SlideShare a Scribd company logo
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế đang từng bước
chuyển biến mẽ, các doanh nghiệp đều cố gắng để đạt được mục đích cuối cùng là tối
đa hoá lợi nhuận. Vì vậy không chỉ là chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp trong suốt một kỳ hoạt động mà còn là chỉ tiêu đánh giá sự tồn tại của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Những thông tin mà bất kỳ một nhà quản trị nào cũng cần biết đều nằm trong báo
cáo tài chính. Việc phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời và
trung thực các thông tin về tài chính, đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ
báo cáo về vốn, tài sản, hiệu quả sử dụng vố và tài sản hiện có, tìm ra tồn tại và
nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ tiếp theo.
Vận dụng lý thuyết vào thực tế “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa
Vinamilk ” để cung cấp các thông tin về toàn bộ tình hình tài chính của công ty, từ đó
làm cơ sở cho các dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, các quyết định đầu tư, tài trợ,
phân phối lợi nhuận,…
Nội dung báo cáo bao gồm 4 chương :
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
Chương 1: Cơ sở lý luận..........................................................................................................5
1.Khái niệm về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: ..............................................5
2. Phương pháp và nội dung phân tích ..................................................................................5
2.1. Phương pháp:.................................................................................................................5
2.1.1. Phương pháp phân tích theo chiều ngang ..........................................................5
2.1.2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc...............................................................6
2.2. Nội dung:........................................................................................................................6
3. Phân tích khái quát về tình hình tài chính;........................................................................7
3.1. Cơ sở phân tích: ............................................................................................................7
3.2. Phân tích tổng quát về tình hình tài chính..................................................................7
3.2.1. Phân tích thông qua bảng cân đối kế toán...........................................................7
3.2.2. Phân tích thông qua bảng báo cáo thu nhập........................................................8
3.2.3. Phân tích thông qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ........................................8
4. Phân tích tình hình tài chính thông các chỉ số tài chính............................................... 11
4.1. Khả năng thanh toán................................................................................................. 11
4.2. Các chỉ số hoạt động................................................................................................. 13
4.3. Cơ cấu tài chính.......................................................................................................... 16
4.4. Các chỉ số về hiệu quả hoạt động tài chính ........................................................... 17
4.5. Phân tích dupont......................................................................................................... 18
Chương 2: Giới thiệu Công ty cổ phần Sữa Vinamilk .................................................... 23
1. Lịch sử hình thành phát triển.....................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Lịch sử hình thành ...............................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Những giai đoạn phát triển:................................Error! Bookmark not defined.
2. Nhiệm vụ chức năng...................................................Error! Bookmark not defined.
3. Cơ sở vật chất ..............................................................Error! Bookmark not defined.
4. Phương hướng phát triển............................................Error! Bookmark not defined.
Chương 3: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Sữa Vinamilk ..................................... 29
1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng CĐKT ................................................ 29
1.1. Phân tích theo chiều ngang.................................................................................... 29
1.2. Phân tích chiều dọc................................................................................................. 31
2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo thu nhập............................... 32
3. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ .................Error!
Bookmark not defined.
3.1. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh........Error! Bookmark not defined.
3.2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư ................Error! Bookmark not defined.
3.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính ............Error! Bookmark not defined.
4. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính ...................................... 34
4.1. Tỷ số thanh toán...................................................................................................... 34
4.2. Phân tích tỷ số hoạt động....................................................................................... 36
4.2.1. Vòng tồn kho và số ngày tồn kho bình quân ............................................... 36
4.2.2. Vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân ......................... 36
4.2.3. Vòng quay tài sản cố định.............................................................................. 36
4.2.4. Vòng quay tài sản............................................................................................ 37
4.3. Phân tích cơ cấu tài chính...................................................................................... 37
4.3.1. Tỷ số nợ ............................................................................................................ 37
4.3.2. Tỷ suất tự tài trợ .............................................................................................. 38
4.3.3. Tỷ số trang trải lãi vay.................................................................................... 38
4.4. Phân tích tỷ số lợi nhuận........................................................................................ 39
4.4.1. Lợi nhuận gộp trên doanh thu........................................................................ 39
4.4.2. ROS................................................................................................................... 39
4.4.3. ROA .................................................................................................................. 40
4.4.4. ROE................................................................................................................... 40
4.5. Phân tích dupont ..................................................................................................... 41
Chương 4: Nhận xét, giải pháp............................................................................................ 48
1. Nhận xét tình hình tài chính công ty.........................Error! Bookmark not defined.
1.1. Điểm mạnh ...........................................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Điểm yếu...............................................................Error! Bookmark not defined.
2. Giải pháp và kiến nghị................................................................................................... 48
2.1. Đẩy mạnh tiêu thụ .................................................................................................. 48
2.2. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hình thức, mẫu mã sản phẩm............................ 48
2.3. Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng ........................................................ 48
2.4. Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính .............................................. 51
PHẨN KẾT LUẬN............................................................................................................... 56
Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 57
5
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.Khái niệm về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:
Phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc
phân tích các báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều
hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trên các báo cáo tài chính đó. Phân
tích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ và có
thể xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để khai thác triệt để các điểm mạnh,
khắc phục và hạn chế các điểm yếu. Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính là cần
phải làm sao mà thông qua các con số “ biết nói ” trên báo cáo để có thể giúp người sử
dụng chúng hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương
pháp hành động của những nhà quản lý doanh nghiệp đó.
2. Phương pháp và nội dung phân tích
2.1. Phương pháp:
2.1.1. Phương pháp phân tích theo chiều ngang
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính thường liên quan đến việc so sánh các
thông tin nhất định. Phân tích theo chiều ngang so sánh các khoản mục cụ thể của
báo cáo tài chính qua một số chu kỳ kế toán. Ví dụ, các khoản phải trả có thể được
so sánh trong khoảng thời gian một vài tháng trong năm tài chính, hoặc doanh thu có
thể được so sánh trong khoảng thời gian vài năm. Những so sánh này được thực hiện
theo một trong hai cách khác nhau:
Đồng Đô là tuyệt đối
Một phương pháp để phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang là so sánh đồng
đô la tuyệt đối của các mặt hàng nhất định trong một khoảng thời gian. Ví dụ,
phương pháp này sẽ so sánh khoản chi phí hoạt động thực tế trong nhiều kỳ kế toán.
Phương pháp này rất hữu ích khi muốn xác định xem một công ty đã chi tiêu dè dặt
hay quá mức cho các mặt hàng nhất định. Phương pháp này cũng hỗ trợ trong việc
xác định những tác động ảnh hưởng bên ngoài đối với công ty, chẳng hạn như tăng
giá xăng, hay giảm chi phí nguyên vật liệu.
Tỷ lệ phần trăm
6
Một phương pháp khác để phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang là so sánh
khoản chênh lệch về tỷ lệ phần trăm của các khoản mục nhất định trong một khoảng
thời gian. Sự thay đổi về đồng đô la được chuyển thành sự thay đổi tỷ lệ phần trăm.
Ví dụ, có sự thay đổi trong chi phí hoạt động từ $1,000 trong giai đoạn một đến
$1,050 trong giai đoạn hai sẽ được báo cáo là tăng 5%. Phương pháp này đặc biệt
hữu ích khi so sánh các công ty nhỏ với các công ty lớn.
2.1.2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc
Phân tích theo chiều dọc là so sánh từng con số riêng biệt với một con số cụ thể
trong báo cáo tài chính. Sự so sánh được báo cáo bằng tỷ lệ phần trăm. Phương pháp
này là so sánh một số khoản mục với một khoản mục nhất định trong cùng một kỳ
kế toán. Người dùng thường mở rộng phân tích theo chiều dọc bằng cách so sánh
những phân tích qua nhiề thời kỳ khác nhau. Điều này có thể chỉ ra xu hướng và rất
hữu ích trong việc đưa ra quyết định. Giải thích về các phân tích theo chiều dọc của
báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích theo chiều dọc của bảng cân đối kế toán
được thể hiện như sau:
Báo cáo Kết quả kinh doanh
Phân tích theo chiều dọc báo cáo kết quả kinh doanh liên quan đến việc so sánh từng
khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh với Doanh thu. Mỗi mục sau đó được
báo cáo bằng một tỷ lệ phần trăm so với doanh thu. Ví dụ, nếu doanh thu là $10,000
và chi phí hoạt động là $1.000 USD, thì chi phí hoạt động sẽ được báo bằng 10%
doanh thu.
Bảng cân đối kế toán
Phân tích theo chiều dọc bảng cân đối kế toán liên quan đến việc so sánh từng khoản
mục trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản. Mỗi khoản mục sau đó được báo cáo
theo một tỷ lệ phần trăm so với tổng tài sản. Ví dụ, nếu tiền mặt là $5,000 và tổng tài
sản là $25,000 USD, thì tiền mặt sẽ bằng 20% tổng tài sản.
2.2. Nội dung:
+ Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Phân tích diễn biến sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản.
+ Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
7
+ Phân tích tình hình dự trữ TSLĐ.
+ Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
+ Phân tích các chỉ số hoạt động.
+ Phân tích các hệ số sinh lời.
3. Phân tích khái quát về tình hình tài chính;
3.1. Cơ sở phân tích:
Căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình
hình thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, chỉ ra được những mặt tích cực
và hạn chế của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3.2. Phân tích tổng quát về tình hình tài chính
3.2.1. Phân tích thông qua bảng cân đối kế toán
Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán: gồm 2 phần
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp. Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển
thành tiền theo thứ tự giảm dần.
Phần nguồn vốn: phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có của
Doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo
trách nhiệm của Doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn với chủ nợ và chủ sở
hữu.
Ngoài ra, bảng cân đối Kế toán còn có “các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối Kế
toán” bổ sung các thông tin khác chưa có trên bảng cân đối Kế toán: Tài sản thuê
ngoài, ngoại tệ các loại, hàng hoá nhận bán hộ, ký gởi, nguồn vốn khấu hao.
Ý nghĩa của việc lập bảng cân đối Kế toán:
-Về mặt kinh tế:
+ Phần tài sản: Số liệu của tài sản cho phép đánh giá một cách tổng quát, qui mô và
Kết cấu tài sản của doanh nghiệp.
8
+ Phần nguồn vốn: phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của Doanh nghiệp qua đó
đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
- Về mặt pháp lý:
+ Về phần tài sản: thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà Doanh nghiệp có
quyền quản lý và sử dụng lâu dài để mang lại lợi ích lâu dài trong tương lai.
+ Phần nguồn vốn: thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của Doanh nghiệp về
tổng số vốn kinh doanh với người chủ sở hữu, trước ngân hàng và các chủ nợ
khác về các khoản vay, khoản phải trả.
3.2.2. Phân tích thông qua bảng báo cáo thu nhập
Nội dung và Kết cấu của báo cáo Kết quả kinh doanh:
- Phần 1: Lãi, lỗ: thể hiện kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực
hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (chi phí, lệ phí)
- Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, đã khấu trừ và còn lại được khấu
trừ cuối kỳ, số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp đã nộp và còn phải nộp vào
cuối kỳ.
Ý nghĩa của báo cáo Kết quả kinh doanh:
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh
giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Thông qua báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình
hình thực hiện Kế hoạch thu nhập, chi phí, Kết quả từng loại hoạt động cũng như
kết quả chung của toàn doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để
đánh giá khuynh hướng hoạt động của Doanh nghiệp trong nhiều năm liền và dự
báo hoạt động trong tương lai. Thông qua báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
có thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn
cho phép đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản
phải nộp khác, quyết toán thuế GTGT, qua đó dánh giá tình hình thanh toán của
doanh nghiệp.
3.2.3. Phân tích thông qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
9
Các chỉ tiêu
- Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:
- Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh:
- Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh:
Ý nghĩa
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính là dòng tiền tạo ra thu nhập của công ty.
Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền thu và tỷ trọng
dòng tiền chi so với tổng dòng tiền chi để hiểu rõ hơn việc quản lý dòng tiền thu từ
hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền. Tỷ số này nói lên việc tạo tiền từ hoạt
động kinh doanh so với tổng lượng tiền công ty tạo ra và việc sử dụng tiền trong kinh
doanh so với tổng lượng tiền mà công ty sử dụng.
Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Các chỉ tiêu
- Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
tiền từ hoạt động =
đầu tư Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh
thu từ hoạt động =
kinh doanh Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh
chi từ hoạt động =
kinh doanh Tổng dòng tiền chi từ các hoạt động
Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh
doanh
tiền từ hoạt động =
kinh doanh Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động
10
- Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư:
- Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư:
Ý nghĩa
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là dòng tiền tạo ra do việc mua và thanh lý hay
nhượng bán các khoản đầu tư và tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất chứ
không phải là hàng tồn kho hay công cụ dụng cụ. Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động
đầu tư so với tổng dòng tiền thu và tỷ trọng dòng tiền chi so với tổng dòng tiền chi để
hiểu rõ hơn việc quản lý dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền. Tỷ số
này nói lên việc tạo tiền từ hoạt động đầu tư so với tổng lượng tiền công ty tạo ra và
việc sử dụng tiền trong hoạt động đầu tư so với tổng lượng tiền mà công ty sử dụng.
Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính
Các chỉ tiêu
- Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư
thu từ hoạt động =
đầu tư Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư
chi từ hoạt động =
đầu tư Tổng dòng tiền chi từ các hoạt động
Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
tiền từ hoạt động = Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động
tài chính
11
- Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính:
- Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính:
Ý nghĩa
Dòng tiền từ hoạt động tài chính là dòng tiền tạo ra từ các giao dịch liên quan đến
nguồn tài trợ như vốn chủ sở hữu hay các khoản nợ vay (Cash flows associated with
debt principal and equity transactions). Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính
so với tổng dòng tiền thu và tỷ trọng dòng tiền chi so với tổng dòng tiền chi để hiểu rõ
hơn việc quản lý dòng tiền thu từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền. Tỷ số này
nói lên việc tạo tiền từ hoạt động tài chính so với tổng lượng tiền công ty tạo ra và việc
sử dụng tiền trong hoạt động tài chính so với tổng lượng tiền mà công ty sử dụng.
4. Phân tích tình hình tài chính thông các chỉ số tài chính
4.1. Khả năng thanh toán
Đây là nhóm các chỉ số quan trọng nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh
nghiệp thông qua một số hệ số sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp so
với tổng số nợ phải trả. Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp
càng kém, còn khi hệ số này lớn hơn một thì mới đảm bảo khả năng thanh toán của
doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số thanh toán
tổng quát
Tổng tài sản
Nợ phải trả
=
Khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn
Tổng tài sản lưu động
Tổng nợ ngắn hạn
=
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính
thu từ hoạt động =
tài chính Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi từ hoạt động tài chính
chi =
Tổng dòng tiền chi từ các hoạt động
tài chính
12
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là thương số giữa tài sản ngắn hạn với
các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nếu hệ
số này xấp xỉ một thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là khả năng thanh toán nợ ngay của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 thì có khả năng
thanh toán các khoản nợ tới và quá hạn tương đối tốt còn các doanh nghiệp có hệ số
này dưới 0,5 thì có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ tới và quá
hạn. Trường hợp lý tưởng là doanh nghiệp có hệ số này bằng một.
Đây là nhóm các hệ số quan trọng, nó phản ánh rõ nhất tình trạng tài chính của
doanh nghiệp tại thời điểm xem xét. Các nhà quản lý doanh nghiệp căn cứ vào nhóm
các hệ số này để đưa ra các đối sách về việc có cần huy động thêm hay không các
nguồn tài chính một cách thích hợp, kịp thời để đảm bảo an toàn khả năng thanh toán
của doanh nghiệp.
Hệ số nợ phải thu và nợ phải trả:
Hệ số này đối với một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh thường
xấp xỉ bằng 1.Nếu hệ số này > 1 thể hiện rằng doanh nghiệp chiếm dụng được vốn của
người khác còn ngược lại hệ số này <1 thể hiện doanh nghiệp bị người khác chiếm
dụng vốn.
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
Tổng TSLĐ-Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
=
Hệ số nợ phải trả,
nợ phải thu
Các khoản nợ phải trả
Các khoản nợ phải thu
=
13
4.2. Các chỉ số hoạt động
Các hệ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp
bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác
nhau.
Vòng quay tiền
Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân lưu chuyển
trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc sản xuất kinh doanh càng được
đánh giá tốt do doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn thu được doanh
số cao.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
Hệ số này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số
ngày trong kỳ đối với một niên kim là 360 ngày.
Kỳ thu tiền bình quân
Công thức tính:
ACP = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân một ngày
Trong đó, các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền có thể là
hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán được mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng
chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán.
Doanh thu bình quân ngày = Tổng doanh thu / 360
Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả
năng thu tiền trong thanh toán, cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực
kinh doanh của doanh nghiệp. Vì rằng nếu các khoản phải thu của doanh nghiệp không
được thu hồi đủ số, đúng hạn thì không những gây tổn thất đọng nợ cho doanh nghiệp
Số vòng quay hàng
tồn kho
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho bình quân
=
Số ngày của một vòng
quay hàng tồn kho
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho
=
14
mà còn ảnh hưởng tới năng lực kinh doanh. Số ngày trong kỳ bình quân thấp chứng tỏ
doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những khoản
nợ khó đòi, tốc độ thu hồi nợ nhanh và hiệu quả quản lý cao. Tính lưu động của tài sản
mạnh, năng lực thanh toán ngắn hạn rất tốt, về một mức độ nào đó có thể khoả lấp
những ảnh hưởng bất lợi của tỷ suất lưu động thấp. Đồng thời, việc nâng cao mức
quay vòng của các khoản phải thu còn có thể làm giảm bớt kinh phí thu nợ và tổn thất
tồn đọng vốn, làm cho mức thu lợi của việc đầu tư tài sản lưu động của doanh nghiệp
tăng lên tương đối. Ngược lại, nếu tỷ số này cao thì doanh nghiệp cần phải tiền hành
phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. Trong nhiều trường
hợp, có thể do kết quả thực hiện một chính sách tín dụng nghiêm khắc, các điều kiện
trả nợ hà khắc làm cho lượng tiêu thụ bị hạn chế, nên công ty muốn chiếm lĩnh thị
trường thông qua bán hàng trả chậm hay tài trợ nên có Kỳ thu tiền bình quân cao.
Điều đáng lưu ý khi phân tích là kết quả phân tích có thể được đánh giá là rất
tốt, nhưng do kỹ thuật tính toán đã che dấu những khuyết điểm trong việc quản trị các
khoản phải thu. Nên cần phải phân tích định kỳ các khoản phải thu để sớm phát hiện
những khoản nợ khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời.
Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ TSLĐ quay được bao nhiêu vòng và cho ta biết
ứng với một đồng TSLĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Công thức tính:
FAU = Doanh thu thuần / Giá trị tài sản cố định
Trong đó, giá trị tài sản cố định là giá trị thuần của các loại tài sản cố định tính
theo giá trị ghi sổ kế toán, tức nguyên giá của tài sản cố định khấu trừ phần hao mòn
tài sản cố định dồn đến thời điểm tính.
Tỷ số này còn được gọi là Mức quay vòng của tài sản cố định, phản ánh tình
hình quay vòng của tài sản cố định, và là một chỉ tiêu ước lượng hiệu suất sử dụng tài
Số vòng quay tài
sản lưu động
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động bình quân
=
15
sản cố định. Như vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố
định của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng tài sản cố định tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình hoạt động của
doanh nghiệp tốt đã tạo ra doanh thu thuần cao so với tài sản cố định, chứng tỏ việc
đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp là xác đáng, cơ cấu hợp lý, hiệu suất sử
dụng cao. Ngược lại, nếu vòng quay tài sản cố định không cao thì chứng tỏ hiệu suất
sử dụng thấp, kết quả đối với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh của doanh
nghiệp không mạnh. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản
các loại.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Công thức tính:
TAU = Doanh thu thuần / Tổng tài sản có
Trong đó, tổng tài sản có là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao
gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động tại thời điểm tính toán và dựa trên giá trị
theo sổ sách kế toán.
Tỷ số này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả sử
dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào
doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Nếu như trong các thời kỳ, tổng mức tài sản của doanh nghiệp đều tương đối ổn
định, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dùng số bình quân của mức tổng tài sản
đầu kỳ và cuối kỳ. Nếu tổng mức tài sản có sự thay đổi biến động lớn thì phải tính theo
tài liệu tỉ mỉ hơn đồng thời khi tính mức quay vòng của tổng tài sản thì các trị số phân
tử và mẫu số trong công thức phải lấy trong cùng một thời kỳ.
Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng hợp
toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Giá trị của chỉ tiêu
càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi ích càng nhiều, do đó trình
độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh
nghiệp càng cao. Nếu ngược lại thì chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp chưa được
sử dụng có hiệu quả.
16
4.3. Cơ cấu tài chính
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Công thức tính:
Rd = Tổng số nợ / Tổng tài sản có
Trong đó, tổng số nợ gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời
điểm lập báo cáo tài chính. Còn tổng tài sản có bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố
định hay là tổng toàn bộ kinh phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong phần bên trái của Bảng cân đối kế toán.
Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các
chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số này vừa phải vì tỷ số
này càng thấp thì khoản nợ vay càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị
phá sản. Còn các chủ sở hữu thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh. Tuy
nhiên nếu tỷ số nợ quá cao thì doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng
thanh toán. Để có nhận định đúng về tỷ số này cần phải kết hợp với các tỷ số khác nữa.
Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi
Công thức tính:
Rt = EBIT / Chi phí trả lãi
Trong đó, EBIT là Thu nhập trước thuế và trả lãi, phản ánh số tiền mà doanh
nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay. Chi phí trả lãi vay bao gồm: tiền lãi trả cho các
khoản vay ngắn hạn, tiền lãi cho các khoản vay trung và dài hạn, tiền lãi của các hình
thức vay mượn khác. Đây là một khoản tương đối ổn định và có thể tính trước được.
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế của
doanh nghiệp, hay nói cách khác là cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả
lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng
doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.
Khả năng độc lập về tài chính
Khả năng độc lập về tài chính =
Vốn chủ sở hữu
Vốn trung và dài hạn
Tỷ lệ này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và tính chủ động
trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng lớn thì tài sản của doanh nghiệp
17
càng ít chịu rủi ro. Tuy nhiên, chi phí của vốn cổ phần lớn hơn chi phí vay nợ và việc
tăng vốn cổ phần cổ phần có thể dẫn đến bị san sẻ quyền lãnh đạo doanh nghiệp.
Tỷ lệ về cơ cấu tài sản
Đồng thời với việc xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý, doanh nghiệp
cần phải xem xét việc sử dụng vốn đó như thế nào để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và
nâng cao hiệu qủa kinh tế của đồng vốn. Việc phân tích tình hình phân bổ vốn hay kết
cấu tài sản của doanh nghiệp sẽ cho ta thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp
lý hay không, có phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh không và sự thay đổi kết
cấu tài sản qua từng thời kỳ có ảnh hưởng gì đến kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Tỷ lệ về cơ cấu tài sản =
Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và
máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu
hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Giá trị của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từng
ngành kinh doanh cụ thể.
4.4. Các chỉ số về hiệu quả hoạt động tài chính
Các hệ số về khả năng sinh lợi sinh lợi luôn luôn được các nhà quản trị tài chính
quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh trong một kỳ nhất định, chúng phản ánh hiệu quả kinh doanh và cũng là căn cứ
quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp bỏ ra trong
kỳ thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các nhà quản trị tài chính rất quan tâm
đến lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế và có thể xem xét, đánh giá chúng
thông qua hai chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế trên doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Doanh thu thuần
=
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
=
18
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ vào
sản xuất kinh doanh thì tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Cũng như tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu ta cũng tính riêng rẽ lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế với vốn
kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân
của doanh nghiệp đó. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực
hiện mục tiêu này.
Công thức xác định là:
Hệ số này cho ta biết với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì chủ doanh nghiệp
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
4.5. Phân tích dupont
Công thức Dupont
Đánh giá thông tin của công ty là mục tiêu cuối cùng của việc phân tích báo cáo
tài chính. Khuôn mẫu chung cho việc sử dụng dữ liệu trong việc đánh giá tình hình tài
chính của công ty là tỷ suất thu hồi vốn (ROE).
Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế vốn kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
Giá trị tài sản bình quân
= x 100
Tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
=
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
vốn kinh doanh (ROI)
Lợi nhuận sau thuế
Giá trị tài sản bình quân
= x 100
Thu nhập ròng (Net Income)
Tỷ suất thu hồi vốn =
(ROE) Bình quân vốn chủ sở hữu (Average Stockholder’s Equity)
19
Hay có thể diễn giải thành công thức trong phân tích Dupont:
ROE = Lợi nhuận ròng biên tế x Vòng quay tài sản x Đòn bẫy tài chính
(Net profit margin) (Asset Turnover) (Financial Leverage)
Lợi nhuận ròng biên tế (hệ số lãi ròng):
Lợi nhuận ròng biên tế trả lời cho câu hỏi: Quản trị công ty ảnh hưởng như thế nào đến
khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một đồng doanh thu bán được. Nói cách khác mỗi
đồng doanh thu kết quả mang được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Vòng quay tài sản:
- Đòn bẫy tài chính (đòn cân nợ):
Vậy công thức Dupont được xác định theo công thức sau:
Lãi ròng Doanh thu Tài sản
ROE = x x
Thu nhập ròng (Net Income)
Lợi nhuận ròng biên tế = (Net profit margin)
Doanh thu ròng (Net sales)
Doanh thu ròng (Net sales)
Vòng quay tài sản =
(Asset Turnover) Tổng tài sản bình quân (Average Total Assets)
Tổng tài sản bình quân (Average Total Assets)
Đòn bẫy tài chính =
(Financial Leverage) Bình quân vốn chủ sở hữu (Average
Stockholder’s Equity)
)
20
Doanh thu Tài sản Vốn chủ sở hữu
Mô hình phân tích SWOT
1.6.1. Khái niệm mô hình SWOT
Mô hình SWOT là viết tắt của các chữ Strengths (các điểm mạnh), Oppotunities (các
cơ hội), Weaknesses (các điểm yếu) và Threates (các nguy cơ). Trên cơ sở phân tích 4
nhân tố trên để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như cơ hội,
thách thức đối với doanh nghiệp trên thị trường. Để từ đó giúp các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp đề ra được những chiến lược đúng đắn trong giai đoạn trước mắt và tương lai
sau này.
1.6.2. Ma trận mô hình SWOT
SWOT còn gọi là ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ:
S: Strengths – điểm mạnh
W: Weaknesses – điểm yếu
O: Oppotunities – cơ hội
T: Threats – nguy cơ
1.6.3. Vai trò của việc phân tích theo mô hình SWOT
Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong
việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là
khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định
vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh
doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực
tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược,
đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong báo
cáo nghiên cứu,... đang ngày cáng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
21
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay,
đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành
kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm áp lực
cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử
dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt
động.
Mô hình Porter’s Five Forces được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business
Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô
hình này được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận.
Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp
duy trì hay tăng lợi nhuận.
Trong mô hình này, 5 yếu tố tạo nên áp lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh là:
- Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp.
- Áp lực cạnh tranh từ khách hàng.
- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn.
- Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế.
- Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.
22
23
Chương 2: Giới thiệu Công ty cổ phần Sữa Vinamilk
1. Giới thiệu chung
- Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần
- Lĩnh vực hoạt động : Thực Phẩm - Giải Khát
- Địa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM
- Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226
- Email: vinamilk@vinamilk.com.vn
- Website: http://www.vinamilk.com.vn
1.1. Sơ lược về CTCP sữa Vinamilk
Vinamilk tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint
Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng
như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát
triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM. Công
ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biếnsữa, hiện chiếm lĩnh 75%
thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183
nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm
Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu
vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay
Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy
mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng,
thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa.
Tuy nhiên giá sữa ở Việt Nam là ở mức cao và liên tục tăng trong khi thu nhập của
phần đông dân cư còn thấp và lợi nhuận của Vinamilk ngày một tăng.
1.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển
- Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty
Sữa Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu
24
hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty
Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle).
- Năm 2003, Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11), dựa
trên quyết định số 155/2003 QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc
chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp
thành công ty cổ phần Sữa Việt Nam.
- Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng
vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng.
- Năm 2005, Vinamilk mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty
Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh
thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu
Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. Vinamilk liên doanh với SABmiller Asia B.V
để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005.
Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường
vào đầu giữa năm 2007.
- Năm 2006, Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh
Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
- Vinamilk mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm
2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện
tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn
nhi khoa và khám sức khỏe.
- Vinamilk Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm
trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò
sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được
mua thâu tóm.
- Năm 2007, Vinamilk mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng
9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
- Đến năm 2009 phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang
trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang
25
- 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn
đầu tư là 220 triệu USD.
- Năm 2011, Vinamilk đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30
triệu USD. Xây dựng trang trại bò sữa thứ 5 tại Lâm Đồng, nâng tổng số lượng đàn bò
lên 5,900 con.
- Năm 2012, Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Đà Nẵng, Xí nghiệp nhà máy sữa
Lam Sơn, Nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại
xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức,Ý, Hà Lan.
- Năm 2013, Vinamilk khánh thành Siêu nhà máy sữa Bình Dương, là nhà máy hiện
đại bậc nhất thế giới, tự động hóa 100% trên diện tích 20 Hec tại khu CN Mỹ Phước 2.
1.3. Lĩnh vực hoạt động chính
- Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu
nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác;
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu.
- Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh
doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá;
- Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay–
phin – hoà tan;
- Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì;
- Sản xuất, mua bán sản phẩm sữa .
- Phòng khám đa khoa.
Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú từ các sản phẩm sữa bột, sữa tươi,
sữa chua cho đến nước uống đóng chai, nước ép trái cây, bánh kẹo và các sản phẩm
chức năng khác.
2. Tầm nhìn và sứ mệnh
- Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng
và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người
- Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất,
chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với
cuộc sống con người và xã hội”
26
3. Mục tiêu
Chiến lược phát triển dài hạn của Vinamilk là đạt mức doanh số để trở thành một trong
50 công ty sữa lớn nhất thế giới, với mục tiêu trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức
doanh số 3 tỷ USD.
Vinamilk sẽ ưu tiên hoàn thành các mục tiêu chiến lược sau:
- Kế hoạch đầu tư tài sản: Trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3 tỷ USD.
Duy trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các Cổ đông, với tỷ lệ cổ tức tối thiểu là
30% mệnh giá.
- Khách hàng: Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản
phẩm, giá cả hợp lý và hệ thống phân phối tốt nhất Việt nam.
- Quản trị doanh nghiệp: Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu, quản trị điều hành chuyên
nghiệp được công nhận. Trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc mà tại đó
nhân viên có thể phát huy tốt nhất khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở
thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý tưởng để làm
việc.
4. Cơ cấu tổ chức và quản lý
Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng
ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và
phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách hiệu
quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk
vững mạnh.
27
5. Đặc điểm thị trường, ngành nghề kinh doanh
- Trong vài năm trở lại đây, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói ở Việt Nam. Mức tăng trưởng hàng năm
trong các năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 43,2%, 26,4% và 25,6%. Sữa nước (bao
gồm sữa tươi và sữa tiệt trùng), cùng với sữa chua ăn và sữa chua uống là các ngành
hàng chiếm tỷ trọng lớn, đều có tốc độ tăng trưởng mạnh và khá ổn định.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90
chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại),
hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp
phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân. Nhìn vào biểu đồ
ta thấy tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm,
theo dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục
tăng gấp đôi vào năm 2020
6. Kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013
- Năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty gấp hơn 5 lần đầu kỳ, lợi
nhuận chưa phân phối lên tới gần 4.180 tỷ đồng. Sau khi trừ đi tất cả chi phí, lợi nhuận
sau thuế quý IV của Vinamilk đạt 1.042 tỷ đồng, tăng hơn 42% so với quý IV/2010.
Lũy kế cả năm, công ty đạt 21.627 tỷ đồng doanh thu thuần và 4.218 tỷ đồng lợi nhuận
sau thuế. Lợi nhuận sau thuế cả năm tăng gần 16% so với năm 2010 và vượt gần 18%
kế hoạch năm.
28
- Năm 2012, Vinamilk đạt 27.337 tỷ đồng doanh thu, tăng 23% so với năm trước. Lợi
nhuận gộp tăng 38% lên 9.055 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính và chi phí tài chính giảm trong khi chi phí bán hàng tăng 30%, lên
2.346 tỷ đồng. Trừ đi các loại chi phí, Vinamilk còn 6.887 tỷ đồng lợi nhuận trước
thuế và 5.786 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
- Năm 2013, Doanh thu hợp nhất tăng 16,5% so với năm 2012 đạt 30.949 tỷ đồng,
trong đó sản lượng tăng khoảng 8% và giá bán bình quân tăng khoảng 7%. Lợi nhuận
ròng chỉ tăng 12,3% đạt 6.534 tỷ đồng.
- Năm 2013, Vinamilk tiếp tục đứng trong Top 10 doanh nghiệp đóng góp ngân sách
lớn nhất. Công ty đã nộp hơn 3.100 tỷ đồng thuế TNDN, tính cả số tiền cổ tức 1.800 tỷ
đồng được chia thì chỉ riêng trong năm 2013, Nhà nước đã thu về từ Vinamilk gần
5.000 tỷ đồng cho ngân sách.
29
Chương 3: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Sữa Vinamilk
1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng CĐKT
1.1. Phân tích theo chiều ngang
Đơn vị VNĐ
Khoản mục  Năm 2011 2012
2012/2011
+/- %
I - TÀI SẢN NGẮN HẠN 9,467,682,996,094 11,110,610,188,964 1,642,927,192,870 117.4
1. Tiền và các khoản tương đương
tiền
3,156,515,396,990 1,252,120,160,804
-1,904,395,236,186 39.7
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
736,033,188,192 3,909,275,954,492
3,173,242,766,300 531.1
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 2,169,205,076,812 2,246,362,984,001 77,157,907,189 103.6
4. Hàng tồn kho 3,272,495,674,110 3,472,845,352,518 200,349,678,408 106.1
5. Tài sản ngắn hạn khác 133,433,659,990 230,005,737,149 96,572,077,159 172.4
II - TÀI SẢN DÀI HẠN 6,114,988,554,657 8,587,258,231,415 2,472,269,676,758 140.4
1. Các khoản phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định 5,044,762,028,869 8,042,300,548,493 2,997,538,519,624 159.4
3. Lợi thế thương mại 15,503,335,522 13,662,186,598 -1,841,148,924 88.1
4. Bất động sản đầu tư 100,671,287,539 96,714,389,090 -3,956,898,449 96.1
5. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
846,713,756,424 284,428,762,040
-562,284,994,384 33.6
6. Tài sản dài hạn khác 107,338,146,303 150,152,345,194 42,814,198,891 139.9
Tổng cộng tài sản 15,582,671,550,751 19,697,868,420,379 4,115,196,869,628 126.4
I - NỢ PHẢI TRẢ 3,105,466,354,267 4,204,771,824,521 1,099,305,470,254 135.4
1. Nợ ngắn hạn 2,946,537,015,499 4,144,990,303,291 1,198,453,287,792 140.7
2. Nợ dài hạn 158,929,338,768 59,781,521,230 -99,147,817,538 37.6
II - VỐN CHỦ SỞ HỮU 12,477,205,196,484 15,493,096,595,858 3,015,891,399,374 124.2
1. Vốn chủ sở hữu 12,477,205,196,484 15,493,096,595,858 3,015,891,399,374 124.2
2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác
3. Lợi ích cổ đông thiểu số
Tổng cộng nguồn vốn 15,582,671,550,751 19,697,868,420,379 4,115,196,869,628 126.4
Phần tài sản: Tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng 117.4% tương ứng với
1,642,927,192,870 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
30
tăng 531.1% tương đương tăng hơn 3.1 tỷ đồng, tài sản ngăn hạn khác tăng 172.4%
tương đương tăng 96,572,077,159 đồng, các khoản tiền mặt và các khoản tương đương
tiền mặt giảm 60.3% so với năm 2011 tương ứng với 1,904,395,236,186 đồng; các
khoản phải thu tăng 117% tương đương tăng 51,593 triệu đồng, còn lại các loại tài sản
khác tăng nhẹ như: khoản phải thu ngắn hạn tăng 77,157 triệu đồng (103.6%), hàng
tồn kho tăng 200,349 triệu đồng (106.1%), trong năm 2012 công ty Sữa Vinamilk tập
trung đầu tư tài chính ngắn hạn.
Tài sản cố định tăng 140.4% tương đương 2,997,539 triệu đồng do đặc thù lĩnh vực
kinh doanh của công ty đó là sản xuất mặt sữa nên cần đầu tư về dây chuyền sản xuất
Phần nguồn vốn: Nợ phải trả tăng 1,099,305 triệu đồng với tỷ lệ tăng 135.4% . Trong
đó, hoàn toàn do nợ ngắn hạn tăng mạnh 1,198,453 triệu đồng với tỷ lệ tăng 140.7% .
Vốn chủ sở hữu tăng 3,015,891 triệu đồng chủ yếu do lợi nhuận chưa phân phối để lại,
điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh trong năm đã đem lại hiệu quả.
Khoản mục  Năm 2012 2013
2013/2012
+/- %
I - TÀI SẢN
NGẮN HẠN
11,110,610,188,964 13,018,930,127,438
1,908,319,938,474 117.2
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền
1,252,120,160,804 2,745,645,325,950
1,493,525,165,146 219.3
2. Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
3,909,275,954,492 4,167,317,622,318
258,041,667,826 106.6
3. Các khoản phải thu
ngắn hạn
2,246,362,984,001 2,728,421,414,532
482,058,430,531 121.5
4. Hàng tồn kho 3,472,845,352,518 3,217,483,048,888 -255,362,303,630 92.6
5. Tài sản ngắn hạn
khác
230,005,737,149 160,062,715,750
-69,943,021,399 69.6
II - TÀI SẢN DÀI
HẠN
8,587,258,231,415 9,856,483,929,198
1,269,225,697,783 114.8
1. Các khoản phải thu
dài hạn 0 #DIV/0!
2. Tài sản cố định 8,042,300,548,493 8,918,416,535,379 876,115,986,886 110.9
3. Lợi thế thương mại 13,662,186,598 174,463,919,182 160,801,732,584 1277.0
4. Bất động sản đầu tư 96,714,389,090 149,445,717,001 52,731,327,911 154.5
31
5. Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
284,428,762,040 318,308,294,039
33,879,531,999 111.9
6. Tài sản dài hạn khác 150,152,345,194 295,112,796,930 144,960,451,736 196.5
Tổng cộng tài sản 19,697,868,420,379 22,875,414,056,636 3,177,545,636,257 116.1
I - NỢ PHẢI TRẢ 4,204,771,824,521 5,307,060,807,329 1,102,288,982,808 126.2
1. Nợ ngắn hạn 4,144,990,303,291 4,956,397,594,108 811,407,290,817 119.6
2. Nợ dài hạn 59,781,521,230 350,663,213,221 290,881,691,991 586.6
II - VỐN CHỦ SỞ
HỮU
15,493,096,595,858 17,545,489,315,423
2,052,392,719,565 113.2
1. Vốn chủ sở hữu 15,493,096,595,858 17,545,489,315,423 2,052,392,719,565 113.2
2. Nguồn kinh phí và
các quỹ khác 0 #DIV/0!
3. Lợi ích cổ đông
thiểu số
22863933884
22,863,933,884 #DIV/0!
Tổng cộng nguồn
vốn
19,697,868,420,379 22,875,414,056,636
3,177,545,636,257 116.1
Phần tài sản: Tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng 117.2% tương ứng với 1,908,319 triệu
đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền và các khoản tương đường tiền tăng mạnh
1,493,525 triệu đồng tương đương tăng 219.3%, các khoản phải thu khách hàng tăng
nhẹ 482,058 triệu đồng, hàng tồn kho giảm 7.4%; các loại tài sản lưu động khác giảm
69,943 triệu đồng tương đương giảm 30.4%. Sang năm 2013, công ty Vinamilk giảm
đầu tư tài chính ngắn hạn, tỷ lệ tăng thấp khoảng 106.6% so với tỷ lệ tăng 2012/2011.
Tài sản cố định tăng 114.8% tương đương 1,269,225 triệu đồng chủ yếu do các khoản
tài sản cố định khác tăng 876,115 triệu đồng ( 110.9%). Và lợi thế thương mại năm
2013 tăng mạnh 1277%. Chứng tỏ năm 2013 công ty đã mở rộng sản xuất.
Phần nguồn vốn: Nợ phải trả tăng 126.2% tương ứng với 31,413 triệu đồng. Trong
đó, nợ ngắn hạn tăng 119.6%, nợ dài hạn tăng 586.6% cho thấy để tăng quy mô kinh
doanh, doanh nghiệp đã dùng nguồn cả vốn ngắn hạn và dài hạn tài trợ. Việc tài trợ
này có sự rủi ro thấp, ổn định về mặt tài chính. Vốn chủ sở hữu tăng 2,052,392 triệu
đồng chủ yếu do lợi nhuận chưa phân phối để lại, điều này chứng tỏ kết quả kinh
doanh trong năm đã đem lại hiệu quả.
1.2. Phân tích chiều dọc
32
2011 2012 2013
Tiền và các khoản
tương đương với tiền /TSNH
33.3% 11.3% 21.1%
phải thu KH/TSNH 12.1% 11.4% 14.6%
NPT/Tổng cộng nguồn vốn 19.9% 21.3% 23.2%
NNH/NPT 94.9% 98.6% 93.4%
VCSH/Tổng cộng nguồn vốn 80.1% 78.7% 76.7%
Về tài sản: Do sự biến động của các loại tài sản là khác nhau nên tỷ trọng từng loại tài
sản trong tổng tài sản đều có biến động. Tiền và các khoản tương đương tiền mặt giảm
từ 33% xuống 11.3% năm 2012 và năm 2013 tăng mạnh lên 21.1% . Do doanh nghiệp
đã dần bớt đầu tư vào tài sản cố định nên khoản tiền và các khoản tương đương tiền
mặt chiếm tỷ trọng ngày càng tăng (phù hợp với nhận xét theo chiều ngang). Khoản
phải thu khách hàng tăng giảm nhẹ từ 12.1% xuống còn 11.4% nhưng đến năm 2013
tăng lên 14.6%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả.
Về nguồn vốn: Nợ phải trả có tăng dần từ 2011 -2013, dao động trong khoảng 19.9%-
23.2% cho thấy độ phụ thuộc về tài chính tăng dần qua các năm, chủ yếu là do nợ ngắn
hạn. Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu giảm qua các năm cho thấy năng lực kinh
doanh giảm, doanh nghiệp cần chú ý trả nợ ngắn hạn ần.
2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo thu nhập
Khoản mục 
Năm 2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012
+/- % +/- %
1. Doanh thu
bán hàng và
cung cấp dịch
vụ 22,070,557,490,766 27,101,683,739,278 31,586,007,133,622 5,031,126,248,512 122.8 4,484,323,394,344 116.5
2. Các khoản
giảm trừ doanh
thu 443,128,597,657 540,109,559,314 637,405,006,316 96,980,961,657 121.9 97,295,447,002 118.0
3. Doanh thu
thuần về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ 21,627,428,893,109 26,561,574,179,964 30,948,602,127,306 4,934,145,286,855 122.8 4,387,027,947,342 116.5
4. Giá vốn
hàng bán 15,039,305,378,364 17,484,830,247,188 19,765,793,680,474 2,445,524,868,824 116.3 2,280,963,433,286 113.0
5. Lợi nhuận 137.8 123.2
33
gộp về bán hàng
và cung cấp
dịch vụ
6,588,123,514,745 9,076,743,932,776 11,182,808,446,832 2,488,620,418,031 2,106,064,514,056
6. Doanh thu
hoạt động tài
chính 680,232,453,133 475,238,586,049 507,347,709,516 (204,993,867,084) 69.9 32,109,123,467 106.8
7. Chi phí tài
chính 246,429,909,362 51,171,129,415 90,790,817,490 (195,258,779,947) 20.8 39,619,688,075 177.4
- Trong đó:
Chi phí lãi vay 13,933,130,085 3,114,837,973 104,027,048 (10,818,292,112) 22.4 (3,010,810,925) 3.3
8. Chi phí bán
hàng 1,811,914,247,629 2,345,789,341,875 3,276,431,628,666 533,875,094,246 129.5 930,642,286,791 139.7
9. Chi phí
quản lý doanh
nghiệp 459,431,997,199 525,197,269,346 611,255,506,250 65,765,272,147 114.3 86,058,236,904 116.4
10. Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh
doanh 4,750,579,813,688 6,629,824,778,189 7,711,678,203,942 1,879,244,964,501 139.6 1,081,853,425,753 116.3
11. Thu nhập
khác 237,226,032,153 350,323,343,748 313,457,899,019 113,097,311,595 147.7 (36,865,444,729) 89.5
12. Chi phí
khác 85,880,005,679 63,006,276,113 58,819,862,034 (22,873,729,566) 73.4 (4,186,414,079) 93.4
13. Lợi nhuận
khác 237,226,032,153 287,317,067,635 254,638,036,985 50,091,035,482 121.1 (32,679,030,650) 88.6
14. Phần lãi
(lỗ thuần) trong
công ty liên
doanh/liên kết (8,813,950,770) 12,526,171,255 43,940,615,792 21,340,122,025 -142.1 31,414,444,537 350.8
15. Tổng lợi
nhuận kế toán
trước thuế 4,978,991,895,071 6,929,668,017,079 8,010,256,856,719 1,950,676,122,008 139.2 1,080,588,839,640 115.6
16. Chi phí
thuế TNDN
hiện hành 778,588,561,106 1,137,571,835,560 1,483,448,216,660 358,983,274,454 146.1 345,876,381,100 130.4
17. Chi phí
thuế TNDN
hoãn lại (17,778,374,972) (27,358,535,564) (7,298,675,568) (9,580,160,592) 153.9 20,059,859,996 26.7
18. Lợi nhuận
sau thuế thu
nhập doanh
nghiệp 4,218,181,708,937 5,819,454,717,083 6,534,107,315,627 1,601,273,008,146 138.0 714,652,598,544 112.3
18.1 Lợi ích
của cổ đông
thiểu số (26,347,207) - #DIV/0! (26,347,207) #DIV/0!
18.2 Lợi
nhuận sau thuế
của công ty mẹ 4,218,181,708,937 5,819,454,717,083 6,534,133,662,834 1,601,273,008,146 138.0 714,678,945,751 112.3
34
17. Lãi cơ bản
trên cổ phiếu 7,717 6,981 7,839 (736) 90.5 858 112.3
Do tình hình chung của các Doanh Nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn hiện nay do
nhà nước thắt chặt chi tiêu. Vay vốn Ngân hàng gặp khó khăn. Tuy năm mới không
đạt được thành tích cao như năm cũ nhưng nhưng lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán
bộ công nhân viên đã có nhiều cố gắng từng bước tháo gỡ nhiều khó khăn tiếp tục kiện
toàn bộ máy tổ chức phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra, cố gắng tạo công ăn
việc làm cho cán bộ công nhân viên.
Nhìn chung, như mọi công ty sản xuất dịch vụ khác, thu nhập của Công ty Sữa
Vinamilk là doanh thu từ cung cấp dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ các sản
phẩm sữa. Tỷ trọng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng
cao, doanh thu từ hoạt động tài chính có xu hướng tăng dần. Đây là một đáng chú ý,
cho thấy công ty không chỉ tập trung vào ngành nghề cung cấp dịch vụ mà còn đầu tư
vào lĩnh vực tài chính.
Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng vào
năm 2012 so với năm 2011, tăng 5,031,126 triệu tương ứng 122.8% cho thấy công ty
đã có nhiều cố gắng trong việc tạo uy tín đối với khách hàng và tìm kiếm khách hàng
tiềm năng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Sang năm 2013 doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ
4,484,323 triệu tức tăng 116.5 %.
Năm 2013 chi phí bán hàng tăng 930,642 triệu tương ứng tăng 139.7% so với
năm 2012. Điều này chứng tỏ, công ty quản lý chi phí bán hàng chưa hợp lý. Chi phí
quản lý doanh nghiệp năm 2013 cũng tăng lên khá cao 86,058 triệu đồng tương ứng
tăng 116.4%. Năm 2013 chi phí các dịch vụ hội nghị, tiếp khách, văn phòng phẩm, phí
công tác...tăng lên không đáng kể. Điều này cho thấy công ty bắt đầu chú trọng đến
việc chi tiêu hơn.
3. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính
3.1. Tỷ số thanh toán
Bảng 1: Tổng hợp khả năng thanh toán qua các năm .
ĐVT : triệu đồng .
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
35
Tổng tài sản lưu
động (1)
9,467,683 11,110,610 13,018,930
Nợ ngắn hạn(2) 2,946,537 4,144,990 4,956,398
Hàng tồn kho(3) 3,272,496 3,472,845 3,217,483
Tiền hiện có(4) 790,515 852,120 1,394,534
Kn = (1) / (2) 3.2 2.7 2.6
Hệ số thanh toán
nhanh (1)-(3)/(2)
2.1 1.8 2.0
Knt = (4)/(2) 0.3 0.2 0.3
Nhận xét :
 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết mức độ an toàn của nợ ngắn hạn
mà công ty đang vay . Với Kn từ năm 2011 đến 2013 lần lượt : 3.2,2.7,2.6 thì
khả năng thanh toán của công ty đảm bảo . Như vậy dựa trên kết quả thì cứ 1
đồng nợ ngắn hạn thì có 2.6 đồng tài sản lưu động đảm bảo chứng tỏ doanh
nghiệp không đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động , số tài sản lao động dư
thừa không tạo nên doanh thu này sẽ giảm vả góp phần làm cho doanh nghiệp
sử dụng vốn có hiệu quả hơn . Đồng thời , khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp cũng giảm tạo điều kiện mức rủi ro trong kinh doanh của doanh
nghiệp tăng lên .
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh có xu hướng không ổn định, trong năm 2011
cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2.1 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm
bảo , năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1.8 đồng và năm 2013 cứ 1 đồng
nợ ngắn hạn thì có 2.0 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo . Ta
thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty khá cao . Đây la những con số
phản ánh sự tác động mạnh mẽ khủng hoảng kinh tế trong những năm qua .
 Hệ số thanh toán tức thời của công ty trong ba năm rất thấp và có xu hướng
tăng dần , cụ thể năm 2011 : 0.3 lần đến năm 2012: 0.2 lần sang năm 2013 : 0.3
lần . Như vậy , trong những năm tới công ty cần phải có những biện pháp khắc
phục bằng cách nâng mức tiền dự trữ đến mức cho phép và giảm phần nợ ngắn
hạn đến giới hạn cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán hơn nữa
36
3.2. Phân tích tỷ số hoạt động
3.2.1. Vòng tồn kho và số ngày tồn kho bình quân
Bảng 2: Vòng quay hàng tồn kho
2011 2012 2013
Doanh thu 22,070,557 27,101,684 31,586,007
Hàng tồn kho (bình quân) 3,272,496 3,472,845 3,217,483
Vòng quay hàng tồn kho 6.7 7.8 9.8
Số ngày 1 vòng quay hàng
tồn kho
54.1 46.8 37.2
Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan
Vòng quay hàng tồn kho tăng qua các năm, tăng dần vào năm 2013. Số ngày 1
vòng quay hàng tồn kho cũng tương đối ổn định và không quá cao. Đây là dấu hiệu
khá tốt cho hoạt động nhập khẩu-xuất khẩu hàng hóa của công ty. Điều này nên được
tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
3.2.2. Vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân
Bảng 3: Kỳ thu tiền bình quân:
2011 2012 2013
Khỏan phải thu bình quân 2,169,205 2,246,363 2,728,421
Doanh thu thuần 21,627,429 26,561,574 30,948,602
Vòng quay khỏan phải thu 10.0 11.8 11.3
Kỳ thu nợ bình quân 36.6 30.9 32.2
Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan
Kỳ thu tiền bình quân của công ty ở mức chấp nhận được và có xu hướng giảm
dần qua 2 năm 2012 và năm 2013. Năm 2011, kỳ thu tiền bình quân là 37 ngày, sang
năm 2012 là 31 ngày, năm 2013 là 32 ngày. Đây vẫn là một điều đáng lo ngại cho
công ty, chứng tỏ công ty đã bị chiếm dụng vốn trong thời gian rất lâu. Công ty cần có
chính sách công nợ chặt chẽ hơn nữa.
3.2.3. Vòng quay tài sản cố định
Bảng 4: Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
37
2011 2012 2013
Doanh thu thuần 21,627,429 26,561,574 30,948,602
Tài sản dài hạn bình quân 9,467,683 11,110,610 13,018,930
Doanh thu thuần/Tài sản dài hạn
bình quân
2.28 2.39 2.38
Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan
Hiệu suất sử dụng tài sản là tương đối cao, khá ổn định qua các năm
Năm 2011, 1 đồng tài sản tạo ra 2.28 đồng doanh thu, năm 2012, con số này
tăng lên 2.39 đồng, nhưng sang năm 2013: 1 đồng tài sản chỉ tạo ra 2.38 đồng doanh
thu. Lý do là năm 2012 công ty tăng đầu tư mua thêm tài sản cố định những khỏan đầu
tư này chưa thể phát huy được hiệu quả và tạo ra doanh thu ngay trong năm 2013
được.
3.2.4. Vòng quay tài sản
Bảng 5: Hiệu suất sử dụng tài sản
2011 2012 2013
Doanh thu thuần 21,627,429 26,561,574 30,948,602
Tài sản bình quân 15,582,672 19,697,868 22,875,414
Doanh thu thuần/tài sản bình
quân
1.39 1.35 1.35
Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan và BC kết quả HĐKD
Bình quân cứ 1 đồng vốn đầu tư của công ty tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh thì tạo ra 1.39 đồng doanh thu thuần trong năm 2011, sang năm 2012 thì
tạo ra 1.35 đồng, năm 2013 tạo ra được 1.35 đồng. Hiệu suất sử dụng tài sản giảm nên
công ty cần tiếp tục có nhứng biện pháp hữu hiệu hơn nhằm nhâng cao hiệu suất sử
dụng tài sản.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm trong đó có nguyên nhân là công ty đã có
chính sách công nợ rộng rãi khiến các khỏan phải thu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong
tổng tài sản của công ty.
3.3. Phân tích cơ cấu tài chính
3.3.1. Tỷ số nợ
38
2011 2012 2013
Tỷ số nợ 0.20 0.21 0.23
Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường gọi là tỷ số nợ (D/A), đo lường mức độ sử
dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Năm 2011, trong số tài sản hiện tại của
công ty được tài trợ khoảng 20% phần trăm là nợ phải trả. Năm 2012, trong số tài sản
hiện tại của công ty được tài trợ khoảng 21% phần trăm là nợ phải trả. Năm 2013,
trong số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng 23% phần trăm là nợ phải trả.
Tốc độ tỷ số nợ tăng qua các năm chứng tỏ công ty đang giảm vay vốn bên ngoài cho
việc mở rộng hoạt động SXKD. Nhìn chung, tỷ số nợ/ tổng tài sản của cty Vinamilk
trong 3 năm 2011, 2012, 2013 ở mức thấp so với chỉ số ngành và có xu hướng tăng
dần. Lý do công ty giữ tỷ số nợ ở mức thấp là do đây là công ty cổ phần với cơ cấu
vốn trên 50% vốn nhà nước. Chính vì vậy, khả năng tự chủ tài chính của Vinamilk khá
cao. Tuy nhiên, công ty nên xem xét cấu trúc vốn cho phù hợp vì tỉ số nợ thấp làm cho
công ty mất cơ hội tiết kiệm chi phí từ lá chắn thuế, không tận dụng được lợi thế của
đòn bẩy tài chính.
3.3.2. Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ số đảm bảo nợ = Tổng nợ/Vốn CSH
2011 2012 2013
Tỷ số đảm bảo nợ 0.25 0.27 0.30
Tỷ số đảm bảo nợ năm 2011 cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà công ty
phải đảm bảo khoảng 0.25 đồng nợ, năm 2012 thì cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu
mà công ty đảm bảo 0.27 đồng nợ. và năm 2013 đảm bảo 0.3 đồng nợ. Như
vậy, khả băng đảm bảo nợ của công ty ngày càng giảm.
3.3.3. Tỷ số trang trải lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi
Lãi tiền vay
Tỷ số nợ so với Tổng nợ
tổng tài sản =
Giá trị tổng tài sản
39
2011 2012 2013
Khả năng thanh
toán lãi vay
357.3 2,224.7 77,001.7
Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo cho khả năng trả lãi
hàng năm. Việc không trả được các khoản nợ này có thể làm cho doanh nghiệp bị phá
sản. Cùng với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ này giúp ta thấy được tình trạng thanh
toán công nợ của doanh nghiệp tốt hay xấu. Một tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thấp cộng
với khả năng thanh toán lãi cao so với mức trung bình của ngành, điều này giúp cho
công ty dễ dàng trong việc gia tăng nợ để bảm bảo kinh doanh.
Đến năm 2013, tỷ số trên đã tăng đột biến đến 77,001 so các năm trước. So với
năm 2012 thì lợi nhuận trước thuế có mức tỷ lệ tăng cao hơn so với chi phí lãi vay do
tình hình kinh tế dần ổn định đã giảm được đáng kể phần chi phí lãi vay trước do sự cố
khủng hoảng năm 2011.
Với 1 doanh nghiệp có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao như VINAMILK thì chi phí lãi vay
chiếm 1 tỉ trọng không cao nên khả năng thanh toán lãi vay của công ty không gặp vấn
đề khó khăn
3.4. Phân tích tỷ số lợi nhuận
3.4.1. Lợi nhuận gộp trên doanh thu
-Tỷ số lợi nhuận hoạt động biên = lãi gộp/doanh thu thuần
2011 2012 2013
Tỷ số lợi nhuận
hoạt động biên 0.30 0.34 0.36
Tỷ số trên cho thấy năm 2011 cứ một đồng doanh thu ta có thể kiếm được 0.30 đồng
lãi, còn năm 2012 cứ một đồng doanh thu kiếm được 0.34 đồng lãi và năm 2013 cứ
một đồng doanh thu kiếm được 0.36 đồng lãi. Từ đó, ta thấy năm 2013 công ty kiếm
được khoản lãi cao hơn năm 2011 là 0.06
3.4.2. ROS
-Tỷ số lợi nhuận thuần biên (ROS)= (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần)*100
2011 2012 2013
40
ROS 19.5% 21.9% 21.1%
Tỷ số lợi nhuận thuần biên năm 2011 là 19,5% nghĩa là cứ một 100 đồng doanh thu
công ty lãi được 19,5 đồng lợi nhuận. năm 2012 là 21.9% nghĩa là cứ một 100 đồng
doanh thu công ty sẽ có được 21.9 đồng lợi nhuận. tương tự cho năm 2013, cứ một 100
đồng doanh thu công ty lãi 21.1 đồng. Mặc dù, công ty ngày càng tìm được nhiều
khách hàng hơn nên có được lợi nhuận cao nhưng về mặt hiệu quả ta thấy năm 2013
giảm sút so với năm 2012, nguyên nhân do ảnh hưởng từ nền kinh tế không ổn định
giai đoạn năm 2012.
3.4.3. ROA
Bảng 6: Tỷ suất ROA
2011 2012 2013
Lợi nhuận sau thuế 4,218,182 5,819,455 6,534,107
Tài sản bình quân 15,582,672 19,697,868 22,875,414
ROA 27.07% 29.54% 28.56%
Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan và BC kết quả HĐKD
Tỷ số ROA vào năm 2011 là 27.7%, sau đó tăng lên vào năm 2012 do tỷ lệ
tăng tài sản cao hơn tỷ lệ tăng lợi nhuận do chịu tác động của sự biến động kinh tế,
giảm nhẹ xuống còn 28.56% vào năm 2013. Đây là mức ROA tương đối cao.
Cả ROA và hiệu suất sử dụng tài sản đều cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu
quả nguồn tài sản của mình. Lượng tài sản quá cao là do các khỏan phải thu khách
hàng tương đối lớn.
3.4.4. ROE
Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Bảng 7: Tỷ suất ROE
2011 2012 2013
Lợi nhuận sau thuế 4,218,182 5,819,455 6,534,107
Vốn chủ sở hữu bình
quân
12,477,205 15,493,097 17,545,489
ROE 33.81% 37.56% 37.24%
Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan và BC KQ HĐKD
41
Tỷ số ROE tương đối cao vào năm 2011 với 33.81%, sau đó tăng lên 37.56%
vào năm 2012 do tỷ lệ tăng Vốn CSH cao hơn tỷ lệ tăng lợi nhuận. Năm 2013 ROE
giảm nhẹ lên mức 37.24%. 100 đồng vốn bỏ ra thì chủ sở hữu của công ty sẽ nhận
được 37.24 đồng lợi nhuận sau thuế.
3.5. Phân tích dupont
Phân tích Dupont:
ROA=(LN sau thuế/doanh thu)*(Doanh thu/TTSBQ)
Bảng 8: Phân tích Dupont ROA
2011 2012 2013
LN sau thuế/Doanh thu 0.20 0.22 0.21
Doanh thu/Tổng tài sản bình
quân
1.39 1.35 1.35
ROA 27.07% 29.54% 28.56%
ROA năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là do sự tăng lên trong tỷ số Lợi
nhuận sau thuế/doanh thu. Điều này cho thấy sự tăng lên trong cả doanh thu và
lợi nhuận sau thuế vào năm 2012 của công ty.
Năm 2013 ROA giảm còn 28.56 là do sự giảm trong tỷ số Lợi nhuận sau
thuế/Doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu giảm nhẹ còn 0.21, tuy
nhiên do tỷ số doanh thu/tổng tài sản chỉ ở mức 1.35 nên ROA năm 2013 thấp
hơn năm 2012.
ROE=ROA*(Tổng tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu)
ROE=(LN sau thuế/doanh thu)*(Doanh thu/TTSBQ)*(Tổng tài sản bình
quân/vốn chủ sở hữu)
Bảng 9: Phân tích Dupont ROE
2011 2012 2013
LN sau thuế/Doanh thu 0.20 0.22 0.21
Doanh thu/Tổng tài sản bình
quân
1.39 1.35 1.35
Tổng tài sản bình 1.25 1.27 1.30
42
quân/VCSH bình quân
ROE 33.81% 37.56% 37.24%
ROE tăng lên vào năm 2012 do sự tăng lên trong tỷ số LN sau thuế/Doanh thu
và tổng tài sản bình quân/VCSH bình quân. Năm 2013 ROE giảm nhẹ, do sự
giảm xuống trong ROA nhưng lại có sự tăng lên trong tỷ số Tổng tài
sản/VCSH bình quân.
Phân tích SWOT:
Điểm mạnh
Thương hiệu mạnh , thị phần lớn (75%).
Thương hiệu Vinamilk là thương hiệu
quen
thuộc và được người tiêu dùng Việt Nam
tin
tưởng sử dụng 34 năm qua. Với chất
lượng
và sản phẩm luôn được người tiêu dùng
đánh giá cao, Vinamilk đang dần tự
khẳng
định được mình không chỉ ở thị trường
trong nước mà ngay cả thị trường quốc tế.
Sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh.
Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh
(150
chủng loại sản phẩm).
Quan hệ bền vững với các đối tác.
Mạng Lưới phân phối rộng khắp (64 tỉnh
thành ).Đội ngủ tiếp thị và nghiên cứu
sản
phẩm giàu kinh nghiệm.Ban lãnh đạo và
điều hành Công ty là những người có
Điểm Yếu
Chủ yếu tập trung sản phẩm vào thị
trường trong nước.
Hoạt động Marketing của công ty chủ
yếu tập trung ở miền Nam.
Nguyên liệu đầu vào của ngành sữa bao
gồm sữa bột và sữa tươi, trong khi sữa
bột
gần như phải nhập khẩu hoàn toàn thì
sữa
tươi chỉ đáp ứng được khoảng 28%
tổng
nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế
biến
sữa. Do đó, việc biến động tỷ giá sẽ
ảnh
hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động
kinh
doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó việc cạnh tranh với các đối
thủ trong cũng ngành đang dần trở lên
quyết liệt, cũng phần nào ảnh hưởng tới
kết
43
khả
năng quản lý tốt, và trình độ chuyên môn
cao.
Đa phần sản phẩm được sản xuất
tại 10 nhà máy phân bổ đều trên cả nước,
với tổng công suất khoảng 570,406 tấn
sữa
mỗi năm. Do vậy, với hơn 240 nhà phân
phối cùng với hơn 140,000 điểm bán
hàng
đã tạo điều kiện thuận lợi để Công ty
đưa
được sản phẩm tới tay người tiêu dùng
với
thời gian nhanh nhất. Dây chuyền sản
xuất
tiên tiến.
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nhà nước đang nắm giữ 47,6%,
khối ngoại đang sở hữu 46% cổ phần
của
Vinamilk, chỉ còn 6,4% nằm trong tay
các
thành viên hội đồng quản trị, người lao
động và nhà đầu tư bên ngoài. Số lượng
6,4% này cũng ít được giao dịch, nên
hiện
tại thanh khoản của Vinamilk hiện đang
khá thấp
Cơ Hội
Các chính sách ưu đãi của chính phủ về
ngành sữa ( phê duyệt 2000 tỷ cho các dự
án phát triển ngành sữa đến 2020 ).
Nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định
(vinamilk cũng chủ động đầu tư, xây
dựng
các nguồn đầu tư, xây dựng các nguồn
nguyên liệu phục vụ nhu cầu của doanh
nghiệp).
Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh
tế khu vực và thế giới sẽ mở ra nhiều cơ
Thách Thức
Nền kinh tế không ổn định ( lạm phát ,
khủng hoảng kinh tế .....).
Gia nhập WTO : xuất hiện nhiều đối thủ
cạnh tranh.
Do nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu từ
nước ngoài nên Công ty cũng chịu sự tác
động của sự biến động giá nguyên vật
liệu.Biến động tỷ giá trong thời gian gần
đây
cũng khiến Công ty bị chịu tác động
không
44
hội
cho sự phát triển cho Công ty.
Sự phát triển của ngành sữa luôn đi liền
với sự phát triển của nền kinh tế. Nền
kinh
tế Việt Nam trong những năm qua luôn
duy
trì tốc độTăng trưởng cao và ổn định.
Đây
là cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa
cho
ngành sữa trong thời gian tới.
Định hướng phát triển ngành công nghiệp
chế biến sữa đến năm 2015, cả nước
phấn
đấu đạt 1,9 tỷ lít quy sữa tươi, ước tính
trung bình 21 lít/người/năm, đáp ứng
35%
nhu cầu người tiêu dùng. Đến năm 2025
là
3,4 tỷ lít quy sữa tươi, trung bình 34
lít/người/năm. Do vậy tiềm năng tăng
trưởng về doanh thu và lợi nhuận của
Công
ty trong dài hạn còn rất lớn.
nhỏ.
Cạnh tranh trong mảng thị trường sữa
bột đang diễn ra rất gay gắt. Mặc dù giá
sữa ngoại liên tục tăng 5-7% từ đầu năm
2010 nhưng người tiêu dùng vẫn chuộng
sữa ngoại hơn sữa nội, do đó khả năng
tăng doanh thu từ mảng sữa bột của công
ty
trong nước không cao như các sản phẩm
khác. Hoạt động Marketing của công ty
chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi
Miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước
lại
chưa được công ty đầu tư mạnh cho các
hoạt động Marketing, điều này có thể dẫn
đến việc công Vinamilk mất dần thị
trường
vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình
như Dutch Lady, Abbott,…
4. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
- Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp:
các công ty trong ngành sữa có lợi thế mặc cả với người chăn nuôi trong việc
thu mua nguyên liệu sữa, trong đó Vinamilk là nhà thu mua lớn, chiếm 50% sản
45
lượng sữa của cả nước. Bên cạnh đó, ngành sữa còn phụ thuộc vào nguyên liệu
sữa nhập khẩu từ nước ngoài. Như vậy năng lực thương lượng của nhà cung cấp
tương đối cao.
Nguồn cung ứng sữa: xây dựng và đi vào hoạt động các trang trại bò sữa hiện
đại hàng đầu Việt Nam tại Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định và
Lâm Đồng, với quy mô thiết kế là mỗi trang trại từ 2.000 – 3.000 con, với tổng
vốn đầu vốn đầu tư khoảng hơn 700 tỷ đồng (hơn 140 tỷ đồng cho mỗi trang
trại).
– Ngành chăn nuôi bò sữa là một nghề mới ở Việt Nam
– Quy mô chăn nuôi bò sữa còn nhỏ, phương thức chăn nuôi còn hạn chế
– Phần lớn nguồn nguyên liệu thức ăn tinh và các chất premix, vitamin…
dùng trong chăn nuôi bò sữa phải nhập khẩu
– Đất dành cho chăn nuôi bò sữa còn nhiều hạn chế
– Thời tiết và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt nam không thích hợp với
việc chăn nuôi bò sữa cao sản ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và
giá thành sản phẩm chăn nuôi.
- Áp lực cạnh tranh từ khách hàng: Mức sống người dân ngày càng nâng cao.
Nhu cầu nâng cao sức khỏe và làm đẹp ngày càng tăng. Tỉ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng vẫn còn cao. Phần lớn người người dân Việt Nam chưa có thói quen
uống sữa. ngành sữa không chịu áp lực bởi bất cứ nhà phân phối nào. Đối với
sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với
giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy ngành sữa có thể chuyển
những bất lợi từ phia nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Năng lực
thương lượng của người mua thấp.
- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Đối với sản phẩm sữa thì chi phí gia nhập ngành không cao. Ngược lại chi phí
gia nhập ngành đối với sản phẩm sữa nước và sữa chua lại khá cao. Quan trọng
hơn để thiết lập mạng lưới phân phối rộng đòi hỏi một chi phí lớn. Như vậy
nguy cơ của các đối thủ xâm nhập tiềm tàng tương đối cao.
Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
46
Mặt hàng sữa hiện nay chưa có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra
nhu cầu của người tiêu dùng , sản phẩm sữa có thể cạnh tranh với nhiều mặt
hàng chăm sóc sức khỏe khác như nước giải khát…Do vậy ngành sữa ít chịu rủi
ro từ sản phẩm thay thế.
• Sữa bột:
• Nhóm sữa đặc:
• Sữa tươi:
• Sữa chua:
• Sản phẩm thay thế: bột ngũ cốc, nước tăng lực cho cơ thể…
- Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành: Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm rất
nghiêm ngặt. Nền chính trị ổn định thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.
Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi ( phê duyệt 2000 tỷ đồng cho các
dự án phát triển ngành sữa đến năm 2020).
35%
24%
22%
19%
Thực trạng phân phối trên thị trường
Vinamilk
Dutch Lady
Sữa bột NK
Các hãng nội địa
47
Các lợi thế của vinamilk so với các đối thủ cạnh tranh
là:
48
Chương 4: Nhận xét, giải pháp
1. Giải pháp và kiến nghị
1.1. Đẩy mạnh tiêu thụ
- Mở rộng thị trường bằng cách tổ chức mạng lưới tiêu thụ đa dạng như tự tiêu
thụ, qua các đại lý, ký gửi. Phòng kinh doanh của Công ty Sữa Vinamilk cũng nên
chú trọng trong việc xây dựng chiến lược Marketting( phân đoạn thị trường, điều tra
thị hiếu người tiêu dùng, tổ chức khuyến mại vào những dịp đặc biệt) tìm kiếm và ký
kết các hợp đồng dịch vụ để làm căn cứ lập kế hoạch kinh doanh tránh tình trạng bị ứ
đọng
1.2. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hình thức, mẫu mã sản phẩm
Công ty không ngừng nâng cao chất lượng hình thức, mẫu mã sản phẩm vì đây
là một yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh, nó ảnh hưởng lớn tới việc thị trường có
chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp hay không. Để thực hiện được những vấn đề
này Công ty nờn chú trọng đến công tác đại tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Bên cạnh
đó, Công ty nờn quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động của công nhân sản
xuất, bồi dưỡng trình độ cho nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho họ Công ty cũng
thường xuyên nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu thị trường từ đó đưa ra những
sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
1.3. Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng
Dịch vụ khách hàng và mối quan hệ thiết lập giữa khách hàng và công ty là
phần ẩn sâu của một thương hiệu, cho dù không mang lại hiệu quả ngay tức thời
nhưng lại là phần đem lại sức mạnh lớn nhất cho thương hiệu. Đối thủ có thể bắt
chước công nghệ, sản phẩm, cách thức quảng cáo của chúng ta nhưng họ sẽ mất rất
nhiều thời gian để có thể tạo dựng mối quan hệ với khách hàng với thương hiệu mà
chúng ta có, và càng khó khăn hơn trong việc tạo lập lòng trung thành của khách hàng.
Vì vậy, Công ty cần đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc khách hàng.
Vì về mặt tâm lý, những khách hàng mới bao giờ cũng cần có một số hình thức
củng cố nào đó: họ cần biết rằng họ đã quyết định đúng khi sử dụng dịch vụ của Chi
49
nhánh. Vì thế, nhiệm vụ của Công ty là xoá cảm giác lo âu của khách hàng sau khi sử
dụng dịch vụ, đồng thời khiến họ cảm thấy thoải mái về việc sử dụng dịch vụ bằng
cách:
- Gửi một e-mail cảm ơn ngay sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Ngày nay,
với sự phát triển của thương mại điện tử điều này rất dễ để thực hiện. Trong e-
mail phản hồi gửi cho khách hàng, ngoài lời cảm ơn cần thêm vào phần khuyến
khích họ tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Tuy nhiên khách hàng sử dụng dịch vụ hiện nay của Công ty không phải ai
cũng thường xuyên sử dụng Internet do đó có thể có những khách hàng không có địa
chỉ e-mail. Đối với những khách hàng này Công ty có thể tiến hành gửi thư hoặc thiệp
thay cho e-mail. Và những bức thư này cần được gửi ngay sau khi khách hàng sử dụng
sản phẩm của Công ty. Nếu vài tuần sau mới gửi thì sẽ không còn tác dụng – vì lúc đó
khách hàng sẽ nghĩ rằng những bức thư như thế được gửi đi hàng loạt. Như vậy thì
không gửi thư cảm ơn còn hơn là gieo vào suy nghĩ của khách hàng rằng họ cũng chỉ
là một trong vô vàn khách hàng khác có tên lưu trong hồ sơ máy tính của Chi nhánh.
Thư cảm ơn sẽ chỉ phát huy tác dụng khi khách hàng nhận được trong vòng năm ngày
sau khi sử dụng dịch vụ. Có thể linh động kéo dài thêm sáu hoặc bảy ngày, nhưng nhất
định không được để lâu hơn nữa
Để duy trì mối quan hệ với khách hàng, thỉnh thoảng Công ty nên gửi thiệp
chúc mừng vào dịp sinh nhật khách hàng hay chúc sức khoẻ, chúc mừng họ, gửi lời tri
ân vào những dịp lễ, tết, kỷ niệm ngày thành lập Công ty... Vì khi ngưng hoặc giảm
mức độ tiếp xúc với khách hàng, điều này sẽ làm cho khách hàng nghĩ là: “mình
không còn quan trọng nữa”. Trong khi các đối thủ cạnh tranh lại đang tìm mọi cách để
lôi kéo những khách hàng này về phía họ.
Tuân thủ quy tắc 20/80 nghĩa là 80% doanh thu của một công ty có được là nhờ
vào 20% khách hàng, Công ty cần có sự quan tâm đặc biệt với nhóm khách hàng mang
lại doanh thu cho mình. Do đó nhóm 20% khách hàng này cần được mọi sự ưu ái,
chăm sóc đặc biệt nhất, cũng như được Công ty lưu tâm qua những hình thức giao tiếp
thường xuyên. Việc quản lý những khách hàng đặc biệt này không đến nỗi quá khó, vì
họ chỉ chiếm số lượng nhỏ trong tổng số khách hàng (20%).
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY

More Related Content

What's hot

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAYĐề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Chính sách tín dụng thương mại
 Đề tài Chính sách tín dụng thương mại Đề tài Chính sách tín dụng thương mại
Đề tài Chính sách tín dụng thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh ĐôPhân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
tuyetnguyen178
 
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Man_Ebook
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Lanh Chanh
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
https://www.facebook.com/garmentspace
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcHong Minh
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Tin Chealsea
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...Hột Mít
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Man_Ebook
 
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Dzung Phan Tran Trung
 

What's hot (20)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAYĐề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
 
Đề tài Chính sách tín dụng thương mại
 Đề tài Chính sách tín dụng thương mại Đề tài Chính sách tín dụng thương mại
Đề tài Chính sách tín dụng thương mại
 
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh ĐôPhân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
 
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty Bibica
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mục
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
Nội dung chính sách chia cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các hình th...
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
 
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi roChương 2: Lợi suất và Rủi ro
Chương 2: Lợi suất và Rủi ro
 

Similar to Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY

Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Phân tích khái quát tình hình tài chính của tổng công ty sữa Việt Nam Vinamilk
Phân tích khái quát tình hình tài chính của tổng công ty sữa Việt Nam VinamilkPhân tích khái quát tình hình tài chính của tổng công ty sữa Việt Nam Vinamilk
Phân tích khái quát tình hình tài chính của tổng công ty sữa Việt Nam Vinamilk
nataliej4
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_6567125859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Học kế toán thực tế
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích và cải thiện tài chính tại công ty buôn bán sơn
Đề tài: Phân tích và cải thiện tài chính tại công ty buôn bán sơnĐề tài: Phân tích và cải thiện tài chính tại công ty buôn bán sơn
Đề tài: Phân tích và cải thiện tài chính tại công ty buôn bán sơn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAYLuận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-coxanh88
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty in và quảng cáo, HOT
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty in và quảng cáo, HOTĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty in và quảng cáo, HOT
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty in và quảng cáo, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAYLuận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề cương luận văn kế toán vốn bằng tiền
Đề cương luận văn kế toán vốn bằng tiềnĐề cương luận văn kế toán vốn bằng tiền
Đề cương luận văn kế toán vốn bằng tiền
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOTĐề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY (20)

Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Phân tích khái quát tình hình tài chính của tổng công ty sữa Việt Nam Vinamilk
Phân tích khái quát tình hình tài chính của tổng công ty sữa Việt Nam VinamilkPhân tích khái quát tình hình tài chính của tổng công ty sữa Việt Nam Vinamilk
Phân tích khái quát tình hình tài chính của tổng công ty sữa Việt Nam Vinamilk
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_6567125859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
 
Đề tài: Phân tích và cải thiện tài chính tại công ty buôn bán sơn
Đề tài: Phân tích và cải thiện tài chính tại công ty buôn bán sơnĐề tài: Phân tích và cải thiện tài chính tại công ty buôn bán sơn
Đề tài: Phân tích và cải thiện tài chính tại công ty buôn bán sơn
 
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAYLuận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
 
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tại ...
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty in và quảng cáo, HOT
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty in và quảng cáo, HOTĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty in và quảng cáo, HOT
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty in và quảng cáo, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Luận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAYLuận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước, HAY
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty thương mại, HOT
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 
Đề cương luận văn kế toán vốn bằng tiền
Đề cương luận văn kế toán vốn bằng tiềnĐề cương luận văn kế toán vốn bằng tiền
Đề cương luận văn kế toán vốn bằng tiền
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOTĐề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 

Recently uploaded (18)

Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 

Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế đang từng bước chuyển biến mẽ, các doanh nghiệp đều cố gắng để đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy không chỉ là chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong suốt một kỳ hoạt động mà còn là chỉ tiêu đánh giá sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Những thông tin mà bất kỳ một nhà quản trị nào cũng cần biết đều nằm trong báo cáo tài chính. Việc phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính, đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, hiệu quả sử dụng vố và tài sản hiện có, tìm ra tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ tiếp theo. Vận dụng lý thuyết vào thực tế “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk ” để cung cấp các thông tin về toàn bộ tình hình tài chính của công ty, từ đó làm cơ sở cho các dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận,… Nội dung báo cáo bao gồm 4 chương : CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 Chương 1: Cơ sở lý luận..........................................................................................................5 1.Khái niệm về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: ..............................................5 2. Phương pháp và nội dung phân tích ..................................................................................5 2.1. Phương pháp:.................................................................................................................5 2.1.1. Phương pháp phân tích theo chiều ngang ..........................................................5 2.1.2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc...............................................................6 2.2. Nội dung:........................................................................................................................6 3. Phân tích khái quát về tình hình tài chính;........................................................................7 3.1. Cơ sở phân tích: ............................................................................................................7 3.2. Phân tích tổng quát về tình hình tài chính..................................................................7 3.2.1. Phân tích thông qua bảng cân đối kế toán...........................................................7 3.2.2. Phân tích thông qua bảng báo cáo thu nhập........................................................8 3.2.3. Phân tích thông qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ........................................8 4. Phân tích tình hình tài chính thông các chỉ số tài chính............................................... 11 4.1. Khả năng thanh toán................................................................................................. 11 4.2. Các chỉ số hoạt động................................................................................................. 13 4.3. Cơ cấu tài chính.......................................................................................................... 16 4.4. Các chỉ số về hiệu quả hoạt động tài chính ........................................................... 17 4.5. Phân tích dupont......................................................................................................... 18 Chương 2: Giới thiệu Công ty cổ phần Sữa Vinamilk .................................................... 23 1. Lịch sử hình thành phát triển.....................................Error! Bookmark not defined. 1.1. Lịch sử hình thành ...............................................Error! Bookmark not defined. 1.2. Những giai đoạn phát triển:................................Error! Bookmark not defined. 2. Nhiệm vụ chức năng...................................................Error! Bookmark not defined. 3. Cơ sở vật chất ..............................................................Error! Bookmark not defined. 4. Phương hướng phát triển............................................Error! Bookmark not defined. Chương 3: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Sữa Vinamilk ..................................... 29 1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng CĐKT ................................................ 29 1.1. Phân tích theo chiều ngang.................................................................................... 29
  • 3. 1.2. Phân tích chiều dọc................................................................................................. 31 2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo thu nhập............................... 32 3. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ .................Error! Bookmark not defined. 3.1. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh........Error! Bookmark not defined. 3.2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư ................Error! Bookmark not defined. 3.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính ............Error! Bookmark not defined. 4. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính ...................................... 34 4.1. Tỷ số thanh toán...................................................................................................... 34 4.2. Phân tích tỷ số hoạt động....................................................................................... 36 4.2.1. Vòng tồn kho và số ngày tồn kho bình quân ............................................... 36 4.2.2. Vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân ......................... 36 4.2.3. Vòng quay tài sản cố định.............................................................................. 36 4.2.4. Vòng quay tài sản............................................................................................ 37 4.3. Phân tích cơ cấu tài chính...................................................................................... 37 4.3.1. Tỷ số nợ ............................................................................................................ 37 4.3.2. Tỷ suất tự tài trợ .............................................................................................. 38 4.3.3. Tỷ số trang trải lãi vay.................................................................................... 38 4.4. Phân tích tỷ số lợi nhuận........................................................................................ 39 4.4.1. Lợi nhuận gộp trên doanh thu........................................................................ 39 4.4.2. ROS................................................................................................................... 39 4.4.3. ROA .................................................................................................................. 40 4.4.4. ROE................................................................................................................... 40 4.5. Phân tích dupont ..................................................................................................... 41 Chương 4: Nhận xét, giải pháp............................................................................................ 48 1. Nhận xét tình hình tài chính công ty.........................Error! Bookmark not defined. 1.1. Điểm mạnh ...........................................................Error! Bookmark not defined. 1.2. Điểm yếu...............................................................Error! Bookmark not defined. 2. Giải pháp và kiến nghị................................................................................................... 48 2.1. Đẩy mạnh tiêu thụ .................................................................................................. 48 2.2. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hình thức, mẫu mã sản phẩm............................ 48
  • 4. 2.3. Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng ........................................................ 48 2.4. Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính .............................................. 51 PHẨN KẾT LUẬN............................................................................................................... 56 Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 57
  • 5. 5 Chương 1: Cơ sở lý luận 1.Khái niệm về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích các báo cáo tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trên các báo cáo tài chính đó. Phân tích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ và có thể xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để khai thác triệt để các điểm mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu. Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính là cần phải làm sao mà thông qua các con số “ biết nói ” trên báo cáo để có thể giúp người sử dụng chúng hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những nhà quản lý doanh nghiệp đó. 2. Phương pháp và nội dung phân tích 2.1. Phương pháp: 2.1.1. Phương pháp phân tích theo chiều ngang Phương pháp phân tích báo cáo tài chính thường liên quan đến việc so sánh các thông tin nhất định. Phân tích theo chiều ngang so sánh các khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính qua một số chu kỳ kế toán. Ví dụ, các khoản phải trả có thể được so sánh trong khoảng thời gian một vài tháng trong năm tài chính, hoặc doanh thu có thể được so sánh trong khoảng thời gian vài năm. Những so sánh này được thực hiện theo một trong hai cách khác nhau: Đồng Đô là tuyệt đối Một phương pháp để phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang là so sánh đồng đô la tuyệt đối của các mặt hàng nhất định trong một khoảng thời gian. Ví dụ, phương pháp này sẽ so sánh khoản chi phí hoạt động thực tế trong nhiều kỳ kế toán. Phương pháp này rất hữu ích khi muốn xác định xem một công ty đã chi tiêu dè dặt hay quá mức cho các mặt hàng nhất định. Phương pháp này cũng hỗ trợ trong việc xác định những tác động ảnh hưởng bên ngoài đối với công ty, chẳng hạn như tăng giá xăng, hay giảm chi phí nguyên vật liệu. Tỷ lệ phần trăm
  • 6. 6 Một phương pháp khác để phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang là so sánh khoản chênh lệch về tỷ lệ phần trăm của các khoản mục nhất định trong một khoảng thời gian. Sự thay đổi về đồng đô la được chuyển thành sự thay đổi tỷ lệ phần trăm. Ví dụ, có sự thay đổi trong chi phí hoạt động từ $1,000 trong giai đoạn một đến $1,050 trong giai đoạn hai sẽ được báo cáo là tăng 5%. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi so sánh các công ty nhỏ với các công ty lớn. 2.1.2. Phương pháp phân tích theo chiều dọc Phân tích theo chiều dọc là so sánh từng con số riêng biệt với một con số cụ thể trong báo cáo tài chính. Sự so sánh được báo cáo bằng tỷ lệ phần trăm. Phương pháp này là so sánh một số khoản mục với một khoản mục nhất định trong cùng một kỳ kế toán. Người dùng thường mở rộng phân tích theo chiều dọc bằng cách so sánh những phân tích qua nhiề thời kỳ khác nhau. Điều này có thể chỉ ra xu hướng và rất hữu ích trong việc đưa ra quyết định. Giải thích về các phân tích theo chiều dọc của báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích theo chiều dọc của bảng cân đối kế toán được thể hiện như sau: Báo cáo Kết quả kinh doanh Phân tích theo chiều dọc báo cáo kết quả kinh doanh liên quan đến việc so sánh từng khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh với Doanh thu. Mỗi mục sau đó được báo cáo bằng một tỷ lệ phần trăm so với doanh thu. Ví dụ, nếu doanh thu là $10,000 và chi phí hoạt động là $1.000 USD, thì chi phí hoạt động sẽ được báo bằng 10% doanh thu. Bảng cân đối kế toán Phân tích theo chiều dọc bảng cân đối kế toán liên quan đến việc so sánh từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản. Mỗi khoản mục sau đó được báo cáo theo một tỷ lệ phần trăm so với tổng tài sản. Ví dụ, nếu tiền mặt là $5,000 và tổng tài sản là $25,000 USD, thì tiền mặt sẽ bằng 20% tổng tài sản. 2.2. Nội dung: + Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. + Phân tích diễn biến sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. + Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
  • 7. 7 + Phân tích tình hình dự trữ TSLĐ. + Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. + Phân tích các chỉ số hoạt động. + Phân tích các hệ số sinh lời. 3. Phân tích khái quát về tình hình tài chính; 3.1. Cơ sở phân tích: Căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, chỉ ra được những mặt tích cực và hạn chế của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3.2. Phân tích tổng quát về tình hình tài chính 3.2.1. Phân tích thông qua bảng cân đối kế toán Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán: gồm 2 phần Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần. Phần nguồn vốn: phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có của Doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của Doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn với chủ nợ và chủ sở hữu. Ngoài ra, bảng cân đối Kế toán còn có “các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối Kế toán” bổ sung các thông tin khác chưa có trên bảng cân đối Kế toán: Tài sản thuê ngoài, ngoại tệ các loại, hàng hoá nhận bán hộ, ký gởi, nguồn vốn khấu hao. Ý nghĩa của việc lập bảng cân đối Kế toán: -Về mặt kinh tế: + Phần tài sản: Số liệu của tài sản cho phép đánh giá một cách tổng quát, qui mô và Kết cấu tài sản của doanh nghiệp.
  • 8. 8 + Phần nguồn vốn: phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của Doanh nghiệp qua đó đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. - Về mặt pháp lý: + Về phần tài sản: thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà Doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để mang lại lợi ích lâu dài trong tương lai. + Phần nguồn vốn: thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của Doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với người chủ sở hữu, trước ngân hàng và các chủ nợ khác về các khoản vay, khoản phải trả. 3.2.2. Phân tích thông qua bảng báo cáo thu nhập Nội dung và Kết cấu của báo cáo Kết quả kinh doanh: - Phần 1: Lãi, lỗ: thể hiện kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. - Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (chi phí, lệ phí) - Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, đã khấu trừ và còn lại được khấu trừ cuối kỳ, số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp đã nộp và còn phải nộp vào cuối kỳ. Ý nghĩa của báo cáo Kết quả kinh doanh: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch thu nhập, chi phí, Kết quả từng loại hoạt động cũng như kết quả chung của toàn doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của Doanh nghiệp trong nhiều năm liền và dự báo hoạt động trong tương lai. Thông qua báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh có thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn cho phép đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác, quyết toán thuế GTGT, qua đó dánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp. 3.2.3. Phân tích thông qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
  • 9. 9 Các chỉ tiêu - Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: - Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh: - Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh: Ý nghĩa Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính là dòng tiền tạo ra thu nhập của công ty. Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền thu và tỷ trọng dòng tiền chi so với tổng dòng tiền chi để hiểu rõ hơn việc quản lý dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền. Tỷ số này nói lên việc tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng lượng tiền công ty tạo ra và việc sử dụng tiền trong kinh doanh so với tổng lượng tiền mà công ty sử dụng. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư Các chỉ tiêu - Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư tiền từ hoạt động = đầu tư Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh thu từ hoạt động = kinh doanh Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh chi từ hoạt động = kinh doanh Tổng dòng tiền chi từ các hoạt động Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh tiền từ hoạt động = kinh doanh Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động
  • 10. 10 - Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư: - Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư: Ý nghĩa Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là dòng tiền tạo ra do việc mua và thanh lý hay nhượng bán các khoản đầu tư và tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất chứ không phải là hàng tồn kho hay công cụ dụng cụ. Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền thu và tỷ trọng dòng tiền chi so với tổng dòng tiền chi để hiểu rõ hơn việc quản lý dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền. Tỷ số này nói lên việc tạo tiền từ hoạt động đầu tư so với tổng lượng tiền công ty tạo ra và việc sử dụng tiền trong hoạt động đầu tư so với tổng lượng tiền mà công ty sử dụng. Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính Các chỉ tiêu - Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư thu từ hoạt động = đầu tư Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư chi từ hoạt động = đầu tư Tổng dòng tiền chi từ các hoạt động Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính tiền từ hoạt động = Tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động tài chính
  • 11. 11 - Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính: - Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính: Ý nghĩa Dòng tiền từ hoạt động tài chính là dòng tiền tạo ra từ các giao dịch liên quan đến nguồn tài trợ như vốn chủ sở hữu hay các khoản nợ vay (Cash flows associated with debt principal and equity transactions). Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền thu và tỷ trọng dòng tiền chi so với tổng dòng tiền chi để hiểu rõ hơn việc quản lý dòng tiền thu từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền. Tỷ số này nói lên việc tạo tiền từ hoạt động tài chính so với tổng lượng tiền công ty tạo ra và việc sử dụng tiền trong hoạt động tài chính so với tổng lượng tiền mà công ty sử dụng. 4. Phân tích tình hình tài chính thông các chỉ số tài chính 4.1. Khả năng thanh toán Đây là nhóm các chỉ số quan trọng nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua một số hệ số sau: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp so với tổng số nợ phải trả. Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng kém, còn khi hệ số này lớn hơn một thì mới đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số thanh toán tổng quát Tổng tài sản Nợ phải trả = Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tổng tài sản lưu động Tổng nợ ngắn hạn = Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính thu từ hoạt động = tài chính Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi từ hoạt động tài chính chi = Tổng dòng tiền chi từ các hoạt động tài chính
  • 12. 12 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là thương số giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này xấp xỉ một thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh là khả năng thanh toán nợ ngay của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 thì có khả năng thanh toán các khoản nợ tới và quá hạn tương đối tốt còn các doanh nghiệp có hệ số này dưới 0,5 thì có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ tới và quá hạn. Trường hợp lý tưởng là doanh nghiệp có hệ số này bằng một. Đây là nhóm các hệ số quan trọng, nó phản ánh rõ nhất tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét. Các nhà quản lý doanh nghiệp căn cứ vào nhóm các hệ số này để đưa ra các đối sách về việc có cần huy động thêm hay không các nguồn tài chính một cách thích hợp, kịp thời để đảm bảo an toàn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số nợ phải thu và nợ phải trả: Hệ số này đối với một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh thường xấp xỉ bằng 1.Nếu hệ số này > 1 thể hiện rằng doanh nghiệp chiếm dụng được vốn của người khác còn ngược lại hệ số này <1 thể hiện doanh nghiệp bị người khác chiếm dụng vốn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tổng TSLĐ-Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn = Hệ số nợ phải trả, nợ phải thu Các khoản nợ phải trả Các khoản nợ phải thu =
  • 13. 13 4.2. Các chỉ số hoạt động Các hệ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau. Vòng quay tiền Vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân lưu chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc sản xuất kinh doanh càng được đánh giá tốt do doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn thu được doanh số cao. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Hệ số này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày trong kỳ đối với một niên kim là 360 ngày. Kỳ thu tiền bình quân Công thức tính: ACP = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân một ngày Trong đó, các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền có thể là hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán được mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán. Doanh thu bình quân ngày = Tổng doanh thu / 360 Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán, cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Vì rằng nếu các khoản phải thu của doanh nghiệp không được thu hồi đủ số, đúng hạn thì không những gây tổn thất đọng nợ cho doanh nghiệp Số vòng quay hàng tồn kho Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân = Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho =
  • 14. 14 mà còn ảnh hưởng tới năng lực kinh doanh. Số ngày trong kỳ bình quân thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi, tốc độ thu hồi nợ nhanh và hiệu quả quản lý cao. Tính lưu động của tài sản mạnh, năng lực thanh toán ngắn hạn rất tốt, về một mức độ nào đó có thể khoả lấp những ảnh hưởng bất lợi của tỷ suất lưu động thấp. Đồng thời, việc nâng cao mức quay vòng của các khoản phải thu còn có thể làm giảm bớt kinh phí thu nợ và tổn thất tồn đọng vốn, làm cho mức thu lợi của việc đầu tư tài sản lưu động của doanh nghiệp tăng lên tương đối. Ngược lại, nếu tỷ số này cao thì doanh nghiệp cần phải tiền hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. Trong nhiều trường hợp, có thể do kết quả thực hiện một chính sách tín dụng nghiêm khắc, các điều kiện trả nợ hà khắc làm cho lượng tiêu thụ bị hạn chế, nên công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm hay tài trợ nên có Kỳ thu tiền bình quân cao. Điều đáng lưu ý khi phân tích là kết quả phân tích có thể được đánh giá là rất tốt, nhưng do kỹ thuật tính toán đã che dấu những khuyết điểm trong việc quản trị các khoản phải thu. Nên cần phải phân tích định kỳ các khoản phải thu để sớm phát hiện những khoản nợ khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời. Vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ TSLĐ quay được bao nhiêu vòng và cho ta biết ứng với một đồng TSLĐ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Công thức tính: FAU = Doanh thu thuần / Giá trị tài sản cố định Trong đó, giá trị tài sản cố định là giá trị thuần của các loại tài sản cố định tính theo giá trị ghi sổ kế toán, tức nguyên giá của tài sản cố định khấu trừ phần hao mòn tài sản cố định dồn đến thời điểm tính. Tỷ số này còn được gọi là Mức quay vòng của tài sản cố định, phản ánh tình hình quay vòng của tài sản cố định, và là một chỉ tiêu ước lượng hiệu suất sử dụng tài Số vòng quay tài sản lưu động Doanh thu thuần Tài sản lưu động bình quân =
  • 15. 15 sản cố định. Như vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt đã tạo ra doanh thu thuần cao so với tài sản cố định, chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp là xác đáng, cơ cấu hợp lý, hiệu suất sử dụng cao. Ngược lại, nếu vòng quay tài sản cố định không cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng thấp, kết quả đối với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp không mạnh. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Công thức tính: TAU = Doanh thu thuần / Tổng tài sản có Trong đó, tổng tài sản có là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động tại thời điểm tính toán và dựa trên giá trị theo sổ sách kế toán. Tỷ số này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu như trong các thời kỳ, tổng mức tài sản của doanh nghiệp đều tương đối ổn định, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dùng số bình quân của mức tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ. Nếu tổng mức tài sản có sự thay đổi biến động lớn thì phải tính theo tài liệu tỉ mỉ hơn đồng thời khi tính mức quay vòng của tổng tài sản thì các trị số phân tử và mẫu số trong công thức phải lấy trong cùng một thời kỳ. Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng hợp toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Giá trị của chỉ tiêu càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi ích càng nhiều, do đó trình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh nghiệp càng cao. Nếu ngược lại thì chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp chưa được sử dụng có hiệu quả.
  • 16. 16 4.3. Cơ cấu tài chính Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Công thức tính: Rd = Tổng số nợ / Tổng tài sản có Trong đó, tổng số nợ gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Còn tổng tài sản có bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định hay là tổng toàn bộ kinh phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong phần bên trái của Bảng cân đối kế toán. Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số này vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ vay càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Còn các chủ sở hữu thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh. Tuy nhiên nếu tỷ số nợ quá cao thì doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Để có nhận định đúng về tỷ số này cần phải kết hợp với các tỷ số khác nữa. Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi Công thức tính: Rt = EBIT / Chi phí trả lãi Trong đó, EBIT là Thu nhập trước thuế và trả lãi, phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay. Chi phí trả lãi vay bao gồm: tiền lãi trả cho các khoản vay ngắn hạn, tiền lãi cho các khoản vay trung và dài hạn, tiền lãi của các hình thức vay mượn khác. Đây là một khoản tương đối ổn định và có thể tính trước được. Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng thu nhập trước thuế của doanh nghiệp, hay nói cách khác là cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Khả năng độc lập về tài chính Khả năng độc lập về tài chính = Vốn chủ sở hữu Vốn trung và dài hạn Tỷ lệ này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng lớn thì tài sản của doanh nghiệp
  • 17. 17 càng ít chịu rủi ro. Tuy nhiên, chi phí của vốn cổ phần lớn hơn chi phí vay nợ và việc tăng vốn cổ phần cổ phần có thể dẫn đến bị san sẻ quyền lãnh đạo doanh nghiệp. Tỷ lệ về cơ cấu tài sản Đồng thời với việc xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý, doanh nghiệp cần phải xem xét việc sử dụng vốn đó như thế nào để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và nâng cao hiệu qủa kinh tế của đồng vốn. Việc phân tích tình hình phân bổ vốn hay kết cấu tài sản của doanh nghiệp sẽ cho ta thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh không và sự thay đổi kết cấu tài sản qua từng thời kỳ có ảnh hưởng gì đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ về cơ cấu tài sản = Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Giá trị của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể. 4.4. Các chỉ số về hiệu quả hoạt động tài chính Các hệ số về khả năng sinh lợi sinh lợi luôn luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, chúng phản ánh hiệu quả kinh doanh và cũng là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các nhà quản trị tài chính rất quan tâm đến lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế và có thể xem xét, đánh giá chúng thông qua hai chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần = Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần =
  • 18. 18 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Cũng như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ta cũng tính riêng rẽ lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE). Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này. Công thức xác định là: Hệ số này cho ta biết với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì chủ doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 4.5. Phân tích dupont Công thức Dupont Đánh giá thông tin của công ty là mục tiêu cuối cùng của việc phân tích báo cáo tài chính. Khuôn mẫu chung cho việc sử dụng dữ liệu trong việc đánh giá tình hình tài chính của công ty là tỷ suất thu hồi vốn (ROE). Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh Lợi nhuận trước thuế Giá trị tài sản bình quân = x 100 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân = Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROI) Lợi nhuận sau thuế Giá trị tài sản bình quân = x 100 Thu nhập ròng (Net Income) Tỷ suất thu hồi vốn = (ROE) Bình quân vốn chủ sở hữu (Average Stockholder’s Equity)
  • 19. 19 Hay có thể diễn giải thành công thức trong phân tích Dupont: ROE = Lợi nhuận ròng biên tế x Vòng quay tài sản x Đòn bẫy tài chính (Net profit margin) (Asset Turnover) (Financial Leverage) Lợi nhuận ròng biên tế (hệ số lãi ròng): Lợi nhuận ròng biên tế trả lời cho câu hỏi: Quản trị công ty ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một đồng doanh thu bán được. Nói cách khác mỗi đồng doanh thu kết quả mang được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Vòng quay tài sản: - Đòn bẫy tài chính (đòn cân nợ): Vậy công thức Dupont được xác định theo công thức sau: Lãi ròng Doanh thu Tài sản ROE = x x Thu nhập ròng (Net Income) Lợi nhuận ròng biên tế = (Net profit margin) Doanh thu ròng (Net sales) Doanh thu ròng (Net sales) Vòng quay tài sản = (Asset Turnover) Tổng tài sản bình quân (Average Total Assets) Tổng tài sản bình quân (Average Total Assets) Đòn bẫy tài chính = (Financial Leverage) Bình quân vốn chủ sở hữu (Average Stockholder’s Equity) )
  • 20. 20 Doanh thu Tài sản Vốn chủ sở hữu Mô hình phân tích SWOT 1.6.1. Khái niệm mô hình SWOT Mô hình SWOT là viết tắt của các chữ Strengths (các điểm mạnh), Oppotunities (các cơ hội), Weaknesses (các điểm yếu) và Threates (các nguy cơ). Trên cơ sở phân tích 4 nhân tố trên để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp trên thị trường. Để từ đó giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đề ra được những chiến lược đúng đắn trong giai đoạn trước mắt và tương lai sau này. 1.6.2. Ma trận mô hình SWOT SWOT còn gọi là ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ: S: Strengths – điểm mạnh W: Weaknesses – điểm yếu O: Oppotunities – cơ hội T: Threats – nguy cơ 1.6.3. Vai trò của việc phân tích theo mô hình SWOT Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong báo cáo nghiên cứu,... đang ngày cáng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
  • 21. 21 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm áp lực cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động. Mô hình Porter’s Five Forces được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận. Trong mô hình này, 5 yếu tố tạo nên áp lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh là: - Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp. - Áp lực cạnh tranh từ khách hàng. - Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn. - Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế. - Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.
  • 22. 22
  • 23. 23 Chương 2: Giới thiệu Công ty cổ phần Sữa Vinamilk 1. Giới thiệu chung - Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK - Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần - Lĩnh vực hoạt động : Thực Phẩm - Giải Khát - Địa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM - Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226 - Email: vinamilk@vinamilk.com.vn - Website: http://www.vinamilk.com.vn 1.1. Sơ lược về CTCP sữa Vinamilk Vinamilk tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007. Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biếnsữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa. Tuy nhiên giá sữa ở Việt Nam là ở mức cao và liên tục tăng trong khi thu nhập của phần đông dân cư còn thấp và lợi nhuận của Vinamilk ngày một tăng. 1.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển - Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu
  • 24. 24 hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle). - Năm 2003, Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11), dựa trên quyết định số 155/2003 QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp thành công ty cổ phần Sữa Việt Nam. - Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng. - Năm 2005, Vinamilk mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. Vinamilk liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. - Năm 2006, Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. - Vinamilk mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe. - Vinamilk Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm. - Năm 2007, Vinamilk mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. - Đến năm 2009 phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang
  • 25. 25 - 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD. - Năm 2011, Vinamilk đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD. Xây dựng trang trại bò sữa thứ 5 tại Lâm Đồng, nâng tổng số lượng đàn bò lên 5,900 con. - Năm 2012, Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Đà Nẵng, Xí nghiệp nhà máy sữa Lam Sơn, Nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức,Ý, Hà Lan. - Năm 2013, Vinamilk khánh thành Siêu nhà máy sữa Bình Dương, là nhà máy hiện đại bậc nhất thế giới, tự động hóa 100% trên diện tích 20 Hec tại khu CN Mỹ Phước 2. 1.3. Lĩnh vực hoạt động chính - Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác; - Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu. - Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá; - Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan; - Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; - Sản xuất, mua bán sản phẩm sữa . - Phòng khám đa khoa. Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú từ các sản phẩm sữa bột, sữa tươi, sữa chua cho đến nước uống đóng chai, nước ép trái cây, bánh kẹo và các sản phẩm chức năng khác. 2. Tầm nhìn và sứ mệnh - Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người - Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
  • 26. 26 3. Mục tiêu Chiến lược phát triển dài hạn của Vinamilk là đạt mức doanh số để trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới, với mục tiêu trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3 tỷ USD. Vinamilk sẽ ưu tiên hoàn thành các mục tiêu chiến lược sau: - Kế hoạch đầu tư tài sản: Trong giai đoạn 2012 - 2017 đạt mức doanh số 3 tỷ USD. Duy trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các Cổ đông, với tỷ lệ cổ tức tối thiểu là 30% mệnh giá. - Khách hàng: Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý và hệ thống phân phối tốt nhất Việt nam. - Quản trị doanh nghiệp: Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu, quản trị điều hành chuyên nghiệp được công nhận. Trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc mà tại đó nhân viên có thể phát huy tốt nhất khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý tưởng để làm việc. 4. Cơ cấu tổ chức và quản lý Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh.
  • 27. 27 5. Đặc điểm thị trường, ngành nghề kinh doanh - Trong vài năm trở lại đây, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói ở Việt Nam. Mức tăng trưởng hàng năm trong các năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 43,2%, 26,4% và 25,6%. Sữa nước (bao gồm sữa tươi và sữa tiệt trùng), cùng với sữa chua ăn và sữa chua uống là các ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn, đều có tốc độ tăng trưởng mạnh và khá ổn định. - Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân. Nhìn vào biểu đồ ta thấy tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020 6. Kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013 - Năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty gấp hơn 5 lần đầu kỳ, lợi nhuận chưa phân phối lên tới gần 4.180 tỷ đồng. Sau khi trừ đi tất cả chi phí, lợi nhuận sau thuế quý IV của Vinamilk đạt 1.042 tỷ đồng, tăng hơn 42% so với quý IV/2010. Lũy kế cả năm, công ty đạt 21.627 tỷ đồng doanh thu thuần và 4.218 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế cả năm tăng gần 16% so với năm 2010 và vượt gần 18% kế hoạch năm.
  • 28. 28 - Năm 2012, Vinamilk đạt 27.337 tỷ đồng doanh thu, tăng 23% so với năm trước. Lợi nhuận gộp tăng 38% lên 9.055 tỷ đồng. Doanh thu tài chính và chi phí tài chính giảm trong khi chi phí bán hàng tăng 30%, lên 2.346 tỷ đồng. Trừ đi các loại chi phí, Vinamilk còn 6.887 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 5.786 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. - Năm 2013, Doanh thu hợp nhất tăng 16,5% so với năm 2012 đạt 30.949 tỷ đồng, trong đó sản lượng tăng khoảng 8% và giá bán bình quân tăng khoảng 7%. Lợi nhuận ròng chỉ tăng 12,3% đạt 6.534 tỷ đồng. - Năm 2013, Vinamilk tiếp tục đứng trong Top 10 doanh nghiệp đóng góp ngân sách lớn nhất. Công ty đã nộp hơn 3.100 tỷ đồng thuế TNDN, tính cả số tiền cổ tức 1.800 tỷ đồng được chia thì chỉ riêng trong năm 2013, Nhà nước đã thu về từ Vinamilk gần 5.000 tỷ đồng cho ngân sách.
  • 29. 29 Chương 3: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Sữa Vinamilk 1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng CĐKT 1.1. Phân tích theo chiều ngang Đơn vị VNĐ Khoản mục Năm 2011 2012 2012/2011 +/- % I - TÀI SẢN NGẮN HẠN 9,467,682,996,094 11,110,610,188,964 1,642,927,192,870 117.4 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 3,156,515,396,990 1,252,120,160,804 -1,904,395,236,186 39.7 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 736,033,188,192 3,909,275,954,492 3,173,242,766,300 531.1 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 2,169,205,076,812 2,246,362,984,001 77,157,907,189 103.6 4. Hàng tồn kho 3,272,495,674,110 3,472,845,352,518 200,349,678,408 106.1 5. Tài sản ngắn hạn khác 133,433,659,990 230,005,737,149 96,572,077,159 172.4 II - TÀI SẢN DÀI HẠN 6,114,988,554,657 8,587,258,231,415 2,472,269,676,758 140.4 1. Các khoản phải thu dài hạn 2. Tài sản cố định 5,044,762,028,869 8,042,300,548,493 2,997,538,519,624 159.4 3. Lợi thế thương mại 15,503,335,522 13,662,186,598 -1,841,148,924 88.1 4. Bất động sản đầu tư 100,671,287,539 96,714,389,090 -3,956,898,449 96.1 5. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 846,713,756,424 284,428,762,040 -562,284,994,384 33.6 6. Tài sản dài hạn khác 107,338,146,303 150,152,345,194 42,814,198,891 139.9 Tổng cộng tài sản 15,582,671,550,751 19,697,868,420,379 4,115,196,869,628 126.4 I - NỢ PHẢI TRẢ 3,105,466,354,267 4,204,771,824,521 1,099,305,470,254 135.4 1. Nợ ngắn hạn 2,946,537,015,499 4,144,990,303,291 1,198,453,287,792 140.7 2. Nợ dài hạn 158,929,338,768 59,781,521,230 -99,147,817,538 37.6 II - VỐN CHỦ SỞ HỮU 12,477,205,196,484 15,493,096,595,858 3,015,891,399,374 124.2 1. Vốn chủ sở hữu 12,477,205,196,484 15,493,096,595,858 3,015,891,399,374 124.2 2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 3. Lợi ích cổ đông thiểu số Tổng cộng nguồn vốn 15,582,671,550,751 19,697,868,420,379 4,115,196,869,628 126.4 Phần tài sản: Tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng 117.4% tương ứng với 1,642,927,192,870 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
  • 30. 30 tăng 531.1% tương đương tăng hơn 3.1 tỷ đồng, tài sản ngăn hạn khác tăng 172.4% tương đương tăng 96,572,077,159 đồng, các khoản tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt giảm 60.3% so với năm 2011 tương ứng với 1,904,395,236,186 đồng; các khoản phải thu tăng 117% tương đương tăng 51,593 triệu đồng, còn lại các loại tài sản khác tăng nhẹ như: khoản phải thu ngắn hạn tăng 77,157 triệu đồng (103.6%), hàng tồn kho tăng 200,349 triệu đồng (106.1%), trong năm 2012 công ty Sữa Vinamilk tập trung đầu tư tài chính ngắn hạn. Tài sản cố định tăng 140.4% tương đương 2,997,539 triệu đồng do đặc thù lĩnh vực kinh doanh của công ty đó là sản xuất mặt sữa nên cần đầu tư về dây chuyền sản xuất Phần nguồn vốn: Nợ phải trả tăng 1,099,305 triệu đồng với tỷ lệ tăng 135.4% . Trong đó, hoàn toàn do nợ ngắn hạn tăng mạnh 1,198,453 triệu đồng với tỷ lệ tăng 140.7% . Vốn chủ sở hữu tăng 3,015,891 triệu đồng chủ yếu do lợi nhuận chưa phân phối để lại, điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh trong năm đã đem lại hiệu quả. Khoản mục Năm 2012 2013 2013/2012 +/- % I - TÀI SẢN NGẮN HẠN 11,110,610,188,964 13,018,930,127,438 1,908,319,938,474 117.2 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,252,120,160,804 2,745,645,325,950 1,493,525,165,146 219.3 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3,909,275,954,492 4,167,317,622,318 258,041,667,826 106.6 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 2,246,362,984,001 2,728,421,414,532 482,058,430,531 121.5 4. Hàng tồn kho 3,472,845,352,518 3,217,483,048,888 -255,362,303,630 92.6 5. Tài sản ngắn hạn khác 230,005,737,149 160,062,715,750 -69,943,021,399 69.6 II - TÀI SẢN DÀI HẠN 8,587,258,231,415 9,856,483,929,198 1,269,225,697,783 114.8 1. Các khoản phải thu dài hạn 0 #DIV/0! 2. Tài sản cố định 8,042,300,548,493 8,918,416,535,379 876,115,986,886 110.9 3. Lợi thế thương mại 13,662,186,598 174,463,919,182 160,801,732,584 1277.0 4. Bất động sản đầu tư 96,714,389,090 149,445,717,001 52,731,327,911 154.5
  • 31. 31 5. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 284,428,762,040 318,308,294,039 33,879,531,999 111.9 6. Tài sản dài hạn khác 150,152,345,194 295,112,796,930 144,960,451,736 196.5 Tổng cộng tài sản 19,697,868,420,379 22,875,414,056,636 3,177,545,636,257 116.1 I - NỢ PHẢI TRẢ 4,204,771,824,521 5,307,060,807,329 1,102,288,982,808 126.2 1. Nợ ngắn hạn 4,144,990,303,291 4,956,397,594,108 811,407,290,817 119.6 2. Nợ dài hạn 59,781,521,230 350,663,213,221 290,881,691,991 586.6 II - VỐN CHỦ SỞ HỮU 15,493,096,595,858 17,545,489,315,423 2,052,392,719,565 113.2 1. Vốn chủ sở hữu 15,493,096,595,858 17,545,489,315,423 2,052,392,719,565 113.2 2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 0 #DIV/0! 3. Lợi ích cổ đông thiểu số 22863933884 22,863,933,884 #DIV/0! Tổng cộng nguồn vốn 19,697,868,420,379 22,875,414,056,636 3,177,545,636,257 116.1 Phần tài sản: Tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng 117.2% tương ứng với 1,908,319 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền và các khoản tương đường tiền tăng mạnh 1,493,525 triệu đồng tương đương tăng 219.3%, các khoản phải thu khách hàng tăng nhẹ 482,058 triệu đồng, hàng tồn kho giảm 7.4%; các loại tài sản lưu động khác giảm 69,943 triệu đồng tương đương giảm 30.4%. Sang năm 2013, công ty Vinamilk giảm đầu tư tài chính ngắn hạn, tỷ lệ tăng thấp khoảng 106.6% so với tỷ lệ tăng 2012/2011. Tài sản cố định tăng 114.8% tương đương 1,269,225 triệu đồng chủ yếu do các khoản tài sản cố định khác tăng 876,115 triệu đồng ( 110.9%). Và lợi thế thương mại năm 2013 tăng mạnh 1277%. Chứng tỏ năm 2013 công ty đã mở rộng sản xuất. Phần nguồn vốn: Nợ phải trả tăng 126.2% tương ứng với 31,413 triệu đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 119.6%, nợ dài hạn tăng 586.6% cho thấy để tăng quy mô kinh doanh, doanh nghiệp đã dùng nguồn cả vốn ngắn hạn và dài hạn tài trợ. Việc tài trợ này có sự rủi ro thấp, ổn định về mặt tài chính. Vốn chủ sở hữu tăng 2,052,392 triệu đồng chủ yếu do lợi nhuận chưa phân phối để lại, điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh trong năm đã đem lại hiệu quả. 1.2. Phân tích chiều dọc
  • 32. 32 2011 2012 2013 Tiền và các khoản tương đương với tiền /TSNH 33.3% 11.3% 21.1% phải thu KH/TSNH 12.1% 11.4% 14.6% NPT/Tổng cộng nguồn vốn 19.9% 21.3% 23.2% NNH/NPT 94.9% 98.6% 93.4% VCSH/Tổng cộng nguồn vốn 80.1% 78.7% 76.7% Về tài sản: Do sự biến động của các loại tài sản là khác nhau nên tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản đều có biến động. Tiền và các khoản tương đương tiền mặt giảm từ 33% xuống 11.3% năm 2012 và năm 2013 tăng mạnh lên 21.1% . Do doanh nghiệp đã dần bớt đầu tư vào tài sản cố định nên khoản tiền và các khoản tương đương tiền mặt chiếm tỷ trọng ngày càng tăng (phù hợp với nhận xét theo chiều ngang). Khoản phải thu khách hàng tăng giảm nhẹ từ 12.1% xuống còn 11.4% nhưng đến năm 2013 tăng lên 14.6%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả. Về nguồn vốn: Nợ phải trả có tăng dần từ 2011 -2013, dao động trong khoảng 19.9%- 23.2% cho thấy độ phụ thuộc về tài chính tăng dần qua các năm, chủ yếu là do nợ ngắn hạn. Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu giảm qua các năm cho thấy năng lực kinh doanh giảm, doanh nghiệp cần chú ý trả nợ ngắn hạn ần. 2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo thu nhập Khoản mục Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 22,070,557,490,766 27,101,683,739,278 31,586,007,133,622 5,031,126,248,512 122.8 4,484,323,394,344 116.5 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 443,128,597,657 540,109,559,314 637,405,006,316 96,980,961,657 121.9 97,295,447,002 118.0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 21,627,428,893,109 26,561,574,179,964 30,948,602,127,306 4,934,145,286,855 122.8 4,387,027,947,342 116.5 4. Giá vốn hàng bán 15,039,305,378,364 17,484,830,247,188 19,765,793,680,474 2,445,524,868,824 116.3 2,280,963,433,286 113.0 5. Lợi nhuận 137.8 123.2
  • 33. 33 gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,588,123,514,745 9,076,743,932,776 11,182,808,446,832 2,488,620,418,031 2,106,064,514,056 6. Doanh thu hoạt động tài chính 680,232,453,133 475,238,586,049 507,347,709,516 (204,993,867,084) 69.9 32,109,123,467 106.8 7. Chi phí tài chính 246,429,909,362 51,171,129,415 90,790,817,490 (195,258,779,947) 20.8 39,619,688,075 177.4 - Trong đó: Chi phí lãi vay 13,933,130,085 3,114,837,973 104,027,048 (10,818,292,112) 22.4 (3,010,810,925) 3.3 8. Chi phí bán hàng 1,811,914,247,629 2,345,789,341,875 3,276,431,628,666 533,875,094,246 129.5 930,642,286,791 139.7 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 459,431,997,199 525,197,269,346 611,255,506,250 65,765,272,147 114.3 86,058,236,904 116.4 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4,750,579,813,688 6,629,824,778,189 7,711,678,203,942 1,879,244,964,501 139.6 1,081,853,425,753 116.3 11. Thu nhập khác 237,226,032,153 350,323,343,748 313,457,899,019 113,097,311,595 147.7 (36,865,444,729) 89.5 12. Chi phí khác 85,880,005,679 63,006,276,113 58,819,862,034 (22,873,729,566) 73.4 (4,186,414,079) 93.4 13. Lợi nhuận khác 237,226,032,153 287,317,067,635 254,638,036,985 50,091,035,482 121.1 (32,679,030,650) 88.6 14. Phần lãi (lỗ thuần) trong công ty liên doanh/liên kết (8,813,950,770) 12,526,171,255 43,940,615,792 21,340,122,025 -142.1 31,414,444,537 350.8 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4,978,991,895,071 6,929,668,017,079 8,010,256,856,719 1,950,676,122,008 139.2 1,080,588,839,640 115.6 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 778,588,561,106 1,137,571,835,560 1,483,448,216,660 358,983,274,454 146.1 345,876,381,100 130.4 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (17,778,374,972) (27,358,535,564) (7,298,675,568) (9,580,160,592) 153.9 20,059,859,996 26.7 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4,218,181,708,937 5,819,454,717,083 6,534,107,315,627 1,601,273,008,146 138.0 714,652,598,544 112.3 18.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số (26,347,207) - #DIV/0! (26,347,207) #DIV/0! 18.2 Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 4,218,181,708,937 5,819,454,717,083 6,534,133,662,834 1,601,273,008,146 138.0 714,678,945,751 112.3
  • 34. 34 17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7,717 6,981 7,839 (736) 90.5 858 112.3 Do tình hình chung của các Doanh Nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn hiện nay do nhà nước thắt chặt chi tiêu. Vay vốn Ngân hàng gặp khó khăn. Tuy năm mới không đạt được thành tích cao như năm cũ nhưng nhưng lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã có nhiều cố gắng từng bước tháo gỡ nhiều khó khăn tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra, cố gắng tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Nhìn chung, như mọi công ty sản xuất dịch vụ khác, thu nhập của Công ty Sữa Vinamilk là doanh thu từ cung cấp dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ các sản phẩm sữa. Tỷ trọng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao, doanh thu từ hoạt động tài chính có xu hướng tăng dần. Đây là một đáng chú ý, cho thấy công ty không chỉ tập trung vào ngành nghề cung cấp dịch vụ mà còn đầu tư vào lĩnh vực tài chính. Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng vào năm 2012 so với năm 2011, tăng 5,031,126 triệu tương ứng 122.8% cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tạo uy tín đối với khách hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Sang năm 2013 doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 4,484,323 triệu tức tăng 116.5 %. Năm 2013 chi phí bán hàng tăng 930,642 triệu tương ứng tăng 139.7% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ, công ty quản lý chi phí bán hàng chưa hợp lý. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 cũng tăng lên khá cao 86,058 triệu đồng tương ứng tăng 116.4%. Năm 2013 chi phí các dịch vụ hội nghị, tiếp khách, văn phòng phẩm, phí công tác...tăng lên không đáng kể. Điều này cho thấy công ty bắt đầu chú trọng đến việc chi tiêu hơn. 3. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính 3.1. Tỷ số thanh toán Bảng 1: Tổng hợp khả năng thanh toán qua các năm . ĐVT : triệu đồng . Chỉ tiêu 2011 2012 2013
  • 35. 35 Tổng tài sản lưu động (1) 9,467,683 11,110,610 13,018,930 Nợ ngắn hạn(2) 2,946,537 4,144,990 4,956,398 Hàng tồn kho(3) 3,272,496 3,472,845 3,217,483 Tiền hiện có(4) 790,515 852,120 1,394,534 Kn = (1) / (2) 3.2 2.7 2.6 Hệ số thanh toán nhanh (1)-(3)/(2) 2.1 1.8 2.0 Knt = (4)/(2) 0.3 0.2 0.3 Nhận xét :  Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết mức độ an toàn của nợ ngắn hạn mà công ty đang vay . Với Kn từ năm 2011 đến 2013 lần lượt : 3.2,2.7,2.6 thì khả năng thanh toán của công ty đảm bảo . Như vậy dựa trên kết quả thì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2.6 đồng tài sản lưu động đảm bảo chứng tỏ doanh nghiệp không đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động , số tài sản lao động dư thừa không tạo nên doanh thu này sẽ giảm vả góp phần làm cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn . Đồng thời , khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng giảm tạo điều kiện mức rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên .  Hệ số khả năng thanh toán nhanh có xu hướng không ổn định, trong năm 2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2.1 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo , năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1.8 đồng và năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2.0 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo . Ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty khá cao . Đây la những con số phản ánh sự tác động mạnh mẽ khủng hoảng kinh tế trong những năm qua .  Hệ số thanh toán tức thời của công ty trong ba năm rất thấp và có xu hướng tăng dần , cụ thể năm 2011 : 0.3 lần đến năm 2012: 0.2 lần sang năm 2013 : 0.3 lần . Như vậy , trong những năm tới công ty cần phải có những biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức tiền dự trữ đến mức cho phép và giảm phần nợ ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán hơn nữa
  • 36. 36 3.2. Phân tích tỷ số hoạt động 3.2.1. Vòng tồn kho và số ngày tồn kho bình quân Bảng 2: Vòng quay hàng tồn kho 2011 2012 2013 Doanh thu 22,070,557 27,101,684 31,586,007 Hàng tồn kho (bình quân) 3,272,496 3,472,845 3,217,483 Vòng quay hàng tồn kho 6.7 7.8 9.8 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho 54.1 46.8 37.2 Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan Vòng quay hàng tồn kho tăng qua các năm, tăng dần vào năm 2013. Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho cũng tương đối ổn định và không quá cao. Đây là dấu hiệu khá tốt cho hoạt động nhập khẩu-xuất khẩu hàng hóa của công ty. Điều này nên được tiếp tục phát huy trong thời gian tới. 3.2.2. Vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân Bảng 3: Kỳ thu tiền bình quân: 2011 2012 2013 Khỏan phải thu bình quân 2,169,205 2,246,363 2,728,421 Doanh thu thuần 21,627,429 26,561,574 30,948,602 Vòng quay khỏan phải thu 10.0 11.8 11.3 Kỳ thu nợ bình quân 36.6 30.9 32.2 Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan Kỳ thu tiền bình quân của công ty ở mức chấp nhận được và có xu hướng giảm dần qua 2 năm 2012 và năm 2013. Năm 2011, kỳ thu tiền bình quân là 37 ngày, sang năm 2012 là 31 ngày, năm 2013 là 32 ngày. Đây vẫn là một điều đáng lo ngại cho công ty, chứng tỏ công ty đã bị chiếm dụng vốn trong thời gian rất lâu. Công ty cần có chính sách công nợ chặt chẽ hơn nữa. 3.2.3. Vòng quay tài sản cố định Bảng 4: Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
  • 37. 37 2011 2012 2013 Doanh thu thuần 21,627,429 26,561,574 30,948,602 Tài sản dài hạn bình quân 9,467,683 11,110,610 13,018,930 Doanh thu thuần/Tài sản dài hạn bình quân 2.28 2.39 2.38 Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan Hiệu suất sử dụng tài sản là tương đối cao, khá ổn định qua các năm Năm 2011, 1 đồng tài sản tạo ra 2.28 đồng doanh thu, năm 2012, con số này tăng lên 2.39 đồng, nhưng sang năm 2013: 1 đồng tài sản chỉ tạo ra 2.38 đồng doanh thu. Lý do là năm 2012 công ty tăng đầu tư mua thêm tài sản cố định những khỏan đầu tư này chưa thể phát huy được hiệu quả và tạo ra doanh thu ngay trong năm 2013 được. 3.2.4. Vòng quay tài sản Bảng 5: Hiệu suất sử dụng tài sản 2011 2012 2013 Doanh thu thuần 21,627,429 26,561,574 30,948,602 Tài sản bình quân 15,582,672 19,697,868 22,875,414 Doanh thu thuần/tài sản bình quân 1.39 1.35 1.35 Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan và BC kết quả HĐKD Bình quân cứ 1 đồng vốn đầu tư của công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra 1.39 đồng doanh thu thuần trong năm 2011, sang năm 2012 thì tạo ra 1.35 đồng, năm 2013 tạo ra được 1.35 đồng. Hiệu suất sử dụng tài sản giảm nên công ty cần tiếp tục có nhứng biện pháp hữu hiệu hơn nhằm nhâng cao hiệu suất sử dụng tài sản. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm trong đó có nguyên nhân là công ty đã có chính sách công nợ rộng rãi khiến các khỏan phải thu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty. 3.3. Phân tích cơ cấu tài chính 3.3.1. Tỷ số nợ
  • 38. 38 2011 2012 2013 Tỷ số nợ 0.20 0.21 0.23 Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường gọi là tỷ số nợ (D/A), đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng tài sản. Năm 2011, trong số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng 20% phần trăm là nợ phải trả. Năm 2012, trong số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng 21% phần trăm là nợ phải trả. Năm 2013, trong số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng 23% phần trăm là nợ phải trả. Tốc độ tỷ số nợ tăng qua các năm chứng tỏ công ty đang giảm vay vốn bên ngoài cho việc mở rộng hoạt động SXKD. Nhìn chung, tỷ số nợ/ tổng tài sản của cty Vinamilk trong 3 năm 2011, 2012, 2013 ở mức thấp so với chỉ số ngành và có xu hướng tăng dần. Lý do công ty giữ tỷ số nợ ở mức thấp là do đây là công ty cổ phần với cơ cấu vốn trên 50% vốn nhà nước. Chính vì vậy, khả năng tự chủ tài chính của Vinamilk khá cao. Tuy nhiên, công ty nên xem xét cấu trúc vốn cho phù hợp vì tỉ số nợ thấp làm cho công ty mất cơ hội tiết kiệm chi phí từ lá chắn thuế, không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính. 3.3.2. Tỷ suất tự tài trợ Tỷ số đảm bảo nợ = Tổng nợ/Vốn CSH 2011 2012 2013 Tỷ số đảm bảo nợ 0.25 0.27 0.30 Tỷ số đảm bảo nợ năm 2011 cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà công ty phải đảm bảo khoảng 0.25 đồng nợ, năm 2012 thì cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà công ty đảm bảo 0.27 đồng nợ. và năm 2013 đảm bảo 0.3 đồng nợ. Như vậy, khả băng đảm bảo nợ của công ty ngày càng giảm. 3.3.3. Tỷ số trang trải lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi Lãi tiền vay Tỷ số nợ so với Tổng nợ tổng tài sản = Giá trị tổng tài sản
  • 39. 39 2011 2012 2013 Khả năng thanh toán lãi vay 357.3 2,224.7 77,001.7 Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo cho khả năng trả lãi hàng năm. Việc không trả được các khoản nợ này có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản. Cùng với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ này giúp ta thấy được tình trạng thanh toán công nợ của doanh nghiệp tốt hay xấu. Một tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thấp cộng với khả năng thanh toán lãi cao so với mức trung bình của ngành, điều này giúp cho công ty dễ dàng trong việc gia tăng nợ để bảm bảo kinh doanh. Đến năm 2013, tỷ số trên đã tăng đột biến đến 77,001 so các năm trước. So với năm 2012 thì lợi nhuận trước thuế có mức tỷ lệ tăng cao hơn so với chi phí lãi vay do tình hình kinh tế dần ổn định đã giảm được đáng kể phần chi phí lãi vay trước do sự cố khủng hoảng năm 2011. Với 1 doanh nghiệp có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao như VINAMILK thì chi phí lãi vay chiếm 1 tỉ trọng không cao nên khả năng thanh toán lãi vay của công ty không gặp vấn đề khó khăn 3.4. Phân tích tỷ số lợi nhuận 3.4.1. Lợi nhuận gộp trên doanh thu -Tỷ số lợi nhuận hoạt động biên = lãi gộp/doanh thu thuần 2011 2012 2013 Tỷ số lợi nhuận hoạt động biên 0.30 0.34 0.36 Tỷ số trên cho thấy năm 2011 cứ một đồng doanh thu ta có thể kiếm được 0.30 đồng lãi, còn năm 2012 cứ một đồng doanh thu kiếm được 0.34 đồng lãi và năm 2013 cứ một đồng doanh thu kiếm được 0.36 đồng lãi. Từ đó, ta thấy năm 2013 công ty kiếm được khoản lãi cao hơn năm 2011 là 0.06 3.4.2. ROS -Tỷ số lợi nhuận thuần biên (ROS)= (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần)*100 2011 2012 2013
  • 40. 40 ROS 19.5% 21.9% 21.1% Tỷ số lợi nhuận thuần biên năm 2011 là 19,5% nghĩa là cứ một 100 đồng doanh thu công ty lãi được 19,5 đồng lợi nhuận. năm 2012 là 21.9% nghĩa là cứ một 100 đồng doanh thu công ty sẽ có được 21.9 đồng lợi nhuận. tương tự cho năm 2013, cứ một 100 đồng doanh thu công ty lãi 21.1 đồng. Mặc dù, công ty ngày càng tìm được nhiều khách hàng hơn nên có được lợi nhuận cao nhưng về mặt hiệu quả ta thấy năm 2013 giảm sút so với năm 2012, nguyên nhân do ảnh hưởng từ nền kinh tế không ổn định giai đoạn năm 2012. 3.4.3. ROA Bảng 6: Tỷ suất ROA 2011 2012 2013 Lợi nhuận sau thuế 4,218,182 5,819,455 6,534,107 Tài sản bình quân 15,582,672 19,697,868 22,875,414 ROA 27.07% 29.54% 28.56% Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan và BC kết quả HĐKD Tỷ số ROA vào năm 2011 là 27.7%, sau đó tăng lên vào năm 2012 do tỷ lệ tăng tài sản cao hơn tỷ lệ tăng lợi nhuận do chịu tác động của sự biến động kinh tế, giảm nhẹ xuống còn 28.56% vào năm 2013. Đây là mức ROA tương đối cao. Cả ROA và hiệu suất sử dụng tài sản đều cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn tài sản của mình. Lượng tài sản quá cao là do các khỏan phải thu khách hàng tương đối lớn. 3.4.4. ROE Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Bảng 7: Tỷ suất ROE 2011 2012 2013 Lợi nhuận sau thuế 4,218,182 5,819,455 6,534,107 Vốn chủ sở hữu bình quân 12,477,205 15,493,097 17,545,489 ROE 33.81% 37.56% 37.24% Nguồn: Tổng Hợp từ Bảng cân đối kế tóan và BC KQ HĐKD
  • 41. 41 Tỷ số ROE tương đối cao vào năm 2011 với 33.81%, sau đó tăng lên 37.56% vào năm 2012 do tỷ lệ tăng Vốn CSH cao hơn tỷ lệ tăng lợi nhuận. Năm 2013 ROE giảm nhẹ lên mức 37.24%. 100 đồng vốn bỏ ra thì chủ sở hữu của công ty sẽ nhận được 37.24 đồng lợi nhuận sau thuế. 3.5. Phân tích dupont Phân tích Dupont: ROA=(LN sau thuế/doanh thu)*(Doanh thu/TTSBQ) Bảng 8: Phân tích Dupont ROA 2011 2012 2013 LN sau thuế/Doanh thu 0.20 0.22 0.21 Doanh thu/Tổng tài sản bình quân 1.39 1.35 1.35 ROA 27.07% 29.54% 28.56% ROA năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là do sự tăng lên trong tỷ số Lợi nhuận sau thuế/doanh thu. Điều này cho thấy sự tăng lên trong cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế vào năm 2012 của công ty. Năm 2013 ROA giảm còn 28.56 là do sự giảm trong tỷ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu giảm nhẹ còn 0.21, tuy nhiên do tỷ số doanh thu/tổng tài sản chỉ ở mức 1.35 nên ROA năm 2013 thấp hơn năm 2012. ROE=ROA*(Tổng tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu) ROE=(LN sau thuế/doanh thu)*(Doanh thu/TTSBQ)*(Tổng tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu) Bảng 9: Phân tích Dupont ROE 2011 2012 2013 LN sau thuế/Doanh thu 0.20 0.22 0.21 Doanh thu/Tổng tài sản bình quân 1.39 1.35 1.35 Tổng tài sản bình 1.25 1.27 1.30
  • 42. 42 quân/VCSH bình quân ROE 33.81% 37.56% 37.24% ROE tăng lên vào năm 2012 do sự tăng lên trong tỷ số LN sau thuế/Doanh thu và tổng tài sản bình quân/VCSH bình quân. Năm 2013 ROE giảm nhẹ, do sự giảm xuống trong ROA nhưng lại có sự tăng lên trong tỷ số Tổng tài sản/VCSH bình quân. Phân tích SWOT: Điểm mạnh Thương hiệu mạnh , thị phần lớn (75%). Thương hiệu Vinamilk là thương hiệu quen thuộc và được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng sử dụng 34 năm qua. Với chất lượng và sản phẩm luôn được người tiêu dùng đánh giá cao, Vinamilk đang dần tự khẳng định được mình không chỉ ở thị trường trong nước mà ngay cả thị trường quốc tế. Sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh. Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh (150 chủng loại sản phẩm). Quan hệ bền vững với các đối tác. Mạng Lưới phân phối rộng khắp (64 tỉnh thành ).Đội ngủ tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm.Ban lãnh đạo và điều hành Công ty là những người có Điểm Yếu Chủ yếu tập trung sản phẩm vào thị trường trong nước. Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam. Nguyên liệu đầu vào của ngành sữa bao gồm sữa bột và sữa tươi, trong khi sữa bột gần như phải nhập khẩu hoàn toàn thì sữa tươi chỉ đáp ứng được khoảng 28% tổng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến sữa. Do đó, việc biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc cạnh tranh với các đối thủ trong cũng ngành đang dần trở lên quyết liệt, cũng phần nào ảnh hưởng tới kết
  • 43. 43 khả năng quản lý tốt, và trình độ chuyên môn cao. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại 10 nhà máy phân bổ đều trên cả nước, với tổng công suất khoảng 570,406 tấn sữa mỗi năm. Do vậy, với hơn 240 nhà phân phối cùng với hơn 140,000 điểm bán hàng đã tạo điều kiện thuận lợi để Công ty đưa được sản phẩm tới tay người tiêu dùng với thời gian nhanh nhất. Dây chuyền sản xuất tiên tiến. quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nhà nước đang nắm giữ 47,6%, khối ngoại đang sở hữu 46% cổ phần của Vinamilk, chỉ còn 6,4% nằm trong tay các thành viên hội đồng quản trị, người lao động và nhà đầu tư bên ngoài. Số lượng 6,4% này cũng ít được giao dịch, nên hiện tại thanh khoản của Vinamilk hiện đang khá thấp Cơ Hội Các chính sách ưu đãi của chính phủ về ngành sữa ( phê duyệt 2000 tỷ cho các dự án phát triển ngành sữa đến 2020 ). Nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định (vinamilk cũng chủ động đầu tư, xây dựng các nguồn đầu tư, xây dựng các nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp). Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới sẽ mở ra nhiều cơ Thách Thức Nền kinh tế không ổn định ( lạm phát , khủng hoảng kinh tế .....). Gia nhập WTO : xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Do nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài nên Công ty cũng chịu sự tác động của sự biến động giá nguyên vật liệu.Biến động tỷ giá trong thời gian gần đây cũng khiến Công ty bị chịu tác động không
  • 44. 44 hội cho sự phát triển cho Công ty. Sự phát triển của ngành sữa luôn đi liền với sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua luôn duy trì tốc độTăng trưởng cao và ổn định. Đây là cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho ngành sữa trong thời gian tới. Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa đến năm 2015, cả nước phấn đấu đạt 1,9 tỷ lít quy sữa tươi, ước tính trung bình 21 lít/người/năm, đáp ứng 35% nhu cầu người tiêu dùng. Đến năm 2025 là 3,4 tỷ lít quy sữa tươi, trung bình 34 lít/người/năm. Do vậy tiềm năng tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong dài hạn còn rất lớn. nhỏ. Cạnh tranh trong mảng thị trường sữa bột đang diễn ra rất gay gắt. Mặc dù giá sữa ngoại liên tục tăng 5-7% từ đầu năm 2010 nhưng người tiêu dùng vẫn chuộng sữa ngoại hơn sữa nội, do đó khả năng tăng doanh thu từ mảng sữa bột của công ty trong nước không cao như các sản phẩm khác. Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi Miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại chưa được công ty đầu tư mạnh cho các hoạt động Marketing, điều này có thể dẫn đến việc công Vinamilk mất dần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình như Dutch Lady, Abbott,… 4. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter - Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp: các công ty trong ngành sữa có lợi thế mặc cả với người chăn nuôi trong việc thu mua nguyên liệu sữa, trong đó Vinamilk là nhà thu mua lớn, chiếm 50% sản
  • 45. 45 lượng sữa của cả nước. Bên cạnh đó, ngành sữa còn phụ thuộc vào nguyên liệu sữa nhập khẩu từ nước ngoài. Như vậy năng lực thương lượng của nhà cung cấp tương đối cao. Nguồn cung ứng sữa: xây dựng và đi vào hoạt động các trang trại bò sữa hiện đại hàng đầu Việt Nam tại Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định và Lâm Đồng, với quy mô thiết kế là mỗi trang trại từ 2.000 – 3.000 con, với tổng vốn đầu vốn đầu tư khoảng hơn 700 tỷ đồng (hơn 140 tỷ đồng cho mỗi trang trại). – Ngành chăn nuôi bò sữa là một nghề mới ở Việt Nam – Quy mô chăn nuôi bò sữa còn nhỏ, phương thức chăn nuôi còn hạn chế – Phần lớn nguồn nguyên liệu thức ăn tinh và các chất premix, vitamin… dùng trong chăn nuôi bò sữa phải nhập khẩu – Đất dành cho chăn nuôi bò sữa còn nhiều hạn chế – Thời tiết và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt nam không thích hợp với việc chăn nuôi bò sữa cao sản ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm chăn nuôi. - Áp lực cạnh tranh từ khách hàng: Mức sống người dân ngày càng nâng cao. Nhu cầu nâng cao sức khỏe và làm đẹp ngày càng tăng. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao. Phần lớn người người dân Việt Nam chưa có thói quen uống sữa. ngành sữa không chịu áp lực bởi bất cứ nhà phân phối nào. Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy ngành sữa có thể chuyển những bất lợi từ phia nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Năng lực thương lượng của người mua thấp. - Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Đối với sản phẩm sữa thì chi phí gia nhập ngành không cao. Ngược lại chi phí gia nhập ngành đối với sản phẩm sữa nước và sữa chua lại khá cao. Quan trọng hơn để thiết lập mạng lưới phân phối rộng đòi hỏi một chi phí lớn. Như vậy nguy cơ của các đối thủ xâm nhập tiềm tàng tương đối cao. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
  • 46. 46 Mặt hàng sữa hiện nay chưa có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, nếu xét rộng ra nhu cầu của người tiêu dùng , sản phẩm sữa có thể cạnh tranh với nhiều mặt hàng chăm sóc sức khỏe khác như nước giải khát…Do vậy ngành sữa ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế. • Sữa bột: • Nhóm sữa đặc: • Sữa tươi: • Sữa chua: • Sản phẩm thay thế: bột ngũ cốc, nước tăng lực cho cơ thể… - Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành: Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt. Nền chính trị ổn định thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty. Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi ( phê duyệt 2000 tỷ đồng cho các dự án phát triển ngành sữa đến năm 2020). 35% 24% 22% 19% Thực trạng phân phối trên thị trường Vinamilk Dutch Lady Sữa bột NK Các hãng nội địa
  • 47. 47 Các lợi thế của vinamilk so với các đối thủ cạnh tranh là:
  • 48. 48 Chương 4: Nhận xét, giải pháp 1. Giải pháp và kiến nghị 1.1. Đẩy mạnh tiêu thụ - Mở rộng thị trường bằng cách tổ chức mạng lưới tiêu thụ đa dạng như tự tiêu thụ, qua các đại lý, ký gửi. Phòng kinh doanh của Công ty Sữa Vinamilk cũng nên chú trọng trong việc xây dựng chiến lược Marketting( phân đoạn thị trường, điều tra thị hiếu người tiêu dùng, tổ chức khuyến mại vào những dịp đặc biệt) tìm kiếm và ký kết các hợp đồng dịch vụ để làm căn cứ lập kế hoạch kinh doanh tránh tình trạng bị ứ đọng 1.2. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hình thức, mẫu mã sản phẩm Công ty không ngừng nâng cao chất lượng hình thức, mẫu mã sản phẩm vì đây là một yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh, nó ảnh hưởng lớn tới việc thị trường có chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp hay không. Để thực hiện được những vấn đề này Công ty nờn chú trọng đến công tác đại tu, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, Công ty nờn quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động của công nhân sản xuất, bồi dưỡng trình độ cho nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho họ Công ty cũng thường xuyên nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu thị trường từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. 1.3. Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng Thiết lập mối quan hệ với khách hàng Dịch vụ khách hàng và mối quan hệ thiết lập giữa khách hàng và công ty là phần ẩn sâu của một thương hiệu, cho dù không mang lại hiệu quả ngay tức thời nhưng lại là phần đem lại sức mạnh lớn nhất cho thương hiệu. Đối thủ có thể bắt chước công nghệ, sản phẩm, cách thức quảng cáo của chúng ta nhưng họ sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể tạo dựng mối quan hệ với khách hàng với thương hiệu mà chúng ta có, và càng khó khăn hơn trong việc tạo lập lòng trung thành của khách hàng. Vì vậy, Công ty cần đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc khách hàng. Vì về mặt tâm lý, những khách hàng mới bao giờ cũng cần có một số hình thức củng cố nào đó: họ cần biết rằng họ đã quyết định đúng khi sử dụng dịch vụ của Chi
  • 49. 49 nhánh. Vì thế, nhiệm vụ của Công ty là xoá cảm giác lo âu của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ, đồng thời khiến họ cảm thấy thoải mái về việc sử dụng dịch vụ bằng cách: - Gửi một e-mail cảm ơn ngay sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Ngày nay, với sự phát triển của thương mại điện tử điều này rất dễ để thực hiện. Trong e- mail phản hồi gửi cho khách hàng, ngoài lời cảm ơn cần thêm vào phần khuyến khích họ tiếp tục sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên khách hàng sử dụng dịch vụ hiện nay của Công ty không phải ai cũng thường xuyên sử dụng Internet do đó có thể có những khách hàng không có địa chỉ e-mail. Đối với những khách hàng này Công ty có thể tiến hành gửi thư hoặc thiệp thay cho e-mail. Và những bức thư này cần được gửi ngay sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm của Công ty. Nếu vài tuần sau mới gửi thì sẽ không còn tác dụng – vì lúc đó khách hàng sẽ nghĩ rằng những bức thư như thế được gửi đi hàng loạt. Như vậy thì không gửi thư cảm ơn còn hơn là gieo vào suy nghĩ của khách hàng rằng họ cũng chỉ là một trong vô vàn khách hàng khác có tên lưu trong hồ sơ máy tính của Chi nhánh. Thư cảm ơn sẽ chỉ phát huy tác dụng khi khách hàng nhận được trong vòng năm ngày sau khi sử dụng dịch vụ. Có thể linh động kéo dài thêm sáu hoặc bảy ngày, nhưng nhất định không được để lâu hơn nữa Để duy trì mối quan hệ với khách hàng, thỉnh thoảng Công ty nên gửi thiệp chúc mừng vào dịp sinh nhật khách hàng hay chúc sức khoẻ, chúc mừng họ, gửi lời tri ân vào những dịp lễ, tết, kỷ niệm ngày thành lập Công ty... Vì khi ngưng hoặc giảm mức độ tiếp xúc với khách hàng, điều này sẽ làm cho khách hàng nghĩ là: “mình không còn quan trọng nữa”. Trong khi các đối thủ cạnh tranh lại đang tìm mọi cách để lôi kéo những khách hàng này về phía họ. Tuân thủ quy tắc 20/80 nghĩa là 80% doanh thu của một công ty có được là nhờ vào 20% khách hàng, Công ty cần có sự quan tâm đặc biệt với nhóm khách hàng mang lại doanh thu cho mình. Do đó nhóm 20% khách hàng này cần được mọi sự ưu ái, chăm sóc đặc biệt nhất, cũng như được Công ty lưu tâm qua những hình thức giao tiếp thường xuyên. Việc quản lý những khách hàng đặc biệt này không đến nỗi quá khó, vì họ chỉ chiếm số lượng nhỏ trong tổng số khách hàng (20%).