SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại
http://luanvan84.com
                BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
            TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

                             ---- -----




                     Đề áN môn học KINH Tế và
                         quản lí công nghiệp


       Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may
               sang thị trường EU




                     Sinh viên thực hiện : Phan Thu Hiền
          Lớp                    : QTKD CN và XD 43B




                 Hà Nội, 4/2004




http://luanvan.forumvi.com   email: luanvan84@gmail.com
MỤC LỤC
         Mục lục .........................................................................        1
         Lời nói đầu....................................................................          2
         I. Yêu cầu của thị trường EU với hàng dệt may............                                4
                    1.1 Đặc điểm của thị trương EU đối với hàng dệt
may.........................................................................................      4
             1.2 Những yêu cầu đặt ra với sản phẩm dệt may nhập
khẩu vào EU............................................................................           7
         II. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang
EU...........................................................................................     8
             2.1 Những cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước với
xuất khẩu hàng dệt may..........................................................                  9
            2.2 Kết quả của hoạt động xuất khẩu sang EU thời gian
qua.......................................................................................... 11
            2.3 Một số yếu kém của hoạt động xuất khẩu sản phẩm
dệt may.................................................................................... 15
                     2.3.1 Sức cạnh tranh chưa cao ......................... 15
               2.3.2 Giá trị hàng dệt may xuất khẩu chưa tương xứng
với tiềm năng của các doanh nghiệp....................................... 18
                    2.3.3 Một số tồn tại........................................... 18
         III. Một số mục tiêu và giải pháp cho hàng dệt may xuất
khẩu trong thời gian tới........................................................... 20
                  3.1 Những mục tiêu cần đạt được với thị trường EU
................................................................................................ 20
           3.2 Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt
may vào thị trường EU............................................................ 21
                  3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may. . 21
                  3.2.2 Giải pháp đối với nhà nước........................ 26

                                                 2
Kết luận......................................................................... 30
Tài liệu tham khảo ........................................................ 31




                                     3
LỜI NÓI ĐẦU

      Qúa trình quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ ở các châu
lục, các khu vực trên thế giới, với sự tham gia ngày càng rộng rãi
của tất cả các nước chậm phát triển. Những lợi ích to lớn của hội
nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc gia là rất rõ ràng và khó có
thể bác bỏ.
      Con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo kiểu
cô lập với bên ngoài ngày nay không còn sức thuyết phục và hầu
như không còn một quốc gia nào hướng tới nữa. Do vậy vấn đề
đạt ra cho mỗi quốc gia là hội nhập kinh tế quốc tế với những
bước đi như thế nào để có thể mang lại lợi ích tối đa với một
mức giá tối thiểu qủa là một thách thức không nhỏ.
      Sự hội nhập tất yếu của nước ta vào hợp tác khu vực và
quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn cho nền kinh tế. Một
trong những bước của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là
xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến hành tự do hoá
thương mại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực và
toàn cầu. Định hướng này đã được Đảng và Nhà nước ta lựa
chọn từ Đại hội Đảng lần thứ VI ( năm 1986) và được cụ thể hoá,
phát triển lên tại Đại hội Đảng lần thứ VIII ( năm 1996).
      Ngành dệt may Việt Nam ra đời từ năm 1958, cùng với xu
thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế ngành dệt may Việt Nam đã
nhanh chóng tìm ra và khẳng định được những ưu thế của mình
trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc cho thị
trường thế giới. Hàng dệt may đã trở thành một mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam cùng với gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu,
v.v. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không ngừng tăng

                                4
và hàng năm mang về cho đất nước một nguồn thu ngoại tệ lớn
khoảng 1 tỷ USD/năm.
        Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
cũng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: hàng dệt
may của Việt Nam bị canh tranh quyết liệt bởi hàng dệt may của
các nước khác, do chất lượng, mẫu mã, v.v. Đặc biệt, việc xuất
khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, một thị trường truyền
thống của Việt Nam cũng đang phải đối đầu với nhiều thách thức
và khó khăn. Với bài viết này, em muốn trình bày cách nhìn của
mình về sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị
trường EU và một số giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu
hàng dệt may sang thị trường này. Do vậy, em chọn đề tàI: Đẩy
mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU. Đề
án gồm 3 phần:
  I.       Yêu cầu của thị trường EU với hàng dệt may.
  II.      Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang
          EU trong thời gian qua.
        III. Một số mục tiêu và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu
hàng dệt may.
        Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Xuân Được đã
hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề án này.


                                    Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm
                              2004
                                             Sinh viên
                                               Phan Thu Hiền




                                5
I. YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG EU VỚI HÀNG
DỆT MAY


      1.1 Đặc điểm của thị trường EU đối với hàng dệt may
      1.1.1 EU là một thị trường rộng lớn với nhu cầu đa dạng,
phong phú:
      Với 15 quốc gia với khoảng 375 triệu người tiêu dùng nên
nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt là, với mặt
hàng dệt may là mặt hàng có tính mùa vụ và thời trang cao thì
nhu cầu càng đa dạng. Tuy vậy thị trường EU không hoàn toàn
đồng nhất, 15 quốc gia trong EU với ngôn ngữ, phong tục tập
quán, tôn giáo khác nhau, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu,
giới tính, tuổi tác,sở thích ... sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang
phục. Sắp tới khi EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, dân số EU
sẽ tăng thêm 100 triệu người do đó yêu cầu về sản phẩm dệt may
sẽ đa dạng và phong phú hơn nữa. Thị trường EU chỉ thống nhất
về mặt kỹ thuật, còn trong thực tế là nhóm thị trường quốc gia và
khu vực, mỗi nước có một bản sắc và đặc trưng riêng. Mỗi nước
thành viên tạo ra các cơ hội khác nhau và yêu cầu của họ cũng
khác nhau. Trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn, khí hậu
thay đổi từ nước này sang nước khác nên trang phục của người

                                 6
dân EU cũng khác nhau. Trong mỗi nước lại có những dân tộc
với những truyền thống văn hoá khác nhau đây cũng là một yếu
tố tạo nên tính đa dạng về nhu cầu với sản phẩm dệt may. Lứa
tuổi, giới tính, công việc của mỗi cá nhân cũng yêu cầu sản phẩm
dệt may phù hợp với những người làm việc trong công sở họ có
nhu cầu lớn với mặt hàng sơ mi, comple. Trong khi đó với những
người nông dân lại yêu cầu những mặt hàng quần áo gọn nhẹ phù
hợp với công việc đồng áng. Trong những buổi dạ tiệc họ lại cần
những bộ quần áo làm cho họ nổi bật. Với những doanh nhân
trang phục của họ phải thể hiện tình năng động trong công việc.
Yêu cầu của họ đa dạng không chỉ về mẫu mã, chất liệu màu sắc,
kiểu dáng, kích cỡ mà còn về tính thời trang. Nghiên cứu thị
trường để nắm vững nhu cầu của từng nhóm người tiêu dùng
trong khu vực thị trường EU có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc tiêu thụ sản phẩm.
     1.1.2 Tập quán tiêu dùng của người dân EU:
     Đây cũng là một đặc điểm cần lưu ý vì nó ảnh hưởng trực
tiếp đến vấn đề tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.Tuy có sự
khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trường các
quốc gia song 15 nước trong khối EU đều nằm ở khu vực Tây và
Bắc Âu nên có những nét tương đồng về kinh tế văn hoá. Trình
độ phát triển kinh tế của những nước này khá đồng đều nên
người dân EU có một số điểm chung về sở thích thói quen tiêu
dùng. Đối với mặt hàng dệt may, khách hàng EU rất quan tâm
đến chất lượng và thời trang, do đó yếu tố này có khi lại quan
trọng hơn yếu tố về giá cả. EU là nơi hội tụ của những kinh đô
thời trang thế giới nên họ đòi hỏi khắt khe về kiểu dáng và mẫu
mốt. Sản phẩm dệt may tiêu thụ ở thị trường này mang tính thời

                               7
trang cao, luôn thay đổi mẫu mã kiểu dáng, màu sắc chất liệu để
đáp ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của
người tiêu dùng. Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử
dụng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng
những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời
nên sử dụng những mặt hàng này có thể yên tâm về chất lượng
và an toàn cho người sử dụng.
        1.1.3 Do mức sống cao nên người dân EU yêu cầu khắt
khe về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm dệt may.
        Mức sống của người dân trong cộng đồng EU tương đối
đồng đều và ở mức cao nên tiêu dùng của họ rất cao cấp, yêu cầu
khắt khe về chất lượng và độ an toàn giá cả không phải là vấn đề
quyết định nhất đối với thị trường này. Vì thế cạnh tranh về giá
không hẳn là biện pháp tối ưu khi xâm nhập thị trường EU. Thu
nhập bình quân đầu người của người dân EU ở mức khá cao, và
tỉ lệ chi tiêu cho hàng may trong tổng thu nhập dân cư lớn. Bên
cạnh đó người tiêu dùng EU có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho
những mặt hàng dệt may cao cấp với yêu cầu về đa dạng về kiểu
dáng, mẫu mã, chất lượng cao. Người dân EU cũng đòi hỏi sản
phẩm dệt may phải an toàn cho người sử dụng không gây dị ứng,
tạo cảm giác khó chịu cho người mặc không có một số hoá chất
mà hiệp hội dệt may Châu Âu cấm sử dụng. Thị trường Châu Âu
còn sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rất khắt khe
như: tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000.
        1.1.4 Các hãng, công ty có tên tuổi trong làng dệt may
Châu Âu lại là khách hàng của doanh nghiệp dệt may ở nước
khác.



                                8
Hàng ngàn các hãng có tên tuổi của các nước Châu Âu là
những người bán hàng cho các nhà bán lẻ, nhưng sau khi tập hợp
các đơn hàng họ lại là người đi đặt hàng ở các nước khác, trừ
những mặt hàng cao cấp sản xuất tại Châu Âu. Họ có thể đưa
nguyên liêu sang và đặt các doanh nghiệp dệt may ở nước khác
gia công chế biến cho họ sau đó sản phẩm được nhập về và dán
nhãn mác của họ. Làm như vậy họ vừa tận dụng được nguồn
nhân công rẻ hơn ở các nước đang phát triển từ đó làm giảm chi
phí sản xuất và giúp họ thu được nhiều lợi nhuận hơn và làm
giảm ô nhiễm môi trường do chất thải của ngành công nghiệp dệt
may gây ra. Việc làm này giúp họ chỉ cần tập trung vào sản xuất
những mặt hàng cao cấp. Các nhãn hiệu nổi tiếng của các nhà
sản xuất Châu Âu đã tạo được uy tín lớn đối với người tiêu dùng,
đây cũng là yếu tố chứng nhận chất lượng hàng hoá. Vì vậy
người tiêu dùng Châu Âu luôn cảm thấy yên tâm khi mua hàng
hoá của họ cho dù hàng hoá này được chính họ sản xuất hay thuê
gia công chế biến ở nơi khác.


     1.2 Những yêu cầu đặt ra với sản phẩm dệt may nhập
khẩu vào EU
     1.2.1 Thị trường EU đặt ra những tiêu chuẩn về đạo đức
cho tất cả các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển.
     Do ở các nước đang phát triển, nhiều nhà sản xuất sử dụng
lao động trẻ em trong sản xuất công nghiệp đặc biệt là trong lĩnh
vực dệt may bởi lực lượng lao động này vừa rẻ tiền vừa dễ bóc
lột sức lao động. Mối lo ngại về việc sử dụng lao động trẻ em
đang ngày một lan rộng làm cho các nhà hoạt động xã hội lo
ngại. Các tổ chức phi chính phủ ở phương tây, các phương tiện

                                9
truyền thông và các tổ chức công đoàn ủng hộ các nhà cung cấp
không sử dụng lao động trẻ em thông qua việc nâng cao nhận
thức cho người tiêu dùng ở thị trường này. Điều này đang tạo ra
áp lực cho nhà nhập khẩu nước ngoài khi mua hàng phải đảm
bảo nguồn cung cấp không sử dụng lao động trẻ em. Những quy
định về việc nguồn cung cấp phải đảm bảo tính đạo đức áp dụng
cho tất cả các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển và thậm
chí áp dụng cho cả đối với các nhà thầu phụ. Các nhà nhập khẩu
lớn trên thế giới đang áp dụng những qui tắc chặt chẽ này nếu
không họ sẽ bị công chúng tẩy chay.
          1.2.2 Sản phẩm dệt may khi nhập khẩu vào EU phải
dán nhãn môi trường.
      Các nhà sản xuất hàng dệt may từ các nước đang phát triển
đang ngày càng đối mặt với yêu cầu dán nhãn môi trường. Dán
nhãn môi trường hiện được coi là một công cụ marketing và các
sản phẩm có dán nhãn môi trường thường dành cho các thị
trường phát triển. Yêu cầu dán nhãn môi trường được các nhà
bảo vệ môi trường đưa ra và cũng một phần là do tác động của
chiến dịch quảng cáo quá khích của các ngành bảo hộ sản xuất
của các nước trong EU. Các sản phẩm dệt may của EU đang bị
cạnh tranh gay gắt bởi hàng dệt may của các nước đang phát
triển như Trung Quốc, một số nước ASEAN nhập khẩu vào EU
với giá rẻ mẫu mã đa dạng lại phù hợp với nhu cầu luôn luôn
thay đổi. Vì vậy để bảo hộ sản xuất trong nước khỏi nguy cơ mất
thị phần ngay tại thị trường EU các nhà sản xuất đã đưa ra tiêu
chuẩn dán nhãn môi trường. Việc dán nhãn môi trường sẽ làm
cho việc tiếp cận các thị trường phát triển sẽ bị giảm đáng kể nếu
người tiêu dùng tẩy chay hàng hoá không dán nhãn sinh thái.

                                10
1.2.3 Sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU phải chú
trọng yếu tố thời vụ.
      Các nhà sản xuất phải căn cứ vào chu kỳ thay đổi của thời
tiét trong năm ở từng khu vực của thị trường EU mà cung cấp
hàng hoá cho phù hợp. Nếu không chú trọng đến vấn đề này thì
hàng hoá của các nước xuất khẩu sang EU không đáp ứng kịp
thời nhu cầu thậm chí là không bán được hàng. Các nhà nhập
khẩu Châu Âu luôn chú ý đến thời hạn giao hàng. Nếu các nước
xuất khẩu không giao hàng kịp thời đúng như trong hợp đồng thì
họ có thể mất đi những đơn đặt hàng lớn từ thị trường EU. Trong
kinh doanh các doanh nghiệp của Châu Âu luôn coi trọng chữ
tín, hiểu được điều này thì doanh nghiệp của nước xuất khẩu và
nước nhập khẩu mới có thể hợp tác làm ăn lâu dài với nhau.




                               11
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN
QUA


      1.1 Những cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước
với xuất khẩu hàng dệt may.
      Trong thời gian gần đây Đảng và Nhà nước đã tạo mọi
điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp
dệt may nói riêng trong hoạt động xuất khẩu. Đường lối của
Đảng được thể chế hoá bằng các chính sách, cơ chế xuất nhập
khẩu theo hướng tự do hoá thương mại. Quốc hội đã xây dựng và
ban hành nhiều luật như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, luật Thương mại. Chính phủ
đã có nhiều Nghị định nhằm chuyển căn bản hoạt động xuất nhập
khẩu từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày
31/7/1998 của chính phủ đã cho phép tất cả các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực
tiếp, nhận gia công và làm đại lý bán cho nước ngoài hầu hết các
loại hàng hoá ( trừ một số loại hàng hoá cấm nhập khẩu, xuất
khẩu và xuất nhập khẩu có điều kiện) và trước khi tién hành kinh
doanh xuất nhập khẩu chỉ phải đăng kí mã số doanh nghiệp xuất
nhập khẩu với cơ quan hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh
nghiệp đóng trụ sở chính.
      Trong quá trình thực hiện, Nhà nước đã thường xuyên
hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và đổi mới
cơ chế điều hành xuất nhập khẩu nhằm khuyến khích mạnh mẽ
xuất khẩu. Chính phủ đã thực hiện chính sách hoàn thuế, trợ giá,

                               12
bù lãi suất cho hoạt động xuất khẩu và thưởng xuất khẩu …. Để
khuyến khích xuất khẩu Nhà nước ta đã giảm bớt hàng rào thuế
quan đối với nhập khẩu. Việc giảm thuế xuống còn 0-5% có ý
nghĩa lớn khi Việt Nam tham gia vào ASEAN và sắp tới tham
gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trên cở sở nguyên
tắc chung là “có đi, có lại” trong buôn bán quốc tế, việc cắt giảm
thuế nhập khẩu với hang hoá nước ngoài của Việt Nam tạo điều
kiện cho hàng hoá Việt Nam và đặc biệt là hàng dệt may có thể
dễ dàng xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên của
ASEAN và WTO mà không gặp phải trở ngại lớn từ hàng rào
thuế quan và phi thuế quan của nước nhập khẩu. Cùng với việc
phê duyệt chiến lược tăng tốc phát triển ngành Dệt - May đến
năm 2010 Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển
ngành Dệt – May thành một trong những ngành công nghiệp mũi
nhọn, nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực xuất khẩu của
ngành.
      Để giảm tối đa chi phí cho sản phẩm dệt may xuất khẩu,
tạo mọi điều kiện cho sản phẩm dệt may cạnh tranh trên thị
trường thế giới, chính sách thuế xuất nhập khẩu nước ta đã có
nhiều ưu đãi cho ngành dệt may như: áp dụng thuế suất 0% đối
với sản phẩm dệt may xuất khẩu. Thuế giá trị gia tăng cũng được
áp thuế suất 0%; đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản
xuất hàng xuất khẩu trong thới hạn 275 ngày không phải nộp
thuế nhập khẩu, nêu ngoài thời hạn trên doanh nghiệp phải nộp
thuế nhập khẩu nhưng nhưng sẽ được hoàn trả sau khi sản phẩm
được xuất khẩu. Miễn thuế đối vớivật tư nguyên liệu nhập khẩu
để gia công hàng cho nước ngoài.



                                13
Chính phủ thực hiện một số chính sách, biện pháp khuyến
khích xuất khẩu theo kiến nghị của Bộ Thương mại. Tiếp tục đẩy
mạnh biện pháp hỗ trợ tài chính, áp dụng các chính sách thưởng
theo kim ngạch xuất khẩu và đơn giản hoá thủ tục xét thưởng.
Ưu tiên những mặt hàng có giá trị gia tăng cao.Tăng cường các
biện pháp hạ giá thành cũng như chi phí ngoài giá thành, ưu đãi
về thuế cho các doanh nghiệp vệ tinh như đối với các doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kiểm soát và giảm tới mức hợp
lý các chi phí và giá cả của các nhà cung ứng dịch vụ độc quyền.
Điều chỉnh thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp trong nước
sản xuất hàng xuất khẩu (hiện ở mức 32%) như đang áp dụng với
các donah nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(25%).
     Đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua việc tăng cường tổ
chức các đoàn doanh nghiệp thực hiện công tác xúc tiến thương
mại với sự bảo trợ của Nhà nước, cải tiến việc chi hỗ trợ phát
triển thị trường và xúc tiến thương mại theo hướng không dàn
trải, ưu tiên danh một tỷ lệ thích hợp cho các chương trình xuất
khẩu trọng điểm. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, xoá bỏ
các rào cản bất hợp lý. Tập trung đơn giản hoá thủ tịc hải quan,
tăng diện hàng hoá xuất nhập khẩu được miễn kiểm tra hải quan
cải tiến quy trình nghiệp vụ để doanh nghiệp có thể kiểm tra
hàng hoá xuất khẩu bất kỳ lúc nào nếu có đăng ký trước. EU là
thị trường mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam, do đó Chính phủ
đang xem xét nhượng bộ một số yêu cầu mở cửa thị trường để
đổi lấy việc gia tăng hạn ngạch dệt may
     Để khai thác tối đa thị trường EU và đảm bảo tính linh hoạt
trong việc triển khai thực hiện hạn ngạch, năm 2002 Bộ Thương
mại đã ban hành một cơ chế mới gọi là cơ chế cấp giấy phép xuất

                               14
khẩu tự động. Cơ chế này được đánh giá là sẽ giúp khắc phục
được nhiều nhược điểm của cơ chế cũ mà quan trọng là nó giải
quyết cơ bản tình trạng đầu cơ hạn ngạch, tạo sân chơi bình
đẳng, tạo cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất hàng chất
lượng tốt, có khách hàng đều có cơ hội xuất khẩu.


      2.2   Kết quả của hoạt động xuất khẩu sang EU trong
thời gian qua.
      Thị trường EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có hạn
ngạch chủ yếu của Việt Nam. EU được coi là thị trường xuất
khẩu trọng điểm của nước ta và đang được các doanh nghiệp dệt
may tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng của thị trường
này. Hàng năm EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại
và trong đó chỉ có khoang 10 – 15% là tiêu dùng bình thường
còn lại là sử dụng theo mốt. Từ năm 1980, chúng ta đã xuất khẩu
hàng dệt may sang một số nước thành viên EU như Đức, Anh,
Pháp … nhưng chỉ từ năm 1993 xuất hàng dệt may sang EU mới
thực sự khởi sắc.
      Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt
phát triển mạnh kể từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may.
Cụ thể, sau khi hiệp định này được ký kết ngày 15/2/1992 và có
hiệu lực và năm 1993 đã tạo cơ sở pháp lý và kinh tế vững chắc
đưa ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam bước vào giai đoạn
tăng trưởng nhanh chóng, từ chỗ hầu như bị cấm vận nhóm hàng
này của Việt Nam xuất khẩu sang EU có tốc độ tăng trưởng kim
ngạch 23%/năm trong thời kỳ 1993 – 1997. Theo Hiệp định năm
1992, Việt Nam được phép xuất khẩu sang EU 151 chủng loại
mặt hàng (cat) trong đó có 46 loại không bị hạn ngạch. Tổng số

                               15
hạn ngạch thao hiệp định này là 21298 tấn với kim ngạch khoản
450 triệu$. Tuy nhiên nếu nhìn từ phía EU thì Việt Nam chỉ là
nhà xuất khẩu lớn thứ 16 và chiếm 0.5% kim ngạch nhập khẩu
hàng dệt may của EU. Điều đó chứng tỏ rằng hàng may mặc của
Việt Nam vào EU là quá nhỏ so với nhu cầu. Trong số các nước
thuộc EU thì Đức là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhát của
Việt Nam chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là Pháp
14%, Hà Lan 12%, Italia 9% và các nước khác chiếm 8%. Từ
1993 đến năm 1999 xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt gần
700 triệu USD và năm 2000 tăng thêm khoảng 150 triệu USD.
Hiện nay xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chiếm 34 –
38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt
Nam. Hiệp định buôn bán hàng dệt may, dệt kim từ khi thực hiện
cho đến nay đã 2 lần được gia hạn và điều chỉnh tăng hạn ngạch.
Tháng 8/1995, Hiệp định lần đầu tiên sửa đổi tăng hạn ngạch ở
23 cat nóng tử 20 - 25%, giảm số cat có hạn ngạch từ 105 xuống
còn 54, tăng hạn ngạch gia công thuần tuý lên gấp đôi, ước tính
sẽ tăng bổ sung hạn ngạch lên 250 tấn tương đương với 100
triệu$ nâng tổng giá trị hạn ngạch vào EU là 550 triệu$. Hiệp
định dệt may sửa đổi lần thứ 2 cho giai đoạn 1998 - 2000 đã
được ký ngày 7/11/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 tăng
40% khối lượng so với giai đoạn trước tạo cơ hội mới thúc đẩy
hàng dệt may Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh hơn. So với
giai đoạn 1993 - 1997, Hiệp định sửa đổi này có những bổ sung
quan trọng tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam như
được tăng mức tự do chuyển đổi hạn ngạch giữa các mặt hàng
một cách đễ dàng hơn, được hưởng ưu đãi GSP. Theo hiệp định
này hàng năm Việt Nam được xuất khẩu hàng đệt may vào thị
trường EU với lượng hàng 21938 tấn. Số cat chịu sự quản lý

                              16
bằng hạn
     ngạch giảm từ 106 xuống còn 29, tăng hạn ngạch một số
cat “nóng” và nâng mức chuyển đổi hạn ngạch giữa các cat lên
27%. Tháng 3/2000, Việt Nam đàm phán với với EU thay đổi
thời hạn điều chỉnh Hiệp định dệt may đến hết năm 2002 thay vì
năm 2000. Đồng thời tăng hạn hạn hàng dệt may 16 cat của Việt
Nam xuất khẩu vào EU: trọng lượng tăng 4324 tấn đạt mức trên
26% so với hạn ngạch cơ sở của 16 cat, đơn vị sản phẩm tăng 15
triệu, đạt mức tăng 25%, trị giá sản phẩm tăng khoảng 120 triệu
USD đạt khoảng 20% so với năm 1999. Đàm phán tăng hạn
ngạch dệt may và mở cửa thị trường giữa Việt Nam và EU được
tiến hành gần đây nhất là giữa tháng 2/2003 áp dụng cho giai
đoạn 2003 - 2005. Theo bản sửa đổi này, Việt Nam sẽ mở cửa thị
trường cho một số lĩnh vực như bảo hiểm, rượu, xe máy, dược
phẩm, dịch vụ vận tải biển cũng như thuế nhập khẩu hàng dệt
may và nguyên liệu nhập khẩu từ EU. Đổi lại EU sẽ tăng hạn
ngạch dệt may cho Việt Nam mỗi năm lên khoảng 20% tức tổng
cộng 3 năm tăng khoảng 600 triệu$. Đặc biệt một số cat Việt
Nam cho là nóng có mức tăng từ 50 đến 75%. Nếu Việt Nam sử
dụng hết hạn ngạch cho phép thì giá trị xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam năm 2003 và các năm sau sang EU sẽ tăng lên 800
- 850 triệu$/năm, giải quyết việc làm thêm cho trên 100 ngàn lao
động. Đây là một bước tiến đáng kể đối với ngành dệt may Viẹt
Nam trong quan hệ với EU trong thời kỳ quá độ tiến tới tự do
hoá hoàn toàn. Trong mấy năm vừa qua tỷ trọng kim ngạch hàng
dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU luôn chiếm xấp xỉ
30% tổng trị giá xuất khẩu ra thế giới của toàn ngành may mặc,
có năm cao nhất là 31%


                               17
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU thể
            hiện trong biểu đồ sau:
                                                                                           Đơn vị: triệu USD.
        N         1          1             1           1          1              1          2          2         2         2
ăm          994       995        996           997         998        999            000         001       002       003
        K         2          3             4           4          5              6          5          6         5         6
im          85        50         20            50          80         20             90          31        75        10
ngạch
                                                           Nguồn của Bộ Thương mại (1/2004).




                            700
                                                                                           631
                                                                           620                         610
                                                                                     590
                            600                                  580                             575


                            500                            450
                                                     420

                            400            350

                                     285
                            300                                                                                            Kim ng¹ ch

                            200


                            100


                                 0
                                                                                                                 N¨ m
                                     1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003




                            Trong các chủng loại hàng may mặc xuất khẩu sang
            EU, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào một số sản
            phẩm dễ làm, các mã hàng cho mùa đông như áo Jacket hai lớp
            hoặc ba lớp, áo sơ mi, áo váy, quần âu, áo len và áo dệt kim, áo
            T.shirt và polo shirt, quần dệt kim, bộ quần áo bảo hộ lao động,
            áo sơ mi nữ… Mặt hàng áo Jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu
            trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU. Năm 1997 Việt
            Nam xuất khẩu sang EU gần 11 triệu chiếc tăng gần 5 triệu chiếc

                                                                 18
so với năm 1993 chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
sang EU.
      Theo nguồn tin của Bộ Thương mại trong tháng 1-2/2004
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU tăng rất mạnh từ 28
– 30% so với cùng kỳ năm 2003. Những cat được cấp giấy phép
xuất khẩu là cat 4, cat 7, cat 9, cat10, cat 14, cat 18, cat 20, cat
21, cat 28, cat 41, cat 78; trong số những cat được cấp giấy phép
thì cat 4, 6, 41, 78 có tốc độ tăng cao và cat 21 áo jacket vẫn là
mặt hàng chủ lực trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
      Hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam
vào thị trường EU là hình thức gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng
đến trên 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì thế hiệu quả
thực của xuất khẩu dệt may là rất nhỏ. Hiện có tới 70% hạn
ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU thông qua
các thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Các
nước này thường nhập khẩu hoặc thuê Việt Nam gia công rồi tái
xuất sang thị trường EU. Nếu làm phép tính so sánh thì xuất khẩu
trọn gói theo giá FOB sẽ lãi gấp 2 lần so với may gia công.
Trung bình các nhà gia công Việt Nam chỉ nhận được khoảng
20% giá thnhf xuất khẩu, chủ yếu là gia công. Còn lại 80% là của
chủ đặt hàng và các công ty trung gian cung cấp nguyên phụ liệu,
mẫu mã. Nếu tính trên giá bán lẻ chỉ nhận được 4%cho một áo sơ
mi.
      2.3 Một ta còn thiếu vốn và trình độ quản lý. Để thực hiện
biện pháp này nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các nhà
đầu tư EU. Những ưu đãi này có thể là ưu đãi về thuế nhập khẩu
công nghệ, kết hối ngoại tệ, chuyển lợi nhuận… Cần thể chế hoá



                                 19
và quy định cụ thể để hấp dẫn các nhà đầu tư số yếu kém của
hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may.
      2.3.1 Sức cạnh tranh chưa cao
      Tại thị trường EU thị trường được đánh giá là có nhiều lợi
thế nhất trong số các thị trường hạn ngạch, đây là thị trường
được đánh giá là Việt Nam có nhiều lợi thế nhất nhưng hàng dệt
may Việt Nam lại đang mất dần lợi thế tại thị trường này. Bị
cạnh tranh gay gắt bởi nhà xuất khẩu dệt may lớn khác là Trung
Quốc, thêm vào đó EU bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế
hàng Trung Quốc vào thị trường này bằng cách bỏ dần hạn
ngạch, thuế chống phá giá … Hàng Việt Nam không còn ưu thế
về chất lượng bởi Trung Quốc đã giải quyết cơ bản vấn đề này
hơn thế nữa giá gia công một số sản phẩm may của nước này
thấp hơn của Việt Nam tới 20%. Không chỉ với Trung Quốc,
hàng dệt may của Việt Nam còn phải cạnh tranh với hàng dệt
may từ nhiều nước khác nhất là khi EU bỏ hạn ngạch nhập khẩu
hàng dệt may từ các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới WTO.
      Trong cạnh tranh yếu tố trước hết và quyết định nhất là giá
nhưng giá thành hàng dệt may của ta lại cao hơn của đối thủ cạnh
tranh đặc biệt là Trung Quốc. Một số ưu đãi về thuế được Chính
phủ áp dụng cho hàng dệt may xuất khẩu để giảm giá thành sản
phẩm xuống gần bằng mức giá của các đối thủ. Nhưng những
quy định về thuế và sự tăng giá nhiều loại phí như phí cầu
đường, cảng, giá điện nước, bưu chính viễn thông liên tục tăng
làm cho giá thành hàng dệt may không những không hạ mà còn
cao hơn của đối thủ. Điều này làm cho hàng hoá của ta khó có
thể cạnh tranh.

                               20
♦ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:
       + Thứ nhất là, số lượng hạn ngạch Việt Nam được hưởng
còn rất thấp so với nhiều nước chỉ bằng 5% của Trung Quốc và
10 - 20% của các nước ASEAN. Số mặt hàng bị hạn chế bằng
hạn ngạch lớn hơn so với các nước khác của Vịêt Nam là 29
nhóm trong khi đó của Thái Lan là 20 nhóm, của Singapore là 8
nhóm.
           + Thứ hai là, do hàng của ta không rẻ bằng hàng hoá
của nước khác như Trung Quốc, bên cạnh đó mẫu mã của họ lại
phong phú hơn hàng của ta nhiều. Khách hàng yêu cầu thay đổi
mẫu mã trong khi đó các các doanh nghiệp, nhà sản xuất lại
không thay đổi được mẫu mã thành ra họ không mua nữa. Nhà
thiết kế Việt Nam cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
của thời trang công nghiệp nên sản phẩm chủ yếu của ta xuất
sang EU tập trung ở một số sản phẩm truyền thống còn những
sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao đang còn bị bỏ trống hạn ngạch
được cấp. Thực tế cho thấy còn nhiều chủng loại mặt hàng có
hạn ngạch nhưng hiện nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào sản
xuất, đó là những mặt hàng yêu cầu phải có trang thiết bị kỹ
thuật cao, công nhân lành nghề mà các doanh nghiệp Việt Nam
chưa đáp ứng được.
          + Thứ ba là, chi phí vận chuyển các sản phẩm dệt may
của Việt Nam sang thị trương EU khá lớn điều đó làm tăng chi
phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt
Nam.
            + Thứ tư là, các doanh nghiệp Việt Nam có quá ít
thông tin về thị trường, về các đối tác nước ngoài mà họ hợp tác
sản xuất. Do ít thông tin nên các doanh nghiẹp không thể tiếp

                                21
xúc trực tiếp được với nhiều khách hàng, tỷ trọng sản phẩm xuất
khẩu qua khâu trung gian, gia công còn cao. Tuy mạng lưới
thương vụ của ta hầu như có mặt ở mọi nơi trên thế giới song
những thông tin về thị trường nói chung và thị trường buôn bán
hàng dệt may nói riêng được họ quan tâm cung cấp về nước quá
ít kể cả một số thị trường lớn và truyền thống của Việt Nam như
EU. Các doanh nghiệp Việt Nam lại nghèo không có đủ chi phí
để thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm, các cuộc xúc
tiến mậu dịch ở nước ngoài, hoặc lập các văn phòng đại diện ở
nước ngoài nên thông tin quốc tế càng bị hạn chế. Những thay
đổi về mẫu mã, những khuynh hướng thời trang mới chúng ta
hoàn toàn không nắm được trước để chuẩn bị cho sản xuất.
     + Thứ năm là, hầu hết các loại chi phí cho một đơn vị sản
phẩm của ta đều cao hơn so với các nước trong khu vực và năng
suất lao động nhìn chung chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của
các nước ASEAN. Nhà xưởng, thiết bị công nghệ của ngành dệt
may còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu mới.
     2.3.2 Giá trị hàng dệt may xuất khẩu chưa tương xứng
với tiềm năng của các doanh nghiệp.
     Bộ Thương mại cho biết hạn ngạch của thị trường EU mới
chỉ đáp ứng được đáp ứng được 30- 35% năng lực sản xuất của
toàn ngành. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp ký được đơn hàng xuất
khẩu lại không có hạn ngạch để xuất trong khi tỷ lệ sử dụng hạn
ngạch lại rất thấp. Điều này nói lên thực trạng có một lượng hạn
ngạch rất lớn chưa xuất đang bị găm, giữ lại ở các doanh nghiệp.
Do được xuất khẩu tự động trong một thời hạn nhất định nên các
doanh nghiệp đã ký nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn với khách
hàng nhưng do không có thông tin nên khi hết hạn ngạch vẫn tiếp

                               22
tục ký hợp đồng với đối tác dẫn đến tình trạng cháy hạn nghạch
và mất khách hàng. Chúng ta chưa giải quyết được vấn đề điều
phối lượng hạn ngạch của doanh nghiệp không có đơn hàng xuất
khẩu cho các doanh nghiệp có đơn hàng nhưng không có hạn
ngạch để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này xuất khẩu.
     Các doanh nghiệp hiện đang tập trung vào những cat nóng
trong khi những cat nguội và các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật
phức tạp, chất lượng cao chưa được quan tâm nhiều. Nếu mở
rộng sang sản xuất những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp
thì các doanh nghiệp có thể tăng được lượng hàng xuất khẩu lên
một cách đáng kể.
     2.3.2   Một số tồn tại:
     - Sản phẩm sau khi được đưa ra thị trường lại được duy trì
trong một thời gian khá lâu trên thị trường, chỉ khi nào người
tiêu dùng đã chán sản phẩm đó doanh nghiệp mới thôi không sản
xuất nữa.Điều này có tác hại lớn là mặc dầu khi doanh nghiệp
phát hiện ra sự đi xuống trong chu kỳ sống của sản phẩm và
dừng lại không sản xuất nữa nhưng thực ra trên thị trường vẫn
tồn đọng một khối lượng sản phẩm chưa tiêu thụ được. Khác với
doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài biết kết thúc
sản phẩm ngay khi sản phẩm đang ở đỉnh cao của chu kỳ sống và
đưa ra ngay sản phẩm mới khác. Cách làm này giúp cho doanh
nghiệp luôn có sản phẩm mới đề phục vụ kịp thời với nhu cầu
hay đổi của khách hàng.
     - Tác động xấu đến hàng dệt may xuất khẩu còn là do sản
        xuất nguyên phụ liệu như: xơ, sợi tổng hợp, bông vải
        thành phẩm, dây khoá kéo, cúc … chỉ mới đáp ứng
        được 10-15% nhu cầu. Khâu thiết kế và sản phẩm may

                               23
mặc còn nhiều hạn chế mẫu mã nghèo nàn, giá thành
        cao chưa xây dựng được một thương hiệu mang nét đặc
        trưng và đạt tầm cỡ quốc tế.
         - Bên cạnh những đối thủ mạnh, thị trường EU cũng
đặt ra những tiêu chuẩn về sản phẩm cao đòi hỏi phải có máy
móc hiện đại. Thiết bị của ngành may đã đổi mới được khoảng
90 – 95% nhưng khả năng tự động hoá còn yếu. Công nghệ cắt
may lạc hậu so với các nước trong khu vực.
           - Cái yếu của ngành may xuất khẩu chính là do các
doanh nghiệp chưa có hình thức mua đứt bán đoạn, chưa có sản
phẩm tự thiết kế sản phẩm hoàn chỉnh để đi chào hàng cho các
khách hàng EU.
     - Nhiều doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9000 và ISO 14000 một tiêu chuẩn gần như bắt buộc
với tất cả các mặt hàng dệt may nhập khẩu vào EU.
     - Chính sách đầu tư phát triển ngành dệt may chưa hợp lý
như quy định về thời hạn thu hồi vốn vay đầu tư phát triển cho
ngành dệt từ 7 – 10 năm, ngành may từ 5 – 7 năm. Thực tế ở Việt
Nam đầu tư vào ngành dệt phải từ 12 – 15 năm, ngành may từ 10
– 12 năm mới thu hồi được hết vốn. Các thủ tục triển khai vốn
đầu tư xây dựng thường kéo dài, và chưa có chính sách cụ thể
thích hợp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong
nước bỏ vốn đầu tư nhiều hơn vào ngành dệt may.
     - Vốn đầu tư phát triển ngành dệt may còn thiếu, đặc biệt
ở các doanh nghiệp nhà nước. Hiện tượng đầu tư dàn trải, manh
mún theo hướng tự cân đối khép kín ở nhiều doanh nghiệp làm
cho ngành dệt may ở tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa
các khâu trong sản xuất.

                              24
- Doanh nghiệp Việt Nam chưa biết tận dụng lợi thế của
cộng đồng các doanh nghiệp người Việt kinh doanh hàng dệt
may tại EU. Chỉ riêng ở Đức có 50000 người Việt sinh sống đã
có 20000 chuyên kinh doanh trong lĩnh vực may mặc trong số họ
cũng có khoảng 100 ông chủ lớn là những doanh nghiệp dệt may
người Việt có tiếng và có tiềm lực. Trong khi các doanh nghiệp
Trung Quốc tại thị trường này biết tập hợp nhau lại thành Hiệp
hội kinh doanh hàng dệt may người Trung Quốc và nỗ lực đưa
hàng Trung Quốc với giá rẻ tấn công áp đảo các đối thủ tại thị
trường EU thì ta lại chưa biết khai thác lợi thế này để giúp các
doanh nghiệp ngồi lại với nhau tránh cạnh tranh không lành
mạnh và quan trọng hơn là tạo thành một kênh tiêu thụ hàng dệt
may Việt Nam rất lớn tại đây.


       III.   MỘT SỐ MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CHO
HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU TRONG THỜI GIAN
TỚI.


       3.1 Những mục tiêu cần đạt được với thị trường EU
       -   Duy trì và phát triển thị trường EU mở rộng mặt hàng
xuất khẩu trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi
phí, cải tiến mẫu mã tạo ra mặt hàng mới, kết hợp các hình thức
kinh doanh linh hoạt nhằm tăng thị phần tại thị trường EU một
cách ổn định vững chắc, cố gắng đạt được kim ngạch xuất khẩu
sang EU từ 600 – 700 triệu USD.
       - Tiếp tục đàm phán ở cấp nhà nước để tăng lượng hạn
ngạch dệt may.



                                25
- Tìm cách cắt giảm chi phí lưu thông, chi phí hành chính
để hạ giá sản phẩm xuống để có thể cạnh tranh về giá khi EU
bãi bỏ hạn ngạch vào năm 2005
     - Tận dụng ưu thế về giá nhân công, kỹ năng lao động và
cải cách phương thức quản lý hạn ngạch và tìm cách giảm thời
gian chờ đợi khách hàng đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất
lượng sản phẩm để tạo lợi thế lấn át các đối thủ cạnh tranh trong
khu vực kể cả Trung Quốc và Inđônêxia và tăng nhanh thị phần
trên thị trường EU.
     - Cố gắng tìm kiếm những đơn hàng xuất khẩu trực tiếp
nhưng vẫn duy trì hình thức gia công xuất khẩu




     3.2 Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
        vào thị trường EU.
     3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may
         - Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất
khẩu sang EU. Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng đến đổi mới thiết bị
công nghệ, thay thế máy móc thiết bị lạc hậu nhằm nâng cao
năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để khắc
phục tình trạng lạc hậu của máy móc thiết bị công nghệ phương
án tối ưu với các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu máy móc
công nghệ dệt may nguồn từ EU. Nhập khẩu máy móc công nghệ
nguồn từ EU sẽ giúp giải quyết được vấn đề phương tiện sản
xuất hiện đại, giải quyết khó khăn do yêu cầu khắt khe về chất
lượng sản phẩm từ EU.



                                26
- Đẩy mạnh áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO
14000, SA 8000 trong quản lý sản xuất để vượt rào cản vào thị
trường EU. Thị trường EU có hệ thống quản lý chất lượng hàng
nhập khẩu khá chặt chẽ. Hàng hoá từ bên ngoài muốn vào thị
trường này phải vượt qua rào cản kỹ thuật của EU gồm yêu cầu
về chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng và tiêu
chuẩn về môi trường. Đối với tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống
quản lý chât lượng ISO 9000 là yêu cầu bắt buộc đối với các
doanh nghệp xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang
phát triển; ISO 9000 được coi như chữ tín giữa người sản xuất
với người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp với nhau. Chất lượng
của sản phẩm khong chỉ đơn thuần là các yêu cầu về mặt phẩm
chất bên trong mà còn đảm bảo cả yêu cầu về mặt thẩm mỹ, tiện
dụng và an toàn cho người sử dụng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 quy
tụ kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo
chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người sử dụng
và người cung ứng. Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp cho
các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất
lượng ở cơ sở mình, đồng thời là phương tiện để bên mua có thể
căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn
định của sản xuất và chất lượng trước khi ký hợp đồng. ISO 9000
đưa ra các chuẩn mực một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ. ISO
9000 hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây
dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hoá các yếu tố
của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn. ISO 9000 không
phải là tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm mà là tiêu chuẩn về hệ
thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý của một doanh

                               27
nghiệp có tốt mới cho ra sản phẩm chất lượng cao. Do đó hàng
của doanh nghiệp có chứng chỉ ISO thì thâm nhập vào thị trường
EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng của doanh nghiệp khác không
có chứng chỉ này. Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng
ký mã hiệu trở nên quan trọng số một trong lưu thông hàng hoá
trên thị trường EU và là yếu tố bắt buộc đối với hàng hoá nhập
khẩu vào EU. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 càng trở
nên quan trọng với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Các
doanh nghiệp Việt Nam phải chú ý đến vấn đề dán nhãn môi
trường cho sản phẩm dệt, thị trường EU cấm nhập sản phẩm dệt
có thuốc nhuộm azo. Chứng chỉ ISO 14000 sẽ là phương tiện và
thước đo để khách hàng EU có thể an tâm về phương diện bảo vệ
môi trường của sản phẩm. Việc thừa nhận và cam kết áp dụng
ISO đã trở thành một tiêu chí để duy trì sự cạnh tranh trên thị
trường EU. Bằng phương pháp này các doanh nghiệp Việt Nam
tăng dược khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường EU
          - Lựa chọn phương thức xâm nhập thị trường EU có
hiệu quả. Có nhiều hình thức để các doanh nghiệp Việt Nam có
thể thâm nhập vào thị trường EU như xuất khẩu qua trung gian,
xuất khẩu trực tiếp, thực hiện liên doanh, thực hiện đầu tư trực
tiếp. Mỗi phương thức thâm nhập thị trường trên đây có những
ưu thế và hạn chế riêng. Xuất khẩu qua trung gian là con đường
mòn mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhất là đối với hai
ngành dệt may và da giầy đã áp dụng để thâm nhập thị trường
EU. Do thị trường này còn rất mới mẻ và do các doanh nghiệp
thiếu kinh nghiệm về thương trường nên ít công ty thiết lập được
quan hệ bạn hàng trực tiếp với đối tác EU do đó chỉ có thể xuất
khẩu qua trung gian là các công ty Châu á có quan hệ trực tiếp

                               28
với đối tác EU. Về chiến lược các doanh nghiệp Việt Nam chỉ
nên lấy đó làm bước đệm nhằm làm quen với thị trường và rút
kinh nghiệm nhằm tự mình xây dựng chỗ đứng riêng cho mình
trên thị trường.
          Xuất khẩu trực tiếp là con đường chính, lâu dài để các
doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU hiện nay.
Cần áp dụng hình thức đầu tư trực tiếp và liên doanh; tuy nhiên
đầu tư trực tiếp không phải là hướng chính trong thời gian trước
mắt nhưng chí ít nó cũng cần thiết trong một số lĩnh vực như các
cơ sở tiếp thị và dịch vụ. Liên doanh có thể dưới hình thức sử
dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá bởi vì người tiêu dùng EU
có sở thích và thói quan sử dụng những sản phẩm có nhãn hiệu
nổi tiếng, chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng đối với phần
lớn mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này chứ không phải là
giá cả. Hiện nay hàng dệt may Việt Nam chưa có danh tiếng,
năng lực cạnh tranh còn yếu nên khó thâm nhập vào EU nếu liên
doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hoá tên
thương phẩm có thể là biện pháp trung gian để các nhà xuất khẩu
thâm nhập vào thị trường này. Phấn đấu tăng tỷ trọng xuất khẩu
trực tiếp giảm dần hình thức gia công và xuất khẩu qua nước thứ
ba và chuyển từ gia công sang mua nguyên liệu bán thành phẩm.
          -   Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất, thiết kế,
kinh doanh, công nhân có tay nghề cao, có đủ trình độ để đáp
ứng yêu cầu kinh doanh quốc tế trong tình hình mới và thực hiện
được các mục tiêu trong thời gian ngắn nhất. Phối hợp với các
trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp
dệt may ưu tiên học bổng cho sinh viên để thu hút số học viên và



                               29
mở thêm chương trình sau đại học để đào tạo chuyên sâu trong
nước cũng như gửi đi thực tập nghiên cứu ở ngoài nước.
         - Từng bước tạo dựng tên tuổi doanh nghiệp, thương
hiệu sản phẩm, khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế đặc biệt
là trên thị trường EU. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu ứng
dụng các nghiệp vụ marketing để phát hiện những mặt hàng mới
có khả năng tiêu thụ ở thị trường EU, cho ra đời và thực hiện
những hoạt động khuếch trương cần thiết giúp cho các mặt hàng
mới tìm được chỗ đứng, duy trì và phát triển trên thị trường này.
Cung ứng tốt các dịch vụ sau bán hàng để duy trì củng cố uy tín
sản phẩm đối với người tiêu dùng về những sản phẩm cần có
dịch vụ sau bán hàng
         - Tăng cường thu hút vốn đầu tư huy động mọi nguồn
lực trong và ngoài nước, kêu gọi đầu tư nước ngoài (trực tiếp
hoặc gián tiếp) để tập trung đầu tư cơ cở hạ tầng và đầu tư trang
thiết bị hiện đại theo hướng tiếp cận với công nghệ cao trong
thiết kế mẫu, trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
và tăng sức cạnh tranh trên thị trường thé giới và trong nước.
Nâng cao trình độ công nghệ thiết bị cho các doanh nghiệp dệt,
may. Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt và may, may
xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất hàng dệt
may xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
tham gia sản xuất và kinh doanh xuất nhâp khẩu là những doanh
nghiệp vừa và nhỏ, vốn kinh doanh ít, lại chưa có nhiều kinh
nghiệm trong thương trường của một nền kinh tế thị trường nên
gặp nhiều hạn chế trong việc xúc tiến thương mại cũng như việc
đề ra chiến lược lâu dài vươn ra thị trường nước ngoài. Để hạn

                               30
chế bớt những khó khăn về vốn, các doanh nghiệp cần tiếp cận
các nguồn vốn của các ngân hàng hay các quỹ tín dụng trong khi
nhà nước chưa có ngân hàng chuyên doanh hay quỹ bảo lãnh tín
dụng.
            Ngoài ra, các doanh nghiệp cần khai thác tác dụng tích
cực của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, tìm kiếm sự hỗ trợ của nhà nước,
các tổ chức quốc tế hay các hiệp hội ngành hàng để tham gia
triển lãm, hội chợ, hội thảo ở trong nước hoặc ở nước ngoài, tìm
kiếm sự hỗ trợ trong và ngoài nước để lập văn phòng, phòng
trưng bày, lập kho ngoại quan hay chi nhánh công ty tại nước
ngoài để thực hiện công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm
hay dịch vụ của mình
        -   Mỗi doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm và mở rộng
thị trường nhưng cũng xác định rõ sản phẩm và thị trường chủ
lực của mình để có chiến lược đầu tư và tiếp thị phù hợp trên cơ
sở đó để tích cực đầu tư củng cố và mở rộng sản xuất. Thực hiện
phối hợp giữa chuyên môn hoá cao giữa các doanh nghiệp, tìm
mọi cách để tăng năng suất lao động triệt để tiết kiệm chi phí
nhằm giảm giá thành một cách đáng kể so với hiện nay. Đây là
giải pháp chủ yếu để tăng sức cạnh tranh sản phẩm.
        - Chủ động tìm kiếm khách hàng bằng mọi biện pháp như
qua internet, hội chợ thơng mại, qua các đại lý. Đặc biệt các
doanh nghiệp cần phát triển hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ ở
nước ngoài một vũ khí cạnh tranh dặc biệt vì phân phối là yếu tố
chủ yếu đem đến cho khách hàng những giá trị gia tăng và đem
đến cho khách hàng sự hài lòng. Mức độ hài lòng của khách hàng
với sản phẩm sản phẩm của công ty cao hơn so với hàng của đối
thủ cạnh tranh sẽ quyết định cuối cùng khả năng chiếm lĩnh thị

                                 31
trường của doanh nghiệp tức là quyết định sự thắng lợi trong
cạnh tranh. Cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại EU rất lớn,
các doanh nghiệp cần quan tâm hợp tác với những ông chủ dệt
may lớn người Việt ở đây để hợp tác tạo thành hệ thống kênh
phân phối và tiêu thụ sản phẩm hữu hiệu. Doanh nghiệp cũng cần
tích cực chủ động phối hợp với các thương vụ tại các nước thành
viên EU để thường xuyên nắm bắt tình hình về nhu cầu thị hiếu
của thị trường về nhu cầu hàng hoá, giá cả và mọi biến động của
thị trường. Thông qua thương vụ để giới thiệu sản phẩm tìm đối
tác tin cậy.
      3.2.2 Giải pháp đối với Nhà nước.
      -   Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại như khuyến
khích và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp mở văn phòng đại
diện, chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm xúc tiến
thương mại, tổ chức hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng hoá, thời
trang. Phát huy vai trò của tích cực của các cơ quan thương vụ,
tham tán thương mại ở các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước
trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành dệt
may nước ta trong thời gian tới. Bộ Thương mại cần mở rộng
trang web đưa lên mạng tất thông tin về luật pháp, cơ chế chính
sách thương mại của Việt Nam về nhu cầu thị trường vốn, đầu
tư, nhu cầu quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Các thương vụ Việt
Nam ở nước ngoài nói chung và ở các nước thành viên EU nói
riêng tận dụng trang web này giớithiệu về thị trường Việt Nam
về sản phẩm dệt may của Việt Nam. đồng thời cũng trên trang
web đó thương vụ sẽ đưa lên mạng những thông tin cần thiết về
thị trường để các doanh nghiệp trong nước cập nhật và xử lý
thông tin theo nhu cầu của doanh nghiệp mình.

                               32
Thành lập câu lạc bộ 100 doanh nghiệp hàng dệt may xuất
khẩu hàng đầu của Việt Nam để cổ vũ tập hợp những điển hình
xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ đó giới thiệu với khách
hàng trong và ngoài nước. Thành lập trung tâm xúc tiến xuất
khẩu hàng dệt may đảm nhiệm chức năng môi giới giúp cho
doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu, đầu tư với các
doanh nghiệp EU, thu thập xử lý thông tin về thị trường, khách
hàng EU, khảo sát thị trường thực tế. Khuyến khích và có cơ chế
hỗ trợ để các doanh nghiệp chủ động ra nước ngoài tìm kiếm thị
trường xác lập kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm tại các thị
trường lớn như EU.
     - Xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đặc
biệt các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất
khẩu của Việt Nam. Cần miễn giảm thuế và hoàn lại thuế cho
một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong những bước đầu ra thị
trường còn ít bạn hàng kinh doanh nhưng sản phẩm có chất
lượng và có tiềm năng chiếm được một vị trí nhất định trong
tương lai. Ngoài ra Chính phủ cũng nên xem xét kéo dài thời hạn
thu hồi vốn mà các doanh nghiệp vay để đầu tư cho sản xuất.
Đồng thời khuyến khích mạnh hơn nữa các doanh nghiệp Việt
Nam trực tiếp xuất khẩu cũng như cung cấp thông tin về thị
trường và tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, cải tiến thủ tục
xuất khẩu, nhập khẩu hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp
xuất khẩu.
     - Trong những năm qua chúng ta nhập khẩu máy móc thiết
bị chủ yếu từ Châu á với giá rẻ nhưng không phải là công nghệ
nguồn mà là máy móc thiết bị hạng hai. Máy móc thiết bị tốt sẽ
sản xuất ra hàng hoá chất lượng cao cạnh tanh được trên thị

                               33
trường. Trong cán cân thương mại với EU chúng ta xuất siêu khá
lớn nếu chúng ta tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU
sẽ làm cân bằng cán cân thanh toán có lợi cho cả hai bên, đồng
thời nhập khẩu được công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất
hàng xuất khẩu giúp thay đổi cho cơ cấu hàng xuất khẩu nâng
cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu nói chung, sang
thị trường EU nói riêng. Đây sẽ là một phương pháp hữu hiệu hỗ
trợ và đẩy mạnh xuất khẩu. Nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU
có thể dược thực hiện bằng hai biện pháp: đầu tư của Chính phủ
và thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất
hàng xuất khẩu. Công nghệ nguồn của EU tiên tiến hiện đại chất
lượng cao dịch vụ bán hàng tốt song nhìn chung giá cả lại cao so
với khả năng thanh toán của đối tác Việt Nam, phương thức
thanh toán lại không linh hoạt như một số đối tác ở khu vực
Châu á nên khi có nhu cầu đầu tư doanh nghiệp Việt Nam
thường nghĩ tới công nghệ của khu vực khác có giá thấp hơn mặc
dù chất lượng kém hơn và trình độ công nghệ thấp hơn. Đầu tư
Chính phủ là giải pháp lâu dài để nhập khẩu công nghệ hiện đại
một cách nhanh nhất và đúng yêu cầu. Trước mắt do khó khăn về
tài chính Chính phủ có thể đầu tư vào những công trình trọng
điểm quốc gia còn doanh nghiệp phải tự chủ kinh doanh.
      Thu hút nhà đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất hàng
xuất khẩu là giải pháp có hiệu quả trước mắt để nhập khẩu được
công nghệ nguồn từ EU và sử dụng công nghệ này đạt hiệu quả
cao trong điều kiện chúng
      - Có chính sách hỗ trợ và hướng dẫn giúp đỡ các doanh
nghiệp dệt 4hiệu tại thị trường quốc tế.



                                34
-   Chính phủ cần cải tiến chế độ phân bổ hạn ngạch, đặc
biệt cần ổn định hạn ngạch cho các doanh nghiệp đã thực hiện tốt
hạn ngạch được cấp. Việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch cần hết
sức thận trọng và chỉ nên đấu thầu phần hạn ngạch tăng thêm
hàng năm với một số mặt hàng hạn chế. Cần quy định đối tượng
dự thầu phải là những doanh nghiệp thực sự sản xuất và xuất
khẩu hàng có uy tín có chất lượng cao đã được biết đến qua các
năm. Ngoài ra cần phải tăng cường kiểm tra kiểm soát đánh giá
tình hình thực tế thực hiện hạn ngạch.




                               35
KẾT LUẬN


     Hơn 10 năm qua kể từ năm 1993, năm đầu tiên thực hiện
Hiệp định về buôn bán hàng dệt may với EU đến nay, ngành dệt
may Việt Nam mà chủ yếu là ngành may mặc xuất khẩu đã có
những bước phát triển mạnh mẽ. Mức tăng bình quân của ngành
dệt may là trên 13,5%/ năm, nhiều năm liên tục đứng thứ hai về
kim ngạch xuất khẩu chỉ sau dầu thô.
     Tuy được coi là một trong những ngành công nghiệp xuất
khẩu trọng điểm và mũi nhọn nhưng hoạt động xuất khẩu hàng
dệt may của ngành trong thời gian vữa qua gặp không ít khó
khăn, đặc biệt là ở thị trường EU. Trong thời gian hiện nay việc
loại bỏ dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệt may của
EU đã và đang đặt ra cho ngành dệt may nước ta những thách
thức to lớn và quyết liệt. Khi hạn ngạch dệt may được loại bỏ
hoàn toàn để có thể “ sống sót” và “ tồn tại” được tại thị trường
EU thì chúng ta phải cố gắng nỗ lực hết mức ngay từ bây giờ.
Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước thì doanh nghiệp
cũng phải biết đặt ra mục tiêu chiến lược cho mình trong thời
gian tới để không chỉ tồn tại được mà còn phải tăng lượng hàng
xuất khẩu vào thị trường này.




                                36
TÀI LIỆU THAM KHẢO


         * Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt
may Việt Nam trên thị trường quốc tế - Đan Tuấn Anh (Đại học
thương mại), Tạp chí Kinh tế và phát triển.
      * Dệt may vào EU sụt giảm- Cần hay không một trung
tâm giao dịch hạn ngạch? – Trùng Dương, Tạp chí Dệt may Việt
Nam 8/2003.
      * Cơ hội hay thách thức khi EU mở rộng – Trùng Dương,
Tạp chí Dệt may Việt Nam 11/2003.
      * Ngành dệt Italia sau năm 2005 – Tạp chí Dệt may Việt
Nam 11/2003.
      * Đẩy mạnh XK sang Đức và Châu Âu – Trùng Dương,
Tạp chí Dệt may Việt Nam 2/2004.
          * Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành Công
nghiệp Dệt – May Việt Nam – Dương Đình Giám, Tạp chí Công
nghiệp Việt Nam 4/2001.
      * Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu
Việt Nam – Mai Hương, Báo Tài chính tháng 9/2001.
          * Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam sang thị trường EU - Ts Nguyễn Thị Hường (Đại học Kinh
tế quốc dân), Kinh tế và Dự báo 2/2002.
          * Quy chế nhập khẩu chung của EU hiện nay – Phùng
Thị Vân Kiều (Viện nghiên cứu Thương mại), Tạp chí Nghiên
cứu Châu Âu 2/2002.




                               37
* Phát triển hệ thống kênh phân phối- Một vũ khí cạnh
tranh đặc biệt của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện
hội nhập – Ts Nguyễn Viết Lâm (Đại học Kinh tế quốc dân), Tạp
chí Kinh tế và phát triển.
              * Về chính sách, cơ chế xuất nhập khẩu của Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế – Ts Nguyễn Doãn
Thị Liễu (Đại học Thương mại), Tạp chí Kinh tế và phát triển.
            * Thực trạng và triển vọng quan hệ thương mại Việt
Nam- EU – Ts Hoàng Thị Bích Loan (Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh), Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu 1/2002.
           * Tổng quan về hợp tác Việt Nam – EU năm 2000 -
Đỗ Lan Phương & Hải Anh (Trung tâm nghiên cứu Châu Âu)
Tạp chí nghiên cứu Châu Âu 2/2002.
            * Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào
thị trường EU – PGS. Ts. Trần Chí Thành (Đại học Kinh tế quốc
dân), Tạp chí Kinh tế và phát triển.
            * Ngành dệt may và cơ hội phát triển – Bích Thuỷ,
Tạp chí Chính sách và sự kiện 1,2/2002.
            * Xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU- những
thuận lợi và thách thức – Anh Thư, Tạp chí Công nghiệp Việt
Nam 4/2002.
            * Ngành Dệt – May Việt Nam với những thách thức
trên thị trường xuất khẩu – Hải Tùng, Tạp chí Công nghiệp Việt
Nam 13/2001.
           * Cần thông thoáng hơn cho Xuất khẩu hàng dệt may
– Tố Uyên, Báo Thương mại 23/2001.
      * Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp – GS PTS
Nguyễn Đình Phan (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục - 1999.

                                38
* Giáo trình Marketing – PGS PTS Trần Minh Đạo (chủ
biên), Nhà xuất bản Thống kê - 1998.
      * EU – thị trường chiến lược quan trọng hàng đầu – Nhà
Xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Sách Dệt may Việt Nam cơ hội và
thách thức 2003.
     * Hàng dệt may khẳng định chỗ đứng trên thị trường thế
giới – Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia, Sách Dệt may Việt
Nam cơ hội và thách thức 2003.




                              39
40

More Related Content

What's hot

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt NamBáo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt NamNgọc Trang Phạm
 
Đề tài: Phát triển hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH sản xuất thương mại dị...
Đề tài: Phát triển hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH sản xuất thương mại dị...Đề tài: Phát triển hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH sản xuất thương mại dị...
Đề tài: Phát triển hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH sản xuất thương mại dị...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèNgovan93
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyềnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình thiết kế trang phục 5
[Kho tài liệu ngành may]  giáo trình thiết kế trang phục 5[Kho tài liệu ngành may]  giáo trình thiết kế trang phục 5
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình thiết kế trang phục 5TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
4.giác so do.chuyen cỡ
4.giác so do.chuyen cỡ4.giác so do.chuyen cỡ
4.giác so do.chuyen cỡlinhdo1313
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNGNhân Quả Công Bằng
 
[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ...
[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ...[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ...
[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (17)

19191
1919119191
19191
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (55)
 
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt NamBáo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
 
Đề tài: Phát triển hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH sản xuất thương mại dị...
Đề tài: Phát triển hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH sản xuất thương mại dị...Đề tài: Phát triển hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH sản xuất thương mại dị...
Đề tài: Phát triển hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH sản xuất thương mại dị...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường nông sản giao sau tại Việt Nam hậu WTO
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường nông sản giao sau tại Việt Nam hậu WTOLuận văn: Giải pháp phát triển thị trường nông sản giao sau tại Việt Nam hậu WTO
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường nông sản giao sau tại Việt Nam hậu WTO
 
Quản trị công nghệ
Quản trị công nghệQuản trị công nghệ
Quản trị công nghệ
 
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
 
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
 
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
 
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
 
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình thiết kế trang phục 5
[Kho tài liệu ngành may]  giáo trình thiết kế trang phục 5[Kho tài liệu ngành may]  giáo trình thiết kế trang phục 5
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình thiết kế trang phục 5
 
Thiết kế dây chuyền dệt may
Thiết kế dây chuyền dệt mayThiết kế dây chuyền dệt may
Thiết kế dây chuyền dệt may
 
4.giác so do.chuyen cỡ
4.giác so do.chuyen cỡ4.giác so do.chuyen cỡ
4.giác so do.chuyen cỡ
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
 
[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ...
[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ...[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ...
[Kho tài liệu ngành may] nghiên cứu và xây dựng ngân hàng mẫu thiết kế cổ và ...
 

Similar to tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc

Giải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docx
Giải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docxGiải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docx
Giải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docxPhmM21
 
Tr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©n
Tr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©nTr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©n
Tr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©nJere My
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiếnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹluanvantrust
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docNguyễn Công Huy
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docNguyễn Công Huy
 
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạchXK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạchguest3c41775
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...s2nhomau
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc (20)

Giải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docx
Giải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docxGiải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docx
Giải-pháp-thúc-đẩy-xuất-khẩu-hàng-dệt-may.docx
 
Tr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©n
Tr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©nTr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©n
Tr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©n
 
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EUXuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...
Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của cá...
 
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệpĐề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
Đề tài: Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của doanh nghiệp
 
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
 
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Giải pháp phát triển ngành dệt may thành phố Đà Nẵng.doc
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
 
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường EuĐề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
[Kho tài liệu ngành may] xuất khẩu áo sơ mi nam công ty cổ phần may việt tiến
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Xây Dựng Và Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ T...
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 9/2023
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (75).doc
 
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạchXK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
 

More from Luanvan84

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfLuanvan84
 

More from Luanvan84 (20)

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdf
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdf
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdf
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdf
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdf
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdf
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdf
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdf
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdf
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdf
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdf
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdf
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdf
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdf
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdf
 

tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc

  • 1. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---- ----- Đề áN môn học KINH Tế và quản lí công nghiệp Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU Sinh viên thực hiện : Phan Thu Hiền Lớp : QTKD CN và XD 43B Hà Nội, 4/2004 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 2. MỤC LỤC Mục lục ......................................................................... 1 Lời nói đầu.................................................................... 2 I. Yêu cầu của thị trường EU với hàng dệt may............ 4 1.1 Đặc điểm của thị trương EU đối với hàng dệt may......................................................................................... 4 1.2 Những yêu cầu đặt ra với sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU............................................................................ 7 II. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU........................................................................................... 8 2.1 Những cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước với xuất khẩu hàng dệt may.......................................................... 9 2.2 Kết quả của hoạt động xuất khẩu sang EU thời gian qua.......................................................................................... 11 2.3 Một số yếu kém của hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may.................................................................................... 15 2.3.1 Sức cạnh tranh chưa cao ......................... 15 2.3.2 Giá trị hàng dệt may xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp....................................... 18 2.3.3 Một số tồn tại........................................... 18 III. Một số mục tiêu và giải pháp cho hàng dệt may xuất khẩu trong thời gian tới........................................................... 20 3.1 Những mục tiêu cần đạt được với thị trường EU ................................................................................................ 20 3.2 Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may vào thị trường EU............................................................ 21 3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may. . 21 3.2.2 Giải pháp đối với nhà nước........................ 26 2
  • 3. Kết luận......................................................................... 30 Tài liệu tham khảo ........................................................ 31 3
  • 4. LỜI NÓI ĐẦU Qúa trình quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ ở các châu lục, các khu vực trên thế giới, với sự tham gia ngày càng rộng rãi của tất cả các nước chậm phát triển. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc gia là rất rõ ràng và khó có thể bác bỏ. Con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo kiểu cô lập với bên ngoài ngày nay không còn sức thuyết phục và hầu như không còn một quốc gia nào hướng tới nữa. Do vậy vấn đề đạt ra cho mỗi quốc gia là hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi như thế nào để có thể mang lại lợi ích tối đa với một mức giá tối thiểu qủa là một thách thức không nhỏ. Sự hội nhập tất yếu của nước ta vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn cho nền kinh tế. Một trong những bước của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến hành tự do hoá thương mại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực và toàn cầu. Định hướng này đã được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn từ Đại hội Đảng lần thứ VI ( năm 1986) và được cụ thể hoá, phát triển lên tại Đại hội Đảng lần thứ VIII ( năm 1996). Ngành dệt may Việt Nam ra đời từ năm 1958, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế ngành dệt may Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra và khẳng định được những ưu thế của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc cho thị trường thế giới. Hàng dệt may đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cùng với gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, v.v. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không ngừng tăng 4
  • 5. và hàng năm mang về cho đất nước một nguồn thu ngoại tệ lớn khoảng 1 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: hàng dệt may của Việt Nam bị canh tranh quyết liệt bởi hàng dệt may của các nước khác, do chất lượng, mẫu mã, v.v. Đặc biệt, việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, một thị trường truyền thống của Việt Nam cũng đang phải đối đầu với nhiều thách thức và khó khăn. Với bài viết này, em muốn trình bày cách nhìn của mình về sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU và một số giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này. Do vậy, em chọn đề tàI: Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU. Đề án gồm 3 phần: I. Yêu cầu của thị trường EU với hàng dệt may. II. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU trong thời gian qua. III. Một số mục tiêu và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Xuân Được đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2004 Sinh viên Phan Thu Hiền 5
  • 6. I. YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG EU VỚI HÀNG DỆT MAY 1.1 Đặc điểm của thị trường EU đối với hàng dệt may 1.1.1 EU là một thị trường rộng lớn với nhu cầu đa dạng, phong phú: Với 15 quốc gia với khoảng 375 triệu người tiêu dùng nên nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt là, với mặt hàng dệt may là mặt hàng có tính mùa vụ và thời trang cao thì nhu cầu càng đa dạng. Tuy vậy thị trường EU không hoàn toàn đồng nhất, 15 quốc gia trong EU với ngôn ngữ, phong tục tập quán, tôn giáo khác nhau, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác,sở thích ... sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Sắp tới khi EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, dân số EU sẽ tăng thêm 100 triệu người do đó yêu cầu về sản phẩm dệt may sẽ đa dạng và phong phú hơn nữa. Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật, còn trong thực tế là nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có một bản sắc và đặc trưng riêng. Mỗi nước thành viên tạo ra các cơ hội khác nhau và yêu cầu của họ cũng khác nhau. Trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn, khí hậu thay đổi từ nước này sang nước khác nên trang phục của người 6
  • 7. dân EU cũng khác nhau. Trong mỗi nước lại có những dân tộc với những truyền thống văn hoá khác nhau đây cũng là một yếu tố tạo nên tính đa dạng về nhu cầu với sản phẩm dệt may. Lứa tuổi, giới tính, công việc của mỗi cá nhân cũng yêu cầu sản phẩm dệt may phù hợp với những người làm việc trong công sở họ có nhu cầu lớn với mặt hàng sơ mi, comple. Trong khi đó với những người nông dân lại yêu cầu những mặt hàng quần áo gọn nhẹ phù hợp với công việc đồng áng. Trong những buổi dạ tiệc họ lại cần những bộ quần áo làm cho họ nổi bật. Với những doanh nhân trang phục của họ phải thể hiện tình năng động trong công việc. Yêu cầu của họ đa dạng không chỉ về mẫu mã, chất liệu màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ mà còn về tính thời trang. Nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu của từng nhóm người tiêu dùng trong khu vực thị trường EU có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. 1.1.2 Tập quán tiêu dùng của người dân EU: Đây cũng là một đặc điểm cần lưu ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trường các quốc gia song 15 nước trong khối EU đều nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu nên có những nét tương đồng về kinh tế văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế của những nước này khá đồng đều nên người dân EU có một số điểm chung về sở thích thói quen tiêu dùng. Đối với mặt hàng dệt may, khách hàng EU rất quan tâm đến chất lượng và thời trang, do đó yếu tố này có khi lại quan trọng hơn yếu tố về giá cả. EU là nơi hội tụ của những kinh đô thời trang thế giới nên họ đòi hỏi khắt khe về kiểu dáng và mẫu mốt. Sản phẩm dệt may tiêu thụ ở thị trường này mang tính thời 7
  • 8. trang cao, luôn thay đổi mẫu mã kiểu dáng, màu sắc chất liệu để đáp ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng những mặt hàng này có thể yên tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. 1.1.3 Do mức sống cao nên người dân EU yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm dệt may. Mức sống của người dân trong cộng đồng EU tương đối đồng đều và ở mức cao nên tiêu dùng của họ rất cao cấp, yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn giá cả không phải là vấn đề quyết định nhất đối với thị trường này. Vì thế cạnh tranh về giá không hẳn là biện pháp tối ưu khi xâm nhập thị trường EU. Thu nhập bình quân đầu người của người dân EU ở mức khá cao, và tỉ lệ chi tiêu cho hàng may trong tổng thu nhập dân cư lớn. Bên cạnh đó người tiêu dùng EU có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng dệt may cao cấp với yêu cầu về đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng cao. Người dân EU cũng đòi hỏi sản phẩm dệt may phải an toàn cho người sử dụng không gây dị ứng, tạo cảm giác khó chịu cho người mặc không có một số hoá chất mà hiệp hội dệt may Châu Âu cấm sử dụng. Thị trường Châu Âu còn sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rất khắt khe như: tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. 1.1.4 Các hãng, công ty có tên tuổi trong làng dệt may Châu Âu lại là khách hàng của doanh nghiệp dệt may ở nước khác. 8
  • 9. Hàng ngàn các hãng có tên tuổi của các nước Châu Âu là những người bán hàng cho các nhà bán lẻ, nhưng sau khi tập hợp các đơn hàng họ lại là người đi đặt hàng ở các nước khác, trừ những mặt hàng cao cấp sản xuất tại Châu Âu. Họ có thể đưa nguyên liêu sang và đặt các doanh nghiệp dệt may ở nước khác gia công chế biến cho họ sau đó sản phẩm được nhập về và dán nhãn mác của họ. Làm như vậy họ vừa tận dụng được nguồn nhân công rẻ hơn ở các nước đang phát triển từ đó làm giảm chi phí sản xuất và giúp họ thu được nhiều lợi nhuận hơn và làm giảm ô nhiễm môi trường do chất thải của ngành công nghiệp dệt may gây ra. Việc làm này giúp họ chỉ cần tập trung vào sản xuất những mặt hàng cao cấp. Các nhãn hiệu nổi tiếng của các nhà sản xuất Châu Âu đã tạo được uy tín lớn đối với người tiêu dùng, đây cũng là yếu tố chứng nhận chất lượng hàng hoá. Vì vậy người tiêu dùng Châu Âu luôn cảm thấy yên tâm khi mua hàng hoá của họ cho dù hàng hoá này được chính họ sản xuất hay thuê gia công chế biến ở nơi khác. 1.2 Những yêu cầu đặt ra với sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU 1.2.1 Thị trường EU đặt ra những tiêu chuẩn về đạo đức cho tất cả các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển. Do ở các nước đang phát triển, nhiều nhà sản xuất sử dụng lao động trẻ em trong sản xuất công nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may bởi lực lượng lao động này vừa rẻ tiền vừa dễ bóc lột sức lao động. Mối lo ngại về việc sử dụng lao động trẻ em đang ngày một lan rộng làm cho các nhà hoạt động xã hội lo ngại. Các tổ chức phi chính phủ ở phương tây, các phương tiện 9
  • 10. truyền thông và các tổ chức công đoàn ủng hộ các nhà cung cấp không sử dụng lao động trẻ em thông qua việc nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng ở thị trường này. Điều này đang tạo ra áp lực cho nhà nhập khẩu nước ngoài khi mua hàng phải đảm bảo nguồn cung cấp không sử dụng lao động trẻ em. Những quy định về việc nguồn cung cấp phải đảm bảo tính đạo đức áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển và thậm chí áp dụng cho cả đối với các nhà thầu phụ. Các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới đang áp dụng những qui tắc chặt chẽ này nếu không họ sẽ bị công chúng tẩy chay. 1.2.2 Sản phẩm dệt may khi nhập khẩu vào EU phải dán nhãn môi trường. Các nhà sản xuất hàng dệt may từ các nước đang phát triển đang ngày càng đối mặt với yêu cầu dán nhãn môi trường. Dán nhãn môi trường hiện được coi là một công cụ marketing và các sản phẩm có dán nhãn môi trường thường dành cho các thị trường phát triển. Yêu cầu dán nhãn môi trường được các nhà bảo vệ môi trường đưa ra và cũng một phần là do tác động của chiến dịch quảng cáo quá khích của các ngành bảo hộ sản xuất của các nước trong EU. Các sản phẩm dệt may của EU đang bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng dệt may của các nước đang phát triển như Trung Quốc, một số nước ASEAN nhập khẩu vào EU với giá rẻ mẫu mã đa dạng lại phù hợp với nhu cầu luôn luôn thay đổi. Vì vậy để bảo hộ sản xuất trong nước khỏi nguy cơ mất thị phần ngay tại thị trường EU các nhà sản xuất đã đưa ra tiêu chuẩn dán nhãn môi trường. Việc dán nhãn môi trường sẽ làm cho việc tiếp cận các thị trường phát triển sẽ bị giảm đáng kể nếu người tiêu dùng tẩy chay hàng hoá không dán nhãn sinh thái. 10
  • 11. 1.2.3 Sản phẩm dệt may nhập khẩu vào EU phải chú trọng yếu tố thời vụ. Các nhà sản xuất phải căn cứ vào chu kỳ thay đổi của thời tiét trong năm ở từng khu vực của thị trường EU mà cung cấp hàng hoá cho phù hợp. Nếu không chú trọng đến vấn đề này thì hàng hoá của các nước xuất khẩu sang EU không đáp ứng kịp thời nhu cầu thậm chí là không bán được hàng. Các nhà nhập khẩu Châu Âu luôn chú ý đến thời hạn giao hàng. Nếu các nước xuất khẩu không giao hàng kịp thời đúng như trong hợp đồng thì họ có thể mất đi những đơn đặt hàng lớn từ thị trường EU. Trong kinh doanh các doanh nghiệp của Châu Âu luôn coi trọng chữ tín, hiểu được điều này thì doanh nghiệp của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu mới có thể hợp tác làm ăn lâu dài với nhau. 11
  • 12. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA 1.1 Những cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước với xuất khẩu hàng dệt may. Trong thời gian gần đây Đảng và Nhà nước đã tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng trong hoạt động xuất khẩu. Đường lối của Đảng được thể chế hoá bằng các chính sách, cơ chế xuất nhập khẩu theo hướng tự do hoá thương mại. Quốc hội đã xây dựng và ban hành nhiều luật như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, luật Thương mại. Chính phủ đã có nhiều Nghị định nhằm chuyển căn bản hoạt động xuất nhập khẩu từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của chính phủ đã cho phép tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, nhận gia công và làm đại lý bán cho nước ngoài hầu hết các loại hàng hoá ( trừ một số loại hàng hoá cấm nhập khẩu, xuất khẩu và xuất nhập khẩu có điều kiện) và trước khi tién hành kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ phải đăng kí mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong quá trình thực hiện, Nhà nước đã thường xuyên hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và đổi mới cơ chế điều hành xuất nhập khẩu nhằm khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu. Chính phủ đã thực hiện chính sách hoàn thuế, trợ giá, 12
  • 13. bù lãi suất cho hoạt động xuất khẩu và thưởng xuất khẩu …. Để khuyến khích xuất khẩu Nhà nước ta đã giảm bớt hàng rào thuế quan đối với nhập khẩu. Việc giảm thuế xuống còn 0-5% có ý nghĩa lớn khi Việt Nam tham gia vào ASEAN và sắp tới tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trên cở sở nguyên tắc chung là “có đi, có lại” trong buôn bán quốc tế, việc cắt giảm thuế nhập khẩu với hang hoá nước ngoài của Việt Nam tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam và đặc biệt là hàng dệt may có thể dễ dàng xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên của ASEAN và WTO mà không gặp phải trở ngại lớn từ hàng rào thuế quan và phi thuế quan của nước nhập khẩu. Cùng với việc phê duyệt chiến lược tăng tốc phát triển ngành Dệt - May đến năm 2010 Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành Dệt – May thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực xuất khẩu của ngành. Để giảm tối đa chi phí cho sản phẩm dệt may xuất khẩu, tạo mọi điều kiện cho sản phẩm dệt may cạnh tranh trên thị trường thế giới, chính sách thuế xuất nhập khẩu nước ta đã có nhiều ưu đãi cho ngành dệt may như: áp dụng thuế suất 0% đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu. Thuế giá trị gia tăng cũng được áp thuế suất 0%; đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong thới hạn 275 ngày không phải nộp thuế nhập khẩu, nêu ngoài thời hạn trên doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu nhưng nhưng sẽ được hoàn trả sau khi sản phẩm được xuất khẩu. Miễn thuế đối vớivật tư nguyên liệu nhập khẩu để gia công hàng cho nước ngoài. 13
  • 14. Chính phủ thực hiện một số chính sách, biện pháp khuyến khích xuất khẩu theo kiến nghị của Bộ Thương mại. Tiếp tục đẩy mạnh biện pháp hỗ trợ tài chính, áp dụng các chính sách thưởng theo kim ngạch xuất khẩu và đơn giản hoá thủ tục xét thưởng. Ưu tiên những mặt hàng có giá trị gia tăng cao.Tăng cường các biện pháp hạ giá thành cũng như chi phí ngoài giá thành, ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp vệ tinh như đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kiểm soát và giảm tới mức hợp lý các chi phí và giá cả của các nhà cung ứng dịch vụ độc quyền. Điều chỉnh thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng xuất khẩu (hiện ở mức 32%) như đang áp dụng với các donah nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(25%). Đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua việc tăng cường tổ chức các đoàn doanh nghiệp thực hiện công tác xúc tiến thương mại với sự bảo trợ của Nhà nước, cải tiến việc chi hỗ trợ phát triển thị trường và xúc tiến thương mại theo hướng không dàn trải, ưu tiên danh một tỷ lệ thích hợp cho các chương trình xuất khẩu trọng điểm. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, xoá bỏ các rào cản bất hợp lý. Tập trung đơn giản hoá thủ tịc hải quan, tăng diện hàng hoá xuất nhập khẩu được miễn kiểm tra hải quan cải tiến quy trình nghiệp vụ để doanh nghiệp có thể kiểm tra hàng hoá xuất khẩu bất kỳ lúc nào nếu có đăng ký trước. EU là thị trường mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam, do đó Chính phủ đang xem xét nhượng bộ một số yêu cầu mở cửa thị trường để đổi lấy việc gia tăng hạn ngạch dệt may Để khai thác tối đa thị trường EU và đảm bảo tính linh hoạt trong việc triển khai thực hiện hạn ngạch, năm 2002 Bộ Thương mại đã ban hành một cơ chế mới gọi là cơ chế cấp giấy phép xuất 14
  • 15. khẩu tự động. Cơ chế này được đánh giá là sẽ giúp khắc phục được nhiều nhược điểm của cơ chế cũ mà quan trọng là nó giải quyết cơ bản tình trạng đầu cơ hạn ngạch, tạo sân chơi bình đẳng, tạo cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất hàng chất lượng tốt, có khách hàng đều có cơ hội xuất khẩu. 2.2 Kết quả của hoạt động xuất khẩu sang EU trong thời gian qua. Thị trường EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch chủ yếu của Việt Nam. EU được coi là thị trường xuất khẩu trọng điểm của nước ta và đang được các doanh nghiệp dệt may tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng của thị trường này. Hàng năm EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại và trong đó chỉ có khoang 10 – 15% là tiêu dùng bình thường còn lại là sử dụng theo mốt. Từ năm 1980, chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên EU như Đức, Anh, Pháp … nhưng chỉ từ năm 1993 xuất hàng dệt may sang EU mới thực sự khởi sắc. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh kể từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may. Cụ thể, sau khi hiệp định này được ký kết ngày 15/2/1992 và có hiệu lực và năm 1993 đã tạo cơ sở pháp lý và kinh tế vững chắc đưa ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, từ chỗ hầu như bị cấm vận nhóm hàng này của Việt Nam xuất khẩu sang EU có tốc độ tăng trưởng kim ngạch 23%/năm trong thời kỳ 1993 – 1997. Theo Hiệp định năm 1992, Việt Nam được phép xuất khẩu sang EU 151 chủng loại mặt hàng (cat) trong đó có 46 loại không bị hạn ngạch. Tổng số 15
  • 16. hạn ngạch thao hiệp định này là 21298 tấn với kim ngạch khoản 450 triệu$. Tuy nhiên nếu nhìn từ phía EU thì Việt Nam chỉ là nhà xuất khẩu lớn thứ 16 và chiếm 0.5% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của EU. Điều đó chứng tỏ rằng hàng may mặc của Việt Nam vào EU là quá nhỏ so với nhu cầu. Trong số các nước thuộc EU thì Đức là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhát của Việt Nam chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là Pháp 14%, Hà Lan 12%, Italia 9% và các nước khác chiếm 8%. Từ 1993 đến năm 1999 xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt gần 700 triệu USD và năm 2000 tăng thêm khoảng 150 triệu USD. Hiện nay xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chiếm 34 – 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam. Hiệp định buôn bán hàng dệt may, dệt kim từ khi thực hiện cho đến nay đã 2 lần được gia hạn và điều chỉnh tăng hạn ngạch. Tháng 8/1995, Hiệp định lần đầu tiên sửa đổi tăng hạn ngạch ở 23 cat nóng tử 20 - 25%, giảm số cat có hạn ngạch từ 105 xuống còn 54, tăng hạn ngạch gia công thuần tuý lên gấp đôi, ước tính sẽ tăng bổ sung hạn ngạch lên 250 tấn tương đương với 100 triệu$ nâng tổng giá trị hạn ngạch vào EU là 550 triệu$. Hiệp định dệt may sửa đổi lần thứ 2 cho giai đoạn 1998 - 2000 đã được ký ngày 7/11/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 tăng 40% khối lượng so với giai đoạn trước tạo cơ hội mới thúc đẩy hàng dệt may Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh hơn. So với giai đoạn 1993 - 1997, Hiệp định sửa đổi này có những bổ sung quan trọng tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam như được tăng mức tự do chuyển đổi hạn ngạch giữa các mặt hàng một cách đễ dàng hơn, được hưởng ưu đãi GSP. Theo hiệp định này hàng năm Việt Nam được xuất khẩu hàng đệt may vào thị trường EU với lượng hàng 21938 tấn. Số cat chịu sự quản lý 16
  • 17. bằng hạn ngạch giảm từ 106 xuống còn 29, tăng hạn ngạch một số cat “nóng” và nâng mức chuyển đổi hạn ngạch giữa các cat lên 27%. Tháng 3/2000, Việt Nam đàm phán với với EU thay đổi thời hạn điều chỉnh Hiệp định dệt may đến hết năm 2002 thay vì năm 2000. Đồng thời tăng hạn hạn hàng dệt may 16 cat của Việt Nam xuất khẩu vào EU: trọng lượng tăng 4324 tấn đạt mức trên 26% so với hạn ngạch cơ sở của 16 cat, đơn vị sản phẩm tăng 15 triệu, đạt mức tăng 25%, trị giá sản phẩm tăng khoảng 120 triệu USD đạt khoảng 20% so với năm 1999. Đàm phán tăng hạn ngạch dệt may và mở cửa thị trường giữa Việt Nam và EU được tiến hành gần đây nhất là giữa tháng 2/2003 áp dụng cho giai đoạn 2003 - 2005. Theo bản sửa đổi này, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho một số lĩnh vực như bảo hiểm, rượu, xe máy, dược phẩm, dịch vụ vận tải biển cũng như thuế nhập khẩu hàng dệt may và nguyên liệu nhập khẩu từ EU. Đổi lại EU sẽ tăng hạn ngạch dệt may cho Việt Nam mỗi năm lên khoảng 20% tức tổng cộng 3 năm tăng khoảng 600 triệu$. Đặc biệt một số cat Việt Nam cho là nóng có mức tăng từ 50 đến 75%. Nếu Việt Nam sử dụng hết hạn ngạch cho phép thì giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2003 và các năm sau sang EU sẽ tăng lên 800 - 850 triệu$/năm, giải quyết việc làm thêm cho trên 100 ngàn lao động. Đây là một bước tiến đáng kể đối với ngành dệt may Viẹt Nam trong quan hệ với EU trong thời kỳ quá độ tiến tới tự do hoá hoàn toàn. Trong mấy năm vừa qua tỷ trọng kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU luôn chiếm xấp xỉ 30% tổng trị giá xuất khẩu ra thế giới của toàn ngành may mặc, có năm cao nhất là 31% 17
  • 18. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU thể hiện trong biểu đồ sau: Đơn vị: triệu USD. N 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 ăm 994 995 996 997 998 999 000 001 002 003 K 2 3 4 4 5 6 5 6 5 6 im 85 50 20 50 80 20 90 31 75 10 ngạch Nguồn của Bộ Thương mại (1/2004). 700 631 620 610 590 600 580 575 500 450 420 400 350 285 300 Kim ng¹ ch 200 100 0 N¨ m 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Trong các chủng loại hàng may mặc xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm dễ làm, các mã hàng cho mùa đông như áo Jacket hai lớp hoặc ba lớp, áo sơ mi, áo váy, quần âu, áo len và áo dệt kim, áo T.shirt và polo shirt, quần dệt kim, bộ quần áo bảo hộ lao động, áo sơ mi nữ… Mặt hàng áo Jacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU. Năm 1997 Việt Nam xuất khẩu sang EU gần 11 triệu chiếc tăng gần 5 triệu chiếc 18
  • 19. so với năm 1993 chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU. Theo nguồn tin của Bộ Thương mại trong tháng 1-2/2004 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU tăng rất mạnh từ 28 – 30% so với cùng kỳ năm 2003. Những cat được cấp giấy phép xuất khẩu là cat 4, cat 7, cat 9, cat10, cat 14, cat 18, cat 20, cat 21, cat 28, cat 41, cat 78; trong số những cat được cấp giấy phép thì cat 4, 6, 41, 78 có tốc độ tăng cao và cat 21 áo jacket vẫn là mặt hàng chủ lực trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Hình thức xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU là hình thức gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng đến trên 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì thế hiệu quả thực của xuất khẩu dệt may là rất nhỏ. Hiện có tới 70% hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU thông qua các thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Các nước này thường nhập khẩu hoặc thuê Việt Nam gia công rồi tái xuất sang thị trường EU. Nếu làm phép tính so sánh thì xuất khẩu trọn gói theo giá FOB sẽ lãi gấp 2 lần so với may gia công. Trung bình các nhà gia công Việt Nam chỉ nhận được khoảng 20% giá thnhf xuất khẩu, chủ yếu là gia công. Còn lại 80% là của chủ đặt hàng và các công ty trung gian cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã. Nếu tính trên giá bán lẻ chỉ nhận được 4%cho một áo sơ mi. 2.3 Một ta còn thiếu vốn và trình độ quản lý. Để thực hiện biện pháp này nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư EU. Những ưu đãi này có thể là ưu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ, kết hối ngoại tệ, chuyển lợi nhuận… Cần thể chế hoá 19
  • 20. và quy định cụ thể để hấp dẫn các nhà đầu tư số yếu kém của hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may. 2.3.1 Sức cạnh tranh chưa cao Tại thị trường EU thị trường được đánh giá là có nhiều lợi thế nhất trong số các thị trường hạn ngạch, đây là thị trường được đánh giá là Việt Nam có nhiều lợi thế nhất nhưng hàng dệt may Việt Nam lại đang mất dần lợi thế tại thị trường này. Bị cạnh tranh gay gắt bởi nhà xuất khẩu dệt may lớn khác là Trung Quốc, thêm vào đó EU bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế hàng Trung Quốc vào thị trường này bằng cách bỏ dần hạn ngạch, thuế chống phá giá … Hàng Việt Nam không còn ưu thế về chất lượng bởi Trung Quốc đã giải quyết cơ bản vấn đề này hơn thế nữa giá gia công một số sản phẩm may của nước này thấp hơn của Việt Nam tới 20%. Không chỉ với Trung Quốc, hàng dệt may của Việt Nam còn phải cạnh tranh với hàng dệt may từ nhiều nước khác nhất là khi EU bỏ hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong cạnh tranh yếu tố trước hết và quyết định nhất là giá nhưng giá thành hàng dệt may của ta lại cao hơn của đối thủ cạnh tranh đặc biệt là Trung Quốc. Một số ưu đãi về thuế được Chính phủ áp dụng cho hàng dệt may xuất khẩu để giảm giá thành sản phẩm xuống gần bằng mức giá của các đối thủ. Nhưng những quy định về thuế và sự tăng giá nhiều loại phí như phí cầu đường, cảng, giá điện nước, bưu chính viễn thông liên tục tăng làm cho giá thành hàng dệt may không những không hạ mà còn cao hơn của đối thủ. Điều này làm cho hàng hoá của ta khó có thể cạnh tranh. 20
  • 21. ♦ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: + Thứ nhất là, số lượng hạn ngạch Việt Nam được hưởng còn rất thấp so với nhiều nước chỉ bằng 5% của Trung Quốc và 10 - 20% của các nước ASEAN. Số mặt hàng bị hạn chế bằng hạn ngạch lớn hơn so với các nước khác của Vịêt Nam là 29 nhóm trong khi đó của Thái Lan là 20 nhóm, của Singapore là 8 nhóm. + Thứ hai là, do hàng của ta không rẻ bằng hàng hoá của nước khác như Trung Quốc, bên cạnh đó mẫu mã của họ lại phong phú hơn hàng của ta nhiều. Khách hàng yêu cầu thay đổi mẫu mã trong khi đó các các doanh nghiệp, nhà sản xuất lại không thay đổi được mẫu mã thành ra họ không mua nữa. Nhà thiết kế Việt Nam cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời trang công nghiệp nên sản phẩm chủ yếu của ta xuất sang EU tập trung ở một số sản phẩm truyền thống còn những sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao đang còn bị bỏ trống hạn ngạch được cấp. Thực tế cho thấy còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng hiện nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào sản xuất, đó là những mặt hàng yêu cầu phải có trang thiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được. + Thứ ba là, chi phí vận chuyển các sản phẩm dệt may của Việt Nam sang thị trương EU khá lớn điều đó làm tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. + Thứ tư là, các doanh nghiệp Việt Nam có quá ít thông tin về thị trường, về các đối tác nước ngoài mà họ hợp tác sản xuất. Do ít thông tin nên các doanh nghiẹp không thể tiếp 21
  • 22. xúc trực tiếp được với nhiều khách hàng, tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu qua khâu trung gian, gia công còn cao. Tuy mạng lưới thương vụ của ta hầu như có mặt ở mọi nơi trên thế giới song những thông tin về thị trường nói chung và thị trường buôn bán hàng dệt may nói riêng được họ quan tâm cung cấp về nước quá ít kể cả một số thị trường lớn và truyền thống của Việt Nam như EU. Các doanh nghiệp Việt Nam lại nghèo không có đủ chi phí để thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm, các cuộc xúc tiến mậu dịch ở nước ngoài, hoặc lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài nên thông tin quốc tế càng bị hạn chế. Những thay đổi về mẫu mã, những khuynh hướng thời trang mới chúng ta hoàn toàn không nắm được trước để chuẩn bị cho sản xuất. + Thứ năm là, hầu hết các loại chi phí cho một đơn vị sản phẩm của ta đều cao hơn so với các nước trong khu vực và năng suất lao động nhìn chung chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nước ASEAN. Nhà xưởng, thiết bị công nghệ của ngành dệt may còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu mới. 2.3.2 Giá trị hàng dệt may xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp. Bộ Thương mại cho biết hạn ngạch của thị trường EU mới chỉ đáp ứng được đáp ứng được 30- 35% năng lực sản xuất của toàn ngành. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp ký được đơn hàng xuất khẩu lại không có hạn ngạch để xuất trong khi tỷ lệ sử dụng hạn ngạch lại rất thấp. Điều này nói lên thực trạng có một lượng hạn ngạch rất lớn chưa xuất đang bị găm, giữ lại ở các doanh nghiệp. Do được xuất khẩu tự động trong một thời hạn nhất định nên các doanh nghiệp đã ký nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn với khách hàng nhưng do không có thông tin nên khi hết hạn ngạch vẫn tiếp 22
  • 23. tục ký hợp đồng với đối tác dẫn đến tình trạng cháy hạn nghạch và mất khách hàng. Chúng ta chưa giải quyết được vấn đề điều phối lượng hạn ngạch của doanh nghiệp không có đơn hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp có đơn hàng nhưng không có hạn ngạch để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này xuất khẩu. Các doanh nghiệp hiện đang tập trung vào những cat nóng trong khi những cat nguội và các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao chưa được quan tâm nhiều. Nếu mở rộng sang sản xuất những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp thì các doanh nghiệp có thể tăng được lượng hàng xuất khẩu lên một cách đáng kể. 2.3.2 Một số tồn tại: - Sản phẩm sau khi được đưa ra thị trường lại được duy trì trong một thời gian khá lâu trên thị trường, chỉ khi nào người tiêu dùng đã chán sản phẩm đó doanh nghiệp mới thôi không sản xuất nữa.Điều này có tác hại lớn là mặc dầu khi doanh nghiệp phát hiện ra sự đi xuống trong chu kỳ sống của sản phẩm và dừng lại không sản xuất nữa nhưng thực ra trên thị trường vẫn tồn đọng một khối lượng sản phẩm chưa tiêu thụ được. Khác với doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài biết kết thúc sản phẩm ngay khi sản phẩm đang ở đỉnh cao của chu kỳ sống và đưa ra ngay sản phẩm mới khác. Cách làm này giúp cho doanh nghiệp luôn có sản phẩm mới đề phục vụ kịp thời với nhu cầu hay đổi của khách hàng. - Tác động xấu đến hàng dệt may xuất khẩu còn là do sản xuất nguyên phụ liệu như: xơ, sợi tổng hợp, bông vải thành phẩm, dây khoá kéo, cúc … chỉ mới đáp ứng được 10-15% nhu cầu. Khâu thiết kế và sản phẩm may 23
  • 24. mặc còn nhiều hạn chế mẫu mã nghèo nàn, giá thành cao chưa xây dựng được một thương hiệu mang nét đặc trưng và đạt tầm cỡ quốc tế. - Bên cạnh những đối thủ mạnh, thị trường EU cũng đặt ra những tiêu chuẩn về sản phẩm cao đòi hỏi phải có máy móc hiện đại. Thiết bị của ngành may đã đổi mới được khoảng 90 – 95% nhưng khả năng tự động hoá còn yếu. Công nghệ cắt may lạc hậu so với các nước trong khu vực. - Cái yếu của ngành may xuất khẩu chính là do các doanh nghiệp chưa có hình thức mua đứt bán đoạn, chưa có sản phẩm tự thiết kế sản phẩm hoàn chỉnh để đi chào hàng cho các khách hàng EU. - Nhiều doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và ISO 14000 một tiêu chuẩn gần như bắt buộc với tất cả các mặt hàng dệt may nhập khẩu vào EU. - Chính sách đầu tư phát triển ngành dệt may chưa hợp lý như quy định về thời hạn thu hồi vốn vay đầu tư phát triển cho ngành dệt từ 7 – 10 năm, ngành may từ 5 – 7 năm. Thực tế ở Việt Nam đầu tư vào ngành dệt phải từ 12 – 15 năm, ngành may từ 10 – 12 năm mới thu hồi được hết vốn. Các thủ tục triển khai vốn đầu tư xây dựng thường kéo dài, và chưa có chính sách cụ thể thích hợp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư nhiều hơn vào ngành dệt may. - Vốn đầu tư phát triển ngành dệt may còn thiếu, đặc biệt ở các doanh nghiệp nhà nước. Hiện tượng đầu tư dàn trải, manh mún theo hướng tự cân đối khép kín ở nhiều doanh nghiệp làm cho ngành dệt may ở tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa các khâu trong sản xuất. 24
  • 25. - Doanh nghiệp Việt Nam chưa biết tận dụng lợi thế của cộng đồng các doanh nghiệp người Việt kinh doanh hàng dệt may tại EU. Chỉ riêng ở Đức có 50000 người Việt sinh sống đã có 20000 chuyên kinh doanh trong lĩnh vực may mặc trong số họ cũng có khoảng 100 ông chủ lớn là những doanh nghiệp dệt may người Việt có tiếng và có tiềm lực. Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường này biết tập hợp nhau lại thành Hiệp hội kinh doanh hàng dệt may người Trung Quốc và nỗ lực đưa hàng Trung Quốc với giá rẻ tấn công áp đảo các đối thủ tại thị trường EU thì ta lại chưa biết khai thác lợi thế này để giúp các doanh nghiệp ngồi lại với nhau tránh cạnh tranh không lành mạnh và quan trọng hơn là tạo thành một kênh tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam rất lớn tại đây. III. MỘT SỐ MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CHO HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU TRONG THỜI GIAN TỚI. 3.1 Những mục tiêu cần đạt được với thị trường EU - Duy trì và phát triển thị trường EU mở rộng mặt hàng xuất khẩu trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, cải tiến mẫu mã tạo ra mặt hàng mới, kết hợp các hình thức kinh doanh linh hoạt nhằm tăng thị phần tại thị trường EU một cách ổn định vững chắc, cố gắng đạt được kim ngạch xuất khẩu sang EU từ 600 – 700 triệu USD. - Tiếp tục đàm phán ở cấp nhà nước để tăng lượng hạn ngạch dệt may. 25
  • 26. - Tìm cách cắt giảm chi phí lưu thông, chi phí hành chính để hạ giá sản phẩm xuống để có thể cạnh tranh về giá khi EU bãi bỏ hạn ngạch vào năm 2005 - Tận dụng ưu thế về giá nhân công, kỹ năng lao động và cải cách phương thức quản lý hạn ngạch và tìm cách giảm thời gian chờ đợi khách hàng đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo lợi thế lấn át các đối thủ cạnh tranh trong khu vực kể cả Trung Quốc và Inđônêxia và tăng nhanh thị phần trên thị trường EU. - Cố gắng tìm kiếm những đơn hàng xuất khẩu trực tiếp nhưng vẫn duy trì hình thức gia công xuất khẩu 3.2 Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU. 3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may - Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu sang EU. Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng đến đổi mới thiết bị công nghệ, thay thế máy móc thiết bị lạc hậu nhằm nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để khắc phục tình trạng lạc hậu của máy móc thiết bị công nghệ phương án tối ưu với các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu máy móc công nghệ dệt may nguồn từ EU. Nhập khẩu máy móc công nghệ nguồn từ EU sẽ giúp giải quyết được vấn đề phương tiện sản xuất hiện đại, giải quyết khó khăn do yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm từ EU. 26
  • 27. - Đẩy mạnh áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000, SA 8000 trong quản lý sản xuất để vượt rào cản vào thị trường EU. Thị trường EU có hệ thống quản lý chất lượng hàng nhập khẩu khá chặt chẽ. Hàng hoá từ bên ngoài muốn vào thị trường này phải vượt qua rào cản kỹ thuật của EU gồm yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng và tiêu chuẩn về môi trường. Đối với tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống quản lý chât lượng ISO 9000 là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghệp xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển; ISO 9000 được coi như chữ tín giữa người sản xuất với người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp với nhau. Chất lượng của sản phẩm khong chỉ đơn thuần là các yêu cầu về mặt phẩm chất bên trong mà còn đảm bảo cả yêu cầu về mặt thẩm mỹ, tiện dụng và an toàn cho người sử dụng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người sử dụng và người cung ứng. Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp cho các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời là phương tiện để bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng trước khi ký hợp đồng. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn. ISO 9000 không phải là tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm mà là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý của một doanh 27
  • 28. nghiệp có tốt mới cho ra sản phẩm chất lượng cao. Do đó hàng của doanh nghiệp có chứng chỉ ISO thì thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng của doanh nghiệp khác không có chứng chỉ này. Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng ký mã hiệu trở nên quan trọng số một trong lưu thông hàng hoá trên thị trường EU và là yếu tố bắt buộc đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam phải chú ý đến vấn đề dán nhãn môi trường cho sản phẩm dệt, thị trường EU cấm nhập sản phẩm dệt có thuốc nhuộm azo. Chứng chỉ ISO 14000 sẽ là phương tiện và thước đo để khách hàng EU có thể an tâm về phương diện bảo vệ môi trường của sản phẩm. Việc thừa nhận và cam kết áp dụng ISO đã trở thành một tiêu chí để duy trì sự cạnh tranh trên thị trường EU. Bằng phương pháp này các doanh nghiệp Việt Nam tăng dược khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường EU - Lựa chọn phương thức xâm nhập thị trường EU có hiệu quả. Có nhiều hình thức để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường EU như xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, thực hiện liên doanh, thực hiện đầu tư trực tiếp. Mỗi phương thức thâm nhập thị trường trên đây có những ưu thế và hạn chế riêng. Xuất khẩu qua trung gian là con đường mòn mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhất là đối với hai ngành dệt may và da giầy đã áp dụng để thâm nhập thị trường EU. Do thị trường này còn rất mới mẻ và do các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm về thương trường nên ít công ty thiết lập được quan hệ bạn hàng trực tiếp với đối tác EU do đó chỉ có thể xuất khẩu qua trung gian là các công ty Châu á có quan hệ trực tiếp 28
  • 29. với đối tác EU. Về chiến lược các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên lấy đó làm bước đệm nhằm làm quen với thị trường và rút kinh nghiệm nhằm tự mình xây dựng chỗ đứng riêng cho mình trên thị trường. Xuất khẩu trực tiếp là con đường chính, lâu dài để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU hiện nay. Cần áp dụng hình thức đầu tư trực tiếp và liên doanh; tuy nhiên đầu tư trực tiếp không phải là hướng chính trong thời gian trước mắt nhưng chí ít nó cũng cần thiết trong một số lĩnh vực như các cơ sở tiếp thị và dịch vụ. Liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá bởi vì người tiêu dùng EU có sở thích và thói quan sử dụng những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng, chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng đối với phần lớn mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này chứ không phải là giá cả. Hiện nay hàng dệt may Việt Nam chưa có danh tiếng, năng lực cạnh tranh còn yếu nên khó thâm nhập vào EU nếu liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hoá tên thương phẩm có thể là biện pháp trung gian để các nhà xuất khẩu thâm nhập vào thị trường này. Phấn đấu tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp giảm dần hình thức gia công và xuất khẩu qua nước thứ ba và chuyển từ gia công sang mua nguyên liệu bán thành phẩm. - Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất, thiết kế, kinh doanh, công nhân có tay nghề cao, có đủ trình độ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh quốc tế trong tình hình mới và thực hiện được các mục tiêu trong thời gian ngắn nhất. Phối hợp với các trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp dệt may ưu tiên học bổng cho sinh viên để thu hút số học viên và 29
  • 30. mở thêm chương trình sau đại học để đào tạo chuyên sâu trong nước cũng như gửi đi thực tập nghiên cứu ở ngoài nước. - Từng bước tạo dựng tên tuổi doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế đặc biệt là trên thị trường EU. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing để phát hiện những mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ ở thị trường EU, cho ra đời và thực hiện những hoạt động khuếch trương cần thiết giúp cho các mặt hàng mới tìm được chỗ đứng, duy trì và phát triển trên thị trường này. Cung ứng tốt các dịch vụ sau bán hàng để duy trì củng cố uy tín sản phẩm đối với người tiêu dùng về những sản phẩm cần có dịch vụ sau bán hàng - Tăng cường thu hút vốn đầu tư huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, kêu gọi đầu tư nước ngoài (trực tiếp hoặc gián tiếp) để tập trung đầu tư cơ cở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị hiện đại theo hướng tiếp cận với công nghệ cao trong thiết kế mẫu, trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường thé giới và trong nước. Nâng cao trình độ công nghệ thiết bị cho các doanh nghiệp dệt, may. Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt và may, may xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tham gia sản xuất và kinh doanh xuất nhâp khẩu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn kinh doanh ít, lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương trường của một nền kinh tế thị trường nên gặp nhiều hạn chế trong việc xúc tiến thương mại cũng như việc đề ra chiến lược lâu dài vươn ra thị trường nước ngoài. Để hạn 30
  • 31. chế bớt những khó khăn về vốn, các doanh nghiệp cần tiếp cận các nguồn vốn của các ngân hàng hay các quỹ tín dụng trong khi nhà nước chưa có ngân hàng chuyên doanh hay quỹ bảo lãnh tín dụng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần khai thác tác dụng tích cực của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, tìm kiếm sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức quốc tế hay các hiệp hội ngành hàng để tham gia triển lãm, hội chợ, hội thảo ở trong nước hoặc ở nước ngoài, tìm kiếm sự hỗ trợ trong và ngoài nước để lập văn phòng, phòng trưng bày, lập kho ngoại quan hay chi nhánh công ty tại nước ngoài để thực hiện công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm hay dịch vụ của mình - Mỗi doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường nhưng cũng xác định rõ sản phẩm và thị trường chủ lực của mình để có chiến lược đầu tư và tiếp thị phù hợp trên cơ sở đó để tích cực đầu tư củng cố và mở rộng sản xuất. Thực hiện phối hợp giữa chuyên môn hoá cao giữa các doanh nghiệp, tìm mọi cách để tăng năng suất lao động triệt để tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành một cách đáng kể so với hiện nay. Đây là giải pháp chủ yếu để tăng sức cạnh tranh sản phẩm. - Chủ động tìm kiếm khách hàng bằng mọi biện pháp như qua internet, hội chợ thơng mại, qua các đại lý. Đặc biệt các doanh nghiệp cần phát triển hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ ở nước ngoài một vũ khí cạnh tranh dặc biệt vì phân phối là yếu tố chủ yếu đem đến cho khách hàng những giá trị gia tăng và đem đến cho khách hàng sự hài lòng. Mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm sản phẩm của công ty cao hơn so với hàng của đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định cuối cùng khả năng chiếm lĩnh thị 31
  • 32. trường của doanh nghiệp tức là quyết định sự thắng lợi trong cạnh tranh. Cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại EU rất lớn, các doanh nghiệp cần quan tâm hợp tác với những ông chủ dệt may lớn người Việt ở đây để hợp tác tạo thành hệ thống kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm hữu hiệu. Doanh nghiệp cũng cần tích cực chủ động phối hợp với các thương vụ tại các nước thành viên EU để thường xuyên nắm bắt tình hình về nhu cầu thị hiếu của thị trường về nhu cầu hàng hoá, giá cả và mọi biến động của thị trường. Thông qua thương vụ để giới thiệu sản phẩm tìm đối tác tin cậy. 3.2.2 Giải pháp đối với Nhà nước. - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại như khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp mở văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng hoá, thời trang. Phát huy vai trò của tích cực của các cơ quan thương vụ, tham tán thương mại ở các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành dệt may nước ta trong thời gian tới. Bộ Thương mại cần mở rộng trang web đưa lên mạng tất thông tin về luật pháp, cơ chế chính sách thương mại của Việt Nam về nhu cầu thị trường vốn, đầu tư, nhu cầu quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nói chung và ở các nước thành viên EU nói riêng tận dụng trang web này giớithiệu về thị trường Việt Nam về sản phẩm dệt may của Việt Nam. đồng thời cũng trên trang web đó thương vụ sẽ đưa lên mạng những thông tin cần thiết về thị trường để các doanh nghiệp trong nước cập nhật và xử lý thông tin theo nhu cầu của doanh nghiệp mình. 32
  • 33. Thành lập câu lạc bộ 100 doanh nghiệp hàng dệt may xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam để cổ vũ tập hợp những điển hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ đó giới thiệu với khách hàng trong và ngoài nước. Thành lập trung tâm xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may đảm nhiệm chức năng môi giới giúp cho doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu, đầu tư với các doanh nghiệp EU, thu thập xử lý thông tin về thị trường, khách hàng EU, khảo sát thị trường thực tế. Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ để các doanh nghiệp chủ động ra nước ngoài tìm kiếm thị trường xác lập kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường lớn như EU. - Xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đặc biệt các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Cần miễn giảm thuế và hoàn lại thuế cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong những bước đầu ra thị trường còn ít bạn hàng kinh doanh nhưng sản phẩm có chất lượng và có tiềm năng chiếm được một vị trí nhất định trong tương lai. Ngoài ra Chính phủ cũng nên xem xét kéo dài thời hạn thu hồi vốn mà các doanh nghiệp vay để đầu tư cho sản xuất. Đồng thời khuyến khích mạnh hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp xuất khẩu cũng như cung cấp thông tin về thị trường và tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, cải tiến thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu. - Trong những năm qua chúng ta nhập khẩu máy móc thiết bị chủ yếu từ Châu á với giá rẻ nhưng không phải là công nghệ nguồn mà là máy móc thiết bị hạng hai. Máy móc thiết bị tốt sẽ sản xuất ra hàng hoá chất lượng cao cạnh tanh được trên thị 33
  • 34. trường. Trong cán cân thương mại với EU chúng ta xuất siêu khá lớn nếu chúng ta tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU sẽ làm cân bằng cán cân thanh toán có lợi cho cả hai bên, đồng thời nhập khẩu được công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu giúp thay đổi cho cơ cấu hàng xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu nói chung, sang thị trường EU nói riêng. Đây sẽ là một phương pháp hữu hiệu hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu. Nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU có thể dược thực hiện bằng hai biện pháp: đầu tư của Chính phủ và thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu. Công nghệ nguồn của EU tiên tiến hiện đại chất lượng cao dịch vụ bán hàng tốt song nhìn chung giá cả lại cao so với khả năng thanh toán của đối tác Việt Nam, phương thức thanh toán lại không linh hoạt như một số đối tác ở khu vực Châu á nên khi có nhu cầu đầu tư doanh nghiệp Việt Nam thường nghĩ tới công nghệ của khu vực khác có giá thấp hơn mặc dù chất lượng kém hơn và trình độ công nghệ thấp hơn. Đầu tư Chính phủ là giải pháp lâu dài để nhập khẩu công nghệ hiện đại một cách nhanh nhất và đúng yêu cầu. Trước mắt do khó khăn về tài chính Chính phủ có thể đầu tư vào những công trình trọng điểm quốc gia còn doanh nghiệp phải tự chủ kinh doanh. Thu hút nhà đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu là giải pháp có hiệu quả trước mắt để nhập khẩu được công nghệ nguồn từ EU và sử dụng công nghệ này đạt hiệu quả cao trong điều kiện chúng - Có chính sách hỗ trợ và hướng dẫn giúp đỡ các doanh nghiệp dệt 4hiệu tại thị trường quốc tế. 34
  • 35. - Chính phủ cần cải tiến chế độ phân bổ hạn ngạch, đặc biệt cần ổn định hạn ngạch cho các doanh nghiệp đã thực hiện tốt hạn ngạch được cấp. Việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch cần hết sức thận trọng và chỉ nên đấu thầu phần hạn ngạch tăng thêm hàng năm với một số mặt hàng hạn chế. Cần quy định đối tượng dự thầu phải là những doanh nghiệp thực sự sản xuất và xuất khẩu hàng có uy tín có chất lượng cao đã được biết đến qua các năm. Ngoài ra cần phải tăng cường kiểm tra kiểm soát đánh giá tình hình thực tế thực hiện hạn ngạch. 35
  • 36. KẾT LUẬN Hơn 10 năm qua kể từ năm 1993, năm đầu tiên thực hiện Hiệp định về buôn bán hàng dệt may với EU đến nay, ngành dệt may Việt Nam mà chủ yếu là ngành may mặc xuất khẩu đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Mức tăng bình quân của ngành dệt may là trên 13,5%/ năm, nhiều năm liên tục đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau dầu thô. Tuy được coi là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu trọng điểm và mũi nhọn nhưng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của ngành trong thời gian vữa qua gặp không ít khó khăn, đặc biệt là ở thị trường EU. Trong thời gian hiện nay việc loại bỏ dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệt may của EU đã và đang đặt ra cho ngành dệt may nước ta những thách thức to lớn và quyết liệt. Khi hạn ngạch dệt may được loại bỏ hoàn toàn để có thể “ sống sót” và “ tồn tại” được tại thị trường EU thì chúng ta phải cố gắng nỗ lực hết mức ngay từ bây giờ. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước thì doanh nghiệp cũng phải biết đặt ra mục tiêu chiến lược cho mình trong thời gian tới để không chỉ tồn tại được mà còn phải tăng lượng hàng xuất khẩu vào thị trường này. 36
  • 37. TÀI LIỆU THAM KHẢO * Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế - Đan Tuấn Anh (Đại học thương mại), Tạp chí Kinh tế và phát triển. * Dệt may vào EU sụt giảm- Cần hay không một trung tâm giao dịch hạn ngạch? – Trùng Dương, Tạp chí Dệt may Việt Nam 8/2003. * Cơ hội hay thách thức khi EU mở rộng – Trùng Dương, Tạp chí Dệt may Việt Nam 11/2003. * Ngành dệt Italia sau năm 2005 – Tạp chí Dệt may Việt Nam 11/2003. * Đẩy mạnh XK sang Đức và Châu Âu – Trùng Dương, Tạp chí Dệt may Việt Nam 2/2004. * Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành Công nghiệp Dệt – May Việt Nam – Dương Đình Giám, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam 4/2001. * Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam – Mai Hương, Báo Tài chính tháng 9/2001. * Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU - Ts Nguyễn Thị Hường (Đại học Kinh tế quốc dân), Kinh tế và Dự báo 2/2002. * Quy chế nhập khẩu chung của EU hiện nay – Phùng Thị Vân Kiều (Viện nghiên cứu Thương mại), Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu 2/2002. 37
  • 38. * Phát triển hệ thống kênh phân phối- Một vũ khí cạnh tranh đặc biệt của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập – Ts Nguyễn Viết Lâm (Đại học Kinh tế quốc dân), Tạp chí Kinh tế và phát triển. * Về chính sách, cơ chế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế – Ts Nguyễn Doãn Thị Liễu (Đại học Thương mại), Tạp chí Kinh tế và phát triển. * Thực trạng và triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam- EU – Ts Hoàng Thị Bích Loan (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu 1/2002. * Tổng quan về hợp tác Việt Nam – EU năm 2000 - Đỗ Lan Phương & Hải Anh (Trung tâm nghiên cứu Châu Âu) Tạp chí nghiên cứu Châu Âu 2/2002. * Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU – PGS. Ts. Trần Chí Thành (Đại học Kinh tế quốc dân), Tạp chí Kinh tế và phát triển. * Ngành dệt may và cơ hội phát triển – Bích Thuỷ, Tạp chí Chính sách và sự kiện 1,2/2002. * Xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU- những thuận lợi và thách thức – Anh Thư, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam 4/2002. * Ngành Dệt – May Việt Nam với những thách thức trên thị trường xuất khẩu – Hải Tùng, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam 13/2001. * Cần thông thoáng hơn cho Xuất khẩu hàng dệt may – Tố Uyên, Báo Thương mại 23/2001. * Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp – GS PTS Nguyễn Đình Phan (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục - 1999. 38
  • 39. * Giáo trình Marketing – PGS PTS Trần Minh Đạo (chủ biên), Nhà xuất bản Thống kê - 1998. * EU – thị trường chiến lược quan trọng hàng đầu – Nhà Xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Sách Dệt may Việt Nam cơ hội và thách thức 2003. * Hàng dệt may khẳng định chỗ đứng trên thị trường thế giới – Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia, Sách Dệt may Việt Nam cơ hội và thách thức 2003. 39
  • 40. 40