Cơ sở lý thuyết CL và sự thể hiện của CL trong hiến pháp là một trong những nội dung quan trọng cấu thành học thuyết về NNPQ XHCN hiện nay. Trong bối cảnh Việt
  • 31. 26 Nam vừa phải duy trì, phát triển các yếu tố cốt lõi của chủ thuyết XHCN, vừa không ngừng hội nhập sâu rộng và toàn diện, tiếp thu và lựa chọn những giá trị phổ quát của văn minh nhân loại, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra là: - Khái niệm và bản chất CL là gì? Quá trình hình thành, vị trí, vai trò của CL? Các thành tố cấu thành,mốiquan hệ và hìnhthứcCL cơ bản trongthực tiễn? - Vai trò của hiến pháp và sự thể hiện của CL trong các chế định của hiến pháp như thế nào? Các phương thức thể hiện và bảo vệ CL như thế nào? - Thực trạng thể hiện CL trong một số chế định cơ bản của hiến pháp và thực tiễn bảo vệ CL qua hoạt động xét xử của TA tại Việt Nam? Những điểm còn tồn tại, hạn chế, cần tiếp tục hoàn thiện và những vướng mắc thực tiễn là gì? - Phương hướng, giải pháp hoàn thiện các chế định hiến pháp trong thể hiện CL? Những giải pháp khắc phục vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong hoạt động thúc đẩy và bảo vệ CL trong thực tiễn? Dựa trên câu hỏinghiêncứu, giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu này là: - CL là một giá trị thiết yếu, đa chức năng trong tổ chức, quản lý và vận hành một xã hội, góp phần quan trọng xây dựng xã hội trật tự, ổn định và đồng thuận. - Thực trạng thể hiện và phát huy các giá trị CL của hiến pháp Việt Nam còn một số vướng mắc, bất cập. Việc thể hiện các giá trị của CL trong các chế định của Hiến pháp còn chưa đầy đủ, hiệu quả. Hoạt động bảo vệ CL trong hoạt động xét xử tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng còn một số tồn tại, hạn chế cần kịp thời khắc phục. - Cần có nhiều giải pháp tiếp tục hoàn thiện Hiến pháp và thực tiễn nhằm thúc đẩy và bảo vệ CL cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ CL của TA nhằm góp phần nâng cao hơn nữa niềm tin của nhân dân đối với nền tư pháp của đất nước. Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, lý thuyết nghiên cứu mà luận án sử dụng là: - Lý thuyết CL của Aristoste là lý thuyết gốc về vấn đề nghiên cứu. CL là một bản “khế ước xã hội” do mỗi cộng đồng quy ước, thỏa thuận
  • 32. 27 hình thành lên. Khế ước này cần được đưa vào hiến pháp và người đứng đầu mỗi chính quyền phải trung thành, tôn trọng khế ước đó. Nội hàm và cơ chế vận hành CL do mô hình chính thể mà nó tồn tại quyết định. Bất công có thể là một nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách mạng lật đổ. Đây là một luận điểm hết sức biện chứng, tiến bộ, phù hợp với các mô hình xã hội dân chủ ngày nay. Lý thuyết CL của Aristoste cũng thừa nhận tồn tại những xung đột, thậm chí là đấu tranh trong nội tại mỗi xã hội cần phải được căn chỉnh bằng những nguyên tắc, chuẩn mực và CL để duy trì sự cân bằng, tương xứng trong các mối quan hệ xã hội. Trong quan hệ phân phối, đó là cơ chế trao cho mọi người những gì mà họ xứng đáng, trao cho mỗi người cái họ đáng hưởng. Trong quan hệ tương giao, trao đổi, đó là sự bình đẳng, không thiên vị về quyền giữa các cá nhân. Trong quan hệ bồi thường, đó là sự căn chỉnh các quan hệ xã hội, đó là sự cân bằng, phù hợp giữa tội phạm và sự trừng phạt. Lý thuyết CL của Aristoste thừa nhận hai hình thức tồn tại cơ bản của CL, là CL phân phối và CL cải tạo. Sau này, có nhiều lý thuyết tiếp tục phát triển cơ chế vận hành của từng loại hình công lý nêu trên như lý thuyết công lợi của Jeremy Bentham, J.S.Mill, lý thuyết phẩm giá con người của Immanuel Kant, lý thuyết pháp quyền của Hegel, lý thuyết CL là sự công bằng của John Rawls… Lý thuyết CL của Plato được sử dụng để bổ sung, làm rõ hơn chức năng của CL với tư cách là một phẩm hạnh cộng đồng giúp các thành viên xã hội liên kết, tạo sự hài hòa nội tại trong xã hội. Chức năng luân lý đạo đức trong nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách mỗi người nhằm tạo ra trật tự xã hội cũng được Plato đặc biệt nhấn mạnh. Lý thuyết CL của Plato cũng gợi ý về việc định hình lại mỗi hình thái xã hội nếu các giá trị của CL bị phê phán và không còn phù hợp. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Karl Marx có giá trị đặc biệt quan trọng trong đấu tranh các quan điểm duy tâm, siêu hình, luận giải một cách khoa học, biện chứng nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và bản chất giai cấp, lịch sử của CL. Nội hàm CL sẽ phụ thuộc chặt chẽ và do mỗi hình thái kinh tế - xã hội mà nó tồn tại chi phối, quyết định và ngược lại, các giá trị của CL cùng
  • 33. 28 với các quan hệ sản xuất khác có tác động trở lại, ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng đến các phương thức tổ chức xã hội, từ đó thúc đẩy hoặc cản trở, kìm hãm sự phát triển của xã hội trongtừnggiai đoạn lịch sử nhất định. Để luận giải đầy đủ hơn các khía cạnh CL tại Việt Nam, việc nghiên cứu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về CL là hết sức quan trọng. Trong đó, có một số điểm phát triển hơn so với các học thuyết pháp lý thông thường cần phải kể đến như yêu cầu được hưởng nền CL đích thực là quyền cơ bản của mỗi dân tộc; là căn cứ pháp lý, đạo lý quốc tế vững chắc khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, lên án các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa và đặc biệt là vũ khí tư tưởng, chính trị, pháp lý sắc bén khẳng định bản chất thân dân, vì dân của nhà nước cách mạng. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là những phương pháp luận khoa học xuyên suốt được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận án. Bên cạnh đó, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm: Phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn giải, phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp tiếp cận đa ngành luật học, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp dự báo khoa học. Đối với mỗi chương sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ đạo như sau: - Chương 1, chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê để hệ thống hóa tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung của luận án; - Chương 2, chủ yếu sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành luật học, phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp luật học so sánh; - Chương 3, sử dụng chủ yếu phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp và diễn giải, phương pháp phân tích và tổng hợp; - Chương 4, chủ yếu áp dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống và đặc biệt là phương pháp dự báo khoa học.
  • 34. 29 Về cách tiếp cận của luận án: - Tiếp cận hệ thống: Trên cơ sở tập hợp, hệ thống ở mức đầy đủ nhất có thể các công trình liên quan đến đề tài đã được công bố, luận án phân tích, đánh giá và kế thừa có chọn lọc để đưa ra những quan niệm riêng về vấn đề nghiên cứu. - Tiếp cận đa ngành, liên ngành: sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã hội như lịch sử, xã hội học, chính trị học và luật học so sánh... - Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể được áp dụng trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt việc xem xét mối quan hệ này qua từng giai đoạn, đồng thời, phân tích đánh giá từng mặt của mối quan hệ trong những bối cảnh lịch sử và những điều kiện cụ thể nhìn nhận dưới góc độ logic phát triển.
  • 35. 30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 1. Qua phân tích tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy, đề tài về CL đã được xem xét, nghiên cứu ở một số góc độ, phạm vi khác nhau. Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài, trong đó có những công trình phần nào đã làm rõ được cơ sở lý luận về CL và sự thể hiện CL trong một số chế định của Hiến pháp, thực trạng hoạt động bảo vệ CL; một số nghiên cứu cũng đã có sự thống nhất ở mức độ nhất định khi đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các chế định của Hiến pháp trong thể hiện CL và nâng cao hiệu quả phát huy, thực thi và bảo vệ CL. Ở nước ngoài, các nghiên cứu được thực hiện công phu, có hệ thống và chiều sâu, tập trung vào những nội dung cơ bản về CL, sự thể hiện của CL trong hiến pháp, ứng dụng của CL trong hoạt động tổ chức và quản lý xã hội và kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy, thực thi và bảo vệ CL. 2. Tuy nhiên, có những vấn đề liên quan đến đề tài luận án mà các công trình nghiên cứu đã công bố chưa đề cập đến một cách chuyên sâu, toàn diện, trong một thể thống nhất, cụ thể là về: cơ sở kinh tế - xã hội, khái niệm, vị trí, chức năng của CL; vai trò của CL trong đường lối lãnh đạo của ĐCSVN; sự thể hiện của CL trong các chế định cơ bản của Hiến pháp; các tiêu chí đánh giá hiệu quả và yếu tố bảo đảm hoạt động bảo vệ CL thông qua hoạt động xét xử… Ở Việt Nam, mới chỉ có những công trình nghiên cứu riêng biệt từng khía cạnh của CL, sự thể hiện của CL trong Hiến pháp và hoạt động bảo vệ CL, nhưng chưa có công trình nghiên cứu tổng hợp, toàn diện các vấn đề nêu trên. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu đã có những đánh giá về thực trạng, rút ra nguyên nhân và kiến nghị về giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi, bảo vệ CL nhưng còn thiếu tính đồng bộ, chưa sát với và phù hợp với thực tiễn hiện nay ở nước ta, nhất là từ khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành. 3. Thông quá đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu, phân tích cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của luận án, có thể khẳng định đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về CL, sự thể hiện của CL trong các chế định của Hiến pháp như cách tiếp cận của Đề tài. Đây cũng chính là nội dung cơ bản mà Đề tài “CL và sự thể hiện CL trong Hiến pháp Việt Nam” tập trungxem xét, giải quyết.
  • 36. 31 Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG LÝ VÀ SỰ THỂ HIỆN CỦA CÔNG LÝ TRONG HIẾN PHÁP 2.1. Khái niệm công lý Một số cuốnTừ điển tiêu biểu của nước ngoài định nghĩa: (1) CL là đối xử với mọi người một cách công bằng [240, Tr.839]; (2) Là yêu cầu bất biến và mãi mãi trong các vấn đề pháp lý hoặc tranh chấp pháp lý rằng mỗi cá nhân hoặc tổ chức phải được hưởng những gì mà họ xứng đáng; (3) Là “Sự công bằng và hợp lý, với ba ý niệm cơ bản: sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của cá nhân, yêu cầu các cá nhân phải được đối xử một cách phù hợp, không thiên vị và bình đẳng” [187, Tr.447]; (4) Là một khái niệm được định nghĩa phụ thuộc vào yêu cầu của từng trường phái triết học. Hầu hết các định nghĩa về CL có thể phân loại thuộc một trong hai nhóm: một là có bản chất siêu nghiệm và được quyết định bởi Chúa Trời, hai là vấn đề về quy ước chung được xác định trên cơ sở lương tri của con người [203, Tr.245]; (5) Bảo vệ các quyền và trừng phạt những sai trái trên cơ sở công bằng; (6) Duy trì những gì là công bằng đặc biệt là bởi một cơ chế phán quyết không thiên vị đối với các xung đột hoặc trong ấn định các phần thưởng và sự trừng phạt; (7) CL là ý định liên tục và kiên định rằng hãy trao cho mọi người những gì là của họ [227, Tr.2]; (8) Sự công bằng, sự đúng đắn, lẽ phải và “Ban hành công lý” là việc tòa án xác định điều đúng, điều sai trong một vụ việc nhằm thiết lập lại sự công bằng [97, Tr.494]. Theo Agnes Heller, trong nền khoa học pháp lý, có bốn cách tiếp cận đưa đến bốn cách định nghĩa khác nhau về CL. Thứ nhất là CL chính tắc, là sự áp dụng liên tục và nhất quán những chuẩn mực và quy tắc đối với từng và mọi thành viên của nhóm xã hội mà chuẩn mực và quy tắc đó áp dụng. CL phải khách quan, không thiên vị, không bị ảnh hưởng bởi sự yêu ghét, từ bi hay thương cảm. CL là cách ngôn xử thế và là trạng thái “tĩnh”, “cứng nhắc”, các chuẩn mực, nguyên tắc dĩ nhiên được coi là đúng đắn
  • 37. 32 và mặc nhiên chỉ áp dụng, tuân theo. Ở cách tiếp cận này, CL là một phẩm hạnh lý trí khá lạnh lùng, thậm chí trong một vài trường hợp nó rất gần với sự độc ác. CL chính tắc được khắc họa bởi tượng nữ thần một tay cầm gươm, một tay cầm chiếc cân và một chiếc khăn bịt mắt (Phụ lục 1). Thứ hai là tính đạo đức - chính trị, là khía cạnh ngay thẳng, chính trực, sự nhân từ, tốt bụng và độ lượng của CL. Hướng tiếp cận này là hình thức CL cao nhất và là “tổng tất cả các phẩm hạnh”. Tính chính tắc có thể đồng nhất với khái niệm đạo đức - chính trị nếu nó được luật hóa với sự khoan dung và tình thương. Thứ ba là tính năng động, là thuộc tính xuất hiện trong giai đoạn cận đại khi quan niệm về các giá trị, phẩm hạnh xã hội như tự do, sinh mạng, hạnh phúc làm căn cứ cho việc hình thành các chuẩn mực thay đổi và do đó cách tiếp cận này thách thức sự đúng đắn, phù hợp của các chuẩn mực, nguyên tắc trước đó. Trong khi tính chính tắc chỉ tập trung vào việc áp dụng đúng thì tính năng động thách thức sự đúng đắn của các chuẩn mực. “Cảm nhận CL” là một nội dung đặc trưng của cách tiếp cận này nhằm chỉ khả năng phân biệt giữa cái đúng và cái sai được hiện thực hóa thông qua một bản án. CL năng động được khắc họa bằng hình ảnh một nữ hoàng có đôi mắt hướng về phía trước, về tương lai, một tay giữ tượng thần chiến tranh, một tay giữ tượng thần hòa bình, tượng thần hòa bình nặng hơn tượng thần chiến tranh (Phụ lục 2). Thứ tư, tính xã hội - chính trị về CL là hướng tiếp cận của xã hội hiện đại về CL và là sự nhận thức khoa học về CL, gồm hai thành tố chính là CL trừng phạt và CL phân phối [204]. Tại Việt Nam, một cách khái quát, CL được hiểu là lương tri, đạo lý, lẽ phải, lẽ công bằng, sự đúng đắn, hợp lý hợp tình, thấu đáo và thỏa đáng. Sổ tay sơ giải một số từ thường dùng giải thích CL là “lẽ phải phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được mọi người thừa nhận. Ví dụ, quyền của các dân tộc được sống trong độc lập, tự do là một CL trong thời đại ngày nay” [113, Tr. 74]. Đại Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý giải thích “Công: không thiên vị, lý: lý lẽ. CL là lẽ công bằng mọi người đều công nhận” [167]. Cuốn Từ và ngữ tiếng
  • 38. 33 Việt của GS. Nguyễn Lân cho rằng CL là “sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người” [84, Tr.210]. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học nhận định CL là “cái lẽ phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội” [159, Tr.208]. Từ khía cạnh pháp lý, Từ điển tiếng Việt của Nxb Từ điển Bách khoa khái quát CL là “lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với pháp luật đương thời, không thiên lệch, không tư vị. Chế độ nào cũng coi TA là tượng trưng cho CL, là cơ quan CL của chế độ ấy” [151, Tr.109]. Từ điển Luật học của Bộ Tư pháp định nghĩa CL là “Sự công bằng hay chính nghĩa, sự đúng đắn, lẽ phải. Thường được dùng trong đời sống pháp lý và đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Ví dụ: Bản án của TA quân sự Nuremberg năm 1946 đã khẳng định chiến thắng của CL đối với tàn bạo, của chính nghĩa với phi nghĩa trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1941-1945)” [31, Tr.217]. Từ những định nghĩa nêu trên, CL có thể được định nghĩa như sau: “Công lý là giá trị xã hội giúp các thành viên xã hội hợp tác, phát triển và là căn cứ đạo lý, đúng đắn để chính quyền tổ chức, quản lý xã hội và tòa án giải quyết các xung đột, tranh chấp, tạo sự đồng thuận, ổn định và trật tự xã hội”. 2.2. Cơ sở kinh tế - xã hội, các thành tố thiết yếu, đặc điểm cơ bản và phân loại công lý 2.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành công lý Một số tư tưởng Hy Lạp cổ đại nhấn mạnh sự phân hóa, đấu tranh giữa các giai tầng trong xã hội và cho rằng CL không phải là đạo đức của người xuất chúng mà là thứ đạo đức nô lệ, là “phát minh của kẻ yếu nhằm vô hiệu hoá quyền lực của kẻ mạnh” và để “che dấu, làm mờ ranh giới trong quan hệ quyền lực trong một xã hội” [78]. Cicero thì cho rằng CL ra đời từ “nhu cầu được bảo vệ”. CL không tồn tại một cách tự nhiên, mà là “một phẩm tính được tạo ra bởi những con người vận hành chính quyền”. Khi mà một nhóm người nắm được nhà nước và nảy sinh những tình huống lo sợ lẫn nhau, không đủ tự tin vào sức mạnh của chính mình, sẽ xuất hiện một kiểu thỏa thuận nào đó, nghĩa là “chính
  • 39. 34 sự yếu đuối, chứ không phải là tạo hóa hay ý định tốt đẹp, là mẹ đẻ của CL” [207, Tr.239-244], [34, Tr.239]. Với phương pháp luận khoa học, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra những luận giải về sự xuất hiện, hình thành của CL bằng phương pháp duy vật lịch sử trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lịch sử phát triển của xã hội loài người bắt đầu bằng chế độ công xã nguyên thủy với đặc trưng về sự phát triển thấp kém, chậm chạp của điều kiện lao động kiếm sống. Trình độ kỹ thuật thấp kém, bấp bênh cùng với tình trạng hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên đã buộc con người phải toàn tâm, toàn ý liên kết, hợp tác với nhau trong lao động tập thể và trong đấu tranh sinh tồn. Chế độ sở hữu tập thể nguyên thủy đó hàm chứa những giá trị cốt lõi “sơ khai”, “chất phác” về công bằng và bình đẳng, mọi thành viên của cộng đồng xã hội chung sống như trong một gia đình lớn, hòa bình, hữu ái, tự giác tham gia, cùng làm, cùng hưởng như nhau, không tồn tại chiếm hữu tư nhân, không phân hóa giàu nghèo, giai cấp, không có xung đột, không tồn tại người bóc lột hay bộ máy chính quyền cai trị. Trong xã hội đó, con người còn “chưa phân biệt đâu là quyền lợi và đâu là nghĩa vụ” bởi tình trạng cộng đồng, cùng chung nhau, cùng giống nhau trong mọi mặt của đời sống. Trong giai đoạn này, do phương thức sản xuất còn thấp kém, xã hội chưa phát triển, các mâu thuẫn, xung đột xã hội chưa trở lên gay gắt nên xã hội chưa hội đủ các yếu tố cho sự hình thành của CL. Khi xã hội loài người chuyển sang chế độ công xã thị tộc phụ hệ, cùng với sự xuất hiện của kim khí, lực lượng sản xuất đã phát triển vượt bậc, năng suất lao động, sản phẩm cho xã hội ngày càng tăng, tạo dư thừa và tích lũy xã hội. Với kinh nghiệm sản xuất và công lao đóng góp ngày càng lớn, người đàn ông bắt đầu bước lên nấc thang quyền lực trong gia đình và xã hội với nhiều quyền năng quan trọng, trong đó cần phải kể đến là quyền quyết định phân công lao động trong xã hội. Xã hội xuất hiện một nhóm người tự cho mình có quyền chiếm một khẩu phần sản phẩm xã hội nhiều hơn người khác. Chế độ tư hữu và đặc biệt là
  • 40. 35 sự xuất hiện của nền sản xuất cá thể đã góp phần quan trọng tạo nên sự phân hóa giàu nghèo, giai cấp và sự bất bình đẳng, xung đột trong xã hội, từ đó tạo cơ sở, điều kiện kinh tế-xã hội cho sự xuất hiện của CL [103, Tr.24]. Như vậy, về cơ sở kinh tế, CL là một “đại lượng công bằng” góp phần căn chỉnh, cân bằng tổ chức xã hội loài người. Khi các quyền bị xâm phạm thì CL sẽ xuất hiện. Do đó, sự xuất hiện chế độ tư hữu cùng các quyền tư hữu chính là điều kiện kinh tế tiên quyết cho sự hình thành CL. Về cơ sở xã hội, CL không thể xuất hiện giữa những người chung sống cộng đồng, chung nhau, như nhau như trong một gia đình chung của chế độ công xã nguyên thủy trước đó. Sự phát triển của nền sản xuất cá thể cùng sự phân hóa, khác biệt, bất bình đẳng từ tình trạng tài sản cho đến địa vị xã hội ngày càng sâu sắc dẫn đến sự gắn kết giữa các thành viên xã hội ngày càng rời rạc, tách biệt, xa lạ và trở thành cơ sở xã hội cho sự hình thành, xuất hiện của CL [207, Tr.9-47]. 2.2.2. Các thành tố thiết yếu của công lý Ở mỗi quốc gia, CL là một phần của cấu trúc xã hội, do đó, nhận thức về CL trong mỗi cộng đồng xã hội ngoài những giá trị phổ quát cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào phong tục, tập quán, trình độ phát triển và sự cảm nhận của mỗi nền văn hóa cũng như tình cảm, tính cách của mỗi quốc gia, dân tộc. Dân tộc Hàn Quốc đồng nghĩa CL với phẩm hạnh, đức hạnh, phẩm giá (virtue), người dân Papua New Guinea coi CL là trạng thái cân bằng trong xã hội (half-half), người Lozi của Zambia gọi CL là “tukelo” và những vị thẩm phán của họ phải miễn cưỡng mà chấp nhận rằng chỉ có tòa án của luật pháp (court of law) mà không có tòa án của CL hoặc luân lý, đạo đức (court of justice). Còn thuật ngữ “uta-uta” hay “égalité” trong cuộc cách mạng Pháp thể hiện bình đẳng phải là một thành tố thiết yếu, không thể thiếu của CL [226, Tr.149]. Trong nền khoa học pháp lý thế giới, có hai cách phân tích về các thành tố thiết yếu của CL được chấp nhận rộng rãi. Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng CL có ba thành tố cơ bản cấu thành. Một là, hướng tới người khác (Other-directedness), CL hướng tới mối quan hệ giữa
  • 41. 36 con người. Hai là, nghĩa vụ và quyền (Duty and right), CL liên quan đến những gì thuộc về người khác và những gì người khác có quyền xứng đáng được hưởng. Ba là, sự bình đẳng (Equality), CL là sự bình đẳng giữa người với người, tuy nhiên có nhiều cơ chế bình đẳng như: sự tương ứng tỷ lệ (như giữa tỷ lệ đóng góp và quyền tươngxứngtỷ lệ đó), sự cân bằng, sự thăngbằng…[201,Tr.161-163]. Cách tiếp cận thứ hai cho rằng CL gồm bốn khía cạnh cơ bản. Một là, “Sự xứng đáng” (Desert): Là có được những gì mà một người xứng đáng, là ranh giới phân định giữa sự xứng đáng và không xứng đáng, bao gồm cả mặt tích cực như khen thưởng, tôn vinh hay mặt tiêu cực như lên án, trừng phạt. Hai là, “Sự công bằng” (Fairness): Là đối xử với những người bình đẳng một cách bình đẳng, không có sự phân biệt, kỳ thị và là sự công bằng khi tham gia các thủ tục tố tụng. Ba là, “Sự bình đẳng” (Equality): Là sự bình đẳng về các quyền và nghĩa vụ công dân cho tất cả mọi người như quyền bầu cử hay nghĩa vụ đóng thuế và là sự công bằng trong phân bổ các nguồn lực xã hội. Bốn là, “Sự chính trực đạo đức”(Moral Righteousness): Là trạng thái lý tưởng về phẩm hạnh cá nhân và hành vi đạo đức nhằm mang lại sự công bằng, bình đẳng, giúp xã hội, cộng đồng tốt đẹp hơn, điển hình như những nỗ lực, cống hiến của Nelson Mandela với phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Nam Phi hay của Nellie McClung với cuộc đấu tranh cho nữ quyền tại Canada [206]. 2.2.3. Đặc điểm cơ bản của công lý - Công lý là một giá trị căn bản của xã hội văn minh Trong giai đoạn sơ khai, bán khai, các xung đột được giải quyết dựa trên các giải pháp thô sơ là sử dụng “cường lực”, “bạo lực”, hay “bản năng”, CL, lẽ phải sẽ thuộc về kẻ khỏe hơn, mạnh hơn. “Cá nhân là viên cảnh sát của chính mình, người nào đủ mạnh thì dùng cách trả thù để xử tội theo ý mình” [48, Tr.63]. Chính sức mạnh bạo lực này “đã tạo ra những kẻ nô lệ đầu tiên”, và “sự hèn nhát làm cho họ suốt đời nô lệ”, vì vậy, “con người sinh ra được tự do, nhưng ở đâu họ cũng bị xiềng xích” [109, Tr.13-32].