SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP
Chủ biên: TS. Bùi Liên Hà
Những ngƣời tham gia:
PGS.TSKH. Nguyễn Văn Minh
ThS. Nguyễn Thế Anh
ThS. Đào Minh Anh
Hà Nội 2013
2
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP
I. Câu hỏi đúng sai
Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?
1. Mục tiêu của quản trị tác nghiệp là giảm tối đa chi phí
sản xuất cho doanh nghiệp.
2. Quản trị sản xuất là đƣa ra những chiến thuật nhằm
thực hiện chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
3. Trong sản xuất gián đoạn máy móc đƣợc bố trí theo
hƣớng chuyên môn hóa chức năng.
4. Sản xuất hàng loạt có đặc điểm là số lƣợng và chủng
loại tƣơng đối nhiều.
5. Sản xuất theo dây chuyền có khả năng tự động hoá
cao.
6. Đối với quá trình cung cấp dịch vụ, chất lƣợng sản
phẩm khó lƣợng hóa và đƣợc đánh giá một cách chủ
quan.
7. ERP(Enterprise Resourses Planning) là hệ thống
hoạch định nguồn nguyên vật liệu cho doanh ngiệp.
8. Đối với những doanh nghiệp sản xuất những sản
phẩm có tính chất mùa vụ thì việc dự trữ sản phẩm là
cần thiết.
9. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa quá trình sản xuất
và quá trình cung cấp dịch vụ là mối quan hệ giữa nhà
sản xuất/cung cấp dịch vụ và khách hàng.
3
10. Xu hƣớng của quản trị sản xuất hiện đại là chú trọng
đến phát triển bền vững.
II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng
1. Đặc điểm của sản xuất hàng loạt là
a. Thời gian sản xuất dài và khối lƣợng công việc
nhỏ.
b. Thời gian sản xuất ngắn, khối lƣợng công việc lớn.
c. Số lƣợng sản phẩm sản xuất lớn.
d. Cả A và C đều đúng.
2. Sản xuất theo kiểu dự án có đặc điểm
a. Sản phẩm là duy nhất và quá trình sản xuất không
lặp lại.
b. Số lƣợng sản phẩm nhiều và quá trình sản xuất
không lặp lại.
c. Số lƣợng sản phẩm nhiều quá trình sản xuất lặp
lại.
d. Sản phẩm là duy nhất và quá trình sản xuất lặp lại.
3. Đặc điểm của sản xuất hàng khối là
A. Số lƣợng và chủng loại sản phẩm sản xuất nhiều.
B. Số lƣợng và chủng loại sản phẩm sản xuất ít.
C. Số lƣợng sản phẩm rất nhiều nhƣng ít chủng loại.
D. Số lƣợng sản phẩm ít nhƣng nhiều chủng loại.
4. Đầu ra của quá trình sản xuất là
A. Hàng hoá và dịch vụ.
4
B. Hàng hoá và sản phẩm.
C. Sản phẩm và dịch vụ.
D. Các phƣơng án trên đều không chính xác.
5. Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian:
a. Từ khi nhận đƣợc đơn đặt hàng đến khi sản phẩm
đƣợc giao cho khách hàng.
b. Từ khi nhận đƣợc đơn đặt hàng đến khi sản phẩm
đƣợc sản xuất xong.
c. Từ khi bắt đầu đƣa nguyên vật liệu vào sản xuất
cho đến khi sản phẩm đƣợc giao cho khách hàng.
d. Từ khi bắt đầu đƣa nguyên vật liệu vào sản xuất
cho đến khi sản phẩm đƣợc hoàn thành.
6. Tính đồng nhất của các sản phẩm vật chất đƣợc thể
hiện ở chỗ:
a. Các sản phẩm đƣợc sản xuất từ cùng một loại
nguyên vật liệu.
b. Các sản phẩm có cùng kích thƣớc, hình dáng.
c. Phƣơng án A hoặc B.
d. Cả A và B.
7. Sản xuất là quá trình biến đổi
A. Nguyên vật liệu thành sản phẩm để đáp ứng nhu
cầu thị trƣờng.
B. Tài nguyên thiên nhiên và vốn thành sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
5
C. Nguyên vật liệu và lao động thành sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
D. Các phƣơng án trên đều chƣa chính xác.
8. Sản xuất theo dây chuyền là loại hình sản xuất
A. Gián đoạn.
B. Hàng khối.
C. Liên tục.
D. Cả B và C đều đúng.
9. Quản trị sản xuất thuộc quá trình quản trị nào trong
doanh nghiệp:
a.Quản trị chiến lƣợc.
b. Quản trị chiến thuật.
c. Quản trị tác nghiệp.
d.Cả 3 ý đều đúng.
10. Đặc điểm của sản xuất đơn chiếc:
a. Thời gian sản xuất dài và khối lƣợng công việc
nhỏ.
b. Thời gian sản xuất ngắn, khối lƣợng công việc nhỏ.
c. Số lƣợng sản phẩm sản xuất ít.
d. Cả B và C đều đúng.
11. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?
a. Doanh nghiệp chỉ sản xuất ra những sản phẩm mà
thị trƣờng cần.
6
b. Doanh nghiệp chỉ cung cấp cho thị trƣờng những
sản phẩm mà doanh nghiệp có năng lực sản xuất.
c. Doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của thị trƣờng đồng thời phù hợp với
năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
d. Các phát biểu trên chƣa chính xác.
12. Thời gian sản xuất của loại hình sản xuất theo kiểu
dự án có đặc điểm:
a. Thời gian sản xuất ngắn và đƣợc ấn định trƣớc.
b. Thời gian sản xuất dài và đƣợc ấn định trƣớc.
c. Thời gian đƣợc ấn định trƣớc tùy thuộc đặc điểm
dự án.
d. Các phƣơng án trên đều chƣa chính xác.
13. Công việc nào sau đây không phải là công việc của
quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp:
a.Lập kế hoạch sản xuất.
b. Duy trì chất lƣợng sản phẩm.
c. Lựa chọn kênh phân phối.
d.Quản lý hàng tồn kho.
14. Quản trị tác nghiệp là
a. Đƣa ra các quyết định liên quan đến hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp.
b. Tổ chức các hoạt động sản xuất trong doanh
nghiệp.
c. Tối ƣu hóa các nguồn lực phục vụ sản xuất.
7
d. Tất cả các phƣơng án trên.
15. Sản xuất ô tô là qui trình sản xuất
a. Phân kỳ.
b. Phân kỳ có điểm hội tụ.
c. Hội tụ.
d. Song song.
16. Phát biểu nào dƣới đây là chính xác nhất?
a. Sản phẩm là kết quả của quá trình biến đổi vật
chất.
b. Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay quá
trình.
c. Sản phẩm đƣợc chia làm: sản phẩm vật chất, hàng
hóa và dịch vụ.
d. Không có sản phẩm vật chất thuần túy.
17. Quản trị tác nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với
doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp
A. Giảm chi phí sản xuất.
B. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
C. Rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
18. Cho các loại hình dịch vụ: 1) Dịch vụ tƣ vấn tài
chính; 2) Dịch vụ y tế; 3) Dịch vụ vận tải, giao nhận.
Hãy chọn thứ tự sắp xếp các loại hình dịch vụ này
theo thứ tự tính dịch vụ giảm dần.
8
a. 2-1-3 B.1-3-2 C. 3-2-1 D.1-2-
3
19. Nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp thực
hiện chức năng hoạch định trong các quyết định:
a. Về các nguồn lực cần thiết cho sản xuất trong từng
thời kỳ.
b. Bố trí chỗ làm việc.
c. Chỉ ra các công việc cần làm gấp.
d. Giúp đỡ, đào tạo nhân viên.
20. Nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp thực
hiện chức năng tổ chức trong các công việc:
a. Lập các dự án cải tiến.
b. Phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động.
c. Lập kế hoạch trang bị máy móc thiết bị.
d. Lập kế hoạch bố trí nhà xƣởng, kế hoạch năng lực
sản xuất.
21. Nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp thực
hiện chức năng kiểm soát trong các công việc:
a. Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm.
b. Chịu trách nhiệm với khách hàng về trạng thái đơn
hàng.
c. Kiểm soát khâu bán hàng tại các cửa hàng bán
buôn, bán lẻ.
d. Lập kế hoạch bố trí nhà xƣởng, kế hoạch năng lực
sản xuất.
9
22. Các công việc nào sau đây KHÔNG thể hiện chức
năng lãnh đạo của nhà quản trị tác nghiệp trong
doanh nghiệp:
a. Thiết lập các chỉ dẫn công việc.
b. Phân công công việc.
c. Chỉ ra các công việc cần làm gấp.
d. Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay
đổi thiết kế.
23. Các nhà sản xuất có xu hƣớng sản xuất để dự trữ
khi:
a. Muốn tận dụng tối đa công suất của máy móc.
b. Muốn tận dụng tối đa lao động trong doanh
nghiệp.
c. Nhu cầu về sản phẩm có tính chất thời vụ.
d. Các phƣơng án trên đều đúng.
24. Công việc nào dƣới đây là công việc của nhà quản
trị sản xuất
a. Tổ chức hoạt động sản xuất, đào tạo nguồn nhân
lực cho sản xuất, ra quyết định liên quan đến hoạt
động sản xuất.
b. Tổ chức hoạt động sản xuất, ra quyết định liên quan
đến hoạt động sản xuất, hoạch định chiến lƣợc sản
xuất.
c. Tổ chức hoạt động sản xuất, ra quyết định liên quan
đến hoạt động sản xuất, hoạch định các nguồn lực
cho sản xuất.
10
d. Cả B và C đều đúng.
25. Trong sản xuất liên tục:
a.Thiết bị đƣợc bố trí theo hƣớng chuyên môn hóa
chức năng.
b. Dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất thẳng
dòng.
c. Việc kiểm tra bảo dƣỡng thiết bị cần tiến hành theo
định kỳ.
d.Cả B và C đều đúng.
26. Tiêu chí nào không dùng để phân biệt quá trình sản
xuất sản phẩm vật chất và quá trình cung cấp dịch
vụ:
a. Tính tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng.
b. Khả năng kiểm soát sự hoạt động của hệ thống
c. Tính đồng nhất của sản phẩm.
d. Khả năng dự trữ.
27. Phƣơng pháp nào dƣới đây đƣợc sử dụng để tổ chức
sản xuất
a. KANBAN.
b. ERP.
c. MRP.
d. Cả A và B.
28. Bạn là 1 nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp,
bạn cần phải có những kiến thức và kỹ năng nào để
có thể thực hiện đƣợc những công việc đƣợc giao?
11
a.Hiểu biết cơ bản về quy trình công nghệ.
b. Am hiểu các công việc của nhà quản trị.
c. Khả năng làm việc với con ngƣời.
d.Cả 3 ý trên đều đúng.
29. Để có thể ứng phó với những biến động của môi
trƣờng kinh doanh hiện đại, nhà quản trị tác nghiệp
cần
a.Lập các kế hoạch ngắn hạn một cách chính xác,
không quan tâm đến chiến lƣợc dài hạn.
b. Xây dựng hệ thống sản xuất năng động, linh hoạt.
c. Công nhân sản xuất chỉ tập trung vào việc hoàn
thiện 01 kỹ năng cơ bản trong hệ thống sản xuất.
d.Tập trung vào việc tối đa hóa doanh thu.
30. Công thức Lợi nhuận = giá bán - giá thành có ý
nghĩa gì trong quản trị sản xuất?
a.Giá bán đƣợc xác định thông qua sự cạnh tranh của
các doanh nghiệp trên thị trƣờng.
b. Lợi nhuận phụ thuộc vào sự thay đổi giá thành sản
phẩm.
c. Muốn tăng lợi nhuận, doanh nghiệp nên tăng giá
bán.
d.Không có ý nghĩa gì trong quản trị tác nghiệp.
12
CHƢƠNG II
DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM
A. PHẦN LÝ THUYẾT
I. Câu hỏi đúng sai
Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?
1. Dự báo nhu cầu sản phẩm là dự báo đầu tiên và quan
trọng nhất trong tất cả các dự báo sản xuất.
2. Độ chính xác của dự báo không phụ thuộc vào số
liệu lƣu trữ về số lƣợng cầu trong quá khứ mà phụ
thuộc vào việc lựa chọn phƣơng pháp dự báo.
3. Phƣơng pháp dự báo dựa trên ý kiến của khách hàng
phù hợp với dự báo nhu cầu về sản phẩm mới.
4. Để dự báo một cách chính xác cần kết hợp các
phƣơng pháp dự báo định tính và định lƣợng.
5. Trong phƣơng pháp dự báo hồi qui tƣơng quan, hệ số
tƣơng quan r dùng để đánh giá sai số của dự báo.
6. Độ lệch tuyệt đối trung bình MAD nhận các giá trị
trong khoảng [-1;1]
7. Phƣơng pháp dự báo trung bình động có trọng số có
ƣu điểm là xem xét đến mức độ ảnh hƣởng của các
số liệu trong quá khứ đến kết quả dự báo.
8. Để lựa chọn phƣơng pháp dự báo định lƣợng phù
hợp phải căn cứ vào tính chất của dòng yêu cầu về
sản phẩm.
13
9. Khi muốn đƣa ra quyết định về đầu tƣ dây chuyền
công nghệ mới nhà quản trị cần dự báo nhu cầu trong
trung hạn.
10. Độ lệch bình phƣơng trung bình MSE cho nhận xét
về độ chính xác của phƣơng pháp dự báo tốt hơn độ
lệch tuyệt đối trung bình MAD.
II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng
1. Phƣơng pháp dự báo Delphi là phƣơng pháp
a.Lấy ý kiến từ khách hàng làm cơ sở dự báo.
b. Lấy ý kiến của lực lƣợng bán hàng làm cơ sở dự
báo.
c. Lấy ý kiến của các phòng ban quản lý làm cơ sở dự
báo.
d. Các phƣơng án đều sai.
2. Mức cơ sở của dòng yêu cầu là
a.Giá trị trung bình của số lƣợng cầu trong khoảng
thời gian khảo sát.
b. Tổng số lƣợng cầu trong khoảng thời gian khảo sát.
c. Giá trị của số lƣợng cầu trong khoảng thời gian
khảo sát.
d.Mức cầu trung bình trong 1 tháng.
3. Chỉ số thời vụ của một kỳ là
a. Nằm trong khoảng (0,1).
b. Tỷ số giữa mức cơ sở của dòng yêu cầu và mức
yêu cầu thực tế của kỳ đó.
14
c. Tỷ số giữa yêu cầu thực tế của kỳ và mức cơ sở
của dòng yêu cầu.
d. A và C.
4. Dự báo theo phƣơng pháp hồi qui tƣơng quan càng
chính xác khi
a. Hệ số tƣơng quan r càng lớn.
b. Hệ số tƣơng quan r càng nhỏ.
c. Cả 2 phƣơng án trên đều đúng.
d. Cả 2 phƣơng án trên đều sai.
5. Ƣu điểm lớn nhất của phƣơng pháp lấy ý kiến của
ban quản lý là
a.Ý kiến của ngƣời có quyền lực luôn gây ảnh hƣởng
đến cán bộ dƣới quyền, do đó đã tạo nên đƣợc sự
thống nhất cao.
b. Cho dự báo chính xác với chi phí thấp.
c. là phát huy tối đa kinh nghiệm và trí tuệ của cấp
lãnh đạo trực tiếp.
d.Tất cả các phát biểu trên đều không đúng.
6. Biết r là hệ số tƣơng quan giữa hai đại lƣợng x và y.
Hãy cho biết với giá trị nào dƣới đây thì x, y có mối
tƣơng quan chặt chẽ nhất.
A. r = 0,89 B. r = - 0,93 C. r = 0 D. r = -
0.9
7. Phƣơng pháp dự báo nhân quả là phƣơng pháp dự
báo:
15
a. Định tính.
b. Định lƣợng.
c. Kết hợp định tính và định lƣợng.
d. Dựa trên chuỗi giá trị thời gian.
8. Khi hệ số a trong phƣơng trình hồi quy y = ax+b là
âm, có nghĩa là:
a.x và y tỷ lệ nghịch với nhau.
b. x và y tỷ lệ thuận với nhau.
c. x và y có quan hệ hàm số.
d.Không có ý nghĩa gì.
9. Hệ số tƣơng quan r = 0,91 thể hiện điều gì?
a. Mối quan hệ tƣơng quan giữa 2 đại lƣợng x, y là
đáng kể.
b. Mối quan hệ tƣơng quan giữa 2 đại lƣợng x, y
không đáng kể.
c. 2 đại lƣợng x, y không có quan hệ.
d. 2 đại lƣợng x, y có mối quan hệ tƣơng quan dƣơng
hoàn hảo.
10. Khi hệ số a trong phƣơng trình hồi quy y = ax+b là
dƣơng, có nghĩa là:
a. x và y có quan hệ tỷ lệ nghịch.
b. x và y có quan hệ tỷ lệ thuận.
c. x và y có quan hệ rất chặt chẽ.
16
d. Không có ý nghĩa gì.
11. Vì sao khi tiến hành dự báo cần xác định rõ khoảng
thời gian dự báo?
A. Vì độ chính xác của dự báo tỉ lệ thuận với thời
gian dự báo.
B. Vì độ chính xác của dự báo tỉ lệ nghịch với thời
gian dự báo.
C. Vì xác định thời gian dự báo là cần thiết để chuẩn
bị nguồn lực tƣơng ứng.
D. Cả b và c.
12. Dự báo nhu cầu sản phẩm là
A. Khoa học và nghệ thuật dự đoán các sự việc sẽ
diễn ra trong tƣơng lai.
B. Cơ sở để các nhà quản trị hoạch định chiến lƣợc
phát triển của doanh nghiệp.
C. Dự kiến, đánh giá nhu cầu trong tƣơng lai của các
sản phẩm.
D. Cả câu B và C đều đúng.
13. Để có đƣợc một dự báo chính xác nhất, chúng ta nên
A. Sử dụng phƣơng pháp dự báo định tính.
B. Sử dụng phƣơng pháp dự báo định lƣợng.
C. Kết hợp các phƣơng pháp dự báo định tính và dự
báo định lƣợng.
D. Kết hợp phƣơng pháp dự báo nhân quả và hỏi ý
kiến của các chuyên gia.
17
14. Phƣơng pháp dự báo nào không phải là phƣơng pháp
dự báo định tính:
A. Phƣơng pháp Delphi.
B. Phƣơng pháp dự báo theo phƣơng pháp nhân quả.
C. Phƣơng pháp dự báo dựa vào việc lấy ý kiến của
khách hàng.
D. Phƣơng pháp dự báo dựa trên việc lấy ý kiến của
ban quản lý.
15. Phƣơng pháp dự báo nào không phải là phƣơng pháp
dự báo định lƣợng:
A. Phƣơng pháp Delphi.
B. Phƣơng pháp dự báo theo phƣơng pháp hồi qui
tƣơng quan.
C. Phƣơng pháp dự báo san bằng hàm số mũ.
D. Phƣơng pháp dự báo trung bình động có trọng số.
16. Các tính chất cần xem xét khi nghiên cứu dòng yêu
cầu:
A. Tính thời vụ.
B. Tính xu hƣớng.
C. Tính chu kỳ.
D. Cả 3 tính chất trên.
17. Một phƣơng án dự báo càng chính xác khi
A. MAD = 1.
B. MAD = -1.
18
C. MAD càng lớn .
D. MAD càng nhỏ.
18. Phƣơng pháp dự báo hồi qui tƣơng quan phù hợp với
dòng yêu cầu.
A. Có tính thời vụ.
B. Có tính xu hƣớng.
C. Có tính chu kỳ.
D.Có tính biến động ngẫu nhiên.
19. Để quyết định đầu tƣ dây chuyền công nghệ mới cần
phải dựa vào dự báo
A. Dài hạn.
B. Trung hạn.
C. Ngắn hạn.
D. Cả ba loại hình dự báo trên.
20. Cùng một phƣơng pháp dự báo, nếu:
A. Dự báo dựa trên cơ sở khảo sát nhóm đối tƣợng
càng rộng càng có nhiều khả năng cho kết qủa
thiếu chính xác.
B. Dự báo dựa trên cơ sở khảo sát nhóm đối tƣợng
càng rộng, càng đa dạng thì càng có nhiều khả
năng dẫn đến sai số lớn.
C. Dự báo dựa trên cơ sở khảo sát nhóm đối tƣợng
hẹp, tập trung càng có nhiều khả năng cho kết quả
chính xác.
19
D. Kết quả dự báo không phụ thuộc vào phạm vi đối
tƣợng khảo sát mà phụ thuộc vào phƣơng pháp
khảo sát.
21. Phát biểu nào dƣới đây là đúng?
A. Phƣơng pháp dự báo định tính là phƣơng pháp
tiến hành dự báo dựa trên việc xác định tính chất
của đối tƣợng đƣợc dự báo thông qua khảo sát số
liệu trong quá khứ.
B. Phƣơng pháp dự báo định lƣợng là phƣơng pháp
tiến hành dự báo dựa trên cơ sở lƣợng hóa các ý
kiến chủ quan của nhiều thành phần về đối tƣợng
dự báo.
C. Delphi là một phƣơng pháp dự báo định lƣợng,
kết quả dự báo bằng phƣơng pháp này phụ thuộc
nhiều vào số lƣợng các chuyên gia tham gia dự
báo.
D. Tất cả các phát biểu trên đều sai.
22. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất
A. Dự báo trung hạn thƣờng có độ tin cậy cao hơn
các dự báo khác.
B. Khi cần giải quyết những vấn đề có tính toàn
diện, hỗ trợ cho các quyết định quản lý chiến
lƣợc, nhà quản trị thƣờng dùng dự báo ngắn hạn.
C. Dự báo dựa trên việc khảo sát nhóm đối tƣợng
càng rộng, càng đa dạng thì càng có nhiều khả
năng cho kết quả chính xác.
D. Tất cả các phát biểu trên đều thiếu chính xác.
20
23. Khi tiến hành dự báo ngƣời ta thƣờng chấp nhận các
giả định nào dƣới đây
A. Hệ thống các yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị của đại
lƣợng dự báo trong quá khứ sẽ không tiếp tục ảnh
hƣởng lên nó trong tƣơng lai.
B. Hệ thống các yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị của đại
lƣợng dự báo trong quá khứ sẽ tiếp tục ảnh hƣởng
trong tƣơng lai
C. Không nên đặt giả định nhƣ thế vì sẽ đánh mất
tính khách quan và khả năng phản ánh đúng thực
tế của dự báo.
D. Tất cả các phƣơng án trên đều chƣa chính xác
24. Lãnh đạo doanh nghiệp muốn khảo sát ý kiến của bộ
phận bán hàng về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong
thời gian tới. Theo bạn nên tổ chức công việc này
nhƣ thế nào là hợp lý nhất?
A. Trƣớc khi giao nhiệm vụ cho bộ phận bán hàng,
Ban Giám đốc triệu tập cuộc họp toàn thể và đƣa
ra một vài con số định hƣớng doanh số cần đạt
đƣợc trong thời gian tới.
B. Nhân viên bán hàng sẽ họp thành nhóm, trao đổi
rồi đƣa ra kết quả chung.
C. Từng nhân viên bán hàng sẽ tự đƣa ra con số dự
báo riêng của mình.
D. Tất cả các cách làm trên đều không hợp lý.
25. Dự báo thuộc chức năng nào trong hoạt động quản
trị tác nghiệp tại doanh nghiệp?
21
A. Chức năng hoạch định.
B. Chức năng tổ chức.
C. Chức năng lãnh đạo.
D. Chức năng kiểm soát.
26. Dự báo phục vụ kế hoạch mua hàng là loại dự báo
Ngắn hạn.
A. Trung hạn.
B. Dài hạn.
C. Cả A và C đều đúng.
27. Dự báo phục vụ lập kế hoạch sản xuất là loại dự báo:
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Vừa trung hạn vừa dài hạn.
28. Dự báo nhu cầu thị trƣờng nhằm định vị doanh
nghiệp là loại dự báo:
A. Ngắn hạn.
B. Trung hạn.
C. Dài hạn.
D. Không thuộc loại dự báo nào.
29. Hãy sắp xếp các bƣớc của quá trình tiến hành dự báo
theo đúng trình tự: 1) chọn phƣơng pháp dự báo; 2)
xác định khoảng thời gian dự báo; 3) thu thập và
phân tích dữ liệu; 4) tiến hành thực hiện dự báo; 5)
22
xác định mục đích và nhiệm vụ của dự báo, 6) kiểm
chứng kết quả, điều chỉnh và rút kinh nghiệm.
A. 5-3-2-4-5-6.
B. 5-2-3-1-4-6.
C. 5-2-1-4-3-6.
D. 5-1-2-4-5-6.
30. Đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức điều tra ý kiến của
khách hàng về một loại sản phẩm mới. Bạn sẽ bắt
đầu từ công việc nào?
A. Chọn đối tƣợng điều tra.
B. Lập phiếu điều tra.
C. Chọn hình thức điều tra.
D. Lập kế hoạch điều tra.
31. Các nhà hoạch định chính sách của Bộ Công nghiệp
đƣợc giao nhiệm vụ hình thành dự báo về sự phát
triển của một số ngành công nghiệp mang tính đột
phá trong thời gian tới. Theo bạn họ nên sử dụng
phƣơng pháp dự báo nào là hợp lý nhất?
A. Dự báo dựa trên việc nghiên cứu các qui luật phát
triển khoa học – kỹ thuật.
B. Dự báo dựa trên việc khảo sát ý kiến các chuyên
gia đầu ngành trong từng lĩnh vực khoa học –
công nghệ trong và ngoài nƣớc.
C. Kết hợp A và B.
D. Tất cả các cách làm trên đều không hợp lý, phải
tìm một phƣơng pháp khác.
23
32. Bạn đang thực hiện một nghiên cứu: Dự báo về sự
phát triển của thƣơng mại trong khối ASEAN trong
thời gian 5 năm tới. Bạn viết thƣ (e-mail) cho một
giáo sƣ ngƣời Mỹ, chuyên gia nghiên cứu về châu á,
xin ý kiến đánh giá của ông ta về vấn đề này. Theo
bạn, cách làm này thuộc phƣơng pháp nghiên cứu
nào?
A. Chƣa thể gọi cách làm này là một phƣơng pháp
nghiên cứu
B. Phƣơng pháp chuyên gia.
C. Phƣơng pháp định tính.
D. Phƣơng pháp điều tra khách hàng.
33. Khi các giá trị dự báo theo 1 phƣơng pháp dự báo
vƣợt qua các giới hạn kiểm tra, các nhà dự báo phải
làm gì?
A. Điều chỉnh phƣơng pháp dự báo.
B. Điều chỉnh giới hạn kiểm tra trên.
C. Điều chỉnh giới hạn kiểm tra dƣới.
D. Điều chỉnh tín hiệu theo dõi.
34. Sự khác biệt của phƣơng pháp dự báo trung bình
động có trọng số so với các phƣơng pháp dự báo
khác:
A. Thể hiện mức độ ảnh hƣởng của mức tiêu thụ
thực tế của các thời kỳ khác nhau đến kết quả dự
báo là khác nhau.
24
B. Phƣơng pháp này dễ thực hiện hơn các phƣơng
pháp dự báo khác.
C. Phƣơng pháp này lƣu giữ các số liệu trong quá
khứ tốt hơn.
D. Phƣơng pháp này không cần phải tính toán nhiều.
35. Để dự báo nhu cầu của kỳ t, vấn đề quan trọng nhất
khi áp dụng phƣơng pháp dự báo san bằng hàm số
mũ là:
A. Xác định mức nhu cầu dự báo của kỳ (t-1).
B. Xác định mức nhu cầu thực tế của kỳ (t-1).
C. Xác định hệ số san bằng hàm số mũ .
D. Tất cả các yêu cầu trên.
B. PHẦN BÀI TẬP
I. Các phƣơng pháp và công thức sử dụng
I.1 Mô hình dự báo theo chuỗi thời gian
1.1. Phƣơng pháp giản đơn
Ft = Dt -1
Ft : Mức dự báo kỳ t
Dt-1: Yêu cầu thực tế của kỳ t-1
1.2. Phƣơng pháp trung bình
Với n  
Ft : Mức dự báo kỳ t
n
D
F
n
i
i
t
t



 1
25
n: Số nhu cầu thực tế đã xảy ra
Dt-i là mức yêu cầu thực tế ở kỳ t-i
1.3. Phƣơng pháp trung bình động (trung bình trƣợt)
Là phƣơng pháp trung bình nhƣng với n là một số
hữu hạn. Ví dụ với n = 3:
1.4. Phƣơng pháp trung bình động có trọng số
Ft : Mức dự báo kỳ t
Dt-i : Mức yêu cầu thực của kỳ t - i
t-i : Trọng số của kỳ t- i
t-i đƣợc chọn sao cho: ;
1.5. Phƣơng pháp san bằng hàm số mũ giản đơn
Ft = Ft-1 + (Dt-1 – Ft-1) = Dt-1 + (1-)Ft-1
Ft : Mức dự báo kỳ t
Dt-1: Số lƣợng yêu cầu thực tế ở kỳ t-1
Ft-1: Mức dự báo của kỳ t-1
: Hệ số tuỳ chọn thoả mãn điều kiện 01
1.6. Phƣơng pháp ngoại suy hàm xu thế
3
3
2
1 

 

 t
t
t
t
D
D
D
F





n
i
i
t
i
t
t D
F
1

1
1
0





n
i
i
t
 1
0 
 i
t

26
y = a + bt
t: biến thời gian
a, b: Các tham số
I.2. Phương pháp dự báo dựa vào hàm số nhân quả
(Phương pháp hồi qui tương quan)
Mô hình giản đơn (hồi qui tuyến tính đơn)
y = a + bx
Các tham số a,b đƣợc xác định bởi công thức:
Để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ, dùng hệ số
tƣơng quan r
-1 r  1. Giá trị tuyệt đối của r càng lớn thì quan hệ
giữa x và y càng chặt  độ chính xác của dự báo càng
cao.
I.3. Phương pháp dự báo đối với dòng yêu cầu có tính
thời vụ
- Chỉ số thời vụ :
Ii : Chỉ số thời vụ thời gian i
: Bình quân các mức độ của các thời gian có
cùng tên y
 
   
 
 
 
  




2
2
2
2
y
y
n
x
x
n
y
x
xy
n
r
 
   
 
   


 n
i
n
i
i
i
n
i
n
i
n
i
n
i
i
i
i
i
i
x
x
n
y
x
x
y
x
a
1 1
2
2
1 1 1 1
2
)
(  
  
 
  


 n
i
n
i
i
i
n
i
n
i
n
i
i
i
i
i
x
x
n
y
x
y
x
n
b
1 1
2
2
1 1 1
)
(
0
y
y
I i
i 
i
y
27
: Bình quân của tất cả các mức độ của tất cả các
năm nghiên cứu
- Giá trị dự báo của thời gian t:
Ft = Mức dự báo trung bình x Chỉ số thời vụ thời gian
t
I.4. Đánh giá và kiểm soát sai số dự báo
- Sai số dự báo (et)
et = Dt – Ft
Với Dt: Mực tiêu thụ thực tế kỳ t
Ft: Mức dự báo kỳ t
- Độ lệch tuyệt đối trung bình MAD và Độ lệch bình
phƣơng trung bình MSE
  













n
i
n
i
t
t
n
i
n
i
t
t
e
n
F
D
n
MSE
e
n
F
D
n
MAD
1
2
1
2
1
1
1
1
1
1
- Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE) và Phần
trăm sai số trung bình (MPE)
 








n
i t
t
t
n
i t
t
t
D
F
D
n
MPE
D
F
D
n
MAPE
1
1
1
1
- Tín hiệu cảnh báo (TS)
 
t
t
t
MAD
F
D
TS
 

0
y
28
II. Bài tập
II.1. Bài giải mẫu
Bài 1. Một công ty có dữ liệu về lƣợng cầu nhƣ trong
bảng
Tháng Lƣợng cầu
1 42
2 40
3 43
4 40
5 41
a. Dự báo nhu cầu của tháng 6 bằng phƣơng pháp trung
bình động có trọng số, với n = 4 và các trọng số αt-1=0.4,
αt-2=0.3, αt-3 =0.2 và αt-4 =0.1.
b. Nếu lƣợng cầu thực trong tháng 6 là 39, dự báo lƣợng
cầu cho tháng 7 sử dụng các trọng số tƣơng tự câu a.
Bài giải:
a. F6 = 41 x 0.4 + 40 x 0.3 + 43 x 0.2 + 40 x 0.1 = 41
b. F7 = 39 x 0.4 + 41 x 0.3 + 40 x 0.2 + 43 x 0.1 = 40.2
Bài 2. Một công ty kinh doanh thiết bị điện có mức tiêu
thụ thực tế về một loại sản phẩm nhƣ sau (đơn vị: chiếc):
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Nhu cầu
thực tế
42 40 43 40 41 39 46 44 45 38 40
Một nghiên cứu cho rằng công ty có thể sử dụng phƣơng
pháp san bằng hàm số mũ với α = 0,1 hoặc α = 0,4 để
dự báo.
29
- Hãy lựa chọn hệ số α phù hợp nhất với dòng yêu cầu
của doanh nghiệp, biết mức dự báo của tháng 1 bằng nhu
cầu thực tế.
- Với hệ số α lựa chọn, dự báo mức tiêu thụ của doanh
nghiệp trong tháng 12.
Bài giải:
Để đƣa ra quyết định, ta tiến hành dự báo cho cả hai
trƣờng hợp rồi so sánh sai số tuyệt đối trung bình của hai
phƣơng pháp.
Tháng Lƣợng tiêu
thụ thực tế
(chiếc)
α = 0,1 α = 0,4
Dự
báo
Sai số
tuyệt
đối
Dự
báo
Sai số
tuyệt
đối
1 42
2 40 42,00 2,00 42,00 2,00
3 43 41,80 1,20 41,20 1,80
4 40 41,92 1,92 41,92 1,92
5 41 41,73 0,73 41,15 0,15
6 39 41,66 2,66 41,09 2,09
7 46 41,39 4,61 40,25 5,75
8 44 41,85 2,15 42,55 1,45
9 45 42,07 2,93 43,13 1,87
10 38 42,36 4,36 43,88 5,88
11 40 41,92 1,92 41,53 1,53
12 41,73 40,92
MAD 2,448 2,443
Nên lựa chọn α = 0,4
Với α = 0 4 mức tiêu thụ tháng 12 là 41 sản phẩm.
30
Bài 3. Doanh số điện thoại di động của 1 hãng có trụ sở
tại một thành phố trong vòng 10 tuần gần đây đƣợc biểu
diễn trong bảng (đơn vị: triệu đồng)
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Doanh số 700 724 720 728 740 742 758 750 770 775
Xác định phƣơng trình biểu diễn xu hƣớng phát triển của
doanh số. Dự báo doanh số tuần 11 và 12
Bài giải:
690
700
710
720
730
740
750
760
770
780
790
800
0 2 4 6 8 10 12 14
Doanh
số
Tuần
Phƣơng trình biểu diễn xu hƣớng phát triển của doanh
số:
y = a + bt
T Y ty t2
1 700 700 1
2 724 1448 4
3 720 2160 9
4 728 2912 16
5 740 3700 25
6 742 4452 36
7 758 5306 49
Xu hƣớng
Dự báo
31
8 750 6000 64
9 770 6930 81
10 775 7750 100
55 7407 41358 385
Nhƣ vậy, phƣơng trình biểu diễn xu hƣớng doanh số là
y(t) = 699,4 + 7,51t
Dự báo doanh số của tuần 11 và 12:
y11 = 699,4 + 7,51 x 11 = 782,01
y12 = 699,4 + 7,51 x 12 = 789,52
II.2. Một số bài tập
Bài 1. Số liệu về nhu cầu thực tế của doanh nghiệp đƣợc
biểu diễn nhƣ sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6
Nhu cầu (1000 chiếc) 42 40 43 40 41 42
a. Dự báo nhu cầu tháng 7 theo phƣơng pháp trung bình
và trung bình trƣợt với n=3
b. Doanh nghiệp nên lựa chọn phƣơng pháp dự báo nào
trong hai phƣơng pháp dự báo trên
4
,
699
10
55
51
,
7
7407
51
,
7
55
55
385
10
7407
55
41358
10







x
a
x
x
x
x
b
32
Bài 2. Một nhà đại lý tiêu thụ sản phẩm muốn dự báo số
lƣợng hàng bán ra hàng tuần. Một phân tích cho thấy
rằng ông ta có thể chọn phƣơng pháp trung bình trƣợt
với số kỳ lấy trung bình (n) là 3 hoặc 4 tuần. Với số liệu
thực tế về số lƣợng hàng bán của doanh nghiệp nhƣ sau,
hãy lựa chọn số kỳ lấy trung bình phù hợp cho dự báo.
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số lƣợng
(tấn)
100 125 90 110 105 130 85 102 110 90
Với số kỳ lấy trung bình lựa chọn, dự báo nhu cầu tuần
thứ 11
Bài 3. Cho dãy số liệu về doanh số bán của một đại lý vé
máy bay nhƣ sau:
Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Doanh số
(triệu đồng)
180 200 195 215 230 225 235 230 240 250
Hãy dự báo doanh số bán của kỳ thứ 11 bằng phƣơng
pháp trung bình trƣợt có trọng số với n = 4 và các trọng
số t-1= 0,4; t-2 = 0,3; t-3 = 0,2; t-4 =0,1.
Bài 4. Tình hình doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2006
của một công ty nhƣ sau :
Tháng 1 2 3 4 5 6
Doanh thu
(triệu đồng)
450 495 518 563 584 612
a. Công ty sử dụng phƣơng pháp san bằng hàm số
mũ với  = 0,9 để dự báo tình hình doanh thu. Hãy xác
định sai số tuyệt đối trung bình của phƣơng pháp dự báo,
33
biết số liệu dự báo về doanh thu của công ty vào tháng 1
là 450 triệu đồng.
b. Dự báo doanh thu tháng 7 của công ty bằng phƣơng
pháp dự báo trên.
Bài 5. Một ngân hàng số liệu về lãi suất và số lƣợng tiền
cho vay nhƣ sau:
Năm Lãi suất (%) Tiền cho vay(tỷ đ)
1 9,05 20,1
2 10,1 20,9
3 12,5 19,8
4 14,2 18,3
5 12 17,9
6 11,1 19,4
7 10,2 21,6
a.Xác định hàm tƣơng quan giữa lãi suất và số lƣợng
Tháng Lƣợng tiêu thụ (tấn)
2007 2008 2009 2010
1 10 13 13,5 14,5
2 12 14 15 16,5
3 9 9,5 11 13
4 8,5 9,5 10 11,5
5 7 8 9,5 11
6 7 7,5 9 10
7 6 7 8 9
8 6,5 7 7,5 8,5
9 7,5 7,5 8,5 9
10 8 9,5 10 11
11 9 10 12 12
12 9,5 10,5 13 13,5
34
tiền cho vay.
b.Số lƣợng tiền cho vay là bao nhiêu nếu lãi suất là 15%.
c.Nhận xét về tƣơng quan giữa hai đại lƣợng.
Bài 6. Có số liệu về số lƣợng tiêu thụ của một công ty
chè:
Hãy dự đoán mức tiêu thụ các tháng năm 2011.
Bài 7. Doanh số bán hàng của công ty A trong 6 tháng
cuối năm 2009 nhƣ trong bảng:
Tháng 7 8 9 10 11 12
Doanh số
(triệu đồng)
340 610 700 600 1000 767
Hãy dự báo nhu cầu tháng 1 năm 2010 bằng phƣơng
pháp trung bình và trung bình trƣợt với n=4. So sánh hai
phƣơng pháp dự báo.
Bài 8. Một doanh nghiệp sử dụng hai phƣơng pháp dự
báo để dự báo nhu cầu, các kết quả dự báo nhƣ sau:
Tháng
Số lƣợng
tiêu thụ
Kết quả dự báo
PP1 PP2
1 492 488 495
2 470 484 482
3 485 480 478
4 493 490 488
5 498 497 492
6 492 493 493
Doanh nghiệp nên sử dụng phƣơng pháp dự báo nào.
Bài 9. Có số liệu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm
của một công ty qua 4 năm nhƣ sau :
35
Tháng Chỉ số
thời vụ
Tháng Chỉ số
thời vụ
1 1,2 7 0,8
2 1,3 8 0,6
3 1,3 9 0,7
4 1,1 10 1
5 0,8 11 1,1
6 0,7 12 1,4
Biết phƣơng trình biểu diễn xu hƣớng của mức tiêu thụ
bình quân qua các năm là yt = 402 + 3t (Đơn vị: tấn).
Hãy dự đoán mức tiêu thụ của các tháng trong năm thứ
năm.
Bài 10. Tình trạng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2009
của một công ty nhƣ sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6
Doanh thu
(triệu đồng)
450 495 518 563 600 612
a. Dự báo doanh thu tháng 7 theo phƣơng pháp trung
bình trƣợt có trọng số với kỳ lấy trung bình là 3 tháng và
trọng số 0,2 ; 0,3 ; 0,5 (lần lƣợt theo thứ tự từ xa nhất
đến gần nhất).
b. So sánh sai số tuyệt đối trung bình của phƣơng pháp
dự báo trên và phƣơng pháp trung bình trƣợt với n = 3.
Bài 11. Một cửa hàng có số lƣợng sản phẩm bán đƣợc
qua các năm nhƣ sau :
Năm Số sản Năm Số sản
36
phẩm
tiêu thụ
phẩm
tiêu thụ
1 490 5 461
2 487 6 475
3 492 7 472
4 478 8 458
Hãy dự báo số lƣợng hàng bán đƣợc năm thứ 10 bằng
phƣơng pháp ngoại suy hàm xu thế.
Bài 12. Có số liệu dự báo và doanh số bán thực thế của
một cửa hàng nhƣ sau (đơn vị: triệu đồng) :
Tuần Doanh số bán
thực tế
Doanh số
dự báo
1 206 240
2 241 250
3 280 255
4 225 240
5 214 240
6 268 250
Tính độ lệch tuyệt đối trung bình MAD, độ lệch bình
phƣơng trung bình MSE và phần trăm sai số trung bình
MPE.
Bài 13. Có số liệu về tình hình tiêu thụ sữa tƣơi của một
công ty nhƣ sau (đơn vị: nghìn lít):
Tháng Lƣợng
tiêu thụ
Tháng Lƣợng
tiêu thụ
1 96 7 99
2 106 8 94
3 100 9 106
4 100 10 105
37
5 100 11 102
6 98 12 99
Giả thiết mức dự báo của kỳ đầu tiên là 100 nghìn lít.
Nếu doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp dự báo san
bằng hàm số mũ giản đơn thì doanh nghiệp nên chọn hệ
số san bằng  = 0,2 hay  = 0,3.
Bài 14. Công ty bánh ngọt Sunrise chuyên cung cấp
bánh rán cho một chuỗi cửa hàng ăn. Công ty thƣờng
sản xuất thừa hoặc thiếu hụt do dự đoán sai. Số liệu dƣới
đây cho biết cầu về số lƣợng bánh trong bốn tuần vừa
qua. Bánh sản xuất ra để bán cho ngày kế tiếp. Ví dụ:
Bánh làm chủ nhật để bán cho ngày thứ Hai; bánh sản
xuất thứ Hai để bán cho ngày thứ 3… Công ty đóng cửa
thứ 7, nên thứ 6 phải sản xuất đủ để cung cấp cho cả thứ
Bảy và Chủ nhật.
4 tuần
trƣớc
3 tuần
trƣớc
2 tuần
trƣớc
1 tuần
trƣớc
Thứ
hai
2200 2400 2300 2400
Thứ ba 2000 2100 2200 2200
Thứ tƣ 2300 2400 2300 2500
Thứ
năm
1800 1900 1800 2000
Thứ
sáu
1900 1800 2100 2000
Thứ
bảy
Chủ
nhật
2800 2700 3000 2900
a. Dự báo nhu cầu hàng ngày cho tuần này sử dụng
phƣơng pháp trung bình di động với n=4
b. Dự báo nhu cầu hàng ngày cho tuần này sử dụng
phƣơng pháp trung bình di động có trọng số với
hệ số mũ α = 0.4, 0.3, 0.2, 0.1 giảm dần cho bốn
tuần vừa qua.
38
c. Sunrise đang có kế hoạch mua thêm nguyên liệu
để sản xuất bánh mỳ. Nếu nhu cầu về bánh mỳ
trong tuần trƣớc đƣợc dự đoán là 22.000 ở, và
nhu cầu thực tế là 21.000 ổ, Sunrise sẽ phải đƣa
ra mức cầu dự đoán cho tuần này là bao nhiêu, sử
dụng phƣơng pháp san bằng hàm số mũ với α =
0.1
d. Giả sử với mức cầu dự đoán ở câu c, mức cầu
thực tế tuần này là 22.500 ổ bánh mỳ. Vậy mức
cầu dự đoán cho tuần tới là bao nhiêu?
Bài 15. Một công ty sử dụng một phƣơng pháp dự báo
để đƣa ra mức cầu dự đoán cho một sản phẩm. Có mức
cầu thực tế và mức dự đoán ở bảng sau, sử dụng Độ lệch
tuyệt đối trung bình (MAD) và tín hiệu cảnh báo để đánh
giá mức độ chính xác của phƣơng pháp này.
Mức thực
tế
Mức dự
báo
Tháng 10 700 660
Tháng 11 760 840
Tháng 12 780 750
Tháng 1 790 835
Tháng 2 850 910
Tháng 3 950 890
39
CHƢƠNG III
THIẾT KẾ SẢN PHẨM
VÀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT
A. PHẦN LÝ THUYẾT
I. Câu hỏi đúng sai
Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?
1. Ƣu điểm của phƣơng pháp thiết kế Tagushi là tạo ra
những sản phẩm rất bền và có giá trị sử dụng cao.
2. Một sản phẩm có thiết kế tốt là sản phẩm có kết cấu
đơn giản, có giá trị sử dụng cao.
3. Nhƣợc điểm của tiêu chuẩn hóa trong trong thiết kế
là dễ tạo ra sự đơn điệu, nghèo nàn chủng loại, kiểu
dáng.
4. Thiết kế dịch vụ phải đặc biệt quan tâm đến các yếu
tố tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cung cấp dịch
vụ nhƣ cảnh quan, môi trƣờng,…
5. Khi thiết kế các sản phẩm công nghiệp ngƣời ta
thƣờng sử dụng phƣơng pháp thiết kế đồng thời CE.
40
6. Khi lựa chọn phƣơng án thiết kế công suất, nhà quản
trị cần căn cứ vào yếu tố chi phí để đƣa ra quyết
đinh.
7. Qui trình sản xuất phải phù hợp với tính chất của sản
phẩm.
8. Thiết kế sản phẩm là một hoạt động tách rời hoạt
động marketing, dựa trên việc nghiên cứu các tính
năng cần thiết của sản phẩm.
9. Công suất của một nhà máy là số lƣợng sản phẩm sản
xuất ra trong một năm.
10. Bố trí mặt bằng máy móc thiết bị là một yếu tố quan
trọng ảnh hƣởng đến công suất.
II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng nhất
1. Thiết kế sản phẩm mới KHÔNG phải là một hoạt
động nhằm:
A. Đổi mới về mặt hình thức của sản phẩm.
B. Đổi mới về chất lƣợng sản phẩm.
C. Đổi mới về tƣ duy quản lý.
D. Đổi mới kết cấu, màu sắc của sản phẩm.
2. Nguyên tắc nào sau đây KHÔNG phải là nguyên tắc
cơ bản của thiết kế sản phẩm:
A. Ngƣời tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết đƣợc sản
phẩm.
B. Ngƣời tiêu dùng chỉ sử dụng đƣợc sản phẩm khi
có hƣớng dẫn của nhà sản xuất.
41
C. Ngƣời tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm mà
không cần phải có hƣớng dẫn sử dụng (hoặc chỉ
dẫn không đáng kể) của nhà sản xuất.
D. Ngƣời tiêu dùng hiểu đƣợc sản phẩm.
3. Khi thiết kế sản phẩm nhà sản xuất cần lƣu ý đến
những đặc tính nào sau đây:
A. Tính phù hợp với nhu cầu khách hàng.
B. Tính thẩm mỹ.
C. Độ bền.
D. Tất cả các đặc tính kể trên.
4. Công suất là:
A. Khối lƣợng sản xuất tối đa mà thiết bị có thể thực
hiện đƣợc trong những điều kiện thiết kế.
B. Khối lƣợng sản xuất tối đa mà doanh nghiệp mong
muốn có thể đạt đƣợc trong những điều kiện cụ
thể.
C. Khối lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian.
D. Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây
chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một
đơn vị thời gian.
5. Công suất thiết kế là:
A. Công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện
đƣợc trong những điều kiện thiết kế.
42
B. Tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn
có thể đạt đƣợc trong những điều kiện cụ thể về cơ
cấu sản phẩm, dịch vụ .
C. Công suất mong muốn của các doanh nghiệp.
D. Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây
chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một
đơn vị thời gian.
6. Công suất hiệu quả là:
A. Công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện
đƣợc trong những điều kiện thiết kế.
B. Công suất tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có
thể đạt đƣợc trong những điều kiện cụ thể.
C. Công suất mong muốn của các doanh nghiệp.
D. Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây
chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một
đơn vị thời gian.
7. Công suất thực tế là:
A. Công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện
đƣợc trong những điều kiện thiết kế.
B. Tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn
có thể đạt đƣợc trong những điều kiện cụ thể về cơ
cấu sản phẩm, dịch vụ.
C. Sản lƣợng thực tế.
D. Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây
chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một
đơn vị thời gian.
43
8. Thiết kế sản phẩm dựa trên sự đổi mới về công nghệ
là:
A. Thiết kế những sản phẩm hoàn toàn mới.
B. Cải tiến những sản phẩm cũ thành sản phẩm mới.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
9. Chỉ số công suất thực tế/công suất thiết kế cho biết:
A. Mức độ hiệu quả của công suất thiết kế.
B. Mức độ sử dụng công suất thiết kế.
C. Mức độ hiệu quả của công suất thực tế.
D. Mức độ sử dụng của công suất hiệu quả.
10. Chỉ số công suất thực tế/công suất hiệu quả cho biết.
A. Mức độ hiệu quả của công suất thiết kế.
B. Mức độ sử dụng công suất thiết kế.
C. Mức độ hiệu quả của công suất thực tế.
D. Mức độ sử dụng của công suất hiệu quả.
11. Mục tiêu nào sau đây KHÔNG đƣợc xem là mục tiêu
của thiết kế sản phẩm
A. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
B. Thiết kế một sản phẩm hoàn toàn phù hợp với nhu
cầu thị trƣờng, không quan tâm đến năng lực sản
xuất của doanh nghiệp.
44
C. Thiết kế một sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị
trƣờng đồng thời có xét đến năng lực sản xuất của
doanh nghiệp.
D. Thiết kế sản phẩm phải làm sao cho bộ phận sản
xuất phải dễ dàng trong lập kế hoạch sản xuất.
12. Thiết kế theo phƣơng pháp CAD là:
a. Cách thiết kế các sản phẩm (linh kiện) có độ bền
cao, có sức chịu đựng tốt trƣớc những thay đổi
liên tục của môi trƣờng.
b. Thiết kế sản phẩm với việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào khâu tính toán và đồ họa
c. Thiết kế với việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong thực hiện mẫu thử.
d. Kiểu thiết kế mà trong đó khâu thiết kế đƣợc chia
nhỏ thành nhiều module.
13. Một số nguyên tắc cơ bản trong thiết kế sản phẩm
dịch vụ:
a. Thiết kế dịch vụ chủ yếu dựa vào các yếu tố vật
thể.
b. Hệ thống sẽ ngừng hoạt động khi có các sự cố
ngoài ý muốn.
c. Đảm bảo đƣợc tính thống nhất, đồng bộ; thân
thiện với khách hàng.
d. Hạn chế tối đa sự tham gia của khách hàng.
14. Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ đòi hỏi thiết kế
sản phẩm dịch vụ nên tập trung vào:
45
A. Cảnh quan môi trƣờng xung quanh.
B. Các yếu tố hữu hình trong sản phẩm dịch vụ.
C. Trang bị máy móc thiết bị hiện đại.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
15. Tính chất đồng thời giữa sản xuất và tiêu thụ của
sản phẩm dịch vụ đòi hỏi thiết kế sản phẩm dịch vụ
nên tập trung vào:
A. Thiết kế quá trình cung cấp dịch vụ.
B. Mối quan hệ với khách hàng.
C. Đào tạo đội ngũ nhân viên.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
16. Tính chất không lưu trữ được của sản phẩm dịch vụ
đòi hỏi thiết kế sản phẩm dịch vụ nên tập trung vào:
A. Thiết kế công suất dịch vụ.
B. Đào tạo nhân viên.
C. Các yếu tố vô hình.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
17. Ma trận triển khai chức năng QFD KHÔNG cho
chúng ta biết thông tin:
A. Mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ
cạnh tranh.
B. Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
C. Trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp trong việc đáp
ứng nhu cầu khách hàng.
46
D. Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
18. Để xây dựng đƣợc ma trận QFD, chúng ta KHÔNG
cần có thông tin gì:
A. Các yêu cầu của khách hàng.
B.Các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế ra sản phẩm.
C.Các thông tin về đối thủ cạnh tranh.
D. Xu hƣớng phát triển về khoa học công nghệ.
19. Khó khăn trong việc triển khai ma trận QFD là:
A. Xác định trọng số về tầm quan trọng của các yêu
cầu của khách hàng.
B. Đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố kỹ thuật để
tạo ra sản phẩm.
C. Xác định các thông tin của đối thủ cạnh tranh.
D. Xác định mối tƣơng quan giữa các yêu cầu của
khách hàng với năng lực sản xuất của doanh
nghiệp.
20. Thiết kế sản phẩm đạt yêu cầu phải đáp ứng đƣợc
tiêu chí nào trong các tiêu chí:
A. Chi phí sản xuất sản phẩm thấp.
B. Có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử
dụng.
C. Có những tính năng đặc biệt so với những sản phẩm
hiện có.
D. Tất cả các tiêu chí trên.
21. Khi lựa chọn công nghệ sản xuất cần chú trọng đến
47
A. Sản lƣợng sản phẩm sản xuất.
B. Mức độ thay đổi về nhu cầu sản phẩm.
C. Cả phƣơng án A và B.
D. Các phƣơng án trên đều không chính xác.
22. Khi tính toán lựa chọn công suất ngƣời ta thƣờng sử
dụng phƣơng pháp
A. Phân tích điểm hòa vốn.
B. Phƣơng pháp cây quyết định.
C. Cả hai phƣơng pháp trên.
D. Các phƣơng án trên đều không chính xác.
23. Quá trình phát triển ý kiến phản hồi của khách hàng
về sản phẩm thƣờng qua 4 giai đoạn: (1) chuyển hóa
các yêu cầu của khách hàng thành yêu cầu đối với
sản phẩm, (2) tổ chức thực hiện, (3) phân tích, (4) thu
thập, Thứ tự nào sau là đúng nhất:
A. 1-2-3-4 B. 1-3-2-4 C. 2-3-4-1 D. 4-3-1-
2
24. Khi dịch vụ có mức độ tiếp xúc với khách hàng càng
cao thì chúng ta nên thiết kế sản phẩm dịch vụ tập
trung vào:
A. Tính cá biệt hóa.
B. Tính tiêu chuẩn hóa.
C. Vừa mang tính cá biệt hóa vừa mang tính tiêu
chuẩn hóa.
D. Các phƣơng án trên đều chƣa chính xác.
48
25. Khi công suất hiệu quả cao có nghĩa là :
A. Trình độ quản trị công suất tốt.
B. Trình độ quản trị công suất thấp.
C. Mức độ sử dụng công suất cao.
D. Các phƣơng án trên đều không chính xác.
26. Để lựa chọn công suất thích hợp cần căn cứ vào:
A. Yêu cầu của thị trƣờng về sản phẩm.
B. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào.
C. Khả năng tổ chức điều hành sản xuất.
D. Tất cả các phƣơng án trên.
27. Trình tự hoạch định công suất trong doanh nghiệp là
1) Ƣớc tính nhu cầu sản phẩm, 2) Tiến hành so sánh
giữa nhu cầu sản phẩm với công suất, 3) Đánh giá
các chỉ tiêu tài chính, 4) xây dựng các phƣơng án
công suất khác nhau, 5) Đánh giá công suất hiện có
của DN, 6) Lựa chọn phƣơng án kế hoạch công suất
A. 123456 B.
152436
C. 543216 D.
512346
28. Để thiết kế đƣợc công suất dịch vụ, doanh nghiệp cần
tập trung vào nâng cao chất lƣợng của công tác :
A. Dự báo nhu cầu.
B. Bố trí nhà xƣởng.
C. Mua sắm máy móc hiện đại.
49
D. Mua sắm máy móc có công suất lớn.
29. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời
vụ, để hoạch định công suất hợp lý thì DN cần phải
tập trung vào :
A. Tìm ra những sản phẩm, dịch vụ bổ sung phù hợp
với nhu cầu của từng thời kỳ khác nhau đồng thời
phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
B. Tìm ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu
cầu thị trƣờng.
C. Tìm ra đƣợc phƣơng thức sản xuất tạo ra càng
nhiều sản phẩm càng tốt.
D. Máy móc thiết bị hiện đại.
30. Để thiết kế một ngôi nhà theo phƣơng pháp thiết kế
module, chúng ta có thể phân thành các loại module
thiết kế nhƣ thế nào?
A. Module thiết kế kiểu dáng ngôi nhà, module thiết
kế hệ thống điện nƣớc, module thiết kế nội thất.
B. Module thiết kế nhà bếp, module thiết kế hệ
thống điện nƣớc, module thiết kế nội thất.
C. Module thiết kế kiểu dáng ngôi nhà, module thiết
kế hệ thống điện nƣớc, module thiết kế phòng
khách.
D. Module thiết kế nội thất, module thiết kế nhà bếp,
module thiết kế phòng ngủ.
B. PHẦN BÀI TẬP
I. Các phƣơng pháp và công thức sử dụng
50
I.1. Đánh giá công suất
Mức hiệu quả = Công suất thực tế/Công suất hiệu quả
Mức độ sử dụng = Công suất thực tế/Công suất thiết
kế
I.2. Phương pháp hoạch định công suất
Phƣơng pháp điểm hòa vốn : TC = FC + VC
Phƣơng pháp cây quyết định
II. Bài tập
II.1. Bài giải mẫu
Bài 1. Một nhà quản trị đang lựa chọn nên mua 1, 2 hay
3 máy để phục vụ cho việc sản xuất trong thời gian tới.
Chi phí cố định và sản lƣợng ứng với số lƣợng máy
đƣợc cho trong bảng sau :
Số lƣợng
máy
Tổng chi phí cố định
hàng năm (USD)
Sản lƣợng
(sản phẩm)
1 9.600 0 – 300
2 15.000 301 – 600
3 20.000 601 – 900
Biết chi phí biến đổi đơn vị là 10$/ sản phẩm và giá bán
là 40$/ sản phẩm
a. Xác định điểm hòa vốn cho từng lựa chọn.
b. Lƣợng cầu kế hoạch hàng năm vào khoảng 580 cho
đến 660 sản phẩm. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu cho
doanh nghiệp.
Bài giải:
a. Điểm hòa vốn đối với từng trƣờng hợp
51
- Mua 1 máy:
(sản phẩm)
Q1 không nằm trong khoảng sản lƣợng đầu ra tƣơng ứng,
vậy không có điểm hòa vốn
- Mua 2 máy:
(sản phẩm)
- Mua 3 máy:
(sản phẩm)
b. So sánh lƣợng cầu kế hoạch với hai khoảng đầu ra có
điểm hòa vốn, ta sẽ thấy khoảng đầu ra từ 301 đến 600
với điểm hòa vốn là 500 sẽ là hợp lý hơn, có nghĩa là
ngay cả khi lƣợng cầu nằm ở cận dƣới trong khoảng
580-660 thì vẫn cao hơn điểm hòa vốn 500 và do đó
mang lại lợi nhuận. Đối với khoảng đầu ra 601-900 thì
ngƣợc lại, kể cả khi lƣợng cầu kế hoạch có nằm ở cận
trên thì sản lƣợng đầu ra vẫn thấp hơn điểm hòa vốn
666,67, và sản xuất sẽ không có lợi nhuận. Do vậy,
doanh nghiệp nên chọn mua hai máy.
Bài 2. Một nhà quản trị phải quyết định xem nên mua
loại thiết bị A hay B. Mỗi thiết bị Loại A trị giá $15,000,
và Loại B là $11,000. Thiết bị có thể hoạt động 8 giờ
trong một ngày, 250 ngày trong một năm.
Cả hai loại máy đều có thể đƣợc sử dụng để tiến hành
phân tích hai mẫu hóa học, C1 và C2. Nhu cầu dịch vụ
hàng năm và thời gian cần để phân tích đƣợc cho trong
320
10
40
9600
1 


Q
500
10
40
15000
2 


Q
67
,
666
10
40
20000
3 


Q
52
bảng sau. Nên mua loại thiết bị nào và với số lƣợng là
bao nhiêu để chi phí là thấp nhất?.
Mẫu Nhu cầu
hàng năm
Thời gian phân tích
một mẫu (giờ)
A B
C1 1.200 1 2
C2 900 3 2
Bài giải:
Tổng thời gian phân tích hai mẫu hóa học
Thời gian=nhu cầu hàng năm x thời gian phân tích từng
mẫu
Mẫu
Thời gian phân tích (giờ)
A B
C1 1.200 2.400
C2 2.700 1.800
Tổng 3.900 4.200
Tổng thời gian hoạt động của mỗi thiết bị trong năm là
8 giờ/ngày x 250ngày = 2.000 giờ
Để đáp ứng đƣợc nhu cầu phân tích mẫu hàng năm, công
ty cần mua 2 máy loại A hoặc 3 máy loại B.
Chi phí mua hai máy loại A = 15.000 x 2 = 30.000
(USD)
Chi phí mua ba máy loại B = 11.000 x 3 = 33.000 (USD)
Nhƣ vậy doanh nghiệp nên chọn phƣơng án mua hai
máy loại A.
II.2. Một số bài tập
53
Bài 1. Một nhà máy có công suất thiết kế là 50 sản
phẩm/ ngày, công suất hiệu quả là 40 sản phẩm/ ngày và
công suất thực tế là 36 sản phẩm/ ngày. Xác định
a. Mức hiệu quả của công suất.
b. Mức độ sử dụng công suất.
c. Nhận xét về trình độ quản lý và sử dụng công
suất của doanh nghiệp.
Bài 2. Một nhà quản trị đang lựa chọn nên mua 1, 2 hay
3 máy để phục vụ cho việc sản xuất trong thời gian tới.
Chi phí cố định và số lƣợng dự kiến sản xuất ứng với số
lƣợng máy đƣợc cho trong bảng sau :
Số lƣợng
máy
Tổng chi phí cố
định hàng năm
Sản lƣợng
đầu ra
1 9600 0 – 350
2 15000 350 – 650
3 20000 650 – 900
Biết chi phí biến đổi đơn vị là 10$/ sản phẩm và giá bán
là 40$/ sản phẩm.
a. Xác định điểm hòa vốn tƣơng ứng với từng phƣơng án
lựa chọn.
b. Nếu nhu cầu hàng năm của doanh nghiệp là 350 sản
phẩm doanh nghiệp nên chọn phƣơng án nào?
Bài 3. Một công ty dự định thuê một dây chuyền công
nghệ mới để sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu nhân
dịp Noel 2009. Chi phí thuê dây chuyền 1 tháng là
6000$, chi phí biến đổi đơn vị là 2$/ sản phẩm và giá
bán của sản phẩm này là 7$/ sản phẩm.
54
a. Nếu trong tháng, công ty sản xuất đƣợc 1000 sản
phẩm thì lợi nhuận thu đƣợc là bao nhiêu?
b. Nếu công ty muốn đạt mức lợi nhuận trong tháng là
4000$ thì phải sản xuất với số lƣợng bao nhiêu?
Bài 4. Nhà quản trị của một công ty đang xem xét 2
phƣơng án lựa chọn là nên mua hay tự sản xuất một loại
sản phẩm phục vụ cho dịp Tết. Chi phí của từng phƣơng
án đƣợc cho ở bảng sau :
PHƢƠNG ÁN
Tự làm Mua
Chi phí cố định hàng năm ($) 150.000 0
Chi phí biến đổi đơn vị ($) 60 80
Doanh nghiệp nên lựa chọn phƣơng án nào nếu doanh
nghiệp muốn sản xuất 12000 sản phẩm.
Bài 5. Một rạp hát có công suất thiết kế là 200 chỗ ngồi/
buổi chiếu, công suất thực tế là 80 chỗ ngồi/ buổi chiếu,
công suất hiệu quả là 100 chỗ ngồi/ buổi chiếu. Xác định
mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của công suất.
Bài 6. Một công ty đang nghiên cứu các phƣơng án mở
rộng sản xuất, có 3 phƣơng án đƣợc đƣa ra:
S1: Xây dựng nhà máy lớn (công suất 30000T/năm).
S2: Xây dựng nhà máy vừa (công suất 15000T/năm).
S3: Giữ nguyên hiện trạng.
Các số liệu về lợi nhuận tăng thêm hàng năm (đơn vị:103
USD) tƣơng ứng với tình hình thị trƣờng và xác suất xảy
ra các trạng thái thị trƣờng đƣợc dự tính nhƣ trong bảng:
Phƣơng án E1 E2
55
công suất Thị trƣờng tốt Thị trƣờng xấu
S1 80 -60
S2 50 -10
S3 0 0
Xác suất 0.4 0.6
Lựa chọn phƣơng án tối ƣu.
III. Bài tập tình huống
1. Ikea – thiết kế và chính sách giá cả
Nhà bán lẻ đồ dùng gia đình Thụy Điển này đã chiếm ƣu
thế trên thị trƣờng của 32 nƣớc, và hiện nay đang tiến
mạnh vào thị trƣờng Bắc Mỹ. Chính sách chiến lƣợc của
công ty chính là giới thiệu sản phẩm của mình với mức
giá không quá đắt, đồng thời họ luôn có xu hƣớng hạ giá
thành sản phẩm.
Ikea bán sản phẩm gia đình với giá rẻ, thƣờng thấp hơn
từ 30-50% so với giá của đối thủ cạnh tranh, nhƣng sản
phẩm của họ không phải không có chất lƣợng. Trong khi
giá sản phẩm của c,.ác công ty khác thƣờng có khuynh
hƣớng tăng dần lên, thì Ikea lại giảm giá bán lẻ của mình
xuống khoảng 20% trong vòng 4 năm qua. Ở Ikea, quá
trình giảm chi phí bắt đầu từ lúc có khái niệm về sản
phẩm mới và tiếp tục giảm đi trong quá trình sản xuất.Ví
dụ nhƣ giá của chiếc ghế Poang kiểu cổ điển đã giảm từ
149 đô la năm 2000 xuống còn 99 đô la năm 2001, và
hiện nay chỉ còn 79 đô la. Ikea mong đợi rằng với mức
giá giảm nhƣ thế này sẽ tăng doanh số bán ghế Poang
lên khoảng từ 30 đến 50%.
56
Câu châm ngôn trong kinh doanh của Ikea là “mức giá
thấp nhƣng thực sự có ý nghĩa”. Điều này có nghĩa là dù
các sản phẩm của công ty đƣợc bán với giá không cao
nhƣng cũng không tạo cho khách hàng cảm giác rẻ rúm.
Việc hƣớng tới sự cân bằng này là yêu cầu tiên quyết
của các chuyên gia thiết kế, sản xuất và phân phối sản
phẩm. Ikea cũng đã thực hiện với một cách hoàn toàn
khác biệt với bất kỳ đối thủ nào. Dƣới đây là minh họa
cách mà Ikea đã thiết kế, sản xuất và phân phối những
sản phẩm đƣợc toàn thế giới mong đợi và đón nhận.
Chiếc tách Trofé là một trong những sản phẩm phổ biến
nhất của Ikea. Câu chuyện về chiếc tách này là một ví dụ
điển hình về việc Ikea đã hoạt động nhƣ thế nào, từ ý
tƣởng sáng tạo của những ngƣời cộng sự đến việc sản
xuất và bán chiếc tách ra thị trƣờng. Đó cũng là câu
chuyện về nhu cầu mà tất cả khách hàng chúng ta đặt ra
cho Ikea. Giá của chiếc tách này hiển nhiên là thấp,
nhƣng hội tụ đủ tất cả các yêu cầu khác bao gồm chức
năng, thiết kế kiểu dáng, điều kiện về môi trƣờng và việc
đảm bảo chắc chắn rằng chiếc tách đƣợc sản xuất ra
dƣới điều kiện làm việc có thể chấp nhận đƣợc. Cả
khách hàng và những ngƣời cộng sự có thể an tâm và tin
tƣởng vào Ikea.
Bƣớc 1: Lựa chọn giá
Đôi khi mức giá thấp đƣợc hình thành ngay từ những ý
tƣởng đầu tiên.
Đằng sau một sản phẩm bao giờ cũng bao gồm những
nhà thiết kế, nhà sản xuất sản phẩm và nhân viên phòng
vật tƣ, cùng ngồi thảo luận về thiết kế, chất liệu, và
57
những nhà cung cấp phù hợp. Mỗi ngƣời đều đóng góp
những kiến thức chuyên môn riêng của mình. Chẳng hạn
nhƣ nhân viên phòng vật tƣ sẽ liên lạc với các nhà cung
cấp nguyên liệu ở khắp nơi trên thế giới thông qua các
văn phòng dịch vụ thƣơng mại của Ikea để xác định xem
ai có thể cung cấp nguyên liệu có chất lƣợng tốt nhất với
mức giá hợp lý và cung cấp ở thời điểm thích hợp?
Khi Pia Eldin Lindstén-ngƣời quản lý sản xuất đƣợc
giao nhiệm vụ làm ra chiếc tách mới 5 năm trƣớc đây, cô
còn đƣợc giao định giá hợp lý cho chiếc tách.Và cuối
cùng, chiếc tách Trofé có cực giá thấp – 5 kronor Thụy
Điển đã ra đời. Mức giá này thật sự đáng kinh ngạc.
Để sản xuất ra một chiếc tách phù hợp với mức giá đã
định, Pia và các cộng sự của cô đã phải xem xét đến yêu
cầu về nguyên liệu, màu sắc và thiết kế. Chẳng hạn nhƣ
chiếc tách sẽ có màu xanh, xanh da trời, vàng hay trắng
vì những màu này sẽ rẻ hơn những gam màu đậm khác,
ví dụ nhƣ màu đỏ.
Bƣớc 2: Lựa chọn nhà sản xuất
Lựa chọn nhà cung cấp và bộ phận mua hàng
Nhiệm vụ sản xuất sản phẩm không bao giờ kết thúc.
Làm việc với nhà cung cấp, Ikea đã quyết định chọn
chiếc tách có kiểu dáng thấp và tay cầm thiết kế khác với
dáng thông thƣờng, do đó việc xếp chiếc tách sẽ hiệu
quả hơn, tiết kiệm đƣợc chỗ cho vận chuyện, lƣu kho,
trƣng bày tại cửa hàng, và cuối cùng là chỗ trong tủ chén
của mỗi gia đình khách hàng.
Nhà cung cấp, đó là một nhà máy ở Romania, đã hợp tác
với Ikea trong vòng 15 năm. Mối quan hệ lâu dài này đã
58
giúp hai bên xây dựng nguồn kiến thức về nhu cầu và kỳ
vọng rất phong phú. Đó là lý do tại sao Ikea lại hợp tác
với các nhà cung cấp trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Trƣờng hợp của chiếc tách Trofé với kích cỡ mới đã
giúp tiết kiệm chỗ trong quá trình nung, do đó tiết kiệm
chi phí và thời gian đáng kể.
Ikea cũng có những cam kết thống nhất điều kiện làm
việc và môi trƣờng với các nhà cung cấp, gồm có vấn đề
về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, cấm không sử
dụng lao động trẻ em. Việc thực hiện cam kết này đƣợc
phối hợp tại các văn phòng dịch vụ thƣơng mại toàn cầu
của Ikea. Nhiều nhà cung cấp đã đạt yêu cầu, và một số
còn lại đang có những cải tiến để phù hợp. Ikea còn làm
việc với các công ty kiểm tra chất lƣợng sản phẩm bên
ngoài để đảm bảo chất lƣợng của Ikea và các nhà cung
cấp, cũng nhƣ việc thực hiện cam kết nêu trên.
Mức giá thấp của sản phẩm là yếu tố tối quan trọng
trong Tầm nhìn của Ikea đối với việc tạo lập cuộc sống
hàng ngày tốt đẹp hơn cho nhiều ngƣời. Đó cũng chính
là lý do tại sao Ikea không ngừng giảm chi phí bằng cách
tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng những vật liệu thân
thiện với môi trƣờng.
Bƣớc 3: Thiết kế sản phẩm
Với mức giá đã chỉ định và tìm đƣợc nhà sản xuất, Ikea
phải quyết định chọn nhà thiết kế và mẫu thiết kế phù
hợp cho sản phẩm. Nhà thiết kế nghiệp dƣ có thể gửi
thiết kế tới Ikea bằng cách viết một bản giới thiệu ngắn,
giải thích giá cả, chức năng sản phẩm, nguyên liệu sử
dụng và độ bền của chất liệu. Nhà thiết kế sau đó sẽ gửi
59
bản giới thiệu đến đội nhà thiết kế của Ikea, chỉnh sửa
thiết kế cho tới khi phù hợp và đƣợc chọn để tiến hành
sản xuất. Nhà thiết kế muốn sản phẩm giống nhƣ con
dao nhíp của Thụy sỹ - có chức năng tuyệt vời với mức
chi phí tối thiểu.
Bƣớc 4: Vận chuyển
Phân phối và vận chuyển là công việc hết sức quan
trọng, góp phần đáng kể trong quá trình hạ giá thành của
Ikea. Ikea luôn cố gắng giao đúng số lƣợng tới đúng cửa
hàng vào đúng thời gian quy định. Họ tính toán chính
xác cầu về hàng hóa và đảm bảo việc giao hàng đạt hiệu
quả.
Mỗi khay đựng 2024 chiếc tách, đƣợc vận chuyển bằng
đƣờng tàu hỏa, đƣờng bộ hay đƣờng biển từ Romania
đến các trung tâm phân phối sản phẩm của Ikea trên toàn
thế giới. Quá trình vận chuyển có ảnh hƣởng lớn tới môi
trƣờng, nhƣng Ikea luôn cố gắng để giảm thiểu các tác
động đó.
Nhiều sản phẩm của Ikea rất cồng kềnh, nhƣ bàn, ghế,
nên Ikea luôn hƣớng tới khái niệm “Phẳng”, sao cho
hàng hóa có thể đƣợc xếp vào trong khoang hàng dễ
dàng hay xếp vừa vào trong ô tô. Ý tƣởng này đã giúp
giảm đáng kể chi phí vận chuyển bằng cách tối đa hóa
chỗ sử dụng trong mỗi container.
Bƣớc 5: Bán hàng
Ikea có bán cả đồ nội thất đắt tiền. Trong một cửa hàng
truyền thống, họ trƣng bày những sản phẩm sang trọng
và tiện nghi để thu hút khách hàng, sau đó đƣa ra nhiều
ƣu đãi nhƣ có thể mua trả góp với lãi thấp... Nhƣng để
60
duy trì chính sách giá cả luôn thấp, Ikea cần phải bán đồ
nội thất và những sản phẩm khác, nhƣ tách chén...ở khu
vực không cần có ngƣời bán hàng. Công ty cũng để tự
khách hàng lắp ráp đồ nội thất của mình. Đôi khi, khách
hàng cũng tự chở đồ về nhà nếu họ muốn. Những việc
này cũng giúp giảm chi phí nhân viên và phí dịch vụ,
góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, để
tạo sự khác biệt với các công ty khác, Ikea cũng xây
dựng một thế giới riêng biệt trong mỗi cửa hàng của
mình, chẳng hạn nhƣ lồng khung cảnh một công viên
trong cửa hàng nội thất.
Những chiếc tách Trofé đƣợc đóng trong các khay khi
vận chuyển tới các cửa hàng Ikea. Bao bì đóng gói trong
quá trình vận chuyển đƣợc thu lại để tái chế sử dụng.
Giá hàng đã đƣợc gắn trên mỗi chiếc tách tại nơi sản
xuất. Việc trƣng bày trong cửa hàng cũng rất quan trọng.
Nó không chỉ là câu hỏi sẽ trƣng bày tách chén và các
sản phẩm khác nhƣ thế nào, mà còn là việc làm sao
mang tới một không gian đầy cảm hứng trong cửa hàng.
Khách hàng cũng tự đóng góp vào giá thành thấp bằng
cách tự lựa chọn và lấy sản phẩm trên giá hàng, mang
chúng về nhà, sử dụng những hƣớng dẫn kèm theo để tự
lắp ráp sản phẩm. Khách hàng cũng có thể chọn lựa sản
phẩm từ catalogue của Ikea, trong đó có in tới 34 loại
ngôn ngữ khác nhau.
Khi bạn bƣớc vào cửa hàng của Ikea là bạn đã bƣớc vào
không gian mang đậm phong cách Thụy Điển. Điều làm
bạn chú ý đầu tiên chính là các phƣơng tiện chăm sóc trẻ
em của Ikea. Còn nếu bạn đói, đã có món thịt viên
truyền thống của Thụy Điển và bánh mỳ. Không gian
61
trong mỗi cửa hàng Ikea hƣớng dẫn khách hàng đi theo
lối đi đã định sẵn, trên đó có nhiều mẫu nhà thực, đƣợc
bài trí nội thất và khách hàng có thể vào ngồi thử. Quầy
thông tin cung cấp lời khuyên về việc trang trí nhà cửa.
Những tấm thiệp nhiều mầu sắc cũng đƣa ra nhiều lựa
chọn cho việc sử dụng sản phẩm.
Nhƣng ấn tƣợng nhất vẫn là giá cả. Những sản phẩm có
mức giá thấp đƣợc gọi là sản phẩm đột phá, và giá của
chúng đƣợc gắn trên tấm bìa màu vàng. Bên cạnh đó,
khách hàng cũng có thể tìm thấy các sản phẩm thay thế
khác có giá đắt hơn và kiểu dáng đẹp hơn.
Các mẫu trang trí nhà đã gợi ý cho khách hàng có những
ý tƣởng thật hay và độc đáo để trang trí cho ngôi nhà của
mình. Cũng tốn khá nhiều thời gian để khách hàng tham
quan hết sản phẩm, nhƣng chắc chắn rằng, khi ra tới
quầy tính tiền, khách hàng đã có đủ thời gian lựa chọn
kỹ những thứ mà họ đã mua.
Các sản phẩm của Ikea đã nêu lên nét đặc trƣng của đời
sống hiện đại: đó là không cần phải bắt mình mua những
sản phẩm không đẹp trong khi bạn vẫn có thể lựa chọn
và mua đƣợc những sản phẩm kiểu cách đẹp hơn với
mức giá tƣơng đƣơng. Nếu bạn có thể tự lựa chọn đƣợc
sản phẩm mình mong muốn, bạn sẽ cảm thấy tự chủ
trong cuộc sống của mình hơn. Và khi hạnh phúc là việc
lấy những gói hàng phẳng từ trên giá xuống, đứng xếp
hàng thanh toán, mang đồ về nhà và dành hàng giờ đồng
hồ để tự tay mình lắp một cái tủ nhà bếp, thì đó là điều
mà 260 triệu khách hàng của Ikea mong muốn làm mỗi
năm.
62
Câu hỏi:
1. Những ƣu tiên cạnh tranh của Ikea là gì?
2. Hãy miêu tả quá trình sản xuất ra một sản phẩm
mới của Ikea
3. Những đặc điểm nào khác trong ý tƣởng của Ikea
(ngoài quá trình thiết kế) đóng góp vào việc tạo
giá trị không ngờ cho khách hàng của họ?
4. Đâu là những tiêu chí quan trọng trong việc lựa
chọn một vị trí làm cửa hàng của Ikea?
2. Công ty Brightco
Công ty Brightco chuyên sản xuất các sản phẩm biển
báo hiệu giao thông đƣờng cao tốc, đƣờng sắt và đƣờng
biển. Công ty vừa chấm dứt việc sản xuất một dòng sản
phẩm nên hiện chƣa sử dụng hết năng lực sản xuất.
Công ty có thể phát triển một hoặc hai sản phẩm thay
thế: hoặc là bộ sản phẩm biển báo hiệu đƣờng biển để
bán thông qua một số nhà phân phối các sản phẩm
đƣờng biển hoặc là biển báo hiệu phản quang hình tam
giác dành cho đƣờng cao tốc và bán buôn cho nhiều
thƣơng nhân.
Theo Brightco, có 20% khả năng bộ sản phẩm báo hiệu
đƣờng biển không thể thành công trên thị trƣờng và vì
thế ý tƣởng này có thể bị loại bỏ. Nếu việc phát triển sản
phẩm này có cơ hội thành công, với khả năng khoảng
30%, thì công ty có thể bán ý tƣởng sản phẩm này cho
một công ty với giá $50 000. Dự tính chi phí cho dự án
phát triển sản phẩm này là $20 000 và nếu thành công,
dự án sản xuất sản phẩm sẽ bắt đầu đƣợc triển khai. Hai
63
quy trình A và B đƣợc xem xét. Quy trình A là một dây
chuyền sản xuất tự động hóa hoàn toàn và quy trình B là
một hệ thống bố trí thiết bị theo sản phẩm hàng riêng lẻ.
Sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí sản xuất của các
quy trình này tại ba mức độ chấp nhận của thị trƣờng đối
với sản phẩm nhƣ sau:
Mức độ chấp nhận của thị trƣờng
Cao (P =
0.3)
Trung bình (P
= 0.4)
Thấp (P =
0.3)
Quy trình A $1 500 000 $600 000 $500 000
Quy trình B $1 000 000 $700 000 $400 000
Sản phẩm báo hiệu đƣờng cao tốc có ba kịch bản phát
triển: thành công 70%, ít thành công 20%, không thành
công - 10%. Nếu sản phẩm không thể thành công, ý
tƣởng đƣơng nhiên cũng bị loại bỏ. Nếu dự án phát triển
có cơ hội thành công dù hạn chế, sản phẩm này có thể
đƣợc sản xuất trên dây chuyền trang thiết bị sản xuất và
đƣa ra thị trƣờng dựa vào hệ thống kênh marketing của
công ty, hoặc là ý tƣởng sản phẩm có thể bán cho một
công ty với mức giá $100.000 (khả năng khoảng 60%).
Nếu dòng sản phẩm này đƣợc sản xuất và đƣa ra thị
trƣờng, sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí sản xuất
tại hai mức độ chấp nhận của thị trƣờng đƣợc dự tính
nhƣ sau:
Mức độ chấp nhận của thị trƣờng
Trung bình (Khả năng
- P = 0.4)
Thấp (P = 0.3)
64
Quy trình
A
$600 000 $500 000
Quy trình B $700 000 $400 000
Nếu dự án phát triển sản phẩm thành công, các thƣơng
nhân bán buôn chấp nhận một hợp đồng mua dài hạn
cho mọi sản phẩm báo hiệu đƣờng cao tốc của Brightco.
Hai quy trình sản xuất thay thế đƣợc xem xét với dự tính
khác nhau về doanh thu và chi phí sản xuất tại hai mức
độ sinh lợi:
Mức độ sinh lợi từ sản xuất
Sinh lợi cao Sinh lợi thấp
Giá trị Khả
năng (P)
Giá trị Khả
năng (P)
Quy
trình X
$800 000 0.5 $600 000 0.5
Quy
trình Y
$1 100
000
0.3 $400 000 0.7
Chi phí dự tính cho dự án phát triển sản phẩm báo hiệu
phản quang hình tam giác là $300 000 và chi phí cho
quy trình sản xuất dự tính khoảng $150 000.
Bài tập:
1. Miêu tả bản chất vấn đề của Brightco. Những vấn đề
nào cần quyết định? Điều gì là cấu trúc tổng quan của
việc ra quyết định?
65
2. Những phân tích kĩ thuật nào phù hợp nhất để phân
tích quyết định này?
3. Phân tích vấn đề của Brightco và đề xuất giải pháp
hành động.
4. Nếu tuân theo đề xuất ở câu hỏi số 3, Brightco phải
đối mặt với những rủi ro nào.
66
CHƢƠNG IV
TỔ CHỨC SẢN XUẤT
A. PHẦN LÝ THUYẾT
I. Câu hỏi đúng sai
Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?
1. Mục đích của tổ chức sản xuất là nhằm giảm tối đa
chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
2. Khi lựa chọn vị trí sản xuất, tiêu chí đƣợc ƣu tiên số
một là vị trí sản xuất phải gần với nguồn cung cấp
nguyên vật liệu.
3. Lựa chọn vị trí sản xuất theo phƣơng pháp trọng số
giản đơn, doanh nghiệp cần xác định đƣợc các trọng
số thể hiện mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến lựa
chọn vị trí sản xuất.
4. Mục đích của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là
nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp.
5. Thời gian chu kỳ là tổng thời gian mà mỗi nơi làm
việc phải thực hiện tập hợp các công việc để tạo ra
đƣợc một sản phẩm đầu ra.
6. Bố trí sản xuất theo quá trình có ƣu điểm là hệ thống
sản xuất linh hoạt, tính độc lập trong sản xuất cao tuy
nhiên chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm
tƣơng đối cao.
7. Phƣơng pháp biểu đồ GANTT đƣợc sử dụng để lập kế
hoạch và điều độ quá trình sản xuất.
67
8. Phƣơng pháp CPM cho phép xác định khả năng hoàn
thành dự án trong một khoảng thời gian cho trƣớc.
9. Mục đích của phƣơng pháp tổ chức sản xuất Just in
Time (JIT) là nhằm cung cấp đầu vào cho các công
đoạn sản xuất vào đúng lúc cần đến.
10. Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing đƣợc sử dụng
rộng rãi trong các ngành công nghiệp có qui trình
nhân công lặp đi lặp lại.
II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng nhất
1. Nội dung nào dƣới đây không thuộc công việc tổ
chức sản xuất tại doanh nghiệp?
A. Chuẩn bị nguyên vật liệu sản xuất.
B. Hoạch định sản xuất tổng thể.
C. Theo dõi tiến độ thực hiện lịch trình sản xuất.
D. Tổ chức thiết kế sản phẩm.
2. Một giả định quan trọng trong tính toán theo phƣơng
pháp PERT là:
a. Thời gian thực hiện các công việc tuân theo luật
phân bố mũ.
b. Thời gian thực hiện các công việc tuân theo luật
phân bố Poisson.
c. Thời gian thực hiện các công việc tuân theo luật
phân bố chuẩn.
d. Thời gian thực hiện các công việc đƣợc xác định
trƣớc.
68
3. Mỗi công việc trong sơ đồ mạng lƣới đƣợc biểu diễn
bằng
A. Một mũi tên chỉ hƣớng.
B. Một vòng tròn.
C. Kết hợp A và B.
D. A hoặc B.
4. Độ dài đƣờng tới hạn trong phƣơng pháp PERT đƣợc
xác định trên cơ sở
A. Thời gian lạc quan của mỗi công việc.
B. Thời gian thực tế dự kiến của mỗi công việc.
C. Thời gian hiện thực nhất của mỗi công việc.
D. Thời gian bi quan của mỗi công việc.
5. Đặc điểm của loại hình sản xuất hàng loạt :
A. Sử dụng máy móc thiết bị vạn năng.
B. Áp dụng nguyên tắc tổ chức sản xuất công nghệ.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
6. Đặc điểm của loại hình sản xuất đơn chiếc :
A. Sử dụng máy móc thiết bị lắp đặt theo dây
chuyền.
B. Áp dụng nguyên tắc tổ chức sản xuất công nghệ.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
69
7. Đặc điểm của loại hình sản xuất hàng khối:
A. Sử dụng máy móc thiết bị chuyên dụng.
B. Áp dụng nguyên tắc tổ chức sản xuất công nghệ.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
8. Công việc nào dƣới đây không phải là công việc tổ
chức sản xuất
A. Phân bố thiết bị sản xuất.
B. Lựa chọn công nghệ sản xuất.
C. Lựa chọn vị trí sản xuất.
D. Hoạch định kế hoạch sản xuất.
9. Số chỗ làm việc tối thiểu của dây chuyền sản xuất
đƣợc xác định thông qua:
A. Tổng thời gian thực hiện các công việc để sản
xuất sản phẩm và thời gian chu kỳ của dây
chuyền.
B. Tổng thời gian cần thiết gia công một loạt sản
phẩm và nhịp sản xuất của dây chuyền.
C. Tổng thời gian cần thiết gia công một sản phẩm.
D. Năng suất của dây chuyền.
10. Phƣơng pháp nào ít dùng để xác định vị trí sản xuất:
A. Phƣơng pháp xếp hạng.
B. Phƣơng pháp so sánh chi phí vận tải.
C. Phƣơng pháp phân tích hồi quy.
70
D. Phƣơng pháp xác định trọng tâm.
11. Các yếu tố nào ít ảnh hƣởng tới quyết định lựa chọn
vị trí sản xuất?
A. Thị trƣờng cung ứng.
B. Thị trƣờng tiêu dùng.
C. Thị trƣờng công nghệ.
D. Thị trƣờng lao động.
12. Trƣờng hợp nào dƣới đây cần phân bổ và sắp xếp lại
thiết bị?
A. Hiệu quả sản xuất kém.
B. Tai nạn lao động.
C. Thiếu hụt lao động.
D. Trong tất cả các trƣờng hợp.
13. Chu trình cơ bản để lựa chọn vị trí sản xuất (1: Xác
định mục tiêu và tiêu chí lựa chọn, 2: xây dựng các
phƣơng án lựa chọn, 3: Xác định những yêu cầu cơ
bản về thị trƣờng, 4: Đánh giá các phƣơng án và lựa
chọn phƣơng án tối ƣu)
A. 1→3→2→4 C. 1→3→4→2
B. 1→2→3→4 D. 3→1→2→4
14. Đặc điểm của bố trí sản xuất theo quá trình là:
A. Máy móc thiết bị đƣợc nhóm theo chức năng
B. Máy móc thiết bị đƣợc nhóm theo thứ tự thực
hiện công việc
71
C. Máy móc thiết bị đƣợc tập hợp tại một địa điểm
để tiến hành thực hiện công việc tại vị trí đó.
D. Máy móc, thiết bị đƣợc nhóm vào một tế bào.
15. Đặc điểm của bố trí sản xuất theo sản phẩm là:
A. Máy móc thiết bị đƣợc nhóm theo chức năng.
B. Máy móc thiết bị đƣợc nhóm theo thứ tự thực
hiện công việc.
C. Máy móc thiết bị đƣợc tập hợp tại một địa điểm
để tiến hành thực hiện công việc tại vị trí đó.
D. Máy móc, thiết bị đƣợc nhóm vào một tế bào.
16. Để có thể xây dựng đƣợc sơ đồ Gantt, chúng ta cần
có những thông tin gì:
A. Thời gian thực hiện các công việc và thứ tự thực
hiện các công việc.
B. Thời gian thực hiện các công việc và thời gian dự
trữ mỗi công việc.
C. Thời gian dự trữ mỗi công việc và thứ tự thực
hiện các công việc.
D. Thời gian dự trữ mỗi công việc và thời gian chờ
của công việc.
17. Phƣơng pháp CPM đƣợc biểu diễn theo AOA có đặc
điểm gì?
A. Các công việc đƣợc biểu diễn nằm trên mũi tên
chỉ hƣớng.
B. Các công việc đƣợc biểu diễn trong các vòng tròn
72
C. Các sự kiện bắt đầu và kết thúc công việc không
đƣợc thể hiện rõ.
D. Không thấy đƣợc mối quan hệ giữa các công việc
với nhau.
18. Phƣơng pháp CPM đƣợc biểu diễn theo AON có đặc
điểm gì?
A. Các công việc đƣợc biểu diễn nằm trên mũi tên
chỉ hƣớng.
B. Các công việc đƣợc biểu diễn trong các vòng
tròn.
C. Các sự kiện bắt đầu và kết thúc công việc đƣợc
thể hiện rõ.
D. Không thấy đƣợc mối quan hệ giữa các công việc
với nhau.
19. Một trong những điểm cần lƣu ý khi lựa chọn vị trí
sản xuất
A. Vị trí đẹp, gần khu trung tâm.
B. Khu vực có nguồn lao động dồi dào, giá nhân
công hợp lý.
C. Khu vực có dân trí cao.
D. Cả A và B.
20. Nếu thời gian chu kỳ của dây chuyền ngắn thì chúng
ta có kết luận:
A. Năng suất của dây chuyền thấp.
B. Năng suất của dây chuyền cao.
73
C. Số lƣợng máy trên dây chuyền ít.
D. Không có kết luận gì liên quan đến năng suất của
dây chuyền.
21. Áp dụng nguyên tắc ƣu tiên công việc có thời gian
lớn nhất phải lƣu ý:
A. Thời gian thực hiện một nguyên công không
vƣợt quá thời gian chu kỳ của dây chuyền.
B. Trình tự thực hiện công việc.
C. Những công việc nào có thời gian thực hiện lớn
nhất thì đƣợc sắp xếp vào một chỗ làm việc độc
lập.
D. Cả A và B.
22. Để đƣa ra quyết định cân đối lại dây chuyền sản xuất,
nhà quản trị tác nghiệp phải:
A. Tính toán mức sử dụng hiệu quả thiết bị của
phƣơng án hiện tại.
B. So sánh hiệu quả sử dụng thiết bị của phƣơng án
hiện tại với phƣơng án mới.
C. Tính toán mức lãng phí của phƣơng án hiện tại.
D. So sánh công suất thiết kế của dây chuyền hiện
tại và dây chuyền mới.
23. Đặc điểm của chiến lƣợc thay đổi nhân lực theo mức
cầu
A. Doanh nghiệp sẽ điều động nhân lực ở những vị
trí không có việc sang những vị trí cần thiết đòi
hỏi nhiều nhân lực tham gia.
74
B. Doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động khi nhu cầu
cao và sẵn sàng cho lao động thôi việc khi nhu
cầu xuống thấp.
C. Doanh nghiệp yêu cầu nhân viên làm thêm giờ
ngoài giờ quy định khi nhu cầu tăng cao.
D. Doanh nghiệp sẽ thuê ngoài gia công các bộ phận
hoặc sản phẩm khi nhu cầu tăng cao.
24. Đặc điểm của chiến lƣợc thuê gia công ngoài
A. Nhà quản trị sẽ tăng mức dự trữ trong những giai
đoạn có nhu cầu thấp, để dành cung cấp trong
thời kỳ có nhu cầu cao.
B. Nhà quản trị sẽ quyết định thuê thêm lao động khi
cần thiết để đảm bảo nguồn nhân lực cho sản
xuất.
C. Doanh nghiệp thuê thêm thiết bị để phục vụ sản
xuất khi nhu cầu tăng cao.
D. Doanh nghiệp sẽ thuê ngoài gia công các bộ phận
hoặc sản phẩm khi nhu cầu tăng cao.
25. Biểu đồ GANTT dùng để
A. Xác định thời gian tối ƣu để hoàn thành dự án
B. Biểu diễn thứ tự thực hiện các công việc trong
một dự án
C. Xác định nguyên nhân làm chậm tiến độ của dự
án
D. Các phƣơng án trên đều sai
26. Đối với công việc i nằm trên đƣờng tới hạn
75
A. LFi = LSi + ti
B. EFi = ESi + ti
C. A và B đều đúng
D. ESi = EFi + ti
27. Đối công việc i không nằm trên đƣờng tới hạn
A. Si = EFi - LFi
B. Si = LFi – EFi
C. Si = 0
D. Si = LFi – LSi
28. Nguyên tắc của PERT chi phí là
A. Bắt đầu từ công việc có chi phí rút ngắn một ngày
cao nhất
B. Rút ngắn thời gian thực hiện của tất cả các công
việc trong dự án
C. Rút ngắn thời gian thực hiện của những công việc
nằm trên đƣờng tới hạn
D. Cả A và C
29. Thời gian dự trữ của mỗi công việc là khoảng thời
gian có thể trì hoãn
A. Việc bắt đầu công việc đó mà không ảnh hƣởng
đến tiến độ dự án
B. Việc kết thúc công việc đó mà không ảnh hƣởng
đến tiến độ dự án
C. Cả A và B đều đúng
76
D. Các phƣơng án trên đều sai
30. Hãy sắp xếp các bƣớc thực hiện quá trình lựa chọn
vị trí sản xuất theo đúng trình tự: 1) lập phƣơng án
khả thi chi tiết cho từng vị trí; 2) xác định mục đích
lựa chọn vị trí; 3) khảo sát thực tế; 4) phác thảo
những nét cơ bản của vị trí sản xuất đạt yêu cầu; 5)
thiết lập tiêu chí và yêu cầu đối với vị trí cần chọn
phù hợp với điều kiện kinh doanh và năng lực của
doanh nghiệp; 6) đánh giá các phƣơng án và ra
quyết định.
A. 1-2-3-4-5-6 C. 2-5-3-4-1-6
B. 1-2-4-3-5-6 D. 2-1-4-3-5-6
31. Hạn chế của phƣơng pháp tổ chức sản xuất Gantt là
không:
a. Chỉ ra thời gian thực hiện các công việc
b. Mang lại cho ngƣời quản lý một cách nhìn trực
quan về các công việc trong dự án
c. Chỉ ra các công việc của dự án.
d. Chỉ ra mối quan hệ giữa các công việc với nhau
32. Đối với những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm
có số lƣợng sản xuất lớn đều đặn, hoạt động sản xuất
đƣợc chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa cao, nhà
quản trị tác nghiệp nên bố trí bộ phận sản xuất theo:
A. Sản phẩm
B. Công nghệ
C. Hỗn hợp
77
D. Ƣu tiên công việc dài nhất
33. Khi doanh nghiệp bố trí bộ phận sản xuất theo công
nghệ, doanh nghiệp sẽ có đƣợc lợi thế:
A. Mức độ linh hoạt cao
B. Lƣợng tồn kho sẽ rất ít
C. Đƣờng đi của sản phẩm sẽ đƣợc rút ngắn
D. Hạn chế các kho trung gian
34. Doanh nghiệp của bạn sản xuất hàng giày dép, hãy
lựa chọn phƣơng án phân bổ thiết bị sản xuất phù
hợp:
A. Bố trí theo cấu trúc sản phẩm.
B. Bố trí theo quy trình sản xuất.
C. Bố trí cố định.
D. Bố trí theo yêu cầu khách hàng.
35. Phƣơng pháp phân tích PERT chi phí đƣợc sử dụng
khi doanh nghiệp muốn
A. Tối ƣu hoá chi phí thực hiện dự án
B. Rút ngắn thời gian thực hiện dự án với chi phí tối
ƣu
C. Tối ƣu hoá thời gian thực hiện dự án
D. Cả A và B đều đúng
B. PHẦN BÀI TẬP
I. Các phƣơng pháp và công thức sử dụng
I.1. Lựa chọn vị trí sản xuất
78
* Phƣơng pháp phân tích chi phí theo vùng
TC = FC + VC
TC: Tổng chi phí
FC: Chi phí cố định
VC: Chi phí biến đổi
* Phƣơng pháp trọng số đơn giản
Tổng điểm = ΣĐiểm tương ứng với mỗi nhân tố x
trọngsố
* Phƣơng pháp tọa độ trung tâm
I.2. Bố trí sản xuất
* Bố trí theo sản phẩm (Phƣơng pháp thử trực quan đúng
sai)
- Thời gian chu kỳ kế hoạch(CTKH): là tổng thời gian
mà mỗi nơi làm việc phải thực hiện tập hợp các công
việc để tạo ra đƣợc một sản phẩm đầu ra
OT: Thời gian làm việc trong ngày
D: Đầu ra dự kiến
- Số chỗ làm việc tối thiểu (Nmin):



 

i
i
i
t
i
i
i
t
Q
Q
Y
Y
Q
Q
X
X ,
D
OT
CTKH 
KH
n
i
i
CT
t
N


 1
min


n
i
i
t
1
79
: Tổng thời gian thực hiện công việc
* Bố trí theo quá trình (Phƣơng pháp định tính sử dụng
lƣới Muther)
I.3. Tổ chức sản xuất
1. Phƣơng pháp biểu đồ GANTT
2. Phƣơng pháp CPM/PERT
* Thời gian kết thúc sớm nhất EF
- Đối với công việc đầu tiên của dự án ta có:
EF1 = t1 t : thời gian thực hiện công việc
- Đối với công việc i:
EFi = max{EFj } + ti
J là công việc đứng trƣớc công việc i
* Thời gian kết thúc muộn nhất LF
- Đối với công việc cuối cùng (công việc n):
LFn = EFn
- Đối với công việc i ta có:
LFi = min{LFj - tj}
j là công việc đứng sau công việc i
* Thời gian dự trữ
Si = LFi - EFi
* Thời gian bắt đầu sớm nhất ES và thời gian bắt đầu
muộn nhất LS
ESi = EFi - ti
80
LSi = LFi - ti
* Thời gian thực tế dự kiến(te) :
* Độ bất định (phương sai) của thời gian thực tế dự kiến
* Độ lệch tiêu chuẩn của độ dài đƣờng tới hạn:
* Khả năng hoàn thành dự án trong thời gian T
Tra bảng phân bố chuẩn tƣơng ứng với giá trị của Z
để xác định khả năng (xác suất) hoàn thành dự án
trƣớc thời hạn yêu cầu P(Tht < T)
II. Bài tập
II.1. Bài giải mẫu
Bài 1. Có 2 phƣơng án lựa chọn vị trí cho một xí nghiệp
mới ở Hà Tây hoặc Đông Anh. Chi phí sản xuất và nhu
cầu về sản phẩm nhƣ trong bảng. Giá bán sản phẩm của
doanh nghiệp là 200000 đồng/sp. DN chọn phƣơng án
nào?
Vị trí FC (Triệu
đồng/ năm)
VC
(ngàn/sp)
Nhu cầu/
năm
Hà Tây 1800 95 25000
6
4
0 p
m
e
t
t
t
t



2
0
2
6 




 

t
tp


 2
i
th


th
th
T
T
Z



81
Đông Anh 2400 75 30000
Bài giải:
Để lựa chọn phƣơng án tối ƣu, ta lợi nhuận trong hai
trƣờng hợp rồi so sánh với nhau:
- Nếu đặt xí nghiệp ở Hà Tây
TCHà Tây = 1.800.000.000 + 95.000x25.000
= 4.175.000.000 đồng
Lợi nhuận = 200.000 x 25 000 – 4.175.000.000
= 5.000.000.000 – 4.175.000.000
= 825.000.000 (đồng)
- Nếu đặt xí nghiệp ở Đông Anh
TCĐông Anh = 2.400.000.000 + 75.000x30.000
= 4.650.000.000 đồng
Lợi nhuận = 200.000 x 30.000.000 – 4.650.000.000
= 1.350.000.000 (đồng)
Doanh nghiệp nên đặt xí nghiệp sản xuất ở Đông Anh.
Bài 2. Lựa chọn vị trí đặt doanh nghiệp trong ba địa
điểm sau:
Chỉ tiêu Trọng
số
Địa điểm
A B C
Sự tiện lợi 0.15 80 70 60
Chi phí đất 0.2 72 76 92
Vận tải 0.18 88 90 90
82
Dịch vụ hỗ trợ 0.27 94 86 80
Chi phí tác nghiệp 0.1 98 90 82
Lao động 0.1 96 85 75
Tổng điểm 87,02 82,62 80,90
Tổng điểm = ΣĐiểm tương ứng với mỗi nhân tố x trọng
số
Nên lựa chọn địa điểm C
Bài 3. Một nhà máy sản xuất khung kính nhôm. Số
khung cửa sản xuất theo kế hoạch là 320 đơn vị/ca. Bảng
dƣới đây cho thấy cách bố trí hiện tại của nhà máy nhƣ
sau:
Nơi làm
việc Công việc
Công việc
trƣớc
Thời gian hoàn
thành (giây)
1 A - 70
2 B A 80
3 C A 40
D A 20
4 E A 40
F B, C 30
5 G C 50
6 H D, E, F, G 50
Tổng số 380
Hãy áp dụng phƣơng pháp trực quan kinh nghiệm để có
cách bố trí hiệu quả hơn
Bài giải:
Thời gian chu kỳ:
83
Sơ đồ trình tự các công việc:
Hiệu quả của cách bố trí hiện tại
Nơi làm việc 1 2 3 4 5 6 T
Thời gian chu kỳ 90 90 90 90 90 90 5
Thời gian thực hiện
của mỗi nơi làm việc
70 80 60 70 50 50 3
Thời gian ngừng của
mỗi nơi làm việc
20 10 30 20 40 40 1
Mức sử dụng hiệu quả thời gian:
380/540 x 100(%) = 70,38%
Xác định số chỗ làm việc tối thiểu:
Xây dựng phương án bố trí mới:
A
E
D
G
F
H
C
B
)
s
(
90
320
3600
x
8
D
OT
CTkh 


22
,
4
=
90
380
=
Nmin
84
Hiệu quả của phương án bố trí mới:
Nơi làm việc 1 2 3 4 5 Tổn
Thời gian chu kỳ 90 90 90 90 90 450
Thời gian thực hiện
của mỗi nơi làm việc
90 80 70 90 50 380
Thời gian ngừng của
mỗi nơi làm việc
0 10 20 0 40 70
Mức sử dụng hiệu quả thời gian
380/450 x 100(%) = 84,44%
Phƣơng án bố trí mới có hiệu quả sử dụng thời gian cao
hơn phƣơng án cũ.
Bài 4. Một dự án gồm các công việc dƣới đây, các công
việc trƣớc và các ƣớc tính về thời gian (ngày) cho trong
bảng:
Công việc Công việc
trƣớc
to tm tp
A
E
D
G
F
H
C
B
85
A - 12 13 14
B A 6 9 11
C A 9 11 13
D B 14 16 17
E C 5 5 5
F C 5 7 8
G D 8 12 14
H E 13 15 17
I G 7 9 11
J H, F, I 14 16 17
a. Tính thời gian thực tế dự kiến (te) và phƣơng sai về
thời gian dự kiến của từng công việc
b. Tính EF, LF, S, ES, LS của mỗi công việc
c. Xác định đƣờng tới hạn
d. Xác định xác suất để dự án hoàn thành trong vòng 70
ngày
Bài giải:
Công
việc
to tm tp te=(to+4tm+tp)/6 2
=[(tp-to)/6]2
A 12 13 14 13 0,111
B 6 9 11 8,833 0,694
C 9 11 13 11 0,444
D 14 16 17 15,833 0,25
E 5 5 5 5 0
F 5 7 8 6,833 0,25
G 8 12 14 11,667 1
86
H 13 15 17 15 0,444
I 7 9 11 9 0,444
J 14 16 17 15,833 0,25
Công
việc
t
(ngày)
EF LF S ES LS
A 13 13 13 0 0 0
B 8,833 21,833 21,833 0 13 13
C 11 24 38,499 14,499 13 27,499
D 15,833 37,666 37,666 0 21,833 21,883
E 5 29 43,333 14,333 24 38,333
F 6,833 30,833 58,333 27,5 24 51,5
G 11,667 49,333 49,333 0 37,666 37,666
H 15 44 58,333 14,333 29 43,333
I 9 58,333 58,333 0 49,333 49,333
J 15,833 74,166 74,166 0 58,333 58,333
Đƣờng tới hạn là A-B-D-G-I-J với độ dài 74,166
ngày
Độ lệch tiêu chuẩn của đƣờng tới hạn:
1 2
3
4
5 7
6 8 9
A=13
B=8,833
C=11
D=15,833
E=5
F=6,833
G=11,667
H=15
I=9
J=15,833
ngµy
658
,
1
749
,
2
2
2
2
2
2
2







 J
I
G
D
B
A
th







Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp
Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp

More Related Content

What's hot

Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động tháiHọc Huỳnh Bá
 
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tung Ha
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsThanh Uyển
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhLe Nguyen Truong Giang
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilkthaoweasley
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng preview
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng previewđề Cương quản trị chuỗi cung ứng preview
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng previewTrần Trung
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngShare Tai Lieu
 
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkbài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkNang Vang
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiThao Vy
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalđề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalTrần Trung
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)Louise Phạm
 

What's hot (20)

Giáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượngGiáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượng
 
Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động thái
 
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giảiĐề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
 
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
 
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAYĐề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng preview
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng previewđề Cương quản trị chuỗi cung ứng preview
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng preview
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
 
đáP án ktvm
đáP án ktvmđáP án ktvm
đáP án ktvm
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
 
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkbài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
 
Bài tập kế toán chi phí và lời giải
Bài tập kế toán chi phí và lời giảiBài tập kế toán chi phí và lời giải
Bài tập kế toán chi phí và lời giải
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalđề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
 

Similar to Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp

De thi quan_tri_san_xuat_dich_vu
De thi quan_tri_san_xuat_dich_vuDe thi quan_tri_san_xuat_dich_vu
De thi quan_tri_san_xuat_dich_vutrinhhoahong
 
Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...
Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...
Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...sividocz
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
SmartBiz_Lap ke hoach san xuat_B10_ 20230708.pdf
SmartBiz_Lap ke hoach san xuat_B10_ 20230708.pdfSmartBiz_Lap ke hoach san xuat_B10_ 20230708.pdf
SmartBiz_Lap ke hoach san xuat_B10_ 20230708.pdfSmartBiz
 
KTHTCN - C1 - Quan ly san xuat.pdf
KTHTCN - C1 - Quan ly san xuat.pdfKTHTCN - C1 - Quan ly san xuat.pdf
KTHTCN - C1 - Quan ly san xuat.pdfssuserc841ef
 
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmBiện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmHọc kế toán thực tế
 
Lean supply chain
Lean supply chainLean supply chain
Lean supply chainVịtt Anh
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịHọc kế toán thực tế
 
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banLan Anh Nguyễn
 
Kế toán quản trị chi phí khai thác tại Công ty cao su 72
Kế toán quản trị chi phí khai thác tại Công ty cao su 72Kế toán quản trị chi phí khai thác tại Công ty cao su 72
Kế toán quản trị chi phí khai thác tại Công ty cao su 72luanvantrust
 
03 Phương Pháp Nâng Cao Năng Suất Trên Chuyền May
03 Phương Pháp Nâng Cao Năng Suất Trên Chuyền May03 Phương Pháp Nâng Cao Năng Suất Trên Chuyền May
03 Phương Pháp Nâng Cao Năng Suất Trên Chuyền MayNhân Quả Công Bằng
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luan van tot nghiep
Luan van tot nghiepLuan van tot nghiep
Luan van tot nghiepericcuba
 
Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...
Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...
Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp (20)

De thi quan_tri_san_xuat_dich_vu
De thi quan_tri_san_xuat_dich_vuDe thi quan_tri_san_xuat_dich_vu
De thi quan_tri_san_xuat_dich_vu
 
Luận văn: Chi phí sản xuất xây lắp tại công ty xây dựng Bình Minh
Luận văn: Chi phí sản xuất xây lắp tại công ty xây dựng Bình MinhLuận văn: Chi phí sản xuất xây lắp tại công ty xây dựng Bình Minh
Luận văn: Chi phí sản xuất xây lắp tại công ty xây dựng Bình Minh
 
Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...
Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...
Luận Văn Lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng - tình huống tại công ty cổ ...
 
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty In Nông nghiệp - Gửi miễn phí ...
 
SmartBiz_Lap ke hoach san xuat_B10_ 20230708.pdf
SmartBiz_Lap ke hoach san xuat_B10_ 20230708.pdfSmartBiz_Lap ke hoach san xuat_B10_ 20230708.pdf
SmartBiz_Lap ke hoach san xuat_B10_ 20230708.pdf
 
KTHTCN - C1 - Quan ly san xuat.pdf
KTHTCN - C1 - Quan ly san xuat.pdfKTHTCN - C1 - Quan ly san xuat.pdf
KTHTCN - C1 - Quan ly san xuat.pdf
 
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmBiện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty GiầyĐề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy
Đề tài: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy
 
Lean supply chain
Lean supply chainLean supply chain
Lean supply chain
 
Báo cáo thực tập công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty
Báo cáo thực tập công tác lập kế hoạch sản xuất của công tyBáo cáo thực tập công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty
Báo cáo thực tập công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
 
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Xuân Hòa - Gửi miễ...
 
1. giam ton_kho
1. giam ton_kho1. giam ton_kho
1. giam ton_kho
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
 
Kế toán quản trị chi phí khai thác tại Công ty cao su 72
Kế toán quản trị chi phí khai thác tại Công ty cao su 72Kế toán quản trị chi phí khai thác tại Công ty cao su 72
Kế toán quản trị chi phí khai thác tại Công ty cao su 72
 
03 Phương Pháp Nâng Cao Năng Suất Trên Chuyền May
03 Phương Pháp Nâng Cao Năng Suất Trên Chuyền May03 Phương Pháp Nâng Cao Năng Suất Trên Chuyền May
03 Phương Pháp Nâng Cao Năng Suất Trên Chuyền May
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Đề cương khoá luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sả...
Đề cương khoá luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sả...Đề cương khoá luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sả...
Đề cương khoá luận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sả...
 
Luan van tot nghiep
Luan van tot nghiepLuan van tot nghiep
Luan van tot nghiep
 
Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...
Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...
Áp dụng phương pháp kế toán theo hoạt động (ABC) để tính chi phí và giá thành...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Câu hỏi bài tập quản trị tác nghiệp

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP Chủ biên: TS. Bùi Liên Hà Những ngƣời tham gia: PGS.TSKH. Nguyễn Văn Minh ThS. Nguyễn Thế Anh ThS. Đào Minh Anh Hà Nội 2013
  • 2. 2 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP I. Câu hỏi đúng sai Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? 1. Mục tiêu của quản trị tác nghiệp là giảm tối đa chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. 2. Quản trị sản xuất là đƣa ra những chiến thuật nhằm thực hiện chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Trong sản xuất gián đoạn máy móc đƣợc bố trí theo hƣớng chuyên môn hóa chức năng. 4. Sản xuất hàng loạt có đặc điểm là số lƣợng và chủng loại tƣơng đối nhiều. 5. Sản xuất theo dây chuyền có khả năng tự động hoá cao. 6. Đối với quá trình cung cấp dịch vụ, chất lƣợng sản phẩm khó lƣợng hóa và đƣợc đánh giá một cách chủ quan. 7. ERP(Enterprise Resourses Planning) là hệ thống hoạch định nguồn nguyên vật liệu cho doanh ngiệp. 8. Đối với những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có tính chất mùa vụ thì việc dự trữ sản phẩm là cần thiết. 9. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa quá trình sản xuất và quá trình cung cấp dịch vụ là mối quan hệ giữa nhà sản xuất/cung cấp dịch vụ và khách hàng.
  • 3. 3 10. Xu hƣớng của quản trị sản xuất hiện đại là chú trọng đến phát triển bền vững. II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng 1. Đặc điểm của sản xuất hàng loạt là a. Thời gian sản xuất dài và khối lƣợng công việc nhỏ. b. Thời gian sản xuất ngắn, khối lƣợng công việc lớn. c. Số lƣợng sản phẩm sản xuất lớn. d. Cả A và C đều đúng. 2. Sản xuất theo kiểu dự án có đặc điểm a. Sản phẩm là duy nhất và quá trình sản xuất không lặp lại. b. Số lƣợng sản phẩm nhiều và quá trình sản xuất không lặp lại. c. Số lƣợng sản phẩm nhiều quá trình sản xuất lặp lại. d. Sản phẩm là duy nhất và quá trình sản xuất lặp lại. 3. Đặc điểm của sản xuất hàng khối là A. Số lƣợng và chủng loại sản phẩm sản xuất nhiều. B. Số lƣợng và chủng loại sản phẩm sản xuất ít. C. Số lƣợng sản phẩm rất nhiều nhƣng ít chủng loại. D. Số lƣợng sản phẩm ít nhƣng nhiều chủng loại. 4. Đầu ra của quá trình sản xuất là A. Hàng hoá và dịch vụ.
  • 4. 4 B. Hàng hoá và sản phẩm. C. Sản phẩm và dịch vụ. D. Các phƣơng án trên đều không chính xác. 5. Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian: a. Từ khi nhận đƣợc đơn đặt hàng đến khi sản phẩm đƣợc giao cho khách hàng. b. Từ khi nhận đƣợc đơn đặt hàng đến khi sản phẩm đƣợc sản xuất xong. c. Từ khi bắt đầu đƣa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi sản phẩm đƣợc giao cho khách hàng. d. Từ khi bắt đầu đƣa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi sản phẩm đƣợc hoàn thành. 6. Tính đồng nhất của các sản phẩm vật chất đƣợc thể hiện ở chỗ: a. Các sản phẩm đƣợc sản xuất từ cùng một loại nguyên vật liệu. b. Các sản phẩm có cùng kích thƣớc, hình dáng. c. Phƣơng án A hoặc B. d. Cả A và B. 7. Sản xuất là quá trình biến đổi A. Nguyên vật liệu thành sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. B. Tài nguyên thiên nhiên và vốn thành sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
  • 5. 5 C. Nguyên vật liệu và lao động thành sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. D. Các phƣơng án trên đều chƣa chính xác. 8. Sản xuất theo dây chuyền là loại hình sản xuất A. Gián đoạn. B. Hàng khối. C. Liên tục. D. Cả B và C đều đúng. 9. Quản trị sản xuất thuộc quá trình quản trị nào trong doanh nghiệp: a.Quản trị chiến lƣợc. b. Quản trị chiến thuật. c. Quản trị tác nghiệp. d.Cả 3 ý đều đúng. 10. Đặc điểm của sản xuất đơn chiếc: a. Thời gian sản xuất dài và khối lƣợng công việc nhỏ. b. Thời gian sản xuất ngắn, khối lƣợng công việc nhỏ. c. Số lƣợng sản phẩm sản xuất ít. d. Cả B và C đều đúng. 11. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất? a. Doanh nghiệp chỉ sản xuất ra những sản phẩm mà thị trƣờng cần.
  • 6. 6 b. Doanh nghiệp chỉ cung cấp cho thị trƣờng những sản phẩm mà doanh nghiệp có năng lực sản xuất. c. Doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng đồng thời phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp. d. Các phát biểu trên chƣa chính xác. 12. Thời gian sản xuất của loại hình sản xuất theo kiểu dự án có đặc điểm: a. Thời gian sản xuất ngắn và đƣợc ấn định trƣớc. b. Thời gian sản xuất dài và đƣợc ấn định trƣớc. c. Thời gian đƣợc ấn định trƣớc tùy thuộc đặc điểm dự án. d. Các phƣơng án trên đều chƣa chính xác. 13. Công việc nào sau đây không phải là công việc của quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp: a.Lập kế hoạch sản xuất. b. Duy trì chất lƣợng sản phẩm. c. Lựa chọn kênh phân phối. d.Quản lý hàng tồn kho. 14. Quản trị tác nghiệp là a. Đƣa ra các quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. b. Tổ chức các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. c. Tối ƣu hóa các nguồn lực phục vụ sản xuất.
  • 7. 7 d. Tất cả các phƣơng án trên. 15. Sản xuất ô tô là qui trình sản xuất a. Phân kỳ. b. Phân kỳ có điểm hội tụ. c. Hội tụ. d. Song song. 16. Phát biểu nào dƣới đây là chính xác nhất? a. Sản phẩm là kết quả của quá trình biến đổi vật chất. b. Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay quá trình. c. Sản phẩm đƣợc chia làm: sản phẩm vật chất, hàng hóa và dịch vụ. d. Không có sản phẩm vật chất thuần túy. 17. Quản trị tác nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp A. Giảm chi phí sản xuất. B. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm. C. Rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm. D. Tất cả các ý trên đều đúng. 18. Cho các loại hình dịch vụ: 1) Dịch vụ tƣ vấn tài chính; 2) Dịch vụ y tế; 3) Dịch vụ vận tải, giao nhận. Hãy chọn thứ tự sắp xếp các loại hình dịch vụ này theo thứ tự tính dịch vụ giảm dần.
  • 8. 8 a. 2-1-3 B.1-3-2 C. 3-2-1 D.1-2- 3 19. Nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp thực hiện chức năng hoạch định trong các quyết định: a. Về các nguồn lực cần thiết cho sản xuất trong từng thời kỳ. b. Bố trí chỗ làm việc. c. Chỉ ra các công việc cần làm gấp. d. Giúp đỡ, đào tạo nhân viên. 20. Nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp thực hiện chức năng tổ chức trong các công việc: a. Lập các dự án cải tiến. b. Phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động. c. Lập kế hoạch trang bị máy móc thiết bị. d. Lập kế hoạch bố trí nhà xƣởng, kế hoạch năng lực sản xuất. 21. Nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp thực hiện chức năng kiểm soát trong các công việc: a. Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. b. Chịu trách nhiệm với khách hàng về trạng thái đơn hàng. c. Kiểm soát khâu bán hàng tại các cửa hàng bán buôn, bán lẻ. d. Lập kế hoạch bố trí nhà xƣởng, kế hoạch năng lực sản xuất.
  • 9. 9 22. Các công việc nào sau đây KHÔNG thể hiện chức năng lãnh đạo của nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp: a. Thiết lập các chỉ dẫn công việc. b. Phân công công việc. c. Chỉ ra các công việc cần làm gấp. d. Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay đổi thiết kế. 23. Các nhà sản xuất có xu hƣớng sản xuất để dự trữ khi: a. Muốn tận dụng tối đa công suất của máy móc. b. Muốn tận dụng tối đa lao động trong doanh nghiệp. c. Nhu cầu về sản phẩm có tính chất thời vụ. d. Các phƣơng án trên đều đúng. 24. Công việc nào dƣới đây là công việc của nhà quản trị sản xuất a. Tổ chức hoạt động sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất, ra quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất. b. Tổ chức hoạt động sản xuất, ra quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất, hoạch định chiến lƣợc sản xuất. c. Tổ chức hoạt động sản xuất, ra quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất, hoạch định các nguồn lực cho sản xuất.
  • 10. 10 d. Cả B và C đều đúng. 25. Trong sản xuất liên tục: a.Thiết bị đƣợc bố trí theo hƣớng chuyên môn hóa chức năng. b. Dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất thẳng dòng. c. Việc kiểm tra bảo dƣỡng thiết bị cần tiến hành theo định kỳ. d.Cả B và C đều đúng. 26. Tiêu chí nào không dùng để phân biệt quá trình sản xuất sản phẩm vật chất và quá trình cung cấp dịch vụ: a. Tính tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng. b. Khả năng kiểm soát sự hoạt động của hệ thống c. Tính đồng nhất của sản phẩm. d. Khả năng dự trữ. 27. Phƣơng pháp nào dƣới đây đƣợc sử dụng để tổ chức sản xuất a. KANBAN. b. ERP. c. MRP. d. Cả A và B. 28. Bạn là 1 nhà quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp, bạn cần phải có những kiến thức và kỹ năng nào để có thể thực hiện đƣợc những công việc đƣợc giao?
  • 11. 11 a.Hiểu biết cơ bản về quy trình công nghệ. b. Am hiểu các công việc của nhà quản trị. c. Khả năng làm việc với con ngƣời. d.Cả 3 ý trên đều đúng. 29. Để có thể ứng phó với những biến động của môi trƣờng kinh doanh hiện đại, nhà quản trị tác nghiệp cần a.Lập các kế hoạch ngắn hạn một cách chính xác, không quan tâm đến chiến lƣợc dài hạn. b. Xây dựng hệ thống sản xuất năng động, linh hoạt. c. Công nhân sản xuất chỉ tập trung vào việc hoàn thiện 01 kỹ năng cơ bản trong hệ thống sản xuất. d.Tập trung vào việc tối đa hóa doanh thu. 30. Công thức Lợi nhuận = giá bán - giá thành có ý nghĩa gì trong quản trị sản xuất? a.Giá bán đƣợc xác định thông qua sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng. b. Lợi nhuận phụ thuộc vào sự thay đổi giá thành sản phẩm. c. Muốn tăng lợi nhuận, doanh nghiệp nên tăng giá bán. d.Không có ý nghĩa gì trong quản trị tác nghiệp.
  • 12. 12 CHƢƠNG II DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM A. PHẦN LÝ THUYẾT I. Câu hỏi đúng sai Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? 1. Dự báo nhu cầu sản phẩm là dự báo đầu tiên và quan trọng nhất trong tất cả các dự báo sản xuất. 2. Độ chính xác của dự báo không phụ thuộc vào số liệu lƣu trữ về số lƣợng cầu trong quá khứ mà phụ thuộc vào việc lựa chọn phƣơng pháp dự báo. 3. Phƣơng pháp dự báo dựa trên ý kiến của khách hàng phù hợp với dự báo nhu cầu về sản phẩm mới. 4. Để dự báo một cách chính xác cần kết hợp các phƣơng pháp dự báo định tính và định lƣợng. 5. Trong phƣơng pháp dự báo hồi qui tƣơng quan, hệ số tƣơng quan r dùng để đánh giá sai số của dự báo. 6. Độ lệch tuyệt đối trung bình MAD nhận các giá trị trong khoảng [-1;1] 7. Phƣơng pháp dự báo trung bình động có trọng số có ƣu điểm là xem xét đến mức độ ảnh hƣởng của các số liệu trong quá khứ đến kết quả dự báo. 8. Để lựa chọn phƣơng pháp dự báo định lƣợng phù hợp phải căn cứ vào tính chất của dòng yêu cầu về sản phẩm.
  • 13. 13 9. Khi muốn đƣa ra quyết định về đầu tƣ dây chuyền công nghệ mới nhà quản trị cần dự báo nhu cầu trong trung hạn. 10. Độ lệch bình phƣơng trung bình MSE cho nhận xét về độ chính xác của phƣơng pháp dự báo tốt hơn độ lệch tuyệt đối trung bình MAD. II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng 1. Phƣơng pháp dự báo Delphi là phƣơng pháp a.Lấy ý kiến từ khách hàng làm cơ sở dự báo. b. Lấy ý kiến của lực lƣợng bán hàng làm cơ sở dự báo. c. Lấy ý kiến của các phòng ban quản lý làm cơ sở dự báo. d. Các phƣơng án đều sai. 2. Mức cơ sở của dòng yêu cầu là a.Giá trị trung bình của số lƣợng cầu trong khoảng thời gian khảo sát. b. Tổng số lƣợng cầu trong khoảng thời gian khảo sát. c. Giá trị của số lƣợng cầu trong khoảng thời gian khảo sát. d.Mức cầu trung bình trong 1 tháng. 3. Chỉ số thời vụ của một kỳ là a. Nằm trong khoảng (0,1). b. Tỷ số giữa mức cơ sở của dòng yêu cầu và mức yêu cầu thực tế của kỳ đó.
  • 14. 14 c. Tỷ số giữa yêu cầu thực tế của kỳ và mức cơ sở của dòng yêu cầu. d. A và C. 4. Dự báo theo phƣơng pháp hồi qui tƣơng quan càng chính xác khi a. Hệ số tƣơng quan r càng lớn. b. Hệ số tƣơng quan r càng nhỏ. c. Cả 2 phƣơng án trên đều đúng. d. Cả 2 phƣơng án trên đều sai. 5. Ƣu điểm lớn nhất của phƣơng pháp lấy ý kiến của ban quản lý là a.Ý kiến của ngƣời có quyền lực luôn gây ảnh hƣởng đến cán bộ dƣới quyền, do đó đã tạo nên đƣợc sự thống nhất cao. b. Cho dự báo chính xác với chi phí thấp. c. là phát huy tối đa kinh nghiệm và trí tuệ của cấp lãnh đạo trực tiếp. d.Tất cả các phát biểu trên đều không đúng. 6. Biết r là hệ số tƣơng quan giữa hai đại lƣợng x và y. Hãy cho biết với giá trị nào dƣới đây thì x, y có mối tƣơng quan chặt chẽ nhất. A. r = 0,89 B. r = - 0,93 C. r = 0 D. r = - 0.9 7. Phƣơng pháp dự báo nhân quả là phƣơng pháp dự báo:
  • 15. 15 a. Định tính. b. Định lƣợng. c. Kết hợp định tính và định lƣợng. d. Dựa trên chuỗi giá trị thời gian. 8. Khi hệ số a trong phƣơng trình hồi quy y = ax+b là âm, có nghĩa là: a.x và y tỷ lệ nghịch với nhau. b. x và y tỷ lệ thuận với nhau. c. x và y có quan hệ hàm số. d.Không có ý nghĩa gì. 9. Hệ số tƣơng quan r = 0,91 thể hiện điều gì? a. Mối quan hệ tƣơng quan giữa 2 đại lƣợng x, y là đáng kể. b. Mối quan hệ tƣơng quan giữa 2 đại lƣợng x, y không đáng kể. c. 2 đại lƣợng x, y không có quan hệ. d. 2 đại lƣợng x, y có mối quan hệ tƣơng quan dƣơng hoàn hảo. 10. Khi hệ số a trong phƣơng trình hồi quy y = ax+b là dƣơng, có nghĩa là: a. x và y có quan hệ tỷ lệ nghịch. b. x và y có quan hệ tỷ lệ thuận. c. x và y có quan hệ rất chặt chẽ.
  • 16. 16 d. Không có ý nghĩa gì. 11. Vì sao khi tiến hành dự báo cần xác định rõ khoảng thời gian dự báo? A. Vì độ chính xác của dự báo tỉ lệ thuận với thời gian dự báo. B. Vì độ chính xác của dự báo tỉ lệ nghịch với thời gian dự báo. C. Vì xác định thời gian dự báo là cần thiết để chuẩn bị nguồn lực tƣơng ứng. D. Cả b và c. 12. Dự báo nhu cầu sản phẩm là A. Khoa học và nghệ thuật dự đoán các sự việc sẽ diễn ra trong tƣơng lai. B. Cơ sở để các nhà quản trị hoạch định chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp. C. Dự kiến, đánh giá nhu cầu trong tƣơng lai của các sản phẩm. D. Cả câu B và C đều đúng. 13. Để có đƣợc một dự báo chính xác nhất, chúng ta nên A. Sử dụng phƣơng pháp dự báo định tính. B. Sử dụng phƣơng pháp dự báo định lƣợng. C. Kết hợp các phƣơng pháp dự báo định tính và dự báo định lƣợng. D. Kết hợp phƣơng pháp dự báo nhân quả và hỏi ý kiến của các chuyên gia.
  • 17. 17 14. Phƣơng pháp dự báo nào không phải là phƣơng pháp dự báo định tính: A. Phƣơng pháp Delphi. B. Phƣơng pháp dự báo theo phƣơng pháp nhân quả. C. Phƣơng pháp dự báo dựa vào việc lấy ý kiến của khách hàng. D. Phƣơng pháp dự báo dựa trên việc lấy ý kiến của ban quản lý. 15. Phƣơng pháp dự báo nào không phải là phƣơng pháp dự báo định lƣợng: A. Phƣơng pháp Delphi. B. Phƣơng pháp dự báo theo phƣơng pháp hồi qui tƣơng quan. C. Phƣơng pháp dự báo san bằng hàm số mũ. D. Phƣơng pháp dự báo trung bình động có trọng số. 16. Các tính chất cần xem xét khi nghiên cứu dòng yêu cầu: A. Tính thời vụ. B. Tính xu hƣớng. C. Tính chu kỳ. D. Cả 3 tính chất trên. 17. Một phƣơng án dự báo càng chính xác khi A. MAD = 1. B. MAD = -1.
  • 18. 18 C. MAD càng lớn . D. MAD càng nhỏ. 18. Phƣơng pháp dự báo hồi qui tƣơng quan phù hợp với dòng yêu cầu. A. Có tính thời vụ. B. Có tính xu hƣớng. C. Có tính chu kỳ. D.Có tính biến động ngẫu nhiên. 19. Để quyết định đầu tƣ dây chuyền công nghệ mới cần phải dựa vào dự báo A. Dài hạn. B. Trung hạn. C. Ngắn hạn. D. Cả ba loại hình dự báo trên. 20. Cùng một phƣơng pháp dự báo, nếu: A. Dự báo dựa trên cơ sở khảo sát nhóm đối tƣợng càng rộng càng có nhiều khả năng cho kết qủa thiếu chính xác. B. Dự báo dựa trên cơ sở khảo sát nhóm đối tƣợng càng rộng, càng đa dạng thì càng có nhiều khả năng dẫn đến sai số lớn. C. Dự báo dựa trên cơ sở khảo sát nhóm đối tƣợng hẹp, tập trung càng có nhiều khả năng cho kết quả chính xác.
  • 19. 19 D. Kết quả dự báo không phụ thuộc vào phạm vi đối tƣợng khảo sát mà phụ thuộc vào phƣơng pháp khảo sát. 21. Phát biểu nào dƣới đây là đúng? A. Phƣơng pháp dự báo định tính là phƣơng pháp tiến hành dự báo dựa trên việc xác định tính chất của đối tƣợng đƣợc dự báo thông qua khảo sát số liệu trong quá khứ. B. Phƣơng pháp dự báo định lƣợng là phƣơng pháp tiến hành dự báo dựa trên cơ sở lƣợng hóa các ý kiến chủ quan của nhiều thành phần về đối tƣợng dự báo. C. Delphi là một phƣơng pháp dự báo định lƣợng, kết quả dự báo bằng phƣơng pháp này phụ thuộc nhiều vào số lƣợng các chuyên gia tham gia dự báo. D. Tất cả các phát biểu trên đều sai. 22. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất A. Dự báo trung hạn thƣờng có độ tin cậy cao hơn các dự báo khác. B. Khi cần giải quyết những vấn đề có tính toàn diện, hỗ trợ cho các quyết định quản lý chiến lƣợc, nhà quản trị thƣờng dùng dự báo ngắn hạn. C. Dự báo dựa trên việc khảo sát nhóm đối tƣợng càng rộng, càng đa dạng thì càng có nhiều khả năng cho kết quả chính xác. D. Tất cả các phát biểu trên đều thiếu chính xác.
  • 20. 20 23. Khi tiến hành dự báo ngƣời ta thƣờng chấp nhận các giả định nào dƣới đây A. Hệ thống các yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị của đại lƣợng dự báo trong quá khứ sẽ không tiếp tục ảnh hƣởng lên nó trong tƣơng lai. B. Hệ thống các yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị của đại lƣợng dự báo trong quá khứ sẽ tiếp tục ảnh hƣởng trong tƣơng lai C. Không nên đặt giả định nhƣ thế vì sẽ đánh mất tính khách quan và khả năng phản ánh đúng thực tế của dự báo. D. Tất cả các phƣơng án trên đều chƣa chính xác 24. Lãnh đạo doanh nghiệp muốn khảo sát ý kiến của bộ phận bán hàng về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. Theo bạn nên tổ chức công việc này nhƣ thế nào là hợp lý nhất? A. Trƣớc khi giao nhiệm vụ cho bộ phận bán hàng, Ban Giám đốc triệu tập cuộc họp toàn thể và đƣa ra một vài con số định hƣớng doanh số cần đạt đƣợc trong thời gian tới. B. Nhân viên bán hàng sẽ họp thành nhóm, trao đổi rồi đƣa ra kết quả chung. C. Từng nhân viên bán hàng sẽ tự đƣa ra con số dự báo riêng của mình. D. Tất cả các cách làm trên đều không hợp lý. 25. Dự báo thuộc chức năng nào trong hoạt động quản trị tác nghiệp tại doanh nghiệp?
  • 21. 21 A. Chức năng hoạch định. B. Chức năng tổ chức. C. Chức năng lãnh đạo. D. Chức năng kiểm soát. 26. Dự báo phục vụ kế hoạch mua hàng là loại dự báo Ngắn hạn. A. Trung hạn. B. Dài hạn. C. Cả A và C đều đúng. 27. Dự báo phục vụ lập kế hoạch sản xuất là loại dự báo: A. Ngắn hạn. B. Trung hạn. C. Dài hạn. D. Vừa trung hạn vừa dài hạn. 28. Dự báo nhu cầu thị trƣờng nhằm định vị doanh nghiệp là loại dự báo: A. Ngắn hạn. B. Trung hạn. C. Dài hạn. D. Không thuộc loại dự báo nào. 29. Hãy sắp xếp các bƣớc của quá trình tiến hành dự báo theo đúng trình tự: 1) chọn phƣơng pháp dự báo; 2) xác định khoảng thời gian dự báo; 3) thu thập và phân tích dữ liệu; 4) tiến hành thực hiện dự báo; 5)
  • 22. 22 xác định mục đích và nhiệm vụ của dự báo, 6) kiểm chứng kết quả, điều chỉnh và rút kinh nghiệm. A. 5-3-2-4-5-6. B. 5-2-3-1-4-6. C. 5-2-1-4-3-6. D. 5-1-2-4-5-6. 30. Đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức điều tra ý kiến của khách hàng về một loại sản phẩm mới. Bạn sẽ bắt đầu từ công việc nào? A. Chọn đối tƣợng điều tra. B. Lập phiếu điều tra. C. Chọn hình thức điều tra. D. Lập kế hoạch điều tra. 31. Các nhà hoạch định chính sách của Bộ Công nghiệp đƣợc giao nhiệm vụ hình thành dự báo về sự phát triển của một số ngành công nghiệp mang tính đột phá trong thời gian tới. Theo bạn họ nên sử dụng phƣơng pháp dự báo nào là hợp lý nhất? A. Dự báo dựa trên việc nghiên cứu các qui luật phát triển khoa học – kỹ thuật. B. Dự báo dựa trên việc khảo sát ý kiến các chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực khoa học – công nghệ trong và ngoài nƣớc. C. Kết hợp A và B. D. Tất cả các cách làm trên đều không hợp lý, phải tìm một phƣơng pháp khác.
  • 23. 23 32. Bạn đang thực hiện một nghiên cứu: Dự báo về sự phát triển của thƣơng mại trong khối ASEAN trong thời gian 5 năm tới. Bạn viết thƣ (e-mail) cho một giáo sƣ ngƣời Mỹ, chuyên gia nghiên cứu về châu á, xin ý kiến đánh giá của ông ta về vấn đề này. Theo bạn, cách làm này thuộc phƣơng pháp nghiên cứu nào? A. Chƣa thể gọi cách làm này là một phƣơng pháp nghiên cứu B. Phƣơng pháp chuyên gia. C. Phƣơng pháp định tính. D. Phƣơng pháp điều tra khách hàng. 33. Khi các giá trị dự báo theo 1 phƣơng pháp dự báo vƣợt qua các giới hạn kiểm tra, các nhà dự báo phải làm gì? A. Điều chỉnh phƣơng pháp dự báo. B. Điều chỉnh giới hạn kiểm tra trên. C. Điều chỉnh giới hạn kiểm tra dƣới. D. Điều chỉnh tín hiệu theo dõi. 34. Sự khác biệt của phƣơng pháp dự báo trung bình động có trọng số so với các phƣơng pháp dự báo khác: A. Thể hiện mức độ ảnh hƣởng của mức tiêu thụ thực tế của các thời kỳ khác nhau đến kết quả dự báo là khác nhau.
  • 24. 24 B. Phƣơng pháp này dễ thực hiện hơn các phƣơng pháp dự báo khác. C. Phƣơng pháp này lƣu giữ các số liệu trong quá khứ tốt hơn. D. Phƣơng pháp này không cần phải tính toán nhiều. 35. Để dự báo nhu cầu của kỳ t, vấn đề quan trọng nhất khi áp dụng phƣơng pháp dự báo san bằng hàm số mũ là: A. Xác định mức nhu cầu dự báo của kỳ (t-1). B. Xác định mức nhu cầu thực tế của kỳ (t-1). C. Xác định hệ số san bằng hàm số mũ . D. Tất cả các yêu cầu trên. B. PHẦN BÀI TẬP I. Các phƣơng pháp và công thức sử dụng I.1 Mô hình dự báo theo chuỗi thời gian 1.1. Phƣơng pháp giản đơn Ft = Dt -1 Ft : Mức dự báo kỳ t Dt-1: Yêu cầu thực tế của kỳ t-1 1.2. Phƣơng pháp trung bình Với n   Ft : Mức dự báo kỳ t n D F n i i t t     1
  • 25. 25 n: Số nhu cầu thực tế đã xảy ra Dt-i là mức yêu cầu thực tế ở kỳ t-i 1.3. Phƣơng pháp trung bình động (trung bình trƣợt) Là phƣơng pháp trung bình nhƣng với n là một số hữu hạn. Ví dụ với n = 3: 1.4. Phƣơng pháp trung bình động có trọng số Ft : Mức dự báo kỳ t Dt-i : Mức yêu cầu thực của kỳ t - i t-i : Trọng số của kỳ t- i t-i đƣợc chọn sao cho: ; 1.5. Phƣơng pháp san bằng hàm số mũ giản đơn Ft = Ft-1 + (Dt-1 – Ft-1) = Dt-1 + (1-)Ft-1 Ft : Mức dự báo kỳ t Dt-1: Số lƣợng yêu cầu thực tế ở kỳ t-1 Ft-1: Mức dự báo của kỳ t-1 : Hệ số tuỳ chọn thoả mãn điều kiện 01 1.6. Phƣơng pháp ngoại suy hàm xu thế 3 3 2 1       t t t t D D D F      n i i t i t t D F 1  1 1 0      n i i t  1 0   i t 
  • 26. 26 y = a + bt t: biến thời gian a, b: Các tham số I.2. Phương pháp dự báo dựa vào hàm số nhân quả (Phương pháp hồi qui tương quan) Mô hình giản đơn (hồi qui tuyến tính đơn) y = a + bx Các tham số a,b đƣợc xác định bởi công thức: Để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ, dùng hệ số tƣơng quan r -1 r  1. Giá trị tuyệt đối của r càng lớn thì quan hệ giữa x và y càng chặt  độ chính xác của dự báo càng cao. I.3. Phương pháp dự báo đối với dòng yêu cầu có tính thời vụ - Chỉ số thời vụ : Ii : Chỉ số thời vụ thời gian i : Bình quân các mức độ của các thời gian có cùng tên y                    2 2 2 2 y y n x x n y x xy n r                n i n i i i n i n i n i n i i i i i i x x n y x x y x a 1 1 2 2 1 1 1 1 2 ) (              n i n i i i n i n i n i i i i i x x n y x y x n b 1 1 2 2 1 1 1 ) ( 0 y y I i i  i y
  • 27. 27 : Bình quân của tất cả các mức độ của tất cả các năm nghiên cứu - Giá trị dự báo của thời gian t: Ft = Mức dự báo trung bình x Chỉ số thời vụ thời gian t I.4. Đánh giá và kiểm soát sai số dự báo - Sai số dự báo (et) et = Dt – Ft Với Dt: Mực tiêu thụ thực tế kỳ t Ft: Mức dự báo kỳ t - Độ lệch tuyệt đối trung bình MAD và Độ lệch bình phƣơng trung bình MSE                 n i n i t t n i n i t t e n F D n MSE e n F D n MAD 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 - Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE) và Phần trăm sai số trung bình (MPE)           n i t t t n i t t t D F D n MPE D F D n MAPE 1 1 1 1 - Tín hiệu cảnh báo (TS)   t t t MAD F D TS    0 y
  • 28. 28 II. Bài tập II.1. Bài giải mẫu Bài 1. Một công ty có dữ liệu về lƣợng cầu nhƣ trong bảng Tháng Lƣợng cầu 1 42 2 40 3 43 4 40 5 41 a. Dự báo nhu cầu của tháng 6 bằng phƣơng pháp trung bình động có trọng số, với n = 4 và các trọng số αt-1=0.4, αt-2=0.3, αt-3 =0.2 và αt-4 =0.1. b. Nếu lƣợng cầu thực trong tháng 6 là 39, dự báo lƣợng cầu cho tháng 7 sử dụng các trọng số tƣơng tự câu a. Bài giải: a. F6 = 41 x 0.4 + 40 x 0.3 + 43 x 0.2 + 40 x 0.1 = 41 b. F7 = 39 x 0.4 + 41 x 0.3 + 40 x 0.2 + 43 x 0.1 = 40.2 Bài 2. Một công ty kinh doanh thiết bị điện có mức tiêu thụ thực tế về một loại sản phẩm nhƣ sau (đơn vị: chiếc): Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Nhu cầu thực tế 42 40 43 40 41 39 46 44 45 38 40 Một nghiên cứu cho rằng công ty có thể sử dụng phƣơng pháp san bằng hàm số mũ với α = 0,1 hoặc α = 0,4 để dự báo.
  • 29. 29 - Hãy lựa chọn hệ số α phù hợp nhất với dòng yêu cầu của doanh nghiệp, biết mức dự báo của tháng 1 bằng nhu cầu thực tế. - Với hệ số α lựa chọn, dự báo mức tiêu thụ của doanh nghiệp trong tháng 12. Bài giải: Để đƣa ra quyết định, ta tiến hành dự báo cho cả hai trƣờng hợp rồi so sánh sai số tuyệt đối trung bình của hai phƣơng pháp. Tháng Lƣợng tiêu thụ thực tế (chiếc) α = 0,1 α = 0,4 Dự báo Sai số tuyệt đối Dự báo Sai số tuyệt đối 1 42 2 40 42,00 2,00 42,00 2,00 3 43 41,80 1,20 41,20 1,80 4 40 41,92 1,92 41,92 1,92 5 41 41,73 0,73 41,15 0,15 6 39 41,66 2,66 41,09 2,09 7 46 41,39 4,61 40,25 5,75 8 44 41,85 2,15 42,55 1,45 9 45 42,07 2,93 43,13 1,87 10 38 42,36 4,36 43,88 5,88 11 40 41,92 1,92 41,53 1,53 12 41,73 40,92 MAD 2,448 2,443 Nên lựa chọn α = 0,4 Với α = 0 4 mức tiêu thụ tháng 12 là 41 sản phẩm.
  • 30. 30 Bài 3. Doanh số điện thoại di động của 1 hãng có trụ sở tại một thành phố trong vòng 10 tuần gần đây đƣợc biểu diễn trong bảng (đơn vị: triệu đồng) Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Doanh số 700 724 720 728 740 742 758 750 770 775 Xác định phƣơng trình biểu diễn xu hƣớng phát triển của doanh số. Dự báo doanh số tuần 11 và 12 Bài giải: 690 700 710 720 730 740 750 760 770 780 790 800 0 2 4 6 8 10 12 14 Doanh số Tuần Phƣơng trình biểu diễn xu hƣớng phát triển của doanh số: y = a + bt T Y ty t2 1 700 700 1 2 724 1448 4 3 720 2160 9 4 728 2912 16 5 740 3700 25 6 742 4452 36 7 758 5306 49 Xu hƣớng Dự báo
  • 31. 31 8 750 6000 64 9 770 6930 81 10 775 7750 100 55 7407 41358 385 Nhƣ vậy, phƣơng trình biểu diễn xu hƣớng doanh số là y(t) = 699,4 + 7,51t Dự báo doanh số của tuần 11 và 12: y11 = 699,4 + 7,51 x 11 = 782,01 y12 = 699,4 + 7,51 x 12 = 789,52 II.2. Một số bài tập Bài 1. Số liệu về nhu cầu thực tế của doanh nghiệp đƣợc biểu diễn nhƣ sau: Tháng 1 2 3 4 5 6 Nhu cầu (1000 chiếc) 42 40 43 40 41 42 a. Dự báo nhu cầu tháng 7 theo phƣơng pháp trung bình và trung bình trƣợt với n=3 b. Doanh nghiệp nên lựa chọn phƣơng pháp dự báo nào trong hai phƣơng pháp dự báo trên 4 , 699 10 55 51 , 7 7407 51 , 7 55 55 385 10 7407 55 41358 10        x a x x x x b
  • 32. 32 Bài 2. Một nhà đại lý tiêu thụ sản phẩm muốn dự báo số lƣợng hàng bán ra hàng tuần. Một phân tích cho thấy rằng ông ta có thể chọn phƣơng pháp trung bình trƣợt với số kỳ lấy trung bình (n) là 3 hoặc 4 tuần. Với số liệu thực tế về số lƣợng hàng bán của doanh nghiệp nhƣ sau, hãy lựa chọn số kỳ lấy trung bình phù hợp cho dự báo. Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số lƣợng (tấn) 100 125 90 110 105 130 85 102 110 90 Với số kỳ lấy trung bình lựa chọn, dự báo nhu cầu tuần thứ 11 Bài 3. Cho dãy số liệu về doanh số bán của một đại lý vé máy bay nhƣ sau: Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Doanh số (triệu đồng) 180 200 195 215 230 225 235 230 240 250 Hãy dự báo doanh số bán của kỳ thứ 11 bằng phƣơng pháp trung bình trƣợt có trọng số với n = 4 và các trọng số t-1= 0,4; t-2 = 0,3; t-3 = 0,2; t-4 =0,1. Bài 4. Tình hình doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2006 của một công ty nhƣ sau : Tháng 1 2 3 4 5 6 Doanh thu (triệu đồng) 450 495 518 563 584 612 a. Công ty sử dụng phƣơng pháp san bằng hàm số mũ với  = 0,9 để dự báo tình hình doanh thu. Hãy xác định sai số tuyệt đối trung bình của phƣơng pháp dự báo,
  • 33. 33 biết số liệu dự báo về doanh thu của công ty vào tháng 1 là 450 triệu đồng. b. Dự báo doanh thu tháng 7 của công ty bằng phƣơng pháp dự báo trên. Bài 5. Một ngân hàng số liệu về lãi suất và số lƣợng tiền cho vay nhƣ sau: Năm Lãi suất (%) Tiền cho vay(tỷ đ) 1 9,05 20,1 2 10,1 20,9 3 12,5 19,8 4 14,2 18,3 5 12 17,9 6 11,1 19,4 7 10,2 21,6 a.Xác định hàm tƣơng quan giữa lãi suất và số lƣợng Tháng Lƣợng tiêu thụ (tấn) 2007 2008 2009 2010 1 10 13 13,5 14,5 2 12 14 15 16,5 3 9 9,5 11 13 4 8,5 9,5 10 11,5 5 7 8 9,5 11 6 7 7,5 9 10 7 6 7 8 9 8 6,5 7 7,5 8,5 9 7,5 7,5 8,5 9 10 8 9,5 10 11 11 9 10 12 12 12 9,5 10,5 13 13,5
  • 34. 34 tiền cho vay. b.Số lƣợng tiền cho vay là bao nhiêu nếu lãi suất là 15%. c.Nhận xét về tƣơng quan giữa hai đại lƣợng. Bài 6. Có số liệu về số lƣợng tiêu thụ của một công ty chè: Hãy dự đoán mức tiêu thụ các tháng năm 2011. Bài 7. Doanh số bán hàng của công ty A trong 6 tháng cuối năm 2009 nhƣ trong bảng: Tháng 7 8 9 10 11 12 Doanh số (triệu đồng) 340 610 700 600 1000 767 Hãy dự báo nhu cầu tháng 1 năm 2010 bằng phƣơng pháp trung bình và trung bình trƣợt với n=4. So sánh hai phƣơng pháp dự báo. Bài 8. Một doanh nghiệp sử dụng hai phƣơng pháp dự báo để dự báo nhu cầu, các kết quả dự báo nhƣ sau: Tháng Số lƣợng tiêu thụ Kết quả dự báo PP1 PP2 1 492 488 495 2 470 484 482 3 485 480 478 4 493 490 488 5 498 497 492 6 492 493 493 Doanh nghiệp nên sử dụng phƣơng pháp dự báo nào. Bài 9. Có số liệu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của một công ty qua 4 năm nhƣ sau :
  • 35. 35 Tháng Chỉ số thời vụ Tháng Chỉ số thời vụ 1 1,2 7 0,8 2 1,3 8 0,6 3 1,3 9 0,7 4 1,1 10 1 5 0,8 11 1,1 6 0,7 12 1,4 Biết phƣơng trình biểu diễn xu hƣớng của mức tiêu thụ bình quân qua các năm là yt = 402 + 3t (Đơn vị: tấn). Hãy dự đoán mức tiêu thụ của các tháng trong năm thứ năm. Bài 10. Tình trạng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2009 của một công ty nhƣ sau: Tháng 1 2 3 4 5 6 Doanh thu (triệu đồng) 450 495 518 563 600 612 a. Dự báo doanh thu tháng 7 theo phƣơng pháp trung bình trƣợt có trọng số với kỳ lấy trung bình là 3 tháng và trọng số 0,2 ; 0,3 ; 0,5 (lần lƣợt theo thứ tự từ xa nhất đến gần nhất). b. So sánh sai số tuyệt đối trung bình của phƣơng pháp dự báo trên và phƣơng pháp trung bình trƣợt với n = 3. Bài 11. Một cửa hàng có số lƣợng sản phẩm bán đƣợc qua các năm nhƣ sau : Năm Số sản Năm Số sản
  • 36. 36 phẩm tiêu thụ phẩm tiêu thụ 1 490 5 461 2 487 6 475 3 492 7 472 4 478 8 458 Hãy dự báo số lƣợng hàng bán đƣợc năm thứ 10 bằng phƣơng pháp ngoại suy hàm xu thế. Bài 12. Có số liệu dự báo và doanh số bán thực thế của một cửa hàng nhƣ sau (đơn vị: triệu đồng) : Tuần Doanh số bán thực tế Doanh số dự báo 1 206 240 2 241 250 3 280 255 4 225 240 5 214 240 6 268 250 Tính độ lệch tuyệt đối trung bình MAD, độ lệch bình phƣơng trung bình MSE và phần trăm sai số trung bình MPE. Bài 13. Có số liệu về tình hình tiêu thụ sữa tƣơi của một công ty nhƣ sau (đơn vị: nghìn lít): Tháng Lƣợng tiêu thụ Tháng Lƣợng tiêu thụ 1 96 7 99 2 106 8 94 3 100 9 106 4 100 10 105
  • 37. 37 5 100 11 102 6 98 12 99 Giả thiết mức dự báo của kỳ đầu tiên là 100 nghìn lít. Nếu doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp dự báo san bằng hàm số mũ giản đơn thì doanh nghiệp nên chọn hệ số san bằng  = 0,2 hay  = 0,3. Bài 14. Công ty bánh ngọt Sunrise chuyên cung cấp bánh rán cho một chuỗi cửa hàng ăn. Công ty thƣờng sản xuất thừa hoặc thiếu hụt do dự đoán sai. Số liệu dƣới đây cho biết cầu về số lƣợng bánh trong bốn tuần vừa qua. Bánh sản xuất ra để bán cho ngày kế tiếp. Ví dụ: Bánh làm chủ nhật để bán cho ngày thứ Hai; bánh sản xuất thứ Hai để bán cho ngày thứ 3… Công ty đóng cửa thứ 7, nên thứ 6 phải sản xuất đủ để cung cấp cho cả thứ Bảy và Chủ nhật. 4 tuần trƣớc 3 tuần trƣớc 2 tuần trƣớc 1 tuần trƣớc Thứ hai 2200 2400 2300 2400 Thứ ba 2000 2100 2200 2200 Thứ tƣ 2300 2400 2300 2500 Thứ năm 1800 1900 1800 2000 Thứ sáu 1900 1800 2100 2000 Thứ bảy Chủ nhật 2800 2700 3000 2900 a. Dự báo nhu cầu hàng ngày cho tuần này sử dụng phƣơng pháp trung bình di động với n=4 b. Dự báo nhu cầu hàng ngày cho tuần này sử dụng phƣơng pháp trung bình di động có trọng số với hệ số mũ α = 0.4, 0.3, 0.2, 0.1 giảm dần cho bốn tuần vừa qua.
  • 38. 38 c. Sunrise đang có kế hoạch mua thêm nguyên liệu để sản xuất bánh mỳ. Nếu nhu cầu về bánh mỳ trong tuần trƣớc đƣợc dự đoán là 22.000 ở, và nhu cầu thực tế là 21.000 ổ, Sunrise sẽ phải đƣa ra mức cầu dự đoán cho tuần này là bao nhiêu, sử dụng phƣơng pháp san bằng hàm số mũ với α = 0.1 d. Giả sử với mức cầu dự đoán ở câu c, mức cầu thực tế tuần này là 22.500 ổ bánh mỳ. Vậy mức cầu dự đoán cho tuần tới là bao nhiêu? Bài 15. Một công ty sử dụng một phƣơng pháp dự báo để đƣa ra mức cầu dự đoán cho một sản phẩm. Có mức cầu thực tế và mức dự đoán ở bảng sau, sử dụng Độ lệch tuyệt đối trung bình (MAD) và tín hiệu cảnh báo để đánh giá mức độ chính xác của phƣơng pháp này. Mức thực tế Mức dự báo Tháng 10 700 660 Tháng 11 760 840 Tháng 12 780 750 Tháng 1 790 835 Tháng 2 850 910 Tháng 3 950 890
  • 39. 39 CHƢƠNG III THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT A. PHẦN LÝ THUYẾT I. Câu hỏi đúng sai Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? 1. Ƣu điểm của phƣơng pháp thiết kế Tagushi là tạo ra những sản phẩm rất bền và có giá trị sử dụng cao. 2. Một sản phẩm có thiết kế tốt là sản phẩm có kết cấu đơn giản, có giá trị sử dụng cao. 3. Nhƣợc điểm của tiêu chuẩn hóa trong trong thiết kế là dễ tạo ra sự đơn điệu, nghèo nàn chủng loại, kiểu dáng. 4. Thiết kế dịch vụ phải đặc biệt quan tâm đến các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cung cấp dịch vụ nhƣ cảnh quan, môi trƣờng,… 5. Khi thiết kế các sản phẩm công nghiệp ngƣời ta thƣờng sử dụng phƣơng pháp thiết kế đồng thời CE.
  • 40. 40 6. Khi lựa chọn phƣơng án thiết kế công suất, nhà quản trị cần căn cứ vào yếu tố chi phí để đƣa ra quyết đinh. 7. Qui trình sản xuất phải phù hợp với tính chất của sản phẩm. 8. Thiết kế sản phẩm là một hoạt động tách rời hoạt động marketing, dựa trên việc nghiên cứu các tính năng cần thiết của sản phẩm. 9. Công suất của một nhà máy là số lƣợng sản phẩm sản xuất ra trong một năm. 10. Bố trí mặt bằng máy móc thiết bị là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến công suất. II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng nhất 1. Thiết kế sản phẩm mới KHÔNG phải là một hoạt động nhằm: A. Đổi mới về mặt hình thức của sản phẩm. B. Đổi mới về chất lƣợng sản phẩm. C. Đổi mới về tƣ duy quản lý. D. Đổi mới kết cấu, màu sắc của sản phẩm. 2. Nguyên tắc nào sau đây KHÔNG phải là nguyên tắc cơ bản của thiết kế sản phẩm: A. Ngƣời tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết đƣợc sản phẩm. B. Ngƣời tiêu dùng chỉ sử dụng đƣợc sản phẩm khi có hƣớng dẫn của nhà sản xuất.
  • 41. 41 C. Ngƣời tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm mà không cần phải có hƣớng dẫn sử dụng (hoặc chỉ dẫn không đáng kể) của nhà sản xuất. D. Ngƣời tiêu dùng hiểu đƣợc sản phẩm. 3. Khi thiết kế sản phẩm nhà sản xuất cần lƣu ý đến những đặc tính nào sau đây: A. Tính phù hợp với nhu cầu khách hàng. B. Tính thẩm mỹ. C. Độ bền. D. Tất cả các đặc tính kể trên. 4. Công suất là: A. Khối lƣợng sản xuất tối đa mà thiết bị có thể thực hiện đƣợc trong những điều kiện thiết kế. B. Khối lƣợng sản xuất tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt đƣợc trong những điều kiện cụ thể. C. Khối lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. D. Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian. 5. Công suất thiết kế là: A. Công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện đƣợc trong những điều kiện thiết kế.
  • 42. 42 B. Tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt đƣợc trong những điều kiện cụ thể về cơ cấu sản phẩm, dịch vụ . C. Công suất mong muốn của các doanh nghiệp. D. Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian. 6. Công suất hiệu quả là: A. Công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện đƣợc trong những điều kiện thiết kế. B. Công suất tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt đƣợc trong những điều kiện cụ thể. C. Công suất mong muốn của các doanh nghiệp. D. Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian. 7. Công suất thực tế là: A. Công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể thực hiện đƣợc trong những điều kiện thiết kế. B. Tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt đƣợc trong những điều kiện cụ thể về cơ cấu sản phẩm, dịch vụ. C. Sản lƣợng thực tế. D. Khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian.
  • 43. 43 8. Thiết kế sản phẩm dựa trên sự đổi mới về công nghệ là: A. Thiết kế những sản phẩm hoàn toàn mới. B. Cải tiến những sản phẩm cũ thành sản phẩm mới. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. 9. Chỉ số công suất thực tế/công suất thiết kế cho biết: A. Mức độ hiệu quả của công suất thiết kế. B. Mức độ sử dụng công suất thiết kế. C. Mức độ hiệu quả của công suất thực tế. D. Mức độ sử dụng của công suất hiệu quả. 10. Chỉ số công suất thực tế/công suất hiệu quả cho biết. A. Mức độ hiệu quả của công suất thiết kế. B. Mức độ sử dụng công suất thiết kế. C. Mức độ hiệu quả của công suất thực tế. D. Mức độ sử dụng của công suất hiệu quả. 11. Mục tiêu nào sau đây KHÔNG đƣợc xem là mục tiêu của thiết kế sản phẩm A. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm. B. Thiết kế một sản phẩm hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, không quan tâm đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
  • 44. 44 C. Thiết kế một sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trƣờng đồng thời có xét đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. D. Thiết kế sản phẩm phải làm sao cho bộ phận sản xuất phải dễ dàng trong lập kế hoạch sản xuất. 12. Thiết kế theo phƣơng pháp CAD là: a. Cách thiết kế các sản phẩm (linh kiện) có độ bền cao, có sức chịu đựng tốt trƣớc những thay đổi liên tục của môi trƣờng. b. Thiết kế sản phẩm với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu tính toán và đồ họa c. Thiết kế với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện mẫu thử. d. Kiểu thiết kế mà trong đó khâu thiết kế đƣợc chia nhỏ thành nhiều module. 13. Một số nguyên tắc cơ bản trong thiết kế sản phẩm dịch vụ: a. Thiết kế dịch vụ chủ yếu dựa vào các yếu tố vật thể. b. Hệ thống sẽ ngừng hoạt động khi có các sự cố ngoài ý muốn. c. Đảm bảo đƣợc tính thống nhất, đồng bộ; thân thiện với khách hàng. d. Hạn chế tối đa sự tham gia của khách hàng. 14. Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ đòi hỏi thiết kế sản phẩm dịch vụ nên tập trung vào:
  • 45. 45 A. Cảnh quan môi trƣờng xung quanh. B. Các yếu tố hữu hình trong sản phẩm dịch vụ. C. Trang bị máy móc thiết bị hiện đại. D. Cả 3 ý trên đều đúng. 15. Tính chất đồng thời giữa sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm dịch vụ đòi hỏi thiết kế sản phẩm dịch vụ nên tập trung vào: A. Thiết kế quá trình cung cấp dịch vụ. B. Mối quan hệ với khách hàng. C. Đào tạo đội ngũ nhân viên. D. Cả 3 ý trên đều đúng. 16. Tính chất không lưu trữ được của sản phẩm dịch vụ đòi hỏi thiết kế sản phẩm dịch vụ nên tập trung vào: A. Thiết kế công suất dịch vụ. B. Đào tạo nhân viên. C. Các yếu tố vô hình. D. Cả 3 ý trên đều đúng. 17. Ma trận triển khai chức năng QFD KHÔNG cho chúng ta biết thông tin: A. Mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. B. Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. C. Trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  • 46. 46 D. Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. 18. Để xây dựng đƣợc ma trận QFD, chúng ta KHÔNG cần có thông tin gì: A. Các yêu cầu của khách hàng. B.Các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế ra sản phẩm. C.Các thông tin về đối thủ cạnh tranh. D. Xu hƣớng phát triển về khoa học công nghệ. 19. Khó khăn trong việc triển khai ma trận QFD là: A. Xác định trọng số về tầm quan trọng của các yêu cầu của khách hàng. B. Đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố kỹ thuật để tạo ra sản phẩm. C. Xác định các thông tin của đối thủ cạnh tranh. D. Xác định mối tƣơng quan giữa các yêu cầu của khách hàng với năng lực sản xuất của doanh nghiệp. 20. Thiết kế sản phẩm đạt yêu cầu phải đáp ứng đƣợc tiêu chí nào trong các tiêu chí: A. Chi phí sản xuất sản phẩm thấp. B. Có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử dụng. C. Có những tính năng đặc biệt so với những sản phẩm hiện có. D. Tất cả các tiêu chí trên. 21. Khi lựa chọn công nghệ sản xuất cần chú trọng đến
  • 47. 47 A. Sản lƣợng sản phẩm sản xuất. B. Mức độ thay đổi về nhu cầu sản phẩm. C. Cả phƣơng án A và B. D. Các phƣơng án trên đều không chính xác. 22. Khi tính toán lựa chọn công suất ngƣời ta thƣờng sử dụng phƣơng pháp A. Phân tích điểm hòa vốn. B. Phƣơng pháp cây quyết định. C. Cả hai phƣơng pháp trên. D. Các phƣơng án trên đều không chính xác. 23. Quá trình phát triển ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm thƣờng qua 4 giai đoạn: (1) chuyển hóa các yêu cầu của khách hàng thành yêu cầu đối với sản phẩm, (2) tổ chức thực hiện, (3) phân tích, (4) thu thập, Thứ tự nào sau là đúng nhất: A. 1-2-3-4 B. 1-3-2-4 C. 2-3-4-1 D. 4-3-1- 2 24. Khi dịch vụ có mức độ tiếp xúc với khách hàng càng cao thì chúng ta nên thiết kế sản phẩm dịch vụ tập trung vào: A. Tính cá biệt hóa. B. Tính tiêu chuẩn hóa. C. Vừa mang tính cá biệt hóa vừa mang tính tiêu chuẩn hóa. D. Các phƣơng án trên đều chƣa chính xác.
  • 48. 48 25. Khi công suất hiệu quả cao có nghĩa là : A. Trình độ quản trị công suất tốt. B. Trình độ quản trị công suất thấp. C. Mức độ sử dụng công suất cao. D. Các phƣơng án trên đều không chính xác. 26. Để lựa chọn công suất thích hợp cần căn cứ vào: A. Yêu cầu của thị trƣờng về sản phẩm. B. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào. C. Khả năng tổ chức điều hành sản xuất. D. Tất cả các phƣơng án trên. 27. Trình tự hoạch định công suất trong doanh nghiệp là 1) Ƣớc tính nhu cầu sản phẩm, 2) Tiến hành so sánh giữa nhu cầu sản phẩm với công suất, 3) Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, 4) xây dựng các phƣơng án công suất khác nhau, 5) Đánh giá công suất hiện có của DN, 6) Lựa chọn phƣơng án kế hoạch công suất A. 123456 B. 152436 C. 543216 D. 512346 28. Để thiết kế đƣợc công suất dịch vụ, doanh nghiệp cần tập trung vào nâng cao chất lƣợng của công tác : A. Dự báo nhu cầu. B. Bố trí nhà xƣởng. C. Mua sắm máy móc hiện đại.
  • 49. 49 D. Mua sắm máy móc có công suất lớn. 29. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ, để hoạch định công suất hợp lý thì DN cần phải tập trung vào : A. Tìm ra những sản phẩm, dịch vụ bổ sung phù hợp với nhu cầu của từng thời kỳ khác nhau đồng thời phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp. B. Tìm ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. C. Tìm ra đƣợc phƣơng thức sản xuất tạo ra càng nhiều sản phẩm càng tốt. D. Máy móc thiết bị hiện đại. 30. Để thiết kế một ngôi nhà theo phƣơng pháp thiết kế module, chúng ta có thể phân thành các loại module thiết kế nhƣ thế nào? A. Module thiết kế kiểu dáng ngôi nhà, module thiết kế hệ thống điện nƣớc, module thiết kế nội thất. B. Module thiết kế nhà bếp, module thiết kế hệ thống điện nƣớc, module thiết kế nội thất. C. Module thiết kế kiểu dáng ngôi nhà, module thiết kế hệ thống điện nƣớc, module thiết kế phòng khách. D. Module thiết kế nội thất, module thiết kế nhà bếp, module thiết kế phòng ngủ. B. PHẦN BÀI TẬP I. Các phƣơng pháp và công thức sử dụng
  • 50. 50 I.1. Đánh giá công suất Mức hiệu quả = Công suất thực tế/Công suất hiệu quả Mức độ sử dụng = Công suất thực tế/Công suất thiết kế I.2. Phương pháp hoạch định công suất Phƣơng pháp điểm hòa vốn : TC = FC + VC Phƣơng pháp cây quyết định II. Bài tập II.1. Bài giải mẫu Bài 1. Một nhà quản trị đang lựa chọn nên mua 1, 2 hay 3 máy để phục vụ cho việc sản xuất trong thời gian tới. Chi phí cố định và sản lƣợng ứng với số lƣợng máy đƣợc cho trong bảng sau : Số lƣợng máy Tổng chi phí cố định hàng năm (USD) Sản lƣợng (sản phẩm) 1 9.600 0 – 300 2 15.000 301 – 600 3 20.000 601 – 900 Biết chi phí biến đổi đơn vị là 10$/ sản phẩm và giá bán là 40$/ sản phẩm a. Xác định điểm hòa vốn cho từng lựa chọn. b. Lƣợng cầu kế hoạch hàng năm vào khoảng 580 cho đến 660 sản phẩm. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu cho doanh nghiệp. Bài giải: a. Điểm hòa vốn đối với từng trƣờng hợp
  • 51. 51 - Mua 1 máy: (sản phẩm) Q1 không nằm trong khoảng sản lƣợng đầu ra tƣơng ứng, vậy không có điểm hòa vốn - Mua 2 máy: (sản phẩm) - Mua 3 máy: (sản phẩm) b. So sánh lƣợng cầu kế hoạch với hai khoảng đầu ra có điểm hòa vốn, ta sẽ thấy khoảng đầu ra từ 301 đến 600 với điểm hòa vốn là 500 sẽ là hợp lý hơn, có nghĩa là ngay cả khi lƣợng cầu nằm ở cận dƣới trong khoảng 580-660 thì vẫn cao hơn điểm hòa vốn 500 và do đó mang lại lợi nhuận. Đối với khoảng đầu ra 601-900 thì ngƣợc lại, kể cả khi lƣợng cầu kế hoạch có nằm ở cận trên thì sản lƣợng đầu ra vẫn thấp hơn điểm hòa vốn 666,67, và sản xuất sẽ không có lợi nhuận. Do vậy, doanh nghiệp nên chọn mua hai máy. Bài 2. Một nhà quản trị phải quyết định xem nên mua loại thiết bị A hay B. Mỗi thiết bị Loại A trị giá $15,000, và Loại B là $11,000. Thiết bị có thể hoạt động 8 giờ trong một ngày, 250 ngày trong một năm. Cả hai loại máy đều có thể đƣợc sử dụng để tiến hành phân tích hai mẫu hóa học, C1 và C2. Nhu cầu dịch vụ hàng năm và thời gian cần để phân tích đƣợc cho trong 320 10 40 9600 1    Q 500 10 40 15000 2    Q 67 , 666 10 40 20000 3    Q
  • 52. 52 bảng sau. Nên mua loại thiết bị nào và với số lƣợng là bao nhiêu để chi phí là thấp nhất?. Mẫu Nhu cầu hàng năm Thời gian phân tích một mẫu (giờ) A B C1 1.200 1 2 C2 900 3 2 Bài giải: Tổng thời gian phân tích hai mẫu hóa học Thời gian=nhu cầu hàng năm x thời gian phân tích từng mẫu Mẫu Thời gian phân tích (giờ) A B C1 1.200 2.400 C2 2.700 1.800 Tổng 3.900 4.200 Tổng thời gian hoạt động của mỗi thiết bị trong năm là 8 giờ/ngày x 250ngày = 2.000 giờ Để đáp ứng đƣợc nhu cầu phân tích mẫu hàng năm, công ty cần mua 2 máy loại A hoặc 3 máy loại B. Chi phí mua hai máy loại A = 15.000 x 2 = 30.000 (USD) Chi phí mua ba máy loại B = 11.000 x 3 = 33.000 (USD) Nhƣ vậy doanh nghiệp nên chọn phƣơng án mua hai máy loại A. II.2. Một số bài tập
  • 53. 53 Bài 1. Một nhà máy có công suất thiết kế là 50 sản phẩm/ ngày, công suất hiệu quả là 40 sản phẩm/ ngày và công suất thực tế là 36 sản phẩm/ ngày. Xác định a. Mức hiệu quả của công suất. b. Mức độ sử dụng công suất. c. Nhận xét về trình độ quản lý và sử dụng công suất của doanh nghiệp. Bài 2. Một nhà quản trị đang lựa chọn nên mua 1, 2 hay 3 máy để phục vụ cho việc sản xuất trong thời gian tới. Chi phí cố định và số lƣợng dự kiến sản xuất ứng với số lƣợng máy đƣợc cho trong bảng sau : Số lƣợng máy Tổng chi phí cố định hàng năm Sản lƣợng đầu ra 1 9600 0 – 350 2 15000 350 – 650 3 20000 650 – 900 Biết chi phí biến đổi đơn vị là 10$/ sản phẩm và giá bán là 40$/ sản phẩm. a. Xác định điểm hòa vốn tƣơng ứng với từng phƣơng án lựa chọn. b. Nếu nhu cầu hàng năm của doanh nghiệp là 350 sản phẩm doanh nghiệp nên chọn phƣơng án nào? Bài 3. Một công ty dự định thuê một dây chuyền công nghệ mới để sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu nhân dịp Noel 2009. Chi phí thuê dây chuyền 1 tháng là 6000$, chi phí biến đổi đơn vị là 2$/ sản phẩm và giá bán của sản phẩm này là 7$/ sản phẩm.
  • 54. 54 a. Nếu trong tháng, công ty sản xuất đƣợc 1000 sản phẩm thì lợi nhuận thu đƣợc là bao nhiêu? b. Nếu công ty muốn đạt mức lợi nhuận trong tháng là 4000$ thì phải sản xuất với số lƣợng bao nhiêu? Bài 4. Nhà quản trị của một công ty đang xem xét 2 phƣơng án lựa chọn là nên mua hay tự sản xuất một loại sản phẩm phục vụ cho dịp Tết. Chi phí của từng phƣơng án đƣợc cho ở bảng sau : PHƢƠNG ÁN Tự làm Mua Chi phí cố định hàng năm ($) 150.000 0 Chi phí biến đổi đơn vị ($) 60 80 Doanh nghiệp nên lựa chọn phƣơng án nào nếu doanh nghiệp muốn sản xuất 12000 sản phẩm. Bài 5. Một rạp hát có công suất thiết kế là 200 chỗ ngồi/ buổi chiếu, công suất thực tế là 80 chỗ ngồi/ buổi chiếu, công suất hiệu quả là 100 chỗ ngồi/ buổi chiếu. Xác định mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của công suất. Bài 6. Một công ty đang nghiên cứu các phƣơng án mở rộng sản xuất, có 3 phƣơng án đƣợc đƣa ra: S1: Xây dựng nhà máy lớn (công suất 30000T/năm). S2: Xây dựng nhà máy vừa (công suất 15000T/năm). S3: Giữ nguyên hiện trạng. Các số liệu về lợi nhuận tăng thêm hàng năm (đơn vị:103 USD) tƣơng ứng với tình hình thị trƣờng và xác suất xảy ra các trạng thái thị trƣờng đƣợc dự tính nhƣ trong bảng: Phƣơng án E1 E2
  • 55. 55 công suất Thị trƣờng tốt Thị trƣờng xấu S1 80 -60 S2 50 -10 S3 0 0 Xác suất 0.4 0.6 Lựa chọn phƣơng án tối ƣu. III. Bài tập tình huống 1. Ikea – thiết kế và chính sách giá cả Nhà bán lẻ đồ dùng gia đình Thụy Điển này đã chiếm ƣu thế trên thị trƣờng của 32 nƣớc, và hiện nay đang tiến mạnh vào thị trƣờng Bắc Mỹ. Chính sách chiến lƣợc của công ty chính là giới thiệu sản phẩm của mình với mức giá không quá đắt, đồng thời họ luôn có xu hƣớng hạ giá thành sản phẩm. Ikea bán sản phẩm gia đình với giá rẻ, thƣờng thấp hơn từ 30-50% so với giá của đối thủ cạnh tranh, nhƣng sản phẩm của họ không phải không có chất lƣợng. Trong khi giá sản phẩm của c,.ác công ty khác thƣờng có khuynh hƣớng tăng dần lên, thì Ikea lại giảm giá bán lẻ của mình xuống khoảng 20% trong vòng 4 năm qua. Ở Ikea, quá trình giảm chi phí bắt đầu từ lúc có khái niệm về sản phẩm mới và tiếp tục giảm đi trong quá trình sản xuất.Ví dụ nhƣ giá của chiếc ghế Poang kiểu cổ điển đã giảm từ 149 đô la năm 2000 xuống còn 99 đô la năm 2001, và hiện nay chỉ còn 79 đô la. Ikea mong đợi rằng với mức giá giảm nhƣ thế này sẽ tăng doanh số bán ghế Poang lên khoảng từ 30 đến 50%.
  • 56. 56 Câu châm ngôn trong kinh doanh của Ikea là “mức giá thấp nhƣng thực sự có ý nghĩa”. Điều này có nghĩa là dù các sản phẩm của công ty đƣợc bán với giá không cao nhƣng cũng không tạo cho khách hàng cảm giác rẻ rúm. Việc hƣớng tới sự cân bằng này là yêu cầu tiên quyết của các chuyên gia thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm. Ikea cũng đã thực hiện với một cách hoàn toàn khác biệt với bất kỳ đối thủ nào. Dƣới đây là minh họa cách mà Ikea đã thiết kế, sản xuất và phân phối những sản phẩm đƣợc toàn thế giới mong đợi và đón nhận. Chiếc tách Trofé là một trong những sản phẩm phổ biến nhất của Ikea. Câu chuyện về chiếc tách này là một ví dụ điển hình về việc Ikea đã hoạt động nhƣ thế nào, từ ý tƣởng sáng tạo của những ngƣời cộng sự đến việc sản xuất và bán chiếc tách ra thị trƣờng. Đó cũng là câu chuyện về nhu cầu mà tất cả khách hàng chúng ta đặt ra cho Ikea. Giá của chiếc tách này hiển nhiên là thấp, nhƣng hội tụ đủ tất cả các yêu cầu khác bao gồm chức năng, thiết kế kiểu dáng, điều kiện về môi trƣờng và việc đảm bảo chắc chắn rằng chiếc tách đƣợc sản xuất ra dƣới điều kiện làm việc có thể chấp nhận đƣợc. Cả khách hàng và những ngƣời cộng sự có thể an tâm và tin tƣởng vào Ikea. Bƣớc 1: Lựa chọn giá Đôi khi mức giá thấp đƣợc hình thành ngay từ những ý tƣởng đầu tiên. Đằng sau một sản phẩm bao giờ cũng bao gồm những nhà thiết kế, nhà sản xuất sản phẩm và nhân viên phòng vật tƣ, cùng ngồi thảo luận về thiết kế, chất liệu, và
  • 57. 57 những nhà cung cấp phù hợp. Mỗi ngƣời đều đóng góp những kiến thức chuyên môn riêng của mình. Chẳng hạn nhƣ nhân viên phòng vật tƣ sẽ liên lạc với các nhà cung cấp nguyên liệu ở khắp nơi trên thế giới thông qua các văn phòng dịch vụ thƣơng mại của Ikea để xác định xem ai có thể cung cấp nguyên liệu có chất lƣợng tốt nhất với mức giá hợp lý và cung cấp ở thời điểm thích hợp? Khi Pia Eldin Lindstén-ngƣời quản lý sản xuất đƣợc giao nhiệm vụ làm ra chiếc tách mới 5 năm trƣớc đây, cô còn đƣợc giao định giá hợp lý cho chiếc tách.Và cuối cùng, chiếc tách Trofé có cực giá thấp – 5 kronor Thụy Điển đã ra đời. Mức giá này thật sự đáng kinh ngạc. Để sản xuất ra một chiếc tách phù hợp với mức giá đã định, Pia và các cộng sự của cô đã phải xem xét đến yêu cầu về nguyên liệu, màu sắc và thiết kế. Chẳng hạn nhƣ chiếc tách sẽ có màu xanh, xanh da trời, vàng hay trắng vì những màu này sẽ rẻ hơn những gam màu đậm khác, ví dụ nhƣ màu đỏ. Bƣớc 2: Lựa chọn nhà sản xuất Lựa chọn nhà cung cấp và bộ phận mua hàng Nhiệm vụ sản xuất sản phẩm không bao giờ kết thúc. Làm việc với nhà cung cấp, Ikea đã quyết định chọn chiếc tách có kiểu dáng thấp và tay cầm thiết kế khác với dáng thông thƣờng, do đó việc xếp chiếc tách sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm đƣợc chỗ cho vận chuyện, lƣu kho, trƣng bày tại cửa hàng, và cuối cùng là chỗ trong tủ chén của mỗi gia đình khách hàng. Nhà cung cấp, đó là một nhà máy ở Romania, đã hợp tác với Ikea trong vòng 15 năm. Mối quan hệ lâu dài này đã
  • 58. 58 giúp hai bên xây dựng nguồn kiến thức về nhu cầu và kỳ vọng rất phong phú. Đó là lý do tại sao Ikea lại hợp tác với các nhà cung cấp trong quá trình sản xuất sản phẩm. Trƣờng hợp của chiếc tách Trofé với kích cỡ mới đã giúp tiết kiệm chỗ trong quá trình nung, do đó tiết kiệm chi phí và thời gian đáng kể. Ikea cũng có những cam kết thống nhất điều kiện làm việc và môi trƣờng với các nhà cung cấp, gồm có vấn đề về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, cấm không sử dụng lao động trẻ em. Việc thực hiện cam kết này đƣợc phối hợp tại các văn phòng dịch vụ thƣơng mại toàn cầu của Ikea. Nhiều nhà cung cấp đã đạt yêu cầu, và một số còn lại đang có những cải tiến để phù hợp. Ikea còn làm việc với các công ty kiểm tra chất lƣợng sản phẩm bên ngoài để đảm bảo chất lƣợng của Ikea và các nhà cung cấp, cũng nhƣ việc thực hiện cam kết nêu trên. Mức giá thấp của sản phẩm là yếu tố tối quan trọng trong Tầm nhìn của Ikea đối với việc tạo lập cuộc sống hàng ngày tốt đẹp hơn cho nhiều ngƣời. Đó cũng chính là lý do tại sao Ikea không ngừng giảm chi phí bằng cách tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trƣờng. Bƣớc 3: Thiết kế sản phẩm Với mức giá đã chỉ định và tìm đƣợc nhà sản xuất, Ikea phải quyết định chọn nhà thiết kế và mẫu thiết kế phù hợp cho sản phẩm. Nhà thiết kế nghiệp dƣ có thể gửi thiết kế tới Ikea bằng cách viết một bản giới thiệu ngắn, giải thích giá cả, chức năng sản phẩm, nguyên liệu sử dụng và độ bền của chất liệu. Nhà thiết kế sau đó sẽ gửi
  • 59. 59 bản giới thiệu đến đội nhà thiết kế của Ikea, chỉnh sửa thiết kế cho tới khi phù hợp và đƣợc chọn để tiến hành sản xuất. Nhà thiết kế muốn sản phẩm giống nhƣ con dao nhíp của Thụy sỹ - có chức năng tuyệt vời với mức chi phí tối thiểu. Bƣớc 4: Vận chuyển Phân phối và vận chuyển là công việc hết sức quan trọng, góp phần đáng kể trong quá trình hạ giá thành của Ikea. Ikea luôn cố gắng giao đúng số lƣợng tới đúng cửa hàng vào đúng thời gian quy định. Họ tính toán chính xác cầu về hàng hóa và đảm bảo việc giao hàng đạt hiệu quả. Mỗi khay đựng 2024 chiếc tách, đƣợc vận chuyển bằng đƣờng tàu hỏa, đƣờng bộ hay đƣờng biển từ Romania đến các trung tâm phân phối sản phẩm của Ikea trên toàn thế giới. Quá trình vận chuyển có ảnh hƣởng lớn tới môi trƣờng, nhƣng Ikea luôn cố gắng để giảm thiểu các tác động đó. Nhiều sản phẩm của Ikea rất cồng kềnh, nhƣ bàn, ghế, nên Ikea luôn hƣớng tới khái niệm “Phẳng”, sao cho hàng hóa có thể đƣợc xếp vào trong khoang hàng dễ dàng hay xếp vừa vào trong ô tô. Ý tƣởng này đã giúp giảm đáng kể chi phí vận chuyển bằng cách tối đa hóa chỗ sử dụng trong mỗi container. Bƣớc 5: Bán hàng Ikea có bán cả đồ nội thất đắt tiền. Trong một cửa hàng truyền thống, họ trƣng bày những sản phẩm sang trọng và tiện nghi để thu hút khách hàng, sau đó đƣa ra nhiều ƣu đãi nhƣ có thể mua trả góp với lãi thấp... Nhƣng để
  • 60. 60 duy trì chính sách giá cả luôn thấp, Ikea cần phải bán đồ nội thất và những sản phẩm khác, nhƣ tách chén...ở khu vực không cần có ngƣời bán hàng. Công ty cũng để tự khách hàng lắp ráp đồ nội thất của mình. Đôi khi, khách hàng cũng tự chở đồ về nhà nếu họ muốn. Những việc này cũng giúp giảm chi phí nhân viên và phí dịch vụ, góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, để tạo sự khác biệt với các công ty khác, Ikea cũng xây dựng một thế giới riêng biệt trong mỗi cửa hàng của mình, chẳng hạn nhƣ lồng khung cảnh một công viên trong cửa hàng nội thất. Những chiếc tách Trofé đƣợc đóng trong các khay khi vận chuyển tới các cửa hàng Ikea. Bao bì đóng gói trong quá trình vận chuyển đƣợc thu lại để tái chế sử dụng. Giá hàng đã đƣợc gắn trên mỗi chiếc tách tại nơi sản xuất. Việc trƣng bày trong cửa hàng cũng rất quan trọng. Nó không chỉ là câu hỏi sẽ trƣng bày tách chén và các sản phẩm khác nhƣ thế nào, mà còn là việc làm sao mang tới một không gian đầy cảm hứng trong cửa hàng. Khách hàng cũng tự đóng góp vào giá thành thấp bằng cách tự lựa chọn và lấy sản phẩm trên giá hàng, mang chúng về nhà, sử dụng những hƣớng dẫn kèm theo để tự lắp ráp sản phẩm. Khách hàng cũng có thể chọn lựa sản phẩm từ catalogue của Ikea, trong đó có in tới 34 loại ngôn ngữ khác nhau. Khi bạn bƣớc vào cửa hàng của Ikea là bạn đã bƣớc vào không gian mang đậm phong cách Thụy Điển. Điều làm bạn chú ý đầu tiên chính là các phƣơng tiện chăm sóc trẻ em của Ikea. Còn nếu bạn đói, đã có món thịt viên truyền thống của Thụy Điển và bánh mỳ. Không gian
  • 61. 61 trong mỗi cửa hàng Ikea hƣớng dẫn khách hàng đi theo lối đi đã định sẵn, trên đó có nhiều mẫu nhà thực, đƣợc bài trí nội thất và khách hàng có thể vào ngồi thử. Quầy thông tin cung cấp lời khuyên về việc trang trí nhà cửa. Những tấm thiệp nhiều mầu sắc cũng đƣa ra nhiều lựa chọn cho việc sử dụng sản phẩm. Nhƣng ấn tƣợng nhất vẫn là giá cả. Những sản phẩm có mức giá thấp đƣợc gọi là sản phẩm đột phá, và giá của chúng đƣợc gắn trên tấm bìa màu vàng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể tìm thấy các sản phẩm thay thế khác có giá đắt hơn và kiểu dáng đẹp hơn. Các mẫu trang trí nhà đã gợi ý cho khách hàng có những ý tƣởng thật hay và độc đáo để trang trí cho ngôi nhà của mình. Cũng tốn khá nhiều thời gian để khách hàng tham quan hết sản phẩm, nhƣng chắc chắn rằng, khi ra tới quầy tính tiền, khách hàng đã có đủ thời gian lựa chọn kỹ những thứ mà họ đã mua. Các sản phẩm của Ikea đã nêu lên nét đặc trƣng của đời sống hiện đại: đó là không cần phải bắt mình mua những sản phẩm không đẹp trong khi bạn vẫn có thể lựa chọn và mua đƣợc những sản phẩm kiểu cách đẹp hơn với mức giá tƣơng đƣơng. Nếu bạn có thể tự lựa chọn đƣợc sản phẩm mình mong muốn, bạn sẽ cảm thấy tự chủ trong cuộc sống của mình hơn. Và khi hạnh phúc là việc lấy những gói hàng phẳng từ trên giá xuống, đứng xếp hàng thanh toán, mang đồ về nhà và dành hàng giờ đồng hồ để tự tay mình lắp một cái tủ nhà bếp, thì đó là điều mà 260 triệu khách hàng của Ikea mong muốn làm mỗi năm.
  • 62. 62 Câu hỏi: 1. Những ƣu tiên cạnh tranh của Ikea là gì? 2. Hãy miêu tả quá trình sản xuất ra một sản phẩm mới của Ikea 3. Những đặc điểm nào khác trong ý tƣởng của Ikea (ngoài quá trình thiết kế) đóng góp vào việc tạo giá trị không ngờ cho khách hàng của họ? 4. Đâu là những tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn một vị trí làm cửa hàng của Ikea? 2. Công ty Brightco Công ty Brightco chuyên sản xuất các sản phẩm biển báo hiệu giao thông đƣờng cao tốc, đƣờng sắt và đƣờng biển. Công ty vừa chấm dứt việc sản xuất một dòng sản phẩm nên hiện chƣa sử dụng hết năng lực sản xuất. Công ty có thể phát triển một hoặc hai sản phẩm thay thế: hoặc là bộ sản phẩm biển báo hiệu đƣờng biển để bán thông qua một số nhà phân phối các sản phẩm đƣờng biển hoặc là biển báo hiệu phản quang hình tam giác dành cho đƣờng cao tốc và bán buôn cho nhiều thƣơng nhân. Theo Brightco, có 20% khả năng bộ sản phẩm báo hiệu đƣờng biển không thể thành công trên thị trƣờng và vì thế ý tƣởng này có thể bị loại bỏ. Nếu việc phát triển sản phẩm này có cơ hội thành công, với khả năng khoảng 30%, thì công ty có thể bán ý tƣởng sản phẩm này cho một công ty với giá $50 000. Dự tính chi phí cho dự án phát triển sản phẩm này là $20 000 và nếu thành công, dự án sản xuất sản phẩm sẽ bắt đầu đƣợc triển khai. Hai
  • 63. 63 quy trình A và B đƣợc xem xét. Quy trình A là một dây chuyền sản xuất tự động hóa hoàn toàn và quy trình B là một hệ thống bố trí thiết bị theo sản phẩm hàng riêng lẻ. Sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí sản xuất của các quy trình này tại ba mức độ chấp nhận của thị trƣờng đối với sản phẩm nhƣ sau: Mức độ chấp nhận của thị trƣờng Cao (P = 0.3) Trung bình (P = 0.4) Thấp (P = 0.3) Quy trình A $1 500 000 $600 000 $500 000 Quy trình B $1 000 000 $700 000 $400 000 Sản phẩm báo hiệu đƣờng cao tốc có ba kịch bản phát triển: thành công 70%, ít thành công 20%, không thành công - 10%. Nếu sản phẩm không thể thành công, ý tƣởng đƣơng nhiên cũng bị loại bỏ. Nếu dự án phát triển có cơ hội thành công dù hạn chế, sản phẩm này có thể đƣợc sản xuất trên dây chuyền trang thiết bị sản xuất và đƣa ra thị trƣờng dựa vào hệ thống kênh marketing của công ty, hoặc là ý tƣởng sản phẩm có thể bán cho một công ty với mức giá $100.000 (khả năng khoảng 60%). Nếu dòng sản phẩm này đƣợc sản xuất và đƣa ra thị trƣờng, sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí sản xuất tại hai mức độ chấp nhận của thị trƣờng đƣợc dự tính nhƣ sau: Mức độ chấp nhận của thị trƣờng Trung bình (Khả năng - P = 0.4) Thấp (P = 0.3)
  • 64. 64 Quy trình A $600 000 $500 000 Quy trình B $700 000 $400 000 Nếu dự án phát triển sản phẩm thành công, các thƣơng nhân bán buôn chấp nhận một hợp đồng mua dài hạn cho mọi sản phẩm báo hiệu đƣờng cao tốc của Brightco. Hai quy trình sản xuất thay thế đƣợc xem xét với dự tính khác nhau về doanh thu và chi phí sản xuất tại hai mức độ sinh lợi: Mức độ sinh lợi từ sản xuất Sinh lợi cao Sinh lợi thấp Giá trị Khả năng (P) Giá trị Khả năng (P) Quy trình X $800 000 0.5 $600 000 0.5 Quy trình Y $1 100 000 0.3 $400 000 0.7 Chi phí dự tính cho dự án phát triển sản phẩm báo hiệu phản quang hình tam giác là $300 000 và chi phí cho quy trình sản xuất dự tính khoảng $150 000. Bài tập: 1. Miêu tả bản chất vấn đề của Brightco. Những vấn đề nào cần quyết định? Điều gì là cấu trúc tổng quan của việc ra quyết định?
  • 65. 65 2. Những phân tích kĩ thuật nào phù hợp nhất để phân tích quyết định này? 3. Phân tích vấn đề của Brightco và đề xuất giải pháp hành động. 4. Nếu tuân theo đề xuất ở câu hỏi số 3, Brightco phải đối mặt với những rủi ro nào.
  • 66. 66 CHƢƠNG IV TỔ CHỨC SẢN XUẤT A. PHẦN LÝ THUYẾT I. Câu hỏi đúng sai Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? 1. Mục đích của tổ chức sản xuất là nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. 2. Khi lựa chọn vị trí sản xuất, tiêu chí đƣợc ƣu tiên số một là vị trí sản xuất phải gần với nguồn cung cấp nguyên vật liệu. 3. Lựa chọn vị trí sản xuất theo phƣơng pháp trọng số giản đơn, doanh nghiệp cần xác định đƣợc các trọng số thể hiện mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến lựa chọn vị trí sản xuất. 4. Mục đích của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. 5. Thời gian chu kỳ là tổng thời gian mà mỗi nơi làm việc phải thực hiện tập hợp các công việc để tạo ra đƣợc một sản phẩm đầu ra. 6. Bố trí sản xuất theo quá trình có ƣu điểm là hệ thống sản xuất linh hoạt, tính độc lập trong sản xuất cao tuy nhiên chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tƣơng đối cao. 7. Phƣơng pháp biểu đồ GANTT đƣợc sử dụng để lập kế hoạch và điều độ quá trình sản xuất.
  • 67. 67 8. Phƣơng pháp CPM cho phép xác định khả năng hoàn thành dự án trong một khoảng thời gian cho trƣớc. 9. Mục đích của phƣơng pháp tổ chức sản xuất Just in Time (JIT) là nhằm cung cấp đầu vào cho các công đoạn sản xuất vào đúng lúc cần đến. 10. Sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp có qui trình nhân công lặp đi lặp lại. II. Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng nhất 1. Nội dung nào dƣới đây không thuộc công việc tổ chức sản xuất tại doanh nghiệp? A. Chuẩn bị nguyên vật liệu sản xuất. B. Hoạch định sản xuất tổng thể. C. Theo dõi tiến độ thực hiện lịch trình sản xuất. D. Tổ chức thiết kế sản phẩm. 2. Một giả định quan trọng trong tính toán theo phƣơng pháp PERT là: a. Thời gian thực hiện các công việc tuân theo luật phân bố mũ. b. Thời gian thực hiện các công việc tuân theo luật phân bố Poisson. c. Thời gian thực hiện các công việc tuân theo luật phân bố chuẩn. d. Thời gian thực hiện các công việc đƣợc xác định trƣớc.
  • 68. 68 3. Mỗi công việc trong sơ đồ mạng lƣới đƣợc biểu diễn bằng A. Một mũi tên chỉ hƣớng. B. Một vòng tròn. C. Kết hợp A và B. D. A hoặc B. 4. Độ dài đƣờng tới hạn trong phƣơng pháp PERT đƣợc xác định trên cơ sở A. Thời gian lạc quan của mỗi công việc. B. Thời gian thực tế dự kiến của mỗi công việc. C. Thời gian hiện thực nhất của mỗi công việc. D. Thời gian bi quan của mỗi công việc. 5. Đặc điểm của loại hình sản xuất hàng loạt : A. Sử dụng máy móc thiết bị vạn năng. B. Áp dụng nguyên tắc tổ chức sản xuất công nghệ. C. Cả a và b đều đúng. D. Cả a và b đều sai. 6. Đặc điểm của loại hình sản xuất đơn chiếc : A. Sử dụng máy móc thiết bị lắp đặt theo dây chuyền. B. Áp dụng nguyên tắc tổ chức sản xuất công nghệ. C. Cả a và b đều đúng. D. Cả a và b đều sai.
  • 69. 69 7. Đặc điểm của loại hình sản xuất hàng khối: A. Sử dụng máy móc thiết bị chuyên dụng. B. Áp dụng nguyên tắc tổ chức sản xuất công nghệ. C. Cả a và b đều đúng. D. Cả a và b đều sai. 8. Công việc nào dƣới đây không phải là công việc tổ chức sản xuất A. Phân bố thiết bị sản xuất. B. Lựa chọn công nghệ sản xuất. C. Lựa chọn vị trí sản xuất. D. Hoạch định kế hoạch sản xuất. 9. Số chỗ làm việc tối thiểu của dây chuyền sản xuất đƣợc xác định thông qua: A. Tổng thời gian thực hiện các công việc để sản xuất sản phẩm và thời gian chu kỳ của dây chuyền. B. Tổng thời gian cần thiết gia công một loạt sản phẩm và nhịp sản xuất của dây chuyền. C. Tổng thời gian cần thiết gia công một sản phẩm. D. Năng suất của dây chuyền. 10. Phƣơng pháp nào ít dùng để xác định vị trí sản xuất: A. Phƣơng pháp xếp hạng. B. Phƣơng pháp so sánh chi phí vận tải. C. Phƣơng pháp phân tích hồi quy.
  • 70. 70 D. Phƣơng pháp xác định trọng tâm. 11. Các yếu tố nào ít ảnh hƣởng tới quyết định lựa chọn vị trí sản xuất? A. Thị trƣờng cung ứng. B. Thị trƣờng tiêu dùng. C. Thị trƣờng công nghệ. D. Thị trƣờng lao động. 12. Trƣờng hợp nào dƣới đây cần phân bổ và sắp xếp lại thiết bị? A. Hiệu quả sản xuất kém. B. Tai nạn lao động. C. Thiếu hụt lao động. D. Trong tất cả các trƣờng hợp. 13. Chu trình cơ bản để lựa chọn vị trí sản xuất (1: Xác định mục tiêu và tiêu chí lựa chọn, 2: xây dựng các phƣơng án lựa chọn, 3: Xác định những yêu cầu cơ bản về thị trƣờng, 4: Đánh giá các phƣơng án và lựa chọn phƣơng án tối ƣu) A. 1→3→2→4 C. 1→3→4→2 B. 1→2→3→4 D. 3→1→2→4 14. Đặc điểm của bố trí sản xuất theo quá trình là: A. Máy móc thiết bị đƣợc nhóm theo chức năng B. Máy móc thiết bị đƣợc nhóm theo thứ tự thực hiện công việc
  • 71. 71 C. Máy móc thiết bị đƣợc tập hợp tại một địa điểm để tiến hành thực hiện công việc tại vị trí đó. D. Máy móc, thiết bị đƣợc nhóm vào một tế bào. 15. Đặc điểm của bố trí sản xuất theo sản phẩm là: A. Máy móc thiết bị đƣợc nhóm theo chức năng. B. Máy móc thiết bị đƣợc nhóm theo thứ tự thực hiện công việc. C. Máy móc thiết bị đƣợc tập hợp tại một địa điểm để tiến hành thực hiện công việc tại vị trí đó. D. Máy móc, thiết bị đƣợc nhóm vào một tế bào. 16. Để có thể xây dựng đƣợc sơ đồ Gantt, chúng ta cần có những thông tin gì: A. Thời gian thực hiện các công việc và thứ tự thực hiện các công việc. B. Thời gian thực hiện các công việc và thời gian dự trữ mỗi công việc. C. Thời gian dự trữ mỗi công việc và thứ tự thực hiện các công việc. D. Thời gian dự trữ mỗi công việc và thời gian chờ của công việc. 17. Phƣơng pháp CPM đƣợc biểu diễn theo AOA có đặc điểm gì? A. Các công việc đƣợc biểu diễn nằm trên mũi tên chỉ hƣớng. B. Các công việc đƣợc biểu diễn trong các vòng tròn
  • 72. 72 C. Các sự kiện bắt đầu và kết thúc công việc không đƣợc thể hiện rõ. D. Không thấy đƣợc mối quan hệ giữa các công việc với nhau. 18. Phƣơng pháp CPM đƣợc biểu diễn theo AON có đặc điểm gì? A. Các công việc đƣợc biểu diễn nằm trên mũi tên chỉ hƣớng. B. Các công việc đƣợc biểu diễn trong các vòng tròn. C. Các sự kiện bắt đầu và kết thúc công việc đƣợc thể hiện rõ. D. Không thấy đƣợc mối quan hệ giữa các công việc với nhau. 19. Một trong những điểm cần lƣu ý khi lựa chọn vị trí sản xuất A. Vị trí đẹp, gần khu trung tâm. B. Khu vực có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công hợp lý. C. Khu vực có dân trí cao. D. Cả A và B. 20. Nếu thời gian chu kỳ của dây chuyền ngắn thì chúng ta có kết luận: A. Năng suất của dây chuyền thấp. B. Năng suất của dây chuyền cao.
  • 73. 73 C. Số lƣợng máy trên dây chuyền ít. D. Không có kết luận gì liên quan đến năng suất của dây chuyền. 21. Áp dụng nguyên tắc ƣu tiên công việc có thời gian lớn nhất phải lƣu ý: A. Thời gian thực hiện một nguyên công không vƣợt quá thời gian chu kỳ của dây chuyền. B. Trình tự thực hiện công việc. C. Những công việc nào có thời gian thực hiện lớn nhất thì đƣợc sắp xếp vào một chỗ làm việc độc lập. D. Cả A và B. 22. Để đƣa ra quyết định cân đối lại dây chuyền sản xuất, nhà quản trị tác nghiệp phải: A. Tính toán mức sử dụng hiệu quả thiết bị của phƣơng án hiện tại. B. So sánh hiệu quả sử dụng thiết bị của phƣơng án hiện tại với phƣơng án mới. C. Tính toán mức lãng phí của phƣơng án hiện tại. D. So sánh công suất thiết kế của dây chuyền hiện tại và dây chuyền mới. 23. Đặc điểm của chiến lƣợc thay đổi nhân lực theo mức cầu A. Doanh nghiệp sẽ điều động nhân lực ở những vị trí không có việc sang những vị trí cần thiết đòi hỏi nhiều nhân lực tham gia.
  • 74. 74 B. Doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động khi nhu cầu cao và sẵn sàng cho lao động thôi việc khi nhu cầu xuống thấp. C. Doanh nghiệp yêu cầu nhân viên làm thêm giờ ngoài giờ quy định khi nhu cầu tăng cao. D. Doanh nghiệp sẽ thuê ngoài gia công các bộ phận hoặc sản phẩm khi nhu cầu tăng cao. 24. Đặc điểm của chiến lƣợc thuê gia công ngoài A. Nhà quản trị sẽ tăng mức dự trữ trong những giai đoạn có nhu cầu thấp, để dành cung cấp trong thời kỳ có nhu cầu cao. B. Nhà quản trị sẽ quyết định thuê thêm lao động khi cần thiết để đảm bảo nguồn nhân lực cho sản xuất. C. Doanh nghiệp thuê thêm thiết bị để phục vụ sản xuất khi nhu cầu tăng cao. D. Doanh nghiệp sẽ thuê ngoài gia công các bộ phận hoặc sản phẩm khi nhu cầu tăng cao. 25. Biểu đồ GANTT dùng để A. Xác định thời gian tối ƣu để hoàn thành dự án B. Biểu diễn thứ tự thực hiện các công việc trong một dự án C. Xác định nguyên nhân làm chậm tiến độ của dự án D. Các phƣơng án trên đều sai 26. Đối với công việc i nằm trên đƣờng tới hạn
  • 75. 75 A. LFi = LSi + ti B. EFi = ESi + ti C. A và B đều đúng D. ESi = EFi + ti 27. Đối công việc i không nằm trên đƣờng tới hạn A. Si = EFi - LFi B. Si = LFi – EFi C. Si = 0 D. Si = LFi – LSi 28. Nguyên tắc của PERT chi phí là A. Bắt đầu từ công việc có chi phí rút ngắn một ngày cao nhất B. Rút ngắn thời gian thực hiện của tất cả các công việc trong dự án C. Rút ngắn thời gian thực hiện của những công việc nằm trên đƣờng tới hạn D. Cả A và C 29. Thời gian dự trữ của mỗi công việc là khoảng thời gian có thể trì hoãn A. Việc bắt đầu công việc đó mà không ảnh hƣởng đến tiến độ dự án B. Việc kết thúc công việc đó mà không ảnh hƣởng đến tiến độ dự án C. Cả A và B đều đúng
  • 76. 76 D. Các phƣơng án trên đều sai 30. Hãy sắp xếp các bƣớc thực hiện quá trình lựa chọn vị trí sản xuất theo đúng trình tự: 1) lập phƣơng án khả thi chi tiết cho từng vị trí; 2) xác định mục đích lựa chọn vị trí; 3) khảo sát thực tế; 4) phác thảo những nét cơ bản của vị trí sản xuất đạt yêu cầu; 5) thiết lập tiêu chí và yêu cầu đối với vị trí cần chọn phù hợp với điều kiện kinh doanh và năng lực của doanh nghiệp; 6) đánh giá các phƣơng án và ra quyết định. A. 1-2-3-4-5-6 C. 2-5-3-4-1-6 B. 1-2-4-3-5-6 D. 2-1-4-3-5-6 31. Hạn chế của phƣơng pháp tổ chức sản xuất Gantt là không: a. Chỉ ra thời gian thực hiện các công việc b. Mang lại cho ngƣời quản lý một cách nhìn trực quan về các công việc trong dự án c. Chỉ ra các công việc của dự án. d. Chỉ ra mối quan hệ giữa các công việc với nhau 32. Đối với những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có số lƣợng sản xuất lớn đều đặn, hoạt động sản xuất đƣợc chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa cao, nhà quản trị tác nghiệp nên bố trí bộ phận sản xuất theo: A. Sản phẩm B. Công nghệ C. Hỗn hợp
  • 77. 77 D. Ƣu tiên công việc dài nhất 33. Khi doanh nghiệp bố trí bộ phận sản xuất theo công nghệ, doanh nghiệp sẽ có đƣợc lợi thế: A. Mức độ linh hoạt cao B. Lƣợng tồn kho sẽ rất ít C. Đƣờng đi của sản phẩm sẽ đƣợc rút ngắn D. Hạn chế các kho trung gian 34. Doanh nghiệp của bạn sản xuất hàng giày dép, hãy lựa chọn phƣơng án phân bổ thiết bị sản xuất phù hợp: A. Bố trí theo cấu trúc sản phẩm. B. Bố trí theo quy trình sản xuất. C. Bố trí cố định. D. Bố trí theo yêu cầu khách hàng. 35. Phƣơng pháp phân tích PERT chi phí đƣợc sử dụng khi doanh nghiệp muốn A. Tối ƣu hoá chi phí thực hiện dự án B. Rút ngắn thời gian thực hiện dự án với chi phí tối ƣu C. Tối ƣu hoá thời gian thực hiện dự án D. Cả A và B đều đúng B. PHẦN BÀI TẬP I. Các phƣơng pháp và công thức sử dụng I.1. Lựa chọn vị trí sản xuất
  • 78. 78 * Phƣơng pháp phân tích chi phí theo vùng TC = FC + VC TC: Tổng chi phí FC: Chi phí cố định VC: Chi phí biến đổi * Phƣơng pháp trọng số đơn giản Tổng điểm = ΣĐiểm tương ứng với mỗi nhân tố x trọngsố * Phƣơng pháp tọa độ trung tâm I.2. Bố trí sản xuất * Bố trí theo sản phẩm (Phƣơng pháp thử trực quan đúng sai) - Thời gian chu kỳ kế hoạch(CTKH): là tổng thời gian mà mỗi nơi làm việc phải thực hiện tập hợp các công việc để tạo ra đƣợc một sản phẩm đầu ra OT: Thời gian làm việc trong ngày D: Đầu ra dự kiến - Số chỗ làm việc tối thiểu (Nmin):       i i i t i i i t Q Q Y Y Q Q X X , D OT CTKH  KH n i i CT t N    1 min   n i i t 1
  • 79. 79 : Tổng thời gian thực hiện công việc * Bố trí theo quá trình (Phƣơng pháp định tính sử dụng lƣới Muther) I.3. Tổ chức sản xuất 1. Phƣơng pháp biểu đồ GANTT 2. Phƣơng pháp CPM/PERT * Thời gian kết thúc sớm nhất EF - Đối với công việc đầu tiên của dự án ta có: EF1 = t1 t : thời gian thực hiện công việc - Đối với công việc i: EFi = max{EFj } + ti J là công việc đứng trƣớc công việc i * Thời gian kết thúc muộn nhất LF - Đối với công việc cuối cùng (công việc n): LFn = EFn - Đối với công việc i ta có: LFi = min{LFj - tj} j là công việc đứng sau công việc i * Thời gian dự trữ Si = LFi - EFi * Thời gian bắt đầu sớm nhất ES và thời gian bắt đầu muộn nhất LS ESi = EFi - ti
  • 80. 80 LSi = LFi - ti * Thời gian thực tế dự kiến(te) : * Độ bất định (phương sai) của thời gian thực tế dự kiến * Độ lệch tiêu chuẩn của độ dài đƣờng tới hạn: * Khả năng hoàn thành dự án trong thời gian T Tra bảng phân bố chuẩn tƣơng ứng với giá trị của Z để xác định khả năng (xác suất) hoàn thành dự án trƣớc thời hạn yêu cầu P(Tht < T) II. Bài tập II.1. Bài giải mẫu Bài 1. Có 2 phƣơng án lựa chọn vị trí cho một xí nghiệp mới ở Hà Tây hoặc Đông Anh. Chi phí sản xuất và nhu cầu về sản phẩm nhƣ trong bảng. Giá bán sản phẩm của doanh nghiệp là 200000 đồng/sp. DN chọn phƣơng án nào? Vị trí FC (Triệu đồng/ năm) VC (ngàn/sp) Nhu cầu/ năm Hà Tây 1800 95 25000 6 4 0 p m e t t t t    2 0 2 6         t tp    2 i th   th th T T Z   
  • 81. 81 Đông Anh 2400 75 30000 Bài giải: Để lựa chọn phƣơng án tối ƣu, ta lợi nhuận trong hai trƣờng hợp rồi so sánh với nhau: - Nếu đặt xí nghiệp ở Hà Tây TCHà Tây = 1.800.000.000 + 95.000x25.000 = 4.175.000.000 đồng Lợi nhuận = 200.000 x 25 000 – 4.175.000.000 = 5.000.000.000 – 4.175.000.000 = 825.000.000 (đồng) - Nếu đặt xí nghiệp ở Đông Anh TCĐông Anh = 2.400.000.000 + 75.000x30.000 = 4.650.000.000 đồng Lợi nhuận = 200.000 x 30.000.000 – 4.650.000.000 = 1.350.000.000 (đồng) Doanh nghiệp nên đặt xí nghiệp sản xuất ở Đông Anh. Bài 2. Lựa chọn vị trí đặt doanh nghiệp trong ba địa điểm sau: Chỉ tiêu Trọng số Địa điểm A B C Sự tiện lợi 0.15 80 70 60 Chi phí đất 0.2 72 76 92 Vận tải 0.18 88 90 90
  • 82. 82 Dịch vụ hỗ trợ 0.27 94 86 80 Chi phí tác nghiệp 0.1 98 90 82 Lao động 0.1 96 85 75 Tổng điểm 87,02 82,62 80,90 Tổng điểm = ΣĐiểm tương ứng với mỗi nhân tố x trọng số Nên lựa chọn địa điểm C Bài 3. Một nhà máy sản xuất khung kính nhôm. Số khung cửa sản xuất theo kế hoạch là 320 đơn vị/ca. Bảng dƣới đây cho thấy cách bố trí hiện tại của nhà máy nhƣ sau: Nơi làm việc Công việc Công việc trƣớc Thời gian hoàn thành (giây) 1 A - 70 2 B A 80 3 C A 40 D A 20 4 E A 40 F B, C 30 5 G C 50 6 H D, E, F, G 50 Tổng số 380 Hãy áp dụng phƣơng pháp trực quan kinh nghiệm để có cách bố trí hiệu quả hơn Bài giải: Thời gian chu kỳ:
  • 83. 83 Sơ đồ trình tự các công việc: Hiệu quả của cách bố trí hiện tại Nơi làm việc 1 2 3 4 5 6 T Thời gian chu kỳ 90 90 90 90 90 90 5 Thời gian thực hiện của mỗi nơi làm việc 70 80 60 70 50 50 3 Thời gian ngừng của mỗi nơi làm việc 20 10 30 20 40 40 1 Mức sử dụng hiệu quả thời gian: 380/540 x 100(%) = 70,38% Xác định số chỗ làm việc tối thiểu: Xây dựng phương án bố trí mới: A E D G F H C B ) s ( 90 320 3600 x 8 D OT CTkh    22 , 4 = 90 380 = Nmin
  • 84. 84 Hiệu quả của phương án bố trí mới: Nơi làm việc 1 2 3 4 5 Tổn Thời gian chu kỳ 90 90 90 90 90 450 Thời gian thực hiện của mỗi nơi làm việc 90 80 70 90 50 380 Thời gian ngừng của mỗi nơi làm việc 0 10 20 0 40 70 Mức sử dụng hiệu quả thời gian 380/450 x 100(%) = 84,44% Phƣơng án bố trí mới có hiệu quả sử dụng thời gian cao hơn phƣơng án cũ. Bài 4. Một dự án gồm các công việc dƣới đây, các công việc trƣớc và các ƣớc tính về thời gian (ngày) cho trong bảng: Công việc Công việc trƣớc to tm tp A E D G F H C B
  • 85. 85 A - 12 13 14 B A 6 9 11 C A 9 11 13 D B 14 16 17 E C 5 5 5 F C 5 7 8 G D 8 12 14 H E 13 15 17 I G 7 9 11 J H, F, I 14 16 17 a. Tính thời gian thực tế dự kiến (te) và phƣơng sai về thời gian dự kiến của từng công việc b. Tính EF, LF, S, ES, LS của mỗi công việc c. Xác định đƣờng tới hạn d. Xác định xác suất để dự án hoàn thành trong vòng 70 ngày Bài giải: Công việc to tm tp te=(to+4tm+tp)/6 2 =[(tp-to)/6]2 A 12 13 14 13 0,111 B 6 9 11 8,833 0,694 C 9 11 13 11 0,444 D 14 16 17 15,833 0,25 E 5 5 5 5 0 F 5 7 8 6,833 0,25 G 8 12 14 11,667 1
  • 86. 86 H 13 15 17 15 0,444 I 7 9 11 9 0,444 J 14 16 17 15,833 0,25 Công việc t (ngày) EF LF S ES LS A 13 13 13 0 0 0 B 8,833 21,833 21,833 0 13 13 C 11 24 38,499 14,499 13 27,499 D 15,833 37,666 37,666 0 21,833 21,883 E 5 29 43,333 14,333 24 38,333 F 6,833 30,833 58,333 27,5 24 51,5 G 11,667 49,333 49,333 0 37,666 37,666 H 15 44 58,333 14,333 29 43,333 I 9 58,333 58,333 0 49,333 49,333 J 15,833 74,166 74,166 0 58,333 58,333 Đƣờng tới hạn là A-B-D-G-I-J với độ dài 74,166 ngày Độ lệch tiêu chuẩn của đƣờng tới hạn: 1 2 3 4 5 7 6 8 9 A=13 B=8,833 C=11 D=15,833 E=5 F=6,833 G=11,667 H=15 I=9 J=15,833 ngµy 658 , 1 749 , 2 2 2 2 2 2 2         J I G D B A th       