SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Lời nói đầu
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước,Đảng và Nhà nước ta
đã xác định xuất khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế,góp phần thực
hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội.Trong những năm qua, xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ đã mang lại lợi ích to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về văn
hóa,xã hội, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam.Sản phẩm thủ
công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và tinh thần,nó được tạo nên bởi bàn
tay tài hoa và óc sang tạo của người thợ thủ công với những giá trị của văn hóa dân tộc
có trong các sản phẩm.Hàng thủ công mỹ nghệ không còn là hàng hóa đơn thuần mà
trở thành sản phẩm văn hóa với tính nghệ thuật cao,một số được coi là biểu tượng của
truyền thống văn hóa dân tộc.Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vừa đạt hiệu quả kinh
tế cao,vừa tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có,tạo việc làm thu nhập ổn định cho
một số lượng lao động lớn ở nông thôn và góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa xã
hội.Trong những năm qua,Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ trong sản
xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ,từng bước tạo dựng được uy tín và thương
hiệu trên thị trường quốc tế.
Mỹ là đối tác rất quan trọng của Việt Nam trong những năm gần đây,đặc biệt là sau
khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,Tham gia Hội nhập kinh
tế Đông Á và đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình
Dương.Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không ngừng tăng lên trong
những năm gần đây trong đó mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong số những mặt
hàng chủ đạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ.Tuy nhiên,Việt Nam cũng
gặp không ít khó khăn trong việc vượt qua các rào cản mà Mỹ đưa ra,trong đó có rào
cản kỹ thuật.Điều này buộc các doanh nghiệp phải đề ra các giải pháp để đẩy mạnh
xuất khẩu.Do vậy,để giúp các doanh nghiệp tìm hiểu rõ các rào cản kĩ thuật và có các
giải pháp hiệu quả,nhóm chúng tôi quyết định tìm hiểu đề tài “Gỉai pháp vượt rào
cản kỹ thuật của Việt Nam khi xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị
tường Mỹ”.
Chương I: Một số khái niệm cơ bản
1. Rào cản kĩ thuật là gì?
Hiện nay, khái niệm về rào cản kỹ thuật còn có nhiều nhận thức khác nhau. Thực
tế rào cản kỹ thuật là một khái niệm rộng bao gồm nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong
kinh doanh và thương mại quốc tế. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là những quy
định ngoài thuế quan hay một chính sách phân biệt nào đó mà một nước hay một vùng
lãnh thổ áp dụng với mục đích hạn chế hoặc ngăn cản thương mại quốc tế. Nó bao
gồm tất cả các biện pháp được thực hiện ở biên giới nhằm hạn chế việc hàng hóa nước
khác thâm nhập vào thị trường và các thủ tục này tạo thuận lợi cho hàng hóa trong
nước như một hình thức bảo hộ.
Trong hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO không đưa ra
khái niệm về rào cản kĩ thuật,nhưng rào cản kĩ thuật được hiểu là : các tiêu chuẩn, qui
chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc quy trình đánh
giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó
2. Phân loại rào cản kỹ thuật
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất
khác nhau ở các nước tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Các rào cản này
có thể được chia thành các loại hình sau:
a. Các quy định về đặc tính của sản phẩm
Quy định này bao gồm: Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch
tễ. Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình dáng,
thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó các tiêu chuẩn đối với sản
phẩm cuối cùng, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những
quy định và các phương pháp thống kê chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro
liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm…được áp dụng. Mục đích của các tiêu
chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe đời sống…
b. Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất có ảnh hưởng đến
đặc tính, chất lượng của sản phẩm và môi trường
Các nước thuộc Châu Âu có thể không cho phép nhập khẩu hàng hóa nếu họ có
căn cứ cho thấy quy trình, công nghệ sản xuất của nước xuất khẩu quá lạc hậu, các sản
phẩm không bảo quản được lâu, ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng của sản phẩm.
Ngoài ra cũng có các quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, được sử
dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến
môi trường hay không? Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với
mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo.
c. Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ sử dụng
Biểu tượng là một yếu tố đồ họa nó là hình ảnh đại diện cho một công ty hay một
tổ chức thương mại. Đối với các sản phẩm xuất khẩu thường có quy định biểu tượng
của không được trùng hoặc gần giống với biểu tượng của các sản phẩm cùng loại ở
nước nhập khẩu.
Một số hàng hóa xuất khẩu thường phải kèm theo hướng dẫn sử dụng, các thuật
ngữ sử dụng phải là thuật ngữ phổ thông, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh hoặc ngôn
ngữ của nước nhập khẩu mặt hàng đó. Yêu cầu đối với ngôn ngữ câu chữ phải rõ ràng,
dễ hiểu, tránh gây các hiểu lầm cho người sử dụng. Ký hiệu, đơn vị đo lường phải tuân
theo tiêu chuẩn quốc tế.
d. Các quy định về bao gói, mã hiệu hoặc nhãn hàng được áp dụng cho một
sản phẩm
*Quy định về bao gói và đóng gói bao bì
Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy
định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng… Những
tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên
vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sử dụng. Các
yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sức cạnh tranh của
sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nước, cũng như chi phí
sản xuất bao bì, các vật nguyên liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế ở các nước là
khác nhau.
*Quy định về nhãn mác
Nhãn mác là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn được sản
phẩm theo đúng mong muốn và họ có quyền được biết đầy đủ thông tin về bản chất
của sản phẩm để có sự lựa chọn chính xác nhất.
Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo
đúng các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng,
ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, nguồn gốc xuất xứ, nước sản xuất,
nơi bán, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản… Quá trình xin cấp
nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệu có thể kéo dài hàng tháng và rất tốn kém.
Đây là rào cản được sử dụng phổ biễn nhất trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát
triển.
Chương II: Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Việt Nam khi xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ
1. Khái quát chung về thị trường thủ công mỹ nghệ tại thị trường Mỹ
Với dân số gần 300 triệu người, đa dạng về chủng tộc và có thu nhập cao, Hoa
Kỳ là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Do giá nhân công tại Hoa Kỳ cao, đến nay
hầu hết các hàng hoá tiêu dùng là hàng nhập khẩu, hoặc gia công ở nước ngoài theo
mẫu mã thiết kế và đầu tư của các công ty Mỹ và nhập khẩu trở lại Hoa Kỳ.
Các mặt hàng dụng cụ gia đình và trang trí trong nhà, ngoài vườn, có doanh số
lớn nhất và có xu hướng tăng nhanh. Tiềm năng của các mặt hàng này rất lớn vì người
mua hầu hết là chủ các hộ gia đình. Các mặt hàng quà tặng, lưu niệm cũng có xu
hướng tăng lên theo nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng vừa có tính chất quà
tặng vừa có tính gia dụng.Trong khi đó,hầu hết các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam được làm từ các nguyên liệu dân gian như gốm,sứ,sơn mài,tơ lụa…qua bàn
tay khéo léo và tinh xảo của người Việt kết hợp với một số thiết bị máy móc đã tạo ra
những sản phẩm có mẫu mã và tính năng đa dạng,phong phú,phù hợp với nhu cầu của
người dân Mỹ.
Thị trường Hoa Kỳ đối với các mặt hàng tiêu dùng được tạo thành thông qua hệ
thống bán buôn, bán lẻ rộng khắp, với nhiều hình thức bán hàng phong phú như hệ
thống cửa hàng bách hoá truyền thống, trung tâm thương mại (Wal-mart, K-mart,
Target, Sear…), các cửa hàng chuyên doanh, bán hàng trên mạng internet, qua
TV…Ngoài ra còn có các hội chợ để về hàng hóa,Các hội chợ về hàng quà tặng và đồ
dùng gia đình ở Hoa Kỳ thường tập chung vào 2 mùa: mùa đông (cuối tháng 1, tháng 2
& 3) để giới thiệu các mặt hàng tiêu dùng mùa hè, và hội chợ mùa hè (tháng 7 & 8)
cho các mặt hàng tiêu dùng mùa đông và trong dịp lễ hội cuối năm. Để hàng thủ công,
mỹ nghệ của Việt Nam bán được vào Mỹ đa dạng, phong phú hơn về chủng loại, các
doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu hệ thống phân phối và tìm cách tiếp cận hệ thống
bán lẻ ở Hoa Kỳ để nắm bắt nhu cầu mặt hàng mới, mẫu mã mới, mức giá bán và xu
hướng tiêu thụ của thị trường, nhằm chủ động sản xuất các mặt hàng mới phù hợp thị
hiếu tiêu dùng.
Thị trường Mỹ nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhiều nhất trên thế giới. Các
mặt hàng chiếm thị phần nhập khẩu lớn nhất là mây tre, gốm sứ, thảm, rèm mành, các
sản phẩm thêu, đá quý mỹ nghệ... song họ lại chủ yếu nhập từ Trung Quốc (TQ) và các
nước khác. VN chẳng xếp vào thứ hạng nào trong tất cả các mặt hàng này, mặc dù Mỹ
hiện là thị trường số 1 của thủ công mỹ nghệ VN. Cho đến nay, chỉ có hàng gốm ngoài
vườn và trang trí trong nhà, hàng mây tre, hàng thêu của VN là có khả năng thâm nhập
khá vào thị trường Mỹ nhưng cũng cạnh tranh rất vất vả...Vì vậy đối thủ mà các doanh
nghiệp Việt Nam phải dè chừng nhất khi xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang Mỹ là
Trung Quốc
2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang
Mỹ
2.1. Những lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang
Mỹ
2.1.1. Lợithế về lao động:
Việt Nam vốn là nước có nguồn lao động trẻ, dồi dao, có khả năng tiếp thu
nhanh, cần cù, sang tạo và có tính cộng đồng cao. Mặt khác, trong các làng nghề sản
xuất lại có những nghệ nhân, thợ giỏi, có tâm huyết với nghề, có ý thức và tinh thần
trách nhiệm đào tạo nghề cho các thế hệ trẻ. Đó là tiềm năng rất lớn trong phát triển
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Việt Nam có truyền thống lâu đời trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và
thường tập trung ở các làng nghề. Theo một báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thì sản xuất hàng
thủ công ở tất cả những tiểu ngành này chủ yếu dựa trên một hệ thống gồm 2.017 làng
nghề trên toàn quốc. Các làng nghề có thể tìm thấy trên khắp đất nước. Các làng nghề
thường tập trung lớn ở các tỉnh phía Bắc.
2.2.2.Lợi thế về chủng loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Nước ta là một nước nhiệt đới, chủng loại thực vật phong phú, do đó hầu hết các
nguyên liệu đầu vào đều có sẵn có trong nước cho ngành thủ công mỹ nghệ như : lá
buông thì có ở Khánh Hoà, mây tre thì có ở Chương Mỹ, cói ở Ninh Bình....,không
giống như một số ngành nghề khác phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài với các khoản
chi phí cao, làm cho giá thành cao. Do đó khó bán được sản phẩm và lợi nhuận sẽ
giảm. Ngược lại, ngành thủ công mỹ nghệ do không phải nhập nguyên vật liệu, nên chi
phí dành cho sản xuất giảm xuống đáng kể, giá thành sản phẩm cũng vì thế mà ở mức
độ phù hợp với người tiêu dùng mà vẫn thu được lợi nhuận cao.
Chính vì sự đa dạng về nguyên liệu nên ngành thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam có
thể được phân loại thành 10 tiểu ngành và các nhóm cơ bản dưới đây:
+Tre,mây,cói,lá
+Gốm
+Gỗ
+Thêu
+Dệt
+Kim loại
+Giấy thủ công
+Các loại nguyên liệu khác nhau
+Tác phẩm nghệ thuật
+Khác.
Mỗi tiểu ngành lại có những lợi thế riêng,cụ thể như sau:
* Tre, mây, cói và lá:
Từ nguồn dồi dào nguyên liệu thô ở các địa phương như tre, mây, cói và lá và
cũng gồm có các nguyên liệu thô như ruột bèo tây, chuối hoặc rơm, Việt Nam sản xuất
ra những đồ dùng nhỏ, rổ, nôi, va-li, túi mua hàng, thảm lót (đĩa, cốc), bình phong và
nhiều vật dụng khác.
Sản phẩm đan (rổ, giỏ) thu được kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Các sản phẩm
này được sản xuất ở nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng hầu hết đến từ Hà Tây, Hà
Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và Tiền Giang.
Trong các năm gần đây, xuất khẩu sản phẩm thủ công từ nguyên liệu bèo tây đã
phát triển nở rộ. Có nhiều làng nghề ở các tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Đồng Tháp,
Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt chuyên về các sản phẩm từ bèo tây
Nguyên liệu mây cần phải có sự lưu tâm đặc biệt do nó có truyền thống rất lâu
đời. Việt Nam đã luôn được nhìn nhận là một đất nước của mây (đứng thứ ba chỉ sau
In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a) và người Việt Nam rất giỏi chế tạo các sản phẩm không
chỉ từ các giỏ đan làm bằng mây mà còn cả những đồ dùng bằng mây sử dụng trong
nhà và ngoài trời. Ghế, bàn và ngăn kéo mây sản xuất ở Việt Nam đã trở nên rất phổ
biến ở nhiều nước như Đức, Italia và Mỹ với nhu cầu thậm chí còn đang tăng lên.
* Gốm
Nghề gốm đã có ở Việt Nam từ 10.000 năm nay và các cơ sở sản xuất gốm phân
bổ trên khắp cả nước. Tuy nhiên, một số trung tâm sản xuất sản phẩm gốm lớn nằm ở
Hà Nội (Bát Tràng), Đồng Nai và Bình Dương. Gần đây, các sản phẩm nghệ thuật làm
từ sành phục vụ nhu cầu trang trí nhà và vườn đã phát triển mạnh ở các tỉnh Đồng Nai,
Vĩnh Long, Hà Nam và Bắc Ninh và đã thu hút đuợc sự chú ý đặc biệt của các nhà
nhập khẩu trên khắp thế giới..
* Gỗ
Nhóm sản phẩm có ưu thế lớn của ngành gỗ là đồ dùng trong nhà, chiếm hơn
70% kim ngạch xuất khẩu. Hầu hết hoạt động sản xuất đồ dùng làm từ gỗ tập trung ở
các tỉnh khu vực phía Bắc của Việt Nam như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Nam
Định, Hà Tây, trong khi đó thì ngành chế biến gỗ công nghiệp lại chủ yếu tập trung ở
các tỉnh miền Trung và Nam.
Các nhóm sản phẩm quan trọng tập trung vào sản phẩm bàn và đồ bếp. Ở Việt
Nam, những sản phẩm này chủ yếu được làm từ gỗ nhẹ hơn như gỗ thông và gỗ thích.
Cũng có các hoạt động sản xuất lớn về các phụ kiện như khung tranh, khung ảnh,
khung gương.
* Thêu và ren
Các sản phẩm thêu ren bằng tay hầu hết là khăn trải bàn, quần áo, váy, túi và
những vật dụng sử dụng thông thường. Những sản phẩm này được tạo ra chủ yếu ở các
làng nghề trong các tỉnh Hà tây, Thái Bình, Ninh Binh và Hà Nam.
Trước kia, những sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang các nước đông Âu
nhưng ngày nay, thị trường xuất khẩu đã mở rộng sang nhiều nước, đặc biệt là Hàn
Quốc, Nhật Bản, Pháp và Italia. Các nhà xuất khẩu sản phẩm này gặp nhiều khó khăn
trong hoạt động thâm nhập thị trường mới và cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất
bằng máy từ các nhà máy của Trung Quốc.
* Dệt
Sản phẩm dệt ở Việt Nam được tạo ra từ 432 làng nghề, trong đó có nhiều sản
phẩm từ các dân tộc thiểu số. Các nguyên liệu sử dụng phổ biến là lụa, cotton, len và
sợi lanh. Hầu hết 90% các làng nghề dệt đan phân bổ ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là
khu vực đồng bằng Sông Hồng.
* Kim khí mỹ nghệ
Trang trí và sản phẩm quà tặng làm từ kim loại như tượng nhỏ, đồ trang sức,
chuông, chiêng và khung tranh. Trong số những sản phẩm này, các vật dụng như đồ
mạ bạc, đồ đồng chế tác và đồ đúc bằng đồng thiếc được xuất khẩu.
Gần đây, sản phẩm chế tác đồng đã tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt
do sự kết hợp giữa sản phẩm đồng chế tác với các nguyên liệu tự nhiên khác như mây,
bèo tây và các nguyên liệu khác. Trên cơ sở kết hợp nguyên liệu này, có thể tạo ra
nhiều loại sản phẩm đa dạng trong thời điểm hiện nay.
*Nghệ thuật chế tác đá, xương, sừng, thuỷ tinh hoặc kết hợp
Có 45 làng nghề chạm khảm/tạc đá trong nước. Mặc dù 90% phân bổ ở miền
Bắc, nhưng những làng nghề nổi tiếng nhất cả trong nước và quốc tế lại thuộc khu vực
miền Trung (thành phố Đà Nẵng).
Thiết kế đang thịnh hành về chạm khảm đá cơ bản tập trung vào hình ảnh tôn
giáo, tượng phật, tượng người, động vật và dụng cụ trong nhà. Thẩm mỹ của những
thiết kế này cơ bản thiên về châu Á. Đá rắn chủ yếu được sử dụng đối với các sản
phẩm truyền thống như hình ảnh về phật, hình ảnh động vật truyền thống, các cột kiến
trúc trang trí, lồng cầu thang… Nhiều thiết kế có thể được áp dụng đối với các loại đá
mềm.
Đá trắng có thể được nhuộm thành nhiều màu khác nhau, do đó, có thể tương
thích với những thiết kế đa dạng. Những sản phẩm từ đá cho EU, Hoa Kỳ và Ca-na-đa
gồm có tượng và các vật dụng trong vườn. Sử dụng đá mềm đang có xu hướng tăng
lên. Các nhà mua hàng nước ngoài thường thích những thiết kế đơn giản và chưa hoàn
thiện trên các sản phẩm đá thủ công. Bên cạnh đá, sừng trâu và mai/vỏ (ốc, hến…)
cũng được sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm như túi xách tay, bát, thìa…
Như vậy, về nguyên vật liệu để làm ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt
Nam khá đa dạng và phong phú, lại có sẵn, nguồn lao động thì đông đảo và tương đối
rẻ. Những điều này chính là những lợi thế của Việt Nam trong việc sản xuất những
mặt hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của nước nhập
khẩu cũng như đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
2.2.Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị
trường Mỹ
Trong những năm gần đây ,mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu
sang thị trường Mỹ khác cao,góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của
nước ta,cụ thể như sau:
Năm Kim ngạch xuất khẩu
(USD)
Thị phần (%)
2011 35,820 14.7%
2012 41.115 17.5%
2013 52.254 22.7%
2014 56.402 28.9%
35820
41115
52254
56402
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
2011 2012 2013 2014
triệu USD
Năm
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu
sang Mỹ năm 2011 - 2014
Như vậy, nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Mỹ tưng đều qua các năm và với số
lượng khác cao. Năm 2011, riêng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chiếm tới
14,7% thị phần hàng thủ công mỹ nghệ của Mỹ, năm 2012 chiếm 17,5% (tăng 2,8% so
với năm 2011),năm 2013 chiếm 22,7% (tăng 5,2% so với năm 2012) và năm 2014 là
28,9% (tăng 7,2% so với năm 2013). Như vậy,thị phần hàng thủ công mỹ phẩm nhập
khẩu từ Việt Nam của Mỹ cũng tăng qua các năm,có thể thấy năm 2014 là năm tăng
nhiều nhất so với các năm từ 2011-2014.
Với sự phong phú về chủng loại mặt hàng, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ khá
đa dạng, trong đó một số mặt hàng có số lượng lớn như hàng mây, tre, cói và thảm, các
sản phẩm gỗ, các mặt hàng gốm sứ và các sản phẩm thủy tinh trang trí, cụ thể như sau:
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ từ 2011-2014(đơn vị:USD)
0
500000000
1E+09
1.5E+09
2E+09
2.5E+09
2011 2012 2013 2014
USD
Năm
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
sang Mỹ từ 2011 - 2014
Năm 2011 2012 2013 2014
Kim ngạch 1.435.099.108 1.785.596.937 2.011.574.211 2.234.892.138
Nhìn vào các số liệu trên cho thấy các sản phẩm từ gỗ xuất sang thị trường này
khá lớn,trong giai đoạn này trung bình mỗi năm nước ta xuất sang trên 1,5 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu mây,tre,cói và thảm của Việt Nam sang thị trường Mỹ từ
năm 2011-2014(đơn vị :USD)
Năm Kim ngạch
2011 31.830.920
2012 41.115.377
2013 52.249.219
2014 57.394.235
Có thể thấy mặt hàng mây, tre đan, cói và thảm của Việt Nam cũng được ưa chuộng
khá nhiều ở Mỹ, tổng kim ngạch tăng đều qua các năm,chỉ riêng năm 2014 có tăng
nhưng tăng ít hơn so với 3 năm còn lại .Nhưng có thể nói đây cũng là mặt hàng khá
mạnh của Việt Nam khi xuất sang nước này.
0
15000000
30000000
45000000
60000000
75000000
2011 2012 2013 2014
Kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói và thảm sang thị trường Hoa Kỳ 2011-2014
Một trong những mặt hàng cũng đạt doanh số cao đó là mặt hàng gốm sứ,một trong
những sản phẩm truyền thống của Việt Nam.Mặt hàng này cũng được người dân Mỹ
ưa chuộng bởi nó vừa có thể phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày,vừa có thể làm trang
trí,đúng với mong muốn của người dân nơi đây.một vài số liệu sau đây sẽ minh chứng
điều đó.
Bảng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ sang Mỹ từ 2011-2014
Năm 2011 2012 2013 2014
Kim ngạch 36.279.219 38.237.998 38.237.998 52.118.910
Bên cạnh đó mặt hàng thủy tinh trang trí cũng đạt doanh số khá cao,cụ thể như
sau:
0
15000000
30000000
45000000
60000000
2011 2012 2013 2014
Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ sang thị trường Hoa Kỳ 2011-2014
Bảng số liệu mặt hàng thủy tinh trang trí xuất khẩu sang Mỹ từ 2011-2014
Năm Kim ngạch
2011 34.592.253
2012 42.843.375
2013 46.746.380
2014 45.821.255
Trong giai đoạn từ 2011-2014, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy tinh sang
Mỹ có sự biến đổi.Từ năm 2011-2013, kim ngạch tăng đều đặn và đạt mức doanh số
cũng khá cao.Riêng năm 2014, kim ngạch có sự giảm nhẹ so với năm 2013.
0
12000000
24000000
36000000
48000000
60000000
2011 2012 2013 2014
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh sang thị trường Hoa Kỳ 2011-2014
Nhìn một cách tổng thể các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Mỹ, ta
thấy các mặt hàng này đều có kim ngạch xuất khẩu khác cao, đóng góp một phần
không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta. Điều
này tạo động lực để các doanh nghiệp, các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó còn tạo nhiều điều
kiện thuận lợi để Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang các thì trường lớn khác ngoài
Mỹ.
3. Những rào cản kỹ thuật của Mỹ về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ gần như là lớn nhất của Việt
Nam.Tuy nhiên thị trường này ngày càng thắt chặt hơn về các quy định về tiêu chuẩn
nhập đối với hàng thủ công mỹ nghệ đến từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam.Việc đặt ra các tiêu chuẩn,quy chuẩn của họ thực chất là muốn bảo vệ sức khỏe
cho người dân của họ. Đó cũng chính là các rào cản kỹ thuật mà Việt Nam muốn xuất
khẩu được cần phải vượt qua được các rào cản này. Các quy định của họ cụ thể như
sau:
3.1. Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSA):
Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (viết tắt là CPSC) là cơ quan của chính
phủ có trách nhiệm về tính an toàn của các sản phẩm tiêu dùng tại Mỹ. Họ thực hiện
vai trò bằng cách xây dựng những tiêu chuẩn an toàn tự nguyện, theo dõi thương tật và
tử vong đồng thời làm việc với các công ti để loại bỏ những sản phẩm khuyết tật ra
khỏi thị trường. Theo đó sản phẩm muốn được nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị từ chối nếu
không tuân theo tiêu chuẩn an toàn sản phẩm hiện hành, yêu cầu về nhãn hiệu hoặc
được xác định là có hại. Hình thức trừng phạt cho việc không tuân thủ quy định của
CPSA thường là từ chối không cho nhập hàng vào Mỹ, nặng hơn là bắt giữ cảnh cáo
nếu sản phẩm được xác định là gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Vì vậy đối với
mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam muốn được nhập khẩu thì trước hết phải
đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực vật, không có vi sinh vật như nấm, mọt, mối,
mốc,… gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, nên chú trọng xử lý khâu nguyên
liệu đầu vào ngay từ khi bắt đầu sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.
3.2. Luật liênbang về các chất nguy hiểm.
Luật này quy định về việc dán nhãn các sản phẩm độc hại dùng trong gia đình có
thể gây thương tích hoặc bênh tật với người sử dụng khi được sử dụng một cách bình
thường, bao gồm các chất độc, chất ăn mòn, chất dễ gây cháy nổ… Để xác minh việc
tuân thủ luật, CPSC có thể điều tra địa điểm sản xuất, đóng gói, kho chứa hàng,… Mỹ
cấm tất cả những sản phẩm nhập khẩu không tuân thủ yêu cầu về nhãn hàng của Luật
liên bang về các chất nguy hiểm. Khi phát hiện vi pham, Mỹ sẽ yêu cầu dán lại nhãn
sản phẩm, sau khi dán lại nhãn nếu vẫn chưa đạt yêu cầu, hàng sẽ phải tái xuất hoặc bị
tiêu hủy.
3.3. Quy tắc xuất xứ.
Có 2 loại quy tắc xuất xứ cơ bản: không ưu đãi và có ưu đãi.
Quy tắc không ưu đãi được áp dụng khi không có hiệp định thương mại song
phương và đa phương. Quy tắc ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa để xác định có đáp
ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại. Theo các quy
tắc này. Đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ đều phải ghi xuất xứ cụ
thể về hàng hóa, nước sản xuất bằng tiếng Anh với hình thức dễ đọc và ở vị trí dễ thấy
trên vỏ hàng hóa để người mua cuối cùng ở Mỹ biết được tên nước xuất xứ, nơi hàng
hóa được sản xuất chế tạo, hầu hết đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đều được sản
xuất từ những nguồn nguyên liệu trong nước. Trường hợp bị tính là gian lận xuất xứ
hàng hóa là khi hàng hóa của nước ngoài có tên hoặc ký mã hiệu làm người ta tin rằng
hàng hóa này được sản xuất ở Mỹ hoặc địa điểm nào đó ngoài Mỹ nhưng thực tế
không phải là nơi hàng hóa đó được sản xuất ra sẽ không được nhập khẩu qua bất cứ
trạm hải quan nào của Mỹ. Tất cả các loại hàng hóa vi phạm quy định về xuất xứ khi
nhập khẩu vào Mỹ đều bị phạt mức thuế 10% tổng giá trị.
3.4. Quy định về thương hiệu và tên thương mại.
Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải
quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã
đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bản
quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp
cho Cục Hải quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có
nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công.
Theo “Copyright Revision Act” (1976) của Mỹ, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ
theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có
bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các thương
hiệu đó sẽ bị huỷ. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được Cục Hải quan Mỹ bảo vệ
quyền lợi cần đăng ký khiếu nại bản quyền tại Văn phòng bản quyền theo các thủ tục
hiện hành.
3.5. Quy định về trách nhiệm xã hội.
Hiện nay Mỹ đã áp dụng với tất cả các loại mặt hàng nhập khẩu hệ thống quản lý
SA – 8000, gồm những nguyên tắc cơ bản về quyền con người ở nơi làm việc của
từng nước không kể đến trình độ phát triển của nước đó như: Không được sử dụng lao
động trẻ em (vị thành niên), không sử dụng người lao động khi không đảm bảo được
sức khỏe cho người lao động, cam kết không phân biệt đối xử với người lao động, đảm
bảo an toàn lao động,…
Đối với đặc điểm lao động ngành thủ công mỹ nghệ chủ yếu ở vùng nông thôn,
người dân có thể tranh thủ lúc nông nhàn để sản xuất, trẻ em chưa đến độ tuổi lao động
nhưng vẫn tham gia vào sản xuất các mặt hàng như đan, lát, thêu thùa,… các doanh
nghiệp cần chú ý đến quy định SA 8000 nếu không sẽ gây khó khăn khi nhập khẩu vào
thị trường Mỹ.
3.6. Quy định về bảo vệ môi trường.
Đây là quy định chỉ cho phép nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa có đầu vào
sản xuất, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, nguyên liệu sản xuất lấy từ tự
nhiên nhưng phải đảm bảo trong quá trình khai thác không làm ảnh hưởng đến hệ sinh
thái. Mỹ đặc biệt chú trọng đến môi trường biển. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất
khẩu đồ thủ công mỹ nghệ cần quan tâm xử lý tốt từ khâu bắt đầu khai thác nguyên
liệu cho đến công đoạn sau sản xuất phải đảm bảo an toàn và thân thiện với môi
trường.
3.7. Luật chống bán phá giá (ADs)
Ở Mỹ có Luật chống bán phá giá (ADs). Nếu hàng hoá bán vào Mỹ thấp hơn giá
quốc tế hoặc thấp hơn giá thành thì người sản xuất ở Mỹ có thể kiện ra toà, và như
vậy, nước bị kiện sẽ phải chịu thuế cao không chỉ đối với chính hàng hoá bán phá giá
mà còn đối với tất cả các hàng hoá khác của nước đó bán vào Mỹ.
Luật chống bán hạ giá (CVDs):
Thuế chống bán hạ giá( CVDs) được áp dụng để làm vô hiệu hoá tác động của
trợ cấp xuất khẩu do Chính phủ nước ngoài dành cho hàng hoá của họ khi xuất khẩu
sang Mỹ. Những trợ cấp này làm giảm giá của hàng xuất khẩu vào Mỹ một cách cố ý
gây “chấn thương” kinh tế cho các nhà sản xuất Mỹ.
Đó là những quy định chung của Mỹ đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ khi
nhập khẩu vào nước này. Đối với hầu hết các nước, việc đặt ra các tiêu chuẩn, quy
chuẩn về sản phẩm nhập khẩu là điều không thể thiếu, nó đem lại những lợi ích cho
chính các doanh nghiệp trong Nước cũng như lợi ích của người tiêu dùng.
Để tìm hiểu sâu hơn về hàng rào kĩ thuật của Mỹ đối với hàng thủ công mỹ nghệ,
nhóm chúng tôi xin đi vào phân tích các quy định của hai nhóm sản phẩm chính trong
các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Mỹ đó là các sản phẩm may tre đan và
các sản phẩm gỗ.
*Đối với mặt hàng mây tre đan
- Vấn đề xử lý chống mốc mọt :
Một trong những vấn đề nan giải đầu tiên mà các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh mặt hàng mây tre đan đều phải đối mặt là vấn đề mốc, mối, mọt của hàng hoá.
Thông thường, các cơ sở sản xuất nhỏ đều chủ yếu sử dụng lưu huỳnh (diêm sinh) để ủ
sấy mây tre, lưu huỳnh vừa có tác dụng chống mốc, mọt vừa có tác dụng làm trắng, lên
mầu vàng đẹp cho nhiều mặt hàng mây tre, thêm nữa giá của lưu huỳnh rất rẻ, cách sử
dụng ủ sấy cũng rất đơn giản và tiện lợi. Đặc biệt trong mùa mưa phùn ở miền bắc thì
vấn đề mốc hàng lại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, lưu huỳnh là chất độc đã bị
cấm sử dụng trong quá trình sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu vào Mỹ.
Trên thị trường hiện nay cũng có một số loại thuốc chống mốc mọt nhập khẩu về
từ Trung Quốc, giá rẻ và có hiệu quả ngay tức thì nhưng đây cũng là các chất độc bị
cấm. Chất Borax hoặc Oxit kẽm cũng có thể được sử dụng trong quá trình luộc tre để
ngăn chặn mốc mọt, nhưng theo qui định mới của Châu Âu thì đây cũng là những chất
không được phép sử dụng.
Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã sử dụng chất Sapeco 8 của công ty
Beckem dùng để ngâm hoặc phun thẳng lên nguyên liệu mây tre trong quá trình sử lý
nhằm chống lại sự xâm nhập của mốc mọt. Đây là loại hoá chất tương đối thân thiện
với môi trường, hiệu quả chống mốc mọt khá tốt và phương pháp sử dụng đơn giản,
linh hoạt.
-Vấn đề sử dụng các loại keo ép:
Keo ép là hoá chất quan trọng được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng tre
cuốn, các hàng tre ép công nghiệp, ván sàn tre. Đây cũng là một loại hoá chất nhậy
cảm được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm đầu tiên khi họ có nhu cầu mua hàng.
Thông thường trong các loại keo có một lượng chất Formadehyle nhất định có
tác dụng giúp làm cứng các liên kết và định hình sản phẩm. Nếu lượng hoá chất này có
tỷ lệ cao sẽ không chỉ gây đọc cho người sử dụng mà còn gây nguy hiểm cho cả công
nhân sản xuất vì mùi rất khó chịu và gây ô nhiễm môi trường.
Theo tiêu chuẩn hiện nay, nếu các loại keo có chứa lượng Formadehyle cao đều
không được phép sử dụng cho các sản phẩm xuất vào thị trường Châu Âu,trong đó có
Mỹ, lượng Formadehyle trung bình được chấp nhận thông thường là dưới 3.5 mg/m²h.
- Vấn đề sử dụng các chất sơn phủ bề mặt:
Sơn phủ bề mặt là một yêu cầu bắt buộc đối với phần lớn các hàng hoá mây tre
đan thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Chất sơn phủ không chỉ có tác dụng làm đẹp sản
phẩm, tạo mầu sắc mà đó chính là lớp bảo vệ sản phẩm khỏi các xâm hại từ bên ngoài
như mốc, mọt, ẩm thấp gây trương nứt hàng...
Tuy nhiên chất sơn phủ lại là chất chủ yếu tiếp xúc với người sử dụng qua các
đường khác nhau như qua tiếp xúc trực tiếp bằng các động tác sờ mó, hoặc gián tiếp
như qua quần áo mặc của người sử dụng (ví dụ như ngồi trên ghế) hoặc gián tiếp qua
các sản phẩm đựngt rong các đồ có chứa chất sơn phủ (ví dụ bát tre dùng để đựng thức
ăn, thớt tre dùng để băm chặt đồ ăn). Chính vì vậy tất cả các nhà nhập khẩu đều cực
kỳ quan tâm đến việc nhà sản xuất dùng chất liệu sơn phủ gì, có đảm bảo an toàn cho
người sử dụng và người sản xuất hay không.
Tại thị trường Mỹ, yêu cầu quan trọng nhất là hàm lượng chì phải trong mức cho
phép thì mới được nhập khẩu vào Mỹ. Tiêu chuẩn này sẽ thay đổi tuỳ theo qui định
của từng bang một.
Nếu là hàng dùng cho trẻ nhỏ thì sẽ có yêu cầu Test đặc biệt vì trẻ em luôn có
thói quen sờ mó, thậm chí ngửi liếm vào các đồ dùng nên yêu cầu về chất lượng sơn an
toàn là rất cao.
Nếu là hàng dùng cho đồ nhà bếp như bát đũa, thớt, thìa thì phải thoả mãn được
các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
-Một số qui định về thử (Test) sản phẩm:
Các sản phẩm có sử dụng các koại keo ép thông thường đều phải xuất trình các
chứng nhận về thử test Formadehyle.
Các sản phẩm xuất vào thị trường Mỹ đều phải có chứng nhận vè Test chất lượng
"Quality Test" trong đó sẽ bao gồm cả phần Test chì.
*Đối với mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ
Đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ gỗ,Mỹ có những quy định
khá khắt khe,cụ thể như sau:
-Quy định về sản phẩm tiêu dùng an toàn CPSC
Quy định này được thể hiện trong hai đạo luật:”Đạo luật về sản phẩm an toàn
tiêu dùng”và”Đạo luật về cải tiến sản phẩm an toàn tiêu dùng”.
Từ năm 2001đến 2008 đối với các mặt hàng gỗ nhập khẩu vào Mỹ chịu sự quy định
chung trong các quy định của Đạo luật về an toàn sản phẩm tiêu dùng.
Từ năm 2008 có thêm “Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng ” viết tắt
là CPSIA đã được Quốc hội Mỹ thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày
15/8/2008. Đây là đạo luật rất phức tạp, có tính bắt buộc chứng nhận tiêu chuẩn cao
hơn so với luật cũ, nếu vi phạm có thể dẫn đến mức phạt vi phạm dân sự và hình sự,
đồng thời chính phủ Mỹ có thể ra lệnh tiêu hủy sản phẩm nếu vi phạm.
Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn phải được thực hiện bởi
một cơ quan đánh giá độc lập do CPSC công nhận.Giấy chứng nhận này phải kèm theo
sản phẩm hay chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn để choCPSC và Hải
quan Mỹ kiểm tra khi có yêu cầu.
-Quy tắc xuất xứ
Như đã nói ở trên về xu hướng tiêu dùng mang nhiều tính đặc thù của thị trường
đồ gỗ Hoa Kỳ, trong đó yếu tố gần gũi và bảo vệ thiên nhiên rất quan trọng. Nó đòi hỏi
những nhà cung cấp sản phẩm phải chứng minh được rõ nguồn gốc xuất xứ của
nguyên liệu làm nên sản phẩm . Bên cạnh đó,hình thức chứng minh nguồn gốc này
phải tiện dụng thì mới hấp dẫn người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ gốc sang Hoa Kỳ bắt buộc các nhà
xuất khẩu phải khai báo thực vật trong hàng xuất khẩu,bản khai báo bao gồm các
thông tin sau:
+tên khoa học(bao gồm tên chỉ và tên loài của bất kì thực vật nào có trong hàng nhập
khẩu
+giá trị hàng nhập khẩu và số lượng thực vật trong đó(bao gồm đơn vị đo lường)
+tên của nước nơi thực vật đó được đốn hạ,thu hoạch
-Quy tắc dán nhãn
Hàng gỗ nội thất cần được dán nhãn theo đúng Luật dán nhãn và đóng gói hợp lí
-15 CFR, mục 500-503. Luật dán nhãn , đóng gói hợp lí yêu cầu mỗi kiện hàng hóa
tiêu dùng dành cho hộ gia đình phải mang nhãn hiệu hàng hóa,theo đó:
+Tuyên bố xác định hàng hóa
+Tên và địa chỉ của nơi sản xuất,đóng gói hoặc phân phối sản phẩm
+Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng và kích thước hay số đếm (kích
thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm)
Ngoài ra nhãn mác hàng hóa phải chứa đựng các thông tin về kiểu dáng, nguồn
gốc xuất xứ hàng hóa
Như vậy tùy theo từng sản phẩm mà Mỹ có các quy định khác nhau , các doanh
nghiệp khi xuất khẩu mặt hàng nào cần tìm hiểu rõ các quy định này nhằm đáp ứng
đúng các yêu cầu mà họ đặt ra, từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp
cũng như nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta.
4.Những đánh giá chung về thực trạng xuát khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam sang thị trường Mỹ
4.1.Những thành công đạt được
Với những tìm hiểu về số liệu ở trên cho thấy,mặt hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ khá được ưa chuộng. Các mặt hàng chủ yếu được
xuất sang nước này là gỗ và các sản phẩm từ gỗ; hàng mây, tre đan, cói và thảm, các
sản phẩm gốm sứ….Tất cả những mặt hàng này Việt Nam đều có lợi thế sản xuất khá
thuận lợi do có nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn nhân lực đông đảo cùng các làng
nghề truyền thống , có kinh nghiệm sản xuất trong nhiều năm.
Theo ước tính của tổng cục thống kê thì năm 2011, mặt hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam chiếm 14,7%thị phần trong ngành hàng thủ công mỹ nghệ nhập
khẩu của Mỹ và con số này tăng dần qua các năm, cụ thể là năm 2012 tăng lên 17,5%,
năm 2013 tăng lên 22,7%, năm 2014 tăng lên 28,9%. Điều nàycho thấy tín hiệu tốt cho
việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và việc xuất khẩu sang thị
trường Mỹ nói riêng. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi
xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng các số liệu trên đã cho thấy Việt Nam có thể
“chinh phục” được thị trường khó tính này.
Những điều này cho thấy Việt Nam đã vượt được một số rào cản kỹ thuật mà Mỹ
đưa ra để thâm nhập vào thị trường này. Ví dụ như các sản phẩm về gỗ, Việt Nam đã
đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng an toàn, có giấy chứng nhận về xuất xứ và
tuân thủ theo các quy tắc dán nhãn mà Mỹ đề ra. Hay các sản phẩm về mây, tre đan,
cói và thảm cũng đã đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng các hóa chất chống mốc,
mọt, các loại sơn ép bề mặt cũng được dùng đúng lưu lượng, các quy định về việc thử
cũng đạt yêu cầu của Mỹ…và một số mặt hàng khác cũng vượt qua được các rào cản
kĩ thuật của Mỹ đểcó mặt tại thị trường này.
Với việc xuất khẩu được nhiều hàng thủ công mỹ nghệ ra nước ngoài nói chung
và sang thị trường Mỹ nói riêng, ngành hàng này đã đóng góp một lượng ngoại tệ khá
lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Sự phát triển của thủ công mỹ nghệ đã
giúp tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở các làng nghề trên đất nước, góp
phần vào việc duy trì và phát triển số làng nghề, gia tăng giá trị cho nguồn nguyên liệu
trong nước. Đồng thời, tận dụng, rút bớt lao động nông nghiệp sang làm ngành nghề,
làng nghề, làm ở doanh nghiệp và đây là phương thức đô thị hóa theo kiểu “ly nông
bất ly hương”.
4.2.Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những thành công đã đạt được các xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể như sau:
Quy trình thu mua nguyên liệu chưa được chú ý giám sát. Các cơ sở thu mua
nguyên liệu, chưa chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc, kho bãi phục vụ cho việc
bảo quản nguyên liệu sau khi thu mua. Một số cơ sở thu mua nguyên liệu thường chủ
quan với nguyên liệu sản xuất đầu vào trong khi nguồn này đang dần khan hiếm, bất
ổn định. Điều này làm cho lượng hàng xuất khẩu đi không ổn định.
Chất lượng nguyên liệu được thu mua còn chưa cao làm cho chất lượng hàng
TCMN bị ảnh hưởng, trong công đoạn xử lý nguyên liệu việc sử dụng hóa chất chưa
đảm bảo an toàn. Các tiêu chuẩn về chất lượng đối với hàng TCMN xuất khẩu vẫn còn
hạn chế, trong các sản phẩm vẫn còn chứa nhiều khuyết điểm chưa có khả năng khắc
phục. Điều này ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng được yêu cầu chất lượng mà Mỹ đề
ra,việc vượt rào cản trở nên khó khăn hơn cho Việt Nam.
Đội ngũ nhân viên vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn nhất là trong khâu
điều hành sản xuất và nghiên cứu các ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật. Hệ thống các
văn bản nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng TCMN chưa được ban hành một
cách đầy đủ, kịp thời làm cho hàng TCMN của Việt Nam luôn trong tình thế phải đuổi
theo các tiêu chuẩn của quốc tế đặt ra.
Sự thay đổi về các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của nước nhập khẩu đặt ra
cho hàng TCMN chưa được các doanh nghiệp xuất khẩu TCMN Việt Nam cập nhật
kịp thời cũng gây ra nhiều bất cập khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
4.3.Nguyên nhân của sự hạn chế
*) Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan chính gây ra những tồn tại của việc vượt rào cản kỹ
thuật trong thời gian vừa qua là do sự khác biệt trong hệ thống pháp luật của Việt Nam
và Mỹ. Trong khi luật pháp Việt Nam quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các mặt
hàng tương đối nhẹ nhàng thì luật pháp Mỹ quy định chặt chẽ các tiêu chuẩn cho một
mặt hàng cụ thể khác nhau. Điều này làm cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng
TCMN của Việt Nam không có sự chuẩn bị kỹ càng khi tiến hành xâm nhập vào thị
trường này. Các quy định về kỹ thuật luôn được sửa đổi để hoàn thiện hơn, điều này
gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam.
Thứ hai, sự thiếu nhất quán của các cơ quan chức năng, các tổ chức chuyên môn
của Nhà nước trong hoạt động cung cấp các thông tin về rào cản, tư vấn cho Trung
tâm đã trực tiếp làm hạn chế khả năng vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp.
*) Nguyên nhân chủ quan
Các doanh nghiệp Việt Nam thu mua nguyên liệu phần lớn thông qua các cơ sở
thu mua ở các tỉnh thành nên tình hình nguyên liệu bảo quản ở những cơ sở của doanh
nghiệp chưa đúng kỹ thuật. Nguyên liệu trong quá trình thu mua được kiểm tra chủ
yếu bằng phương pháp cảm quan nên không đánh giá chính xác được chất lượng của
nguyên liệu. Bên cạnh đó công tác kho bãi, máy móc còn lạc hậu do đó nguyên vật
liệu đầu vào không được đảm bảo, ảnh hưởng đến sản xuất.
Sự thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý dẫn
đến xảy ra tình trạng sai sót trong việc thực thi các chính sách vượt rào cản kỹ thuật,
không đảm bảo các tiêu chuẩn ngay từ quá trình sản xuất, làm giảm hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Thiếu các chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân viên hiểu biết về ảnh hưởng của
các rào cản kỹ thuật đối với việc xuất khẩu hàng hóa.
Chương 3:Gỉai pháp vựơt rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mặt hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Mỹ
1.Giải pháp từ phía Nhà nước:
Nhà nước phải làm đầu mối cung cấp mọi thông tin đầy đủ, chính xác, có trách
nhiệm bởi chỉ có cán cân thương mại Chính phủ mới có khả năng giúp doanh nghiệp
vượt qua các rào cản kỹ thuật:
-Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặt biệt là chính sách và
các quy định của Mỹ về mặt hàng thủ công mỹ nghệ để doanh nghiệp đề phòng và chủ
động đưa ra các đối sách hợp lý.
-Nhà nước cần chú trọng phát triển hoạt động cung cấp yếu tố đầu vào cho doanh
nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Yếu tố đầu vào là yếu tố quan trọng. Yếu tố
đầu vào đảm bảo về số lượng, chất lượng thì mới có thể sản xuất ra các mặt hàng đáp
ứng yêu cầu của thị trường Mỹ.
-Cần chú trọng phát triển nhân tố con người: Yếu tố con người là yếu tố đầu vào
không thể thiếu trong nền sản xuất, chính vì vậy nhà nước cần có các chính sách đào
tạo nguồn nhân lực phù hợp, có tay nghề, đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ
thuật đặt ra đối với ngành thủ công mỹ nghệ.
-Nâng cao năng lực đàm phán và giải quyết các tranh chấp thương mại với đối
tác nói chung và Mỹ nói riêng.
-Cần tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt dần và
loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài.
-Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối
phó và vượt qua các rào cản của môi trường.
-Hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam theo chuẩn quốc tế.
-Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế và các tiêu chuẩn xã hội.
2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp:
Doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu thật kỹ các rào cản kỹ thuật để tránh những
rủi ro, tổn thất không đáng có:
-Đầu tư nhập khẩu những dây chuyền thiết bị mới nhằm sản xuất ra những sản
phẩm thủ công mỹ nghệ có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của thị trường
Mỹ.
-Gắn chặt quyền lợi với các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ: Các doanh nghiệp Việt
Nam kết hợp với các doanh nghiệp Mỹ trong hoạt động sản xuất, phân phối mặt hàng
thủ công mỹ nghệ, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tránh được
1 số rào cản kỹ thuật mà Mỹ đưa ra.
-Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng và đáp
ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế nói chung và của Mỹ
nói riêng.
-Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại,vận động
hành lang. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chủ
động vượt qua các rào cản kĩ thuật.
-Xây dựng thương hiệu mạnh và đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm.
Kết luận
Trong thời gian qua, ngành thủ công mỹ nghệ đã trở thành một trong
những ngành hàng mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Ngành hàng thủ công mỹ nghệ đang ngày càng khẳng định được vị thế
của mình trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong các thị trường
chính xuất khẩu của Việt Nam tì Mỹ là một thị trường quan trọng và tiềm năng.
Ngành thủ công mỹ nghệ đã đã đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế-xã
hội, giải quyết công ăn việc làm cho lượng lớn lao động, đặc biệt là nông thôn.
Ngoài ra,ngành thủ công mỹ nghệ còn đem lại nguồn thu ngoại tệ khá lớn do
tận dụng nguyên liệu sẵn có và dồi dào trong nước. Nhận thức được vai trò
quan trọng của của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và tính quan trọng của thị
trường Mỹ, ác cơ quan chức năng và ngành thủ thủ công mỹ nghệ đã có những
biện pháp can thiệp tác động nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang
Mỹ, có các biện pháp vượt rào cản kỹ thuật do Mỹ đề ra để hàng của Việt Nam
có thể lấn vào sâu hơn ở thị trường Mỹ. Bên cạnh những thành công đạt được
thì xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang Mỹ vẫn còn nhiều hạn chế như chất lượng
chưa được đồng đều, giá cả còn cao so với đối thủ cạnh tranh và còn gặp phải
những rào cản kỹ thuật của nước này đưa ra khi nhập khẩu mặt hàng này. Từ
thực tế đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp chính sách cụ thể để từ
phía các các cơ quan quản lí Nhà nước,hiệp hội ngành thủ công mỹ nghệ và các
doanh nghiệp để thức đẩy ngành thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ nói
riêng và thế giới nói chung, nhằm góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.

More Related Content

What's hot

Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Jame Quintina
 
Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...
Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...
Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...Chi Chank
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhLe Nguyen Truong Giang
 
Mẫu dịch song ngữ hợp đồng tàu chuyến Gencon 1994
Mẫu dịch song ngữ hợp đồng tàu chuyến Gencon 1994Mẫu dịch song ngữ hợp đồng tàu chuyến Gencon 1994
Mẫu dịch song ngữ hợp đồng tàu chuyến Gencon 1994Việt Nam IBC
 
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcđề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcTrinh Van
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsThanh Uyển
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịHan Nguyen
 
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếChuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếPhạm Đức Cường
 
[123doc] phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
[123doc]   phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau[123doc]   phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
[123doc] phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khauJang Nam
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Rain Snow
 
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệpCâu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệpnataliej4
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếKhánh Hòa Konachan
 
Chiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh quốc tếChiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh quốc tếQuoc Tai Huynh Nguyen
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...PinkHandmade
 

What's hot (20)

Marketing trắc nghiệm
Marketing trắc nghiệmMarketing trắc nghiệm
Marketing trắc nghiệm
 
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
 
Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015
 
Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...
Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...
Bài so sánh của giáo sư nguyễn như tiến đaị học ngọai thương về vận tải đường...
 
Rào cản kĩ thuật
Rào cản kĩ thuậtRào cản kĩ thuật
Rào cản kĩ thuật
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
 
Mẫu dịch song ngữ hợp đồng tàu chuyến Gencon 1994
Mẫu dịch song ngữ hợp đồng tàu chuyến Gencon 1994Mẫu dịch song ngữ hợp đồng tàu chuyến Gencon 1994
Mẫu dịch song ngữ hợp đồng tàu chuyến Gencon 1994
 
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lựcđề Cương ôn tập quản trị nhân lực
đề Cương ôn tập quản trị nhân lực
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếChuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
 
[123doc] phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
[123doc]   phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau[123doc]   phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
[123doc] phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
 
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược marketing rượu Vokka, HAY, 9 Điểm!
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược marketing rượu Vokka, HAY, 9 Điểm!Đề tài: Hoàn thiện chiến lược marketing rượu Vokka, HAY, 9 Điểm!
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược marketing rượu Vokka, HAY, 9 Điểm!
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
 
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệpCâu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tế
 
Chiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh quốc tếChiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh quốc tế
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 

Similar to Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹluanvantrust
 
Giải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docx
Giải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docxGiải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docx
Giải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docxPhmM21
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).docNguyễn Công Huy
 
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ke hoach kinh_doanh_tam_tre_cao_cap_3088
Ke hoach kinh_doanh_tam_tre_cao_cap_3088Ke hoach kinh_doanh_tam_tre_cao_cap_3088
Ke hoach kinh_doanh_tam_tre_cao_cap_3088hoquoctoan91
 
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà NộiNghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nộiluanvantrust
 
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTERGỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTERVisla Team
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (21).docLuanvan84
 
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà NộiNghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nộiluanvantrust
 
39_Đỗ Thùy Trang_20051180 (2).docx
39_Đỗ Thùy Trang_20051180 (2).docx39_Đỗ Thùy Trang_20051180 (2).docx
39_Đỗ Thùy Trang_20051180 (2).docxThanhHNguyn44
 
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế nhó...
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế                                      nhó...ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế                                      nhó...
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế nhó...An Huỳnh
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnktupmo
 

Similar to Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ (20)

Bài mẫu Tiểu luận marketing đối với sản phẩm may mặc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận marketing đối với sản phẩm may mặc, HAYBài mẫu Tiểu luận marketing đối với sản phẩm may mặc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận marketing đối với sản phẩm may mặc, HAY
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
 
Giải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docx
Giải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docxGiải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docx
Giải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docx
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (38).doc
 
Cơ sở lý luận về thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.docx
Cơ sở lý luận về thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.docxCơ sở lý luận về thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.docx
Cơ sở lý luận về thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.docx
 
Bài mẫu Tiểu luận Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm
Bài mẫu Tiểu luận Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩmBài mẫu Tiểu luận Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm
Bài mẫu Tiểu luận Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm
 
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
 
Ke hoach kinh_doanh_tam_tre_cao_cap_3088
Ke hoach kinh_doanh_tam_tre_cao_cap_3088Ke hoach kinh_doanh_tam_tre_cao_cap_3088
Ke hoach kinh_doanh_tam_tre_cao_cap_3088
 
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà NộiNghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
 
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTERGỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
 
Tiểu luận về marketing tại công ty may Đức Giang.doc
Tiểu luận về marketing tại công ty may Đức Giang.docTiểu luận về marketing tại công ty may Đức Giang.doc
Tiểu luận về marketing tại công ty may Đức Giang.doc
 
Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều việt nam và...
Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều việt nam và...Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều việt nam và...
Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều việt nam và...
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc
 
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà NộiNghiên cứu thị trường tiêu thụ  sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng mai - Hà Nội
 
Đề tài: Xây dựng, phát triển Thương hiệu May mặc Việt Nam, HAY
Đề tài: Xây dựng, phát triển Thương hiệu May mặc Việt Nam, HAYĐề tài: Xây dựng, phát triển Thương hiệu May mặc Việt Nam, HAY
Đề tài: Xây dựng, phát triển Thương hiệu May mặc Việt Nam, HAY
 
39_Đỗ Thùy Trang_20051180 (2).docx
39_Đỗ Thùy Trang_20051180 (2).docx39_Đỗ Thùy Trang_20051180 (2).docx
39_Đỗ Thùy Trang_20051180 (2).docx
 
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế nhó...
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế                                      nhó...ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế                                      nhó...
ứNg dụng quản trị kinh doanh quốc tế nhó...
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 

Recently uploaded

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

  • 1. Lời nói đầu Trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước,Đảng và Nhà nước ta đã xác định xuất khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế,góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội.Trong những năm qua, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã mang lại lợi ích to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về văn hóa,xã hội, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam.Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và tinh thần,nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sang tạo của người thợ thủ công với những giá trị của văn hóa dân tộc có trong các sản phẩm.Hàng thủ công mỹ nghệ không còn là hàng hóa đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hóa với tính nghệ thuật cao,một số được coi là biểu tượng của truyền thống văn hóa dân tộc.Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vừa đạt hiệu quả kinh tế cao,vừa tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có,tạo việc làm thu nhập ổn định cho một số lượng lao động lớn ở nông thôn và góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa xã hội.Trong những năm qua,Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ trong sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ,từng bước tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường quốc tế. Mỹ là đối tác rất quan trọng của Việt Nam trong những năm gần đây,đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,Tham gia Hội nhập kinh tế Đông Á và đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương.Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không ngừng tăng lên trong những năm gần đây trong đó mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong số những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ.Tuy nhiên,Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong việc vượt qua các rào cản mà Mỹ đưa ra,trong đó có rào cản kỹ thuật.Điều này buộc các doanh nghiệp phải đề ra các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu.Do vậy,để giúp các doanh nghiệp tìm hiểu rõ các rào cản kĩ thuật và có các giải pháp hiệu quả,nhóm chúng tôi quyết định tìm hiểu đề tài “Gỉai pháp vượt rào cản kỹ thuật của Việt Nam khi xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị tường Mỹ”.
  • 2. Chương I: Một số khái niệm cơ bản 1. Rào cản kĩ thuật là gì? Hiện nay, khái niệm về rào cản kỹ thuật còn có nhiều nhận thức khác nhau. Thực tế rào cản kỹ thuật là một khái niệm rộng bao gồm nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong kinh doanh và thương mại quốc tế. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là những quy định ngoài thuế quan hay một chính sách phân biệt nào đó mà một nước hay một vùng lãnh thổ áp dụng với mục đích hạn chế hoặc ngăn cản thương mại quốc tế. Nó bao gồm tất cả các biện pháp được thực hiện ở biên giới nhằm hạn chế việc hàng hóa nước khác thâm nhập vào thị trường và các thủ tục này tạo thuận lợi cho hàng hóa trong nước như một hình thức bảo hộ. Trong hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO không đưa ra khái niệm về rào cản kĩ thuật,nhưng rào cản kĩ thuật được hiểu là : các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó 2. Phân loại rào cản kỹ thuật Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất khác nhau ở các nước tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Các rào cản này có thể được chia thành các loại hình sau: a. Các quy định về đặc tính của sản phẩm Quy định này bao gồm: Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ. Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những quy định và các phương pháp thống kê chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm…được áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe đời sống… b. Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất có ảnh hưởng đến đặc tính, chất lượng của sản phẩm và môi trường
  • 3. Các nước thuộc Châu Âu có thể không cho phép nhập khẩu hàng hóa nếu họ có căn cứ cho thấy quy trình, công nghệ sản xuất của nước xuất khẩu quá lạc hậu, các sản phẩm không bảo quản được lâu, ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra cũng có các quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến môi trường hay không? Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo. c. Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ sử dụng Biểu tượng là một yếu tố đồ họa nó là hình ảnh đại diện cho một công ty hay một tổ chức thương mại. Đối với các sản phẩm xuất khẩu thường có quy định biểu tượng của không được trùng hoặc gần giống với biểu tượng của các sản phẩm cùng loại ở nước nhập khẩu. Một số hàng hóa xuất khẩu thường phải kèm theo hướng dẫn sử dụng, các thuật ngữ sử dụng phải là thuật ngữ phổ thông, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước nhập khẩu mặt hàng đó. Yêu cầu đối với ngôn ngữ câu chữ phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh gây các hiểu lầm cho người sử dụng. Ký hiệu, đơn vị đo lường phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế. d. Các quy định về bao gói, mã hiệu hoặc nhãn hàng được áp dụng cho một sản phẩm *Quy định về bao gói và đóng gói bao bì Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng… Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sử dụng. Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nước, cũng như chi phí sản xuất bao bì, các vật nguyên liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế ở các nước là khác nhau. *Quy định về nhãn mác
  • 4. Nhãn mác là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn được sản phẩm theo đúng mong muốn và họ có quyền được biết đầy đủ thông tin về bản chất của sản phẩm để có sự lựa chọn chính xác nhất. Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đúng các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, nguồn gốc xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản… Quá trình xin cấp nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệu có thể kéo dài hàng tháng và rất tốn kém. Đây là rào cản được sử dụng phổ biễn nhất trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển.
  • 5. Chương II: Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Việt Nam khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ 1. Khái quát chung về thị trường thủ công mỹ nghệ tại thị trường Mỹ Với dân số gần 300 triệu người, đa dạng về chủng tộc và có thu nhập cao, Hoa Kỳ là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Do giá nhân công tại Hoa Kỳ cao, đến nay hầu hết các hàng hoá tiêu dùng là hàng nhập khẩu, hoặc gia công ở nước ngoài theo mẫu mã thiết kế và đầu tư của các công ty Mỹ và nhập khẩu trở lại Hoa Kỳ. Các mặt hàng dụng cụ gia đình và trang trí trong nhà, ngoài vườn, có doanh số lớn nhất và có xu hướng tăng nhanh. Tiềm năng của các mặt hàng này rất lớn vì người mua hầu hết là chủ các hộ gia đình. Các mặt hàng quà tặng, lưu niệm cũng có xu hướng tăng lên theo nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng vừa có tính chất quà tặng vừa có tính gia dụng.Trong khi đó,hầu hết các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được làm từ các nguyên liệu dân gian như gốm,sứ,sơn mài,tơ lụa…qua bàn tay khéo léo và tinh xảo của người Việt kết hợp với một số thiết bị máy móc đã tạo ra những sản phẩm có mẫu mã và tính năng đa dạng,phong phú,phù hợp với nhu cầu của người dân Mỹ. Thị trường Hoa Kỳ đối với các mặt hàng tiêu dùng được tạo thành thông qua hệ thống bán buôn, bán lẻ rộng khắp, với nhiều hình thức bán hàng phong phú như hệ thống cửa hàng bách hoá truyền thống, trung tâm thương mại (Wal-mart, K-mart, Target, Sear…), các cửa hàng chuyên doanh, bán hàng trên mạng internet, qua TV…Ngoài ra còn có các hội chợ để về hàng hóa,Các hội chợ về hàng quà tặng và đồ dùng gia đình ở Hoa Kỳ thường tập chung vào 2 mùa: mùa đông (cuối tháng 1, tháng 2 & 3) để giới thiệu các mặt hàng tiêu dùng mùa hè, và hội chợ mùa hè (tháng 7 & 8) cho các mặt hàng tiêu dùng mùa đông và trong dịp lễ hội cuối năm. Để hàng thủ công, mỹ nghệ của Việt Nam bán được vào Mỹ đa dạng, phong phú hơn về chủng loại, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu hệ thống phân phối và tìm cách tiếp cận hệ thống bán lẻ ở Hoa Kỳ để nắm bắt nhu cầu mặt hàng mới, mẫu mã mới, mức giá bán và xu hướng tiêu thụ của thị trường, nhằm chủ động sản xuất các mặt hàng mới phù hợp thị hiếu tiêu dùng.
  • 6. Thị trường Mỹ nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhiều nhất trên thế giới. Các mặt hàng chiếm thị phần nhập khẩu lớn nhất là mây tre, gốm sứ, thảm, rèm mành, các sản phẩm thêu, đá quý mỹ nghệ... song họ lại chủ yếu nhập từ Trung Quốc (TQ) và các nước khác. VN chẳng xếp vào thứ hạng nào trong tất cả các mặt hàng này, mặc dù Mỹ hiện là thị trường số 1 của thủ công mỹ nghệ VN. Cho đến nay, chỉ có hàng gốm ngoài vườn và trang trí trong nhà, hàng mây tre, hàng thêu của VN là có khả năng thâm nhập khá vào thị trường Mỹ nhưng cũng cạnh tranh rất vất vả...Vì vậy đối thủ mà các doanh nghiệp Việt Nam phải dè chừng nhất khi xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang Mỹ là Trung Quốc 2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang Mỹ 2.1. Những lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ 2.1.1. Lợithế về lao động: Việt Nam vốn là nước có nguồn lao động trẻ, dồi dao, có khả năng tiếp thu nhanh, cần cù, sang tạo và có tính cộng đồng cao. Mặt khác, trong các làng nghề sản xuất lại có những nghệ nhân, thợ giỏi, có tâm huyết với nghề, có ý thức và tinh thần trách nhiệm đào tạo nghề cho các thế hệ trẻ. Đó là tiềm năng rất lớn trong phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Việt Nam có truyền thống lâu đời trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và thường tập trung ở các làng nghề. Theo một báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thì sản xuất hàng thủ công ở tất cả những tiểu ngành này chủ yếu dựa trên một hệ thống gồm 2.017 làng nghề trên toàn quốc. Các làng nghề có thể tìm thấy trên khắp đất nước. Các làng nghề thường tập trung lớn ở các tỉnh phía Bắc. 2.2.2.Lợi thế về chủng loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ Nước ta là một nước nhiệt đới, chủng loại thực vật phong phú, do đó hầu hết các nguyên liệu đầu vào đều có sẵn có trong nước cho ngành thủ công mỹ nghệ như : lá buông thì có ở Khánh Hoà, mây tre thì có ở Chương Mỹ, cói ở Ninh Bình....,không giống như một số ngành nghề khác phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài với các khoản chi phí cao, làm cho giá thành cao. Do đó khó bán được sản phẩm và lợi nhuận sẽ
  • 7. giảm. Ngược lại, ngành thủ công mỹ nghệ do không phải nhập nguyên vật liệu, nên chi phí dành cho sản xuất giảm xuống đáng kể, giá thành sản phẩm cũng vì thế mà ở mức độ phù hợp với người tiêu dùng mà vẫn thu được lợi nhuận cao. Chính vì sự đa dạng về nguyên liệu nên ngành thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam có thể được phân loại thành 10 tiểu ngành và các nhóm cơ bản dưới đây: +Tre,mây,cói,lá +Gốm +Gỗ +Thêu +Dệt +Kim loại +Giấy thủ công +Các loại nguyên liệu khác nhau +Tác phẩm nghệ thuật +Khác. Mỗi tiểu ngành lại có những lợi thế riêng,cụ thể như sau: * Tre, mây, cói và lá: Từ nguồn dồi dào nguyên liệu thô ở các địa phương như tre, mây, cói và lá và cũng gồm có các nguyên liệu thô như ruột bèo tây, chuối hoặc rơm, Việt Nam sản xuất ra những đồ dùng nhỏ, rổ, nôi, va-li, túi mua hàng, thảm lót (đĩa, cốc), bình phong và nhiều vật dụng khác. Sản phẩm đan (rổ, giỏ) thu được kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Các sản phẩm này được sản xuất ở nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng hầu hết đến từ Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và Tiền Giang. Trong các năm gần đây, xuất khẩu sản phẩm thủ công từ nguyên liệu bèo tây đã phát triển nở rộ. Có nhiều làng nghề ở các tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt chuyên về các sản phẩm từ bèo tây Nguyên liệu mây cần phải có sự lưu tâm đặc biệt do nó có truyền thống rất lâu đời. Việt Nam đã luôn được nhìn nhận là một đất nước của mây (đứng thứ ba chỉ sau In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a) và người Việt Nam rất giỏi chế tạo các sản phẩm không chỉ từ các giỏ đan làm bằng mây mà còn cả những đồ dùng bằng mây sử dụng trong
  • 8. nhà và ngoài trời. Ghế, bàn và ngăn kéo mây sản xuất ở Việt Nam đã trở nên rất phổ biến ở nhiều nước như Đức, Italia và Mỹ với nhu cầu thậm chí còn đang tăng lên. * Gốm Nghề gốm đã có ở Việt Nam từ 10.000 năm nay và các cơ sở sản xuất gốm phân bổ trên khắp cả nước. Tuy nhiên, một số trung tâm sản xuất sản phẩm gốm lớn nằm ở Hà Nội (Bát Tràng), Đồng Nai và Bình Dương. Gần đây, các sản phẩm nghệ thuật làm từ sành phục vụ nhu cầu trang trí nhà và vườn đã phát triển mạnh ở các tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nam và Bắc Ninh và đã thu hút đuợc sự chú ý đặc biệt của các nhà nhập khẩu trên khắp thế giới.. * Gỗ Nhóm sản phẩm có ưu thế lớn của ngành gỗ là đồ dùng trong nhà, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu. Hầu hết hoạt động sản xuất đồ dùng làm từ gỗ tập trung ở các tỉnh khu vực phía Bắc của Việt Nam như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Hà Tây, trong khi đó thì ngành chế biến gỗ công nghiệp lại chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Trung và Nam. Các nhóm sản phẩm quan trọng tập trung vào sản phẩm bàn và đồ bếp. Ở Việt Nam, những sản phẩm này chủ yếu được làm từ gỗ nhẹ hơn như gỗ thông và gỗ thích. Cũng có các hoạt động sản xuất lớn về các phụ kiện như khung tranh, khung ảnh, khung gương. * Thêu và ren Các sản phẩm thêu ren bằng tay hầu hết là khăn trải bàn, quần áo, váy, túi và những vật dụng sử dụng thông thường. Những sản phẩm này được tạo ra chủ yếu ở các làng nghề trong các tỉnh Hà tây, Thái Bình, Ninh Binh và Hà Nam. Trước kia, những sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang các nước đông Âu nhưng ngày nay, thị trường xuất khẩu đã mở rộng sang nhiều nước, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp và Italia. Các nhà xuất khẩu sản phẩm này gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thâm nhập thị trường mới và cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất bằng máy từ các nhà máy của Trung Quốc.
  • 9. * Dệt Sản phẩm dệt ở Việt Nam được tạo ra từ 432 làng nghề, trong đó có nhiều sản phẩm từ các dân tộc thiểu số. Các nguyên liệu sử dụng phổ biến là lụa, cotton, len và sợi lanh. Hầu hết 90% các làng nghề dệt đan phân bổ ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là khu vực đồng bằng Sông Hồng. * Kim khí mỹ nghệ Trang trí và sản phẩm quà tặng làm từ kim loại như tượng nhỏ, đồ trang sức, chuông, chiêng và khung tranh. Trong số những sản phẩm này, các vật dụng như đồ mạ bạc, đồ đồng chế tác và đồ đúc bằng đồng thiếc được xuất khẩu. Gần đây, sản phẩm chế tác đồng đã tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt do sự kết hợp giữa sản phẩm đồng chế tác với các nguyên liệu tự nhiên khác như mây, bèo tây và các nguyên liệu khác. Trên cơ sở kết hợp nguyên liệu này, có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm đa dạng trong thời điểm hiện nay. *Nghệ thuật chế tác đá, xương, sừng, thuỷ tinh hoặc kết hợp Có 45 làng nghề chạm khảm/tạc đá trong nước. Mặc dù 90% phân bổ ở miền Bắc, nhưng những làng nghề nổi tiếng nhất cả trong nước và quốc tế lại thuộc khu vực miền Trung (thành phố Đà Nẵng). Thiết kế đang thịnh hành về chạm khảm đá cơ bản tập trung vào hình ảnh tôn giáo, tượng phật, tượng người, động vật và dụng cụ trong nhà. Thẩm mỹ của những thiết kế này cơ bản thiên về châu Á. Đá rắn chủ yếu được sử dụng đối với các sản phẩm truyền thống như hình ảnh về phật, hình ảnh động vật truyền thống, các cột kiến trúc trang trí, lồng cầu thang… Nhiều thiết kế có thể được áp dụng đối với các loại đá mềm. Đá trắng có thể được nhuộm thành nhiều màu khác nhau, do đó, có thể tương thích với những thiết kế đa dạng. Những sản phẩm từ đá cho EU, Hoa Kỳ và Ca-na-đa gồm có tượng và các vật dụng trong vườn. Sử dụng đá mềm đang có xu hướng tăng lên. Các nhà mua hàng nước ngoài thường thích những thiết kế đơn giản và chưa hoàn thiện trên các sản phẩm đá thủ công. Bên cạnh đá, sừng trâu và mai/vỏ (ốc, hến…) cũng được sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm như túi xách tay, bát, thìa…
  • 10. Như vậy, về nguyên vật liệu để làm ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam khá đa dạng và phong phú, lại có sẵn, nguồn lao động thì đông đảo và tương đối rẻ. Những điều này chính là những lợi thế của Việt Nam trong việc sản xuất những mặt hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của nước nhập khẩu cũng như đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. 2.2.Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Mỹ Trong những năm gần đây ,mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ khác cao,góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta,cụ thể như sau: Năm Kim ngạch xuất khẩu (USD) Thị phần (%) 2011 35,820 14.7% 2012 41.115 17.5% 2013 52.254 22.7% 2014 56.402 28.9% 35820 41115 52254 56402 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2011 2012 2013 2014 triệu USD Năm Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm 2011 - 2014
  • 11. Như vậy, nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Mỹ tưng đều qua các năm và với số lượng khác cao. Năm 2011, riêng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chiếm tới 14,7% thị phần hàng thủ công mỹ nghệ của Mỹ, năm 2012 chiếm 17,5% (tăng 2,8% so với năm 2011),năm 2013 chiếm 22,7% (tăng 5,2% so với năm 2012) và năm 2014 là 28,9% (tăng 7,2% so với năm 2013). Như vậy,thị phần hàng thủ công mỹ phẩm nhập khẩu từ Việt Nam của Mỹ cũng tăng qua các năm,có thể thấy năm 2014 là năm tăng nhiều nhất so với các năm từ 2011-2014. Với sự phong phú về chủng loại mặt hàng, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ khá đa dạng, trong đó một số mặt hàng có số lượng lớn như hàng mây, tre, cói và thảm, các sản phẩm gỗ, các mặt hàng gốm sứ và các sản phẩm thủy tinh trang trí, cụ thể như sau: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ từ 2011-2014(đơn vị:USD) 0 500000000 1E+09 1.5E+09 2E+09 2.5E+09 2011 2012 2013 2014 USD Năm Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ từ 2011 - 2014 Năm 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch 1.435.099.108 1.785.596.937 2.011.574.211 2.234.892.138
  • 12. Nhìn vào các số liệu trên cho thấy các sản phẩm từ gỗ xuất sang thị trường này khá lớn,trong giai đoạn này trung bình mỗi năm nước ta xuất sang trên 1,5 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu mây,tre,cói và thảm của Việt Nam sang thị trường Mỹ từ năm 2011-2014(đơn vị :USD) Năm Kim ngạch 2011 31.830.920 2012 41.115.377 2013 52.249.219 2014 57.394.235 Có thể thấy mặt hàng mây, tre đan, cói và thảm của Việt Nam cũng được ưa chuộng khá nhiều ở Mỹ, tổng kim ngạch tăng đều qua các năm,chỉ riêng năm 2014 có tăng nhưng tăng ít hơn so với 3 năm còn lại .Nhưng có thể nói đây cũng là mặt hàng khá mạnh của Việt Nam khi xuất sang nước này. 0 15000000 30000000 45000000 60000000 75000000 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói và thảm sang thị trường Hoa Kỳ 2011-2014
  • 13. Một trong những mặt hàng cũng đạt doanh số cao đó là mặt hàng gốm sứ,một trong những sản phẩm truyền thống của Việt Nam.Mặt hàng này cũng được người dân Mỹ ưa chuộng bởi nó vừa có thể phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày,vừa có thể làm trang trí,đúng với mong muốn của người dân nơi đây.một vài số liệu sau đây sẽ minh chứng điều đó. Bảng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ sang Mỹ từ 2011-2014 Năm 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch 36.279.219 38.237.998 38.237.998 52.118.910 Bên cạnh đó mặt hàng thủy tinh trang trí cũng đạt doanh số khá cao,cụ thể như sau: 0 15000000 30000000 45000000 60000000 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ sang thị trường Hoa Kỳ 2011-2014
  • 14. Bảng số liệu mặt hàng thủy tinh trang trí xuất khẩu sang Mỹ từ 2011-2014 Năm Kim ngạch 2011 34.592.253 2012 42.843.375 2013 46.746.380 2014 45.821.255 Trong giai đoạn từ 2011-2014, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy tinh sang Mỹ có sự biến đổi.Từ năm 2011-2013, kim ngạch tăng đều đặn và đạt mức doanh số cũng khá cao.Riêng năm 2014, kim ngạch có sự giảm nhẹ so với năm 2013. 0 12000000 24000000 36000000 48000000 60000000 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh sang thị trường Hoa Kỳ 2011-2014
  • 15. Nhìn một cách tổng thể các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Mỹ, ta thấy các mặt hàng này đều có kim ngạch xuất khẩu khác cao, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta. Điều này tạo động lực để các doanh nghiệp, các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi để Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang các thì trường lớn khác ngoài Mỹ. 3. Những rào cản kỹ thuật của Mỹ về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ gần như là lớn nhất của Việt Nam.Tuy nhiên thị trường này ngày càng thắt chặt hơn về các quy định về tiêu chuẩn nhập đối với hàng thủ công mỹ nghệ đến từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Việc đặt ra các tiêu chuẩn,quy chuẩn của họ thực chất là muốn bảo vệ sức khỏe cho người dân của họ. Đó cũng chính là các rào cản kỹ thuật mà Việt Nam muốn xuất khẩu được cần phải vượt qua được các rào cản này. Các quy định của họ cụ thể như sau: 3.1. Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSA): Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (viết tắt là CPSC) là cơ quan của chính phủ có trách nhiệm về tính an toàn của các sản phẩm tiêu dùng tại Mỹ. Họ thực hiện vai trò bằng cách xây dựng những tiêu chuẩn an toàn tự nguyện, theo dõi thương tật và tử vong đồng thời làm việc với các công ti để loại bỏ những sản phẩm khuyết tật ra khỏi thị trường. Theo đó sản phẩm muốn được nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị từ chối nếu không tuân theo tiêu chuẩn an toàn sản phẩm hiện hành, yêu cầu về nhãn hiệu hoặc được xác định là có hại. Hình thức trừng phạt cho việc không tuân thủ quy định của CPSA thường là từ chối không cho nhập hàng vào Mỹ, nặng hơn là bắt giữ cảnh cáo nếu sản phẩm được xác định là gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Vì vậy đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam muốn được nhập khẩu thì trước hết phải đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực vật, không có vi sinh vật như nấm, mọt, mối, mốc,… gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, nên chú trọng xử lý khâu nguyên liệu đầu vào ngay từ khi bắt đầu sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.
  • 16. 3.2. Luật liênbang về các chất nguy hiểm. Luật này quy định về việc dán nhãn các sản phẩm độc hại dùng trong gia đình có thể gây thương tích hoặc bênh tật với người sử dụng khi được sử dụng một cách bình thường, bao gồm các chất độc, chất ăn mòn, chất dễ gây cháy nổ… Để xác minh việc tuân thủ luật, CPSC có thể điều tra địa điểm sản xuất, đóng gói, kho chứa hàng,… Mỹ cấm tất cả những sản phẩm nhập khẩu không tuân thủ yêu cầu về nhãn hàng của Luật liên bang về các chất nguy hiểm. Khi phát hiện vi pham, Mỹ sẽ yêu cầu dán lại nhãn sản phẩm, sau khi dán lại nhãn nếu vẫn chưa đạt yêu cầu, hàng sẽ phải tái xuất hoặc bị tiêu hủy. 3.3. Quy tắc xuất xứ. Có 2 loại quy tắc xuất xứ cơ bản: không ưu đãi và có ưu đãi. Quy tắc không ưu đãi được áp dụng khi không có hiệp định thương mại song phương và đa phương. Quy tắc ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa để xác định có đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại. Theo các quy tắc này. Đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ đều phải ghi xuất xứ cụ thể về hàng hóa, nước sản xuất bằng tiếng Anh với hình thức dễ đọc và ở vị trí dễ thấy trên vỏ hàng hóa để người mua cuối cùng ở Mỹ biết được tên nước xuất xứ, nơi hàng hóa được sản xuất chế tạo, hầu hết đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đều được sản xuất từ những nguồn nguyên liệu trong nước. Trường hợp bị tính là gian lận xuất xứ hàng hóa là khi hàng hóa của nước ngoài có tên hoặc ký mã hiệu làm người ta tin rằng hàng hóa này được sản xuất ở Mỹ hoặc địa điểm nào đó ngoài Mỹ nhưng thực tế không phải là nơi hàng hóa đó được sản xuất ra sẽ không được nhập khẩu qua bất cứ trạm hải quan nào của Mỹ. Tất cả các loại hàng hóa vi phạm quy định về xuất xứ khi nhập khẩu vào Mỹ đều bị phạt mức thuế 10% tổng giá trị. 3.4. Quy định về thương hiệu và tên thương mại. Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp
  • 17. cho Cục Hải quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công. Theo “Copyright Revision Act” (1976) của Mỹ, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các thương hiệu đó sẽ bị huỷ. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được Cục Hải quan Mỹ bảo vệ quyền lợi cần đăng ký khiếu nại bản quyền tại Văn phòng bản quyền theo các thủ tục hiện hành. 3.5. Quy định về trách nhiệm xã hội. Hiện nay Mỹ đã áp dụng với tất cả các loại mặt hàng nhập khẩu hệ thống quản lý SA – 8000, gồm những nguyên tắc cơ bản về quyền con người ở nơi làm việc của từng nước không kể đến trình độ phát triển của nước đó như: Không được sử dụng lao động trẻ em (vị thành niên), không sử dụng người lao động khi không đảm bảo được sức khỏe cho người lao động, cam kết không phân biệt đối xử với người lao động, đảm bảo an toàn lao động,… Đối với đặc điểm lao động ngành thủ công mỹ nghệ chủ yếu ở vùng nông thôn, người dân có thể tranh thủ lúc nông nhàn để sản xuất, trẻ em chưa đến độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia vào sản xuất các mặt hàng như đan, lát, thêu thùa,… các doanh nghiệp cần chú ý đến quy định SA 8000 nếu không sẽ gây khó khăn khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ. 3.6. Quy định về bảo vệ môi trường. Đây là quy định chỉ cho phép nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa có đầu vào sản xuất, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, nguyên liệu sản xuất lấy từ tự nhiên nhưng phải đảm bảo trong quá trình khai thác không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Mỹ đặc biệt chú trọng đến môi trường biển. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ cần quan tâm xử lý tốt từ khâu bắt đầu khai thác nguyên liệu cho đến công đoạn sau sản xuất phải đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường.
  • 18. 3.7. Luật chống bán phá giá (ADs) Ở Mỹ có Luật chống bán phá giá (ADs). Nếu hàng hoá bán vào Mỹ thấp hơn giá quốc tế hoặc thấp hơn giá thành thì người sản xuất ở Mỹ có thể kiện ra toà, và như vậy, nước bị kiện sẽ phải chịu thuế cao không chỉ đối với chính hàng hoá bán phá giá mà còn đối với tất cả các hàng hoá khác của nước đó bán vào Mỹ. Luật chống bán hạ giá (CVDs): Thuế chống bán hạ giá( CVDs) được áp dụng để làm vô hiệu hoá tác động của trợ cấp xuất khẩu do Chính phủ nước ngoài dành cho hàng hoá của họ khi xuất khẩu sang Mỹ. Những trợ cấp này làm giảm giá của hàng xuất khẩu vào Mỹ một cách cố ý gây “chấn thương” kinh tế cho các nhà sản xuất Mỹ. Đó là những quy định chung của Mỹ đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ khi nhập khẩu vào nước này. Đối với hầu hết các nước, việc đặt ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản phẩm nhập khẩu là điều không thể thiếu, nó đem lại những lợi ích cho chính các doanh nghiệp trong Nước cũng như lợi ích của người tiêu dùng. Để tìm hiểu sâu hơn về hàng rào kĩ thuật của Mỹ đối với hàng thủ công mỹ nghệ, nhóm chúng tôi xin đi vào phân tích các quy định của hai nhóm sản phẩm chính trong các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Mỹ đó là các sản phẩm may tre đan và các sản phẩm gỗ. *Đối với mặt hàng mây tre đan - Vấn đề xử lý chống mốc mọt : Một trong những vấn đề nan giải đầu tiên mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng mây tre đan đều phải đối mặt là vấn đề mốc, mối, mọt của hàng hoá. Thông thường, các cơ sở sản xuất nhỏ đều chủ yếu sử dụng lưu huỳnh (diêm sinh) để ủ sấy mây tre, lưu huỳnh vừa có tác dụng chống mốc, mọt vừa có tác dụng làm trắng, lên mầu vàng đẹp cho nhiều mặt hàng mây tre, thêm nữa giá của lưu huỳnh rất rẻ, cách sử dụng ủ sấy cũng rất đơn giản và tiện lợi. Đặc biệt trong mùa mưa phùn ở miền bắc thì vấn đề mốc hàng lại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, lưu huỳnh là chất độc đã bị cấm sử dụng trong quá trình sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu vào Mỹ.
  • 19. Trên thị trường hiện nay cũng có một số loại thuốc chống mốc mọt nhập khẩu về từ Trung Quốc, giá rẻ và có hiệu quả ngay tức thì nhưng đây cũng là các chất độc bị cấm. Chất Borax hoặc Oxit kẽm cũng có thể được sử dụng trong quá trình luộc tre để ngăn chặn mốc mọt, nhưng theo qui định mới của Châu Âu thì đây cũng là những chất không được phép sử dụng. Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã sử dụng chất Sapeco 8 của công ty Beckem dùng để ngâm hoặc phun thẳng lên nguyên liệu mây tre trong quá trình sử lý nhằm chống lại sự xâm nhập của mốc mọt. Đây là loại hoá chất tương đối thân thiện với môi trường, hiệu quả chống mốc mọt khá tốt và phương pháp sử dụng đơn giản, linh hoạt. -Vấn đề sử dụng các loại keo ép: Keo ép là hoá chất quan trọng được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng tre cuốn, các hàng tre ép công nghiệp, ván sàn tre. Đây cũng là một loại hoá chất nhậy cảm được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm đầu tiên khi họ có nhu cầu mua hàng. Thông thường trong các loại keo có một lượng chất Formadehyle nhất định có tác dụng giúp làm cứng các liên kết và định hình sản phẩm. Nếu lượng hoá chất này có tỷ lệ cao sẽ không chỉ gây đọc cho người sử dụng mà còn gây nguy hiểm cho cả công nhân sản xuất vì mùi rất khó chịu và gây ô nhiễm môi trường. Theo tiêu chuẩn hiện nay, nếu các loại keo có chứa lượng Formadehyle cao đều không được phép sử dụng cho các sản phẩm xuất vào thị trường Châu Âu,trong đó có Mỹ, lượng Formadehyle trung bình được chấp nhận thông thường là dưới 3.5 mg/m²h. - Vấn đề sử dụng các chất sơn phủ bề mặt: Sơn phủ bề mặt là một yêu cầu bắt buộc đối với phần lớn các hàng hoá mây tre đan thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Chất sơn phủ không chỉ có tác dụng làm đẹp sản phẩm, tạo mầu sắc mà đó chính là lớp bảo vệ sản phẩm khỏi các xâm hại từ bên ngoài như mốc, mọt, ẩm thấp gây trương nứt hàng... Tuy nhiên chất sơn phủ lại là chất chủ yếu tiếp xúc với người sử dụng qua các đường khác nhau như qua tiếp xúc trực tiếp bằng các động tác sờ mó, hoặc gián tiếp như qua quần áo mặc của người sử dụng (ví dụ như ngồi trên ghế) hoặc gián tiếp qua các sản phẩm đựngt rong các đồ có chứa chất sơn phủ (ví dụ bát tre dùng để đựng thức
  • 20. ăn, thớt tre dùng để băm chặt đồ ăn). Chính vì vậy tất cả các nhà nhập khẩu đều cực kỳ quan tâm đến việc nhà sản xuất dùng chất liệu sơn phủ gì, có đảm bảo an toàn cho người sử dụng và người sản xuất hay không. Tại thị trường Mỹ, yêu cầu quan trọng nhất là hàm lượng chì phải trong mức cho phép thì mới được nhập khẩu vào Mỹ. Tiêu chuẩn này sẽ thay đổi tuỳ theo qui định của từng bang một. Nếu là hàng dùng cho trẻ nhỏ thì sẽ có yêu cầu Test đặc biệt vì trẻ em luôn có thói quen sờ mó, thậm chí ngửi liếm vào các đồ dùng nên yêu cầu về chất lượng sơn an toàn là rất cao. Nếu là hàng dùng cho đồ nhà bếp như bát đũa, thớt, thìa thì phải thoả mãn được các yêu cầu về an toàn thực phẩm. -Một số qui định về thử (Test) sản phẩm: Các sản phẩm có sử dụng các koại keo ép thông thường đều phải xuất trình các chứng nhận về thử test Formadehyle. Các sản phẩm xuất vào thị trường Mỹ đều phải có chứng nhận vè Test chất lượng "Quality Test" trong đó sẽ bao gồm cả phần Test chì. *Đối với mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ Đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ gỗ,Mỹ có những quy định khá khắt khe,cụ thể như sau: -Quy định về sản phẩm tiêu dùng an toàn CPSC Quy định này được thể hiện trong hai đạo luật:”Đạo luật về sản phẩm an toàn tiêu dùng”và”Đạo luật về cải tiến sản phẩm an toàn tiêu dùng”. Từ năm 2001đến 2008 đối với các mặt hàng gỗ nhập khẩu vào Mỹ chịu sự quy định chung trong các quy định của Đạo luật về an toàn sản phẩm tiêu dùng. Từ năm 2008 có thêm “Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng ” viết tắt là CPSIA đã được Quốc hội Mỹ thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2008. Đây là đạo luật rất phức tạp, có tính bắt buộc chứng nhận tiêu chuẩn cao hơn so với luật cũ, nếu vi phạm có thể dẫn đến mức phạt vi phạm dân sự và hình sự, đồng thời chính phủ Mỹ có thể ra lệnh tiêu hủy sản phẩm nếu vi phạm.
  • 21. Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn phải được thực hiện bởi một cơ quan đánh giá độc lập do CPSC công nhận.Giấy chứng nhận này phải kèm theo sản phẩm hay chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn để choCPSC và Hải quan Mỹ kiểm tra khi có yêu cầu. -Quy tắc xuất xứ Như đã nói ở trên về xu hướng tiêu dùng mang nhiều tính đặc thù của thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ, trong đó yếu tố gần gũi và bảo vệ thiên nhiên rất quan trọng. Nó đòi hỏi những nhà cung cấp sản phẩm phải chứng minh được rõ nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu làm nên sản phẩm . Bên cạnh đó,hình thức chứng minh nguồn gốc này phải tiện dụng thì mới hấp dẫn người tiêu dùng Hoa Kỳ. Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ gốc sang Hoa Kỳ bắt buộc các nhà xuất khẩu phải khai báo thực vật trong hàng xuất khẩu,bản khai báo bao gồm các thông tin sau: +tên khoa học(bao gồm tên chỉ và tên loài của bất kì thực vật nào có trong hàng nhập khẩu +giá trị hàng nhập khẩu và số lượng thực vật trong đó(bao gồm đơn vị đo lường) +tên của nước nơi thực vật đó được đốn hạ,thu hoạch -Quy tắc dán nhãn Hàng gỗ nội thất cần được dán nhãn theo đúng Luật dán nhãn và đóng gói hợp lí -15 CFR, mục 500-503. Luật dán nhãn , đóng gói hợp lí yêu cầu mỗi kiện hàng hóa tiêu dùng dành cho hộ gia đình phải mang nhãn hiệu hàng hóa,theo đó: +Tuyên bố xác định hàng hóa +Tên và địa chỉ của nơi sản xuất,đóng gói hoặc phân phối sản phẩm +Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng và kích thước hay số đếm (kích thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm) Ngoài ra nhãn mác hàng hóa phải chứa đựng các thông tin về kiểu dáng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa Như vậy tùy theo từng sản phẩm mà Mỹ có các quy định khác nhau , các doanh nghiệp khi xuất khẩu mặt hàng nào cần tìm hiểu rõ các quy định này nhằm đáp ứng đúng các yêu cầu mà họ đặt ra, từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp cũng như nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta.
  • 22. 4.Những đánh giá chung về thực trạng xuát khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Mỹ 4.1.Những thành công đạt được Với những tìm hiểu về số liệu ở trên cho thấy,mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ khá được ưa chuộng. Các mặt hàng chủ yếu được xuất sang nước này là gỗ và các sản phẩm từ gỗ; hàng mây, tre đan, cói và thảm, các sản phẩm gốm sứ….Tất cả những mặt hàng này Việt Nam đều có lợi thế sản xuất khá thuận lợi do có nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn nhân lực đông đảo cùng các làng nghề truyền thống , có kinh nghiệm sản xuất trong nhiều năm. Theo ước tính của tổng cục thống kê thì năm 2011, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chiếm 14,7%thị phần trong ngành hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu của Mỹ và con số này tăng dần qua các năm, cụ thể là năm 2012 tăng lên 17,5%, năm 2013 tăng lên 22,7%, năm 2014 tăng lên 28,9%. Điều nàycho thấy tín hiệu tốt cho việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ nói riêng. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng các số liệu trên đã cho thấy Việt Nam có thể “chinh phục” được thị trường khó tính này. Những điều này cho thấy Việt Nam đã vượt được một số rào cản kỹ thuật mà Mỹ đưa ra để thâm nhập vào thị trường này. Ví dụ như các sản phẩm về gỗ, Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng an toàn, có giấy chứng nhận về xuất xứ và tuân thủ theo các quy tắc dán nhãn mà Mỹ đề ra. Hay các sản phẩm về mây, tre đan, cói và thảm cũng đã đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng các hóa chất chống mốc, mọt, các loại sơn ép bề mặt cũng được dùng đúng lưu lượng, các quy định về việc thử cũng đạt yêu cầu của Mỹ…và một số mặt hàng khác cũng vượt qua được các rào cản kĩ thuật của Mỹ đểcó mặt tại thị trường này. Với việc xuất khẩu được nhiều hàng thủ công mỹ nghệ ra nước ngoài nói chung và sang thị trường Mỹ nói riêng, ngành hàng này đã đóng góp một lượng ngoại tệ khá lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Sự phát triển của thủ công mỹ nghệ đã giúp tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở các làng nghề trên đất nước, góp phần vào việc duy trì và phát triển số làng nghề, gia tăng giá trị cho nguồn nguyên liệu trong nước. Đồng thời, tận dụng, rút bớt lao động nông nghiệp sang làm ngành nghề,
  • 23. làng nghề, làm ở doanh nghiệp và đây là phương thức đô thị hóa theo kiểu “ly nông bất ly hương”. 4.2.Những tồn tại và hạn chế Bên cạnh những thành công đã đạt được các xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể như sau: Quy trình thu mua nguyên liệu chưa được chú ý giám sát. Các cơ sở thu mua nguyên liệu, chưa chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc, kho bãi phục vụ cho việc bảo quản nguyên liệu sau khi thu mua. Một số cơ sở thu mua nguyên liệu thường chủ quan với nguyên liệu sản xuất đầu vào trong khi nguồn này đang dần khan hiếm, bất ổn định. Điều này làm cho lượng hàng xuất khẩu đi không ổn định. Chất lượng nguyên liệu được thu mua còn chưa cao làm cho chất lượng hàng TCMN bị ảnh hưởng, trong công đoạn xử lý nguyên liệu việc sử dụng hóa chất chưa đảm bảo an toàn. Các tiêu chuẩn về chất lượng đối với hàng TCMN xuất khẩu vẫn còn hạn chế, trong các sản phẩm vẫn còn chứa nhiều khuyết điểm chưa có khả năng khắc phục. Điều này ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng được yêu cầu chất lượng mà Mỹ đề ra,việc vượt rào cản trở nên khó khăn hơn cho Việt Nam. Đội ngũ nhân viên vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn nhất là trong khâu điều hành sản xuất và nghiên cứu các ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật. Hệ thống các văn bản nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng TCMN chưa được ban hành một cách đầy đủ, kịp thời làm cho hàng TCMN của Việt Nam luôn trong tình thế phải đuổi theo các tiêu chuẩn của quốc tế đặt ra. Sự thay đổi về các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của nước nhập khẩu đặt ra cho hàng TCMN chưa được các doanh nghiệp xuất khẩu TCMN Việt Nam cập nhật kịp thời cũng gây ra nhiều bất cập khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 4.3.Nguyên nhân của sự hạn chế *) Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan chính gây ra những tồn tại của việc vượt rào cản kỹ thuật trong thời gian vừa qua là do sự khác biệt trong hệ thống pháp luật của Việt Nam và Mỹ. Trong khi luật pháp Việt Nam quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các mặt
  • 24. hàng tương đối nhẹ nhàng thì luật pháp Mỹ quy định chặt chẽ các tiêu chuẩn cho một mặt hàng cụ thể khác nhau. Điều này làm cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng TCMN của Việt Nam không có sự chuẩn bị kỹ càng khi tiến hành xâm nhập vào thị trường này. Các quy định về kỹ thuật luôn được sửa đổi để hoàn thiện hơn, điều này gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam. Thứ hai, sự thiếu nhất quán của các cơ quan chức năng, các tổ chức chuyên môn của Nhà nước trong hoạt động cung cấp các thông tin về rào cản, tư vấn cho Trung tâm đã trực tiếp làm hạn chế khả năng vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp. *) Nguyên nhân chủ quan Các doanh nghiệp Việt Nam thu mua nguyên liệu phần lớn thông qua các cơ sở thu mua ở các tỉnh thành nên tình hình nguyên liệu bảo quản ở những cơ sở của doanh nghiệp chưa đúng kỹ thuật. Nguyên liệu trong quá trình thu mua được kiểm tra chủ yếu bằng phương pháp cảm quan nên không đánh giá chính xác được chất lượng của nguyên liệu. Bên cạnh đó công tác kho bãi, máy móc còn lạc hậu do đó nguyên vật liệu đầu vào không được đảm bảo, ảnh hưởng đến sản xuất. Sự thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý dẫn đến xảy ra tình trạng sai sót trong việc thực thi các chính sách vượt rào cản kỹ thuật, không đảm bảo các tiêu chuẩn ngay từ quá trình sản xuất, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thiếu các chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân viên hiểu biết về ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật đối với việc xuất khẩu hàng hóa.
  • 25. Chương 3:Gỉai pháp vựơt rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Mỹ 1.Giải pháp từ phía Nhà nước: Nhà nước phải làm đầu mối cung cấp mọi thông tin đầy đủ, chính xác, có trách nhiệm bởi chỉ có cán cân thương mại Chính phủ mới có khả năng giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật: -Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặt biệt là chính sách và các quy định của Mỹ về mặt hàng thủ công mỹ nghệ để doanh nghiệp đề phòng và chủ động đưa ra các đối sách hợp lý. -Nhà nước cần chú trọng phát triển hoạt động cung cấp yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Yếu tố đầu vào là yếu tố quan trọng. Yếu tố đầu vào đảm bảo về số lượng, chất lượng thì mới có thể sản xuất ra các mặt hàng đáp ứng yêu cầu của thị trường Mỹ. -Cần chú trọng phát triển nhân tố con người: Yếu tố con người là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong nền sản xuất, chính vì vậy nhà nước cần có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, có tay nghề, đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với ngành thủ công mỹ nghệ. -Nâng cao năng lực đàm phán và giải quyết các tranh chấp thương mại với đối tác nói chung và Mỹ nói riêng. -Cần tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt dần và loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài. -Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và vượt qua các rào cản của môi trường. -Hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam theo chuẩn quốc tế. -Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và các tiêu chuẩn xã hội.
  • 26. 2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp: Doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu thật kỹ các rào cản kỹ thuật để tránh những rủi ro, tổn thất không đáng có: -Đầu tư nhập khẩu những dây chuyền thiết bị mới nhằm sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của thị trường Mỹ. -Gắn chặt quyền lợi với các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ: Các doanh nghiệp Việt Nam kết hợp với các doanh nghiệp Mỹ trong hoạt động sản xuất, phân phối mặt hàng thủ công mỹ nghệ, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tránh được 1 số rào cản kỹ thuật mà Mỹ đưa ra. -Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế nói chung và của Mỹ nói riêng. -Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại,vận động hành lang. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chủ động vượt qua các rào cản kĩ thuật. -Xây dựng thương hiệu mạnh và đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm.
  • 27. Kết luận Trong thời gian qua, ngành thủ công mỹ nghệ đã trở thành một trong những ngành hàng mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngành hàng thủ công mỹ nghệ đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong các thị trường chính xuất khẩu của Việt Nam tì Mỹ là một thị trường quan trọng và tiềm năng. Ngành thủ công mỹ nghệ đã đã đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho lượng lớn lao động, đặc biệt là nông thôn. Ngoài ra,ngành thủ công mỹ nghệ còn đem lại nguồn thu ngoại tệ khá lớn do tận dụng nguyên liệu sẵn có và dồi dào trong nước. Nhận thức được vai trò quan trọng của của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và tính quan trọng của thị trường Mỹ, ác cơ quan chức năng và ngành thủ thủ công mỹ nghệ đã có những biện pháp can thiệp tác động nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang Mỹ, có các biện pháp vượt rào cản kỹ thuật do Mỹ đề ra để hàng của Việt Nam có thể lấn vào sâu hơn ở thị trường Mỹ. Bên cạnh những thành công đạt được thì xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang Mỹ vẫn còn nhiều hạn chế như chất lượng chưa được đồng đều, giá cả còn cao so với đối thủ cạnh tranh và còn gặp phải những rào cản kỹ thuật của nước này đưa ra khi nhập khẩu mặt hàng này. Từ thực tế đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp chính sách cụ thể để từ phía các các cơ quan quản lí Nhà nước,hiệp hội ngành thủ công mỹ nghệ và các doanh nghiệp để thức đẩy ngành thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, nhằm góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.